SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH
XÃ.............................................................................................................1
1.1 Khái quát về thu, chi ngân sách xã......................................................1
1.1.1Khái quát chung về ngân sách xã .........................................................1
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách xã...................................................................1
1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã ....................................................................1
1.1.1.3. Vai trò của NSX.............................................................................2
1.1.2 Khái quát chung về thu ngân sách xã...................................................2
1.1.3 Khái quát chung về chi ngân sách .......................................................3
1.2 Công tác kế toán về thu ngân sách xã..................................................3
1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sách xã. .........................................3
1.2.2 Nguyên tắc kế toán thu .......................................................................5
1.2.3 Nội dung kế toán thu ngân sách xã......................................................6
1.2.4 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng.........................................8
1.2.4.1Chứng từ kế toán..............................................................................8
1.2.4.2Tài khoản kế toán.............................................................................9
1.2.4.3 Sổ kế toán.......................................................................................9
1.2.4.4 Báo cáo sử dụng...........................................................................10
1.3 Công tác kế toán về chi ngân sách xã. ..................................................10
1.3.1.Khái niệm, nguyên tắc của chi ngân sách xã. .....................................10
1.3.2 Nội dung chi ngân sách xã................................................................10
1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng...............................11
1.3.4.1 Chứng từ kế toán...........................................................................11
1.3.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng .............................................................12
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01ii
1.3.4.3 Sổ kế toán sử dụng ........................................................................12
1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng
Tâm .........................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN
SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM .............................................................14
2.1 Khái quát chung về xã Đồng Tâm........................................................14
2.1.1 Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................14
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.............................................15
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán......................................................17
2.1.4 Tình hình thu tại xã ..........................................................................18
2.1.5 Tình hình chi tại xã...........................................................................19
2.2 Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm. .......20
2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sách chủ yếu...............................26
2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng...........................................27
2.2.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng.....................................................27
2.2.3.3.Các loại sổ sử dụng........................................................................28
2.2.3.4 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái........................................28
2.2.3.5 Các loại báo cáo sử dụng ...............................................................29
2.3 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.............30
2.3.1 Nội dung kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm. .........................30
2.3.2 Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách...........................................35
2.3.3 Chứng từ,tài khoản,sổ,báo cáo sử dụng .............................................37
2.3.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng.....................................................37
2.3.3.2 Các tài khoản kế toán sử dụng........................................................37
2.3.3.3 Các loại sổ kế toán.........................................................................38
2.3.3.4 Các loại báo cáo sử dụng ...............................................................39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01iii
2.4.Đánh giá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm
................................................................................................................40
2.4.1.Những kết quả đạt được....................................................................40
2.4.2 Những tồn tại,hạn chế.......................................................................41
2.4.2.1.Hạn chế về quy định của nhà nước,của xã.......................................41
2.4.2.1.Hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán ...................................42
2.4.3.Nguyên nhân....................................................................................43
2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan...............................................................43
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................43
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN
SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM .............................................................45
3.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã
tại xã Đồng Tâm.......................................................................................45
3.1.1.Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã
Đồng Tâm................................................................................................45
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Đồng
Tâm .........................................................................................................46
3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng
Tâm .........................................................................................................47
3.2.1.Giải pháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước ................................47
3.2.2.Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu ,chi ngân sách xã tại xã
Đồng Tâm................................................................................................48
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp ..............................................................51
3.3.1.Về phía Nhà nước ............................................................................51
3.3.2.Về phía xã Đồng Tâm.......................................................................52
KẾT LUẬN..............................................................................................53
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015 ............................................... 18
Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015 ................................................ 19
Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015........................................ 22
HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 24
Bảng 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014 .......... 29
Đơn vị tính: triệu đồng............................................................................. 29
Bảng 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015 ............... 31
Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014............................. 33
Bảng 2.7 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013 ........... 39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.011
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN
SÁCH XÃ
1.1 Khái quát về thu, chi ngân sáchxã
1.1.1Kháiquát chung về ngân sáchxã
1.1.1.1Khái niệm ngân sáchxã
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã
nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã được phân công,phân cấp quản lí.
1.1.1.2Đặcđiểm ngânsách xã
Là một cấp NS, nên NSX mang đặc điểm chung của NS các cấp:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do cơ quan có thẩm quyển quy định.
- Hoạt động của NSX gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp
xã.
Bên cạnh những đặc điểm chung, thì NSX còn có được nhận diện qua
các giác độ sau:
NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, đóng vai trò là một cấp NS, vì
NSX cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi như một cấp NS
thực thụ. Đây là cấp cuối cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra
các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ thể
khác.
NSX đóng vai trò như một đơn vị dự toán. Tại xã có phát sinh các khoản
thu do chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã giữ lại một phần hay toàn bộ
số thu đó để sử dụng; và cũng phải chi trả thanh toán cho đầu vào để đảm bảo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.012
các hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội,
quốc phòng…
Do vậy, quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã
được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN.
1.1.1.3. Vai trò của NSX
- NSX đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở
sở. Do NSX tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện
các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo
chi phí cho bộ máy nhà nước ở cấp xã.
- NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực hiện
quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa
phương. Thu, chi NS không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng
quỹ tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực
hiện việc kiểm tra,kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh tế,xã hội trên địa
bàn theo đúng chính sách,chếđộ.
1.1.2 Khái quát chung về thu ngân sáchxã
Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội
đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện
các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Gồm:
+ các khoản thu xã được hưởng 100%: thu phí, lệ phí; thu từ các hoạt
động sự nghiệp; đóng góp của các tổ chức cá nhân cho xã…
+Các khoản thu xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm: thu thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất …
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bổ sung để cân đối ngân sách,bổ
sung có mục tiêu theo chế độ hoặc các chương trình,mục tiêu của Nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.013
1.1.3 Khái quát chung về chi ngân sách
Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan
Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát
triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo
phân cấp của địa phương.
Gồm có các khoản chi sau:
+ Các khoản chi thường xuyên: Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà
nước,chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá…
+ Các khoản chi đầu tư phát triển: Là các khoản chi đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân
sách xã phải đảm bảo duy trì hoạt động đóng góp tự nguyện của các tổ chức
cá nhân.
1.2 Công tác kế toán về thu ngân sáchxã.
1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sáchxã.
Khái niệm: Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã
được Hội đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã
Nhiệm vụ của việc thực hiện thu ngân sách xã: Bộ phận Tài chính xã có
nhiệm vụ phối hợp với đội thuế xã đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Đơn
vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu
hoặc của bộ phận tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc
nộp bằng tiền mặt) đến KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN
căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của bộ phận tài chính xã,
lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến
KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN.
Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp tiền trực tiếp
vào NSNN tại KBNN theo chế độ quy định, thì:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.014
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan
thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ
quan thuế uỷ quyền cho Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình
trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định.
- Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của tài chính xã, bộ phận tài
chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào
quỹ của NSX để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu,
vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN.
Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải
giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, phòng Tài chính huyện có
nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho bộ phận tài chính xã để thực
hiện thu nộp NSNN. Định kỳ, bộ phận tài chính xã báo cáo việc sử dụng và
quyết toán biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu
NSX, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp trực
tiếp hoặc chuyển khoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu
thì cơ quan thu xác nhận để bộ phận tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.
Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau:
- Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên
chứng từ thu cho bộ phận tài chính xã.
- Đối với các khoản thu phân chia với NS cấp trên, KBNN lập Bảng kê
các khoản thu NS có phân chia cho xã gửi bộ phận tài chính xã.
- Đối với số thu bổ sung cân đối quy định mức rút dự toán hàng tháng,
UBND cấp xã thực hiện rút bổ sung cân đối bằng giấy rút dự toán từ NS cấp
trên (cấp huyện).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.015
1.2.2 Nguyêntắc kế toán thu
- Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xã
thảo luận,quyết định, kiểm tra thực hiện.
- Thu ngân sách xã phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung
vào NSNN( có một số khoản thu xã được để lại chi tiêu, định kì phản ánh vào
ngân sách qua KBNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi).
- Tất cả các khoản thu ngân sách phải hạch toán theo mục lục ngân sách
Nhà nước.
- Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thu ngân sách xã gửi
lên phòng tài chinh huyện.
- Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu
NSNN áp dụng cho cấp xã như sau:
+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc
thì phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua
Kho bạc. Khi nào xuất quỹ tiền mặt vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách
đã qua Kho bạc.
+ Trường hợp những xã ở quá xa Kho bạc, đi lại khó khăn,số thu tiền
mặt ít,được cơ quan tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để
chi ngân sách. Định kì kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để
làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sáchnhà nước tại Kho bạc.
- Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm và thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên: Khi nhận được giấy báo có hoặc chứng từ hoặc chứng từ
của Kho bạc căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho
bạc .
- Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng
hiện vật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa
qua Kho bạc. Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu.ghi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.016
chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.Trường hợp hiện vật thu được
mang sử dụng ngay không nhập kho,thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân
sách chưa qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho
bạc và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc.
- Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được
quy ra tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua
Kho bạc.Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi
ngân sách nhà nước tại Kho bạc.
- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành
các quỹ công chuyên dùng của xã như quỹ đền ơn, đáp nghĩa…những khoản
thu hộ cơ quan cấp trên…
- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân
sách,giấy báo có hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc,bảng kê kèm
theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị kho bạc ghi
thu kết dư ngân sách năm trước.
- Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách
kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho
bạc ghi thu kết dư ngân sách năm trước.
- Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân
sách xã để phục vụ việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân
sách.
1.2.3 Nộidung kế toán thu ngân sáchxã.
Thu ngân sách xã gồm các khoản sau:
Các khoản thu NSP hưởng 100%
Đây là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động
và tập trung quản lý các nguồn thu, và xã được hưởng 100% các khoản thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.017
này. Khoản thu này giúp xã chủ động về nguồn tài chính và bảo đảm các
nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển.Gồm các khoản thu sau:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NS theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NS nhà nước
theo chế độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng
góp huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên
tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa
vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trực tiếp
cho NSX theo chế độ quy định.
- Thu kết dư NS năm trước.
- Các khoảnthu khác của NSX theo chế độ quyđịnh củapháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp
trên
Cũng dựa trên cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý các nguồn thu,
những khoản thu thuộc về NS cấp trên nhưng phát sinh trên địa bàn xã thì
nguồn thu này được phân chia cho NSX theo tỉ lệ phần trăm để tạo sự phối
hợp quản lý có hiệu quả. Thông thường, những khoản thu lớn và tương đối ổn
định được dành cho NS cấp trên.
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên
bao gồm:
- Thuế thu nhập.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.018
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Trong tình hình hiện nay, Chính phủ khuyến khích các tỉnh nâng cao tỉ lệ
để lại cho NS cấp xã, thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của chính
quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế ngày càng cao hơn.
Thu bổ sung từ NS cấp trên
Thông thường, mỗi cấp NS phải tự cân đối được thu - chi của mình. Tuy
nhiên, khi cấp NS nào không tự cân đối được, NS cấp trên sẽ có nhiệm vụ bổ
sung nguồn thu để cấp NS đó có thể cân đối được thu - chi. Trong điều kiện
nước ta hiện nay, hầu hết NS xã đều chưa tự cân đối được thu - chi nên NS
cấp trên phải cấp bổ sung.
Thu NS cấp trên bổ sung cho NSX bao gồm 2 khoản:
- Thu bổ sung cân đối: là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và
dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác
định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ
xã thực hiện một số mục tiêu cụ thể.
1.2.4 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sửdụng
1.2.4.1Chứngtừ kế toán
Các chứng từ liên quan tới thu ngân sách xã:
+Thông báo các khoản thu của xã
+Biên lai thu tiền
+Tổng hợp biên lai thu tiền
+Giấy báo lao động,ngày công lao động đóng góp
+Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách
+Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.019
+Bảng kê thu ngân sách xã qua KBNN.
1.2.4.2Tàikhoản kế toán
-Tài khoản 714” Thu ngân sách đã qua Kho bạc”
Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu
năm.
Số phát sinh Nợ: Số thoái thu ngân sách xã, kết chuyển số thu ngân sách
xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách trước đã được phê chuẩn sang TK
914.
Số phát sinh Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc phát sinh trong
năm, thu kết dư ngân sáchxã năm trước.
Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2: TK 714 “ Thuộc năm trước”, TK
7142 “ Thuộc năm nay”.
-Tài khoản 719 “ Thu ngân sách chưa qua Kho bạc”
Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách bằng tiền mặt chưa làm thủ tục ghi
thu ngân sách tại Kho bạc. Giá trị hiện vật và giá trị ngày công chưa làm thủ
tục ghi thu ngân sáchtại Kho bạc.
Số phát sinh Nợ: Thoái trả các khoản thu ngân sách trước khi nộp tiền
vào Kho bạc. Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu
đã qua Kho bạc sau khi có xác định của Kho bạc.
Số phát sinh Có: Khoản thu ngân sách xã còn tại quỹ xã. Các khoản thu
bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách.
Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2:
*TK 7191 “ Thuộc năm trước”
*TK 7192 “ Thuộc năm nay”
Cuối ngày 31/12 số dư TK 7192 được chuyển sang TK 7191 để theo dõi
hạch toán trong thời gian chỉnh lí quyết toán.
1.2.4.3Sổkế toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0110
Thu ngân sách xã sử dụng Sổ thu ngân sách xã (S04 – X), Sổ tổng hợp
thu ngân sách xã (S06a – X),Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân (S15 –
X).
Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã hạch toán được thực hiện trên sổ
Nhật ký- Sổ Cái và sổ tổng hợp thu Ngân sách xã theo chỉ tiêu báo cáo.Việc
ghi Nhật ký- Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã định khoản
Nợ, Có các tài khoản cụ thể.
1.2.4.4 Báocáo sử dụng
- Bảng cân đốitài khoản
- Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung
- Quyết toán thu ngân sáchtheo nội dung.
1.3 Công tác kế toán về chi ngân sáchxã.
1.3.1.Kháiniệm, nguyên tắc của chi ngân sáchxã.
Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan
Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát
triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo
phân cấp của địa phương.
Nguyên tắc kế toán các khoản chi ngân sách xã:
+Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt Nam
theo từng niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật,ngày
công lao động phải thay đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo giá do cơ
quan thẩm quyền quyết định.
+Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục
NSNN hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi.
+Đảm bảo khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng
hợp giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán.
1.3.2 Nộidung chi ngân sáchxã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0111
- Các khoản chi thường xuyên:
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp xã: chi trả sinh hoạt
phí, phụ cấp, chi phúc lợi tập thể…
+Chi đóng BHXH,BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế
độ hiện hành.
+Chi cho công tác tuyển quân, dân quân tự vệ…
+Chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá,thể thao…
+Chi hỗ trợ cho các lớp học bổ túc văn hoá...
+Chi cho sự nghiệp y tế như: chi mua sắm trang bị hoặc bổ sung dụng cụ
khám chữa bệnh…
+Chi cho công tác quản lí,cải tạo, sửa chữa các công trình phúc lợi,công
trình hạ tầng do xã quản lý.
+Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như:khuyến
nông,khuyến ngư…
+Chi hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.
+Các khoản chi thường xuyên khác.
- Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình
hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách của xã
phải đảm bảo và huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân.
1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toánsử dụng.
1.3.4.1Chứng từ kế toán
- Giấy rút dự toán.
- Lệnh chi tiền
- Bảng kê chi ngân sách
- Giấy đề nghị rút tiền mặt từ ngân sách xã
- Bảng kê chứng từ chi
- Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0112
- Bảng kê ghi thu,ghi chi ngân sách xã
1.3.4.2Tài khoản kếtoán sử dụng
Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc kế toán sử
dụng TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc.
TK 819 được mở 2 tài khoản cấp 2:
*TK 8191- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc năm trước
*TK 8192- Chi ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc năm nay
Đến cuối ngày 31/12 chuyển số dư TK 8192 sang TK 8191 để theo dõi
và xử lý tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã đã qua Kho bạc ,kế toán sử
dụng TK 814- Chi ngân sách đã qua Kho bạc
TK 814 được mở 2 tài khoản cấp 2:
TK 8141- thuộc năm trước
TK 8142 – thuộc năm nay
Khi cân đối thu,chi và xử lý kết dư ngân sách xã,kế toán sử dụng TK
914- chênh lệch thu, chi ngân sách xã.Sau khi kết chuyển TK này không có số
dư.
1.3.4.3Sổkế toán sử dụng
Chi ngân sách xã sử dụng Sổ chi ngân sách xã(S05- X), Sổ tổng hợp chi
ngân sách xã(S06b-X).
1.3.4.4Báocáo kế toán sử dụng
- Bảng cân đốitài khoản
- Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung
- Quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0113
1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã
Đồng Tâm
Trong những năm qua, tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng
nhằm nâng cao công tác kế toán NSNN nói chung, đặc biệt NSX nhưng việc
thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguồn thu của NSX được khai thác
tương đốitriệt để nhưng vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ NS cấp trên.
Trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu
cầu đề ra. Cán bộ tài chính xã còn chưa nắm bắt và đánh giá được sự biến
động của thị trường ảnh hưởng tới thu chi NS như thế nào, chủ yếu làm việc
theo thói quen và kinh nghiệm có sẵn. Chính quyền cấp xã mặc dù đã tăng
cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ
chế cũ vẫn còntồn tại, trông chờ nhiều vào NS cấp trên.
Công tác thu chi đã được chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thu đủ
các khoản thu phát sinh, chi NS chưa thực sự hiệu quả.
Công tác lập dự toán chưa sát sao với thực tế, cán bộ tài chính chưa dự
đoán được tương đối chính xác các khoản thu, chi.Việc thực hiện hạch toán
các khoản thu,chi còn chưa rõ ràng minh bạch,chưa phản ánh kịp thời,còn tồn
tại nhiều sai sót.Dẫn đến không hiệu quả trong quá trình thực hiện thu, chi tại
xã
Xuất phát từ những tồn tại trên công tác đổi mới nhằm hoàn thiện công
tác kế toán thu,chi ngân sách xã là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp NS
hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao. Công tác kế
toán thu ,chi NSNN nói chung và NSX nói riêng tuy có những thuận lợi là
nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và là nguồn thu lớn của xã
nhưng việc hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã là vô cùng cần
thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0114
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI
NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
2.1 Khái quát chung về xã Đồng Tâm.
2.1.1 Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Xã Đồng Tâm thuộc huyện Ninh Giang,tỉnh Hải Dương. Về đường bộ
tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A,37B,217 đang bắt nhịp với hoạt
động kinh tế sôi nổi, là đầu ngõ của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hóa.Xã Đồng Tâm về phía Đông tiếp giáp với xã Hà Kì,huyệnTứ Kì , tỉnh Hải
Dương; phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang; phía Nam giáp
với thị trấn Ninh Giang; phía Bắc giáp với xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5452 nhân khẩu, tốc độ tăng
dân số trung bình 1.59%. Với 51.6% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có
đến 26% lao động đã qua đào tạo trong đó có 5.1% dân số có trình độ đại học.
Tỉ lệ hộ nghèo của xã ở mức thấp: 0.85%, Thu nhập bình quân đầu người: 20
triệu đồng/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.31%, đất xây dựng chiếm 21.5%, cơ
cấu kinh tế của xã dần chuyển dịch sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp -
xây dựng và thương mại - dịch vụ, 2 ngành này chiếm 49.5% và 49.37% trong
khi đó lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1.13%, các hoạt động kinh tế của xã
diễn ra sôi nổi. Tương lai sẽ phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại
- dịch vụ cho thu nhập cao, từ đó có thể cho thấy nguồn thu tiềm năng cho
NSX. 100% đường tại địa phương đã được kiên cố hóa, trên địa bản xã có 01
trường THCS, 01trường tiểu học và 02 trường mầm non, 01 trạm y tế và 5
nhà sinh hoạt văn hóa.
Xã có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
được xếp hạng: đặc biệt là di tíchlịch sử đền tranh,chùa tranh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0115
Chính vì đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy cho thấy nguồn thu trong
tương lai là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp tăng thu cho NS, đồng thời nhu
cầu chi cho đầu tư cũng không hề nhỏ, nếu chỉ trông chờ vào NS nhà nước
cấp là không thể đủ, vì vậy mà xã cần có biện pháp chủ động hơn trong huy
động nguồn thu cũng như phân cấp nhiệm vụ chi, ưu tiên phân bổ nguồn lực
cho phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và
đảm bảo công bằng xã hội
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Xã mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách đồng thời là
một đơn vị dự toán:
- Về kinh tế:
+Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình HĐND cùng cấp
thông qua để trình UBND huyện phê duyệt.
+Lập dự toán thu, chi ngân sách, lập quyết toán địa phương để trình
HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên.
+Tổ chức thực hiện, phối hợp với các CQNN cấp trên trong việc quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn xã.
+Quản lý, sử dụng hiệu quả,hợp lý quỹ đất, công trình công cộng ,giao
thông…của địa bàn xã.
+Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng,
các công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi,tiểu thủ công nghiệp:
+ Tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển.Áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây
trồng, vật nuôi…
+ Tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi,khắc phục hậu quả của thiên
tai,quản lý việc sử dụng nguồn nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0116
+ Tổ chức,hướng dẫn việc khai thác phát triển các ngành nghề truyền
thống ở địa phương và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các ngành
nghề.
- Về lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ,ở điểm
dân cư theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông,công trình cơ sở hạ tầng.
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
giao thông, cầu, cống.
- Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,xã hội, thể dục, thể thao:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
+ Tổ chức xây dựng,quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo,
trường tiểu học, trung học cơ sở của xã.
+ Xây dựng phong trào văn hoá, thể dục, thể thao,chính sách ,chế độ
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ…
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn…
- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
+ Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng, toàn
dân.
+ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân theo kế hoạch ,quản
lý quân nhân dự bị.
+ Thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0117
Ngoài ra , UBND xã còn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo thực
hiện chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ ĐỒNG TÂM
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tài chính - kế toán xã gồm: 1 chủ tài khoản là chủ tịch xã và 1 kế toán
ngân sách xã.
Chủ tài khoản là người trực tiếp điều hành ngân sách.
Kế toánxã là người giúp việc cho UBND xã trong việc:
- Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản
thu, chi Ngân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài
sản, vật tư của xã.
Hội đồng
nhân dân
Uỷ ban nhân
dân
Văn
phòng
thống kê
Tài
chính- kế
toán
Tư pháp
hộ tịch
Ban chỉ
huy quân
sự
Ban địa
chính-
xây dựng
Thương
binh xã
hội
Đảng uỷ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0118
- Kiểm tra tình hình thu, chi ngân sách xã, tình hình chấp hành các tiêu
chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ, tình
hìnhsửdụngkinh phí củacácbộphậntrực thuộc...
- Lập các báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra Hội đồng
nhân dân xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi
phòngTàichínhhuyệnđểtổnghợp vào NgânsáchNhànước.
2.1.4 Tình hình thu tại xã
Kết cấu nguồn thu của xã Đồng Tâm như sau: đơn vị tính: đồng.
Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015
STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm
Tổng thu ngân sách xã 3.526.200.000 10.557.155.034
I Các khoản thu 100% 157.000.000 2.237.102.134
1 Các khoản thu trên địa bàn xã 127.000.000 954.140.233
2 Thu kết dư ngân sách năm trước 0 0
3 Thu khác 30.000.000 1.282.961.901
Trong đó:
Thu chuyển nguồn 0 1.075.449.201
Thu khác 0 207.512.700
II Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ
phần trăm
704.000.000 1.185.307.900
1 Các khoản thu phân chia 204.000.000 231.907.900
2 NS tỉnh 500.000.000 953.400.000
III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.665.200.000 7.134.745.000
1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách
cấp trên
2.640.700.000 2.685.200.000
2 Thu bổ sung có mục tiêu 24.500.000 4.449.545.000
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo NDKT năm 2015
So với dự toán các khoản thu ngân sách xã hầu hết đều đạt và vượt kế
hoạch so với dự toán.Tuy nhiên có khoản thu hoa lợi công sản từ quỹ đất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0119
công ích và đất công so với dự toán giảm 57,3452% cụ thể dự toán
115.000.000 đồng, thực hiện 49.053.000 đồng có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc giảm khoản thu này, một trong số nguyên nhân đó là quỹ đất công ích và
đất công đã giảm về diện tích do nhà nước thu hồi vì khoản thu hỗ trợ khi nhà
nước thu hồi đất thực hiện tăng 6.263.000 đồng, cụ thể dự toán 0 đồng ,thực
hiện 6.263.000 đồng.
Hầu hết thu của xã chủ yếu do thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm
67,5821% cụ thể thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7.134.745.000 đồng,tổng
số thu ngân sách xã 10.557.155.034 đồng.
2.1.5 Tình hình chi tại xã.
Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015
STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm
Tổng chi ngân sách xã 3.526.200.000 10.557.155.034
I Chi đầu tư phát triển 500.000.000 5.560.950.695
1 Chi đầu tư XDCB 500.000.000 5.372.779.104
2 Chi đầu tư phát triển khác 0 188.171.591
II Chi thường xuyên 3.026.200.000 4.996.204.339
1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh
trật tự
268.972.000 252.765.100
2 Sự nghiệp giáo dục 0 0
3 Sự nghiệp y tế 0 0
4 Sự nghiệp văn hoá 25.600.000 25.443.000
5 Sự nghiệp truyền thanh 31.340.000 34.135.000
6 Sự nghiệp thể dục, thể thao 1.000.000 0
7 Sự nghiệp kinh tế 24.000.000 894.972.143
8 Sự nghiệp xã hội 262.031.200 255.073.100
9 Chi sự nghiệp môi trường 10.000.000 0
10 Chi xây dựng đời sống KDC,gia
đình văn hoá
0 0
11 Chi quản lý nhà nước, Đảng,đoàn
thể
2.332.116.800 3.489.135.496
12 Chi khác 71.140.000 44.680.500
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi NSX theo nội dung kinhtế
Hầu hết các khoản chi đầu tư phát triển đều tăng so với dự toán, đặc biệt
là chi đầu tư phát triển tăng quá nhiều so với dự toán,cụ thể thực hiện là
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0120
5.560.950.695 đồng trong khi đó dự toán là 500.000.000 đồng.Qua đây ta
thấy xã đang rất chú trọng vào chi đầu tư phát triển, trong đó:
+Chi đầu tư XD trường học tăng đáng kể, cụ thể thực hiện
2.581.908.000 đồng trong khi đó dự toán 100.000.000 đồng ,xã đang quan
tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục tại xã ngày càng tốt hơn.
+Chi trụ sở,hội trường UBND xã vượt dự toán quá nhiều, cụ thể thực
hiện 2.348.629.248 đồng ,dự toán 100.000.000 đồng do năm 2015 xã có xây
dựng mới trụ sở,hội trường UBND xã kiên cố,đầy đủ các phòng ban để thuận
tiện cho cán bộ xã làm việc.
Chi thường xuyên hầu hết giảm so với dự toán tuy nhiên có khoản chi
cho sự nghiệp kinh tế tăng mạnh, cụ thể thực hiện 894.972.143 đồng,dự toán
24.000.000 đồng.
2.2 Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
Tại xã công tác thu bao gồm: các khoản thu 100%, các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Đối với các khoản thu xã được hưởng 100%: thu từ phí và lệ phí,thu từ
quỹ đất công ích và đất công,đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
thu khác.
Quy trình thu các khoản này như sau: Khi cá nhân đi nộp tiền thì kế toán
xã viết phiếu thu với đầy đủ các nội dung, chương, loại, khoản.Cá nhân nộp
tiền tại thủ quỹ.Kế toán ghi vào sổ thu, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Trong sổ thu
của kế toán được chia theo chương, loại, khoản, mục, số tiền thu được ghi vào
đúng mục của nó.Kế toán hạch toán vào mục thu chưa qua Kho bạc.Trong
ngày hoặc sang hôm sau, kế toán đem số thu trên nộp vào ngân sách và hạch
toán vào số thu đã qua Kho bạc.Cuối tháng kế toán và thủ quỹ sẽ đối chiếu số
thu.Các khoản thu 100% là các khoản thu rất quan trọng đối với mỗi xã vì đây
là nguồn chi thường xuyên đối với xã.Trong các khoản thu tại xã được hưởng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0121
100% thì thu khác cũng là một khoản thu chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất
định.Thu khác không có trong mục lục ngân sách nhà nước quy định, nên sẽ
được đưa chung vào một mục để báo cáo cấp trên.Các khoản thu khác đó là
thu cho thuê mặt bằng, cho thuê Ki ốt, thu phí trông giữ xe, thu cho thuê bến
đò.
Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ gồm các loại thuế: Thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; lệ phí
trước bạ nhà, đất;thu tiền sử dụng đất của các cá nhân và hộ kinh doanh cá
thể, người chịu trách nhiệm thu chính là các đội thuế xã hoặc chi cục thế thu
thông qua Kho bạc.Sau khi Kho bạc thu được các khoản thuế trên thì hệ thống
sẽ tự động phân chia theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định trong cơ chế ngân
sách.Xã được hưởng 70% từ các khoản thu này.
Số thu từ thuế thông qua Kho bạc điều tiết cho xã, kế toán rất khó nắm
số liệu nên không thể hạch toán và ghi sổ ngay khi số thu phát sinh.Vì thế, khi
đến cuối tháng, Kho bạc sẽ gửi cho kế toán xã 1 bảng báo cáo thu được in ra
từ chương trình TABMIS.Đến khi đó kế toán xã mới biết được trong tháng
đơn vị mình được điều tiết bao nhiêu tiền thuế để ghi vào sổ chi tiết thu.
Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đây là khoản thu lớn
đối với ngân sách xã,chiếm khoản gần 70% trong tổng thu ngân sách xã.Điều
này cho ta thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi, mà phải dựa phần lớn
vào ngân sáchcấp trên.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0122
Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán
(DT)
Thực
hiện(TH)
TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
Tổng thu 6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152
3.526,2 10.557,155 299,392
Các
khoản thu
100%
181 2.613,083 1443,7 192 1.287,356 670 157 2.237,102 1424,91
Các
khoản thu
phân chia
theo tỉ lệ
%
3.703,7 3.002,032 81,1
3.092,8 4.058,086 131 704 1.185,308 168,368
Thu bổ
sung từ
ngân sách
cấp trên
2.143,050 3.615,037 168,7 2.428,01 3.340,905 138 2.665,2 7.134,745 267,7
Thu
chuyển
nguồn
0 147,627 0 50,887 0 1.075,449
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014, 2015.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0123
.Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các khoản thu được thể hiện qua từng năm :
Năm 2013 thực thu NSX 9.230,153 triệu đồng bằng 153,1% so với dự
toán.Năm 2014 thực thu NSX 8.686,347 triệu đồng bằng 152% so với dự
toán.Năm 2015, số thu NSX là10.557,155 triệu đồng và bằng 299,392% so
với dự toán
Các khoản thu NSX hưởng 100% chiếm khoản 20% trong tổng thu.Các
khoản thu phí,lệ phí gồm những khoản lệ phí chứng thực, công chứng,lệ phí
chợ…
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm năm 2015 giảm so với năm
2013, 2014 do khoản thu từ tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013,
2014 cụ thể năm 2013, 2014 thu tiền sử dụng đất lần lượt là 2.828,038 triệu
đồng, 3.803,719 triệu đồng còn năm 2015 là 953,4 triệu đồng.Nguyên nhân
năm 2015 giảm mạnh so với năm 2013, 2014 do năm 2013, 2014 xã bắt đầu
thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên các thửa ruộng thành nhà ở
Làm cho việc thu tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất tăng lên
nhiều hơn so với năm 2015 ,việc chuyển đổi mục đích sử dụng trên các thửa
ruộng không được mở rộng nữa.
Thu bổ sung từ NS cấp trên: vượt xã dự toán của NSX,nhưng lại không
có sự biến đổi lớn về bổ sung cân đối.Năm 2015, số thu từ bổ sung có mục
tiêu tăng so với năm 2013, 2014, do xã đang thực hiện mục tiêu nông thôn
mới.Thu kết dư, khoản này không có trong dự toán trong 3 năm vừa qua, tuy
nhiên, đây là một khoản thu dự toán rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ lập dự toán
phải có trình độ chuyên môn cao thì mới có thể thực hiện được.
Số thực hiện qua 3 năm thấy vượt dự toán nhiều lần, chứng tỏ xã đã tích
cực quản lý trong công tác thu, tránh thất thoát nguồn lực. Tuy nhiên, chính
điều này đã bộc lộ khả năng yếu kém trong công tác lập dự toán. Số liệu dự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0124
toán không được xây dựng một cách nghiêm túc, không bám sát vào khả năng
và tình hình thực tế các nguồn thu của xã.
Thu bổ sung từ ngân sáchcấptrên
HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Tỷ đồng
4000
3000
2000
1000
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX năm 2013,2014, 2015
Chú giải:
Thu bổ sung cân đối Thu bổ sung có mục tiêu
Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chủ yếu là thu từ bổ sung cân
đối.Tỉ trọng khoản này chiếm phần lớn trong thu bổ sung cân đối của NSX và
ổn định qua các năm, năm 2013 là 2.159,05 triệu đồng năm 2014 là 2.478,01
triệu đồng và tăng lên 2.685,2 triệu đồng vào năm 2015.Số thu này thường
2013 2014 2015 Năm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0125
được xác định từ năm đầu của thời kì ổn định NS và được giao ổn định từ 3 –
5 năm. Còn lại là các khoản thu bổ sung có mục tiêu.
Khoản bổ sung có mục tiêu năm 2015tăng mạnh so với năm 2013, 2014
là do trong năm 2015 xã thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn
xã nên nhận được nguồn cấp của cấp trên cho chương trình mục tiêu cao hơn
nhiều so với các năm trước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0126
2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sáchchủ yếu.
* Thu bằng biên lai tài chính( Những khoản thu không phải là thuế,
phí, lệ phí).
*Thu bằng biên lai Thuế( Những khoản thu thuế, phí, lệ phí theo sự
uỷ quyền của cơ quan thuế).
*Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách và thu
bổ sung từ cấp trên
TK 714
TK 719 TK 112TK 111
Thu NS nhập quỹ tiền mặt
Ghi thu NS đã qua KB
Thu NS bằng tiền mặt và nộp
thẳng vào KB
Xuất quỹ tiền mặt nộp KB
TK 336
TK 111
Tk 111
TK 714 TK 112
Thu hộ
thuế,phí,lệ phí
bằng tiền mặt
Ghi thu NS số phí,lệ
phí xã hưởng 100%
Nộp tiền thuế,phí,lệ
phí thu hộ vào KB
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0127
*Quyết toán thu ngân sách
2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sửdụng
2.2.3.1Cácloại chứng từ được sử dụng
- Dự toán thu ngân sách
- Phiếu thu
- Thông báo các khoản thu của xã
- Bảng kê ghi thu, ghi chi
- Giấy báo có
…
2.2.3.2Cáctài khoản sử dụng
- TK 111: Tiền mặt.
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 211: Tài sản cố định
TK 714 TK 112
Ghi thu phần điều tiết cho NS xã
Ghi thu số ngân sách cấp trên cấp bổ sung cho NS
xã
TK 714 TK 719 TK 914 TK 714
Chuyển thành
thu NS năm
nay đã qua KB
Chuyển kết dư NS
năm trước thành thu
NS năm nay chưa
qua KB
Kết chuyển thu NS năm
trước được duyệt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0128
- Tk 214: Hao mòn TSCĐ
- TK 311: Các khoản phải thu
- TK 3361: Các khoản thu hộ
- TK 466:Nguồn hình thành TSCĐ
- TK 714: Thu NSX đã qua Kho bạc
- TK 719: Thu NSX chưa qua Kho bạc
2.2.3.3.Cácloại sổ sử dụng
- Sổ thu ngân sách xã( S04-X)
-Sổ tổng hợp thu ngân sách xã(S06-X)
-Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân(S15-X).
2.2.3.4 Sơđồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
Chứng từ kế toán
Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ-SỔ CÁI Bảng
tổng
hợp
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0129
2.2.3.5Cácloại báocáo sử dụng
- Bảng cân đốitài khoản(B01-X)
- Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế(B02a)
- Quyết toán thu ngân sáchxã theo nội dung kinh tế (B03-X)
Bảng 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung thu Dự toán Thực hiện TH/DT(%)
A Tổng thu NSX đã qua
Kho bạc
5.712,81 8.686.347 152
I Các khoản thu 100% 192 1.287,356 670
1 Phí và lệ phí 12 41,493 346
2 Thu từ quỹ đất công ích
và đất công
145 298,272 206
3 Đóng góp tự nguyện của
các tổ chức cá nhân
823,5
4 Thu khác 35 73,202 209
5 Thu chuyển nguồn 50,887
II Các khoản thu phân
chia tỉ lệ phần trăm
3.092,8 4058,086 131
1 Thuế chuyển quyền sử
dụng đất
2.910 0
2 Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp
108 107,649 100
3 Thuế môn bài 39,8 47,825 120
4 Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 35 98,893 283
6 Thu tiền sử dụng đất 3.803,719
III Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên
2.428,01 3.340,905 138
1 Thu bổ sung cân đối
ngân sách cấp trên
2.388,460 2.478,01 104
2 Thu bổ sung có mục
tiêu
39,55 862,895 2182
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0130
2.3 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
2.3.1 Nộidung kế toán chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
Do thực hiện thu luôn vượt dự toán nhiều lần, nên các khoản chi
của NSX cũng vượt dự toán khá lớn. Năm 2013 số thực hiện là
9.230,152 triệu đồng,vượt dự toán 153,1%. Năm 2014 tiếp tục vượt
152% so với dự toán và vào năm 2015 vượt 299,39% so với dự toán. Vì
nhiệm vụ của xã cũng như cơ cấu hoạt động của các đơn vị, tổ chức
hưởng NSX không có sự thay đổi lớn, nên khoản chi thường xuyên
không có sự biến động mạnh, NSX tập trung chủ yếu cho chi đầu tư
XDCB, chi chuyển nguồn sang năm sau. Khoản chi chuyển nguồn sang
năm sau chiếm tỉ trọng lớn trong số thực hiện chi NS qua các năm, là do
khi lập dự toán cho năm thực hiện đã ghi vốn cho các dự án đầu tư, đến
cuối năm chưa chi hết thì được chuyển năm sau chi tiếp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0131
Bảng 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT TH TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
Tổng chi
NS
6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152 3.526,2 10.557,16 299,39
Chi đầu tư
phát triển
3.540 6.080,634 171,8 2.910 4.009,981 138 500 5.560,95 1112,19
Chi thường
xuyên
2.461,25 3.149,519 128 2.802,81 3.600,916 128 3.026,2 4.996,204 165,1
Chi chuyển
nguồn sang
năm sau
0 50,887 0 1.075,449 0 882,372
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã 2013, 2014, 2015
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0132
Về tổng thể số chi thường xuyên qua các năm luôn vượt dự toán. Năm
2013, số thực hiện đạt 3.149,519 triệu đồng vượt 128% so với dự toán. Năm
2014 thực hiện 3.600,916 triệu đồng, vượt 128% so với dự toán; năm 2015
thực hiện 4.996,204 triệu đồng, vượt 165,1% so với dự toán . Trong tổng số
chi thường xuyên, các khoản chi cho chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể
và chi dân quân tự về, an ninh trật tự, sau đó là chi sự nghiệp xã hội chiếm đa
số trong tổng số chi thường xuyên trong năm tài khóa. Công tác dân quân tự
vệ - an ninh trật tự ngày càng được coi trọng do đó số chi cho dân quân tự vệ -
an ninh trật tự năm sau cao hơn năm trước. Chi quản lý Nhà nước, Đảng,
Đoàn thể là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường
xuyên NSX, nó thường chiếm từ 70% tổng chi NSX. Qua mỗi năm, sự chú
trọng cho chi thường xuyên vào các hoạt động sự nghiệp là khác nhau nên số
chi cho những hoạt động này cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2013, số chi
cho sự nghiệp thể dục thể thao vượt 88,8% dự toán năm do xã triển khai đại
hội thể dục thể thao cho đối tượng thanh thiếu niên theo kế hoạch của UBND
huyện Ninh Giang. Năm 2014, số chi cho chi sự nghiệp kinh tế vượt 649% so
với dự toán năm do UBND xã thực hiện quy hoạch tập trung các chợ thuộc
địa bàn xã quản lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0133
Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT TH TH/DT(%) DT TH TH/DT(%) DT TH TH/DT(%)
Tổng chi thường xuyên 2.461,25 3.149,52 128 2.802,81 3.600,917 128 3.026,2 4.113,832 135,94
Chi công tác dân quân tự vệ,an ninh trật
tự
226,852 305,439 134,6 226,852 306,304 135 268,972 252,765 93,97
SN văn hoá 48,335 45,339 93,8 22,755 39,94 176 25,6 25,443 99,39
SN truyền thanh 0 0 0 25,580 29,595 116 31,340 34,135 108,92
SN thể dục thể thao 30 26,625 88,8 30 0 0 1 0 0
SN kinh tế 53,075 27,008 50,9 53,075 344,203 649 24 12,6 52,5
SN xã hội 286,497 288,341 100,6 286,497 315,076 110 262,031 276,226 105,42
Chi SN môi trường 0 0 0 0 0 0 10 0 0
Chi quản lý Nhà nước,Đảng, đoàn thể 1,784,510 2.375,266 133,1 2.126,07 2.518,676 118 3.467,983 3.467,983 148,71
Chi khác 31,980 31,980 100 31,98 47,122 147 71,140 44,680 62,81
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014,2015.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0134
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển của NSX chỉ gồm các khoản chi cho XDCB.
Những khoản chi này để xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trên địa bàn xã: kiên cố hóa đường
giao thông, cải tạo hệ thống thoát nước...
Qua bảng các khoản chi ngân sách xã giai đoạn 2013- 2015, ta thấy chi
ĐTPT trong những năm qua luôn vượt dự toán nhiều lần. Năm 2013, số thực
hiện là 6.080,634 triệu đồng bằng 171,8% so với số dự toán là 3.540 triệu
đồng. Năm 2014, số dự toán có tăng hơn so với dự toán năm 2013 nhưng vẫn
thấp hơn so với số thực hiện cùng năm. Số thực hiện năm 2015 là 5.560,95
triệu đồng và bằng 1112,19% so với dự toán của năm. Năm 2015, có số chi
vượt dự toán nhiều lần là do NSX đã quyết toán xong 5 công trình xây dựng.
Tuy nhiên, công tác quản lý chi đầu tư XDCB ở xã còn nhiều tồn tại cần
khắc phục như việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức, nhiều công trình không
thực hiện đúng theo chế độ quản lý XDCB dẫn đến tiêu cực thất thoát, lãng
phí NS. Việc kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ trong từng chỉ tiêu, công tác
điều hành cònchậm do năng lực cán bộ công chức cònhạn chế.
Các khoản chi khác và chi chuyển nguồn sang năm sau
Các khoản chi khác bao gồm dự phòng, tiết kiệm chi NS 10%, 20%, chi
từ nguồn tăng thu để chi đầu tư, chi cải cách tiền lương và chi tạm ứng NS
huyện (nếu có).
Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước chuyển sang
năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước
hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi
vào ngân sách năm sau. Khoản chi chuyển nguồn sang năm sau chiếm tỉ trọng
lớn trong số thực hiện chi NS qua các năm, là do khi lập dự toán cho năm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0135
thực hiện đã ghi vốn cho các dự án đầu tư, đến cuối năm chưa chi hết thì được
chuyển năm sau chi tiếp. Số thực hiện tăng mạnh qua các năm 2013, 2014,
2015 lần lượt là: 50,887 triệu đồng; 1.075,449 triệu đồng; 882,372 triệu đồng.
2.3.2 Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách
Kế toán các khoản chi thường xuyên đã qua Kho bạc
TK 1121
TK 111
TK 8192
TK 8142
Chi thường xuyên NSX bằng chuyển khoản tại
Kho Bạc
Chi trả lương, sinh hoạt phí cho cán bộ xã bằng
tiền mặt
Ghi chi NS xã các khoản chi TX đã qua Kho bạc
duyệt chi theo bảng kê GTGC ngân sách xã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0136
Kế toán các khoản chi đầu tư đã qua Kho Bạc
TK 1121
TK 8192
TK 8142
Chi tiền gửi ngân sách xã mua TSCĐ
TK 8142
Làm thủ tục ghi chi NSX cho công trình
XDCB giao thầu đã hoàn thành
Thanh toán tiền tạm ứng mua TSCD với cơ
quan Kho bạc
Thanh toán ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc
khi công trình XDCB tự làm hoàn thành
TK 466
TK 211
Ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0137
Kế toán các nghiệp vụ chi NSX phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán:
2.3.3 Chứng từ,tài khoản,sổ,báocáosửdụng
2.3.3.1Cácloại chứng từ được sử dụng
- Dự toán chi ngân sách xã
- Phiếu chi
- Lệnh chi tiền
2.3.3.2Cáctài khoản kế toán sử dụng
- TK 111,112
-TK 331 Các khoản phải trả
-TK 332 Các khoản phải nộp theo lương
-TK 334 Phải trả cán bộ, công chức
-TK 3362 Các khoản thu hộ, chi hộ
-TK814 Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc
-TK 819 Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc
-TK ngoài bảng 008
TK 8142
TK 8192
TK 8191
TK 8141
TK 111
Chuyển số chi ngân sách xã qua kho bạc cuối
ngày 31/12
Chuyển số chi NS
chưa qua KB cuối
ngày 31/12
Giá trị công trình XDCB
hoàn thành trong thời gian
chỉnh lý quyết toán
Chuyển chi NS chưa qua KB
thành chi NS đã qua KB
Các khoản chi đầu năm sau được
tính vào NS năm trước
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0138
2.3.3.3Cácloại sổ kế toán
-Sổ quỹ tiền mặt
-Sổ tiền gửi
- Sổ tổng hợp chi
SỔ TIỀN GỬI KHO BẠC THÁNG 1/2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngày,
tháng ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Số tiền
Số hiệu Ngày
tháng
Gửi vào Rút ra Còn lại
Số dư đầu tháng 2.315,147
19/01/2014 CKKB0000
8
19/01/2014 Trả tiền SD điện
tháng 12 năm 2013
2.859,615 2.312,287
25/01/2014 PNT 00029 25/01/2014 Xuất quỹ nộp
KBNN tiền quỹ
Đền Tranh
224 2536,287
25/01/2014 CKKB0000
9
25/01/2014 Chuyển trả tiền
tạm ứng tu bổ toà
nhà trung từ Đền
Tranh
2.100 436,287
25/01/2014 CKKB0001
0
25/01/2014 Chuyển trả tiền
thẩm tra hồ sơ dự
toán tu bổ toà nhà
trung đền tranh
41,293 394,994
25/01/2014 CKKB0001
1
25/01/2014 Chuyển trả tiền
khoan khảo sát địa
chất đền tranh
97,977 297,016
25/01/2014 CKKB0001
2
25/01/2014 Chuyển trả tiền lập
báo cáo KTKT XD
nhà khách đền
tranh
261,269 35,747
25/01/2014 CKKB0001
3
25/01/2014 Chuyển trả tiền
thẩm tra hồ sơ XD
nhà khách
33,399 2.348,2
-Cộng PS tháng 224 2.536,799
-Luỹ kế từ đầu
năm
224 2.536,799
-Số dư cuối tháng 2.348,266
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0139
2.3.3.4Cácloại báocáo sử dụng
- Bảng cân đốitài khoản
-Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung
- Tổng hợp chi ngân sách xã
Bảng 2.7 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013
Đơn vị tính : triệu đồng
STT Nội dung chi Dự toán Thực hiện TH/DT(% )
A Tổng chi NSX 5.712,81 8.686,347 152
I Chi đầu tư phát triển 2.910 4.009,981 138
1 Chi đầu tư XDCB 2.420 3.727,632 154
-GTNT 420 320 76
-Trường học 1000 590,690 59
-Trạm y tế 500 2.416,942 483
-Trụ sở UBND xã+ hội trường xã 500 400 80
2 Chi đầu tư phát triển khác 490 282,349 58
II Chi thường xuyên 2.802,81 3.600,917 128
1 Chi công tác dân quân tự vệ, an
ninh trật tự
226,852 306,304 135
Chi dân quân tự vệ 129,212 185,084 143
Chi an ninh trật tự 97.640 121,220 124
2 Chi sự nghiệp giáo dục
3 Chi sự nghiệp y tế
4 Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin 22,755 39,940 176
5 Sự nghiệp truyền thanh 25,58 29,595 116
6 Chi sự nghiệp thể dục,thể thao 30 0
7 Chi sự nghiệp kinh tế 53,075 344,203 649
-Giao thông 4,825 695 14
-SN nông –lâm-thuỷ lợi-hải sản 33,775 343,508 1017
Các sự nghiệp khác 14,475 0
8 Chi sự nghiệp xã hội 286,497 315,076 110
-Trợ cấp cán bộ,già yếu nghỉ việc 276,497 269,229 97
-Chi khác 10 45,846 458
8 Chi quản lý Nhà nước,đảng, đoàn
thể
2.126,071 2.518,676 118
Trong đó:Quỹ lương
-Quản lý nhà nước 1.394,332 1.681,072 121
-Đảng 402,14 438,927 109
-Đoàn thể, hội quần chúng 329,598 398,677 121
+Mặt trận tổ quốc 82,256 103,950 126
+Đoàn thanh niên CSHCM 81,753 101,779 124
+Hội phụ nữ VN 56,568 70,487 125
+Hội cựu chiến binh VN 48,005 60,342 126
+Hội nông dân VN 61,014 62,116 102
9 Chi khác 31,980 47,123 147
III Chi chuyển nguồn sang nămsau 1.075,449
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0140
2.4.Đánhgiá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã Đồng
Tâm
2.4.1.Những kếtquả đạt được
Một là, về công tác kế toán thu ngân sách xã : công tác lập dự toán thu
ngân sách xã trên địa bàn xã Đồng Tâm về cơ bản đảm bảo đúng hướng dẫn
của phòng tài chính huyện Ninh Giang,đúng nguyên tắc quản lý tài chính tận
thu chi NSNN,đảm bảo thu đúng ,thu đủ, thu kịp thời tất cả các khoản thu của
xã.Cán bộ xã đã thực hiện đôn đốc ,quản lý chặt chẽ các khoản thu,không để
thất thoát các khoản thu.Bám sát thực tế nguồn thu,đặc biệt là các khoản thu
được hưởng theo tỉ lệ phần trăm,làm cơ sở đáp ứng chi ngân sách.Trên cơ sở
xác định được nguồn thu, đối tượng thu, chủ động thu NS bám sát thực tế để
huy động vào NSNN.Tổng thu đều tăng qua các năm,bước đầu thực hiện nuôi
dưỡng và khai thác hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn xã.Các chỉ tiêu thu
đều đạt và vượt dự toán được giao đầu năm.việc phối hợp thu ngân sách giữa
chi cục thuế và đội thuế xã đã khai thác được tương đối một số loại thuế phát
sinh một các hiệu quả.Trên cơ sở số liệu các khoản thu, cán bộ kế toán xã
thực hiện khá tốt trong việc ghi chép chứng từ,định khoản,sổ ,lên báo cáo tài
chính,báo cáo quyết toán.Thể hiện được đầy đủ ,chi tiết các khoản thu trên
báo cáo quyết toán cụ thể là báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã
theo nội dung kinh tế.Có sự khớp đúng số liệu giữa các chỉ tiêu tổng thể vói
chỉ tiêu chi tiết trên hệ thống báo cáo.Sử dụng đúng các tài khoản kế toán
giúp người xem dễ hiểu, dễ theo dõi ,nắm bắt được sự biến đổiqua các năm.
Hai là, kế toán các khoản chi ngân sách được thực hiện khá tốt.Công tác
lập dự toán đảm bảo đầy đủ các khoản chi,chi đúng và hiệu quả.Các khoản
chi NSX đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi hoạt động thường xuyên của các ban
ngành, đoàn thể, đảm bảo chi lương của cán bộ và phụ cấp của các đối tượng
đúng thời hạn hàng tháng.Cán bộ kế toán xã đã thể hiện được chi tiết các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0141
khoản chi,cho biết được xã đang chú trọng dành nhiều cho khoản chi đầu tư
hơn so với chi thường xuyên.Có sự khớp đúng giữa các chỉ tiêu tổng hợp,chi
tiết các khoản chi.Hầu hết các khoản chi đều được theo dõi ,hạch toán một
cách kịp thời ,đầy đủ trên hệ thống chứng từ kế toán,tài khoản,làm sổ,lên báo
cáo tài chính và báo cáo quyết toán.
Ba là, điểm mới và tiến bộ trong công tác kế toán của xã .Xã đang sử
dụng phần mềm kế toán MISA BAMBOO phục vụ công việc kế toán.Điều
này cho thấy xã đã áp dụng khoa học tiến bộ vào làm việc.Việc sử dụng phần
mềm kế toán khiến cho việc chiết xuất dữ liệu quản lý cũng như báo cáo trở
nên đơn giản, hiệu quả hơn nhiều, tránh sai sót, gạch xoá.Trên cơ sở hướng
dẫn của phần mềm, cán bộ tài chính kế toán xã thực hiện hạch toán kế toán
theo đúng chế độ kế toán hiện hành và mục lục NSNN,đơn vị thực hiện quyết
toán theo đúng chính sách cũng như các mẫu biểu đã được quy định sẵn.Hệ
thống báo cáo được kết xuất từ những dữ liệu trên phần mềm, chấp hành
nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thường xuyên và báo cáo định kỳ, đảm bảo tính
linh hoạt, hiệu quả trong công tác báo cáo,lưu trữ dữ liệu, đáp ứng mục đích
quản lý do việc truy xuất dữ liệu là nhanh, hiệu quả và an toàn.
2.4.2 Những tồn tại,hạn chế
2.4.2.1.Hạnchế về quy địnhcủa nhà nước,của xã
- Do hạn chế trong các quy định và chính sách làm cho hệ thống ngân
sách lỏng lẻo,ngân sách cấp trên còn bao cấp cho ngân sách cấp dưới quá
nhiều.
- Việc quản lý chi chưa tốt dẫn đến chi đầu tư phát triển hạ tầng xây
dựng nhiều năm chưa xong gây lãng phí về thời gian và tiền của.
-Chi thường xuyên chưa được kiểm soát chặt chẽ.Số biên chế quá nhiều
dẫn đến việc chi trả lương cho nhân sự quá lớn.Ngân sách còn trả lương hưu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0142
rất lớn khi cơ chế hiện nay là tiền lương hưu vẫn tính dựa theo hệ thống lương
của người đang làm việc.
- Hệ thống ngân sách là hệ thống mềm, lỏng lẻo, cơ chế chi tiêu không
được kiểm soát,phân bổ ngân sách dựa trên nguyên tắc xin quá nhiều từ cấp
trên nên việc ỷ lại ngân sách cấp trên càng lớn làm cho nguồn thu là con số có
giói hạn còn chi thì luôn lớn dần lên dẫn đến bội chi ngân sách.
- Sự hạn chế của luật ngân sách năm 2002 ảnh hưởng đến thu, chi của xã
năm 2013,2014 : Quy định về phạm vi thu ngân sách còn chưa rõ rang , việc
quản lý các khoản phí, lệ phí còn phân tán,chưa thống nhất,việc phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
đã có quy định nhưng còn chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
- Việc quy định về dự toán còngây mất nhiều thời gian,rườm rà.
2.4.2.1.Hạnchế trong việc tổ chức công tác kế toán
Một là, lập dự toán chưa sát với tình hình thực tế, cán bộ tài chính xã
chưa dự đoán được chính xác các khoản thu, chi trong năm kế hoạch.
Liên tục trong ba năm trở lại đây, các khoản thu, chi thực hiện đều vượt
dự toán khá lớn, việc lập dự toán hầu như không có hiệu quả, chỉ lập dự
toán cho có mà không gắn với thực tế tại xã. Điều này sẽ tác động rất lớn
trong công tác quản lý chi, đòi hỏi phải phân bổ lại dự toán của các khoản
khác hoặc huy động tăng nguồn thu.
Hai là, phânbổ NS cho các đơn vị, đoàn thểtrong xã cònchưađược cân nhắc
kĩ, dẫn đến tình trạng trong năm phải điều chỉnh dự toán cho những đơn vị này
nhiều lần và phải điều chuyển dự toán giữa các đơn vị với nhau do không dự đoán
được những nhiệm vụ có khả năng xảy ra trong năm tài khóa.Các khoản chi khác
còn chiếm nhiều mà cán bộ xã không giải trình được. Chiđầu tư chiđược quản lý
chặt chẽ dẫn đến lãng phí nguồn NS.Các khoản thu còn dựa vào chủ yếu là thu bổ
sung từ ngânsách cấp trênchiếm đến 70% trong tổng thucủa xã.Cho ta thấy xãcòn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0143
chưa thực hiện được tự chủ tài chính.Chưa quản lý và thực hiện triệt để các khoản
thu làm thất thoát nhiều ngânsách.Việc lưu trữ ,sắp xếp chứng từ, sổ sáchcònchưa
khoa học.
Ba là, quyết toán NSXchưa có sự tranh luận, tìm hiểu các nguyên nhân
giữa các bên có liên quan. HĐND xã chưa thực sự tham gia hiệu quả vào quá
trình lập dự toán cũng như quyết toán NSX, việc họp thông qua chỉ mang tính
hình thức, không có sự chất vấn cho các khoản thu, chi. Điều này làm công
tác quyết toán NS chỉ mang tính chiếu lệ, không thực sự còn nhiều ý nghĩa.
Bốn là, công khai, minh bạch tài chính tại xã hiện nay cũng còn
mang tính hình thức, chưa huy động được những ý kiến phản hồi chất
lượng từ nhân dân. Người dân trong xã chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc
công khai tài chính này. Do đó vẫn chưa thực sự quan tâm tới quyền lợi và
trách nhiệm của mình trong việc công khai NSNN.
2.4.3.Nguyênnhân
2.4.3.1Nguyên nhân khách quan
Do yêu cầu quản lý NSNN ngày càng cao trong khi đó các văn bản quy
định, hướng dẫn còn tồn tại nhiều hạn chế làm cho các cán bộ kế toán xã khó
nắm bắt, thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình.Nhu
cầu về chất lượng quản lý ngày càng tăng lên, đòi hỏi công tác quản lý NS
nhà nước phải bám sát thực tiễn. Đồng thời xu hướng phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi cho NS cấp cơ sở ngày càng cao, do đó, sẽ không tránh khỏi
những khó khăn trong khâu thực hiện. Hơn nữa, do ảnh hưởng của sự suy
giảm kinh tế không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên thế giới đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn, do đó
cũng ảnh hưởng lớn đến số thu từ thuế thu nhập, thuế môn bài
2.4.3.2Nguyên nhân chủ quan
- Công tác tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chưa được cấp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0144
trên tiến hành thường xuyên, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán xã
còn hạn chế.Nên việc cập nhật với công nghệ thông tin,văn bản,quy định mới
còn kém.Và do thực tiễn luôn thay đổi, khả năng áp dụng những khoa học lí
luận trong công tác kế toán thu,chi của xã. Hiện tại xã vẫn chưa có biện pháp
cụ thể để mở rộng, bồidưỡng nguồn thu hợp lí.
- Do hạn chế trong việc quản lý chi đầu tư.Số dự án thực hiện quá thời
gian quy định, có dự án kéo dài 3-4 năm gây thất thoát, lãng phí vốn đầu
tư.Việc nắm bắt về trình tự thủ tục trong đầu tư XDCB cũng như thủ tục
thanh toán vốn đầu tư XDCB của xã cònhạn chế.
- Sự phối hợp giữa cán bộ tài chính kế toán xã với các bên liên quan:
HĐND xã, Phòng tài chính kế hoạch huyện, hội đồng tư vấn thuế xã... còn
chưa chặt chẽ, điển hình là chưa có sự trao đổi thường xuyên về những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình xác định số thu, chi dự toán, chấp hành dự
toán và quyết toán NS.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0145
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN
SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
3.1.Sựcầnthiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách
xã tại xã Đồng Tâm
3.1.1.Địnhhướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã
Đồng Tâm
Khắc phục những bất cập trong công tác kế toán NS nói chung và công
tác kế toán thu, chi NS xã nói riêng, tại các kì họp của xã đã đề ra nhiệm vụ
trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách sáu tháng cuối năm
2015 của xã. UBND xã nêu rõ phương hướng như sau: quyết tâm phấn đấu
hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cả năm, trọng tâm
là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và đảm bảo an
sinh xã hội.
Phương hướng đượcđặt ra trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế xã
hội sau:
- Hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy sản
xuất kinh doanh.
- Triển khai quyết liệt các biện pháp khai thác nguồn thu, đẩy mạnh đầu
tư.
- Tiếp tục đẩy nhanh công tác quy hoạch; tăng cường quản lý trật tự,
quản lý đất đai, môi trường.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão và kế hoạch sản xuất vụ
mùa 2015, vụ đông 2015 - 2016.
- Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội và đảm bảo an sinh.
- Tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ứng phó kịp thời
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0146
trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Củng cố quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Nâng cao
hiệu quả công tác đốingoại.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính; công tác phòng, chống tham nhũng;
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Những nhiệm vụ, giảipháptrong điềuhànhNS 6 thángcuối
năm 2015 doUBNDxã Đồng Tâm báocáo:
- Tăng cường quản lý thu, khai thác nguồn thu; triển khai quyết liệt các
biện pháp chống thất thu ngân sách, kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế .
- Điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chủ động sắp
xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách, đảm
bảo cân đối ngân sách.
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý tài sản công, đặc biệt là quản lý tài
chính đối với quỹ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước khi thực hiện Luật Đất đai.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Các cấp, các ngành rà soát,
đảm bảo thanh toán nợ xây dựng cơ bản trong năm 2016, không phát sinh nợ
mới
3.1.2 Yêu cầuhoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sáchxã tại xã
Đồng Tâm
Việc phản ánh ,quản lí thiếu chặt chẽ ,không kịp thời của cán bộ tài
chính kế toán xã nói riêng và cán bộ xã nói chung .Điều này dẫn đến các
khoản thu chi còn chậm trễ ,thiếu minh bạch tại ngân sách địa phương .Các
xã không kịp thời làm theo các quyết định của Hội đồng nhân dân và chậm trễ
trong việc báo cáo ,quyết toán với phòng Tài chính .
Từ tình hình trên trong những năm qua xã Đồng Tâm đã cố gắng đưa ra
các biện pháp đề hoàn thiện công tác quản lí kế toán ngân sách xã được tốt
hơn ,nhằm đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay .Đặc biệt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0147
đáp ứng những yêu cầu của kiểm toán Nhà nước tại xã ,cũng như việc quyết
toán nhằm góp phần hiện đại ,hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính quốc gia,
ổn định ngân sách nhà nước.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan,
khách quan đã làm cho việc kiểm tra ,kiểm soát quy trình lập ,chấp hành,
quyết toán của kế toán ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn .Làm cho hiệu
quả trong việc quản lí Ngân sách Nhà nước tại xã Đồng Tâm còn thấp.Vì vậy
việc tăng cường ,bồi dưỡng kiểm tra ,kiểm soát ,hoàn thiện công tác kế toán
tại xã là hết sức cấp bách và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế tài
chính địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trong giai đoạn
hội nhập hiện nay. Chính vì vậy yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi
ngân sách của xã là hoàn toàn cấp thiết và cần được triển khai ngay để khắc
phục những hạn chế của xã.
3.2.Giảipháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã
Đồng Tâm
3.2.1.Giảipháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước
-Nhà nước cần đưa ra các văn bản, quy định mới về các luật để sớm cải
cách, hoàn thiện công tác kế toán thu, chi phù hợp với tình hình thực tế của
đất nước và tình hình kinh tế, chính trị của thế giới.
-Đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, định mức để cán
bộ xã áp dụng vào việc thực hiện tập hợp, tận thu,chi đúng ,đủ ,kịp thời, hiệu
quả,tránh thất thoát ngân sách.
- Các văn bản, quy định cần có sự liên kết giữa các luật với nhau,trình
bày xúc tích, cụ thể, tránh rườm rà, trừu tượng khiến cho cán bộ xã khó tiếp
cận, khó hiểu dẫn đến áp dụng sai ảnh hưởng lớn đến công tác hạch toán, báo
cáo.
- Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc tuyển chọn cũng như sàng lọc cán
bộ tại các địa phương. Để không lãng phí phần chi rất lớn cho bộ máy nhân sự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0148
của các cấp.Tạo điều kiện, cấp kinh phí cho cán bộ tại các địa phương có điều
kiện được đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân.Để đảm bảo có một
đội ngũ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn…
3.2.2.Giảipháp hoàn thiện về công tác kế toánthu ,chi ngân sáchxã tại
xã Đồng Tâm
Một là, nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách xã, số liệu dự toán
phản ánh tương đối thực tế.
Phòng TC - KH huyện cần kiểm soát chặt chẽ dự toán của xã, hai
bên cần đàm phán với nhau dự toán các khoản thu chi NS. Muốn vậy,
cán bộ tài chính NS cần nắm rõ khả năng thực hiện thu trên địa bàn cũng như
nhu cầu chi tiêu thuộc NSX, mạnh dạn góp ý với cán bộ phòng tài chính khi
bị áp đặt số dự toán tuyệt đối.
HĐND cần tham gia tích cực hơn nữa trong quyết định dự toán và duyệt
quyết toán NSX, tránh để tình trạng trong năm, chi tiêu không thực hiện theo
dự toán và cần phải điều chỉnh lại dự toán nhiều lần. Trong các buổi họp
quyết toán, đại biểu HĐND cần yêu cầu cán bộ tài chính kế toán giải trình
những lí do tại sao lại phân bổ cho các đơn vị như vậy, việc tính toán số dự
toán có đảm bảo khoa học và tính thực tiễn hay không, phân bổ NS cho các
đơn vị trực thuộc như vậy đã dựa trên những nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị
chưa...
Trước khi quyết định phân bổ số NS được phép sử dụng cho các đơn vị,
cán bộ tài chính xã có thể yêu cầu những đơn vị này lập dự toán của đơn vị
mình trên cơ sở hướng dẫn chung của xã, hoặc thực hiện khoán chi cho những
đơn vị trên nhằm bám sát nhất nhu cầu thực tế của từng đơn vị và tránh thụ
động trong khâu chấp hành sau này.
Phối hợp với đội thuế của xã và hội đồng tư vấn thuế xã để thu hồi các
khoản nợ đọng còn tồn tại từ những năm trước; xác định tương đối nguồn thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0149
cũng như đối tượng thu từ các loại thuế hưởng theo tỉ lệ phân chia, nhất là đối
với nguồn thu từ thuế môn bài. Hiện nay, với cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ nên nguồn thu từ
thuế môn bài dự kiến là khá lớn. Do vậy, cần có biện pháp để nuôi dưỡng
nguồn thu và khai thác tối đa cho NSNN. Để làm được điều này, xã cần tạo
môi trường phát triển thuận lợi: đảm bảo an ninh tốt, thủ tục hành chính pháp
lí thông thoáng và tiện lợi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán trên cơ sở tình hình hoạt động
của các đơn vị, đảm bảo tính pháp lí, khoa học, thực tiễn. Khi xây dựng dự
toán cần căn cứ vào chế độ, định mức đã được phân cấp đồng thời cần dựa
vào khả năng thu để hoạch định, cân nhắc các nhu cầu chi cho hợp lí.
Hai là, tăng cường sự phốihợp giữa cán bộ kế toán xã vớicác bên liên quan:
phòng TC - KH huyện, HĐND xã, Kho bạc, cán bộthuế…
Phòng tài chính huyện cần nắm bắt những thông tin kinh tế xã hội của xã
thông qua những báo cáo nhanh do cán bộ tài chính kế toán xã lập kết hợp với
thực hiện khảo sát thực tế. Trên cơ sở đó xác định tạm thời số thu và nhu cầu
chi ngân sách, không áp đặt dự toán cho xã và yêu cầu xã có thuyết minh dự
toán.
HĐND xã cần thông tin kịp thời đến cán bộ lập dự toán NS về định
hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm tới làm căn cứ
cho xây dựng dự toán và bám sát chấp hành dự toán trong năm. Hai bên cần
thường xuyên trao đổi để nắm rõ những vướng mắc phát sinh trong quá trình
quản lý NSX. HĐND phải biết được tình hình đang diễn ra trong khâu quản
lý để có những điều chỉnh kịp thời.
Cán bộ tài chính kế toán trước khi lập dự toán cần đánh giá sơ bộ về tình
hình kinh tế của xã, tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế về các loại thuế
được thu, tỉ lệ để lại NSX, mức thu và đối tượng thu, trên cơ sở tính toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0150
tương đối chính xác nguồn thu từ thuế, tiến hành lập dự toán cho các khoản
thu này.
Ba là, đẩy mạnh công tác công khai, minh bạch trong quản lý NS.
Số liệu NS tại xã hiện nay mới chỉ công khai chứ chưa minh bạch, đặc
biệt là cách tính toán số dự toán và cơ sở cho những tính toán này. Mức thuế
khoán áp dụng cho từng hộ kinh doanh và tại sao lại áp dụng như vậy thì chưa
có giải trình chính thức cho những đối tượng trên hiểu rõ. Quy chế chi tiêu
nội bộ của từng đơn vị sử dụng ngân sách cũng cần được công khai để mọi
người tham gia giám sát thực hiện.
Bốn là, tuyên truyền, mở rộng, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSX.
Thực hiện tuyên truyền những kiến thức về quản lí NSNN, kiến thức về
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tới mọi người dân trong xã. Thông qua
đó nhân dân có thể hiểu được những thông tin được trình bày trên báo cáo
công khai, từ đó, đánh giá, phân tích và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát
hiệu quả, đóng góp nhận xét về những ưu điểm và tồn tại còn phát sinh, làm
cơ sở cho quản lí NS trong năm tài khóa sau.
Niêm yết công khai những tài liệu, văn bản có liên quan đến huy động
nguồn vốn và sử dụng nguồn NSNN cho những đối tượng có liên quan và
nhân dân trong phường được biết. Bằng cách đa dạng hóa phương thức công
khai, đảm bảo rằng, quyền được biết, được bàn và được làm của nhân dân
được phát huy một cáchtối đa.
Đảm bảo môi trường trật tự an ninh tốt, thủ tục hành chính pháp lí đơn
giản, tăng cường chi đầu tư, phúc lợi xã hội phục vụ phát triển kinh tế tại địa
phương, nhằm tạo nguồn thu tiềm năng cho NSX nói riêng và cho NSNN nói
chung.
Năm là, làm tốt công tác tổ chức cán bộ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0151
Thường xuyên có những lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ tài chính xã
và cả chủ tài khoản về những quy định và thay đổitrong quản lý NSX,
nâng cao trách nhiệm sử dụng đồng tiền NS cho các hoạt động tại xã,
tránh gây thất thoát, lãng phí. Đồng thời có chế độ chính sách đãi ngộ tốt:
tăng phụ cấp, chi trả công tác phí và các phúc lợi khác cho cán bộ tài chính kế
toán xã để họ tập trung vào công tác chuyên môn và nghiên cứu những giải
pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Sáu là, đối với chứng từ kế toán cần thực hiện tốt ở tất cả các khâu :
-Đối với khâu lập chứng từ: Lập chứng từ theo chế độ chứng từ kế toán
hiện hành.Đối với những chứng từ bắt buộc khi lập phải tuân theo mẫu.Các
nội dung trên chứng từ phải phản ánh rõ ràng để tránh gây khó khăn cho việc
thanh tra, kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Đối với khâu kiểm tra chứng từ: Đối với chứng từ do đơn vị lập phải
thực hiện theo đúng quy định, chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài phải kiểm tra
tính hiwoj lý, hợp lệ trước khi vào hạch toán.Kế toán xã phải thực hiện kiểm
tra kĩ để hạn chế tối đa những sai sót về mặt chứng từ.
- Đối với việc lưu trữ, bảo quản chứng từ: Chứng từ sau khi đã sử dụng
xong phải đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định, không để
tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt. Chứng từ bảo quản được xếp gọn gàng,
khoa học theo thời gian và nội dung kinh tế để dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết.
3.3.Điềukiệnthực hiện giảipháp
3.3.1.Về phía Nhà nước
- Xây dựng hệ thốngpháp luật ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực
pháp luật, pháp chế củachính quyền Nhà Nước với nhân dân. Nhà nước cầnphải
có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích làm đòn bẩy kinh tế để các địa
phương khai thác tiềm năng sẵn có trên các địa bàn, tăng tính chủ động của
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Nga Pham
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Ka Đơn.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Ka Đơn.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Ka Đơn.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tại Ủy Ban Nhân Dân Xã Ka Đơn.docx
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ AnQuản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệpBáo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn kế toán các khoản chi hành chính sự nghiệp, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
Khoa luan tot nghiep ueh pham thanh nga ke toan doanh thu, chi phi, xac dinh ...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAYĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 

Similar to Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ

Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...nataliej4
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...NOT
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...NOT
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ (20)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại Huế, HAY
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đQuản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuếQuản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
 
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam ĐịnhĐề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 
Đề tài đánh giá công tác quản lý tiền mặt, RẤT HAY
Đề tài  đánh giá công tác quản lý tiền mặt, RẤT HAYĐề tài  đánh giá công tác quản lý tiền mặt, RẤT HAY
Đề tài đánh giá công tác quản lý tiền mặt, RẤT HAY
 
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại ...
 
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long BiênĐề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
 
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOTĐề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
Đề tài cho vay hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng Liên Việt, HOT
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ kinh doanh làng nghề tại ngân hàng thươn...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
Luận văn Quản lý thu ngân sách xã trên dịa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh h...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01i MỤC LỤC CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ.............................................................................................................1 1.1 Khái quát về thu, chi ngân sách xã......................................................1 1.1.1Khái quát chung về ngân sách xã .........................................................1 1.1.1.1 Khái niệm ngân sách xã...................................................................1 1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách xã ....................................................................1 1.1.1.3. Vai trò của NSX.............................................................................2 1.1.2 Khái quát chung về thu ngân sách xã...................................................2 1.1.3 Khái quát chung về chi ngân sách .......................................................3 1.2 Công tác kế toán về thu ngân sách xã..................................................3 1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sách xã. .........................................3 1.2.2 Nguyên tắc kế toán thu .......................................................................5 1.2.3 Nội dung kế toán thu ngân sách xã......................................................6 1.2.4 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng.........................................8 1.2.4.1Chứng từ kế toán..............................................................................8 1.2.4.2Tài khoản kế toán.............................................................................9 1.2.4.3 Sổ kế toán.......................................................................................9 1.2.4.4 Báo cáo sử dụng...........................................................................10 1.3 Công tác kế toán về chi ngân sách xã. ..................................................10 1.3.1.Khái niệm, nguyên tắc của chi ngân sách xã. .....................................10 1.3.2 Nội dung chi ngân sách xã................................................................10 1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng...............................11 1.3.4.1 Chứng từ kế toán...........................................................................11 1.3.4.2 Tài khoản kế toán sử dụng .............................................................12
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01ii 1.3.4.3 Sổ kế toán sử dụng ........................................................................12 1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .........................................................................................................13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM .............................................................14 2.1 Khái quát chung về xã Đồng Tâm........................................................14 2.1.1 Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội......................14 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.............................................15 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán......................................................17 2.1.4 Tình hình thu tại xã ..........................................................................18 2.1.5 Tình hình chi tại xã...........................................................................19 2.2 Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm. .......20 2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sách chủ yếu...............................26 2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng...........................................27 2.2.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng.....................................................27 2.2.3.3.Các loại sổ sử dụng........................................................................28 2.2.3.4 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái........................................28 2.2.3.5 Các loại báo cáo sử dụng ...............................................................29 2.3 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.............30 2.3.1 Nội dung kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm. .........................30 2.3.2 Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách...........................................35 2.3.3 Chứng từ,tài khoản,sổ,báo cáo sử dụng .............................................37 2.3.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng.....................................................37 2.3.3.2 Các tài khoản kế toán sử dụng........................................................37 2.3.3.3 Các loại sổ kế toán.........................................................................38 2.3.3.4 Các loại báo cáo sử dụng ...............................................................39
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01iii 2.4.Đánh giá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ................................................................................................................40 2.4.1.Những kết quả đạt được....................................................................40 2.4.2 Những tồn tại,hạn chế.......................................................................41 2.4.2.1.Hạn chế về quy định của nhà nước,của xã.......................................41 2.4.2.1.Hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán ...................................42 2.4.3.Nguyên nhân....................................................................................43 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan...............................................................43 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................43 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM .............................................................45 3.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.......................................................................................45 3.1.1.Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm................................................................................................45 3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .........................................................................................................46 3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .........................................................................................................47 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước ................................47 3.2.2.Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu ,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm................................................................................................48 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp ..............................................................51 3.3.1.Về phía Nhà nước ............................................................................51 3.3.2.Về phía xã Đồng Tâm.......................................................................52 KẾT LUẬN..............................................................................................53
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.01iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015 ............................................... 18 Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015 ................................................ 19 Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015........................................ 22 HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 24 Bảng 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014 .......... 29 Đơn vị tính: triệu đồng............................................................................. 29 Bảng 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015 ............... 31 Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014............................. 33 Bảng 2.7 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013 ........... 39
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.011 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.1 Khái quát về thu, chi ngân sáchxã 1.1.1Kháiquát chung về ngân sáchxã 1.1.1.1Khái niệm ngân sáchxã Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công,phân cấp quản lí. 1.1.1.2Đặcđiểm ngânsách xã Là một cấp NS, nên NSX mang đặc điểm chung của NS các cấp: - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. - Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyển quy định. - Hoạt động của NSX gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã. Bên cạnh những đặc điểm chung, thì NSX còn có được nhận diện qua các giác độ sau: NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, đóng vai trò là một cấp NS, vì NSX cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi như một cấp NS thực thụ. Đây là cấp cuối cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ thể khác. NSX đóng vai trò như một đơn vị dự toán. Tại xã có phát sinh các khoản thu do chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã giữ lại một phần hay toàn bộ số thu đó để sử dụng; và cũng phải chi trả thanh toán cho đầu vào để đảm bảo
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.012 các hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng… Do vậy, quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN. 1.1.1.3. Vai trò của NSX - NSX đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở sở. Do NSX tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo chi phí cho bộ máy nhà nước ở cấp xã. - NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Thu, chi NS không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát,điều chỉnh các hoạt động kinh tế,xã hội trên địa bàn theo đúng chính sách,chếđộ. 1.1.2 Khái quát chung về thu ngân sáchxã Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã Gồm: + các khoản thu xã được hưởng 100%: thu phí, lệ phí; thu từ các hoạt động sự nghiệp; đóng góp của các tổ chức cá nhân cho xã… +Các khoản thu xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm: thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất … + Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: bổ sung để cân đối ngân sách,bổ sung có mục tiêu theo chế độ hoặc các chương trình,mục tiêu của Nhà nước.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.013 1.1.3 Khái quát chung về chi ngân sách Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo phân cấp của địa phương. Gồm có các khoản chi sau: + Các khoản chi thường xuyên: Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước,chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá… + Các khoản chi đầu tư phát triển: Là các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách xã phải đảm bảo duy trì hoạt động đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân. 1.2 Công tác kế toán về thu ngân sáchxã. 1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sáchxã. Khái niệm: Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã Nhiệm vụ của việc thực hiện thu ngân sách xã: Bộ phận Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với đội thuế xã đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của bộ phận tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của bộ phận tài chính xã, lập giấy nộp tiền (nộp bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt) đến KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN. Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại KBNN theo chế độ quy định, thì:
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.014 - Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN. Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định. - Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của tài chính xã, bộ phận tài chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN hoặc nộp vào quỹ của NSX để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch thường xuyên với KBNN. Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách; khi thu phải giao biên lai cho đối tượng nộp. Cơ quan Thuế, phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho bộ phận tài chính xã để thực hiện thu nộp NSNN. Định kỳ, bộ phận tài chính xã báo cáo việc sử dụng và quyết toán biên lai đã được cấp với cơ quan cung cấp biên lai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu NSX, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào KBNN; đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu thì cơ quan thu xác nhận để bộ phận tài chính xã làm căn cứ hoàn trả. Việc luân chuyển chứng từ thu được thực hiện như sau: - Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên chứng từ thu cho bộ phận tài chính xã. - Đối với các khoản thu phân chia với NS cấp trên, KBNN lập Bảng kê các khoản thu NS có phân chia cho xã gửi bộ phận tài chính xã. - Đối với số thu bổ sung cân đối quy định mức rút dự toán hàng tháng, UBND cấp xã thực hiện rút bổ sung cân đối bằng giấy rút dự toán từ NS cấp trên (cấp huyện).
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.015 1.2.2 Nguyêntắc kế toán thu - Mọi khoản thu ngân sách xã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảo luận,quyết định, kiểm tra thực hiện. - Thu ngân sách xã phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung vào NSNN( có một số khoản thu xã được để lại chi tiêu, định kì phản ánh vào ngân sách qua KBNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi). - Tất cả các khoản thu ngân sách phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà nước. - Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thu ngân sách xã gửi lên phòng tài chinh huyện. - Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu NSNN áp dụng cho cấp xã như sau: + Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua Kho bạc. Khi nào xuất quỹ tiền mặt vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc. + Trường hợp những xã ở quá xa Kho bạc, đi lại khó khăn,số thu tiền mặt ít,được cơ quan tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để chi ngân sách. Định kì kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sáchnhà nước tại Kho bạc. - Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Khi nhận được giấy báo có hoặc chứng từ hoặc chứng từ của Kho bạc căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc . - Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiện vật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu.ghi
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.016 chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.Trường hợp hiện vật thu được mang sử dụng ngay không nhập kho,thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân sách chưa qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc. - Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ra tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc.Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc. - Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các quỹ công chuyên dùng của xã như quỹ đền ơn, đáp nghĩa…những khoản thu hộ cơ quan cấp trên… - Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách,giấy báo có hoặc bảng kê thu ngân sách xã qua Kho bạc,bảng kê kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị kho bạc ghi thu kết dư ngân sách năm trước. - Chứng từ để hạch toán thu ngân sách xã là giấy nộp tiền vào ngân sách kèm theo chứng từ gốc để làm thủ tục ghi thu ngân sách, giấy đề nghị Kho bạc ghi thu kết dư ngân sách năm trước. - Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách xã để phục vụ việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách. 1.2.3 Nộidung kế toán thu ngân sáchxã. Thu ngân sách xã gồm các khoản sau: Các khoản thu NSP hưởng 100% Đây là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và tập trung quản lý các nguồn thu, và xã được hưởng 100% các khoản thu
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.017 này. Khoản thu này giúp xã chủ động về nguồn tài chính và bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển.Gồm các khoản thu sau: - Các khoản phí, lệ phí thu vào NS theo quy định. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NS nhà nước theo chế độ quy định. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý. - Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác. - Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định. - Thu kết dư NS năm trước. - Các khoảnthu khác của NSX theo chế độ quyđịnh củapháp luật. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên Cũng dựa trên cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý các nguồn thu, những khoản thu thuộc về NS cấp trên nhưng phát sinh trên địa bàn xã thì nguồn thu này được phân chia cho NSX theo tỉ lệ phần trăm để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Thông thường, những khoản thu lớn và tương đối ổn định được dành cho NS cấp trên. Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên bao gồm: - Thuế thu nhập. - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.018 - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. - Lệ phí trước bạ nhà, đất. Trong tình hình hiện nay, Chính phủ khuyến khích các tỉnh nâng cao tỉ lệ để lại cho NS cấp xã, thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế ngày càng cao hơn. Thu bổ sung từ NS cấp trên Thông thường, mỗi cấp NS phải tự cân đối được thu - chi của mình. Tuy nhiên, khi cấp NS nào không tự cân đối được, NS cấp trên sẽ có nhiệm vụ bổ sung nguồn thu để cấp NS đó có thể cân đối được thu - chi. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết NS xã đều chưa tự cân đối được thu - chi nên NS cấp trên phải cấp bổ sung. Thu NS cấp trên bổ sung cho NSX bao gồm 2 khoản: - Thu bổ sung cân đối: là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số mục tiêu cụ thể. 1.2.4 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sửdụng 1.2.4.1Chứngtừ kế toán Các chứng từ liên quan tới thu ngân sách xã: +Thông báo các khoản thu của xã +Biên lai thu tiền +Tổng hợp biên lai thu tiền +Giấy báo lao động,ngày công lao động đóng góp +Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách +Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.019 +Bảng kê thu ngân sách xã qua KBNN. 1.2.4.2Tàikhoản kế toán -Tài khoản 714” Thu ngân sách đã qua Kho bạc” Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm. Số phát sinh Nợ: Số thoái thu ngân sách xã, kết chuyển số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách trước đã được phê chuẩn sang TK 914. Số phát sinh Có: Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc phát sinh trong năm, thu kết dư ngân sáchxã năm trước. Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2: TK 714 “ Thuộc năm trước”, TK 7142 “ Thuộc năm nay”. -Tài khoản 719 “ Thu ngân sách chưa qua Kho bạc” Số dư cuối kì Có: Số thu ngân sách bằng tiền mặt chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc. Giá trị hiện vật và giá trị ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sáchtại Kho bạc. Số phát sinh Nợ: Thoái trả các khoản thu ngân sách trước khi nộp tiền vào Kho bạc. Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu đã qua Kho bạc sau khi có xác định của Kho bạc. Số phát sinh Có: Khoản thu ngân sách xã còn tại quỹ xã. Các khoản thu bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách. Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2: *TK 7191 “ Thuộc năm trước” *TK 7192 “ Thuộc năm nay” Cuối ngày 31/12 số dư TK 7192 được chuyển sang TK 7191 để theo dõi hạch toán trong thời gian chỉnh lí quyết toán. 1.2.4.3Sổkế toán
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0110 Thu ngân sách xã sử dụng Sổ thu ngân sách xã (S04 – X), Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a – X),Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân (S15 – X). Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã hạch toán được thực hiện trên sổ Nhật ký- Sổ Cái và sổ tổng hợp thu Ngân sách xã theo chỉ tiêu báo cáo.Việc ghi Nhật ký- Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã định khoản Nợ, Có các tài khoản cụ thể. 1.2.4.4 Báocáo sử dụng - Bảng cân đốitài khoản - Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung - Quyết toán thu ngân sáchtheo nội dung. 1.3 Công tác kế toán về chi ngân sáchxã. 1.3.1.Kháiniệm, nguyên tắc của chi ngân sáchxã. Chi ngân sách bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước,Đảng, đoàn thể cấp xã, chi trợ cấp xã hội và các khoản chi phát triển kinh tế xã hội thuộc chức năng,nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo phân cấp của địa phương. Nguyên tắc kế toán các khoản chi ngân sách xã: +Tất cả các khoản chi ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo từng niên độ ngân sách. Các khoản chi ngân sách bằng hiện vật,ngày công lao động phải thay đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo giá do cơ quan thẩm quyền quyết định. +Phải tổ chức hạch toán chi tiết các khoản chi ngân sách theo mục lục NSNN hiện hành, theo nội dung kinh tế các khoản chi. +Đảm bảo khớp đúng số liệu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp giữa số liệu trên sổ chi ngân sách với chứng từ và báo cáo kế toán. 1.3.2 Nộidung chi ngân sáchxã
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0111 - Các khoản chi thường xuyên: + Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp xã: chi trả sinh hoạt phí, phụ cấp, chi phúc lợi tập thể… +Chi đóng BHXH,BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành. +Chi cho công tác tuyển quân, dân quân tự vệ… +Chi cho công tác xã hội và hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá,thể thao… +Chi hỗ trợ cho các lớp học bổ túc văn hoá... +Chi cho sự nghiệp y tế như: chi mua sắm trang bị hoặc bổ sung dụng cụ khám chữa bệnh… +Chi cho công tác quản lí,cải tạo, sửa chữa các công trình phúc lợi,công trình hạ tầng do xã quản lý. +Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như:khuyến nông,khuyến ngư… +Chi hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã. +Các khoản chi thường xuyên khác. - Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh thuộc phần ngân sách của xã phải đảm bảo và huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân. 1.3.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toánsử dụng. 1.3.4.1Chứng từ kế toán - Giấy rút dự toán. - Lệnh chi tiền - Bảng kê chi ngân sách - Giấy đề nghị rút tiền mặt từ ngân sách xã - Bảng kê chứng từ chi - Giấy đề nghị Kho bạc thanh toán tạm ứng
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0112 - Bảng kê ghi thu,ghi chi ngân sách xã 1.3.4.2Tài khoản kếtoán sử dụng Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc kế toán sử dụng TK 819-Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc. TK 819 được mở 2 tài khoản cấp 2: *TK 8191- Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc thuộc năm trước *TK 8192- Chi ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc năm nay Đến cuối ngày 31/12 chuyển số dư TK 8192 sang TK 8191 để theo dõi và xử lý tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Khi hạch toán các khoản chi ngân sách xã đã qua Kho bạc ,kế toán sử dụng TK 814- Chi ngân sách đã qua Kho bạc TK 814 được mở 2 tài khoản cấp 2: TK 8141- thuộc năm trước TK 8142 – thuộc năm nay Khi cân đối thu,chi và xử lý kết dư ngân sách xã,kế toán sử dụng TK 914- chênh lệch thu, chi ngân sách xã.Sau khi kết chuyển TK này không có số dư. 1.3.4.3Sổkế toán sử dụng Chi ngân sách xã sử dụng Sổ chi ngân sách xã(S05- X), Sổ tổng hợp chi ngân sách xã(S06b-X). 1.3.4.4Báocáo kế toán sử dụng - Bảng cân đốitài khoản - Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung - Quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0113 1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm Trong những năm qua, tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao công tác kế toán NSNN nói chung, đặc biệt NSX nhưng việc thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguồn thu của NSX được khai thác tương đốitriệt để nhưng vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ NS cấp trên. Trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu cầu đề ra. Cán bộ tài chính xã còn chưa nắm bắt và đánh giá được sự biến động của thị trường ảnh hưởng tới thu chi NS như thế nào, chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm có sẵn. Chính quyền cấp xã mặc dù đã tăng cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ vẫn còntồn tại, trông chờ nhiều vào NS cấp trên. Công tác thu chi đã được chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thu đủ các khoản thu phát sinh, chi NS chưa thực sự hiệu quả. Công tác lập dự toán chưa sát sao với thực tế, cán bộ tài chính chưa dự đoán được tương đối chính xác các khoản thu, chi.Việc thực hiện hạch toán các khoản thu,chi còn chưa rõ ràng minh bạch,chưa phản ánh kịp thời,còn tồn tại nhiều sai sót.Dẫn đến không hiệu quả trong quá trình thực hiện thu, chi tại xã Xuất phát từ những tồn tại trên công tác đổi mới nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp NS hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao. Công tác kế toán thu ,chi NSNN nói chung và NSX nói riêng tuy có những thuận lợi là nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và là nguồn thu lớn của xã nhưng việc hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0114 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM 2.1 Khái quát chung về xã Đồng Tâm. 2.1.1 Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Xã Đồng Tâm thuộc huyện Ninh Giang,tỉnh Hải Dương. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A,37B,217 đang bắt nhịp với hoạt động kinh tế sôi nổi, là đầu ngõ của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa.Xã Đồng Tâm về phía Đông tiếp giáp với xã Hà Kì,huyệnTứ Kì , tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang; phía Nam giáp với thị trấn Ninh Giang; phía Bắc giáp với xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5452 nhân khẩu, tốc độ tăng dân số trung bình 1.59%. Với 51.6% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có đến 26% lao động đã qua đào tạo trong đó có 5.1% dân số có trình độ đại học. Tỉ lệ hộ nghèo của xã ở mức thấp: 0.85%, Thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.31%, đất xây dựng chiếm 21.5%, cơ cấu kinh tế của xã dần chuyển dịch sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, 2 ngành này chiếm 49.5% và 49.37% trong khi đó lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1.13%, các hoạt động kinh tế của xã diễn ra sôi nổi. Tương lai sẽ phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ cho thu nhập cao, từ đó có thể cho thấy nguồn thu tiềm năng cho NSX. 100% đường tại địa phương đã được kiên cố hóa, trên địa bản xã có 01 trường THCS, 01trường tiểu học và 02 trường mầm non, 01 trạm y tế và 5 nhà sinh hoạt văn hóa. Xã có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được xếp hạng: đặc biệt là di tíchlịch sử đền tranh,chùa tranh.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0115 Chính vì đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy cho thấy nguồn thu trong tương lai là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp tăng thu cho NS, đồng thời nhu cầu chi cho đầu tư cũng không hề nhỏ, nếu chỉ trông chờ vào NS nhà nước cấp là không thể đủ, vì vậy mà xã cần có biện pháp chủ động hơn trong huy động nguồn thu cũng như phân cấp nhiệm vụ chi, ưu tiên phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và đảm bảo công bằng xã hội 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Xã mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách đồng thời là một đơn vị dự toán: - Về kinh tế: +Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt. +Lập dự toán thu, chi ngân sách, lập quyết toán địa phương để trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên. +Tổ chức thực hiện, phối hợp với các CQNN cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã. +Quản lý, sử dụng hiệu quả,hợp lý quỹ đất, công trình công cộng ,giao thông…của địa bàn xã. +Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, các công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. - Về lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi,tiểu thủ công nghiệp: + Tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển.Áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi… + Tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi,khắc phục hậu quả của thiên tai,quản lý việc sử dụng nguồn nước.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0116 + Tổ chức,hướng dẫn việc khai thác phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các ngành nghề. - Về lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: + Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã. + Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ,ở điểm dân cư theo quy định của pháp luật. + Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông,công trình cơ sở hạ tầng. + Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống. - Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá,xã hội, thể dục, thể thao: + Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. + Tổ chức xây dựng,quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở của xã. + Xây dựng phong trào văn hoá, thể dục, thể thao,chính sách ,chế độ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ… + Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn… - Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: + Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng, toàn dân. + Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân theo kế hoạch ,quản lý quân nhân dự bị. + Thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0117 Ngoài ra , UBND xã còn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo thực hiện chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND XÃ ĐỒNG TÂM 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Tài chính - kế toán xã gồm: 1 chủ tài khoản là chủ tịch xã và 1 kế toán ngân sách xã. Chủ tài khoản là người trực tiếp điều hành ngân sách. Kế toánxã là người giúp việc cho UBND xã trong việc: - Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chi Ngân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản, vật tư của xã. Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân Văn phòng thống kê Tài chính- kế toán Tư pháp hộ tịch Ban chỉ huy quân sự Ban địa chính- xây dựng Thương binh xã hội Đảng uỷ
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0118 - Kiểm tra tình hình thu, chi ngân sách xã, tình hình chấp hành các tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ, tình hìnhsửdụngkinh phí củacácbộphậntrực thuộc... - Lập các báo cáo kế toán và quyết toán ngân sách xã để trình ra Hội đồng nhân dân xã phê duyệt, phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi phòngTàichínhhuyệnđểtổnghợp vào NgânsáchNhànước. 2.1.4 Tình hình thu tại xã Kết cấu nguồn thu của xã Đồng Tâm như sau: đơn vị tính: đồng. Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015 STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm Tổng thu ngân sách xã 3.526.200.000 10.557.155.034 I Các khoản thu 100% 157.000.000 2.237.102.134 1 Các khoản thu trên địa bàn xã 127.000.000 954.140.233 2 Thu kết dư ngân sách năm trước 0 0 3 Thu khác 30.000.000 1.282.961.901 Trong đó: Thu chuyển nguồn 0 1.075.449.201 Thu khác 0 207.512.700 II Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm 704.000.000 1.185.307.900 1 Các khoản thu phân chia 204.000.000 231.907.900 2 NS tỉnh 500.000.000 953.400.000 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.665.200.000 7.134.745.000 1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên 2.640.700.000 2.685.200.000 2 Thu bổ sung có mục tiêu 24.500.000 4.449.545.000 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo NDKT năm 2015 So với dự toán các khoản thu ngân sách xã hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch so với dự toán.Tuy nhiên có khoản thu hoa lợi công sản từ quỹ đất
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0119 công ích và đất công so với dự toán giảm 57,3452% cụ thể dự toán 115.000.000 đồng, thực hiện 49.053.000 đồng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm khoản thu này, một trong số nguyên nhân đó là quỹ đất công ích và đất công đã giảm về diện tích do nhà nước thu hồi vì khoản thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện tăng 6.263.000 đồng, cụ thể dự toán 0 đồng ,thực hiện 6.263.000 đồng. Hầu hết thu của xã chủ yếu do thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm 67,5821% cụ thể thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7.134.745.000 đồng,tổng số thu ngân sách xã 10.557.155.034 đồng. 2.1.5 Tình hình chi tại xã. Bảng 2.2 Tổng chi ngân sách xã năm 2015 STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm Tổng chi ngân sách xã 3.526.200.000 10.557.155.034 I Chi đầu tư phát triển 500.000.000 5.560.950.695 1 Chi đầu tư XDCB 500.000.000 5.372.779.104 2 Chi đầu tư phát triển khác 0 188.171.591 II Chi thường xuyên 3.026.200.000 4.996.204.339 1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 268.972.000 252.765.100 2 Sự nghiệp giáo dục 0 0 3 Sự nghiệp y tế 0 0 4 Sự nghiệp văn hoá 25.600.000 25.443.000 5 Sự nghiệp truyền thanh 31.340.000 34.135.000 6 Sự nghiệp thể dục, thể thao 1.000.000 0 7 Sự nghiệp kinh tế 24.000.000 894.972.143 8 Sự nghiệp xã hội 262.031.200 255.073.100 9 Chi sự nghiệp môi trường 10.000.000 0 10 Chi xây dựng đời sống KDC,gia đình văn hoá 0 0 11 Chi quản lý nhà nước, Đảng,đoàn thể 2.332.116.800 3.489.135.496 12 Chi khác 71.140.000 44.680.500 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi NSX theo nội dung kinhtế Hầu hết các khoản chi đầu tư phát triển đều tăng so với dự toán, đặc biệt là chi đầu tư phát triển tăng quá nhiều so với dự toán,cụ thể thực hiện là
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0120 5.560.950.695 đồng trong khi đó dự toán là 500.000.000 đồng.Qua đây ta thấy xã đang rất chú trọng vào chi đầu tư phát triển, trong đó: +Chi đầu tư XD trường học tăng đáng kể, cụ thể thực hiện 2.581.908.000 đồng trong khi đó dự toán 100.000.000 đồng ,xã đang quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền giáo dục tại xã ngày càng tốt hơn. +Chi trụ sở,hội trường UBND xã vượt dự toán quá nhiều, cụ thể thực hiện 2.348.629.248 đồng ,dự toán 100.000.000 đồng do năm 2015 xã có xây dựng mới trụ sở,hội trường UBND xã kiên cố,đầy đủ các phòng ban để thuận tiện cho cán bộ xã làm việc. Chi thường xuyên hầu hết giảm so với dự toán tuy nhiên có khoản chi cho sự nghiệp kinh tế tăng mạnh, cụ thể thực hiện 894.972.143 đồng,dự toán 24.000.000 đồng. 2.2 Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. Tại xã công tác thu bao gồm: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Đối với các khoản thu xã được hưởng 100%: thu từ phí và lệ phí,thu từ quỹ đất công ích và đất công,đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; thu khác. Quy trình thu các khoản này như sau: Khi cá nhân đi nộp tiền thì kế toán xã viết phiếu thu với đầy đủ các nội dung, chương, loại, khoản.Cá nhân nộp tiền tại thủ quỹ.Kế toán ghi vào sổ thu, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Trong sổ thu của kế toán được chia theo chương, loại, khoản, mục, số tiền thu được ghi vào đúng mục của nó.Kế toán hạch toán vào mục thu chưa qua Kho bạc.Trong ngày hoặc sang hôm sau, kế toán đem số thu trên nộp vào ngân sách và hạch toán vào số thu đã qua Kho bạc.Cuối tháng kế toán và thủ quỹ sẽ đối chiếu số thu.Các khoản thu 100% là các khoản thu rất quan trọng đối với mỗi xã vì đây là nguồn chi thường xuyên đối với xã.Trong các khoản thu tại xã được hưởng
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0121 100% thì thu khác cũng là một khoản thu chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định.Thu khác không có trong mục lục ngân sách nhà nước quy định, nên sẽ được đưa chung vào một mục để báo cáo cấp trên.Các khoản thu khác đó là thu cho thuê mặt bằng, cho thuê Ki ốt, thu phí trông giữ xe, thu cho thuê bến đò. Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ gồm các loại thuế: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; lệ phí trước bạ nhà, đất;thu tiền sử dụng đất của các cá nhân và hộ kinh doanh cá thể, người chịu trách nhiệm thu chính là các đội thuế xã hoặc chi cục thế thu thông qua Kho bạc.Sau khi Kho bạc thu được các khoản thuế trên thì hệ thống sẽ tự động phân chia theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định trong cơ chế ngân sách.Xã được hưởng 70% từ các khoản thu này. Số thu từ thuế thông qua Kho bạc điều tiết cho xã, kế toán rất khó nắm số liệu nên không thể hạch toán và ghi sổ ngay khi số thu phát sinh.Vì thế, khi đến cuối tháng, Kho bạc sẽ gửi cho kế toán xã 1 bảng báo cáo thu được in ra từ chương trình TABMIS.Đến khi đó kế toán xã mới biết được trong tháng đơn vị mình được điều tiết bao nhiêu tiền thuế để ghi vào sổ chi tiết thu. Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đây là khoản thu lớn đối với ngân sách xã,chiếm khoản gần 70% trong tổng thu ngân sách xã.Điều này cho ta thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi, mà phải dựa phần lớn vào ngân sáchcấp trên.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0122 Bảng 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán (DT) Thực hiện(TH) TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) Tổng thu 6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152 3.526,2 10.557,155 299,392 Các khoản thu 100% 181 2.613,083 1443,7 192 1.287,356 670 157 2.237,102 1424,91 Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % 3.703,7 3.002,032 81,1 3.092,8 4.058,086 131 704 1.185,308 168,368 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.143,050 3.615,037 168,7 2.428,01 3.340,905 138 2.665,2 7.134,745 267,7 Thu chuyển nguồn 0 147,627 0 50,887 0 1.075,449 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014, 2015.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0123 .Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các khoản thu được thể hiện qua từng năm : Năm 2013 thực thu NSX 9.230,153 triệu đồng bằng 153,1% so với dự toán.Năm 2014 thực thu NSX 8.686,347 triệu đồng bằng 152% so với dự toán.Năm 2015, số thu NSX là10.557,155 triệu đồng và bằng 299,392% so với dự toán Các khoản thu NSX hưởng 100% chiếm khoản 20% trong tổng thu.Các khoản thu phí,lệ phí gồm những khoản lệ phí chứng thực, công chứng,lệ phí chợ… Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm năm 2015 giảm so với năm 2013, 2014 do khoản thu từ tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013, 2014 cụ thể năm 2013, 2014 thu tiền sử dụng đất lần lượt là 2.828,038 triệu đồng, 3.803,719 triệu đồng còn năm 2015 là 953,4 triệu đồng.Nguyên nhân năm 2015 giảm mạnh so với năm 2013, 2014 do năm 2013, 2014 xã bắt đầu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên các thửa ruộng thành nhà ở Làm cho việc thu tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất tăng lên nhiều hơn so với năm 2015 ,việc chuyển đổi mục đích sử dụng trên các thửa ruộng không được mở rộng nữa. Thu bổ sung từ NS cấp trên: vượt xã dự toán của NSX,nhưng lại không có sự biến đổi lớn về bổ sung cân đối.Năm 2015, số thu từ bổ sung có mục tiêu tăng so với năm 2013, 2014, do xã đang thực hiện mục tiêu nông thôn mới.Thu kết dư, khoản này không có trong dự toán trong 3 năm vừa qua, tuy nhiên, đây là một khoản thu dự toán rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ lập dự toán phải có trình độ chuyên môn cao thì mới có thể thực hiện được. Số thực hiện qua 3 năm thấy vượt dự toán nhiều lần, chứng tỏ xã đã tích cực quản lý trong công tác thu, tránh thất thoát nguồn lực. Tuy nhiên, chính điều này đã bộc lộ khả năng yếu kém trong công tác lập dự toán. Số liệu dự
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0124 toán không được xây dựng một cách nghiêm túc, không bám sát vào khả năng và tình hình thực tế các nguồn thu của xã. Thu bổ sung từ ngân sáchcấptrên HÌNH 2.1: THU BỔ SUNG TỪ NS CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 Tỷ đồng 4000 3000 2000 1000 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX năm 2013,2014, 2015 Chú giải: Thu bổ sung cân đối Thu bổ sung có mục tiêu Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chủ yếu là thu từ bổ sung cân đối.Tỉ trọng khoản này chiếm phần lớn trong thu bổ sung cân đối của NSX và ổn định qua các năm, năm 2013 là 2.159,05 triệu đồng năm 2014 là 2.478,01 triệu đồng và tăng lên 2.685,2 triệu đồng vào năm 2015.Số thu này thường 2013 2014 2015 Năm
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0125 được xác định từ năm đầu của thời kì ổn định NS và được giao ổn định từ 3 – 5 năm. Còn lại là các khoản thu bổ sung có mục tiêu. Khoản bổ sung có mục tiêu năm 2015tăng mạnh so với năm 2013, 2014 là do trong năm 2015 xã thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn xã nên nhận được nguồn cấp của cấp trên cho chương trình mục tiêu cao hơn nhiều so với các năm trước.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0126 2.2.2 Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sáchchủ yếu. * Thu bằng biên lai tài chính( Những khoản thu không phải là thuế, phí, lệ phí). *Thu bằng biên lai Thuế( Những khoản thu thuế, phí, lệ phí theo sự uỷ quyền của cơ quan thuế). *Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách và thu bổ sung từ cấp trên TK 714 TK 719 TK 112TK 111 Thu NS nhập quỹ tiền mặt Ghi thu NS đã qua KB Thu NS bằng tiền mặt và nộp thẳng vào KB Xuất quỹ tiền mặt nộp KB TK 336 TK 111 Tk 111 TK 714 TK 112 Thu hộ thuế,phí,lệ phí bằng tiền mặt Ghi thu NS số phí,lệ phí xã hưởng 100% Nộp tiền thuế,phí,lệ phí thu hộ vào KB
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0127 *Quyết toán thu ngân sách 2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sửdụng 2.2.3.1Cácloại chứng từ được sử dụng - Dự toán thu ngân sách - Phiếu thu - Thông báo các khoản thu của xã - Bảng kê ghi thu, ghi chi - Giấy báo có … 2.2.3.2Cáctài khoản sử dụng - TK 111: Tiền mặt. - TK 112: Tiền gửi ngân hàng - TK 211: Tài sản cố định TK 714 TK 112 Ghi thu phần điều tiết cho NS xã Ghi thu số ngân sách cấp trên cấp bổ sung cho NS xã TK 714 TK 719 TK 914 TK 714 Chuyển thành thu NS năm nay đã qua KB Chuyển kết dư NS năm trước thành thu NS năm nay chưa qua KB Kết chuyển thu NS năm trước được duyệt
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0128 - Tk 214: Hao mòn TSCĐ - TK 311: Các khoản phải thu - TK 3361: Các khoản thu hộ - TK 466:Nguồn hình thành TSCĐ - TK 714: Thu NSX đã qua Kho bạc - TK 719: Thu NSX chưa qua Kho bạc 2.2.3.3.Cácloại sổ sử dụng - Sổ thu ngân sách xã( S04-X) -Sổ tổng hợp thu ngân sách xã(S06-X) -Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân(S15-X). 2.2.3.4 Sơđồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ-SỔ CÁI Bảng tổng hợp BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0129 2.2.3.5Cácloại báocáo sử dụng - Bảng cân đốitài khoản(B01-X) - Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế(B02a) - Quyết toán thu ngân sáchxã theo nội dung kinh tế (B03-X) Bảng 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung thu Dự toán Thực hiện TH/DT(%) A Tổng thu NSX đã qua Kho bạc 5.712,81 8.686.347 152 I Các khoản thu 100% 192 1.287,356 670 1 Phí và lệ phí 12 41,493 346 2 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 145 298,272 206 3 Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân 823,5 4 Thu khác 35 73,202 209 5 Thu chuyển nguồn 50,887 II Các khoản thu phân chia tỉ lệ phần trăm 3.092,8 4058,086 131 1 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2.910 0 2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 108 107,649 100 3 Thuế môn bài 39,8 47,825 120 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 Lệ phí trước bạ nhà, đất 35 98,893 283 6 Thu tiền sử dụng đất 3.803,719 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.428,01 3.340,905 138 1 Thu bổ sung cân đối ngân sách cấp trên 2.388,460 2.478,01 104 2 Thu bổ sung có mục tiêu 39,55 862,895 2182 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0130 2.3 Thực trạng công tác kế toán chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. 2.3.1 Nộidung kế toán chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. Do thực hiện thu luôn vượt dự toán nhiều lần, nên các khoản chi của NSX cũng vượt dự toán khá lớn. Năm 2013 số thực hiện là 9.230,152 triệu đồng,vượt dự toán 153,1%. Năm 2014 tiếp tục vượt 152% so với dự toán và vào năm 2015 vượt 299,39% so với dự toán. Vì nhiệm vụ của xã cũng như cơ cấu hoạt động của các đơn vị, tổ chức hưởng NSX không có sự thay đổi lớn, nên khoản chi thường xuyên không có sự biến động mạnh, NSX tập trung chủ yếu cho chi đầu tư XDCB, chi chuyển nguồn sang năm sau. Khoản chi chuyển nguồn sang năm sau chiếm tỉ trọng lớn trong số thực hiện chi NS qua các năm, là do khi lập dự toán cho năm thực hiện đã ghi vốn cho các dự án đầu tư, đến cuối năm chưa chi hết thì được chuyển năm sau chi tiếp
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0131 Bảng 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) Tổng chi NS 6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152 3.526,2 10.557,16 299,39 Chi đầu tư phát triển 3.540 6.080,634 171,8 2.910 4.009,981 138 500 5.560,95 1112,19 Chi thường xuyên 2.461,25 3.149,519 128 2.802,81 3.600,916 128 3.026,2 4.996,204 165,1 Chi chuyển nguồn sang năm sau 0 50,887 0 1.075,449 0 882,372 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã 2013, 2014, 2015
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0132 Về tổng thể số chi thường xuyên qua các năm luôn vượt dự toán. Năm 2013, số thực hiện đạt 3.149,519 triệu đồng vượt 128% so với dự toán. Năm 2014 thực hiện 3.600,916 triệu đồng, vượt 128% so với dự toán; năm 2015 thực hiện 4.996,204 triệu đồng, vượt 165,1% so với dự toán . Trong tổng số chi thường xuyên, các khoản chi cho chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể và chi dân quân tự về, an ninh trật tự, sau đó là chi sự nghiệp xã hội chiếm đa số trong tổng số chi thường xuyên trong năm tài khóa. Công tác dân quân tự vệ - an ninh trật tự ngày càng được coi trọng do đó số chi cho dân quân tự vệ - an ninh trật tự năm sau cao hơn năm trước. Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thường xuyên NSX, nó thường chiếm từ 70% tổng chi NSX. Qua mỗi năm, sự chú trọng cho chi thường xuyên vào các hoạt động sự nghiệp là khác nhau nên số chi cho những hoạt động này cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2013, số chi cho sự nghiệp thể dục thể thao vượt 88,8% dự toán năm do xã triển khai đại hội thể dục thể thao cho đối tượng thanh thiếu niên theo kế hoạch của UBND huyện Ninh Giang. Năm 2014, số chi cho chi sự nghiệp kinh tế vượt 649% so với dự toán năm do UBND xã thực hiện quy hoạch tập trung các chợ thuộc địa bàn xã quản lý.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0133 Bảng 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT TH TH/DT(%) DT TH TH/DT(%) DT TH TH/DT(%) Tổng chi thường xuyên 2.461,25 3.149,52 128 2.802,81 3.600,917 128 3.026,2 4.113,832 135,94 Chi công tác dân quân tự vệ,an ninh trật tự 226,852 305,439 134,6 226,852 306,304 135 268,972 252,765 93,97 SN văn hoá 48,335 45,339 93,8 22,755 39,94 176 25,6 25,443 99,39 SN truyền thanh 0 0 0 25,580 29,595 116 31,340 34,135 108,92 SN thể dục thể thao 30 26,625 88,8 30 0 0 1 0 0 SN kinh tế 53,075 27,008 50,9 53,075 344,203 649 24 12,6 52,5 SN xã hội 286,497 288,341 100,6 286,497 315,076 110 262,031 276,226 105,42 Chi SN môi trường 0 0 0 0 0 0 10 0 0 Chi quản lý Nhà nước,Đảng, đoàn thể 1,784,510 2.375,266 133,1 2.126,07 2.518,676 118 3.467,983 3.467,983 148,71 Chi khác 31,980 31,980 100 31,98 47,122 147 71,140 44,680 62,81 Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014,2015.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0134 Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển của NSX chỉ gồm các khoản chi cho XDCB. Những khoản chi này để xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trên địa bàn xã: kiên cố hóa đường giao thông, cải tạo hệ thống thoát nước... Qua bảng các khoản chi ngân sách xã giai đoạn 2013- 2015, ta thấy chi ĐTPT trong những năm qua luôn vượt dự toán nhiều lần. Năm 2013, số thực hiện là 6.080,634 triệu đồng bằng 171,8% so với số dự toán là 3.540 triệu đồng. Năm 2014, số dự toán có tăng hơn so với dự toán năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn so với số thực hiện cùng năm. Số thực hiện năm 2015 là 5.560,95 triệu đồng và bằng 1112,19% so với dự toán của năm. Năm 2015, có số chi vượt dự toán nhiều lần là do NSX đã quyết toán xong 5 công trình xây dựng. Tuy nhiên, công tác quản lý chi đầu tư XDCB ở xã còn nhiều tồn tại cần khắc phục như việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức, nhiều công trình không thực hiện đúng theo chế độ quản lý XDCB dẫn đến tiêu cực thất thoát, lãng phí NS. Việc kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ trong từng chỉ tiêu, công tác điều hành cònchậm do năng lực cán bộ công chức cònhạn chế. Các khoản chi khác và chi chuyển nguồn sang năm sau Các khoản chi khác bao gồm dự phòng, tiết kiệm chi NS 10%, 20%, chi từ nguồn tăng thu để chi đầu tư, chi cải cách tiền lương và chi tạm ứng NS huyện (nếu có). Chi chuyển nguồn là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước chuyển sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong được cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau. Khoản chi chuyển nguồn sang năm sau chiếm tỉ trọng lớn trong số thực hiện chi NS qua các năm, là do khi lập dự toán cho năm
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0135 thực hiện đã ghi vốn cho các dự án đầu tư, đến cuối năm chưa chi hết thì được chuyển năm sau chi tiếp. Số thực hiện tăng mạnh qua các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 50,887 triệu đồng; 1.075,449 triệu đồng; 882,372 triệu đồng. 2.3.2 Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách Kế toán các khoản chi thường xuyên đã qua Kho bạc TK 1121 TK 111 TK 8192 TK 8142 Chi thường xuyên NSX bằng chuyển khoản tại Kho Bạc Chi trả lương, sinh hoạt phí cho cán bộ xã bằng tiền mặt Ghi chi NS xã các khoản chi TX đã qua Kho bạc duyệt chi theo bảng kê GTGC ngân sách xã
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0136 Kế toán các khoản chi đầu tư đã qua Kho Bạc TK 1121 TK 8192 TK 8142 Chi tiền gửi ngân sách xã mua TSCĐ TK 8142 Làm thủ tục ghi chi NSX cho công trình XDCB giao thầu đã hoàn thành Thanh toán tiền tạm ứng mua TSCD với cơ quan Kho bạc Thanh toán ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc khi công trình XDCB tự làm hoàn thành TK 466 TK 211 Ghi tăng TSCĐ và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0137 Kế toán các nghiệp vụ chi NSX phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán: 2.3.3 Chứng từ,tài khoản,sổ,báocáosửdụng 2.3.3.1Cácloại chứng từ được sử dụng - Dự toán chi ngân sách xã - Phiếu chi - Lệnh chi tiền 2.3.3.2Cáctài khoản kế toán sử dụng - TK 111,112 -TK 331 Các khoản phải trả -TK 332 Các khoản phải nộp theo lương -TK 334 Phải trả cán bộ, công chức -TK 3362 Các khoản thu hộ, chi hộ -TK814 Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc -TK 819 Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc -TK ngoài bảng 008 TK 8142 TK 8192 TK 8191 TK 8141 TK 111 Chuyển số chi ngân sách xã qua kho bạc cuối ngày 31/12 Chuyển số chi NS chưa qua KB cuối ngày 31/12 Giá trị công trình XDCB hoàn thành trong thời gian chỉnh lý quyết toán Chuyển chi NS chưa qua KB thành chi NS đã qua KB Các khoản chi đầu năm sau được tính vào NS năm trước
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0138 2.3.3.3Cácloại sổ kế toán -Sổ quỹ tiền mặt -Sổ tiền gửi - Sổ tổng hợp chi SỔ TIỀN GỬI KHO BẠC THÁNG 1/2014 Đơn vị tính: triệu đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số tiền Số hiệu Ngày tháng Gửi vào Rút ra Còn lại Số dư đầu tháng 2.315,147 19/01/2014 CKKB0000 8 19/01/2014 Trả tiền SD điện tháng 12 năm 2013 2.859,615 2.312,287 25/01/2014 PNT 00029 25/01/2014 Xuất quỹ nộp KBNN tiền quỹ Đền Tranh 224 2536,287 25/01/2014 CKKB0000 9 25/01/2014 Chuyển trả tiền tạm ứng tu bổ toà nhà trung từ Đền Tranh 2.100 436,287 25/01/2014 CKKB0001 0 25/01/2014 Chuyển trả tiền thẩm tra hồ sơ dự toán tu bổ toà nhà trung đền tranh 41,293 394,994 25/01/2014 CKKB0001 1 25/01/2014 Chuyển trả tiền khoan khảo sát địa chất đền tranh 97,977 297,016 25/01/2014 CKKB0001 2 25/01/2014 Chuyển trả tiền lập báo cáo KTKT XD nhà khách đền tranh 261,269 35,747 25/01/2014 CKKB0001 3 25/01/2014 Chuyển trả tiền thẩm tra hồ sơ XD nhà khách 33,399 2.348,2 -Cộng PS tháng 224 2.536,799 -Luỹ kế từ đầu năm 224 2.536,799 -Số dư cuối tháng 2.348,266
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0139 2.3.3.4Cácloại báocáo sử dụng - Bảng cân đốitài khoản -Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung - Tổng hợp chi ngân sách xã Bảng 2.7 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013 Đơn vị tính : triệu đồng STT Nội dung chi Dự toán Thực hiện TH/DT(% ) A Tổng chi NSX 5.712,81 8.686,347 152 I Chi đầu tư phát triển 2.910 4.009,981 138 1 Chi đầu tư XDCB 2.420 3.727,632 154 -GTNT 420 320 76 -Trường học 1000 590,690 59 -Trạm y tế 500 2.416,942 483 -Trụ sở UBND xã+ hội trường xã 500 400 80 2 Chi đầu tư phát triển khác 490 282,349 58 II Chi thường xuyên 2.802,81 3.600,917 128 1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 226,852 306,304 135 Chi dân quân tự vệ 129,212 185,084 143 Chi an ninh trật tự 97.640 121,220 124 2 Chi sự nghiệp giáo dục 3 Chi sự nghiệp y tế 4 Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin 22,755 39,940 176 5 Sự nghiệp truyền thanh 25,58 29,595 116 6 Chi sự nghiệp thể dục,thể thao 30 0 7 Chi sự nghiệp kinh tế 53,075 344,203 649 -Giao thông 4,825 695 14 -SN nông –lâm-thuỷ lợi-hải sản 33,775 343,508 1017 Các sự nghiệp khác 14,475 0 8 Chi sự nghiệp xã hội 286,497 315,076 110 -Trợ cấp cán bộ,già yếu nghỉ việc 276,497 269,229 97 -Chi khác 10 45,846 458 8 Chi quản lý Nhà nước,đảng, đoàn thể 2.126,071 2.518,676 118 Trong đó:Quỹ lương -Quản lý nhà nước 1.394,332 1.681,072 121 -Đảng 402,14 438,927 109 -Đoàn thể, hội quần chúng 329,598 398,677 121 +Mặt trận tổ quốc 82,256 103,950 126 +Đoàn thanh niên CSHCM 81,753 101,779 124 +Hội phụ nữ VN 56,568 70,487 125 +Hội cựu chiến binh VN 48,005 60,342 126 +Hội nông dân VN 61,014 62,116 102 9 Chi khác 31,980 47,123 147 III Chi chuyển nguồn sang nămsau 1.075,449
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0140 2.4.Đánhgiá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm 2.4.1.Những kếtquả đạt được Một là, về công tác kế toán thu ngân sách xã : công tác lập dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn xã Đồng Tâm về cơ bản đảm bảo đúng hướng dẫn của phòng tài chính huyện Ninh Giang,đúng nguyên tắc quản lý tài chính tận thu chi NSNN,đảm bảo thu đúng ,thu đủ, thu kịp thời tất cả các khoản thu của xã.Cán bộ xã đã thực hiện đôn đốc ,quản lý chặt chẽ các khoản thu,không để thất thoát các khoản thu.Bám sát thực tế nguồn thu,đặc biệt là các khoản thu được hưởng theo tỉ lệ phần trăm,làm cơ sở đáp ứng chi ngân sách.Trên cơ sở xác định được nguồn thu, đối tượng thu, chủ động thu NS bám sát thực tế để huy động vào NSNN.Tổng thu đều tăng qua các năm,bước đầu thực hiện nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả các nguồn thu trên địa bàn xã.Các chỉ tiêu thu đều đạt và vượt dự toán được giao đầu năm.việc phối hợp thu ngân sách giữa chi cục thuế và đội thuế xã đã khai thác được tương đối một số loại thuế phát sinh một các hiệu quả.Trên cơ sở số liệu các khoản thu, cán bộ kế toán xã thực hiện khá tốt trong việc ghi chép chứng từ,định khoản,sổ ,lên báo cáo tài chính,báo cáo quyết toán.Thể hiện được đầy đủ ,chi tiết các khoản thu trên báo cáo quyết toán cụ thể là báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế.Có sự khớp đúng số liệu giữa các chỉ tiêu tổng thể vói chỉ tiêu chi tiết trên hệ thống báo cáo.Sử dụng đúng các tài khoản kế toán giúp người xem dễ hiểu, dễ theo dõi ,nắm bắt được sự biến đổiqua các năm. Hai là, kế toán các khoản chi ngân sách được thực hiện khá tốt.Công tác lập dự toán đảm bảo đầy đủ các khoản chi,chi đúng và hiệu quả.Các khoản chi NSX đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi hoạt động thường xuyên của các ban ngành, đoàn thể, đảm bảo chi lương của cán bộ và phụ cấp của các đối tượng đúng thời hạn hàng tháng.Cán bộ kế toán xã đã thể hiện được chi tiết các
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0141 khoản chi,cho biết được xã đang chú trọng dành nhiều cho khoản chi đầu tư hơn so với chi thường xuyên.Có sự khớp đúng giữa các chỉ tiêu tổng hợp,chi tiết các khoản chi.Hầu hết các khoản chi đều được theo dõi ,hạch toán một cách kịp thời ,đầy đủ trên hệ thống chứng từ kế toán,tài khoản,làm sổ,lên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Ba là, điểm mới và tiến bộ trong công tác kế toán của xã .Xã đang sử dụng phần mềm kế toán MISA BAMBOO phục vụ công việc kế toán.Điều này cho thấy xã đã áp dụng khoa học tiến bộ vào làm việc.Việc sử dụng phần mềm kế toán khiến cho việc chiết xuất dữ liệu quản lý cũng như báo cáo trở nên đơn giản, hiệu quả hơn nhiều, tránh sai sót, gạch xoá.Trên cơ sở hướng dẫn của phần mềm, cán bộ tài chính kế toán xã thực hiện hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành và mục lục NSNN,đơn vị thực hiện quyết toán theo đúng chính sách cũng như các mẫu biểu đã được quy định sẵn.Hệ thống báo cáo được kết xuất từ những dữ liệu trên phần mềm, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thường xuyên và báo cáo định kỳ, đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả trong công tác báo cáo,lưu trữ dữ liệu, đáp ứng mục đích quản lý do việc truy xuất dữ liệu là nhanh, hiệu quả và an toàn. 2.4.2 Những tồn tại,hạn chế 2.4.2.1.Hạnchế về quy địnhcủa nhà nước,của xã - Do hạn chế trong các quy định và chính sách làm cho hệ thống ngân sách lỏng lẻo,ngân sách cấp trên còn bao cấp cho ngân sách cấp dưới quá nhiều. - Việc quản lý chi chưa tốt dẫn đến chi đầu tư phát triển hạ tầng xây dựng nhiều năm chưa xong gây lãng phí về thời gian và tiền của. -Chi thường xuyên chưa được kiểm soát chặt chẽ.Số biên chế quá nhiều dẫn đến việc chi trả lương cho nhân sự quá lớn.Ngân sách còn trả lương hưu
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0142 rất lớn khi cơ chế hiện nay là tiền lương hưu vẫn tính dựa theo hệ thống lương của người đang làm việc. - Hệ thống ngân sách là hệ thống mềm, lỏng lẻo, cơ chế chi tiêu không được kiểm soát,phân bổ ngân sách dựa trên nguyên tắc xin quá nhiều từ cấp trên nên việc ỷ lại ngân sách cấp trên càng lớn làm cho nguồn thu là con số có giói hạn còn chi thì luôn lớn dần lên dẫn đến bội chi ngân sách. - Sự hạn chế của luật ngân sách năm 2002 ảnh hưởng đến thu, chi của xã năm 2013,2014 : Quy định về phạm vi thu ngân sách còn chưa rõ rang , việc quản lý các khoản phí, lệ phí còn phân tán,chưa thống nhất,việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã có quy định nhưng còn chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. - Việc quy định về dự toán còngây mất nhiều thời gian,rườm rà. 2.4.2.1.Hạnchế trong việc tổ chức công tác kế toán Một là, lập dự toán chưa sát với tình hình thực tế, cán bộ tài chính xã chưa dự đoán được chính xác các khoản thu, chi trong năm kế hoạch. Liên tục trong ba năm trở lại đây, các khoản thu, chi thực hiện đều vượt dự toán khá lớn, việc lập dự toán hầu như không có hiệu quả, chỉ lập dự toán cho có mà không gắn với thực tế tại xã. Điều này sẽ tác động rất lớn trong công tác quản lý chi, đòi hỏi phải phân bổ lại dự toán của các khoản khác hoặc huy động tăng nguồn thu. Hai là, phânbổ NS cho các đơn vị, đoàn thểtrong xã cònchưađược cân nhắc kĩ, dẫn đến tình trạng trong năm phải điều chỉnh dự toán cho những đơn vị này nhiều lần và phải điều chuyển dự toán giữa các đơn vị với nhau do không dự đoán được những nhiệm vụ có khả năng xảy ra trong năm tài khóa.Các khoản chi khác còn chiếm nhiều mà cán bộ xã không giải trình được. Chiđầu tư chiđược quản lý chặt chẽ dẫn đến lãng phí nguồn NS.Các khoản thu còn dựa vào chủ yếu là thu bổ sung từ ngânsách cấp trênchiếm đến 70% trong tổng thucủa xã.Cho ta thấy xãcòn
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0143 chưa thực hiện được tự chủ tài chính.Chưa quản lý và thực hiện triệt để các khoản thu làm thất thoát nhiều ngânsách.Việc lưu trữ ,sắp xếp chứng từ, sổ sáchcònchưa khoa học. Ba là, quyết toán NSXchưa có sự tranh luận, tìm hiểu các nguyên nhân giữa các bên có liên quan. HĐND xã chưa thực sự tham gia hiệu quả vào quá trình lập dự toán cũng như quyết toán NSX, việc họp thông qua chỉ mang tính hình thức, không có sự chất vấn cho các khoản thu, chi. Điều này làm công tác quyết toán NS chỉ mang tính chiếu lệ, không thực sự còn nhiều ý nghĩa. Bốn là, công khai, minh bạch tài chính tại xã hiện nay cũng còn mang tính hình thức, chưa huy động được những ý kiến phản hồi chất lượng từ nhân dân. Người dân trong xã chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc công khai tài chính này. Do đó vẫn chưa thực sự quan tâm tới quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc công khai NSNN. 2.4.3.Nguyênnhân 2.4.3.1Nguyên nhân khách quan Do yêu cầu quản lý NSNN ngày càng cao trong khi đó các văn bản quy định, hướng dẫn còn tồn tại nhiều hạn chế làm cho các cán bộ kế toán xã khó nắm bắt, thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình.Nhu cầu về chất lượng quản lý ngày càng tăng lên, đòi hỏi công tác quản lý NS nhà nước phải bám sát thực tiễn. Đồng thời xu hướng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NS cấp cơ sở ngày càng cao, do đó, sẽ không tránh khỏi những khó khăn trong khâu thực hiện. Hơn nữa, do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn, do đó cũng ảnh hưởng lớn đến số thu từ thuế thu nhập, thuế môn bài 2.4.3.2Nguyên nhân chủ quan - Công tác tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chưa được cấp
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0144 trên tiến hành thường xuyên, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán xã còn hạn chế.Nên việc cập nhật với công nghệ thông tin,văn bản,quy định mới còn kém.Và do thực tiễn luôn thay đổi, khả năng áp dụng những khoa học lí luận trong công tác kế toán thu,chi của xã. Hiện tại xã vẫn chưa có biện pháp cụ thể để mở rộng, bồidưỡng nguồn thu hợp lí. - Do hạn chế trong việc quản lý chi đầu tư.Số dự án thực hiện quá thời gian quy định, có dự án kéo dài 3-4 năm gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.Việc nắm bắt về trình tự thủ tục trong đầu tư XDCB cũng như thủ tục thanh toán vốn đầu tư XDCB của xã cònhạn chế. - Sự phối hợp giữa cán bộ tài chính kế toán xã với các bên liên quan: HĐND xã, Phòng tài chính kế hoạch huyện, hội đồng tư vấn thuế xã... còn chưa chặt chẽ, điển hình là chưa có sự trao đổi thường xuyên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xác định số thu, chi dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NS.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0145 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM 3.1.Sựcầnthiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm 3.1.1.Địnhhướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Khắc phục những bất cập trong công tác kế toán NS nói chung và công tác kế toán thu, chi NS xã nói riêng, tại các kì họp của xã đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách sáu tháng cuối năm 2015 của xã. UBND xã nêu rõ phương hướng như sau: quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch cả năm, trọng tâm là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và đảm bảo an sinh xã hội. Phương hướng đượcđặt ra trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế xã hội sau: - Hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. - Triển khai quyết liệt các biện pháp khai thác nguồn thu, đẩy mạnh đầu tư. - Tiếp tục đẩy nhanh công tác quy hoạch; tăng cường quản lý trật tự, quản lý đất đai, môi trường. - Thực hiện tốt công tác phòng chống lụt bão và kế hoạch sản xuất vụ mùa 2015, vụ đông 2015 - 2016. - Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội và đảm bảo an sinh. - Tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ứng phó kịp thời
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0146 trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Nâng cao hiệu quả công tác đốingoại. - Đẩy mạnh cải cách hành chính; công tác phòng, chống tham nhũng; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Những nhiệm vụ, giảipháptrong điềuhànhNS 6 thángcuối năm 2015 doUBNDxã Đồng Tâm báocáo: - Tăng cường quản lý thu, khai thác nguồn thu; triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế . - Điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chủ động sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách. - Hoàn thiện các cơ chế quản lý tài sản công, đặc biệt là quản lý tài chính đối với quỹ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước khi thực hiện Luật Đất đai. - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Các cấp, các ngành rà soát, đảm bảo thanh toán nợ xây dựng cơ bản trong năm 2016, không phát sinh nợ mới 3.1.2 Yêu cầuhoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Việc phản ánh ,quản lí thiếu chặt chẽ ,không kịp thời của cán bộ tài chính kế toán xã nói riêng và cán bộ xã nói chung .Điều này dẫn đến các khoản thu chi còn chậm trễ ,thiếu minh bạch tại ngân sách địa phương .Các xã không kịp thời làm theo các quyết định của Hội đồng nhân dân và chậm trễ trong việc báo cáo ,quyết toán với phòng Tài chính . Từ tình hình trên trong những năm qua xã Đồng Tâm đã cố gắng đưa ra các biện pháp đề hoàn thiện công tác quản lí kế toán ngân sách xã được tốt hơn ,nhằm đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay .Đặc biệt
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0147 đáp ứng những yêu cầu của kiểm toán Nhà nước tại xã ,cũng như việc quyết toán nhằm góp phần hiện đại ,hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính quốc gia, ổn định ngân sách nhà nước.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đã làm cho việc kiểm tra ,kiểm soát quy trình lập ,chấp hành, quyết toán của kế toán ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn .Làm cho hiệu quả trong việc quản lí Ngân sách Nhà nước tại xã Đồng Tâm còn thấp.Vì vậy việc tăng cường ,bồi dưỡng kiểm tra ,kiểm soát ,hoàn thiện công tác kế toán tại xã là hết sức cấp bách và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế tài chính địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Chính vì vậy yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách của xã là hoàn toàn cấp thiết và cần được triển khai ngay để khắc phục những hạn chế của xã. 3.2.Giảipháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm 3.2.1.Giảipháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước -Nhà nước cần đưa ra các văn bản, quy định mới về các luật để sớm cải cách, hoàn thiện công tác kế toán thu, chi phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và tình hình kinh tế, chính trị của thế giới. -Đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, định mức để cán bộ xã áp dụng vào việc thực hiện tập hợp, tận thu,chi đúng ,đủ ,kịp thời, hiệu quả,tránh thất thoát ngân sách. - Các văn bản, quy định cần có sự liên kết giữa các luật với nhau,trình bày xúc tích, cụ thể, tránh rườm rà, trừu tượng khiến cho cán bộ xã khó tiếp cận, khó hiểu dẫn đến áp dụng sai ảnh hưởng lớn đến công tác hạch toán, báo cáo. - Nhà nước cần giám sát chặt chẽ việc tuyển chọn cũng như sàng lọc cán bộ tại các địa phương. Để không lãng phí phần chi rất lớn cho bộ máy nhân sự
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0148 của các cấp.Tạo điều kiện, cấp kinh phí cho cán bộ tại các địa phương có điều kiện được đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân.Để đảm bảo có một đội ngũ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn… 3.2.2.Giảipháp hoàn thiện về công tác kế toánthu ,chi ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Một là, nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách xã, số liệu dự toán phản ánh tương đối thực tế. Phòng TC - KH huyện cần kiểm soát chặt chẽ dự toán của xã, hai bên cần đàm phán với nhau dự toán các khoản thu chi NS. Muốn vậy, cán bộ tài chính NS cần nắm rõ khả năng thực hiện thu trên địa bàn cũng như nhu cầu chi tiêu thuộc NSX, mạnh dạn góp ý với cán bộ phòng tài chính khi bị áp đặt số dự toán tuyệt đối. HĐND cần tham gia tích cực hơn nữa trong quyết định dự toán và duyệt quyết toán NSX, tránh để tình trạng trong năm, chi tiêu không thực hiện theo dự toán và cần phải điều chỉnh lại dự toán nhiều lần. Trong các buổi họp quyết toán, đại biểu HĐND cần yêu cầu cán bộ tài chính kế toán giải trình những lí do tại sao lại phân bổ cho các đơn vị như vậy, việc tính toán số dự toán có đảm bảo khoa học và tính thực tiễn hay không, phân bổ NS cho các đơn vị trực thuộc như vậy đã dựa trên những nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị chưa... Trước khi quyết định phân bổ số NS được phép sử dụng cho các đơn vị, cán bộ tài chính xã có thể yêu cầu những đơn vị này lập dự toán của đơn vị mình trên cơ sở hướng dẫn chung của xã, hoặc thực hiện khoán chi cho những đơn vị trên nhằm bám sát nhất nhu cầu thực tế của từng đơn vị và tránh thụ động trong khâu chấp hành sau này. Phối hợp với đội thuế của xã và hội đồng tư vấn thuế xã để thu hồi các khoản nợ đọng còn tồn tại từ những năm trước; xác định tương đối nguồn thu
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0149 cũng như đối tượng thu từ các loại thuế hưởng theo tỉ lệ phân chia, nhất là đối với nguồn thu từ thuế môn bài. Hiện nay, với cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ nên nguồn thu từ thuế môn bài dự kiến là khá lớn. Do vậy, cần có biện pháp để nuôi dưỡng nguồn thu và khai thác tối đa cho NSNN. Để làm được điều này, xã cần tạo môi trường phát triển thuận lợi: đảm bảo an ninh tốt, thủ tục hành chính pháp lí thông thoáng và tiện lợi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán trên cơ sở tình hình hoạt động của các đơn vị, đảm bảo tính pháp lí, khoa học, thực tiễn. Khi xây dựng dự toán cần căn cứ vào chế độ, định mức đã được phân cấp đồng thời cần dựa vào khả năng thu để hoạch định, cân nhắc các nhu cầu chi cho hợp lí. Hai là, tăng cường sự phốihợp giữa cán bộ kế toán xã vớicác bên liên quan: phòng TC - KH huyện, HĐND xã, Kho bạc, cán bộthuế… Phòng tài chính huyện cần nắm bắt những thông tin kinh tế xã hội của xã thông qua những báo cáo nhanh do cán bộ tài chính kế toán xã lập kết hợp với thực hiện khảo sát thực tế. Trên cơ sở đó xác định tạm thời số thu và nhu cầu chi ngân sách, không áp đặt dự toán cho xã và yêu cầu xã có thuyết minh dự toán. HĐND xã cần thông tin kịp thời đến cán bộ lập dự toán NS về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm tới làm căn cứ cho xây dựng dự toán và bám sát chấp hành dự toán trong năm. Hai bên cần thường xuyên trao đổi để nắm rõ những vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý NSX. HĐND phải biết được tình hình đang diễn ra trong khâu quản lý để có những điều chỉnh kịp thời. Cán bộ tài chính kế toán trước khi lập dự toán cần đánh giá sơ bộ về tình hình kinh tế của xã, tham vấn ý kiến của hội đồng tư vấn thuế về các loại thuế được thu, tỉ lệ để lại NSX, mức thu và đối tượng thu, trên cơ sở tính toán
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0150 tương đối chính xác nguồn thu từ thuế, tiến hành lập dự toán cho các khoản thu này. Ba là, đẩy mạnh công tác công khai, minh bạch trong quản lý NS. Số liệu NS tại xã hiện nay mới chỉ công khai chứ chưa minh bạch, đặc biệt là cách tính toán số dự toán và cơ sở cho những tính toán này. Mức thuế khoán áp dụng cho từng hộ kinh doanh và tại sao lại áp dụng như vậy thì chưa có giải trình chính thức cho những đối tượng trên hiểu rõ. Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị sử dụng ngân sách cũng cần được công khai để mọi người tham gia giám sát thực hiện. Bốn là, tuyên truyền, mở rộng, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSX. Thực hiện tuyên truyền những kiến thức về quản lí NSNN, kiến thức về kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tới mọi người dân trong xã. Thông qua đó nhân dân có thể hiểu được những thông tin được trình bày trên báo cáo công khai, từ đó, đánh giá, phân tích và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hiệu quả, đóng góp nhận xét về những ưu điểm và tồn tại còn phát sinh, làm cơ sở cho quản lí NS trong năm tài khóa sau. Niêm yết công khai những tài liệu, văn bản có liên quan đến huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn NSNN cho những đối tượng có liên quan và nhân dân trong phường được biết. Bằng cách đa dạng hóa phương thức công khai, đảm bảo rằng, quyền được biết, được bàn và được làm của nhân dân được phát huy một cáchtối đa. Đảm bảo môi trường trật tự an ninh tốt, thủ tục hành chính pháp lí đơn giản, tăng cường chi đầu tư, phúc lợi xã hội phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương, nhằm tạo nguồn thu tiềm năng cho NSX nói riêng và cho NSNN nói chung. Năm là, làm tốt công tác tổ chức cán bộ.
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Huyền Lớp: CQ50/23.0151 Thường xuyên có những lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ tài chính xã và cả chủ tài khoản về những quy định và thay đổitrong quản lý NSX, nâng cao trách nhiệm sử dụng đồng tiền NS cho các hoạt động tại xã, tránh gây thất thoát, lãng phí. Đồng thời có chế độ chính sách đãi ngộ tốt: tăng phụ cấp, chi trả công tác phí và các phúc lợi khác cho cán bộ tài chính kế toán xã để họ tập trung vào công tác chuyên môn và nghiên cứu những giải pháp nâng cao hiệu quả công việc. Sáu là, đối với chứng từ kế toán cần thực hiện tốt ở tất cả các khâu : -Đối với khâu lập chứng từ: Lập chứng từ theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành.Đối với những chứng từ bắt buộc khi lập phải tuân theo mẫu.Các nội dung trên chứng từ phải phản ánh rõ ràng để tránh gây khó khăn cho việc thanh tra, kiểm soát nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Đối với khâu kiểm tra chứng từ: Đối với chứng từ do đơn vị lập phải thực hiện theo đúng quy định, chứng từ tiếp nhận từ bên ngoài phải kiểm tra tính hiwoj lý, hợp lệ trước khi vào hạch toán.Kế toán xã phải thực hiện kiểm tra kĩ để hạn chế tối đa những sai sót về mặt chứng từ. - Đối với việc lưu trữ, bảo quản chứng từ: Chứng từ sau khi đã sử dụng xong phải đóng tập đưa vào lưu trữ, bảo quản theo chế độ quy định, không để tình trạng ẩm mốc hoặc mối mọt. Chứng từ bảo quản được xếp gọn gàng, khoa học theo thời gian và nội dung kinh tế để dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết. 3.3.Điềukiệnthực hiện giảipháp 3.3.1.Về phía Nhà nước - Xây dựng hệ thốngpháp luật ngày càng hoàn thiện để tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế củachính quyền Nhà Nước với nhân dân. Nhà nước cầnphải có cơ chế, chính sách đồng bộ khuyến khích làm đòn bẩy kinh tế để các địa phương khai thác tiềm năng sẵn có trên các địa bàn, tăng tính chủ động của