SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03i
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... iv
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NHTM...3
1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM .............................3
1.1.1. Khái niệm và bản chất của nợ quá hạn............................................3
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH.........................................................3
1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng ...........................................3
1.1.2.2. Nguyên nhân từ phía NH.........................................................6
1.1.2.3. Các nguyên nhân khác .............................................................8
1.1.3. Ảnh hưởng của NQH .................................................................. 10
1.1.3.1. Đối với NH ........................................................................... 10
1.1.3.2. Đối với khách hàng ............................................................... 11
1.1.3.3. Đối với nền kinh tế ................................................................ 12
1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH......................................... 13
1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM........................... 20
1.2.1. Nguyên tắc xử lý NQH................................................................ 20
1.2.1.1. Khai thác triệt để khả năng trả nợ của KH ............................ 20
1.2.1.2. Tối đa hóa khả năng trả nợ................................................... 21
1.2.2. Biện pháp xử lý NQH.................................................................. 22
1.2.2.1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ..................................................... 22
1.2.2.2. Chuyển sang NQH .............................................................. 24
1.2.2.3. Thanh lý tài sản đảm bảo..................................................... 24
1.2.2.4. Bán nợ ................................................................................ 25
1.2.2.5. Xử lý bằng dự phòng rủi ro.................................................. 26
1.2.2.6. Sử dụng giải pháp pháp lý để xử lý nợ.................................. 26
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ quá hạn của NHTM................. 27
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới xử lý nợ quá hạn của NHTM ....................... 28
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan .................................................................. 28
1.2.4.2. Nhân tố khách quan............................................................... 29
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03ii
1.3. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của NHTM một số nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................ 30
1.3.1. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới...... 30
1.3.2. Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam .............................. 33
Kết luận chương 1 ..................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝNỢ QUÁ HẠN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG-
CHI NHÁNH NAM ĐỊNH......................................................................................................... 35
2.1. Khái quát về NH TMCP Công Thương- Chi nhánh Nam Định.............. 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương– Chi
nhánh Nam Định..................................................................................... 35
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương – chi nhánh Nam Định. ............................................. 38
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn........................................................ 38
2.1.2.2. Hoạt động cho vay .............................................................. 39
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác.................................................... 41
2.1.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh.......................................... 42
2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương chi nhánh Nam định .................................................................... 43
2.2 .1.1. Tình hình dư nợ tại chi nhánh............................................... 43
2.2.1.2. Thực trạng NQH tại NHTMCP Công Thương – chi nhánh
Nam Định ......................................................................................... 47
2.2.2. Thực trạng xử lý nợ quá hạn tại NH TMCP Công Thương- chi
nhánh Nam Định..................................................................................... 53
2.2. Đánh giá chung về công tác xử lý NQH tại NH TMCP Công Thương
– chi nhánh Nam Định ............................................................................... 55
2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 55
2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết được của NH TMCP Công Thương
– chi nhánh Nam Định và nguyên nhân.................................................... 56
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI
NH TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH NAM ĐỊNH................................... 59
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03iii
3.1. Định hướng xử lý nợ quá hạn của NH TMCP Công Thương – chi
nhánh Nam Định (2016 – 2020) ................................................................. 59
3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng.................................................... 59
3.1.2. Định hướng xử lý nợ quá hạn. ........................................................ 60
3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế NQH tại Chi nhánh Nam Định ........ 61
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng................... 61
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ...................................... 63
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay..................................... 64
3.2.4. Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề.................................... 65
3.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ CBTD................................................ 65
3.2.6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay ................................... 66
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ......................................... 66
3.3. Giải pháp xử lý NQH tại Chi nhánh Nam Định................................... 66
3.4. Một số kiến nghị................................................................................. 68
3.4.1. Đối với nhà nước........................................................................... 68
3.4.2. Đối với NH Nhà nước Việt Nam .................................................... 68
3.4.3. Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam.................................. 69
Kết luận chương 3 : ................................................................................... 70
KẾT LUẬN............................................................................................... 71
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTD: Cán bộ tín dụng
DADT: Dự án đầu tư
DN: Doanh nghiệp
KT – XH: Kinh tế - Xã hội
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NQH: Nợ quá hạn
NVL: Nguyên vật liệu
RR: Rủi ro
RRTD: Rủi ro tín dụng
SX: Sản xuất
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TSCĐ:Tài sản cố định
TMCP : Thương mại cổ phần
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Nam Định....................... 38
Bảng 2: Tình hình cho vay của VietinBank Nam Định ............................... 40
Bảng 3: Tình hình hoạt động thẻ của VietinBank Nam Định....................... 41
Bảng 4: kết quả kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế......................... 42
Bảng 5: Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh ................................................. 42
Biểu đồ 1: Dư nợ tại Chi nhánh ................................................................. 44
Bảng 6: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn................................................... 45
Bảng 7: Dư nợ phân theo đối tượng........................................................... 46
Bảng 8: Nợ quá hạn qua các năm............................................................... 47
Bảng 9: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn ...................................... 48
Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh............................ 49
Bảng 11: NQH theo đối tượng................................................................... 52
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.031
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng thương mại (NHTM) là mộtsản phẩm được hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhưng không giống với nhiều
sảnphẩm khác, xét về bản chất các hành vi mà nó ứng xử, người ta coi NHTM
như là mộtsản phẩm xã hội, một ngành côngnghiệp dịch vụ với tính cộng đồng
và tính nhân văn cao, khôngchỉ trải rộng trên phạm vi toàn quốc gia mà còn lan
tỏa trong phạm vi quốc tế. Cũng không giống như các tổ chức khác, NHTM là
một định chế trung gian tài chính luôn phải kinh doanh bằng tiền của người
khác. Do vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại những năm qua đã nảy
sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thoát vốn
tíndụng từ các khoảnnợ quá hạn củangân hàng ngày càng chồng chất. Điều đó
phản ánh một thực tế là hoạtđộngtíndụng của ngân hàng tuy có tăng về "lượng"
nhưng lại giảm về "chất", tổngdưnợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng
nợ quá hạn nghiêm trọng trên quy mô rộng lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nợ quá hạn trong hoạt
động tín dụng của NH, em đã lựa chọn đề tài: “Giảipháp xử lý nợ quá hạn tại
ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương – Chi nhánh Nam Định”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xử lý nợ quá hạn của NHTM.
Đềtài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá
hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương - Chi nhánh Nam Định .
Trêncơ sở đó đểnhanhchóngtháo gỡ những vướng mắc trong vay vốn và hoàn
thiện hơn các biện pháp đảm bảo an toàn để phòng ngừa nợ quá hạn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.032
Trong phạm vi đề tài, em chỉ đi sâu nghiên cứu nợ quá hạn trong hoạt
động cho vay, nghiên cứu và hoàn thiện về giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ
quá hạn tại NHTM đặc biệt là NH Thương mại Cổ phần Công Thương - Chi
nhánh Nam Định, nhưng kết quả thu được có thể vận dụng cho các NH khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.Từ lý luận để xem xét thực tế
và từ thực tế khái quát thành lý luận.
Phương pháp cụ thể: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
phương pháp quy nạp, diễn giải, mô tả…
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận cơ bản về xử lý nợ quá hạn của NHTM.
Chương 2: Thực trạng xử lý nợ quá hạn tại NH Thương mại Cổ phần
Công Thương - Chi nhánhNam Định.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về xử lý nợ quá hạn tại NH Thương
mại Cổ phần Công Thương- Chi nhánh Nam Định.
Qua đâyem xin chân thành gửi lời cảmơn tới các thầy cô giáo TrườngHọc
viện Tài Chínhcùngcán bộ NH Thươngmại Cổ phầnCông Thương- Chi nhánh
Nam Định và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Nguyễn Thu Hà –
giáo viên hướng dẫn thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Do trìnhđộ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tế cònhạn chế nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày04 tháng 04 năm 2016
Sinhviên thực hiện
Nguyễn Văn Trường
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.033
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA
NHTM
1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khái niệm và bản chất của nợ quá hạn.
Theo quyết định số 493/ 2005/ QĐ – NHNN về việc ban hành
quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng đã nêu rõ: Nợ quá hạn là
khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Bản chất nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời
hạn thanh toán các khoản nợ mà người đi vay không có khả năng thực hiện
ngay nghĩa vụ trả nợ của mình đối với người cho vay. Nợ quá hạn là kết quả
của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ
bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc
trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin
của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được
cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và lượng giá trị được
hoàn trả. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người
vay không có khả năng trả nợ được một phần hay toàn bộ khoản vay cho
người cho vay.
1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH
1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên NQH đối với các NHTM. Từ khi
hoạt động của NHTM ra đời, phát triển và hoàn thiện hơn thì tới 80% nguyên
nhân gây RRTD là từ phía khách hàng. Các NHTM cho đến ngày nay cũng
đưa ra nhiều biện pháp và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hạn chế
RRTD từ nguyên nhân này, việc tìm hiểu về KH trước, trong và sau khi cho
vay, độ tin cậy trong quá trình quan hệ, mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.034
của phương án SXKD là cơ sở vững chắc cho việc quyết định có cho vay hay
không. Tuy nhiên, NQH vẫn xảy ra và trở thành vấn đề bức xúc trong hệ
thống NHTM nước ta hiện nay, vậy nguyên nhân là do đâu?
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của người đi vay
Trong điều kiện phát triển như ngày nay, chúng ta chủ yếu xét đến các
DN. Khi các DN được phép vay một khoản vay để thực hiện một dự án kinh
doanh thì phần chi phí để trả cho NH được trích từ lãi mà dự án này thu được.
Như vậy, bất cứ một rủi ro nào trong quá trình SXKD của DN (đang sử dụng
vốn của NH) cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ NH.
Tính rủi ro trong công việc kinh doanh của DN có thể do việc triển khai
dự án đầu tư SXKD không khoa học, chưa thực hiện kỹ càng, xác thực. Các
số liệu về mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, chất lượng NVL đầu
vào, các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm chưa đầy đủ. Ngoài ra, cũng
có thể có những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ý muốn của các điều kiện
sản xuất, gây nên tình trạng khó khăn trong làm ăn, mang lại rủi ro cho DN và
làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH ở các mức độ khác nhau.
- Các thiệt hại DN phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung
cấp
Giá cả của NVL trên thị trường tăng do khan hiếm hay do một lý do nào
khác làm cho DN không thể không tiến hành SX. Như vậy sẽ đẩy giá thành
của mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm trên thị
trường lại không thay đổi sẽ làm cho tổng doanh thu giảm xuống, lợi nhuận
thu được từ dự án cũng giảm so với kế hoạch.
Còn nếu như tăng giá bán sản phẩm để bù đắp phần chi phí tăng thêm thì
sẽ làm cho việc tiêu thụ gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi
phạm việc trả nợ NH về mặt thời hạn.
- DN phải chịu thiệt hại trên thị trường tiêu thụ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.035
Nếu kế hoạch sản phẩm của dự án SXKD không thực hiện kĩ càng, chính
xác thì sẽ làm nảy sinh hai vấn đề gây rủi ro trong SXKD của DN. Bởi nền
kinh tế thị trường là một nền kinh tế rất nhạy cảm.
+ Thứ nhất là: Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với
nhu cầu thị trường tiêu thụ sẽ gây nên tình trạng ứ đọng hàng và hậu quả là
vốn bị ứ đọng khả năng thu hồi chậm.
+ Thứ hai là: Nếu chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng cũng gây nên tình trạng ứ đọng vốn do
không bán được hàng. Nếu DN phải bán với giá thấp hơn giá trị của hàng hoá,
phải bỏ thêm chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa… Như vậy sẽ làm tăng tính
rủi ro trong kinh doanh của DN và việc trả nợ cho NH đúng thời hạn khó mà
thực hiện được.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ không đảm bảo an toàn của
vốn vay trong quá trình sử dụng, sẽ gây lãng phí hay mất vốn. Như vậy NH
cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ của mình.
- Năng lực tài chính của DN, của chủ dự án không lành mạnh khả
năng thanh toán kém
Có nghĩa là các nguồn thu của DN thì hạn chế trong khi các khoản nợ
đến hạn của DN ngày càng lớn như: nợ ngân sách, trả lương công nhân viên
chức, nợ người bán, nợ NH…Và cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý: Giá trị
TSCĐ tăng nhanh trong khi quy mô của DN lại không có khả năng mở rộng.
- Do ý muốn chủ quan của người đi vay không trả nợ cho NH hay là
rủi ro đạo đức của người đi vay
Không ít tổ chức cá nhân vay vốn NH là những người yếu kém về tư
cách đạo đức. Họ không có ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý
thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.036
khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Khách hàng cố tình lừa đảo vay vốn
ngân hàng không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà nhằm chiếm dụng
vốn của ngân hàng cho mục đích cá nhân.
1.1.2.2. Nguyên nhân từphía NH
Tuy chiếm tỉ lệ không cao trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng -
NQH, nhưng nó lại phản ánh trình độ, khả năng quản lý, năng lực kinh doanh
của NHTM.
Trước hết là ở tầm quản lý, ban quản trị NH phải đưa ra được một chính
sách cho vay phù hợp với thực tế. Bởi chính sách cho vay là kim chỉ nam cho
hoạt động tín dụng của NH. Chính sách đưa ra đồng bộ, thống nhất, đầy đủ,
đúng đắn, sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho CBTD khi thực hiện
nhiệm vụ nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động tín dụng, nếu không sẽ
dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử
dụng vốn, như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng
- NQH.
Thứ hai là NH chưa thật chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay,
tính toán thiếu chính xác hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến các quyết định sai
lầm trong cho vay.
Thứ ba là NH đã không chú trọng khâu giám sát khoản vay sau quyết
định cho vay hay quá tin vào khách hàng. Có thể dẫn đến tình trạng sử dụng
vốn sai mục đích, hay tình hình tài chính, khả năng thanh toán của KH có vấn
đề. Như vậy sẽ gây nên rủi ro cho khoản vay NH.
Thứ tư là do trình độ của CBTD còn yếu kém không có khả năng đánh
giá dự án vay vốn. Thêm vào đó NH lại không cung cấp đủ số liệu thống kê,
các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vai trò vị trí của DN trong ngành,
khả năng phát triển trong tương lai… Từ đó dẫn đến việc đánh giá sai hiệu
quả của dự án cho vay.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.037
Mặt khác cũng có thể do tư cách đạo đức của CBTD, thông đồng với
KH để trục lợi riêng gây nên rủi ro tín dụng cho NH và tình trạng NQH rất dễ
xảy ra.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- NH quá tin tưởng vào giá trị của tài sản thế chấp cầm cố sau khi
đã đánh giá và coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho việc thu hồi gốc và lãi
vay. Bỏ qua công tác phòng ngừa RR, giám sát hoạt động của dự án, sử dụng
vốn vay của KH. Không đưa ra được các biện pháp để xử lý khi có dấu hiệu
của một khoản nợ xấu.
- CBTD không thể bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hay
sai sót chủ quan, khách quan của khách hàng trong hồ sơ chứng từ xin vay.
- Tình trạng thiếu thông tin tín dụng, chưa phân loại được DN, chưa có
sự phân tích, đánh giá DN một cách đúng đắn và khách quan.
- NH chưa đưa ra được một cơ cấu quản lý, theo dõi rủi ro, chưa đưa ra
được hạn mức tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, loại sản
phẩm, địa phương khác nhau, hay quá tập trung vào một đối tượng khách
hàng, một ngành nghề sẽ không phân tán được rủi ro.
- Đưa ra định kỳ trả nợ chưa thích hợp với vòng luân chuyển vốn: kỳ
hạn trả nợ được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất, kế hoạch bán hàng và
doanh thu. Việc các NHTM không tính toán được kỳ hạn trả nợ phù hợp sẽ
gây ra tình trạng chiếm dụng vốn của NH để sử dụng với mục đích khác hay
KH không trả nợ được đúng hạn bởi chu kỳ SXKD chưa kết thúc, chưa thu lại
được vốn và lãi.
- Tư tưởng chạy theo thành tích, tăng dư nợ một cách không có căn cứ
vượt lên trên nhiều nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu cần thiết hợp lý của
DN và cá nhân, khả năng quản lý hiện có của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.038
1.1.2.3. Cácnguyên nhânkhác
*. Nhân tố thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động NH rất nhạy cảm với mọi sự
biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái, sản
xuất đình đốn, thu nhập của mọi thành viên trong nền kinh tế giảm, ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ NH, số lượng các khoản nợ quá hạn tăng lên. Mặt
khác, NH cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình do hoạt
động kinh doanh của các DN kém hiệu quả. Còn nếu nền kinh tế quá nóng,
hiện tượng lạm phát xảy ra, giá cả đồng tiền giảm sút và chỉ số giá cả tăng
nhanh, gây khó khăn cho hoạt động SXKD, tác động xấu đến việc thu hồi
công nợ của NH.
Ngoài ra, các lĩnh vực SXKD còn gặp rủi ro bất khả kháng về thiên
nhiên, thiên tai và dịch hoạ.
*. Nhân tố chính sách
Sự điều chỉnh về chính sách, chế độ, pháp luật, những thay đổi về địa
giới hành chính các địa phương, sáp nhập, hay tách ra của các bộ ngành trong
nền kinh tế đều gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM nếu như
không nắm bắt kịp thời các thông tin.
*. Nhân tố quốc gia
Nếu NH đầu tư sang một nước khác hay đầu tư cho DN nước ngoài tại
Việt Nam, hoặc cho vay, bảo lãnh đối với DN Việt Nam trong quan hệ với
nước ngoài để tiếp nhận máy móc thiết bị công nghệ hay đầu tư cho các DN
có quan hệ SXKD hàng hoá với thị trường ngoài nước… thì NH phải quan
tâm đến rủi ro của quốc gia đối với từng nước khác nhau. Nếu như ở các nước
đó có sự suy thoái về kinh tế, có biến động về chính trị, có NH bị phá sản, có
sự biến động mạnh về giá cả, lãi suất, về thuế xuất nhập khẩu… gây khó khăn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.039
cho khách hàng của NH. Như vậy NH sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ và
bị ảnh hưởng gián tiếp của các biến động đó.
*. Nhân tố môi trường
Môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động rất lớn đến các khoản
vay dưới các góc độ khác nhau. Ta có thể xem xét một số yếu tố môi trường
có thể gây ra rủi ro tín dụng và NQH như:
Vấn đề môi trường sống trong điều kiện phát triển chóng mặt của nền
kinh tế hiện nay. Tổ chức môi trường thế giới đã đề nghị các tổ chức kinh tế
phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các dự án SXKD của mình. Như vậy
các NHTM khi cho vay phải quan tâm đến chi phí về môi trường trong các dự
án xem nó đã được tính tới chưa và ảnh hưởng ra sao đến thu nhập dự kiến,
khả năng trả nợ vay NH.
Thêm vào đó là sự tác động hai chiều giữa tài sản thế chấp, cầm cố và
môi trường sống. Môi trường sống có thể làm giảm giá trị tài sản thế chấp,
cầm cố nếu không được bảo quản cẩn thận và làm tăng chi phí cho việc bảo
vệ môi trường (nếu có).
Một yếu tố môi trường nữa được nói đến ở đây là môi trường pháp lý
cho hoạt động kinh doanh của DN có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát
sinh NQH. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và các văn bản dưới
luật chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh
lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
rủi ro trong SXKD của các DN, gây nên các khoản nợ quá hạn cho NH.
Như vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân phát sinh NQH sẽ giúp cho các
NHTM đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng một cách hợp lý và
chính xác nhất. Từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín
dụng, nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động này.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0310
1.1.3. Ảnh hưởng của NQH
NQH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của một NH và là
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của NH. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ trong phạm vi hệ thống NH mà còn ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bởi NHTM là trung gian tài chính cung ứng
vốn cho nền kinh tế, luân chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, tạo sự phát triển ổn
định cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà mọi thành phần kinh tế rất quan tâm
đến hoạt động kinh doanh của NH, đặc biệt là ảnh hưởng của NQH.
1.1.3.1. Đốivới NH
NQH sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, do NQH phát sinh khi KH
không trả được nợ vay NH tại thời điểm đáo hạn. Như vậy, cũng có nghĩa là
một phần vốn của NH bị lãng phí do bị tồn đọng trong các khoản nợ. Việc tồn
đọng này làm cho NH mất đi các cơ hội kinh doanh kiếm lời khác. Hơn nữa,
NQH còn làm giảm vòng quay vốn của NH.
Để cho vay ngân hàng phải huy động vốn từ dân cư hoặc tổ chức kinh tế,
đối với mỗi nguồn vốn huy động ngân hàng phải trả một khoản lãi suất huy
động. Khoản cho vay không thu hồi được dẫn tới NH không thu được lãi cho
vay, vì vậy không thể bù đắp cho cả chi phí huy động vốn lẫn chi phí hoạt
động ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh dẫn tới một bộ phận tài sản có của
ngân hàng bị đóng bang sẽ làm giảm doanh thu, tăng chi phí trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, giảm doanh thu. Kết quả là lợi nhuận của NH bị
giảm sút.
Tỷ lệ NQH còn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt
động của mỗi NH. Tỷ lệ NQH quá cao cho thấy tình hình hoạt động kinh
doanh kém hiệu quả của NH. Một NH hoạt động kém hiệu quả uy tín sẽ bị
giảm sút và đây là một thảm họa đối với NH.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0311
Nếu khoản vay của KH bị xếp vào NQH thì NH sẽ áp dụng mức lãi
suất NQH cao hơn mức lãi suất thường (150% lãi suất thường). Vậy tại sao
các NHTM luôn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này trong khi có
thể kiếm được một khoản thu nhập tốt từ lãi suất phạt NQH. Bởi thực tế thì
đây chỉ là khoản thu nhập ảo, NH khó có thể thu hồi được. Mặt khác, NH lại
còn phải bỏ ra một khoản chi phí quản lý giám sát, thanh lý khoản nợ này
trong tương lai, đây là một điều mà không NHTM nào muốn bởi nó còn làm
ảnh hưởng đến uy tín của NH. Trong hợp đồng cho vay giữa NH và KH có
một điều khoản là: Nếu như khách hàng không trả được khoản nợ vay và có
những hành vi vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng thì NH có thể đưa
ra các cơ quan pháp luật để xử lý. Việc có xử lý được hay không cũng làm
ảnh hưởng đến uy tín của NH mà trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường ngày nay, uy tín của NH cũng là một sản phẩm kinh doanh rất có
giá trị.
Một điều nguy hiểm hơn nữa nếu NQH không được hạn chế thì nguy
cơ phá sản của NH là rất cao. NQH là nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD,
mà NH sống được là nhờ có hoạt động tín dụng lành mạnh. Chính vì thế mà
NQH là vấn đề bức xúc cần giải quyết của các NHTM.
1.1.3.2. Đốivới khách hàng
Đối với khoản NQH, KH sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định
bằng 150% mức lãi suất cho vay cùng loại. Nếu tình hình tài chính của KH
đang gặp khó khăn lại gánh thêm phần chi phí tăng lên từ khoản lãi suất phạt
này thì càng làm tăng gánh nặng trả nợ NH.
Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của DN càng phát triển thì nhu cầu
sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH càng lớn.Vì một nguyên nhân nào đó mà
khoản vay của DN bị liệt vào NQH, mặt khác số dư tiền gửi của DN tại NH
không còn khả năng trả nợ thì việc hưởng dịch vụ thanh toán qua NH sẽ bị
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0312
ngưng lại. Quá trình thanh toán bị ngưng lại cũng đồng nghĩa với việc luân
chuyển vốn của DN bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, mất đi nhiều cơ hội
kinh doanh với các khoản lợi đáng nhẽ ra sẽ thu được.
Tình trạng không có khả năng trả nợ mà càng kéo dài thì uy tín của KH
đối với các đối tác làm ăn càng giảm xuống.Thứ nhất là đối với các NHTM
họ sẽ không muốn quan hệ với các KH có tình hình hoạt động kém hiệu quả,
gây ra RRTD-NQH cho họ. Thứ hai là, các bạn hàng sẽ rút lại các hợp đồng
làm ăn nếu có những thông tin không tốt về tình hình tài chính của DN.
1.1.3.3. Đốivới nền kinh tế
Hoạt động của hệ thống NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro,
chỉ cần một sự tổn thương nhỏ cũng gây lên sự xáo trộn lớn đối với nền kinh
tế.
Thứ nhất là sức ép về lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ gây ra tình trạng
khan hiếm giả tạo về vốn cho nền kinh tế. Một khối lượng lớn vốn bị tồn đọng
trong các khoản NQH sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông tạo ra sức ép
cho việc tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát.
Thứ hai là gây nên tình trạng đình trệ trong SX, bởi NQH làm cho vốn
bị ùn tắc, không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động kinh doanh,
gây ra đình đốn trong SX, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.
Nguy hiểm hơn nữa là, nếu hệ thống NH gặp phải tình trạng khủng
hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Bởi NHTM là kênh chủ
yếu thực hiện huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH
mang tính xã hội rất cao, đó là ảnh hưởng mang tính dây truyền. Nếu tỉ lệ
NQH quá cao mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thua lỗ cho NH do
chi phí tăng cao mà thu nhập lại không hề tăng lên. Để đảm bảo hoạt động
kinh doanh thì các hoạt động như: huy động vốn, cho vay, đầu tư bị thu hẹp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0313
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời là nguyên
nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế.
1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH
NQH luôn luôn tồn tại cùng với khoản vay kể từ khi tiền vay phát ra cho
đến khi thu hồi cả gốc và lãi. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho mỗi khoản
vay, đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn và đầy đủ thì các NHTM
phải có một số các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế RR về NQH cho chính
bản thân NH, cho KH và cho các đối tượng có liên quan khác.
- Tăng cường thu thập và nâng cao chấtlượng thông tin tín dụng
Một trong các bước không thể thiếu của quy trình tín dụng là bước thu
thập thông tin. Thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh tác động
lên cả NH và khách hàng vay vốn, nhưng chủ yếu là thông tin về khách hàng
– nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng NQH cho NH. Vì thế, NH phải yêu
cầu khách hành cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trong hồ sơ tín
dụng, CBTD phải đối chiếu các thông tin đó với các cơ quan có liên quan
như: công ty kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan địa chính…để xác thực thông
tin.
NH cần tìm các nguồn thông tin khác từ việc phỏng vấn trực tiếp cũng
như điều tra thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách kỹ
lưỡng, có thể định kỳ đi kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay để
nắm bắt các thông tin mới và kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn.
Tìm hiểu các quan hệ tín dụng trong quá khứ của khách hàng với các chủ
nợ và CBTD khác. Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo
chí để nắm bắt thêm thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tín dụng.
Ngoài ra thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích diễn biến thị trường
ngành, môi trường kinh tế trong nước và quốc tế, những thay đổi trong chủ
trương chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước để có thể chọn lọc những
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0314
thông tin hữu ích, đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng
phục vụ cho công tác phân tích tín dụng đạt hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp cho quyết
định của NH trong việc cho vay là đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ,
không phát sinh nợ quá hạn và vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng với lãi suất
phù hợp và các chính sách ưu đãi thích đáng. Và yếu tố con người là yếu tố rất
quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định.Trong tất cả
các bước của quy trình cho vay và thẩm định tín dụng đều liên quan đến
CBTD. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phải
được NH quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm
định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp…sẽ dẫn đến
các quyết định sai lầm gây tổn thất cho NH, đặc biệt đối với các DADT lớn,
thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình
kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà
ngày nay các NH không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho
các cán bộ thẩm định cộng với chế độ đãi ngộ thích đáng.
Mặt khác quy trình và phương pháp thẩm định phải khoa học. Hiện nay
các NH không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học
công nghệ tiên tiến nhất giúp cho CBTD đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không những tiết kiệm về thời gian, phí
mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp
thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất
nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội
tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng NH đầu tư vào một dự án không
thích đáng.
- Kiểm tra, giám sátkhoản vay
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0315
Giám sát khoản vay là một khâu quan trọng giúp NH ngăn ngừa và
hạn chế NQH. Mục tiêu của giám sát khoản vay là bảo đảm cho tiền vay được
sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi
nợ sau này.
NH có thể giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại
NH.Qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh
tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ.
Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong
quản trị tài chính. Khi tài khoản vãng lai luôn có dư nợ là dấu hiệu khách
hàng có khó khăn trong chi trả; qua đó NH sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có
hướng kiểm soát trọng tâm. Đối với khách hàng vay thường xuyên (thấu chi,
thẻ tín dụng…) hoặc thời gian vay tương đối dài (từ vài tháng trở lên) NH sẽ
yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kỳ để NH kịp thời phân tích, phát hiện
những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng.Tùy vào
mức độ mà nhân viên giám sát có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản
trị đề ra các biện pháp ngăn ngừa khác nhau.
NH kiểm tra các bảo đảm tiền vay. Việc kiểm tra được thực hiện
bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua các báo cáo
thường kỳ của khách hàng về tình trạng của tài sản.Trong trường hợp tài sản
bị rủi ro như cháy, sạt lở, giá thị trường biến động thì NH phải kịp thời điều
chỉnh hợp đồng cho phù hợp với điều kiện mới.
Ngoài ra, NH cần giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối
quan hệ với các NH khác, viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh
doanh/nơi cư trú của khách hàng đi vay, phân tích những thông tin từ Trung
tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế,
toà án,… để có được những thông tin bổ ích như sự duy trì ý muốn trả nợ của
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0316
khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ hàng
tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo.
- Đôn đốc thu hồi nợ vay
CBTD có trách nhiệm theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, đôn đốc
khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Đầu tháng bộ phận Back Office xuất
số liệu danh sách khách hàng đến hạn trả nợ gốc và lãi để tiện cho việc theo
dõi, đồng thời gửi cho CBTD danh sách này để CBTD gửi thông báo cho
khách hàng và gửi cho bộ phận kế toán một bản để tiện trong thao tác tác
nghiệp với phòng tín dụng để thu hồi nợ vay cho NH.
Bộ phận Back Office phải thường xuyên thông báo kịp thời cho
Giám đốc, trưởng phòng tín dụng, CBTD về các khoản vay đến hạn, quá hạn
hoặc sắp đến hạn, tình hình trả nợ gốc, lãi của từng khách hành mà cán bộ đó
quản lý.
Với những khoản vay có dấu hiệu xấu thì NH phải có các biện pháp kịp
thời như:
+Đưa ra các lời khuyên, cố vấn cho DN về sẩn phẩm, biện pháp thu
nợ, phương án SXKD…
+Tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn và trả nợ vay cho NH đúng
thời hạn hay có thể gia hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời
gian…
+Đối với các DN có nguy cơ phá sản, hay vi phạm hợp đồng thì NH
có thể chủ động đòi nợ trước thời hạn, tránh tình trạng NQH xảy ra.
- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Để hạn chế NQH, công việc của các NHTM không chỉ là phân tích đánh
giá yếu tố KH mà phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0317
Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
xem có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, có những biện pháp để khỏi tăng
nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn.
Kiểm tra hồ sơ cho vay, đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ
của hồ sơ vay. Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu
trong hồ sơ vay vốn như: đơn xin vay, phương án SXKD, tình hình tài chính
của đơn vị vay, hồ sơ đảm bảo nợ vay, giấy phép kinh doanh, giá trị của tài
sản đảm bảo, hợp đồng mua bán vật tư…
Kiểm tra về một số chỉ tiêu như: thời hạn cho vay, thời hạn gia nợ, mức
tín dụng được cấp.
Khi kiểm tra thời hạn cho vay phải xác định cơ sở của thời hạn cho vay
có phù hợp với sự luân chuyển vốn của đối tượng vay.
Gia hạn nợ phải đảm bảo tuân thủ quy trình ra hạn nợ, đặc biệt là
hướng khắc phục giải quyết khoản nợ sau khi gia hạn của KH.
Về mức tín dụng được cấp phải làm rõ cơ sở xác định mức tín dụng
thông qua việc xem xét nhu cầu vay, khả năng đáp ứng của NH, giá trị tài sản
làm đảm bảo…
Kiểm tra về việc bảo quản tài sản thế chấp cầm cố:
Phải xem xét mối tương quan về giá trị tài sản thế chấp với số vốn được
vay. Theo quy định của NHNN, số vốn được vay của KH chỉ được phép
<=70% giá trị của tài sản thế chấp, đó là cơ sở đầu tiên để NH đưa ra hạn mức
cho vay đối với KH. Trong thời gian cho vay, NH có thể cho KH sử dụng tài
sản thế chấp nhưng phải có biên bản cụ thể quy định về việc bảo vệ giá trị của
tài sản được thế chấp. Trong quá trình sử dụng, NH phải luôn theo dõi việc
bảo quản tài sản thế chấp của khách hàng. Khi quyết toán hợp đồng tín dụng,
phải có biên bản thanh lý tài sản thế chấp một cách rõ ràng.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0318
Kiểm soát về an toàn vốn vay:
Bao gồm các điều kiện về đảm bảo an toàn tiền vay, thực hiện quy
chế an toàn vốn, các biện pháp bảo đảm tín dụng và hạn chế RR.Việc kiểm
soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng. Song các NH
cần tập trung vào một số các vấn đề hay có sai sót trong quá trình thực hiện
- Phân tán rủi ro
Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế NQH, NH cần đa
dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng. NH nên chia nguồn tiền của mình vào
nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều
khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi
hoạt động tín dụng của NH, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích
phân tán rủi ro. Thật vậy, đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau sẽ
tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật
thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh
gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt
động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số
ngành nghề kinh tế.
NH cũng cần tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn
đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách
hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Thực hiện cho vay
với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro
tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
Mặt khác, có những DN có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một
NH không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn
và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra.Trong trường hợp này, các NH
cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0319
quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Ngoài ra, NH có thể áp dụng biện pháp bảo
hiểm tín dụng để san sẻ rủi ro cho NH.
- Thực hiện đảm bảo tiền vay
Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong việc
giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp các rủi ro đối với các khoản cho
vay. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ
vay của khách khi họ không có khả năng trả nợ.
Thật vậy, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, nhưng
cũng là nghiệp vụ có rủi ro cao nhất. Vì vậy việc áp dụng biện pháp bảo đảm
tiền vay sẽ làm giảm thiểu được các rủi ro vì bảo đảm tiền vay giúp NH nâng
cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi
phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các
rủi ro không lường được và phòng ngừa gian lận.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của ngân hàng trong
việc phát triển kinh tế song cũng không vì thế mà lại tuyệt đối hoá vai trò của
nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của các khoản tín dụng là giúp
khách hàng có thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả
kinh tế cho cả khách hàng và cho xã hội nhưng cũng phải đảm bảo việc trả nợ
cả gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Khi
ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xử lý các tài sản đảm bảo của khách để
thu nợ có nghĩa là khách hàng đã có những khó khăn nhất định về tài chinh,
làm ăn thua lỗ... Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý
trên thị trường một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế
chấp của nhà nước thì việc phát mại tài sản càng đặt ra khó khăn hơn. Có rất
nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng bảo
lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0320
Thu nợ bằng tài sản bảo đảm của khách không phải là biện pháp tốt
nhất tuy nhiên là biện pháp rất cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng
khi các khả năng xấu xảy ra.
1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.2.1. Nguyên tắc xử lý NQH
1.2.1.1. Khaithác triệt để khả năng trả nợ của KH
Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong
việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phương pháp
này, chính là việc ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian để
khắc phục các khó khăn, làm ăn hiệu quả và trả nợ ngân hàng nhanh nhất. Dĩ
nhiên khi áp dụng phương pháp này ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có
tinh thần trách nhiêm cao, có phương án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng.
Để thực hiện phương pháp này ngân hàng có thể thực hiện một số công việc
sau:
+ Ngân hàng giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản công nợ từ
các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ
đối với khách hàng.
+ Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến
khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng
tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trước mắt, hoặc cho vay thêm vốn
để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh.
+ Ngân hàng đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ ngân quỹ, có thể bán bớt
một số tài sản có giá mà ít ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm
lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng…
+ Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do các rủi ro thiên tai, hoả hoạn dẫn
đến khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ, không đúng hạn thì
ngân hàng có thể gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng cho vay như chuyển khoản
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0321
nợ sang thành cho vay trung hạn, buộc khách hàng bổ sung thêm tài sản cầm
cố thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn cho vay.
Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý một số điểm sau:
- Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng
nhằm có cơ sở để thanh lý tài sản sau này .
- Doanh nghiệp vẫn đang sản xuất kinh doanh, có nguồn thu có khả năng
trả nợ.
- Doanh nghiệp có thiện chí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã trả
được một phần gốc, trả lãi hàng tháng đều đặn.
- Ngân hàng yêu cầu người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ và có biện
pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2.1.2. Tối đa hóa khả năng trả nợ
Trong trường hợp ngân hàng thấy rằng việc tổ chức khai thác là không
tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện
pháp thanh lý nhằm thu được nợ từ khách hàng. Biện pháp thanh lý được thực
hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có các hành động trốn tránh
trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn được.
+ Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, mà các tài sản này
ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật
pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu
giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh… Tuy
nhiên, trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị
tài sản thế chấp mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một
tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau thì ngân
hàng có thể phát mại tài sản song phải chờ quyết định phân chia số tiền ngân
hàng được nhận.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0322
+ Nếu các khoản vay của khách hàng không có thế chấp, bảo đảm thì
ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi
vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết
quả đòi nợ là vô hiệu hoá.
+ Khởi kiện trong trường hợp khách hàng có những hành vi gian lận, cố
tình lừa đảo ngân hàng chiếm dụng vốn, bỏ trốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai
mục đích gây thất thoát vốn.
1.2.2. Biện pháp xử lý NQH
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, hoạt động tín dụng
của NHTM cũng ngày càng được mở rộng, đáp ứng phần lớn yêu cầu về vốn
của mọi ngành nghề như: đầu tư thương mại, dịch vụ, văn hoá- xã hội và cả
những dự án cần khối lượng vốn lớn, thời hạn dài cũng được đáp ứng. Song
song với việc mở rộng tín dụng thì các NH cũng gặp không ít khó khăn, mắc
phải những sai lầm, thiếu sót trong việc đầu tư vốn của mình: cho vay ồ ạt,
thẩm định sơ sài…Như vậy làm cho tỉ lệ NQH ngày càng tăng lên và sẽ trở
thành không thể kiểm soát được. Đây là vấn đề hết sức cấp bách đòi hỏi các
NH phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp để xử lý tình trạng NQH.
Dưới đây là một số biện pháp để xử lý NQH trong hệ thống NHTM:
1.2.2.1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Điều chỉnh kỳ hạn nợ
Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa
thuận giữa NH và người vay, cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay phải
có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho NH. Nếu trên
thực tế đến kỳ hạn trả nợ theo cam kết, vì một lý do nào đó mà người vay
không trả được hoặc không trả đủ số tiền đã thỏa thuận thì NH được quyền xử
phạt người vay theo quy chế tín dụng hiện hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện
cho người vay khắc phục khó khăn về tài chính trong một khoảng thời gian
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0323
ngắn, các NH có thể chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho người vay. Điều
chỉnh kỳ hạn nợ là việc NH và người vay thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ
hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, NH cũng
điều chỉnh kỳ hạn nợ cho những khoản vay mà NH đã đưa ra chưa phù hợp
với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng luân chuyển vốn
chưa kết thúc, DN chưa thu hồi lại được vốn, trong khi các khoản nợ đã sắp
đến hạn trả. Như vậy, khoản cho vay cuả NH sẽ có nguy cơ gặp RR. Việc
điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp sẽ tạo nên sự an tâm cho KH trong SXKD
và tạo uy tín cho NH trong việc cho vay.
Gia hạn nợ
Gia hạn nợ thực chất là việc kéo dài thêm thời hạn trả nợ cho khách hàng
sau khi khoản vay tới thời điểm đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ.
Để được gia hạn nợ thì các DN phải có đơn xin gia hạn. Đơn này phải được
gửi đến trước ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng, trong đó nêu rõ lý do,
nguồn thanh toán và thời gian gia hạn. Việc gia hạn nợ có thể tiến hành trước
thời điểm đáo hạn của khoản vay, nếu vì lý do nào đó mà DN không xin gia
hạn thì khoản vay sẽ chuyển sang NQH và chịu lãi suất quá hạn (bằng 150%
lãi suất trong hạn). Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả phía NH và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu sau đó DN lại có đơn xin gia hạn, NH xét thấy DN có
khả năng trả nợ thì khoản nợ sẽ được chuyển về khoản nợ thông thường và
chịu lãi suất gia hạn.
Thực hiện gia hạn nợ sẽ giúp khách hàng có thời gian khắc phục khó
khăn, gia tăng thiện chí trả nợ cho NH. Lúc này, NH ngoài khoản thu từ lãi
gia hạn sẽ không phải bỏ ra khoản chi phí nào để thu hồi nợ. Mặt khác, gia
hạn nợ sẽ giúp NH tăng vị thế, uy tín của mình trong mắt khách hàng, tạo mối
quan hệ kinh doanh, phát triển lâu dài. Tuy nhiên, NH cần phải xem xét kĩ
lưỡng về khả năng trả nợ trong tương lai của DN trước khi thực hiện gia hạn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0324
nợ, để có các biện pháp tối ưu hơn trong công tác thu hồi khoản vay, tránh
gây rủi ro cho NH.
1.2.2.2. Chuyển sang NQH
Ngân hàng và KH vay có thể thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng là trong
khoảng thời gian vượt quá kì hạn trả nợ tối đa là 10 ngày làm việc mà KH vay
không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi vốn vay của kỳ hạn đó và không có văn bản
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì ngân hàng chuyển số dư nợ gốc còn
lại của hợp đồng tín dụng đó sang NQH.
Trong trường hợp hợp đồng tín dụng không có thỏa thuận như trên thì
NH sẽ chuyển số dư nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng sang NQH trong
khoảng thời gian vượt quá kỳ hạn trả nợ tối đa 10 ngày làm việc, nếu KH vay
không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi vốn vay và không có văn bản điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ, gia hạn nợ.
1.2.2.3. Thanh lý tài sản đảm bảo
Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện
tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN không có hiệu quả. Dựa theo các
quy định trong hợp đồng đã ký kết, NH sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản
thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó NH vẫn sẽ phải
theo dõi khoản nợ khó đòi này.
Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà NH bắt buộc KH phải tuân
theo đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản
thế chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn
vì nó quá khắc nghiệt với người vay. Mặt khác các thủ tục pháp lý lại quá rắc
rối, tốn nhiều chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có
nhiều biến động sẽ không đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Thêm vào đó là uy
tín của NH có thể bị giảm sút do sự nghi ngại của KH về hoạt động của NH là
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0325
không an toàn và hiệu quả, nếu như NH có quá nhiều các hợp đồng phải áp
dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp.
Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp, sau đây là một số hình thức
được áp dụng phổ biến trong quan hệ tín dụng giữa NH và KH:
+. NH cố gắng thuyết phục KH tự bán tài sản thế chấp thay vì NH bán
phát mại trên thị trường, như vậy có thể bán được với giá cao hơn. Thêm vào
đó KH cũng tránh được những RR do mất uy tín với bạn hàng, và NH cũng
tránh được những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp này. Có lẽ, đây
là biện pháp có lợi nhất đối với cả hai phía.
+. KH gán nợ cho NH và để cho NH tự bán tài sản thế chấp để thu nợ
theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bán tài sản thế chấp
không phải là công việc của NH, vừa tốn thời gian và cả chi phí cho việc tìm
khách mua. Cho nên, NH thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch,
cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết.
+ .NH có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá
tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra không đủ để bù đắp nợ thì NH có
thể nhận phán quyết của toà án về phần chênh lệch, ví dụ như NH được phép
thu thêm nếu người vay còn các tài sản khác.
1.2.2.4. Bán nợ
Đây là biện pháp đang được áp dụng khá nhiều ở Việt Nam. Các khoản
nợ sẽ được chào bán trên thị trường này thông qua các công ty môi giới sẽ
môi giới cho các công ty chuyên mua bán nợ đứng ra mua khoản nợ này. Tất
nhiên đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, và NH không còn khả
năng để tiếp tục theo dõi và thu nợ. Các công ty mua bán nợ có kinh nghiệm
sẽ có các biện pháp thu nợ thích hợp. Việc bán nợ sẽ giúp cho NH thu hồi một
phần vốn kinh doanh trong thời gian ngắn để phục vụ cho các nhu cầu và cơ
hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính, tuy số nợ thu sẽ giảm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0326
đi. Phần bị giảm đi chính là giá cả cho việc chuyển nhượng RR sang đối
tượng khác. Ngoài ra NH có thể bán các khoản nợ trong trường hợp NH gặp
khó khăn về tiền mặt, nhưng đây là trường hợp không được áp dụng rộng rãi,
do nó báo hiệu nguy cơ về tình trạng mất khả năng thanh toán của NH.
1.2.2.5. Xử lý bằng dự phòng rủiro
Theo Quyết Định 493, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt
Nam (trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội) phải thực hiện việc phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng. Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các
khoản nợ của tổ chức tín dụng.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
ngân hàng cũng cho rằng, việc gia tăng trích lập dự phòng, báo cáo nợ xấu
theo quy định mới đã làm cho các ngân hàng bị giảm lợi nhuận.
1.2.2.6. Sử dụng giảipháp pháplý để xử lý nợ.
Đối với các khoản NQH do nguyên nhân chủ quan cần áp dụng ngay các
biện pháp tận thu,quy trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo cán bộ nhân viên NH,
khởi tố trước pháp luật.
Đối với các khoản NQH do nguyên nhân khách quan: đối với DN cần
thiết phải duy trì vì mục tiêu chính trị xã hội thì xem xét cho xóa nợ, khoanh
nợ, giãn nợ. Các DN khác phải giải thể phá sản theo pháp luật để thu hồi nợ
cho NH.
Sử dụng giải pháp “gán nợ” đối với khách hàng không còn khả năng trả
nợ, không còn nguồn thu nhập nào khác có ủy quyền cho NH hoàn toàn quyết
định trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, NH có thể định tài sản thế
chấp là trụ sở hoặc bán trả góp.
Sử dụng giải pháp “khởi kiện” đối với khách hàng lừa đảo,bị bắt do vi
phạm pháp luật, cố tình lẩn tránh, chạy trốn, sử dụng vốn sai mục đích thất
thoát vốn , không còn sản xuất kinh doanh, không có khả năng trả nợ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0327
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ quá hạn của NHTM
* Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được:
Doanh số nợ khoanh thu hồi được trong kỳ
= ------------------------------------------------------------------- x 100%
Tổng doanh số nợ khoanh phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro của NH TMCP Công
Thương, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó giúp NH Công Thương hạn chế
được tổn thất và bảo toàn được nguồn vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài
ra việc tăng cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối tượng vay vốn
nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho NH Công
Thương.
* Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ:
Dư nợ được gia hạn nợ trong kỳ
= -------------------------------------------------- x 100%
Tổng dư nợ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ
trong kỳ của NH Công Thương mà người vay vốn không có điều kiện để trả
nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì NH Công
Thương sẽ hạn chế được rủi ro trong cho vay, tiết kiệm được cách chí phí xử
lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng được vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm
chi phí huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho ngân sách nhà nước.
* Tỷ lệ nợ được xóa nợ:
Dư nợ được xóa nợ trong kỳ
= ----------------------------------------- x 100%
Tổng dư nợ trong kỳ
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0328
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ
trong kỳ của NH Công Thương được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì
càng tốt vì NH Công Thương sẽ bảo toàn được nguồn vốn trong hoạt động
cho vay.
1.2.4. Nhântố ảnh hưởng tới xử lý nợ quá hạn của NHTM
1.2.4.1. Nhântố chủ quan
Hầu hết các NH không muốn công khai tỷ lệ nợ quá hạn thực tế của
mình . Do đó nhiều khoản nợ đã quá hạn khó có khả năng thu hồi nhưng NH
vẫn không có những biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng trên,có trường
hợp con nợ đã phá sản và tẩu tán hết tài sản từ lâu NH mới phát hiện.
- Sự chậm trễ về thông tin.
Ngân hàng không có sự kiểm tra, giám sát con nợ một cách thường
xuyên hoạt động kinh doanh của khách hàng, khi hoạt động kinh doanh của
DN có vấn đề nếu NH không phát hiện ngay thì NH khó có thể đưa ra một
biện pháp giải quyết triệt để tình trạng NQH phát sinh.
- Quản lí yếu kém của Ngânhàng.
Các biện pháp cưỡng chế mà ngân hàng đưa ra chưa cứng rắn và thực sự
hiệu quả. Điều này đã tạo điều kiện cho con nợ chây ỳ, cố tình kéo dài thời
gian trả nợ mặc dù con nợ vẫn có khả năng trả nợ dẫn đến quá trình xử lí
NQH của NH không hiệu quả, các khoản NQH của NH ngày một tăng cao.
- Chi phí xử lí nợ quá hạn.
Trong nhiều trường hợp chi phí mà NH bỏ ra để xử lí, thu hồi các khoản
NQH tương đương với số tiền cho vay, thậm chí nhiều khoản NQH muốn thu
hồi được NH còn phải bỏ ra số chi phí lớn hơn số tiền mà con nợ đã vay. Do
đó đã gây khó khăn cho NH trong việc đưa ra các giải pháp kịp thời, dẫn đến
việc xử lí NQH bị trì trệ kéo dài.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0329
1.2.4.2. Nhântố khách quan
- Nhân tố thuộc về người vay
Đó là sự thật thà, thái độ của người vay đối với những khoản nợ. Trong
trường hợp người vay có khả năng trả nợ và uy tín của người vay đối với NH
rất tốt thì NH có thể tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội trả nợ bằng cách :
gia hạn nợ, giúp đỡ hoạt động SXKD của DN như tìm đầu ra cho sản phẩm
hay NH có thể cho vay thêm để phục hồi lại hoạt động SXKD của DN. Trong
trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, hoạt động SXKD của DN
không có khả năng phục hồi … thì NH phải nhanh chóng có những giải pháp
thích hợp để thu hồi khoản vay càng sớm càng tốt. Khi cần thiết NH có thể
nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Một số nhân tố khác.
Trong một số trường hợp , việc xử lí ngoài phạm vi của tòa án, sự sắp
xếp các việc phải làm cần được những người có liên quan chấp nhận, một
người phản đối có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện. Vì vậy phải
thuyết phục với các con nợ này rằng họ sẽ được lợi bằng cách hợp tác với kế
hoạch đề nghị của NH hơn là hoạt động đơn phương.
Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lí các
khoản NQH . Một CBTD phải là người nắm rõ các điều khoản luật quy định,
phải biết cách nắm bắt tâm lí của khách hàng, khi cần có thể cương quyết
hoặc nới lỏng … thì mới có khả năng thu hồi các khoản NQH một cách nhanh
nhất. Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho các con
nợ luồn, nách luật gây khó khăn cho NH trong quá trình thu hồi và xử lí các
khoản NQH.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0330
1.3. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của NHTM một số nước trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới
Đứng trước tình trạng ngày càng trầm trọng của hệ thống NH nói riêng
cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhiều nước đã tiến hành nghiên
cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện khác
nhau với mong muốn cải thiện hệ thống tài chính tín dụng, từng bước khắc
phục hậu quả của cuộc khủng hoảng thông qua việc giải quyết các món nợ
xấu trong cơ cấu tài sản của mình. Trong phạm vi nghiên cứu, xin đưa ra kinh
nghiệm xử lý nợ được xem là khá hiệu quả tại một số nước sau:
Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ
khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống NH, đặc biệt là xử lý các tài sản
thế chấp.
Chính phủ cho phép các NHTM được thành lập công ty mua bán tài sản
thế chấp, cầm cố. Cổ đông của công ty là các NHTM, mỗi NH được mua tối
đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua
cổ phiếu của các NH gặp khó khăn, phải sáp nhập, giải thể... Đồng thời, nhà
nước cho phép thành lập quỹ phát triển và phục hồi tài chính do Bộ tài chính
quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phiếu của các NHTM, công ty
tài chính, nếu không đáp ứng được yêu cầu, sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ
phần. Ngoài ra, công ty bảo hiểm tiền gửi được thành lập để phòng ngừa rủi
ro với tỉ lệ đóng góp 0,23% - 0,35% trên tổng số tiền huy động của mỗi
NHTM.
Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, chính phủ thành lập “Uỷ ban cơ cấu
lại khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp được sử dụng:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0331
+ Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc
vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp
để bán, chấp nhận lỗ để xoá nợ.
+ Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản
thế chấp để xử lý.
+ Giãn nợ, khi con nợ gặp khó khăn tạm thời trong thu chi tài chính, sản
xuất kinh doanh.
Việc phân loại nợ quá hạn để dự phòng rủi ro được tính theo 5 loại:
Loại 1: nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng không thu được,
tỉ lệ dự phòng rủi ro là 1%.
Loại 2: nợ quá hạn không bình thường, trong thời gian từ 1 – 3 tháng
không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 2%.
Loại 3: nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, từ 3 – 6 tháng không
thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 20%.
Loại 4: nợ khó đòi, từ 6 – 12 tháng không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro
là 50%.
Loại 5: nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu hồi được, tỉ lệ dự
phòng rủi ro 100%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng một lần.
NH Trung ương Thái Lan cho biết, nhờ các biện pháp trên, đầu năm
2016 nợ quá hạn của các NH và công ty tài chính Thái Lan đã giảm chút ít,
thời điểm tháng 1/2016 chiếm 38,68% tổng số vốn vay so với 38,91% thời
điểm cuối tháng 12/2015. Hiện nay, các NH và công ty tài chính Thái Lan đều
đạt được thành công trong việc cơ cấu lại các khoản cho vay xấu.
Nhật Bản
Để giải quyết hậu quả của nền kinh tế “bong bóng”, Đảng dân chủ tự do
cầm quyền (LDP) của Nhật đã đưa ra 2 nội dung, theo đó, hệ thống NH Nhật
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0332
Bản sẽ được cải cách bằng việc: Một là, tăng cường kiểm tra, giám sát các
NHTM; Hai là, thành lập một “NH cầu nối", để giải quyết các khoản nợ quá
hạn trong hệ thống NH.
Giải pháp thành lập "NH cầu nối" được coi là một hướng đi mới trong nỗ
lực khôi phục lại hệ thống tài chính NH của Nhật bản. "NH cầu nối" là một
quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để quản lý một nguồn vốn lớn của
Chính phủ, dự tính khoảng 22 nghìn tỷ yên nhằm cứu trợ hệ thống NH và bảo
vệ các nhà đầu tư. Đây được xem là một phần của kế hoạch phục hồi toàn bộ
nền kinh tế đã được Chính phủ Nhật Bản thông qua. Các chức năng chính của
"NH cầu nối": Trợ giúp tài chính cho các NH, các tổ chức tài chính có khả
năng bị phá sản thông qua việc mua lại một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ
khó đòi; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các NH sáp nhập với nhau
nhằm tăng sức mạnh tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, hoặc khuyến khích
các NH có tình hình tài chính lành mạnh hơn mua lại các NH có tình hình tài
chính yếu kém hơn.
Song song với giải pháp "NH cầu nối" và đồng thời cũng để hỗ trợ cho
giải pháp này, Chính phủ Nhật Bản còn sử dụng nguồn vốn của công ty Bảo
hiểm tiền gửi thuộc sở hữu nhà nước để bảo vệ lợi ích cho những người gửi
tiền tiết kiệm trong các trường hợp công ty tài chính hay NH bị phá sản.
"NH cầu nối" thực ra chỉ là một giải pháp mang tính chất tạm thời nhưng
phản ứng của thị trường Nhật Bản là khá tích cực. Cụ thể là: trong những
ngày đầu kế hoạch được đưa ra, cả giá trị của đồng Yên trên thị trường tiền tệ
và chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Nhật Bản đều đã tăng lên. Giới đầu tư
hiện nay đang rất quan tâm đến sự thành công trong kế hoạch cải cách của
Nhật Bản, trong đó, Cục giám sát tài chính của Nhật sẽ tiến hành đánh giá khả
năng của các NH trong việc trả nợ để tiến hành buộc phá sản, sáp nhập hoặc
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0333
bán cho NH khác, qua đó cải thiện dần tình hình tài chính của các NH trong
hệ thống.
Malaysia
Malaysia đã thành lập một cơ quan chuyên quản lý nợ khoanh với tên
gọi tắt là Danaharta. Cơ quan này sẽ chỉ tập trung vào các khoản nợ khoanh
và tài sản của các công ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả. Theo kế hoạch,
Danaharta sẽ mua lại nợ khoanh với giá thị trường theo thoả thuận với các
NH bán nợ. Danaharta đã tiếp cận từng NH một, và đàm phán chính thức với
các NH. Khi một công ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả, hoặc ban quản lý
công ty không có khả năng điều hành DN thì Danaharta sẽ chỉ định một giám
sát viên đặc biệt quản lý. Nhiệm vụ của nhân viên này là tham gia điều hành
và phục hồi hoạt động của công ty chứ không phải lo tìm cách ép công ty trả
nợ. Biện pháp này cũng đã giúp Malaysia giảm được bớt gánh nặng về tình
hình nợ xấu trong nền kinh tế.
1.3.2. Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam
Từ thực tế kinh nghiệm của NHTM các nước về hạn chế nợ quá hạn
trong kinh doanh tín dụng, đối với Việt Nam để hạn chế nợ quá hạn và nâng
cao chất lượng tín dụng có thể xem xét một số vấn đề sau:
- Thành lập các công ty mua bán nợ (AMC) hoạt động độc lập để quản
lý, mua bán khai thác các khoản nợ xấu là rất hiệu quả.
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín
dụng.
- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu
hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Sử dụng vốn ngân sách để giải quyết một phần nợ tồn đọng của các
NHTM.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0334
- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao
khả năng tự đề kháng của các NHTM.
- NH hay chính phủ phải chấp nhận những tổn thất lớn do xử lý nợ quá
hạn nhưng điều quan trọng là giảm thiểu được tối đa tổn thất cho các NHTM.
Từ đó, có thể tạo thế và lực mới cho NH trong hoạt động bình thường, có sinh
lời.
Kết luận chương 1
Tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian luôn phải kinh
doanh bằng tiền của người khác nên vấn đề quan trọng đặt ra là hiệu quả hoạt
động của các NHTM. Hoạt động tín dụng ở mọi thời kì luôn chiếm vị trí quan
trọng bậc nhất trong việc đóng góp vào phần lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng
lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn
phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, trong đó phải kể đến rủi ro nợ quá
hạn. Các NH cần hiểu rõ bản chất và nhận thức được tầm quan trọng của công
tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng mà chủ yếu là hạn
chế rủi ro nợ quá hạn, phải không ngừng đưa ra những biện pháp mới xử lí
triệt để tình trạng nợ quá hạn. NHTM ở Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm
của các NH lớn trên thế giới để có thể xử lí NQH một cách hiệu quả nhất.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0335
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NH
TMCP CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH NAM ĐỊNH.
2.1. Khái quát về NH TMCP Công Thương- Chi nhánh Nam Định
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương– Chi
nhánh Nam Định
- Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương –
chi nhánh Nam Định.
- Địa chỉ: Số 119 đường Quang Trung, thành phố Nam Định.
- Giám đốc chi nhánh : Ông Trần Văn Thiện.
Quá trình hình thành phát triển:
Từ khi thành lập đến nay quy mô hoạt động không ngừng lớn mạnh qua
các mốc phát triển như sau:
* Tháng 8/1988: Chi nhánh tiền thân là Ngân hàng Công thương tỉnh Hà
Nam Ninh được thành lập, bao gồm 4 chi nhánh cấp 2 trực thuộc là : Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình và Tam Điệp.
* Tháng 3/1992 sau khi chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, thành lập Ngân
hàng Công thương tỉnh Nam Hà, bao gồm 2 chi nhánh trực thuộc là Nam
Định và Hà Nam.
* Tháng 12/1996 tỉnh Nam Hà tiếp tục được chia tách, theo đó Ngân
hàng Công thương tỉnh Nam Định ra đời và hoạt động với 1 trụ sở chính và 1
chi nhánh cấp 2 trực thuộc là Ngân hàng Công thương thành phố Nam Định.
* Tháng 6/2006 : theo mô hình hoạt động của Ngân hàng Công thương
Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Nam Định được tách
ra và nâng cấp lên cấp 1 trực thuộc thẳng Ngân hàng Công thương Việt Nam,
còn lại chi nhánh Ngân hàng Công thương Nam Định hoạt động độc lập riêng.
* Năm 2008 : Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện cổ phần hoá,
từ đó đến nay chi nhánh hoạt động với tên đầy đủ và chính thức là Ngân hàng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0336
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh Nam Định với 6
phòng ban tại trụ sở chính và 10 phòng giao dịch rải khắp trên địa bàn tỉnh.
* Một số danh hiệu khen thưởng:
Năm 1995: được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba
Năm 2006: được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì
Bằng khen của Thống đốc NHNN các năm 2002, 2003, 2006, 2009.
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định các năm 2003, 2005,
2006, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013, 2015.
Nhiều năm được Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam tặng Giấy khen.
Năm 2016, NH VietinBank đã xác định rõ sứ mệnh của mình là “Là
ngân hàngsố 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch
vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế”. Tầm nhìn của
NH VietinBank đến năm 2018: “Trở thành NH thương mạiCổ phần hàngđầu
Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ”. Với tôn chỉ hoạt động: “Hướng đến
khách hàng,hướngđến sự hoàn hảo;năngđộng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện
đại; trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; bảo vệ và phát
triển thương hiệu;pháttriển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng ,xã hội”.
Chi nhánh NH TMCP Nam Định trực thuộc Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ, tín
dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần đắc lực trong việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, thực thi chính
sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.Nghiệp vụ chủ yếu: cung
cấp dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,
chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ và nghiệp vụ thẻ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0337
Chi nhánh VietinBank Nam Định có 116 cán bộ công nhân viên bao
gồm: Ban giám đốc, 6 phòng ban nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 10 phòng
giao dịch đóng trên khắp địa bàn tỉnh Nam Định. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ
máy quản lý NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định.
Sơ đồ bộ máy quản lí NHTM cổ phần Công Thương Nam Định.
Các phòng giao dịch thực hiện các chức năng như một chi nhánh độc lập
với quy mô nhỏ hơn và phải chịu sự giám sát của chi nhánh.Ngân hàng
TMCP Công Thương Nam Định hiện có 10 phòng giao dịch:
PGD Nghĩa Hưng; PGD Nam Trực; PGD Trực Ninh; PGD Giao Thủy;
PGD Xuân Trường; PGD Hạ Long; PGD Năng Tĩnh; PGD Nam Phong; PGD
Thành Nam; PGD Vị Hoàng.
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
10 phòng giao dịch trực thuộc
Phòng
tổng
hợp
Phòng
bán lẻ
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
kế
toán
Phòng
kho
quỹ
Phòng
tổ chức
hành
chính
Giám Đốc
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0338
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương – chi nhánh Nam Định.
2.1.2.1. Hoạtđộng huyđộng vốn
Hiện tại NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định đang có các
sản phẩm tiền gửi rất đa dạng như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm kì hạn
ngày, tiết kiệm kì hạn tuần, tiết kiệm tích lũy đa năng, tiết kiệm tương lai, tiền
gửi ưu đãi tỉ giá …. Các sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng được các
nhu cầu khác nhau của khách hàng nên đã mang lại hiệu quả rất cao.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Nam Định
Đơn vị tính: triệu đồng.
Phân Loại Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Theo kì hạn ( VND) 2,588,000 2,715,000 3,177,000
Không kì hạn 238,000 315,000 627,000
Có kì hạn 2,350,000 2,400,000 2,550,000
2 Theo hình thức (VND) 2,588,000 2,715,000 3,177,000
Tiền gửi cá nhân 1,837,000 2,045,000 2,405,000
Tiền gửi doanh nghiệp 378,000 402,000 441,000
Tiền gửi ATM 53,000 76,000 90,000
Tiền gửi khác 320,000 192,000 241,000
3 Theo loại tiền 2,588,000 2,715,000 3,177,000
VND 2,251,000 2,359,000 2,804,000
Ngoại tệ quy đổi ra VND 337,000 356,000 373,000
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank - chi nhánh Nam Định.
Công tác huy động vốn được coi là công tác quan trọng và cấp thiết
trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0339
tăng qua các năm tính từ năm 2013. Có được kết quả này là do chi nhánh đã
nâng cao hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng chuyên nghiệp
hơn, nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, hàng loạt các
chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng diễn ra đã góp phần thắt chặt hơn
mối quan hệ giữa chi nhánh và khách hàng.
Do nguồn huy động chính của NH là thị trường nội địa nên xét về cơ
cấu, từ năm 2013 đến năm 2015,vốn VNĐ là chủ yếu và tăng qua các năm.
Theo hình thức ,chi nhánh đã đẩy mạnh tăng trưởng các nguồn vốn có tính ổn
định cao đặc biệt là tiền gửi cá nhân , bên cạnh đó chủ động khai thác các
nguồn vốn khác của các tổ chức kinh tế - xã hội, các định chế tài chính …..
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
1. Cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng
thương mại. Các ngân hàng thương mại sử dụng phần lớn số tiền huy động
được để cho vay đối với nền kinh tế. Trong năm 2015, hoạt động tín dụng tại
chi nhánh có nhiều sự thay đổi. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình khối
khách hàng của NHCT Việt Nam, tháng 4/2015 chi nhánh đã chính thức
chuyển đổi mô hình khối khách hàng, thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng mới
trực thuộc NHCT Việt Nam, tuyển dụng nhiều cán bộ mới để đáp ứng yêu cầu
nhân sự mô hình mới….
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0340
Bảng 2: Tình hình cho vay của VietinBank Nam Định
Đơn vị tính: triệu đồng.
Loại tiền Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Theo thời gian vay 2,389,000 2,505,000 2,857,000
Ngắn hạn 2,078,000 2,175,000 2,456,000
Trung và dài hạn 311,000 330,000 401,000
2 Theo loại tiền 2,389,000 2,505,000 2,857,000
VND 2,064,000 2,130,000 2,442,000
Ngoại tệ quy ra VND 325,000 375,000 415,000
3 Theo đối tượng khách hàng 2,389,000 2,505,000 2,857,000
Khách hàng doanh nghiệp 1,567,000 1,655,000 1,482,000
Khách hàng cá nhân, hộ gia đình 822,000 850,000 1,375,000
Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank - chi nhánh Nam Định.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng
đều qua các năm từ 2013 – 2015. Điều đó cho thấy khắc phục những khó
khăn ban đầu khi thực hiện chuyển đổi mô hình, cán bộ và lãnh đạo chi nhánh
đã tập trung thực hiện tốt quy trình, quy định của NHCT Việt Nam theo mô
hình mới, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Bên cạnh đó chi nhánh chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định
khách hàng, tập trung đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ đối với các khách hàng tốt,
khách hàng tiềm năng, chủ động thanh lọc những khách hàng có tình hình tài
chính yếu kém….nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phấn
đấu hoàn thành ở mức cao nhất chỉ tiêu kế hoạch được giao . Nói chung, hoạt
động cho vay của chi nhánh đang được thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu ban
đầu đề ra và mang lại lợi ích, vị thế cho chi nhánh.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0341
2.1.2.3. Hoạtđộng kinh doanh khác.
Hoạt động thẻ.
Bắt đầu từ năm 2006 việc triển khai hệ thống ATM và phát hành thẻ
ATM, thẻ tín dụng của Vietinbank chi nhánh Nam Định được thực hiện để
hiện đại hóa dịch vụ và nâng cao tiện lợi cho khách hàng. Các dịch vụ thẻ khá
đa dạng như thẻ thanh toán ,thẻ tín dụng ,thẻ trả trước ,thẻ ATM – Epartner.
Đầu năm 2016 VietinBank Nam Định đang triển khai chương trình giảm
giá 10% khi thanh toán bằng thẻ tín dụng VietinBank tại hệ thống siêu thị
MEDIAMART. Chương trình này hứa hẹn sẽ tăng số lượng khách hàng sử
dụng thẻ và phổ biến thương hiệu VietinBank trên toàn địa bàn tỉnh Nam
Định.
Bảng 3: Tình hình hoạt động thẻ của VietinBank Nam Định.
Đơn vị tính: cái.
Loại thẻ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thẻ ATM 14741 16767 18465
Thẻ tín dụng 1486 2380 2950
Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định.
Hoạt động kinh doanh ngoạitệ và Hoạt động thanh toán quốc tế.
Địa bàn với nhiều cơ sở buôn bán, sản xuất kinh doanh nên hoạt động
kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế rất sôi nổi. Với sản phẩm
L/C xuất khẩu và nhập khẩu, VietinBank tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
Kết quả trong những năm qua như sau:
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định
Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định

More Related Content

What's hot

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAYĐề tài  quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
Đề tài quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng HDbank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDVĐề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 

Similar to Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...Luận Văn 1800
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...NOT
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định (20)

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim ĐộngRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Kim Động
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP, RẤT HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH thương mại, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đThẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
Thẩm định khách hàng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietinbank, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Vietinbank tỉnh Nam Định

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03i Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... iv CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NHTM...3 1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM .............................3 1.1.1. Khái niệm và bản chất của nợ quá hạn............................................3 1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH.........................................................3 1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng ...........................................3 1.1.2.2. Nguyên nhân từ phía NH.........................................................6 1.1.2.3. Các nguyên nhân khác .............................................................8 1.1.3. Ảnh hưởng của NQH .................................................................. 10 1.1.3.1. Đối với NH ........................................................................... 10 1.1.3.2. Đối với khách hàng ............................................................... 11 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế ................................................................ 12 1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH......................................... 13 1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM........................... 20 1.2.1. Nguyên tắc xử lý NQH................................................................ 20 1.2.1.1. Khai thác triệt để khả năng trả nợ của KH ............................ 20 1.2.1.2. Tối đa hóa khả năng trả nợ................................................... 21 1.2.2. Biện pháp xử lý NQH.................................................................. 22 1.2.2.1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ..................................................... 22 1.2.2.2. Chuyển sang NQH .............................................................. 24 1.2.2.3. Thanh lý tài sản đảm bảo..................................................... 24 1.2.2.4. Bán nợ ................................................................................ 25 1.2.2.5. Xử lý bằng dự phòng rủi ro.................................................. 26 1.2.2.6. Sử dụng giải pháp pháp lý để xử lý nợ.................................. 26 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ quá hạn của NHTM................. 27 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới xử lý nợ quá hạn của NHTM ....................... 28 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan .................................................................. 28 1.2.4.2. Nhân tố khách quan............................................................... 29
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03ii 1.3. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của NHTM một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................ 30 1.3.1. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới...... 30 1.3.2. Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam .............................. 33 Kết luận chương 1 ..................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝNỢ QUÁ HẠN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH NAM ĐỊNH......................................................................................................... 35 2.1. Khái quát về NH TMCP Công Thương- Chi nhánh Nam Định.............. 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương– Chi nhánh Nam Định..................................................................................... 35 2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương – chi nhánh Nam Định. ............................................. 38 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn........................................................ 38 2.1.2.2. Hoạt động cho vay .............................................................. 39 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh khác.................................................... 41 2.1.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh.......................................... 42 2.2.1. Thực trạng nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Nam định .................................................................... 43 2.2 .1.1. Tình hình dư nợ tại chi nhánh............................................... 43 2.2.1.2. Thực trạng NQH tại NHTMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định ......................................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng xử lý nợ quá hạn tại NH TMCP Công Thương- chi nhánh Nam Định..................................................................................... 53 2.2. Đánh giá chung về công tác xử lý NQH tại NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định ............................................................................... 55 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 55 2.3.2. Những tồn tại chưa giải quyết được của NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định và nguyên nhân.................................................... 56 Kết luận chương 2 ..................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH NAM ĐỊNH................................... 59
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03iii 3.1. Định hướng xử lý nợ quá hạn của NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định (2016 – 2020) ................................................................. 59 3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng.................................................... 59 3.1.2. Định hướng xử lý nợ quá hạn. ........................................................ 60 3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế NQH tại Chi nhánh Nam Định ........ 61 3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng................... 61 3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ...................................... 63 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay..................................... 64 3.2.4. Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề.................................... 65 3.2.5. Đào tạo, nâng cao trình độ CBTD................................................ 65 3.2.6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay ................................... 66 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ......................................... 66 3.3. Giải pháp xử lý NQH tại Chi nhánh Nam Định................................... 66 3.4. Một số kiến nghị................................................................................. 68 3.4.1. Đối với nhà nước........................................................................... 68 3.4.2. Đối với NH Nhà nước Việt Nam .................................................... 68 3.4.3. Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam.................................. 69 Kết luận chương 3 : ................................................................................... 70 KẾT LUẬN............................................................................................... 71
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng DADT: Dự án đầu tư DN: Doanh nghiệp KT – XH: Kinh tế - Xã hội NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại NQH: Nợ quá hạn NVL: Nguyên vật liệu RR: Rủi ro RRTD: Rủi ro tín dụng SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ:Tài sản cố định TMCP : Thương mại cổ phần
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.03v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Nam Định....................... 38 Bảng 2: Tình hình cho vay của VietinBank Nam Định ............................... 40 Bảng 3: Tình hình hoạt động thẻ của VietinBank Nam Định....................... 41 Bảng 4: kết quả kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế......................... 42 Bảng 5: Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh ................................................. 42 Biểu đồ 1: Dư nợ tại Chi nhánh ................................................................. 44 Bảng 6: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn................................................... 45 Bảng 7: Dư nợ phân theo đối tượng........................................................... 46 Bảng 8: Nợ quá hạn qua các năm............................................................... 47 Bảng 9: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn quá hạn ...................................... 48 Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh............................ 49 Bảng 11: NQH theo đối tượng................................................................... 52
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.031 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài nghiên cứu Ngân hàng thương mại (NHTM) là mộtsản phẩm được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhưng không giống với nhiều sảnphẩm khác, xét về bản chất các hành vi mà nó ứng xử, người ta coi NHTM như là mộtsản phẩm xã hội, một ngành côngnghiệp dịch vụ với tính cộng đồng và tính nhân văn cao, khôngchỉ trải rộng trên phạm vi toàn quốc gia mà còn lan tỏa trong phạm vi quốc tế. Cũng không giống như các tổ chức khác, NHTM là một định chế trung gian tài chính luôn phải kinh doanh bằng tiền của người khác. Do vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM. Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại những năm qua đã nảy sinh một số biểu hiện không lành mạnh, báo hiệu nguy cơ rủi ro thất thoát vốn tíndụng từ các khoảnnợ quá hạn củangân hàng ngày càng chồng chất. Điều đó phản ánh một thực tế là hoạtđộngtíndụng của ngân hàng tuy có tăng về "lượng" nhưng lại giảm về "chất", tổngdưnợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng nợ quá hạn nghiêm trọng trên quy mô rộng lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của NH, em đã lựa chọn đề tài: “Giảipháp xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương – Chi nhánh Nam Định”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xử lý nợ quá hạn của NHTM. Đềtài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương - Chi nhánh Nam Định . Trêncơ sở đó đểnhanhchóngtháo gỡ những vướng mắc trong vay vốn và hoàn thiện hơn các biện pháp đảm bảo an toàn để phòng ngừa nợ quá hạn. 3. Phạm vi nghiên cứu
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.032 Trong phạm vi đề tài, em chỉ đi sâu nghiên cứu nợ quá hạn trong hoạt động cho vay, nghiên cứu và hoàn thiện về giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn tại NHTM đặc biệt là NH Thương mại Cổ phần Công Thương - Chi nhánh Nam Định, nhưng kết quả thu được có thể vận dụng cho các NH khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tế.Từ lý luận để xem xét thực tế và từ thực tế khái quát thành lý luận. Phương pháp cụ thể: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, diễn giải, mô tả… 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận cơ bản về xử lý nợ quá hạn của NHTM. Chương 2: Thực trạng xử lý nợ quá hạn tại NH Thương mại Cổ phần Công Thương - Chi nhánhNam Định. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về xử lý nợ quá hạn tại NH Thương mại Cổ phần Công Thương- Chi nhánh Nam Định. Qua đâyem xin chân thành gửi lời cảmơn tới các thầy cô giáo TrườngHọc viện Tài Chínhcùngcán bộ NH Thươngmại Cổ phầnCông Thương- Chi nhánh Nam Định và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Nguyễn Thu Hà – giáo viên hướng dẫn thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do trìnhđộ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tế cònhạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày04 tháng 04 năm 2016 Sinhviên thực hiện Nguyễn Văn Trường
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.033 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NHTM 1.1. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1. Khái niệm và bản chất của nợ quá hạn. Theo quyết định số 493/ 2005/ QĐ – NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng đã nêu rõ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Bản chất nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán các khoản nợ mà người đi vay không có khả năng thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ của mình đối với người cho vay. Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa là nó có thể dẫn đến sự vi phạm đặc trưng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng đối với người nhận tín dụng. Một khoản tín dụng được cấp luôn được xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và lượng giá trị được hoàn trả. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả nợ được một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. 1.1.2. Nguyên nhân phát sinh NQH 1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên NQH đối với các NHTM. Từ khi hoạt động của NHTM ra đời, phát triển và hoàn thiện hơn thì tới 80% nguyên nhân gây RRTD là từ phía khách hàng. Các NHTM cho đến ngày nay cũng đưa ra nhiều biện pháp và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hạn chế RRTD từ nguyên nhân này, việc tìm hiểu về KH trước, trong và sau khi cho vay, độ tin cậy trong quá trình quan hệ, mục đích sử dụng tiền vay, hiệu quả
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.034 của phương án SXKD là cơ sở vững chắc cho việc quyết định có cho vay hay không. Tuy nhiên, NQH vẫn xảy ra và trở thành vấn đề bức xúc trong hệ thống NHTM nước ta hiện nay, vậy nguyên nhân là do đâu? - Rủi ro trong công việc kinh doanh của người đi vay Trong điều kiện phát triển như ngày nay, chúng ta chủ yếu xét đến các DN. Khi các DN được phép vay một khoản vay để thực hiện một dự án kinh doanh thì phần chi phí để trả cho NH được trích từ lãi mà dự án này thu được. Như vậy, bất cứ một rủi ro nào trong quá trình SXKD của DN (đang sử dụng vốn của NH) cũng đều ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ NH. Tính rủi ro trong công việc kinh doanh của DN có thể do việc triển khai dự án đầu tư SXKD không khoa học, chưa thực hiện kỹ càng, xác thực. Các số liệu về mức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, chất lượng NVL đầu vào, các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm chưa đầy đủ. Ngoài ra, cũng có thể có những nguyên nhân bất khả kháng, ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất, gây nên tình trạng khó khăn trong làm ăn, mang lại rủi ro cho DN và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH ở các mức độ khác nhau. - Các thiệt hại DN phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp Giá cả của NVL trên thị trường tăng do khan hiếm hay do một lý do nào khác làm cho DN không thể không tiến hành SX. Như vậy sẽ đẩy giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên, trong khi đó giá bán sản phẩm trên thị trường lại không thay đổi sẽ làm cho tổng doanh thu giảm xuống, lợi nhuận thu được từ dự án cũng giảm so với kế hoạch. Còn nếu như tăng giá bán sản phẩm để bù đắp phần chi phí tăng thêm thì sẽ làm cho việc tiêu thụ gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ NH về mặt thời hạn. - DN phải chịu thiệt hại trên thị trường tiêu thụ
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.035 Nếu kế hoạch sản phẩm của dự án SXKD không thực hiện kĩ càng, chính xác thì sẽ làm nảy sinh hai vấn đề gây rủi ro trong SXKD của DN. Bởi nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế rất nhạy cảm. + Thứ nhất là: Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ sẽ gây nên tình trạng ứ đọng hàng và hậu quả là vốn bị ứ đọng khả năng thu hồi chậm. + Thứ hai là: Nếu chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng gây nên tình trạng ứ đọng vốn do không bán được hàng. Nếu DN phải bán với giá thấp hơn giá trị của hàng hoá, phải bỏ thêm chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa… Như vậy sẽ làm tăng tính rủi ro trong kinh doanh của DN và việc trả nợ cho NH đúng thời hạn khó mà thực hiện được. - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ không đảm bảo an toàn của vốn vay trong quá trình sử dụng, sẽ gây lãng phí hay mất vốn. Như vậy NH cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ của mình. - Năng lực tài chính của DN, của chủ dự án không lành mạnh khả năng thanh toán kém Có nghĩa là các nguồn thu của DN thì hạn chế trong khi các khoản nợ đến hạn của DN ngày càng lớn như: nợ ngân sách, trả lương công nhân viên chức, nợ người bán, nợ NH…Và cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý: Giá trị TSCĐ tăng nhanh trong khi quy mô của DN lại không có khả năng mở rộng. - Do ý muốn chủ quan của người đi vay không trả nợ cho NH hay là rủi ro đạo đức của người đi vay Không ít tổ chức cá nhân vay vốn NH là những người yếu kém về tư cách đạo đức. Họ không có ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.036 khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Khách hàng cố tình lừa đảo vay vốn ngân hàng không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng cho mục đích cá nhân. 1.1.2.2. Nguyên nhân từphía NH Tuy chiếm tỉ lệ không cao trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng - NQH, nhưng nó lại phản ánh trình độ, khả năng quản lý, năng lực kinh doanh của NHTM. Trước hết là ở tầm quản lý, ban quản trị NH phải đưa ra được một chính sách cho vay phù hợp với thực tế. Bởi chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NH. Chính sách đưa ra đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, đúng đắn, sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho CBTD khi thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động tín dụng, nếu không sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn, như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng - NQH. Thứ hai là NH chưa thật chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, tính toán thiếu chính xác hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến các quyết định sai lầm trong cho vay. Thứ ba là NH đã không chú trọng khâu giám sát khoản vay sau quyết định cho vay hay quá tin vào khách hàng. Có thể dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, hay tình hình tài chính, khả năng thanh toán của KH có vấn đề. Như vậy sẽ gây nên rủi ro cho khoản vay NH. Thứ tư là do trình độ của CBTD còn yếu kém không có khả năng đánh giá dự án vay vốn. Thêm vào đó NH lại không cung cấp đủ số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vai trò vị trí của DN trong ngành, khả năng phát triển trong tương lai… Từ đó dẫn đến việc đánh giá sai hiệu quả của dự án cho vay.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.037 Mặt khác cũng có thể do tư cách đạo đức của CBTD, thông đồng với KH để trục lợi riêng gây nên rủi ro tín dụng cho NH và tình trạng NQH rất dễ xảy ra. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: - NH quá tin tưởng vào giá trị của tài sản thế chấp cầm cố sau khi đã đánh giá và coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho việc thu hồi gốc và lãi vay. Bỏ qua công tác phòng ngừa RR, giám sát hoạt động của dự án, sử dụng vốn vay của KH. Không đưa ra được các biện pháp để xử lý khi có dấu hiệu của một khoản nợ xấu. - CBTD không thể bao quát được hết các điểm yếu về mặt pháp lý hay sai sót chủ quan, khách quan của khách hàng trong hồ sơ chứng từ xin vay. - Tình trạng thiếu thông tin tín dụng, chưa phân loại được DN, chưa có sự phân tích, đánh giá DN một cách đúng đắn và khách quan. - NH chưa đưa ra được một cơ cấu quản lý, theo dõi rủi ro, chưa đưa ra được hạn mức tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, loại sản phẩm, địa phương khác nhau, hay quá tập trung vào một đối tượng khách hàng, một ngành nghề sẽ không phân tán được rủi ro. - Đưa ra định kỳ trả nợ chưa thích hợp với vòng luân chuyển vốn: kỳ hạn trả nợ được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất, kế hoạch bán hàng và doanh thu. Việc các NHTM không tính toán được kỳ hạn trả nợ phù hợp sẽ gây ra tình trạng chiếm dụng vốn của NH để sử dụng với mục đích khác hay KH không trả nợ được đúng hạn bởi chu kỳ SXKD chưa kết thúc, chưa thu lại được vốn và lãi. - Tư tưởng chạy theo thành tích, tăng dư nợ một cách không có căn cứ vượt lên trên nhiều nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu cần thiết hợp lý của DN và cá nhân, khả năng quản lý hiện có của doanh nghiệp.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.038 1.1.2.3. Cácnguyên nhânkhác *. Nhân tố thị trường Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động NH rất nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế đang ở trong tình trạng suy thoái, sản xuất đình đốn, thu nhập của mọi thành viên trong nền kinh tế giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH, số lượng các khoản nợ quá hạn tăng lên. Mặt khác, NH cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình do hoạt động kinh doanh của các DN kém hiệu quả. Còn nếu nền kinh tế quá nóng, hiện tượng lạm phát xảy ra, giá cả đồng tiền giảm sút và chỉ số giá cả tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động SXKD, tác động xấu đến việc thu hồi công nợ của NH. Ngoài ra, các lĩnh vực SXKD còn gặp rủi ro bất khả kháng về thiên nhiên, thiên tai và dịch hoạ. *. Nhân tố chính sách Sự điều chỉnh về chính sách, chế độ, pháp luật, những thay đổi về địa giới hành chính các địa phương, sáp nhập, hay tách ra của các bộ ngành trong nền kinh tế đều gây rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM nếu như không nắm bắt kịp thời các thông tin. *. Nhân tố quốc gia Nếu NH đầu tư sang một nước khác hay đầu tư cho DN nước ngoài tại Việt Nam, hoặc cho vay, bảo lãnh đối với DN Việt Nam trong quan hệ với nước ngoài để tiếp nhận máy móc thiết bị công nghệ hay đầu tư cho các DN có quan hệ SXKD hàng hoá với thị trường ngoài nước… thì NH phải quan tâm đến rủi ro của quốc gia đối với từng nước khác nhau. Nếu như ở các nước đó có sự suy thoái về kinh tế, có biến động về chính trị, có NH bị phá sản, có sự biến động mạnh về giá cả, lãi suất, về thuế xuất nhập khẩu… gây khó khăn
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.039 cho khách hàng của NH. Như vậy NH sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu nợ và bị ảnh hưởng gián tiếp của các biến động đó. *. Nhân tố môi trường Môi trường kinh doanh bên ngoài có tác động rất lớn đến các khoản vay dưới các góc độ khác nhau. Ta có thể xem xét một số yếu tố môi trường có thể gây ra rủi ro tín dụng và NQH như: Vấn đề môi trường sống trong điều kiện phát triển chóng mặt của nền kinh tế hiện nay. Tổ chức môi trường thế giới đã đề nghị các tổ chức kinh tế phải chú ý đến vấn đề môi trường trong các dự án SXKD của mình. Như vậy các NHTM khi cho vay phải quan tâm đến chi phí về môi trường trong các dự án xem nó đã được tính tới chưa và ảnh hưởng ra sao đến thu nhập dự kiến, khả năng trả nợ vay NH. Thêm vào đó là sự tác động hai chiều giữa tài sản thế chấp, cầm cố và môi trường sống. Môi trường sống có thể làm giảm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố nếu không được bảo quản cẩn thận và làm tăng chi phí cho việc bảo vệ môi trường (nếu có). Một yếu tố môi trường nữa được nói đến ở đây là môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của DN có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát sinh NQH. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và các văn bản dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong SXKD của các DN, gây nên các khoản nợ quá hạn cho NH. Như vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân phát sinh NQH sẽ giúp cho các NHTM đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế rủi ro tín dụng một cách hợp lý và chính xác nhất. Từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả KT-XH của hoạt động này.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0310 1.1.3. Ảnh hưởng của NQH NQH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của một NH và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của NH. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó không chỉ trong phạm vi hệ thống NH mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bởi NHTM là trung gian tài chính cung ứng vốn cho nền kinh tế, luân chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, tạo sự phát triển ổn định cho nền kinh tế. Chính vì vậy mà mọi thành phần kinh tế rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh của NH, đặc biệt là ảnh hưởng của NQH. 1.1.3.1. Đốivới NH NQH sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, do NQH phát sinh khi KH không trả được nợ vay NH tại thời điểm đáo hạn. Như vậy, cũng có nghĩa là một phần vốn của NH bị lãng phí do bị tồn đọng trong các khoản nợ. Việc tồn đọng này làm cho NH mất đi các cơ hội kinh doanh kiếm lời khác. Hơn nữa, NQH còn làm giảm vòng quay vốn của NH. Để cho vay ngân hàng phải huy động vốn từ dân cư hoặc tổ chức kinh tế, đối với mỗi nguồn vốn huy động ngân hàng phải trả một khoản lãi suất huy động. Khoản cho vay không thu hồi được dẫn tới NH không thu được lãi cho vay, vì vậy không thể bù đắp cho cả chi phí huy động vốn lẫn chi phí hoạt động ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh dẫn tới một bộ phận tài sản có của ngân hàng bị đóng bang sẽ làm giảm doanh thu, tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giảm doanh thu. Kết quả là lợi nhuận của NH bị giảm sút. Tỷ lệ NQH còn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của mỗi NH. Tỷ lệ NQH quá cao cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của NH. Một NH hoạt động kém hiệu quả uy tín sẽ bị giảm sút và đây là một thảm họa đối với NH.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0311 Nếu khoản vay của KH bị xếp vào NQH thì NH sẽ áp dụng mức lãi suất NQH cao hơn mức lãi suất thường (150% lãi suất thường). Vậy tại sao các NHTM luôn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này trong khi có thể kiếm được một khoản thu nhập tốt từ lãi suất phạt NQH. Bởi thực tế thì đây chỉ là khoản thu nhập ảo, NH khó có thể thu hồi được. Mặt khác, NH lại còn phải bỏ ra một khoản chi phí quản lý giám sát, thanh lý khoản nợ này trong tương lai, đây là một điều mà không NHTM nào muốn bởi nó còn làm ảnh hưởng đến uy tín của NH. Trong hợp đồng cho vay giữa NH và KH có một điều khoản là: Nếu như khách hàng không trả được khoản nợ vay và có những hành vi vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng thì NH có thể đưa ra các cơ quan pháp luật để xử lý. Việc có xử lý được hay không cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của NH mà trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường ngày nay, uy tín của NH cũng là một sản phẩm kinh doanh rất có giá trị. Một điều nguy hiểm hơn nữa nếu NQH không được hạn chế thì nguy cơ phá sản của NH là rất cao. NQH là nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD, mà NH sống được là nhờ có hoạt động tín dụng lành mạnh. Chính vì thế mà NQH là vấn đề bức xúc cần giải quyết của các NHTM. 1.1.3.2. Đốivới khách hàng Đối với khoản NQH, KH sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định bằng 150% mức lãi suất cho vay cùng loại. Nếu tình hình tài chính của KH đang gặp khó khăn lại gánh thêm phần chi phí tăng lên từ khoản lãi suất phạt này thì càng làm tăng gánh nặng trả nợ NH. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của DN càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH càng lớn.Vì một nguyên nhân nào đó mà khoản vay của DN bị liệt vào NQH, mặt khác số dư tiền gửi của DN tại NH không còn khả năng trả nợ thì việc hưởng dịch vụ thanh toán qua NH sẽ bị
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0312 ngưng lại. Quá trình thanh toán bị ngưng lại cũng đồng nghĩa với việc luân chuyển vốn của DN bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, mất đi nhiều cơ hội kinh doanh với các khoản lợi đáng nhẽ ra sẽ thu được. Tình trạng không có khả năng trả nợ mà càng kéo dài thì uy tín của KH đối với các đối tác làm ăn càng giảm xuống.Thứ nhất là đối với các NHTM họ sẽ không muốn quan hệ với các KH có tình hình hoạt động kém hiệu quả, gây ra RRTD-NQH cho họ. Thứ hai là, các bạn hàng sẽ rút lại các hợp đồng làm ăn nếu có những thông tin không tốt về tình hình tài chính của DN. 1.1.3.3. Đốivới nền kinh tế Hoạt động của hệ thống NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro, chỉ cần một sự tổn thương nhỏ cũng gây lên sự xáo trộn lớn đối với nền kinh tế. Thứ nhất là sức ép về lạm phát: NQH ở mức độ cao sẽ gây ra tình trạng khan hiếm giả tạo về vốn cho nền kinh tế. Một khối lượng lớn vốn bị tồn đọng trong các khoản NQH sẽ làm giảm lượng tiền trong lưu thông tạo ra sức ép cho việc tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát. Thứ hai là gây nên tình trạng đình trệ trong SX, bởi NQH làm cho vốn bị ùn tắc, không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động kinh doanh, gây ra đình đốn trong SX, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế. Nguy hiểm hơn nữa là, nếu hệ thống NH gặp phải tình trạng khủng hoảng sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Bởi NHTM là kênh chủ yếu thực hiện huy động vốn và cho vay phát triển kinh tế. Hoạt động NH mang tính xã hội rất cao, đó là ảnh hưởng mang tính dây truyền. Nếu tỉ lệ NQH quá cao mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây thua lỗ cho NH do chi phí tăng cao mà thu nhập lại không hề tăng lên. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì các hoạt động như: huy động vốn, cho vay, đầu tư bị thu hẹp
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0313 ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng kinh tế. 1.1.4. Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế NQH NQH luôn luôn tồn tại cùng với khoản vay kể từ khi tiền vay phát ra cho đến khi thu hồi cả gốc và lãi. Như vậy, để đảm bảo an toàn cho mỗi khoản vay, đảm bảo thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn và đầy đủ thì các NHTM phải có một số các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế RR về NQH cho chính bản thân NH, cho KH và cho các đối tượng có liên quan khác. - Tăng cường thu thập và nâng cao chấtlượng thông tin tín dụng Một trong các bước không thể thiếu của quy trình tín dụng là bước thu thập thông tin. Thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh tác động lên cả NH và khách hàng vay vốn, nhưng chủ yếu là thông tin về khách hàng – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng NQH cho NH. Vì thế, NH phải yêu cầu khách hành cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trong hồ sơ tín dụng, CBTD phải đối chiếu các thông tin đó với các cơ quan có liên quan như: công ty kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan địa chính…để xác thực thông tin. NH cần tìm các nguồn thông tin khác từ việc phỏng vấn trực tiếp cũng như điều tra thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách kỹ lưỡng, có thể định kỳ đi kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay để nắm bắt các thông tin mới và kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn. Tìm hiểu các quan hệ tín dụng trong quá khứ của khách hàng với các chủ nợ và CBTD khác. Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí để nắm bắt thêm thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tín dụng. Ngoài ra thu thập thông tin, nghiên cứu và phân tích diễn biến thị trường ngành, môi trường kinh tế trong nước và quốc tế, những thay đổi trong chủ trương chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước để có thể chọn lọc những
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0314 thông tin hữu ích, đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của khách hàng phục vụ cho công tác phân tích tín dụng đạt hiệu quả. - Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Công tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp cho quyết định của NH trong việc cho vay là đúng đắn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, không phát sinh nợ quá hạn và vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng với lãi suất phù hợp và các chính sách ưu đãi thích đáng. Và yếu tố con người là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng công tác thẩm định.Trong tất cả các bước của quy trình cho vay và thẩm định tín dụng đều liên quan đến CBTD. Vì vậy trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phải được NH quan tâm hàng đầu. Nếu đội ngũ cán bộ làm sai quy trình, thẩm định qua loa, không chính xác hoặc vi pham lợi ích nghề nghiệp…sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm gây tổn thất cho NH, đặc biệt đối với các DADT lớn, thời gian thực hiện trong nhiều năm và có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Chính vì tầm quan trọng của nguồn nhân lực mà ngày nay các NH không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định cộng với chế độ đãi ngộ thích đáng. Mặt khác quy trình và phương pháp thẩm định phải khoa học. Hiện nay các NH không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến nhất giúp cho CBTD đánh giá và phân tích hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Không những tiết kiệm về thời gian, phí mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định đúng đắn. Nếu quy trình và phương pháp thẩm định tín dụng không khoa học, thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí và thậm chí có thể làm mất cơ hội tài trợ khách hàng hoặc dẫn đến tình trạng NH đầu tư vào một dự án không thích đáng. - Kiểm tra, giám sátkhoản vay
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0315 Giám sát khoản vay là một khâu quan trọng giúp NH ngăn ngừa và hạn chế NQH. Mục tiêu của giám sát khoản vay là bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. NH có thể giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại NH.Qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính. Khi tài khoản vãng lai luôn có dư nợ là dấu hiệu khách hàng có khó khăn trong chi trả; qua đó NH sẽ tuỳ theo các dấu hiệu mà có hướng kiểm soát trọng tâm. Đối với khách hàng vay thường xuyên (thấu chi, thẻ tín dụng…) hoặc thời gian vay tương đối dài (từ vài tháng trở lên) NH sẽ yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kỳ để NH kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng.Tùy vào mức độ mà nhân viên giám sát có thể trực tiếp hoặc thông qua các cấp quản trị đề ra các biện pháp ngăn ngừa khác nhau. NH kiểm tra các bảo đảm tiền vay. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua các báo cáo thường kỳ của khách hàng về tình trạng của tài sản.Trong trường hợp tài sản bị rủi ro như cháy, sạt lở, giá thị trường biến động thì NH phải kịp thời điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, NH cần giám sát hoạt động khách hàng thông qua các mối quan hệ với các NH khác, viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh/nơi cư trú của khách hàng đi vay, phân tích những thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế, toà án,… để có được những thông tin bổ ích như sự duy trì ý muốn trả nợ của
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0316 khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ hàng tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo. - Đôn đốc thu hồi nợ vay CBTD có trách nhiệm theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Đầu tháng bộ phận Back Office xuất số liệu danh sách khách hàng đến hạn trả nợ gốc và lãi để tiện cho việc theo dõi, đồng thời gửi cho CBTD danh sách này để CBTD gửi thông báo cho khách hàng và gửi cho bộ phận kế toán một bản để tiện trong thao tác tác nghiệp với phòng tín dụng để thu hồi nợ vay cho NH. Bộ phận Back Office phải thường xuyên thông báo kịp thời cho Giám đốc, trưởng phòng tín dụng, CBTD về các khoản vay đến hạn, quá hạn hoặc sắp đến hạn, tình hình trả nợ gốc, lãi của từng khách hành mà cán bộ đó quản lý. Với những khoản vay có dấu hiệu xấu thì NH phải có các biện pháp kịp thời như: +Đưa ra các lời khuyên, cố vấn cho DN về sẩn phẩm, biện pháp thu nợ, phương án SXKD… +Tạo điều kiện cho DN thu hồi được vốn và trả nợ vay cho NH đúng thời hạn hay có thể gia hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian… +Đối với các DN có nguy cơ phá sản, hay vi phạm hợp đồng thì NH có thể chủ động đòi nợ trước thời hạn, tránh tình trạng NQH xảy ra. - Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Để hạn chế NQH, công việc của các NHTM không chỉ là phân tích đánh giá yếu tố KH mà phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0317 Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn xem có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, có những biện pháp để khỏi tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD của các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Kiểm tra hồ sơ cho vay, đánh giá chính xác về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay. Đặc biệt là tính pháp lý và tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ vay vốn như: đơn xin vay, phương án SXKD, tình hình tài chính của đơn vị vay, hồ sơ đảm bảo nợ vay, giấy phép kinh doanh, giá trị của tài sản đảm bảo, hợp đồng mua bán vật tư… Kiểm tra về một số chỉ tiêu như: thời hạn cho vay, thời hạn gia nợ, mức tín dụng được cấp. Khi kiểm tra thời hạn cho vay phải xác định cơ sở của thời hạn cho vay có phù hợp với sự luân chuyển vốn của đối tượng vay. Gia hạn nợ phải đảm bảo tuân thủ quy trình ra hạn nợ, đặc biệt là hướng khắc phục giải quyết khoản nợ sau khi gia hạn của KH. Về mức tín dụng được cấp phải làm rõ cơ sở xác định mức tín dụng thông qua việc xem xét nhu cầu vay, khả năng đáp ứng của NH, giá trị tài sản làm đảm bảo… Kiểm tra về việc bảo quản tài sản thế chấp cầm cố: Phải xem xét mối tương quan về giá trị tài sản thế chấp với số vốn được vay. Theo quy định của NHNN, số vốn được vay của KH chỉ được phép <=70% giá trị của tài sản thế chấp, đó là cơ sở đầu tiên để NH đưa ra hạn mức cho vay đối với KH. Trong thời gian cho vay, NH có thể cho KH sử dụng tài sản thế chấp nhưng phải có biên bản cụ thể quy định về việc bảo vệ giá trị của tài sản được thế chấp. Trong quá trình sử dụng, NH phải luôn theo dõi việc bảo quản tài sản thế chấp của khách hàng. Khi quyết toán hợp đồng tín dụng, phải có biên bản thanh lý tài sản thế chấp một cách rõ ràng.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0318 Kiểm soát về an toàn vốn vay: Bao gồm các điều kiện về đảm bảo an toàn tiền vay, thực hiện quy chế an toàn vốn, các biện pháp bảo đảm tín dụng và hạn chế RR.Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng. Song các NH cần tập trung vào một số các vấn đề hay có sai sót trong quá trình thực hiện - Phân tán rủi ro Để phân tán rủi ro nhằm ngăn ngừa và hạn chế NQH, NH cần đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng. NH nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của NH, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Thật vậy, đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau sẽ tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế. NH cũng cần tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Thực hiện cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường. Mặt khác, có những DN có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một NH không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra.Trong trường hợp này, các NH cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0319 quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Ngoài ra, NH có thể áp dụng biện pháp bảo hiểm tín dụng để san sẻ rủi ro cho NH. - Thực hiện đảm bảo tiền vay Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong việc giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp các rủi ro đối với các khoản cho vay. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ vay của khách khi họ không có khả năng trả nợ. Thật vậy, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NH, nhưng cũng là nghiệp vụ có rủi ro cao nhất. Vì vậy việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ làm giảm thiểu được các rủi ro vì bảo đảm tiền vay giúp NH nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường được và phòng ngừa gian lận. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của ngân hàng trong việc phát triển kinh tế song cũng không vì thế mà lại tuyệt đối hoá vai trò của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của các khoản tín dụng là giúp khách hàng có thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng và cho xã hội nhưng cũng phải đảm bảo việc trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Khi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xử lý các tài sản đảm bảo của khách để thu nợ có nghĩa là khách hàng đã có những khó khăn nhất định về tài chinh, làm ăn thua lỗ... Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trường một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế chấp của nhà nước thì việc phát mại tài sản càng đặt ra khó khăn hơn. Có rất nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay…
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0320 Thu nợ bằng tài sản bảo đảm của khách không phải là biện pháp tốt nhất tuy nhiên là biện pháp rất cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi các khả năng xấu xảy ra. 1.2. Xử lý NQH trong hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1. Nguyên tắc xử lý NQH 1.2.1.1. Khaithác triệt để khả năng trả nợ của KH Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phương pháp này, chính là việc ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian để khắc phục các khó khăn, làm ăn hiệu quả và trả nợ ngân hàng nhanh nhất. Dĩ nhiên khi áp dụng phương pháp này ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiêm cao, có phương án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng. Để thực hiện phương pháp này ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau: + Ngân hàng giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản công nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ đối với khách hàng. + Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trước mắt, hoặc cho vay thêm vốn để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh. + Ngân hàng đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ ngân quỹ, có thể bán bớt một số tài sản có giá mà ít ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng… + Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do các rủi ro thiên tai, hoả hoạn dẫn đến khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ, không đúng hạn thì ngân hàng có thể gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng cho vay như chuyển khoản
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0321 nợ sang thành cho vay trung hạn, buộc khách hàng bổ sung thêm tài sản cầm cố thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn cho vay. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý một số điểm sau: - Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng nhằm có cơ sở để thanh lý tài sản sau này . - Doanh nghiệp vẫn đang sản xuất kinh doanh, có nguồn thu có khả năng trả nợ. - Doanh nghiệp có thiện chí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã trả được một phần gốc, trả lãi hàng tháng đều đặn. - Ngân hàng yêu cầu người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ và có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. 1.2.1.2. Tối đa hóa khả năng trả nợ Trong trường hợp ngân hàng thấy rằng việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý nhằm thu được nợ từ khách hàng. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn được. + Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, mà các tài sản này ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh… Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau thì ngân hàng có thể phát mại tài sản song phải chờ quyết định phân chia số tiền ngân hàng được nhận.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0322 + Nếu các khoản vay của khách hàng không có thế chấp, bảo đảm thì ngân hàng phải chờ sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ là vô hiệu hoá. + Khởi kiện trong trường hợp khách hàng có những hành vi gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng chiếm dụng vốn, bỏ trốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn. 1.2.2. Biện pháp xử lý NQH Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của NHTM cũng ngày càng được mở rộng, đáp ứng phần lớn yêu cầu về vốn của mọi ngành nghề như: đầu tư thương mại, dịch vụ, văn hoá- xã hội và cả những dự án cần khối lượng vốn lớn, thời hạn dài cũng được đáp ứng. Song song với việc mở rộng tín dụng thì các NH cũng gặp không ít khó khăn, mắc phải những sai lầm, thiếu sót trong việc đầu tư vốn của mình: cho vay ồ ạt, thẩm định sơ sài…Như vậy làm cho tỉ lệ NQH ngày càng tăng lên và sẽ trở thành không thể kiểm soát được. Đây là vấn đề hết sức cấp bách đòi hỏi các NH phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp để xử lý tình trạng NQH. Dưới đây là một số biện pháp để xử lý NQH trong hệ thống NHTM: 1.2.2.1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Điều chỉnh kỳ hạn nợ Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa thuận giữa NH và người vay, cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay phải có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền vay cho NH. Nếu trên thực tế đến kỳ hạn trả nợ theo cam kết, vì một lý do nào đó mà người vay không trả được hoặc không trả đủ số tiền đã thỏa thuận thì NH được quyền xử phạt người vay theo quy chế tín dụng hiện hành. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người vay khắc phục khó khăn về tài chính trong một khoảng thời gian
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0323 ngắn, các NH có thể chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho người vay. Điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc NH và người vay thỏa thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, NH cũng điều chỉnh kỳ hạn nợ cho những khoản vay mà NH đã đưa ra chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng luân chuyển vốn chưa kết thúc, DN chưa thu hồi lại được vốn, trong khi các khoản nợ đã sắp đến hạn trả. Như vậy, khoản cho vay cuả NH sẽ có nguy cơ gặp RR. Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp sẽ tạo nên sự an tâm cho KH trong SXKD và tạo uy tín cho NH trong việc cho vay. Gia hạn nợ Gia hạn nợ thực chất là việc kéo dài thêm thời hạn trả nợ cho khách hàng sau khi khoản vay tới thời điểm đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ. Để được gia hạn nợ thì các DN phải có đơn xin gia hạn. Đơn này phải được gửi đến trước ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng, trong đó nêu rõ lý do, nguồn thanh toán và thời gian gia hạn. Việc gia hạn nợ có thể tiến hành trước thời điểm đáo hạn của khoản vay, nếu vì lý do nào đó mà DN không xin gia hạn thì khoản vay sẽ chuyển sang NQH và chịu lãi suất quá hạn (bằng 150% lãi suất trong hạn). Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả phía NH và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu sau đó DN lại có đơn xin gia hạn, NH xét thấy DN có khả năng trả nợ thì khoản nợ sẽ được chuyển về khoản nợ thông thường và chịu lãi suất gia hạn. Thực hiện gia hạn nợ sẽ giúp khách hàng có thời gian khắc phục khó khăn, gia tăng thiện chí trả nợ cho NH. Lúc này, NH ngoài khoản thu từ lãi gia hạn sẽ không phải bỏ ra khoản chi phí nào để thu hồi nợ. Mặt khác, gia hạn nợ sẽ giúp NH tăng vị thế, uy tín của mình trong mắt khách hàng, tạo mối quan hệ kinh doanh, phát triển lâu dài. Tuy nhiên, NH cần phải xem xét kĩ lưỡng về khả năng trả nợ trong tương lai của DN trước khi thực hiện gia hạn
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0324 nợ, để có các biện pháp tối ưu hơn trong công tác thu hồi khoản vay, tránh gây rủi ro cho NH. 1.2.2.2. Chuyển sang NQH Ngân hàng và KH vay có thể thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng là trong khoảng thời gian vượt quá kì hạn trả nợ tối đa là 10 ngày làm việc mà KH vay không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi vốn vay của kỳ hạn đó và không có văn bản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì ngân hàng chuyển số dư nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang NQH. Trong trường hợp hợp đồng tín dụng không có thỏa thuận như trên thì NH sẽ chuyển số dư nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng sang NQH trong khoảng thời gian vượt quá kỳ hạn trả nợ tối đa 10 ngày làm việc, nếu KH vay không trả hết nợ gốc hoặc nợ lãi vốn vay và không có văn bản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. 1.2.2.3. Thanh lý tài sản đảm bảo Đây là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp để cải thiện tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN không có hiệu quả. Dựa theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết, NH sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp để có thể thu lại một phần vốn đã mất, bên cạnh đó NH vẫn sẽ phải theo dõi khoản nợ khó đòi này. Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà NH bắt buộc KH phải tuân theo đúng như trong điều khoản hợp đồng đã ký kết về vấn đề thanh lý tài sản thế chấp của khoản vay. Đây là vấn đề mà cả hai bên đều không mong muốn vì nó quá khắc nghiệt với người vay. Mặt khác các thủ tục pháp lý lại quá rắc rối, tốn nhiều chi phí, mà theo thời gian thì giá trị của tài sản thế chấp có nhiều biến động sẽ không đảm bảo bù đắp cho khoản vay. Thêm vào đó là uy tín của NH có thể bị giảm sút do sự nghi ngại của KH về hoạt động của NH là
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0325 không an toàn và hiệu quả, nếu như NH có quá nhiều các hợp đồng phải áp dụng biện pháp thanh lý tài sản thế chấp. Có nhiều hình thức thanh lý tài sản thế chấp, sau đây là một số hình thức được áp dụng phổ biến trong quan hệ tín dụng giữa NH và KH: +. NH cố gắng thuyết phục KH tự bán tài sản thế chấp thay vì NH bán phát mại trên thị trường, như vậy có thể bán được với giá cao hơn. Thêm vào đó KH cũng tránh được những RR do mất uy tín với bạn hàng, và NH cũng tránh được những chi phí trong việc giải quyết tài sản thế chấp này. Có lẽ, đây là biện pháp có lợi nhất đối với cả hai phía. +. KH gán nợ cho NH và để cho NH tự bán tài sản thế chấp để thu nợ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc bán tài sản thế chấp không phải là công việc của NH, vừa tốn thời gian và cả chi phí cho việc tìm khách mua. Cho nên, NH thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết. + .NH có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bán ra không đủ để bù đắp nợ thì NH có thể nhận phán quyết của toà án về phần chênh lệch, ví dụ như NH được phép thu thêm nếu người vay còn các tài sản khác. 1.2.2.4. Bán nợ Đây là biện pháp đang được áp dụng khá nhiều ở Việt Nam. Các khoản nợ sẽ được chào bán trên thị trường này thông qua các công ty môi giới sẽ môi giới cho các công ty chuyên mua bán nợ đứng ra mua khoản nợ này. Tất nhiên đây là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, và NH không còn khả năng để tiếp tục theo dõi và thu nợ. Các công ty mua bán nợ có kinh nghiệm sẽ có các biện pháp thu nợ thích hợp. Việc bán nợ sẽ giúp cho NH thu hồi một phần vốn kinh doanh trong thời gian ngắn để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính, tuy số nợ thu sẽ giảm
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0326 đi. Phần bị giảm đi chính là giá cả cho việc chuyển nhượng RR sang đối tượng khác. Ngoài ra NH có thể bán các khoản nợ trong trường hợp NH gặp khó khăn về tiền mặt, nhưng đây là trường hợp không được áp dụng rộng rãi, do nó báo hiệu nguy cơ về tình trạng mất khả năng thanh toán của NH. 1.2.2.5. Xử lý bằng dự phòng rủiro Theo Quyết Định 493, tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng cho rằng, việc gia tăng trích lập dự phòng, báo cáo nợ xấu theo quy định mới đã làm cho các ngân hàng bị giảm lợi nhuận. 1.2.2.6. Sử dụng giảipháp pháplý để xử lý nợ. Đối với các khoản NQH do nguyên nhân chủ quan cần áp dụng ngay các biện pháp tận thu,quy trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo cán bộ nhân viên NH, khởi tố trước pháp luật. Đối với các khoản NQH do nguyên nhân khách quan: đối với DN cần thiết phải duy trì vì mục tiêu chính trị xã hội thì xem xét cho xóa nợ, khoanh nợ, giãn nợ. Các DN khác phải giải thể phá sản theo pháp luật để thu hồi nợ cho NH. Sử dụng giải pháp “gán nợ” đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ, không còn nguồn thu nhập nào khác có ủy quyền cho NH hoàn toàn quyết định trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, NH có thể định tài sản thế chấp là trụ sở hoặc bán trả góp. Sử dụng giải pháp “khởi kiện” đối với khách hàng lừa đảo,bị bắt do vi phạm pháp luật, cố tình lẩn tránh, chạy trốn, sử dụng vốn sai mục đích thất thoát vốn , không còn sản xuất kinh doanh, không có khả năng trả nợ.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0327 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ quá hạn của NHTM * Tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được: Doanh số nợ khoanh thu hồi được trong kỳ = ------------------------------------------------------------------- x 100% Tổng doanh số nợ khoanh phát sinh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xử lý nợ rủi ro của NH TMCP Công Thương, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó giúp NH Công Thương hạn chế được tổn thất và bảo toàn được nguồn vốn để hoạt động bền vững hơn. Ngoài ra việc tăng cường thu hồi nợ khoanh còn giúp cho các đối tượng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc sử dụng và hoàn trả vốn vay cho NH Công Thương. * Tỷ lệ nợ được gia hạn nợ: Dư nợ được gia hạn nợ trong kỳ = -------------------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của NH Công Thương mà người vay vốn không có điều kiện để trả nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì NH Công Thương sẽ hạn chế được rủi ro trong cho vay, tiết kiệm được cách chí phí xử lý nợ có rủi ro và đặc biệt là tăng được vòng quay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí huy động vốn và chí phí cấp bù lãi suất cho ngân sách nhà nước. * Tỷ lệ nợ được xóa nợ: Dư nợ được xóa nợ trong kỳ = ----------------------------------------- x 100% Tổng dư nợ trong kỳ
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0328 Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ trong tổng dư nợ trong kỳ của NH Công Thương được xử lý xóa nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì càng tốt vì NH Công Thương sẽ bảo toàn được nguồn vốn trong hoạt động cho vay. 1.2.4. Nhântố ảnh hưởng tới xử lý nợ quá hạn của NHTM 1.2.4.1. Nhântố chủ quan Hầu hết các NH không muốn công khai tỷ lệ nợ quá hạn thực tế của mình . Do đó nhiều khoản nợ đã quá hạn khó có khả năng thu hồi nhưng NH vẫn không có những biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng trên,có trường hợp con nợ đã phá sản và tẩu tán hết tài sản từ lâu NH mới phát hiện. - Sự chậm trễ về thông tin. Ngân hàng không có sự kiểm tra, giám sát con nợ một cách thường xuyên hoạt động kinh doanh của khách hàng, khi hoạt động kinh doanh của DN có vấn đề nếu NH không phát hiện ngay thì NH khó có thể đưa ra một biện pháp giải quyết triệt để tình trạng NQH phát sinh. - Quản lí yếu kém của Ngânhàng. Các biện pháp cưỡng chế mà ngân hàng đưa ra chưa cứng rắn và thực sự hiệu quả. Điều này đã tạo điều kiện cho con nợ chây ỳ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ mặc dù con nợ vẫn có khả năng trả nợ dẫn đến quá trình xử lí NQH của NH không hiệu quả, các khoản NQH của NH ngày một tăng cao. - Chi phí xử lí nợ quá hạn. Trong nhiều trường hợp chi phí mà NH bỏ ra để xử lí, thu hồi các khoản NQH tương đương với số tiền cho vay, thậm chí nhiều khoản NQH muốn thu hồi được NH còn phải bỏ ra số chi phí lớn hơn số tiền mà con nợ đã vay. Do đó đã gây khó khăn cho NH trong việc đưa ra các giải pháp kịp thời, dẫn đến việc xử lí NQH bị trì trệ kéo dài.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0329 1.2.4.2. Nhântố khách quan - Nhân tố thuộc về người vay Đó là sự thật thà, thái độ của người vay đối với những khoản nợ. Trong trường hợp người vay có khả năng trả nợ và uy tín của người vay đối với NH rất tốt thì NH có thể tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội trả nợ bằng cách : gia hạn nợ, giúp đỡ hoạt động SXKD của DN như tìm đầu ra cho sản phẩm hay NH có thể cho vay thêm để phục hồi lại hoạt động SXKD của DN. Trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ, hoạt động SXKD của DN không có khả năng phục hồi … thì NH phải nhanh chóng có những giải pháp thích hợp để thu hồi khoản vay càng sớm càng tốt. Khi cần thiết NH có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Một số nhân tố khác. Trong một số trường hợp , việc xử lí ngoài phạm vi của tòa án, sự sắp xếp các việc phải làm cần được những người có liên quan chấp nhận, một người phản đối có thể làm cho kế hoạch không được thực hiện. Vì vậy phải thuyết phục với các con nợ này rằng họ sẽ được lợi bằng cách hợp tác với kế hoạch đề nghị của NH hơn là hoạt động đơn phương. Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lí các khoản NQH . Một CBTD phải là người nắm rõ các điều khoản luật quy định, phải biết cách nắm bắt tâm lí của khách hàng, khi cần có thể cương quyết hoặc nới lỏng … thì mới có khả năng thu hồi các khoản NQH một cách nhanh nhất. Hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện cho các con nợ luồn, nách luật gây khó khăn cho NH trong quá trình thu hồi và xử lí các khoản NQH.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0330 1.3. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của NHTM một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm về xử lý nợ quá hạn của một số nước trên thế giới Đứng trước tình trạng ngày càng trầm trọng của hệ thống NH nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp, biện pháp thực hiện khác nhau với mong muốn cải thiện hệ thống tài chính tín dụng, từng bước khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng thông qua việc giải quyết các món nợ xấu trong cơ cấu tài sản của mình. Trong phạm vi nghiên cứu, xin đưa ra kinh nghiệm xử lý nợ được xem là khá hiệu quả tại một số nước sau: Thái Lan Chính phủ Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu nợ xấu trong hệ thống NH, đặc biệt là xử lý các tài sản thế chấp. Chính phủ cho phép các NHTM được thành lập công ty mua bán tài sản thế chấp, cầm cố. Cổ đông của công ty là các NHTM, mỗi NH được mua tối đa 10% vốn điều lệ. Trong từng trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các NH gặp khó khăn, phải sáp nhập, giải thể... Đồng thời, nhà nước cho phép thành lập quỹ phát triển và phục hồi tài chính do Bộ tài chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng để mua cổ phiếu của các NHTM, công ty tài chính, nếu không đáp ứng được yêu cầu, sẽ kêu gọi nước ngoài mua cổ phần. Ngoài ra, công ty bảo hiểm tiền gửi được thành lập để phòng ngừa rủi ro với tỉ lệ đóng góp 0,23% - 0,35% trên tổng số tiền huy động của mỗi NHTM. Để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro, chính phủ thành lập “Uỷ ban cơ cấu lại khu vực tài chính tư nhân”. Về cơ cấu lại nợ, có 3 biện pháp được sử dụng:
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0331 + Điều chỉnh, sửa lại hợp đồng vay vốn như hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, hoặc yêu cầu con nợ chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗ để xoá nợ. + Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng với việc chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý. + Giãn nợ, khi con nợ gặp khó khăn tạm thời trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh. Việc phân loại nợ quá hạn để dự phòng rủi ro được tính theo 5 loại: Loại 1: nợ quá hạn bình thường, trong thời gian 1 tháng không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro là 1%. Loại 2: nợ quá hạn không bình thường, trong thời gian từ 1 – 3 tháng không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 2%. Loại 3: nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn bình thường, từ 3 – 6 tháng không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 20%. Loại 4: nợ khó đòi, từ 6 – 12 tháng không thu được, tỉ lệ dự phòng rủi ro là 50%. Loại 5: nợ quá hạn mất trắng, trên 12 tháng không thu hồi được, tỉ lệ dự phòng rủi ro 100%. Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện 6 tháng một lần. NH Trung ương Thái Lan cho biết, nhờ các biện pháp trên, đầu năm 2016 nợ quá hạn của các NH và công ty tài chính Thái Lan đã giảm chút ít, thời điểm tháng 1/2016 chiếm 38,68% tổng số vốn vay so với 38,91% thời điểm cuối tháng 12/2015. Hiện nay, các NH và công ty tài chính Thái Lan đều đạt được thành công trong việc cơ cấu lại các khoản cho vay xấu. Nhật Bản Để giải quyết hậu quả của nền kinh tế “bong bóng”, Đảng dân chủ tự do cầm quyền (LDP) của Nhật đã đưa ra 2 nội dung, theo đó, hệ thống NH Nhật
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0332 Bản sẽ được cải cách bằng việc: Một là, tăng cường kiểm tra, giám sát các NHTM; Hai là, thành lập một “NH cầu nối", để giải quyết các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NH. Giải pháp thành lập "NH cầu nối" được coi là một hướng đi mới trong nỗ lực khôi phục lại hệ thống tài chính NH của Nhật bản. "NH cầu nối" là một quỹ thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để quản lý một nguồn vốn lớn của Chính phủ, dự tính khoảng 22 nghìn tỷ yên nhằm cứu trợ hệ thống NH và bảo vệ các nhà đầu tư. Đây được xem là một phần của kế hoạch phục hồi toàn bộ nền kinh tế đã được Chính phủ Nhật Bản thông qua. Các chức năng chính của "NH cầu nối": Trợ giúp tài chính cho các NH, các tổ chức tài chính có khả năng bị phá sản thông qua việc mua lại một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ khó đòi; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các NH sáp nhập với nhau nhằm tăng sức mạnh tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, hoặc khuyến khích các NH có tình hình tài chính lành mạnh hơn mua lại các NH có tình hình tài chính yếu kém hơn. Song song với giải pháp "NH cầu nối" và đồng thời cũng để hỗ trợ cho giải pháp này, Chính phủ Nhật Bản còn sử dụng nguồn vốn của công ty Bảo hiểm tiền gửi thuộc sở hữu nhà nước để bảo vệ lợi ích cho những người gửi tiền tiết kiệm trong các trường hợp công ty tài chính hay NH bị phá sản. "NH cầu nối" thực ra chỉ là một giải pháp mang tính chất tạm thời nhưng phản ứng của thị trường Nhật Bản là khá tích cực. Cụ thể là: trong những ngày đầu kế hoạch được đưa ra, cả giá trị của đồng Yên trên thị trường tiền tệ và chỉ số giá chứng khoán trên TTCK Nhật Bản đều đã tăng lên. Giới đầu tư hiện nay đang rất quan tâm đến sự thành công trong kế hoạch cải cách của Nhật Bản, trong đó, Cục giám sát tài chính của Nhật sẽ tiến hành đánh giá khả năng của các NH trong việc trả nợ để tiến hành buộc phá sản, sáp nhập hoặc
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0333 bán cho NH khác, qua đó cải thiện dần tình hình tài chính của các NH trong hệ thống. Malaysia Malaysia đã thành lập một cơ quan chuyên quản lý nợ khoanh với tên gọi tắt là Danaharta. Cơ quan này sẽ chỉ tập trung vào các khoản nợ khoanh và tài sản của các công ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả. Theo kế hoạch, Danaharta sẽ mua lại nợ khoanh với giá thị trường theo thoả thuận với các NH bán nợ. Danaharta đã tiếp cận từng NH một, và đàm phán chính thức với các NH. Khi một công ty có dấu hiệu mất khả năng chi trả, hoặc ban quản lý công ty không có khả năng điều hành DN thì Danaharta sẽ chỉ định một giám sát viên đặc biệt quản lý. Nhiệm vụ của nhân viên này là tham gia điều hành và phục hồi hoạt động của công ty chứ không phải lo tìm cách ép công ty trả nợ. Biện pháp này cũng đã giúp Malaysia giảm được bớt gánh nặng về tình hình nợ xấu trong nền kinh tế. 1.3.2. Những bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam Từ thực tế kinh nghiệm của NHTM các nước về hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng, đối với Việt Nam để hạn chế nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng có thể xem xét một số vấn đề sau: - Thành lập các công ty mua bán nợ (AMC) hoạt động độc lập để quản lý, mua bán khai thác các khoản nợ xấu là rất hiệu quả. - Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. - Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn. - Sử dụng vốn ngân sách để giải quyết một phần nợ tồn đọng của các NHTM.
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0334 - Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao khả năng tự đề kháng của các NHTM. - NH hay chính phủ phải chấp nhận những tổn thất lớn do xử lý nợ quá hạn nhưng điều quan trọng là giảm thiểu được tối đa tổn thất cho các NHTM. Từ đó, có thể tạo thế và lực mới cho NH trong hoạt động bình thường, có sinh lời. Kết luận chương 1 Tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian luôn phải kinh doanh bằng tiền của người khác nên vấn đề quan trọng đặt ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM. Hoạt động tín dụng ở mọi thời kì luôn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong việc đóng góp vào phần lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn, trong đó phải kể đến rủi ro nợ quá hạn. Các NH cần hiểu rõ bản chất và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng mà chủ yếu là hạn chế rủi ro nợ quá hạn, phải không ngừng đưa ra những biện pháp mới xử lí triệt để tình trạng nợ quá hạn. NHTM ở Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các NH lớn trên thế giới để có thể xử lí NQH một cách hiệu quả nhất.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0335 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH NAM ĐỊNH. 2.1. Khái quát về NH TMCP Công Thương- Chi nhánh Nam Định 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Công Thương– Chi nhánh Nam Định - Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương – chi nhánh Nam Định. - Địa chỉ: Số 119 đường Quang Trung, thành phố Nam Định. - Giám đốc chi nhánh : Ông Trần Văn Thiện. Quá trình hình thành phát triển: Từ khi thành lập đến nay quy mô hoạt động không ngừng lớn mạnh qua các mốc phát triển như sau: * Tháng 8/1988: Chi nhánh tiền thân là Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập, bao gồm 4 chi nhánh cấp 2 trực thuộc là : Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Tam Điệp. * Tháng 3/1992 sau khi chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, thành lập Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Hà, bao gồm 2 chi nhánh trực thuộc là Nam Định và Hà Nam. * Tháng 12/1996 tỉnh Nam Hà tiếp tục được chia tách, theo đó Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định ra đời và hoạt động với 1 trụ sở chính và 1 chi nhánh cấp 2 trực thuộc là Ngân hàng Công thương thành phố Nam Định. * Tháng 6/2006 : theo mô hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Nam Định được tách ra và nâng cấp lên cấp 1 trực thuộc thẳng Ngân hàng Công thương Việt Nam, còn lại chi nhánh Ngân hàng Công thương Nam Định hoạt động độc lập riêng. * Năm 2008 : Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện cổ phần hoá, từ đó đến nay chi nhánh hoạt động với tên đầy đủ và chính thức là Ngân hàng
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0336 thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- chi nhánh Nam Định với 6 phòng ban tại trụ sở chính và 10 phòng giao dịch rải khắp trên địa bàn tỉnh. * Một số danh hiệu khen thưởng: Năm 1995: được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba Năm 2006: được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì Bằng khen của Thống đốc NHNN các năm 2002, 2003, 2006, 2009. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định các năm 2003, 2005, 2006, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013, 2015. Nhiều năm được Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tặng Giấy khen. Năm 2016, NH VietinBank đã xác định rõ sứ mệnh của mình là “Là ngân hàngsố 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế”. Tầm nhìn của NH VietinBank đến năm 2018: “Trở thành NH thương mạiCổ phần hàngđầu Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ”. Với tôn chỉ hoạt động: “Hướng đến khách hàng,hướngđến sự hoàn hảo;năngđộng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại; trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; bảo vệ và phát triển thương hiệu;pháttriển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng ,xã hội”. Chi nhánh NH TMCP Nam Định trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.Nghiệp vụ chủ yếu: cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thu hộ, chi hộ và nghiệp vụ thẻ.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0337 Chi nhánh VietinBank Nam Định có 116 cán bộ công nhân viên bao gồm: Ban giám đốc, 6 phòng ban nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 10 phòng giao dịch đóng trên khắp địa bàn tỉnh Nam Định. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định. Sơ đồ bộ máy quản lí NHTM cổ phần Công Thương Nam Định. Các phòng giao dịch thực hiện các chức năng như một chi nhánh độc lập với quy mô nhỏ hơn và phải chịu sự giám sát của chi nhánh.Ngân hàng TMCP Công Thương Nam Định hiện có 10 phòng giao dịch: PGD Nghĩa Hưng; PGD Nam Trực; PGD Trực Ninh; PGD Giao Thủy; PGD Xuân Trường; PGD Hạ Long; PGD Năng Tĩnh; PGD Nam Phong; PGD Thành Nam; PGD Vị Hoàng. Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc 10 phòng giao dịch trực thuộc Phòng tổng hợp Phòng bán lẻ Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng kế toán Phòng kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Giám Đốc
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0338 2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương – chi nhánh Nam Định. 2.1.2.1. Hoạtđộng huyđộng vốn Hiện tại NH TMCP Công Thương – chi nhánh Nam Định đang có các sản phẩm tiền gửi rất đa dạng như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm kì hạn ngày, tiết kiệm kì hạn tuần, tiết kiệm tích lũy đa năng, tiết kiệm tương lai, tiền gửi ưu đãi tỉ giá …. Các sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng nên đã mang lại hiệu quả rất cao. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Nam Định Đơn vị tính: triệu đồng. Phân Loại Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Theo kì hạn ( VND) 2,588,000 2,715,000 3,177,000 Không kì hạn 238,000 315,000 627,000 Có kì hạn 2,350,000 2,400,000 2,550,000 2 Theo hình thức (VND) 2,588,000 2,715,000 3,177,000 Tiền gửi cá nhân 1,837,000 2,045,000 2,405,000 Tiền gửi doanh nghiệp 378,000 402,000 441,000 Tiền gửi ATM 53,000 76,000 90,000 Tiền gửi khác 320,000 192,000 241,000 3 Theo loại tiền 2,588,000 2,715,000 3,177,000 VND 2,251,000 2,359,000 2,804,000 Ngoại tệ quy đổi ra VND 337,000 356,000 373,000 Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank - chi nhánh Nam Định. Công tác huy động vốn được coi là công tác quan trọng và cấp thiết trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0339 tăng qua các năm tính từ năm 2013. Có được kết quả này là do chi nhánh đã nâng cao hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng diễn ra đã góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ giữa chi nhánh và khách hàng. Do nguồn huy động chính của NH là thị trường nội địa nên xét về cơ cấu, từ năm 2013 đến năm 2015,vốn VNĐ là chủ yếu và tăng qua các năm. Theo hình thức ,chi nhánh đã đẩy mạnh tăng trưởng các nguồn vốn có tính ổn định cao đặc biệt là tiền gửi cá nhân , bên cạnh đó chủ động khai thác các nguồn vốn khác của các tổ chức kinh tế - xã hội, các định chế tài chính ….. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay 1. Cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại sử dụng phần lớn số tiền huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Trong năm 2015, hoạt động tín dụng tại chi nhánh có nhiều sự thay đổi. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình khối khách hàng của NHCT Việt Nam, tháng 4/2015 chi nhánh đã chính thức chuyển đổi mô hình khối khách hàng, thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng mới trực thuộc NHCT Việt Nam, tuyển dụng nhiều cán bộ mới để đáp ứng yêu cầu nhân sự mô hình mới….
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0340 Bảng 2: Tình hình cho vay của VietinBank Nam Định Đơn vị tính: triệu đồng. Loại tiền Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Theo thời gian vay 2,389,000 2,505,000 2,857,000 Ngắn hạn 2,078,000 2,175,000 2,456,000 Trung và dài hạn 311,000 330,000 401,000 2 Theo loại tiền 2,389,000 2,505,000 2,857,000 VND 2,064,000 2,130,000 2,442,000 Ngoại tệ quy ra VND 325,000 375,000 415,000 3 Theo đối tượng khách hàng 2,389,000 2,505,000 2,857,000 Khách hàng doanh nghiệp 1,567,000 1,655,000 1,482,000 Khách hàng cá nhân, hộ gia đình 822,000 850,000 1,375,000 Nguồn: Phòng Kế toán VietinBank - chi nhánh Nam Định. Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm từ 2013 – 2015. Điều đó cho thấy khắc phục những khó khăn ban đầu khi thực hiện chuyển đổi mô hình, cán bộ và lãnh đạo chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt quy trình, quy định của NHCT Việt Nam theo mô hình mới, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó chi nhánh chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, tập trung đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ đối với các khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng, chủ động thanh lọc những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém….nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất chỉ tiêu kế hoạch được giao . Nói chung, hoạt động cho vay của chi nhánh đang được thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu ban đầu đề ra và mang lại lợi ích, vị thế cho chi nhánh.
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Văn Trường Lớp: CQ50/15.0341 2.1.2.3. Hoạtđộng kinh doanh khác. Hoạt động thẻ. Bắt đầu từ năm 2006 việc triển khai hệ thống ATM và phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng của Vietinbank chi nhánh Nam Định được thực hiện để hiện đại hóa dịch vụ và nâng cao tiện lợi cho khách hàng. Các dịch vụ thẻ khá đa dạng như thẻ thanh toán ,thẻ tín dụng ,thẻ trả trước ,thẻ ATM – Epartner. Đầu năm 2016 VietinBank Nam Định đang triển khai chương trình giảm giá 10% khi thanh toán bằng thẻ tín dụng VietinBank tại hệ thống siêu thị MEDIAMART. Chương trình này hứa hẹn sẽ tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ và phổ biến thương hiệu VietinBank trên toàn địa bàn tỉnh Nam Định. Bảng 3: Tình hình hoạt động thẻ của VietinBank Nam Định. Đơn vị tính: cái. Loại thẻ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thẻ ATM 14741 16767 18465 Thẻ tín dụng 1486 2380 2950 Nguồn: Phòng Kế toán ngân hàng VietinBank – chi nhánh Nam Định. Hoạt động kinh doanh ngoạitệ và Hoạt động thanh toán quốc tế. Địa bàn với nhiều cơ sở buôn bán, sản xuất kinh doanh nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán quốc tế rất sôi nổi. Với sản phẩm L/C xuất khẩu và nhập khẩu, VietinBank tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Kết quả trong những năm qua như sau: