SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
i
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------***----------
CAO ANH TÀI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG
CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH - TP HÀ NỘI
Chuyên ngành : Thuế
Mã số : 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN
Hà Nội – 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Cao Anh Tài
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………………… i
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .....................................................................vii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ...................4
1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế ....................................................4
1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế ..................................................4
1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế..........................................................................5
1.1.3 Phân loại nợ thuế ................................................................................7
1.1.3 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế ..................................................14
1.1.4 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế ................................................14
1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế...................................................15
1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế .................................................................15
1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế thuế .................................................................16
1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế...................................................16
1.2.4. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế...........................................18
1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ................................18
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế .19
1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan.......................................................................20
1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan...................................................................20
1.5 Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ............................................21
1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế..................................................................21
iv
1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế..................................22
CHƯƠNG 2.....................................................................................................27
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI
CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................27
2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại quận
Ba Đình........................................................................................................27
2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội.....................................................................27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế quận Ba Đình........................27
2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong giai đoạn 2011-
2013. ............................................................................................................31
2.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn Quận Ba
Đình trong những năm gần đây......................................................................33
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi Cục thuế Quận Ba Đình...33
2.3.2 Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận
Ba Đình ....................................................................................................44
2.3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi
cục thuế quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội.................................................51
CHƯƠNG 3.....................................................................................................57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ
CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH- TP HÀ NỘI......57
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
trên địa bàn quận Ba Đình.............................................................................57
3.1.1 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính nghiêm minh,
sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế
.................................................................................................................57
3.1.2 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo bao quát
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và theo từng khoản nợ thuế .............58
3.1.3 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo thực hiện tốt các
chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch đề ra .............................................................59
v
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục
thuế quận Ba Đình- TP Hà Nội......................................................................59
3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế.............................................59
3.2.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và
cưỡng chế nợ thuế .....................................................................................63
3.2.2 Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
trong công tác quản lý nợ thuế ...................................................................65
3.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế...........................66
3.2.4 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ thuế và các
bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế ...........67
3.2.5 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế ...........68
3.2.6 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nợ
thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình. ..........................68
3.2.7 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng các
biện pháp cưỡng chế có hiệu quả................................................................68
KẾT LUẬN......................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................73
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...........................................................74
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ...................................75
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN...........................................................76
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCNT Cưỡng chế nợ thuế
CQT Cơ quan thuế
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
GTGT Giá trị gia tăng
NNT Người nộp thuế
NSNN Ngân sách Nhà Nước
QLN Quản lý nợ
SDĐ PNN Sử dụng đất phi nông nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
2.1
Kết quả thu NSNN của Chi cục thuế Quận Ba Đình giai đoạn
2011-2013
32
2.2
Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục thuế quận Ba
Đình
33
2.3
Nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục thuế quận
Ba Đình
34
2.4
Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi năm 2012-2013 tại chi
cục thuế quận Ba Đình
36
2.5
Phân loại nợ khó thu năm 2012-2013 tại chi cục thuế quận Ba
Đình
38
2.6
Kết quả thu hồi nợ đọng thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục
thuế quận Ba Đình
39
2.7
Hiệu quả của các biện pháp đôn đốc nợ tại chi cục thuế quận Ba
Đình
40
2.8
Hiệu quả của các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế
quận Ba Đình
48
viii
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng để
thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh
xã hội và tăng phúc lợi cho người dân. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân
sách được giao, hàng năm ngành thuế Hà Nội đã phấn đấu quyết liệt, vượt qua khó
khăn, triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều biện pháp quản lý thu, huy động được
nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách. Đồng thời, ngành thuế Hà Nội đã tích cực
tham gia và triển khai kịp thời các chính sách của Nhà Nước, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp và người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh và tuân thủ chính sách pháp luật thuế. Ngành thuế Hà Nội không những
đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô mà còn góp phần cho cả sự nghiệp phát
triển của toàn ngành thuế cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói
chung.
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp
không ít khó khăn, một số doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn nộp thuế
theo quy định của luật quản lý thuế, dẫn đến những nợ đọng thuế, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nói trên. Và tại Chi cục thuế
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Trong thời
gian vừa qua, hiện tượng nợ đọng thuế, chây ỳ trong việc nộp thuế của các doanh
nghiệp đã gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục. Thực tế đó đã
đặt ra yêu cầu cho cơ quan thuế của quận là làm thế nào để quản lý thuế tốt hơn
nhằm nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh
2
nghiệp và tăng cường nguồn thu vào Ngân sách Nhà Nước. Vì vậy, ngay từ đầu
năm, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được lãnh đạo và công chức
thuế của Chi cục thuế quận Ba Đình xác định là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong công tác quản lý thu thuế.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế quận Ba Đình, nhận thức được vấn đề
trên cùng kiến thức đã học ở trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và
các cán bộ của Chi cục thuế quận Ba Đình, đặc biệt là các chú, anh, chị tại Đội
quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “
Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
tại Chi cục thuế quận Ba Đình – TP Hà Nội ” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là đi nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nợ
thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quản lý của Chi cục thuế quận Ba Đình, từ
đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng trên địa bàn quận Ba Đình, do Chi cục thuế
quận Ba Đình quản lý trong thời gian từ năm 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích,
thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn dịch trên cơ sở vận dụng các
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phục
vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
3
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi
cục thuế quận Ba Đình- TP Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế
nợ thuế trên địa bàn quận Ba Đình- TP Hà Nội.
Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung và phương pháp. Em kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế và bạn
đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ
1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế
1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế
1.1.1.1 Thuế
Thuế là một khoản thu nhập được chuyển giao một cách bắt buộc từ các thể nhân
và pháp nhân cho Nhà Nước, do pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích
công cộng.
Một trong những đặc trưng quan trọng của thuế là mang tính pháp lý cao. Mỗi
khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế và sẽ
trở thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho
Nhà Nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà người nộp thuế chưa nộp hoặc
không nộp thuế cho Nhà Nước theo thời gian quy định nên hình thành các khoản
nợ thuế.
1.1.1.2 Nợ thuế
Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn số thuế
phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật thuế.
Số thuế nợ là số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng chưa nộp
vào NSNN.
Khoản nợ thuế là số tiền thuế được cơ quan có thẩm quyền xác định tại một thời
điểm theo từng lần phát sinh phải nộp của một NNT tương ứng với một khoản thuế
nhất định.
Người nợ thuế là các tổ chức cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ các
khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quy
phạm pháp luật.
5
Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nộp thuế tại một thời điểm ở một
ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế.
Tuổi nợ: là khoảng thời gian liên tục tính từ thời điểm bắt đầu nợ phát sinh đến
thời điểm khoản nợ đó được cơ quan thuế thống kê.
Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theo ngày hết
hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theo ngày
khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước, hoặc ngày có hiệu lực thi hành của
văn bản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng hình thức khác.
1.1.1.3 Quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản
thu khác do cơ quan thuế quản lý, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số nợ
thuế của người nộp thuế.
Để đảm bảo cho việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghiêm kỷ cương,
kỷ luật về thuế, Nhà Nước quy định những hành vi nợ thuế phải nộp phạt một
khoản tiền do chậm nộp thuế gọi là tiền phạt chậm nộp thuế.
Tiền phạt chậm nộp thuế này là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ
và số ngày nợ thuế của khoản nợ. Số ngày nợ thuế của khoản nợ là khoảng thời
gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền
nợ đó được nộp vào NSNN.
1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế
1.1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến
Như chúng ta biết, trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tuy
nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thể
nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác, thuế là một hình thức phân
6
phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà
Nước. Như vậy, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của
người nộp thuế. Do đó, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, người
nộp thuế thường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế.Tình hình này đặc biệt nghiêm
trọng trong điều kiện các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay, khi
mà nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất
tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán lên án mạnh mẽ các hành vi
gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng luật
định.
1.1.2.2 Nợ thuế quá hạn là hành vi vi phạm pháp luật thuế
Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà
Nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn đề cập đến các vi phạm điều
chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế.
Như vậy hành vi nợ thuế quá hạn quy định của pháp luật là hành vi vi phạm
pháp luật thuế của người nộp thuế bằng cách nộp chậm hoặc không nộp số tiền
thuế phải nộp vào NSNN theo thời hạn quy định của pháp luật thuế.
1.1.2.3 Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế
Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằng mọi
hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN còn nợ thuế mới chỉ
là hành vi chây ỳ, chậm nộp tiền thuế khi quá hạn nộp theo quy định của pháp luật.
Tất nhiên, trong một số trường hợp, việc nợ thuế có thể là một hành vi nằm trong
chuỗi hành vi trốn thuế, chẳng hạn như một số doanh nghiệp cố tình nợ một số tiền
thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
7
1.1.3 Phân loại nợ thuế
1.1.3.1 Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ
Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo
mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ thuế
được phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng
thu.
- Nợ có khả năng thu
Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường chủ yếu là các khoản nợ mới
phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế.
Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được
xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy định của pháp
luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc nhóm nợ khó thu và nhóm nợ không có
khả năng thu.
Tùy thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ của từng thời kì kinh tế xã hội thì cơ
quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm
nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 đến 90 ngày và nợ thuế quá 90 ngày.
- Nợ khó thu
Theo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm số tiền thuế nợ của người nộp
thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ bản án hoặc
kết luận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợ
của người nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ đang chờ giải
quyết theo Luật phá sản.
Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì có thể có trường hợp cơ quan điều
tra đã phong tỏa tài khoản, sổ sách kế toán nên người nộp thuế không thể thực hiện
việc nộp thuế hoặc người nộp thuế đã nộp thuế nhưng chưa phải nộp vào tài khoản
8
của cơ quan điều tra nên trên sổ theo dõi thu nộp của cơ quan thuế vẫn báo nợ. Khi
người nộp thuế đang bị điều tra, khởi tố liên quan tới nghĩa vụ thuế hoặc không
liên quan đến nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế phải tạm thời phân loại các khoản nợ
của người nộp thuế này vào nhóm nợ khó thu để chờ kết luận cuối cùng của cơ
quan có thẩm quyền.
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, hoặc ngừng và tạm ngừng
kinh doanh thì việc tiếp xúc với người nộp thuế để thu nợ là khó khăn nên phân
loại vào nhóm này để có biện pháp quản lý theo dõi phù hợp. Tương tự với trường
hợp nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản thì số tiền nợ của người nợ thuế đã
có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản
doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật thì
cũng cần được phân vào nhóm này để cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp.
- Nợ không có khả năng thu
Việc phân loại nợ vào nhóm này chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của người
nộp thuế. Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
không còn tồn tại trong thực tế, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợp như
nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng không làm thủ tục,
trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật nên chưa có đủ căn cứ pháp lý để xử lý
theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của trường hợp này là khó khăn về tài
chính, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không còn khả năng thanh toán. Trường hợp
người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng đang được cơ quan có
thẩm quyền thụ lý để giải quyết cho phép khoanh nợ thì cũng phải đưa vào nhóm
này để sau khi có quyết định khoanh nợ thì sẽ chuyển sang nhóm nợ không có khả
năng thu.
9
Ngoài ra, nợ thuế của một loại đối tượng khác cũng có thể coi là không có khả
năng thu, đó là nợ thuế các các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các doanh
nghiệp ma, chỉ thành lập để mua bán hóa đơn, không thực tế kinh doanh.
1.1.3.2 Căn cứ vào nội dung nợ của người nộp thuế
Căn cứ vào nội dung các khoản nợ qua kê khai của người nộp thuế, qua các
công tác thanh tra- kiểm tra của cơ quan thuế thì nợ thuế được chia thành: nợ thuế,
phí thông thường; nợ phạt thuế, phí; và nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra
kiểm tra.
- Nợ thuế, phí thông thường
Nợ trong nhóm này bao gồm các khoản nợ phát sinh từ số thuế, phí phải nộp do
người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế mà không bao gồm số thuế, phí bị truy
thu, bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện. Thông thường
trong nhóm nợ thuế, phí này cũng bao gồm nhiều khoản nợ có tuổi và mức nợ khác
nhau do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế và các khoản nợ thuế này được
theo dõi bên hồ sơ quản lý đối tượng nộp thuế lưu tại cơ quan thuế.
- Nợ phạt thuế, phí
Theo Luật quản lý thuế hiện nay thì việc cơ quan thuế xử phạt thuế, phí đối với
người nộp thuế vi phạm về thuế thì sẽ có nhiều loại vi phạm tương ứng với từng
nội dung vi phạm, tương ứng với đó là các khoản nợ phạt phát sinh cho từng lần vi
phạm. Do vậy, trong nhóm nợ phạt thuế, phí này còn có thể chia ra thành các
khoản mục nợ: nợ do phạt nộp chậm; nợ phạt thiếu thuế phải nộp; nợ phạt trốn
thuế; nợ phạt vi phạm thủ tục về thuế.
Việc phân loại thành các nhóm nợ nhỏ theo từng loại vi phạm như trên vừa có
tác dụng phân loại nợ, vừa có ý nghĩa thống kê vi phạm của người nộp thuế để cơ
quan thuế có biện pháp quản lý hiệu quả.
10
- Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra
Đây là khoản nợ thuế mà cơ quan thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát
hiện thêm số thuế phải nộp mà đơn vị bỏ sót ngoài sổ sách, không kê khai hoặc
khai không chính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế, ở thời
điểm cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số thuế này đã
phải nộp vào NSNN nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố tình đã kê khai sai để
trốn thuế. Số thuế này thường được thực hiện trên các biên bản kiểm tra, thanh tra
và được các đoàn kiểm tra, thanh tra chốt lại ở thời điểm 31/12 hàng năm để thể
hiện tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế.
Việc thống kê, phân loại nhóm nợ này không phải là chính xác tuyệt đối bởi
trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế hàng năm thì không phải
tất cả các đối tượng nộp thuế đều được thanh tra, kiểm tra. Do vậy, số nợ thuộc
nhóm nợ này chỉ phản ánh được số thuế phát hiện thêm được coi là nợ thuế của
những người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên việc phân loại này cũng
có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan thuế có những biện pháp quản lý thích hợp với
nhóm nợ này đồng thời cũng giúp cơ quan thuế đánh giá được các mức độ vi phạm
pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế trong từng thời kì cụ thể.
1.1.3.3 Căn cứ vào thời gian nợ
- Nợ trong hạn
Nợ thuộc nhóm này bao gồm các khoản nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn
còn trong thời hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, còn có nợ thuế trong hạn do được gia
hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra nhằm thực hiện các biện pháp
khuyến khích xuất khẩu thì thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu thường được cơ quan
quản lý cho phép nộp chậm sau khi khai báo với cơ quan hải quan tại cửa khẩu, do
11
đó các khoản này thường chưa được tính phạt nộp chậm mà phải được theo dõi
như là các khoản nợ trong hạn nộp.
- Nợ quá hạn
Ở đây nợ được phân loại như các khoản nợ thông thường theo tiêu thức phân
loại theo khả năng thu hồi nợ. Có nghĩa là những khoản nợ đến hạn trả theo quy
định của pháp luật hoặc theo thông báo, được ghi trên quyết định của cơ quan thuế
đến hạn nộp mà chưa nộp thì được coi là nợ thuế. Theo tiêu thức phân loại theo
thời gian nợ thì sẽ được coi là nợ quá hạn. Tùy vào từng thời kì kinh tế mà người ta
chia thành các khoản nợ nhỏ theo mức nợ, nhóm nợ khác nhau để có biện pháp
quản lý phù hợp.
1.1.3.4. Căn cứ vào đối tượng nợ
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
cạnh tranh và là động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên về mặt quản lý của các cơ
quan chức năng thì việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh
tế sẽ có nhiều khó khăn phức tạp.
Vì vậy, căn cứ vào đối tượng nợ thuế thì người ta có thể chia thành các nhóm
nợ khác nhau như sau:
- Nợ thuế của doanh nghiệp Nhà Nước
- Nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh
- Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể
- Nợ thuế thu nhập của cá nhân
- Nợ thuế của các đối tượng khác.
12
Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ nợ thuế
của từng loại hình người nộp thuế. Để từ đó có biện pháp, chính sách khuyến khích
các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời nghiên cứu những bất cập của
nhóm nợ khác để có phương pháp quản lý hoặc xử lý phù hợp.
1.1.3.5. Căn cứ vào tính chất nợ
- Nợ chờ xử lý
Nợ chờ xử lý là căn cứ vào tính chất của khoản nợ và áp dụng đối với đối tượng
nộp thuế đang tồn tại để phân loại. Các khoản nợ thuộc các trường hợp được đưa
vào nhóm nợ chờ xử lý để theo dõi thường bao gồm:
Thứ nhất, nợ đang chờ điều chỉnh: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế do
người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế đang làm thủ
tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh. Tức
là, số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ theo quy định
nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đã kê khai tạm nộp,
đang làm thủ tục điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còn có số tiền nợ do
chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu
NSNN nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc nên trên sổ thuế
vẫn ghi nợ.
Thứ hai, nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế
đang trong thời gian làm thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn, giảm, xóa nợ
theo quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết,
mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền
phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản
thanh toán theo quy định của luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế,
tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê khai
13
đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế họ sẽ được miễn, giảm hoặc
được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào nhóm nợ
chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tố cáo thì trong
quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra quyết định xử lý, người
nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát sinh thêm khoản nợ
chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế khi có quyết
định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một trong hai
nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu.
Thứ tư, nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ là số tiền thuế nợ của người nộp thuế
đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục tại
cơ quan thuế đã được xử lý giãn nợ theo quy định.
- Nợ thông thường
Là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng
đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào NSNN và
không thuộc các trường hợp thuộc nhóm nợ chờ xử lý nêu trên.
- Nợ khó thu
Tương tự cách phân loại vào khả năng thu hồi nợ của đối tượng nợ thì nợ khó
thu bao gồm nợ của các đối tượng giải thể, phá sản hoặc đang trong giai đoạn thực
hiện các thủ tục giải thể, phá sản để giải quyết nợ theo trình tự của thủ tục giải thể,
phá sản doanh nghiệp; hoặc nợ của đốitượng bỏ trốn, mất tích; nợ của đối tượng bị
khởi tố là số tiền nợ của đối tượng nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi
tố hình sự liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế, đang thi hành án, đang chờ bản án hoặc
kết luận của cơ quan pháp luật.
14
Đối với những người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì việc thu nợ sẽ gặp
nhiều khó khăn, người nộp thuế thường không có tiền trả nợ thuế hoặc không tìm
được chủ doanh nghiệp, lúc này cơ quan thuế sẽ phải phụ thuộc vào kết quả xử lý
của cơ quan có thẩm quyền khác, do đó sẽ không chủ động được trong việc đưa ra
các biện pháp thu nợ kịp thời. Chính vì vậy, việc phân loại các nhóm nợ này có ý
nghĩa quan trọng trong việc quản lý nợ đối với những trường hợp người nộp thuế
trong tình trạng này.
1.1.3 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế
Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của
đối tượng nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời
vào NSNN; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh
nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN đúng hạn.
Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của Nhà
Nước, chống thất thoát NSNN. Quản lý nợ đảm bảo các chính sách thuế được thực
hiện đúng và triệt để thông qua việc cơ quan thuế có các tác động, can thiệp kịp
thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thời hạn nộp thuế nhằm
nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế.
Thứ ba, việc quản lý nợ thuế để đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù
hợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả của công
tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như:
thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.
1.1.4 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thì yêu cầu
cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ không bỏ sót
15
các khoản thu của NSNN. Vì vậy, nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát hết
các khoản thu của NSNN, khi đó sẽ gây ra khó khăn cho việc thực hiện các biện
pháp cưỡng chế thuế.
Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các
biện pháp quản lý phù hợp. Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại nợ
theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phân loại phải được kết
hợp với nhau một cách hợp lý; qua đó cơ quan thuế sẽ đánh giá, xem xét và đưa ra
các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ
phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời,tránh thất thu NSNN.Yêu cầu này là yêu
cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ và là mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế
và cưỡng chế thuế trong toàn ngành nói chung và của Chi cục thuế Quận Ba Đình
nói riêng.
1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế
1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế
Nếu đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trong quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về
thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế thì bị bắt buộc phải
thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế thuế.
Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng
các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế.
Để công tác cưỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cưỡng chế là tối thiểu
thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhưng vẫn không
thu đủ tiền nộp vào NSNN. Vì vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế thì
16
cưỡng chế thuế được coi là công cụ bắt buộc để nâng cao hiệu lực của pháp luật
thuế và để góp phần chống thất thu NSNN.
1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế thuế
1.2.2.1. Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế
Cưỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những
người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế nhằm mục
đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền vào NSNN và góp phần thực hiện công bằng
giữa những người nộp thuế.
1.2.2.2. Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế
Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ quan
thuế đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ
những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu
hồi tiền nợ thuế về cho NSNN.
1.2.2.3 Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác
Khi thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa cơ
quan thuế với các cơ quan, ban , nghành chức năng như: Kho bạc, Công an, Viện
kiểm sát. Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy
phải có những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan
khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan Nhà
Nước khác là tất yếu để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế.
1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế
Cưỡng chế thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Cưỡng chế thuế
thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực Nhà nước của thuế. Với
tính chất như vậy, cưỡng chế thuế có các vai trò quan trọng sau đây:
17
Thứ nhất, cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống
thất thu thuế có hiệu quả. Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tác động đến
lợi ích của người nộp thuế buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
Nước, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ không nộp thuế, hoạt
động cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế. Khi các khoản
thuế và thu khác thuộc Ngân sách Nhà Nước được thu nộp vào NSNN nghĩa là
công tác cưỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN.
Thứ hai, cưỡng chế thuế đóng vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự
nguyện của người nộp thuế. Việc cưỡng chế thuế thành công đối với những đối
tượng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi một tín hiệu cảnh
báo với chính những đối tượng này rằng, trong tương lai ý đồ cố tình không tuân
thủ của họ sẽ không thực hiện được và còn bị thiệt hại hơn là tuân thủ tự giác.
Đồng thời, việc cưỡng chế thuế có hiệu quả cũng phát đi một tín hiệu cho những
người nộp thuế khác biết về khả năng không thành công của sự cố tình không tuân
thủ. Qua đó, cưỡng chế thuế thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.
Thứ ba, cưỡng chế thuế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế.
Nếu hai người nộp thuế ở cùng vào một điều kiện và hoàn cảnh như nhau nên số
thuế phải nộp của họ là như nhau thì điều này phản ánh phần nào tính công bằng
của pháp luật thuế một quốc gia. Tuy nhiên, khi số thuế phải nộp của người này
được nộp vào NSNN còn của người khác thì lại không được nộp vào NSNN thì
nghĩa vụ phải nộp như nhau trở nên vô nghĩa. Chỉ khi nào số thuế phải nộp như
nhau đó đều thực sự được nộp vào NSNN thì mới đảm bảo tính công bằng thực sự
của pháp luật thuế. Công tác cưỡng chế thuế có hiệu quả đảm bảo cho sự công
bằng đầy đủ này được thực hiện bằng cách buộc những người có nghĩa vụ thuế
phải thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật.
18
1.2.4. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế
Công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và
phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà Nước.
Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế phải đảm bảo được
thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương.
Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế.
Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải
đảm bảo tính hiệu quả cao mà chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực
hiện được điều này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định thực hiện cưỡng chế
thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế
như thời gian, địa điểm, hình thức cưỡng chế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân
nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện
pháp cưỡng chế nào là hợp lý.
Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp
thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật,
đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng
chúng có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt
hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thực hiện thống
nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế
vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số điểm sau:
Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng
chế thuế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có
19
thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở
đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn
như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường
chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được
những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền
gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN.
Quản lý nợ thuế tốt dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế đối với người
nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm.
Khi số lượng nợ chuyển sang nợ khó thu giảm đi nó sẽ làm cho khối lượng công
việc cưỡng chế giảm, dẫn đến chi phí cưỡng chế thuế giảm. Đồng thời, đạt được
yêu cầu đặt ra là chi phí cưỡng chế thuế thấp nhất mà hiệu quả thu nợ lại là tối đa.
Khi công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số
nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ
giảm; tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào các công tác khác
như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra.
Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động qua lại
với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do đó, trên thực tế
việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hoàn thiện vào
nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản
lý thuế nói chung.
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh
hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.
20
1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể như
sau:
Thứ nhất, về quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp
lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ
thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế.
Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê
khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác
quản lý nợ.
Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản
lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình
hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ
đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn phải tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số
nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó
việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế lại càng không
chính xác.
Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng
chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bại của quản lý
và đây cũng không phải là ngoại lệ.
1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý
nợ thuế và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỉ lệ lạm phát tăng cao, Chính phủ sẽ phải
thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm
cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí
sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất của các
21
doanh nghiệp giảm nhiều và khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn
không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ý chậm nộp thuế dù biết sẽ bị
phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác
quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế rất quan trọng. Nếu như các cơ quan chức năng
không phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng
chế nợ thuế sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn
thu NSNN.
Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn
đốc thu nợ thuế và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế
khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp lật của người nộp thuế thường
không cao. Do đó ý thức có tác động quan trọng đến hiệu quả của công tác quản lý
nợ thuế và cưỡng chế thuế. Giả sử, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của
đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do
chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ lợi dụng điểm này để áp
dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình
không nộp.
1.5 Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế
Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cơ quan thuế các cấp
được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
22
Bước 1: Lập
kế hoạch thu
nợ
- Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm
- Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm
- Thực hiện chương trình chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm
1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế, nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không đủ điều kiện
Bước 2: Thực
hiện quản lý
nợ và xử lý nợ
- Phân công công chức quản lý nợ
- Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ
- Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ
- Phân tích, đánh giá và xử lý nợ
- Lưu hồ sơ
Bước 3: Báo
cáo kết quả
thực hiện công
tác quản lý nợ
thuế
- Lập báo cáo
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ
23
để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai và cứ như thế cho
đến hết; không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiến hành biện pháp sau.
Để thực hiện cưỡng chế thuế, cơ quan thuế hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm
quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung
chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ
tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của
đối tượng bị cưỡng chế; lý do, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện
cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách
nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định
cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng
chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi thực
hiện cưỡng chế ; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên
trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định phải
được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng
chế trước khi thực hiện.
Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01
năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình
trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính
lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh trò hoãn được chấm dứt.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu
lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào NSNN. Căn cứ
đẻ chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế,
tiền phạt vào NSNN của người bị cưỡng chế có xác nhận của Kho bạc Nhà Nước
24
hoặc cơ quan được pháp thu thuế, ngân hàng thương mại , tổ chức tín dụng khác
trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.
 Nội dung và trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế
Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế
Biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tiền
gửi tại Kho bạc Nhà Nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thu thập, xác minh
và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính
cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ
chức bị cưỡng chế. Đồng thời, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có
trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi
được ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác cung cấp.
Biện pháp 2: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một
phần thu nhập
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng biện pháp
trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền trả nợ thuế. Biện pháp này áp
dụng đối với NNT bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc
theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp
hưu trí, mất sức.
Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không
thấp hơn 10% và không quá 30% tổng tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân
đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực
tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
25
Biện pháp 3: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp
trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế.
Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền
thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng
chế. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài
sản, Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa
bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày, trừ
trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng
chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quan quản
lý thuế không áp dụng được 3 biện pháp cưỡng chế đã trình bày ở phía trên hoặc
đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt; (ii) Cơ quan quản lý thuế
có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối
tượng bị cưỡng chế.
Biện pháp 5: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu
Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp
trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế và thực hiện đối với
những người nợ thuế có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị. Thủ trưởng
cơ quan hải quan nơi NNT có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất 5
ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu.
Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử
dụng.
26
Được sử dụng đốivới các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các
biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế và biện
pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hóa đơn do Bộ Tài
Chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế.
Biện pháp 7: Thu hồi mã số thuế
Khi quyết định thành lập tổ cưỡng chế và quyết định cưỡng chế được công bố,
Bộ phận kê khai căn cứ quyết định thực hiện đóng mã số thuế và lập biên bản thu
hồi mã số thuế. Áp dụng lại mã số thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ
nộp tiền nợ thuế vào NSNN. Khi đó, cơ quan thuế lập biên bản áp dụng lại mã số
thuế cho người nợ thuế bị cưỡng chế tiếp tục sử dụng.
Biện pháp 8: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành
lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện
pháp cưỡng chế trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền
phạt.
Cơ quan thuế ban hành văn bản cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong thời gian
không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người nợ thuế phải áp dụng biện
pháp này.
Qua việc nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng
chế thuế thì hành vi nợ thuế quá hạn là một hành vi vi phạm pháp luật thuế. Là một
trong những nguyên nhân gây thất thu cho NSNN, gây mất công bằng xã hội, tạo
tâm lý coi thường pháp luật thuế đối với những đối tượng nộp thuế. Và ta cũng
phân biệt được hành vi nợ thuế và hành vi trốn thuế để có những biện pháp quản lý
phù hợp.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI
CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại
quận Ba Đình
2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội.
Ba Đình là 1 trong 10 quận của thành phố Hà Nội, là trung tâm hành chính-
chính trị Quốc gia, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà
Nước, Chính phủ, sứ quán và đoàn ngoại giao quốc tế. Đây còn là trung tâm ngoại
giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi
thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà Nước, quốc tế và khu vực.
Địa giới hành chính của quận như sau: phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam
giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn
Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba ĐÌnh có 14 phường gồm Cống Vị,
Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ ,Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh,
Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Ba Đình có địa giới hành chính hẹp, dân cư đông. Tổng diện tích tự nhiên theo quy
hoạch chi tiết của quận là 9.244 km2, dân số 228.352 người với mật độ 24.703
người/km2. Tính đến hết năm 2013 theo số liệu thống kê của chi cục, hiện chi cục
đang quản lý trên 7000 doanh nghiệp đang hoạt động.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế quận Ba Đình
Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Quận Ba Đình gồm 162 công chức ( tính tới
thời điểm hiện tại).
Ban lãnh đạo gồm 4 người:
28
- 1 Chi cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn chi cục, đứng đầu chịu
trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế Hà Nội về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý thuế của Chi cục.
- 3 Chi cục phó: giúp cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận.
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng các phòng đội:
- Đội kê khai – kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế
trong việc tổ chức thực hiện công tác đăng kí thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán
thuế, thống kê thuế trong phạm vi Chi cục quản lý; tổ chức quản lý và vận hành hệ
Chi cục trưởng
Các phó chi cục trưởng
( 3 cán bộ )
Đội
kiểm
tra
thuế
Đội
hành
chính
nhân
sự và
tài vụ
Đội
quản
ký nợ
và
cưỡng
chế
thuế
Đội
kiểm
tra nội
bộ
Đội
tổng
hợp
nghiệp
vụ dự
toán
Đội
trước
bạ và
thu
khác
Đội
trưởng
đội
tuyên
truyền
hỗ trợ
NNT
và quản
lý ấn
chỉ
Đội kê
khai –
kế toán
thuế &
tin học
Đội
thuế
liên
phường
29
thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển khai các phần mềm ứng dụng tin học
phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc
sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
- Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và quản lý ấn chỉ: giúp Chi cục
trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền vầ chính sách, pháp
luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý, quản lý ấn chỉ
thuế trong toàn Chi cục.
- Đội kiểm tra thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế kiểm tra, giám sát kê
khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc
phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục thuế.
- Đội hành chính - nhân sự - tài vụ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức
chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý
tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị.
- Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong
việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế, xây
dựng và thực hiện dự toán thu Ngân Sách Nhà Nước.
- Đội trước bạ và thu khác: giúp Chi Cục trưởng chi cục thuế quản lý thu lệ
phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các
khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu
khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý.
- Đội kiểm tra nội bộ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển
khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ
quan thuế, công chức thuế, giải quyết khiếu nại ( bao gồm cả khiếu nại các quyết
định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan
thuế, công chức thuế ), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự
30
liêm chính cả cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục
trưởng Chi cục thuế.
- Đội thuế liên phường: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế và
triển khai các văn bản mới của Tổng cục, Cục và Chi cục đến các phường trong
quận.
Cụ thể gồm các đội sau:
+ Đội thuế liên phường Trung Trực- Long Biên- Phúc Xá
+ Đội thuế liên phường Kim Mã- Điện Biên
+ Đội thuế liên phường Cống Vị- Liễu Giai- Vĩnh Phúc
+ Đội thuế liên phường Đội Cấn- Ngọc Hà
+ Đội thuế liên phường Thành Công- Giảng Võ
+ Đội thuế liên phường Quán Thánh- Trúc Bạch
- Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức
thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thi tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền
thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
 Nhiệm vụ cụ thể của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
 Xây dựng chương trình, kế hoạch QLNT và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền
phạt trên địa bàn quận.
 Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp
kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, thực hiện xác nhận tình
trạng nợ NSNN.
 Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theo quy
định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn.
 Thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu
nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ
31
thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo
Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để
thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ thuế, tiền
phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trình cấp có
thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh nợ,
giãn nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
 Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết
định xử lý nợ đối với NNT.
 Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả
năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn NNT lập hồ sơ xử lý nợ thuế.
 Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu
tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng
chế theo thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.
 Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác QLN & CCNT thuộc phạm vi
Chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác QLN &
CCNT.
 Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của Nhà Nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội.
2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong giai đoạn
2011-2013.
Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của Chi cục thuế Quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013
( Đơn vị: triệu đồng)
32
Số
TT
Loại hình
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch Thực hiện
Tỷ lệ
Kế hoạch Thực hiện
Tỷ lệ
Kế hoạch Thực hiện
Tỷ lệ
Kế hoạch Cùng kì Kế hoạch Cùng kì
Kế
hoạch
Cùng kì
1 NQD 987.000 783.654 79,40%% 119,50% 1.025.531 1.452.934 141,68% 185,41% 3.064.490 1.975.070 64,45% 135,94%
2
Thuế SDĐ
PNN
14.000 9.942 71,01% 135,27% 13.900 16.973 122,11% 170,72% 15.500 19.145 123,52% 112,80%
3
Thuê đất
68.000 149.360 219,65% 123,38% 91.000 170.498 187,36% 114,15% 155.994 178.925 114,70% 104,94%
4
Phí, lệ phí
8.600 11.335 131,80% 114,30% 9.500 9.893 104,14% 87,28% 10.000 12.542 125,42% 126,79%
5 Trước bạ 268.000 425.448 158,75% 97,89% 370.000 213.562 57,72% 50,20% 253.512 245.146 96,70% 114,79%
6 Sử dụng đất 52.689 107.379 203,80% 120% 25.000 63.313 253,25% 58,96% 95.001 129.012 135,8% 203,77%
7
Thuế
TNCN
164.000 142.624 87% 157,09% 184.000 155.961 84,76% 109,35% 259.179 300.440 115,92% 192,64%
Tổng
1.562.28
9
1.495.318 95,71% 105,67% 1.718.931 2.083.134 121,19% 139,31% 3.853.676 2.860.280 74,22% 192,85%
33
2.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn Quận
Ba Đình trong những năm gần đây
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi Cục thuế Quận Ba Đình
Qua nghiên cứu về tình hình thực tế về số nợ thuế cũng như công tác thu nợ
thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình, ta có cái nhìn tổng quan thông qua bảng sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp nợ thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng số thuế ghi thu 1.495.318 2.083.134 2.860.280
Tốc độ tăng số thuế ghi thu (%) 39,31 37,31
Tổng nợ thuế tính đến 31/12 333.230 498.845 674.792
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 49,70 35,27
Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế ghi thu
(%)
22,28 23,95 23,59
(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác thuế và Báo cáo tổng hợp phân loạinợ thuế
năm 2011-2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nợ thuế liên tục tăng trong giai đoạn 2011-
2013: năm 2011 tổng nợ thuế là 333.230 triệu đồng; 498.845 triệu đồng năm 2012
và năm 2013 là 674.792 triệu đồng. Tốc độ tăng nợ thuế khá nhanh, cụ thể như
sau: năm 2012 là 49,7% và 35,27% năm 2013. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ thuế so với số
thuế ghi thu cũng luôn đạt mức trên 20% từ 2011-2013, đòi hỏi chi cục thuế quận
34
Ba Đình cần tích cực triển khai quản lý nợ và công tác đôn đốc thu nợ, cưỡng chế
nợ một cách khoa học, hiệu quả nhất để hoàn thành chỉ tiêu dự toán pháp lệnh
được giao, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời bổ sung vào NSNN.
Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cần
xem xét số nợ thuế chủ yếu tập trung ở loại thuế nào. Từ đó giúp cho cơ quan thuế
tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra được những biện pháp
đôn đốc nợ một cách hiệu quả. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu thông qua
bảng tổng hợp số liệu sau:
Bảng 2.3 Nợ thuế theo sắc thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình giai đoạn
2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ thuế Tỷ lệ
(%)
Nợ thuế Tỷ lệ
(%)
Nợ thuế Tỷ lệ (%)
Tổng nợ 333.230 100 498.845 100 674.792 100
GTGT 205.682 61,72 322.085 64,57 438.750 65,02
Thu tiền
SDĐ
1.572 0,47 1.586 0,32 1.824 0,27
Tiền cho
thuê mặt
đất, mặt
nước
50.647 15,20 65.476 13,13 38.116 5,65
35
TNDN 51.240 15,38 62.784 12,59 68.193 10,11
TNCN 6.743 2,02 7.961 1,60 10.153 1,50
Tiền phạt 10.264 3,08 22.049 4,42 92.436 13,70
Phí, lệ phí
và các sắc
thuế khác
7.082 2,13 16.904 3,37 25.320 3,75
(Nguồn:Báocáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2011-2013)
Từ bảng 2.3 cho thấy, nợ thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ
của cả năm. Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền
thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua
hàng. Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền
thuế GTGT vào NSNN chậm nhất 20 ngày của tháng sau. Tuy nhiên thực tế lại
hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó
bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Cụ thể
qua các năm: năm 2011 số nợ đọng thuế GTGT là 61,72%; năm 2012 số nợ đọng
thuế GTGT là 64,57% và năm 2013 thì con số này là 65,02%. Nguyên nhân khách
quan là do nền kinh tế khó khăn, nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao,
giá cả tăng mạnh làm cho sản xuất kinh doanh của các chủ thể gặp nhiều khó khăn.
Do đó người nộp thuế có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho sản xuất
kinh doanh.
Bên cạnh nợ thuế GTGT thì nợ thuế TNDN và TNCN cũng có nhiều điểm đáng
lưu ý. Đây là 2 loại thuế trực thu, đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, cá
nhân. Tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của doanh nghiệp cũng như cá nhân
giảm sút, do đó số nợ thuế của 2 loại này có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn.
Cụ thể như sau, nợ thuế TNDN qua các năm 2011-2013 lần lượt là: 51.240;
62.784; 68.193 triệu đồng. Nợ thuế TNCN qua các năm 2011-2013 lần lượt là:
6.743; 7.961; 10.153 triệu đồng. Điều này xảy ra do cả nguyên nhân khách quan
36
cũng như nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do cá nhân, tổ chức
kinh doanh gặp khó khăn do nền kinh tế nhiều biến động nên họ chiếm dụng tiền
thuế làm vốn sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý nợ
của chi cục thuế quận Ba Đình cũng còn nhiều điểm bất cập.
Bên cạnh việc phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Chi cục thuế quận
Ba Đình cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người
nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, công chức được phân công theo dõi quản
lý nợ thông qua đó tiến hành phân loại nợ theo hình thức như: nợ khó thu, nợ chờ
xử lý, nợ có khả năng thu. Việc phân loại này nhằm xác định được nguyên nhân,
tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, từ đó có thể áp dụng các biện pháp
quản lý nợ có hiệu quả hơn.
Bảng 2.4 Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi tại chi cục thuế quận Ba Đình
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ
lệ(%)
Số tiền Tỷ
lệ(%)
Số tiền Tỷ
lệ(%)
Tổng nợ 333.230 100 498.845 100 674.792 100
Nợ khó thu 25.138 7,54 50.742 1,02 71.067 1,05
Nợ không có
khả năng thu
3.780 1,13 4.862 0,97 6.240 0,92
Nợ có khả năng
thu
304.312 91,33 443.241 98,01 597.485 98,03
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2011-2013)
37
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ có khả năng thu chiếm tỷ lệ rất cao, luôn trên
90% so với tổng nợ. Cụ thể, nợ có khả năng thu giai đoạn 2011-2013 lần lượt là
304.312 triệu đồng, 443.241 triệu đồng, 597.485 triệu đồng; tương ứng với tỷ lệ là
91,33%; 98,01% và 98,03%. Từ số liệu thực tế trên cho biết đây là dấu hiệu tích
cực, là tiềm năng lớn cho chi cục để thu nợ bổ sung vào NSNN. Điều này cũng đòi
hỏi Chi cục thuế quận Ba Đình cũng nên tập trung chú trọng nguồn lực để thu hết
số nợ được phân vào nhóm này, ảnh hưởng rất lớn vào việc hoàn thành dự toán
được giao.
Nợ khó thu cũng tăng mạnh qua các năm 2011-2013, cụ thể như sau: 25.138
triệu đồng năm 2011, 50.742 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 là 71.067 triệu
đồng. Tuy nhiên so với tổng nợ thì chỉ chiếm tỷ lệ không cao. Nợ không có khả
năng thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng đòi hỏi chi cục thuế quận Ba Đình cân
nhắc xem xét quản lý tránh gia tăng khoản nợ này. Chi cục thuế quận Ba Đình nên
xem xét lại các chỉ tiêu phân loại nợ để phân loại nợ một cách chính xác nhất, tránh
sai sót, phân công nguồn lực để công tác thu nợ có hiệu quả cao nhất, đồng thời
đưa ra các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế, áp dụng
biện pháp xử lý phù hợp, chẳng hạn như khoanh nợ, gia hạn nộp thuế hoặc xóa nợ
theo quy định của pháp luật.
Đi sâu hơn vào việc phân loại nợ thì ta xem bảng sau để phân tích khoản nợ khó
thu tại chi cục thuế quận Ba Đình năm 2012 và 2013 như sau:
38
Bảng 2.5 Phân loại nợ khó thu 2012-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình
Đơn vị tính: triệu đồng
Phân loại nợ khó thu
Năm 2012 Năm 2013
Số doanh nghiệp Số tiền nợ Số doanh nghiệp Số tiền nợ
Chết, mất tích, mất năng lực
hành vi dân sự
5 142 8 257
Liên quan đến trách nhiệm
hình sự
4 236 10 452
Không còn hoạt động, chấm
dứt hoạt động kinh doanh
37 11.287 48 24.821
Đã giải thể 114 13.095 28 5472
Lâm vào tình trạng phá sản 126 25.866 132 39.973
Khó thu khác 116 128
Tổng 50.742 71.067
Từ bảng trên chúng ta thấy được phần lớn số nợ khó thu tại chi cục thuế quận
Ba Đình là do doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đã giải thể và không còn
hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản,
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và số nợ hầu hết tăng trong năm 2012-2013.
Lý giải cho tình trạng trên là trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế khó khăn,
39
nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường quá cao khiến các doanh nghiệp hoạt
động không hiệu quả nên đã phá sản, một số doanh nghiệp bỏ trốn tạo ra số nợ khó
thu cho chi cục thuế. Mặc dù số nợ khó thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ nhưng
cũng đòi hỏi chi cục phải quan tâm, theo dõi chi tiết cho từng khoản nợ để thu nợ,
tăng số thu bổ sung vào NSNN.
Với việc phân tích tính chất, nguyên nhân của các khoản nợ như trên đã giúp
cho Chi cục thuế quận Ba Đình đưa ra được những biện pháp tích cực nhằm thu
hồi nợ thuế cho từng khoản nợ cụ thể. Trong thời gian qua, công tác đôn đốc thu
nợ của Chi cục thuế quận Ba Đình đã đạt được những kết quả khả quan, đáng ghi
nhận như sau:
Bảng 2.6 Kết quả thu hồi nợ đọng thuế giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Tổng nợ thuế 333.230 498.845 674.792
Nợ đọng thu được trong năm 234.383 372.670 603.726
Tỷ lệ thu hồi nợ đọng (%) 70,34 74,71 89,47
Qua bảng số liệu trên ta thấy số nợ đọng thu được đã liên tục tăng qua các năm
với số nợ đọng thu được của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 234.383 triệu đồng;
372.670 triệu đồng; 603.726 triệu đồng. Để đánh giá tình hình nợ đọng một cách
chính xác hơn thì ta phải xem xét tỷ lệ giữa nợ đọng thu hồi được so với tổng nợ
thuế. Cụ thể, năm 2011 thì tỷ lệ thu hồi nợ đọng là 70,34%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ
40
thu hồi nợ đọng chiếm 74,71% tổng số nợ thuế và năm 2013 thì tỷ lệ này là
89,47%.
Đây là những con số rất tích cực cho thấy sự cố gắng rất lớn trong công tác đôn
đốc thu nợ của Chi cục thuế quận Ba Đình góp phần tăng nguồn thu cho NSNN.
Để tiếp tục phát huy tình hình trên thì Chi cục thuế quận Ba Đình cần quan tâm
hơn nữa trong công tác quản lý nợ thuế mà cụ thể mà công tác đôn đốc thu nợ.
Để thấy rõ hơn về công tác đôn đốc thu nợ thuế của Chi cục thuế quận Ba Đình,
ta xem xét bảng số liệu thống kê về tình hình sử dụng các biện pháp đôn đốc nợ
thuế sau:
Bảng 2.7 Hiệu quả của các biện pháp đôn đốc nợ tại chi cục thuế quận Ba Đình
Đơn vị: triệu đồng
Biện pháp
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
lượt
thực
hiện
Số tiền
nợ thu
được
Tỷ lệ
(%)
Số
lượt
thực
hiện
Số tiền
nợ thu
được
Tỷ lệ
(%)
Số
lượt
thực
hiện
Số tiền
nợ thu
được
Tỷ lệ
(%)
Gọi điện
thoại, nhắn
tin, gửi thư
điện tử
6.000 32.894 14,05 12.525 47.246 12,70 15.120 61.753 10,24
Thông báo
tiền thuế nợ
và tiền phạt
chậm nộp
14.786 76.325 32,61 18.420 82.106 22,07 26.579 91.622 15,20
Mời DN nợ
đến làm việc
200 53.560 22,88 515 134.085 36,04 622 221.680 36,77
41
tại Chi cục
Đến làm việc
đôn đốc thu
nợ trực tiếp
tại trụ sở
NNT
80 60.160 25,70 164 96.920 26,05 245 178.261 29,57
Thông báo sẽ
áp dụng biện
pháp CCNT
112 11.102 4,74 130 12.674 3,14 324 49.512 8.21
Tổng cộng 234.041 100 372.031 100 602.828 100
Chi cục thuế quận Ba Đình đã áp dụng rất tích cực các biện pháp đôn đốc thu
nợ thuế và đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể ta thấy:
+ Thông qua biện pháp gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, chi cục thuế
quận Ba Đình đã thu được số nợ thuế tương đối tốt qua các năm 2011-2013 lần
lượt như sau 32.894 triệu đồng; 47.246 triệu đồng; 61.753 triệu đồng. Để có kết
quả trên thì số lượt thực hiện biện pháp này cũng tăng mạnh từ 2011 là 6000 lượt,
năm 2012 là 12.525 lượt và năm 2013 tới 15.120 lượt.
+ Biện pháp thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp: số tiền nợ thuế thu
được tăng liên tục qua các năm 2011-2013: 76.325 triệu đồng ( năm 2011); 82.160
triệu đồng (năm 2012); 91.622 triệu đồng ( năm 2013). Tuy nhiên tỷ lệ thuế nợ thu
được từ biện pháp này so với tổng nợ thu được lại giảm trong khi số lượt thực hiện
biện pháp tăng rất mạnh. Điều này cho thấy biện pháp này chưa thực sự hiệu quả
mặc dù chi cục thuế quận Ba Đình đã rất tích cực áp dụng biện pháp này. Nguyên
nhân là do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn nên đã chây ỳ nộp thuế, chi
cục thuế đã phải gửi rất nhiều thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
42
+ Bên cạnh đó, 2 biện pháp là mời doanh nghiệp nợ đến làm việc tại chi cục và
đến làm việc đôn đốc thu nợ trực tiếp tại trụ sở NNT lại tỏ ra rất hiệu quả trong
công tác đôn đốc thu nợ thuế. Số nợ thu được từ 2 biện pháp này luôn chiếm tỷ lệ
cao trong tổng nợ thu được và không ngừng tăng qua các năm 2011-2013. Mặc dù
số lượt thực hiện không nhiều nhưng những doanh nghiệp được mời và những
doanh nghiệp có cán bộ thuế tới trực tiếp làm việc đều là các doanh nghiệp có số
nợ thuế lớn, có khả năng thu rất cao nên kết quả đạt được rất khả quan. Chi cục
thuế quận Ba Đình cần áp dụng tốt hơn nữa để cải thiện công tác đôn đốc thu nợ
một cách hiệu quả nhất.
Để đạt được những hiệu quả quản lý và thu nợ trên, Chi cục thuế quận Ba Đình
ngoài việc áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ theo quy định thì cũng đã thực
hiện nhiều biện pháp khác nhằm tăng hiệu quả quản lý nợ và thu hồi số nợ thuế. Cụ
thể như sau:
Một là, Chi cục thuế quận Ba Đình đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối
tượng nộp thuế để hạn chế nợ đọng thuế, cụ thể:
Thực hiện luân chuyển cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn
cao cho Đội tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế thuộc Chi cục. Chủ động
xây dựng kế hoạch và có các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho tổ
chức, cá nhân nộp thuế. Thông qua nhiều hình thức như tập huấn, đối thoại, tổ
chức các cuộc tiếp xúc, tọa đàm, lập trang thông tin điện tử và mạng lưới tuyên
truyền trong toàn ngành Thuế để giải đáp, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh và
nhân dân nắm các chính sách, chế độ thuế, các thủ tục hành chính thuế để họ tự
giác thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, giảm thiểu các sai phạm do thiếu hiểu biết
về hóa đơn, chứng từ, chính sách thuế. Việc này phần nào cũng góp phần hạn chế
nợ đọng thuế, kịp thời giải đáp nhiều vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. Từ đó
43
tạo nên mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế ngày càng thân thiện,
hợp tác và trở thành người bạn đồng hành trong việc thi hành chính sách thuế.
Chi cục thuế quận Ba Đình cũng thường xuyên quan tâm, nắm bắt các vướng
mắc của tổ chức, cá nhân người nộp thuế về các thủ tục và hành chính thuế để có
biện pháp kịp thời xử lý. Cụ thể trong năm 2013 Chi cục thuế đã hướng dẫn thủ tục
cho NNT:
+ Bằng điện thoại: bình quân 50 cuộc/ ngày.
+ Trực tiếp khoảng 5000 lượt
+ Trả lời bằng văn bản: 120 văn bản.
+ Tiếp nhận hồ sơ mua hóa đơn lần đầu: 4.800 hồ sơ
Hai là, tập trung thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi gian lận
thuế.
Chi cục thuế quận Ba Đình đã chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cử cán bộ
tham gia việc nắm bắt, kê khai nhằm chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, làm cơ sở đôn đốc
thu nộp và xử lý phân loại nợ đọng về thuế. Giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra
có căn cứ dữ liệu để phân tích tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Chi cục thực hiện phân công cán bộ tăng cường giám sát việc kê khai quyết
toán thuế của đơn vị để phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đầy
đủ có yêu cầu giải trình hoặc kê khai bổ sung. Đối với các đơn vị âm thuế kéo dài
xác định có nghi vấn yêu cầu phải kiểm tra làm rõ. Nhờ đó mà tình trạng sai lệch
số liệu giữa cơ quan thuế và NNT đã được hạn chế rất nhiều. Ngoài ra thì Chi cục
còn tưng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu của Ngành, tăng khả năng cung cấp thông
tin, sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế.
44
Ba là, Chi cục đã tích cực thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế nợ đọng mới phát sinh.
Hiệu quả của biện pháp này đã thể hiện rõ qua số liệu đã trình bày ở trên.
Bốn là, Chi cục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nộp thuế, thông qua đó góp phần hạn chế nợ đọng thuế.
Chi cục đã chỉ đạo các đội, cán bộ trong Chi cục phải thực hiện thủ tục hành
chính nhanh, gọn, không gây phiền hà cho người nộp thuế. Từng bước thực hiện
công khai hóa, minh bạch hóa nghĩa vụ nộp thuế để tham gia giám sát. Thực hiện
điều này đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc để ngành Thuế có điều kiện rút
một bộ phận cán bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN
và tăng cường hoạt động dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tạo môi trương
thuận lợi cho các tổ chức cá nhân nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật thuế,
thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Năm là, làm tốt công tác phối hợp liên ngành đảm bảo thu hồi tiền nợ thuế vào
NSNN
Việc quản lý nợ có chính xác, đầy đủ được tất cả các khoản thu của NSNN thì
cũng mới là điều kiện cần để thu đủ tiền thuế vào NSNN nhưng chưa mang tình
kịp thời. Do đó, công tác quản lý nợ chỉ đạt hiệu quả cao khi gắn liền với các biện
pháp cưỡng chế nợ thuế. Khi nghiên cứu công tác quản lý nợ và tình hình thu nợ
thời gian qua chúng ta phải xem xét các biện pháp đảm bảo nợ được thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời vào NSNN.
2.3.2 Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Ba
Đình
2.3.2.1 Kết quả thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế
Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế Việt Nam, người nộp thuế sẽ bị áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thuế nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
45
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá
chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật
về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã
hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ
trốn.
4. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; người bảo lãnh nộp tiền
thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định
của Luật quản lý thuế.
5. Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho
người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào tài khoản
của NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay cho người nộp thuế mà
không thực hiện nộp thay.
6. Kho bạc Nhà Nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị
cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ
quan thuế.
7. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi
phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời gian qua, công tác cưỡng chế nợ thuế đã được Chi cục thuế quận Ba
Đình đặc biệt quan tâm không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà còn
để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách
pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Để đảm bảo thực hiện các biện pháp
cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao và có tính thuyết phục đối với người nộp thuế,
hàng năm Chi cục thuế quận Ba Đình thường xuyên thực hiện đối chiếu, rà soát
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi

More Related Content

What's hot

Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh quận Ba Đình, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu GiấyĐề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
Đề tài: Quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOTLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanhLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
 
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
Đề tài: Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp - Gửi m...
 
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhQuản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đLuận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Căn cứ tính thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt NamLuận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
Luận án: Quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với người Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOTLuận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế, HOT
 

Similar to mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi

Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...nataliej4
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...luanvantrust
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docx
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docxNGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docx
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docxHinNguyn55682
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếLuanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi (20)

Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế TP. Hồ...
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty thương mại Chấn Phong, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty thương mại Chấn Phong, 9đĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty thương mại Chấn Phong, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty thương mại Chấn Phong, 9đ
 
Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh.
Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh.Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh.
Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh.
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAYĐề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
 
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
Đề tài: Biện pháp chống thất thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế quận 12, th...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và th...
 
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docx
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docxNGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docx
NGUYỄN THỊ HIỀN.BCTT OK.docx
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh NghiệpLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kiểm Tra Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai-chi-cuc-thue-quan-ba-dinh-tp-ha-noi

  • 1. i BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------***---------- CAO ANH TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH - TP HÀ NỘI Chuyên ngành : Thuế Mã số : 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN Hà Nội – 2014
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên Cao Anh Tài
  • 3. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………………… i LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .....................................................................vii MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1.......................................................................................................4 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ...................4 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế ....................................................4 1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế ..................................................4 1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế..........................................................................5 1.1.3 Phân loại nợ thuế ................................................................................7 1.1.3 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế ..................................................14 1.1.4 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế ................................................14 1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế...................................................15 1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế .................................................................15 1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế thuế .................................................................16 1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế...................................................16 1.2.4. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế...........................................18 1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ................................18 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế .19 1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan.......................................................................20 1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan...................................................................20 1.5 Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ............................................21 1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế..................................................................21
  • 4. iv 1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế..................................22 CHƯƠNG 2.....................................................................................................27 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................27 2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại quận Ba Đình........................................................................................................27 2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội.....................................................................27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế quận Ba Đình........................27 2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong giai đoạn 2011- 2013. ............................................................................................................31 2.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong những năm gần đây......................................................................33 2.3.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi Cục thuế Quận Ba Đình...33 2.3.2 Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Ba Đình ....................................................................................................44 2.3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội.................................................51 CHƯƠNG 3.....................................................................................................57 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH- TP HÀ NỘI......57 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quận Ba Đình.............................................................................57 3.1.1 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo tính nghiêm minh, sự bình đẳng trong việc thực hiện các luật thuế đối với các đối tượng nộp thuế .................................................................................................................57 3.1.2 Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo bao quát tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và theo từng khoản nợ thuế .............58 3.1.3 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu thu nợ theo kế hoạch đề ra .............................................................59
  • 5. v 3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Chi cục thuế quận Ba Đình- TP Hà Nội......................................................................59 3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế.............................................59 3.2.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế .....................................................................................63 3.2.2 Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong công tác quản lý nợ thuế ...................................................................65 3.2.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế...........................66 3.2.4 Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ thuế và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế ...........67 3.2.5 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế ...........68 3.2.6 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình. ..........................68 3.2.7 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ban ngành để áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả................................................................68 KẾT LUẬN......................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................73 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...........................................................74 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ...................................75 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN...........................................................76
  • 6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCNT Cưỡng chế nợ thuế CQT Cơ quan thuế ĐTNT Đối tượng nộp thuế GTGT Giá trị gia tăng NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà Nước QLN Quản lý nợ SDĐ PNN Sử dụng đất phi nông nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  • 7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả thu NSNN của Chi cục thuế Quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013 32 2.2 Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình 33 2.3 Nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình 34 2.4 Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi năm 2012-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình 36 2.5 Phân loại nợ khó thu năm 2012-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình 38 2.6 Kết quả thu hồi nợ đọng thuế giai đoạn 2011-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình 39 2.7 Hiệu quả của các biện pháp đôn đốc nợ tại chi cục thuế quận Ba Đình 40 2.8 Hiệu quả của các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình 48
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tăng phúc lợi cho người dân. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao, hàng năm ngành thuế Hà Nội đã phấn đấu quyết liệt, vượt qua khó khăn, triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều biện pháp quản lý thu, huy động được nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách. Đồng thời, ngành thuế Hà Nội đã tích cực tham gia và triển khai kịp thời các chính sách của Nhà Nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tuân thủ chính sách pháp luật thuế. Ngành thuế Hà Nội không những đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô mà còn góp phần cho cả sự nghiệp phát triển của toàn ngành thuế cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung. Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn, một số doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế, dẫn đến những nợ đọng thuế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nói trên. Và tại Chi cục thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Trong thời gian vừa qua, hiện tượng nợ đọng thuế, chây ỳ trong việc nộp thuế của các doanh nghiệp đã gây khó khăn trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho cơ quan thuế của quận là làm thế nào để quản lý thuế tốt hơn nhằm nâng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh
  • 10. 2 nghiệp và tăng cường nguồn thu vào Ngân sách Nhà Nước. Vì vậy, ngay từ đầu năm, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được lãnh đạo và công chức thuế của Chi cục thuế quận Ba Đình xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế. Trong quá trình thực tập tại Chi cục thuế quận Ba Đình, nhận thức được vấn đề trên cùng kiến thức đã học ở trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ của Chi cục thuế quận Ba Đình, đặc biệt là các chú, anh, chị tại Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình – TP Hà Nội ” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích chính của đề tài là đi nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quản lý của Chi cục thuế quận Ba Đình, từ đó kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thuế nói chung, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nói riêng trên địa bàn quận Ba Đình, do Chi cục thuế quận Ba Đình quản lý trong thời gian từ năm 2011-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đánh giá, quy nạp, diễn dịch trên cơ sở vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
  • 11. 3 5. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình- TP Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn quận Ba Đình- TP Hà Nội. Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung và phương pháp. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 12. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế 1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế 1.1.1.1 Thuế Thuế là một khoản thu nhập được chuyển giao một cách bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà Nước, do pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Một trong những đặc trưng quan trọng của thuế là mang tính pháp lý cao. Mỗi khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế và sẽ trở thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà Nước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà người nộp thuế chưa nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà Nước theo thời gian quy định nên hình thành các khoản nợ thuế. 1.1.1.2 Nợ thuế Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật thuế. Số thuế nợ là số tiền thuế phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng chưa nộp vào NSNN. Khoản nợ thuế là số tiền thuế được cơ quan có thẩm quyền xác định tại một thời điểm theo từng lần phát sinh phải nộp của một NNT tương ứng với một khoản thuế nhất định. Người nợ thuế là các tổ chức cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
  • 13. 5 Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nộp thuế tại một thời điểm ở một ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế. Tuổi nợ: là khoảng thời gian liên tục tính từ thời điểm bắt đầu nợ phát sinh đến thời điểm khoản nợ đó được cơ quan thuế thống kê. Thời điểm bắt đầu tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theo ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản nợ thuế: là ngày tiếp theo ngày khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước, hoặc ngày có hiệu lực thi hành của văn bản xóa nợ, miễn nộp hoặc xử lý bằng hình thức khác. 1.1.1.3 Quản lý nợ thuế Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số nợ thuế của người nộp thuế. Để đảm bảo cho việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật về thuế, Nhà Nước quy định những hành vi nợ thuế phải nộp phạt một khoản tiền do chậm nộp thuế gọi là tiền phạt chậm nộp thuế. Tiền phạt chậm nộp thuế này là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và số ngày nợ thuế của khoản nợ. Số ngày nợ thuế của khoản nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm số tiền nợ đó được nộp vào NSNN. 1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế 1.1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến Như chúng ta biết, trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Nói cách khác, thuế là một hình thức phân
  • 14. 6 phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà Nước. Như vậy, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Do đó, ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, người nộp thuế thường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế.Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay, khi mà nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng luật định. 1.1.2.2 Nợ thuế quá hạn là hành vi vi phạm pháp luật thuế Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà Nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn đề cập đến các vi phạm điều chỉnh như: mức nộp thuế, người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế. Như vậy hành vi nợ thuế quá hạn quy định của pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế bằng cách nộp chậm hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNN theo thời hạn quy định của pháp luật thuế. 1.1.2.3 Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế bằng mọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN còn nợ thuế mới chỉ là hành vi chây ỳ, chậm nộp tiền thuế khi quá hạn nộp theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, trong một số trường hợp, việc nợ thuế có thể là một hành vi nằm trong chuỗi hành vi trốn thuế, chẳng hạn như một số doanh nghiệp cố tình nợ một số tiền thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
  • 15. 7 1.1.3 Phân loại nợ thuế 1.1.3.1 Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ thuế được phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu. - Nợ có khả năng thu Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường chủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế. Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc nhóm nợ khó thu và nhóm nợ không có khả năng thu. Tùy thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ của từng thời kì kinh tế xã hội thì cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 đến 90 ngày và nợ thuế quá 90 ngày. - Nợ khó thu Theo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợ của người nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản. Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì có thể có trường hợp cơ quan điều tra đã phong tỏa tài khoản, sổ sách kế toán nên người nộp thuế không thể thực hiện việc nộp thuế hoặc người nộp thuế đã nộp thuế nhưng chưa phải nộp vào tài khoản
  • 16. 8 của cơ quan điều tra nên trên sổ theo dõi thu nộp của cơ quan thuế vẫn báo nợ. Khi người nộp thuế đang bị điều tra, khởi tố liên quan tới nghĩa vụ thuế hoặc không liên quan đến nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế phải tạm thời phân loại các khoản nợ của người nộp thuế này vào nhóm nợ khó thu để chờ kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, hoặc ngừng và tạm ngừng kinh doanh thì việc tiếp xúc với người nộp thuế để thu nợ là khó khăn nên phân loại vào nhóm này để có biện pháp quản lý theo dõi phù hợp. Tương tự với trường hợp nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản thì số tiền nợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật thì cũng cần được phân vào nhóm này để cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp. - Nợ không có khả năng thu Việc phân loại nợ vào nhóm này chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của người nộp thuế. Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không còn tồn tại trong thực tế, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợp như nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng không làm thủ tục, trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật nên chưa có đủ căn cứ pháp lý để xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của trường hợp này là khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không còn khả năng thanh toán. Trường hợp người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết cho phép khoanh nợ thì cũng phải đưa vào nhóm này để sau khi có quyết định khoanh nợ thì sẽ chuyển sang nhóm nợ không có khả năng thu.
  • 17. 9 Ngoài ra, nợ thuế của một loại đối tượng khác cũng có thể coi là không có khả năng thu, đó là nợ thuế các các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các doanh nghiệp ma, chỉ thành lập để mua bán hóa đơn, không thực tế kinh doanh. 1.1.3.2 Căn cứ vào nội dung nợ của người nộp thuế Căn cứ vào nội dung các khoản nợ qua kê khai của người nộp thuế, qua các công tác thanh tra- kiểm tra của cơ quan thuế thì nợ thuế được chia thành: nợ thuế, phí thông thường; nợ phạt thuế, phí; và nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra kiểm tra. - Nợ thuế, phí thông thường Nợ trong nhóm này bao gồm các khoản nợ phát sinh từ số thuế, phí phải nộp do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế mà không bao gồm số thuế, phí bị truy thu, bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện. Thông thường trong nhóm nợ thuế, phí này cũng bao gồm nhiều khoản nợ có tuổi và mức nợ khác nhau do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế và các khoản nợ thuế này được theo dõi bên hồ sơ quản lý đối tượng nộp thuế lưu tại cơ quan thuế. - Nợ phạt thuế, phí Theo Luật quản lý thuế hiện nay thì việc cơ quan thuế xử phạt thuế, phí đối với người nộp thuế vi phạm về thuế thì sẽ có nhiều loại vi phạm tương ứng với từng nội dung vi phạm, tương ứng với đó là các khoản nợ phạt phát sinh cho từng lần vi phạm. Do vậy, trong nhóm nợ phạt thuế, phí này còn có thể chia ra thành các khoản mục nợ: nợ do phạt nộp chậm; nợ phạt thiếu thuế phải nộp; nợ phạt trốn thuế; nợ phạt vi phạm thủ tục về thuế. Việc phân loại thành các nhóm nợ nhỏ theo từng loại vi phạm như trên vừa có tác dụng phân loại nợ, vừa có ý nghĩa thống kê vi phạm của người nộp thuế để cơ quan thuế có biện pháp quản lý hiệu quả.
  • 18. 10 - Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra Đây là khoản nợ thuế mà cơ quan thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện thêm số thuế phải nộp mà đơn vị bỏ sót ngoài sổ sách, không kê khai hoặc khai không chính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế, ở thời điểm cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số thuế này đã phải nộp vào NSNN nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố tình đã kê khai sai để trốn thuế. Số thuế này thường được thực hiện trên các biên bản kiểm tra, thanh tra và được các đoàn kiểm tra, thanh tra chốt lại ở thời điểm 31/12 hàng năm để thể hiện tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế. Việc thống kê, phân loại nhóm nợ này không phải là chính xác tuyệt đối bởi trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế hàng năm thì không phải tất cả các đối tượng nộp thuế đều được thanh tra, kiểm tra. Do vậy, số nợ thuộc nhóm nợ này chỉ phản ánh được số thuế phát hiện thêm được coi là nợ thuế của những người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên việc phân loại này cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan thuế có những biện pháp quản lý thích hợp với nhóm nợ này đồng thời cũng giúp cơ quan thuế đánh giá được các mức độ vi phạm pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế trong từng thời kì cụ thể. 1.1.3.3 Căn cứ vào thời gian nợ - Nợ trong hạn Nợ thuộc nhóm này bao gồm các khoản nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn còn trong thời hạn nộp thuế. Bên cạnh đó, còn có nợ thuế trong hạn do được gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra nhằm thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu thì thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu thường được cơ quan quản lý cho phép nộp chậm sau khi khai báo với cơ quan hải quan tại cửa khẩu, do
  • 19. 11 đó các khoản này thường chưa được tính phạt nộp chậm mà phải được theo dõi như là các khoản nợ trong hạn nộp. - Nợ quá hạn Ở đây nợ được phân loại như các khoản nợ thông thường theo tiêu thức phân loại theo khả năng thu hồi nợ. Có nghĩa là những khoản nợ đến hạn trả theo quy định của pháp luật hoặc theo thông báo, được ghi trên quyết định của cơ quan thuế đến hạn nộp mà chưa nộp thì được coi là nợ thuế. Theo tiêu thức phân loại theo thời gian nợ thì sẽ được coi là nợ quá hạn. Tùy vào từng thời kì kinh tế mà người ta chia thành các khoản nợ nhỏ theo mức nợ, nhóm nợ khác nhau để có biện pháp quản lý phù hợp. 1.1.3.4. Căn cứ vào đối tượng nợ Nền kinh tế nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cạnh tranh và là động lực phát triển đất nước. Tuy nhiên về mặt quản lý của các cơ quan chức năng thì việc có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế sẽ có nhiều khó khăn phức tạp. Vì vậy, căn cứ vào đối tượng nợ thuế thì người ta có thể chia thành các nhóm nợ khác nhau như sau: - Nợ thuế của doanh nghiệp Nhà Nước - Nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh - Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài - Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể - Nợ thuế thu nhập của cá nhân - Nợ thuế của các đối tượng khác.
  • 20. 12 Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ nợ thuế của từng loại hình người nộp thuế. Để từ đó có biện pháp, chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp phát triển đồng thời nghiên cứu những bất cập của nhóm nợ khác để có phương pháp quản lý hoặc xử lý phù hợp. 1.1.3.5. Căn cứ vào tính chất nợ - Nợ chờ xử lý Nợ chờ xử lý là căn cứ vào tính chất của khoản nợ và áp dụng đối với đối tượng nộp thuế đang tồn tại để phân loại. Các khoản nợ thuộc các trường hợp được đưa vào nhóm nợ chờ xử lý để theo dõi thường bao gồm: Thứ nhất, nợ đang chờ điều chỉnh: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế do người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế đang làm thủ tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh. Tức là, số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ theo quy định nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đã kê khai tạm nộp, đang làm thủ tục điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còn có số tiền nợ do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu NSNN nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc nên trên sổ thuế vẫn ghi nợ. Thứ hai, nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế đang trong thời gian làm thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn, giảm, xóa nợ theo quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê khai
  • 21. 13 đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế họ sẽ được miễn, giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ. Thứ ba, theo quy định của pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tố cáo thì trong quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra quyết định xử lý, người nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát sinh thêm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một trong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu. Thứ tư, nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục tại cơ quan thuế đã được xử lý giãn nợ theo quy định. - Nợ thông thường Là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào NSNN và không thuộc các trường hợp thuộc nhóm nợ chờ xử lý nêu trên. - Nợ khó thu Tương tự cách phân loại vào khả năng thu hồi nợ của đối tượng nợ thì nợ khó thu bao gồm nợ của các đối tượng giải thể, phá sản hoặc đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản để giải quyết nợ theo trình tự của thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp; hoặc nợ của đốitượng bỏ trốn, mất tích; nợ của đối tượng bị khởi tố là số tiền nợ của đối tượng nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế, đang thi hành án, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật.
  • 22. 14 Đối với những người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì việc thu nợ sẽ gặp nhiều khó khăn, người nộp thuế thường không có tiền trả nợ thuế hoặc không tìm được chủ doanh nghiệp, lúc này cơ quan thuế sẽ phải phụ thuộc vào kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền khác, do đó sẽ không chủ động được trong việc đưa ra các biện pháp thu nợ kịp thời. Chính vì vậy, việc phân loại các nhóm nợ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nợ đối với những trường hợp người nộp thuế trong tình trạng này. 1.1.3 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN đúng hạn. Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của Nhà Nước, chống thất thoát NSNN. Quản lý nợ đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để thông qua việc cơ quan thuế có các tác động, can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thời hạn nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Thứ ba, việc quản lý nợ thuế để đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như: thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. 1.1.4 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng thì yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ không bỏ sót
  • 23. 15 các khoản thu của NSNN. Vì vậy, nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát hết các khoản thu của NSNN, khi đó sẽ gây ra khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế. Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp. Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại nợ theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phân loại phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý; qua đó cơ quan thuế sẽ đánh giá, xem xét và đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ kịp thời,tránh thất thu NSNN.Yêu cầu này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ và là mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trong toàn ngành nói chung và của Chi cục thuế Quận Ba Đình nói riêng. 1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế 1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế Nếu đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế thì bị bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế thuế. Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Để công tác cưỡng chế thuế đạt hiệu quả tối đa và chi phí cưỡng chế là tối thiểu thì thông thường việc cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ của mình nhưng vẫn không thu đủ tiền nộp vào NSNN. Vì vậy, để đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế thì
  • 24. 16 cưỡng chế thuế được coi là công cụ bắt buộc để nâng cao hiệu lực của pháp luật thuế và để góp phần chống thất thu NSNN. 1.2.2. Đặc điểm cưỡng chế thuế 1.2.2.1. Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế Cưỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối với những người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuế nhằm mục đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền vào NSNN và góp phần thực hiện công bằng giữa những người nộp thuế. 1.2.2.2. Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà cơ quan thuế đã triển khai các biện pháp thu nợ mà vẫn chưa thu hồi được số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế. Khi đó, công tác cưỡng chế thuế sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN. 1.2.2.3 Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác Khi thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban , nghành chức năng như: Kho bạc, Công an, Viện kiểm sát. Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộp thuế, do vậy phải có những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức trách của nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan Nhà Nước khác là tất yếu để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của cưỡng chế thuế. 1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế Cưỡng chế thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Cưỡng chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực Nhà nước của thuế. Với tính chất như vậy, cưỡng chế thuế có các vai trò quan trọng sau đây:
  • 25. 17 Thứ nhất, cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu thuế có hiệu quả. Bằng các hình thức và biện pháp phù hợp tác động đến lợi ích của người nộp thuế buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước, không để xảy ra tình trạng cố tình dây dưa, chây ỳ không nộp thuế, hoạt động cưỡng chế thuế đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật thuế. Khi các khoản thuế và thu khác thuộc Ngân sách Nhà Nước được thu nộp vào NSNN nghĩa là công tác cưỡng chế thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho NSNN. Thứ hai, cưỡng chế thuế đóng vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Việc cưỡng chế thuế thành công đối với những đối tượng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phát đi một tín hiệu cảnh báo với chính những đối tượng này rằng, trong tương lai ý đồ cố tình không tuân thủ của họ sẽ không thực hiện được và còn bị thiệt hại hơn là tuân thủ tự giác. Đồng thời, việc cưỡng chế thuế có hiệu quả cũng phát đi một tín hiệu cho những người nộp thuế khác biết về khả năng không thành công của sự cố tình không tuân thủ. Qua đó, cưỡng chế thuế thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Thứ ba, cưỡng chế thuế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế. Nếu hai người nộp thuế ở cùng vào một điều kiện và hoàn cảnh như nhau nên số thuế phải nộp của họ là như nhau thì điều này phản ánh phần nào tính công bằng của pháp luật thuế một quốc gia. Tuy nhiên, khi số thuế phải nộp của người này được nộp vào NSNN còn của người khác thì lại không được nộp vào NSNN thì nghĩa vụ phải nộp như nhau trở nên vô nghĩa. Chỉ khi nào số thuế phải nộp như nhau đó đều thực sự được nộp vào NSNN thì mới đảm bảo tính công bằng thực sự của pháp luật thuế. Công tác cưỡng chế thuế có hiệu quả đảm bảo cho sự công bằng đầy đủ này được thực hiện bằng cách buộc những người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật.
  • 26. 18 1.2.4. Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế Công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật Nhà Nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương. Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo tính hiệu quả cao mà chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được điều này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định thực hiện cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian, địa điểm, hình thức cưỡng chế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý. Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật, đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế. 1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số điểm sau: Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơ quan thuế có
  • 27. 19 thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN. Quản lý nợ thuế tốt dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ thông thường giảm. Khi số lượng nợ chuyển sang nợ khó thu giảm đi nó sẽ làm cho khối lượng công việc cưỡng chế giảm, dẫn đến chi phí cưỡng chế thuế giảm. Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra là chi phí cưỡng chế thuế thấp nhất mà hiệu quả thu nợ lại là tối đa. Khi công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ giảm; tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào các công tác khác như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra. Tóm lại, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do đó, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hoàn thiện vào nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung. 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.
  • 28. 20 1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau: Thứ nhất, về quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn phải tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế lại càng không chính xác. Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bại của quản lý và đây cũng không phải là ngoại lệ. 1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỉ lệ lạm phát tăng cao, Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất của các
  • 29. 21 doanh nghiệp giảm nhiều và khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ý chậm nộp thuế dù biết sẽ bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế. Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế rất quan trọng. Nếu như các cơ quan chức năng không phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN. Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp lật của người nộp thuế thường không cao. Do đó ý thức có tác động quan trọng đến hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Giả sử, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ lợi dụng điểm này để áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp. 1.5 Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế 1.5.1 Quy trình quản lý nợ thuế Toàn bộ nội dung và quy trình quản lý nợ thuế áp dụng cho cơ quan thuế các cấp được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
  • 30. 22 Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ - Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ năm - Thực hiện chương trình chỉ tiêu, biện pháp thu nợ năm 1.5.2 Trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế Theo quy định của Luật quản lý thuế, nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế, nếu không đủ điều kiện Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ - Phân công công chức quản lý nợ - Phân loại nợ và lập sổ theo dõi nợ - Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ - Phân tích, đánh giá và xử lý nợ - Lưu hồ sơ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ thuế - Lập báo cáo - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ
  • 31. 23 để áp dụng biện pháp thứ nhất thì mới áp dụng biện pháp thứ hai và cứ như thế cho đến hết; không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiến hành biện pháp sau. Để thực hiện cưỡng chế thuế, cơ quan thuế hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế ; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện. Quyết định cưỡng chế hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh trò hoãn được chấm dứt. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào NSNN. Căn cứ đẻ chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào NSNN của người bị cưỡng chế có xác nhận của Kho bạc Nhà Nước
  • 32. 24 hoặc cơ quan được pháp thu thuế, ngân hàng thương mại , tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.  Nội dung và trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế Biện pháp 1: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Biện pháp này áp dụng đối với các trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà Nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Đồng thời, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác cung cấp. Biện pháp 2: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền trả nợ thuế. Biện pháp này áp dụng đối với NNT bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
  • 33. 25 Biện pháp 3: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên. Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ. Biện pháp này được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau đây: (i) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được 3 biện pháp cưỡng chế đã trình bày ở phía trên hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt; (ii) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế. Biện pháp 5: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu Sử dụng đối với trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế và thực hiện đối với những người nợ thuế có hoạt động nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi NNT có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
  • 34. 26 Được sử dụng đốivới các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế và biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế. Biện pháp 7: Thu hồi mã số thuế Khi quyết định thành lập tổ cưỡng chế và quyết định cưỡng chế được công bố, Bộ phận kê khai căn cứ quyết định thực hiện đóng mã số thuế và lập biên bản thu hồi mã số thuế. Áp dụng lại mã số thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN. Khi đó, cơ quan thuế lập biên bản áp dụng lại mã số thuế cho người nợ thuế bị cưỡng chế tiếp tục sử dụng. Biện pháp 8: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Sử dụng đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên nhưng chưa thu được hoặc chưa thu đủ số tiền nợ thuế, tiền phạt. Cơ quan thuế ban hành văn bản cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong thời gian không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp này. Qua việc nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thì hành vi nợ thuế quá hạn là một hành vi vi phạm pháp luật thuế. Là một trong những nguyên nhân gây thất thu cho NSNN, gây mất công bằng xã hội, tạo tâm lý coi thường pháp luật thuế đối với những đối tượng nộp thuế. Và ta cũng phân biệt được hành vi nợ thuế và hành vi trốn thuế để có những biện pháp quản lý phù hợp.
  • 35. 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Sơ lược bối cảnh kinh tế- xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế tại quận Ba Đình 2.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội. Ba Đình là 1 trong 10 quận của thành phố Hà Nội, là trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ, sứ quán và đoàn ngoại giao quốc tế. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà Nước, quốc tế và khu vực. Địa giới hành chính của quận như sau: phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba ĐÌnh có 14 phường gồm Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ ,Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc. Ba Đình có địa giới hành chính hẹp, dân cư đông. Tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch chi tiết của quận là 9.244 km2, dân số 228.352 người với mật độ 24.703 người/km2. Tính đến hết năm 2013 theo số liệu thống kê của chi cục, hiện chi cục đang quản lý trên 7000 doanh nghiệp đang hoạt động. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi cục thuế quận Ba Đình Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Quận Ba Đình gồm 162 công chức ( tính tới thời điểm hiện tại). Ban lãnh đạo gồm 4 người:
  • 36. 28 - 1 Chi cục trưởng: có nhiệm vụ lãnh đạo chung toàn chi cục, đứng đầu chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục thuế Hà Nội về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục. - 3 Chi cục phó: giúp cho Chi cục trưởng và lãnh đạo các bộ phận. Sơ đồ tổ chức: Chức năng các phòng đội: - Đội kê khai – kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong việc tổ chức thực hiện công tác đăng kí thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Chi cục quản lý; tổ chức quản lý và vận hành hệ Chi cục trưởng Các phó chi cục trưởng ( 3 cán bộ ) Đội kiểm tra thuế Đội hành chính nhân sự và tài vụ Đội quản ký nợ và cưỡng chế thuế Đội kiểm tra nội bộ Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán Đội trước bạ và thu khác Đội trưởng đội tuyên truyền hỗ trợ NNT và quản lý ấn chỉ Đội kê khai – kế toán thuế & tin học Đội thuế liên phường
  • 37. 29 thống trang thiết bị tin học ngành thuế, triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý. - Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và quản lý ấn chỉ: giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền vầ chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Chi cục. - Đội kiểm tra thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Chi cục thuế. - Đội hành chính - nhân sự - tài vụ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị. - Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế, xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân Sách Nhà Nước. - Đội trước bạ và thu khác: giúp Chi Cục trưởng chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý. - Đội kiểm tra nội bộ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế, giải quyết khiếu nại ( bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế ), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự
  • 38. 30 liêm chính cả cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế. - Đội thuế liên phường: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế và triển khai các văn bản mới của Tổng cục, Cục và Chi cục đến các phường trong quận. Cụ thể gồm các đội sau: + Đội thuế liên phường Trung Trực- Long Biên- Phúc Xá + Đội thuế liên phường Kim Mã- Điện Biên + Đội thuế liên phường Cống Vị- Liễu Giai- Vĩnh Phúc + Đội thuế liên phường Đội Cấn- Ngọc Hà + Đội thuế liên phường Thành Công- Giảng Võ + Đội thuế liên phường Quán Thánh- Trúc Bạch - Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thi tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.  Nhiệm vụ cụ thể của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:  Xây dựng chương trình, kế hoạch QLNT và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn quận.  Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN, thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN.  Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của NNT, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng NNT trên địa bàn.  Thu thập thông tin về NNT còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ
  • 39. 31 thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.  Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ thuế, tiền phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.  Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với NNT.  Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn NNT lập hồ sơ xử lý nợ thuế.  Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.  Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác QLN & CCNT thuộc phạm vi Chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác QLN & CCNT.  Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà Nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. 2.2 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong giai đoạn 2011-2013. Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của Chi cục thuế Quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013 ( Đơn vị: triệu đồng)
  • 40. 32 Số TT Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ Kế hoạch Cùng kì Kế hoạch Cùng kì Kế hoạch Cùng kì 1 NQD 987.000 783.654 79,40%% 119,50% 1.025.531 1.452.934 141,68% 185,41% 3.064.490 1.975.070 64,45% 135,94% 2 Thuế SDĐ PNN 14.000 9.942 71,01% 135,27% 13.900 16.973 122,11% 170,72% 15.500 19.145 123,52% 112,80% 3 Thuê đất 68.000 149.360 219,65% 123,38% 91.000 170.498 187,36% 114,15% 155.994 178.925 114,70% 104,94% 4 Phí, lệ phí 8.600 11.335 131,80% 114,30% 9.500 9.893 104,14% 87,28% 10.000 12.542 125,42% 126,79% 5 Trước bạ 268.000 425.448 158,75% 97,89% 370.000 213.562 57,72% 50,20% 253.512 245.146 96,70% 114,79% 6 Sử dụng đất 52.689 107.379 203,80% 120% 25.000 63.313 253,25% 58,96% 95.001 129.012 135,8% 203,77% 7 Thuế TNCN 164.000 142.624 87% 157,09% 184.000 155.961 84,76% 109,35% 259.179 300.440 115,92% 192,64% Tổng 1.562.28 9 1.495.318 95,71% 105,67% 1.718.931 2.083.134 121,19% 139,31% 3.853.676 2.860.280 74,22% 192,85%
  • 41. 33 2.3 Thực tiễn công tác Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn Quận Ba Đình trong những năm gần đây 2.3.1 Thực trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi Cục thuế Quận Ba Đình Qua nghiên cứu về tình hình thực tế về số nợ thuế cũng như công tác thu nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình, ta có cái nhìn tổng quan thông qua bảng sau: Bảng 2.2 Tổng hợp nợ thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số thuế ghi thu 1.495.318 2.083.134 2.860.280 Tốc độ tăng số thuế ghi thu (%) 39,31 37,31 Tổng nợ thuế tính đến 31/12 333.230 498.845 674.792 Tốc độ tăng nợ thuế (%) 49,70 35,27 Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế ghi thu (%) 22,28 23,95 23,59 (Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác thuế và Báo cáo tổng hợp phân loạinợ thuế năm 2011-2013) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nợ thuế liên tục tăng trong giai đoạn 2011- 2013: năm 2011 tổng nợ thuế là 333.230 triệu đồng; 498.845 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 là 674.792 triệu đồng. Tốc độ tăng nợ thuế khá nhanh, cụ thể như sau: năm 2012 là 49,7% và 35,27% năm 2013. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ thuế so với số thuế ghi thu cũng luôn đạt mức trên 20% từ 2011-2013, đòi hỏi chi cục thuế quận
  • 42. 34 Ba Đình cần tích cực triển khai quản lý nợ và công tác đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ một cách khoa học, hiệu quả nhất để hoàn thành chỉ tiêu dự toán pháp lệnh được giao, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời bổ sung vào NSNN. Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cần xem xét số nợ thuế chủ yếu tập trung ở loại thuế nào. Từ đó giúp cho cơ quan thuế tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra được những biện pháp đôn đốc nợ một cách hiệu quả. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu thông qua bảng tổng hợp số liệu sau: Bảng 2.3 Nợ thuế theo sắc thuế tại chi cục thuế quận Ba Đình giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ thuế Tỷ lệ (%) Nợ thuế Tỷ lệ (%) Nợ thuế Tỷ lệ (%) Tổng nợ 333.230 100 498.845 100 674.792 100 GTGT 205.682 61,72 322.085 64,57 438.750 65,02 Thu tiền SDĐ 1.572 0,47 1.586 0,32 1.824 0,27 Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 50.647 15,20 65.476 13,13 38.116 5,65
  • 43. 35 TNDN 51.240 15,38 62.784 12,59 68.193 10,11 TNCN 6.743 2,02 7.961 1,60 10.153 1,50 Tiền phạt 10.264 3,08 22.049 4,42 92.436 13,70 Phí, lệ phí và các sắc thuế khác 7.082 2,13 16.904 3,37 25.320 3,75 (Nguồn:Báocáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2011-2013) Từ bảng 2.3 cho thấy, nợ thuế GTGT luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ của cả năm. Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng. Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN chậm nhất 20 ngày của tháng sau. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ đọng thuế GTGT tăng cao. Cụ thể qua các năm: năm 2011 số nợ đọng thuế GTGT là 61,72%; năm 2012 số nợ đọng thuế GTGT là 64,57% và năm 2013 thì con số này là 65,02%. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế khó khăn, nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, giá cả tăng mạnh làm cho sản xuất kinh doanh của các chủ thể gặp nhiều khó khăn. Do đó người nộp thuế có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh nợ thuế GTGT thì nợ thuế TNDN và TNCN cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Đây là 2 loại thuế trực thu, đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, cá nhân. Tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của doanh nghiệp cũng như cá nhân giảm sút, do đó số nợ thuế của 2 loại này có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn. Cụ thể như sau, nợ thuế TNDN qua các năm 2011-2013 lần lượt là: 51.240; 62.784; 68.193 triệu đồng. Nợ thuế TNCN qua các năm 2011-2013 lần lượt là: 6.743; 7.961; 10.153 triệu đồng. Điều này xảy ra do cả nguyên nhân khách quan
  • 44. 36 cũng như nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do cá nhân, tổ chức kinh doanh gặp khó khăn do nền kinh tế nhiều biến động nên họ chiếm dụng tiền thuế làm vốn sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan là công tác quản lý nợ của chi cục thuế quận Ba Đình cũng còn nhiều điểm bất cập. Bên cạnh việc phân loại nợ thuế theo sắc thuế thì hiện nay Chi cục thuế quận Ba Đình cũng căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo các tiêu thức đã phân tích, công chức được phân công theo dõi quản lý nợ thông qua đó tiến hành phân loại nợ theo hình thức như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu. Việc phân loại này nhằm xác định được nguyên nhân, tình trạng, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, từ đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý nợ có hiệu quả hơn. Bảng 2.4 Nợ thuế phân loại theo khả năng thu hồi tại chi cục thuế quận Ba Đình Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tổng nợ 333.230 100 498.845 100 674.792 100 Nợ khó thu 25.138 7,54 50.742 1,02 71.067 1,05 Nợ không có khả năng thu 3.780 1,13 4.862 0,97 6.240 0,92 Nợ có khả năng thu 304.312 91,33 443.241 98,01 597.485 98,03 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2011-2013)
  • 45. 37 Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ có khả năng thu chiếm tỷ lệ rất cao, luôn trên 90% so với tổng nợ. Cụ thể, nợ có khả năng thu giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 304.312 triệu đồng, 443.241 triệu đồng, 597.485 triệu đồng; tương ứng với tỷ lệ là 91,33%; 98,01% và 98,03%. Từ số liệu thực tế trên cho biết đây là dấu hiệu tích cực, là tiềm năng lớn cho chi cục để thu nợ bổ sung vào NSNN. Điều này cũng đòi hỏi Chi cục thuế quận Ba Đình cũng nên tập trung chú trọng nguồn lực để thu hết số nợ được phân vào nhóm này, ảnh hưởng rất lớn vào việc hoàn thành dự toán được giao. Nợ khó thu cũng tăng mạnh qua các năm 2011-2013, cụ thể như sau: 25.138 triệu đồng năm 2011, 50.742 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 là 71.067 triệu đồng. Tuy nhiên so với tổng nợ thì chỉ chiếm tỷ lệ không cao. Nợ không có khả năng thu chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng đòi hỏi chi cục thuế quận Ba Đình cân nhắc xem xét quản lý tránh gia tăng khoản nợ này. Chi cục thuế quận Ba Đình nên xem xét lại các chỉ tiêu phân loại nợ để phân loại nợ một cách chính xác nhất, tránh sai sót, phân công nguồn lực để công tác thu nợ có hiệu quả cao nhất, đồng thời đưa ra các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế hoặc tổ chức cưỡng chế thuế, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp, chẳng hạn như khoanh nợ, gia hạn nộp thuế hoặc xóa nợ theo quy định của pháp luật. Đi sâu hơn vào việc phân loại nợ thì ta xem bảng sau để phân tích khoản nợ khó thu tại chi cục thuế quận Ba Đình năm 2012 và 2013 như sau:
  • 46. 38 Bảng 2.5 Phân loại nợ khó thu 2012-2013 tại chi cục thuế quận Ba Đình Đơn vị tính: triệu đồng Phân loại nợ khó thu Năm 2012 Năm 2013 Số doanh nghiệp Số tiền nợ Số doanh nghiệp Số tiền nợ Chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự 5 142 8 257 Liên quan đến trách nhiệm hình sự 4 236 10 452 Không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh 37 11.287 48 24.821 Đã giải thể 114 13.095 28 5472 Lâm vào tình trạng phá sản 126 25.866 132 39.973 Khó thu khác 116 128 Tổng 50.742 71.067 Từ bảng trên chúng ta thấy được phần lớn số nợ khó thu tại chi cục thuế quận Ba Đình là do doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đã giải thể và không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và số nợ hầu hết tăng trong năm 2012-2013. Lý giải cho tình trạng trên là trong giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế khó khăn,
  • 47. 39 nguồn vốn khan hiếm, lãi suất thị trường quá cao khiến các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên đã phá sản, một số doanh nghiệp bỏ trốn tạo ra số nợ khó thu cho chi cục thuế. Mặc dù số nợ khó thu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ nhưng cũng đòi hỏi chi cục phải quan tâm, theo dõi chi tiết cho từng khoản nợ để thu nợ, tăng số thu bổ sung vào NSNN. Với việc phân tích tính chất, nguyên nhân của các khoản nợ như trên đã giúp cho Chi cục thuế quận Ba Đình đưa ra được những biện pháp tích cực nhằm thu hồi nợ thuế cho từng khoản nợ cụ thể. Trong thời gian qua, công tác đôn đốc thu nợ của Chi cục thuế quận Ba Đình đã đạt được những kết quả khả quan, đáng ghi nhận như sau: Bảng 2.6 Kết quả thu hồi nợ đọng thuế giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng nợ thuế 333.230 498.845 674.792 Nợ đọng thu được trong năm 234.383 372.670 603.726 Tỷ lệ thu hồi nợ đọng (%) 70,34 74,71 89,47 Qua bảng số liệu trên ta thấy số nợ đọng thu được đã liên tục tăng qua các năm với số nợ đọng thu được của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 234.383 triệu đồng; 372.670 triệu đồng; 603.726 triệu đồng. Để đánh giá tình hình nợ đọng một cách chính xác hơn thì ta phải xem xét tỷ lệ giữa nợ đọng thu hồi được so với tổng nợ thuế. Cụ thể, năm 2011 thì tỷ lệ thu hồi nợ đọng là 70,34%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ
  • 48. 40 thu hồi nợ đọng chiếm 74,71% tổng số nợ thuế và năm 2013 thì tỷ lệ này là 89,47%. Đây là những con số rất tích cực cho thấy sự cố gắng rất lớn trong công tác đôn đốc thu nợ của Chi cục thuế quận Ba Đình góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Để tiếp tục phát huy tình hình trên thì Chi cục thuế quận Ba Đình cần quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý nợ thuế mà cụ thể mà công tác đôn đốc thu nợ. Để thấy rõ hơn về công tác đôn đốc thu nợ thuế của Chi cục thuế quận Ba Đình, ta xem xét bảng số liệu thống kê về tình hình sử dụng các biện pháp đôn đốc nợ thuế sau: Bảng 2.7 Hiệu quả của các biện pháp đôn đốc nợ tại chi cục thuế quận Ba Đình Đơn vị: triệu đồng Biện pháp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượt thực hiện Số tiền nợ thu được Tỷ lệ (%) Số lượt thực hiện Số tiền nợ thu được Tỷ lệ (%) Số lượt thực hiện Số tiền nợ thu được Tỷ lệ (%) Gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử 6.000 32.894 14,05 12.525 47.246 12,70 15.120 61.753 10,24 Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp 14.786 76.325 32,61 18.420 82.106 22,07 26.579 91.622 15,20 Mời DN nợ đến làm việc 200 53.560 22,88 515 134.085 36,04 622 221.680 36,77
  • 49. 41 tại Chi cục Đến làm việc đôn đốc thu nợ trực tiếp tại trụ sở NNT 80 60.160 25,70 164 96.920 26,05 245 178.261 29,57 Thông báo sẽ áp dụng biện pháp CCNT 112 11.102 4,74 130 12.674 3,14 324 49.512 8.21 Tổng cộng 234.041 100 372.031 100 602.828 100 Chi cục thuế quận Ba Đình đã áp dụng rất tích cực các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và đạt nhiều kết quả khả quan. Cụ thể ta thấy: + Thông qua biện pháp gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, chi cục thuế quận Ba Đình đã thu được số nợ thuế tương đối tốt qua các năm 2011-2013 lần lượt như sau 32.894 triệu đồng; 47.246 triệu đồng; 61.753 triệu đồng. Để có kết quả trên thì số lượt thực hiện biện pháp này cũng tăng mạnh từ 2011 là 6000 lượt, năm 2012 là 12.525 lượt và năm 2013 tới 15.120 lượt. + Biện pháp thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp: số tiền nợ thuế thu được tăng liên tục qua các năm 2011-2013: 76.325 triệu đồng ( năm 2011); 82.160 triệu đồng (năm 2012); 91.622 triệu đồng ( năm 2013). Tuy nhiên tỷ lệ thuế nợ thu được từ biện pháp này so với tổng nợ thu được lại giảm trong khi số lượt thực hiện biện pháp tăng rất mạnh. Điều này cho thấy biện pháp này chưa thực sự hiệu quả mặc dù chi cục thuế quận Ba Đình đã rất tích cực áp dụng biện pháp này. Nguyên nhân là do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn nên đã chây ỳ nộp thuế, chi cục thuế đã phải gửi rất nhiều thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.
  • 50. 42 + Bên cạnh đó, 2 biện pháp là mời doanh nghiệp nợ đến làm việc tại chi cục và đến làm việc đôn đốc thu nợ trực tiếp tại trụ sở NNT lại tỏ ra rất hiệu quả trong công tác đôn đốc thu nợ thuế. Số nợ thu được từ 2 biện pháp này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ thu được và không ngừng tăng qua các năm 2011-2013. Mặc dù số lượt thực hiện không nhiều nhưng những doanh nghiệp được mời và những doanh nghiệp có cán bộ thuế tới trực tiếp làm việc đều là các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn, có khả năng thu rất cao nên kết quả đạt được rất khả quan. Chi cục thuế quận Ba Đình cần áp dụng tốt hơn nữa để cải thiện công tác đôn đốc thu nợ một cách hiệu quả nhất. Để đạt được những hiệu quả quản lý và thu nợ trên, Chi cục thuế quận Ba Đình ngoài việc áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ theo quy định thì cũng đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm tăng hiệu quả quản lý nợ và thu hồi số nợ thuế. Cụ thể như sau: Một là, Chi cục thuế quận Ba Đình đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế để hạn chế nợ đọng thuế, cụ thể: Thực hiện luân chuyển cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao cho Đội tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế thuộc Chi cục. Chủ động xây dựng kế hoạch và có các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế. Thông qua nhiều hình thức như tập huấn, đối thoại, tổ chức các cuộc tiếp xúc, tọa đàm, lập trang thông tin điện tử và mạng lưới tuyên truyền trong toàn ngành Thuế để giải đáp, hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh và nhân dân nắm các chính sách, chế độ thuế, các thủ tục hành chính thuế để họ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, giảm thiểu các sai phạm do thiếu hiểu biết về hóa đơn, chứng từ, chính sách thuế. Việc này phần nào cũng góp phần hạn chế nợ đọng thuế, kịp thời giải đáp nhiều vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. Từ đó
  • 51. 43 tạo nên mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế ngày càng thân thiện, hợp tác và trở thành người bạn đồng hành trong việc thi hành chính sách thuế. Chi cục thuế quận Ba Đình cũng thường xuyên quan tâm, nắm bắt các vướng mắc của tổ chức, cá nhân người nộp thuế về các thủ tục và hành chính thuế để có biện pháp kịp thời xử lý. Cụ thể trong năm 2013 Chi cục thuế đã hướng dẫn thủ tục cho NNT: + Bằng điện thoại: bình quân 50 cuộc/ ngày. + Trực tiếp khoảng 5000 lượt + Trả lời bằng văn bản: 120 văn bản. + Tiếp nhận hồ sơ mua hóa đơn lần đầu: 4.800 hồ sơ Hai là, tập trung thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi gian lận thuế. Chi cục thuế quận Ba Đình đã chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chức, cử cán bộ tham gia việc nắm bắt, kê khai nhằm chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, làm cơ sở đôn đốc thu nộp và xử lý phân loại nợ đọng về thuế. Giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra có căn cứ dữ liệu để phân tích tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Chi cục thực hiện phân công cán bộ tăng cường giám sát việc kê khai quyết toán thuế của đơn vị để phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đầy đủ có yêu cầu giải trình hoặc kê khai bổ sung. Đối với các đơn vị âm thuế kéo dài xác định có nghi vấn yêu cầu phải kiểm tra làm rõ. Nhờ đó mà tình trạng sai lệch số liệu giữa cơ quan thuế và NNT đã được hạn chế rất nhiều. Ngoài ra thì Chi cục còn tưng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu của Ngành, tăng khả năng cung cấp thông tin, sử dụng và khai thác phần mềm ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế.
  • 52. 44 Ba là, Chi cục đã tích cực thu hồi nợ đọng thuế và hạn chế nợ đọng mới phát sinh. Hiệu quả của biện pháp này đã thể hiện rõ qua số liệu đã trình bày ở trên. Bốn là, Chi cục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, thông qua đó góp phần hạn chế nợ đọng thuế. Chi cục đã chỉ đạo các đội, cán bộ trong Chi cục phải thực hiện thủ tục hành chính nhanh, gọn, không gây phiền hà cho người nộp thuế. Từng bước thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa nghĩa vụ nộp thuế để tham gia giám sát. Thực hiện điều này đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc để ngành Thuế có điều kiện rút một bộ phận cán bộ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN và tăng cường hoạt động dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp thuế, tạo môi trương thuận lợi cho các tổ chức cá nhân nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật thuế, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Năm là, làm tốt công tác phối hợp liên ngành đảm bảo thu hồi tiền nợ thuế vào NSNN Việc quản lý nợ có chính xác, đầy đủ được tất cả các khoản thu của NSNN thì cũng mới là điều kiện cần để thu đủ tiền thuế vào NSNN nhưng chưa mang tình kịp thời. Do đó, công tác quản lý nợ chỉ đạt hiệu quả cao khi gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Khi nghiên cứu công tác quản lý nợ và tình hình thu nợ thời gian qua chúng ta phải xem xét các biện pháp đảm bảo nợ được thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN. 2.3.2 Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn Chi cục thuế quận Ba Đình 2.3.2.1 Kết quả thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế Việt Nam, người nộp thuế sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
  • 53. 45 1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. 2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. 3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. 4. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. 5. Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào tài khoản của NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay cho người nộp thuế mà không thực hiện nộp thay. 6. Kho bạc Nhà Nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế. 7. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian qua, công tác cưỡng chế nợ thuế đã được Chi cục thuế quận Ba Đình đặc biệt quan tâm không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà còn để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Để đảm bảo thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả cao và có tính thuyết phục đối với người nộp thuế, hàng năm Chi cục thuế quận Ba Đình thường xuyên thực hiện đối chiếu, rà soát