SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI
Vietnam Irrigated Agricultural Improvement Project (VIAIP)
SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Project Operation Manual (POM)
Kèm theo Quyết định số: 3016 /QĐ-BNN-HTQT ngày 20 tháng 12 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội, tháng 04/2014
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) i
MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ....................................................................................VII
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................1
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN...................................................................................3
1.1.MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.......................................................................................3
1.2.PHẠM VI VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN..........................................................3
1.3.CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................6
1.4.TỔNG VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN.........................................................................7
1.5.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN TỔNG QUÁT........................................................8
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................10
2.1.CƠ CẤU TỔ CHỨC.............................................................................................10
2.2.....CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN
DỰ ÁN...................................................................................................................................................................10
CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN..................................................................................14
3.1. KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VỀ DỰ ÁN................................................................14
3.1.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể....................................................................................14
3.1.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể........................................................................14
3.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NĂM..........................................................15
3.2.1.Nội dung của kế hoạch thực hiện hàng năm...............................................................15
3.2.2.Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm.........................................15
3.3. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO......................................................................................15
3.3.1.Nội dung của kế hoạch đào tạo......................................................................................15
3.3.2.Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo...........................................................................15
3.4. KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU....................................................................................15
3.5. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (VỐN) HÀNG NĂM...............................................16
3.6. KẾ HOẠCH THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU(PCSA).............................................................................................16
CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU, MUA SẮM................................................................17
4.1. MỤC ĐÍCH...........................................................................................................17
4.2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................17
4.2.1.Áp dụng hướng dẫn của WB về Đấu thầu và Tư vấn...............................................17
4.2.2Các nguyên tắc chính trong quá trình đấu thầu mua sắm.......................................17
4.2.3Tính hợp lệ..............................................................................................................................17
4.2.4.Xung đột lợi ích....................................................................................................................18
4.2.5. Liên danh, Hợp đồng phụ/Tư vấn phụ.........................................................................19
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) ii
4.2.6.Mua sắm sai quy định........................................................................................................20
4.2.7.Gian lận và tham nhũng....................................................................................................20
4.2.8.Kế hoạch đấu thầu..............................................................................................................21
4. 2.9.Sử dụng các tiêu chuẩn của Ngân hàng và tài liệu đấu thầu mẫu......................21
4.3.CHUẨN BỊ VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU....................................22
4.4.CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ THỦ TỤC ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐẤU
THẦU...................................................................................................................................23
4.4.1.Quy định chung....................................................................................................................23
4.4.2. Các bước hướng dẫn thực hiện phương thức đấu thầu mua sắm hàng hóa và
xây lắp........................................................................................................................................................23
4.5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN TƯ VẤN........30
4.5.1 Tuyển chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS)................................30
4.5.2. Lựa chọn chi phí tư vấn thấp nhất (LCS)...................................................................35
4.5.3.Lựa chọn dựa vào chất lượng tư vấn (CQS)...............................................................35
4.5.4.Lựa chọn từ một nguồn duy nhất (SSS)........................................................................36
4.5.5.Chọn Tư vấn cá nhân.........................................................................................................36
4.6.LƯU TRỮ HỒ SƠ, XEM XÉT TỪ CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG.............37
4.6.1.Lưu trữ hồ sơ........................................................................................................................37
4.6.2.Những xem xét bởi WB......................................................................................................37
4.6.3.Xem xét bởi Chính phủ......................................................................................................39
4.7.PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN, THAM NHŨNG TRONG ĐẤU THẦU........39
4.8.NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP...................................................................40
CHƯƠNG 5. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG......................................................................................44
5.1. TUÂN THỦ CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG................................................44
5.2. GIAMS SÁT BỞI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN (PIAS)................................44
5.3. SỬA ĐỔI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ.................................................................44
5.4. HIỆU SUẤT KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU.............................................................44
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.....................................................................................45
6.1.QUẢN LÝ TÀI CHÍNH........................................................................................45
6.2.GIẢI NGÂN...........................................................................................................45
6.3.QUY TRÌNH LẬP VÀ THÔNG BÁO PFP.........................................................45
6.3.1. Lập PFP................................................................................................................................45
6.3.2. Thông báo PFP.................................................................................................................46
6.3.3.Điều chỉnh PFP...................................................................................................................46
6.4.NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ HÀNH
CHÍNH.................................................................................................................................47
6.4.1.Quản lý tiền mặt..................................................................................................................47
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) iii
6.4.2. Nguồn cho Chi phí hành chính......................................................................................48
6.4.3.Sử dụng Chi phí hành chính và Quản lý chi tiêu.......................................................48
6.5.QUY TRÌNH THANH TOÁN VÀ GIẢI NGÂN................................................48
6.5.1.Các tài khoản Dự án và Quy trình mở Tài khoản.....................................................48
6.5.2. Rút vốn, Thanh toán..........................................................................................................51
6.6.QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN.........................56
6.7.TỔ CHỨC KẾ TOÁN...........................................................................................56
6.7.1. Cấp độ Quyền hạn và Trách nhiệm..............................................................................56
6.7.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong dự án...........57
6.8.SỔ SÁCH KẾ TOÁN............................................................................................63
6.8.1.Quy định chung....................................................................................................................63
6.8.2.Danh sách các sổ sách kế toán.......................................................................................64
6.9.QUY TRÌNH BÁO CÁO, TỔNG KẾT VÀ QUYẾT TOÁN.............................65
6.9.1. Quy định chung...................................................................................................................65
6.9.2.Quy định chi tiết..................................................................................................................65
6.10.KIỂM SOÁT........................................................................................................66
6.11.KIỂM TOÁN NỘI BỘ........................................................................................67
6.11.1.Mô hình tổ chức.................................................................................................................67
6.11.2.Chức năng, nhiệm vụ của Nhóm kiểm toán nội bộ.................................................67
6.12.KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ ÁN HÀNG NĂM........................68
6.12.1.Nguyên tắc chung.............................................................................................................68
6.12.2.Thành phần nội dung Báo cáo tài chính dự án.......................................................68
6.12.3.Báo cáo chi.........................................................................................................................69
6.12.4.Tài khoản chuyên dụng...................................................................................................69
6.13.KIỂM TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH.............................................................................69
6.14.QUẢN LÝ TÀI SẢN DỰ ÁN..............................................................................................70
6.14.1. Nguyên tắc quản lý tài sản............................................................................................70
6.14.2. Quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện dự án..................................70
6.14.3. Xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc...........................................................................71
6.15.HƯỚNG DẪN CỦA IDA....................................................................................71
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP PHẦN 3..........................................................72
7.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH...............................................................................72
7.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................................72
7.3. KẾ HOẠCH THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG
KHÍ HẬU (PCSA):..............................................................................................................75
CHƯƠNG 8. CHÔNG THAM NHŨNG VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.........................77
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) iv
8.1. CHỐNG THAM NHŨNG VÀ GIAN LẬN........................................................77
8.2. KIỆN TOÀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.........................................77
8.3.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ............................................................................78
8.4.XỬ LÝ KHIẾU NẠI..............................................................................................78
8.5.HÀNH ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI.................................................78
CHƯƠNG 9. QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH AN TOÀN..............................................................79
9.1.MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH AN TOÀN...............79
9.2.NHỮNG GIỚI HẠN VÀ TÍNH LINH HOẠT....................................................79
9.3.CÁC CHÍNH SÁCH VÀ KHUNG PHÁP LÝ....................................................79
9.3.1. Khung pháp lý của Việt Nam..........................................................................................79
9.3.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới............................................................82
9.4.KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMP)...............................................84
9.4.1. Lập EMP...............................................................................................................................84
9.4.2. Tổ chức thực hiện...............................................................................................................85
9.4.3. Yêu cầu báo cáo..................................................................................................................86
9.5.CHÍNH SÁCH AN TOÀN XÃ HỘI.....................................................................86
9.5.1. Kế hoạch hành động tái định cư...................................................................................86
9.5.2. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)..........................................................89
9.5.3. Kế hoạch hành động giới (GAP):.................................................................................89
9.6. Tham gia, Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin...............................................90
9.7. CƠ CHẾ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN......................91
9.7.1. Giám sát nội bộ..................................................................................................................91
9.7.2. Giám sát bên thứ ba (Giám sát độc lập).....................................................................91
9.8. CƠ CHẾ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI...................................91
9.8.1.Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại............................................................................92
9.8.2. Cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của dự án...............................................92
CHƯƠNG 10. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO......................................94
10.1. TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT...............................................94
10.2. BỘ NN&PTNT VAI TRÒ CƠ QUAN CHỦ QUẢN DỰ ÁN..........................94
10.3. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN THÀNH PHẦN...........................................................94
10.4. CPMU/PPMUS...................................................................................................94
10.5. YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ...........................95
10.6. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ...................................................................................95
10.7. CÁC GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ.........................................................................95
10.8. CÁC CHỈ SỐ KẾT QUẢ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ....................................97
10.9. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DỰ ÁN.................................................................103
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) v
10.9.1. Chế độ báo cáo theo quy định của Chính phủ......................................................103
10.9.2. Chế độ báo cáo theo quy định của WB (cam kết trong Hiệp định tài trợ):. 104
10.10. CƠ CHẾ THÔNG TIN, LIÊN LẠC CỦA DỰ ÁN......................................104
10.10.1.Các phương thức thông tin liên lạc chính.............................................................104
10.10.2.Triển khai công tác thông tin liên lạc.....................................................................104
10.10.3.Thông tin liên lạc với nhà tài trợ và các bên nước ngoài khác......................105
10.10.4.Thông tin về Dự án trên Website của CPO và Bộ NNPTNT...........................105
PHỤ LỤC 1................................................................................................................................106
TÀI LIỆU PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THỰC HIỆN
DỰ ÁN........................................................................................................................................106
PHỤ LỤC 2................................................................................................................................107
MẪU BÁO CÁO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMP)..................................107
PHỤ LỤC 3................................................................................................................................109
BỘ QUY TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN (ECOP).......................................................109
PHỤ LỤC 4................................................................................................................................116
KẾT CẤU CỦA MỘT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ.................................116
PHỤ LỤC 5................................................................................................................................119
THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ EMDP................................119
KIỂM TRA BAN ĐẦU VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ..............................................................119
PHỤ LỤC 6................................................................................................................................120
PHƯƠNG PHÁP ĐẤU THẦU VÀ NGƯỠNG XEM XÉT TRƯỚC.................................120
PHỤ LỤC 7................................................................................................................................121
KHUNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN ĐẬP.............................................................................121
PHỤ LỤC 8................................................................................................................................136
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI.........................................................................................136
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) vi
BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) vii
CSEP Kế hoạch quản lý môi trường chi tiết theo hợp đồng
CPA Chứng chỉ kiểm toán viên
CPO Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi
CPMU Ban Quản lý dự án trung ương
CQS Lựa chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng
CSA
Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí
hậu
DAĐT Dự án đầu tư
ĐTM /EIA Đánh giá tác động môi trường
ECOP Quy tắc môi trường thực tiễn
EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
EMP Kế hoạch quản lý môi trường
EMPF Khung Chính sách dân tộc thiểu số
EPC Cam kết bảo vệ môi truờng
ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội
FS/BCNCKT Báo cáo Nghiên cứu khả thi
HDTV Hướng dẫn Tư vấn
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
HSYC Hồ sơ yêu cầu
IBRD Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế
IC Tuyển chọn tư vấn cá nhân
ICB Đấu thầu xây lắp/thiết bị cạnh tranh quốc tế
IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế
KBNN Kho bạc Nhà nước
KHĐT Kế hoạch đấu thầu
KQĐG Kết quả đánh giá
KQLC Kết quả lựa chọn
L/C Thư tín dụng
LCs Tuyển chọn dựa trên cơ sở chi phí thấp nhất
NCB Đấu thầu xây lắp/thiết bị cạnh tranh trong nước
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
M&E Giám sát và đánh giá
NHCPTM Ngân hàng cổ phần thương mại
NOL Thư không phản đối
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OP Chính sách vận hành
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) viii
PPMU Ban quản lý dự án tỉnh
PCSA
Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích
ứng biến đổi khí hậu
PIA Cơ quan thực hiện dự án
PISC Ban Chỉ đạo thực hiện dự án
QCBS Lựa chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí
RAP Kế hoạch hành động tái định cư
REA Đánh giá môi trường vùng
REOI Thư mời bày tỏ quan tâm
LOI Thư mời thầu
RFP Hồ sơ yêu cầu đề xuất Kỹ thuật-Tài chính
RPF Khung chính sách tái định cư
SPFS Báo cáo tài chính cho những mục đích đặc biệt
SSS Chỉ định thầu tư vấn
TCTK Tiêu chuẩn thiết kế
TDA Tiểu dự án
TOR Đề cương tham chiếu
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
UBND Ủy ban Nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) ix
LỜI NÓI ĐẦU
Căn cứ vào Dự thảo hiệp định tài trợ (sau đàm phán), Tài liệu thẩm định dự án của
WB (PAD), Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP) vay
vốn Ngân hàng Thế giới; Khung chính sách tái định cư Dự án Cải thiện nông nghiệp có
tưới được Chính phủ phê duyệt, Khung Chính sách quản lý môi trường-xã hội, Khung
Chính sách Phát triển dân tộc thiểu số Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt,; Các hướng dẫn, chính sách của Ngân hàng Thế
giới, Luật và các quy định hiện hành trong nước. Bộ NN&PTNT ban hành Sổ tay hướng
dẫn thực hiện dự án VIAIP (sau đây gọi là Sổ tay vận hành) để quy định các trình tự thủ
tục trong quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
 Hiệp định tín dụng dự án;
 Các Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số
Điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày
19/6/2009 của Quốc hội khóa 11 và khóa 12 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
 Nghị định 38/2013/NĐ- CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý và
sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ; số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
 Quyết định số: 1805/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
danh mục dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;
 Quyết định số: 1988/QĐ-TTg ngày 01/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Khung chính sách Tái định cư (RPF) dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;
 Quyết định số: 2409/QĐ-BNN-HTQT ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) dự án
Cải thiện nông nghiệp có tưới;
 Quyết định số: 2588/QĐ-BNN-HTQT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) dự án
Cải thiện nông nghiệp có tưới;
 Quyết định số: 2691/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Khung quản lý môi trường xã hội (ESMF) dự án
Cải thiện nông nghiệp có tưới;
 Hướng dẫn của WB về mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn đối với
các khoản vay IBRD, khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng
1/2011);
 Hướng dẫn của WB về tuyển chọn và thuê tư vấn đối với các khoản vay IBRD,
khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng 1/2011);
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 3
1.1. Mục tiêu của dự án
 Mục tiêu tổng quát:
Cải thiện sản xuất nông nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc
nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và bền vững thích ứng biến đổi khí
hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định
hướng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp.
 Mục tiêu cụ thể:
- Cải thiện thể chế, chính sách trong quản lý thủy lợi của các tỉnh vùng dự án nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ tưới/tiêu;
- Hoàn thiện, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các hệ thống tưới tiêu trong dự án,
đảm bảo bền vững công trình và phát huy hiệu suất phục vụ với công suất thiết kế;
- Chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của các tỉnh vùng dự án theo hướng
thâm canh, chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng và thích ứng biến đổi khí hậu
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản
phẩm, tăng thu nhập của người nông dân;
- Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện dự án, quản lý môi trường, xã hội trong quản lý
thủy lợi và sản xuất nông nghiệp.
1.2. Phạm vi và Nội dung hoạt động dự án
Dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn bảy (07) tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc và
duyên hải miền Trung của Việt Nam: Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, HàTĩnh,
Quảng Trị và Quảng Nam. Trong đó, vùng dự án bao gồm:
- Tỉnh Hà Giang: Các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc;
- Tỉnh Phú Thọ: Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy
- Tình Hòa Bình: Các huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên
Thuỷ, Cao Phong, Mai Châu;
- Tỉnh Thanh Hóa: Các huyện Yên Định, Thiệu Hóa;
- Tỉnh Hà Tĩnh: Các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Tp Hà Tĩnh;
- Tỉnh Quảng Trị: Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Tp Đông Hà;
- Tỉnh Quảng Nam: Các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Núi
Thành, Đại Lộc và Tp Tam Kỳ
Dự án được thiết kế gồm 4 hợp phần với tổng kinh phí 210 triệu USD, trong đó
180tr.USD vay vốn ODA từ WB và 30 tr.USD vốn đối ứng (gồm 22 tr.USD vốn đối ứng trung
ương và 8 tr.USD vốn đối ứng địa phương). Nội dung đầu tư và phân bổ nguồn lực các hợp
phần như sau:
Hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới (9,5 triệu US$)
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 4
Mục tiêu của Hợp phần nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống tưới thông qua cải
thiện năng lực thể chế và chính sách trong quản lý hệ thống và cung cấp dịch vụ tưới tiêu hiện
đại theo hướng thị trường. Cụ thể các nội dung hoạt động như sau:
(1) Cải tiến mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp
tỉnh phù hợp với cơ chế đặt hàng, dự kiến thí điểm áp dụng phương thức hợp đồng đặt
hàng trong quản lý, cung cấp dịch vụ tưới, tiêu tại Hà Giang và Quảng Nam, hướng
tới áp dụng phương thức đấu thầu cạnh tranh trong quản lý và khai thác công trình
thủy lợi; Thúc đẩy việc áp dụng phương thức cung cấp nước theo khối lượng; Hỗ trợ
đơn vị quản lý lập kế hoạch vận hành và bảo dưỡng (O&M), quản lý tài sản; và hỗ trợ
các tỉnh lập, thực hiện kế hoạch hiện đại hóa tưới 5 năm và hàng năm.
(2) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi
(IMCs) và Tổ chức dùng nước (WUOs) thông qua việc đào tạo và tăng cường năng
lực về thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng mô hình đổi mới quản lý theo phương
thức đặt hàng. Các IMC và WUO sẽ được hỗ trợ toàn diện bao gồm nâng cao năng
lực cho cán bộ quản lý, trang thiết bị quản lý vận hành, các kiến thức về quản lý tài
chính, lập kế hoạch. Các IMC sẽ được hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý
hệ thống công trình, tài sản, khách hàng; hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, thực hiện kế
hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, cũng như sự hài lòng của người
hưởng lợi. Một số IMC quản lý hệ thống tưới lớn sẽ được đầu tư và lắp đặt hệ thống
Thu thập dữ liệu và điều khiển (SCADA).
(3) Thành lập, củng cố các WUOs có đầy đủ tư cách pháp nhân, phát triển các Hiệp hội
dùng nước (WUAs) hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường để phát huy vai trò, sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống tưới tiêu, áp dụng mô hình sản xuất
nông nghiệp thông minh, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiêu hiện đại;
(4) Hỗ trợ các tỉnh xây dựng, hoàn thiện một số quy định, hướng dẫn tạo ra hành lang
pháp lý thúc đẩy phát triển quản lý tưới có sự tham gia (PIM), như quy định, hướng
dẫn thực hiện phân cấp quản lý, quy định về thủy lợi phí nội đồng, chương trình/kế
hoạch phát triển PIM và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện phân cấp quản lý
khai thác công trình thủy lợi.
(5) Hỗ trợ Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp lý nhằm
hướng dẫn đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý công trình thủy lợi và cải thiện
dịch vụ tưới tiêu theo cơ chế thị trường trong chương trình tái cơ cấu ngành của Bộ.
Nâng cao năng lực về thể chế, chính sách cho các bộ phận quản lý khai thác dịch vụ
tưới. Hoàn thiện và phát triển các mô hình hợp tác công tư đối với các hoạt động quản
lý khai thác công trình thủy lợi.
Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống tưới tiêu (170,5 triệu US$)
Mục tiêu của Hợp phần là đảm bảo công suất phục vụ của các hệ thống tưới tiêu
chưa hoàn chỉnh được lựa chọn của 7 tỉnh vùng dự án, đảm bảo bền vững công trình trước
rủi ro bão lũ, giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng. Đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống nhằm
phát huy hết hiệu ích đồng vốn đầu tư. Hoạt động của hợp phần 2 bao gồm:
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 5
(1) Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống công trình kém hiệu quả và chưa được đầu tư đồng
bộ, bao gồm các công trình điều tiết theo hướng hiện đại hóa, công trình lấy nước,
hệ thống kênh chuyển nước, các công trình đo nước;
(2) Nâng cấp một số đập đầu mối hồ chứa và đập dâng để đảm bảo an toàn.
(3) Xây dựng hệ thống kênh để chuyển đổi một số diện tích đang tưới bơm sang tưới tự
chảy;
(4) Xây dựng mới và nâng cấp các hồ chứa nhỏ đa mục tiêu cho cộng đồng nông thôn 2
tỉnh vùng núi phía Bắc;
(5) Khôi phục, nâng cấp một số trạm bơm thủy luân và bơm điện cùng hệ thống kênh
tưới; Xây dựng hệ thống bơm tiêu để tăng hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp;
(6) Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng phục vụ các mô hình nông nghiệp thích ứng
biến đổi khí hậu.
Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (23
triệu US$).
Hợp phần này sẽ xây dựng trên cơ sở hạ tầng thủy lợi được cải thiện trong Hợp phần 2 để
nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu ích sử dụng nước, tăng thu
nhập cho nông dân và giảm tính dễ tổn thương với các sự kiện khí hậu bất lợi, đồng thời giảm
phát thải gây tác động tiêu cực môi trường từ sản xuất nông nghiệp, từ đó đúc rút kinh nghiệm
để nhân rộng trên toàn vùng và cả nước. Hợp phần sẽ bao gồm các hoạt động:
(1) Tăng cường năng lực cho cán bộ từ cấp trung ương, cấp tỉnh và các tổ chức/hợp tác
xã dùng nước về biến đổi khí hậu và tập quán canh tác nông nghiệp thông minh thích
ứng khí hậu;
(2) Hỗ trợ các tổ chức dùng nước lập và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp thông
qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia, lồng ghép kế hoạch hành động giới trong
các hoạt động. Các kế hoạch sẽ xác định yêu cầu của nông dân để có sự hỗ trợ từ dự
án, bao gồm: (i) hạ tầng quy mô nhỏ; (ii) các công cụ và thiết bị nhỏ; (iii) các vật tư
đầu vào cần thiết, ví dụ như giống chất lượng, phân hữu cơ, vi sinh, chế phẩm sinh
học; (iv) dịch vụ hỗ trợ thu hoạch; và (v) cơ sở và phương tiện sơ chế, bảo quản sau
thu hoạch.
(3) Hỗ trợ các điểm trình diễn và phổ biến thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng
biến đổi khí hậu (như ICM, IPM, SRI) và hệ thống tưới tiết kiệm nước, bao gồm các
vật tư đầu vào quan trọng và hướng dẫn áp dụng kỹ thuật mới, thăm quan học tập
kinh nghiệm cho nông dân.
(4) Thí điểm thí nghiệm phân tích và cung cấp phiếu kết quả chất lượng đất để đảm bảo
tối ưu hàm lượng phân bón, giảm sử dụng phân bón nhằm giảm chi phí sản xuất và
phát thải gây ô nhiễm môi trường. Lập bản đồ sử dụng đất cho đa dạng hóa cây trồng
có tính đến loại đất, thông số về thời tiết và điều kiện tưới, tiêu để xác định diện tích
có thể đa dạng hóa cây trồng trong diện tích phục vụ của dự án;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 6
(5) San bằng mặt ruộng, có thể ứng dụng công nghệ la-de cho các diện tích lớn được lựa
chọn để xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn; Thiết kế chuyển giao mô hình
đồng ruộng và hệ thống tưới nội đồng;
(6) Giới thiệu các công nghệ sau thu hoạch, sử dụng các phương tiện truyền thông để
thúc đẩy hoạt động CSA, bao gồm cả khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật dựa trên nhu cầu và dự báo thời tiết;
(7) Xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước (tưới phun, nhỏ giọt…);
(8) Thông qua việc xây dựng các mô hình để tổng kết, đánh giá, đề xuất với Bộ và các
địa phương xây dựng chính sách, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ quy hoạch, thiết kế,
đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, hướng tới hiện đại hóa, từng
bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp sang cơ giới hóa, hiện đại hóa, sử
dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.
(9) Phát triển hệ thống quản lý, liên kết và phổ biến kiến thức về sản xuất nông nghiệp
trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thông tin về giảm khí thải từ trồng lúa, và ứng dụng
công nghệ viễn thám trong quản lý cây trồng tại Cục Trồng trọt.
Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá (7 triệu US$)
Hợp phần này hỗ trợ hoạt động quản lý thực hiện dự án và tăng cường năng lực cho các
cơ quan quản lý dự án của Bộ NN&PTNT và 7 tỉnh vùng dự án nhằm đảm bảo hiệu ích dự án,
thực hiện dự án tuân thủ các quy chế quản lý đầu tư trong nước và quy định của nhà tài trợ.
Dự án sẽ tài trợ cho các hoạt động sau:
(1) Chi phí quản lý và hỗ trợ gia tăng thực hiện dự án;
(2) Mua sắm trang, thiết bị phục vụ quản lý dự án bao gồm các thiết bị văn phòng và
phương tiện đi lại;
(3) Các Tư vấn Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội
bộ, các tư vấn giám sát bên thứ ba;
(4) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo tăng cường năng lực quản lý và thực
hiện dự án.
1.3. Các cơ quan quản lý thực hiện dự án
- Bộ NN&PTNT là cơ quan Chủ quản dự án ô và 7 dự án thành phần (7 tỉnh dự án),
chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ dự án, là cơ quan đại diện phía Việt Nam làm
việc với Nhà tài trợ trong qua trình triển khai dự án; Bộ thành lập Ban Chỉ đạo dự án
(PSC) do Thứ trưởng phụ trách thủy lợi làm Trưởng ban.
- Các Vụ Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức cán bộ, các Cục Trồng trọt,
Bảo vệ thực vật, Quản lý xây dựng công trình và Tổng Cục Thủy lợi, theo chức năng
nhiệm vụ và quyền hạn tham mưu cho Bộ NN&PTNT thực hiện vai trò quản lý nhà
nước trong quản lý, thực hiện dự án. Lãnh đạo các Cục/Vụ/Tổng Cục sẽ là thành viên
của Ban Chỉ đạo dự án.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 7
- Tổ Chuyên gia chuyên trách hợp phần 3: được Bộ thành lập gồm 5 cán bộ, 3 cán bộ
từ Cục Trồng trọt và 2 cán bộ từ Cục Bảo vệ thực vật, do 01 cán bộ của Cục Trồng
trọt làm tổ trưởng. Tổ Chuyên gia chuyên trách hợp phần 3 sẽ chịu trách nhiệm giúp
Cục trưởng Cục Trồng trọt trong quản lý toàn bộ các hoạt động thuộc hợp phần 3.
- Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) là chủ dự án, chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện, quản lý điều phối chung hoạt động của toàn dự án; Ban CPO được
giao nhiệm vụ Chủ đầu tư các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện chung của
dự án và các hoạt động hỗ trợ cấp Bộ; Lãnh đạo Ban CPO sẽ là thành viên của Ban
Chỉ đạo dự án.
- Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU) chịu trách nhiệm quản lý thực hiện trực tiếp
dự án có chức năng, trách nhiệm và quyền hạn tuân thủ theo Nghị định 38/2013/NĐ-
CP; Ban CPMU giữ mối liên lạc phối hợp giữa các cơ quan thực hiện dự án và nhà tài
trợ, các cơ quan quản lý thực hiện dự án của tỉnh và các Cục/Tổng Cục/Vụ liên quan
của Bộ; Ban CPMU làm nhiệm vụ thư ký của Ban Chỉ đạo dự án.
- Ủy ban nhân dân tỉnh (PPC) của các tỉnh vùng dự án là cơ quan chủ quản các tiểu dự
án (TDA) trong phạm vi của tỉnh theo sự phân công của Bộ NN&PTNT; Lãnh đạo
UBND tỉnh sẽ là thành viên của Ban Chỉ đạo dự án
- Chủ đầu tư các dự án thành phần: Sở NN&PTNT hoặc Công ty khai thác công trình
thủy lợi là chủ đầu tư các hoạt động của dự án thành phần trong phạm vi tỉnh;
- Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) trợ giúp chủ đầu tư trong quản lý thực hiện các hoạt
động của các TDA trong phạm vi của tỉnh với quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ
được quy định trong Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, và
các nhiệm vụ khác được Bộ NN&PTNT ủy quyền phù hợp với cam kết trong hiệp
định tài trợ.
1.4. Tổng vốn và cơ cấu nguồn vốn
Tổng mức đầu tư của dự án là 210 triệu USD, gồm:
Tính theo USD (triệu USD) Tính theo VND (tỷ VND)
Vốn WB
Vốn đối ứng
Vốn WB
Vốn đối ứng
Trung
ương
Địa
phương
Cộng
Trung
ương
Địa
phương
Cộng
180 22 8 30 3.765,6 460,24 167,36 627,6
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 8
Trong đó:
- Vốn ODA sẽ tài trợ cho: Các hoạt động xây lắp, thiết bị; Các tư vấn quốc tế; Các tư
vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý chung thực hiện dự án như tư vấn TA, tư vấn giám sát bên
thứ ba (bao gồm giám sát độc lập đền bù-tái định cư và giám sát môi trường), kiểm
toán độc lập, tư vấn giám sát và đánh giá (M&E); Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hợp
phần 1 và hợp phần 3; Các hoạt động hỗ trợ thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 (không
bao gồm các chi phí quản lý thực hiện); Các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực;
Và chi phí hỗ trợ gia tăng cho các cơ quan tham gia quản lý và thực hiện dự án.
- Vốn trong nước sẽ được sử dụng cho: Chi phí đền bù - tái định cư; Các tư vấn chuẩn bị
dự án; Các tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, lập đề cương, chương trình;
Các chi phí thẩm tra, thẩm định; Các tư vấn giám sát chất lượng công trình; Các chi
phí quản lý thực hiện dự án của các Ban quản lý và cơ quan liên quan; Các chi phí
khác theo quy định trong nước.
Chi tiết phân bổ cho theo hạng mục chi ước tính như dưới đây:
TT Nội dung Phân bổ vốn (USD)
1 Xây dựng 126.416.710
2 Thiết bị 23.770.940
3 Dịch vụ tư vấn 17.829.250
4 Chi phí quản lý 3.056.230
5 Đền bù 4.543.990
6 Công tác đào tạo 4.200.000
7 Chi khác 6.580.160
8 Dự phòng 23.597.100
Tổng cộng 209.999.280
Làm Tròn 210.000.000
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 9
1.5. Kế hoạch thực hiện tổng quát
Các hoạt động thực hiện trước
Các hoạt động dưới đây được phép triển khai thực hiện trước khi Hiệp định có hiệu lực:
- Thành lập các Ban quản lý dự án: CPMU tại Ban CPO và các PPMU tại các tỉnh dự án.
- Triển khai tuyển chọn các tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công, dự
toán, Hồ sơ mời thầu xây lắp, thiết bị (dùng vốn trong nước).
- Các Tiểu dự án năm đầu tiên: Thẩm tra, Thẩm định và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật,
Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục xây dựng công trình; Lập, phê duyệt
các RAP, EMP/ECOP, EMDP
- Lập, phê duyệt kế hoạch đấu thầu 18 tháng.
- Triển khai tuyển chọn Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện dự án (TA), Tư vấn
Giám sát độc lập (bên thứ ba), Tư vấn M&E, Tư vấn Kiểm toán. Các hợp đồng tư vấn
này chi trả từ vốn vay và chỉ được ký hợp đồng sau ngày Hiệp định có hiệu lực.
- Triển khai đấu thầu xây lắp, thiết bị cho các tiểu dự án giai đoạn 1. Các hợp đồng được
chi trả từ vốn vay và chỉ được ký hợp đồng sau ngày Hiệp định có hiệu lực.
Kế hoạch thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực
Thời gian thực hiện dự án 6 năm. Hiệp định có hiệu lực từ 01/4/2014. Các hoạt động dự
án dự kiến hoàn thành 30/6/2020, và đóng khoản vay 31/12/2020. Dự án được thực hiện chia
thành 2 giai đoạn gối nhau. Giai đoạn 1: năm đầu tiên bắt đầu từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Giai đoạn 2 bắt đầu không muộn hơn 6 tháng kể từ bắt đầu giai đoạn 1. các hoạt động chính
của mỗi giai đoạn thực hiện như sau:
Giai đoạn 1:
- Huy động các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn giám sát của dự án;
- Triển khai đấu thầu các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện cho các Hợp phần 1 và 3.
- Huy động tư vấn thiết kế, hoàn thành TKKT, bản vẽ thi công và HSMT công trình,
thiết bị;
- Triển khai các hoạt động đào tạo tăng cường năng lực, đấu thầu trang thiết bị phục vụ
quản lý thực hiện dự án, và hỗ trợ cải thiện quản lý của Hợp phần 1;
- Triển khai thiết kế mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu;
- Đấu thầu và triển khai các hoạt động xây lắp cho các TDA: Phú Ninh – Khe Tân
(Quảng Nam), TDA Nam Sông Mã (Thanh Hóa), TDA Bơm thủy luân (Hòa Bình).
Giai đoạn 2:
- Tiếp tục và hoàn thành các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực;
- Lắp đặt hệ thống SCADA;
- Triển khai đấu thầu và thực hiện các hoạt động xây lắp cho các TDA còn lại;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 10
- Triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Hoàn thiện và
mở rộng các mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các hệ thống TDA.
Kế hoạch giải ngân dự án
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Vốn ODA 10 20 25 35 35 35 20
Vốn đối ứng 3,2 8,2 8,4 4,4 3 2 0,8
Lũy kế 13,2 41,4 74,8 114,2 152,2 189,2 210
Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 11
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện Dự án tuân thủ theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đã
được phê duyệt của dự án.
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới
2.2. Cơ chế quản lý, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện dự án
Cấp Trung ương
Bộ NN&PTNT là cơ quan Chủ quản dự án, chịu trách nhiệm chung toàn bộ dự án, là cơ
quan đại diện phía Việt Nam làm việc với Nhà tài trợ trong quá trình tổ chức, triển khai thực
hiện dự án. Ban chỉ đạo dự án (PSC) do Bộ thành lập giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, quản lý,
giám sát và kiểm tra việc thực hiện dự án, quyết định các các chủ trương, đề nghị điều chỉnh
cơ chế (nếu cần) để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trách nhiệm cụ thể của Tổng Cục thủy lợi và các Cục/Vụ và Ban CPO trong quản lý
thực hiện dự án như dưới đây:
 Vụ Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm chung về quản lý thực hiện dự án tuân thủ Hiệp
định vay; Chủ trì, phối hợp với Tổng Cục thủy lợi, các Cục/Vụ liên quan thẩm định,
trình Bộ phê duyệt văn kiện dự án; Phối hợp Tổng cục thủy lợi, các Cục/Vụ trình Bộ
phê duyệt Dự án đầu tư các dự án thành phần; Hướng dẫn, theo dõi, đánh giá, tổng hợp
và định kỳ báo cáo Bộ việc quản lý, thực hiện nguồn vốn tài trợ;
 Tổng cục Thủy lợi: Chịu trách nhiệm quản lý thực hiện hợp phần 1: chủ trì thẩm định
Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp phần 1 của dự án, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng
công trình trong quá trình thẩm định, trình Bộ phê duyệt các Dự án đầu tư của các dự án
thành phần, xem xét góp ý các đề cương, kế hoạch, chương trình, dự toán của các tư
vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hạng mục thuộc hợp phần 1 của dự án và các dự án
thành phần, giám sát, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện, báo cáo và tham mưu cho
Bộ trong việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình
thực hiện Hợp phần 1 của toàn bộ Dự án; Chủ trì trong xem xét, đóng góp ý kiến cho
các đề cương, dự toán của các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện chung dự án,
phối hợp với Vụ Tổ chức trong thẩm định đề cương, chương trình đào tạo chung của dự
án; Xem xét, góp ý cho các báo cáo, tài liệu thiết kế liên quan đến an toàn đập phù hợp
với Khung An toàn đập của dự án và chính sách an toàn đập của WB; Đề xuất báo cáo
Bộ xem xét thông qua và trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các nội dung đổi mới thể
chế, chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trong vùng dự án;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 12
Các
Tư vấn
Thiết kế, Hỗ
trợ KT,
Giám sát
Nh
à thầu XL,
TB
C
PO
C
PMU
Các tư
vấn TA,
Giám
sát
W
B
Các Sở
KH&ĐT,
Tài
chính, Xây dựng,
Môi trường…
DAR
D/IMC
UBND tỉnh
P
PMU
MARD
 Cục Quản lý xây dựng công trình: Chịu trách nhiệm quản lý thực hiện Hợp phần 2: chủ
trì thẩm định BCNCKT hợp phần 2 và tổng hợp kết quả thẩm định BCNCKT các hợp
phần 1 và 3 trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư của các Dự án thành phần các tỉnh Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, tham mưu cho Bộ góp ý về thiết kế cơ sở, tổng
mức đầu tư các tiểu dự án và tổng hợp trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư dự án thành
phần của các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, tổ chức thẩm tra thiết kế theo Nghị
định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tiểu dự án thuộc các Dự án thành phần
các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, kiểm tra tiến độ thi công, công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nghiệm thu các hạng mục công trình
hoặc công trình hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng; Phối hợp với Tổng cục thủy lợi
xem xét, góp ý cho các đề cương, dự toán của các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực
hiện chung dự án.
 Cục Trồng trọt: Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm quản lý
thực hiện hợp phần 3 với sự trợ giúp của Tổ chuyên gia chuyên trách được Bộ thành
lập: chủ trì thẩm định BCNCKT Hợp phần 3 của dự án, phối hợp với Cục Quản lý xây
dựng công trình trong quá trình thẩm định và trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư các dự án
thành phần, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; Thẩm định và phê duyệt
Khung Kế hoạch PCSA, xem xét góp ý các đề cương, dự toán các Tư vấn hỗ trợ thực
hiện hợp phần, Kế hoạch PCSA và nhân rộng mô hình CSA của tỉnh, các chương trình
hội thảo, đào tạo thuộc hợp phần 3; Báo cáo và tham mưu cho Bộ trong việc theo dõi,
chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp phần 3
toàn dự án, Tiếp nhận và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu phổ biến thông tin về nông
nghiệp thông minh thích ứng khí hậu, quản lý cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính
từ canh tác lúa; Đề xuất báo cáo Bộ xem xét thông qua và trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thực
hiện các nội dung đổi mới thể chế, chính sách trong xây dựng và nhân rộng mô hình
thực hành CSA trong vùng dự án
 Vụ Kế hoạch theo chức năng sẽ tổng hợp, tham mưu Bộ xây dựng, điều chỉnh kế hoạch
vốn, phân bổ kế hoạch vốn và đôn đốc các chủ dự án thực hiện.
 Vụ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công, chỉ đạo, hướng dẫn
các chủ dự án rà soát nhu cầu, thực hiện mua sắm tài sản công, sử lý tài sản sau dự án
tuân thủ nguyên tắc, quy định của Chính phủ; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm soát công tác
quyết toán, thẩm tra và trình Bộ phê duyệt quyết toán.
 Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định đề cương chương trình đào tạo chung toàn dự án.
 Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) là chủ dự án, chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện, quản lý điều phối chung hoạt động của toàn dự án; tổng hợp trình Bộ
phê duyệt dự án đầu tư các dự án thành phần; là chủ tài khoản cấp 1 dự án; Trực tiếp là
chủ đầu tư của các hoạt động dự án ở cấp Bộ và hỗ trợ quản lý thực hiện chung cho dự
án, bao gồm gồm các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện dự án, giám sát độc lập,
M&E, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, và các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho thực
hiện chung hợp phần 1và hợp phần 3.
 Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) thuộc Ban CPO, do Bộ NN & PTNT thành lập
để thực hiện dự án này, chịu trách nhiệm quản lý thực hiện trực tiếp dự án và hỗ trợ
phối hợp giữa các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, các cơ quan quản lý thực hiện dự án
của tỉnh và các Cục/Tổng Cục/ Vụ liên quan của Bộ. Ban CPMU có các nhiệm vụ chính
sau:
 Liên lạc với Ngân hàng và các cơ quan/đơn vị liên quan và chính quyền địa
phương;
 Hỗ trợ với vai trò là thư ký của PISC;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 13
 Rà soát dự thảo kế hoạch công tác hàng năm nhằm xác định sự phù hợp với
mục tiêu dự án và với tiến độ thực hiện tổng thể;
 Chuẩn bị kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch vốn, giải
ngân, trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch do PPMU trình, rà soát phù hợp tiến độ
thực hiện chung dự án để trình Bộ và nộp cho WB;
 Điều phối và giám sát các hoạt động dự án dựa trên các kế hoạch, kể cả các
EMP, RAP, EMDP và kế hoạch M&E;
 Xem xét và tổng hợp các báo cáo thực hiện quý, 6 tháng, báo cáo năm của các
PPMU báo cáo Bộ và WB và các báo cáo khác khi có yêu cầu;
 Kiểm tra các công văn đề nghị và hồ sơ giải ngân của các Ban PPMU tỉnh để
chuyển tiền từ tài khoản cấp 1 dự án cho các tài khoản cấp 2 tại tỉnh ;
 Lập các báo cáo quản lý tài khoản dự án;
 Lập các hồ sơ rút tiền về tài khoản dự án;
 Tổ chức các nghiên cứu chuyên đề nhằm thực hiện trọn vẹn mục tiêu phát triển
dự án;
 Chuẩn bị các hướng dẫn đầu thầu, tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cho mua sắm
thiết bị, xe ô tô cùng với yêu cầu phụ tùng thay thế;
 Thực hiện kiểm soát, giám sát nội bộ các hoạt động mua sắm, đầu thầu do các
PPMU thực hiện;
 Chuẩn bị các báo cáo đánh giá giữa kỳ và báo cáo hoàn thành dự án;
 Lập các báo cáo quản lý tài chính;
 Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh dự án trong thực hiện các hợp phần;
 Kiểm soát đảm bảo chất lượng các hồ sơ hợp đồng thuộc diện xem xét trước và
gửi cho Ngân hàng để xem xét và thông qua;
 Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo cho các cán bộ tham gia thực hiện dự án;
 Chú trọng các vấn đề chính sách khác trong thực hiện dự án, bao gồm biến đổi
khí hậu.
Cấp tỉnh
 UBND tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án đầu tư
dự án thành phần, phê duyệt các kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch hành động tái
định cư, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, kế hoạch hành động giới; bố trí đủ, kịp
thời nguồn vốn đối ứng như đã cam kết, đáp ứng tiến độ thực hiện; chỉ đạo ban ngành
địa phương phối hợp thực hiện theo hoạt động các TDA trên địa bàn tỉnh;
 UBND tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ là cơ quan chủ quản TDA, ngoài trách nhiệm
nêu trên còn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư các TDA sau khi
có ý kiến thẩm tra của Bộ NN&PTNT về thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư; phê duyệt kế
hoạch đấu thầu các gói thầu dùng vốn trong nước.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 14
 Sở NN&PTNT các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng
Nam và Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh được Bộ giao chủ đầu tư, chịu
trách nhiệm quản lý thực hiện các hoạt động của dự án thành phần trong phạm vi tỉnh
thông qua Ban PPMU do UBND tỉnh thành lập. Các Chủ đầu tư có nhiệm vụ và quyền
hạn: (i) Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án trên cơ sở quyết định phê duyệt dự án
của Bộ và quyết định thành lập Ban PPMU của UBND tỉnh; (ii) Lập và trình Bộ
NN&PTNT kế hoạch thực hiện tổng thể và kế hoạch thực hiện hàng năm, bao gồm kế
hoạch vốn vay và vốn đối ứng trung ương, lập và trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện
và nhu cầu vốn đối ứng địa phương; (iii) Xây dựng kế hoạch hoạt động từng quý gửi
Ban CPO phục vụ công tác điều hành, giám sát & đánh giá, kiểm toán; (iv) Tổ chức lập
và gửi các thiết kế kỹ thuật, dự toán các hạng mục đầu tư xây dựng công trình cho cơ
quan Chủ quản TDA thẩm tra, tổ chức thẩm định, phê duyệt các thiết kế kỹ thuật, dự
toán tyển cơ sở ý kiến thẩm tra của cơ quan Chủ quản TDA; (v) Thực hiện công tác đấu
thầu, quản lý hợp đồng theo quy định về đấu thầu của dự án; (vi) Phối hợp với chính
quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, tái định cư, thực hiện công tác quản lý
môi trường, theo RAP và EMP đã được UBND tỉnh phê duyệt.
 Trong giai đoạn thực hiện, các Sở NN&PTNT, thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm chỉ
đạo, quản lý, giám sát hoạt động của các đơn vị thực hiện dự án; chỉ đạo các chi cục,
phòng ban liên quan phối hợp với Ban PPMU thực hiện dự án; tham mưu cho UBND
tỉnh phê duyệt các kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch hành động tái định cư, kế
hoạch phát triển dân tộc thiểu số, kế hoạch hành động giới; Tổ chức thẩm định và phê
duyệt thiết kế mô hình CSA và các Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích
ứng biến đổi khí hậu (PCSA).
 Ban PPMU thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện các hoạt động của dự án
thành phần trong phạm vi của tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ được Bộ hoặc chủ đầu tư
giao nhiệm vụ. Ban PPMU sẽ chịu sự hướng dẫn và giám sát của Ban CPMU, và có các
nhiệm vụ:
 Xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu thầu hàng năm. Các kế hoạch sẽ được
các PPMU điều chỉnh và cập nhật hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện thực tế.
Các kế hoạch cho các hoạt động dùng vốn WB sẽ được gửi Ban CPMU để lấy ý
kiến thông qua của WB trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
 Thực hiện các kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt tuân thủ các quy định trong Sổ
tay hướng dẫn thực hiện dự án;
 Chuẩn bị kế hoạch kinh phí hàng năm (kế hoạch giải ngân) cho các nguồn vốn để
Chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt đối với vốn đối ứng địa phương, gửi Ban
CPMU tổng hợp gửi Bộ NN&PTNT đối với vốn đối ứng trung ương;
 Chuẩn bị và trình các RAP, EMP và thực hiện các kế hoạch này sau khi được cấp
thẩm quyền phê duyệt;
 Lập các báo cáo tháng/quý/năm và các báo cáo theo yêu cầu của Ban CPMU phục
vụ công tác giám sát & đánh giá, kiểm toán.
 Giám sát thi công bao gồm cả giám sát tác động môi trường và xã hội;
 Quản lý các tài khoản cấp hai của dự án;
 Trao thầu, ký kết, quản lý hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu các quy định trong
Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 15
 Lập thư yêu cầu chuyển tiền và giải ngân để trình Ban CPMU theo quy định của Sổ
tay hướng dẫn thực hiện dự án;
 Thực hiện thanh lý và quyết toán;
 Tiến hành bàn giao công trình theo quy định hiện hành.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 16
CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
Nguyên tắc chung:
 Công tác lập kế hoạch phải được tiến hành trước khi bắt đầu thực hiện các hạng mục
công việc của dự án;
 Nội dung cơ bản của Kế hoạch dự án bao gồm: phạm vi, hạng mục công việc/đối
tượng, đơn vị thực hiện và tham gia, ngân sách, thời gian, nguồn vốn và chất lượng;
 Bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, cho phép điều chỉnh kế hoạch, có tính đến thời
gian xem xét và phê duyệt;
 Kế hoạch phải được thông qua hoặc phê duyệt trước khi thực hiện.
Các kế hoạch phải lập trong thực hiện Dự án gồm:
 Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án: Kế hoạch này đã được lập cùng FS tổng trong
giai đoạn chuẩn bị dự án. Kế hoạch này sẽ phải được cập nhật, thống nhất với WB
và trình Bộ NN&PTNT phê duyệt.
 Kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm (bao gồm kế hoạch thực hiện, chi tiêu và giải
ngân);
 Kế hoạch đào tạo;
 Kế hoạch đấu thầu;
 Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (PCSA)
 Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi của tỉnh 5 năm và cập nhật hàng năm
 Kế hoạch giám sát bên thứ 3 (do Ban CPMU lập);
 Kế hoạch M&E (do Ban CPMU lập);
3.1. Kế hoạch tổng thể về dự án
3.1.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể
Kế hoạch tổng thể bao gồm các nội dung sau:
 Hạng mục các công việc chính;
 Nguồn lực sử dụng;
 Thời hạn hoàn thành;
 Mục tiêu chất lượng và chỉ tiêu kết quả cho các hoạt động của Dự án để làm cơ sở
theo dõi, đánh giá.
Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án đã bao gồm trong FS tổng dự án đã được phê duyệt.
Trong vòng 30 ngày sau khi ký Hiệp định, CPMU phải tổng hợp, cập nhật Kế hoạch thực hiện
tổng thể dự án, thống nhất với WB và trình Bộ NN&PTNT để phê duyệt.
3.1.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể
 Các Chủ đầu tư/PPMU sẽ lập Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án thành phần, và gửi
PPMU trong vòng 20 ngày kể từ khi Dự án đầu tư (FS) dự án thành phần được phê
duyệt,
 CPMU nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể chung từ kế hoạch của
các tỉnh, thống nhất với WB và trình Bộ NN&PTNT phê duyệt trong vòng 30 ngày
kể từ ngày ký kết Hiệp định;
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 17
 Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch tổng thể được phê duyệt, CPO có
trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt (bản gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, và WB để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện Dự án.
3.2. Kế hoạch thực hiện hàng năm
3.2.1.Nội dung của kế hoạch thực hiện hàng năm
Kế hoạch chi tiết hàng năm bao gồm các nội dung sau:
 Các nội dung công việc thực hiện
 Nguồn lực sử dụng;
 Tiến độ thực hiện;
 Thời hạn hoàn thành;
 Yêu cầu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả đối với từng hoạt động để làm cơ sở
theo dõi, đánh giá.
 Kế hoạch hàng năm phải phù hợp với Kế hoạch thực hiện tổng thể
3.2.2.Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm
 Bước 1: Chủ đầu tư các dự án thành phần lập kế hoạch năm tiếp theo gửi Ban CPMU
trước 15 tháng 12 hàng năm;
 Bước 2: CPMU tổng hợp Kế hoạch năm toàn Dự án trước 25 tháng 12 hàng năm;
 Bước 3: Ban CPMU tham khảo ý kiến các đơn vị liên quan, hoàn chỉnh kế hoạch
trước 15/01 hàng năm;
 Bước 4: CPO gửi WB và trình Bộ NN&PTNT;
 Bước 5: CPO làm đầu mối, đôn đốc và phối hợp các đơn vị triển khai thực hiện.
3.3. Kế hoạch đào tạo
3.3.1.Nội dung của kế hoạch đào tạo
Kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung sau:
 Chủ đề, hoạt động (hội thảo, tọa đàm, khóa học…);
 Đối tượng đào tạo
 Thời gian thực hiện ;
 Cá nhân/ Đơn vị tổ chức đào tạo;
 Địa điểm đào tạo;
 Dự kiến chi phí.
3.3.2.Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo
 Bước 1: CPMU với sự hỗ trợ của Tư vấn dự thảo Kế hoạch đào tạo tổng thể, lấy ý
kiến của các Chủ đầu tư dự án thành phần;
 Bước 2: CPMU hoàn chỉnh kế hoạch đào tạo gửi WB xem xét thông qua;
 Bước 3: CPO trình Bộ phê duyệt (thông qua Tổng cục thủy lợi và Vụ Tổ chức).
 Cập nhật hàng năm: Kế hoạch đào tạo tổng thể sẽ được cập nhật hàng năm, kế hoạch
cập nhật nếu có thay đổi sẽ phải được WB thông qua và Bộ phê duyệt theo các bước
như trên. Việc cập nhật kế hoạch đào tọa năm phải căn cứ trên báo cáo kết quả thực
hiện đào tạo của năm trước.
 Hàng năm các Chủ đầu tư dự án thành phần và CPMU phải lập báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch đào tạo.
3.4. Kế hoạch đấu thầu
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 18
Kế hoạch đấu thầu bao gồm các nội dung sau:
 Tên gói thầu;
 Nội dung gói thầu
 Giá gói thầu;
 Nguồn vốn;
 Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;
 Thời gian lựa chọn nhà thầu;
 Yêu cầu Kiểm tra của WB (trước/sau)
 Cơ quan thực hiện
 Hình thức hợp đồng;
 Thời gian thực hiện hợp đồng.
Quy trình xây dựng, cập nhật, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đấu thầu
- Các Kế hoạch đấu thầu và cập nhật/điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu của các hạng mục
công việc dùng vốn vay phải được WB xem xét trước và Bộ NN&PTNT phê duyệt.
CPMU có trách nhiệm tổng hợp Kế hoạch đấu thầu và/hoặc cập nhật kế hoạch đấu
thầu do các Ban PPMU trình, xem xét sự phù hợp và khả thi, gửi WB lấy ý kiến
thông qua và sau đó trình Bộ phê duyệt.
- Kế hoạch đấu thầu của các hạng mục công việc dùng vốn đối ứng sẽ được lập và phê
duyệt theo các quy định hiện hành về đấu thầu trong nước.
- Kế hoạch đấu thầu sau khi được phê duyệt và/hoặc phê duyệt điều chỉnh sẽ được
đăng tải trên báo, website theo quy định.
- CPMU/PPMU triển khai thực hiện Kế hoạch đấu thầu tuân thủ các quy định về đấu
thầu trong Sổ tay hướng dẫn này.
3.5. Kế hoạch tài chính (vốn) hàng năm
- Kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch giải ngân tổng thể dự án và kế
hoạch thực hiện năm.
- Kế hoạch phân rõ từng nguồn vốn vay, đối ứng trung ương, đối ứng địa phương phù
hợp quy định của Hiệp định vay và đáp ứng khối lượng yêu cầu thực hiện.
- Kế hoạch tài chính hàng năm do các Chủ đầu tư các dự án thành phần lập và gửi Ban
CPMU tổng hợp. Ban CPO trình Bộ thông qua Vụ Kế hoạch để bố trí kế hoạch vốn
hàng năm..
- Được xây dựng và cập nhật phù hợp tiến độ thực hiện thực tế và thực hiện theo hướng
dẫn tại phần Quản lý tài chính của sổ tay này.
3.6. Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (PCSA)
- Khung nội dung của PCSA do tư vấn TAC3 (CPMU thuê) xây dựng, được Cục trồng
trọt xem xét và thông qua.
- Nội dung PCSA căn cứ trên mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí
hậu (CSA) do tư vấn tỉnh thiết kế và Sở NN&PTNT xem xét thông qua.
- WUAs với sự hỗ trợ của PPMU và hướng dẫn của tư vấn tỉnh sẽ họp nhóm nông dân
tham gia mô hình để thảo luận xây dựng PCSA chi tiết trên cơ sở khung PCSA và mô
hình CSA của tỉnh;
- WUAs sẽ trình PCSA chi tiết cho PPMU xem xét và trình Sở NN&PTNT phê duyệt.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 19
CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU, MUA SẮM
4.1. Mục đích
Chương này Hướng dẫn các cơ quan thực hiện dự án (PIA) thực hiện công tác đấu thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp và các dịch vụ tư vấn khác thuộc dự án Cải thiện nông nghiệp có
tưới ở Việt Nam (VIAIP) được tài trợ bởi quỹ hỗ trợ phát triển IDA. Hiệp định Tài chính của
IDA cho VIAIP quy định đấu thầu mua sắm sử dụng vốn IDA được thực hiện theo quy định
của "Hướng dẫn đấu thầu bằng Vốn vay IBRD và Tín dụng IDA" của Ngân hàng Thế giới vào
tháng 1 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn Mua sắm) và "Hướng dẫn: tuyển chọn và thuê
tư vấn do Bên vay của Ngân hàng Thế giới " tháng 1 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn
Tư vấn). Tất cả chính sách đấu thầu, thủ tục và hướng dẫn được nêu trong chương này đều
được dùng trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc mâu thuẫn,
giữa những điều khoản được nêu trong Hiệp định tín dụng và các thủ tục liên quan khác, ưu
tiên áp dụng các quy định trong Hiệp định.
4.2. Những nội dung chính
4.2.1.Áp dụng hướng dẫn của WB về Đấu thầu và Tư vấn
Các thủ tục nêu trong hướng dẫn Đấu thầu và Tư vấn của Ngân hàng Thế giới áp dụng
cho tất cả các hợp đồng hàng hoá, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn vay. Nói cách khác,
trong trường hợp sử dụng vốn do Ngân hàng tài trợ, các PIA phải áp dụng thủ tục đấu thầu phù
hợp với quy định đấu thầu của Ngân hàng Thế giới và Hướng dẫn tư vấn.
Đối với những hợp đồng đấu thầu mua sắm các loại hàng hoá và xây lắp sử dụng vốn
trong nước, các PIA sẽ áp dụng các thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu trong nước và các
Nghị định có liên quan.
4.2.2 Các nguyên tắc chính trong quá trình đấu thầu mua sắm
Quy trình đấu thầu mua sắm do các PIA thực hiện phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản
sau đây: (i) kinh tế và hiệu quả, (ii) cơ hội bình đẳng cho tất cả các nhà thầu/tư vấn đủ điều
kiện để cạnh tranh, (iii) khuyến khích sự phát triển của hợp đồng trong nước và các ngành
công nghiệp sản xuất và chuyên gia trong nước, (iv) tính minh bạch và (v) tuyển chọn tư vấn,
dịch vụ chất lượng cao.
4.2.3 Tính hợp lệ
Theo nguyên tắc chung, để thúc đẩy tính cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới cho phép các
doanh nghiệp và các cá nhân từ tất cả các nước có thể cung cấp hàng hoá, xây lắp và dịch vụ
cho các dự án do Ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, một doanh
nghiệp hoặc một cá nhân có thể được coi là không đủ điều kiện để tham gia vào các hợp đồng
đấu thầu mua sắm do Ngân hàng tài trợ. Thực tế, PIA nên lưu ý những trường hợp cụ thể của
một doanh nghiệp được coi là không đủ điều kiện để tham gia vào dự án đấu thầu mua sắm
như sau:
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 20
a. Các doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn của một quốc gia, hay hàng hóa sản xuất trong
một Quốc gia mà Bên vay cấm Quan hệ thương mại với nước đó theo quy định chính
thức hoặc theo quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo như chương
VII của Hiến chương Liên hợp quốc, đất nước của Bên vay nghiêm cấm bất kỳ việc
nhập khẩu hàng hoá, hoặc thanh toán cho một quốc gia cụ thể, cá nhân hoặc tổ chức
bị cấm theo quy định. Đối với dự án này, tại thời điểm phê duyệt dự án, hiện không
có quốc gia nào bị cấm theo như các quy định hạn chế.
b. Một doanh nghiệp có thể gây ra xung đột lợi ích giữa các bên (xem chi tiết trong
phần 4.2.4).
c. Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có thể tham gia nếu chứng minh được rằng
có đủ các điều kiện sau: (i) có tư cách pháp nhân và có tài chính tự chủ, (ii) hoạt động
theo luật doanh nghiệp, (iii) không phải là các cơ quan phụ thuộc Bên vay. Cần chú ý
đặc biệt đến các trường hợp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ NN&PTNT, hay các
tỉnh dự án có liên quan đến việc thực hiện đấu thầu mua sắm bởi vì vai trò cụ thể của
Bộ NN&PTNT nêu trên hoặc các tỉnh thuộc dự án có thể dẫn đến xung đột lợi ích.
PIA nên tham khảo ý kiến của Ngân hàng trong trường hợp có nghi ngờ về tính hợp
lệ của bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào.
d. Khi dịch vụ Tư vấn của các trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu thuộc sở hữu
nhà nước Việt Nam có tính chất độc nhất, sự tham gia của các tổ chức này đóng vai
trò rất quan trọng trong thực hiện dự án, Ngân hàng có thể thoả thuận về việc thuê các
tổ chức trên theo từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, các giáo sư thuộc các trường
đại học hay các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu có thể được ký hợp đồng Tư vấn
cá nhân cho các dự án mà Ngân hàng tài trợ. Các giáo sư thuộc các trường đại học
hay các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu có thể được ký hợp đồng cá nhân do
Ngân hàng tài trợ nhưng phải có hợp đồng lao động toàn thời gian với các tổ chức
của họ và đã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ của mình tại công ty trong một năm
hoặc hơn trước khi ký hợp đồng với Ngân hàng. Các PIA nên đảm bảo đầy đủ tài liệu
hỗ trợ để chứng minh các viện nghiên cứu và cá nhân đó có đủ điều kiện tham gia.
e. Quan chức chính phủ và công chức chỉ có thể được thuê theo hợp đồng tư vấn, có thể
là cá nhân hoặc là thành viên của một nhóm các doanh nghiệp tư vấn nếu họ (i) đã
nghỉ việc không lương, (ii) không được thuê bởi cơ quan họ đang làm việc ngay tại
thời điểm trước khi nghỉ, và (iii) vị trí công việc của họ sẽ không tạo ra xung đột lợi
ích. Các PIA nên đảm bảo đầy đủ tài liệu hỗ trợ để chứng minh các quan chức và
công chức này có đủ điều kiện tham gia.
f. Một doanh nghiệp được tuyên bố không đủ điều kiện tham gia dự án của Ngân hàng
khi doanh nghiệp đó bị phát hiện có hành động gian lận hoặc tham nhũng trong việc
thực hiện các dự án đấu thầu mua sắm do Ngân hàng tài trợ. Danh sách các doanh
nghiệp vi phạm sẽ được MDB công bố trên trang web www.worldbank.org. PIA nên
kiểm tra cẩn thận danh sách này khi đánh giá thầu hoặc lập danh sách tuyển chọn.
Để biết thêm chi tiết về các yêu cầu hợp lệ, PIA nên tham khảo phần 1.6 của Hướng dẫn
Mua sắm và 1.11 của Hướng dẫn Tư vấn.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 21
4.2.4.Xung đột lợi ích
Chính sách Ngân hàng yêu cầu các bên tư vấn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, khách
quan và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, không có bất kỳ tính toán vụ lợi nào
trong tương lai, và đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Các bên tư vấn sẽ
không được thuê cho bất kỳ chuyển nhượng hoặc hợp đồng nào trong trường hợp xảy ra mâu
thuẫn lợi ích giữa công việc trước đây/hiện tại của họ với lợi ích của khách hàng, hoặc không
có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích tối ưu của Bên vay. Nếu không có các giới hạn
khái quát, các doanh nghiệp /bên tư vấn sẽ không được thuê trong các trường hợp quy định
dưới đây:
a. Xung đột lợi ích giữa các hoạt động tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc dịch vụ
(trừ dịch vụ tư vấn): Doanh nghiệp đã cam kết với Bên vay tham gia cung cấp hàng
hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ khác (trừ các dịch vụ tư vấn theo như Hướng
dẫn) cho một dự án, thì mỗi chi nhánh của nó sẽ không đủ tư cách để tham gia cung
cấp tư vấn liên quan đến các hàng hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ trên.
Ngược lại, một doanh nghiệp được thuê để cung cấp dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị
hoặc thực hiện dự án, thì mỗi chi nhánh của nó sẽ không đủ tư cách để tham gia cung
cấp hàng hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ (trừ dịch vụ tư vấn) có liên quan
trực tiếp đến dịch vụ tư vấn chuẩn bị và thực hiện dự án.
b. Xung đột lợi ích giữa các hoạt động tư vấn: Cả Bên tư vấn (bao gồm cả nhân viên và
các bên tư vấn phụ) hay bất kỳ chi nhánh nào của Tư vấn đều không được tham gia
vào bất kỳ công việc nào có thể gây xung đột lợi ích với chính các công việc khác của
Bên tư vấn đã tham gia. Ví dụ, các Bên tư vấn được thuê để chuẩn bị thiết kế kỹ thuật
cho một dự án cơ sở hạ tầng thì sẽ không được phép tham gia vào việc đánh giá độc
lập tác động môi trường của dự án, hay tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc tư nhân
hóa tài sản công sẽ không được phép mua và tư vấn cho người mua tài sản đó. Tương
tự như vậy, các Bên tư vấn được thuê để chuẩn bị Điều khoản tham chiếu (TOR) sẽ
không được tham gia các nhiệm vụ khác.
c. Mối quan hệ với nhân viên của Bên Vay: Các Bên tư vấn (bao gồm các cá nhân và
các bên tư vấn phụ) có mối quan hệ kinh doanh hay quan hệ gia đình với một nhân
viên nào đó của Bên Vay (hoặc nhân viên cơ quan thực hiện dự án, hay bên được
hưởng lợi từ khoản vay) người mà liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các phần
việc sau: (i) chuẩn bị Điều khỏan tham chiếu cho hợp đồng, (ii) tham gia vào quá
trình lựa chọn hợp đồng, hoặc (iii) giám sát hợp đồng, sẽ có thể không được giao cho
thực hiện hợp đồng này, trừ khi những xung đột lợi ích từ mối quan hệ này được giải
quyết và được Ngân hàng chấp thuận trong suốt quá trình tuyển chọn và thực hiện
hợp đồng.
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 22
Cần lưu ý rằng theo quy định trên, một tư vấn đã được thuê để chuẩn bị các nghiên cứu
khả thi, báo cáo đầu tư và các văn bản tương tự cho việc chuẩn bị một dự án hoặc tiểu dự án
không được phép đấu thầu với bất kỳ hợp đồng của dự án/tiểu dự án đã chuẩn bị nghiên cứu
khả thi. Ngoài ra, cần lưu ý rằng hồ sơ mời thầu chuẩn của Ngân hàng có thể đưa ra các quy
định cụ thể để giải quyết các xung đột lợi ích khác, ví dụ như nếu các nhà thầu có một đối tác
kiểm soát chung thì sẽ bị loại. Trong trường hợp không chắc chắn, PIA nên tham khảo ý kiến
Ngân hàng để được hướng dẫn và tư vấn.
4.2.5. Liên danh, Hợp đồng phụ/Tư vấn phụ
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể được phép đấu thầu độc lập hoặc theo liên danh
với các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài. Nhưng Ngân hàng không chấp nhận các
điều kiện đấu thầu có yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải liên danh hoặc các hình thức
liên kết bắt buộc giữa các doanh nghiệp. Mỗi thành viên của một liên danh sẽ phải tham gia và
chịu trách nhiệm riêng trong việc thực hiện hợp đồng và phải xác nhận yêu cầu quan trọng này
trong một Thỏa thuận liên khi nộp hồ sơ dự thầu. Liên danh sẽ đề cử một đại diện là bên có
thẩm quyền để thực hiện tất cả các công việc kinh doanh và đại diện cho các đối tác của liên
danh trong quá trình đấu thầu và trong trường hợp liên danh được trao hợp đồng trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Hồ sơ dự thầu phải có đầy đủ chữ ký của tất cả bên trong liên danh
hoặc đại diện được ủy quyền hoàn toàn của tất cả các đối tác liên doanh và trong bảo lãnh dự
thầu phải liệt kê tên của tất cả các đối tác trong liên danh. Liên danh này có thể tồn tại trong
thời gian dài (với bất kỳ hợp đồng nào) hoặc cho một hợp đồng cụ thể.
Một doanh nghiệp có thể tham gia với các doanh nghiệp khác trong các hợp đồng phụ,
hoặc tư vấn phụ sẽ phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng và chịu
trách nhiệm giám sát việc thực hiện của nhà thầu phụ/ tư vấn phụ. Một doanh nghiệp sẽ được
phép tham gia vào một gói thầu với tư cách của một nhà thầu độc lập hoặc một thành viên của
liên danh. Tuy nhiên, nó có thể được phép tham gia vào nhiều hơn một gói thầu với tư cách
của một nhà thầu phụ hoặc tư vấn phụ.
4.2.6.Mua sắm sai quy định
Ngân hàng không tài trợ chi phí đấu thầu đối với các hàng hóa và công trình xây lắp
không phù hợp với các quy định đã thỏa thuận trong Hiệp định Tài chính và Kế hoạch đấu
thầu. Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ tuyên bố việc đấu thầu này sai quy định, và theo
quy định trong chính sách của Ngân hàng, một phần các khoản vay được phân bổ cho hàng
hoá và các công trình xây lắp không hợp lệ sẽ bị hủy bỏ. Ngoài ra, Ngân hàng có thể áp dụng
các biện pháp khác được quy định trong Hiệp định Tài chính. Với trường hợp sau khi hợp
đồng được trao bao gồm kết luận chấp thuận "không phản đối" từ Ngân hàng, Ngân hàng vẫn
có thể tuyên bố đấu thầu sai quy định nếu thấy kết luận "không phản đối" này đã được ban
hành trên cơ sở, thông tin không chính xác, gây hiểu lầm hoặc không được cung cấp đầy đủ
bởi Bên vay hoặc các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đã được sửa đổi mà không được
Ngân hàng chấp thuận.
4.2.7.Gian lận và tham nhũng
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 23
Chính sách của Ngân hàng yêu cầu Bên vay (bao gồm cả đối tượng hưởng lợi của các
khoản vay ngân hàng), cũng như các bên tham gia dự thầu, nhà cung cấp, nhà thầu và các nhà
thầu phụ trong hợp đồng do Ngân hàng tài trợ phải tìm hiểu các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất
trong việc đấu thầu và thực hiện các hợp đồng đó. Căn cứ vào chính sách này, Ngân hàng:
a. Đưa ra các định nghĩa rõ ràng về gian lận và tham nhũng bao gồm các hành vi tham
nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc, và gây cản trở. Tham khảo mục 1.16 (a) Hướng
dẫn Mua sắm và 1.23 (a) Hướng dẫn tư vấn để biết thêm định nghĩa chi tiết cho các
hành vi này.
b. Sẽ từ chối trao hợp đồng nếu phát hiện các nhà thầu được đề nghị trao hợp đồng, trực
tiếp hoặc thông qua cơ quan khác, có các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng,
ép buộc, và gây cản trở trong việc cạnh tranh các hợp đồng.
c. Sẽ hủy bỏ một phần các khoản vay được phân bổ cho một hợp đồng bất cứ khi nào
nếu phát hiện đại diện của Bên vay hoặc của người thụ hưởng các khoản vay có các
hành vi gian lận, tham nhũng, thông đồng, hoặc ép buộc trong quá trình mua sắm
hoặc thực hiện hợp đồng, nếu Bên vay không có hướng giải quyết kịp thời và thỏa
đáng với Ngân hàng khi sự việc như vậy xảy ra;
d. Sẽ xử phạt một doanh nghiệp hoặc cá nhân bất cứ lúc nào bằng tuyên bố không đủ
điều kiện để trao hợp đồng do Ngân hàng tài trợ vĩnh viễn hoặc trong một khoảng
thời gian nhất định nếu phát hiện doanh nghiệp đã trực tiếp hoặc thông qua cơ quan
khác có các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc hoặc gây cản trở
trong cạnh tranh, hay thực hiện một hợp đồng do Ngân hàng tài trợ, và
e. Sẽ có quyền yêu cầu một điều khoản được đưa vào hồ sơ mời thầu và trong hợp đồng
được tài trợ bởi khoản vay của Ngân hàng, bao gồm yêu cầu các bên dự thầu, nhà
cung cấp và nhà thầu cho phép Ngân hàng kiểm tra tài khoản, hồ sơ và các tài liệu
liên quan đến giá dự thầu và thực hiện hợp đồng để kiểm toán, công tác kiểm toán sẽ
do kiểm toán viên được Ngân hàng chỉ định.
Các PIA được yêu cầu phải báo cáo kịp thời các cáo buộc về gian lận và tham nhũng
trong quá trình mua sắm và quản lý hợp đồng với Ngân hàng và tuân theo sự hướng dẫn của
Ngân hàng trong việc xử lý những cáo buộc như vậy.
4.2.8.Kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu 18 tháng đầu tiên của dự án trong đã được chuẩn bị và thống nhất với
Ngân hàng trong các cuộc đàm phán của dự án. Các PIA chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch
đấu thầu này một cách phù hợp. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, việc sửa đổi sẽ được
thông báo cho Ngân hàng và phải nhận được chấp thuận “không phản đối” từ Ngân hàng. Các
PIA sẽ cập nhật Kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện
dự án. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật phải được gửi đến Ngân hàng để được chấp thuận
“không phản đối”. Tham khảo mục 4.3 dưới đây để biết thêm chi tiết.
4. 2.9. Sử dụng các tiêu chuẩn của Ngân hàng và tài liệu đấu thầu mẫu
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 24
Tất cả các tài liệu đấu thầu (cho ICB/NCB), thư mời chào giá (Shopping), hồ sơ đề xuất
(đấu thầu dịch vụ tư vấn), báo cáo đánh giá hồ sơ thầu và các tài liệu đấu thầu khác sử dụng
cho dự án dựa trên các tài liệu mẫu do Ngân hàng ban hành. Khi PIAs sử dụng các tài liệu
mẫu này cần hạn chế tối đa sự thay đổi, nếu phải thay đổi để giải quyết trong các trường hợp
cụ thể cần thiết có sự chấp nhận của Ngân hàng. Những thay đổi này chỉ được sử dụng trong
tài liệu đấu thầu, hợp đồng, hoặc trong các điều khoản đặc biệt của hợp đồng; các văn bản mẫu
của Ngân hàng sẽ không được phép thay đổi. Các tài liệu khác sẽ không được chấp nhận trừ
khi nhận được sự đồng ý trước của Ngân hàng.
4.2.10. Xử lý khiếu nại trong quá trình đấu thầu
Hướng dẫn đấu thầu và Tư vấn cho phép các nhà thầu và tư vấn tự do gửi bất kỳ khiếu
nại hoặc phản đối trong quá trình đấu thầu mua sắm. Các thủ tục chi tiết cho việc xử lý khiếu
nại của nhà thầu được mô tả trong Phụ lục 3 của Hướng dẫn mua sắm và Tư vấn. Đối với các
hợp đồng NCB, PIA nên thiết lập một cơ chế khiếu nại phù hợp và độc lập cho phép các nhà
thầu có thể khiếu nại và xử lý khiếu nại của họ một cách kịp thời và cơ chế này cần được mô
tả rõ ràng trong hồ sơ mời thầu. Theo nguyên tắc chung, ngay sau khi PIA nhận được đơn
khiếu nại (có thể dưới hình thức thư, fax, thư điện tử), bất kể có đề tên người gửi hay không,
PIA đều phải báo cáo kịp thời với Ngân hàng và làm theo hướng dẫn.
4.3. Chuẩn bị và cập nhật kế hoạch đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu trong 18 tháng đầu tiên của dự án đã được chuẩn bị và thống nhất với
Ngân hàng trong các cuộc đàm phán của dự án. Các PIA chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch
đấu thầu này một cách phù hợp. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, việc sửa đổi sẽ được
thông báo cho Ngân hàng và phải nhận được chấp thuận “không phản đối” từ Ngân hàng. Các
PIA sẽ cập nhật Kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện
dự án. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật phải được gửi đến Ngân để được chấp thuận
“không phản đối”. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật nên được nộp cho Ngân hàng để được
chấp thuận “không phản đối” không muộn hơn tháng 12 của năm trước.
Mỗi PIA chịu trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu riêng cho các hạng
mục thuộc quyền quản lý mình. Đối với các tỉnh dự án, PPMU có trách nhiệm rà soát, củng cố
tổng hợp kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án thành phần của tỉnh. CPMU có trách nhiệm
phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ PPMU để chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu thống
nhất. CPMU cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu cho các hợp
phần mình phụ trách. Kế hoạch mua sắm đấu thầu thống nhất cho toàn bộ dự án thành phần
của các tỉnh dự án và kế hoạch mua sắm đấu thầu của CPMU cho các năm tiếp theo sẽ được
gửi để Ngân hàng xem xét và chấp thuận “không phản đối” không muộn hơn tháng 12 của
năm trước. Các hoạt động mua sắm đấu thầu cho dự án không được phép thực hiện trước khi
Kế hoạch mua sắm đấu thầu được Ngân hàng thông qua.
Để chuẩn bị và cập nhật Kế hoạch mua sắm đấu thầu, PIA nên xem xét các yếu tố sau:
Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 25
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)

More Related Content

What's hot

Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...
Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...
Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...
Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...
Kế toán các nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – chi ...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng AgribankKiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
Kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAYBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại ngân hàng,2022
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại ngân hàng,2022Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại ngân hàng,2022
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại ngân hàng,2022
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán VPbank, Hay!
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKIN...
 

Similar to Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)

Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...
Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...
Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...Man_Ebook
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
28. lap du an. phuong an kinh doanh
28. lap du an. phuong an kinh doanh28. lap du an. phuong an kinh doanh
28. lap du an. phuong an kinh doanhNguynV182
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...nataliej4
 
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanSo tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanJenifernguyen Nguyen
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Jame Quintina
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caohoangphuongdev
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 

Similar to Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip) (20)

Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...
Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...
Hướng dẫn thực hành chiến lược kinh doanh quốc tế trên phần mềm mô phỏng kinh...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
28. lap du an. phuong an kinh doanh
28. lap du an. phuong an kinh doanh28. lap du an. phuong an kinh doanh
28. lap du an. phuong an kinh doanh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của “Dự án sản xuất hóa chất các l...
 
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanSo tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAYKế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới vietnam irrigated agricultural improvement project (viaip)

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP CÓ TƯỚI Vietnam Irrigated Agricultural Improvement Project (VIAIP) SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN Project Operation Manual (POM) Kèm theo Quyết định số: 3016 /QĐ-BNN-HTQT ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, tháng 04/2014 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) i
  • 2. MỤC LỤC BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ....................................................................................VII LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................1 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN...................................................................................3 1.1.MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN.......................................................................................3 1.2.PHẠM VI VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN..........................................................3 1.3.CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................6 1.4.TỔNG VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN.........................................................................7 1.5.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN TỔNG QUÁT........................................................8 CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................10 2.1.CƠ CẤU TỔ CHỨC.............................................................................................10 2.2.....CƠ CHẾ QUẢN LÝ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................................................................................................................................................10 CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN..................................................................................14 3.1. KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VỀ DỰ ÁN................................................................14 3.1.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể....................................................................................14 3.1.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể........................................................................14 3.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NĂM..........................................................15 3.2.1.Nội dung của kế hoạch thực hiện hàng năm...............................................................15 3.2.2.Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm.........................................15 3.3. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO......................................................................................15 3.3.1.Nội dung của kế hoạch đào tạo......................................................................................15 3.3.2.Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo...........................................................................15 3.4. KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU....................................................................................15 3.5. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (VỐN) HÀNG NĂM...............................................16 3.6. KẾ HOẠCH THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU(PCSA).............................................................................................16 CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU, MUA SẮM................................................................17 4.1. MỤC ĐÍCH...........................................................................................................17 4.2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................17 4.2.1.Áp dụng hướng dẫn của WB về Đấu thầu và Tư vấn...............................................17 4.2.2Các nguyên tắc chính trong quá trình đấu thầu mua sắm.......................................17 4.2.3Tính hợp lệ..............................................................................................................................17 4.2.4.Xung đột lợi ích....................................................................................................................18 4.2.5. Liên danh, Hợp đồng phụ/Tư vấn phụ.........................................................................19 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) ii
  • 3. 4.2.6.Mua sắm sai quy định........................................................................................................20 4.2.7.Gian lận và tham nhũng....................................................................................................20 4.2.8.Kế hoạch đấu thầu..............................................................................................................21 4. 2.9.Sử dụng các tiêu chuẩn của Ngân hàng và tài liệu đấu thầu mẫu......................21 4.3.CHUẨN BỊ VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU....................................22 4.4.CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ THỦ TỤC ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐẤU THẦU...................................................................................................................................23 4.4.1.Quy định chung....................................................................................................................23 4.4.2. Các bước hướng dẫn thực hiện phương thức đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp........................................................................................................................................................23 4.5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN TƯ VẤN........30 4.5.1 Tuyển chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS)................................30 4.5.2. Lựa chọn chi phí tư vấn thấp nhất (LCS)...................................................................35 4.5.3.Lựa chọn dựa vào chất lượng tư vấn (CQS)...............................................................35 4.5.4.Lựa chọn từ một nguồn duy nhất (SSS)........................................................................36 4.5.5.Chọn Tư vấn cá nhân.........................................................................................................36 4.6.LƯU TRỮ HỒ SƠ, XEM XÉT TỪ CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG.............37 4.6.1.Lưu trữ hồ sơ........................................................................................................................37 4.6.2.Những xem xét bởi WB......................................................................................................37 4.6.3.Xem xét bởi Chính phủ......................................................................................................39 4.7.PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN, THAM NHŨNG TRONG ĐẤU THẦU........39 4.8.NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP...................................................................40 CHƯƠNG 5. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG......................................................................................44 5.1. TUÂN THỦ CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG................................................44 5.2. GIAMS SÁT BỞI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN (PIAS)................................44 5.3. SỬA ĐỔI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ.................................................................44 5.4. HIỆU SUẤT KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU.............................................................44 CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.....................................................................................45 6.1.QUẢN LÝ TÀI CHÍNH........................................................................................45 6.2.GIẢI NGÂN...........................................................................................................45 6.3.QUY TRÌNH LẬP VÀ THÔNG BÁO PFP.........................................................45 6.3.1. Lập PFP................................................................................................................................45 6.3.2. Thông báo PFP.................................................................................................................46 6.3.3.Điều chỉnh PFP...................................................................................................................46 6.4.NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ HÀNH CHÍNH.................................................................................................................................47 6.4.1.Quản lý tiền mặt..................................................................................................................47 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) iii
  • 4. 6.4.2. Nguồn cho Chi phí hành chính......................................................................................48 6.4.3.Sử dụng Chi phí hành chính và Quản lý chi tiêu.......................................................48 6.5.QUY TRÌNH THANH TOÁN VÀ GIẢI NGÂN................................................48 6.5.1.Các tài khoản Dự án và Quy trình mở Tài khoản.....................................................48 6.5.2. Rút vốn, Thanh toán..........................................................................................................51 6.6.QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM TOÁN DỰ ÁN.........................56 6.7.TỔ CHỨC KẾ TOÁN...........................................................................................56 6.7.1. Cấp độ Quyền hạn và Trách nhiệm..............................................................................56 6.7.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong dự án...........57 6.8.SỔ SÁCH KẾ TOÁN............................................................................................63 6.8.1.Quy định chung....................................................................................................................63 6.8.2.Danh sách các sổ sách kế toán.......................................................................................64 6.9.QUY TRÌNH BÁO CÁO, TỔNG KẾT VÀ QUYẾT TOÁN.............................65 6.9.1. Quy định chung...................................................................................................................65 6.9.2.Quy định chi tiết..................................................................................................................65 6.10.KIỂM SOÁT........................................................................................................66 6.11.KIỂM TOÁN NỘI BỘ........................................................................................67 6.11.1.Mô hình tổ chức.................................................................................................................67 6.11.2.Chức năng, nhiệm vụ của Nhóm kiểm toán nội bộ.................................................67 6.12.KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ ÁN HÀNG NĂM........................68 6.12.1.Nguyên tắc chung.............................................................................................................68 6.12.2.Thành phần nội dung Báo cáo tài chính dự án.......................................................68 6.12.3.Báo cáo chi.........................................................................................................................69 6.12.4.Tài khoản chuyên dụng...................................................................................................69 6.13.KIỂM TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH.............................................................................69 6.14.QUẢN LÝ TÀI SẢN DỰ ÁN..............................................................................................70 6.14.1. Nguyên tắc quản lý tài sản............................................................................................70 6.14.2. Quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình thực hiện dự án..................................70 6.14.3. Xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc...........................................................................71 6.15.HƯỚNG DẪN CỦA IDA....................................................................................71 CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP PHẦN 3..........................................................72 7.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH...............................................................................72 7.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................................72 7.3. KẾ HOẠCH THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG KHÍ HẬU (PCSA):..............................................................................................................75 CHƯƠNG 8. CHÔNG THAM NHŨNG VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.........................77 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) iv
  • 5. 8.1. CHỐNG THAM NHŨNG VÀ GIAN LẬN........................................................77 8.2. KIỆN TOÀN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.........................................77 8.3.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ............................................................................78 8.4.XỬ LÝ KHIẾU NẠI..............................................................................................78 8.5.HÀNH ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI.................................................78 CHƯƠNG 9. QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH AN TOÀN..............................................................79 9.1.MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH AN TOÀN...............79 9.2.NHỮNG GIỚI HẠN VÀ TÍNH LINH HOẠT....................................................79 9.3.CÁC CHÍNH SÁCH VÀ KHUNG PHÁP LÝ....................................................79 9.3.1. Khung pháp lý của Việt Nam..........................................................................................79 9.3.2. Chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới............................................................82 9.4.KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMP)...............................................84 9.4.1. Lập EMP...............................................................................................................................84 9.4.2. Tổ chức thực hiện...............................................................................................................85 9.4.3. Yêu cầu báo cáo..................................................................................................................86 9.5.CHÍNH SÁCH AN TOÀN XÃ HỘI.....................................................................86 9.5.1. Kế hoạch hành động tái định cư...................................................................................86 9.5.2. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)..........................................................89 9.5.3. Kế hoạch hành động giới (GAP):.................................................................................89 9.6. Tham gia, Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin...............................................90 9.7. CƠ CHẾ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN TOÀN......................91 9.7.1. Giám sát nội bộ..................................................................................................................91 9.7.2. Giám sát bên thứ ba (Giám sát độc lập).....................................................................91 9.8. CƠ CHẾ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI...................................91 9.8.1.Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại............................................................................92 9.8.2. Cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của dự án...............................................92 CHƯƠNG 10. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO......................................94 10.1. TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT...............................................94 10.2. BỘ NN&PTNT VAI TRÒ CƠ QUAN CHỦ QUẢN DỰ ÁN..........................94 10.3. CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN THÀNH PHẦN...........................................................94 10.4. CPMU/PPMUS...................................................................................................94 10.5. YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ...........................95 10.6. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ...................................................................................95 10.7. CÁC GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ.........................................................................95 10.8. CÁC CHỈ SỐ KẾT QUẢ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ....................................97 10.9. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DỰ ÁN.................................................................103 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) v
  • 6. 10.9.1. Chế độ báo cáo theo quy định của Chính phủ......................................................103 10.9.2. Chế độ báo cáo theo quy định của WB (cam kết trong Hiệp định tài trợ):. 104 10.10. CƠ CHẾ THÔNG TIN, LIÊN LẠC CỦA DỰ ÁN......................................104 10.10.1.Các phương thức thông tin liên lạc chính.............................................................104 10.10.2.Triển khai công tác thông tin liên lạc.....................................................................104 10.10.3.Thông tin liên lạc với nhà tài trợ và các bên nước ngoài khác......................105 10.10.4.Thông tin về Dự án trên Website của CPO và Bộ NNPTNT...........................105 PHỤ LỤC 1................................................................................................................................106 TÀI LIỆU PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................................................................................................106 PHỤ LỤC 2................................................................................................................................107 MẪU BÁO CÁO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (EMP)..................................107 PHỤ LỤC 3................................................................................................................................109 BỘ QUY TẮC MÔI TRƯỜNG THỰC TIỄN (ECOP).......................................................109 PHỤ LỤC 4................................................................................................................................116 KẾT CẤU CỦA MỘT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ.................................116 PHỤ LỤC 5................................................................................................................................119 THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ EMDP................................119 KIỂM TRA BAN ĐẦU VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ..............................................................119 PHỤ LỤC 6................................................................................................................................120 PHƯƠNG PHÁP ĐẤU THẦU VÀ NGƯỠNG XEM XÉT TRƯỚC.................................120 PHỤ LỤC 7................................................................................................................................121 KHUNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN ĐẬP.............................................................................121 PHỤ LỤC 8................................................................................................................................136 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI.........................................................................................136 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) vi
  • 7. BẢNG VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) vii
  • 8. CSEP Kế hoạch quản lý môi trường chi tiết theo hợp đồng CPA Chứng chỉ kiểm toán viên CPO Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi CPMU Ban Quản lý dự án trung ương CQS Lựa chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng CSA Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu DAĐT Dự án đầu tư ĐTM /EIA Đánh giá tác động môi trường ECOP Quy tắc môi trường thực tiễn EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số EMP Kế hoạch quản lý môi trường EMPF Khung Chính sách dân tộc thiểu số EPC Cam kết bảo vệ môi truờng ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội FS/BCNCKT Báo cáo Nghiên cứu khả thi HDTV Hướng dẫn Tư vấn HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu HSYC Hồ sơ yêu cầu IBRD Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế IC Tuyển chọn tư vấn cá nhân ICB Đấu thầu xây lắp/thiết bị cạnh tranh quốc tế IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế KBNN Kho bạc Nhà nước KHĐT Kế hoạch đấu thầu KQĐG Kết quả đánh giá KQLC Kết quả lựa chọn L/C Thư tín dụng LCs Tuyển chọn dựa trên cơ sở chi phí thấp nhất NCB Đấu thầu xây lắp/thiết bị cạnh tranh trong nước MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn M&E Giám sát và đánh giá NHCPTM Ngân hàng cổ phần thương mại NOL Thư không phản đối ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OP Chính sách vận hành Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) viii
  • 9. PPMU Ban quản lý dự án tỉnh PCSA Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu PIA Cơ quan thực hiện dự án PISC Ban Chỉ đạo thực hiện dự án QCBS Lựa chọn tư vấn trên cơ sở chất lượng và chi phí RAP Kế hoạch hành động tái định cư REA Đánh giá môi trường vùng REOI Thư mời bày tỏ quan tâm LOI Thư mời thầu RFP Hồ sơ yêu cầu đề xuất Kỹ thuật-Tài chính RPF Khung chính sách tái định cư SPFS Báo cáo tài chính cho những mục đích đặc biệt SSS Chỉ định thầu tư vấn TCTK Tiêu chuẩn thiết kế TDA Tiểu dự án TOR Đề cương tham chiếu TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động UBND Ủy ban Nhân dân WB Ngân hàng thế giới Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) ix
  • 10. LỜI NÓI ĐẦU Căn cứ vào Dự thảo hiệp định tài trợ (sau đàm phán), Tài liệu thẩm định dự án của WB (PAD), Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP) vay vốn Ngân hàng Thế giới; Khung chính sách tái định cư Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới được Chính phủ phê duyệt, Khung Chính sách quản lý môi trường-xã hội, Khung Chính sách Phát triển dân tộc thiểu số Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt,; Các hướng dẫn, chính sách của Ngân hàng Thế giới, Luật và các quy định hiện hành trong nước. Bộ NN&PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án VIAIP (sau đây gọi là Sổ tay vận hành) để quy định các trình tự thủ tục trong quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 1
  • 11. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN  Hiệp định tín dụng dự án;  Các Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa 11 và khóa 12 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Nghị định 38/2013/NĐ- CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;  Quyết định số: 1805/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;  Quyết định số: 1988/QĐ-TTg ngày 01/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách Tái định cư (RPF) dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;  Quyết định số: 2409/QĐ-BNN-HTQT ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;  Quyết định số: 2588/QĐ-BNN-HTQT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;  Quyết định số: 2691/QĐ-BNN-KHCN ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Khung quản lý môi trường xã hội (ESMF) dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới;  Hướng dẫn của WB về mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn đối với các khoản vay IBRD, khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng 1/2011);  Hướng dẫn của WB về tuyển chọn và thuê tư vấn đối với các khoản vay IBRD, khoản tín dụng và hỗ trợ không hoàn lại từ IDA (tháng 1/2011); Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 2
  • 12. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 3
  • 13. 1.1. Mục tiêu của dự án  Mục tiêu tổng quát: Cải thiện sản xuất nông nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.  Mục tiêu cụ thể: - Cải thiện thể chế, chính sách trong quản lý thủy lợi của các tỉnh vùng dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cung cấp dịch vụ tưới/tiêu; - Hoàn thiện, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các hệ thống tưới tiêu trong dự án, đảm bảo bền vững công trình và phát huy hiệu suất phục vụ với công suất thiết kế; - Chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của các tỉnh vùng dự án theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng và thích ứng biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người nông dân; - Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện dự án, quản lý môi trường, xã hội trong quản lý thủy lợi và sản xuất nông nghiệp. 1.2. Phạm vi và Nội dung hoạt động dự án Dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn bảy (07) tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung của Việt Nam: Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, HàTĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam. Trong đó, vùng dự án bao gồm: - Tỉnh Hà Giang: Các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; - Tỉnh Phú Thọ: Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy - Tình Hòa Bình: Các huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Cao Phong, Mai Châu; - Tỉnh Thanh Hóa: Các huyện Yên Định, Thiệu Hóa; - Tỉnh Hà Tĩnh: Các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Tp Hà Tĩnh; - Tỉnh Quảng Trị: Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Tp Đông Hà; - Tỉnh Quảng Nam: Các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Núi Thành, Đại Lộc và Tp Tam Kỳ Dự án được thiết kế gồm 4 hợp phần với tổng kinh phí 210 triệu USD, trong đó 180tr.USD vay vốn ODA từ WB và 30 tr.USD vốn đối ứng (gồm 22 tr.USD vốn đối ứng trung ương và 8 tr.USD vốn đối ứng địa phương). Nội dung đầu tư và phân bổ nguồn lực các hợp phần như sau: Hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới (9,5 triệu US$) Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 4
  • 14. Mục tiêu của Hợp phần nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống tưới thông qua cải thiện năng lực thể chế và chính sách trong quản lý hệ thống và cung cấp dịch vụ tưới tiêu hiện đại theo hướng thị trường. Cụ thể các nội dung hoạt động như sau: (1) Cải tiến mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh phù hợp với cơ chế đặt hàng, dự kiến thí điểm áp dụng phương thức hợp đồng đặt hàng trong quản lý, cung cấp dịch vụ tưới, tiêu tại Hà Giang và Quảng Nam, hướng tới áp dụng phương thức đấu thầu cạnh tranh trong quản lý và khai thác công trình thủy lợi; Thúc đẩy việc áp dụng phương thức cung cấp nước theo khối lượng; Hỗ trợ đơn vị quản lý lập kế hoạch vận hành và bảo dưỡng (O&M), quản lý tài sản; và hỗ trợ các tỉnh lập, thực hiện kế hoạch hiện đại hóa tưới 5 năm và hàng năm. (2) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi (IMCs) và Tổ chức dùng nước (WUOs) thông qua việc đào tạo và tăng cường năng lực về thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng mô hình đổi mới quản lý theo phương thức đặt hàng. Các IMC và WUO sẽ được hỗ trợ toàn diện bao gồm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, trang thiết bị quản lý vận hành, các kiến thức về quản lý tài chính, lập kế hoạch. Các IMC sẽ được hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống công trình, tài sản, khách hàng; hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, cũng như sự hài lòng của người hưởng lợi. Một số IMC quản lý hệ thống tưới lớn sẽ được đầu tư và lắp đặt hệ thống Thu thập dữ liệu và điều khiển (SCADA). (3) Thành lập, củng cố các WUOs có đầy đủ tư cách pháp nhân, phát triển các Hiệp hội dùng nước (WUAs) hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường để phát huy vai trò, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống tưới tiêu, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiêu hiện đại; (4) Hỗ trợ các tỉnh xây dựng, hoàn thiện một số quy định, hướng dẫn tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển quản lý tưới có sự tham gia (PIM), như quy định, hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, quy định về thủy lợi phí nội đồng, chương trình/kế hoạch phát triển PIM và hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi. (5) Hỗ trợ Bộ NN&PTNT rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý công trình thủy lợi và cải thiện dịch vụ tưới tiêu theo cơ chế thị trường trong chương trình tái cơ cấu ngành của Bộ. Nâng cao năng lực về thể chế, chính sách cho các bộ phận quản lý khai thác dịch vụ tưới. Hoàn thiện và phát triển các mô hình hợp tác công tư đối với các hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi. Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống tưới tiêu (170,5 triệu US$) Mục tiêu của Hợp phần là đảm bảo công suất phục vụ của các hệ thống tưới tiêu chưa hoàn chỉnh được lựa chọn của 7 tỉnh vùng dự án, đảm bảo bền vững công trình trước rủi ro bão lũ, giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng. Đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống nhằm phát huy hết hiệu ích đồng vốn đầu tư. Hoạt động của hợp phần 2 bao gồm: Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 5
  • 15. (1) Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống công trình kém hiệu quả và chưa được đầu tư đồng bộ, bao gồm các công trình điều tiết theo hướng hiện đại hóa, công trình lấy nước, hệ thống kênh chuyển nước, các công trình đo nước; (2) Nâng cấp một số đập đầu mối hồ chứa và đập dâng để đảm bảo an toàn. (3) Xây dựng hệ thống kênh để chuyển đổi một số diện tích đang tưới bơm sang tưới tự chảy; (4) Xây dựng mới và nâng cấp các hồ chứa nhỏ đa mục tiêu cho cộng đồng nông thôn 2 tỉnh vùng núi phía Bắc; (5) Khôi phục, nâng cấp một số trạm bơm thủy luân và bơm điện cùng hệ thống kênh tưới; Xây dựng hệ thống bơm tiêu để tăng hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp; (6) Xây dựng hệ thống tưới tiêu nội đồng phục vụ các mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (23 triệu US$). Hợp phần này sẽ xây dựng trên cơ sở hạ tầng thủy lợi được cải thiện trong Hợp phần 2 để nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu ích sử dụng nước, tăng thu nhập cho nông dân và giảm tính dễ tổn thương với các sự kiện khí hậu bất lợi, đồng thời giảm phát thải gây tác động tiêu cực môi trường từ sản xuất nông nghiệp, từ đó đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng trên toàn vùng và cả nước. Hợp phần sẽ bao gồm các hoạt động: (1) Tăng cường năng lực cho cán bộ từ cấp trung ương, cấp tỉnh và các tổ chức/hợp tác xã dùng nước về biến đổi khí hậu và tập quán canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu; (2) Hỗ trợ các tổ chức dùng nước lập và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia, lồng ghép kế hoạch hành động giới trong các hoạt động. Các kế hoạch sẽ xác định yêu cầu của nông dân để có sự hỗ trợ từ dự án, bao gồm: (i) hạ tầng quy mô nhỏ; (ii) các công cụ và thiết bị nhỏ; (iii) các vật tư đầu vào cần thiết, ví dụ như giống chất lượng, phân hữu cơ, vi sinh, chế phẩm sinh học; (iv) dịch vụ hỗ trợ thu hoạch; và (v) cơ sở và phương tiện sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. (3) Hỗ trợ các điểm trình diễn và phổ biến thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (như ICM, IPM, SRI) và hệ thống tưới tiết kiệm nước, bao gồm các vật tư đầu vào quan trọng và hướng dẫn áp dụng kỹ thuật mới, thăm quan học tập kinh nghiệm cho nông dân. (4) Thí điểm thí nghiệm phân tích và cung cấp phiếu kết quả chất lượng đất để đảm bảo tối ưu hàm lượng phân bón, giảm sử dụng phân bón nhằm giảm chi phí sản xuất và phát thải gây ô nhiễm môi trường. Lập bản đồ sử dụng đất cho đa dạng hóa cây trồng có tính đến loại đất, thông số về thời tiết và điều kiện tưới, tiêu để xác định diện tích có thể đa dạng hóa cây trồng trong diện tích phục vụ của dự án; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 6
  • 16. (5) San bằng mặt ruộng, có thể ứng dụng công nghệ la-de cho các diện tích lớn được lựa chọn để xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn; Thiết kế chuyển giao mô hình đồng ruộng và hệ thống tưới nội đồng; (6) Giới thiệu các công nghệ sau thu hoạch, sử dụng các phương tiện truyền thông để thúc đẩy hoạt động CSA, bao gồm cả khuyến cáo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dựa trên nhu cầu và dự báo thời tiết; (7) Xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước (tưới phun, nhỏ giọt…); (8) Thông qua việc xây dựng các mô hình để tổng kết, đánh giá, đề xuất với Bộ và các địa phương xây dựng chính sách, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, hướng tới hiện đại hóa, từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp sang cơ giới hóa, hiện đại hóa, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. (9) Phát triển hệ thống quản lý, liên kết và phổ biến kiến thức về sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thông tin về giảm khí thải từ trồng lúa, và ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý cây trồng tại Cục Trồng trọt. Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá (7 triệu US$) Hợp phần này hỗ trợ hoạt động quản lý thực hiện dự án và tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý dự án của Bộ NN&PTNT và 7 tỉnh vùng dự án nhằm đảm bảo hiệu ích dự án, thực hiện dự án tuân thủ các quy chế quản lý đầu tư trong nước và quy định của nhà tài trợ. Dự án sẽ tài trợ cho các hoạt động sau: (1) Chi phí quản lý và hỗ trợ gia tăng thực hiện dự án; (2) Mua sắm trang, thiết bị phục vụ quản lý dự án bao gồm các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại; (3) Các Tư vấn Hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và đánh giá, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, các tư vấn giám sát bên thứ ba; (4) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dự án. 1.3. Các cơ quan quản lý thực hiện dự án - Bộ NN&PTNT là cơ quan Chủ quản dự án ô và 7 dự án thành phần (7 tỉnh dự án), chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ dự án, là cơ quan đại diện phía Việt Nam làm việc với Nhà tài trợ trong qua trình triển khai dự án; Bộ thành lập Ban Chỉ đạo dự án (PSC) do Thứ trưởng phụ trách thủy lợi làm Trưởng ban. - Các Vụ Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức cán bộ, các Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Quản lý xây dựng công trình và Tổng Cục Thủy lợi, theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn tham mưu cho Bộ NN&PTNT thực hiện vai trò quản lý nhà nước trong quản lý, thực hiện dự án. Lãnh đạo các Cục/Vụ/Tổng Cục sẽ là thành viên của Ban Chỉ đạo dự án. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 7
  • 17. - Tổ Chuyên gia chuyên trách hợp phần 3: được Bộ thành lập gồm 5 cán bộ, 3 cán bộ từ Cục Trồng trọt và 2 cán bộ từ Cục Bảo vệ thực vật, do 01 cán bộ của Cục Trồng trọt làm tổ trưởng. Tổ Chuyên gia chuyên trách hợp phần 3 sẽ chịu trách nhiệm giúp Cục trưởng Cục Trồng trọt trong quản lý toàn bộ các hoạt động thuộc hợp phần 3. - Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) là chủ dự án, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý điều phối chung hoạt động của toàn dự án; Ban CPO được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện chung của dự án và các hoạt động hỗ trợ cấp Bộ; Lãnh đạo Ban CPO sẽ là thành viên của Ban Chỉ đạo dự án. - Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU) chịu trách nhiệm quản lý thực hiện trực tiếp dự án có chức năng, trách nhiệm và quyền hạn tuân thủ theo Nghị định 38/2013/NĐ- CP; Ban CPMU giữ mối liên lạc phối hợp giữa các cơ quan thực hiện dự án và nhà tài trợ, các cơ quan quản lý thực hiện dự án của tỉnh và các Cục/Tổng Cục/Vụ liên quan của Bộ; Ban CPMU làm nhiệm vụ thư ký của Ban Chỉ đạo dự án. - Ủy ban nhân dân tỉnh (PPC) của các tỉnh vùng dự án là cơ quan chủ quản các tiểu dự án (TDA) trong phạm vi của tỉnh theo sự phân công của Bộ NN&PTNT; Lãnh đạo UBND tỉnh sẽ là thành viên của Ban Chỉ đạo dự án - Chủ đầu tư các dự án thành phần: Sở NN&PTNT hoặc Công ty khai thác công trình thủy lợi là chủ đầu tư các hoạt động của dự án thành phần trong phạm vi tỉnh; - Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) trợ giúp chủ đầu tư trong quản lý thực hiện các hoạt động của các TDA trong phạm vi của tỉnh với quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ được quy định trong Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ, và các nhiệm vụ khác được Bộ NN&PTNT ủy quyền phù hợp với cam kết trong hiệp định tài trợ. 1.4. Tổng vốn và cơ cấu nguồn vốn Tổng mức đầu tư của dự án là 210 triệu USD, gồm: Tính theo USD (triệu USD) Tính theo VND (tỷ VND) Vốn WB Vốn đối ứng Vốn WB Vốn đối ứng Trung ương Địa phương Cộng Trung ương Địa phương Cộng 180 22 8 30 3.765,6 460,24 167,36 627,6 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 8
  • 18. Trong đó: - Vốn ODA sẽ tài trợ cho: Các hoạt động xây lắp, thiết bị; Các tư vấn quốc tế; Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý chung thực hiện dự án như tư vấn TA, tư vấn giám sát bên thứ ba (bao gồm giám sát độc lập đền bù-tái định cư và giám sát môi trường), kiểm toán độc lập, tư vấn giám sát và đánh giá (M&E); Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hợp phần 1 và hợp phần 3; Các hoạt động hỗ trợ thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 (không bao gồm các chi phí quản lý thực hiện); Các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực; Và chi phí hỗ trợ gia tăng cho các cơ quan tham gia quản lý và thực hiện dự án. - Vốn trong nước sẽ được sử dụng cho: Chi phí đền bù - tái định cư; Các tư vấn chuẩn bị dự án; Các tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, lập đề cương, chương trình; Các chi phí thẩm tra, thẩm định; Các tư vấn giám sát chất lượng công trình; Các chi phí quản lý thực hiện dự án của các Ban quản lý và cơ quan liên quan; Các chi phí khác theo quy định trong nước. Chi tiết phân bổ cho theo hạng mục chi ước tính như dưới đây: TT Nội dung Phân bổ vốn (USD) 1 Xây dựng 126.416.710 2 Thiết bị 23.770.940 3 Dịch vụ tư vấn 17.829.250 4 Chi phí quản lý 3.056.230 5 Đền bù 4.543.990 6 Công tác đào tạo 4.200.000 7 Chi khác 6.580.160 8 Dự phòng 23.597.100 Tổng cộng 209.999.280 Làm Tròn 210.000.000 Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 9
  • 19. 1.5. Kế hoạch thực hiện tổng quát Các hoạt động thực hiện trước Các hoạt động dưới đây được phép triển khai thực hiện trước khi Hiệp định có hiệu lực: - Thành lập các Ban quản lý dự án: CPMU tại Ban CPO và các PPMU tại các tỉnh dự án. - Triển khai tuyển chọn các tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, Hồ sơ mời thầu xây lắp, thiết bị (dùng vốn trong nước). - Các Tiểu dự án năm đầu tiên: Thẩm tra, Thẩm định và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục xây dựng công trình; Lập, phê duyệt các RAP, EMP/ECOP, EMDP - Lập, phê duyệt kế hoạch đấu thầu 18 tháng. - Triển khai tuyển chọn Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện dự án (TA), Tư vấn Giám sát độc lập (bên thứ ba), Tư vấn M&E, Tư vấn Kiểm toán. Các hợp đồng tư vấn này chi trả từ vốn vay và chỉ được ký hợp đồng sau ngày Hiệp định có hiệu lực. - Triển khai đấu thầu xây lắp, thiết bị cho các tiểu dự án giai đoạn 1. Các hợp đồng được chi trả từ vốn vay và chỉ được ký hợp đồng sau ngày Hiệp định có hiệu lực. Kế hoạch thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực Thời gian thực hiện dự án 6 năm. Hiệp định có hiệu lực từ 01/4/2014. Các hoạt động dự án dự kiến hoàn thành 30/6/2020, và đóng khoản vay 31/12/2020. Dự án được thực hiện chia thành 2 giai đoạn gối nhau. Giai đoạn 1: năm đầu tiên bắt đầu từ khi Hiệp định có hiệu lực. Giai đoạn 2 bắt đầu không muộn hơn 6 tháng kể từ bắt đầu giai đoạn 1. các hoạt động chính của mỗi giai đoạn thực hiện như sau: Giai đoạn 1: - Huy động các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn giám sát của dự án; - Triển khai đấu thầu các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện cho các Hợp phần 1 và 3. - Huy động tư vấn thiết kế, hoàn thành TKKT, bản vẽ thi công và HSMT công trình, thiết bị; - Triển khai các hoạt động đào tạo tăng cường năng lực, đấu thầu trang thiết bị phục vụ quản lý thực hiện dự án, và hỗ trợ cải thiện quản lý của Hợp phần 1; - Triển khai thiết kế mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu; - Đấu thầu và triển khai các hoạt động xây lắp cho các TDA: Phú Ninh – Khe Tân (Quảng Nam), TDA Nam Sông Mã (Thanh Hóa), TDA Bơm thủy luân (Hòa Bình). Giai đoạn 2: - Tiếp tục và hoàn thành các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực; - Lắp đặt hệ thống SCADA; - Triển khai đấu thầu và thực hiện các hoạt động xây lắp cho các TDA còn lại; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 10
  • 20. - Triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Hoàn thiện và mở rộng các mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các hệ thống TDA. Kế hoạch giải ngân dự án Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Vốn ODA 10 20 25 35 35 35 20 Vốn đối ứng 3,2 8,2 8,4 4,4 3 2 0,8 Lũy kế 13,2 41,4 74,8 114,2 152,2 189,2 210 Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 11
  • 21. CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức quản lý và thực hiện Dự án tuân thủ theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt của dự án. Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới 2.2. Cơ chế quản lý, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện dự án Cấp Trung ương Bộ NN&PTNT là cơ quan Chủ quản dự án, chịu trách nhiệm chung toàn bộ dự án, là cơ quan đại diện phía Việt Nam làm việc với Nhà tài trợ trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện dự án. Ban chỉ đạo dự án (PSC) do Bộ thành lập giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, quản lý, giám sát và kiểm tra việc thực hiện dự án, quyết định các các chủ trương, đề nghị điều chỉnh cơ chế (nếu cần) để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trách nhiệm cụ thể của Tổng Cục thủy lợi và các Cục/Vụ và Ban CPO trong quản lý thực hiện dự án như dưới đây:  Vụ Hợp tác quốc tế chịu trách nhiệm chung về quản lý thực hiện dự án tuân thủ Hiệp định vay; Chủ trì, phối hợp với Tổng Cục thủy lợi, các Cục/Vụ liên quan thẩm định, trình Bộ phê duyệt văn kiện dự án; Phối hợp Tổng cục thủy lợi, các Cục/Vụ trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư các dự án thành phần; Hướng dẫn, theo dõi, đánh giá, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ việc quản lý, thực hiện nguồn vốn tài trợ;  Tổng cục Thủy lợi: Chịu trách nhiệm quản lý thực hiện hợp phần 1: chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp phần 1 của dự án, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình trong quá trình thẩm định, trình Bộ phê duyệt các Dự án đầu tư của các dự án thành phần, xem xét góp ý các đề cương, kế hoạch, chương trình, dự toán của các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hạng mục thuộc hợp phần 1 của dự án và các dự án thành phần, giám sát, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện, báo cáo và tham mưu cho Bộ trong việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp phần 1 của toàn bộ Dự án; Chủ trì trong xem xét, đóng góp ý kiến cho các đề cương, dự toán của các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện chung dự án, phối hợp với Vụ Tổ chức trong thẩm định đề cương, chương trình đào tạo chung của dự án; Xem xét, góp ý cho các báo cáo, tài liệu thiết kế liên quan đến an toàn đập phù hợp với Khung An toàn đập của dự án và chính sách an toàn đập của WB; Đề xuất báo cáo Bộ xem xét thông qua và trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các nội dung đổi mới thể chế, chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trong vùng dự án; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 12 Các Tư vấn Thiết kế, Hỗ trợ KT, Giám sát Nh à thầu XL, TB C PO C PMU Các tư vấn TA, Giám sát W B Các Sở KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Môi trường… DAR D/IMC UBND tỉnh P PMU MARD
  • 22.  Cục Quản lý xây dựng công trình: Chịu trách nhiệm quản lý thực hiện Hợp phần 2: chủ trì thẩm định BCNCKT hợp phần 2 và tổng hợp kết quả thẩm định BCNCKT các hợp phần 1 và 3 trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư của các Dự án thành phần các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, tham mưu cho Bộ góp ý về thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư các tiểu dự án và tổng hợp trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư dự án thành phần của các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, tổ chức thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ đối với các tiểu dự án thuộc các Dự án thành phần các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, kiểm tra tiến độ thi công, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và nghiệm thu các hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng; Phối hợp với Tổng cục thủy lợi xem xét, góp ý cho các đề cương, dự toán của các Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện chung dự án.  Cục Trồng trọt: Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm quản lý thực hiện hợp phần 3 với sự trợ giúp của Tổ chuyên gia chuyên trách được Bộ thành lập: chủ trì thẩm định BCNCKT Hợp phần 3 của dự án, phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình trong quá trình thẩm định và trình Bộ phê duyệt Dự án đầu tư các dự án thành phần, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; Thẩm định và phê duyệt Khung Kế hoạch PCSA, xem xét góp ý các đề cương, dự toán các Tư vấn hỗ trợ thực hiện hợp phần, Kế hoạch PCSA và nhân rộng mô hình CSA của tỉnh, các chương trình hội thảo, đào tạo thuộc hợp phần 3; Báo cáo và tham mưu cho Bộ trong việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp phần 3 toàn dự án, Tiếp nhận và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu phổ biến thông tin về nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu, quản lý cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa; Đề xuất báo cáo Bộ xem xét thông qua và trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thực hiện các nội dung đổi mới thể chế, chính sách trong xây dựng và nhân rộng mô hình thực hành CSA trong vùng dự án  Vụ Kế hoạch theo chức năng sẽ tổng hợp, tham mưu Bộ xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vốn, phân bổ kế hoạch vốn và đôn đốc các chủ dự án thực hiện.  Vụ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản công, chỉ đạo, hướng dẫn các chủ dự án rà soát nhu cầu, thực hiện mua sắm tài sản công, sử lý tài sản sau dự án tuân thủ nguyên tắc, quy định của Chính phủ; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm soát công tác quyết toán, thẩm tra và trình Bộ phê duyệt quyết toán.  Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì thẩm định đề cương chương trình đào tạo chung toàn dự án.  Ban Quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) là chủ dự án, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý điều phối chung hoạt động của toàn dự án; tổng hợp trình Bộ phê duyệt dự án đầu tư các dự án thành phần; là chủ tài khoản cấp 1 dự án; Trực tiếp là chủ đầu tư của các hoạt động dự án ở cấp Bộ và hỗ trợ quản lý thực hiện chung cho dự án, bao gồm gồm các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật quản lý thực hiện dự án, giám sát độc lập, M&E, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ, và các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho thực hiện chung hợp phần 1và hợp phần 3.  Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) thuộc Ban CPO, do Bộ NN & PTNT thành lập để thực hiện dự án này, chịu trách nhiệm quản lý thực hiện trực tiếp dự án và hỗ trợ phối hợp giữa các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, các cơ quan quản lý thực hiện dự án của tỉnh và các Cục/Tổng Cục/ Vụ liên quan của Bộ. Ban CPMU có các nhiệm vụ chính sau:  Liên lạc với Ngân hàng và các cơ quan/đơn vị liên quan và chính quyền địa phương;  Hỗ trợ với vai trò là thư ký của PISC; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 13
  • 23.  Rà soát dự thảo kế hoạch công tác hàng năm nhằm xác định sự phù hợp với mục tiêu dự án và với tiến độ thực hiện tổng thể;  Chuẩn bị kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch vốn, giải ngân, trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch do PPMU trình, rà soát phù hợp tiến độ thực hiện chung dự án để trình Bộ và nộp cho WB;  Điều phối và giám sát các hoạt động dự án dựa trên các kế hoạch, kể cả các EMP, RAP, EMDP và kế hoạch M&E;  Xem xét và tổng hợp các báo cáo thực hiện quý, 6 tháng, báo cáo năm của các PPMU báo cáo Bộ và WB và các báo cáo khác khi có yêu cầu;  Kiểm tra các công văn đề nghị và hồ sơ giải ngân của các Ban PPMU tỉnh để chuyển tiền từ tài khoản cấp 1 dự án cho các tài khoản cấp 2 tại tỉnh ;  Lập các báo cáo quản lý tài khoản dự án;  Lập các hồ sơ rút tiền về tài khoản dự án;  Tổ chức các nghiên cứu chuyên đề nhằm thực hiện trọn vẹn mục tiêu phát triển dự án;  Chuẩn bị các hướng dẫn đầu thầu, tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật cho mua sắm thiết bị, xe ô tô cùng với yêu cầu phụ tùng thay thế;  Thực hiện kiểm soát, giám sát nội bộ các hoạt động mua sắm, đầu thầu do các PPMU thực hiện;  Chuẩn bị các báo cáo đánh giá giữa kỳ và báo cáo hoàn thành dự án;  Lập các báo cáo quản lý tài chính;  Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh dự án trong thực hiện các hợp phần;  Kiểm soát đảm bảo chất lượng các hồ sơ hợp đồng thuộc diện xem xét trước và gửi cho Ngân hàng để xem xét và thông qua;  Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo cho các cán bộ tham gia thực hiện dự án;  Chú trọng các vấn đề chính sách khác trong thực hiện dự án, bao gồm biến đổi khí hậu. Cấp tỉnh  UBND tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án đầu tư dự án thành phần, phê duyệt các kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch hành động tái định cư, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, kế hoạch hành động giới; bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng như đã cam kết, đáp ứng tiến độ thực hiện; chỉ đạo ban ngành địa phương phối hợp thực hiện theo hoạt động các TDA trên địa bàn tỉnh;  UBND tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ là cơ quan chủ quản TDA, ngoài trách nhiệm nêu trên còn có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư các TDA sau khi có ý kiến thẩm tra của Bộ NN&PTNT về thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư; phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu dùng vốn trong nước. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 14
  • 24.  Sở NN&PTNT các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam và Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh được Bộ giao chủ đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các hoạt động của dự án thành phần trong phạm vi tỉnh thông qua Ban PPMU do UBND tỉnh thành lập. Các Chủ đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn: (i) Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện dự án trên cơ sở quyết định phê duyệt dự án của Bộ và quyết định thành lập Ban PPMU của UBND tỉnh; (ii) Lập và trình Bộ NN&PTNT kế hoạch thực hiện tổng thể và kế hoạch thực hiện hàng năm, bao gồm kế hoạch vốn vay và vốn đối ứng trung ương, lập và trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện và nhu cầu vốn đối ứng địa phương; (iii) Xây dựng kế hoạch hoạt động từng quý gửi Ban CPO phục vụ công tác điều hành, giám sát & đánh giá, kiểm toán; (iv) Tổ chức lập và gửi các thiết kế kỹ thuật, dự toán các hạng mục đầu tư xây dựng công trình cho cơ quan Chủ quản TDA thẩm tra, tổ chức thẩm định, phê duyệt các thiết kế kỹ thuật, dự toán tyển cơ sở ý kiến thẩm tra của cơ quan Chủ quản TDA; (v) Thực hiện công tác đấu thầu, quản lý hợp đồng theo quy định về đấu thầu của dự án; (vi) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, tái định cư, thực hiện công tác quản lý môi trường, theo RAP và EMP đã được UBND tỉnh phê duyệt.  Trong giai đoạn thực hiện, các Sở NN&PTNT, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, giám sát hoạt động của các đơn vị thực hiện dự án; chỉ đạo các chi cục, phòng ban liên quan phối hợp với Ban PPMU thực hiện dự án; tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt các kế hoạch quản lý môi trường, kế hoạch hành động tái định cư, kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, kế hoạch hành động giới; Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế mô hình CSA và các Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (PCSA).  Ban PPMU thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện các hoạt động của dự án thành phần trong phạm vi của tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ được Bộ hoặc chủ đầu tư giao nhiệm vụ. Ban PPMU sẽ chịu sự hướng dẫn và giám sát của Ban CPMU, và có các nhiệm vụ:  Xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu thầu hàng năm. Các kế hoạch sẽ được các PPMU điều chỉnh và cập nhật hàng năm trên cơ sở tiến độ thực hiện thực tế. Các kế hoạch cho các hoạt động dùng vốn WB sẽ được gửi Ban CPMU để lấy ý kiến thông qua của WB trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt;  Thực hiện các kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt tuân thủ các quy định trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;  Chuẩn bị kế hoạch kinh phí hàng năm (kế hoạch giải ngân) cho các nguồn vốn để Chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt đối với vốn đối ứng địa phương, gửi Ban CPMU tổng hợp gửi Bộ NN&PTNT đối với vốn đối ứng trung ương;  Chuẩn bị và trình các RAP, EMP và thực hiện các kế hoạch này sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt;  Lập các báo cáo tháng/quý/năm và các báo cáo theo yêu cầu của Ban CPMU phục vụ công tác giám sát & đánh giá, kiểm toán.  Giám sát thi công bao gồm cả giám sát tác động môi trường và xã hội;  Quản lý các tài khoản cấp hai của dự án;  Trao thầu, ký kết, quản lý hợp đồng và thanh toán cho nhà thầu các quy định trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 15
  • 25.  Lập thư yêu cầu chuyển tiền và giải ngân để trình Ban CPMU theo quy định của Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;  Thực hiện thanh lý và quyết toán;  Tiến hành bàn giao công trình theo quy định hiện hành. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 16
  • 26. CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN Nguyên tắc chung:  Công tác lập kế hoạch phải được tiến hành trước khi bắt đầu thực hiện các hạng mục công việc của dự án;  Nội dung cơ bản của Kế hoạch dự án bao gồm: phạm vi, hạng mục công việc/đối tượng, đơn vị thực hiện và tham gia, ngân sách, thời gian, nguồn vốn và chất lượng;  Bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, cho phép điều chỉnh kế hoạch, có tính đến thời gian xem xét và phê duyệt;  Kế hoạch phải được thông qua hoặc phê duyệt trước khi thực hiện. Các kế hoạch phải lập trong thực hiện Dự án gồm:  Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án: Kế hoạch này đã được lập cùng FS tổng trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kế hoạch này sẽ phải được cập nhật, thống nhất với WB và trình Bộ NN&PTNT phê duyệt.  Kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm (bao gồm kế hoạch thực hiện, chi tiêu và giải ngân);  Kế hoạch đào tạo;  Kế hoạch đấu thầu;  Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (PCSA)  Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi của tỉnh 5 năm và cập nhật hàng năm  Kế hoạch giám sát bên thứ 3 (do Ban CPMU lập);  Kế hoạch M&E (do Ban CPMU lập); 3.1. Kế hoạch tổng thể về dự án 3.1.1. Nội dung của kế hoạch tổng thể Kế hoạch tổng thể bao gồm các nội dung sau:  Hạng mục các công việc chính;  Nguồn lực sử dụng;  Thời hạn hoàn thành;  Mục tiêu chất lượng và chỉ tiêu kết quả cho các hoạt động của Dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá. Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án đã bao gồm trong FS tổng dự án đã được phê duyệt. Trong vòng 30 ngày sau khi ký Hiệp định, CPMU phải tổng hợp, cập nhật Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án, thống nhất với WB và trình Bộ NN&PTNT để phê duyệt. 3.1.2. Cập nhật kế hoạch thực hiện tổng thể  Các Chủ đầu tư/PPMU sẽ lập Kế hoạch thực hiện tổng thể dự án thành phần, và gửi PPMU trong vòng 20 ngày kể từ khi Dự án đầu tư (FS) dự án thành phần được phê duyệt,  CPMU nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể chung từ kế hoạch của các tỉnh, thống nhất với WB và trình Bộ NN&PTNT phê duyệt trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết Hiệp định; Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 17
  • 27.  Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày Kế hoạch tổng thể được phê duyệt, CPO có trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt (bản gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và WB để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện Dự án. 3.2. Kế hoạch thực hiện hàng năm 3.2.1.Nội dung của kế hoạch thực hiện hàng năm Kế hoạch chi tiết hàng năm bao gồm các nội dung sau:  Các nội dung công việc thực hiện  Nguồn lực sử dụng;  Tiến độ thực hiện;  Thời hạn hoàn thành;  Yêu cầu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả đối với từng hoạt động để làm cơ sở theo dõi, đánh giá.  Kế hoạch hàng năm phải phù hợp với Kế hoạch thực hiện tổng thể 3.2.2.Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm  Bước 1: Chủ đầu tư các dự án thành phần lập kế hoạch năm tiếp theo gửi Ban CPMU trước 15 tháng 12 hàng năm;  Bước 2: CPMU tổng hợp Kế hoạch năm toàn Dự án trước 25 tháng 12 hàng năm;  Bước 3: Ban CPMU tham khảo ý kiến các đơn vị liên quan, hoàn chỉnh kế hoạch trước 15/01 hàng năm;  Bước 4: CPO gửi WB và trình Bộ NN&PTNT;  Bước 5: CPO làm đầu mối, đôn đốc và phối hợp các đơn vị triển khai thực hiện. 3.3. Kế hoạch đào tạo 3.3.1.Nội dung của kế hoạch đào tạo Kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung sau:  Chủ đề, hoạt động (hội thảo, tọa đàm, khóa học…);  Đối tượng đào tạo  Thời gian thực hiện ;  Cá nhân/ Đơn vị tổ chức đào tạo;  Địa điểm đào tạo;  Dự kiến chi phí. 3.3.2.Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo  Bước 1: CPMU với sự hỗ trợ của Tư vấn dự thảo Kế hoạch đào tạo tổng thể, lấy ý kiến của các Chủ đầu tư dự án thành phần;  Bước 2: CPMU hoàn chỉnh kế hoạch đào tạo gửi WB xem xét thông qua;  Bước 3: CPO trình Bộ phê duyệt (thông qua Tổng cục thủy lợi và Vụ Tổ chức).  Cập nhật hàng năm: Kế hoạch đào tạo tổng thể sẽ được cập nhật hàng năm, kế hoạch cập nhật nếu có thay đổi sẽ phải được WB thông qua và Bộ phê duyệt theo các bước như trên. Việc cập nhật kế hoạch đào tọa năm phải căn cứ trên báo cáo kết quả thực hiện đào tạo của năm trước.  Hàng năm các Chủ đầu tư dự án thành phần và CPMU phải lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo. 3.4. Kế hoạch đấu thầu Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 18
  • 28. Kế hoạch đấu thầu bao gồm các nội dung sau:  Tên gói thầu;  Nội dung gói thầu  Giá gói thầu;  Nguồn vốn;  Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu;  Thời gian lựa chọn nhà thầu;  Yêu cầu Kiểm tra của WB (trước/sau)  Cơ quan thực hiện  Hình thức hợp đồng;  Thời gian thực hiện hợp đồng. Quy trình xây dựng, cập nhật, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đấu thầu - Các Kế hoạch đấu thầu và cập nhật/điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu của các hạng mục công việc dùng vốn vay phải được WB xem xét trước và Bộ NN&PTNT phê duyệt. CPMU có trách nhiệm tổng hợp Kế hoạch đấu thầu và/hoặc cập nhật kế hoạch đấu thầu do các Ban PPMU trình, xem xét sự phù hợp và khả thi, gửi WB lấy ý kiến thông qua và sau đó trình Bộ phê duyệt. - Kế hoạch đấu thầu của các hạng mục công việc dùng vốn đối ứng sẽ được lập và phê duyệt theo các quy định hiện hành về đấu thầu trong nước. - Kế hoạch đấu thầu sau khi được phê duyệt và/hoặc phê duyệt điều chỉnh sẽ được đăng tải trên báo, website theo quy định. - CPMU/PPMU triển khai thực hiện Kế hoạch đấu thầu tuân thủ các quy định về đấu thầu trong Sổ tay hướng dẫn này. 3.5. Kế hoạch tài chính (vốn) hàng năm - Kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch giải ngân tổng thể dự án và kế hoạch thực hiện năm. - Kế hoạch phân rõ từng nguồn vốn vay, đối ứng trung ương, đối ứng địa phương phù hợp quy định của Hiệp định vay và đáp ứng khối lượng yêu cầu thực hiện. - Kế hoạch tài chính hàng năm do các Chủ đầu tư các dự án thành phần lập và gửi Ban CPMU tổng hợp. Ban CPO trình Bộ thông qua Vụ Kế hoạch để bố trí kế hoạch vốn hàng năm.. - Được xây dựng và cập nhật phù hợp tiến độ thực hiện thực tế và thực hiện theo hướng dẫn tại phần Quản lý tài chính của sổ tay này. 3.6. Kế hoạch thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (PCSA) - Khung nội dung của PCSA do tư vấn TAC3 (CPMU thuê) xây dựng, được Cục trồng trọt xem xét và thông qua. - Nội dung PCSA căn cứ trên mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) do tư vấn tỉnh thiết kế và Sở NN&PTNT xem xét thông qua. - WUAs với sự hỗ trợ của PPMU và hướng dẫn của tư vấn tỉnh sẽ họp nhóm nông dân tham gia mô hình để thảo luận xây dựng PCSA chi tiết trên cơ sở khung PCSA và mô hình CSA của tỉnh; - WUAs sẽ trình PCSA chi tiết cho PPMU xem xét và trình Sở NN&PTNT phê duyệt. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 19
  • 29. CHƯƠNG 4. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU, MUA SẮM 4.1. Mục đích Chương này Hướng dẫn các cơ quan thực hiện dự án (PIA) thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và các dịch vụ tư vấn khác thuộc dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới ở Việt Nam (VIAIP) được tài trợ bởi quỹ hỗ trợ phát triển IDA. Hiệp định Tài chính của IDA cho VIAIP quy định đấu thầu mua sắm sử dụng vốn IDA được thực hiện theo quy định của "Hướng dẫn đấu thầu bằng Vốn vay IBRD và Tín dụng IDA" của Ngân hàng Thế giới vào tháng 1 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn Mua sắm) và "Hướng dẫn: tuyển chọn và thuê tư vấn do Bên vay của Ngân hàng Thế giới " tháng 1 năm 2011 (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn Tư vấn). Tất cả chính sách đấu thầu, thủ tục và hướng dẫn được nêu trong chương này đều được dùng trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc mâu thuẫn, giữa những điều khoản được nêu trong Hiệp định tín dụng và các thủ tục liên quan khác, ưu tiên áp dụng các quy định trong Hiệp định. 4.2. Những nội dung chính 4.2.1.Áp dụng hướng dẫn của WB về Đấu thầu và Tư vấn Các thủ tục nêu trong hướng dẫn Đấu thầu và Tư vấn của Ngân hàng Thế giới áp dụng cho tất cả các hợp đồng hàng hoá, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn vay. Nói cách khác, trong trường hợp sử dụng vốn do Ngân hàng tài trợ, các PIA phải áp dụng thủ tục đấu thầu phù hợp với quy định đấu thầu của Ngân hàng Thế giới và Hướng dẫn tư vấn. Đối với những hợp đồng đấu thầu mua sắm các loại hàng hoá và xây lắp sử dụng vốn trong nước, các PIA sẽ áp dụng các thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu trong nước và các Nghị định có liên quan. 4.2.2 Các nguyên tắc chính trong quá trình đấu thầu mua sắm Quy trình đấu thầu mua sắm do các PIA thực hiện phải đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau đây: (i) kinh tế và hiệu quả, (ii) cơ hội bình đẳng cho tất cả các nhà thầu/tư vấn đủ điều kiện để cạnh tranh, (iii) khuyến khích sự phát triển của hợp đồng trong nước và các ngành công nghiệp sản xuất và chuyên gia trong nước, (iv) tính minh bạch và (v) tuyển chọn tư vấn, dịch vụ chất lượng cao. 4.2.3 Tính hợp lệ Theo nguyên tắc chung, để thúc đẩy tính cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới cho phép các doanh nghiệp và các cá nhân từ tất cả các nước có thể cung cấp hàng hoá, xây lắp và dịch vụ cho các dự án do Ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân có thể được coi là không đủ điều kiện để tham gia vào các hợp đồng đấu thầu mua sắm do Ngân hàng tài trợ. Thực tế, PIA nên lưu ý những trường hợp cụ thể của một doanh nghiệp được coi là không đủ điều kiện để tham gia vào dự án đấu thầu mua sắm như sau: Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 20
  • 30. a. Các doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn của một quốc gia, hay hàng hóa sản xuất trong một Quốc gia mà Bên vay cấm Quan hệ thương mại với nước đó theo quy định chính thức hoặc theo quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo như chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc, đất nước của Bên vay nghiêm cấm bất kỳ việc nhập khẩu hàng hoá, hoặc thanh toán cho một quốc gia cụ thể, cá nhân hoặc tổ chức bị cấm theo quy định. Đối với dự án này, tại thời điểm phê duyệt dự án, hiện không có quốc gia nào bị cấm theo như các quy định hạn chế. b. Một doanh nghiệp có thể gây ra xung đột lợi ích giữa các bên (xem chi tiết trong phần 4.2.4). c. Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có thể tham gia nếu chứng minh được rằng có đủ các điều kiện sau: (i) có tư cách pháp nhân và có tài chính tự chủ, (ii) hoạt động theo luật doanh nghiệp, (iii) không phải là các cơ quan phụ thuộc Bên vay. Cần chú ý đặc biệt đến các trường hợp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ NN&PTNT, hay các tỉnh dự án có liên quan đến việc thực hiện đấu thầu mua sắm bởi vì vai trò cụ thể của Bộ NN&PTNT nêu trên hoặc các tỉnh thuộc dự án có thể dẫn đến xung đột lợi ích. PIA nên tham khảo ý kiến của Ngân hàng trong trường hợp có nghi ngờ về tính hợp lệ của bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào. d. Khi dịch vụ Tư vấn của các trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam có tính chất độc nhất, sự tham gia của các tổ chức này đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện dự án, Ngân hàng có thể thoả thuận về việc thuê các tổ chức trên theo từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, các giáo sư thuộc các trường đại học hay các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu có thể được ký hợp đồng Tư vấn cá nhân cho các dự án mà Ngân hàng tài trợ. Các giáo sư thuộc các trường đại học hay các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu có thể được ký hợp đồng cá nhân do Ngân hàng tài trợ nhưng phải có hợp đồng lao động toàn thời gian với các tổ chức của họ và đã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ của mình tại công ty trong một năm hoặc hơn trước khi ký hợp đồng với Ngân hàng. Các PIA nên đảm bảo đầy đủ tài liệu hỗ trợ để chứng minh các viện nghiên cứu và cá nhân đó có đủ điều kiện tham gia. e. Quan chức chính phủ và công chức chỉ có thể được thuê theo hợp đồng tư vấn, có thể là cá nhân hoặc là thành viên của một nhóm các doanh nghiệp tư vấn nếu họ (i) đã nghỉ việc không lương, (ii) không được thuê bởi cơ quan họ đang làm việc ngay tại thời điểm trước khi nghỉ, và (iii) vị trí công việc của họ sẽ không tạo ra xung đột lợi ích. Các PIA nên đảm bảo đầy đủ tài liệu hỗ trợ để chứng minh các quan chức và công chức này có đủ điều kiện tham gia. f. Một doanh nghiệp được tuyên bố không đủ điều kiện tham gia dự án của Ngân hàng khi doanh nghiệp đó bị phát hiện có hành động gian lận hoặc tham nhũng trong việc thực hiện các dự án đấu thầu mua sắm do Ngân hàng tài trợ. Danh sách các doanh nghiệp vi phạm sẽ được MDB công bố trên trang web www.worldbank.org. PIA nên kiểm tra cẩn thận danh sách này khi đánh giá thầu hoặc lập danh sách tuyển chọn. Để biết thêm chi tiết về các yêu cầu hợp lệ, PIA nên tham khảo phần 1.6 của Hướng dẫn Mua sắm và 1.11 của Hướng dẫn Tư vấn. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 21
  • 31. 4.2.4.Xung đột lợi ích Chính sách Ngân hàng yêu cầu các bên tư vấn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, khách quan và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, không có bất kỳ tính toán vụ lợi nào trong tương lai, và đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Các bên tư vấn sẽ không được thuê cho bất kỳ chuyển nhượng hoặc hợp đồng nào trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa công việc trước đây/hiện tại của họ với lợi ích của khách hàng, hoặc không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích tối ưu của Bên vay. Nếu không có các giới hạn khái quát, các doanh nghiệp /bên tư vấn sẽ không được thuê trong các trường hợp quy định dưới đây: a. Xung đột lợi ích giữa các hoạt động tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc dịch vụ (trừ dịch vụ tư vấn): Doanh nghiệp đã cam kết với Bên vay tham gia cung cấp hàng hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ khác (trừ các dịch vụ tư vấn theo như Hướng dẫn) cho một dự án, thì mỗi chi nhánh của nó sẽ không đủ tư cách để tham gia cung cấp tư vấn liên quan đến các hàng hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ trên. Ngược lại, một doanh nghiệp được thuê để cung cấp dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị hoặc thực hiện dự án, thì mỗi chi nhánh của nó sẽ không đủ tư cách để tham gia cung cấp hàng hóa, xây lắp công trình hoặc các dịch vụ (trừ dịch vụ tư vấn) có liên quan trực tiếp đến dịch vụ tư vấn chuẩn bị và thực hiện dự án. b. Xung đột lợi ích giữa các hoạt động tư vấn: Cả Bên tư vấn (bao gồm cả nhân viên và các bên tư vấn phụ) hay bất kỳ chi nhánh nào của Tư vấn đều không được tham gia vào bất kỳ công việc nào có thể gây xung đột lợi ích với chính các công việc khác của Bên tư vấn đã tham gia. Ví dụ, các Bên tư vấn được thuê để chuẩn bị thiết kế kỹ thuật cho một dự án cơ sở hạ tầng thì sẽ không được phép tham gia vào việc đánh giá độc lập tác động môi trường của dự án, hay tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc tư nhân hóa tài sản công sẽ không được phép mua và tư vấn cho người mua tài sản đó. Tương tự như vậy, các Bên tư vấn được thuê để chuẩn bị Điều khoản tham chiếu (TOR) sẽ không được tham gia các nhiệm vụ khác. c. Mối quan hệ với nhân viên của Bên Vay: Các Bên tư vấn (bao gồm các cá nhân và các bên tư vấn phụ) có mối quan hệ kinh doanh hay quan hệ gia đình với một nhân viên nào đó của Bên Vay (hoặc nhân viên cơ quan thực hiện dự án, hay bên được hưởng lợi từ khoản vay) người mà liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các phần việc sau: (i) chuẩn bị Điều khỏan tham chiếu cho hợp đồng, (ii) tham gia vào quá trình lựa chọn hợp đồng, hoặc (iii) giám sát hợp đồng, sẽ có thể không được giao cho thực hiện hợp đồng này, trừ khi những xung đột lợi ích từ mối quan hệ này được giải quyết và được Ngân hàng chấp thuận trong suốt quá trình tuyển chọn và thực hiện hợp đồng. Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 22
  • 32. Cần lưu ý rằng theo quy định trên, một tư vấn đã được thuê để chuẩn bị các nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tư và các văn bản tương tự cho việc chuẩn bị một dự án hoặc tiểu dự án không được phép đấu thầu với bất kỳ hợp đồng của dự án/tiểu dự án đã chuẩn bị nghiên cứu khả thi. Ngoài ra, cần lưu ý rằng hồ sơ mời thầu chuẩn của Ngân hàng có thể đưa ra các quy định cụ thể để giải quyết các xung đột lợi ích khác, ví dụ như nếu các nhà thầu có một đối tác kiểm soát chung thì sẽ bị loại. Trong trường hợp không chắc chắn, PIA nên tham khảo ý kiến Ngân hàng để được hướng dẫn và tư vấn. 4.2.5. Liên danh, Hợp đồng phụ/Tư vấn phụ Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể được phép đấu thầu độc lập hoặc theo liên danh với các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài. Nhưng Ngân hàng không chấp nhận các điều kiện đấu thầu có yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải liên danh hoặc các hình thức liên kết bắt buộc giữa các doanh nghiệp. Mỗi thành viên của một liên danh sẽ phải tham gia và chịu trách nhiệm riêng trong việc thực hiện hợp đồng và phải xác nhận yêu cầu quan trọng này trong một Thỏa thuận liên khi nộp hồ sơ dự thầu. Liên danh sẽ đề cử một đại diện là bên có thẩm quyền để thực hiện tất cả các công việc kinh doanh và đại diện cho các đối tác của liên danh trong quá trình đấu thầu và trong trường hợp liên danh được trao hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hồ sơ dự thầu phải có đầy đủ chữ ký của tất cả bên trong liên danh hoặc đại diện được ủy quyền hoàn toàn của tất cả các đối tác liên doanh và trong bảo lãnh dự thầu phải liệt kê tên của tất cả các đối tác trong liên danh. Liên danh này có thể tồn tại trong thời gian dài (với bất kỳ hợp đồng nào) hoặc cho một hợp đồng cụ thể. Một doanh nghiệp có thể tham gia với các doanh nghiệp khác trong các hợp đồng phụ, hoặc tư vấn phụ sẽ phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện của nhà thầu phụ/ tư vấn phụ. Một doanh nghiệp sẽ được phép tham gia vào một gói thầu với tư cách của một nhà thầu độc lập hoặc một thành viên của liên danh. Tuy nhiên, nó có thể được phép tham gia vào nhiều hơn một gói thầu với tư cách của một nhà thầu phụ hoặc tư vấn phụ. 4.2.6.Mua sắm sai quy định Ngân hàng không tài trợ chi phí đấu thầu đối với các hàng hóa và công trình xây lắp không phù hợp với các quy định đã thỏa thuận trong Hiệp định Tài chính và Kế hoạch đấu thầu. Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ tuyên bố việc đấu thầu này sai quy định, và theo quy định trong chính sách của Ngân hàng, một phần các khoản vay được phân bổ cho hàng hoá và các công trình xây lắp không hợp lệ sẽ bị hủy bỏ. Ngoài ra, Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp khác được quy định trong Hiệp định Tài chính. Với trường hợp sau khi hợp đồng được trao bao gồm kết luận chấp thuận "không phản đối" từ Ngân hàng, Ngân hàng vẫn có thể tuyên bố đấu thầu sai quy định nếu thấy kết luận "không phản đối" này đã được ban hành trên cơ sở, thông tin không chính xác, gây hiểu lầm hoặc không được cung cấp đầy đủ bởi Bên vay hoặc các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đã được sửa đổi mà không được Ngân hàng chấp thuận. 4.2.7.Gian lận và tham nhũng Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 23
  • 33. Chính sách của Ngân hàng yêu cầu Bên vay (bao gồm cả đối tượng hưởng lợi của các khoản vay ngân hàng), cũng như các bên tham gia dự thầu, nhà cung cấp, nhà thầu và các nhà thầu phụ trong hợp đồng do Ngân hàng tài trợ phải tìm hiểu các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong việc đấu thầu và thực hiện các hợp đồng đó. Căn cứ vào chính sách này, Ngân hàng: a. Đưa ra các định nghĩa rõ ràng về gian lận và tham nhũng bao gồm các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc, và gây cản trở. Tham khảo mục 1.16 (a) Hướng dẫn Mua sắm và 1.23 (a) Hướng dẫn tư vấn để biết thêm định nghĩa chi tiết cho các hành vi này. b. Sẽ từ chối trao hợp đồng nếu phát hiện các nhà thầu được đề nghị trao hợp đồng, trực tiếp hoặc thông qua cơ quan khác, có các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc, và gây cản trở trong việc cạnh tranh các hợp đồng. c. Sẽ hủy bỏ một phần các khoản vay được phân bổ cho một hợp đồng bất cứ khi nào nếu phát hiện đại diện của Bên vay hoặc của người thụ hưởng các khoản vay có các hành vi gian lận, tham nhũng, thông đồng, hoặc ép buộc trong quá trình mua sắm hoặc thực hiện hợp đồng, nếu Bên vay không có hướng giải quyết kịp thời và thỏa đáng với Ngân hàng khi sự việc như vậy xảy ra; d. Sẽ xử phạt một doanh nghiệp hoặc cá nhân bất cứ lúc nào bằng tuyên bố không đủ điều kiện để trao hợp đồng do Ngân hàng tài trợ vĩnh viễn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định nếu phát hiện doanh nghiệp đã trực tiếp hoặc thông qua cơ quan khác có các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc hoặc gây cản trở trong cạnh tranh, hay thực hiện một hợp đồng do Ngân hàng tài trợ, và e. Sẽ có quyền yêu cầu một điều khoản được đưa vào hồ sơ mời thầu và trong hợp đồng được tài trợ bởi khoản vay của Ngân hàng, bao gồm yêu cầu các bên dự thầu, nhà cung cấp và nhà thầu cho phép Ngân hàng kiểm tra tài khoản, hồ sơ và các tài liệu liên quan đến giá dự thầu và thực hiện hợp đồng để kiểm toán, công tác kiểm toán sẽ do kiểm toán viên được Ngân hàng chỉ định. Các PIA được yêu cầu phải báo cáo kịp thời các cáo buộc về gian lận và tham nhũng trong quá trình mua sắm và quản lý hợp đồng với Ngân hàng và tuân theo sự hướng dẫn của Ngân hàng trong việc xử lý những cáo buộc như vậy. 4.2.8.Kế hoạch đấu thầu Kế hoạch đấu thầu 18 tháng đầu tiên của dự án trong đã được chuẩn bị và thống nhất với Ngân hàng trong các cuộc đàm phán của dự án. Các PIA chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch đấu thầu này một cách phù hợp. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, việc sửa đổi sẽ được thông báo cho Ngân hàng và phải nhận được chấp thuận “không phản đối” từ Ngân hàng. Các PIA sẽ cập nhật Kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện dự án. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật phải được gửi đến Ngân hàng để được chấp thuận “không phản đối”. Tham khảo mục 4.3 dưới đây để biết thêm chi tiết. 4. 2.9. Sử dụng các tiêu chuẩn của Ngân hàng và tài liệu đấu thầu mẫu Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 24
  • 34. Tất cả các tài liệu đấu thầu (cho ICB/NCB), thư mời chào giá (Shopping), hồ sơ đề xuất (đấu thầu dịch vụ tư vấn), báo cáo đánh giá hồ sơ thầu và các tài liệu đấu thầu khác sử dụng cho dự án dựa trên các tài liệu mẫu do Ngân hàng ban hành. Khi PIAs sử dụng các tài liệu mẫu này cần hạn chế tối đa sự thay đổi, nếu phải thay đổi để giải quyết trong các trường hợp cụ thể cần thiết có sự chấp nhận của Ngân hàng. Những thay đổi này chỉ được sử dụng trong tài liệu đấu thầu, hợp đồng, hoặc trong các điều khoản đặc biệt của hợp đồng; các văn bản mẫu của Ngân hàng sẽ không được phép thay đổi. Các tài liệu khác sẽ không được chấp nhận trừ khi nhận được sự đồng ý trước của Ngân hàng. 4.2.10. Xử lý khiếu nại trong quá trình đấu thầu Hướng dẫn đấu thầu và Tư vấn cho phép các nhà thầu và tư vấn tự do gửi bất kỳ khiếu nại hoặc phản đối trong quá trình đấu thầu mua sắm. Các thủ tục chi tiết cho việc xử lý khiếu nại của nhà thầu được mô tả trong Phụ lục 3 của Hướng dẫn mua sắm và Tư vấn. Đối với các hợp đồng NCB, PIA nên thiết lập một cơ chế khiếu nại phù hợp và độc lập cho phép các nhà thầu có thể khiếu nại và xử lý khiếu nại của họ một cách kịp thời và cơ chế này cần được mô tả rõ ràng trong hồ sơ mời thầu. Theo nguyên tắc chung, ngay sau khi PIA nhận được đơn khiếu nại (có thể dưới hình thức thư, fax, thư điện tử), bất kể có đề tên người gửi hay không, PIA đều phải báo cáo kịp thời với Ngân hàng và làm theo hướng dẫn. 4.3. Chuẩn bị và cập nhật kế hoạch đấu thầu Kế hoạch đấu thầu trong 18 tháng đầu tiên của dự án đã được chuẩn bị và thống nhất với Ngân hàng trong các cuộc đàm phán của dự án. Các PIA chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch đấu thầu này một cách phù hợp. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi, việc sửa đổi sẽ được thông báo cho Ngân hàng và phải nhận được chấp thuận “không phản đối” từ Ngân hàng. Các PIA sẽ cập nhật Kế hoạch đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện dự án. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật phải được gửi đến Ngân để được chấp thuận “không phản đối”. Kế hoạch đấu thầu sau khi cập nhật nên được nộp cho Ngân hàng để được chấp thuận “không phản đối” không muộn hơn tháng 12 của năm trước. Mỗi PIA chịu trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu riêng cho các hạng mục thuộc quyền quản lý mình. Đối với các tỉnh dự án, PPMU có trách nhiệm rà soát, củng cố tổng hợp kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án thành phần của tỉnh. CPMU có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ PPMU để chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu thống nhất. CPMU cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị và cập nhật các kế hoạch đấu thầu cho các hợp phần mình phụ trách. Kế hoạch mua sắm đấu thầu thống nhất cho toàn bộ dự án thành phần của các tỉnh dự án và kế hoạch mua sắm đấu thầu của CPMU cho các năm tiếp theo sẽ được gửi để Ngân hàng xem xét và chấp thuận “không phản đối” không muộn hơn tháng 12 của năm trước. Các hoạt động mua sắm đấu thầu cho dự án không được phép thực hiện trước khi Kế hoạch mua sắm đấu thầu được Ngân hàng thông qua. Để chuẩn bị và cập nhật Kế hoạch mua sắm đấu thầu, PIA nên xem xét các yếu tố sau: Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án (POM) 25