SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN
MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH
GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN PHƢƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN : A19645
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN
MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH
GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực tập : Trần Phƣơng Thảo
Mã sinh viên : A19645
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trịnh
Trọng Anh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại Học
Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Vốn kiến thức được
tiếp thu trong quá trình học là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại
thành phố Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em sử dụng số liệu tài
chính của công ty.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Phương Thảo
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT ............................1
1.1. Những vấn đề chung về tiền mặt ...................................................................................1
1.1.1. Khái niệm tiền mặt, tiền mặt trong hoạt động SXKD......................................1
1.1.2. Động cơ của vốn tiền mặt mà doanh nghiệp sở hữu.......................................1
1.1.3. Mục đích của việc quản lý tiền mặt..................................................................2
1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD ......................................3
1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt ..............................................4
1.2. Những vấn đề chung về quản lý tiền mặt......................................................................4
1.2.1. Khái niệm quản lý tiền mặt...............................................................................4
1.2.2. Nội dung quản lý tiền mặt.................................................................................4
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt.........................................................10
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản................................................10
1.3.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt..............................13
1.4. Các mô hình quản lý tiền mặt......................................................................................13
1.4.1. Mô hình Baumol..............................................................................................13
1.4.2. Mô hình Miller – Orr ......................................................................................15
1.4.3. Mô hình Stone .................................................................................................17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI TP HÀ NỘI...............................................................20
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội...................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa
tại TP Hà Nội................................................................................................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.......22
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP
Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2013............................................................................25
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý tiền mặt của Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại
TP Hà Nội................................................................................................................................37
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu chi tiền mặt thể hiện trên TK 111 tại công ty giai
đoạn 2011 – 2013..........................................................................................................37
2.2.2. Kiểm soát thu chi tiền mặt...............................................................................41
2.2.3. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu.......................................................55
2.2.4. Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt.................................................58
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt........................................................58
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tiền mặt của công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP
Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................................59
2.4.1. Những ưu điểm................................................................................................59
2.4.2. Những tồn tại...................................................................................................59
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................................................................................................60
3.1. Quản lý tiền mặt trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung................................60
3.2. Tính cần thiết cải thiện công tác quản lý tiền mặt đối với Công ty cổ phần in sách
giáo khoa tại TP Hà Nội.........................................................................................................62
3.2.1. Những yếu tố của môi trường bên ngoài thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công
tác quản trị tiền mặt......................................................................................................62
3.2.2. Những yếu tố của môi trường bên trong thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công
tác quản trị tiền mặt......................................................................................................64
3.3. Các biện pháp cải thiện công tác quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in sách giáo
khoa tại TP Hà Nội.................................................................................................................66
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
GVHB Giá vốn hàng bán
HTK Hàng tồn kho
PTKH Phải thu khách hàng
PTNB Phải trả người bán
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh ..........................................................................25
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán.....................................................................................30
Bảng 2.3. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 ............32
Bảng 2.4. Các tiểu mục trong khoản mục “Các khoản tương đương tiền” giai đoạn
2011 – 2013 ...................................................................................................................34
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu trong hàng tồn khi giai đoạn 2011 – 2013 ................................35
Bảng 2.6. Số hiệu tài khoản 111 – tiền mặt...................................................................38
Bảng 2.7. Dư nợ dầu kỳ và dư nợ cuối kỳ TK 111 của công ty giai đoạn 2011 – 2013....39
Bảng 2.8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2011 – 2013....................41
Bảng 2.9. Phân tích lưu chuyển tiền tệ theo tỷ trọng của các chỉ tiêu chính trong báo
cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2011 – 2013...............................................................45
Bảng 2.10. Dự toán nhu cầu tiền mặt các quý trong năm 2013 ....................................52
Bảng 2.11. Chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K), tổng nhu cầu tiền mặt (T)
giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................55
Bảng 2.12. Mức dự trữ tiền tối ưu qua các năm 2011, 2012 và 2013 ...........................56
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu TrC, OC, TCmin trong tương ứng với C* giai đoạn 2011 –
2013...............................................................................................................................56
Bảng 2.14. Các chỉ tiêu C, TrC, OC, TC trong thực tế giai đoạn 2011 – 2013 ............56
Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt giai đoạn 2011 – 2013.....58
Bảng 2.16. Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty giai đoạn 2011 – 2013.....................59
Bảng 3.1. Chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp năm 2013....60
Bảng 3.2. Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn tính từ 01/01/2013 của ACBS.....68
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn giai đoạn
2011 – 2013 ...................................................................................................................33
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013..............................................36
Biểu đồ 2.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – đầu tư – tài chính giai đoạn
2011 – 2013...............................................................................................................43
Biểu đồ 2.4. Lượng tiền trôi nổi và tổng tiền của công ty giai đoạn 2011 – 2013........47
Biểu đồ 2.5. Ghi nợ TK 1121 theo các quý giai đoạn 2011 – 2013..............................48
Thang Long University Library
Biểu đồ 2.7. Chênh lệch giữa tổng thu dự tính và tổng thu thực tế trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................................53
Biểu đồ 2.8. Chênh lệch giữa tổng chi dự tính và tổng chi thực tế trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................................54
Biểu đồ 2.9. Chênh lệch giữa TC và TCmin giai đoạn 2011 – 2013 .............................57
Biểu đồ 3.1. Chỉ số CPI của một số năm so với tháng 12 năm trước............................64
Biểu đồ 3.2. Mô hình dự trữ tiền mặt tối ưu Miller – Orr cho công ty năm 2013 ........69
Biểu đồ 3.3. Quản lý số dư tiền qua mô hình Stone cho công ty năm 2013 .................70
Sơ đồ 1.1. Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu ....3
Sơ đồ 1.2. Trình tự cơ bản của phương pháp quản lý dự toán thu chi tiền mặt ..............6
Sơ đồ 1.3. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao giữ cân bằng tiền mặt ở mức
mong muốn......................................................................................................................9
Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định lượng tiền mặt tối ưu.......................................................14
Sơ đồ 1.5. Mô hình Miller – Orr....................................................................................16
Sơ đồ 1.6. Mô hình quản lý dòng tiền Stone.................................................................18
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội ...........22
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán thu chi tiền mặt trong kỳ của công ty .......................49
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Có thể nói một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp được thông suốt chính là tiền mặt. Tiền mặt
luôn là thứ mà bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn nắm giữ. Lý do là tiền đảm bảo
hoạt động thường xuyên, các doanh nghiệp ngoài ra còn dự trữ cho các tình huống
khẩn cấp, những dự tính trong tương lai. Đối với một doanh nghiệp, việc lượng tiền
mặt hàng quý, hàng năm tăng lên đều đặn và ổn định là một dấu hiệu đáng mừng, cho
thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển mạnh. Hơn thế nữa, các
doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, có tính chu kỳ thì cần duy trì lượng tiền mặt
nhiều để vượt qua giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất. Thông thường, doanh
nghiệp nên có một lượng tiền mặt dự trữ nhiều hơn mức cần thiết để đáp ứng cho các
nghĩa vụ ngắn hạn của họ. Như thế không có nghĩa là doanh nghiệp cứ có nhiều tiền
mặt là tốt vì dự trữ tiền tốn chi phí cơ hội. Vậy câu hỏi đặt ra cho một nhà quản trị là
“Doanh nghiệp dự trữ lượng tiền mặt bao nhiêu là đủ?” hay “Doanh nghiệp cần phải
quản lý lượng tiền mặt này như thế nào cho hợp lý, làm sao để thu tối đa mà chi tối
thiểu?”. Để trả lời các câu hỏi trên, chủ doanh nghiệp cần phải thiết kế việc quản lý
tiền mặt một cách khoa học, phù hợp với doanh nghiệp của mình. Như thế, quản lý
tiền mặt chính là công tác quản lý tài chính giúp cho tiền mặt thực hiện được vai trò
của nó một cách hiệu quả nhất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý tiền
mặt không chỉ giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp nguồn lực tiền
mặt được sử dụng đem lại hiệu quả cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý tiền mặt là một nội dung quan trọng trong quản lý tài chính doanh
nghiệp nói chung. Vấn đề này đã hình thành một khung lý thuyết tương đối đầy đủ. Ở
các giáo trình trong nước, quản lý tiền mặt xuất hiện là một phần của giáo trình quản
lý tài chính, trong đó được trình bày một cách tổng quát, cơ bản các nội dung chính.
Một số giáo trình có thể nêu như: cuốn “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp”
(2009) do PGS.TS. Phạm Quang Trung chủ biên, cuốn “Quản lý tài chính doanh
nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, cuốn “Quản trị tài chính
doanh nghiệp” (2007) của tác giả Nguyễn Hải Sản, cuốn “Giáo trình quản trị tài
chính doanh nghiệp” (2011) do TS. Nguyễn Thu Thủy chủ biên, cuốn “Tài chính
công ty – Các nguyên tắc căn bản và các áp dụng” (2011) do tác giả Dương Hữu
Hạnh biên soạn...
Các giáo trình nước ngoài viết về đề tài này khá là phong phú, trong đó có những
giáo trình chuyên sâu, trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến tiền mặt, dòng tiền
Thang Long University Library
mặt trong doanh nghiệp và quản trị tiền mặt. Ví dụ, các tác phẩm tiêu biểu như: cuốn
“The General Theory of Employment, Interest and Money” (1936) của Keynes, J. M,
cuốn “A Dynamic Baumol-Tobin Model of Money Demand” (1986) của Gregor W.
Smith, cuốn “A model of demand for money by firms, The Quarterly Journal of
Economics” (1966) của Miller H.M and Orr D, cuốn “The Utility of cashflow
forecasts in the management of corporate cash balance” (2006) của Fionnuala M.
Gormley và Nigel Meade. Liên quan đến đề tài quản lý tiền mặt còn có các bài báo,
các diễn đàn trên mạng internet như: www.vneconomy.com.vn, http://quantri.vn,
http://www.ateneonline.it/ross, http://www.accountingformanagement.org/operating-
ratio/... Tuy nhiên các bài viết chỉ mang tính chất trình bày và giải thích về mặt lý
thuyết chứ chưa có ứng dụng mô hình quản lý tiền mặt thực tế vào trong một doanh
nghiệp cụ thể.
Xét mặt thực tiễn, việc áp dụng lý thuyết quản lý tiền mặt vào hoạt động cụ thể
tại doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rộng rãi, hầu hết các doanh nghiệp chỉ áp dụng
các phương pháp và các mô hình định tính mà chưa mang nhiều yếu tố định lượng.
Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, công tác quản lý tiền mặt
tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội hiện nay chưa được thực hiện hiệu
quả. Vì vậy, việc đề xuất một mô hình định lượng cụ thể để xác định lượng tiền tối ưu
cho công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội là rất cần thiết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP
Hà Nội. Công ty đã có quá trình tồn tại và phát triển lâu dài từ năm 1975. Sau gần 40
năm tồn tại và phát triển, Công ty với định hướng phát triển ngày càng đa dạng và mở
rộng, quản lý tiền mặt càng trở nên quan trọng hơn đối với công ty.
Trên thực tế, có rất nhiều mô hình quản lý tiền mặt có thể được đưa vào ứng
dụng tại công ty nhưng em chọn mô hình Miller – Orr và mô hình Stone vì tính phù
hợp và hiệu quả mà mô hình có thể mang lại để nhằm cải thiện công tác quản lý tiền
mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội.
4. Ý nghĩa và mục đích của đề tài
 Trình bày trên phương diện lý luận vai trò và nội dung của hoạt động quản lý
tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Phân tích thực trạng hoạt động quản lý tiền mặt và đánh giá hiệu quả hoạt động
này tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.
 Đánh giá một số mô hình quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách giáo
khoa tại TP Hà Nội.
5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài
Trong phạm vi luận văn này, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp thu thập tài liệu
 Phương pháp so sánh, tỷ lệ
 Phương pháp thống kê, mô tả
6. Cấu trúc của đề tài
Cơ cấu luận văn ngoài phần lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm
ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý tiền mặt.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách
giáo khoa tại TP Hà Nội.
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình Miller – Orr nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.
Do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng các
cô chú trong công ty.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT
1.1. Những vấn đề chung về tiền mặt
1.1.1. Khái niệm tiền mặt, tiền mặt trong hoạt động SXKD
Có nhiều khái niệm về tiền mặt, ví dụ trong cuốn “Lý thuyết tài chính tiền tệ”
(2011), TS. Lê Thị Mận có đề cập tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao
nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính
dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà
nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu,
ngoại tệ...
Cũng là một khái niệm khác về tiền mặt, trong cuốn “Tài chính công ty – Các
nguyên tắc căn bản và các áp dụng”, tác giả Dương Hữu Hạnh có nói: “Trung bình
khoảng độ 1,5% các tài sản của doanh nghiệp được giữ dưới hình thức tiền mặt, tiền
mặt được định nghĩa như tiền tồn quỹ và tiền ký gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp ở
ngân hàng. Tiền mặt “Cash” thường được gọi là tài sản không sinh lợi (non earning
asset) bao gồm tiền hiện có tại công ty và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Tiền
này dùng để trả lương lao động, mua nguyên vật liệu, các tài sản cố định, trả tiền thuế,
trả nợ, trả tiền cổ tức…”.
Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến
một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ
rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con
người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở
nhiều nơi để đổi cho mình những yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại
đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước
có quyền thu thuế từ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là
những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán.
1.1.2. Động cơ của vốn tiền mặt mà doanh nghiệp sở hữu
Trong thực tiễn SXKD, doanh nghiệp cần phải duy trì được vốn tiền mặt với số
lượng nhất định. Doanh nghiệp tại sao lại phải duy trì một lượng vốn tiền mặt nhất
định như vậy, kinh tế gia John Maynard Keynes, Anh, trong tác phẩm cổ điển của ông
“Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, tiền lời và tiền tệ” (The General Theory of
Employment, Interest and Money, 1936) có nêu ra 3 lý do hay 3 động cơ khiến người ta
giữ tiền mặt như sau:
Động cơ giao dịch. Cũng còn gọi là động cơ thanh toán, là chỉ tiền mặt cần thiết
để chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là động cơ chính để doanh nghiệp duy trì số vốn tiền mặt nhất định. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền
2
lương…, rất nhiều khoản cần đến tiền mặt để thanh toán. Tiền của doanh nghiệp trong
kinh doanh luôn quay vòng tuần hoàn không ngừng. Nếu như doanh nghiệp có thể
đồng bộ được về thời gian và số lượng thu chi tiền mặt trong quá trình SXKD thì cũng
có nghĩa là khi doanh nghiệp cần thanh toán số tiền mặt nhất định thì vừa đúng lúc
doanh nghiệp cũng thu về số tiền tương đương. Vì vậy, lượng tiền mặt mà doanh
nghiệp cần với động cơ giao dịch sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Đương nhiên điều
này thực tế không xảy ra. Việc thu chi tiền mặt luôn có sự chênh lệch, doanh nghiệp
không thể duy trì một số lượng tiền mặt nhất định để ứng phó giao dịch. Nhưng khi
sắp xếp thu chi tiền mặt, doanh nghiệp phải cố gắng đạt được tính đồng bộ để giảm bớt
khoản tiền mặt cần thiết để giao dịch.
Động cơ dự phòng. Chỉ sự cần thiết phải duy trì số tiền mặt nhất định để ứng
phó với những sự việc ngoài ý muốn. Trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp thường
xuyên gặp phải những việc không ngờ tới như thiên tai, sự cố an toàn nhân thân hoặc
sự thay đổi chính sách của Nhà nước, những gia tăng đột biến của lượng nhu cầu thị
trường đều cần có một số tiền nhất định để thanh toán.
Động cơ đầu cơ. Là chỉ những khoản tiền mặt được bảo lưu để mong có được lợi
nhuận bởi sự dao động của chứng khoán có giá trị dự định hoặc là dao động giá cả vật
tư như nguyên vật liệu. Đầu cơ ở đây thực tế là chỉ sự đầu tư ngắn hạn của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chỉ có được thu nhập lãi suất ít ỏi, nếu
như nhà quản trị nắm bắt được một chút về quy luật dao động giá cả chứng khoán trên
thị trường chứng khoán, hơn nữa lại có thể phán đoán được một cách chuẩn xác xu thế
giá cả của nó thì có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu và trái
phiếu với giá thấp và bán ra với giá cao từ đó có được lợi nhuận. Cùng với việc thiết
lập thể chế thị trường, giá cả của vật tư nguyên vật liệu cũng thường xuyên có dao
động, doanh nghiệp cũng có thể mua vào bán ra với thời điểm thích hợp, kiếm lời từ
chênh lệch giá.
1.1.3. Mục đích của việc quản lý tiền mặt
Mục đích của quản lý tiền mặt là khống chế lượng tiền mặt ở mức độ thấp nhất
có thể trong trường hợp kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp vận hành bình thường,
đồng thời có được thu nhập lãi suất cao nhất từ phần vốn tiền mặt này.
Nói chung, tiền mặt là một tài sản có doanh lợi hoặc phi doanh lợi. Tiền trong
quỹ tiền mặt về cơ bản không có khả năng sinh lợi. Với tiền gửi ngân hàng không kỳ
hạn sẽ có thu nhập lãi suất nhất định, nhưng thông thường lợi nhuận rất thấp, do đó
vốn tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm mức doanh lợi của doanh nghiệp. Nhưng nếu vốn
tiền mặt của doanh nghiệp không đủ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành
SXKD bình thường của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực thu lợi của doanh
Thang Long University Library
3
nghiệp đó. Vì vậy doanh nghiệp phải tính toán và xác định số lượng vốn tiền mặt hợp
lý, bằng mọi cách bảo đảm số lượng tiền mặt cần thiết. Khi số lượng tiền mặt tương
đối lớn, vẫn phải tích cực tìm ra những phương thức đầu tư ngắn hạn thích hợp để
lượng tiền mặt còn lại có thể đem lại lợi nhuận nhiều hơn.
1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD
Hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp được bắt đầu bằng tiền mặt. Từ đó, tiền
mặt được chuyển đổi thành những loại tài sản khác nhau, tạo ra đòn bẩy hoặc mở rộng
hoạt động kinh doanh với các khoản đi vay và cuối cùng là biến nó trở lại thành tiền
mặt nhưng với số lượng lớn hơn ban đầu.
Sự luân chuyển của tiền mặt có thể được phân tích thành các chu kỳ, có mối liên
hệ chặt chẽ. Kỳ luân chuyển tiền mặt, nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp,
là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi
thực sự thu hồi tiền của khách hàng. Ở đây, ta thấy có sự chênh lệch, một kẽ hở giữa
dòng thu tiền mặt và dòng chi tiền mặt. Chính kẽ hở này là nguyên nhân có thể khiến
doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Dưới đây là sơ đồ
mô tả dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất.
Sơ đồ 1.1. Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất
tiêu biểu
(Nguồn: Sách “Quản lý tài chính doanh nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và
đào tạo về quản lý)
Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng, tất cả các hoạt động này đều
có sự tham gia của tiền mặt. Việc quản lý tiền mặt còn bao gồm quản lý những dòng
thu, chi tiền mặt rất phức tạp trong doanh nghiệp.
Thời gian trả
chậm trung bình Thời gian quay vòng tiền
Trả tiền
Mua hàng
Thu tiền
bán hàng
Bán hàng
trả chậm Thời gian thu
tiền trung bình
Thời gian quay vòng
hàng lưu kho
Chu kỳ kinh doanh
4
1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt
Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Chính
vì vậy, để phân biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt, ta so sánh hai chỉ tiêu là lợi
nhuận ròng và ngân lưu ròng:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí
Ngân lưu ròng = Dòng thu tiền – Dòng chi tiền
Như vậy, ngân lưu ròng dương hay âm không có nghĩa là lãi hay lỗ, ngược lại lãi
hay lỗ thì không đồng nghĩa là có tiền mặt hay không.
1.2. Những vấn đề chung về quản lý tiền mặt
1.2.1. Khái niệm quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù
đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những
khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá
trình quản lý tiền mặt kể trên.
Theo PGS.TS. Phạm Quang Trung trong Sách “Giáo trình quản trị tài chính
doanh nghiệp” (2009), quản lý tiền mặt là việc đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối
ưu tại mỗi thời điểm nhất định. Quản lý tốt tiền mặt đòi hỏi vào bất cứ lúc nào bạn
cũng phải biết doanh nghiệp đang cần bao nhiêu tiền mặt, lượng tiền mặt doanh nghiệp
hiện có cũng như tiền đang ở đâu. Nếu không theo dõi được tiền mặt, việc kinh doanh
của bạn có thể sẽ thất bại.
1.2.2. Nội dung quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt bao gồm các nội dung sau:
 Kiểm soát thu, chi tiền mặt
 Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu
 Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt
1.2.2.1. Kiểm soát thu, chi tiền mặt
Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp có thể chia thành những lĩnh vực khác
nhau, trong đó tồn tại những khoản thu chi tiền mặt đa dạng và có đặc trưng riêng.
Ta phân tích các khoản thu chi tiền mặt trong 3 lĩnh vực hoạt động chính của
doanh nghiệp:
 Tiền mặt trong hoạt động kinh doanh – điều hành doanh nghiệp
 Tiền mặt trong hoạt động đầu tư – phát triển doanh nghiệp
 Tiền mặt trong hoạt động tài chính – vốn hoá doanh nghiệp
Thang Long University Library
5
Việc quản lý thu chi tiền mặt dựa trên các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính
nhưng trong việc quản lý tiền mặt của công ty, cần lưu ý rằng số tiền được phản ánh
trên các tài khoản mà công ty đang theo dõi không phải bao giờ cũng bằng số dư có
trên tài khoản tại ngân hàng. Tại sao vậy? Chúng ta sẽ đề cập nguyên nhân của nó qua
việc xem xét khái niệm “tiền nổi” sau đây.
Các nhà kinh doanh lớn rất chú ý đến ảnh hưởng của tiền nổi1
(float) trong hoạt
động thanh toán. Tiền nổi là số chênh lệch giữa số dư tiền trên tài khoản ngân hàng và
số dư trên tài khoản tại công ty. Tiền nổi phản ánh sự chênh lệch tạm thời (trong một
số thời gian ngắn) giữa hai hệ thống theo dõi tài chính nói trên. Tuy nhiên, do các
nghiệp vụ thanh toán lẫn nhau liên tục làm xuất hiện tiền nổi nên trị số của tiền nổi có
thể trở nên khá lớn.
Một cách tổng quát tính tiền nổi như sau:
Lượng tiền
=
Số dư tài khoản tiền
–
Số dư tài khoản tiền
trôi nổi (F) gửi tại ngân hàng tại công ty
Nguyên nhân của tiền nổi có thể tóm tắt như sau:
Do độ lệch về thời gian giữa nghiệp vụ phát hành séc và nghiệp vụ thanh toán séc
tạo ra “khoảng trống” trên sổ sách. Trên thực tế, khi phát sinh ra một séc và gửi ngân
hàng thì công ty phát hành séc đã giảm đi một số tiền tương ứng với giá trị tờ séc. Tài
khoản tại công ty phản ánh số giảm đó. Nhưng, tờ séc phải mất một khoảng thời gian
lưu chuyển, xử lý và thanh toán, chẳng hạn 7 ngày. Trong khoảng thời gian đó, trên tài
khoản tại ngân hàng chưa phản ánh sự thay đổi gì về tiền.
Tiền nổi do việc thu tiền từ một người khác gây ra được gọi là tiền nổi thu nợ
(collection float); nếu do việc phát hành séc để chi trả thì gọi là tiền nổi chi ra
(disbursment float). Lượng tiền trôi nổi ròng (Net float) sẽ là tổng hợp của các lượng
tiền trôi nổi chi ra (dấu dương) tiền và tiền nổi thu nợ (dấu âm). Sự chậm trễ gây ra
lượng tiền trôi nổi sẽ mang lại lợi ích cho người chi trả và gây thiệt hại cho người nhận
thanh toán. Do đó bên nhận thanh toán sẽ cố gắng tăng tốc các khoản thu của mình và
bên chi trả cũng sẽ cố chậm trễ trong khoản chi trả.
Quản lý dự toán thu chi tiền mặt có tính tự khoa học từ việc thiết lập đến thực
hiện. Dưới đây là trình tự thiết lập và thực hiện quản lý dự toán thu chi tiền mặt tháng:
11
Tài liệu về “tiền nổi” lấy từ sách “Quản lý tài chính doanh nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và đào tạo về
quản lý
6
Sơ đồ 1.2. Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản lý dự toán thu chi tiền mặt
(Nguồn: Sách “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2009) do PGS.TS.
Phạm Quang Trung chủ biên)
1. Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt
Các đơn vị, các bộ ngành khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế
hoạch công tác đồng thời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ
phận tài chính. Khi các bộ phận tiến hành thiết lập dự toán thu chi tiền mặt đều phải
tiến hành theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan. Mấu chốt
của vấn đề là phải làm sao cho được tỉ mỉ, rõ ràng. Nếu như tiến hành thiết lập dự toán
hời hợt thì trong quá trình thực hiện sẽ không khống chế được dự toán thu chi, bộ phận
tài chính kế toán có thể yêu cầu bạn làm lại từ đầu.
2. Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt
Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu
nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự đoán tiêu thụ. Dự toán thu chi tiền mặt được
tiến hành thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ
phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi
tiền hàng về kịp thời. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt có thể gia tăng trách
nhiệm thu hồi tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu
thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ phân phối thưởng phạt thu hồi tiền
hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập tiền mặt là cơ sở của dự toán thu chi
tiền mặt. Nhiều khi thu nhập tiền mặt không do doanh nghiệp khống chế. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn, mức độ tín dụng rất thấp, khó
khăn khi thu hồi tiền hàng rất lớn. Do đó, khi tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền
mặt phải chiết khấu đi một khoản nhất định.
3. Thiết lập phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt
Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với tất cả các chủ
quản bộ phận tiến hành thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt toàn công ty.
Thiết lập dự toán
thu chi tiền mặt
Thẩm duyệt
phương án dự toán
thu chi tiền mặt
Thiết lập phương
án dự toán thu chi
tiền mặt
Thiết lập dự toán
thu nhập tiền mặt
Kiểm tra, giám sát
dự toán thu chi
tiền mặt
Thực hiện dự toán
thu chi tiền mặt
Thang Long University Library
7
Giám đốc chủ trì ở đây không có nghĩa giám đốc chỉ là người chủ trì hội nghị mang
tính tượng trưng mà là yêu cầu giám đốc đưa ra đường lối tổng thể, xác định rõ trọng
điểm, nguyên tắc, phương hướng thu chi để thiết lập dự toán, chỉ đạo bộ phận kế toán
tiền hành cân bằng tổng hợp thu chi và cùng với các chủ quản bộ phận khác hoàn
chỉnh phương án dự toán thu chi tiền mặt.
4. Thẩm duyệt phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt
Phương án dự toán thu chi tiền mặt được bán giám đốc hoặc ban dự toán công ty
thảo luận thông qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế. Trong công ty
cổ phần, dự toán thu chi tiền mặt hàng năm còn phải được Hội đồng quản trị thảo luận
thông qua. Có hai mục đích của việc thảo luận thông qua dự toán. Thứ nhất, cần bằng
tổng hợp thêm một lần nữa sao cho dự toán có tính khả thi. Thứ hai, nhờ có sự thảo
luận thông qua này mà dự toán mới có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của dự
toán thể hiện ở chỗ một khi dự toán được thông qua, bất cứ người nào cũng không
được tự ý sửa đổi, bao gồm cả giám đốc. Một số doanh nghiệp khi tiền vốn cấp bách
đã thường xuyên thực hiện theo cách “một chiếc bút” của giám đốc, tất cả thu chi tiền
mặt của doanh nghiệp đều do một chiếc bút giám đốc ký quyết định và tiến hành
truyền bá cách làm này như là một kinh nghiệm vậy. Cách làm này trên thực tế là
phương pháp quản lý kinh nghiệm truyền thống của nền sản xuất nhỏ và có tính tùy
tiện chủ quan lớn, nó không thể tồn tại song song với phương pháp quản lý dự toán
khoa học và cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến quản lý dự toán thu chi tiền mặt
không được quán triệt thực hiện.
5. Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt
Tất cả các đơn vị, bộ phận có nhu cầu chi tiền mặt đều phải tiến hành chi theo
thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán. Những hạng mục không có
trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi. Sau khi dự toán được thông qua,
trong quá trình thực hiện, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế
chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can thiệp. Những khoản chi tiền mặt
của đơn vị hay bộ phận chỉ cần thông qua người phụ trách bộ phận ký nhận là có hiệu
lực. Đối với những khoản chi không nằm trong dự toán, giám đốc cũng không được dễ
dàng ký duyệt.
6. Kiểm tra, giám sát dự toán thu chi tiền mặt
Tiền hành kiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận
viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách
nhiệm đương sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán.
Muốn làm tốt công tác quản lý dự toán thu chi tiền mặt, ta cần phải tuân theo
nguyên tắc cơ bản sau:
8
1. Nguyên tắc hai tuyến thu chi
Thu tiền mặt và chi tiền mặt phải được phân định giới hạn rõ ràng. Các khoản thu
tiền mặt của các bộ phận và đơn vị phải được nộp về bộ phận tài vụ, bất cứ đơn vị nào
cũng không được lưu giữ tiền mặt thu về. Những khoản chi tiền mặt của các bộ phận
đều được bộ phận tài vụ quyết định phát theo dự toán và từ đó có thể khống chế những
khoản thu chi tiền mặt có hiệu quả.
2. Nguyên tắc dự toán cứng
Dự toán thu chi tiền mặt đã được phê chuẩn đều có hiệu lực pháp luật, bất cứ ai
cũng không được phép tùy tiện sửa đổi. Toàn bộ thu chi tiền mặt của công ty đều phải
đưa vào phạm vi khống chế của dự toán, không có trong dự toán không chi tiền, từ
chối tất cả nhưng hiện tượng chi vượt dự toán.
3. Nguyên tắc chi tiết hóa
Dự toán thu chi tiền mặt phải được thiết lập một cách chi tiết tỉ mỉ, phải tiến hành
phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng khoản theo tiêu chuẩn định
mực, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải được tính toán, chỉ có dự toán chi tiết
cụ thể mới có thể phát huy được vai trò khống chế dự toán thực sự.
4. Nguyên tắc ủy quyền
Dự toán thu chi tiền mặt của các bộ phận, các đơn vị là do người phụ trách các bộ
phận chủ trì thiết lập nên, sau khi được phê duyệt thì báo cáo với bộ phận tài vụ. Dự
toán sau khi được công ty phê duyệt thì ủy quyền cho bộ phận tài vụ thực hiện và
khống chế. Những chi phí trong dự toán của đơn vị do thủ trưởng đơn vị ký tên xác
nhận là có hiệu lực, không cần phải qua giám đốc ký duyệt. Những khoản chi ngoài dự
tính vượt dự toán phải cần có giám đốc ký tên mới có hiệu lực. Những hạng mục chưa
đưa vào dự toán, bộ phận tài vụ có quyền từ chối chi.
1.2.2.2. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu
Sau khi dự toán thu chi tiền mặt xong, doanh nghiệp bắt tay vào xác định nhu cầu
tồn trữ tiền mặt tối ưu bằng cách sử dụng các mô hình tối ưu hóa tiền mặt. Mô hình tối
ưu hoá tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Các
loại chứng khoán giữ vai trò bước đệm cho tiền mặt vì doanh nghiệp có thể đầu tư tiền
mặt vào chứng khoán có tính thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển
đổi chúng sang tiền mặt một cách nhanh chóng. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân
chuyển sau:
Thang Long University Library
9
Sơ đồ 1.3. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao giữ cân bằng tiền mặt ở mức
mong muốn
(Nguồn: Sách “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2011) do TS.
Nguyễn Thu Thủy chủ biên)
Theo một khía cạnh, quản lý dòng tiền được hiểu là số dư tiền tối thiểu. Các biện
pháp nhằm tìm ra số dư tài khoản tiền lý tưởng này, với mục đích sao cho chi phí của
số dư tiền này là tối thiểu trong điều kiện vẫn đảm bảo được tính thanh khoản cần
thiết. Như vậy, một doanh nghiệp muốn quản trị dòng tiền, cần xây dựng mô hình
quản trị dòng tiền. Các mô hình nổi tiếng nhằm xác định số dư tiền tối ưu và đảm bảo
khả năng thanh toán đã được nghiên cứu như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr
và mô hình Stone. Mô hình quản lý tiền mặt Baumol và Miller – Orr được dựa trên
nguyên tắc quan trọng là xác định số lượng chứng khoán thanh khoản để chuyển đổi
sang tiền khi doanh nghiệp cần lượng tiền cần thiết tăng thêm và ngược lại, xác định
số lượng tiền tối thiểu cần chuyển đổi thành chứng khoán thanh khoản khi lượng tiền ở
trạng thái dư thừa. Theo các tác giả, có nhiều nhân tố tác động tới số dư tiền mặt cần
thiết của doanh nghiệp. Những nhân tố này dẫn tới mô hình quản lý tiền trở nên phức
tạp hơn. Các tác giả đưa ra các mô hình quản lý tiền, đã lượng hóa và lược bỏ yếu tố
khiến mô hình quản lý tiền phức tạp. Các mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên
tắc phù hợp giữa chi phí và lợi nhuận của việc nắm giữ tiền.
Các chứng khoán có tính
thanh khoản cao
Tiền mặt
Bán những chứng khoán có tính
thanh khoản cao để bổ sung cho
tiền mặt
Đầu tư tạm thời bằng cách mua
chứng khoán có tính thanh
khoản cao
Dòng thu tiền mặt:
-Bán hàng thu bằng tiền mặt
-Thu tiền bán hàng trả chậm
Dòng chi tiền mặt:
-Chi mua hàng
-Thanh toán hóa đơn mua hàng
10
 Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ƣu EOQ – mô hình Baumol. Đối với mô hình
Baumol, hướng tiếp cận của quản lý tiền đơn giản thông qua việc xác định số lượng
tiền chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả nhỏ nhất. Tuy nhiên, mô hình
Baumol đưa ra các giải pháp dự trữ như nhau đối với tiền và hàng tồn kho. Mô hình
quản lý tiền này dựa trên dòng tiền vào và dòng tiền ra đã được dự báo là chắc chắn.
Việc chuyển đổi tiền thành chứng khoán thanh khoản hoặc ngược lại được thực hiện
dễ dàng và kiếm được lợi nhuận như mong đợi cho doanh nghiệp. Điểm hạn chế của
mô hình Baumol – Tobin là quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp độc lập với những
biến động về thay đổi giá trị và chính sách đối với hàng tồn kho. Vì vậy, việc áp dụng
mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp là khó khăn.
 Mô hình Miller Orr. Mô hình Baumol dựa trên giả thuyết dòng tiền chắc
chắn. Tuy nhiên, khi dòng tiền tương lai là không chắc chắn thì mô hình quản lý tiền
Miller – Orr sẽ thực tế và phù hợp hơn. Mô hình Miller – Orr đề cập tới quản lý dòng
tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền.
Theo tác giả, mô hình này được xây dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền mặt tối thiểu ở
giới hạn trên và khoảng dao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn
cứ vào lượng dự trữ tiền mặt theo thiết kế.
 Mô hình Stone. Mô hình này được Stone đưa ra nhằm cải tiến tính thực tiễn
của quá trình tối ưu hoá ở mô hình Miller Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ
vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lưu công ty để đưa ra quyết
định thích hợp.
1.2.2.3. Chính sách tài chính trong quản lý tiền mặt
Các chính sách tài chính trong quản lý tiền mặt được xây dựng căn cứ vào kết
quả của dòng ngân lưu. Nếu ngân lưu ròng dương, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tư
ngắn hạn để sinh lời. Nếu ngân lưu ròng âm, nhà quản trị phải thu xếp một nguồn tiền
ngắn hạn. Để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp cần phải:
 Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn rất đa
dạng, nhà quản trị cần phân tích so sánh giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ưu điểm
của các nguồn vay để đưa ra quyết định đúng đắn.
 Đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi: đầu tư với danh mục như thế nào, lượng bao
nhiêu, thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo
tính thanh khoản và tương thích với dự báo ngân lưu của công ty.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản
Một công ty được coi là có tính thanh khoản tốt nếu có đủ nguồn tài chính để
trang trải các nghĩa vụ tài chính đúng hạn với chi phí thấp nhất. Tính thanh khoản của
Thang Long University Library
11
công ty còn được nhìn nhận trong khả năng mở rộng đầu tư, trang trải các nhu cầu đột
xuất, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh bằng dòng ngân lưu của công ty.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản: phân tích dòng tiền có vai trò quan
trọng bậc nhất trong đánh giá tính thanh khoản của công ty, vấn đề là xem xét khả
năng tạo ra ngân lưu cần thiết và mức độ dự trữ thanh khoản của công ty đó.
 Số dư thanh khoản
Số dư
=
Tiền mặt và các khoản

Vay ngắn hạn và
thanh khoản tương đương tiền nợ dài hạn đến hạn
Số dư thanh khoản cho biết công ty có đủ tiền để chi trả cho các khoản vay ngắn
hạn và nợ dài hạn khi đến hạn phải trả hay không. Nếu con số này dương, công ty vẫn
đang làm chủ về tiền. Và ngược lại, nếu con số này âm, công ty đang mất kiểm soát về
tiền dẫn đến việc không đủ tiền để chi trả nợ. Số dư thanh khoản càng lớn càng tốt, số
dư lớn thể hiện công ty đang làm chủ về mặt tài chính tốt.
 Chỉ số thanh khoản
Chỉ số thanh khoản =
Tiền mặt đầu kỳ + Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Vay ngắn hạn đầu kỳ + Nợ dài hạn đến hạn trả đầu kỳ
Cũng như số dư thanh khoản, chỉ số thanh khoản cũng thể hiện khả năng chi trả
của công ty cho vay ngắn hạn và nợ dài hạn. Nhưng số dư thanh khoản thể hiện chênh
lệch về mặt tuyệt đối còn chỉ số thanh khoản thể hiện chênh lệch về mặt tương đối. Chỉ
số thanh khoản lớn hơn 1 thể hiện công ty làm chủ về mặt tài chính và chỉ số này càng
cao càng tốt.
 Kỳ luân chuyển tiền mặt
Kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash
Conversion Cycle  CCC)
= Chu kỳ kinh doanh  Số ngày trả tiền
= Số ngày thu tiền + Số ngày tồn kho  Số ngày trả tiền
Con số này càng cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Chu kỳ tiền mặt
được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận được tiền mặt trong bán
hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược
lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong
khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài,
lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời
gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng
giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của
doanh nghiệp. Các thành phần trong công thức trên cụ thể được tính như sau:
12
Bình quân khoản phải thu =
PTKH năm trước + PTKH năm nay
2
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu
Bình quân khoản phải thu
Số ngày thu tiền (Days of
Sales Outstanding – DSO)
=
Thời gian kỳ kinh doanh2
Vòng quay khoản phải thu
Đây là một chỉ số được tính bằng số ngày trung bình mà một công ty cần để thu
hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng. Nếu như kỳ chuyển đổi các khoản phải
thu ở mức thấp thì có nghĩa là công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi được tiền khách còn
nợ. Nếu tỉ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu là bán chịu cho khách hàng, thời
gian nợ dài hơn.
Bình quân hàng tồn kho =
HTK năm trước + HTK năm nay
2
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Bình quân hàng tồn kho
Số ngày tồn kho (Days
inventory outstanding  DIO)
=
Thời gian kỳ kinh doanh
Vòng quay hàng tồn kho
Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho
các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số
lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản
xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá
tốt, tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng chỉ số DSI bình quân là rất khác nhau giữa các
ngành. Đôi khi chỉ số này còn được gọi là số ngày lưu thông hàng tồn kho DIO (Days
inventory outstanding).
Doanh thu mua thường niên =
GVHB + HTK cuối kỳ  HTK đầu kỳ
2
Bình quân khoản phải trả =
PTNB năm trước + PTNB năm nay
2
Vòng quay khoản phải trả =
Doanh thu mua hàng thường niên
Bình quân khoản phải trả
Số ngày trả tiền (Days of
Payables Outstanding  DPO)
=
Thời gian kỳ kinh doanh
Vòng quay khoản phải trả
2
Thời gian kỳ kinh doanh = 360 ngày
Thang Long University Library
13
Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung
cấp. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số kỳ chuyển
đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả
năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ số DPO thấp nghĩa là
công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng.
1.3.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa
Khả năng thanh
toán ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được
đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH
Khả năng thanh
toán nhanh
(TSNH – Hàng tồn kho)
Tổng nợ ngắn hạn
Công ty có thể sử dụng bao nhiêu
đồng TSNH để trả nợ ngắn hạn mà
không cần huy động đến hang tồn kho
Khả năng thanh
toán tức thời
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
1 đồng nợ ngắn hạn được chi trả bởi
bao nhiêu đồng tiền và các khoản
tương đương tiền
1.4. Các mô hình quản lý tiền mặt
1.4.1. Mô hình Baumol
Nhìn một cách tổng quát tiền mặt cũng là một tài sản nhưng đây là một tài sản
đặc biệt – một tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện
mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt.
William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định tồn quỹ tiền mặt
kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải
lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp doanh
nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi
phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp
bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Mô hình
này được ứng dụng nhằm thiết lập tồn quỹ tiền mặt mục tiêu. Để mô hình Baumol vận
hành được, người ta cần tuân thủ theo những giả định sau:
 Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định.
 Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn.
 Doanh nghiệp chỉ có hai hình thức dự trữ: tiền mặt và chứng khoán khả thị.
 Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
14
Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình Baumol được thể hiện
trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định lƣợng tiền mặt tối ƣu
(Nguồn: Sách “Quản trị TCDN” (2009) chủ biên PGS.TS. Phạm Quang Trung)
Trong mô hình trên, ta cần xem xét đến chi phí giao dịch, chi phí cơ hội, tổng chi
phí và xác định mức dự trữ tiền tối ưu. Cụ thể:
 Chi phí giao dịch (TrC - Transaction Cost). Chi phí giao dịch được tính
bằng tích của chi phí cố định của một lần bán chứng khoán với số lần mà công ty phải
bán chứng khoán một năm.
TrC = (T/C) * F
Trong đó:
T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một thời kỳ (thường là một năm).
C: Qui mô một lần bán chứng khoán.
F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán.
T/C: Số lần mà công ty phải bán chứng khoán một năm.
Ngoài ra, tổng chi phí giao dịch được xác định dựa vào số lần công ty phải bán
chứng khoán trong một thời kỳ (thường là một năm).
Chi phí giao dịch = Số lần bán chứng khoán * Phí giao dịch cố định = (T/C) * F
Tiền mặt
Tiền mặt
đầu kỳ (C)
C/2
Tiền mặt
cuối kỳ (0)
Bán chứng khoán
Thời gian1 32
Thang Long University Library
15
 Chi phí cơ hội (OC - Opportunity Cost). Chi phí cơ hội bằng tồn quỹ trung
bình nhân với lãi suất đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
OC = (C/2) * K
Trong đó:
C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình.
K: Lãi suất chứng khoán/ thời kỳ (thường là một năm).
 Tổng chi phí (TC - Total Cost). Tổng chi phí liên quan đến tồn quỹ bằng chi
phí cơ hội cộng với chi phí giao dịch (Có thể không xét 1 thời kỳ là 1 năm nhưng phải
có sự đồng nhất thời gian của T và K):
TC = TrC + OC = [(T/C) * F] + [ (C/2) * K]
 Xác định mức dự trữ tiền tối ƣu. Tổng chi phí sẽ đạt min tại điểm mà đạo
hàm bậc nhất của nó theo biến C bằng 0. Ta có :
TC = (C/2) K + (T/C) F
 dTC/dC = K/2 – T*F/C2
Và dTC/ dC = 0
↔ K/2 – T*F/C2
= 0
↔ C = √ ( 2TF/K)
Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng giữ ít tiền mặt và
ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng
giữ nhiều tiền mặt. Mô hình Baumol có số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định
rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này lại không luôn
luôn đúng trong thực tế, tuy vậy mô hình cũng có sự đóng góp quan trọng trong lý
thuyết quản lý tiền mặt.
1.4.2. Mô hình Miller – Orr
Khác với Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ tiền
mặt với dòng tiền thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller – Orr
liên quan đến cả dòng tiền thu (inflows) và dòng tiền chi (outflows) và giả định dòng
tiền mặt ròng (dòng tiền thu trừ dòng tiền chi) có phân phối chuẩn. Dòng tiền ròng
hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất.
Đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình
này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là
các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có
tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến. Miller – Orr đưa ra cách xác
định khoảng dao động của tiền căn cứ vào 3 giải thuyết:
16
 Chi phí chuyển đổi tiền và chứng khoán thanh khoản, và ngược lại.
 Chi phí cơ hội hàng ngày của tiền.
 Sự dao động của dòng tiền ròng hàng ngày (đánh giá mức độ rủi ro của việc
nắm giữ tiền).
Mô hình này được biểu diễn theo đồ thị sau đây:
Sơ đồ 1.5. Mô hình Miller – Orr
(Nguồn: website – http://www.ateneonline.it/ross3
)
Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình này: giới hạn trên (U), giới hạn dưới
(L) và tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản lý công ty thiết lập U căn cứ vào chi
phí cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép
tồn quỹ tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như tồn quỹ tiền
mặt vẫn nằm trong mức giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực
hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ tiền mặt đụng giới
hạn trên (tại điểm A) thì công ty sẽ mua (U – Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm
tồn quỹ tiền mặt trở về Z. Ngược lại, khi tồn quỹ tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới (tại
điểm B) thì công ty sẽ bán (Z – L) đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ
tiền mặt lên đến Z.
Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr phụ thuộc vào chi phí giao
dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán
ngắn hạn là F, cố định. Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt là K, bằng lãi suất ngắn hạn.
Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller – Orr, số lần giao dịch của mỗi thời
3
http://www.ateneonline.it/ross/studenti/temi_avanzati/isbn6582-0_Ross_ch27.pdf
(U)
(L)
(Z)
Thang Long University Library
17
kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của dòng thu và dòng chi tiền
mặt. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn
kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ tiền mặt kỳ vọng.
Với tồn quỹ tiền mặt thấp nhất (L) đã cho, theo mô hình Miller – Orr chúng ta
tìm được tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z) và giới hạn trên (U). Giá trị của Z và U làm
cho tổng chi phí tối thiểu được quyết định theo mô hình Miller – Orr là:
Z*
= √ + L
U* = 3Z*
– 2L
Trong đó dấu * chỉ giá trị tối ưu 2
là phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng
ngày. Tồn quỹ tiền mặt trung bình theo mô hình Miller – Orr là:
Caverage =
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố sau: Mức dao động
của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng
khoán; Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao
động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công
thức sau:
d = 3 x √
Mô hình Miller – Orr có thể ứng dụng để thiết lập tồn quỹ tiền mặt tối ưu. Tuy
nhiên, để sử dụng mô hình này giám đốc tài chính cần làm bốn việc sau:
 Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ tiền mặt. Giới hạn này liên quan đến mức
độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.
 Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày.
 Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày.
 Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.
1.4.3. Mô hình Stone
Trong nghiên cứu của Stone (1972) về quản lý tiền. Stone đưa ra mô hình gần
như tương tự với mô hình Miller – Orr. Tuy nhiên, điểm khác biệt với mô hình Miller
– Orr đó là mô hình Stone tập trung quản lý số dư tiền hơn là xác định số tiền chuyển
đổi tối thiểu. Theo tác giả, quản lý tiền tập trung vào quản lý tiền tối thiểu và tối đa là
không cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư (mua chứng khoán thanh khoản) hoặc
thoái vốn đầu tư (bán chứng khoán thanh khoản hoặc vay nợ) như trong mô hình
18
Miller – Orr. Thay vào đó, các quyết định đầu tư này phụ thuộc vào việc tiên đoán
trước dòng tiền trong tương lai.
Theo Stone, khi dự báo được lượng tiền nhàn rỗi, lượng tiền mặt của doanh
nghiệp tự động và ngay lập tức quay về trạng thái tiền mặt theo thiết kế (mục tiêu) sau
khi lượng tiền của doanh nghiệp đã thay đổi, nhìn chung không phải là tối thiểu.
Mô hình Stone dựa trên giả thuyết:
 Công ty có 2 tài sản là tiền và chứng khoán thanh khoản.
 Các giao dịch mua và bán chứng khoán thanh khoản được diễn ra ngay lập tức.
 Dự báo dòng tiền trong tương lai của công ty. Khi tiến hành dự báo, mọi thông
tin cần có là minh bạch, có sẵn.
 Công ty nhằm duy trì số dư tiền mặt nhất định. Trong nỗ lực duy trì này, công
ty có thể phải lên kế hoạch sử dụng tín dụng và hỗ trợ của ngân hàng.
Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình Stone được thể hiện trong
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6. Mô hình quản lý dòng tiền Stone
(Nguồn: Tạp chí “Kinh tế và phát triển” số 192)
Theo mô hình Stone về quản trị dòng tiền, giới hạn trên 1 và giới hạn dưới 1
giống với tiền mặt giới hạn trên và giới hạn dưới trong mô hình Miller – Orr. Khi tiền
mặt chạm hoặc vượt quá tiền mặt tại giới hạn trên 1 hoặc giới hạn dưới 1 thì giám đốc
tài chính sẽ phải dự đoán trong một vài ngày tới liệu số dư tiền có giảm về trong giới
hạn cho phép là tiền mặt giới hạn trên 2 và tiền mặt giới hạn dưới 2 không. Nếu trong
Tiền
Giới hạn trên 1
Giới hạn trên 2
Giới hạn dưới 1
Giới hạn dưới 2
Mức tiền mặt thiết kế
Thời gian
Thang Long University Library
19
ngắn hạn, số dư tiền mặt được dự báo là quay về trong khoảng dao động giữa tiền mặt
giới hạn trên và tiền mặt giới hạn dưới thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện bất kỳ
quyết định nào liên quan tới dòng tiền. Tuy nhiên, nếu số dư tiền được cho là không
quay được về mức dự trữ dao động trong giới hạn trên 2 và giới hạn dưới 2 thì doanh
nghiệp sẽ phải mua hoặc bán chứng khoán thanh khoản.
Mô hình Stone giả định rằng trong danh mục tài sản của doanh nghiệp có 2 tài
sản (tiền và chứng khoán thanh khoản). Nhưng thực tế, quản lý dòng tiền của các
doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, danh mục tài sản của các doanh nghiệp này
thường có 3 loại tài sản (tiền, chứng khoán thanh khoản, vay ngắn hạn). Vì vậy, chi
phí giao dịch trong hoạt động chuyển đổi chứng khoán thanh khoản thành tiền khi
thâm hụt tiền và ngược lại, chuyển đổi tiền thành chứng khoán thanh khoản khi thặng
dư tiền sẽ không phù hợp. Vì vậy, bên cạnh việc chuyển đổi giữa tiền và chứng khoán
thanh khoản, các doanh nghiệp cần chú ý tới các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, các
doanh nghiệp này cần thực hiện dự báo dòng tiền trong ngắn hạn để duy trì được chi
phí giao dịch thấp.
Nhận xét:
Dựa vào phân tích hướng tiếp cận của mô hình Miller – Orr và Stone, có thể thấy
mô hình Stone không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào để xác định tiền mặt giới hạn dưới,
trong khi đó mô hình Miller – Orr có thể phải thực hiện ước tính lượng tiền mặt giới
hạn dưới này để xác định lượng tiền mặt mục tiêu. Theo Stone, lượng tiền mặt giới hạn
dưới được xác định dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của nhà quản trị tài
chính. Do vậy, không thể khẳng định được mô hình này hướng tới chính sách chi phí
tối thiểu.
Những mô hình xác định số dư tiền tối ưu nêu trên nhằm để xác định số dư tiền
mục tiêu bị hạn chế. Do vậy, công ty sẽ thấy những mô hình này hữu ích hơn bởi vì
những khái niệm của mô hình thay vì xác định số dư tiền mặt theo thiết kế.
Khi doanh nghiệp tiến hành quản lý dòng tiền, nó sẽ tác động tới nhiều khía cạnh
khác nhau của doanh nghiệp như: chi phí nợ, thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm
yết, dự báo dòng tiền, tính thanh khoản trong quản trị dòng tiền. Các mô hình này tập
trung giải quyết mối quan hệ giữa quản lý tiền mặt dòng tiền và tác động của việc quản
lý này tới khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp sẽ gặp.
20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI TP HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa
tại TP Hà Nội
 Giới thiệu thông tin chung về công ty:
 Tên đầy đủ: Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
 Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Textbook Printing Joint Stock Company
 Tên viết tắt: Hapco
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0101493707 do Sở Kế hoạch Đầu
tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/5/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 13/12/2010
 Địa chỉ: Tổ 60 – Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
 Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
 Cơ quan chủ quản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
 Mã số thuế: 0101493707
 Một số số liệu cơ bản về vốn:
 Vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 20.159.985.000 đồng
 Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 20.159.985.000 đồng
 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Nhà máy in sách giáo khoa Đông Anh được thành lập ngày 09/09/1975 theo
quyết định số 644 QĐ – GD do Bộ trưởng Bộ giáo dục ký. Nhà máy là một doanh
nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại:
Khối 7c thị trấn Đông Anh – Hà Nội.
Ngày 12/09/1995, Nhà máy được sáp nhập vào Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
theo quyết định số 3628/GD – ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký.
Để thực hiện theo quy định của chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà
nước thành Công ty cổ phần, chuyển Nhà xuất bản giáo dục sang tổ chức và hoạt động
theo Công ty mẹ – Công ty con. Đến ngày 29/03/2004 căn cứ vào quyết định số
1576/QĐ – BGD và ĐT – TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển Nhà
máy in sách giáo khoa Đông Anh thuộc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam thành Công
ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.
Ngày 21/11/2006 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng
nhận số 35/TTGDHN – ĐKGD chấp thuận cho Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại
Thang Long University Library
21
TP Hà Nội được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm giao dịch Chứng
khoán Hà Nội với mã chứng khoán: TPH.
Tháng 6/2007, thực hiện việc tăng vốn từ 12 tỷ lên 18 tỷ đồng bằng hình thức
thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%.
Tháng 9/2008, thực hiện việc tăng vốn từ 18 tỷ lên 20.159.985.000 đồng bằng
hình thức chia cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu tỷ lệ 12%.
 Ngành nghề kinh doanh:
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103004251 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 05 năm 2004, đăng ký thay
đổi lần thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2010, hoạt động chính của Công ty là in ấn, sản
xuất kinh doanh…
Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là in sách giáo khoa các cấp phục vụ cho
ngành giáo dục. Ngoài ra, công ty tổ chức in thêm các loại sách khác như sách tham
khảo và một số tài liệu dạy học khác phục vụ cho ngành dạy học theo kế hoạch giao
hàng năm của Nhà xuất bản giáo dục.
Bên cạnh đó, công ty cũng nhận in các ẩn phẩm như báo, tạp chí, tập san, nhãn,
biểu, sản phẩm bao bì và các loại giấy tờ quản lý kinh tế xã hội. Sản xuất và kinh
doanh các loại sản phẩm như giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và các loại văn
phòng phẩm. Xuất nhập khẩu các loại vật tư, hàng hóa, thiết bị kỹ thuật ngành in phục
vụ sản xuất kinh doanh. Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in và các loại hàng hoá
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Công ty tổ chức thành 2 khối cơ bản: khối phòng ban chức năng và khối phân
xưởng sản xuất.
 Khối phòng ban chức năng: có nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo công ty về các
chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư phát triển, điều hành quá trình sản xuất kinh
doanh, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng sản
phẩm và cho những giải pháp để các nhà máy sản xuất đạt được hiệu quả cao.
 Khối phân xƣởng sản xuất: trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các
nhà máy sử dụng công nhân, tổ chức quá trình sản xuất theo chỉ lệnh sản xuất, thực
hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Chức năng cụ thể của từng phòng ban như sau:
 Chủ tịch hội đồng quản trị: Có trách nhiệm là người trực tiếp quản lý vốn
của Nhà nước. Hội đồng Quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược
phát triển của nhóm công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức
và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác.
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phòng tổ
chức
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế hoạch
vật tư
Phó giám đốc sản
xuất kinh doanh
Phòng
kế toán
tài vụ
Phân
xưởng in
OFFSET
Phân
xưởng
sách
Ban kiểm soát
Thang Long University Library
23
Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động SXKD, quản trị và điều
hành công ty. Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám
đốc trong việc quản lý và điều hành nhóm công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp
luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập,
thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ…
 Ban kiểm soát: Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động SXKD,
quản trị và điều hành công ty. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ
tịch công ty và Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền Chủ sở hữu, trong quản lý
điều hành công việc kinh doanh của công ty. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo kết
quả kinh doanh và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu công ty. Kiến nghị
Chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
công việc kinh doanh của công ty.
 Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD
của công ty, đồng chịu trực tiếp chỉ đạo các hoạt động nhân sự, kinh tế tài chính của
công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh
doanh và phương án đầu tư của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức
danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm.
 Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chỉ đạo đảm bảo kiểm tra kỹ
thuật trong quá trình sản xuất. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc
tổ chức, triển khai, điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động về kỹ thuật của công
ty. Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức hệ thống chất lượng, kỹ thuật, nghiên
cứu sản phẩm/dịch vụ và kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
 Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc về thực
hiện kế hoạch SXKD của công ty. Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận sản
xuất. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả các mặt công tác mình phụ trách.
Báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) tình hình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lên ban
lãnh đạo công ty.
 Phòng tổ chức: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự.
Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm
bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách
nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và
những thông tin có liên quan đến công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị,
quyết định… Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương,
tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã
hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của công ty.
24
 Phòng kỹ thuật: Có chức năng theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ,
đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về
hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại
các phân xưởng. Theo dõi tình hình sản xuất của công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề
ra. Kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Nghiên cứu
cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không
phù hợp. Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những
nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục. Chịu trách nhiệm quản lý, vận
chuyển sản phẩm cho khách hàng. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn chất lượng.
 Phòng kế hoạch vật tƣ: Xây dựng kế hoạch vật tư hành năm, chỉ đạo đôn đốc
thực hiện mua sắm cung cấp vật tư theo yêu cầu cảu kế hoạch sản xuất. Kết hợp xây
dựng giá thành kế hoạch, giá bán kế hoạch và giá tiêu thụ trong năm. Đối chiếu khâu
mua vào và khâu tiêu thụ hàng ngày. Phòng kế hoạch duyệt số lượng mua, sau đó
chuyển sang phòng tài chính kế toán để thanh toán.
 Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và kiểm soát nguồn tài chính
của công ty nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất sản phẩm và sử dụng
vốn một cách có hiệu quả. Phòng kế toán tài vụ thu nhận, hệ thống hóa, xử lý thông tin
và cung cấp thông tin, thu nhận thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính cụ thể: Kế
toán lập các nghiệp vụ trong hệ thống quản lý, giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh
trong toàn bộ công ty và hoàn thành theo đúng nội dung kinh tế về kế hoạch kinh
doanh của công ty, xác định cung cầu thị trường, số vốn cần thiết để đầu tư mua, bán
dự trữ hàng hóa, khả năng kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho công ty.
 Phân xƣởng in OFFSET: Thực hiện lệnh sản xuất thông qua phiếu sản xuất,
chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc thiết bị nguyên vật liệu trong phân xưởng,
chỉ đạo công nghiệp, theo dõi sản lượng in hàng ngày. Phối hợp với các đơn vị liên
quan kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa hàng năm. Phối
hợp với Phòng kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Trực tiếp tham gia giám sát sửa
chữa, bảo dưỡng định kỳ của công ty, khắc phục các sự cố của khối tổ máy và các hệ
thống khác…
 Phân xƣởng sách: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra với từng sản phẩm, cụ
thể về chất lượng, số lượng đảm bảo tiến độ sản xuất. Kiểm tra và điều hành trực tiếp
tổng lượng sách đầu ra cuối cùng của công ty. Thực hiện việc cập nhật hàng ngày về
sản lượng sách sản xuất, theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị, cập nhật sơ đồ vận
hành và các chế độ báo cáo thống kê theo đúng biểu mẫu đã ban hành.
Thang Long University Library
25
2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2013
2.1.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2011 và 2012 2012 và 2013
(A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.826.153.460 24.535.590.835 21.023.907.914 (26.290.562.625) (3.511.682.771)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.309.091 0 0 (1.309.091) 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
50.824.844.369 24.535.590.685 21.023.907.914 (26.289.253.684) (3.511.682.771)
4. Giá vốn hàng bán 48.148.036.125 20.494.269.727 17.877.831.938 (27.653.766.398) (2.616.437.789)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2.676.808.244 4.041.320.958 3.146.075.976 1.364.512.714 (895.244.982)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.013.011.529 1.582.065.689 1.197.361.654 569.054.160 (384.704.035)
7. Chi phí tài chính 0 391.467 10.377.380 391.467 9.985.913
8. Chi phí bán hàng 52.880.000 41.625.000 22.750.000 (11.255.000) (18.875.000)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.352.675.084 4.915.126.522 4.117.058.422 (437.548.562) (798.068.100)
26
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1.715.735.311) 666.243.658 193.251.828 2.381.978.969 (472.991.830)
11. Thu nhập khác 1.904.766.949 3.491.237.943 2.725.907.746 1.586.470.994 (765.330.197)
12. Chi phí khác 56.696.208 2.488.360.578 1.316.590.810 2.431.664.370 (1.171.769.768)
13. Lợi nhuận khác 1.848.070.741 1.002.877.365 1.409.316.936 (845.193.376) 406.439.571
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 132.335.430 1.669.121.023 1.602.568.764 1.536.785.593 (66.552.259)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 36.192.928 303.337.387 411.399.178 267.144.459 108.061.791
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 96.142.502 1.365.783.636 1.191.169.586 1.269.641.134 (174.614.050)
17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 48 677 597 630 (81)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Thang Long University Library
27
Nhận xét:
Về doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, doanh thu giai đoạn
2011 – 2013 giảm. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu giảm mạnh một
lượng 26.290.562.625 đồng tương đương giảm 51,73% (năm 2011 là 50.826.153.460
đồng giảm xuống còn 24.535.590.835 đồng vào năm 2012). Năm 2013, doanh thu
giảm 3.511.682.771 đồng tương đương giảm 14,31% (từ 24.535.590.835 đồng xuống
21.023.907.914 đồng). Năm 2012, công ty chủ yếu in gia công cho Nhà xuất bản Giáo
dục, ít nhận thêm các đơn hàng ngoài. Cùng với đó là điều kiện kinh tế khó khăn khiến
doanh thu của công ty giảm mạnh vào năm 2012. Năm 2013 trong điều kiện nền kinh
tế thế giới suy thoái toàn diện, lạm phát và giá cả đầu vào tăng cao, nguyên vật liệu
chính như: giấy, mực, bản kẽm, điện nước đều tăng từ 10 - 25 %4
, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế tăng tất cả đều tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung trong đó in sách giáo khoa là đơn vị sản xuất đặc thù càng khó
khăn hơn.
Doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 so với
năm 2011 tăng 569.054.160 đồng tương ứng tăng 56,17% (từ 1.013.011.529 đồng lên
1.582.065.689 đồng). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng so với năm 2011
là do tiền gửi ngân hàng và tiền công ty cho vay tăng lên (từ 10.500.000.000 đồng lên
đến 13.800.000.000 đồng). Năm 2013 giảm 384.704.035 đồng so với năm 2012 tương
ứng giảm 24,32% (giảm từ 1.582.065.689 đồng vào năm 2012 xuống còn
1.197.361.654 đồng vào năm 2011). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm so
với năm 2012 là do tiền gửi ngân hàng và tiền công ty cho vay giảm từ 13.800.000.000
đồng xuống còn 13.200.000.000 đồng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi ngân hàng TMCP
An Bình chi nhánh Đông Anh (dưới 3 tháng) cũng giảm từ 8%/năm xuống còn
6,2%/năm. Nhận thấy, doanh thu hoạt động tài chính chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trên
tổng doanh thu SXKD chỉ khoảng từ 2% – 12% nhưng doanh thu này không phụ thuộc
vào tổng doanh thu SXKD, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ, duy trì một số tiền gửi và
tiền cho vay ổn định.
Về chi phí
Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán ở đây là giá thành phẩm đã bán được trong
năm bao gồm: giá mua nguyên vật liệu đầu vào (giấy, mực, keo, chỉ...) và chi phí vận
chuyển. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 48.148.036.125 đồng nhưng năm 2012 giảm
mạnh xuống còn 20.494.269.727 đồng (giảm 27.653.766.398 đồng) tương ứng giảm
57,43% do lượng thành phẩm bán được giảm mạnh, công ty sản xuất ít sản phẩm hơn
4
Trích “Thuyết mình tài chính năm 2013”
28
và năm 2012, công ty chủ yếu là in gia công nên không mất chi phí mua giấy. Năm
2013, giá vốn hàng bán giảm 2.616.437.789 đồng so với năm 2012 (từ 20.494.269.727
đồng xuống còn 17.877.831.938 đồng) tương ứng giảm 12,77% do công ty có ít đơn
hàng hơn. Chính vì vậy, giá vốn hàng bán và doanh thu hoạt động SXKD biến động
cùng chiều với nhau, cùng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013.
Chi phí tài chính. Trước tiên, chi phí tài chính của công ty không bao gồm chi
lãi vay do công ty không đi vay vốn. Năm 2011, công ty không có chi phí tài chính.
Đến năm 2012 chi phí tài chính là 391.467 đồng tăng đúng một lượng 391.467 đồng
do năm 2011 không có chi phí tài chính. Năm 2012, chi phí tài chính ở đây là chi phí
giao dịch chứng khoán. Năm 2013 tăng lên đến 10.377.380 đồng, tức nghĩa tăng
9.985.913 đồng so với năm 2012. Điều này do doanh nghiệp đã phải chi quá nhiều cho
các hoạt động tài chính như chi phí các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các
nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ hay chi phí tiền phạt vi phạm quy định về
thuế.
Chi phí bán hàng. Ngược lại với việc chi phí tài chính tăng cao thì chi phí bán
hàng lại giảm. Năm 2012, chi phí bán hàng là 41.625.000 đồng giảm 11.255.000 đồng
tương ứng giảm 21,28% so với năm 2011 (52.880.000 đồng). So với năm 2012, năm
2013 chi phí bán hàng giảm 18.875.000 đồng tương ứng giảm 45,35% (từ 41.625.000
đồng xuống còn 22.750.000 đồng). Chi phí bán hàng của công ty không chiếm tỷ trọng
lớn. Chi phí bán hàng giảm do thành phẩm của công ty giảm trong khi công ty vẫn áp
dụng phương thức thanh toán như cũ, dẫn tới việc công ty mất ít chi phí hơn cho việc
bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2011, năm 2012 chi phí quản lý
doanh nghiệp giảm 437.548.562 đồng tương đương giảm 8,17% (từ 5.352.675.084
đồng xuống còn 4.915.126.522 đồng). Sau đó, năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp
tiếp tục giảm xuống 798.068.100 đồng tương đương giảm 16,24% còn 4.117.058.422
đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm trong ba năm do công ty thu hẹp quy mô
kinh doanh nhưng hầu như không thay đổi về cơ cấu quản lý.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2012 so với năm 2011 tăng
1.269.641.134 đồng tương đương tăng 1320,58% (từ 96.142.502 đồng lên
1.365.783.636 đồng). Mặc dù doanh thu doanh nghiệp giảm nhưng công ty không mất
thêm chi phí ở các khoản giảm trừ doanh thu cũng như giá vốn hàng bán năm 2012 là
ít hơn so với năm 2011 dẫn đến lợi nhuận gộp tăng và tiếp đó là lợi nhuận sau thuế
cũng tăng theo (ngoài ra còn một số yếu tố khác thay đổi nhưng không tạo ra biến
động nhiều). Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh do trong năm 2011, lợi nhuận
Thang Long University Library
29
thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là âm và sang năm 2012, chỉ tiêu này đã
dương. So với năm 2012, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm xuống còn 1.191.169.586
đồng tương đương giảm 174.614.050 đồng (giảm 12,78%) do lợi nhuận trước thuế
giảm trong khi chi phí thuế TNDN hiện hành tăng. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011 đến năm
2012 và giảm nhẹ trong năm 2013.
30
2.1.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2011 và 2012 2012 và 2013
(A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2)
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.998.601.422 27.532.680.474 23.822.976.181 (2.465.920.948) (3.709.704.293)
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 11.077.689.584 14.220.796.013 14.015.270.514 3.143.106.429 (205.525.499)
1. Tiền 577.689.584 420.796.013 815.270.514 (156.893.571) 394.474.501
2. Các khoản tương đương tiền 10.500.000.000 13.800.000.000 13.200.000.000 3.300.000.000 (600.000.000)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.240.405.660 4.680.024.477 1.561.016.661 (6.560.381.183) (3.164.007.816)
1. Phải thu khách hàng 8.936.433.772 3.943.165.725 858.239.369 (4.993.268.047) (3.084.926.356)
2. Trả trước cho người bán 435.632.000 65.200.000 80.200.000 (370.432.000) 15.000.000
3. Các khoản phải thu khác 1.868.339.888 671.658.752 577.577.292 (1.196.681.136) (94.081.460)
IV. Hàng tồn kho 7.490.501.212 8.008.953.512 7.717.569.937 518.452.300 (291.383.575)
V.Tài sản ngắn hạn khác 190.004.966 622.906.472 574.119.069 432.901.506 (48.787.403)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 28.630.008 223.886.874 61.723.757 195.256.866 (162.163.117)
2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 60.677.642 0 60.677.642
4. Tài sản ngắn hạn khác 161.374.958 399.019.598 451.717.670 237.644.640 52.698.072
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17.446.812.213 15.336.544.670 15.495.506.041 (2.110.267.543) 158.961.371
II.Tài sản cố định 17.062.649.122 15.132.933.379 15.390.190.899 (1.929.715.743) 257.257.510
1. Tài sản cố định hữu hình 10.187.206.463 8.195.503.526 7.437.000.036 (1.991.702.937) (758.503.490)
- Nguyên giá 43.463.237.443 42.935.892.243 43.508.247.422 (527.345.200) 572.355.179
Thang Long University Library
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2
đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2

More Related Content

What's hot

Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtHothuylinh17
 
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG Nguyễn Công Huy
 
Giai bai tap
Giai bai tapGiai bai tap
Giai bai tapVan Carry
 
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...NgoanNgyen
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Hải Finiks Huỳnh
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcletuananh1368
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Thư viện Tài liệu mẫu
 
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)希夢 坂井
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VNLuận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
Luận án: Quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại VN
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqt
 
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG
 
Giai bai tap
Giai bai tapGiai bai tap
Giai bai tap
 
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...
De an mon hoc ngành kế toán "tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm" tại ...
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
Đề tài Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các công ty...
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á ChâuLuận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Ngân Hàng Á Châu
 
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG VIỆC THỰC THI VÀ KIỂM SOÁT CHIẾN LƯỢC KINH D...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển  ...
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đLuận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Công ty sản xuất giống lai, 9đ
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 

Viewers also liked

EL PAN DE CRISTO
EL PAN DE CRISTOEL PAN DE CRISTO
EL PAN DE CRISTOAna Anaya
 
Data: 61% Start Holiday Shopping Before Thanksgiving
Data: 61% Start Holiday Shopping Before ThanksgivingData: 61% Start Holiday Shopping Before Thanksgiving
Data: 61% Start Holiday Shopping Before ThanksgivingLocalogy
 
ประวัติส่วนตัว Kat
ประวัติส่วนตัว Katประวัติส่วนตัว Kat
ประวัติส่วนตัว KatBen Orawan
 
Reading assignment presentation
Reading assignment presentationReading assignment presentation
Reading assignment presentationrobbynamy
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiNOT
 
Telenor - Digitalni dan 2016 - Decembar
Telenor - Digitalni dan 2016 - DecembarTelenor - Digitalni dan 2016 - Decembar
Telenor - Digitalni dan 2016 - DecembarTarik Zaimovi?
 

Viewers also liked (12)

poster
posterposter
poster
 
EL PAN DE CRISTO
EL PAN DE CRISTOEL PAN DE CRISTO
EL PAN DE CRISTO
 
Data: 61% Start Holiday Shopping Before Thanksgiving
Data: 61% Start Holiday Shopping Before ThanksgivingData: 61% Start Holiday Shopping Before Thanksgiving
Data: 61% Start Holiday Shopping Before Thanksgiving
 
ประวัติส่วนตัว Kat
ประวัติส่วนตัว Katประวัติส่วนตัว Kat
ประวัติส่วนตัว Kat
 
Reading assignment presentation
Reading assignment presentationReading assignment presentation
Reading assignment presentation
 
Water
WaterWater
Water
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
 
TANOIRA-CASSAGNE ABOGADOS
TANOIRA-CASSAGNE ABOGADOSTANOIRA-CASSAGNE ABOGADOS
TANOIRA-CASSAGNE ABOGADOS
 
Teknik Grafika
Teknik GrafikaTeknik Grafika
Teknik Grafika
 
Investment Deck Created by BSG
Investment Deck Created by BSGInvestment Deck Created by BSG
Investment Deck Created by BSG
 
Telenor - Digitalni dan 2016 - Decembar
Telenor - Digitalni dan 2016 - DecembarTelenor - Digitalni dan 2016 - Decembar
Telenor - Digitalni dan 2016 - Decembar
 
Project ViCiTiS
Project ViCiTiSProject ViCiTiS
Project ViCiTiS
 

Similar to đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2

Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...NOT
 
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2 (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
 
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...Đề tài  phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
Đề tài phân tích thực trạng quản lý đồng tiền ngắn hạn tại công ty viễn thôn...
 
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
Phân tích thực trạng quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần viễn thôn...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng...
 
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toà...
 
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...Đề tài  phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
Đề tài phân tích việc sử dụng đòn bẫy tại công ty thiết bị chiếu sáng, ĐIỂM ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần thương mại và xuấ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
Đề tài  phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018Đề tài  phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
Đề tài phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

đáNh giá công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội 2

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN PHƢƠNG THẢO MÃ SINH VIÊN : A19645 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giáo viên hƣớng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực tập : Trần Phƣơng Thảo Mã sinh viên : A19645 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trịnh Trọng Anh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại Học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em sử dụng số liệu tài chính của công ty.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Phương Thảo Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT ............................1 1.1. Những vấn đề chung về tiền mặt ...................................................................................1 1.1.1. Khái niệm tiền mặt, tiền mặt trong hoạt động SXKD......................................1 1.1.2. Động cơ của vốn tiền mặt mà doanh nghiệp sở hữu.......................................1 1.1.3. Mục đích của việc quản lý tiền mặt..................................................................2 1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD ......................................3 1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt ..............................................4 1.2. Những vấn đề chung về quản lý tiền mặt......................................................................4 1.2.1. Khái niệm quản lý tiền mặt...............................................................................4 1.2.2. Nội dung quản lý tiền mặt.................................................................................4 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt.........................................................10 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản................................................10 1.3.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt..............................13 1.4. Các mô hình quản lý tiền mặt......................................................................................13 1.4.1. Mô hình Baumol..............................................................................................13 1.4.2. Mô hình Miller – Orr ......................................................................................15 1.4.3. Mô hình Stone .................................................................................................17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI TP HÀ NỘI...............................................................20 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội...................20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội................................................................................................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.......22 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2013............................................................................25 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý tiền mặt của Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội................................................................................................................................37 2.2.1. Thực trạng hoạt động thu chi tiền mặt thể hiện trên TK 111 tại công ty giai đoạn 2011 – 2013..........................................................................................................37 2.2.2. Kiểm soát thu chi tiền mặt...............................................................................41 2.2.3. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu.......................................................55 2.2.4. Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt.................................................58 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị tiền mặt........................................................58
  • 6. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý tiền mặt của công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................................59 2.4.1. Những ưu điểm................................................................................................59 2.4.2. Những tồn tại...................................................................................................59 CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................................................................................................60 3.1. Quản lý tiền mặt trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung................................60 3.2. Tính cần thiết cải thiện công tác quản lý tiền mặt đối với Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội.........................................................................................................62 3.2.1. Những yếu tố của môi trường bên ngoài thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt......................................................................................................62 3.2.2. Những yếu tố của môi trường bên trong thúc đẩy nhu cầu hoàn thiện công tác quản trị tiền mặt......................................................................................................64 3.3. Các biện pháp cải thiện công tác quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội.................................................................................................................66 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho PTKH Phải thu khách hàng PTNB Phải trả người bán SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh ..........................................................................25 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán.....................................................................................30 Bảng 2.3. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn giai đoạn 2011 – 2013 ............32 Bảng 2.4. Các tiểu mục trong khoản mục “Các khoản tương đương tiền” giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................................34 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu trong hàng tồn khi giai đoạn 2011 – 2013 ................................35 Bảng 2.6. Số hiệu tài khoản 111 – tiền mặt...................................................................38 Bảng 2.7. Dư nợ dầu kỳ và dư nợ cuối kỳ TK 111 của công ty giai đoạn 2011 – 2013....39 Bảng 2.8. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2011 – 2013....................41 Bảng 2.9. Phân tích lưu chuyển tiền tệ theo tỷ trọng của các chỉ tiêu chính trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2011 – 2013...............................................................45 Bảng 2.10. Dự toán nhu cầu tiền mặt các quý trong năm 2013 ....................................52 Bảng 2.11. Chi phí cố định (F), lãi suất chứng khoán (K), tổng nhu cầu tiền mặt (T) giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................55 Bảng 2.12. Mức dự trữ tiền tối ưu qua các năm 2011, 2012 và 2013 ...........................56 Bảng 2.13. Các chỉ tiêu TrC, OC, TCmin trong tương ứng với C* giai đoạn 2011 – 2013...............................................................................................................................56 Bảng 2.14. Các chỉ tiêu C, TrC, OC, TC trong thực tế giai đoạn 2011 – 2013 ............56 Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt giai đoạn 2011 – 2013.....58 Bảng 2.16. Kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty giai đoạn 2011 – 2013.....................59 Bảng 3.1. Chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp năm 2013....60 Bảng 3.2. Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn tính từ 01/01/2013 của ACBS.....68 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................................33 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013..............................................36 Biểu đồ 2.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – đầu tư – tài chính giai đoạn 2011 – 2013...............................................................................................................43 Biểu đồ 2.4. Lượng tiền trôi nổi và tổng tiền của công ty giai đoạn 2011 – 2013........47 Biểu đồ 2.5. Ghi nợ TK 1121 theo các quý giai đoạn 2011 – 2013..............................48 Thang Long University Library
  • 9. Biểu đồ 2.7. Chênh lệch giữa tổng thu dự tính và tổng thu thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................................53 Biểu đồ 2.8. Chênh lệch giữa tổng chi dự tính và tổng chi thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................................54 Biểu đồ 2.9. Chênh lệch giữa TC và TCmin giai đoạn 2011 – 2013 .............................57 Biểu đồ 3.1. Chỉ số CPI của một số năm so với tháng 12 năm trước............................64 Biểu đồ 3.2. Mô hình dự trữ tiền mặt tối ưu Miller – Orr cho công ty năm 2013 ........69 Biểu đồ 3.3. Quản lý số dư tiền qua mô hình Stone cho công ty năm 2013 .................70 Sơ đồ 1.1. Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu ....3 Sơ đồ 1.2. Trình tự cơ bản của phương pháp quản lý dự toán thu chi tiền mặt ..............6 Sơ đồ 1.3. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao giữ cân bằng tiền mặt ở mức mong muốn......................................................................................................................9 Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định lượng tiền mặt tối ưu.......................................................14 Sơ đồ 1.5. Mô hình Miller – Orr....................................................................................16 Sơ đồ 1.6. Mô hình quản lý dòng tiền Stone.................................................................18 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội ...........22 Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán thu chi tiền mặt trong kỳ của công ty .......................49
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Có thể nói một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được thông suốt chính là tiền mặt. Tiền mặt luôn là thứ mà bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn nắm giữ. Lý do là tiền đảm bảo hoạt động thường xuyên, các doanh nghiệp ngoài ra còn dự trữ cho các tình huống khẩn cấp, những dự tính trong tương lai. Đối với một doanh nghiệp, việc lượng tiền mặt hàng quý, hàng năm tăng lên đều đặn và ổn định là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển mạnh. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, có tính chu kỳ thì cần duy trì lượng tiền mặt nhiều để vượt qua giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất. Thông thường, doanh nghiệp nên có một lượng tiền mặt dự trữ nhiều hơn mức cần thiết để đáp ứng cho các nghĩa vụ ngắn hạn của họ. Như thế không có nghĩa là doanh nghiệp cứ có nhiều tiền mặt là tốt vì dự trữ tiền tốn chi phí cơ hội. Vậy câu hỏi đặt ra cho một nhà quản trị là “Doanh nghiệp dự trữ lượng tiền mặt bao nhiêu là đủ?” hay “Doanh nghiệp cần phải quản lý lượng tiền mặt này như thế nào cho hợp lý, làm sao để thu tối đa mà chi tối thiểu?”. Để trả lời các câu hỏi trên, chủ doanh nghiệp cần phải thiết kế việc quản lý tiền mặt một cách khoa học, phù hợp với doanh nghiệp của mình. Như thế, quản lý tiền mặt chính là công tác quản lý tài chính giúp cho tiền mặt thực hiện được vai trò của nó một cách hiệu quả nhất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý tiền mặt không chỉ giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp nguồn lực tiền mặt được sử dụng đem lại hiệu quả cao. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý tiền mặt là một nội dung quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung. Vấn đề này đã hình thành một khung lý thuyết tương đối đầy đủ. Ở các giáo trình trong nước, quản lý tiền mặt xuất hiện là một phần của giáo trình quản lý tài chính, trong đó được trình bày một cách tổng quát, cơ bản các nội dung chính. Một số giáo trình có thể nêu như: cuốn “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2009) do PGS.TS. Phạm Quang Trung chủ biên, cuốn “Quản lý tài chính doanh nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, cuốn “Quản trị tài chính doanh nghiệp” (2007) của tác giả Nguyễn Hải Sản, cuốn “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2011) do TS. Nguyễn Thu Thủy chủ biên, cuốn “Tài chính công ty – Các nguyên tắc căn bản và các áp dụng” (2011) do tác giả Dương Hữu Hạnh biên soạn... Các giáo trình nước ngoài viết về đề tài này khá là phong phú, trong đó có những giáo trình chuyên sâu, trình bày chi tiết các vấn đề liên quan đến tiền mặt, dòng tiền Thang Long University Library
  • 11. mặt trong doanh nghiệp và quản trị tiền mặt. Ví dụ, các tác phẩm tiêu biểu như: cuốn “The General Theory of Employment, Interest and Money” (1936) của Keynes, J. M, cuốn “A Dynamic Baumol-Tobin Model of Money Demand” (1986) của Gregor W. Smith, cuốn “A model of demand for money by firms, The Quarterly Journal of Economics” (1966) của Miller H.M and Orr D, cuốn “The Utility of cashflow forecasts in the management of corporate cash balance” (2006) của Fionnuala M. Gormley và Nigel Meade. Liên quan đến đề tài quản lý tiền mặt còn có các bài báo, các diễn đàn trên mạng internet như: www.vneconomy.com.vn, http://quantri.vn, http://www.ateneonline.it/ross, http://www.accountingformanagement.org/operating- ratio/... Tuy nhiên các bài viết chỉ mang tính chất trình bày và giải thích về mặt lý thuyết chứ chưa có ứng dụng mô hình quản lý tiền mặt thực tế vào trong một doanh nghiệp cụ thể. Xét mặt thực tiễn, việc áp dụng lý thuyết quản lý tiền mặt vào hoạt động cụ thể tại doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rộng rãi, hầu hết các doanh nghiệp chỉ áp dụng các phương pháp và các mô hình định tính mà chưa mang nhiều yếu tố định lượng. Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội hiện nay chưa được thực hiện hiệu quả. Vì vậy, việc đề xuất một mô hình định lượng cụ thể để xác định lượng tiền tối ưu cho công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội là rất cần thiết. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội. Công ty đã có quá trình tồn tại và phát triển lâu dài từ năm 1975. Sau gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty với định hướng phát triển ngày càng đa dạng và mở rộng, quản lý tiền mặt càng trở nên quan trọng hơn đối với công ty. Trên thực tế, có rất nhiều mô hình quản lý tiền mặt có thể được đưa vào ứng dụng tại công ty nhưng em chọn mô hình Miller – Orr và mô hình Stone vì tính phù hợp và hiệu quả mà mô hình có thể mang lại để nhằm cải thiện công tác quản lý tiền mặt tại công ty cổ phần in sách giáo khoa tại TP Hà Nội. 4. Ý nghĩa và mục đích của đề tài  Trình bày trên phương diện lý luận vai trò và nội dung của hoạt động quản lý tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân tích thực trạng hoạt động quản lý tiền mặt và đánh giá hiệu quả hoạt động này tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.  Đánh giá một số mô hình quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội.
  • 12. 5. Phƣơng pháp thực hiện đề tài Trong phạm vi luận văn này, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp thu thập tài liệu  Phương pháp so sánh, tỷ lệ  Phương pháp thống kê, mô tả 6. Cấu trúc của đề tài Cơ cấu luận văn ngoài phần lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý tiền mặt. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức quản lý tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội. Chƣơng 3: Xây dựng mô hình Miller – Orr nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tiền mặt tại Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội. Do trình độ lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng các cô chú trong công ty. Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT 1.1. Những vấn đề chung về tiền mặt 1.1.1. Khái niệm tiền mặt, tiền mặt trong hoạt động SXKD Có nhiều khái niệm về tiền mặt, ví dụ trong cuốn “Lý thuyết tài chính tiền tệ” (2011), TS. Lê Thị Mận có đề cập tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Cũng là một khái niệm khác về tiền mặt, trong cuốn “Tài chính công ty – Các nguyên tắc căn bản và các áp dụng”, tác giả Dương Hữu Hạnh có nói: “Trung bình khoảng độ 1,5% các tài sản của doanh nghiệp được giữ dưới hình thức tiền mặt, tiền mặt được định nghĩa như tiền tồn quỹ và tiền ký gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt “Cash” thường được gọi là tài sản không sinh lợi (non earning asset) bao gồm tiền hiện có tại công ty và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Tiền này dùng để trả lương lao động, mua nguyên vật liệu, các tài sản cố định, trả tiền thuế, trả nợ, trả tiền cổ tức…”. Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình những yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Đổi lại, nhà nước có quyền thu thuế từ các hoạt động thương mại. Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà luật pháp bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. 1.1.2. Động cơ của vốn tiền mặt mà doanh nghiệp sở hữu Trong thực tiễn SXKD, doanh nghiệp cần phải duy trì được vốn tiền mặt với số lượng nhất định. Doanh nghiệp tại sao lại phải duy trì một lượng vốn tiền mặt nhất định như vậy, kinh tế gia John Maynard Keynes, Anh, trong tác phẩm cổ điển của ông “Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, tiền lời và tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money, 1936) có nêu ra 3 lý do hay 3 động cơ khiến người ta giữ tiền mặt như sau: Động cơ giao dịch. Cũng còn gọi là động cơ thanh toán, là chỉ tiền mặt cần thiết để chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là động cơ chính để doanh nghiệp duy trì số vốn tiền mặt nhất định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền
  • 14. 2 lương…, rất nhiều khoản cần đến tiền mặt để thanh toán. Tiền của doanh nghiệp trong kinh doanh luôn quay vòng tuần hoàn không ngừng. Nếu như doanh nghiệp có thể đồng bộ được về thời gian và số lượng thu chi tiền mặt trong quá trình SXKD thì cũng có nghĩa là khi doanh nghiệp cần thanh toán số tiền mặt nhất định thì vừa đúng lúc doanh nghiệp cũng thu về số tiền tương đương. Vì vậy, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp cần với động cơ giao dịch sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Đương nhiên điều này thực tế không xảy ra. Việc thu chi tiền mặt luôn có sự chênh lệch, doanh nghiệp không thể duy trì một số lượng tiền mặt nhất định để ứng phó giao dịch. Nhưng khi sắp xếp thu chi tiền mặt, doanh nghiệp phải cố gắng đạt được tính đồng bộ để giảm bớt khoản tiền mặt cần thiết để giao dịch. Động cơ dự phòng. Chỉ sự cần thiết phải duy trì số tiền mặt nhất định để ứng phó với những sự việc ngoài ý muốn. Trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp thường xuyên gặp phải những việc không ngờ tới như thiên tai, sự cố an toàn nhân thân hoặc sự thay đổi chính sách của Nhà nước, những gia tăng đột biến của lượng nhu cầu thị trường đều cần có một số tiền nhất định để thanh toán. Động cơ đầu cơ. Là chỉ những khoản tiền mặt được bảo lưu để mong có được lợi nhuận bởi sự dao động của chứng khoán có giá trị dự định hoặc là dao động giá cả vật tư như nguyên vật liệu. Đầu cơ ở đây thực tế là chỉ sự đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chỉ có được thu nhập lãi suất ít ỏi, nếu như nhà quản trị nắm bắt được một chút về quy luật dao động giá cả chứng khoán trên thị trường chứng khoán, hơn nữa lại có thể phán đoán được một cách chuẩn xác xu thế giá cả của nó thì có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu và trái phiếu với giá thấp và bán ra với giá cao từ đó có được lợi nhuận. Cùng với việc thiết lập thể chế thị trường, giá cả của vật tư nguyên vật liệu cũng thường xuyên có dao động, doanh nghiệp cũng có thể mua vào bán ra với thời điểm thích hợp, kiếm lời từ chênh lệch giá. 1.1.3. Mục đích của việc quản lý tiền mặt Mục đích của quản lý tiền mặt là khống chế lượng tiền mặt ở mức độ thấp nhất có thể trong trường hợp kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp vận hành bình thường, đồng thời có được thu nhập lãi suất cao nhất từ phần vốn tiền mặt này. Nói chung, tiền mặt là một tài sản có doanh lợi hoặc phi doanh lợi. Tiền trong quỹ tiền mặt về cơ bản không có khả năng sinh lợi. Với tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn sẽ có thu nhập lãi suất nhất định, nhưng thông thường lợi nhuận rất thấp, do đó vốn tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm mức doanh lợi của doanh nghiệp. Nhưng nếu vốn tiền mặt của doanh nghiệp không đủ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành SXKD bình thường của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến năng lực thu lợi của doanh Thang Long University Library
  • 15. 3 nghiệp đó. Vì vậy doanh nghiệp phải tính toán và xác định số lượng vốn tiền mặt hợp lý, bằng mọi cách bảo đảm số lượng tiền mặt cần thiết. Khi số lượng tiền mặt tương đối lớn, vẫn phải tích cực tìm ra những phương thức đầu tư ngắn hạn thích hợp để lượng tiền mặt còn lại có thể đem lại lợi nhuận nhiều hơn. 1.1.4. Sự luân chuyển của tiền mặt trong quá trình SXKD Hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp được bắt đầu bằng tiền mặt. Từ đó, tiền mặt được chuyển đổi thành những loại tài sản khác nhau, tạo ra đòn bẩy hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh với các khoản đi vay và cuối cùng là biến nó trở lại thành tiền mặt nhưng với số lượng lớn hơn ban đầu. Sự luân chuyển của tiền mặt có thể được phân tích thành các chu kỳ, có mối liên hệ chặt chẽ. Kỳ luân chuyển tiền mặt, nằm trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp thực sự trả tiền cho nhà cung cấp đến khi thực sự thu hồi tiền của khách hàng. Ở đây, ta thấy có sự chênh lệch, một kẽ hở giữa dòng thu tiền mặt và dòng chi tiền mặt. Chính kẽ hở này là nguyên nhân có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. Dưới đây là sơ đồ mô tả dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất. Sơ đồ 1.1. Dòng tiền và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn của một công ty sản xuất tiêu biểu (Nguồn: Sách “Quản lý tài chính doanh nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý) Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp rất đa dạng, tất cả các hoạt động này đều có sự tham gia của tiền mặt. Việc quản lý tiền mặt còn bao gồm quản lý những dòng thu, chi tiền mặt rất phức tạp trong doanh nghiệp. Thời gian trả chậm trung bình Thời gian quay vòng tiền Trả tiền Mua hàng Thu tiền bán hàng Bán hàng trả chậm Thời gian thu tiền trung bình Thời gian quay vòng hàng lưu kho Chu kỳ kinh doanh
  • 16. 4 1.1.5. Sự khác nhau giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt. Chính vì vậy, để phân biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền mặt, ta so sánh hai chỉ tiêu là lợi nhuận ròng và ngân lưu ròng: Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí Ngân lưu ròng = Dòng thu tiền – Dòng chi tiền Như vậy, ngân lưu ròng dương hay âm không có nghĩa là lãi hay lỗ, ngược lại lãi hay lỗ thì không đồng nghĩa là có tiền mặt hay không. 1.2. Những vấn đề chung về quản lý tiền mặt 1.2.1. Khái niệm quản lý tiền mặt Quản lý tiền mặt là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình quản lý tiền mặt kể trên. Theo PGS.TS. Phạm Quang Trung trong Sách “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2009), quản lý tiền mặt là việc đảm bảo luôn có đủ lượng tiền mặt tối ưu tại mỗi thời điểm nhất định. Quản lý tốt tiền mặt đòi hỏi vào bất cứ lúc nào bạn cũng phải biết doanh nghiệp đang cần bao nhiêu tiền mặt, lượng tiền mặt doanh nghiệp hiện có cũng như tiền đang ở đâu. Nếu không theo dõi được tiền mặt, việc kinh doanh của bạn có thể sẽ thất bại. 1.2.2. Nội dung quản lý tiền mặt Quản lý tiền mặt bao gồm các nội dung sau:  Kiểm soát thu, chi tiền mặt  Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu  Chính sách tài chính trong quản trị tiền mặt 1.2.2.1. Kiểm soát thu, chi tiền mặt Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp có thể chia thành những lĩnh vực khác nhau, trong đó tồn tại những khoản thu chi tiền mặt đa dạng và có đặc trưng riêng. Ta phân tích các khoản thu chi tiền mặt trong 3 lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp:  Tiền mặt trong hoạt động kinh doanh – điều hành doanh nghiệp  Tiền mặt trong hoạt động đầu tư – phát triển doanh nghiệp  Tiền mặt trong hoạt động tài chính – vốn hoá doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 17. 5 Việc quản lý thu chi tiền mặt dựa trên các hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính nhưng trong việc quản lý tiền mặt của công ty, cần lưu ý rằng số tiền được phản ánh trên các tài khoản mà công ty đang theo dõi không phải bao giờ cũng bằng số dư có trên tài khoản tại ngân hàng. Tại sao vậy? Chúng ta sẽ đề cập nguyên nhân của nó qua việc xem xét khái niệm “tiền nổi” sau đây. Các nhà kinh doanh lớn rất chú ý đến ảnh hưởng của tiền nổi1 (float) trong hoạt động thanh toán. Tiền nổi là số chênh lệch giữa số dư tiền trên tài khoản ngân hàng và số dư trên tài khoản tại công ty. Tiền nổi phản ánh sự chênh lệch tạm thời (trong một số thời gian ngắn) giữa hai hệ thống theo dõi tài chính nói trên. Tuy nhiên, do các nghiệp vụ thanh toán lẫn nhau liên tục làm xuất hiện tiền nổi nên trị số của tiền nổi có thể trở nên khá lớn. Một cách tổng quát tính tiền nổi như sau: Lượng tiền = Số dư tài khoản tiền – Số dư tài khoản tiền trôi nổi (F) gửi tại ngân hàng tại công ty Nguyên nhân của tiền nổi có thể tóm tắt như sau: Do độ lệch về thời gian giữa nghiệp vụ phát hành séc và nghiệp vụ thanh toán séc tạo ra “khoảng trống” trên sổ sách. Trên thực tế, khi phát sinh ra một séc và gửi ngân hàng thì công ty phát hành séc đã giảm đi một số tiền tương ứng với giá trị tờ séc. Tài khoản tại công ty phản ánh số giảm đó. Nhưng, tờ séc phải mất một khoảng thời gian lưu chuyển, xử lý và thanh toán, chẳng hạn 7 ngày. Trong khoảng thời gian đó, trên tài khoản tại ngân hàng chưa phản ánh sự thay đổi gì về tiền. Tiền nổi do việc thu tiền từ một người khác gây ra được gọi là tiền nổi thu nợ (collection float); nếu do việc phát hành séc để chi trả thì gọi là tiền nổi chi ra (disbursment float). Lượng tiền trôi nổi ròng (Net float) sẽ là tổng hợp của các lượng tiền trôi nổi chi ra (dấu dương) tiền và tiền nổi thu nợ (dấu âm). Sự chậm trễ gây ra lượng tiền trôi nổi sẽ mang lại lợi ích cho người chi trả và gây thiệt hại cho người nhận thanh toán. Do đó bên nhận thanh toán sẽ cố gắng tăng tốc các khoản thu của mình và bên chi trả cũng sẽ cố chậm trễ trong khoản chi trả. Quản lý dự toán thu chi tiền mặt có tính tự khoa học từ việc thiết lập đến thực hiện. Dưới đây là trình tự thiết lập và thực hiện quản lý dự toán thu chi tiền mặt tháng: 11 Tài liệu về “tiền nổi” lấy từ sách “Quản lý tài chính doanh nghiệp” (2008) của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý
  • 18. 6 Sơ đồ 1.2. Trình tự cơ bản của phƣơng pháp quản lý dự toán thu chi tiền mặt (Nguồn: Sách “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2009) do PGS.TS. Phạm Quang Trung chủ biên) 1. Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt Các đơn vị, các bộ ngành khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh sản xuất và kế hoạch công tác đồng thời cũng tiến hành lập dự toán thu chi tiền mặt để báo cáo với bộ phận tài chính. Khi các bộ phận tiến hành thiết lập dự toán thu chi tiền mặt đều phải tiến hành theo tiêu chuẩn, định mức và hạch toán từng khoản có liên quan. Mấu chốt của vấn đề là phải làm sao cho được tỉ mỉ, rõ ràng. Nếu như tiến hành thiết lập dự toán hời hợt thì trong quá trình thực hiện sẽ không khống chế được dự toán thu chi, bộ phận tài chính kế toán có thể yêu cầu bạn làm lại từ đầu. 2. Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Bộ phận kế toán sẽ kết hợp với bộ phận tiêu thụ tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt căn cứ trên kế hoạch và dự đoán tiêu thụ. Dự toán thu chi tiền mặt được tiến hành thiết lập trên nguyên tắc thực hiện thu chi, do đó nó không những yêu cầu bộ phận tiêu thụ phải hoàn thành mục tiêu thu nhập tiêu thụ của mình mà còn phải thu hồi tiền hàng về kịp thời. Qua việc thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt có thể gia tăng trách nhiệm thu hồi tiêu thụ và thu hồi công nợ tiền hàng cho mỗi bộ phận và nhân viên tiêu thụ của bộ phận đó, đồng thời thực hiện chế độ phân phối thưởng phạt thu hồi tiền hàng đối với nhân viên tiêu thụ. Dự toán thu nhập tiền mặt là cơ sở của dự toán thu chi tiền mặt. Nhiều khi thu nhập tiền mặt không do doanh nghiệp khống chế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn, mức độ tín dụng rất thấp, khó khăn khi thu hồi tiền hàng rất lớn. Do đó, khi tiến hành thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt phải chiết khấu đi một khoản nhất định. 3. Thiết lập phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt Giám đốc chủ trì, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm chính cùng với tất cả các chủ quản bộ phận tiến hành thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt toàn công ty. Thiết lập dự toán thu chi tiền mặt Thẩm duyệt phương án dự toán thu chi tiền mặt Thiết lập phương án dự toán thu chi tiền mặt Thiết lập dự toán thu nhập tiền mặt Kiểm tra, giám sát dự toán thu chi tiền mặt Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Thang Long University Library
  • 19. 7 Giám đốc chủ trì ở đây không có nghĩa giám đốc chỉ là người chủ trì hội nghị mang tính tượng trưng mà là yêu cầu giám đốc đưa ra đường lối tổng thể, xác định rõ trọng điểm, nguyên tắc, phương hướng thu chi để thiết lập dự toán, chỉ đạo bộ phận kế toán tiền hành cân bằng tổng hợp thu chi và cùng với các chủ quản bộ phận khác hoàn chỉnh phương án dự toán thu chi tiền mặt. 4. Thẩm duyệt phƣơng án dự toán thu chi tiền mặt Phương án dự toán thu chi tiền mặt được bán giám đốc hoặc ban dự toán công ty thảo luận thông qua, giao cho bộ phận kế toán thực hiện và khống chế. Trong công ty cổ phần, dự toán thu chi tiền mặt hàng năm còn phải được Hội đồng quản trị thảo luận thông qua. Có hai mục đích của việc thảo luận thông qua dự toán. Thứ nhất, cần bằng tổng hợp thêm một lần nữa sao cho dự toán có tính khả thi. Thứ hai, nhờ có sự thảo luận thông qua này mà dự toán mới có hiệu lực pháp luật. Hiệu lực pháp luật của dự toán thể hiện ở chỗ một khi dự toán được thông qua, bất cứ người nào cũng không được tự ý sửa đổi, bao gồm cả giám đốc. Một số doanh nghiệp khi tiền vốn cấp bách đã thường xuyên thực hiện theo cách “một chiếc bút” của giám đốc, tất cả thu chi tiền mặt của doanh nghiệp đều do một chiếc bút giám đốc ký quyết định và tiến hành truyền bá cách làm này như là một kinh nghiệm vậy. Cách làm này trên thực tế là phương pháp quản lý kinh nghiệm truyền thống của nền sản xuất nhỏ và có tính tùy tiện chủ quan lớn, nó không thể tồn tại song song với phương pháp quản lý dự toán khoa học và cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến quản lý dự toán thu chi tiền mặt không được quán triệt thực hiện. 5. Thực hiện dự toán thu chi tiền mặt Tất cả các đơn vị, bộ phận có nhu cầu chi tiền mặt đều phải tiến hành chi theo thời gian, hạng mục và số tiền quy định trong dự toán. Những hạng mục không có trong dự toán, bộ phận kế toán có quyền từ chối chi. Sau khi dự toán được thông qua, trong quá trình thực hiện, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm thực hiện và khống chế chính, giám đốc lúc này có thể tạm thời không can thiệp. Những khoản chi tiền mặt của đơn vị hay bộ phận chỉ cần thông qua người phụ trách bộ phận ký nhận là có hiệu lực. Đối với những khoản chi không nằm trong dự toán, giám đốc cũng không được dễ dàng ký duyệt. 6. Kiểm tra, giám sát dự toán thu chi tiền mặt Tiền hành kiểm tra tình hình thực hiện dự toán vào cuối kế hoạch. Các bộ phận viết phân tích tài chính, đối chiếu với những khoản chi trong dự toán và truy cứu trách nhiệm đương sự trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện dự toán. Muốn làm tốt công tác quản lý dự toán thu chi tiền mặt, ta cần phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
  • 20. 8 1. Nguyên tắc hai tuyến thu chi Thu tiền mặt và chi tiền mặt phải được phân định giới hạn rõ ràng. Các khoản thu tiền mặt của các bộ phận và đơn vị phải được nộp về bộ phận tài vụ, bất cứ đơn vị nào cũng không được lưu giữ tiền mặt thu về. Những khoản chi tiền mặt của các bộ phận đều được bộ phận tài vụ quyết định phát theo dự toán và từ đó có thể khống chế những khoản thu chi tiền mặt có hiệu quả. 2. Nguyên tắc dự toán cứng Dự toán thu chi tiền mặt đã được phê chuẩn đều có hiệu lực pháp luật, bất cứ ai cũng không được phép tùy tiện sửa đổi. Toàn bộ thu chi tiền mặt của công ty đều phải đưa vào phạm vi khống chế của dự toán, không có trong dự toán không chi tiền, từ chối tất cả nhưng hiện tượng chi vượt dự toán. 3. Nguyên tắc chi tiết hóa Dự toán thu chi tiền mặt phải được thiết lập một cách chi tiết tỉ mỉ, phải tiến hành phân tích cặn kẽ hạng mục chi tiền mặt, hạch toán từng khoản theo tiêu chuẩn định mực, mỗi chi tiết của từng khoản đều cần phải được tính toán, chỉ có dự toán chi tiết cụ thể mới có thể phát huy được vai trò khống chế dự toán thực sự. 4. Nguyên tắc ủy quyền Dự toán thu chi tiền mặt của các bộ phận, các đơn vị là do người phụ trách các bộ phận chủ trì thiết lập nên, sau khi được phê duyệt thì báo cáo với bộ phận tài vụ. Dự toán sau khi được công ty phê duyệt thì ủy quyền cho bộ phận tài vụ thực hiện và khống chế. Những chi phí trong dự toán của đơn vị do thủ trưởng đơn vị ký tên xác nhận là có hiệu lực, không cần phải qua giám đốc ký duyệt. Những khoản chi ngoài dự tính vượt dự toán phải cần có giám đốc ký tên mới có hiệu lực. Những hạng mục chưa đưa vào dự toán, bộ phận tài vụ có quyền từ chối chi. 1.2.2.2. Xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu Sau khi dự toán thu chi tiền mặt xong, doanh nghiệp bắt tay vào xác định nhu cầu tồn trữ tiền mặt tối ưu bằng cách sử dụng các mô hình tối ưu hóa tiền mặt. Mô hình tối ưu hoá tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Các loại chứng khoán giữ vai trò bước đệm cho tiền mặt vì doanh nghiệp có thể đầu tư tiền mặt vào chứng khoán có tính thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách nhanh chóng. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau: Thang Long University Library
  • 21. 9 Sơ đồ 1.3. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao giữ cân bằng tiền mặt ở mức mong muốn (Nguồn: Sách “Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp” (2011) do TS. Nguyễn Thu Thủy chủ biên) Theo một khía cạnh, quản lý dòng tiền được hiểu là số dư tiền tối thiểu. Các biện pháp nhằm tìm ra số dư tài khoản tiền lý tưởng này, với mục đích sao cho chi phí của số dư tiền này là tối thiểu trong điều kiện vẫn đảm bảo được tính thanh khoản cần thiết. Như vậy, một doanh nghiệp muốn quản trị dòng tiền, cần xây dựng mô hình quản trị dòng tiền. Các mô hình nổi tiếng nhằm xác định số dư tiền tối ưu và đảm bảo khả năng thanh toán đã được nghiên cứu như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr và mô hình Stone. Mô hình quản lý tiền mặt Baumol và Miller – Orr được dựa trên nguyên tắc quan trọng là xác định số lượng chứng khoán thanh khoản để chuyển đổi sang tiền khi doanh nghiệp cần lượng tiền cần thiết tăng thêm và ngược lại, xác định số lượng tiền tối thiểu cần chuyển đổi thành chứng khoán thanh khoản khi lượng tiền ở trạng thái dư thừa. Theo các tác giả, có nhiều nhân tố tác động tới số dư tiền mặt cần thiết của doanh nghiệp. Những nhân tố này dẫn tới mô hình quản lý tiền trở nên phức tạp hơn. Các tác giả đưa ra các mô hình quản lý tiền, đã lượng hóa và lược bỏ yếu tố khiến mô hình quản lý tiền phức tạp. Các mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và lợi nhuận của việc nắm giữ tiền. Các chứng khoán có tính thanh khoản cao Tiền mặt Bán những chứng khoán có tính thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Dòng thu tiền mặt: -Bán hàng thu bằng tiền mặt -Thu tiền bán hàng trả chậm Dòng chi tiền mặt: -Chi mua hàng -Thanh toán hóa đơn mua hàng
  • 22. 10  Mô hình tồn trữ tiền mặt tối ƣu EOQ – mô hình Baumol. Đối với mô hình Baumol, hướng tiếp cận của quản lý tiền đơn giản thông qua việc xác định số lượng tiền chuyển đổi nhỏ nhất sao cho chi phí hiệu quả nhỏ nhất. Tuy nhiên, mô hình Baumol đưa ra các giải pháp dự trữ như nhau đối với tiền và hàng tồn kho. Mô hình quản lý tiền này dựa trên dòng tiền vào và dòng tiền ra đã được dự báo là chắc chắn. Việc chuyển đổi tiền thành chứng khoán thanh khoản hoặc ngược lại được thực hiện dễ dàng và kiếm được lợi nhuận như mong đợi cho doanh nghiệp. Điểm hạn chế của mô hình Baumol – Tobin là quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp độc lập với những biến động về thay đổi giá trị và chính sách đối với hàng tồn kho. Vì vậy, việc áp dụng mô hình này vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp là khó khăn.  Mô hình Miller Orr. Mô hình Baumol dựa trên giả thuyết dòng tiền chắc chắn. Tuy nhiên, khi dòng tiền tương lai là không chắc chắn thì mô hình quản lý tiền Miller – Orr sẽ thực tế và phù hợp hơn. Mô hình Miller – Orr đề cập tới quản lý dòng tiền liên tục, căn cứ vào tính thanh khoản và sự nhạy cảm với lãi suất của dòng tiền. Theo tác giả, mô hình này được xây dựng dựa trên chi phí nắm giữ tiền mặt tối thiểu ở giới hạn trên và khoảng dao động của tiền. Khoảng dao động của tiền này xác định căn cứ vào lượng dự trữ tiền mặt theo thiết kế.  Mô hình Stone. Mô hình này được Stone đưa ra nhằm cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ưu hoá ở mô hình Miller Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lưu công ty để đưa ra quyết định thích hợp. 1.2.2.3. Chính sách tài chính trong quản lý tiền mặt Các chính sách tài chính trong quản lý tiền mặt được xây dựng căn cứ vào kết quả của dòng ngân lưu. Nếu ngân lưu ròng dương, nhà quản trị phải tìm cơ hội đầu tư ngắn hạn để sinh lời. Nếu ngân lưu ròng âm, nhà quản trị phải thu xếp một nguồn tiền ngắn hạn. Để tài trợ tạm thời cho khoản thiếu hụt đó, doanh nghiệp cần phải:  Huy động vốn ngắn hạn cho nhu cầu tiền mặt: các nguồn huy động vốn rất đa dạng, nhà quản trị cần phân tích so sánh giữa chi phí đi vay, thời hạn vay và ưu điểm của các nguồn vay để đưa ra quyết định đúng đắn.  Đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi: đầu tư với danh mục như thế nào, lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu phải là quyết định cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, đảm bảo tính thanh khoản và tương thích với dự báo ngân lưu của công ty. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tiền mặt 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản Một công ty được coi là có tính thanh khoản tốt nếu có đủ nguồn tài chính để trang trải các nghĩa vụ tài chính đúng hạn với chi phí thấp nhất. Tính thanh khoản của Thang Long University Library
  • 23. 11 công ty còn được nhìn nhận trong khả năng mở rộng đầu tư, trang trải các nhu cầu đột xuất, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh bằng dòng ngân lưu của công ty. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản: phân tích dòng tiền có vai trò quan trọng bậc nhất trong đánh giá tính thanh khoản của công ty, vấn đề là xem xét khả năng tạo ra ngân lưu cần thiết và mức độ dự trữ thanh khoản của công ty đó.  Số dư thanh khoản Số dư = Tiền mặt và các khoản  Vay ngắn hạn và thanh khoản tương đương tiền nợ dài hạn đến hạn Số dư thanh khoản cho biết công ty có đủ tiền để chi trả cho các khoản vay ngắn hạn và nợ dài hạn khi đến hạn phải trả hay không. Nếu con số này dương, công ty vẫn đang làm chủ về tiền. Và ngược lại, nếu con số này âm, công ty đang mất kiểm soát về tiền dẫn đến việc không đủ tiền để chi trả nợ. Số dư thanh khoản càng lớn càng tốt, số dư lớn thể hiện công ty đang làm chủ về mặt tài chính tốt.  Chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh khoản = Tiền mặt đầu kỳ + Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ Vay ngắn hạn đầu kỳ + Nợ dài hạn đến hạn trả đầu kỳ Cũng như số dư thanh khoản, chỉ số thanh khoản cũng thể hiện khả năng chi trả của công ty cho vay ngắn hạn và nợ dài hạn. Nhưng số dư thanh khoản thể hiện chênh lệch về mặt tuyệt đối còn chỉ số thanh khoản thể hiện chênh lệch về mặt tương đối. Chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thể hiện công ty làm chủ về mặt tài chính và chỉ số này càng cao càng tốt.  Kỳ luân chuyển tiền mặt Kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle  CCC) = Chu kỳ kinh doanh  Số ngày trả tiền = Số ngày thu tiền + Số ngày tồn kho  Số ngày trả tiền Con số này càng cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư. Chu kỳ tiền mặt được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận được tiền mặt trong bán hàng. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp. Các thành phần trong công thức trên cụ thể được tính như sau:
  • 24. 12 Bình quân khoản phải thu = PTKH năm trước + PTKH năm nay 2 Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu Bình quân khoản phải thu Số ngày thu tiền (Days of Sales Outstanding – DSO) = Thời gian kỳ kinh doanh2 Vòng quay khoản phải thu Đây là một chỉ số được tính bằng số ngày trung bình mà một công ty cần để thu hồi lại tiền bán hàng sau khi đã bán được hàng. Nếu như kỳ chuyển đổi các khoản phải thu ở mức thấp thì có nghĩa là công ty chỉ cần ít ngày để thu hồi được tiền khách còn nợ. Nếu tỉ lệ này cao thì có nghĩa là công ty chủ yếu là bán chịu cho khách hàng, thời gian nợ dài hơn. Bình quân hàng tồn kho = HTK năm trước + HTK năm nay 2 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho Số ngày tồn kho (Days inventory outstanding  DIO) = Thời gian kỳ kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho Đây là thước đo thể hiện khả năng về mặt tài chính của công ty. Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình (bao gồm cả hàng hoá còn đang trong quá trình sản xuất). Thông thường nếu chỉ số này ở mức thấp thì có nghĩa là công ty hoạt động khá tốt, tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng chỉ số DSI bình quân là rất khác nhau giữa các ngành. Đôi khi chỉ số này còn được gọi là số ngày lưu thông hàng tồn kho DIO (Days inventory outstanding). Doanh thu mua thường niên = GVHB + HTK cuối kỳ  HTK đầu kỳ 2 Bình quân khoản phải trả = PTNB năm trước + PTNB năm nay 2 Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu mua hàng thường niên Bình quân khoản phải trả Số ngày trả tiền (Days of Payables Outstanding  DPO) = Thời gian kỳ kinh doanh Vòng quay khoản phải trả 2 Thời gian kỳ kinh doanh = 360 ngày Thang Long University Library
  • 25. 13 Là chỉ số thể hiện số ngày trung bình mà công ty cần để trả tiền cho nhà cung cấp. Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán. Hệ số kỳ chuyển đổi các khoản phải trả cao nghĩa là công ty có quan hệ tốt với nhà cung cấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bán. Ngược lại hệ số DPO thấp nghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng. 1.3.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá công tác quản lý tiền mặt Đơn vị: lần Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng TSNH Khả năng thanh toán nhanh (TSNH – Hàng tồn kho) Tổng nợ ngắn hạn Công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để trả nợ ngắn hạn mà không cần huy động đến hang tồn kho Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 1 đồng nợ ngắn hạn được chi trả bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền 1.4. Các mô hình quản lý tiền mặt 1.4.1. Mô hình Baumol Nhìn một cách tổng quát tiền mặt cũng là một tài sản nhưng đây là một tài sản đặc biệt – một tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định tồn quỹ tiền mặt kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Mô hình này được ứng dụng nhằm thiết lập tồn quỹ tiền mặt mục tiêu. Để mô hình Baumol vận hành được, người ta cần tuân thủ theo những giả định sau:  Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định.  Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn.  Doanh nghiệp chỉ có hai hình thức dự trữ: tiền mặt và chứng khoán khả thị.  Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
  • 26. 14 Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình Baumol được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4. Mô hình xác định lƣợng tiền mặt tối ƣu (Nguồn: Sách “Quản trị TCDN” (2009) chủ biên PGS.TS. Phạm Quang Trung) Trong mô hình trên, ta cần xem xét đến chi phí giao dịch, chi phí cơ hội, tổng chi phí và xác định mức dự trữ tiền tối ưu. Cụ thể:  Chi phí giao dịch (TrC - Transaction Cost). Chi phí giao dịch được tính bằng tích của chi phí cố định của một lần bán chứng khoán với số lần mà công ty phải bán chứng khoán một năm. TrC = (T/C) * F Trong đó: T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một thời kỳ (thường là một năm). C: Qui mô một lần bán chứng khoán. F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán. T/C: Số lần mà công ty phải bán chứng khoán một năm. Ngoài ra, tổng chi phí giao dịch được xác định dựa vào số lần công ty phải bán chứng khoán trong một thời kỳ (thường là một năm). Chi phí giao dịch = Số lần bán chứng khoán * Phí giao dịch cố định = (T/C) * F Tiền mặt Tiền mặt đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (0) Bán chứng khoán Thời gian1 32 Thang Long University Library
  • 27. 15  Chi phí cơ hội (OC - Opportunity Cost). Chi phí cơ hội bằng tồn quỹ trung bình nhân với lãi suất đầu tư chứng khoán ngắn hạn: OC = (C/2) * K Trong đó: C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình. K: Lãi suất chứng khoán/ thời kỳ (thường là một năm).  Tổng chi phí (TC - Total Cost). Tổng chi phí liên quan đến tồn quỹ bằng chi phí cơ hội cộng với chi phí giao dịch (Có thể không xét 1 thời kỳ là 1 năm nhưng phải có sự đồng nhất thời gian của T và K): TC = TrC + OC = [(T/C) * F] + [ (C/2) * K]  Xác định mức dự trữ tiền tối ƣu. Tổng chi phí sẽ đạt min tại điểm mà đạo hàm bậc nhất của nó theo biến C bằng 0. Ta có : TC = (C/2) K + (T/C) F  dTC/dC = K/2 – T*F/C2 Và dTC/ dC = 0 ↔ K/2 – T*F/C2 = 0 ↔ C = √ ( 2TF/K) Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng giữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình Baumol có số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này lại không luôn luôn đúng trong thực tế, tuy vậy mô hình cũng có sự đóng góp quan trọng trong lý thuyết quản lý tiền mặt. 1.4.2. Mô hình Miller – Orr Khác với Baumol, Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ tiền mặt với dòng tiền thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller – Orr liên quan đến cả dòng tiền thu (inflows) và dòng tiền chi (outflows) và giả định dòng tiền mặt ròng (dòng tiền thu trừ dòng tiền chi) có phân phối chuẩn. Dòng tiền ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất. Đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến. Miller – Orr đưa ra cách xác định khoảng dao động của tiền căn cứ vào 3 giải thuyết:
  • 28. 16  Chi phí chuyển đổi tiền và chứng khoán thanh khoản, và ngược lại.  Chi phí cơ hội hàng ngày của tiền.  Sự dao động của dòng tiền ròng hàng ngày (đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ tiền). Mô hình này được biểu diễn theo đồ thị sau đây: Sơ đồ 1.5. Mô hình Miller – Orr (Nguồn: website – http://www.ateneonline.it/ross3 ) Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình này: giới hạn trên (U), giới hạn dưới (L) và tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản lý công ty thiết lập U căn cứ vào chi phí cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép tồn quỹ tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi giới hạn và nếu như tồn quỹ tiền mặt vẫn nằm trong mức giới hạn trên và giới hạn dưới thì công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua hay bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ tiền mặt đụng giới hạn trên (tại điểm A) thì công ty sẽ mua (U – Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ tiền mặt trở về Z. Ngược lại, khi tồn quỹ tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới (tại điểm B) thì công ty sẽ bán (Z – L) đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ tiền mặt lên đến Z. Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller – Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn là F, cố định. Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt là K, bằng lãi suất ngắn hạn. Khác với mô hình Baumol, trong mô hình Miller – Orr, số lần giao dịch của mỗi thời 3 http://www.ateneonline.it/ross/studenti/temi_avanzati/isbn6582-0_Ross_ch27.pdf (U) (L) (Z) Thang Long University Library
  • 29. 17 kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của dòng thu và dòng chi tiền mặt. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ tiền mặt kỳ vọng. Với tồn quỹ tiền mặt thấp nhất (L) đã cho, theo mô hình Miller – Orr chúng ta tìm được tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z) và giới hạn trên (U). Giá trị của Z và U làm cho tổng chi phí tối thiểu được quyết định theo mô hình Miller – Orr là: Z* = √ + L U* = 3Z* – 2L Trong đó dấu * chỉ giá trị tối ưu 2 là phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày. Tồn quỹ tiền mặt trung bình theo mô hình Miller – Orr là: Caverage = Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào ba yếu tố sau: Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau: d = 3 x √ Mô hình Miller – Orr có thể ứng dụng để thiết lập tồn quỹ tiền mặt tối ưu. Tuy nhiên, để sử dụng mô hình này giám đốc tài chính cần làm bốn việc sau:  Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ tiền mặt. Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.  Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày.  Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày.  Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn. 1.4.3. Mô hình Stone Trong nghiên cứu của Stone (1972) về quản lý tiền. Stone đưa ra mô hình gần như tương tự với mô hình Miller – Orr. Tuy nhiên, điểm khác biệt với mô hình Miller – Orr đó là mô hình Stone tập trung quản lý số dư tiền hơn là xác định số tiền chuyển đổi tối thiểu. Theo tác giả, quản lý tiền tập trung vào quản lý tiền tối thiểu và tối đa là không cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư (mua chứng khoán thanh khoản) hoặc thoái vốn đầu tư (bán chứng khoán thanh khoản hoặc vay nợ) như trong mô hình
  • 30. 18 Miller – Orr. Thay vào đó, các quyết định đầu tư này phụ thuộc vào việc tiên đoán trước dòng tiền trong tương lai. Theo Stone, khi dự báo được lượng tiền nhàn rỗi, lượng tiền mặt của doanh nghiệp tự động và ngay lập tức quay về trạng thái tiền mặt theo thiết kế (mục tiêu) sau khi lượng tiền của doanh nghiệp đã thay đổi, nhìn chung không phải là tối thiểu. Mô hình Stone dựa trên giả thuyết:  Công ty có 2 tài sản là tiền và chứng khoán thanh khoản.  Các giao dịch mua và bán chứng khoán thanh khoản được diễn ra ngay lập tức.  Dự báo dòng tiền trong tương lai của công ty. Khi tiến hành dự báo, mọi thông tin cần có là minh bạch, có sẵn.  Công ty nhằm duy trì số dư tiền mặt nhất định. Trong nỗ lực duy trì này, công ty có thể phải lên kế hoạch sử dụng tín dụng và hỗ trợ của ngân hàng. Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình Stone được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.6. Mô hình quản lý dòng tiền Stone (Nguồn: Tạp chí “Kinh tế và phát triển” số 192) Theo mô hình Stone về quản trị dòng tiền, giới hạn trên 1 và giới hạn dưới 1 giống với tiền mặt giới hạn trên và giới hạn dưới trong mô hình Miller – Orr. Khi tiền mặt chạm hoặc vượt quá tiền mặt tại giới hạn trên 1 hoặc giới hạn dưới 1 thì giám đốc tài chính sẽ phải dự đoán trong một vài ngày tới liệu số dư tiền có giảm về trong giới hạn cho phép là tiền mặt giới hạn trên 2 và tiền mặt giới hạn dưới 2 không. Nếu trong Tiền Giới hạn trên 1 Giới hạn trên 2 Giới hạn dưới 1 Giới hạn dưới 2 Mức tiền mặt thiết kế Thời gian Thang Long University Library
  • 31. 19 ngắn hạn, số dư tiền mặt được dự báo là quay về trong khoảng dao động giữa tiền mặt giới hạn trên và tiền mặt giới hạn dưới thì doanh nghiệp sẽ không phải thực hiện bất kỳ quyết định nào liên quan tới dòng tiền. Tuy nhiên, nếu số dư tiền được cho là không quay được về mức dự trữ dao động trong giới hạn trên 2 và giới hạn dưới 2 thì doanh nghiệp sẽ phải mua hoặc bán chứng khoán thanh khoản. Mô hình Stone giả định rằng trong danh mục tài sản của doanh nghiệp có 2 tài sản (tiền và chứng khoán thanh khoản). Nhưng thực tế, quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, danh mục tài sản của các doanh nghiệp này thường có 3 loại tài sản (tiền, chứng khoán thanh khoản, vay ngắn hạn). Vì vậy, chi phí giao dịch trong hoạt động chuyển đổi chứng khoán thanh khoản thành tiền khi thâm hụt tiền và ngược lại, chuyển đổi tiền thành chứng khoán thanh khoản khi thặng dư tiền sẽ không phù hợp. Vì vậy, bên cạnh việc chuyển đổi giữa tiền và chứng khoán thanh khoản, các doanh nghiệp cần chú ý tới các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, các doanh nghiệp này cần thực hiện dự báo dòng tiền trong ngắn hạn để duy trì được chi phí giao dịch thấp. Nhận xét: Dựa vào phân tích hướng tiếp cận của mô hình Miller – Orr và Stone, có thể thấy mô hình Stone không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào để xác định tiền mặt giới hạn dưới, trong khi đó mô hình Miller – Orr có thể phải thực hiện ước tính lượng tiền mặt giới hạn dưới này để xác định lượng tiền mặt mục tiêu. Theo Stone, lượng tiền mặt giới hạn dưới được xác định dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của nhà quản trị tài chính. Do vậy, không thể khẳng định được mô hình này hướng tới chính sách chi phí tối thiểu. Những mô hình xác định số dư tiền tối ưu nêu trên nhằm để xác định số dư tiền mục tiêu bị hạn chế. Do vậy, công ty sẽ thấy những mô hình này hữu ích hơn bởi vì những khái niệm của mô hình thay vì xác định số dư tiền mặt theo thiết kế. Khi doanh nghiệp tiến hành quản lý dòng tiền, nó sẽ tác động tới nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như: chi phí nợ, thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết, dự báo dòng tiền, tính thanh khoản trong quản trị dòng tiền. Các mô hình này tập trung giải quyết mối quan hệ giữa quản lý tiền mặt dòng tiền và tác động của việc quản lý này tới khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp sẽ gặp.
  • 32. 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN SÁCH GIÁO KHOA TẠI TP HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội  Giới thiệu thông tin chung về công ty:  Tên đầy đủ: Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội  Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Textbook Printing Joint Stock Company  Tên viết tắt: Hapco  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0101493707 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/5/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 13/12/2010  Địa chỉ: Tổ 60 – Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội  Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần  Cơ quan chủ quản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam  Mã số thuế: 0101493707  Một số số liệu cơ bản về vốn:  Vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 20.159.985.000 đồng  Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 20.159.985.000 đồng  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Nhà máy in sách giáo khoa Đông Anh được thành lập ngày 09/09/1975 theo quyết định số 644 QĐ – GD do Bộ trưởng Bộ giáo dục ký. Nhà máy là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại: Khối 7c thị trấn Đông Anh – Hà Nội. Ngày 12/09/1995, Nhà máy được sáp nhập vào Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam theo quyết định số 3628/GD – ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký. Để thực hiện theo quy định của chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, chuyển Nhà xuất bản giáo dục sang tổ chức và hoạt động theo Công ty mẹ – Công ty con. Đến ngày 29/03/2004 căn cứ vào quyết định số 1576/QĐ – BGD và ĐT – TCCB của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển Nhà máy in sách giáo khoa Đông Anh thuộc Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam thành Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội. Ngày 21/11/2006 Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận số 35/TTGDHN – ĐKGD chấp thuận cho Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại Thang Long University Library
  • 33. 21 TP Hà Nội được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán: TPH. Tháng 6/2007, thực hiện việc tăng vốn từ 12 tỷ lên 18 tỷ đồng bằng hình thức thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%. Tháng 9/2008, thực hiện việc tăng vốn từ 18 tỷ lên 20.159.985.000 đồng bằng hình thức chia cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu tỷ lệ 12%.  Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103004251 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 05 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 13 tháng 12 năm 2010, hoạt động chính của Công ty là in ấn, sản xuất kinh doanh… Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là in sách giáo khoa các cấp phục vụ cho ngành giáo dục. Ngoài ra, công ty tổ chức in thêm các loại sách khác như sách tham khảo và một số tài liệu dạy học khác phục vụ cho ngành dạy học theo kế hoạch giao hàng năm của Nhà xuất bản giáo dục. Bên cạnh đó, công ty cũng nhận in các ẩn phẩm như báo, tạp chí, tập san, nhãn, biểu, sản phẩm bao bì và các loại giấy tờ quản lý kinh tế xã hội. Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm như giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và các loại văn phòng phẩm. Xuất nhập khẩu các loại vật tư, hàng hóa, thiết bị kỹ thuật ngành in phục vụ sản xuất kinh doanh. Kinh doanh vật tư, thiết bị ngành in và các loại hàng hoá (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
  • 34. 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội (Nguồn: Phòng tổ chức) Công ty tổ chức thành 2 khối cơ bản: khối phòng ban chức năng và khối phân xưởng sản xuất.  Khối phòng ban chức năng: có nhiệm vụ cố vấn cho lãnh đạo công ty về các chiến lược kinh doanh, chiến lược đầu tư phát triển, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, giám sát kỹ thuật, giám sát chất lượng sản phẩm và cho những giải pháp để các nhà máy sản xuất đạt được hiệu quả cao.  Khối phân xƣởng sản xuất: trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy sử dụng công nhân, tổ chức quá trình sản xuất theo chỉ lệnh sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chức năng cụ thể của từng phòng ban như sau:  Chủ tịch hội đồng quản trị: Có trách nhiệm là người trực tiếp quản lý vốn của Nhà nước. Hội đồng Quản trị họp thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của nhóm công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách chi trả cổ tức và các vấn đề doanh nghiệp quan trọng khác. Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Phân xưởng in OFFSET Phân xưởng sách Ban kiểm soát Thang Long University Library
  • 35. 23 Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động SXKD, quản trị và điều hành công ty. Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành nhóm công ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ…  Ban kiểm soát: Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động SXKD, quản trị và điều hành công ty. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty và Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền Chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu công ty. Kiến nghị Chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.  Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động SXKD của công ty, đồng chịu trực tiếp chỉ đạo các hoạt động nhân sự, kinh tế tài chính của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm.  Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chỉ đạo đảm bảo kiểm tra kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc tổ chức, triển khai, điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt động về kỹ thuật của công ty. Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức hệ thống chất lượng, kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ và kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ của công ty.  Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc về thực hiện kế hoạch SXKD của công ty. Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận sản xuất. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả các mặt công tác mình phụ trách. Báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) tình hình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lên ban lãnh đạo công ty.  Phòng tổ chức: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định… Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định của Nhà nước và của công ty.
  • 36. 24  Phòng kỹ thuật: Có chức năng theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xưởng. Theo dõi tình hình sản xuất của công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. Kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp. Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục. Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.  Phòng kế hoạch vật tƣ: Xây dựng kế hoạch vật tư hành năm, chỉ đạo đôn đốc thực hiện mua sắm cung cấp vật tư theo yêu cầu cảu kế hoạch sản xuất. Kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá bán kế hoạch và giá tiêu thụ trong năm. Đối chiếu khâu mua vào và khâu tiêu thụ hàng ngày. Phòng kế hoạch duyệt số lượng mua, sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán để thanh toán.  Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và kiểm soát nguồn tài chính của công ty nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho quá trình sản xuất sản phẩm và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Phòng kế toán tài vụ thu nhận, hệ thống hóa, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, thu nhận thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính cụ thể: Kế toán lập các nghiệp vụ trong hệ thống quản lý, giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh trong toàn bộ công ty và hoàn thành theo đúng nội dung kinh tế về kế hoạch kinh doanh của công ty, xác định cung cầu thị trường, số vốn cần thiết để đầu tư mua, bán dự trữ hàng hóa, khả năng kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho công ty.  Phân xƣởng in OFFSET: Thực hiện lệnh sản xuất thông qua phiếu sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc thiết bị nguyên vật liệu trong phân xưởng, chỉ đạo công nghiệp, theo dõi sản lượng in hàng ngày. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa hàng năm. Phối hợp với Phòng kỹ thuật bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Trực tiếp tham gia giám sát sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ của công ty, khắc phục các sự cố của khối tổ máy và các hệ thống khác…  Phân xƣởng sách: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra với từng sản phẩm, cụ thể về chất lượng, số lượng đảm bảo tiến độ sản xuất. Kiểm tra và điều hành trực tiếp tổng lượng sách đầu ra cuối cùng của công ty. Thực hiện việc cập nhật hàng ngày về sản lượng sách sản xuất, theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị, cập nhật sơ đồ vận hành và các chế độ báo cáo thống kê theo đúng biểu mẫu đã ban hành. Thang Long University Library
  • 37. 25 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2013 2.1.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 và 2012 2012 và 2013 (A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.826.153.460 24.535.590.835 21.023.907.914 (26.290.562.625) (3.511.682.771) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.309.091 0 0 (1.309.091) 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 50.824.844.369 24.535.590.685 21.023.907.914 (26.289.253.684) (3.511.682.771) 4. Giá vốn hàng bán 48.148.036.125 20.494.269.727 17.877.831.938 (27.653.766.398) (2.616.437.789) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.676.808.244 4.041.320.958 3.146.075.976 1.364.512.714 (895.244.982) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.013.011.529 1.582.065.689 1.197.361.654 569.054.160 (384.704.035) 7. Chi phí tài chính 0 391.467 10.377.380 391.467 9.985.913 8. Chi phí bán hàng 52.880.000 41.625.000 22.750.000 (11.255.000) (18.875.000) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.352.675.084 4.915.126.522 4.117.058.422 (437.548.562) (798.068.100)
  • 38. 26 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (1.715.735.311) 666.243.658 193.251.828 2.381.978.969 (472.991.830) 11. Thu nhập khác 1.904.766.949 3.491.237.943 2.725.907.746 1.586.470.994 (765.330.197) 12. Chi phí khác 56.696.208 2.488.360.578 1.316.590.810 2.431.664.370 (1.171.769.768) 13. Lợi nhuận khác 1.848.070.741 1.002.877.365 1.409.316.936 (845.193.376) 406.439.571 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 132.335.430 1.669.121.023 1.602.568.764 1.536.785.593 (66.552.259) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 36.192.928 303.337.387 411.399.178 267.144.459 108.061.791 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 96.142.502 1.365.783.636 1.191.169.586 1.269.641.134 (174.614.050) 17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 48 677 597 630 (81) (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library
  • 39. 27 Nhận xét: Về doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhìn chung, doanh thu giai đoạn 2011 – 2013 giảm. Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2012, doanh thu giảm mạnh một lượng 26.290.562.625 đồng tương đương giảm 51,73% (năm 2011 là 50.826.153.460 đồng giảm xuống còn 24.535.590.835 đồng vào năm 2012). Năm 2013, doanh thu giảm 3.511.682.771 đồng tương đương giảm 14,31% (từ 24.535.590.835 đồng xuống 21.023.907.914 đồng). Năm 2012, công ty chủ yếu in gia công cho Nhà xuất bản Giáo dục, ít nhận thêm các đơn hàng ngoài. Cùng với đó là điều kiện kinh tế khó khăn khiến doanh thu của công ty giảm mạnh vào năm 2012. Năm 2013 trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái toàn diện, lạm phát và giá cả đầu vào tăng cao, nguyên vật liệu chính như: giấy, mực, bản kẽm, điện nước đều tăng từ 10 - 25 %4 , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng tất cả đều tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung trong đó in sách giáo khoa là đơn vị sản xuất đặc thù càng khó khăn hơn. Doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 so với năm 2011 tăng 569.054.160 đồng tương ứng tăng 56,17% (từ 1.013.011.529 đồng lên 1.582.065.689 đồng). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng so với năm 2011 là do tiền gửi ngân hàng và tiền công ty cho vay tăng lên (từ 10.500.000.000 đồng lên đến 13.800.000.000 đồng). Năm 2013 giảm 384.704.035 đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 24,32% (giảm từ 1.582.065.689 đồng vào năm 2012 xuống còn 1.197.361.654 đồng vào năm 2011). Doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 giảm so với năm 2012 là do tiền gửi ngân hàng và tiền công ty cho vay giảm từ 13.800.000.000 đồng xuống còn 13.200.000.000 đồng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Đông Anh (dưới 3 tháng) cũng giảm từ 8%/năm xuống còn 6,2%/năm. Nhận thấy, doanh thu hoạt động tài chính chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trên tổng doanh thu SXKD chỉ khoảng từ 2% – 12% nhưng doanh thu này không phụ thuộc vào tổng doanh thu SXKD, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ, duy trì một số tiền gửi và tiền cho vay ổn định. Về chi phí Giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán ở đây là giá thành phẩm đã bán được trong năm bao gồm: giá mua nguyên vật liệu đầu vào (giấy, mực, keo, chỉ...) và chi phí vận chuyển. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 48.148.036.125 đồng nhưng năm 2012 giảm mạnh xuống còn 20.494.269.727 đồng (giảm 27.653.766.398 đồng) tương ứng giảm 57,43% do lượng thành phẩm bán được giảm mạnh, công ty sản xuất ít sản phẩm hơn 4 Trích “Thuyết mình tài chính năm 2013”
  • 40. 28 và năm 2012, công ty chủ yếu là in gia công nên không mất chi phí mua giấy. Năm 2013, giá vốn hàng bán giảm 2.616.437.789 đồng so với năm 2012 (từ 20.494.269.727 đồng xuống còn 17.877.831.938 đồng) tương ứng giảm 12,77% do công ty có ít đơn hàng hơn. Chính vì vậy, giá vốn hàng bán và doanh thu hoạt động SXKD biến động cùng chiều với nhau, cùng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013. Chi phí tài chính. Trước tiên, chi phí tài chính của công ty không bao gồm chi lãi vay do công ty không đi vay vốn. Năm 2011, công ty không có chi phí tài chính. Đến năm 2012 chi phí tài chính là 391.467 đồng tăng đúng một lượng 391.467 đồng do năm 2011 không có chi phí tài chính. Năm 2012, chi phí tài chính ở đây là chi phí giao dịch chứng khoán. Năm 2013 tăng lên đến 10.377.380 đồng, tức nghĩa tăng 9.985.913 đồng so với năm 2012. Điều này do doanh nghiệp đã phải chi quá nhiều cho các hoạt động tài chính như chi phí các khoản lỗ do thay đổi tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ hay chi phí tiền phạt vi phạm quy định về thuế. Chi phí bán hàng. Ngược lại với việc chi phí tài chính tăng cao thì chi phí bán hàng lại giảm. Năm 2012, chi phí bán hàng là 41.625.000 đồng giảm 11.255.000 đồng tương ứng giảm 21,28% so với năm 2011 (52.880.000 đồng). So với năm 2012, năm 2013 chi phí bán hàng giảm 18.875.000 đồng tương ứng giảm 45,35% (từ 41.625.000 đồng xuống còn 22.750.000 đồng). Chi phí bán hàng của công ty không chiếm tỷ trọng lớn. Chi phí bán hàng giảm do thành phẩm của công ty giảm trong khi công ty vẫn áp dụng phương thức thanh toán như cũ, dẫn tới việc công ty mất ít chi phí hơn cho việc bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2011, năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 437.548.562 đồng tương đương giảm 8,17% (từ 5.352.675.084 đồng xuống còn 4.915.126.522 đồng). Sau đó, năm 2013, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục giảm xuống 798.068.100 đồng tương đương giảm 16,24% còn 4.117.058.422 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm trong ba năm do công ty thu hẹp quy mô kinh doanh nhưng hầu như không thay đổi về cơ cấu quản lý. Về lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.269.641.134 đồng tương đương tăng 1320,58% (từ 96.142.502 đồng lên 1.365.783.636 đồng). Mặc dù doanh thu doanh nghiệp giảm nhưng công ty không mất thêm chi phí ở các khoản giảm trừ doanh thu cũng như giá vốn hàng bán năm 2012 là ít hơn so với năm 2011 dẫn đến lợi nhuận gộp tăng và tiếp đó là lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo (ngoài ra còn một số yếu tố khác thay đổi nhưng không tạo ra biến động nhiều). Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh do trong năm 2011, lợi nhuận Thang Long University Library
  • 41. 29 thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là âm và sang năm 2012, chỉ tiêu này đã dương. So với năm 2012, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm xuống còn 1.191.169.586 đồng tương đương giảm 174.614.050 đồng (giảm 12,78%) do lợi nhuận trước thuế giảm trong khi chi phí thuế TNDN hiện hành tăng. Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013.
  • 42. 30 2.1.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cổ phần in Sách giáo khoa tại TP Hà Nội Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 và 2012 2012 và 2013 (A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(3)-(2) A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.998.601.422 27.532.680.474 23.822.976.181 (2.465.920.948) (3.709.704.293) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 11.077.689.584 14.220.796.013 14.015.270.514 3.143.106.429 (205.525.499) 1. Tiền 577.689.584 420.796.013 815.270.514 (156.893.571) 394.474.501 2. Các khoản tương đương tiền 10.500.000.000 13.800.000.000 13.200.000.000 3.300.000.000 (600.000.000) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 11.240.405.660 4.680.024.477 1.561.016.661 (6.560.381.183) (3.164.007.816) 1. Phải thu khách hàng 8.936.433.772 3.943.165.725 858.239.369 (4.993.268.047) (3.084.926.356) 2. Trả trước cho người bán 435.632.000 65.200.000 80.200.000 (370.432.000) 15.000.000 3. Các khoản phải thu khác 1.868.339.888 671.658.752 577.577.292 (1.196.681.136) (94.081.460) IV. Hàng tồn kho 7.490.501.212 8.008.953.512 7.717.569.937 518.452.300 (291.383.575) V.Tài sản ngắn hạn khác 190.004.966 622.906.472 574.119.069 432.901.506 (48.787.403) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 28.630.008 223.886.874 61.723.757 195.256.866 (162.163.117) 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 60.677.642 0 60.677.642 4. Tài sản ngắn hạn khác 161.374.958 399.019.598 451.717.670 237.644.640 52.698.072 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17.446.812.213 15.336.544.670 15.495.506.041 (2.110.267.543) 158.961.371 II.Tài sản cố định 17.062.649.122 15.132.933.379 15.390.190.899 (1.929.715.743) 257.257.510 1. Tài sản cố định hữu hình 10.187.206.463 8.195.503.526 7.437.000.036 (1.991.702.937) (758.503.490) - Nguyên giá 43.463.237.443 42.935.892.243 43.508.247.422 (527.345.200) 572.355.179 Thang Long University Library