SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một
khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ
phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong điều kiện cơ cấu
kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói
chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng
phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính
quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định.
Huyện Bố Trạch, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng
Bình, có 28 xã và 2 thị trấn với diện tích gần 2.125 km2
, dân số năm 2007 là
17,65 vạn người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002-2007 là 8.5%.
Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân
đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung,
thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách
Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ
công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu
Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ
yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các
nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu
trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn
còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
Xuất phát từ đó, vấn đề “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách
trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm đề
tài luận văn thạc sĩ.
2
2. Mục đích của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích
đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu
trong cân đối ngân sách ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN, thu ngân
sách và cân đối ngân sách làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn;
- Phân tích đánh giá thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước
trên địa bàn nghiên cứu trong thời kỳ 2005 – 2008;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu ngân
sách và tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
trong thời kỳ mới đến năm 2015.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế
huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XX và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND
huyện giai đoạn 2005 – 2008 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong
cân đối ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn
2005 – 2008.
3.1.2. Số liệu sơ cấp
Được thu thập từ việc điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại
28/30 xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân
sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu.
3
Ngoài ra, Luận văn còn tiến hành thu thập thông tin từ các chủ doanh nghiệp
trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để so sánh sự khác biệt giữa đối tượng
quản lý Nhà nước và đối tượng nộp ngân sách trong việc đánh giá chất lượng
công tác quản lý thu ngân sách. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện
thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Nhờ đó
có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác thu
ngân sách trên địa bàn.
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu
thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách
trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu được
xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng.
3.3. Phương pháp phân tích
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động
của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích
đánh giá công tác thu ngân sách;
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và
thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối
ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp.
3.4. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của
các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách
như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài
chính lâu năm, Giám đốc các doanh nghiệp và công ty TNHH trực thuộc Chi
cục thuế quản lý thu… để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một
cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách
trên địa bàn.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên
địa bàn nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn thu trong cân đối ngân sách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2005 –
2008 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.
5
Chương 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH VÀ THU
TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước
Có nhiều quan niệm về Ngân sách nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh
tế cổ điển cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính mô tả các
khoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế hiện đại thì cho rằng Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu
chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước [3].
Luật ngân sách Nhà nước Việt Nam (số 01/2002/QH 11 thông qua tại
kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 11) định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Bên cạnh những sự khác biệt thì các định nghĩa có một số điểm nhất
trí sau:
- Ngân sách là kế hoạch hoặc dự toán thu, chi của một chủ thể nhất
định, thường là một năm – gọi là năm tài chính;
- Ngân sách nhà nước của một quốc gia là một đạo luật được cơ quan
lập pháp của quốc gia đó ban hành.
Có thể hình dung khái quát NSNN theo biểu mẫu số 1.
6
Mẫu biểu số 01
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM....
(Dùng cho Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ)
S
T
T
Nội dung Ước thực
hiện năm
hiện hành
Dự toán
năm kế
hoạch
So sánh
%
A B 1 2 3 = 2/1
1
2
3
4
1
2
3
4
5
1
2
A – TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN
Thu từ nội địa (không kể thu từ dầu thô)
Thu từ dầu thô
Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu
Thu viện trợ không hoàn lại
B – TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ và viện trợ
Chi thường xuyên
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phòng
C – BỘI CHI NSNN
(Tỷ lệ bội chi so GDP)
Nguồn bù đắp bội chi NSNN
Vay trong nước
Vay ngoài nước
(Phụ lục số 7– biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 59/TT – BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 60/2003/NĐ – CP).
7
Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chi nhưng không phải chỉ là các
con số, cũng không phải chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn
thuần mà còn phản ánh chủ trương, chính sách của Nhà nước; biểu hiện các
quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền (cũng là cấp ngân sách); giữa Nhà
nước với các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân trong quá trình
phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra. Các quá trình
sản xuất kinh doanh, gắn liền với sự vận động của các dòng tiền: dòng tiền
thu vào (quá trình tạo lập), dòng chi ra (quá trình sử dụng) của ngân sách Nhà
nước (quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước). Việc tạo lập và sử dụng ngân sách
Nhà nước một mặt phản ánh mức độ tiền tệ hóa, luật pháp hóa các hoạt động
của Nhà nước, bởi dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được các cấp có thẩm
quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật; mặt
khác từng khoản mục của ngân sách Nhà nước chính là sự cụ thể hóa các
chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trị của đất nước [3].
1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước
Có thể nhìn nhận vai trò của ngân sách Nhà nước trên hai phương diện:
Một là, Nhà nước có nhiều chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ đó Nhà nước cần có lực lượng vật chất nhất định. Một trong
đó là Ngân sách nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào, Ngân sách nhà nước
luôn có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho sự thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Hai là, Ngân sách là một công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng tác động vào
nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng giúp cho nền kinh tế
phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình đô thị hóa, động viên
mọi thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình phát triển; ngân sách cùng
với các công cụ khác hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị
trường, đồng thời tham gia khắc phục các thất bại của chính nền kinh tế thị
8
trường, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm tính công bằng
và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, quốc gia nào cũng xây dựng
một hệ thống ngân sách hợp lý, với các chính sách nhằm mục tiêu phân phối
và sử dụng có hiệu quả nhất.
Với vai trò của mình, NSNN là công cụ của Nhà nước để cùng với thị
trường tác động tích cực vào nền kinh tế, tạo động lực khuyến khích mọi
thành phần kinh tế phát triển; hạn chế cơ chế quản lý trực tiếp, mệnh lệnh
hành chính; mở rộng và tăng cường sử dụng tích cực các công cụ tài chính
tiền tệ, sửa đổi bổ sung các chính sách tài chính phù hợp với quy luật kinh tế
thị trường. NSNN cần ưu tiên lựa chọn mục tiêu trung tâm, trọng điểm, đào
tạo nhân lực, phát triển nội lực, thu hút, huy động và chuyển hóa ngoại lực
thành nội lực nhằm phát triển nhanh nền KTXH.
Trước đây, nhiều nhà kinh tế học chủ trương xây dựng một NS tối thiểu
và cân bằng, có qui mô thu chi vừa đủ để duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng; bảo
đảm thực hiện các chức năng Nhà nước công quyền, bảo vệ an ninh - quốc
phòng, an toàn xã hội. Nghĩa là NSNN chỉ giới hạn trong tiêu dùng nằm ở
khâu sau phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, quan điểm
được nhiều quốc gia áp dụng là NSNN không chỉ phân phối lại kết quả sản
xuất kinh doanh mà trước khi phân phối lại, NSNN đã tham gia phân phối các
yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế (đầu tư hạ tầng KTXH, ĐTPT nguồn
nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại…). Với đặc điểm
này, NSNN chủ động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể:
Thứ nhất, NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Là chủ đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc phát triển KTXH. Ở Việt Nam cũng như đa số các nước
9
đang phát triển trên thế giới, vốn đầu tư từ nguồn NSNN có một vị trí rất quan
trọng, chiếm khoảng từ 22%-30% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, về
mặt lượng, quy mô đầu tư vào nền kinh tế từ nguồn NSNN đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng quy mô đầu tư của toàn xã hội.
Thứ hai, quy mô thu và cơ cấu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan
hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế.
Với tư cách là chủ thể kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước chi
tiêu nhiều hay ít sẽ tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến sức mua của thị
trường. Nếu các bộ phận khác của tổng cầu không thay đổi, thì chi tiêu của
Nhà nước tăng sẽ tác động trực tiếp làm gia tăng tổng cầu của xã hội. Đến
lượt nó, sự gia tăng của tổng cầu nhanh hơn sự gia tăng của tổng cung thì một
mặt, nó làm tăng sức mua của xã hội, giảm thời gian lưu thông, tăng tốc độ
chu chuyển của vốn trong nền kinh tế, tăng GDP và tăng hiệu quả KTXH; mặt
khác, mức dư cầu trên thị trường ở chừng mực nhất định làm tăng giá tiêu thụ
hàng hóa ở mức độ vừa phải có tác động điều tiết mức tiêu dùng hợp lý hơn,
đồng thời khuyến khích phát triển sản xuất, tăng đầu tư trong nền kinh tế.
Thứ ba, thông qua việc sử dụng NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều
chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền
vững, phù hợp với quy hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả KTXH.
Thứ tư, NSNN là công cụ kinh tế quan trọng mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại, kích thích xuất khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Nhà nước sử dụng NS của mình như một phương tiện vật chất, một công
cụ tác động vào hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tranh thủ cơ hội để
phát triển. Ở điều kiện nhất định, Nhà nước ban hành hệ thống những cơ chế
chính sách để thực hiện, đồng thời sử dụng NSNN hỗ trợ trực tiếp hoặc gián
tiếp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, thúc
đẩy và khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
10
Thứ năm, NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc điều
hành quản lý, kiểm soát nền kinh tế.
Vốn NSNN chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố đầu vào của nền sản
xuất xã hội. Vì vậy, để xác định rõ vị trí, vai trò của NS trong nền kinh tế và
để đạt mục tiêu sử dụng vốn NS có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được thực trạng
các nguồn lực của cả nền kinh tế.
Thứ sáu, NSNN trực tiếp ĐTPT nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào
tạo, y tế, văn hóa, khoa học...) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành
viên tham gia sản xuất và lợi ích chung của toàn xã hội, việc phân phối nguồn
NS được ưu tiên thực hiện một số chính sách xã hội, bù đắp những khiếm
khuyết của thị trường, thực hiện công bằng xã hội [1].
1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm
Phân cấp quản lý NS là quá trình Nhà nước trung ương và cấp tỉnh phân
giao những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho các cấp chính
quyền ở địa phương trong hoạt động quản lý thu, chi NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN được xem như là một trong những biện pháp
quản lý NSNN. Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia
trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính
quyền nhằm làm cho hoạt động của NSNN được lành mạnh và đạt hiệu quả
cao. Phân cấp quản lý thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thống
nhất, tập trung dân chủ.
Tư tưởng chỉ đạo trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN là
phân định cụ thể nhiệm vụ thu chi cho NS mỗi cấp.
Trong đó nội dung chính về phân cấp quản lý thu NSNN: Tập trung đại bộ
11
phận nguồn thu lớn, ổn định cho NSTW, đồng thời tạo cho NSĐP có nguồn thu
gắn với địa bàn. Trên tinh thần đó, nguồn thu được chia thành 3 loại:
- Các khoản thu NSTW hưởng 100%;
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%;
- Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương [24].
1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Có 4 nguyên tắc chính
Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý KTXH, quốc phòng, an ninh
và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Thứ hai, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của
NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất.
Thứ ba, phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân
sách; làm rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách trung ương,
nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách các cấp ở địa phương; từ đó
làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện cho các cấp chính
quyền địa phương, nhất là các cấp cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của ngân
sách cấp dưới và bao biện từ ngân sách cấp trên.
Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN.
Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu cân đối
phát triển chung của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch về
kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Yêu cầu của nguyên tắc này
xuất phát từ các vùng, các địa phương trong một quốc gia có những đặc điểm
tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Nếu
một hệ thống ngân sách Nhà nước được phân cấp đơn giản, áp dụng như nhau
cho tất cả các địa phương rất có thể dẫn tới những bất công bằng, tạo ra
12
những khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các địa phương. Những vùng đô
thị hoặc những vùng có tiềm năng thế mạnh lớn ngày càng được phát triển;
ngược lại những vùng nông thôn, miền núi không có các tiềm năng, thế mạnh
sẽ bị tụt hậu [17].
1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu Ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các
nhu cầu của Nhà nước. Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá
trình của nhiều hành vi, hành động của Nhà nước. Xét về nội dung, thu
NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các quyền lực có được của mình để
động viên, phân phối một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay
Nhà nước nhằm hình thành nên quỹ NSNN [4].
1.2.1.2. Đặc điểm
Thu NSNN có những đặc điểm sau đây:
- Thu NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước (mà chủ yếu là
quyền lực chính trị);
- Thu NSNN được xác lập trên cơ sở luật định và vừa mang tính chất
bắt buộc, vừa không mang tính chất bắt buộc;
- Nguồn tài chính chủ yếu của thu NSNN là thu nhập của các thể nhân
và pháp nhân, được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước dưới nhiều hình thức,
nhưng chủ yếu là thuế;
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và các phạm trù: Giá cả,
thu nhập, lãi suất...;
- Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Nhà nước đề ra chủ
13
trương, phương hướng, mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, xác
định rõ thu ở đâu? Lĩnh vực nào là chủ yếu? Hình thức nào là tốt nhất?...Xác
định rõ tỷ lệ thu hoặc một con số thu cụ thể nào đó. Từ đó Nhà nước đề ra cơ
chế chính sách, luật lệ về thu NSNN nhằm đạt được phương hướng mục tiêu
đề ra. Đồng thời Nhà nước tổ chức bộ máy thu, tổ chức thu và đảm bảo các
điều kiện cho công tác thu.
Tóm lại, thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia
giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực chính trị của
Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là
tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà
nước, cũng như thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Đối tượng phân
chia là thu nhập xã hội - đây là kết quả lao động sản xuất trong nước tạo ra
dưới hình thức tiền tệ [1].
1.2.2. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN
Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN, được hiểu là tập hợp các nguyên
tắc, tình hình, phương pháp phân chia các khoản thu thuộc quỹ NSNN một
cách hợp lý cho các cấp ngân sách.
Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN thuộc cơ chế kinh tế. Mỗi cơ chế
kinh tế đều có đặc điểm riêng ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các
công cụ kinh tế tài chính. Do đó, để xác định được vai trò của cơ chế phân
chia nguồn thu NSNN cần thiết phải đề cập tới đặc điểm của cơ chế này.
Đặc điểm bao trùm của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là sự can
thiệp của Nhà nước vào phân phối các khoản thu giữa các cấp ngân sách dựa
trên các quy luật khách quan và các yêu cầu của quản lý nhằm đảm bảo vai
trò chủ đạo của NSTW và tính năng động sáng tạo các cấp chính quyền địa
phương. Đảm bảo ngân sách các cấp đều đủ khả năng để đảm bảo sự tồn tại
14
và phát triển của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm
vụ của mình.
Đặc điểm thứ hai của cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước
là sự phù hợp giữa khả năng và thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế và quản lý Nhà nước. Cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước
phải căn cứ vào hệ thống tổ chức bộ máy, bản chất của các khoản thu, đảm
bảo hài hoà lợi ích của xã hội.
Đặc điểm thứ ba của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là tính cơ động
của nó. Do cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước mang tính chủ
quan, vì vậy trong quá trình thực hiện cần thấy rõ các mâu thuẫn để có hướng
điều chỉnh cho thích hợp. Song nói như vậy không có nghĩa là phải luôn luôn
thay đổi cơ chế, mà khi ban hành cơ chế phải tính toán đến sự ổn định nhất
định của nó [15].
1.2.3. Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN
1.2.3.1. Nguồn thu và thu nhập của ngân sách
Để tồn tại và phát triển, Nhà nước cần tập trung vào tay mình lượng của
cải vật chất dưới dạng tiền tệ nhất định. Nhưng lấy nó ở đâu? Từ nguồn nào ?
Nguồn thu của NSNN là nơi cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá
trình tác động vào đối tượng thu để điều tiết một phần của cải về cho Nhà nước.
Có rất nhiều loại nguồn thu.
Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của nguồn thu, ta có thể chia ra nguồn thu
trực tiếp và nguồn thu tiềm năng.
Nguồn thu trực tiếp là nguồn thu đã thể hiện bằng tiền, chỉ cần có một
số tác động nào đó thì sẽ thu được một phần về cho ngân sách Nhà nước. Ở
những biểu hiện cụ thể, thì đó là tiền lương, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập
doanh nghiệp, vốn, thu nhập cá nhân...vv. Ở tầm vĩ mô thì nguồn thu thể hiện
15
qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Thông thường chúng ta hay dùng GDP.
Nguồn thu tiềm năng là những nguồn thu chưa thể hiện bằng tiền,
nhưng có khả năng thành tiền trong một thời gian gần. Đó là đất đai, tài
nguyên, khoáng sản...
Nguồn thu trực tiếp cho phép xác định thu ngân sách Nhà nước trong
hiện tại, còn nguồn thu tiềm năng cho phép xác định khả năng thu ngân sách
Nhà nước trong tương lai.
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn thu và tính toán mức bội
chi ngân sách, chúng ta có thể phân chia thành nguồn thu trong cân đối và thu
ngoài cân đối ngân sách.
Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu được đưa vào công thức
xác định mức bội chi ngân sách. Đây chính là nội dung kinh tế của bội chi
ngân sách.
Thu trong cân đối ngân sách được hiểu bao gồm các khoản thu vào quỹ
ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ
hoàn trả trực tiếp.
Ngoài ra, căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu người ta có thể chia ra:
Nguồn thu trong nước và nguồn thu ngoài nước, nguồn thu theo lĩnh vực
(công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...), nguồn thu theo thành phần kinh tế.
Trong quá trình thu, Nhà nước tập trung được một lượng tiền nhất định
vào ngân sách Nhà nước. Kết quả thu được đó, được gọi là thu nhập ngân
sách Nhà nước. Thu nhập ngân sách Nhà nước (hay còn gọi là số thu NSNN)
là mục tiêu của quá trình thu và nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
Như vậy, giữa nguồn thu NSNN và thu nhập của ngân sách Nhà nước
có mối quan hệ biện chứng. Nguồn thu thể hiện khả năng, còn thu nhập của
16
NSNN thể hiện thực hiện một phần của khả năng. Mối quan hệ đó thường
được biểu hiện bằng tỷ lệ động viên của NSNN hay tỷ lệ thu NSNN và được
tính bằng công thức:
Số thu NSNN
Tỷ lệ thu NSNN = x 100 (%)
GDP
Tỷ lệ thu NSNN có một ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nó
không những nói lên rằng Nhà nước cần thu như thế nào để đảm bảo chi tiêu,
mà Nhà nước còn sử dụng nó như thế nào trong phân phối thu nhập, điều
chỉnh nền kinh tế vĩ mô.
1.2.3.2. Các hình thức thu NSNN
Để biến nguồn thu NS thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình
thức thu thích hợp. Những hình thức đó được coi như những công cụ, phương
tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh
tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau.
Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây:
- Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của
Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ
việc chi tiêu hàng hoá dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các
thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật.
Nhà nước là người đại diện cho người dân, Nhà nước thay mặt cho xã
hội cung cấp cho mọi người dân hàng hoá và dịch vụ công cộng thuần tuý,
nên Nhà nước với quyền lực chính trị của mình quy định thuế để coi phần
nộp mà người dân trích một phần thu nhập của mình không mua hàng hoá
phục vụ cho cá nhân, mà coi như trả cho hàng hoá dịch vụ công cộng của
17
Nhà nước. Nhà nước thu thuế không phải nô dịch, bóc lột công dân, mà thực
chất là người đại diện cho xã hội, được xã hội giao phó cho việc cung ứng
hàng hoá dịch vụ công cộng, mà thuế là nguồn lực tạo ra hàng hoá dịch vụ
công cộng đó.
- Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với hàng hoá
dịch vụ tư nhân, khi người dân muốn nhận một sản phẩm hàng hoá dịch vụ
nào đó thì buộc họ phải đưa ra một lượng giá trị tương đương để trao đổi theo
nguyên tắc ngang giá. Còn khi thụ hưởng hàng hoá dịch vụ công cộng thì việc
trả các chi phí phức tạp hơn. Cụ thể:
+ Hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp thì việc thu hồi chi phí
thực hiện theo giá quy định của Nhà nước; giá này thường ít bị chi phối bởi
quy luật thị trường.
+ Đối với dịch vụ công cộng vô hình do Nhà nước cung cấp, việc lượng
hoá chi phí cụ thể để từng người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ này
theo nguyên tắc ngang giá là rất khó thực hiện, nên việc thu hồi chi phí trực
tiếp cũng rất khó khăn. Do vậy, nhiều nước trên thế giới đều dùng công cụ
thuế (chủ yếu là thuế gắn thu để thu hồi các chi phí này).
+ Đối với dịch vụ công cộng hữu hình do Nhà nước cung cấp, thì Nhà
nước cũng phải xác định "giá phí" mà người thụ hưởng phải thanh toán. Tuy
nhiên "giá phí" này thường thường không hoàn toàn vì mục đích kinh tế, mà
còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội....Do đó, chúng phổ biến là không tính đủ
chi phí và không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố thị trường.
Như vậy, thu phí của Nhà nước thực chất là Nhà nước thu hồi một phần
hay toàn bộ chi phí đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội,
đồng thời cũng là các khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các
dịch vụ công cộng đó.
18
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan thuộc bộ máy Nhà
nước còn cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng.
Người dân thụ hưởng dịch vụ này cũng phải trả một phần chi phí. Tuy thế,
việc thu khoản tiền này hoàn toàn không có ý nghĩa là thu hồi một phần chi
phí do cơ quan của bộ máy Nhà nước bỏ ra, ở đây không phải là thu phí,
không phải là giá dịch vụ, mà khoản thu này chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý
Nhà nước. Người dân thụ hưởng dịch vụ này có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước
một khoản tiền. Đây chính là các khoản lệ phí. Như vậy, lệ phí là khoản thu
phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nước có cung cấp dịch
vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thường là khoản
thu nhỏ, rải rác, lẻ tẻ, chủ yếu phát sinh ở các địa phương.
Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nước
ở các lĩnh vực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp
phần thực hiện công bằng xã hội khi hưởng thụ các hàng hoá dịch vụ công
cộng của dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nước thực
hiện việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong
khuôn khổ pháp luật, giúp cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với
các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội.
Thu thuế, phí và lệ phí là những khoản thu thường xuyên, chiếm từ 90 -
95% trong tổng số thu NSNN.
- Ngoài những khoản thu thường xuyên, chúng ta còn có những khoản
thu không thường xuyên:
+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước (như thu hồi vốn,
chia lãi góp vốn, thu hồi tiền vay, phụ thu, thu chênh lệch giá vv....);
+ Thu sự nghiệp: Đây là khoản thu gắn liền với hoạt động sự nghiệp;
+ Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;
19
+ Thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất;
+ Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;
+ Tiền bán tài sản, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Các di sản Nhà nước được hưởng;
+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Đây là khoản đóng góp thường mang tính chất nhân đạo;
+ Thu tiền kết dư ngân sách năm trước;
+ Thu tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu;
+ Thu viện trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ
chức và các cá nhân nước ngoài;
+ Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp
bội chi ngân sách và các khoản huy động vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
+ Các khoản thu khác theo pháp luật quy định: Là những khoản thu
không quy định ở trên, như: Thu về hợp tác lao động với nước ngoài, thu hồi
tiền thừa năm trước [17].
1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN
Như đã phân tích ở trên, nguồn thu NSNN là tổng thu nhập quốc nội
nhưng số thu NSNN lại đặc trưng bởi tỷ lệ động viên nguồn thu. Đó là nội
dung chính của thu NSNN là xác định mức động viên và các lĩnh vực cần
động viên. Việc xác định đúng đắn mức động viên và các lĩnh vực động viên
không những ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn có tác động đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Mức động viên và các lĩnh vực động viên của thu
NSNN chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi
20
quốc gia. Song trong thực tế, những nhân tố chủ yếu sau đây ảnh hưởng trực
tiếp đến thu NSNN:
- Thu nhập GDP bình quân đầu người: Chỉ tiêu thu nhập GDP bình
quân đầu người phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia,
phản ảnh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Thu nhập
GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng
được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào
sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Ngược lại nếu mức thu nhập GDP bình quân đầu người quá thấp không đủ để
tiêu dùng, thì sẽ không có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Như vậy thu
nhập GDP bình quân đầu người là yếu tố thu khách quan quyết định mức độ
động viên của NSNN: Thu nhập càng cao thì tỷ lệ động viên càng cao và
ngược lại.
- Nguồn thu tiềm năng: Nó thể hiện khả năng thu trong tương lai nhưng
rất dễ trở thành hiện thực trong hiện tại. Trong nguồn thu tương lai thì tài
nguyên và khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất.
- Mức độ trang trải chi phí của Chính phủ: Thu NSNN là nhằm mục
đích trang trải các chi phí của Chính phủ. Mức độ trang trải chi phí của Chính
phủ phụ thuộc vào:
+ Quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước;
+ Đường lối, chủ trương và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh trong từng thời kỳ lịch sử;
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước về sử dụng kinh phí.
- Tổ chức bộ máy thu nộp: Trong quá trình thu NSNN cần tổ chức bộ máy
thu nộp. Bộ máy thu NSNN phải tổ chức gọn nhẹ nhưng bao quát hết toàn bộ
nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu theo Luật định. Bộ máy thu ngân sách phải đảm
bảo được nguyên tắc thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít nhất.
21
Ngoài ra thu ngân sách Nhà nước còn chịu ảnh hưởng của một số nhân
tố khác, như hoạt động kinh tế đối ngoại, sự ổn định về chính trị - xã hội
.v.v... [17].
1.2.4. Phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương
1.2.4.1. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%
Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và thu khác từ
các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước; tiền
thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho
vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của
trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương. Viện trợ không
hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài
cho chính phủ Việt Nam; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ
các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu
không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; phần nộp ngân sách theo quy định
của pháp luật các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung
ương trực tiếp quản lý; chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân hàng nhà nước
Việt Nam; thu kết dư ngân sách trung ương; thu chuyển nguồn ngân sách từ
ngân sách TW năm trước chuyển sang; các khoản phạt tịch thu và thu khác
của ngân sách TW theo quy định của pháp luật [24].
1.2.4.2. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
Bao gồm: Thuế nhà, đất; thuế tài nguyên không kể thuế tài nguyên thu
được từ hoạt động dầu khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tiền
cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu
khí, tiền đền bù thiệt hại đất; tiền thuê bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; lệ phí
22
trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu nhập từ vốn góp của ngân sách
địa phương; tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế,
thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức
cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật.
Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí
do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu
và lệ phí trước bạ; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; phần
nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các
đơn vị do địa phương quản lý. Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định
của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài
nước; thu từ huy động xây dựng.
Các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của
Luật ngân sách nhà nước; thu từ kết dư ngân sách địa phương; các khoản
phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp
luật; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn từ ngân sách địa
phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau [24].
1.2.4.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương
Do điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của các địa phương khác nhau,
trình độ phát triển không đều, do đó số thu và yêu cầu chi của địa phương
cũng không giống nhau. Vì vậy, ngoài các khoản thu từng cấp được hưởng
100% nêu trên, Luật ngân sách năm 2002 ở nước ta còn quy định có một số
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách các cấp trung ương
và địa phương (tỉnh, thành phố). Các khoản đó là: Thuế giá trị gia tăng (không
kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu) và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt
động xổ số kiến thiết; Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập
doanh nghiệp của các đơn vị hoạch toán toàn ngành (theo quy định của Bộ
23
Tài chính) và thuế thu nhập từ các hoạt động xổ số kiến thiết. Thuế thu nhập
với người có thu nhập cao (không kể các khoản thuế và thu khác từ hoạt động
thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước); thuế tiêu thu đặc biệt
thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết, phí xăng, dầu).
Tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia chính là cái “van” điều chỉnh
nguồn thu giữa các địa phương, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa các địa
phương. Địa phương nào có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, có nguồn
thu lớn thì tỷ lệ (%) này thấp; ngược lại, địa phương nào kinh tế chậm phát
triển, nguồn thu nhỏ thì tỷ lệ này tăng lên. Tỷ lệ phân chia này do Chính phủ
quyết định cho tất cả các khoản thu phân chia, được xác định riêng từng tỉnh
(thành phố).
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu (và bổ sung cân đối từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới) được ổn định từ 3-5 năm (gọi là
thời kỳ ổn định ngân sách). Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương
được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa
phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối,
phát triển ngân sách tại địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung ngân sách
từ cấp trên hoặc tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết thu nộp về ngân sách cấp trên
(đối với các địa phương có điều tiết ngân sách về cấp trên) [24].
Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh (thành phố) với ngân sách
huyện (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng
đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng
đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu cho các cấp chính quyền
huyện, xã theo nguyên tắc phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế; phân định
24
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ổn định
theo thời gian của thời kỳ ổn định ngân sách. Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân
sách sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) và bảo đảm yêu cầu sau:
- Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ
sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp
tăng cường quản lý thu, chống thất thu, hạn chế phân chia nguồn thu quy mô
nhỏ cho nhiều cấp.
- Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với 5 khoản thu:
Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ
kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ
nhà đất.
- Ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50%
khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất).
Như vậy, Luật ngân sách năm 2002 một mặt khẳng định quyền của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu ngân sách của cấp huyện, xã,
mặt khác lại mở rộng nguồn thu tối thiểu là 70% (5 nguồn thu) và cấp huyện
được hưởng 50% nguồn thu lệ phí trước bạ (Luật ngân sách năm 1996 chưa
quy định như vậy).
Luật ngân sách năm 2002 quy định các tỷ lệ 70% và 50% chỉ là tỷ lệ
phần trăm tối thiểu, HĐND tỉnh vẫn là cơ quan quy định nguồn thu và tỷ lệ
phân chia. Tỷ lệ phân chia của TW cho tỉnh và tỉnh với cấp huyện được thực
hiện theo nguyên tắc: Mỗi địa phương có một tỷ lệ thống nhất cho các khoản
thu phân chia (tỷ lệ thống nhất cho các khoản thu thuộc diện phân chia). Tỷ lệ
này được tính theo công thức dưới đây và thông báo cho các địa phương vào
năm đầu thời kỳ ổn định.
25
Trong đó:
* A là tổng số chi ngân sách địa phương (không bao gồm số bổ sung).
* B là tổng số các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%
(không bao gồm số bổ sung).
* C là tổng số các khoản thu được phân chia giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương.
- Nếu A-B<C thì địa phương được giữ lại tỷ lệ % đó cho ngân sách địa
phương, phần còn lại được điều tiết về cho ngân sách trung ương.
- Nếu A-B>C thì tỷ lệ % chỉ được tính bằng 100% và phần chênh lệch
(A-B-C) sẽ được cấp bổ sung thêm từ ngân sách trung ương.
- Nếu A-B=C thì tỷ lệ % là 100% và địa phương tự cân đối [24].
1.2.5. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp huyện, quận
Theo quy định của Luật, huyện (quận) là một cấp ngân sách thuộc ngân
sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh thuộc Ngân sách nhà
nước. Ủy ban nhân dân cấp huyện là người điều hành ngân sách cấp mình.
Nguồn thu 100% của huyện bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bài
thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn); các khoản phí, lệ
phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; tiền thu từ hoạt
động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý; viện trợ không
hoàn lại của pháp luật; đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện; thu kết dư
ngân sách cấp huyện; bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh; các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh,
ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng
Tỷ lệ phần trăm (%) =
A - B
x 100%
C
26
đất; thuế nhà, đất; tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài
nguyên; lệ phí trước bạ; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và
một số khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân
sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí
trước bạ nhà đất phát sinh trên địa bàn do HĐND tỉnh quyết định nhưng
không dưới 50%.
1.2.6. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã
Theo quy định của Luật, ngân sách cấp xã có các nguồn thu sau:
Nguồn thu 100% gồm: Thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh
doanh nhỏ; thuế sát sinh; các khoản phí, lệ phí và đóng góp thu cho ngân sách xã
theo quy định của pháp luật; thu hoa lợi công sản khác; tiền thu từ hoạt động sự
nghiệp do xã, thị trấn quản lý; các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; viện
trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho
các xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; bổ
sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn thu điều tiết gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất,
thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng
sản xuất trong nước. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu này do UBND cấp tỉnh quy
định nhưng không dưới 70%.
1.3. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước
Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự
toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Thời gian lập dự toán được
quy định từ 10/6 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi
ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vị nhiệm vụ
được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa
27
phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách
của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách
địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có
trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ
quan tài chính cấp trên. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan
trung ương, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách
Nhà nước trình Chính phủ. Được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra.
- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.
- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp
trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân
bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày
31 tháng 12 năm trước [5].
1.3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước
1.3.2.1. Mục tiêu của chấp hành ngân sách Nhà nước
Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài
chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dự
toán NSNN hàng năm trở thành hiện thực.
Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quan
trọng. Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồi
thì không thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thực
hiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thích
ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu
quả hoạt động.
28
Mục tiêu của chấp hành NSNN là:
- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến
trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển
KTXH của Nhà nước.
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về
kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh
giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.
- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quan
trọng có ý nghĩa quyết định. Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới
dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực
hay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS. Hơn nữa, chấp hành NS thực
hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN [3].
1.3.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh
trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa
bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước.
Thu ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh
phí và lệ phí...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho
bạc Nhà nước.
Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan
khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS. Các khoản thu có tính chất nội địa
như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức
thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ
quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại
của NSNN [3].
29
1.4.KINHNGHIỆM VỀQUẢNLÝTHU NGÂN SÁCHCỦAMỘTSỐNƯỚC
1.4.1 Thái Lan
Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Diện tích 513.115
km2
; dân số khoảng 63 triệu người. Thái Lan tổ chức quản lý đất nước theo
mô hình “tam quyền phân lập”. Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau:
cấp Trung ương (gồm Văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ Trung
ương; các đơn vị theo quy định của Hiến pháp…); cấp địa phương: cấp tỉnh
(Băng kok và Patrayja hưởng quy chế riêng); cấp đô thị, cấp xã.
Ngân sách địa phương ở Thái Lan do Hội đồng dân cư địa phương quyết
định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương và phù hợp
với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình ngân sách của Thái Lan là mô hình
“không lồng ghép”. Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân
sách cấp dưới; về kết cấu ngân sách địa phương gồm 2 phần: phần 1 – Được
sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2 – Được sử dụng
không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông
qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của
địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho
địa phương. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho
các địa phương: trợ cấp mục tiêu; trợ cấp không mục tiêu, trợ cấp chung, trợ
cấp đặc biệt.
Ở Trung ương quá trình dự toán ngân sách được bắt đầu từ tháng 11.
Quy trình lập, phân bố ngân sách ở Thái Lan gồm 3 giai đoạn: giai đoạn
chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6
năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến
tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9).
Quy trình và lập bổ sung ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương
tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương .
30
1.4.2. Malaysia
Malaysia là nước đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc
điểm kinh tế, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là Nhà nước liên bang. Hệ
thống ngân sách Nhà nước của Malaysia bao gồm 3 cấp là:
- Ngân sách liên bang
- Ngân sách bang
- Ngân sách của chính quyền địa phương
Ngân sách liên bang, Ngân sách bang do Quốc hội xem xét, quyết định
và quyết định phần trợ cấp cho ngân sách địa phương. Trong quá trình thực
hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi có ảnh hưởng tới dự toán đều
phải được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, do đó ngân sách được xây dựng chặt
chẽ và điều hành rất nghiêm ngặt. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương
do chính quyền địa phương đó quyết định, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối
thu, chi.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương được
thực hiện thông qua hệ thống pháp luật liên bang và bang.
Nguồn thu của ngân sách liên bang bao gồm các khoản thuế trực thu
(thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập từ dầu lửa, thuế
phát triển); thuế gián thu (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế VAT, thuế
hàng hoá đặc biệt)… và các khoản thu có tính chất thuế như thuế tài nguyên,
phí cấp phép, thu dịch vụ…
Nguồn thu của các bang và các cấp trực thuộc bang không giống nhau,
mỗi bang có một nguồn thu riêng. Các bang căn cứ vào Hiến pháp của bang
được tự quyết định một số loại thuế và các khoản thu của cấp trực thuộc bang.
Nhìn chung, nguồn thu của bang và cấp trực thuộc bang là các nguồn thu nhỏ,
hạn hẹp.
Theo quy định của Hiến pháp liên bang, không có khoản thu phân chia
giữa liên bang, bang và các cấp trực thuộc bang .
31
1.4.3. Trung Quốc
Hệ thống ngân sách Nhà nước của Trung Quốc được chia thành ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách các cấp ở địa phương
bao gồm:
- Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc)
- Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị)
- Ngân sách huyện (huyện tự trị)
- Ngân sách xã (thị trấn).
- Về ngân sách: theo quy định của Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền là
một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo
và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch
dự toán của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực
hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài
chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình
của địa phương.
- Về phân cấp nguồn thu:
+ Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: Thuế thu
nhập doanh nghiệp trung ương quản lý, thuế thu nhập của các ngân hàng, thuế
doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt…
+ Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm thuế thu nhập
doanh nghiệp của địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng
đất, thuế giao dịch chứng khoán, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, thuế
hợp đồng…
+ Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế
VAT – trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên…
Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc
“4/6” có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm soát ít nhất 60% tổng thu ngân
sách nhà nước, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được
32
chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương
theo hình thức trợ cấp.
- Trung Quốc lập quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa
phương. Nguồn hình thành quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân
sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng
nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách
địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho các địa phương
không có khả năng cân đối được thu, chi. Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến
khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước.
Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi, ngân sách địa
phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản thu chi thuộc cấp mình
quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn không có khả năng cân đối được
thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất
khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong
nước và ngoài nước .
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách giữa trung ương và địa
phương ở một số nước trên thế giới, để áp dụng vào tình hình tại địa phương,
chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
Thứ nhất, tổ chức hệ thống ngân sách phải phù hợp với hệ thống hành chính,
Nhà nước chỉ có một ngân sách, tập hợp tất cả các khoản thu và khoản chi.
Thứ hai, mọi khoản thu chi đều được quản lý qua ngân sách, không có
tình trạng để ngoài ngân sách.
Thứ ba, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều
được thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ tư, thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải
công bố công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.
33
Thứ năm, việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép,
ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ
không bao gồm ngân sách địa phương; mổi cấp chính quyền tự lập, duyệt và
thực hiện ngân sách cấp mình
Thứ sáu, xu hướng chung là các khoản thu lớn được tập trung vào cấp
trung ương nhằm tạo ra được “các cú đấm chiến lược” để tác động mạnh vào
cơ cấu kinh tế, tạo được các bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, còn
các khoản thu nhỏ để lại cho địa phương.
Thứ bảy, phân định thẩm quyền quyết định ngân sách Nhà nước giữa các
cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách .
34
Chương 2
THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn;
trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu
số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một
trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của
Việt Nam.
Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau:
Vĩ độ Bắc: 170
14’39”đến 170
43’48”
Kinh độ Đông: 1050
58’ 3’’ đến 1060
35’ 573’’
Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa;
- Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh;
- Phía Đông giáp: biển Đông;
- Phía Tây giáp: nước CHND Lào.
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu
a. Địa hình: Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt
– Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:
- Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của
xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân
35
Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng
lớn nhất của Việt Nam.
- Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng
đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công
nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.
- Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một
số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển
trồng lúa nước.
- Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa
sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
b. Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng
ven biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt.
Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại
không nhỏ đến kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
a. Dân số: Trung bình năm 2007 là 176.540 người, trong đó 90,41%
sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị, mà chủ yếu là thị
trấn Hoàn Lão và thị trấn Nông trường Việt Trung. Mật độ dân số chỉ có
83người/km2
, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh
Quảng Bình.
b. Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, số người trong độ tuổi
lao động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối
cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm
tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao
động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn
lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.
36
2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản
a. Tài nguyên biển và bờ biển
Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km.
Vùng biển Bố Trạch không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m,
cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m.
Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng,
khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi
trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển.
b. Tài nguyên đất
Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, Huyện có diện tích đất
đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên.
Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện
còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn
lương thực cho huyện.
Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007 được tổng
hợp và trình bày tại bảng sau đây:
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007
Đơn vị tính: ha
Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
Tổng diện tích tự nhiên 212.309,84 212.309,84 212.417,64
1 Đất nông nghiệp 176.078,26 192.641,00 197.672,23
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 19.840,12 19.770,76 20.669,90
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.036,01 14.012,11 13.651,71
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.804,11 5.758,65 7.018,19
37
Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
1.2 Đất lâm nghiệp 156.016,52 171.947,50 176.084,89
1.2.1 Đất rừng sản xuất 50.128,63 45.004,08 52.877,93
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 63.152,40 35.150,82 31.463,06
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 42.735,49 91.792,60 91.743,90
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 221,62 917,74 912,44
1.4 Đất làm muối 0,00
1.5 Đất nông nghiệp khác 5,00 5,00
2 Đất phi nông nghiệp 8.983,95 10.123,84 10.389,27
2.1 Đất ở 812,06 896,44 985,27
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 740,81 811,77 898,16
2.1.2 Đất ở tại đô thị 71,25 84,67 87,11
2.2 Đất chuyên dùng 8.171,89 4.789,43 6.146,87
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,74 16,51
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 719,70 719,49
2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 3.702,53 2.521,13
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00
3 Đất chưa sử dụng 27.247,63 9.545,00 4.356,14
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.120,18 2.936,22 2.632,78
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9.432,51 3.423,51 944,18
3.3 Núi đá không có rừng cây 14.694,94 3.185,27 779,18
Nguồn: Niên giám thống kê Bố Trạch
38
c. Tài nguyên khoáng sản
Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá
phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao
gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vôi từ Xuân
Sơn đến Troóc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định
với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh
ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3
, nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông
Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả
năng sản xuất thuỷ tinh.
d. Tài nguyên rừng
Hiện nay huyện có 176.084,89ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích
tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng
91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và
phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và
nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng
phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại.
Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500ha.
Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên
địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu
bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo
tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
e. Tài nguyên du lịch
Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa
dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng,
đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái,
tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và
quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như:
39
- Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng: là một
khu du lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều
dài khoảng 106.000m và còn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống
hang động kỳ thú này kết hợp với hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và
sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa
học và khách du lịch.
- Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa
phận xã Hải Trạch đã được công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là
một điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử
hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà
Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô ...vv là điểm thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước.
2.2. THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN
2005 – 2008
2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn
Giai đoạn 2005 – 2008, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên
địa bàn huyện Bố Trạch có nhiều tiến bộ vượt bậc, số thu qua các năm luôn
đạt ở mức cao. Chi cục Thuế huyện cùng các phòng, ban chuyên môn đã chủ
động tham mưu với UBND huyện, ban hành các Chỉ thị về chống thất thu,
tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó ngành Thuế đã phối hợp với
các ngành để chống thất thu, chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa
phương trong việc chỉ đạo công tác thuế, nhất là tăng cường quản lý thuế
công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. Do đó đã tranh thủ được sự
đồng tình của nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, trên cơ
sở dự toán được giao, Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng Tài chính để tham
40
mưu cho UBND huyện tiến hành phân bổ và chỉ đạo các đơn vị xây dựng chỉ
tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách, với số thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng
đất) tăng tối thiểu 5% so với dự toán được giao, đặc biệt chú trọng chỉ đạo thu
các nguồn trong cân đối NSNN.
Nhờ vậy kết quả thu trong cân đối ngân sách giai đoạn 2005 - 2008 đạt
được rất khả quan và đã góp phần tích cực trong việc củng cố nguồn thu
NSNN trên địa bàn huyện. Để từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
thu ngân sách và về đích sớm trước thời hạn quy định
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách và
thu NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình
quân
2005 -
2008
I. Thu trong cân đối
1. Dự toán tr.đ 33.700 39.373 46.225 56.730 44.007
2. Thực hiện tr.đ 36.348 46.563 57.194 71.866 52.993
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 107,86 118,26 123,73 126,68 120,42
II. Thu ngân sách trên địa bàn
1. Dự toán tr.đ 41.200 49.600 57.500 66.600 53.725
2. Thực hiện tr.đ 46.475 59.142 71.224 80.892 64.433
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 112,80 119,24 123,87 121,46 119,93
So sánh
1. DT thu trong cân đối/DT thu
NS trên địa bàn
% 81,80 79,38 80,39 85,18 81,91
2. Thực hiện thu trong cân đối/
thực hiện thu NS trên địa bàn
% 78,21 78,73 80,30 88,84 82,24
Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
41
Thu trong cân đối ngân sách là nguồn thu chủ yếu trên địa bàn huyện
Bố Trạch, bình quân chiếm trên 82% các khoản thu ngân sách trên địa bàn và
năm thực hiện cao nhất đạt gần 89%. Số thu trong cân đối ngân sách hàng
năm đều vượt cao so dự toán đề ra và tỷ lệ thực hiện so với dự toán có xu
hướng tăng dần qua từng năm, bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008
thực hiện vượt dự toán trên 20%.
Cụ thể kết quả thực hiện dự toán theo từng sắc thuế như sau:
2.2.1.1. Thuế CTN – NQD
Bao gồm 6 khoản thu, đó là:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với các DN ngoài quốc doanh và
HTX trên địa bàn huyện do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%, đối
với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%;
- Thuế Tài nguyên: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
HTX, tỷ lệ huyện hưởng 70%, xã, thị trấn hưởng 30%; Thu từ hộ kinh doanh
cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%;
- Thuế giá trị gia tăng: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
HTX hoạt đồng theo Luật DN, Luật HTX do chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện
hưởng 100%. Đối với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị
trấn hưởng 50%;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thu từ các DN ngoài quốc doanh và HTX trên
địa bàn do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Đối với hộ kinh
doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã hưởng 50% và tỷ lệ huyện hưởng
70%, thị trấn hưởng 30%;
- Thuế môn bài: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX thì
tỷ lệ huyện hưởng là 100%, thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng
30%, xã hưởng 70%;
42
- Thu phạt ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thì tỷ lệ huyện hưởng 100%.
Thu từ CTN-NQD là thước đo, tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất đánh giá
công tác thu ngân sách của từng địa phương, bởi vì nó phản ánh được quy mô,
mức độ sản xuất, kinh doanh của địa phương và nguồn thu này mang tính ổn
định, lâu dài cho ngân sách. Bởi vậy, thu thuế CTN-NQD đã được ngành thuế
và các đơn vị thu hết sức quan tâm, nỗ lực phấn đấu quyết liệt. Ngay từ cuối
năm trước, các hoạt động rà soát đối tượng nộp thuế đã được khởi động nhằm
không để sót diện hộ nộp thuế. Việc xác định doanh số tính thuế, doanh thu…
được các tổ, đội thuế thực hiện tích cực. Quá trình tiến hành thu cũng đã triển
khai thực hiện bài bản theo quy định của luật quản lý thuế… chính nhờ vậy
kết quả đạt được trong thời gian qua tương đối khả quan.
Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD so với dự toán được
giao của huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình
quân
2005 -
2008
1. Dự toán giao (Triệu đồng) 7.000 8.100 10.800 14.100 10.000
2. Thực hiện (Triệu đồng) 7.150 8.732 11.046 13.896 10.207
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 102,14 107,80 102,28 98,55 102,07
Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch
Năm 2008, sắc thuế này không đạt dự toán giao nhưng bình quân hàng
năm thời kỳ này thực hiện vẫn vượt trên 2% so với dự toán đề ra.
2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%,
ngân sách xã hưởng 70%, bao gồm 4 khoản thu đó là
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
43
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Lệ phí trước bạ.
Theo quy định của Luật ngân sách thì tỷ lệ phân chia 4 khoản thu trên
do HĐND tỉnh quyết định, nhưng mức tối thiểu cấp xã được hưởng 70% và
tối đa được hưởng 100%.
Đây là những khoản được phân cấp cho ngân sách cấp xã thực hiện uỷ
nhiệm thu và phục vụ chi thường xuyên cho các địa phương.
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp
huyện hưởng 30%, cấp xã hưởng 70% so với dự toán được giao của
huyện Bố Trạch thời kỳ 2005 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình
quân
2005 -
2008
1. Dự toán giao (Triệu đồng) 956 1.291 1.911 2.411 1.642
2. Thực hiện (Triệu đồng) 1.495 1.604 2.326 2.990 2.104
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 156,38 124,24 121,72 124,01 128,10
Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch
Các sắc thuế thực hiện hàng năm đều vượt cao so dự toán đề ra. Số thu
bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 đạt 2.104 triệu đồng và vượt so dự
toán đề ra trên 28%.
2.2.1.3. Thu phí và lệ phí
Hoạt động thu phí và lệ phí có ý nghĩa xã hội lớn bởi bảo đảm công bằng
giữa những người sử dụng dịch vụ công. Nhận thức rõ điều này và thực hiện
chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành thuế Bố Trạch có nhiều nỗ lực
44
trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ các loại phí và lệ phí. Cơ quan thuế
đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng
kế hoạch và hướng dẫn các ngành, đơn vị trên địa bàn tham gia thu phí và lệ
phí, xây dựng quy chế phối hợp quản lý nguồn thu này với các ngành: Tài
nguyên và Môi trường, Giao thông-Vận tải, Công an, Tư pháp…; tuyên
truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các loại phí và lệ
phí cho toàn dân biết và tự giác thực hiện. Hàng năm, căn cứ vào tình hình
thực tế, Chi cục Thuế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đánh giá, sơ kết công tác
thu nộp phí và lệ phí để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí so với dự toán được giao
của huyện Bố Trạch thời kỳ 2005 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình quân
2005 -
2008
1. Dự toán giao (Triệu đồng) 1651 1982 2110 2.900 2.161
2. Thực hiện (Triệu đồng) 2004 2693 2.567 2.422 2.422
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 121,38 135,87 121,66 83,52 112,07
Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch
Mặc dù thực hiện năm 2008 đạt thấp so dự toán đề ra (chỉ đạt 83,5%)
nhưng số thu bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2008 vẫn đảm bảo vượt dự
toán, đạt 2.422 triệu đồng, vượt 12,7% so dự toán bình quân.
2.2.1.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất
Tỷ lệ phân chia khoản thu được thực hiện theo nguyên tắc: thu tiền cấp
quyền sử dụng đất trên địa bàn xã thì tỷ lệ xã hưởng 40%, huyện hưởng 40%
và ngân sách tỉnh hưởng 20%; trên địa bàn thị trấn thuộc huyện thì tỷ lệ tỉnh
hưởng 30%, huyện hưởng 50%, thị trấn hưởng 20%.
45
Giai đoạn 2005 – 2008, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn
huyện cơ bản đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện. Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đã giúp các phòng
chức năng rút ngắn một bước về thời gian và việc tiếp cận, cũng như giải
quyết các thủ tục liên quan đến đất đai một cách nhanh chóng, góp phần tích
cực trong việc tăng nguồn thu từ đất đai.
UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã,
thị trấn phát huy các lợi thế từ nguồn tài nguyên đất đai của địa phương nhằm
tăng nguồn thu cho ngân sách từ nguồn cấp quyền sử dụng đất.
Do vậy số thu hàng năm từ nguồn cấp quyền sử dụng liên tục tăng và
đều vượt cao so dự toán giao từng năm; số thu bình quân hàng năm đạt trên
36,1 tỷ đồng, vượt 26,5% dự toán bình quân, đặc biệt trong năm 2008 thị
trường bất động sản tuy đóng băng nhưng thực hiện chỉ tiêu này tăng 33,8% so
với dự toán, số thu đạt gần 49,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,08 lần so với năm 2005.
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện thu cấp quyền sử dụng đất của huyện Bố
Trạch so với dự toán được giao thời kỳ 2005 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình quân
2005 - 2008
1. Dự toán giao (Triệu đồng) 21700 25500 29750 37300 28.563
2. Thực hiện (Triệu đồng) 24.009 31.664 38.971 49.898 36.136
3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 110,64 124,17 130,99 133,77 126,51
Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch
2.2.1.5. Thu khác ngân sách
Thu khác ngân sách trên địa bàn huyện bao gồm các khoản thu bán
hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận
46
thương mại, thi hành án. Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do
các đơn vị có thẩm quyền quyết định. Huy động vốn góp của các tổ chức, cá
nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà
nước. Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước.
Thời kỳ 2005-2008 có hai năm không hoàn thành dự toán giao nhưng
bình quân cả thời kỳ này thực hiện vẫn vượt 8,68% dự toán giao, trong đó
phần huyện thu vượt 6,63% so dự toán giao, phần xã thu vượt 11,99% so dự
toán giao.
Bảng 2.7 Tình hình thực hiện thu khác ngân sách của huyện Bố Trạch
so với dự toán được giao giai đoạn 2005 - 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình quân
2005 – 2008
1 Dự toán giao (Triệu đồng) 1.653 1.980 2.481 1.711 1.956
Huyện thu 927 1.130 1.718 1.055 1.208
Xã thu 726 850 763 656 749
2 Thực hiện (Triệu đồng) 1.690 1.870 2.284 2.660 2.126
Huyện thu 1.042 1.036 1.476 1.596 1.288
Xã thu 648 834 808 1.064 839
3 Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 102,24 94,44 92,06 155,46 108,68
Huyện thu 112,41 91,68 85,91 151,28 106,63
Xã thu 89,26 98,12 105,90 162,20 111,99
Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch
2.2.2. Thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách
2.2.2.1. Thu từ thuế CTN – NQD
Số thu từ thuế CTN-NQD tính theo giá hiện hành tăng 1,94 lần từ năm
47
2005 đến năm 2008 và chiếm 19,26% số thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn.
Số thu bình quân tính theo giá hiện hành trong giai đoạn 2005 – 2008
đạt 10,2 tỷ đồng, tốc độ tăng thu hàng năm đạt cao (trên 20%) và bình quân
hàng năm giai đoạn 2006 – 2008 đạt gần 25%. Trong đó nguồn thu chính là từ
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài (Chiếm trên
87,8% số thu từ CTN-NQD).
Bảng 2.8 Thu thuế CTN-NQD huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình
quân
1. Thực hiện (Triệu đồng) 7.150 8.732 11.046 13.896 10.207
2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 122,13 126,50 125,80 -
3. Tốc độ phát triển định gốc (%) 100,00 122,13 154,49 194,35 -
4. Tốc độ phát triển bình quân giai
đoạn 2006 – 2008 (%)
- - - - 124,79
5. Tỷ trọng trong thu cân đối (%) 19,67 18,75 19,31 19,34 19,26
Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
Xét về cơ cấu nội bộ các khoản thu từ thuế CTN-NQD thì số thu từ
thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân hàng năm chiếm trên
50,7%) và đây là sắc thuế có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (đạt
48,53%).
Nguồn thu tiềm năng từ thuế tài nguyên đạt thấp và có xu hướng giảm,
nguyên nhân chính của hiện tượng này là do định mức thu quy định quá thấp,
công tác quản lý nguồn thu này quá yếu kém, chính quyền một số địa phương
chỉ tiến hành thu dưới dạng thu các khoản phí để sử dụng và chi cho ngân
sách ở địa phương.
48
Bảng 2.9 Cơ cấu và biến động nguồn thu CTN-NQD huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008
KHOẢN THU
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%)
Thực
hiện
(Triệu
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Thực
hiện
(Triệu
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Thực
hiện
(Triệu
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Thực
hiện
(Triệu
đồng)
Cơ
cấu
(%)
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Bình
quân
2006 -
2008
1. Thuế TNDN 3.113 43,5 3.725 42,7 3.977 36,0 4.363 31,4 119,66 106,77 109,71 111,91
2. Thuế Tài nguyên 362 5,1 87 1,0 114 1,0 148 1,1 24,03 131,03 129,82 74,22
3. Thuế GTGT 2.544 35,6 3.877 44,4 5.943 53,8 8.336 60,0 152,40 153,29 140,27 148,53
4. Thuế TTĐB 21 0,3 23 0,3 22 0,2 19 0,1 109,52 95,65 86,36 96,72
5. Thuế Môn bài 1.031 14,4 935 10,7 924 8,4 906 6,5 90,69 98,82 98,05 95,78
6. Phạt 79 1,1 85 1,0 66 0,6 124 0,9 107,59 77,65 187,88 116,22
Cộng: 7.150 100,0 8.732 100,0 11.046 100,0 13.896 100,0 122,13 126,50 125,80 124,79
Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
48
49
Riêng trong năm 2008 các đơn vị thu đã có nhiều cố gắng trong quản lý
thu thuế đối với đối tượng hộ kinh doanh công thương nghiệp – dịch vụ ngoài
quốc doanh. Mặc dù số hộ quản lý thu có giảm 6,7% nhưng thuế tăng 25,8%
so với năm 2007.
Bảng 2.10 Tổng hợp bộ thuế CTN-NQD huyện Bố Trạch
giai đoạn 2005 – 2008
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
1 Số hộ theo bộ thuế ghi thu Hộ 1.401 1.590 1.598 1.491
Thu khoán Hộ 1.293 1.475 1.476 1.379
Kê khai Hộ 108 115 122 112
2 Doanh số tính thuế tháng Tr.đồng 8.756 10.047 11.115 12.026
Thu khoán Tr.đồng 7.014 8.121 8.519 9.937
Kê khai Tr.đồng 1.742 1.926 2.596 2.089
3 Số hộ nộp thuế môn bài Hộ 2.646 2.764 2.727 2.768
Thu khoán Hộ 2.537 2.648 2.601 2.644
Kê khai Hộ 109 116 126 124
4 Doanh số bq tính thuế tháng Tr.đồng/hộ
Thu khoán Tr.đồng/hộ 2,76 3,07 3,28 3,76
Kê khai Tr.đồng/hộ 15,98 16,60 20,60 16,85
5 Tỷ lệ quản lý hộ kinh doanh
Thu khoán % 50,97 55,70 56,75 52,16
Kê khai % 99,08 99,14 96,83 90,32
Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
50
Có thể nói rằng thu thuế CTN-NQD trong những năm qua đã góp phần
quan trọng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu được giao. Tuy vậy, phân
tích kỹ từng lĩnh vực thu vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế cần sớm
khắc phục trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, đối với hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều thu theo
phương pháp khoán nhưng việc xác định lại doanh thu tính thuế không được
quan tâm đúng mức và đúng qui trình. Việc khoán định doanh thu tính thuế có
nhiều trường hợp theo cảm tính, thiếu việc khảo sát và điều tra cụ thể. Do đó
thường bị hộ kinh doanh và dư luận phản ứng, làm cho cơ quan thuế lúng
túng vừa không giải thích được vừa không giám điều chỉnh. Thực tế trên vừa
không bảo đảm được chính xác, đầy đủ, vừa gây ra việc thiếu công bằng và
bình đẵng giữa các cơ sở, hộ nộp thuế, việc dân chủ công khai bị vi phạm.
Ngoài ra, trong các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán thì tình
trạng bỏ sót hộ kinh doanh còn khá lớn, vì vậy mà số hộ khoán lập bộ quản lý
thuế đạt khá thấp so với hộ thu thuế môn bài (chỉ đạt 51%). Mặc dù đây là
khu vực hộ kinh doanh nhỏ lẽ, nhưng đông về số hộ nên cũng đã ảnh hưởng
không nhỏ về số thu.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các đội thuế ở cơ sở thiếu
thường xuyên kiểm tra, khảo sát trên địa bàn quản lý để nắm hết các đối
tượng thực tế có sản xuất kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế để quản lý, nhất là
các đối tượng mới ra sản xuất kinh doanh. Việc cấp phép đăng ký kinh doanh
còn buông lỏng, thiếu trật tự kỷ cương. Sự phối kết hợp giữa cơ quan cấp
đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế thiếu chặt chẽ. Theo quy định của pháp
luật thì sau khi thực hiện xong việc đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp đăng ký
kinh doanh phải gửi một bộ bản sao cho cơ quan thuế đồng cấp để nắm và
quản lý thu thuế nhưng hầu như chưa được thực hiện, cơ quan thuế cũng chưa
thường xuyên đến các cơ quan cấp phép kinh doanh để nắm và đối chiếu số
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY
Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY

More Related Content

What's hot

Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhChris Christy
 
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuMột số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuHiển Phùng
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chính
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HAY!
 
Nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từNhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Cty Vật Liệu Xây Dựng.
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuMột số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
 

Similar to Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY

Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...hanhha12
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptKateHM
 
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh NhànThực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhànluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...Vân Anh
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...sividocz
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...sividocz
 
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY (20)

Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Ở Tỉnh Bình Định.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Thu Ngân Sách Trên Địa Bàn Huyện Pho...
 
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà n...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.pptTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM TRA, QUYẾT TOÁN.ppt
 
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh NhànThực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
 
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đQuản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
Quản lý chi ngân sách tại phòng Tài chính huyện Krông Pắc, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân...
 
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nƣớc Tại Huyện Kon Rẫy, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
Luận Văn Quản lý nhà nước về thu ngân sách trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Q...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
Luận Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Tu Mơ Rông tỉn...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
Xây Dựng Hệ Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Quỹ Ngân Sách Của Kho Bạc Nhà...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận văn: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, HAY

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu trọng yếu trong việc Nhà nước thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong điều kiện cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định. Huyện Bố Trạch, là một trong bảy huyện, thành phố của tỉnh Quảng Bình, có 28 xã và 2 thị trấn với diện tích gần 2.125 km2 , dân số năm 2007 là 17,65 vạn người. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2002-2007 là 8.5%. Quản lý thu Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được chú trọng cải tiến. Tuy nhiên, việc quản lý còn thiếu tập trung, thống nhất; nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào Ngân sách Nhà nước; chính quyền cấp xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành thuế; nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Việc phát hiện và nuôi dưỡng các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối ngân sách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Xuất phát từ đó, vấn đề “Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
  • 2. 2 2. Mục đích của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN, thu ngân sách và cân đối ngân sách làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn; - Phân tích đánh giá thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu trong thời kỳ 2005 – 2008; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu ngân sách và tăng thu trong cân đối ngân sách huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ mới đến năm 2015. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.1. Số liệu thứ cấp Được thu thập từ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, Chi cục thuế huyện, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên – Môi trường, văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX và các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện giai đoạn 2005 – 2008 nhằm đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2005 – 2008. 3.1.2. Số liệu sơ cấp Được thu thập từ việc điều tra các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/30 xã, thị trấn và các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách để đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển các nguồn thu.
  • 3. 3 Ngoài ra, Luận văn còn tiến hành thu thập thông tin từ các chủ doanh nghiệp trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu để so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý Nhà nước và đối tượng nộp ngân sách trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Nhờ đó có thể đánh giá các vấn đề có tính chất định tính liên quan đến công tác thu ngân sách trên địa bàn. 3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau. Các số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng. 3.3. Phương pháp phân tích - Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách; - Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp. 3.4. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm, Giám đốc các doanh nghiệp và công ty TNHH trực thuộc Chi cục thuế quản lý thu… để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn.
  • 4. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Các nguồn thu trong cân đối ngân sách. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2005 – 2008 và đề xuất giải pháp đến năm 2015.
  • 5. 5 Chương 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH VÀ THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm về ngân sách Nhà nước Có nhiều quan niệm về Ngân sách nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước [3]. Luật ngân sách Nhà nước Việt Nam (số 01/2002/QH 11 thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 11) định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Bên cạnh những sự khác biệt thì các định nghĩa có một số điểm nhất trí sau: - Ngân sách là kế hoạch hoặc dự toán thu, chi của một chủ thể nhất định, thường là một năm – gọi là năm tài chính; - Ngân sách nhà nước của một quốc gia là một đạo luật được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành. Có thể hình dung khái quát NSNN theo biểu mẫu số 1.
  • 6. 6 Mẫu biểu số 01 CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM.... (Dùng cho Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ) S T T Nội dung Ước thực hiện năm hiện hành Dự toán năm kế hoạch So sánh % A B 1 2 3 = 2/1 1 2 3 4 1 2 3 4 5 1 2 A – TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN Thu từ nội địa (không kể thu từ dầu thô) Thu từ dầu thô Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu Thu viện trợ không hoàn lại B – TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ Chi thường xuyên Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính Dự phòng C – BỘI CHI NSNN (Tỷ lệ bội chi so GDP) Nguồn bù đắp bội chi NSNN Vay trong nước Vay ngoài nước (Phụ lục số 7– biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 59/TT – BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 60/2003/NĐ – CP).
  • 7. 7 Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chi nhưng không phải chỉ là các con số, cũng không phải chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần mà còn phản ánh chủ trương, chính sách của Nhà nước; biểu hiện các quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền (cũng là cấp ngân sách); giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra. Các quá trình sản xuất kinh doanh, gắn liền với sự vận động của các dòng tiền: dòng tiền thu vào (quá trình tạo lập), dòng chi ra (quá trình sử dụng) của ngân sách Nhà nước (quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước). Việc tạo lập và sử dụng ngân sách Nhà nước một mặt phản ánh mức độ tiền tệ hóa, luật pháp hóa các hoạt động của Nhà nước, bởi dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được các cấp có thẩm quyền thảo luận, quyết định và phê chuẩn trong khuôn khổ pháp luật; mặt khác từng khoản mục của ngân sách Nhà nước chính là sự cụ thể hóa các chính sách, các lựa chọn kinh tế, chính trị của đất nước [3]. 1.1.2. Vai trò của ngân sách Nhà nước Có thể nhìn nhận vai trò của ngân sách Nhà nước trên hai phương diện: Một là, Nhà nước có nhiều chức năng, nhiệm vụ. Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó Nhà nước cần có lực lượng vật chất nhất định. Một trong đó là Ngân sách nhà nước. Đối với bất kỳ quốc gia nào, Ngân sách nhà nước luôn có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Hai là, Ngân sách là một công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng tác động vào nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng giúp cho nền kinh tế phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình đô thị hóa, động viên mọi thành viên trong xã hội tham gia vào quá trình phát triển; ngân sách cùng với các công cụ khác hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, đồng thời tham gia khắc phục các thất bại của chính nền kinh tế thị
  • 8. 8 trường, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm tính công bằng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, quốc gia nào cũng xây dựng một hệ thống ngân sách hợp lý, với các chính sách nhằm mục tiêu phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất. Với vai trò của mình, NSNN là công cụ của Nhà nước để cùng với thị trường tác động tích cực vào nền kinh tế, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển; hạn chế cơ chế quản lý trực tiếp, mệnh lệnh hành chính; mở rộng và tăng cường sử dụng tích cực các công cụ tài chính tiền tệ, sửa đổi bổ sung các chính sách tài chính phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. NSNN cần ưu tiên lựa chọn mục tiêu trung tâm, trọng điểm, đào tạo nhân lực, phát triển nội lực, thu hút, huy động và chuyển hóa ngoại lực thành nội lực nhằm phát triển nhanh nền KTXH. Trước đây, nhiều nhà kinh tế học chủ trương xây dựng một NS tối thiểu và cân bằng, có qui mô thu chi vừa đủ để duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng; bảo đảm thực hiện các chức năng Nhà nước công quyền, bảo vệ an ninh - quốc phòng, an toàn xã hội. Nghĩa là NSNN chỉ giới hạn trong tiêu dùng nằm ở khâu sau phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, quan điểm được nhiều quốc gia áp dụng là NSNN không chỉ phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh mà trước khi phân phối lại, NSNN đã tham gia phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế (đầu tư hạ tầng KTXH, ĐTPT nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến thương mại…). Với đặc điểm này, NSNN chủ động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể: Thứ nhất, NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Là chủ đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển KTXH. Ở Việt Nam cũng như đa số các nước
  • 9. 9 đang phát triển trên thế giới, vốn đầu tư từ nguồn NSNN có một vị trí rất quan trọng, chiếm khoảng từ 22%-30% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, về mặt lượng, quy mô đầu tư vào nền kinh tế từ nguồn NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc tăng quy mô đầu tư của toàn xã hội. Thứ hai, quy mô thu và cơ cấu chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trường và thông qua đó tác động đến nền kinh tế. Với tư cách là chủ thể kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế, Nhà nước chi tiêu nhiều hay ít sẽ tác động trực tiếp đến tổng cầu, đến sức mua của thị trường. Nếu các bộ phận khác của tổng cầu không thay đổi, thì chi tiêu của Nhà nước tăng sẽ tác động trực tiếp làm gia tăng tổng cầu của xã hội. Đến lượt nó, sự gia tăng của tổng cầu nhanh hơn sự gia tăng của tổng cung thì một mặt, nó làm tăng sức mua của xã hội, giảm thời gian lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển của vốn trong nền kinh tế, tăng GDP và tăng hiệu quả KTXH; mặt khác, mức dư cầu trên thị trường ở chừng mực nhất định làm tăng giá tiêu thụ hàng hóa ở mức độ vừa phải có tác động điều tiết mức tiêu dùng hợp lý hơn, đồng thời khuyến khích phát triển sản xuất, tăng đầu tư trong nền kinh tế. Thứ ba, thông qua việc sử dụng NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả KTXH. Thứ tư, NSNN là công cụ kinh tế quan trọng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, kích thích xuất khẩu, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Nhà nước sử dụng NS của mình như một phương tiện vật chất, một công cụ tác động vào hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tranh thủ cơ hội để phát triển. Ở điều kiện nhất định, Nhà nước ban hành hệ thống những cơ chế chính sách để thực hiện, đồng thời sử dụng NSNN hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, thúc đẩy và khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
  • 10. 10 Thứ năm, NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nước thực hiện việc điều hành quản lý, kiểm soát nền kinh tế. Vốn NSNN chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố đầu vào của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, để xác định rõ vị trí, vai trò của NS trong nền kinh tế và để đạt mục tiêu sử dụng vốn NS có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được thực trạng các nguồn lực của cả nền kinh tế. Thứ sáu, NSNN trực tiếp ĐTPT nguồn nhân lực, trí lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học...) thực hiện nhiệm vụ phát triển xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành viên tham gia sản xuất và lợi ích chung của toàn xã hội, việc phân phối nguồn NS được ưu tiên thực hiện một số chính sách xã hội, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, thực hiện công bằng xã hội [1]. 1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 1.1.3.1. Khái niệm Phân cấp quản lý NS là quá trình Nhà nước trung ương và cấp tỉnh phân giao những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho các cấp chính quyền ở địa phương trong hoạt động quản lý thu, chi NSNN. Phân cấp quản lý NSNN được xem như là một trong những biện pháp quản lý NSNN. Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyền nhằm làm cho hoạt động của NSNN được lành mạnh và đạt hiệu quả cao. Phân cấp quản lý thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. Tư tưởng chỉ đạo trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật NSNN là phân định cụ thể nhiệm vụ thu chi cho NS mỗi cấp. Trong đó nội dung chính về phân cấp quản lý thu NSNN: Tập trung đại bộ
  • 11. 11 phận nguồn thu lớn, ổn định cho NSTW, đồng thời tạo cho NSĐP có nguồn thu gắn với địa bàn. Trên tinh thần đó, nguồn thu được chia thành 3 loại: - Các khoản thu NSTW hưởng 100%; - Các khoản thu NSĐP hưởng 100%; - Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương [24]. 1.1.3.2. Các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN: Có 4 nguyên tắc chính Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý KTXH, quốc phòng, an ninh và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Thứ hai, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vị trí độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN thống nhất. Thứ ba, phân định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách trung ương, nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách các cấp ở địa phương; từ đó làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là các cấp cơ sở chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của ngân sách cấp dưới và bao biện từ ngân sách cấp trên. Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu cân đối phát triển chung của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. Yêu cầu của nguyên tắc này xuất phát từ các vùng, các địa phương trong một quốc gia có những đặc điểm tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Nếu một hệ thống ngân sách Nhà nước được phân cấp đơn giản, áp dụng như nhau cho tất cả các địa phương rất có thể dẫn tới những bất công bằng, tạo ra
  • 12. 12 những khoảng cách lớn về sự phát triển giữa các địa phương. Những vùng đô thị hoặc những vùng có tiềm năng thế mạnh lớn ngày càng được phát triển; ngược lại những vùng nông thôn, miền núi không có các tiềm năng, thế mạnh sẽ bị tụt hậu [17]. 1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thu Ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước. Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá trình của nhiều hành vi, hành động của Nhà nước. Xét về nội dung, thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các quyền lực có được của mình để động viên, phân phối một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước nhằm hình thành nên quỹ NSNN [4]. 1.2.1.2. Đặc điểm Thu NSNN có những đặc điểm sau đây: - Thu NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước (mà chủ yếu là quyền lực chính trị); - Thu NSNN được xác lập trên cơ sở luật định và vừa mang tính chất bắt buộc, vừa không mang tính chất bắt buộc; - Nguồn tài chính chủ yếu của thu NSNN là thu nhập của các thể nhân và pháp nhân, được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là thuế; - Thu NSNN gắn chặt với thực trạng kinh tế và các phạm trù: Giá cả, thu nhập, lãi suất...; - Thu NSNN gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Nhà nước đề ra chủ
  • 13. 13 trương, phương hướng, mục tiêu thu NSNN trong một thời kỳ nhất định, xác định rõ thu ở đâu? Lĩnh vực nào là chủ yếu? Hình thức nào là tốt nhất?...Xác định rõ tỷ lệ thu hoặc một con số thu cụ thể nào đó. Từ đó Nhà nước đề ra cơ chế chính sách, luật lệ về thu NSNN nhằm đạt được phương hướng mục tiêu đề ra. Đồng thời Nhà nước tổ chức bộ máy thu, tổ chức thu và đảm bảo các điều kiện cho công tác thu. Tóm lại, thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mặt lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước, cũng như thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Đối tượng phân chia là thu nhập xã hội - đây là kết quả lao động sản xuất trong nước tạo ra dưới hình thức tiền tệ [1]. 1.2.2. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN, được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, tình hình, phương pháp phân chia các khoản thu thuộc quỹ NSNN một cách hợp lý cho các cấp ngân sách. Cơ chế phân chia nguồn thu NSNN thuộc cơ chế kinh tế. Mỗi cơ chế kinh tế đều có đặc điểm riêng ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các công cụ kinh tế tài chính. Do đó, để xác định được vai trò của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN cần thiết phải đề cập tới đặc điểm của cơ chế này. Đặc điểm bao trùm của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là sự can thiệp của Nhà nước vào phân phối các khoản thu giữa các cấp ngân sách dựa trên các quy luật khách quan và các yêu cầu của quản lý nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và tính năng động sáng tạo các cấp chính quyền địa phương. Đảm bảo ngân sách các cấp đều đủ khả năng để đảm bảo sự tồn tại
  • 14. 14 và phát triển của bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Đặc điểm thứ hai của cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước là sự phù hợp giữa khả năng và thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và quản lý Nhà nước. Cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước phải căn cứ vào hệ thống tổ chức bộ máy, bản chất của các khoản thu, đảm bảo hài hoà lợi ích của xã hội. Đặc điểm thứ ba của cơ chế phân chia nguồn thu NSNN là tính cơ động của nó. Do cơ chế phân chia nguồn thu ngân sách Nhà nước mang tính chủ quan, vì vậy trong quá trình thực hiện cần thấy rõ các mâu thuẫn để có hướng điều chỉnh cho thích hợp. Song nói như vậy không có nghĩa là phải luôn luôn thay đổi cơ chế, mà khi ban hành cơ chế phải tính toán đến sự ổn định nhất định của nó [15]. 1.2.3. Nội dung và hình thức các khoản thu NSNN 1.2.3.1. Nguồn thu và thu nhập của ngân sách Để tồn tại và phát triển, Nhà nước cần tập trung vào tay mình lượng của cải vật chất dưới dạng tiền tệ nhất định. Nhưng lấy nó ở đâu? Từ nguồn nào ? Nguồn thu của NSNN là nơi cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá trình tác động vào đối tượng thu để điều tiết một phần của cải về cho Nhà nước. Có rất nhiều loại nguồn thu. Nếu căn cứ vào sự biểu hiện của nguồn thu, ta có thể chia ra nguồn thu trực tiếp và nguồn thu tiềm năng. Nguồn thu trực tiếp là nguồn thu đã thể hiện bằng tiền, chỉ cần có một số tác động nào đó thì sẽ thu được một phần về cho ngân sách Nhà nước. Ở những biểu hiện cụ thể, thì đó là tiền lương, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập doanh nghiệp, vốn, thu nhập cá nhân...vv. Ở tầm vĩ mô thì nguồn thu thể hiện
  • 15. 15 qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Thông thường chúng ta hay dùng GDP. Nguồn thu tiềm năng là những nguồn thu chưa thể hiện bằng tiền, nhưng có khả năng thành tiền trong một thời gian gần. Đó là đất đai, tài nguyên, khoáng sản... Nguồn thu trực tiếp cho phép xác định thu ngân sách Nhà nước trong hiện tại, còn nguồn thu tiềm năng cho phép xác định khả năng thu ngân sách Nhà nước trong tương lai. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn thu và tính toán mức bội chi ngân sách, chúng ta có thể phân chia thành nguồn thu trong cân đối và thu ngoài cân đối ngân sách. Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu được đưa vào công thức xác định mức bội chi ngân sách. Đây chính là nội dung kinh tế của bội chi ngân sách. Thu trong cân đối ngân sách được hiểu bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không kèm theo, không làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp. Ngoài ra, căn cứ vào nơi phát sinh nguồn thu người ta có thể chia ra: Nguồn thu trong nước và nguồn thu ngoài nước, nguồn thu theo lĩnh vực (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...), nguồn thu theo thành phần kinh tế. Trong quá trình thu, Nhà nước tập trung được một lượng tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước. Kết quả thu được đó, được gọi là thu nhập ngân sách Nhà nước. Thu nhập ngân sách Nhà nước (hay còn gọi là số thu NSNN) là mục tiêu của quá trình thu và nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Như vậy, giữa nguồn thu NSNN và thu nhập của ngân sách Nhà nước có mối quan hệ biện chứng. Nguồn thu thể hiện khả năng, còn thu nhập của
  • 16. 16 NSNN thể hiện thực hiện một phần của khả năng. Mối quan hệ đó thường được biểu hiện bằng tỷ lệ động viên của NSNN hay tỷ lệ thu NSNN và được tính bằng công thức: Số thu NSNN Tỷ lệ thu NSNN = x 100 (%) GDP Tỷ lệ thu NSNN có một ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những nói lên rằng Nhà nước cần thu như thế nào để đảm bảo chi tiêu, mà Nhà nước còn sử dụng nó như thế nào trong phân phối thu nhập, điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. 1.2.3.2. Các hình thức thu NSNN Để biến nguồn thu NS thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình thức thu thích hợp. Những hình thức đó được coi như những công cụ, phương tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau. Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây: - Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật. Nhà nước là người đại diện cho người dân, Nhà nước thay mặt cho xã hội cung cấp cho mọi người dân hàng hoá và dịch vụ công cộng thuần tuý, nên Nhà nước với quyền lực chính trị của mình quy định thuế để coi phần nộp mà người dân trích một phần thu nhập của mình không mua hàng hoá phục vụ cho cá nhân, mà coi như trả cho hàng hoá dịch vụ công cộng của
  • 17. 17 Nhà nước. Nhà nước thu thuế không phải nô dịch, bóc lột công dân, mà thực chất là người đại diện cho xã hội, được xã hội giao phó cho việc cung ứng hàng hoá dịch vụ công cộng, mà thuế là nguồn lực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng đó. - Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với hàng hoá dịch vụ tư nhân, khi người dân muốn nhận một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó thì buộc họ phải đưa ra một lượng giá trị tương đương để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Còn khi thụ hưởng hàng hoá dịch vụ công cộng thì việc trả các chi phí phức tạp hơn. Cụ thể: + Hàng hoá công cộng do Nhà nước cung cấp thì việc thu hồi chi phí thực hiện theo giá quy định của Nhà nước; giá này thường ít bị chi phối bởi quy luật thị trường. + Đối với dịch vụ công cộng vô hình do Nhà nước cung cấp, việc lượng hoá chi phí cụ thể để từng người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ này theo nguyên tắc ngang giá là rất khó thực hiện, nên việc thu hồi chi phí trực tiếp cũng rất khó khăn. Do vậy, nhiều nước trên thế giới đều dùng công cụ thuế (chủ yếu là thuế gắn thu để thu hồi các chi phí này). + Đối với dịch vụ công cộng hữu hình do Nhà nước cung cấp, thì Nhà nước cũng phải xác định "giá phí" mà người thụ hưởng phải thanh toán. Tuy nhiên "giá phí" này thường thường không hoàn toàn vì mục đích kinh tế, mà còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội....Do đó, chúng phổ biến là không tính đủ chi phí và không bị chi phối nhiều bởi các yếu tố thị trường. Như vậy, thu phí của Nhà nước thực chất là Nhà nước thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội, đồng thời cũng là các khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ công cộng đó.
  • 18. 18 Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước còn cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng. Người dân thụ hưởng dịch vụ này cũng phải trả một phần chi phí. Tuy thế, việc thu khoản tiền này hoàn toàn không có ý nghĩa là thu hồi một phần chi phí do cơ quan của bộ máy Nhà nước bỏ ra, ở đây không phải là thu phí, không phải là giá dịch vụ, mà khoản thu này chủ yếu phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước. Người dân thụ hưởng dịch vụ này có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước một khoản tiền. Đây chính là các khoản lệ phí. Như vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nước có cung cấp dịch vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thường là khoản thu nhỏ, rải rác, lẻ tẻ, chủ yếu phát sinh ở các địa phương. Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nước ở các lĩnh vực tạo ra hàng hoá dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thực hiện công bằng xã hội khi hưởng thụ các hàng hoá dịch vụ công cộng của dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nước thực hiện việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội. Thu thuế, phí và lệ phí là những khoản thu thường xuyên, chiếm từ 90 - 95% trong tổng số thu NSNN. - Ngoài những khoản thu thường xuyên, chúng ta còn có những khoản thu không thường xuyên: + Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước (như thu hồi vốn, chia lãi góp vốn, thu hồi tiền vay, phụ thu, thu chênh lệch giá vv....); + Thu sự nghiệp: Đây là khoản thu gắn liền với hoạt động sự nghiệp; + Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;
  • 19. 19 + Thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất; + Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; + Tiền bán tài sản, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; + Các di sản Nhà nước được hưởng; + Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản đóng góp thường mang tính chất nhân đạo; + Thu tiền kết dư ngân sách năm trước; + Thu tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu; + Thu viện trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài; + Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách và các khoản huy động vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Các khoản thu khác theo pháp luật quy định: Là những khoản thu không quy định ở trên, như: Thu về hợp tác lao động với nước ngoài, thu hồi tiền thừa năm trước [17]. 1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN Như đã phân tích ở trên, nguồn thu NSNN là tổng thu nhập quốc nội nhưng số thu NSNN lại đặc trưng bởi tỷ lệ động viên nguồn thu. Đó là nội dung chính của thu NSNN là xác định mức động viên và các lĩnh vực cần động viên. Việc xác định đúng đắn mức động viên và các lĩnh vực động viên không những ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn có tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mức động viên và các lĩnh vực động viên của thu NSNN chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi
  • 20. 20 quốc gia. Song trong thực tế, những nhân tố chủ yếu sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến thu NSNN: - Thu nhập GDP bình quân đầu người: Chỉ tiêu thu nhập GDP bình quân đầu người phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, phản ảnh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Thu nhập GDP bình quân đầu người càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng được bảo đảm, đồng thời người dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển. Ngược lại nếu mức thu nhập GDP bình quân đầu người quá thấp không đủ để tiêu dùng, thì sẽ không có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Như vậy thu nhập GDP bình quân đầu người là yếu tố thu khách quan quyết định mức độ động viên của NSNN: Thu nhập càng cao thì tỷ lệ động viên càng cao và ngược lại. - Nguồn thu tiềm năng: Nó thể hiện khả năng thu trong tương lai nhưng rất dễ trở thành hiện thực trong hiện tại. Trong nguồn thu tương lai thì tài nguyên và khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất. - Mức độ trang trải chi phí của Chính phủ: Thu NSNN là nhằm mục đích trang trải các chi phí của Chính phủ. Mức độ trang trải chi phí của Chính phủ phụ thuộc vào: + Quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; + Đường lối, chủ trương và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trong từng thời kỳ lịch sử; + Cơ chế chính sách của Nhà nước về sử dụng kinh phí. - Tổ chức bộ máy thu nộp: Trong quá trình thu NSNN cần tổ chức bộ máy thu nộp. Bộ máy thu NSNN phải tổ chức gọn nhẹ nhưng bao quát hết toàn bộ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu theo Luật định. Bộ máy thu ngân sách phải đảm bảo được nguyên tắc thu ngân sách nhiều nhất, chi phí thu ít nhất.
  • 21. 21 Ngoài ra thu ngân sách Nhà nước còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác, như hoạt động kinh tế đối ngoại, sự ổn định về chính trị - xã hội .v.v... [17]. 1.2.4. Phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương 1.2.4.1. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước; tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương. Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý; chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân hàng nhà nước Việt Nam; thu kết dư ngân sách trung ương; thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách TW năm trước chuyển sang; các khoản phạt tịch thu và thu khác của ngân sách TW theo quy định của pháp luật [24]. 1.2.4.2. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% Bao gồm: Thuế nhà, đất; thuế tài nguyên không kể thuế tài nguyên thu được từ hoạt động dầu khí; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí, tiền đền bù thiệt hại đất; tiền thuê bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; lệ phí
  • 22. 22 trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương; tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý. Huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật; đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước; thu từ huy động xây dựng. Các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước; thu từ kết dư ngân sách địa phương; các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau [24]. 1.2.4.3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Do điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của các địa phương khác nhau, trình độ phát triển không đều, do đó số thu và yêu cầu chi của địa phương cũng không giống nhau. Vì vậy, ngoài các khoản thu từng cấp được hưởng 100% nêu trên, Luật ngân sách năm 2002 ở nước ta còn quy định có một số khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách các cấp trung ương và địa phương (tỉnh, thành phố). Các khoản đó là: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu) và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hoạch toán toàn ngành (theo quy định của Bộ
  • 23. 23 Tài chính) và thuế thu nhập từ các hoạt động xổ số kiến thiết. Thuế thu nhập với người có thu nhập cao (không kể các khoản thuế và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước); thuế tiêu thu đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, phí xăng, dầu). Tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia chính là cái “van” điều chỉnh nguồn thu giữa các địa phương, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa các địa phương. Địa phương nào có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, có nguồn thu lớn thì tỷ lệ (%) này thấp; ngược lại, địa phương nào kinh tế chậm phát triển, nguồn thu nhỏ thì tỷ lệ này tăng lên. Tỷ lệ phân chia này do Chính phủ quyết định cho tất cả các khoản thu phân chia, được xác định riêng từng tỉnh (thành phố). Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu (và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới) được ổn định từ 3-5 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách hàng năm (phần ngân sách địa phương được hưởng) để chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách tại địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung ngân sách từ cấp trên hoặc tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết thu nộp về ngân sách cấp trên (đối với các địa phương có điều tiết ngân sách về cấp trên) [24]. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh (thành phố) với ngân sách huyện (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu cho các cấp chính quyền huyện, xã theo nguyên tắc phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế; phân định
  • 24. 24 nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi ổn định theo thời gian của thời kỳ ổn định ngân sách. Kết thúc mỗi thời kỳ ổn định ngân sách sẽ có sự điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) và bảo đảm yêu cầu sau: - Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu, hạn chế phân chia nguồn thu quy mô nhỏ cho nhiều cấp. - Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với 5 khoản thu: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất. - Ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất). Như vậy, Luật ngân sách năm 2002 một mặt khẳng định quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nguồn thu ngân sách của cấp huyện, xã, mặt khác lại mở rộng nguồn thu tối thiểu là 70% (5 nguồn thu) và cấp huyện được hưởng 50% nguồn thu lệ phí trước bạ (Luật ngân sách năm 1996 chưa quy định như vậy). Luật ngân sách năm 2002 quy định các tỷ lệ 70% và 50% chỉ là tỷ lệ phần trăm tối thiểu, HĐND tỉnh vẫn là cơ quan quy định nguồn thu và tỷ lệ phân chia. Tỷ lệ phân chia của TW cho tỉnh và tỉnh với cấp huyện được thực hiện theo nguyên tắc: Mỗi địa phương có một tỷ lệ thống nhất cho các khoản thu phân chia (tỷ lệ thống nhất cho các khoản thu thuộc diện phân chia). Tỷ lệ này được tính theo công thức dưới đây và thông báo cho các địa phương vào năm đầu thời kỳ ổn định.
  • 25. 25 Trong đó: * A là tổng số chi ngân sách địa phương (không bao gồm số bổ sung). * B là tổng số các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% (không bao gồm số bổ sung). * C là tổng số các khoản thu được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. - Nếu A-B<C thì địa phương được giữ lại tỷ lệ % đó cho ngân sách địa phương, phần còn lại được điều tiết về cho ngân sách trung ương. - Nếu A-B>C thì tỷ lệ % chỉ được tính bằng 100% và phần chênh lệch (A-B-C) sẽ được cấp bổ sung thêm từ ngân sách trung ương. - Nếu A-B=C thì tỷ lệ % là 100% và địa phương tự cân đối [24]. 1.2.5. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp huyện, quận Theo quy định của Luật, huyện (quận) là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh thuộc Ngân sách nhà nước. Ủy ban nhân dân cấp huyện là người điều hành ngân sách cấp mình. Nguồn thu 100% của huyện bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn); các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý; viện trợ không hoàn lại của pháp luật; đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện; thu kết dư ngân sách cấp huyện; bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng Tỷ lệ phần trăm (%) = A - B x 100% C
  • 26. 26 đất; thuế nhà, đất; tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và một số khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà đất phát sinh trên địa bàn do HĐND tỉnh quyết định nhưng không dưới 50%. 1.2.6. Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã Theo quy định của Luật, ngân sách cấp xã có các nguồn thu sau: Nguồn thu 100% gồm: Thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ; thuế sát sinh; các khoản phí, lệ phí và đóng góp thu cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật; thu hoa lợi công sản khác; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho các xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; bổ sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Nguồn thu điều tiết gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu này do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không dưới 70%. 1.3. LẬP VÀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.3.1. Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Thời gian lập dự toán được quy định từ 10/6 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vị nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa
  • 27. 27 phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan trung ương, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ. Được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra. - Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách. - Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước [5]. 1.3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước 1.3.2.1. Mục tiêu của chấp hành ngân sách Nhà nước Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dự toán NSNN hàng năm trở thành hiện thực. Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quan trọng. Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồi thì không thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thực hiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động.
  • 28. 28 Mục tiêu của chấp hành NSNN là: - Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước. - Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. - Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định. Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS. Hơn nữa, chấp hành NS thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN [3]. 1.3.2.2. Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước. Thu ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN [3].
  • 29. 29 1.4.KINHNGHIỆM VỀQUẢNLÝTHU NGÂN SÁCHCỦAMỘTSỐNƯỚC 1.4.1 Thái Lan Thái Lan là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Diện tích 513.115 km2 ; dân số khoảng 63 triệu người. Thái Lan tổ chức quản lý đất nước theo mô hình “tam quyền phân lập”. Hệ thống chính quyền được tổ chức như sau: cấp Trung ương (gồm Văn phòng nội các, 20 Bộ chuyên ngành; quỹ Trung ương; các đơn vị theo quy định của Hiến pháp…); cấp địa phương: cấp tỉnh (Băng kok và Patrayja hưởng quy chế riêng); cấp đô thị, cấp xã. Ngân sách địa phương ở Thái Lan do Hội đồng dân cư địa phương quyết định trên cơ sở các chính sách kinh tế tài chính của Trung ương và phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn. Mô hình ngân sách của Thái Lan là mô hình “không lồng ghép”. Nghĩa là ngân sách của một cấp không tổng hợp từ ngân sách cấp dưới; về kết cấu ngân sách địa phương gồm 2 phần: phần 1 – Được sử dụng theo chế độ, chính sách của địa phương; phần 2 – Được sử dụng không theo các quy định của địa phương. Hội đồng dân cư địa phương thông qua các khoản thu, chi trong từng niên độ thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương. Đến nay có khoảng 35% nguồn thu ngân sách đã được giao cho địa phương. Ở Thái Lan còn áp dụng nhiều hình thức trợ cấp ngân sách cho các địa phương: trợ cấp mục tiêu; trợ cấp không mục tiêu, trợ cấp chung, trợ cấp đặc biệt. Ở Trung ương quá trình dự toán ngân sách được bắt đầu từ tháng 11. Quy trình lập, phân bố ngân sách ở Thái Lan gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xây dựng dự toán ngân sách (từ tháng 11 hàng năm đến tháng 6 năm sau); giai đoạn thảo luận và thông qua dự toán ngân sách (tháng 6 đến tháng 9 trong năm). Giai đoạn điều chỉnh dự toán ngân sách (trong tháng 9). Quy trình và lập bổ sung ngân sách địa phương cũng được tiến hành tương tự như ở Trung ương và được tiến hành song song với Trung ương .
  • 30. 30 1.4.2. Malaysia Malaysia là nước đang phát triển trong cùng khu vực và có nhiều đặc điểm kinh tế, tự nhiên tương đồng với Việt Nam và là Nhà nước liên bang. Hệ thống ngân sách Nhà nước của Malaysia bao gồm 3 cấp là: - Ngân sách liên bang - Ngân sách bang - Ngân sách của chính quyền địa phương Ngân sách liên bang, Ngân sách bang do Quốc hội xem xét, quyết định và quyết định phần trợ cấp cho ngân sách địa phương. Trong quá trình thực hiện, phát sinh các nhu cầu về khả năng thu, chi có ảnh hưởng tới dự toán đều phải được đưa ra xin ý kiến Quốc hội, do đó ngân sách được xây dựng chặt chẽ và điều hành rất nghiêm ngặt. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương do chính quyền địa phương đó quyết định, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật liên bang và bang. Nguồn thu của ngân sách liên bang bao gồm các khoản thuế trực thu (thuế thu nhập dân cư, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập từ dầu lửa, thuế phát triển); thuế gián thu (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế VAT, thuế hàng hoá đặc biệt)… và các khoản thu có tính chất thuế như thuế tài nguyên, phí cấp phép, thu dịch vụ… Nguồn thu của các bang và các cấp trực thuộc bang không giống nhau, mỗi bang có một nguồn thu riêng. Các bang căn cứ vào Hiến pháp của bang được tự quyết định một số loại thuế và các khoản thu của cấp trực thuộc bang. Nhìn chung, nguồn thu của bang và cấp trực thuộc bang là các nguồn thu nhỏ, hạn hẹp. Theo quy định của Hiến pháp liên bang, không có khoản thu phân chia giữa liên bang, bang và các cấp trực thuộc bang .
  • 31. 31 1.4.3. Trung Quốc Hệ thống ngân sách Nhà nước của Trung Quốc được chia thành ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách các cấp ở địa phương bao gồm: - Ngân sách tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc) - Ngân sách thành phố trực thuộc tỉnh (châu tự trị) - Ngân sách huyện (huyện tự trị) - Ngân sách xã (thị trấn). - Về ngân sách: theo quy định của Hiến pháp, mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách. Các cấp ngân sách ở Trung Quốc được thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý trên cơ sở thống nhất về chính sách, chế độ và kế hoạch dự toán của trung ương, cho phép ngân sách các cấp ở địa phương được thực hiện quyền điều chỉnh dự toán, quyền sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính, quyền thi hành những biện pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương. - Về phân cấp nguồn thu: + Các khoản thu 100% của ngân sách trung ương bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp trung ương quản lý, thuế thu nhập của các ngân hàng, thuế doanh thu của ngành đường sắt, bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt… + Các khoản thu 100% của ngân sách địa phương bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp của địa phương quản lý, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế giao dịch chứng khoán, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh, thuế hợp đồng… + Các khoản phân chia giữa trung ương và địa phương bao gồm thuế VAT – trung ương 75%, địa phương 25%; thuế tài nguyên… Với phương pháp phân định này, Trung Quốc thực hiện theo nguyên tắc “4/6” có nghĩa là ngân sách trung ương kiểm soát ít nhất 60% tổng thu ngân sách nhà nước, 40% (trong số 60% ngân sách trung ương được hưởng) được
  • 32. 32 chi ở cấp trung ương, còn lại 20% được phân bổ cho ngân sách địa phương theo hình thức trợ cấp. - Trung Quốc lập quỹ Hỗ trợ ngân sách trung ương đối với các địa phương. Nguồn hình thành quỹ này được trích một phần trong số thu về ngân sách trung ương. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương bằng nhiều hình thức như hỗ trợ chung, hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung cho ngân sách địa phương. Hình thức bổ sung (trợ cấp) nhằm giúp cho các địa phương không có khả năng cân đối được thu, chi. Hỗ trợ có mục tiêu nhằm khuyến khích các địa phương phát triển những lĩnh vực chung của đất nước. Trong trường hợp bị mất khả năng cân đối thu, chi, ngân sách địa phương chủ yếu thực hiện điều chỉnh lại các khoản thu chi thuộc cấp mình quản lý. Nếu trong phạm vi điều chỉnh vẫn không có khả năng cân đối được thì sẽ được nhận trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Ngân sách trung ương khi mất khả năng cân đối thu, chi có thể thực hiện bằng các hình thức vay nợ trong nước và ngoài nước . 1.4.4. Những bài học kinh nghiệm Sau khi nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương ở một số nước trên thế giới, để áp dụng vào tình hình tại địa phương, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: Thứ nhất, tổ chức hệ thống ngân sách phải phù hợp với hệ thống hành chính, Nhà nước chỉ có một ngân sách, tập hợp tất cả các khoản thu và khoản chi. Thứ hai, mọi khoản thu chi đều được quản lý qua ngân sách, không có tình trạng để ngoài ngân sách. Thứ ba, thực hiện nguyên tắc trung thực, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được thể hiện chính xác, đầy đủ, đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ tư, thực hiện nguyên tắc công khai, chính quyền các cấp đều phải công bố công khai ngân sách trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • 33. 33 Thứ năm, việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương; mổi cấp chính quyền tự lập, duyệt và thực hiện ngân sách cấp mình Thứ sáu, xu hướng chung là các khoản thu lớn được tập trung vào cấp trung ương nhằm tạo ra được “các cú đấm chiến lược” để tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế, tạo được các bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, còn các khoản thu nhỏ để lại cho địa phương. Thứ bảy, phân định thẩm quyền quyết định ngân sách Nhà nước giữa các cấp rõ ràng kể từ khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách .
  • 34. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn; trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 170 14’39”đến 170 43’48” Kinh độ Đông: 1050 58’ 3’’ đến 1060 35’ 573’’ Ranh giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp: biển Đông; - Phía Tây giáp: nước CHND Lào. 2.1.1.2. Địa hình và khí hậu a. Địa hình: Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau: - Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân
  • 35. 35 Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. - Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su. - Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước. - Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. b. Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế. 2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và lao động a. Dân số: Trung bình năm 2007 là 176.540 người, trong đó 90,41% sống ở khu vực nông thôn và 9,59% ở khu vực thành thị, mà chủ yếu là thị trấn Hoàn Lão và thị trấn Nông trường Việt Trung. Mật độ dân số chỉ có 83người/km2 , là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Bình. b. Lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, số người trong độ tuổi lao động là 92.248, chiếm tỷ lệ trên 52,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với một số vùng khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70% dân số là lứa tuổi dưới 34). Tuy nhiên trong độ tuổi lao động chỉ có 95,42% số người đang lao động trong các ngành kinh tế, số còn lại đang đi học hoặc không có khả năng lao động.
  • 36. 36 2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên biển và bờ biển Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km. Vùng biển Bố Trạch không sâu, cách xa bờ 20km độ sâu khoảng 20m, cách xa bờ 40km độ sâu khoảng 25m, ra đến 140km độ sâu cũng chỉ có 33m. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển. b. Tài nguyên đất Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, Huyện có diện tích đất đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007 được tổng hợp và trình bày tại bảng sau đây: Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị tính: ha Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tổng diện tích tự nhiên 212.309,84 212.309,84 212.417,64 1 Đất nông nghiệp 176.078,26 192.641,00 197.672,23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 19.840,12 19.770,76 20.669,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.036,01 14.012,11 13.651,71 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.804,11 5.758,65 7.018,19
  • 37. 37 Loại đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 1.2 Đất lâm nghiệp 156.016,52 171.947,50 176.084,89 1.2.1 Đất rừng sản xuất 50.128,63 45.004,08 52.877,93 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 63.152,40 35.150,82 31.463,06 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 42.735,49 91.792,60 91.743,90 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 221,62 917,74 912,44 1.4 Đất làm muối 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 5,00 5,00 2 Đất phi nông nghiệp 8.983,95 10.123,84 10.389,27 2.1 Đất ở 812,06 896,44 985,27 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 740,81 811,77 898,16 2.1.2 Đất ở tại đô thị 71,25 84,67 87,11 2.2 Đất chuyên dùng 8.171,89 4.789,43 6.146,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,74 16,51 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 719,70 719,49 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 3.702,53 2.521,13 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 3 Đất chưa sử dụng 27.247,63 9.545,00 4.356,14 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.120,18 2.936,22 2.632,78 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9.432,51 3.423,51 944,18 3.3 Núi đá không có rừng cây 14.694,94 3.185,27 779,18 Nguồn: Niên giám thống kê Bố Trạch
  • 38. 38 c. Tài nguyên khoáng sản Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vôi từ Xuân Sơn đến Troóc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3 , nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh. d. Tài nguyên rừng Hiện nay huyện có 176.084,89ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng 91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500ha. Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. e. Tài nguyên du lịch Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như:
  • 39. 39 - Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng: là một khu du lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều dài khoảng 106.000m và còn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kỳ thú này kết hợp với hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch. - Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa phận xã Hải Trạch đã được công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là một điểm du lịch hấp dẫn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô ...vv là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 2.2. THỰC TRẠNG THU TRONG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2005 – 2008 2.2.1. Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn Giai đoạn 2005 – 2008, công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Bố Trạch có nhiều tiến bộ vượt bậc, số thu qua các năm luôn đạt ở mức cao. Chi cục Thuế huyện cùng các phòng, ban chuyên môn đã chủ động tham mưu với UBND huyện, ban hành các Chỉ thị về chống thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó ngành Thuế đã phối hợp với các ngành để chống thất thu, chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo công tác thuế, nhất là tăng cường quản lý thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. Do đó đã tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, trên cơ sở dự toán được giao, Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng Tài chính để tham
  • 40. 40 mưu cho UBND huyện tiến hành phân bổ và chỉ đạo các đơn vị xây dựng chỉ tiêu phấn đấu tăng thu ngân sách, với số thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng đất) tăng tối thiểu 5% so với dự toán được giao, đặc biệt chú trọng chỉ đạo thu các nguồn trong cân đối NSNN. Nhờ vậy kết quả thu trong cân đối ngân sách giai đoạn 2005 - 2008 đạt được rất khả quan và đã góp phần tích cực trong việc củng cố nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện. Để từ đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách và về đích sớm trước thời hạn quy định Bảng 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu trong cân đối ngân sách và thu NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 I. Thu trong cân đối 1. Dự toán tr.đ 33.700 39.373 46.225 56.730 44.007 2. Thực hiện tr.đ 36.348 46.563 57.194 71.866 52.993 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 107,86 118,26 123,73 126,68 120,42 II. Thu ngân sách trên địa bàn 1. Dự toán tr.đ 41.200 49.600 57.500 66.600 53.725 2. Thực hiện tr.đ 46.475 59.142 71.224 80.892 64.433 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán % 112,80 119,24 123,87 121,46 119,93 So sánh 1. DT thu trong cân đối/DT thu NS trên địa bàn % 81,80 79,38 80,39 85,18 81,91 2. Thực hiện thu trong cân đối/ thực hiện thu NS trên địa bàn % 78,21 78,73 80,30 88,84 82,24 Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
  • 41. 41 Thu trong cân đối ngân sách là nguồn thu chủ yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch, bình quân chiếm trên 82% các khoản thu ngân sách trên địa bàn và năm thực hiện cao nhất đạt gần 89%. Số thu trong cân đối ngân sách hàng năm đều vượt cao so dự toán đề ra và tỷ lệ thực hiện so với dự toán có xu hướng tăng dần qua từng năm, bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 thực hiện vượt dự toán trên 20%. Cụ thể kết quả thực hiện dự toán theo từng sắc thuế như sau: 2.2.1.1. Thuế CTN – NQD Bao gồm 6 khoản thu, đó là: - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với các DN ngoài quốc doanh và HTX trên địa bàn huyện do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%, đối với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%; - Thuế Tài nguyên: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX, tỷ lệ huyện hưởng 70%, xã, thị trấn hưởng 30%; Thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%; - Thuế giá trị gia tăng: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX hoạt đồng theo Luật DN, Luật HTX do chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Đối với hộ kinh doanh cá thể, tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã, thị trấn hưởng 50%; - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thu từ các DN ngoài quốc doanh và HTX trên địa bàn do Chi cục thuế thu thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Đối với hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 50%, xã hưởng 50% và tỷ lệ huyện hưởng 70%, thị trấn hưởng 30%; - Thuế môn bài: Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và HTX thì tỷ lệ huyện hưởng là 100%, thu từ hộ kinh doanh cá thể thì tỷ lệ huyện hưởng 30%, xã hưởng 70%;
  • 42. 42 - Thu phạt ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thì tỷ lệ huyện hưởng 100%. Thu từ CTN-NQD là thước đo, tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất đánh giá công tác thu ngân sách của từng địa phương, bởi vì nó phản ánh được quy mô, mức độ sản xuất, kinh doanh của địa phương và nguồn thu này mang tính ổn định, lâu dài cho ngân sách. Bởi vậy, thu thuế CTN-NQD đã được ngành thuế và các đơn vị thu hết sức quan tâm, nỗ lực phấn đấu quyết liệt. Ngay từ cuối năm trước, các hoạt động rà soát đối tượng nộp thuế đã được khởi động nhằm không để sót diện hộ nộp thuế. Việc xác định doanh số tính thuế, doanh thu… được các tổ, đội thuế thực hiện tích cực. Quá trình tiến hành thu cũng đã triển khai thực hiện bài bản theo quy định của luật quản lý thuế… chính nhờ vậy kết quả đạt được trong thời gian qua tương đối khả quan. Bảng 2.3 Tình hình thực hiện thu thuế CTN-NQD so với dự toán được giao của huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 1. Dự toán giao (Triệu đồng) 7.000 8.100 10.800 14.100 10.000 2. Thực hiện (Triệu đồng) 7.150 8.732 11.046 13.896 10.207 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 102,14 107,80 102,28 98,55 102,07 Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch Năm 2008, sắc thuế này không đạt dự toán giao nhưng bình quân hàng năm thời kỳ này thực hiện vẫn vượt trên 2% so với dự toán đề ra. 2.2.1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70%, bao gồm 4 khoản thu đó là - Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
  • 43. 43 - Thuế chuyển quyền sử dụng đất; - Thuế nhà, đất; - Lệ phí trước bạ. Theo quy định của Luật ngân sách thì tỷ lệ phân chia 4 khoản thu trên do HĐND tỉnh quyết định, nhưng mức tối thiểu cấp xã được hưởng 70% và tối đa được hưởng 100%. Đây là những khoản được phân cấp cho ngân sách cấp xã thực hiện uỷ nhiệm thu và phục vụ chi thường xuyên cho các địa phương. Bảng 2.4 Tình hình thực hiện các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp huyện hưởng 30%, cấp xã hưởng 70% so với dự toán được giao của huyện Bố Trạch thời kỳ 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 1. Dự toán giao (Triệu đồng) 956 1.291 1.911 2.411 1.642 2. Thực hiện (Triệu đồng) 1.495 1.604 2.326 2.990 2.104 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 156,38 124,24 121,72 124,01 128,10 Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch Các sắc thuế thực hiện hàng năm đều vượt cao so dự toán đề ra. Số thu bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 đạt 2.104 triệu đồng và vượt so dự toán đề ra trên 28%. 2.2.1.3. Thu phí và lệ phí Hoạt động thu phí và lệ phí có ý nghĩa xã hội lớn bởi bảo đảm công bằng giữa những người sử dụng dịch vụ công. Nhận thức rõ điều này và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành thuế Bố Trạch có nhiều nỗ lực
  • 44. 44 trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ các loại phí và lệ phí. Cơ quan thuế đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các ngành, đơn vị trên địa bàn tham gia thu phí và lệ phí, xây dựng quy chế phối hợp quản lý nguồn thu này với các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông-Vận tải, Công an, Tư pháp…; tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các loại phí và lệ phí cho toàn dân biết và tự giác thực hiện. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Chi cục Thuế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đánh giá, sơ kết công tác thu nộp phí và lệ phí để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Bảng 2.5 Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí so với dự toán được giao của huyện Bố Trạch thời kỳ 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 1. Dự toán giao (Triệu đồng) 1651 1982 2110 2.900 2.161 2. Thực hiện (Triệu đồng) 2004 2693 2.567 2.422 2.422 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 121,38 135,87 121,66 83,52 112,07 Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch Mặc dù thực hiện năm 2008 đạt thấp so dự toán đề ra (chỉ đạt 83,5%) nhưng số thu bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2008 vẫn đảm bảo vượt dự toán, đạt 2.422 triệu đồng, vượt 12,7% so dự toán bình quân. 2.2.1.4. Thu tiền cấp quyền sử dụng đất Tỷ lệ phân chia khoản thu được thực hiện theo nguyên tắc: thu tiền cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn xã thì tỷ lệ xã hưởng 40%, huyện hưởng 40% và ngân sách tỉnh hưởng 20%; trên địa bàn thị trấn thuộc huyện thì tỷ lệ tỉnh hưởng 30%, huyện hưởng 50%, thị trấn hưởng 20%.
  • 45. 45 Giai đoạn 2005 – 2008, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cơ bản đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai đã giúp các phòng chức năng rút ngắn một bước về thời gian và việc tiếp cận, cũng như giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai một cách nhanh chóng, góp phần tích cực trong việc tăng nguồn thu từ đất đai. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phát huy các lợi thế từ nguồn tài nguyên đất đai của địa phương nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách từ nguồn cấp quyền sử dụng đất. Do vậy số thu hàng năm từ nguồn cấp quyền sử dụng liên tục tăng và đều vượt cao so dự toán giao từng năm; số thu bình quân hàng năm đạt trên 36,1 tỷ đồng, vượt 26,5% dự toán bình quân, đặc biệt trong năm 2008 thị trường bất động sản tuy đóng băng nhưng thực hiện chỉ tiêu này tăng 33,8% so với dự toán, số thu đạt gần 49,9 tỷ đồng, tăng gấp 2,08 lần so với năm 2005. Bảng 2.6 Tình hình thực hiện thu cấp quyền sử dụng đất của huyện Bố Trạch so với dự toán được giao thời kỳ 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 - 2008 1. Dự toán giao (Triệu đồng) 21700 25500 29750 37300 28.563 2. Thực hiện (Triệu đồng) 24.009 31.664 38.971 49.898 36.136 3. Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 110,64 124,17 130,99 133,77 126,51 Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch 2.2.1.5. Thu khác ngân sách Thu khác ngân sách trên địa bàn huyện bao gồm các khoản thu bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận
  • 46. 46 thương mại, thi hành án. Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền quyết định. Huy động vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước. Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước. Thời kỳ 2005-2008 có hai năm không hoàn thành dự toán giao nhưng bình quân cả thời kỳ này thực hiện vẫn vượt 8,68% dự toán giao, trong đó phần huyện thu vượt 6,63% so dự toán giao, phần xã thu vượt 11,99% so dự toán giao. Bảng 2.7 Tình hình thực hiện thu khác ngân sách của huyện Bố Trạch so với dự toán được giao giai đoạn 2005 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2005 – 2008 1 Dự toán giao (Triệu đồng) 1.653 1.980 2.481 1.711 1.956 Huyện thu 927 1.130 1.718 1.055 1.208 Xã thu 726 850 763 656 749 2 Thực hiện (Triệu đồng) 1.690 1.870 2.284 2.660 2.126 Huyện thu 1.042 1.036 1.476 1.596 1.288 Xã thu 648 834 808 1.064 839 3 Tỷ lệ thực hiện/Dự toán (%) 102,24 94,44 92,06 155,46 108,68 Huyện thu 112,41 91,68 85,91 151,28 106,63 Xã thu 89,26 98,12 105,90 162,20 111,99 Nguồn Chi cục thuế Bố Trạch 2.2.2. Thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách 2.2.2.1. Thu từ thuế CTN – NQD Số thu từ thuế CTN-NQD tính theo giá hiện hành tăng 1,94 lần từ năm
  • 47. 47 2005 đến năm 2008 và chiếm 19,26% số thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn. Số thu bình quân tính theo giá hiện hành trong giai đoạn 2005 – 2008 đạt 10,2 tỷ đồng, tốc độ tăng thu hàng năm đạt cao (trên 20%) và bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2008 đạt gần 25%. Trong đó nguồn thu chính là từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài (Chiếm trên 87,8% số thu từ CTN-NQD). Bảng 2.8 Thu thuế CTN-NQD huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 1. Thực hiện (Triệu đồng) 7.150 8.732 11.046 13.896 10.207 2. Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 122,13 126,50 125,80 - 3. Tốc độ phát triển định gốc (%) 100,00 122,13 154,49 194,35 - 4. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 – 2008 (%) - - - - 124,79 5. Tỷ trọng trong thu cân đối (%) 19,67 18,75 19,31 19,34 19,26 Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch Xét về cơ cấu nội bộ các khoản thu từ thuế CTN-NQD thì số thu từ thuế giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân hàng năm chiếm trên 50,7%) và đây là sắc thuế có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (đạt 48,53%). Nguồn thu tiềm năng từ thuế tài nguyên đạt thấp và có xu hướng giảm, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do định mức thu quy định quá thấp, công tác quản lý nguồn thu này quá yếu kém, chính quyền một số địa phương chỉ tiến hành thu dưới dạng thu các khoản phí để sử dụng và chi cho ngân sách ở địa phương.
  • 48. 48 Bảng 2.9 Cơ cấu và biến động nguồn thu CTN-NQD huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 KHOẢN THU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) Thực hiện (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Thực hiện (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Thực hiện (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Thực hiện (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bình quân 2006 - 2008 1. Thuế TNDN 3.113 43,5 3.725 42,7 3.977 36,0 4.363 31,4 119,66 106,77 109,71 111,91 2. Thuế Tài nguyên 362 5,1 87 1,0 114 1,0 148 1,1 24,03 131,03 129,82 74,22 3. Thuế GTGT 2.544 35,6 3.877 44,4 5.943 53,8 8.336 60,0 152,40 153,29 140,27 148,53 4. Thuế TTĐB 21 0,3 23 0,3 22 0,2 19 0,1 109,52 95,65 86,36 96,72 5. Thuế Môn bài 1.031 14,4 935 10,7 924 8,4 906 6,5 90,69 98,82 98,05 95,78 6. Phạt 79 1,1 85 1,0 66 0,6 124 0,9 107,59 77,65 187,88 116,22 Cộng: 7.150 100,0 8.732 100,0 11.046 100,0 13.896 100,0 122,13 126,50 125,80 124,79 Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch 48
  • 49. 49 Riêng trong năm 2008 các đơn vị thu đã có nhiều cố gắng trong quản lý thu thuế đối với đối tượng hộ kinh doanh công thương nghiệp – dịch vụ ngoài quốc doanh. Mặc dù số hộ quản lý thu có giảm 6,7% nhưng thuế tăng 25,8% so với năm 2007. Bảng 2.10 Tổng hợp bộ thuế CTN-NQD huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 1 Số hộ theo bộ thuế ghi thu Hộ 1.401 1.590 1.598 1.491 Thu khoán Hộ 1.293 1.475 1.476 1.379 Kê khai Hộ 108 115 122 112 2 Doanh số tính thuế tháng Tr.đồng 8.756 10.047 11.115 12.026 Thu khoán Tr.đồng 7.014 8.121 8.519 9.937 Kê khai Tr.đồng 1.742 1.926 2.596 2.089 3 Số hộ nộp thuế môn bài Hộ 2.646 2.764 2.727 2.768 Thu khoán Hộ 2.537 2.648 2.601 2.644 Kê khai Hộ 109 116 126 124 4 Doanh số bq tính thuế tháng Tr.đồng/hộ Thu khoán Tr.đồng/hộ 2,76 3,07 3,28 3,76 Kê khai Tr.đồng/hộ 15,98 16,60 20,60 16,85 5 Tỷ lệ quản lý hộ kinh doanh Thu khoán % 50,97 55,70 56,75 52,16 Kê khai % 99,08 99,14 96,83 90,32 Nguồn: Chi cục thuế Bố Trạch
  • 50. 50 Có thể nói rằng thu thuế CTN-NQD trong những năm qua đã góp phần quan trọng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu được giao. Tuy vậy, phân tích kỹ từng lĩnh vực thu vẫn còn không ít những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, đối với hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều thu theo phương pháp khoán nhưng việc xác định lại doanh thu tính thuế không được quan tâm đúng mức và đúng qui trình. Việc khoán định doanh thu tính thuế có nhiều trường hợp theo cảm tính, thiếu việc khảo sát và điều tra cụ thể. Do đó thường bị hộ kinh doanh và dư luận phản ứng, làm cho cơ quan thuế lúng túng vừa không giải thích được vừa không giám điều chỉnh. Thực tế trên vừa không bảo đảm được chính xác, đầy đủ, vừa gây ra việc thiếu công bằng và bình đẵng giữa các cơ sở, hộ nộp thuế, việc dân chủ công khai bị vi phạm. Ngoài ra, trong các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán thì tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh còn khá lớn, vì vậy mà số hộ khoán lập bộ quản lý thuế đạt khá thấp so với hộ thu thuế môn bài (chỉ đạt 51%). Mặc dù đây là khu vực hộ kinh doanh nhỏ lẽ, nhưng đông về số hộ nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ về số thu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các đội thuế ở cơ sở thiếu thường xuyên kiểm tra, khảo sát trên địa bàn quản lý để nắm hết các đối tượng thực tế có sản xuất kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế để quản lý, nhất là các đối tượng mới ra sản xuất kinh doanh. Việc cấp phép đăng ký kinh doanh còn buông lỏng, thiếu trật tự kỷ cương. Sự phối kết hợp giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế thiếu chặt chẽ. Theo quy định của pháp luật thì sau khi thực hiện xong việc đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh phải gửi một bộ bản sao cho cơ quan thuế đồng cấp để nắm và quản lý thu thuế nhưng hầu như chưa được thực hiện, cơ quan thuế cũng chưa thường xuyên đến các cơ quan cấp phép kinh doanh để nắm và đối chiếu số