SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
i
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------------------
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN
Lớp : CQ 50/23.01
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ
ĐỒNG TÂM
Chuyên ngành: Kế toán công
Mã số : 23
NGƯỜI HƯỚNG HẪN: THS PHẠM THU HUYỀN
HÀ NỘI - 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sv:Nguyễn Thị Huyền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................i
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ ...............1
1.1. Khái quát về thu, chi ngân sách xã..............................................................................1
1.1.1. Khái quát chung về ngân sách xã.........................................................................1
1.1.1.1. Khái niệmngân sách xã.......................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Đặc điểmngân sách xã ........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.3 .Vai trò của NSX.................................................................................................2
1.1.2. Khái quát chung về thu ngân sách xã...................................................................2
1.1.3. Khái quát chung về chi ngân sách.......................Error! Bookmark not defined.
1.2.Công tác kế toán về thu ngân sách xã .........................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sách xã. .......Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nguyên tắc kế toán thu........................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Nội dung kế toán thu ngân sách xã .....................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng ...........................................................11
1.2.4.1. Chứng từ kế toán.................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.2.Tàikhoản kế toán............................................................................................. 11
1.2.4.3. Sổ kế toán ...........................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.4 Báo cáo sử dụng..................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Công tác kế toán về chi ngân sách xã.........................Error! Bookmark not defined.
1.3.1.Khái niệm, nguyên tắc của chi ngân sách xã. ......Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nội dung chi ngân sách xã ..................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng ............Error! Bookmark not
defined.
iv
1.3.3.1. Chứng từ kế toán.................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3.2 .Tài khoản kế toán sử dụng....................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3.3 .Sổ kế toán sử dụng...............................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3.4 .Báo cáo kế toán sử dụng ......................................Error! Bookmark not defined.
1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ......16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ
TẠI XÃ ĐỒNG TÂM..........................................................................................................17
2.1. Khái quát chung về xã Đồng Tâm ............................................................................17
2.1.1. Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội....................................17
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ............................................................18
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán......................................................................21
2.1.4. Tình hình thu tại xã .............................................Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Tình hình chi tại xã .............................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .........................25
2.2.1.Nội dung các kế toán thu ngân sách xã ...............................................................25
2.2.2. Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sách chủ yếu............Error! Bookmark not
defined.
2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng ............Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng............................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2 Các tàikhoản sử dụng ...................................................................................... 43
2.2.3.3.Các loại sổ sử dụng ..............................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.4. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái............................................................ 48
2.2.3.5. Các loại báo cáo sử dụng................................................................................. 53
2.3.Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .....Error! Bookmark
not defined.
2.3.1. Nội dung kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .......Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách............Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Chứng từ,tài khoản,sổ,báo cáo sử dụng ..............Error! Bookmark not defined.
2.3.3.1. Các loại chứng từ được sử dụng...........................Error! Bookmark not defined.
2.3.3.2. Các tài khoản kế toán sử dụng..............................Error! Bookmark not defined.
2.3.3.3. Các loại sổ kế toán ..............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3.4. Các loại báo cáo sử dụng.....................................Error! Bookmark not defined.
2.4.Đánh giá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.............56
2.4.1.Những kết quả đạt được......................................................................................56
v
2.4.2. Những tồn tại,hạn chế ........................................................................................58
2.4.2.1.Hạn chế về quy định của nhà nước,của xã.......................................................... 58
2.4.2.2.Hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán....................................................... 60
2.4.3.Nguyên nhân.......................................................................................................62
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 62
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................... 62
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI
XÃ ĐỒNG TÂM .................................................................................................................63
3.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng
Tâm ..................................................................................................................................63
3.1.1.Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng .......63
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ...64
3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ........66
3.2.1.Giải pháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước ................................................66
3.2.2.Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu ,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm
......................................................................................................................................66
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp ....................................................................................69
3.3.1.Về phía Nhà nước ...............................................................................................69
3.3.2.Về phía xã Đồng Tâm.........................................................................................70
KẾT LUẬN..........................................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................72
vi
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CQNN : Cơ quan nhà nước
DT : Dự toán
GTGC : Ghi thu ghi chi
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KDC : Khu dân cư
NS : Ngân sách
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSX : Ngân sách xã
TC – KH : Tài chính – kế hoạch
TH : Thực hiện
TSCĐ : Tài sản cố định
vii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
UBND : Uỷ ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Tổng thu ngân sáchxã năm 2015 19
2.2 Tổng chi ngân sáchxã năm 2015 20
2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 23
2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã
năm 2014
30
2.5
Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm
2013-2015
32
2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014 34
2.7 Mẫu sổ tiền gửi kho bạc tháng1/2014 39
2.8 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã
năm 2013
40
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Thu bổ sung NS cấp trên giai đoạn 2012-2014 25
x
i
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Theo tình hình thực tế gần đây tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam
nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã xảy ra tình trạng mất ổn định, cân
đối về ngân sách xã. Chính vì điều này đã làm cho người dân thiếu niềm tin
vào chính quyền xã. Nguyên nhân do đâu mà xảy ra tình trạng này? Có rất
nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó chính là do tình hình
vi phạm các quy định về tài chính kế toán ở một số xã, phường. Làm cho việc
phản ánh, quản lí thiếu chặt chẽ, không kịp thời. Điều này dẫn đến các khoản
thu chi còn chậm trễ, thiếu minh bạch tại ngân sách địa phương. Các xã
không kịp thời làm theo các quyết định của Hội đồng nhân dân và chậm trễ
trong việc báo cáo, quyết toán với phòng Tài chính .
Từ tình hình trên trong những năm qua xã Đồng Tâm đã cố gắng đưa ra các
biện pháp đề hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách xã được tốt hơn, nhằm
đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc biệt đáp ứng
những yêu cầu của kiểm toán Nhà nước tại xã, cũng như việc quyết toán
nhằm góp phần hiện đại, hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính quốc gia, ổn
định ngân sách nhà nước.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách
quan đã làm cho việc kiểm tra, kiểm soát quy trình lập, chấp hành, quyết toán
của kế toán ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn. Làm cho hiệu quả trong
việc quản lí Ngân sách Nhà nước tại xã Đồng Tâm còn thấp.Vì vậy việc tăng
cường, bồi dưỡng kiểm tra, kiểm soát, hoàn thiện công tác kế toán tại xã là
hết sức cấp bách và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế tài chính địa
phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trong giai đoạn hội nhập
hiện nay.
ii
Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân
sáchxã tại xã Đồng Tâm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
 Thông qua việc nghiên cứu đề tài đã tạo cơ hội cho tôi được nghiên
cứu, củng cố lại những kiến thức đã được Thầy cô trang bị tại Học
viện. Giúp cho tôi có thêm thời gian tìm hiểu thêm, kĩ hơn về kiến thức
trong các tài liệu của Học viện như hệ thống sách giáo trình của Học
viện nói chung và của chuyên ngành Kế toán công nói riêng.Vì mục
đích nghiên cứu đề tài một cách kĩ lưỡng tôi đã kết hợp đọc và nghiên
cứu một số tài liệu đặc biệt là sách giáo trình liên quan đến xã.
 Đồng thời giúp cho tôi có những liên hệ, kiểm chứng giữa kiến thức
mình đã được trang bị tại Học viện với tình hình thực tế tại đơn vị thực
tập. Để thấy được điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa thực tế
áp dụng và lí thuyết.
 Giúp rèn luyện kĩ năng chấp hành kỉ luật lao động , quy định tại đơn vị
thực tập. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, làm việc có tổ chức, trách
nhiệm với công việc được giao.
 Trang bị thêm một số kĩ năng mềm rất cần thiết: kĩ năng biết lắng nghe
theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cán bộ trong đơn vị, giao tiếp hoà
đồng với mọi người, kĩ năng xử lí tình huống, thu thập thông tin.Giúp
cho tôi có môi trường để trải nghiệm, phát huy tinh thần học hỏi, chủ
động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến học tập, làm việc
thực tế.
iii
 Qua quá trình thực tập giúp cho tôi hiểu biết thêm về quê hương nơi tôi
thực tập về văn hoá cũng như đời sống lao động, sản xuất.Từ đó có
những kiến nghị, biện pháp đổi mới giúp quê hương giàu mạnh hơn .
 Rèn luyện kĩ năng làm việc thực tế thông qua các công việc được giao
tại nơi thực tập.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn
về công tác kế toán ngân sách để đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn
thiện công tác kế toán ngân sáchxã Đồng Tâm góp phần nâng cao hiệu
quả và hiệu lực quản lí Ngân sách nhà nước trong giai đoạn mới.
3.Đốitượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về kế toán ngân sáchnhà nước, liên quan đến
thu ngân sáchxã tại Đồng Tâm, giai đoạn với chủ thể là kế toán thu ngân
sách xã tại Đồng Tâm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên 3 phương pháp chủ yếu: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp
quan sát, phương pháp phân tíchtài liệu.
4.1 Phương pháp phỏng vấn
 Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp có tính đến
mục đíchđặt ra.
 Đối tượng phỏng vấn: Là các cán bộ tại xã. Đặc biệt là cán bộ kế
toán xã tại phòng tài chính –kế toán xã Đồng Tâm.
 Cách thức thực hiện: Lựa chọn đưa ra các câu hỏi phỏng vấn sao cho
ngắn gọn, xúc tích và phù hợp. Khi phỏng vấn phải sắp xếp, trình
bày một cách khoa học để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất.
4.2 Phương pháp quan sát
 Tíchcực chủ động quan sát các thao tác, các ứng xử, xử lí tình
huống, nghiệp vụ của cán bộ kế toán xã.
iv
 Tiến hành ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến để nghiên cứu sau
khi quan sát sao cho phù hợp với mục đích, đề tài nghiên cứu.
4.3 Phương pháp phân tích nghiên cứu.
 Tiến hành thu thập thông tin dựa trên việc phân tíchcác tài liệu đã có
sẵn.
 Cách thức thực hiện: Lựa chọn tài liệu nghiên cứu căn cứ vào phạm
vi, đề tài cần nghiên cứu. Xác định độ tin cậy của tài liệu nghiên cứu.
Nghiên cứu có chọn lọc.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán thu ngân sách xã
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ
1.1. Khái quát về ngân sáchxã và kế toán ngân sáchxã.
1.1.1. Khái quát chung về ngân sáchxã
1.1.1.1. Khái niệm ngânsách xã
Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo
lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã được phân công,phân cấp quản lí.
1.1.1.2. Đặcđiểm ngânsách xã
Là một cấp NS, nên NSX mang đặc điểm chung của NS các cấp:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn,
định mức do cơ quan có thẩm quyển quy định.
- Hoạt động của NSX gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp
xã.
Bên cạnh những đặc điểm chung, thì NSX còn có được nhận diện qua
các giác độ sau:
NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, đóng vai trò là một cấp NS,
vì NSX cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi như một cấp
NS thực thụ. Đây là cấp cuối cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn
ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ
thể khác.
NSX đóng vai trò như một đơn vị dự toán. Tại xã có phát sinh các
khoản thu do chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã giữ lại một phần hay
toàn bộ số thu đó để sử dụng; và cũng phải chi trả thanh toán cho đầu vào để
2
đảm bảo các hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế,
xã hội, quốc phòng…
Do vậy, quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã
được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN.
1.1.1.3.Vai trò của NSX
- NSX đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở
sở. Do NSX tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện
các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo
chi phí cho bộ máy nhà nước ở cấp xã.
- NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực hiện
quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa
phương. Thu, chi NS không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng
quỹ tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực hiện
việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn
theo đúng chính sách, chế độ.
1.1.2. Khái quát chế độ kế toán xã.
1.1.2.1.Kháiniệm, đặcđiểm của kếtoán ngân sách xã.
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về
toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của xã, gồm: Hoạt động thu, chi ngân
sách và hoạt động tài chính khác của xã.
Kế toán ngân sách và tài chính xã là kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính
của một cấp ngân sách thấp nhất – ngân sách xã, với kế toán nghiệp vụ của
một đơn vị dự toán đặc thù – hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; và quản lý Nhà nước của UBND, HĐND
và các ban, ngành khác ở cấp xã. Phần kế toán tài chính bao gồm phản ánh
các đốitượng thu, chi, tài sản, thanh toán,…và chênh lệch không chỉ theo
niên độ mà còncó tính liên tục giữa các niên độ. Phần kế toán nghiệp vụ
3
ngoài việc phản ánh các nghiệp vụ thu, chi NSX, còn phản ánh thu, chi kinh
phí theo các tổ chức được phép sử dụng NSNN.
4
1.1.2.2. Yêu cầu của kế toán ngân sách và tài chính xã.
- Phản ánh đầy đủ nhiệm vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,
sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán NSX.
- Phản ánh kịp thời , đúng thời gian quy định các khoản thu, chi ngân sách và
thu, chi hoạt động tài chính khác của xã.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi
ngân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp thông tin cho UBND,
HĐND xã.
- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã.
- Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh
đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt
hoạt động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ
trước.
- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và
có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất
với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.
- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ
công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp,
tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính
khác của xã.
5
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi NSX, các
quy định về tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công
chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, tình hình sử dụng kinh phí của
các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã.
- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và
sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng, cung cấp
thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã
các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa
bàn xã.
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xã
phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp
luật và gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp vào ngân sách nhà nước.
1.1.2.4. Nội dung kế toán ngân sách và tài chính xã.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các
khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ NS và tiền gửi khác của xã tại
KBNN, và tại ngân hàng.
- Kế toán các khoản thu ngân sáchxã: Phản ánh các khoản thu NS xã đã qua
Kho bạc, các khoản thu NSX chưa qua Kho bạc và những khoản thoái thu NS
hoàn trả cho các đốitượng được hưởng.
- Kế toán các khoản chi NSX: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu
tư XDCB theo dự toán NS đã được HĐND xã quyết định vào chi NSX đã qua
Kho bạc, chi NSX chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo
Mục lục NSNN.
6
- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình hình
biến động từng loại quỹ công chuyên dùng.
- Kế toán thanh toán:
+ Phán ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải
thu của các đốitượng.
+ Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưa thanh
toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã.
-Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi của
các hoạt động tài chính khác như: thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá…
-Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB,nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn
kinh phí đã hình thành TSCĐ. Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài
sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua
sắm, XDCB, do nhận bàn giao, do được nhà nước đầu tư,… tình hình biến
động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã.
1.2.Tổ chức công tác kế toán thu ngân sáchxã.
1.2.1. Khái quát thu ngân sáchxã.
1.2.1.1. Khái niệm thu ngân sách xã.
Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được HĐND xã
quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.
1.2.1.2. Nội dung các khoản thu ngân sách xã.
Thu ngân sách xã gồm các khoản sau:
Các khoản thu NSX hưởng 100%
7
Đây là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động
và tập trung quản lý các nguồn thu, và xã được hưởng 100% các khoản thu
này. Khoản thu này giúp xã chủ động về nguồn tài chính và bảo đảm các
nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển. Gồm các khoản thu sau:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NS theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NS nhà nước
theo chế độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công íchvà hoa lợi
công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng
góp huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên
tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa
vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
- Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trực tiếp
cho NSX theo chế độ quy định.
- Thu kết dư NS năm trước.
- Các khoảnthu khác của NSX theo chế độ quyđịnh củapháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp
trên
Cũng dựa trên cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý các nguồn thu,
những khoản thu thuộc về NS cấp trên nhưng phát sinh trên địa bàn xã thì
nguồn thu này được phân chia cho NSX theo tỉ lệ phần trăm để tạo sự phối
hợp quản lý có hiệu quả. Thông thường, những khoản thu lớn và tương đốiổn
định được dành cho NS cấp trên.
Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên
bao gồm:
- Thuế thu nhập.
8
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Trong tình hình hiện nay, Chính phủ khuyến khích các tỉnh nâng cao tỉ
lệ để lại cho NS cấp xã, thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của
chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế ngày càng cao hơn.
Thu bổ sung từ NS cấp trên
Thông thường, mỗi cấp NS phải tự cân đối được thu - chi của mình.
Tuy nhiên, khi cấp NS nào không tự cân đốiđược, NS cấp trên sẽ có nhiệm
vụ bổ sung nguồn thu để cấp NS đó có thể cân đốiđược thu - chi. Trong điều
kiện nước ta hiện nay, hầu hết NS xã đều chưa tự cân đốiđược thu - chi nên
NS cấp trên phải cấp bổ sung.
Thu NS cấp trên bổ sung cho NSX bao gồm 2 khoản:
- Thu bổ sung cân đối: là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và
dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và
các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này
được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định
từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ
xã thực hiện một số mục tiêu cụ thể.
1.2.1.3. Quy trình thu ngân sách xã
-Ban tài chính – kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát,
kiểm tra các nguồn thu NSNN đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.
-Trường hợp đối tượng nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào
NSNN tại KBNN, thì căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ban
9
tài chính – kế toán xã, đốitượng nộp ngân sách lập giấy nộp tiền và trích tài
khoản hoặc mang tiền mặt tới KBNN để nộp trưc tiếp vào NSNN.
-Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp tiền trực tiếp
vào NSNN tại KBNN, thì:
+Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế
thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để nộp vào NSNN. Trường
hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho ban tài chính – kế toán xã thu, thì cơ quan
thuế cấp biên lai thu cho ban tài chính – kế toán xã, ban tài chính – kế toán xã
thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để nộp vào NSNN, đồng thời
quyết toán biên lai thu với cơ quan thuế.
+Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của ban tài chính – kế toán xã,
ban tài chính – kế toán xã thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để
nộp trực tiếp vào NSNN. Ban tài chính – kế toán xã có nhiệm vụ quyết toán
biên lai thu với cơ quan thu.
1.2.2. Công tác kế toán thu ngân sáchxã.
1.2.2.1. Nguyên tắc kế toán thu ngân sách xã.
- Mọi khoản thu ngân sáchxã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảo
luận, quyết định, kiểm tra thực hiện.
- Thu ngân sáchxã phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung vào
NSNN ( có một số khoản thu xã được để lại chi tiêu, định kì phản ánh vào
ngân sách qua KBNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi).
- Tất cả các khoản thu ngân sách phải hạch toán theo mục lục ngân sáchNhà
nước.
- Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thu ngân sách xã gửi lên
phòng tài chính huyện.
- Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu
NSNN áp dụng cho cấp xã như sau:
10
+ Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì
phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua Kho
bạc. Khi nào xuất quỹ tiền mặt vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách đã
qua Kho bạc.
+ Trường hợp những xã ở quá xa Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiền mặt ít,
được cơ quan tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để chi
ngân sách. Định kì kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm
thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc.
- Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm và thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên: Khi nhận được giấy báo có hoặc chứng từ của Kho bạc căn cứ
vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc.
- Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiện
vật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua
Kho bạc. Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi
Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.Trường hợp hiện vật thu được mang
sử dụng ngay không nhập kho, thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân sách
chưa qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc
và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc.
- Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ra
tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc.
Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách
nhà nước tại Kho bạc.
- Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các
quỹ công chuyên dùng của xã như quỹ đền ơn, đáp nghĩa, những khoản thu hộ
cơ quan cấp trên…
- Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách
xã để phục vụ việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách.
11
1.2.2.2.Chứng từkế toán sử dụng
Các chứng từ liên quan đến thu ngân sáchxã:
+Thông báo các khoản thu của xã
+Biên lai thu tiền
+Tổng hợp biên lai thu tiền
+Giấy báo lao động,ngày công lao động đóng góp
+Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách
+Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
+Bảng kê thu ngân sách xã qua KBNN.
1.2.2.3.Tàikhoản kếtoán
-Tài khoản 714” Thu ngân sách đã qua Kho bạc”
Số dư cuốikì Có:Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm.
Số phát sinh Nợ: Số thoái thu ngân sách xã, kết chuyển số thu ngân sách xã đã
qua Kho bạc thuộc năm ngân sách trước đã được phê chuẩn sang TK 914.
Số phát sinh Có: Số thu ngân sáchxã đã qua Kho bạc phát sinh trong năm, thu
kết dư ngân sáchxã năm trước.
Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2: TK 714 “ Thuộc năm trước”, TK 7142 “
Thuộc năm nay”.
-Tài khoản 719 “ Thu ngân sách chưa qua Kho bạc”
Số dư cuốikì Có:Số thu ngân sách bằng tiền mặt chưa làm thủ tục ghi thu
ngân sách tại Kho bạc. Giá trị hiện vật và giá trị ngày công chưa làm thủ tục
ghi thu ngân sách tại Kho bạc.
Số phát sinh Nợ: Thoái trả các khoản thu ngân sách trước khi nộp tiền vào
Kho bạc. Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu đã
qua Kho bạc sau khi có xác định của Kho bạc.
12
Số phát sinh Có: Khoản thu ngân sáchxã còntại quỹ xã. Các khoản thu bằng
hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách.
Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2:
*TK 7191 “ Thuộc năm trước”
*TK 7192 “ Thuộc năm nay”
Cuối ngày 31/12 số dư TK 7192 được chuyển sang TK 7191 để theo dõihạch
toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
1.2.2.4. Phương pháp hạch toán kế toán.
Sơ đồ kế toán tổng quát kế toán thu ngân sách xã
13
Làm thu tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc
Các khoản thu điều tiết được
hưởng
Ngân sách cấp trên cấp bổ sung
TK 914 TK 112
Kết chuyển số
thu để xác định
chênh lệch
hưởng
TK 112
Thu ngân sách bằng tiền mặt nhập
quỹ
TK 311Số phải
thu
khoán
Số đã thu
bằng tiền mặt
TK 336
Thu phí, lệ phí bằng
tiền mặt
Thu hiện vật, ngày công dùng ngay cho
công trình
TK 714 TK 719
TK 819,241
TK 152
Thu bằng hiện vật qua nhập kho
Nộp tiền thuế,phí, lệ phí vào
kho bạc
15
1.2.2.5. Hìnhthức kế toán
Hình thức kế toán: Hình thức kế toán áp dụng cho các xã thực hiện
phương pháp "kế toán kép" là hình thức Nhật ký - Sổ Cái, gồm 2 loại sổ:
- Nhật ký - Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng
để ghi chép, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản
kế toán). Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi
ngân sách; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động
về tiền, vật tư, tài sản, công nợ và các hoạt động tài chính khác.
- Sổ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái
chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các
khoản thu, chi ngân sách theo MLNN, theo nội dung kinh tế và các đối tượng
kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên
sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý và lập báo
cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và hệ thống hóa từng loại
tài sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản lý.
Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống
nhất theo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định.
1.2.2.6. Sổkế toán
Thu ngân sách xã sử dụng Sổ thu ngân sách xã (S04 – X), Sổ tổng hợp thu
ngân sách xã (S06a – X), Sổ theo dõicác khoản đóng góp của dân (S15 –X).
- Sổ thu ngân sách xã ( S04 – X): dùng để theo dõi các khoản thu NSX phát
sinh trong năm ngân sách.
- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã ( S06a – X): dùng để tổng hợp số liệu thu
NSX thành các chỉ tiêu trên các báo cáo tổng hợp thu NSX.
16
- Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân ( S15 – X): dùng để theo dõicác
khoản đóng góp của dân trong năm ngân sách.
Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã hạch toán được thực hiện trên sổ Nhật ký-
Sổ Cái và sổ tổng hợp thu Ngân sách xã theo chỉ tiêu báo cáo.Việc ghi Nhật
ký- Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã định khoản Nợ, Có các
tài khoản cụ thể.
1.2.2.7. Báocáo kế toán sử dụng.
* Báo cáo tài chính tháng gồm:
- Bảng cân đốitài khoản ( B01 – X).
- Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ( B02a – X).
* Báo cáo quyết toán năm gồm:
- Bảng cân đốitài khoản ( B01 – X).
- Bảng cân đốiquyết toán ngân sách xã ( B03 – X).
- Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước (
B03a – X).
- Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ( B03c
– X).
- Thuyết minh báo cáo tài chính ( B04 – X).
1.4.Sựcầnthiết hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng
Tâm
Trong những năm qua, tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm
nâng cao công tác kế toán NSNN nói chung, đặc biệt NSX nhưng việc thực
hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguồn thu của NSX được khai thác tương
đối triệt để nhưng vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ NS cấp trên.
Trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu cầu
đề ra. Cán bộ tài chính xã còn chưa nắm bắt và đánh giá được sự biến động
17
của thị trường ảnh hưởng tới thu chi NS như thế nào, chủ yếu làm việc theo
thói quen và kinh nghiệm có sẵn. Chính quyền cấp xã mặc dù đã tăng cường
tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ
vẫn còntồn tại, trông chờ nhiều vào NS cấp trên.
Công tác thu NS đã được chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thu đủ
các khoản thu phát sinh.
Công tác lập dự toán chưa sát sao với thực tế, cán bộ tài chính chưa dự
đoán được tương đối chính xác các khoản thu.Việc thực hiện hạch toán các
khoản thu còn chưa rõ ràng minh bạch, chưa phản ánh kịp thời, còn tồn tại
nhiều sai sót. Dẫn đến không hiệu quả trong quá trình thực hiện thu NS tại xã.
Xuất phát từ những tồn tại trên công tác đổi mới nhằm hoàn thiện công
tác kế toán thu ngân sách xã là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp NS
hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao. Công tác kế
toán thu NSNN nói chung và NSX nói riêng tuy có những thuận lợi là nhận
được sự quan tâm của các cấp chính quyền và là nguồn thu lớn của xã nhưng
việc hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách xã là vô cùng cần thiết, nhất là
trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NGÂN
SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM
2.1. Khái quát chung về xã Đồng Tâm.
2.1.1. Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Xã Đồng Tâm thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Về đường bộ tiếp
giáp và có các con đường chạy qua 37A, 37B, 217 đang bắt nhịp với hoạt
động kinh tế sôi nổi, là đầu ngõ của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa.
Xã Đồng Tâm về phía Đông tiếp giáp với xã Hà Kì, huyệnTứ Kì , tỉnh Hải
Dương; phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang; phía Nam giáp
18
với thị trấn Ninh Giang; phía Bắc giáp với xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5452 nhân khẩu, tốc độ tăng
dân số trung bình 1.59%. Với 51.6% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có
đến 26% lao động đã qua đào tạo trong đó có 5.1% dân số có trình độ đại học.
Tỉ lệ hộ nghèo của xã ở mức thấp: 0.85%, thu nhập bình quân đầu người: 20
triệu đồng/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.31%, đất xây dựng chiếm 21.5%, cơ cấu
kinh tế của xã dần chuyển dịch sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây
dựng và thương mại - dịch vụ, 2 ngành này chiếm 49.5% và 49.37% trong khi
đó lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1.13%, các hoạt động kinh tế của xã diễn
ra sôi nổi. Tương lai sẽ phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại -
dịch vụ cho thu nhập cao, từ đó có thể cho thấy nguồn thu tiềm năng cho
NSX. 100% đường tại địa phương đã được kiên cố hóa, trên địa bản xã có 01
trường THCS, 01trường tiểu học và 02 trường mầm non, 01 trạm y tế và 5
nhà sinh hoạt văn hóa.
Xã có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
được xếp hạng: đặc biệt là di tíchlịch sử đền tranh, chùa tranh.
Chính vì đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy cho thấy nguồn thu trong
tương lai là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp tăng thu cho NS, đồng thời nhu
cầu chi cho đầu tư cũng không hề nhỏ, nếu chỉ trông chờ vào NS nhà nước
cấp là không thể đủ, vì vậy mà xã cần có biện pháp chủ động hơn trong huy
động nguồn thu cũng như phân cấp nhiệm vụ chi, ưu tiên phân bổ nguồn lực
cho phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và
đảm bảo công bằng xã hội.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của xã Đồng Tâm
19
Xã mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách đồng thời là một
đơn vị dự toán:
*Về kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình HĐND cùng cấp thông
qua để trình UBND huyện phê duyệt.
+ Lập dự toán thu, chi ngân sách, lập quyết toán địa phương để trình HĐND
cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên.
+ Tổ chức thực hiện, phối hợp với các CQNN cấp trên trong việc quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn xã.
+ Quản lý, sử dụng hiệu quả,hợp lý quỹ đất, công trình công cộng, giao
thông…của địa bàn xã.
+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, các
công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp:
+ Tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát
triển.Áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng,
vật nuôi…
+ Tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi, khắc phục hậu quả của thiên tai,
quản lý việc sử dụng nguồn nước.
+ Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác phát triển các ngành nghề truyền thống ở
địa phương và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các ngành nghề.
- Về lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã.
+ Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, ở điểm dân
cư theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao
thông, công trình cơ sở hạ tầng.
20
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao
thông, cầu, cống.
-Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, thể dục, thể thao:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
+ Tổ chức xây dựng,quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo, trường
tiểu học, trung học cơ sở của xã.
+ Xây dựng phong trào văn hoá, thể dục, thể thao,chính sách, chế độ thương
binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ…
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các
gia đình khó khăn…
*Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
+ Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng, toàn dân.
+ Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân theo kế hoạch ,quản lý
quân nhân dự bị.
+ Thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngoài ra , UBND xã còncó nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo thực hiện
chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
21
2.1.2.2. Cơcấu tổ chức của UBND xã Đồng Tâm.
Hình2.1. Cơ cấutổ chức của UBND xã Đồng Tâm.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán của xã theo hình thức tổ chức công tác kế
toán tập chung.Toàn bộ xã chỉ bao gồm 1 ban tài chính- kế toán duy nhất gồm
1 cán bộ tài chính-kế toán xã.
2.1.3.1. Nhiệm vụcủa tàichính– kếtoán xã.
UBND xã Đồng Tâm
Đảng
Đảng
Chính quyền Hệ thống chính trị, các tổ
chức đoàn thể
Bí thư Đảng
uỷ
Hội
đồng
nhân
dân
Uỷ ban
nhân
dân
Uỷ
ban
MTT
Q
Đội
TN
Hội
phụ
nữ
Hội
ND
Hội
cựu
chiến
binh
Chủ tịch
HĐND
Chủ tịch
UBNDPhó bí
thư (
chủ tịch
UBND)
Phó bí
thư (
trưởng
ban tổ
chức)
Phó chủ tịch
HĐND
Phó chủ tịch
UBND
Văn
phòng
thống
kê
Tài
chính-kế
toán xã
Tư
pháp
hộ tịch
Ban
chỉ
huy
quân
sựu
Ban địa
chính-
xây
dựng
Thương
binh xã
hội
22
Kế toánxã là người giúp việc cho UBND xã trong việc:
- Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chi
Ngân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản,
vật tư của xã.
- Kiểm tra tìnhhìnhthu, chingân sáchxã, tìnhhìnhchấphànhcác tiêuchuẩn, định
mức, tìnhhìnhquảnlý, sửdụngcác loạivậttư, tàisản, tiền quỹ, tìnhhìnhsửdụng
kinh phí củacácbộ phậntrựcthuộc...
- Lập các báocáokếtoánvà quyếttoánngânsáchxãđểtrìnhra Hộiđồngnhân
dânxã phêduyệt, phục vụcho việc côngkhaitài chínhtrướcdânvàgửiphòng
Tàichínhhuyệnđểtổnghợp vào NgânsáchNhànước.
2.1.3.2. Yêu cầu đối với tài chính – kế toán xã.
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán NSX;
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chi ngân sách
và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã;
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chínhxác thông tin, số liệu về tình hình thu,
chi ngân sáchvà hoạt động tài chínhcủa xã nhằm cung cấp những thông tin
cho UBND và HĐND xã;
- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã;
- Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh
đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt
hoạt động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ
trước;
23
- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống
và có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất
với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.
2.1.4. Tình hình thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm
Kết cấu nguồn thu của xã Đồng Tâm như sau: đơn vị tính: đồng.
Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo NDKT năm 2015)
STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm QT/DT(%)
Tổng thu ngân sách xã đã
qua Kho Bạc
3.526.200.000 10.557.155.034 299,392
I Các khoản thu 100% 157.000.000 2.237.102.134 1424,91
1 Các khoản thu trên địa bàn xã 127.000.000 954.140.233 751,291
Trong đó có một số khoản thu
sau:
Thu HLCS từ quỹ đất công ích
và đất công
115.000.000 49.053.000 42,6548
Thu hỗ trợ khi nhà nước thu
hồi đất
0 6.263.000
2 Thu khác 30.000.000 1.282.961.901 4276,54
Trong đó:
Thu chuyển nguồn 0 1.075.449.201
Thu khác 30.000.000 207.512.700 691,709
II Các khoản thu phân chia
theo tỉ lệ phần trăm
704.000.000 1.185.307.900 168,368
1 Các khoản thu phân chia 204.000.000 231.907.900 113,68
2 NS tỉnh 500.000.000 953.400.000 190,68
III Thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên
2.665.200.000 7.134.745.000 267,7
1 Thu bổ sung cân đối từ ngân
sách cấp trên
2.640.700.000 2.685.200.000 101,685
2 Thu bổ sung có mục tiêu 24.500.000 4.449.545.000 18161,4
24
Qua bảng tổng thu ngân sách năm 2015 của xã Đồng Tâm cho ta thấy:
so với dự toán các khoản thu ngân sách xã hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch
so với dự toán.Tuy nhiên có khoản thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích
và đất công so với dự toán giảm 57,3452% cụ thể dự toán 115.000.000 đồng,
thực hiện 49.053.000 đồng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm khoản
thu này, một trong số nguyên nhân đó là quỹ đất công ích và đất công đã giảm
về diện tích do nhà nước thu hồi một số diện tích đất công ích, khiến xã
không còn được sử dụng trên những diện tích thu hồi đó làm cho nguồn thu
cũng giảm theo.Chính vì việc nhà nước thu hồi đất nên xã đã có khoản thu từ
hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện tăng 6.263.000 đồng, cụ thể dự toán
0 đồng ,thực hiện 6.263.000 đồng.
Hầu hết thu của xã chủ yếu do thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm
67,5821% cụ thể thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7.134.745.000 đồng, tổng
số thu ngân sách xã 10.557.155.034 đồng. Điều này cho thấy xã chưa tự đảm
bảo được các khoản chi của mình mà còn dựa nhiều vào ngân sách cấp trên.
Khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên thực hiện 4.449.545.000
đồng lớn hơn nhiều so với khoản thu bổ sung cân đốitừ ngân sách cấp
trên.Như vậy xã cũng đang chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, chương
trình đổimới để phát triển xã mình hơn.
Tuy nhiên có một sự khác biệt khá lớn giữa thực hiện và dự toán của
khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên của xã cụ thể thực hiện
là 4.449.545.000 đồng trong khi đó dự toán chỉ có 24.500.000 đồng đây là sự
chênh lệch rất lớn, điều này là không tốt.Qua đây ta thấy được khả năng lập
kế hoạch, dự tính trước,thái độ làm việc cũng như trình độ của cán bộ tài
chính- kế toán xã quá kém.Không thể tính toán một cáchsát sao, có kế hoạch
cụ thể cho các khoản thu tại xã mình.Cùng với thái độ làm việc chưa nghiêm
túc đã không dự toán được khoản thu phát sinh một cáchchính xác. Với việc
25
lập dự toán như vậy đã vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính.Ảnh hưởng lớn
đến việc thực hiện các mục tiêu cấp trên đưa ra vì chưa có sự chuẩn bị trước
về nhân lực, vật lực…
2.2. Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
2.2.1.Nộidung các khoảnthu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
Tại xã các khoản thu bao gồm: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia
theo tỷ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Các đốitượng nộp các khoản thu tại xã đều không nộp trực tiếp tại
KBNN vì Kho bạc huyện Ninh Giang, Kho bạc tỉnh Hải Dương , cơ quan
thuế đều nằm cách xa xã Đồng Tâm. Nên các đốitượng rất khó khăn, không
có điều kiện để đến nộp tiền vào NSNN trực tiếp tại KB, cơ quan thuế. Vì vậy
cơ quan thuế đều uỷ quyền cho Ban tài chính – kế toán xã thực hiện thu.Ban
tài chính – kế toán xã đã tuân thủ đúng theo quy trình thu theo quy định.
Quy trình thu như sau: Khi cá nhân đi nộp tiền thì kế toán xã viết phiếu thu
với đầy đủ các nội dung, chương, loại, khoản. Cá nhân nộp tiền tại thủ quỹ.
Kế toán ghi vào sổ thu, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Trong sổ thu của kế toán được
chia theo chương, loại, khoản, mục, số tiền thu được ghi vào đúng mục của
nó. Kế toán hạch toán vào mục thu chưa qua Kho bạc.Trongngày hoặc sang
hôm sau, kế toán đem số thu trên nộp vào ngân sách và hạch toán vào số thu
đã qua Kho bạc.Cuốitháng kế toán và thủ quỹ sẽ đối chiếu số thu.
* Các khoản thu 100% là các khoản thu rất quan trọng đối với mỗi xã vì đây
là nguồn chi thường xuyên đối với xã bao gồm các khoản thu như sau:
- Các khoản thu phí, lệ phí: phí chứng thực, công chứng khi người dân trong
xã đến xin chứng thực, công chứng các giấy tờ, lệ phí của 3 khu chợ thuộc sự
quản lí của xã…
26
- Thu từ quỹ đất công íchvà đất công: các khoản thu từ hoa lợi công sản mà
xã được hưởng, thu do đấu thấu, khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích…
- Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân: các cá nhân, hộ gia
đình, tổ chức như các công ty, xí nghiệp, đoàn thể… trong và ngoài địa bàn xã
góp tiền, ngày công lao động, hiện vật…để tăng thêm nguồn thu cho ngân
sách xã.
- Thu khác như: thu chuyển nguồn, thu khác.
Trong các khoản thu tại xã được hưởng 100% thì thu khác cũng là một
khoản thu chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định.Thu khác không có trong mục
lục ngân sách nhà nước quy định, nên sẽ được đưa chung vào một mục để báo
cáo cấp trên. Các khoản thu khác đó là thu cho thuê mặt bằng, cho thuê Ki ốt,
thu phí trông giữ xe, thu cho thuê bến đò, thu do cho các hộ dân thuê mạng
internet của xã.. .
* Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ gồm các khoản thu sau:
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: khoản thu thuế từ đất ở, đất dùng để xây
dựng các khu công nghiệp, xí nghiệp, các khu nhà sản xuất, kinh doanh theo
hộ gia đình… Một số khu công nghiệp tại địa bàn xã như: công ty sản xuất
giấy da, bao bì ni lông…
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh: thu từ các cá nhân, hộ kinh
doanh có giấy phép đăng kí kinh doanh trên địa bàn xã. Xã được hưởng 1
phần từ khoản thu này. Tại xã có những hộ gia đình kinh doanh vật liệu xây
dựng, đại lý bán đồ tiêu dùng…
- Lệ phí trước bạ nhà, đất: khi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn đăn kí
quyền sở hữu khu đất của mình trên địa bàn xã thì phải nộp khoản thuế này.
Giúp cho xã có thêm được khoản thu từ loại thuế này.
27
- Thu tiền sử dụng đất: Khi nhà nước giao đất cho các cá nhân, hộ gia đình đất
ở, đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc vừa bán vừa
cho thuê tại địa bàn xã.
Người chịu trách nhiệm thu chính là các độithuế xã hoặc chi cục thuế
thu thông qua Kho bạc. Sau khi Kho bạc thu được các khoản thuế trên thì hệ
thống sẽ tự động phân chia theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định trong cơ
chế ngân sách.Xã được hưởng 70% từ các khoản thu này.
Số thu từ thuế thông qua Kho bạc điều tiết cho xã, kế toán rất khó nắm số liệu
nên không thể hạch toán và ghi sổ ngay khi số thu phát sinh.Vì thế, khi đến
cuối tháng, Kho bạc sẽ gửi cho kế toán xã 1 bảng báo cáo thu được in ra từ
chương trình TABMIS. Đến khi đó kế toán xã mới biết được trong tháng đơn
vị mình được điều tiết bao nhiêu tiền thuế để ghi vào sổ chi tiết thu.
Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đây là khoản thu lớn đốivới
ngân sách xã,chiếm khoảng gần 70% trong tổng thu ngân sách xã gồm có:
- Thu bổ sung cân đốitừ ngân sách cấp trên: xã được ngân sách cấp trên cấp
kinh phí để đảm bảo cân đốithu – chi, nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao.
- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: xã được cấp trên cấp kinh
phí cho thực hiện các chương trình, mục tiêu như nông thôn mới, chương
trình đổimới, đưa công nghệ thông tin vào toàn bộ lĩnh vực giáo dục tại các
trường học trên địa bàn xã...
Điều này cho ta thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi, mà phải dựa
phần lớn vào ngân sách cấp trên.
Ta thấy xã Đồng Tâm đã có đầy đủ 3 khoản thu đó là:
- Các khoản thu xã hưởng 100%.
- Các khoản thu xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm phân chia.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
28
Tuy nhiên số lượng các khoản thu còn khá ít làm cho nguồn thu của xã không
nhiều. Xã chưa giám sát, quản lý, huy động được đầy đủ các khoản thu gây
thất thoát nguồn thu, không tự chủ được các khoản chi của xã.
29
Bảng 2.2 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán
(DT)
Thực
hiện(TH)
TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
DT TH TH/DT
(%)
Tổng thu 6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152
3.526,2 10.557,155 299,392
Các khoản
thu 100%
181 2.613,083 1443,7 192 1.287,356 670 157 2.237,102 1424,91
Các khoản
thu phân
chia theo
tỉ lệ %
3.703,7 3.002,032 81,1 3.092,8
4.058,086 131 704 1.185,308 168,368
Thu bổ
sung từ
ngân sách
cấp trên
2.143,050 3.615,037 168,7 2.428,01 3.340,905 138 2.665,2 7.134,745 267,7
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014, 2015).
30
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các khoản thu được thể hiện qua từng năm :
Năm 2013 thực thu NSX 9.230,153 triệu đồng bằng 153,1% so với dự toán.
Năm 2014 thực thu NSX 8.686,347 triệu đồng bằng 152% so với dự toán.
Năm 2015 số thực thu NSX là 10.557,155 triệu đồng và bằng 299,392% so
với dự toán.
* Các khoản thu NSX hưởng 100% chiếm khoảng 20% trong tổng thu. Bao
gồm các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã như: thu từ phí và lệ phí, thu từ
quỹ đất công ích và đất công, đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân,
thu khác. Khoản thu xã được hưởng 100% thực hiện qua 3 năm 2013, 2014,
2015 đều chênh lệch nhiều so với dự toán lần lượt như sau: 1443,7%, 670%,
1424,91%. Đây là khoản thu hầu như không biến động lớn qua các năm
nhưng cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm rất kém ở khâu lập dự toán cho
các năm. Cách lập, xác định dự toán cònsai, chỉ lập mang tính hình thức
không có thực tế, dựa vào dự toán năm trước để lập chứ không dựa vào tình
hình thu thực tế của xã cụ thể dự toán các khoản thu xã hưởng 100% qua 3
năm 2013, 2014, 2015 như sau: 181 triệu đồng, 192 triệu đồng, 157 triệu đồng
trong khi đó thực hiện lên đến hàng tỷ đồng cụ thể 2.613,083 triệu đồng,
1.287,356 triệu đồng, 2.237,102 triệu đồng. Mặc dù biết được tình hình thu
thực tế qua năm 2013 nhưng khi lập dự toán cho năm 2014, 2015 thì lại
không dựa vào số liệu thực tế của năm trước, những biến đổidiễn ra cụ thể tại
xã. Như vậy khâu lập dự toán như vậy là không đúng so với yêu cầu, nhiệm
vụ của kế toán ngân sách xã trong việc cung cấp, phản ánh chính xác nội
dung, giá trị của nghiệp vụ kinh tế, trong việc lập dự toán theo đúng tình hình
tại địa phương. Nguyên nhân của sai sót này là do cán bộ tài chính – kế toán
tại xã chưa nắm bắt được quy định về nguyên tắc, cáchthức lập dự toán, còn
hạn chế về năng lực nghề nghiệp, thái độ làm việc chưa nghiêm túc. Mặt khác
do sự lơ là, không kiểm soát kĩ của cấp trên trong khi duyệt dự toán của xã.
31
* Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm của xã Đồng Tâm bao gồm:
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh, lệ
phí trước bạ nhà, đất, thu tiền sử dụng đất. Các khoản thu tương đốiổn định
qua 3 năm tuy nhiên có khoản thu tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm
2013, 2014 do khoản thu từ tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013,
2014 cụ thể năm 2013, 2014 thu tiền sử dụng đất lần lượt là 2.828,038 triệu
đồng, 3.803,719 triệu đồng còn năm 2015 là 953,4 triệu đồng.Nguyên nhân
năm 2015 giảm mạnh so với năm 2013, 2014. Do năm 2015 có luật đất đai
mới đã quy định về bổ sung về các trường hợp được miễn, giảm, không phải
nộp tiền sử dụng đất làm cho khoản thu này giảm mạnh so với các năm trước.
Do nắm bắt được sự thay đổi của luật đất đai nên cán bộ tài chính – kế toán xã
đã kịp thời điều chỉnh dự toán năm 2015. Điều này phản ánh việc cán bộ tài
chính – kế toán tại xã Đồng Tâm đã thực hiện khá tốt trong khâu lập dự toán
tuy nhiên vẫn còn chưa sát với thực tế.
Thu bổ sung từ NS cấp trên: đây là khoản thu chiếm từ gần 40% - 70% tổng
thu ngân sáchxã trong 3 năm 2013, 2014, 2015. Thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên bao gồm: thu bổ sung cân đối, thu bổ sung có mục tiêu. Qua 3 năm
thì không có sự biến đổilớn về bổ sung cân đối, hầu như khoản thu bổ sung
cân đốisẽ cao hơn khoản thu bổ sung có mục tiêu. Cho thấy xã chưa chú
trọng vào việc thực hiện các mục tiêu do cấp trên đề ra để phát triển xã ngày
càng vững mạnh hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt đên quá trình phát triển
tại xã.Năm 2015 số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 7.134,745 triệu đồng
chiếm gần 70% trong tổng thu của xã là 10.557,155 triệu đồng trong đó thu
bổ sung có mục tiêu tăng so với năm 2013, 2014 lên tới 4.449,545 triệu đồng,
do xã đang thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn xã nên cần
nguồn kinh phí lớn. Xã đã không tự chủ được các khoản chi, phải dựa phần
lớn vào việc bao cấp từ cấp trên. Cho ta thấy xã vẫn còn yếu chưa vững mạnh,
32
chưa tự chủ được. Thu kết dư, khoản này không có trong dự toán trong 3 năm
vừa qua ,cán bộ lập dự toán chưa có trình độ chuyên môn cao nên khâu lập dự
toán chưa thực hiện được theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán ngân sách
xã. Đây là điểm hạn chế lớn tại xã cần được khắc phục.
Qua bảng số liệu thực tế trên ta thấy số thực hiện qua 3 năm đều vượt
dự toán nhiều lần, chứng tỏ xã đã tích cực quản lý trong công tác thu. Tuy
nhiên số lượng các khoản thu của xã còn ít cho thấy xã vẫn còn chưa nắm bắt,
khai thác triệt để các khoản thu trên địa bàn xã còn gây thất thoát cho ngân
sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói riêng, khiến cho thu không đủ
bù đắp chi, còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách của cấp trên. Việc số thực hiện
đều vượt xa so với dự toán đã bộc lộ khả năng yếu kém trong công tác lập dự
toán. Số liệu dự toán không được xây dựng một cách nghiêm túc, không bám
sát vào khả năng và tình hình thực tế các nguồn thu của xã. Không đáp ứng
được yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã trong việc
thể hiện chính xác nội dung, giá trị kinh tế các khoản thu và khâu lập dự toán
còn quá yếu kém chưa đúng, chưa đủ các khoản thu tại địa bàn xã.
33
Thu bổ sung từ ngân sáchcấp trên
HÌNH 2.2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2013 - 2015
Tỷ đồng
4000
3000
2000
1000
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX năm 2013, 2014, 2015)
Chú giải:
Thu bổ sung cân đối Thu bổ sung có mục tiêu
Khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chủ yếu là thu từ bổ sung cân đối.Tỉ
trọng khoản thu bổ sung cân đối của NSX ổn định qua các năm, năm 2013 là
2.159,05 triệu đồng năm 2014 là 2.478,01 triệu đồng và tăng lên 2.685,2 triệu
đồng vào năm 2015.Số thu này thường được xác định từ năm đầu của thời kì
ổn định NS và được giao ổn định từ 3 – 5 năm. Còn lại là các khoản thu bổ
sung có mục tiêu.
2013 2014 2015 Năm
34
Riêng khoản thu bổ sung có mục tiêu năm 2015 tăng mạnh so với năm 2013,
2014 là do trong năm 2015 xã thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa
bàn xã nên nhận được nguồn cấp của cấp trên cho chương trình mục tiêu cao
hơn nhiều so với các năm trước.
2.2.2. Nguyêntắc kế toán các khoảnthu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
Cán bộ tài chính –kế toán xã đã thực hiện tốt một số nguyên tắc kế toán các
khoản thu ngân sách xã :
- Đa số các khoản thu ngân sách xã tại địa bàn xã đều được lập dự toán và do
HĐND xã thảo luận, quyết định, kiểm tra thực hiện.
- Các khoản thu ngân sách xã đã tuân thủ việc phải phản ánh qua KBNN và
được tổng hợp chung vào NSNN. Đốivới một số khoản thu được để lại xã chi
tiêu thì định kì cán bộ tài chính – kế toán xã đã phản ánh qua Kho bạc qua
hình thức ghi thu – ghi chi thể hiện qua các bảng kê ghi thu – ghi chi đã được
cán bộ kế toán lập theo năm.
- Cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm tốt việc hạch toán các khoản thu theo
MLNSNN áp dụng cho cấp xã cụ thể theo từng chương, loại, khoản, mục, tiểu
mục. Tại xã Đồng Tâm có một số khoản thu được chi tiết theo mà chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục:
+ Thuế môn bài thuộc chương 857, loại 190, khoản 195, mục 1800 được chi
tiết theo các tiểu mục như sau: 1801, 1802, 1803…
+ Lệ phí trước bạ thuộc chương 857, loại 340, khoản 345, mục 2800, tiểu mục
2801.
+ Thu chuyển nguồn ngân sách xã thuộc chương 860, loại 340, khoản 345,
mục 0900, tiểu mục 0902.
35
- Hàng tháng UBND xã đã thực hiện việc lập báo cáo tình hình thực hiện thu
NSX gửi lên phòng tài chính – kế hoạch huyện theo đúng nguyên tắc kế toán
các khoản thu NSX.
- Hầu hết các khoản thu ngân sáchxã trong ngày khi chưa kịp nộp vào kho
bạc thì cán bộ tài chính – kế toán xã đã tuân thủ việc nhập vào quỹ tiền mặt
của xã và hạch toán tăng thu NS chưa qua kho bạc. Khi xuất quỹ nộp tiền vào
KB thì hạch toán thu ngân sách đã qua KB.
- Cán bộ tài chính – kế toán xã đã tuân thủ đúng nguyên tắc không hạch toán
vào thu NSX những khoản thu theo quy định của nhà nước.
Tuy nhiên vẫn cònnhiều nguyên tắc không được chấp hành đúng như sau:
- Xã Đồng Tâm đã không tuân thủ nguyên tắc mọi khoản thu ngân sách xã
đểu phải được dự toán và do HĐND xã thảo luận, quyết định, kiểm tra thực
hiện. Vì vẫn còn một số khoản thu không được lập dự toán như:
+ Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
+Thu khác
+ Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp
+ Đóng góp của nhân dân theo quy định
+ Các loại thu thuế mà xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm phân chia như:
thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, thuế
tài nguyên…
- Tuy đã được phản ánh vào các bảng kê ghi thu – ghi chi nhưng lại lập theo
năm mà không lập định kì theo tháng, theo quý. Chính điều này đã không đáp
36
ứng được việc cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng thông tin tại xã
Đồng Tâm.
- Thời gian nộp báo cáo lên phòng tài chính – kế hoạch huyện còn không kịp
thời, chậm chễ không đúng theo thời gian quy định.
- Vẫn cònmột số khoản thu với số tiền không quá lớn khi chưa kịp nộp vào
KB thì cán bộ tài chính – kế toán tại xã đã không làm theo đúng nguyên tắc,
không nhập quỹ tiền mặt, ghi tăng thu chưa qua KB mà chỉ giữ tiền rồi đến
khi mang nộp kho bạc hạch toán trực tiếp vào thu NS đã qua Kho bạc. Việc
làm như vậy là không đúng theo nguyên tắc, không phản ánh đúng bản chất
của nghiệp vụ, không đáp ứng được yêu cầu ,nhiệm vụ của kế toán xã.
- Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện không đúng theo nguyên tắc đối
với các khoản thu theo tỉ lệ phần trăm khi nhận được giấy báo có của Kho bạc
thì hạch toán vào thu ngân sách đã qua KB. Mà khi nhận được giấy báo cáo từ
kho bạc gửi đến thì không hạch toán ngay vào khoản thu ngân sách xã đã qua
KB. Việc hạch toán còn thực hiện chậm chễ, dồn tất cả các giấy báo có đến
khi có nhiều giấy báo có của KB rồi hạch toán vào thu ngân sách xã đã qua
KB. Việc thực hiện như vậy đã làm sai lệch về mặt thời gian, sai nguyên tắc,
không đảm bảo được tính kịp thời trong việc cung cấp thông tin.
- Đối với các khoản thu bằng hiện vật cũng thực hiện không tốt trong việc quy
đổi ra giá trị của hiện vật để nhập kho. Giá trị còn không đúng, không đủ theo
các loại giá như giá thị trường, giá gốc…Côngtác hạch toán nhập kho, xuất
kho hiện vật còn thực hiện không đúng thời gian, không đúng phương pháp
nhập xuất kho theo quy định.Trường hợp một số hiện vật thu mang ra sử dụng
ngay như các công cụ lao động được nhân dân đóng góp đã không tuân thủ
nguyên tắc hạch toán mà có thể không ghi nhận hoặc có hạch toán, ghi nhận
cũng không đúng quy trình, giá trị, thời gian phát sinh nghiệp vụ.
37
-Đối với các khoản thu là ngày công lao động của nhân dân đóng góp đã
không thực hiện chấm công đúng, đủ, còntồn tại nhiều sai sótvề việc hạch
toán chi tiết theo các đối tượng như từng người lao động, theo tay nghề của
người lao động.Từđó tính toán sai về mặt giá trị khoản thu.Các khoản thu
nhỏ bằng ngày công lao động cán bộ tài chính – kế toán xã đã không tuân thủ
đúng theo nguyên tắc hạch toán vào thu NSX và chi NSX chưa qua KB. Sau
đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN tại KB.
Cán bộ tài chính – kế toán xã đã không hạch toán vào thu ngân sáchxã, không
công khai, gây thiếu hụt nguồn thu của xã.
2.2.3. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng.
2.2.3.1.Cácloại chứng từ xã sử dụng:
- Thông báo các khoản thu của xã: UBND xã Đồng Tâm lập thông báo các
khoản thu của từng hộ và thông báo cho từng hộ biết các khoản phải nộp cho
xã trong năm 2013, 2014, 2015. Các hộ trong địa bàn xã làm căn cứ để thực
hiện nộp vào các khoản thu của xã.
- Biên lai thu tiền: dùng làm xác nhận giữa xã và các cá nhân, hộ gia đình, tổ
chức nộp tiền vào xã. Cán bộ tài chính – kế toán xã căn cứ vào biên lai thu
tiền để lệp phiếu thu, nộp tiền vào quỹ hoặc nộp tiền thẳng vào Kho bạc.
- Phiếu thu: khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt thì xã sẽ sử
dụng phiếu thu để ký nhận có sự thanh toán tiền mặt giữa xã và bên liên quan
cụ thể như: khi xã đi rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt của xã xã sử dụng
phiếu thu, khi cá nhân hoặc tổ chức trong xã đến nộp tiền thuế hoặc các khoản
đóng góp của nhân dân bằng tiền mặt xã cũng phải sử dụng phiếu thu.
- Giấy báo có: là giấy báo của Kho bạc hoặc ngân hàng cho chủ tài khoản xã
có thêm một khoản tiền vào trong tài khoản của chủ tài khoản như ngân sách
cấp trên cấp cho xã…
38
- Bảng kê ghi thu, ghi chi: Khi xã có những khoản thu được để lại chi tiêu, xã
có những khoản thu bằng hiện vất, bằng ngày công lao động thì xã làm chứng
từ để Kho bạc ghi thu, ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc.
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: là chứng từ để xã nộp các khoản thu
NS tại xã vào tài khoản NSX tại KBNN. Khi giấy nộp tiền vào ngân sáchsau
khi được KBNN xác nhận là căn cứ hạch toán tăng tiền NSX tại Kho bạc và
hạch toán thu ngân sách xã đã qua Kho bạc.
Qua đây ta thấy xã đã có hệ thống chứng từ của riêng xã tuy nhiên vẫn còn
thiếu một số chứng từ như các bảng tổng hợp biên lai thu tiền, giấy báo lao
đông ngày công đóng góp, các bảng kê thu ngân sáchxã qua Kho bạc… Hệ
thống chứng từ của xã còn chưa hoàn chỉnh, đầy đủ chưa đảm bảo được yêu
cầu quản lý, hạch toán, phản ánh một cách đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Thiếu căn cứ để kiểm tra, đốichiếu, hạch toán các khoản thu tại xã.
2.2.3.2. Công táclập chứng từ
- Hầu hết các chứng từ kế toán tại xã đã được cán bộ tài chính – kế toán xã lập
theo đúng quy định của luật kế toán về công tác lập chứng từ:
+ Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến thu NSX đều được thể
hiện trên các chứng từ kế toán, sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp
với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xã. Chứng từ kế toán chỉ được lập
một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tại xã.
+Các chứng từ được ghi khá đầy đủ các yếu tố trong chứng từ. Chứng từ của
xã được lập thủ công hoặc lập bằng máy. Các quy định về cách viết cũng
được thực hiện theo đúng quy định trên hầu hất các chứng từ.Khi cần lập
nhiều liên chứng từ thì cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm đúng quy định các
liên chứng từ phải giống nhau.
-Ngoài những điểm tốt trong việc tuân thủ quy định về công tác lập chứng từ
thì cán bộ tài chính – kế toán xã còn tồn tại những sai sót như sau:
39
+Chứng từ chưa được lập một một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung
kinh tế liên quan đến khoản thu của xã phát sinh. Còn nhiều khoản thu nhỏ lẻ
như các khoản thu phí, lệ phí đã không được phản ánh trên chứng từ , một vài
nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được phản ánh kịp thời theo thời gian phát
sinh. Một số nội dung về khoản thu của xã đã bị ghi nhận sai, viết tắt trên
chứng từ nhưng cán bộ xã đã không sửa chữa sai sót.
+Sai sót về việc viết sai ngày tháng, số hiệu, sai chính tả ở mục số tiền viết
bằng chữ.
Những sai sótnày đã ảnh hưởng lớn đến việc kiểm tra, kiểm soát, theo dõi,
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản thu của xã phát sinh
trong kỳ. Cán bộ tài chính – kế toán xã còn chưa nghiêm túc, không nhận thức
rõ tầm quan trọng trong việc tuân thủ những quy định về lập chứng từ, không
đủ trình độ chuyên môn để xử lý những chứng từ có sai sótgây ảnh hưởng
không tốt đến công tác kế toán tại xã Đồng Tâm.
2.2.3.3. Kýchứng từ kế toán.
Xã tuân thủ đúng theo các quy định về ký chứng từ kế toán tại xã. Có đầy đủ
chữ ký của những người có trách nhiệm theo quy định của mỗi chứng từ như
chủ tịch UBND xã, kế toán xã, thủ quỹ…Các quy định về cách ký trên chứng
từ cũng được xã chấp hành tốt.
2.2.3.4. Công táckiểm tra chứng từ kế toán
- Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện tốt trình tự kiểm tra chứng từ của
hầu hết các chứng từ do xã lập và những chứng từ từ bên ngoài chuyển đến
như các giấy báo có của ngân hàng, kho bạc…trước khi ghi sổ kế toán bao
gồm những lưu ý như:
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, nội dung ghi trên
chứng từ.
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ.
40
Khi phát hiện được những sai sót trên chứng từ liên quan đến vi phạm về
chính sách, chế độ, các quy định thì cán bộ tài chính - kế toán xã từ chối thực
hiện theo yêu cầu của bên cấp chứng từ và báo cho chủ tịch UBND xã xử lý.
Đối với chứng từ do kế toán xã lập mà sai sót thì phải làm thủ tục điều chỉnh,
sửa chữa sai sót.
Bên cạnh đó thì công tác kiểm tra chứng từ của cán bộ tài chính – kế toán xã
còn có những sai sót như kiểm tra không kĩ lưỡng một số chứng từ nên không
phát hiện được những sai sót như chưa đầy đủ nội dung các mục, sai lỗi chính
tả… hoặc phát hiện ra sai sótnhưng không biết cáchchỉnh sửa dẫn tới việc
thực hiện theo chứng từ còn không đúng, việc hạch toán vào sổ kế toán không
có căn cứ chính xác.
2.2.3.5. Trìnhtự luân chuyển chứng từ.
Tại xã đã thực hiện việc luân chuyển chứng từ qua các bước sau:
-Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán: cán bộ tài chính – kế toán xã thực hiện việc
lập chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản thu
tại xã phát sinh, tiếp nhận những chứng từ từ bên ngoài gửi đến xã.
+ Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển chứng từ
thu cho ban tài chính – kế toán xã.
+ Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KB huyện Ninh
Giang nơi xã mở tài khoản lập bảng kê các khoản thu NS có phân chia cho xã
gửi ban tài chính – kế toán xã.
- Kiểm tra và ký chứng từ kế toán: kiểm tra về tính đúng đắn về nội dung,
hình thức, mẫu biểu của chứng từ do xã lập hay tiếp nhận từ bên ngoài sau đó
thực hiện ký duyệt chứng từ.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán: kế toán
thực hiện phân loại , sắp xếp các chứng từ có cùng nội dung kinh tế được sắp
41
xếp theo thứ tự ngày tháng để thuận tiện cho việc định khoản và là căn cứ để
vào sổ kế toán: sổ tổng hợp và sổ chi tiết các khoản thu trên địa bàn xã.
- Sắp xếp bảo quản chứng từ kế toán: chứng từ kế toán sau khi được sử dụng
thì lại được phân loại, sắp xếp để lưu lại tại bộ phận kế toán xã. Các chứng từ
chưa được sử dụng thì được bảo quản để không bị rách nát, hư hỏng theo
đúng quy định.
Tuy nhiên không phải khi nào kế toán xã cũng thực hiện được đầy đủ các
bước của trình tự luân chuyển chứng từ và không phải bước nào cũng thực
hiện tốt như khâu lập chứng từ còn tồn tại nhiều sai sót, kiểm tra không kĩ
lưỡng, phân loại, sắp xếp, lưu trữ không đầy đủ các loại chứng từ, không đúng
theo quy định .
42
Bảng 2.3. Mẫu phiếu thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm
Đơn vị: UBND xã Đồng Tâm Mẫu số:C30-BB
Số : PRT00003
PHIẾU THU
Ngày 27 tháng 02 năm 2013
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Phúc
Địa chỉ: UBND xã Đồng Tâm
Lý do nộp: Rút tiền gửi về nhập quỹ chi thường xuyên
Số tiền: 86.387.000 đồng
Bằng chữ: Tám mươi sáu triệu ba trăm tám mươi bảy nghìn đồng chẵn.
Kèm theo 2 chứng từ gốc
Phụ trách kế toán Ngườilập phiếu
Ký tên Ký tên
Đã nhận đủ số tiền: viết bằng chữ: Tám mươi sáu triệu ba trăm tám mươi bảy
nghìn đồng chẵn.
Ngày 27 tháng 02 năm 2013
Thủ quỹ
Ký tên
Sau khi có phiếu thu, kế toán căn cứ vào số tiền viết bằng chữ và dấu (đã
thanh toán). Trên phiếu thu kèm theo chứng từ gốc để ghi vào sổ quỹ tiền
mặt. Kế toán cập nhật xong chuyển phiếu thu kèm theo chứng từ gốc giao
43
dịch với Kho bạc để ghi vào sổ theo dõinguồn kinh phí, sổ theo dõihạn mức
kinh phí. Sau đó căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phản ánh vào nhật ký – sổ
cái.
2.2.4. Cáctàikhoản sử dụng, phương pháp hạch toán kế toán các
khoản thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm.
* Hệ thống tài khoản kế toán các khoản thu mà xã sử dụng :
- TK 111: Tiền mặt.
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc:
+ TK 1121:Tiền gửi ngân sách tại Kho bạc.
+ TK 1122: Tiền gửi ngân hàng
+ TK 1128: Tiền gửi khác
- TK 152 : Vật liệu
- TK 211: Tài sản cố định :
+ TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc.
+ TK 2112: Máy móc, thiết bị
+ TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
- TK 214: Hao mòn tài sản cố định
- TK 311: Các khoản phải thu
- TK 3361: Các khoản thu hộ
- TK 466: Nguồn hình thành TSCĐ
- TK 714: Thu NSX đã qua Kho bạc:
+ TK 7141: Thuộc năm trước
+ TK 7142: Thuộc năm nay
44
- TK 719: Thu NSX chưa qua Kho bạc:
+ TK 7191: Thuộc năm trước
+ TK 7192: Thuộc năm nay.
Xã đã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán các khoản thu của xã tại QĐ 94/
2005-BTC để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để phản ánh nghiệp vụ các
khoản thu phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xã.
Xã đã tuân thủ tốt trong việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của xã đã
bao gồm tất cả các tài khoản theo quy định và được chi tiết cụ thể qua các tài
khoản cấp 2: chi tiết cho từng loại tài sản cố định và chi tiết theo niên độ cho
khoản thu NSX chưa qua KB và đã qua KB để thuận tiện cho việc hạch toán
kế toán các khoản thu của xã được phản ánh đúng, chi tiết, cụ thể qua hệ
thống tài khoản kế toán đầy đủ, chi tiết.
Tuy nhiên để phát triển nền kinh tế của xã thì cần phải chú trọng vào ngành
nào: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì xã cần biết nguồn
thu từ lĩnh vực nào chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách xã. Như vậy hệ
thống tài khoản kế toán chưa phản ánh chi tiết được nguồn thu đối với từng
ngành kinh tế tại xã. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý và phát
triển NSX.
*Phương pháp hạch toán kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.
Cán bộ tài chính –kế toán xã hạch toán các nghiệp vụ thu ngân sách xã chủ
yếu của xã như sau:
- Những khoản thu bằng biên lai tài chính (Những khoản thu không phải thu
từ thuế, phí, lệ phí):
+ Thu ngân sách nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
45
Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho Bạc (7192 – Thuộc năm nay)
+Khi xuất quỹ tiền mặt nộp vào tài khoản ngân sách xã tại Kho bạc:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (TK 1121 – Tiền ngân sách tại
Kho bạc)
Có TK 111 – Tiền mặt
+ Căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, phản
ánh số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
+ Đối với những khoản thu bằng tiền mặt nộp thẳng vào Kho Bạc:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho
Bạc)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
-Thu bằng biên lai thuế (Những khoản thu thuế, phí, lệ phí theo sự uỷ quyền
của cơ quan thuế)
+ Khi thu được bằng tiền mặt nhưng chưa kịp nộp vào Kho bạc thì cán bộ tài
chính – kế toán xã sẽ thực hiện nộp vào quỹ tiền mặt của xã:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
+Khi thanh toán tiền thu thuế, phí, lệ phí với cơ quan thuế :
Nợ TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ
Có TK 111 – Tiền mặt
+Ghi thu ngân sách số phí, lệ phí xã hưởng 100%
46
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho
bạc)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách và thu bổ sung từ
cấp trên:
- Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu ngân sách trên địa bàn
phân chia theo tỷ lệ điều tiết:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân sách, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho
bạc)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
-Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu bổ sung từ ngân sách cấp
trên:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho
bạc
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
*Khi thu ngân sáchxã bằng hiện vật thực hiện nhập kho:
Nợ TK 152 – Vật liệu
Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay)
*Trường hợp nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động, ghi thu, ghi chi
ngân sách xã chưa qua Kho bạc giá trị ngày công lao động:
Nợ TK 819 – Ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 – Thuộc năm nay)
Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc ( 7192 – Thuộc năm nay)
*Quyết toán thu ngân sách:
47
-Kết chuyển số quyết toán thu ngân sách năm trước được HĐND xã phê duyệt
kế toán xã hạch toán như sau:
Nợ TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7141- Thuộc năm trước)
Có TK 914 – Chênh lệch thu, chi ngân sáchxã
-Xác định số kết dư ngân sách năm trước để kết chuyển vào tài khoản thu
ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc năm ngân sáchnăm nay:
Nợ TK 914 – Chênh lệch thu, chi ngân sách xã
Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay)
-Chuyển thành thu ngân sách năm nay đã qua Kho bạc:
Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay)
Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay)
Qua đây ta thấy cán bộ tài chính – kế toán xã đã hạch toán các khoản thu ngân
sách xã theo đúng phương pháp kế toán được quy định. Hầu hết các nghiệp vụ
kế toán đều được hạch toán đúng thông qua hệ thống tài khoản kế toán.
Nhưng với những khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết của
cấp trên không được hạch toán chi tiết tỷ lệ phần trăm được điều tiết. Không
phản ánh được tỷ lệ phần trăm được hưởng các khoản thu. Kế toán xã vẫn còn
yếu kém trong việc hạch toán các khoản thu cần thực hiện ghi thu, ghi chi khi
xuất hiện vật thu được ra thực hiện xây dựng cơ bản và trường hợp thoái thu
ngân sách cũng không hạch toán rõ ràng và đúng bản chất. Đối với nghiệp vụ
kinh tế phức tạp còn không biết cách hạch toán, không đảm bảo yêu cầu,
nhiệm vụ của kế toán và tài chính xã.
48
2.2.5. Hình thức kế toán và sổ kế toán đang được sử dụng tại xã Đồng
Tâm.
Hình Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
Chứng từ kế toán
Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ-SỔ CÁI Bảng
tổng
hợp
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
49
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu cuối tháng
Đểthuận tiện cho việc hạchtoán, theo dõicôngviệc kếtoántại xã. Hiện tại xã
ĐồngTâmđãsửdụngphầnmềm kế toán xã MISABAMBOO NET 2015.
Giao diện củaphần mềmkế toánxãMISA BAMBOO NET 2015 xã ĐồngTâm
sửdụng
Phần mềm giúp đơn vị xã thực hiện các nghiệp vụ : Dự toán ngân sách, tiền
mặt, tiền gửi, vật tư, tài sản cố định,… Phần mềm kế toán giúp cho công việc
của kế toán trở nên đơn giản,dễ dàng, triển khai nhanh, chuyên nghiệp , chính
xác, dễ quản lý hơn đốivới việc làm kế toán thủ công, cập nhật được những
quy định, thông tư… mới.Qua đây ta thấy công tác kế toán của xã có phần
tiến bộ hơn so với những năm trước.
50
* Các loại sổ kế toán được sử dụng tại xã Đồng Tâm
- Sổ thu ngân sách xã (S04 – X) dùng để theo dõi các khoản thu ngân sách xã
phát sinh trong sinh trong năm ngân sách từ ngày 01/ 01 đến khi quyết toán
thu ngân sáchnăm trước được HĐND xã phê duyệt. Sổ này được mở để ghi
chép các khoản thu NSX đã qua Kho bạc và chưa qua Kho bạc phát sinh theo
mục thu.
- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a – X): số liệu trên sổ tổng hợp này được
lấy từ số liệu của sổ thu ngân sách xã. Sổ tổng hợp thu ngân sáchxã là căn cứ
để lên báo cáo tổng hợp thu ngân sáchxã theo nội dung kinh tế và báo cáo
quyết toán thu NSX theo MLNSNN.
+ Về công tác mở sổ: Các loại sổ đều được mở vào đầu kỳ kế toán năm theo
đúng quy định.
+ Về cách ghi sổ kế toán: Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện tốt việc
ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Kế toán đã ghi chép từng
khoản thu theo nội dung thu, hình thức thu (tiền mặt, hiện vật, ngày công lao
động) và theo kỳ kế toán. Khi nhận được chứng từ thì kế toán đã phân loại
chứng từ xem khoản thu này thuộc thu ngân sách hay thu hộ… và thuộc
chương, loại, khoản, mục, tiểu mục để vào sổ kế toán đúng. Hầu như các số
liệu, thông tin trên sổ đều chính xác, trung thực. Số liệu ghi trên sổ đã được
ghi kế tiếp theo các năm ngân sách.Các quy định về cách ghi sổ, hình thức ghi
sổ đều được kế toán xã chấp hành đúng có tác động tốt đến việc quản lý, cung
cấp thông tin.
+ Về việc khoá sổ: các sổ kế toán đều được khoá sổ theo đúng quy định. Việc
khoá sổ được thực hiện vào cuốikỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
của xã . Khi khoá sổ cán bộ tài chính – kế toán xã đã tiến hành tốt việc cộng
số phát sinh bên nợ, bên có, số dư cuối kỳ kế toán xem tổng số phát sinh nợ
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃILuong Nguyen
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội Anluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 

What's hot (20)

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - nghiên cứu trê...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn, ...
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ AnQuản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
Quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Yên Thành, Nghệ An
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU khóa luận kế toán tại ủy ban nhân dân, HAY, 9 DIỂM
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội AnHoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên ñịa bàn Thành phố Hội An
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tưĐề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
Đề tài: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Đầu tư
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 

Similar to Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình
Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trìnhĐề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình
Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trìnhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxQucBoTrn11
 
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-coxanh88
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình
Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trìnhĐề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình
Đề tài kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình
 
KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NAM ĐỊNH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NAM ĐỊNH  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NAM ĐỊNH  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY NAM ĐỊNH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
 
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ ph...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doan...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doan...Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doan...
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doan...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
 
Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Tại Trƣờng Đại Học Y Hà Nội.doc
Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Tại Trƣờng Đại Học Y Hà Nội.docKế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Tại Trƣờng Đại Học Y Hà Nội.doc
Kế Toán Thu, Chi Và Kết Quả Hoạt Động Tại Trƣờng Đại Học Y Hà Nội.doc
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty ĐệmĐề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. i BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH --------------------- Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN Lớp : CQ 50/23.01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM Chuyên ngành: Kế toán công Mã số : 23 NGƯỜI HƯỚNG HẪN: THS PHẠM THU HUYỀN HÀ NỘI - 2016
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sv:Nguyễn Thị Huyền
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU.................................................................................................................................i CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ ...............1 1.1. Khái quát về thu, chi ngân sách xã..............................................................................1 1.1.1. Khái quát chung về ngân sách xã.........................................................................1 1.1.1.1. Khái niệmngân sách xã.......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Đặc điểmngân sách xã ........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.3 .Vai trò của NSX.................................................................................................2 1.1.2. Khái quát chung về thu ngân sách xã...................................................................2 1.1.3. Khái quát chung về chi ngân sách.......................Error! Bookmark not defined. 1.2.Công tác kế toán về thu ngân sách xã .........................Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của thu ngân sách xã. .......Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Nguyên tắc kế toán thu........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Nội dung kế toán thu ngân sách xã .....................Error! Bookmark not defined. 1.2.4.Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng ...........................................................11 1.2.4.1. Chứng từ kế toán.................................................Error! Bookmark not defined. 1.2.4.2.Tàikhoản kế toán............................................................................................. 11 1.2.4.3. Sổ kế toán ...........................................................Error! Bookmark not defined. 1.2.4.4 Báo cáo sử dụng..................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Công tác kế toán về chi ngân sách xã.........................Error! Bookmark not defined. 1.3.1.Khái niệm, nguyên tắc của chi ngân sách xã. ......Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Nội dung chi ngân sách xã ..................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán sử dụng ............Error! Bookmark not defined.
  • 4. iv 1.3.3.1. Chứng từ kế toán.................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3.2 .Tài khoản kế toán sử dụng....................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3.3 .Sổ kế toán sử dụng...............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3.4 .Báo cáo kế toán sử dụng ......................................Error! Bookmark not defined. 1.4.Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ......16 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM..........................................................................................................17 2.1. Khái quát chung về xã Đồng Tâm ............................................................................17 2.1.1. Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội....................................17 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ............................................................18 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán......................................................................21 2.1.4. Tình hình thu tại xã .............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Tình hình chi tại xã .............................................Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .........................25 2.2.1.Nội dung các kế toán thu ngân sách xã ...............................................................25 2.2.2. Định khoản các nghiệp vụ thu ngân sách chủ yếu............Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo sử dụng ............Error! Bookmark not defined. 2.2.3.1 Các loại chứng từ được sử dụng............................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.2 Các tàikhoản sử dụng ...................................................................................... 43 2.2.3.3.Các loại sổ sử dụng ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.4. Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái............................................................ 48 2.2.3.5. Các loại báo cáo sử dụng................................................................................. 53 2.3.Thực trạng công tác kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .....Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Nội dung kế toán chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm .......Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Định khoản các nghiệp vụ chi ngân sách............Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Chứng từ,tài khoản,sổ,báo cáo sử dụng ..............Error! Bookmark not defined. 2.3.3.1. Các loại chứng từ được sử dụng...........................Error! Bookmark not defined. 2.3.3.2. Các tài khoản kế toán sử dụng..............................Error! Bookmark not defined. 2.3.3.3. Các loại sổ kế toán ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.3.3.4. Các loại báo cáo sử dụng.....................................Error! Bookmark not defined. 2.4.Đánh giá chung về công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.............56 2.4.1.Những kết quả đạt được......................................................................................56
  • 5. v 2.4.2. Những tồn tại,hạn chế ........................................................................................58 2.4.2.1.Hạn chế về quy định của nhà nước,của xã.......................................................... 58 2.4.2.2.Hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán....................................................... 60 2.4.3.Nguyên nhân.......................................................................................................62 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 62 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................... 62 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM .................................................................................................................63 3.1.Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ..................................................................................................................................63 3.1.1.Định hướng hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng .......63 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ...64 3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ........66 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện về quy định của Nhà nước ................................................66 3.2.2.Giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán thu ,chi ngân sách xã tại xã Đồng Tâm ......................................................................................................................................66 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp ....................................................................................69 3.3.1.Về phía Nhà nước ...............................................................................................69 3.3.2.Về phía xã Đồng Tâm.........................................................................................70 KẾT LUẬN..........................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................72
  • 6. vi BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CQNN : Cơ quan nhà nước DT : Dự toán GTGC : Ghi thu ghi chi HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc nhà nước KDC : Khu dân cư NS : Ngân sách NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSX : Ngân sách xã TC – KH : Tài chính – kế hoạch TH : Thực hiện TSCĐ : Tài sản cố định
  • 7. vii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng thu ngân sáchxã năm 2015 19 2.2 Tổng chi ngân sáchxã năm 2015 20 2.3 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 23 2.4 Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2014 30 2.5 Các khoản chi ngân sách xã giai đoạn năm 2013-2015 32 2.6 Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2014 34 2.7 Mẫu sổ tiền gửi kho bạc tháng1/2014 39 2.8 Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2013 40
  • 9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Thu bổ sung NS cấp trên giai đoạn 2012-2014 25
  • 10. x
  • 11. i MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Theo tình hình thực tế gần đây tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã xảy ra tình trạng mất ổn định, cân đối về ngân sách xã. Chính vì điều này đã làm cho người dân thiếu niềm tin vào chính quyền xã. Nguyên nhân do đâu mà xảy ra tình trạng này? Có rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó chính là do tình hình vi phạm các quy định về tài chính kế toán ở một số xã, phường. Làm cho việc phản ánh, quản lí thiếu chặt chẽ, không kịp thời. Điều này dẫn đến các khoản thu chi còn chậm trễ, thiếu minh bạch tại ngân sách địa phương. Các xã không kịp thời làm theo các quyết định của Hội đồng nhân dân và chậm trễ trong việc báo cáo, quyết toán với phòng Tài chính . Từ tình hình trên trong những năm qua xã Đồng Tâm đã cố gắng đưa ra các biện pháp đề hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách xã được tốt hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc biệt đáp ứng những yêu cầu của kiểm toán Nhà nước tại xã, cũng như việc quyết toán nhằm góp phần hiện đại, hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính quốc gia, ổn định ngân sách nhà nước.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan đã làm cho việc kiểm tra, kiểm soát quy trình lập, chấp hành, quyết toán của kế toán ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn. Làm cho hiệu quả trong việc quản lí Ngân sách Nhà nước tại xã Đồng Tâm còn thấp.Vì vậy việc tăng cường, bồi dưỡng kiểm tra, kiểm soát, hoàn thiện công tác kế toán tại xã là hết sức cấp bách và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế tài chính địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
  • 12. ii Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn  Thông qua việc nghiên cứu đề tài đã tạo cơ hội cho tôi được nghiên cứu, củng cố lại những kiến thức đã được Thầy cô trang bị tại Học viện. Giúp cho tôi có thêm thời gian tìm hiểu thêm, kĩ hơn về kiến thức trong các tài liệu của Học viện như hệ thống sách giáo trình của Học viện nói chung và của chuyên ngành Kế toán công nói riêng.Vì mục đích nghiên cứu đề tài một cách kĩ lưỡng tôi đã kết hợp đọc và nghiên cứu một số tài liệu đặc biệt là sách giáo trình liên quan đến xã.  Đồng thời giúp cho tôi có những liên hệ, kiểm chứng giữa kiến thức mình đã được trang bị tại Học viện với tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Để thấy được điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa thực tế áp dụng và lí thuyết.  Giúp rèn luyện kĩ năng chấp hành kỉ luật lao động , quy định tại đơn vị thực tập. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, làm việc có tổ chức, trách nhiệm với công việc được giao.  Trang bị thêm một số kĩ năng mềm rất cần thiết: kĩ năng biết lắng nghe theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cán bộ trong đơn vị, giao tiếp hoà đồng với mọi người, kĩ năng xử lí tình huống, thu thập thông tin.Giúp cho tôi có môi trường để trải nghiệm, phát huy tinh thần học hỏi, chủ động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến học tập, làm việc thực tế.
  • 13. iii  Qua quá trình thực tập giúp cho tôi hiểu biết thêm về quê hương nơi tôi thực tập về văn hoá cũng như đời sống lao động, sản xuất.Từ đó có những kiến nghị, biện pháp đổi mới giúp quê hương giàu mạnh hơn .  Rèn luyện kĩ năng làm việc thực tế thông qua các công việc được giao tại nơi thực tập.Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác kế toán ngân sách để đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ngân sáchxã Đồng Tâm góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lí Ngân sách nhà nước trong giai đoạn mới. 3.Đốitượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề về kế toán ngân sáchnhà nước, liên quan đến thu ngân sáchxã tại Đồng Tâm, giai đoạn với chủ thể là kế toán thu ngân sách xã tại Đồng Tâm. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên 3 phương pháp chủ yếu: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp phân tíchtài liệu. 4.1 Phương pháp phỏng vấn  Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp có tính đến mục đíchđặt ra.  Đối tượng phỏng vấn: Là các cán bộ tại xã. Đặc biệt là cán bộ kế toán xã tại phòng tài chính –kế toán xã Đồng Tâm.  Cách thức thực hiện: Lựa chọn đưa ra các câu hỏi phỏng vấn sao cho ngắn gọn, xúc tích và phù hợp. Khi phỏng vấn phải sắp xếp, trình bày một cách khoa học để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất. 4.2 Phương pháp quan sát  Tíchcực chủ động quan sát các thao tác, các ứng xử, xử lí tình huống, nghiệp vụ của cán bộ kế toán xã.
  • 14. iv  Tiến hành ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến để nghiên cứu sau khi quan sát sao cho phù hợp với mục đích, đề tài nghiên cứu. 4.3 Phương pháp phân tích nghiên cứu.  Tiến hành thu thập thông tin dựa trên việc phân tíchcác tài liệu đã có sẵn.  Cách thức thực hiện: Lựa chọn tài liệu nghiên cứu căn cứ vào phạm vi, đề tài cần nghiên cứu. Xác định độ tin cậy của tài liệu nghiên cứu. Nghiên cứu có chọn lọc. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán thu ngân sách xã Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm.
  • 15. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ 1.1. Khái quát về ngân sáchxã và kế toán ngân sáchxã. 1.1.1. Khái quát chung về ngân sáchxã 1.1.1.1. Khái niệm ngânsách xã Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập,phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công,phân cấp quản lí. 1.1.1.2. Đặcđiểm ngânsách xã Là một cấp NS, nên NSX mang đặc điểm chung của NS các cấp: - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. - Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyển quy định. - Hoạt động của NSX gắn với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã. Bên cạnh những đặc điểm chung, thì NSX còn có được nhận diện qua các giác độ sau: NSX là cấp cơ sở trong hệ thống NSNN, đóng vai trò là một cấp NS, vì NSX cũng được phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi như một cấp NS thực thụ. Đây là cấp cuối cùng của hệ thống NSNN và là nơi trực tiếp diễn ra các giao dịch phản ánh các quan hệ phân phối giữa nhà nước với các chủ thể khác. NSX đóng vai trò như một đơn vị dự toán. Tại xã có phát sinh các khoản thu do chính quyền xã trực tiếp thu vào NSX, xã giữ lại một phần hay toàn bộ số thu đó để sử dụng; và cũng phải chi trả thanh toán cho đầu vào để
  • 16. 2 đảm bảo các hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng… Do vậy, quản lý điều hành NSX nhất thiết phải tuân thủ theo chu trình đã được xác lập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật NSNN. 1.1.1.3.Vai trò của NSX - NSX đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cở sở. Do NSX tập trung trong tay một phần giá trị của cải xã hội để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, nên đây chính là nguồn lực đảm bảo chi phí cho bộ máy nhà nước ở cấp xã. - NSX là công cụ đặc biệt quan trọng giúp chính quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Thu, chi NS không chỉ đơn giản là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ mà còn thông qua đó, hoạt động này còn là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn theo đúng chính sách, chế độ. 1.1.2. Khái quát chế độ kế toán xã. 1.1.2.1.Kháiniệm, đặcđiểm của kếtoán ngân sách xã. Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của xã, gồm: Hoạt động thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã. Kế toán ngân sách và tài chính xã là kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính của một cấp ngân sách thấp nhất – ngân sách xã, với kế toán nghiệp vụ của một đơn vị dự toán đặc thù – hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; và quản lý Nhà nước của UBND, HĐND và các ban, ngành khác ở cấp xã. Phần kế toán tài chính bao gồm phản ánh các đốitượng thu, chi, tài sản, thanh toán,…và chênh lệch không chỉ theo niên độ mà còncó tính liên tục giữa các niên độ. Phần kế toán nghiệp vụ
  • 17. 3 ngoài việc phản ánh các nghiệp vụ thu, chi NSX, còn phản ánh thu, chi kinh phí theo các tổ chức được phép sử dụng NSNN.
  • 18. 4 1.1.2.2. Yêu cầu của kế toán ngân sách và tài chính xã. - Phản ánh đầy đủ nhiệm vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán NSX. - Phản ánh kịp thời , đúng thời gian quy định các khoản thu, chi ngân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã. - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp thông tin cho UBND, HĐND xã. - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã. - Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước. - Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự có hệ thống và có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán. - Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã.
  • 19. 5 - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi NSX, các quy định về tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã. - Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng, cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã. - Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp vào ngân sách nhà nước. 1.1.2.4. Nội dung kế toán ngân sách và tài chính xã. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ NS và tiền gửi khác của xã tại KBNN, và tại ngân hàng. - Kế toán các khoản thu ngân sáchxã: Phản ánh các khoản thu NS xã đã qua Kho bạc, các khoản thu NSX chưa qua Kho bạc và những khoản thoái thu NS hoàn trả cho các đốitượng được hưởng. - Kế toán các khoản chi NSX: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB theo dự toán NS đã được HĐND xã quyết định vào chi NSX đã qua Kho bạc, chi NSX chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục NSNN.
  • 20. 6 - Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng. - Kế toán thanh toán: + Phán ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đốitượng. + Phản ánh các khoản nợ phải trả của xã về dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã. -Kế toán các hoạt động tài chính khác của xã: Phản ánh các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác như: thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá… -Kế toán vật tư, tài sản, đầu tư XDCB,nguồn vốn đầu tư XDCB và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã do hoàn thành việc mua sắm, XDCB, do nhận bàn giao, do được nhà nước đầu tư,… tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã. 1.2.Tổ chức công tác kế toán thu ngân sáchxã. 1.2.1. Khái quát thu ngân sáchxã. 1.2.1.1. Khái niệm thu ngân sách xã. Thu ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được HĐND xã quyết định và được thực hiện trong một năm để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. 1.2.1.2. Nội dung các khoản thu ngân sách xã. Thu ngân sách xã gồm các khoản sau: Các khoản thu NSX hưởng 100%
  • 21. 7 Đây là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và tập trung quản lý các nguồn thu, và xã được hưởng 100% các khoản thu này. Khoản thu này giúp xã chủ động về nguồn tài chính và bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển. Gồm các khoản thu sau: - Các khoản phí, lệ phí thu vào NS theo quy định. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NS nhà nước theo chế độ quy định. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công íchvà hoa lợi công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý. - Các khoản thu từ đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản đóng góp huy động theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác. - Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức nước ngoài trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định. - Thu kết dư NS năm trước. - Các khoảnthu khác của NSX theo chế độ quyđịnh củapháp luật. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên Cũng dựa trên cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý các nguồn thu, những khoản thu thuộc về NS cấp trên nhưng phát sinh trên địa bàn xã thì nguồn thu này được phân chia cho NSX theo tỉ lệ phần trăm để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Thông thường, những khoản thu lớn và tương đốiổn định được dành cho NS cấp trên. Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa NSX và NS cấp trên bao gồm: - Thuế thu nhập.
  • 22. 8 - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh. - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. - Lệ phí trước bạ nhà, đất. Trong tình hình hiện nay, Chính phủ khuyến khích các tỉnh nâng cao tỉ lệ để lại cho NS cấp xã, thông qua đó nhằm phát huy quyền chủ động của chính quyền cấp cơ sở trong quản lý kinh tế ngày càng cao hơn. Thu bổ sung từ NS cấp trên Thông thường, mỗi cấp NS phải tự cân đối được thu - chi của mình. Tuy nhiên, khi cấp NS nào không tự cân đốiđược, NS cấp trên sẽ có nhiệm vụ bổ sung nguồn thu để cấp NS đó có thể cân đốiđược thu - chi. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu hết NS xã đều chưa tự cân đốiđược thu - chi nên NS cấp trên phải cấp bổ sung. Thu NS cấp trên bổ sung cho NSX bao gồm 2 khoản: - Thu bổ sung cân đối: là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định NS và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm. - Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số mục tiêu cụ thể. 1.2.1.3. Quy trình thu ngân sách xã -Ban tài chính – kế toán xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm tra các nguồn thu NSNN đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. -Trường hợp đối tượng nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại KBNN, thì căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của Ban
  • 23. 9 tài chính – kế toán xã, đốitượng nộp ngân sách lập giấy nộp tiền và trích tài khoản hoặc mang tiền mặt tới KBNN để nộp trưc tiếp vào NSNN. -Trường hợp đối tượng phải nộp NS không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại KBNN, thì: +Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để nộp vào NSNN. Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho ban tài chính – kế toán xã thu, thì cơ quan thuế cấp biên lai thu cho ban tài chính – kế toán xã, ban tài chính – kế toán xã thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để nộp vào NSNN, đồng thời quyết toán biên lai thu với cơ quan thuế. +Đốivới các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của ban tài chính – kế toán xã, ban tài chính – kế toán xã thu, viết giấy nộp tiền và mang tiền tới KBNN để nộp trực tiếp vào NSNN. Ban tài chính – kế toán xã có nhiệm vụ quyết toán biên lai thu với cơ quan thu. 1.2.2. Công tác kế toán thu ngân sáchxã. 1.2.2.1. Nguyên tắc kế toán thu ngân sách xã. - Mọi khoản thu ngân sáchxã đều phải được dự toán và do HĐND xã thảo luận, quyết định, kiểm tra thực hiện. - Thu ngân sáchxã phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung vào NSNN ( có một số khoản thu xã được để lại chi tiêu, định kì phản ánh vào ngân sách qua KBNN bằng hình thức ghi thu, ghi chi). - Tất cả các khoản thu ngân sách phải hạch toán theo mục lục ngân sáchNhà nước. - Hàng tháng UBND xã phải lập báo cáo tình hình thu ngân sách xã gửi lên phòng tài chính huyện. - Những khoản thu ngân sách xã phải lập báo cáo tình hình thực hiện thu NSNN áp dụng cho cấp xã như sau:
  • 24. 10 + Những khoản thu ngân sách trong ngày nếu chưa kịp nộp vào Kho bạc thì phải nhập quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu ngân sách chưa qua Kho bạc. Khi nào xuất quỹ tiền mặt vào Kho bạc thì hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc. + Trường hợp những xã ở quá xa Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiền mặt ít, được cơ quan tài chính cho phép giữ lại một số thu ngân sách tại xã để chi ngân sách. Định kì kế toán lập bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã để làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước tại Kho bạc. - Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Khi nhận được giấy báo có hoặc chứng từ của Kho bạc căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán thu ngân sách đã qua Kho bạc. - Đối với các khoản thu ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào số lượng hiện vật thu được quy ra giá trị để nhập kho và ghi vào thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Khi xuất hiện vật ra sử dụng đến đâu thì làm thủ tục ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc đến đó.Trường hợp hiện vật thu được mang sử dụng ngay không nhập kho, thì đồng thời hạch toán thu và chi ngân sách chưa qua Kho bạc. Sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách tại Kho bạc và chuyển sang thu, chi ngân sách đã qua Kho bạc. - Các khoản thu bằng ngày công lao động do nhân dân đóng góp được quy ra tiền và hạch toán vào thu ngân sách xã và chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc. Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc. - Không hạch toán vào thu ngân sách xã những khoản thu để hình thành các quỹ công chuyên dùng của xã như quỹ đền ơn, đáp nghĩa, những khoản thu hộ cơ quan cấp trên… - Các khoản thu ngân sách xã được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách xã để phục vụ việc lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu ngân sách.
  • 25. 11 1.2.2.2.Chứng từkế toán sử dụng Các chứng từ liên quan đến thu ngân sáchxã: +Thông báo các khoản thu của xã +Biên lai thu tiền +Tổng hợp biên lai thu tiền +Giấy báo lao động,ngày công lao động đóng góp +Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách +Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước +Bảng kê thu ngân sách xã qua KBNN. 1.2.2.3.Tàikhoản kếtoán -Tài khoản 714” Thu ngân sách đã qua Kho bạc” Số dư cuốikì Có:Số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc luỹ kế từ đầu năm. Số phát sinh Nợ: Số thoái thu ngân sách xã, kết chuyển số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc thuộc năm ngân sách trước đã được phê chuẩn sang TK 914. Số phát sinh Có: Số thu ngân sáchxã đã qua Kho bạc phát sinh trong năm, thu kết dư ngân sáchxã năm trước. Tài khoản 714 có 2 tài khoản cấp 2: TK 714 “ Thuộc năm trước”, TK 7142 “ Thuộc năm nay”. -Tài khoản 719 “ Thu ngân sách chưa qua Kho bạc” Số dư cuốikì Có:Số thu ngân sách bằng tiền mặt chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc. Giá trị hiện vật và giá trị ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc. Số phát sinh Nợ: Thoái trả các khoản thu ngân sách trước khi nộp tiền vào Kho bạc. Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu đã qua Kho bạc sau khi có xác định của Kho bạc.
  • 26. 12 Số phát sinh Có: Khoản thu ngân sáchxã còntại quỹ xã. Các khoản thu bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách. Tài khoản 719 có 2 tài khoản cấp 2: *TK 7191 “ Thuộc năm trước” *TK 7192 “ Thuộc năm nay” Cuối ngày 31/12 số dư TK 7192 được chuyển sang TK 7191 để theo dõihạch toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán kế toán. Sơ đồ kế toán tổng quát kế toán thu ngân sách xã
  • 27. 13 Làm thu tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc Các khoản thu điều tiết được hưởng Ngân sách cấp trên cấp bổ sung TK 914 TK 112 Kết chuyển số thu để xác định chênh lệch hưởng TK 112 Thu ngân sách bằng tiền mặt nhập quỹ TK 311Số phải thu khoán Số đã thu bằng tiền mặt TK 336 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt Thu hiện vật, ngày công dùng ngay cho công trình TK 714 TK 719 TK 819,241 TK 152 Thu bằng hiện vật qua nhập kho Nộp tiền thuế,phí, lệ phí vào kho bạc
  • 28. 15 1.2.2.5. Hìnhthức kế toán Hình thức kế toán: Hình thức kế toán áp dụng cho các xã thực hiện phương pháp "kế toán kép" là hình thức Nhật ký - Sổ Cái, gồm 2 loại sổ: - Nhật ký - Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghi chép, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán). Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động về tiền, vật tư, tài sản, công nợ và các hoạt động tài chính khác. - Sổ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân sách theo MLNN, theo nội dung kinh tế và các đối tượng kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và hệ thống hóa từng loại tài sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản lý. Các xã thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống nhất theo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định. 1.2.2.6. Sổkế toán Thu ngân sách xã sử dụng Sổ thu ngân sách xã (S04 – X), Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a – X), Sổ theo dõicác khoản đóng góp của dân (S15 –X). - Sổ thu ngân sách xã ( S04 – X): dùng để theo dõi các khoản thu NSX phát sinh trong năm ngân sách. - Sổ tổng hợp thu ngân sách xã ( S06a – X): dùng để tổng hợp số liệu thu NSX thành các chỉ tiêu trên các báo cáo tổng hợp thu NSX.
  • 29. 16 - Sổ theo dõi các khoản đóng góp của dân ( S15 – X): dùng để theo dõicác khoản đóng góp của dân trong năm ngân sách. Kế toán tổng hợp thu ngân sách xã hạch toán được thực hiện trên sổ Nhật ký- Sổ Cái và sổ tổng hợp thu Ngân sách xã theo chỉ tiêu báo cáo.Việc ghi Nhật ký- Sổ Cái được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đã định khoản Nợ, Có các tài khoản cụ thể. 1.2.2.7. Báocáo kế toán sử dụng. * Báo cáo tài chính tháng gồm: - Bảng cân đốitài khoản ( B01 – X). - Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ( B02a – X). * Báo cáo quyết toán năm gồm: - Bảng cân đốitài khoản ( B01 – X). - Bảng cân đốiquyết toán ngân sách xã ( B03 – X). - Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước ( B03a – X). - Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ( B03c – X). - Thuyết minh báo cáo tài chính ( B04 – X). 1.4.Sựcầnthiết hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Trong những năm qua, tuy Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm nâng cao công tác kế toán NSNN nói chung, đặc biệt NSX nhưng việc thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Nguồn thu của NSX được khai thác tương đối triệt để nhưng vẫn còn dựa nhiều vào số bổ sung từ NS cấp trên. Trình độ của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện được yêu cầu đề ra. Cán bộ tài chính xã còn chưa nắm bắt và đánh giá được sự biến động
  • 30. 17 của thị trường ảnh hưởng tới thu chi NS như thế nào, chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm có sẵn. Chính quyền cấp xã mặc dù đã tăng cường tính tự chủ song vẫn còn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ vẫn còntồn tại, trông chờ nhiều vào NS cấp trên. Công tác thu NS đã được chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa thu đủ các khoản thu phát sinh. Công tác lập dự toán chưa sát sao với thực tế, cán bộ tài chính chưa dự đoán được tương đối chính xác các khoản thu.Việc thực hiện hạch toán các khoản thu còn chưa rõ ràng minh bạch, chưa phản ánh kịp thời, còn tồn tại nhiều sai sót. Dẫn đến không hiệu quả trong quá trình thực hiện thu NS tại xã. Xuất phát từ những tồn tại trên công tác đổi mới nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách xã là một tất yếu để NSX thực sự là một cấp NS hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, có quyền tự chủ cao. Công tác kế toán thu NSNN nói chung và NSX nói riêng tuy có những thuận lợi là nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và là nguồn thu lớn của xã nhưng việc hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách xã là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐỒNG TÂM 2.1. Khái quát chung về xã Đồng Tâm. 2.1.1. Quá trình hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Xã Đồng Tâm thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 37A, 37B, 217 đang bắt nhịp với hoạt động kinh tế sôi nổi, là đầu ngõ của mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa. Xã Đồng Tâm về phía Đông tiếp giáp với xã Hà Kì, huyệnTứ Kì , tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang; phía Nam giáp
  • 31. 18 với thị trấn Ninh Giang; phía Bắc giáp với xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5452 nhân khẩu, tốc độ tăng dân số trung bình 1.59%. Với 51.6% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có đến 26% lao động đã qua đào tạo trong đó có 5.1% dân số có trình độ đại học. Tỉ lệ hộ nghèo của xã ở mức thấp: 0.85%, thu nhập bình quân đầu người: 20 triệu đồng/người/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 10.31%, đất xây dựng chiếm 21.5%, cơ cấu kinh tế của xã dần chuyển dịch sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, 2 ngành này chiếm 49.5% và 49.37% trong khi đó lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1.13%, các hoạt động kinh tế của xã diễn ra sôi nổi. Tương lai sẽ phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ cho thu nhập cao, từ đó có thể cho thấy nguồn thu tiềm năng cho NSX. 100% đường tại địa phương đã được kiên cố hóa, trên địa bản xã có 01 trường THCS, 01trường tiểu học và 02 trường mầm non, 01 trạm y tế và 5 nhà sinh hoạt văn hóa. Xã có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được xếp hạng: đặc biệt là di tíchlịch sử đền tranh, chùa tranh. Chính vì đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy cho thấy nguồn thu trong tương lai là rất lớn, đòi hỏi phải có biện pháp tăng thu cho NS, đồng thời nhu cầu chi cho đầu tư cũng không hề nhỏ, nếu chỉ trông chờ vào NS nhà nước cấp là không thể đủ, vì vậy mà xã cần có biện pháp chủ động hơn trong huy động nguồn thu cũng như phân cấp nhiệm vụ chi, ưu tiên phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và đảm bảo công bằng xã hội. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của xã Đồng Tâm
  • 32. 19 Xã mang đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách đồng thời là một đơn vị dự toán: *Về kinh tế: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình HĐND cùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt. + Lập dự toán thu, chi ngân sách, lập quyết toán địa phương để trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên. + Tổ chức thực hiện, phối hợp với các CQNN cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã. + Quản lý, sử dụng hiệu quả,hợp lý quỹ đất, công trình công cộng, giao thông…của địa bàn xã. + Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng, các công trình kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. - Về lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp: + Tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển.Áp dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi… + Tổ chức xây dựng các công trình thuỷ lợi, khắc phục hậu quả của thiên tai, quản lý việc sử dụng nguồn nước. + Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các ngành nghề. - Về lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: + Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã. + Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, ở điểm dân cư theo quy định của pháp luật. + Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông, công trình cơ sở hạ tầng.
  • 33. 20 + Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống. -Về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, thể dục, thể thao: + Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. + Tổ chức xây dựng,quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở của xã. + Xây dựng phong trào văn hoá, thể dục, thể thao,chính sách, chế độ thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ… + Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn… *Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: + Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng, toàn dân. + Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân theo kế hoạch ,quản lý quân nhân dự bị. + Thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia. Ngoài ra , UBND xã còncó nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, đảm bảo thực hiện chính sách tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
  • 34. 21 2.1.2.2. Cơcấu tổ chức của UBND xã Đồng Tâm. Hình2.1. Cơ cấutổ chức của UBND xã Đồng Tâm. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức công tác kế toán của xã theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung.Toàn bộ xã chỉ bao gồm 1 ban tài chính- kế toán duy nhất gồm 1 cán bộ tài chính-kế toán xã. 2.1.3.1. Nhiệm vụcủa tàichính– kếtoán xã. UBND xã Đồng Tâm Đảng Đảng Chính quyền Hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể Bí thư Đảng uỷ Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân Uỷ ban MTT Q Đội TN Hội phụ nữ Hội ND Hội cựu chiến binh Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBNDPhó bí thư ( chủ tịch UBND) Phó bí thư ( trưởng ban tổ chức) Phó chủ tịch HĐND Phó chủ tịch UBND Văn phòng thống kê Tài chính-kế toán xã Tư pháp hộ tịch Ban chỉ huy quân sựu Ban địa chính- xây dựng Thương binh xã hội
  • 35. 22 Kế toánxã là người giúp việc cho UBND xã trong việc: - Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi khoản thu, chi Ngân sách và các quỹ của xã, các khoản thu đóng góp của dân, các tài sản, vật tư của xã. - Kiểm tra tìnhhìnhthu, chingân sáchxã, tìnhhìnhchấphànhcác tiêuchuẩn, định mức, tìnhhìnhquảnlý, sửdụngcác loạivậttư, tàisản, tiền quỹ, tìnhhìnhsửdụng kinh phí củacácbộ phậntrựcthuộc... - Lập các báocáokếtoánvà quyếttoánngânsáchxãđểtrìnhra Hộiđồngnhân dânxã phêduyệt, phục vụcho việc côngkhaitài chínhtrướcdânvàgửiphòng Tàichínhhuyệnđểtổnghợp vào NgânsáchNhànước. 2.1.3.2. Yêu cầu đối với tài chính – kế toán xã. - Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán NSX; - Phản ánh kịp thời, đúng thời gian qui định các khoản thu, chi ngân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã; - Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chínhxác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sáchvà hoạt động tài chínhcủa xã nhằm cung cấp những thông tin cho UBND và HĐND xã; - Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã; - Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước;
  • 36. 23 - Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán. 2.1.4. Tình hình thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Kết cấu nguồn thu của xã Đồng Tâm như sau: đơn vị tính: đồng. Bảng 2.1: Tổng thu ngân sách xã năm 2015 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX theo NDKT năm 2015) STT Nội dung Dự toán năm Quyết toán năm QT/DT(%) Tổng thu ngân sách xã đã qua Kho Bạc 3.526.200.000 10.557.155.034 299,392 I Các khoản thu 100% 157.000.000 2.237.102.134 1424,91 1 Các khoản thu trên địa bàn xã 127.000.000 954.140.233 751,291 Trong đó có một số khoản thu sau: Thu HLCS từ quỹ đất công ích và đất công 115.000.000 49.053.000 42,6548 Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất 0 6.263.000 2 Thu khác 30.000.000 1.282.961.901 4276,54 Trong đó: Thu chuyển nguồn 0 1.075.449.201 Thu khác 30.000.000 207.512.700 691,709 II Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm 704.000.000 1.185.307.900 168,368 1 Các khoản thu phân chia 204.000.000 231.907.900 113,68 2 NS tỉnh 500.000.000 953.400.000 190,68 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.665.200.000 7.134.745.000 267,7 1 Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên 2.640.700.000 2.685.200.000 101,685 2 Thu bổ sung có mục tiêu 24.500.000 4.449.545.000 18161,4
  • 37. 24 Qua bảng tổng thu ngân sách năm 2015 của xã Đồng Tâm cho ta thấy: so với dự toán các khoản thu ngân sách xã hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch so với dự toán.Tuy nhiên có khoản thu hoa lợi công sản từ quỹ đất công ích và đất công so với dự toán giảm 57,3452% cụ thể dự toán 115.000.000 đồng, thực hiện 49.053.000 đồng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm khoản thu này, một trong số nguyên nhân đó là quỹ đất công ích và đất công đã giảm về diện tích do nhà nước thu hồi một số diện tích đất công ích, khiến xã không còn được sử dụng trên những diện tích thu hồi đó làm cho nguồn thu cũng giảm theo.Chính vì việc nhà nước thu hồi đất nên xã đã có khoản thu từ hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện tăng 6.263.000 đồng, cụ thể dự toán 0 đồng ,thực hiện 6.263.000 đồng. Hầu hết thu của xã chủ yếu do thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm 67,5821% cụ thể thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 7.134.745.000 đồng, tổng số thu ngân sách xã 10.557.155.034 đồng. Điều này cho thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi của mình mà còn dựa nhiều vào ngân sách cấp trên. Khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên thực hiện 4.449.545.000 đồng lớn hơn nhiều so với khoản thu bổ sung cân đốitừ ngân sách cấp trên.Như vậy xã cũng đang chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, chương trình đổimới để phát triển xã mình hơn. Tuy nhiên có một sự khác biệt khá lớn giữa thực hiện và dự toán của khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên của xã cụ thể thực hiện là 4.449.545.000 đồng trong khi đó dự toán chỉ có 24.500.000 đồng đây là sự chênh lệch rất lớn, điều này là không tốt.Qua đây ta thấy được khả năng lập kế hoạch, dự tính trước,thái độ làm việc cũng như trình độ của cán bộ tài chính- kế toán xã quá kém.Không thể tính toán một cáchsát sao, có kế hoạch cụ thể cho các khoản thu tại xã mình.Cùng với thái độ làm việc chưa nghiêm túc đã không dự toán được khoản thu phát sinh một cáchchính xác. Với việc
  • 38. 25 lập dự toán như vậy đã vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính.Ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu cấp trên đưa ra vì chưa có sự chuẩn bị trước về nhân lực, vật lực… 2.2. Thực trạng về công tác kế toán thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. 2.2.1.Nộidung các khoảnthu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. Tại xã các khoản thu bao gồm: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Các đốitượng nộp các khoản thu tại xã đều không nộp trực tiếp tại KBNN vì Kho bạc huyện Ninh Giang, Kho bạc tỉnh Hải Dương , cơ quan thuế đều nằm cách xa xã Đồng Tâm. Nên các đốitượng rất khó khăn, không có điều kiện để đến nộp tiền vào NSNN trực tiếp tại KB, cơ quan thuế. Vì vậy cơ quan thuế đều uỷ quyền cho Ban tài chính – kế toán xã thực hiện thu.Ban tài chính – kế toán xã đã tuân thủ đúng theo quy trình thu theo quy định. Quy trình thu như sau: Khi cá nhân đi nộp tiền thì kế toán xã viết phiếu thu với đầy đủ các nội dung, chương, loại, khoản. Cá nhân nộp tiền tại thủ quỹ. Kế toán ghi vào sổ thu, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Trong sổ thu của kế toán được chia theo chương, loại, khoản, mục, số tiền thu được ghi vào đúng mục của nó. Kế toán hạch toán vào mục thu chưa qua Kho bạc.Trongngày hoặc sang hôm sau, kế toán đem số thu trên nộp vào ngân sách và hạch toán vào số thu đã qua Kho bạc.Cuốitháng kế toán và thủ quỹ sẽ đối chiếu số thu. * Các khoản thu 100% là các khoản thu rất quan trọng đối với mỗi xã vì đây là nguồn chi thường xuyên đối với xã bao gồm các khoản thu như sau: - Các khoản thu phí, lệ phí: phí chứng thực, công chứng khi người dân trong xã đến xin chứng thực, công chứng các giấy tờ, lệ phí của 3 khu chợ thuộc sự quản lí của xã…
  • 39. 26 - Thu từ quỹ đất công íchvà đất công: các khoản thu từ hoa lợi công sản mà xã được hưởng, thu do đấu thấu, khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích… - Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân: các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức như các công ty, xí nghiệp, đoàn thể… trong và ngoài địa bàn xã góp tiền, ngày công lao động, hiện vật…để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách xã. - Thu khác như: thu chuyển nguồn, thu khác. Trong các khoản thu tại xã được hưởng 100% thì thu khác cũng là một khoản thu chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định.Thu khác không có trong mục lục ngân sách nhà nước quy định, nên sẽ được đưa chung vào một mục để báo cáo cấp trên. Các khoản thu khác đó là thu cho thuê mặt bằng, cho thuê Ki ốt, thu phí trông giữ xe, thu cho thuê bến đò, thu do cho các hộ dân thuê mạng internet của xã.. . * Đối với các khoản thu phân chia theo tỉ lệ gồm các khoản thu sau: - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: khoản thu thuế từ đất ở, đất dùng để xây dựng các khu công nghiệp, xí nghiệp, các khu nhà sản xuất, kinh doanh theo hộ gia đình… Một số khu công nghiệp tại địa bàn xã như: công ty sản xuất giấy da, bao bì ni lông… - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh: thu từ các cá nhân, hộ kinh doanh có giấy phép đăng kí kinh doanh trên địa bàn xã. Xã được hưởng 1 phần từ khoản thu này. Tại xã có những hộ gia đình kinh doanh vật liệu xây dựng, đại lý bán đồ tiêu dùng… - Lệ phí trước bạ nhà, đất: khi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn đăn kí quyền sở hữu khu đất của mình trên địa bàn xã thì phải nộp khoản thuế này. Giúp cho xã có thêm được khoản thu từ loại thuế này.
  • 40. 27 - Thu tiền sử dụng đất: Khi nhà nước giao đất cho các cá nhân, hộ gia đình đất ở, đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc vừa bán vừa cho thuê tại địa bàn xã. Người chịu trách nhiệm thu chính là các độithuế xã hoặc chi cục thuế thu thông qua Kho bạc. Sau khi Kho bạc thu được các khoản thuế trên thì hệ thống sẽ tự động phân chia theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định trong cơ chế ngân sách.Xã được hưởng 70% từ các khoản thu này. Số thu từ thuế thông qua Kho bạc điều tiết cho xã, kế toán rất khó nắm số liệu nên không thể hạch toán và ghi sổ ngay khi số thu phát sinh.Vì thế, khi đến cuối tháng, Kho bạc sẽ gửi cho kế toán xã 1 bảng báo cáo thu được in ra từ chương trình TABMIS. Đến khi đó kế toán xã mới biết được trong tháng đơn vị mình được điều tiết bao nhiêu tiền thuế để ghi vào sổ chi tiết thu. Đối với khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đây là khoản thu lớn đốivới ngân sách xã,chiếm khoảng gần 70% trong tổng thu ngân sách xã gồm có: - Thu bổ sung cân đốitừ ngân sách cấp trên: xã được ngân sách cấp trên cấp kinh phí để đảm bảo cân đốithu – chi, nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao. - Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: xã được cấp trên cấp kinh phí cho thực hiện các chương trình, mục tiêu như nông thôn mới, chương trình đổimới, đưa công nghệ thông tin vào toàn bộ lĩnh vực giáo dục tại các trường học trên địa bàn xã... Điều này cho ta thấy xã chưa tự đảm bảo được các khoản chi, mà phải dựa phần lớn vào ngân sách cấp trên. Ta thấy xã Đồng Tâm đã có đầy đủ 3 khoản thu đó là: - Các khoản thu xã hưởng 100%. - Các khoản thu xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm phân chia. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
  • 41. 28 Tuy nhiên số lượng các khoản thu còn khá ít làm cho nguồn thu của xã không nhiều. Xã chưa giám sát, quản lý, huy động được đầy đủ các khoản thu gây thất thoát nguồn thu, không tự chủ được các khoản chi của xã.
  • 42. 29 Bảng 2.2 Thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dự toán (DT) Thực hiện(TH) TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) DT TH TH/DT (%) Tổng thu 6.027,75 9.230,153 153,1 5.712,81 8.686,347 152 3.526,2 10.557,155 299,392 Các khoản thu 100% 181 2.613,083 1443,7 192 1.287,356 670 157 2.237,102 1424,91 Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ % 3.703,7 3.002,032 81,1 3.092,8 4.058,086 131 704 1.185,308 168,368 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.143,050 3.615,037 168,7 2.428,01 3.340,905 138 2.665,2 7.134,745 267,7 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế năm 2013, 2014, 2015).
  • 43. 30 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Các khoản thu được thể hiện qua từng năm : Năm 2013 thực thu NSX 9.230,153 triệu đồng bằng 153,1% so với dự toán. Năm 2014 thực thu NSX 8.686,347 triệu đồng bằng 152% so với dự toán. Năm 2015 số thực thu NSX là 10.557,155 triệu đồng và bằng 299,392% so với dự toán. * Các khoản thu NSX hưởng 100% chiếm khoảng 20% trong tổng thu. Bao gồm các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã như: thu từ phí và lệ phí, thu từ quỹ đất công ích và đất công, đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân, thu khác. Khoản thu xã được hưởng 100% thực hiện qua 3 năm 2013, 2014, 2015 đều chênh lệch nhiều so với dự toán lần lượt như sau: 1443,7%, 670%, 1424,91%. Đây là khoản thu hầu như không biến động lớn qua các năm nhưng cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm rất kém ở khâu lập dự toán cho các năm. Cách lập, xác định dự toán cònsai, chỉ lập mang tính hình thức không có thực tế, dựa vào dự toán năm trước để lập chứ không dựa vào tình hình thu thực tế của xã cụ thể dự toán các khoản thu xã hưởng 100% qua 3 năm 2013, 2014, 2015 như sau: 181 triệu đồng, 192 triệu đồng, 157 triệu đồng trong khi đó thực hiện lên đến hàng tỷ đồng cụ thể 2.613,083 triệu đồng, 1.287,356 triệu đồng, 2.237,102 triệu đồng. Mặc dù biết được tình hình thu thực tế qua năm 2013 nhưng khi lập dự toán cho năm 2014, 2015 thì lại không dựa vào số liệu thực tế của năm trước, những biến đổidiễn ra cụ thể tại xã. Như vậy khâu lập dự toán như vậy là không đúng so với yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã trong việc cung cấp, phản ánh chính xác nội dung, giá trị của nghiệp vụ kinh tế, trong việc lập dự toán theo đúng tình hình tại địa phương. Nguyên nhân của sai sót này là do cán bộ tài chính – kế toán tại xã chưa nắm bắt được quy định về nguyên tắc, cáchthức lập dự toán, còn hạn chế về năng lực nghề nghiệp, thái độ làm việc chưa nghiêm túc. Mặt khác do sự lơ là, không kiểm soát kĩ của cấp trên trong khi duyệt dự toán của xã.
  • 44. 31 * Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm của xã Đồng Tâm bao gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ nhà, đất, thu tiền sử dụng đất. Các khoản thu tương đốiổn định qua 3 năm tuy nhiên có khoản thu tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013, 2014 do khoản thu từ tiền sử dụng đất năm 2015 giảm so với năm 2013, 2014 cụ thể năm 2013, 2014 thu tiền sử dụng đất lần lượt là 2.828,038 triệu đồng, 3.803,719 triệu đồng còn năm 2015 là 953,4 triệu đồng.Nguyên nhân năm 2015 giảm mạnh so với năm 2013, 2014. Do năm 2015 có luật đất đai mới đã quy định về bổ sung về các trường hợp được miễn, giảm, không phải nộp tiền sử dụng đất làm cho khoản thu này giảm mạnh so với các năm trước. Do nắm bắt được sự thay đổi của luật đất đai nên cán bộ tài chính – kế toán xã đã kịp thời điều chỉnh dự toán năm 2015. Điều này phản ánh việc cán bộ tài chính – kế toán tại xã Đồng Tâm đã thực hiện khá tốt trong khâu lập dự toán tuy nhiên vẫn còn chưa sát với thực tế. Thu bổ sung từ NS cấp trên: đây là khoản thu chiếm từ gần 40% - 70% tổng thu ngân sáchxã trong 3 năm 2013, 2014, 2015. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm: thu bổ sung cân đối, thu bổ sung có mục tiêu. Qua 3 năm thì không có sự biến đổilớn về bổ sung cân đối, hầu như khoản thu bổ sung cân đốisẽ cao hơn khoản thu bổ sung có mục tiêu. Cho thấy xã chưa chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu do cấp trên đề ra để phát triển xã ngày càng vững mạnh hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt đên quá trình phát triển tại xã.Năm 2015 số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 7.134,745 triệu đồng chiếm gần 70% trong tổng thu của xã là 10.557,155 triệu đồng trong đó thu bổ sung có mục tiêu tăng so với năm 2013, 2014 lên tới 4.449,545 triệu đồng, do xã đang thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn xã nên cần nguồn kinh phí lớn. Xã đã không tự chủ được các khoản chi, phải dựa phần lớn vào việc bao cấp từ cấp trên. Cho ta thấy xã vẫn còn yếu chưa vững mạnh,
  • 45. 32 chưa tự chủ được. Thu kết dư, khoản này không có trong dự toán trong 3 năm vừa qua ,cán bộ lập dự toán chưa có trình độ chuyên môn cao nên khâu lập dự toán chưa thực hiện được theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã. Đây là điểm hạn chế lớn tại xã cần được khắc phục. Qua bảng số liệu thực tế trên ta thấy số thực hiện qua 3 năm đều vượt dự toán nhiều lần, chứng tỏ xã đã tích cực quản lý trong công tác thu. Tuy nhiên số lượng các khoản thu của xã còn ít cho thấy xã vẫn còn chưa nắm bắt, khai thác triệt để các khoản thu trên địa bàn xã còn gây thất thoát cho ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách xã nói riêng, khiến cho thu không đủ bù đắp chi, còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách của cấp trên. Việc số thực hiện đều vượt xa so với dự toán đã bộc lộ khả năng yếu kém trong công tác lập dự toán. Số liệu dự toán không được xây dựng một cách nghiêm túc, không bám sát vào khả năng và tình hình thực tế các nguồn thu của xã. Không đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã trong việc thể hiện chính xác nội dung, giá trị kinh tế các khoản thu và khâu lập dự toán còn quá yếu kém chưa đúng, chưa đủ các khoản thu tại địa bàn xã.
  • 46. 33 Thu bổ sung từ ngân sáchcấp trên HÌNH 2.2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2013 - 2015 Tỷ đồng 4000 3000 2000 1000 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán thu NSX năm 2013, 2014, 2015) Chú giải: Thu bổ sung cân đối Thu bổ sung có mục tiêu Khoản thu bổ sung từ NS cấp trên chủ yếu là thu từ bổ sung cân đối.Tỉ trọng khoản thu bổ sung cân đối của NSX ổn định qua các năm, năm 2013 là 2.159,05 triệu đồng năm 2014 là 2.478,01 triệu đồng và tăng lên 2.685,2 triệu đồng vào năm 2015.Số thu này thường được xác định từ năm đầu của thời kì ổn định NS và được giao ổn định từ 3 – 5 năm. Còn lại là các khoản thu bổ sung có mục tiêu. 2013 2014 2015 Năm
  • 47. 34 Riêng khoản thu bổ sung có mục tiêu năm 2015 tăng mạnh so với năm 2013, 2014 là do trong năm 2015 xã thực hiện mục tiêu nông thôn mới trên toàn địa bàn xã nên nhận được nguồn cấp của cấp trên cho chương trình mục tiêu cao hơn nhiều so với các năm trước. 2.2.2. Nguyêntắc kế toán các khoảnthu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. Cán bộ tài chính –kế toán xã đã thực hiện tốt một số nguyên tắc kế toán các khoản thu ngân sách xã : - Đa số các khoản thu ngân sách xã tại địa bàn xã đều được lập dự toán và do HĐND xã thảo luận, quyết định, kiểm tra thực hiện. - Các khoản thu ngân sách xã đã tuân thủ việc phải phản ánh qua KBNN và được tổng hợp chung vào NSNN. Đốivới một số khoản thu được để lại xã chi tiêu thì định kì cán bộ tài chính – kế toán xã đã phản ánh qua Kho bạc qua hình thức ghi thu – ghi chi thể hiện qua các bảng kê ghi thu – ghi chi đã được cán bộ kế toán lập theo năm. - Cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm tốt việc hạch toán các khoản thu theo MLNSNN áp dụng cho cấp xã cụ thể theo từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Tại xã Đồng Tâm có một số khoản thu được chi tiết theo mà chương, loại, khoản, mục, tiểu mục: + Thuế môn bài thuộc chương 857, loại 190, khoản 195, mục 1800 được chi tiết theo các tiểu mục như sau: 1801, 1802, 1803… + Lệ phí trước bạ thuộc chương 857, loại 340, khoản 345, mục 2800, tiểu mục 2801. + Thu chuyển nguồn ngân sách xã thuộc chương 860, loại 340, khoản 345, mục 0900, tiểu mục 0902.
  • 48. 35 - Hàng tháng UBND xã đã thực hiện việc lập báo cáo tình hình thực hiện thu NSX gửi lên phòng tài chính – kế hoạch huyện theo đúng nguyên tắc kế toán các khoản thu NSX. - Hầu hết các khoản thu ngân sáchxã trong ngày khi chưa kịp nộp vào kho bạc thì cán bộ tài chính – kế toán xã đã tuân thủ việc nhập vào quỹ tiền mặt của xã và hạch toán tăng thu NS chưa qua kho bạc. Khi xuất quỹ nộp tiền vào KB thì hạch toán thu ngân sách đã qua KB. - Cán bộ tài chính – kế toán xã đã tuân thủ đúng nguyên tắc không hạch toán vào thu NSX những khoản thu theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên vẫn cònnhiều nguyên tắc không được chấp hành đúng như sau: - Xã Đồng Tâm đã không tuân thủ nguyên tắc mọi khoản thu ngân sách xã đểu phải được dự toán và do HĐND xã thảo luận, quyết định, kiểm tra thực hiện. Vì vẫn còn một số khoản thu không được lập dự toán như: + Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. +Thu khác + Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp + Đóng góp của nhân dân theo quy định + Các loại thu thuế mà xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm phân chia như: thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, thuế tài nguyên… - Tuy đã được phản ánh vào các bảng kê ghi thu – ghi chi nhưng lại lập theo năm mà không lập định kì theo tháng, theo quý. Chính điều này đã không đáp
  • 49. 36 ứng được việc cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng thông tin tại xã Đồng Tâm. - Thời gian nộp báo cáo lên phòng tài chính – kế hoạch huyện còn không kịp thời, chậm chễ không đúng theo thời gian quy định. - Vẫn cònmột số khoản thu với số tiền không quá lớn khi chưa kịp nộp vào KB thì cán bộ tài chính – kế toán tại xã đã không làm theo đúng nguyên tắc, không nhập quỹ tiền mặt, ghi tăng thu chưa qua KB mà chỉ giữ tiền rồi đến khi mang nộp kho bạc hạch toán trực tiếp vào thu NS đã qua Kho bạc. Việc làm như vậy là không đúng theo nguyên tắc, không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ, không đáp ứng được yêu cầu ,nhiệm vụ của kế toán xã. - Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện không đúng theo nguyên tắc đối với các khoản thu theo tỉ lệ phần trăm khi nhận được giấy báo có của Kho bạc thì hạch toán vào thu ngân sách đã qua KB. Mà khi nhận được giấy báo cáo từ kho bạc gửi đến thì không hạch toán ngay vào khoản thu ngân sách xã đã qua KB. Việc hạch toán còn thực hiện chậm chễ, dồn tất cả các giấy báo có đến khi có nhiều giấy báo có của KB rồi hạch toán vào thu ngân sách xã đã qua KB. Việc thực hiện như vậy đã làm sai lệch về mặt thời gian, sai nguyên tắc, không đảm bảo được tính kịp thời trong việc cung cấp thông tin. - Đối với các khoản thu bằng hiện vật cũng thực hiện không tốt trong việc quy đổi ra giá trị của hiện vật để nhập kho. Giá trị còn không đúng, không đủ theo các loại giá như giá thị trường, giá gốc…Côngtác hạch toán nhập kho, xuất kho hiện vật còn thực hiện không đúng thời gian, không đúng phương pháp nhập xuất kho theo quy định.Trường hợp một số hiện vật thu mang ra sử dụng ngay như các công cụ lao động được nhân dân đóng góp đã không tuân thủ nguyên tắc hạch toán mà có thể không ghi nhận hoặc có hạch toán, ghi nhận cũng không đúng quy trình, giá trị, thời gian phát sinh nghiệp vụ.
  • 50. 37 -Đối với các khoản thu là ngày công lao động của nhân dân đóng góp đã không thực hiện chấm công đúng, đủ, còntồn tại nhiều sai sótvề việc hạch toán chi tiết theo các đối tượng như từng người lao động, theo tay nghề của người lao động.Từđó tính toán sai về mặt giá trị khoản thu.Các khoản thu nhỏ bằng ngày công lao động cán bộ tài chính – kế toán xã đã không tuân thủ đúng theo nguyên tắc hạch toán vào thu NSX và chi NSX chưa qua KB. Sau đó lập bảng kê kèm theo chứng từ làm thủ tục ghi thu, ghi chi NSNN tại KB. Cán bộ tài chính – kế toán xã đã không hạch toán vào thu ngân sáchxã, không công khai, gây thiếu hụt nguồn thu của xã. 2.2.3. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng. 2.2.3.1.Cácloại chứng từ xã sử dụng: - Thông báo các khoản thu của xã: UBND xã Đồng Tâm lập thông báo các khoản thu của từng hộ và thông báo cho từng hộ biết các khoản phải nộp cho xã trong năm 2013, 2014, 2015. Các hộ trong địa bàn xã làm căn cứ để thực hiện nộp vào các khoản thu của xã. - Biên lai thu tiền: dùng làm xác nhận giữa xã và các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nộp tiền vào xã. Cán bộ tài chính – kế toán xã căn cứ vào biên lai thu tiền để lệp phiếu thu, nộp tiền vào quỹ hoặc nộp tiền thẳng vào Kho bạc. - Phiếu thu: khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt thì xã sẽ sử dụng phiếu thu để ký nhận có sự thanh toán tiền mặt giữa xã và bên liên quan cụ thể như: khi xã đi rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt của xã xã sử dụng phiếu thu, khi cá nhân hoặc tổ chức trong xã đến nộp tiền thuế hoặc các khoản đóng góp của nhân dân bằng tiền mặt xã cũng phải sử dụng phiếu thu. - Giấy báo có: là giấy báo của Kho bạc hoặc ngân hàng cho chủ tài khoản xã có thêm một khoản tiền vào trong tài khoản của chủ tài khoản như ngân sách cấp trên cấp cho xã…
  • 51. 38 - Bảng kê ghi thu, ghi chi: Khi xã có những khoản thu được để lại chi tiêu, xã có những khoản thu bằng hiện vất, bằng ngày công lao động thì xã làm chứng từ để Kho bạc ghi thu, ghi chi ngân sách xã tại Kho bạc. - Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: là chứng từ để xã nộp các khoản thu NS tại xã vào tài khoản NSX tại KBNN. Khi giấy nộp tiền vào ngân sáchsau khi được KBNN xác nhận là căn cứ hạch toán tăng tiền NSX tại Kho bạc và hạch toán thu ngân sách xã đã qua Kho bạc. Qua đây ta thấy xã đã có hệ thống chứng từ của riêng xã tuy nhiên vẫn còn thiếu một số chứng từ như các bảng tổng hợp biên lai thu tiền, giấy báo lao đông ngày công đóng góp, các bảng kê thu ngân sáchxã qua Kho bạc… Hệ thống chứng từ của xã còn chưa hoàn chỉnh, đầy đủ chưa đảm bảo được yêu cầu quản lý, hạch toán, phản ánh một cách đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thiếu căn cứ để kiểm tra, đốichiếu, hạch toán các khoản thu tại xã. 2.2.3.2. Công táclập chứng từ - Hầu hết các chứng từ kế toán tại xã đã được cán bộ tài chính – kế toán xã lập theo đúng quy định của luật kế toán về công tác lập chứng từ: + Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến thu NSX đều được thể hiện trên các chứng từ kế toán, sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xã. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tại xã. +Các chứng từ được ghi khá đầy đủ các yếu tố trong chứng từ. Chứng từ của xã được lập thủ công hoặc lập bằng máy. Các quy định về cách viết cũng được thực hiện theo đúng quy định trên hầu hất các chứng từ.Khi cần lập nhiều liên chứng từ thì cán bộ tài chính – kế toán xã đã làm đúng quy định các liên chứng từ phải giống nhau. -Ngoài những điểm tốt trong việc tuân thủ quy định về công tác lập chứng từ thì cán bộ tài chính – kế toán xã còn tồn tại những sai sót như sau:
  • 52. 39 +Chứng từ chưa được lập một một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung kinh tế liên quan đến khoản thu của xã phát sinh. Còn nhiều khoản thu nhỏ lẻ như các khoản thu phí, lệ phí đã không được phản ánh trên chứng từ , một vài nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được phản ánh kịp thời theo thời gian phát sinh. Một số nội dung về khoản thu của xã đã bị ghi nhận sai, viết tắt trên chứng từ nhưng cán bộ xã đã không sửa chữa sai sót. +Sai sót về việc viết sai ngày tháng, số hiệu, sai chính tả ở mục số tiền viết bằng chữ. Những sai sótnày đã ảnh hưởng lớn đến việc kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản thu của xã phát sinh trong kỳ. Cán bộ tài chính – kế toán xã còn chưa nghiêm túc, không nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc tuân thủ những quy định về lập chứng từ, không đủ trình độ chuyên môn để xử lý những chứng từ có sai sótgây ảnh hưởng không tốt đến công tác kế toán tại xã Đồng Tâm. 2.2.3.3. Kýchứng từ kế toán. Xã tuân thủ đúng theo các quy định về ký chứng từ kế toán tại xã. Có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm theo quy định của mỗi chứng từ như chủ tịch UBND xã, kế toán xã, thủ quỹ…Các quy định về cách ký trên chứng từ cũng được xã chấp hành tốt. 2.2.3.4. Công táckiểm tra chứng từ kế toán - Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện tốt trình tự kiểm tra chứng từ của hầu hết các chứng từ do xã lập và những chứng từ từ bên ngoài chuyển đến như các giấy báo có của ngân hàng, kho bạc…trước khi ghi sổ kế toán bao gồm những lưu ý như: + Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, nội dung ghi trên chứng từ. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ.
  • 53. 40 Khi phát hiện được những sai sót trên chứng từ liên quan đến vi phạm về chính sách, chế độ, các quy định thì cán bộ tài chính - kế toán xã từ chối thực hiện theo yêu cầu của bên cấp chứng từ và báo cho chủ tịch UBND xã xử lý. Đối với chứng từ do kế toán xã lập mà sai sót thì phải làm thủ tục điều chỉnh, sửa chữa sai sót. Bên cạnh đó thì công tác kiểm tra chứng từ của cán bộ tài chính – kế toán xã còn có những sai sót như kiểm tra không kĩ lưỡng một số chứng từ nên không phát hiện được những sai sót như chưa đầy đủ nội dung các mục, sai lỗi chính tả… hoặc phát hiện ra sai sótnhưng không biết cáchchỉnh sửa dẫn tới việc thực hiện theo chứng từ còn không đúng, việc hạch toán vào sổ kế toán không có căn cứ chính xác. 2.2.3.5. Trìnhtự luân chuyển chứng từ. Tại xã đã thực hiện việc luân chuyển chứng từ qua các bước sau: -Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán: cán bộ tài chính – kế toán xã thực hiện việc lập chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản thu tại xã phát sinh, tiếp nhận những chứng từ từ bên ngoài gửi đến xã. + Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển chứng từ thu cho ban tài chính – kế toán xã. + Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên, KB huyện Ninh Giang nơi xã mở tài khoản lập bảng kê các khoản thu NS có phân chia cho xã gửi ban tài chính – kế toán xã. - Kiểm tra và ký chứng từ kế toán: kiểm tra về tính đúng đắn về nội dung, hình thức, mẫu biểu của chứng từ do xã lập hay tiếp nhận từ bên ngoài sau đó thực hiện ký duyệt chứng từ. - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán: kế toán thực hiện phân loại , sắp xếp các chứng từ có cùng nội dung kinh tế được sắp
  • 54. 41 xếp theo thứ tự ngày tháng để thuận tiện cho việc định khoản và là căn cứ để vào sổ kế toán: sổ tổng hợp và sổ chi tiết các khoản thu trên địa bàn xã. - Sắp xếp bảo quản chứng từ kế toán: chứng từ kế toán sau khi được sử dụng thì lại được phân loại, sắp xếp để lưu lại tại bộ phận kế toán xã. Các chứng từ chưa được sử dụng thì được bảo quản để không bị rách nát, hư hỏng theo đúng quy định. Tuy nhiên không phải khi nào kế toán xã cũng thực hiện được đầy đủ các bước của trình tự luân chuyển chứng từ và không phải bước nào cũng thực hiện tốt như khâu lập chứng từ còn tồn tại nhiều sai sót, kiểm tra không kĩ lưỡng, phân loại, sắp xếp, lưu trữ không đầy đủ các loại chứng từ, không đúng theo quy định .
  • 55. 42 Bảng 2.3. Mẫu phiếu thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm Đơn vị: UBND xã Đồng Tâm Mẫu số:C30-BB Số : PRT00003 PHIẾU THU Ngày 27 tháng 02 năm 2013 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Phúc Địa chỉ: UBND xã Đồng Tâm Lý do nộp: Rút tiền gửi về nhập quỹ chi thường xuyên Số tiền: 86.387.000 đồng Bằng chữ: Tám mươi sáu triệu ba trăm tám mươi bảy nghìn đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc Phụ trách kế toán Ngườilập phiếu Ký tên Ký tên Đã nhận đủ số tiền: viết bằng chữ: Tám mươi sáu triệu ba trăm tám mươi bảy nghìn đồng chẵn. Ngày 27 tháng 02 năm 2013 Thủ quỹ Ký tên Sau khi có phiếu thu, kế toán căn cứ vào số tiền viết bằng chữ và dấu (đã thanh toán). Trên phiếu thu kèm theo chứng từ gốc để ghi vào sổ quỹ tiền mặt. Kế toán cập nhật xong chuyển phiếu thu kèm theo chứng từ gốc giao
  • 56. 43 dịch với Kho bạc để ghi vào sổ theo dõinguồn kinh phí, sổ theo dõihạn mức kinh phí. Sau đó căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phản ánh vào nhật ký – sổ cái. 2.2.4. Cáctàikhoản sử dụng, phương pháp hạch toán kế toán các khoản thu ngân sáchxã tại xã Đồng Tâm. * Hệ thống tài khoản kế toán các khoản thu mà xã sử dụng : - TK 111: Tiền mặt. - TK 112: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc: + TK 1121:Tiền gửi ngân sách tại Kho bạc. + TK 1122: Tiền gửi ngân hàng + TK 1128: Tiền gửi khác - TK 152 : Vật liệu - TK 211: Tài sản cố định : + TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc. + TK 2112: Máy móc, thiết bị + TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý - TK 214: Hao mòn tài sản cố định - TK 311: Các khoản phải thu - TK 3361: Các khoản thu hộ - TK 466: Nguồn hình thành TSCĐ - TK 714: Thu NSX đã qua Kho bạc: + TK 7141: Thuộc năm trước + TK 7142: Thuộc năm nay
  • 57. 44 - TK 719: Thu NSX chưa qua Kho bạc: + TK 7191: Thuộc năm trước + TK 7192: Thuộc năm nay. Xã đã căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán các khoản thu của xã tại QĐ 94/ 2005-BTC để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để phản ánh nghiệp vụ các khoản thu phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xã. Xã đã tuân thủ tốt trong việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của xã đã bao gồm tất cả các tài khoản theo quy định và được chi tiết cụ thể qua các tài khoản cấp 2: chi tiết cho từng loại tài sản cố định và chi tiết theo niên độ cho khoản thu NSX chưa qua KB và đã qua KB để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán các khoản thu của xã được phản ánh đúng, chi tiết, cụ thể qua hệ thống tài khoản kế toán đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên để phát triển nền kinh tế của xã thì cần phải chú trọng vào ngành nào: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì xã cần biết nguồn thu từ lĩnh vực nào chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách xã. Như vậy hệ thống tài khoản kế toán chưa phản ánh chi tiết được nguồn thu đối với từng ngành kinh tế tại xã. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý và phát triển NSX. *Phương pháp hạch toán kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm. Cán bộ tài chính –kế toán xã hạch toán các nghiệp vụ thu ngân sách xã chủ yếu của xã như sau: - Những khoản thu bằng biên lai tài chính (Những khoản thu không phải thu từ thuế, phí, lệ phí): + Thu ngân sách nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111 – Tiền mặt
  • 58. 45 Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho Bạc (7192 – Thuộc năm nay) +Khi xuất quỹ tiền mặt nộp vào tài khoản ngân sách xã tại Kho bạc: Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (TK 1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 111 – Tiền mặt + Căn cứ vào giấy nộp tiền vào ngân sách đã được Kho bạc xác nhận, phản ánh số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc: Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay) Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) + Đối với những khoản thu bằng tiền mặt nộp thẳng vào Kho Bạc: Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho Bạc) Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) -Thu bằng biên lai thuế (Những khoản thu thuế, phí, lệ phí theo sự uỷ quyền của cơ quan thuế) + Khi thu được bằng tiền mặt nhưng chưa kịp nộp vào Kho bạc thì cán bộ tài chính – kế toán xã sẽ thực hiện nộp vào quỹ tiền mặt của xã: Nợ TK 111 – Tiền mặt Có TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ +Khi thanh toán tiền thu thuế, phí, lệ phí với cơ quan thuế : Nợ TK 336 – Các khoản thu hộ, chi hộ Có TK 111 – Tiền mặt +Ghi thu ngân sách số phí, lệ phí xã hưởng 100%
  • 59. 46 Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) * Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa các cấp ngân sách và thu bổ sung từ cấp trên: - Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu ngân sách trên địa bàn phân chia theo tỷ lệ điều tiết: Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân sách, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc) Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) -Khi nhận được chứng từ của Kho bạc báo số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, kho bạc (1121 – Tiền ngân sách tại Kho bạc Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) *Khi thu ngân sáchxã bằng hiện vật thực hiện nhập kho: Nợ TK 152 – Vật liệu Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay) *Trường hợp nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động, ghi thu, ghi chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc giá trị ngày công lao động: Nợ TK 819 – Ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 – Thuộc năm nay) Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc ( 7192 – Thuộc năm nay) *Quyết toán thu ngân sách:
  • 60. 47 -Kết chuyển số quyết toán thu ngân sách năm trước được HĐND xã phê duyệt kế toán xã hạch toán như sau: Nợ TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7141- Thuộc năm trước) Có TK 914 – Chênh lệch thu, chi ngân sáchxã -Xác định số kết dư ngân sách năm trước để kết chuyển vào tài khoản thu ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc năm ngân sáchnăm nay: Nợ TK 914 – Chênh lệch thu, chi ngân sách xã Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay) -Chuyển thành thu ngân sách năm nay đã qua Kho bạc: Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 – Thuộc năm nay) Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 – Thuộc năm nay) Qua đây ta thấy cán bộ tài chính – kế toán xã đã hạch toán các khoản thu ngân sách xã theo đúng phương pháp kế toán được quy định. Hầu hết các nghiệp vụ kế toán đều được hạch toán đúng thông qua hệ thống tài khoản kế toán. Nhưng với những khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết của cấp trên không được hạch toán chi tiết tỷ lệ phần trăm được điều tiết. Không phản ánh được tỷ lệ phần trăm được hưởng các khoản thu. Kế toán xã vẫn còn yếu kém trong việc hạch toán các khoản thu cần thực hiện ghi thu, ghi chi khi xuất hiện vật thu được ra thực hiện xây dựng cơ bản và trường hợp thoái thu ngân sách cũng không hạch toán rõ ràng và đúng bản chất. Đối với nghiệp vụ kinh tế phức tạp còn không biết cách hạch toán, không đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán và tài chính xã.
  • 61. 48 2.2.5. Hình thức kế toán và sổ kế toán đang được sử dụng tại xã Đồng Tâm. Hình Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ-SỔ CÁI Bảng tổng hợp BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 62. 49 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng Đểthuận tiện cho việc hạchtoán, theo dõicôngviệc kếtoántại xã. Hiện tại xã ĐồngTâmđãsửdụngphầnmềm kế toán xã MISABAMBOO NET 2015. Giao diện củaphần mềmkế toánxãMISA BAMBOO NET 2015 xã ĐồngTâm sửdụng Phần mềm giúp đơn vị xã thực hiện các nghiệp vụ : Dự toán ngân sách, tiền mặt, tiền gửi, vật tư, tài sản cố định,… Phần mềm kế toán giúp cho công việc của kế toán trở nên đơn giản,dễ dàng, triển khai nhanh, chuyên nghiệp , chính xác, dễ quản lý hơn đốivới việc làm kế toán thủ công, cập nhật được những quy định, thông tư… mới.Qua đây ta thấy công tác kế toán của xã có phần tiến bộ hơn so với những năm trước.
  • 63. 50 * Các loại sổ kế toán được sử dụng tại xã Đồng Tâm - Sổ thu ngân sách xã (S04 – X) dùng để theo dõi các khoản thu ngân sách xã phát sinh trong sinh trong năm ngân sách từ ngày 01/ 01 đến khi quyết toán thu ngân sáchnăm trước được HĐND xã phê duyệt. Sổ này được mở để ghi chép các khoản thu NSX đã qua Kho bạc và chưa qua Kho bạc phát sinh theo mục thu. - Sổ tổng hợp thu ngân sách xã (S06a – X): số liệu trên sổ tổng hợp này được lấy từ số liệu của sổ thu ngân sách xã. Sổ tổng hợp thu ngân sáchxã là căn cứ để lên báo cáo tổng hợp thu ngân sáchxã theo nội dung kinh tế và báo cáo quyết toán thu NSX theo MLNSNN. + Về công tác mở sổ: Các loại sổ đều được mở vào đầu kỳ kế toán năm theo đúng quy định. + Về cách ghi sổ kế toán: Cán bộ tài chính – kế toán xã đã thực hiện tốt việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Kế toán đã ghi chép từng khoản thu theo nội dung thu, hình thức thu (tiền mặt, hiện vật, ngày công lao động) và theo kỳ kế toán. Khi nhận được chứng từ thì kế toán đã phân loại chứng từ xem khoản thu này thuộc thu ngân sách hay thu hộ… và thuộc chương, loại, khoản, mục, tiểu mục để vào sổ kế toán đúng. Hầu như các số liệu, thông tin trên sổ đều chính xác, trung thực. Số liệu ghi trên sổ đã được ghi kế tiếp theo các năm ngân sách.Các quy định về cách ghi sổ, hình thức ghi sổ đều được kế toán xã chấp hành đúng có tác động tốt đến việc quản lý, cung cấp thông tin. + Về việc khoá sổ: các sổ kế toán đều được khoá sổ theo đúng quy định. Việc khoá sổ được thực hiện vào cuốikỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính của xã . Khi khoá sổ cán bộ tài chính – kế toán xã đã tiến hành tốt việc cộng số phát sinh bên nợ, bên có, số dư cuối kỳ kế toán xem tổng số phát sinh nợ