SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HÙNG ANH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HÙNG ANH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
chính sách công đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” là kết quả nghiên cứu của bản thân hoàn
toàn trung thực và không trung lặp với đề tài nghiên cứu khác trong cùng lĩnh
vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Quảng Nam, ngày 28 tháng 2 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hùng Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................... 8
1.2. Chủ thể vàchu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta
hiện nay ............................................................................................................... 16
1.3. Yếu tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Việt Nam
hiện nay ............................................................................................................... 20
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các địa phương
tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC...................... 28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát triển du
lịch huyện Tiên Phước ........................................................................................ 28
2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước và
nguyên nhân ........................................................................................................ 35
2.3. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Tiên Phước và nguyên nhân..................................................................... 48
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC...................................................... 55
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn
2020-2025, đến 2030........................................................................................... 55
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển
du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước ............................................................... 57
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FAMTRIP : Chuyến khảo sát, đánh giá, tìm hiểu tài nguyên, thị trường du lịch.
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND : Hội đồng nhân dân
MICE : Du lịch công cụ
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-TT-DL ; Văn hóa - Thể thao - Du lịch
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Tiên Phước 2013 - 2017..... 29
Bảng 2.2. Danh mục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của huyện Tiên
Phước................................................................................................................... 31
Bảng 2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước.................. 33
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam...................................... 28
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người.Du
lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà
còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng
miền.Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của quốc
gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các
nước.Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến nhiều dấu ấn
đặc biệt trong xây dựng thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du
lịch. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Với định
hướng quan trọng này, nhiều chính sách hỗ trợ mới được hình thành để khắc
phục khó khăn, khai thác tốt tiềm năng cũng như phát huy lợi thế để ngành du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch, thực hiện chính
sách phát triển du lịch là trách nhiệm của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp,
của toàn xã hội.
Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt các chính sách phát triển du lịch của
Trung ương đồng thời trên cơ sở đó đã có những cơ chế, chính sách để thúc đẩy
phát triển du lịch phù hợp nên du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt
bậc với những con số ấn tượng. Nếu như năm 2007, lượng khách đến Quảng
Nam khoảng 2 triệu lượt, thì năm 2018 con số này đã lên tới 6 triệu 350 ngàn
lượt, tăng gấp 3,32 lần; tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2007 đến 2018 đạt
trên 19%/ năm.
Huyện Tiên Phước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng
Nam cách thành phố Tam Kỳ 25 km, là một huyện bán sơn địa chuyển tiếp giữa
vùng đồng bằng duyên hải với vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam, có địa
hình đồi núi thấp, dạng bát úp với sông suối xen kẽ, các trang trại trong những
2
cánh rừng thưa, những thắng cảnh vẫn còn hoang sơ nét tự nhiên vốn có, với
những ngôi nhà, khu vườn, ngõ đá, làng quê đặc trưng của vùng trung du Quảng
Nam, với những vùng cây ăn quả đặc sản, tạo nên cảnh quan thơ mộng phù hợp
với loại hình du lịch sinh thái nông thôn, du lịch trang trại, du lịch khám phá trải
nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng... Về văn hóa Tiên Phước cũng có những tài nguyên
du lịch văn hóa đặc trưng.Những điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là một
thuận lợi để Tiên Phước có thể đầu tư phát triển du lịch.Ngoài ra, du lịch huyện
Tiên Phước còn được hỗ trợ bởi các chiến lược và chính sách khuyến khích phát
triển du lịch liên quan ở các cấp.Đặc biệt là chính sách của tỉnh Quảng Nam về
hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển du lịch miền núi phía tây và hải đảo tỉnh Quảng
Nam đến 2020.Nhằm tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển toàn
diện kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi. Với những lợi thế đó huyện Tiên
Phước thời gian qua du lịch Tiên Phước đã có những bước phát triển và đạt
được một số kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch của huyện
Tiên Phước thì những kết quả đạt được của ngành du lịch Tiên Phước vẫn chưa
được như mong muốn, khai thác cơ hội và tiềm năng chưa thực sự hiệu quả.
Chưa có Chương trình, Đề án dài hạn với sự đầu tư đúng mức để phát triển du
lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc
nghệ thuật; chưa hình thành được sản phẩm du lịch cụ thể, phong phú; dịch vụ
du lịch chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Vệ sinh môi trường ở các điểm
đến chưa được quan tâm.Chưa huy động các thành phần kinh tế, nhân dân tham
gia hoạt động dịch vụ du lịch; các điểm đến chưa hình thành.Cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế; hệ thống các
dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du
khách. Trên đây là những vấn đề tồ tại, hạn chế, khó khăn nhiều năm qua của du
lịch huyện Tiên Phước. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này là do nhiêu
yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là thực hiện chính sách phát
triển du lịch trên địa bàn huyện có những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển
3
khái đó là: Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án thực hiện chính sách chưa
sát với thực tế, chưa có những định hướng phù hợp, có tính đài hạn; việc vận
dụng, kết hợp và lồng ghép các chính sách trong quá trình thực hiện còn nhiều
bất cập; công tác quy hoạch, định hướng, quản bá xúc tiến đầu tư chưa được
quan tâm đúng mức; thực hiện quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, bố trí
con người trong quá trình thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế… Từ những
vấn đề nêu trên việc thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch một cách cụ thể,
khoa học, hiệu lực, hiệu quả đi vào thực tế cuộc sống góp phần phát triển du lịch
huyện Tiên Phước là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm.
Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học để tìm ra những giải
pháp tối ưu trong quá trình thực hiện chính sách, phát pháp luật về du lịch của
các cấp, các ngành một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả nhằm tranh thủ,vận
dụng, phát huy hết tiềm năng du lịch huyện Tiên Phước là một việc làm hết sức
cần thiết và cấp bách. Từ những lý do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài
“Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh
Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhà nước ban hành chính sách phát triển du lịch là huy động mọi nguồn
lực cho phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư. Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và cơ chế để thúc đẩy
du lịch phát triển với vai trò kinh tế mũi nhọn.Những chủ trương, chính sách,
pháp luật đã và đang được thực hiện với những hành động cụ thể của các cấp,
các ngành, địa phương. Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo đánh giá
về du lịch, phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch… của nhiều tác giả
như: Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
4
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm
2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách và công trình nghiên cứu như:
“Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030” được HĐND tỉnh Quảng Nam phê duyệt; Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 27/12/2016 của Chính Phủ và Nghị
quyết số 08/NQ-TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du
lịch đến 2020, định hướng đến 2025 được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành;
Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền
vững”(Năm 2017) Lê Đức Viên; Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế “Hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” (năm
2018) Phan Văn Thắng; Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển
du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (năm 2011) Nguyễn Thị Hồng;
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách phát triển du
lịch từ thực tiển tỉnh Quảng Nam” (năm 2017) Ngô Đình Tuấn. Trên địa bàn
huyện Tiên Phước cũng đã có một số nghiên cứu như: Quy hoạch phát triển du
lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích
lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai đoạn 2011-2020; Bài viết
“Thăm vùng đất thập ngũ tiên sa huyện Tiên Phước” tác giả Nguyễn Văn Mỹ -
Báo Tuổi trẻ….
Tổng hợp các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, chính
sách du lịch có thể nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu cả cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, huyện
Tiên Phước thì chỉ có Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 và một số bài viết của một vài tác giả, mang tính định hướng cho
phát triển du lịch, phân tích, đánh giá tiềm năng thế mạnh của du lịch huyện
Tiên Phước, nhưng chưa có một nghiên cứu tổng quan chính sách phát triển du
5
lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển
du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước” làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở kế thừa,
phát triển và vận dụng những thành quả quan trọng của các công trình nghiên
cứu, luận án, đề tài liên quan trước để trích dẫn, đánh giá, phân tích từ thực tiễn
huyện Tiên Phước để hình thành cơ sở khoa học, tổng kết đánh giá thực trạng từ
đó định hướng và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát
triển du lịch, qua đó khai thác thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh
tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch,
dịch vụ trong những năm đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch, thực hiện chính sách
phát triển du lịch để có cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học về chu trình
chính sách và thực hiện chính sách.Từ đó xác định những tiềm năng, thế mạnh
của du lịch huyện Tiên Phước, đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quá trình
thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Xác định
cơ hội và thách thức, qua đó đề xuất giải pháp tối ưu và phù hợp nhất trong thực
hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước góp phần phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa phân tích làm rõ cơ sở lý luận về du lịch, chính sách phát
triển du lịch, quy trình thực hiện chính sách.Đánh giá quá trình thực hiện chính
sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng
phát triển du lịch huyện Tiên Phước.Phân tích, khảo sát, đánh giá tiềm hiểu
những thế mạnh cũng như hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
6
huyện Tiên Phước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách phát triển du lịch được thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Phước
tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian: Các số liệu phục vụ để đánh giá được thu thập trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến năm 2017; các định hướng và giải pháp thực hiện đề
xuất trong luận văn được thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
- Nội dung nghiên cứu: Tổng quan về quá trình thực hiện các chính sách
phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam về du lịch và phát triển du lịch. Chính sách
phát triển du lịch của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên
Phước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những phương pháp: Thống kê - so sánh, phân tích
- tổng hợp, khảo sát thực địa, tổng kết, đánh giá thực tiễn. Trên cơ sở đó đưa ra
các phân tích, giải pháp, ý kiến của tác giả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề về thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực
tiễn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác
7
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, thực hiện chính sách
phát triển du lịch ở Quảng Nam nói chung, ở huyện Tiên Phước nói riêng. Luận
văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đề ra những chính sách, giải pháp để
phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế, tồn tại góp phần thúc đẩy du
lịch huyện Tiên Phước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, mỡ đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa
bàn huyện Tiên Phước.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển
du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến 2030.
8
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ du lịch xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là “Đi một vòng”
Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh thành Turnur và sau đó thành Tour
trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Trong tiếng Việt, du
lịch là một từ gốc Hán - Việt, tạm dịch và hiểu là đi trải nghiệm, đichơi, đi du
ngoạn.Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến ở
mọi quốc gia.Tuy nhiên, do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau hoặc
dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch
khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, “Du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá
nhân hoặc một tập thể, một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời
gian nhất định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, du ngoạn, khám
phá hay chữa bệnh. Chúng ta đề cập một số định nghĩa thông dụng:
- Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họvới mục đích hoà bình. Nơi họ đến ở, lưu trú, sinh hoạt
không phải là nơi làm việc của họ”.
- Luật du lịch năm 2017 củaViệt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người (Cá nhân, nhóm người) ngoài
nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng,tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích hợp pháp khác”[15].
9
Với các cách tiếp cận như vậy, định nghĩa về du lịch hiện nay bao gồm hai
thành tố, đó là:
Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm
mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm theo việc
tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó.
Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp,
giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nảy sinh trong quá trình
di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi, thư giãn của cá nhân hay
nhóm người ngoài nơi cư trú với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết, khám
phá về thế giới xung quanh,phục hồi sức khoẻ. Cách tiếp cận, cách hiểu về du
lịch như vậy có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển đúng đắn về du
lịch.Cho đến nay, không ít người, kể cả những người đang làm việc trong ngành
du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về góc độ xã hội hoặc kinh
tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh thần, sức khỏe mà bỏ qua
lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận bằng việc khai thác triệt để
tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Chỉ có thể hiểu khái niệm du lịch
một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới xác định được rằng phát triển du lịch
không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của một cá nhân, tổ chức nào mà là
trách nhiệm chung của toàn xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch
Phát triển du lịch bền vững theo Luật du lịch 2017 là sự phát triển du lịch
đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.Phát triển du lịch có thể
được nhận thức đầy đủ với 5 nội dung sau[15]:
Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự
tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mức tăng thu nhập từ du lịch;
10
Mức tăng quy mô cơ sởvật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát
triển du lịch.
Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức, cách thức tiến hành các hoạt động
du lịch theo hướng ngày càng tiến bộ, hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt
động, các chính sách về du lịch đó. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, những
hướng phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương
thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển; cơ sở hạ tầng
cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển có tính bền
vững cao.
Thứ ba,chất lượng vàmức độ tham gia của khách du lịch, người dân và các
cấp chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp du lịch, ccoong ty lữ hành
du lịch và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng
đồng trách nhiệm và sự hài hòa vềlợi ích của các bên tham gia.
Thứ tư, Xây dựng và phát triển ngànhdu lịch hiện tại không làm tổn hại,
tác động tiêu cực đến khả năng hưởng thụ du lịch, hưởng thụ môi trường sống
của các thế hệ tương lai.
Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu: kinh
tế - xã hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì, phát huy nhịp tăng
trưởng theo thời gian, không gian và sự tăng trưởng phát triển phải dựa trên cơ
sở hiệu quả tăng năng suất lao động chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của
các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, ít nhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm
toàn diện và bình đẳng giữa những người, giữa các bên tham gia vào quá trình
hoạt động du lịch không phải chỉ là thu nhập và trên tất cả các phương diện
khác. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: các quyết định khai
thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn, tái sinh
các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai;
bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt động
kinh tế, xã hội khác v.v..
11
1.1.2. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển du lịch.
* Khái niệm chính sách.
Theo Bách khoa từ điển Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể
để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời
gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương
hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa...” [28,tr.475].
Tác giả Smith cho rằng “khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ
định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực
lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như 11
“hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào
các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định
chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá
trình hoạch định chính sách”.
Cụm từ “chính sách” khi gắn thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước
(khu vực công) được gọi là chính sách công.Thuật ngữ “chính sách” sử dụng
trong đề tài này được hiểu là chính sách công.Theo đó, chủ thể chính sách, mục
đích tác động và vấn đề chính sách hướng tới đều gắn với chủ thể ban hành là
Nhà nước.
Theo thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng nguồn
lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của nhà
nước. Chính sách công cho phép mỗi Chính phủ đảm nhiệm vai trò, vị trí của
Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân.
* Chính sách phát triển du lịch[15]
Chính sách phát triển du lịch: Theo luật du lịch 2017 là Nhà nước có chính
sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được
hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các
12
chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.
Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh
giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;Lập quy hoạch về du
lịch; Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;Xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.
Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; Nghiên
cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi
trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du
lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm
du lịch đặc thù khác; Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và
phát triển du lịch; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; Sử dụng nhân lực
du lịch tại địa phương; Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy
mô lớn; Hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục
xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.
1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách, quy trình thực hiện chính sách.
1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách:
Khái niệm thực hiện chính sách hay “thực thi chính sách” hoặc “tiến hành
thực hiện chính sách”, thực chất cùng nội hàm; thông thường, là giai đoạn sau
quá trình hoạch định và trước quá trình đánh giá chính sách công. Theo Thomas
Dye, “thực thi bao gồm tất các hoạt động được thiết kế để các chính sách công
đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp” [28, tr.4]. Tác giả William Dunn cho
rằng: “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và
phân bổ” [6].
13
Về cơ bản, coi thực hiện chính sách (công) – một khâu trong chu trình
chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là quá trình xây
dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án,... nhằm hiện thực hóa, cụ
thể hóa các nội dung chính sách để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch đặc ra.
Có thể thấy, thành công của chính sách chủ yếu phụ thuộc vào việc tổ chức thực
thi chính sách đó trên thực tế.Đó là từng bước thực hiện mục tiêu của chính
sách, khẳng định tính phù hợp, đúng đắng của chính sách công và giúp cho
chính sách công ngày một hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn phân tích chu
trình thực hiện chính sách công gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng kế
hoạch, đề án, chương trình triển khai thực hiện chính sách; Thứ hai, tuyên
truyền, phổ biến, chính sách; Thứ ba, phân công, tổ chức phối hợp thực hiện
chính sách; Thứ tư, duy trì hoạt động thực hiện chính sách; Thứ năm, điều
chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách; Thứ sáu, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc
thực hiện chính sách; Thứ bảy, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện chính sách.
1.1.3.2. Quy trình thực hiện chính sách.
Hệ thống chính sách hay một chính sách khi được thực hiện bao giờ cũng
hướng tới giải quyết một hay nhiều vấn đề nào đó đang diễn ra, sẽ diễn ra trong
đời sống xã hội để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu, mục đích hoặc là một kế
hoạch nhất định. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là quá
trình kết nối các khâu. Về cơ bản, việc thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình,
chu trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một hoặc nhiều quy
trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du
lịch bền vững đối với những đối tượng, phạm vi cụ thể trong một không gian,
thời gian nhất định. Theo đó, chu trình thực hiện chính sách gồm bước sau đây:
* Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Kế hoạch triển khai chính sách được thực hiện trước khi chính sách đi vào
14
thực tế cuộc sống.Các Chủ thể triển khai thực thi chính phải xây dựng kế hoạch,
chương trình thực hiện chính sách. Kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện
chính sách gồm những nội dung về tổ chức bộ máy, điều hành thực hiện; cung
cấp các nguồn vật lực; thời gian, không gian triển khai thực hiện; tổ chức kiểm
tra thực hiện chính sách; cơ chế về tổ chức, điều hành thực hiện; quy định trách
nhiệm, quyền hạn của người thực hiện chính sách và các chủ thể tham gia.
* Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và
các đối tượng thực thi chính sách: Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho
các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục
đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện
hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện
theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Giúp cho mỗi chủ thể có trách nhiệm tổ
chức thực thi nhận thức, đánh giá được đầy đủ tính chất, qui mô, tầm quan trọng
của chính sách với đời sống xã hội.Từ đó chủ động tìm kiếm các giải pháp,
phương án thích hợp cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu chính
sách và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách được giao.
* Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Để quá trình thực hiện chính sách có hiệu quả thì không thể mỗi chủ thể
độc lập thực hiện được mà phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan,
đơn vị, các cấp chính quyền địa phương. Trong thực tế thường hay phân công cơ
quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó.
Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả
tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau,
nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công,
phối hợp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động,
sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả chính sách.
15
* Duy trì chính sách
Để chính sách tồn tại và tiếp tục thực hiện thì hoạt động duy trì chính sách
phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm của các chủ thể tham
gia.Muốn vậy phải có sự cộng đồng trách nhiệm của cả người tổ chức, người
thực thi và môi trường tồn tại.Đối với các chủ thể là Nhà nước thì phải thường
xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động, định hướng cho các đối tượng thực hiện
chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện.Trong quá trình thực hiện
có sự tác động tiêu cự từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong ảnh hưởng đến
chính sách thì các chỉ thể, cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác
động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.Bên cạnh đó,
chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tế cuộc sống và hoàn cảnh mới.
Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan
Nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách.
Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chính
sách trong đời sống xã hội.
* Điều chỉnh chính sách
Chính sách được điều chỉnhbởi chủ thể có thẩm quyền để chính sách ngày
càng phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.Chủ
thể nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách. Tuy
nhiên trên thực tế việc điều chỉnh chính sách rất linh hoạt, miễn là không làm
cho chính sách thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu đạt được. Cần phải tuân thủ một
nguyên tắc khi điều chỉnh, bổ sung chính sách là: Điều chỉnh các biển pháp, giải
pháp để chính sách tiếp tục tồn tại và thực hiện tốt hơn mục tiêu, hoặc bổ sung,
hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế; chứ không cho phép điều chỉnh mà
làm thay đổi mục tiêu - nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách
đó bị thất bại.
* Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách
Đều kiện về thực hiện chính sách của mỗi địa, mỗi vùng không giống nhau,
16
cũng như khả năng, trình độ tổ chức thực hiện chính sách của các chủ thể không
đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi
kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Kiểm tra là biện pháp chủ yếu để chủ
thể thực hiện chính sách và đối tượng thực thi chính sách tập trung thực hiện các
mục tiêu chính sách; đồng thời, chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình
thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả. Bên
cạnh đó kiểm tra cũng để kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, giúp cho việc
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.
*Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Tổng kết, đánh giá là quá trình xem xét, đánh giá, thống kê, kết luận về
toàn bộ quy trình thực hiện chính sách của các đối tượng thực thi chính
sách.Được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.Qua đánh giá để rút kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện chính sách, đồng thời tìm ra những giải pháp khắc
phục những hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện, đề xuất điều chỉnh
những nội dung không phù hợp với yêu cầu phát triển, không phù hợp với thực
tế xã hội. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các chủ thể thực hiện
chính sách. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách là thước đo đánh giá
kết quả thực thi của các đối tượng về khả năng, tinh thần hưởng ứng với mục
tiêu chính sách và ý thức chấp hành những qui định về cơ chế, biện pháp do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong
từng điều kiện về không gian và thời gian.
1.2. Chủ thể vàchu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước
ta hiện nay
1.2.1. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch.
- Quốc hội: Xem xét các dự án chính sách phát triển du lịch mà Chính phủ
trình, triển khai hiện thực hóa thành Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh,
17
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc
hội.
- Chính phủ: Ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát
triển du lịch ở cấp Trung ương. Chính phủ ban hành Nghị định cụ thể hóa Luật
của Quốc hội.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ: Là cơ quan thực thuộc của Chính phủ, được phân
công, phụ trách, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh cụ thể hóa các chính sách do Quốc hội và Chính phủ
ban hành, triên khai có liên quan đến phát triển du lịch.
- Hội đồng nhân dân các cấp: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
với trách nhiệm, quyền hạn xem xét các kế hoạch, chương trình chính sách trong
đó có chính sách phát triển du lịch mà Ủy ban nhân dân cùng cấp trình.
- Ủy ban nhân dân các cấp: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,
với vị trí, chức năng, nhiệm vụ Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chính sách và
tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở địa phương. Ủy ban nhân dân
ban hành Chương trình, Đề án, kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp mình.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp: tham mưu cho
Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiệncác đề án, chương trình, kế hoạch phát
triển du lịch của UBND giao.
- Chủ thể tham gia phối hợp: Là các tổ chức chính trị - xã hội, Các hiệp hội
nghề nghiệp – xã hội du lịch,Hiệp hội Du lịch Việt Nam tham gia vận động nhân
dân tham gia vào thực hiện chính sách phát triển du lịch và thực hiện chính sách
phát triển du lịch.
1.2.2. Chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam
* Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch:
- Kế hoạch nội dung tổ chức, điều hành gồm những dự kiến về hệ thống các
cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện chính sách, nhân sự tham gia, cùng với đó
18
là xác định cơ chế phối hợp, giữa các cơ quan, các cấp, trong thực thi chính sách
phát triển du lịch.
- Kế hoạch nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn
lực tài chính, kiến trúc,cơ sở vật chất, các vật tư... cho việc thực hiện chính sách
phát triển du lịch.
- Kế hoạch thời gian dự kiến về thời gian tiến hành các bước. Mỗi bước đều
phải được xác định thời và hoàn thành mục tiêu đề ra từng bước.
- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc là những dự kiến về hình thức, phương pháp
kiểm tra, giám sát của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
*Tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển du lịch.
Sau kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan nhà nước tổ chức
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách một cách tích
cực.Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng thực hiện chính sách nhận
thức được rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa, tính chất, nội dung chính sách đối với đời
sống xã hội và con người.
*Phân công, tổ chức phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Để chính sách phát triển du lịch được triển khai vào thực tế cần có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể ở là
Quốc hội với Chính phủ; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp
tỉnh;giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) với các Bộ, cơ
quan ngang bộ khác; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (hay Sở Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
giữa Ủy ban nhân dân các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện...
* Duy trì chính sách phát triển du lịch:
Phải có sự quyết tâm chung từ các chủ thể thực hiện chính sách thì chính
sách mới có thể được duy trì thực hiện. Vì vậy, nếu chính sách phát triển du lịch
gặp khó khăn, vướng mắc thì các chủ thể ban hành và thực hiện chính sách phải
19
có những công cụ, phương thức, giải pháp cải thiện nhằm giữ ổn định môi
trường, ổn định đối tượng và các điều kiện khác để cho việc thực hiện chính
sách được tiếp tục triển khai. Thực tế có nhiều chính sách ban hành đúng nhưng
trong quá trình thực hiện, duy trì và phát triển chính sách đưa ra không đúng thì
hiệu quả thấp...
* Điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển du lịch:
Trong quá trình thực hiện chính sách, việc điều chỉnh chính sách nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của xã hội, điều chỉnh những tình
huống phát sinh không lường trước được như thiên tai, khủng hoảng kinh tế, xu
hướng của thế giới, khu vực... thì chính sách phát triển du lịch cần được điều
chỉnh. Việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan ban hành chính sách,
nhưng trên thực tếdiễn ra ở Việt Nam hiện nay thi điều chỉnh chính sách phát
triển du lịch rất linh hoạt nhưng không làm thay đổi mục tiêu cần đạt đến của
chính sách.
* Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch:
Do nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội,kinh
tế, phong tục tập quán; trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, của cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, môi trương thực hiện
chính sách... ở mỗi địa phương, đơn vị, khu vực không giống nhau nên trong quá
trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc để qua đó, các cá nhân,cơ quan có
trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ.
* Tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch.
Tổng kết là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá
trình thực thi chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của mình được giao từ Tung
ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề
nghiệp,... cũng cần được tham gia. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ các chủ
thể cơ quan nhà nước, các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giánhững kết quả
20
đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tác động đến thực hiện chính
sách phát triển du lịch để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian đến.
Ngoài ra,còn đánh giá các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và giản tiếp từ
chính sách.
1.3. Yếu tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Việt
Nam hiện nay
Quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch diễn ra trong thời
gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực
thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu
tố tác động, người chỉ đạo điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích
cực, ngăn chặn, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi
chính sách phát triển du lịch. Đồng thời có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho
các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng.Có thể phân loại yếu tố
tác động đến thực hiện chính sách là chủ quan và khác quan. Chủ quan là yếu tố
tác động từ bên ngoài độc lập với ý muốn chủ thể quản lý, ít tạo ra những biến
động bất thường, do đó không gây được sự chú ý của các nhà quản lý, nhưng tác
động của chúng đến quá trình thực thi chính sách lại rất lớn vì cơ chế tác động
giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở quy luật. Đối
với các yếu tố khách quan từ bên ngoài, chủ thể ban hành và thực hiện chính
sách không thể điều chỉnh tính khách quan của nó mà tìm giải pháp điều chỉnh
các phương thức hoạt động quản lý, điều hành, hối hợp cho phù hợp với quy luật
vận động trong điều kiện phù hợp với kinh tế - xã hội, không gian, thời gian.
Các yếu tố liên quan đến chủ thể trong quá trình tổ chức thực thi chính sách như:
cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước, người dân, doanh nghiệp… có
ý nghĩa quan trọng chủ động chi phối toàn bộ quá trình và được coi như là yếu
tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện chính sách phát triển du
lịch như sau:
21
1.3.1. Bản thân của chính sách phát triển du lịch:
Mỗi chính sách phát triển du lịch có tác động trực tiếp đến giải quyết vấn
đề bằng chính sách và tổ chức thực thi chính sách phụ thuộc vào tính chất và vấn
đề của chính sách phát triển du lịch ở một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Nếu
chính sách phát triển du lịch áp dung trong phạm vi hẹp, liên quan đến ít đối
tượng thì công tác tổ chức thực hiện chính sách sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
hơn so với các chính sách có phạm vi rộng, đối tượng tác động lớn. Tính cấp
bách, tính xã hội của vấn đề chính sách tác động rất lớn đến kết quả trong quá
trình tổ chức thực thi chính sách.
Hiện nay, ở Việt Nam văn bản chính sách về phát triển du lịch và quản lý
du lịch là khá toàn diện và đầy đủ, điều chỉnh mọi hoạt động của hoạt động du
lịch từ trung ương đến các địa phương đều có những cơ chế, chính sách phát
triển và quản lý du lịch vì vậy bản thân của mỗi chính sách phát triển du lịch
phải có những giải pháp thực hiện chính sách để phát huy hiệu quả chính sách
góp phần phát triển du lịch bền vững.
1.3.2. Môi trường thực thi chính sách phát triển du lịch:
Yếu tố môi trường thực thi chính sách phát triển du lịch luôn chứa đựng
toàn bộ các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách
như các nhóm lợi ích có được từ thực hiện chính sách phát triển du lịch trong xã
hội; các điều kiện về vật chất kỹ thuật trong xã hội; điều kiện phát triển... Tuy
nhiên, cũng xác định môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị… Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên và
tài nguyên du lịch được xem là yếu tố đầu tiên cho phát triển du lịch, hay nói
cách khác, dựa vào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, người làm công tác
quản lý du lịch mới có thể dựa vào đó để đưa ra được các quy hoạch, định
hướng phát triển du lịch một cách chính xác, mang tính lâu dài, để từ đó đưa ra
các quyết định mang tính chất định hướng tới quản lý du lịch.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của địa phương, đơn
22
vị, vùng, lãnh thổ là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển bền vững của
du lịch và quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Khi một địa phương ổn định,
chính sách phát triển du lịch phù hợp, linh hoạt, môi trường đầu tư thuận lợi,
thông thoáng sẽ là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp, cũng
như khách du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch, từ đó, thực hiện chính
sách du lịch diễn ra một cách thuận lợi.
1.3.3. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển du lịch:
Chủ thể bên trong thực hiện chính sách phát triển du lịch được thực hiện và
quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Thực hiện chính sách theo lãnh thổ (từng địa
phương) được quản lý bởi cấp cao nhất là Ủy Ban nhân dân tỉnh tiếp theo là Sở
Văn hóa - Thể thao - Du lịch (hoặc Sở VHTTDL); Ủy Ban nhân dân các quận,
huyện, thị xã, thành phố gồm các phòng, ban cụ thể thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng được quy định rõ ràng. Thực hiện chính sách theo ngành, cơ quan của tỉnh
chịu sự quản lý và chi phối bởi Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao -Du
lịch. Để công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch phát huy được hiệu quả
cao nhất thì yếu tố chủ thể bên trong rất quan trọng cần có cơ cấu tổ chức và bộ
máy phù hợp, phân cấp chức năng nhiệm vụ cụ thể, phối hợp đồng bộ trong quá
trình thực hiên. Vì vậy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có yếu tố quyết
định đến quá trình thực thi chính sách. Năng lực thực thi của bộ máy quản lý nhà
nước là thước đo cho quá trình thực thi chính sách. Đây là yêu cầu rất quan
trọng đối với mỗi cán bộ công chức để thực hiện đưa chính sách vào thực tế
cuộc sống.
Chủ thể bên ngoài là người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện chính
sách phát triển du lịch.Cần tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của người dân vì
đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một
chính sách. Mục tiêu chính sách không thể chỉ do cơ quan nhà nước, mà có sự
tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế cơ quan nhà nước
chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân
23
dân là những đối tượng thực hiện chính sách.Muốn chính sách được triển khai
thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần có sự đồng tình ủng hộ của người dân.Bên
cạnh đó, doanh nghiệp du lịch có yếu tố quan trọng để đưa chính sách vào thực
tế, vậy liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ tạo nên môi
trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Chính quyền các cấp phải là
“cầu nối” gắn kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với thị
trường liên vùng, khu vực và trên thế giới đồng thời, chính quyền các cấp phải
xây dựng được các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm
giới thiệu cơ chế, chính sách của từng địa phương, đất nước nhằm thu hút đầu tư
xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất du lịch, quảng bá du lịch thông
qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, các đoàn tham quan kết hợp trao đổi kinh
nghiệm với các địa phương, trong và ngoài nước
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các địa
phương tỉnh Quảng Nam
1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thời gian qua, du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc với
những con số ấn tượng. Nếu như năm 2007, lượng khách đến Quảng Nam
khoảng 2 triệu lượt, thì 10 năm sau, con số này đã lên tới 5 triệu 350 ngàn lượt,
tăng gấp 2,54 lần. Từ 19 doanh nghiệp lữ hành, tổ chức các tour, tuyến du lịch
vào năm 2007, đến nay con số này đã là 91, tăng bình quân trên 29%/ năm. Sự
tăng trưởng còn ở con số ước tính thu nhập mà ngành Du lịch xứ Quảng đã
mang lại cho xã hội, với mức tăng gấp 5,7 lần so với thời điểm 10 năm trước,
tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2007 đến 2017 đạt trên 19%/ năm. Các điểm
đến như Hội An, Mỹ Sơn hay Cù Lao Chàm thu hút lượng lớn khách du lịch,
các sản phẩm du lịch lân cận các di sản này đã được xây dựng trên cơ sở phát
triển các làng nghề gắn với du lịch, góp phần giảm áp lực đáng kể cho các điểm
đến vào mùa cao điểm. Hạ tầng phục vụ du lịch được chú trọng, tỉnh Quảng
Nam đã đầu tư một số tuyến đường đến các khu, điểm du lịch từ nguồn hỗ trợ
24
vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn địa
phương. Các công trình trọng điểm như: Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh
hùng, cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển nối Đà Nẵng - Hội An với vùng
Đông Quảng Nam là cơ hội lớn để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển khu nghỉ
dưỡng cao cấp, vui chơi giải trí dọc ven biển Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ,
Núi Thành. Những dự án du lịch chất lượng cao đã và đang được đầu tư.
Vinpearl Nam Hội An, dự án HOIANA quy mô đầu tư 4 tỷ USD đã bắt đầu định
hình cho vùng Đông Nam Quảng Nam một diện mạo mới. Du lịch Quảng Nam
luôn tạo ra sự hấp dẫn thu hút du khách lưu trú và tham quan. Đạt được những
kết quả quan trọng đó tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt các chính sách phát triển
du lịch của trung ương, đồng thời đã ban hành nhiều chính sách phát huy tìm
năng, thế mạnh của địa phương khuyến kích du lịch phát triển bền vững.Tỉnh
Quảng Nam xác định pháttriểndulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn; xây dựng
QuảngNamtrởthànhmộttrongnhữngtrungtâmdulịchlớncủacảnước.Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch
Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.Nghị quyết về phát triển
du lịch Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020; Nghị quyết về quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020.Quyết định
UBND tỉnh về ban hành quy chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và
hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020.
1.4.2. Kinh nghiệm trong vận dụng và thức hiện chính sách của Thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội An là di sản văn hóa thế giới thuộc duyên hải miền Trung, hiền hòa và
bình dị bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Từ xa xưa, Hội An đã trở thành trung
tâm hội tụ, giao lưu văn hóa và thương mại trên thế giới. Hội An nổi tiếng với
quần thể kiến trúc cổ kính có từ lâu đời của một đô thị thương cảng quốc tế lừng
lẫy một thời, sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn vươn ra biển, hệ sông nước dày
đặc, hải đảo Cù Lao Chàm xanh ngắt và thơ mộng in bóng những cánh Yến chao
25
liệng trên bầu trời. Hội An được ví như một viên ngọc sáng của du lịch Việt
Nam, Hội An được tự hào là Di sản văn hóa của nhân loại, là liên tục góp mặt
trong danh sách 10 thành phố du lịch được ưa thích nhất được bầu chọn bởi tạp
chí uy tín hàng đầu Wanderlust. Đạt 1.105.950 lượt khách vào năm 2008 và con
số hơn 2,6 triệu lượt khách đặt chân Hội An vào năm 2016 đã chứng minh sức
hấp dẫn không thể chối từ của Hội An xinh đẹp. Để đạt được kết quả trên là nhờ
vào sự vận dụng thực hiện chính sách về du lịch một cách hợp lý thành phố Hội
An và tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để khai thác
hiệu quả những giá trị và tiềm năng phát triển du lịch Hội An sẵn có. Bên cạnh
việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh cũng đưa ra nhiều cơ chế và những
chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
dịch vụ chẳng hạn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc xây dựng dự án bất
động sản nghỉ dưỡng. Nhờ vào những chính sách đầu tư mở, đã có rất nhiều ông
lớn tham gia đầu tư bất động sản tại Hội An với những khu du lịch, nghỉ dưỡng,
khách sạn có quy mô và mang đẳng cấp quốc tế tiêu biểu như khu nghỉdưỡng
Vinpearl Hội An Resort & Villas của ông lớn Vingroup đã mở ra nhiều cơ hội
đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư. Không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng,
nâng cấp tuyến đường huyết mạch từ phố cổ Hội An tới các điểm du lịch tại Hội
An, Quảng Nam cũng đẩy mạnh quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách. Thông
qua những định hướng phát triển mới của tỉnh Quảng Nam, để những tiềm năng
phát triển du lịch Hội An được khai thác đúng cách.
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn các địa phương
Một là, xây dựng chiến lược, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để
phát triển du lịch phù hợp với từng thời kỳ. Trong xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu, đề xuất những trọng tâm
phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những chính sách mới phù hợp
với nhu cầu thị trường, phù hợp với sự phát triển du lịch của thế giới.
26
Hai là, Có chính sách tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất
nhằm phát triển du lịch, nhất là các tuyến giao thông thuận tiện… để phát huy
tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, cần có tầm nhìn dài hạn.
Ba là, Ban hành chính sáchgiải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công
nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng
cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển
các sản phẩm du lịch mới...
Bốn là, có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng
cao, tiếp cận trình độ thế giới để đảm đương công tác quản lý phát triển kinh tế
du lịch.
Năm là, có kế hoạch quảng bá địa danh du lịch phù hợp đối với từng khu
vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Để thực hiện thành công
các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ
tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác
xúc tiến, quảng bá du lịch.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tổng hợp cơ sở khoa học về du lịch và chính
sách phát triển du lịch, đặc điểm và vai trò của chính sách phát triển du lịch. Nội
dung thực hiện chính sách phát triển du lịch, đánh giá các nhân tố tác động đến
thực hiện chính sách phát triển du lịch. Đồng thời, cũng nêu ra một số kinh
nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Chính sách của Đảng và nhà nước về du
lịch là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch.Tổ chức thực thi
chính sách phát triển du lịch là một khâu hợp thành chu trình chính sách. Tổ chức
thực thi chính sách phát triển du lịch là trung tâm kết nối các bước trong chu trình
chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách. Ở việt Nam
thực hiện chính sách phát triển du lịch phải theo quy trình trên cơ sở khoa học,
27
mỗi bước trong quy trình thực thi chính sách có vị trí, ý nghĩa to lớn đối với quá
trình thực thi chính sách vào thực thực tế cuộc sống nhằm phát huy được tiềm
năng, lợi thế của từng địa phương, phát triển du lịch bền vững. Qua đó có thể
nhận thấy quy trình thực hiện chính sách phát triển du lịch có thể là năng lực tổ
chức, quản lý, thực hiện của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở
các cấp trong thực thi chính sách phát triển du lịch; công tác tuyên truyền, vận
động nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách phát triển du lịch; điều kiện
kinh tế - Xã hôi và nguồn lực để thực hiện chính sách du lịch của Nhà nước
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát
triển du lịch huyện Tiên Phước
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tiên Phước
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1. Bản đồ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa
lý từ 15o
20’00” đến 16o
36’00” Vĩ độ Bắc và 15o
20’00” 108o
04’46” đến
108o
27’56” Kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Phía Bắc giáp với
huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp
huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước
nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tiên Phước có 14 xã và 01 thị trấn.
[12].
29
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiên Phước có 14 xã và 01 thị trấn. Theo Cục thống kê tỉnh Quảng Nam,
tổng dân số trung bình năm 2017 là: 71,227 người, chủ yếu là người Kinh, người
dân tộc Cor chiếm khoảng 0,02% dân số. Tiên Phước là địa phương có số dân
tương đối cao của tỉnh Quảng Nam, mật độ dân số 158người/km2
. Tuy nhiên
dân số thành thị của huyện lại rất thấp, chỉ chiếm 9,8 %. Dân số tuổi lao động
chiếm 51,6%, trong đó lao động khu vực nông nghiệp chiếm 81%, khu vực công
nghiệp 7% và dịch vụ 12%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 58,5% . Tính đến
năm 2017, diện tích đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng sản
xuất) chiếm tới gần 80% tổng diện tích đất tự nhiên, 81% lực lượng lao động,
22,4% tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế huyện. Theo số liệu thống kê, năm
2017 thu nhập bình quân đầu người khoảng dưới 46,5 triệu đồng/người/năm.
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Tiên Phước 2013 - 2017
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1. Công nghiệp và Xây dựng 22,1 17,9 17,4 22,5 23,2
- Công nghiệp 14,7 11,6 12 17,3 17,9
2. TM- Dịch vụ 49,02 51,61 53,5 52,9 54,4
3. Nông nghiệp 28,9 30,5 29,1 24,6 22,4
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng Thống kê Tiên Phước, 2017.
2.1.1.3. Kết cấu hạ tầng
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Tiên Phước có tổng chiều dài
gần 450km, bao gồm 01 tuyến đường Quốc lộ, 02 tuyến đường tỉnh (ĐT), có 15
tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài là 149,65km, 96 tuyến đường xã
(ĐX) dài 184,65Km và 20 tuyến đường thuộc vùng đô thị thị trấn Tiên Kỳ, dài
25,61km. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện đã góp phần
đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa
bàn huyện.
30
2.1.2. Tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước
Về tài nguyên du lịch, mặc dù không thật sự nổi trội, nhưng Tiên Phước
cũng có nhiều tài nguyên chủ chốt. Với vị trí là một huyện bán sơn địa chuyển
tiếp giữa vùng đồng bằng duyên hải với vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam,
Tiên Phước là cánh cửa kết nối giữa vùng du lịch ven biển và đô thị Tam Kỳ với
vùng sinh thái rừng và văn hóa dân tộc hấp dẫn. Về văn hóa Tiên Phước cũng có
những tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng. Đó là văn hóa đồng quê mang đặc
trưng vùng miền, là các làng cổ, các di tích cách mạng, các danh nhân... Những
điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là một thuận lợi để Tiên Phước có thể
đầu tư phát triển du lịch [12].
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch lịch sử- cách mạng – văn hóa
Trên địa bàn huyện Tiên Phước hiện nay có 17 di tích lịch sử, văn hóa, kiến
trúc nghệ thuật thống kê, lập hồ sơ. Trong đó có 4 di tích đã được công nhận là
di tích lịch sử cấp quốc gia, 13 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp
tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn huyện Tiên Phước đều
có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, truyền thống cách mạng, giá trị cảnh quan như:
* Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng được thiết lập tại ngôi nhà cũ do
thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất
phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Nhà Lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được
công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
* Di tích Cây Cốc cuộc đấu tranh Cây Cốc nằm ngay bên trục đường quốc
lộ 40B, thuộc địa phận Thôn 3, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước. Để tưởng nhớ
đồng chí, đồng bào, những người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh Cây Cốc,
chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng tại ngã ba Cây Cốc (Tiên Thọ,
Tiên Phước).
* Di tích vụ thảm sát Gò Vàng và di tích vụ thảm sát Đồng Trại: Di tích Vụ
thảm sát Gò Vàng, xã Tiên Sơn. Di tích Vụ thảm sát Đồng Trại tại thôn Cẩm
Trung, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Vụ thảm sát Gò Vàng
31
và vụ thảm sát Đồng Trại là một trong những sự kiện bi thương tố cáo những thủ
đoạn hèn hạ, dã man của bọn Quốc Dân đảng đối với nhân dân Sơn - Cẩm - Hà
nói riêng và nhân dân Quảng Nam nói chung.
* Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng
Nam. Lộc Yên có tổng diện tích tự nhiên là 275 ha. Làng Lộc Yên, Tiên Phước
còn đến 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 năm tuổi trở lên và có giá trị cao về
mặt kiến trúc. Làng Lộc Yên, Tiên Phước là một trong những điển hình về văn
hóa Làng của vùng quê Quảng Nam.
* Làng cổ Hội An, xã Tiên Châu là một trong những làng quê điển hình
của Tiên Phước. Hội An là các ngôi nhà cổ có tuổi từ 80 đến 150 năm. Ngoài ra,
Hội An còn có ngôi đình làng gần 200 năm tuổi, nơi thờ cúng các vị tiền hiền,
những người có công khai khẩn lập làng, đây cũng chính là ngôi đình làng cuối
cùng còn sót lại của Tiên Phước hiện nay.
* Làng nghề trầm hương Tiên Phước:Là nơi trồng và khai thác được lượng
trầm hương lớn so với các địa phương khác trên cả nước, người dân Tiên Phước
có nghề truyền thống chế biến trầm hương. Các cơ sở chế biến trầm hương trên
địa bàn huyện tập trung tại thị trấn Tiên Kỳ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc
tổ chức tham quan cho khách, đồng thời thuận lợi tổ chức hoạt động cho khách
tham gia vào một hoặc vài công đoạn chế biến.
Bảng 2.2. Danh mục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của
huyện Tiên Phước
TT Tên gọi di tích
Địa điểm
Xã, TT
Quyết định xếp
hạng di tích
Loại hình di
tích
Hình thức
sở hữu
1
Nhà lưu niệm cụ
Huỳnh Thúc Kháng
Tiên Cảnh Di tích cấp quốc gia
Lịch sử, kiến
trúc nghệ huật
Nhà nước
2
Khu căn cứ Tỉnh ủy
Quảng Nam
Tiên Sơn Di tích cấp quốc gia
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
3
Đài tưởng niệm Cuộc
đấu tranh Cây Cốc.
Tiên Thọ Di tích cấp quốc gia
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
32
TT Tên gọi di tích
Địa điểm
Xã, TT
Quyết định xếp
hạng di tích
Loại hình di
tích
Hình thức
sở hữu
4
Làng cổ Lộc Yên
thuộc
Tiên Cảnh Di tích cấp quốc gia
Lịch sử - văn
hóa
Tư nhân
5
Mộ danh nhân
Lê Vĩnh Khanh
Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Tư nhân
6
Mộ danh nhân
Lê Vĩnh Huy
Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Tư nhân
7
Công Binh xưởng
QB 150
Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
8
Nhà cổ
Nguyễn Huỳnh Anh
Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh
Kiến trúc nghệ
thuật
Tư nhân
9
Nền Trường Tân học
Phú Lâm
Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
10
Chứng tích Vụ Thảm
sát Gò Vàng
Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
11 Lò Chén Phú Lâm Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
12
Chiến thắng Núi
Ngang
Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
13
Mộ danh nhân Trần
Huỳnh
Tiên Thọ Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Tư nhân
15
Chứng tích Vụ thảm
sát Đồng Trại
Tiên Cẩm Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Nhà nước
16
Nghĩa Trủng Tiên
Phú Tây
Tiên Mỹ Di tích cấp tỉnh
Lịch sử - văn
hóa
Tập thể
17 Đình Làng Hội An Tiên Châu Di tích cấp tỉnh
Kiến trúc nghệ
thuật
Nhà nước
Nguồn: UBND huyện Tiên Phước
2.1.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái- sông suối và cảnh quan
Với địa thế là huyện miền núi thấp vì vậy hệ thống sông, suối trên địa bàn
được phân bố nhiều có độ dốc lớn nên tạo nên nhiều thác nước có phong cảnh
và cảnh quan đẹp, tiềm năng trở thành những khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch
33
khám phá trong tương lai như: Thác Ồ Ồ Tiên Châu hình thành do sự chênh
lệch độ cao địa hình dọc suối Ồ Ồ đoạn qua xã Tiên Châu, dọc suối có 4 ghềnh
và thác Ồ Ồ. Cảnh quan dọc suối và các thác, ghềnh đẹp, môi trường trong
lành; Thác Ồ Ồ Cẩm Phô, xã Tiên Cẩm: hình thành do sự chênh lệch độ cao
địa hình dọc suối Cẩm Phô, xã Tiên Cẩm. Thác cao hơn 100m, rộng 10m; Bãi
đá Lò Thung được hình thành trên sông Đá Răng, đoạn chảy qua xã Tiên Cảnh,
bãi đá Lò Thung là một khu vực cảnh quan đẹp; Du lịch nông nghiệp: Được
thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, Tiên Phước là vùng đất nổi tiếng
với thanh trà, lòn bon, măng cụt và hồ tiêu có chất lượng cao đặc biệt hơn hẳn so
với sản phẩm cùng loại ở các nơi khác.
2.1.2.4. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước
Bảng 2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước
Loại tài
nguyên
Điểm tài
nguyên
Địa chỉ
Khả
năng
khai thác
Loại hình du lịch
có thể khai thác
Thị trường khách
cần hướng tới
Hồ, suối,
thác
Hồ Đá
Vách
**
Vui chơi giải trí
cuối tuần
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Thác Ồ Ồ Tiên Châu ***
Thể thao mạo
hiểm, vui chơi giải
trí cuối tuần
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Thác Ồ Ồ Tiên Cẩm **
Vui chơi giải trí
cuối tuần
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Lò Thung Tiên Cảnh ***
Thể thao mạo
hiểm, vui chơi giải
trí cuối tuần.
Quốc tế; Nội địa
nội vùng
Trang trại
Lòn Bon
Thanh Trà
Măng cụt
Hồ Tiêu
Tiên Thọ,
Lộc, Hiệp,
An, Mỹ,
Châu, Cảnh
***
Du lịch sinh thái
nông nghiệp; Nghỉ
dưỡng
- Quốc tế
- Nội địa
Các di tích
lịch sử
Nhà
Huỳnh
Tiên Cảnh ***
Tham quan di tích
lịch sử- kiến trúc
Nội địa
34
Loại tài
nguyên
Điểm tài
nguyên
Địa chỉ
Khả
năng
khai thác
Loại hình du lịch
có thể khai thác
Thị trường khách
cần hướng tới
cách mạng,
các nhà cổ
Thúc
Kháng
nghệ thuật; Giáo
dục
Di tích
Cây Cốc
Tiên Thọ **
Tham quan di tích
lịch sử cách mạng;
Giáo dục
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Di tích vụ
thảm sát
Gò Vàng
Tiên Sơn *
Tham quan di tích
lịch sử cách mạng
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Di tích vụ
thảm sát
Đồng Trại
Tiên Cẩm *
Tham quan di tích
lịch sử; Giáo dục
truyền thống
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Di tích
Núi Ngang
Tiên Sơn *
Tham quan di tích
lịch sử;Giáo dục
truyền thống
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Làng cổ
Lộc Yên
Tiên Cảnh ***
Tham quan di tích
kiến trúc nghệ
thuật; Homestay
Quốc tế; Nội địa
(chú trọng nội
vùng, nội tỉnh)
Làng cổ
Hội An
Tiên Châu ***
Tham quan di tích
kiến trúc nghệ
thuật; Homestay
Quốc tế; nội địa
Làng nghề
Tiên Kỳ,
Mỹ,Cảnh.
**
Tham quan làng
nghề; Mua sắm
Nội địa (chú trọng
nội vùng, nội tỉnh)
Ghi chú: ***: Khả năng khai thác cao
**: Khả năng khai thác trung bình
*: Khả năng khai thác thấp
2.1.3. Phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước trong thời gian qua
*Khách du lịch: Lượng khách du lịch đến Tiên Phước còn rất khiêm tốn.
Theo kết quả khảo sát thực tế (chưa có thống kê chi tiết) cho thấy, lượng khách
du lịch đến Tiên Phước và nghỉ lại tại các cơ sở lưu trú trong huyện chỉ khoảng
35
2000 khách/năm. Lượng khách này phần lớn là khách nội địa đi công vụ, số
khách nội địa khác và cả một số ít khách quốc tế đi lẻ.Ngoài ra, khách du lịch
đến Tiên Phước là khách đi trong ngày cũng chỉ đạt trung bình khoảng 10.000
khách/ năm.
*Cơ sở lưu trú: Huyện Tiên Phước hiện nay chưa có khách sạn, cơ sở lưu
trú cho khách nghỉ khi đến Tiên Phước chỉ là một số nhà nghỉ, trong đó, chỉ có
10 nhà nghỉ ở thị trấn Tiên Kỳ là có điều kiện tương đối để phục vụ khách với
tổng qui mô cả hai nhà nghỉ khoảng 75 phòng.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác: Các khu vui chơi giải trí trên địa
bàn chưa được đầu tư xây dựng. Số lượng nhà hàng trong huyện Tiên Phước
tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2018 toàn địa bàn huyện có 350 cơ sơ dịch
vụ bán ăn uống và giải khát với 250 lao động. Đầu tư phát triển du lịch trên địa
bàn Huyện hiện tại còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ do các hộ gia đình đầu tư vào
lĩnh vực ăn uống (nhà hàng, quán cà phê...). Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho
du lịch còn khiêm tốn, lại tập trung chủ yếu và công tác bảo tồn, tôn tạo di tích
mà chưa có đầu tư vào hạ tầng du lịch. Chưa có nhà đầu tư lớn trong và ngoài
nước đầu tư vào phát triển du lịch trên địa bàn.
2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước
và nguyên nhân
2.2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án triển khai thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du
lịch trong các định hướng phát triển kinh tế, xã hội.Nhà nước ban hành Luật du
lịch 2017. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chị thị, Nghị định…; Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 -
2020. Xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng
Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nâng
cấp hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Hội
36
An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian phát triển du lịch về phía
Nam và phía Tây của tỉnh. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh
ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2025.Cụ thể thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh HĐND
tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thực hiện như: Nghị quyết Số:
105/2008/NQ-HĐND, ngày 29 tháng 4 năm 2008, của HĐND tỉnh Quảng Nam
về phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020; Nghị quyết số:
145/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 7 năm 2009, Hội đồng Nhân dân về quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020.Chỉ
thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh về tăng cường công tác
quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa
bàn tỉnh. Quyết định số: 24/2014/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 10 năm 2014 của
UBND tỉnh về ban hành quy chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và
hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020. Quyết định số 4143/QĐ-UBND, ngày
30/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề ánhỗ trợ đầu tư
cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn giai đoạn 2016-
2020. Quyết định Số: 1117/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 3 năm 2018, Ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 27/12/2016
của Chính Phủ và Nghị quyết số 08/NQ-TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy
Quảng Nam về phát triển du lịch đến 2020, định hướng đến 2025.
Huyện Tiên Phước thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật của
Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã cụ thể hóa bằng những Nghị quyết, Chương
trình hành động, Kế hoạch thực hiện: Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tiên
Phước lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Xác định huy động lồng ghép các
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các thành phần kinh tế và nhân dân, kết hợp
đồng bộ các biện pháp xã hội hóa trong việc đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Trên cơ sở quy hoạch phát triển du
lịch tổng thể, tiến hành lập và tổ chức thực hiện các dự án, hạng mục, công trình,
37
khai thác tiềm năng, lợi thế, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng
vùng. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các tuyến đường đảm bảo
kết nối thông suốt, đi lại thuận lợi giữa các điểm du lịch. Đẩy mạnh trùng tu, tôn
tạo các di tích, danh thắng có giá trị phục vụ khai thác du lịch (Nhà lưu niệm Cụ
Huỳnh Thúc Kháng, Làng cổ Lộc Yên, Làng Thanh Bôi, Làng Thanh Khê, Khu
căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, Tượng đài tưởng niệm đồng bào, đồng chí hy sinh
trong Cuộc đấu tranh Cây Cốc, Di tích các vụ thảm sát Đồng Trại, Gò Vàng). Xây
dựng các khu du lịch sinh thái làng quê, tạo ra những sản phẩm du lịch mang bản
sắc đặc trưng của vùng trung du phía Tây tỉnh Quảng Nam thật sự hấp dẫn, thu
hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như sau:
Ban hành Chương trình hành động số 23 – CTr/HU ngày 15/6/2017 của
Huyện ủy Tiên Phước về thực hiện Nghị quyếtsố 08-NQ/TU ngày 27/12/2016
của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025.Xác định mục tiêu phát triển du lịch huyện trở thành ngành
kinh tế qua trong của huyện đến năm 2025, tập tung thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ quyết liệt để phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện về du lịch; xây
dựng kế cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt quan tâm xây dựng kết nối hạ tầng các
điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng được các loại hình du lịch có tính đặc trưng
của huyện; đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; tiếp keo
gọi, xúc tiến đầu tư…
Nghị quyết số 64-NQ/HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân
huyện Tiên Phước về Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030; Nghị quyết đưa ra quan điểm và định hướng quy hoạch, các
nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, tập trung tập
trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ; sản phẩm
du lịch đa dạng, phong phú, đặc trưng có sức cạnh tranh. Định hướng vùng phát
triển du lịch, điểm phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên
địa bàn huyện.
38
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 30/12/2011, HĐND huyện Tiên Phước
về Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên
Phước giai đoạn 2011-2020. Qua đó, Nghị quyết đề ra nhiều giải pháp và bố trí
nguồn lực để trung tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa,
danh thắng và hình thành các điểm du lịch.
UBND huyện Tiên Phước ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình
hành động số 23-CTr/HU ngày 15/6/2017 của Huyện ủy Tiên Phước về thực hiện
Nghị quyếtsố 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển
du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Ban hành Kế
hoạch phát triển du lịch hành năm và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển
du lịch. Ủy ban Nhân dân huyện đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch của 2 xã
trọng điểm du lịch là xã Tiên Cảnh, xã Tiên Châu giai đoạn 2017- 2025.
UBND huyện ban hành đề án 02 về phát triển kinh tế vường, kinh tế trang
trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng vung trung du Quảng Nam giai đoạn 2017-
2025. Đề án xác định Việc thực hiện Đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 05-
NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển Kinh tế - Xã hội
miền núi gắn với định hướng thực hiện một số Dự án lớn vùng Tây Quảng Nam
giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Đóng góp quan trọng vào thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của đề án, nhất là thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo vững vững. Gìn giữ, bảo tồn và phát
huy các giá trị, bản sắc, văn hóa, truyền thống của tỉnh Quảng Nam, tạo ra Mô
hình không gian văn hóa đặc trưng của Vùng Trung du xứ Quảng tại huyện
Tiên Phước. Huy động, lồng ghép các nguồn lực, khai thác, phát huy tiềm năng,
thế mạnh tự nhiên, văn hóa, nhân văn, đầu tư xây dựng Tiên Phước thành Vùng
trọng điểm Kinh tế vườn và Vùng đặc trưng của Trung du Quảng Nam. Phát
triển Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại theo hướng hàng hóa, bền vững trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương,
nâng cao thu nhập, GQVL, ổn định đời sống của người dân. Đầu tư xây dựng
39
đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội, nhằm thúc
đẩy thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, liên kết đầu tư phát
triển Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại, Du lịch. Xây dựng hình thành các loại
hình và sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng Trung du Quảng Nam, thu hút khách
Du lịch, phát triển huyện Tiên Phước trở thành Trung tâm Du lịch phía Nam của
tỉnh, tạo liên kết phát triển Du lịch giữa vùng Đông và vùng Tây của tỉnh
Quảng Nam. Biến các tiềm năng, thế mạnh trở thành nội lực thúc đẩy phát triển
KT-XH của địa phương theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệp gắn với
Du lịch sinh thái nhân văn, xây dựng thành công nông thôn mới.
Nhìn chung huyện Tiên Phước đã tích cực ban hành nhiều văn bản, chủ
trương, đề án, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gia qua,
đồng thời đã vận dụng tốt các cơ chế chính sách của cấp trên để tập trung phát
triển du lịch một cách hợp lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến, keo gọi đầu tư
cho du lịch.
2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển du lịch
Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Tiên Phước chỉ đạo làm
tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc,
toàn xã hội và nhân dân nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp,
có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; có
khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu
quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc
phòng. Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, triển khai
đồng bộ, hiệu quả các nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị để huy động mọi
nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch.
Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường,
có tầm nhìn dài hạn, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên những
tiềm năng, thế mạnh, nhất là những lợi thế đặc thù, khác biệt; phát triển du lịch
40
bền vững trên cơ sở tôn trọng yếu tố tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên; khai thác
chiều sâu giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương Tiên Phước và
nâng cao ý thức trách nhiệm của xã hội; kết hợp phát triển hài hòa giữa chiều
rộng và chiều sâu.
Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng,
bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững, du lịch có
trách nhiệm nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng nếp
sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng, không ngừng nâng
cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Tiên Phước. Phát động phong
trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch.
2.2.3. Tổ chức phân công, phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện chính sách phát triển du lịch
* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Sở Văn Hóa - Thể thao - Du lịch là
cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tham mưu, giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-
BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của liên Bộ VHTTDL - Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP Chính phủ ban hành quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia
đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ
thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Thư viện Tài liệu mẫu
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Dt bc c bo-t1-2020
Dt bc c bo-t1-2020Dt bc c bo-t1-2020
Dt bc c bo-t1-2020
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
 
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAYĐề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
Đề tài: Công tác tổ chức sự kiện Năm du lịch tại Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xã Triệu Nguyên, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xã Triệu Nguyên, HAYĐề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xã Triệu Nguyên, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xã Triệu Nguyên, HAY
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc LiêuLuận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu
 
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú ThọLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
 
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Luận văn: Tìm hiểu lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, HAY
Luận văn: Tìm hiểu lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, HAYLuận văn: Tìm hiểu lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, HAY
Luận văn: Tìm hiểu lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, HAY
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ

Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docsividocz
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfNâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfHanaTiti
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...sividocz
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ (20)

Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du LịchLuận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch
 
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.docLuận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
Luận Văn Phát triển du lịch trên địa bàn Huyện Hòa Vang.doc
 
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docLuân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luân Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdfNâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
Nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tiền Giang.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịc...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Attapue, nước Cộng hòa Dân chủ ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docLuân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phước Sơn
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÙNG ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÙNG ANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ chính sách công đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” là kết quả nghiên cứu của bản thân hoàn toàn trung thực và không trung lặp với đề tài nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Quảng Nam, ngày 28 tháng 2 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hùng Anh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................... 8 1.2. Chủ thể vàchu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay ............................................................................................................... 16 1.3. Yếu tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay ............................................................................................................... 20 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các địa phương tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC...................... 28 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch huyện Tiên Phước ........................................................................................ 28 2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước và nguyên nhân ........................................................................................................ 35 2.3. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước và nguyên nhân..................................................................... 48 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC...................................................... 55 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn 2020-2025, đến 2030........................................................................................... 55 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước ............................................................... 57 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FAMTRIP : Chuyến khảo sát, đánh giá, tìm hiểu tài nguyên, thị trường du lịch. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân MICE : Du lịch công cụ QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT-DL ; Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Tiên Phước 2013 - 2017..... 29 Bảng 2.2. Danh mục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của huyện Tiên Phước................................................................................................................... 31 Bảng 2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước.................. 33 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam...................................... 28
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người.Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền.Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước.Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiến nhiều dấu ấn đặc biệt trong xây dựng thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nước. Với định hướng quan trọng này, nhiều chính sách hỗ trợ mới được hình thành để khắc phục khó khăn, khai thác tốt tiềm năng cũng như phát huy lợi thế để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch là trách nhiệm của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của toàn xã hội. Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt các chính sách phát triển du lịch của Trung ương đồng thời trên cơ sở đó đã có những cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp nên du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc với những con số ấn tượng. Nếu như năm 2007, lượng khách đến Quảng Nam khoảng 2 triệu lượt, thì năm 2018 con số này đã lên tới 6 triệu 350 ngàn lượt, tăng gấp 3,32 lần; tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2007 đến 2018 đạt trên 19%/ năm. Huyện Tiên Phước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam cách thành phố Tam Kỳ 25 km, là một huyện bán sơn địa chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng duyên hải với vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam, có địa hình đồi núi thấp, dạng bát úp với sông suối xen kẽ, các trang trại trong những
  • 8. 2 cánh rừng thưa, những thắng cảnh vẫn còn hoang sơ nét tự nhiên vốn có, với những ngôi nhà, khu vườn, ngõ đá, làng quê đặc trưng của vùng trung du Quảng Nam, với những vùng cây ăn quả đặc sản, tạo nên cảnh quan thơ mộng phù hợp với loại hình du lịch sinh thái nông thôn, du lịch trang trại, du lịch khám phá trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng... Về văn hóa Tiên Phước cũng có những tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng.Những điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là một thuận lợi để Tiên Phước có thể đầu tư phát triển du lịch.Ngoài ra, du lịch huyện Tiên Phước còn được hỗ trợ bởi các chiến lược và chính sách khuyến khích phát triển du lịch liên quan ở các cấp.Đặc biệt là chính sách của tỉnh Quảng Nam về hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển du lịch miền núi phía tây và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020.Nhằm tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi. Với những lợi thế đó huyện Tiên Phước thời gian qua du lịch Tiên Phước đã có những bước phát triển và đạt được một số kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch của huyện Tiên Phước thì những kết quả đạt được của ngành du lịch Tiên Phước vẫn chưa được như mong muốn, khai thác cơ hội và tiềm năng chưa thực sự hiệu quả. Chưa có Chương trình, Đề án dài hạn với sự đầu tư đúng mức để phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; chưa hình thành được sản phẩm du lịch cụ thể, phong phú; dịch vụ du lịch chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Vệ sinh môi trường ở các điểm đến chưa được quan tâm.Chưa huy động các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch; các điểm đến chưa hình thành.Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế; hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du khách. Trên đây là những vấn đề tồ tại, hạn chế, khó khăn nhiều năm qua của du lịch huyện Tiên Phước. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế này là do nhiêu yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện có những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển
  • 9. 3 khái đó là: Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án thực hiện chính sách chưa sát với thực tế, chưa có những định hướng phù hợp, có tính đài hạn; việc vận dụng, kết hợp và lồng ghép các chính sách trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập; công tác quy hoạch, định hướng, quản bá xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đúng mức; thực hiện quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, bố trí con người trong quá trình thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế… Từ những vấn đề nêu trên việc thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch một cách cụ thể, khoa học, hiệu lực, hiệu quả đi vào thực tế cuộc sống góp phần phát triển du lịch huyện Tiên Phước là vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học để tìm ra những giải pháp tối ưu trong quá trình thực hiện chính sách, phát pháp luật về du lịch của các cấp, các ngành một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả nhằm tranh thủ,vận dụng, phát huy hết tiềm năng du lịch huyện Tiên Phước là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những lý do đó, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhà nước ban hành chính sách phát triển du lịch là huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và cơ chế để thúc đẩy du lịch phát triển với vai trò kinh tế mũi nhọn.Những chủ trương, chính sách, pháp luật đã và đang được thực hiện với những hành động cụ thể của các cấp, các ngành, địa phương. Nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo đánh giá về du lịch, phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch… của nhiều tác giả như: Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
  • 10. 4 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách và công trình nghiên cứu như: “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được HĐND tỉnh Quảng Nam phê duyệt; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 27/12/2016 của Chính Phủ và Nghị quyết số 08/NQ-TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến 2020, định hướng đến 2025 được UBND tỉnh Quảng Nam ban hành; Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững”(Năm 2017) Lê Đức Viên; Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” (năm 2018) Phan Văn Thắng; Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (năm 2011) Nguyễn Thị Hồng; Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiển tỉnh Quảng Nam” (năm 2017) Ngô Đình Tuấn. Trên địa bàn huyện Tiên Phước cũng đã có một số nghiên cứu như: Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai đoạn 2011-2020; Bài viết “Thăm vùng đất thập ngũ tiên sa huyện Tiên Phước” tác giả Nguyễn Văn Mỹ - Báo Tuổi trẻ…. Tổng hợp các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, chính sách du lịch có thể nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu cả cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, huyện Tiên Phước thì chỉ có Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và một số bài viết của một vài tác giả, mang tính định hướng cho phát triển du lịch, phân tích, đánh giá tiềm năng thế mạnh của du lịch huyện Tiên Phước, nhưng chưa có một nghiên cứu tổng quan chính sách phát triển du
  • 11. 5 lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước” làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở kế thừa, phát triển và vận dụng những thành quả quan trọng của các công trình nghiên cứu, luận án, đề tài liên quan trước để trích dẫn, đánh giá, phân tích từ thực tiễn huyện Tiên Phước để hình thành cơ sở khoa học, tổng kết đánh giá thực trạng từ đó định hướng và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, qua đó khai thác thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch, dịch vụ trong những năm đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch để có cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học về chu trình chính sách và thực hiện chính sách.Từ đó xác định những tiềm năng, thế mạnh của du lịch huyện Tiên Phước, đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Xác định cơ hội và thách thức, qua đó đề xuất giải pháp tối ưu và phù hợp nhất trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước góp phần phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Tiên Phước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa phân tích làm rõ cơ sở lý luận về du lịch, chính sách phát triển du lịch, quy trình thực hiện chính sách.Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch huyện Tiên Phước.Phân tích, khảo sát, đánh giá tiềm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế, tồn tại cần giải quyết. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn
  • 12. 6 huyện Tiên Phước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển du lịch được thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: Các số liệu phục vụ để đánh giá được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2017; các định hướng và giải pháp thực hiện đề xuất trong luận văn được thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. - Nội dung nghiên cứu: Tổng quan về quá trình thực hiện các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Việt Nam về du lịch và phát triển du lịch. Chính sách phát triển du lịch của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Tiên Phước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng tổng hợp những phương pháp: Thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát thực địa, tổng kết, đánh giá thực tiễn. Trên cơ sở đó đưa ra các phân tích, giải pháp, ý kiến của tác giả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa các vấn đề về thực hiện chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác
  • 13. 7 nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Quảng Nam nói chung, ở huyện Tiên Phước nói riêng. Luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Đề ra những chính sách, giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế, tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch huyện Tiên Phước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, mỡ đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng về thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Tiên Phước. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến 2030.
  • 14. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm du lịch, phát triển du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ du lịch xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Tonos nghĩa là “Đi một vòng” Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh thành Turnur và sau đó thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Trong tiếng Việt, du lịch là một từ gốc Hán - Việt, tạm dịch và hiểu là đi trải nghiệm, đichơi, đi du ngoạn.Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến ở mọi quốc gia.Tuy nhiên, do bối cảnh về không gian, thời gian khác nhau hoặc dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, “Du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một tập thể, một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian nhất định đến một nơi nào đó để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, du ngoạn, khám phá hay chữa bệnh. Chúng ta đề cập một số định nghĩa thông dụng: - Liên Hiệp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họvới mục đích hoà bình. Nơi họ đến ở, lưu trú, sinh hoạt không phải là nơi làm việc của họ”. - Luật du lịch năm 2017 củaViệt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (Cá nhân, nhóm người) ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng,tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với nhiều mục đích hợp pháp khác”[15].
  • 15. 9 Với các cách tiếp cận như vậy, định nghĩa về du lịch hiện nay bao gồm hai thành tố, đó là: Thứ nhất, du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội: sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao hiểu biết, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ nào đó. Thứ hai, đó là một ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời: Cung cấp, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi, thư giãn của cá nhân hay nhóm người ngoài nơi cư trú với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết, khám phá về thế giới xung quanh,phục hồi sức khoẻ. Cách tiếp cận, cách hiểu về du lịch như vậy có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển đúng đắn về du lịch.Cho đến nay, không ít người, kể cả những người đang làm việc trong ngành du lịch cũng có cách hiểu phiến diện về du lịch thiên về góc độ xã hội hoặc kinh tế. Do đó, họ chỉ tập trung vào thỏa mãn nhu cầu tinh thần, sức khỏe mà bỏ qua lợi ích quan trọng của kinh tế hoặc đề cao lợi nhuận bằng việc khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa. Chỉ có thể hiểu khái niệm du lịch một cách đầy đủ như vậy, chúng ta mới xác định được rằng phát triển du lịch không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của một cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển du lịch Phát triển du lịch bền vững theo Luật du lịch 2017 là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.Phát triển du lịch có thể được nhận thức đầy đủ với 5 nội dung sau[15]: Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mức tăng thu nhập từ du lịch;
  • 16. 10 Mức tăng quy mô cơ sởvật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát triển du lịch. Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức, cách thức tiến hành các hoạt động du lịch theo hướng ngày càng tiến bộ, hiện đại và hiệu quả đem lại từ các hoạt động, các chính sách về du lịch đó. Cụ thể là những sản phẩm du lịch, những hướng phát triển hiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển có tính bền vững cao. Thứ ba,chất lượng vàmức độ tham gia của khách du lịch, người dân và các cấp chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp du lịch, ccoong ty lữ hành du lịch và quá trình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thần cộng đồng trách nhiệm và sự hài hòa vềlợi ích của các bên tham gia. Thứ tư, Xây dựng và phát triển ngànhdu lịch hiện tại không làm tổn hại, tác động tiêu cực đến khả năng hưởng thụ du lịch, hưởng thụ môi trường sống của các thế hệ tương lai. Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì, phát huy nhịp tăng trưởng theo thời gian, không gian và sự tăng trưởng phát triển phải dựa trên cơ sở hiệu quả tăng năng suất lao động chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt xã hội, ít nhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa những người, giữa các bên tham gia vào quá trình hoạt động du lịch không phải chỉ là thu nhập và trên tất cả các phương diện khác. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: các quyết định khai thác tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn, tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt động kinh tế, xã hội khác v.v..
  • 17. 11 1.1.2. Khái niệm chính sách và chính sách phát triển du lịch. * Khái niệm chính sách. Theo Bách khoa từ điển Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa...” [28,tr.475]. Tác giả Smith cho rằng “khái niệm chính sách bao hàm sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của các lực lượng có quan hệ với nhau”. Smith nhấn mạnh “không hành động” cũng như 11 “hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ không chỉ tập trung vào các quyết định tạo ra sự thay đổi, mà còn phải thận trọng với những quyết định chống lại sự thay đổi và khó quan sát vì chúng không được tuyên bố trong quá trình hoạch định chính sách”. Cụm từ “chính sách” khi gắn thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước (khu vực công) được gọi là chính sách công.Thuật ngữ “chính sách” sử dụng trong đề tài này được hiểu là chính sách công.Theo đó, chủ thể chính sách, mục đích tác động và vấn đề chính sách hướng tới đều gắn với chủ thể ban hành là Nhà nước. Theo thuật ngữ hành chính: “Chính sách công là chiến lược sử dụng nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của quốc gia hay những mối quan tâm của nhà nước. Chính sách công cho phép mỗi Chính phủ đảm nhiệm vai trò, vị trí của Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân. * Chính sách phát triển du lịch[15] Chính sách phát triển du lịch: Theo luật du lịch 2017 là Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các
  • 18. 12 chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;Lập quy hoạch về du lịch; Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao; Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác; Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; Sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương; Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; Hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách, quy trình thực hiện chính sách. 1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách: Khái niệm thực hiện chính sách hay “thực thi chính sách” hoặc “tiến hành thực hiện chính sách”, thực chất cùng nội hàm; thông thường, là giai đoạn sau quá trình hoạch định và trước quá trình đánh giá chính sách công. Theo Thomas Dye, “thực thi bao gồm tất các hoạt động được thiết kế để các chính sách công đã được thông qua bởi cơ quan lập pháp” [28, tr.4]. Tác giả William Dunn cho rằng: “Các hành động chính sách công có hai mục đích chính: điều chỉnh và phân bổ” [6].
  • 19. 13 Về cơ bản, coi thực hiện chính sách (công) – một khâu trong chu trình chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội. Đây là quá trình xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án,... nhằm hiện thực hóa, cụ thể hóa các nội dung chính sách để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch đặc ra. Có thể thấy, thành công của chính sách chủ yếu phụ thuộc vào việc tổ chức thực thi chính sách đó trên thực tế.Đó là từng bước thực hiện mục tiêu của chính sách, khẳng định tính phù hợp, đúng đắng của chính sách công và giúp cho chính sách công ngày một hoàn thiện hơn. Nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đó, luận văn phân tích chu trình thực hiện chính sách công gồm những nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình triển khai thực hiện chính sách; Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, chính sách; Thứ ba, phân công, tổ chức phối hợp thực hiện chính sách; Thứ tư, duy trì hoạt động thực hiện chính sách; Thứ năm, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách; Thứ sáu, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chính sách; Thứ bảy, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách. 1.1.3.2. Quy trình thực hiện chính sách. Hệ thống chính sách hay một chính sách khi được thực hiện bao giờ cũng hướng tới giải quyết một hay nhiều vấn đề nào đó đang diễn ra, sẽ diễn ra trong đời sống xã hội để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu, mục đích hoặc là một kế hoạch nhất định. Trong chu trình chính sách, tổ chức thực hiện chính sách là quá trình kết nối các khâu. Về cơ bản, việc thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình, chu trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một hoặc nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch bền vững đối với những đối tượng, phạm vi cụ thể trong một không gian, thời gian nhất định. Theo đó, chu trình thực hiện chính sách gồm bước sau đây: * Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Kế hoạch triển khai chính sách được thực hiện trước khi chính sách đi vào
  • 20. 14 thực tế cuộc sống.Các Chủ thể triển khai thực thi chính phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện chính sách. Kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện chính sách gồm những nội dung về tổ chức bộ máy, điều hành thực hiện; cung cấp các nguồn vật lực; thời gian, không gian triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách; cơ chế về tổ chức, điều hành thực hiện; quy định trách nhiệm, quyền hạn của người thực hiện chính sách và các chủ thể tham gia. * Phổ biến, tuyên truyền chính sách Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách: Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Giúp cho mỗi chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức, đánh giá được đầy đủ tính chất, qui mô, tầm quan trọng của chính sách với đời sống xã hội.Từ đó chủ động tìm kiếm các giải pháp, phương án thích hợp cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách được giao. * Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Để quá trình thực hiện chính sách có hiệu quả thì không thể mỗi chủ thể độc lập thực hiện được mà phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa phương. Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện một chính sách cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phối hợp cần được thực hiện theo tiến trình, có kế hoạch một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
  • 21. 15 * Duy trì chính sách Để chính sách tồn tại và tiếp tục thực hiện thì hoạt động duy trì chính sách phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm của các chủ thể tham gia.Muốn vậy phải có sự cộng đồng trách nhiệm của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại.Đối với các chủ thể là Nhà nước thì phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động, định hướng cho các đối tượng thực hiện chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện.Trong quá trình thực hiện có sự tác động tiêu cự từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong ảnh hưởng đến chính sách thì các chỉ thể, cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách.Bên cạnh đó, chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tế cuộc sống và hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chính sách trong đời sống xã hội. * Điều chỉnh chính sách Chính sách được điều chỉnhbởi chủ thể có thẩm quyền để chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu quản lý và tình hình thực tế.Chủ thể nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách. Tuy nhiên trên thực tế việc điều chỉnh chính sách rất linh hoạt, miễn là không làm cho chính sách thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu đạt được. Cần phải tuân thủ một nguyên tắc khi điều chỉnh, bổ sung chính sách là: Điều chỉnh các biển pháp, giải pháp để chính sách tiếp tục tồn tại và thực hiện tốt hơn mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế; chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu - nghĩa là làm thay đổi chính sách, thì coi như chính sách đó bị thất bại. * Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Đều kiện về thực hiện chính sách của mỗi địa, mỗi vùng không giống nhau,
  • 22. 16 cũng như khả năng, trình độ tổ chức thực hiện chính sách của các chủ thể không đồng đều, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Kiểm tra là biện pháp chủ yếu để chủ thể thực hiện chính sách và đối tượng thực thi chính sách tập trung thực hiện các mục tiêu chính sách; đồng thời, chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm tra có hiệu quả. Bên cạnh đó kiểm tra cũng để kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách. *Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm Tổng kết, đánh giá là quá trình xem xét, đánh giá, thống kê, kết luận về toàn bộ quy trình thực hiện chính sách của các đối tượng thực thi chính sách.Được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.Qua đánh giá để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách, đồng thời tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện, đề xuất điều chỉnh những nội dung không phù hợp với yêu cầu phát triển, không phù hợp với thực tế xã hội. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò, chức năng của các chủ thể thực hiện chính sách. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách là thước đo đánh giá kết quả thực thi của các đối tượng về khả năng, tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những qui định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian. 1.2. Chủ thể vàchu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở nước ta hiện nay 1.2.1. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch. - Quốc hội: Xem xét các dự án chính sách phát triển du lịch mà Chính phủ trình, triển khai hiện thực hóa thành Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh,
  • 23. 17 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội. - Chính phủ: Ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở cấp Trung ương. Chính phủ ban hành Nghị định cụ thể hóa Luật của Quốc hội. - Bộ, cơ quan ngang Bộ: Là cơ quan thực thuộc của Chính phủ, được phân công, phụ trách, chịu trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh cụ thể hóa các chính sách do Quốc hội và Chính phủ ban hành, triên khai có liên quan đến phát triển du lịch. - Hội đồng nhân dân các cấp: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, với trách nhiệm, quyền hạn xem xét các kế hoạch, chương trình chính sách trong đó có chính sách phát triển du lịch mà Ủy ban nhân dân cùng cấp trình. - Ủy ban nhân dân các cấp: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, với vị trí, chức năng, nhiệm vụ Ủy ban nhân dân các cấp ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở địa phương. Ủy ban nhân dân ban hành Chương trình, Đề án, kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình. - Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp: tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp để thực hiệncác đề án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của UBND giao. - Chủ thể tham gia phối hợp: Là các tổ chức chính trị - xã hội, Các hiệp hội nghề nghiệp – xã hội du lịch,Hiệp hội Du lịch Việt Nam tham gia vận động nhân dân tham gia vào thực hiện chính sách phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du lịch. 1.2.2. Chu trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam * Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch: - Kế hoạch nội dung tổ chức, điều hành gồm những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện chính sách, nhân sự tham gia, cùng với đó
  • 24. 18 là xác định cơ chế phối hợp, giữa các cơ quan, các cấp, trong thực thi chính sách phát triển du lịch. - Kế hoạch nguồn vật lực gồm dự kiến về trang thiết bị kỹ thuật, các nguồn lực tài chính, kiến trúc,cơ sở vật chất, các vật tư... cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch. - Kế hoạch thời gian dự kiến về thời gian tiến hành các bước. Mỗi bước đều phải được xác định thời và hoàn thành mục tiêu đề ra từng bước. - Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc là những dự kiến về hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. *Tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển du lịch. Sau kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan nhà nước tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách một cách tích cực.Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng thực hiện chính sách nhận thức được rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa, tính chất, nội dung chính sách đối với đời sống xã hội và con người. *Phân công, tổ chức phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch. Để chính sách phát triển du lịch được triển khai vào thực tế cần có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương. Cụ thể ở là Quốc hội với Chính phủ; giữa Chính phủ với chính quyền địa phương cấp tỉnh;giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) với các Bộ, cơ quan ngang bộ khác; giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hay Sở Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa Ủy ban nhân dân các cấp; giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện... * Duy trì chính sách phát triển du lịch: Phải có sự quyết tâm chung từ các chủ thể thực hiện chính sách thì chính sách mới có thể được duy trì thực hiện. Vì vậy, nếu chính sách phát triển du lịch gặp khó khăn, vướng mắc thì các chủ thể ban hành và thực hiện chính sách phải
  • 25. 19 có những công cụ, phương thức, giải pháp cải thiện nhằm giữ ổn định môi trường, ổn định đối tượng và các điều kiện khác để cho việc thực hiện chính sách được tiếp tục triển khai. Thực tế có nhiều chính sách ban hành đúng nhưng trong quá trình thực hiện, duy trì và phát triển chính sách đưa ra không đúng thì hiệu quả thấp... * Điều chỉnh, bổ sung chính sách phát triển du lịch: Trong quá trình thực hiện chính sách, việc điều chỉnh chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của xã hội, điều chỉnh những tình huống phát sinh không lường trước được như thiên tai, khủng hoảng kinh tế, xu hướng của thế giới, khu vực... thì chính sách phát triển du lịch cần được điều chỉnh. Việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là của cơ quan ban hành chính sách, nhưng trên thực tếdiễn ra ở Việt Nam hiện nay thi điều chỉnh chính sách phát triển du lịch rất linh hoạt nhưng không làm thay đổi mục tiêu cần đạt đến của chính sách. * Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch: Do nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội,kinh tế, phong tục tập quán; trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, môi trương thực hiện chính sách... ở mỗi địa phương, đơn vị, khu vực không giống nhau nên trong quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc để qua đó, các cá nhân,cơ quan có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ. * Tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch. Tổng kết là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực thi chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của mình được giao từ Tung ương đến địa phương. Ngoài ra, vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp,... cũng cần được tham gia. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ các chủ thể cơ quan nhà nước, các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giánhững kết quả
  • 26. 20 đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian đến. Ngoài ra,còn đánh giá các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và giản tiếp từ chính sách. 1.3. Yếu tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay Quá trình tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích cực, ngăn chặn, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch. Đồng thời có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng.Có thể phân loại yếu tố tác động đến thực hiện chính sách là chủ quan và khác quan. Chủ quan là yếu tố tác động từ bên ngoài độc lập với ý muốn chủ thể quản lý, ít tạo ra những biến động bất thường, do đó không gây được sự chú ý của các nhà quản lý, nhưng tác động của chúng đến quá trình thực thi chính sách lại rất lớn vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở quy luật. Đối với các yếu tố khách quan từ bên ngoài, chủ thể ban hành và thực hiện chính sách không thể điều chỉnh tính khách quan của nó mà tìm giải pháp điều chỉnh các phương thức hoạt động quản lý, điều hành, hối hợp cho phù hợp với quy luật vận động trong điều kiện phù hợp với kinh tế - xã hội, không gian, thời gian. Các yếu tố liên quan đến chủ thể trong quá trình tổ chức thực thi chính sách như: cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước, người dân, doanh nghiệp… có ý nghĩa quan trọng chủ động chi phối toàn bộ quá trình và được coi như là yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch như sau:
  • 27. 21 1.3.1. Bản thân của chính sách phát triển du lịch: Mỗi chính sách phát triển du lịch có tác động trực tiếp đến giải quyết vấn đề bằng chính sách và tổ chức thực thi chính sách phụ thuộc vào tính chất và vấn đề của chính sách phát triển du lịch ở một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Nếu chính sách phát triển du lịch áp dung trong phạm vi hẹp, liên quan đến ít đối tượng thì công tác tổ chức thực hiện chính sách sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các chính sách có phạm vi rộng, đối tượng tác động lớn. Tính cấp bách, tính xã hội của vấn đề chính sách tác động rất lớn đến kết quả trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Hiện nay, ở Việt Nam văn bản chính sách về phát triển du lịch và quản lý du lịch là khá toàn diện và đầy đủ, điều chỉnh mọi hoạt động của hoạt động du lịch từ trung ương đến các địa phương đều có những cơ chế, chính sách phát triển và quản lý du lịch vì vậy bản thân của mỗi chính sách phát triển du lịch phải có những giải pháp thực hiện chính sách để phát huy hiệu quả chính sách góp phần phát triển du lịch bền vững. 1.3.2. Môi trường thực thi chính sách phát triển du lịch: Yếu tố môi trường thực thi chính sách phát triển du lịch luôn chứa đựng toàn bộ các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như các nhóm lợi ích có được từ thực hiện chính sách phát triển du lịch trong xã hội; các điều kiện về vật chất kỹ thuật trong xã hội; điều kiện phát triển... Tuy nhiên, cũng xác định môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị… Chính vì vậy, điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch được xem là yếu tố đầu tiên cho phát triển du lịch, hay nói cách khác, dựa vào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, người làm công tác quản lý du lịch mới có thể dựa vào đó để đưa ra được các quy hoạch, định hướng phát triển du lịch một cách chính xác, mang tính lâu dài, để từ đó đưa ra các quyết định mang tính chất định hướng tới quản lý du lịch. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị của địa phương, đơn
  • 28. 22 vị, vùng, lãnh thổ là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển bền vững của du lịch và quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Khi một địa phương ổn định, chính sách phát triển du lịch phù hợp, linh hoạt, môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng sẽ là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như khách du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch, từ đó, thực hiện chính sách du lịch diễn ra một cách thuận lợi. 1.3.3. Chủ thể thực hiện chính sách phát triển du lịch: Chủ thể bên trong thực hiện chính sách phát triển du lịch được thực hiện và quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Thực hiện chính sách theo lãnh thổ (từng địa phương) được quản lý bởi cấp cao nhất là Ủy Ban nhân dân tỉnh tiếp theo là Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (hoặc Sở VHTTDL); Ủy Ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố gồm các phòng, ban cụ thể thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được quy định rõ ràng. Thực hiện chính sách theo ngành, cơ quan của tỉnh chịu sự quản lý và chi phối bởi Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa - Thể thao -Du lịch. Để công tác thực hiện chính sách phát triển du lịch phát huy được hiệu quả cao nhất thì yếu tố chủ thể bên trong rất quan trọng cần có cơ cấu tổ chức và bộ máy phù hợp, phân cấp chức năng nhiệm vụ cụ thể, phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiên. Vì vậy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có yếu tố quyết định đến quá trình thực thi chính sách. Năng lực thực thi của bộ máy quản lý nhà nước là thước đo cho quá trình thực thi chính sách. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ công chức để thực hiện đưa chính sách vào thực tế cuộc sống. Chủ thể bên ngoài là người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch.Cần tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của người dân vì đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách. Mục tiêu chính sách không thể chỉ do cơ quan nhà nước, mà có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế cơ quan nhà nước chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân
  • 29. 23 dân là những đối tượng thực hiện chính sách.Muốn chính sách được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần có sự đồng tình ủng hộ của người dân.Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch có yếu tố quan trọng để đưa chính sách vào thực tế, vậy liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước sẽ tạo nên môi trường, cơ chế kinh doanh thuận lợi, công bằng. Chính quyền các cấp phải là “cầu nối” gắn kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với thị trường liên vùng, khu vực và trên thế giới đồng thời, chính quyền các cấp phải xây dựng được các mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu cơ chế, chính sách của từng địa phương, đất nước nhằm thu hút đầu tư xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất du lịch, quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, các đoàn tham quan kết hợp trao đổi kinh nghiệm với các địa phương, trong và ngoài nước 1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch ở các địa phương tỉnh Quảng Nam 1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Thời gian qua, du lịch Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc với những con số ấn tượng. Nếu như năm 2007, lượng khách đến Quảng Nam khoảng 2 triệu lượt, thì 10 năm sau, con số này đã lên tới 5 triệu 350 ngàn lượt, tăng gấp 2,54 lần. Từ 19 doanh nghiệp lữ hành, tổ chức các tour, tuyến du lịch vào năm 2007, đến nay con số này đã là 91, tăng bình quân trên 29%/ năm. Sự tăng trưởng còn ở con số ước tính thu nhập mà ngành Du lịch xứ Quảng đã mang lại cho xã hội, với mức tăng gấp 5,7 lần so với thời điểm 10 năm trước, tốc độ tăng bình quân giai đoạn từ 2007 đến 2017 đạt trên 19%/ năm. Các điểm đến như Hội An, Mỹ Sơn hay Cù Lao Chàm thu hút lượng lớn khách du lịch, các sản phẩm du lịch lân cận các di sản này đã được xây dựng trên cơ sở phát triển các làng nghề gắn với du lịch, góp phần giảm áp lực đáng kể cho các điểm đến vào mùa cao điểm. Hạ tầng phục vụ du lịch được chú trọng, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư một số tuyến đường đến các khu, điểm du lịch từ nguồn hỗ trợ
  • 30. 24 vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn địa phương. Các công trình trọng điểm như: Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển nối Đà Nẵng - Hội An với vùng Đông Quảng Nam là cơ hội lớn để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp, vui chơi giải trí dọc ven biển Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Những dự án du lịch chất lượng cao đã và đang được đầu tư. Vinpearl Nam Hội An, dự án HOIANA quy mô đầu tư 4 tỷ USD đã bắt đầu định hình cho vùng Đông Nam Quảng Nam một diện mạo mới. Du lịch Quảng Nam luôn tạo ra sự hấp dẫn thu hút du khách lưu trú và tham quan. Đạt được những kết quả quan trọng đó tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt các chính sách phát triển du lịch của trung ương, đồng thời đã ban hành nhiều chính sách phát huy tìm năng, thế mạnh của địa phương khuyến kích du lịch phát triển bền vững.Tỉnh Quảng Nam xác định pháttriểndulịchthànhngànhkinhtếmũinhọn; xây dựng QuảngNamtrởthànhmộttrongnhữngtrungtâmdulịchlớncủacảnước.Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.Nghị quyết về phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020; Nghị quyết về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020.Quyết định UBND tỉnh về ban hành quy chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020. 1.4.2. Kinh nghiệm trong vận dụng và thức hiện chính sách của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Hội An là di sản văn hóa thế giới thuộc duyên hải miền Trung, hiền hòa và bình dị bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Từ xa xưa, Hội An đã trở thành trung tâm hội tụ, giao lưu văn hóa và thương mại trên thế giới. Hội An nổi tiếng với quần thể kiến trúc cổ kính có từ lâu đời của một đô thị thương cảng quốc tế lừng lẫy một thời, sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn vươn ra biển, hệ sông nước dày đặc, hải đảo Cù Lao Chàm xanh ngắt và thơ mộng in bóng những cánh Yến chao
  • 31. 25 liệng trên bầu trời. Hội An được ví như một viên ngọc sáng của du lịch Việt Nam, Hội An được tự hào là Di sản văn hóa của nhân loại, là liên tục góp mặt trong danh sách 10 thành phố du lịch được ưa thích nhất được bầu chọn bởi tạp chí uy tín hàng đầu Wanderlust. Đạt 1.105.950 lượt khách vào năm 2008 và con số hơn 2,6 triệu lượt khách đặt chân Hội An vào năm 2016 đã chứng minh sức hấp dẫn không thể chối từ của Hội An xinh đẹp. Để đạt được kết quả trên là nhờ vào sự vận dụng thực hiện chính sách về du lịch một cách hợp lý thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam đã chú trọng đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả những giá trị và tiềm năng phát triển du lịch Hội An sẵn có. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh cũng đưa ra nhiều cơ chế và những chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chẳng hạn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc xây dựng dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Nhờ vào những chính sách đầu tư mở, đã có rất nhiều ông lớn tham gia đầu tư bất động sản tại Hội An với những khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn có quy mô và mang đẳng cấp quốc tế tiêu biểu như khu nghỉdưỡng Vinpearl Hội An Resort & Villas của ông lớn Vingroup đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư. Không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp tuyến đường huyết mạch từ phố cổ Hội An tới các điểm du lịch tại Hội An, Quảng Nam cũng đẩy mạnh quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách. Thông qua những định hướng phát triển mới của tỉnh Quảng Nam, để những tiềm năng phát triển du lịch Hội An được khai thác đúng cách. 1.4.3. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn các địa phương Một là, xây dựng chiến lược, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để phát triển du lịch phù hợp với từng thời kỳ. Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu, đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những chính sách mới phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với sự phát triển du lịch của thế giới.
  • 32. 26 Hai là, Có chính sách tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch, nhất là các tuyến giao thông thuận tiện… để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, cần có tầm nhìn dài hạn. Ba là, Ban hành chính sáchgiải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới... Bốn là, có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, tiếp cận trình độ thế giới để đảm đương công tác quản lý phát triển kinh tế du lịch. Năm là, có kế hoạch quảng bá địa danh du lịch phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Để thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, luận văn đã tổng hợp cơ sở khoa học về du lịch và chính sách phát triển du lịch, đặc điểm và vai trò của chính sách phát triển du lịch. Nội dung thực hiện chính sách phát triển du lịch, đánh giá các nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển du lịch. Đồng thời, cũng nêu ra một số kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.Chính sách của Đảng và nhà nước về du lịch là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch.Tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch là một khâu hợp thành chu trình chính sách. Tổ chức thực thi chính sách phát triển du lịch là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách. Ở việt Nam thực hiện chính sách phát triển du lịch phải theo quy trình trên cơ sở khoa học,
  • 33. 27 mỗi bước trong quy trình thực thi chính sách có vị trí, ý nghĩa to lớn đối với quá trình thực thi chính sách vào thực thực tế cuộc sống nhằm phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, phát triển du lịch bền vững. Qua đó có thể nhận thấy quy trình thực hiện chính sách phát triển du lịch có thể là năng lực tổ chức, quản lý, thực hiện của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp trong thực thi chính sách phát triển du lịch; công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về thực hiện chính sách phát triển du lịch; điều kiện kinh tế - Xã hôi và nguồn lực để thực hiện chính sách du lịch của Nhà nước
  • 34. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN PHƯỚC 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và phát triển du lịch huyện Tiên Phước 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tiên Phước 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Hình 2.1. Bản đồ huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam Huyện Tiên Phước nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15o 20’00” đến 16o 36’00” Vĩ độ Bắc và 15o 20’00” 108o 04’46” đến 108o 27’56” Kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Phía Bắc giáp với huyện Thăng Bình, phía Nam giáp với huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp huyện Phú Ninh, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức. Địa hình huyện Tiên Phước nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tiên Phước có 14 xã và 01 thị trấn. [12].
  • 35. 29 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tiên Phước có 14 xã và 01 thị trấn. Theo Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, tổng dân số trung bình năm 2017 là: 71,227 người, chủ yếu là người Kinh, người dân tộc Cor chiếm khoảng 0,02% dân số. Tiên Phước là địa phương có số dân tương đối cao của tỉnh Quảng Nam, mật độ dân số 158người/km2 . Tuy nhiên dân số thành thị của huyện lại rất thấp, chỉ chiếm 9,8 %. Dân số tuổi lao động chiếm 51,6%, trong đó lao động khu vực nông nghiệp chiếm 81%, khu vực công nghiệp 7% và dịch vụ 12%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 58,5% . Tính đến năm 2017, diện tích đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng sản xuất) chiếm tới gần 80% tổng diện tích đất tự nhiên, 81% lực lượng lao động, 22,4% tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế huyện. Theo số liệu thống kê, năm 2017 thu nhập bình quân đầu người khoảng dưới 46,5 triệu đồng/người/năm. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành huyện Tiên Phước 2013 - 2017 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1. Công nghiệp và Xây dựng 22,1 17,9 17,4 22,5 23,2 - Công nghiệp 14,7 11,6 12 17,3 17,9 2. TM- Dịch vụ 49,02 51,61 53,5 52,9 54,4 3. Nông nghiệp 28,9 30,5 29,1 24,6 22,4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: Phòng Thống kê Tiên Phước, 2017. 2.1.1.3. Kết cấu hạ tầng Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Tiên Phước có tổng chiều dài gần 450km, bao gồm 01 tuyến đường Quốc lộ, 02 tuyến đường tỉnh (ĐT), có 15 tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài là 149,65km, 96 tuyến đường xã (ĐX) dài 184,65Km và 20 tuyến đường thuộc vùng đô thị thị trấn Tiên Kỳ, dài 25,61km. Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện đã góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện.
  • 36. 30 2.1.2. Tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước Về tài nguyên du lịch, mặc dù không thật sự nổi trội, nhưng Tiên Phước cũng có nhiều tài nguyên chủ chốt. Với vị trí là một huyện bán sơn địa chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng duyên hải với vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam, Tiên Phước là cánh cửa kết nối giữa vùng du lịch ven biển và đô thị Tam Kỳ với vùng sinh thái rừng và văn hóa dân tộc hấp dẫn. Về văn hóa Tiên Phước cũng có những tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng. Đó là văn hóa đồng quê mang đặc trưng vùng miền, là các làng cổ, các di tích cách mạng, các danh nhân... Những điều kiện về nguồn lực, tài nguyên trên là một thuận lợi để Tiên Phước có thể đầu tư phát triển du lịch [12]. 2.1.2.1. Tài nguyên du lịch lịch sử- cách mạng – văn hóa Trên địa bàn huyện Tiên Phước hiện nay có 17 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật thống kê, lập hồ sơ. Trong đó có 4 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, 13 di tích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn huyện Tiên Phước đều có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, truyền thống cách mạng, giá trị cảnh quan như: * Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng được thiết lập tại ngôi nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Nhà Lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. * Di tích Cây Cốc cuộc đấu tranh Cây Cốc nằm ngay bên trục đường quốc lộ 40B, thuộc địa phận Thôn 3, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước. Để tưởng nhớ đồng chí, đồng bào, những người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh Cây Cốc, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng tại ngã ba Cây Cốc (Tiên Thọ, Tiên Phước). * Di tích vụ thảm sát Gò Vàng và di tích vụ thảm sát Đồng Trại: Di tích Vụ thảm sát Gò Vàng, xã Tiên Sơn. Di tích Vụ thảm sát Đồng Trại tại thôn Cẩm Trung, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Vụ thảm sát Gò Vàng
  • 37. 31 và vụ thảm sát Đồng Trại là một trong những sự kiện bi thương tố cáo những thủ đoạn hèn hạ, dã man của bọn Quốc Dân đảng đối với nhân dân Sơn - Cẩm - Hà nói riêng và nhân dân Quảng Nam nói chung. * Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Lộc Yên có tổng diện tích tự nhiên là 275 ha. Làng Lộc Yên, Tiên Phước còn đến 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 năm tuổi trở lên và có giá trị cao về mặt kiến trúc. Làng Lộc Yên, Tiên Phước là một trong những điển hình về văn hóa Làng của vùng quê Quảng Nam. * Làng cổ Hội An, xã Tiên Châu là một trong những làng quê điển hình của Tiên Phước. Hội An là các ngôi nhà cổ có tuổi từ 80 đến 150 năm. Ngoài ra, Hội An còn có ngôi đình làng gần 200 năm tuổi, nơi thờ cúng các vị tiền hiền, những người có công khai khẩn lập làng, đây cũng chính là ngôi đình làng cuối cùng còn sót lại của Tiên Phước hiện nay. * Làng nghề trầm hương Tiên Phước:Là nơi trồng và khai thác được lượng trầm hương lớn so với các địa phương khác trên cả nước, người dân Tiên Phước có nghề truyền thống chế biến trầm hương. Các cơ sở chế biến trầm hương trên địa bàn huyện tập trung tại thị trấn Tiên Kỳ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tham quan cho khách, đồng thời thuận lợi tổ chức hoạt động cho khách tham gia vào một hoặc vài công đoạn chế biến. Bảng 2.2. Danh mục di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng của huyện Tiên Phước TT Tên gọi di tích Địa điểm Xã, TT Quyết định xếp hạng di tích Loại hình di tích Hình thức sở hữu 1 Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng Tiên Cảnh Di tích cấp quốc gia Lịch sử, kiến trúc nghệ huật Nhà nước 2 Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam Tiên Sơn Di tích cấp quốc gia Lịch sử - văn hóa Nhà nước 3 Đài tưởng niệm Cuộc đấu tranh Cây Cốc. Tiên Thọ Di tích cấp quốc gia Lịch sử - văn hóa Nhà nước
  • 38. 32 TT Tên gọi di tích Địa điểm Xã, TT Quyết định xếp hạng di tích Loại hình di tích Hình thức sở hữu 4 Làng cổ Lộc Yên thuộc Tiên Cảnh Di tích cấp quốc gia Lịch sử - văn hóa Tư nhân 5 Mộ danh nhân Lê Vĩnh Khanh Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Tư nhân 6 Mộ danh nhân Lê Vĩnh Huy Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Tư nhân 7 Công Binh xưởng QB 150 Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 8 Nhà cổ Nguyễn Huỳnh Anh Tiên Cảnh Di tích cấp tỉnh Kiến trúc nghệ thuật Tư nhân 9 Nền Trường Tân học Phú Lâm Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 10 Chứng tích Vụ Thảm sát Gò Vàng Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 11 Lò Chén Phú Lâm Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 12 Chiến thắng Núi Ngang Tiên Sơn Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 13 Mộ danh nhân Trần Huỳnh Tiên Thọ Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Tư nhân 15 Chứng tích Vụ thảm sát Đồng Trại Tiên Cẩm Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Nhà nước 16 Nghĩa Trủng Tiên Phú Tây Tiên Mỹ Di tích cấp tỉnh Lịch sử - văn hóa Tập thể 17 Đình Làng Hội An Tiên Châu Di tích cấp tỉnh Kiến trúc nghệ thuật Nhà nước Nguồn: UBND huyện Tiên Phước 2.1.2.3. Tài nguyên du lịch sinh thái- sông suối và cảnh quan Với địa thế là huyện miền núi thấp vì vậy hệ thống sông, suối trên địa bàn được phân bố nhiều có độ dốc lớn nên tạo nên nhiều thác nước có phong cảnh và cảnh quan đẹp, tiềm năng trở thành những khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch
  • 39. 33 khám phá trong tương lai như: Thác Ồ Ồ Tiên Châu hình thành do sự chênh lệch độ cao địa hình dọc suối Ồ Ồ đoạn qua xã Tiên Châu, dọc suối có 4 ghềnh và thác Ồ Ồ. Cảnh quan dọc suối và các thác, ghềnh đẹp, môi trường trong lành; Thác Ồ Ồ Cẩm Phô, xã Tiên Cẩm: hình thành do sự chênh lệch độ cao địa hình dọc suối Cẩm Phô, xã Tiên Cẩm. Thác cao hơn 100m, rộng 10m; Bãi đá Lò Thung được hình thành trên sông Đá Răng, đoạn chảy qua xã Tiên Cảnh, bãi đá Lò Thung là một khu vực cảnh quan đẹp; Du lịch nông nghiệp: Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, Tiên Phước là vùng đất nổi tiếng với thanh trà, lòn bon, măng cụt và hồ tiêu có chất lượng cao đặc biệt hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại ở các nơi khác. 2.1.2.4. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước Bảng 2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch huyện Tiên Phước Loại tài nguyên Điểm tài nguyên Địa chỉ Khả năng khai thác Loại hình du lịch có thể khai thác Thị trường khách cần hướng tới Hồ, suối, thác Hồ Đá Vách ** Vui chơi giải trí cuối tuần Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Thác Ồ Ồ Tiên Châu *** Thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí cuối tuần Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Thác Ồ Ồ Tiên Cẩm ** Vui chơi giải trí cuối tuần Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Lò Thung Tiên Cảnh *** Thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí cuối tuần. Quốc tế; Nội địa nội vùng Trang trại Lòn Bon Thanh Trà Măng cụt Hồ Tiêu Tiên Thọ, Lộc, Hiệp, An, Mỹ, Châu, Cảnh *** Du lịch sinh thái nông nghiệp; Nghỉ dưỡng - Quốc tế - Nội địa Các di tích lịch sử Nhà Huỳnh Tiên Cảnh *** Tham quan di tích lịch sử- kiến trúc Nội địa
  • 40. 34 Loại tài nguyên Điểm tài nguyên Địa chỉ Khả năng khai thác Loại hình du lịch có thể khai thác Thị trường khách cần hướng tới cách mạng, các nhà cổ Thúc Kháng nghệ thuật; Giáo dục Di tích Cây Cốc Tiên Thọ ** Tham quan di tích lịch sử cách mạng; Giáo dục Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Di tích vụ thảm sát Gò Vàng Tiên Sơn * Tham quan di tích lịch sử cách mạng Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Di tích vụ thảm sát Đồng Trại Tiên Cẩm * Tham quan di tích lịch sử; Giáo dục truyền thống Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Di tích Núi Ngang Tiên Sơn * Tham quan di tích lịch sử;Giáo dục truyền thống Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Làng cổ Lộc Yên Tiên Cảnh *** Tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật; Homestay Quốc tế; Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Làng cổ Hội An Tiên Châu *** Tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật; Homestay Quốc tế; nội địa Làng nghề Tiên Kỳ, Mỹ,Cảnh. ** Tham quan làng nghề; Mua sắm Nội địa (chú trọng nội vùng, nội tỉnh) Ghi chú: ***: Khả năng khai thác cao **: Khả năng khai thác trung bình *: Khả năng khai thác thấp 2.1.3. Phát triển du lịch tại huyện Tiên Phước trong thời gian qua *Khách du lịch: Lượng khách du lịch đến Tiên Phước còn rất khiêm tốn. Theo kết quả khảo sát thực tế (chưa có thống kê chi tiết) cho thấy, lượng khách du lịch đến Tiên Phước và nghỉ lại tại các cơ sở lưu trú trong huyện chỉ khoảng
  • 41. 35 2000 khách/năm. Lượng khách này phần lớn là khách nội địa đi công vụ, số khách nội địa khác và cả một số ít khách quốc tế đi lẻ.Ngoài ra, khách du lịch đến Tiên Phước là khách đi trong ngày cũng chỉ đạt trung bình khoảng 10.000 khách/ năm. *Cơ sở lưu trú: Huyện Tiên Phước hiện nay chưa có khách sạn, cơ sở lưu trú cho khách nghỉ khi đến Tiên Phước chỉ là một số nhà nghỉ, trong đó, chỉ có 10 nhà nghỉ ở thị trấn Tiên Kỳ là có điều kiện tương đối để phục vụ khách với tổng qui mô cả hai nhà nghỉ khoảng 75 phòng. * Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác: Các khu vui chơi giải trí trên địa bàn chưa được đầu tư xây dựng. Số lượng nhà hàng trong huyện Tiên Phước tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2018 toàn địa bàn huyện có 350 cơ sơ dịch vụ bán ăn uống và giải khát với 250 lao động. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Huyện hiện tại còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ do các hộ gia đình đầu tư vào lĩnh vực ăn uống (nhà hàng, quán cà phê...). Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho du lịch còn khiêm tốn, lại tập trung chủ yếu và công tác bảo tồn, tôn tạo di tích mà chưa có đầu tư vào hạ tầng du lịch. Chưa có nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển du lịch trên địa bàn. 2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Tiên Phước và nguyên nhân 2.2.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trong các định hướng phát triển kinh tế, xã hội.Nhà nước ban hành Luật du lịch 2017. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chị thị, Nghị định…; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Nâng cấp hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Hội
  • 42. 36 An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.Cụ thể thực hiện các chính sách của Trung ương, của tỉnh HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thực hiện như: Nghị quyết Số: 105/2008/NQ-HĐND, ngày 29 tháng 4 năm 2008, của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015, tầm nhìn 2020; Nghị quyết số: 145/NQ-HĐND, ngày 22 tháng 7 năm 2009, Hội đồng Nhân dân về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng 2020.Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Quyết định số: 24/2014/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh về ban hành quy chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến 2020. Quyết định số 4143/QĐ-UBND, ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề ánhỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn giai đoạn 2016- 2020. Quyết định Số: 1117/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 3 năm 2018, Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 27/12/2016 của Chính Phủ và Nghị quyết số 08/NQ-TU, ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch đến 2020, định hướng đến 2025. Huyện Tiên Phước thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã cụ thể hóa bằng những Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện: Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tiên Phước lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Xác định huy động lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các thành phần kinh tế và nhân dân, kết hợp đồng bộ các biện pháp xã hội hóa trong việc đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện. Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, tiến hành lập và tổ chức thực hiện các dự án, hạng mục, công trình,
  • 43. 37 khai thác tiềm năng, lợi thế, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các tuyến đường đảm bảo kết nối thông suốt, đi lại thuận lợi giữa các điểm du lịch. Đẩy mạnh trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng có giá trị phục vụ khai thác du lịch (Nhà lưu niệm Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Làng cổ Lộc Yên, Làng Thanh Bôi, Làng Thanh Khê, Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam, Tượng đài tưởng niệm đồng bào, đồng chí hy sinh trong Cuộc đấu tranh Cây Cốc, Di tích các vụ thảm sát Đồng Trại, Gò Vàng). Xây dựng các khu du lịch sinh thái làng quê, tạo ra những sản phẩm du lịch mang bản sắc đặc trưng của vùng trung du phía Tây tỉnh Quảng Nam thật sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như sau: Ban hành Chương trình hành động số 23 – CTr/HU ngày 15/6/2017 của Huyện ủy Tiên Phước về thực hiện Nghị quyếtsố 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.Xác định mục tiêu phát triển du lịch huyện trở thành ngành kinh tế qua trong của huyện đến năm 2025, tập tung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ quyết liệt để phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện về du lịch; xây dựng kế cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt quan tâm xây dựng kết nối hạ tầng các điểm du lịch trên địa bàn; xây dựng được các loại hình du lịch có tính đặc trưng của huyện; đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; tiếp keo gọi, xúc tiến đầu tư… Nghị quyết số 64-NQ/HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân huyện Tiên Phước về Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết đưa ra quan điểm và định hướng quy hoạch, các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, tập trung tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ; sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, đặc trưng có sức cạnh tranh. Định hướng vùng phát triển du lịch, điểm phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
  • 44. 38 Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 30/12/2011, HĐND huyện Tiên Phước về Đề án bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng huyện Tiên Phước giai đoạn 2011-2020. Qua đó, Nghị quyết đề ra nhiều giải pháp và bố trí nguồn lực để trung tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và hình thành các điểm du lịch. UBND huyện Tiên Phước ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/HU ngày 15/6/2017 của Huyện ủy Tiên Phước về thực hiện Nghị quyếtsố 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Ban hành Kế hoạch phát triển du lịch hành năm và nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển du lịch. Ủy ban Nhân dân huyện đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch của 2 xã trọng điểm du lịch là xã Tiên Cảnh, xã Tiên Châu giai đoạn 2017- 2025. UBND huyện ban hành đề án 02 về phát triển kinh tế vường, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng vung trung du Quảng Nam giai đoạn 2017- 2025. Đề án xác định Việc thực hiện Đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển Kinh tế - Xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số Dự án lớn vùng Tây Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của đề án, nhất là thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo vững vững. Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc, văn hóa, truyền thống của tỉnh Quảng Nam, tạo ra Mô hình không gian văn hóa đặc trưng của Vùng Trung du xứ Quảng tại huyện Tiên Phước. Huy động, lồng ghép các nguồn lực, khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, văn hóa, nhân văn, đầu tư xây dựng Tiên Phước thành Vùng trọng điểm Kinh tế vườn và Vùng đặc trưng của Trung du Quảng Nam. Phát triển Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại theo hướng hàng hóa, bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nâng cao thu nhập, GQVL, ổn định đời sống của người dân. Đầu tư xây dựng
  • 45. 39 đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, văn hóa xã hội, nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, liên kết đầu tư phát triển Kinh tế vườn, Kinh tế trang trại, Du lịch. Xây dựng hình thành các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng Trung du Quảng Nam, thu hút khách Du lịch, phát triển huyện Tiên Phước trở thành Trung tâm Du lịch phía Nam của tỉnh, tạo liên kết phát triển Du lịch giữa vùng Đông và vùng Tây của tỉnh Quảng Nam. Biến các tiềm năng, thế mạnh trở thành nội lực thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệp gắn với Du lịch sinh thái nhân văn, xây dựng thành công nông thôn mới. Nhìn chung huyện Tiên Phước đã tích cực ban hành nhiều văn bản, chủ trương, đề án, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gia qua, đồng thời đã vận dụng tốt các cơ chế chính sách của cấp trên để tập trung phát triển du lịch một cách hợp lý, tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến, keo gọi đầu tư cho du lịch. 2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển du lịch Các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Tiên Phước chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, toàn xã hội và nhân dân nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng. Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung Nghị quyết của Bộ Chính trị để huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch. Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên những tiềm năng, thế mạnh, nhất là những lợi thế đặc thù, khác biệt; phát triển du lịch
  • 46. 40 bền vững trên cơ sở tôn trọng yếu tố tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên; khai thác chiều sâu giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của quê hương Tiên Phước và nâng cao ý thức trách nhiệm của xã hội; kết hợp phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, xây dựng nếp sống văn minh, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Tiên Phước. Phát động phong trào người dân ứng xử văn minh, tận tình hỗ trợ khách du lịch. 2.2.3. Tổ chức phân công, phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch * Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Sở Văn Hóa - Thể thao - Du lịch là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của liên Bộ VHTTDL - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP Chính phủ ban hành quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin