SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI CÔNG CẦN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÁI CÔNG CẦN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 834.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC NGOẠN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các đơn vị và cá
nhân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của TS. Trần
Ngọc Ngoạn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cùng gửi lời
cảm ơn đến quý thầy cô Học viện Khoa học xã hội đã truyền đạt những kiến thực
hữu ích để tôi có thể vận dụng vào bài luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các chuyên viên tại Phòng Tài
chính - Kế hoạch, Phòng kinh tế - Hạ tầng và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Tiên Phước đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử
dụng những thông tin, số liệu từ một số tài liệu như: sách chuyên ngành, luận văn,
tạp chí, bài tham luận… theo danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và chịu hoàn
toàn trách nhiệm về cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Thái Công Cần
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................8
1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..........................................8
1.2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước............................................................................................................16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.............................................................................20
1.4. Kinh nghiệm quản lý dự án đtxd cơ bản của một số địa phương ......................22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA ĐTXD CƠ BẢN TỪ
NGUỒN VỐN NSNN CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM....26
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước...............................26
2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đtxd cơ bản từ nguồn vốn nsnn của huyện
Tiên Phước ................................................................................................................30
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn nsnn của huyện Tiên Phước ...............................................................................58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM .........................................64
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Phước giai đoạn 2018 –
2022 tầm nhìn 2025...................................................................................................64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước........................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
BQLDA Ban quản lý dự án
CP Chính phủ
DA Dự án
ĐTXD Đầu tư xây dựng
HĐND Hội đồng nhân dân
HU Huyện ủy
NĐ Nghị định
NN Nhà nước
NQ Nghị quyết
NS Ngân sách
QĐ Quyết định
QLDA Quản lý dự án
TTg Thủ tướng
TU Tỉnh ủy
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình phân bổ vốn hằng năm ......................................33
Bảng 2.2. Bản thống kê phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư.......................................34
Bảng 2.3. Thống kê kết quả thẩm định dự án giai đoạn 2015 - 2017.......................38
Bảng 2.4. Bảng thống kê tình hình phê duyệt các dự án...........................................39
Bảng 2.5. Bảng thống kê tình hình quản lý đấu thầu................................................41
Bảng 2.6. Bảng thống kê tình hình giải tỏa đến bù...................................................43
Bảng 2.7. Thống kê những vướng mắc trong quá trình thực hiện giải phóng mặt
bằng...........................................................................................................................45
Bảng 2.8. Bảng thống kê tình hình các dự án khởi công xây dựng ..........................46
Bảng 2.9. Bảng thống kê tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2015 -2017..................50
Bảng 2.10. Thống kê kết quả điều tra về công tác vệ sinh an toàn lao động tại
công trình...................................................................................................................51
Bảng 2.11. Thống kê tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản .........54
Bảng 2.12. Thống kê kết quả thẩm tra, quyết toán gia đoạn 2015-2017 ..................56
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả thanh tra kiểm toán các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản giai đoạn 2015 – 2017..........................................................................57
Bảng 3.1. Mô hình phân bổ vốn đầu tư.....................................................................67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình khung nghiên cứu luận văn.........................................................10
Hình 2.1. Quy trình thẩm định dự án UBND huyện là chủ đầu tư thực hiện theo
phân cấp của UBND tỉnh ..........................................................................................37
Hình 2.2. Quy trình thẩm định do UBND huyện ra QĐ đầu tư................................37
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Điều này phụ thuộc phần lớn
vào hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.
Hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách của nước ta
vẫn còn một số hạn chế nhất định, các dự án đầu tư còn mang tính dàn trải và gây
thất thoát vốn trong quá trình đầu tư xây dựng … Nguyên nhân chính xuất phát
trong công tác quản lý các dự án đầu xây dựng cơ bản còn nhiều yếu, kém. Sự yếu
kém này tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình quản lý đầu tư xây dựng, từ việc lập
quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng; cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp trong
bộ máy quản lý Nhà nước; Cơ chế phân bổ ngân sách và thanh kiểm tra, giám sát.
Tình trạng yếu kém trong quản lý đã gây ra nhiều hệ lụy và các sai phạm về đầu tư
xảy ra rất phổ biến. Trong hầu hết các dự án được thanh tra và kiểm toán, có hàng
loạt các dự án ngàn tỉ bỏ hoang, lãng phí… Trong khi đó, nguồn thu ngân sách của
cả nước trong những năm gần đây chỉ đủ để đáp ứng chi thường xuyên, toàn bộ
nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển phải đi vay nợ. Tình trạng nợ công đã ở
mức rất nghiêm trọng và dự báo sẽ chạm ngưỡng an toàn (65%) theo Chiến lược
quản lý nợ công đến 2020.
Tiên Phước là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua
huyện đang phấn đấu nỗ lực xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
Nông thôn mới. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện luôn tăng trưởng và phát triển
ổn định và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy
mạnh. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư theo chuẩn Quốc gia, các
công trình văn hóa được quan tâm và thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hệ
thống chợ nông thôn đi vào hoạt động nền nếp…; các công trình xây dựng cơ bản
đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong
công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước vẫn còn một số hạn chế nhất định như: tình trạng lãng phí và thất thoát vốn
trong hoạt động đầu tư XDCB, công tác quản lý chất lượng công trình mới được coi
2
trọng trên hồ sơ, tiến độ triển khai một số dự án chậm, công tác chuẩn bị đầu tư và
GPMB còn nhiều hạn chế. Điều này làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trước bối
cảnh đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn
thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả tham khảo các công trình
nghiên cứu đi trước có liên quan cụ thể như sau:
- Tạ Văn Khoán (2009), “Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng
từ nguồn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính
trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đề cập đến 5 nội dung cơ bản
trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách Nhà nước gồm: Hoạch định, xây dựng khung pháp lý, ban hành và thực
hiện các cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tổ
chức bộ máy quản lý và hoạt động kiểm tra giám sát.
Dựa trên khung cơ sở lý luận, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong
công tác quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
như: Khung pháp lý chưa mang tính đồng bộ, thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều
điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Luận án đề xuất 3
nhóm nguyên nhân của các hạn chế tồn tại trên. Trong các nguyên nhân đó, tác giả
chỉ ra nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bộ máy và cán bộ quản lý. Đồng thời
cũng chỉ rõ những hạn chế cơ bản của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách chính là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và nhiều dự án không phát
huy hiệu quả. Luận án đã khẳng định các bộ ngành cần phải xây dựng và thực thi
chương trình phát triển dự án ĐTXD từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhằm làm
cơ sở cho công tác kế hoạch hoá các hoạt động tại các dự án ĐTXD từ nguồn vốn
NSNN của các bộ, ngành quản lý và của cấp ngân sách TW. Trên cơ sở đó, luận án
đề xuất sáu nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đặc biệt,
luận án đề xuất xây dựng mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, thực hiện thầu
3
theo hình thức chìa khoá trao tay, phân bổ vốn ngân sách theo vòng đời dự án; áp
dụng phương pháp quản lý theo giá trị đầu tư và kết quả; kiểm soát thu nhập của bộ
máy quản lý; kiểm toán trước khi ban hành quyết định phê duyệt dự án, kiểm toán
trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu.
- Hoàng Đỗ Quyên (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại
Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc”. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đại học
Kinh tế quốc dân. Đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích
thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc
hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các dự án
thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự án công trình điện.
- Nguyễn Mạnh Hà (2015), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Đại học Khoa học
và Kỹ thuật Long Hoa, "Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng
trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng". Đề tài cũng đã đưa ra những lý luận
cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phân tích một số tồn tại, vướng
mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian
vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án
đầu tư xây dựng công trình thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên
đề tài cũng mới tập trung nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói
chung tại một đơn vị quân đội. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu vẫn còn sơ
sài, không có hệ thống bảng biểu để phân tích đánh giá.
- Nguyễn Ngọc Hải (2016),“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam”. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của Đại học Duy Tân. Thông
qua luận văn này, tác giả đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận về dự án và quản lý dự
án đầu tư. Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận tác giả được nêu trong chương 1, tác giả
tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư tại BQL Dự án đầu tư xây
dựng công trình huyện Duy Xuyên với các nội dung cơ bản như: phân tích thực
trạng công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án; thực trạng công tác quản lý giai
đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án. Tác giả phân tích, đánh giá những
4
mặt thành công và những vẫn đề còn hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư tại
BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên. Căn cứ những vấn đề
còn tồn tại của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một số giải pháp để hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư gồm: Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ; Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chung một số
công tác chính của dự án; Hoàn thiện công tác chuyên môn của cán bộ. Nhìn chung
trong luận văn này các giải pháp còn tương đối rời rạc, thiếu sự gắn kết về mặt nội
dung và giữa các chương.
Ngoài các tài liệu nêu trên, tác giả tham khảo một số tài liệu khác như: Luật
đầu tư số: 67/2014/QH13; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định 15/2013/NĐ-
CP; Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Nghị định 59/2015/NĐ-CP; và một số văn bản
pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và quản lý các dự án đầu tư.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đóng góp phần quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý dự án đầu tư cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng và các tổ chức cá nhân trong nền
kinh tế nói chung trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Tác giả kế thừa có chọn lọc
các kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước. Áp dụng vào thực tiễn trong
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
tại huyện Tiên Phước, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước
trong thời gian qua, nêu lên các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện
chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn cần tập trung thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước.
5
+ Khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lí
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện
Tiên Phước như: giao thông, thuỷ lợi, trường học, y tế...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của
huyện Tiên Phước.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017; Đề xuất giải pháp giai đoạn
2018 -2023.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.
Đồng thời, sử dụng những kiến thức kinh tế tổng hợp về công tác quản lý các dự án
ĐTXD cơ bản từ nguồn vốn NSNN. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa có chọn lọc và
vận dụng phù hợp những quan điểm lý luận, các khung lý thuyết về quản lý dự án
đầu tư của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan
đến đề tài này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng: xem xét sự vật trong trạng thái
6
động và trong mối quan hệ với các sự vật khác.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả
đã thực hiện phân tích định tính. Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin
khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những
nguồn sau:
+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong các giáo
trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng hợp tại phòng Tài chính
– Kế hoạch và BQL đầu tư xây dựng cơ bản huyện Tiên Phước.
+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, các nhà quản lý về
lịch vực đầu tư xây dựng cơ bản của UBND huyện Tiên Phước để nhận diện ra những
mặt thành công và các tồn tại trong công tác này.
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin
từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Phước giai đoạn
2015 - 2017
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống kê để
tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá công tác quản lý dự
án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017
và đưa ra giải pháp cho vấn đề này giai đoạn 2018 – 2023.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm,
nội dung, nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội,
môi trường phát triển. Những vấn đề luận văn đề cập, giải quyết góp phần phân tích
những cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
7
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục
vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu những chuyên đề thực tế liên quan đến
công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Nguồn tài liệu sử dụng
cho các cơ quan quản lý cấp huyện tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện
QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN cấp huyện.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước
- Tỉnh Quảng Nam.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư
Theo Lê Viết Thái và cộng sự (2007): Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp
các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một
tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện KT - XH nhất định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày
26/11/2014: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan [13].
Đầu tư theo nghĩa rộng: là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm
các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp: bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Có thể kết luận: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời
gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư
này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh
hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò
9
rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Trong các hình thức đầu tư, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt
động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và
vận động nếu không có đầu tư phát triển. Chính vì vậy, khái niệm đầu tư trong
phạm vi luận văn này sẽ được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển.
1.1.1.3. Khái niệm về xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản
- Xây dựng cơ bản là quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố
định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như phi vật
chất bằng các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng chúng.
- Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát
triển, là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho
việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí
khác được ghi trong tổng dự toán. Đây là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt
động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định
trong nền kinh tế. Đầu tư XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh
doanh nói riêng. Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định. Đầu tư
XDCB được thông qua nhiều hình thức như xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện
đại hóa hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
1.1.1.4. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Theo gốc độ vĩ mô: Là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước hữu
quan lên các hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng định hướng và
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Công cụ quản lý vĩ
mô của Nhà nước là các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách tiền tệ, chính sách
tỷ giá, chính sách lãi suất, chính sách thuế, hệ thống pháp luật, chế độ kế toán, bảo
hiểm, chính sách thị trường để thống nhất quản lý và điều phối các hoạt động kinh tế
nói chung và các dự án nói riêng
- Theo gốc độ vi mô: Là quá trình tác động của chủ đầu tư lên các hoạt động
của quá trình đầu tư nhằm đảm bảo quá trình đầu tư được tiến hành thuận lợi đúng
tiến độ, đạt mục tiêu đề ra và thông qua đó để kịp thời phát hiện những sai sót và có
10
những điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung quản lý chủ yếu ở mức độ này là quản lý
chất lượng, thời gian và chi phí của dự án.
1.1.1.5. Khung phân tích của luận văn
Xuất phát từ những phân tích nêu trên, trong khung nghiên cứu luận văn này,
Tác giả tiếp cận theo hướng công tác quản lý nhà nước đối với các khâu trong quá
trình đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là một quá trình mang tính chất liên tục từ khâu
quy hoạch, lập kế hoạch đến khâu thanh quyết toán và đưa công trình xây dựng cơ
bản vào sử dụng. Bao gồm 5 khâu cơ bản sau:
1. Quy hoạch và phân bổ vốn
2. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản
3. Triển khai đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
4. Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XDCB
5. Quản lý giai đoạn kết thúc dự án đầu tư XDCB
Quá trình này diễn ra và chịu sự tác động của các yếu tố về môi trường chính
trị, pháp luật, cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý dự án, năng lực đội ngũ
quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của Nhà nước. Mô hình khung
nghiên cứu luận văn cụ thể như sau:
Hình 1.1. Mô hình khung nghiên cứu luận văn
Quy
hoạch, và
phân bổ
vốn
Lập, thẩm định
và phê duyệt
dự án đầu tư
xây dựng cơ
bản
Triển khai đấu
thầu các dự án
đầu tư xây
dựng cơ bản
Quản lý giai đoạn thực
hiện dự án
- Giải phóng mặt bằng
- Công tác giải ngân
- Thi công xây dựng
Quản lý
giai
đoạn kết
thúc dự
án
Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Môi trường chính
trị, pháp luật
Cơ chế chính sách Công tác tổ chức
quản lý dự án
Năng lực đội ngũ
quản lý và công tác
thanh tra, kiểm tra
giám sát
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
11
Các nội dung trong khung nghiên cứu sẽ được cụ thể hoá tại mục 1.3 và mục
1.4 trong chương này.
1.1.2. Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất: Đầu tư xây dựng cơ bản được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản cho sự
phát triển. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng, trong đó có yếu tố đầu
tư. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong quá trình
phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các hoạt động khác
trong nền kinh tế phát triển.
Thứ hai: Đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi một khối lượng vốn lớn. Khối
lượng vốn đầu tư lớn là yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và
kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho yếu tố tăng trưởng và phát triển. Vì vậy nếu không
sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba: Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải được trải qua một thời gian
lao động rất dài mới có thể đưa vào khai thác, sử dụng được, do thời gian hoàn vốn
kéo dài vì sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản
xuất không theo một dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình, mỗi dự án có kiểu
cách, tính chất khác.
Thứ tư: Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo
dài. Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gây
nên những thất thoát lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư không
lường được hết khi lập dự án. Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn
phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như
thay đổi chính sách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu
sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư.
Thứ năm: Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực; diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều
địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt
chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định
12
rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo
đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư.
1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng: là một khâu
trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó quyết định trực tiếp đến sự hình thành
chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý
kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước, cụ thể như sau:
1.1.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu của ngành, lãnh thổ và thành phần
kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu để
phát triển nhanh và tốc độ mong muốn từ 9% đến 10% thì phải tăng cường đầu tư
tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chề về đất đai và khả
năng sinh học để đạt đựơc tốc độ tăng trưởng từ 5% đến 6 % là một điều khó khăn.
Như vậy chính sách đầu tư ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đến sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương trong nền kinh
tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sự phát
triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triển
từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.1.3.2. Đầu tư XDCB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ phát triển kinh tế
ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 20% so với GDP, tuỳ thuộc
vào hệ số ICOR của mỗi nước.
Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phục thuộc vào vốn đầu tư,
ICOR phản ánh hiệu quả đầu tư. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cơ cấu
kinh tế, các chính sách kinh tế - xã hội. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn (5-7)
do thừa vốn thiếu lao động, do sử dụng công nghệ có giá trị cao, còn ở các nước
chậm phát triển, ICOR thấp (2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, để thay thế cho vốn sử
dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
1.1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế
13
Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân
không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lực
sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tính
dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư Xây dựng cơ bản.
1.1.3.4. Đầu tư XDCB tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của
đất nước
Có hai con đường để phát triển khoa học công nghệ, đó là tự nghiên cứu phát
minh ra công nghệ, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ; muốn thực hiện được
điều này, đòi hỏi phải có một khối lượng vốn đầu tư lớn mới có thể phát triển khoa
học công nghệ.
1.1.3.5. Đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho người lao động
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do ảnh hưởng của
tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng
hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền
kinh tế; thí dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên quan tăng, tăng sản xuất
của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống. Mặt khác, đầu tư tăng
đến một chừng mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ
gây ra tình trạng sản xuất trì trệ, thu nhập của người lao động thấp đi, thâm hụt ngân
sách tăng, kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước
phải đưa ra những chính sách để khắc phục những nhược điểm trên.
1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 (Luật số 50/2014/QH13 ngày
16/8/2014), Các văn bản Nghị định hướng dẫn thi hành luật xây dựng, trong đó
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP /NĐ-CP, ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày
25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình; Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được phân
loại như sau:
14
Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông
qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A,
B và C.
Theo nguồn vốn đầu tư, được phân ra: (1) Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước; (2) Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà cước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; (3) Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
Nhà nước; (4) Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
1.1.5. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Đặc trưng của quản lý dự án
Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.
- Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn
bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động
của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.
- Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, tức là sản phẩm
cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý không
phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
- Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án.
Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả,
mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án cần có
tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.
Mục đích của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý dự án XDCB đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính
tập thể, yêu cầu hợp tác…Vì vậy nó tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một số mục
đích chủ yếu như sau:
- Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm
quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
15
- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không triển khai được dự án.
Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết
những bất đồng.
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước
Dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN có có đặc điểm sau:
Một là: qui mô vốn đầu tư lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN.
Ví dụ, ở nước ta trong những năm qua, tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trong tổng chi
ngân sách thường chiếm trên 40%.
Hai là: Có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư xây dựng.
Nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng khi thực hiện đầu tư thì Nhà nước lại uỷ
thác việc quản lý sử dụng cho các chủ đầu tư để triển khai kế hoạch của Nhà nước,
tạo ra sự tách rời giữa quyền sở hữu và sử dụng vốn. Với đặc điểm này, nếu cơ chế
quản lý của Nhà nước không hoàn thiện thì có thể dẫn đến tình trạng các chủ đầu tư
quản lý sử dụng vốn tìm cách chiếm đoạt vốn của Nhà nước khi có cơ hội.
Ba là: Chi ngân sách cho đầu tư XDCB được thực hiện qua nhiều cấp ngân
sách. Theo cơ chế quản lý vốn đầu tư ở nước ta hiện nay, việc chi đầu tư XDCB được
thực hiện qua nhiều cấp ngân sách như: chi từ nguồn ngân sách trung ương cho hoạt
động đầu tư của các bộ, ngành, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho
địa phương; chi từ ngân sách địa phương cho các dự án thuộc địa phương quản lý.
Bốn là: nguồn vốn đầu tư mà các chủ đầu tư sử dụng phải được tạm ứng,
nghiệm thu và thanh toán theo qui định của Nhà nước.
Các dự án đầu tư XDCB phải tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng;
Luật đấu thầu; Luật đầu tư; Các nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình; và các thông tư hiện hành của Bộ tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ
kế hoạch và đầu tư, các Bộ chuyên ngành có liên quan.
16
Phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một
trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh
nghiệp nhà nước.
Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn
vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết
định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường
hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn
vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư
trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa
công trình vào khai thác, sử dụng
1.2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước
1.2.1. Quản lý giai đoạn quy hoạch và phân bổ nguồn vốn
Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được
phê duyệt; tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấp
thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây
dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận bằng
văn bản (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A) hoặc có ý kiến chấp
thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch (đối với các
17
dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C); riêng trong khu vực đô thị, nếu chưa
có quy hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các
cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách
do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định.
Kế hoạch vốn đầu tư được UBND các cấp phân bổ theo khả năng cân đối
vốn và tiến độ thực hiện của từng dự án nhưng không quá 03 năm đối với dự án đầu
tư XDCB nhóm C, không quá 05 năm đối với dự án đầu tư XDCB nhóm B;
Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên cơ sở thực tế
triển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư.
1.2.2. Quản lý giai đoạn lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Công tác lập dự án đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đòi hỏi vốn lớn, thời gian
thực hiện kéo dài dẫn đến rủi ro rất lớn. Để giảm thiểu khả năng rủi ro của các dự án
đầu tư XDCB; Các nhà đầu tư tiến hành lập những dự án đầu tư XDCB. Dự án đầu
tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải
tạo cơ sở vật chất hạ tầng nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, duy trì về chất
lwongj của sản phẩm dịch vụ trong một khoản thời gian nhất định. Dự án đầu tư
được hiểu là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội
đầu tư, giúp cho chủ đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Những nội dung chủ yếu của
một dự án đầu tư gồm: Sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, chương
trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất), các
phương án, địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng, phương án giải phóng
mặt bằng, kế hoạch tái định cư nếu có, Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công
nghệ, phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, giải pháp về quản lý và bảo vệ môi
trường, hình thức quản lý thực hiện dự án, xác định chủ đầu tư, mối quan hệ và
trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
- Công tác thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh đánh giá một cách khách
18
quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các
phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính
khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước với tư cách
vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức
năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với
chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước). Vì vậy mục đích của Nhà nước lúc
này là: (1) Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư; (2) Giúp cho chủ đầu tư
hay cũng chính là Nhà nước đưa ra tiêu chí, là công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư;
(3) Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án; (4) Thẩm
định dự án giúp cho việc đưa ra những quy định cụ thể về cấp có quyền quyết định
đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án.
1.2.3. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các
công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát
thi công và các hoạt động có liên quan khác đến dự án. Việc lựa chọn nhà thầu phải
đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành
nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý;
+ Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng;
+ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa
chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật.
Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, người
quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các
hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, chào hàng cạnh
tranh, tự thực hiện.
19
1.2.4. Quản lý công tác giải phóng mặt bằng
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc
liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận
dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho
việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đất
đền bù giải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu hay
không thì khâu quản lý đền bù GPMB ban đầu này rất quan trọng. Việc quản lý ở
khâu này bao gồm việc thẩm định đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù, tổng giá
trị đền bù theo các quy định của pháp luật.
1.2.5. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây
dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình,
quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.
1.2.6. Quản lý công tác giải ngân
- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy
định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng
đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế
độ quản lý tài chính đầu tư.
+ Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ
đầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử
dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư
về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng
vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời,
đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.
20
1.2.7. Quản lý công tác kết thúc dự án
Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai khác sử dụng, gồm những
việc như sau:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Thực hiện việc kết thúc hoạt động xây dựng công trình.
- Hướng dẫn sử dụng công trình và vận hành công trình.
- Tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Bảo hành công trình.
- Bảo trì công trình.
Một dự án coi là hiệu quả khi công tác nghiệm thu, xác nhận các công việc
đã hoàn thành phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đúng các quy trình, chính
xác về quy cách, đủ về khối lượng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Cơ chế quản lý của Nhà nước: bao gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn,
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng. Nếu hệ thống
này càng đơn giản, không chồng chéo thì các đơn vị dễ dàng áp dụng, dự án khi
thực hiện không gặp khó khăn về cơ chế, trái với luật định.
Các yếu tố về thị trường: bao gồm giá cả, lạm phát, lãi suất, khách hàng,… các
yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối
đa mà dự án phải bỏ ra. Thông thường các yếu tố thị trường xảy ra không theo ý
muốn chủ quan của chủ đầu tư, của Nhà nước. Chủ đầu tư chỉ có thể dự đoán xu
hướng biến động của các yêu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những
nhân tố liên quan tương đối ổn định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó
để có các quyết định đầu tư phù hợp.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Liên quan đến thời tiết, thiên tai như: mưa,
bão, lũ lụt, động đất...; các yếu tố về điều kiện địa hình, địa chất... các yếu tố này
ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án cũng như tính khả thi của việc thực
hiện dự án. Có nhiều trường hợp thiên nhiên không ủng hộ, dự án có thể bị phá huỷ;
21
đây là nhóm yếu tố không thể lường trước được.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Chủ đầu tư: Trước tiên, đó là năng lực của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư có
nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ cho ra những quyết
định đầu tư đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan. Thứ hai, đó là
phương hướng và các mục tiêu của dự án cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một dự
án có mục tiêu rõ ràng, khả thi sẽ nhận được nhiều thuận lợi trong quá trình triển
khai, ngược lại, một dự án không thể hiện được phương hướng và mục tiêu rõ ràng,
khó có thể thành công. Bên cạnh đó sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên là nhân
tố hết sức quan trọng. Nhận được sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên, bất kỳ
một dự án nào, nhất là những dự án lớn, sẽ thuận lợi rất nhiều, được ưu tiên về
nguồn vốn và các nguồn lực khác. Cuối cùng là việc lập kế hoạch của chủ đầu tư
cho dự án: Một dự án thành công được thể hiện ở ngay khâu đầu tiên - khâu kế
hoạch. Kế hoạch chính là bức tranh tổng quát về dự án, người ta có thể nhìn thấy
trước dự án sẽ diễn ra như thế nào, gặp những trở ngại gì trước mắt… Một kế hoạch
ít phải điều chỉnh sẽ hứa hẹn một dự án suôn sẻ trong quá trình thực hiện.
Bộ máy quản lý dự án: Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào: Nhân lực
và các vấn đề về tổ chức nhân sự hay chính là nhân tố con người; Các nguồn lực
khác như trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc… Phụ
thuộc vào công nghệ quản lý: chất xám, tài sản vô hình tích luỹ qua thời gian vận
hành, quản lý dự án .
Các công cụ quản lý dự án được áp dụng: Trong quá trình quản lý dự án, các
công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho người quản lý dự án ở nhiều khía cạnh quản lý
như: quản lý chi phí, quản lý thời gian - tiến độ dự án, quản lý chất lượng dự án…
Thông tin thu thập được: Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin
đóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hướng, ra quyết định
không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. Ngược lại, thông tin thu thập được là
đầy đủ, đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các
quyết định chính xác. Đối với các dự án xây dựng, thông tin luôn đòi hỏi phải cập
nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác; đặc biệt là các thông tin vĩ mô, liên quan
22
đến quy hoạch, định hướng, chiến lược, các lĩnh vực khác … trong tương lai.
1.5. Kinh nghiệm quản lý dự án ĐTXD cơ bản của một số địa phương
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh. Trong thời gian qua,
thành phố Đã Nẵng được biết đến với nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó có quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng những
năm gần đây có sự thay đổi rất lớn. Công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng có một số đặc điểm ưu việt cụ thể:
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa
các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp.
Đền bù và giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư và xây dựng. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công
tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua. Thành công của Đà Nẵng nhờ
vào các yếu tố sau:
Một là, UBND Thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại
khi thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc,
phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định đền
bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”, định chế này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố ban
hành thành Nghị quyết riêng.
Hai là, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND Thành phố Đà Nẵng
rất coi trọng công tác tuyên truyền gắn với thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở, kết
hợp với chính sách khen thưởng đối với tất cả các đối tượng thực hiện giải phóng
mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.
Ba là, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng
mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm cá nhân lãnh
đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp
xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt
khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên
23
chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của
mình để đáp ứng nhu cầu công việc.
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Tân Phú - tỉnh Cà Mau
Tân Phú là một trong những địa phương của tỉnh Cà Mau có thành tích về cải
cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
trong đó có quản lý vốn đầu tư XDCB, qua các tài liệu và tiếp cận thực tế có các
vấn đề nổi bật như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
đầu tư và xây dựng của Trung ương và UBND tỉnh Cà Mau ban hành, UBND huyện
đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp.
Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa
chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định
và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt
bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi
công; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sử dụng; thanh toán, quyết toán và
bảo hành công trình…
Thứ hai: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và
phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự
án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Tân Phú là điểm sáng của
tỉnh Cà Mau dựa vào các yếu tố:
- UBND huyện đã tham mưu UBND tỉnh ban hành được quy định về đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực
tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ
chế này được Hội đồng Nhân dân huyện ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung
của quy định này là khi nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dựng hạ tầng
chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng
từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần
lợi ích đó cho Nhà nước.
- UBND huyện rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để
nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc
24
gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua
kế hoạch và ký kết các chương trình. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi
trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời
phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ
của Nhà nước đề ra.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với
các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Lãnh đạo các cơ quan
ban ngành của huyện tổ chức đối thoại trực tiếp với từng người dân một cách thấu
tình đạt lý để giải quyết vướng mắc cụ thể theo quy định của pháp luật và thực tế.
Thứ ba: Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Ban
quản lý đã tiến hành giám sát hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng công trình
và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Thường xuyên đôn đốc các nhà thầu thực hiện
Quyết toán công trình theo đúng thời gian quy định, những nhà thầu nào vi phạm
làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, BQL tiến hành tham mưu UBND
huyện đình chỉ thi công. Từ đó làm cho các nhà thầu thực hiện công việc nghiêm
túc, đảm bảo chất lượng công trình.
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế các địa phương kể trên,
nghiên cứu này rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Thực hiện chi tiết và công khai hóa quy trình xử lý các công đoạn của quá
trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản
lý của bộ máy chính quyền địa phương.
- Thực hiện xây dựng đơn giá bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng ở
địa phương phải giải quyết nhiều mối quan hệ kinh tế - chính trị - hành chính – xã
hội, trong đó quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân phải theo quan điểm hài
hòa lợi ích.
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo
vì công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bên
25
trong với thu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp…)
chống thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay là một vấn đề rất
nóng hổi trong đầu tư XDCB từ NSNN. Làm lành mạnh môi trường đầu tư là biện
pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư.
- Gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng
trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững có tính
xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa… sẽ
thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy việc
đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.
- Phải biết chú ý đến những yếu tố góp phần tăng trưởng ngoài vốn vì huy
động vốn bao giờ cũng có giới hạn. Đó chính là sự khôn ngoan trong lựa chọn xây
dựng cơ chế chính sách, bước đi về công nghệ và đồng bộ trong hạ tầng cơ sở phù
hợp, không vì chạy đua theo thành tích trong đầu tư giữa các địa phương gây lãng
phí thất thoát và đương nhiên yếu tố ngoài vốn sẽ là âm (phản tác dụng) trong lựa
chọn con đường phát triển.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về
đầu tư và quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Trước hết là khái niệm
cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư. Dự án đầu tư được trình bày với các nội dung: Công
dụng, đặc biệt và phân loại. Trên cơ sở đó tìm hiểu về quản lý dự án đầu tư về các
nội dung; Khái niệm, quá trình quản lý dự án và các hình thức quản lý dự án hiện
nay ở Việt Nam. Quá trình quản lý dự án bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; trình bày nội dung, kết quả và các nhân tố ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu cần đạt được trong các giai đoạn của quá trình quản lý đầu
tư. Đồng thời đã trình bày một số đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư thuộc
NSNN làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý các dự án đầu xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của huyện Tiên Phước,
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD CƠ BẢN TỪ NGUỒN
VỐN NSNN CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Phước
Vị trí địa lý
Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa
lý từ 15o
20’00” đến 16o
36’00” Vĩ độ Bắc và 15o
20’00” 108o
04’46” đến 108o
27’56”
Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc
Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình
huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn cứ vào điều kiện
địa hình, có thể chia huyện Tiên Phước thành 3 vùng gồm:
Vùng địa hình đồi núi: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố
chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện gồm các xã Tiên Lãnh, Tiên
Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so
với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.
Vùng địa hình gò đồi: là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở
các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100m
đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện
tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và
các loại cây ăn quả khác.
Vùng địa hình thấp dạng bậc thang: dạng địa hình này chiếm khoảng 20% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ lẻ và phân
tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông
huyện. Phần lớn các diện tích này được sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước.
Nhìn chung, Tiên Phước là huyện có địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã
trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không
thuận lợi. Điều này dẫn đến nhiều thôn, xã trong huyện gặp khó khăn trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình vùng thấp là nơi dân cư tập trung sinh sống,
27
phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng hóa... là nơi hình
thành và lưu giữ các truyền thống văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các
kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước.
Điều kiện tự nhiên
Tiên Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với nhiều
loại khoáng sản như: vàng sa khoáng, colin, cát, sỏi, cao lanh; nhiều loại gỗ quý như
lim, chò, gõ...; hơn 500 loại dược liệu thuộc 135 loài thực vật, nhiều động vật rừng
quý hiếm như voi, heo rừng, nhím, tê tê, ong... có nhiều loại cây trồng đặc sản có giá
trị kinh tế cao như tiêu, dó bầu, chè, lòn bon, thanh trà, quế, măng cụt, chuối... Đặc
biệt, tiêu Tiên Phước có hương vị đặc trưng không gì có thể sánh được. Dó bầu là cây
đặc sản có giá trị kinh tế cao với trầm hương, trầm cảnh kiểu dáng phong phú, độc
đáo, lạ mắt. Đây chính là những tiềm năng tạo nên thế mạnh cho nông nghiệp, CN -
TTCN phát triển.
Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên. nguồn nước của
sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ.
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 -
2017
Trong giai đoạn 2015-2017, huyện tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp về phát triển kinh tế, tạo đột phá trên các lĩnh vực; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
23,2%, tăng 5,36% so với năm 2014; thương mại - dịch vụ 54,4%, tăng 2,78% so với
năm 2014; tỷ trọng nông lâm nghiệp 22,4%, giảm 8,15% so với năm 2014. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp tăng từ 44% lên 46%, lao động nông nghiệp giảm từ 56% xuống
54%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,1 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 lần so
với năm 2014 (14,3 triệu đồng).
- Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững:
Huyện Tiên Phước đã tập trung chỉ đạo huy động có hiệu quả các nguồn lực, làm tốt
việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi
chất lượng cao vào sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản
xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 459 tỷ đồng (năm 2014) lên 572 tỷ đồng
(năm 2017), tăng bình quân hàng năm 7,6%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra; Giá trị
28
sản phẩm thu được trên 1ha đất canh tác tăng từ 43,1 triệu đồng (năm 2014) lên 54
triệu đồng (năm 2017).
Huyện tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại
(KTV, KTTT) và triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển KTV-KTTT, du lịch sinh
thái, mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017-2025” bước đầu đạt
kết quả; tổng vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vườn trên 15 tỷ đồng. Đến cuối năm
2017, diện tích các cây trồng chủ lực tăng. Đã hình thành các vùng sản xuất tập
trung cây ăn quả: thanh trà tại 3 xã vùng Tây (Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh);
tiêu, măng cụt, sầu riêng ở các xã vùng thấp (Tiên Mỹ, Tiên Thọ, Tiên Kỳ); lòn bon
ở các xã vùng giữa (Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Mỹ); phát triển đa dạng các sản
phẩm nông nghiệp; các mô hình làng vườn văn hóa, góp phần phát triển kinh tế và
phát triển du lịch sinh thái. Giá trị sản xuất từ KTV, KTTT tăng từ 65 tỷ đồng (năm
2014) lên 214 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 41,98%. Chăn
nuôi gia trại, trang trại ổn định, giảm dần hình thức chăn nuôi nông hộ; tiếp tục đầu
tư theo hướng nâng cao chất lượng con giống, giá trị sản phẩm gắn với an toàn thực
phẩm. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được chỉ đạo quyết liệt,
không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Giá trị ngành chăn nuôi tăng; hoàn thành
việc nghiên cứu Đề tài Bảo tồn và phát triển giống gà ta Tiên Phước.
Chương trình trồng rừng kinh tế phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho nhân dân; Bình quân hằng năm trồng mới 3.000 ha rừng; độ che phủ
rừng 58% (năm 2014) tăng lên 58,2% (năm 2017). Giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp tăng từ 126,6 tỷ đồng (năm 2014) lên 169,2 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng
ngành lâm nghiệp đạt 35,6%.
- Công nghiệp (CN), xây dựng (XD) tăng trưởng khá: Tổng giá trị sản xuất
theo giá so sánh từ 296 tỷ đồng (năm 2014) lên 646 tỷ đồng (năm 2017); tốc độ tăng
bình quân hằng năm đạt 29,71%; trong đó, công nghiệp từ 197 tỷ (năm 2014) lên
442 tỷ (năm 2017), tăng 245 tỷ đồng; số cơ sở CN-TTCN hằng năm tăng mạnh,
nhất là cơ sở sản xuất và chế tác trầm cảnh. Tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất,
kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp. Đến năm 2017, đã thu hút 03 doanh
nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế của huyện và giải
29
quyết việc làm cho lực lượng lớn lao động tại địa phương. Hoạt động khuyến công
được chú trọng, đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cải tiến máy
móc, dây chuyền, thiết bị, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và
tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
- Hoạt động thương mại (TM), dịch vụ (DV) có bước khởi sắc, thu hút nhiều
thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm, tiêu dùng
của nhân dân: Toàn huyện có gần 2.200 hộ kinh doanh cá thể, phân bố đều từ trung
tâm huyện đến các xã, tăng 200 hộ so với năm 2014. Đầu tư xây dựng chợ quê Tiên
Phước, xây mới chợ Tiên Phong, chợ Tiên Lãnh và cải tạo nâng cấp chợ Tiên Thọ.
Tổng giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 604
tỷ so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,77% vượt chỉ tiêu Nghị
quyết (16,2%).
2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng huyện Tiên Phước thời gian qua
Giai đoạn 2015- 2017 là giai đoạn huyện Tiên Phước đang tập trung các
nguồn lực để đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng đáp
ứng các tiêu chuẩn Quốc gia về xây dựng chương trình Nông thôn mới. Trong
những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân và UBND huyện đã tập trung chỉ
đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình huy động,
lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Tranh thủ sự giúp
đỡ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, kết hợp với nguồn ngân sách huyện và huy
động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có trọng
tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến quá
trình phát triển của huyện: giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, trường học;
thương mại, du lịch,... Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản địa bàn huyện thực hiện
trong 3 năm qua trên 1.183 tỷ đồng, trong đó dự án tỉnh, cấp trên làm chủ đầu tư
699,7 tỷ đồng, huyện làm chủ đầu tư 484 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống giao thông, cầu,
cống, thủy lợi được xây dựng, tu sửa, nâng cấp tương đối hoàn chỉnh góp phần đáp
ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa và tưới tiêu phục vụ sản xuất cho nhân dân.
30
Các tuyến đường giao thông được nâng cấp xây mới với tổng vốn 182 tỷ đồng. Một
số công trình lớn, trọng điểm, có ý nghĩa về dân sinh được đầu tư xây dựng như:
Đường Tiên An - Trà Đông, Đường vào làng Suối Dưa - Tiên Lập, Đường ĐT 616 đi
Làng cổ Lộc Yên, Cầu Suối Ồ Ồ, Kiên cố hóa các tuyến đường ĐH, Cầu Sông Tum,
Đường giao thông CCN Tài Đa; nâng cấp, sửa chữa, xây mới 32 hồ, đập và 34 công
trình kênh mương với tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng. Cơ sở vật chất trường lớp được
xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, xây dựng trường
đạt chuẩn Quốc gia với tổng vốn đầu tư 46,3 tỷ đồng.
Cùng với việc huy động, khai thác hiệu quả các nguồn vốn, tập trung thực
hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xúc tiến đầu tư và giải quyết vướng mắc về bồi
thường, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý giai đoạn quy hoạch và phân bổ nguồn
vốn
2.2.1.1. Công tác quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là nội dung quan trọng, ảnh
hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung và ảnh
hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Huyện Tiên Phước là
một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua Huyện uỷ, UBND
huyện đang tập trung các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
Nông thôn mới và xây dựng thị trấn Tiên Kỳ thành đô thị văn minh. Để thực hiện
các mục tiêu nêu trên, công tác quy hoạch đầu tư được Huyện uỷ và UBND huyện
đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch đầu tư xây dựng đạt
được những thành tựu sau:
+ Hoàn thành các đề án quy hoạch phát triển vùng, ngành như: quy hoạch đồ
án xây dựng Nông thôn mới, quy hoạch phát triển Thương mại, quy hoạch phát
triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp như: khu công nghiệp Tài Đa, cụm công
nghiệp thôn 7B – Tiên Cảnh, quy hoạch phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại
31
gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện (Đề án 548) bước đầu đã
mang lại hiệu quả cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thực hiện quy hoạch di dời người dân ra khỏi vùng sụt lún, sạt lở gắn với
chỉnh trang đô thị, bảo vệ, tôn tạo quần thể di tích Quốc gia nhà lưu niệm cụ Huỳnh
Thúc Kháng, tượng đài Cây Cốc, khu di tích Đồng Trại …
+ Thực hiện quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận, Quy
hoạch phát triển các ngành thủy lợi, giao thông, du lịch đến năm 2025 như: nâng
cấp 50 km mặt đường các tuyến ĐT615, ĐT614, QL40B qua địa bàn huyện và xây
dựng tuyến đường tránh Nam Quảng Nam, Đường ĐT616 xã Tiên Lộc, Nâng cấp
tuyến đường Tiên Hà – Bình Sơn; Điện Lò Thung xã Tiên Cảnh và Tiên Lộc….
+ Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng, nâng cấp Bệnh viện huyện, Trạm
Y tế các xã Tiên Phong, Tiên Thọ, Tiên Lộc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Sơn và quy
hoạch đầu tư nâng cấp trên 140 phòng học trên địa bàn huyện.
+ Đang triển khai về quy hoạch đầu tư xây dựng 2 xã Tiên Cảnh, Tiên Châu
và thị trấn Tiên Kỳ thành vùng trung tâm trọng điểm phát triển du lịch của huyện.
Ưu tiên huy động lồng ghép nguồn lực xây dựng, nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng
quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông, thương mại, văn hóa, du lịch và đô thị. Tổ
chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận đến
năm 2020 và 2030, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đô thị loại IV, đủ
điều kiện thực hiện nhiệm vụ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thật sự
đóng vai trò vùng động lực phát triển của huyện. Tiếp tục quy hoạch và đầu tư hoàn
chỉnh các công trình, dự án động lực: đường tránh lũ, đường Tiên An đi Trà Đông,
đường trên Kè sông Tiên, cầu Bình An 2. Đặc biệt dự án khu phố mới Phước An,
dự án khu đô thị Nam Tiên Kỳ. Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển KT-XH
khu trung tâm xã Tiên Thọ theo hướng đô thị, đóng vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế
thương mại quan trọng phía Đông của huyện…
Bên cạnh những mặt được, công tác quản lý quy hoạch dù được UBND
huyện, và các phòng ban chuyên môn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên các giải pháp
thực hiện quy hoạch còn thiếu tính sáng tạo, manh mún, chưa kết nối được các khu
vực với nhau, khó hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất và bộc lộ một
32
số hạn chế như sau:
+ Công tác quản lý, đầu tư sau quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết đã
được phê duyệt trước đây trên địa bàn còn lúng túng, chưa chặt chẻ, cơ sở bản đồ
nền lập quy hoạch chi tiết không thống nhất, chưa có sự nối kết tổng thể thành một
hệ thống nhất chung, dẫn đến nhiều vướng mắc trong công tác quản lý như: công
tác triển khai cắm mốc, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, cốt nền theo quy hoạch ngoài
thực địa giữa các khu quy hoạch, giữa khu quy hoạch và khu dân cư cũ.
+ Công tác nâng cấp, mở rộng chỉnh trang các tuyến đường liên xã, chỉnh
trang các đường chính của thị trấn Tiên Kỳ, quy hoạch khu phố mới Phước An và
khu đô thị nam Tiên Kỳ chậm tiến độ thực hiện, do đòi hỏi phải có nguồn vốn tập
trung lớn, công tác tái định cư cho người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện trạng hệ
thống đường nội thị của huyện nhỏ hẹp, nên việc mở rộng các tuyến đường theo lộ
giới ảnh hưởng lớn đến công tác đền bù, giải toả, tái định cư... Công tác vận động
nhân dân tham gia xây dựng chỉnh trang vỉa hè, đường phố vẫn hạn chế.
+ Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn từ năm 2010-2015 của huyện đã
được phê duyệt nhưng chưa bố trí được nguồn vốn do bị cắt giảm theo Nghị quyết 11
của Chính phủ. Nhiều dự án bị tạm dừng hoặc đã triển khai nhưng thời gian triển khai
dự án thường vào mùa mưa bão, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và dễ ảnh hưởng
đến chất lượng công trình xây dựng.
+ Công tác quản lý, khai thác và phát triển các kết cấu hạ tầng như hệ thống
giao thông, điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị gặp nhiều khó khăn
do sự phân cấp quản lý cho nhiều đơn vị và chưa có sự phối hợp, phân công quản lý
giữa các ngành, các cấp tỉnh, huyện còn chồng chéo, trùng lặp hoặc bị bỏ sót ảnh
hưởng đến việc đầu tư phát triển đồng bộ trên địa bàn.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn hạn chế về chuyên môn, thiếu
sự liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch và thiết kế. Làm việc theo kinh
nghiệm, dẫn đến hiệu quả đầu tư công chưa cao.
1.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý và phân bổ vốn
Trong những năm gần đây, với chủ trương thắt chặt đầu tư công của chính
phủ, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng hạn chế.
33
Nguồn vốn phân bổ hàng năm từ Trung ương và nguồn thu từ ngân sách của địa
phương không đảm bảo nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Nguồn vốn phân
bổ hằng năm được thực hiện theo 4 tiêu chí cơ bản sau: Công trình xây dựng mới;
công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm (dự án tiến hành thi công
kéo dài qua nhiều năm), công trình đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và
công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán.
Thực trạng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa
bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2015-2017:
Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình phân bổ vốn hằng năm
ĐVT: triệu đồng
TT Tiêu chí
Năm Chênh lệch (%)
2015 2016 2017
2016/
2015
2017/
2016
1
Trả nợ các công trình hoàn
thành đã được phê duyệt
quyết toán
24.903 22.114 25.134 88,801 113,66
2
Thanh toán khối lượng
công trình chuyển tiếp
53.428 35.047 36.218 65,597 103,34
3
Thanh toán công trình hoàn
thành nhưng chưa duyệt
quyết toán
24.285 18.872 27.867 77,711 147,66
4 Công trình xây dựng mới 59.287 58.764 79.142 99,118 134,68
Tổng 161.903 134.797 168.361 83,258 124,9
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Phước
Căn cứ bảng số liệu nêu trên cho thấy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước trong những năm qua có sự
biến động không đồng đều. Cơ cấu nguồn vốn phân bổ hằng năm được bố trí theo
nguyên tắc trả nợ các công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán; kế tiếp là
thanh toán khối lượng công trình chuyển tiếp; Thanh toán công trình hoàn thành
nhưng chưa duyệt quyết toán và cuối cùng là bố trí cho các công trình xây dựng
34
mới. Nhìn chung, trong 3 năm qua nguồn vốn cho các công trình xây dựng mới có
xu hướng biến động không đồng đều, trong năm 2017, nguồn vốn phân bổ cho công
trình xây dựng mới cao nhất từ trước đến nay, tăng 34,68% so với cùng kỳ năm
trước. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB hằng năm được UBND
huyện thực hiện theo đúng chủ trương điều hành của tỉnh, trong đó ưu tiên bố trí
thanh toán nợ XDCB các năm, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phù hợp thanh toán
giảm nợ đầu tư xây dựng cơ bản và tập trung bố trí hoàn thành các chương trình dự
án, ưu tiên cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, còn
lại bố trí cho các công trình chuyển tiếp, khởi công mới và đối ứng bê tông hóa giao
thông nông thôn và kênh mương.
Trong những năm gần đây, UBND huyện đã có sự thay đổi về chiến lược
đầu tư xây dựng cơ bản, thay vì đầu tư dàn trải như trước đây, UBND huyện có chủ
trương đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, tập trung nguồn lực cho một số
địa phương để xây dựng nông thôn mới về đích giai đoạn 2017-2020. Việc thực
hiện chủ trương đầu tư trên giúp cho các công trình dự án đảm bảo về chất lượng,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Tình hình phân bổ các dự án theo lĩnh vực đầu tư:
Bảng 2.2. Bản thống kê phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư
ĐVT: triệu đồng
TT
Theo lĩnh vực đầu tư
Năm Chênh lệch (%)
2015 2016 2017
2016/
2015
2017/
2016
1 Giao thông 90.187 48.172 43.900 53,41 91,13
2 Thuỷ lợi 12.199 16.219 14.600 132,95 90,02
3 Thiết chế văn hoá 7.695 12.645 2.957 164,33 23,38
4 Giáo dục 12.645 13.198 23.500 104,37 178,06
5
Các chương trình khác
(Trụ sở làm việc, y tế,
và các công trình khác)
39.177 44.563 83.404 113,75 187,16
Tổng 161.903 134.797 168.361 83,26 124,90
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đLuận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Qu...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng BìnhĐề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện LựcLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải PhòngĐề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
 

Similar to Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước

Similar to Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước (20)

Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận án: Quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia, HAYLuận án: Quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia, HAY
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước.
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
 
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điệnLuận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
Luận văn: Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện
 
Luận văn: Quản lý tài chính dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, 9đLuận văn: Quản lý tài chính dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, 9đ
 
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Đại học Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Đại học Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Đại học Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Đại học Đà Nẵng.doc
 
Luận án: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam, HAY
Luận án: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam, HAYLuận án: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam, HAY
Luận án: Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên QuangLuận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI CÔNG CẦN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÁI CÔNG CẦN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 834.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGỌC NGOẠN HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các đơn vị và cá nhân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của TS. Trần Ngọc Ngoạn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cùng gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Học viện Khoa học xã hội đã truyền đạt những kiến thực hữu ích để tôi có thể vận dụng vào bài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các chuyên viên tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng kinh tế - Hạ tầng và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Phước đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo, kế thừa và sử dụng những thông tin, số liệu từ một số tài liệu như: sách chuyên ngành, luận văn, tạp chí, bài tham luận… theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình và chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình. Tác giả luận văn Thái Công Cần
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC............................................................8 1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..........................................8 1.2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước............................................................................................................16 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.............................................................................20 1.4. Kinh nghiệm quản lý dự án đtxd cơ bản của một số địa phương ......................22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA ĐTXD CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NSNN CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM....26 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước...............................26 2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đtxd cơ bản từ nguồn vốn nsnn của huyện Tiên Phước ................................................................................................................30 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nsnn của huyện Tiên Phước ...............................................................................58 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM .........................................64 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Tiên Phước giai đoạn 2018 – 2022 tầm nhìn 2025...................................................................................................64 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước........................................66 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT BQLDA Ban quản lý dự án CP Chính phủ DA Dự án ĐTXD Đầu tư xây dựng HĐND Hội đồng nhân dân HU Huyện ủy NĐ Nghị định NN Nhà nước NQ Nghị quyết NS Ngân sách QĐ Quyết định QLDA Quản lý dự án TTg Thủ tướng TU Tỉnh ủy TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình phân bổ vốn hằng năm ......................................33 Bảng 2.2. Bản thống kê phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư.......................................34 Bảng 2.3. Thống kê kết quả thẩm định dự án giai đoạn 2015 - 2017.......................38 Bảng 2.4. Bảng thống kê tình hình phê duyệt các dự án...........................................39 Bảng 2.5. Bảng thống kê tình hình quản lý đấu thầu................................................41 Bảng 2.6. Bảng thống kê tình hình giải tỏa đến bù...................................................43 Bảng 2.7. Thống kê những vướng mắc trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng...........................................................................................................................45 Bảng 2.8. Bảng thống kê tình hình các dự án khởi công xây dựng ..........................46 Bảng 2.9. Bảng thống kê tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2015 -2017..................50 Bảng 2.10. Thống kê kết quả điều tra về công tác vệ sinh an toàn lao động tại công trình...................................................................................................................51 Bảng 2.11. Thống kê tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản .........54 Bảng 2.12. Thống kê kết quả thẩm tra, quyết toán gia đoạn 2015-2017 ..................56 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả thanh tra kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2015 – 2017..........................................................................57 Bảng 3.1. Mô hình phân bổ vốn đầu tư.....................................................................67
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình khung nghiên cứu luận văn.........................................................10 Hình 2.1. Quy trình thẩm định dự án UBND huyện là chủ đầu tư thực hiện theo phân cấp của UBND tỉnh ..........................................................................................37 Hình 2.2. Quy trình thẩm định do UBND huyện ra QĐ đầu tư................................37
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Điều này phụ thuộc phần lớn vào hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách của nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất định, các dự án đầu tư còn mang tính dàn trải và gây thất thoát vốn trong quá trình đầu tư xây dựng … Nguyên nhân chính xuất phát trong công tác quản lý các dự án đầu xây dựng cơ bản còn nhiều yếu, kém. Sự yếu kém này tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình quản lý đầu tư xây dựng, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng; cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước; Cơ chế phân bổ ngân sách và thanh kiểm tra, giám sát. Tình trạng yếu kém trong quản lý đã gây ra nhiều hệ lụy và các sai phạm về đầu tư xảy ra rất phổ biến. Trong hầu hết các dự án được thanh tra và kiểm toán, có hàng loạt các dự án ngàn tỉ bỏ hoang, lãng phí… Trong khi đó, nguồn thu ngân sách của cả nước trong những năm gần đây chỉ đủ để đáp ứng chi thường xuyên, toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển phải đi vay nợ. Tình trạng nợ công đã ở mức rất nghiêm trọng và dự báo sẽ chạm ngưỡng an toàn (65%) theo Chiến lược quản lý nợ công đến 2020. Tiên Phước là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua huyện đang phấn đấu nỗ lực xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện luôn tăng trưởng và phát triển ổn định và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư theo chuẩn Quốc gia, các công trình văn hóa được quan tâm và thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư hệ thống chợ nông thôn đi vào hoạt động nền nếp…; các công trình xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn còn một số hạn chế nhất định như: tình trạng lãng phí và thất thoát vốn trong hoạt động đầu tư XDCB, công tác quản lý chất lượng công trình mới được coi
  • 10. 2 trọng trên hồ sơ, tiến độ triển khai một số dự án chậm, công tác chuẩn bị đầu tư và GPMB còn nhiều hạn chế. Điều này làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Trước bối cảnh đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan cụ thể như sau: - Tạ Văn Khoán (2009), “Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đề cập đến 5 nội dung cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước gồm: Hoạch định, xây dựng khung pháp lý, ban hành và thực hiện các cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kiểm tra giám sát. Dựa trên khung cơ sở lý luận, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách như: Khung pháp lý chưa mang tính đồng bộ, thống nhất, cơ chế quản lý còn nhiều điểm lạc hậu, năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Luận án đề xuất 3 nhóm nguyên nhân của các hạn chế tồn tại trên. Trong các nguyên nhân đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bộ máy và cán bộ quản lý. Đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế cơ bản của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách chính là sự phân tán, dàn trải, sai phạm và nhiều dự án không phát huy hiệu quả. Luận án đã khẳng định các bộ ngành cần phải xây dựng và thực thi chương trình phát triển dự án ĐTXD từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhằm làm cơ sở cho công tác kế hoạch hoá các hoạt động tại các dự án ĐTXD từ nguồn vốn NSNN của các bộ, ngành quản lý và của cấp ngân sách TW. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, luận án đề xuất xây dựng mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, thực hiện thầu
  • 11. 3 theo hình thức chìa khoá trao tay, phân bổ vốn ngân sách theo vòng đời dự án; áp dụng phương pháp quản lý theo giá trị đầu tư và kết quả; kiểm soát thu nhập của bộ máy quản lý; kiểm toán trước khi ban hành quyết định phê duyệt dự án, kiểm toán trách nhiệm kinh tế của người đứng đầu. - Hoàng Đỗ Quyên (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc”. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại các dự án thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự án công trình điện. - Nguyễn Mạnh Hà (2015), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Long Hoa, "Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng". Đề tài cũng đã đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phân tích một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thời gian vừa qua để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên đề tài cũng mới tập trung nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung tại một đơn vị quân đội. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu vẫn còn sơ sài, không có hệ thống bảng biểu để phân tích đánh giá. - Nguyễn Ngọc Hải (2016),“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của Đại học Duy Tân. Thông qua luận văn này, tác giả đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận về dự án và quản lý dự án đầu tư. Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận tác giả được nêu trong chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư tại BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên với các nội dung cơ bản như: phân tích thực trạng công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án; thực trạng công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án. Tác giả phân tích, đánh giá những
  • 12. 4 mặt thành công và những vẫn đề còn hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình huyện Duy Xuyên. Căn cứ những vấn đề còn tồn tại của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư gồm: Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chung một số công tác chính của dự án; Hoàn thiện công tác chuyên môn của cán bộ. Nhìn chung trong luận văn này các giải pháp còn tương đối rời rạc, thiếu sự gắn kết về mặt nội dung và giữa các chương. Ngoài các tài liệu nêu trên, tác giả tham khảo một số tài liệu khác như: Luật đầu tư số: 67/2014/QH13; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định 15/2013/NĐ- CP; Nghị định 46/2015/NĐ-CP; Nghị định 59/2015/NĐ-CP; và một số văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và quản lý các dự án đầu tư. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đóng góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý dự án đầu tư cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước nói riêng và các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế nói chung trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Tác giả kế thừa có chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước. Áp dụng vào thực tiễn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Tiên Phước, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước trong thời gian qua, nêu lên các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn cần tập trung thực hiện nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước.
  • 13. 5 + Khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017. + Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lí các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước như: giao thông, thuỷ lợi, trường học, y tế... 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017; Đề xuất giải pháp giai đoạn 2018 -2023. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Đồng thời, sử dụng những kiến thức kinh tế tổng hợp về công tác quản lý các dự án ĐTXD cơ bản từ nguồn vốn NSNN. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa có chọn lọc và vận dụng phù hợp những quan điểm lý luận, các khung lý thuyết về quản lý dự án đầu tư của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan đến đề tài này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng: xem xét sự vật trong trạng thái
  • 14. 6 động và trong mối quan hệ với các sự vật khác. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính. Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau: + Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong các giáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng hợp tại phòng Tài chính – Kế hoạch và BQL đầu tư xây dựng cơ bản huyện Tiên Phước. + Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, các nhà quản lý về lịch vực đầu tư xây dựng cơ bản của UBND huyện Tiên Phước để nhận diện ra những mặt thành công và các tồn tại trong công tác này. - Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017 và đưa ra giải pháp cho vấn đề này giai đoạn 2018 – 2023. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường phát triển. Những vấn đề luận văn đề cập, giải quyết góp phần phân tích những cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn cấp huyện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn
  • 15. 7 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ đào tạo, giảng dạy, học tập và nghiên cứu những chuyên đề thực tế liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Nguồn tài liệu sử dụng cho các cơ quan quản lý cấp huyện tham khảo để đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN cấp huyện. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của huyện Tiên Phước - Tỉnh Quảng Nam.
  • 16. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư Theo Lê Viết Thái và cộng sự (2007): Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện KT - XH nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan [13]. Đầu tư theo nghĩa rộng: là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp: bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Có thể kết luận: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò
  • 17. 9 rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia. Trong các hình thức đầu tư, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Chính vì vậy, khái niệm đầu tư trong phạm vi luận văn này sẽ được tiếp cận dưới góc độ của đầu tư phát triển. 1.1.1.3. Khái niệm về xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản - Xây dựng cơ bản là quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như phi vật chất bằng các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng chúng. - Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển, là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán. Đây là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định trong nền kinh tế. Đầu tư XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định. Đầu tư XDCB được thông qua nhiều hình thức như xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế. 1.1.1.4. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản - Theo gốc độ vĩ mô: Là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan lên các hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước là các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, chính sách thuế, hệ thống pháp luật, chế độ kế toán, bảo hiểm, chính sách thị trường để thống nhất quản lý và điều phối các hoạt động kinh tế nói chung và các dự án nói riêng - Theo gốc độ vi mô: Là quá trình tác động của chủ đầu tư lên các hoạt động của quá trình đầu tư nhằm đảm bảo quá trình đầu tư được tiến hành thuận lợi đúng tiến độ, đạt mục tiêu đề ra và thông qua đó để kịp thời phát hiện những sai sót và có
  • 18. 10 những điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung quản lý chủ yếu ở mức độ này là quản lý chất lượng, thời gian và chi phí của dự án. 1.1.1.5. Khung phân tích của luận văn Xuất phát từ những phân tích nêu trên, trong khung nghiên cứu luận văn này, Tác giả tiếp cận theo hướng công tác quản lý nhà nước đối với các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là một quá trình mang tính chất liên tục từ khâu quy hoạch, lập kế hoạch đến khâu thanh quyết toán và đưa công trình xây dựng cơ bản vào sử dụng. Bao gồm 5 khâu cơ bản sau: 1. Quy hoạch và phân bổ vốn 2. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản 3. Triển khai đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản 4. Quản lý giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XDCB 5. Quản lý giai đoạn kết thúc dự án đầu tư XDCB Quá trình này diễn ra và chịu sự tác động của các yếu tố về môi trường chính trị, pháp luật, cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý dự án, năng lực đội ngũ quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của Nhà nước. Mô hình khung nghiên cứu luận văn cụ thể như sau: Hình 1.1. Mô hình khung nghiên cứu luận văn Quy hoạch, và phân bổ vốn Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản Triển khai đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý giai đoạn thực hiện dự án - Giải phóng mặt bằng - Công tác giải ngân - Thi công xây dựng Quản lý giai đoạn kết thúc dự án Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản Môi trường chính trị, pháp luật Cơ chế chính sách Công tác tổ chức quản lý dự án Năng lực đội ngũ quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  • 19. 11 Các nội dung trong khung nghiên cứu sẽ được cụ thể hoá tại mục 1.3 và mục 1.4 trong chương này. 1.1.2. Đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản Thứ nhất: Đầu tư xây dựng cơ bản được coi là yếu tố khởi đầu cơ bản cho sự phát triển. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tạo nên tăng trưởng, trong đó có yếu tố đầu tư. Đặc điểm này không chỉ nói lên vai trò quan trọng của đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế mà còn chỉ ra động lực quan trọng kích thích các hoạt động khác trong nền kinh tế phát triển. Thứ hai: Đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi một khối lượng vốn lớn. Khối lượng vốn đầu tư lớn là yếu tố khách quan nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho yếu tố tăng trưởng và phát triển. Vì vậy nếu không sử dụng vốn có hiệu quả sẽ gây nhiều phương hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba: Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản phải được trải qua một thời gian lao động rất dài mới có thể đưa vào khai thác, sử dụng được, do thời gian hoàn vốn kéo dài vì sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một dây chuyền hàng loạt, mà mỗi công trình, mỗi dự án có kiểu cách, tính chất khác. Thứ tư: Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có rủi ro lớn. Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường được hết khi lập dự án. Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như thay đổi chính sách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư. Thứ năm: Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định
  • 20. 12 rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đựơc tính tập trung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư. 1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng: là một khâu trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của nhà nước, cụ thể như sau: 1.1.3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu của ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu để phát triển nhanh và tốc độ mong muốn từ 9% đến 10% thì phải tăng cường đầu tư tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chề về đất đai và khả năng sinh học để đạt đựơc tốc độ tăng trưởng từ 5% đến 6 % là một điều khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra. 1.1.3.2. Đầu tư XDCB tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, muốn giữ phát triển kinh tế ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% đến 20% so với GDP, tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước. Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phục thuộc vào vốn đầu tư, ICOR phản ánh hiệu quả đầu tư. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cơ cấu kinh tế, các chính sách kinh tế - xã hội. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn (5-7) do thừa vốn thiếu lao động, do sử dụng công nghệ có giá trị cao, còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp (2-3) do thiếu vốn, thừa lao động, để thay thế cho vốn sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. 1.1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế
  • 21. 13 Tác động trực tiếp này đã làm cho tổng tài sản của nền kinh tế quốc dân không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác, nhờ vậy mà năng lực sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao, sự tác động này có tính dây chuyền của những hoạt động kinh tế nhờ đầu tư Xây dựng cơ bản. 1.1.3.4. Đầu tư XDCB tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước Có hai con đường để phát triển khoa học công nghệ, đó là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ; muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có một khối lượng vốn đầu tư lớn mới có thể phát triển khoa học công nghệ. 1.1.3.5. Đầu tư XDCB tác động đến sự ổn định kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do ảnh hưởng của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế; thí dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên quan tăng, tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hút thêm lao động nâng cao đời sống. Mặt khác, đầu tư tăng đến một chừng mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát, nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ra tình trạng sản xuất trì trệ, thu nhập của người lao động thấp đi, thâm hụt ngân sách tăng, kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy khi điều hành nền kinh tế nhà nước phải đưa ra những chính sách để khắc phục những nhược điểm trên. 1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 (Luật số 50/2014/QH13 ngày 16/8/2014), Các văn bản Nghị định hướng dẫn thi hành luật xây dựng, trong đó Nghị định số 42/2017/NĐ-CP /NĐ-CP, ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được phân loại như sau:
  • 22. 14 Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B và C. Theo nguồn vốn đầu tư, được phân ra: (1) Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; (2) Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà cước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; (3) Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; (4) Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.1.5. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Đặc trưng của quản lý dự án Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau: - Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án. - Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án. - Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý không phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích. - Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo. Mục đích của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Quản lý dự án XDCB đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính tập thể, yêu cầu hợp tác…Vì vậy nó tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một số mục đích chủ yếu như sau: - Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
  • 23. 15 - Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. - Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không triển khai được dự án. Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những bất đồng. - Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước Dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN có có đặc điểm sau: Một là: qui mô vốn đầu tư lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN. Ví dụ, ở nước ta trong những năm qua, tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách thường chiếm trên 40%. Hai là: Có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng khi thực hiện đầu tư thì Nhà nước lại uỷ thác việc quản lý sử dụng cho các chủ đầu tư để triển khai kế hoạch của Nhà nước, tạo ra sự tách rời giữa quyền sở hữu và sử dụng vốn. Với đặc điểm này, nếu cơ chế quản lý của Nhà nước không hoàn thiện thì có thể dẫn đến tình trạng các chủ đầu tư quản lý sử dụng vốn tìm cách chiếm đoạt vốn của Nhà nước khi có cơ hội. Ba là: Chi ngân sách cho đầu tư XDCB được thực hiện qua nhiều cấp ngân sách. Theo cơ chế quản lý vốn đầu tư ở nước ta hiện nay, việc chi đầu tư XDCB được thực hiện qua nhiều cấp ngân sách như: chi từ nguồn ngân sách trung ương cho hoạt động đầu tư của các bộ, ngành, chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương; chi từ ngân sách địa phương cho các dự án thuộc địa phương quản lý. Bốn là: nguồn vốn đầu tư mà các chủ đầu tư sử dụng phải được tạm ứng, nghiệm thu và thanh toán theo qui định của Nhà nước. Các dự án đầu tư XDCB phải tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng; Luật đấu thầu; Luật đầu tư; Các nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; và các thông tư hiện hành của Bộ tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư, các Bộ chuyên ngành có liên quan.
  • 24. 16 Phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng 1.2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 1.2.1. Quản lý giai đoạn quy hoạch và phân bổ nguồn vốn Dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận bằng văn bản (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A) hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch (đối với các
  • 25. 17 dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C); riêng trong khu vực đô thị, nếu chưa có quy hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền. Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định. Kế hoạch vốn đầu tư được UBND các cấp phân bổ theo khả năng cân đối vốn và tiến độ thực hiện của từng dự án nhưng không quá 03 năm đối với dự án đầu tư XDCB nhóm C, không quá 05 năm đối với dự án đầu tư XDCB nhóm B; Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên cơ sở thực tế triển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư. 1.2.2. Quản lý giai đoạn lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản - Công tác lập dự án đầu tư XDCB Đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến rủi ro rất lớn. Để giảm thiểu khả năng rủi ro của các dự án đầu tư XDCB; Các nhà đầu tư tiến hành lập những dự án đầu tư XDCB. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, duy trì về chất lwongj của sản phẩm dịch vụ trong một khoản thời gian nhất định. Dự án đầu tư được hiểu là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho chủ đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Những nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư gồm: Sự cần thiết phải đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư, chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất), các phương án, địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư nếu có, Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ, phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, giải pháp về quản lý và bảo vệ môi trường, hình thức quản lý thực hiện dự án, xác định chủ đầu tư, mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. - Công tác thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh đánh giá một cách khách
  • 26. 18 quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước). Vì vậy mục đích của Nhà nước lúc này là: (1) Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư; (2) Giúp cho chủ đầu tư hay cũng chính là Nhà nước đưa ra tiêu chí, là công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư; (3) Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án; (4) Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những quy định cụ thể về cấp có quyền quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án. 1.2.3. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công và các hoạt động có liên quan khác đến dự án. Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: + Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; + Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý; + Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; + Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật. Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện.
  • 27. 19 1.2.4. Quản lý công tác giải phóng mặt bằng Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đất đền bù giải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu hay không thì khâu quản lý đền bù GPMB ban đầu này rất quan trọng. Việc quản lý ở khâu này bao gồm việc thẩm định đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù, tổng giá trị đền bù theo các quy định của pháp luật. 1.2.5. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. 1.2.6. Quản lý công tác giải ngân - Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành. + Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư. + Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước. + Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. + Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.
  • 28. 20 1.2.7. Quản lý công tác kết thúc dự án Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai khác sử dụng, gồm những việc như sau: - Nghiệm thu, bàn giao công trình. - Thực hiện việc kết thúc hoạt động xây dựng công trình. - Hướng dẫn sử dụng công trình và vận hành công trình. - Tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư. - Bảo hành công trình. - Bảo trì công trình. Một dự án coi là hiệu quả khi công tác nghiệm thu, xác nhận các công việc đã hoàn thành phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đúng các quy trình, chính xác về quy cách, đủ về khối lượng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 1.3.1. Các nhân tố khách quan Cơ chế quản lý của Nhà nước: bao gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng. Nếu hệ thống này càng đơn giản, không chồng chéo thì các đơn vị dễ dàng áp dụng, dự án khi thực hiện không gặp khó khăn về cơ chế, trái với luật định. Các yếu tố về thị trường: bao gồm giá cả, lạm phát, lãi suất, khách hàng,… các yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra. Thông thường các yếu tố thị trường xảy ra không theo ý muốn chủ quan của chủ đầu tư, của Nhà nước. Chủ đầu tư chỉ có thể dự đoán xu hướng biến động của các yêu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quan tương đối ổn định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó để có các quyết định đầu tư phù hợp. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Liên quan đến thời tiết, thiên tai như: mưa, bão, lũ lụt, động đất...; các yếu tố về điều kiện địa hình, địa chất... các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án cũng như tính khả thi của việc thực hiện dự án. Có nhiều trường hợp thiên nhiên không ủng hộ, dự án có thể bị phá huỷ;
  • 29. 21 đây là nhóm yếu tố không thể lường trước được. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan Chủ đầu tư: Trước tiên, đó là năng lực của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ cho ra những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan. Thứ hai, đó là phương hướng và các mục tiêu của dự án cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một dự án có mục tiêu rõ ràng, khả thi sẽ nhận được nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai, ngược lại, một dự án không thể hiện được phương hướng và mục tiêu rõ ràng, khó có thể thành công. Bên cạnh đó sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên là nhân tố hết sức quan trọng. Nhận được sự ủng hộ của cơ quan quản lý cấp trên, bất kỳ một dự án nào, nhất là những dự án lớn, sẽ thuận lợi rất nhiều, được ưu tiên về nguồn vốn và các nguồn lực khác. Cuối cùng là việc lập kế hoạch của chủ đầu tư cho dự án: Một dự án thành công được thể hiện ở ngay khâu đầu tiên - khâu kế hoạch. Kế hoạch chính là bức tranh tổng quát về dự án, người ta có thể nhìn thấy trước dự án sẽ diễn ra như thế nào, gặp những trở ngại gì trước mắt… Một kế hoạch ít phải điều chỉnh sẽ hứa hẹn một dự án suôn sẻ trong quá trình thực hiện. Bộ máy quản lý dự án: Một bộ máy vận hành tốt phụ thuộc vào: Nhân lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự hay chính là nhân tố con người; Các nguồn lực khác như trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc… Phụ thuộc vào công nghệ quản lý: chất xám, tài sản vô hình tích luỹ qua thời gian vận hành, quản lý dự án . Các công cụ quản lý dự án được áp dụng: Trong quá trình quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho người quản lý dự án ở nhiều khía cạnh quản lý như: quản lý chi phí, quản lý thời gian - tiến độ dự án, quản lý chất lượng dự án… Thông tin thu thập được: Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tin đóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hướng, ra quyết định không chính xác, gây thiệt hại đối với dự án. Ngược lại, thông tin thu thập được là đầy đủ, đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra các quyết định chính xác. Đối với các dự án xây dựng, thông tin luôn đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác; đặc biệt là các thông tin vĩ mô, liên quan
  • 30. 22 đến quy hoạch, định hướng, chiến lược, các lĩnh vực khác … trong tương lai. 1.5. Kinh nghiệm quản lý dự án ĐTXD cơ bản của một số địa phương 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh. Trong thời gian qua, thành phố Đã Nẵng được biết đến với nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng những năm gần đây có sự thay đổi rất lớn. Công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có một số đặc điểm ưu việt cụ thể: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Đền bù và giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua. Thành công của Đà Nẵng nhờ vào các yếu tố sau: Một là, UBND Thành phố đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Hai là, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND Thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền gắn với thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với tất cả các đối tượng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Ba là, trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên
  • 31. 23 chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Tân Phú - tỉnh Cà Mau Tân Phú là một trong những địa phương của tỉnh Cà Mau có thành tích về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý vốn đầu tư XDCB, qua các tài liệu và tiếp cận thực tế có các vấn đề nổi bật như sau: Thứ nhất, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương và UBND tỉnh Cà Mau ban hành, UBND huyện đã cụ thể hóa dưới các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng trong thi công; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao sử dụng; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình… Thứ hai: Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng và phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Trên thực tế, nhiều dự án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ách tắc ở khâu này. Tân Phú là điểm sáng của tỉnh Cà Mau dựa vào các yếu tố: - UBND huyện đã tham mưu UBND tỉnh ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định rõ ràng và chi tiết rất phù hợp với thực tế. Điểm đặc biệt và thuyết phục là bồi thường theo nguyên tắc “hài hòa lợi ích”. Cơ chế này được Hội đồng Nhân dân huyện ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này là khi nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để xây dựng hạ tầng chỉnh trang đô thị đó làm tăng giá đất ở khu vực lân cận. Do vậy, người được hưởng từ nguồn lợi trực tiếp này do đầu tư trực tiếp của Nhà nước phải đóng góp một phần lợi ích đó cho Nhà nước. - UBND huyện rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động thuyết phục để nhân dân giác ngộ vì lợi ích chung. Cả hệ thống chính trị được huy động vào cuộc
  • 32. 24 gắn với quy chế dân chủ cơ sở, thi đua khen thưởng, việc triển khai được thông qua kế hoạch và ký kết các chương trình. Tạo điều kiện nơi tái định cư thuận tiện và chi trả kinh phí kịp thời, hợp lý do vậy kết hợp được cả lợi ích của nhân dân đồng thời phát huy giám sát cả cộng đồng trong triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ của Nhà nước đề ra. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo chủ chốt, nhất là đối với các trường hợp phức tạp, điểm nóng trong triển khai dự án. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành của huyện tổ chức đối thoại trực tiếp với từng người dân một cách thấu tình đạt lý để giải quyết vướng mắc cụ thể theo quy định của pháp luật và thực tế. Thứ ba: Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Ban quản lý đã tiến hành giám sát hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Thường xuyên đôn đốc các nhà thầu thực hiện Quyết toán công trình theo đúng thời gian quy định, những nhà thầu nào vi phạm làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, BQL tiến hành tham mưu UBND huyện đình chỉ thi công. Từ đó làm cho các nhà thầu thực hiện công việc nghiêm túc, đảm bảo chất lượng công trình. 1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế các địa phương kể trên, nghiên cứu này rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Thực hiện chi tiết và công khai hóa quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. - Thực hiện xây dựng đơn giá bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết nhiều mối quan hệ kinh tế - chính trị - hành chính – xã hội, trong đó quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân phải theo quan điểm hài hòa lợi ích. - Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sáng tạo vì công việc và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân. - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bên
  • 33. 25 trong với thu hút vốn đầu tư phát triển bên ngoài. Thực chất là nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp…) chống thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay là một vấn đề rất nóng hổi trong đầu tư XDCB từ NSNN. Làm lành mạnh môi trường đầu tư là biện pháp cơ bản và lâu dài trong thu hút đầu tư. - Gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền vững có tính xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa… sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy việc đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn. - Phải biết chú ý đến những yếu tố góp phần tăng trưởng ngoài vốn vì huy động vốn bao giờ cũng có giới hạn. Đó chính là sự khôn ngoan trong lựa chọn xây dựng cơ chế chính sách, bước đi về công nghệ và đồng bộ trong hạ tầng cơ sở phù hợp, không vì chạy đua theo thành tích trong đầu tư giữa các địa phương gây lãng phí thất thoát và đương nhiên yếu tố ngoài vốn sẽ là âm (phản tác dụng) trong lựa chọn con đường phát triển. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Trước hết là khái niệm cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư. Dự án đầu tư được trình bày với các nội dung: Công dụng, đặc biệt và phân loại. Trên cơ sở đó tìm hiểu về quản lý dự án đầu tư về các nội dung; Khái niệm, quá trình quản lý dự án và các hình thức quản lý dự án hiện nay ở Việt Nam. Quá trình quản lý dự án bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; trình bày nội dung, kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cần đạt được trong các giai đoạn của quá trình quản lý đầu tư. Đồng thời đã trình bày một số đặc trưng cơ bản của các dự án đầu tư thuộc NSNN làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
  • 34. 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NSNN CỦA HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Phước Vị trí địa lý Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o 20’00” đến 16o 36’00” Vĩ độ Bắc và 15o 20’00” 108o 04’46” đến 108o 27’56” Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Căn cứ vào điều kiện địa hình, có thể chia huyện Tiên Phước thành 3 vùng gồm: Vùng địa hình đồi núi: chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Bắc của huyện gồm các xã Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Hiệp, Tiên Cảnh. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 m đến 500m so với mực nước biển và địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Vùng địa hình gò đồi: là vùng tiếp giáp với vùng đồi núi, phân bố rải rác ở các xã bao gồm các đồi thấp, bát úp hoặc lượn sóng, có độ cao trung bình từ 100m đến 180m và chiếm khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích các khu vực gò đồi đã được sử dụng trồng các loại cây lâu năm như quế, tiêu và các loại cây ăn quả khác. Vùng địa hình thấp dạng bậc thang: dạng địa hình này chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các khu vực địa hình bậc thang nhỏ lẻ và phân tán. Địa hình này tập trung nhiều hơn ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông huyện. Phần lớn các diện tích này được sử dụng trồng hoa màu và trồng lúa nước. Nhìn chung, Tiên Phước là huyện có địa hình chia cắt khá mạnh, nhiều xã trong huyện nằm xa trung tâm, xen kẽ trong khu vực núi cao, giao thông không thuận lợi. Điều này dẫn đến nhiều thôn, xã trong huyện gặp khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình vùng thấp là nơi dân cư tập trung sinh sống,
  • 35. 27 phát triển kinh tế: nông nghiệp, giao thông vận tải, giao lưu hàng hóa... là nơi hình thành và lưu giữ các truyền thống văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các kiến trúc cổ của người dân Tiên Phước. Điều kiện tự nhiên Tiên Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản như: vàng sa khoáng, colin, cát, sỏi, cao lanh; nhiều loại gỗ quý như lim, chò, gõ...; hơn 500 loại dược liệu thuộc 135 loài thực vật, nhiều động vật rừng quý hiếm như voi, heo rừng, nhím, tê tê, ong... có nhiều loại cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao như tiêu, dó bầu, chè, lòn bon, thanh trà, quế, măng cụt, chuối... Đặc biệt, tiêu Tiên Phước có hương vị đặc trưng không gì có thể sánh được. Dó bầu là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao với trầm hương, trầm cảnh kiểu dáng phong phú, độc đáo, lạ mắt. Đây chính là những tiềm năng tạo nên thế mạnh cho nông nghiệp, CN - TTCN phát triển. Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên. nguồn nước của sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ. 2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH của huyện Tiên Phước giai đoạn 2015 - 2017 Trong giai đoạn 2015-2017, huyện tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế, tạo đột phá trên các lĩnh vực; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng 23,2%, tăng 5,36% so với năm 2014; thương mại - dịch vụ 54,4%, tăng 2,78% so với năm 2014; tỷ trọng nông lâm nghiệp 22,4%, giảm 8,15% so với năm 2014. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 44% lên 46%, lao động nông nghiệp giảm từ 56% xuống 54%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,1 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2014 (14,3 triệu đồng). - Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững: Huyện Tiên Phước đã tập trung chỉ đạo huy động có hiệu quả các nguồn lực, làm tốt việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ 459 tỷ đồng (năm 2014) lên 572 tỷ đồng (năm 2017), tăng bình quân hàng năm 7,6%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra; Giá trị
  • 36. 28 sản phẩm thu được trên 1ha đất canh tác tăng từ 43,1 triệu đồng (năm 2014) lên 54 triệu đồng (năm 2017). Huyện tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) và triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển KTV-KTTT, du lịch sinh thái, mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017-2025” bước đầu đạt kết quả; tổng vốn hỗ trợ phát triển kinh tế vườn trên 15 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, diện tích các cây trồng chủ lực tăng. Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả: thanh trà tại 3 xã vùng Tây (Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh); tiêu, măng cụt, sầu riêng ở các xã vùng thấp (Tiên Mỹ, Tiên Thọ, Tiên Kỳ); lòn bon ở các xã vùng giữa (Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Mỹ); phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp; các mô hình làng vườn văn hóa, góp phần phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái. Giá trị sản xuất từ KTV, KTTT tăng từ 65 tỷ đồng (năm 2014) lên 214 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 41,98%. Chăn nuôi gia trại, trang trại ổn định, giảm dần hình thức chăn nuôi nông hộ; tiếp tục đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng con giống, giá trị sản phẩm gắn với an toàn thực phẩm. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được chỉ đạo quyết liệt, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Giá trị ngành chăn nuôi tăng; hoàn thành việc nghiên cứu Đề tài Bảo tồn và phát triển giống gà ta Tiên Phước. Chương trình trồng rừng kinh tế phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân; Bình quân hằng năm trồng mới 3.000 ha rừng; độ che phủ rừng 58% (năm 2014) tăng lên 58,2% (năm 2017). Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 126,6 tỷ đồng (năm 2014) lên 169,2 tỷ đồng (năm 2017). Tỷ trọng ngành lâm nghiệp đạt 35,6%. - Công nghiệp (CN), xây dựng (XD) tăng trưởng khá: Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh từ 296 tỷ đồng (năm 2014) lên 646 tỷ đồng (năm 2017); tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 29,71%; trong đó, công nghiệp từ 197 tỷ (năm 2014) lên 442 tỷ (năm 2017), tăng 245 tỷ đồng; số cơ sở CN-TTCN hằng năm tăng mạnh, nhất là cơ sở sản xuất và chế tác trầm cảnh. Tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất, kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp. Đến năm 2017, đã thu hút 03 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế của huyện và giải
  • 37. 29 quyết việc làm cho lực lượng lớn lao động tại địa phương. Hoạt động khuyến công được chú trọng, đã hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cải tiến máy móc, dây chuyền, thiết bị, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh. - Hoạt động thương mại (TM), dịch vụ (DV) có bước khởi sắc, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân: Toàn huyện có gần 2.200 hộ kinh doanh cá thể, phân bố đều từ trung tâm huyện đến các xã, tăng 200 hộ so với năm 2014. Đầu tư xây dựng chợ quê Tiên Phước, xây mới chợ Tiên Phong, chợ Tiên Lãnh và cải tạo nâng cấp chợ Tiên Thọ. Tổng giá trị thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 604 tỷ so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,77% vượt chỉ tiêu Nghị quyết (16,2%). 2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng huyện Tiên Phước thời gian qua Giai đoạn 2015- 2017 là giai đoạn huyện Tiên Phước đang tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc gia về xây dựng chương trình Nông thôn mới. Trong những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân và UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam, kết hợp với nguồn ngân sách huyện và huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển của huyện: giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, trường học; thương mại, du lịch,... Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản địa bàn huyện thực hiện trong 3 năm qua trên 1.183 tỷ đồng, trong đó dự án tỉnh, cấp trên làm chủ đầu tư 699,7 tỷ đồng, huyện làm chủ đầu tư 484 tỷ đồng. Nhờ thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống giao thông, cầu, cống, thủy lợi được xây dựng, tu sửa, nâng cấp tương đối hoàn chỉnh góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa và tưới tiêu phục vụ sản xuất cho nhân dân.
  • 38. 30 Các tuyến đường giao thông được nâng cấp xây mới với tổng vốn 182 tỷ đồng. Một số công trình lớn, trọng điểm, có ý nghĩa về dân sinh được đầu tư xây dựng như: Đường Tiên An - Trà Đông, Đường vào làng Suối Dưa - Tiên Lập, Đường ĐT 616 đi Làng cổ Lộc Yên, Cầu Suối Ồ Ồ, Kiên cố hóa các tuyến đường ĐH, Cầu Sông Tum, Đường giao thông CCN Tài Đa; nâng cấp, sửa chữa, xây mới 32 hồ, đập và 34 công trình kênh mương với tổng vốn đầu tư 43 tỷ đồng. Cơ sở vật chất trường lớp được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với tổng vốn đầu tư 46,3 tỷ đồng. Cùng với việc huy động, khai thác hiệu quả các nguồn vốn, tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xúc tiến đầu tư và giải quyết vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. 2.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý giai đoạn quy hoạch và phân bổ nguồn vốn 2.2.1.1. Công tác quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung và ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Huyện Tiên Phước là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện đang tập trung các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới và xây dựng thị trấn Tiên Kỳ thành đô thị văn minh. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, công tác quy hoạch đầu tư được Huyện uỷ và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch đầu tư xây dựng đạt được những thành tựu sau: + Hoàn thành các đề án quy hoạch phát triển vùng, ngành như: quy hoạch đồ án xây dựng Nông thôn mới, quy hoạch phát triển Thương mại, quy hoạch phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp như: khu công nghiệp Tài Đa, cụm công nghiệp thôn 7B – Tiên Cảnh, quy hoạch phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại
  • 39. 31 gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện (Đề án 548) bước đầu đã mang lại hiệu quả cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. + Thực hiện quy hoạch di dời người dân ra khỏi vùng sụt lún, sạt lở gắn với chỉnh trang đô thị, bảo vệ, tôn tạo quần thể di tích Quốc gia nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, tượng đài Cây Cốc, khu di tích Đồng Trại … + Thực hiện quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận, Quy hoạch phát triển các ngành thủy lợi, giao thông, du lịch đến năm 2025 như: nâng cấp 50 km mặt đường các tuyến ĐT615, ĐT614, QL40B qua địa bàn huyện và xây dựng tuyến đường tránh Nam Quảng Nam, Đường ĐT616 xã Tiên Lộc, Nâng cấp tuyến đường Tiên Hà – Bình Sơn; Điện Lò Thung xã Tiên Cảnh và Tiên Lộc…. + Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng, nâng cấp Bệnh viện huyện, Trạm Y tế các xã Tiên Phong, Tiên Thọ, Tiên Lộc, Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Sơn và quy hoạch đầu tư nâng cấp trên 140 phòng học trên địa bàn huyện. + Đang triển khai về quy hoạch đầu tư xây dựng 2 xã Tiên Cảnh, Tiên Châu và thị trấn Tiên Kỳ thành vùng trung tâm trọng điểm phát triển du lịch của huyện. Ưu tiên huy động lồng ghép nguồn lực xây dựng, nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông, thương mại, văn hóa, du lịch và đô thị. Tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển thị trấn Tiên Kỳ và khu vực phụ cận đến năm 2020 và 2030, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đô thị loại IV, đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thật sự đóng vai trò vùng động lực phát triển của huyện. Tiếp tục quy hoạch và đầu tư hoàn chỉnh các công trình, dự án động lực: đường tránh lũ, đường Tiên An đi Trà Đông, đường trên Kè sông Tiên, cầu Bình An 2. Đặc biệt dự án khu phố mới Phước An, dự án khu đô thị Nam Tiên Kỳ. Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển KT-XH khu trung tâm xã Tiên Thọ theo hướng đô thị, đóng vai trò cửa ngõ giao lưu kinh tế thương mại quan trọng phía Đông của huyện… Bên cạnh những mặt được, công tác quản lý quy hoạch dù được UBND huyện, và các phòng ban chuyên môn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên các giải pháp thực hiện quy hoạch còn thiếu tính sáng tạo, manh mún, chưa kết nối được các khu vực với nhau, khó hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất và bộc lộ một
  • 40. 32 số hạn chế như sau: + Công tác quản lý, đầu tư sau quy hoạch đối với các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt trước đây trên địa bàn còn lúng túng, chưa chặt chẻ, cơ sở bản đồ nền lập quy hoạch chi tiết không thống nhất, chưa có sự nối kết tổng thể thành một hệ thống nhất chung, dẫn đến nhiều vướng mắc trong công tác quản lý như: công tác triển khai cắm mốc, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, cốt nền theo quy hoạch ngoài thực địa giữa các khu quy hoạch, giữa khu quy hoạch và khu dân cư cũ. + Công tác nâng cấp, mở rộng chỉnh trang các tuyến đường liên xã, chỉnh trang các đường chính của thị trấn Tiên Kỳ, quy hoạch khu phố mới Phước An và khu đô thị nam Tiên Kỳ chậm tiến độ thực hiện, do đòi hỏi phải có nguồn vốn tập trung lớn, công tác tái định cư cho người dân gặp nhiều khó khăn. Hiện trạng hệ thống đường nội thị của huyện nhỏ hẹp, nên việc mở rộng các tuyến đường theo lộ giới ảnh hưởng lớn đến công tác đền bù, giải toả, tái định cư... Công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng chỉnh trang vỉa hè, đường phố vẫn hạn chế. + Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn từ năm 2010-2015 của huyện đã được phê duyệt nhưng chưa bố trí được nguồn vốn do bị cắt giảm theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Nhiều dự án bị tạm dừng hoặc đã triển khai nhưng thời gian triển khai dự án thường vào mùa mưa bão, làm chậm tiến độ thực hiện dự án và dễ ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng. + Công tác quản lý, khai thác và phát triển các kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị gặp nhiều khó khăn do sự phân cấp quản lý cho nhiều đơn vị và chưa có sự phối hợp, phân công quản lý giữa các ngành, các cấp tỉnh, huyện còn chồng chéo, trùng lặp hoặc bị bỏ sót ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển đồng bộ trên địa bàn. + Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn hạn chế về chuyên môn, thiếu sự liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch và thiết kế. Làm việc theo kinh nghiệm, dẫn đến hiệu quả đầu tư công chưa cao. 1.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý và phân bổ vốn Trong những năm gần đây, với chủ trương thắt chặt đầu tư công của chính phủ, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng hạn chế.
  • 41. 33 Nguồn vốn phân bổ hàng năm từ Trung ương và nguồn thu từ ngân sách của địa phương không đảm bảo nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của huyện. Nguồn vốn phân bổ hằng năm được thực hiện theo 4 tiêu chí cơ bản sau: Công trình xây dựng mới; công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm (dự án tiến hành thi công kéo dài qua nhiều năm), công trình đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán. Thực trạng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Tiên Phước giai đoạn 2015-2017: Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình phân bổ vốn hằng năm ĐVT: triệu đồng TT Tiêu chí Năm Chênh lệch (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Trả nợ các công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán 24.903 22.114 25.134 88,801 113,66 2 Thanh toán khối lượng công trình chuyển tiếp 53.428 35.047 36.218 65,597 103,34 3 Thanh toán công trình hoàn thành nhưng chưa duyệt quyết toán 24.285 18.872 27.867 77,711 147,66 4 Công trình xây dựng mới 59.287 58.764 79.142 99,118 134,68 Tổng 161.903 134.797 168.361 83,258 124,9 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Phước Căn cứ bảng số liệu nêu trên cho thấy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của huyện Tiên Phước trong những năm qua có sự biến động không đồng đều. Cơ cấu nguồn vốn phân bổ hằng năm được bố trí theo nguyên tắc trả nợ các công trình hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán; kế tiếp là thanh toán khối lượng công trình chuyển tiếp; Thanh toán công trình hoàn thành nhưng chưa duyệt quyết toán và cuối cùng là bố trí cho các công trình xây dựng
  • 42. 34 mới. Nhìn chung, trong 3 năm qua nguồn vốn cho các công trình xây dựng mới có xu hướng biến động không đồng đều, trong năm 2017, nguồn vốn phân bổ cho công trình xây dựng mới cao nhất từ trước đến nay, tăng 34,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB hằng năm được UBND huyện thực hiện theo đúng chủ trương điều hành của tỉnh, trong đó ưu tiên bố trí thanh toán nợ XDCB các năm, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phù hợp thanh toán giảm nợ đầu tư xây dựng cơ bản và tập trung bố trí hoàn thành các chương trình dự án, ưu tiên cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, còn lại bố trí cho các công trình chuyển tiếp, khởi công mới và đối ứng bê tông hóa giao thông nông thôn và kênh mương. Trong những năm gần đây, UBND huyện đã có sự thay đổi về chiến lược đầu tư xây dựng cơ bản, thay vì đầu tư dàn trải như trước đây, UBND huyện có chủ trương đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm, tập trung nguồn lực cho một số địa phương để xây dựng nông thôn mới về đích giai đoạn 2017-2020. Việc thực hiện chủ trương đầu tư trên giúp cho các công trình dự án đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tình hình phân bổ các dự án theo lĩnh vực đầu tư: Bảng 2.2. Bản thống kê phân bổ vốn theo lĩnh vực đầu tư ĐVT: triệu đồng TT Theo lĩnh vực đầu tư Năm Chênh lệch (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Giao thông 90.187 48.172 43.900 53,41 91,13 2 Thuỷ lợi 12.199 16.219 14.600 132,95 90,02 3 Thiết chế văn hoá 7.695 12.645 2.957 164,33 23,38 4 Giáo dục 12.645 13.198 23.500 104,37 178,06 5 Các chương trình khác (Trụ sở làm việc, y tế, và các công trình khác) 39.177 44.563 83.404 113,75 187,16 Tổng 161.903 134.797 168.361 83,26 124,90 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Phước