SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.05
MỤC LỤC
LỜICAMĐOAN ...................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 2
Chương 1:Tổngquan vềcông tác huyđộng vốn tạicác NHTM ......................................2
1.1 LÝ LUẬNCƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................3
1.1.1 Kháiniệm Ngân hàngthương mại............................................................................... 3
1.1.2Chức năngcủa Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thịtrường..................... 4
1.1.3 Vai trò củaNgân hàng thương mạitrong nền kinhtế thịtrường.............................. 7
1.1.4Các hoạtđộng kinhdoanhcơ bảncủa Ngânhàng thương mại................................. 7
1.2 Nguồn vốncủa Ngânhàng thương mại ..........................................................................8
1.2.1 Vốnchủsở hữu ..............................................................................................................9
1.2.2 Vốn huyđộng ...............................................................................................................10
1.2.3 Vốn vay .........................................................................................................................14
1.2.4 Nguồnvốnkhác ...........................................................................................................15
1.3 Vaitrò của nguồn vốn huyđộng ....................................................................................16
1.3.1Đốivớinền kinhtế .......................................................................................................16
1.3.2ĐốivớiNgân hàngthương mại ..................................................................................17
1.3.3Các nhântố ảnh hưởngtớicông tác huyđộng vốn ..................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI
NHÁNH HÀ NỘI .................................................................................................................22
2.1GIỚITHIỆUCHUNG VỀ MSB-CHINHÁNHHÀ NỘI .....................................22
2.1.1Giớithiệuchung ...........................................................................................................22
2.1.2Đánhgiá hiệuquả hoạtđộng kinhdoanh tại MSB -Chinhánh Hà Nội ................25
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH
HÀNỘI ..................................................................................................................................30
2.2.1Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................................................30
2.2.2 Mốiquanhệ giữa huyđộng vàcho vay..................................................................... 41
2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 –
2012......................................................................................................................................... 42
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.05
2.3.1 Những thành tựuđạtđược........................................................................................... 42
2.3.2 Những hạnchế trongcôngtác huyđộng vốn ............................................................43
2.3.3 Nguyên nhân .................................................................................................................44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI
NHÁNH HÀ NỘI .................................................................................................................46
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG
NĂM2013 .............................................................................................................................46
3.1.1Côngtác huyđộng vốn ................................................................................................46
3.1.2Côngtác cho vay ..........................................................................................................47
3.1.3 Về hoạtđộngdịch vụ ...................................................................................................48
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH
HÀNỘI ..................................................................................................................................48
3.2.1Đadạng hóacác kênhhuyđộng vốn .........................................................................48
3.2.2Đadạng hóacác sảnphẩmhuyđộng vốn .................................................................49
3.2.3 Hoànthiệnchínhsách kháchhàng .............................................................................50
3.2.4. Đẩy mạnhcôngtác marketing khuyến khích khách hàng tiềmnăng ....................52
3.2.5 Tăng trưởng nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và
dàihạn .....................................................................................................................................53
3.2.6Tăngcườngđào tạo độingũcánbộ Ngân hàng .......................................................55
3.2.7Đổimớivà hiệnđạihóacôngnghệ Ngân hàng ........................................................57
3.3Cơ sở để thực thicác giảipháp ......................................................................................58
3.3.1ĐốivớiChínhphủ ........................................................................................................58
3.3.2ĐốivớiNgân hàng Nhà nước (NHNN) ....................................................................59
3.3.3ĐốivớiMSB-Chinhánh Hà Nội..............................................................................60
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................61
TÀI LIỆUTHAM KHẢO ...................................................................................................62
TÀI LIỆUTHỰC TẾTẠI MSB– CHI NHÁNH HÀ NỘI.............................................63
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.051
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu của em.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn:
Đoàn Thu Dung
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.052
LỜI MỞ ĐẦU
Thông qua huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, Ngân hàng đã
thu hút được một lượng vốn lớn, từ đó cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh
nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh, tạo ra của cải cho nền kinh tế.
Công tác huy động vốn có hiệu quả mới tạo ra cơ sở vững vàng để thực hiện
cấp vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác huy động vốn không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với bản thân mỗi Ngân hàng mà còn đóng vai trò vô
cùng lớn đối với nền kinh tế.
Trên thực tế, những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành nên để đạt được
những thành quả nhất định trong công tác huy động vốn, các Ngân hàng đã
phải vượt qua rất nhiều những khó khăn và thách thức. Bản thân là một bộ
phận cấu thành trong toàn bộ Hệ thống, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam qua quá trình hình thành và phát triển đã đóng góp rất nhiều cho các
hoạt động kinh tế của đất nước; bên cạnh đó cũng gặp phải rất nhiều những
rào cản và trở ngại. Nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đã và sẽ
vẫn là mối quan tâm của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam cũng như
toàn bộ Hệ thống.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài:
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác huy động vốn tại các NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội
Chương 3:Giảipháp tăngcườnghuyđộngvốntạiMSB- Chinhánh Hà Nội
Do thực tế còn nhiều hạn chế nên những gì em trình bày trong luận văn khó
tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý hướng dẫn của
các thầy, cô.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.053
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình tổ chức kinh tế đã tồn tại từ
rất lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trên thế giới có rất
nhiều khái niệm về NHTM, có thể kể tới những khái niệm sau:
- Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận
của công chúng, dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ
dung chính cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ
tài chính.
- Ở Hoa Kỳ: NHTM là công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ
tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- Ở Việt Nam: theo sắc lệnh số 018 CT/LDGCQL/SLngày 20 – 10 – 1969
của chínhquyền Sài Gòncũ cho rằng NHTM là mọi xí nghiệp công hay tư lập,
kể cả Chi nhánh hay phân cục Ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường
xuyên là thi hành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, tài chính với
tiền ký thác của tư nhân hoặc của xí nghiệp hoặc của cơ quan công quyền.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước đã
xác định: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán.
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của
NHTM như sau:
 Là một tổ chức kinh tế được phép nhận tiền gửi của công chúng với
trách nhiệm hoàn trả.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.054
 Sử dụng tiền gửi của khách hàng để tiến hành các hoạt động cho vay,
chiết khấu và đầu tư.
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng cho
khách hàng.
Ở Việt Nam, những tổ chức phải có đầy đủ 3 điều kiện trên mới được coi là
Ngân hàng thương mại.
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện những chức năng
sau đây:
a, Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng cơ bản, đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Để thực hiện
chức năng này, NHTM phải tiến hành các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn: NHTM tiến hành huy động, tập trung các lượng vốn
tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ các chủ thể kinh tế trong xã hội, cá nhân, doanh
nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức tín dụng,… Từ đó hình thành nguồn vốn để
kinh doanh.
- Cho vay: sau khi huy động vốn từ nền kinh tế, NHTM sẽ sử dụng
lượng vốn này để cho vay đối với các chủ thể kinh tế có nhu cầu về vốn và
đầu tư. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã huy động triệt để các khoản
vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu, kích thích quá trình luân
chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp.
Như vậy, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM trở thành cầu
nối giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn, góp phần tạo ra
lợi ích công bằng cho cả ba bên:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.055
- Đối với người gửi tiền: ngoài việc được đảm bảo sự an toàn về vốn, họ
còn Ngân hàng trả lãi tiền gửi và được cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện
ích.
- Đối với người đi vay: họ được đáp ứng nhu cầu về vốn mà không cần
tốn kém chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung cấp vốn.
- Đối với NHTM: tạo ra lợi nhuận cho bản thân từ chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển của NHTM.
Hiện nay, kinh tế càng phát triển, vai trò của những NHTM càng trở nên
quan trọng, bản thân các Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để nâng cao
uy tín và chất lượng dịch vụ nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao nhất.
b, Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán
NHTM thực hiện chức năng này dựa trên cơ sở nhận tiền gửi và theo dõi
các khoản chi trả trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Khi khách hàng gửi
tiền vào Ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và
thực hiện thu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Trong khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM đã tạo ra
công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy
thanh toán, thẻ thanh toán,…) đã tiết kiệm rất nhiều các chi phí xã hội.
Để thực hiện chức năng này, Ngân hàng phải tiến hành các nghiệp vụ sau:
- Mở tài khoản: khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng sẽ được Ngân
hàng cung cấp cho một tài khoản, mọi giao dịch của khách hàng sẽ được
Ngân hàng theo dõi trên tài khoản.
- Thực hiện thanh toán: khi có yêu cầu thanh toán, Ngân hàng sẽ thực
hiện việc thanh toán thông qua các tài khoản của khách hàng.
Hiện nay, khi mà nền kinh tế càng phát triển, quy mô thanh toán, số lượng
tài khoản thanh toán và khoảng cách giữa các khách hàng tăng lên nhanh
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.056
chóng thì việc thanh toán trực tiếp sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế. Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán vì vậy có
ý nghĩa rất lớn. Hệ thống Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng những công
cụ thanh toán tiện ích như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…Tùy theo nhu cầu, các chủ thể kinh tế lựa chọn cho
mình công cụ thanh toán phù hợp, khách hàng không phải trực tiếp mang tiền
khi giao dịch, tiết kiệm chi phí lao động, thời gian và đảm bảo an toàn còn hệ
thống các Ngân hàng lại tích tụ được một lượng vốn khổng lồ để mở rộng khả
năng tín dụng của mình.
Hoạt động thanh toán chính vì vậy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
toàn bộ hoạt động của NHTM, là cơ sở để Ngân hàng phát triển các dịch vụ,
đồng thời giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhìn vào hệ thống
thanh toán của NHTM, người ta có thể đánh giá được hoạt động của Ngân
hàng có hiệu quả hay không. Do vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh
toán và yêu cầu cấp thiết đối với mỗi NHTM.
c, Ngân hàng thương mại giữ chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian
giữa cung và cầu vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay dựa trên
lượng tiền gửi, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Qúa trình tạo tiền được
mô tả như sau:
- Khi hệ thống Ngân hàng hai cấp hình thành, các Ngân hàng không hoạt
động riêng lẻ mà theo hệ thống. Trong đó, Ngân hàng Trung ương giữ độc
quyền phát hành giấy bạc Ngân hàng và giữ vai trò là Ngân hàng của các
Ngân hàng. Các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với các
tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
- Chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán mang lại cho
NHTM khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng tín dụng,
Ngân hàng sửdụng số vốn huy độngđược để cho vay, số tiền cho vay lại được
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.057
khách hàng thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở Ngân hàng khác. Chỉ
khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, các NHTM mới có khả năng tạo tiền.
Từ một khoản tiền gửi ban đầu của khách hàng, thông qua cho vay bằng
chuyển khoản của hệ thống Ngân hàng, số tiền đó đã được tăng lên nhiều lần.
Như vậy, lượng tiền giao dịch không chỉ có giấy bạc Ngân hàng mà còn bao
gồm bộ phận quan trọng là tiền ghi sổ.
Trên thực tế, chức năng tạo tiền của NHTM có vai trò rất quan trọng:
- Khối lượng tiền do các NHTM tạo ra tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiền của xã hội.
- Việc tạo tiền chuyển khoản thay thế cho tiền mặt giúp tiết kiệm chi phí
lưu thông và đưa Ngân hàng trở thành trung tâm của đời sống xã hội.
1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Tất cả các NHTM đều hoạt động vì mục đích chung là tìm kiếm lợi nhuận
và thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn vốn. Trong nền kinh tế, NHTM đóng
vai trò rất quan trọng:
- NHTM giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư mở rộng, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- NHTM giúp phân bổ hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện để nền kinh tế
phát triển cân đối.
- NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Trung ương.
- NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
1.1.4 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại
a, Hoạt động tạo lập vốn
Là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng. Đây được
coi là nghiệp vụ cơ bản vì cũng như mọi loại hình kinh tế khác, bản thân các
NHTM phải luôn đảm bảo lượng vốn để phục vụ kinh doanh.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.058
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: tiền gửi của dân cư, tiền gửi
của doanh nghiệp và phát hành giấy tờ có giá.
b, Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng
nhất của NHTM, bao gồm các hình thức:
- Hoạt động cho vay: NHTM cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh
tế. Ngoài ra còn có các hình thức tín dụng khác như chiết khấu thương phiếu,
giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, ….
- Hoạt động đầu tư: bao gồm hai hình thức chủ yếu là đầu tư chứng
khoán và đầu tư liên doanh liên kết.
c, Các dịch vụ khác
Dịch vụ Ngân hàng phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường
và đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho các NHTM. Các hoạt động dịch vụ
chủ yếu bao gồm các hình thức: thanh toán, bảo lãnh, ủy thác, kinh doanh
ngoại tệ và vàng, tư vấn tài chính, ….
Tóm lại: thông qua hoạt động của mình, các NHTM tập trung vốn nhàn rỗi
từ nền kinh tế, từ đó phân bổ cho nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay và
đầu tư. Trên cơ sở đó góp phần phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện cho việc thực
hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, việc tạo lập và quản lý
vốn của các NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, không
chỉ riêng đối với các Ngân hàng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.
1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động và tạo
lập để đầu tư, cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt độngkinh doanh
của Ngân hàng. Vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và
các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Trung ương.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.059
1.2.1 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của NHTM là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập được và
thuộc sở hữu của Ngân hàng. Bao gồm:
a, Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là nguồn vốn mà NHTM phải có để bắt đầu hoạt động kinh
doanh và được đưa vào trong điều lệ hoạt động của Ngân hàng. Tùy theo hình
thức sở hữu mà vốn điều lệ của Ngân hàng được hình thành từ những nguồn
khác nhau.
Đối với NHTM Nhà nước thì vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp khi
thành lập và được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. Đối với NHTM cổ
phần thì vốn có được do các cổ đông đóng góp. Đối với Ngân hàng liên doanh
thì do các bên liên doanh góp vốn.
Vốn điều lệ của Ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc quy mô hoạt động kinh
doanh và mức góp vốn của các chủ sở hữu Ngân hàng nhưng không được
thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng nhưng nó lại có ý nghĩa vô
cùng to lớn – là căn cứ pháp lý để thành lập Ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng
phản ánh quy mô, năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b, Các quỹ dự trữ
Để đảm bảo duy trì và phát triển trong quá trình hoạt động kinh doanh, các
Ngân hàng được phép trích lập các quỹ dự trữ. Các quỹ này được hình thành
từ lợi nhuận ròng của Ngân hàng, được trích lập hàng năm và được sử dụng
vào các mục đích nhất định. Các quỹ của NHTM bao gồm:
- Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Qũy đầu tư phát triển
- Qũy dự phòng tài chính
- Qũy khen thưởng, quỹ phúc lợi
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0510
c, Các tài sản nợ khác
Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM được gia tăng hàng năm theo những
phương thức khác nhau và tùy từng điều kiện cụ thể. Một số tài sản nợ được
coi như vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm:
- Lợi nhuận không chia
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Thặng dư vốn cố phần
- Các công cụ nợ khác
Vốn chủ sở hữu của NHTM mang tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Song nguồn vốn này là căn cứ pháp lý
để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy mô
vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng.
1.2.2 Vốn huy động
Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các cá nhân
và tổ chức trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng.
Gồm hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động từ phát hành
giấy tờ có giá.
a, Vốn huy động từ tiền gửi
Tiền gửi là nguồnvốnvay mượnchính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài
sản nợ của NHTM. Thực chất nguồn này thuộc các chủ sở hữu khác nhau và
Ngân hàng chỉ có quyềnsửdụngmàkhôngcó quyềnsởhữu, phải có trách nhiệm
hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút
vốn. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường
có một bộ phận vốn tạm thời nhàn rỗi như khấu hao tài sản cố định đã trích
nhưng chưa đến lúc sử dụng, tiền mua hàng nhưng chưa đến hạn thanh toán
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0511
tiền lương chưa đến kỳ trả, … Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn
sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào Ngân hàng. Đồng thời
để thuận tiện trong quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanh toán qua tài
khoản thanh toán trong Ngân hàng hoặc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác.
Khi đó họ phải gửi vốn vào Ngân hàng.
Tổ chức kinh tế có thể gửi tiền vào Ngân hàng dưới hai hình thức: tiền gửi
không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau, đồng thời
Ngân hàng sẽ mở cho các đơn vị các tài khoản tương ứng để thuận tiện cho
việc sử dụng.
 Tiền gửi không kỳ hạn
Là loại tiền gửi mà Ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận với nhau
về một thời hạn cụ thể, khách hàng có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào và
Ngân hàng luôn phải đảm bảo chi trả cho khách hàng.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc
gửi và rút tiền, thuận tiện phục vụ cho những giao dịch thường xuyên, không
cố định, đồng thời các tổ chức còn nhận được lãi cho các khoản tiền này.
Mặc dù thời gian gửi và rút tiền là không cố định nhưng luôn có sự chênh
lệch giữa thời gian gửi và thời gian rút tiền, do vậy tại Ngân hàng luôn tồn tại
một số dư tiền gửi không kỳ hạn nhất định, các Ngân hàng có thể tận dụng
nguồn vốn này để cho vay. Hiện nay nguồn vốn này đang trở thành một bộ
phận vốn quan trọng được các Ngân hàng sử dụng để cho vay, kinh doanh.
Lãi suất của loại tiền gửi này thường không cao, khách hàng thường không
quan tâm nhiều tới lãi suất mà chủ yếu quan tâm tới mức độ an toàn cũng như
có thể sử dụng nhanh nhất khi cần thiết. Do vậy chi phí sử dụng vốn thấp, các
Ngân hàng có thể tận dụng để hạ thấp chi phí huy động vốn, tạo điều kiện
cạnh tranh trong cho vay và đầu tư.
 Tiền gửi có kỳ hạn
Ngược với tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản tiền gửi với thời gian xác
định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người gửi chỉ được rút tiền
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0512
khi đến hạn như đã thỏa thuận, có thể là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng, 1 năm. Trên nguyên tắc, Ngân hàng có quyền từ chối việc rút tiền trước
hạn của người gửi tiền. Tuy nhiên, hiện nay, các Ngân hàng cho phép người
gửi tiền được rút ra trước hạn nhưng người gửi sẽ không được hưởng mức lãi
suất như đúng hạn mà chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ổn định cao, do khách
hàng thường rất ít khi rút trước hạn. Vì vậy, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn
vốn này để cho vay trung và dài hạn. Nguồn vốn này tạo điều kiện thuận lợi,
giúp Ngân hàng chủ động trong quá trinh kinh doanh. Tuy nhiên, với loại tiền
gửi này, lãi suất thường tác động rất lớn tới quyết định gửi tiền của khách
hàng, Ngân hàng cần đưa ra mức lãi suất hợp lý để không chỉ thu hút được
khách hàng mà còn đảm bảo khả năng sinh lời.
- Tiền gửi của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến.
Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết
kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm,
đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các
Ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt
tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy
động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn, …
Tiền gửi của dân cư bao gồm:
 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà mỗi cá nhân gửi vào Ngân hàng nhằm
hưởng lãi suất theo quy định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền
của các cá nhân chưa sử dụng được gửi vào các tổ chức tín dụng. Nó là một
dạng đặc biệt của tích lũy tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân.
Khi gửi tiền, người gửi được giao một sổ tiết kiệm coi như giấy chứng
nhận tiền gửi vào Ngân hàng. Đến thời hạn, khách hàng rút tiền ra được nhận
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0513
một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm
là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
 Tiền gửi thanh toán
Đây là khoản tiền cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng giữ và
thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của cá nhân
đều được Ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của cá nhân sẽ được
nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Lãi suất của khoản tiền gửi này rất
thấp, thay vào đó, chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ của Ngân
hàng với chi phí thấp.
Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư
và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạt động cho các
NHTM. Trên thực tế, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong
tổng vốn huy động của Ngân hàng. Để khai thác tối đa nguồn vốn này, các
Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động như: huy động
vốn bằng ngoại tệ, huy động tiết kiệm xây dựng nhà ở, …
- Tiền gửi khác
Bao gồm:
 Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể
 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
b, Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá
Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy động vốn
mà còn đưa ra các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn một cách dễ
dàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của mình, bao gồm chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu Ngân hàng.
Trong hình thức huy động vốn này, NHTM chủ động đứng ra thu gom vốn
trong xã hội bằng việc phát hành giấy tờ có giá nhưng nó chỉ được thực hiện
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0514
khi trong toàn hệ thống, nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn
và được sự cho phép của Ngân hàng Trung ương.
Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động qua việc phát hành giấy tờ có giá có
những đặc điểm sau:
- Lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn.
- Vốn được huy động phụ thuộc vào nhu cầu của từng Ngân hàng và
Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc định trước thời gian hoàn trả cũng
như phương thức trả lãi.
- Các loại giấy tờ có giá có kỳ hạn khác nhau, kỳ hạn càng dài thì lãi suất
huy động càng cao.
Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của Ngân hàng
với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ hạn
ngắn: 3, 6, …tháng.Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn một năm.
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ nguồn vốn kinh
doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn quyết định tới khả năng phát triển và
mở rộng của NHTM. Vì vậy việc nâng cao khả năng huy động vốn luôn là
vấn đề được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong xu thế hội nhập quốc
tế, các Ngân hàng đang từng ngày hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch
vụ, tăng khả năng cạnh tranh để đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng.
1.2.3 Vốn vay
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, đôi khi các NHTM cũng phải đi vay để
đáp ứng những nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Các NHTM có thể
vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác và vay của Ngân hàng Trung ương.
- Vay của các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động, các NHTM tạm thời thừa vốn và thiếu vốn. Do
đó các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng Các Ngân
hàng tạm thời dư thừa vốn có thể cho các NHTM khác vay để kiếm lãi, ngược
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0515
lại các NHTM khi thiếu hụt vốn sẽ đi vay các Ngân hàng khác để đáp ứng
nhu cầu chi trả cấp bách thay vì phải vay Ngân hàng Trung ương.
- Vay của Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng của các Ngân hàng, là người cho vay
cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy các NHTM khi thiếu hụt vốn có thể vay
Ngân hàng Trung ương. Hiện nay các NHTM có thể vay Ngân hàng Trung
ương thông qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái
chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán
bù trừ, ..
Tóm lại: Vốn mà NHTM vay từ các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng
Trung ương chỉ chiếm mộttỷ trọngrất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của Ngân
hàng. Tuy nhiên lại là bộ phậnkhông thể thiếu, giúp các Ngân hàng đảmbảo khả
năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4 Nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, các NHTM còn có các nguồn vốn khác
cũng không kém phần quan trọng như:
- Vốn trong thanh toán
Đây là số vốn Ngân hàng có được do làm trung gian thanh toán trong nền
kinh tế. Có thể là số vốn đã trích khỏi tài khoản của người chi nhưng chưa
chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý các
chứng từ thanh toán hoặc số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại Ngân
hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán như séc bảo
chi, thẻ ký quỹ, …
Ngày nay, công nghệ thanh toán càng hiện đại, quy trình thanh toán càng
đơn giản, thời gian càng được rút ngắn, lượng vốn trong thanh toán của các
NHTM càng giảm. Tuy nhiên do ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0516
thanh toán và khoản thanh toán được thực hiện qua Ngân hàng ngày càng gia
tăng nên số vay này cũng tăng theo.
- Vốn ủy thác
Đây là nguồn vốnNHTM có được donhậnlàm đạilý ủy thác củacác tổ chức
trongvà ngoài nước, đểthực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án. Trong
thời gian vốn đã được Ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân theo đúng kế
hoạch hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển về cho nhà
đầu tư, Ngân hàng có thểtận dụng nguồn vốn này để kinh doanh. Mặt khác, khi
thực hiện loại hình dịch vụ này, Ngân hàng sẽ thu được hoa hồng phí.
- Vốn khác
Các khoảnnợ chưa đếnhạn thanh toán, lương chưa chitrả, … Tuy nhiên thời
gian duy trì của các nguồn này thường rất ngắn, số lượng không đáng kể.
Kết luận: Mỗi nguồn vốn đều có vai trò khác nhau trong hoạt động kinh
doanh của mỗi Ngân hàng và không thể thiếu bất kỳ nguồn vốn nào. Tuy
nhiên vốn huy động là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất, giữ vai trò quan trọng
nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
1.3 Vai trò của nguồn vốn huy động
1.3.1 Đối với nền kinh tế
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, yêu cầu đầu tiên đối
với mọi chủ thể kinh tế đó là vốn. Tuy nhiên không phải mọi nhu cầu vốn của
các chủ thể kinh tế đều có thể tự đáp ứng, tình trạng tạm thời thiếu hụt vốn
trong kinh doanh là điều mà mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều gặp phải.
Trong khi đó lại có những giai đoạn, cá nhân, tổ chức có những lượng vốn dư
thừa, chưa sử dụng đến.
NHTM với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu vốn, huy động vốn từ nơi
tạm thời đến nơi có nhu cầu vốn, đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0517
diễn ra liên tục, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Như vậy vốn huy động đã góp
phần tích cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo điều kiện
để nâng cao vào quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo điều kiện
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế.
1.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại
- Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh
doanh cũng cần có vốn. Vốn quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Đối với NHTM, vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là
cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM
không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế, vốn là điểm xuất phát
đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Tuy nhiên, trên thực tế, lượng vốn tự có của các NHTM lại rất nhỏ so với
nhu cầu sử dụng vốn, việc huy động vốn là điều mà mọi Ngân hàng đều phải
tiến hành nếu muốn tồn tại và phát triển.
- Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân
hàng trên thương trường
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín
thì Ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình.
Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sang chi trả cho khách hàng của Ngân
hàng. Khả năng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của
Ngân hàng càng lớn. Với khả năng huy động vốn cao, Ngân hàng có thể hoạt
động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động
cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh
thế của Ngân hàng Trung ương.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0518
- Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử
dụng các dịch vụ của Ngân hàng đó khi Ngân hàng đó có uy tín trên thị
trường. Khả năng thanh toán của NHTM thông thường tỷ lệ thuận với khối
lượng nguồn vốn mà Ngân hàng đó có. Nếu có lượng vốn lớn và ổn định,
năng lực thanh toán của Ngân hàng sẽ được nâng cao, từ đó uy tín của Ngân
hàng gia tăng, thu hút thêm nhiều khách hàng và nâng cao vị thế trên thị
trường.
Kết luận: Vốn huy động ảnh hưởng tới quy mô, khả năng thanh toán,
phạm vi hoạt động, năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM, do vậy nghiệp vụ
huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, chủ yếu mà NHTM phải không ngừng
nâng cao hiệu quả.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn
a, Nhân tố khách quan
Thứ nhất: Môi trường kinh tế - xã hội
Đây là nhân tố mang tính chất khách quan, ảnh hưởng tới hiệu quả huy
động vốn của Ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển ở mức độ cao, của cải
trong xã hội và thu nhập gia tăng, nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng và khả
năng huy động vốn của Ngân hàng vì thế mà cũng tăng theo.
Mặt khác, khi kinh tế phát triển, dịch vụ Ngân hàng ngày càng mở rộng ra
quốc tế, các NHTM không chỉ huy động được vốn từ trong nước mà còn mở
rộng ra cả khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế cũng tạo ra môi trường để
các Ngân hàng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh, do vậy nhu cầu vốn
cũng không ngừng tăng cao, từ đó Ngân hàng phải tìm ra những biện pháp để
huy động vốn sao cho có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0519
Thứ hai: Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của NHTM. Vấn đề pháp luật, chính sách của Chính phủ trong kinh
doanh Ngân hàng luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng
đến hệ thống tài chính quốc gia. Mặt khác, chính sách tài chính tiền tệ điều
chỉnh các vấn đề về lãi suất, tỷ giá, thuế, … và hoạt động của các cơ quan hữu
quan như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, … cũng ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động huy động vốn của NHTM. Nếu môi trường pháp lý được xây dựng
một cách hoàn chỉnh, thống nhất thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì nó là
điều kiện để Ngân hàng thu hút được những nguồn vốn chất lượng. Vì vậy
những điều chỉnh về mặt pháp luật, chính sách của Nhà nước hợp lý hay
không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động huy động vốn
của NHTM.
Thứ ba: Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi về vốn, trong đó
các nguồn tài chính được luân chuyển tư người có vốn dư thừa sang người
thiếu vốn, bao gồm hai bộ phận là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
NHTM đóng vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế, do vậy sự phát
triển của thị trường tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
NHTM. Khi thị trường tài chính được tổ chức lành mạnh, phát triển một cách
hiệu quả, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp các Ngân hàng tiếp cận được
những nguồn vốn mới, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các
Ngân hàng.
Ngoài ba nhân tố trên còn nhiều nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới
công tác huy động vốn của NHTM như điều kiện cạnh tranh, thói quen, tâm
lý của người gửi tiền, …
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0520
b, Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Uy tín của Ngân hàng
Khi một khách hàng quyết định gửi tiền vào một Ngân hàng bất kỳ thì điều
mà họ không thể không quan tâm là uy tín của Ngân hàng đó. Do vậy việc tạo
lập uy tín luôn là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng. Uy tín của Ngân
hàng được thể hiện qua việc Ngân hàng có đáp ứng được các nhu cầu của
khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào và với điều kiện tốt nhất. Một Ngân hàng
tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường càng cao thì lượng khách hàng
giao dịch với Ngân hàng đó càng nhiều, Ngân hàng càng phát triển mạnh hơn.
Ngược lại, khi một Ngân hàng đánh mất uy tín của mình đối với khách hàng
thì điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ dễ lâm vào tình trạng phá sản vì
đặc thù của hoạt động Ngân hàng là hoạt động dựa trên sự tín nhiệm của
khách hàng.
Thứ hai: Hình thức huy động vốn
Hiện nay nhu cầu về vốn là vô cùng phong phú và đa dạng. Ngân hàng
muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức
huy động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng càng có
nhiều hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp thì càng thu hút nhiều người dân
vào gửi tiền.
Thứ ba: Lãi suất huy động
Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ tới quyết định gửi tiền của đa số
khách hàng. Khi một người gửi tiền vào Ngân hàng, họ sẽ hi vọng thu lời từ
số tiền họ gửi. Vì vậy, việc đưa ra một mức lãi suất phù hợp sẽ giúp thu hút
được nhiều khách hàng gửi tiền.
Thứ tư: Các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp
Khi Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn sẽ có lợi thế hơn so
với các Ngân hàng khác. Bởi vì khách hàng không chỉ gửi tiền vào Ngân hàng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0521
với mục đích tiết kiệm mà họ còn muốn sử dụng những dịch vụ tiện ích vượt
trội. Khi đó, một Ngân hàng có thể đem đến cho khách hàng những tiện ích
vượt trội, lượng khách hàng mà họ có thể thu hút sẽ tăng. Vì vậy, việc tìm
hiểu và cung cấp những dịch vụ Ngân hàng thuận lợi cho khách hàng là yêu
cầu cấp thiết đối với mỗi Ngân hàng.
Thứ năm: Nguồn lực của Ngân hàng
Đây là một nhân tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của mọi tổ chức
nói chung và Ngân hàng nói riêng.
Nguồn lực của Ngân hàng ở đây chính là cơ sở vật chất và nguồn lực con
người. Cơ sở vật chất và yếu tố con người là những điều kiện cần thiết và
quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng
có cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên giỏi với thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình,
tác phong chuyên nghiệp, … thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp cho
khách hàng.
Tóm lại: Có rất nhiều nhân tố tác động tới hiệu quả công tác huy động vốn
của NHTM, các Ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố này. Từ đó
xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong từng thời kỳ, tìm ra những
giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những điểm
mạnh của Ngân hàng mình, tạo đà cho sự phát triển.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0522
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1 Giới thiệu chung
a, Tổng quan về MSB - Chi nhánh Hà Nội
- Ngày thành lập: 15/07/1991
- Địa chỉ: số 71, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
- Điện thoại: 043. 9428340
- Fax: 043. 943 6477
- Email: msb@msb. com. vn
- Website: www. msb. com. vn
b, Qúa trình hình thành và phát triển của MSB - Chi nhánh Hà Nội
MSB - Chi nhánh Hà Nội được thành lập và hoạt động theo giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113248520 do Sở kế hoạch và đầu tư
TP Hà Nội cấp ngày 15/07/1991. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi
nhánh bao gồm hai giai đoạn cơ bản sau:
- Từ năm 2003 trở về trước: Trụ sở chính tại số 18, phố Nguyễn Du,
Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
- Từ năm 2003 đến nay:
 Trụ sở chính tại số 71, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
 5 Phòng giao dịch tại phố Kim Mã, Ba Đình, Hoàng Hoa Thám, Tây
Hồ và Đội Cấn.
 1 Qũy tiết kiệm tại phố Giang Văn Minh
Chính thức đi vào hoạt động vào thời điểm đất nước bắt đầu tiến trình xây
dựng nền kinh tế mới, chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
khi những cuộc tranh luận về mô hình Ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ,
Maritime bank đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0523
đầu tiên tại Việt Nam. Đây là lợi thế lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức. Những ngày đầu sơ khai, Chi nhánh chỉ có khoảng 20 nhân viên
với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do
nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn, lạc hậu nên hoạt động kinh doanh gặp rất
nhiều trở ngại. Kênh huy động vốn ít và nhỏ hẹp, chủ yếu thông qua huy động
tiền gửi tiết kiệm. Tổng mức dư nợ thấp, lại chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ do
đặc điểm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền
kinh tế. Hoạt động ngoại thương chưa phát triển khiến cho các sản phẩm dịch
vụ thanh toán của Ngân hàng chưa được sử dụng rộng rãi và đem lại lợi
nhuận cao. Trải qua 22 năm tồn tại và phát triển, hiện nay, MSB - Chi nhánh
Hà Nội đã trở thành một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất toàn bộ Hệ
thống. Tổng mức dư nợ lên đến 1800 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với ngày
đầu hoạt động. Số lượng cán bộ là 80 người, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện
đại, tổ chức chuyên nghiệp, luôn không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích
nghi với môi trường kinh doanh, phát triển theo định hướng chung của ngành,
có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh trên thị trường.
c, Các hoạt động nghiệp vụ chính
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Kinh doanh vàng và ngoại tệ
- Các dịch vụ Ngân hàng khác
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0524
d, Cơ cấu tổ chức
Chú thích:
PGD: phòng giao dịch
QTK: quỹ tiết kiệm
Giám đốc Chi
nhánh
Trung tâm khách
hàng doanh nghiệp
Trung tâm khách
hàng cá nhân
Dịch
vụ
khách
hàng
Quan
hệ
khách
hàng
Dịch
vụ tín
dụng
PGD
Kim
Mã
PGD
Tây
Hồ
PGD
Ba
Đình
PGD
Đội
Cấn
PGD
Hoàng
Hoa
Thám
QTK
Giang
Văn
Minh
Quầy giao
dịch tại
Trụ sở
chính, số
71 Hai Bà
Trưng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0525
Sơ đồ cơ cấu tổ chức trên là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh kể từ năm
2010 đến nay. Maritime bank là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt
Nam áp dụng mô hình tổ chức của Quốc tế, quản lý theo ngành dọc. Theo đó,
toàn Hệ thống chia làm 3 Ngân hàng trực thuộc: Ngân hàng cá nhân, Ngân
hàng doanh nghiệp và Ngân hàng doanh nghiệp lớn. Tại mỗi Chi nhánh bao
gồm Trung tâm khách hàng cá nhân và Trung tâm khách hàng doanh nghiệp.
Hồ sơ, chứng từ tại Chi nhánh của Trung tâm nào sẽ được chuyển thẳng lên
văn phòng của Ngân hàng đó tại Hội sở. Điểm đặc biệt trong cơ cấu tổ chức
này là đội ngũ Giám đốc quan hệ khách hàng thuộc Trung tâm khách hàng
doanh nghiệp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ cao và am hiểu thị trường,
được giao quyền soạn thảo, đệ trình hồ sơ tín dụng của khách hàng và chuyển
thẳng lên Hội sở mà không cần thông qua các bước trung gian. Các phòng ban
hành chính, kế toán được tập trung về Hội sở nhằm rút gọn tối đa số lượng
cán bộ tại các Chi nhánh.
2.1.2Đánhgiáhiệuquả hoạtđộng kinhdoanhtạiMSB - Chi nhánh Hà Nội
a, Công tác huy động vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2010 – 2012
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012)
(đơn vị: triệu đồng)
31/12/2010
Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động từ tiền gửi 1,356,212 2,150,691 794,479 58.58 2,174,875 24,184 1.12
Vốn huy động qua phát hành
giấy tờ có giá
141,270 320,929 179,659 127.17 188,908 (132,021) (41.14)
Tổng nguồn vốn huy động 1,497,482 2,471,620 974,138 65.05 2,363,783 (107,837) (4.36)
Số tiền
Chênh lệch so với
31/12/2011
31/12/2012
Chỉ tiêu
Chênh lệch so
với 31/12/2010Số tiềnSố tiền
31/12/2011
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0526
Giai đoạn 2010 - 2012, tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng nhưng
không ổn định và có xu hướng giảm vào năm 2012. Trong đó, vốn huy động
từ tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%) và tăng qua các năm. Vốn
huy động qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh vào năm 2011 nhưng giảm
mạnh vào năm 2012 khiến tổng vốn huy động sụt giảm. Tuy nhiên, vì chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ, không phải kênh huy động chính nên không phản ánh
được chính xác hiệu quả công tác huy động vốn của Chi nhánh.
Năm 2010, tổng vốn huy động đạt 1,497,482 triệu đồng. Trong đó, vốn tiền
gửi đạt 1,356,212 triệu đồng, chiếm 90.57%; vốn từ phát hành giấy tờ có giá
đạt 141,270 triệu đồng, chiếm 9.43%.
Năm 2011, tổng vốn huy động tăng 65.05% so với năm 2010, chủ yếu nhờ
tăng vốn huy động từ tiền gửi (tăng 794,479 triệu đồng so với năm 2010), thể
hiện bước tiến của Chi nhánh trong công tác huy động vốn. Năm 2011 là năm
thứ hai kể từ khi Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam đổi mới
cơ cấu tổ chức trong toàn bộ Hệ thống cũng như cách thức tổ chức các bộ
phận nghiệp vụ, sự tăng trưởng quy mô vốn huy động trên cho thấy bước đi
này đã thể hiện những hiệu ứng tích cực ban đầu.
Sang đến năm 2012, tổng vốn huy động giảm về quy mô (giảm 4.36% so
với năm 2011), trong đó vốn huy động từ tiền gửi vẫn tăng nhưng mức tăng
sụt giảm lớn so với mức tăng giai đoạn 2010 – 2011 (chỉ bằng 3.04%).
Kết luận: Giai đoạn 2010 – 2012, do vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế nên công tác huy động vốn của Chi nhánh có những dấu hiệu không
ổn định và có xu hướng giảm, vốn huy động từ tiền gửi có xu hướng tăng
trưởng chậm lại. Trong tương lại, Chi nhánh cần có những giải pháp phù hợp
để cải thiện tình hình, đưa công tác huy động vốn tiến đến mức ổn định và
phát triển bền vững.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0527
b, Công tác tín dụng
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2010 – 2012
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)
(đơn vị: triệu đồng)
31/12/2010
Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 723,983 837,620 113,637 15.70 993,499 155,879 18.61
1. Phân tích dư nợ theo thời gian
Dư nợ ngắn hạn 489,528 508,780 19,252 3.93 566,685 57,905 11.38
Dư nợ trung và dài hạn 234,455 328,840 94,385 40.26 426,814 97,974 29.79
2. Phân tích dư nợ theo đối
tượng khách hàng
Cho vay các tổ chức kinh tế 696,478 749,499 53,021 7.61 899,028 149,529 19.95
Cho vay cá nhân 27,505 88,121 60,616 220.38 94,471 6,350 7.21
Cho vay khác
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2012
Số tiền Số tiền
Chênh lệch so với
31/12/2010 Số tiền
Chênh lệch so
với 31/12/2011
Theo bảng trên, tổng dư nợ tăng đều và ổn định qua các năm. Phân tích hai
năm 2011, 2012 cho thấy cả mức dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn đều
tăng thể hiện việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong đó mức tăng
dư nợ trung và dài hạn đạt mức 97,974 triệu đồng, gấp gần 2 lần mức tăng của
dư nợ ngắn hạn, kéo cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn đạt mức cân bằng (57.04% dư
nợ ngắn hạn; 42.96% dư nợ trung và dài hạn).
Cho vay các tổ chức kinh tế chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ (90,49% năm
2012) và vẫn có xu hướng tăng mạnh, mức tăng năm 2011 đạt 149,529 triệu
đồng, gấp 23.5 lần mức tăng của cho vay cá nhân trong cùng thời kỳ khiến tỷ
trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ vốn đã nhỏ lại bị giảm đi 1.01%. Cho
vay các tổ chức kinh tế là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân
hàng, chủ yếu tập trung vào các công ty cổ phần (chiếm 54.07% tổng dư nợ
năm 2012) trong các lĩnh vực vận tải kho, thông tin liên lạc, thương nghiệp,
sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (chiếm
41.22% tổng dư nợ năm 2012). Do chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0528
hoảng kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh không hiệu
quả, không có khả năng hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn khiến cho tỷ
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đạt mức cao (8.16%).
Kết luận: Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động trong hai năm
2011, 2012 đều thấp hơn 1 và có xu hướng giảm (đạt mức 0.63 năm 2012 và
0.67 năm 2011) cho thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân
đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn bộ hệ thống và ngày một phát triển,
phản ánh hiệu quả huy động vốn trên địa bàn hoạt động.
c, Các hoạt động kinh doanh khác
Bên cạnh việc phát triển các hoạt động cho vay, Chi nhánh còn chú trọng
phát triển các hoạt động kinh doanh khác như: đầu tư, thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại hối, … mang lại cho Chi nhánh một khoản lợi nhuận tương
đôi lớn.
d, Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2012
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giaiđoạn 2010 – 2012)
(đơn vị: triệu đồng)
31/12/2010
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự
106,359 217,002 110,643 104.03 370,491 153,489 70.73
Chi phí lãi và các chi phí tương tự (72,716) (166,478) 93,762 128.94 (329,505) 163,026 97.93
Thu nhập lãi thuần 33,643 50,524 16,881 50.18 40,986 (9,538) (18.88)
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 3,230 5,448 2,218 68.67 9,046 3,598 66.05
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
2,310 (2,813) (5,123) (221.77) 1,103 3,916 139.20
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán kinh doanh
(203) (329) (126) 61.99 (922) (593) 180.23
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng
khoán đầu tư
1,692 10,247 8,555 505.62 (771) (11,018) (107.53)
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 1,503 2,901 1,398 92.98 10,844 7,943 273.85
Thu nhập từ mua vốn góp cổ phần 1,118 1,921 803 71.85 3,200 1,279 66.57
Lợi nhuận sau thuế 20,339 30,450 10,111 49.71 20,983 (9,468) (31.09)
Chỉ tiêu
31/12/2011 31/12/2012
Số tiền Số tiền
Chênh lệch so với
31/12/2010 Số tiền
Chênh lệch so với
31/12/2011
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0529
Thu nhập lãi thuần - nguồn thu nhập chính của Chi nhánh năm 2011 đạt
50,524 triệu đồng (tăng 50.18% so với năm 2010) nhưng lại có xu hướng
giảm trong giai đoạn 2011 – 2012. Năm 2012, thu nhập lãi thuần của Chi
nhánh chỉ đạt 40,986 triệu đồng (giảm 18.88% so với năm 2011). Nguyên
nhân chủ yếu do mức tăng của chi phí lãi (đạt 163,026 triệu đồng, tương ứng
97.93% so với năm 2011) vượt cao hơn so với mức tăng của thu nhập lãi (đạt
153,489 triệu đồng, tương ứng 70.73% so với năm 2011). Điều này cho thấy
Chi nhánh cần thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh, đảm bảo
cân đối giữa chi phí lãi và thu nhập lãi , đưa thu nhập lãi thuần đạt lại đà tăng
trưởng như trước.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn
2010 – 2012 cho thấy sự phát triển về chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ
của Chi nhánh. Năm 2011, lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ đạt 5,448 triệu
đồng, tăng 68.67% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, lãi thuần từ các
hoạt động dịch vụ đạt 9,046 triệu đồng, tăng 66.05% so với năm 2011; chủ
yếu nhờ mức tăng từ hoạt động bảo lãnh. Trên thực tế, giá trị một hợp đồng
bảo lãnh thường rất lớn nên chỉ cần một số lượng nhỏ hợp đồng được thực
hiện cũng sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể.
Ngược lại với hai hoạt động trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối lại có
phần ảm đạm hơn khi rơi vào mức âm năm 2011, giảm 5,123 triệu đồng so
với năm 2010. Sang đến năm 2012, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng
trưởng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 1,103 triệu đồng, chưa bằng 50% lãi thuần
từ kinh doanh ngoại hối năm 2010.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh do chịu ảnh hưởng khi thị
trường tụt dốc nên liên tục thua lỗ với mức độ ngày càng cao. Năm 2011, mức
thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán chạm mức 329 triệu đồng, tăng
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0530
61.99% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, mức thua lỗ tăng mạnh tới
mức 922 triệu đồng, gấp 4.7 lần mức thua lỗ gia tăng giai đoạn 2010 – 2011.
Thu nhập từ mua vốn góp cổ phần tăng trưởng đều đặn qua các năm cho
thấy hiệu quả đầu tư, điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi nền kinh tế
đang bước qua những ngày tháng vô cùng kho khăn. Lãi thuần từ hoạt động
đầu tư năm 2011, năm 2012 tăng trưởng đều đặn hơn 65% so với năm trước.
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 có mức tăng trưởng cao, đạt 30,450 triệu
đồng, tăng 49.71% so với năm 2010 nhưng sang đến năm 2012 lại giảm mạnh
xuống còn 20,983 triệu đồng, gần bằng lợi nhuận sau thuế năm 2010.
Kết luận: Nhìn chung, mặc dù Chi nhánh đã có nhiều những đổi mới,
không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh
nhưng do vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
bản thân lại nằm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ hết sức nhạy cảm nên hoạt
động kinh doanh vẫn tồn tại những dấu hiệu không tích cực khi lợi nhuận sau
thuế và thu nhập lãi thuần – thu nhập chủ yếu đều có xu hướng sụt giảm, chỉ
có hoạt động dịch vụ từ lâu vốn đã là thế mạnh có mức tăng ấn tượng nhưng
lại không tạo ra lợi nhuận lớn.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB -CHINHÁNH
HÀ NỘI
2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Một nguồn vốn được xem là có chất lượng cao, điều đầu tiên là phải đảm
bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như
định hướng chung của Ngân hàng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0531
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2010 – 2012
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012)
(đơn vị: triệu đồng)
Tổng nguồn vốn 1,681,106 100.00 3,035,160 100.00 3,009,158 100
1. Vốn ủy thác 93,512 5.56 166,516 5.49 249,997 8.31
2. Vốn huy động 1,497,482 89.08 2,471,620 81.43 2,363,782 78.55
3. Vốn vay 62,608 3.72 318,223 10.48 331,474 11.02
4. Vốn khác 27,504 1.64 78,801 2.60 63,904 2.12
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
31/12/2010
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
31/12/2011 31/12/2012
Năm 2010, vốn huy động của Chi nhánh đạt 1,497,482 triệu đồng, chiếm
89.08% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh cho thấy công tác huy động vốn
có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và cần
phải được quan tâm hàng đầu. Chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo là vốn ủy thác, đạt
93,512 triệu đồng, chiếm 5.56% trong tổng nguồn vốn; tiếp đến là vốn vay,
đạt 62,608 triệu đồng, chiếm 3.72% trong tổng nguồn vốn và cuổi cùng là các
loại vốn khác, đạt 27,504 triệu đồng, chiếm 1.64%.
Năm 2011, quy mô tổng nguồn vốn tăng gần 2 lần, chủ yếu nhờ sự tăng
mạnh của vốn huy động. Cụ thể, vốn huy động đạt 2,471,620 triệu đồng, tăng
65.05% so với năm 2010. Lượng vốn ủy thác tăng 78.07% so với năm 2010,
đạt 166,516 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng vốn vay cũng tăng hơn 5 lần, đạt
mức 318,223 triệu đồng, chiếm 10.48% trong tổng nguồn vốn. Các loại vốn
khác tăng 186.5%, đạt 78,801 triệu đồng và chiếm 2.60% trong tổng nguồn
vốn. Đó là kết quả của cuộc chạy đua lãi suất năm 2011, năm chứng kiến
những tác động rõ nét dư âm của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và xã
hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tài chính Ngân hàng. Âm thầm, lặng lẽ
nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm tiền đồng giữa các ngân hàng để huy
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0532
động vốn trong năm diễn ra vô cùng quyết liệt, trong đó có sự tham gia của cả
các Ngân hàng nhỏ và Ngân hàng lớn, Ngân hàng mới thành lập và cả những
Ngân hàng đã có uy tín hoạt động nhiều năm. Maritime bank trên thực tế vẫn
là một Ngân hàng có quy mô khá nhỏ so với các Ngân hàng khác trong ngành
như Viettin bank, Vietcom bank, … Để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trong khi
gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng có quy mô và thị phần
lớn hơn, Maritime bank đã phải thực hiện vay nợ các Tổ chức tín dụng khác,
khiến cho vốn vay trên toàn bộ Hệ thống tăng mạnh so với năm 2010 và đặt ra
những gánh nặng hoàn trả. Quy mô tổng nguồn vốn và vốn huy động tăng là
những dấu hiệu kinh doanh tốt nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức tìm
kiếm đầu ra phù hợp, để vừa đạt mục tiêu lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn và
quản lý rủi ro tín dụng.
Năm 2012 chứng kiến sự sụt giảm của hầu hết các loại vốn trong toàn bộ
cơ cấu, quy mô tổng nguồn vốn bị thu hẹp so với năm trước nhưng mức thu
hẹp không lớn, chỉ xấp xỉ 0.9%. Lượng vốn huy động cũng giảm 4.36%, đạt
2,363,782 triệu đồng. Ngược lại, vốn vay vẫn tiếp tục đà tăng từ những năm
trước, đạt 331,474 triệu đồng, tăng 4.16%% so với năm 2011. Quy mô vốn
giảm, lượng vốn huy động giảm, vốn vay năm 2011 đã tăng tới hơn 5 lần so
với 2010, nay vẫn tiếp tục tăng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh đang có những dấu hiệu đi xuống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Chi
nhánh lại có mức vốn ủy thác tăng mạnh, đạt 249,997 triệu đồng, tăng 50.13%
so với năm 2011, đây được coi là một điểm sáng, chứng tỏ uy tín và năng lực
đầu tư của Ngân hàng trên thị trường.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0533
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
a, Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động tại MSB - Chi nhánh
Hà Nội
(Nguồn: Trích bảng kết quả huy động vốn tại Chi nhánh)
(đơn vị: triệu đồng)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng vốn huy động 1,497,482 100 2,471,620 100 974,138 65.05 0.00 2,363,782 100 (107,838) (4.36) 0.00
1. Vốn ngắn hạn 950,452 63.47 1,494,342 60.46 543,890 57.22 (3.01) 1,457,272 61.65 (37,070) (2.48) 1.19
2. Vốn trung, dàihạn 547,030 36.53 977,279 39.54 430,248 78.65 3.01 906,510 38.35 (70,768) (7.24) (1.19)
31/12/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch so với
31/12/2011
Chỉ tiêu
31/12/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
31/12/2011
Chênh lệch so với
31/12/2010
Nhìn chung, quy mô vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm, trong đó
vốn ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 60% còn lại là vốn trung và dài
hạn chiếm gần 40%.
Năm 2010, vốn huy động đạt 1,497,482 triệu đồng, trong đó vốn ngắn hạn
đạt 950,452 triệu đồng, chiếm 63.47%; vốn trung và dài hạn đạt 547,030 triệu
đồng, chiếm 36.53%.
Năm 2011, tổng vốn huy động đạt 2,471,620 triệu đồng, tăng 65.05% so
với năm 2010. Trong đó, vốn ngắn hạn đạt 1,494,342 triệu đồng, tăng
57.22%; đặc biệt vốn trung và dài hạn đạt 977,279 triệu đồng, tăng 78.65%.
Tỷ trọng các loại vốn trong tổng vốn huy động vì thế thay đổi theo chiều
hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn. Đây là
một dấu hiệu tích cực trong khâu huy động vốn, thể hiện sự nâng cao uy tín
của Ngân hàng, đảm bảo tính ổn định cho dòng vốn, tạo điều kiện để Ngân
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0534
hàng cấp tín dụng cho những dự án lớn nhằm thu lợi nhuận cao nhưng đồng
thời cũng đặt ra áp lực về chi phí lãi.
Năm 2012, quy mô tổng vốn huy động đạt 2,363,782 triệu đồng, giảm
4.36% so với năm 2011. Trong đó, cả vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn đều
giảm. Đáng quan tâm hơn nữa là vốn trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,
nay lại có mức giảm lớn hơn mức giảm của vốn ngắn hạn. Cụ thể trong khi
vốn ngắn hạn chiếm tới 61.65% chỉ giảm 37,070 triệu đồng thì vốn trung và
dài hạn chỉ chiếm 38.35% lại giảm tới 70,768 triệu đồng, tức là mức giảm gấp
gần 2 lần mức giảm của vốn ngắn hạn. Đặt trong hoàn cảnh nền kinh tế đang
có nhu cầu lớn về vốn trong dài hạn để thực hiện các hoạt động đầu tư thì xu
hướng trên là một điều đáng quan ngại. Khi nhu cầu về vốn không được đáp
ứng một cách kịp thời, Ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng lớn, giảm lợi
nhuận hàng năm. Vì vậy, Ngân hàng cần có những chiến lược và kế hoạch cụ
thể nhằm cải thiện tình hình vốn huy động, tiến tới đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0535
b, Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động
Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh)
(đơn vị: triệu
đồng)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
I. Vốn tiền gửi 790,876 100 1,279,650 100 488,774 61.80 0.00 1,639,330 100 359,680 28.11 0.00
1. Tiền gửi của dân cư 414,814 52.45 532,287 41.60 117,473 28.32 (10.85) 645,449 39.37 113,162 21.26 (2.22)
-Tiền gửi KKH 144,023 34.72 176,666 33.19 32,642 22.66 (1.53) 174,078 26.97 (2,588) (1.47) (6.22)
-Tiền gửi CKH 270,791 65.28 355,621 66.81 84,830 31.33 1.53 471,371 73.03 115,751 32.55 6.22
≤ 12 tháng 144,034 53.19 199,076 55.98 55,043 38.22 2.79 273,348 57.99 74,272 37.31 2.01
> 12 tháng 126,757 46.81 156,544 44.02 29,787 23.50 (2.79) 198,023 42.01 41,479 26.50 (2.01)
2. Tiền gửi của TCKT 376,062 47.55 747,274 58.40 371,213 98.71 10.85 993,816 60.62 246,542 32.99 2.23
-Tiền gửi KKH 84,764 22.54 138,321 18.51 53,556 63.18 (4.03) 268,728 27.04 130,407 94.28 8.53
-Tiền gửi CKH 291,297 77.46 608,954 81.49 317,657 109.05 4.03 725,088 72.96 116,135 19.07 (8.53)
≤ 12 tháng 193,363 66.38 366,103 60.12 172,740 89.33 (6.26) 441,651 60.91 75,548 20.64 0.79
> 12 tháng 97,934 33.62 242,851 39.88 144,917 147.97 6.26 283,437 39.01 40,586 16.71 (0.87)
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch so với 31/12/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch so với
31/12/2011
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0536
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, quy mô vốn tiền gửi của khách
hàng tăng trưởng ổn định, cả về tiền gửi của cá nhân và tiền gửi của các tổ
chức kinh tế.
Thứ nhất: đối với tiền gửi của cá nhân
Năm 2010, tiền gửi của cá nhân đạt 414,814 triệu đồng, chiếm 52.45%
trong tổng vốn tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi KKH đạt 144,023
triệu đồng, chiếm 34.72%. Tiền gửi CKH đạt 270,791 triệu đồng, chiếm
65.28%.
Năm 2011, tiền gửi của cá nhân đạt 532,287 triệu đồng, tăng 28.32% so với
năm 2010, chủ yếu do tiền gửi CKH tăng 84,830 triệu đồng, gấp hơn 2.5 lần
mức tăng của tiền gửi KKH khiến cho tỷ trọng tiền gửi CKH trong tổng tiền
gửi của cá nhân đạt 66.81%, tăng 1.53% so với năm 2010. Tiền gửi CKH tăng
lại chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng 55,043 triệu đồng, gấp gần
2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng kéo tỷ trọng tiền gửi có
kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng thêm 2.79% trong tổng tiền gửi CKH.
Năm 2012, tiền gửi của cá nhân đạt 645,449 triệu đồng, tăng 21.26% so với
năm 2011. Tiền gửi CKH đạt 471,371 triệu đồng, tăng 32.55% so với năm
2011 trong khi tiền gửi KKH lại giảm 2,588 triệu đồng khiến cho tỷ trọng tiền
gửi CKH trong tổng tiền gửi của cá nhân tăng 6.22%. Tiền gửi CKH tăng vẫn
chủ yếu do mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (tăng 74,272 triệu
đồng so với năm 2011, gấp gần 2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn > 12
tháng) khiến cho tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng thêm 2.01%.
Nhìn chung, trong 3 năm của giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của cá nhân
có mức tăng trưởng ổn định về quy mô, chủ yếu do tiền gửi CKH vốn dĩ đã
luôn chiếm tỷ trọng lớn ( > 65% ) không ngừng gia tăng cả về số lượng và tỷ
trọng. Tiền gửi CKH lại tăng trưởng chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng
luôn chiếm tỷ trọng lớn ( > 50% ) lại không ngừng gia tăng cả về số lượng và
tỷ trọng; bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng cũng có mức tăng khá ổn
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0537
định nhưng do mức tăng chỉ xấp xỉ một nửa mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn
≤ 12 tháng nên tỷ trọng trong tổng tiền gửi CKH lại có xu hướng giảm dần.
Tiền gửi KKH thì lại có đà tăng trưởng không ổn định, năm 2011 có mức tăng
khá mạnh nhưng sang đến năm 2012 lại sụt giảm. Trên thực tế, việc Ngân
hàng đạt mức tăng trưởng về tiền gửi của cá nhân chủ yếu nhờ tăng trưởng
tiền gửi CKH là một điểm sáng trong công tác huy động vốn, giúp nâng cao
sự ổn định cho cơ cấu vốn. Tuy nhiên, mức tăng của tiền gửi CKH lại chủ yếu
nhờ vào sự tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng, điều này có thể sẽ
gây khó khăn cho Ngân hàng trong hoàn cảnh nhu cầu tín dụng trung và dài
hạn của nền kinh tế đang ngày càng tăng cao. Ngân hàng khi được yêu cầu
cấp tín dụng trung và dài hạn hoặc phải duy trì lượng tiền gửi ngắn hạn một
cách thường xuyên để đáp ứng kèm theo những rủi ro lớn về thanh khoản
hoặc phải huy động từ các TCTD khác gây ra những áp lực về chi phí và thời
hạn. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có những điều chỉnh nhất định
để nâng cao chất lượng cơ cấu tiền gửi của cá nhân.
Thứ hai: đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 376,062 triệu đồng, chiếm
47.55% trong tổng tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi CKH đạt
291,297 triệu đồng, chiếm 77.46%; tiền gửi KKH đạt 84,764 triệu đồng,
chiếm 22.54%.
Năm 2011, tiền gửi của các tố chức kinh tế tăng mạnh tới 98.71%, đạt
747,274 triệu đồng, chủ yếu nhờ tiền gửi CKH (đạt 608,954 triệu đồng, tăng
109.05% so với năm 2010, gấp gần 6 lần mức tăng của tiền gửi KKH). Tiền
gửi CKH tăng lại chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (đạt 366,103
triệu đồng, tăng 89.33% so với năm 2010); bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn >
12 tháng cũng có mức tăng khá cao (đạt 242,851 triệu đồng, tăng 147.97% so
với năm 2010).
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0538
Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 993,816 triệu đồng, tăng
32.99% so với năm 2011, chủ yếu lại nhờ tiền gửi KKH tăng mạnh (đạt
268,728 triệu đồng, tăng 94.28% so với năm 2011), kéo tỷ trọng tiền gửi
KKH tăng 8.53%. Tiền gửi CKH đạt 725,088 triệu đồng, tăng 19.07% so với
năm 2011, chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (đạt 441,651 triệu đồng,
tăng 20.64% so với năm 2011, gấp gần 2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn
> 12 tháng).
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế
không ngừng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tiền gửi của khách
hàng. Trong đó, tiền gửi CKH có mức tăng trưởng khá ổn định, tỷ trọng duy
trì ở mức trên 70% nhưng đang có xu hướng sụt giảm do sự gia tăng mạnh mẽ
của tiền gửi KKH vào năm 2012. Trong tiền gửi CKH, tiền gửi có kỳ hạn ≤
12 tháng có quy mô tăng qua các năm, tỷ trọng duy trì ở mức > 60% nhưng
đang có xu hướng sụt giảm, thay vào đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
đang trên đà tăng trưởng cả về số lượng và tỷ trọng.
Phần lớn các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào Ngân hàng trong thời hạn ngắn,
khi mà nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hoặc để phục vụ cho các hoạt động thanh
toán nên thường mang tính chất ngắn hạn nhưng lại duy trì thường xuyên trên
tài khoản một số dư nhất định và có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng
nên nhìn một cách tổng quan thì đây lại là một nguồn vốn ổn định, an toàn và
chi phí thấp. Vì vậy, việc nguồn vốn này gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng là
một tín hiệu tốt, chứng tỏ uy tín của Ngân hàng đang tăng cao. Tuy nhiên
cũng như đối với tiền gửi của cá nhân, để có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín
dụng trung và dài hạn của nền kinh tế, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có
những biện pháp thích hợp nhằm gia tăng số lượng tiền gửi có kỳ hạn, đặc
biệt là nhóm tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng trên cơ sở cân đối giữa thu nhập và
chi phí lãi.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0539
Bảng 2.7 Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tại MSB - Chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội)
(đơn vị: triệu đồng)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Phát hành giấy tờ có giá 141,270 100 320,929 100 179,659 127.17 0 188,908 100 (132,021) (41.14) 0.00
1. Chứng chỉtiền gửi 17,197 12.17 59,356 18.50 42,159 245.15 6.32 (59,356) (100.00) (18.50)
2. Kỳ phiếu ngắn hạn 27,407 14.51 27,407 14.51
3. Tráiphiếu trung và dàihạn 124,073 87.83 261,573 81.50 137,500 110.82 (6.32) 161,501 85.49 (100,072) (38.26) 3.99
Chỉ tiêu
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch so với
31/12/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch so với
31/12/2011
Năm 2010, nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá của Chi
nhánh đạt 141,270 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn từ phát hành chứng chỉ
tiền gửi là 17,197 triệu đồng, chiếm 12.17%; nguồn vốn từ phát hành trái
phiếu trung và dài hạn là 124,073 triệu đồng, chiếm 87.83%.
Năm 2011, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá đạt 320,929 triệu đồng,
tăng 127.17% so với năm 2010, chủ yếu do nguồn vốn từ phát hành nguồn
vốn từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn tăng mạnh, đạt 261,573 triệu
đồng, tăng 110.82% so với năm 2010; bên cạnh đó, nguồn vốn từ phát hành
chứng chỉ tiền gửi cũng tăng cao, đạt 59,356 triệu đồng, tăng 245.15% so với
năm 2010.
Năm 2012, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh, đạt 188,908
triệu đồng; giảm 41.14% so với năm 2011 do trong năm không tiên hành phát
hành chứng chỉ tiền gửi, chỉ phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức độ thấp
trong khi nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu trung và dài hạn lại giảm 38.26%
so với năm 2011 và chỉ đạt 161,501 triệu đồng.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0540
Qua bảng tổng kết trên có thể thấy giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn từ
phát hành giấy tờ có giá của Chi nhánh có mức biến động khá lớn, tổng nguồn
vốn từ phát hành giấy tờ có giá cũng như từ phát hành trái phiếu trung và dài
hạn đều tăng mạnh vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012. Nguồn vốn từ
phát hành trái phiếu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và duy trì ở mức
trên 80% chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn cao hơn nhu cầu sử
dụng vốn ngắn hạn. Điều này là kết quả tất yếu khi mà các Ngân hàng phải
đáp ứng nhu cầu về các nguồn vốn trung và dài hạn đang ngày càng gia tăng
của nền kinh tế để tiến hành xây dựng, cải tiến cơ sở hạ tầng trong thời kỳ hội
nhập. Tuy nhiên, việc Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn
thì từ trước đến nay chưa bao giờ có thể coi là một phương pháp tối ưu vì mặc
dù nó giúp tạo lập nguồn vốn có tính ổn định cao nhưng lại gây sức ép rất lớn
về mặt chi phí. Cùng một số vốn huy động, cùng một kỳ hạn nhưng lãi suất áp
dụng cho các giấy tờ có giá bao giờ cũng cao hơn lãi suất áp dụng cho hình
thức nhận tiền gửi, chưa kể đến chi phí phát hành ra ngoài thị trường và yêu
cầu phải đảm bảo tuân thủ những quy định khắt khe của Ngân hàng Nhà
nước. Vì vậy, việc giảm mạnh nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá năm
2012 phần nào đã giảm bớt áp lực nặng nề về chi phí sử dụng vốn cho Chi
nhánh, kết hợp với doanh số nhận tiền gửi gia tăng có thể coi là những dấu
hiệu kinh doanh đầy tích cực.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0541
2.2.2 Mối quan hệ giữa huy động và cho vay
Bảng 2.8 Mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo thời hạn tại
MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 -2012)
(đơn vị: triệu đồng)
Thời hạn 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
1. Ngắn hạn
Vốn huy động 988,103 1,549,623 1,551,948
Dư nợ 489,528 508,780 566,685
VHĐ/Dư nợ (lần) 2.0 3.0 2.7
2. Trung, dài hạn
Vốn huy động 509,379 921,997 811,835
Dư nợ 234,455 328,840 426,814
VHĐ/ Dư nợ (lần) 2.2 2.8 1.9
3. Tổng VHĐ/ Dư nợ (lần) 2.1 3.0 2.4
Tổng vốn huy động 1,497,482 2,471,620 2,363,783
Tổng dư nợ 723,983 837,620 993,499
Qua bảng trên có thể thấy, trong cả 3 năm của giai đoạn 2010 – 2012,
nguồn vốn huy động ngắn hạn đều đảm bảo đáp ứng toàn bộ dư nợ ngắn hạn,
bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trung và dài hạn cũng đều đảm bảo đáp ứng
toàn bộ dư nợ trung và dài hạn; tỷ lệ Tổng VHĐ/Dư nợ đều duy trì trên 2.0
lần. Tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn luôn cao do vốn huy động ngắn hạn
chỉ được sử dụng một phần để cho vay, phần còn lại được sử dụng để dự trữ
và cho vay trung và dài hạn.
Năm 2011, tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn có mức tăng lớn do vốn
huy động ngắn hạn tăng mạnh trong khi dư nợ ngắn hạn tăng chậm hơn rất
nhiều. Cụ thể, vốn huy động ngắn hạn năm 2011 đạt 1,549,623 triệu đồng,
tăng 561,520 triệu đồng so với năm 2010, gấp gần 30 lần mức tăng của dư nợ
ngắn hạn, kéo tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn đạt 3.0. Tỷ lệ VHĐ trung
và dài hạn/Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng khá mạnh, đạt 2.8 lần, tăng 0.6
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0542
so với năm 2010 chủ yếu do vốn huy động trung và dài hạn tăng cao (đạt
921,997 triệu đồng, tăng 412,618 triệu đồng, gấp gần 4.5 lần mức tăng của dư
nợ trung và dài hạn).
Năm 2012, tất cả các tỷ lệ VHĐ/Dư nợ theo thời hạn đều giảm, đặc biệt là tỷ
lệ VHĐ trung và dài hạn/Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.9 lần, giảm 0.8 lần so với
năm 2011, gấp 3 lần mức giảm của tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn.
Xét một cách tổng thể, trước tiên, mô hình trên đảm bảo an toàn vốn rất cao
về mặt thời hạn, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để
cho vay trung và dài hạn gây rủi ro thanh khoản lớn. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ
lệ vốn huy động/ dư nợ quá cao lại gây ra sự lãng phí, khiến vốn tồn đọng
trong khi chi phí lãi lại đè nặng làm sụt giảm kết quả kinh doanh. Vì vậy, Chi
nhánh cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cân đối giữa
đầu ra và đầu vào của hoạt động tín dụng.
2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2012
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Thông qua việc phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh, ta có thể
tổng kết một số các thành tựu như sau:
- Nguồn vốn huy động giữ nhịp độ tăng trưởng khá cao chứng tỏ hiệu
quả huy động vốn, cho thấy Chi nhánh đã không ngừng cố gắng phát triển và
nâng cao quy mô, chất lượng nguồn vốn huy động, tạo tiền đề cho việc mở
rộng đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp và các
thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng tự cân đối vốn so với tổng dư nợ, chủ động
hơn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng tín dụng, giảm dần tỷ trọng
sử nguồn hạn mức điều chỉnh của Chi nhánh.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0543
- Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú về thể
loại, kỳ hạn, mềm dẻo trong cơ chế lãi suất, thực hiện chính sách linh hoạt đặc
biệt với những bạn hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn và ổn định, quan
tâm và phát triển nhiều hơn những sản phẩm chiến lược, đổi mới mô hình
Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng
và Ngân hàng, đem tới tiện ích lớn nhất. Nhờ thế mà chất lượng nguồn vốn
huy động dần được nâng cao và cải thiện, tiền gửi của dân cư, lượng vốn giao
dịch qua Ngân hàng không ngừng tăng cao.
- Chi nhánh đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và dư nợ, trên cả tổng
thể và thời hạn.Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với
mọi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành Tài chính - Ngân hàng. Vì vậy mà
những thành tựu như trên là kết quả từ sự nỗ lực, phấn đấu rất lớn của toàn
thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, tạo đà cho sự phát triển trong
những năm tiếp theo.
2.3.2 Những hạn chế trong công tác huy động vốn
Bên cạnh những thành công nhất định thì công tác huy động vốn của Chi
nhánh vẫn còn nhiều điểm hạn chế:
- Mạng lưới hoạt động chưa rộng và hình thức huy động chưa thật sự
phong phú.
Hiện nay, mạng lưới giao dịch của Chi nhánh chỉ gồm 1 Trụ sở chính, 5
Phòng giao dịch và 1 Qũy tiết kiệm. Số lượng như vậy là chưa lớn, người dân
biết tới hình ảnh của Ngân hàng còn hạn chế. Việc đa dạng hóa các hình thức
huy động vốn và các loại hình dịch vụ vẫn chưa thật sự hiệu quả, các sản
phẩm tuy đã có nhiều tiện ích nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng.
- Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao.
Căn cứ vào tình hình thực tế có thể thấy tỷ trọng giấy tờ có giá trong tổng
vốn huy động mặc dù đã có xu hướng giảm những vẫn còn rất lớn khiến cho
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0544
chi phí huy động vốn của Ngân hàng bị đẩy lên cao, hiệu quả kinh doanh
giảm sút.
- Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn còn bất cập.
Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu cho
vay cả ngắn hạn, trung và dài hạn, đảm bảo an toàn trong công tác sử dụng
vốn nhưng tỷ lệ VHĐ/Dư nợ lại quá cao, mặt khác, vốn huy động ngắn hạn lại
chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trung và dài hạn. Điều này về lâu dài sẽ
khiến cho Ngân hàng gặp khó khăn một khi nhu cầu sử dụng vốn trung và dài
hạn của nền kinh tế tăng nhanh. Khi đó, việc Ngân hàng phải tăng cao tỷ lệ sử
dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn tới tăng rủi
ro thanh khoản.
2.3.3 Nguyên nhân
a, Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất do nền kinh tế Việt Nam chứa đựng nhiều những nhân tố bất ổn,
khó dự đoán về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, … nên tác động mạnh mẽ tới tâm lý
người gửi tiền. Người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để có thể dễ dàng
chuyển đổi mục đích sử dụng sang việc mua vàng, ngoại tệ, .. nên gây khó
khăn cho công tác huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng.
Thứ hai, lãi suất huy động không ngừng thay đổi do tác động của tỷ lệ lạm
phát vào giá cả tiêu dùng, từ đó tác động tới tâm lý người gửi tiền.
Thứ ba, số lượng các Ngân hàng tăng cao cùng với việc mở rộng mạng lưới
hoạt động và các loại hình dịch vụ ngày một phong phú khiến cho sức nóng
cạnh tranh ngày một tăng cao.
b, Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, mặc dù trong những năm gần đây, Ngân hàng đã không ngừng đa
dạng hóa và mở rộng các loại hình dịch vụ nhưng vẫn chưa thực sự thu hút
được khách hàng.
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bắc Á, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 

Similar to Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...OnTimeVitThu
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...OnTimeVitThu
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...luanvantrust
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Dương Hà
 

Similar to Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB (20)

Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đĐề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
Đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải ở Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDVĐề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  OCB >>TẢI MIỄN P...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG OCB >>TẢI MIỄN P...
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI  CỦA  NGÂN  HÀNG  TMCP  PHƯƠNG  Đ...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG Đ...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu ...
 
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh VượngĐề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.05 MỤC LỤC LỜICAMĐOAN ...................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 2 Chương 1:Tổngquan vềcông tác huyđộng vốn tạicác NHTM ......................................2 1.1 LÝ LUẬNCƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................3 1.1.1 Kháiniệm Ngân hàngthương mại............................................................................... 3 1.1.2Chức năngcủa Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thịtrường..................... 4 1.1.3 Vai trò củaNgân hàng thương mạitrong nền kinhtế thịtrường.............................. 7 1.1.4Các hoạtđộng kinhdoanhcơ bảncủa Ngânhàng thương mại................................. 7 1.2 Nguồn vốncủa Ngânhàng thương mại ..........................................................................8 1.2.1 Vốnchủsở hữu ..............................................................................................................9 1.2.2 Vốn huyđộng ...............................................................................................................10 1.2.3 Vốn vay .........................................................................................................................14 1.2.4 Nguồnvốnkhác ...........................................................................................................15 1.3 Vaitrò của nguồn vốn huyđộng ....................................................................................16 1.3.1Đốivớinền kinhtế .......................................................................................................16 1.3.2ĐốivớiNgân hàngthương mại ..................................................................................17 1.3.3Các nhântố ảnh hưởngtớicông tác huyđộng vốn ..................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI .................................................................................................................22 2.1GIỚITHIỆUCHUNG VỀ MSB-CHINHÁNHHÀ NỘI .....................................22 2.1.1Giớithiệuchung ...........................................................................................................22 2.1.2Đánhgiá hiệuquả hoạtđộng kinhdoanh tại MSB -Chinhánh Hà Nội ................25 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀNỘI ..................................................................................................................................30 2.2.1Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................................................30 2.2.2 Mốiquanhệ giữa huyđộng vàcho vay..................................................................... 41 2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012......................................................................................................................................... 42
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.05 2.3.1 Những thành tựuđạtđược........................................................................................... 42 2.3.2 Những hạnchế trongcôngtác huyđộng vốn ............................................................43 2.3.3 Nguyên nhân .................................................................................................................44 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI .................................................................................................................46 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG NĂM2013 .............................................................................................................................46 3.1.1Côngtác huyđộng vốn ................................................................................................46 3.1.2Côngtác cho vay ..........................................................................................................47 3.1.3 Về hoạtđộngdịch vụ ...................................................................................................48 3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀNỘI ..................................................................................................................................48 3.2.1Đadạng hóacác kênhhuyđộng vốn .........................................................................48 3.2.2Đadạng hóacác sảnphẩmhuyđộng vốn .................................................................49 3.2.3 Hoànthiệnchínhsách kháchhàng .............................................................................50 3.2.4. Đẩy mạnhcôngtác marketing khuyến khích khách hàng tiềmnăng ....................52 3.2.5 Tăng trưởng nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dàihạn .....................................................................................................................................53 3.2.6Tăngcườngđào tạo độingũcánbộ Ngân hàng .......................................................55 3.2.7Đổimớivà hiệnđạihóacôngnghệ Ngân hàng ........................................................57 3.3Cơ sở để thực thicác giảipháp ......................................................................................58 3.3.1ĐốivớiChínhphủ ........................................................................................................58 3.3.2ĐốivớiNgân hàng Nhà nước (NHNN) ....................................................................59 3.3.3ĐốivớiMSB-Chinhánh Hà Nội..............................................................................60 KẾT LUẬN ...........................................................................................................................61 TÀI LIỆUTHAM KHẢO ...................................................................................................62 TÀI LIỆUTHỰC TẾTẠI MSB– CHI NHÁNH HÀ NỘI.............................................63
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.051 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn: Đoàn Thu Dung
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.052 LỜI MỞ ĐẦU Thông qua huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, Ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn, từ đó cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh, tạo ra của cải cho nền kinh tế. Công tác huy động vốn có hiệu quả mới tạo ra cơ sở vững vàng để thực hiện cấp vốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân mỗi Ngân hàng mà còn đóng vai trò vô cùng lớn đối với nền kinh tế. Trên thực tế, những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành nên để đạt được những thành quả nhất định trong công tác huy động vốn, các Ngân hàng đã phải vượt qua rất nhiều những khó khăn và thách thức. Bản thân là một bộ phận cấu thành trong toàn bộ Hệ thống, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam qua quá trình hình thành và phát triển đã đóng góp rất nhiều cho các hoạt động kinh tế của đất nước; bên cạnh đó cũng gặp phải rất nhiều những rào cản và trở ngại. Nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn đã và sẽ vẫn là mối quan tâm của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam cũng như toàn bộ Hệ thống. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác huy động vốn tại các NHTM Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội Chương 3:Giảipháp tăngcườnghuyđộngvốntạiMSB- Chinhánh Hà Nội Do thực tế còn nhiều hạn chế nên những gì em trình bày trong luận văn khó tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý hướng dẫn của các thầy, cô.
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.053 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình tổ chức kinh tế đã tồn tại từ rất lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về NHTM, có thể kể tới những khái niệm sau: - Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng, dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dung chính cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. - Ở Hoa Kỳ: NHTM là công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. - Ở Việt Nam: theo sắc lệnh số 018 CT/LDGCQL/SLngày 20 – 10 – 1969 của chínhquyền Sài Gòncũ cho rằng NHTM là mọi xí nghiệp công hay tư lập, kể cả Chi nhánh hay phân cục Ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường xuyên là thi hành cho chính mình nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, tài chính với tiền ký thác của tư nhân hoặc của xí nghiệp hoặc của cơ quan công quyền. Theo Pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước đã xác định: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của NHTM như sau:  Là một tổ chức kinh tế được phép nhận tiền gửi của công chúng với trách nhiệm hoàn trả.
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.054  Sử dụng tiền gửi của khách hàng để tiến hành các hoạt động cho vay, chiết khấu và đầu tư.  Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Ở Việt Nam, những tổ chức phải có đầy đủ 3 điều kiện trên mới được coi là Ngân hàng thương mại. 1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện những chức năng sau đây: a, Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản, đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Để thực hiện chức năng này, NHTM phải tiến hành các nghiệp vụ sau: - Huy động vốn: NHTM tiến hành huy động, tập trung các lượng vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ các chủ thể kinh tế trong xã hội, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức tín dụng,… Từ đó hình thành nguồn vốn để kinh doanh. - Cho vay: sau khi huy động vốn từ nền kinh tế, NHTM sẽ sử dụng lượng vốn này để cho vay đối với các chủ thể kinh tế có nhu cầu về vốn và đầu tư. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đã huy động triệt để các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM trở thành cầu nối giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn, góp phần tạo ra lợi ích công bằng cho cả ba bên:
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.055 - Đối với người gửi tiền: ngoài việc được đảm bảo sự an toàn về vốn, họ còn Ngân hàng trả lãi tiền gửi và được cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện ích. - Đối với người đi vay: họ được đáp ứng nhu cầu về vốn mà không cần tốn kém chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung cấp vốn. - Đối với NHTM: tạo ra lợi nhuận cho bản thân từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của NHTM. Hiện nay, kinh tế càng phát triển, vai trò của những NHTM càng trở nên quan trọng, bản thân các Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới để nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao nhất. b, Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán NHTM thực hiện chức năng này dựa trên cơ sở nhận tiền gửi và theo dõi các khoản chi trả trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trong khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM đã tạo ra công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy thanh toán, thẻ thanh toán,…) đã tiết kiệm rất nhiều các chi phí xã hội. Để thực hiện chức năng này, Ngân hàng phải tiến hành các nghiệp vụ sau: - Mở tài khoản: khi khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng sẽ được Ngân hàng cung cấp cho một tài khoản, mọi giao dịch của khách hàng sẽ được Ngân hàng theo dõi trên tài khoản. - Thực hiện thanh toán: khi có yêu cầu thanh toán, Ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh toán thông qua các tài khoản của khách hàng. Hiện nay, khi mà nền kinh tế càng phát triển, quy mô thanh toán, số lượng tài khoản thanh toán và khoảng cách giữa các khách hàng tăng lên nhanh
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.056 chóng thì việc thanh toán trực tiếp sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán vì vậy có ý nghĩa rất lớn. Hệ thống Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng những công cụ thanh toán tiện ích như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…Tùy theo nhu cầu, các chủ thể kinh tế lựa chọn cho mình công cụ thanh toán phù hợp, khách hàng không phải trực tiếp mang tiền khi giao dịch, tiết kiệm chi phí lao động, thời gian và đảm bảo an toàn còn hệ thống các Ngân hàng lại tích tụ được một lượng vốn khổng lồ để mở rộng khả năng tín dụng của mình. Hoạt động thanh toán chính vì vậy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM, là cơ sở để Ngân hàng phát triển các dịch vụ, đồng thời giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông. Nhìn vào hệ thống thanh toán của NHTM, người ta có thể đánh giá được hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hay không. Do vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và yêu cầu cấp thiết đối với mỗi NHTM. c, Ngân hàng thương mại giữ chức năng tạo tiền cho nền kinh tế NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian giữa cung và cầu vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay dựa trên lượng tiền gửi, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Qúa trình tạo tiền được mô tả như sau: - Khi hệ thống Ngân hàng hai cấp hình thành, các Ngân hàng không hoạt động riêng lẻ mà theo hệ thống. Trong đó, Ngân hàng Trung ương giữ độc quyền phát hành giấy bạc Ngân hàng và giữ vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng. Các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. - Chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán mang lại cho NHTM khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng tín dụng, Ngân hàng sửdụng số vốn huy độngđược để cho vay, số tiền cho vay lại được
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.057 khách hàng thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở Ngân hàng khác. Chỉ khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, các NHTM mới có khả năng tạo tiền. Từ một khoản tiền gửi ban đầu của khách hàng, thông qua cho vay bằng chuyển khoản của hệ thống Ngân hàng, số tiền đó đã được tăng lên nhiều lần. Như vậy, lượng tiền giao dịch không chỉ có giấy bạc Ngân hàng mà còn bao gồm bộ phận quan trọng là tiền ghi sổ. Trên thực tế, chức năng tạo tiền của NHTM có vai trò rất quan trọng: - Khối lượng tiền do các NHTM tạo ra tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiền của xã hội. - Việc tạo tiền chuyển khoản thay thế cho tiền mặt giúp tiết kiệm chi phí lưu thông và đưa Ngân hàng trở thành trung tâm của đời sống xã hội. 1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Tất cả các NHTM đều hoạt động vì mục đích chung là tìm kiếm lợi nhuận và thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn vốn. Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò rất quan trọng: - NHTM giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - NHTM giúp phân bổ hợp lý các nguồn lực, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển cân đối. - NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. - NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. 1.1.4 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại a, Hoạt động tạo lập vốn Là nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng. Đây được coi là nghiệp vụ cơ bản vì cũng như mọi loại hình kinh tế khác, bản thân các NHTM phải luôn đảm bảo lượng vốn để phục vụ kinh doanh.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.058 Nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp và phát hành giấy tờ có giá. b, Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM, bao gồm các hình thức: - Hoạt động cho vay: NHTM cho vay đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra còn có các hình thức tín dụng khác như chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, …. - Hoạt động đầu tư: bao gồm hai hình thức chủ yếu là đầu tư chứng khoán và đầu tư liên doanh liên kết. c, Các dịch vụ khác Dịch vụ Ngân hàng phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế thị trường và đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho các NHTM. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu bao gồm các hình thức: thanh toán, bảo lãnh, ủy thác, kinh doanh ngoại tệ và vàng, tư vấn tài chính, …. Tóm lại: thông qua hoạt động của mình, các NHTM tập trung vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế, từ đó phân bổ cho nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay và đầu tư. Trên cơ sở đó góp phần phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, việc tạo lập và quản lý vốn của các NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ riêng đối với các Ngân hàng mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế. 1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Vốn của NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động và tạo lập để đầu tư, cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng. Vốn của NHTM bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và các khoản vay của các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Trung ương.
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.059 1.2.1 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của NHTM là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập được và thuộc sở hữu của Ngân hàng. Bao gồm: a, Vốn điều lệ Vốn điều lệ là nguồn vốn mà NHTM phải có để bắt đầu hoạt động kinh doanh và được đưa vào trong điều lệ hoạt động của Ngân hàng. Tùy theo hình thức sở hữu mà vốn điều lệ của Ngân hàng được hình thành từ những nguồn khác nhau. Đối với NHTM Nhà nước thì vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. Đối với NHTM cổ phần thì vốn có được do các cổ đông đóng góp. Đối với Ngân hàng liên doanh thì do các bên liên doanh góp vốn. Vốn điều lệ của Ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc quy mô hoạt động kinh doanh và mức góp vốn của các chủ sở hữu Ngân hàng nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn – là căn cứ pháp lý để thành lập Ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô, năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. b, Các quỹ dự trữ Để đảm bảo duy trì và phát triển trong quá trình hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng được phép trích lập các quỹ dự trữ. Các quỹ này được hình thành từ lợi nhuận ròng của Ngân hàng, được trích lập hàng năm và được sử dụng vào các mục đích nhất định. Các quỹ của NHTM bao gồm: - Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ - Qũy đầu tư phát triển - Qũy dự phòng tài chính - Qũy khen thưởng, quỹ phúc lợi
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0510 c, Các tài sản nợ khác Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM được gia tăng hàng năm theo những phương thức khác nhau và tùy từng điều kiện cụ thể. Một số tài sản nợ được coi như vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm: - Lợi nhuận không chia - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Thặng dư vốn cố phần - Các công cụ nợ khác Vốn chủ sở hữu của NHTM mang tính chất ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Song nguồn vốn này là căn cứ pháp lý để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy mô vốn chủ sở hữu quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng. 1.2.2 Vốn huy động Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Gồm hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. a, Vốn huy động từ tiền gửi Tiền gửi là nguồnvốnvay mượnchính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản nợ của NHTM. Thực chất nguồn này thuộc các chủ sở hữu khác nhau và Ngân hàng chỉ có quyềnsửdụngmàkhôngcó quyềnsởhữu, phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút vốn. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các NHTM bao gồm: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộ phận vốn tạm thời nhàn rỗi như khấu hao tài sản cố định đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng, tiền mua hàng nhưng chưa đến hạn thanh toán
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0511 tiền lương chưa đến kỳ trả, … Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào Ngân hàng. Đồng thời để thuận tiện trong quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanh toán qua tài khoản thanh toán trong Ngân hàng hoặc sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác. Khi đó họ phải gửi vốn vào Ngân hàng. Tổ chức kinh tế có thể gửi tiền vào Ngân hàng dưới hai hình thức: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với nhiều kỳ hạn khác nhau, đồng thời Ngân hàng sẽ mở cho các đơn vị các tài khoản tương ứng để thuận tiện cho việc sử dụng.  Tiền gửi không kỳ hạn Là loại tiền gửi mà Ngân hàng và khách hàng không thỏa thuận với nhau về một thời hạn cụ thể, khách hàng có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào và Ngân hàng luôn phải đảm bảo chi trả cho khách hàng. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc gửi và rút tiền, thuận tiện phục vụ cho những giao dịch thường xuyên, không cố định, đồng thời các tổ chức còn nhận được lãi cho các khoản tiền này. Mặc dù thời gian gửi và rút tiền là không cố định nhưng luôn có sự chênh lệch giữa thời gian gửi và thời gian rút tiền, do vậy tại Ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn nhất định, các Ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn này để cho vay. Hiện nay nguồn vốn này đang trở thành một bộ phận vốn quan trọng được các Ngân hàng sử dụng để cho vay, kinh doanh. Lãi suất của loại tiền gửi này thường không cao, khách hàng thường không quan tâm nhiều tới lãi suất mà chủ yếu quan tâm tới mức độ an toàn cũng như có thể sử dụng nhanh nhất khi cần thiết. Do vậy chi phí sử dụng vốn thấp, các Ngân hàng có thể tận dụng để hạ thấp chi phí huy động vốn, tạo điều kiện cạnh tranh trong cho vay và đầu tư.  Tiền gửi có kỳ hạn Ngược với tiền gửi không kỳ hạn, đây là khoản tiền gửi với thời gian xác định. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người gửi chỉ được rút tiền
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0512 khi đến hạn như đã thỏa thuận, có thể là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm. Trên nguyên tắc, Ngân hàng có quyền từ chối việc rút tiền trước hạn của người gửi tiền. Tuy nhiên, hiện nay, các Ngân hàng cho phép người gửi tiền được rút ra trước hạn nhưng người gửi sẽ không được hưởng mức lãi suất như đúng hạn mà chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn. Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ổn định cao, do khách hàng thường rất ít khi rút trước hạn. Vì vậy, Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Nguồn vốn này tạo điều kiện thuận lợi, giúp Ngân hàng chủ động trong quá trinh kinh doanh. Tuy nhiên, với loại tiền gửi này, lãi suất thường tác động rất lớn tới quyết định gửi tiền của khách hàng, Ngân hàng cần đưa ra mức lãi suất hợp lý để không chỉ thu hút được khách hàng mà còn đảm bảo khả năng sinh lời. - Tiền gửi của dân cư Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với Ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các Ngân hàng đều khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn, … Tiền gửi của dân cư bao gồm:  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà mỗi cá nhân gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất theo quy định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền của các cá nhân chưa sử dụng được gửi vào các tổ chức tín dụng. Nó là một dạng đặc biệt của tích lũy tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân. Khi gửi tiền, người gửi được giao một sổ tiết kiệm coi như giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng. Đến thời hạn, khách hàng rút tiền ra được nhận
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0513 một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.  Tiền gửi thanh toán Đây là khoản tiền cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của cá nhân đều được Ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của cá nhân sẽ được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Lãi suất của khoản tiền gửi này rất thấp, thay vào đó, chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ của Ngân hàng với chi phí thấp. Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạt động cho các NHTM. Trên thực tế, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Để khai thác tối đa nguồn vốn này, các Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động như: huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động tiết kiệm xây dựng nhà ở, … - Tiền gửi khác Bao gồm:  Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể  Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác  Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước b, Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy động vốn mà còn đưa ra các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn một cách dễ dàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của mình, bao gồm chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng. Trong hình thức huy động vốn này, NHTM chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành giấy tờ có giá nhưng nó chỉ được thực hiện
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0514 khi trong toàn hệ thống, nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và được sự cho phép của Ngân hàng Trung ương. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động qua việc phát hành giấy tờ có giá có những đặc điểm sau: - Lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. - Vốn được huy động phụ thuộc vào nhu cầu của từng Ngân hàng và Ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc định trước thời gian hoàn trả cũng như phương thức trả lãi. - Các loại giấy tờ có giá có kỳ hạn khác nhau, kỳ hạn càng dài thì lãi suất huy động càng cao. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của Ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ hạn ngắn: 3, 6, …tháng.Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn một năm. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn quyết định tới khả năng phát triển và mở rộng của NHTM. Vì vậy việc nâng cao khả năng huy động vốn luôn là vấn đề được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các Ngân hàng đang từng ngày hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh để đảm bảo thu hút được nhiều khách hàng. 1.2.3 Vốn vay Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, đôi khi các NHTM cũng phải đi vay để đáp ứng những nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Các NHTM có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác và vay của Ngân hàng Trung ương. - Vay của các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình hoạt động, các NHTM tạm thời thừa vốn và thiếu vốn. Do đó các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng Các Ngân hàng tạm thời dư thừa vốn có thể cho các NHTM khác vay để kiếm lãi, ngược
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0515 lại các NHTM khi thiếu hụt vốn sẽ đi vay các Ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu chi trả cấp bách thay vì phải vay Ngân hàng Trung ương. - Vay của Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng của các Ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy các NHTM khi thiếu hụt vốn có thể vay Ngân hàng Trung ương. Hiện nay các NHTM có thể vay Ngân hàng Trung ương thông qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán bù trừ, .. Tóm lại: Vốn mà NHTM vay từ các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Trung ương chỉ chiếm mộttỷ trọngrất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên lại là bộ phậnkhông thể thiếu, giúp các Ngân hàng đảmbảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.4 Nguồn vốn khác Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên, các NHTM còn có các nguồn vốn khác cũng không kém phần quan trọng như: - Vốn trong thanh toán Đây là số vốn Ngân hàng có được do làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Có thể là số vốn đã trích khỏi tài khoản của người chi nhưng chưa chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý các chứng từ thanh toán hoặc số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại Ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán như séc bảo chi, thẻ ký quỹ, … Ngày nay, công nghệ thanh toán càng hiện đại, quy trình thanh toán càng đơn giản, thời gian càng được rút ngắn, lượng vốn trong thanh toán của các NHTM càng giảm. Tuy nhiên do ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0516 thanh toán và khoản thanh toán được thực hiện qua Ngân hàng ngày càng gia tăng nên số vay này cũng tăng theo. - Vốn ủy thác Đây là nguồn vốnNHTM có được donhậnlàm đạilý ủy thác củacác tổ chức trongvà ngoài nước, đểthực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án. Trong thời gian vốn đã được Ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân theo đúng kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển về cho nhà đầu tư, Ngân hàng có thểtận dụng nguồn vốn này để kinh doanh. Mặt khác, khi thực hiện loại hình dịch vụ này, Ngân hàng sẽ thu được hoa hồng phí. - Vốn khác Các khoảnnợ chưa đếnhạn thanh toán, lương chưa chitrả, … Tuy nhiên thời gian duy trì của các nguồn này thường rất ngắn, số lượng không đáng kể. Kết luận: Mỗi nguồn vốn đều có vai trò khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng và không thể thiếu bất kỳ nguồn vốn nào. Tuy nhiên vốn huy động là nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. 1.3 Vai trò của nguồn vốn huy động 1.3.1 Đối với nền kinh tế Để tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, yêu cầu đầu tiên đối với mọi chủ thể kinh tế đó là vốn. Tuy nhiên không phải mọi nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế đều có thể tự đáp ứng, tình trạng tạm thời thiếu hụt vốn trong kinh doanh là điều mà mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều gặp phải. Trong khi đó lại có những giai đoạn, cá nhân, tổ chức có những lượng vốn dư thừa, chưa sử dụng đến. NHTM với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu vốn, huy động vốn từ nơi tạm thời đến nơi có nhu cầu vốn, đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0517 diễn ra liên tục, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Như vậy vốn huy động đã góp phần tích cực vào quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo điều kiện để nâng cao vào quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. 1.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại - Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn. Vốn quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với NHTM, vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế, vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng vốn tự có của các NHTM lại rất nhỏ so với nhu cầu sử dụng vốn, việc huy động vốn là điều mà mọi Ngân hàng đều phải tiến hành nếu muốn tồn tại và phát triển. - Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thương trường Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì Ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sang chi trả cho khách hàng của Ngân hàng. Khả năng thanh toán của Ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của Ngân hàng càng lớn. Với khả năng huy động vốn cao, Ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của Ngân hàng Trung ương.
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0518 - Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng đó khi Ngân hàng đó có uy tín trên thị trường. Khả năng thanh toán của NHTM thông thường tỷ lệ thuận với khối lượng nguồn vốn mà Ngân hàng đó có. Nếu có lượng vốn lớn và ổn định, năng lực thanh toán của Ngân hàng sẽ được nâng cao, từ đó uy tín của Ngân hàng gia tăng, thu hút thêm nhiều khách hàng và nâng cao vị thế trên thị trường. Kết luận: Vốn huy động ảnh hưởng tới quy mô, khả năng thanh toán, phạm vi hoạt động, năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM, do vậy nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, chủ yếu mà NHTM phải không ngừng nâng cao hiệu quả. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn a, Nhân tố khách quan Thứ nhất: Môi trường kinh tế - xã hội Đây là nhân tố mang tính chất khách quan, ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển ở mức độ cao, của cải trong xã hội và thu nhập gia tăng, nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng và khả năng huy động vốn của Ngân hàng vì thế mà cũng tăng theo. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, dịch vụ Ngân hàng ngày càng mở rộng ra quốc tế, các NHTM không chỉ huy động được vốn từ trong nước mà còn mở rộng ra cả khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế cũng tạo ra môi trường để các Ngân hàng mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh, do vậy nhu cầu vốn cũng không ngừng tăng cao, từ đó Ngân hàng phải tìm ra những biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của mình.
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0519 Thứ hai: Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Vấn đề pháp luật, chính sách của Chính phủ trong kinh doanh Ngân hàng luôn phải được phân tích kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia. Mặt khác, chính sách tài chính tiền tệ điều chỉnh các vấn đề về lãi suất, tỷ giá, thuế, … và hoạt động của các cơ quan hữu quan như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, … cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của NHTM. Nếu môi trường pháp lý được xây dựng một cách hoàn chỉnh, thống nhất thực hiện một cách nghiêm chỉnh thì nó là điều kiện để Ngân hàng thu hút được những nguồn vốn chất lượng. Vì vậy những điều chỉnh về mặt pháp luật, chính sách của Nhà nước hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Thứ ba: Sự phát triển của thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi về vốn, trong đó các nguồn tài chính được luân chuyển tư người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn, bao gồm hai bộ phận là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. NHTM đóng vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế, do vậy sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Khi thị trường tài chính được tổ chức lành mạnh, phát triển một cách hiệu quả, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp các Ngân hàng tiếp cận được những nguồn vốn mới, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Ngân hàng. Ngoài ba nhân tố trên còn nhiều nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM như điều kiện cạnh tranh, thói quen, tâm lý của người gửi tiền, …
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0520 b, Các nhân tố chủ quan Thứ nhất: Uy tín của Ngân hàng Khi một khách hàng quyết định gửi tiền vào một Ngân hàng bất kỳ thì điều mà họ không thể không quan tâm là uy tín của Ngân hàng đó. Do vậy việc tạo lập uy tín luôn là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng được thể hiện qua việc Ngân hàng có đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào và với điều kiện tốt nhất. Một Ngân hàng tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường càng cao thì lượng khách hàng giao dịch với Ngân hàng đó càng nhiều, Ngân hàng càng phát triển mạnh hơn. Ngược lại, khi một Ngân hàng đánh mất uy tín của mình đối với khách hàng thì điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ dễ lâm vào tình trạng phá sản vì đặc thù của hoạt động Ngân hàng là hoạt động dựa trên sự tín nhiệm của khách hàng. Thứ hai: Hình thức huy động vốn Hiện nay nhu cầu về vốn là vô cùng phong phú và đa dạng. Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huy động nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng càng có nhiều hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp thì càng thu hút nhiều người dân vào gửi tiền. Thứ ba: Lãi suất huy động Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ tới quyết định gửi tiền của đa số khách hàng. Khi một người gửi tiền vào Ngân hàng, họ sẽ hi vọng thu lời từ số tiền họ gửi. Vì vậy, việc đưa ra một mức lãi suất phù hợp sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Thứ tư: Các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp Khi Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn sẽ có lợi thế hơn so với các Ngân hàng khác. Bởi vì khách hàng không chỉ gửi tiền vào Ngân hàng
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0521 với mục đích tiết kiệm mà họ còn muốn sử dụng những dịch vụ tiện ích vượt trội. Khi đó, một Ngân hàng có thể đem đến cho khách hàng những tiện ích vượt trội, lượng khách hàng mà họ có thể thu hút sẽ tăng. Vì vậy, việc tìm hiểu và cung cấp những dịch vụ Ngân hàng thuận lợi cho khách hàng là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi Ngân hàng. Thứ năm: Nguồn lực của Ngân hàng Đây là một nhân tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của mọi tổ chức nói chung và Ngân hàng nói riêng. Nguồn lực của Ngân hàng ở đây chính là cơ sở vật chất và nguồn lực con người. Cơ sở vật chất và yếu tố con người là những điều kiện cần thiết và quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên giỏi với thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình, tác phong chuyên nghiệp, … thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Tóm lại: Có rất nhiều nhân tố tác động tới hiệu quả công tác huy động vốn của NHTM, các Ngân hàng phải nghiên cứu, phân tích các nhân tố này. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong từng thời kỳ, tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những điểm mạnh của Ngân hàng mình, tạo đà cho sự phát triển.
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0522 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MSB - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.1 Giới thiệu chung a, Tổng quan về MSB - Chi nhánh Hà Nội - Ngày thành lập: 15/07/1991 - Địa chỉ: số 71, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - Điện thoại: 043. 9428340 - Fax: 043. 943 6477 - Email: msb@msb. com. vn - Website: www. msb. com. vn b, Qúa trình hình thành và phát triển của MSB - Chi nhánh Hà Nội MSB - Chi nhánh Hà Nội được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113248520 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 15/07/1991. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi nhánh bao gồm hai giai đoạn cơ bản sau: - Từ năm 2003 trở về trước: Trụ sở chính tại số 18, phố Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. - Từ năm 2003 đến nay:  Trụ sở chính tại số 71, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.  5 Phòng giao dịch tại phố Kim Mã, Ba Đình, Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ và Đội Cấn.  1 Qũy tiết kiệm tại phố Giang Văn Minh Chính thức đi vào hoạt động vào thời điểm đất nước bắt đầu tiến trình xây dựng nền kinh tế mới, chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, khi những cuộc tranh luận về mô hình Ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ, Maritime bank đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0523 đầu tiên tại Việt Nam. Đây là lợi thế lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Những ngày đầu sơ khai, Chi nhánh chỉ có khoảng 20 nhân viên với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn, lạc hậu nên hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều trở ngại. Kênh huy động vốn ít và nhỏ hẹp, chủ yếu thông qua huy động tiền gửi tiết kiệm. Tổng mức dư nợ thấp, lại chủ yếu là các món vay nhỏ lẻ do đặc điểm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương chưa phát triển khiến cho các sản phẩm dịch vụ thanh toán của Ngân hàng chưa được sử dụng rộng rãi và đem lại lợi nhuận cao. Trải qua 22 năm tồn tại và phát triển, hiện nay, MSB - Chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất toàn bộ Hệ thống. Tổng mức dư nợ lên đến 1800 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với ngày đầu hoạt động. Số lượng cán bộ là 80 người, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, tổ chức chuyên nghiệp, luôn không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với môi trường kinh doanh, phát triển theo định hướng chung của ngành, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh trên thị trường. c, Các hoạt động nghiệp vụ chính - Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển - Cho vay ngắn, trung và dài hạn - Chiết khấu giấy tờ có giá - Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước - Kinh doanh vàng và ngoại tệ - Các dịch vụ Ngân hàng khác
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0524 d, Cơ cấu tổ chức Chú thích: PGD: phòng giao dịch QTK: quỹ tiết kiệm Giám đốc Chi nhánh Trung tâm khách hàng doanh nghiệp Trung tâm khách hàng cá nhân Dịch vụ khách hàng Quan hệ khách hàng Dịch vụ tín dụng PGD Kim Mã PGD Tây Hồ PGD Ba Đình PGD Đội Cấn PGD Hoàng Hoa Thám QTK Giang Văn Minh Quầy giao dịch tại Trụ sở chính, số 71 Hai Bà Trưng
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0525 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trên là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh kể từ năm 2010 đến nay. Maritime bank là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức của Quốc tế, quản lý theo ngành dọc. Theo đó, toàn Hệ thống chia làm 3 Ngân hàng trực thuộc: Ngân hàng cá nhân, Ngân hàng doanh nghiệp và Ngân hàng doanh nghiệp lớn. Tại mỗi Chi nhánh bao gồm Trung tâm khách hàng cá nhân và Trung tâm khách hàng doanh nghiệp. Hồ sơ, chứng từ tại Chi nhánh của Trung tâm nào sẽ được chuyển thẳng lên văn phòng của Ngân hàng đó tại Hội sở. Điểm đặc biệt trong cơ cấu tổ chức này là đội ngũ Giám đốc quan hệ khách hàng thuộc Trung tâm khách hàng doanh nghiệp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ cao và am hiểu thị trường, được giao quyền soạn thảo, đệ trình hồ sơ tín dụng của khách hàng và chuyển thẳng lên Hội sở mà không cần thông qua các bước trung gian. Các phòng ban hành chính, kế toán được tập trung về Hội sở nhằm rút gọn tối đa số lượng cán bộ tại các Chi nhánh. 2.1.2Đánhgiáhiệuquả hoạtđộng kinhdoanhtạiMSB - Chi nhánh Hà Nội a, Công tác huy động vốn Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012) (đơn vị: triệu đồng) 31/12/2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động từ tiền gửi 1,356,212 2,150,691 794,479 58.58 2,174,875 24,184 1.12 Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá 141,270 320,929 179,659 127.17 188,908 (132,021) (41.14) Tổng nguồn vốn huy động 1,497,482 2,471,620 974,138 65.05 2,363,783 (107,837) (4.36) Số tiền Chênh lệch so với 31/12/2011 31/12/2012 Chỉ tiêu Chênh lệch so với 31/12/2010Số tiềnSố tiền 31/12/2011
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0526 Giai đoạn 2010 - 2012, tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng nhưng không ổn định và có xu hướng giảm vào năm 2012. Trong đó, vốn huy động từ tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 90%) và tăng qua các năm. Vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh vào năm 2011 nhưng giảm mạnh vào năm 2012 khiến tổng vốn huy động sụt giảm. Tuy nhiên, vì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không phải kênh huy động chính nên không phản ánh được chính xác hiệu quả công tác huy động vốn của Chi nhánh. Năm 2010, tổng vốn huy động đạt 1,497,482 triệu đồng. Trong đó, vốn tiền gửi đạt 1,356,212 triệu đồng, chiếm 90.57%; vốn từ phát hành giấy tờ có giá đạt 141,270 triệu đồng, chiếm 9.43%. Năm 2011, tổng vốn huy động tăng 65.05% so với năm 2010, chủ yếu nhờ tăng vốn huy động từ tiền gửi (tăng 794,479 triệu đồng so với năm 2010), thể hiện bước tiến của Chi nhánh trong công tác huy động vốn. Năm 2011 là năm thứ hai kể từ khi Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam đổi mới cơ cấu tổ chức trong toàn bộ Hệ thống cũng như cách thức tổ chức các bộ phận nghiệp vụ, sự tăng trưởng quy mô vốn huy động trên cho thấy bước đi này đã thể hiện những hiệu ứng tích cực ban đầu. Sang đến năm 2012, tổng vốn huy động giảm về quy mô (giảm 4.36% so với năm 2011), trong đó vốn huy động từ tiền gửi vẫn tăng nhưng mức tăng sụt giảm lớn so với mức tăng giai đoạn 2010 – 2011 (chỉ bằng 3.04%). Kết luận: Giai đoạn 2010 – 2012, do vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên công tác huy động vốn của Chi nhánh có những dấu hiệu không ổn định và có xu hướng giảm, vốn huy động từ tiền gửi có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Trong tương lại, Chi nhánh cần có những giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình, đưa công tác huy động vốn tiến đến mức ổn định và phát triển bền vững.
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0527 b, Công tác tín dụng Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012) (đơn vị: triệu đồng) 31/12/2010 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 723,983 837,620 113,637 15.70 993,499 155,879 18.61 1. Phân tích dư nợ theo thời gian Dư nợ ngắn hạn 489,528 508,780 19,252 3.93 566,685 57,905 11.38 Dư nợ trung và dài hạn 234,455 328,840 94,385 40.26 426,814 97,974 29.79 2. Phân tích dư nợ theo đối tượng khách hàng Cho vay các tổ chức kinh tế 696,478 749,499 53,021 7.61 899,028 149,529 19.95 Cho vay cá nhân 27,505 88,121 60,616 220.38 94,471 6,350 7.21 Cho vay khác Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Số tiền Chênh lệch so với 31/12/2010 Số tiền Chênh lệch so với 31/12/2011 Theo bảng trên, tổng dư nợ tăng đều và ổn định qua các năm. Phân tích hai năm 2011, 2012 cho thấy cả mức dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn đều tăng thể hiện việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong đó mức tăng dư nợ trung và dài hạn đạt mức 97,974 triệu đồng, gấp gần 2 lần mức tăng của dư nợ ngắn hạn, kéo cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn đạt mức cân bằng (57.04% dư nợ ngắn hạn; 42.96% dư nợ trung và dài hạn). Cho vay các tổ chức kinh tế chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ (90,49% năm 2012) và vẫn có xu hướng tăng mạnh, mức tăng năm 2011 đạt 149,529 triệu đồng, gấp 23.5 lần mức tăng của cho vay cá nhân trong cùng thời kỳ khiến tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ vốn đã nhỏ lại bị giảm đi 1.01%. Cho vay các tổ chức kinh tế là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, chủ yếu tập trung vào các công ty cổ phần (chiếm 54.07% tổng dư nợ năm 2012) trong các lĩnh vực vận tải kho, thông tin liên lạc, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (chiếm 41.22% tổng dư nợ năm 2012). Do chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0528 hoảng kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, không có khả năng hoàn trả đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đạt mức cao (8.16%). Kết luận: Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động trong hai năm 2011, 2012 đều thấp hơn 1 và có xu hướng giảm (đạt mức 0.63 năm 2012 và 0.67 năm 2011) cho thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn bộ hệ thống và ngày một phát triển, phản ánh hiệu quả huy động vốn trên địa bàn hoạt động. c, Các hoạt động kinh doanh khác Bên cạnh việc phát triển các hoạt động cho vay, Chi nhánh còn chú trọng phát triển các hoạt động kinh doanh khác như: đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, … mang lại cho Chi nhánh một khoản lợi nhuận tương đôi lớn. d, Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giaiđoạn 2010 – 2012) (đơn vị: triệu đồng) 31/12/2010 Số tiền % Số tiền % Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 106,359 217,002 110,643 104.03 370,491 153,489 70.73 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (72,716) (166,478) 93,762 128.94 (329,505) 163,026 97.93 Thu nhập lãi thuần 33,643 50,524 16,881 50.18 40,986 (9,538) (18.88) Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 3,230 5,448 2,218 68.67 9,046 3,598 66.05 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 2,310 (2,813) (5,123) (221.77) 1,103 3,916 139.20 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (203) (329) (126) 61.99 (922) (593) 180.23 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 1,692 10,247 8,555 505.62 (771) (11,018) (107.53) Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 1,503 2,901 1,398 92.98 10,844 7,943 273.85 Thu nhập từ mua vốn góp cổ phần 1,118 1,921 803 71.85 3,200 1,279 66.57 Lợi nhuận sau thuế 20,339 30,450 10,111 49.71 20,983 (9,468) (31.09) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Số tiền Chênh lệch so với 31/12/2010 Số tiền Chênh lệch so với 31/12/2011
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0529 Thu nhập lãi thuần - nguồn thu nhập chính của Chi nhánh năm 2011 đạt 50,524 triệu đồng (tăng 50.18% so với năm 2010) nhưng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2012. Năm 2012, thu nhập lãi thuần của Chi nhánh chỉ đạt 40,986 triệu đồng (giảm 18.88% so với năm 2011). Nguyên nhân chủ yếu do mức tăng của chi phí lãi (đạt 163,026 triệu đồng, tương ứng 97.93% so với năm 2011) vượt cao hơn so với mức tăng của thu nhập lãi (đạt 153,489 triệu đồng, tương ứng 70.73% so với năm 2011). Điều này cho thấy Chi nhánh cần thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh, đảm bảo cân đối giữa chi phí lãi và thu nhập lãi , đưa thu nhập lãi thuần đạt lại đà tăng trưởng như trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2012 cho thấy sự phát triển về chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của Chi nhánh. Năm 2011, lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ đạt 5,448 triệu đồng, tăng 68.67% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ đạt 9,046 triệu đồng, tăng 66.05% so với năm 2011; chủ yếu nhờ mức tăng từ hoạt động bảo lãnh. Trên thực tế, giá trị một hợp đồng bảo lãnh thường rất lớn nên chỉ cần một số lượng nhỏ hợp đồng được thực hiện cũng sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể. Ngược lại với hai hoạt động trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối lại có phần ảm đạm hơn khi rơi vào mức âm năm 2011, giảm 5,123 triệu đồng so với năm 2010. Sang đến năm 2012, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 1,103 triệu đồng, chưa bằng 50% lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối năm 2010. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh do chịu ảnh hưởng khi thị trường tụt dốc nên liên tục thua lỗ với mức độ ngày càng cao. Năm 2011, mức thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán chạm mức 329 triệu đồng, tăng
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0530 61.99% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, mức thua lỗ tăng mạnh tới mức 922 triệu đồng, gấp 4.7 lần mức thua lỗ gia tăng giai đoạn 2010 – 2011. Thu nhập từ mua vốn góp cổ phần tăng trưởng đều đặn qua các năm cho thấy hiệu quả đầu tư, điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi nền kinh tế đang bước qua những ngày tháng vô cùng kho khăn. Lãi thuần từ hoạt động đầu tư năm 2011, năm 2012 tăng trưởng đều đặn hơn 65% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 có mức tăng trưởng cao, đạt 30,450 triệu đồng, tăng 49.71% so với năm 2010 nhưng sang đến năm 2012 lại giảm mạnh xuống còn 20,983 triệu đồng, gần bằng lợi nhuận sau thuế năm 2010. Kết luận: Nhìn chung, mặc dù Chi nhánh đã có nhiều những đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh nhưng do vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, bản thân lại nằm trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ hết sức nhạy cảm nên hoạt động kinh doanh vẫn tồn tại những dấu hiệu không tích cực khi lợi nhuận sau thuế và thu nhập lãi thuần – thu nhập chủ yếu đều có xu hướng sụt giảm, chỉ có hoạt động dịch vụ từ lâu vốn đã là thế mạnh có mức tăng ấn tượng nhưng lại không tạo ra lợi nhuận lớn. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI MSB -CHINHÁNH HÀ NỘI 2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn Một nguồn vốn được xem là có chất lượng cao, điều đầu tiên là phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như định hướng chung của Ngân hàng.
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0531 Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012) (đơn vị: triệu đồng) Tổng nguồn vốn 1,681,106 100.00 3,035,160 100.00 3,009,158 100 1. Vốn ủy thác 93,512 5.56 166,516 5.49 249,997 8.31 2. Vốn huy động 1,497,482 89.08 2,471,620 81.43 2,363,782 78.55 3. Vốn vay 62,608 3.72 318,223 10.48 331,474 11.02 4. Vốn khác 27,504 1.64 78,801 2.60 63,904 2.12 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 31/12/2011 31/12/2012 Năm 2010, vốn huy động của Chi nhánh đạt 1,497,482 triệu đồng, chiếm 89.08% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh cho thấy công tác huy động vốn có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và cần phải được quan tâm hàng đầu. Chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo là vốn ủy thác, đạt 93,512 triệu đồng, chiếm 5.56% trong tổng nguồn vốn; tiếp đến là vốn vay, đạt 62,608 triệu đồng, chiếm 3.72% trong tổng nguồn vốn và cuổi cùng là các loại vốn khác, đạt 27,504 triệu đồng, chiếm 1.64%. Năm 2011, quy mô tổng nguồn vốn tăng gần 2 lần, chủ yếu nhờ sự tăng mạnh của vốn huy động. Cụ thể, vốn huy động đạt 2,471,620 triệu đồng, tăng 65.05% so với năm 2010. Lượng vốn ủy thác tăng 78.07% so với năm 2010, đạt 166,516 triệu đồng. Bên cạnh đó, lượng vốn vay cũng tăng hơn 5 lần, đạt mức 318,223 triệu đồng, chiếm 10.48% trong tổng nguồn vốn. Các loại vốn khác tăng 186.5%, đạt 78,801 triệu đồng và chiếm 2.60% trong tổng nguồn vốn. Đó là kết quả của cuộc chạy đua lãi suất năm 2011, năm chứng kiến những tác động rõ nét dư âm của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tài chính Ngân hàng. Âm thầm, lặng lẽ nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm tiền đồng giữa các ngân hàng để huy
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0532 động vốn trong năm diễn ra vô cùng quyết liệt, trong đó có sự tham gia của cả các Ngân hàng nhỏ và Ngân hàng lớn, Ngân hàng mới thành lập và cả những Ngân hàng đã có uy tín hoạt động nhiều năm. Maritime bank trên thực tế vẫn là một Ngân hàng có quy mô khá nhỏ so với các Ngân hàng khác trong ngành như Viettin bank, Vietcom bank, … Để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn trong khi gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng có quy mô và thị phần lớn hơn, Maritime bank đã phải thực hiện vay nợ các Tổ chức tín dụng khác, khiến cho vốn vay trên toàn bộ Hệ thống tăng mạnh so với năm 2010 và đặt ra những gánh nặng hoàn trả. Quy mô tổng nguồn vốn và vốn huy động tăng là những dấu hiệu kinh doanh tốt nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức tìm kiếm đầu ra phù hợp, để vừa đạt mục tiêu lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn và quản lý rủi ro tín dụng. Năm 2012 chứng kiến sự sụt giảm của hầu hết các loại vốn trong toàn bộ cơ cấu, quy mô tổng nguồn vốn bị thu hẹp so với năm trước nhưng mức thu hẹp không lớn, chỉ xấp xỉ 0.9%. Lượng vốn huy động cũng giảm 4.36%, đạt 2,363,782 triệu đồng. Ngược lại, vốn vay vẫn tiếp tục đà tăng từ những năm trước, đạt 331,474 triệu đồng, tăng 4.16%% so với năm 2011. Quy mô vốn giảm, lượng vốn huy động giảm, vốn vay năm 2011 đã tăng tới hơn 5 lần so với 2010, nay vẫn tiếp tục tăng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang có những dấu hiệu đi xuống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Chi nhánh lại có mức vốn ủy thác tăng mạnh, đạt 249,997 triệu đồng, tăng 50.13% so với năm 2011, đây được coi là một điểm sáng, chứng tỏ uy tín và năng lực đầu tư của Ngân hàng trên thị trường.
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0533 2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động a, Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn huy động Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động tại MSB - Chi nhánh Hà Nội (Nguồn: Trích bảng kết quả huy động vốn tại Chi nhánh) (đơn vị: triệu đồng) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1,497,482 100 2,471,620 100 974,138 65.05 0.00 2,363,782 100 (107,838) (4.36) 0.00 1. Vốn ngắn hạn 950,452 63.47 1,494,342 60.46 543,890 57.22 (3.01) 1,457,272 61.65 (37,070) (2.48) 1.19 2. Vốn trung, dàihạn 547,030 36.53 977,279 39.54 430,248 78.65 3.01 906,510 38.35 (70,768) (7.24) (1.19) 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với 31/12/2011 Chỉ tiêu 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 31/12/2011 Chênh lệch so với 31/12/2010 Nhìn chung, quy mô vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm, trong đó vốn ngắn hạn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 60% còn lại là vốn trung và dài hạn chiếm gần 40%. Năm 2010, vốn huy động đạt 1,497,482 triệu đồng, trong đó vốn ngắn hạn đạt 950,452 triệu đồng, chiếm 63.47%; vốn trung và dài hạn đạt 547,030 triệu đồng, chiếm 36.53%. Năm 2011, tổng vốn huy động đạt 2,471,620 triệu đồng, tăng 65.05% so với năm 2010. Trong đó, vốn ngắn hạn đạt 1,494,342 triệu đồng, tăng 57.22%; đặc biệt vốn trung và dài hạn đạt 977,279 triệu đồng, tăng 78.65%. Tỷ trọng các loại vốn trong tổng vốn huy động vì thế thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn. Đây là một dấu hiệu tích cực trong khâu huy động vốn, thể hiện sự nâng cao uy tín của Ngân hàng, đảm bảo tính ổn định cho dòng vốn, tạo điều kiện để Ngân
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0534 hàng cấp tín dụng cho những dự án lớn nhằm thu lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực về chi phí lãi. Năm 2012, quy mô tổng vốn huy động đạt 2,363,782 triệu đồng, giảm 4.36% so với năm 2011. Trong đó, cả vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn đều giảm. Đáng quan tâm hơn nữa là vốn trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nay lại có mức giảm lớn hơn mức giảm của vốn ngắn hạn. Cụ thể trong khi vốn ngắn hạn chiếm tới 61.65% chỉ giảm 37,070 triệu đồng thì vốn trung và dài hạn chỉ chiếm 38.35% lại giảm tới 70,768 triệu đồng, tức là mức giảm gấp gần 2 lần mức giảm của vốn ngắn hạn. Đặt trong hoàn cảnh nền kinh tế đang có nhu cầu lớn về vốn trong dài hạn để thực hiện các hoạt động đầu tư thì xu hướng trên là một điều đáng quan ngại. Khi nhu cầu về vốn không được đáp ứng một cách kịp thời, Ngân hàng sẽ mất dần những khách hàng lớn, giảm lợi nhuận hàng năm. Vì vậy, Ngân hàng cần có những chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện tình hình vốn huy động, tiến tới đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0535 b, Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) (đơn vị: triệu đồng) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) I. Vốn tiền gửi 790,876 100 1,279,650 100 488,774 61.80 0.00 1,639,330 100 359,680 28.11 0.00 1. Tiền gửi của dân cư 414,814 52.45 532,287 41.60 117,473 28.32 (10.85) 645,449 39.37 113,162 21.26 (2.22) -Tiền gửi KKH 144,023 34.72 176,666 33.19 32,642 22.66 (1.53) 174,078 26.97 (2,588) (1.47) (6.22) -Tiền gửi CKH 270,791 65.28 355,621 66.81 84,830 31.33 1.53 471,371 73.03 115,751 32.55 6.22 ≤ 12 tháng 144,034 53.19 199,076 55.98 55,043 38.22 2.79 273,348 57.99 74,272 37.31 2.01 > 12 tháng 126,757 46.81 156,544 44.02 29,787 23.50 (2.79) 198,023 42.01 41,479 26.50 (2.01) 2. Tiền gửi của TCKT 376,062 47.55 747,274 58.40 371,213 98.71 10.85 993,816 60.62 246,542 32.99 2.23 -Tiền gửi KKH 84,764 22.54 138,321 18.51 53,556 63.18 (4.03) 268,728 27.04 130,407 94.28 8.53 -Tiền gửi CKH 291,297 77.46 608,954 81.49 317,657 109.05 4.03 725,088 72.96 116,135 19.07 (8.53) ≤ 12 tháng 193,363 66.38 366,103 60.12 172,740 89.33 (6.26) 441,651 60.91 75,548 20.64 0.79 > 12 tháng 97,934 33.62 242,851 39.88 144,917 147.97 6.26 283,437 39.01 40,586 16.71 (0.87) Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với 31/12/2011
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0536 Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, quy mô vốn tiền gửi của khách hàng tăng trưởng ổn định, cả về tiền gửi của cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Thứ nhất: đối với tiền gửi của cá nhân Năm 2010, tiền gửi của cá nhân đạt 414,814 triệu đồng, chiếm 52.45% trong tổng vốn tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi KKH đạt 144,023 triệu đồng, chiếm 34.72%. Tiền gửi CKH đạt 270,791 triệu đồng, chiếm 65.28%. Năm 2011, tiền gửi của cá nhân đạt 532,287 triệu đồng, tăng 28.32% so với năm 2010, chủ yếu do tiền gửi CKH tăng 84,830 triệu đồng, gấp hơn 2.5 lần mức tăng của tiền gửi KKH khiến cho tỷ trọng tiền gửi CKH trong tổng tiền gửi của cá nhân đạt 66.81%, tăng 1.53% so với năm 2010. Tiền gửi CKH tăng lại chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng 55,043 triệu đồng, gấp gần 2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng kéo tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng thêm 2.79% trong tổng tiền gửi CKH. Năm 2012, tiền gửi của cá nhân đạt 645,449 triệu đồng, tăng 21.26% so với năm 2011. Tiền gửi CKH đạt 471,371 triệu đồng, tăng 32.55% so với năm 2011 trong khi tiền gửi KKH lại giảm 2,588 triệu đồng khiến cho tỷ trọng tiền gửi CKH trong tổng tiền gửi của cá nhân tăng 6.22%. Tiền gửi CKH tăng vẫn chủ yếu do mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (tăng 74,272 triệu đồng so với năm 2011, gấp gần 2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng) khiến cho tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng tăng thêm 2.01%. Nhìn chung, trong 3 năm của giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của cá nhân có mức tăng trưởng ổn định về quy mô, chủ yếu do tiền gửi CKH vốn dĩ đã luôn chiếm tỷ trọng lớn ( > 65% ) không ngừng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Tiền gửi CKH lại tăng trưởng chủ yếu do tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn ( > 50% ) lại không ngừng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng; bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng cũng có mức tăng khá ổn
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0537 định nhưng do mức tăng chỉ xấp xỉ một nửa mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng nên tỷ trọng trong tổng tiền gửi CKH lại có xu hướng giảm dần. Tiền gửi KKH thì lại có đà tăng trưởng không ổn định, năm 2011 có mức tăng khá mạnh nhưng sang đến năm 2012 lại sụt giảm. Trên thực tế, việc Ngân hàng đạt mức tăng trưởng về tiền gửi của cá nhân chủ yếu nhờ tăng trưởng tiền gửi CKH là một điểm sáng trong công tác huy động vốn, giúp nâng cao sự ổn định cho cơ cấu vốn. Tuy nhiên, mức tăng của tiền gửi CKH lại chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng, điều này có thể sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong hoàn cảnh nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của nền kinh tế đang ngày càng tăng cao. Ngân hàng khi được yêu cầu cấp tín dụng trung và dài hạn hoặc phải duy trì lượng tiền gửi ngắn hạn một cách thường xuyên để đáp ứng kèm theo những rủi ro lớn về thanh khoản hoặc phải huy động từ các TCTD khác gây ra những áp lực về chi phí và thời hạn. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có những điều chỉnh nhất định để nâng cao chất lượng cơ cấu tiền gửi của cá nhân. Thứ hai: đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 376,062 triệu đồng, chiếm 47.55% trong tổng tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi CKH đạt 291,297 triệu đồng, chiếm 77.46%; tiền gửi KKH đạt 84,764 triệu đồng, chiếm 22.54%. Năm 2011, tiền gửi của các tố chức kinh tế tăng mạnh tới 98.71%, đạt 747,274 triệu đồng, chủ yếu nhờ tiền gửi CKH (đạt 608,954 triệu đồng, tăng 109.05% so với năm 2010, gấp gần 6 lần mức tăng của tiền gửi KKH). Tiền gửi CKH tăng lại chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (đạt 366,103 triệu đồng, tăng 89.33% so với năm 2010); bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng cũng có mức tăng khá cao (đạt 242,851 triệu đồng, tăng 147.97% so với năm 2010).
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0538 Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 993,816 triệu đồng, tăng 32.99% so với năm 2011, chủ yếu lại nhờ tiền gửi KKH tăng mạnh (đạt 268,728 triệu đồng, tăng 94.28% so với năm 2011), kéo tỷ trọng tiền gửi KKH tăng 8.53%. Tiền gửi CKH đạt 725,088 triệu đồng, tăng 19.07% so với năm 2011, chủ yếu nhờ tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng (đạt 441,651 triệu đồng, tăng 20.64% so với năm 2011, gấp gần 2 lần mức tăng của tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng). Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ngừng gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tiền gửi của khách hàng. Trong đó, tiền gửi CKH có mức tăng trưởng khá ổn định, tỷ trọng duy trì ở mức trên 70% nhưng đang có xu hướng sụt giảm do sự gia tăng mạnh mẽ của tiền gửi KKH vào năm 2012. Trong tiền gửi CKH, tiền gửi có kỳ hạn ≤ 12 tháng có quy mô tăng qua các năm, tỷ trọng duy trì ở mức > 60% nhưng đang có xu hướng sụt giảm, thay vào đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đang trên đà tăng trưởng cả về số lượng và tỷ trọng. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào Ngân hàng trong thời hạn ngắn, khi mà nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hoặc để phục vụ cho các hoạt động thanh toán nên thường mang tính chất ngắn hạn nhưng lại duy trì thường xuyên trên tài khoản một số dư nhất định và có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng nên nhìn một cách tổng quan thì đây lại là một nguồn vốn ổn định, an toàn và chi phí thấp. Vì vậy, việc nguồn vốn này gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng là một tín hiệu tốt, chứng tỏ uy tín của Ngân hàng đang tăng cao. Tuy nhiên cũng như đối với tiền gửi của cá nhân, để có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của nền kinh tế, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm gia tăng số lượng tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là nhóm tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng trên cơ sở cân đối giữa thu nhập và chi phí lãi.
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0539 Bảng 2.7 Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội) (đơn vị: triệu đồng) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Phát hành giấy tờ có giá 141,270 100 320,929 100 179,659 127.17 0 188,908 100 (132,021) (41.14) 0.00 1. Chứng chỉtiền gửi 17,197 12.17 59,356 18.50 42,159 245.15 6.32 (59,356) (100.00) (18.50) 2. Kỳ phiếu ngắn hạn 27,407 14.51 27,407 14.51 3. Tráiphiếu trung và dàihạn 124,073 87.83 261,573 81.50 137,500 110.82 (6.32) 161,501 85.49 (100,072) (38.26) 3.99 Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với 31/12/2011 Năm 2010, nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá của Chi nhánh đạt 141,270 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn từ phát hành chứng chỉ tiền gửi là 17,197 triệu đồng, chiếm 12.17%; nguồn vốn từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn là 124,073 triệu đồng, chiếm 87.83%. Năm 2011, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá đạt 320,929 triệu đồng, tăng 127.17% so với năm 2010, chủ yếu do nguồn vốn từ phát hành nguồn vốn từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn tăng mạnh, đạt 261,573 triệu đồng, tăng 110.82% so với năm 2010; bên cạnh đó, nguồn vốn từ phát hành chứng chỉ tiền gửi cũng tăng cao, đạt 59,356 triệu đồng, tăng 245.15% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh, đạt 188,908 triệu đồng; giảm 41.14% so với năm 2011 do trong năm không tiên hành phát hành chứng chỉ tiền gửi, chỉ phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức độ thấp trong khi nguồn vốn từ phát hành kỳ phiếu trung và dài hạn lại giảm 38.26% so với năm 2011 và chỉ đạt 161,501 triệu đồng.
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0540 Qua bảng tổng kết trên có thể thấy giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của Chi nhánh có mức biến động khá lớn, tổng nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá cũng như từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn đều tăng mạnh vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và duy trì ở mức trên 80% chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn cao hơn nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Điều này là kết quả tất yếu khi mà các Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu về các nguồn vốn trung và dài hạn đang ngày càng gia tăng của nền kinh tế để tiến hành xây dựng, cải tiến cơ sở hạ tầng trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, việc Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn thì từ trước đến nay chưa bao giờ có thể coi là một phương pháp tối ưu vì mặc dù nó giúp tạo lập nguồn vốn có tính ổn định cao nhưng lại gây sức ép rất lớn về mặt chi phí. Cùng một số vốn huy động, cùng một kỳ hạn nhưng lãi suất áp dụng cho các giấy tờ có giá bao giờ cũng cao hơn lãi suất áp dụng cho hình thức nhận tiền gửi, chưa kể đến chi phí phát hành ra ngoài thị trường và yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ những quy định khắt khe của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, việc giảm mạnh nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá năm 2012 phần nào đã giảm bớt áp lực nặng nề về chi phí sử dụng vốn cho Chi nhánh, kết hợp với doanh số nhận tiền gửi gia tăng có thể coi là những dấu hiệu kinh doanh đầy tích cực.
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0541 2.2.2 Mối quan hệ giữa huy động và cho vay Bảng 2.8 Mối quan hệ giữa huy động vốn và cho vay theo thời hạn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 -2012) (đơn vị: triệu đồng) Thời hạn 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1. Ngắn hạn Vốn huy động 988,103 1,549,623 1,551,948 Dư nợ 489,528 508,780 566,685 VHĐ/Dư nợ (lần) 2.0 3.0 2.7 2. Trung, dài hạn Vốn huy động 509,379 921,997 811,835 Dư nợ 234,455 328,840 426,814 VHĐ/ Dư nợ (lần) 2.2 2.8 1.9 3. Tổng VHĐ/ Dư nợ (lần) 2.1 3.0 2.4 Tổng vốn huy động 1,497,482 2,471,620 2,363,783 Tổng dư nợ 723,983 837,620 993,499 Qua bảng trên có thể thấy, trong cả 3 năm của giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn huy động ngắn hạn đều đảm bảo đáp ứng toàn bộ dư nợ ngắn hạn, bên cạnh đó, nguồn vốn huy động trung và dài hạn cũng đều đảm bảo đáp ứng toàn bộ dư nợ trung và dài hạn; tỷ lệ Tổng VHĐ/Dư nợ đều duy trì trên 2.0 lần. Tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn luôn cao do vốn huy động ngắn hạn chỉ được sử dụng một phần để cho vay, phần còn lại được sử dụng để dự trữ và cho vay trung và dài hạn. Năm 2011, tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn có mức tăng lớn do vốn huy động ngắn hạn tăng mạnh trong khi dư nợ ngắn hạn tăng chậm hơn rất nhiều. Cụ thể, vốn huy động ngắn hạn năm 2011 đạt 1,549,623 triệu đồng, tăng 561,520 triệu đồng so với năm 2010, gấp gần 30 lần mức tăng của dư nợ ngắn hạn, kéo tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn đạt 3.0. Tỷ lệ VHĐ trung và dài hạn/Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng khá mạnh, đạt 2.8 lần, tăng 0.6
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0542 so với năm 2010 chủ yếu do vốn huy động trung và dài hạn tăng cao (đạt 921,997 triệu đồng, tăng 412,618 triệu đồng, gấp gần 4.5 lần mức tăng của dư nợ trung và dài hạn). Năm 2012, tất cả các tỷ lệ VHĐ/Dư nợ theo thời hạn đều giảm, đặc biệt là tỷ lệ VHĐ trung và dài hạn/Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.9 lần, giảm 0.8 lần so với năm 2011, gấp 3 lần mức giảm của tỷ lệ VHĐ ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn. Xét một cách tổng thể, trước tiên, mô hình trên đảm bảo an toàn vốn rất cao về mặt thời hạn, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn gây rủi ro thanh khoản lớn. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ vốn huy động/ dư nợ quá cao lại gây ra sự lãng phí, khiến vốn tồn đọng trong khi chi phí lãi lại đè nặng làm sụt giảm kết quả kinh doanh. Vì vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo cân đối giữa đầu ra và đầu vào của hoạt động tín dụng. 2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại MSB - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012 2.3.1 Những thành tựu đạt được Thông qua việc phân tích tình hình huy động vốn tại Chi nhánh, ta có thể tổng kết một số các thành tựu như sau: - Nguồn vốn huy động giữ nhịp độ tăng trưởng khá cao chứng tỏ hiệu quả huy động vốn, cho thấy Chi nhánh đã không ngừng cố gắng phát triển và nâng cao quy mô, chất lượng nguồn vốn huy động, tạo tiền đề cho việc mở rộng đáp ứng yêu cầu phục vụ đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ. - Nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng tự cân đối vốn so với tổng dư nợ, chủ động hơn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng tín dụng, giảm dần tỷ trọng sử nguồn hạn mức điều chỉnh của Chi nhánh.
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0543 - Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú về thể loại, kỳ hạn, mềm dẻo trong cơ chế lãi suất, thực hiện chính sách linh hoạt đặc biệt với những bạn hàng truyền thống có số dư tiền gửi lớn và ổn định, quan tâm và phát triển nhiều hơn những sản phẩm chiến lược, đổi mới mô hình Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và Ngân hàng, đem tới tiện ích lớn nhất. Nhờ thế mà chất lượng nguồn vốn huy động dần được nâng cao và cải thiện, tiền gửi của dân cư, lượng vốn giao dịch qua Ngân hàng không ngừng tăng cao. - Chi nhánh đảm bảo cân đối giữa vốn huy động và dư nợ, trên cả tổng thể và thời hạn.Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với mọi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành Tài chính - Ngân hàng. Vì vậy mà những thành tựu như trên là kết quả từ sự nỗ lực, phấn đấu rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, tạo đà cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. 2.3.2 Những hạn chế trong công tác huy động vốn Bên cạnh những thành công nhất định thì công tác huy động vốn của Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm hạn chế: - Mạng lưới hoạt động chưa rộng và hình thức huy động chưa thật sự phong phú. Hiện nay, mạng lưới giao dịch của Chi nhánh chỉ gồm 1 Trụ sở chính, 5 Phòng giao dịch và 1 Qũy tiết kiệm. Số lượng như vậy là chưa lớn, người dân biết tới hình ảnh của Ngân hàng còn hạn chế. Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và các loại hình dịch vụ vẫn chưa thật sự hiệu quả, các sản phẩm tuy đã có nhiều tiện ích nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao. Căn cứ vào tình hình thực tế có thể thấy tỷ trọng giấy tờ có giá trong tổng vốn huy động mặc dù đã có xu hướng giảm những vẫn còn rất lớn khiến cho
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đoàn Thu Dung Lớp: CQ47/15.0544 chi phí huy động vốn của Ngân hàng bị đẩy lên cao, hiệu quả kinh doanh giảm sút. - Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn còn bất cập. Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay cả ngắn hạn, trung và dài hạn, đảm bảo an toàn trong công tác sử dụng vốn nhưng tỷ lệ VHĐ/Dư nợ lại quá cao, mặt khác, vốn huy động ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trung và dài hạn. Điều này về lâu dài sẽ khiến cho Ngân hàng gặp khó khăn một khi nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của nền kinh tế tăng nhanh. Khi đó, việc Ngân hàng phải tăng cao tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn tới tăng rủi ro thanh khoản. 2.3.3 Nguyên nhân a, Nguyên nhân khách quan Thứ nhất do nền kinh tế Việt Nam chứa đựng nhiều những nhân tố bất ổn, khó dự đoán về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, … nên tác động mạnh mẽ tới tâm lý người gửi tiền. Người dân chủ yếu gửi tiền với kỳ hạn ngắn để có thể dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng sang việc mua vàng, ngoại tệ, .. nên gây khó khăn cho công tác huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng. Thứ hai, lãi suất huy động không ngừng thay đổi do tác động của tỷ lệ lạm phát vào giá cả tiêu dùng, từ đó tác động tới tâm lý người gửi tiền. Thứ ba, số lượng các Ngân hàng tăng cao cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động và các loại hình dịch vụ ngày một phong phú khiến cho sức nóng cạnh tranh ngày một tăng cao. b, Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, mặc dù trong những năm gần đây, Ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa và mở rộng các loại hình dịch vụ nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được khách hàng.