SlideShare a Scribd company logo
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số
liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn:
Trần Tú Anh
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN. ........... 4
1.1.Lý luận cơ bản về thất thu thuế ............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm thất thu thuế....................................................................... 4
1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế............................................................ 6
1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế.................................................................... 8
1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước .................................. 10
1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước................................................ 10
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ................................................... 11
1.3. Những vấnđề lý luậncơ bản vềchốngthấtthuthuế thunhập doanh nghiệp...... 14
1.3.1 Khái niệm về chống thất thu thuế...................................................... 14
1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế TNDN................................................. 15
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế............. 20
1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN .. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN DỐI VỚI CAC
DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC TẠI PHONG KIỂM TRA SỐ 3 TREN DỊA
BAN THANH PHỐ HA NỘI. ................................................................... 27
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội................ 27
2.1.1 Một số nét về địa lý.......................................................................... 27
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................. 28
2.2 Khái quát chung về Cục thuế thành phố Hà Nội.................................... 29
2.2.1 Sự ra đời của Cục thuế Hà Nội.......................................................... 29
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế Hà Nội........................ 30
iii
2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý tại phòng kiểm tra 3 ...................................... 34
2.2.4Kết quảthu ngân sáchnhànước củaphòng kiểm tra 3 giai đoạn 2013- 2015
................................................................................................................ 37
2.3 Công tác thu thuế TNDN đối với DNNN trong thời gian qua tại phòng
kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội. .................................................... 40
2.4 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN tại
phòng kiểm tra 3....................................................................................... 41
2.4.1 Các hình thức thất thu thuế TNDN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành
phố Hà Nội............................................................................................... 41
2.4.2 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN tại
phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội. .......................................... 44
2.5 Đánh giá chung về hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các
DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội........................... 56
2.5.1 Kết quả đạt được.............................................................................. 56
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân................................................................... 57
CHƯƠNG3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT
THUTHUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN.......................................................... 60
3.1 Giải pháp chung nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế TNDN
đối với các DNNN. ................................................................................... 60
3.1.1 Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
thuế TNDN .............................................................................................. 60
3.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .................. 65
3.1.3 Tổ chức tốt công tác cán bộ .............................................................. 68
3.1.4 Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan ....................... 69
3.1.5 Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát
triển. ........................................................................................................ 70
3.1.6 Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý.................................... 71
iv
3.1.7 Giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với một số lĩnh vực kinh
doanh cụ thể............................................................................................. 72
3.2 Một số giải pháp cụ thể của phòng kiểm tra 3....................................... 74
3.2.1 Tăng cường quản lý đối tượng .......................................................... 74
3.2.2 Tăngcườngquản lý số thu thuế và nâng cao hiệu quả tiến độ thu thuế.... 75
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra........................................................... 76
3.2.3 Xử lý nhanh gọn nhẹ các khoản nợ thuế ............................................ 79
KẾT LUẬN.............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 83
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa
1 DN Doanh nghiệp
2 ĐTNT Đối tượng nộp thuế
3 NNT Người nộp thuế
4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
5 NSNN Ngân sách Nhà nước
6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
7 KTT3 Kiểm tra thuế 3
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Tình hình thực hiện công tác thu toàn thành phố Hà Nội............... 32
Biểu đồ 1 : Thể hiện tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của.......................... 32
Bảng 2: Tình hình thực hiện số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015).......... 33
Biểu đồ 2: Thể hiện tình hình số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015) ........ 33
Bảng 3: Kết quả thu ngân sách nhà nước của phòng kiểm tra 3 giai đoạn .... 37
Bảng 4:Kết quả thu thuế TNDN đối với DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục
thuế Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015............................................................ 40
Bảng 5: Tình hình quản lý doanh nghiệp của Phòng kiểm tra 3.................... 45
Bảng 6: Tình hình kiểm soát thông tin doanh nghiệp của............................ 46
Biểu đồ 3: Thể hiện tình hình quản lý DNNN tại phòng kiểm tra 3 tính đến
tháng 2/2016............................................................................................. 46
Bảng 8: Kết quả phối hợp công tác tuyên truyền hỗ trợ........................... 49
Bảng 9: Kết quả kiểm tra của phòng kiểm tra 3 tính đến 30/12/2015 .......... 54
Bảng 10: Kết quả đôn đốc chứng từ nộp thuế điện tử.................................. 56
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thất thu thuế đang là vấn đề nan giải mà toàn ngành Thuế phải đối mặt.
Thất thu thuế len lỏi vào từng sắc thuế, từng ngành nghề kinh doanh, từng loại
hình doanh nghiệp (DN) nhưng chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp nhà nước.
Điều này càng được thể hiện rõ trong bối cảnh kinh tế - xã hội khó khăn – vẫn
chịu dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ
công ở châu Âu năm 2008. Trong tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, Đảng
và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho DN như miễn thuế, giảm
thuế có thời hạn, gia hạn nộp thuế… giúp DN từng bước vượt qua thách thức
từ môi trường kinh doanh. Nhưng nhiều DN đã lợi dụng ưu đãi về thuế của
Nhà nước để thực hiện hành vi gian lận nhằm làm giảm số thuế phải nộp vào
Ngân sách Nhà nước (NSNN). Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
nói riêng, đây là sắc thuế “thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu
nhập chịu thuế của các DN trong kỳ tính thuế”. Thuế TNDN là sắc thuế trực
thu – tức người nộp thuế (NNT) đồng thời là người chịu thuế đó là các DN,
các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau do đó gây phản ứng
mạnh mẽ từ phía NNT – NNT phải bỏ tiền từ túi của mình để nộp thuế chứ
không giống như thuế tiêu dùng là nộp thay cho người tiêu dùng cuối cùng.
Mặt khác, thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ
khi kinh doanh có lãi thì các DN mới phải nộp thuế TNDN. Đây là yếu tố trợ
giúp của Nhà nước đối với DN, tuy nhiên có nhiều DN để đạt được mục đích
của mình đã liên tục báo lỗ để không phải nộp thuế TNDN. Mới đây nhất thuế
TNDN mới được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ 01/01/2014 nên em muốn
tìm hiểu những sửa đổi, bổ sung về thuế TNDN có đáp ứng được yêu cầu
quản lý thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn Hà Nội hay không và Cục
2
thuế TP Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện các quy định mới về thuế
TNDN như thế nào. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ
TNDN ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG KIỂM TRA
SỐ 3_ CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp chống thất thu TNDN đối
với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại phòng kiểm tra số 3_ Cục thuế TP Hà
Nội. Để đạt được mục đích này, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng
cường chống thất thu thuế TNDN.
- Tìm hiểu thực trạng chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN qua đó
đánh giá hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN giai
đoạn 2013 – 2015.
- Đề xuất giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN trong giai
đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình chống thất thu thuế TNDN đối với
DNNN tại Phòng kiểm tra số 3
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chống thất thu thuế TNDN đối với
DNNN tại Phòng kiểm tra số 3 giai đoạn 2013 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh : Dựa vào các số liệu liên quan đến tình hình thu
nộp thuế TNDN của DNNN do phòng thống kê và tổng hợp để so sánh tình
hình thu nộp giữa các năm 2013 – 2015.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn: theo dõi quá trình làm việc và phỏng
vấn các các bộ thuế trong Phòng kiểm tra 3.
3
Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu số
liệu để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng
cường chống thất thu thuế TNDN.
Chương 2: Thực trạng thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
nhà nước tại phòng kiểm tra số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế
TNDN đối với DNNN.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức
lý luận và thực tiễn nhưng luận văn của em cũng không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo,
các cán bộ thuế, các bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị trong Phòng
kiểm tra số 3_ Cục thuế TP Hà Nội và PGS.TS. Vương Thị Thu Hiền, giảng
viên khoa Thuế - Hải quan đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN.
1.1.Lýluận cơ bản về thất thu thuế
1.1.1 Khái niệm thất thu thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân
cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng
cho mục đích công.
Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.
Thất thu thuế được hiểu là những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở
vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN,
song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những
khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.
Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ
thống thuế khoá nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà
nước và lợi ích của doanh nghiệp (DN) (hay lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì
hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng
nguồn thu từ thuế, trong khi đó DN luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp
càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, ở đâu có thuế khoá thì ở đó có thất thu.
1.1.2 Phân loại thất thu thuế
- Căn cứ vào tính chất của thất thu: Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến
rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia,
song có thể khái quát hoá thành hai dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm
năng. Trong đó:
5
+ Thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng
trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập
trung vào ngân sách đúng quy định.
+ Thất thu tiềm năng, bao hàm cả trường hợp “lách thuế” có nguyên
nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế
có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không
thu được, vì chưa có quy định của luật pháp.
- Căn cứ vào đối tượng gây ra thất thu thuế: Theo tiêu chí này, thất thu
thuế bao gồm: thất thu thuế trong DN NQD, thất thu thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể, thất thu thuế trong doanh nghiệp nhà nước và thất thu thuế ở các
doanh nghiệp nước ngoài.
- Căn cứ vào nội dung thất thu thuế: Thất thu thuế giá trị gia tăng, thất
thu thuế tiêu thu đặc biệt, thất thu thuế xuất nhập khẩu, thất thu thuế TNDN,
thất thu thuế thu nhập cá nhân, thất thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp …
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thất thu: Thất thu thuế gồm các loại
chủ yếu sau:
+ Thất thu thuế do chính sách: Một là, chính sách thuế chưa bao quát hết
được nguồn thu: một số khoản thu hoặc một số đối tượng chưa được chính
sách thuế điều tiết điều này đã gây ra thất thu thuế tiềm năng. Hai là, một số
điểm quy định trong chính sách thuế chưa rõ ràng, gây nhiều tranh cãi làm cơ
sở cho việc trốn, tránh thuế.
+ Thất thu do quản lý: Loại thất thu này do trình độ quản lý của cơ quan
thuế chưa đồng bộ và chuyên nghiệp; cán bộ thuế không giữ vững được phẩm
chất đạo đức, nghề nghiệp; sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa ăn
khớp; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành liên tục; hướng dẫn
thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc không rõ ràng.
6
+ Thất thu do các nguyên nhân khách quan: Đây là loại thất thu do các
nguyên nhân không thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan thuế và cơ quan liên
quan như: trình độ hiểu biết của người nộp thuế, điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội…
+ Thất thu do trốn thuế: Đây là hình thức thất thu do hành vi trốn thuế
của địa bàn khác mà không khai báo. người nộp thuế gây ra. Nhiều đối tượng
cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp
luật cũng như thực tế mà các doanh nghiệp đang kinh doanh. Các doanh
nghiệp nộp thuế theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp
bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất. Các
ĐTNT tìm mọi cách để trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ kế toán để đối
phó với cơ quan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu”
hàng trăm chữ ký khác nhau. Trốn thuế qua việc lợi dụng ưu đãi thuế: đăng
ký ngành nghề kinh doanh để hưởng ưu đãi nhưng không thực hiện đúng
ngành nghề đó, đặt địa bàn ở vùng khó khăn để hưởng ưu đãi sau đó chuyển.
+ Thất thu do khai thiếu thuế: Đây là trường hợp thất thu do người nộp
thuế kê khai thiếu so với tài liệu đã hạch toán trong sổ kế toán. Trường hợp
này, người nộp thuế không cố tình che giấu để trốn thuế.
+ Thất thu do tránh thuế: Đây là trường hợp thất thu do quy định pháp
luật không chặt chẽ nên người nộp thuế lợi dụng để làm giảm số thuế phải
nộp nhưng không vi phạm pháp luật.
1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế
Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu
do một số nguyên nhân sau:
- Xuất phát từ NNT: Trình độ nhận thức, hiểu biết về nghĩa vụ thuế
khóa của NNT còn nhiều hạn chế. Hoặc có thể do NNT am hiểu về thuế
nhưng động cơ muốn nộp thuế ít đã thúc giục người nộp thuế dùng mọi thủ
7
đoạn, mánh khóe để trốn thuế điều này đồng nghĩa với ý thức tự giác trong
việc chấp hành nghĩa vụ thuế còn yếu kém.
- Xuất phát từ cơ quan quản lý:
+ Trình độ quản lý của cơ quan thuế yếu, bộ máy tổ chức kém hiệu quả,
trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao, phẩm chất đạo đức, bản
lĩnh chính trị của cán bộ thuế ngày càng xuống cấp. Hoặc trình độ của cán bộ
còn yếu nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn,
chứng từ, sổ sách. Do vậy, NNT có thể trốn thuế.
+Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công
tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi
cho cơ quan thuế làm việc.
- Xuất phát từ chính sách, quy trình, thủ tục hành chính:
+ Cơ chế hành thu bất hợp lý. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế
phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Quy trình quản lý thuế không
chặt chẽ có thể tạo kẽ hở cho trốn thuế hoặc thông đồng giữa người nộp thuế
với công chức thuế.
+ Chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng còn có nhiều
thiếu sót, kẽ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó dẫn đến thực hiện sai.
Chưa có các chính sách nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững và hợp lý.
- Xuất phát từ các điều kiện khách quan:
+ Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Những doanh
nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh thương mại, hoạt động vận
chuyển hành khách, du lịch khách sạn…Những doanh nghiệp này có tình hình
kinh doanh phức tạp, khó quản lý do đó dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, gian
lận thuế mà cơ quan thuế không phát hiện ra được.
8
+ Điều kiện tự nhiên: Những doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn
kinh tế phức tạp, khó khăn có xu hướng luồn lách, trốn thuế ngày càng tăng
nếu không có sự quản lý tốt.
+ Sựbấtổn về kinh tế - xã hội cũnglà mộttrong những nguyên nhân gây ra
thất thu thuế. Thực tế cho thấy rằng, đấtnước nào có tìnhhình kinh tế, xã hội bất
ổn sẽtạo điều kiện cho gian lận thuế, trốn thuế. Ngược lại, đất nước nào có tình
hình kinh tế, xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, tạo ra hành
lang pháp lý mang tính răn đe từ đó làm giảm hành vi trốn thuế.
+ Cơ sở hạ tầng, khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Trong thời đại khoa học
công nghệ bùng nổ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh
vực trong đó có thuế. Cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ trong ngành Thuế
luôn được cập nhật và cải tiến sẽ là công cụ đắc lực giúp cho các cán bộ thuế
có thể phát hiện ra các dấu hiệu gian lận thuế, lưu trữ hồ sơ về doanh nghiệp
hay có dấu hiệu trốn thuế và đặc biệt là giúp cho cán bộ thuế giảm được khối
lượng công việc không cần thiết để tập trung nghiên cứu các mảng khác – phù
hợp với điều kiện lực lượng cán bộ thuế ở Việt Nam còn mỏng.
1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế
Thất thu thuế gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong ngành
Thuế mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Cụ thể là:
- Thất thu thuế làm thâm hụt NSNN do đó ảnh hưởng đến kế hoạch chi
tiêu của Chính phủ. Chính phủ đã đề ra kế hoạch rõ ràng, cụ thể để thực hiện
đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, đầu tư cho sản xuất kinh doanh và
đã thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc nhưng khi cần tiền để chi
trả thì không có. Điều này đã đặt Nhà nước vào thế bị động và cần thiết phải
thực hiện các biện pháp để có thể huy động đủ tiền như: in thêm tiền, vay
mượn quốc gia khác, phát hành trái phiếu Chính phủ… Các biện pháp này
đều có nhiều nhược điểm: in thêm tiền sẽ làm cung tiền lớn hơn cầu tiền từ đó
9
lạm phát tăng, vay nợ quốc gia khác sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ, chịu lãi
suất cao, bị phụ thuộc về kinh tế, chính trị. Tóm lại, nếu nhà nước không tìm
được giải pháp tháo gỡ thâm hụt Ngân sách mà phải thực hiện các biện pháp
trên sẽ bất lợi trước hết cho Nhà nước và sau đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền
kinh tế - xã hội. Thậm chí nếu thâm hụt Ngân sách quá lớn Nhà nước sẽ
không đủ tiền để đảm bảo cho bộ máy Nhà nước cấp trên và các cấp vận hành
bình thường.
- Thất thu thuế còn gây bất bình đẳng giữa các ĐTNT, tạo ra môi trường
cạnh tranh không lành mạnh. Thất thu thuế nghĩa là đã có các đối tượng thực
hiện hành vi gian lận để làm giảm số thuế phải nộp của mình. Những đối
tượng có điều kiện như nhau, có số thuế phải nộp như nhau nhưng do thực
hiện hành vi gian lận mà số thuế thực nộp vào NSNN lại khác nhau. Tình
trạng này là bất công với những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.
Đồng thời, thất thu thuế còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh vì
các doanh nghiệp lợi dụng đủ các loại mánh khóe, các thủ thuật, chiêu trò để
đạt được lợi ích của mình mặc dù điều họ làm là trái pháp luật.
- Thất thu thuế tạo ra tiền lệ coi thường pháp luật thuế.Trong nền kinh tế
vẫn có nhiều doanhnghiệp, cá nhân có ý thức tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế.
Nhưng nếu thất thu thuế do trốn thuế ngày càng gia tăng, sẽ khiến những doanh
nghiệp, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế lưỡng lự trong việc tiếp tục chấp
hành tốt với vi phạm để giảm số thuế phải nộp. Nếu không có biện pháp xử lý
mạnh tay với những doanhnghiệp trốn thuế làm cơ sở để răn đe đối tượng đang
có ý định trốn thuế hoặc đang thực hiện hành vi trốn thuế sẽ làm cho các đối
tượng khác coithường chínhsách, pháp luật thuế và thường xuyên vi phạm quy
định của luật thuế để gia tăng lợi ích cá nhân cho riêng mình.
10
1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước
1.2.1 Khái niệm vềdoanh nghiệp nhà nước
Khái niệm
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.
(Điều 4 – Chương 1 – Luật Doanh nghiệp 2014).
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu
Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể
kinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người
quản lý, kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho
để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp
nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp nhà nước, Vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử
dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh
nghiệp nhà nước tự tích luỹ.
Việc sử dụng vốn
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: được sử dụng vốn
và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh
doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; doanh nghiệp nhà nước có thể
tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở
hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá
trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh
11
nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích : được được Nhà
nước cấp kinh phí theo dự toán hàng năm phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch
Nhà nước giao cho doanh nghiệp; được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của
doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động
công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp phép.
Cơ cấu tổ chức quản lý
Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà
nước, tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng
quản trị, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị và tổng công ty
nhà nước là khác nhau.
1.2.2 Vai trò của doanhnghiệp nhà nước
Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của doanh
nghiệp nhà nước hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước đang có vai trò
hết sức quan trọng trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những khía
cạnh chủ yếu sau:
Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực
then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà
nước trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng)
cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí,
thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản
12
xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm
thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vượt qua nhiều khó khăn để duy
trì và phát triển sản xuất. Đơn cử ngành công nghiệp năng lượng đảm bảo tốt
về an ninh năng lượng quốc gia, điện lực, dầu khí và than đáp ứng kịp thời
nhu cầu ngày càng tăng. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông,
lâm sản cà phê, cao su, giấy, thuốc lá đảm bảo duy trì sản xuất, ổn định việc
làm cho người lao động. Diện tích trồng cây cao su tăng hơn 20%, diện tích
trồng cà phê tăng 18% so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu cao su và cà phê
thuộc 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD một năm.
Doanh nghiệp thương mại đẩy mạnh thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo
hàng hóa của nông dân. Giá trị xuất khẩu lúa gạo thuộc 10 nhóm hàng có kim
ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD một năm.
Lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng vẫn khẳng định được vai trò chủ
lực của doanh nghiệp nhà nước, chiếm 51% thị phần nội địa, tiếp tục giữ vững
và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường hàng
không nội địa giá rẻ với thị phần khoảng 13%. Vận tải đường sắt với nhiều
giải pháp đồng bộ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đã chấn chỉnh nâng cao
chất lượng dịch vụ, ngày càng thân thiện với khách hàng. Vận tải biển tích
cực tháo gỡ khó khăn về tài chính, thị trường, đổi mới công tác quản trị, kinh
doanh giảm bớt thua lỗ.
Lĩnh vực xây dựng dân dụng, bất động sản đã có nhiều cải tiến, đổi mới
trong việc tạo ra những sản phẩm nhà ở mới đa dạng, phong phú, phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng, thực hiện khá tốt nhiệm vụ an sinh xã hội, từng bước góp
phần phục hồi thị trường bất động sản trong nước.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông đã đầu tư lớn vào dự án vệ
tinh viễn thông Vinasat 2 giá trị trên 260 triệu USD, cung cấp dịch vụ Internet
13
băng thông rộng chiếm hơn 51% thị phần. Dịch vụ viễn thông di động của hai
nhà mạng MobiFone chiếm 21,6% và VinaPhone chiếm 25% thị phần.
Vốn chủ sở hữu, tài sản một số doanh nghiệp thương mại dịch vụ tăng so
với năm 2010, như Tập đoàn Xăng dầu tăng 70% và 6%, cung ứng xăng dầu
đạt trên 48% thị phần trong nước. Bốn ngân hàng thương mại nhà nước tích
cực góp phần vào việc điều chỉnh lãi suất, tỷ giá, kiểm soát lạm phát, đảm bảo
cán cân thanh toán, bình ổn thị trường tiền tệ, giữ vai trò chủ đạo của hệ thống
ngân hàng trong đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế đất nước, tài
trợ vốn các dự án kinh tế, công trình trọng điểm quốc gia. Thị phần tín dụng
giữ vị trí chi phối, với tỷ lệ trên 52%. Các ngân hàng chính sách huy động và
cung cấp đủ vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý tốt
nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn tín dụng chính sách đầu tư hàng năm
chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,8% GDP.
Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đạt kết quả tốt, bảo toàn
phát triển vốn và tài sản nhà nước giao, đầu tư có hiệu quả, đóng góp quan
trọng vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Triển khai nhiệm vụ
thoái vốn giai đoạn 2011-2015 tại 286 doanh nghiệp thu được 5.216 tỷ đồng,
thặng dư 2.952 tỷ đồng (gấp 2,3 lần so với giá vốn).
Hoạt động bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ giữ vững và mở rộng thị
trường, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Tăng trưởng vốn so với năm 2010
tăng14%, tài sản tăng 6,2%. Doanh thu bình quân tăng 23%, lợi nhuận bình
quân tăng 23%. Bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện đúng các quy định của Luật
Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, tăng trưởng doanh thu, đảm bảo đầy đủ quyền
và lợi ích của các tổ chức và cá nhân gửi tiền.
 Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc
điều tiết cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục
14
mặt trái của cơ chế thị trường; đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định
cho ngân sách nhà nước.
Trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sách cấp vốn lưu động cho kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã
tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao
gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay cùng nhân viên doanh nghiệp.
Trong lúc các thành phần kinh tế chưa vươn lên được thì doanh nghiệp
nhà nước là đối tác chính trong liên doanh liên kết với bên nước ngoài, chiếm
98% dự án liên doanh với nước ngoài, đồng thời doanh nghiệp nhà nước cũng
thực hiện được các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có
vốn trong nước và nước ngoài đầu tư.
Doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một
trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu
cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có
phần xuất khẩu chủ yếu thông qua xây dựng các đường giao thông huyết
mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển
công nghiệp chế biến.
1.3.Những vấn đề lý luận cơbảnvề chống thấtthu thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm vềchống thất thu thuế
Thất thu thuế gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngành Thuế cũng
như toàn xã hội. Vì vậy, hoạt động chống thất thu thuế là rất cần thiết và quan
trọng của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng.
Chống thất thu thuế là sự tác động của cơ quan thuế và các cơ quan liên
quan đến những đối tượng và hoạt động gây ra thất thu thuế nhằm phát hiện,
15
ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của ĐTNT làm số thuế
lẽ ra phải nộp nhưng không được nộp vào NSNN.
Khái niệm chống thất thu thuế nêu trên cho thấy chống thất thu thuế gồm
các khía cạnh sau:
Thứnhất,chủthểthực hiện chốngthất thu thuế là các cơ quannhà nước có
thẩm quyềntrong đó cơ quanthuế giữ vai trò chủ đạo. Để hoạt động chống thất
thu thuế đạt hiệu quả cao cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan liên quan
như: Ngân hàng, Kho bạc, Côngankinh tế, Chính quyền địa phương các cấp…
Thứ hai, công cụ mà cơ quan thuế và cơ quan liên quan áp dụng để
chống thất thu thuế là các biện pháp tác động vào dạng thất thu thuế, các
nguyên nhân gây ra thất thu thuế và các biện pháp này có tính bắt buộc cao.
Thứ ba, mục đích của công tác chống thất thu thuế là đảm bảo NNT nộp
đúng, nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN theo đúng luật; tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; ổn định, phát triển kinh tế - xã hội…
1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế TNDN
1.3.2.1. Chống thất thu về người nộp thuế
Chốngthất thu về người nộp thuế tức là không bỏ sót ĐTNT. Luật Doanh
nghiệp 2014 đã mở ra nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thành lập DN. Số
lượng DN có hoạtđộngsảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng,
quy mô ngày càng lớn do đó nếu không kiểm soát được đầy đủ thông tin về
NNT sẽlàm thất thoát mộtkhoản thuế lớn. Vì vậy, nội dung của công tác này là
phải quản lý đầy đủ, kịp thời thông tin liên quan đến NNT. Cụ thể:
Một là, nắm bắt được các thông tin định danh của NNT: tên, địa chỉ, số
chứng minh thư nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ngày sinh…
Hai là, nắm bắt được tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp: mã số thuế, địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…
16
Ba là, nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thay đổi thông tin
định danh của NNT; thay đổi thông tin đăng ký thuế; thay đổi địa điểm kinh
doanh; thay đổi cơ quan thuế quản lý.
Bốn là, nắm bắt được tình hình phát sinh và chấm dứt hoạt động sản xuất
kinh doanh của ĐTNT: doanh nghiệp có tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng
không đăng ký mã số thuế; chấm dứt hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu
lực mã số thuế hoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đối tượng nộp thuế
nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh.
1.3.2.2. Chống thất thu về căn cứ tính thuế
Chống thất thu về căn cứ tính thuế đòi hỏi phải xác định chính xác căn
cứ tính thuế, việc xác định chính xác căn cứ tính thuế là yếu tố quan trọng để
xác định chính xác số thuế phải nộp.
Đối với thuế TNDN, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất
thuế TNDN. Nội dung chống thất thu thuế TNDN:
- Xác định đúng thu nhập tính thuế theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các
khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu
nhập khác.
Muốn xác định đúng thu nhập tính thuế cần phải xác định đúng các yếu
tố cấu thành nên nó, tức là xác định đúng doanh thu, chi phí được trừ và các
khoản thu nhập chịu thuế khác.
Thứ nhất, đối với doanh thu tính thuế TNDN cần chú ý tới thời điểm ghi
nhận doanh thu có thể là khi xuất hóa đơn hoặc đối với DN xây lắp là khi bàn
giao công trình, hạng mục công trình xây dựng mà không quan tâm tới thời
điểm xuất hóa đơn. Xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu thì số
tiền thuế của Nhà nước sẽ không bị chiếm dụng – tức là thực hiện chống thất
17
thu trong quản lý thu nộp thuế. Để xác định đúng doanh thu tính thuế không
chỉ quan tâm tới thời điểm ghi nhận doanh thu mà còn phải chú ý tới cách
thức xác định doanh thu trong một số trường hợp đặc biệt. Thường thì doanh
thu tính thuế các DN khó thực hiện gian lận vì có cơ chế kiểm soát hai chiều
giữa hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra.
Thứ hai, để được coi là chi phí được trừ thì phải thỏa mãn đồng thời các
điều kiện sau:
 Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
 Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của
pháp luật.
 Khoản chi có mức chi hợp lý.
 Khoản chi tương ứng với doanh thu tính thuế.
Các khoản chi được trừ phải đáp ứng các nguyên tắc trên đồng thời phải
là những khoản chi không nằm trong danh mục các khoản chi không được trừ
theo quy định của pháp luật.
Trong thực tế, các DN thường đưa sai các khoản mục chi phí vào chi phí
được trừ như ghi không đầy đủ các yếu tố trên hóa đơn, áp dụng không đúng
định mức được trừ theo quy định của pháp luật, cố tình hạch toán sai chi phí
vào chi phí được trừ (chi phí thực tế phát sinh không liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí không tương ứng với doanh
thu tính thuế). Biết được những cách thức DN thường gian lận để được tính
vào chi phí hợp lý thì công chức thuế cần tập trung kiểm tra sâu những “điểm
nhấn” DN thường kê khai sai bằng cách đối chiếu với giữa các báo cáo kế
toán với nhau, yêu cầu kiểm tra hóa đơn, chứng từ, đối chiếu với định mức do
Nhà nước ban hành nếu đó là mặt hàng Nhà nước ban hành định mức hoặc
định mức do DN đã khai báo với cơ quan thuế.
18
Thứ ba, thông thường trong một niên độ kế toán, DN ít khi có các giao
dịch tạo thu nhập khác. Tuy nhiên không phải vì thế mà cơ quan thuế bỏ qua
không kiểm tra chi tiết các khoản thu nhập khác. Đôi khi các DN lợi dụng mọi
thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp nên việc khai báo giảm thu nhập khác
là điều rất có thể xảy ra. Vì vậy cơ quan thuế cần kiểm soát chặt chẽ các
khoản thu nhập khác thông qua hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan.
- Xác định đúng mức thuế suất: Thông thường Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp của mỗi nước đều quy định mức thuế suất phổ thông, các mức thuế
suất ưu đãi và các mức thuế suất cao hơn thuế suất mức thuế suất phổ thông.
Cơ quan thuế cần kiểm tra xem đối tượng nộp thuế có áp đúng thuế suất thuế
TNDN không? Theo Luật số 32/2013/QH13: “Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” thì mức thuế suất phổ biến hiện
hành là 22% và còn một số mức thuế suất ưu đãi: 20%, 17%, 10%.
1.3.2.3. Chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế
Thất thu thuế trong quản lý thu nộp là việc số thuế đã được NNT tự tính,
tự khai hoặc do cơ quan thuế phát hành thông báo thuế nhưng lại không được
nộp kịp thời vào NSNN theo đúng luật thuế. Đây là loại thất thu không ảnh
hưởng đến số thuế phải nộp vào NSNN nhưng do nộp chậm, dây dưa nợ đọng
nên ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, hơn nữa tiền còn có giá
trị thời gian.
Công tác chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế gồm một số nội dung sau:
Một là, đội ngũ cán bộ viên chức ngành Thuế, đặc biệt là đội ngũ viên
chức liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thu nộp và tiếp xúc với NNT có tác
phong và thái độ không đúng chuẩn mực. Điều này dẫn đến tâm lý sợ tiếp xúc
và làm việc với cơ quan thuế của người nộp thuế và từ đó hình thành tâm lý
trốn tránh, không nộp thuế đúng thời hạn, chỉ nộp khi bị cơ quan thuế nhắc
19
nhở. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế cần được nâng cao năng lực làm việc, phẩm
chất chính trị.
Hai là, để đảm bảo thuế được nộp vào ngân sách đúng hạn cơ quan thuế
cần thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ: Nhắc nhở qua điện thoại,
nhắc nhở qua thư điện tử, thông báo nộp thuế, thông báo nợ thuế và phạt
chậm nộp thuế… và các biện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản ngân
hàng, khấu trừ một phần tiền lương, dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi mã số
thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn…
1.3.2.4. Chống thất thu về ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế là việc nhà nước tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế
hưởng một số ưu đãi nếu thỏa mãn các điều kiện quy định trong luật thuế như:
miễn thuế; miễn, giảm thuế có thời hạn; thuế suất ưu đãi. Nhà nước thực hiện
ưu đãi thuế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội như
khuyến khích đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn; kích thích đầu
tư vào các sản phẩm công cộng hoặc các sản phẩm công nghệ cao; tháo gỡ
khó khăn cho DN…Nhưng thực tế, hiện nay có nhiều DN không đủ điều kiện
để hưởng ưu đãi thuế nhưng vẫn trong đối tượng được hưởng ưu đãi thuế để
trốn thuế. Do vậy, công tác chống thất thu về ưu đãi thuế là rất cần thiết. Nội
dung chống thất thu về ưu đãi thuế là:
Một là, quản lý và kiểm soát được các đối tượng thuộc diện được hưởng
ưu đãi: Đăng ký hoạt động ở địa bàn ưu đãi sau đó di chuyển sang địa bàn
khác nhưng không thực hiện việc đăng ký lại; đăng ký kinh doanh ngành nghề
thuộc lĩnh vực ưu đãi nhưng không thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh
như đã đăng ký; đăng ký đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu nhưng không hạch
toán riêng được phần lợi nhuận tăng thêm mà tính ưu đãi thuế trên tổng lợi
nhuận; đăng ký thuê người lao động khuyết tật, người nhiễm HIV để hưởng
ưu đãi thuế TNDN nhưng thực tế không thuê hoặc số lượng thuê chiếm ít …
20
Hai là, thường xuyên rà soát chính sách ưu đãi và khảo sát thực tiễn để
loại bỏ những quy định không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội,
ưu đãi không đúng đối tượng, ưu đãi không đúng thời gian và lĩnh vực…
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế
1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chính sách thuế và pháp luật thuế: Chính sách thuế là hệ thống
những quan điểm, chủ trương, đường lối và các biện pháp cơ bản để điều tiết
thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế. Chính sách
thuế hợp lý sẽ tác động đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội qua đó điều tiết
một phần thu nhập của họ vào Ngân sách thông qua thuế. Nếu chính sách thuế
không hợp lý sẽ điều tiết quá mức - tức là lạm thu hoặc bỏ sót nguồn thu - tức
là tạo ra thất thu thuế tiềm năng. Chính sách thuế chỉ định hướng cho người ta
cần làm gì để đạt được mục tiêu mong muốn, do vậy cần thể chế hóa chính
sách thuế thành pháp luật thuế. Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung (bắt buộc người ta phải làm gì trong những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định và không được làm gì). Nếu pháp luật thuế rõ ràng,
minh bạch, đưa ra các quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc
gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định sẽ bao quát được tất cả nguồn thu
trong xã hội – tức là hạn chế được thất thu thuế tiềm năng và NNT tuân theo
khung pháp lý chuẩn, không có kẽ hở để có cơ hội luồn lách, trốn và tránh
thuế - tức là giảm thất thu thuế thực.
Thứ hai, tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý
thuế. Xây dựng hệ thống chính sách thuế và pháp luật thuế hợp lý nhưng khâu
tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuế không hiệu quả thì không thể nào
tác động đến NNT làm cho họ hiểu nghĩa vụ thuế, cách tính toán số thuế, thời
gian nộp thuế, hậu quả của việc không tuân thủ - đặc biệt trong điều kiện cơ
chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Từ đó, mục đích đề ra chính sách thuế và
21
pháp luật thuế là đảm bảo NNT nộp đủ thuế, nộp đúng hạn không đạt được,
và xảy ra thất thu thuế là lẽ tự nhiên. Chính sách và pháp luật thuế đóng vai
trò như là tư liệu lao động và cơ quan thuế đóng vai trò là cầu nối thực hiện
các chức năng quản lý thuế để đưa chính sách và pháp luật thuế vào thực tiễn
để NNT hiểu và áp dụng đúng đắn. Chức năng chủ yếu của quản lý thuế là:
tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế; hỗ trợ NNT; quản lý kê khai thuế, nộp
thuế; đôn đốc thu nộp thuế; thanh tra, kiểm tra NNT; cưỡng chế thuế.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là nhóm nhân tố mà nó tác động tới hoạt động
chống thất thu thuế không theo ý muốn của cơ quan thuế, cơ quan thuế chỉ có
thể tác động vào nhóm nhân tố này để nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế.
Nhóm nhân tố khách quan gồm trình độ phát triển; đặc điểm kinh tế - xã hội
và trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế, Cụ thể:
Một là, trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế- xã hội
- Lợi nhuận của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Khi lợi nhuận của
công ty cao, công ty trang trải đủ các chi phí và phần lợi nhuận còn lại đáp
ứng được kỳ vọng của cổ đông, chủ sở hữu thì DN sẽ nộp đủ thuế, nộp đúng
hạn để nâng cao uy tín cho DN điều này đồng nghĩa với việc thực hiện hành
vi gian lận thuế giảm xuống. Ngược lại, khi kinh doanh có lãi ít thì DN
thường có động cơ làm giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách ghi tăng chi
phí hoặc ghi giảm doanh thu thậm chí có nhiều DN còn khai báo lỗ để không
phải nộp thuế.
- Ý thức của NNT. Nếu ý thức của NNT được nâng cao thì thất thu thuế
giảm và hoạt động chống thất thu thuế cũng có sự tham gia tích cực của NNT.
NNT hiểu được trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
thì họ sẽ tự nguyện nộp thuế vào NSNN mà không cần có sự tác động của cơ
quan thuế đồng thời NNT còn phát hiện, khai báo, tố cáo các trường hợp trốn
22
thuế, gian lận thuế hoặc các hành vi cấu kết của cán bộ thuế với NNT. Mọi
biện pháp của cơ quan thuế đều có ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn nếu
cơ quan thuế không có các biện pháp đả thông nhận thức cho NNT. Đây được
xem như nhân tố quan trọng hàng đầu trong công tác chống thất thu thuế.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Những địa phương, địa
bàn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa công tác chống thất thu thuế thường
khó đạt được hiệu quả cao do ý thức của người dân chưa cao, hiểu biết của
cán bộ thuế chưa sâu và rộng, trang bị kỹ thuật kém, hơn nữa ngay từ đầu đã
có sự quản lý lỏng lẻo do đó thất thu thuế thường cao.
- Phong tục, tập quán, thói quen. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến
hành vi của NNT. Những người mua ít hàng hoặc mua hàng ngoài chợ thường
không lấy hóa đơn do vậy rất khó cho cơ quan thuế khi kiểm tra những doanh
nghiệp bán hàng cho người mua lẻ không lấy hóa đơn, thậm chí những doanh
nghiệp này còn lợi dụng khách hàng không lấy hóa đơn để mua hóa đơn đầu
vào khống (hóa đơn GTGT đầu vào cao để được khấu trừ nhiều) nhằm làm
tăng chi phí được trừ từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
Hai là, trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế. Dù trình độ chuyên môn của
cán bộ thuế có giỏi đến đâu nhưng không có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện
đại thì sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều cán bộ thuế để thực hiện tốt
công tác chống thất thu. Nếu cán bộ thuế đã có trình độ chuyên môn giỏi lại
được trang bị kỹ thuật hiện đại thì hoạt động chống thất thu hiệu quả hơn
nhiều, điều này đặc biệt cần thiết khi lực lượng cán bộ thuế ở Việt Nam còn ít.
Cán bộ thuế có thể phát hiện nhiều trường hợp trốn thuế, sau đó lưu trữ vào
cơ sở dữ liệu để có thể dễ dàng quản lý sau này.
Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ
công chức thuế. Công chức thuế phải là người am hiểu kiến thức của tất cả
các lĩnh vực vì trong nền kinh tế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh
23
doanh hàng hóa, dịch vụ khác nhau: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp
thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…Nếu cán bộ thuế không
có kiến thức sâu và rộng thì không thể quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo các loại
hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lợi dụng điều này để thực hiện
các hành vi gian lận thuế từ đó làm thất thu thuế. Hơn nữa, trong môi trường
làm việc đầy cám dỗ, đòi hỏi công chức thuế phải có phẩm chất chính trực,
vững vàng, thanh liêm. Nếu không giữ vững được phẩm chất, đạo đức nghề
nghiệp thì rất dễ bị đồng tiền lôi cuốn mà móc nối với NNT để thực hiện các
hành vi lới lỏng các quy định của pháp luật cho NNT và dẫn đến thất thu thuế.
Thứ tư, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan liên quan. Để có thể
thực hiện chống thất thu thuế hiệu quả, cần thiết phải có sự giúp đỡ của các cơ
quan liên quan: Ngân hàng, Công an, Cơ quan quản lý thị trường… sẽ giúp cơ
quan thuế biết được thông tin về tài khoản ngân hàng của người nộp thuế để
có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế chẳng hạn trích tiền từ tài khoản ngân
hàng, Công an sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của
ĐTNT, cơ quan quản lý thị trường sẽ cho biết tình hình biến động giá cả trên
thị trường…
1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN
1.3.4.1 Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN
- Thuế TNDN chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng thu từ thuế, phí. Nhưng
theo Luật thuế TNDN số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
TNDN số 14/2008 thì thuế suất thuế TNDN bắt đầu từ 01/01/2014 là 22%.
Như vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế và theo lộ trình cải cách thuế 2014 –
2020 thuế suất thuế TNDN sẽ liên tục giảm xuống, điều này làm giảm nguồn
thu cho NSNN do đó cần phải siết chặt quản lý thuế TNDN để tránh tình
trạng gian lận thuế làm thất thu NSNN. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phải thực hiện các cam kết cắt giảm
24
thuế quan như giảm thuế nhập khẩu – một nguồn thu lớn cho NSNN. Vì vậy
để đảm bảo ổn định nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cần thiết phải nghiên cứu,
hoàn thiện các văn bản thuế trong đó có thuế TNDN và áp dụng có hiệu quả
văn bản thuế vào thực tiễn quản lý.
- Là công cụ để Nhà nước phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Đối với
những lĩnh vực mà Nhà nước muốn DN đầu tư vào thì Nhà nước sẽ sử dụng
thuế TNDN để định hướng đầu tư.
- Thúc đẩy quá trình hạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ của DN.
Trong điều kiện hiện nay, DN phải tự tính, tự khai, tự nộp thuế và DN phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của số thuế đã nộp. Để tính
được chính xác số thuế phải nộp, DN cần phải lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng
từ và thường xuyên phản ánh các giao dịch vào sổ kế toán. Nhà nước đã tin
tưởng DN để DN tự tính, tự khai, tự nộp thuế nhưng bên cạnh đó vẫn còn
nhiều DN lợi dụng cơ hội này để làm giả số liệu. Do vậy định kỳ khi NNT
nộp tờ khai thuế TNDN thì công chức thuế cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ
của các số liệu được phản ánh trên tờ khai. Nếu thấy không hợp lý cần yêu
cầu DN giải trình và kiểm tra tại trụ sở DN.
- Kiểm soát và nắm bắt thêm các thông tin về DN. Thông qua khai báo
thuế của DN, cơ quan thuế có thể nắm bắt được phần nào tình hình kinh
doanh của DN để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý. Nhưng những số liệu
này có thể phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của DN nên qua
công tác kiểm tra tại trụ sở DN thì công chức thuế có thể tìm hiểu được nhiều
thông tin chính xác về DN, có thể nắm bắt các thủ đoạn gian lận thuế để lưu
trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý,
tìm kiếm sau này.
25
1.3.4.2 Thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay
Nhưng xét trên khía cạnh khác đã là DN thì mục đích cuối cùng là tối đa
hóa lợi nhuận, để đạt được mục đích các DN không từ một thủ đoạn, mánh
khóe nào. Vì mục tiêu lợi nhuận các DN sẵn sàng khai tăng chi phí được trừ,
khai giảm doanh thu, áp dụng định mức kỹ thuật không đúng quy định, mua
hóa đơn khống để làm tăng chi phí được trừ hoặc bán hàng không xuất hóa
đơn nhưng vẫn tập hợp đầy đủ chi phí đầu vào…Những thủ đoạn này của DN
cơ quan thuế rất khó phát hiện, để có thể phát hiện được cần có sự phối hợp
với các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, cơ quan quản lý thị trường.
Hiện nay số lượng công chức thuế ở Việt Nam còn mỏng so với lực
lượng “hùng hậu” các DN, do đó khó tránh khỏi việc không phát hiện được
những gian lận, sai sót trong các giao dịch của NNT. Hơn nữa, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế chưa cao, một số
công chức thuế được vào làm trong ngành thuế nhờ quan hệ “con ông, cháu
cha” chứ không phải do thực lực của bản thân, một số cán bộ khác nhận hối lộ
của DN để bỏ qua lỗi do DN gây ra.
Xuất pháttừ lý do trên cầnthiết phải tăng cườngchốngthất thu thuế TNDN
đối với DNNN để góp phần tăng thu cho NSNN; tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh, công bằng; quản lý chặt chẽ được các ĐTNT TNDN qua đó nâng
cao uy tín của Nhà nước đối với DN nói chung và DNNN nói riêng.
1.3.4.3 Mục tiêu của công tác tăng cường chống thất thu thuế
* Việc tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu
đúng, thu đủ số thuế cho NSNN, đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của ngân
sách nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi mà nước ta đang trong quá trình cắt giảm nhiều loại thuế xuất nhập khẩu
theo cam kết.
26
* Tăng cường chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng khai man,
khai không đúng nhằm trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế và các tình trạng tiêu
cực khác.Nhờ vậy không những đảm bảo được nguồn thu cho NSNN mà còn
góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế.
* Việc chống thất thu thuế nói chung và thất thu thuế TNDN nói riêng
nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các người nộp thuế trong việc thực hiện
nghĩa vụ đối với ngân sách, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp.
* Đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thông qua
việc điều chỉnh thuế suất, nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn còn lạc hậu, kém phát triển, những lĩnh vực
mà nhà nước thấy cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
* Thông qua việc tăng cường chống thất thu thuế ý thức của nhân dân
trong việc tuân thủ pháp luật thuế nói riêng cũng như pháp luật nói chung nhờ
đó cũng sẽ được tăng lên.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên yêu cầu tất yếu trong công tác chống
thất thu thuế là cần phải có sự quyết tâm của cơ quan thuế cũng như các cơ
quan nhà nước trong việc đấu tranh với những biểu hiện của gian lận thuế.Bên
cạnh đó đòi hỏi phải có sự cố gắng, sáng tạo, tinh thần làm việc hết mình của
cán bộ ngành thuế cùng với sự ủng hộ tích cực của nhân dân. Một vấn đề
quan trọng cần được quan tâm nữa là khâu hoạch định chính sách thuế phải
đảm bảo sự phù hợp, khả thi, lường trước được các khả năng có thể xảy ra
qua đó mới có thể đảm bảo sự ổn định của chính sách thuế.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN DỐI VỚI CAC
DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC TẠI PHONG KIỂM TRA SỐ 3 TREN
DỊA BAN THANH PHỐ HA NỘI.
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
2.1.1 Một số nét về địa lý
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44'
đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở
phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả
hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện
tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,
với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462
m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số
gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt
Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc
biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng
số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ
15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh..
28
2.1.2 Đặcđiểm kinhtế - xã hội
Năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt
động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây
dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có
những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân
tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan.
Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại
được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá
cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu.
Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân
tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh
tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá
dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là
yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích
thích tiêu dùng.
Dưới đây là kết quả chi tiết:
Ước tính năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,24% so
cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ
sản tăng 2,47% (đóng góp 0,11% vào mức tăng chung của GRDP). Giá trị
tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 9,11% (đóng góp 3,79% vào
mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,91% (đóng góp
5,34% vào mức tăng chung). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu
dịch vụ tăng 11,7%, trong đó, bán lẻ tăng 11,5%. Hoạt động du lịch đạt kết
quả khá. Năm 2015, khách du lịch quốc tế lưu trú tại Hà Nội tăng 9,6%.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới năm 2015 uớc tính khoảng 18.340 doanh nghiệp,tăng 33,7% so với
29
năm 2014. 10 tháng đầu năm 2015, có 14.102 doanh nghiệp ngừng hoạt động
(tăng 14,2% so với cùng ký năm 2014), trong đó: 927 doanh nghiệp giải thể,
10.115 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, 3.060 doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 146.585 tỷ đồng,
tăng 3,5% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa là 128.070 tỷ đồng, tăng
2,4% so với dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 69.970 tỷ đồng,
tăng 18,4% so với dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 40.023 tỷ đồng,
chi xây dựng cơ bản là 28.069 tỷ đồng.
Đời sống của đa số dân cư năm 2015 nhìn chung ổn định và có phần
được cải thiện hơn so với năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 1,75% (năm
2014 là 2,08%). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch tương đối nhiều về thu nhập
nên sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng.
Năm 2016, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên
địa bàn là 8,5-9%( theo cách tính mới); thu nhập bình quân đầu người đạt 85-
87 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 11-12%; tốc
độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 7-8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,2% so với
năm trước; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tăng thêm 22 xã đạt
chuẩn nông thôn mới. Hà Nội cũng xác định rõ năm nhiệm vụ chủ yếu và ba
khâu đột phá, tập trung vào: phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết
cấu hạ tầng đô thị, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện
mội trường đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà
Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện.
2.2 Khái quát chung về Cục thuế thành phố Hà Nội
2.2.1 Sựra đời của Cục thuế Hà Nội
Theo nghị định 281/HĐBT( nay là chính phủ) và thông tư hướng dẫn thi
hành nghị định 281/HĐBT, Cục thuế Hà Nội là một bộ phận của hệ thống
thuế của nhà nước. Cục thuế Hà Nội chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội.
30
Hiện nay, Cục thuế Hà Nội có trụ sở tại 187 Giảng Võ- Hà Nội. Trụ sở
tạm thời tại 25- phố Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội và 23- Thành Công- Đống
Đa- Hà Nội.
Cục thuế Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ ngày
21/8/1990 của Bộ Tài Chính. Cục thuế TP Hà Nội trưc thuộc Tổng Cục Thuế trên
cơ sở hợp nhất Cục thuế Hà Nội(cũ), cục thuế Hà Tây(cũ) và huyện Mê Linh.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế Hà Nội
Cục thuế TP. Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng
tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của
ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP.
Hà Nội theo quy định của pháp luật.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỤC THUẾ HÀ NỘI
Cục Trưởng Cục Thuế
Phòng
Quản
lý nợ
và
Cưỡn
g chế
nợ
thuế
Phòng
Quản
lý
thuế
thu
nhập
cá
nhân
Phòng
Tổng
hợp
nghiệ
p vụ
dự
toán
Phòng
Kiểm
tra nội
bộ
Phòng
Tổ
chức
cán
bộ
PhòngPhápchế PhòngHànhchínhlưutrữ PhòngQuản trị - Tài
vụ
PhòngQuản lý Ấn chỉ
Phòng Tin học
Một
số
phòng
kiểm
tra
thuế
Một
số
phòng
thanh
tra
thuế
Phòng
Tuyên
truyền
– Hồ
trợ
người
nộp
thuế
Phòng
Kê
khai
và Kế
toán
thuế
31
Cục thuế Hà Nội là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Tổng cục
thuế; có nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn của thành phố Hà Nội.
Thànhphần, cơ cấubanlãnh đạo Cục ThuếThànhphốHà Nội tính đến thời
điểm 2/2016
Cục Trưởng : Hà Minh Hải
Các Phó Cục Trưởng
1. NguyễnVănMơ
2. Hoàng KimCảnh
3. TháiDũng Tiến
4. ViênViếtHùng
5. NguyễnVănHổ
6. MaiSơn
Vị trí - Chức năng:
Cục Thuế TP Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức
năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế) trên địa bàn Hà Nội theo
quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ - Quyền hạn - Trách nhiệm:
Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo
quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có
liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại
Điều 2 Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Cục Thuế TP Hà Nội giai đoạn
2013-2015:
Trong giai đoạn 2013-2015, giai đoạn mà nền kinh tế trong nước gặp
nhiều khó khăn, Hà Nội một trong những đầu tàu của nền kinh tế cũng bị chịu
ảnh hưởng không nhỏ, do đó, phần nào ảnh hưởng đến số thu của ngành
32
Thuế. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn cục thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội
vẫn thực hiện được vượt mức dự toán được giao. Cụ thể :
BẢNG 1 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU TOÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI (2013-2015)
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tổng thu nội địa (*) 153.371 118.700 141.653
So với dự toán pháp lệnh 102,4% 103,1% 109,8%
[Cục ThuếThành phốHà Nội]
0
20
40
60
80
100
120
140
160
2013 2014 2015
Tổng thu nội địa
Biểu đồ 1 : Thể hiện tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của
Cục Thuế Thành phố Hà Nội (2012-2015)
[Cục Thuế Thành phố Hà Nội]
33
Để thấy rõ hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Cục thuế, ta đi
xem xét tình hình thực hiện số thu ở một số khu vực có số thu lớn theo sự
quản lý của Cục thuế như sau:
BẢNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SỐ THU Ở MỘT SỐ KHU VỰC (
2013 – 2015)
Đơn vị: tỷ đồng
Khu vực 2013 2014 2015
DNNN Trung ương 65.767 61.316 66.834
DNNN Địa phương 1.899 2.383 2.597
DN có vốn ĐTNN 16.848 16.556 18.046
DN ngoài quốc doanh 14.956 15.923 17.356
Nguồn:Cụcthuế Thành PhốHà Nội
Biểu đồ 2: Thể hiện tình hình số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015)
0
10
20
30
40
50
60
70
2013 2014 2015
DNNN Trung ương
DNNN Địa phương
DN có vốn ĐTNN
DN ngoài quốc
doanh
Nguồn:Cụcthuế Thành phốHà Nội
34
Qua các bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy, giai đoạn 2013-2015 Cục
Thuế TP Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu (số thu thuế luôn
vượt mức dự toán). Số thu của năm 2015 là 141.653 tỷ đồng cao hơn số thu
của năm 2014 là 22.953 tỷ đồng, số thu tăng là do tình hình kinh tế trong
nước có sự chuyển biến tích cực, cơ quan thuế đã ban hành các chính sách
thuế mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục ổn định
sản xuất, kinh doanh.
Có được những kết quả đáng khích lệ như trên, bên cạnh sự cố gắng
phấn đấu không ngừng của các cán bộ thuế của Cục, còn nhờ có sự chỉ đạo sát
sao, sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối kết hợp của các ban
ngành, các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an trên địa bàn, qua đó,
kiểm soát tốt hơn đối tượng nộp thuế, hạn chế được tình trạng gian lận thuế,
đảm bảo số thu vào NSNN.
2.2.3 Cơcấu tổ chức quản lýtại phòng kiểm tra 3
Căn cứ theo quyết định 502/QĐ-TCT ban hành ngày 29/03/2010 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các
Phòng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phòng Kiểm tra thuế số 3 thuộc Cục Thuế Thành phố Hà Nội, thực hiện
đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một phòng kiểm tra theo qui định.
Phòng kiểm tra 3 có tất cả 30 cán bộ thuế. Trong đó có 1 trưởng phòng, 4 phó
phòng và 25 cán bộ thuế thực hiện chức năng và nhiệm vụ đã được quy định.
Chức năng:
Kiểm tra và đônđốc thu nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhà nước.
Nhiệm vụ cụ thể:
Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;
35
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế
đối với các Chi cục Thuế;
Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế;
Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân
tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định
tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất
thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh
kịp thời;
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở
của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy
định của Luật Quản lý thuế;
Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc
diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết
định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;
Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ
căn cứ, khôngđúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;
Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ
sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có
đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;
Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản,
ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức
sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ...;
Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết
quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về
quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá
đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng
36
biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan
thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;
Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành
vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;
Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
cho bộ phận chức năng có liên quan;
Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp
quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với
người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;
Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;
Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực
hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước;
Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh
vực được giao;
Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
37
2.2.4Kết quảthu ngânsách nhà nước của phòng kiểm tra 3giaiđoạn2013-2015
BẢNG 3: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA PHÒNG
KIỂM TRA 3 GIAI ĐOẠN 2013- 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán Thực hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành (%)
Tổng thu nội
địa
7.899.945 6.909.403 87.5% 6.718.981 7.503.125 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6%
Khu vực
DNNN Trung
ương
3.890.920 3.476.060 89.3% 3.245.000 3.377.965 104.1% 4.245.000 3.666.551 86.4%
Khu vực
DNNN địa
phương
1.090.130 883.426 81.0% 825.000 1.278.195 154.9% 1.113.000 957.124 86.0%
Khu vực DN
có vốn ĐTNN
58.020 74.524 128.4% 73.000 98.940 135.5% 96.000 68.058 70.9%
Khu vực CTN
và dịch vụ
NQD
140 150 107.1% 155 159 102.6% - 8.744
Thuế thu nhập
cá nhân
627.000 548.471 87.5% 506.000 476.960 94.3% 579.000 619.043 106.9%
Thu tiền cho
thuê mặt đất,
mặt nước
35 37 105.7% 41 39 95.1% - 84
Thu tiền bán
nhà, thuê nhà,
KHCB nhà
thuộc SHNN
200 193 96.5% 185 190 102.7% - -
Phí xăng dầu
59.000 63.524 107.7% 65.000 154.156 237.2% 172.000 448.300 260.6%
Phí - lệ phí
tính cân đối
ngân sách
2.170.000 1.858.318 85.6% 2.000.000 2.111.721 105.6% 2.366.000 2.349.008 99.3%
Thu khác
ngân sách tính
cân đối ngân
sách
4.500 4.700 104.4% 4.600 4.800 104.3% 4.900 5.000 102.0%
Nguồn:Báocáo tổng kết công tác thuếnăm2013– 2015và tác giả tự tính toán
38
Tổng thu NSNN năm 2013 và năm 2015 đều không hoàn thành mức dự
toán. Cụ thể, năm 2013 dự toán được giao là 7.899.945 triệu đồng và Phòng
đã thực hiện thu được 6.909.403 triệu đồng, đạt mức dự toán 87.5%; năm
2015 dự toán được giao là 8.576.000 triệu đồng và phòng đã thực hiện thu
được 8.116.932 triệu đồng, đạt mức dự toán 94.6%. Riêng năm 2014 Phòng
hoàn thành dự toán do cấp trên giao cho, dự toán được giao là 6.718.981 triệu
đồng và thực hiện thu được 7.503.125 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành đạt
111.7%.
Năm 2015 Phòng Kiểm tra thuế số 3 chỉ đạt 94.6% so với dự toán xuất
phát từ các nguyên nhân sau:
(1) Các yếu tố thuận lợi
- Năm 2015 thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hang xăng dầu tăng từ
1000đ/1 lít lên 3000đ/1 lít từ tháng 5.2015. Từ đó ảnh hưởng lớn đến việc
tăng thu thuế bảo vệ môi trường của phòng KTT3. Ước tính hết năm 2015
thuế bảo vệ môi trường của phòng KTT3 thu được 448 tỷ đồng bằng 261% so
với dự toán và bằng 291% so với cùng kỳ.
- Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Nội Bài ước nộp năm 2015 tăng
33 tỷ tiền thuế TNDN và 11 tỷ tiền thuế GTGT so với năm 2014.
- Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Và Phát Triển Trường An
năm 2014 thu được tiền đầu tư với công ty Long Biên nên thu nhập từ quyết
toán thuế TNDN tăng đột biến dẫn đến số nộp năm 2015 tăng mạnh (tăng 82
tỷ thuế TNDN).
Tuy có một số thuận lợi như vậy nhưng số thu năm 2015 ước chỉ đạt
94.6% so với dự toán được giao do trong năm 2015 Phòng KTT3 gặp không ít
những kho khăn do mất nguồn thu lớn, cụ thể như sau:
(2) Các yếu tố khó khăn
39
- Số thu thuế TNDN ở khu vực địa phương đạt thấp (ước đạt 79%) là do
năm 2014 có một số đơn vị có số thu đột biến lớn, do vậy dự toán của Phòng
KTT3 được giao cao ở khu vực thuế TNDN khối địa phương, điển hình là các
đơn vị sau:
+ Công ty TNHH một thành viên Hanel, năm 2015 không có phát sinh và
kết quả sản xuất kinh doanh 09 tháng đầu năm 2015 lỗ nên số nộp thuế thấp.
+ Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Việt Hà năm 2014 đơn vị có
thu nhập bất thường từ hoạt động chuyển nhượng vốn liên doanh, năm 2015
không phát sinh.
+ Công Ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Tràng Thi năm 2015
không có tiền thu từ bất động sản nên số nộp thuế TNDN năm 2015 chỉ đạt 7
tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với 2014.
- Số thu thuế GTGT ở khu vực TW đạt thấp (ước đạt 76%), năm 2015 số
thu thuế GTGT ở khối TW ước thu được bằng 108% so với cùng kỳ nhưng
chỉ đạt 76% so với dự toán pháp lệnh giao.
- Công Ty Cổ Phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà giảm 41 tỷ: Năm 2014
hoàn thành và nghiệm thu dự án, nhận tiền thuê nhà trong vòng 50 năm và kê
khai doanh thu 1 lần vào năm 2014 nên thuế phải nộp lớn, năm 2015 không
phát sinh.
- Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện I giảm 19 tỷ do năm 2014 đơn vị
nghiệm thu, bàn giao dự án bất động sản, năm 2015 không phát sinh.
- Công Ty Cổ Phần May Thăng Long giảm 18 tỷ do trong năm 2014 có
kinh doanh BDS, năm 2015 không phát sinh.
. Nhưng xét trên khía cạnh khác, thấy được tình hình kinh tế - xã hội có
nhiều diễn biến phức tạp gây khó khăn cho toàn DN trên cả nước nói chung và
trên địa bànHà Nội nóiriêng thì việc giao dựtoán cho Phòngcũngcần cân nhắc
40
tới điều kiện kinh tế - xã hội để phù hợp với tình hình địa bàn đồng thời không
gây áp lực hoàn thành bằng hoặc vượt mức dự toán cho Phòng kiểm tra 3.
2.3 Công tác thu thuế TNDN đối với DNNN trong thời gian qua tại phòng
kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội.
BẢNG 4:KẾT QUẢ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN TẠI PHÒNG
KIỂM TRA 3_ CỤC THUẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2013 2014 2015
Chỉ tiêu
Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Dự toán
Thực
hiện
Tỷ lệ
hoàn
thành
(%)
Tổng thu 7.895.070 6.904.323 87.5% 6.714.000 7.498.325 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6%
Tổng thu
TNDN
2.216.157 2.118.896 95.6% 2.146.758 2.361.220 110.0% 2.195.000 2.361.220 107.6%
Thuế
TNDN của
DNNN
1.605.306 1.587.063 98.9% 1.985.689 2.075.899 104.5% 1.811.700 2.298.112 126.8%
Tỷ trọng
thuế TNDN
trên tổng
thu
28.1% 30.7% 32.0% 31.5% 25.6% 29.1%
Tỷ trọng
thuế TNDN
của DNNN
trên tổng
thu TNDN
72.4% 74.9% 92.5% 87.9% 82.5% 97.3%
Nguồn:Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ -Dựtoán, Kêkhai – Kếtoán thuế và Tin học.
Bảng số liệu trong 3 năm từ 2013 – 2015 cho thấy kết quả thu thuế
TNDN của DNNN năm 2014 và 2015 đều hoàn thành vượt dự toán được
giao. Cụ thể năm 2013, dự toán được giao là 1.605.306 triệu đồng nhưng
Phòng kiểm tra 3 chỉ thu được 1.587.063 triệu đồng (tỷ lệ hoàn thành là
98.9%), năm 2014 kết quả thu thuế TNDN của DNNN đạt 104.5% dự toán
được giao, năm 2015 đạt 126.8% dự toán được giao. Phòng kiểm tra 3 hoàn
thành được dự toán là do Phòng đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi thuế,
các quy định về miễn giảm thuế TNDN như Thông tư 52/2011/TT-BTC về
41
gia hạn nộp thuế, Nghị quyết 13/NQ-CP và Thông tư 83/2012/TT-BTC về
miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, Nghị quyết 02/NQ-CP và Thông tư
16/2013/TT-BTC cũng như trong công tác kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp
và quản lý nợ. Tỷ trọng thuế TNDN trên tổng thu luôn duy trì ở mức ổn định
chiếm khoảng 29-31%, tỷ trọng thuế TNDN của DNNN trên tổng thu thuế
TNDN chiếm 97.3% trong năm 2015. Trong giai đoạn 2013 – 2015 chỉ tiêu
thuế TNDN của DNNN chiếm tỷ trọng trong thuế TNDN luôn được duy trì ở
mức ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Đạt được kết quả này là do
nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức trong Phòng kiểm tra 3. Vì thuế TNDN
của DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế TNDN và trong tổng thu
của cả Phòng nên trong thời gian tới, cán bộ thuế cần siết chặt quản lý những
nội dung cơ bản của thuế TNDN: đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế (doanh
thu tính thuế, chi phí được trừ và thuế suất), ưu đãi thuế TNDN để đạt vượt
mức dự toán.
2.4 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN
tại phòng kiểm tra 3
2.4.1 Các hình thức thất thu thuế TNDN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế
thành phố Hà Nội
Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, Hà Nội hiện đang thu hút được
một lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư đem lại nguồn thu lớn trong việc
thực hiện ngân sách. Trong những năm qua Phòng kiểm tra 3 luôn hoàn thành
tốt kế hoạch thu ngân sách được giao. Năm 2013 số thu thuế TNDN đạt
2.118.896 triệu đồng. Năm 2014 số thu là 2.361.220 triệu đồng đạt 110.0% so
với dự toán . Số thuế thu được năm 2015 là 2.361.220 triệu đồng, tuy đạt
107.6% so với dự toán nhưng số thu được vẫn chỉ bằng với năm 2014.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó tình hình trốn thuế, lậu thuế,
dây dưa nợ đọng tiền thuế vẫn còn xuất hiện tại phòng kiểm tra 3.
42
Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chịu sự quản lý của
phòng kiểm tra 3 thường sử dụng một số hình thức trốn thuế TNDN như:
- Trốn thuế thông qua việc nghỉ “giả”.
Các doanh nghiệp gửi đơn xin tạm nghỉ kinh doanh cho chi cục thuế,
mặc dù cơ quan thuế đã cử cán bộ đến để kiểm tra nhưng thực tế sau khi các
cán bộ đi khỏi các doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường, ví dụ như trường hợp công ty TNHH Thiên Hà. Do lực
lượng cán bộ có hạn nên việc kiểm tra lại cũng gặp khó khăn.Nếu mà chẳng
may khi kiểm tra lại phát hiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì họ lại
viện ra hàng ngàn lý do như chạy thử máy, mở cửa nhưng không bán hàng mà
là đang kiểm kê lại hàng…..
- Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn.
Tình trạng gian lận thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn làm cho NSNN
thất thu cả về thuế GTGT và TNDN. Để trốn thuế các doanh nghiệp bán hàng
ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thu của khách hàng, điển hình của
hình thức này là các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, ô tô. Bên cạnh đó các
doanh nghiệp còn lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của người
dân để không xuất hóa đơn bán hàng, điển hình là các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, như đã biết các công trình
xây dựng chủ yếu của người dân là nhà cửa vì thế chi phí vật tư có thể lên tới
vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng do vậy mà nhà nước sẽ mất đi một
khoản tiền rất lớn.
Một số doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của doanh
nghiệp đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm
chiếm dụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp và làm tăng
chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
43
Các doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuế
suất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất
10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5%
lên 10% vẫn còn phổ biến.
-Trốn thuế thông qua việc ghi giảm doanh thu.
Doanh thu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc xác định thu
nhập chịu thuế, qua đó ảnh hưởng đến số thuế phải nộp do đó các doanh
nghiệp thường tìm mọi cách để khai giảm doanh thu. Doanh thu của các
người nộp thuế có thể có được từ nhiều hoạt động khác nhau, từ nhiều nơi
khác nhau vì thông thường các doanh nghiệp ngoài việc sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực chính còn có nhiều lĩnh vực khác tuy nhiên khi kê khai doanh
thu thì họ không kê hoặc kê thấp hơn thực tế do vậy việc quản lý gặp rất
nhiều khó khăn. Ví dụ một số doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì họ
thường hạch toán giá bán lẻ theo giá bán buôn. Hay một số doanh nghiệp sản
xuất có phụ phẩm họ bán nhưng không ghi vào doanh thu
- Trốn thuế thông qua việc ghi tăng chi phí.
Cùng với doanh thu chi phí là yếu tố quan trọng thứ hai để xác định số
thuế TNDN phải nộp, do vậy cùng với việc ghi giảm doanh thu các doanh
nghiệp còn tìm cách ghi tăng các khoản chi phí được trừ bằng cách.
+ Vẫn tính khấu hao đối với các tài sản cố định không đủ điều kiện khấu
hao hoặc đã khấu hao hết.
+ Khai tăng chi phí vật tư: Chi phí vật tư thực tế sử dụng vào sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu
thuế trong kỳ được xác định dựa trên hai căn cứ là mức tiêu hao vật tư hợp lý
và giá thực tế xuất kho do cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định. Mức tiêu
hao vật tư hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm
nếu doanh nghiệp không tự xác định được thì lấy của cơ sở cùng ngành nghề.
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đĐề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng SơnTăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinscođáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đĐề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifoneĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đĐề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
Đề tài: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank, 9đ
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng SơnTăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
Tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty Xi Măng Lạng Sơn
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Thinh Vượng - Gửi miễn ...
 
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinscođáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
đáNh giá công tác quản lý công nợ tại công ty cổ phần thiết bị y tế medinsco
 
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đĐề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifoneĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 

Similar to Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước

Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAYĐề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTLuận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Trần Đức Anh
 
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
nataliej4
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
luanvantrust
 
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuếQuản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đQuản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAYBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAYĐề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước (20)

Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đQuản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
Quản lý thuế giá trị gia tăng với doanh nghiệp ở Quận Bắc Từ Liêm, 9đ
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế GTGT đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAYĐề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
Đề tài: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HAY
 
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTLuận văn:  Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Luận văn: Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Kiểm Soát Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế
 
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
Luận văn: Kiểm soát quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế Huyện...
 
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
Kiểm soát quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện thanh trì...
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổn...
 
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuếQuản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế
 
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đQuản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp huyện Quảng Xương, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAYBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thuế tại Chi cục thuế Huyện Chương Mỹ, HAY
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAYĐề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
Đề tài: Kế toán thuế TNDN trong công ty Du lịch Bella Vita, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (12)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn: Trần Tú Anh
  • 2. ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN. ........... 4 1.1.Lý luận cơ bản về thất thu thuế ............................................................. 4 1.1.1 Khái niệm thất thu thuế....................................................................... 4 1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế............................................................ 6 1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế.................................................................... 8 1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước .................................. 10 1.2.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước................................................ 10 1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ................................................... 11 1.3. Những vấnđề lý luậncơ bản vềchốngthấtthuthuế thunhập doanh nghiệp...... 14 1.3.1 Khái niệm về chống thất thu thuế...................................................... 14 1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế TNDN................................................. 15 1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế............. 20 1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN .. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN DỐI VỚI CAC DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC TẠI PHONG KIỂM TRA SỐ 3 TREN DỊA BAN THANH PHỐ HA NỘI. ................................................................... 27 2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội................ 27 2.1.1 Một số nét về địa lý.......................................................................... 27 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................. 28 2.2 Khái quát chung về Cục thuế thành phố Hà Nội.................................... 29 2.2.1 Sự ra đời của Cục thuế Hà Nội.......................................................... 29 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế Hà Nội........................ 30
  • 3. iii 2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý tại phòng kiểm tra 3 ...................................... 34 2.2.4Kết quảthu ngân sáchnhànước củaphòng kiểm tra 3 giai đoạn 2013- 2015 ................................................................................................................ 37 2.3 Công tác thu thuế TNDN đối với DNNN trong thời gian qua tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội. .................................................... 40 2.4 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN tại phòng kiểm tra 3....................................................................................... 41 2.4.1 Các hình thức thất thu thuế TNDN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội............................................................................................... 41 2.4.2 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội. .......................................... 44 2.5 Đánh giá chung về hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội........................... 56 2.5.1 Kết quả đạt được.............................................................................. 56 2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân................................................................... 57 CHƯƠNG3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THUTHUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN.......................................................... 60 3.1 Giải pháp chung nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN. ................................................................................... 60 3.1.1 Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN .............................................................................................. 60 3.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế .................. 65 3.1.3 Tổ chức tốt công tác cán bộ .............................................................. 68 3.1.4 Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan ....................... 69 3.1.5 Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát triển. ........................................................................................................ 70 3.1.6 Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý.................................... 71
  • 4. iv 3.1.7 Giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với một số lĩnh vực kinh doanh cụ thể............................................................................................. 72 3.2 Một số giải pháp cụ thể của phòng kiểm tra 3....................................... 74 3.2.1 Tăng cường quản lý đối tượng .......................................................... 74 3.2.2 Tăngcườngquản lý số thu thuế và nâng cao hiệu quả tiến độ thu thuế.... 75 3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra........................................................... 76 3.2.3 Xử lý nhanh gọn nhẹ các khoản nợ thuế ............................................ 79 KẾT LUẬN.............................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 83
  • 5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Từ viết tắt Nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 ĐTNT Đối tượng nộp thuế 3 NNT Người nộp thuế 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 5 NSNN Ngân sách Nhà nước 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 KTT3 Kiểm tra thuế 3
  • 6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tình hình thực hiện công tác thu toàn thành phố Hà Nội............... 32 Biểu đồ 1 : Thể hiện tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của.......................... 32 Bảng 2: Tình hình thực hiện số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015).......... 33 Biểu đồ 2: Thể hiện tình hình số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015) ........ 33 Bảng 3: Kết quả thu ngân sách nhà nước của phòng kiểm tra 3 giai đoạn .... 37 Bảng 4:Kết quả thu thuế TNDN đối với DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015............................................................ 40 Bảng 5: Tình hình quản lý doanh nghiệp của Phòng kiểm tra 3.................... 45 Bảng 6: Tình hình kiểm soát thông tin doanh nghiệp của............................ 46 Biểu đồ 3: Thể hiện tình hình quản lý DNNN tại phòng kiểm tra 3 tính đến tháng 2/2016............................................................................................. 46 Bảng 8: Kết quả phối hợp công tác tuyên truyền hỗ trợ........................... 49 Bảng 9: Kết quả kiểm tra của phòng kiểm tra 3 tính đến 30/12/2015 .......... 54 Bảng 10: Kết quả đôn đốc chứng từ nộp thuế điện tử.................................. 56
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thất thu thuế đang là vấn đề nan giải mà toàn ngành Thuế phải đối mặt. Thất thu thuế len lỏi vào từng sắc thuế, từng ngành nghề kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp (DN) nhưng chủ yếu xảy ra ở doanh nghiệp nhà nước. Điều này càng được thể hiện rõ trong bối cảnh kinh tế - xã hội khó khăn – vẫn chịu dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2008. Trong tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho DN như miễn thuế, giảm thuế có thời hạn, gia hạn nộp thuế… giúp DN từng bước vượt qua thách thức từ môi trường kinh doanh. Nhưng nhiều DN đã lợi dụng ưu đãi về thuế của Nhà nước để thực hiện hành vi gian lận nhằm làm giảm số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước (NSNN). Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nói riêng, đây là sắc thuế “thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các DN trong kỳ tính thuế”. Thuế TNDN là sắc thuế trực thu – tức người nộp thuế (NNT) đồng thời là người chịu thuế đó là các DN, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau do đó gây phản ứng mạnh mẽ từ phía NNT – NNT phải bỏ tiền từ túi của mình để nộp thuế chứ không giống như thuế tiêu dùng là nộp thay cho người tiêu dùng cuối cùng. Mặt khác, thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi kinh doanh có lãi thì các DN mới phải nộp thuế TNDN. Đây là yếu tố trợ giúp của Nhà nước đối với DN, tuy nhiên có nhiều DN để đạt được mục đích của mình đã liên tục báo lỗ để không phải nộp thuế TNDN. Mới đây nhất thuế TNDN mới được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ 01/01/2014 nên em muốn tìm hiểu những sửa đổi, bổ sung về thuế TNDN có đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn Hà Nội hay không và Cục
  • 8. 2 thuế TP Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện các quy định mới về thuế TNDN như thế nào. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG KIỂM TRA SỐ 3_ CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp chống thất thu TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại phòng kiểm tra số 3_ Cục thuế TP Hà Nội. Để đạt được mục đích này, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDN. - Tìm hiểu thực trạng chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN qua đó đánh giá hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN giai đoạn 2013 – 2015. - Đề xuất giải pháp chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN tại Phòng kiểm tra số 3 - Phạm vi nghiên cứu: Tình hình chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN tại Phòng kiểm tra số 3 giai đoạn 2013 – 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh : Dựa vào các số liệu liên quan đến tình hình thu nộp thuế TNDN của DNNN do phòng thống kê và tổng hợp để so sánh tình hình thu nộp giữa các năm 2013 – 2015. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: theo dõi quá trình làm việc và phỏng vấn các các bộ thuế trong Phòng kiểm tra 3.
  • 9. 3 Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu số liệu để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDN. Chương 2: Thực trạng thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nhà nước tại phòng kiểm tra số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức lý luận và thực tiễn nhưng luận văn của em cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế, các bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị trong Phòng kiểm tra số 3_ Cục thuế TP Hà Nội và PGS.TS. Vương Thị Thu Hiền, giảng viên khoa Thuế - Hải quan đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
  • 10. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN. 1.1.Lýluận cơ bản về thất thu thuế 1.1.1 Khái niệm thất thu thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công. Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Thất thu thuế được hiểu là những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN. Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp (DN) (hay lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó DN luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Nói cách khác, ở đâu có thuế khoá thì ở đó có thất thu. 1.1.2 Phân loại thất thu thuế - Căn cứ vào tính chất của thất thu: Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái quát hoá thành hai dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. Trong đó:
  • 11. 5 + Thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập trung vào ngân sách đúng quy định. + Thất thu tiềm năng, bao hàm cả trường hợp “lách thuế” có nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu được, vì chưa có quy định của luật pháp. - Căn cứ vào đối tượng gây ra thất thu thuế: Theo tiêu chí này, thất thu thuế bao gồm: thất thu thuế trong DN NQD, thất thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, thất thu thuế trong doanh nghiệp nhà nước và thất thu thuế ở các doanh nghiệp nước ngoài. - Căn cứ vào nội dung thất thu thuế: Thất thu thuế giá trị gia tăng, thất thu thuế tiêu thu đặc biệt, thất thu thuế xuất nhập khẩu, thất thu thuế TNDN, thất thu thuế thu nhập cá nhân, thất thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp … - Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thất thu: Thất thu thuế gồm các loại chủ yếu sau: + Thất thu thuế do chính sách: Một là, chính sách thuế chưa bao quát hết được nguồn thu: một số khoản thu hoặc một số đối tượng chưa được chính sách thuế điều tiết điều này đã gây ra thất thu thuế tiềm năng. Hai là, một số điểm quy định trong chính sách thuế chưa rõ ràng, gây nhiều tranh cãi làm cơ sở cho việc trốn, tránh thuế. + Thất thu do quản lý: Loại thất thu này do trình độ quản lý của cơ quan thuế chưa đồng bộ và chuyên nghiệp; cán bộ thuế không giữ vững được phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp; sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa ăn khớp; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành liên tục; hướng dẫn thủ tục hành chính, giải đáp thắc mắc không rõ ràng.
  • 12. 6 + Thất thu do các nguyên nhân khách quan: Đây là loại thất thu do các nguyên nhân không thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan thuế và cơ quan liên quan như: trình độ hiểu biết của người nộp thuế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội… + Thất thu do trốn thuế: Đây là hình thức thất thu do hành vi trốn thuế của địa bàn khác mà không khai báo. người nộp thuế gây ra. Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà các doanh nghiệp đang kinh doanh. Các doanh nghiệp nộp thuế theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất. Các ĐTNT tìm mọi cách để trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ kế toán để đối phó với cơ quan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu” hàng trăm chữ ký khác nhau. Trốn thuế qua việc lợi dụng ưu đãi thuế: đăng ký ngành nghề kinh doanh để hưởng ưu đãi nhưng không thực hiện đúng ngành nghề đó, đặt địa bàn ở vùng khó khăn để hưởng ưu đãi sau đó chuyển. + Thất thu do khai thiếu thuế: Đây là trường hợp thất thu do người nộp thuế kê khai thiếu so với tài liệu đã hạch toán trong sổ kế toán. Trường hợp này, người nộp thuế không cố tình che giấu để trốn thuế. + Thất thu do tránh thuế: Đây là trường hợp thất thu do quy định pháp luật không chặt chẽ nên người nộp thuế lợi dụng để làm giảm số thuế phải nộp nhưng không vi phạm pháp luật. 1.1.3 Nguyên nhân của thất thu thuế Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau: - Xuất phát từ NNT: Trình độ nhận thức, hiểu biết về nghĩa vụ thuế khóa của NNT còn nhiều hạn chế. Hoặc có thể do NNT am hiểu về thuế nhưng động cơ muốn nộp thuế ít đã thúc giục người nộp thuế dùng mọi thủ
  • 13. 7 đoạn, mánh khóe để trốn thuế điều này đồng nghĩa với ý thức tự giác trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế còn yếu kém. - Xuất phát từ cơ quan quản lý: + Trình độ quản lý của cơ quan thuế yếu, bộ máy tổ chức kém hiệu quả, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của cán bộ thuế ngày càng xuống cấp. Hoặc trình độ của cán bộ còn yếu nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ sách. Do vậy, NNT có thể trốn thuế. +Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế làm việc. - Xuất phát từ chính sách, quy trình, thủ tục hành chính: + Cơ chế hành thu bất hợp lý. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Quy trình quản lý thuế không chặt chẽ có thể tạo kẽ hở cho trốn thuế hoặc thông đồng giữa người nộp thuế với công chức thuế. + Chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng còn có nhiều thiếu sót, kẽ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó dẫn đến thực hiện sai. Chưa có các chính sách nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững và hợp lý. - Xuất phát từ các điều kiện khách quan: + Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh thương mại, hoạt động vận chuyển hành khách, du lịch khách sạn…Những doanh nghiệp này có tình hình kinh doanh phức tạp, khó quản lý do đó dễ xảy ra tình trạng trốn thuế, gian lận thuế mà cơ quan thuế không phát hiện ra được.
  • 14. 8 + Điều kiện tự nhiên: Những doanh nghiệp hoạt động ở những địa bàn kinh tế phức tạp, khó khăn có xu hướng luồn lách, trốn thuế ngày càng tăng nếu không có sự quản lý tốt. + Sựbấtổn về kinh tế - xã hội cũnglà mộttrong những nguyên nhân gây ra thất thu thuế. Thực tế cho thấy rằng, đấtnước nào có tìnhhình kinh tế, xã hội bất ổn sẽtạo điều kiện cho gian lận thuế, trốn thuế. Ngược lại, đất nước nào có tình hình kinh tế, xã hội ổn định sẽ tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, tạo ra hành lang pháp lý mang tính răn đe từ đó làm giảm hành vi trốn thuế. + Cơ sở hạ tầng, khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực trong đó có thuế. Cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ trong ngành Thuế luôn được cập nhật và cải tiến sẽ là công cụ đắc lực giúp cho các cán bộ thuế có thể phát hiện ra các dấu hiệu gian lận thuế, lưu trữ hồ sơ về doanh nghiệp hay có dấu hiệu trốn thuế và đặc biệt là giúp cho cán bộ thuế giảm được khối lượng công việc không cần thiết để tập trung nghiên cứu các mảng khác – phù hợp với điều kiện lực lượng cán bộ thuế ở Việt Nam còn mỏng. 1.1.4 Hậu quả của thất thu thuế Thất thu thuế gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong ngành Thuế mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Cụ thể là: - Thất thu thuế làm thâm hụt NSNN do đó ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ đã đề ra kế hoạch rõ ràng, cụ thể để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, đầu tư cho sản xuất kinh doanh và đã thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc nhưng khi cần tiền để chi trả thì không có. Điều này đã đặt Nhà nước vào thế bị động và cần thiết phải thực hiện các biện pháp để có thể huy động đủ tiền như: in thêm tiền, vay mượn quốc gia khác, phát hành trái phiếu Chính phủ… Các biện pháp này đều có nhiều nhược điểm: in thêm tiền sẽ làm cung tiền lớn hơn cầu tiền từ đó
  • 15. 9 lạm phát tăng, vay nợ quốc gia khác sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ, chịu lãi suất cao, bị phụ thuộc về kinh tế, chính trị. Tóm lại, nếu nhà nước không tìm được giải pháp tháo gỡ thâm hụt Ngân sách mà phải thực hiện các biện pháp trên sẽ bất lợi trước hết cho Nhà nước và sau đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Thậm chí nếu thâm hụt Ngân sách quá lớn Nhà nước sẽ không đủ tiền để đảm bảo cho bộ máy Nhà nước cấp trên và các cấp vận hành bình thường. - Thất thu thuế còn gây bất bình đẳng giữa các ĐTNT, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Thất thu thuế nghĩa là đã có các đối tượng thực hiện hành vi gian lận để làm giảm số thuế phải nộp của mình. Những đối tượng có điều kiện như nhau, có số thuế phải nộp như nhau nhưng do thực hiện hành vi gian lận mà số thuế thực nộp vào NSNN lại khác nhau. Tình trạng này là bất công với những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. Đồng thời, thất thu thuế còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh vì các doanh nghiệp lợi dụng đủ các loại mánh khóe, các thủ thuật, chiêu trò để đạt được lợi ích của mình mặc dù điều họ làm là trái pháp luật. - Thất thu thuế tạo ra tiền lệ coi thường pháp luật thuế.Trong nền kinh tế vẫn có nhiều doanhnghiệp, cá nhân có ý thức tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế. Nhưng nếu thất thu thuế do trốn thuế ngày càng gia tăng, sẽ khiến những doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế lưỡng lự trong việc tiếp tục chấp hành tốt với vi phạm để giảm số thuế phải nộp. Nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay với những doanhnghiệp trốn thuế làm cơ sở để răn đe đối tượng đang có ý định trốn thuế hoặc đang thực hiện hành vi trốn thuế sẽ làm cho các đối tượng khác coithường chínhsách, pháp luật thuế và thường xuyên vi phạm quy định của luật thuế để gia tăng lợi ích cá nhân cho riêng mình.
  • 16. 10 1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước 1.2.1 Khái niệm vềdoanh nghiệp nhà nước Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (Điều 4 – Chương 1 – Luật Doanh nghiệp 2014). Chủ sở hữu Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý, kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, Vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ. Việc sử dụng vốn Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: được sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả; doanh nghiệp nhà nước có thể tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh
  • 17. 11 nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích : được được Nhà nước cấp kinh phí theo dự toán hàng năm phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao cho doanh nghiệp; được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Cơ cấu tổ chức quản lý Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị và tổng công ty nhà nước là khác nhau. 1.2.2 Vai trò của doanhnghiệp nhà nước Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước đang có vai trò hết sức quan trọng trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau: Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng) cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản
  • 18. 12 xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vượt qua nhiều khó khăn để duy trì và phát triển sản xuất. Đơn cử ngành công nghiệp năng lượng đảm bảo tốt về an ninh năng lượng quốc gia, điện lực, dầu khí và than đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông, lâm sản cà phê, cao su, giấy, thuốc lá đảm bảo duy trì sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động. Diện tích trồng cây cao su tăng hơn 20%, diện tích trồng cà phê tăng 18% so với năm 2010. Giá trị xuất khẩu cao su và cà phê thuộc 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD một năm. Doanh nghiệp thương mại đẩy mạnh thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo hàng hóa của nông dân. Giá trị xuất khẩu lúa gạo thuộc 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD một năm. Lĩnh vực vận tải hàng không dân dụng vẫn khẳng định được vai trò chủ lực của doanh nghiệp nhà nước, chiếm 51% thị phần nội địa, tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường hàng không nội địa giá rẻ với thị phần khoảng 13%. Vận tải đường sắt với nhiều giải pháp đồng bộ về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, đã chấn chỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ, ngày càng thân thiện với khách hàng. Vận tải biển tích cực tháo gỡ khó khăn về tài chính, thị trường, đổi mới công tác quản trị, kinh doanh giảm bớt thua lỗ. Lĩnh vực xây dựng dân dụng, bất động sản đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong việc tạo ra những sản phẩm nhà ở mới đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, thực hiện khá tốt nhiệm vụ an sinh xã hội, từng bước góp phần phục hồi thị trường bất động sản trong nước. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông đã đầu tư lớn vào dự án vệ tinh viễn thông Vinasat 2 giá trị trên 260 triệu USD, cung cấp dịch vụ Internet
  • 19. 13 băng thông rộng chiếm hơn 51% thị phần. Dịch vụ viễn thông di động của hai nhà mạng MobiFone chiếm 21,6% và VinaPhone chiếm 25% thị phần. Vốn chủ sở hữu, tài sản một số doanh nghiệp thương mại dịch vụ tăng so với năm 2010, như Tập đoàn Xăng dầu tăng 70% và 6%, cung ứng xăng dầu đạt trên 48% thị phần trong nước. Bốn ngân hàng thương mại nhà nước tích cực góp phần vào việc điều chỉnh lãi suất, tỷ giá, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cán cân thanh toán, bình ổn thị trường tiền tệ, giữ vai trò chủ đạo của hệ thống ngân hàng trong đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế đất nước, tài trợ vốn các dự án kinh tế, công trình trọng điểm quốc gia. Thị phần tín dụng giữ vị trí chi phối, với tỷ lệ trên 52%. Các ngân hàng chính sách huy động và cung cấp đủ vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý tốt nguồn vốn trong và ngoài nước, vốn tín dụng chính sách đầu tư hàng năm chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,8% GDP. Hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đạt kết quả tốt, bảo toàn phát triển vốn và tài sản nhà nước giao, đầu tư có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Triển khai nhiệm vụ thoái vốn giai đoạn 2011-2015 tại 286 doanh nghiệp thu được 5.216 tỷ đồng, thặng dư 2.952 tỷ đồng (gấp 2,3 lần so với giá vốn). Hoạt động bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ giữ vững và mở rộng thị trường, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả. Tăng trưởng vốn so với năm 2010 tăng14%, tài sản tăng 6,2%. Doanh thu bình quân tăng 23%, lợi nhuận bình quân tăng 23%. Bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, tăng trưởng doanh thu, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích của các tổ chức và cá nhân gửi tiền.  Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục
  • 20. 14 mặt trái của cơ chế thị trường; đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. Trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sách cấp vốn lưu động cho kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay cùng nhân viên doanh nghiệp. Trong lúc các thành phần kinh tế chưa vươn lên được thì doanh nghiệp nhà nước là đối tác chính trong liên doanh liên kết với bên nước ngoài, chiếm 98% dự án liên doanh với nước ngoài, đồng thời doanh nghiệp nhà nước cũng thực hiện được các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và nước ngoài đầu tư. Doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có phần xuất khẩu chủ yếu thông qua xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến. 1.3.Những vấn đề lý luận cơbảnvề chống thấtthu thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.1 Khái niệm vềchống thất thu thuế Thất thu thuế gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngành Thuế cũng như toàn xã hội. Vì vậy, hoạt động chống thất thu thuế là rất cần thiết và quan trọng của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng. Chống thất thu thuế là sự tác động của cơ quan thuế và các cơ quan liên quan đến những đối tượng và hoạt động gây ra thất thu thuế nhằm phát hiện,
  • 21. 15 ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế của ĐTNT làm số thuế lẽ ra phải nộp nhưng không được nộp vào NSNN. Khái niệm chống thất thu thuế nêu trên cho thấy chống thất thu thuế gồm các khía cạnh sau: Thứnhất,chủthểthực hiện chốngthất thu thuế là các cơ quannhà nước có thẩm quyềntrong đó cơ quanthuế giữ vai trò chủ đạo. Để hoạt động chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan liên quan như: Ngân hàng, Kho bạc, Côngankinh tế, Chính quyền địa phương các cấp… Thứ hai, công cụ mà cơ quan thuế và cơ quan liên quan áp dụng để chống thất thu thuế là các biện pháp tác động vào dạng thất thu thuế, các nguyên nhân gây ra thất thu thuế và các biện pháp này có tính bắt buộc cao. Thứ ba, mục đích của công tác chống thất thu thuế là đảm bảo NNT nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN theo đúng luật; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; ổn định, phát triển kinh tế - xã hội… 1.3.2 Nội dung chống thất thu thuế TNDN 1.3.2.1. Chống thất thu về người nộp thuế Chốngthất thu về người nộp thuế tức là không bỏ sót ĐTNT. Luật Doanh nghiệp 2014 đã mở ra nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thành lập DN. Số lượng DN có hoạtđộngsảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn do đó nếu không kiểm soát được đầy đủ thông tin về NNT sẽlàm thất thoát mộtkhoản thuế lớn. Vì vậy, nội dung của công tác này là phải quản lý đầy đủ, kịp thời thông tin liên quan đến NNT. Cụ thể: Một là, nắm bắt được các thông tin định danh của NNT: tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ngày sinh… Hai là, nắm bắt được tình hình cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: mã số thuế, địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…
  • 22. 16 Ba là, nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thay đổi thông tin định danh của NNT; thay đổi thông tin đăng ký thuế; thay đổi địa điểm kinh doanh; thay đổi cơ quan thuế quản lý. Bốn là, nắm bắt được tình hình phát sinh và chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh của ĐTNT: doanh nghiệp có tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký mã số thuế; chấm dứt hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế; đối tượng nộp thuế nghỉ, tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh. 1.3.2.2. Chống thất thu về căn cứ tính thuế Chống thất thu về căn cứ tính thuế đòi hỏi phải xác định chính xác căn cứ tính thuế, việc xác định chính xác căn cứ tính thuế là yếu tố quan trọng để xác định chính xác số thuế phải nộp. Đối với thuế TNDN, căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN. Nội dung chống thất thu thuế TNDN: - Xác định đúng thu nhập tính thuế theo công thức sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác. Muốn xác định đúng thu nhập tính thuế cần phải xác định đúng các yếu tố cấu thành nên nó, tức là xác định đúng doanh thu, chi phí được trừ và các khoản thu nhập chịu thuế khác. Thứ nhất, đối với doanh thu tính thuế TNDN cần chú ý tới thời điểm ghi nhận doanh thu có thể là khi xuất hóa đơn hoặc đối với DN xây lắp là khi bàn giao công trình, hạng mục công trình xây dựng mà không quan tâm tới thời điểm xuất hóa đơn. Xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu thì số tiền thuế của Nhà nước sẽ không bị chiếm dụng – tức là thực hiện chống thất
  • 23. 17 thu trong quản lý thu nộp thuế. Để xác định đúng doanh thu tính thuế không chỉ quan tâm tới thời điểm ghi nhận doanh thu mà còn phải chú ý tới cách thức xác định doanh thu trong một số trường hợp đặc biệt. Thường thì doanh thu tính thuế các DN khó thực hiện gian lận vì có cơ chế kiểm soát hai chiều giữa hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra. Thứ hai, để được coi là chi phí được trừ thì phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:  Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.  Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.  Khoản chi có mức chi hợp lý.  Khoản chi tương ứng với doanh thu tính thuế. Các khoản chi được trừ phải đáp ứng các nguyên tắc trên đồng thời phải là những khoản chi không nằm trong danh mục các khoản chi không được trừ theo quy định của pháp luật. Trong thực tế, các DN thường đưa sai các khoản mục chi phí vào chi phí được trừ như ghi không đầy đủ các yếu tố trên hóa đơn, áp dụng không đúng định mức được trừ theo quy định của pháp luật, cố tình hạch toán sai chi phí vào chi phí được trừ (chi phí thực tế phát sinh không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí không tương ứng với doanh thu tính thuế). Biết được những cách thức DN thường gian lận để được tính vào chi phí hợp lý thì công chức thuế cần tập trung kiểm tra sâu những “điểm nhấn” DN thường kê khai sai bằng cách đối chiếu với giữa các báo cáo kế toán với nhau, yêu cầu kiểm tra hóa đơn, chứng từ, đối chiếu với định mức do Nhà nước ban hành nếu đó là mặt hàng Nhà nước ban hành định mức hoặc định mức do DN đã khai báo với cơ quan thuế.
  • 24. 18 Thứ ba, thông thường trong một niên độ kế toán, DN ít khi có các giao dịch tạo thu nhập khác. Tuy nhiên không phải vì thế mà cơ quan thuế bỏ qua không kiểm tra chi tiết các khoản thu nhập khác. Đôi khi các DN lợi dụng mọi thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp nên việc khai báo giảm thu nhập khác là điều rất có thể xảy ra. Vì vậy cơ quan thuế cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu nhập khác thông qua hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan. - Xác định đúng mức thuế suất: Thông thường Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi nước đều quy định mức thuế suất phổ thông, các mức thuế suất ưu đãi và các mức thuế suất cao hơn thuế suất mức thuế suất phổ thông. Cơ quan thuế cần kiểm tra xem đối tượng nộp thuế có áp đúng thuế suất thuế TNDN không? Theo Luật số 32/2013/QH13: “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” thì mức thuế suất phổ biến hiện hành là 22% và còn một số mức thuế suất ưu đãi: 20%, 17%, 10%. 1.3.2.3. Chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế Thất thu thuế trong quản lý thu nộp là việc số thuế đã được NNT tự tính, tự khai hoặc do cơ quan thuế phát hành thông báo thuế nhưng lại không được nộp kịp thời vào NSNN theo đúng luật thuế. Đây là loại thất thu không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp vào NSNN nhưng do nộp chậm, dây dưa nợ đọng nên ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, hơn nữa tiền còn có giá trị thời gian. Công tác chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế gồm một số nội dung sau: Một là, đội ngũ cán bộ viên chức ngành Thuế, đặc biệt là đội ngũ viên chức liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thu nộp và tiếp xúc với NNT có tác phong và thái độ không đúng chuẩn mực. Điều này dẫn đến tâm lý sợ tiếp xúc và làm việc với cơ quan thuế của người nộp thuế và từ đó hình thành tâm lý trốn tránh, không nộp thuế đúng thời hạn, chỉ nộp khi bị cơ quan thuế nhắc
  • 25. 19 nhở. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế cần được nâng cao năng lực làm việc, phẩm chất chính trị. Hai là, để đảm bảo thuế được nộp vào ngân sách đúng hạn cơ quan thuế cần thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ: Nhắc nhở qua điện thoại, nhắc nhở qua thư điện tử, thông báo nộp thuế, thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế… và các biện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản ngân hàng, khấu trừ một phần tiền lương, dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn… 1.3.2.4. Chống thất thu về ưu đãi thuế Ưu đãi thuế là việc nhà nước tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế hưởng một số ưu đãi nếu thỏa mãn các điều kiện quy định trong luật thuế như: miễn thuế; miễn, giảm thuế có thời hạn; thuế suất ưu đãi. Nhà nước thực hiện ưu đãi thuế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội như khuyến khích đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn; kích thích đầu tư vào các sản phẩm công cộng hoặc các sản phẩm công nghệ cao; tháo gỡ khó khăn cho DN…Nhưng thực tế, hiện nay có nhiều DN không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế nhưng vẫn trong đối tượng được hưởng ưu đãi thuế để trốn thuế. Do vậy, công tác chống thất thu về ưu đãi thuế là rất cần thiết. Nội dung chống thất thu về ưu đãi thuế là: Một là, quản lý và kiểm soát được các đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi: Đăng ký hoạt động ở địa bàn ưu đãi sau đó di chuyển sang địa bàn khác nhưng không thực hiện việc đăng ký lại; đăng ký kinh doanh ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu đãi nhưng không thực hiện đúng ngành nghề kinh doanh như đã đăng ký; đăng ký đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu nhưng không hạch toán riêng được phần lợi nhuận tăng thêm mà tính ưu đãi thuế trên tổng lợi nhuận; đăng ký thuê người lao động khuyết tật, người nhiễm HIV để hưởng ưu đãi thuế TNDN nhưng thực tế không thuê hoặc số lượng thuê chiếm ít …
  • 26. 20 Hai là, thường xuyên rà soát chính sách ưu đãi và khảo sát thực tiễn để loại bỏ những quy định không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, ưu đãi không đúng đối tượng, ưu đãi không đúng thời gian và lĩnh vực… 1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế 1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan Thứ nhất, chính sách thuế và pháp luật thuế: Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, chủ trương, đường lối và các biện pháp cơ bản để điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế. Chính sách thuế hợp lý sẽ tác động đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội qua đó điều tiết một phần thu nhập của họ vào Ngân sách thông qua thuế. Nếu chính sách thuế không hợp lý sẽ điều tiết quá mức - tức là lạm thu hoặc bỏ sót nguồn thu - tức là tạo ra thất thu thuế tiềm năng. Chính sách thuế chỉ định hướng cho người ta cần làm gì để đạt được mục tiêu mong muốn, do vậy cần thể chế hóa chính sách thuế thành pháp luật thuế. Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung (bắt buộc người ta phải làm gì trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và không được làm gì). Nếu pháp luật thuế rõ ràng, minh bạch, đưa ra các quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định sẽ bao quát được tất cả nguồn thu trong xã hội – tức là hạn chế được thất thu thuế tiềm năng và NNT tuân theo khung pháp lý chuẩn, không có kẽ hở để có cơ hội luồn lách, trốn và tránh thuế - tức là giảm thất thu thuế thực. Thứ hai, tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế. Xây dựng hệ thống chính sách thuế và pháp luật thuế hợp lý nhưng khâu tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuế không hiệu quả thì không thể nào tác động đến NNT làm cho họ hiểu nghĩa vụ thuế, cách tính toán số thuế, thời gian nộp thuế, hậu quả của việc không tuân thủ - đặc biệt trong điều kiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Từ đó, mục đích đề ra chính sách thuế và
  • 27. 21 pháp luật thuế là đảm bảo NNT nộp đủ thuế, nộp đúng hạn không đạt được, và xảy ra thất thu thuế là lẽ tự nhiên. Chính sách và pháp luật thuế đóng vai trò như là tư liệu lao động và cơ quan thuế đóng vai trò là cầu nối thực hiện các chức năng quản lý thuế để đưa chính sách và pháp luật thuế vào thực tiễn để NNT hiểu và áp dụng đúng đắn. Chức năng chủ yếu của quản lý thuế là: tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế; hỗ trợ NNT; quản lý kê khai thuế, nộp thuế; đôn đốc thu nộp thuế; thanh tra, kiểm tra NNT; cưỡng chế thuế. 1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là nhóm nhân tố mà nó tác động tới hoạt động chống thất thu thuế không theo ý muốn của cơ quan thuế, cơ quan thuế chỉ có thể tác động vào nhóm nhân tố này để nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế. Nhóm nhân tố khách quan gồm trình độ phát triển; đặc điểm kinh tế - xã hội và trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế, Cụ thể: Một là, trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế- xã hội - Lợi nhuận của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Khi lợi nhuận của công ty cao, công ty trang trải đủ các chi phí và phần lợi nhuận còn lại đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông, chủ sở hữu thì DN sẽ nộp đủ thuế, nộp đúng hạn để nâng cao uy tín cho DN điều này đồng nghĩa với việc thực hiện hành vi gian lận thuế giảm xuống. Ngược lại, khi kinh doanh có lãi ít thì DN thường có động cơ làm giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách ghi tăng chi phí hoặc ghi giảm doanh thu thậm chí có nhiều DN còn khai báo lỗ để không phải nộp thuế. - Ý thức của NNT. Nếu ý thức của NNT được nâng cao thì thất thu thuế giảm và hoạt động chống thất thu thuế cũng có sự tham gia tích cực của NNT. NNT hiểu được trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thì họ sẽ tự nguyện nộp thuế vào NSNN mà không cần có sự tác động của cơ quan thuế đồng thời NNT còn phát hiện, khai báo, tố cáo các trường hợp trốn
  • 28. 22 thuế, gian lận thuế hoặc các hành vi cấu kết của cán bộ thuế với NNT. Mọi biện pháp của cơ quan thuế đều có ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn nếu cơ quan thuế không có các biện pháp đả thông nhận thức cho NNT. Đây được xem như nhân tố quan trọng hàng đầu trong công tác chống thất thu thuế. - Đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Những địa phương, địa bàn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa công tác chống thất thu thuế thường khó đạt được hiệu quả cao do ý thức của người dân chưa cao, hiểu biết của cán bộ thuế chưa sâu và rộng, trang bị kỹ thuật kém, hơn nữa ngay từ đầu đã có sự quản lý lỏng lẻo do đó thất thu thuế thường cao. - Phong tục, tập quán, thói quen. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của NNT. Những người mua ít hàng hoặc mua hàng ngoài chợ thường không lấy hóa đơn do vậy rất khó cho cơ quan thuế khi kiểm tra những doanh nghiệp bán hàng cho người mua lẻ không lấy hóa đơn, thậm chí những doanh nghiệp này còn lợi dụng khách hàng không lấy hóa đơn để mua hóa đơn đầu vào khống (hóa đơn GTGT đầu vào cao để được khấu trừ nhiều) nhằm làm tăng chi phí được trừ từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Hai là, trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế. Dù trình độ chuyên môn của cán bộ thuế có giỏi đến đâu nhưng không có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại thì sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi nhiều cán bộ thuế để thực hiện tốt công tác chống thất thu. Nếu cán bộ thuế đã có trình độ chuyên môn giỏi lại được trang bị kỹ thuật hiện đại thì hoạt động chống thất thu hiệu quả hơn nhiều, điều này đặc biệt cần thiết khi lực lượng cán bộ thuế ở Việt Nam còn ít. Cán bộ thuế có thể phát hiện nhiều trường hợp trốn thuế, sau đó lưu trữ vào cơ sở dữ liệu để có thể dễ dàng quản lý sau này. Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức thuế. Công chức thuế phải là người am hiểu kiến thức của tất cả các lĩnh vực vì trong nền kinh tế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh
  • 29. 23 doanh hàng hóa, dịch vụ khác nhau: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…Nếu cán bộ thuế không có kiến thức sâu và rộng thì không thể quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo các loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi gian lận thuế từ đó làm thất thu thuế. Hơn nữa, trong môi trường làm việc đầy cám dỗ, đòi hỏi công chức thuế phải có phẩm chất chính trực, vững vàng, thanh liêm. Nếu không giữ vững được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ bị đồng tiền lôi cuốn mà móc nối với NNT để thực hiện các hành vi lới lỏng các quy định của pháp luật cho NNT và dẫn đến thất thu thuế. Thứ tư, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan liên quan. Để có thể thực hiện chống thất thu thuế hiệu quả, cần thiết phải có sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, Cơ quan quản lý thị trường… sẽ giúp cơ quan thuế biết được thông tin về tài khoản ngân hàng của người nộp thuế để có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế chẳng hạn trích tiền từ tài khoản ngân hàng, Công an sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của ĐTNT, cơ quan quản lý thị trường sẽ cho biết tình hình biến động giá cả trên thị trường… 1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN 1.3.4.1 Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN - Thuế TNDN chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng thu từ thuế, phí. Nhưng theo Luật thuế TNDN số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008 thì thuế suất thuế TNDN bắt đầu từ 01/01/2014 là 22%. Như vậy để phù hợp với thông lệ quốc tế và theo lộ trình cải cách thuế 2014 – 2020 thuế suất thuế TNDN sẽ liên tục giảm xuống, điều này làm giảm nguồn thu cho NSNN do đó cần phải siết chặt quản lý thuế TNDN để tránh tình trạng gian lận thuế làm thất thu NSNN. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phải thực hiện các cam kết cắt giảm
  • 30. 24 thuế quan như giảm thuế nhập khẩu – một nguồn thu lớn cho NSNN. Vì vậy để đảm bảo ổn định nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cần thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản thuế trong đó có thuế TNDN và áp dụng có hiệu quả văn bản thuế vào thực tiễn quản lý. - Là công cụ để Nhà nước phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Đối với những lĩnh vực mà Nhà nước muốn DN đầu tư vào thì Nhà nước sẽ sử dụng thuế TNDN để định hướng đầu tư. - Thúc đẩy quá trình hạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ của DN. Trong điều kiện hiện nay, DN phải tự tính, tự khai, tự nộp thuế và DN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của số thuế đã nộp. Để tính được chính xác số thuế phải nộp, DN cần phải lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thường xuyên phản ánh các giao dịch vào sổ kế toán. Nhà nước đã tin tưởng DN để DN tự tính, tự khai, tự nộp thuế nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều DN lợi dụng cơ hội này để làm giả số liệu. Do vậy định kỳ khi NNT nộp tờ khai thuế TNDN thì công chức thuế cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các số liệu được phản ánh trên tờ khai. Nếu thấy không hợp lý cần yêu cầu DN giải trình và kiểm tra tại trụ sở DN. - Kiểm soát và nắm bắt thêm các thông tin về DN. Thông qua khai báo thuế của DN, cơ quan thuế có thể nắm bắt được phần nào tình hình kinh doanh của DN để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý. Nhưng những số liệu này có thể phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của DN nên qua công tác kiểm tra tại trụ sở DN thì công chức thuế có thể tìm hiểu được nhiều thông tin chính xác về DN, có thể nắm bắt các thủ đoạn gian lận thuế để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tìm kiếm sau này.
  • 31. 25 1.3.4.2 Thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay Nhưng xét trên khía cạnh khác đã là DN thì mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được mục đích các DN không từ một thủ đoạn, mánh khóe nào. Vì mục tiêu lợi nhuận các DN sẵn sàng khai tăng chi phí được trừ, khai giảm doanh thu, áp dụng định mức kỹ thuật không đúng quy định, mua hóa đơn khống để làm tăng chi phí được trừ hoặc bán hàng không xuất hóa đơn nhưng vẫn tập hợp đầy đủ chi phí đầu vào…Những thủ đoạn này của DN cơ quan thuế rất khó phát hiện, để có thể phát hiện được cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, cơ quan quản lý thị trường. Hiện nay số lượng công chức thuế ở Việt Nam còn mỏng so với lực lượng “hùng hậu” các DN, do đó khó tránh khỏi việc không phát hiện được những gian lận, sai sót trong các giao dịch của NNT. Hơn nữa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế chưa cao, một số công chức thuế được vào làm trong ngành thuế nhờ quan hệ “con ông, cháu cha” chứ không phải do thực lực của bản thân, một số cán bộ khác nhận hối lộ của DN để bỏ qua lỗi do DN gây ra. Xuất pháttừ lý do trên cầnthiết phải tăng cườngchốngthất thu thuế TNDN đối với DNNN để góp phần tăng thu cho NSNN; tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; quản lý chặt chẽ được các ĐTNT TNDN qua đó nâng cao uy tín của Nhà nước đối với DN nói chung và DNNN nói riêng. 1.3.4.3 Mục tiêu của công tác tăng cường chống thất thu thuế * Việc tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế cho NSNN, đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang trong quá trình cắt giảm nhiều loại thuế xuất nhập khẩu theo cam kết.
  • 32. 26 * Tăng cường chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng khai man, khai không đúng nhằm trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế và các tình trạng tiêu cực khác.Nhờ vậy không những đảm bảo được nguồn thu cho NSNN mà còn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. * Việc chống thất thu thuế nói chung và thất thu thuế TNDN nói riêng nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. * Đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thông qua việc điều chỉnh thuế suất, nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn còn lạc hậu, kém phát triển, những lĩnh vực mà nhà nước thấy cần thiết cho sự phát triển của đất nước. * Thông qua việc tăng cường chống thất thu thuế ý thức của nhân dân trong việc tuân thủ pháp luật thuế nói riêng cũng như pháp luật nói chung nhờ đó cũng sẽ được tăng lên. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên yêu cầu tất yếu trong công tác chống thất thu thuế là cần phải có sự quyết tâm của cơ quan thuế cũng như các cơ quan nhà nước trong việc đấu tranh với những biểu hiện của gian lận thuế.Bên cạnh đó đòi hỏi phải có sự cố gắng, sáng tạo, tinh thần làm việc hết mình của cán bộ ngành thuế cùng với sự ủng hộ tích cực của nhân dân. Một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nữa là khâu hoạch định chính sách thuế phải đảm bảo sự phù hợp, khả thi, lường trước được các khả năng có thể xảy ra qua đó mới có thể đảm bảo sự ổn định của chính sách thuế.
  • 33. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN DỐI VỚI CAC DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC TẠI PHONG KIỂM TRA SỐ 3 TREN DỊA BAN THANH PHỐ HA NỘI. 2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 2.1.1 Một số nét về địa lý Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh..
  • 34. 28 2.1.2 Đặcđiểm kinhtế - xã hội Năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng. Dưới đây là kết quả chi tiết: Ước tính năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,24% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,47% (đóng góp 0,11% vào mức tăng chung của GRDP). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 9,11% (đóng góp 3,79% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,91% (đóng góp 5,34% vào mức tăng chung). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%, trong đó, bán lẻ tăng 11,5%. Hoạt động du lịch đạt kết quả khá. Năm 2015, khách du lịch quốc tế lưu trú tại Hà Nội tăng 9,6%. Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2015 uớc tính khoảng 18.340 doanh nghiệp,tăng 33,7% so với
  • 35. 29 năm 2014. 10 tháng đầu năm 2015, có 14.102 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 14,2% so với cùng ký năm 2014), trong đó: 927 doanh nghiệp giải thể, 10.115 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, 3.060 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 146.585 tỷ đồng, tăng 3,5% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa là 128.070 tỷ đồng, tăng 2,4% so với dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 69.970 tỷ đồng, tăng 18,4% so với dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 40.023 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 28.069 tỷ đồng. Đời sống của đa số dân cư năm 2015 nhìn chung ổn định và có phần được cải thiện hơn so với năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 1,75% (năm 2014 là 2,08%). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch tương đối nhiều về thu nhập nên sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Năm 2016, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn là 8,5-9%( theo cách tính mới); thu nhập bình quân đầu người đạt 85- 87 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 11-12%; tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 7-8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,2% so với năm trước; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tăng thêm 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hà Nội cũng xác định rõ năm nhiệm vụ chủ yếu và ba khâu đột phá, tập trung vào: phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mội trường đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện. 2.2 Khái quát chung về Cục thuế thành phố Hà Nội 2.2.1 Sựra đời của Cục thuế Hà Nội Theo nghị định 281/HĐBT( nay là chính phủ) và thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 281/HĐBT, Cục thuế Hà Nội là một bộ phận của hệ thống thuế của nhà nước. Cục thuế Hà Nội chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
  • 36. 30 Hiện nay, Cục thuế Hà Nội có trụ sở tại 187 Giảng Võ- Hà Nội. Trụ sở tạm thời tại 25- phố Thái Thịnh- Đống Đa- Hà Nội và 23- Thành Công- Đống Đa- Hà Nội. Cục thuế Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314 TC/QĐ ngày 21/8/1990 của Bộ Tài Chính. Cục thuế TP Hà Nội trưc thuộc Tổng Cục Thuế trên cơ sở hợp nhất Cục thuế Hà Nội(cũ), cục thuế Hà Tây(cũ) và huyện Mê Linh. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cục thuế Hà Nội Cục thuế TP. Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP. Hà Nội theo quy định của pháp luật. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỤC THUẾ HÀ NỘI Cục Trưởng Cục Thuế Phòng Quản lý nợ và Cưỡn g chế nợ thuế Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Tổng hợp nghiệ p vụ dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ PhòngPhápchế PhòngHànhchínhlưutrữ PhòngQuản trị - Tài vụ PhòngQuản lý Ấn chỉ Phòng Tin học Một số phòng kiểm tra thuế Một số phòng thanh tra thuế Phòng Tuyên truyền – Hồ trợ người nộp thuế Phòng Kê khai và Kế toán thuế
  • 37. 31 Cục thuế Hà Nội là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Tổng cục thuế; có nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn của thành phố Hà Nội. Thànhphần, cơ cấubanlãnh đạo Cục ThuếThànhphốHà Nội tính đến thời điểm 2/2016 Cục Trưởng : Hà Minh Hải Các Phó Cục Trưởng 1. NguyễnVănMơ 2. Hoàng KimCảnh 3. TháiDũng Tiến 4. ViênViếtHùng 5. NguyễnVănHổ 6. MaiSơn Vị trí - Chức năng: Cục Thuế TP Hà Nội là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (gọi chung là Thuế) trên địa bàn Hà Nội theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ - Quyền hạn - Trách nhiệm: Cục Thuế TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Cục Thuế TP Hà Nội giai đoạn 2013-2015: Trong giai đoạn 2013-2015, giai đoạn mà nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Hà Nội một trong những đầu tàu của nền kinh tế cũng bị chịu ảnh hưởng không nhỏ, do đó, phần nào ảnh hưởng đến số thu của ngành
  • 38. 32 Thuế. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn cục thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội vẫn thực hiện được vượt mức dự toán được giao. Cụ thể : BẢNG 1 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU TOÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2013-2015) Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng thu nội địa (*) 153.371 118.700 141.653 So với dự toán pháp lệnh 102,4% 103,1% 109,8% [Cục ThuếThành phốHà Nội] 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2013 2014 2015 Tổng thu nội địa Biểu đồ 1 : Thể hiện tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của Cục Thuế Thành phố Hà Nội (2012-2015) [Cục Thuế Thành phố Hà Nội]
  • 39. 33 Để thấy rõ hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu tại Cục thuế, ta đi xem xét tình hình thực hiện số thu ở một số khu vực có số thu lớn theo sự quản lý của Cục thuế như sau: BẢNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SỐ THU Ở MỘT SỐ KHU VỰC ( 2013 – 2015) Đơn vị: tỷ đồng Khu vực 2013 2014 2015 DNNN Trung ương 65.767 61.316 66.834 DNNN Địa phương 1.899 2.383 2.597 DN có vốn ĐTNN 16.848 16.556 18.046 DN ngoài quốc doanh 14.956 15.923 17.356 Nguồn:Cụcthuế Thành PhốHà Nội Biểu đồ 2: Thể hiện tình hình số thu ở một số khu vực ( 2013 – 2015) 0 10 20 30 40 50 60 70 2013 2014 2015 DNNN Trung ương DNNN Địa phương DN có vốn ĐTNN DN ngoài quốc doanh Nguồn:Cụcthuế Thành phốHà Nội
  • 40. 34 Qua các bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy, giai đoạn 2013-2015 Cục Thuế TP Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu (số thu thuế luôn vượt mức dự toán). Số thu của năm 2015 là 141.653 tỷ đồng cao hơn số thu của năm 2014 là 22.953 tỷ đồng, số thu tăng là do tình hình kinh tế trong nước có sự chuyển biến tích cực, cơ quan thuế đã ban hành các chính sách thuế mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục ổn định sản xuất, kinh doanh. Có được những kết quả đáng khích lệ như trên, bên cạnh sự cố gắng phấn đấu không ngừng của các cán bộ thuế của Cục, còn nhờ có sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối kết hợp của các ban ngành, các cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an trên địa bàn, qua đó, kiểm soát tốt hơn đối tượng nộp thuế, hạn chế được tình trạng gian lận thuế, đảm bảo số thu vào NSNN. 2.2.3 Cơcấu tổ chức quản lýtại phòng kiểm tra 3 Căn cứ theo quyết định 502/QĐ-TCT ban hành ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Phòng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phòng Kiểm tra thuế số 3 thuộc Cục Thuế Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một phòng kiểm tra theo qui định. Phòng kiểm tra 3 có tất cả 30 cán bộ thuế. Trong đó có 1 trưởng phòng, 4 phó phòng và 25 cán bộ thuế thực hiện chức năng và nhiệm vụ đã được quy định. Chức năng: Kiểm tra và đônđốc thu nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;
  • 41. 35 Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi cục Thuế; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, khôngđúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được; Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế; Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp ...; Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng
  • 42. 36 biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí; Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra; Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan; Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước; Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao; Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
  • 43. 37 2.2.4Kết quảthu ngânsách nhà nước của phòng kiểm tra 3giaiđoạn2013-2015 BẢNG 3: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA PHÒNG KIỂM TRA 3 GIAI ĐOẠN 2013- 2015 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng thu nội địa 7.899.945 6.909.403 87.5% 6.718.981 7.503.125 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6% Khu vực DNNN Trung ương 3.890.920 3.476.060 89.3% 3.245.000 3.377.965 104.1% 4.245.000 3.666.551 86.4% Khu vực DNNN địa phương 1.090.130 883.426 81.0% 825.000 1.278.195 154.9% 1.113.000 957.124 86.0% Khu vực DN có vốn ĐTNN 58.020 74.524 128.4% 73.000 98.940 135.5% 96.000 68.058 70.9% Khu vực CTN và dịch vụ NQD 140 150 107.1% 155 159 102.6% - 8.744 Thuế thu nhập cá nhân 627.000 548.471 87.5% 506.000 476.960 94.3% 579.000 619.043 106.9% Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 35 37 105.7% 41 39 95.1% - 84 Thu tiền bán nhà, thuê nhà, KHCB nhà thuộc SHNN 200 193 96.5% 185 190 102.7% - - Phí xăng dầu 59.000 63.524 107.7% 65.000 154.156 237.2% 172.000 448.300 260.6% Phí - lệ phí tính cân đối ngân sách 2.170.000 1.858.318 85.6% 2.000.000 2.111.721 105.6% 2.366.000 2.349.008 99.3% Thu khác ngân sách tính cân đối ngân sách 4.500 4.700 104.4% 4.600 4.800 104.3% 4.900 5.000 102.0% Nguồn:Báocáo tổng kết công tác thuếnăm2013– 2015và tác giả tự tính toán
  • 44. 38 Tổng thu NSNN năm 2013 và năm 2015 đều không hoàn thành mức dự toán. Cụ thể, năm 2013 dự toán được giao là 7.899.945 triệu đồng và Phòng đã thực hiện thu được 6.909.403 triệu đồng, đạt mức dự toán 87.5%; năm 2015 dự toán được giao là 8.576.000 triệu đồng và phòng đã thực hiện thu được 8.116.932 triệu đồng, đạt mức dự toán 94.6%. Riêng năm 2014 Phòng hoàn thành dự toán do cấp trên giao cho, dự toán được giao là 6.718.981 triệu đồng và thực hiện thu được 7.503.125 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành đạt 111.7%. Năm 2015 Phòng Kiểm tra thuế số 3 chỉ đạt 94.6% so với dự toán xuất phát từ các nguyên nhân sau: (1) Các yếu tố thuận lợi - Năm 2015 thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hang xăng dầu tăng từ 1000đ/1 lít lên 3000đ/1 lít từ tháng 5.2015. Từ đó ảnh hưởng lớn đến việc tăng thu thuế bảo vệ môi trường của phòng KTT3. Ước tính hết năm 2015 thuế bảo vệ môi trường của phòng KTT3 thu được 448 tỷ đồng bằng 261% so với dự toán và bằng 291% so với cùng kỳ. - Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Nội Bài ước nộp năm 2015 tăng 33 tỷ tiền thuế TNDN và 11 tỷ tiền thuế GTGT so với năm 2014. - Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Và Phát Triển Trường An năm 2014 thu được tiền đầu tư với công ty Long Biên nên thu nhập từ quyết toán thuế TNDN tăng đột biến dẫn đến số nộp năm 2015 tăng mạnh (tăng 82 tỷ thuế TNDN). Tuy có một số thuận lợi như vậy nhưng số thu năm 2015 ước chỉ đạt 94.6% so với dự toán được giao do trong năm 2015 Phòng KTT3 gặp không ít những kho khăn do mất nguồn thu lớn, cụ thể như sau: (2) Các yếu tố khó khăn
  • 45. 39 - Số thu thuế TNDN ở khu vực địa phương đạt thấp (ước đạt 79%) là do năm 2014 có một số đơn vị có số thu đột biến lớn, do vậy dự toán của Phòng KTT3 được giao cao ở khu vực thuế TNDN khối địa phương, điển hình là các đơn vị sau: + Công ty TNHH một thành viên Hanel, năm 2015 không có phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh 09 tháng đầu năm 2015 lỗ nên số nộp thuế thấp. + Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Việt Hà năm 2014 đơn vị có thu nhập bất thường từ hoạt động chuyển nhượng vốn liên doanh, năm 2015 không phát sinh. + Công Ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Tràng Thi năm 2015 không có tiền thu từ bất động sản nên số nộp thuế TNDN năm 2015 chỉ đạt 7 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với 2014. - Số thu thuế GTGT ở khu vực TW đạt thấp (ước đạt 76%), năm 2015 số thu thuế GTGT ở khối TW ước thu được bằng 108% so với cùng kỳ nhưng chỉ đạt 76% so với dự toán pháp lệnh giao. - Công Ty Cổ Phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà giảm 41 tỷ: Năm 2014 hoàn thành và nghiệm thu dự án, nhận tiền thuê nhà trong vòng 50 năm và kê khai doanh thu 1 lần vào năm 2014 nên thuế phải nộp lớn, năm 2015 không phát sinh. - Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện I giảm 19 tỷ do năm 2014 đơn vị nghiệm thu, bàn giao dự án bất động sản, năm 2015 không phát sinh. - Công Ty Cổ Phần May Thăng Long giảm 18 tỷ do trong năm 2014 có kinh doanh BDS, năm 2015 không phát sinh. . Nhưng xét trên khía cạnh khác, thấy được tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp gây khó khăn cho toàn DN trên cả nước nói chung và trên địa bànHà Nội nóiriêng thì việc giao dựtoán cho Phòngcũngcần cân nhắc
  • 46. 40 tới điều kiện kinh tế - xã hội để phù hợp với tình hình địa bàn đồng thời không gây áp lực hoàn thành bằng hoặc vượt mức dự toán cho Phòng kiểm tra 3. 2.3 Công tác thu thuế TNDN đối với DNNN trong thời gian qua tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội. BẢNG 4:KẾT QUẢ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN TẠI PHÒNG KIỂM TRA 3_ CỤC THUẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Tổng thu 7.895.070 6.904.323 87.5% 6.714.000 7.498.325 111.7% 8.576.000 8.116.932 94.6% Tổng thu TNDN 2.216.157 2.118.896 95.6% 2.146.758 2.361.220 110.0% 2.195.000 2.361.220 107.6% Thuế TNDN của DNNN 1.605.306 1.587.063 98.9% 1.985.689 2.075.899 104.5% 1.811.700 2.298.112 126.8% Tỷ trọng thuế TNDN trên tổng thu 28.1% 30.7% 32.0% 31.5% 25.6% 29.1% Tỷ trọng thuế TNDN của DNNN trên tổng thu TNDN 72.4% 74.9% 92.5% 87.9% 82.5% 97.3% Nguồn:Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ -Dựtoán, Kêkhai – Kếtoán thuế và Tin học. Bảng số liệu trong 3 năm từ 2013 – 2015 cho thấy kết quả thu thuế TNDN của DNNN năm 2014 và 2015 đều hoàn thành vượt dự toán được giao. Cụ thể năm 2013, dự toán được giao là 1.605.306 triệu đồng nhưng Phòng kiểm tra 3 chỉ thu được 1.587.063 triệu đồng (tỷ lệ hoàn thành là 98.9%), năm 2014 kết quả thu thuế TNDN của DNNN đạt 104.5% dự toán được giao, năm 2015 đạt 126.8% dự toán được giao. Phòng kiểm tra 3 hoàn thành được dự toán là do Phòng đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi thuế, các quy định về miễn giảm thuế TNDN như Thông tư 52/2011/TT-BTC về
  • 47. 41 gia hạn nộp thuế, Nghị quyết 13/NQ-CP và Thông tư 83/2012/TT-BTC về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, Nghị quyết 02/NQ-CP và Thông tư 16/2013/TT-BTC cũng như trong công tác kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp và quản lý nợ. Tỷ trọng thuế TNDN trên tổng thu luôn duy trì ở mức ổn định chiếm khoảng 29-31%, tỷ trọng thuế TNDN của DNNN trên tổng thu thuế TNDN chiếm 97.3% trong năm 2015. Trong giai đoạn 2013 – 2015 chỉ tiêu thuế TNDN của DNNN chiếm tỷ trọng trong thuế TNDN luôn được duy trì ở mức ổn định và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Đạt được kết quả này là do nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức trong Phòng kiểm tra 3. Vì thuế TNDN của DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế TNDN và trong tổng thu của cả Phòng nên trong thời gian tới, cán bộ thuế cần siết chặt quản lý những nội dung cơ bản của thuế TNDN: đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế (doanh thu tính thuế, chi phí được trừ và thuế suất), ưu đãi thuế TNDN để đạt vượt mức dự toán. 2.4 Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN tại phòng kiểm tra 3 2.4.1 Các hình thức thất thu thuế TNDN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội Với chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, Hà Nội hiện đang thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư đem lại nguồn thu lớn trong việc thực hiện ngân sách. Trong những năm qua Phòng kiểm tra 3 luôn hoàn thành tốt kế hoạch thu ngân sách được giao. Năm 2013 số thu thuế TNDN đạt 2.118.896 triệu đồng. Năm 2014 số thu là 2.361.220 triệu đồng đạt 110.0% so với dự toán . Số thuế thu được năm 2015 là 2.361.220 triệu đồng, tuy đạt 107.6% so với dự toán nhưng số thu được vẫn chỉ bằng với năm 2014. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó tình hình trốn thuế, lậu thuế, dây dưa nợ đọng tiền thuế vẫn còn xuất hiện tại phòng kiểm tra 3.
  • 48. 42 Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chịu sự quản lý của phòng kiểm tra 3 thường sử dụng một số hình thức trốn thuế TNDN như: - Trốn thuế thông qua việc nghỉ “giả”. Các doanh nghiệp gửi đơn xin tạm nghỉ kinh doanh cho chi cục thuế, mặc dù cơ quan thuế đã cử cán bộ đến để kiểm tra nhưng thực tế sau khi các cán bộ đi khỏi các doanh nghiệp vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ví dụ như trường hợp công ty TNHH Thiên Hà. Do lực lượng cán bộ có hạn nên việc kiểm tra lại cũng gặp khó khăn.Nếu mà chẳng may khi kiểm tra lại phát hiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì họ lại viện ra hàng ngàn lý do như chạy thử máy, mở cửa nhưng không bán hàng mà là đang kiểm kê lại hàng….. - Trốn thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn. Tình trạng gian lận thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn làm cho NSNN thất thu cả về thuế GTGT và TNDN. Để trốn thuế các doanh nghiệp bán hàng ghi giá trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thu của khách hàng, điển hình của hình thức này là các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, ô tô. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn lợi dụng việc mua hàng mà không lấy hóa đơn của người dân để không xuất hóa đơn bán hàng, điển hình là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, như đã biết các công trình xây dựng chủ yếu của người dân là nhà cửa vì thế chi phí vật tư có thể lên tới vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng do vậy mà nhà nước sẽ mất đi một khoản tiền rất lớn. Một số doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của doanh nghiệp đã bỏ trốn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhằm chiếm dụng tiền thuế GTGT khi xác định thuế GTGT phải nộp và làm tăng chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
  • 49. 43 Các doanh nghiệp còn trốn thuế thông qua việc kê khai không đúng thuế suất, tình trạng kê khai thuế suất của các mặt hàng bán ra từ mức thuế suất 10% xuống mức 5 %, hay kê khai thuế đầu vào của các mặt hàng từ mức 5% lên 10% vẫn còn phổ biến. -Trốn thuế thông qua việc ghi giảm doanh thu. Doanh thu là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc xác định thu nhập chịu thuế, qua đó ảnh hưởng đến số thuế phải nộp do đó các doanh nghiệp thường tìm mọi cách để khai giảm doanh thu. Doanh thu của các người nộp thuế có thể có được từ nhiều hoạt động khác nhau, từ nhiều nơi khác nhau vì thông thường các doanh nghiệp ngoài việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chính còn có nhiều lĩnh vực khác tuy nhiên khi kê khai doanh thu thì họ không kê hoặc kê thấp hơn thực tế do vậy việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ một số doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì họ thường hạch toán giá bán lẻ theo giá bán buôn. Hay một số doanh nghiệp sản xuất có phụ phẩm họ bán nhưng không ghi vào doanh thu - Trốn thuế thông qua việc ghi tăng chi phí. Cùng với doanh thu chi phí là yếu tố quan trọng thứ hai để xác định số thuế TNDN phải nộp, do vậy cùng với việc ghi giảm doanh thu các doanh nghiệp còn tìm cách ghi tăng các khoản chi phí được trừ bằng cách. + Vẫn tính khấu hao đối với các tài sản cố định không đủ điều kiện khấu hao hoặc đã khấu hao hết. + Khai tăng chi phí vật tư: Chi phí vật tư thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định dựa trên hai căn cứ là mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho do cơ sở sản xuất, kinh doanh tự xác định. Mức tiêu hao vật tư hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm nếu doanh nghiệp không tự xác định được thì lấy của cơ sở cùng ngành nghề.