SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐOÀN VIỆT DŨNG
LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH
VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế học ( Kinh tế Vi mô)
Mã số: 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM VĂN MINH
2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH
HÀ NỘI - 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế học, cán bộ Viện Sau đại học của
trường. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể
giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Minh và PGS.TS. Tô Trung Thành đã
nhiệt tình hướng dẫn và ủng hộ tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Đoàn Việt Dũng
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .....................................................................................xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án ............. 3
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án .................................................................... 3
1.2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 4
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................ 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu.............................................................. 6
1.4. Đóng góp của luận án..................................................................................... 7
1.5. Kết cấu của luận án........................................................................................ 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .................. 8
2.1. Tổng quan các nghiên cứu............................................................................. 8
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................... 8
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước ............................................................... 10
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại......................................................... 12
2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ............................................................. 12
2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại........................................................... 13
2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh..... 14
2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành................................................... 14
2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh............................................................. 23
2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại............................................................................................. 30
v
2.3.4. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành và năng
lực cạnh tranh................................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH
NGÂN HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................... 51
3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam ................................................ 52
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng .......................... 52
3.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng sau năm 2007 - 2008............................... 55
3.2. Những hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.............. 61
3.2.1. Cơ chế và thể chế còn nhiều hạn chế............................................................. 62
3.2.2. Chất lượng dịch vụ chưa đủ mạnh ................................................................. 62
3.2.3. Năng lực quản trị và công nghệ còn nhiều hạn chế ....................................... 63
3.2.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa cao............................................. 64
3.2.5. Năng lực cạnh tranh còn yếu.......................................................................... 64
3.3. Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam. ................ 65
3.3.1. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại: .................................................. 65
3.3.2. Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng.......................................... 67
3.3.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: ......................................................... 68
3.3.4. Sức mạnh người mua ..................................................................................... 69
3.3.5. Sức mạnh của người cung ứng....................................................................... 70
3.4. Cấu trúc ngành ngân hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại .......................................................................................... 71
3.4.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại........................ 72
3.4.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật. ......................... 98
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................... 109
4.1. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước................. 109
4.1.1. Giải pháp từ Chính Phủ................................................................................ 109
4.1.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước............................................................... 115
vi
4.2. Nhóm kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.............. 118
4.2.1. Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu........................................... 118
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị trong ngân hàng ............................................... 119
4.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và tự chủ tài chính...................................... 120
4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng văn hóa kinh doanh............. 121
4.2.5. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển chiều
sâu ................................................................................................................ 122
4.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên................................................... 124
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 126
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ................................ 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 129
PHỤ LỤC............................................................................................................... 138
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam
DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á
DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
HabuBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM
KienLongBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long
MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
MDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông
MHB Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL
MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
NamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
NaviBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương
OricomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex
PNB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam
SacomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín
SaigonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
viii
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
SeaBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
TechcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
VIBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
VietABank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
VietCapitalBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt
VietcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
WEB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây
CIEM Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
CONS Không đổi theo quy mô
DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu
DRS Giảm theo quy mô
EPS Hệ số thu nhập/cổ phiếu
GDP Tổng sản phẩm trong nước
IRS Tăng theo quy mô
NHLD Ngân hàng liên doanh
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNg Ngân hàng nước ngoài
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NIM Thu lãi biên ròng
ix
Tên viết tắt Tên tiếng Việt
NOM Thu ngoài lãi biên ròng
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PE Hiệu quả quy mô.
ROA Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
ROE Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu
SE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy.
SFA Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên
TCTD Tổ chức tín dụng
TDND Tín dụng nhân dân
TE Tổng hiệu quả kỹ thuật.
TFP Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp
TNHĐB Thu nhập hoạt động biên
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm.............................. 54
Bảng 3.2: Nợ xấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 -2012.......................... 61
Bảng 3.3: Kết quả phân tích lựa chọn các biến đầu ra, đầu vào.......................... 76
Bảng 3.4: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) hiệu quả kĩ thuật thuần
(PE) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại giai
đoạn 2008-2013 .................................................................................. 77
Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam giai
đoạn 2008-2013 .................................................................................. 80
Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất tăng (ICR), giảm (DCR) và
không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2008-2013....................... 87
Bảng 3.7 : Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình SFA..................... 92
Bảng 3.8 : Kết quả ước lượng các tham số của mô hình...................................... 94
Bảng 3.9: Hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại............................... 96
Bảng 3.10 : Xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại ............... 97
Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín
dụng, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối. ...................................... 99
Bảng 3.12: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín
dụng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối............................... 100
Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần huy
động, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối............................... 100
Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, vốn chủ sở
hữu và tăng trưởng tương đối. .......................................................... 101
Bảng 3.15: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, tổng tài sản
và tăng trưởng tương đối................................................................... 102
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, vốn chủ sở
hữu và tăng trưởng tương đối. .......................................................... 102
Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, tổng tài sản và
tăng trưởng tương đối. ...................................................................... 103
Bảng 3.18: Mối quan hệ ROA, ROE và hiệu quả kỹ thuật của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013....................................................... 106
xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 .... 55
Đồ thị 3.2 : Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 ........56
Đồ thị 3.3: Tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng..............................................57
Đồ thị 3.4: Huy động vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012.....58
Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012....59
Đồ thị 3.6: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 ...................61
Đồ thị 3.7: Đường bao dữ liệu (DEA)....................................................................72
Đồ thị 3.8: Mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả kỹ thuật năm 2013................104
Đồ thị 3.9: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và hiệu quả kỹ
thuật năm 2013....................................................................................104
Đồ thị 3.10: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và tăng trưởng năm
2013.....................................................................................................105
Đồ thị 3.11: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tương đối, lợi nhuận và hiệu quả
năm 2013.............................................................................................105
Đồ thị 3.12: Mối quan hệ giữa ROA, ROE và TE giai đoạn 2008 - 2013..............107
Đồ thị 3.13: Nợ xấu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 - 2013 .................107
xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh............................................................15
Sơ đồ 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh..........................29
Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tác động của cơ cấu cạnh tranh đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam............................50
Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam....................................................53
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng
của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thể hiện là trụ cột của hệ thống tài chính, góp
phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tốc độ này được thể hiện thông
qua số lượng, quy mô vốn và số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương
mại tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi đó là những đóng góp quan trọng
của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và
cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính dư nợ tín dụng vượt trên
130% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua
các năm ở mức 22 – 47% (Ngô Xuân Thanh, 2012). Tuy nhiên, từ năm 2008 khi
kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau cuộc Đại suy
thoái năm 1929 – 1933. Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng:
chu kỳ kinh tế thu hẹp bắt đầu từ quý I/2008 và ngày càng trở nên rõ rệt vào các quý
sau. Dấu hiệu nền kinh tế trong một chu kỳ thu hẹp được thể hiện dưới tác động của
chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng suy giảm, giá cả tăng cao,
thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản ảm đạm. Lúc này vai trò
quan trọng của hệ thống ngân hàng được thể hiện thông qua việc góp phần đẩy lùi
và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá, góp
phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa các thành phần kinh tế giúp cho
dòng vốn lưu thông, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại
mà đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp đã không theo kịp tốc độ phát triển
nhanh chóng của quy mô, mạng lưới, loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và mức
độ rủi ro trong hoạt động. NHTM cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự thiếu tôn
trọng các chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Về năng lực tài chính
của các NHTMVN còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp so với các ngân hàng
trong khu vực và trên thế giới. Từ những tồn tại trên, nhận thấy vấn đề cấp thiết
2
phải thay đổi trong giai đoạn phát triển vấn đề tái cơ cấu đã được đề cập từ năm
2006 trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày
24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi cuộc
khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới, đã tác động tới sự phát triển của nền kinh
tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém của các ngân hàng được phản ánh
rõ nét thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống
ngân hàng Việt Nam cần có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Do đó, trong
giai đoạn hiện nay việc tái cơ cấu hệ thống NHTM được gắn liền theo đề án Tái cấu
trúc nền kinh tế của Chính phủ với 3 lĩnh vực cần tái cấu trúc: doanh nghiệp Nhà
nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng thương mại. Trải qua hơn 2 năm thực hiện
tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –
2015 ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính
phủ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thu được một số thành công nhất
định như: đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống và tạo điều kiện ổn định
kinh tế vĩ mô; kiểm soát được các NHTM yếu kém thông qua việc sáp nhập hoặc
cho phép tự tái cơ cấu; thành lập Công ty mua bán nợ VAMC cho phép xử lý nợ
xấu các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hoạt động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại
cần được tháo gỡ để tăng cường sức khỏe cho hệ thống ngân hàng như: nợ xấu vẫn
còn cao; vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các tổ chức tín dụng còn thiếu minh
bạch; vốn điều lệ ở một số NHTMCP không phản ánh đúng thực chất dẫn đến nguy
cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này gây rủi ro ảnh hưởng đến hoạt
động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày một phát triển đã kéo gần
các nền kinh tế thế giới lại với nhau và các khoảng cách ngày một bị loại bỏ thì sân
chơi sẽ ngày càng bình đẳng hơn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong
tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam có
nhiều cơ hội song cũng chịu nhiều thách thức. So với các ngân hàng thương mại
trong khu vực và trên thế giới, các NHTMVN còn rất non trẻ về trình độ, quy mô
cũng như kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh. Với sức ép trong giai đoạn hội nhập kinh
3
tế quốc tế thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các ngân hàng thương mại
Việt Nam phải không ngừng đổi mới.
Từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh
ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu
cấu trúc cạnh tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính, cũng
như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua
nghiên cứu này giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mở.
1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh
ngành ngân hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối
quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới năng lực cạnh tranh.
Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM
Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.
Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam.
Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận án này cần trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây:
NHTM Việt Nam thuộc cấu trúc thị trường nào?
Những nhân tố nào quyết định tới cấu trúc cạnh tranh ngành và thông qua đó
tác động tới hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam?
Cần làm rõ các giả thuyết nghiên cứu sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên:
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại chịu sự tác động mạnh
của các nhân tố - hàng rào gia nhập ngành, thị phần của các ngân hàng và độ tập
trung của ngành.
4
Hàng rào gia nhập thị trường quyết định tốc độ tăng trưởng của các ngân
hàng thương mại và do đó có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính.
Có mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân
hàng thương mại.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Luận án bao gồm các nội dung sau:
Khái quát lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh của
các NHTM Việt Nam.
Nghiên cứu tổng quan về đặc điểm của các NHTM Việt Nam và năng lực
cạnh tranh tác động tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2008 - 2013.
Trên cơ sở đó đánh giá được những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam thông qua các phương pháp định lượng. Phân tích được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề đưa ra các kiến nghị đối với các NHTM Việt
Nam cũng như đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Hiện tại có hơn 100 các ngân hàng và tổ chức tín
dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Trong khi đó hệ thống
ngân hàng là một cầu nối quan trọng của các thành phần kinh tế, nó sẽ tác động tới
nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động trong
hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống và
ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước ngày
càng gia tăng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của
các NHTMVN hoạt động ở Việt Nam. Để phân tích năng lực cạnh tranh của một
5
ngân hàng có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác
giả phân tích năng lực cạnh tranh bằng hiệu quả hoạt động của các NHTMVN.
Hiệu quả hoạt động thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng các kết hợp đầu vào để tạo
đầu ra hiệu quả, tìm ra các nhân tố và phân tích định lượng ảnh hưởng của nó đến
hiệu quả hoạt động này của các NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trong những bài nghiên cứu của các tác giả trước thường
tập trung nghiên cứu vào một vài NHTMNN hoặc các ngân hàng lớn, do đó không
phản ánh một cách đầy đủ năng lực cạnh tranh và hiệu quả tài chính của hệ thống
NHTM Việt Nam. Trong khi đó, những năm vừa qua tốc độ gia tăng nhanh chóng
của các NHTMCP đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng. Do đó, để làm rõ
bức tranh toàn cảnh hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, luận án sẽ tập trung
nghiên cứu vào các NHTMCP Việt Nam hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
án sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để thể hiện rõ 2 giai đoạn phát triển của hệ thống
ngân hàng theo giai đoạn phát triển kinh tế.
Từ năm 2000 - 2007, đây là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, với vai trò là cầu nối của các thành phần kinh tế các ngân hàng đẩy
nhanh quá trình cải cách, sự thành lập của các ngân hàng mới không ngừng gia tăng
để chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi hội nhập.
Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2012, môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi tác
động tới hoạt động của các NHTM, lạm phát gia tăng (năm 2008 là 19,89%, năm
2011 là 18,58%, đến năm 2012 còn 6,81%), cán cân thương mại thâm hụt lớn, thị
trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ giá, giá vàng
biến động mạnh... Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước chịu tác động tiêu
cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó vấn
đề lạm phát cao và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Đối với hệ
thống ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính nên cũng chịu sự tác động, môi
trường kinh doanh và hoạt động gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng
suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn
2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng
trưởng nợ xấu bình quân 51%, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt
6
8,91%. Có thể nói giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức, đòi
hỏi các ngân hàng phải có một nội lực mạnh mẽ, phản ứng nhanh nhạy trước diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực kinh
doanh, năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trước sự sàng lọc ngày
càng khắt khe của thị trường tài chính trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, trong giai đọa này tốc độ tăng trưởng hệ thống ngân hàng là tương đối nhanh
nhưng sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với một cấu trúc hợp lí và chất
lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, quy mô tín
dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương từ
những sự thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các NHTM gặp
nhiều bất cập, từ đó phải có cái nhìn toàn diện hơn nữa về hệ thống NHTM. Hơn
nữa, nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đầy đủ
hơn, có độ tin cậy cao hơn, cập nhật và phản ánh tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTMVN ở Việt Nam.
Trong luận án này, do đặc thù của ngành ngân hàng là một tổ chức tài chính
quan trọng của nền kinh tế nên tác giả chia các NHTM thành 2 nhóm theo chủ sở hữu.
Nhóm 1: các Ngân hàng thương mại Nhà nước.
Nhóm 2: các Ngân hàng thương mại cổ phần.
1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Luận án nghiên cứu cấu trúc ngành tác động tới năng lực cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam, do vậy để phù hợp với nội dung và mục đích của luận án đề ra
ngoài phương pháp nghiên cứu về mặt định tính như phương pháp duy vật biện
chứng kết hợp với lịch sử. Luận án còn có sự kết hợp phương pháp tiếp cận định
lượng với công cụ ứng dụng là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình
Tobit và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để làm rõ hiệu quả hoạt động và các nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Dữ liệu của luận án được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng Nhà
nước và báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012.
7
1.4. Đóng góp của luận án.
Luận án này có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dựa trên lý thuyết
về cấu trúc cạnh tranh ngành, luận án đã xác định cấu trúc của ngành ngân hàng
Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và chỉ
ra mối quan hệ giữa cấu trúc ngành và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bằng
việc xây dựng đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu cạnh tranh tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, luận án đã hình thành các giả thuyết về mối
quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng để phân tích
thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận về cầu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh, luận
án phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua
phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình Tobit và phân tích biên ngẫu
nhiên (SFA) để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật, những điểm
mạnh và yếu của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra việc quan sát xu hướng biến động
hiệu quả kĩ thuật, cùng với bảng xếp hạng các ngân hàng giúp các nhà quản lí có cái
nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố tác động tới
hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả
kĩ thuật và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ
và NHNN nhằm hoàn thiện khung chính sách và điều hành hệ thống NHTM Việt
Nam. Bên cạnh đó, dưới góc độ vi mô, luận án sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu
quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1.5. Kết cấu của luận án.
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 4: Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam
Phần kết luận
8
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan các nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam
Với vai trò trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đặc biệt quan trọng đối
với kinh tế một quốc gia. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: nghiên cứu của Đặng
Hữu Mẫn năm 2010 về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại Việt Nam”, hay nghiên cứu cảu Bùi Tấn Định năm 2007 về “ Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi Việt Nam chính thức
gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)”, hoặc nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh
Hoa (2007) về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” .Tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ
yếu dựa trên phương pháp mô tả số liệu từ đó đưa ra các nhận định về thực trạng
năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về hoạt động của hệ thống ngân hàng
và cấu trúc thị trường của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, còn nhiều nghiên cứu vẫn
tiếp cận theo phương pháp truyền thống là nghiên cứu về mặt định tính như: nghiên
cứu của Lê Dân (2004) [ 3 ], hay nghiên cứu của Hoàng Xuân Thành (2007), hoặc
nghiên cứu của Phạm Thanh Bình (2005) [ 14 ]. Nội dung chủ yếu dựa vào các chỉ số
tài chính và số liệu thống kê để phân tích về hoạt động của các ngân hàng rồi từ đó
đưa ra các kiến nghị. Hoặc bài viết của Võ Thành Danh “ Phân tích hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” năm 2008 sử dụng
phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các chỉ số tài chính.
Trong giai đoạn gần đây đã bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu về
mặt định lượng dù không phải là nhiều như: Nguyễn Thị Việt Anh (2004) [10] đã
nghiên cứu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bằng
9
phương pháp xác định hàm biên ngẫu nhiên và ước lượng hiệu quả kỹ thuật dưới
dạng hàm chi phí Cobb - Douglas, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ áp dụng đối với
một ngân hàng sẽ không phản ánh đầy đủ. Hay nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng
(2008) [ 12 ] về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại
đã sử dụng cách tiếp cận tham số và phi tham số trong việc đo lường hiệu quả hoạt
động, nghiên cứu đã sử dụng công cụ về mặt định lượng khá đầy đủ nhưng giai
đoạn nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thời kỳ
phát triển mạnh khi chưa chịu các biến cố kinh tế đặc biệt tác động vào. Hay nghiên
cứu của Phạm Lê Thông (2011) thông qua việc sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên. Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu định lượng còn rất khiêm tốn, nếu có
cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ khai, đơn giản chưa phản ánh được hết mức độ
phức tạp của vấn đề. Hạn chế chủ yếu mà các nghiên cứu này gặp phải đó là chưa
định dạng đúng dạng hàm và nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá cho một số ít
các ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ngoài ngành có thể làm
cơ sở để vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu ngành ngân hàng có thể kể đến như:
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2004) đã sử dụng công cụ DEA khá mạnh mẽ
trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 32 ngành sản xuất ở Hà nội và thành
phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) thông qua sử dụng số liệu hỗn hợp. Bài viết sử dụng
phương pháp tiếp cận tham số, thường là hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF), và
phương pháp tiếp cận phi tham số, thường là phân tích bao dữ liệu (DEA) với số
liệu ở Hà nội và Tp.HCM trong giai đoạn 2000-2002. Kết quả nghiên cứu đưa ra
hiệu quả kỹ thuật của 2 thành phố lớn nhất nước ta chêch lệch nhau không đáng kể.
Việc nâng cao tính hiệu quả của các ngành không kể tới qui mô lên tới 40%. Cách
sử dụng phương pháp bao dữ liệu của tác giả đã chủ động trong việc tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng, tạo ra một cái nhìn đa chiều và kết quả phân tích trở nên thuyết
phục hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có bộ số liệu chỉ trong ba năm, nên việc dự
đoán điều gì xảy ra với các ngành sản xuất của hai thành phố còn mang tính chủ
quan, chưa bao quát hết xu hướng biến động của ngành trong dài hạn.
10
Như vậy có chỉ ra rằng, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về năng lực
cạnh tranh và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặc dù trong thời gian gần
đây đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu về mặt định lượng nhưng chủ yếu các
nghiên cứu vẫn dựa trên phương pháp nghiên cứu truyền thống vì đây là cách
nghiên cứu dê hiểu và dễ tính. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động
của cấu trúc ngành tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
tại Việt Nam.
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước
Đối với các nước trên thế giới, cũng có nhều tác giả nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: Florin Maican “ Competitive
conditions in the Swedish banking system Osmis Areda Habte” tập trung nghiên
cứu về ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của trong hệ thống ngân hàng Thụy Điển giai đoạn 2003 – 2010. Hay nghiên
cứu của Filip Switala, Malgorzata Olszak và Iwona Kowalska (2013) về “
Competition in commercial banks in Poland – analysis of Panzar – Rosser H
statistics” nghiên cứu phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng Ba Lan. Hoặc
nghiên cứu của Micheal Koetter(2013) “ Market structure and competition in
German banking” đã phân tích cấu trúc thị trường của các ngân hàng ở Đức để đánh
giá sức mạnh của thị trường.
Các nghiên cứu tại các nước đã được vận dụng nghiên cứu về mặt định
lượng từ rất lâu. Việc nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối hay hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất ở các nước phát triển và đang phát
triển được nhiều tác giả đề cập đến. Nhiều tác giả đã sử dụng DEA để phân tích sâu
về mức độ hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi hiệu quả của các doanh
nghiệp như Pitt and Lee (1981); Changanti and Damanpour (1991); Prada và cộng
sự (1997), Deyoung và Nolle (1996).
Trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt có khá nhiều các phân tích áp
dụng phương pháp DEA cho khu vực Bắc Mỹ chẳng hạn như Miller và Noulas
(1996), Berger và Mester (2001). Kết quả nghiên cứu thu được từ khu vực này có
11
nhiều nét tương đồng dù các nghiên cứu có cách tiếp cận thời gian và số liệu khác
nhau. Điều này có thể lý giải bởi cơ chế hoạt động của các ngân hàng Bắc Mỹ có sự
tương đồng; lợi nhuận ngân hàng không có nhiều biến động và ít cơ hội gia tăng lợi
nhuận từ việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Hay Alam (2001) và Mukherjee et.al
(2001) sử dụng Malmquist để nghiên cứu các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong
những năm 1980. Tương tự như vậy, DEA cũng được sử dụng để rà soát hiệu quả
trong lĩnh lực ngân hàng của cá quốc gia thuộc của Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Nhiều người cho rằng, việc đánh giá các ngân hàng ở châu Âu sẽ thu được mức
chênh lệch hiệu quả rất lớn, lí do ở khác biệt cấu trúc và qui mô ngân hàng. Phân
tích của Casu và Molyneux (2000) cho thấy rằng: qua các năm, có một cải thiện nhỏ
trong hiệu quả ngân hàng nhưng sự khác biệt xuất phát từ tiềm lực kinh tế của quốc
gia khác nhau vẫn dẫn đến chênh lệch hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, J.C. Paradi et. al
(2004) đã đề xuất sử dụng phương pháp DEA chuẩn kết hợp phương pháp DEA
trường hợp xấu nhất trong đánh giá rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này, Paradi đã
sử dụng số liệu năm trước khi phá sản của các công ty nộp đơn phá sản trong năm
1996 và năm 1997 ở Canada. D. Varias & S. Sofianopoulou (2012) đã sử dụng
phương pháp DEA với các đầu ra bao gồm nợ; tài sản thu nhập khác; tiền gửi và các
đầu vào bao gồm chi phí lãi vay/tiền gửi; chi phí quản lý khác/tài sản cố định; chi
phí cho nhân viên/tổng tài sản, nhằm đánh giá hiệu quả của các NHTM Hy Lạp. M.
H. Eken & S. Kale (2010) lại sử dụng 2 cách tiếp cận là cách tiếp cận sản xuất và
cách tiếp cận lợi nhuận với cùng các biến đầu vào và chỉ khác nhau ở các biến đầu
ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào việc xem xét hiệu suất của
các NHTM thay đổi theo quy mô như thế nào khi sử dụng phương pháp DEA với
giả định hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS).Đối với khu vực Châu á, Fukuyama
(1993) áp dụng DEA nghiên cứu hiệu quả quy mô của 143 ngân hàng thương mại
Nhật Bản và nghiên cứu Leigh Drake & Maximilian J.B Hall (2000) đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Nghiên cứu của Xiaoqing Fu và
Shelagh Hefferman (2005) sử dụng mô hình hàm hồi quy 2 bước để xác định ảnh
hưởng của một số biến tới hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng Trung Quốc.
12
Chen và Yeh (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Đài Loan và Gilbert and Wilson
(2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc cũng sử dụng các phương pháp
tương tự. Chen & Pan (2012) đã điều tra trên 34 ngân hàng thương mại Đài Loan
giai đoạn 2005 – 2008, dựa trên các thổng số rủi ro tín dụng với phương pháp tiếp
cận bao dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng giá trị trung bình rủi ro tín dụng (hiệu quả kĩ
thuật CR-TE) tại mỗi ngân hàng kết hợp với chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS) để phân loại các NHTM thành 4 nhóm. Liu et.al (2007) sử dụng phương pháp
DEA với đường biên hiệu quả và đường biên phi hiệu quả kết hợp phương pháp
TOPSIS nhằm đưa ra cách xếp hạng dựa trên các tiêu chí này. Nghiên cứu đã áp
dụng các phương pháp này cho xếp hạng 15 công ty trong top 500 công ty toàn cầu.
Từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể thấy các nghiên cứu về
tại Việt Nam thường tách biệt giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại. Trong khi đó các nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng
nhiều công cụ về mặt định lượng sẽ làm tiền đề để kết hợp giữa các nghiên cứu
trong và ngoài nước tìm ra các biến phù hợp với môi trường hoạt động của các ngân
hàng tại Việt Nam.
2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có quy định: tổ chức tín dụng là
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy
định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Ngân hàng là
một loại định chế tài chính trung gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã
hội được tập trung lại và hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong xã hội.
Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của mình các ngân hàng còn cung cấp các
13
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của mình đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế
trong xã hội nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt
động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại
cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt
chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là
những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,
tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và
do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn
độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền chuyển từ nhóm (2) sang nhóm thứ (1)
nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài
chính giữa hai nhóm này. Nếu dòng tiền dòng tiền di chuyển với điều kiện phải
quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là
quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên,
quan hệ trực tiếp giữa hai nhóm bị giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời
gian, không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy
sinh trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại chính là một định chế tài chính
trung gian thực hiện chức năng này. [15, tr.13-14]
Tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức năng quan trọng là làm
phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại nhưng các
ngân hàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng.
Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương
tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân
hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền
kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay
thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền
giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận
thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có
được hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao
14
gồm: tiền giấy trong lưu thông (M0), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách
hàng tại ngân hàng, tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn…
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng
lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay
(hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1).
Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi
được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.
Trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian trong thanh toán lớn
nhất ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện
thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện
và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán
như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các
ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc
thông qua các trung tâm thanh toán. Nhiều hình thức thanh toán đã được chuẩn hóa
góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong
một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh
toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến
ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả. [15, tr.15-16]
2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh
2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành
Michael Porter là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh.
Trong hệ thống lý thuyết của mình, được trình bày chủ yếu trong hai cuốn sách nổi
tiếng: Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategies) và Lợi thế cạnh tranh
(Competitive Advantage).
Micheal Porter- Đại học Havard trong “Competitive Strategy”, New York,
Free Press, 1980 đã đưa ra 5 yếu tố lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong
một ngành (hoặc trong một thị trường cụ thể) là:
15
- Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành
- Sức mạnh của những người cung ứng
- Sức mạnh của những người mua
- Mối đe doạ của những người gia nhập mới
- Mối đe doạ của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế
Mỗi lực lượng này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác mà bản thân
các yếu tố đó cũng cần phải được nghiên cứu để tạo ra một bức tranh đầy đủ về sự
cạnh tranh trong một ngành. Sự tác động qua lại giữa các lực lượng quyết định
một ngành hấp dẫn như thế nào đối với các doanh nghiệp ở trong đó. Thực tế, giá
trị của mô hình 5 lực lượng không phải ở chỗ cung cấp những dự đoán cho mỗi
kiểu ngành mà ở chỗ cung cấp cho các nhà quản lý một danh mục đầy đủ có thể sử
dụng để xác định những đặc điểm quan trọng nhất của sự cạnh tranh trong ngành.
Các đặc điểm này tạo ra xuất phát điểm để các doanh nghiệp có thể xây dựng
chiến lược cạnh tranh.
Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Nguồn: Porter,M.E (1980)
Sức mạnh của
người mua
(Khách hàng
vay tiền)
Mối đe dọa của những
người gia nhập tiềm năng
Sức mạnh của
người cung ứng
(Khách hàng
gửi tiền)
Các sản phẩm thay thế
Cạnh tranh giữa các
đối thủ hiện tại
(Cạnh tranh giữa các
ngân hàng hiện tại)
16
Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Đối thủ hiện tai của các ngân hàng thương mại chính là các ngân hàng trong
hệ thống. Dựa trên phân tích của Porter chỉ ra các yếu tố xác định mức độ cạnh
tranh của các đối thủ hiện tại như sau:
Tăng trưởng của ngành: Nếu ngành đang tăng trưởng nhanh thì mỗi doanh
nghiệp có thể tăng trưởng mà không cần phải chiếm thị phần của các đối thủ do đó
thời gian quản lý sẽ được dành cho việc duy trì sự tăng trưởng cùng với sự tăng
trưởng nhanh của ngành chứ không phải là để dành để tấn công đối thủ. Như thế sự
cạnh tranh trong ngành đang tăng trưởng sẽ ít căng thẳng hơn. Đối với ngành ngân
hàng thì tốc độ tăng trưởng cao trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên thế
giới do đó mức độ cạnh tranh không cao. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài
chính xảy ra ngành ngân hàng phát triển chậm và suy giảm các ngân hàng thương
mại cạnh tranh tăng dần lên.
Chi phí cố định cao: Chi phí cố định của các ngân hàng tương đối cao do vậy
nếu không duy trì được lượng bán có thể gây ra sự sụt giảm lợi nhuận. Do đó các
ngân hàng sẽ rất quan tâm đến việc duy trì lượng bán và có xu hướng giảm giá nếu
họ cảm thấy có nguy cơ giảm lượng bán.
Dư thừa công suất không liên tục:Nếu một ngành trải qua những thời kỳ
vượt công suất hoặc do cầu giao động hoặc vì tính kinh tế cuả qui mô đòi hỏi những
bổ sung cho công suất là rất lớn thì sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng hơn.
Sự khác biệt về sản phẩm, sự xác định nhãn hàng và chi phí chuyển đổi
của khách hàng: Đối với ngành ngân hàng thì sản phẩm, dịch vụ là tương đối giống
nhau và khách hàng có thể chuyển từ người cung ứng này sang người cung ứng
khác mà mất chi phí không cao do đó khách hàng sẽ rất nhạy cảm với giá và cầu về
sản phẩm của mỗi ngân hàng sẽ rất co dãn dẫn đến cạnh tranh là rất căng thẳng.
Điều này chỉ ra các ngân hàng để tăng lòng trung thành của khách hàng với sản
phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình cần tạo ra những sản phẩm khác biệt nhau đáng
kể và gia tăng chi phí chuyển đổi của khách hàng.
17
Số các ngân hàng và quy mô tương đối của chúng: Nếu số các ngân hàng sản
xuất các sản phẩm thay thế là tương đối lớn thì sẽ rất khó giám sát hoạt động của
nhau và sẽ có nguy cơ là một số ngân hàng tin rằng mình có thể tiến hành cạnh
tranh mà không bị phát hiện. Vì thế sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng. Số các
ngân hàng mà nhỏ thì sự cạnh tranh sẽ ít hơn. Nhưng nếu các ngân hàng có cùng
quy mô thì điều đó cũng làm tăng cạnh tranh và kết quả cũng không rõ ràng. Mức
độ căng thẳng của cạnh tranh sẽ là thấp nhất trong các ngành có tương đối ít ngân
hàng và một trong các ngân hàng đó mạnh hơn các ngân hàng khác.
Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Nếu các đối thủ cạnh tranh có mục
đích giống nhau, có văn hoá công ty giống nhau thì họ sẽ có xu hướng suy nghĩ theo
cách giống nhau. Lúc đó có thể dự đoán cách thức mà mỗi ngân hàng sẽ phản ứng
và nhất trí về một tập hợp các “qui tắc chơi” ngầm. Ngược lại, nếu không thế thì sự
cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng hơn.
Lợi ích của ngân hàng: Sự cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng hơn nếu sự
thành công của ngành ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các ngân hàng
trong ngành, hoặc vì sự đóng góp của thành công đó cho lợi nhuận của các ngân
hàng hoặc vì nó có một giá trị chiến lựơc nào đó đối với sự thành công của chúng.
Hàng rào rút khỏi cao: Nếu việc rút khỏi ngành phải chịu chi phí cao thì các
doanh nghiệp sẽ thận trọng ở lại ngành và sự cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng.
Chi phí của việc rút khỏi ngành có thể bao gồm các chi phí tài chính như trả lương
thôi việc hoặc mất mát về giá trị của các tài sản chuyên môn hoá cao nhưng cũng có
thể bao gồm các chi phí tâm lý như những người quản lý không sẵn sàng từ bỏ kinh
doanh hoặc mất uy tín với chính phủ vì gây ra thất nghiệp. Thực tế cho thấy đối với
ngành ngân hàng thì chi phí để rút ra khỏi ngành là cao do đó sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng có xu hướng gia tăng.
Mối đe doạ của những người gia nhập tiềm năng
Đối với việc tham gia vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến
việc chia sẻ các nguồn lực và thị phần hiện có. Điều đó còn dẫn đến giá cả thị
trường có thể giảm xuống và chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
18
Đối với các ngân hàng thương mại thì các đối thủ tiềm năng gồm: các công ty bảo
hiểm; các quỹ đầu tư; các ngân hàng nước ngoài; các tổ chức tài chính phi ngân
hàng;... Mối đe doạ của những người gia nhập tiềm năng được xác định bằng “độ
cao của các hàng rào gia nhập”. Có thể thấy rào cản gia nhập của các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng gồm có:
Tính kinh tế của quy mô: Nếu có tính kinh tế cuả quy mô đáng kể thì một
doanh nghiệp đang cân nhắc xem có gia nhập ngành hay không hoặc là xây dựng
một thị phần lớn ngay lập tức để đạt được quy mô cần thiết đảm bảo có chi phí thấp
hoặc là chịu chi phí cao hơn các ngân hàng đang tồn tại. Do đó tính kinh tế của của
quy mô là một nguồn gốc quan trọng của các hàng rào gia nhập.
Sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ: Một ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ xây
dựng được thương hiệu, chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng, cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ chất lượng và tạo ra sự khác biệt sẽ hình thành rào cản đối với các
đối thủ tiềm năng khi muốn gia nhập ngành.
Đòi hỏi về vốn: Đối với ngành ngân hàng nếu muốn gia nhập cần phải có một
lượng vốn rất lớn. Nếu thị trường vốn hoạt động tốt và vốn sẵn có thì việc gia nhập
khá mạo hiểm nên người đầu tư đòi hỏi lãi cao để thuyết phục họ chấp nhận rủi ro.
Chi phí chuyển đổi: Chi phí chuyển đổi có thể gồm có chi phí đầu tư cho công
nghệ mới, chi phí cho thiết kế sản phẩm, chi phí thử nghiệm sản phẩm, chi phí đào
tạo cán bộ, chi phí cho quảng bá sản phẩm... Đối với hoạt động ngân hàng thì chi
phí này là tương đối lớn do đó những đối thủ gia nhập mới sẽ bị cản trở khi các chi
phí tăng cao.
Có được các kênh phân phối: Người gia nhập mới phải thiết lập các kênh phân
phối riêng của mình. Nếu các ngân hàng đang tồn tại đã xây dựng được các mối
quan hệ tốt với các kênh phân phối thì người gia nhập mới khó mà đạt được các
kênh đó hoặc đạt được với chi phí cao.
Lợi thế chi phí tuyệt đối: Lợi thế chi phí tuyệt đối là một nguồn gốc của hàng
rào gia nhập - các ngân hàng đang ở trong ngành có chi phí thấp hơn những người
mới gia nhập. Nếu có lợi thế này thì các ngân hàng đang ở trong ngành luôn luôn có
19
khả năng giảm giá của mình đến mức mà những người mới gia nhập không thể tồn
tại được, điều đó làm giảm ý muốn gia nhập.
Sự trả đũa dự kiến: Sự trả đũa của các doanh nghiệp đang ở trong ngành đối
với sự gia nhập mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của người mới gia
nhập. Nếu các ngân hàng trong ngành chấp nhận thì người mới gia nhập sẽ có có
hội thành công lớn hơn. Ngược lại nếu họ trả đũa quyết liệt thông qua giảm giá hay
các chiến dịch quảng cáo xúc tiến bán hàng thì người mới gia nhập chỉ có thể tồn tại
được nếu có những lợi thế to lớn để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm trong ngành.
Chính sách của Chính phủ: Chính phủ có thể hạn chế hoặc ngăn cản việc gia
nhập thị trường thông qua một số chính sách quản lý hoặc yêu cầu về cấp phép, yêu
cầu về vốn, về các giới hạn an toàn đối với một ngân hàng thương mại...Vì vậy, đây
là một rào cản lớn về mặt pháp lý đối với các đối thủ tiềm năng khi muốn gia nhập.
Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế
Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách
hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế nếu các doanh nghiệp đang tồn tại
đặt giá cao. Các yếu tố quyết định mối đe doạ này là:
+ Giá và công dụng tương đối của các sản phẩm thay thế.
Nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tương đương ở cùng một
mức giá thì mối đe doạ cuả các sản phẩm thay thế là rất mạnh.
+ Chi phí chuyển đổi với khách hàng
Nếu chi phí chuyển đổi đối với khách hàng cao thì khách hàng co xu hướng
không thích chuyển đổi sản phẩm tiêu dùng
+ Khuynh hướng thay thế của người mua
Nếu khách hàng ít nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm thay thế và không thích
chuyển người cung ứng thì mối đe doạ thay thế sẽ giảm.
Khi thị trường tài chính ngày càng phát triển sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhu
cầu dịch vụ mới thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Đối với hoạt động
gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng các hình thức khác để tối đa hóa
20
nguồn tiền nhàn rỗi như: đầu tư vàng, chứng khoán, thị trường bất động sản hay các
quỹ đầu tư...Còn đối với đối tượng vay vốn ngân hàng thì có thể huy động vốn
thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay thuê mua
tài chính.
Sức mạnh của người mua
Các yếu tố quyết định sức mạnh của người mua gồm:
+ Độ nhạy cảm đối với giá, nó là hàm số của các yếu tố sau: Về bản chất độ
nhạy cảm của giá đối với giá chính là độ co dãn của cầu. Nó là một hàm số của
− Lượng mua của ngành là một phần của tổng lượng mua: nếu sản phẩm của
ngành tạo nên một phần không đáng kể trong tổng lượng mua của những
người sử dụng thì họ có xu hướng không nhạy cảm đối với giá của nó, như
vậy nó sẽ ít ảnh hưởng đến chi phí của họ.
− Những khác biệt của sản phẩm của ngành ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng: nếu sản phẩm của ngành là là yếu tố
then chốt trong viêc duy trì chất lượng sản phẩm của khách hàng thì chắc
chắn họ không nhạy cảm đối với giá.
− Tỷ lệ lợi nhuận của khách hàng: những khách hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ
ít nhạy cảm với giá.
− Những khác biệt sản phẩm và sự xác định nhãn hàng
− Động cơ người ra quyết định
+ Việc mặc cả chịu: Mức độ mà người mua có thể thực hiện việc mặc cả chịu
cũng phụ thuộc vào.
- Sự tập trung của người mua và dung lượng của người mua: người mua càng
tập trung mà mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn.
- Chi phí chuyển của người mua: chi phí càng cao thì người mua sẽ ít khả năng
chịu hơn vì họ sợ công việc kinh doanh của họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy
thấp hơn.
21
- Thông tin của người mua: người mua được thông tin tốt hơn sẽ có nhiều khả
năng chịu hơn
- Mối đe doạ của việc người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu:
nếu người mua có khả năng đe doạ gia nhập ngành bằng việc liên kết dọc
ngược thì họ sẽ có khả năng chịu lớn hơn.
- Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế: nếu có các sản phẩm có thể thay thế
được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khả
năng mặc cả chịu lớn hơn.
Đối với một ngân hàng, hoạt động trong ngành cung cấp dịch vụ, việc tiếp cận,
thu hút khách hàng là yếu tố quyết định thành bại của mỗi ngân hàng. Vì thế, phân
tích khách hàng về cơ cấu khách hàng, thói quen tiêu dùng, sở thích sử dụng các sản
phẩm dịch vụ đặc biệt quan trọng.
Sức mạnh của người cung ứng
Các yếu tố quyết định
+Sự khác biệt của đầu vào:Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc
vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản
xuất ra thì những người cung ứng này sẽ tương đối mạnh.
+Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác:Nếu các chi phí này cao
thì người cung ứng có thể tương đối mạnh vì các doanh nghiệp phải chịu chi phí khi
chuyển sang người cung ứng khác
+Sự sẵn có của các đầu vào thay thế:Nếu các đầu vào thay thế sẵn có thì sức
mạnh của người cung ứng giảm
+Sự tập trung của người cung ứng:Mức độ tập trung hoá cao giữa những
người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh, đặc biệt là những người cung
ứng tập trung hơn những người mua.
+Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành:Nếu chi phí của các
đầu vào mua từ một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí
của ngành thì người cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu được.
22
+Ảnh hưởng của đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt của sản phẩm:Nếu số
lượng của các đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
khả năng cạnh tranh của một ngành thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc
cả đáng kể.
+Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của người cung ứng:Nếu việc liên kết xuôi
của những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ
có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ phí các doanh nghiệp trong
ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thể được đáp lại bằng việc những
người cung ứng xây dựng các thiết bị sản xuất cho riêng họ.
Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng
Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu đáng kể về ngành ngân hàng do tính
đặc thù của ngành ngân hàng là một trung gian tài chính, phải phân tích một loạt các
yếu tố và việc sử dụng sự đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến mỗi
lực lượng. Vị thế của một ngân hàng trên thị trường chỉ mang tính tương đối. Chính
vì vậy, trong thực tế, bên cạnh những phương thức chiến lược để nâng cao vị trí
tuyệt đối của mình, một số ngân hàng còn tìm cách làm giảm vị trí tuyệt đối của các
đối thủ hoặc kìm chế số lượng đối thủ nhập cuộc. Như vậy, phương thức cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại bao gồm cả các biện pháp tích cực lẫn những biện
pháp tiêu cực đối với hoạt động kinh tế. Vì thế, Nhà nước phải xác định một chính
sách cạnh tranh với những khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho việc
duy trì và khuyến khích cạnh tranh một cách tích cực nhằm đảm bảo động lực phát
triển của nền kinh tế.
Đối với toàn nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng
như đã trình bầy ở trên. Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi
theo từng thời đại. Thông qua việc thừa nhận những chức năng của cạnh tranh, ta có
thể hình dung sơ bộ những mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Tuỳ theo từng thời
đại, tuỳ theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng, người ta xây dựng
những mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau. Chính vì thế, việc áp dụng nguyên
trạng một mô hình chính sách cạnh tranh của nước này vào thực tế ở nước khác
23
chắc chắn sẽ không thu được những kết quả như mong đợi, thậm chí còn có thể làm
nảy sinh những hậu quả tai hại cho nền kinh tế.
2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
2.3.2.1. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh.
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay có rất nhiều
quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối
thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp
trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley
(1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận
thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa
bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của
Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM)
cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh
nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như
vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
24
tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh
tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2006) cũng có ý kiến tương tự: năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng
tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn,
tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Theo quan điểm tổng hợp cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ
thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của
mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có
lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình.
Năng lực cạnh tranh có thể chia thành nhiều cấp độ cạnh tranh khác nhau
Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là lợi
thế cạnh tranh quốc gia. Nhìn chung năng lưc cạnh tranh quốc gia đề cập đến sự tăng
trưởng kinh tế quốc gia, có sự bền vững, ổn định kinh tế, nâng cao về thu nhập, đời
sống dân cư nước đó.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nghiên cứu về cơ bản vấn đề năng lực
cạnh tranh giữa các quốc gia để làm tiền đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
nghành và doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.
Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của
ngành/doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và
được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Để xác định năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp có thể sử dụng một số
kỹ thuật phân tích khả năng cạnh tranh như sau: Phân tích khả năng cạnh tranh trên
cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí, Phân tích khả năng cạnh tranh theo mô hình
BCG, Phân tích khả năng cạnh tranh theo ma trận GE-McKinsey
25
Từ cấp độ ngành/doanh nghiệp tác giả đi vào phân tích sâu hơn đối với từng
doanh nghiêp. Đối với cấp độ doanh nghiệp tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của sản phẩm dịch vụ
Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/ dịch vụ: Khả năng cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ là cơ sở tạo nên sức canh tranh của doanh nghiệp, của ngành và thể
hiện tập trung 4 yếu tố là giá, chất lượng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và uy tín
doanh nghiệp
Một số tiêu chí tác giả sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ như: Hệ số khả năng cạnh tranh sản phẩm từ chất lượng và giá, Hệ số lợi thế
so sánh hiển thị, mức độ bảo hộ hữu hiệu.
Xét ở cấp độ vi mô, có 3 quan điểm về năng lực cạnh tranh dựa trên 3 quan
điểm khác nhau: Quan điểm quản trị chiến lược (lý thuyết phân tích cấu trúc ngành
của M.Porter và lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực riêng biệt); Quan
điểm tân cổ điển (lý thuyết chỉ số cạnh tranh, so sánh được giữa các ngành; lý thuyết
lợi thế chi phí); Quan điểm tổng hợp. Khái niệm trên về năng lực cạnh tranh là dựa
trên quan điểm tổng hợp.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn
toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng
lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá
được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp
thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh
toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề
xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một
số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia
của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.
Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt.
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết
26
quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm
cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh
thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh
nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố
nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ,
tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh
giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị
trường. Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với
ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà
nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản
xuất kinh doanh,…
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực
tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên
trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp
dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và
cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.
Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh
(các đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các
hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành
để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng
27
những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất
lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của
quá trình cạnh tranh.
Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổng hợp các
trường phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm
và dịch vụ trên thị trường, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xác
định trên 4 nhóm yếu tố sau:
Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào. Các
ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp. Yêu cầu của khách hàng về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 4 yếu tố:
a. Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất
lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường);
các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:
Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động;
Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao
Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có
tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư
một cách đầy đủ và đúng mức.
b. Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển
của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa
mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi
thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải
nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình
đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của
khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện
28
các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi
mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời. Các loại
hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh
nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh.
c. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không
thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài
chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, sự phát triển của công
nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính
24/24 giờ trong ngày.
d. Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh: Sự phát
triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong
một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ
thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong bốn yếu tố trên, yếu tố a và d được coi là yếu tố nội tại của doanh
nghiệp, yếu tố b và c là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển
của chúng.
Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cũng cần tính đến là những cơ hội
và vai trò của Chính Phủ. Vai trò của Chính Phủ có tác động tương đối lớn đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công
nghệ, đào tạo và trợ cấp.
Để xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cần thiết
phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp từ đó xác định được
các yếu tố cấu thành và nguồn lực phát huy lợi thế của doanh nghiệp.
2.3.2.2. Lý thuyết xây dựng lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để
“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi
thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có nhằm so với các đối
29
thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho
doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia).
Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục
tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành
công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael
Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp
cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung
cấp được.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh theo James Craig và Rober Grant có thể dựa vào
mô hình sau:
Sơ đồ 2.2 : Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh
Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993.
Mô hình này là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO) và
quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV). Để xác định các yếu tố thành công then chốt,
là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh, trước hết phải phân tích môi trường
vĩ mô và cạnh tranh ngành. Tiếp theo, phân tích nguồn lực và kiểm toán nội bộ công
ty sẽ xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, đó là những nguồn
lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của công
ty, từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và nguồn lực. Để
tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thì nguồn lực phải có giá trị, nó bao hàm những
đặc điểm như hiếm có, có thể tạo ra giá trị khách hàng, có thể bắt chước và thay thế
nhưng không hoàn toàn (Barney, 1991, trang 105). Trong một ngành phụ thuộc lớn
30
vào xu thế công nghệ như ngành chế tạo máy biến thế, thì các nguồn lực không thể
bắt chước hoàn toàn lại thường bị các công nghệ mới thay thế và có thể sẽ bị mất
toàn bộ giá trị. Do vậy, lợi thế cạnh tranh bền vững là những lợi thế đủ lớn để tạo sự
khác biệt, đủ lâu dài trước những biến đổi của môi trường kinh doanh và phản ứng
của đối thủ, trội hơn đối thủ trong những thuộc tính kinh doanh hữu hình có ảnh
hưởng đến khách hàng.
2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thương mại
2.3.3.1. Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh
Bên cạnh đó để xác định cấu trúc cạnh tranh của thị trường có thể sử dụng một
số chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường. Các chỉ số cơ bản để đánh giá
mức độ tập trung của thị trường bao gồm: thị phần (MS – Market share), mức độ
tích tụ thị trường (chỉ số CR – Concentration Ratio) và chỉ số Herfindahl -
Hirschmann Index (HHI).
Cách thức xác định các chỉ số này như sau:
Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ
phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan
hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh
số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên
thị trường liên quan theo tháng, quý, năm
MS (Market Share): thị phần
Ri: Doanh thu thuần
Mức độ tập trung kinh tế của thị trường
31
n: số doanh nghiệp
Trong đó si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành; n = 3 hoặc 5 tùy
trường hợp cần xác định CR3 hay CR5.
Chỉ số HHI có 2 cách tính:
Trong đó n là tổng số doanh nghiệp và si là thị phần của doanh nghiệp thứ i
trong ngành.
Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) được sử dụng để đo lường quy mô của
doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và thường được tính bằng tổng bình
phương thị phần của các doanh nghiệp và có giá trị từ 0 đến 10.000.
Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có thị phần bằng nhau thì HHI =
1/N*10.000.
Chỉ số HHI có thể xác định bằng cách khác:
Trong đó: n là số doanh nghiệp và V là phương sai thống kê của thị phần các
doanh nghiệp, được xác định bằng công thức:
32
Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa là nếu cấu trúc thị
trường là hoàn toàn cân xứng, tức si = 1/n đối với mọi i) thì V = 0 và H = 1/n. Nếu
số lượng doanh nghiệp là không đổi, thì phương sai lớn hơn do mức độ bất đối xứng
về thị phần giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị chỉ số cao hơn.
Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau:
- Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung rất nhỏ
- Cạnh tranh một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình
- Độc quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 > 65%,
mức độ tập trung cao
- Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%
Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại các thị
trường theo cơ sở sau:
HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung
1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải
HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao
Ưu điểm chủ yếu của chỉ số HHI so với các cách đo khác (chẳng hạn như tỷ lệ
tập trung - CR) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đối với các doanh nghiệp lớn
2.3.3.2. Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
cũng chính là mục đích thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong việc
tận dụng tối ưu nguồn lực hiện có. Do đó, hệ số tài chính là công cụ được sử dụng
phổ biến nhất trong việc đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại. Dựa vào các hệ số tài chính này có thể so sánh và phân tích
tình hình hoạt động của các ngân hàng để từ đó nhận ra hoạt động của các ngân
hàng trong từng giai đoạn và xu hướng biến động của các biến số theo thời gian. Có
thể nhìn tình hình hoạt động của các ngân hàng này thông qua các chỉ số phản ánh
khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và rủi ro tài chính của ngân hàng.
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

More Related Content

What's hot

Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nikeChủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nikeThanh Hoa
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxNguynThHnhTrang1
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalTrần Trung
 
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdf
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdfMarketing tới khách hàng tổ chức.pdf
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdfMan_Ebook
 
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA  TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA  TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...OnTimeVitThu
 
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớiBài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớitamylinh
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiĐức Tú Phan
 
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpKhảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpInfoQ - GMO Research
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'checkdj
 

What's hot (20)

Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nikeChủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
Chủ đề 3 mô hình chuỗi cung ứng của nike
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
 
Đề tài tốt nghiệp: Hoạt động phân phối Thực phẩm của Công ty CJ Cầu Tre
Đề tài tốt nghiệp: Hoạt động phân phối Thực phẩm của Công ty CJ Cầu TreĐề tài tốt nghiệp: Hoạt động phân phối Thực phẩm của Công ty CJ Cầu Tre
Đề tài tốt nghiệp: Hoạt động phân phối Thực phẩm của Công ty CJ Cầu Tre
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng finalđề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
đề Cương quản trị chuỗi cung ứng final
 
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdf
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdfMarketing tới khách hàng tổ chức.pdf
Marketing tới khách hàng tổ chức.pdf
 
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA  TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA  TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...
Tiểu luận marketing SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT N...
 
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệpQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...
Bài thuyết trình phân tích yếu tố người cung ứng, khách hàng, trung gian mark...
 
Bài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớiBài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mới
 
Đề tài: Chiến lược sản phẩm sữa nước – Bí quyết thành công của công ty Vinamilk
Đề tài: Chiến lược sản phẩm sữa nước – Bí quyết thành công của công ty VinamilkĐề tài: Chiến lược sản phẩm sữa nước – Bí quyết thành công của công ty Vinamilk
Đề tài: Chiến lược sản phẩm sữa nước – Bí quyết thành công của công ty Vinamilk
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươiBáo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa tươi
 
Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị điện máy
Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị điện máyĐề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị điện máy
Đề tài: Tình hình hoạt động kinh doanh của Siêu thị điện máy
 
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệpKhảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
Khảo sát về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'
 

Viewers also liked

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...vietlod.com
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...vietlod.com
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...vietlod.com
 
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...Visla Team
 
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpPhan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpNi Du
 
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony ExperiaVu Huy
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...Vu Huy
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấynhóc Ngố
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung NguyênTrangTrangvuc
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹNguyễn Ngọc Hải
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...Bui Hau
 
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketing
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketingVertical and horizantal coordination in rice business and marketing
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketingHo Cao Viet
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkQuang Đại Trần
 
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhPhân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhChiến Con Bố Thắng
 

Viewers also liked (17)

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
 
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH VỀ MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM THEO MÔ ...
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thpPhan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
Phan tich chien luoc marketing cua cty tnhh tm dv thp
 
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
 
quy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấyquy trình sản xuất giấy
quy trình sản xuất giấy
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
 
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketing
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketingVertical and horizantal coordination in rice business and marketing
Vertical and horizantal coordination in rice business and marketing
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhPhân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
 

Similar to Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...vietlod.com
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920nataliej4
 

Similar to Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay (20)

Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt namPhát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam
 
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.docHiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.doc
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAYLuận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam hiện nay

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐOÀN VIỆT DŨNG LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế học ( Kinh tế Vi mô) Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM VĂN MINH 2. PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH HÀ NỘI - 2015
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế học, cán bộ Viện Sau đại học của trường. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Minh và PGS.TS. Tô Trung Thành đã nhiệt tình hướng dẫn và ủng hộ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này. Xin trân trọng cảm ơn.
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Đoàn Việt Dũng
  • 4. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .................................................................................... xi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .....................................................................................xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án ............. 3 1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án .................................................................... 3 1.2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 4 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................ 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu.............................................................. 6 1.4. Đóng góp của luận án..................................................................................... 7 1.5. Kết cấu của luận án........................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .................. 8 2.1. Tổng quan các nghiên cứu............................................................................. 8 2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................... 8 2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước ............................................................... 10 2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại......................................................... 12 2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại ............................................................. 12 2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại........................................................... 13 2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh..... 14 2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành................................................... 14 2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh............................................................. 23 2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại............................................................................................. 30
  • 5. v 2.3.4. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh................................................................................................. 35 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................... 51 3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam ................................................ 52 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng .......................... 52 3.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng sau năm 2007 - 2008............................... 55 3.2. Những hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.............. 61 3.2.1. Cơ chế và thể chế còn nhiều hạn chế............................................................. 62 3.2.2. Chất lượng dịch vụ chưa đủ mạnh ................................................................. 62 3.2.3. Năng lực quản trị và công nghệ còn nhiều hạn chế ....................................... 63 3.2.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa cao............................................. 64 3.2.5. Năng lực cạnh tranh còn yếu.......................................................................... 64 3.3. Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam. ................ 65 3.3.1. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại: .................................................. 65 3.3.2. Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng.......................................... 67 3.3.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: ......................................................... 68 3.3.4. Sức mạnh người mua ..................................................................................... 69 3.3.5. Sức mạnh của người cung ứng....................................................................... 70 3.4. Cấu trúc ngành ngân hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại .......................................................................................... 71 3.4.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại........................ 72 3.4.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật. ......................... 98 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................... 109 4.1. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước................. 109 4.1.1. Giải pháp từ Chính Phủ................................................................................ 109 4.1.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước............................................................... 115
  • 6. vi 4.2. Nhóm kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.............. 118 4.2.1. Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu........................................... 118 4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị trong ngân hàng ............................................... 119 4.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và tự chủ tài chính...................................... 120 4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng văn hóa kinh doanh............. 121 4.2.5. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển chiều sâu ................................................................................................................ 122 4.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên................................................... 124 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 126 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ................................ 128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 129 PHỤ LỤC............................................................................................................... 138
  • 7. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Việt ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam DaiABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á DongABank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HabuBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. HCM KienLongBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MDB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông MHB Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam NamABank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á NaviBank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt OceanBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương OricomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông PGBank Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex PNB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam SacomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín SaigonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
  • 8. viii Tên viết tắt Tên tiếng Việt SeaBank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội TechcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam VIBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VietABank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á VietCapitalBank Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt VietcomBank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng WEB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây CIEM Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế CONS Không đổi theo quy mô DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu DRS Giảm theo quy mô EPS Hệ số thu nhập/cổ phiếu GDP Tổng sản phẩm trong nước IRS Tăng theo quy mô NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NIM Thu lãi biên ròng
  • 9. ix Tên viết tắt Tên tiếng Việt NOM Thu ngoài lãi biên ròng OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PE Hiệu quả quy mô. ROA Thu nhập ròng/ Tổng tài sản ROE Thu nhập ròng/ Vốn chủ sở hữu SE Hiệu quả kỹ thuật thuần túy. SFA Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên TCTD Tổ chức tín dụng TDND Tín dụng nhân dân TE Tổng hiệu quả kỹ thuật. TFP Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp TNHĐB Thu nhập hoạt động biên
  • 10. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm.............................. 54 Bảng 3.2: Nợ xấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 -2012.......................... 61 Bảng 3.3: Kết quả phân tích lựa chọn các biến đầu ra, đầu vào.......................... 76 Bảng 3.4: Kết quả ước lượng hiệu quả kĩ thuật (TE) hiệu quả kĩ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE) của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 .................................................................................. 77 Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013 .................................................................................. 80 Bảng 3.6: Số lượng các ngân hàng có hiệu suất tăng (ICR), giảm (DCR) và không đổi theo quy mô (CONS) giai đoạn 2008-2013....................... 87 Bảng 3.7 : Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình SFA..................... 92 Bảng 3.8 : Kết quả ước lượng các tham số của mô hình...................................... 94 Bảng 3.9: Hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại............................... 96 Bảng 3.10 : Xếp hạng hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại ............... 97 Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín dụng, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối. ...................................... 99 Bảng 3.12: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần tín dụng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối............................... 100 Bảng 3.13: Kết quả ước lượng mối quan hệ Hiệu quả kỹ thuật, thị phần huy động, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối............................... 100 Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối. .......................................................... 101 Bảng 3.15: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần huy động, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối................................................................... 102 Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tương đối. .......................................................... 102 Bảng 3.17: Kết quả ước lượng mối quan hệ thị phần tín dụng, tổng tài sản và tăng trưởng tương đối. ...................................................................... 103 Bảng 3.18: Mối quan hệ ROA, ROE và hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013....................................................... 106
  • 11. xi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 .... 55 Đồ thị 3.2 : Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012 ........56 Đồ thị 3.3: Tăng trưởng huy động, tăng trưởng tín dụng..............................................57 Đồ thị 3.4: Huy động vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012.....58 Đồ thị 3.5: Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2012....59 Đồ thị 3.6: Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 ...................61 Đồ thị 3.7: Đường bao dữ liệu (DEA)....................................................................72 Đồ thị 3.8: Mối quan hệ giữa thị phần và hiệu quả kỹ thuật năm 2013................104 Đồ thị 3.9: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật năm 2013....................................................................................104 Đồ thị 3.10: Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và tăng trưởng năm 2013.....................................................................................................105 Đồ thị 3.11: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tương đối, lợi nhuận và hiệu quả năm 2013.............................................................................................105 Đồ thị 3.12: Mối quan hệ giữa ROA, ROE và TE giai đoạn 2008 - 2013..............107 Đồ thị 3.13: Nợ xấu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 - 2013 .................107
  • 12. xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh............................................................15 Sơ đồ 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh..........................29 Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tác động của cơ cấu cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam............................50 Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam....................................................53
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thể hiện là trụ cột của hệ thống tài chính, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tốc độ này được thể hiện thông qua số lượng, quy mô vốn và số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương mại tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi đó là những đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính dư nợ tín dụng vượt trên 130% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm ở mức 22 – 47% (Ngô Xuân Thanh, 2012). Tuy nhiên, từ năm 2008 khi kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau cuộc Đại suy thoái năm 1929 – 1933. Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng: chu kỳ kinh tế thu hẹp bắt đầu từ quý I/2008 và ngày càng trở nên rõ rệt vào các quý sau. Dấu hiệu nền kinh tế trong một chu kỳ thu hẹp được thể hiện dưới tác động của chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng suy giảm, giá cả tăng cao, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản ảm đạm. Lúc này vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng được thể hiện thông qua việc góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Có thể nói, hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa các thành phần kinh tế giúp cho dòng vốn lưu thông, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại mà đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp đã không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của quy mô, mạng lưới, loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và mức độ rủi ro trong hoạt động. NHTM cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự thiếu tôn trọng các chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Về năng lực tài chính của các NHTMVN còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Từ những tồn tại trên, nhận thấy vấn đề cấp thiết
  • 14. 2 phải thay đổi trong giai đoạn phát triển vấn đề tái cơ cấu đã được đề cập từ năm 2006 trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới, đã tác động tới sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém của các ngân hàng được phản ánh rõ nét thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Do đó, trong giai đoạn hiện nay việc tái cơ cấu hệ thống NHTM được gắn liền theo đề án Tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ với 3 lĩnh vực cần tái cấu trúc: doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng thương mại. Trải qua hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thu được một số thành công nhất định như: đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống và tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát được các NHTM yếu kém thông qua việc sáp nhập hoặc cho phép tự tái cơ cấu; thành lập Công ty mua bán nợ VAMC cho phép xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hoạt động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại cần được tháo gỡ để tăng cường sức khỏe cho hệ thống ngân hàng như: nợ xấu vẫn còn cao; vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các tổ chức tín dụng còn thiếu minh bạch; vốn điều lệ ở một số NHTMCP không phản ánh đúng thực chất dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này gây rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày một phát triển đã kéo gần các nền kinh tế thế giới lại với nhau và các khoảng cách ngày một bị loại bỏ thì sân chơi sẽ ngày càng bình đẳng hơn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam có nhiều cơ hội song cũng chịu nhiều thách thức. So với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới, các NHTMVN còn rất non trẻ về trình độ, quy mô cũng như kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh. Với sức ép trong giai đoạn hội nhập kinh
  • 15. 3 tế quốc tế thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng đổi mới. Từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu cấu trúc cạnh tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính, cũng như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu này giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mở. 1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu một cách khoa học cơ sở lý luận về lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và lý thuyết năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tác động tới năng lực cạnh tranh. Dựa trên mô hình lý thuyết phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Từ đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Để có thể đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận án này cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau đây: NHTM Việt Nam thuộc cấu trúc thị trường nào? Những nhân tố nào quyết định tới cấu trúc cạnh tranh ngành và thông qua đó tác động tới hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam? Cần làm rõ các giả thuyết nghiên cứu sau để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên: Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại chịu sự tác động mạnh của các nhân tố - hàng rào gia nhập ngành, thị phần của các ngân hàng và độ tập trung của ngành.
  • 16. 4 Hàng rào gia nhập thị trường quyết định tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng thương mại và do đó có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Có mối quan hệ cùng chiều giữa thị phần và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu Luận án bao gồm các nội dung sau: Khái quát lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan về đặc điểm của các NHTM Việt Nam và năng lực cạnh tranh tác động tới hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013. Trên cơ sở đó đánh giá được những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua các phương pháp định lượng. Phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả đánh giá sẽ là tiền đề đưa ra các kiến nghị đối với các NHTM Việt Nam cũng như đối với NHNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Hiện tại có hơn 100 các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ở Việt Nam. Trong khi đó hệ thống ngân hàng là một cầu nối quan trọng của các thành phần kinh tế, nó sẽ tác động tới nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động trong hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống và ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gia tăng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của các NHTMVN hoạt động ở Việt Nam. Để phân tích năng lực cạnh tranh của một
  • 17. 5 ngân hàng có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích năng lực cạnh tranh bằng hiệu quả hoạt động của các NHTMVN. Hiệu quả hoạt động thể hiện ở việc ngân hàng sử dụng các kết hợp đầu vào để tạo đầu ra hiệu quả, tìm ra các nhân tố và phân tích định lượng ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động này của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Trong những bài nghiên cứu của các tác giả trước thường tập trung nghiên cứu vào một vài NHTMNN hoặc các ngân hàng lớn, do đó không phản ánh một cách đầy đủ năng lực cạnh tranh và hiệu quả tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, những năm vừa qua tốc độ gia tăng nhanh chóng của các NHTMCP đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng. Do đó, để làm rõ bức tranh toàn cảnh hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, luận án sẽ tập trung nghiên cứu vào các NHTMCP Việt Nam hoạt động ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để thể hiện rõ 2 giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng theo giai đoạn phát triển kinh tế. Từ năm 2000 - 2007, đây là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với vai trò là cầu nối của các thành phần kinh tế các ngân hàng đẩy nhanh quá trình cải cách, sự thành lập của các ngân hàng mới không ngừng gia tăng để chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi hội nhập. Tuy nhiên, từ năm 2008 - 2012, môi trường vĩ mô không mấy thuận lợi tác động tới hoạt động của các NHTM, lạm phát gia tăng (năm 2008 là 19,89%, năm 2011 là 18,58%, đến năm 2012 còn 6,81%), cán cân thương mại thâm hụt lớn, thị trường tài chính trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, lãi suất, tỉ giá, giá vàng biến động mạnh... Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh đó vấn đề lạm phát cao và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước. Đối với hệ thống ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính nên cũng chịu sự tác động, môi trường kinh doanh và hoạt động gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 26,56% nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân 51%, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt
  • 18. 6 8,91%. Có thể nói giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức, đòi hỏi các ngân hàng phải có một nội lực mạnh mẽ, phản ứng nhanh nhạy trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trước sự sàng lọc ngày càng khắt khe của thị trường tài chính trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong giai đọa này tốc độ tăng trưởng hệ thống ngân hàng là tương đối nhanh nhưng sự tăng trưởng về số lượng không gắn liền với một cấu trúc hợp lí và chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng tăng trưởng nhanh, quy mô tín dụng so với GDP tăng nhanh làm cho hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương từ những sự thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động của các NHTM gặp nhiều bất cập, từ đó phải có cái nhìn toàn diện hơn nữa về hệ thống NHTM. Hơn nữa, nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, cập nhật và phản ánh tốt việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTMVN ở Việt Nam. Trong luận án này, do đặc thù của ngành ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế nên tác giả chia các NHTM thành 2 nhóm theo chủ sở hữu. Nhóm 1: các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Nhóm 2: các Ngân hàng thương mại cổ phần. 1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu Luận án nghiên cứu cấu trúc ngành tác động tới năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, do vậy để phù hợp với nội dung và mục đích của luận án đề ra ngoài phương pháp nghiên cứu về mặt định tính như phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với lịch sử. Luận án còn có sự kết hợp phương pháp tiếp cận định lượng với công cụ ứng dụng là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình Tobit và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để làm rõ hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu của luận án được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012.
  • 19. 7 1.4. Đóng góp của luận án. Luận án này có đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Dựa trên lý thuyết về cấu trúc cạnh tranh ngành, luận án đã xác định cấu trúc của ngành ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và chỉ ra mối quan hệ giữa cấu trúc ngành và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Bằng việc xây dựng đồ thị phản ánh mối quan hệ giữa cơ cấu cạnh tranh tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, luận án đã hình thành các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố trong cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng để phân tích thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận về cầu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh, luận án phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình Tobit và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật, những điểm mạnh và yếu của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra việc quan sát xu hướng biến động hiệu quả kĩ thuật, cùng với bảng xếp hạng các ngân hàng giúp các nhà quản lí có cái nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố tác động tới hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật và khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN nhằm hoàn thiện khung chính sách và điều hành hệ thống NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, dưới góc độ vi mô, luận án sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 1.5. Kết cấu của luận án. Chương 1: Mở đầu Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 3: Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 4: Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phần kết luận
  • 20. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan các nghiên cứu 2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam Với vai trò trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với kinh tế một quốc gia. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn năm 2010 về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, hay nghiên cứu cảu Bùi Tấn Định năm 2007 về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO)”, hoặc nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hoa (2007) về “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” .Tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ yếu dựa trên phương pháp mô tả số liệu từ đó đưa ra các nhận định về thực trạng năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về hoạt động của hệ thống ngân hàng và cấu trúc thị trường của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, còn nhiều nghiên cứu vẫn tiếp cận theo phương pháp truyền thống là nghiên cứu về mặt định tính như: nghiên cứu của Lê Dân (2004) [ 3 ], hay nghiên cứu của Hoàng Xuân Thành (2007), hoặc nghiên cứu của Phạm Thanh Bình (2005) [ 14 ]. Nội dung chủ yếu dựa vào các chỉ số tài chính và số liệu thống kê để phân tích về hoạt động của các ngân hàng rồi từ đó đưa ra các kiến nghị. Hoặc bài viết của Võ Thành Danh “ Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” năm 2008 sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống dựa trên phân tích các chỉ số tài chính. Trong giai đoạn gần đây đã bắt đầu xuất hiện những công trình nghiên cứu về mặt định lượng dù không phải là nhiều như: Nguyễn Thị Việt Anh (2004) [10] đã nghiên cứu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bằng
  • 21. 9 phương pháp xác định hàm biên ngẫu nhiên và ước lượng hiệu quả kỹ thuật dưới dạng hàm chi phí Cobb - Douglas, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ áp dụng đối với một ngân hàng sẽ không phản ánh đầy đủ. Hay nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) [ 12 ] về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại đã sử dụng cách tiếp cận tham số và phi tham số trong việc đo lường hiệu quả hoạt động, nghiên cứu đã sử dụng công cụ về mặt định lượng khá đầy đủ nhưng giai đoạn nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thời kỳ phát triển mạnh khi chưa chịu các biến cố kinh tế đặc biệt tác động vào. Hay nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2011) thông qua việc sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Nhìn chung, số lượng các nghiên cứu định lượng còn rất khiêm tốn, nếu có cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ khai, đơn giản chưa phản ánh được hết mức độ phức tạp của vấn đề. Hạn chế chủ yếu mà các nghiên cứu này gặp phải đó là chưa định dạng đúng dạng hàm và nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá cho một số ít các ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ngoài ngành có thể làm cơ sở để vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu ngành ngân hàng có thể kể đến như: Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2004) đã sử dụng công cụ DEA khá mạnh mẽ trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 32 ngành sản xuất ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) thông qua sử dụng số liệu hỗn hợp. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận tham số, thường là hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF), và phương pháp tiếp cận phi tham số, thường là phân tích bao dữ liệu (DEA) với số liệu ở Hà nội và Tp.HCM trong giai đoạn 2000-2002. Kết quả nghiên cứu đưa ra hiệu quả kỹ thuật của 2 thành phố lớn nhất nước ta chêch lệch nhau không đáng kể. Việc nâng cao tính hiệu quả của các ngành không kể tới qui mô lên tới 40%. Cách sử dụng phương pháp bao dữ liệu của tác giả đã chủ động trong việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, tạo ra một cái nhìn đa chiều và kết quả phân tích trở nên thuyết phục hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có bộ số liệu chỉ trong ba năm, nên việc dự đoán điều gì xảy ra với các ngành sản xuất của hai thành phố còn mang tính chủ quan, chưa bao quát hết xu hướng biến động của ngành trong dài hạn.
  • 22. 10 Như vậy có chỉ ra rằng, có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về năng lực cạnh tranh và hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặc dù trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hơn các nghiên cứu về mặt định lượng nhưng chủ yếu các nghiên cứu vẫn dựa trên phương pháp nghiên cứu truyền thống vì đây là cách nghiên cứu dê hiểu và dễ tính. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của cấu trúc ngành tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại Việt Nam. 2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước Đối với các nước trên thế giới, cũng có nhều tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại như: Florin Maican “ Competitive conditions in the Swedish banking system Osmis Areda Habte” tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng cảu cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của trong hệ thống ngân hàng Thụy Điển giai đoạn 2003 – 2010. Hay nghiên cứu của Filip Switala, Malgorzata Olszak và Iwona Kowalska (2013) về “ Competition in commercial banks in Poland – analysis of Panzar – Rosser H statistics” nghiên cứu phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng Ba Lan. Hoặc nghiên cứu của Micheal Koetter(2013) “ Market structure and competition in German banking” đã phân tích cấu trúc thị trường của các ngân hàng ở Đức để đánh giá sức mạnh của thị trường. Các nghiên cứu tại các nước đã được vận dụng nghiên cứu về mặt định lượng từ rất lâu. Việc nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối hay hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất ở các nước phát triển và đang phát triển được nhiều tác giả đề cập đến. Nhiều tác giả đã sử dụng DEA để phân tích sâu về mức độ hiệu quả cũng như nguyên nhân dẫn đến sự phi hiệu quả của các doanh nghiệp như Pitt and Lee (1981); Changanti and Damanpour (1991); Prada và cộng sự (1997), Deyoung và Nolle (1996). Trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt có khá nhiều các phân tích áp dụng phương pháp DEA cho khu vực Bắc Mỹ chẳng hạn như Miller và Noulas (1996), Berger và Mester (2001). Kết quả nghiên cứu thu được từ khu vực này có
  • 23. 11 nhiều nét tương đồng dù các nghiên cứu có cách tiếp cận thời gian và số liệu khác nhau. Điều này có thể lý giải bởi cơ chế hoạt động của các ngân hàng Bắc Mỹ có sự tương đồng; lợi nhuận ngân hàng không có nhiều biến động và ít cơ hội gia tăng lợi nhuận từ việc cạnh tranh với các đối thủ khác. Hay Alam (2001) và Mukherjee et.al (2001) sử dụng Malmquist để nghiên cứu các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong những năm 1980. Tương tự như vậy, DEA cũng được sử dụng để rà soát hiệu quả trong lĩnh lực ngân hàng của cá quốc gia thuộc của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Nhiều người cho rằng, việc đánh giá các ngân hàng ở châu Âu sẽ thu được mức chênh lệch hiệu quả rất lớn, lí do ở khác biệt cấu trúc và qui mô ngân hàng. Phân tích của Casu và Molyneux (2000) cho thấy rằng: qua các năm, có một cải thiện nhỏ trong hiệu quả ngân hàng nhưng sự khác biệt xuất phát từ tiềm lực kinh tế của quốc gia khác nhau vẫn dẫn đến chênh lệch hiệu quả rất lớn. Đặc biệt, J.C. Paradi et. al (2004) đã đề xuất sử dụng phương pháp DEA chuẩn kết hợp phương pháp DEA trường hợp xấu nhất trong đánh giá rủi ro tín dụng. Trong nghiên cứu này, Paradi đã sử dụng số liệu năm trước khi phá sản của các công ty nộp đơn phá sản trong năm 1996 và năm 1997 ở Canada. D. Varias & S. Sofianopoulou (2012) đã sử dụng phương pháp DEA với các đầu ra bao gồm nợ; tài sản thu nhập khác; tiền gửi và các đầu vào bao gồm chi phí lãi vay/tiền gửi; chi phí quản lý khác/tài sản cố định; chi phí cho nhân viên/tổng tài sản, nhằm đánh giá hiệu quả của các NHTM Hy Lạp. M. H. Eken & S. Kale (2010) lại sử dụng 2 cách tiếp cận là cách tiếp cận sản xuất và cách tiếp cận lợi nhuận với cùng các biến đầu vào và chỉ khác nhau ở các biến đầu ra. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung nhiều hơn vào việc xem xét hiệu suất của các NHTM thay đổi theo quy mô như thế nào khi sử dụng phương pháp DEA với giả định hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS).Đối với khu vực Châu á, Fukuyama (1993) áp dụng DEA nghiên cứu hiệu quả quy mô của 143 ngân hàng thương mại Nhật Bản và nghiên cứu Leigh Drake & Maximilian J.B Hall (2000) đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Nghiên cứu của Xiaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2005) sử dụng mô hình hàm hồi quy 2 bước để xác định ảnh hưởng của một số biến tới hiệu quả hoạt động của khu vực ngân hàng Trung Quốc.
  • 24. 12 Chen và Yeh (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Đài Loan và Gilbert and Wilson (2000) nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc cũng sử dụng các phương pháp tương tự. Chen & Pan (2012) đã điều tra trên 34 ngân hàng thương mại Đài Loan giai đoạn 2005 – 2008, dựa trên các thổng số rủi ro tín dụng với phương pháp tiếp cận bao dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng giá trị trung bình rủi ro tín dụng (hiệu quả kĩ thuật CR-TE) tại mỗi ngân hàng kết hợp với chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) để phân loại các NHTM thành 4 nhóm. Liu et.al (2007) sử dụng phương pháp DEA với đường biên hiệu quả và đường biên phi hiệu quả kết hợp phương pháp TOPSIS nhằm đưa ra cách xếp hạng dựa trên các tiêu chí này. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp này cho xếp hạng 15 công ty trong top 500 công ty toàn cầu. Từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể thấy các nghiên cứu về tại Việt Nam thường tách biệt giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong khi đó các nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng nhiều công cụ về mặt định lượng sẽ làm tiền đề để kết hợp giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước tìm ra các biến phù hợp với môi trường hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. 2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có quy định: tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Ngân hàng là một loại định chế tài chính trung gian mà qua đó các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại và hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong xã hội. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động của mình các ngân hàng còn cung cấp các
  • 25. 13 sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của mình đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế trong xã hội nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền chuyển từ nhóm (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm này. Nếu dòng tiền dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp giữa hai nhóm bị giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời gian, không gian…Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Ngân hàng thương mại chính là một định chế tài chính trung gian thực hiện chức năng này. [15, tr.13-14] Tạo phương tiện thanh toán: Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại nhưng các ngân hàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao
  • 26. 14 gồm: tiền giấy trong lưu thông (M0), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng, tiền gửi trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian trong thanh toán lớn nhất ở hầu hết các quốc gia hiện nay. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Nhiều hình thức thanh toán đã được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả. [15, tr.15-16] 2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh 2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành Michael Porter là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực chiến lược cạnh tranh. Trong hệ thống lý thuyết của mình, được trình bày chủ yếu trong hai cuốn sách nổi tiếng: Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategies) và Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage). Micheal Porter- Đại học Havard trong “Competitive Strategy”, New York, Free Press, 1980 đã đưa ra 5 yếu tố lực lượng quyết định mức độ cạnh tranh trong một ngành (hoặc trong một thị trường cụ thể) là:
  • 27. 15 - Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành - Sức mạnh của những người cung ứng - Sức mạnh của những người mua - Mối đe doạ của những người gia nhập mới - Mối đe doạ của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế Mỗi lực lượng này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác mà bản thân các yếu tố đó cũng cần phải được nghiên cứu để tạo ra một bức tranh đầy đủ về sự cạnh tranh trong một ngành. Sự tác động qua lại giữa các lực lượng quyết định một ngành hấp dẫn như thế nào đối với các doanh nghiệp ở trong đó. Thực tế, giá trị của mô hình 5 lực lượng không phải ở chỗ cung cấp những dự đoán cho mỗi kiểu ngành mà ở chỗ cung cấp cho các nhà quản lý một danh mục đầy đủ có thể sử dụng để xác định những đặc điểm quan trọng nhất của sự cạnh tranh trong ngành. Các đặc điểm này tạo ra xuất phát điểm để các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh. Sơ đồ 2.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Nguồn: Porter,M.E (1980) Sức mạnh của người mua (Khách hàng vay tiền) Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng Sức mạnh của người cung ứng (Khách hàng gửi tiền) Các sản phẩm thay thế Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại (Cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại)
  • 28. 16 Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Đối thủ hiện tai của các ngân hàng thương mại chính là các ngân hàng trong hệ thống. Dựa trên phân tích của Porter chỉ ra các yếu tố xác định mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại như sau: Tăng trưởng của ngành: Nếu ngành đang tăng trưởng nhanh thì mỗi doanh nghiệp có thể tăng trưởng mà không cần phải chiếm thị phần của các đối thủ do đó thời gian quản lý sẽ được dành cho việc duy trì sự tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng nhanh của ngành chứ không phải là để dành để tấn công đối thủ. Như thế sự cạnh tranh trong ngành đang tăng trưởng sẽ ít căng thẳng hơn. Đối với ngành ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng cao trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới do đó mức độ cạnh tranh không cao. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ngành ngân hàng phát triển chậm và suy giảm các ngân hàng thương mại cạnh tranh tăng dần lên. Chi phí cố định cao: Chi phí cố định của các ngân hàng tương đối cao do vậy nếu không duy trì được lượng bán có thể gây ra sự sụt giảm lợi nhuận. Do đó các ngân hàng sẽ rất quan tâm đến việc duy trì lượng bán và có xu hướng giảm giá nếu họ cảm thấy có nguy cơ giảm lượng bán. Dư thừa công suất không liên tục:Nếu một ngành trải qua những thời kỳ vượt công suất hoặc do cầu giao động hoặc vì tính kinh tế cuả qui mô đòi hỏi những bổ sung cho công suất là rất lớn thì sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng hơn. Sự khác biệt về sản phẩm, sự xác định nhãn hàng và chi phí chuyển đổi của khách hàng: Đối với ngành ngân hàng thì sản phẩm, dịch vụ là tương đối giống nhau và khách hàng có thể chuyển từ người cung ứng này sang người cung ứng khác mà mất chi phí không cao do đó khách hàng sẽ rất nhạy cảm với giá và cầu về sản phẩm của mỗi ngân hàng sẽ rất co dãn dẫn đến cạnh tranh là rất căng thẳng. Điều này chỉ ra các ngân hàng để tăng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình cần tạo ra những sản phẩm khác biệt nhau đáng kể và gia tăng chi phí chuyển đổi của khách hàng.
  • 29. 17 Số các ngân hàng và quy mô tương đối của chúng: Nếu số các ngân hàng sản xuất các sản phẩm thay thế là tương đối lớn thì sẽ rất khó giám sát hoạt động của nhau và sẽ có nguy cơ là một số ngân hàng tin rằng mình có thể tiến hành cạnh tranh mà không bị phát hiện. Vì thế sự cạnh tranh có xu hướng căng thẳng. Số các ngân hàng mà nhỏ thì sự cạnh tranh sẽ ít hơn. Nhưng nếu các ngân hàng có cùng quy mô thì điều đó cũng làm tăng cạnh tranh và kết quả cũng không rõ ràng. Mức độ căng thẳng của cạnh tranh sẽ là thấp nhất trong các ngành có tương đối ít ngân hàng và một trong các ngân hàng đó mạnh hơn các ngân hàng khác. Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Nếu các đối thủ cạnh tranh có mục đích giống nhau, có văn hoá công ty giống nhau thì họ sẽ có xu hướng suy nghĩ theo cách giống nhau. Lúc đó có thể dự đoán cách thức mà mỗi ngân hàng sẽ phản ứng và nhất trí về một tập hợp các “qui tắc chơi” ngầm. Ngược lại, nếu không thế thì sự cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng hơn. Lợi ích của ngân hàng: Sự cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng hơn nếu sự thành công của ngành ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các ngân hàng trong ngành, hoặc vì sự đóng góp của thành công đó cho lợi nhuận của các ngân hàng hoặc vì nó có một giá trị chiến lựơc nào đó đối với sự thành công của chúng. Hàng rào rút khỏi cao: Nếu việc rút khỏi ngành phải chịu chi phí cao thì các doanh nghiệp sẽ thận trọng ở lại ngành và sự cạnh tranh sẽ có xu hướng căng thẳng. Chi phí của việc rút khỏi ngành có thể bao gồm các chi phí tài chính như trả lương thôi việc hoặc mất mát về giá trị của các tài sản chuyên môn hoá cao nhưng cũng có thể bao gồm các chi phí tâm lý như những người quản lý không sẵn sàng từ bỏ kinh doanh hoặc mất uy tín với chính phủ vì gây ra thất nghiệp. Thực tế cho thấy đối với ngành ngân hàng thì chi phí để rút ra khỏi ngành là cao do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng có xu hướng gia tăng. Mối đe doạ của những người gia nhập tiềm năng Đối với việc tham gia vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến việc chia sẻ các nguồn lực và thị phần hiện có. Điều đó còn dẫn đến giá cả thị trường có thể giảm xuống và chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • 30. 18 Đối với các ngân hàng thương mại thì các đối thủ tiềm năng gồm: các công ty bảo hiểm; các quỹ đầu tư; các ngân hàng nước ngoài; các tổ chức tài chính phi ngân hàng;... Mối đe doạ của những người gia nhập tiềm năng được xác định bằng “độ cao của các hàng rào gia nhập”. Có thể thấy rào cản gia nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gồm có: Tính kinh tế của quy mô: Nếu có tính kinh tế cuả quy mô đáng kể thì một doanh nghiệp đang cân nhắc xem có gia nhập ngành hay không hoặc là xây dựng một thị phần lớn ngay lập tức để đạt được quy mô cần thiết đảm bảo có chi phí thấp hoặc là chịu chi phí cao hơn các ngân hàng đang tồn tại. Do đó tính kinh tế của của quy mô là một nguồn gốc quan trọng của các hàng rào gia nhập. Sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ: Một ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ xây dựng được thương hiệu, chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và tạo ra sự khác biệt sẽ hình thành rào cản đối với các đối thủ tiềm năng khi muốn gia nhập ngành. Đòi hỏi về vốn: Đối với ngành ngân hàng nếu muốn gia nhập cần phải có một lượng vốn rất lớn. Nếu thị trường vốn hoạt động tốt và vốn sẵn có thì việc gia nhập khá mạo hiểm nên người đầu tư đòi hỏi lãi cao để thuyết phục họ chấp nhận rủi ro. Chi phí chuyển đổi: Chi phí chuyển đổi có thể gồm có chi phí đầu tư cho công nghệ mới, chi phí cho thiết kế sản phẩm, chi phí thử nghiệm sản phẩm, chi phí đào tạo cán bộ, chi phí cho quảng bá sản phẩm... Đối với hoạt động ngân hàng thì chi phí này là tương đối lớn do đó những đối thủ gia nhập mới sẽ bị cản trở khi các chi phí tăng cao. Có được các kênh phân phối: Người gia nhập mới phải thiết lập các kênh phân phối riêng của mình. Nếu các ngân hàng đang tồn tại đã xây dựng được các mối quan hệ tốt với các kênh phân phối thì người gia nhập mới khó mà đạt được các kênh đó hoặc đạt được với chi phí cao. Lợi thế chi phí tuyệt đối: Lợi thế chi phí tuyệt đối là một nguồn gốc của hàng rào gia nhập - các ngân hàng đang ở trong ngành có chi phí thấp hơn những người mới gia nhập. Nếu có lợi thế này thì các ngân hàng đang ở trong ngành luôn luôn có
  • 31. 19 khả năng giảm giá của mình đến mức mà những người mới gia nhập không thể tồn tại được, điều đó làm giảm ý muốn gia nhập. Sự trả đũa dự kiến: Sự trả đũa của các doanh nghiệp đang ở trong ngành đối với sự gia nhập mới là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của người mới gia nhập. Nếu các ngân hàng trong ngành chấp nhận thì người mới gia nhập sẽ có có hội thành công lớn hơn. Ngược lại nếu họ trả đũa quyết liệt thông qua giảm giá hay các chiến dịch quảng cáo xúc tiến bán hàng thì người mới gia nhập chỉ có thể tồn tại được nếu có những lợi thế to lớn để bù đắp sự thiếu kinh nghiệm trong ngành. Chính sách của Chính phủ: Chính phủ có thể hạn chế hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường thông qua một số chính sách quản lý hoặc yêu cầu về cấp phép, yêu cầu về vốn, về các giới hạn an toàn đối với một ngân hàng thương mại...Vì vậy, đây là một rào cản lớn về mặt pháp lý đối với các đối thủ tiềm năng khi muốn gia nhập. Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế Nếu các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của ngành là sẵn có thì khách hàng có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế nếu các doanh nghiệp đang tồn tại đặt giá cao. Các yếu tố quyết định mối đe doạ này là: + Giá và công dụng tương đối của các sản phẩm thay thế. Nếu các sản phẩm thay thế mà sẵn có và công dụng tương đương ở cùng một mức giá thì mối đe doạ cuả các sản phẩm thay thế là rất mạnh. + Chi phí chuyển đổi với khách hàng Nếu chi phí chuyển đổi đối với khách hàng cao thì khách hàng co xu hướng không thích chuyển đổi sản phẩm tiêu dùng + Khuynh hướng thay thế của người mua Nếu khách hàng ít nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm thay thế và không thích chuyển người cung ứng thì mối đe doạ thay thế sẽ giảm. Khi thị trường tài chính ngày càng phát triển sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu dịch vụ mới thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Đối với hoạt động gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng các hình thức khác để tối đa hóa
  • 32. 20 nguồn tiền nhàn rỗi như: đầu tư vàng, chứng khoán, thị trường bất động sản hay các quỹ đầu tư...Còn đối với đối tượng vay vốn ngân hàng thì có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay thuê mua tài chính. Sức mạnh của người mua Các yếu tố quyết định sức mạnh của người mua gồm: + Độ nhạy cảm đối với giá, nó là hàm số của các yếu tố sau: Về bản chất độ nhạy cảm của giá đối với giá chính là độ co dãn của cầu. Nó là một hàm số của − Lượng mua của ngành là một phần của tổng lượng mua: nếu sản phẩm của ngành tạo nên một phần không đáng kể trong tổng lượng mua của những người sử dụng thì họ có xu hướng không nhạy cảm đối với giá của nó, như vậy nó sẽ ít ảnh hưởng đến chi phí của họ. − Những khác biệt của sản phẩm của ngành ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng: nếu sản phẩm của ngành là là yếu tố then chốt trong viêc duy trì chất lượng sản phẩm của khách hàng thì chắc chắn họ không nhạy cảm đối với giá. − Tỷ lệ lợi nhuận của khách hàng: những khách hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ ít nhạy cảm với giá. − Những khác biệt sản phẩm và sự xác định nhãn hàng − Động cơ người ra quyết định + Việc mặc cả chịu: Mức độ mà người mua có thể thực hiện việc mặc cả chịu cũng phụ thuộc vào. - Sự tập trung của người mua và dung lượng của người mua: người mua càng tập trung mà mua dung lượng càng lớn thì sẽ có khả năng chịu nhiều hơn. - Chi phí chuyển của người mua: chi phí càng cao thì người mua sẽ ít khả năng chịu hơn vì họ sợ công việc kinh doanh của họ ở nơi khác sẽ có độ tin cậy thấp hơn.
  • 33. 21 - Thông tin của người mua: người mua được thông tin tốt hơn sẽ có nhiều khả năng chịu hơn - Mối đe doạ của việc người mua liên kết dọc ngược trở lại nguồn nguyên liệu: nếu người mua có khả năng đe doạ gia nhập ngành bằng việc liên kết dọc ngược thì họ sẽ có khả năng chịu lớn hơn. - Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế: nếu có các sản phẩm có thể thay thế được cho các sản phẩm của ngành ở mức độ cao thì người mua sẽ có khả năng mặc cả chịu lớn hơn. Đối với một ngân hàng, hoạt động trong ngành cung cấp dịch vụ, việc tiếp cận, thu hút khách hàng là yếu tố quyết định thành bại của mỗi ngân hàng. Vì thế, phân tích khách hàng về cơ cấu khách hàng, thói quen tiêu dùng, sở thích sử dụng các sản phẩm dịch vụ đặc biệt quan trọng. Sức mạnh của người cung ứng Các yếu tố quyết định +Sự khác biệt của đầu vào:Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào những dạng khác nhau của một đầu vào do những người cung ứng riêng lẻ sản xuất ra thì những người cung ứng này sẽ tương đối mạnh. +Chi phí của việc chuyển sang người cung ứng khác:Nếu các chi phí này cao thì người cung ứng có thể tương đối mạnh vì các doanh nghiệp phải chịu chi phí khi chuyển sang người cung ứng khác +Sự sẵn có của các đầu vào thay thế:Nếu các đầu vào thay thế sẵn có thì sức mạnh của người cung ứng giảm +Sự tập trung của người cung ứng:Mức độ tập trung hoá cao giữa những người cung ứng sẽ có xu hướng tạo cho họ sức mạnh, đặc biệt là những người cung ứng tập trung hơn những người mua. +Chi phí tương đối so với tổng chi phí mua của ngành:Nếu chi phí của các đầu vào mua từ một người cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành thì người cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu được.
  • 34. 22 +Ảnh hưởng của đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt của sản phẩm:Nếu số lượng của các đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một ngành thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. +Mối đe doạ của việc liên kết xuôi của người cung ứng:Nếu việc liên kết xuôi của những người cung ứng trong một ngành là dễ dàng thì những người cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể. Bất kỳ sự cố gắng nào từ phí các doanh nghiệp trong ngành để có được mức giá đầu vào thấp cũng có thể được đáp lại bằng việc những người cung ứng xây dựng các thiết bị sản xuất cho riêng họ. Kết luận rút ra từ phương pháp năm lực lượng Phương pháp này đòi hỏi việc nghiên cứu đáng kể về ngành ngân hàng do tính đặc thù của ngành ngân hàng là một trung gian tài chính, phải phân tích một loạt các yếu tố và việc sử dụng sự đánh giá để tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến mỗi lực lượng. Vị thế của một ngân hàng trên thị trường chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy, trong thực tế, bên cạnh những phương thức chiến lược để nâng cao vị trí tuyệt đối của mình, một số ngân hàng còn tìm cách làm giảm vị trí tuyệt đối của các đối thủ hoặc kìm chế số lượng đối thủ nhập cuộc. Như vậy, phương thức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bao gồm cả các biện pháp tích cực lẫn những biện pháp tiêu cực đối với hoạt động kinh tế. Vì thế, Nhà nước phải xác định một chính sách cạnh tranh với những khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì và khuyến khích cạnh tranh một cách tích cực nhằm đảm bảo động lực phát triển của nền kinh tế. Đối với toàn nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng như đã trình bầy ở trên. Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời đại. Thông qua việc thừa nhận những chức năng của cạnh tranh, ta có thể hình dung sơ bộ những mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Tuỳ theo từng thời đại, tuỳ theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức năng, người ta xây dựng những mô hình chính sách cạnh tranh khác nhau. Chính vì thế, việc áp dụng nguyên trạng một mô hình chính sách cạnh tranh của nước này vào thực tế ở nước khác
  • 35. 23 chắc chắn sẽ không thu được những kết quả như mong đợi, thậm chí còn có thể làm nảy sinh những hậu quả tai hại cho nền kinh tế. 2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 2.3.2.1. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng. Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
  • 36. 24 tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2006) cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Theo quan điểm tổng hợp cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình. Năng lực cạnh tranh có thể chia thành nhiều cấp độ cạnh tranh khác nhau Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhìn chung năng lưc cạnh tranh quốc gia đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, có sự bền vững, ổn định kinh tế, nâng cao về thu nhập, đời sống dân cư nước đó. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nghiên cứu về cơ bản vấn đề năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia để làm tiền đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh của nghành và doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Để xác định năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích khả năng cạnh tranh như sau: Phân tích khả năng cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí, Phân tích khả năng cạnh tranh theo mô hình BCG, Phân tích khả năng cạnh tranh theo ma trận GE-McKinsey
  • 37. 25 Từ cấp độ ngành/doanh nghiệp tác giả đi vào phân tích sâu hơn đối với từng doanh nghiêp. Đối với cấp độ doanh nghiệp tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/ dịch vụ: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là cơ sở tạo nên sức canh tranh của doanh nghiệp, của ngành và thể hiện tập trung 4 yếu tố là giá, chất lượng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và uy tín doanh nghiệp Một số tiêu chí tác giả sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ như: Hệ số khả năng cạnh tranh sản phẩm từ chất lượng và giá, Hệ số lợi thế so sánh hiển thị, mức độ bảo hộ hữu hiệu. Xét ở cấp độ vi mô, có 3 quan điểm về năng lực cạnh tranh dựa trên 3 quan điểm khác nhau: Quan điểm quản trị chiến lược (lý thuyết phân tích cấu trúc ngành của M.Porter và lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực riêng biệt); Quan điểm tân cổ điển (lý thuyết chỉ số cạnh tranh, so sánh được giữa các ngành; lý thuyết lợi thế chi phí); Quan điểm tổng hợp. Khái niệm trên về năng lực cạnh tranh là dựa trên quan điểm tổng hợp. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng. Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt. Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết
  • 38. 26 quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh,… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng
  • 39. 27 những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổng hợp các trường phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu tố sau: Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào. Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp. Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 4 yếu tố: a. Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường); các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại: Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động; Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức. b. Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện
  • 40. 28 các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh. c. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày. d. Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh: Sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong bốn yếu tố trên, yếu tố a và d được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu tố b và c là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cũng cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Chính Phủ. Vai trò của Chính Phủ có tác động tương đối lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp. Để xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp từ đó xác định được các yếu tố cấu thành và nguồn lực phát huy lợi thế của doanh nghiệp. 2.3.2.2. Lý thuyết xây dựng lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có nhằm so với các đối
  • 41. 29 thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh theo James Craig và Rober Grant có thể dựa vào mô hình sau: Sơ đồ 2.2 : Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993. Mô hình này là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO) và quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV). Để xác định các yếu tố thành công then chốt, là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh, trước hết phải phân tích môi trường vĩ mô và cạnh tranh ngành. Tiếp theo, phân tích nguồn lực và kiểm toán nội bộ công ty sẽ xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, đó là những nguồn lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của công ty, từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và nguồn lực. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thì nguồn lực phải có giá trị, nó bao hàm những đặc điểm như hiếm có, có thể tạo ra giá trị khách hàng, có thể bắt chước và thay thế nhưng không hoàn toàn (Barney, 1991, trang 105). Trong một ngành phụ thuộc lớn
  • 42. 30 vào xu thế công nghệ như ngành chế tạo máy biến thế, thì các nguồn lực không thể bắt chước hoàn toàn lại thường bị các công nghệ mới thay thế và có thể sẽ bị mất toàn bộ giá trị. Do vậy, lợi thế cạnh tranh bền vững là những lợi thế đủ lớn để tạo sự khác biệt, đủ lâu dài trước những biến đổi của môi trường kinh doanh và phản ứng của đối thủ, trội hơn đối thủ trong những thuộc tính kinh doanh hữu hình có ảnh hưởng đến khách hàng. 2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 2.3.3.1. Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh Bên cạnh đó để xác định cấu trúc cạnh tranh của thị trường có thể sử dụng một số chỉ số đo lường mức độ tập trung của thị trường. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: thị phần (MS – Market share), mức độ tích tụ thị trường (chỉ số CR – Concentration Ratio) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI). Cách thức xác định các chỉ số này như sau: Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm MS (Market Share): thị phần Ri: Doanh thu thuần Mức độ tập trung kinh tế của thị trường
  • 43. 31 n: số doanh nghiệp Trong đó si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành; n = 3 hoặc 5 tùy trường hợp cần xác định CR3 hay CR5. Chỉ số HHI có 2 cách tính: Trong đó n là tổng số doanh nghiệp và si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trong ngành. Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) được sử dụng để đo lường quy mô của doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và thường được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp và có giá trị từ 0 đến 10.000. Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có thị phần bằng nhau thì HHI = 1/N*10.000. Chỉ số HHI có thể xác định bằng cách khác: Trong đó: n là số doanh nghiệp và V là phương sai thống kê của thị phần các doanh nghiệp, được xác định bằng công thức:
  • 44. 32 Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa là nếu cấu trúc thị trường là hoàn toàn cân xứng, tức si = 1/n đối với mọi i) thì V = 0 và H = 1/n. Nếu số lượng doanh nghiệp là không đổi, thì phương sai lớn hơn do mức độ bất đối xứng về thị phần giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị chỉ số cao hơn. Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: - Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung rất nhỏ - Cạnh tranh một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình - Độc quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 > 65%, mức độ tập trung cao - Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100% Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại các thị trường theo cơ sở sau: HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung 1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao Ưu điểm chủ yếu của chỉ số HHI so với các cách đo khác (chẳng hạn như tỷ lệ tập trung - CR) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đối với các doanh nghiệp lớn 2.3.3.2. Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chính là mục đích thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong việc tận dụng tối ưu nguồn lực hiện có. Do đó, hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Dựa vào các hệ số tài chính này có thể so sánh và phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng để từ đó nhận ra hoạt động của các ngân hàng trong từng giai đoạn và xu hướng biến động của các biến số theo thời gian. Có thể nhìn tình hình hoạt động của các ngân hàng này thông qua các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và rủi ro tài chính của ngân hàng.