SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------
TRƯƠNG NHẤT LINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
KHU VỰC HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN VĂN HÒA
QUẢNG TRỊ, 02/2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trương Nhất Linh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo và quý
Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập nghiên cứu
khóa học này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Phan Văn Hoà, người
hướng dẫn khoa học luận văn, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá xác
đáng giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên các
cơ quan ban ngành ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện về thời gian
và giúp đỡ tôi trong việc khảo sát tìm kiếm các nguồn thông tin quý báu cho việc
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ
tôi cả về vật chất lẫn tinh thần tr ng suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, tác giả mong nhận đượ sự đóng góp chân thành của Quý Thầy, Cô
giáo, các đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trương Nhất Linh
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Trương Nhất Linh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Văn Hoà
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải
Lăng, tỉnh Quảng Trị
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Huyện Hải Lăng,một huyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việc
huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế và
bất cập, chủ yếu dự vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việc
quản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết. Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạn
chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự
án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lă g, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn
thạc sĩ kinh tế.
2.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập
số liệu sơ cấp, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyên
khảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và
Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
trong thời gian đến.
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BDAĐT&XDKV Ban Dự án đầu tư và xây dựng khu vực
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐVHL Đơn vị hưởng lợi
ĐVXL Đơn vị xây lắp
GPMB Giải phóng mặt bằng
KT Kinh tế
KTXH Kinh tế - Xã hội
NSNN Ngân sách nhà nước
PT Phát triển
QL Quản lý
XDCB Xây dựng cơ bản
UBND Ủy ban nhân dân
VĐT Vốn đầu tư
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................................................................ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu............................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................3
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích...........................................................................3
5. Kết cấu luận văn.............................................................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XDCB TỪ NGUỒN NSNN..................................................................................................................5
1.1. Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN..........................................5
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................................................5
1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.......................................................................6
1.1.3. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN......................................................9
1.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.............10
1.1.5. Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN............................................................13
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN.............................................................................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
24
v
1.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN...........................................................................................................................................................24
1.2.2. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN...............................................27
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa
phương..........................................................................................................................................................29
1.2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị...............33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN NSNN TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC
HUYỆN HẢI LĂNG, QUẢNG TRỊ..............................................................................................36
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Hải Lăng..........................................................................36
2.1.1. iều kiện tự nhiên........................................................................................................36
2.1.2. iều kiện kinh tế xã hội............................................................................................39
Bảng 2.2: Tình hình dân số ở huyện Hải Lăng giai đoạn 2014-2016...............41
2.1.3. Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước..............................................................44
2.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại BDAĐT&XDKV
huyện Hải Lăng........................................................................................................................................46
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện
46
2.2.2. Lập kế hoạch, dự toán NS và phân bổ vốn.......................................................48
2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch.................................................................................49
2.2.4. Tình hình quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra............................................52
2.2.5. Tình hình nghiệm thu và tổ chức sử dụng công trình..................................53
2.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ nguồn NSNN.......................................................................................................................................55
2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra....................................................55
2.3.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầ tư và Xây
dựng khu vực huyện Hải Lăng..........................................................................................................57
2.3.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu
tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng....................................................................................61
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại
Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng, Quảng Trị............................68
2.4.1. Kết quả..............................................................................................................................68
2.4.2. Hạn chế.............................................................................................................................70
vi
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................................72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BDAĐT&XDKV HUYỆN
HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ....................................................................................................74
3.1. Định hướng................................................................................................................................74
3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.............................................................76
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch.............................................................76
3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư................................................77
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư, chất lượng công trình...78
3.2.4. Hoàn thiện công tác tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, thi công.....80
3.2.5. ẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ
dự án..............................................................................................................................................................81
3.2.6. Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB 83
3.2.7. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh, kiểm tra................................................91
3.2.8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ của Ban Dự án.....93
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95
1. Kết luận...........................................................................................................................................95
2. Kiến nghị........................................................................................................................................95
2.1. Về phía nhà nước và UBND tỉnh Quảng Trị.......................................................95
2.2. Về phía UBND huyện Hải Lăng...............................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................97
PHIẾU ĐIỀU TRA.................................................................................................................................99
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA.................................................................................103
Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Nhận xét phản biện 1
Nhận xét phản biện 2
Bản giải trình chỉnh sửa hoàn thiện luận văn
Xác nhận hoàn thiện luận văn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến sự phát triển kinh tế xã hội, thì một trong những vấn đề then chốt
được đề cập trước tiên đó là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thật vậy, nhờ
những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước,
đặc biệt là sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và nguồn
huy động từ nội bộ nền kinh tế mà công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hải
Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp
phần làm thay đổi diện mạo của huyện ngày một khang trang và đẹp hơn. Kết cấu
hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường, trường,
trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội huyện không
ngừng tăng trưởng, phát triển.
Huyện Hải Lăng,một uyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việc
huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế và
bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việc
quản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết. Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạn
chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Từ những thực tế trên, cần phải quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Xuất phát từ
những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầ tư và Xây
dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn và phân tích thực
trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) từ nguồn ngân sách nhà
nước (NSNN)tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn
1
2014-2016, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh
Quảng Trị trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN;
- Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lănggiai đoạn 2014-2016;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăngđến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản
lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng điều tra của đề tài là Chủ đầu tư,Ban dự án đầu tư và xây dựng
khu vực huyện Hải Lăng, các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trình
như trường học, trụ sở, người dân…) và cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công
(các nhà thầu, quản lý thi công công trình)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học và phân tích thực
trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2016, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa huyện Hải Lăng trong thời
gian đến.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN giai đoạn 2014 – 2016; nghiên cứu đánh giá của các đối tượng điều
tra năm 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu về
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài chính
Kế hoạch huyện,BDAĐT&XDKV đầu tư huyện, từ HĐND, UBND huyện và các cơ
quan ban ngành khác được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục
tiêu, nội dung cụ thể của đề tài. Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệu
chính thức về thực trạng thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để phỏng vấn
15 cán bộ thuộc các bộ phận quản lý tiền vốn như Chủ đầu tư
vàBDAĐT&XDKV,15 cán bộ thuộc các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng
công trình như trường ọc, trụ sở, người dân…) và 15 cán bộ thuộc các Đơn vị xây
lắp thi công (các nhà thầu, quản lý thi công công trình). Tổng số người được điều tra
là 45 người. Đây là các cán bộ trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác quản lý
nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn huyện Hải Lăng. Mẫu được
chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu có điều kiện theo danh sách đơn vị.
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp
và phân tích sau: phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyên
khảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh(số trung bình, số tuyệt
đối, số tương đối, tần suất,… ) được sử dụng trong việc phân tích thực trạng công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện, so sánh các số
liệu thu thập được qua các năm để đưa ra các kết luận.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước;
3
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
4
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN
NSNN
1.1. Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.1.1. Một số khái niệm
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ). Trong
hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệu
lao động, đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm ....) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà
xưởng, phương tiên vận tải,...) là những phương tiện vật chất mà con ngươì sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận
quan trọng nhất trong các tư liệu lao động là các TSCĐ. Đó là các tư liệu lao động
chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh
doanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến
trúc, TSCĐ vô hình....Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ
phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu
và phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy đị h. Tiêu chuẩn này được quy định riêng
đối với từng nước và được điều chỉnh phù ợp với giá cả của từng thời kỳ [13].
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là
những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động. TSCĐ được
chia thành hai loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không
có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). Để có được TSCĐ, chủ đầu tư có thể thực
hiện bằng nhiều cách như: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê,...
Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các
TSCĐ được gọi là đầu tư (ĐT) XDCB. XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động
ĐTXDCB. XDCB là các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ [13].
5
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích
đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt
máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán [13].
-Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương,
được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số
nguồn khác dành cho đầu tư xây dựng cơ bản [14].
-Vốn tín dụng đầu tư : Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các
đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các
tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài [14].
-Vốn của các đơn vị (sản xuất kinh doanh) SXKD, dịch vụ thuộc các thành
phần kinh tế khác.
1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong chi đầu tư phát triển của NSNN.
Những dự án được sử dụng nguồn vốn của NSNN gồm: các công trình kết cấu hạ
tầng KTXH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn do nhà nước quản
lý; các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc các lĩnh vực
cần có sự tham gia của Nhà nước hoặc thự hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, các dự
án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước. Dựa vào vào các tiêu
thức khác nhau người ta phân vốn NSNN đầu tư XDCB thành các loại khác nhau.
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nguồn vốn của nhà nước, bao
gồm: Nguồn vốn thu trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài.
* Nguồn vốn NSNN đầu tư XDCB thu trong nước, bao gồm:
+ Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách Nhà nước định nghĩa:
”NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước” .
Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án
không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho
nền KTXH; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham
6
gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp
nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ.
Nguồn vốn NSNN được hình thành từ tiết kiệm của NSNN, đó là khoản
chênh lệch giữa thu và chi của NSNN. Thu của NSNN được thực hiện chủ yếu là từ
thuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của NSNN
bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an
ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo, chi các sự nghiệp kinh tế.
Muốn tăng nguồn tích lũy của NSNN phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. VĐT
phát triển qua kênh NSNN, được thể hiện qua hai phần: một phần VĐT xây dựng
công trình tập trung của Nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế
hàng năm.
+ Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông
qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do
Bộ Tài chính phát hành.Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn,
nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ
thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện
nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: Tín phiếu, trái phiếu kho bạc,
trái phiếu đầu tư…Đối với VĐT PT, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động
lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiệ cân đối ngân sách đảm bảo kế
hoạch đầu tư PT KT và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó, nếu
vận dụng tốt sẽ tạo ra nguồn VĐT PT quan trọng.
+ Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước: iện nay, ở các
quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác nha : bảo đảm
những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư
nhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tế thấp, nhất là ở
những lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng...
VĐT của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồn
khác nhau: Là nguồn vốn do NSNN cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm 100%
vốn hoặc cổ phần chi phối, tuy nhiên nguồn vốn này sẽ có xu hướng giảm đáng
7
kể cả về tỷ trọng và số lượng; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu,
cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu
hao cơ bản của tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp...
+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức
tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo
hiểm...có vai trò rất quan trọng trong việc huy động VĐT PT. Các tổ chức này có ưu
điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhân
trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế
tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn
rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này đã sử dụng dưới
nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng.
+ Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh: Nguồn VĐT của khu vực dân
doanh được hình thành từ nguồn tiết kiệm của các DN ngoài quốc doanh và tiết
kiệm của dân cư.
* Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gồm:
Những nước đang PT như nướ ta, dù có huy động tối đa nguồn vốn trong
nước cũng chưa thể thỏa mãn nhu cầu ho đầu tư PT, nhất là trong điều kiện hạ tầng
KTXH còn thấp như hiện nay. Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, đầu tư nước
ngoài góp phần tích cực để giải quyết hai vấn đề an giải nêu trên, đồng thời với xu
hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống KTXH, quan hệ giao lưu KT và khoa học
kỹ thuật PT mạnh mẽ đã trở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới.
Nguồn VĐT nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm các nguồn chủ yếu sau:
+ Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn do Chính phủ các nước
và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí
không có lãi. Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tư
PT hoặc cho vay. Hình thức viện trợ PT chính thức ngoài vốn ngoại tệ, thường được
đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia.
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Theo Tổ chức thương mại thế
giới đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư
8
từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền QL tài sản đó. Phương diện QL là thứ để phân biệt FDI với
các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó QL ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó,
nhà đầu tư thường hay đượcc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty
con" hay "chi nhánh công ty" .
+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Trước đây, viện trợ của các
tổ chức phi Chính phủ chủ yếu là cho các nhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấp
thuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, dịch họa...
Những năm gần đây tính chất của những khoản viện trợ này đã có sự thay đổi,
chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việc đầu tư PT các công trình
CSHT có quy mô vừa và nhỏ. Nếu chúng ta biết tranh thủ, khai thác các dự án của
NGO thì có tác dụng tốt đố với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn,
tạo điều kiện thúc đẩy công ng iệp ở nông thôn PT.
1.1.3. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Quản lý là hoạt động tác động ủa chủ thể QL lên các đối tượng QL trong
điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.
Theo quy định tại khoản khoản 3 điều 2 tạ Nghị định12/2009/NĐ-CP [7] thì
“Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành phần, Nhà nước QL
toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ rương đầu tư, lập dự án,
quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà hầu, thi công xây dựng đến khi
nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng”.Theo quy định tại
khoản 2 điều 2 tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì “Việc đầu tư xây dựng công trình
phải phù hợp với quy hoạch tổng thể PT KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây
dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Do đó việc QL VĐT
xây dựng công trình phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động
xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán
thanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức KT - kỹ thuật trong thi công xây
9
dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán... đồng thời
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên.
- Lập và QL chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và
mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư,
tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ
để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác
tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ.
- Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước. Tuy nhiên cần
lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án.
- Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế
và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc xây dựng
và đưa công trình vào sử dụng.
- Căn cứ vào khố lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu KT - kỹ thuật
và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL VĐT xây dựng
công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.
- Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây
dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc
lập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng công trì h.
- Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào
các nguyên tắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ rì phối hợp với các sở liên quan
lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù
hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn [7].
1.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lývốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Quản lý VĐT xây dựng công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ương
tới địa phương:
- Quốc hội: Ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý
đầu tư, QL NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư; đưa ra các quyết định
10
về thu chi NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương, giám sát việc thực hiện, phê
chuẩn các quyết toán, theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc
hội xem xét, quyêt định về chủ trương đầu tư.
- Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp
luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương, báo cáo tình hình
thực hiện NSNN, các chương trình PT KTXH, dự án công trình quan trọng cho
Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hội
thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia,
cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng, Chính phủ phân cấp cho các chính quyền
địa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi
NSNN.
- Bộ Xây dựng: Đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng,
quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C kiểm tra, phát
hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình...
- Bộ Tài chính: Xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các
nguồn VĐT để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, ban
hành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính - ngân sách, phối hợp với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ VĐT cho các bộ, các địa phương và các dự án
quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN. Kiểm tra, quyết toán VĐT các dự án,
hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán
VĐT các dự án hoàn thành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý
Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư,
kế hoạch đầu tư PT hàng năm và 5 năm, kế hoạch PT KTXH, phối hợp với Bộ Tài
chính lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung trình tự
lập, thẩm định và quản lýcác dự án quy hoạch tổng thể KTXH, quy hoạch PT
ngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả VĐT.
- Các bộ ngành khác có liên quan: Góp phần vào quá trình QL nhà nước
theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
11
- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán
ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện dự án đầu tư trên địa
bàn mình.
- UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ
điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình QL, kiểm tra nghị quyết của
HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc.
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê
duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thu
công trình, QL chất lượng, khối lượng, chi phí đầu tư xây dựng, tiến độ, an toàn và
vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể.
1.1.4.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao
QL, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.Theo khỏan1điều 3 Nghị định
12/2009/NĐ-CP qui định ” Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư xây
dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư
xây dựng công trình phù hợp với quy định ủa Luật NSNN[7].
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một
trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan nga g Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, huyện trực thuộc Trung
ương và DNNN;
- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND
các cấpquyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn
vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết
định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường
hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị
sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư
trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa
công trình vào khai thác, sử dụng;
12
Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản
này thì người quyết định đầu tư có thể ủy thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm
chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư
1.1.4.3. Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một số các yếu tố đặc
thù: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng khác xây
dựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được cụ thể hóa bằng các quy định,
chỉ tiêu và các định mức. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quyết toán VĐT, hướng
dẫn chi tiết quyết toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán VĐT, định kỳ thẩm
định các dự án. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập
hồ sơ quyết toán vốn...Cơ chế QL VĐT xây dựng công trình gồm những quy định
về quản lý chi phí dự án, thanh quyết toán VĐT; xây dựng các kế hoạch ngắn, trung
và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong
cả nước. Dự báo các nhu cầu vốn, cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và
quy hoạch PT KT, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phối
nâng cao hiệu quả sử sụng vốn.
1.1.4.4. Kiểm tra, giám sát vốn
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọ g, qua đó đảm bảo được sử dụng
VĐT hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra giám
sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về
điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình...theo dõi kiểm tra
các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm
bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước. Q á trình giám
sát tức là giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra
chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các
vi phạm.
1.1.5. Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Dự án đầu tư được hình thành và phát triển (PT) với nhiều giai đoạn riêng
biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình
13
lôgic. Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập và trên các
góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sở
quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công
việc, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ sau:
Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước
là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà
một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án
vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước
nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập
báo cáo KT - kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế
mẫu.Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo
phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về KT, tài chính, kỹ thuật của bước đó,
nếu đạt yêu cầu về các t êu c uẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có
thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực
hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.
- Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
+ Tiến hành thăm dò, xem xét thị trườ g để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm
nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư
và lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
+ Lập dự án đầu tư.
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư,
tổ chức cho vay VĐT và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầ tư.
- Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao
gồm: + Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà
nước. + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
+ Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, kỹ thuật và chất lượng công
trình. + Phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình.
14
+ Phê duyệt, thẩm định thiết kế và dự toán hạng mục công trình.
+ Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu
+ Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị.
+ Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
+ Ký kết hợp đồng KT với nhà thầu đã trúng thầu.
+ Thi công xây lắp công trình.
+ Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng.
* Phân loại dự án đầu tư
Phần lớn, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời
hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại
dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau.
+ Theo tính chất của dự án: mà ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dự
án: dự án đầu tư sản xuất k nh doanh, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, dự án
đầu tư nhân đạo...
+ Theo nguồn vốn đầu tư: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư của khu
vực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần…
* Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc gành công nghiệp, nông nghiệp,
lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ…
* Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ.
Dự án nhóm A
-Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh,
quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội q an trọng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ
tầng khu công nghiệp.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu
khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến
khoáng sản, các dự án giao thông xây dựng khu nhà ở...
15
Giai đoạn I
Chuẩn bị đầu tư
Nghiên cứu cơ hội Nghiên cứu dự án tiền Nghiên cứu dự án Thẩm định và phê duyệt
đầu tư khả thi khả thi dự án
Giai đoạn II
Thực hiện đầu tư
Thiết kế, lập Ký kết HĐ Thi công xây dựng, đào Vận hànhthử nghiệm,
dựtoán tạo, CN,CBKT,QL nghiệm thu, quyết toán
Khai thác sử dụng
Sơ đồ 1.1. Trình tự các giai đoạn trong hoạt động đầu tư XDCB
16
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác điểm
trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ
tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác,,với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng.
Dự án nhóm B
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu
khí, hoá chất, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các
dự án giao thông, xây dựng k u nhà ở... Với tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ
đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng ông trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát
nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện
tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu
chính, viễn thông. Với tổng mức đầu tư từ 50 đế 1.000 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: ạ ầng kỹ thuật khu đô thị mới,
công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản
xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Với tổng
mức đầu tư từ 40 đến 700 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Với tổng mức đầu tư từ 30 đến 500 tỷ
đồng.
Dự án nhóm C
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu
khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến
17
khoáng sản, các dự án giao thông. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch, xây
dựng khu nhà ở. Với tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát
nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện
tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu
chính, viễn thông. Với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ
tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, chế bin nông, lâm, thuỷ sản. Với tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng.
- Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát
thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác. với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN
1.1.6.1. Cơ chế quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB
Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và
ĐTXDCB nói riêng phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra
hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống các chính sách pháp
luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB và do vậy có ảnh
hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Hệ hống chính sách pháp luật
vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở ạo điều kiện cho tiêu cực,
tham nhũng thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy
đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các
nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB.
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản q y phạm pháp
luật về ĐTXDCB được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản
thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể
quản lý ĐTXDCB được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình
18
hình ĐTXDCB để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về
ĐTXDCB cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB.
Quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ
quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và
xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố
quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn
đầu tư XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra lãng
phí to lớn đối với nguồn VĐT cho XDCB. Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có
nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong
điều kiện nền kinh tế thị trường song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý đầu tư
và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống.
1.1.6.2. Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ
Đối với nước ta, chiến lược PT KTXH là hệ thống quan điểm định hướng của
Đảng, của Nhà nước về PT KTXH theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai
đoạn. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược PT KTXH Việt Nam đến năm
2010 là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh hóng đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới trong
một vài thập kỷ tới. Cùng với chính sách kinh tế và p áp luật kinh tế hoạt động đầu
tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng là biện pháp kinh
tế nhằm tạo môi trường và hành lang cho DNPT sản xuất kinh doanh và hướng các
hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô.
1.1.6.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu
tư. Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác
định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản
xuất... sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự
mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công. Đặc biệt trong đầu tư XDCB,
sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến
19
nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình.
Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi phức tạp hơn
1.1.6.4. Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác QL VĐT
XDCB, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi
nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong
chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả. Các
biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con người đối với QL VĐT XDCB:
- Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác: Chất lượng công tác quy hoạch
thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm
xây dựng cho dự án đầu tư, nên quyết định đầu tư thiếu chính xác. Vì thế không ít
dự án khi xây dựng chưa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển
địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Hiện tượng khá phổ biến khác
là nhiều cấp có thẩm quyền k i ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư
như tổng dự toán, dự toán c i tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến là
thường phải điều chỉnh bổ sung.
- Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lược: Bố
trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, cô g trình đưa vào kế hoạch đầu tư
quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối
lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sau hấp, nên kéo dài niên độ
thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình.
1.1.6.5. Đặc điểm sản phẩm công trình xây dựng cơ bản Các
sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau:
-Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu
thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậ .
Chất lượng và giá cả sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự
nhiên. Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác
động trên đòi hỏi trước khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và
chuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc
20
sử dụng và QL VĐT XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựa
chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò... để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi cao.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: Sản phẩm xây dựng
với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cố định,
kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác
nhau,đòi hỏi khối lượng VĐT, vật tư lao động, máy thi công nhiều...khác nhau. Do
vậy trong QL vốn trong hoạt động đầu tư XDCB phải nâng cao chất lượng công tác
kế hoạch hoá VĐT, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lượng của nó có ý
nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
-Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá
nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất
cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị
cũng như quá trình thi công.
-Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ: Mỗi sản phẩm đều có
thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Mỗi công trình có yêu cầu riêng
về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn. Do đó khối lượng của mỗi công
trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trên
những địa điểm khác nhau.
1.1.6.6. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư
Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động
ĐTXDCB. Nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư. Thực tế
ĐTXDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng
các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Ví dụ
như các nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối,... Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho
việc ĐTXDCB manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả. Nhưng nếu không có quy hoạch thì
hậu quả lại càng nặng nề hơn. Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho ĐTXDCB
của nhà nước mà còn phải quy hoạch ĐTXDCB chung, trong đó có cả ĐTXDCB
của tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai
quy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, về
21
ĐTXDCB của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích
các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là nội
dung, vừa là công cụ QL hoạt động đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT
XDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu PT KT. Mục đích
cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KT quốc dân. Do nhu cầu của nền kinh tế
là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cần
căn cứ vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật.
Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước;
phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải có
mục tiêu rỏ ràng. Do vậy thì hiệu quả sử dụng VĐT XDCB mới được nâng cao.
1.1.6.7. Môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước
Trong ĐTXDCB của n à nước thường tính cạnh tranh không cao. Về nguyên
tắc, nhà nước thường ĐTXDCB vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhân
không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào
những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói hung được coi trọng hơn lợi ích kinh tế
thuần tuý. Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong ĐTXDCB của nhà nước về lý thuyết
nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh
tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Nhà nước cần
phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực ĐTXDCB của nhà
nước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
1.1.6.8. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ chức, QL VĐT xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội
dung, nhằm khuyến khích các thành phần KT đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp
với chiến lược PT KT xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Sử dụng có
hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí;
đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường
sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụng công
nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý.
22
Tổ chức QL đòi hỏi phải chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án
thuộc nguồn vốn NSNN. Vì vậy, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các
cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình
đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT. Để nâng cao chất lượng của
công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm VĐT cũng như tạo điều
kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích KT xã
hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót chủ quan lẫn
khách quan mà công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho VĐT bị thất thoát, lãng
phí, một số đối tượng đầu tư đã đem mang lại hiệu quả sử dụng không như mong
muốn về lợi ích KTXH.
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả
hoạt động ĐTXDCB. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người
và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXDCB. Nếu năng lực con
người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong ĐTXDCB. Tổ
chức bộ máy tham gia vào oạt động ĐTXDCB rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế
hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chứ đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết toán,
đưa công trình vào sử dụng,...
Công tác quản lý hành chính nhà nước tro g ĐTXDCB cũng có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế c o thấy nếu quản lý nhà nước yếu
kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí
đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động ĐTXDCB cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.
1.1.6.9. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành
Cách thức tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ
giúp nhà đầu từ tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. Thật
vậy, so sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu của nền KT chúng ta sẽ
xác định được lợi ích KT của VĐT.
Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt
hay không lại phụ thuộc vào nhiều sự tác động:
23
- Tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụng các
chính sách KT và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Ngoài ra, còn
tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặc
tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
- Công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm…
Tóm lại, VĐT XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật,
CSHT, thu hút các nguồn VĐT như: vốn nước ngoài, vốn của các DN và của các
tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và PT KT. Nó là động lực PT quan trọng của
mọi nền sản xuất xã hội.
Trong quá trình PT của đất nước không thể không cần tới VĐT. Tuy nhiên,
do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và VĐT XDCB từ NSNN như: quy mô
lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc QL liên quan đến nhiều ngành và
nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn
khả năng của nền KT, nên đòi hỏi VĐT phải được sử dụng có hiệu quả.
Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấn đề
nhức nhối. Do đó, việc nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN là một vấn đề
đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu ư XDCB từ nguồn NSNN
1.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN
Hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa
phương ban hành.
1.2.1.1. Quốc hội
Tính từ thời điểm sau khi có Luật xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo
luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như: Luật ngân sách 2015,
Luật Đầu tư 2014; Luật Đấu thầu 2013; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
2013; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2014;
24
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Kinh doanh bất động sản 2014;
Luật Phòng chống tham nhũng 2012 (sửa đổi 2016); Luật Quản lý và sử dụng tài
sản nhà nước 2008....Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị quyết có liên
quan như: Nghị quyết về kế hoạch PT KTXH và dự toán NSNN hàng năm; Nghị
quyết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết về các chương trình
mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế...
1.2.1.2.Văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan
Để thực hiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ
và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Chỉ tính riêng các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật xây dựng, Luật đầu tư và Luật đấu thầu được ban hành từ
năm 2006 đến 2016, đã có nhiều nghị định Chính phủ được ban hành triển khai các
Luật liên quan:
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định và nghị định
như: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2005; Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29 t áng 9 năm 2006; Nghị định số12/2009/NĐ - CP ngày
12 tháng 2 năm 2009; Chỉ thị số 1315/CT-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2011.
- Bộ Xây dựng ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn thi hành
Luật xây dựng và các nghị định của Chính phủ. Các văn bản như: Quyết định số
788/QĐ-BXD ngày 26 tháng 8 năm 2010; Thô g tư số 02 /2011/TT-BXD ngày 22
tháng 2 năm 2011...
- Có rất nhiều văn bản của các bộ ngành liên quan như : Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ giao thông vận tải và Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và PT nông thôn, Bộ Y
tế, Bộ Công thương như: Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT...Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng
9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ t yển, hồ sơ
mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư.Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư quy định về chế độ Báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống
thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà
nước.Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính
25
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ra, còn có các văn bản hướng dẫn khác của Chính phủ như vốn hỗ
trợ PT chính thức ....
1.2.1.3. Văn bản của các địa phương
Nhìn chung, UBND huyện, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chỉ thị và
quyết định nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương cho phù hợp với thực tế
địa phương. Các cơ quan trực thuộc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về
vấn đề phân cấp, lập và thẩm định dự án quy hoạch; phân cấp quản lý đầu tư ở các
cấp tỉnh, huyện, xã; về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở cao tầng và công trình
quy mô lớn ở đô thị trên địa bàn địa phương mình quản lý, về việc bồi thường,
GPMB và tái định cư.Hâu hết, các luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư
xây dựng công trình nhìn c ung khá đồng bộ, về cơ bản đảm bảo phục vụ công tác
QL nhà nước cũng như phục vụ cho hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân.
Song, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật này đã khiến cho các chủ thể tham
gia quá trình đầu tư xây dựng rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Bên cạnh
đó, vẫn còn nhiều tính chất phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng liên quan đến
công tác QL của các ngành, các cấp, có tác độ g ất định đến sự PT của xã hội, hoạt
động của các DN, đời sống của nhân dân trong điều kiện chuyển từ cơ chế QL bao
cấp sang cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập. Đồng thời, trước yêu cầu đòi
hỏi của thực tế nước ta, việc ban hành các quy định, các chính sách điều chỉnh lĩnh
vực này rất phức tạp, liên quan đến nhiều đạo luật. Mặt khác, do năng lực, kinh
nghiệm, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ trực tiếp soạn thảo văn bản QL
trong các cơ quan chuẩn bị dự thảo, cơ quan thẩm định dự án luật và phương thức
lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật còn hình thức, thiếu
thực tế.Các văn bản pháp luật liên quan đến XDCB còn chưa kịp thời, chồng chéo,
không thống nhất, không phù hợp.Từ hoạt động thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp
luật về đầu tư xây dựng công trình được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở
những thời điểm khác nhau, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất về một
26
số nội dung, khái niệm, dẫn tới việc hiểu và áp dụng pháp luật còn khác nhau.Việc
ra đời hàng loạt của các văn bản quy định về đầu tư xây dựng công trình ở đủ mọi
cấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây nên sự chậm trễ khi tiến hành thủ
tục đầu tư.
1.2.2. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Bảng 1.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016
(Tính theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra
KT Tỷ KT Tỷ Khu vực Tỷ
Năm Tổng số ngoài vốn
nhà trọng trọng trọng
nhà ngước
nước (%) (%) (%)
nước ngoài
2010 830,3 316,3 38,1 299,5 36,1 214,5 25,8
2011 924,5 341,6 37,0 356,0 38,5 226,9 24,5
2012 1010,1 406,5 40,3 385,0 38,1 218,6 21,6
2013 1094,5 441,9 40,4 412,5 37,7 240,1 21,9
2014 1220,7 486,8 39,9 468,5 38,4 265,4 21,7
2015 1367,2 519,5 38,0 529,6 38,7 318,1 23,3
2016 1485,1 557,5 37,5 579,7 39,0 347,9 23,4
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016
Giai đoạn 2010 – 2016 nguồn VĐT PT toàn xã hội của nước ta đã gia tăng
đáng kể và liên tục. Đây là sự gia tăng đáng kể, tạo CSHT quan trọng góp phần đẩy
nhanh tốc độ PT KT ngoạn mục của nước ta trong những năm qua. Nếu xem xét
VĐT PT theo các thành phần KT, ta thấy, tỷ trọng đầu tư vốn của khu vực KT ngoài
nhà nước gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2010, tỷ trọng VĐT của khu vực này
chiếm thấp nhất, chỉ đạt 36,1% nhưng đến năm 2016 tỷ trọng này là cao nhất, đạt
27
39%. Điều đó cho thấy đây là khu vực quan trọng trong việc đầu tư PT xã hội của
quốc gia.
Trong khi đó khu vực KT nhà nước chiếm một lượng vốn lớn NSNN nhưng
tỷ trọng VĐT PT xã hội qua các năm vẫn khá cao, mặc dù năm 2016 giảm chiếm
37,5%, do nền KT suy thoái, vì thế tỷ trọng VĐT PT của khu vực KT có VĐT nước
ngoài cũng có xu hướng suy giảm và chỉ đạt 25,8% năm 2010 xuống còn 23,4%
năm 2016.
Bảng 1.2. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn2011-
2016phân theo cấp quản lý
(Tính theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra
Năm Tổng số Trung ương Tỷ trọng Địa phương Tỷ trọng
(%) (%)
2010 316,3 151,8 48,0 164,5 52,0
2011 341,6 148,6 43,5 192,9 56,5
2012 406,5 175,0 43,1 231,5 56,9
2013 441,9 186,7 42,2 255,2 57,8
2014 486,8 215,1 44,2 271,7 55,8
2015 519,5 247,3 47,6 272,2 52,4
2016 557,5 264,8 47,5 292,7 52,5
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016
Nếu xem xét trên phương diện nguồn VĐT từ khu vực nhà nước, vốn ngân
sách chiếm tỷ trọng lớn chiếm hơn 48%. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về ngân
sách, tuy nhiên với vị trí vai trò quan trọng của CSHT trong PT KTXT của đất
nước, Nhà nước ta đã gia tăng đáng kể vốn ngân sách để đầu tư PT xã hội, đặt biệt
tập trung đầu tư vào các công trình lơn, trọng điểm quốc gia, tạo cơ sở nền tảng để
thu hút các lực lượng khác đầu tư PT xã hội.
28
Ngoài vốn ngân sách, VĐT PT còn có vốn do Nhà nước vay và vốn do các
DNNN và các nguồn khác đầu tư. Giai đoạn 2010-2015, vốn vay từ các nước để đầu
tư PT xã hội tăng. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các DNNN cũng bổ sung rất lớn vào
đầu tư PT.
Nhìn chung, mặc dù nền KT đất nước và nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt 3 năm gần đây, song với tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở để PT
KTXH, Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư PT, từng
bước tạo nền tảng vững chắc để PT đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảng 1.3. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2010 –
2016 phân theo nguồn vốn
(Tính theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng
Chia ra
Năm Tổng số Vốn Tỷ Vốn Tỷ Vốn DNNN Tỷ
trọng trọng vànguồn trọng
NSNN vay
(%) (%) khác (%)
2010 316,3 141,7 44,8 115,9 36,6 58,7 18,6
2011 341,6 177,9 52,1 114,1 34 49,5 14,5
2012 406,5 205,0 50,4 149,5 36,8 52,0 12,8
2013 441,9 207,1 46,9 162,5 36,8 72,3 16,3
2014 486,8 207,7 42,7 198,2 40,7 80,9 16,6
2015 519,5 220,4 42,4 211,0 40,6 88,1 17,0
2016 557,5 268,6 48,2 198,0 35,5 90,9 16,3
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa
phương
1.2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Khi nền Kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao thì các nước
phát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào PT CSHT, các cơ sở KT lớn mà
29
tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ
thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là
các DN tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung
Quốc, Nhật Bản, Thái lan... là những nước sử dụng có hiệu quả VĐT XDCB hơn so
với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần.
*Nhật Bản
Như chúng ta đã biết nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển từ những năm 1960-
1961, để thúc đẩy nền KT PT, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư PT
CSHT. Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho CSHT gần gấp 2 lần so
với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn
NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ
thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh
viện.
* Trung Quốc
Trung Quốc có thành p ố Thẩm Quyến là một trung tâm KT tài chính PT của
Trung Quốc. Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc
và ruộng đồng. Vào năm 1979, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Đặng Tiểu
Bình quyết tâm biến thành phố này trở thành một đặc khu kinh tế, với định hướng
phát triển khác biệt với những khu vực khác. Và chỉ trong một thời gian ngắn, thành
phố này đã trút bỏ "tấm áo" nghèo nàn và khoác lên mộ bộ "trang phục" hoàn toàn
mới.Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 riệu người.Khi đưa ra chủ trương
xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông
biển, thông tin,.. Vì vậy, CSHT đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc
tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với CSHT hoàn
chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin li n lạc… và thủ tục thuận
lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu
tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. Ngày nay, Thâm Quyến được miêu tả là một
thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”. Năm 2016, GDP
của thành phố đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha hoặc Ireland.
30
1.2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong
nước * Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố được mệnh danh là thành phố đáng sống, thật vậy
phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng
cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước
ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:
- UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm
quyền được phân công, phân cấp. Đặc biệt điểm nổi trội của UBND thành phố Đà
Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ
xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể
mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự
án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký VĐT; đền bù và GPMB; tổ chức đấu
thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; QL chất lượng trong thi công; cấp phát
VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành
công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm,
quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn dầu
tư và xây dựng.
- Hoạt động đền bù, GPMB là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện
dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương
cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do
ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù,
GPMB trong thời gian qua, thành công của địa phương này là nhờ:
* UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi
nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên
tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định,
đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà
nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được UBND thành phố Đà Nẵng hành
Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi
đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực
31
này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy
sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.
* UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của
UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính
sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng
chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện GPMB khi các điều kiện
đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.
* UBND thành phố Đà Nẵng rất chủ trọng đến công tác cải cách hành chính
cũng như đền bù, GPMB thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá
nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các
trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của
Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc
công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh
nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc.
Qua một số kinh ng iệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà
nước ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương
mẫu, “dám làm”, “dám chịu trá h nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài
học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước. Hoạt động đầu tư từ NSNN giai đoạn 2006-
2010 đã tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, nhờ đó góp phần thiết thực vào duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh ế vĩ mô và tăng cường xoá đói giảm
nghèo. Tỷ lệ đói nghèo của cả nước đã giảm mạnh.
* Tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninhlà địa phương có kinh nghiệmđiều hành linh hoạt, có hiệu quả
công tác quản lý VĐT XDCB trên địa bàn thực hiện kiềm chế lạm phát.
Theo Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân (HĐND) tỉnh, kế hoạch vốn phân bổ
chi đầu tư XDCB đầu năm 2011 là 2.542,7 tỷ đồng, kế hoạch cả năm dự kiến chi
gần 5.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được UBND tỉnh chỉ đạo bố trí sắp xếp phân
bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: Các công trình trọng điểm
chuyển tiếp; trả nợ XDCB đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên
các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng vàtriển khai
32
các công trình mới. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, thực hiện Nghị
quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 Chính phủ, HĐND, UBND tỉnhđãđiều hành
công tácđầu tư XDCB theo hướng dừng khởi công các công trình, dự án mới; rà
soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển VĐT từ NSNN đã bố trí cho các công trình,
dự án chưa cấp bách để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan
trọng, cấp bách. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tư XDCB của Quảng Ninh năm 2011
bắt buộc phải có những sự điều chỉnh, cơ cấu lại kế hoạch đã phân bổ từ đầu năm
cho phù hợp. Theo đó, tỉnh đã ngừng triển khai 4 dự án lớn vớitổng mức đầu tư dự
kiến là 1.134 tỷ đồng; giãn tiến độ 26 công trình khởi công năm 2010 vớitổng nhu
cầu vốn là 387 tỷ đồng; giãn tiến độ của 17 công trình thuộc nguồn vốn đã phân cấp
cho các huyện, thị xã, thành phố vớitổng số vốn cắt giảm là hơn 19 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn
vốn đã cam kết, thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực một cách hợp lý. Một số
nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế tiếp tục tìm đếnvà đầu tư tại Quảng Ninh.
Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và sáng tạo trong công tác quản lý chi
đầu tư XDCB, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra, đem
lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp tục thúc đẩy
nền kinh tế phát triển bền vững.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Để hoạt động đầu tư từ nguồn NSNN đạt hiệu quả, tác giả đã đúc rút ra các
bài học kinh nghiệm như sau:
* Đối với chính sách và thủ tục đầu tư:
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QL đầ tư XDCB,
nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và QL dự án. Mặt khác, các văn bản hướng
dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế, dẫn
đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh các thủ tục để
triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Công tác chỉ định thầu đơn
vị tư vấn thực hiện các bước phải thực hiện đúng quy trình quy định của Luật, mất
33
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long AnĐề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải PhòngĐề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đLuận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú YênLuận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...hieu anh
 
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điệnLV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điệnDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHTĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY! (20)

LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước, HAY!
 
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên PhướcQuản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên PhướcLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
 
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điệnLV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
LV: công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống điện
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINHTĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ TRƯƠNG NHẤT LINH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN VĂN HÒA QUẢNG TRỊ, 02/2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiên luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn Trương Nhất Linh i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo và quý Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập nghiên cứu khóa học này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Phan Văn Hoà, người hướng dẫn khoa học luận văn, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá xác đáng giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên các cơ quan ban ngành ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việc khảo sát tìm kiếm các nguồn thông tin quý báu cho việc hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần tr ng suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận đượ sự đóng góp chân thành của Quý Thầy, Cô giáo, các đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trương Nhất Linh ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Trương Nhất Linh Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Văn Hoà Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Huyện Hải Lăng,một huyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế và bất cập, chủ yếu dự vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết. Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạn chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lă g, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyên khảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn Luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn 2015-2017, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian đến. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BDAĐT&XDKV Ban Dự án đầu tư và xây dựng khu vực CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐVHL Đơn vị hưởng lợi ĐVXL Đơn vị xây lắp GPMB Giải phóng mặt bằng KT Kinh tế KTXH Kinh tế - Xã hội NSNN Ngân sách nhà nước PT Phát triển QL Quản lý XDCB Xây dựng cơ bản UBND Ủy ban nhân dân VĐT Vốn đầu tư iv
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................................................................ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................1 2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................1 2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu............................................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................3 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích...........................................................................3 5. Kết cấu luận văn.............................................................................................................................3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN..................................................................................................................5 1.1. Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN..........................................5 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................................................5 1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.......................................................................6 1.1.3. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN......................................................9 1.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.............10 1.1.5. Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN............................................................13 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.............................................................................................................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 24 v
  • 7. 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN...........................................................................................................................................................24 1.2.2. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN...............................................27 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phương..........................................................................................................................................................29 1.2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị...............33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHU VỰC HUYỆN HẢI LĂNG, QUẢNG TRỊ..............................................................................................36 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Hải Lăng..........................................................................36 2.1.1. iều kiện tự nhiên........................................................................................................36 2.1.2. iều kiện kinh tế xã hội............................................................................................39 Bảng 2.2: Tình hình dân số ở huyện Hải Lăng giai đoạn 2014-2016...............41 2.1.3. Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước..............................................................44 2.2. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại BDAĐT&XDKV huyện Hải Lăng........................................................................................................................................46 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện 46 2.2.2. Lập kế hoạch, dự toán NS và phân bổ vốn.......................................................48 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch.................................................................................49 2.2.4. Tình hình quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra............................................52 2.2.5. Tình hình nghiệm thu và tổ chức sử dụng công trình..................................53 2.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.......................................................................................................................................55 2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra....................................................55 2.3.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầ tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng..........................................................................................................57 2.3.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng....................................................................................61 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng, Quảng Trị............................68 2.4.1. Kết quả..............................................................................................................................68 2.4.2. Hạn chế.............................................................................................................................70 vi
  • 8. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................................72 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI BDAĐT&XDKV HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ....................................................................................................74 3.1. Định hướng................................................................................................................................74 3.2. Hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.............................................................76 3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch.............................................................76 3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư................................................77 3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư, chất lượng công trình...78 3.2.4. Hoàn thiện công tác tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, thi công.....80 3.2.5. ẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ dự án..............................................................................................................................................................81 3.2.6. Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB 83 3.2.7. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh, kiểm tra................................................91 3.2.8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ của Ban Dự án.....93 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95 1. Kết luận...........................................................................................................................................95 2. Kiến nghị........................................................................................................................................95 2.1. Về phía nhà nước và UBND tỉnh Quảng Trị.......................................................95 2.2. Về phía UBND huyện Hải Lăng...............................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................97 PHIẾU ĐIỀU TRA.................................................................................................................................99 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA.................................................................................103 Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Nhận xét phản biện 1 Nhận xét phản biện 2 Bản giải trình chỉnh sửa hoàn thiện luận văn Xác nhận hoàn thiện luận văn vii
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ix
  • 11. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nói đến sự phát triển kinh tế xã hội, thì một trong những vấn đề then chốt được đề cập trước tiên đó là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thật vậy, nhờ những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt là sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế mà công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hải Lăng nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện ngày một khang trang và đẹp hơn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước hiện đại hoá và hệ thống "điện, đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội huyện không ngừng tăng trưởng, phát triển. Huyện Hải Lăng,một uyện có nền kinh tế tương đối khá của tỉnh song việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn nhiều hạn chế và bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên và khai thác quỹ đất, nên việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nói riêng càng mang tính cấp thiết. Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đạt hiệu quả chưa cao, điều này đã hạn chế khá nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ những thực tế trên, cần phải quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Ban Dự án đầ tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị" làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng giai đoạn 1
  • 12. 2014-2016, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN; - Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lănggiai đoạn 2014-2016; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyệnHải Lăngđến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Dự án đầu tư và Xây dựng khu vực huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Đối tượng điều tra của đề tài là Chủ đầu tư,Ban dự án đầu tư và xây dựng khu vực huyện Hải Lăng, các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trình như trường học, trụ sở, người dân…) và cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công (các nhà thầu, quản lý thi công công trình) 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học và phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2016, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa huyện Hải Lăng trong thời gian đến. - Về thời gian: Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn 2014 – 2016; nghiên cứu đánh giá của các đối tượng điều tra năm 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 2
  • 13. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu về vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNcủa Kho bạc Nhà nước huyện, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện,BDAĐT&XDKV đầu tư huyện, từ HĐND, UBND huyện và các cơ quan ban ngành khác được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thể của đề tài. Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệu chính thức về thực trạng thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. - Số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng để phỏng vấn 15 cán bộ thuộc các bộ phận quản lý tiền vốn như Chủ đầu tư vàBDAĐT&XDKV,15 cán bộ thuộc các đơn vị hưởng lợi (đại diện cơ quan sử dụng công trình như trường ọc, trụ sở, người dân…) và 15 cán bộ thuộc các Đơn vị xây lắp thi công (các nhà thầu, quản lý thi công công trình). Tổng số người được điều tra là 45 người. Đây là các cán bộ trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNNtrên địa bàn huyện Hải Lăng. Mẫu được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu có điều kiện theo danh sách đơn vị. 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích sau: phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia chuyên khảo, phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so sánh(số trung bình, số tuyệt đối, số tương đối, tần suất,… ) được sử dụng trong việc phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện, so sánh các số liệu thu thập được qua các năm để đưa ra các kết luận. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước; 3
  • 14. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 4
  • 15. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 1.1. Lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.1. Một số khái niệm Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra tài sản cố định (TSCĐ). Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ....) các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiên vận tải,...) là những phương tiện vật chất mà con ngươì sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động là các TSCĐ. Đó là các tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, TSCĐ vô hình....Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản: Phải có thời gian sử dụng tối thiểu và phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy đị h. Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và được điều chỉnh phù ợp với giá cả của từng thời kỳ [13]. Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động. TSCĐ được chia thành hai loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và TSCĐ không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). Để có được TSCĐ, chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cách như: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê,... Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các TSCĐ được gọi là đầu tư (ĐT) XDCB. XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động ĐTXDCB. XDCB là các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ [13]. 5
  • 16. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán [13]. -Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn khác dành cho đầu tư xây dựng cơ bản [14]. -Vốn tín dụng đầu tư : Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị kinh tế và các tầng lớp dân cư, dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài [14]. -Vốn của các đơn vị (sản xuất kinh doanh) SXKD, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác. 1.1.2. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong chi đầu tư phát triển của NSNN. Những dự án được sử dụng nguồn vốn của NSNN gồm: các công trình kết cấu hạ tầng KTXH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn do nhà nước quản lý; các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức thuộc các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước hoặc thự hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước. Dựa vào vào các tiêu thức khác nhau người ta phân vốn NSNN đầu tư XDCB thành các loại khác nhau. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là nguồn vốn của nhà nước, bao gồm: Nguồn vốn thu trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài. * Nguồn vốn NSNN đầu tư XDCB thu trong nước, bao gồm: + Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách Nhà nước định nghĩa: ”NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước” . Nguồn vốn đầu tư từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền KTXH; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham 6
  • 17. gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Nguồn vốn NSNN được hình thành từ tiết kiệm của NSNN, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi của NSNN. Thu của NSNN được thực hiện chủ yếu là từ thuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của NSNN bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, giáo dục và đào tạo, chi các sự nghiệp kinh tế. Muốn tăng nguồn tích lũy của NSNN phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. VĐT phát triển qua kênh NSNN, được thể hiện qua hai phần: một phần VĐT xây dựng công trình tập trung của Nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm. + Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành.Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: Tín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư…Đối với VĐT PT, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiệ cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư PT KT và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó, nếu vận dụng tốt sẽ tạo ra nguồn VĐT PT quan trọng. + Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế nhà nước: iện nay, ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước vì nhiều lý do khác nha : bảo đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tế thấp, nhất là ở những lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng... VĐT của các thành phần kinh tế nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: Là nguồn vốn do NSNN cấp cho các tập đoàn, công ty nhà nước nắm 100% vốn hoặc cổ phần chi phối, tuy nhiên nguồn vốn này sẽ có xu hướng giảm đáng 7
  • 18. kể cả về tỷ trọng và số lượng; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp... + Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm...có vai trò rất quan trọng trong việc huy động VĐT PT. Các tổ chức này có ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này đã sử dụng dưới nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng. + Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh: Nguồn VĐT của khu vực dân doanh được hình thành từ nguồn tiết kiệm của các DN ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư. * Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, gồm: Những nước đang PT như nướ ta, dù có huy động tối đa nguồn vốn trong nước cũng chưa thể thỏa mãn nhu cầu ho đầu tư PT, nhất là trong điều kiện hạ tầng KTXH còn thấp như hiện nay. Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, đầu tư nước ngoài góp phần tích cực để giải quyết hai vấn đề an giải nêu trên, đồng thời với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống KTXH, quan hệ giao lưu KT và khoa học kỹ thuật PT mạnh mẽ đã trở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới. Nguồn VĐT nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm các nguồn chủ yếu sau: + Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi. Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tư PT hoặc cho vay. Hình thức viện trợ PT chính thức ngoài vốn ngoại tệ, thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia. + Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Theo Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư 8
  • 19. từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền QL tài sản đó. Phương diện QL là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó QL ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đượcc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" . + Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Trước đây, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ chủ yếu là cho các nhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấp thuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, dịch họa... Những năm gần đây tính chất của những khoản viện trợ này đã có sự thay đổi, chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việc đầu tư PT các công trình CSHT có quy mô vừa và nhỏ. Nếu chúng ta biết tranh thủ, khai thác các dự án của NGO thì có tác dụng tốt đố với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy công ng iệp ở nông thôn PT. 1.1.3. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Quản lý là hoạt động tác động ủa chủ thể QL lên các đối tượng QL trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Theo quy định tại khoản khoản 3 điều 2 tạ Nghị định12/2009/NĐ-CP [7] thì “Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN kể cả các dự án thành phần, Nhà nước QL toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ rương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà hầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng”.Theo quy định tại khoản 2 điều 2 tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì “Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể PT KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Do đó việc QL VĐT xây dựng công trình phải tuân thủ theo các nguyên tắc: - Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức KT - kỹ thuật trong thi công xây 9
  • 20. dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán... đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên. - Lập và QL chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ. - Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án. - Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. - Căn cứ vào khố lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu KT - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL VĐT xây dựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ. - Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc lập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng công trì h. - Đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ rì phối hợp với các sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn [7]. 1.1.4. Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lývốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Quản lý VĐT xây dựng công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ương tới địa phương: - Quốc hội: Ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, QL NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư; đưa ra các quyết định 10
  • 21. về thu chi NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán, theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyêt định về chủ trương đầu tư. - Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương, báo cáo tình hình thực hiện NSNN, các chương trình PT KTXH, dự án công trình quan trọng cho Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng, Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. - Bộ Xây dựng: Đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình... - Bộ Tài chính: Xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các nguồn VĐT để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính - ngân sách, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ VĐT cho các bộ, các địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN. Kiểm tra, quyết toán VĐT các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán VĐT các dự án hoàn thành. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch đầu tư PT hàng năm và 5 năm, kế hoạch PT KTXH, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung trình tự lập, thẩm định và quản lýcác dự án quy hoạch tổng thể KTXH, quy hoạch PT ngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả VĐT. - Các bộ ngành khác có liên quan: Góp phần vào quá trình QL nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 11
  • 22. - Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn mình. - UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình QL, kiểm tra nghị quyết của HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc. - Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thu công trình, QL chất lượng, khối lượng, chi phí đầu tư xây dựng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể. 1.1.4.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao QL, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.Theo khỏan1điều 3 Nghị định 12/2009/NĐ-CP qui định ” Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định ủa Luật NSNN[7]. - Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan nga g Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương và DNNN; - Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấpquyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng; 12
  • 23. Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này thì người quyết định đầu tư có thể ủy thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc đồng thời làm chủ đầu tư 1.1.4.3. Xây dựng cơ chế quản lý vốn Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một số các yếu tố đặc thù: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng khác xây dựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được cụ thể hóa bằng các quy định, chỉ tiêu và các định mức. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quyết toán VĐT, hướng dẫn chi tiết quyết toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán VĐT, định kỳ thẩm định các dự án. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập hồ sơ quyết toán vốn...Cơ chế QL VĐT xây dựng công trình gồm những quy định về quản lý chi phí dự án, thanh quyết toán VĐT; xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả nước. Dự báo các nhu cầu vốn, cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch PT KT, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phối nâng cao hiệu quả sử sụng vốn. 1.1.4.4. Kiểm tra, giám sát vốn Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọ g, qua đó đảm bảo được sử dụng VĐT hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình...theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước. Q á trình giám sát tức là giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các vi phạm. 1.1.5. Trình tự đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Dự án đầu tư được hình thành và phát triển (PT) với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen nhau theo một tiến trình 13
  • 24. lôgic. Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách tương đối độc lập và trên các góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc, phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ sau: Qua sơ đồ ta thấy: bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của dự án mà một vài bước có thể gộp vào nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo KT - kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu.Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá đủ các khía cạnh về KT, tài chính, kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các t êu c uẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án. - Nội dung công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: + Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. + Tiến hành thăm dò, xem xét thị trườ g để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. + Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. + Lập dự án đầu tư. + Gửi hồ sơ dự án và văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay VĐT và cơ quan có chức năng thẩm quyền lập dự án đầ tư. - Nội dung công việc ở giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: + Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước. + Chuẩn bị mặt bằng xây dựng. + Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, kỹ thuật và chất lượng công trình. + Phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình. 14
  • 25. + Phê duyệt, thẩm định thiết kế và dự toán hạng mục công trình. + Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các hạng mục công trình và hồ sơ mời thầu + Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, thiết bị. + Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên. + Ký kết hợp đồng KT với nhà thầu đã trúng thầu. + Thi công xây lắp công trình. + Kiểm tra giám sát thực hiện các hợp đồng. * Phân loại dự án đầu tư Phần lớn, các dự án đầu tư rất đa dạng về cấp độ loại hình, quy mô và thời hạn. Do vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và quản lý mà người ta có thể phân loại dự án đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. + Theo tính chất của dự án: mà ta có thể chia dự án đầu tư thành các loại dự án: dự án đầu tư sản xuất k nh doanh, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, dự án đầu tư nhân đạo... + Theo nguồn vốn đầu tư: có dự án đầu tư bằng vốn trong nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn ODA, vốn đầu tư của Chính phủ, vốn đầu tư của khu vực tư nhân, vốn liên doanh và vốn cổ phần… * Theo ngành, lĩnh vực đầu tư: dự án thuộc gành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng dịch vụ… * Theo quy mô: dự án đầu tư quy mô lớn, dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ. Dự án nhóm A -Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội q an trọng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông xây dựng khu nhà ở... 15
  • 26. Giai đoạn I Chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu cơ hội Nghiên cứu dự án tiền Nghiên cứu dự án Thẩm định và phê duyệt đầu tư khả thi khả thi dự án Giai đoạn II Thực hiện đầu tư Thiết kế, lập Ký kết HĐ Thi công xây dựng, đào Vận hànhthử nghiệm, dựtoán tạo, CN,CBKT,QL nghiệm thu, quyết toán Khai thác sử dụng Sơ đồ 1.1. Trình tự các giai đoạn trong hoạt động đầu tư XDCB 16
  • 27. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác điểm trên), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác,,với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng. Dự án nhóm B - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông, xây dựng k u nhà ở... Với tổng mức đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng ông trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Với tổng mức đầu tư từ 50 đế 1.000 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: ạ ầng kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Với tổng mức đầu tư từ 40 đến 700 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. Với tổng mức đầu tư từ 30 đến 500 tỷ đồng. Dự án nhóm C - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến 17
  • 28. khoáng sản, các dự án giao thông. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch, xây dựng khu nhà ở. Với tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông. Với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế bin nông, lâm, thuỷ sản. Với tổng mức đầu tư dưới 40 tỷ đồng. - Những dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác. với tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 1.1.6.1. Cơ chế quản lý vốn NSNN đầu tư XDCB Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và ĐTXDCB nói riêng phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXDCB. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXDCB và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Hệ hống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở ạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB. Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản q y phạm pháp luật về ĐTXDCB được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý ĐTXDCB được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình 18
  • 29. hình ĐTXDCB để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về ĐTXDCB cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra lãng phí to lớn đối với nguồn VĐT cho XDCB. Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống. 1.1.6.2. Chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế trong từng thời kỳ Đối với nước ta, chiến lược PT KTXH là hệ thống quan điểm định hướng của Đảng, của Nhà nước về PT KTXH theo ngành, theo vùng kinh tế trong từng giai đoạn. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược PT KTXH Việt Nam đến năm 2010 là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh hóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới trong một vài thập kỷ tới. Cùng với chính sách kinh tế và p áp luật kinh tế hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng là biện pháp kinh tế nhằm tạo môi trường và hành lang cho DNPT sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo qũy đạo của kế hoạch vĩ mô. 1.1.6.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu tư. Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất... sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công. Đặc biệt trong đầu tư XDCB, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến 19
  • 30. nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình. Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi phức tạp hơn 1.1.6.4. Nhân tố con người Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác QL VĐT XDCB, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả. Các biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con người đối với QL VĐT XDCB: - Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác: Chất lượng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư, nên quyết định đầu tư thiếu chính xác. Vì thế không ít dự án khi xây dựng chưa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Hiện tượng khá phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền k i ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư như tổng dự toán, dự toán c i tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến là thường phải điều chỉnh bổ sung. - Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lược: Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, cô g trình đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn. Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp. Các công trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí kế hoạch năm sau hấp, nên kéo dài niên độ thực hiện kế hoạch của các dự án, công trình. 1.1.6.5. Đặc điểm sản phẩm công trình xây dựng cơ bản Các sản phẩm xây dựng có những đặc điểm chủ yếu sau: -Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện, địa chất, thủy văn, khí hậ . Chất lượng và giá cả sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện tự nhiên. Do vậy để giảm thiểu lãng phí, thất thoát do nguyên nhân khách quan bởi các tác động trên đòi hỏi trước khi xây dựng phải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng, Đặc điểm này đòi hỏi cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc 20
  • 31. sử dụng và QL VĐT XDCB ngay từ khâu đầu tiên là xác định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm, điều tra khảo sát, thăm dò... để dự án đầu tư đảm bảo tính khả thi cao. - Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: Sản phẩm xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh mang tính chất là tài sản cố định, kết cấu của sản phẩm phức tạp, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau,đòi hỏi khối lượng VĐT, vật tư lao động, máy thi công nhiều...khác nhau. Do vậy trong QL vốn trong hoạt động đầu tư XDCB phải nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá VĐT, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức. - Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài và chất lượng của nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác. -Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này dễ dẫn đến phát sinh các mâu thuẫn, mất cân đối trong phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác trong quá trình chuẩn bị cũng như quá trình thi công. -Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ: Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Mỗi công trình có yêu cầu riêng về công nghệ, về tiện nghi, về mỹ quan, về an toàn. Do đó khối lượng của mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau khi xây dựng trên những địa điểm khác nhau. 1.1.6.6. Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư. Thực tế ĐTXDCB trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Ví dụ như các nhà máy đường, cảng cá, chợ đầu mối,... Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho việc ĐTXDCB manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả. Nhưng nếu không có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn. Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho ĐTXDCB của nhà nước mà còn phải quy hoạch ĐTXDCB chung, trong đó có cả ĐTXDCB của tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Khi đã có quy hoạch cần phải công khai quy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, về 21
  • 32. ĐTXDCB của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo. Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư vừa là nội dung, vừa là công cụ QL hoạt động đầu tư. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu PT KT. Mục đích cuối cùng của hoạt động đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền KT quốc dân. Do nhu cầu của nền kinh tế là xuất phát điểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cần căn cứ vào định hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật. Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước; phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải có mục tiêu rỏ ràng. Do vậy thì hiệu quả sử dụng VĐT XDCB mới được nâng cao. 1.1.6.7. Môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước Trong ĐTXDCB của n à nước thường tính cạnh tranh không cao. Về nguyên tắc, nhà nước thường ĐTXDCB vào những vùng, miền, lĩnh vực mà đầu tư tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói hung được coi trọng hơn lợi ích kinh tế thuần tuý. Vì vậy, môi trường cạnh tranh trong ĐTXDCB của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động ĐTXDCB. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực ĐTXDCB của nhà nước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư 1.1.6.8. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tổ chức, QL VĐT xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần KT đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược PT KT xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí; đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý. 22
  • 33. Tổ chức QL đòi hỏi phải chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Vì vậy, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT. Để nâng cao chất lượng của công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm VĐT cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích KT xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót chủ quan lẫn khách quan mà công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho VĐT bị thất thoát, lãng phí, một số đối tượng đầu tư đã đem mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích KTXH. Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXDCB. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong ĐTXDCB. Tổ chức bộ máy tham gia vào oạt động ĐTXDCB rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chứ đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết toán, đưa công trình vào sử dụng,... Công tác quản lý hành chính nhà nước tro g ĐTXDCB cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế c o thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTXDCB cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước. 1.1.6.9. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành Cách thức tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ giúp nhà đầu từ tạo ra một khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định. Thật vậy, so sánh khối lượng hàng hoá dịch vụ này với nhu cầu của nền KT chúng ta sẽ xác định được lợi ích KT của VĐT. Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốt hay không lại phụ thuộc vào nhiều sự tác động: 23
  • 34. - Tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụng các chính sách KT và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng. Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành. - Công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triển khai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Công tác tiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm… Tóm lại, VĐT XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, CSHT, thu hút các nguồn VĐT như: vốn nước ngoài, vốn của các DN và của các tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và PT KT. Nó là động lực PT quan trọng của mọi nền sản xuất xã hội. Trong quá trình PT của đất nước không thể không cần tới VĐT. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và VĐT XDCB từ NSNN như: quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc QL liên quan đến nhiều ngành và nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn khả năng của nền KT, nên đòi hỏi VĐT phải được sử dụng có hiệu quả. Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấn đề nhức nhối. Do đó, việc nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN là một vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. 1.2. Cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm quản lý vốn đầu ư XDCB từ nguồn NSNN 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Hoạt động đầu tư ở nước ta được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành. 1.2.1.1. Quốc hội Tính từ thời điểm sau khi có Luật xây dựng, Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình như: Luật ngân sách 2015, Luật Đầu tư 2014; Luật Đấu thầu 2013; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Nhà ở 2014; Luật Bảo vệ môi trường 2014; 24
  • 35. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Luật Kinh doanh bất động sản 2014; Luật Phòng chống tham nhũng 2012 (sửa đổi 2016); Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước 2008....Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành nhiều nghị quyết có liên quan như: Nghị quyết về kế hoạch PT KTXH và dự toán NSNN hàng năm; Nghị quyết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết về các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục, y tế... 1.2.1.2.Văn bản của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan Để thực hiện các luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Chỉ tính riêng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xây dựng, Luật đầu tư và Luật đấu thầu được ban hành từ năm 2006 đến 2016, đã có nhiều nghị định Chính phủ được ban hành triển khai các Luật liên quan: - Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều quyết định và nghị định như: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2005; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 t áng 9 năm 2006; Nghị định số12/2009/NĐ - CP ngày 12 tháng 2 năm 2009; Chỉ thị số 1315/CT-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2011. - Bộ Xây dựng ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị để hướng dẫn thi hành Luật xây dựng và các nghị định của Chính phủ. Các văn bản như: Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26 tháng 8 năm 2010; Thô g tư số 02 /2011/TT-BXD ngày 22 tháng 2 năm 2011... - Có rất nhiều văn bản của các bộ ngành liên quan như : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ giao thông vận tải và Bộ Tài chính, Bộ nông nghiệp và PT nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương như: Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT...Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ t yển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.Thông tư số 13/2016/TT-BKHĐT ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về chế độ Báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính 25
  • 36. về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Ngoài ra, còn có các văn bản hướng dẫn khác của Chính phủ như vốn hỗ trợ PT chính thức .... 1.2.1.3. Văn bản của các địa phương Nhìn chung, UBND huyện, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều chỉ thị và quyết định nhằm cụ thể hóa các quy định của trung ương cho phù hợp với thực tế địa phương. Các cơ quan trực thuộc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề phân cấp, lập và thẩm định dự án quy hoạch; phân cấp quản lý đầu tư ở các cấp tỉnh, huyện, xã; về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở cao tầng và công trình quy mô lớn ở đô thị trên địa bàn địa phương mình quản lý, về việc bồi thường, GPMB và tái định cư.Hâu hết, các luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nhìn c ung khá đồng bộ, về cơ bản đảm bảo phục vụ công tác QL nhà nước cũng như phục vụ cho hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân. Song, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật này đã khiến cho các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng rất lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tính chất phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng liên quan đến công tác QL của các ngành, các cấp, có tác độ g ất định đến sự PT của xã hội, hoạt động của các DN, đời sống của nhân dân trong điều kiện chuyển từ cơ chế QL bao cấp sang cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập. Đồng thời, trước yêu cầu đòi hỏi của thực tế nước ta, việc ban hành các quy định, các chính sách điều chỉnh lĩnh vực này rất phức tạp, liên quan đến nhiều đạo luật. Mặt khác, do năng lực, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ trực tiếp soạn thảo văn bản QL trong các cơ quan chuẩn bị dự thảo, cơ quan thẩm định dự án luật và phương thức lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật còn hình thức, thiếu thực tế.Các văn bản pháp luật liên quan đến XDCB còn chưa kịp thời, chồng chéo, không thống nhất, không phù hợp.Từ hoạt động thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng công trình được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất về một 26
  • 37. số nội dung, khái niệm, dẫn tới việc hiểu và áp dụng pháp luật còn khác nhau.Việc ra đời hàng loạt của các văn bản quy định về đầu tư xây dựng công trình ở đủ mọi cấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây nên sự chậm trễ khi tiến hành thủ tục đầu tư. 1.2.2. Tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Bảng 1.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 (Tính theo giá hiện hành) Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng Chia ra KT Tỷ KT Tỷ Khu vực Tỷ Năm Tổng số ngoài vốn nhà trọng trọng trọng nhà ngước nước (%) (%) (%) nước ngoài 2010 830,3 316,3 38,1 299,5 36,1 214,5 25,8 2011 924,5 341,6 37,0 356,0 38,5 226,9 24,5 2012 1010,1 406,5 40,3 385,0 38,1 218,6 21,6 2013 1094,5 441,9 40,4 412,5 37,7 240,1 21,9 2014 1220,7 486,8 39,9 468,5 38,4 265,4 21,7 2015 1367,2 519,5 38,0 529,6 38,7 318,1 23,3 2016 1485,1 557,5 37,5 579,7 39,0 347,9 23,4 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016 Giai đoạn 2010 – 2016 nguồn VĐT PT toàn xã hội của nước ta đã gia tăng đáng kể và liên tục. Đây là sự gia tăng đáng kể, tạo CSHT quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ PT KT ngoạn mục của nước ta trong những năm qua. Nếu xem xét VĐT PT theo các thành phần KT, ta thấy, tỷ trọng đầu tư vốn của khu vực KT ngoài nhà nước gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2010, tỷ trọng VĐT của khu vực này chiếm thấp nhất, chỉ đạt 36,1% nhưng đến năm 2016 tỷ trọng này là cao nhất, đạt 27
  • 38. 39%. Điều đó cho thấy đây là khu vực quan trọng trong việc đầu tư PT xã hội của quốc gia. Trong khi đó khu vực KT nhà nước chiếm một lượng vốn lớn NSNN nhưng tỷ trọng VĐT PT xã hội qua các năm vẫn khá cao, mặc dù năm 2016 giảm chiếm 37,5%, do nền KT suy thoái, vì thế tỷ trọng VĐT PT của khu vực KT có VĐT nước ngoài cũng có xu hướng suy giảm và chỉ đạt 25,8% năm 2010 xuống còn 23,4% năm 2016. Bảng 1.2. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn2011- 2016phân theo cấp quản lý (Tính theo giá hiện hành) Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng Chia ra Năm Tổng số Trung ương Tỷ trọng Địa phương Tỷ trọng (%) (%) 2010 316,3 151,8 48,0 164,5 52,0 2011 341,6 148,6 43,5 192,9 56,5 2012 406,5 175,0 43,1 231,5 56,9 2013 441,9 186,7 42,2 255,2 57,8 2014 486,8 215,1 44,2 271,7 55,8 2015 519,5 247,3 47,6 272,2 52,4 2016 557,5 264,8 47,5 292,7 52,5 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016 Nếu xem xét trên phương diện nguồn VĐT từ khu vực nhà nước, vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn chiếm hơn 48%. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về ngân sách, tuy nhiên với vị trí vai trò quan trọng của CSHT trong PT KTXT của đất nước, Nhà nước ta đã gia tăng đáng kể vốn ngân sách để đầu tư PT xã hội, đặt biệt tập trung đầu tư vào các công trình lơn, trọng điểm quốc gia, tạo cơ sở nền tảng để thu hút các lực lượng khác đầu tư PT xã hội. 28
  • 39. Ngoài vốn ngân sách, VĐT PT còn có vốn do Nhà nước vay và vốn do các DNNN và các nguồn khác đầu tư. Giai đoạn 2010-2015, vốn vay từ các nước để đầu tư PT xã hội tăng. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các DNNN cũng bổ sung rất lớn vào đầu tư PT. Nhìn chung, mặc dù nền KT đất nước và nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt 3 năm gần đây, song với tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở để PT KTXH, Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư PT, từng bước tạo nền tảng vững chắc để PT đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bảng 1.3. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 2010 – 2016 phân theo nguồn vốn (Tính theo giá hiện hành) Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng Chia ra Năm Tổng số Vốn Tỷ Vốn Tỷ Vốn DNNN Tỷ trọng trọng vànguồn trọng NSNN vay (%) (%) khác (%) 2010 316,3 141,7 44,8 115,9 36,6 58,7 18,6 2011 341,6 177,9 52,1 114,1 34 49,5 14,5 2012 406,5 205,0 50,4 149,5 36,8 52,0 12,8 2013 441,9 207,1 46,9 162,5 36,8 72,3 16,3 2014 486,8 207,7 42,7 198,2 40,7 80,9 16,6 2015 519,5 220,4 42,4 211,0 40,6 88,1 17,0 2016 557,5 268,6 48,2 198,0 35,5 90,9 16,3 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 và tóm tắt năm 2016 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở một số địa phương 1.2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Khi nền Kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao thì các nước phát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào PT CSHT, các cơ sở KT lớn mà 29
  • 40. tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các DN tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái lan... là những nước sử dụng có hiệu quả VĐT XDCB hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần. *Nhật Bản Như chúng ta đã biết nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển từ những năm 1960- 1961, để thúc đẩy nền KT PT, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư PT CSHT. Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho CSHT gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện. * Trung Quốc Trung Quốc có thành p ố Thẩm Quyến là một trung tâm KT tài chính PT của Trung Quốc. Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Vào năm 1979, Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Đặng Tiểu Bình quyết tâm biến thành phố này trở thành một đặc khu kinh tế, với định hướng phát triển khác biệt với những khu vực khác. Và chỉ trong một thời gian ngắn, thành phố này đã trút bỏ "tấm áo" nghèo nàn và khoác lên mộ bộ "trang phục" hoàn toàn mới.Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 riệu người.Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông biển, thông tin,.. Vì vậy, CSHT đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với CSHT hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin li n lạc… và thủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. Ngày nay, Thâm Quyến được miêu tả là một thành phố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ”. Năm 2016, GDP của thành phố đạt 294 tỷ USD, nhiều hơn cả Bồ Đào Nha hoặc Ireland. 30
  • 41. 1.2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước * Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố được mệnh danh là thành phố đáng sống, thật vậy phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể: - UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Đặc biệt điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư; chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký VĐT; đền bù và GPMB; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; QL chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn dầu tư và xây dựng. - Hoạt động đền bù, GPMB là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, GPMB trong thời gian qua, thành công của địa phương này là nhờ: * UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được UBND thành phố Đà Nẵng hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực 31
  • 42. này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng. * UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện GPMB khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. * UBND thành phố Đà Nẵng rất chủ trọng đến công tác cải cách hành chính cũng như đền bù, GPMB thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc. Qua một số kinh ng iệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nước ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trá h nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước. Hoạt động đầu tư từ NSNN giai đoạn 2006- 2010 đã tập trung phát triển hạ tầng cơ sở, nhờ đó góp phần thiết thực vào duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định kinh ế vĩ mô và tăng cường xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo của cả nước đã giảm mạnh. * Tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninhlà địa phương có kinh nghiệmđiều hành linh hoạt, có hiệu quả công tác quản lý VĐT XDCB trên địa bàn thực hiện kiềm chế lạm phát. Theo Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân (HĐND) tỉnh, kế hoạch vốn phân bổ chi đầu tư XDCB đầu năm 2011 là 2.542,7 tỷ đồng, kế hoạch cả năm dự kiến chi gần 5.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được UBND tỉnh chỉ đạo bố trí sắp xếp phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: Các công trình trọng điểm chuyển tiếp; trả nợ XDCB đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng vàtriển khai 32
  • 43. các công trình mới. Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 Chính phủ, HĐND, UBND tỉnhđãđiều hành công tácđầu tư XDCB theo hướng dừng khởi công các công trình, dự án mới; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển VĐT từ NSNN đã bố trí cho các công trình, dự án chưa cấp bách để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tư XDCB của Quảng Ninh năm 2011 bắt buộc phải có những sự điều chỉnh, cơ cấu lại kế hoạch đã phân bổ từ đầu năm cho phù hợp. Theo đó, tỉnh đã ngừng triển khai 4 dự án lớn vớitổng mức đầu tư dự kiến là 1.134 tỷ đồng; giãn tiến độ 26 công trình khởi công năm 2010 vớitổng nhu cầu vốn là 387 tỷ đồng; giãn tiến độ của 17 công trình thuộc nguồn vốn đã phân cấp cho các huyện, thị xã, thành phố vớitổng số vốn cắt giảm là hơn 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực một cách hợp lý. Một số nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế tiếp tục tìm đếnvà đầu tư tại Quảng Ninh. Nhờ sự điều chỉnh kịp thời, linh hoạt và sáng tạo trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được các mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. 1.2.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Để hoạt động đầu tư từ nguồn NSNN đạt hiệu quả, tác giả đã đúc rút ra các bài học kinh nghiệm như sau: * Đối với chính sách và thủ tục đầu tư: Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QL đầ tư XDCB, nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và QL dự án. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho việc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện các bước phải thực hiện đúng quy trình quy định của Luật, mất 33