SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
1
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.........................................................7
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................8
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ Ở
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ......................................11
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ...........................................11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phí, lệ phí ........................................11
1.1.1.1. Khái niệm phí, lệ phí..........................................................11
1.1.1.2. Đặc điểm của phí, lệ phí.....................................................12
1.1.2. Phân loại phí, lệ phí.................................................................14
1.1.2.1 Phân loại phí ......................................................................14
1.1.2.2. Các loại lệ phí....................................................................17
1.1.3. Nguyên tắc xác lập phí, lệ phí .................................................19
1.1.3.1. Phạm vi áp dụng ................................................................19
1.1.3.2. Thẩm quyền ban hành, quy định về phí, lệ phí...................20
1.1.3.3. Về mức thu phí, lệ phí........................................................20
1.1.3.4. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí................22
1.1.3.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí ......................25
1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ
PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................27
1.2.1. Nội dung, quy trình quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN.......27
1.2.1.1. Lập dự toán thu phí, lệ phí.................................................27
1.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí...........................29
1.2.1.3. Quyết toán thu phí, lệ phí...................................................30
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
2
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
1.2.2. Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN.31
1.2.2.1. Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thuộc NSNN ...31
1.2.2.2. Đối với công tác quản lý thu lệ phí .....................................32
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.....................................................................................................32
1.3.1. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà nước đã đầu
tư cho lĩnh vực tạo ra HHDV công cộng...........................................33
1.3.2. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội..........................................34
1.3.3. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc
khai thác, hưởng thụ các dịch vụ công cộng.....................................35
1.3.4. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soátcó hiệu quả hơn
các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật. ..............................35
Chương 2 ................................................................................................37
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA...........................................................37
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở QUẬN TÂY HỒ37
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.............37
2.1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN ở quận Tây
Hồ.....................................................................................................39
2.1.3. Tình hình thu ngân sáchtrên địa bàn quận Tây Hồ thời gian
qua....................................................................................................41
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
3
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ
THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.............................45
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên
địa bàn..............................................................................................45
2.2.2. Tình hình đăng ký thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị
được phân cấp quản lý thu...............................................................51
2.2.3. Tình hình kê khai và nộp phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn
vị được phân cấp quản lý thu. ..........................................................51
2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí thuộc NSNN của
các đơn vị được phân cấp quản lý thu. .............................................52
2.2.5. Tình hình quyết toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn
vị được phân cấp quản lý thu. ..........................................................53
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ
PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN
QUA.....................................................................................................63
2.3.1. Những mặt đã làm được..........................................................63
2.3.2. Các mặt còn tồn tại .................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu..............................................................66
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
TÂY HỒ..................................................................................................68
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI.....................................68
3.2.1 Mục tiêu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí..............................68
3.2.2 Địnhhướng đổi mới và hoàn thiện công tác quản lýthu phí, lệ
phí trong thời gian tới........................................................................69
3.2. TRIỂN VỌNG VỀ CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC
NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI. .............71
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
4
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ
TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................73
3.3.1. Đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng
hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí. ............73
3.3.2. Các cơ quan thu và các phường phải khẩn trương rà soáttất cả
các khoản thu hiện có.......................................................................74
3.3.3. Tăng cường quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu
trong quy trình quản lý. ...................................................................75
3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soáttình hình thu và sử
dụng phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý
thu. ...................................................................................................76
3.3.5. Có sựphối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong quá trình tổ chức quản lý thu phí, lệ phí thuộc
NSNN trên địa bàn...........................................................................78
3.3.6. Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi
phạm đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với
các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình chấp hành pháp
luật....................................................................................................79
3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN :...................................................80
Kết luận ..................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................85
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
5
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nếu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế trên địa bàn quận Tây Hồ.
Tác giả luận văn
Doãn Thị Hằng
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
6
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
NSNN : ngân sách nhà nước
UBND : ủy ban nhân dân
CQ : chuyển quyền
CTN-DV-NQD : công thương nghiệp – dịch vụ- ngoài quốc doanh
C.C.Thuế: Chi cục Thuế
DTPL : dự toán pháp lệnh
ĐK : đăng ký
GCN : giấy chứng nhận
GCN ĐKKD : giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
GCN QSH TS : giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
HHDV : hàng hóa dịch vụ
KK-KTT- TH & THNVDT : kê khai - kế toán thuế - tin học và tổng
hợp nghiệp vụ dự toán.
SDĐ : sử dụng đất.
SDĐ NNghiệp : sử dụng đất nông nghiệp
SHNN : sở hữu nhà nước.
GTGT : giá trị gia tăng
TNCN : thu nhập cá nhân
TNDN : thu nhập doanh nghiệp
TTĐB: tiêu thụ đặc biệt
UBTVQH : ủy ban thường vụ quốc hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
7
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1:Tổng hợp số thu ngân sách trên địa bàn quận TâyHồ qua các năm
Bảng 2:Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2010
Bảng 3:Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phí
Bảng 4:Bảng tổng hợp số thu lệ phítrước bạ
Bảng 5:Tổng hợp kết quả quyết toán phí, lệ phí thuộc NSNN năm 2009, 2010
Bảng 6:Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phínăm 2009, 2010 -Văn phòngđăngký
đất và nhà quận TâyHồ
Bảng 7:Tổng hợp quyết toán phí, lệ phí 2009, 2010-VănphòngHĐND và
UBND quận TâyHồ
Bảng 8:Tổng hợp số thu năm 2010
Bảng 9:Dự toán thu phí, lệ phí 2011 – quận TâyHồ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
8
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
LỜI MỞ ĐẦU
1- Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ lệ phí và các khoản phí thuộc
ngân sách nhà nước đã cấu thành nên nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của
ngân sách nhà nước. Đồng thời thông qua các nguồn thu này, Nhà nước đã
quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế - xã hội, các hoạt động cung cấp các dịch vụ về hành chính,
pháp lý và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước thực hiện. Chính vì vai trò
và tầm quan trọng nêu trên, bên cạnh nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản
lý thuế của toàn xã hội cũng như ở các cơ quan quản lý thuế, việc nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí cũng đang được cơ quan có thẩm
quyền hết sức quan tâm. Trong thời gian vừa qua, với sự ra đời của Pháp lệnh
phí, lệ phí, sự phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan, các cấp quản lý
trong quá trình thực hiện, nên công tác thu phí, lệ phí đã có những bước tiến
bộ đáng kể.
Tuy nhiên, trước yêu cầu quản lý thu ngân sách một cách chặt chẽ, thực
hiện nghiêm chỉnh các Luật thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh phí, lệ
phí thì việc đổi mới và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý thu phí, lệ phí từ hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan
thuộc khu vực nhà nước, lĩnh vực hành chính sự nghiệp là rất cần thiết.
Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của trung tâm thành phố Hà Nội,
các hoạt động của lĩnh vực hành chính sự nghiệp góp phần cải thiện nâng cao
nhiều mặt về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động có thu
lệ phí, phí của ngân sách nhà nước cũng gia tăng nhiều, kéo theo công tác
quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước cũng được quan tâm và đạt
được nhiều kết quả khả quan. Mặc dù vậy, nằm trong tình hình chung của cả
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
9
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
nước và Thành phố Hà Nội, công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ
phí vẫn còn những hạn chế. Việc tăng cường quản lý thu phí, lệ phí một cách
thống nhất, hợp lý, chặt chẽ của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ
nói riêng là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ sở để có thể quản lý tốt các hoạt
động hành chính, sự nghiệp, thúc đẩy các hoạt động phát triển để thỏa mãn
ngày càng cao nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân; đồng thời giúp Nhà
nước khai thác các nguồn thu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Vì
vậy, trong quá trình thực tập cuối khóa tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, em đã
lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ” làm luận
văn cuối khóa của mình.
2- Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất các khoản phí, lệ phí, tầm quan
trọng và mối liên hệ trong công tác thu ngân sách nhà nước, đề tài nghiên cứu
đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu và sử dụng các khoản phí và lệ phí
đó trong thời gian qua của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí,
lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ góp phần tăng cường công tác quản lý các
hoạt động thu ngân sách nhà nước theo đúng yêu cầu của pháp luật.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn chủ yếu đi vào nghiên cứu các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân
sách nhà nước, gắn với bộ máy quản lý, cơ quan quản lý nhà nước. Phần đánh
giá thực trạng được khảo sát và thông qua số liệu điển hình mang tính trọng
yếu và chủ yếu của quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội trong những năm gần
đây.
4- Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 69 trang, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phần nội dung chính được chia làm 03 chương:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
10
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Chương 1: Lý luận chung về phí, lệ phí và sự cần thiết phải nâng cao
hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Chương 2: Thựctrạng công tác quản lý phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà
nước trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ.
Do phạm vi đề tài nghiên cứu rộng, vấn đề phí và lệ phí lại là vấn đề
phức tạp, thời gian và trình độ còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô
giáo, các cán bộ thuế tại Chi cục thuế Tây Hồ và những ý kiến đóng góp của
các bạn sinh viên để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày… tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Doãn Thị Hằng
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
11
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ Ở
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phí, lệ phí
1.1.1.1. Khái niệm phí, lệ phí
Nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
công cộng của người dân ngày càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, hàng
hóa, dịch vụ công cộng có thể do Nhà nước hoặc tư nhân cung cấp. Tuy nhiên,
hàng hóa, dịch vụ công cộng có đặc điểm là khi một người đã sử dụng thì
không làm giảm số lượng sẵn có đối với người khác; không thể loại bất cứ ai
ra khỏi việc tiêu dùng này trừ phi phải trả giá rất đắt. Việc sản xuất và cung
cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đòi hỏi chi phí sản xuất lớn, thời gian thu hồi
vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp, thậm chí không có lãi, do đó, tuyệt đại đa số
hàng hóa, dịch vụ công cộng là do Nhà nước cung cấp cho xã hội và đây là
một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Để thực hiện chức năng
này, Nhà nước phải đầu tư một nguồn lực tài chính rất lớn nhưng không thể
thu hồi lại ngay được. Khi các hàng hóa, dịch vụ này được cung cấp, người
dân sẽ được hưởng những lợi ích trực tiếp như an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội được nâng cao, các quyền lợi chính đáng của dân chúng được đảm bảo,
các nhu cầu chính đáng của họ được thỏa mãn… Để đảm bảo công bằng theo
nguyên tắc “ai được hưởng lợi thì người đó phải trả tiền” và việc bù đắp toàn
bộ hay một phần chi phí mà Nhà nước bỏ ra đầu tư các hàng hóa, dịch vụ
công cộng nói trên thì Nhà nước cần thiết phải có chế độ thu hồi phần chi phí
này. Khoản thu này có thể được thực hiện dưới các hình thức như thuế, lệ phí
và phí thuộc ngân sách nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
12
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 có
quy định về phí, lệ phí thuộc NSNN như sau:
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một số tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành
kèm theo Pháp lệnh. (Điều 2)
- Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước
được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh. (Điều 3)
Như vậy, phí thuộc ngân sách nhà nước là khoản tiền mà các tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được Nhà nước cung cấp các dịch vụ công cộng (hữu hình)
theo quy định. Khoản phí này được sử dụng để thu hồi một phần hay toàn bộ
các chi phí Nhà nước đã đầu tư để cung cấp các dịch vụ công cộng này. Tuy
nhiên, mức thu phí này thông thường không hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế, mà
nó còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội, do đó mức thu phí này không tính đủ
chi phí mà chỉ thu hồi một phần chi phí và nó không bị chi phối nhiều bởi các
yếu tố của thị trường.
Lệ phí là khoản thu chỉ có ở các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, không có lệ phí của tư nhân. Như vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở
một số cơ quan của bộ máy chính quyền nhà nước có cung cấp các dịch vụ
công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng, cũng là khoản tiền mà người
dân có nghĩa vụ phải trả khi được thụ hưởng các dịch vụ hành chính, pháp lý
của Nhà nước. Nhà nước sử dụng công cụ lệ phí để thu hồi một phần hay toàn
bộ chi phí bỏ ra khi cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý theo quy định
đồng thời nhằm kiểm soát, quản lý các hoạt động này. Tuy vậy, việc thu lệ phí
thường không có tính chất đối giá, một số khoản có tính chất của thuế. Điều
này thể hiện qua các đặc điểm cơ bản của phí, lệ phí.
1.1.1.2. Đặc điểm của phí, lệ phí
Phí, lệ phí bao gồm 4 đặc điểm chính như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
13
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
 Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc đối với những chủ thể
thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp mà phải nộp phí, lệ
phí.
Trong xã hội văn minh, nhu cầu của các thành viên cộng đồng về hàng
hóa, dịch vụ công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hóa, dịch vụ này lại
do Nhà nước cung cấp. Để duy trì hoạt động này, Nhà nước phải sử dụng
công cụ phí và lệ phí để bù đắp chi phí và đáp ứng những mục tiêu riêng trong
quản lý xã hội cũng như các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ này. Để
việc thu phí, lệ phí được thực hiện thống nhất, đầy đủ, công bằng và đáp ứng
được các mục tiêu quản lý nêu trên, các quy định về phí, lệ phí luôn có tính
pháp lý cao, gắn liền với quyền lực của Nhà nước và tất cả các tổ chức, cá
nhân khi được thừa hưởng lợi ích từ các hàng hóa, dịch vụ công công này bắt
buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp khoản phí, lệ phí liên quan cho ngân sách
nhà nước.
 Phí và lệ phí là khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người
nộp.
Người nộp phí và lệ phí được hoàn trả trực tiếp bằng các dịch vụ theo
yêu cầu do cơ quan nhà nước hay tổ chức, cá nhân cung cấp. Người nào có
nhu cầu nhiều thì phải trả phí, lệ phí nhiều hơn.
 Lệ phí được thu gắn với việc cung cấp dịch vụ hành chính của Nhà
nước hoặc Nhà nước ủy nhiệm cho một tổ chức nào đó thực hiện.
Việc thu lệ phí có tính chất pháp lý cao đi đôi với việc cung cấp các thủ
tục hành chính, pháp lý mà Nhà nước đảm nhận gắn với chức năng quản lý
nhà nước. Vì vậy, xét về một góc độ nào đó, mục đích chính của lệ phí là thực
hiện chức năng quản lý nhà nước, không tập trung chủ yếu vào mục đích bù
đắp chi phí và thường không mang tính ngang giá.
 Phí thường được thu với mục đích chính là bù đắp chi phí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
14
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Các dịch vụ, công việc được thu phí là rất rộng, đa dạng ở nhiều ngành,
nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hoặc đáp ứng yêu
cầu quản lý của Nhà nước. Đối tượng cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công
cộng được thu phí là Nhà nước và tư nhân có điều kiện, khả năng cung cấp
các dịch vụ mà người nộp yêu cầu. Khi đó, khoản thu phí thường được xác
định liên quan đến phần chi phí bỏ ra khi cung cấp dịch vụ công cộng có thu
phí đó. Mặc dù vậy, một số khoản thu phí của ngân sách nhà nước có tính đến
các yếu tố khác như các yếu tố về chính sách xã hội, chính sách kinh tế…
1.1.2. Phân loại phí, lệ phí
1.1.2.1 Phân loại phí
- Căn cứ vào đối tượng cung cấp dịch vụ có 2 loại phí: Phí của Nhà
nước và phí của tư nhân.
+ Phí của Nhà nước: là các loại phí do Nhà nước ban hành và tổ chức
quản lý thu nộp trong danh mục phí thuộc Pháp lệnh phí, lệ phí. Đây là những
khoản phí phát sinh từ những người nộp là những người được hưởng thụ các
dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp. Có rất nhiều loại phí của
Nhà nước như : Phí giao thông, phí thủy lợi, học phí trường công, bệnh viện
công của Nhà nước...
Về nguyên tắc, phí của Nhà nước sẽ được tập trung hết vào NSNN. Tuy
vậy, trên thực tế việc cung cấp các dịch vụ công cộng chủ yếu do các cơ quan,
đơn vị hành chính, sự nghiệp của Nhà nước thực hiện nên các cơ quan, đơn vị
này là người trực tiếp thu phí. Từ đó, các khoản phí này cũng có thể sẽ được
nộp về NSNN hoặc để lại cho đơn vị đó sử dụng. Phần phí được nộp NSNN
được gọi là phí thuộc ngân sách nhà nước, còn phần để lại cho các cơ quan,
đơn vị được gọi là phí nhà nước không thuộc ngân sách nhà nước.
+ Phí tư nhân : là những loại phí thuộc danh mục phí do Nhà nước ban
hành, nhưng tư nhân tổ chức quản lý thu nhằm bù đắp chi phí và thu lợi nhuận
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
15
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
do đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí mà Nhà nước quy định. Việc thu phí
của tư nhân thì phải nộp thuế kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Phí tư nhân chủ yếu là từ việc cung cấp các dịch vụ công cộng từ khu
vực tư nhân như: Học phí trường tư, phí đò phà tư nhân, phí trông giữ xe tư
nhân, viện phí bệnh viện tư, phòng khám tư nhân...
- Căn cứ vào cách thức thu nộp phí được chia làm 3 loại: phí nộp 100%
cho ngân sách nhà nước, phí để lại 1 phần cho tổ chức, cá nhân quản lý thu và
phí để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng
+ Phí nộp toàn bộ cho ngân sách nhà nước là phí mà cơ quan thu không
được hưởng trực tiếp số tiền thu được từ phí, kinh phí tổ chức thu nộp được
cấp theo Luật Ngân sách nhà nước. Loại phí này có tác dụng là tăng thu nhập
cho NSNN và thường do Chính phủ trực tiếp ban hành và quản lý, mang tính
chất quan trọng liên quan đến lợi ích của quốc gia như phí giao thông qua giá
xăng, phí cầu, phí bảo vệ môi trường...
+ Phí để lại một phần cho tổ chức, cá nhân quản lý thu là phí mà tổ
chức, cá nhân thu được để lại số tiền thu được từ phí để chi tiêu, trang trải chi
phí thu nộp, mức để lại tùy thuộc vào dự toán năm về chi phí cần thiết cho
việc thu phí và dự toán năm về phí.
Các loại phí này thường phát sinh ở các đơn vị sự nghiệp có thu như: Phí
thuê hội trường, phí cho thuê xe, thuê cửa hàng, nhà xưởng... của các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp...
+ Các loại phí để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng: là các loại phí phát
sinh thường xuyên, các đơn vị thu được phí sẽ được để lại sử dụng toàn bộ bổ
sung vào nguồn kinh phí do Nhà nước cấp nhằm cải thiện điều kiện làm việc,
nâng cao chất lượng hoạt động như học phí, viện phí... Các đơn vị thu các
khoản phí này theo chế độ quy định của Nhà nước phải tiến hành ghi chép,
phản ánh rõ ràng qua hệ thống sổ sách kế toán như nguồn kinh phí NSNN cấp
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
16
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
và việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích đầu tư trở lại và cơ chế
quản lý tài chính hiện hành. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp hoạt động
công ích, các khoản phí hầu như được để lại toàn bộ và cấu thành nên thu
nhập hoặc doanh thu của chính các doanh nghiệp này.
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, có các loại phí :
+ Phí từ hoạt động sự nghiệp: Là những loại phí phát sinh từ các lĩnh
vực hoạt động sự nghiệp của nhà nước đảm nhận như: Sự nghiệp kinh tế
(nông, lâm, thủy lợi...), sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục... Tương ứng với
mỗi hoạt động sự nghiệp này có các loại phí như: Thủy lợi phí, học phí, viện
phí... Đặc trưng của hoạt động sự nghiệp là cung cấp các dịch vụ công cộng
hữu hình, cụ thể, đó là các sản phẩm tinh thần cung cấp cho xã hội. Số thu về
phí từ hoạt động sự nghiệp thường được để lại cho đơn vị nhằm bù đắp chi
phí, tiếp tục duy trì các hoạt động sự nghiệp này.
+ Phí của các hoạt động hành chính nhà nước: Việc thu các khoản từ
các dịch vụ do các cơ quan của bộ máy nhà nước cung cấp mang tính chất lệ
phí là chủ yếu. Tuy vậy, có một số hoạt động có thu các khoản mang tính chất
phí như: Phí sao chụp tài liệu, in ấn, dịch thuật, điều tra, xác minh... Các
khoản phí này chủ yếu để lại cho đơn vị sử dụng.
+ Phí của các doanh nghiệp dịch vụ: Các doanh nghiệp dịch vụ có
nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ cho xã hội. Nhìn chung, các doanh nghiệp
này hoạt động theo cơ chế thị trường. Phần phí thu được thông qua "giá - phí"
và "giá - phí" này chịu tác động của các quy luật của thị trường (cung - cầu,
cạnh tranh...), trên cơ sở bù đắp đủ chi phí và có lãi. Doanh nghiệp sẽ thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN theo luật định. Vì vậy, về cơ bản, Nhà
nước không can thiệp trực tiếp vào việc hình thành "giá - phí" của các doanh
nghiệp này. Đối với một số doanh nghiệp công ích hoạt động không vì mục
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
17
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
tiêu lợi nhuận thì Nhà nước có thể quy định khung "giá - phí" cho các dịch vụ,
hoặc quy định mức trần của "giá - phí".
- Căn cứ vào tính hoàn trả trực tiếp và không trực tiếp phí được chia
làm 2 loại: phí có tính chất thuế và phí có tính chất bù đắp chi phí.
+ Phí có tính chất thuế: là loại phí thường không có tính ngang giá,
không có tính chất hoàn trả trực tiếp, số thu được định đoạt không được xác
định trên cơ sở chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa dịch vụ thu phí mà chủ yếu
dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực thu phí đó, chẳng hạn như
phí bảo vệ môi trường.
+ Phí có tính chất bù đắp chi phí : là những loại phí nằm trong danh mục
phí do Nhà nước ban hành, việc đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí được
thu hồi thông qua cơ chế giá phí. Mức thu phí dựa trên lợi ích mang lại cho
người được sử dụng hàng hóa, người được cung cấp dịch vụ, thời gian dự định
thu hồi vốn đầu tư.
1.1.2.2. Các loại lệ phí
- Căn cứ vào thẩm quyền ban hành lệ phí được chia làm 2 loại: Lệ phí
trung ương và lệ phí địa phương.
+ Lệ phí trung ương: là phí thuộc danh mục lệ phí Nhà nước ban hành
nhưng do chính quyền trung ương định đoạt mức thu và tổ chức quản lý thu
nộp, là những loại lệ phí do Trung ương quản lý thu gắn với các hoạt động có
tính quốc gia, như lệ phí hải quan, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí chứng nhận thị
thực xuất nhập cảnh và cư trú, lệ phí cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, lệ phí
được phép sử dụng không phận, hải phận...
Nhìn chung, ở cấp Trung ương ít phát sinh các loại lệ phí vì cơ chế quản
lý ở Trung ương mang tính chất ở tầm vĩ mô, gián tiếp, chủ yếu về đường lối,
chủ trương, chính sách.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
18
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
+ Lệ phí địa phương : là lệ phí thuộc danh mục lệ phí do Nhà nước ban
hành nhưng do cơ quan nhà nước địa phương quản lý thu nộp. Số thu về lệ phí
địa phương chủ yếu tập trung vào ngân sách địa phương và được quản lý, sử
dụng theo Luật Ngân sách nhà nước.
Số lượng lệ phí ở các cấp chính quyền địa phương phát sinh nhiều nhất,
chiếm đại đa số trong các loại lệ phí của Nhà nước. Các cấp chính quyền địa
phương có nhiều loại lệ phí vì trong hoạt động của mình các cấp chính quyền
địa phương là nơi tiếp xúc, trực tiếp giải quyết những nhu cầu, công việc đa
dạng của nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà
nước các cấp, phát sinh nhiều loại dịch vụ hành chính, pháp lý dẫn đến phát
sinh nhiều loại lệ phí. Hiện nay, lệ phí của các cấp chính quyền địa phương có
rất nhiều loại như: Lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép
xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, các công trình dân dụng, lệ phí khai sinh,
khai tử, lệ phí đăng ký kết hôn, lệ phí tòa án
- Phân loại theo nội dung, tính chất của các dịch vụ phải nộp lệ phí :
Bao gồm các loại lệ phí như: Lệ phí hành chính, lệ phí pháp lý, lệ phí khác.
+ Lệ phí hành chính: Là các khoản lệ phí phát sinh gắn liền với hoạt
động hành chính của các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính như:
Lệ phí đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhân khẩu, lệ phí sao y các giấy tờ...
+ Lệ phí pháp lý: Là những loại lệ phí phải trả cho việc đảm bảo về mặt
pháp lý nào đó của các tổ chức, cá nhân. Nói cách khác là lệ phí trả cho việc
cung cấp các dịch vụ pháp lý của các cấp chính quyền nhà nước. Loại lệ phí
này có khá nhiều như: Lệ phí công chứng, xác nhận các loại giấy tờ, quyền lợi
của công dân; lệ phí trước bạ các loại trong việc xác lập quyền sở hữu tài sản
khi thừa kế; mua, bán theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng như:
Lệ phí trước bạ ôtô, xe máy, tàu thuyền, nhà đất... Lệ phí làm chứng, đảm bảo
tính hợp pháp, như lệ phí công chứng ký kết hợp đồng, công chứng mua bán
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
19
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
tài sản, công chứng thừa kế di chúc, công chứng các loại văn bằng, chứng
chỉ... Lệ phí xác lập, bảo vệ quyền lợi công dân như lệ phí đăng ký kết hôn, lệ
phí khai sinh, lệ phí tòa án...
+ Các loại lệ phí khác: Đó là các loại lệ phí phải trả khi được hưởng các
nguồn lợi của quốc gia như lệ phí bay qua bầu trời, lệ phí sử dụng lãnh hải, lệ
phí khai thác tài nguyên thiên nhiên...
Lệ phí chỉ có một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước thu nên chỉ có duy
nhất lệ phí của Nhà nước, do đó lệ phí của Nhà nước cũng đồng thời là lệ phí
ngân sách nhà nước.
1.1.3. Nguyên tắc xác lập phí, lệ phí
Khi ban hành một loại phí, lệ phí nào đó, cần phải xem xét, cân nhắc
những nội dung cơ bản như tên gọi, đối tượng nộp (phạm vi áp dụng), mức
thu, cơ chế quản lý… những nội dung này được xác lập dựa trên những
nguyên tắc nhất định.
1.1.3.1. Phạm vi áp dụng
Phạm vi áp dụng của phí, lệ phí được thể hiện qua tên gọi, đối tượng thu
nộp phí, lệ phí.
Tên gọi của phí, lệ phí thông thường gắn liền với tên gọi của hàng hóa,
dịch vụ được thu phí, lệ phí. Đối tượng nộp phí, lệ phí thể hiện phạm vi áp
dụng, đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ hàng hóa, dịch vụ do tổ tức, cá
nhân được phép cung cấp và thu phí, lệ phí. Do vậy, đối tượng nộp có thể là tổ
chức hay cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu về hưởng lợi từ hàng hóa,
dịch vụ mà Nhà nước hay tư nhân cung cấp được phép thu phí, lệ phí.
Phí, lệ phí được đề cập đến trong luận văn là những loại phí, lệ phí thuộc
NSNN, không bao gồm phí của tư nhân. Không áp dụng đối với các loại phí,
lệ phí như:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
20
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
- Các loại phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại
phí bảo hiểm khác.
- Hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, câu lạc bộ như: Đảng phí, Công đoàn phí,
Đoàn phí, hội phí của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Cước phí vận tải, cước phí bưu chính viễn thông, phí thanh toán,
chuyển tiền của các tổ chức tín dụng.
1.1.3.2. Thẩm quyền ban hành, quy định về phí, lệ phí
Phí, lệ phí gắn với hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị mà Nhà nước quản
lý, với phạm vi rộng từ Trung ương tới cơ sở, mức độ ảnh hưởng của các loại
hàng hóa, dịch vụ thu phí, lệ phí khác nhau là khác nhau về lĩnh vực, về không
gian và thời gian. Chính vì vậy, để thống nhất các loại hình cung cấp được thu
phí, lệ phí trên toàn quốc thì danh mục phí, lệ phí phải do Quốc hội thông qua.
Còn các nội dung như đối tượng áp dụng thu, mức thu, cách thức tổ chức thu
nộp của từng loại phí, lệ phí cụ thể không nhất thiết Quốc hội phải thông qua
mà để các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trực tiếp tới loại phí, lệ phí đó ban
hành và phải phù hợp với việc phân cấp quản lý nhà nước.
Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Danh mục phí và lệ phí
bao gồm 73 thứ phí, 42 thứ lệ phí. Chính phủ quy định chi tiết danh mục phí
và lệ phí bao gồm 158 thứ phí và 126 thứ lệ phí. Danh mục này được thống
nhất trên toàn quốc, các ngành, các cấp không được tự ý bổ sung thêm vào
danh mục phí, lệ phí.
1.1.3.3. Về mức thu phí, lệ phí
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
21
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Tùy thuộc vào mức quan trọng, số thu lớn hay nhỏ, mức ảnh hưởng tới
việc quản lý kinh tế- xã hội mà sẽ do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hay Bộ Tài chính ban hành.
Chính phủ quy định đối với một số loại phí quan trọng, có số thu lớn, liên
quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hội đồng nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối
với một số loại phí gắn với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuộc chức năng
quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Bộ Tài chính quy
định đối với các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí không được ủy
quyền cho cơ quan cấp dưới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình.
Mức thu phí:
Mức thu phí được xác định dựa trên mức đầu tư cho hàng hóa, dịch vụ
mà Nhà nước cung cấp cần thu phí; thời gian dự định thu phí. Thời gian hợp
lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánh giá khả
năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốn đầu tư
để thực hiện dịch vụ thu phí, được xác định (dự kiến) trong đề án thu phí. Các
khoản chi làm căn cứ xác định mức thu phí bao gồm:
+ Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường
xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc... hoặc thuê ngoài
tài sản trực tiếp phục vụ công việc quy định thu phí.
+ Chi phí vật tư, nguyên nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện
công việc quy định thu phí.
+ Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp liên quan tới tiền
lương, tiền công theo chế độ quy định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
22
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
+ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản bảo hiểm khác
liên quan tới người lao động thực hiện công việc quy định thu phí theo chế độ
quy định.
+ Các chi phí khác trực tiếp phục vụ công việc quy định thu phí.
Mức thu lệ phí
Lệ phí chỉ có ở khu vực nhà nước, tư nhân không có lệ phí, không vì
mục tiêu bù đắp vốn đầu tư cho cá dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Chính vì
vậy, mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với
từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc
tế.
Tổ chức được thu phí, lệ phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo
văn bản đề nghị thu lệ phí gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ
xem xét ban hành. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ
phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ.
1.1.3.4. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí
(1) Tiền thu phí, lệ phí phải được quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo
quy định sau đây:
- Loại phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp thu theo đối tượng nộp phí, lệ
phí trực tiếp nộp tiền vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương nơi thu
theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp Kho bạc Nhà nước chưa tổ
chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ các đối tượng nộp thì cơ quan thuế có thể
thu tiền phí, lệ phí thay và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ
phí đã thu trong ngày vào NSNN.
- Loại lệ phí do cơ quan, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) tổ chức thu
thì cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản "tạm giữ tiền phí, lệ
phí" tại Kho bạc Nhà nước nơi thu (trừ một số trường hợp cá biệt được quy
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
23
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
định khác) để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí căn cứ vào số tiền phí, lệ phí
thu được nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày, 5 ngày hoặc dài nhất là 10 ngày
một lần, các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu
được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán
riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (đối với
đơn vị hành chính, sự nghiệp thu phí, lệ phí) hoặc chế độ kế toán doanh
nghiệp thà nước hoạt động công ích (đối với doanh nghiệp thà nước hoạt động
công ích thu phí, lệ phí).
(2). Về việc quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí được quy định cụ thể
tại điều 11, điều 12 và điều 13 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 03/06/2002 theo nguyên tắc sau :
Đối với các khoản thu phí
- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà
nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo
nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, là khoản thu không thuộc NSNN. Số
tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân
thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước trên kết
quả thu phí.
- Phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ
thuộc đặc quyền của Nhà nước, là khoản thu của NSNN, được quản lý, sử
dụng như sau:
+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí đã được NSNN bảo đảm kinh
phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thực hiện thu phí
phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào NSNN.
+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí chưa được NSNN bảo đảm kinh
phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
24
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại
phải nộp vào NSNN.
+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí được ủy quyền thu phí ngoài
chức năng nhiệm vụ thường xuyên thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại
một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí,
phần tiền phí còn lại phải nộp vào NSNN.
Đối với khoản thu lệ phí
Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc NSNN. Tổ chức thực hiện thu lệ
phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào NSNN. Trong trường hợp
ủy quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại một phần trong
số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, phần lệ phí còn lại
phải nộp vào NSNN.
Phần tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc
thu phí, lệ phí được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí
thu được hàng năm. Tỷ lệ phần trăm (%) này được xác định như sau:
Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí,
lệ phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định
Tỷ lệ % = X 100%
Dự toán cả năm về phí, lệ phí thu được
(3). Số tiền phí, lệ phí để lại được quản lý, sử dụng như sau :
- Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thực hiện quản lý,
sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo quy định hiện hành của Chính phủ
về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
ích.
- Đối với tổ chức khác thu phí, lệ phí, số tiền phí, lệ phí để lại được chi
dùng cho các nội dung sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
25
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
+ Chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí các khoản tiền lương hoặc
tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công
theo chế độ hiện hành.
+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí như : văn phòng
phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo
tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
+ Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị
phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí.
+ Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực
tiếp đến việc thu phí, lệ phí.
+ Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp
thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi,
bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện.
(4). Phần tiền phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia
cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước. Đối với phí thuộc NSNN mà tiền phí thu được được Nhà nước
đầu tư trở lại cho đơn vị thì việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục
đích đầu tư trở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành.
Phí, lệ phí có tính trực thu, người muốn nhận được hàng hóa, dịch vụ
công cộng phải trả tiền theo mức của nhà nước quy định, có tính chất bắt buộc
nhằm quản lý xã hội, do đó cần thiết phải đặt ra vấn đề miễn giảm, đặc biệt là
phí, lệ phí có tính chất thuế và có tính xã hội cao như học phí, viện phí…
1.1.3.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết
toán phí, lệ phí theo quy định như sau:
Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc NSNN
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
26
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
- Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí,
tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về
loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí, cụ
thể :
+ Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc Trung ương, tỉnh hoặc cấp tương
đương quản lý, đăng ký với Cục thuế tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, xã, thị trấn, xã, phường
hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí đăng ký với Chi cục
thuế quận, huyện.
Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải thông
báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc
định chỉ thu phí, lệ phí.
- Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí từng tháng
và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí, lệ phí trong 5 ngày đầu
của tháng tiếp theo để theo dõi, quản lý. Trường hợp trong tháng không phát
sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
- Trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực
hiện nộp tiền phí, lệ phí vào NSNN theo thông báo của cơ quan thuế thì trình
tự, thủ tục nộp NSNN được thực hiện như sau :
+ Nhận được tờ khai thu, nộp phí, lệ phí của tổ chức, cá nhân thu gửi tới,
cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí, lệ
phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục,
tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước quy định.
+ Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, tổ chức, cá
nhân thu phí, lệ phí làm thủ tục nộp NSNN. Thời hạn nộp tiền phí, lệ phí vào
NSNN của tháng chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo. Trong
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
27
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
trường hợp đã đến thời hạn nộp phí, lệ phí vào NSNN mà chưa nhận được
thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí chủ động nộp phí,
lệ phí vào NSNN theo tờ khai; trường hợp nộp thừa thì được trừ vào số phí, lệ
phí phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ
trước còn thiếu.
+ Việc quyết toán phí, lệ phí thuộc NSNN thực hiện cùng thời gian với
việc quyết toán NSNN. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai,
tổng số thu, số được để lại, số phải nộp NSNN. Cơ quan tài chính, cơ quan
thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy
định cụ thể của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệ phí.
Đối với tổ chức, cá nhân thu phí không thuộc NSNN
Tổ chức, cá nhân thu phí phải đăng ký kê khai, nộp thuế với cơ quan
thuế quản lý theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, cụ thể như sau :
- Đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành
về mã số đối tượng nộp thuế
- Kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản quy định, hướng dẫn về thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy
định của pháp luật.
1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ,
LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.2.1. Nội dung, quy trình quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
1.2.1.1. Lập dự toán thu phí, lệ phí
Dự toán là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế . Trong bất
kỳ cơ chế nào cũng dùng dự toán làm công cụ quản lý. Trong cơ chế thị
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
28
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
trường, công cụ dự toán phải thể hiện tính khoa học, nhạy bén, chính xác đòi
hỏi người quản lý phải biết vận dụng đầy đủ các quy luật kinh tế khách quan.
Dự toán thu phí, lệ phí là một bộ phận không thể tách rời của dự toán thu
ngân sách. Dự toán thu là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt
động trong kỳ kế hoạch. Việc tính toán chính xác dự toán thu có ảnh hưởng
quyết định tới việc thực hiện dự toán chi của ngân sách, nhằm đáp ứng yêu
cầu của sản xuất và đời sống xã hội trong một thời kỳ kế hoạch. Đây là khâu
đầu tiên mang tính chất định hướng có vai trò rất quan trọng trong quản lý các
khoản thu ngân sách.
- Căn cứ xây dựng dự toán
Dự toán thu phí, lệ phí là một bộ phận của dự toán tài chính tổng hợp. Vì
vậy, khi xây dựng dự toán thu phí, lệ phí cần phải dự trên một số căn cứ sau
đây:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính và Tổng cục Thuế.
+ Chính sách chế độ thu hiện hành của Nhà nước.
+ Số kiểm tra về dự toán thu thuế do cơ quan có thẩm quyền thông báo.
+ Kết quả thu phí, lệ phí năm trước, số liệu thống kê qua các năm.
+ Thực tế hoạt động của các yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến thu
phí, lệ phí.
- Quy trình lập dự toán thu phí, lệ phí
Lập dự toán thu phí, lệ phí là việc xác định các chỉ tiêu của dự toán thu
và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Xét về mặt kỹ thuật
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
29
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
nghiệp vụ, lập dự toán thu phí, lệ phí chính là quá trình dự đoán, tính toán và
tổ chức động viên nguồn thu phí, lệ phí cho NSNN.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thực hiện các khoản thu
phí, lệ phí phải tổ chức lập dự toán thu phí, lệ phí trong phạm vi nhiệm vụ
được giao và gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan tài chính các cấp địa
phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp. Cơ quan
tài chính tổng hợp, lập dự toán trình UBND cùng cấp.
Nội dung lập dự toán gồm:
+ Đánh giá tình hình thực hiện thu chi năm trước từ đó phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình thực hiện, những tồn tại bổ sung sửa đổi.
+ Lập kế hoạch thu phí, lệ phí cho năm kế hoạch được xác định theo
Mục lục ngân sách. Việc lập kế hoạch căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định
mức thu phí, lệ phí... Dự toán được xác định bằng công thức:
Dự toán = Đối tượng thu x Mức thu x Thời hạn thu
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát
sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài
chính đồng cấp. Cơ quan thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác thuộc phạm vi quản lý.
1.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí
Tổ chức thực hiện dự toán là giai đoạn tiếp theo của việc lập dự toán.
Đây là giai đoạn có tầm quan trọng quyết định đến phấn đầu hoàn thành các
chỉ tiêu của dự toán đã được giao. Việc tổ chức thực hiện dự toán thuế cần
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ với sự
chỉ đạo sát sao của cấp chính quyền cũng như các ngành, chức năng liên quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
30
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Trong quá trình thực hiện thu phí, lệ phí, các cơ quan thu, cơ quan Kho
bạc nhà nước, các đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách phải thực hiện thu, nộp
theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí:
- Xây dựng dự toán thu theo quý, năm
- Tính mức thu, nộp và ra thông báo thu, nộp
- Tổ chức thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật và thông báo
công khai các quy định của pháp luật về phí, lệ phí tại nơi thu phí, lệ phí.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kê khai nộp phí, lệ phí
theo đúng quy định của chế độ thu, nộp và sử dụng. Thông báo cho đối tượng
nộp phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp theo đúng quy
định. Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp đầy đủ chứng từ thu tiền, ghi đúng số
tiền đã thu cho người nộp. Về chứng từ thu, Bộ Tài chính ủy nhiệm cho Cục
trưởng cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức in, thống
nhất phát hành các loại chừng từ thu các loại phí, lệ phí phát sinh tại địa bàn.
- Trực tiếp tập trung các khoản thu phí, lệ phí theo quy định và nộp vào
Kho bạc Nhà nước đầy đủ kịp thời.
1.2.1.3. Quyết toán thu phí, lệ phí
Quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình quản lý ngân sách, phản ánh
đầy đủ chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng
nguồn vốn đó. Báo cáo quyết toán là căn cứ để đơn vị, cơ quan chủ quản cấp
trên, cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp
hành ngân sách nhà nước của đơn vị mình. Trên cơ sở đó tăng cường kỷ luật
tài chính, kế toán, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ tài
chính để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời giúp cơ quan chủ quản cấp
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
31
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm
được đầy đủ.
Các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán năm theo đúng kiểu mẫu báo cáo
kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán. Thời gian gửi
báo cáo quyết toán không chậm quá 40 đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo
cáo. Thời gian duyệt báo cáo quyết toán không quá 30 ngày kể từ khi nhận
được báo cáo quyết toán. Cơ quan chủ quản phải chủ trì tổ chức kiểm tra, xét
duyệt quyết toán cho đơn vị.
Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc kê khai thu, nộp, sử
dụng và quyết toán phí, lệ phí của cơ quan thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
1.2.2. Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN
1.2.2.1. Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thuộc NSNN
- Tất cả các khoản thu phí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định mới được phép thu. Các đơn vị hoạt động trực tiếp không được tự
tiện quy định các khoản thu phí.
- Mức thu phí phải theo quy định của Nhà nước. Nhà nước quy định "giá
- phí", tức là ban hành mức thu phí cho tất cả các khoản thu phí. Tùy theo
từng loại hoạt động dịch vụ mà mức thu phí có thể được quy định cụ thể (quy
định cứng), hoặc quy định khung giá để đơn vị vận dụng (quy định mềm).
- Tất cả các khoản thu phí đều phải có hóa đơn, chứng từ, vé... và phải có
phần cuống lưu để tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát. Đối với các khoản
thu phí nộp 100% vào NSNN cần dùng biên lai hoặc vé do cơ quan thuế in ấn,
phát hành và nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước. Các khoản thu được cũng
phải dùng biên lai thu phí của ngành thuế và ghi chép, phản ánh đầy đủ vào hệ
thống chứng từ, sổ sách kế toán như nguồn kinh phí được NSNN cấp theo quy
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
32
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
định. Đồng thời, đối với phần phí nộp vào NSNN không điều tiết cho các cấp
ngân sách, mà phí phát sinh ở cấp nào thì cấp đó được hưởng 100%.
1.2.2.2. Đối với công tác quản lý thu lệ phí
- Lệ phí chỉ có một số cơ quan thuộc bộ máy NSNN mới được phép
thu, các đơn vị tổ chức khác không thuộc bộ máy NSNN mà có các khoản thu
thì đó là khoản thu phí, không phải khoản thu lệ phí. Sự được phép thu lệ phí
của các cơ quan, đơn vị phải được quy định bằng văn bản của các cấp có thẩm
quyền.
- Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với
từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc
tế.
- Các khoản thu lệ phí phải có biên lai, chứng từ, tem... do Tổng cục thuế
Nhà nước phát hành và phải có cuống lưu để tiện kiểm tra, kiểm soát và quản
lý.
- Về nguyên tắc, số thu lệ phí phải nộp 100% vào NSNN của các cấp
chính quyền. Do đó, số thu về lệ phí cần phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc
Nhà nước hoặc kho bạc nhà nước ủy nhiệm cho cơ quan thu bằng văn bản.
- Các cơ quan đơn vị thu lệ phí phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đăng
ký, thực hiện theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện hành thu, thanh
quyết toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định.
- Lệ phí là một khoản thu phải được cân đối trong dự toán thu - chi của
NSNN các cấp. Công tác thu lệ phí phải đảm bảo công bằng, hợp lý, chặt chẽ
và hiệu quả, tránh mọi hiện tượng lãng phí, tiêu cực trong quản lý thu - chi lệ
phí.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
33
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
1.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc
NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà nước đã
đầu tư cho lĩnh vực tạo ra HHDV công cộng.
Nhà nước nắm vai trò trọng yếu trong các lĩnh vực mà tư nhân không thể
hoặc đầu tư không hiệu quả do chúng đòi hỏi lượng vốn lớn mà hiệu quả trực
tiếp mang lại không cao như đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, sân
bay bến cảng, hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa, khu di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sân vận động, nhà thi đấu, các công trình y
tế, giáo dục... Việc đầu tư cũng nhằm tạo ra các công trình phúc lợi nhằm
cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội bao gồm: Đầu tư
để hình thành, đầu tư để bảo vệ, đầu tư để duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng
cấp và tái tạo nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cũng như số lượng các
công trình công cộng với mục đíchđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Với chức năng vai trò của mình, Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất
trong việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài việc đầu tư cho
phát triển kinh tế, tạo ra các hàng hóa tư nhân thì việc đầu tư phát triển các
công trình phúc lợi công cộng, cơ sở hạ tầng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công
cộng. Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, quyết định để đáp ứng các yêu cầu, đòi
hỏi ngày càng cao của xã hội về các lĩnh vực này.
Những người được hưởng lợi ích từ các hàng hóa, dịch vụ công cộng do
Nhà nước đầu tư phải trả chi phí. Thu phí là thu hồi toàn bộ hay một phần chi
phí mà Nhà nước đã bỏ ra đầu tư. Thu phí tạo ra kinh phí để duy trì, bảo
dưỡng, duy tu và tái tạo các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo cho các
công trình này phát huy tác dụng lâu đài và đạt hiệu quả cao nhất.
Xét về phía người nộp phí luôn gắn liền với việc được hưởng lợi trực
tiếp từ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Những dịch vụ này đã mang lại lợi
ích rất lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (vận chuyển thuận lợi
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
34
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
nguyên vật liệu, sản phẩm, nhận các thông tin nhanh chóng, đầy đủ... cũng
như phục vụ sinh hoạt hàng ngày của đông đảo các tầng lớp nhân dân như đi
lại, học hành, thông tin...) trong khi đó chỉ phải nộp một phần rất nhỏ chi phí
cho Nhà nước để cung cấp các dịch vụ công cộng đó. Nhà nước cung cấp càng
nhiều dịch vụ công cộng thì sản xuất kinh doanh càng có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Do đó, Thu phí làm tăng thu cho NSNN, từ đó làm tăng khả năng đầu tư
vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ công cộng, đặc biệt là sản xuất
ra các dịch vụ công cộng hữu hình. Đồng thời, thu lệ phí cũng là nguồn thu
thường xuyên và đáng kể đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Chính vì vậy, việc quản lý tốt và nâng cao được hiệu quả trong công tác
thu phí, lệ phí thuộc NSNN là rất quan trọng và cần thiết để huy động nguồn
thu cho NSNN, trang trải các chi phí Nhà nước đã đầu tư khi thực hiện cung
cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng.
1.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc
NSNN góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội.
Thu phí góp phần thực hiện công bằng xã hội. "Ai được hưởng lợi thì
phải trả chi phí" là một trong những tiêu chí có tính nguyên tắc thể hiện sự
công bằng về mặt kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Những người
được hưởng lợi từ xã hội mang lại phải trả chi phí là một tất yếu khách quan
vì mặc dù là hàng hóa, dịch vụ công cộng nhưng không có nghĩa là tất cả mọi
người dân đều được hưởng chung, mà tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác
nhau, chỉ có một số nhất định nào đó được hưởng. Mục tiêu quan trọng của xã
hội là ở chỗ: Phải làm sao để có ngày càng nhiều người dân được hưởng các
hàng hóa, dịch vụ công cộng.
Cũng như thu phí trên đây, người nộp lệ phí là người được hưởng các
dịch vụ cụ thể từ phía Nhà nước. Được hưởng lợi và phải trả chi phí là tất yếu
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
35
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
khách quan. Vấn đề còn lại là ở chỗ, mức lệ phí sao cho phù hợp, không phải
là gánh nặng cho nhân dân.
Việc quản lý thu phí, lệ phí đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo được
các yêu cầu và mục tiêu nêu trên. Những người nào được thừa hưởng lợi ích
từ các dịch vụ có thu phí, lệ phí phải nộp nhiều phí, lệ phí cho Nhà nước,
ngược lại những người được hưởng ít hơn hoặc không được nộp thì chỉ phải
nộp ít hơn hoặc không phải nộp. Nếu công tác quản lý thu phí, lệ phí không
được tập trung chú trọng và hiệu quả thấp thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến mục
tiêu công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ mà công dân có được từ các dịch
vụ công cộng do Nhà nước cung cấp.
1.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc
NSNN gópphần nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc
khai thác, hưởng thụ các dịch vụ công cộng.
Việc hưởng lợi phải trả chi phí còn mang ý nghĩa quan trọng hơn ở chỗ,
giúp cho người dân có ý thức tôn trọng các giá trị vật chất và tinh thần của
cộng đồng, của xã hội. Họ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, sử
dụng và thụ hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng do xã hội cung cấp, tránh
tình trạng hưởng thụ các hàng hóa, dịch vụ công cộng không phải trả tiền nên
dẫn đến việc sự dụng phí phạm, lãng phí, coi thường các giá trị vật chất và
tinh thần của xã hội. Kết cục là các hoạt động này bị xuống cấp.
1.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc
NSNN giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soátcó hiệu quả hơn
các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật.
Việc thu phí khi thụ hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng là cần thiết,
nó góp phần giúp Nhà nước quản lý về mặt kinh tế tài chính với khoản thu phí
nhằm tăng cường nguồn thu cho NSNN. Mặc dù vậy cũng cần chống tư tưởng
quá lạm dụng, thị trường hóa các hoạt động văn hóa công cộng, chỉ vì lợi ích
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
36
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
vật chất của một số người nào đó mà quy định các khoản thu tràn lan, tùy tiện,
mất đi sự công bằng xã hội và các ý thức tốt đẹp về giá trị văn hóa, tinh thần
của xã hội.
Các dịch vụ có thu lệ phí chủ yếu là sự bảo đảm về mặt hành chính, pháp
lý của Nhà nước cho các đối tượng, đưa các hoạt động của xã hội đi vào
khuôn khổ pháp luật... Do vậy, nếu các dịch vụ của Nhà nước thuận tiện, mức
lệ phí hợp lý thì không những Nhà nước quản lý được các hoạt động xã hội
mà người dân cũng tự giác thực hiện những hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Mặt khác, nâng cao hiệu quả quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN còn
đảm bảo quản lý, kiểm soát và điều tiết được việc tổ chức thực hiện của các
cơ quan nhà nước liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cũng như việc thu, nộp
và sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí. Nếu không cú trọng đến nội dung này sẽ
dễ dẫn đến hiện tượng thu phí, lệ phí tràn lan, tùy tiện; nguồn thu phí, lệ phí
không được nộp đầy đủ hoặc sử dụng không đúng mục đích, gây thất thoát,
lãng phí, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, thất thu cho NSNN cũng như
giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Quan nghiên cứu, phân tích những vấn đề về phí, lệ phí đã thấy được
khái niệm, đặc điểm, bản chất và yêu cầu công tác quản lý thu phí, lệ phí.
Đồng thời, các phân tích nêu trên cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện hiện nay,
việc xem xét, nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí thuộc
NSNN là rất quan trọng. Đây là những vấn đề có tính chất lý luận khi nghiên
cứu cũng như vận dụng vào việc đánh giá, tổng hợp, phân tích tình hình, thực
trạng công tác quản lý thu phí và lệ phí trong thời gian qua trên địa bàn quận
Tây Hồ Thành phố Hà Nội, vấn đề được đề cập đến trong nội dung của
chương 2 tiếp theo.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
37
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở QUẬN TÂY HỒ
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội quận Tây Hồ
Tây Hồ là quận được thành lập theo Nghị Định số 69/CP của Chính phủ
ngày 28/10/1995. Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch,
trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội
với diện tích 24,0 km2; dân số khoảng 138.204 người (năm 2009)
Tây Hồ gồm có 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khuê, Tứ Liên, Quảng
An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội,
phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu
Giấy; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây
Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống
nam.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong
địa giới quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía
bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực
xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ
công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung
quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ
đô. Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn
mạnh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
38
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển
khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước
tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế
ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng:
Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của
các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.
Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, quận đã được Thành phố
phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường
học và mạng lưới điện, quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến
năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long
(CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp với các Sở,
Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường Phú Thượng,
quy hoạch vùng trồng hoa đào truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình
Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duỵêt đã tạo cơ sở pháp lý cho
việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của quận.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo
các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủa trong việc
thực hiện Nghị quyết.
Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây
Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương
lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ
có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
39
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát
triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
2.1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN ở quận Tây
Hồ
Chi cục thuế Tây Hồ được thành lập theo quyết định số 1205/TC/QĐ-
TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ Tài chính và chính thức hoạt động từ
01/01/1996. Xuất phát điểm là một Chi cục nhỏ, đồng hành cùng sự phát triển
không ngừng về mọi mặt chính trị, kinh tế của quận Tây Hồ, Chi cục thuế
luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế thành phố Hà Nội, của
Quận ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể
trong quận, sau 15 năm Chi cục thuế Tây Hồ đã có những bước tiến và thành
tựu vượt bậc trong mọi mặt công tác.
Về tổ chức bộ máy của Chi cục:
Khi mới thành lập, Chi cục có 50 cán bộ công chức. Hiện nay, tổng số
cán bộ công chức của Chi cục là 101 đồng chí được chia làm 11 đội thuế và 1
bộ phận ấn chỉ và một cửa.
Cán bộ chủ chốt gồm có: + Chi cục trưởng: 01 đồng chí.
+ Phó chi cục trưởng : 03 đồng chí.
+ Đội trưởng và đội phó : 19 đồng chí.
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
40
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi cục:
Trong đó, Đội thu phí, lệ phí trước bạ và thu khác: gồm 7 đồng chí. Đội
này có nhiệm vụ chính là giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí
trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các
khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản(sau này), phí, lệ phí và
các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
Các nhiệm vụ cụ thể của đội bao gồm:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối
với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn;
CHI CỤC
TRƯỞNG
Phó chi cục
trưởng
Phó chi cục
trưởng
Phó chi cục
trưởng
Có 11 đội thuế và 1 bộ phận ấn chỉ và 1 cửa:
1. Đội thu phí, lệ phí trước bạ và thu khác
2. Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
3. Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế
4. Đội hành chính- nhân sự-tài vụ-văn thư
5. Đội kiểm tra thuế
6. Đội kiểm tra nội bộ
7. Đội kê khai kế toán thuế tin học và nghiệp vụ dự toán
8. Đội thuế liên phường Quảng An - Tứ Liên
9. Đội thuế liên phường Xuân La - Phú Thượng
10.Đội thuế liên phường Bưởi - Nhật Tân
11.Đội thuế liên phường Yên Phụ - Thụy Khuê
12. Bộ phận ấn chỉ và 1 cửa
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
41
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
2. Tiếp nhân hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai
thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ
và các khoản thu khác.
3. Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về
các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo;
4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ
phí trước bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên địa bàn quản lý;
5. Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm
pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ
phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm;
6. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao.
Trong những năm qua, tập thể Chi cục thuế đã xuất sắc giành được
những bằng khen, giấy khen của các cấp lãnh đạo. Được Chủ tịch nước tặng
Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009. Được UBND quận 6 lần công
nhận là đơn vị xuất sắc, lá cờ đầu phong trào thi đua của quận.
Với đặc đểm kinh tế quận, và đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm,
đoàn kết, chủ động sáng tạo, Chi cục thuế Tây Hồ đã thực hiện tốt nhiệm vụ
công tác thu được đề cập đến sau đây.
2.1.3. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian
qua
Trong những năm vừa qua, tình hình thu ngân sách trên địa bàn quận
Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội của quận và xây dựng một nền tài chính lành mạnh, số thu ngân
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
42
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
sách của quận đã thực hiện được trong mấy năm qua được phản ánh trên bảng
tổng hợp số thu (bảng 1).
Bảng 1: Tổng hợp số thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ qua các
năm
Đvt: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng số 317.166 316.896 533.996
Tổng thu trừ tiền SDĐ 266.886 297.092 433.113
1 Thuế CTN-DV-NQD 151.375 131.607 176.730
Thuế GTGT 73.309 79.933 125.215
Thuế TNDN 69.773 44.101 41.106
Thuế TTĐB 306 435 619.608
Thuế Tài nguyên
Thuế môn bài 4.636 5.027 6.132
Thu khác 3.351 2.111 3.656
2 Lệ phí trước bạ 56.927 76.749 133.337
3 Thuế SDĐ NNghiệp 15 31
4 Thuế nhà đất 5.753 9.251 9.385
5
Thuế chuyển quyền
SDĐ 31.122 6.002 272
6 Tiền sử dụng đất 50.280 19.804 100.883
7
Thu tiền bán nhà thuộc
SHNN
8 Thu tiền thuê đất 11.117 29.089 38.057
9 Thuế TNCN 4.741 35.076 66.749
10 Thu phí và lệ phí 4.869 8.623 8.580
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
43
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
11 Thu khác ngân sách 39
12 Thu phí xăng dầu
13 Các khoảnthu tại xã 967 625
(Nguồn:Đội KK-KT Thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán,C.C.ThuếTây
Hồ)
Qua bảng tổng hợp số thu qua các năm cho thấy: Số thu qua các năm liên
tục tăng nhanh. Nếu năm 2008 tổng thu đạt 317.166 triệu đồng bằng 70% so
với dự toán và chỉ bằng 63% so với năm trước; năm 2009 tổng thu đạt
316.896 triệu đồng, bằng 110% so dự toán và gần bằng 100% so với năm
trước; tốc độ tăng thu bình quân 5 năm đạt 133%, tốc độ tăng năm 2009 so
2004 là 408%, thì tới năm 2010, tổng thu đạt 533.996 triệu đồng đạt 154,5%
so với dự toán pháp lệnh, và đạt 152,5% so dự toán phấn đấu, bằng 170,8% so
với cùng kỳ. Trong khi năm 2010, Chi cục thuế quận Tây Hồ được UBND
thành phố và Cục thuế TP Hà Nội giao dự toán thu 351.713 triệu đồng (trong
đó tiền đấu giá SD đất 80 tỷ đồng; thuế CTN NQD là 137.800 triệu đồng; lệ
phí trước bạ 64.000 triệu đồng, phí và lệ phí 5.250 triệu đồng, các sắc thuế
khác 64.663 triệu đồng).
Xác định trong năm 2010, nguồn thu trên địa bàn sẽ có nhiều biến động
lớn do hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn
bởi tác động suy thoái chung của nền kinh tế. Để đảm bảo nguồn thu cho việc
thực hiện dự toán, Chi cục thuế Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tổ chức một
số biện pháp trọng yếu, tập trung vào một số nguồn thu quan trọng; tham mưu
cho HĐND, UBND quận Tây Hồ, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách quận
trong việc đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm khai thác nguồn thu, đặc biệt là
thu nợ đọng thuế, các khoản thu còn phải thu theo tờ khai quyết toán thuế, thu
theo kết luận kiểm tra và các khoản thuế truy thu, phạt vi phạm về thuế. Kết
quả thực hiện năm 2010 cụ thể như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
44
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
Bảng 2: Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2010
Đvt: triệu đồng
Nội dung Số thu
Tỷ lệ so với
DTPL
Tỷ lệ so cùng
kỳ 2009
Tổng số 533.990 154,5% 170,8%
Thuế CTN-DV-NQD 176.730 128,3% 134,2%
Thu môn bài 6.130 128,2% 121,6%
Thuế nhà đất 9.385 117,3% 101,4%
Tiền thuê đất 38.057 253,7% 130,8%
Lệ phí trước bạ 133.337 208,3% 173,7%
Thuế CQ sử dụng đất 272 4,5%
Thu tiền sử dụng đất 100.883 121,5% 509,3%
phí, lệ phí 8.580 161,9% 99,9%
Thuế TNCN 66.746 204,7% 212.0%
(Nguồn:Đội KK-KTT-TH&THNVDT Chicục thuế TâyHồ)
Để có được kết quả đó, là do những nguyên nhân sau:
- Về kinh tế: Năm 2010, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là tác động của giá cả, thị trường, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã
cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh và tự giác thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Về công tác chỉ đạo điều hành thu: Trong năm 2010, Chi cục thuế được
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế Hà Nội, Quận ủy, HĐND, UBND,
ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách quận, sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, các đoàn thể trong quận.
- Về nguyên nhân chủ quan: Ngay từ tháng 12 năm 2009, Chi cục thuế
đã tham mưu cho UBND quận triển khai giao dự toán cho các phường theo
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
45
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và sớm ban hành kế hoạch tổ
chức thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách quận năm 2010.
Lãnh đạo Chi cục cụ thể hóa trách nhiệm, giao nhiệm vụ thu cho từng
đội thuế, từng cán bộ thuế theo từng quý, từng tháng. Tập thể cán bộ công
chức Chi cục thuế đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Theo bảng số liệu lịch sử qua các năm tính đến năm 2009, tốc độ tăng
thu bình quân 5 năm của C.C.T Tây Hồ là 133%, tốc độ tăng năm 2009 so với
năm 2004 là 408%. Trong đó, số thu về lệ phí trước bạ có tốc độ tăng thu bình
quân 5 năm là 151%, tốc độ tăng 2009 so với năm 2004 là 790%, số thu về
phí, lệ phí tăng tương ứng là 155% và 903%. Đây quả thực là những con số ấn
tượng, để thấy được rõ hơn về tình hình và thực trạng công tác quản lý thu
phí, lệ phí trong thời gian qua trên địa bàn quận, vấn đề sẽ được đề cập đến
trong nội dung 2.2 như sau.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ
THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên
địa bàn
Theo quy định và thực tế tại địa bàn, các đơn vị được phân cấp quản lý
thu phí, lệ phí thuộc NSNN bao gồm:
1. Chi cục thuế quận: thu Lệ phí trước bạ.
Trong thời gian qua, Chi cục thuế quận đã thực hiện việc quản lý thu Lệ
phí trước bạ theo điều 8 chương II, Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày
21/12/1999 về Lệ phí trước bạ của Chính phủ quy định quyền hạn và nhiệm
vụ của cơ quan thuế, thực hiện theo Nghị định 47/2003/NĐ-CP, và
80/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính
46
Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí
trước bạ thực hiện việc kê khai lệ phí trước bạ theo đúng quy định .
- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kê khai và đánh giá thực trạng tài sản để xác
định giá tính lệ phí trước bạ. Trong trường hợp tài sản không có hoá đơn mua,
bán hợp pháp hoặc trị giá tài sản ghi trên hoá đơn không phù hợp với giá thị
trường thì cơ quan thuế căn cứ vào biểu giá tính lệ phí trước bạ của ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định để tính lệ phí trước
bạ. Trường hợp biểu giá chưa có quy định cụ thể thì cơ quan thuế căn cứ vào
giá loại tài sản tương ứng để xác định giá tính lệ phí trước bạ.
- Tính và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản kê khai lệ phí trước
bạ về số tiền lệ phí trước bạ phải nộp, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách
nhà nước. Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ nguồn
gốc tài sản hợp pháp và tài liệu kê khai lệ phí trước bạ của tổ chức, cá nhân
gửi đến, cơ quan thuế phải ra thông báo nộp lệ phí trước bạ cho tổ chức, cá
nhân thực hiện.
Nếu quá thời hạn nộp lệ phí ghi trên thông báo mà tổ chức, cá nhân đó
chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số tiền lệ phí trước bạ và số tiền phạt
chậm nộp. Thời hạn tính phạt chậm nộp lệ phí trước bạ tính kể từ sau ngày
phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp lệ phí trước bạ của
cơ quan thuế.
- Xử lý vi phạm hành chính đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm chế
độ kê khai, nộp lệ phí trước bạ quy định tại Điều 7 Nghị định 47/2003/NĐ-CP
và giải quyết khiếu nại về lệ phí trước bạ theo thẩm quyền quy định tại Điều
11 Nghị định này hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
xử lý theo quy định của pháp luật.
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ

More Related Content

What's hot

kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1Vũ Ngọc Tú
 

What's hot (20)

Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nayLuận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Luận án: Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểĐề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAYĐề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
Đề tài: 23 lưu đồ quy trình kế toán thường gặp, HAY
 
Tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án
Tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp ánTình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án
Tình huống về thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuLuận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Luận văn: Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần BibicaLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Bibica
 
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYĐề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 

Similar to Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ

Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toánLuận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toánssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ (20)

Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh DoanhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chậm Nộp Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhQuản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAYĐề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTLuận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toánLuận văn thạc sĩ kế toán
Luận văn thạc sĩ kế toán
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đQuản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuếQuản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 1 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Mục lục LỜI CAM ĐOAN......................................................................................5 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.........................................................7 LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................8 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY ......................................11 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ...........................................11 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phí, lệ phí ........................................11 1.1.1.1. Khái niệm phí, lệ phí..........................................................11 1.1.1.2. Đặc điểm của phí, lệ phí.....................................................12 1.1.2. Phân loại phí, lệ phí.................................................................14 1.1.2.1 Phân loại phí ......................................................................14 1.1.2.2. Các loại lệ phí....................................................................17 1.1.3. Nguyên tắc xác lập phí, lệ phí .................................................19 1.1.3.1. Phạm vi áp dụng ................................................................19 1.1.3.2. Thẩm quyền ban hành, quy định về phí, lệ phí...................20 1.1.3.3. Về mức thu phí, lệ phí........................................................20 1.1.3.4. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí................22 1.1.3.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí ......................25 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................27 1.2.1. Nội dung, quy trình quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN.......27 1.2.1.1. Lập dự toán thu phí, lệ phí.................................................27 1.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí...........................29 1.2.1.3. Quyết toán thu phí, lệ phí...................................................30
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 2 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 1.2.2. Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN.31 1.2.2.1. Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thuộc NSNN ...31 1.2.2.2. Đối với công tác quản lý thu lệ phí .....................................32 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................................................32 1.3.1. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà nước đã đầu tư cho lĩnh vực tạo ra HHDV công cộng...........................................33 1.3.2. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội..........................................34 1.3.3. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc khai thác, hưởng thụ các dịch vụ công cộng.....................................35 1.3.4. Nâng cao hiệuquả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soátcó hiệu quả hơn các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật. ..............................35 Chương 2 ................................................................................................37 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA...........................................................37 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở QUẬN TÂY HỒ37 2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.............37 2.1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN ở quận Tây Hồ.....................................................................................................39 2.1.3. Tình hình thu ngân sáchtrên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua....................................................................................................41
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 3 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ.............................45 2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn..............................................................................................45 2.2.2. Tình hình đăng ký thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu...............................................................51 2.2.3. Tình hình kê khai và nộp phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. ..........................................................51 2.2.4. Tình hình sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. .............................................52 2.2.5. Tình hình quyết toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. ..........................................................53 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN QUA.....................................................................................................63 2.3.1. Những mặt đã làm được..........................................................63 2.3.2. Các mặt còn tồn tại .................................................................65 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu..............................................................66 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ..................................................................................................68 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI.....................................68 3.2.1 Mục tiêu tăng cường quản lý thu phí, lệ phí..............................68 3.2.2 Địnhhướng đổi mới và hoàn thiện công tác quản lýthu phí, lệ phí trong thời gian tới........................................................................69 3.2. TRIỂN VỌNG VỀ CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ THỜI GIAN TỚI. .............71
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 4 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................73 3.3.1. Đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ phí, lệ phí. ............73 3.3.2. Các cơ quan thu và các phường phải khẩn trương rà soáttất cả các khoản thu hiện có.......................................................................74 3.3.3. Tăng cường quản lý quá trình thu phí, lệ phí ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý. ...................................................................75 3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soáttình hình thu và sử dụng phí, lệ phí thuộc NSNN của các đơn vị được phân cấp quản lý thu. ...................................................................................................76 3.3.5. Có sựphối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn...........................................................................78 3.3.6. Có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình chấp hành pháp luật....................................................................................................79 3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN :...................................................80 Kết luận ..................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................85
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 5 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nếu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế trên địa bàn quận Tây Hồ. Tác giả luận văn Doãn Thị Hằng
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 6 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT NSNN : ngân sách nhà nước UBND : ủy ban nhân dân CQ : chuyển quyền CTN-DV-NQD : công thương nghiệp – dịch vụ- ngoài quốc doanh C.C.Thuế: Chi cục Thuế DTPL : dự toán pháp lệnh ĐK : đăng ký GCN : giấy chứng nhận GCN ĐKKD : giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh GCN QSH TS : giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. HHDV : hàng hóa dịch vụ KK-KTT- TH & THNVDT : kê khai - kế toán thuế - tin học và tổng hợp nghiệp vụ dự toán. SDĐ : sử dụng đất. SDĐ NNghiệp : sử dụng đất nông nghiệp SHNN : sở hữu nhà nước. GTGT : giá trị gia tăng TNCN : thu nhập cá nhân TNDN : thu nhập doanh nghiệp TTĐB: tiêu thụ đặc biệt UBTVQH : ủy ban thường vụ quốc hội.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 7 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1:Tổng hợp số thu ngân sách trên địa bàn quận TâyHồ qua các năm Bảng 2:Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2010 Bảng 3:Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phí Bảng 4:Bảng tổng hợp số thu lệ phítrước bạ Bảng 5:Tổng hợp kết quả quyết toán phí, lệ phí thuộc NSNN năm 2009, 2010 Bảng 6:Tổng hợp kết quả thu phí, lệ phínăm 2009, 2010 -Văn phòngđăngký đất và nhà quận TâyHồ Bảng 7:Tổng hợp quyết toán phí, lệ phí 2009, 2010-VănphòngHĐND và UBND quận TâyHồ Bảng 8:Tổng hợp số thu năm 2010 Bảng 9:Dự toán thu phí, lệ phí 2011 – quận TâyHồ.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 8 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 LỜI MỞ ĐẦU 1- Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với nguồn thu từ thuế, nguồn thu từ lệ phí và các khoản phí thuộc ngân sách nhà nước đã cấu thành nên nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Đồng thời thông qua các nguồn thu này, Nhà nước đã quản lý, kiểm soát, điều tiết đối với tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội, các hoạt động cung cấp các dịch vụ về hành chính, pháp lý và các dịch vụ khác do cơ quan nhà nước thực hiện. Chính vì vai trò và tầm quan trọng nêu trên, bên cạnh nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế của toàn xã hội cũng như ở các cơ quan quản lý thuế, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí cũng đang được cơ quan có thẩm quyền hết sức quan tâm. Trong thời gian vừa qua, với sự ra đời của Pháp lệnh phí, lệ phí, sự phân cấp, phân quyền rõ ràng giữa các cơ quan, các cấp quản lý trong quá trình thực hiện, nên công tác thu phí, lệ phí đã có những bước tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, trước yêu cầu quản lý thu ngân sách một cách chặt chẽ, thực hiện nghiêm chỉnh các Luật thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh phí, lệ phí thì việc đổi mới và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí từ hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, lĩnh vực hành chính sự nghiệp là rất cần thiết. Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của trung tâm thành phố Hà Nội, các hoạt động của lĩnh vực hành chính sự nghiệp góp phần cải thiện nâng cao nhiều mặt về đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động có thu lệ phí, phí của ngân sách nhà nước cũng gia tăng nhiều, kéo theo công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước cũng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả khả quan. Mặc dù vậy, nằm trong tình hình chung của cả
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 9 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 nước và Thành phố Hà Nội, công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí vẫn còn những hạn chế. Việc tăng cường quản lý thu phí, lệ phí một cách thống nhất, hợp lý, chặt chẽ của Thành phố Hà Nội nói chung và quận Tây Hồ nói riêng là hết sức cần thiết. Đây cũng là cơ sở để có thể quản lý tốt các hoạt động hành chính, sự nghiệp, thúc đẩy các hoạt động phát triển để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân; đồng thời giúp Nhà nước khai thác các nguồn thu, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Vì vậy, trong quá trình thực tập cuối khóa tại Chi cục thuế quận Tây Hồ, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ” làm luận văn cuối khóa của mình. 2- Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nhận thức đầy đủ bản chất các khoản phí, lệ phí, tầm quan trọng và mối liên hệ trong công tác thu ngân sách nhà nước, đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu và sử dụng các khoản phí và lệ phí đó trong thời gian qua của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên địa bàn quận Tây Hồ góp phần tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu ngân sách nhà nước theo đúng yêu cầu của pháp luật. 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu đi vào nghiên cứu các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, gắn với bộ máy quản lý, cơ quan quản lý nhà nước. Phần đánh giá thực trạng được khảo sát và thông qua số liệu điển hình mang tính trọng yếu và chủ yếu của quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. 4- Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 69 trang, ngoài Lời mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính được chia làm 03 chương:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 10 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Chương 1: Lý luận chung về phí, lệ phí và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Chương 2: Thựctrạng công tác quản lý phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Tây Hồ. Do phạm vi đề tài nghiên cứu rộng, vấn đề phí và lệ phí lại là vấn đề phức tạp, thời gian và trình độ còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế tại Chi cục thuế Tây Hồ và những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để Luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày… tháng 4 năm 2011 Sinh viên Doãn Thị Hằng
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 11 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÍ, LỆ PHÍ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phí, lệ phí 1.1.1.1. Khái niệm phí, lệ phí Nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ công cộng của người dân ngày càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ công cộng có thể do Nhà nước hoặc tư nhân cung cấp. Tuy nhiên, hàng hóa, dịch vụ công cộng có đặc điểm là khi một người đã sử dụng thì không làm giảm số lượng sẵn có đối với người khác; không thể loại bất cứ ai ra khỏi việc tiêu dùng này trừ phi phải trả giá rất đắt. Việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng đòi hỏi chi phí sản xuất lớn, thời gian thu hồi vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp, thậm chí không có lãi, do đó, tuyệt đại đa số hàng hóa, dịch vụ công cộng là do Nhà nước cung cấp cho xã hội và đây là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước phải đầu tư một nguồn lực tài chính rất lớn nhưng không thể thu hồi lại ngay được. Khi các hàng hóa, dịch vụ này được cung cấp, người dân sẽ được hưởng những lợi ích trực tiếp như an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được nâng cao, các quyền lợi chính đáng của dân chúng được đảm bảo, các nhu cầu chính đáng của họ được thỏa mãn… Để đảm bảo công bằng theo nguyên tắc “ai được hưởng lợi thì người đó phải trả tiền” và việc bù đắp toàn bộ hay một phần chi phí mà Nhà nước bỏ ra đầu tư các hàng hóa, dịch vụ công cộng nói trên thì Nhà nước cần thiết phải có chế độ thu hồi phần chi phí này. Khoản thu này có thể được thực hiện dưới các hình thức như thuế, lệ phí và phí thuộc ngân sách nhà nước.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 12 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/08/2001 có quy định về phí, lệ phí thuộc NSNN như sau: - Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một số tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh. (Điều 2) - Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh. (Điều 3) Như vậy, phí thuộc ngân sách nhà nước là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp khi được Nhà nước cung cấp các dịch vụ công cộng (hữu hình) theo quy định. Khoản phí này được sử dụng để thu hồi một phần hay toàn bộ các chi phí Nhà nước đã đầu tư để cung cấp các dịch vụ công cộng này. Tuy nhiên, mức thu phí này thông thường không hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội, do đó mức thu phí này không tính đủ chi phí mà chỉ thu hồi một phần chi phí và nó không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố của thị trường. Lệ phí là khoản thu chỉ có ở các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không có lệ phí của tư nhân. Như vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở một số cơ quan của bộ máy chính quyền nhà nước có cung cấp các dịch vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng, cũng là khoản tiền mà người dân có nghĩa vụ phải trả khi được thụ hưởng các dịch vụ hành chính, pháp lý của Nhà nước. Nhà nước sử dụng công cụ lệ phí để thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí bỏ ra khi cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý theo quy định đồng thời nhằm kiểm soát, quản lý các hoạt động này. Tuy vậy, việc thu lệ phí thường không có tính chất đối giá, một số khoản có tính chất của thuế. Điều này thể hiện qua các đặc điểm cơ bản của phí, lệ phí. 1.1.1.2. Đặc điểm của phí, lệ phí Phí, lệ phí bao gồm 4 đặc điểm chính như sau:
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 13 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01  Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc đối với những chủ thể thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp mà phải nộp phí, lệ phí. Trong xã hội văn minh, nhu cầu của các thành viên cộng đồng về hàng hóa, dịch vụ công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hóa, dịch vụ này lại do Nhà nước cung cấp. Để duy trì hoạt động này, Nhà nước phải sử dụng công cụ phí và lệ phí để bù đắp chi phí và đáp ứng những mục tiêu riêng trong quản lý xã hội cũng như các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ này. Để việc thu phí, lệ phí được thực hiện thống nhất, đầy đủ, công bằng và đáp ứng được các mục tiêu quản lý nêu trên, các quy định về phí, lệ phí luôn có tính pháp lý cao, gắn liền với quyền lực của Nhà nước và tất cả các tổ chức, cá nhân khi được thừa hưởng lợi ích từ các hàng hóa, dịch vụ công công này bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp khoản phí, lệ phí liên quan cho ngân sách nhà nước.  Phí và lệ phí là khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Người nộp phí và lệ phí được hoàn trả trực tiếp bằng các dịch vụ theo yêu cầu do cơ quan nhà nước hay tổ chức, cá nhân cung cấp. Người nào có nhu cầu nhiều thì phải trả phí, lệ phí nhiều hơn.  Lệ phí được thu gắn với việc cung cấp dịch vụ hành chính của Nhà nước hoặc Nhà nước ủy nhiệm cho một tổ chức nào đó thực hiện. Việc thu lệ phí có tính chất pháp lý cao đi đôi với việc cung cấp các thủ tục hành chính, pháp lý mà Nhà nước đảm nhận gắn với chức năng quản lý nhà nước. Vì vậy, xét về một góc độ nào đó, mục đích chính của lệ phí là thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không tập trung chủ yếu vào mục đích bù đắp chi phí và thường không mang tính ngang giá.  Phí thường được thu với mục đích chính là bù đắp chi phí.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 14 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Các dịch vụ, công việc được thu phí là rất rộng, đa dạng ở nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Đối tượng cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng được thu phí là Nhà nước và tư nhân có điều kiện, khả năng cung cấp các dịch vụ mà người nộp yêu cầu. Khi đó, khoản thu phí thường được xác định liên quan đến phần chi phí bỏ ra khi cung cấp dịch vụ công cộng có thu phí đó. Mặc dù vậy, một số khoản thu phí của ngân sách nhà nước có tính đến các yếu tố khác như các yếu tố về chính sách xã hội, chính sách kinh tế… 1.1.2. Phân loại phí, lệ phí 1.1.2.1 Phân loại phí - Căn cứ vào đối tượng cung cấp dịch vụ có 2 loại phí: Phí của Nhà nước và phí của tư nhân. + Phí của Nhà nước: là các loại phí do Nhà nước ban hành và tổ chức quản lý thu nộp trong danh mục phí thuộc Pháp lệnh phí, lệ phí. Đây là những khoản phí phát sinh từ những người nộp là những người được hưởng thụ các dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư cung cấp. Có rất nhiều loại phí của Nhà nước như : Phí giao thông, phí thủy lợi, học phí trường công, bệnh viện công của Nhà nước... Về nguyên tắc, phí của Nhà nước sẽ được tập trung hết vào NSNN. Tuy vậy, trên thực tế việc cung cấp các dịch vụ công cộng chủ yếu do các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp của Nhà nước thực hiện nên các cơ quan, đơn vị này là người trực tiếp thu phí. Từ đó, các khoản phí này cũng có thể sẽ được nộp về NSNN hoặc để lại cho đơn vị đó sử dụng. Phần phí được nộp NSNN được gọi là phí thuộc ngân sách nhà nước, còn phần để lại cho các cơ quan, đơn vị được gọi là phí nhà nước không thuộc ngân sách nhà nước. + Phí tư nhân : là những loại phí thuộc danh mục phí do Nhà nước ban hành, nhưng tư nhân tổ chức quản lý thu nhằm bù đắp chi phí và thu lợi nhuận
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 15 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 do đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí mà Nhà nước quy định. Việc thu phí của tư nhân thì phải nộp thuế kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Phí tư nhân chủ yếu là từ việc cung cấp các dịch vụ công cộng từ khu vực tư nhân như: Học phí trường tư, phí đò phà tư nhân, phí trông giữ xe tư nhân, viện phí bệnh viện tư, phòng khám tư nhân... - Căn cứ vào cách thức thu nộp phí được chia làm 3 loại: phí nộp 100% cho ngân sách nhà nước, phí để lại 1 phần cho tổ chức, cá nhân quản lý thu và phí để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng + Phí nộp toàn bộ cho ngân sách nhà nước là phí mà cơ quan thu không được hưởng trực tiếp số tiền thu được từ phí, kinh phí tổ chức thu nộp được cấp theo Luật Ngân sách nhà nước. Loại phí này có tác dụng là tăng thu nhập cho NSNN và thường do Chính phủ trực tiếp ban hành và quản lý, mang tính chất quan trọng liên quan đến lợi ích của quốc gia như phí giao thông qua giá xăng, phí cầu, phí bảo vệ môi trường... + Phí để lại một phần cho tổ chức, cá nhân quản lý thu là phí mà tổ chức, cá nhân thu được để lại số tiền thu được từ phí để chi tiêu, trang trải chi phí thu nộp, mức để lại tùy thuộc vào dự toán năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí và dự toán năm về phí. Các loại phí này thường phát sinh ở các đơn vị sự nghiệp có thu như: Phí thuê hội trường, phí cho thuê xe, thuê cửa hàng, nhà xưởng... của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... + Các loại phí để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng: là các loại phí phát sinh thường xuyên, các đơn vị thu được phí sẽ được để lại sử dụng toàn bộ bổ sung vào nguồn kinh phí do Nhà nước cấp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động như học phí, viện phí... Các đơn vị thu các khoản phí này theo chế độ quy định của Nhà nước phải tiến hành ghi chép, phản ánh rõ ràng qua hệ thống sổ sách kế toán như nguồn kinh phí NSNN cấp
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 16 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 và việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích đầu tư trở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích, các khoản phí hầu như được để lại toàn bộ và cấu thành nên thu nhập hoặc doanh thu của chính các doanh nghiệp này. - Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, có các loại phí : + Phí từ hoạt động sự nghiệp: Là những loại phí phát sinh từ các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp của nhà nước đảm nhận như: Sự nghiệp kinh tế (nông, lâm, thủy lợi...), sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục... Tương ứng với mỗi hoạt động sự nghiệp này có các loại phí như: Thủy lợi phí, học phí, viện phí... Đặc trưng của hoạt động sự nghiệp là cung cấp các dịch vụ công cộng hữu hình, cụ thể, đó là các sản phẩm tinh thần cung cấp cho xã hội. Số thu về phí từ hoạt động sự nghiệp thường được để lại cho đơn vị nhằm bù đắp chi phí, tiếp tục duy trì các hoạt động sự nghiệp này. + Phí của các hoạt động hành chính nhà nước: Việc thu các khoản từ các dịch vụ do các cơ quan của bộ máy nhà nước cung cấp mang tính chất lệ phí là chủ yếu. Tuy vậy, có một số hoạt động có thu các khoản mang tính chất phí như: Phí sao chụp tài liệu, in ấn, dịch thuật, điều tra, xác minh... Các khoản phí này chủ yếu để lại cho đơn vị sử dụng. + Phí của các doanh nghiệp dịch vụ: Các doanh nghiệp dịch vụ có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ cho xã hội. Nhìn chung, các doanh nghiệp này hoạt động theo cơ chế thị trường. Phần phí thu được thông qua "giá - phí" và "giá - phí" này chịu tác động của các quy luật của thị trường (cung - cầu, cạnh tranh...), trên cơ sở bù đắp đủ chi phí và có lãi. Doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN theo luật định. Vì vậy, về cơ bản, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào việc hình thành "giá - phí" của các doanh nghiệp này. Đối với một số doanh nghiệp công ích hoạt động không vì mục
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 17 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 tiêu lợi nhuận thì Nhà nước có thể quy định khung "giá - phí" cho các dịch vụ, hoặc quy định mức trần của "giá - phí". - Căn cứ vào tính hoàn trả trực tiếp và không trực tiếp phí được chia làm 2 loại: phí có tính chất thuế và phí có tính chất bù đắp chi phí. + Phí có tính chất thuế: là loại phí thường không có tính ngang giá, không có tính chất hoàn trả trực tiếp, số thu được định đoạt không được xác định trên cơ sở chi phí bỏ ra để cung cấp hàng hóa dịch vụ thu phí mà chủ yếu dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về lĩnh vực thu phí đó, chẳng hạn như phí bảo vệ môi trường. + Phí có tính chất bù đắp chi phí : là những loại phí nằm trong danh mục phí do Nhà nước ban hành, việc đầu tư vào lĩnh vực được phép thu phí được thu hồi thông qua cơ chế giá phí. Mức thu phí dựa trên lợi ích mang lại cho người được sử dụng hàng hóa, người được cung cấp dịch vụ, thời gian dự định thu hồi vốn đầu tư. 1.1.2.2. Các loại lệ phí - Căn cứ vào thẩm quyền ban hành lệ phí được chia làm 2 loại: Lệ phí trung ương và lệ phí địa phương. + Lệ phí trung ương: là phí thuộc danh mục lệ phí Nhà nước ban hành nhưng do chính quyền trung ương định đoạt mức thu và tổ chức quản lý thu nộp, là những loại lệ phí do Trung ương quản lý thu gắn với các hoạt động có tính quốc gia, như lệ phí hải quan, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí chứng nhận thị thực xuất nhập cảnh và cư trú, lệ phí cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, lệ phí được phép sử dụng không phận, hải phận... Nhìn chung, ở cấp Trung ương ít phát sinh các loại lệ phí vì cơ chế quản lý ở Trung ương mang tính chất ở tầm vĩ mô, gián tiếp, chủ yếu về đường lối, chủ trương, chính sách.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 18 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 + Lệ phí địa phương : là lệ phí thuộc danh mục lệ phí do Nhà nước ban hành nhưng do cơ quan nhà nước địa phương quản lý thu nộp. Số thu về lệ phí địa phương chủ yếu tập trung vào ngân sách địa phương và được quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước. Số lượng lệ phí ở các cấp chính quyền địa phương phát sinh nhiều nhất, chiếm đại đa số trong các loại lệ phí của Nhà nước. Các cấp chính quyền địa phương có nhiều loại lệ phí vì trong hoạt động của mình các cấp chính quyền địa phương là nơi tiếp xúc, trực tiếp giải quyết những nhu cầu, công việc đa dạng của nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước các cấp, phát sinh nhiều loại dịch vụ hành chính, pháp lý dẫn đến phát sinh nhiều loại lệ phí. Hiện nay, lệ phí của các cấp chính quyền địa phương có rất nhiều loại như: Lệ phí công chứng, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở, các công trình dân dụng, lệ phí khai sinh, khai tử, lệ phí đăng ký kết hôn, lệ phí tòa án - Phân loại theo nội dung, tính chất của các dịch vụ phải nộp lệ phí : Bao gồm các loại lệ phí như: Lệ phí hành chính, lệ phí pháp lý, lệ phí khác. + Lệ phí hành chính: Là các khoản lệ phí phát sinh gắn liền với hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính như: Lệ phí đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhân khẩu, lệ phí sao y các giấy tờ... + Lệ phí pháp lý: Là những loại lệ phí phải trả cho việc đảm bảo về mặt pháp lý nào đó của các tổ chức, cá nhân. Nói cách khác là lệ phí trả cho việc cung cấp các dịch vụ pháp lý của các cấp chính quyền nhà nước. Loại lệ phí này có khá nhiều như: Lệ phí công chứng, xác nhận các loại giấy tờ, quyền lợi của công dân; lệ phí trước bạ các loại trong việc xác lập quyền sở hữu tài sản khi thừa kế; mua, bán theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng như: Lệ phí trước bạ ôtô, xe máy, tàu thuyền, nhà đất... Lệ phí làm chứng, đảm bảo tính hợp pháp, như lệ phí công chứng ký kết hợp đồng, công chứng mua bán
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 19 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 tài sản, công chứng thừa kế di chúc, công chứng các loại văn bằng, chứng chỉ... Lệ phí xác lập, bảo vệ quyền lợi công dân như lệ phí đăng ký kết hôn, lệ phí khai sinh, lệ phí tòa án... + Các loại lệ phí khác: Đó là các loại lệ phí phải trả khi được hưởng các nguồn lợi của quốc gia như lệ phí bay qua bầu trời, lệ phí sử dụng lãnh hải, lệ phí khai thác tài nguyên thiên nhiên... Lệ phí chỉ có một số cơ quan thuộc bộ máy nhà nước thu nên chỉ có duy nhất lệ phí của Nhà nước, do đó lệ phí của Nhà nước cũng đồng thời là lệ phí ngân sách nhà nước. 1.1.3. Nguyên tắc xác lập phí, lệ phí Khi ban hành một loại phí, lệ phí nào đó, cần phải xem xét, cân nhắc những nội dung cơ bản như tên gọi, đối tượng nộp (phạm vi áp dụng), mức thu, cơ chế quản lý… những nội dung này được xác lập dựa trên những nguyên tắc nhất định. 1.1.3.1. Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của phí, lệ phí được thể hiện qua tên gọi, đối tượng thu nộp phí, lệ phí. Tên gọi của phí, lệ phí thông thường gắn liền với tên gọi của hàng hóa, dịch vụ được thu phí, lệ phí. Đối tượng nộp phí, lệ phí thể hiện phạm vi áp dụng, đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ hàng hóa, dịch vụ do tổ tức, cá nhân được phép cung cấp và thu phí, lệ phí. Do vậy, đối tượng nộp có thể là tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu về hưởng lợi từ hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước hay tư nhân cung cấp được phép thu phí, lệ phí. Phí, lệ phí được đề cập đến trong luận văn là những loại phí, lệ phí thuộc NSNN, không bao gồm phí của tư nhân. Không áp dụng đối với các loại phí, lệ phí như:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 20 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 - Các loại phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác. - Hội phí của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, câu lạc bộ như: Đảng phí, Công đoàn phí, Đoàn phí, hội phí của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam… - Cước phí vận tải, cước phí bưu chính viễn thông, phí thanh toán, chuyển tiền của các tổ chức tín dụng. 1.1.3.2. Thẩm quyền ban hành, quy định về phí, lệ phí Phí, lệ phí gắn với hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị mà Nhà nước quản lý, với phạm vi rộng từ Trung ương tới cơ sở, mức độ ảnh hưởng của các loại hàng hóa, dịch vụ thu phí, lệ phí khác nhau là khác nhau về lĩnh vực, về không gian và thời gian. Chính vì vậy, để thống nhất các loại hình cung cấp được thu phí, lệ phí trên toàn quốc thì danh mục phí, lệ phí phải do Quốc hội thông qua. Còn các nội dung như đối tượng áp dụng thu, mức thu, cách thức tổ chức thu nộp của từng loại phí, lệ phí cụ thể không nhất thiết Quốc hội phải thông qua mà để các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trực tiếp tới loại phí, lệ phí đó ban hành và phải phù hợp với việc phân cấp quản lý nhà nước. Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Danh mục phí và lệ phí bao gồm 73 thứ phí, 42 thứ lệ phí. Chính phủ quy định chi tiết danh mục phí và lệ phí bao gồm 158 thứ phí và 126 thứ lệ phí. Danh mục này được thống nhất trên toàn quốc, các ngành, các cấp không được tự ý bổ sung thêm vào danh mục phí, lệ phí. 1.1.3.3. Về mức thu phí, lệ phí
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 21 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Tùy thuộc vào mức quan trọng, số thu lớn hay nhỏ, mức ảnh hưởng tới việc quản lý kinh tế- xã hội mà sẽ do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay Bộ Tài chính ban hành. Chính phủ quy định đối với một số loại phí quan trọng, có số thu lớn, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là cấp tỉnh) quy định đối với một số loại phí gắn với đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Bộ Tài chính quy định đối với các loại phí còn lại áp dụng thống nhất trong cả nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí không được ủy quyền cho cơ quan cấp dưới quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của mình. Mức thu phí: Mức thu phí được xác định dựa trên mức đầu tư cho hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cần thu phí; thời gian dự định thu phí. Thời gian hợp lý để thu hồi vốn đầu tư thực hiện các dịch vụ thu phí căn cứ vào đánh giá khả năng thu phí, hiệu quả thu phí, vốn đầu tư và nhu cầu cần thu hồi vốn đầu tư để thực hiện dịch vụ thu phí, được xác định (dự kiến) trong đề án thu phí. Các khoản chi làm căn cứ xác định mức thu phí bao gồm: + Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc... hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ công việc quy định thu phí. + Chi phí vật tư, nguyên nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện công việc quy định thu phí. + Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp liên quan tới tiền lương, tiền công theo chế độ quy định.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 22 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 + Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản bảo hiểm khác liên quan tới người lao động thực hiện công việc quy định thu phí theo chế độ quy định. + Các chi phí khác trực tiếp phục vụ công việc quy định thu phí. Mức thu lệ phí Lệ phí chỉ có ở khu vực nhà nước, tư nhân không có lệ phí, không vì mục tiêu bù đắp vốn đầu tư cho cá dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Chính vì vậy, mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổ chức được thu phí, lệ phí có trách nhiệm xây dựng mức thu kèm theo văn bản đề nghị thu lệ phí gửi Bộ Tài chính để Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét ban hành. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ. 1.1.3.4. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí (1) Tiền thu phí, lệ phí phải được quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định sau đây: - Loại phí, lệ phí do cơ quan thuế trực tiếp thu theo đối tượng nộp phí, lệ phí trực tiếp nộp tiền vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương nơi thu theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp Kho bạc Nhà nước chưa tổ chức thu tiền phí, lệ phí trực tiếp từ các đối tượng nộp thì cơ quan thuế có thể thu tiền phí, lệ phí thay và cuối ngày phải làm thủ tục nộp hết số tiền phí, lệ phí đã thu trong ngày vào NSNN. - Loại lệ phí do cơ quan, tổ chức khác (ngoài cơ quan thuế) tổ chức thu thì cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí được mở tài khoản "tạm giữ tiền phí, lệ phí" tại Kho bạc Nhà nước nơi thu (trừ một số trường hợp cá biệt được quy
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 23 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 định khác) để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí căn cứ vào số tiền phí, lệ phí thu được nhiều hay ít mà định kỳ hàng ngày, 5 ngày hoặc dài nhất là 10 ngày một lần, các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp thu phí, lệ phí) hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp thà nước hoạt động công ích (đối với doanh nghiệp thà nước hoạt động công ích thu phí, lệ phí). (2). Về việc quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí được quy định cụ thể tại điều 11, điều 12 và điều 13 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/06/2002 theo nguyên tắc sau : Đối với các khoản thu phí - Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, là khoản thu không thuộc NSNN. Số tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước trên kết quả thu phí. - Phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, là khoản thu của NSNN, được quản lý, sử dụng như sau: + Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí đã được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thực hiện thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào NSNN. + Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí chưa được NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 24 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp vào NSNN. + Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí được ủy quyền thu phí ngoài chức năng nhiệm vụ thường xuyên thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần tiền phí còn lại phải nộp vào NSNN. Đối với khoản thu lệ phí Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc NSNN. Tổ chức thực hiện thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào NSNN. Trong trường hợp ủy quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại một phần trong số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, phần lệ phí còn lại phải nộp vào NSNN. Phần tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được hàng năm. Tỷ lệ phần trăm (%) này được xác định như sau: Dự toán cả năm về chi phí cần thiết cho việc thu phí, lệ phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định Tỷ lệ % = X 100% Dự toán cả năm về phí, lệ phí thu được (3). Số tiền phí, lệ phí để lại được quản lý, sử dụng như sau : - Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thực hiện quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo quy định hiện hành của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. - Đối với tổ chức khác thu phí, lệ phí, số tiền phí, lệ phí để lại được chi dùng cho các nội dung sau:
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 25 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 + Chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành. + Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí như : văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành. + Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí. + Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí. + Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập hai quỹ khen thưởng và phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện. (4). Phần tiền phí, lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước được phân chia cho các cấp ngân sách và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với phí thuộc NSNN mà tiền phí thu được được Nhà nước đầu tư trở lại cho đơn vị thì việc quản lý, sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích đầu tư trở lại và cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Phí, lệ phí có tính trực thu, người muốn nhận được hàng hóa, dịch vụ công cộng phải trả tiền theo mức của nhà nước quy định, có tính chất bắt buộc nhằm quản lý xã hội, do đó cần thiết phải đặt ra vấn đề miễn giảm, đặc biệt là phí, lệ phí có tính chất thuế và có tính xã hội cao như học phí, viện phí… 1.1.3.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí theo quy định như sau: Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc NSNN
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 26 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 - Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí, cụ thể : + Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc Trung ương, tỉnh hoặc cấp tương đương quản lý, đăng ký với Cục thuế tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. + Tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc quận, huyện, xã, thị trấn, xã, phường hoặc cấp tương đương quản lý và cá nhân thu phí, lệ phí đăng ký với Chi cục thuế quận, huyện. Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí, lệ phí thì phải thông báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc định chỉ thu phí, lệ phí. - Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí, lệ phí trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo để theo dõi, quản lý. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. - Trường hợp pháp luật quy định tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thực hiện nộp tiền phí, lệ phí vào NSNN theo thông báo của cơ quan thuế thì trình tự, thủ tục nộp NSNN được thực hiện như sau : + Nhận được tờ khai thu, nộp phí, lệ phí của tổ chức, cá nhân thu gửi tới, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra tờ khai và thông báo cho cơ quan thu phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước quy định. + Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí làm thủ tục nộp NSNN. Thời hạn nộp tiền phí, lệ phí vào NSNN của tháng chậm nhất không quá 15 ngày của tháng tiếp theo. Trong
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 27 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 trường hợp đã đến thời hạn nộp phí, lệ phí vào NSNN mà chưa nhận được thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí chủ động nộp phí, lệ phí vào NSNN theo tờ khai; trường hợp nộp thừa thì được trừ vào số phí, lệ phí phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. + Việc quyết toán phí, lệ phí thuộc NSNN thực hiện cùng thời gian với việc quyết toán NSNN. Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp NSNN. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính đối với từng loại phí, lệ phí. Đối với tổ chức, cá nhân thu phí không thuộc NSNN Tổ chức, cá nhân thu phí phải đăng ký kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành, cụ thể như sau : - Đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành về mã số đối tượng nộp thuế - Kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các văn bản quy định, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. 1.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.2.1. Nội dung, quy trình quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN 1.2.1.1. Lập dự toán thu phí, lệ phí Dự toán là một khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế . Trong bất kỳ cơ chế nào cũng dùng dự toán làm công cụ quản lý. Trong cơ chế thị
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 28 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 trường, công cụ dự toán phải thể hiện tính khoa học, nhạy bén, chính xác đòi hỏi người quản lý phải biết vận dụng đầy đủ các quy luật kinh tế khách quan. Dự toán thu phí, lệ phí là một bộ phận không thể tách rời của dự toán thu ngân sách. Dự toán thu là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho các hoạt động trong kỳ kế hoạch. Việc tính toán chính xác dự toán thu có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện dự toán chi của ngân sách, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống xã hội trong một thời kỳ kế hoạch. Đây là khâu đầu tiên mang tính chất định hướng có vai trò rất quan trọng trong quản lý các khoản thu ngân sách. - Căn cứ xây dựng dự toán Dự toán thu phí, lệ phí là một bộ phận của dự toán tài chính tổng hợp. Vì vậy, khi xây dựng dự toán thu phí, lệ phí cần phải dự trên một số căn cứ sau đây: + Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; + Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. + Chính sách chế độ thu hiện hành của Nhà nước. + Số kiểm tra về dự toán thu thuế do cơ quan có thẩm quyền thông báo. + Kết quả thu phí, lệ phí năm trước, số liệu thống kê qua các năm. + Thực tế hoạt động của các yếu tố trên thị trường có ảnh hưởng đến thu phí, lệ phí. - Quy trình lập dự toán thu phí, lệ phí Lập dự toán thu phí, lệ phí là việc xác định các chỉ tiêu của dự toán thu và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Xét về mặt kỹ thuật
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 29 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 nghiệp vụ, lập dự toán thu phí, lệ phí chính là quá trình dự đoán, tính toán và tổ chức động viên nguồn thu phí, lệ phí cho NSNN. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thực hiện các khoản thu phí, lệ phí phải tổ chức lập dự toán thu phí, lệ phí trong phạm vi nhiệm vụ được giao và gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan tài chính các cấp địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp. Cơ quan tài chính tổng hợp, lập dự toán trình UBND cùng cấp. Nội dung lập dự toán gồm: + Đánh giá tình hình thực hiện thu chi năm trước từ đó phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình thực hiện, những tồn tại bổ sung sửa đổi. + Lập kế hoạch thu phí, lệ phí cho năm kế hoạch được xác định theo Mục lục ngân sách. Việc lập kế hoạch căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu phí, lệ phí... Dự toán được xác định bằng công thức: Dự toán = Đối tượng thu x Mức thu x Thời hạn thu Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài chính đồng cấp. Cơ quan thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý. 1.2.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí Tổ chức thực hiện dự toán là giai đoạn tiếp theo của việc lập dự toán. Đây là giai đoạn có tầm quan trọng quyết định đến phấn đầu hoàn thành các chỉ tiêu của dự toán đã được giao. Việc tổ chức thực hiện dự toán thuế cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ với sự chỉ đạo sát sao của cấp chính quyền cũng như các ngành, chức năng liên quan.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 30 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Trong quá trình thực hiện thu phí, lệ phí, các cơ quan thu, cơ quan Kho bạc nhà nước, các đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách phải thực hiện thu, nộp theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí: - Xây dựng dự toán thu theo quý, năm - Tính mức thu, nộp và ra thông báo thu, nộp - Tổ chức thu phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật và thông báo công khai các quy định của pháp luật về phí, lệ phí tại nơi thu phí, lệ phí. - Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kê khai nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của chế độ thu, nộp và sử dụng. Thông báo cho đối tượng nộp phí, lệ phí về số tiền phí, lệ phí phải nộp, thời hạn nộp theo đúng quy định. Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp đầy đủ chứng từ thu tiền, ghi đúng số tiền đã thu cho người nộp. Về chứng từ thu, Bộ Tài chính ủy nhiệm cho Cục trưởng cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức in, thống nhất phát hành các loại chừng từ thu các loại phí, lệ phí phát sinh tại địa bàn. - Trực tiếp tập trung các khoản thu phí, lệ phí theo quy định và nộp vào Kho bạc Nhà nước đầy đủ kịp thời. 1.2.1.3. Quyết toán thu phí, lệ phí Quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình quản lý ngân sách, phản ánh đầy đủ chính xác các nguồn tài chính của đơn vị mình và tình hình sử dụng nguồn vốn đó. Báo cáo quyết toán là căn cứ để đơn vị, cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan tài chính kiểm tra việc lập dự toán và phân tích tình hình chấp hành ngân sách nhà nước của đơn vị mình. Trên cơ sở đó tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ tài chính để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời giúp cơ quan chủ quản cấp
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 31 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm được đầy đủ. Các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán năm theo đúng kiểu mẫu báo cáo kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra quyết toán. Thời gian gửi báo cáo quyết toán không chậm quá 40 đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo. Thời gian duyệt báo cáo quyết toán không quá 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo quyết toán. Cơ quan chủ quản phải chủ trì tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán cho đơn vị. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc kê khai thu, nộp, sử dụng và quyết toán phí, lệ phí của cơ quan thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. 1.2.2. Yêu cầu đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN 1.2.2.1. Đối với công tác quản lý thu các khoản phí thuộc NSNN - Tất cả các khoản thu phí phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mới được phép thu. Các đơn vị hoạt động trực tiếp không được tự tiện quy định các khoản thu phí. - Mức thu phí phải theo quy định của Nhà nước. Nhà nước quy định "giá - phí", tức là ban hành mức thu phí cho tất cả các khoản thu phí. Tùy theo từng loại hoạt động dịch vụ mà mức thu phí có thể được quy định cụ thể (quy định cứng), hoặc quy định khung giá để đơn vị vận dụng (quy định mềm). - Tất cả các khoản thu phí đều phải có hóa đơn, chứng từ, vé... và phải có phần cuống lưu để tiện cho công tác kiểm tra, kiểm soát. Đối với các khoản thu phí nộp 100% vào NSNN cần dùng biên lai hoặc vé do cơ quan thuế in ấn, phát hành và nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước. Các khoản thu được cũng phải dùng biên lai thu phí của ngành thuế và ghi chép, phản ánh đầy đủ vào hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán như nguồn kinh phí được NSNN cấp theo quy
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 32 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 định. Đồng thời, đối với phần phí nộp vào NSNN không điều tiết cho các cấp ngân sách, mà phí phát sinh ở cấp nào thì cấp đó được hưởng 100%. 1.2.2.2. Đối với công tác quản lý thu lệ phí - Lệ phí chỉ có một số cơ quan thuộc bộ máy NSNN mới được phép thu, các đơn vị tổ chức khác không thuộc bộ máy NSNN mà có các khoản thu thì đó là khoản thu phí, không phải khoản thu lệ phí. Sự được phép thu lệ phí của các cơ quan, đơn vị phải được quy định bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền. - Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, phù hợp với thông lệ quốc tế. - Các khoản thu lệ phí phải có biên lai, chứng từ, tem... do Tổng cục thuế Nhà nước phát hành và phải có cuống lưu để tiện kiểm tra, kiểm soát và quản lý. - Về nguyên tắc, số thu lệ phí phải nộp 100% vào NSNN của các cấp chính quyền. Do đó, số thu về lệ phí cần phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước hoặc kho bạc nhà nước ủy nhiệm cho cơ quan thu bằng văn bản. - Các cơ quan đơn vị thu lệ phí phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đăng ký, thực hiện theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán, thực hiện hành thu, thanh quyết toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định. - Lệ phí là một khoản thu phải được cân đối trong dự toán thu - chi của NSNN các cấp. Công tác thu lệ phí phải đảm bảo công bằng, hợp lý, chặt chẽ và hiệu quả, tránh mọi hiện tượng lãng phí, tiêu cực trong quản lý thu - chi lệ phí. 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 33 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 1.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN làm tăng nguồn thu cho NSNN, bù đắp các chi phí Nhà nước đã đầu tư cho lĩnh vực tạo ra HHDV công cộng. Nhà nước nắm vai trò trọng yếu trong các lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc đầu tư không hiệu quả do chúng đòi hỏi lượng vốn lớn mà hiệu quả trực tiếp mang lại không cao như đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, sân bay bến cảng, hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình văn hóa, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sân vận động, nhà thi đấu, các công trình y tế, giáo dục... Việc đầu tư cũng nhằm tạo ra các công trình phúc lợi nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội bao gồm: Đầu tư để hình thành, đầu tư để bảo vệ, đầu tư để duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp và tái tạo nhằm duy trì và nâng cao chất lượng cũng như số lượng các công trình công cộng với mục đíchđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với chức năng vai trò của mình, Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất trong việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài việc đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo ra các hàng hóa tư nhân thì việc đầu tư phát triển các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở hạ tầng tạo ra các hàng hóa, dịch vụ công cộng. Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, quyết định để đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về các lĩnh vực này. Những người được hưởng lợi ích từ các hàng hóa, dịch vụ công cộng do Nhà nước đầu tư phải trả chi phí. Thu phí là thu hồi toàn bộ hay một phần chi phí mà Nhà nước đã bỏ ra đầu tư. Thu phí tạo ra kinh phí để duy trì, bảo dưỡng, duy tu và tái tạo các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo cho các công trình này phát huy tác dụng lâu đài và đạt hiệu quả cao nhất. Xét về phía người nộp phí luôn gắn liền với việc được hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Những dịch vụ này đã mang lại lợi ích rất lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (vận chuyển thuận lợi
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 34 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 nguyên vật liệu, sản phẩm, nhận các thông tin nhanh chóng, đầy đủ... cũng như phục vụ sinh hoạt hàng ngày của đông đảo các tầng lớp nhân dân như đi lại, học hành, thông tin...) trong khi đó chỉ phải nộp một phần rất nhỏ chi phí cho Nhà nước để cung cấp các dịch vụ công cộng đó. Nhà nước cung cấp càng nhiều dịch vụ công cộng thì sản xuất kinh doanh càng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, Thu phí làm tăng thu cho NSNN, từ đó làm tăng khả năng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ công cộng, đặc biệt là sản xuất ra các dịch vụ công cộng hữu hình. Đồng thời, thu lệ phí cũng là nguồn thu thường xuyên và đáng kể đối với ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy, việc quản lý tốt và nâng cao được hiệu quả trong công tác thu phí, lệ phí thuộc NSNN là rất quan trọng và cần thiết để huy động nguồn thu cho NSNN, trang trải các chi phí Nhà nước đã đầu tư khi thực hiện cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng. 1.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN góp phần thực hiện tốt công bằng xã hội. Thu phí góp phần thực hiện công bằng xã hội. "Ai được hưởng lợi thì phải trả chi phí" là một trong những tiêu chí có tính nguyên tắc thể hiện sự công bằng về mặt kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Những người được hưởng lợi từ xã hội mang lại phải trả chi phí là một tất yếu khách quan vì mặc dù là hàng hóa, dịch vụ công cộng nhưng không có nghĩa là tất cả mọi người dân đều được hưởng chung, mà tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chỉ có một số nhất định nào đó được hưởng. Mục tiêu quan trọng của xã hội là ở chỗ: Phải làm sao để có ngày càng nhiều người dân được hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng. Cũng như thu phí trên đây, người nộp lệ phí là người được hưởng các dịch vụ cụ thể từ phía Nhà nước. Được hưởng lợi và phải trả chi phí là tất yếu
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 35 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 khách quan. Vấn đề còn lại là ở chỗ, mức lệ phí sao cho phù hợp, không phải là gánh nặng cho nhân dân. Việc quản lý thu phí, lệ phí đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo được các yêu cầu và mục tiêu nêu trên. Những người nào được thừa hưởng lợi ích từ các dịch vụ có thu phí, lệ phí phải nộp nhiều phí, lệ phí cho Nhà nước, ngược lại những người được hưởng ít hơn hoặc không được nộp thì chỉ phải nộp ít hơn hoặc không phải nộp. Nếu công tác quản lý thu phí, lệ phí không được tập trung chú trọng và hiệu quả thấp thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ mà công dân có được từ các dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp. 1.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN gópphần nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc khai thác, hưởng thụ các dịch vụ công cộng. Việc hưởng lợi phải trả chi phí còn mang ý nghĩa quan trọng hơn ở chỗ, giúp cho người dân có ý thức tôn trọng các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng, của xã hội. Họ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, sử dụng và thụ hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng do xã hội cung cấp, tránh tình trạng hưởng thụ các hàng hóa, dịch vụ công cộng không phải trả tiền nên dẫn đến việc sự dụng phí phạm, lãng phí, coi thường các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Kết cục là các hoạt động này bị xuống cấp. 1.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN giúp nhà nước tăng cường sự quản lý và kiểm soátcó hiệu quả hơn các hoạt động xã hội theo khuôn khổ pháp luật. Việc thu phí khi thụ hưởng các hàng hóa, dịch vụ công cộng là cần thiết, nó góp phần giúp Nhà nước quản lý về mặt kinh tế tài chính với khoản thu phí nhằm tăng cường nguồn thu cho NSNN. Mặc dù vậy cũng cần chống tư tưởng quá lạm dụng, thị trường hóa các hoạt động văn hóa công cộng, chỉ vì lợi ích
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 36 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 vật chất của một số người nào đó mà quy định các khoản thu tràn lan, tùy tiện, mất đi sự công bằng xã hội và các ý thức tốt đẹp về giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội. Các dịch vụ có thu lệ phí chủ yếu là sự bảo đảm về mặt hành chính, pháp lý của Nhà nước cho các đối tượng, đưa các hoạt động của xã hội đi vào khuôn khổ pháp luật... Do vậy, nếu các dịch vụ của Nhà nước thuận tiện, mức lệ phí hợp lý thì không những Nhà nước quản lý được các hoạt động xã hội mà người dân cũng tự giác thực hiện những hoạt động theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nâng cao hiệu quả quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN còn đảm bảo quản lý, kiểm soát và điều tiết được việc tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cũng như việc thu, nộp và sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí. Nếu không cú trọng đến nội dung này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng thu phí, lệ phí tràn lan, tùy tiện; nguồn thu phí, lệ phí không được nộp đầy đủ hoặc sử dụng không đúng mục đích, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, thất thu cho NSNN cũng như giảm hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Quan nghiên cứu, phân tích những vấn đề về phí, lệ phí đã thấy được khái niệm, đặc điểm, bản chất và yêu cầu công tác quản lý thu phí, lệ phí. Đồng thời, các phân tích nêu trên cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện hiện nay, việc xem xét, nghiên cứu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý phí, lệ phí thuộc NSNN là rất quan trọng. Đây là những vấn đề có tính chất lý luận khi nghiên cứu cũng như vận dụng vào việc đánh giá, tổng hợp, phân tích tình hình, thực trạng công tác quản lý thu phí và lệ phí trong thời gian qua trên địa bàn quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội, vấn đề được đề cập đến trong nội dung của chương 2 tiếp theo.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 37 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY THU THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN Ở QUẬN TÂY HỒ 2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội quận Tây Hồ Tây Hồ là quận được thành lập theo Nghị Định số 69/CP của Chính phủ ngày 28/10/1995. Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội với diện tích 24,0 km2; dân số khoảng 138.204 người (năm 2009) Tây Hồ gồm có 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô. Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 38 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%. Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện, quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long (CIPUTRA) và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây. Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường Phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đào truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duỵêt đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủa trong việc thực hiện Nghị quyết. Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 39 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung. 2.1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế, phí, lệ phí thuộc NSNN ở quận Tây Hồ Chi cục thuế Tây Hồ được thành lập theo quyết định số 1205/TC/QĐ- TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ Tài chính và chính thức hoạt động từ 01/01/1996. Xuất phát điểm là một Chi cục nhỏ, đồng hành cùng sự phát triển không ngừng về mọi mặt chính trị, kinh tế của quận Tây Hồ, Chi cục thuế luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế thành phố Hà Nội, của Quận ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các đoàn thể trong quận, sau 15 năm Chi cục thuế Tây Hồ đã có những bước tiến và thành tựu vượt bậc trong mọi mặt công tác. Về tổ chức bộ máy của Chi cục: Khi mới thành lập, Chi cục có 50 cán bộ công chức. Hiện nay, tổng số cán bộ công chức của Chi cục là 101 đồng chí được chia làm 11 đội thuế và 1 bộ phận ấn chỉ và một cửa. Cán bộ chủ chốt gồm có: + Chi cục trưởng: 01 đồng chí. + Phó chi cục trưởng : 03 đồng chí. + Đội trưởng và đội phó : 19 đồng chí.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 40 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi cục: Trong đó, Đội thu phí, lệ phí trước bạ và thu khác: gồm 7 đồng chí. Đội này có nhiệm vụ chính là giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản(sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý. Các nhiệm vụ cụ thể của đội bao gồm: 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn; CHI CỤC TRƯỞNG Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Có 11 đội thuế và 1 bộ phận ấn chỉ và 1 cửa: 1. Đội thu phí, lệ phí trước bạ và thu khác 2. Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế 3. Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế 4. Đội hành chính- nhân sự-tài vụ-văn thư 5. Đội kiểm tra thuế 6. Đội kiểm tra nội bộ 7. Đội kê khai kế toán thuế tin học và nghiệp vụ dự toán 8. Đội thuế liên phường Quảng An - Tứ Liên 9. Đội thuế liên phường Xuân La - Phú Thượng 10.Đội thuế liên phường Bưởi - Nhật Tân 11.Đội thuế liên phường Yên Phụ - Thụy Khuê 12. Bộ phận ấn chỉ và 1 cửa
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 41 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 2. Tiếp nhân hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác. 3. Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo; 4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên địa bàn quản lý; 5. Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm; 6. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội; 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao. Trong những năm qua, tập thể Chi cục thuế đã xuất sắc giành được những bằng khen, giấy khen của các cấp lãnh đạo. Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009. Được UBND quận 6 lần công nhận là đơn vị xuất sắc, lá cờ đầu phong trào thi đua của quận. Với đặc đểm kinh tế quận, và đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động sáng tạo, Chi cục thuế Tây Hồ đã thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thu được đề cập đến sau đây. 2.1.3. Tình hình thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua Trong những năm vừa qua, tình hình thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của quận và xây dựng một nền tài chính lành mạnh, số thu ngân
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 42 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 sách của quận đã thực hiện được trong mấy năm qua được phản ánh trên bảng tổng hợp số thu (bảng 1). Bảng 1: Tổng hợp số thu ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ qua các năm Đvt: triệu đồng STT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số 317.166 316.896 533.996 Tổng thu trừ tiền SDĐ 266.886 297.092 433.113 1 Thuế CTN-DV-NQD 151.375 131.607 176.730 Thuế GTGT 73.309 79.933 125.215 Thuế TNDN 69.773 44.101 41.106 Thuế TTĐB 306 435 619.608 Thuế Tài nguyên Thuế môn bài 4.636 5.027 6.132 Thu khác 3.351 2.111 3.656 2 Lệ phí trước bạ 56.927 76.749 133.337 3 Thuế SDĐ NNghiệp 15 31 4 Thuế nhà đất 5.753 9.251 9.385 5 Thuế chuyển quyền SDĐ 31.122 6.002 272 6 Tiền sử dụng đất 50.280 19.804 100.883 7 Thu tiền bán nhà thuộc SHNN 8 Thu tiền thuê đất 11.117 29.089 38.057 9 Thuế TNCN 4.741 35.076 66.749 10 Thu phí và lệ phí 4.869 8.623 8.580
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 43 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 11 Thu khác ngân sách 39 12 Thu phí xăng dầu 13 Các khoảnthu tại xã 967 625 (Nguồn:Đội KK-KT Thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán,C.C.ThuếTây Hồ) Qua bảng tổng hợp số thu qua các năm cho thấy: Số thu qua các năm liên tục tăng nhanh. Nếu năm 2008 tổng thu đạt 317.166 triệu đồng bằng 70% so với dự toán và chỉ bằng 63% so với năm trước; năm 2009 tổng thu đạt 316.896 triệu đồng, bằng 110% so dự toán và gần bằng 100% so với năm trước; tốc độ tăng thu bình quân 5 năm đạt 133%, tốc độ tăng năm 2009 so 2004 là 408%, thì tới năm 2010, tổng thu đạt 533.996 triệu đồng đạt 154,5% so với dự toán pháp lệnh, và đạt 152,5% so dự toán phấn đấu, bằng 170,8% so với cùng kỳ. Trong khi năm 2010, Chi cục thuế quận Tây Hồ được UBND thành phố và Cục thuế TP Hà Nội giao dự toán thu 351.713 triệu đồng (trong đó tiền đấu giá SD đất 80 tỷ đồng; thuế CTN NQD là 137.800 triệu đồng; lệ phí trước bạ 64.000 triệu đồng, phí và lệ phí 5.250 triệu đồng, các sắc thuế khác 64.663 triệu đồng). Xác định trong năm 2010, nguồn thu trên địa bàn sẽ có nhiều biến động lớn do hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi tác động suy thoái chung của nền kinh tế. Để đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện dự toán, Chi cục thuế Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch và tổ chức một số biện pháp trọng yếu, tập trung vào một số nguồn thu quan trọng; tham mưu cho HĐND, UBND quận Tây Hồ, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách quận trong việc đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm khai thác nguồn thu, đặc biệt là thu nợ đọng thuế, các khoản thu còn phải thu theo tờ khai quyết toán thuế, thu theo kết luận kiểm tra và các khoản thuế truy thu, phạt vi phạm về thuế. Kết quả thực hiện năm 2010 cụ thể như sau:
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 44 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 Bảng 2: Kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2010 Đvt: triệu đồng Nội dung Số thu Tỷ lệ so với DTPL Tỷ lệ so cùng kỳ 2009 Tổng số 533.990 154,5% 170,8% Thuế CTN-DV-NQD 176.730 128,3% 134,2% Thu môn bài 6.130 128,2% 121,6% Thuế nhà đất 9.385 117,3% 101,4% Tiền thuê đất 38.057 253,7% 130,8% Lệ phí trước bạ 133.337 208,3% 173,7% Thuế CQ sử dụng đất 272 4,5% Thu tiền sử dụng đất 100.883 121,5% 509,3% phí, lệ phí 8.580 161,9% 99,9% Thuế TNCN 66.746 204,7% 212.0% (Nguồn:Đội KK-KTT-TH&THNVDT Chicục thuế TâyHồ) Để có được kết quả đó, là do những nguyên nhân sau: - Về kinh tế: Năm 2010, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của giá cả, thị trường, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. - Về công tác chỉ đạo điều hành thu: Trong năm 2010, Chi cục thuế được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế Hà Nội, Quận ủy, HĐND, UBND, ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách quận, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đoàn thể trong quận. - Về nguyên nhân chủ quan: Ngay từ tháng 12 năm 2009, Chi cục thuế đã tham mưu cho UBND quận triển khai giao dự toán cho các phường theo
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 45 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và sớm ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách quận năm 2010. Lãnh đạo Chi cục cụ thể hóa trách nhiệm, giao nhiệm vụ thu cho từng đội thuế, từng cán bộ thuế theo từng quý, từng tháng. Tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Theo bảng số liệu lịch sử qua các năm tính đến năm 2009, tốc độ tăng thu bình quân 5 năm của C.C.T Tây Hồ là 133%, tốc độ tăng năm 2009 so với năm 2004 là 408%. Trong đó, số thu về lệ phí trước bạ có tốc độ tăng thu bình quân 5 năm là 151%, tốc độ tăng 2009 so với năm 2004 là 790%, số thu về phí, lệ phí tăng tương ứng là 155% và 903%. Đây quả thực là những con số ấn tượng, để thấy được rõ hơn về tình hình và thực trạng công tác quản lý thu phí, lệ phí trong thời gian qua trên địa bàn quận, vấn đề sẽ được đề cập đến trong nội dung 2.2 như sau. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ 2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN trên địa bàn Theo quy định và thực tế tại địa bàn, các đơn vị được phân cấp quản lý thu phí, lệ phí thuộc NSNN bao gồm: 1. Chi cục thuế quận: thu Lệ phí trước bạ. Trong thời gian qua, Chi cục thuế quận đã thực hiện việc quản lý thu Lệ phí trước bạ theo điều 8 chương II, Nghị định 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 về Lệ phí trước bạ của Chính phủ quy định quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan thuế, thực hiện theo Nghị định 47/2003/NĐ-CP, và 80/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện tài chính 46 Sinh viên: Doãn Thị Hằng Lớp: CQ45/02.01 - Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ thực hiện việc kê khai lệ phí trước bạ theo đúng quy định . - Kiểm tra hồ sơ, tài liệu kê khai và đánh giá thực trạng tài sản để xác định giá tính lệ phí trước bạ. Trong trường hợp tài sản không có hoá đơn mua, bán hợp pháp hoặc trị giá tài sản ghi trên hoá đơn không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế căn cứ vào biểu giá tính lệ phí trước bạ của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định để tính lệ phí trước bạ. Trường hợp biểu giá chưa có quy định cụ thể thì cơ quan thuế căn cứ vào giá loại tài sản tương ứng để xác định giá tính lệ phí trước bạ. - Tính và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản kê khai lệ phí trước bạ về số tiền lệ phí trước bạ phải nộp, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc tài sản hợp pháp và tài liệu kê khai lệ phí trước bạ của tổ chức, cá nhân gửi đến, cơ quan thuế phải ra thông báo nộp lệ phí trước bạ cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Nếu quá thời hạn nộp lệ phí ghi trên thông báo mà tổ chức, cá nhân đó chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số tiền lệ phí trước bạ và số tiền phạt chậm nộp. Thời hạn tính phạt chậm nộp lệ phí trước bạ tính kể từ sau ngày phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp lệ phí trước bạ của cơ quan thuế. - Xử lý vi phạm hành chính đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm chế độ kê khai, nộp lệ phí trước bạ quy định tại Điều 7 Nghị định 47/2003/NĐ-CP và giải quyết khiếu nại về lệ phí trước bạ theo thẩm quyền quy định tại Điều 11 Nghị định này hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.