SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
CTĐT LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP
TÊN ĐỀ TÀI: GIẢNG VIÊN HẠNG III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………………
SINH VIÊN THỰC HIỆN:……………..MÃ SỐ SV:……………..
CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP……………………..
NIÊN KHÓA:……………………………………………………….
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
NỘI DUNG..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG
III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...............................................1
1.1. Khái niệm, đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công
lập ....................................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập...............1
1.1.2. Đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập .........2
1.2. Tiêu chuẩn của giảng viên hạng III ........................................................................3
1.2.1. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp .....................................................................3
1.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng...........................................................5
1.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ .................................................6
1.3. Nhiệm vụ của giảng viên hạng III...........................................................................8
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN
HẠNG III TẠI CHƯƠNG TRÌNH LUẬT - KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ -
TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................10
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giảng viên hạng III tại Chương trình
Luật - Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một.................................10
2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn của giảng viên hạng
III ...............................................................................................................................10
2.2.2. Thực tiễn phân công và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên hạng III .............12
2.2. Một số kiến nghị .....................................................................................................12
KẾT LUẬN .......................................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................15
Mẫu GTNSV
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
…………………………..
…………………………...
…………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….,ngày…..tháng…..năm 20…..
GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
Cơ quan/Đơn vị tiếp nhận thực tập .........................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại:...................................................... Fax: ................................................
Đồng ý tiếp nhận anh/chị: ................................................Ngày sinh:…/…../........
Mã số sinh viên: ......................................................................................................
Là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một thuộc Khoa Khoa học quản lý.
Chuyên ngành:.........................................................................................................
Thực tập tại bộ phận: ..................................... của Cơ quan/Đơn vị chúng tôi trong
thời gian.......................................................... tháng.
Với nhiệm vụ:..........................................................................................................
Anh/chị sinh viên thực tập chấp hành đúng nội quy kỷ luật và phân công của Cơ
quan/Đơn vị.
Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp
(Ký & ghi rõ Họ - Tên, chức vụ, đóng dấu)
NHẬT KÝ THỰC TẬP
TUẦN
NGÀY THÁNG
NĂM
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1 …………..
……………..
…………..
2 ………….
……………..
3 ……………..
….. ……………..
Ngày …….. tháng …… năm ……
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
Mẫu NKTT
Mẫu NXTT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên:...........................................................................................................
Lớp:............................... Khóa: ......................... ….Khoa Khoa học quản lý Trường Đại
học Thủ Dầu Một.
Trong thời gian từ ngày..........tháng……..năm……..đến ngày……tháng........năm…….
Tại:.....................................................................................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như
sau:
1. Tri thức, năng lực, chuyên môn, nghề nghiệp:
...........................................................................................................................................
2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp:
...........................................................................................................................................
3. Thái độ:
...........................................................................................................................................
4. Các nhận xét khác:
...........................................................................................................................................
Đánh giá kết quả thực tập
Điểm số:
Điểm chữ: ..........................................................................................................................
Ngày …..tháng ……năm………
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
Phụ lục 5: Mẫu NXGV
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Nội dung báo cáo
2.1.Kết quả đợt thực tập:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.3.Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điểm đạt:
Điểm số
Điểm chữ: ..........................................................................................................................
……………...ngày …..tháng ……năm…………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
PHẦN MỞ ĐẦU
Giảng viên là đội ngũ đặc biệt quan trọng, có vị trí quan trọng thiết yếu trong cơ sở
giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Đây chính là một trong những yếu
tố then chốt, thiết yếu xây dựng nên chất lượng giảng dạy của mỗi trường, là hình ảnh đại
diện cho mỗi trường đại học. Chính bởi vậy, chất lượng đối với giảng viên luôn được coi
trọng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo.
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, với bản chất là cơ sở giáo dục do Nhà
nước đầu tư, là chủ sở hữu, do vậy chất lượng và các tiêu chuẩn đặt ra đối với giảng viên
cũng được quy định rõ ràng và thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhất
định. Trong cơ sở giáo dục này, đội ngũ giảng viên được phân hạng thành những chức
danh nghề nghiệp nhất định với những tiêu chuẩn, chức năng nhất định: giảng viên cao
cấp (hạng I); giảng viên chính (hạng II), giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III). Trong
đó, giảng viên hạng III chức danh đa phần trong đội ngũ cán bộ tại cơ sở giáo dục đại học
công lập hiện nay. Chính bởi vậy, việc đảm bảo chất lượng, chức năng và hoạt động của
đội ngũ nhân lực này luôn cần được quan tâm, đảm bảo để mang lại hiệu quả và mục tiêu
giảng dạy tốt nhất.
Với vai trò là một sinh viên thuộc Chương trình Luật – Khoa Khoa học quản lý –
Trường ĐH Thủ Dầu Một, một chương trình đạo tạo cử nhân Luật hướng đến đào tạo
những chuyên gia pháp luật tương lai, em nhận thấy chất lượng đội ngũ giảng viên hạng
III càng cần được coi trọng hơn nữa. Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong phạm vi bài
báo cáo thực tập này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giảng viên hạng III trong cơ sở
giáo dục đại học công lập” để nghiên cứu.
Theo đó, với giới hạn tại bài báo cáo này em sẽ tiến hành nghiên cứu một cách
tổng quan, khái quát nhất về cơ sở lý luận cũng như hệ thống quy định pháp luật có liên
quan đến nội dung đề tài. Đồng thời, để có cơ sở đánh giá hiệu quả thực tiễn trong việc áp
dụng quy định pháp luật này, em lựa chọn giới hạn nghiên cứu thực tế trong phạm vi
Chương trình Luật – Khoa Khoa học quản lý – Trường ĐH Thủ Dầu Một để nhận xét và
đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG
III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1. Khái niệm, đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học
công lập
1.1.1. Khái niệm giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập
Trước hết, để hiểu đưa ra khái niệm về “giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục
đại học công lập” cần làm rõ thế nào là “giảng viên hạng III” và “cơ sở giáo dục đại học
công lập.
Giảng viên thực chất là một danh từ để gọi chung đối với người làm nhà giáo, là
“ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo được xếp cho viên chức”1
và giảng dạy từ
trình độ cao đẳng trở lên. Theo đó, giảng viên được phân thành nhiều hạng chức danh
khác nhau, giảng viên hạng III là một trong số chức danh của giảng viên, được định mã số
nhất định (Mã số: V.07.01.03) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về trình độ bồi
dưỡng, đào tạo và năng lực nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của pháp luật.2
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 6, cơ sở giáo dục được định
nghĩa là “tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm
nhà trường và cơ sở giáo dục khác”. Bên cạnh đó theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
7 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung 2018, cơ sở giáo dục đại học công lập
được hiểu là “cơ sở giáo dục đại học do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động
và là đại diện chủ sở hữu”. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học công lập có thể hiểu một
cách khái quát đó là “tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đại học trong hệ thống giáo
dục quốc dân do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở
hữu”.
Theo đó, từ những phân tích ở trên về hai thuật ngữ “giảng viên hạng III” và “cơ
sở giáo dục đại học công lập” có thể đưa ra khái niệm cơ bản về “giảng viên hạng III
trong cơ sở giáo dục đại học công lập” như sau:
1
Thư viện pháp luật, Giảng viên là gì, truy cập tại link: https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1E53D-hd-giang-
vien-la-gi.html, ngày 22/11/2021.
2
Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 10 năm 2020 về quy định
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo
dục đại học công lập. (sau đây gọi là “Thông tư 40”)
“Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập thực chất là một chức
danh nghề nghiệp với các tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và mã số nhất định của viên
chức giảng dạy trong tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đại học trong hệ thống giáo
dục quốc dân do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở
hữu”.
Để làm rõ và thống nhất, trong phạm vi bài báo cáo này, các nội dung được nghiên
cứu và tìm hiểu ở sau đây sẽ được dựa trên khái niệm đã được đưa ra ở trên về “giảng
viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập”.
1.1.2. Đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập
Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập có những đặc điểm nhất
định. Những đặc điểm này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua khái niệm đã được phân
tích nêu trên của thuật ngữ này, bao gồm:
Thứ nhất, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập là chức danh
của viên chức chỉ dùng đối với nhà giáo làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập. Nói
cách khác, đây là thuật ngữ đã được xác định cụ thể vị trí làm việc của giảng viên là tại
các cơ sở giáo dục đại học công lập. Ví dụ một số cơ sở giáo dục đại học công lập như:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Thủ Dầu Một, ….
Thứ hai, hoạt động nghề nghiệp của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại
học công lập được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Với bản chất
là giảng viên làm việc trong cơ sở giáo dục của nhà nước, chính vì vậy, hoạt động nghề
nghiệp của giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và giảng viên hạng
III tại cơ sở này nói riêng phải đảm bảo được thực hiện, tuân thủ theo đúng quy định pháp
luật.
Thứ ba, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập có mã số, phải
đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhằm phân định rõ ràng, minh bạch trong các cơ sở giáo dục đại học công lập về
các chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tham gia hoạt động giảng dạy, Nhà nước đã
đưa ra hệ thống mã số và quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ nhất định đối với từng chức
danh, trong đó bao gồm cả giảng viên hạng III. Chi tiết được quy định tại Thông tư
04/2020/TT-BGDĐT và được phân tích cụ thể tại phần sau của nội dung bài báo cáo này.
Thứ tư, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập là chức danh
được xếp thứ 3 trong phân hạng nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học công lập đối
với viên chức giảng dạy. Theo đó, việc phân hạng nhằm đánh giá đúng mức độ về trình
độ chuyên môn, kỹ năng của mỗi giảng viên, đồng thời cũng là cơ sở xem xét quyết định
đối với mức lương của giảng viên. Giảng viên hạng III xếp sau giảng viên chính (hạng II)
và giảng viên cao cấp (hạng I). Để đạt được hai chức danh hạng I và hạng II, giảng viên
hạng III phải tham gia thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định
pháp luật.
1.2. Tiêu chuẩn của giảng viên hạng III
1.2.1. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Với vai trò là một giảng viên, là viên chức hoạt động trong ngành giáo dục và đặc
biệt làm việc cho cơ sở giáo dục của Nhà nước, cũng như các chức danh giảng viên trong
cơ sở giáo dục đại học công lập khác, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học
công lập phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Căn cứ theo
quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT có tất cả 4 tiêu chuẩn về đạo đức nghề
nghiệp như sau:
Một là, “tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh
thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;
có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của
người học, đồng nghiệp và cộng đồng”3
.
Nội dung này đưa ra các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp và chủ yếu tới cách ứng xử,
hành vi, thái độ của giảng viên đối với nghề, với đồng nghiệp, người học và cộng đồng.
Có thể khẳng định rằng, là một trong những nhà giáo, giảng viên là một nghề cao quý
trong những nghề cao quý, đóng góp tích cực cho công cuộc đào tạo, giáo dục trong xã
hội, có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới xã hội, người học.
Là một nhà giáo, giảng viên hạng III phải luôn tận tình, tâm huyết trong suốt quá
trình hành nghề, luôn có ý thức giữ gìn, tạo dựng hình ảnh về một nhà giáo với phẩm
chất, uy tín đúng mực, tạo nên niềm tin trong xã hội, nhân dân và qua đó xây dựng, phát
triển hình ảnh đẹp, đáng trân trộng của nhà giáo.
3
Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
Là một người đồng nghiệp, giảng viên hạng III phải luôn giữ thái độ hợp tác, tôn
trọng đối với đồng nghiệp xung quanh, không được có thái độ, hành vi gây chia rẽ, phá
rối ngay cả trong cuộc sống lẫn công việc. Điều này không chỉ giúp các giảng viên có thể
hỗ trợ nhau cũng phát triển mà còn góp phần hình thành nên bản chất, giá trị của nghề
giáo trong mắt người đân.
Là một người thầy, cô truyền đạt tri thức tới học sinh, sinh nghiên, nghiên cứu
sinh, giảng viên hạng III cần đảm bảo luôn đối xử ôn hòa, nhã nhặn với hành vi, cử chỉ
đúng mực đối với người học. Điều này không chỉ giúp tạo dựng hình ảnh đẹp của người
giảng viên mà còn góp phần tăng chất lượng giảng dạy, là tấm gương sáng cho những
người học noi theo.
Ngoài ra, giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng cần phải luôn có ý
thức, chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học,
đồng nghiệp và cộng đồng để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Hai là, “tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục
đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành”4
.
Khác với tiêu chuẩn đầu tiên, tiêu chuẩn này đưa ra dựa trên phương diện hoạt
động công việc của giảng viên. Theo đó, pháp luật quy định giảng viên cần phải tận tâm,
nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, là một giảng viên, giảng viên hạng III đồng thời
phải tuân thủ, chấp hành nghiêm túc, toàn diện nội quy, quy chế được đặt ra đối với bản
thân tịa cơ sở giáo dục đại học công lập mình đang làm việc và các quy định của pháp luật
chuyên ngành có liên quan.
Ba là, “công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực
của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng
phí”5
.
Nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo, giảng dạy đối với người học, hoạt
động giảng dạy của giảng viên cũng cần đáp ứng những tiên chuẩn nhất định. Trước hết,
giảng viên cần phải đảm bảo tính công bằng trong quá trình giáo dục và giảng dạy, trong
việc đánh giá năng lực của người học phải đảm bảo chính xác, thực chất, không được phụ
thuộc vào yếu tố tình cảm hay yếu tố ngoài lề khác. Giảng viên không được đặt tình cảm
riêng tư, yêu, ghét một ai vào quá trình giảng dạy, giáo dục và đánh giá năng lực, điều này
4
Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
5
Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giảng dạy và vi phạm quyền và lợi ích của
người học.
Ví dụ: giảng viên A yêu quý sinh viên X hơn sinh viên Y. Vì vậy, trong hoạt động
giảng dạy, giảng viên A luôn ưu tiên và trao nhiều cơ hội phát biểu, tham dự các cuộc thi
tiềm năng cho sinh viên X. Trong các kỳ thi, giảng viên A cũng chấm điểm cho sinh viên
X cao hơn, dễ hơn để X có thể đạt được điểm tổng kết như kỳ vọng. Ở trường hợp này,
hành vi của giảng viên A đã vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức khi không có sự công bằng
trong đối xử giữa các sinh viên của mình. Việc A trao nhiều cơ hội cho X đồng thời đã
làm tước đi cơ hội và quyền lợi chính đáng của Y. Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực
giữa trên tình cảm đã khiến A đưa ra kết quả của X không chính xác với thực tế X đạt
được.
Bốn là, “các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật”6
.
Đây có thể coi là một quy định quét về tiêu chuẩn của giảng viên. Theo đó, với
tính chất của hệ thống pháp luật nước ta bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan được ban hành đan xen, việc đưa ra quy định này nhằm đảm bảo không bỏ sót
các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại điều khoản hoặc văn bản pháp luật chuyên
ngành khác.
1.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Giảng viên hạng III tham gia vào hoạt động giảng dạy, đào tạo người học trong cơ
sở giáo dục đại học công lập. Xuất phát từ đặc điểm về ngành nghề (nhà giáo) và nơi hoạt
động ngành nghề (trường đại học công lập), giảng viên hạng III cần đáp ứng các tiêu
chuẩn nhất định về trình độ bồi dưỡng, đào tạo để đảm bảo hoạt động giảng dạy đáp ứng
nhu cầu tối ưu của người học về chất lượng. Theo đó, giảng viên hạng III cần có những
khả năng, kiến thức nhất định về việc đào tạo, bồi dưỡng chủ thể khác – người học. Căn
cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, điều này được căn cứ
dựa trên 2 tiêu chuẩn:
Một là, “có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên
ngành giảng dạy”.
Xuất phát từ đối tượng giảng dạy của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại
học công lập là những người có trình độ từ đại học trở lên, bởi vậy để đáp ứng yêu cầu về
chất lượng, người tham gia giảng dạy cần phải có trình độ chuyên môn cao hơn người
6
Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT
học, cụ thể là tư bằng thạc sỹ trở lên. Bên cạnh đó, tính phù hợp với vị trí, ngành chuyên
ngành giảng dạy đặt ra trong tiêu chuẩn trên có thể hiểu là: ngành nghề bằng thạc sỹ của
giảng viên phải phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; và loại bằng phải phù hợp với vị trí
việc làm được giao.
Ví dụ: giảng viên A được phân công giảng dạy trong ngành luật thì phải có bằng
thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành, như bằng thạc sỹ luật. Giảng viên A không thể sử
dụng bằng thạc sỹ chuyên ngành y khoa để đi đào tạo người học chuyên ngành luật.
Hai là, “có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên
(hạng III)”.
Theo đó, chứng chỉ này phải được cấp bởi những cơ sở giáo dục được giao nhiệm
vụ bồi dưỡng thương tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Đối với phân hạng
giảng viên nào thì cần chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với hạng giảng viên đó. Việc đặt ra
tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo việc xác định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được dựa
trên căn cứ xác đáng, cụ thể được thể hiện bằng văn bản cụ thể – chứng chỉ.
1.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Bên cạnh trình độ đào đạo, bồi dưỡng là cách thức truyền đạt, giảng viên hạng III
còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, là điều kiện về tri
thực, nội dung truyền đạt của quá trình giảng dạy người học. Theo quy định tại khoản 3
Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên hạng III cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn như
sua:
Một là, “nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có
kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được
giao đảm nhiệm”.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động giảng dạy, truyền đạt tri
thức là phải đảm bảo chính xác về kiến thức để đảm bảo không bị sai lệch về tư duy, nhận
thức của người học. Giảng viên hạng III cần đảm bảo nắm vững được những kiến thức cơ
bản nhất trong môn học mình giảng dạy, đây được coi là tiền đề trong hoạt động nghiên
cứu, là bước nền để tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng các kiến thức liên quan. Bên
cạnh đó, ngoài môn học trực tiếp giảng dạy, đối với một số môn học khác có liên quan
thuộc cùng chuyên ngành giảng dạy, giảng viên hạng III cũng cần nắm được một cách
tổng quát để vận dụng, liên hệ khi giảng dạy.
Hai là, “hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các
môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế
phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước”.
Là một giảng viên làm việc trong một tổ chức – là cơ sở giáo dục đại học công lập,
trong quá trình hoạt động, giảng viên cần phải thực hiện, đi theo đúng nội dung giảng dạy
được tổ chức đó lập ra, bao gồm: “mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương chình đào tạo”.
Để làm được điều này, bản thân giảng viên cần đảm bảo hiểu đúng và đủ toàn bộ nội dung
được đưa ra. Bên cạnh đó, để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, tức áp dụng kiến thức đào
tạo và thực tế, giảng viên cũng cần xác định và hiểu được thực tiễn hoạt động đào tạo,
nghiên cứu có liên quan cả ở trong và ngoài nước.
Ba là, “sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy
học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu
cầu trở lên”
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, giảng viên hạng III cũng cần biết cách áp dụng
các phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy một cách tốt nhất, các
phương pháp được đưa vào trong hoạt động đào tạo phải đảm bảo an toàn đối với người
học, giảng viên, chủ thể khác và có hiệu quả.
Bốn là, “có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao”.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động xuất phát từ sự tìm hiểu, phát hiện bản chất của
các hiện tượng và tư duy; sáng tạo, đưa ra được những phương án, giải pháp có giá trị áp
dụng vào thực tiễn.7
Đối với giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng, việc
nghiên cứu khoa học có vai trò rất lớn trong việc tìm hiểu sâu và phát triển thông tin, qua
đó, bên cạnh truyền đạt kiến thức đã được thừa nhận, giảng viên có thể tổng hợp, phân
tích và đánh giá những kiến thức đó qua việc liên hệ với thực tiễn. Như vậy, những tri
thức được giảng dạy không chỉ có giá trị về mặt lý thuyết mà còn hiệu quả về tính ứng
dụng.
Năm là, “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong
thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III)”.
7
Trần Thanh Huyền (2018), Vai trò của nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế trong việc nâng cao chất lượng dạy
học lý luận chính trị, tỉnh ủy Thái Nguyên Trường Chính trị, truy cập tại link:
http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao-doi/vai-tro-cua-nghien-cuu-khoa-
hoc-nghien-cuu-thuc-te-trong-viec-nang-cao-chat-luong-day-hoc-ly-luan-chinh-tri-73.html , ngày 23/11/2021
Công nghệ thông tin và ngoại ngữ là một trong những công cụ quan trọng đối với
xã hội, đặc biệt là trong thời đại 4.0 ngày nay. Theo đó, thông qua công nghệ thông tin và
ngoại ngữ, chúng ta có thể tiệp cận nhiều hơn tới những giá trị tri thức của nhân loại,
không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới. Đồng thời, bằng
việc sử dụng công nghệ thông tin, việc xử lý dữ liệu, thông tin cũng trở nên nhanh chóng,
thuận tiện và đơn giản hơn, góp phần nâng cao năng suất công việc. Chính vì vậy, là một
giảng viên, giảng viên hạng III cũng cần hiểu và ứng dựng công nghệ thông tin cùng
ngoại ngữ vào trong công việc để trước hết là theo kịp với xu hướng thời đại mới, sau đó
là nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, đào tạo và học tập.
1.3. Nhiệm vụ của giảng viên hạng III
Đối với mỗi phân hạng giảng viên lại thực hiện những nhiệm vụ nhất định phù hợp
với trình độ năng lực, chuyên môn, trình độ đào tạo, bồi dưỡng được yêu cầu. Đối với
giảng viên hạng III, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có
tất cả 7 nhiệm vụ sau đây:
“a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng
dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc
sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định
b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo,
sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau
đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);
d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo
khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động
hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực
hành, thí nghiệm và thực tập;
e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học;
g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định
khác của pháp luật có liên quan.”.
Các nhiệm vụ của giảng viên hạng III chủ yếu liên quan đến những nội dung công
việc như: đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, soạn thảo tài liệu phục vụ công tác
đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo,... Có thể thấy, những nhiệm vụ của
giảng viên hạng III gắn liền với yêu cầu về trình độ, chuyên môn được đặt ra đã được
phân tích ở trên. Nếu như yêu cầu giảng viên hạng III phải có khả năng nghiên cứu khoa
học thì nhiệm vụ đặt ra là giảng viên hạng III cũng cần phải tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học trong quá trình làm việc. Hay giảng viên hạng III cần có trình độ bồi dưỡng,
đào tạo nhất định để tham gia vào việc giảng dạy, cố vấn, chủ nhiệm lớp học viên. Nói
cách khác, những quy định này luôn song hành và gắn liền với nhau, tạo ra một tổng thể
nội dung quy định pháp luật phù hợp nhất, thực tiễn nhất.
Để làm rõ, không phải tất cả giảng viên hạng III dều cần phải thực hiện đầy đủ,
không bỏ sót toàn bộ những nhiệm vụ nêu trên. Theo đó, tùy từng cơ cấu tổ chức, đặc
điểm tại từng trường đại học công lập và trình độ cụ thể của từng giảng viên thì việc phân
công nhiệm vụ lại được linh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp đúng người, đúng công việc.
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN
HẠNG III TẠI CHƯƠNG TRÌNH LUẬT - KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ -
TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giảng viên hạng III tại Chương trình
Luật - Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chương trình Luật thuộc Khoa Khoa học quản lý của Trường Đại học Thủ Dầu
Một là một chương trình đào tạo về luật trong khuôn khổ một trường Đại học công lập.
Bởi vậy, việc đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật trong phạm vi chương
trình luật về tiêu chuẩn giảng viên hạng III tại trường đại học công lập có thể xem là minh
họa cho một phần thực tiễn trong việc thực hiện quy định pháp luật nói chung. Cụ thể như
sau:
2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn của giảng viên
hạng III
Thứ nhất, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đạo dức
nghề nghiệp của giảng viên hạng III.
Tại Chương trình Luật, đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên hạng
III nói riêng luôn coi trọng và đặt ưu tiên thực hiện đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu
trong quá trình thực hiện công việc. Trong hoạt động giao tiếp giữa giảng viên với giảng
viên hay giữa giảng viên đối với người học luôn giữ thái độ chuẩn mực, thể hiện sự tôn
trọng, cách cư xử hòa nhã. Các giảng viên tại Chương trình Luật cũng rất tâm huyết, tận
tụy với công việc, luôn dành thời gian lắng nghe, chia sẻ với người học.
Bên cạnh đó, các giảng viên luôn tuân thủ nghiêm túc các quy chế, nội quy của
Khoa Khoa học quản lý và Trường Đại học Thủ Dầu Một đề ra. Điều này thể hiện ở ngay
trong thực tiễn suốt khoảng thời gian từ khi thành lập Chương trình Luật tới nay chưa có
một trường hợp giảng viên hạng III nào vi phạm quy chế tổ chức hay bị xử phạt vì hành
vi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức.
Không những vậy, trong công tác giảng dạy, các giảng viên tại Chương trình Luật
đề cao chất lượng hơn thành tích, bởi vậy việc đánh giá người học được thực hiện nghiêm
túc, đảm bảo chính xác nhất với thực tế. Trong đội ngũ giảng viên cũng chưa xuất hiện
một trường hợp nào vì tư lợi hay tình cảm cá nhân mà có những can thiệp không phù hợp
vào điểm số.
Có thể nói rằng, với những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đã được các giảng
viên tại Chương trình luật nghiêm túc tuân thủ, đảm bảo thực hiện. Điều này đã tạo nên
đội ngũ giảng viên có tư cách đạo đức tốt và xây dựng môi trường đào tạo, giảng dạy lành
mạnh, loại bỏ các tiêu cực trong nhà trường.
Thứ hai, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng của giảng viên hạng III.
Chương trình Luật đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định pháp luật về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng của giảng viên hạng III. Các giảng viên trong Chương trình Luật đều có
Chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy. Theo đó, trong
tổng số 22 giảng viên tại Chương trình Luật thì có 100% giảng viên có bằng từ thạc sĩ trở
lên, cụ thể là 3 giảng viên có học vị tiến sĩ và 19 giảng viên có học vị thạc sĩ, và đa số
giảng viên có kết quả đánh giá giảng dạy ở mức cao. Các bằng cao học của giảng viên đều
liên quan trực tiếp và/hoặc có sự phù hợp nhất định đối với chuyên ngành Luật, đảm bảo
được chất lượng giảng dạy
Ngoài ra, về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên
hạng III, Chương trình Luật cũng đồng thời đáp ứng 100% về số lượng.
Thứ ba, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên hạng III.
Việc phân công giảng viên giảng dạy tại Chương trình học dựa theo năng lực và
kiến thức chuyên ngành chuyên môn của từng giảng viên. Do đó, mỗi giảng viên khi tham
gia giảng dạy luôn đảm bảo nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về môn học mình
được phân công công giảng dạy. Đồng thời, bên cạnh môn học trực tiếp giảng dạy, các
giảng viên cũng có những kiến thức tổng quát về một số bộ môn khác có liên quan. Ví dụ:
giảng viên dạy môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, bên cạnh việc có kiến thức cơ bản
vững chắc về bộ môn, giảng viên còn phải hiểu về môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật
hay những bộ môn liên quan đến pháp luật chuyên ngành khác để đảm bảo vận dụng
trong quá trình giảng dạy.
Bên cạnh đó, về việc nghiên cứu khoa học, tất cả giảng viên của Chương trình Luật
luôn vượt định mức số giờ nghiên cứu khoa học hàng năm do nhà trường đề ra. Việc
nghiên cứu khoa học được đội ngũ giảng viên thực hiện, tham gia dưới nhiều loại hình
khác nhau như: đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp nhà nước, xuất bản các bài báo khoa học
trong các hội thảo trong nước và quốc tế, xuất bản sách chuyên khảo. Tuy nhiên, đội ngũ
giảng viên hạng III chưa ai có đề tài nghiên cứu cấp nhà nước hay bài đăng tạp chí nước
ngoài.
Ngoài ra, các giảng viên cũng đạt tiêu chuẩn về khả năng áp dụng công nghệ thông
tin và ngoại ngữ vào trong chương trình học. Trình độ ngoại ngữ của các giảng viên đều
đạt ít nhất ở mức tiêu chuẩn tham gia hoạt động giảng dạy, có thể phục vụ tốt cho công
tác giảng dạy của giảng viên.
2.2.2. Thực tiễn phân công và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên hạng III
Việc phân công công việc cho đội ngũ giảng viên hạng III tại chương trình luật
luôn đảm bảo thực hiện và tuân thủ phạm vi nhiệm vụ của giảng viên theo quy định. Theo
đó, các giảng viên hạng III đều tham gia vào hoạt động: giảng dạy, hướng dẫn và chấm
khóa luận tốt nghiệp, đồ án; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; chủ trì hoặc
biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo
khoa học;… Bên cạnh đó, tùy theo năng lực nhất định và căn cứ trên tiêu chuẩn được quy
định, một số giảng viên hạng III còn có thể tham gia giảng dạy, hướng dẫn tại chương
trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.
Mặt khác, trên thực tế cũng không tồn tại trường hợp giảng viên hạng III thực hiện
các công việc vượt qua phạm vi nhiệm vụ. Điều này cũng đặc biệt được ban lãnh đạo cân
nhắc và quản lý sát sao nhằm đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo và giảng dạy đạt
được đúng yêu cầu và mục tiêu đặt ra ban đầu.
Nhìn chung, có thể thấy tại Chương trình Luật trường Đại học Thủ Dầu Một, việc
áp dụng pháp luật đối với giảng viên hạng III nhìn chung đều đã đảm bảo yêu cầu. Tuy
nhiên, để phát triển đội ngũ cán bộ, đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy, đào tạo, chất
lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng không nên chỉ dừng
lại ở việc đạt tiêu chuẩn mà cần có sự nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn để phát triển, tạo ra môi
trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả.
2.2. Một số kiến nghị
Với việc ban hành và đưa vào áp dụng, Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT đã giải
quyết được các vướng mắc tồn tại trước đó về cơ sở đánh giá giảng viên tại đại học công
lập thông qua việc cụ thể hóa thành các quy định cụ thể, rõ ràng. Trong đó, nhìn chung
các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên hạng
III được đặt ra đã tương đối phù hợp và xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cụ thể, chính xác nhất đối với các quy định pháp
luật này cần có nhiều hơn nữa những nội dung phân tích, so sánh từ thực tiễn thực hiện
quy định pháp luật để từ đó hoàn thiện quy định pháp luật một cách toàn diện và khách
quan nhất.
Mặt khác, liên quan đến việc xây dựng và phát triển chất lượng đối ngũ cán bộ
giảng viên hạng III nói chung và đặc biệt tại Chương trình Luật nói riêng, em có một số
đề xuất, kiến nghị như sau:
Một là, tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ
giảng dạy, đào tạo của giảng viên: phương pháp giảng dạy, khai thác cơ sở dữ liệu để
nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Việc tổ chức
chương trình đào tạo có thể kết hợp với hoạt động trao đổi, giao lưu với các cơ sở giáo
dục chuyên ngành tương đương từ nhiều cơ sở giáo dục tiên tiến và các cơ sở tại nước
ngoài khác. Qua đó, đội ngũ giảng viên có thể học hỏi, trao đổi những phương pháp hoặc
kỹ năng mới, có hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn tại Chương trình Luật.
Hai là, thường xuyên thực hiện khảo sát đối với người học hoặc trực tiếp là các
giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng nhằm xác định chính xác nhu cầu
đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên kịp thời, phù hợp, đồng
thời đề ra kế hoạch vụ thể triển khai các chương trình đào tạo. Có thể nói, việc nâng cao
chất lượng cần phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đề ra, bởi vậy những bài khảo sát có
vai trò quan trọng và thiết thực trong công tác hoàn thiện chất lượng đội ngũ giảng viên.
Ba là, đề ra những chính sách khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích,
thúc đẩy đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài nghiên cứu gửi tạp chí
nước ngoài và triển khai phát triển các đề tài phù hợp với tiêu chuẩn cấp nhà nước. Những
chính sách này sẽ là động lực giúp giảng viên nghiêm túc hơn, tập trung hơn trong công
tác nghiên cứu, đảm bảo chất lượng thay vì số lượng.
KẾT LUẬN
Với đề tài nghiên cứu: “Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công
lập”, bài báo cáo thực tập đã đưa ra những nội dung cơ bản, khái quát nhất về cơ sở lý
luận và quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến nội dung này. Đồng thời, thông qua
việc xem xét, đánh giá thực tiễn thực hiện quy định pháp luật tại Chương trình Luật thuộc
Khoa Khoa học quản lý tại trường Đại học Thủ Dầu Một, bài báo cáo đã đưa ra một số
kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật và hoạt động
đào tạo, giảng dạy trên thực tế đối với giảng viên hạng III tại đây.
Qua nội dung tại bài báo cáo có thể thấy rằng, đội ngũ giảng viên nói chung và
giảng viên hạng III tại cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng giữ vai trò vô cùng quan
trọng trong công tác, hoạt động đào tạo, giảng dạy người học. Với vị trí là người truyền
đạt tri thức, giảng viên có ảnh hưởng lớn tới sự nhận thức nghiên cứu của người học.
Chính bởi vậy, việc đặt ra các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đạo đức, trình độ bồi
dưỡng, đào tạo và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ này là
rất quan trọng. Đây được coi là tiền đề, cơ sở để đánh giá, xây dựng và hoàn thiện chất
lượng giảng viên đại học, từ đó góp phần nâng cao năng lực người học, tạo ra đội ngũ lao
động có chuyên môn cao góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26
tháng 10 năm 2020 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ
nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học
công lập.
2. Chính phủ (2012), Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung 2018.
3. Thư viện pháp luật, Giảng viên là gì, truy cập tại link:
https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1E53D-hd-giang-vien-la-gi.html, ngày
22/11/2021
4. Trần Thanh Huyền (2018), Vai trò của nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế
trong việc nâng cao chất lượng dạy học lý luận chính trị, tỉnh ủy Thái Nguyên
Trường Chính trị, truy cập tại link:
http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao-
doi/vai-tro-cua-nghien-cuu-khoa-hoc-nghien-cuu-thuc-te-trong-viec-nang-cao-
chat-luong-day-hoc-ly-luan-chinh-tri-73.html , ngày 23/11/2021

More Related Content

Similar to Báo Cáo Thực Tập Giảng Viên Hạng Iii Trong Cơ Sở Giáo Dục.docx

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...HanaTiti
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSamTiki.vn
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Giảng Viên Hạng Iii Trong Cơ Sở Giáo Dục.docx (20)

Đề tài: English uses in sales process at Tien Nhan Trading service co, ..ltd
Đề tài: English uses in sales process at Tien Nhan Trading service co, ..ltdĐề tài: English uses in sales process at Tien Nhan Trading service co, ..ltd
Đề tài: English uses in sales process at Tien Nhan Trading service co, ..ltd
 
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
 
Nâng cao chất lượng cho hoạt động tổ chức tiệc buffet nhà hàng market 3...
Nâng cao chất lượng cho hoạt động tổ chức tiệc buffet nhà hàng market 3...Nâng cao chất lượng cho hoạt động tổ chức tiệc buffet nhà hàng market 3...
Nâng cao chất lượng cho hoạt động tổ chức tiệc buffet nhà hàng market 3...
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản phẩm nhựa Hiền Nguyên....
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản phẩm nhựa Hiền Nguyên....Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản phẩm nhựa Hiền Nguyên....
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản phẩm nhựa Hiền Nguyên....
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Năng Lượng Mặt Trời Việt,...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Năng Lượng Mặt Trời Việt,...Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Năng Lượng Mặt Trời Việt,...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Năng Lượng Mặt Trời Việt,...
 
Pháp Luât Về Thành Lập Và Hoạt Động Của Trường Đại Học Tư Thục.doc
Pháp Luât Về Thành Lập Và Hoạt Động Của Trường Đại Học Tư Thục.docPháp Luât Về Thành Lập Và Hoạt Động Của Trường Đại Học Tư Thục.doc
Pháp Luât Về Thành Lập Và Hoạt Động Của Trường Đại Học Tư Thục.doc
 
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại cục trồng trọt – bộ nông n...
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại cục trồng trọt – bộ nông n...Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại cục trồng trọt – bộ nông n...
Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại cục trồng trọt – bộ nông n...
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo thương mại ...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đại chúng Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đại chúng Việt Nam, 9 điểm.docxThực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đại chúng Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Đại chúng Việt Nam, 9 điểm.docx
 
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
[Khóa luận tốt nghiệp] - Tìm hiểu và triển khai Snort/SnortSam
 
Chuyên Đề Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Studio Áo Cưới Tại Công Ty.
Chuyên Đề Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Studio Áo Cưới Tại Công Ty.Chuyên Đề Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Studio Áo Cưới Tại Công Ty.
Chuyên Đề Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Studio Áo Cưới Tại Công Ty.
 
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
Nghiên cứu động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên tại khách sạn Hoàng Cung -...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu.docxGiải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu.docx
Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động Tại Công Ty Hu...
 
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.docNâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
 

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864

More from Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864 (20)

Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docxPháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 02 Thành Viên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngành Quản Trị Văn Phòng, 9 điểm.docx
 
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.docKhóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Khóa Luận Vai Trò Của Mặt Trận Tổ Quốc Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .docChuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
Chuyên Đề Thuyết Minh Tuyến Điểm Nha Trang Buôn Ma Thuột 3n2đ .doc
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo Thực tập tổng hợp tiếng Anh Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.docBài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
Bài Thu Hoạch Môn Học Pháp Luật Về Các Loại Hợp Đồng.doc
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.docLuận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
Luận Văn Quản Lý Học Viên Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị.doc
 
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.docBài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
Bài Thu Hoạch môn Học Pháp Luật Về Hải Quan Và Hoạt Động Xnk.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docxHoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
Hoàn Thiện Công Tác Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty.docx
 
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docxTiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
Tiểu Luận Môn Nhà Nước Và Pháp Luật Các Quốc Gia Asean.docx
 
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docxTiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
Tiểu Luận Quản Lý Của Cụm Di Tích Đình, Đền, Miếu, Xã Quan Lạn.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh.docx
 
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docxThực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
Thực Trạng Xuất Khẩu Vải Thiều Việt Nam Vào Thị Trường Nhật Bản.docx
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Báo Cáo Thực Tập Giảng Viên Hạng Iii Trong Cơ Sở Giáo Dục.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TÊN ĐỀ TÀI: GIẢNG VIÊN HẠNG III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:……………..MÃ SỐ SV:…………….. CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP…………………….. NIÊN KHÓA:……………………………………………………….
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC NỘI DUNG..........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP...............................................1 1.1. Khái niệm, đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập ....................................................................................................................................1 1.1.1. Khái niệm giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập...............1 1.1.2. Đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập .........2 1.2. Tiêu chuẩn của giảng viên hạng III ........................................................................3 1.2.1. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp .....................................................................3 1.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng...........................................................5 1.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ .................................................6 1.3. Nhiệm vụ của giảng viên hạng III...........................................................................8 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG III TẠI CHƯƠNG TRÌNH LUẬT - KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ - TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................10 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giảng viên hạng III tại Chương trình Luật - Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một.................................10 2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn của giảng viên hạng III ...............................................................................................................................10 2.2.2. Thực tiễn phân công và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên hạng III .............12 2.2. Một số kiến nghị .....................................................................................................12 KẾT LUẬN .......................................................................................................................14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................15
  • 3. Mẫu GTNSV CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ………………………….. …………………………... ………………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……………….,ngày…..tháng…..năm 20….. GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP Cơ quan/Đơn vị tiếp nhận thực tập ......................................................................... Địa chỉ: .................................................................................................................... Điện thoại:...................................................... Fax: ................................................ Đồng ý tiếp nhận anh/chị: ................................................Ngày sinh:…/…../........ Mã số sinh viên: ...................................................................................................... Là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một thuộc Khoa Khoa học quản lý. Chuyên ngành:......................................................................................................... Thực tập tại bộ phận: ..................................... của Cơ quan/Đơn vị chúng tôi trong thời gian.......................................................... tháng. Với nhiệm vụ:.......................................................................................................... Anh/chị sinh viên thực tập chấp hành đúng nội quy kỷ luật và phân công của Cơ quan/Đơn vị.
  • 4. Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp (Ký & ghi rõ Họ - Tên, chức vụ, đóng dấu) NHẬT KÝ THỰC TẬP TUẦN NGÀY THÁNG NĂM NỘI DUNG CÔNG VIỆC 1 ………….. …………….. ………….. 2 …………. …………….. 3 …………….. ….. …………….. Ngày …….. tháng …… năm …… Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên) Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên) Mẫu NKTT
  • 5. Mẫu NXTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên:........................................................................................................... Lớp:............................... Khóa: ......................... ….Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong thời gian từ ngày..........tháng……..năm……..đến ngày……tháng........năm……. Tại:..................................................................................................................................... Địa chỉ: .............................................................................................................................. Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau: 1. Tri thức, năng lực, chuyên môn, nghề nghiệp: ........................................................................................................................................... 2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp: ........................................................................................................................................... 3. Thái độ: ........................................................................................................................................... 4. Các nhận xét khác: ........................................................................................................................................... Đánh giá kết quả thực tập Điểm số: Điểm chữ: .......................................................................................................................... Ngày …..tháng ……năm………
  • 6. Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên) Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên) Phụ lục 5: Mẫu NXGV
  • 7. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Nội dung báo cáo 2.1.Kết quả đợt thực tập: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.3.Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Điểm đạt: Điểm số Điểm chữ: ..........................................................................................................................
  • 8. ……………...ngày …..tháng ……năm………… Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên)
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU Giảng viên là đội ngũ đặc biệt quan trọng, có vị trí quan trọng thiết yếu trong cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Đây chính là một trong những yếu tố then chốt, thiết yếu xây dựng nên chất lượng giảng dạy của mỗi trường, là hình ảnh đại diện cho mỗi trường đại học. Chính bởi vậy, chất lượng đối với giảng viên luôn được coi trọng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, với bản chất là cơ sở giáo dục do Nhà nước đầu tư, là chủ sở hữu, do vậy chất lượng và các tiêu chuẩn đặt ra đối với giảng viên cũng được quy định rõ ràng và thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định. Trong cơ sở giáo dục này, đội ngũ giảng viên được phân hạng thành những chức danh nghề nghiệp nhất định với những tiêu chuẩn, chức năng nhất định: giảng viên cao cấp (hạng I); giảng viên chính (hạng II), giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III). Trong đó, giảng viên hạng III chức danh đa phần trong đội ngũ cán bộ tại cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay. Chính bởi vậy, việc đảm bảo chất lượng, chức năng và hoạt động của đội ngũ nhân lực này luôn cần được quan tâm, đảm bảo để mang lại hiệu quả và mục tiêu giảng dạy tốt nhất. Với vai trò là một sinh viên thuộc Chương trình Luật – Khoa Khoa học quản lý – Trường ĐH Thủ Dầu Một, một chương trình đạo tạo cử nhân Luật hướng đến đào tạo những chuyên gia pháp luật tương lai, em nhận thấy chất lượng đội ngũ giảng viên hạng III càng cần được coi trọng hơn nữa. Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong phạm vi bài báo cáo thực tập này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập” để nghiên cứu. Theo đó, với giới hạn tại bài báo cáo này em sẽ tiến hành nghiên cứu một cách tổng quan, khái quát nhất về cơ sở lý luận cũng như hệ thống quy định pháp luật có liên quan đến nội dung đề tài. Đồng thời, để có cơ sở đánh giá hiệu quả thực tiễn trong việc áp dụng quy định pháp luật này, em lựa chọn giới hạn nghiên cứu thực tế trong phạm vi Chương trình Luật – Khoa Khoa học quản lý – Trường ĐH Thủ Dầu Một để nhận xét và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện.
  • 10. 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG III TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Khái niệm, đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập 1.1.1. Khái niệm giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập Trước hết, để hiểu đưa ra khái niệm về “giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập” cần làm rõ thế nào là “giảng viên hạng III” và “cơ sở giáo dục đại học công lập. Giảng viên thực chất là một danh từ để gọi chung đối với người làm nhà giáo, là “ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo được xếp cho viên chức”1 và giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên. Theo đó, giảng viên được phân thành nhiều hạng chức danh khác nhau, giảng viên hạng III là một trong số chức danh của giảng viên, được định mã số nhất định (Mã số: V.07.01.03) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về trình độ bồi dưỡng, đào tạo và năng lực nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của pháp luật.2 Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 6, cơ sở giáo dục được định nghĩa là “tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác”. Bên cạnh đó theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung 2018, cơ sở giáo dục đại học công lập được hiểu là “cơ sở giáo dục đại học do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu”. Như vậy, cơ sở giáo dục đại học công lập có thể hiểu một cách khái quát đó là “tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu”. Theo đó, từ những phân tích ở trên về hai thuật ngữ “giảng viên hạng III” và “cơ sở giáo dục đại học công lập” có thể đưa ra khái niệm cơ bản về “giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập” như sau: 1 Thư viện pháp luật, Giảng viên là gì, truy cập tại link: https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1E53D-hd-giang- vien-la-gi.html, ngày 22/11/2021. 2 Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 10 năm 2020 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. (sau đây gọi là “Thông tư 40”)
  • 11. “Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập thực chất là một chức danh nghề nghiệp với các tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ và mã số nhất định của viên chức giảng dạy trong tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu”. Để làm rõ và thống nhất, trong phạm vi bài báo cáo này, các nội dung được nghiên cứu và tìm hiểu ở sau đây sẽ được dựa trên khái niệm đã được đưa ra ở trên về “giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập”. 1.1.2. Đặc điểm của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập có những đặc điểm nhất định. Những đặc điểm này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua khái niệm đã được phân tích nêu trên của thuật ngữ này, bao gồm: Thứ nhất, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập là chức danh của viên chức chỉ dùng đối với nhà giáo làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập. Nói cách khác, đây là thuật ngữ đã được xác định cụ thể vị trí làm việc của giảng viên là tại các cơ sở giáo dục đại học công lập. Ví dụ một số cơ sở giáo dục đại học công lập như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, …. Thứ hai, hoạt động nghề nghiệp của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Với bản chất là giảng viên làm việc trong cơ sở giáo dục của nhà nước, chính vì vậy, hoạt động nghề nghiệp của giảng viên tại cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và giảng viên hạng III tại cơ sở này nói riêng phải đảm bảo được thực hiện, tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Thứ ba, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập có mã số, phải đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện nhiệm vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, nhằm phân định rõ ràng, minh bạch trong các cơ sở giáo dục đại học công lập về các chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tham gia hoạt động giảng dạy, Nhà nước đã đưa ra hệ thống mã số và quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ nhất định đối với từng chức danh, trong đó bao gồm cả giảng viên hạng III. Chi tiết được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT và được phân tích cụ thể tại phần sau của nội dung bài báo cáo này.
  • 12. Thứ tư, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập là chức danh được xếp thứ 3 trong phân hạng nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học công lập đối với viên chức giảng dạy. Theo đó, việc phân hạng nhằm đánh giá đúng mức độ về trình độ chuyên môn, kỹ năng của mỗi giảng viên, đồng thời cũng là cơ sở xem xét quyết định đối với mức lương của giảng viên. Giảng viên hạng III xếp sau giảng viên chính (hạng II) và giảng viên cao cấp (hạng I). Để đạt được hai chức danh hạng I và hạng II, giảng viên hạng III phải tham gia thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định pháp luật. 1.2. Tiêu chuẩn của giảng viên hạng III 1.2.1. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp Với vai trò là một giảng viên, là viên chức hoạt động trong ngành giáo dục và đặc biệt làm việc cho cơ sở giáo dục của Nhà nước, cũng như các chức danh giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học công lập khác, giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT có tất cả 4 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như sau: Một là, “tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng”3 . Nội dung này đưa ra các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp và chủ yếu tới cách ứng xử, hành vi, thái độ của giảng viên đối với nghề, với đồng nghiệp, người học và cộng đồng. Có thể khẳng định rằng, là một trong những nhà giáo, giảng viên là một nghề cao quý trong những nghề cao quý, đóng góp tích cực cho công cuộc đào tạo, giáo dục trong xã hội, có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới xã hội, người học. Là một nhà giáo, giảng viên hạng III phải luôn tận tình, tâm huyết trong suốt quá trình hành nghề, luôn có ý thức giữ gìn, tạo dựng hình ảnh về một nhà giáo với phẩm chất, uy tín đúng mực, tạo nên niềm tin trong xã hội, nhân dân và qua đó xây dựng, phát triển hình ảnh đẹp, đáng trân trộng của nhà giáo. 3 Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
  • 13. Là một người đồng nghiệp, giảng viên hạng III phải luôn giữ thái độ hợp tác, tôn trọng đối với đồng nghiệp xung quanh, không được có thái độ, hành vi gây chia rẽ, phá rối ngay cả trong cuộc sống lẫn công việc. Điều này không chỉ giúp các giảng viên có thể hỗ trợ nhau cũng phát triển mà còn góp phần hình thành nên bản chất, giá trị của nghề giáo trong mắt người đân. Là một người thầy, cô truyền đạt tri thức tới học sinh, sinh nghiên, nghiên cứu sinh, giảng viên hạng III cần đảm bảo luôn đối xử ôn hòa, nhã nhặn với hành vi, cử chỉ đúng mực đối với người học. Điều này không chỉ giúp tạo dựng hình ảnh đẹp của người giảng viên mà còn góp phần tăng chất lượng giảng dạy, là tấm gương sáng cho những người học noi theo. Ngoài ra, giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng cần phải luôn có ý thức, chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Hai là, “tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành”4 . Khác với tiêu chuẩn đầu tiên, tiêu chuẩn này đưa ra dựa trên phương diện hoạt động công việc của giảng viên. Theo đó, pháp luật quy định giảng viên cần phải tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Bên cạnh đó, là một giảng viên, giảng viên hạng III đồng thời phải tuân thủ, chấp hành nghiêm túc, toàn diện nội quy, quy chế được đặt ra đối với bản thân tịa cơ sở giáo dục đại học công lập mình đang làm việc và các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Ba là, “công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí”5 . Nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đào tạo, giảng dạy đối với người học, hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng cần đáp ứng những tiên chuẩn nhất định. Trước hết, giảng viên cần phải đảm bảo tính công bằng trong quá trình giáo dục và giảng dạy, trong việc đánh giá năng lực của người học phải đảm bảo chính xác, thực chất, không được phụ thuộc vào yếu tố tình cảm hay yếu tố ngoài lề khác. Giảng viên không được đặt tình cảm riêng tư, yêu, ghét một ai vào quá trình giảng dạy, giáo dục và đánh giá năng lực, điều này 4 Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 2 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT. 5 Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 3 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
  • 14. sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giảng dạy và vi phạm quyền và lợi ích của người học. Ví dụ: giảng viên A yêu quý sinh viên X hơn sinh viên Y. Vì vậy, trong hoạt động giảng dạy, giảng viên A luôn ưu tiên và trao nhiều cơ hội phát biểu, tham dự các cuộc thi tiềm năng cho sinh viên X. Trong các kỳ thi, giảng viên A cũng chấm điểm cho sinh viên X cao hơn, dễ hơn để X có thể đạt được điểm tổng kết như kỳ vọng. Ở trường hợp này, hành vi của giảng viên A đã vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức khi không có sự công bằng trong đối xử giữa các sinh viên của mình. Việc A trao nhiều cơ hội cho X đồng thời đã làm tước đi cơ hội và quyền lợi chính đáng của Y. Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực giữa trên tình cảm đã khiến A đưa ra kết quả của X không chính xác với thực tế X đạt được. Bốn là, “các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật”6 . Đây có thể coi là một quy định quét về tiêu chuẩn của giảng viên. Theo đó, với tính chất của hệ thống pháp luật nước ta bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được ban hành đan xen, việc đưa ra quy định này nhằm đảm bảo không bỏ sót các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định tại điều khoản hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành khác. 1.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên hạng III tham gia vào hoạt động giảng dạy, đào tạo người học trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Xuất phát từ đặc điểm về ngành nghề (nhà giáo) và nơi hoạt động ngành nghề (trường đại học công lập), giảng viên hạng III cần đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về trình độ bồi dưỡng, đào tạo để đảm bảo hoạt động giảng dạy đáp ứng nhu cầu tối ưu của người học về chất lượng. Theo đó, giảng viên hạng III cần có những khả năng, kiến thức nhất định về việc đào tạo, bồi dưỡng chủ thể khác – người học. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, điều này được căn cứ dựa trên 2 tiêu chuẩn: Một là, “có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy”. Xuất phát từ đối tượng giảng dạy của giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập là những người có trình độ từ đại học trở lên, bởi vậy để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, người tham gia giảng dạy cần phải có trình độ chuyên môn cao hơn người 6 Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT
  • 15. học, cụ thể là tư bằng thạc sỹ trở lên. Bên cạnh đó, tính phù hợp với vị trí, ngành chuyên ngành giảng dạy đặt ra trong tiêu chuẩn trên có thể hiểu là: ngành nghề bằng thạc sỹ của giảng viên phải phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; và loại bằng phải phù hợp với vị trí việc làm được giao. Ví dụ: giảng viên A được phân công giảng dạy trong ngành luật thì phải có bằng thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành, như bằng thạc sỹ luật. Giảng viên A không thể sử dụng bằng thạc sỹ chuyên ngành y khoa để đi đào tạo người học chuyên ngành luật. Hai là, “có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III)”. Theo đó, chứng chỉ này phải được cấp bởi những cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thương tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. Đối với phân hạng giảng viên nào thì cần chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với hạng giảng viên đó. Việc đặt ra tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo việc xác định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được dựa trên căn cứ xác đáng, cụ thể được thể hiện bằng văn bản cụ thể – chứng chỉ. 1.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Bên cạnh trình độ đào đạo, bồi dưỡng là cách thức truyền đạt, giảng viên hạng III còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, là điều kiện về tri thực, nội dung truyền đạt của quá trình giảng dạy người học. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên hạng III cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn như sua: Một là, “nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm”. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động giảng dạy, truyền đạt tri thức là phải đảm bảo chính xác về kiến thức để đảm bảo không bị sai lệch về tư duy, nhận thức của người học. Giảng viên hạng III cần đảm bảo nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất trong môn học mình giảng dạy, đây được coi là tiền đề trong hoạt động nghiên cứu, là bước nền để tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng các kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, ngoài môn học trực tiếp giảng dạy, đối với một số môn học khác có liên quan thuộc cùng chuyên ngành giảng dạy, giảng viên hạng III cũng cần nắm được một cách tổng quát để vận dụng, liên hệ khi giảng dạy.
  • 16. Hai là, “hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước”. Là một giảng viên làm việc trong một tổ chức – là cơ sở giáo dục đại học công lập, trong quá trình hoạt động, giảng viên cần phải thực hiện, đi theo đúng nội dung giảng dạy được tổ chức đó lập ra, bao gồm: “mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương chình đào tạo”. Để làm được điều này, bản thân giảng viên cần đảm bảo hiểu đúng và đủ toàn bộ nội dung được đưa ra. Bên cạnh đó, để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn, tức áp dụng kiến thức đào tạo và thực tế, giảng viên cũng cần xác định và hiểu được thực tiễn hoạt động đào tạo, nghiên cứu có liên quan cả ở trong và ngoài nước. Ba là, “sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên” Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, giảng viên hạng III cũng cần biết cách áp dụng các phương tiện, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy một cách tốt nhất, các phương pháp được đưa vào trong hoạt động đào tạo phải đảm bảo an toàn đối với người học, giảng viên, chủ thể khác và có hiệu quả. Bốn là, “có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao”. Nghiên cứu khoa học là hoạt động xuất phát từ sự tìm hiểu, phát hiện bản chất của các hiện tượng và tư duy; sáng tạo, đưa ra được những phương án, giải pháp có giá trị áp dụng vào thực tiễn.7 Đối với giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng, việc nghiên cứu khoa học có vai trò rất lớn trong việc tìm hiểu sâu và phát triển thông tin, qua đó, bên cạnh truyền đạt kiến thức đã được thừa nhận, giảng viên có thể tổng hợp, phân tích và đánh giá những kiến thức đó qua việc liên hệ với thực tiễn. Như vậy, những tri thức được giảng dạy không chỉ có giá trị về mặt lý thuyết mà còn hiệu quả về tính ứng dụng. Năm là, “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III)”. 7 Trần Thanh Huyền (2018), Vai trò của nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế trong việc nâng cao chất lượng dạy học lý luận chính trị, tỉnh ủy Thái Nguyên Trường Chính trị, truy cập tại link: http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao-doi/vai-tro-cua-nghien-cuu-khoa- hoc-nghien-cuu-thuc-te-trong-viec-nang-cao-chat-luong-day-hoc-ly-luan-chinh-tri-73.html , ngày 23/11/2021
  • 17. Công nghệ thông tin và ngoại ngữ là một trong những công cụ quan trọng đối với xã hội, đặc biệt là trong thời đại 4.0 ngày nay. Theo đó, thông qua công nghệ thông tin và ngoại ngữ, chúng ta có thể tiệp cận nhiều hơn tới những giá trị tri thức của nhân loại, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới. Đồng thời, bằng việc sử dụng công nghệ thông tin, việc xử lý dữ liệu, thông tin cũng trở nên nhanh chóng, thuận tiện và đơn giản hơn, góp phần nâng cao năng suất công việc. Chính vì vậy, là một giảng viên, giảng viên hạng III cũng cần hiểu và ứng dựng công nghệ thông tin cùng ngoại ngữ vào trong công việc để trước hết là theo kịp với xu hướng thời đại mới, sau đó là nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, đào tạo và học tập. 1.3. Nhiệm vụ của giảng viên hạng III Đối với mỗi phân hạng giảng viên lại thực hiện những nhiệm vụ nhất định phù hợp với trình độ năng lực, chuyên môn, trình độ đào tạo, bồi dưỡng được yêu cầu. Đối với giảng viên hạng III, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT có tất cả 7 nhiệm vụ sau đây: “a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo); d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập; e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
  • 18. g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Các nhiệm vụ của giảng viên hạng III chủ yếu liên quan đến những nội dung công việc như: đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, soạn thảo tài liệu phục vụ công tác đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo,... Có thể thấy, những nhiệm vụ của giảng viên hạng III gắn liền với yêu cầu về trình độ, chuyên môn được đặt ra đã được phân tích ở trên. Nếu như yêu cầu giảng viên hạng III phải có khả năng nghiên cứu khoa học thì nhiệm vụ đặt ra là giảng viên hạng III cũng cần phải tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong quá trình làm việc. Hay giảng viên hạng III cần có trình độ bồi dưỡng, đào tạo nhất định để tham gia vào việc giảng dạy, cố vấn, chủ nhiệm lớp học viên. Nói cách khác, những quy định này luôn song hành và gắn liền với nhau, tạo ra một tổng thể nội dung quy định pháp luật phù hợp nhất, thực tiễn nhất. Để làm rõ, không phải tất cả giảng viên hạng III dều cần phải thực hiện đầy đủ, không bỏ sót toàn bộ những nhiệm vụ nêu trên. Theo đó, tùy từng cơ cấu tổ chức, đặc điểm tại từng trường đại học công lập và trình độ cụ thể của từng giảng viên thì việc phân công nhiệm vụ lại được linh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp đúng người, đúng công việc.
  • 19. CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢNG VIÊN HẠNG III TẠI CHƯƠNG TRÌNH LUẬT - KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ - TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giảng viên hạng III tại Chương trình Luật - Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một Chương trình Luật thuộc Khoa Khoa học quản lý của Trường Đại học Thủ Dầu Một là một chương trình đào tạo về luật trong khuôn khổ một trường Đại học công lập. Bởi vậy, việc đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật trong phạm vi chương trình luật về tiêu chuẩn giảng viên hạng III tại trường đại học công lập có thể xem là minh họa cho một phần thực tiễn trong việc thực hiện quy định pháp luật nói chung. Cụ thể như sau: 2.2.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn của giảng viên hạng III Thứ nhất, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đạo dức nghề nghiệp của giảng viên hạng III. Tại Chương trình Luật, đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên hạng III nói riêng luôn coi trọng và đặt ưu tiên thực hiện đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu trong quá trình thực hiện công việc. Trong hoạt động giao tiếp giữa giảng viên với giảng viên hay giữa giảng viên đối với người học luôn giữ thái độ chuẩn mực, thể hiện sự tôn trọng, cách cư xử hòa nhã. Các giảng viên tại Chương trình Luật cũng rất tâm huyết, tận tụy với công việc, luôn dành thời gian lắng nghe, chia sẻ với người học. Bên cạnh đó, các giảng viên luôn tuân thủ nghiêm túc các quy chế, nội quy của Khoa Khoa học quản lý và Trường Đại học Thủ Dầu Một đề ra. Điều này thể hiện ở ngay trong thực tiễn suốt khoảng thời gian từ khi thành lập Chương trình Luật tới nay chưa có một trường hợp giảng viên hạng III nào vi phạm quy chế tổ chức hay bị xử phạt vì hành vi vi phạm tiêu chuẩn đạo đức. Không những vậy, trong công tác giảng dạy, các giảng viên tại Chương trình Luật đề cao chất lượng hơn thành tích, bởi vậy việc đánh giá người học được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chính xác nhất với thực tế. Trong đội ngũ giảng viên cũng chưa xuất hiện một trường hợp nào vì tư lợi hay tình cảm cá nhân mà có những can thiệp không phù hợp vào điểm số.
  • 20. Có thể nói rằng, với những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đã được các giảng viên tại Chương trình luật nghiêm túc tuân thủ, đảm bảo thực hiện. Điều này đã tạo nên đội ngũ giảng viên có tư cách đạo đức tốt và xây dựng môi trường đào tạo, giảng dạy lành mạnh, loại bỏ các tiêu cực trong nhà trường. Thứ hai, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên hạng III. Chương trình Luật đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy định pháp luật về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên hạng III. Các giảng viên trong Chương trình Luật đều có Chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy. Theo đó, trong tổng số 22 giảng viên tại Chương trình Luật thì có 100% giảng viên có bằng từ thạc sĩ trở lên, cụ thể là 3 giảng viên có học vị tiến sĩ và 19 giảng viên có học vị thạc sĩ, và đa số giảng viên có kết quả đánh giá giảng dạy ở mức cao. Các bằng cao học của giảng viên đều liên quan trực tiếp và/hoặc có sự phù hợp nhất định đối với chuyên ngành Luật, đảm bảo được chất lượng giảng dạy Ngoài ra, về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III, Chương trình Luật cũng đồng thời đáp ứng 100% về số lượng. Thứ ba, đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên hạng III. Việc phân công giảng viên giảng dạy tại Chương trình học dựa theo năng lực và kiến thức chuyên ngành chuyên môn của từng giảng viên. Do đó, mỗi giảng viên khi tham gia giảng dạy luôn đảm bảo nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về môn học mình được phân công công giảng dạy. Đồng thời, bên cạnh môn học trực tiếp giảng dạy, các giảng viên cũng có những kiến thức tổng quát về một số bộ môn khác có liên quan. Ví dụ: giảng viên dạy môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, bên cạnh việc có kiến thức cơ bản vững chắc về bộ môn, giảng viên còn phải hiểu về môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật hay những bộ môn liên quan đến pháp luật chuyên ngành khác để đảm bảo vận dụng trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, về việc nghiên cứu khoa học, tất cả giảng viên của Chương trình Luật luôn vượt định mức số giờ nghiên cứu khoa học hàng năm do nhà trường đề ra. Việc nghiên cứu khoa học được đội ngũ giảng viên thực hiện, tham gia dưới nhiều loại hình khác nhau như: đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp nhà nước, xuất bản các bài báo khoa học trong các hội thảo trong nước và quốc tế, xuất bản sách chuyên khảo. Tuy nhiên, đội ngũ
  • 21. giảng viên hạng III chưa ai có đề tài nghiên cứu cấp nhà nước hay bài đăng tạp chí nước ngoài. Ngoài ra, các giảng viên cũng đạt tiêu chuẩn về khả năng áp dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào trong chương trình học. Trình độ ngoại ngữ của các giảng viên đều đạt ít nhất ở mức tiêu chuẩn tham gia hoạt động giảng dạy, có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của giảng viên. 2.2.2. Thực tiễn phân công và thực hiện nhiệm vụ của giảng viên hạng III Việc phân công công việc cho đội ngũ giảng viên hạng III tại chương trình luật luôn đảm bảo thực hiện và tuân thủ phạm vi nhiệm vụ của giảng viên theo quy định. Theo đó, các giảng viên hạng III đều tham gia vào hoạt động: giảng dạy, hướng dẫn và chấm khóa luận tốt nghiệp, đồ án; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; chủ trì hoặc biên soạn tài liệu phục vụ đào tạo; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học;… Bên cạnh đó, tùy theo năng lực nhất định và căn cứ trên tiêu chuẩn được quy định, một số giảng viên hạng III còn có thể tham gia giảng dạy, hướng dẫn tại chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Mặt khác, trên thực tế cũng không tồn tại trường hợp giảng viên hạng III thực hiện các công việc vượt qua phạm vi nhiệm vụ. Điều này cũng đặc biệt được ban lãnh đạo cân nhắc và quản lý sát sao nhằm đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo và giảng dạy đạt được đúng yêu cầu và mục tiêu đặt ra ban đầu. Nhìn chung, có thể thấy tại Chương trình Luật trường Đại học Thủ Dầu Một, việc áp dụng pháp luật đối với giảng viên hạng III nhìn chung đều đã đảm bảo yêu cầu. Tuy nhiên, để phát triển đội ngũ cán bộ, đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy, đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng không nên chỉ dừng lại ở việc đạt tiêu chuẩn mà cần có sự nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn để phát triển, tạo ra môi trường học tập chuyên nghiệp và hiệu quả. 2.2. Một số kiến nghị Với việc ban hành và đưa vào áp dụng, Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT đã giải quyết được các vướng mắc tồn tại trước đó về cơ sở đánh giá giảng viên tại đại học công lập thông qua việc cụ thể hóa thành các quy định cụ thể, rõ ràng. Trong đó, nhìn chung các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên hạng III được đặt ra đã tương đối phù hợp và xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn.
  • 22. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cụ thể, chính xác nhất đối với các quy định pháp luật này cần có nhiều hơn nữa những nội dung phân tích, so sánh từ thực tiễn thực hiện quy định pháp luật để từ đó hoàn thiện quy định pháp luật một cách toàn diện và khách quan nhất. Mặt khác, liên quan đến việc xây dựng và phát triển chất lượng đối ngũ cán bộ giảng viên hạng III nói chung và đặc biệt tại Chương trình Luật nói riêng, em có một số đề xuất, kiến nghị như sau: Một là, tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ giảng dạy, đào tạo của giảng viên: phương pháp giảng dạy, khai thác cơ sở dữ liệu để nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Việc tổ chức chương trình đào tạo có thể kết hợp với hoạt động trao đổi, giao lưu với các cơ sở giáo dục chuyên ngành tương đương từ nhiều cơ sở giáo dục tiên tiến và các cơ sở tại nước ngoài khác. Qua đó, đội ngũ giảng viên có thể học hỏi, trao đổi những phương pháp hoặc kỹ năng mới, có hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn tại Chương trình Luật. Hai là, thường xuyên thực hiện khảo sát đối với người học hoặc trực tiếp là các giảng viên nói chung và giảng viên hạng III nói riêng nhằm xác định chính xác nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên kịp thời, phù hợp, đồng thời đề ra kế hoạch vụ thể triển khai các chương trình đào tạo. Có thể nói, việc nâng cao chất lượng cần phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đề ra, bởi vậy những bài khảo sát có vai trò quan trọng và thiết thực trong công tác hoàn thiện chất lượng đội ngũ giảng viên. Ba là, đề ra những chính sách khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích, thúc đẩy đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài nghiên cứu gửi tạp chí nước ngoài và triển khai phát triển các đề tài phù hợp với tiêu chuẩn cấp nhà nước. Những chính sách này sẽ là động lực giúp giảng viên nghiêm túc hơn, tập trung hơn trong công tác nghiên cứu, đảm bảo chất lượng thay vì số lượng.
  • 23. KẾT LUẬN Với đề tài nghiên cứu: “Giảng viên hạng III trong cơ sở giáo dục đại học công lập”, bài báo cáo thực tập đã đưa ra những nội dung cơ bản, khái quát nhất về cơ sở lý luận và quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến nội dung này. Đồng thời, thông qua việc xem xét, đánh giá thực tiễn thực hiện quy định pháp luật tại Chương trình Luật thuộc Khoa Khoa học quản lý tại trường Đại học Thủ Dầu Một, bài báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật và hoạt động đào tạo, giảng dạy trên thực tế đối với giảng viên hạng III tại đây. Qua nội dung tại bài báo cáo có thể thấy rằng, đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên hạng III tại cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác, hoạt động đào tạo, giảng dạy người học. Với vị trí là người truyền đạt tri thức, giảng viên có ảnh hưởng lớn tới sự nhận thức nghiên cứu của người học. Chính bởi vậy, việc đặt ra các quy định pháp luật về tiêu chuẩn đạo đức, trình độ bồi dưỡng, đào tạo và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ này là rất quan trọng. Đây được coi là tiền đề, cơ sở để đánh giá, xây dựng và hoàn thiện chất lượng giảng viên đại học, từ đó góp phần nâng cao năng lực người học, tạo ra đội ngũ lao động có chuyên môn cao góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
  • 24. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 10 năm 2020 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. 2. Chính phủ (2012), Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung 2018. 3. Thư viện pháp luật, Giảng viên là gì, truy cập tại link: https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1E53D-hd-giang-vien-la-gi.html, ngày 22/11/2021 4. Trần Thanh Huyền (2018), Vai trò của nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế trong việc nâng cao chất lượng dạy học lý luận chính trị, tỉnh ủy Thái Nguyên Trường Chính trị, truy cập tại link: http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao- doi/vai-tro-cua-nghien-cuu-khoa-hoc-nghien-cuu-thuc-te-trong-viec-nang-cao- chat-luong-day-hoc-ly-luan-chinh-tri-73.html , ngày 23/11/2021