SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ
SVTH: ………………
MSSV: ……………...
Lớp :………………….
GVHD: ……………….
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06, năm2016
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là một phần thực tế giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường
làm việc trước khi bước vào đời vào trong xã hội, bên cạnh đó phát triển kỹ năng
làm việc, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Qua quá trình thực tập 3 tháng tiếp xúc
thực tế tại ACB – Ngô Gia Tự nay em đã có được kết quả mình đợi và hoàn
thành bài chuyên đề tốt nghiệp này của mình
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa tài chính ngân hàng nói riêng
củng như quí thầy cô trường Đại học kinh tế - Tài chính nói chung đã tận tình và
bổ sung cho em nhửng kiến thức còn thiếu để em hoàn thành khóa chuyên đề
trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất
Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo ACB – PGD Ngô Gia Tự, các cô
chú, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặt biệt là các cô chú, anh chị trong
phòng Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẩn và cung cấp những tài liệu
cần thiết để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng
yêu cầu
Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại
học Kinh tê- Tài chính, Ban giám đốc cùng toàn thể cô chú, anh chị đang công
tác tại công ty trên mọi lĩnh vực kinh doanh
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày .. tháng năm 2016
Giám Đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày…….tháng ……..năm 2016
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................................................3
1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng Ngân hàng...............................................3
1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...............................................................3
1.1.2.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng..............................................................3
1.1.3.Phân loại tín dụng ngân hàng ......................................................................3
1.1.4.Vai trò của tín dụng ngân hàng ...................................................................4
1.2. Tổng quan về cho vay tiêu dùng ...................................................................4
1.2.1.Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng.........................................4
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng.................................................5
1.2.3.Phân loại cho vay tiêu dùng.........................................................................5
1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng ....................................................................6
1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng ....................7
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng ....................................9
1.3. hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.............................10
1.3.1. Đối tượng ....................................................................................................10
1.3.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân......................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ..............................................18
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Á Châu – PGD Ngô Gia Tự.............18
2.1.1. Khái quát về ngân hàng Á Châu Việt Nam ............................................18
2.1.2.Sơ lược PGD Ngô Gia Tự..........................................................................21
2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. ...........................................................21
2.1.2.2 Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu ........................................................23
2.1.3.Tình hình hoạt động của ACB - PGD Ngô Gia Tự ................................26
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn..........................................................................26
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn ............................................................................27
2.2. Thực trang cho vay cá nhân tại ACB – PGD Ngô Gia Tự ......................29
2.2.1 Quy trình tín dụng.......................................................................................29
2.2.2.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự 32
2.2.2.1 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong dư nợ cho vay ................................34
2.2.2.2 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng nguồn vốn huy động:
.................................................................................................................................35
2.2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng: .......................35
2.2.2.4 Phân tích cơ cấu trong cho vay tiêu dùng.............................................36
2.2.3 Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng.......................................................39
2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng của ACB - PGD Ngô Gia Tự39
2.3.1.Kết quả đạt được .........................................................................................39
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ..........................................................................41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA
TỰ...........................................................................................................................42
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của ACB - PGD Ngô Gia Tự ...............42
3.1.1 Nhận định tình hình chung ........................................................................42
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của PGD Ngô Gia Tự ....................42
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB
PGD Ngô Gia Tự..................................................................................................43
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ......................43
3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng .........................43
3.2.3 Cải thiện hoàn chỉnh quy trình cho vay ...................................................44
3.2.4 Tích cực quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng của Ngân
hàng. .......................................................................................................................44
3.2.5 Tăng cường huy động vốn:........................................................................45
3.3 Một số kiến nghị.............................................................................................45
3.3.1 Đối với Nhà nước .......................................................................................45
3.3.2 Đối với NHNN ............................................................................................47
3.3.3 Đối với ACB - PGD Ngô Gia Tự .............................................................47
KẾT LUẬN ...........................................................................................................50
DANH MỤC HÌNH – BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các giải thưởng ngân hàng TMCP Á Châu đạt được ............................20
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm tại PGD Ngô Gia Tự .................26
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm ...............32
Bảng 2.4: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng.34
Bảng 2.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động...................................................................35
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay .............................................................36
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ ...................................................................37
Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng....................................................38
Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động Cho vay tiêu dùng.............................................39
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm..................................................26
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm. ................................28
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ACB – PGD Ngô Gia Tự ..................................................22
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm ................................................28
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay
tại PGD Ngô Gia Tự.....................................................................................................34
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng
khách hàng là cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm
tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… và rất
nhiều dịch vụ khác. Một trong những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong hoạt
động của ngân hàng bán lẻ, đó là cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 của
thế kỉ trước. Ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ được các ngân hàng thương mại
chú ý khoảng 15 năm trở lại đây, và hiện nay, đây là mảng thị trường tiềm năng
mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu
người và mức thu nhập của người dân ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là sân chơi bán
lẻ rộng mở cho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng
nói chung.
Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), mở rộng cho vay tiêu dùng là
mục tiêu trước mắt và lâu dài của ACB trong thời gian tới nhằm phấn đấu trở
thành một trong những ngân hàng đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam.
Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng
tại ACB – PGD Ngô Gia Tự” đã được lựa chọn nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm
hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng ở PGD Ngô Gia Tự, từ đó đưa ra các kiến nghị
và đề xuất để phát triển hoạt động này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của các
NHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
ACB - PGD Ngô Gia Tự
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở ACB – PGD
Ngô Gia Tự.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công
trình tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở ACB trong thời gian qua.
2
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập
thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh
như quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân
viên của ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp
phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu,
tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở
ACB.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB –
PGD Ngô Gia Tự
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Tổng quan về hoạt động tíndụng Ngân hàng
1.1.1.Khái niệm về tíndụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh
nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước
1.1.2.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng
 Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;
 Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho
vay;
 Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn
phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;
 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các
chủ thể trong nền kinh tế.
1.1.3.Phân loại tíndụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng (tín dụng) có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo
những tiêu thức phân loại khác nhau:
1.1.3.1. Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng NH có thể
phân chia thành các loại sau:
 Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp.
 Cho vay tiêu dùng cá nhân
 Cho vay bất động sản.
 Cho vay nông nghiệp.
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.3.2. Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng tín dụng có thể
phân thành các loại sau:
 Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm.
 Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
 Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
4
1.1.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này tín dụng
có thể chia thành các loại sau:
 Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay dựa vào uy tín bản thân của
khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
 Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào đó.
1.1.3.4. Dựa vào phương thức cho vay – theo tiêu thức này tín dụng có thể phân
chia thành các loại sau:
 Cho vay theo món.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
1.1.3.5. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có
thể phân chia thành các loại sau:
 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn.
 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ còn gọi là cho vay trả góp.
 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy vào
khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.4.Vai trò của tín dụng ngân hàng
 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế.
 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 Là công là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành mũi nhọn.
 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp.
 Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước
ngoài.
1.2. Tổng quan về cho vay tiêudùng
1.2.1.Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng
Trong cuộc sống con người luôn mong muốn thoả mãn những nhu cầu
riêng của bản thân nhưng lại không có khả năng chi trả cho những mong muốn
5
đó. Khi đó tín dụng tiêu dùng ra đời nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đó
của khách hàng. Tóm lại, cho vay tiêu dùng là một hoạt động tất yếu hình thành
do yêu cầu của thị trường nhằm giải quyết các vấn đề: người tiêu dùng có nhu
cầu tiêu dùng vượt qua khả năng thanh toán hiện tại, người bán mong muốn tiêu
thụ được hàng hoá và người có tiền mong muốn tìm kiếm thu nhập từ hoạt động
này. Đó là ba lí do chính hình thành nên nghiệp vụ cho vay tiêu dùng...
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêudùng
Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của
cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng
giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở,
phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ
khả năng về tài chính để hưởng thụ. Do đó, cho vay tiêu dùng có những đặc
điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói chung:
- Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình.
- Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không
phải xuất phát từ mục đích kinh doanh.
- Khách hàng vay tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm
đến số tiền họ phải thanh toán.
- Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua
bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng
thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.
- Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ
kết quả của việc sử dụng những khoản vay đó.
- Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là
những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay.
1.2.3.Phân loại cho vay tiêudùng
1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay: có thể phân tín dụng tiêu dùng thành hai loại:
+ Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan) là các khoản cho vay nhằm
phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình.
+ Cho vay tiêu dùng không cư trú (nonresidential morage loan) đó là các khoản
6
cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng,
du lịch, học hành hoặc giải trí…
1.2.3.2 Căn cứ vào hình thức có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại:
+ Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan) là hình thức cho vay trong đó ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá
hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho
vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct consumer loan) là ngân hàng và khách hàng
trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ.
1.2.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
+ Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi
cho Ngân hàng nhiều lần theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay.
+ Cho vay từng lần: Vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thức vay,
theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời
hạn trả tiền và số tiền vay xác định.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng : Vay hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ
sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, ngân hàng cấp cho khách 1 hạn mức, chỉ giới hạn
dư nợ, không giới hạn doanh số
1.2.3.4 Căn cứ vào Tài sản đảm bảo
+ Cho vay tín chấp: là hình thức cho vay dựa vào uy tín của khách hàng, không
yêu cầu tài sản đảm bảo.
+ Cho vay thế chấp: Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp cho
khoản vay.
1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.4.1 Đối với ngân hàng
Thứ nhất, CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó
mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa
dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD, số lượng khách hàng
đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp
7
hơn trong con mắt của khách hàng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng
được nâng cao hơn.
Thứ hai, CVTD cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết
đến ngân hàng. Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi
của dân cư.
Thứ ba,CVTD tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh từ đó mà nâng
cao thu nhập và phân tán rủi ro cuả ngân hàng.
1.2.4.2 Đối với khách hàng
Hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa
nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch,
chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc
sống. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đi vay nhiều quá sẽ khiến khách hàng mất
khà năng thanh toán.
1.2.4.3 Đối với nền kinh tế
Cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hoá. Quá trình
sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắt
nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và
đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục.
1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêudùng
1.2.5.1 Các yếu tố khách quan của nền kinh tế
 Kinh tế vĩ mô
Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng một cách hiệu
quả như các yếu tố: chỉ số giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát…sẽ làm ngân hàng
cho vay tin tưởng vào khả năng thu hồi nợ, còn người đi vay thì có đủ nguồn lực
tài chính trong tương lai để trả nợ. Kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại khi kinh tế suy
thoái.
 Môi trường pháp lý
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài
chính an toàn , ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung
cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững
quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của hai phía.
8
 Môi trường văn hoá xã hội:
Những yếu tố thuộc về văn hoá xã hội như thoái quen sử dụng các sản phẩm của
ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí…ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra
quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng.
1.2.5.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng
 Định hướng phát triển của ngân hàng
Là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động CVTD. Nếu trong kế hoạch phát
triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách
hàng có nhu cầu về CVTD sẽ không được quan tâm.
 Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số
lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ
trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ…
 Chính sách tín dụng của ngân hàng:
Là hệ thống các chủ trương định hướng qui định chi phối hoạt động tín dụng do
Hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các
doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thông thường chính sách tín dụng thường
có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng
thực hiện, qui định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, cách thức
thanh toán nợ…
 Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng
Nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô
giá trị. Tuy nhiên đạo đức thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên
môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác và dự án vay vốn,
từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn
 Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng
Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện
ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn.
1.2.5.3 Đối với khách hàng vay vốn
Năng lực vay vốn của khách hàng : được thể hiện thông qua các nhân tố như: thu
nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen đạo đức…của khách hàng. Thu
9
nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ
và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Khách hàng cần có thu
nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.
1.2.6 Các chỉ tiêuđánh giáhiệu quả cho vay tiêudùng
1.2.6.1 Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi hay
chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.
1.2.6.2 Doanh số thu nợ:
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân
hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
1.2.6.3 Dư nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
1.2.6.4 Nợ quá hạn:
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được
cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ
tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ
tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
1.2.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn:
 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng
vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường thì khi nguồn vốn huy động ở
ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp
nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ
nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động
được. Do vậy tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó
ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
Vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên
vốn huy động =
Dư nợ
x 100%
10
 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào
cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng.
 Hệ số thu nợ: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số
thu nợ.
 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu dùng để phản ánh chất lượng
tín dụng của ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động
kinh doanh bình thường.
1.3. hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Đối tượng
Nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển,tín dụng ngân hàng đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ trong giới công kỹ nghệ gia để sản
xuất hàng hóa, và cho giới thương gia để tồn trữ và phân phối hàng hóa, và khi
cần ngân hàng còn có thể cho giới tiêu thụ vay để mua hàng.Do đó, có thể nói đối
tượng của nghiệp vụ ngân hàng rất nhiều nhưng tổng quát,bao gồm các lãnh vực
then chốt sau:
(1) Tín dụng để sản xuất hàng hóa
(2) Tín dụng để lưu thông hàng hóa
(3) Tín dụng để tiêu thụ hàng hóa
 Tín dụng để sản xuất hàng hóa
Loại tín dụng này cung cấp cho các doanh nhân vay tiền đẻ mở mang công
nghệ sản xuất hàng hóa, như trong năm 2009,các ngân hàng thương mại Việt
Nam cho vay với lãi suất được ngân hàng Nhà nước hỗ trợ lãi suất 4% để
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ dư nợ trên tổng
nguồn vốn
=
Dư nợ
x 100%
Hệ số thu nợ =
=
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
x 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn
trên tổng dư nợ =
= Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
x 100%
11
kích thích việc sản xuất hàng hóa với giá rẻ, tạo khả năng tiêu thụ mạnh và từ
đó giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm…
- Tín dụng giúp vốn luân chuyển, ngắn hạn (dưới 1 năm)
- Tín dụng trung hạn (trên 1 năm) và dài hạn (trên 5 năm)
 Tín dụng lưu thông hàng hóa
Loại tín dụng này nhằm cho các công ty thương mại vay,giúp họ thêm
phương tiện nhằm cung ứng đầy đủ hàng hóa cần thiết cho nhu cầu tiêu
thụ.Loại tín dụng này ngắn hạn và được nhiều bảo đảm nên các NHTM ưa
chuộng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng này,và xem như đối tượng tín dụng
chủ yếu trong hoạt động NH của mình
 Tín dụng để tiêu thụ hàng hóa
Loại tín dụng này giúp tư nhân vay tiền để mua sắm các đồ dùng như máy
giặt, tủ lạnh, xe hơi, mua nhà, sửa chữa nhà… Các đồ dùng này sẽ được sử
dụng và giá trị ban đầu dần dần sụt giảm, rồi bị tiêu hủy hẳn.Nghiệp vụ này
có nhiều rủi ro vì không được bảo đảm ,không lưu động hóa tiền được, gặp
nhiều rắc rối khi phải tranh chấp theo thủ tục dân luật.
1.3.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
Quy trình này lần lượt gồm 6 bước:
Bước 1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,hợp
lệ của hồ sơ
1/ Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn
Hồ sơ gồm các nội dung cơ bản sau:
 Giấy đề nghị vay vốn
 Hồ sơ pháp lý về KH
 Hồ sơ về dự án vay vốn
 Hồ sơ bảo đảm tiền vay
2/ Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
Nhân viên TD chịu trách nhiệm về:
 Kiểm tra đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn
 Báo cáo Trưởng phòng tín dụng xin ý kiến
Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ:
12
Phần này gồm hai khía cạnh: thẩm định và lập tờ trình
a. Thẩm định
Nội dung thẩm định
- Chấm điểm KH theo Hệ thống chấm điểm TD nội bộ
- Nhân viên TD của từng NH chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội
dung sau:
(1) Năng lực pháp lý của KH
(2) Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính,năng lực hoạt động và vay
(3) Khả năng uy tín của KH, đáp ứng nguồn vốn, lãi suất thời hạn cho vay của
bản thân NH
(4) Tính pháp lý, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án theo nội dung hướng
dẫn thẩm định của từng ngân hàng
(5) Các biện pháp bảo đảm tiền vay
b. Lập tờ trình
NVTD chịu trách nhiệm lập Tờ trình trình Trưởng phòng. Tờ trình này phải
nêu rõ và đánh giá được các nội dung cần có và phải nêu rõ ý kiến có hay
không đòng ý cho vay và lý do
c. Trình trưởng phòng TD
NVTD tập hợp hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng và người này có trách nhiệm:
 Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, các nội dung NVTD đã nêu trong
tờ trình
 Bổ sung các thông tin về KH và dự án (nếu có), nêu ý kiến độc lập đề nghị
cho hay không cho vay…
Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và chịu trách nhiệm
về các thông tin, ý kiến đánh giá, đề nghị được nêu trong tờ trình.
d. Trình lãnh đạo:
NVTD chịu trách nhiệm:
 Tập hợp lại hồ sơ TD
 Tờ trình của Phòng tín dụng và các phòng chức năng khác trình lãnh đạo
quyết định.
Bước 3: Quyết định cho vay
13
Quyết định cho vay gồm 4 giai đoạn sau: (1) Xét duyệt cho vay, (2) Thông
báo cho KH, (3) Thời hạn xem xét quyết định cho vay, (4) Ký hợp đồng TD.
1/ Xét duyệt cho vay
1.1 Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm định xét duyệt cho vay của chi
nhánh NH để trực tiếp xem xét và quyết định, hoặc trình Tổng giám đốc
(GĐ) hay Hội đồng tín dụng Hội sở quyết định.
1.2 Trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh:
Xem xét tờ trình của các phòng tham gia thẩm định và ý kiến của Hội
đồng tín dụng tại chi nhánh ( nếu có ) để quyết định.
2/ Thông báo cho khách hàng
2.1. Dự thảo văn bản gửi KH hoặc tờ trình
(1) Nếu thuộc thẩm quyền của chi nhánh : NVTD chịu trách nhiệm dự thảo
văn bản trả lời KH theo ý kiến chỉ đạo của GĐ chi nhánh.
(2) Nếu vượt quyền quyết định của chi nhánh, NVTD chịu trách nhiệm:
 Tập hợp hồ sơ KH, dự thảo tờ trình và trình Hội sở xét duyệt
 Tờ trình phải nêu và đánh giá lý do cho vay hay không cho vay và kèm
theo hồ sơ vay vốn.
2.2. Trình Trưởng phòng kiểm tra, chỉnh sửa lại, sau đó trình GĐ chi nhánh
ký chính thức.
2.3. Gởi văn bản cho Hội sở sau khi GĐ ký chính thức.
2.4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở, GĐ chi nhánh chỉ đạo
Phòng TD thực hiện nội dung văn bản do Hội sở trả lời.
3/ Thời hạn xem xét quyết định cho vay
Thường không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi chi nhánh NH nhận được đầy
đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của KH theo yêu cầu của chi
nhánh,chi nhánh phải quyết định.Nếu thuộc thẩm quyền quyết định của chi
nhánh, chi nhánh thông báo cho KH; nếu vượt thẩm quyền, chi nhánh lập tờ
trình, tập hợp hồ sơ gửi Hội sở xét duyệt theo quy định.
4/ Ký hợp đồng tín dụng (HĐTD)
4.1 Hoàn thiện các điều kiện trước khi ký HĐTD
14
NVTD yêu cầu KH hoàn thiện các điều kiện theo nội dung văn bản đã thông
báo cho KH.
4.2. Ký HĐTD
(1) NVTD tiến hành soạn thảo HĐTD theo mẫu HĐTD trung/dài hạn do Hội
sở ban hành và các nội dung đối với hợp đồng cụ thể đó.
(2) Trưởng phòng kiểm tra lại các điều khoản HĐTD theo đúng nội dung đã
được duyệt. Nếu nội dung chưa phu hợp, chỉnh sửa lại, nếu nội dung đúng,
ký trình GĐ chi nhánh.
(3) GĐ chi nhánh và KH tiến hành ký HĐTD. Nếu trị giá hợp đồng vượt hạn
mức, sẽ thực hiện theo ủy quyền của TGĐ.
(4) HĐTD được lập thành ba bản chính: KH giữ một bản và NH giữ hai bản:
một bản lưu giữ ở bộ phận TD và một bản được lưu giữ để giải ngân và thu
nợ.
Bước 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát:
Bước 4 gồm hai phần: (1) hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân và (2)
giải ngân.
1/ Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân
1.1 Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của NH
1.2 Thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay khác
1.3 Thực hiện các điều kiện khác theo quy định trong HĐTD trước khi giải
ngân.
2/ Giải ngân
2.1 Kiểm tra và trình duyệt giải ngân
a. Kiểm tra căn cứ giải ngân: NVTD chịu trách nhiệm tiếp nhận Giấy nhận
nợ/ Khế ước nhận nợ kèm các chứng từ thanh toán của KH, kiểm tra các căn
cứ phát tiền vay.
b. Trình duyệt giải ngân: Trưởng phòng TD và sau đó trình GĐ.
2.2 Quyết định giải ngân:
Đồng ý và ký duyệt; hoặc chưa phù hợp, yêu cầu KH chỉnh sửa lại; nếu
không đồng ý, cần ghi rõ lý do.
2.3. Sau khi GĐ quyết định, NVTD nhận lại hồ sơ giải ngân và giải quyết.
15
3/ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của KH
Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và giải quyết phát sinh
Bước 5 gồm ba vấn đề sau: (1) theo dõi việc trả nợ gốc, lãi, phí ; (2) thu nợ,
thu lãi và phí (nếu có); và (3) giải quyết phát sinh.
1/ Theo dõi việc trả nợ gốc, lãi ,phí
1.1 Theo dõi doanh thu của KH chuyển qua NH theo cam kết
1.2 Theo dõi trả nợ gốc :
(1) Đầy đủ, đúng hạn
(2) Không đủ, không đúng hạn
(3) Nợ quá hạn
1.3. Theo dõi trả nợ lãi:
(1) Đầy đủ, đúng hạn
(2) Không đủ, không đúng hạn
(3) Lãi treo
2/ Thu nợ, thu lãi và phí (nếu có)
2.1. NVTD chịu trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản vay đến hạn
thường trước 10 ngày, chuẩn bị và gửi thư nhắc trả nợ đến người vay trước
lúc phải thu thường ít nhất 5 ngày.
2.2. NVTD trình lãnh đạo chuyển sang nợ quá hạn nếu đến hạn KH không
trả được nợ, không có văn bản điều chỉnh lại thời hạn trả nợ của lãnh đạo.
3/ Giải quyết phát sinh
Trong khi thực hiện HĐTD, có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số trường
hợp sau:
(1) Trả nợ trước hạn
(2) Điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ
(3) Chuyển nợ quá hạn
(4) Giải quyết thu nợ quá hạn
(5) Giải quyết tài sản đảm bảo
(6) Giảm, miễn lãi, giải quyết nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh hoặc xóa nợ
theo quy định
 Thao tác thực hiện
16
(1) NVTD tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ
(2) Kiểm tra, đánh giá và lập tờ trình đề nghị giải quyết, NVTD phải:
 Phân tích, đánh giá tình hình thực tế của KH, đối chiếu các quy định của
chính phủ, ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của ngân hàng cho vay đối
với từng nghiệp vụ phát sinh để đề nghị giải quyết.
 Chuyển hồ sơ cho các phòng chức năng liên quan khác có ý kiến tham gia
theo quy định của ngân hàng cho vay.
 Lập tờ trình nêu rõ tình hình KH, dự án, các nội dung đã đánh giá, phân
tích, có ý kiến đề nghị hướng dẫn giải quyết độc lập trình Trưởng phòng
xem xét, sau khi các phòng liên quan gửi lại hồ sơ và ý kiến tham gia bằng
văn bản.
 Trưởng phòng TD kiểm tra lại hồ sơ, các thông tin NVTD đã đưa ra, có ý
kiến đề nghị giải quyết độc lập và ký vào tờ trình của NVTD.
 NVTD tập hợp lại toàn bộ hồ sơ, tờ trình tham gia của các phòng trình
lãnh đạo quyết định.
Bước 6: Kết thúc HĐTD
Bước 6 gồm bốn vấn đề phải giải quyết: (1) tất toán khoản vay, (2) thanh lý
HĐTD, giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay và (4) lưu hồ sơ.
1/ Tất toán khoản vay
Khi KH trả hết nợ, NVTD tiến hành đối chiếu, kiểm tra với bộ phận tổng
hợp/Phòng kế toán về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay.
2/ Thanh lý HĐTD
Người vay và người cho vay có thể thỏa thuận:
 HĐTD đương nhiên hết hiệu lực sau khi quyền và nghĩa vụ của người vay
và người cho vay chấm dứt, hoặc:
 Thanh lý HĐTD: Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thỏa thuận trong
HĐTD đã ký khi người vay trả xong nợ gốc và lãi, HĐTD đương nhiên
hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.
3/ Giải chấp tài sản đảm bảo số tiền vay
17
Sau khi thu hết nợ gốc, lãi vay, tất toán khoản vay, NVTD cùng với bộ phận
kế toán, kho quỹ tiến hành giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản
theo quy định.
4/ Lưu hồ sơ
4.1 Phòng kế toán
Phòng kế toán lưu các hồ sơ, giấy tờ sau:
* Các bản chính hoặc bản sao có công chứng của hồ sơ pháp lý :
 Quyết định thành lập công ty ( nếu có )
 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu
(đối với cá nhân, hộ gia đình)
 Giấy phép hành nghề (nếu có)
* Các giấy tờ về mẫu dấu, chữ ký
* Các văn bản ủy quyền vay vốn (nếu có)
4.2. Phòng TD lưu toàn bộ các hồ sơ:
Đối với các hồ sơ, giấy tờ là bản chính,hoặc bản sao được công chứng mà
Phòng giao dịch ngân quỹ đã lưu, Phòng TD chỉ cần lưu một bản sao không
cần công chứng.
Tờ trình cho vay của NVTD; biên bản HĐTD; thông tin tổng hợp chấm điểm
xét duyệt cho vay, hoặc thông tin tổng hợp chấm điểm và xếp hạng tín dụng
và các ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan đối với khoản vay.
4.3. Các phòng liên quan trong quá trình cho vay lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ
cần thiết theo quy định hiện hành.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ
2.1. Giới thiệukhái quát về ngân hàng Á Châu – PGD Ngô GiaTự
2.1.1. Khái quát về ngân hàng Á Châu Việt Nam
– Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, được gọi tắt
là Ngân hàng Á Châu.
– Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Bank.
– Tên viết tắt: ACB.
– Hội sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Điện thoại: (848) 3929 0999. Fax: (848) 3839 9885.
– Telex: 813158 ACBVT SWIFT: ASCBVNVX
– Email: acb@acb.com.vn. Website: www.acb.com.vn.
– Tầm nhìn: Trở thành và duy trì vị trí là ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
– Thương hiệu ACB (Logo) với ý nghĩa sau:
 Ý nghĩa của chữ “ACB” là: Attitude, Capability và Behaviour.
 Attitude (Thái độ): Nhân viên ACB luôn có thái độ tôn trọng
khách hàng, lắng nghe khách hàng, xem khách hàng là đối tác trong quan hệ,
quan hệ lợi ích hỗ tương.
 Capability (Năng lực): ACB cung ứng đầy đủ nguồn lực vật chất,
tài chính và nhân sự để đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và các tiện
nghi giao dịch được thuận lợi và an toàn.
 Behaviour (Hành vi): Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự, thân
thiện với khách hàng.
 Màu sắc: Chữ ACB có màu xanh dương là biểu trưng của niềm tin,
hy vọng, sự trẻ trung và năng động.
 Thiết kế: Có 12 vạch chạy ngang 3 chữ A, C, B ngay vị trí trung
tâm của 3 chữ cái
 Các vạch ngang: biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu)
trong hoạt động tài chính ngân hàng.
19
 Con số 12: đại diện cho 12 tháng trong năm (thời gian).
 Vị trí trung tâm: biểu trưng cho trạng thái cân bằng.
=> Ý nghĩa tổng quát: Dòng lưu thông tiền tệ của ngân hàng ACB
luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn
luôn như thế theo thời gian.
– Phương châm hoạt động: Luôn luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục
vụ khách hàng. Với ý nghĩa: ACB luôn xem khách hàng là yếu tố hàng đầu và
quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không tự mãn với
những gì đạt được, ACB luôn phấn đấu để đạt được hiệu quả tối ưu về cung cách
phục vụ, về chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ, tính rộng khắp của
mạng lưới phân phối, tính hiện đại và an toàn của công nghệ,… để luôn xứng
đáng với sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng, và xứng đáng là ngân Hàng
TMCP tốt nhất tại Việt Nam.
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Pháp lệnh về ngân hàng
thương mại (NHTM), hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào
tháng 05/1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Á Châu ra đời.
– Giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam
cấp ngày 24/04/1993.
– Giấy phép thành lập số 553/GP-UB do Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
– Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059067 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng
ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11/05/2007.
– Ngày 04/06/1993, Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức đi vào hoạt
động kinh doanh.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã mở rộng kinh doanh và thành lập
nên nhiều công ty trực thuộc, liên doanh và liên kết, cụ thể:
– Công ty trực thuộc bao gồm:
 Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
 Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
20
 Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
– Công ty liên kết gồm có:
 Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
 Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
– Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB-SJC
(góp vốn thành lập với SJC).
Cơ cấu tổ chức chính gồm có:
 Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân
quỹ, Phát triển kinh doanh, Giám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, và Công
nghệ thông tin.
 Bốn ban: Kiểm soát - kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất
lượng, Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng.
 Ba phòng: Đầu tư, Quan hệ quốc tế, Thẩm định định giá tài sản.
 Ngoài ra, có các bộ phận quan trọng như: Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Các Hội đồng (nhân sự, tín dụng, đầu tư, ALCO - quản lý tài sản
Nợ Có), Tổng Giám đốc.
Chỉ sau 20 năm chính thức đi vào hoạt động, năm 1997, ngân hàng đã
được ghi nhận bằng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí
Euromoney trao tặng. Theo thống kê trên Website ACB, từ đó đến nay, ngân
hàng đã mang về trên 80 giải thưởng, bằng khen. Và tiếp nối truyền thống năm
2009, năm 2015, ACB đã vinh dự nhận được 6 giải thưởng danh giá từ 5 tạp chí
uy tín quốc tế, đó bao gồm:
Bảng 2.1: Các giải thưởng ngân hàng TMCP Á Châu đạt được
TT Giải thưởng Tạp chí trao tặng
1. Ngân Hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010 The Asset
2. Ngân Hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2011
The Asian Banker
3. Lãnh đạo Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2012
4. Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012 Global Finance
5. Ngân Hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2013 AsiaMoney
6. Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014 Finance Asia
21
(Nguồn: Website Ngân hàng Á Châu, http://www.acb.com.vn)
Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng Á Châu gồm có:
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các
tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
 Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
 Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;
 Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác
trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.
 Hoạt động bao thanh toán.
2.1.2.Sơ lược PGD Ngô GiaTự
2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển.
PGD Ngô Gia Tự. Địa chỉ: 90 - 92 Ngô Gia Tự, P.9, Quận 10, Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 083 927 3560.
Số Fax: 083 927 3561
Được thành lập theo quyết định số 248/NHNoBT ngày 02/07/2007 của
ACB Chi nhánh Quận 10 Với địa thế thuận lợi nằm trên mặt tiền đường Ngô Gia
Tự, một trong những cửa ngõ quan trọng của thành phố Hồ Chí bên cạnh khu dân
cư sầm uất. Qua 9 năm hoạt động, Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự trực thuộc ACB
Chi nhánh Quận 10 đã thu hút được trên 4.000 khách hàng thường xuyên giao
dịch, một lượng lớn khách hàng vãng lai, mức huy động vốn bình quân đạt gần
20 tỷ đồng/nhân viên. Trên cơ sở vừa kế thừa và phát huy truyền thống của ACB
vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về tài chính, công
nghệ, tổ chức, cán bộ và công tác quản trị điều hành theo hướng đến chuẩn mực
chung về hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Bằng những giải pháp mang
tính đột phá, thay đổi tư duy và cách làm mới, cùng với sự nỗ lực của toàn thể
cán bộ công nhân viên Phòng giao dịch thì Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự hoạt
động thực sự khởi sắc. Đến 30/06/2014, hoạt động kinh doanh của Phòng giao
dịch Ngô Gia Tự đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Nguồn vốn đạt
22
132 tỷ đồng. Tổng số tài khoản tiền gửi khách hàng đã mở 2.511 tài khoản; Tổng
dư nợ tín dụng đạt 48 tỷ đồng; số thẻ phát hành đạt 3.873 thẻ các loại; số máy
POS lắp đặt cho khách hàng: 05 máy.
Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, bên cạnh việc cung ứng
các dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động tiền gửi; cho vay, Phòng Giao
dịch Ngô Gia Tự đã triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại
như thông qua phát hành Thẻ tín dụng quốc tế; Internet Banking; kết nối thanh
toán (CMS), Mobile Banking, Agripay, Western Union, chuyển tiền kiều hối;
Chi trả lương qua tài khoản; thanh toán trong nước và quốc tế; các dịch vụ ngoài
tín dụng khác…
Với sự cố gắng hết mình của mỗi cán bộ, nhân viên của Phòng giao dịch
Ngô Gia Tự thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp với hệ thống giao dịch hiện đại,
Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, trụ sở Phòng giao dịch khang trang, tin
tưởng rằng Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự sẽ thu hút hơn nữa nhiều khách hàng
trên địa bàn, góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của ACB Chi nhánh Quận 10.
 Cơ cấu tổ chức:
Nguồn: Phòng Tín dụng
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ACB – PGD Ngô Gia Tự
 Cơ cấu nhân sự:
Hiện nay, PGD Ngô Gia Tự có một trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng, 3
giao dịch viên, 1 Kế toán – Ngân quỹ và 14 Cộng tác viên. Đội ngũ cán bộ công
nhân viên tại PGD là một tập thể đoàn kết, luôn gắn bó giúp đỡ nhau trong công
việc, tất cả đều phấn đấu vì mục tiêu chung của Ngân hàng.
Trưởng PGD
Phòng Kế toán-Ngân
quỹ
Quầy Giao
Dịch
Phòng Tín Dụng
23
2.1.2.2 Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ờ, chuyển nhượng BĐS
 Đối tượng cho vay: cá nhân
 Đặc điểm:
- Loại tiền: đồng Việt Nam, vàng hoặc đồng Việt Nam đảm bảo bằng giá trị
vàng
- Thời hạn cho vay:
+ Đối với sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở tối đa là 36 tháng
+ Xây dựng nhà, chuyển nhượng BĐS tối đa là 15 năm, từ 10 năm trở lên
phải do TGĐ xem xét quyết định.
- Phương thức cho vay:
+ Cho vay trả góp hàng tháng: Gốc chia đều cho các tháng, lãi tính theo số
dư nợ thực tế.
- Mức cho vay:
+ Đối với cho vay sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở: mức cho vay tối đa không
quá 70% dự toán sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở và không được quá 70% giá trị tài
sản đảm bảo.
+ Đối với cho vay xây dựng nhà ở, chuyển nhượng BĐS: mức cho vay tối đa
không quá 70% giá trị dự toán xây dựng nhà ở, giá chuyển nhượng và không quá
70% giá trị tài sản đảm bảo.
+ Mức dư nợ tối đa đối với một khách hàng không được quá 700 triệu đồng,
trường hợp cho vay vượt mức phán quyết của đơn vị hoặc quá 700 triệu phải
được TGĐ chấp thuận.
 Điều kiện vay vốn:
- Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp
- Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ
- Có tài sản đảm bảo theo qui định
- Có vốn tự có tham gia vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, mua,
xây dựng, sửa chữa nhà ở
24
- BĐS chuyển nhượng, mua bán, xây dựng, sửa chữa phải toạ lạc trên cùng
địa bàn Tỉnh, Thành phố hoặc đơn vị trực thuộc ACB hoạt động.
 Tài sản đảm bảo: phải được đánh giá là có giá trị ổn định lâu dài và mãi
lực thị trường tốt, dễ thu hồi nợ
- BĐS: đất đai, nhà xưởng
- Tài sản hình thành từ vốn vay
- Tài sản khác theo qui định của pháp luật
- Bảo lãnh của bên thứ ba
 Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn
- CMND, hộ khẩu của người vay vốn và vợ (chồng), người bảo lãnh
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Giấy tờ căn nhà, nền nhà
dự định mua, giấy phép xây dựng, sửa chữa (thủ tục bắt buộc), Giấy thoả thuận
hoặc hợp đồng mua bán nhà do 2 bên lập (nếu có).
- Hồ sơ về TSĐB
- Hồ sơ khác theo yêu cầu của NH (nếu có)
Qui định về cho vay mua xe ô tô
 Đối tượng và phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua xe ô tô
phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Điều kiện cho vay
- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị KD của NH
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có khả năng tài chính và phương án trả nợ khả thi
- Có tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản do bên
thứ ba bảo lãnh hoặc tài sản khác.
 Thời hạn cho vay: tối đa không quá 5 năm
 Điều kiện về TSĐB
- TSĐB là chiếc xe ô tô dự định mua mới 100% do Việt Nam sản xuất lắp
ráp, xe nhập khẩu.
+ Xe du lịch, xe vận tải hành khách.
25
+ Xe vận tải hàng hoá
- TSĐB là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng
+ NH không khuyến khích nhận TSĐB là xe đã qua sử dụng
+ Xe du lịch, xe vận tải hành khách, xe vận tải hàng hoá, xe chuyên dùng có
chế độ đặng ký sở hữu.
+ Xe có chất lượng còn lại tối thiểu 80% giá trị ban đầu.
 Tỷ lệ cho vay: tuỳ theo khả năng trả nợ của người vay và tình trạng xe,
NH xác định mức cho vay cho phù hợp nhưng không vượt quá các tỷ lệ cho vay
dưới đây:
- Đối với xe mới 100%: tối đa bằng 70% giá trị xe ô tô theo hợp đồng mua
bán và hoá đơn bán xe đã bao gồm VAT.
- Đối với xe đã qua sử dụng: tối đa bằng 50% giá trị xe ô tô do NH định giá.
- Các trường hợp vượt tỷ lệ nêu trên phải có ý kiến của BGĐ.
Cho vay tiêu dùng khác - phục vụ đời sống
 Đối tượng áp dụng: các cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các
phương án phục vụ đời sống.
 Điều kiện vay vốn
- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) cùng địa bàn hoạt
động của các đơn vị trực thuộc. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn hoạt động
của đơn vị phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án phục vụ đời sống tối thiểu là 30%
 Thời hạn cho vay:
- Cho vay đi học trong nước hoặc nước ngoài: thời hạn cho vay tối đa 07
năm
- Các trường hợp khác: thời hạn cho vay tối đa 03 năm
- Các trường hợp cho vay vượt thời hạn trên phải được Tổng Giám Đốc
(hoặc người được uỷ quyền) chấp nhận.
 Mức cho vay: Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án phục vụ
đời sống, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả
năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay. Tuy nhiên mức cho
vay không được vượt quá 300 triệu đồng/khách hàng.
26
 Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất
và biểu phí tín dụng của Ngân hang trong từng thời kỳ. Mức lãi suất đối với các
khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được qui định
trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.Tình hình hoạt động của ACB - PGD Ngô GiaTự
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm tại PGD Ngô Gia Tự
ĐVT: Triệu đồng
Thực hiện Kế hoạch
+/- 2014 so với
năm 2013
+/- 2015 so với
năm 2014
2013 2014 2015 2013 2014 2015
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
34.086 81.908 84.153 48.400 72.190 174.446 47.822 140.3 2.245 2.74
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
27
Huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của một PGD. Qua Bảng
2.2 cho thấy năm 2013 tình hình huy động vốn rất khó khăn tại PGD đạt 34.086
triệu đồng. Thế nhưng với mức tăng trưởng 140.3% so với năm 2013, năm 2014
đã có bước nhảy vọt đáng kể đạt 81.908 triệu đồng và tăng trưởng chậm hơn ở
năm 2015 (tăng 2.74%).
So với năm 2013 thì đây là năm mà PGD Ngô Gia Tự không đạt được chỉ tiêu
được giao (48.400 triệu đồng), bởi nhiều lý do khác nhau trong đó thì lý do khách
quan là chủ yếu. Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và Thế giới có
nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ -
tín dụng thắt chặt, cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt đã ảnh hưởng
đáng kể đến hoạt động huy động vốn của PGD rất nhiều.
Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng tài
chính năm 2013 đã đẩy kinh tế Thế giới vào tình trạng suy thoái đã tác động tiêu
cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta. Trước tình hình đó, chính phủ
đã có chính sách hỗ trợ lãi suất, nới lỏng tiền tệ…tạo tiền đề cho hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng có phần khởi sắc, tăng 140.3% so với năm 2013. Đây
chính là năm hoạt động thành công tại PGD. Là thành quả của công tác lãnh đạo
của Chi nhánh và trưởng PGD cùng toàn thể nhân viên tại PGD. Không những
thế, PGD đạt 133% so với chỉ tiêu mà Chi nhánh giao (72.190 triệu đồng)
Bước vào năm 2015, lạm phát vẫn làm mối quan ngại lớn nhất cho nền kinh tế.
NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy tốc độ tăng năm 2015 có phần sụt giảm so với
năm trước (tăng 2.74%). Thế nhưng, năm 2015 vẫn là năm thành công của ACB
nói chung và của PGD Ngô Gia Tự nói riêng. Bởi lẽ, thương hiệu ACB ngày
càng được nhiều người biết đến bằng những hoạt động, chương trình khuyến mãi
hoành tráng nhằm huy động vốn trong năm.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm
bắt được điều này, trong những năm qua, PGD Ngô Gia Tự đã có những bước
28
phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện
cụ thể trong bảng sau :
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm.
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm
Hoạt động cho vay năm 2013, mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn nhưng
PGD vẫn đạt 179.7% so với chỉ tiêu được giao (7.400 triệu đồng).
Tính đến ngày 31/12/2014, tại PGD Ngô Gia Tự đã cho vay được 50.193 triệu
đồng tăng 276.71% so với năm 2013. Mặc dù con số này vẫn không đạt chỉ tiêu
mà trên giao ( do lãi suất cho vay tăng quá cao kể từ quý III năm 2014 vượt qua
sức chịu đựng của khách hàng, NHNN khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng,
ACB tạm ngưng cho vay một thời gian đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho
Thực hiện Kế hoạch
+/- 2014 so với
năm 2013
+/- 2015 so với
năm 2014
2013 2014 2015 2013 2014 2015
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
13.324 50.193 62.094 7.400 58.424 116.303 36.869 276.7 11.901 23.71
ĐVT: Triệu đồng
29
vay tại PGD) nhưng đây là sự tăng trưởng rất đáng khích lệ cho toàn thể cán bộ
công nhân viên tại PGD. Với 50.193 triệu đồng được cho vay, PGD Ngô Gia Tự
đạt 86% so với kế hoạch đề ra (58.424 triệu đồng).
Năm 2015, với việc NHNN thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng lớn hoạt động cho
vay tại PGD. Tốc độ tăng trưởng đạt 23.71% so với năm 2014 và đạt 53.38% so
với chỉ tiêu mà Chi nhánh giao (116.303).
2.2. Thực trang cho vay cá nhân tại ACB – PGD Ngô Gia Tự
2.2.1 Quy trình tín dụng
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên tín dụng tìm hiểu sơ bộ về khách
hàng: Mục đích vay của khách hàng là gì? Công việc của khách hàng hiện nay là
gì? Nguồn thu nhập hàng tháng từ đâu? Bao nhiêu? Có đủ khả năng thanh toán
định kỳ cho NH hay không?….Bên cạnh đó nhân viên tín dụng còn phải tiến
hành định giá sơ bộ về TSĐB của khách hàng: mãi lực thị trường của tài sản đó,
tính hợp pháp của tài sản đảm bảo…
Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ cấn thiết:
- Phương án sử dụng vốn – các tài liệu chứng minh cho phương án vay như
hoá đơn, hợp đồng kinh tế, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn
vay.
- Hộ khẩu, CMND của vợ, chồng ( bản photo)
- Giấy kết hôn (nếu chưa kết hôn phải có sát nhận của UBND xã, phường
nơi cư trú là vẫn còn trong tình trạng độc thân)
- Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, các giấy tờ liên quan đến tài
sản thế chấp, tài sản bảo lãnh của bên thứ ba…
Bước 2: Nhân viên tín dụng lập Tờ trình thẩm định tài sản ( Phụ lục 01 trang 1
) gửi Trưởng phòng, hay giám đốc chi nhánh xem xét.
Nội dung tờ trình phải khái quát một cách đầy đủ các yếu tố như:
- Các thông tin chung về khách hàng: Tên, địa chỉ của cá nhân tổ chức có
nhu cầu vay vốn
- Chứng từ pháp lý về tài sản
- Mô tả về tài sản của khách hàng
30
- Kết quả thẩm định…
Bước 3: Lập hồ sơ tín dụng
Sau khi được cấp trên xét duyệt Tờ trình, nhân viên tín dụng trình Trưởng phòng
giao dịch xem xét quyết định. Hồ sơ trình duyệt gồm các tài liệu sau:
- Tờ trình thẩm định tín dụng do CBTD lập
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn Kế hoạch sử dụng vốn vay
- Lịch trả nợ
- Tài liệu giấy tờ về tài sản đảm bảo.
- Thông tin CIC (nếu có).
- Các tài liệu khác.
Bước 4: Lập hợp đồng
Sau khi hồ sơ dược chấp thuận cho vay, nhân viên tín dụng thông báo ngay cho
khách hàng biết về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, kỳ đóng lãi,…đồng thời
tiến hành soạn thảo các hợp đồng, giấy tờ để trình Trưởng phòng giao dịch ký.
- Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh
- Hợp đồng thế chấp tài sản/ Cầm cố tài sản
- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo
- Văn bản xác định đối tượng thế chấp
Bước 5: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Sau khi hoàn thành các bước trên, khách hàng và ngân hàng tiến hành công
chứng Hợp đồng thế chấp tài sản tại các phòng công chứng. Các giấy tờ cần thiết
cho việc công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch
- Hợp đồng tín dụng.
- Hợp đồng thế chấp.
- Văn bản về xác định đối tượng hợp đồng giao dịch.
- Biên bản kiểm định tài sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và QSDĐ ở.
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất…
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng.
31
- Lời chứng của công chứng viên
- Sau khi hoàn thành thủ tục cần thiết Công chứng viên xác thực, đóng dấu.
Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo
- Đối với loại tài sản là đất đai, nhà ở:
Lập Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
tới Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận, Huyện yêu cầu đăng ký giao dịch
đảm bảo. Các giấy tờ cần thiết:
- Hợp đồng thế chấp.
- Phiếu đăng ký Giao dịch đảm bảo.
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và QSDĐ ở.
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Các giấy tờ cần thiết khác.
Bước 7: Giải ngân
Ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước
nhận nợ và Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo trình trưởng phòng giao
dịch ký giải ngân.
Bước 8: Lưu hồ sơ và giám sát các khoản tín dụng
Thủ quỹ tiến hành lưu hồ sơ và theo dõi kế hoạch trả nợ của Khách hàng. Ba
tháng một lần cán bộ tín dụng đến thăm hỏi khách hàng, đồng thời giám sát việc
sử dụng vốn của khách hàng.
Bước 9: Tất toán khoản vay
Nếu Khách hàng tất toán đúng hạn hoặc trước hạn thì NH tiến hành hoàn lãi 1
phần cho KH. Nếu KH chậm tất toán NH chuyển nợ xấu và theo dõi để có những
biện pháp cần thiết để thu hồi vốn vay.
32
2.2.2.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2013 2014 2015
Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Sản xuất
kinh doanh 8.159,548 61,24% 7.529,156 15,00% 7.113,000 11,46%
Đầu tư & kinh
doanh
Chứng khoán - 1.000,000 1,99% - 0.00%
Xây dựng, sửa
chữa, mua sắm
nhà cửa, đất đai
(để ở) 1.035,027 7,77% 15.534,617 30,95% 22.626,000 36,46%
Xây dựng, sửa
chữa, mua sắm
nhà cửa, đất đai
(cho thuê/bán) 1.082,144 8,13% 8.323,581 16,58% - 0.00%
Mua xe 319,980 2,40% 1.012,043 2,02% 1.149,000 1,85%
Tiêu dùng khác 2.012,587 15,10% 13.007,253 25,91% 25.919,000 41,72%
Trả góp ngày 714,712 5,36% 3.786,350 7,54% 5.287,000 8,51%
Sản xuất nông
nghiệp - 0.00% - 0.00% - 0.00%
Tổng 13.323,999 100% 50.193,000 100% 62.094,000 100%
Nguồn: Báo cáo tín dụng tháng 12 các năm 2013 – 2015 – PGD Ngô Gia Tự
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự có sự
thay đổi qua từng năm phụ thuộc vào sự biến động của chính sách kinh tế từng
giai đoạn cũng như chu trình của nền kinh tế. Cụ thể: Năm 2013 tỷ trọng cho vay
ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh lại chiếm phần lớn, chiếm tới 61,24% trong tổng
dư nợ. Trong khi đó các lĩnh vực cho vay như tiêu dùng khác hay cho vay sửa
chữa lại chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (Cho vay tiêu dùng khác chiếm 15.10%, cho
vay xây dựng sửa chữa, mua sắm nhà cửa chiếm 7.77%).
33
Năm 2014, tỷ trọng lại có sự thay đổi khi dư nợ tín dụng lại nghiêng về cho vay
xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa. Cụ thể: cho vay xây dựng, sửa chữa, mua
sắm nhà cửa (để ở) chiếm 30.95% và đạt 15.534,617 triệu đồng trong tổng dư nợ
cho vay, tăng gấp 15 lần so với năm 2013. Trong năm này còn có sự tăng trưởng
trở lại của hoạt động tiêu dùng khác khi tỷ trọng này đạt 13.007,253 chiếm
25.91% trong tỷ trọng cho vay năm 2014, tăng 6.5 lần so với năm 2013. Trong
khi đó hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh lại giảm đôi chút về dư nợ cho vay
nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng khi tổng dư nợ cho vay tăng lên.
Năm 2015, tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc
biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng khác khi dư nợ của hoạt động này đạt
25.919,000 triệu đồng và chiếm 41.72% trong tổng dư nợ; tăng đến 99.27% so
với năm 2014. Hoạt động cho vay xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa (để ở)
cũng tăng gần 46% so với năm 2014, cụ thể đạt 22.626,000 triệu đồng và chiếm
36.46% trong tổng dư nợ năm 2015. Bên cạnh đó còn ghi nhận sự ổn định trong
dư nợ ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mua xe, trả góp ngày. Chấm dứt hoạt động
cho vay Đầu tư và kinh doanh chứng khoán và hoạt động cho vay xây dựng, sửa
chữa, mua sắm nhà cửa ( Cho thuê/ bán) do những qui định mới của Chính phủ,
NHNN về hạn chế và từng bước chấm dứt hoạt động cho vay Bất động sản, Đầu
tư và kinh doanh chứng khoán.
Nguyên nhân về sự biến đổi trong cơ cấu dư nợ cho vay qua từng năm được giải
thích khi so sánh với bối cảnh nền kinh tế lúc bấy giờ. Cụ thể:
Năm 2013, hoạt động cho vay ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mua đất đai
nhà cửa có phần hạn chế hơn so với các năm trước là do PGD mới đi vào hoạt
động, ít khách hàng biết đến dẫn đến dư nợ cho vay ra trong năm này thấp hơn so
với các năm khác. Mặt khác, lạm phát vẫn là nguyên nhân chính yếu. Trước
những qui định về hạn chế cung tiền, kiểm soát lạm phát tăng cao, các NHTM
chỉ tập trung vào việc hỗ trợ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
giúp các công ty duy trì hoạt động, góp phần hạn chế những tác động xấu ảnh
hưởng đến nền kinh tế.
Năm 2014, nền kinh tế có những bước phục hồi ban đầu nhưng còn nhiều
khó khăn như tình trạng nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng
34
cao…Trước bối cảnh đó NHNN tích cực cung tiền, bơm vốn cho nền kinh tế, lãi
suất thấp làm nhu cầu của người dân tăng cao. Chính điều này làm tổng dư nợ tín
dụng tăng cao. Người dân chi tiêu nhiều hơn cho những nhu cầu của mình.
Năm 2015, lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Nhờ có những biện
pháp hiệu quả về việc huy động cũng như đẩy mạnh cho vay, PGD tiếp tục duy
trì một tốc độ phát triển ổn định, đạt 62.094 triệu đồng tăng 11.901 triệu đồng
tương đương 23.71% so với năm 2014.
2.2.2.1 Tỷ trọng cho vay tiêudùng trong dư nợ cho vay
Từ Bảng trên (bảng 2.3) cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Ngô Gia
Tự chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực chính ( Xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà
cửa đất đai (để ở); Mua xe ô tô; tiêu dùng khác.
Bảng 2.4: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêudùng trong tổng dư nợ tín dụng
Năm
2013 2014 2015
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
3.367,594 25.27% 29.553,913 58.88% 49.694 80.03%
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho
vay tại PGD Ngô Gia Tự
ĐVT: Triệu đồng
35
2.2.2.2 Phân tíchdư nợ cho vay tiêudùng so với tổng nguồn vốn huy động:
Bảng 2.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Huy động 34.086 81.908 84.153
Cho vay 13.324 50.193 62.094
Tỷ lệ 39.1% 61.28% 73.79%
Như trên đã đề cập, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sử dụng vốn huy
động vào việc cho vay vốn. Chỉ tiêu này càng gần 1 thì càng tốt.
Dựa vào Bảng 3.3 có thể nhận thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng đều qua từng năm.
Mức tăng đáng kể nhất là năm 2014, tăng gần gấp đôi năm 2013. Ngoài lý do là
nền kinh tế được kích cầu tiêu dùng thì một lý do nữa đó chính là kết quả của quá
trình quảng bá thương hiệu, tăng cường các chương trình khuyến mãi nhằm huy
động vốn cũng như cho vay.
Năm 2015, tốc độ tăng có phần chậm lại là do chính sách thắt chặt tín dụng của
Chính phủ. Thế nhưng, mức tăng trưởng 73.79% là một kết quả rất tốt, nó mở
đầu làm nền tảng cho những năm sau sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn huy
động được.
2.2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng:
Qua Biểu đồ 3.1 cho thấy, qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động CVTD tại
PGD Ngô Gia Tự liên tục tăng và chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong dư nợ
tín dụng tại PGD này. Cụ thể, tỷ trọng này chỉ chiếm 25.27% trong năm 2013
nhưng sang năm 2014 qui mô của hoạt động này tăng gấp 8.78 lần so với năm
2013 và đạt 58.88% trong tổng dư nợ tín dụng.
Tình hình vẫn tiếp tục khả quan khi trong năm 2015 tỷ trọng này chiếm trên 80%
trong tổng dư nợ. Xét về qui mô của các khoản CVTD thì có phần tăng chậm lại
đôi chút (tăng 1.68 lần) so với năm 2014. Tổng dư nợ CVTD trong năm 2015
ước đạt 49.694.000.000 đồng.
36
2.2.2.4 Phân tíchcơ cấu trong cho vay tiêudùng
Phân tích cơ cấu theo thời hạn vay
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2013 2014 2015
Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Ngắn hạn 1.417,727 42.10% 12.230,003 41.38% 14.620,529 29.42%
Trung hạn 1.949,867 57.90% 14.892,260 50.39% 32.928,963 66.26%
Dài hạn - 0.00% 2.431,650 8.23% 2.144,517 4.32%
Tổng 3.367,594 100% 29.553,913 100% 49.694 100%
Qua Bảng 3.4 cho thấy tỷ trọng cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm chiếm một tỷ
trọng lớn trong cho vay tiêu dùng tại PGD Ngô Gia Tự. Qua 3 năm tỷ lệ này đều
trên 50%. Có sự biến động lớn trong năm 2015 khi tỷ trọng cho vay trung hạn
tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Lý do tỷ trọng cho vay tiêu dùng của PGD tập
trung vào cho vay trung hạn là do khách hàng đến vay nhằm mục đích mua, sửa
chữa nhà cửa là chủ yếu. Việc mua nhà cửa, đất đai phải cần một số vốn lớn nên
thời hạn mà khách hàng đề nghị vay thường là trung hạn, cũng như những món
vay dùng cho hoạt động này thường lớn hơn những món cho vay tiêu dùng thông
thường.
37
Phân tích cơ cấu theo nhóm nợ
Với việc luôn nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định kỹ các hồ sơ vay
vốn, chọn lọc kỹ các đối tượng khách hàng xin vay…nên trong những năm qua
tỷ trọng nợ xấu nhóm 3, 4,5 không có trong CVTD tại PGD Ngô Gia Tự. Đây là
điểm nổi bật trong hoạt động cho vay tại PGD. Qua các năm tỷ lệ nợ nhóm 1
(nhóm đủ khả năng thanh toán) luôn ở mức cao trên 97%. Đặt biệt, trong năm
2013, khi nền kinh tế đang bị lạm phát cao, kinh tế khó khăn thì tỷ lệ nợ nhóm 2
lại không có. Chứng tỏ công tác thẩm định cũng như thực hiện tốt các qui định
của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng được ACB nói chung và
PGD Ngô Gia Tự nó riêng thực hiện rất tốt.
Còn về các nhóm nợ thuộc nhóm 2: Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng
không thanh toán đúng hạn như khách hàng vắng nhà cán bộ tín dụng không liên
lạc được, do công ty của khách hàng trễ lương, hay gia đình khách hàng đang gặp
những trở ngại mang tính thời vụ…
Nhìn nhận một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng tiêu dùng tại PGD
Ngô Gia Tự là rất tốt tuy còn một tỷ lệ nhỏ nợ nhóm 2, thế nhưng điều này không
đáng ngại. Thiết nghĩ, trong thời gian tới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng nên phát huy hơn nữa công tác thẩm định khi
quyết định cho khách hàng vay vốn.
Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2013 2014 2015
Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm 1 3.367,594 100% 29.053,913 98.31% 49.094 98.79%
Nhóm 2 - 0.00% 500 1.69% 600 1.21%
Nhóm 3 - 0.00% - - - -
Nhóm 4 - 0.00% - - - -
Nhóm 5 - 0.00% - - - -
Tổng 3.367,594 100% 29.553,913 100% 49.694 100%
38
Phân tích cơ cấu theo mục đích sử dụng.
Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng
ĐVT: Tr. Đồng
Năm
2013 2014 2015
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Xây dựng, sửa
chữa, mua sắm
nhà cửa, đất đai 1.035,027 30.73% 15.534,617 52.56% 22.626 45.53%
Mua xe 319,980 9.50% 1.012,043 3.42% 1.149 2.31%
Tiêu dùng
khác 2.012,587 59.76% 13.007,253 44.01% 25.919 52.16%
Tổng 3.367,594 29.553,913 49.694
Tất cả cả các mục đích vay đều tăng dần qua các năm. Tăng trưởng mạnh nhất là
giai đoạn năm 2014 (tăng hơn 14 tỷ đồng). Lý do, năm 2013 lạm phát xảy ra, nền
kinh tế vô cùng khó khăn, thị trường Bất động sản đóng băng…đã ảnh hưởng đến
nhu cầu vay mua nhà, đất đai (để ở). Bước vào năm 2014, nền kinh tế có những
dấu hiệu hồi phục (do những nổ lực của chính phủ), chính điều này đã thúc đẩy
nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà đất để ở trước đây phải trì hoãn (do lãi
suất quá cao) thì nay đã mạnh dạn đầu tư vay để mua sắm nhà cửa, cũng như
những nhu cầu sắm sửa những tiện nghi trong gia đình tăng cao một cách đáng
kể.
Tình hình vẫn phát triển khá thuận lợi (mặc dù lạm phát) trong năm 2015. Doanh
số cho vay nhằm mục đích cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình chiếm tỷ
trọng cao.
39
2.2.3 Phân tíchhiệu quả cho vay tiêu dùng
Tuy số liệu thu thập chưa đầy đủ nhưng qua tỷ trọng của hoạt động CVTD
trong năm 2013 chiếm một tỷ lệ rất cao trong doanh thu từ hoạt động tín dụng. Hy
vọng với sự nỗ lực của lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV PGD, doanh thu từ hoạt
động cho vay tiêu dùng trong năm 2015 và những năm tới sẽ có bước tăng trưởng
hơn nữa, ngày càng đóng góp quan trọng vào Tổng doanh thu của PGD Ngô Gia
Tự.
Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động Cho vay tiêu dùng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu từ CVTD - 253,8 -
Doanh thu từ hđ tín dụng - 423 -
Tỷ trọng - 60% -
2.3 Đánh giávề hoạt động cho vay tiêudùng của ACB - PGD Ngô GiaTự
2.3.1.Kết quả đạt được
 Về chất lượng khoản vay:
- Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh hầu như không có. Hoạt
động này được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho
vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu
vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ
xấu đều có khả năng thu hồi. Trong những năm qua, PGD Ngô Gia Tự chưa có
một khoản cho vay tiêu dùng nào phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi
vốn vay.
 Về khả năng quản lý và giám sát rủi ro:
- Rủi ro tín dụng:
Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị
trường bất động sản đối với các khoản cho vay cá nhân sửa chữa, mua sắm nhà
cửa, do đó rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các khách hàng có
40
nguồn trả nợ từ việc bán bất động sản vào cuối kỳ. Vì vậy, các khoản vay này
thường có rủi ro cao về việc khách hàng không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, hầu
hết các khoản cho vay bất động sản đều có biện pháp bảo đảm tiền vay là quyền
sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hoặc cho vay
không có bảo đảm bằng tài sản nhưng có cam kết bảo đảm bằng thu nhập hàng
tháng của người vay. Do đó, khả năng quản lý và giám sát rủi ro của PGD đối với
các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả.
Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh
nghiệp Nhà nước là một nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dư nợ
CVTD tại PGD. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo
lãnh của thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ là tiền lương
hàng tháng được trích một phần. Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng
này được hạn chế.
Đối tượng nhân dân lao động vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ lệ lớn, nhu
cầu vay vốn chủ yếu là phục vụ đời sống, vay vốn có cầm cố, thế chấp hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba. Đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ
cho ngân hàng, do đó các món vay đều có rủi ro thấp, phản ánh thực tế là nợ quá
hạn hầu như bằng không, phần lớn vốn vay được thu hồi đúng hạn.
- Rủi ro về lãi suất: hầu như không có rủi ro này, bởi vì ACB sẽ tiến hành
thay đổi lãi suất định kỳ 3 tháng một lần. Đương nhiên là chỉ khi nào lãi suất biến
đổi.
- Rủi ro về tỷ giá: không có rủi ro vì PGD chủ yếu thực hiện cho vay bằng
VND
- Rủi ro đạo đức: Trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng xảy ra tình
trạng cò tín dụng câu kết với cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ vay vốn, vay đảo
nợ. Nhưng tại PGD không xảy ra trường hợp nào vì các cán bộ của PGD thường
xuyên được giáo dục tư tưởng đạo đức, giám sát chặt chẽ, có chế độ lương
thưởng, phụ cấp tương xứng.
 Về khả năng thu hồi vốn: Do quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản
bảo đảm nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu
dùng tại PGD đều có khả năng thu hồi được nợ. Thông thường đối với loại hình
41
cho vay mua nhà, sửa chữa nhà phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý
nên PGD có thể kiểm soát được nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.
 Về cơ cấu cho vay: Cơ cấu cho vay chưa đồng đều nhưng PGD cũng đã
chú trọng tới việc mở rộng danh mục cho vay. Chủ yếu tập trung vào cho vay mua
đất xây nhà ở, sửa chữa, mua sắm nhà cửa, kế đến là cho vay mua ôtô, xe máy và
phương tiện đi lại khác. Việc cho vay tiêu dùng làm phong phú thêm loại hình cho
vay, đối tượng cho vay của PGD, tạo điều kiện cho PGD mở rộng tín dụng, tăng
vòng quay vốn tín dụng, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
 Chính phủ đang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm
bảo an sinh xã hội nên NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và
kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng (năm 2011 dưới 20%). Chính điều này đã
và đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động CVTD của PGD.
 ACB vẫn là một ngân hàng nhỏ, vì vậy việc cạnh tranh nhằm huy động
vốn cũng như cho vay diễn ra ngày càng gay gắt trong hệ thống các NHTM.
 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh dù đã có nhiều chuyển biến,
phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản
phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu
vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.
 Hệ thống thông tin tín dụng không đầy đủ. Nguồn thông tin chưa đi sâu
đối với từng khách hàng. Ngân hàng lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng
CIC, tuy nhiên thông tin này đôi khi thiếu chính xác, ít các thông tin dữ liệu
khách hàng cá nhân , hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khiến ngân
hàng thiếu cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng vay
vốn, gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng để ra đưa ra quyết định đúng đắn
trong việc cho vay.
 Sự thiếu thống nhất, chồng chéo của các văn bản, quy phạm pháp luật.
Điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng, làm
cho thủ tục trở nên rườm rà, phức tạp.
42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ
3.1 Định hướng, mục tiêuphát triểncủa ACB - PGD Ngô GiaTự
3.1.1 Nhận định tình hình chung
- Năm 2016 nền kinh tế được dự báo là sẽ tiếp tục được cải thiện khả quan hơn,
có mức tăng trưởng cao hơn năm 2015, Chính phủ vẫn tiếp tục chính sách kiềm
chế lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng.
- Mức tăng trưởng GDP dự kiến là 7->7,5%/năm.
- Lạm phát dự kiến tăng không quá 7%
- Năm 2015 Ngân hàng Á Châu tiếp tục hướng đến mục tiêu phát triển chiều sâu,
phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả. Nâng cao chất lượng, đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại.
3.1.2 Định hướng và mục tiêuphát triểncủa PGD Ngô GiaTự
- Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín dụng
- Xử lý kiên quyết để giảm nợ quá hạn, không để phát sinh nợ quá hạn mới.
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên dư nợ cho vay.
- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu
biết khách hàng, không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp.
- Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn
nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, PGD Ngô Gia Tự trong thời gian tới sẽ chú
trọng phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng CVTD, khai thác các thị trường
khách hàng tiềm năng trên địa bàn Quận 10 và các khu vực phụ cận, mở rộng quy
mô hoạt động ngân hàng và tạo nguồn thu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của các nhóm khách hàng này, ngân hàng cũng
sẽ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đồng thời
phát triển và hoàn thiện các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo nên hệ
thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết cho các khách hàng cá nhân, giúp cho
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ

Similar to Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựngĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAYĐề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK, HAY
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial BankLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Hua Nan COmmercial Bank
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPTĐề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng AgribankĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh VượngHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
 
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng t...
 
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAYĐề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Nâng cao công tác tín dụng tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐ...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên ÁĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
 
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ SVTH: ……………… MSSV: ……………... Lớp :…………………. GVHD: ………………. Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06, năm2016
  • 2. LỜI CẢM ƠN Thực tập là một phần thực tế giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường làm việc trước khi bước vào đời vào trong xã hội, bên cạnh đó phát triển kỹ năng làm việc, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Qua quá trình thực tập 3 tháng tiếp xúc thực tế tại ACB – Ngô Gia Tự nay em đã có được kết quả mình đợi và hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này của mình Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa tài chính ngân hàng nói riêng củng như quí thầy cô trường Đại học kinh tế - Tài chính nói chung đã tận tình và bổ sung cho em nhửng kiến thức còn thiếu để em hoàn thành khóa chuyên đề trong thời gian nhanh nhất, hiệu quả nhất Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo ACB – PGD Ngô Gia Tự, các cô chú, anh chị ở các phòng ban trong công ty. Đặt biệt là các cô chú, anh chị trong phòng Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẩn và cung cấp những tài liệu cần thiết để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu Sau cùng, em xin chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quí thầy cô trường Đại học Kinh tê- Tài chính, Ban giám đốc cùng toàn thể cô chú, anh chị đang công tác tại công ty trên mọi lĩnh vực kinh doanh
  • 3. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ TP. Hồ Chí Minh, ngày .. tháng năm 2016 Giám Đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. TP. Hồ Chí Minh, ngày…….tháng ……..năm 2016
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................................................3 1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng Ngân hàng...............................................3 1.1.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...............................................................3 1.1.2.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng..............................................................3 1.1.3.Phân loại tín dụng ngân hàng ......................................................................3 1.1.4.Vai trò của tín dụng ngân hàng ...................................................................4 1.2. Tổng quan về cho vay tiêu dùng ...................................................................4 1.2.1.Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng.........................................4 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng.................................................5 1.2.3.Phân loại cho vay tiêu dùng.........................................................................5 1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng ....................................................................6 1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng ....................7 1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng ....................................9 1.3. hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.............................10 1.3.1. Đối tượng ....................................................................................................10 1.3.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân......................................11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ..............................................18 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Á Châu – PGD Ngô Gia Tự.............18 2.1.1. Khái quát về ngân hàng Á Châu Việt Nam ............................................18 2.1.2.Sơ lược PGD Ngô Gia Tự..........................................................................21 2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. ...........................................................21 2.1.2.2 Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu ........................................................23 2.1.3.Tình hình hoạt động của ACB - PGD Ngô Gia Tự ................................26 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn..........................................................................26 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn ............................................................................27 2.2. Thực trang cho vay cá nhân tại ACB – PGD Ngô Gia Tự ......................29 2.2.1 Quy trình tín dụng.......................................................................................29
  • 6. 2.2.2.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự 32 2.2.2.1 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong dư nợ cho vay ................................34 2.2.2.2 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng nguồn vốn huy động: .................................................................................................................................35 2.2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng: .......................35 2.2.2.4 Phân tích cơ cấu trong cho vay tiêu dùng.............................................36 2.2.3 Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng.......................................................39 2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng của ACB - PGD Ngô Gia Tự39 2.3.1.Kết quả đạt được .........................................................................................39 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ..........................................................................41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ...........................................................................................................................42 3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của ACB - PGD Ngô Gia Tự ...............42 3.1.1 Nhận định tình hình chung ........................................................................42 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của PGD Ngô Gia Tự ....................42 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB PGD Ngô Gia Tự..................................................................................................43 3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ......................43 3.2.2 Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng .........................43 3.2.3 Cải thiện hoàn chỉnh quy trình cho vay ...................................................44 3.2.4 Tích cực quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng của Ngân hàng. .......................................................................................................................44 3.2.5 Tăng cường huy động vốn:........................................................................45 3.3 Một số kiến nghị.............................................................................................45 3.3.1 Đối với Nhà nước .......................................................................................45 3.3.2 Đối với NHNN ............................................................................................47 3.3.3 Đối với ACB - PGD Ngô Gia Tự .............................................................47 KẾT LUẬN ...........................................................................................................50
  • 7. DANH MỤC HÌNH – BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các giải thưởng ngân hàng TMCP Á Châu đạt được ............................20 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm tại PGD Ngô Gia Tự .................26 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm ...............32 Bảng 2.4: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng.34 Bảng 2.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động...................................................................35 Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay .............................................................36 Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ ...................................................................37 Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng....................................................38 Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động Cho vay tiêu dùng.............................................39 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm..................................................26 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm. ................................28 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ACB – PGD Ngô Gia Tự ..................................................22 Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm ................................................28 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự.....................................................................................................34
  • 8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… và rất nhiều dịch vụ khác. Một trong những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động của ngân hàng bán lẻ, đó là cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 của thế kỉ trước. Ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ được các ngân hàng thương mại chú ý khoảng 15 năm trở lại đây, và hiện nay, đây là mảng thị trường tiềm năng mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập của người dân ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là sân chơi bán lẻ rộng mở cho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổ chức tín dụng nói chung. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), mở rộng cho vay tiêu dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ACB trong thời gian tới nhằm phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB – PGD Ngô Gia Tự” đã được lựa chọn nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng ở PGD Ngô Gia Tự, từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất để phát triển hoạt động này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB - PGD Ngô Gia Tự - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở ACB – PGD Ngô Gia Tự. 3. Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của công trình tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng ở ACB trong thời gian qua.
  • 9. 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên của ngân hàng, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dụng… Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở ACB. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB – PGD Ngô Gia Tự
  • 10. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tổng quan về hoạt động tíndụng Ngân hàng 1.1.1.Khái niệm về tíndụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước 1.1.2.Đặc trưng của tín dụng ngân hàng  Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ;  Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay;  Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa;  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. 1.1.3.Phân loại tíndụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng (tín dụng) có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau: 1.1.3.1. Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng NH có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ kinh doanh công thương nghiệp.  Cho vay tiêu dùng cá nhân  Cho vay bất động sản.  Cho vay nông nghiệp.  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.1.3.2. Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng tín dụng có thể phân thành các loại sau:  Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm.  Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.  Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
  • 11. 4 1.1.3.3 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại sau:  Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay dựa vào uy tín bản thân của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào đó. 1.1.3.4. Dựa vào phương thức cho vay – theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay theo món.  Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.1.3.5. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ còn gọi là cho vay trả góp.  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy vào khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 1.1.4.Vai trò của tín dụng ngân hàng  Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.  Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.  Là công là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn.  Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.  Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. 1.2. Tổng quan về cho vay tiêudùng 1.2.1.Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng Trong cuộc sống con người luôn mong muốn thoả mãn những nhu cầu riêng của bản thân nhưng lại không có khả năng chi trả cho những mong muốn
  • 12. 5 đó. Khi đó tín dụng tiêu dùng ra đời nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu đó của khách hàng. Tóm lại, cho vay tiêu dùng là một hoạt động tất yếu hình thành do yêu cầu của thị trường nhằm giải quyết các vấn đề: người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng vượt qua khả năng thanh toán hiện tại, người bán mong muốn tiêu thụ được hàng hoá và người có tiền mong muốn tìm kiếm thu nhập từ hoạt động này. Đó là ba lí do chính hình thành nên nghiệp vụ cho vay tiêu dùng... 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêudùng Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ. Do đó, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói chung: - Khách hàng vay là cá nhân và các hộ gia đình. - Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. - Khách hàng vay tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến số tiền họ phải thanh toán. - Về lãi suất, do quy mô các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao, do vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay thương mại. - Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từ kết quả của việc sử dụng những khoản vay đó. - Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay. 1.2.3.Phân loại cho vay tiêudùng 1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích vay: có thể phân tín dụng tiêu dùng thành hai loại: + Cho vay tiêu dùng cư trú (residential morage loan) là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. + Cho vay tiêu dùng không cư trú (nonresidential morage loan) đó là các khoản
  • 13. 6 cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành hoặc giải trí… 1.2.3.2 Căn cứ vào hình thức có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại: + Cho vay gián tiếp (indirect consumer loan) là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. + Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct consumer loan) là ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ. 1.2.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả + Cho vay trả góp: là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng nhiều lần theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. + Cho vay từng lần: Vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thức vay, theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. + Cho vay theo hạn mức tín dụng : Vay hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, ngân hàng cấp cho khách 1 hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số 1.2.3.4 Căn cứ vào Tài sản đảm bảo + Cho vay tín chấp: là hình thức cho vay dựa vào uy tín của khách hàng, không yêu cầu tài sản đảm bảo. + Cho vay thế chấp: Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp cho khoản vay. 1.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng 1.2.4.1 Đối với ngân hàng Thứ nhất, CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từ đó mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD, số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp
  • 14. 7 hơn trong con mắt của khách hàng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao hơn. Thứ hai, CVTD cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết đến ngân hàng. Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư. Thứ ba,CVTD tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hoá kinh doanh từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cuả ngân hàng. 1.2.4.2 Đối với khách hàng Hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc đi vay nhiều quá sẽ khiến khách hàng mất khà năng thanh toán. 1.2.4.3 Đối với nền kinh tế Cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng chuyển dịch hàng hoá. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắt nghẽn, hàng hoá không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. 1.2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêudùng 1.2.5.1 Các yếu tố khách quan của nền kinh tế  Kinh tế vĩ mô Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng một cách hiệu quả như các yếu tố: chỉ số giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát…sẽ làm ngân hàng cho vay tin tưởng vào khả năng thu hồi nợ, còn người đi vay thì có đủ nguồn lực tài chính trong tương lai để trả nợ. Kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại khi kinh tế suy thoái.  Môi trường pháp lý Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở bảo vệ sự phát triển thị trường tài chính an toàn , ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của hai phía.
  • 15. 8  Môi trường văn hoá xã hội: Những yếu tố thuộc về văn hoá xã hội như thoái quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí…ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho vay tiêu dùng. 1.2.5.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng  Định hướng phát triển của ngân hàng Là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động CVTD. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu về CVTD sẽ không được quan tâm.  Năng lực tài chính của ngân hàng Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ…  Chính sách tín dụng của ngân hàng: Là hệ thống các chủ trương định hướng qui định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thông thường chính sách tín dụng thường có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, qui định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, cách thức thanh toán nợ…  Số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng Nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi đến mấy cũng vô giá trị. Tuy nhiên đạo đức thôi chưa đủ, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn  Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. 1.2.5.3 Đối với khách hàng vay vốn Năng lực vay vốn của khách hàng : được thể hiện thông qua các nhân tố như: thu nhập của khách hàng, trình độ văn hoá, thói quen đạo đức…của khách hàng. Thu
  • 16. 9 nhập của khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Khách hàng cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. 1.2.6 Các chỉ tiêuđánh giáhiệu quả cho vay tiêudùng 1.2.6.1 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. 1.2.6.2 Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. 1.2.6.3 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. 1.2.6.4 Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 1.2.6.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn:  Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường thì khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Vốn huy động Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = Dư nợ x 100%
  • 17. 10  Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng.  Hệ số thu nợ: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.  Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu dùng để phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh bình thường. 1.3. hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.3.1. Đối tượng Nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển,tín dụng ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ trong giới công kỹ nghệ gia để sản xuất hàng hóa, và cho giới thương gia để tồn trữ và phân phối hàng hóa, và khi cần ngân hàng còn có thể cho giới tiêu thụ vay để mua hàng.Do đó, có thể nói đối tượng của nghiệp vụ ngân hàng rất nhiều nhưng tổng quát,bao gồm các lãnh vực then chốt sau: (1) Tín dụng để sản xuất hàng hóa (2) Tín dụng để lưu thông hàng hóa (3) Tín dụng để tiêu thụ hàng hóa  Tín dụng để sản xuất hàng hóa Loại tín dụng này cung cấp cho các doanh nhân vay tiền đẻ mở mang công nghệ sản xuất hàng hóa, như trong năm 2009,các ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay với lãi suất được ngân hàng Nhà nước hỗ trợ lãi suất 4% để Tổng nguồn vốn Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn = Dư nợ x 100% Hệ số thu nợ = = Doanh số cho vay Doanh số thu nợ x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = = Tổng dư nợ Nợ quá hạn x 100%
  • 18. 11 kích thích việc sản xuất hàng hóa với giá rẻ, tạo khả năng tiêu thụ mạnh và từ đó giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm… - Tín dụng giúp vốn luân chuyển, ngắn hạn (dưới 1 năm) - Tín dụng trung hạn (trên 1 năm) và dài hạn (trên 5 năm)  Tín dụng lưu thông hàng hóa Loại tín dụng này nhằm cho các công ty thương mại vay,giúp họ thêm phương tiện nhằm cung ứng đầy đủ hàng hóa cần thiết cho nhu cầu tiêu thụ.Loại tín dụng này ngắn hạn và được nhiều bảo đảm nên các NHTM ưa chuộng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng này,và xem như đối tượng tín dụng chủ yếu trong hoạt động NH của mình  Tín dụng để tiêu thụ hàng hóa Loại tín dụng này giúp tư nhân vay tiền để mua sắm các đồ dùng như máy giặt, tủ lạnh, xe hơi, mua nhà, sửa chữa nhà… Các đồ dùng này sẽ được sử dụng và giá trị ban đầu dần dần sụt giảm, rồi bị tiêu hủy hẳn.Nghiệp vụ này có nhiều rủi ro vì không được bảo đảm ,không lưu động hóa tiền được, gặp nhiều rắc rối khi phải tranh chấp theo thủ tục dân luật. 1.3.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân Quy trình này lần lượt gồm 6 bước: Bước 1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,hợp lệ của hồ sơ 1/ Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn Hồ sơ gồm các nội dung cơ bản sau:  Giấy đề nghị vay vốn  Hồ sơ pháp lý về KH  Hồ sơ về dự án vay vốn  Hồ sơ bảo đảm tiền vay 2/ Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ Nhân viên TD chịu trách nhiệm về:  Kiểm tra đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn  Báo cáo Trưởng phòng tín dụng xin ý kiến Bước 2: Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ:
  • 19. 12 Phần này gồm hai khía cạnh: thẩm định và lập tờ trình a. Thẩm định Nội dung thẩm định - Chấm điểm KH theo Hệ thống chấm điểm TD nội bộ - Nhân viên TD của từng NH chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định các nội dung sau: (1) Năng lực pháp lý của KH (2) Tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính,năng lực hoạt động và vay (3) Khả năng uy tín của KH, đáp ứng nguồn vốn, lãi suất thời hạn cho vay của bản thân NH (4) Tính pháp lý, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án theo nội dung hướng dẫn thẩm định của từng ngân hàng (5) Các biện pháp bảo đảm tiền vay b. Lập tờ trình NVTD chịu trách nhiệm lập Tờ trình trình Trưởng phòng. Tờ trình này phải nêu rõ và đánh giá được các nội dung cần có và phải nêu rõ ý kiến có hay không đòng ý cho vay và lý do c. Trình trưởng phòng TD NVTD tập hợp hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng và người này có trách nhiệm:  Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, các nội dung NVTD đã nêu trong tờ trình  Bổ sung các thông tin về KH và dự án (nếu có), nêu ý kiến độc lập đề nghị cho hay không cho vay… Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và chịu trách nhiệm về các thông tin, ý kiến đánh giá, đề nghị được nêu trong tờ trình. d. Trình lãnh đạo: NVTD chịu trách nhiệm:  Tập hợp lại hồ sơ TD  Tờ trình của Phòng tín dụng và các phòng chức năng khác trình lãnh đạo quyết định. Bước 3: Quyết định cho vay
  • 20. 13 Quyết định cho vay gồm 4 giai đoạn sau: (1) Xét duyệt cho vay, (2) Thông báo cho KH, (3) Thời hạn xem xét quyết định cho vay, (4) Ký hợp đồng TD. 1/ Xét duyệt cho vay 1.1 Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm định xét duyệt cho vay của chi nhánh NH để trực tiếp xem xét và quyết định, hoặc trình Tổng giám đốc (GĐ) hay Hội đồng tín dụng Hội sở quyết định. 1.2 Trách nhiệm của lãnh đạo chi nhánh: Xem xét tờ trình của các phòng tham gia thẩm định và ý kiến của Hội đồng tín dụng tại chi nhánh ( nếu có ) để quyết định. 2/ Thông báo cho khách hàng 2.1. Dự thảo văn bản gửi KH hoặc tờ trình (1) Nếu thuộc thẩm quyền của chi nhánh : NVTD chịu trách nhiệm dự thảo văn bản trả lời KH theo ý kiến chỉ đạo của GĐ chi nhánh. (2) Nếu vượt quyền quyết định của chi nhánh, NVTD chịu trách nhiệm:  Tập hợp hồ sơ KH, dự thảo tờ trình và trình Hội sở xét duyệt  Tờ trình phải nêu và đánh giá lý do cho vay hay không cho vay và kèm theo hồ sơ vay vốn. 2.2. Trình Trưởng phòng kiểm tra, chỉnh sửa lại, sau đó trình GĐ chi nhánh ký chính thức. 2.3. Gởi văn bản cho Hội sở sau khi GĐ ký chính thức. 2.4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Hội sở, GĐ chi nhánh chỉ đạo Phòng TD thực hiện nội dung văn bản do Hội sở trả lời. 3/ Thời hạn xem xét quyết định cho vay Thường không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi chi nhánh NH nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của KH theo yêu cầu của chi nhánh,chi nhánh phải quyết định.Nếu thuộc thẩm quyền quyết định của chi nhánh, chi nhánh thông báo cho KH; nếu vượt thẩm quyền, chi nhánh lập tờ trình, tập hợp hồ sơ gửi Hội sở xét duyệt theo quy định. 4/ Ký hợp đồng tín dụng (HĐTD) 4.1 Hoàn thiện các điều kiện trước khi ký HĐTD
  • 21. 14 NVTD yêu cầu KH hoàn thiện các điều kiện theo nội dung văn bản đã thông báo cho KH. 4.2. Ký HĐTD (1) NVTD tiến hành soạn thảo HĐTD theo mẫu HĐTD trung/dài hạn do Hội sở ban hành và các nội dung đối với hợp đồng cụ thể đó. (2) Trưởng phòng kiểm tra lại các điều khoản HĐTD theo đúng nội dung đã được duyệt. Nếu nội dung chưa phu hợp, chỉnh sửa lại, nếu nội dung đúng, ký trình GĐ chi nhánh. (3) GĐ chi nhánh và KH tiến hành ký HĐTD. Nếu trị giá hợp đồng vượt hạn mức, sẽ thực hiện theo ủy quyền của TGĐ. (4) HĐTD được lập thành ba bản chính: KH giữ một bản và NH giữ hai bản: một bản lưu giữ ở bộ phận TD và một bản được lưu giữ để giải ngân và thu nợ. Bước 4: Giải ngân, kiểm tra, giám sát: Bước 4 gồm hai phần: (1) hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân và (2) giải ngân. 1/ Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân 1.1 Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của NH 1.2 Thực hiện các hình thức bảo đảm tiền vay khác 1.3 Thực hiện các điều kiện khác theo quy định trong HĐTD trước khi giải ngân. 2/ Giải ngân 2.1 Kiểm tra và trình duyệt giải ngân a. Kiểm tra căn cứ giải ngân: NVTD chịu trách nhiệm tiếp nhận Giấy nhận nợ/ Khế ước nhận nợ kèm các chứng từ thanh toán của KH, kiểm tra các căn cứ phát tiền vay. b. Trình duyệt giải ngân: Trưởng phòng TD và sau đó trình GĐ. 2.2 Quyết định giải ngân: Đồng ý và ký duyệt; hoặc chưa phù hợp, yêu cầu KH chỉnh sửa lại; nếu không đồng ý, cần ghi rõ lý do. 2.3. Sau khi GĐ quyết định, NVTD nhận lại hồ sơ giải ngân và giải quyết.
  • 22. 15 3/ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của KH Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và giải quyết phát sinh Bước 5 gồm ba vấn đề sau: (1) theo dõi việc trả nợ gốc, lãi, phí ; (2) thu nợ, thu lãi và phí (nếu có); và (3) giải quyết phát sinh. 1/ Theo dõi việc trả nợ gốc, lãi ,phí 1.1 Theo dõi doanh thu của KH chuyển qua NH theo cam kết 1.2 Theo dõi trả nợ gốc : (1) Đầy đủ, đúng hạn (2) Không đủ, không đúng hạn (3) Nợ quá hạn 1.3. Theo dõi trả nợ lãi: (1) Đầy đủ, đúng hạn (2) Không đủ, không đúng hạn (3) Lãi treo 2/ Thu nợ, thu lãi và phí (nếu có) 2.1. NVTD chịu trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản vay đến hạn thường trước 10 ngày, chuẩn bị và gửi thư nhắc trả nợ đến người vay trước lúc phải thu thường ít nhất 5 ngày. 2.2. NVTD trình lãnh đạo chuyển sang nợ quá hạn nếu đến hạn KH không trả được nợ, không có văn bản điều chỉnh lại thời hạn trả nợ của lãnh đạo. 3/ Giải quyết phát sinh Trong khi thực hiện HĐTD, có nhiều nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp sau: (1) Trả nợ trước hạn (2) Điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ (3) Chuyển nợ quá hạn (4) Giải quyết thu nợ quá hạn (5) Giải quyết tài sản đảm bảo (6) Giảm, miễn lãi, giải quyết nợ từ quỹ dự phòng rủi ro, khoanh hoặc xóa nợ theo quy định  Thao tác thực hiện
  • 23. 16 (1) NVTD tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn KH hoàn thiện hồ sơ (2) Kiểm tra, đánh giá và lập tờ trình đề nghị giải quyết, NVTD phải:  Phân tích, đánh giá tình hình thực tế của KH, đối chiếu các quy định của chính phủ, ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của ngân hàng cho vay đối với từng nghiệp vụ phát sinh để đề nghị giải quyết.  Chuyển hồ sơ cho các phòng chức năng liên quan khác có ý kiến tham gia theo quy định của ngân hàng cho vay.  Lập tờ trình nêu rõ tình hình KH, dự án, các nội dung đã đánh giá, phân tích, có ý kiến đề nghị hướng dẫn giải quyết độc lập trình Trưởng phòng xem xét, sau khi các phòng liên quan gửi lại hồ sơ và ý kiến tham gia bằng văn bản.  Trưởng phòng TD kiểm tra lại hồ sơ, các thông tin NVTD đã đưa ra, có ý kiến đề nghị giải quyết độc lập và ký vào tờ trình của NVTD.  NVTD tập hợp lại toàn bộ hồ sơ, tờ trình tham gia của các phòng trình lãnh đạo quyết định. Bước 6: Kết thúc HĐTD Bước 6 gồm bốn vấn đề phải giải quyết: (1) tất toán khoản vay, (2) thanh lý HĐTD, giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay và (4) lưu hồ sơ. 1/ Tất toán khoản vay Khi KH trả hết nợ, NVTD tiến hành đối chiếu, kiểm tra với bộ phận tổng hợp/Phòng kế toán về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. 2/ Thanh lý HĐTD Người vay và người cho vay có thể thỏa thuận:  HĐTD đương nhiên hết hiệu lực sau khi quyền và nghĩa vụ của người vay và người cho vay chấm dứt, hoặc:  Thanh lý HĐTD: Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thỏa thuận trong HĐTD đã ký khi người vay trả xong nợ gốc và lãi, HĐTD đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. 3/ Giải chấp tài sản đảm bảo số tiền vay
  • 24. 17 Sau khi thu hết nợ gốc, lãi vay, tất toán khoản vay, NVTD cùng với bộ phận kế toán, kho quỹ tiến hành giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản theo quy định. 4/ Lưu hồ sơ 4.1 Phòng kế toán Phòng kế toán lưu các hồ sơ, giấy tờ sau: * Các bản chính hoặc bản sao có công chứng của hồ sơ pháp lý :  Quyết định thành lập công ty ( nếu có )  Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu (đối với cá nhân, hộ gia đình)  Giấy phép hành nghề (nếu có) * Các giấy tờ về mẫu dấu, chữ ký * Các văn bản ủy quyền vay vốn (nếu có) 4.2. Phòng TD lưu toàn bộ các hồ sơ: Đối với các hồ sơ, giấy tờ là bản chính,hoặc bản sao được công chứng mà Phòng giao dịch ngân quỹ đã lưu, Phòng TD chỉ cần lưu một bản sao không cần công chứng. Tờ trình cho vay của NVTD; biên bản HĐTD; thông tin tổng hợp chấm điểm xét duyệt cho vay, hoặc thông tin tổng hợp chấm điểm và xếp hạng tín dụng và các ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan đối với khoản vay. 4.3. Các phòng liên quan trong quá trình cho vay lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định hiện hành.
  • 25. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ 2.1. Giới thiệukhái quát về ngân hàng Á Châu – PGD Ngô GiaTự 2.1.1. Khái quát về ngân hàng Á Châu Việt Nam – Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu. – Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Bank. – Tên viết tắt: ACB. – Hội sở: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. – Điện thoại: (848) 3929 0999. Fax: (848) 3839 9885. – Telex: 813158 ACBVT SWIFT: ASCBVNVX – Email: acb@acb.com.vn. Website: www.acb.com.vn. – Tầm nhìn: Trở thành và duy trì vị trí là ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) bán lẻ hàng đầu Việt Nam. – Thương hiệu ACB (Logo) với ý nghĩa sau:  Ý nghĩa của chữ “ACB” là: Attitude, Capability và Behaviour.  Attitude (Thái độ): Nhân viên ACB luôn có thái độ tôn trọng khách hàng, lắng nghe khách hàng, xem khách hàng là đối tác trong quan hệ, quan hệ lợi ích hỗ tương.  Capability (Năng lực): ACB cung ứng đầy đủ nguồn lực vật chất, tài chính và nhân sự để đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và các tiện nghi giao dịch được thuận lợi và an toàn.  Behaviour (Hành vi): Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự, thân thiện với khách hàng.  Màu sắc: Chữ ACB có màu xanh dương là biểu trưng của niềm tin, hy vọng, sự trẻ trung và năng động.  Thiết kế: Có 12 vạch chạy ngang 3 chữ A, C, B ngay vị trí trung tâm của 3 chữ cái  Các vạch ngang: biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ (ngân lưu) trong hoạt động tài chính ngân hàng.
  • 26. 19  Con số 12: đại diện cho 12 tháng trong năm (thời gian).  Vị trí trung tâm: biểu trưng cho trạng thái cân bằng. => Ý nghĩa tổng quát: Dòng lưu thông tiền tệ của ngân hàng ACB luôn ở trạng thái ổn định, cân bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn luôn như thế theo thời gian. – Phương châm hoạt động: Luôn luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng. Với ý nghĩa: ACB luôn xem khách hàng là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không tự mãn với những gì đạt được, ACB luôn phấn đấu để đạt được hiệu quả tối ưu về cung cách phục vụ, về chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ, tính rộng khắp của mạng lưới phân phối, tính hiện đại và an toàn của công nghệ,… để luôn xứng đáng với sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng, và xứng đáng là ngân Hàng TMCP tốt nhất tại Việt Nam. Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại (NHTM), hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 05/1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, ngân hàng Á Châu ra đời. – Giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993. – Giấy phép thành lập số 553/GP-UB do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. – Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11/05/2007. – Ngày 04/06/1993, Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã mở rộng kinh doanh và thành lập nên nhiều công ty trực thuộc, liên doanh và liên kết, cụ thể: – Công ty trực thuộc bao gồm:  Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).  Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
  • 27. 20  Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). – Công ty liên kết gồm có:  Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).  Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). – Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB-SJC (góp vốn thành lập với SJC). Cơ cấu tổ chức chính gồm có:  Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Giám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, và Công nghệ thông tin.  Bốn ban: Kiểm soát - kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý rủi ro tín dụng.  Ba phòng: Đầu tư, Quan hệ quốc tế, Thẩm định định giá tài sản.  Ngoài ra, có các bộ phận quan trọng như: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Các Hội đồng (nhân sự, tín dụng, đầu tư, ALCO - quản lý tài sản Nợ Có), Tổng Giám đốc. Chỉ sau 20 năm chính thức đi vào hoạt động, năm 1997, ngân hàng đã được ghi nhận bằng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Euromoney trao tặng. Theo thống kê trên Website ACB, từ đó đến nay, ngân hàng đã mang về trên 80 giải thưởng, bằng khen. Và tiếp nối truyền thống năm 2009, năm 2015, ACB đã vinh dự nhận được 6 giải thưởng danh giá từ 5 tạp chí uy tín quốc tế, đó bao gồm: Bảng 2.1: Các giải thưởng ngân hàng TMCP Á Châu đạt được TT Giải thưởng Tạp chí trao tặng 1. Ngân Hàng có dịch vụ thanh toán vượt trội năm 2010 The Asset 2. Ngân Hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2011 The Asian Banker 3. Lãnh đạo Ngân Hàng Xuất Sắc nhất Việt Nam năm 2012 4. Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2012 Global Finance 5. Ngân Hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2013 AsiaMoney 6. Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014 Finance Asia
  • 28. 21 (Nguồn: Website Ngân hàng Á Châu, http://www.acb.com.vn) Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng Á Châu gồm có:  Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;  Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;  Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;  Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;  Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.  Hoạt động bao thanh toán. 2.1.2.Sơ lược PGD Ngô GiaTự 2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. PGD Ngô Gia Tự. Địa chỉ: 90 - 92 Ngô Gia Tự, P.9, Quận 10, Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 083 927 3560. Số Fax: 083 927 3561 Được thành lập theo quyết định số 248/NHNoBT ngày 02/07/2007 của ACB Chi nhánh Quận 10 Với địa thế thuận lợi nằm trên mặt tiền đường Ngô Gia Tự, một trong những cửa ngõ quan trọng của thành phố Hồ Chí bên cạnh khu dân cư sầm uất. Qua 9 năm hoạt động, Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự trực thuộc ACB Chi nhánh Quận 10 đã thu hút được trên 4.000 khách hàng thường xuyên giao dịch, một lượng lớn khách hàng vãng lai, mức huy động vốn bình quân đạt gần 20 tỷ đồng/nhân viên. Trên cơ sở vừa kế thừa và phát huy truyền thống của ACB vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và công tác quản trị điều hành theo hướng đến chuẩn mực chung về hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Bằng những giải pháp mang tính đột phá, thay đổi tư duy và cách làm mới, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Phòng giao dịch thì Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự hoạt động thực sự khởi sắc. Đến 30/06/2014, hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Ngô Gia Tự đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Nguồn vốn đạt
  • 29. 22 132 tỷ đồng. Tổng số tài khoản tiền gửi khách hàng đã mở 2.511 tài khoản; Tổng dư nợ tín dụng đạt 48 tỷ đồng; số thẻ phát hành đạt 3.873 thẻ các loại; số máy POS lắp đặt cho khách hàng: 05 máy. Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, bên cạnh việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động tiền gửi; cho vay, Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự đã triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thông qua phát hành Thẻ tín dụng quốc tế; Internet Banking; kết nối thanh toán (CMS), Mobile Banking, Agripay, Western Union, chuyển tiền kiều hối; Chi trả lương qua tài khoản; thanh toán trong nước và quốc tế; các dịch vụ ngoài tín dụng khác… Với sự cố gắng hết mình của mỗi cán bộ, nhân viên của Phòng giao dịch Ngô Gia Tự thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp với hệ thống giao dịch hiện đại, Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, trụ sở Phòng giao dịch khang trang, tin tưởng rằng Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự sẽ thu hút hơn nữa nhiều khách hàng trên địa bàn, góp phần nhỏ bé cho sự phát triển của ACB Chi nhánh Quận 10.  Cơ cấu tổ chức: Nguồn: Phòng Tín dụng Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức ACB – PGD Ngô Gia Tự  Cơ cấu nhân sự: Hiện nay, PGD Ngô Gia Tự có một trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng, 3 giao dịch viên, 1 Kế toán – Ngân quỹ và 14 Cộng tác viên. Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại PGD là một tập thể đoàn kết, luôn gắn bó giúp đỡ nhau trong công việc, tất cả đều phấn đấu vì mục tiêu chung của Ngân hàng. Trưởng PGD Phòng Kế toán-Ngân quỹ Quầy Giao Dịch Phòng Tín Dụng
  • 30. 23 2.1.2.2 Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ờ, chuyển nhượng BĐS  Đối tượng cho vay: cá nhân  Đặc điểm: - Loại tiền: đồng Việt Nam, vàng hoặc đồng Việt Nam đảm bảo bằng giá trị vàng - Thời hạn cho vay: + Đối với sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở tối đa là 36 tháng + Xây dựng nhà, chuyển nhượng BĐS tối đa là 15 năm, từ 10 năm trở lên phải do TGĐ xem xét quyết định. - Phương thức cho vay: + Cho vay trả góp hàng tháng: Gốc chia đều cho các tháng, lãi tính theo số dư nợ thực tế. - Mức cho vay: + Đối với cho vay sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở: mức cho vay tối đa không quá 70% dự toán sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở và không được quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. + Đối với cho vay xây dựng nhà ở, chuyển nhượng BĐS: mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị dự toán xây dựng nhà ở, giá chuyển nhượng và không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. + Mức dư nợ tối đa đối với một khách hàng không được quá 700 triệu đồng, trường hợp cho vay vượt mức phán quyết của đơn vị hoặc quá 700 triệu phải được TGĐ chấp thuận.  Điều kiện vay vốn: - Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự - Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp - Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ - Có tài sản đảm bảo theo qui định - Có vốn tự có tham gia vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở
  • 31. 24 - BĐS chuyển nhượng, mua bán, xây dựng, sửa chữa phải toạ lạc trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố hoặc đơn vị trực thuộc ACB hoạt động.  Tài sản đảm bảo: phải được đánh giá là có giá trị ổn định lâu dài và mãi lực thị trường tốt, dễ thu hồi nợ - BĐS: đất đai, nhà xưởng - Tài sản hình thành từ vốn vay - Tài sản khác theo qui định của pháp luật - Bảo lãnh của bên thứ ba  Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn - CMND, hộ khẩu của người vay vốn và vợ (chồng), người bảo lãnh - Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Giấy tờ căn nhà, nền nhà dự định mua, giấy phép xây dựng, sửa chữa (thủ tục bắt buộc), Giấy thoả thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà do 2 bên lập (nếu có). - Hồ sơ về TSĐB - Hồ sơ khác theo yêu cầu của NH (nếu có) Qui định về cho vay mua xe ô tô  Đối tượng và phạm vi áp dụng Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua xe ô tô phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.  Điều kiện cho vay - Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị KD của NH - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có khả năng tài chính và phương án trả nợ khả thi - Có tài sản đảm bảo nợ vay, tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản do bên thứ ba bảo lãnh hoặc tài sản khác.  Thời hạn cho vay: tối đa không quá 5 năm  Điều kiện về TSĐB - TSĐB là chiếc xe ô tô dự định mua mới 100% do Việt Nam sản xuất lắp ráp, xe nhập khẩu. + Xe du lịch, xe vận tải hành khách.
  • 32. 25 + Xe vận tải hàng hoá - TSĐB là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng + NH không khuyến khích nhận TSĐB là xe đã qua sử dụng + Xe du lịch, xe vận tải hành khách, xe vận tải hàng hoá, xe chuyên dùng có chế độ đặng ký sở hữu. + Xe có chất lượng còn lại tối thiểu 80% giá trị ban đầu.  Tỷ lệ cho vay: tuỳ theo khả năng trả nợ của người vay và tình trạng xe, NH xác định mức cho vay cho phù hợp nhưng không vượt quá các tỷ lệ cho vay dưới đây: - Đối với xe mới 100%: tối đa bằng 70% giá trị xe ô tô theo hợp đồng mua bán và hoá đơn bán xe đã bao gồm VAT. - Đối với xe đã qua sử dụng: tối đa bằng 50% giá trị xe ô tô do NH định giá. - Các trường hợp vượt tỷ lệ nêu trên phải có ý kiến của BGĐ. Cho vay tiêu dùng khác - phục vụ đời sống  Đối tượng áp dụng: các cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các phương án phục vụ đời sống.  Điều kiện vay vốn - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) cùng địa bàn hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn hoạt động của đơn vị phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc. - Có vốn tự có tham gia vào phương án phục vụ đời sống tối thiểu là 30%  Thời hạn cho vay: - Cho vay đi học trong nước hoặc nước ngoài: thời hạn cho vay tối đa 07 năm - Các trường hợp khác: thời hạn cho vay tối đa 03 năm - Các trường hợp cho vay vượt thời hạn trên phải được Tổng Giám Đốc (hoặc người được uỷ quyền) chấp nhận.  Mức cho vay: Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án phục vụ đời sống, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay. Tuy nhiên mức cho vay không được vượt quá 300 triệu đồng/khách hàng.
  • 33. 26  Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất và biểu phí tín dụng của Ngân hang trong từng thời kỳ. Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng. 2.1.3.Tình hình hoạt động của ACB - PGD Ngô GiaTự 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm tại PGD Ngô Gia Tự ĐVT: Triệu đồng Thực hiện Kế hoạch +/- 2014 so với năm 2013 +/- 2015 so với năm 2014 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 34.086 81.908 84.153 48.400 72.190 174.446 47.822 140.3 2.245 2.74 Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm
  • 34. 27 Huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của một PGD. Qua Bảng 2.2 cho thấy năm 2013 tình hình huy động vốn rất khó khăn tại PGD đạt 34.086 triệu đồng. Thế nhưng với mức tăng trưởng 140.3% so với năm 2013, năm 2014 đã có bước nhảy vọt đáng kể đạt 81.908 triệu đồng và tăng trưởng chậm hơn ở năm 2015 (tăng 2.74%). So với năm 2013 thì đây là năm mà PGD Ngô Gia Tự không đạt được chỉ tiêu được giao (48.400 triệu đồng), bởi nhiều lý do khác nhau trong đó thì lý do khách quan là chủ yếu. Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và Thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ - tín dụng thắt chặt, cạnh tranh giữa các Ngân hàng diễn ra gay gắt đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động huy động vốn của PGD rất nhiều. Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức. Khủng hoảng tài chính năm 2013 đã đẩy kinh tế Thế giới vào tình trạng suy thoái đã tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta. Trước tình hình đó, chính phủ đã có chính sách hỗ trợ lãi suất, nới lỏng tiền tệ…tạo tiền đề cho hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng có phần khởi sắc, tăng 140.3% so với năm 2013. Đây chính là năm hoạt động thành công tại PGD. Là thành quả của công tác lãnh đạo của Chi nhánh và trưởng PGD cùng toàn thể nhân viên tại PGD. Không những thế, PGD đạt 133% so với chỉ tiêu mà Chi nhánh giao (72.190 triệu đồng) Bước vào năm 2015, lạm phát vẫn làm mối quan ngại lớn nhất cho nền kinh tế. NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy tốc độ tăng năm 2015 có phần sụt giảm so với năm trước (tăng 2.74%). Thế nhưng, năm 2015 vẫn là năm thành công của ACB nói chung và của PGD Ngô Gia Tự nói riêng. Bởi lẽ, thương hiệu ACB ngày càng được nhiều người biết đến bằng những hoạt động, chương trình khuyến mãi hoành tráng nhằm huy động vốn trong năm. 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, PGD Ngô Gia Tự đã có những bước
  • 35. 28 phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện cụ thể trong bảng sau : Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm. Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm Hoạt động cho vay năm 2013, mặc dù nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn nhưng PGD vẫn đạt 179.7% so với chỉ tiêu được giao (7.400 triệu đồng). Tính đến ngày 31/12/2014, tại PGD Ngô Gia Tự đã cho vay được 50.193 triệu đồng tăng 276.71% so với năm 2013. Mặc dù con số này vẫn không đạt chỉ tiêu mà trên giao ( do lãi suất cho vay tăng quá cao kể từ quý III năm 2014 vượt qua sức chịu đựng của khách hàng, NHNN khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, ACB tạm ngưng cho vay một thời gian đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cho Thực hiện Kế hoạch +/- 2014 so với năm 2013 +/- 2015 so với năm 2014 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 13.324 50.193 62.094 7.400 58.424 116.303 36.869 276.7 11.901 23.71 ĐVT: Triệu đồng
  • 36. 29 vay tại PGD) nhưng đây là sự tăng trưởng rất đáng khích lệ cho toàn thể cán bộ công nhân viên tại PGD. Với 50.193 triệu đồng được cho vay, PGD Ngô Gia Tự đạt 86% so với kế hoạch đề ra (58.424 triệu đồng). Năm 2015, với việc NHNN thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng lớn hoạt động cho vay tại PGD. Tốc độ tăng trưởng đạt 23.71% so với năm 2014 và đạt 53.38% so với chỉ tiêu mà Chi nhánh giao (116.303). 2.2. Thực trang cho vay cá nhân tại ACB – PGD Ngô Gia Tự 2.2.1 Quy trình tín dụng Bước 1: Tiếp xúc khách hàng Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên tín dụng tìm hiểu sơ bộ về khách hàng: Mục đích vay của khách hàng là gì? Công việc của khách hàng hiện nay là gì? Nguồn thu nhập hàng tháng từ đâu? Bao nhiêu? Có đủ khả năng thanh toán định kỳ cho NH hay không?….Bên cạnh đó nhân viên tín dụng còn phải tiến hành định giá sơ bộ về TSĐB của khách hàng: mãi lực thị trường của tài sản đó, tính hợp pháp của tài sản đảm bảo… Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ cấn thiết: - Phương án sử dụng vốn – các tài liệu chứng minh cho phương án vay như hoá đơn, hợp đồng kinh tế, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. - Hộ khẩu, CMND của vợ, chồng ( bản photo) - Giấy kết hôn (nếu chưa kết hôn phải có sát nhận của UBND xã, phường nơi cư trú là vẫn còn trong tình trạng độc thân) - Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh của bên thứ ba… Bước 2: Nhân viên tín dụng lập Tờ trình thẩm định tài sản ( Phụ lục 01 trang 1 ) gửi Trưởng phòng, hay giám đốc chi nhánh xem xét. Nội dung tờ trình phải khái quát một cách đầy đủ các yếu tố như: - Các thông tin chung về khách hàng: Tên, địa chỉ của cá nhân tổ chức có nhu cầu vay vốn - Chứng từ pháp lý về tài sản - Mô tả về tài sản của khách hàng
  • 37. 30 - Kết quả thẩm định… Bước 3: Lập hồ sơ tín dụng Sau khi được cấp trên xét duyệt Tờ trình, nhân viên tín dụng trình Trưởng phòng giao dịch xem xét quyết định. Hồ sơ trình duyệt gồm các tài liệu sau: - Tờ trình thẩm định tín dụng do CBTD lập - Giấy đề nghị vay vốn - Phương án vay vốn Kế hoạch sử dụng vốn vay - Lịch trả nợ - Tài liệu giấy tờ về tài sản đảm bảo. - Thông tin CIC (nếu có). - Các tài liệu khác. Bước 4: Lập hợp đồng Sau khi hồ sơ dược chấp thuận cho vay, nhân viên tín dụng thông báo ngay cho khách hàng biết về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, kỳ đóng lãi,…đồng thời tiến hành soạn thảo các hợp đồng, giấy tờ để trình Trưởng phòng giao dịch ký. - Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh - Hợp đồng thế chấp tài sản/ Cầm cố tài sản - Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo - Văn bản xác định đối tượng thế chấp Bước 5: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản Sau khi hoàn thành các bước trên, khách hàng và ngân hàng tiến hành công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản tại các phòng công chứng. Các giấy tờ cần thiết cho việc công chứng bao gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch - Hợp đồng tín dụng. - Hợp đồng thế chấp. - Văn bản về xác định đối tượng hợp đồng giao dịch. - Biên bản kiểm định tài sản. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và QSDĐ ở. - Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất… - Giấy giới thiệu của Ngân hàng.
  • 38. 31 - Lời chứng của công chứng viên - Sau khi hoàn thành thủ tục cần thiết Công chứng viên xác thực, đóng dấu. Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo - Đối với loại tài sản là đất đai, nhà ở: Lập Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tới Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận, Huyện yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo. Các giấy tờ cần thiết: - Hợp đồng thế chấp. - Phiếu đăng ký Giao dịch đảm bảo. - Giấy giới thiệu của Ngân hàng. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và QSDĐ ở. - Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất. - Các giấy tờ cần thiết khác. Bước 7: Giải ngân Ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ và Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo trình trưởng phòng giao dịch ký giải ngân. Bước 8: Lưu hồ sơ và giám sát các khoản tín dụng Thủ quỹ tiến hành lưu hồ sơ và theo dõi kế hoạch trả nợ của Khách hàng. Ba tháng một lần cán bộ tín dụng đến thăm hỏi khách hàng, đồng thời giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng. Bước 9: Tất toán khoản vay Nếu Khách hàng tất toán đúng hạn hoặc trước hạn thì NH tiến hành hoàn lãi 1 phần cho KH. Nếu KH chậm tất toán NH chuyển nợ xấu và theo dõi để có những biện pháp cần thiết để thu hồi vốn vay.
  • 39. 32 2.2.2.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB - PGD Ngô Gia Tự Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự qua các năm ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Sản xuất kinh doanh 8.159,548 61,24% 7.529,156 15,00% 7.113,000 11,46% Đầu tư & kinh doanh Chứng khoán - 1.000,000 1,99% - 0.00% Xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa, đất đai (để ở) 1.035,027 7,77% 15.534,617 30,95% 22.626,000 36,46% Xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa, đất đai (cho thuê/bán) 1.082,144 8,13% 8.323,581 16,58% - 0.00% Mua xe 319,980 2,40% 1.012,043 2,02% 1.149,000 1,85% Tiêu dùng khác 2.012,587 15,10% 13.007,253 25,91% 25.919,000 41,72% Trả góp ngày 714,712 5,36% 3.786,350 7,54% 5.287,000 8,51% Sản xuất nông nghiệp - 0.00% - 0.00% - 0.00% Tổng 13.323,999 100% 50.193,000 100% 62.094,000 100% Nguồn: Báo cáo tín dụng tháng 12 các năm 2013 – 2015 – PGD Ngô Gia Tự Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng tại PGD Ngô Gia Tự có sự thay đổi qua từng năm phụ thuộc vào sự biến động của chính sách kinh tế từng giai đoạn cũng như chu trình của nền kinh tế. Cụ thể: Năm 2013 tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh lại chiếm phần lớn, chiếm tới 61,24% trong tổng dư nợ. Trong khi đó các lĩnh vực cho vay như tiêu dùng khác hay cho vay sửa chữa lại chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (Cho vay tiêu dùng khác chiếm 15.10%, cho vay xây dựng sửa chữa, mua sắm nhà cửa chiếm 7.77%).
  • 40. 33 Năm 2014, tỷ trọng lại có sự thay đổi khi dư nợ tín dụng lại nghiêng về cho vay xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa. Cụ thể: cho vay xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa (để ở) chiếm 30.95% và đạt 15.534,617 triệu đồng trong tổng dư nợ cho vay, tăng gấp 15 lần so với năm 2013. Trong năm này còn có sự tăng trưởng trở lại của hoạt động tiêu dùng khác khi tỷ trọng này đạt 13.007,253 chiếm 25.91% trong tỷ trọng cho vay năm 2014, tăng 6.5 lần so với năm 2013. Trong khi đó hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh lại giảm đôi chút về dư nợ cho vay nhưng lại giảm mạnh về tỷ trọng khi tổng dư nợ cho vay tăng lên. Năm 2015, tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng khác khi dư nợ của hoạt động này đạt 25.919,000 triệu đồng và chiếm 41.72% trong tổng dư nợ; tăng đến 99.27% so với năm 2014. Hoạt động cho vay xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa (để ở) cũng tăng gần 46% so với năm 2014, cụ thể đạt 22.626,000 triệu đồng và chiếm 36.46% trong tổng dư nợ năm 2015. Bên cạnh đó còn ghi nhận sự ổn định trong dư nợ ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mua xe, trả góp ngày. Chấm dứt hoạt động cho vay Đầu tư và kinh doanh chứng khoán và hoạt động cho vay xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa ( Cho thuê/ bán) do những qui định mới của Chính phủ, NHNN về hạn chế và từng bước chấm dứt hoạt động cho vay Bất động sản, Đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Nguyên nhân về sự biến đổi trong cơ cấu dư nợ cho vay qua từng năm được giải thích khi so sánh với bối cảnh nền kinh tế lúc bấy giờ. Cụ thể: Năm 2013, hoạt động cho vay ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mua đất đai nhà cửa có phần hạn chế hơn so với các năm trước là do PGD mới đi vào hoạt động, ít khách hàng biết đến dẫn đến dư nợ cho vay ra trong năm này thấp hơn so với các năm khác. Mặt khác, lạm phát vẫn là nguyên nhân chính yếu. Trước những qui định về hạn chế cung tiền, kiểm soát lạm phát tăng cao, các NHTM chỉ tập trung vào việc hỗ trợ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các công ty duy trì hoạt động, góp phần hạn chế những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế. Năm 2014, nền kinh tế có những bước phục hồi ban đầu nhưng còn nhiều khó khăn như tình trạng nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng
  • 41. 34 cao…Trước bối cảnh đó NHNN tích cực cung tiền, bơm vốn cho nền kinh tế, lãi suất thấp làm nhu cầu của người dân tăng cao. Chính điều này làm tổng dư nợ tín dụng tăng cao. Người dân chi tiêu nhiều hơn cho những nhu cầu của mình. Năm 2015, lạm phát vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Nhờ có những biện pháp hiệu quả về việc huy động cũng như đẩy mạnh cho vay, PGD tiếp tục duy trì một tốc độ phát triển ổn định, đạt 62.094 triệu đồng tăng 11.901 triệu đồng tương đương 23.71% so với năm 2014. 2.2.2.1 Tỷ trọng cho vay tiêudùng trong dư nợ cho vay Từ Bảng trên (bảng 2.3) cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Ngô Gia Tự chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực chính ( Xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa đất đai (để ở); Mua xe ô tô; tiêu dùng khác. Bảng 2.4: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêudùng trong tổng dư nợ tín dụng Năm 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 3.367,594 25.27% 29.553,913 58.88% 49.694 80.03% Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại PGD Ngô Gia Tự ĐVT: Triệu đồng
  • 42. 35 2.2.2.2 Phân tíchdư nợ cho vay tiêudùng so với tổng nguồn vốn huy động: Bảng 2.5 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Huy động 34.086 81.908 84.153 Cho vay 13.324 50.193 62.094 Tỷ lệ 39.1% 61.28% 73.79% Như trên đã đề cập, chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Chỉ tiêu này càng gần 1 thì càng tốt. Dựa vào Bảng 3.3 có thể nhận thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng đều qua từng năm. Mức tăng đáng kể nhất là năm 2014, tăng gần gấp đôi năm 2013. Ngoài lý do là nền kinh tế được kích cầu tiêu dùng thì một lý do nữa đó chính là kết quả của quá trình quảng bá thương hiệu, tăng cường các chương trình khuyến mãi nhằm huy động vốn cũng như cho vay. Năm 2015, tốc độ tăng có phần chậm lại là do chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ. Thế nhưng, mức tăng trưởng 73.79% là một kết quả rất tốt, nó mở đầu làm nền tảng cho những năm sau sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn huy động được. 2.2.2.3 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng: Qua Biểu đồ 3.1 cho thấy, qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động CVTD tại PGD Ngô Gia Tự liên tục tăng và chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong dư nợ tín dụng tại PGD này. Cụ thể, tỷ trọng này chỉ chiếm 25.27% trong năm 2013 nhưng sang năm 2014 qui mô của hoạt động này tăng gấp 8.78 lần so với năm 2013 và đạt 58.88% trong tổng dư nợ tín dụng. Tình hình vẫn tiếp tục khả quan khi trong năm 2015 tỷ trọng này chiếm trên 80% trong tổng dư nợ. Xét về qui mô của các khoản CVTD thì có phần tăng chậm lại đôi chút (tăng 1.68 lần) so với năm 2014. Tổng dư nợ CVTD trong năm 2015 ước đạt 49.694.000.000 đồng.
  • 43. 36 2.2.2.4 Phân tíchcơ cấu trong cho vay tiêudùng Phân tích cơ cấu theo thời hạn vay Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 1.417,727 42.10% 12.230,003 41.38% 14.620,529 29.42% Trung hạn 1.949,867 57.90% 14.892,260 50.39% 32.928,963 66.26% Dài hạn - 0.00% 2.431,650 8.23% 2.144,517 4.32% Tổng 3.367,594 100% 29.553,913 100% 49.694 100% Qua Bảng 3.4 cho thấy tỷ trọng cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm chiếm một tỷ trọng lớn trong cho vay tiêu dùng tại PGD Ngô Gia Tự. Qua 3 năm tỷ lệ này đều trên 50%. Có sự biến động lớn trong năm 2015 khi tỷ trọng cho vay trung hạn tăng hơn gấp đôi so với năm 2014. Lý do tỷ trọng cho vay tiêu dùng của PGD tập trung vào cho vay trung hạn là do khách hàng đến vay nhằm mục đích mua, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Việc mua nhà cửa, đất đai phải cần một số vốn lớn nên thời hạn mà khách hàng đề nghị vay thường là trung hạn, cũng như những món vay dùng cho hoạt động này thường lớn hơn những món cho vay tiêu dùng thông thường.
  • 44. 37 Phân tích cơ cấu theo nhóm nợ Với việc luôn nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định kỹ các hồ sơ vay vốn, chọn lọc kỹ các đối tượng khách hàng xin vay…nên trong những năm qua tỷ trọng nợ xấu nhóm 3, 4,5 không có trong CVTD tại PGD Ngô Gia Tự. Đây là điểm nổi bật trong hoạt động cho vay tại PGD. Qua các năm tỷ lệ nợ nhóm 1 (nhóm đủ khả năng thanh toán) luôn ở mức cao trên 97%. Đặt biệt, trong năm 2013, khi nền kinh tế đang bị lạm phát cao, kinh tế khó khăn thì tỷ lệ nợ nhóm 2 lại không có. Chứng tỏ công tác thẩm định cũng như thực hiện tốt các qui định của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng được ACB nói chung và PGD Ngô Gia Tự nó riêng thực hiện rất tốt. Còn về các nhóm nợ thuộc nhóm 2: Có nhiều nguyên nhân khiến khách hàng không thanh toán đúng hạn như khách hàng vắng nhà cán bộ tín dụng không liên lạc được, do công ty của khách hàng trễ lương, hay gia đình khách hàng đang gặp những trở ngại mang tính thời vụ… Nhìn nhận một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng tiêu dùng tại PGD Ngô Gia Tự là rất tốt tuy còn một tỷ lệ nhỏ nợ nhóm 2, thế nhưng điều này không đáng ngại. Thiết nghĩ, trong thời gian tới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng nên phát huy hơn nữa công tác thẩm định khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo nhóm nợ ĐVT: Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Tiêu thức Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nhóm 1 3.367,594 100% 29.053,913 98.31% 49.094 98.79% Nhóm 2 - 0.00% 500 1.69% 600 1.21% Nhóm 3 - 0.00% - - - - Nhóm 4 - 0.00% - - - - Nhóm 5 - 0.00% - - - - Tổng 3.367,594 100% 29.553,913 100% 49.694 100%
  • 45. 38 Phân tích cơ cấu theo mục đích sử dụng. Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo mục đích sử dụng ĐVT: Tr. Đồng Năm 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa, đất đai 1.035,027 30.73% 15.534,617 52.56% 22.626 45.53% Mua xe 319,980 9.50% 1.012,043 3.42% 1.149 2.31% Tiêu dùng khác 2.012,587 59.76% 13.007,253 44.01% 25.919 52.16% Tổng 3.367,594 29.553,913 49.694 Tất cả cả các mục đích vay đều tăng dần qua các năm. Tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn năm 2014 (tăng hơn 14 tỷ đồng). Lý do, năm 2013 lạm phát xảy ra, nền kinh tế vô cùng khó khăn, thị trường Bất động sản đóng băng…đã ảnh hưởng đến nhu cầu vay mua nhà, đất đai (để ở). Bước vào năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu hồi phục (do những nổ lực của chính phủ), chính điều này đã thúc đẩy nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà đất để ở trước đây phải trì hoãn (do lãi suất quá cao) thì nay đã mạnh dạn đầu tư vay để mua sắm nhà cửa, cũng như những nhu cầu sắm sửa những tiện nghi trong gia đình tăng cao một cách đáng kể. Tình hình vẫn phát triển khá thuận lợi (mặc dù lạm phát) trong năm 2015. Doanh số cho vay nhằm mục đích cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình chiếm tỷ trọng cao.
  • 46. 39 2.2.3 Phân tíchhiệu quả cho vay tiêu dùng Tuy số liệu thu thập chưa đầy đủ nhưng qua tỷ trọng của hoạt động CVTD trong năm 2013 chiếm một tỷ lệ rất cao trong doanh thu từ hoạt động tín dụng. Hy vọng với sự nỗ lực của lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV PGD, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong năm 2015 và những năm tới sẽ có bước tăng trưởng hơn nữa, ngày càng đóng góp quan trọng vào Tổng doanh thu của PGD Ngô Gia Tự. Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động Cho vay tiêu dùng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu từ CVTD - 253,8 - Doanh thu từ hđ tín dụng - 423 - Tỷ trọng - 60% - 2.3 Đánh giávề hoạt động cho vay tiêudùng của ACB - PGD Ngô GiaTự 2.3.1.Kết quả đạt được  Về chất lượng khoản vay: - Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh hầu như không có. Hoạt động này được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho vay do món vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi. Trong những năm qua, PGD Ngô Gia Tự chưa có một khoản cho vay tiêu dùng nào phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay.  Về khả năng quản lý và giám sát rủi ro: - Rủi ro tín dụng: Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị trường bất động sản đối với các khoản cho vay cá nhân sửa chữa, mua sắm nhà cửa, do đó rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các khách hàng có
  • 47. 40 nguồn trả nợ từ việc bán bất động sản vào cuối kỳ. Vì vậy, các khoản vay này thường có rủi ro cao về việc khách hàng không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, hầu hết các khoản cho vay bất động sản đều có biện pháp bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhưng có cam kết bảo đảm bằng thu nhập hàng tháng của người vay. Do đó, khả năng quản lý và giám sát rủi ro của PGD đối với các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả. Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp Nhà nước là một nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dư nợ CVTD tại PGD. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo lãnh của thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ là tiền lương hàng tháng được trích một phần. Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng này được hạn chế. Đối tượng nhân dân lao động vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ lệ lớn, nhu cầu vay vốn chủ yếu là phục vụ đời sống, vay vốn có cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó các món vay đều có rủi ro thấp, phản ánh thực tế là nợ quá hạn hầu như bằng không, phần lớn vốn vay được thu hồi đúng hạn. - Rủi ro về lãi suất: hầu như không có rủi ro này, bởi vì ACB sẽ tiến hành thay đổi lãi suất định kỳ 3 tháng một lần. Đương nhiên là chỉ khi nào lãi suất biến đổi. - Rủi ro về tỷ giá: không có rủi ro vì PGD chủ yếu thực hiện cho vay bằng VND - Rủi ro đạo đức: Trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng xảy ra tình trạng cò tín dụng câu kết với cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ vay vốn, vay đảo nợ. Nhưng tại PGD không xảy ra trường hợp nào vì các cán bộ của PGD thường xuyên được giáo dục tư tưởng đạo đức, giám sát chặt chẽ, có chế độ lương thưởng, phụ cấp tương xứng.  Về khả năng thu hồi vốn: Do quá trình thẩm định chặt chẽ, giá trị tài sản bảo đảm nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại PGD đều có khả năng thu hồi được nợ. Thông thường đối với loại hình
  • 48. 41 cho vay mua nhà, sửa chữa nhà phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý nên PGD có thể kiểm soát được nguồn thu nhập của khách hàng, hạn chế rủi ro.  Về cơ cấu cho vay: Cơ cấu cho vay chưa đồng đều nhưng PGD cũng đã chú trọng tới việc mở rộng danh mục cho vay. Chủ yếu tập trung vào cho vay mua đất xây nhà ở, sửa chữa, mua sắm nhà cửa, kế đến là cho vay mua ôtô, xe máy và phương tiện đi lại khác. Việc cho vay tiêu dùng làm phong phú thêm loại hình cho vay, đối tượng cho vay của PGD, tạo điều kiện cho PGD mở rộng tín dụng, tăng vòng quay vốn tín dụng, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng chung. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại  Chính phủ đang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội nên NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng (năm 2011 dưới 20%). Chính điều này đã và đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động CVTD của PGD.  ACB vẫn là một ngân hàng nhỏ, vì vậy việc cạnh tranh nhằm huy động vốn cũng như cho vay diễn ra ngày càng gay gắt trong hệ thống các NHTM.  Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh dù đã có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.  Hệ thống thông tin tín dụng không đầy đủ. Nguồn thông tin chưa đi sâu đối với từng khách hàng. Ngân hàng lấy thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, tuy nhiên thông tin này đôi khi thiếu chính xác, ít các thông tin dữ liệu khách hàng cá nhân , hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khiến ngân hàng thiếu cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng vay vốn, gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng để ra đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cho vay.  Sự thiếu thống nhất, chồng chéo của các văn bản, quy phạm pháp luật. Điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng, làm cho thủ tục trở nên rườm rà, phức tạp.
  • 49. 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – PGD NGÔ GIA TỰ 3.1 Định hướng, mục tiêuphát triểncủa ACB - PGD Ngô GiaTự 3.1.1 Nhận định tình hình chung - Năm 2016 nền kinh tế được dự báo là sẽ tiếp tục được cải thiện khả quan hơn, có mức tăng trưởng cao hơn năm 2015, Chính phủ vẫn tiếp tục chính sách kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng. - Mức tăng trưởng GDP dự kiến là 7->7,5%/năm. - Lạm phát dự kiến tăng không quá 7% - Năm 2015 Ngân hàng Á Châu tiếp tục hướng đến mục tiêu phát triển chiều sâu, phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại. 3.1.2 Định hướng và mục tiêuphát triểncủa PGD Ngô GiaTự - Tăng cường huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng - Thực hiện tăng trưởng tín dụng hợp lý, coi trọng chất lượng tín dụng - Xử lý kiên quyết để giảm nợ quá hạn, không để phát sinh nợ quá hạn mới. - Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên dư nợ cho vay. - Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng, không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp. - Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, PGD Ngô Gia Tự trong thời gian tới sẽ chú trọng phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng CVTD, khai thác các thị trường khách hàng tiềm năng trên địa bàn Quận 10 và các khu vực phụ cận, mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng và tạo nguồn thu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của các nhóm khách hàng này, ngân hàng cũng sẽ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đồng thời phát triển và hoàn thiện các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo nên hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết cho các khách hàng cá nhân, giúp cho