SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Bài 36 – Lớp 10 Nâng cao: IOT
Người soạn: Hoàng Khánh Linh – K39.201.045 – Lớp sáng thứ 6
I. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Biết
- Liệt kê được các nguồn iot trong tự nhiên như trong tuyến giáp, rong biển.
- Nêu được một số ứng dụng của iot như chống bướu cổ, rửa trôi đồng vị phóng xạ I131, sát trùng.
- Liệt kê được một số tính chất vật lí của iot như màu sắc, trạng thái, độ tan và hiện tượng thăng hoa của iot rắn khi đun nóng.
- Trình bày và viết được phương trình phản ứng điều chế iot trong công nghiệp là sục khí clo qua dung dịch muối iotua.
- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của iot là tính oxi hóa, nhưng yếu hơn các halogen khác.
- Nêu được tính chất hóa học cơ bản của hidro iotua, axit iothidric và muối iotua là tính khử.
Hiểu
- Viết được phương trình phản ứng giữa iot với nhôm, hidro.
- Nêu được cách nhận biết iot bằng hồ tinh bột.
- Trình bày và viết được phương trình phản ứng dùng để nhận biết muối iotua bằng dung dịch bạc nitrat.
- Viết và cân bằng được các phương trình phản ứng chứng minh tính khử của hidro iotua và muối iotua bằng cách cho tác dụng với các chất oxi hóa như
axit sunfuric, sắt (III) clorua, khí clo, dung dịch brom.
Vận dụng
- Giải thích được hiện tượng xuất hiện khói màu tím khi cho bột iot tác dụng với bột nhôm dùng nước làm chất xúc tác.
- Giải thích đươc vì sao clo và brom tác dụng được với dung dịch của khí sunfurơ còn iot thì không.
b. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác và kỹ năng khi làm việc nhóm.
- Rèn luyện được kỹ năng tư duy, giải quyết các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm.
c. Thái độ
- Có niềm yêu thích với bộ môn hóa học hơn.
II. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập của học sinh, slide trình chiếu, các video clip trong bài học.
- Bảng và phấn để học sinh tham gia trò chơi.
- Phần thưởng sau khi chơi.
b. Học sinh: ôn lại bài cũ, đọc bài mới.
III. Kế hoạch bài dạy
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hình ảnh slide
Hoạt động 1: Giới thiệu bài dạy, chia nhóm
- “Đây là một nguyên tố được khám phá bởi Barnard Courtois
năm 1811. Ông là con trai của một người sản xuất nitrat kali
(dùng trong thuốc súng). Vào thời điểm Pháp đang có chiến
tranh, thuốc súng được tiêu thụ mạnh. Nitrat kali được tách từ
rong biển lấy tại bờ biển Normandy và Brittany. Để tách kali
nitrat, rong biển được đem đốt và tro đem rửa vào nước. Những
chất không phải là nitrat kali bị phá hủy bởi việc thêm axít
sunfuríc. Vào một ngày Courtois thêm quá nhiều axít sunfuríc
khiến một chất khí màu tím bay ra. Courtois nhận thấy hơi này
kết tinh trên các bề mặt lạnh tạo ra các tinh thể màu sẫm. Nguyên
tố này là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con
người. Thiếu nó có thể làm não bị hư hại, gây bệnh bướu cổ. Đến
đây, các em có nghĩ tới nguyên tố gì chưa?”
- “Đó chính là nguyên tố iot, để tìm hiểu rõ hơn về nguyên tố iot
thì chúng ta học bài 36: IOT.
- Bài này gồm 3 phần chính đó là:
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng.
+ Điều chế và tính chất hóa học.
+ Một số hợp chất của iot.”
Trước khi vào bài học, yêu cầu học sinh chia thành 4 đội – có thể
theo 4 tổ sẵn trong lớp, phát cho mỗi đội một bảng và phấn để trả
lời câu hỏi.
- Iot.
- Học sinh chia nhóm và nhận bảng,
phấn.
Slide 1:
Slide 2:
Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và
ứng dụng của iot (Trò chơi Ô chữ bí mật)
Từ slide 3 đến slide 13 là các slide của trò chơi.
- Cho học sinh chơi trò chơi Ô chữ bí mật.
Luật chơi:
- Học sinh tham gia trò chơi theo đội.
Slide 3:
Có 8 ô chữ hàng ngang và mỗi ô chữ hàng ngang này chứa một
chữ cái của ô chữ hàng dọc – được tô màu đỏ.
Có 1 gợi ý dành cho ô chữ hàng dọc và gợi ý này chỉ được mở
sau khi trải qua cả 8 ô chữ hàng ngang nhưng các đội chơi vẫn
không giải được ô chữ hàng dọc.
Mỗi đội chơi lựa chọn 1 trong 8 ô chữ hàng ngang để trả lời theo
lượt. Tất cả đội chơi ghi câu trả lời vào bảng của mình trong thời
gian suy nghĩ 15 giây/câu.
Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, đội lựa chọn ô chữ được 15
điểm, các đội khác được 10 điểm.
Các đội chơi có thể giơ tay giành quyền trả lời ô chữ hàng dọc
bất cứ lúc nào.
Đội chơi trả lời đúng ô chữ hàng trước khi bắt đầu từ hàng ngang
thứ 3 được 80 điểm. Đội chơi trả lời đúng ô chữ hàng dọc trước
gợi ý cuối cùng được 40 điểm. Đội chơi trả lời sau gợi ý cuối
cùng chỉ được 20 điểm.
Sau khi trả lời ô chữ hàng dọc, các ô chữ hàng ngang còn lại vẫn
được tiếp tục trả lời.
Lưu ý:
+ Ở slide 5:
Nhấn vào các số 1, 2, 3, … để chuyển sang slide nội dung
câu hỏi.
Nhấn vào các ô chữ hàng ngang để hiện ra nội dung của ô
chữ.
Nhấn vào đám mây màu cam để hiện ra câu hỏi gợi ý.
Nhấn vào đám mây màu xanh dương để hiện ra ô chữ
hàng dọc.
Nhấn vào đám mây màu xanh lá để chuyển sang slide 14
– tóm tắt phần Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng.
+ Ở các slide câu hỏi:
Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi, bấm đồng hồ đếm ngược.
Nhấn vào câu hỏi để hiện câu trả lời.
Slide 4:
Slide 5:
Slide 6:
Nhấn vào câu trả lời để hiện ra thông tin bổ sung và một
số hình ảnh liên quan.
Nhấn vào ô “ô chữ số …” để quay lại slide 5.
+ Slide ô chữ số 5:
Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi, bấm đồng hồ đếm ngược.
Nhấn vào câu hỏi để hiện câu trả lời.
Nhấp chuột để hiện ra clip phản ứng giữa iot và hồ tinh
bột.
Nhấp chuột để clip biến mất.
Nhấn vào ô “ô chữ số 5” để quay lại slide 5.
+ Slide ô chữ số 7:
Nhấn vào câu trả lời sẽ quay lại slide 5
+ Đáp án:
1. Đen tím
2. Bướu cổ
3. Phóng xạ
4. Tinh thể
5. Xanh
6. Tuyến giáp
7. Sát trùng
8. Rong biển
+ Tính điểm: tính điểm trên bảng.
Slide 14 và slide 15 : Tổng kết sau trò chơi
- Tóm tắt lại nội dung phần I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
và ứng dụng:
1. Trạng thái tự nhiên:
+ Iot chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong vỏ Trái Đất và hàm lượng
của nó cũng ít, ít nhất trong các halogen.
+ Thường đi theo các hợp chất tương ứng của clo trong nước
biển nhưng với lượng ít hơn nhiều.
+ Một số loại rong biển tích góp iot trong các mô của chúng.
- Học sinh điền vào phiếu học tập.
Slide 7:
Slide 8
Slide 9:
+ Ngoài ra, trong cơ thể con người cũng có hàm lượng nhỏ iot.
Iot thường tập trung ở đâu?
2. Tính chất vật lí
+ Ở nhiệt độ bình thường, iot sẽ tồn tại ở dạng nào, màu gì?
+ Khi đun nóng iot, ta thấy có hiện tượng gì?
Hiện tượng thăng hoa là gì?
+ Iot ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như
xăng, benzen, ancol etylic.
3. Ứng dụng
Qua trò chơi ô chữ, em hãy liệt kê những ứng dụng của iot.
Ngoài dùng làm chất sát trùng, iot còn có trong nhiều dược phẩm
khác.
- Trong tuyến giáp.
- Dạng tinh thể, màu đen tím.
- Hiện tượng thăng hoa.
- Là chuyển từ trạng thái rắn sang khí
nhưng không thông qua trạng thái lỏng.
- Dung dịch sát trùng.
- Muối iot để tránh bướu cổ.
- KI dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ
I131.
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13:
Slide 14:
Slide 15:
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chế và tính chất hóa học
của iot (Trò chơi Hỏi nhanh đáp nhanh)
Từ slide 17 đến slide 21: Vừa cho học sinh ôn tập, vừa học bài
mới thông qua trò chơi.
- Cho học sinh chơi trò Hỏi nhanh đáp nhanh để ôn tập lại kiến
thức về các nguyên tố halogen.
Lưu ý: đối với cột tính chất của iot cần giáo viên hướng dẫn thêm
để điền câu trả lời.
Luật chơi:
Có một bảng tóm tắt điều chế và các tính chất hóa học của các
nguyên tố halogen, nhiệm vụ của các đội là sẽ điền vào bảng này
theo thứ tự. Trong lượt, mỗi đội chỉ có một người trả lời – người
này được chọn ngẫu nhiên bởi giáo viên, trả lời đúng đội đó được
10 điểm, trả lời sai bị trừ 5 điểm.
Lưu ý: - Cột tính chất của Iot nếu trả lời đúng được cộng thêm 5
điểm, sai không bị trừ điểm.
- Thứ tự trả lời: Lượt 1: 1 – 2 – 3 – 4, Lượt 2: 2 – 3 – 4 – 1, …
- Cho học sinh lên bốc thăm thứ tự.
- Các dấu gạch chéo ở Tác dụng với nước và Tác dụng với dung
dịch kiềm là không xét phản ứng đó ở chương trình THPT.
- Các dấu gạch chéo ở các mục còn lại là không xảy ra phản ứng.
- Slide 18:
Slide 17:
Slide 18:
Slide 19:
+ Câu hỏi chung cho cả lớp: Yêu cầu học sinh nhắc lại ký hiệu
nguyên tử và công thức phân tử của các nguyên tố halogen.
+ Câu hỏi riêng:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Flo/Clo/Brom/Iot là
gì? (→ câu hỏi chung cho cả lớp: vậy cấu hình electron chung
cho các nguyên tố halogen là gì?). Do đó, các nguyên tố này
được xếp vào nhóm VIIA.
Yêu cầu học sinh nêu cách điều chế đơn chất của các
nguyên tố halogen trong công nghiệp.
- Slide 19:
+ Câu hỏi riêng:
Các nguyên tố halogen có tính chất gì đặc trưng?
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tính oxi hóa
của các nguyên tố halogen thay đổi như thế nào khi đi theo chiều
từ Flo đến Iot?
Để chứng minh một chất có tính oxi hóa, ta làm thế nào?
Chất khử mình gặp trong bài Clo là gì?
Vậy đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu phản ứng giữa halogen
và kim loại. Flo/Clo/Brom phản ứng được với các kim loại nào?
Viết phương trình phản ứng minh họa.
Các em có thể thấy phản ứng của các halogen với kim
loại sẽ càng ngày càng khó khăn hơn. Do đó, em dự đoán thế nào
về phản ứng giữa iot và kim loại? Trả lời: cần đun nóng hoặc có
mặt chất xúc tác. Để minh chứng cho điều giáo viên nói, cho học
sinh xem clip phản ứng giữa iot và nhôm. Yêu cầu học sinh quan
sát và nêu hiện tượng xảy ra
Chú ý: Nhấn vào textbox ở iot tác dụng với kim loại để qua clip
– slide 20. Xem xong clip, nhấn vào shape màu xanh lá để quay
lại slide 19.
Tương tự đặt câu hỏi cho phần tác dụng với hidro
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Tính oxi hóa.
- Giảm dần
- Cho nó tác dụng với chất khử.
- Kim loại, hidro.
- Học sinh trả lời.
Slide 20:
Slide 21:
- Slide 21: đặt câu hỏi tương tự slide 19, nhưng lúc bắt đầu vô
cần hỏi lại học sinh ngoài tác dụng với kim loại và hidro thì ở bài
Clo, người ta còn cho Clo tác dụng với gì nữa?
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hợp chất khác (Trò chơi Về
đích)
Slide 23 và slide 24:
1. Hidro iotua và axit iothidric
- Hidro iotua kém bền nhiệt. Ở 300oC bị phân hủy thành H2 và I2.
- Giống như hidro clorua, hidro iotua cũng dễ tan trong nước tạo
thành axit iothidric, đây là một axit mạnh. Lưu ý độ mạnh tính
axit của các axit halogenhidric.
- Axit iothidric và muối của nó là một chất khử mạnh:
Yêu cầu học sinh ghi và cân bằng phản ứng HI + H2SO4 và HI +
FeCl3.
Cho học sinh coi clip về phản ứng giữ HI và H2SO4.
2. Một số hợp chất khác
Ở đây ta sẽ tìm hiểu về muối iotua:
- Muối iotua dễ tan trừ AgI và PbI2. Do đó, dùng AgNO3 để nhận
biết muối iotua như clorua và bromua.
Slide 25 đến slide 34
- Cho học sinh chơi trò chơi Về đích
Luật chơi:
Các đội chơi lần lượt chọn gói câu hỏi cho đội mình, theo thứ tự
điểm từ thấp lên cao. Mỗi gói câu hỏi sẽ gồm 2 câu hỏi: 1 câu 20
điểm – 20 giây để trả lời – và 1 câu 30 điểm – 30 giây để trả lời.
Trả lời đúng được trọn điểm của câu hỏi, trả lời sai quyền trả lời
sẽ dành cho các đội còn lại, trả lời đúng được trọn điểm của câu
hỏi– điểm lấy từ đội bạn, trả lời sai bị trừ một nửa số điểm của
câu hỏi.
Lưu ý: các đội có quyền đặt ngôi sao hi vọng trước khi giáo viên
đọc câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hi vọng được gấp
- Điền vào phiếu học tập.
- Ghi phương trình phản ứng và cân
bằng.
- Học sinh tham gia trò chơi.
Slide 23:
Slide 24:
Slide 25:
Slide 26:
đôi số điểm của câu hỏi, sai bị trừ toàn bộ số điểm của câu hỏi
đó.
Chú ý:
+ Slide 26: Nhấn vào số của bộ câu hỏi để ra bộ câu hỏi đó.
+ Các slide bộ câu hỏi gồm 2 câu hỏi:
Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi.
Nhấn vào ô câu hỏi để hiện ra câu trả lời.
Đối với câu 2: Nhấn vào số của bộ câu hỏi để quay lại
slide 26. Slide 27:
Slide 28:
Slide 29:
Slide 30:
Slide 31:
Slide 32:
Slide 33:
Slide 34:
Hoạt động 5: Tổng kết và trao thưởng cho các đội chơi

More Related Content

What's hot

De thi thu mon hoa thpt 2013
De thi thu mon hoa thpt 2013De thi thu mon hoa thpt 2013
De thi thu mon hoa thpt 2013
adminseo
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
xuandongpro
 
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013 hoa
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013   hoaDe thi thu dai hoc khoi a nam 2013   hoa
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013 hoa
adminseo
 
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
adminseo
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
Ngọn Lửa Xanh
 

What's hot (19)

Bài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhậtBài trình chiếu anđehit cập nhật
Bài trình chiếu anđehit cập nhật
 
Trac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thiTrac nghiem bang hinh ve va do thi
Trac nghiem bang hinh ve va do thi
 
Chuong 3 cacbon_silic
Chuong 3 cacbon_silicChuong 3 cacbon_silic
Chuong 3 cacbon_silic
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Bài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehitBài trình chiếu andehit
Bài trình chiếu andehit
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Axith2 so4
Axith2 so4Axith2 so4
Axith2 so4
 
De thi thu mon hoa thpt 2013
De thi thu mon hoa thpt 2013De thi thu mon hoa thpt 2013
De thi thu mon hoa thpt 2013
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
Bai 29 oxi ozon
Bai 29 oxi ozonBai 29 oxi ozon
Bai 29 oxi ozon
 
Dạy học theo chuyên đề: Chương Polime THPT lớp 12
Dạy học theo chuyên đề: Chương Polime THPT lớp 12Dạy học theo chuyên đề: Chương Polime THPT lớp 12
Dạy học theo chuyên đề: Chương Polime THPT lớp 12
 
Bai 29 oxi ozon
Bai 29 oxi ozonBai 29 oxi ozon
Bai 29 oxi ozon
 
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013 hoa
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013   hoaDe thi thu dai hoc khoi a nam 2013   hoa
De thi thu dai hoc khoi a nam 2013 hoa
 
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
Dap an de thi thu dai hoc mon hoa 2013
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 

Similar to Bài 36

Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Trong Ho
 
Kich ban su pham su dung tro choi
Kich ban su pham su dung tro choiKich ban su pham su dung tro choi
Kich ban su pham su dung tro choi
Tiinh Tiiểu
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
Ngọn Lửa Xanh
 

Similar to Bài 36 (20)

Iot 10 nc
Iot   10 ncIot   10 nc
Iot 10 nc
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
KHBD_ICT1920K2_4301201007_HaPhuocPhuCuong
KHBD_ICT1920K2_4301201007_HaPhuocPhuCuongKHBD_ICT1920K2_4301201007_HaPhuocPhuCuong
KHBD_ICT1920K2_4301201007_HaPhuocPhuCuong
 
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy - Iot - Nâng cao
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy - Iot - Nâng caoBảng mô tả hồ sơ bài dạy - Iot - Nâng cao
Bảng mô tả hồ sơ bài dạy - Iot - Nâng cao
 
Khbd cuối kì
Khbd cuối kìKhbd cuối kì
Khbd cuối kì
 
Khbd nop
Khbd nopKhbd nop
Khbd nop
 
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
Kế hoạch bài dạy: Ancol (Tiết 2: TCHH-Điều chế-Ứng dụng)
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd thi
Khbd thiKhbd thi
Khbd thi
 
Kich ban su pham su dung tro choi
Kich ban su pham su dung tro choiKich ban su pham su dung tro choi
Kich ban su pham su dung tro choi
 
ke hoach bai day
ke hoach bai day ke hoach bai day
ke hoach bai day
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Kế hoạch dạy học - Sự điện phân
Kế hoạch dạy học - Sự điện phânKế hoạch dạy học - Sự điện phân
Kế hoạch dạy học - Sự điện phân
 
Kế Hoạch Bài Dạy Clo - Phạm Thị Hồng Tuyền
Kế Hoạch Bài Dạy Clo - Phạm Thị Hồng TuyềnKế Hoạch Bài Dạy Clo - Phạm Thị Hồng Tuyền
Kế Hoạch Bài Dạy Clo - Phạm Thị Hồng Tuyền
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
ICT_DACN_KHBD_TRANHUUDUY_42.01.201.012
 
KHBD bài 22 _ clo
KHBD bài 22 _ cloKHBD bài 22 _ clo
KHBD bài 22 _ clo
 

Bài 36

  • 1. Bài 36 – Lớp 10 Nâng cao: IOT Người soạn: Hoàng Khánh Linh – K39.201.045 – Lớp sáng thứ 6 I. Mục tiêu bài học a. Kiến thức Biết - Liệt kê được các nguồn iot trong tự nhiên như trong tuyến giáp, rong biển. - Nêu được một số ứng dụng của iot như chống bướu cổ, rửa trôi đồng vị phóng xạ I131, sát trùng. - Liệt kê được một số tính chất vật lí của iot như màu sắc, trạng thái, độ tan và hiện tượng thăng hoa của iot rắn khi đun nóng. - Trình bày và viết được phương trình phản ứng điều chế iot trong công nghiệp là sục khí clo qua dung dịch muối iotua. - Nêu được tính chất hóa học cơ bản của iot là tính oxi hóa, nhưng yếu hơn các halogen khác. - Nêu được tính chất hóa học cơ bản của hidro iotua, axit iothidric và muối iotua là tính khử. Hiểu - Viết được phương trình phản ứng giữa iot với nhôm, hidro. - Nêu được cách nhận biết iot bằng hồ tinh bột. - Trình bày và viết được phương trình phản ứng dùng để nhận biết muối iotua bằng dung dịch bạc nitrat. - Viết và cân bằng được các phương trình phản ứng chứng minh tính khử của hidro iotua và muối iotua bằng cách cho tác dụng với các chất oxi hóa như axit sunfuric, sắt (III) clorua, khí clo, dung dịch brom. Vận dụng - Giải thích được hiện tượng xuất hiện khói màu tím khi cho bột iot tác dụng với bột nhôm dùng nước làm chất xúc tác. - Giải thích đươc vì sao clo và brom tác dụng được với dung dịch của khí sunfurơ còn iot thì không. b. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng hợp tác và kỹ năng khi làm việc nhóm. - Rèn luyện được kỹ năng tư duy, giải quyết các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. - Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm. c. Thái độ - Có niềm yêu thích với bộ môn hóa học hơn. II. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập của học sinh, slide trình chiếu, các video clip trong bài học. - Bảng và phấn để học sinh tham gia trò chơi. - Phần thưởng sau khi chơi.
  • 2. b. Học sinh: ôn lại bài cũ, đọc bài mới. III. Kế hoạch bài dạy Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hình ảnh slide Hoạt động 1: Giới thiệu bài dạy, chia nhóm - “Đây là một nguyên tố được khám phá bởi Barnard Courtois năm 1811. Ông là con trai của một người sản xuất nitrat kali (dùng trong thuốc súng). Vào thời điểm Pháp đang có chiến tranh, thuốc súng được tiêu thụ mạnh. Nitrat kali được tách từ rong biển lấy tại bờ biển Normandy và Brittany. Để tách kali nitrat, rong biển được đem đốt và tro đem rửa vào nước. Những chất không phải là nitrat kali bị phá hủy bởi việc thêm axít sunfuríc. Vào một ngày Courtois thêm quá nhiều axít sunfuríc khiến một chất khí màu tím bay ra. Courtois nhận thấy hơi này kết tinh trên các bề mặt lạnh tạo ra các tinh thể màu sẫm. Nguyên tố này là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Thiếu nó có thể làm não bị hư hại, gây bệnh bướu cổ. Đến đây, các em có nghĩ tới nguyên tố gì chưa?” - “Đó chính là nguyên tố iot, để tìm hiểu rõ hơn về nguyên tố iot thì chúng ta học bài 36: IOT. - Bài này gồm 3 phần chính đó là: + Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng. + Điều chế và tính chất hóa học. + Một số hợp chất của iot.” Trước khi vào bài học, yêu cầu học sinh chia thành 4 đội – có thể theo 4 tổ sẵn trong lớp, phát cho mỗi đội một bảng và phấn để trả lời câu hỏi. - Iot. - Học sinh chia nhóm và nhận bảng, phấn. Slide 1: Slide 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và ứng dụng của iot (Trò chơi Ô chữ bí mật) Từ slide 3 đến slide 13 là các slide của trò chơi. - Cho học sinh chơi trò chơi Ô chữ bí mật. Luật chơi: - Học sinh tham gia trò chơi theo đội. Slide 3:
  • 3. Có 8 ô chữ hàng ngang và mỗi ô chữ hàng ngang này chứa một chữ cái của ô chữ hàng dọc – được tô màu đỏ. Có 1 gợi ý dành cho ô chữ hàng dọc và gợi ý này chỉ được mở sau khi trải qua cả 8 ô chữ hàng ngang nhưng các đội chơi vẫn không giải được ô chữ hàng dọc. Mỗi đội chơi lựa chọn 1 trong 8 ô chữ hàng ngang để trả lời theo lượt. Tất cả đội chơi ghi câu trả lời vào bảng của mình trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, đội lựa chọn ô chữ được 15 điểm, các đội khác được 10 điểm. Các đội chơi có thể giơ tay giành quyền trả lời ô chữ hàng dọc bất cứ lúc nào. Đội chơi trả lời đúng ô chữ hàng trước khi bắt đầu từ hàng ngang thứ 3 được 80 điểm. Đội chơi trả lời đúng ô chữ hàng dọc trước gợi ý cuối cùng được 40 điểm. Đội chơi trả lời sau gợi ý cuối cùng chỉ được 20 điểm. Sau khi trả lời ô chữ hàng dọc, các ô chữ hàng ngang còn lại vẫn được tiếp tục trả lời. Lưu ý: + Ở slide 5: Nhấn vào các số 1, 2, 3, … để chuyển sang slide nội dung câu hỏi. Nhấn vào các ô chữ hàng ngang để hiện ra nội dung của ô chữ. Nhấn vào đám mây màu cam để hiện ra câu hỏi gợi ý. Nhấn vào đám mây màu xanh dương để hiện ra ô chữ hàng dọc. Nhấn vào đám mây màu xanh lá để chuyển sang slide 14 – tóm tắt phần Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng. + Ở các slide câu hỏi: Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi, bấm đồng hồ đếm ngược. Nhấn vào câu hỏi để hiện câu trả lời. Slide 4: Slide 5: Slide 6:
  • 4. Nhấn vào câu trả lời để hiện ra thông tin bổ sung và một số hình ảnh liên quan. Nhấn vào ô “ô chữ số …” để quay lại slide 5. + Slide ô chữ số 5: Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi, bấm đồng hồ đếm ngược. Nhấn vào câu hỏi để hiện câu trả lời. Nhấp chuột để hiện ra clip phản ứng giữa iot và hồ tinh bột. Nhấp chuột để clip biến mất. Nhấn vào ô “ô chữ số 5” để quay lại slide 5. + Slide ô chữ số 7: Nhấn vào câu trả lời sẽ quay lại slide 5 + Đáp án: 1. Đen tím 2. Bướu cổ 3. Phóng xạ 4. Tinh thể 5. Xanh 6. Tuyến giáp 7. Sát trùng 8. Rong biển + Tính điểm: tính điểm trên bảng. Slide 14 và slide 15 : Tổng kết sau trò chơi - Tóm tắt lại nội dung phần I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng: 1. Trạng thái tự nhiên: + Iot chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong vỏ Trái Đất và hàm lượng của nó cũng ít, ít nhất trong các halogen. + Thường đi theo các hợp chất tương ứng của clo trong nước biển nhưng với lượng ít hơn nhiều. + Một số loại rong biển tích góp iot trong các mô của chúng. - Học sinh điền vào phiếu học tập. Slide 7: Slide 8 Slide 9:
  • 5. + Ngoài ra, trong cơ thể con người cũng có hàm lượng nhỏ iot. Iot thường tập trung ở đâu? 2. Tính chất vật lí + Ở nhiệt độ bình thường, iot sẽ tồn tại ở dạng nào, màu gì? + Khi đun nóng iot, ta thấy có hiện tượng gì? Hiện tượng thăng hoa là gì? + Iot ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như xăng, benzen, ancol etylic. 3. Ứng dụng Qua trò chơi ô chữ, em hãy liệt kê những ứng dụng của iot. Ngoài dùng làm chất sát trùng, iot còn có trong nhiều dược phẩm khác. - Trong tuyến giáp. - Dạng tinh thể, màu đen tím. - Hiện tượng thăng hoa. - Là chuyển từ trạng thái rắn sang khí nhưng không thông qua trạng thái lỏng. - Dung dịch sát trùng. - Muối iot để tránh bướu cổ. - KI dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I131. Slide 10 Slide 11 Slide 12
  • 7. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chế và tính chất hóa học của iot (Trò chơi Hỏi nhanh đáp nhanh) Từ slide 17 đến slide 21: Vừa cho học sinh ôn tập, vừa học bài mới thông qua trò chơi. - Cho học sinh chơi trò Hỏi nhanh đáp nhanh để ôn tập lại kiến thức về các nguyên tố halogen. Lưu ý: đối với cột tính chất của iot cần giáo viên hướng dẫn thêm để điền câu trả lời. Luật chơi: Có một bảng tóm tắt điều chế và các tính chất hóa học của các nguyên tố halogen, nhiệm vụ của các đội là sẽ điền vào bảng này theo thứ tự. Trong lượt, mỗi đội chỉ có một người trả lời – người này được chọn ngẫu nhiên bởi giáo viên, trả lời đúng đội đó được 10 điểm, trả lời sai bị trừ 5 điểm. Lưu ý: - Cột tính chất của Iot nếu trả lời đúng được cộng thêm 5 điểm, sai không bị trừ điểm. - Thứ tự trả lời: Lượt 1: 1 – 2 – 3 – 4, Lượt 2: 2 – 3 – 4 – 1, … - Cho học sinh lên bốc thăm thứ tự. - Các dấu gạch chéo ở Tác dụng với nước và Tác dụng với dung dịch kiềm là không xét phản ứng đó ở chương trình THPT. - Các dấu gạch chéo ở các mục còn lại là không xảy ra phản ứng. - Slide 18: Slide 17: Slide 18: Slide 19:
  • 8. + Câu hỏi chung cho cả lớp: Yêu cầu học sinh nhắc lại ký hiệu nguyên tử và công thức phân tử của các nguyên tố halogen. + Câu hỏi riêng: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Flo/Clo/Brom/Iot là gì? (→ câu hỏi chung cho cả lớp: vậy cấu hình electron chung cho các nguyên tố halogen là gì?). Do đó, các nguyên tố này được xếp vào nhóm VIIA. Yêu cầu học sinh nêu cách điều chế đơn chất của các nguyên tố halogen trong công nghiệp. - Slide 19: + Câu hỏi riêng: Các nguyên tố halogen có tính chất gì đặc trưng? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tính oxi hóa của các nguyên tố halogen thay đổi như thế nào khi đi theo chiều từ Flo đến Iot? Để chứng minh một chất có tính oxi hóa, ta làm thế nào? Chất khử mình gặp trong bài Clo là gì? Vậy đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu phản ứng giữa halogen và kim loại. Flo/Clo/Brom phản ứng được với các kim loại nào? Viết phương trình phản ứng minh họa. Các em có thể thấy phản ứng của các halogen với kim loại sẽ càng ngày càng khó khăn hơn. Do đó, em dự đoán thế nào về phản ứng giữa iot và kim loại? Trả lời: cần đun nóng hoặc có mặt chất xúc tác. Để minh chứng cho điều giáo viên nói, cho học sinh xem clip phản ứng giữa iot và nhôm. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng xảy ra Chú ý: Nhấn vào textbox ở iot tác dụng với kim loại để qua clip – slide 20. Xem xong clip, nhấn vào shape màu xanh lá để quay lại slide 19. Tương tự đặt câu hỏi cho phần tác dụng với hidro - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. - Tính oxi hóa. - Giảm dần - Cho nó tác dụng với chất khử. - Kim loại, hidro. - Học sinh trả lời. Slide 20: Slide 21:
  • 9. - Slide 21: đặt câu hỏi tương tự slide 19, nhưng lúc bắt đầu vô cần hỏi lại học sinh ngoài tác dụng với kim loại và hidro thì ở bài Clo, người ta còn cho Clo tác dụng với gì nữa? Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hợp chất khác (Trò chơi Về đích) Slide 23 và slide 24: 1. Hidro iotua và axit iothidric - Hidro iotua kém bền nhiệt. Ở 300oC bị phân hủy thành H2 và I2. - Giống như hidro clorua, hidro iotua cũng dễ tan trong nước tạo thành axit iothidric, đây là một axit mạnh. Lưu ý độ mạnh tính axit của các axit halogenhidric. - Axit iothidric và muối của nó là một chất khử mạnh: Yêu cầu học sinh ghi và cân bằng phản ứng HI + H2SO4 và HI + FeCl3. Cho học sinh coi clip về phản ứng giữ HI và H2SO4. 2. Một số hợp chất khác Ở đây ta sẽ tìm hiểu về muối iotua: - Muối iotua dễ tan trừ AgI và PbI2. Do đó, dùng AgNO3 để nhận biết muối iotua như clorua và bromua. Slide 25 đến slide 34 - Cho học sinh chơi trò chơi Về đích Luật chơi: Các đội chơi lần lượt chọn gói câu hỏi cho đội mình, theo thứ tự điểm từ thấp lên cao. Mỗi gói câu hỏi sẽ gồm 2 câu hỏi: 1 câu 20 điểm – 20 giây để trả lời – và 1 câu 30 điểm – 30 giây để trả lời. Trả lời đúng được trọn điểm của câu hỏi, trả lời sai quyền trả lời sẽ dành cho các đội còn lại, trả lời đúng được trọn điểm của câu hỏi– điểm lấy từ đội bạn, trả lời sai bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi. Lưu ý: các đội có quyền đặt ngôi sao hi vọng trước khi giáo viên đọc câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hi vọng được gấp - Điền vào phiếu học tập. - Ghi phương trình phản ứng và cân bằng. - Học sinh tham gia trò chơi. Slide 23: Slide 24: Slide 25: Slide 26:
  • 10. đôi số điểm của câu hỏi, sai bị trừ toàn bộ số điểm của câu hỏi đó. Chú ý: + Slide 26: Nhấn vào số của bộ câu hỏi để ra bộ câu hỏi đó. + Các slide bộ câu hỏi gồm 2 câu hỏi: Nhấp chuột để hiện ra câu hỏi. Nhấn vào ô câu hỏi để hiện ra câu trả lời. Đối với câu 2: Nhấn vào số của bộ câu hỏi để quay lại slide 26. Slide 27: Slide 28: Slide 29:
  • 12. Slide 33: Slide 34: Hoạt động 5: Tổng kết và trao thưởng cho các đội chơi