SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 6
CHƯƠNG 1............................................................................................... 9
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT VÀ KIỂM TRA THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ....................................... 9
1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT...................................................... 9
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT..................................................... 9
1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT........................................................ 9
1.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT................................................................... 10
1.1.4. Phương pháp tính thuế..................................................................... 10
1.2. Công tác kiểm tra thuế GTGT............................................................. 12
1.2.1. Những vấn đề chung về kiểm tra thuế............................................... 12
1.2.2. Kiểm tra thuế GTGT ....................................................................... 15
1.3. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước ................................. 18
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT.................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT TẠI
PHÒNG KIỂM TRA 3 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............. 22
2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy cục thuế thành phố Hà
Nội và phòng kiểm tra 3............................................................................ 22
2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội................................................................... 22
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cục thuế thành phố Hà Nội và phòng kiểm
tra 3 ......................................................................................................... 23
2.1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách của phòng kiểm tra 3 ....... 25
2.2 Kết quả thu thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội
................................................................................................................ 27
2
2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước ở
phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội trong thời gian qua ................ 28
2.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước do phòng kiểm tra
3 quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................... 28
2.3.2. Kết quả kiểm tra thuế GTGT và những sai phạm thường gặp trong quá
trình kiểm tra............................................................................................ 29
2.3.3. Những thuận lợi của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà
nước trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................... 38
2.3.4.Những khó khăn, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với
DN nhà nước tại phòng kiểm tra 3cục thuế thành phố Hà Nội..................... 39
2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT
đối với các DN ở phòng kiểm tra 3 hiện nay .............................................. 43
CHƯƠNG 3............................................................................................. 48
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra thuế GTGT trên địa
bàn thành phố Hà Nội............................................................................... 48
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các
DN tại phòng kiểm tra 3............................................................................ 50
3.2.1. Tăng cường quản lý Doanh nghiệp................................................... 50
3.2.2. Áp dụng các kỹ năng kiểm tra.......................................................... 51
3.2.3. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu ..................................................... 65
3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo lực lượng cán bộ có liên quan đến công
tác kiểm tra............................................................................................... 66
3.2.5. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kiểm tra thuế và các bộ
phận có liên quan khác.............................................................................. 67
3.2.6. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế.......... 67
3.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng các
biện pháp cưỡng chế có hiệu quả. .............................................................. 68
3
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN. .......................................................... 69
3.3.1. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra...... 69
3.3.2. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà, cản
trở sản xuất kinh doanh............................................................................. 69
KẾT LUẬN.............................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................72
4
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Võ Thùy Nga
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQT : Cơ quan thuế.
DN : Doanh nghiệp.
ĐVT : Đơn vị tính.
GTGT : Giá trị gia tăng
MST : Mã số thuế
NSNN : Ngân sách nhà nước.
NNT : Người nộp thuế
TNCN : Thu nhập cá nhân.
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
TT-BTC : Thông tư-BộTài Chính.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhà nước với chức năng ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều
tiết, điều phối nền kinh tế - xã hội. Nhưng để thực hiện được các chức năng
này, Nhà nước phải có nguồn thu để duy trì các hoạt động đó. Và quan trọng
chủ yếu nhất chính là nguồn thu từ thuế. Thuế GTGT giữ vai trò quan trọng
trong cơ cấu thu ngân sách, là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại
thuế. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , giảm bớt thuế XNK
thì thuế GTGT càng chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Ở Việt Nam, thuế GTGT
được bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 ( năm ). Tính
hiệu quả của kiểm tra thuế ảnh hưởng chi phối đến hiệu quả của quản lý thuế.
Đặc biệt trong bối cảnh áp dụng |cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp
thuế theo luật quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế càng ngày càng quan trọng,
bỏi vì để nộp thuế tự giác kê khai đúng nghĩa vụ thuế thì một trong những vấn
đề mấu chốt là phải làm cho đối tượng nộp thuế thấy được hậu quả của trốn
thuế, tức là, chỉ ra rằng các hanh vi gian lận, trốn lậu thuế sẽ bị phát hiện( thể
hiện tính hiệu quả của kiểm tra) và hậu quả do trốn lậu thuế đem lại( xử lý kết
quả sau kiểm tra).
Trong bối cảnh chung của cả nước, cục thuế Hà Nội đã và đang triển
khai công tác kiểm tra thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế GTGT .
Thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong thời gian qua.Cục
thuế Hà Nội nói chung và phòng kiểm tra 3 nói riêng đã tập trung mọi biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác như: tổ chức sắp xếp lại bộ máy, đối với
hoạt động, xây dựng quy trình mới, tăng cường đào tạo lực lượng kiểm tra
viên… Nhờ những hoạt động tích cực đó, công tác kiểm tra thuế thời gian qua
ngày càng chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thuế cũng có những hạn chế, nội dung và quy
7
trình kiểm tra trực tiếp còn nhiều bất cập… không đáp ứng được những yêu
cầu của công tác kiểm tra thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .Xuất
phát từ thực tế trên nên em đã chọn đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra
thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3 Cục thuế
thành phố Hà Nội” làm để tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng công tác kiể
m tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của các
thực trạng đó để tìm kiếm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTG
từ đó chống thất thu NSNN đối với lĩnh vực thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3
nói riêng và cục thuế thành phố Hà Nội nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác kiểm tra thuế GTGT
với doanh nghiệp nhà nước
- Phạm vi nghiên cứu: Phòng kiểm tra 3 cục thuế TP Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: 2013-2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn dịch trên cơ sở vận
dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn làm rõ ý nghĩa của việc tăng cường kiểm tra thuế GTGT, nêu
lên thực trạng của hoạt động kiểm tra thuế GTGT với doanh nghiệp nhà nước
tại phòng kiểm tra 3,cục thuế thành phố Hà Nội, đồng thời đưa ra những giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
8
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu số liệu. Nội dung ch
ính của đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và công tác kiểm tra
thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Chương 2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT với doanhnghiệp
nhà nước tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội
Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT với
doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội.
9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT VÀ KIỂM TRA THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT
1.1.1 Khái niệm và đặcđiểm thuế GTGT
Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.
Đặc điểm:
Thứ nhất Thuế GTGT là thuế gián thu: Thuế GTGT không phải là chi
phí của người bán mà nó chỉ là giá trị tăng thêm của hàng hóa qua các khâu
được trả bởi người mua.
Thứ hai Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập: Khi thu nhập tăng
thì tỷ lệ điều tiết của thuế GTGT so với thu nhập giảm.
Thứ ba Thuế GTGT đánh trên nhiều giai đoạn: Chỉ tính trên giá trị tăng
thêm của mỗi giai đoạn. Tổng thuế GTGT thu được ở các giai đoạn đúng
bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dung cuối cùng.
Thứ tư Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Không bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. Không bị ảnh hưởng bởi
sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế.
Thứ năm Thuế GTGT có tính lãnh thổ: Đối tượng chịu thuế GTGT là
người tiêu dung hàng hóa dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế GTGT: Toàn bộ hàng hóa dịch vụ dung cho sản
xuất kinh doanh và tiêu dung ở Việt Nam( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế.
Đối tượng không chịu thuế: 26 nhóm hàng hóa dịch vụ mang tính
chất:
10
Hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu.
Hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội,
không mang tính chất kinh doanh.
Hàng hóa, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích.
Hàng hóa nhập khẩu thực chất không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng tại Việt Nam.
Hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm.
Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở
Việt Nam (gọi là cơ sở kinh doanh).
Nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là
người nhập khẩu).
1.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT
Giá tính thuế: Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của người
bán, người cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ của hàng nhập khẩu.
Thuế suất thuế GTGT
Thuế suất 0% : áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dich vụ là nguyên liệu đầu
vào cho các ngành sản xuất, nông nghiệp…
Thuế suất 10%: áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường.
1.1.4. Phương pháp tính thuế
a) Phương pháp khấu trừ:
Đối tượng áp dụng:
- Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác định theo hướng dẫn
tại điểm 1 nêu trên) từ một tỷ đồng thì doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm 2014.
11
- Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác định theo hướng dẫn
tại điểm 1 nêu trên) dưới một tỷ đồng và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ và có Thông báo gửi cơ quan thuế
trước ngày 31/12/2013 về việc đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ để tính
thuế GTGT (Thông báo theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư
số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) thì doanh nghiệp,
hợp tác xã thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong
năm 2014.
Xác định thuế GTGT phải nộp :
Số thuế GTGT
phải nộp
= Số thuế GTGT đầu ra -
Số thuế GTGT đầu
vào
- Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc,
điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Thông tư 219/2013/TT- BTC.
b) Phương pháp trực tiếp:
Đối tượng áp dụng: Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác
định theo hướng dẫn tại điểm 2 nêu trên) dưới một tỷ đồng và doanh nghiệp
không đăng ký tự nguyện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì chuyển
sang áp dụng phương pháp trực tiếp và sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ ngày 01/01/2014 (không được sử dụng hóa
đơn giá trị gia tăng). Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế phải có
phương án đặt in hóa đơn bán hàng để sử dụng từ ngày 01/01/2014.
Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải
nộp
=
GTGT của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế
đầu ra
x
Thuế suất áp dụng
cho hàng hóa, dịch
vụ đó
12
1.2. Công tác kiểm tra thuế GTGT
1.2.1. Những vấn đề chung về kiểm tra thuế
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình
hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ,
yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về
tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra.
Kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, kiểm tra thuế có phạm vi rộng. Đối tượng kiểm tra là các tổ
chức, cá nhân trong ngành thuế, là đối tượng nộp thuế bao gồm mọi tổ chức
và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế.
Thứ hai, kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng
chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên
môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Cán
bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất
các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra, phải có sự am hiểu sâu rộng về
kinh tế, giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy, lôgic….và cần có phẩm chất đạo
đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường
có sự cám dỗ về vật chất.
1.2.1.2. Vai trò của kiểm tra thuế
- Kiểm tra thuế góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách thuế, cải cách thủ
tục hành chính.Thôngquakiểm tra thuế mà có thể tìm thấy được những bất cập
củaluật, chínhsáchthuếtrongthực tế;đồngthời phát hiện ra những thủ tục hành
chínhcònkhiếmkhuyết, khôngcầnthiết không phù hợp với thực tế để kiến nghị
bổ sung hoàn thiện chính sách, thủ tục cho phù hợp, hiệu quả hơn.
13
- Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm
pháp luật về thuế: với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước, kiểm tra thuế chính là hoạt động xem xét, kiểm tra tại chỗ làm của các
tổ chức, DN và cơ quan, cá nhân xem có làm đúng quy định của pháp luật hay
không? Thông qua đó, nếu phát hiện hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biện
pháp chế tài nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế, truy
thu thuế cho NSNN.
1.2.1.3. Nguyên tắc của kiểm tra thuế
Thứ nhất nguyên tắc tuân thủ pháp luật tức là các cơ quan và cán bộ
kiểm tra thuế phải thực hiện chức năng, trách nhiệm, quyền hạn pháp luật quy
định; xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của
pháp luật, kết luận kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan
Nguyên tắc trung thực, chínhxác đòi hỏi trong hoạt động kiểm tra phải tôn
trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không suy diễn, quy
chụp một cách chủ quan và phải tiến hành công việc một cách thận trọng.
Nguyên tắc trung thực đòihỏiphảiphảnánh, đánhgiá đúngbản chất của sự
vật hiện tượng, vô tư, không thiên lệch; không vì quyền lợi cá nhân, phải tỷ mỷ,
cẩn thận và có chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ
Tính công khai tức cụ thể như: công khai quyết định kiểm tra, tiếp xúc
công khai với các đối tượng liên quanvà công bố công khai kết quả kiểm tra…
Dân chủlà thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm
gốc. Phảicoitrọngviệc tiếp nhận thu thập ý kiến củamọiđốitượng liên quan, tạo
điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày các ý kiến của mình.
14
Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ bí mật: Cần quán triệt nguyên tắc này vì trong
quá trình kiểm tra, người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài
liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của DN, bí mật quốc gia. Do
vậy, chỉ được báo cáo cho những người có thẩm quyền được biết.
Thứ năm, nguyên tắc hiệu quả: công tác kiểm tra thuế phải có tác dụng
đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm; phải đảm bảo giúp các đối
tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế.
1.2.1.4. Phương pháp kiểm tra thuế
- Phươngpháp vậndụngkỹ thuậtquảnlý rủi ro:Bản chấtcủa việc vận dụng
kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế là việc phân loại, đánh giá NNT dựa
trên hệ thốngnhững tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những NNT có mức
độ tuânthủ thấp và khả năng gian lận cao vềthuếđể tập trung nguồn lực kiểm tra
theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực kiểm tra những NNT có thể mang lại tổn thất
lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.
Theo chuẩn mực 3100 của Tổ chức chuẩn mực quốc tế, quy trình quản
lý rủi ro gồm 7 bước sau: (i) Xác định hoàn cảnh có thể xảy ra rủi ro; (ii)
Nhận diện rủi ro; (iii) Đánh giá rủi ro; (iv) Xử lý rủi ro tiềm tàng; (v) Xây
dựng kế hoạch quản lý rủi ro; (vi) Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro; (vii) Rà
soát, đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro.
- Phươngpháp đốichiếu, so sánh:Là phươngpháp nghiệp vụđược sửdụng
chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của
phươngpháp nàylà việc tiến hành đốichiếu, so sánhcácnộidungcầnkiểm tra để
xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung kiểm tra.
- Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết: Trước hết kiểm tra
số liệu tổng hợp sau đó mới kiểm tra số chi tiết hay còn gọi là phương pháp
kiểm tra ngược chiều.
15
- Các phương pháp sử dụng để kiểm tra chứng từ gốc: kiểm tra chứng từ
theo trình tự thời gian; kiểm tra theo loại nghiệp vụ; kiểm tra điển hình.
- Các phương pháp kiểm tra bổ trợ : phương pháp quan sát; phương
pháp phỏng vấn; phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần; các phương
pháp toán học.
Thông thường khi tiến hành một cuộc kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải áp
dụng nhiều phương pháp, các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ nhau làm cho
công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Kiểm tra thuế GTGT
1.2.2.1Nội dung kiểm tra thuế GTGT
- Kiểm tra đăng ký thuế: xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế, kiểm tra
tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh…nhằm phát hiện và
xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn
Thứ nhất, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật Kế toán của các DN:
kiểm tra việc mở sổ sách kế toán, việc quản lý và sử dụng các loại
chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định, hình thức hạch toán…
Thứ hai, kiểm tra việc lập và sử dụng các hóa đơn, chứng từ có liên quan
đến việc tính thuế như hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu,..
- Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT
Thứ nhất, kiểm tra căn cứ tính thuế. Mà cụ thể là giá bán của hàng hóa,
dịch vụ và thuế suất áp dụng. Việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở kiểm tra
sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan. Thông qua việc
kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê đầu vào, đầu ra,…
16
Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế GTGT của các DN:
đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định của luật thuế GTGT với thời gian
nộp thuế của DN thông qua các chứng từ nộp thuế như Giấy nộp tiền vào Kho
bạc, biên lai thuế.
1.2.2.2. Quy trình kiểm tra thuế
Việc kiểm tra thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định
528/QĐ-TCT ngày 29/05/ 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Theo đó,
việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của
ĐTNT.
Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
Bước 1: Kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế:
Cán bộ thuế tiến hành kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ
thuế với cơ sở dữ liệu của NNT cùng ngành nghề và tài liệu có liên quan. Căn
cứ kết quả kiểm tra, cán bộ thuế xác nhận kết quả kiểm tra vào hồ sơ thuế
theo một trong các trường hợp sau:
Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận.
Trường hợp phát hiện hồ sơ chưa đủ tài liệu quy định hoặc chưa khai đầy
đủ các chỉ tiêu thì thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ sơ.
Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp.
Bước 2: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế:
- Đối với các hồ sơ khai thuế đầy đủ nội dung, đảm bảo tính hợp lý chính
xác của các thông tin, tài liệu, không có dấu hiệu vi phạm thì bảng nhận xét
kết quả kiểm tra thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội
dung khai chưa đúng, số liệu không chính xác hoặc có những nội dung cần
xác minh thì ra thông báo bằng văn bản đề nghị NNT giải trình hoặc bổ sung
thông tin, tài liệu.
17
- Trường hợp NNT giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên
bản làm việc.
Bước 3: Xử lý sau khi NNT đã giải trình
- Trườnghợp NNT đãgiải trìnhhoặc bổ sung thông tin tài liệu đầy đủ theo
yêu cầu, chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận.
- Trường hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không
đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu NNT
khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 5 ngày kể từ ngày cơ quan thuế có
thông báo.
- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo mà NNT không giải trình, bổ
sung thông tin tài liệu, hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình,
khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là
đúng thì cơ quan thuế: ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho NNT hoặc
ra quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT nếu không đủ căn cứ ấn định số thuế
phải nộp.
- Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở của ĐTNT
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra
- Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra
- Thu thập thêm thông tin về ĐTNT phục vụ cho công tác kiểm tra.
- Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm tra
Bước 2: Tiến hành kiểm tra
Gồm các công việc sau:
- Thông báo quyết định kiểm tra: chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ký
quyết định kiểm tra, quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT phải được
gửi cho NNT.
- Tiến hành kiểm tra thực tế các tài liệu liên quan đến tính thuế (trong
phạm vi của quyết định kiểm tra)
18
- Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra nếu cần thiết.
Bước 3: Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở NNT: Bao gồm
việc lập biên bản kiểm tra và công bố kết luận kiểm tra.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra thuế
Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra với NNT,
trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra thuế về kết
quả kiểm tra; trình thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định xử lý thuế, xử phạt
vi phạm hành chính nếu có và thông báo cho NNT.
Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có
dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để
chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế.
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế GTGT
- Cơ chế chính sách: Hiện nay luật thuế GTGT còn phụ thuộc nhiều vào
các văn bản dưới luật, lại thường xuyên thay đổi làm cho các DN gặp nhiều
khó khăn trong việc chấp hành luật.
- Phía cơ quan thuế: Nội dung của quy trình kiểm tra, chất lượng của đội
ngũ cán bộ thuế, phương pháp kiểm tra: nếu xây dựng được quy trình tốt, áp
dụng phương pháp khoa học, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế cao thì đảm bảo
công tác kiểm tra đạt kết quả tốt.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đối tượng nộp thuế: nếu đầy đủ,
chính xác và thường xuyên cập nhật thì góp phần làm tăng hiệu quả, rút ngắn
thời gian và chi phí cho công tác kiểm tra.
- Mức độ tuân thủ pháp luật thuế củacác DN: hiện nay việc tuân thủ, ý thức
của DN về kê khai thuế còn nhiều hạn chế, sử dụng nhiều thủ thuật nhằm che
giấu những hành vi vi phạm khiến cho công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
19
1.3. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước
Doanhnghiệp nhà nước là tổ chức doNhànước đầutư vốn, thành lập và tổ
chức quảnlý, hoạtđộngkinh doanhhoặchoạt độngcôngích,nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách
pháp nhân, có cácquyềnvànghĩavụdânsự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
(Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước)
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu
Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể
kinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người
quản lý, kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho
để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp
nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp nhà nướcVốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử
dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh
nghiệp nhà nước tự tích luỹ
Trong doanh nghiệp cổ phần nhà nước ngoài nguồn vốn do Nhà nước
cung cấp còn có sự góp vốn của cá nhân. Có hai loại :
 Cổ phần chi phối của Nhà nước , bao gồm các loại:
+ Cổ phầncủaNhà nước chiếmtrên 50% tổngsố cổ phầncủadoanhnghiệp;
+ Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn
nhất khác trong doanh nghiệp.
20
 Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phần của Nhà nước trong một số
doanh nghiệp mà Nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết
định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong Điều
lệ doanh nghiệp.
Việc sử dụng vốn
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: được sử dụng vốn
và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh
doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; doanh nghiệp nhà nước có thể
tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở
hữu; được phát hành trái phiếu teho quy định của pháp luật; được thế chấp giá
trị quyền sử dụng đất gắn
1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT
Bất cứ nhà nước nào cũng phải thu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của mình. Trong tất cả các loại thuế thì thuế GTGT là sắc thuế phổ biến nhất,
chiếm phần lớn trong cơ cấu tổng số thu vào NSNN.
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế
tự kê khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân.
Song trong những năm vừa qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc
độngviên thuế vào NSNNtừ thuế GTGT còn gặp nhiều khó khăn gây thất thoát
khá nhiều so vớikhả năng có thểđộngviên được. Bên cạnh đó, việc không chấp
hành hoặc chấp hành không đầy đủ pháp luật về thuế GTGT của các doanh
nghiệp còndẫnđếntìnhtrạngcạnhtranhkhôngcôngbằng giữa các DN với nhau
ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội.
Xác định công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng là một trong những mắt
xích quan trọng, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách,
21
thời gian qua, ngành Thuế đã tập trung phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật thuế.
Tuy nhiên luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng ở nước ta
còn đang trong quá trình cải cách, chưa thật hoàn chỉnh, do vậy cần thiết phải
tăng cường công tác kiểm tra thuế nhằm phát hiện những bất hợp lý, những
sai sót trong hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp
với thực tiễn, làm cho pháp luật luôn là công cụ có hiệu lực trong lãnh đạo,
quản lý Nhà nước.
Kết luận chương 1: Kiểm tra thuế GTGT là một công việc không thể
thiếu trong quản lý Nhà nước về thuế. Vì vậy thông qua chương một chúng ta
có thể hiểu được những vần đề cơ bản về thuế GTGT cũng như công tác kiểm
tra thuế. Từ đó giúp chúng ta hình dung được những công việc mà cán bộ
kiểm tra thuế phải làm đối với công tác kiểm tra thuế GTGT.
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT
TẠI PHÒNG KIỂM TRA 3 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy cục thuế thành phố
Hà Nội và phòng kiểm tra 3
2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội
 Lịch sử hình thành Cục Thuế TP Hà Nội :
- Vài nét sơ lược về thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý:
- Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05
năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm
2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng
địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện
Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình.
Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn
gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích
rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7
triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã,
phường, thị trấn.
Các địa điểm nổi tiếng:
- Hồ gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Hồ Tây, Khu Phố
Cổ, Nhà Hát Lớn, Quảng Trường Ba Đình …
- Địa giới hành chính: tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang,Bắc Ninh và Hưng
Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố
cảng Hải Phòng 120 km.
23
Về kinh tế:
- Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng trong đời sống , kinh tế, chính
trị văn hóa cả nước, là trung tâm thủ đô kinh tế,với đặc điểm vị trí thuận lợi
cho các hoạt động giao thông và kinh doanh.
- Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Nội có bước biến chuyển đột
phá.Đáng chú ý,năm 2014 tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà
tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó,
riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị
trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm.
- Lịch sử hình thành Cục Thuế TP Hà Nội
 Tháng 10/1990 Cục Thuế TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp
nhất các cơ quan thu ngân sách : Chi cục thuế CTN, Chi cục thu quốc doanh,
Phòng thuế nông nghiệp và phòng thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cục thuế thành phố Hà Nội và phòng
kiểm tra 3
 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế TP Hà Nội
Việc tổ chức quản lý của Cục được bố trí như sau:
+ 1 Cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Cục
+ 4 Phó Cục Trưởng : giúp cho Cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận.
Sơ đồ tổ chức:
24
 Ban lãnh đạo chi cục và vai trò:
- Cục trưởng: Đồng chí Hà Minh Hải
- Phó chi cục trưởng: gồm 6 đồng chí. Có vai trò giúp đỡ,hỗ trợ Cục
trưởng phụ trách các tổ, đội và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về hoạt
động của đội, tổ do mình phụ trách
- Chức năng của phòng kiểm tra 3
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu
thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ
quan Thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện
Cục Trưởng Cục Thuế
Phòng
Quản
lý nợ
và
Cưỡn
g chế
nợ
thuế
Phòng
Quản
lý
thuế
thu
nhập
cá
nhân
Phòng
Tổng
hợp
nghiệ
p vụ
dự
toán
Phòng
Kiểm
tra nội
bộ
Phòng
Tổ
chức
cán
bộ
PhòngPhápchế PhòngHànhchínhlưutrữ PhòngQuản trị - Tài
vụ
PhòngQuản lý Ấn chỉ
Phòng Tin học
Một
số
phòng
kiểm
tra
thuế
Một
số
phòng
thanh
tra
thuế
Phòng
Tuyên
truyền
– Hồ
trợ
người
nộp
thuế
Phòng
Kê
khai
và Kế
toán
thuế
25
những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải
trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở
của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy
định của Luật Quản lý thuế;
- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian luận thuế để
chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết…
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng…
Cụ thể cơ cấu tổ chức của phòng kiểm tra 3 có 30 cán bộ: Gồm 1 trưởng
phòng là chú Trần Quốc Hạnh và 4 phó phòng có nhiệm vụ hỗ trợ trưởng
phòng trong việc đôn đốc các cán bộ khác, nâng cao hiệu quả công tác của
phòng.
2.1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách của phòng kiểm tra 3
Nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây đã ảnh hưởng ít nhiều
đến công tác thuế trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội
nói riêng.
Công tác thu NSNN của phòng kiểm tra 3 Cục thuế thành phố Hà Nội
được thể hiện qua bảng sau đây:
26
Bảng 2.1:Tình hình thực hiện thu NSNN do phòng kiểm tra 3 quản lý
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2013- 2015
2013 2014 2015
Năm
Chỉ tiêu
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Tổng thu nội
địa
7.899.945 6.909.403 87.5% 6.718.981 7.503.125 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6%
Khu vực
DNNN Trung
ương
3.890.920 3.476.060 89.3% 3.245.000 3.377.965 104.1% 4.245.000 3.666.551 86.4%
Khu vực
DNNN địa
phương
1.090.130 883.426 81.0% 825.000 1.278.195 154.9% 1.113.000 957.124 86.0%
Khu vực DN
có vốn ĐTNN
58.020 74.524 128.4% 73.000 98.940 135.5% 96.000 68.058 70.9%
Khu vực CTN
và dịch vụ
NQD
140 150 107.1% 155 159 102.6% - 8.744
Thuế thu
nhập cá nhân
627.000 548.471 87.5% 506.000 476.960 94.3% 579.000 619.043 106.9%
Thu tiền cho
thuê mặt đất,
mặt nước
35 37 105.7% 41 39 95.1% - 84
Thu tiền bán
nhà, thuê nhà,
KHCB nhà
thuộc SHNN
200 193 96.5% 185 190 102.7% - -
Phí xăng dầu
59.000 63.524 107.7% 65.000 154.156 237.2% 172.000 448.300 260.6%
Phí - lệ phí
tính cân đối
ngân sách
2.170.000 1.858.318 85.6% 2.000.000 2.111.721 105.6% 2.366.000 2.349.008 99.3%
Thu khác
ngân sách
tính cân đối
ngân sách
4.500 4.700 104.4% 4.600 4.800 104.3% 4.900 5.000 102.0%
27
2.2 Kết quả thu thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội
Bảng 2.2: Kết quả thu thuế GTGT
Đơn vị tiền:1.000.000 đđồng
Chỉ tiêu
Tổng số thuế thu được
Thuế GTGT thu từ các DN trên
địa bàn
Số thu
Tỉ lệ hoàn thành
kế hoạch
Số thu
Tỉ lệ hoàn thành
kế hoạch
Năm 2013 6.904.323 87.5% 1.731.879 80 %
Năm 2014 7.498.325 111.7% 1.708.176 107%
Năm 2015 8.113.488 85.7% 2.371.920 82.8%
(Nguồn báo cáo thu tháng 12 năm 2013, năm 2014, năm 2015)
- Số thu thuế GTGT ở khu vực TW đạt thấp (ước đạt 76%) nguyên nhân
là do dự toán giao thuế GTGT ở khối TW cao. Năm 2015 số thu thuế GTGT ở
khối TW ước thu được bằng 108% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt 76% so với
dự toán pháp lệnh giao.Trước kết quả này, lãnh đạo Cục thuế thành phố Hà
Nội đã chỉ đạo phòng kiểm tra thuế số 3 tăng cường các biện pháp kiểm tra
để từ đó làm cơ sở đấu tranh, động viên người nộp thuế nâng cao tỷ lệ huy
động thuế GTGT.
28
2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước ở
phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội trong thời gian qua
2.3.1. Tìnhhình hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước do phòng kiểm
tra 3 quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Thống kê các loại hình doanh nghiệp do phòng kiểm tra 3 quản lý
Các loại hình doanh nghiệp Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013
Tổng số DN nhà nước 354 352 350
Công ty cổ phần 1070 1067 1065
Công ty TNHH 373 370 369
Công ty nước ngoài 243 241 240
Đơn vị sự nghiệp 346 345 342
Doanh nghiệp khác 126 125 122
Bảng 2.4: Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do phòng
kiểm tra 3 quản lý
Tình trạng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Đang hoạt động 94 95 97
Ngừng hoạt động đã đóng mã
số thuế 66 68 70
Chuyển sang tỉnh khác 2 3 4
Ngừng hoạt động chưa đóng mã
số thuế 179
180 183
29
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2015 số doanh nghiệp nhà nước
ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế là 183 doanh nghiệp, tăng 02 doanh
nghiệp so với năm 2014, cụ thể tăng 1,1%. Số doanh nghiệp đang hoạt động
năm 2015 là 97 doanh nghiệp , tăng 2,1% so với năm 2014 .Điều này cho thấy
nền kinh tế đang có dấu hiệu đi lên do sự phục hồi của các công ty sau các
giải pháp ngăn chặn sự suy giảm kinh tế của Chính Phủ, đặc biệt là nghị quyết
số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn
cho tổ chức và cá nhân. Số DN bỏ trốn và giải thể không hoàn thành thủ tục
cũng như nghỉ kinh doanh vẫn có dầu hiệu tăng nguyên nhân tăng như vậy là
do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong các năm qua, tình trạng lạm phát giá
cả tăng cao khiến một số DN làm ăn thua lỗ, khó có thể phát triển tiếp nên đã
ngừng kinh doanh hoặc xin giải thể, sáp nhật trong năm.
2.3.2. Kết quả kiểm tra thuế GTGT và những sai phạm thường gặp trong
quá trình kiểm tra
Năm 2015, thay đổi nhận thức về công tác kiểm tra tại trụ sở NNT,
phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện các bước công việc sau:
- Xây dựng nguyên tắc đối với kiểm tra tại trụ sở NNT như sau:
+ Thành lập các đội kiểm tra “mềm” theo từng đồng chí phó trưởng
phòng, theo đó các đồng chí phó trưởng phòng quyết định thành viên đoàn
kiểm tra theo từng quyết định kiểm tra;
+ Đối với kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thực hiện kiểm tra
chéo theo nguyên tắc: chéo cán bộ hoặc chéo phụ trách phòng;
+ Từng biên bản kiểm tra được xem xét qua các cấp:
++ Trưởng đoàn;
++ Nhóm tham gia ý kiến của phòng;
++ Phó phòng phụ trách;
++ Trưởng phòng
30
Trước khi trình Lãnh đạo Cục phê duyệt:
- Thực hiện lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đến từng đội kiểm tra
thuế, từng cán bộ kiểm tra trong đó ưu tiến theo thứ tự sau:
+ Danh sách đổi mới doanh nghiệp;
+ Kiểm tra trước hoàn thuế;
+ Kiểm tra sau hoàn thuế;
+ Kiểm tra các DN rủi ro cao về thuế;
+ Kiểm tra đóng MST.
- Ban Lãnh đạo phòng nắm tình hình ngay từ khâu phân tích hồ sơ để
kiểm soát tình hình kiểm tra tại trụ sở;
- Hàng tuần thực hiện việc kiểm soát về nội dung và thời hạn hoàn thành
đối với từng quyết định kiểm tra.
Như vậy, với nhiệm vụ được giao khá nặng nề, hơn nữa tiếp tục thực
hiện kế hoạch kiểm tra phục vụ công tác cổ phần hóa đổi mới sắp xếp doanh
nghiệp theo kế hoạch của Thủ tưởng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội,
chương trình kiểm tra đôn đốc ngân sách theo chỉ đạo của Bộ Tài Chính,
Tổng Cục Thuế , chương trình kiểm tra theo gói hóa đơn của Cục, phòng
Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện phân công đến từng nhóm phụ trách khối,
từng đoàn kiểm tra kế hoạch kiểm tra các đơn vị và đôn đốc tiến độ theo ngày
kết hợp với công tác giám sát các đoàn kiểm tra nhằm đảm bảo sau kết quả
kiểm tra NNT kịp thời nộp Ngân sách số thuế tăng sau kiểm tra góp phần
hoàn thành kế hoạch thu của Phòng. Đối với công tác kiểm tra theo chỉ đạo
trực tiếp (đốc thu ngân sách và gói hóa đơn bất hợp pháp) Phòng đã chỉ đạo
ưu tiên và gấp rút hoàn thành đúng tiến độ có hiệu quả. Kết quả đến thời điểm
20/12/2015 đã hoàn thành 207 quyết định đạt tỷ lệ 207/252=82% so với số
quyết định đã ban hành, và 252/345=73% so với kế hoạch giao với kết quả:
Tăng thu: 2.292 triệu đồng (trong đó có 2.248là thu từ lợi nhuận sau thuế theo
31
TT187), truy hoàn: 589 triệu, giảm khấu trừ: 2.943 triệu, giảm lỗ: 15.956
triệu, chênh lệch không được hoàn sau kiểm tra trước hoàn: 2.777 triệu (dự
kiến đến hết 30/12/2015 sẽ hoàn thành 222 quyết định; nếu tính cả 88 biên
bản và quyết định kiểm tra, xác minh thuế TNCN, Phòng KTT3 sẽ hoàn thành
310 quyết định, đạt 89.9% kế hoạch năm Cục giao).
- Thường xuyên phối hợp với Phòng Kê khai và Kế toán thuế kiểm tra,
rà soát, đối chiếu thực tế với dữ liệu của Cơ quan Thuế về: số NNT được cấp
MST, tình trạng NNT, số liệu về NNT ngừng, nghỉ, bỏ trốn, mất tích…; đối
chiếu số DN, số hộ kinh doanh đang quản lý trên ứng dụng với số thực tế
đang quản lý tại các Phòng Kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân chênh lệch để
có biện pháp xử lý cụ thể nhằm phản ánh đúng số NNT đang quản lý, tăng
cường công tác quản lý, chống thất thu về đối tượng nộp thuế, chống thất thu
thuế; Thường xuyên kiểm tra đôn đốc NNT bổ sung thông tin thay đổi gửi
CQT để cập nhật kịp thời thông tin trên hệ thống quản lý; Kịp thời đóng mã
số thuế của các DN sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản, đảm bảo thông tin
doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên; Kịp thời làm đầy đủ thủ tục thông
báo DN bỏ địa chỉ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế.
- Phối hợp với Phòng Kê khai và Kế toán thuế triển khai “Tuần rà soát
bổ sung thông tin doanh nghiệp” nhằm nâng cao chất lượng thông tin về
người nộp thuế.
o Phòng KTT3 đã thực hiện:
o + Đôn đốc, nhận thông tin phản hồi qua Email đối với các doanh
nghiệp được phân công quản lý;
o + Đối với các thông tin phản hồi, Phòng Kiểm tra 3 đã thực hiện
tổng hợp lại thông tin điều chỉnh chuyển Phòng Kê khai cập nhật Hệ thống;
32
Kết quả công tác kiểm tra :
* Tại cơ quan thuế :
Đối tượng đưa vào kế hoạch được căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của Tổng
cục Thuế, đồng thời căn cứ vào điểm điểm rủi ro từ số liệu kê khai thuế năm
2012 và dựa vào tình hình thực tế quản lý trên từng địa bàn mà Cục Thuế đưa
thêm vào một số tiêu thức như thu nhập chịu thuế không tương xứng với
doanh thu...
* Tại doanh nghiệp :
- Công tác kiểm tra từng bước đã có sự chuyển hướng tập trung vào các
chuyên đề đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đáp ứng yêu
cầu cải cách của ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế tạo sự công
bằng giữa những người nộp thuế. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra của 06
phòng Kiểm tra thuộc Cục, phòng TNCN và các Đội kiểm tra tại 24 Chi cục
Thuế Quận Huyện đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Bảng 2.5:Kết quả kiểm tra tại trụ sở các DN tại phòng kiểm tra
3 năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số cuộc kiểm tra tiến
hành( số DN)
180 215 350
Số DN có vi phạm( số
DN)
120 180 312
Tổng số thuế truy thu và
phạt sau kiểm tra(triệu
đồng )
13.231 20.051 51.226
Số thuế GTGT truy thu
sau kiểm tra(triệu đồng)
6.985 10.350 18.124
33
- Tổng số DN có xử lý truy thu / Tổng số DN được kiểm tra: Năm 2013
là 66,6%, năm 2014 là 83,7%, năm 2015 là 89,1%. Qua số liệu thu thập được
ở trên cho thấy số thuế truy thu tăng nhanh ở năm 2015 cho thấy công tác
kiểm tra đôn đốc truy thu thuế đã có bước chuyển biến tích cực.
- Số thuế truy thu bình quân là : 47,6 triệu/DN (Số thuế truy thu / Tổng
số DN được kiểm tra).
Trên cơ sở tăng cường Kiểm tra qua công tác kiểm tra tại bàn và Kiểm
tra tại trụ sở NNT, hơn nữa công tác kiểm tra phục vụ cổ phần hóa, thoái vốn
và chuyển đối loại hình doanh nghiệp theo kế hoạch của Thủ tưởng Chính
phủ, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện phân công đến từng đoàn kiểm tra
kế hoạch kiểm tra các đơn vị. Ước thu đạt qua công tác kiểm tra bao gồm:
Truy thu và phạt năm 2015 đạt 30 tỉ đồng. Cụ thể:
Liên quan đến công tác kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại trụ sở NNT theo
chương trình công tác của Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội giao, phòng Kiểm
tra thuế số 3 xin tổng kết các bước đã thực hiện và kế hoạch triển khai trong 6
tháng đầu năm nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như sau:
+ Căn cứ danh sách 424 đơn vị theo danh sách do Phòng Thanh tra thuế
số 1 sử dụng hệ thống 06 tiêu chí Tổng Cục thuế đưa ra, kết hợp với các tiêu
chí khác Cục thuế TP Hà Nội căn cứ tình hình thực tế đưa thêm để gán điểm
rủi ro và đánh trọng số, đồng thời tổng hợp đưa ra danh sách NNT theo số
điểm từ cao xuống thấp, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện khai thác từ
hệ thống các tờ khai do các doanh nghiệp đã đăng kí kê khai để yêu cầu các
cán bộ rà soát và chuyển lại bộ phận tổng hợp chính xác các tờ khai mà các
doanh nghiệp phải nộp;
+ Dựa trên danh sách tổng hợp từ phòng và của cán bộ, phòng Kiểm tra
thuế số 3 đã yêu cầu các cán bộ thực hiện đôn đốc các đơn vị kê khai đúng
34
hạn và kiểm tra tại bàn đối với 100% các tờ khai thuộc kì lập bộ từ tháng 2
đến tháng 6
-Công tác phân tích báo cáo tài chính
Việc phân tích BCTC được gắn với các nội dung sau:
- Danh sách các đơn vị trọng điểm;
- Danh sách các đơn vị trong kế hoạch kiểm tra tại bàn;
- Dánh sách các đơn vị trong kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT;
-Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT
Năm 2015, thay đổi nhận thức về công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, phòng
Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện các bước công việc sau:
- Xây dựng nguyên tắc đối với kiểm tra tại trụ sở NNT như sau:
+ Thànhlập các độikiểm tra “mềm” theo từng đồngchí phó trưởng phòng,
theo đó các đồngchí phó trưởngphòngquyếtđịnh thành viên đoànkiểm tra theo
từng quyết định kiểm tra;
+ Đối với kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thực hiện kiểm tra
chéo theo nguyên tắc: chéo cán bộ hoặc chéo phụ trách phòng;
+ Từng biên bản kiểm tra được xem xét qua các cấp:
++ Trưởng đoàn;
++ Nhòm tham gia ý kiến của phòng;
++ Phó phòng phụ trách;
++ Trưởng phòng
Trước khi trình Lãnh đạo Cục phê duyệt
- Thực hiện lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đến từng đội kiểm tra
thuế, từng cán bộ kiểm tra trong đó ưu tiến theo thứ tự sau:
+ Danh sách đổi mới doanh nghiệp;
+ Kiểm tra trước hoàn thuế;
+ Kiểm tra sau hoàn thuế;
35
+ Kiểm tra các DN rủi ro cao về thuế;
+ Kiểm tra đóng MST.
-Công tác kiểm tra chuyên đề
Phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện thường xuyên các yêu cầu liên
quan đến kiểm tra chuyên đề như:
Kiểm tra cụ thể tại một số đơn vị; Nguồn thu theo TT 187; Thuế Bảo vệ
môi trường; Kinh doanh taxi; Kinh doanh tạm nhập tái xuất; Kinh doanh
BĐS; Ngân hàng; Viễn thông; Phí, lệ phí; Thuế TTĐB; Tập đoàn FPT; Khai
thác khoảng sản; Hàng không; Thuế nhà thầu; Xã hội hóa; Ưu đãi thuế; Kinh
doanh xe máy điện; Sản xuất gạch đất sét nung; Dự án BTO; Sử dụng HĐ
BHP của Cty Pizza; Gói hóa đơn BHP; Gói thuế TNCN; Ảnh hưởng về tỉ lệ
chi phí không chế; DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống;
Kinh doanh nhà ở xã hội; Chuyển nhượng vốn; Tiền thuê đất.
Qua 3 năm, số cuộc kiểm tra có xu hướng tăng dần, cùng với đó số DN
vi phạm pháp luật thuế được phát hiện cũng ngày càng tăng. Gần 90% số DN
mà cơ quan thuế tiến hành kiểm tra có vi phạm, điều này cho thấy hiệu quả
trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, nhận định những DN có rủi ro cao của
cơ quan thuế rất tốt. Tổng số thuế thu được khá cao, nếu như so với số thuế
mà các DN kê khai ban đầu thì đây sẽ là một khoản thất thu rất lớn đối với
NSNN nếu như không có công tác kiểm tra. Năm 2015, công tác thanh tra,
kiểm tra đã tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế,
gian lận thuế như dầu khí, xăng dầu, khai thác khoáng sản, kinh doanh bất
động sản, hoạt động chuyển nhượng dự án, thương mại điện tử, kinh doanh
thiết bị y tế, dược phẩm, thiết bị khoa học kỹ thuật... các doanh nghiệp được
hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, các tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá. Theo Bảng
Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT năm 2013-2015 của phòng kiểm tra 3 cục
36
thuế thành phố Hà Nội, các DN thường gian lận, trốn nhiều nhất ở thuế
GTGT và thuế TNDN.
Từ kết quả này cho thấy cần phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác
kiểm tra GTGT nhằm chống thất thu thuế cho NSNN, đảm bảo pháp luật thuế
được thực hiện đầy đủ, nghiêm minh.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thì thường xảy ra một số sai phạm
thường gặp như:
a/ Thuế GTGT đầu ra:
- Kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT như trường hợp thanh toán
giai đoạn trong XDCB, trường hợp đã bán hàng dịch vụ nhưng chưa thu được
tiền...
- Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến
việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu
thuế GTGT.
- Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định.
- Chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng,
bán sản phẩm
- Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không
kê khai thuế GTGT đầu ra;
- Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra;
- Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn
dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được
hoàn, được khấu trừ.
- Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn
đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng như thu nhập
bán phế liệu, doanh thu các công trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu khối
lượng hoàn thành, các khoản phải thu khác của các nhà thầu nước ngoài
37
- Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc
xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền.
- Một số Công ty hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều
chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai nộp thuế những
lĩnh vực kinh doanh chính.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng
thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng
khi xuất hoá đơn doanh nghiệp tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc
tách riêng giá trị nguyên vật liệu và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế
5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt
động xây dựng là 10%.
- Khoản thu tiền trước của khách hàng đối với hoạt động chuyển quyền
sử dụng đất, doanh nghiệp không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT.
b/ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu
thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện
hưởng thuế suất 0%.
- Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản
chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang
phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT;
- Kê khai trùng hóa đơn đầu vào
- Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối
với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá,
giảm lượng hàng hóa nhập khẩu;
38
- Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ đối
với hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc
tổ chức, cá nhân khác bồi thường
- Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế:
+ Kê khai khấu trừ hoá đơn quá thời hạn được khấu trừ;
+ Kê khai khấu trừ hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng chưa thanh toán
qua ngân hàng
+ Kê khai khấu trừ hoá đơn của các khoản chi phí không phục vụ sản
xuất kinh doanh, không liên quan đến doanh thu
+ Khấu trừ thuế GTGTđầu vào đối với các khoản chi trả hộ nhà cung cấp
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí tiêu dùng cá
nhân không phục vụ sản xuất kinh doanh,
+ Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí cho văn phòng
đại diện của công ty mẹ.
2.3.3. Những thuận lợi của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN
nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Ứng dụng tin học của ngành thuế được triển khai đồng bộ trong toàn
ngành, đó là: ứng dụng đăng ký thuế, quản lý báo cáo tài chính doanh nghiệp,
trao đổi thông tin thu nộp giữa kho bạc và cơ quan thuế, phân tích tình trạng
thuế, theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ, nhận trả hồ sơ thuế,
nhận tờ khai có mã vạch, hỗ trợ kê khai thuế,...hệ thống này đáp ứng cơ bản
các quy trình đăng ký thuế, xử lý tờ khai kế toán thuế và quản lý nợ, thanh tra,
kiểm tra thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã góp phần tích
cực trong việc phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn.
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai
tự nộp, công tác kiểm tra đã dần được cải thiện, đó là kiểm tra dựa trên kiểm
tra, phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng doanh nghiệp nên việc lựa chọn
39
doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra có phần chính xác hơn, nên không còn
việc kiểm tra tràn làn như trước mà kiểm tra có kế hoạch, tổ chức, cũng góp
phần không gây phiền hà cho các DN.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt về vai trò, trách
nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ công
tác kiểm tra thuế. Cán bộ công chức thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm, tác
phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế; có nhiều kinh nghiệm, luôn luôn tự
học tập để nâng cao kiến thức luật, có ý thức trách nhiệm tuân thủ quy trình
kiểm tra thuế.
Bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ ngành thuế thì còn phải nhắc tới sự chỉ
đạo trực tiếp, sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Uỷ ban nhân dân quận luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành thuế hoàn
thành nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với ngành thuế trong việc
chống thất thu thuế nhất là thuế GTGT đối với các DN trên địa bàn .
2.3.4.Những khókhăn, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với
DN nhà nước tại phòng kiểm tra 3cục thuế thành phố Hà Nội
Thứ nhất, về công tác xây dựng kế hoạch:
Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chủ yếu dựa trên việc lựa chọn, phân
tích, đánh giá, đi sâu vào việc phân tích thông tin về người nộp thuế và các
thông tin liên quan khác. Việc xây dựng kế hoạch cần được quan tâm đúng
mức nếu không sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế lại bị
liên tục kiểm tra trong khi lại bỏ sót những DN nhiều năm không bị quyết
toán, hoặc trình độ của kế toán viên giỏi, xây dựng được các báo cáo tài chính
giỏi, cán bộ thuế chỉ trên cơ sở đánh giá phân tích các chỉ tiêu sẽ không thể
đánh giá được hết rủi ro.
Tuy nhiên, cơ sở thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp chưa đầy đủ,
không đáp ứng được yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích
40
thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro và mức độ vi phạm pháp luật...theo hướng
dẫn của Tổng Cục Thuế.
Đối với các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, trên từng địa phương và
khu vực khác nhau cũng không đầy đủ và chính xác, thiếu cơ sở so sánh và
xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển
của ngành và các doanh nghiệp cùng ngành.
Thứ hai, về công tác phân tích sâu hồ sơ của DN tại cơ quan thuế
Công tác phân tích hồ sơ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm và trình độ của cán bộ thuế. Việc phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo
tài chính còn mang tính sơ sài, chưa đánh giá được hết các rủi ro tiềm ẩn của
hồ sơ.
Thứ ba, công tác kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế
Việc nhận thức của người nộp thuế về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại
trụ sở cơ quan thuế như “thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh...” chưa
đúng, do vậy việc cung cấp tài liệu thông tin thường chậm trễ và thường gởi
kèm các văn bản yêu cầu dời lại ngày cung cấp giải trình, dẫn đến ảnh hưởng
đến tiến độ và hiệu quả công tác kiểm tra.
Tình hình nộp ngân sách Nhà nước giữa DN và sổ bộ thuế còn sai lệch,
có trường hợp DN đã kê khai nhưng trên sổ bộ thuế không được cập nhật kịp
thời, việc giải quyết, xử lý các trường hợp này chưa thống nhất nên các đoàn
kiểm tra thường gặp khó khăn trong việc lập biên bản.
Khi tiến hành kiểm tra thuế GTGT thì thừng kết hợp với kiểm tra thuế
TNDN tại DN các nghiệp vụ như thăm quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn
chưa được đề cao và áp dụng một cách khoa học, chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm của cán bộ kiểm tra.
Thời gian kiểm tra còn bị kéo dài do việc kiểm tra toàn bộ các nội dung
liên quan đến nghĩa vụ thuế, thời gian thu thập tài liệu nhất là các tài liệu liên
41
quan tới các đối tác nước ngoài, thời gian xác minh hóa đơn còn kéo dài....
Với trường hợp DN có sử dụng hóa đơn của công ty bỏ trốn, công tác xác
minh hóa đơn mới chỉ mang tính hình thức về việc kê khai, còn không nắm rõ
được bản chất của hoạt động mua bán có thật hay không. Thiếu cơ sở pháp lý
để tiến hành xử lý vi phạm do quan điểm và hướng dẫn của Tổng cục thuế
chưa được cụ thể.
Các hình thức vi phạm của ĐTNT rất khác nhau, cán bộ kiểm tra chưa có
đủ phương tiện, công cụ pháp lý để đi sâu vào các hồ sơ.
Việc nhận thức của DN về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ
quan thuế như “thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh..” chưa đúng. Do vậy,
việc cung cấp tài liệu, thông tin thường chậm trễ ảnh hưởng tới tiến độ và
hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.
Thứ tư, về công tác phân tích sâu hồ sơ của DN tại cơ quan thuế
Các DN thường có các vi phạm như: Kê khai chi phí không phục vụ cho
hoạt động kinh doanh; xác định không đúng giá vốn hàng bán; hạch toán các
khoản phạt vi phạm hành chính vào chi phí; xác định không đúng điều kiện
ưu đãi thuế; hóa đơn giá trị gia tăng mua vào ghi sai thuế suất thuế giá trị gia
tăng. Một số DN hạch toán 2 lần chi phí nguyên vật liệu đầu vào hay sử dụng
hình thức chuyển giá tinh vi.
Công tác phân tích hồ sơ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm và trình độ của cán bộ thuế. Rủi ro trong hồ sơ là rất lớn nhưng để
phát hiện ra tất cả đó là công việc vô cùng khó khăn, nó không chỉ đòi hỏi
nghiệp vụ chuyên sâu mà còn là kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn của mỗi cán
bộ kiểm tra.
Thứ năm, về cơ sở dữ liệu thông tin về DN tại cơ quan thuế và ứng dụng
công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.
42
Mặc dù công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN đã được chú trọng và
quan tâm nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về các DNtrên danh bạ
quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Các chỉ tiêu được sử dụng vào
công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nhiều lúc không được cập nhật.
Một thực tế thường xuyên xảy ra là DN tìm mọi cách để giữ thông tin,
còn cơ quan thuế thì tìm mọi cách khai thác các thông tin không chính thức.
Việc thực hiện thành công xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc
70% vào cơ sở dữ liệu, vì vậy một cơ sở dữ liệu chính xác sẽ mang lại hiệu
quả trong công tác kiểm tra thuế.
Hiện nay, kiểm tra thuế đang là lĩnh vực có nhiều hạn chế trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin. Công việc kiểm tra hoàn toàn bằng thủ công, ứng
dụng công nghệ thông tin rất hạn chế ngay cả với các ứng dụng tin học văn
phòng. Cụ thể là:
- Lập kế hoạch: chưa có phần mềm chuyên dụng, chưa có cơ sở dữ liệu
tập trung và chưa xây dựng tiêu thức đánh giá rủi ro tự động.
- Kiểm tra tại doanh nghiệp: cán bộ kiểm tra ứng dụng tin học văn phòng
để rà soát, thống kê số liệu cần kiểm tra còn rất hạn chế, không đồng đều
- Tổng hợp báo cáo: nhiều nội dung báo cáo có thể tự động hóa được
nhưng do độ tin cậy của thông tin dữ liệu thấp nên hiện tại chủ yếu áp dụng
phương thức lên báo cáo một cách thủ công.
- Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm: chưa có phương thức tổng hợp tình
huống, kinh nghiệm kiểm tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
- Lưu trữ tài liệu kiểm tra: chế độ lưu trữ tài liệu kiểm tra (bản cứng) hạn
chế việc tra cứu nhanh thông tin phục vụ cho điều hành công tác thanh tra,
kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp.
43
Thứ sáu, về công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan
-Đối với cơ quan thuế: Phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ chưa
tốt, việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị ngành chưa tốt, dẫn đến thất
lạc hoặc bàn giao thiếu hồ sơ, trả lời xác minh hoá đơn không kịp thời gây
khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra.
Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan điều tra:
- Việc trả lời, xác minh điều tra sau khi nhận được tài liệu của cơ quan
điều tra còn hạn chế dẫn tới tình trạng cơ quan thuế đặt vấn đề nghi vấn doanh
nghiệp bị kéo dài.
- Công tác phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật
triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn không kê khai để kết luận đối với
các đơn vị sử dụng.
- Công tác đôn đốc các doanh nghiệp còn nợ thuế chưa được quan tâm
đúng mức, vẫn còn nhiều thiếu sót, sơ hở dẫn tới một số doanh nghiệp lợi
dụng kẽ hở để không nộp khoản nợ thuế.
- Đối với công an thành phố phòng chưa chủ động đẩy mạnh công tác
phối hợp trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo
chuyên đề, phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng. Định kỳ chưa có các
buổi thảo luận giao ban để chia sẻ kinh nghiệm cũng như phối hợp tốt nhất
cho công tác xử lý khi có vụ việc xảy ra.
2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT
đối với các DN ở phòng kiểm tra 3 hiện nay
Những khó khăn trong công tác kiểm tra thuế phòng kiểm tra 3 là do các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, bản thân đối tượng nộp thuế, cụ thể là các DN
- Trong nền kinh tế thị trường với những diễn biến phức tạp: một số lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanhvẫn cònnhiều khó khăn đã tác độngđếnkết quảsản
44
xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay số lượng các doanh nghiệp gia tăng
nhanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh khác nhau trong khi đó số lượng cán
bộ thuế lại có hạn, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế
GTGT, gây thất thu NSNN.
- Các doanh nghiệp lại nằm ở các địa bàn khác nhau, là kẽ hở cho các
doanh nghiệp chây ì, chậm nộp thuế, cố tình kéo dài thời gian nộp thuế gây
thất thu cho NSNN.
- Trình độ trốn thuế; sửa chữa hoá đơn, chứng từ của các DN ngày càng
tinh vi, thêm vào đó, các DN thường thuê những kế toán có kinh nghiệm lâu
năm để điều chỉnh số liệu, sổ sách…gây khó khăn rất lớn cho cán bộ thuế
trong công tác kiểm tra.
Trên thực tế số lượng các doanh nghiệp phòng kiểm tra 3 không thể quản
lý chính xác được ngay cả những đối tượng mà Cục đã cấp mã số thuế.
Thứ hai, phương pháp kiểm tra thuế dựa trên cơ sở đánh giá mức độ rủi
ro, vi phạm kiểm tra thủ công của ĐTNT để xây dựng nên kế hoạch cụ thể
nhưng phương pháp phân tích rủi ro còn mang tính thủ công chưa chuyên sâu,
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý, Đội kiểm tra thuế chưa có cơ sở
vững chắc trong việc phân loại các DN có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm
tra. Việc phân loại DN chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế
của người nộp thuế và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm
hiểu chính xác thông tin về hoạt động của DN như quy mô, ngành nghề, quy
trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc
phân tích Báo cáo tài chính. Do dó, dẫn đến những rủi ro trong việc lập kế
hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp, làm cho hoạt động kiểm tra
chưa hiệu quả.
Quy trình kiểm tra chưa hoàn thiện, các nghiệp vụ và tài liệu phục vụ
cho công tác kiểm tra chưa có quy định cụ thể dẫn tới việc kiểm tra tại cơ
45
quan thuế sẽ bị hạn chế về tài liệu do DN không thể mang đầy đủ các tài liệu
theo yêu cầu kiểm tra lên trụ sở của cơ quan thuế.
Thứ ba, về việc sử dụng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác kiểm tra:
Trên thực tế các thông tin mà cơ quan thuế cần của DN có liên quan đến
bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Các doanh nghiệp còn rất dè dặt trong
việc cung cấp các thông tin cho cơ quan thuế. Các cơ sở dữ liệu từ các phần
mềm ứng dụng chưa cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN qua nhiều năm tài chính để phục vụ cho công tác phân tích thu
thập thông tin.
Thứ tư, việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin chứng cứ, đánh giá phân
tích tài liệu kê khai... của doanh nghiệp truớc khi tiến hành kiểm tra tại đơn vị
còn chưa sâu, chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó
lập đề cương kiểm tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có nội
dung, trọng tâm kiểm tra ở mỗi đơn vị, nên công tác kiểm tra mang lại hiệu
quả không cao.
Thứ năm, Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, để kiểm tra và
giám sát chặt chẽ số liệu kê khai của người nộp thuế thì ngoài yếu tố về cơ sở
hạ tầng (dữ liệu, chương trình ứng dụng) thì yếu tố con người là hết sức quan
trọng, tuy nhiên thực trạng nhân sự của bộ phận kiểm tra của các phòng, là số
lượng người nộp thuế cần kiểm tra giám sát bình quân trên VC kiểm tra có
nơi đã đạt trên 200 NNT/VC, hiện nay công chức kiểm tra phải thực hiện khá
nhiều công việc khác ngoài công tác kiểm tra (Như: Quản lý đối tượng, quản
lý kê khai, quản lý nợ thuế, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xử lý hóa đơn, trả lời
xác minh theo yêu cầu, lập báo cáo thống kê, thực hiện các chương trình công
tác trọng tâm theo chỉ đạo của ngành...). Khối lượng công việc này chiếm
46
khoảng 40% thời gian làm việc của công chức, làm ảnh hưởng đến thời gian
và hiệu quả công tác kiểm tra.
Thứ sáu, côngtác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa được thực hiện một cách
bàibản tại phòngKiểm tra, thiếu sựphốihợp chặt chẽ, chính sách thuế thay đổi
liên tục nhưng luồng thông tin đó ítnhiều vẫn chưa tiếp cận đến được với NNT.
Thứ bảy, công tác xử lý sau kiểm tra chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.
Trong một số trường hợp quyết định xử lý vi phạm chưa được thực hiện đầy
đủ và kịp thời, từ đó làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, các DN có thể
vì thế mà tiếp tục vi phạm pháp luật nhằm trục lợi.
Thêm vào đó, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm
việc của cơ quan thuế còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công
việc. Thiếu diện tích phòng làm việc, bố trí văn phòng trụ sở còn chưa hợp lý
nên công tác làm việc tại trụ sở cơ quan thuế chưa được thuận lợi.
Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi
phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Cơ quan
Côngan lực lượng rất mỏng, không có hệ thông thông tin về thuế, thiếu chuyên
môn về quản lý thuế do đó dẫn đến điều tra chậm và kết quả rất hạn chế.
Những nguyên nhân trên thực sự là thách thức đối với Chi cục thuế quận
Thanh Xuân trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp,
đỏi hỏi cơ quan thuế phải có các biện pháp tích cực trong việc ngăn chặn,
phòng ngừa, hạn chế thất thu thuế GTGT, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế
cho NSNN.
Kết luận chương 2: Kiểm tra thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế
thành phốHà Nội thực sự chưa đạt hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Mặc dù đã
cố gắng xử lý công việc một cách nhanh chóng nhất,lắng nghe khó khăn,
vướng mắc của NNT để tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách tháo gỡ,
phân tích phát hiện các rủi ro trước khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp
47
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập, cần phải đưa ra
các giảipháp hữu hiệu nhằm nângcao hiệu quảcông tác nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kiểm soát nguồn thuế GTGT.
48
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG KIỂM
TRA 3 ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra thuế GTGT trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, nền kinh tế Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng chung và chứa nhiều bất ổn. Vì vậy để đảm bảo
hoàn thành tốt chỉ tiêu pháp lệnh về NSNN của Tổng cục thuế và Cục thuế
giao thì nhiệm vụ đặt ra với phòng kiểm tra 3 là cần bố trí, sắp xếp, phân công
cán bộ có năng lực, trách nhiệm để thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế nói
chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng.
Phòngkiểm tra 3 cầnphốihợp chặtchẽvớicác phòng quản lý nợ và cưỡng
chếnợ thuế, phòngtinhọc đểtheo dõiđược những doanh nghiệp nào có số thuế
nợ lớn, đồngthờikết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh
doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn
quận quản lý để có kế hoạch, biện pháp kiểm tra thuế phù hợp.
Phòng KTT3 xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:
(i) Phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN Cục giao; Xác
định nhiệm vụ thu là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành thuế để phấn đấu
quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.Thực hiện
thu đúng, thu đủ để vừa hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó, vừa
tạo sự công bằng trong thực hiện quản lý thu thuế đồng thời thực hiện khuyến
khích sản xuất kinh doanh phát triển.
(ii) Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp về cải cách thủ tục hành
chính, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí
tuân thủ cho NNT, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; Thực hiện công
49
tác kiểm tra thuế đúng pháp luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung và quy trình
thanh tra 74( Quyết định số 74/QĐ- TCT về quy trình thanh tra ngày
27/1/2014) thay thế quy trình 460( Quyết định 460/QĐ- TCT về quy trình
thanh tra ngày 5/5/2009) ; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công
tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), đảm bảo công tác kiểm
tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả hơn; Nghiên cứu hồ sơ doanh
nghiệp, phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh, kiểm tra tại
doanh nghiệp) nhằm phát hiện sai phạm ngay trên hồ sơ, từ đó đề ra những
nội dung cần thanh, kiểm tra, hạn chế thời gian làm việc trực tiếp tại trụ sở
Người nộp thuế, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra. Tập trung kiểm
tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chuyển giá.
(iii) Tập trung hoàn thành kế hoạch Kiểm tra, trong đó tập trung
ưu tiên kiểm tra các đơn vị đóng MST, cổ phần hóa
(iv) Hoàn thành nhiệm vụ của Phòng đầu mối về CPH, sắp xếp đổi mới
doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công kế hoạch sắp xếp, đổi mới DN
của UBNDTP đối với khối DN địa phương và các DN khối TW;
(v) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Phòng, đảm bảo
đội ngũ CBCC của phòng có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, chuyên sâu,
chuyên nghiệp. Quyết tâm xây dựng và nâng cao chất lượng, hình ảnh đội ngũ
công chức thuế, vị thế của người cán bộ thuế và ngành thuế Thủ đô và trong
mắt người dân và toàn xã hội làm việc có tiêu chuẩn văn hoá công sở triển
khai nhiệm vụ minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới.. Tiếp tục đổi
mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp; Đổi mới từ
nhận thức, tư duy đến phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ thuế; tăng cường trách nhiệm, kỷ cương khi thực thi công vụ
đến từng CBCC thuế; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Lãnh đạo các
cấp nhằm đưa công tác thuế có hiệu quả cao về mọi mặt.
50
3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với
các DN tại phòng kiểm tra 3
3.2.1. Tăng cường quản lý Doanh nghiệp
Với số lượng lớn các DN như hiện nay, cùng với tình hình hoạt động
phức tạp như hiện nay, để công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN đạt
hiệu quả cao thì trước hết phải tăng cường quản lý các DN.
- Nắm chắc đối tượng nộp thuế, tình hình tăng, giảm trong quí, phát hiện
kịp thời các đối tượng nộp thuế bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh để tiến hành
xác minh tại trụ sở người nộp thuế, làm thủ tục khoá mã số thuế.
- Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, ưu tiên kiểm
tra các đơn vị có số thu nộp lớn, các doanh nghiệp kê khai miễn, giảm thuế,
gia hạn nộp thuế, các doanh nghiệp nhà thầu.
- Tiếp tục kiểm tra quản lý thu thuế nhà thầu các trường hợp kinh doanh
theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ của các nhà thầu nước ngoài theo thông
tin do Hải quan cung cấp.
- Rà soát và giám sát việc tuân thủ quy trình kiểm tra của các đoàn kiểm
tra. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn kiểm tra từ nay đến cuối năm. Hàng
tuần, các đoàn kiểm tra phải báo cáo cho lãnh đạo phòng tiến độ kiểm tra để
kịp thời chỉ đạo.
Muốn nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành pháp luật thuế phải
cho các DN hiểu được những lợi ích trong việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật và những hậu quả khi vi phạm. Trong việc quản lý các DN cần phải chú ý
những vấn đề sau:
Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xác định số lượng DN thực
tế có hoạt động, số lượng không hoạt động, quy mô ngành nghề kinh doanh
và số thuế tồn đọng, thực trạng năng lực quản lý của DN để làm cơ sở cho
việc đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể: đối chiếu số DN đã được
51
cấp đăng kí kinh doanh với số lượng DN đã được cấp mã số thuế, số thuế
GTGT kê khai nộp thuế trên cơ sở đó thống kê những DN đã được cấp đăng
kí kinh doanh nhưng không đăng kí thuế, không xin cấp mã số thuế, số DN đã
có mã số thuế nhưng trong một thời gian dài không hoạt động, không kê khai
nộp thuế, từ đó phối hợp với các ngành ở địa phương tổ chức kiểm tra. Tiến
hành xử phạt vi phạm hành chính và các hình phạt khác. Đối với những DN
qua kiểm tra không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động thì đề nghị Sở Kế hoạch
và Đầu tư thông báo công khai và thực hiện thu hồi đăng kí kinh doanh.
Đẩy mạnh triển khai chếđộ kế toán đối với các DN đặc biệt là đối với các
DN mới thành lập phải có đăng ký phát hành hóa, đảm bảo 100% DN đều thực
hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ và kê khai nộp thuế theo quy định.
3.2.2. Áp dụng các kỹ năng kiểm tra
Các kỹ năng kiểm tra thuế tại trụ sở CQT:
Kiểm tra Tờ khai thuế GTGT
Kiểm tra tính đầy đủ, đúng quy định của Mẫu biểu:
Kiểm tra doanhnghiệp có nộp hồ sơ khaithuế đầyđủ không?Thống kê các
DN khôngnộp tờ khai để đôn đốc và nắm bắt tình hình kê khai thuế của NNT.
Doanh nghiệp phải nộp đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm
theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng,
thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế (lưu ý
các trường hợp không sử dụng phần mềm iHTKK, không có mã vạch);
Doanh nghiệp phải nộp đủ các phụ lục theo quy định đối từng trường
hợp cụ thể (bán ra, mua vào, ô tô xe máy, phân bổ khấu trừ, nộp ngoại tỉnh,
phân bổ thuế cho các địa phương);
- Thực hiện đối chiếu thông tin phản ánh trên QLT, cụ thể:
Tờ khai đã được ghi nhận trên hệ thống QLT (nếu nộp qua iHTKK vẫn
phải đảm bảo nội dung này).
52
Số liệu giữa tờ khai do NNT lập khớp đúng với số liệu QLT (lưu ý các
trường hợp QLT ghi nhận hình thức nộp là khác).
Lưu ý kiểm tra những lỗi mà hệ thống QLT cảnh báo (lỗi số học và lỗi
định danh).
Kiểm tra chi tiết các số liệu phản ánh trên tờ khai GTGT:
- Đối với Tờ khai mẫu 01/GTGT:
+ Chỉ tiêu [22]: Số khấu trừ kỳ trước chuyển đúng bằng số còn được
khấu trừ chuyển kỳ sau phản ảnh trên tờ khai tháng trước. Trường hợp có sự
chênh lệch thực hiện kiểm tra Tờ khai GTGT nộp chính thức hay tờ khai
GTGT điều chỉnh bổ sung.
+ Chỉ tiêu [23]+[24]:
Kiểm tra xem có phát sinh chênh lệch về số liệu doanh số hàng hoá mua
vào, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT được khấu trừ giữa các chỉ tiêu trên Tờ
khai thuế GTGT, Bảng kê hoá đơn hàng hoá mua vào, Bảng phân bổ thuế
GTGT của hàng hoá mua vào được khấu trừ trong kỳ;
Đối chiếu số liệu phát sinh có khớp đúng với số liệu trên Bảng kê hóa
đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.
+ Chỉ tiêu [25]: Trường hợp có phát sinh doanh thu không chịu thuế
GTGT. NNT có phân bổ thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp có
SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay không?
+ Chỉ tiêu [26]+[27]+[28]+[29]+ [30]+[31]+[32]+[33]+[34]+[35]:
Đối chiếu chi tiết phát sinh các khoản doanh thu đã kê khai với bảng kê
Hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT).
Kiểm tra xem có phát sinh chênh lệch về số liệu doanh thu hàng bán ra,
thuế GTGT đầu ra giữa các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hoá
đơn hàng hoá bán ra, Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá mua vào được
khấu trừ trong kỳ;
53
Kiểm tra tính bất hợp lý, việc tính toán sai giữa doanh số và số thuế
+ Chỉ tiêu [36] Số thuế GTGT phát sinh trong kỳ = Chỉ tiêu [35] – [25]
+ Chỉ tiêu [37]+[38]: kiểm tra bản chất phát sinh các khoản điều chỉnh
tăng giảm phản ánh trên tờ khai 01/GTGT hoặc mẫu 01/KHBS và các thủ tục
điều chỉnh, bổ sung có đúng quy định hay không.
Trường hợp NNT có khai bổ sung, điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp
hoặc làm giảm số thuế đã được hoàn cần lưu ý kiểm tra việc NNT đã tự giác
xác định số phạt chậm nộp phát sinh hay chưa;
+ Chỉ tiêu [39] Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động
kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bất động sản, ngoại tỉnh: đối chiếu với Phụ lục
Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt,
bán hàng bất động sản ngoại tỉnh mẫu 01-5/GTGT.
+ Chỉ tiêu [40a]: Thuế GTGT của hoạt động SXKD trong kỳ = Chỉ tiêu
[36]- chỉ tiêu [22]+[37]-[38]-[39] ≥ 0
+ Chỉ tiêu [40b]: Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư (cùng tỉnh, TP
trực thuộc trung ương) được bù trừ với số thuế GTGT còn phải nộp của hoạt
động SXKD cùng kỳ tính thuế: Đối chiếu với số thuế GTGT kê khai tại Tờ
khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư mẫu 02/GTGT.
Số thuế mua vào của dự án đầu tư cùng tỉnh thành phố thuộc TW dược
bù trừ với số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai 01/GTGT phù hợp với số liệu
trên tờ khai 02/GTGT và đảm bảo KHÔNG QUÁ số thuế GTGT của HHDV
mua vào trong tháng phục vụ dự án đầu tư…
+ Chỉ tiêu [40]=[40a]-[40b]
+ Chỉ tiêu [41]: Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (nếu [41]=[36]-
[22]+[37]-[38]-[39]<0)
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước

More Related Content

What's hot

Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
atulavt01
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
Học Huỳnh Bá
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Nhân thành
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Bích Liên
 

What's hot (20)

Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTLuận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đQuản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
Quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mayLuận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
Luận án: Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty TNHH Đông Á, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệpBáo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
Báo cáo thực tập kế toán hành chính sự nghiệp
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKhóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Thực trạng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán tại Việt Nam.pptx
Thực trạng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán tại Việt Nam.pptxThực trạng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán tại Việt Nam.pptx
Thực trạng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán tại Việt Nam.pptx
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
 
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
 
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
Trắc nghiệm kế toán quản trị (50 câu)
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
 

Similar to Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tommie Harber
 

Similar to Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước (20)

Đề tài: Công tác kiểm tra người nộp thuế tại Chi cục thuế Hạ Hoà
Đề tài: Công tác kiểm tra người nộp thuế tại Chi cục thuế Hạ HoàĐề tài: Công tác kiểm tra người nộp thuế tại Chi cục thuế Hạ Hoà
Đề tài: Công tác kiểm tra người nộp thuế tại Chi cục thuế Hạ Hoà
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Gửi...
 
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Nin...
 
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh BìnhKiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục ThuếLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc ThiênTổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty Công ty TNHH Ngọc Thiên
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài
Yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoàiYếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài
Yếu tố tác động đến chống thất thu Thuế nhà thầu nước ngoài
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước

  • 1. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... 5 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1............................................................................................... 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT VÀ KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ....................................... 9 1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT...................................................... 9 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT..................................................... 9 1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT........................................................ 9 1.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT................................................................... 10 1.1.4. Phương pháp tính thuế..................................................................... 10 1.2. Công tác kiểm tra thuế GTGT............................................................. 12 1.2.1. Những vấn đề chung về kiểm tra thuế............................................... 12 1.2.2. Kiểm tra thuế GTGT ....................................................................... 15 1.3. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước ................................. 18 1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT.................. 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT TẠI PHÒNG KIỂM TRA 3 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............. 22 2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy cục thuế thành phố Hà Nội và phòng kiểm tra 3............................................................................ 22 2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội................................................................... 22 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cục thuế thành phố Hà Nội và phòng kiểm tra 3 ......................................................................................................... 23 2.1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách của phòng kiểm tra 3 ....... 25 2.2 Kết quả thu thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội ................................................................................................................ 27
  • 2. 2 2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước ở phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội trong thời gian qua ................ 28 2.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước do phòng kiểm tra 3 quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................... 28 2.3.2. Kết quả kiểm tra thuế GTGT và những sai phạm thường gặp trong quá trình kiểm tra............................................................................................ 29 2.3.3. Những thuận lợi của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội........................................................... 38 2.3.4.Những khó khăn, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DN nhà nước tại phòng kiểm tra 3cục thuế thành phố Hà Nội..................... 39 2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN ở phòng kiểm tra 3 hiện nay .............................................. 43 CHƯƠNG 3............................................................................................. 48 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................................... 48 3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN tại phòng kiểm tra 3............................................................................ 50 3.2.1. Tăng cường quản lý Doanh nghiệp................................................... 50 3.2.2. Áp dụng các kỹ năng kiểm tra.......................................................... 51 3.2.3. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu ..................................................... 65 3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo lực lượng cán bộ có liên quan đến công tác kiểm tra............................................................................................... 66 3.2.5. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kiểm tra thuế và các bộ phận có liên quan khác.............................................................................. 67 3.2.6. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế.......... 67 3.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả. .............................................................. 68
  • 3. 3 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN. .......................................................... 69 3.3.1. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra...... 69 3.3.2. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà, cản trở sản xuất kinh doanh............................................................................. 69 KẾT LUẬN.............................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................72
  • 4. 4 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Võ Thùy Nga
  • 5. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CQT : Cơ quan thuế. DN : Doanh nghiệp. ĐVT : Đơn vị tính. GTGT : Giá trị gia tăng MST : Mã số thuế NSNN : Ngân sách nhà nước. NNT : Người nộp thuế TNCN : Thu nhập cá nhân. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TT-BTC : Thông tư-BộTài Chính. UBND : Uỷ ban nhân dân.
  • 6. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhà nước với chức năng ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối nền kinh tế - xã hội. Nhưng để thực hiện được các chức năng này, Nhà nước phải có nguồn thu để duy trì các hoạt động đó. Và quan trọng chủ yếu nhất chính là nguồn thu từ thuế. Thuế GTGT giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách, là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thuế. Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , giảm bớt thuế XNK thì thuế GTGT càng chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Ở Việt Nam, thuế GTGT được bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 ( năm ). Tính hiệu quả của kiểm tra thuế ảnh hưởng chi phối đến hiệu quả của quản lý thuế. Đặc biệt trong bối cảnh áp dụng |cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế theo luật quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế càng ngày càng quan trọng, bỏi vì để nộp thuế tự giác kê khai đúng nghĩa vụ thuế thì một trong những vấn đề mấu chốt là phải làm cho đối tượng nộp thuế thấy được hậu quả của trốn thuế, tức là, chỉ ra rằng các hanh vi gian lận, trốn lậu thuế sẽ bị phát hiện( thể hiện tính hiệu quả của kiểm tra) và hậu quả do trốn lậu thuế đem lại( xử lý kết quả sau kiểm tra). Trong bối cảnh chung của cả nước, cục thuế Hà Nội đã và đang triển khai công tác kiểm tra thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế GTGT . Thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra trong thời gian qua.Cục thuế Hà Nội nói chung và phòng kiểm tra 3 nói riêng đã tập trung mọi biện pháp nâng cao hiệu quả công tác như: tổ chức sắp xếp lại bộ máy, đối với hoạt động, xây dựng quy trình mới, tăng cường đào tạo lực lượng kiểm tra viên… Nhờ những hoạt động tích cực đó, công tác kiểm tra thuế thời gian qua ngày càng chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra thuế cũng có những hạn chế, nội dung và quy
  • 7. 7 trình kiểm tra trực tiếp còn nhiều bất cập… không đáp ứng được những yêu cầu của công tác kiểm tra thuế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .Xuất phát từ thực tế trên nên em đã chọn đề tài “Tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3 Cục thuế thành phố Hà Nội” làm để tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích thực trạng công tác kiể m tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của các thực trạng đó để tìm kiếm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTG từ đó chống thất thu NSNN đối với lĩnh vực thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 nói riêng và cục thuế thành phố Hà Nội nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác kiểm tra thuế GTGT với doanh nghiệp nhà nước - Phạm vi nghiên cứu: Phòng kiểm tra 3 cục thuế TP Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: 2013-2015 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn dịch trên cơ sở vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn làm rõ ý nghĩa của việc tăng cường kiểm tra thuế GTGT, nêu lên thực trạng của hoạt động kiểm tra thuế GTGT với doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3,cục thuế thành phố Hà Nội, đồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
  • 8. 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu số liệu. Nội dung ch ính của đề tài được trình bày trong 3 chương Chương 1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước Chương 2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT với doanhnghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT với doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội.
  • 9. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT VÀ KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT 1.1.1 Khái niệm và đặcđiểm thuế GTGT Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Đặc điểm: Thứ nhất Thuế GTGT là thuế gián thu: Thuế GTGT không phải là chi phí của người bán mà nó chỉ là giá trị tăng thêm của hàng hóa qua các khâu được trả bởi người mua. Thứ hai Thuế GTGT có tính lũy thoái so với thu nhập: Khi thu nhập tăng thì tỷ lệ điều tiết của thuế GTGT so với thu nhập giảm. Thứ ba Thuế GTGT đánh trên nhiều giai đoạn: Chỉ tính trên giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng thuế GTGT thu được ở các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dung cuối cùng. Thứ tư Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. Không bị ảnh hưởng bởi sự tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Thứ năm Thuế GTGT có tính lãnh thổ: Đối tượng chịu thuế GTGT là người tiêu dung hàng hóa dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. 1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT: Toàn bộ hàng hóa dịch vụ dung cho sản xuất kinh doanh và tiêu dung ở Việt Nam( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế. Đối tượng không chịu thuế: 26 nhóm hàng hóa dịch vụ mang tính chất:
  • 10. 10 Hàng hóa, dịch vụ mang tính thiết yếu. Hàng hóa, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, không mang tính chất kinh doanh. Hàng hóa, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích. Hàng hóa nhập khẩu thực chất không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Hàng hóa, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm. Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam (gọi là cơ sở kinh doanh). Nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu). 1.1.3. Căn cứ tính thuế GTGT Giá tính thuế: Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của người bán, người cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ của hàng nhập khẩu. Thuế suất thuế GTGT Thuế suất 0% : áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dich vụ là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất, nông nghiệp… Thuế suất 10%: áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường. 1.1.4. Phương pháp tính thuế a) Phương pháp khấu trừ: Đối tượng áp dụng: - Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên) từ một tỷ đồng thì doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm 2014.
  • 11. 11 - Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1 nêu trên) dưới một tỷ đồng và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ và có Thông báo gửi cơ quan thuế trước ngày 31/12/2013 về việc đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT (Thông báo theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) thì doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm 2014. Xác định thuế GTGT phải nộp : Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào - Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x Thuế suất - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Thông tư 219/2013/TT- BTC. b) Phương pháp trực tiếp: Đối tượng áp dụng: Trường hợp mức doanh thu năm 2013 (được xác định theo hướng dẫn tại điểm 2 nêu trên) dưới một tỷ đồng và doanh nghiệp không đăng ký tự nguyện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì chuyển sang áp dụng phương pháp trực tiếp và sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ ngày 01/01/2014 (không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng). Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế phải có phương án đặt in hóa đơn bán hàng để sử dụng từ ngày 01/01/2014. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đầu ra x Thuế suất áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ đó
  • 12. 12 1.2. Công tác kiểm tra thuế GTGT 1.2.1. Những vấn đề chung về kiểm tra thuế 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm tra thuế Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra. Kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, kiểm tra thuế có phạm vi rộng. Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân trong ngành thuế, là đối tượng nộp thuế bao gồm mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế. Thứ hai, kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế. Thứ ba, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Cán bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra, phải có sự am hiểu sâu rộng về kinh tế, giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy, lôgic….và cần có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất. 1.2.1.2. Vai trò của kiểm tra thuế - Kiểm tra thuế góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính.Thôngquakiểm tra thuế mà có thể tìm thấy được những bất cập củaluật, chínhsáchthuếtrongthực tế;đồngthời phát hiện ra những thủ tục hành chínhcònkhiếmkhuyết, khôngcầnthiết không phù hợp với thực tế để kiến nghị bổ sung hoàn thiện chính sách, thủ tục cho phù hợp, hiệu quả hơn.
  • 13. 13 - Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế: với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, kiểm tra thuế chính là hoạt động xem xét, kiểm tra tại chỗ làm của các tổ chức, DN và cơ quan, cá nhân xem có làm đúng quy định của pháp luật hay không? Thông qua đó, nếu phát hiện hành vi vi phạm sẽ sử dụng các biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế, truy thu thuế cho NSNN. 1.2.1.3. Nguyên tắc của kiểm tra thuế Thứ nhất nguyên tắc tuân thủ pháp luật tức là các cơ quan và cán bộ kiểm tra thuế phải thực hiện chức năng, trách nhiệm, quyền hạn pháp luật quy định; xem xét đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, kết luận kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thứ hai, nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan Nguyên tắc trung thực, chínhxác đòi hỏi trong hoạt động kiểm tra phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không suy diễn, quy chụp một cách chủ quan và phải tiến hành công việc một cách thận trọng. Nguyên tắc trung thực đòihỏiphảiphảnánh, đánhgiá đúngbản chất của sự vật hiện tượng, vô tư, không thiên lệch; không vì quyền lợi cá nhân, phải tỷ mỷ, cẩn thận và có chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn. Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ Tính công khai tức cụ thể như: công khai quyết định kiểm tra, tiếp xúc công khai với các đối tượng liên quanvà công bố công khai kết quả kiểm tra… Dân chủlà thể hiện sự tôn trọng khách quan, tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc. Phảicoitrọngviệc tiếp nhận thu thập ý kiến củamọiđốitượng liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày các ý kiến của mình.
  • 14. 14 Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ bí mật: Cần quán triệt nguyên tắc này vì trong quá trình kiểm tra, người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của DN, bí mật quốc gia. Do vậy, chỉ được báo cáo cho những người có thẩm quyền được biết. Thứ năm, nguyên tắc hiệu quả: công tác kiểm tra thuế phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, vi phạm; phải đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng chính sách thuế. 1.2.1.4. Phương pháp kiểm tra thuế - Phươngpháp vậndụngkỹ thuậtquảnlý rủi ro:Bản chấtcủa việc vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế là việc phân loại, đánh giá NNT dựa trên hệ thốngnhững tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những NNT có mức độ tuânthủ thấp và khả năng gian lận cao vềthuếđể tập trung nguồn lực kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực kiểm tra những NNT có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất. Theo chuẩn mực 3100 của Tổ chức chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý rủi ro gồm 7 bước sau: (i) Xác định hoàn cảnh có thể xảy ra rủi ro; (ii) Nhận diện rủi ro; (iii) Đánh giá rủi ro; (iv) Xử lý rủi ro tiềm tàng; (v) Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro; (vi) Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro; (vii) Rà soát, đánh giá kế hoạch quản lý rủi ro. - Phươngpháp đốichiếu, so sánh:Là phươngpháp nghiệp vụđược sửdụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của phươngpháp nàylà việc tiến hành đốichiếu, so sánhcácnộidungcầnkiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung kiểm tra. - Phương pháp kiểm tra đi từ tổng hợp đến chi tiết: Trước hết kiểm tra số liệu tổng hợp sau đó mới kiểm tra số chi tiết hay còn gọi là phương pháp kiểm tra ngược chiều.
  • 15. 15 - Các phương pháp sử dụng để kiểm tra chứng từ gốc: kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian; kiểm tra theo loại nghiệp vụ; kiểm tra điển hình. - Các phương pháp kiểm tra bổ trợ : phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn; phương pháp thẩm tra và xác nhận từng phần; các phương pháp toán học. Thông thường khi tiến hành một cuộc kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải áp dụng nhiều phương pháp, các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ nhau làm cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Kiểm tra thuế GTGT 1.2.2.1Nội dung kiểm tra thuế GTGT - Kiểm tra đăng ký thuế: xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế, kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh…nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký thuế. - Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn Thứ nhất, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật Kế toán của các DN: kiểm tra việc mở sổ sách kế toán, việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định, hình thức hạch toán… Thứ hai, kiểm tra việc lập và sử dụng các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế như hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu,.. - Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế GTGT Thứ nhất, kiểm tra căn cứ tính thuế. Mà cụ thể là giá bán của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất áp dụng. Việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan. Thông qua việc kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê đầu vào, đầu ra,…
  • 16. 16 Thứ hai, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế GTGT của các DN: đối chiếu thời hạn nộp thuế theo quy định của luật thuế GTGT với thời gian nộp thuế của DN thông qua các chứng từ nộp thuế như Giấy nộp tiền vào Kho bạc, biên lai thuế. 1.2.2.2. Quy trình kiểm tra thuế Việc kiểm tra thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/05/ 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Theo đó, việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của ĐTNT. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Bước 1: Kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế: Cán bộ thuế tiến hành kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của NNT cùng ngành nghề và tài liệu có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm tra, cán bộ thuế xác nhận kết quả kiểm tra vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp sau: Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận. Trường hợp phát hiện hồ sơ chưa đủ tài liệu quy định hoặc chưa khai đầy đủ các chỉ tiêu thì thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với hồ sơ cần được làm rõ thì ghi rõ nội dung để kiểm tra tiếp. Bước 2: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế: - Đối với các hồ sơ khai thuế đầy đủ nội dung, đảm bảo tính hợp lý chính xác của các thông tin, tài liệu, không có dấu hiệu vi phạm thì bảng nhận xét kết quả kiểm tra thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. - Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh thì ra thông báo bằng văn bản đề nghị NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
  • 17. 17 - Trường hợp NNT giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải lập Biên bản làm việc. Bước 3: Xử lý sau khi NNT đã giải trình - Trườnghợp NNT đãgiải trìnhhoặc bổ sung thông tin tài liệu đầy đủ theo yêu cầu, chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. - Trường hợp NNT đã giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế yêu cầu NNT khai bổ sung. Thời hạn khai bổ sung là 5 ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo. - Trường hợp hết thời hạn theo thông báo mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu, hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế: ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho NNT hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT nếu không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp. - Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở của ĐTNT Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra - Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra - Thu thập thêm thông tin về ĐTNT phục vụ cho công tác kiểm tra. - Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm tra Bước 2: Tiến hành kiểm tra Gồm các công việc sau: - Thông báo quyết định kiểm tra: chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT phải được gửi cho NNT. - Tiến hành kiểm tra thực tế các tài liệu liên quan đến tính thuế (trong phạm vi của quyết định kiểm tra)
  • 18. 18 - Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra nếu cần thiết. Bước 3: Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở NNT: Bao gồm việc lập biên bản kiểm tra và công bố kết luận kiểm tra. Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra thuế Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra với NNT, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra thuế về kết quả kiểm tra; trình thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định xử lý thuế, xử phạt vi phạm hành chính nếu có và thông báo cho NNT. Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì báo cáo thủ trưởng cơ quan thuế để chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế. 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế GTGT - Cơ chế chính sách: Hiện nay luật thuế GTGT còn phụ thuộc nhiều vào các văn bản dưới luật, lại thường xuyên thay đổi làm cho các DN gặp nhiều khó khăn trong việc chấp hành luật. - Phía cơ quan thuế: Nội dung của quy trình kiểm tra, chất lượng của đội ngũ cán bộ thuế, phương pháp kiểm tra: nếu xây dựng được quy trình tốt, áp dụng phương pháp khoa học, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế cao thì đảm bảo công tác kiểm tra đạt kết quả tốt. - Hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đối tượng nộp thuế: nếu đầy đủ, chính xác và thường xuyên cập nhật thì góp phần làm tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí cho công tác kiểm tra. - Mức độ tuân thủ pháp luật thuế củacác DN: hiện nay việc tuân thủ, ý thức của DN về kê khai thuế còn nhiều hạn chế, sử dụng nhiều thủ thuật nhằm che giấu những hành vi vi phạm khiến cho công tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
  • 19. 19 1.3. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước Doanhnghiệp nhà nước là tổ chức doNhànước đầutư vốn, thành lập và tổ chức quảnlý, hoạtđộngkinh doanhhoặchoạt độngcôngích,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có cácquyềnvànghĩavụdânsự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. (Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước) Chủ sở hữu Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý, kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nướcVốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ Trong doanh nghiệp cổ phần nhà nước ngoài nguồn vốn do Nhà nước cung cấp còn có sự góp vốn của cá nhân. Có hai loại :  Cổ phần chi phối của Nhà nước , bao gồm các loại: + Cổ phầncủaNhà nước chiếmtrên 50% tổngsố cổ phầncủadoanhnghiệp; + Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
  • 20. 20  Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phần của Nhà nước trong một số doanh nghiệp mà Nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: được sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; doanh nghiệp nhà nước có thể tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu teho quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn 1.4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT Bất cứ nhà nước nào cũng phải thu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Trong tất cả các loại thuế thì thuế GTGT là sắc thuế phổ biến nhất, chiếm phần lớn trong cơ cấu tổng số thu vào NSNN. Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân. Song trong những năm vừa qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc độngviên thuế vào NSNNtừ thuế GTGT còn gặp nhiều khó khăn gây thất thoát khá nhiều so vớikhả năng có thểđộngviên được. Bên cạnh đó, việc không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ pháp luật về thuế GTGT của các doanh nghiệp còndẫnđếntìnhtrạngcạnhtranhkhôngcôngbằng giữa các DN với nhau ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội. Xác định công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng là một trong những mắt xích quan trọng, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách,
  • 21. 21 thời gian qua, ngành Thuế đã tập trung phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên luật thuế nói chung và luật thuế GTGT nói riêng ở nước ta còn đang trong quá trình cải cách, chưa thật hoàn chỉnh, do vậy cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra thuế nhằm phát hiện những bất hợp lý, những sai sót trong hệ thống chính sách thuế để sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tiễn, làm cho pháp luật luôn là công cụ có hiệu lực trong lãnh đạo, quản lý Nhà nước. Kết luận chương 1: Kiểm tra thuế GTGT là một công việc không thể thiếu trong quản lý Nhà nước về thuế. Vì vậy thông qua chương một chúng ta có thể hiểu được những vần đề cơ bản về thuế GTGT cũng như công tác kiểm tra thuế. Từ đó giúp chúng ta hình dung được những công việc mà cán bộ kiểm tra thuế phải làm đối với công tác kiểm tra thuế GTGT.
  • 22. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT TẠI PHÒNG KIỂM TRA 3 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy cục thuế thành phố Hà Nội và phòng kiểm tra 3 2.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội  Lịch sử hình thành Cục Thuế TP Hà Nội : - Vài nét sơ lược về thành phố Hà Nội Vị trí địa lý: - Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn. Các địa điểm nổi tiếng: - Hồ gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Hồ Tây, Khu Phố Cổ, Nhà Hát Lớn, Quảng Trường Ba Đình … - Địa giới hành chính: tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang,Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km.
  • 23. 23 Về kinh tế: - Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng trong đời sống , kinh tế, chính trị văn hóa cả nước, là trung tâm thủ đô kinh tế,với đặc điểm vị trí thuận lợi cho các hoạt động giao thông và kinh doanh. - Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Nội có bước biến chuyển đột phá.Đáng chú ý,năm 2014 tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. - Lịch sử hình thành Cục Thuế TP Hà Nội  Tháng 10/1990 Cục Thuế TP Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thu ngân sách : Chi cục thuế CTN, Chi cục thu quốc doanh, Phòng thuế nông nghiệp và phòng thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cục thuế thành phố Hà Nội và phòng kiểm tra 3  Cơ cấu tổ chức Cục Thuế TP Hà Nội Việc tổ chức quản lý của Cục được bố trí như sau: + 1 Cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn Cục + 4 Phó Cục Trưởng : giúp cho Cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận. Sơ đồ tổ chức:
  • 24. 24  Ban lãnh đạo chi cục và vai trò: - Cục trưởng: Đồng chí Hà Minh Hải - Phó chi cục trưởng: gồm 6 đồng chí. Có vai trò giúp đỡ,hỗ trợ Cục trưởng phụ trách các tổ, đội và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về hoạt động của đội, tổ do mình phụ trách - Chức năng của phòng kiểm tra 3 - Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; - Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan Thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện Cục Trưởng Cục Thuế Phòng Quản lý nợ và Cưỡn g chế nợ thuế Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Tổng hợp nghiệ p vụ dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ PhòngPhápchế PhòngHànhchínhlưutrữ PhòngQuản trị - Tài vụ PhòngQuản lý Ấn chỉ Phòng Tin học Một số phòng kiểm tra thuế Một số phòng thanh tra thuế Phòng Tuyên truyền – Hồ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế
  • 25. 25 những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; - Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian luận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết… - Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng… Cụ thể cơ cấu tổ chức của phòng kiểm tra 3 có 30 cán bộ: Gồm 1 trưởng phòng là chú Trần Quốc Hạnh và 4 phó phòng có nhiệm vụ hỗ trợ trưởng phòng trong việc đôn đốc các cán bộ khác, nâng cao hiệu quả công tác của phòng. 2.1.3. Tình hình thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách của phòng kiểm tra 3 Nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác thuế trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Công tác thu NSNN của phòng kiểm tra 3 Cục thuế thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng sau đây:
  • 26. 26 Bảng 2.1:Tình hình thực hiện thu NSNN do phòng kiểm tra 3 quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2013- 2015 2013 2014 2015 Năm Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng thu nội địa 7.899.945 6.909.403 87.5% 6.718.981 7.503.125 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6% Khu vực DNNN Trung ương 3.890.920 3.476.060 89.3% 3.245.000 3.377.965 104.1% 4.245.000 3.666.551 86.4% Khu vực DNNN địa phương 1.090.130 883.426 81.0% 825.000 1.278.195 154.9% 1.113.000 957.124 86.0% Khu vực DN có vốn ĐTNN 58.020 74.524 128.4% 73.000 98.940 135.5% 96.000 68.058 70.9% Khu vực CTN và dịch vụ NQD 140 150 107.1% 155 159 102.6% - 8.744 Thuế thu nhập cá nhân 627.000 548.471 87.5% 506.000 476.960 94.3% 579.000 619.043 106.9% Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 35 37 105.7% 41 39 95.1% - 84 Thu tiền bán nhà, thuê nhà, KHCB nhà thuộc SHNN 200 193 96.5% 185 190 102.7% - - Phí xăng dầu 59.000 63.524 107.7% 65.000 154.156 237.2% 172.000 448.300 260.6% Phí - lệ phí tính cân đối ngân sách 2.170.000 1.858.318 85.6% 2.000.000 2.111.721 105.6% 2.366.000 2.349.008 99.3% Thu khác ngân sách tính cân đối ngân sách 4.500 4.700 104.4% 4.600 4.800 104.3% 4.900 5.000 102.0%
  • 27. 27 2.2 Kết quả thu thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội Bảng 2.2: Kết quả thu thuế GTGT Đơn vị tiền:1.000.000 đđồng Chỉ tiêu Tổng số thuế thu được Thuế GTGT thu từ các DN trên địa bàn Số thu Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch Số thu Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch Năm 2013 6.904.323 87.5% 1.731.879 80 % Năm 2014 7.498.325 111.7% 1.708.176 107% Năm 2015 8.113.488 85.7% 2.371.920 82.8% (Nguồn báo cáo thu tháng 12 năm 2013, năm 2014, năm 2015) - Số thu thuế GTGT ở khu vực TW đạt thấp (ước đạt 76%) nguyên nhân là do dự toán giao thuế GTGT ở khối TW cao. Năm 2015 số thu thuế GTGT ở khối TW ước thu được bằng 108% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt 76% so với dự toán pháp lệnh giao.Trước kết quả này, lãnh đạo Cục thuế thành phố Hà Nội đã chỉ đạo phòng kiểm tra thuế số 3 tăng cường các biện pháp kiểm tra để từ đó làm cơ sở đấu tranh, động viên người nộp thuế nâng cao tỷ lệ huy động thuế GTGT.
  • 28. 28 2.3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước ở phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phố Hà Nội trong thời gian qua 2.3.1. Tìnhhình hoạt động của các doanhnghiệp nhà nước do phòng kiểm tra 3 quản lý trên địa bàn thành phố Hà Nội Bảng 2.3 Thống kê các loại hình doanh nghiệp do phòng kiểm tra 3 quản lý Các loại hình doanh nghiệp Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Tổng số DN nhà nước 354 352 350 Công ty cổ phần 1070 1067 1065 Công ty TNHH 373 370 369 Công ty nước ngoài 243 241 240 Đơn vị sự nghiệp 346 345 342 Doanh nghiệp khác 126 125 122 Bảng 2.4: Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước do phòng kiểm tra 3 quản lý Tình trạng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Đang hoạt động 94 95 97 Ngừng hoạt động đã đóng mã số thuế 66 68 70 Chuyển sang tỉnh khác 2 3 4 Ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế 179 180 183
  • 29. 29 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2015 số doanh nghiệp nhà nước ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế là 183 doanh nghiệp, tăng 02 doanh nghiệp so với năm 2014, cụ thể tăng 1,1%. Số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2015 là 97 doanh nghiệp , tăng 2,1% so với năm 2014 .Điều này cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu đi lên do sự phục hồi của các công ty sau các giải pháp ngăn chặn sự suy giảm kinh tế của Chính Phủ, đặc biệt là nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Số DN bỏ trốn và giải thể không hoàn thành thủ tục cũng như nghỉ kinh doanh vẫn có dầu hiệu tăng nguyên nhân tăng như vậy là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong các năm qua, tình trạng lạm phát giá cả tăng cao khiến một số DN làm ăn thua lỗ, khó có thể phát triển tiếp nên đã ngừng kinh doanh hoặc xin giải thể, sáp nhật trong năm. 2.3.2. Kết quả kiểm tra thuế GTGT và những sai phạm thường gặp trong quá trình kiểm tra Năm 2015, thay đổi nhận thức về công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện các bước công việc sau: - Xây dựng nguyên tắc đối với kiểm tra tại trụ sở NNT như sau: + Thành lập các đội kiểm tra “mềm” theo từng đồng chí phó trưởng phòng, theo đó các đồng chí phó trưởng phòng quyết định thành viên đoàn kiểm tra theo từng quyết định kiểm tra; + Đối với kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thực hiện kiểm tra chéo theo nguyên tắc: chéo cán bộ hoặc chéo phụ trách phòng; + Từng biên bản kiểm tra được xem xét qua các cấp: ++ Trưởng đoàn; ++ Nhóm tham gia ý kiến của phòng; ++ Phó phòng phụ trách; ++ Trưởng phòng
  • 30. 30 Trước khi trình Lãnh đạo Cục phê duyệt: - Thực hiện lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đến từng đội kiểm tra thuế, từng cán bộ kiểm tra trong đó ưu tiến theo thứ tự sau: + Danh sách đổi mới doanh nghiệp; + Kiểm tra trước hoàn thuế; + Kiểm tra sau hoàn thuế; + Kiểm tra các DN rủi ro cao về thuế; + Kiểm tra đóng MST. - Ban Lãnh đạo phòng nắm tình hình ngay từ khâu phân tích hồ sơ để kiểm soát tình hình kiểm tra tại trụ sở; - Hàng tuần thực hiện việc kiểm soát về nội dung và thời hạn hoàn thành đối với từng quyết định kiểm tra. Như vậy, với nhiệm vụ được giao khá nặng nề, hơn nữa tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra phục vụ công tác cổ phần hóa đổi mới sắp xếp doanh nghiệp theo kế hoạch của Thủ tưởng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội, chương trình kiểm tra đôn đốc ngân sách theo chỉ đạo của Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế , chương trình kiểm tra theo gói hóa đơn của Cục, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện phân công đến từng nhóm phụ trách khối, từng đoàn kiểm tra kế hoạch kiểm tra các đơn vị và đôn đốc tiến độ theo ngày kết hợp với công tác giám sát các đoàn kiểm tra nhằm đảm bảo sau kết quả kiểm tra NNT kịp thời nộp Ngân sách số thuế tăng sau kiểm tra góp phần hoàn thành kế hoạch thu của Phòng. Đối với công tác kiểm tra theo chỉ đạo trực tiếp (đốc thu ngân sách và gói hóa đơn bất hợp pháp) Phòng đã chỉ đạo ưu tiên và gấp rút hoàn thành đúng tiến độ có hiệu quả. Kết quả đến thời điểm 20/12/2015 đã hoàn thành 207 quyết định đạt tỷ lệ 207/252=82% so với số quyết định đã ban hành, và 252/345=73% so với kế hoạch giao với kết quả: Tăng thu: 2.292 triệu đồng (trong đó có 2.248là thu từ lợi nhuận sau thuế theo
  • 31. 31 TT187), truy hoàn: 589 triệu, giảm khấu trừ: 2.943 triệu, giảm lỗ: 15.956 triệu, chênh lệch không được hoàn sau kiểm tra trước hoàn: 2.777 triệu (dự kiến đến hết 30/12/2015 sẽ hoàn thành 222 quyết định; nếu tính cả 88 biên bản và quyết định kiểm tra, xác minh thuế TNCN, Phòng KTT3 sẽ hoàn thành 310 quyết định, đạt 89.9% kế hoạch năm Cục giao). - Thường xuyên phối hợp với Phòng Kê khai và Kế toán thuế kiểm tra, rà soát, đối chiếu thực tế với dữ liệu của Cơ quan Thuế về: số NNT được cấp MST, tình trạng NNT, số liệu về NNT ngừng, nghỉ, bỏ trốn, mất tích…; đối chiếu số DN, số hộ kinh doanh đang quản lý trên ứng dụng với số thực tế đang quản lý tại các Phòng Kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân chênh lệch để có biện pháp xử lý cụ thể nhằm phản ánh đúng số NNT đang quản lý, tăng cường công tác quản lý, chống thất thu về đối tượng nộp thuế, chống thất thu thuế; Thường xuyên kiểm tra đôn đốc NNT bổ sung thông tin thay đổi gửi CQT để cập nhật kịp thời thông tin trên hệ thống quản lý; Kịp thời đóng mã số thuế của các DN sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản, đảm bảo thông tin doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên; Kịp thời làm đầy đủ thủ tục thông báo DN bỏ địa chỉ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế. - Phối hợp với Phòng Kê khai và Kế toán thuế triển khai “Tuần rà soát bổ sung thông tin doanh nghiệp” nhằm nâng cao chất lượng thông tin về người nộp thuế. o Phòng KTT3 đã thực hiện: o + Đôn đốc, nhận thông tin phản hồi qua Email đối với các doanh nghiệp được phân công quản lý; o + Đối với các thông tin phản hồi, Phòng Kiểm tra 3 đã thực hiện tổng hợp lại thông tin điều chỉnh chuyển Phòng Kê khai cập nhật Hệ thống;
  • 32. 32 Kết quả công tác kiểm tra : * Tại cơ quan thuế : Đối tượng đưa vào kế hoạch được căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế, đồng thời căn cứ vào điểm điểm rủi ro từ số liệu kê khai thuế năm 2012 và dựa vào tình hình thực tế quản lý trên từng địa bàn mà Cục Thuế đưa thêm vào một số tiêu thức như thu nhập chịu thuế không tương xứng với doanh thu... * Tại doanh nghiệp : - Công tác kiểm tra từng bước đã có sự chuyển hướng tập trung vào các chuyên đề đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đáp ứng yêu cầu cải cách của ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế tạo sự công bằng giữa những người nộp thuế. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra của 06 phòng Kiểm tra thuộc Cục, phòng TNCN và các Đội kiểm tra tại 24 Chi cục Thuế Quận Huyện đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Bảng 2.5:Kết quả kiểm tra tại trụ sở các DN tại phòng kiểm tra 3 năm 2013 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số cuộc kiểm tra tiến hành( số DN) 180 215 350 Số DN có vi phạm( số DN) 120 180 312 Tổng số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra(triệu đồng ) 13.231 20.051 51.226 Số thuế GTGT truy thu sau kiểm tra(triệu đồng) 6.985 10.350 18.124
  • 33. 33 - Tổng số DN có xử lý truy thu / Tổng số DN được kiểm tra: Năm 2013 là 66,6%, năm 2014 là 83,7%, năm 2015 là 89,1%. Qua số liệu thu thập được ở trên cho thấy số thuế truy thu tăng nhanh ở năm 2015 cho thấy công tác kiểm tra đôn đốc truy thu thuế đã có bước chuyển biến tích cực. - Số thuế truy thu bình quân là : 47,6 triệu/DN (Số thuế truy thu / Tổng số DN được kiểm tra). Trên cơ sở tăng cường Kiểm tra qua công tác kiểm tra tại bàn và Kiểm tra tại trụ sở NNT, hơn nữa công tác kiểm tra phục vụ cổ phần hóa, thoái vốn và chuyển đối loại hình doanh nghiệp theo kế hoạch của Thủ tưởng Chính phủ, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện phân công đến từng đoàn kiểm tra kế hoạch kiểm tra các đơn vị. Ước thu đạt qua công tác kiểm tra bao gồm: Truy thu và phạt năm 2015 đạt 30 tỉ đồng. Cụ thể: Liên quan đến công tác kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại trụ sở NNT theo chương trình công tác của Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội giao, phòng Kiểm tra thuế số 3 xin tổng kết các bước đã thực hiện và kế hoạch triển khai trong 6 tháng đầu năm nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như sau: + Căn cứ danh sách 424 đơn vị theo danh sách do Phòng Thanh tra thuế số 1 sử dụng hệ thống 06 tiêu chí Tổng Cục thuế đưa ra, kết hợp với các tiêu chí khác Cục thuế TP Hà Nội căn cứ tình hình thực tế đưa thêm để gán điểm rủi ro và đánh trọng số, đồng thời tổng hợp đưa ra danh sách NNT theo số điểm từ cao xuống thấp, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện khai thác từ hệ thống các tờ khai do các doanh nghiệp đã đăng kí kê khai để yêu cầu các cán bộ rà soát và chuyển lại bộ phận tổng hợp chính xác các tờ khai mà các doanh nghiệp phải nộp; + Dựa trên danh sách tổng hợp từ phòng và của cán bộ, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã yêu cầu các cán bộ thực hiện đôn đốc các đơn vị kê khai đúng
  • 34. 34 hạn và kiểm tra tại bàn đối với 100% các tờ khai thuộc kì lập bộ từ tháng 2 đến tháng 6 -Công tác phân tích báo cáo tài chính Việc phân tích BCTC được gắn với các nội dung sau: - Danh sách các đơn vị trọng điểm; - Danh sách các đơn vị trong kế hoạch kiểm tra tại bàn; - Dánh sách các đơn vị trong kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT; -Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT Năm 2015, thay đổi nhận thức về công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện các bước công việc sau: - Xây dựng nguyên tắc đối với kiểm tra tại trụ sở NNT như sau: + Thànhlập các độikiểm tra “mềm” theo từng đồngchí phó trưởng phòng, theo đó các đồngchí phó trưởngphòngquyếtđịnh thành viên đoànkiểm tra theo từng quyết định kiểm tra; + Đối với kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra sau hoàn thực hiện kiểm tra chéo theo nguyên tắc: chéo cán bộ hoặc chéo phụ trách phòng; + Từng biên bản kiểm tra được xem xét qua các cấp: ++ Trưởng đoàn; ++ Nhòm tham gia ý kiến của phòng; ++ Phó phòng phụ trách; ++ Trưởng phòng Trước khi trình Lãnh đạo Cục phê duyệt - Thực hiện lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đến từng đội kiểm tra thuế, từng cán bộ kiểm tra trong đó ưu tiến theo thứ tự sau: + Danh sách đổi mới doanh nghiệp; + Kiểm tra trước hoàn thuế; + Kiểm tra sau hoàn thuế;
  • 35. 35 + Kiểm tra các DN rủi ro cao về thuế; + Kiểm tra đóng MST. -Công tác kiểm tra chuyên đề Phòng Kiểm tra thuế số 3 đã thực hiện thường xuyên các yêu cầu liên quan đến kiểm tra chuyên đề như: Kiểm tra cụ thể tại một số đơn vị; Nguồn thu theo TT 187; Thuế Bảo vệ môi trường; Kinh doanh taxi; Kinh doanh tạm nhập tái xuất; Kinh doanh BĐS; Ngân hàng; Viễn thông; Phí, lệ phí; Thuế TTĐB; Tập đoàn FPT; Khai thác khoảng sản; Hàng không; Thuế nhà thầu; Xã hội hóa; Ưu đãi thuế; Kinh doanh xe máy điện; Sản xuất gạch đất sét nung; Dự án BTO; Sử dụng HĐ BHP của Cty Pizza; Gói hóa đơn BHP; Gói thuế TNCN; Ảnh hưởng về tỉ lệ chi phí không chế; DN có hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống; Kinh doanh nhà ở xã hội; Chuyển nhượng vốn; Tiền thuê đất. Qua 3 năm, số cuộc kiểm tra có xu hướng tăng dần, cùng với đó số DN vi phạm pháp luật thuế được phát hiện cũng ngày càng tăng. Gần 90% số DN mà cơ quan thuế tiến hành kiểm tra có vi phạm, điều này cho thấy hiệu quả trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, nhận định những DN có rủi ro cao của cơ quan thuế rất tốt. Tổng số thuế thu được khá cao, nếu như so với số thuế mà các DN kê khai ban đầu thì đây sẽ là một khoản thất thu rất lớn đối với NSNN nếu như không có công tác kiểm tra. Năm 2015, công tác thanh tra, kiểm tra đã tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế như dầu khí, xăng dầu, khai thác khoáng sản, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyển nhượng dự án, thương mại điện tử, kinh doanh thiết bị y tế, dược phẩm, thiết bị khoa học kỹ thuật... các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, các tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá. Theo Bảng Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT năm 2013-2015 của phòng kiểm tra 3 cục
  • 36. 36 thuế thành phố Hà Nội, các DN thường gian lận, trốn nhiều nhất ở thuế GTGT và thuế TNDN. Từ kết quả này cho thấy cần phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra GTGT nhằm chống thất thu thuế cho NSNN, đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện đầy đủ, nghiêm minh. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thì thường xảy ra một số sai phạm thường gặp như: a/ Thuế GTGT đầu ra: - Kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT như trường hợp thanh toán giai đoạn trong XDCB, trường hợp đã bán hàng dịch vụ nhưng chưa thu được tiền... - Xác định sai hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế dẫn đến việc phân bổ thuế đầu vào không đúng; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT. - Kê khai sót hoá đơn, lập hoá đơn bán hàng không đúng quy định. - Chưa thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng xuất biếu tặng, bán sản phẩm - Xuất vật tư nhiên liệu bán hoặc cho đối tượng bên ngoài mượn không kê khai thuế GTGT đầu ra; - Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra; - Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế, kê khai thấp hơn hoá đơn dẫn đến làm giảm số thuế đầu ra, giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn, được khấu trừ. - Phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra tương ứng như thu nhập bán phế liệu, doanh thu các công trình xây dựng cơ bản đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành, các khoản phải thu khác của các nhà thầu nước ngoài
  • 37. 37 - Bán hàng hóa cho người tiêu dùng thường không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ghi giá thanh toán thấp hơn giá thực tế thu tiền. - Một số Công ty hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, thành lập nhiều chi nhánh trên nhiều địa bàn khác nhau nhưng chỉ kê khai nộp thuế những lĩnh vực kinh doanh chính. - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức có bao thầu nguyên vật liệu, nhưng khi xuất hoá đơn doanh nghiệp tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị nguyên vật liệu và kê khai thuế GTGT theo thuế suất thuế 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ giá trị công trình theo thuế suất của hoạt động xây dựng là 10%. - Khoản thu tiền trước của khách hàng đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT. b/ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: - Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; - Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do chưa đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%. - Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản chuyển mục đích sử dụng từ phục vụ cho hoạt động chịu thuế GTGT sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT; - Kê khai trùng hóa đơn đầu vào - Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào tương ứng đối với giá trị lô hàng nhập khẩu bị hao hụt, tổn thất hoặc do điều chỉnh giảm giá, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu;
  • 38. 38 - Không kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ đối với hàng hóa, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan Bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường - Kê khai khấu trừ thuế GTGT chưa đúng quy định của pháp luật về thuế: + Kê khai khấu trừ hoá đơn quá thời hạn được khấu trừ; + Kê khai khấu trừ hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng chưa thanh toán qua ngân hàng + Kê khai khấu trừ hoá đơn của các khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, không liên quan đến doanh thu + Khấu trừ thuế GTGTđầu vào đối với các khoản chi trả hộ nhà cung cấp + Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí tiêu dùng cá nhân không phục vụ sản xuất kinh doanh, + Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi phí cho văn phòng đại diện của công ty mẹ. 2.3.3. Những thuận lợi của công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội - Ứng dụng tin học của ngành thuế được triển khai đồng bộ trong toàn ngành, đó là: ứng dụng đăng ký thuế, quản lý báo cáo tài chính doanh nghiệp, trao đổi thông tin thu nộp giữa kho bạc và cơ quan thuế, phân tích tình trạng thuế, theo dõi kết quả thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ, nhận trả hồ sơ thuế, nhận tờ khai có mã vạch, hỗ trợ kê khai thuế,...hệ thống này đáp ứng cơ bản các quy trình đăng ký thuế, xử lý tờ khai kế toán thuế và quản lý nợ, thanh tra, kiểm tra thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã góp phần tích cực trong việc phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn. Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp, công tác kiểm tra đã dần được cải thiện, đó là kiểm tra dựa trên kiểm tra, phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng doanh nghiệp nên việc lựa chọn
  • 39. 39 doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra có phần chính xác hơn, nên không còn việc kiểm tra tràn làn như trước mà kiểm tra có kế hoạch, tổ chức, cũng góp phần không gây phiền hà cho các DN. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt về vai trò, trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra thuế. Cán bộ công chức thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế; có nhiều kinh nghiệm, luôn luôn tự học tập để nâng cao kiến thức luật, có ý thức trách nhiệm tuân thủ quy trình kiểm tra thuế. Bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ ngành thuế thì còn phải nhắc tới sự chỉ đạo trực tiếp, sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Uỷ ban nhân dân quận luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với ngành thuế trong việc chống thất thu thuế nhất là thuế GTGT đối với các DN trên địa bàn . 2.3.4.Những khókhăn, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DN nhà nước tại phòng kiểm tra 3cục thuế thành phố Hà Nội Thứ nhất, về công tác xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chủ yếu dựa trên việc lựa chọn, phân tích, đánh giá, đi sâu vào việc phân tích thông tin về người nộp thuế và các thông tin liên quan khác. Việc xây dựng kế hoạch cần được quan tâm đúng mức nếu không sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế lại bị liên tục kiểm tra trong khi lại bỏ sót những DN nhiều năm không bị quyết toán, hoặc trình độ của kế toán viên giỏi, xây dựng được các báo cáo tài chính giỏi, cán bộ thuế chỉ trên cơ sở đánh giá phân tích các chỉ tiêu sẽ không thể đánh giá được hết rủi ro. Tuy nhiên, cơ sở thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp chưa đầy đủ, không đáp ứng được yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trên cơ sở phân tích
  • 40. 40 thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro và mức độ vi phạm pháp luật...theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế. Đối với các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, trên từng địa phương và khu vực khác nhau cũng không đầy đủ và chính xác, thiếu cơ sở so sánh và xây dựng kế hoạch kiểm tra khi đánh giá chỉ tiêu quy mô và tốc độ phát triển của ngành và các doanh nghiệp cùng ngành. Thứ hai, về công tác phân tích sâu hồ sơ của DN tại cơ quan thuế Công tác phân tích hồ sơ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ thuế. Việc phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính còn mang tính sơ sài, chưa đánh giá được hết các rủi ro tiềm ẩn của hồ sơ. Thứ ba, công tác kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế Việc nhận thức của người nộp thuế về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như “thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh...” chưa đúng, do vậy việc cung cấp tài liệu thông tin thường chậm trễ và thường gởi kèm các văn bản yêu cầu dời lại ngày cung cấp giải trình, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác kiểm tra. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước giữa DN và sổ bộ thuế còn sai lệch, có trường hợp DN đã kê khai nhưng trên sổ bộ thuế không được cập nhật kịp thời, việc giải quyết, xử lý các trường hợp này chưa thống nhất nên các đoàn kiểm tra thường gặp khó khăn trong việc lập biên bản. Khi tiến hành kiểm tra thuế GTGT thì thừng kết hợp với kiểm tra thuế TNDN tại DN các nghiệp vụ như thăm quan cơ sở kinh doanh, phỏng vấn chưa được đề cao và áp dụng một cách khoa học, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra. Thời gian kiểm tra còn bị kéo dài do việc kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế, thời gian thu thập tài liệu nhất là các tài liệu liên
  • 41. 41 quan tới các đối tác nước ngoài, thời gian xác minh hóa đơn còn kéo dài.... Với trường hợp DN có sử dụng hóa đơn của công ty bỏ trốn, công tác xác minh hóa đơn mới chỉ mang tính hình thức về việc kê khai, còn không nắm rõ được bản chất của hoạt động mua bán có thật hay không. Thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý vi phạm do quan điểm và hướng dẫn của Tổng cục thuế chưa được cụ thể. Các hình thức vi phạm của ĐTNT rất khác nhau, cán bộ kiểm tra chưa có đủ phương tiện, công cụ pháp lý để đi sâu vào các hồ sơ. Việc nhận thức của DN về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như “thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh..” chưa đúng. Do vậy, việc cung cấp tài liệu, thông tin thường chậm trễ ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Thứ tư, về công tác phân tích sâu hồ sơ của DN tại cơ quan thuế Các DN thường có các vi phạm như: Kê khai chi phí không phục vụ cho hoạt động kinh doanh; xác định không đúng giá vốn hàng bán; hạch toán các khoản phạt vi phạm hành chính vào chi phí; xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế; hóa đơn giá trị gia tăng mua vào ghi sai thuế suất thuế giá trị gia tăng. Một số DN hạch toán 2 lần chi phí nguyên vật liệu đầu vào hay sử dụng hình thức chuyển giá tinh vi. Công tác phân tích hồ sơ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ thuế. Rủi ro trong hồ sơ là rất lớn nhưng để phát hiện ra tất cả đó là công việc vô cùng khó khăn, nó không chỉ đòi hỏi nghiệp vụ chuyên sâu mà còn là kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn của mỗi cán bộ kiểm tra. Thứ năm, về cơ sở dữ liệu thông tin về DN tại cơ quan thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế.
  • 42. 42 Mặc dù công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN đã được chú trọng và quan tâm nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về các DNtrên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Các chỉ tiêu được sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nhiều lúc không được cập nhật. Một thực tế thường xuyên xảy ra là DN tìm mọi cách để giữ thông tin, còn cơ quan thuế thì tìm mọi cách khai thác các thông tin không chính thức. Việc thực hiện thành công xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc 70% vào cơ sở dữ liệu, vì vậy một cơ sở dữ liệu chính xác sẽ mang lại hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế. Hiện nay, kiểm tra thuế đang là lĩnh vực có nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Công việc kiểm tra hoàn toàn bằng thủ công, ứng dụng công nghệ thông tin rất hạn chế ngay cả với các ứng dụng tin học văn phòng. Cụ thể là: - Lập kế hoạch: chưa có phần mềm chuyên dụng, chưa có cơ sở dữ liệu tập trung và chưa xây dựng tiêu thức đánh giá rủi ro tự động. - Kiểm tra tại doanh nghiệp: cán bộ kiểm tra ứng dụng tin học văn phòng để rà soát, thống kê số liệu cần kiểm tra còn rất hạn chế, không đồng đều - Tổng hợp báo cáo: nhiều nội dung báo cáo có thể tự động hóa được nhưng do độ tin cậy của thông tin dữ liệu thấp nên hiện tại chủ yếu áp dụng phương thức lên báo cáo một cách thủ công. - Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm: chưa có phương thức tổng hợp tình huống, kinh nghiệm kiểm tra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. - Lưu trữ tài liệu kiểm tra: chế độ lưu trữ tài liệu kiểm tra (bản cứng) hạn chế việc tra cứu nhanh thông tin phục vụ cho điều hành công tác thanh tra, kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp.
  • 43. 43 Thứ sáu, về công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan -Đối với cơ quan thuế: Phối hợp giữa các phòng ban trong nội bộ chưa tốt, việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị ngành chưa tốt, dẫn đến thất lạc hoặc bàn giao thiếu hồ sơ, trả lời xác minh hoá đơn không kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan điều tra: - Việc trả lời, xác minh điều tra sau khi nhận được tài liệu của cơ quan điều tra còn hạn chế dẫn tới tình trạng cơ quan thuế đặt vấn đề nghi vấn doanh nghiệp bị kéo dài. - Công tác phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng. - Công tác đôn đốc các doanh nghiệp còn nợ thuế chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nhiều thiếu sót, sơ hở dẫn tới một số doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để không nộp khoản nợ thuế. - Đối với công an thành phố phòng chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo chuyên đề, phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng. Định kỳ chưa có các buổi thảo luận giao ban để chia sẻ kinh nghiệm cũng như phối hợp tốt nhất cho công tác xử lý khi có vụ việc xảy ra. 2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN ở phòng kiểm tra 3 hiện nay Những khó khăn trong công tác kiểm tra thuế phòng kiểm tra 3 là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, bản thân đối tượng nộp thuế, cụ thể là các DN - Trong nền kinh tế thị trường với những diễn biến phức tạp: một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanhvẫn cònnhiều khó khăn đã tác độngđếnkết quảsản
  • 44. 44 xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay số lượng các doanh nghiệp gia tăng nhanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh khác nhau trong khi đó số lượng cán bộ thuế lại có hạn, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế GTGT, gây thất thu NSNN. - Các doanh nghiệp lại nằm ở các địa bàn khác nhau, là kẽ hở cho các doanh nghiệp chây ì, chậm nộp thuế, cố tình kéo dài thời gian nộp thuế gây thất thu cho NSNN. - Trình độ trốn thuế; sửa chữa hoá đơn, chứng từ của các DN ngày càng tinh vi, thêm vào đó, các DN thường thuê những kế toán có kinh nghiệm lâu năm để điều chỉnh số liệu, sổ sách…gây khó khăn rất lớn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra. Trên thực tế số lượng các doanh nghiệp phòng kiểm tra 3 không thể quản lý chính xác được ngay cả những đối tượng mà Cục đã cấp mã số thuế. Thứ hai, phương pháp kiểm tra thuế dựa trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, vi phạm kiểm tra thủ công của ĐTNT để xây dựng nên kế hoạch cụ thể nhưng phương pháp phân tích rủi ro còn mang tính thủ công chưa chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý, Đội kiểm tra thuế chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các DN có rủi ro cao để lập kế hoạch kiểm tra. Việc phân loại DN chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của người nộp thuế và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thông tin về hoạt động của DN như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích Báo cáo tài chính. Do dó, dẫn đến những rủi ro trong việc lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp, làm cho hoạt động kiểm tra chưa hiệu quả. Quy trình kiểm tra chưa hoàn thiện, các nghiệp vụ và tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra chưa có quy định cụ thể dẫn tới việc kiểm tra tại cơ
  • 45. 45 quan thuế sẽ bị hạn chế về tài liệu do DN không thể mang đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu kiểm tra lên trụ sở của cơ quan thuế. Thứ ba, về việc sử dụng cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra: Trên thực tế các thông tin mà cơ quan thuế cần của DN có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Các doanh nghiệp còn rất dè dặt trong việc cung cấp các thông tin cho cơ quan thuế. Các cơ sở dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng chưa cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN qua nhiều năm tài chính để phục vụ cho công tác phân tích thu thập thông tin. Thứ tư, việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai... của doanh nghiệp truớc khi tiến hành kiểm tra tại đơn vị còn chưa sâu, chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra thuế rập khuôn giữa các doanh nghiệp, không có nội dung, trọng tâm kiểm tra ở mỗi đơn vị, nên công tác kiểm tra mang lại hiệu quả không cao. Thứ năm, Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, để kiểm tra và giám sát chặt chẽ số liệu kê khai của người nộp thuế thì ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng (dữ liệu, chương trình ứng dụng) thì yếu tố con người là hết sức quan trọng, tuy nhiên thực trạng nhân sự của bộ phận kiểm tra của các phòng, là số lượng người nộp thuế cần kiểm tra giám sát bình quân trên VC kiểm tra có nơi đã đạt trên 200 NNT/VC, hiện nay công chức kiểm tra phải thực hiện khá nhiều công việc khác ngoài công tác kiểm tra (Như: Quản lý đối tượng, quản lý kê khai, quản lý nợ thuế, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xử lý hóa đơn, trả lời xác minh theo yêu cầu, lập báo cáo thống kê, thực hiện các chương trình công tác trọng tâm theo chỉ đạo của ngành...). Khối lượng công việc này chiếm
  • 46. 46 khoảng 40% thời gian làm việc của công chức, làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả công tác kiểm tra. Thứ sáu, côngtác tuyên truyền hỗ trợ NNT chưa được thực hiện một cách bàibản tại phòngKiểm tra, thiếu sựphốihợp chặt chẽ, chính sách thuế thay đổi liên tục nhưng luồng thông tin đó ítnhiều vẫn chưa tiếp cận đến được với NNT. Thứ bảy, công tác xử lý sau kiểm tra chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Trong một số trường hợp quyết định xử lý vi phạm chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời, từ đó làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, các DN có thể vì thế mà tiếp tục vi phạm pháp luật nhằm trục lợi. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và văn phòng làm việc của cơ quan thuế còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Thiếu diện tích phòng làm việc, bố trí văn phòng trụ sở còn chưa hợp lý nên công tác làm việc tại trụ sở cơ quan thuế chưa được thuận lợi. Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải chuyển qua cơ quan Công an. Cơ quan Côngan lực lượng rất mỏng, không có hệ thông thông tin về thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế do đó dẫn đến điều tra chậm và kết quả rất hạn chế. Những nguyên nhân trên thực sự là thách thức đối với Chi cục thuế quận Thanh Xuân trong công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, đỏi hỏi cơ quan thuế phải có các biện pháp tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế thất thu thuế GTGT, để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho NSNN. Kết luận chương 2: Kiểm tra thuế GTGT tại phòng kiểm tra 3 cục thuế thành phốHà Nội thực sự chưa đạt hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Mặc dù đã cố gắng xử lý công việc một cách nhanh chóng nhất,lắng nghe khó khăn, vướng mắc của NNT để tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách tháo gỡ, phân tích phát hiện các rủi ro trước khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp
  • 47. 47 nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập, cần phải đưa ra các giảipháp hữu hiệu nhằm nângcao hiệu quảcông tác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nguồn thuế GTGT.
  • 48. 48 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG KIỂM TRA 3 ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra thuế GTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung và chứa nhiều bất ổn. Vì vậy để đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu pháp lệnh về NSNN của Tổng cục thuế và Cục thuế giao thì nhiệm vụ đặt ra với phòng kiểm tra 3 là cần bố trí, sắp xếp, phân công cán bộ có năng lực, trách nhiệm để thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng. Phòngkiểm tra 3 cầnphốihợp chặtchẽvớicác phòng quản lý nợ và cưỡng chếnợ thuế, phòngtinhọc đểtheo dõiđược những doanh nghiệp nào có số thuế nợ lớn, đồngthờikết hợp với việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn quận quản lý để có kế hoạch, biện pháp kiểm tra thuế phù hợp. Phòng KTT3 xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: (i) Phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN Cục giao; Xác định nhiệm vụ thu là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành thuế để phấn đấu quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.Thực hiện thu đúng, thu đủ để vừa hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó, vừa tạo sự công bằng trong thực hiện quản lý thu thuế đồng thời thực hiện khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. (ii) Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho NNT, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế; Thực hiện công
  • 49. 49 tác kiểm tra thuế đúng pháp luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung và quy trình thanh tra 74( Quyết định số 74/QĐ- TCT về quy trình thanh tra ngày 27/1/2014) thay thế quy trình 460( Quyết định 460/QĐ- TCT về quy trình thanh tra ngày 5/5/2009) ; Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả hơn; Nghiên cứu hồ sơ doanh nghiệp, phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp) nhằm phát hiện sai phạm ngay trên hồ sơ, từ đó đề ra những nội dung cần thanh, kiểm tra, hạn chế thời gian làm việc trực tiếp tại trụ sở Người nộp thuế, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thanh, kiểm tra. Tập trung kiểm tra việc hoàn thuế giá trị gia tăng, chuyển giá. (iii) Tập trung hoàn thành kế hoạch Kiểm tra, trong đó tập trung ưu tiên kiểm tra các đơn vị đóng MST, cổ phần hóa (iv) Hoàn thành nhiệm vụ của Phòng đầu mối về CPH, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công kế hoạch sắp xếp, đổi mới DN của UBNDTP đối với khối DN địa phương và các DN khối TW; (v) Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Phòng, đảm bảo đội ngũ CBCC của phòng có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, chuyên sâu, chuyên nghiệp. Quyết tâm xây dựng và nâng cao chất lượng, hình ảnh đội ngũ công chức thuế, vị thế của người cán bộ thuế và ngành thuế Thủ đô và trong mắt người dân và toàn xã hội làm việc có tiêu chuẩn văn hoá công sở triển khai nhiệm vụ minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới.. Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp; Đổi mới từ nhận thức, tư duy đến phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế; tăng cường trách nhiệm, kỷ cương khi thực thi công vụ đến từng CBCC thuế; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Lãnh đạo các cấp nhằm đưa công tác thuế có hiệu quả cao về mọi mặt.
  • 50. 50 3.2. Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN tại phòng kiểm tra 3 3.2.1. Tăng cường quản lý Doanh nghiệp Với số lượng lớn các DN như hiện nay, cùng với tình hình hoạt động phức tạp như hiện nay, để công tác kiểm tra thuế GTGT đối với các DN đạt hiệu quả cao thì trước hết phải tăng cường quản lý các DN. - Nắm chắc đối tượng nộp thuế, tình hình tăng, giảm trong quí, phát hiện kịp thời các đối tượng nộp thuế bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh để tiến hành xác minh tại trụ sở người nộp thuế, làm thủ tục khoá mã số thuế. - Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, ưu tiên kiểm tra các đơn vị có số thu nộp lớn, các doanh nghiệp kê khai miễn, giảm thuế, gia hạn nộp thuế, các doanh nghiệp nhà thầu. - Tiếp tục kiểm tra quản lý thu thuế nhà thầu các trường hợp kinh doanh theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ của các nhà thầu nước ngoài theo thông tin do Hải quan cung cấp. - Rà soát và giám sát việc tuân thủ quy trình kiểm tra của các đoàn kiểm tra. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn kiểm tra từ nay đến cuối năm. Hàng tuần, các đoàn kiểm tra phải báo cáo cho lãnh đạo phòng tiến độ kiểm tra để kịp thời chỉ đạo. Muốn nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành pháp luật thuế phải cho các DN hiểu được những lợi ích trong việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những hậu quả khi vi phạm. Trong việc quản lý các DN cần phải chú ý những vấn đề sau: Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xác định số lượng DN thực tế có hoạt động, số lượng không hoạt động, quy mô ngành nghề kinh doanh và số thuế tồn đọng, thực trạng năng lực quản lý của DN để làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể: đối chiếu số DN đã được
  • 51. 51 cấp đăng kí kinh doanh với số lượng DN đã được cấp mã số thuế, số thuế GTGT kê khai nộp thuế trên cơ sở đó thống kê những DN đã được cấp đăng kí kinh doanh nhưng không đăng kí thuế, không xin cấp mã số thuế, số DN đã có mã số thuế nhưng trong một thời gian dài không hoạt động, không kê khai nộp thuế, từ đó phối hợp với các ngành ở địa phương tổ chức kiểm tra. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và các hình phạt khác. Đối với những DN qua kiểm tra không tồn tại hoặc đã ngừng hoạt động thì đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo công khai và thực hiện thu hồi đăng kí kinh doanh. Đẩy mạnh triển khai chếđộ kế toán đối với các DN đặc biệt là đối với các DN mới thành lập phải có đăng ký phát hành hóa, đảm bảo 100% DN đều thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ và kê khai nộp thuế theo quy định. 3.2.2. Áp dụng các kỹ năng kiểm tra Các kỹ năng kiểm tra thuế tại trụ sở CQT: Kiểm tra Tờ khai thuế GTGT Kiểm tra tính đầy đủ, đúng quy định của Mẫu biểu: Kiểm tra doanhnghiệp có nộp hồ sơ khaithuế đầyđủ không?Thống kê các DN khôngnộp tờ khai để đôn đốc và nắm bắt tình hình kê khai thuế của NNT. Doanh nghiệp phải nộp đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế (lưu ý các trường hợp không sử dụng phần mềm iHTKK, không có mã vạch); Doanh nghiệp phải nộp đủ các phụ lục theo quy định đối từng trường hợp cụ thể (bán ra, mua vào, ô tô xe máy, phân bổ khấu trừ, nộp ngoại tỉnh, phân bổ thuế cho các địa phương); - Thực hiện đối chiếu thông tin phản ánh trên QLT, cụ thể: Tờ khai đã được ghi nhận trên hệ thống QLT (nếu nộp qua iHTKK vẫn phải đảm bảo nội dung này).
  • 52. 52 Số liệu giữa tờ khai do NNT lập khớp đúng với số liệu QLT (lưu ý các trường hợp QLT ghi nhận hình thức nộp là khác). Lưu ý kiểm tra những lỗi mà hệ thống QLT cảnh báo (lỗi số học và lỗi định danh). Kiểm tra chi tiết các số liệu phản ánh trên tờ khai GTGT: - Đối với Tờ khai mẫu 01/GTGT: + Chỉ tiêu [22]: Số khấu trừ kỳ trước chuyển đúng bằng số còn được khấu trừ chuyển kỳ sau phản ảnh trên tờ khai tháng trước. Trường hợp có sự chênh lệch thực hiện kiểm tra Tờ khai GTGT nộp chính thức hay tờ khai GTGT điều chỉnh bổ sung. + Chỉ tiêu [23]+[24]: Kiểm tra xem có phát sinh chênh lệch về số liệu doanh số hàng hoá mua vào, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT được khấu trừ giữa các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hoá đơn hàng hoá mua vào, Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá mua vào được khấu trừ trong kỳ; Đối chiếu số liệu phát sinh có khớp đúng với số liệu trên Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT. + Chỉ tiêu [25]: Trường hợp có phát sinh doanh thu không chịu thuế GTGT. NNT có phân bổ thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp có SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay không? + Chỉ tiêu [26]+[27]+[28]+[29]+ [30]+[31]+[32]+[33]+[34]+[35]: Đối chiếu chi tiết phát sinh các khoản doanh thu đã kê khai với bảng kê Hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT). Kiểm tra xem có phát sinh chênh lệch về số liệu doanh thu hàng bán ra, thuế GTGT đầu ra giữa các chỉ tiêu trên Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra, Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá mua vào được khấu trừ trong kỳ;
  • 53. 53 Kiểm tra tính bất hợp lý, việc tính toán sai giữa doanh số và số thuế + Chỉ tiêu [36] Số thuế GTGT phát sinh trong kỳ = Chỉ tiêu [35] – [25] + Chỉ tiêu [37]+[38]: kiểm tra bản chất phát sinh các khoản điều chỉnh tăng giảm phản ánh trên tờ khai 01/GTGT hoặc mẫu 01/KHBS và các thủ tục điều chỉnh, bổ sung có đúng quy định hay không. Trường hợp NNT có khai bổ sung, điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp hoặc làm giảm số thuế đã được hoàn cần lưu ý kiểm tra việc NNT đã tự giác xác định số phạt chậm nộp phát sinh hay chưa; + Chỉ tiêu [39] Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bất động sản, ngoại tỉnh: đối chiếu với Phụ lục Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng bất động sản ngoại tỉnh mẫu 01-5/GTGT. + Chỉ tiêu [40a]: Thuế GTGT của hoạt động SXKD trong kỳ = Chỉ tiêu [36]- chỉ tiêu [22]+[37]-[38]-[39] ≥ 0 + Chỉ tiêu [40b]: Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư (cùng tỉnh, TP trực thuộc trung ương) được bù trừ với số thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động SXKD cùng kỳ tính thuế: Đối chiếu với số thuế GTGT kê khai tại Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư mẫu 02/GTGT. Số thuế mua vào của dự án đầu tư cùng tỉnh thành phố thuộc TW dược bù trừ với số thuế GTGT phải nộp trên tờ khai 01/GTGT phù hợp với số liệu trên tờ khai 02/GTGT và đảm bảo KHÔNG QUÁ số thuế GTGT của HHDV mua vào trong tháng phục vụ dự án đầu tư… + Chỉ tiêu [40]=[40a]-[40b] + Chỉ tiêu [41]: Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (nếu [41]=[36]- [22]+[37]-[38]-[39]<0)