SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH
QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CẤP HUYỆN
TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế
LUTRƯỜNGẬVĂN THẠC SĨẾKHOA HỌC KINH TẾ
HU , 2018
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH
QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ
ƯỚC CẤP HUYỆN
TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế
CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế
MÃSỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHOÁT
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là k ết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung th ực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc.
Học Viên
guyễn Thị Nguyên Hạnh
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành lu ận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ tận tình của các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước tiên, tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã
dạy bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày t ỏ lòng c ảm ơn sâu sắc tới giảng viên PGS. TS.
Nguyễn Xuân Khoát - giảng viên Trường Đại Học kinh tế Huế, người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong su ốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
đề tài luận văn này.
Tôi c ũng xin chân thành cảm ơn các phòng ban c ủa UBND huyện Phú
Vang, Chi cục Thống kê huyện Phú Vang, Kho bạc nhà nước huyện Phú Vang ...đã
giúp đỡ và tạo mọi điều thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên c ứu đề tài.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng bi ết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân
đã giúp đỡ và động viên tôi trong su ốt quá trình học tập và nghiên c ứu.
Tuy đã có s ự nổ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) bạn bè
để luận văn này được hoàn thiện hơn!
Học Viên
Nguyễn Thị Nguyên Hạnh
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát
Tên đề tài: QU ẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA
THIÊN HU Ế
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất, công tác đầu tư xây dựng cơ
bản ở huyện Phú Vang trong thời gian qua đã có nhi ều khởi sắc, góp phần làm thay
đổi cho diện mạo của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý vốn
đầu tư còn nhi ều bất cập, hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất của nó.Với
tình hình cả nước đang thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý việc chi tiêu
trong xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đang rất cần thiết và quan
trọng. Để góp phần hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu
tư XDCB tôi l ựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân
sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp thống kê mô t ả
+ Kiểm định chất lượng của thang đo
3. Kết quả nghiên cứu:
Luận văn đã góp ph ần làm sáng t ỏ cơ sở lý lu ận và thực tiễn về quản lý v
ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư
xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014 - 2016, từ đó đề xuất
địa phương các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020.
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCKTKT : Báo cáo kinh t ế - kỹ thuật
BQLDA : Ban quản lý dự án
GPMB : Giải phóng m ặt bằng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KTXH : Kinh tế - xã hội
NSNN : Ngân sách nhà nước
QL : Quản lý
TSCĐ : Tài sản cố định
UBND : Ủy ban nhân dân
VĐT : Vốn đầu tư
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ.........................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ.......................................................................................................ix
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ
XÂY D ỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH N À NƯỚC............................................6
1.1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ QUẢN LÝ V Ố ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..............................................................................................6
1.1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bả n thuộc Ngân sách Nhà nước.....................6
1.1.2. Quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước........................19
1.1.3. Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc ngân sách nhà nước...................................................................................................................28
1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ
BÀI H ỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG.......................................................................................31
1.2.1.Kinh nghiệm quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước
tại một số địa phương............................................................................................................................31
1.2.2.Bài học kinh nghiệm rút ra t ừ tham khảo của các tỉnh, thành phố trong cả
nước...............................................................................................................................................................36
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUY ỆN PHÚ
VANG,TỈNH THỪA THIÊN HU Ế...............................................................................................38
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU............................................................................38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................................38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................................42
v
2.2.PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG...48
2.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước............................................................................48
2.2.2. Công tá c quy hoạch và lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư.......................................52
2.2.3. Công tác tri ển khai thực hiện dự án phân b ổ vốn đầu tư.......................................53
2.2.4.Công tác qu ản lý, ki ểm tra, đánh giá nghiệm thu và quy ết toán côngtrình...57
2.2.5.Công tác qu ản lý, t ổ chức sử dụng công trình.............................................................59
2.2.6. Phân tích kết quả khảo sát các đối tượng điều tra về công tác qu ản lý v ốn đầu
tư XDCB thuộc NSNN cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang........................................60
2.3. Đánh giá chung thực trạng công tác qu ản lý v ốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................73
2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................73
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................76
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP HOÀN THI ỆN QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế...................................................81
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU OÀN THI ỆN QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI
HUYỆN PHÚ VANG...........................................................................................................................81
3.1.1. Định hướng...................................................................................................................................81
3.1.2. Mục tiêu..........................................................................................................................................77
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔN G TÁC QU ẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ THUỘC
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUY ỆN PHÚ VANG, T ỈNH
THỪA THIÊN HU Ế.............................................................................................................................83
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy ho ạch, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách nhà nước cấp huyện..........................................................................................................83
3.2.2. Hoàn thiện công tác th ẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.............................................................................................85
vi
3.2.3. Nâng cao chất lượng đấu thầu và quản lý thi công công trình v ốn đầu tư
XDCB thuộc NSNN cấp huyện........................................................................................................86
3.2.4.Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ cán bộ quản lý v ốn
NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Phú Vang......................................................................88
3.2.5. Một số giải pháp khác..............................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ..........................................................................................................91
1. Kết luận...................................................................................................................................................91
2. Kiến nghị................................................................................................................................................88
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................94
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬ VĂN
NHẬN XÉT C ỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Vang 2014 - 2016...........................41
Bảng 2.2 : Tình hình dân số huyện Phú Vang t ừ 2012-2016...........................................42
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất NLTS theo giá so sánh năm 2010.........................................45
Bảng 2.4: Thu chi ngân sách t ại địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016........................49
Bảng 2.5. Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
Phú Vang giai đoạn 2014-2016...............................................................................52
Bảng 2.6. Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
Phú Vang giai đoạn 2014-2016phân theo lĩnh vực đầu tư..........................53
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016.........................................54
Bảng 2.8. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư XDCB huộc NSNN huyện Phú
Vang giai đoạn 2014-2016........................................................................................56
Bảng 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016.........................................53
Bảng 2.10. Số lượng vốn, công trình đầu tư của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-
2016 được tổ chức kiểm tra.......................................................................................59
Bảng 2.11: Đặc điểm của đối tượng khảo sát............................................................................61
Bảng 2.12: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo công tác quản lý v ốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện tại huyện Phú Vang.........................63
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch..............................................65
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi
công và giám sát.............................................................................................................66
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá Công tác quyết toán vốn NSNN trong XDCB.............68
Bảng 2.16: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các công trình
sử dụng NSNN................................................................................................................70
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý v ốn ngân sách
nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Vang 72
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huy ện Phú Vang...........................................................................39
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2016.....................................44
Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án...............................................................................7
ix
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công vi ệc đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn
vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ
nền kinh tế của huyện Phú Vang, công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ở huyện
Phú Vang trong th ời gian qua đã có nhi ều khởi sắc, góp ph ần làm thay đổi cho
diện mạo của huyện. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng được nâng cao và h ệ thống
"điện, đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế -
xã hội của huyện không ng ừng tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát triển của
tỉnh và của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý v ốn đầu tư còn
nhiều bất cập trong các khâu như cấp phát, sử dụng và thanh toán v ốn đầu tư, tình
trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư vẫn còn nhi ều.
Huyện Phú Vang nằm giáp trung tâm thành ph ố Huế, nhưng không nằm trên
tuyến đường quốc lộ, địa hình đồng bằng và đầm phá ven biển nên nền kinh tế chủ
yếu vẫn là nông nghi ệp, các ngành công nghi ệp và dịch vụ còn nh ỏ lẻ, việc huy
động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn h ạn chế, chủ yếu dựa vào
khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ
nguồn vốn ngân cần được chú tr ọng. Với tình hình cả nước đang thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, quản lý vi ệc chi tiêu trong xây d ựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước đang rất cần thiết và quan trọng. Để góp ph ần làm sáng t ỏ cơ sở lý
luận và hoàn thi ện việc sử dụng có hi ệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB
tôi l ựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây d ựng cơ bản thuộc ngân sác h nhà
nước cấp huyệntại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế”để làm đề tài nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong những năm gần đây vấn đề quản lý ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc ngân sách nhà nước đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên
cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều nội dung quan
1
trọng về quản lý ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước, các
kết quả đạt được đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và các địa phương.Trên cơ sở kế thừa các kêt qu ả nghiên cứu trước nhằm
định hướng, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý v ốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa
Thiên Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng
cơ bản tại địa bàn huyện, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang , tỉnh
Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý lu ận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại
địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý vốn đầu tư xây dựng thuộc
ngân sách nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang.
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện
tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn năm 2014-2016
- Về không gian: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra nghiên
cứu các công trình đầu tư xây dựng tại địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;
2
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: đề tài nghiên c ứu thực trạng sử dụng vốn NSNN cấp
huyện trong đầu tư XDCB từ năm 2014 - 2016.
+ Số liệu sơ cấp: điều tra các công trình đang xây dựng từ năm 2014 đến
2016 có s ử dụng vốn NSNN, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các định hướng,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Vang
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài li ệu các phòng, ban c ủa
UBND huyện; các số liệu công b ố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê
tỉnh, sách tham khảo chuyên ngành, t ạp chí…
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra 60 cán
bộ, công ch ức và cán b ộ của các đơn vị đang công tác tại huyện Phú Vang, t ỉnh
Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực quản lý NSNN theo m ẫu bảng khảo sát đã được
thiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu về công tác qu ản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn NSNN, bao gồm: Công tác quy ho ạch, kế hoạch; Công tác th ẩm định,
phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi công và giám sát; Công tác quy ết toán vốn NSNN
trong XDCB; Công tác thanh tra, ki ểm tra, đánh giá các công trình sử dụng
NSNN.Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng
như mức độ tác động c ủa các yếu tố này đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn NSNN của Huyện.
Phương pháp chọn mẫu: luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản. Dựa vào danh sách thu th ập được, luận văn chọn ra môt cách ng ẫu
nhiên 60 đối tượng để tiến hành khảo sát.
4.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích:
- Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên
3
những số liệu và thông tin thu th ập được trong điều kiện không ch ắc chắn. Luận
văn sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để thể hiện sự hội tụ (giá trị trung bình)
và sự phân tán (độ lệch chuẩn) của các nhận định liên quan đến công tác qu ản lý v
ốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.
- Kiểm định chất lượng thang đo
Theo Joseph Franklin Hair, Jr. (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa
như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không g ặp phải
các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng
vấn là chính xác và đúng với thực tế. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5
mức độ đo lường và để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng, ta sử dụng
hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý h ọc giáo
dục người Mỹ Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống
kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụng
trước nhằm loại bỏ các biến không phù h ợp. Theo nhiều nhà nghiên c ứu và ứng
dụng thực tiễn, hệ số Cronbach’s Alpha:
+ Từ 0,6 trở lên là có th ể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang
nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu;
+ Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường là sử dụng được;
+ Từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiện một
phép ki ểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình của những
người khác để loại bỏ những biến này. Nó làm s ạch thang đo bằng cách loại các bi
ến “rác” trước khi xác định các nhân t ố đại diện. Hệ số tương quan biến tổng (item-
total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng không có tương quan thật
tốt với toàn b ộ thang đo và có thể bị loại bỏ.
Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở
lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3.
Phương pháp phân chất lượng thang đo được tiến hành trong luận văn nhằm
xác định sự liên kết giữa các nhận định đưa ra trong phiếu khảo sát. Từ đó, quyết
định nên loại bỏ hay giữ lại các biến đó cho phân tích sau này.
4
5. Cấu trúc lu ận văn
Luận văn kết cấu gồm: mở đầu, kết luận và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
ngân sách nhà nước tại huyện bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừ a Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý v ốn đầu tư xây dựng
cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
- Khái ni ệm đầu tư và đầu tư xây dựng cơ
bản + Đầu tư
Đầu tư được hiểu theo cách chung nhất, đó là hoạt động bỏ vốn vào các l ĩnh
vực kinh tế, xã hội để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong
tương lai. Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực hiện tại để
tiến hành các ho ạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai.
Nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, s ức lao động, tài sản vật
chất khác. Biểu hiện của tất cả các nguồn lực bỏ ra nói trên gọi chung là vốn đầu tư
(VĐT). Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài s ản tài chính (tiền vốn), tài
sản vật chất (nhà cửa, các công trình giao thông, thủy lợi…), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực.
+ Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là
việc bỏ vốn để tiến hành các ho ạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn
và tái s ản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
cho nền kinh tế quốc dân.
Đầu tư XDCB là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường
xuyên nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tiềm lực mới
cho nền kinh tế xã hội (KT – XH), tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người
trong xã hội.
6
Đầu tư XDCB bằng vốn Nhà nước là việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước (NSNN) dành cho đầu tư XDCB, vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài cho Chính phủ và Chính quyền
các cấp, vốn tín dụng đầu tư của các ngân hàng quốc doanh và VĐT của doanh
nghiệp nhà nước, dùng để đầu tư vào các khâu then chốt và cần thiết của nền kinh tế
quốc dân, các dự án công, các ngành kinh t ế mũi nhọn có vị trí quyết định đến sự
hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa.
Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chủ yếu được tiến hành theo kế hoạch nhà
nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT – XH trong từng thời kỳ.
- Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt,
nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen với nhau theo một tiến trình
lôgic. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao
gồm 8 công việc phân thành 2 giai đoạn theo Sơ đồ 1.1
Giai đoạn I
Chuẩn bị đầu
Nghiên cứu cơ Nghiên cứu dự Nghiên cứu dự Thẩm định và
hội đầu tư án tiền khả thi án khả thi phê duyệt dự án
Giai đoạn II
Thực hiện đầu tư
Thiết kế, lập tổng Ký k ết HĐ: xây Thi công, xây Chạy thử, nghiệm
dự toán, dự toán dựng, thiết bị dựng thu, quyết toán
Đưa vào khai
thác, sử dụng
Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án
7
Qua sơ đồ ta thấy, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước
là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên do tính chất và quy mô d ự án mà một
vài bước có thể gộp nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ
thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự
án tiền khả thi mà xây d ựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế
kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu.
Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp
theo phải kiểm tra và đánh giá về kinh tế, tài chính, kỹ thật của bước đó, nếu đạt yêu
cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền
chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nh ất là thực hiện trình tự
theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án.
1.1.1.2.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Khái ni ệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Nghị định 385 – HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1994 của Hội đồng bộ
trưởng về việc bổ sung, thay thế điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Ngh ị
định 232 – CP ngày 06/6/1981 thì “Vốn đầu tư XDCB là toàn b ộ chi phí đã bỏ ra để
đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng,
chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây d ựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy
móc thi ết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”. Các văn bản pháp
luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư XDCB nữa. Tuy
nhiên, thuật ngữ “Vốn đầu tư XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn
bản pháp luật hiện nay.
Vốn đầu tư XDCB là giá tr ị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm thực hiện
các dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu
tư phát triển là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hóa, d ịch vụ
nâng cao mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia, nhưng ý ngh ĩa quan trọng nhất
của đầu tư phát triển là làm thay đổi cơ cấu KT – XH của mỗi quốc gia.
- Các ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Vốn ngân sách Nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tích
lũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho
chủ đầu tư thực hiện công trình theo kế hoạch hằng năm.
8
+ Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: Vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn huy
độngcủa các đơn vị trong nước và tầng lớp dân cư. Vốn vay dài hạn của các tổ chức
tài chính, tín dụng quốc tế...
+ Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, vốn này hình thành từ lợi
nhuận (sau nộp thuế của nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh lý tài sản
và các ngu ồn khác thu theo quy định của nhà nước.
+ Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này của các tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được
Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinh doanh
hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Vốn vay nước ngoài bao gồm: vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký kết
với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của các
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và do ngân hàng Đầu tư phát triển đi vay.
+ Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài.
+ Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động.
1.1.1.3.Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
- Khái ni ệm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Các nguồn lực thuộc quyề n sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được
sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được gọi là vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia
huy động và phân ph ối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của ngân sách.
+ Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư XDCB từ
NSNN được hình thành từ các nguồn sau:
Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản
cho thuê tà i sản, tài nguyên c ủa đất nước… và các khoản thu khác).
Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn
viện trợ phi Chính phủ).
+ Theo phân cấp quản lý ngân sách chia v ốn đầu tư XDCB từ NSNN chia thành:
Vốn đầu tư XDCB của ngân sác h trung ương được hình thành từ các
9
khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích
quốc gia. Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý s ử dụng.
Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các
khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích
của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền
địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý th ực hiện.
+ Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:
 Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch
với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng
bộ, ngành và t ừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 Vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội:
thu từ thuế nông nghi ệp, thu bán, cho thuê nhà c ủa Nhà nước, thu cấp đất, chuyển
quyền sử dụng đất…
Vốn đầu tư XDCB theo chương trình dự án quốc gia.
Vốn ĐTXDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng
cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…
Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự
án không có kh ả năng thu hồi vốn trực tiếp; có v ốn đầu tư lớn, có tác d ụng chung cho
nền kinh tế - xã hội; các thành ph ần kinh tế khác không có kh ả năng hoặc không mu
ốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn l ại này từ NSNN có
tính chất bao cấp nên d ễ bị thất thoát, lãng phí, đòi h ỏi phải quản lý ch ặt chẽ. Tuy
nhiên trong nguồn vốn NSNN thì loại nguồn vốn không được đưa vào kế hoạch và cấp
phát theo kế hoạch của Nhà nước (vốn để lại tại đơn vị) khả năng quản lý, ki ểm soát
của Nhà nước gặp khó khăn hơn. Vốn ngoài nước thường phụ thuộc vào điều kiện nhà
tài tr ợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý b ị chi phối. Đối với viện trợ không hoàn lại
thường do phía nước ngoài điều hành, nên giá thành công trình r ất cao…
- Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau:
+ Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có kh ả năng
thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển.
10
+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có s ự
tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội vùng, lãnh th ổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính
phủ cho phép.
1.1.1.4. Phân lo ại đầu tư XDCB
Phân loại đầu tư XDCB có ý ngh ĩa rất quan trọng trong công tác qu ản lý. M
ỗi hình thức đầu tư có vị trí, đặc điểm khác nhau; đòi h ỏi phải có cách quản lý khác
nhau. Theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động đầu tư có thể chia thành các lo ại sau:
- Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã h ội, đầu tư được chia thành
hai loại
+ Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà kết quả của nó t ạo ra tài sản mới
cho nền kinh tế; làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; làm gia tăng của cải vật chất
và nâng cao đời sông tinh th ần của xã hội. Loại đầu tư này thường là các ho ạt động
đầu tư XDCB như xây dựng nhà máy, đường sá, trường học, bệnh viện…
+ Đầu tư chuyển dịch: là hoạt động đầu tư không làm tăng thêm của cải xã hội
mà chỉ là sự chuyển dịch giá trị giữa các nhà đầu tư như các hoạt động mua cổ
phiếu, trái phiếu…
- Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai lo ại
+ Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếp
tham gia quản lý v ốn đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn tách biệt khỏi người
quản lý (đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm mua trái phiếu, cổ phiếu...)
- Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai lo ại
+ Hoạt động đầu tư XDCB từ các ngu ồn ngoài NSNN: là ho ạt động đầu tư sử
dụng các nguồn vốn ngoài NSNN như: vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn vay các
ngân hàng thương mại, vốn đầu tư từ các doanh nghi ệp Nhà nước, vốn đầu tư của
các khu vực dân doanh và v ốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…
11
Tuy hoạt động đầu tư XDCB ngoài NSNN được sử dụng các nguồn vốn khác
nhau về tính chất, về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Song các hoạt động đầu tư
có các đặc điểm chung:
Một là , các hoạt động đầu tư này đều hướng vào mục tiêu kinh tế, có kh ả
năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các dự án thuộc loại hình vốn đầu tư này được
xác định hiệu quả kinh tế là hàng đầu (tất nhiên hiệu quả kinh tế phải gắn liền với
hiệu quả xã hội).
Hai là , để quản lý v ốn đầu tư trên, thường sử dụng các công c ụ gián tiếp là
chủ yếu (quy hoạch, các đòn b ẩy kinh tế như: thuế, lãi suất, các chính sách ưu đãi
đầu tư…). Do đó các thủ tục hành chính cần được đơn giản đến mức tối đa để tạo
môi trường khuyến khích đầu tư.
+ Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn S : là hoạt động đầu tư chỉ sử dụng vốn
NSNN, hoặc chủ yếu bằng nguồn vố n NSNN. Nội dung và phạm vi sử dụng nguồn
vốn này là:
Thứ nhất: Trên phương diện tổng thể nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư XDCB từ
NSNN được hình thành qua hai kênh: từ khoản tích luỹ của NSNN (phần còn l ại của
tổng thu NSNN sau khi trừ chi thường xuyên, chi trả nợ, chi lập quỹ dự trữ tài chính…)
và khoản đi vay: trong nước (tín phiếu, công trái, trái phi ếu chính phủ…) và vay nước
ngoài (thông qua các d ự án từ nguồn ODA được đưa vào cân đối NSNN).
Thứ hai: Trên phương diện phân cấp quản lý theo lu ật NSNN. Vốn đầu tư
XDCB từ NSNN bao gồm: vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý và v ốn đầu tư
XDCB do địa phương quản lý.
Vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý là s ố vốn đầu tư từ ngân sách
trung ương được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành trung
ương theo kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, nằm trong quy hoạch và kế hoạch
được Quốc hội thông qua.
Vốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý bao g ồm: vốn đầu tư được cân đối
từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển; vốn được hỗ trợ, bổ
sung từ nguồn vốn XDCB tập trung của ngân sách trung ương và vốn đầu tư XDCB
từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội.
12
Thứ ba: Về phạm vi sử dụng: dù được hình thành từ nguồn nào hoặc do cấp
nào quản lý, v ốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ đầu tư vào các dự án của Nhà nước;
không có kh ả năng hoặc ít có khả năng trực tiếp thu hồi nhưng lại tạo ra hiệu quả
KT - XH chung trên phạm vi ngành, lãnh thổ và cả nền kinh tế.
Đặc điểm về nguồn hình thành, phân cấp quản lý và ph ạm vi - đối tượng sử
dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nêu trên là nh ững đặc trưng rất khác biệt so với
các nguồn vốn đầu tư khác. Đặc điểm này sẽ chi phối toàn bộ hệ thống cơ chế chính
sách quản lý v ốn đầu tư theo hướng mở rộng phân cấp gắn với trách nhiệm và tăng
cường kiểm tra giám sát.
1.1.1.5. Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB thuộc NSNN
Khác với các hoạt động kinh tế - thương mại thông thường, đầu tư (trong đó
có đầu tư XDCB) là một loại hình hoạt động phức tạp, có nhi ều nét đặc thù như:
thời gian thi công kéo dài, độ rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội …). Do vậy hoạt động đầu tư phải được
thực hiện thông qua các d ự án đầu tư. Sản phẩm của hoạt động đầu tư XDCB được
gọi là công trình xây d ựng.
Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:
"Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong kho ảng thời gian xác định. Dự án đầu tư xây dựng công trình
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có th ể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công c ộng, nhà ở, công trình công nghi ệp, giao thông, thu ỷ
lợi, năng lượng và các công trình khác" .
13
Qua sự phân tích các khái niệm đầu tư nói chung và đầu tư XDCB nói riêng
có th ể rút ra m ột số đặc trưng phổ biến của đầu tư và đầu tư XDCB như sau:
Một là : Đầu tư, trong đó đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn. Do đó quyết
định đầu tư là quyết định tài chính như: tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốn đầu
tư, khả năng và thời gian hoàn vốn, cơ cấu vốn đầu tư … Vì vậy, nhiều dự án đầu tư
có th ể khả thi ở các phương diện khác (môi trường, xã hội…) nhưng không khả thi
trên phương diện tài chính thì cũng cần được xem xét lại. Tuy nhiên, khái ni ệm về
hiệu quả được đề cập ở đây phải được nhìn nhận cả trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế
và hiệu quả xã hội.
Hai là : Đầu tư, nhất là đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, có
những dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm. Đây là một đặc điểm khác biệt của đầu
tư XDCB so với các hình thức đầu tư khác. Do tính chất lâu dài, nên m ọi khía cạnh
đều phải tính toán quy hoạch, dự phòng s ự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
Quá trình đầu tư XDCB gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
và khai thác dự án.
Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn kéo
dài thời gian nhưng lại không t ạo ra sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính gây ra
mâu thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng. Có nhà kinh tế cho rằng: "đầu tư là quá trình
làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau
này". Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần chú ý t ập trung các điều kiện
đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử dụng .
Khi xét hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần quan tâm nghiên c ứu cả ba giai đoạn
của quá trình đầu tư, hết sức tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn
thực hiện dự án (tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án) mà không chú ý đến
thời gian khai thác dự án. Việc coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư XDCB
mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu; đảm bảo trình
tự XDCB. Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên vi ệc hoàn vốn được các nhà đầu tư
đặc biệt quan tâm. Phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích hợp để giảm đến mức tối
đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang .
14
Ba là : Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB thường có tính đơn chiếc. Do vậy,
ngay cả khi hai công trình liền kề nhau, nhưng chi phí thi công thực tế của mỗi công
trình cũng khác nhau. Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình quản lý vốn đầu tư.
Bốn là : Hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi
ích trong tương lai. Nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợi
ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời hy sinh. Nói
cách khác, m ục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả. Hiệu quả vừa là mục tiêu, động
lực vừa là phương tiện của hoạt động đầu tư.
Năm là: Đầu tư là lĩnh vực có m ức độ rủi ro lớn và mạo hiểm. Đầu tư chính là việc
đánh đổi những tiêu dùng ch ắc chắn của hiện tại để mong nhận được những tiêu dùng l ớn
hơn, nhưng chưa thật chắc trong tương lai. "Chưa thật chắc chắn” chính là yếu tố rủi ro
mạo hiểm.Vì vậy có nhà kinh t ế nói rằng: "đầu tư là đánh bạc với tương lai".
Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư
kéo dài. Trong th ời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽ
gây nên nh ững tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu
tố bão lụt, động đất, chiến tranh có th ể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi
chính sách như: thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi
nhu cầu sản phẩm… cũng có thể gây nên thi ệt hại cho các nhà đầu tư
Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến
lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn
đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủi ro. Vì vậy,
các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến ưu đãi, miễn giảm thuế, về
khấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn kịp thời…
Sáu là : Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định. Nó g ắn liền với đất
đai, nơi sản xuất và nơi sử dụng. Sau khi xây d ựng xong cố định tại một chỗ, các
thành quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt động
ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện địa hình có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình thực hiện dự án đầu tư, cũng như tác dụng sau này của các kết quả
đầu tư.
15
Quá trình sản xuất thường tiến hành ngoài tr ời và bị ảnh hưởng lớn của
điều kiện thiên nhiên. V ật liệu xây dựng nhiều, có tr ọng lượng lớn (nhất là xây d
ựng phần thô, ch ủ yếu là vật liệu nặng); nhu cầu vận chuyển lớn, chi phí vận
chuyển cao. Do vậy, phải có m ột tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật đặc biệt để đưa
vật liệu đến tận công trình theo tiến độ thi công.
Nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định trong XDCB dẫn tới thời
gian ngừng việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dể gây tâm lý t ạm bợ, tuỳ
tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân ở công trường.
Hoàn thành m ột dự án đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn, có r ất
nhiều đơn vị tham gia thực hiện. Trên một công trường, có r ất nhiều đơn vị làm các
công vi ệc khác nhau; các đơn vị này lại cùng ho ạt động trong cùng m ột không
gian, thời gian. Do đó việc tổ chức thi công c ần phải phối hợp chặt chẽ với nhau
bằng các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
Giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầu biết
giá thành thực tế của mình. Ước lượng đúng đắn giá cả và các phương tiện thi công
khó khăn vì phải dựa trên những giả thiết mà rất có th ể khi thi công th ực tế bị phủ
định. Điều phụ thuộc này, buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán và ki ểm tra thường
xuyên trong quá trình thi công.
Ngoài những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung thì đầu tư XDCB từ
NSNN còn có đặc điểm riêng đó là:
+ Quy mô v ốn đầu tư lớn: các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn
vốn này đa số là các công trình l ớn, có ph ạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng, địa
phương hoặc ngành của nền kinh tế.
+ Về khả năng thu hồi vốn: Mặc dù t ất cả các công trình XDCB từ NSNN đều
là những công trình có ý ngh ĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế; Song khả năng
thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có kh ả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các
dự án này thường không h ấp dẫn các thành ph ần kinh tế khác. Nói cách khác, đầu tư
XDCB từ NSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào các l ĩnh vực mà
16
các thành ph ần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốc phòng), hay không
muốn đầu tư vì không thu được lợi ích trực tiếp (hồ, thuỷ lợi, đê…); hoặc không có
khả năng đầu tư do phải sử dụng một lượng vốn đầu tư rất .
+ Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp. Đây là một
đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên trên thực tế,
các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường có m ối quan hệ mật thiết và đan
xen với nhau.
+ Việc quản lý v ốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí. Đây là một
đặc điểm rất quan trọng trong công tác qu ản lý v ốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN so với các nguồn khác. Từ đó, đòi h ỏi việc quản lý v ốn đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN phải được thường xuyên chú tr ọng, quản lý v ốn cần theo đúng quy
định của pháp luật.
1.1.1.6. Vai trò c ủa đầu tư XDCB thuộc NSNN
Đầu tư XDCB thuộc NSNN đóng vai trò c ực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong
bối cảnh Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế và tăng trưởng
trên thế giới. Cụ thể có các vai trò sau:
- Một là , đầu tư XDCB thuộc NSNN là công c ụ kinh tế quan trọng để Nhà
nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển KT - XH, điều tiết vĩ mô, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò ch ủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc
cung cấp các dịch vụ công c ộng, như: hạ tầng KT - XH, an ninh quốc phòng… mà
các thành phần kinh tế khác không mu ốn, không th ể hoặc không được đầu tư; các
dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất nhằm
đảm bảo cho nền KT - XHphát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hai là , đầu tư XDCB thuộc NSNN được coi là một công c ụ để Nhà nước chủ
động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của nền kinh tế:
+ Đầu tư XDCB thuộc NSNN là một cô ng cụ để Nhà nước chủ động điều
chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:
Về mặt cầu: Đầu tư (trong đó có đầu tư Chính phủ) sẽ tạo ra khả năng kích
cầu tiêu dùng trong s ản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo việc làm và thu
17
nhập… Tuy nhiên tác động của đầu tư đối với tổng cầu chỉ là ngắn hạn. Trong khi
tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ kéo theo tổng cầu tăng, các
yếu tố giá cả đầu vào của đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng theo dẫn đến cân
bằng cung cầu mới.
Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới
của nền kinh tế tăng lên thì lại tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéo theo
sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho
phép tăng tiêu dùng, kích thích đầu tư. Đây là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát
triển kinh tế - xã hội. Như vậy thông qua chi đầu tư XDCB từ NSNN, Chính phủ có
th ể chủ động xử lý nh ững cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
+ Đầu tư XDCB từ NSNN là công c ụ để hà nước chủ động điều chỉnh cơ
cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh th ổ. Thông qua các chương trình dự án đầu tư lớn
(chương trình 135, dự án đường Hồ Chí Minh, chương trình kiên cố hoá trường lớp
học, giao thông nông thôn…) Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư phát
triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói, giảm
nghèo, đảm bảo sự công b ằng trong việc thụ hưởng các thành qu ả của tăng trưởng,
tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc. Xét về mặt bản chất,
đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyết tật vốn có c ủa
nền kinh tế thị trường.
- Ba là , đầu tư XDCB thuộc NSNN tạo điều kiện cho các thành ph ần kinh
tế và cho toàn n ền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư thuộc NSNN được coi là “vốn
mồi” để thu hút các ngu ồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút v ốn đầu tư trong
và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch… Có
đủ vốn đầu tư trong nước mới góp ph ần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn
ODA, có h ạ tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đầu tư
“mồi” của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức
BOT… Như vậy đầu tư từ NSNN có vai trò h ạt nhân để thúc đẩy xã hội hoá trong
đầu tư, thực hiện CNH - HĐH đất nước.
18
- Bốn là , đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển
nguồn nhân lực, phát triển khoa học công ngh ệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các
dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) r ất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng
thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN. Khi hoàn
thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, t ạo điều kiện nâng cao
hiệu quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội.
- Năm là, sản phẩm đầu tư XDCB có ý ngh ĩa lớn về mặt chính trị, xã hội,
nghệ thuật và an ninh - quốc phòng:
+ Về mặt kinh tế - xã hội: Cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
+ Về mặt nghệ thuật: Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống văn hoá,
tinh thần làm phong phú thêm n ền kiến trúc c ủa đất nước.
+ Về mặt an ninh, chính trị và quốc phòng: Đầu tư XDCB góp phần tăng cường
tiềm lực quốc phòng c ủa đất nước, ổn định an ninh trật tự, và chính trị xã hội.
1.1.2. Quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
1.1.2.1.Khái ni ệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là quản lý quá trình phân phối và sử
dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản
cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ
thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử
dụng vốn.
1.1.2.2.Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN phải tuân thủ theo các
nguyên tắc:
- Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong
hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duy ệt tổng mức đầu tư, dự toán và
quyết toán thanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong
thi công xây d ựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán...
đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đềtrên.
19
-Thứ hai, lập và quản lý ( QL) chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm
bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trong
tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có
sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tính
toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá n ộitệ.
Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu
ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dựán.
- Thứ ba, chi phí của dự án xây d ựng công trình phải phù h ợp với các bước
thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc
xây dựng và đưa công trình vào sửdụng.
- Thứ tư, căn cứ vào khối lượng công vi ệc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế -
kỹ thuật và các ch ế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL vốn đầu xây
dựng công trình phù h ợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.
- Thứ năm, giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu
tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghi ệm hướng
dẫn việc lập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình.
- Thứ sáu , đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân c ấp tỉnh
căn cứ vào các nguyên t ắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với
các sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí s ử dụng máy thi
công xây d ựng phù h ợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành
và hướng dẫn.
1.1.2.3.Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NS Nhà nước
- Quản lý quy hoạch và phân b ổ vốn đầu tư
Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù h ợp quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt;
tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấp
thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư.
20
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây
dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan
có th ẩm quyền phê duyệt về quy; riêng trong khu vực thị trấn, nếu chưa có quy
hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến
các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân
sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định.
Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên c ơ sở thực tế
triển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư.
- Quản lý công tác đền bù gi ải phóng mặt bằng
Công tác đền bù gi ải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc
liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận
dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho
việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đất
đền bù gi ải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu
haykhông thì khâu quản lý đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) ban đầu này rất
quan trọng. Việc quản lý ở khâu này bao gồm việc thẩm định đối tượng được đền
bù, phạm vi đền bù, t ổng giá trị đền bù theo các quy định của pháp luật.
- Quản lý công tác th ẩm định, phê duyệt, đấu thầu
Thẩm định dự án đầu tư: là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có
khoa học và toàn di ện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của
dự án. Từ đó có quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Nội dung thẩm định dự án
đầu tư bao gồm:
- Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:
+ Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và
rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh,
21
+ Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công
trình xây dựng phù h ợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
- Thẩm định kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu
chuẩn kỹ thuật, các công ngh ệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ
tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện.
- Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:
+ Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ
cấu thu hồi vốn của dự án.
+ Đánh giá nguồn vốn đầu tư.
+ Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào s ử dụng UBND cấp
huyện tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự
án là đơn vị có ch ức năng quản lý k ế hoạch ngân sách tr ực thuộc người quyết định
đầu tư. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn
bộ nội dung liên quan đến các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án và các y ếu tố
đảm bảo tính khả thi của dự án.
Phê duyệt dự án đầu tư: sau khi có k ết quả thẩm định, người quyết định đầu
tư (Uỷ ban nhân dân c ấp huyện) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đấu thầu: là quá trình lự a chọn nhà thầu đáp ứng các yêu c ầu của bên mời
thầu để thực hiện gói th ầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ
bản theo cơ chế mới người ta có th ể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là:
Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp
dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứng ở mỗi góc
độ khác nhau sẽ có nh ững cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản.
+ Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản: Việc lựa chọn nhà thầu có th ể
được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau đây:
 Đấu thầu rộng rãi : Đấu thầu rộng rãi là hìnhthức không hạn chế số lượng nhà
thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức
tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư
22
cách và năng lực tham gia dự đấu thầu. Hình thức đấu thầu hiện nay được khuyến
khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu.
Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng không có yêu
cầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án
cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế .
Đấu thầu hạn chế : Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên m ời thầu
mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà th ầu
tham dự phải được người có th ẩm quyền hoặc cấp có th ẩm quyền chấp nhận. Hình
thức này chỉ được xem xét áp d ụng khi có m ột trong các điều kịên sau : Chỉ có m
ột số nhà thầu có kh ả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu; Các nguồn vốn sử
dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; Do tình hình cụ thể của gói th ầu mà
việc đấu thầu hạn chế có l ợi thế; Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người
có th ẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuậ n
- Quản lý công tác thi công xây d ựng công trình
Quản lý thi công xây d ựng công trình bao gồm: Quản lý ch ất lượng xây
dựng, quản lý ti ến độ xây dựng, quản lý kh ối lượng thi công xây d ựng công trình,
quản lý môi tr ường xây dựng.
+ Quản lý ch ất lượng công trình xây dựng: Nó bao g ồm các quy trình cần
thiết để đảm bảo rằng dự án đầu tư XDCB sẽ thoả mãn được nhu cầu cần thiết phải
tiến hành thực hiện đầu tư dự án (làm rõ l ý do t ồn tại của dự án).
+ Nội dung quản lý ch ất lượng thi công xây d ựng công trình
 Lập hệ thống quản lý ch ất lượng phù h ợp với yêu cầu, tính chất, quy môc
ủa công trình xây dựng; quy định rõ trách nhi ệm của từng cá nhân, b ộ phận thi
công xây dựng công t rình trong việc quản lý ch ất lượng công trình xây dựng;
 Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công c ủa nhà thầu theo hồ
sơ,tiến độ thi công. L ập và ghi nhật ký thi công đầy đủ theo đúng quy định.
 Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trình xây dựng. Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho b ộ phận xây dựng,
hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
23
+ Nội dung giám sát ch ất lượng thi công xây d ựng công trình
 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây d ựng theo quy định.
 Kiểm tra sự phù h ợp về năng lực của nhà thầu thi công xây d ựng công trình
với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Kiểm tra về đội ngũ nhân lực, thiết
bị thi công c ủa nhà thầu thi công xây d ựng đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thống
quản lý ch ất lượng của nhà thầu thi công xây d ựng công trình; Kiểm tra các loại giấy
phép sử dụng các loại máy móc, thi ết bị, vật tư có yêu cầu cao về an toàn phục vụ thi
công xây d ựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây d ựng của nhà thầu
thi công xây d ựng công trình;
 Kiểm tra và giám sát ch ất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây d ựng công trình cung cấp theo yêu cầu thiết kế. Khi
có nghi ng ờ chủ đầu tư có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc thuê đơn vị có năng lực để
kiểm tra lại vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây d ựng;
+ Quản lý kh ối lượng thi công xây d ựng công trình
Việc thi công xây d ựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lượng
của thiết kế dự toán đã được phê duyệt. Khối lượng thi công xây d ựng được tính
toán, xác định theo kết quả xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây d ựng,
nhà thầu giám sát theo th ời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối
lượng thiết kế, dự toán được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp
đồng. Khi có kh ối lượng phát sinh ngoài thi ết kế, dự toán xây d ựng công trình
được duyệt thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công ph ải xem xét để xử lý. Đối với các dự
án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo
người ra quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ
đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và
quyết toán công trình.
+ Quản lý môi tr ường xây dựng
Nhà thầu thi công ph ải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi
trường xây dựng. Có bi ện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý ph ế thải rác thải xây
24
dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình. Đối với công trình thi
công trong đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che công trường, thu dọn phế
thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù h ợp để chống ồn đến
xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát c ủa các cơ quan quản lý nhà n ước về môi
trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây d ựng không tuân th ủ các quy định về
bảovệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà n ước về môi trường có
quyền đình chỉ thi công xây d ựng công trình và yêu c ầu nhà thầu phải thực hiện
đúng các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Quản lý công tác gi ải ngân, ki ểm tra, giám sát v ốn
Việc quản lý, thanh toán v ốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên t ắc sau:
+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng
quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành và n ội
dung hướng dẫn tại Thông tư này.
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, s ử dụng vốn đúng mục đích, đúng
đối tượng, tiết kiệm và có hi ệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế
độ quản lý tài chính đầu tư.
+ Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ
đầu tư hoặc Ban quản lý d ự án thuộc phạm vi quản lý th ực hiện kế hoạch đầu tư,
sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác qu ản lý tài chính vốn đầu tư
về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, s ử dụng
vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhi ệm kiểm soát, thanh toán v ốn kịp
thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.
Bên cạnh công tác giải ngân thì công tác kiểm tra và giám sát v ốn cũng rất quan
trọng. Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm
các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình...theo
25
dõi ki ểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình
đầu tư, đảm bảo phù h ợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước.
Quá trình giám sát tức là giá t ổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các
chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là
ngăn ngừa và xử lý các vi phạm.
- Công tác thanh tra, ki ểm tra dự án hoàn thành
Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động và vốn khác
của Nhà nước khi hoàn thành ph ải được thẩm tra và phê duy ệt quyết toán vốn đầu
tư theo quy định tại thông tư số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Sở
Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành ch ức năng, ủy ban nhân dân (UBND)
huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định
của Pháp luật về hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
xây dựng trên địa bàn thành ph ố và báo cáo UBND t ỉnh kết quả thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi ph ạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
1.1.2.4. Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả và k ết quả quản lý vốn ĐT XDCB từ
nguồn NSNN
+ Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây
dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây
dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có th ể đưa vào hoạt động.
Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện
vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học...). Chỉ tiêu giá tr ị tài sản cố định huy
động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào m ục đích sử dụng chúng.
Giá tr ị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế
hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện, đồng thời đây là cơ sở để thực hiện
thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.
Giá trị thực tế của tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực
hiện kỹ thuật, tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vốn NSNN các
cấp, tính mức khấu hao hàng năm.
26
Giá tr ị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang
kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ - chi phí không làm gia tăng giá trị
TSCĐ - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau.
Để phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong s ố vốn đầu tư đã được
thực hiện người ta thường sử dụng chỉ tiêu: hệ số huy động TSCĐ.
Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tư
thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động) +
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản
xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm
hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Tài
sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản
phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật
trên địa bàn địa phương.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất,
mức tiêu dùng nguyên v ật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương.
- Đánh giá hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở
cấp độ vùng.
Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ.
Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng
Hệ số huy động TSCĐ = --------------------------------------------------------------
Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
Hệ số này có giá tr ị từ 0 =>1, nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả chi
NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản càng cao.
Như đã phân tích trên, vốn NSNN trong đầu tư XDCB hầu hết là vốn NSNN
cho các dự án đầu tư XDCB không có khả năng thu hồi vốn, hoặc là lĩnh vực không
đem lại lợi nhuận cao, nên hầu như không phân tích hiệu quả tài chính mà chỉ phân
tích hiệu quả kinh tế xã hội, nhưng do đặc thù c ủa các dự án đầu tư XDCB là khi
một dự án đầu tư XDCB đã hoàn thành thì nó th ường đạt được các chỉ tiêu hiệu quả
27
kinh tế - xã hội đã đề ra (ví dụ: số km đường tăng thêm/vốn đầu tư, số trường học
tăng thêm/vốn đầu tư...). Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả chi NSNN trong đầu tư
XDCB, người ta sẽ không đánh giá hiệu quả ở cấp độ dự án mà chỉ đánh giá hiệu
quả ở cấp độ vùng (ho ặc quốc gia); bên cạnh các chỉ tiêu phân tích hiệu quả ở cấp
độ vùng, ta còn ph ải đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB
bằng cách đánh giá chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ khâu lập dự toán cho đến
khâu quyết toán cuối cùng, n ếu quá trình quản lý vốn NSNN không tốt, bị buông
lỏng, nhiều kẻ hở thì thất thoát vốn đầu tư sẽ tăng từ đó giảm hiệu quả vốn NSNN
trong đầu tư XDCB.
1.1.3. Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ
bản thuộc ngân sách nhà nước.
1.1.3.1.Các nhân t ố chủ quan
Nhóm nhân t ố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và
trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn NSNN trong
đầu tư XDCB, tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ,
công nghệ quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB.
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ
cán b ộ trong bộ máy qu ản lý vốn NSNN trong XDCB.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN trong đầu tư
XDCB,bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân
sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; t ạo nên một
cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhi ệm và quyền
hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý
chi ngân sách nhà nước ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có t ầm
quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN
trong đầu tư XDCB ở từng địa phương nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo
yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù h ợp với thực tế thì
việc quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi
vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ vốn cho đầu tư XDCB không
28
hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được
sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xãhội.
- Tổ chức bộ máy qu ản lý chi ngân sách nhà n ước trong đầu tư XDCB
Hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB được triển khai có thuận
lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN
trong đầu tư XDCB và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ
quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng
khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập,
chấp hành, quyết toán và kiểm toán vốn NSNN trong đầu tư XDCB có tác động rất
lớn đến quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Tổ chức bộ máy quản lý phù h ợp
sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy
trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp ph ần quan trọng làm
nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà
nước trong đầu tư XDCB, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được
hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địaphương.
- Công ngh ệ thông tin vào công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB
trên địa bàn
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang
thực sự chứng tỏ vai trò không th ể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với
việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác qu ản lý vốn NSNN nói chung
và quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm
được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống
nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một
cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công ngh ệ tin học là một trong những nhân tố ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn.
1.1.3.2. Các nhân t ố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng
của điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, m ỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên
khác nhau, do vậy cần phải có nh ững thiết kế, kiến trúc phù h ợp với điều kiện tự
29
nhiên ở nơi xây dựng công trình. Vì vậy, quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng
cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.
- Điều kiện kinh tế - xã h ội
Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn đều chịu ảnh
hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ
được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng
trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án
sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá c ả
nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có th ể hoãn thực hiện dự
án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã
hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý vốn S trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về công tác quản lý vốn
NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Môi trường pháp lý là nhân t ố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý vốn NSNN
trong đầu tư XDCB ở địa phương. hẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một
trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát
chi tiêu trong đầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất
lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa
phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp
phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn,
hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các
cấp chính quyền trong việc quản lý vốn NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng công tác quản lý vốn trong đầu tư XDCB. Chỉ trên cơ sở phân công trách
nhiệm, quyền hạn rõ ràng c ủa từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công
tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB đạt hiệu quả, không lãng phí công sức,
tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa
thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi
trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc
được tiến hành trôi ch ảy, dựa trên nguyên t ắc rõ ràng, minh b ạch không đùn đẩy
30
trách nhiệm, và trách nhi ệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng
quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB.
- Khả năng về nguồn lực NSNN
Dự toán về vốn ngân sách trong đầu tư XDCB được lập luôn luôn dựa và tính
toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách
các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách.
Vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư XDCB không được vượt quá thu ngân sách dành
cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương để lập dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các địa
phương có nguồn thu lớn thì không ph ụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp thì
chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý vốn ngân sách trong
đầu tư XDCB.
1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚ ẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ BÀI H ỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG
1.2.1.Kinh nghiệm quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà
nước tại một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Lang Chánh , tỉnh Thanh Hóa
Trong quá trình phát triển KT – XH, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là
một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các tổ chức
quốc tế và sự huy động nội lực, công tác đầu tư XDCB ở huyện Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày một
đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước hiện đại hóa, hệ thống điện, đường,
trường, trạm ngày càng được đồng bộ, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
địa phương. Công tác qu ản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn có m ột số ưu điểm cụ
thể là:
Thứ nhất: Quan điểm của huyện khi xây dựng các dự án phải đúng chủ
trương mới quyết định đầu tư. Và để nâng cao chất lượng công tác quản lý XDCB
31
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước

More Related Content

What's hot

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...phamhieu56
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...hieu anh
 

What's hot (19)

Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
 
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đLuận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
Hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầnglv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
lv: hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc LiêuLuận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 

Similar to Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước

Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước (20)

Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên PhướcQuản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên PhướcLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Công, 9 đ
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đĐề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
Đề tài: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn nhà nước tỉnh An Giang, 9đ
 
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An GiangLuận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
Luận văn: Dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh An Giang
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế HoạchHoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
Hoàn Thiện Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Phòng Tài Chính Kế Hoạch
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế LUTRƯỜNGẬVĂN THẠC SĨẾKHOA HỌC KINH TẾ
  • 3. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ ƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế MÃSỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHOÁT HUẾ, 2018
  • 4.
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là k ết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung th ực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc. Học Viên guyễn Thị Nguyên Hạnh i
  • 6. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành lu ận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin bày t ỏ lòng bi ết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã dạy bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày t ỏ lòng c ảm ơn sâu sắc tới giảng viên PGS. TS. Nguyễn Xuân Khoát - giảng viên Trường Đại Học kinh tế Huế, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong su ốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này. Tôi c ũng xin chân thành cảm ơn các phòng ban c ủa UBND huyện Phú Vang, Chi cục Thống kê huyện Phú Vang, Kho bạc nhà nước huyện Phú Vang ...đã giúp đỡ và tạo mọi điều thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên c ứu đề tài. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng bi ết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong su ốt quá trình học tập và nghiên c ứu. Tuy đã có s ự nổ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn! Học Viên Nguyễn Thị Nguyên Hạnh ii
  • 7. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN THỊ NGUYÊN H ẠNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát Tên đề tài: QU ẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HU Ế 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất, công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Phú Vang trong thời gian qua đã có nhi ều khởi sắc, góp phần làm thay đổi cho diện mạo của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý vốn đầu tư còn nhi ều bất cập, hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất của nó.Với tình hình cả nước đang thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý việc chi tiêu trong xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đang rất cần thiết và quan trọng. Để góp phần hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB tôi l ựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như: - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Phương pháp phân tích: + Phương pháp thống kê mô t ả + Kiểm định chất lượng của thang đo 3. Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã góp ph ần làm sáng t ỏ cơ sở lý lu ận và thực tiễn về quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014 - 2016, từ đó đề xuất địa phương các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. iii
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT BCKTKT : Báo cáo kinh t ế - kỹ thuật BQLDA : Ban quản lý dự án GPMB : Giải phóng m ặt bằng HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế - xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước QL : Quản lý TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân VĐT : Vốn đầu tư XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa iv
  • 9. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ.........................................iii DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ.......................................................................................................ix Chương 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY D ỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH N À NƯỚC............................................6 1.1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ QUẢN LÝ V Ố ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..............................................................................................6 1.1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bả n thuộc Ngân sách Nhà nước.....................6 1.1.2. Quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước........................19 1.1.3. Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước...................................................................................................................28 1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI H ỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG.......................................................................................31 1.2.1.Kinh nghiệm quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước tại một số địa phương............................................................................................................................31 1.2.2.Bài học kinh nghiệm rút ra t ừ tham khảo của các tỉnh, thành phố trong cả nước...............................................................................................................................................................36 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QU ẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUY ỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HU Ế...............................................................................................38 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU............................................................................38 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................................38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................................................42 v
  • 10. 2.2.PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG...48 2.2.1. Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước............................................................................48 2.2.2. Công tá c quy hoạch và lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư.......................................52 2.2.3. Công tác tri ển khai thực hiện dự án phân b ổ vốn đầu tư.......................................53 2.2.4.Công tác qu ản lý, ki ểm tra, đánh giá nghiệm thu và quy ết toán côngtrình...57 2.2.5.Công tác qu ản lý, t ổ chức sử dụng công trình.............................................................59 2.2.6. Phân tích kết quả khảo sát các đối tượng điều tra về công tác qu ản lý v ốn đầu tư XDCB thuộc NSNN cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang........................................60 2.3. Đánh giá chung thực trạng công tác qu ản lý v ốn đầu tư XDCB thuộc NSNN trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................73 2.3.1. Những kết quả đạt được..........................................................................................................73 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................................76 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP HOÀN THI ỆN QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế...................................................81 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU OÀN THI ỆN QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG...........................................................................................................................81 3.1.1. Định hướng...................................................................................................................................81 3.1.2. Mục tiêu..........................................................................................................................................77 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔN G TÁC QU ẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUY ỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế.............................................................................................................................83 3.2.1. Hoàn thiện công tác quy ho ạch, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện..........................................................................................................83 3.2.2. Hoàn thiện công tác th ẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện.............................................................................................85 vi
  • 11. 3.2.3. Nâng cao chất lượng đấu thầu và quản lý thi công công trình v ốn đầu tư XDCB thuộc NSNN cấp huyện........................................................................................................86 3.2.4.Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ cán bộ quản lý v ốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Phú Vang......................................................................88 3.2.5. Một số giải pháp khác..............................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ..........................................................................................................91 1. Kết luận...................................................................................................................................................91 2. Kiến nghị................................................................................................................................................88 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................94 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬ VĂN NHẬN XÉT C ỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Vang 2014 - 2016...........................41 Bảng 2.2 : Tình hình dân số huyện Phú Vang t ừ 2012-2016...........................................42 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất NLTS theo giá so sánh năm 2010.........................................45 Bảng 2.4: Thu chi ngân sách t ại địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016........................49 Bảng 2.5. Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016...............................................................................52 Bảng 2.6. Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016phân theo lĩnh vực đầu tư..........................53 Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016.........................................54 Bảng 2.8. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư XDCB huộc NSNN huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016........................................................................................56 Bảng 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016.........................................53 Bảng 2.10. Số lượng vốn, công trình đầu tư của huyện Phú Vang giai đoạn 2014- 2016 được tổ chức kiểm tra.......................................................................................59 Bảng 2.11: Đặc điểm của đối tượng khảo sát............................................................................61 Bảng 2.12: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo công tác quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện tại huyện Phú Vang.........................63 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch..............................................65 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi công và giám sát.............................................................................................................66 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá Công tác quyết toán vốn NSNN trong XDCB.............68 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các công trình sử dụng NSNN................................................................................................................70 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý v ốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Vang 72 viii
  • 13. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huy ện Phú Vang...........................................................................39 Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2016.....................................44 Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án...............................................................................7 ix
  • 14. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công vi ệc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộ nền kinh tế của huyện Phú Vang, công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ở huyện Phú Vang trong th ời gian qua đã có nhi ều khởi sắc, góp ph ần làm thay đổi cho diện mạo của huyện. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng được nâng cao và h ệ thống "điện, đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế - xã hội của huyện không ng ừng tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh và của cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý v ốn đầu tư còn nhiều bất cập trong các khâu như cấp phát, sử dụng và thanh toán v ốn đầu tư, tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư vẫn còn nhi ều. Huyện Phú Vang nằm giáp trung tâm thành ph ố Huế, nhưng không nằm trên tuyến đường quốc lộ, địa hình đồng bằng và đầm phá ven biển nên nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghi ệp, các ngành công nghi ệp và dịch vụ còn nh ỏ lẻ, việc huy động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn h ạn chế, chủ yếu dựa vào khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân cần được chú tr ọng. Với tình hình cả nước đang thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý vi ệc chi tiêu trong xây d ựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đang rất cần thiết và quan trọng. Để góp ph ần làm sáng t ỏ cơ sở lý luận và hoàn thi ện việc sử dụng có hi ệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB tôi l ựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây d ựng cơ bản thuộc ngân sác h nhà nước cấp huyệntại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế”để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. Trong những năm gần đây vấn đề quản lý ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều nội dung quan 1
  • 15. trọng về quản lý ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước, các kết quả đạt được đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương.Trên cơ sở kế thừa các kêt qu ả nghiên cứu trước nhằm định hướng, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý lu ận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016; - Đề xuất các giải pháp hoàn thi ện công tác qu ản lý vốn đầu tư xây dựng thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang. 3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn năm 2014-2016 - Về không gian: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu các công trình đầu tư xây dựng tại địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; 2
  • 16. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: đề tài nghiên c ứu thực trạng sử dụng vốn NSNN cấp huyện trong đầu tư XDCB từ năm 2014 - 2016. + Số liệu sơ cấp: điều tra các công trình đang xây dựng từ năm 2014 đến 2016 có s ử dụng vốn NSNN, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Vang đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài li ệu các phòng, ban c ủa UBND huyện; các số liệu công b ố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh, sách tham khảo chuyên ngành, t ạp chí… - Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra 60 cán bộ, công ch ức và cán b ộ của các đơn vị đang công tác tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực quản lý NSNN theo m ẫu bảng khảo sát đã được thiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu về công tác qu ản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN, bao gồm: Công tác quy ho ạch, kế hoạch; Công tác th ẩm định, phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi công và giám sát; Công tác quy ết toán vốn NSNN trong XDCB; Công tác thanh tra, ki ểm tra, đánh giá các công trình sử dụng NSNN.Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động c ủa các yếu tố này đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của Huyện. Phương pháp chọn mẫu: luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Dựa vào danh sách thu th ập được, luận văn chọn ra môt cách ng ẫu nhiên 60 đối tượng để tiến hành khảo sát. 4.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích: - Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên 3
  • 17. những số liệu và thông tin thu th ập được trong điều kiện không ch ắc chắn. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để thể hiện sự hội tụ (giá trị trung bình) và sự phân tán (độ lệch chuẩn) của các nhận định liên quan đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. - Kiểm định chất lượng thang đo Theo Joseph Franklin Hair, Jr. (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩa như là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không g ặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường và để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng, ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý h ọc giáo dục người Mỹ Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù h ợp. Theo nhiều nhà nghiên c ứu và ứng dụng thực tiễn, hệ số Cronbach’s Alpha: + Từ 0,6 trở lên là có th ể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu; + Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường là sử dụng được; + Từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiện một phép ki ểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình của những người khác để loại bỏ những biến này. Nó làm s ạch thang đo bằng cách loại các bi ến “rác” trước khi xác định các nhân t ố đại diện. Hệ số tương quan biến tổng (item- total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng không có tương quan thật tốt với toàn b ộ thang đo và có thể bị loại bỏ. Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3. Phương pháp phân chất lượng thang đo được tiến hành trong luận văn nhằm xác định sự liên kết giữa các nhận định đưa ra trong phiếu khảo sát. Từ đó, quyết định nên loại bỏ hay giữ lại các biến đó cho phân tích sau này. 4
  • 18. 5. Cấu trúc lu ận văn Luận văn kết cấu gồm: mở đầu, kết luận và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước tại huyện bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừ a Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
  • 19. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VỀ QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước 1.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản - Khái ni ệm đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản + Đầu tư Đầu tư được hiểu theo cách chung nhất, đó là hoạt động bỏ vốn vào các l ĩnh vực kinh tế, xã hội để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai. Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực hiện tại để tiến hành các ho ạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, s ức lao động, tài sản vật chất khác. Biểu hiện của tất cả các nguồn lực bỏ ra nói trên gọi chung là vốn đầu tư (VĐT). Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài s ản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà cửa, các công trình giao thông, thủy lợi…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực. + Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các ho ạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái s ản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Đầu tư XDCB là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội (KT – XH), tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người trong xã hội. 6
  • 20. Đầu tư XDCB bằng vốn Nhà nước là việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho đầu tư XDCB, vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài cho Chính phủ và Chính quyền các cấp, vốn tín dụng đầu tư của các ngân hàng quốc doanh và VĐT của doanh nghiệp nhà nước, dùng để đầu tư vào các khâu then chốt và cần thiết của nền kinh tế quốc dân, các dự án công, các ngành kinh t ế mũi nhọn có vị trí quyết định đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chủ yếu được tiến hành theo kế hoạch nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT – XH trong từng thời kỳ. - Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen với nhau theo một tiến trình lôgic. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 công việc phân thành 2 giai đoạn theo Sơ đồ 1.1 Giai đoạn I Chuẩn bị đầu Nghiên cứu cơ Nghiên cứu dự Nghiên cứu dự Thẩm định và hội đầu tư án tiền khả thi án khả thi phê duyệt dự án Giai đoạn II Thực hiện đầu tư Thiết kế, lập tổng Ký k ết HĐ: xây Thi công, xây Chạy thử, nghiệm dự toán, dự toán dựng, thiết bị dựng thu, quyết toán Đưa vào khai thác, sử dụng Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án 7
  • 21. Qua sơ đồ ta thấy, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên do tính chất và quy mô d ự án mà một vài bước có thể gộp nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự án tiền khả thi mà xây d ựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu. Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếp theo phải kiểm tra và đánh giá về kinh tế, tài chính, kỹ thật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo. Đáng lưu ý nh ất là thực hiện trình tự theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án. 1.1.1.2.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Khái ni ệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản Theo Nghị định 385 – HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1994 của Hội đồng bộ trưởng về việc bổ sung, thay thế điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Ngh ị định 232 – CP ngày 06/6/1981 thì “Vốn đầu tư XDCB là toàn b ộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây d ựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thi ết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán”. Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư XDCB nữa. Tuy nhiên, thuật ngữ “Vốn đầu tư XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay. Vốn đầu tư XDCB là giá tr ị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm thực hiện các dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư phát triển là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hóa, d ịch vụ nâng cao mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia, nhưng ý ngh ĩa quan trọng nhất của đầu tư phát triển là làm thay đổi cơ cấu KT – XH của mỗi quốc gia. - Các ngu ồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản + Vốn ngân sách Nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện công trình theo kế hoạch hằng năm. 8
  • 22. + Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: Vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn huy độngcủa các đơn vị trong nước và tầng lớp dân cư. Vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế... + Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, vốn này hình thành từ lợi nhuận (sau nộp thuế của nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh lý tài sản và các ngu ồn khác thu theo quy định của nhà nước. + Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Vốn vay nước ngoài bao gồm: vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký kết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và do ngân hàng Đầu tư phát triển đi vay. + Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài. + Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động. 1.1.1.3.Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN - Khái ni ệm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN Các nguồn lực thuộc quyề n sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được gọi là vốn đầu tư XDCB từ NSNN. NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia huy động và phân ph ối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của ngân sách. + Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản cho thuê tà i sản, tài nguyên c ủa đất nước… và các khoản thu khác). Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ). + Theo phân cấp quản lý ngân sách chia v ốn đầu tư XDCB từ NSNN chia thành: Vốn đầu tư XDCB của ngân sác h trung ương được hình thành từ các 9
  • 23. khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý s ử dụng. Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó. Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý th ực hiện. + Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:  Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và t ừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  Vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu từ thuế nông nghi ệp, thu bán, cho thuê nhà c ủa Nhà nước, thu cấp đất, chuyển quyền sử dụng đất… Vốn đầu tư XDCB theo chương trình dự án quốc gia. Vốn ĐTXDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí… Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có kh ả năng thu hồi vốn trực tiếp; có v ốn đầu tư lớn, có tác d ụng chung cho nền kinh tế - xã hội; các thành ph ần kinh tế khác không có kh ả năng hoặc không mu ốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn cấp phát không hoàn l ại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên d ễ bị thất thoát, lãng phí, đòi h ỏi phải quản lý ch ặt chẽ. Tuy nhiên trong nguồn vốn NSNN thì loại nguồn vốn không được đưa vào kế hoạch và cấp phát theo kế hoạch của Nhà nước (vốn để lại tại đơn vị) khả năng quản lý, ki ểm soát của Nhà nước gặp khó khăn hơn. Vốn ngoài nước thường phụ thuộc vào điều kiện nhà tài tr ợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý b ị chi phối. Đối với viện trợ không hoàn lại thường do phía nước ngoài điều hành, nên giá thành công trình r ất cao… - Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau: + Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có kh ả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển. 10
  • 24. + Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có s ự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. + Chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh th ổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chính phủ cho phép. 1.1.1.4. Phân lo ại đầu tư XDCB Phân loại đầu tư XDCB có ý ngh ĩa rất quan trọng trong công tác qu ản lý. M ỗi hình thức đầu tư có vị trí, đặc điểm khác nhau; đòi h ỏi phải có cách quản lý khác nhau. Theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động đầu tư có thể chia thành các lo ại sau: - Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã h ội, đầu tư được chia thành hai loại + Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà kết quả của nó t ạo ra tài sản mới cho nền kinh tế; làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; làm gia tăng của cải vật chất và nâng cao đời sông tinh th ần của xã hội. Loại đầu tư này thường là các ho ạt động đầu tư XDCB như xây dựng nhà máy, đường sá, trường học, bệnh viện… + Đầu tư chuyển dịch: là hoạt động đầu tư không làm tăng thêm của cải xã hội mà chỉ là sự chuyển dịch giá trị giữa các nhà đầu tư như các hoạt động mua cổ phiếu, trái phiếu… - Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai lo ại + Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý v ốn đầu tư. + Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn tách biệt khỏi người quản lý (đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm mua trái phiếu, cổ phiếu...) - Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai lo ại + Hoạt động đầu tư XDCB từ các ngu ồn ngoài NSNN: là ho ạt động đầu tư sử dụng các nguồn vốn ngoài NSNN như: vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn vay các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư từ các doanh nghi ệp Nhà nước, vốn đầu tư của các khu vực dân doanh và v ốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)… 11
  • 25. Tuy hoạt động đầu tư XDCB ngoài NSNN được sử dụng các nguồn vốn khác nhau về tính chất, về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Song các hoạt động đầu tư có các đặc điểm chung: Một là , các hoạt động đầu tư này đều hướng vào mục tiêu kinh tế, có kh ả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các dự án thuộc loại hình vốn đầu tư này được xác định hiệu quả kinh tế là hàng đầu (tất nhiên hiệu quả kinh tế phải gắn liền với hiệu quả xã hội). Hai là , để quản lý v ốn đầu tư trên, thường sử dụng các công c ụ gián tiếp là chủ yếu (quy hoạch, các đòn b ẩy kinh tế như: thuế, lãi suất, các chính sách ưu đãi đầu tư…). Do đó các thủ tục hành chính cần được đơn giản đến mức tối đa để tạo môi trường khuyến khích đầu tư. + Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn S : là hoạt động đầu tư chỉ sử dụng vốn NSNN, hoặc chủ yếu bằng nguồn vố n NSNN. Nội dung và phạm vi sử dụng nguồn vốn này là: Thứ nhất: Trên phương diện tổng thể nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN được hình thành qua hai kênh: từ khoản tích luỹ của NSNN (phần còn l ại của tổng thu NSNN sau khi trừ chi thường xuyên, chi trả nợ, chi lập quỹ dự trữ tài chính…) và khoản đi vay: trong nước (tín phiếu, công trái, trái phi ếu chính phủ…) và vay nước ngoài (thông qua các d ự án từ nguồn ODA được đưa vào cân đối NSNN). Thứ hai: Trên phương diện phân cấp quản lý theo lu ật NSNN. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm: vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý và v ốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý. Vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý là s ố vốn đầu tư từ ngân sách trung ương được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành trung ương theo kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, nằm trong quy hoạch và kế hoạch được Quốc hội thông qua. Vốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý bao g ồm: vốn đầu tư được cân đối từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển; vốn được hỗ trợ, bổ sung từ nguồn vốn XDCB tập trung của ngân sách trung ương và vốn đầu tư XDCB từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội. 12
  • 26. Thứ ba: Về phạm vi sử dụng: dù được hình thành từ nguồn nào hoặc do cấp nào quản lý, v ốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ đầu tư vào các dự án của Nhà nước; không có kh ả năng hoặc ít có khả năng trực tiếp thu hồi nhưng lại tạo ra hiệu quả KT - XH chung trên phạm vi ngành, lãnh thổ và cả nền kinh tế. Đặc điểm về nguồn hình thành, phân cấp quản lý và ph ạm vi - đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nêu trên là nh ững đặc trưng rất khác biệt so với các nguồn vốn đầu tư khác. Đặc điểm này sẽ chi phối toàn bộ hệ thống cơ chế chính sách quản lý v ốn đầu tư theo hướng mở rộng phân cấp gắn với trách nhiệm và tăng cường kiểm tra giám sát. 1.1.1.5. Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB thuộc NSNN Khác với các hoạt động kinh tế - thương mại thông thường, đầu tư (trong đó có đầu tư XDCB) là một loại hình hoạt động phức tạp, có nhi ều nét đặc thù như: thời gian thi công kéo dài, độ rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội …). Do vậy hoạt động đầu tư phải được thực hiện thông qua các d ự án đầu tư. Sản phẩm của hoạt động đầu tư XDCB được gọi là công trình xây d ựng. Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: "Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong kho ảng thời gian xác định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có th ể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công c ộng, nhà ở, công trình công nghi ệp, giao thông, thu ỷ lợi, năng lượng và các công trình khác" . 13
  • 27. Qua sự phân tích các khái niệm đầu tư nói chung và đầu tư XDCB nói riêng có th ể rút ra m ột số đặc trưng phổ biến của đầu tư và đầu tư XDCB như sau: Một là : Đầu tư, trong đó đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn. Do đó quyết định đầu tư là quyết định tài chính như: tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốn đầu tư, khả năng và thời gian hoàn vốn, cơ cấu vốn đầu tư … Vì vậy, nhiều dự án đầu tư có th ể khả thi ở các phương diện khác (môi trường, xã hội…) nhưng không khả thi trên phương diện tài chính thì cũng cần được xem xét lại. Tuy nhiên, khái ni ệm về hiệu quả được đề cập ở đây phải được nhìn nhận cả trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hai là : Đầu tư, nhất là đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, có những dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm. Đây là một đặc điểm khác biệt của đầu tư XDCB so với các hình thức đầu tư khác. Do tính chất lâu dài, nên m ọi khía cạnh đều phải tính toán quy hoạch, dự phòng s ự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án. Quá trình đầu tư XDCB gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn kéo dài thời gian nhưng lại không t ạo ra sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính gây ra mâu thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng. Có nhà kinh tế cho rằng: "đầu tư là quá trình làm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp sau này". Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần chú ý t ập trung các điều kiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử dụng . Khi xét hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần quan tâm nghiên c ứu cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư, hết sức tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án (tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án) mà không chú ý đến thời gian khai thác dự án. Việc coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư XDCB mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu; đảm bảo trình tự XDCB. Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên vi ệc hoàn vốn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích hợp để giảm đến mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang . 14
  • 28. Ba là : Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB thường có tính đơn chiếc. Do vậy, ngay cả khi hai công trình liền kề nhau, nhưng chi phí thi công thực tế của mỗi công trình cũng khác nhau. Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình quản lý vốn đầu tư. Bốn là : Hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai. Nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời hy sinh. Nói cách khác, m ục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả. Hiệu quả vừa là mục tiêu, động lực vừa là phương tiện của hoạt động đầu tư. Năm là: Đầu tư là lĩnh vực có m ức độ rủi ro lớn và mạo hiểm. Đầu tư chính là việc đánh đổi những tiêu dùng ch ắc chắn của hiện tại để mong nhận được những tiêu dùng l ớn hơn, nhưng chưa thật chắc trong tương lai. "Chưa thật chắc chắn” chính là yếu tố rủi ro mạo hiểm.Vì vậy có nhà kinh t ế nói rằng: "đầu tư là đánh bạc với tương lai". Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong th ời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽ gây nên nh ững tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án. Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có th ể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi chính sách như: thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm… cũng có thể gây nên thi ệt hại cho các nhà đầu tư Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư. Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủi ro. Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến ưu đãi, miễn giảm thuế, về khấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn kịp thời… Sáu là : Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định. Nó g ắn liền với đất đai, nơi sản xuất và nơi sử dụng. Sau khi xây d ựng xong cố định tại một chỗ, các thành quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện dự án đầu tư, cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. 15
  • 29. Quá trình sản xuất thường tiến hành ngoài tr ời và bị ảnh hưởng lớn của điều kiện thiên nhiên. V ật liệu xây dựng nhiều, có tr ọng lượng lớn (nhất là xây d ựng phần thô, ch ủ yếu là vật liệu nặng); nhu cầu vận chuyển lớn, chi phí vận chuyển cao. Do vậy, phải có m ột tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật đặc biệt để đưa vật liệu đến tận công trình theo tiến độ thi công. Nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định trong XDCB dẫn tới thời gian ngừng việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dể gây tâm lý t ạm bợ, tuỳ tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân ở công trường. Hoàn thành m ột dự án đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn, có r ất nhiều đơn vị tham gia thực hiện. Trên một công trường, có r ất nhiều đơn vị làm các công vi ệc khác nhau; các đơn vị này lại cùng ho ạt động trong cùng m ột không gian, thời gian. Do đó việc tổ chức thi công c ần phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầu biết giá thành thực tế của mình. Ước lượng đúng đắn giá cả và các phương tiện thi công khó khăn vì phải dựa trên những giả thiết mà rất có th ể khi thi công th ực tế bị phủ định. Điều phụ thuộc này, buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán và ki ểm tra thường xuyên trong quá trình thi công. Ngoài những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung thì đầu tư XDCB từ NSNN còn có đặc điểm riêng đó là: + Quy mô v ốn đầu tư lớn: các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn này đa số là các công trình l ớn, có ph ạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng, địa phương hoặc ngành của nền kinh tế. + Về khả năng thu hồi vốn: Mặc dù t ất cả các công trình XDCB từ NSNN đều là những công trình có ý ngh ĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế; Song khả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có kh ả năng thu hồi vốn trực tiếp. Do vậy, các dự án này thường không h ấp dẫn các thành ph ần kinh tế khác. Nói cách khác, đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào các l ĩnh vực mà 16
  • 30. các thành ph ần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốc phòng), hay không muốn đầu tư vì không thu được lợi ích trực tiếp (hồ, thuỷ lợi, đê…); hoặc không có khả năng đầu tư do phải sử dụng một lượng vốn đầu tư rất . + Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp. Đây là một đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên trên thực tế, các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường có m ối quan hệ mật thiết và đan xen với nhau. + Việc quản lý v ốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong công tác qu ản lý v ốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN so với các nguồn khác. Từ đó, đòi h ỏi việc quản lý v ốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN phải được thường xuyên chú tr ọng, quản lý v ốn cần theo đúng quy định của pháp luật. 1.1.1.6. Vai trò c ủa đầu tư XDCB thuộc NSNN Đầu tư XDCB thuộc NSNN đóng vai trò c ực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế và tăng trưởng trên thế giới. Cụ thể có các vai trò sau: - Một là , đầu tư XDCB thuộc NSNN là công c ụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển KT - XH, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò ch ủ đạo của kinh tế Nhà nước. Bằng việc cung cấp các dịch vụ công c ộng, như: hạ tầng KT - XH, an ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không mu ốn, không th ể hoặc không được đầu tư; các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất nhằm đảm bảo cho nền KT - XHphát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Hai là , đầu tư XDCB thuộc NSNN được coi là một công c ụ để Nhà nước chủ động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của nền kinh tế: + Đầu tư XDCB thuộc NSNN là một cô ng cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế: Về mặt cầu: Đầu tư (trong đó có đầu tư Chính phủ) sẽ tạo ra khả năng kích cầu tiêu dùng trong s ản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo việc làm và thu 17
  • 31. nhập… Tuy nhiên tác động của đầu tư đối với tổng cầu chỉ là ngắn hạn. Trong khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ kéo theo tổng cầu tăng, các yếu tố giá cả đầu vào của đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng theo dẫn đến cân bằng cung cầu mới. Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới của nền kinh tế tăng lên thì lại tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng, kích thích đầu tư. Đây là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy thông qua chi đầu tư XDCB từ NSNN, Chính phủ có th ể chủ động xử lý nh ững cân đối vĩ mô của nền kinh tế. + Đầu tư XDCB từ NSNN là công c ụ để hà nước chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, vùng, lãnh th ổ. Thông qua các chương trình dự án đầu tư lớn (chương trình 135, dự án đường Hồ Chí Minh, chương trình kiên cố hoá trường lớp học, giao thông nông thôn…) Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo sự công b ằng trong việc thụ hưởng các thành qu ả của tăng trưởng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc. Xét về mặt bản chất, đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyết tật vốn có c ủa nền kinh tế thị trường. - Ba là , đầu tư XDCB thuộc NSNN tạo điều kiện cho các thành ph ần kinh tế và cho toàn n ền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư thuộc NSNN được coi là “vốn mồi” để thu hút các ngu ồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút v ốn đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch… Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp ph ần giải ngân, hấp thụ được các nguồn vốn ODA, có h ạ tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đầu tư “mồi” của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BOT… Như vậy đầu tư từ NSNN có vai trò h ạt nhân để thúc đẩy xã hội hoá trong đầu tư, thực hiện CNH - HĐH đất nước. 18
  • 32. - Bốn là , đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công ngh ệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) r ất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, t ạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội. - Năm là, sản phẩm đầu tư XDCB có ý ngh ĩa lớn về mặt chính trị, xã hội, nghệ thuật và an ninh - quốc phòng: + Về mặt kinh tế - xã hội: Cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. + Về mặt nghệ thuật: Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống văn hoá, tinh thần làm phong phú thêm n ền kiến trúc c ủa đất nước. + Về mặt an ninh, chính trị và quốc phòng: Đầu tư XDCB góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng c ủa đất nước, ổn định an ninh trật tự, và chính trị xã hội. 1.1.2. Quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 1.1.2.1.Khái ni ệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN Quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là quản lý quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2.2.Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN phải tuân thủ theo các nguyên tắc: - Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duy ệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây d ựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán... đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đềtrên. 19
  • 33. -Thứ hai, lập và quản lý ( QL) chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá n ộitệ. Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dựán. - Thứ ba, chi phí của dự án xây d ựng công trình phải phù h ợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sửdụng. - Thứ tư, căn cứ vào khối lượng công vi ệc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các ch ế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL vốn đầu xây dựng công trình phù h ợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ. - Thứ năm, giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghi ệm hướng dẫn việc lập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình. - Thứ sáu , đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân c ấp tỉnh căn cứ vào các nguyên t ắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí s ử dụng máy thi công xây d ựng phù h ợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn. 1.1.2.3.Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NS Nhà nước - Quản lý quy hoạch và phân b ổ vốn đầu tư Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù h ợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư. 20
  • 34. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có th ẩm quyền phê duyệt về quy; riêng trong khu vực thị trấn, nếu chưa có quy hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định. Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên c ơ sở thực tế triển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư. - Quản lý công tác đền bù gi ải phóng mặt bằng Công tác đền bù gi ải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới. Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đất đền bù gi ải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu haykhông thì khâu quản lý đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) ban đầu này rất quan trọng. Việc quản lý ở khâu này bao gồm việc thẩm định đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù, t ổng giá trị đền bù theo các quy định của pháp luật. - Quản lý công tác th ẩm định, phê duyệt, đấu thầu Thẩm định dự án đầu tư: là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn di ện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Từ đó có quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm: - Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng: + Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, 21
  • 35. + Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù h ợp với quy hoạch đã được phê duyệt. - Thẩm định kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công ngh ệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện. - Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án: + Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án. + Đánh giá nguồn vốn đầu tư. + Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào s ử dụng UBND cấp huyện tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có ch ức năng quản lý k ế hoạch ngân sách tr ực thuộc người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung liên quan đến các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án và các y ếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án. Phê duyệt dự án đầu tư: sau khi có k ết quả thẩm định, người quyết định đầu tư (Uỷ ban nhân dân c ấp huyện) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Đấu thầu: là quá trình lự a chọn nhà thầu đáp ứng các yêu c ầu của bên mời thầu để thực hiện gói th ầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.. Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có th ể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu. Trong đó, phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có nh ững cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản. + Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản: Việc lựa chọn nhà thầu có th ể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau đây:  Đấu thầu rộng rãi : Đấu thầu rộng rãi là hìnhthức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư 22
  • 36. cách và năng lực tham gia dự đấu thầu. Hình thức đấu thầu hiện nay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế . Đấu thầu hạn chế : Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên m ời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia. Danh sách nhà th ầu tham dự phải được người có th ẩm quyền hoặc cấp có th ẩm quyền chấp nhận. Hình thức này chỉ được xem xét áp d ụng khi có m ột trong các điều kịên sau : Chỉ có m ột số nhà thầu có kh ả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu; Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; Do tình hình cụ thể của gói th ầu mà việc đấu thầu hạn chế có l ợi thế; Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có th ẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuậ n - Quản lý công tác thi công xây d ựng công trình Quản lý thi công xây d ựng công trình bao gồm: Quản lý ch ất lượng xây dựng, quản lý ti ến độ xây dựng, quản lý kh ối lượng thi công xây d ựng công trình, quản lý môi tr ường xây dựng. + Quản lý ch ất lượng công trình xây dựng: Nó bao g ồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án đầu tư XDCB sẽ thoả mãn được nhu cầu cần thiết phải tiến hành thực hiện đầu tư dự án (làm rõ l ý do t ồn tại của dự án). + Nội dung quản lý ch ất lượng thi công xây d ựng công trình  Lập hệ thống quản lý ch ất lượng phù h ợp với yêu cầu, tính chất, quy môc ủa công trình xây dựng; quy định rõ trách nhi ệm của từng cá nhân, b ộ phận thi công xây dựng công t rình trong việc quản lý ch ất lượng công trình xây dựng;  Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công c ủa nhà thầu theo hồ sơ,tiến độ thi công. L ập và ghi nhật ký thi công đầy đủ theo đúng quy định.  Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trình xây dựng. Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho b ộ phận xây dựng, hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. 23
  • 37. + Nội dung giám sát ch ất lượng thi công xây d ựng công trình  Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây d ựng theo quy định.  Kiểm tra sự phù h ợp về năng lực của nhà thầu thi công xây d ựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Kiểm tra về đội ngũ nhân lực, thiết bị thi công c ủa nhà thầu thi công xây d ựng đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thống quản lý ch ất lượng của nhà thầu thi công xây d ựng công trình; Kiểm tra các loại giấy phép sử dụng các loại máy móc, thi ết bị, vật tư có yêu cầu cao về an toàn phục vụ thi công xây d ựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây d ựng của nhà thầu thi công xây d ựng công trình;  Kiểm tra và giám sát ch ất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây d ựng công trình cung cấp theo yêu cầu thiết kế. Khi có nghi ng ờ chủ đầu tư có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc thuê đơn vị có năng lực để kiểm tra lại vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây d ựng; + Quản lý kh ối lượng thi công xây d ựng công trình Việc thi công xây d ựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lượng của thiết kế dự toán đã được phê duyệt. Khối lượng thi công xây d ựng được tính toán, xác định theo kết quả xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây d ựng, nhà thầu giám sát theo th ời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế, dự toán được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có kh ối lượng phát sinh ngoài thi ết kế, dự toán xây d ựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công ph ải xem xét để xử lý. Đối với các dự án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người ra quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và quyết toán công trình. + Quản lý môi tr ường xây dựng Nhà thầu thi công ph ải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường xây dựng. Có bi ện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý ph ế thải rác thải xây 24
  • 38. dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình. Đối với công trình thi công trong đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che công trường, thu dọn phế thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù h ợp để chống ồn đến xung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát c ủa các cơ quan quản lý nhà n ước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây d ựng không tuân th ủ các quy định về bảovệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà n ước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây d ựng công trình và yêu c ầu nhà thầu phải thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường. - Quản lý công tác gi ải ngân, ki ểm tra, giám sát v ốn Việc quản lý, thanh toán v ốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên t ắc sau: + Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành và n ội dung hướng dẫn tại Thông tư này. + Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, s ử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hi ệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư. + Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý d ự án thuộc phạm vi quản lý th ực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước. + Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác qu ản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, s ử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành. + Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhi ệm kiểm soát, thanh toán v ốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn. Bên cạnh công tác giải ngân thì công tác kiểm tra và giám sát v ốn cũng rất quan trọng. Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình...theo 25
  • 39. dõi ki ểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù h ợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước. Quá trình giám sát tức là giá t ổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các vi phạm. - Công tác thanh tra, ki ểm tra dự án hoàn thành Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động và vốn khác của Nhà nước khi hoàn thành ph ải được thẩm tra và phê duy ệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại thông tư số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành ch ức năng, ủy ban nhân dân (UBND) huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định của Pháp luật về hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành ph ố và báo cáo UBND t ỉnh kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi ph ạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. 1.1.2.4. Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả và k ết quả quản lý vốn ĐT XDCB từ nguồn NSNN + Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có th ể đưa vào hoạt động. Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học...). Chỉ tiêu giá tr ị tài sản cố định huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào m ục đích sử dụng chúng. Giá tr ị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố định, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện, đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu. Giá trị thực tế của tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật, tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vốn NSNN các cấp, tính mức khấu hao hàng năm. 26
  • 40. Giá tr ị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ - chi phí không làm gia tăng giá trị TSCĐ - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau. Để phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong s ố vốn đầu tư đã được thực hiện người ta thường sử dụng chỉ tiêu: hệ số huy động TSCĐ. Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động) + Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật trên địa bàn địa phương. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất, mức tiêu dùng nguyên v ật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương. - Đánh giá hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp độ vùng. Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ. Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng Hệ số huy động TSCĐ = -------------------------------------------------------------- Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN Hệ số này có giá tr ị từ 0 =>1, nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản càng cao. Như đã phân tích trên, vốn NSNN trong đầu tư XDCB hầu hết là vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB không có khả năng thu hồi vốn, hoặc là lĩnh vực không đem lại lợi nhuận cao, nên hầu như không phân tích hiệu quả tài chính mà chỉ phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, nhưng do đặc thù c ủa các dự án đầu tư XDCB là khi một dự án đầu tư XDCB đã hoàn thành thì nó th ường đạt được các chỉ tiêu hiệu quả 27
  • 41. kinh tế - xã hội đã đề ra (ví dụ: số km đường tăng thêm/vốn đầu tư, số trường học tăng thêm/vốn đầu tư...). Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB, người ta sẽ không đánh giá hiệu quả ở cấp độ dự án mà chỉ đánh giá hiệu quả ở cấp độ vùng (ho ặc quốc gia); bên cạnh các chỉ tiêu phân tích hiệu quả ở cấp độ vùng, ta còn ph ải đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB bằng cách đánh giá chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ khâu lập dự toán cho đến khâu quyết toán cuối cùng, n ếu quá trình quản lý vốn NSNN không tốt, bị buông lỏng, nhiều kẻ hở thì thất thoát vốn đầu tư sẽ tăng từ đó giảm hiệu quả vốn NSNN trong đầu tư XDCB. 1.1.3. Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác qu ản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. 1.1.3.1.Các nhân t ố chủ quan Nhóm nhân t ố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB, tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB. - Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn c ủa đội ngũ cán b ộ trong bộ máy qu ản lý vốn NSNN trong XDCB. Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN trong đầu tư XDCB,bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; t ạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhi ệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có t ầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN trong đầu tư XDCB ở từng địa phương nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù h ợp với thực tế thì việc quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ vốn cho đầu tư XDCB không 28
  • 42. hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xãhội. - Tổ chức bộ máy qu ản lý chi ngân sách nhà n ước trong đầu tư XDCB Hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán vốn NSNN trong đầu tư XDCB có tác động rất lớn đến quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB. Tổ chức bộ máy quản lý phù h ợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp ph ần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địaphương. - Công ngh ệ thông tin vào công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không th ể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác qu ản lý vốn NSNN nói chung và quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công ngh ệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn. 1.1.3.2. Các nhân t ố khách quan - Điều kiện tự nhiên Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, m ỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có nh ững thiết kế, kiến trúc phù h ợp với điều kiện tự 29
  • 43. nhiên ở nơi xây dựng công trình. Vì vậy, quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương. - Điều kiện kinh tế - xã h ội Quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá c ả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có th ể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý vốn S trong đầu tư xây dựng cơ bản. - Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Môi trường pháp lý là nhân t ố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương. hẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu trong đầu tư XDCB, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý vốn NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý vốn trong đầu tư XDCB. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng c ủa từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi ch ảy, dựa trên nguyên t ắc rõ ràng, minh b ạch không đùn đẩy 30
  • 44. trách nhiệm, và trách nhi ệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB. - Khả năng về nguồn lực NSNN Dự toán về vốn ngân sách trong đầu tư XDCB được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách. Vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư XDCB không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để lập dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không ph ụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý vốn ngân sách trong đầu tư XDCB. 1.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ V ỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚ ẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI H ỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG 1.2.1.Kinh nghiệm quản lý v ốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước tại một số địa phương 1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Lang Chánh , tỉnh Thanh Hóa Trong quá trình phát triển KT – XH, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt được sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các tổ chức quốc tế và sự huy động nội lực, công tác đầu tư XDCB ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước hiện đại hóa, hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng được đồng bộ, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác qu ản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn có m ột số ưu điểm cụ thể là: Thứ nhất: Quan điểm của huyện khi xây dựng các dự án phải đúng chủ trương mới quyết định đầu tư. Và để nâng cao chất lượng công tác quản lý XDCB 31