SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
(DỰ THẢO TỈNH BẾN TRE GỬI CÁC TỈNH GÓP Ý)
TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC
“LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIỂU VÙNG
DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Tháng 07 năm 2018
1
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1 Giới thiệu về Tiểu vùng Duyên hải phía Đông (DHPĐ)
Tiểu vùng DHPĐ gồm 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh,
nằm ở vùng duyên hải cửa sông của hệ thống sông Cửu Long đổ ra biển Đông và
là vùng có đặc trưng về sinh thái ven biển cửa sông. Tổng diện tích của Tiểu vùng
khoảng 8.788,9 km2
, chiếm 21,5% tổng diện tích của cả ĐBSCL1
.
Nhận thức được sự cần thiết của việc liên kết phát triển, lãnh đạo của 04 tỉnh
Tiểu vùng DHPĐ đã có những bước đi vừa khẩn trương vừa thận trọng trong quá
trình xây dựng chiến lược liên kết Tiểu vùng này. Từ ngày 25/4/2017, lãnh đạo 04
tỉnh đã tổ chức họp để xác định lộ trình thực hiện, đến ngày 20/10/2017, Hội thảo
“Liên kết bền vững Tiểu vùng DHPĐ vùng ĐBSCL” được tổ chức tại Bến Tre
nhằm xác định các định hướng về nội dung liên kết và ngày 27/3/2018, biên bản
ghi nhớ triển khai đề án liên kết Tiểu vùng DHPĐ đã được ký kết tại Vĩnh Long
dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ.
1.2 Giới thiệu về bản tầm nhìn chiến lược
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến
đổi khí hậu rõ nét hơn, bên cạnh những cơ hội mới được mở ra cũng có không ít
khó khăn, thách thức cần có sự liên kết, hợp tác để giải quyết mang tính chất tổng
thể, liên vùng. Nhận thấy những điểm tương đồng về thế mạnh, tiềm năng cũng
như cơ hội để cùng nhau phát triển, tỉnh Bến Tre cùng với các tỉnh Tiền Giang -
Vĩnh Long - Trà Vinh thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ
trương xây dựng Đề án Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía
Đông đồng bằng sông Cửu Long. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ,
các tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội thảo liên kết để thảo luận, thống nhất các nhiệm
vụ, công việc và định hướng, tầm nhìn mang tính chiến lược trong liên kết vùng,
làm cơ sở để xây dựng Đề án. Sau Hội thảo, 04 tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ về
những nguyên tắc, nội dung, định hướng các lĩnh vực liên kết,... để hình thành cơ
sở ban đầu triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác liên kết.
Trên cơ sở đó, các tỉnh trong Tiểu vùng phối hợp với các chuyên gia tiến
hành xây dựng Tầm nhìn chiến lược để làm nền tảng, định hướng phát triển liên
kết giữa các tỉnh DHPĐ ĐBSCL, từ đó đề xuất những nội dung trọng tâm nhằm
phục vụ thiết thực cho việc xây dựng Đề án chi tiết liên kết Tiểu vùng.
1.3 Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về việc phát triển
bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 26/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn (GĐ) 2016-2020.
- Quyết định số 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg.
1
Tổng diện tích của 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh.
2
- Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 14/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về
kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn
mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng
đồng bằng sông Cửu Long và kế hoạch liên kết hợp tác phát triển bền vững Tiểu
vùng Đồng Tháp Mười.
- Thông báo số 180/TB-VPCP ngày 04/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Giải pháp phát
triển bền vững ngành lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” và “Quyết định số
1291/QĐ-BNN-KH ngày 10/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về ban hành Kế hoạch hành động liên kết phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”.
1.4 Tiềm năng và thách thức
1.4.1 Thực trạng và tiềm năng
1.4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Điểm nổi bật của Tiểu vùng DHPĐ là tài nguyên nước dồi dào, kể cả nước
mặt và nước ngầm, với điện tích mặt nước chiếm 22,3% tổng diện tích tự nhiên
của Tiểu vùng. Ngoài ra, với tổng chiều dài bờ biển là 162 km(2)
đã tạo ra hệ sinh
thái mặn, lợ, ngọt đa dạng và phong phú, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp đa
dạng. Đồng thời, bờ biển dài sẽ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển như nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản, phát triển cảng biển và các khu công nghiệp.
Về mặt địa hình, Tiểu vùng DHPĐ có địa hình tương đối bằng phẳng và có
xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển. Tiểu vùng này
nằm trong vùng hạ lưu ĐBSCL, bề mặt địa hình và đất đai được tạo nên bởi sự
lắng đọng phù sa hệ thống sông Cửu Long trong quá trình hình thành và bồi tụ nên
châu thổ thời kỳ hiện đại.
Về tài nguyên đất đai cũng đa dạng, đất phù sa chiếm tỷ trọng khoảng 26,4%
tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng, trong đó Tiền Giang là địa phương có tỷ
trọng đất lớn nhất và thấp nhất là Bến Tre. Nguồn tài nguyên đất đai đa dạng kết
hợp với tài nguyên nước dồi dào tạo ra lợi thế lớn cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của Tiểu vùng với các sản phẩm phong phú và giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, diện tích đất nhiễm mặn của Tiểu vùng này khá lớn, tập trung
tại Bến Tre (24,1%), Tiền Giang (14,6%) và Trà Vinh (25,7%) có tiềm năng lớn về
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và canh tác các loại cây trồng đặc sản như dừa, ca
cao…Đất phèn cũng có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 17,8% diện tích toàn
vùng, tập trung nhiều tại Vĩnh Long (29,7%) và Tiền Giang (19,4%) và Trà Vinh
(18%). Tuy nhiên phần lớn diện tích đất phèn là phèn nhẹ nên phù hợp cho canh
tác lúa và một số loại cây có khả năng thích ứng như khóm, khoai mỡ… và gần
đây một số diện tích đã chuyển đổi sang trồng thanh long có hiệu quả cao.
1.4.1.2. Kinh tế - Xã hội
Tình hình kinh tế Tiểu vùng DHPĐ đang có sự phát triển khá tốt, tổng GRDP
của các địa phương trong Tiểu vùng chiếm 26,8% tổng GRDP toàn vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của các địa phương không đồng đều; năm 2016,
2
Tiền Giang 32 km; Bến Tre 65 km và Trà Vinh 65 km
3
Tiền Giang là địa phương có tổng GRDP lớn nhất, tiếp theo đó là Vĩnh Long, Bến
Tre và Trà Vinh; tốc độ tăng trưởng GRDP của các địa phương cũng có sự khác
biệt lớn, trong đó Trà Vinh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất ĐBSCL với
khoảng 10,3%, tiếp theo là Tiền Giang (8,5%), Bến Tre (5,3%) và Vĩnh Long
(5,21%). Ngoài ra, cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khác biệt giữa các địa phương.
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GRDP năm 2016 (Nguồn: Ban chỉ đạo Tây
Nam Bộ).
Một hạn chế là số dự án và vốn đầu tư FDI vào Tiểu vùng còn rất hạn chế.
Xem xét về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua chỉ số PCI cho thấy các tỉnh
trong Tiểu vùng đang có sự phục hồi và tăng trưởng về năng lực cạnh tranh từ
2014 đến nay. Năm 2017, Bến Tre và Vĩnh Long là địa phương có chỉ số PCI tốt
nhất đạt 66,69 và 66,07 điểm (đứng thứ 5 và 6 trên toàn quốc) và nằm ở nhóm Tốt
trên toàn quốc. Trà Vinh (37) và Tiền Giang (40) nằm ở nhóm Trung bình.
Bảng 1. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài
Số dự án FDI
Số vốn đầu tư
(triệu USD)
Cả nước 2.613.0 26.890.5
ĐBSCL 175 2.335.4
Tiền Giang 13 426.4
Bến Tre 7 219
Trà Vinh 8 259.8
Vĩnh Long 7 143
Nguồn: Tổng cục thống kê, (2017)
Xét về chỉ số thành phần, những hạn chế về đào tạo lao động, tính năng
động và cũng như tiếp cận đất đai và tính minh bạch là những điểm nghẽn chính
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương trong Tiểu vùng. Đối
với từng địa phương, Bến Tre có điểm số các chỉ số thành phần khá đồng đều,
trong đó chỉ số về tính năng động và hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá cao. Vĩnh
Long được đánh giá cao về chỉ số gia nhập thị trường, đào tạo lao động và thể chế
pháp lý, tuy nhiên Vĩnh Long cần cải thiện các chỉ số về tính minh bạch và cạnh
4
tranh bình đẳng. Trà Vinh đang có sự cải thiện đáng kể về tiếp cận đất đai, chi phí
thời gian và chi phí không chính thức, tuy nhiên cần cải thiện hơn nữa về các chỉ
số về hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động. Tiền Giang cần cải thiện về các chỉ
số về thể chế pháp lý, tính năng động và chi phí không chính thức.
Hình 2. Các chỉ số thành phần trong đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI, 2017).
1.4.1.3 Nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng diện tích canh tác lúa của Tiểu vùng là 684 ngàn ha và sản
lượng lúa cả năm là 3,5 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo của Tiểu vùng này tập trung
chủ yếu tại Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. So với toàn vùng ĐBSCL thì diện
tích và sản lượng lúa của Tiểu vùng này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với khoảng 15%,
tuy nhiên đây là khu vực có tiềm năng phát triển các loại lúa đặc sản, chất lượng
cao, hoặc phát triển các hệ thống canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu như
lúa-tôm, lúa-màu…
Diện tích cây ăn quả (CAQ) của Tiểu vùng là 157 ngàn ha, chiếm trên 50%
diện tích CAQ vùng ĐBSCL. Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre là khu vực sản xuất
và kinh doanh trái cây lớn nhất toàn vùng. Hiện đã có nhiều chỉ dẫn địa lý trái cây
gắn với Tiểu vùng này được công nhận như: Xoài Cát Hòa Lộc, Vú Sữa Lo Rèn
Vĩnh Kim, Sầu Riêng Ngũ Hiệp, Sơri Gò Công, Nhãn Long Hồ, Dứa Tân Lập,
Bưởi Da Xanh Bến Tre… Bên cạnh đó, ngành cây giống, buôn bán và chế biến
trái cây cũng khá phát triển ở Tiểu vùng này. Những yếu tố này tạo thành lợi thế
lớn giúp Tiểu vùng trở thành thủ phủ trái cây của ĐBSCL.
Bên cạnh CAQ, thì dừa là một loại cây đặc sản của Tiểu vùng này, phần lớn
diện tích và sản lượng được sản xuất tại đây và tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre,
trong đó Dừa Xiêm Xanh đã được công bố chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm chế biến
từ dừa ngày càng đa dạng về sản phẩm và chức năng. Hiện nay, hầu hết các sản
phẩm từ cây dừa đã được tận dụng chế biến để tạo giá trị gia tăng.
5
Bảng 2. Diện tích và sản lượng một số loại sản phẩm cây trồng chủ lực của
Tiểu vùng
Bến Tre Tiền Giang Vĩnh Long Trà Vinh DHPĐ ĐBSCL
Lúa
Diện tích
(ngàn ha)
58 216 176 234 684 4,295
Sản lượng (ngàn tấn) 161 1,268 941 1,117 3,487 24,227
CAQ
Diện tích (ngàn ha) 28 71 42 17 157 307
Sản lượng (ngàn tấn) 302 1,406 412 250 2.370 4.000,0
Dừa
Diện tích (ngàn ha) 68,5 15,0 8,0 19,3 110,8 113,3
Sản lượng (trái) 573.139 106.185 112.248 223.318 1.014.890 1.081.297
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, (2017)
Chăn nuôi: Lĩnh vực chăn nuôi của Tiểu vùng cũng khá phát triển, đóng vai
trò quan trọng cho ngành chăn nuôi ĐBSCL, chiếm 50% sản lượng heo, 45% sản
lượng gia cầm và 64% sản lượng bò. Bên cạnh đó, chăn nuôi dê, ong cũng đang có
xu hướng phát triển nhanh và dẫn trở thành ngành chăn nuôi quan trọng của vùng,
góp phấn đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.
Bảng 3. Số lượng vật nuôi năm 2016
Heo Gia cầm Trâu Bò
ĐBSCL 3,803.00 64,646.00 31.40 711.90
DHPĐ 1,884.40 26,864.00 1.90 456.10
Tiền Giang 640.70 10,887.00 0.30 83.70
Bến Tre 513.70 4,958.00 0.60 162.60
Trà Vinh 368.50 4,367.00 0.80 148.20
Vĩnh Long 361.50 6,652.00 0.20 61.60
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, (2017)
Thủy sản: Mặc dù, Tiểu vùng có diện tích mặt nước khá lớn với hệ thống
sông ngòi chằng chịt và bờ biển kéo dài, tuy nhiên khai thác và nuôi trồng thủy
sản chiếm tỷ trọng khá thấp. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của Tiểu vùng
6
chỉ khoảng 94 ngàn ha, chiếm 12% của toàn vùng. Năm 2016, sản lượng thủy sản
khai thác đạt khoảng 347 ngàn tấn (27% sản lượng ĐBSCL) và sản lượng nuôi
trồng đạt 613 ngàn tấn (15% sản lượng ĐBSCL); qua đó, cho thấy ngành thủy sản,
đặc biệt là nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng, trong khi thủy sản
hiện được xem là ngành hàng chủ lực quốc gia.
Bảng 4. Thực trạng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2016
Bến Tre Tiền Giang
Vĩnh
Long
Trà Vinh DHPĐ ĐBSCL
Sản lượng nuôi
trồng (tấn)
251,599 150,624 107,715 103,398.0 613,336 2,536,427
Diện tích nuôi
trồng (ngàn ha)
45.2 15.8 2.4 30.4 93.8 772
Sản lượng khai
thác (tấn)
118,595 95,193 64,465 68,838 347,091 1,286,069
Tổng công suất
khai thác
869.7 252 46.3 1,168 3,542
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017)
1.4.1.4 Công nghiệp - xây dựng (khu vực II)
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng khu vực II của Tiểu vùng là khá ấn tượng, đặc
biệt là tỉnh Trà Vinh (45,56%). Tiền Giang và Vĩnh Long có tốc độ tăng là 16,9%
và 12,64%, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL. So sánh chỉ số phát triển công
nghiệp với mức trung bình của cả nước, chỉ có Bến Tre là thấp hơn mức trung bình
0,5 điểm; điều đó chứng tỏ khu vực này đang phát triển tốt. Trong đó, ngành công
nghiệp chính của Tiểu vùng là chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản và dừa; bên
cạnh đó, ngành công nghiệp dệt may - da giày và nhóm ngành cơ khí, điện tử, sản
xuất kim loại có mức tăng trưởng tốt; các nhóm ngành còn lại, bao gồm khai thác
và chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD, chế biến gỗ, giấy...
Hình 3. Tốc độ tăng trưởng khu vực II (Nguồn BCĐ Tây Nam bộ)
7
Điểm nổi bật của ngành công nghiệp là việc đi vào hoạt động của Nhà máy
nhiệt điện 1 thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, với sản lượng
điện sản xuất năm 2015 là 1.224 triệu Kwh, tạo điều kiện cho các ngành công
nghiệp khác tăng trưởng nhanh trong tỉnh và lan tỏa ra các địa phương lân cận.
Bảng 5. Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp
2012 2013 2014 2015 2016
CẢ NƯỚC 105.8 105.9 107.6 109.8 107.4
Tiền Giang 118.9 112.1 108.1 115.2 114.8
Bến Tre 114.8 111.9 102.7 108.5 106.5
Trà Vinh 116.2 106.3 110.4 112.6 117.3
Vĩnh Long 102.1 112 109.8 111.6 111.3
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017)
1.4.1.5. Du lịch
Các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh nằm trong Cụm du lịch
DHPĐ ĐBSCL. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng đã tạo ra thế mạnh du lịch sinh
thái cũng với sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; cùng với
lịch sử khai hoang mở cõi và anh hùng bất khuất trong 02 cuộc chiến tranh đã tạo
ra nhiều các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; du lịch
sinh thái vùng ngập mặn; trải nghiệm vườn dừa, du lịch lịch sự, văn hóa, tâm linh,
làng nghề… Những năm qua cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch được quan tâm
đầu tư xây dựng, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện và đồng bộ đã thu hút được
nhiều du khách, doanh thu từ hoạt động du lịch không ngừng tăng hàng năm, góp
phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và tiêu thụ đặc sản của địa phương.
Tuy ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh nhưng cũng còn nhiều hạn
chế, tồn tại như: Số lượng du khách tăng khá nhưng lượng khách lưu trú không
nhiều và thời gian lưu lại tỉnh rất ngắn, chủ yếu do chưa có nhiều điểm vui chơi
giải trí... Sản phẩm du lịch vẫn chưa tạo được nét đặc thù riêng, tính kết nối với
các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh còn hạn chế, tự phát và chưa chuyên nghiệp,
các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô nhỏ, chất lượng nguồn
nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Một số tuyến đường giao thông tiếp cận
điểm đến du lịch ở huyện, xã vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp; hệ thống điện, nước
sạch ở các vùng nông thôn, vùng sâu chưa đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh và phát
triển du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch cũng chưa đồng đều giữa các địa
phương, khách du lịch chủ yếu đến Tiền Giang và Bến Tre do thuận tiện về giao
thông; các địa phương trong Tiểu vùng chưa tạo được các sản phẩm kết nối hình
thành cụm du lịch duyên hải phía ĐBSCL.
Bảng 6. Doanh thu từ hoạt động du lịch, 2010-2015
ĐVT: 1.000 tỷ đồng.
8
2010 2012 2013 2014 2015
Cả nước 15.539.3 18.852.9 24.820.6 27.799.4 30.444.1
ĐBSCL 264.8 381.3 437 454 512.4
Tiền Giang 28.6 49.8 48.1 54.4 61.4
Bến Tre 22.8 35.1 42.3 46.6 50.5
Trà Vinh 5.5 8.6 6.1 8.8 18.4
Vĩnh Long 15 18.3 19.9 28.8 29.1
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017)
1.4.1.6. Nguồn nhân lực
Tổng dân số của Tiểu vùng khoảng 5 triệu người, tỷ lệ lao động so với tổng
dân số của Tiểu vùng cao hơn mức trung bình của ĐBSCL và cả nước; tuy nhiên,
tỷ lệ lao động qua đào tạo so với trung bình cả nước thì vẫn còn khoảng cách đáng
kể, làm hạn chế ến năng suất lao động của Tiểu vùng và cần được cải thiện.
Bảng 7. Đặc điểm nguồn nhân lực năm 2016
Tỷ lệ lao động3
/dân số
(%)
Tỷ lệ lao động qua đào
tạo4
, (%)
Cả nước 57,5 20,6
ĐBSCL 58,0 12,0
Tiền Giang 61,8 11,7
Bến Tre 62,6 12,2
Trà Vinh 57,8 11,7
Vĩnh Long 58,2 14,4
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017)
1.4.1.7. Đời sống
Kinh tế phát triển giúp nâng cao thu nhập của người dân trong Tiểu vùng.
Năm 2016, thu nhập bình quân của cư dân Tiểu vùng bình quân khoảng 2.537,25
ngàn đồng/người/tháng, tăng 1,5 lần so với năm 2012 và tương đương với mức
tăng bình quân của ĐBSCL. Trong cơ cấu thu nhập có sự chuyển dịch từ hoạt
3
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số phân theo địa phương.
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
4
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương.
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
9
động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp và làm công
ăn lương. Mặc dù đã có sự gia tăng thu nhập đáng kể, tuy nhiên có sự chênh lệch
về thu nhập bình quân giữa các địa phương trong Tiểu vùng. Cư dân tại Tiền
Giang có mức thu nhập bình quân cao nhất, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL
và cả nước; trong khi đó, các địa phương khác có mức thu nhập thấp hơn mức
trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương tương ứng là Vĩnh Long (4,8%), Tiền
Giang (5,9%), Bến Tre (10,01%), Trà Vinh (11,3%) so với 8,5% của ĐBSCL.
Điều kiện cơ sở vật chất của người dân dần được cải thiện, trên 95% số hộ
tiếp cận với điện lưới; số nhà kiên cố có tỷ lệ thấp nhưng tỷ lệ nhà bán kiên cố khá
cao; tỷ lệ hộ ở nhà đơn sơ cao hơn bình quân cả nước, nhưng thấp hơn so với mức
trung bình ĐBSCL. Riêng đối với tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ nhà đơn sơ còn khá cao với
12,4% và là địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất trong Tiểu vùng.
Bảng 8. Tình trạng nhà ở các địa phương trong tiêu vùng, vùng ĐBSCL, và cả nước
Nhà kiên cố
Nhà bán
kiên cố
Nhà thiếu
kiên cố
Nhà đơn sơ
Cả nước 49,7 42,5 5,2 2,6
ĐBSCL 9,2 69,3 14,7 6,8
Tiền Giang 13,1 78,5 7,1 1,3
Bến Tre 11,6 69,1 13,5 5,8
Trà Vinh 5,1 58,7 23,8 12,4
Vĩnh Long 7,5 80,0 8,5 4,0
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017)
Tóm lại, Tiểu vùng DHPĐ là vùng hạ lưu của lưu vực ĐBSCL, có điều kiện
tự nhiên đa dạng và phong phú; có tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp
với các sản phẩm chất lượng và giá trị cao. Tuy nhiên, Tiểu vùng có một số hạn
chế nội tại như: chưa khai thác tối đa về lợi thế sông nước và kinh tế biển; ngành
công nghiệp chế biến mặc dù có sự phát triển nhưng chưa có sự đột phá; thu hút
đầu tư còn rất hạn chế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài; đời sống người dân được cải
thiện nhưng còn chậm; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; tính năng
động, thiết chế pháp lý cần phải cải thiện mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các địa phương trong Tiểu vùng.
1.4.2. Thách Thức
1.4.2.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt ở toàn
Tiểu vùng, với những biểu hiện như:
- Các hiện tượng thời tiế, khí hậu cực đoan đang diễn ra thường xuyên hơn, cụ
thể: Hiện tượng El Nino năm 2015-2016 diễn ra trên toàn lưu vực Mê Kông làm
lượng mưa trong lưu vực thấp kỷ lục, mực nước đỉnh lũ sông Mê Kông năm 2016 ở
10
Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/2VMB5Xx
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ĐBSCL thấp nhất từ năm 1926 đến nay, dẫn đến tình trạng hạn và xâm nhập mặn
gay gắt vùng ven biển ĐBSCL gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
- Mưa trái mùa vào mùa khô, nhất là hiện tượng La Nina (yếu) diễn ra vào vụ
Đông - Xuân 2016-2017 gây thiệt hại nhiều cho cho hoa màu và lúa.
- Nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao vào mùa khô ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, cây trồng, vật nuôi, năng suất hoa màu và hệ sinh thái tự nhiên.
- Về nước biển dâng, theo kịch bản cập nhật năm 2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, đến năm 2100 mực nước biển ĐBSCL có thể tăng 55cm so với giai
đoạn 1986-2005. Thực tế nước biển dâng hiện nay là khoảng 3mm/năm, vì vậy
trước mắt cần phải chuẩn bị các điều kiện để thích ứng được với điều kiện biến đổi
của tự nhiên (ngoại trừ những năm cực đoan) bằng cách chuyển đổi hệ thống canh
tác thích ứng với nước mặn và nước lợ.
1.4.2.2. Tác động của hệ thống các đập thủy điện trong lưu vực Mê Kông
Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng xong 07 đập trên dòng chính sông Mê
Kông ở phía thượng nguồn. Số liệu của Ủy hội sông Mê Kông cho biết so sánh
giữa năm 1992 và 2014, tổng tải lượng phù sa mịn của sông Mê Kông đã giảm gần
50% từ 160 triệu tấn/năm còn 85 triệu tấn/năm. Dự báo sau khi có thêm 11 đập
thủy điện ở phía Hạ lưu vực (9 ở Lào và 2 ở Campuchia) tổng lượng phù sa sẽ
giảm 50% một lần nữa, xuống còn hơn 42 triệu tấn/năm.
Nhận định về ảnh hưởng của thủy điện Mê Kông đối với nguồn nước ngọt từ
sông Mê Kông về ĐBSCL cho rằng, trong những năm bình thường, các đập thủy
điện sẽ không ảnh hưởng lớn đến lượng nước về ĐBSCL. Tuy nhiên, trong những
năm khô hạn nghiêm trọng, các đập thủy điện này sẽ gia tăng giữ nước nhất là các
đập ở Hạ lưu vực sông có khả năng lưu nước từ 1,5 ngày đến 18 ngày làm nước về
bị chậm đáng kể, gia tăng khô hạn và xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL, đặc biệt
trầm trọng ở vùng Duyên hải phía Đông.
Các đập thủy điện Mê Kông cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng thủy sản
tự nhiên ở ĐBSCL, dự báo sau khi 11 đập hoàn thành sẽ làm biến mất 100% cá
trắng do các đập ngăn cản các loài cá bơi ngược dòng về thượng nguồn để sinh
sản. Sự tổn thất nguồn thủy sản này sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề dinh dưỡng của
người dân và các loài động vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước của vùng DHPĐ.
1.4.2.3. Thách thức về môi trường
Nguồn nước mặt trong vùng DHPĐ nói riêng và ĐBSCL nói chung đang bị ô
nhiễm từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp và canh tác nông nghiệp thâm canh
sử dụng thâm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; bên cạnh đó, nhiều sông
ngòi bị tích tụ ô nhiễm do các công trình ngăn mặn làm suy yếu dòng chảy, từ đó
nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên ở Tiểu vùng DHPĐ cũng bị suy giảm đáng kế,
ảnh hưởng đến dinh dưỡng và thu nhập của người dân. Sự suy giảm nguồn tài
nguyên thủy sản có nhiều nguyên nhân, trong đó có đánh bắt quá mức, môi trường
nước có thể bị ô nhiễm, giảm không gian sống đối với loài thủy sản.
Tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông trong Tiểu vùng DHPĐ đang diễn ra
nghiêm trọng tại nhiều khu vực và có khuynh hướng gia tăng trong những năm
11
gần đây. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt phù sa và cát vận chuyển từ các
nhánh sông Cửu Long bồi đắp và tình trạng mất rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển.
1.4.2.4. Suy giảm nguồn nước ngầm, sụt lún đất
Vấn đề suy giảm tài nguyên nước ngầm và sụt lún đất là một thách thức lớn
đối với ĐBSCL. Báo cáo “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm lên sụt lún
đất ở ĐBSCL, Việt Nam” đã chỉ rõ việc khai thác nước ngầm quá mức có thể là
nguyên nhân chính dẫn đến sụt lún đất ở ĐBSCL, bên cạnh những nguyên nhân
khác như sụt lún do nén tự nhiên và thiếu phù sa hàng năm bù lại, sụt lún do tải
trọng xây dựng mật độ cao ở các trung tâm đô thị. Trong 25 năm qua, việc khai
thác nước ngầm tăng mạnh, gây ra sự hạ thấp mực nước ngầm một cách liên tục
trên toàn bộ ĐBSCL; mực nước ngầm một số diện tích rộng lớn của ĐBSCL đã hạ
xuống hơn 5m. Kết quả mô hình sụt giảm trung bình trên toàn đồng bằng cho thấy
tầng nước càng sâu càng sụt giảm nhiều và những vùng sụt giảm mạnh là những
vùng xung quanh các đô thị lớn, các khu công nghiệp có khai thác nước ngầm
nhiều như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt có những
vùng sụt giảm hình nón đối với tất cả các tầng nước, với mực nước ngầm giảm
hơn 20m, có nơi hơn 40 mét.
Cũng theo báo cáo này, trong 25 năm qua, ĐBSCL đã sụt lún trung bình
18cm do khai thác nước ngầm. Tốc độ sụt lún trung bình hiện nay do khai thác
nước ngầm theo mô hình tính toán là 1.1cm/năm, có những nơi sụt lún 2,5cm/năm,
cao hơn 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Tốc độ sụt lún của năm 2015 tính
riêng cho việc khai thác nước ngầm là 1.1cm/năm (trong khoảng 0,7-1,8cm/năm).
Các thành phố và các khu công nghiệp có tốc độ cao hơn (lên đến 2,5cm/măm
(trong khoảng 1,7-3,3cm/năm). Tốc độ sụt lún trung bình ở hiện tại theo mô hình
đối với Tp Hồ Chí Minh là 7,3cm/năm (trong khoảng 6,6-7,7cm/năm).
Báo cáo này đưa ra cảnh báo, trong tương lai, nếu ĐBSCL tiếp tục phát triển
công nghiệp hóa thì sự khai thác nước ngầm sẽ tăng trong vài thập niên tới; ở vùng
nông thôn, sự chuyển đổi sử dụng đất sang những mô hình sử dụng nước ngầm
nhiều hơn, ví dụ từ 2 vụ sang 3 vụ, lúa sang tôm, đang tiếp diễn và gia tăng sụt
lún. Tốc độ sụt lún đất của ĐBSCL hiện nay đã đạt tình trạng báo động với cao
trình mặt đất ĐBSCL chỉ trên mực nước biển chưa tới 2m, trong khi đó tốc độ sụt
lún có thể tăng thêm trong tương lai gần.
1.4.2.5. Thách thức về thị trường
Hiện nay nông sản Việt Nam có 03 thị trường chính gồm: Tiêu thụ trong
nước, xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với yêu cầu cao và xuất khẩu sang các
thị trường yêu cầu thấp, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Việt Nam đang hội
nhập sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nên doanh nghiệp Việt
Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường lớn,
chính vì vậy, biến động từ thị trường quốc tế có ảnh lớn đến tình hình sản xuất và
tiêu thụ trong nước. Xu hướng và giá trị thị trường một số loại sản phẩm chính có
lợi thể xuất khẩu trong vùng như sau5
:
5
Số liệu được thu thập và phân tích từ nguồn của Tổ chức thương mại quốc tế Uncomtrade.
12
5250152

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủynataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAYLuận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
 
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAYPhân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho Ngân sách cấp xã, HAY
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà TĩnhLuận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc,Hà Tĩnh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông HồngQuản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
Quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại ĐB sông Hồng
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách xã, thị ...
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
 

Similar to Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông cửu long”

Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfVIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfNuioKila
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...PinkHandmade
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtĐào Mạnh Hồng
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNguynTinVit3
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016Hán Nhung
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênLap Dinh
 
Nhóm 17.docx
Nhóm 17.docxNhóm 17.docx
Nhóm 17.docxLuQuangH
 
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...nataliej4
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020jackjohn45
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Lap Dinh
 

Similar to Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông cửu long” (20)

Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAYLuận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộPhát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
Phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc trung bộ
 
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
Luận án: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc ...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
 
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdfVIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
VIỆT NAM Khuôn khổ Kinh tế về Nước để Đánh giá các Thách thức của Ngành Nước.pdf
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Duyên Hải_10...
 
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vữngLA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
LA07.057_Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
Nhóm 17.docx
Nhóm 17.docxNhóm 17.docx
Nhóm 17.docx
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...
Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chan...
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
 
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu: kết quả và bài học ki...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông cửu long”

  • 1. (DỰ THẢO TỈNH BẾN TRE GỬI CÁC TỈNH GÓP Ý) TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC “LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIỂU VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” Tháng 07 năm 2018 1
  • 2. PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1 Giới thiệu về Tiểu vùng Duyên hải phía Đông (DHPĐ) Tiểu vùng DHPĐ gồm 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh, nằm ở vùng duyên hải cửa sông của hệ thống sông Cửu Long đổ ra biển Đông và là vùng có đặc trưng về sinh thái ven biển cửa sông. Tổng diện tích của Tiểu vùng khoảng 8.788,9 km2 , chiếm 21,5% tổng diện tích của cả ĐBSCL1 . Nhận thức được sự cần thiết của việc liên kết phát triển, lãnh đạo của 04 tỉnh Tiểu vùng DHPĐ đã có những bước đi vừa khẩn trương vừa thận trọng trong quá trình xây dựng chiến lược liên kết Tiểu vùng này. Từ ngày 25/4/2017, lãnh đạo 04 tỉnh đã tổ chức họp để xác định lộ trình thực hiện, đến ngày 20/10/2017, Hội thảo “Liên kết bền vững Tiểu vùng DHPĐ vùng ĐBSCL” được tổ chức tại Bến Tre nhằm xác định các định hướng về nội dung liên kết và ngày 27/3/2018, biên bản ghi nhớ triển khai đề án liên kết Tiểu vùng DHPĐ đã được ký kết tại Vĩnh Long dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ. 1.2 Giới thiệu về bản tầm nhìn chiến lược Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và biến đổi khí hậu rõ nét hơn, bên cạnh những cơ hội mới được mở ra cũng có không ít khó khăn, thách thức cần có sự liên kết, hợp tác để giải quyết mang tính chất tổng thể, liên vùng. Nhận thấy những điểm tương đồng về thế mạnh, tiềm năng cũng như cơ hội để cùng nhau phát triển, tỉnh Bến Tre cùng với các tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long - Trà Vinh thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương xây dựng Đề án Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội thảo liên kết để thảo luận, thống nhất các nhiệm vụ, công việc và định hướng, tầm nhìn mang tính chiến lược trong liên kết vùng, làm cơ sở để xây dựng Đề án. Sau Hội thảo, 04 tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ về những nguyên tắc, nội dung, định hướng các lĩnh vực liên kết,... để hình thành cơ sở ban đầu triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác liên kết. Trên cơ sở đó, các tỉnh trong Tiểu vùng phối hợp với các chuyên gia tiến hành xây dựng Tầm nhìn chiến lược để làm nền tảng, định hướng phát triển liên kết giữa các tỉnh DHPĐ ĐBSCL, từ đó đề xuất những nội dung trọng tâm nhằm phục vụ thiết thực cho việc xây dựng Đề án chi tiết liên kết Tiểu vùng. 1.3 Cơ sở pháp lý - Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về việc phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. - Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 26/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn (GĐ) 2016-2020. - Quyết định số 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg. 1 Tổng diện tích của 04 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh. 2
  • 3. - Thông báo số 332/TB-VPCP ngày 14/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, liên kết hợp tác phát triển sản xuất nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị vùng đồng bằng sông Cửu Long và kế hoạch liên kết hợp tác phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười. - Thông báo số 180/TB-VPCP ngày 04/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” và “Quyết định số 1291/QĐ-BNN-KH ngày 10/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động liên kết phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”. 1.4 Tiềm năng và thách thức 1.4.1 Thực trạng và tiềm năng 1.4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên Điểm nổi bật của Tiểu vùng DHPĐ là tài nguyên nước dồi dào, kể cả nước mặt và nước ngầm, với điện tích mặt nước chiếm 22,3% tổng diện tích tự nhiên của Tiểu vùng. Ngoài ra, với tổng chiều dài bờ biển là 162 km(2) đã tạo ra hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt đa dạng và phong phú, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Đồng thời, bờ biển dài sẽ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, phát triển cảng biển và các khu công nghiệp. Về mặt địa hình, Tiểu vùng DHPĐ có địa hình tương đối bằng phẳng và có xu thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển. Tiểu vùng này nằm trong vùng hạ lưu ĐBSCL, bề mặt địa hình và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa hệ thống sông Cửu Long trong quá trình hình thành và bồi tụ nên châu thổ thời kỳ hiện đại. Về tài nguyên đất đai cũng đa dạng, đất phù sa chiếm tỷ trọng khoảng 26,4% tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng, trong đó Tiền Giang là địa phương có tỷ trọng đất lớn nhất và thấp nhất là Bến Tre. Nguồn tài nguyên đất đai đa dạng kết hợp với tài nguyên nước dồi dào tạo ra lợi thế lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của Tiểu vùng với các sản phẩm phong phú và giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, diện tích đất nhiễm mặn của Tiểu vùng này khá lớn, tập trung tại Bến Tre (24,1%), Tiền Giang (14,6%) và Trà Vinh (25,7%) có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và canh tác các loại cây trồng đặc sản như dừa, ca cao…Đất phèn cũng có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 17,8% diện tích toàn vùng, tập trung nhiều tại Vĩnh Long (29,7%) và Tiền Giang (19,4%) và Trà Vinh (18%). Tuy nhiên phần lớn diện tích đất phèn là phèn nhẹ nên phù hợp cho canh tác lúa và một số loại cây có khả năng thích ứng như khóm, khoai mỡ… và gần đây một số diện tích đã chuyển đổi sang trồng thanh long có hiệu quả cao. 1.4.1.2. Kinh tế - Xã hội Tình hình kinh tế Tiểu vùng DHPĐ đang có sự phát triển khá tốt, tổng GRDP của các địa phương trong Tiểu vùng chiếm 26,8% tổng GRDP toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của các địa phương không đồng đều; năm 2016, 2 Tiền Giang 32 km; Bến Tre 65 km và Trà Vinh 65 km 3
  • 4. Tiền Giang là địa phương có tổng GRDP lớn nhất, tiếp theo đó là Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh; tốc độ tăng trưởng GRDP của các địa phương cũng có sự khác biệt lớn, trong đó Trà Vinh có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất ĐBSCL với khoảng 10,3%, tiếp theo là Tiền Giang (8,5%), Bến Tre (5,3%) và Vĩnh Long (5,21%). Ngoài ra, cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khác biệt giữa các địa phương. Hình 1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GRDP năm 2016 (Nguồn: Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ). Một hạn chế là số dự án và vốn đầu tư FDI vào Tiểu vùng còn rất hạn chế. Xem xét về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua chỉ số PCI cho thấy các tỉnh trong Tiểu vùng đang có sự phục hồi và tăng trưởng về năng lực cạnh tranh từ 2014 đến nay. Năm 2017, Bến Tre và Vĩnh Long là địa phương có chỉ số PCI tốt nhất đạt 66,69 và 66,07 điểm (đứng thứ 5 và 6 trên toàn quốc) và nằm ở nhóm Tốt trên toàn quốc. Trà Vinh (37) và Tiền Giang (40) nằm ở nhóm Trung bình. Bảng 1. Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài Số dự án FDI Số vốn đầu tư (triệu USD) Cả nước 2.613.0 26.890.5 ĐBSCL 175 2.335.4 Tiền Giang 13 426.4 Bến Tre 7 219 Trà Vinh 8 259.8 Vĩnh Long 7 143 Nguồn: Tổng cục thống kê, (2017) Xét về chỉ số thành phần, những hạn chế về đào tạo lao động, tính năng động và cũng như tiếp cận đất đai và tính minh bạch là những điểm nghẽn chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương trong Tiểu vùng. Đối với từng địa phương, Bến Tre có điểm số các chỉ số thành phần khá đồng đều, trong đó chỉ số về tính năng động và hỗ trợ doanh nghiệp được đánh giá cao. Vĩnh Long được đánh giá cao về chỉ số gia nhập thị trường, đào tạo lao động và thể chế pháp lý, tuy nhiên Vĩnh Long cần cải thiện các chỉ số về tính minh bạch và cạnh 4
  • 5. tranh bình đẳng. Trà Vinh đang có sự cải thiện đáng kể về tiếp cận đất đai, chi phí thời gian và chi phí không chính thức, tuy nhiên cần cải thiện hơn nữa về các chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động. Tiền Giang cần cải thiện về các chỉ số về thể chế pháp lý, tính năng động và chi phí không chính thức. Hình 2. Các chỉ số thành phần trong đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI, 2017). 1.4.1.3 Nông nghiệp Trồng trọt: Tổng diện tích canh tác lúa của Tiểu vùng là 684 ngàn ha và sản lượng lúa cả năm là 3,5 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo của Tiểu vùng này tập trung chủ yếu tại Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. So với toàn vùng ĐBSCL thì diện tích và sản lượng lúa của Tiểu vùng này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với khoảng 15%, tuy nhiên đây là khu vực có tiềm năng phát triển các loại lúa đặc sản, chất lượng cao, hoặc phát triển các hệ thống canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu như lúa-tôm, lúa-màu… Diện tích cây ăn quả (CAQ) của Tiểu vùng là 157 ngàn ha, chiếm trên 50% diện tích CAQ vùng ĐBSCL. Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre là khu vực sản xuất và kinh doanh trái cây lớn nhất toàn vùng. Hiện đã có nhiều chỉ dẫn địa lý trái cây gắn với Tiểu vùng này được công nhận như: Xoài Cát Hòa Lộc, Vú Sữa Lo Rèn Vĩnh Kim, Sầu Riêng Ngũ Hiệp, Sơri Gò Công, Nhãn Long Hồ, Dứa Tân Lập, Bưởi Da Xanh Bến Tre… Bên cạnh đó, ngành cây giống, buôn bán và chế biến trái cây cũng khá phát triển ở Tiểu vùng này. Những yếu tố này tạo thành lợi thế lớn giúp Tiểu vùng trở thành thủ phủ trái cây của ĐBSCL. Bên cạnh CAQ, thì dừa là một loại cây đặc sản của Tiểu vùng này, phần lớn diện tích và sản lượng được sản xuất tại đây và tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre, trong đó Dừa Xiêm Xanh đã được công bố chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm chế biến từ dừa ngày càng đa dạng về sản phẩm và chức năng. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm từ cây dừa đã được tận dụng chế biến để tạo giá trị gia tăng. 5
  • 6. Bảng 2. Diện tích và sản lượng một số loại sản phẩm cây trồng chủ lực của Tiểu vùng Bến Tre Tiền Giang Vĩnh Long Trà Vinh DHPĐ ĐBSCL Lúa Diện tích (ngàn ha) 58 216 176 234 684 4,295 Sản lượng (ngàn tấn) 161 1,268 941 1,117 3,487 24,227 CAQ Diện tích (ngàn ha) 28 71 42 17 157 307 Sản lượng (ngàn tấn) 302 1,406 412 250 2.370 4.000,0 Dừa Diện tích (ngàn ha) 68,5 15,0 8,0 19,3 110,8 113,3 Sản lượng (trái) 573.139 106.185 112.248 223.318 1.014.890 1.081.297 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, (2017) Chăn nuôi: Lĩnh vực chăn nuôi của Tiểu vùng cũng khá phát triển, đóng vai trò quan trọng cho ngành chăn nuôi ĐBSCL, chiếm 50% sản lượng heo, 45% sản lượng gia cầm và 64% sản lượng bò. Bên cạnh đó, chăn nuôi dê, ong cũng đang có xu hướng phát triển nhanh và dẫn trở thành ngành chăn nuôi quan trọng của vùng, góp phấn đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân. Bảng 3. Số lượng vật nuôi năm 2016 Heo Gia cầm Trâu Bò ĐBSCL 3,803.00 64,646.00 31.40 711.90 DHPĐ 1,884.40 26,864.00 1.90 456.10 Tiền Giang 640.70 10,887.00 0.30 83.70 Bến Tre 513.70 4,958.00 0.60 162.60 Trà Vinh 368.50 4,367.00 0.80 148.20 Vĩnh Long 361.50 6,652.00 0.20 61.60 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, (2017) Thủy sản: Mặc dù, Tiểu vùng có diện tích mặt nước khá lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt và bờ biển kéo dài, tuy nhiên khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng khá thấp. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của Tiểu vùng 6
  • 7. chỉ khoảng 94 ngàn ha, chiếm 12% của toàn vùng. Năm 2016, sản lượng thủy sản khai thác đạt khoảng 347 ngàn tấn (27% sản lượng ĐBSCL) và sản lượng nuôi trồng đạt 613 ngàn tấn (15% sản lượng ĐBSCL); qua đó, cho thấy ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng, trong khi thủy sản hiện được xem là ngành hàng chủ lực quốc gia. Bảng 4. Thực trạng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2016 Bến Tre Tiền Giang Vĩnh Long Trà Vinh DHPĐ ĐBSCL Sản lượng nuôi trồng (tấn) 251,599 150,624 107,715 103,398.0 613,336 2,536,427 Diện tích nuôi trồng (ngàn ha) 45.2 15.8 2.4 30.4 93.8 772 Sản lượng khai thác (tấn) 118,595 95,193 64,465 68,838 347,091 1,286,069 Tổng công suất khai thác 869.7 252 46.3 1,168 3,542 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017) 1.4.1.4 Công nghiệp - xây dựng (khu vực II) Năm 2016, tốc độ tăng trưởng khu vực II của Tiểu vùng là khá ấn tượng, đặc biệt là tỉnh Trà Vinh (45,56%). Tiền Giang và Vĩnh Long có tốc độ tăng là 16,9% và 12,64%, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL. So sánh chỉ số phát triển công nghiệp với mức trung bình của cả nước, chỉ có Bến Tre là thấp hơn mức trung bình 0,5 điểm; điều đó chứng tỏ khu vực này đang phát triển tốt. Trong đó, ngành công nghiệp chính của Tiểu vùng là chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản và dừa; bên cạnh đó, ngành công nghiệp dệt may - da giày và nhóm ngành cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại có mức tăng trưởng tốt; các nhóm ngành còn lại, bao gồm khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất VLXD, chế biến gỗ, giấy... Hình 3. Tốc độ tăng trưởng khu vực II (Nguồn BCĐ Tây Nam bộ) 7
  • 8. Điểm nổi bật của ngành công nghiệp là việc đi vào hoạt động của Nhà máy nhiệt điện 1 thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, với sản lượng điện sản xuất năm 2015 là 1.224 triệu Kwh, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác tăng trưởng nhanh trong tỉnh và lan tỏa ra các địa phương lân cận. Bảng 5. Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp 2012 2013 2014 2015 2016 CẢ NƯỚC 105.8 105.9 107.6 109.8 107.4 Tiền Giang 118.9 112.1 108.1 115.2 114.8 Bến Tre 114.8 111.9 102.7 108.5 106.5 Trà Vinh 116.2 106.3 110.4 112.6 117.3 Vĩnh Long 102.1 112 109.8 111.6 111.3 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017) 1.4.1.5. Du lịch Các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh nằm trong Cụm du lịch DHPĐ ĐBSCL. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng đã tạo ra thế mạnh du lịch sinh thái cũng với sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; cùng với lịch sử khai hoang mở cõi và anh hùng bất khuất trong 02 cuộc chiến tranh đã tạo ra nhiều các sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; du lịch sinh thái vùng ngập mặn; trải nghiệm vườn dừa, du lịch lịch sự, văn hóa, tâm linh, làng nghề… Những năm qua cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện và đồng bộ đã thu hút được nhiều du khách, doanh thu từ hoạt động du lịch không ngừng tăng hàng năm, góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và tiêu thụ đặc sản của địa phương. Tuy ngành du lịch có bước phát triển khá nhanh nhưng cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại như: Số lượng du khách tăng khá nhưng lượng khách lưu trú không nhiều và thời gian lưu lại tỉnh rất ngắn, chủ yếu do chưa có nhiều điểm vui chơi giải trí... Sản phẩm du lịch vẫn chưa tạo được nét đặc thù riêng, tính kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh còn hạn chế, tự phát và chưa chuyên nghiệp, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Một số tuyến đường giao thông tiếp cận điểm đến du lịch ở huyện, xã vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp; hệ thống điện, nước sạch ở các vùng nông thôn, vùng sâu chưa đáp ứng tốt nhu cầu dân sinh và phát triển du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch cũng chưa đồng đều giữa các địa phương, khách du lịch chủ yếu đến Tiền Giang và Bến Tre do thuận tiện về giao thông; các địa phương trong Tiểu vùng chưa tạo được các sản phẩm kết nối hình thành cụm du lịch duyên hải phía ĐBSCL. Bảng 6. Doanh thu từ hoạt động du lịch, 2010-2015 ĐVT: 1.000 tỷ đồng. 8
  • 9. 2010 2012 2013 2014 2015 Cả nước 15.539.3 18.852.9 24.820.6 27.799.4 30.444.1 ĐBSCL 264.8 381.3 437 454 512.4 Tiền Giang 28.6 49.8 48.1 54.4 61.4 Bến Tre 22.8 35.1 42.3 46.6 50.5 Trà Vinh 5.5 8.6 6.1 8.8 18.4 Vĩnh Long 15 18.3 19.9 28.8 29.1 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017) 1.4.1.6. Nguồn nhân lực Tổng dân số của Tiểu vùng khoảng 5 triệu người, tỷ lệ lao động so với tổng dân số của Tiểu vùng cao hơn mức trung bình của ĐBSCL và cả nước; tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với trung bình cả nước thì vẫn còn khoảng cách đáng kể, làm hạn chế ến năng suất lao động của Tiểu vùng và cần được cải thiện. Bảng 7. Đặc điểm nguồn nhân lực năm 2016 Tỷ lệ lao động3 /dân số (%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo4 , (%) Cả nước 57,5 20,6 ĐBSCL 58,0 12,0 Tiền Giang 61,8 11,7 Bến Tre 62,6 12,2 Trà Vinh 57,8 11,7 Vĩnh Long 58,2 14,4 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017) 1.4.1.7. Đời sống Kinh tế phát triển giúp nâng cao thu nhập của người dân trong Tiểu vùng. Năm 2016, thu nhập bình quân của cư dân Tiểu vùng bình quân khoảng 2.537,25 ngàn đồng/người/tháng, tăng 1,5 lần so với năm 2012 và tương đương với mức tăng bình quân của ĐBSCL. Trong cơ cấu thu nhập có sự chuyển dịch từ hoạt 3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số phân theo địa phương. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714 4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714 9
  • 10. động trong lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp và làm công ăn lương. Mặc dù đã có sự gia tăng thu nhập đáng kể, tuy nhiên có sự chênh lệch về thu nhập bình quân giữa các địa phương trong Tiểu vùng. Cư dân tại Tiền Giang có mức thu nhập bình quân cao nhất, cao hơn mức trung bình của ĐBSCL và cả nước; trong khi đó, các địa phương khác có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương tương ứng là Vĩnh Long (4,8%), Tiền Giang (5,9%), Bến Tre (10,01%), Trà Vinh (11,3%) so với 8,5% của ĐBSCL. Điều kiện cơ sở vật chất của người dân dần được cải thiện, trên 95% số hộ tiếp cận với điện lưới; số nhà kiên cố có tỷ lệ thấp nhưng tỷ lệ nhà bán kiên cố khá cao; tỷ lệ hộ ở nhà đơn sơ cao hơn bình quân cả nước, nhưng thấp hơn so với mức trung bình ĐBSCL. Riêng đối với tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ nhà đơn sơ còn khá cao với 12,4% và là địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất trong Tiểu vùng. Bảng 8. Tình trạng nhà ở các địa phương trong tiêu vùng, vùng ĐBSCL, và cả nước Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà thiếu kiên cố Nhà đơn sơ Cả nước 49,7 42,5 5,2 2,6 ĐBSCL 9,2 69,3 14,7 6,8 Tiền Giang 13,1 78,5 7,1 1,3 Bến Tre 11,6 69,1 13,5 5,8 Trà Vinh 5,1 58,7 23,8 12,4 Vĩnh Long 7,5 80,0 8,5 4,0 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, (2017) Tóm lại, Tiểu vùng DHPĐ là vùng hạ lưu của lưu vực ĐBSCL, có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú; có tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp với các sản phẩm chất lượng và giá trị cao. Tuy nhiên, Tiểu vùng có một số hạn chế nội tại như: chưa khai thác tối đa về lợi thế sông nước và kinh tế biển; ngành công nghiệp chế biến mặc dù có sự phát triển nhưng chưa có sự đột phá; thu hút đầu tư còn rất hạn chế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài; đời sống người dân được cải thiện nhưng còn chậm; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; tính năng động, thiết chế pháp lý cần phải cải thiện mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương trong Tiểu vùng. 1.4.2. Thách Thức 1.4.2.1. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang diễn ra và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt ở toàn Tiểu vùng, với những biểu hiện như: - Các hiện tượng thời tiế, khí hậu cực đoan đang diễn ra thường xuyên hơn, cụ thể: Hiện tượng El Nino năm 2015-2016 diễn ra trên toàn lưu vực Mê Kông làm lượng mưa trong lưu vực thấp kỷ lục, mực nước đỉnh lũ sông Mê Kông năm 2016 ở 10 Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/2VMB5Xx Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 11. ĐBSCL thấp nhất từ năm 1926 đến nay, dẫn đến tình trạng hạn và xâm nhập mặn gay gắt vùng ven biển ĐBSCL gây thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. - Mưa trái mùa vào mùa khô, nhất là hiện tượng La Nina (yếu) diễn ra vào vụ Đông - Xuân 2016-2017 gây thiệt hại nhiều cho cho hoa màu và lúa. - Nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao vào mùa khô ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi, năng suất hoa màu và hệ sinh thái tự nhiên. - Về nước biển dâng, theo kịch bản cập nhật năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2100 mực nước biển ĐBSCL có thể tăng 55cm so với giai đoạn 1986-2005. Thực tế nước biển dâng hiện nay là khoảng 3mm/năm, vì vậy trước mắt cần phải chuẩn bị các điều kiện để thích ứng được với điều kiện biến đổi của tự nhiên (ngoại trừ những năm cực đoan) bằng cách chuyển đổi hệ thống canh tác thích ứng với nước mặn và nước lợ. 1.4.2.2. Tác động của hệ thống các đập thủy điện trong lưu vực Mê Kông Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng xong 07 đập trên dòng chính sông Mê Kông ở phía thượng nguồn. Số liệu của Ủy hội sông Mê Kông cho biết so sánh giữa năm 1992 và 2014, tổng tải lượng phù sa mịn của sông Mê Kông đã giảm gần 50% từ 160 triệu tấn/năm còn 85 triệu tấn/năm. Dự báo sau khi có thêm 11 đập thủy điện ở phía Hạ lưu vực (9 ở Lào và 2 ở Campuchia) tổng lượng phù sa sẽ giảm 50% một lần nữa, xuống còn hơn 42 triệu tấn/năm. Nhận định về ảnh hưởng của thủy điện Mê Kông đối với nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông về ĐBSCL cho rằng, trong những năm bình thường, các đập thủy điện sẽ không ảnh hưởng lớn đến lượng nước về ĐBSCL. Tuy nhiên, trong những năm khô hạn nghiêm trọng, các đập thủy điện này sẽ gia tăng giữ nước nhất là các đập ở Hạ lưu vực sông có khả năng lưu nước từ 1,5 ngày đến 18 ngày làm nước về bị chậm đáng kể, gia tăng khô hạn và xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL, đặc biệt trầm trọng ở vùng Duyên hải phía Đông. Các đập thủy điện Mê Kông cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng thủy sản tự nhiên ở ĐBSCL, dự báo sau khi 11 đập hoàn thành sẽ làm biến mất 100% cá trắng do các đập ngăn cản các loài cá bơi ngược dòng về thượng nguồn để sinh sản. Sự tổn thất nguồn thủy sản này sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề dinh dưỡng của người dân và các loài động vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước của vùng DHPĐ. 1.4.2.3. Thách thức về môi trường Nguồn nước mặt trong vùng DHPĐ nói riêng và ĐBSCL nói chung đang bị ô nhiễm từ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp và canh tác nông nghiệp thâm canh sử dụng thâm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; bên cạnh đó, nhiều sông ngòi bị tích tụ ô nhiễm do các công trình ngăn mặn làm suy yếu dòng chảy, từ đó nguồn tài nguyên thủy sản tự nhiên ở Tiểu vùng DHPĐ cũng bị suy giảm đáng kế, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và thu nhập của người dân. Sự suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản có nhiều nguyên nhân, trong đó có đánh bắt quá mức, môi trường nước có thể bị ô nhiễm, giảm không gian sống đối với loài thủy sản. Tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông trong Tiểu vùng DHPĐ đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều khu vực và có khuynh hướng gia tăng trong những năm 11
  • 12. gần đây. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt phù sa và cát vận chuyển từ các nhánh sông Cửu Long bồi đắp và tình trạng mất rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển. 1.4.2.4. Suy giảm nguồn nước ngầm, sụt lún đất Vấn đề suy giảm tài nguyên nước ngầm và sụt lún đất là một thách thức lớn đối với ĐBSCL. Báo cáo “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm lên sụt lún đất ở ĐBSCL, Việt Nam” đã chỉ rõ việc khai thác nước ngầm quá mức có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sụt lún đất ở ĐBSCL, bên cạnh những nguyên nhân khác như sụt lún do nén tự nhiên và thiếu phù sa hàng năm bù lại, sụt lún do tải trọng xây dựng mật độ cao ở các trung tâm đô thị. Trong 25 năm qua, việc khai thác nước ngầm tăng mạnh, gây ra sự hạ thấp mực nước ngầm một cách liên tục trên toàn bộ ĐBSCL; mực nước ngầm một số diện tích rộng lớn của ĐBSCL đã hạ xuống hơn 5m. Kết quả mô hình sụt giảm trung bình trên toàn đồng bằng cho thấy tầng nước càng sâu càng sụt giảm nhiều và những vùng sụt giảm mạnh là những vùng xung quanh các đô thị lớn, các khu công nghiệp có khai thác nước ngầm nhiều như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt có những vùng sụt giảm hình nón đối với tất cả các tầng nước, với mực nước ngầm giảm hơn 20m, có nơi hơn 40 mét. Cũng theo báo cáo này, trong 25 năm qua, ĐBSCL đã sụt lún trung bình 18cm do khai thác nước ngầm. Tốc độ sụt lún trung bình hiện nay do khai thác nước ngầm theo mô hình tính toán là 1.1cm/năm, có những nơi sụt lún 2,5cm/năm, cao hơn 10 lần so với tốc độ nước biển dâng. Tốc độ sụt lún của năm 2015 tính riêng cho việc khai thác nước ngầm là 1.1cm/năm (trong khoảng 0,7-1,8cm/năm). Các thành phố và các khu công nghiệp có tốc độ cao hơn (lên đến 2,5cm/măm (trong khoảng 1,7-3,3cm/năm). Tốc độ sụt lún trung bình ở hiện tại theo mô hình đối với Tp Hồ Chí Minh là 7,3cm/năm (trong khoảng 6,6-7,7cm/năm). Báo cáo này đưa ra cảnh báo, trong tương lai, nếu ĐBSCL tiếp tục phát triển công nghiệp hóa thì sự khai thác nước ngầm sẽ tăng trong vài thập niên tới; ở vùng nông thôn, sự chuyển đổi sử dụng đất sang những mô hình sử dụng nước ngầm nhiều hơn, ví dụ từ 2 vụ sang 3 vụ, lúa sang tôm, đang tiếp diễn và gia tăng sụt lún. Tốc độ sụt lún đất của ĐBSCL hiện nay đã đạt tình trạng báo động với cao trình mặt đất ĐBSCL chỉ trên mực nước biển chưa tới 2m, trong khi đó tốc độ sụt lún có thể tăng thêm trong tương lai gần. 1.4.2.5. Thách thức về thị trường Hiện nay nông sản Việt Nam có 03 thị trường chính gồm: Tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với yêu cầu cao và xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu thấp, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nên doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường lớn, chính vì vậy, biến động từ thị trường quốc tế có ảnh lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước. Xu hướng và giá trị thị trường một số loại sản phẩm chính có lợi thể xuất khẩu trong vùng như sau5 : 5 Số liệu được thu thập và phân tích từ nguồn của Tổ chức thương mại quốc tế Uncomtrade. 12 5250152