SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
2
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
CEOHSP Kế hoạch An toàn, Sức khoẻ và Môi trường của Nhà thầu
CPO Ban Quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi
CPMU Ban Quản lý Dự án Trung ương
DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường
EA Đánh giá môi trường
ECOP Quy tắc thực hành môi trường
EM Người dân tộc thiểu số
EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
EMPF Khung phát triển dân tộc thiểu số
EPP Kế hoạch bảo vệ môi trường
ESIA Đánh giá tác động môi trường và xã hội
ESMP Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội
ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội
GoV Chính phủ Việt Nam
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MD-ICRSL Dự án chống chịu khí hậu và sinh kế bền vững ĐBSCL
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
PMU Ban quản lý dự án
PPMU Ban quản lý dự án tỉnh
RAP Kế hoạch hành động tái định cư
REA Đánh giá môi trường vùng
RPF Khung chính sách tái định cư
RSA Đánh giá xã hội vùng
SIWRR Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TDA Tiểu dự án
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng Thế giới
3
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................................................4
2. BỐI CẢNH ..............................................................................................................................4
3. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN......................................................................................................5
4. VÙNG DỰ ÁN VÀ CÁC TIỂU DỰ ÁN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT................................................8
5. QÚA TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ KHUNG LUẬT LỆ...............................10
6. TÓM TẮT CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU .................12
6.1. Tác động vùng ...................................................................................................................12
6.2. Tác động ở cấp dự án........................................................................................................13
6.3. Quản lý/giảm thiểu tác động vùng...................................................................................15
6.4. Quản lý/giảm thiểu tác động đặc thù của dự án.............................................................20
6.5. Trách nhiệm giám sát .......................................................................................................22
7. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ...................23
7.1. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội ..........................................................................23
7.2. Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số..................24
8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN..............................................25
9. TÓM TẮT 04 TIỂU DỰ ÁN NĂM ĐẦU............................................................................25
9.1. Tiểu dự án 2: Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn
sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh An Giang .......................................................................25
9.2. Tiểu dự án 4: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho
người dân vùng ven biển Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với BĐKH.......................29
9.3. Tiểu dự án 6: Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng
Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long...........................................................................................34
9.4. Tiểu dự án 9: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ biển và hỗ trợ nuôi
trồng thủy sản ở huyện An Minh, An Biên.............................................................................38
10. CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TIỂU DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2 .........................43
4
1. GIỚI THIỆU
Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Bộ Tài nguyên
và Môi trường (MONRE) đã chuẩn bị một dự án đầu tư có tên là Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp
và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL hay còn gọi là Dự án), với mục tiêu
tăng cường năng lực quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc cải thiện quy hoạch,
thúc đẩy sinh kế bền vững và xây dựng hạ tầng thích ứng với BĐKH tại các tỉnh được lựa chọn ở
ĐBSCL. Các hoạt động của dự án sẽ bao gồm: một số khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, các hoạt
động phi công trình cùng hỗ trợ kỹ thuật và sẽ được thực hiện thông qua 5 hợp phần: (1) Tăng cường
công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu; (2) Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn; (3) Thích
ứng với chuyển đổi mặn ở vùng cửa sông; (4) Bảo vệ ven biển ở vùng bán đảo; và (5) Quản lý dự án
và Hỗ trợ thực hiện. Dự án đang được đề xuất để được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong thời
gian 6 năm (2017-2022) với tổng kinh phí thực hiện dự án là 376 triệu USD (trong đó vốn Chính phủ
là 70 triệu USD và vốn IDA là 300 triệu USD).
Báo cáo này là bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án MD-ICRSL. Nó nêu
bật các kết quả và kết luận chính của báo cáo đánh giá môi trường vùng và đánh giá xã hội vùng. Báo
cáo này cũng tóm tắt nội dung của các báo cáo Đánh giá môi trường và tác động xã hội (ESIA), Kế
hoạch hành động tái định cư (RAP) và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) của các Tiểu dự
án (TDA) năm đầu; và khung liên quan của các TDA giai đoạn 2 như Khung quản lý Môi trường và
Xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF) và Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF)
của dự án. Báo cáo này cũng trình bày các chỉ số phát triển của các TDA giai đoạn 2.
2. BỐI CẢNH
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng đông dân cư. Đây là nơi sinh sống của 22% dân số
của Việt Nam, trong số này hầu hết sống ở các vùng nông thôn ven biển và sinh kế chủ yếu là trồng
lúa hoặc nuôi tôm. Những hộ này là hộ “cận nghèo” và dễ bị tổn thương, chỉ cần những cú sốc bên
ngoài là có thể đẩy họ trở lại hộ nghèo. Trong những thập kỷ gần đây, việc đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tự do và đa dạng hoá thị trường nông thôn và phát triển đô thị ở đồng
bằng đã cải thiện cơ hội cho người nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế này cũng làm cho các
nhóm dễ bị tổn thương đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và xã hội.
Việc phát triển các khoản đầu tư ở đồng bằng đang tạo áp lực lên các nguồn tài nguyên và dẫn đến
những tác động về lũ lụt, xâm nhập độ mặn và triều cường. Từ góc độ môi trường, ĐBSCL và các
vùng đất ngập nước của nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước (dòng chảy thủy
văn) và bổ sung/xả nước ngầm. Nó cũng giúp cho việc phân tán trầm tích và chất dinh dưỡng trên
một diện tích rất rộng góp phần cung cấp độ phì nhiêu và năng suất nông nghiệp của động bằng. Việc
trữ lũ tạm thời tại các vùng đồng bằng ngập lũ và đất ngập nước góp phần quan trọng trong việc điều
tiết lũ và bảo vệ chống lại những con lũ lớn và ảnh hưởng mạnh đến điều kiện khí hậu của đồng bằng.
Vào mùa khô, việc tiếp xúc với các kênh trong khu vực đất ngập nước làm tăng năng suất sơ cấp và
tăng khả năng hấp thụ phát thải khí nhà kính. Những thay đổi điều kiện thủy văn do việc gia tăng đầu
tư cơ sở hạ tầng và chia nhỏ đồng bằng đã gây ra rủi ro đối với các chức năng sinh thái hiện tại.
Phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công đang ảnh hưởng tới nguồn nước, cũng như hàm lượng trầm
tích và di cư của cá. Việc phát triển thủy điện dòng chính và các nhánh thượng nguồn đã góp phần
trữ nước, tăng dòng chảy mùa khô. Tuy nhiên, các hồ chứa này đã giữ lại trầm tích nên đã làm giảm
hàm lượng các trầm tích giàu chất dinh dưỡng đổ vào ĐBSCL và các khu vực ven biển và có khả
năng tăng xói lở bờ sông và bờ biển. Phát triển thủy điện, đặc biệt là trên dòng chính, cũng có thể
ngăn chặn tuyến đường di cư của các loài cá quan trọng dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi thuỷ sản và
5
mất đa dạng sinh học. Các dự án thủy lợi ở thượng nguồn cũng có thể làm giảm dòng chảy mùa khô
ở Đồng bằng.
ĐBSCL được xác định là một trong những Đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động
của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi
những thay đổi về nguồn cung cấp nước ngọt do xâm nhập mặn, lũ lụt, gia tăng cường độ các cơn
bão và tăng nhiệt độ. Việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt dự kiến sẽ trở nên khó khăn hơn do
lượng mưa thất thường và mặn xâm nhập vào nước ngầm. Việc khai thác hải sản đặc biệt là tại các
rạn san hô dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, đại dương ấm hơn và việc axit hóa đại dương
kết hợp với việc gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và đại dương. Cơ sở hạ tầng ven biển sẽ đối
mặt với nguy cơ gia tăng cường độ bão, mực nước biển dâng, gia tăng đột ngột ngập ở vùng ven biển
và sông.
Chính phủ Việt Nam đã nhận ra các mối đe dọa này và đã bắt đầu phát triển một tầm nhìn toàn diện
và tổng hợp hơn về mặt không gian để quản lý rủi ro và cơ hội hiện tại và tương lai ở ĐBSCL. Trong
năm 2013, Bản Kế hoạch phát triển Châu thổ đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan,
trong đó đánh giá một số chiến lược phát triển khác nhau trong đó có tính đến biến đổi khí hậu. Cơ
sở dữ liệu khoa học cấp độ đồng bằng và đánh giá tác động biến đổi khí hậu cũng đang được tiến
hành; tuy nhiên, cho đến nay các dự án này vẫn còn ở lý thuyết và chưa được đưa vào quá trình lập
kế hoạch. Những tác động của phương án lựa chọn phát triển trên các lĩnh vực khác nhau ở đồng bằng
rất phức tạp và hiệu quả của các khoản đầu tư trong điều kiện BĐKH khí hậu và phát triển thượng
nguồn vẫn chưa được hiểu rõ.
3. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Mục tiêu phát triển của dự án là nâng cao năng lực lập kế hoạch thích ứng với tác động của biến đổi
khí hậu, tăng cường khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu cho các hoạt động quản lý và sử dụng
tài nguyên đất và nước tại một số tỉnh được lựa chọn ở khu vực ĐBSCL. Mục tiêu này sẽ đạt được
thông qua việc cung cấp các khoản vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho nông dân ở
các tỉnh được lựa chọn ở ĐBSCL và các tổ chức chính phủ ở cấp trung ương và địa phương.
Các hoạt động của dự án được thực hiện thông qua 5 hợp phần sau đây:
Hợp phần 1: Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu (kinh phí dự kiến
là: 48 triệu USD, trong đó vốn IDA là 47,527 triệu USD). Hợp phần này bao gồm 06 tiểu dự án, trong
đó có 04 tiểu dự án do Bộ TN&MT thực hiện và 02 tiểu dự án do Bộ NN&PTNT thực hiện. Chi tiết
tổng hợp các tiểu dự án của Hợp phần 1 được tổng hợp ở Bảng 1Error! Reference source not found..
Hợp phần 2: Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn (kinh phí dự kiến là: 99,730 triệu USD, trong đó
vốn IDA là 78,538 triệu USD).
Thượng nguồn có đặc trưng là lũ lớn tự nhiên vào mùa mưa. Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát
lũ nông nghiệp lớn đã chuyển nước lũ đến các khu vực khác của ĐBSCL và làm giảm tác dụng có lợi
từ lũ trong đó bao gồm: gia tăng độ phì nhiêu cho đất, bổ sung nước ngầm và duy trì hệ sinh thái
nước.
Mục tiêu chính của Hợp phần này là để bảo vệ và/hoặc nâng cao các tác dụng tích cực của lũ qua biện
pháp kiểm soát lũ (giữ lũ) để tăng thu nhập nông thôn và bảo vệ tài sản có giá trị cao ở An Giang và
Đồng Tháp. Nội dung của hợp phần này bao gồm i) sử dụng biện pháp kiểm soát lũ (giữ nước lũ) có
lợi hơn ở các khu vực nông thôn và cung cấp các lựa chọn thay thế trong sản xuất nông nghiệp và
thuỷ sản; ii) cung cấp hỗ trợ sinh kế cho nông dân để họ có vụ sản xuất thay thế vụ lúa trong mùa
mưa, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản; iii) xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để bảo vệ tài sản có
6
giá trị cao như thành thị và vườn cây ăn trái và iv) hỗ trợ sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp
vào mùa khô.
Các TDA của hợp phần này gồm có tiểu dự án (TDA 1, 2, 3) được đề xuất để giải quyết vấn đề về
nâng cao khả năng thoát lũ trong điều kiện lũ đặc biệt lớn Các tiểu dự án này giải quyết cho 2 vùng
ngập lũ ở ĐBSCL, trong đó mục tiêu là tăng khả năng thoát lũ ra biển Tây ở vùng tứ giác Long Xuyên,
tăng cường không gian chứa lũ và không cản lũ, làm chậm lũ ở vùng Đồng Tháp Mười.
Bảng 1: Các tiểu dự án và kinh phí dự kiến của hợp phần 1
Ký
hiệu
Tên các tiểu dự án Địa điểm/Bộ
chủ quản
Vốn vay
ODA
(10^6
USD)
Tổng
mức ĐT
(10^6
USD)
I Hợp phần 1 : Đầu tư để tăng cường công
tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở
dữ liệu
47,527 48,000
HP1-1 Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống
quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt tại
Đồng bằng sông Cửu Long
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
9,527 10,000
HP1-2 Nâng cấp, xây dựng mạng quan trắc nước
dưới đất Đồng bằng sông Cửu Long trong
điều kiện biến đổi khí hậu
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
12,650 12,650
HP1-3 Xây dựng Hệ thống giám sát biến động bờ
sông, bờ biển khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long bằng công nghệ viễn thám
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
12,120 12,120
HP1-4 Đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng
đồng bằng sông Cửu Long tích hợp dữ liệu
tài nguyên và môi trường của khu vực phục
vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết
định về phát triển bền vững trong điều kiện
biến đổi khí hậu
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
10,000 10,000
HP1-5 Tăng cường năng lực dự báo chuyên ngành
phục vụ quản lý vận hành các công trình
thủy lợi ở ĐBSCL
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
2,530 2,530
HP1-6 Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống đê biển,
rừng ngập mặn vùng ĐBSCL
13 tỉnh
ĐBSCL/Bộ
TNMT
0,700 0,700
Hợp phần 3: Thích ứng với chuyển đổi độ mặn vùng Cửa sông (kinh phí dự kiến là: 108,234 triệu
USD, trong đó vốn IDA là 81,131 triệu USD).
Sông Cửu Long chia thành 8 nhánh chảy ra Biển Đông thông qua tiểu vùng cửa sông. Khu vực này
có đặc trưng tự nhiên là dòng chảy thấp trong mùa khô cho phép nước mặn xăm nhập sâu vào đất
liền. Trong hai mươi năm qua, hệ thống nước ngọt khép kín được thiết kế để sản xuất lúa đã được
xây dựng trong vùng này bao gồm: các khu lấn biển lớn bao quanh bởi các con đê và các cống kiểm
soát mặn. Tính bền vững lâu dài của chiến lược này sẽ có vấn đề do sự giảm sút lượng nước trong
7
mùa khô và mực nước biển dâng. Ngoài ra, nông dân đang chuyển đổi nhanh sang nuôi tôm có lãi
suất cao hơn dọc theo bờ biển, thường đi kèm với việc tàn phá rừng ngập mặn, ô nhiễm môi trường
chưa kiểm soát được, hạ tầng còn manh mún và dễ bị tác động bởi triều cường.
Hợp phần này nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, nuôi trồng
thủy sản (NTTS) bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống tại vùng ven biển. Các hoạt
động sẽ bao gồm: i) xây dựng hệ thống phòng hộ ven biển bao gồm các loại kè, đê bao và rừng ngập
mặn, ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi và nông nghiệp dọc theo vùng ven biển để tăng tính linh hoạt
và bền vững cho NTTS và thích ứng với thay đổi độ mặn; iii) hỗ trợ cho nông dân để chuyển đổi (nếu
cần) sang các hoạt động canh tác nước lợ có tính bền vững hơn như rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm,
lúa-tôm, và các hoạt động NTTS khác; và iv) hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu
bằng cách tạo điều kiện sử dụng nước hiệu quả trong mùa khô.
Các hoạt động cụ thể của hợp phần này bao gồm 04 TDA (TDA 4, 5, 6, 7), với hướng tiếp cận từ các
thách thức phía biển, khi xâm nhập mặn lên cao, việc thích ứng với kinh tế mặn và đầu tư hạ tầng
đảm bảo linh hoạt, kết hợp với các hạ tầng đã được đầu tư để chuyển đổi từ nền kinh tế mặn sang
kinh tế ngọt, tránh xung đột giữa kinh tế mặn và ngọt. Trong đó tập trung đến việc bảo vệ bờ biển,
khôi phục và trồng thêm rừng ngập mặn, phân bố và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý giữa các
điều kiện nguồn nước và tài nguyên đất khác nhau. Kết hợp và phát huy tối đa các hệ thống đã được
đầu tư như: Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre, Nam Măng Thít.
Hợp phần 4: Bảo vệ khu vực bờ biển vùng Bán đảo (kinh phí dự kiến là: 101,580 triệu USD, trong
đó vốn IDA là 82,331 triệu USD).
Ngược lại với vùng cửa sông liền kề, sông Cửu Long không có phân nhánh nào đi qua vùng bán đảo
và theo lịch sử thì phần hạ nguồn này là bán đảo bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc được duy trì bởi
lượng mưa cục bộ. Trong những thập kỷ gần đây, có xảy ra bùng nổ về nghề nuôi tôm dọc theo bờ
biển mà chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm để duy trì độ mặn thích hợp. Việc khai thác nước ngầm
quá mức đã dẫn đến sụt lún đất đai đáng kể. Mật độ rừng ngập mặn tự nhiên đã giảm bớt nhiều, mặc
dù vẫn còn một số khu rừng ngập mặn được bảo vệ. Một mạng lưới kênh rộng lớn cũng đã được phát
triển để dẫn nước ngọt từ sông Cửu Long vào vùng bán đảo này để sản xuất lúa gạo.
Hợp phần này nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến xói lở bờ biển, quản lý nước ngầm,
cung cấp nước sinh hoạt, NTTS bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống ở các khu vực
ven biển, cửa sông của Kiên Giang và Cà Mau. Các hoạt động tiềm năng bao gồm: i) xây dựng/cải
tạo đai rừng phòng hộ ven biển bao gồm kết hợp các loại kè, đê bao và vành đai rừng ngập mặn; ii)
nâng cấp cơ sở hạ tầng kiểm soát nước mặn dọc theo vùng ven biển để giúp cho các hoạt động NTTS
được linh hoạt và bền vững; iv) kiểm soát sử dụng nước ngầm cho nông nghiệp/thủy sản và phát triển
các nguồn nước ngọt để dùng cho sinh hoạt; v) hỗ trợ cho nông dân để giúp họ thực hiện các hoạt
động canh tác nước lợ có tính bền vững hơn như mô hình rừng ngập mặn – tôm và các hoạt động thuỷ
sản khác và vi) hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích hợp với khí hậu để sử dụng nước hiệu quả.
Các hoạt động của hợp phần này gồm 03 TDA (TDA 8, 9, 10), tương tự như vùng Cửa sông, vùng
Bán đảo có rủi ro cao về tác động từ phía biển, sụt lún, sạt lở và đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt.
Việc đầu tư hạ tầng để phòng tránh sạt lở đê biển Tây, tái tạo và khôi phục hệ thống rừng ngập mặn
ven biển Đông và Tây, bố trí và tổ chức lại sản xuất phù hợp và có khả năng thích nghi cao với biến
đổi khí hậu là rất cần thiết.
Hợp phần 5: Hỗ trợ Quản lý và Thực hiện Dự án (kinh phí dự kiến là: 12,400 triệu USD, trong đó
vốn IDA là 10,472 triệu USD).
8
Hợp phần này sẽ được chia thành hỗ trợ quản lý dự án và tăng cường năng lực cho MONRE và
MARD. Hợp phần này được dự kiến sẽ hỗ trợ các chi phí liên quan tới quản lý Dự án và cung cấp
các dịch vụ tư vấn để hỗ trợ quản lý dự án tổng thể, quản lý tài chính, đấu thầu, chính sách an toàn,
giám sát và đánh giá.
4. VÙNG DỰ ÁN VÀ CÁC TIỂU DỰ ÁN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT
Dự án sẽ được thực hiện ở 9 trong số 13 tỉnh ĐBSCL và bao gồm 10 TDA thuộc các hợp phần 2, 3
và 4 và các hoạt động khác thuộc Hợp phần 1. Vị trí của các TDA (ký hiệu TDA 1 - 10) được trình
bày ở Hình 1.
Hình 1: Vị trí của dự án MD-ICRSL và các TDA thuộc dự án
Các loại hình đầu tư trong các TDA
Hợp phần 1 tập trung vào (i) nâng cấp và mở rộng hệ thống giám sát cho nước ngầm và nước mặt, và
nâng cao công nghệ viễn thám, (ii) thiết lập một trung tâm ĐBSCL để tích hợp dữ liệu tài nguyên môi
trường và phát triển công cụ mô hình đi kèm; và (iii) thực hiện đánh giá khả năng chống chịu khí hậu
9
của ĐBSCL hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong việc ra quyết định về phát triển bền vững trong
điều kiện biến đổi khí hậu. Trong hợp phần này có thể phát sinh các hoạt động xây dựng nhỏ như:
xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước và trung tâm phát triển ĐBSCL.
Hợp phần 2, 3 và 4 của dự án sẽ hỗ trợ đầu tư để (i) cải thiện quản lý tài nguyên nước và trữ lũ; (ii)
hỗ trợ các hệ thống nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản bền vững thích nghi và linh hoạt theo mùa; (iii)
khôi phục rừng ngập mặn và bảo vệ bờ biển và (iv) cải thiện sinh kế ven biển. Mỗi một TDA sẽ đầu
tư từ hai loại hình có quy mô nhỏ và vừa trở lên như dưới đây:
- Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và đường giao thông nông thôn.
- Khôi phục và gia cố đê bao trong vùng ngập lũ, đê sông đê biển để tạo bãi để phát triển rừng ngập
mặn hoặc để kiểm soát lũ/điều tiết mặn và kè bảo vệ chống bão và triều cường.
- Xây dựng các cống trên tuyến đê biển để điều tiết mặn, hỗ trợ cho việc phát triển các mô hình sinh
kế thích hợp.
- Xây dựng cầu cạn và bang tràn để tăng cường khả năng thoát lũ
- Xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi bao gồm nạo vét kênh mương để tăng khả năng trao đổi nước.
- Xây dựng hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước cho sinh hoạt.
- Trồng, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Phát triển các mô hình sinh kế có khả năng chống chịu khí hậu thích hợp cho 3 vùng của dự án,
bao gồm: trồng lúa nổi, chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác, các
mô hình nuôi thuỷ sản, tôm - lúa và tôm - rừng.
- Hệ thống nông nghiệp/thuỷ sản bền vững trong đó bao gồm phân vùng/sử dụng đất và quản lý
nguồn nước thích hợp.
- Xây dựng năng lực (bao gồm đào tạo) cho các hoạt động sinh kế cụ thể.
Các Hợp phần 2, 3 và 4 sẽ có 10 TDA. Các TDA năm đầu (4 TDA) đã được xác định trong Bảng 2
và chi tiết các hoạt động/hạng mục của các TDA được tóm tắt trong mục 9 và 10 dưới đây.
Bảng 2: Tóm tắt các TDA (bao gồm cả 4 TDA năm đầu)
KH Tên TDA Huyện Tỉnh Ghi chú
Hợp phần 1: Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu
Hợp phần 2: Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn
TDA1 Nâng cao khả năng thoát lũ và thích ứng biến đổi khí
hậu cho vùng Tứ giác Long Xuyên
An Giang,
Kiên
Giang
TDA2 Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho
vùng thượng nguồn sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh
An Giang
An Phú An Giang TDA năm
đầu
TDA3 Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền
vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp
Mười (các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp)
Đồng
Tháp
Hợp phần 3: Thích ứng với chuyển đổi độ mặn ở Vùng cửa sông
10
KH Tên TDA Huyện Tỉnh Ghi chú
TDA4 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh
kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri, tỉnh
Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
Ba Tri Bến Tre TDA năm
đầu
TDA5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cải thiện sinh kế cho
người dân huyện Bắc Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu
Thạnh
Phú
Bến Tre
TDA6 Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu
vùng Nam Măng Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long
Cầu Kè,
Trà Ôn,
Vũng
Liêm
Trà Vinh,
Vĩnh
Long
TDA năm
đầu
TDA7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản
xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế,
thích ứng biến đổi khí hậu vùng Cù Lao Dung
Sóc Trăng
Hợp phần 4: Bảo vệ khu vực bờ biển vùng Bán đảo
TDA
8
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở
bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm –
rừng nhằm cải thiện sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu
ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau
Cà Mau
TDA
9
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ
biển và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản ở huyện An Minh,
An Biên
An Minh
An Biên
Kiên
Giang
TDA năm
đầu
TDA
10
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát
triển rừng sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến
đổi khí hậu ở huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc
Liêu
Bạc Liêu
Hợp phần 5: Hỗ trợ Quản lý và Thực hiện Dự án
5. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ KHUNG LUẬT LỆ
Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 quy định về đánh giá môi trường
chiến lược (SEA), đánh giá tác động môi trường (EIA), kế hoạch bảo vệ môi trường (EPP), thì Dự án
cần phải chuẩn bị 4 ESIA cho 4 TDA năm đầu đó là TDA2, TDA4, TDA6, TDA9.
Dự án MD-ICRSL sẽ áp dụng 9 chính chính sách an toàn của WB sau đây: (i) Đánh giá môi trường
(OP / BP 4.01); (ii) Môi trường sống tự nhiên (OP / BP 4.04); (iii) Quản lý vật hại (OP / BP 4.09);
(iv) Rừng (OP / BP 4.36); (v) An toàn đập (OP / BP 4.37); (vi) Người dân tộc thiểu số (OP / BP 4.10);
(vii) Tài nguyên văn hóa vật thể (OP / BP 4.11); (viii) Tái định cư bắt buộc (OP / BP 4.12); và (ix)
Dự án trên tuyến đường thủy quốc tế (OP / BP 7.50).
Mặc dù dự kiến là hầu hết các TDA sẽ có tác động bất lợi đối với môi trường ở mức trung bình nhưng
dự án được đề xuất là loại A về đánh giá môi trường là do việc đề xuất xây dựng và vận hành một hồ
chứa cung cấp nước cho sinh hoạt và chống cháy rừng (TDA ở Cà Mau dự kiến được thực hiện ở giai
đoạn 2) mà hồ chứa này sẽ nằm tiếp giáp với Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau, và do đó có
thể có những tác động đáng kể đến môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học của vườn quốc gia.
Sự tác động kết hợp của các vấn đề về tài nguyên nước và tác động đáng kể của việc thu hồi đất cũng
11
như những tác động tiềm tàng trong tương lai do mở rộng các mô hình sinh kế của dự án cũng được
dự đoán.
Tóm tắt các hành động để giải quyết các yêu cầu về chính sách an toàn được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3: Tóm tắt các hành động chính sách an toàn đã và sẽ được thực hiện của dự án
Chính sách an toàn Hành động
Đánh giá môi
trường OP/BP 4.01
Chính sách này được áp dụng.
- Dự án loại A
- Tóm tắt đánh giá môi trường đã được chuẩn bị
- REA, RSA, ESMF, RPF, EMPF đã được chuẩn bị
- 4 TDA năm đầu đã được sàng lọc và phân loại B về đánh giá môi trường và
các tài liệu ESIAs, RAPs, EMDPs của các TDA này đã được chuẩn bị.
- Việc chuẩn bị ESIAs, RAPs, và EMDPs của các TDA năm tiếp theo sẽ
được thực hiện trong quá trình thực hiện dự án sẽ tuân thủ ESMF, RPF, và
EMPF
Natural Habitats
OP/BP 4.04
Chính sách này được áp dụng.
- Dự án sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực được bảo vệ nào và cũng
không ảnh hưởng đến các loài động thực vật quan trọng/đang bị đe dọa hay
các khu vực đa dạng sinh học có giá trị cao. Tuy nhiên, xây dựng và vận
hành các cơ sở hạ tầng thuỷ lợi như các cống có tác động tiềm tàng nhỏ đến
về môi trường sống tự nhiên của sông, kênh và các cửa sông. Tác động và
biện pháp giảm thiểu đã được xác định và sẽ được đưa vào ESIAs của TDA
có liên quan.
Rừng
OP/BP 4.36
Chính sách này được áp dụng.
- Việc bảo vệ / khôi phục cảnh quan khu vực ven biển để tăng cường khả
năng chống chịu của hệ thống canh sản xuất phía trong, giảm thiểu tổn
thương trước những tác động của nước biển dâng và xói lở bờ biển. Kế
hoạch quản lý rừng sẽ được chuẩn bị cho các hoạt động khôi phục rừng
ngập mặn của dự án.
An toàn đập
OP 4.09
Chính sách này được áp dụng.
- Tăng sử dụng thuốc trừ sâu, ô nhiễm và dịch bệnh từ nuôi tôm. Khung
Quản lý dịch hại được chuẩn bị trong Phụ lục của ESMF.
Tài nguyên văn
hóa vật thể OP/BP
4.11
Chính sách này được áp dụng.
- Dự án dự kiến sẽ không có tác động đến tài nguyên văn hoá vật thể quan
trọng như di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Dự án sẽ di dời mồ mả mà tại
Việt Nam đây được coi là tài nguyên văn hoá vật thể. Trong trường hợp
phát hiện tài nguyên văn hoá vật thể quan trọng, kế hoạch quản lý tài
nguyên văn hoá vật thể sẽ được chuẩn bị có sự tham vấn với các bên liên
quan tại địa phương và các cơ quan tôn giáo/văn hóa. Đối với những hoạt
động có liên quan đến nạo vét/đào đắp thì Thủ tục phát hiện tình cờ sẽ được
đưa vào trong ESMPs, hợp đồng thi công.
Người dân tộc
thiểu số OP/BP
4.10
Chính sách này được áp dụng.
- EMPF của dự án và 2 EMDP của 2 TDA năm đầu đã được chuẩn bị
- EMDPs của các TDA ở các giai đoạn sau sẽ được thực hiện trong quá trình
12
Chính sách an toàn Hành động
thực hiện dự án và tuân thủ theo hướng dẫn trong EMPF
Tái định cư bắt
buộc OP/BP 4.12
Chính sách này được áp dụng.
- RPF của dự án và 3 RAP của 3 TDA năm đầu đã được chuẩn bị
- RAPs của các TDA ở các giai đoạn sau sẽ được thực hiện trong quá trình
thực hiện dự án và tuân thủ theo hướng dẫn trong RPF.
An toàn đập
OP/BP 4.37
Chính sách này được áp dụng.
- Dự án có thể tài trợ cho việc xây dựng các hồ chứa để cung cấp nước cho
sinh hoạt và phòng chống cháy rừng. Không có cấu trúc sẽ cao hơn 10 mét,
và các đập và hồ chứa nước dự kiến sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào.
Nhằm tuân thủ chính sách OP / BP 4.37, trong ESMF có quy định các điều
khoản để đáp ứng các yêu cầu của chính sách, bao gồm việc đảm bảo có sự
tham gia của các kỹ sư có trình độ.
Dự án trên tuyến
đường thủy quốc tế
OP/BP 7.50
Chính sách này được áp dụng.
- Các hoạt động dự án không thuộc trường hợp yêu cầu thông báo cho các
quốc gia ven sông quy định tại khoản 7 (a) của OP 7.50.
Dự án trong khu
vực tranh chấp
OP/BP 7.60
Chính sách này không được áp dụng
- Không có bất kỳ vị trí nào của dự án nằm trong khu vực tranh chấp.
-
6. TÓM TẮT CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Tác động môi trường và xã hội của dự án đã được xác định và đánh giá chi tiết ở cả cấp vùng và cấp
dự án cụ thể. Những tác động này được phản ánh trong các công cụ chính sách an toàn khác nau như
REA, RSA, 4 ESIA, 3 RAP, và 2 EMDP. Các biện pháp quản lý và giảm thiểu thích hợp ở cả cấp độ
vùng và cấp dự án đã được đề xuất theo các quy tắc thực hành tốt. Phần này tóm tắt các tác động môi
trường chính của 4 TDA năm đầu. Chi tiết việc dự báo tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu được
trình bày chi tiết trong các báo cáo ESIA, RAP, và EMDP của các TDA có liên quan.
6.1. Tác động vùng
Đánh giá môi trường vùng (REA). Với các loại và vị trí của các TDA được đề xuất và điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên nước ở hạ lưu của ĐBSCL, REA được thực hiện để cung
cấp các khuyến nghị chiến lược để hướng dẫn việc thiết kế dự án.
Đánh giá xã hội vùng (RSA). Mục tiêu tổng thể của RSA là để hiểu rõ hơn về cộng đồng bị ảnh hưởng
của dự án để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch đầu tư ở đồng bằng
dài hạn và để đảm bảo tính bền vững và quyền sở hữu lâu dài của bên vay đối với khoản đầu tư được
đề xuất. Việc đánh giá trong đó tham gia của cộng đồng trong khu vực TDA để hiểu rõ hơn về hoạt
động thích ứng biến đổi khí hậu hiện tại và xác định các tác động xã hội tiềm tàng do thực hiện các
mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu do WB đề xuất.
Kết quả cho thấy rằng việc xây dựng các công trình của dự án có thể gây ra những tác động lâu dài
đối với các mô hình sinh kế hiện tại mà các mô hình này có thể phải thay đổi để thích ứng với những
tác động của các khoản đầu tư của dự án (gia cố đê, xây cống…), với tình hình môi trường mới và
với biến đổi khí hậu. Với sự chuyển đổi sang mô hình sinh kế mới có khả năng chống chịu khí hậu
và bền vững, những người nông dân mong muốn đa dạng hóa sản xuất của họ và từ đó làm tăng thu
13
nhập. Một số hộ gia đình có thể miễn cưỡng chuyển đổi (ví dụ: hộ già, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo,
hộ không có hoặc có ít đất) và có thể cần hỗ trợ để chuyển đổi sang mô hình sinh kế mới.
REA khuyến cáo rằng dự án MD-ICRSL cần thực hiện các biện pháp giám sát và quản lý tác động
tích lũy, tác động vùng và tiểu vùng bằng cách: (a) tăng cường giám sát nguồn nước mặt, nước ngầm
và thủy sản trong khu vực dự án trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình kiểm soát nguồn
nước, hỗ trợ thông qua nghiên cứu sử dụng nước ngầm; (b) giám sát thay đổi bờ sông và ven biển để
xác định hiệu quả của các khoản đầu tư vào việc bảo vệ bờ biển; (c) phân vùng và quản lý linh hoạt
việc nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ trong đó có xem xét đến việc tham gia của cộng đồng trong
quá trình xây dựng quy trình vận hành các công trình kiểm soát nguồn nước; (d) từng bước thực hiện
các mô hình sinh kế bao gồm các dịch vụ khuyến nông và thị trường; (e) huy động MONRE và các
cơ quan khác sử dụng các mô hình phát triển cho dự án này (MDS) vào việc kiểm soát xói lở bờ biển,
xâm nhập mặn và vận chuyển trầm tích và chất dinh dưỡng ở vùng ngập lũ phía trên; (f) kết hợp với
các bài học đã rút ra từ các dự án của WB đang thực hiện ở ĐBSCL; và (g) áp dụng kinh nghiệm từ
các TDA năm đầu vào việc thiết kế và vận hành của TDA giai đoạn II.
Các hoạt động cần thực hiện tiếp theo là giám sát môi trường và xã hội trong vùng dự án, lập bản đồ
GIS các khu vực có vấn đề hoặc các điểm nóng; xây dựng mô hình thủy văn để xác định những thay
đổi trong dòng chảy ở vùng thượng lưu, vùng cửa sông, và bán đảo; xây dựng mô hình thủy lực để
xác định hiệu quả của các cống, kênh và cơ sở hạ tầng kiểm soát tài nguyên nước; xem xét năng suất
(tấn/ha), giá cả và thu nhập của nông dân từ các mô hình sinh kế; và tăng cường hệ thống cảnh báo
sớm lũ lụt và hạn hán trong mối tương quan với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại 3 vùng sinh
thái này.
6.2. Tác động ở cấp dự án
Các tác động môi trường và xã hội tích cực ở cấp dự án
Dự án dự kiến sẽ mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho ĐBSCL về (i) tăng cường năng lực
để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu từ việc phát triển của các mô hình sinh kế chống chịu
khí hậu bền vững; (ii) tăng năng suất nông nghiệp (và lợi ích liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo
và phát triển kinh tế) do đầu tư cơ sở hạ tầng điều tiết nguồn nước mặn - ngọt và kiểm soát lũ; (iii)
chất lượng nước được cải thiện do giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản; và (iv) tăng tỷ lệ rừng ngập mặn để khôi phục sinh thái và giảm xói lở bờ
biển.
Các tác động môi trường và xã hội tiêu cực ở cấp dự án
Tác động chung và đặc thù chính được nêu ở phần sau đây còn các tác động cụ thể chi tiết và biện
pháp giảm thiểu cho mỗi TDA được đề cập ở phần 8. Những tác động/rủi ro chính về mặt xã hội do
xây dựng các công trình và thực hiện các mô hình sinh kế sẽ bao gồm: (i) mất cây trồng, hoa màu,
sinh kế và các tài sản khác do thu hồi đất vĩnh viễn và tạm thời và di dời các hộ gia đình; (ii) nông
dân miễn cưỡng/không đồng tình với những thay đổi sang mô hình sinh kế mà dự án đề xuất; (iii)
tính sẵn sàng trong việc thực hiện các mô hình sinh kế của các nông dân còn thấp; (iv) các tác động/lợi
ích không cân xứng từ các hoạt động dự án đối với các nhóm dễ bị tổn thương hơn như hộ nghèo, già
và hộ dân tộc thiểu số; và (v) di dời mồ mả.
Có người dân tộc thiểu số (Khmer và Chăm) hiện diện trong khu vực dự án và họ không bị ảnh hưởng
do việc thu hồi đất để thực hiện các TDA năm đầu. Người Khmer là nhóm nghèo và dễ bị tổn thương
nhất và chiếm tỷ lệ lớn người nghèo và không có đất. Họ thường đi làm thuê ở cho các hộ sản xuất
lúa và nuôi trồng thủy sản cũng như đánh bắt thuỷ sản tự nhiên để bán cho các hộ nuôi thuỷ sản để
họ dùng làm thức ăn cho tôm. Với các nội dung đầu tư đề xuất, các hộ gia đình EM có thể phải điều
14
chỉnh hoặc thay đổi mô hình sinh kế hiện tại của họ để chuyển sang mô hình bền vững hơn. Trong
khu vực dự án không có tài nguyên văn hóa vật thể; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số TDA
thì cần di dời các ngôi mộ. Các tác động này được xem là trung bình, dài hạn, không thể tránh khỏi
và có thể được giảm thiểu thông qua việc tham vấn một cách có hiệu quả và đền bù thỏa đáng.
Các tác động tiêu cực điển hình và đặc thù trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công và vận hành
các cơ sở hạ tầng thuỷ lợi (bao gồm các cống) và thực hiện các mô hình sinh kế bao gồm: (i) rủi ro
bom mìn (UXO); (ii) gia tăng phiền toái từ bụi và tiếng ồn; (iii) ô nhiễm nước và đất do phát sinh
chất thải; (iv) ảnh hưởng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại địa phương;
(v) bồi lắng và ô nhiễm nước trong ở khu vực sản xuất nông nghiệp và ao nuôi thủy sản; (vi) xì phèn
từ hoạt động đào đắp; (vii) gián đoạn việc cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới; (viii) các rủi ro
về sức khỏe và an toàn của người dân địa phương và công nhân xây dựng; (ix) xáo trộn giao thông
thuỷ bộ của địa phương; (x) gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá qua các con sông và kênh
rạch; và (xi) xung đột sử dụng nước giữa trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Một số các tác động cụ thể được nêu chi tiết dưới đây.
Bồi lắng và thoát nước tạm thời và vĩnh viễn. Xói mòn bề mặt và rửa trôi vật liệu, bãi thải và trầm
vào nguồn nước mặt do nước mưa chảy tràn trên công trường có thể gây tác động tiêu cực từ nhỏ đến
trung bình đến các đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy và các nguồn nước gần các vị trí này.
Đất phèn (ASS) và đất thải nguy hại. Việc đào đắp đất để thi công cống và nạo vét kênh mương có
thể khiến xuất hiện nguy cơ xì phèn và chất độc hại dẫn đến trầm tích bị ô nhiễm. Tuy nhiên, kết quả
điều tra thực địa cho thấy đất phèn và đất thải nguy hại không phải là một vấn đề nghiêm trong khu
vực dự án.
Gián đoạn việc cung cấp nước tưới và nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình thi công có thể làm gián
đoạn nguồn cung cấp nước. Tác động này xảy ra do thi công cống, đập tràn, đê, kè. Hầu hết người
dân sống ở nông thôn và sống dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Việc gián đoạn nguồn
cung cấp nước cho các các ruộng lúa và ao nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm thu nhập của người
dân.
Tác động do gia tăng sử dụng các hóa chất nông nghiệp. Việc thực hiện dự án có thể cung cấp thêm
nước ngọt để tưới cho lúa ở khu vực thượng nguồn điều này có thể dẫn đến sự gia tăng sử dụng các
hóa chất nông nghiệp và kết quả của việc này là làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và đời sống thủy
sinh trong tiểu dự án và các khu vực hạ lưu.
Tăng xung đột trong việc sử dụng nước do việc vận hành các cống không hợp lý. Nếu các cống không
được vận hành một các thích hợp có thể dẫn đến gia tăng xung đột sử dụng nước.
Tác động tiềm tàng và rủi ro của các mô hình nuôi trồng thủy sản. Thực hiện mô hình nuôi trồng
thủy sản có thể có những tác động tiềm tàng từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, xử lý bùn thải không
đúng cách và các rủi ro do dịch bệnh của tôm và cá có thể gây ô nhiễm nguồn nước, mất thu nhập.
Gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá trong sông, kênh rạch. Vận hành các cống có thể làm
gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá, ảnh hưởng đến việc di cư, kiếm ăn và sinh sản của chúng.
Tác động gián tiếp. Các ESIA cho thấy rằng khi thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế của dự án dự
kiến sẽ không có tác động tiêu cực đáng kể đối với môi trường. Tuy nhiên, về lâu dài (sau khi dự án
kết thúc), thì việc mở rộng quy mô của một số các mô hình này nếu không được quản lý đúng cách
có thể dẫn đến những thay đổi trong sử dụng đất và gia tăng ô nhiễm trên một quy mô lớn hơn mà có
thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và đa dạng sinh học trong khu vực.
15
Tác động lâu dài. Việc xây dựng các công trình của dự án sẽ có những tác động lâu dài đối với các
mô hình sinh kế hiện tại mà các mô hình này có thể phải thay đổi để thích ứng với sự thay đổi điều
kiện môi trường và tác động của biến đổi khí hậu. Việc chuyển sang các mô hình sinh kế thích ứng
với biến đổi khí hậu và bền vững hơn sẽ giúp nông dân đa dạng hóa sản xuất và gia tăng thu nhập.
Tất cả nông dân sẽ được hỗ trợ thông qua việc đào tạo và chuyển giao kiến thức từ các mô hình sinh
kế thí điểm, hoặc sử dụng các hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác để thực hiện các mô hình sinh kế nhằm
giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. Một số hộ gia đình có thể sẽ miễn cưỡng hay đổi (ví dụ: hộ
người già, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ có ít đất hoặc không có đất) và cần có sự hỗ trợ cụ thể
để họ thích ứng với mô hình sinh kế. Thay đổi về thể chế trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL dự
kiến được hiện bằng cách sử dụng các hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác nông dân để thực hiện các mô
hình sinh kế. Việc hình thành các hợp tác xã mới, hoặc thực hiện thông qua các hợp tác xã hiện có,
sẽ giúp thấm nhuần niềm tin của nông dân thông qua việc chia sẻ rủi ro thông qua tập thể, đặc biệt là
với đối với những nông dân sợ rủi ro mà có thể không muốn áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng
mới.
6.3. Quản lý/giảm thiểu tác động vùng
REA đã đánh giá tác động tích cực và tiêu cực ở cấp vùng/tiểu vùng của Hợp phần 2, 3 và 4 liên quan
đến các hoạt động sau: Nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng; Nạo vét kênh mương; xây dựng các công
trình kiểm soát nguồn nước/lũ ở vùng thượng nguồn; thực hiện các mô hình sinh kế mới ở vùng
thượng nguồn; xây dựng các công trình kiểm soát nguồn nước/độ mặn ở vùng cửa sông và bán đảo;
thực hiện các mô hình sinh kế mới ở vùng cửa sông và bán đảo; Mở rộng nuôi trồng thủy sản và nuôi
tôm; và bảo vệ rừng ngập mặn ở các vùng ven biển; và Xây dựng hồ chứa, hệ thống cấp nước và vệ
sinh môi trường.
REA đã cho thấy không có tác động tiêu cực mang tính chất vùng lớn nào phát sinh từ dự án và các
tác động vùng tiêu cực có thể được giảm thiểu hông qua việc thực hiện ESMP của các TDA. Tóm tắt
các tác động vùng của các Hợp phần 2, 3 & 4 và các biện pháp quản lý các tác động này được thể
hiện trong Bảng 4. Để tăng cường năng lực của chính phủ trong việc quản lý tác động vùng thì trong
Hợp phần 1 của dự án đã đưa vào các hoạt động nhằm cải thiện hệ thống giám sát, tăng cường các
công cụ hỗ trợ cho lập kế hoạch chống chịu khí hậu và tạo ra các hệ thống hỗ trợ quyết định và đánh
giá khả năng chống chịu khí hậu của ĐBSCL để đưa vào kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh và vùng.
16
Bảng4:TómtắtcáctácđộngvùngcủacácHợpphần2,3&4
HoạtđộngNhucầuvềtài
nguyênthiên
nhiên
MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý
Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại
Nângcấpvàxây
mớicơsởhạ
tầng
Chiếmdụngđất
đểxâydựngđê
bao,đê,cốngvà
cáccơsởhạtầng
liênquan.
ThayđổiđịamạoM/Lo/LtTrung
bình
CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT
Mấtthảmphủthựcvật,đấtnôngnghiệpvà
môitrườngsốngW/Lo/Lt
Trung
bình
CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT
Tăngbụi,tiếngồn,độrung,chấtthải,vàcác
vấnđềxãhộinhưdidờimộM/Lo/Lt
Trung
bình
CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT
Xáotrộngiaothôngđịaphươngtronggiai
đoạnxâydựngW/Lo/Lt
NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT
NạovétNạovétkhoảng
150-200km
kênh(ha).
Mấtthảmphủthựcvật,đấtnôngnghiệpvà
môitrườngsốngW/Lo/Lt
NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT
Tăngcácchấtrắnlơlửngtrongnướcdo
biếnđộngtrầmtíchđáyW/Lo/St
NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT.
Ônhiễmđấtvànướctừviệcthảibỏvậtliệu
nạovét(khốilượng)M/Lo/St
Trung
bình
CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa
Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT.
Xâydựngcông
trìnhkiểmsoát
nguồn
nước/kiểmsoát
lũởvùng
thượnglưu
Tăngkhảnăng
trữlũtrongkhu
vựcdự
án.Nhữngthay
đổithủyvăn
dòngchảyvàsử
dụngđất.
Chấtlượngnướcmặtdochuyểnđổisang
nuôitrồngthủysảnvàtômnướcngọtM/Sr
/Mt
Trung
bình
Nôngnghiệpthôngminhứngphókhíhậuvànôngnghiệp
bềnvữngđượcthựchiện
TăngkhảnăngtrữlũởvùngthượnglưuH/
R/Mt
Trung
bình
Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà
khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn
Tănghàmlượngchấtdinhdưỡngvàtrầm
tíchtrongmùalũM/Lo/Mt
Trung
bình
Thựchànhnôngnghiệpthôngminhđểgiảmphânbónvà
thuốctrừsâu
GiảmnguycơngậpchocáctỉnhởhạlưuH
/R/MT
Trung
bình
Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà
khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn
Bảovệnôngnghiệpcógiátrịcao(câyăn
quả)M/Lo/Mt
Trung
bình
Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà
khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn
17
HoạtđộngNhucầuvềtài
nguyênthiên
nhiên
MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý
Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại
XungđộtvềsửdụngnướcM/Lo/StTrung
bình
Chươngtrìnhsinhkếđểhỗtrợchuyểnđổivàquảnlýhoạt
động
Cảithiệnkếtnốihệsinhtháidothayđổi
thủyvăndòngchảyM/Sr/Mt
Trung
bình
Giámsátcácloàicánướcngọtvàthủysinh
Ápdụngcácmô
hìnhsinhkếmới
ởvùngthượng
lưu
Đất(ha)ởkhu
vựcthíđiểmcác
môhìnhsinhkế
mới
Tăngthunhậptừchuyểnđổitừlúa3vụ
sanglúa+thuỷsảnM/Lo/Mt
Trung
bình
Đảmbảochươngtrìnhhỗtrợsinhkếbaogồmtiếpcậnthị
trườngvàkhuyếnnôngđốivớicâytrồngmới
Tăngônhiễmnướcmặtdonuôitômnước
ngọtvàthủysảnM/Sr/Mt
Trung
bình
Quảnlýdịchhạitổnghợp(IPM)vàthựchànhnôngnghiệp
bềnvững
Tăngphânbónvàthuốctrừsâusửdụngcho
loạicâytrồngmớiM/Sr/St
Trung
bình
Nôngnghiệpthôngminhứngphókhíhậuvànôngnghiệp
bềnvữngđượcthựchiện
Xâydựngcác
côngtrìnhkiểm
soátnguồn
nước/kiểmsoát
mặnởvùngcửa
sôngvàbánđảo
Thayđổithủy
văndòngchảy
vàsửdụngđất.
Xâmnhậpmặnảnhhưởngđếnvùngsản
xuấtnôngnghiệpnướcngọthiệncóM/Sr/
Lt
Trung
bình
Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh
kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọt,lợvàmặn
Ngăncảnsựdicưcủacávàkếtnốihệsinh
tháiH/R/Lt
Trung
bình
Xâydựngđườngdẫncátạicáccốngvàgiámsátcávàđa
dạngsinhhọctrongkhuvựcdựán
Xungđộtgiữasửdụngnướcđểsảnxuất
ngọtvànuôithủyM/Sr/Mt
Trung
bình
Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh
kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọtvàlợ
Ảnhhưởngđếnchấtlượngnướcmặtkhi
đóngcốngM/Lo/St
ThấpKhíhậunôngnghiệpthôngminhvàthựchànhnôngnghiệp
bềnvữngthựchiện
NhiễmmặncáctầngchứanướcngầmM/
Sr/Lt
Trung
bình
Đảmbảogiámsátnướcngầmvànghiêncứusửdụngnước
ngầmđượctiếnhànhtrongkhuvựcdựán.
GiảmxóilởbờbiểnH/R/LtTrung
bình
Ápdụngcôngnghệviễnthámđểgiámsátthayđổivềxói
lởbờbiển.
GiảmthiệthạitừbãovànướcbiểndângM/
Sr/Mt
Trung
bình
Giámsáthệthốngđêbiển,kèsaubãovàlũlụt.
18
HoạtđộngNhucầuvềtài
nguyênthiên
nhiên
MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý
Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại
Cảithiệnkhảnăngchốngchịucủanôngdân
H/Lo/Mt
Trung
bình
Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh
kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọtvàlợ
Pháttriểncácmô
hìnhsinhkếở
cửavùngcửa
sôngvàbánđảo
Đất(ha)ởkhu
vựcthíđiểm
nuôithủysản
nướclợ
Tăngthunhậptừgiátrịnuôitrồngthủysản
giátrịcaoM/Lo/Mt
Trung
bình
Đảmbảochươngtrìnhsinhkếđãbaogồmtiếpcậnthị
trường,khuyếnnôngvàxâydựngnănglựcvềcácmôhình
sảxuấtmới
KhônghỗtrợsinhkếchongườiKhmer,
dântộcthiểusốkhácvàphụnữM/Lo/Mt
Trung
bình
Đảmbảomôhìnhsinhkếđượctruyềnđạtđếncộngđồng
tạikhuvựcthíđiểmvàkhuvựcxungquanh
Vấnđềchấtlượngnướcmặtdonuôithủy
sảnvànuôitômM/Sr/St
Trung
bình
Quảnlýdịchhạitổnghợp(IPM)vàthựchànhnôngnghiệp
bềnvững
Mởrộngnuôi
thủysảnvànuôi
tôm
Chuyểnđổiđất
đểnuôitômbền
vững
Giảmthunhậpcủanôngdândonuôitôm
thâmcanhM/Lo/St
Trung
bình
Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh
kế.
Xungđộtgiữasửdụngnướcngọtvànước
lợM/Lo/St
NhỏViệcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh
kế.Giámsátthayđổivềsửdụngđấttrongkhuvựcdựán.
Cảithiệnchấtlượngnướcmặtmặtdogiảm
nuôitômthâmcanhM/Sr/Lt
Trung
bình
ÁpdụngtiêuchuẩnVietGapđểxâydựnghướngdẫnvận
hànhhệthốngquảnlýnguồnnước
GiảmsửdụngnướcngầmM/Sr/MtTrung
bình
Nghiêncứuvàgiámsátsửdụngnướcngầmđượcthựchiện
trongkhuvựcdựán.
Bảovệrừng
ngậpmặnven
biển
Diệntíchrừng
ngậpmặngia
tăngởvùngven
biển
Tăngdiệntíchrừngngậpmặnvàtăngtính
đadạngsinhhọcH/Sr/Mt
LớnThựchiệnquảnlýnghềcávenbiểnvàKếhoạchquảnlý
rừng
Tăngcườngbảovệkhỏibịxóilởvànước
biểndângH/Sr/Mt
Trung
bình
MARDvàMONREgiámsátcácvịtrícủavùngphụchồi
rừngngậpmặnvàthiếtlậpkhuvựcbảovệ.
Thiếtlậphệthốngnuôisòhuyếtdướitán
rừngngậpmặnM/Lo/Mt
Trung
bình
Giảmnhucầunuôitômthâmcanhvàthúcđẩysửdụngbền
vữngcácnguồntàinguyên.
Xâydựnghồ
chứanướcngọt,
Chuyểnđổiđất
đểxâyhồchứa
Tăngônhiễmnướcmặttrongquátrìnhthu
gomnướcthảiM/Lo/St
nhỏChươngtrìnhgiámsátchấtlượngnướctrongquátrìnhxây
dựngvàvậnhành.
19
HoạtđộngNhucầuvềtài
nguyênthiên
nhiên
MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý
Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại
cáccôngtrình
cấpnướcvàvệ
sinh
(ML)vàcông
trìnhkiểmsoát
lũ
Cảithiệnviệctiếpcậnnguồnnướcvàvệ
sinhmôitrườngM/Lo/Mt
Trung
bình
Pháttriểncơsởhạtầnghỗtrợbởichươngtrìnhsinhkế
nướcvàvệsinhmôitrường.
Tăngnguồnnướcngọtchonôngnghiệpvà
sinhhoạttrongmùakhôM/Sr/Lt
LớnĐượcthựchiệnvớinôngnghiệpthôngminhứngphókhí
hậuvàcácbiệnphápbảovệnguồnnước
Giảmkhaithácnướcngầmtrongmùakhô
M/Sr/Mt
Trung
bình
Nghiêncứuvàgiámsátviệcsửdụngnướcngầmđượcthực
hiệntrongkhuvựcdựán.
Rủirovềantoànđậpchocộngđồngxung
quanhH/Sr/Mt
Trung
bình
ĐánhgiámôitrườngvàđánhgiáantoànđậpchoTDA
Ghichú:
-Cườngđộtácđộngđượcđánhgiálàcao(H),trungbình(M),yếu(W).
-Phạmvikhônggianđượcđánhgiálàởvùng(R),tiểuvùng(Sr),hoặcđịaphương(Lo).
-Thờigiantácđộngđượcđánhgiálàdàihạn(Lt),trunghạn(Mt),hoặcngắnhạn(St).
-Bảngmàu:màuxanhlàtácđộngtíchluỹtíchcực;màuxámlàtácđộngtíchluỹtiêucực.
20
6.4. Quản lý/giảm thiểu tác động đặc thù của dự án
Phần này tóm tắt các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động đặc thù của dự án. Vì hầu hết các
tác động này liên quan đến việc xây dựng và các nhà thầu nói chung là những người chịu trách nhiệm
kiểm soát các kiểm soát các vị trí thi công, nhà thầu được yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch An toàn, Sức
khoẻ và Môi trường (CEOHSP) của riêng mình mà trong đó mà kết hợp tất cả các biện được đưa ra
trong ESMP và Hướng dẫn An toàn, Sức khoẻ và Môi trường của Nhóm Ngân hàng thế giới (hướng
dẫn EHS) và thực hành tốt, bao gồm quản lý tốt tại công trường, quản lý chất thải, cung cấp đầy đủ
nước sạch và phương tiện vệ sinh môi trường, cung cấp các hành lang/lối đi an toàn, lắp đặt hàng rào
chắn xung quanh khu vực nguy hiểm và đeo thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. CEOSHP sẽ được CPO
xem xét và chấp thuận trước khi thi công. Chi tiết các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường
và xã hội của 4 TDA năm đầu đã được đưa vào trong 4 ESIA (trong đó có cả kế hoạch quản lý môi
trường và xã hội), 2 RAP và 3 EMDP. Bảng cung cấp tác động chung, các biện pháp giảm thiểu và
công cụ thực hiện.
Bảng 5: Tác động chung, các biện pháp giảm thiểu và công cụ thực hiện
Tác động chung Biện pháp giảm thiểu điển hình Công cụ
Phát sinh bụi - Thường xuyên tưới nước các khu vực bị ảnh hưởng
trong những ngày nắng.
- Giới hạn tốc độ phương tiện phục vụ xây dựng khi đi
vào các khu dân cư.
ESMP
CEOHSP
Phát sinh tiếng ồn - Tránh thi công vào ban đêm
- Đảm bảo các phương tiện hoạt động tốt.
ESMP
CEOHSP
Gia tăng bồi lắng tạm thời
tại các kênh rạch và tăng độ
đục của nguồn nước mặt
- Tái sử dụng chất thải xây dựng không nguy hại và thải
bỏ đất thải và đất nạo vét vào các vị trí được quy định.
- Bố trí bãi thải vật liệu nạo vét kênh mương và dòng
chảy.
- Lắp đặt các hào thu nước xung quanh khu trữ nguyên
vật liệu.
- Thường xuyên vệ sinh các kênh rạch và hệ thống thoát
nước.
- Thực hành tốt vệ sinh công trường xây dựng.
ESMP
CEOHSP
Gia tăng rủi ro sức khoẻ đối
với người dân địa phương
và công nhân thi công do
tiếp xúc với các mối nguy
hại từ hoạt động xây dựng,
do công nhân từ nơi khác
đến và tai nạn giao thông
- Lắp rào chắn và biển cảnh báo ở các khu vực nguy
hiểm
- Giới hạn tốc độ của các phương tiện khi đi qua các
khu dân cư.
- Nhà thầu tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho người lao
động.
- Cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh môi trường tại khu
lán trại.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE).
- Cung cấp các lối đi an toàn tạm thời cho người dân.
- Xử lý chất thải đúng quy định và giữ vệ sinh tốt.
ESMP
CEOHSP
21
Tác động chung Biện pháp giảm thiểu điển hình Công cụ
Gián đoạn việc cung cấp
nước tưới và nước cho nuôi
trồng thuỷ sản
- Lập kế hoạch và thời thi công thích hợp để tránh ảnh
hưởng.
- Tham vấn người nông dân/người sử dụng nước.
- Ngăn chặn việc làm khô kênh bằng cách thi công
trong đê vây hố móng.
- Duy trì hoạt động của các điểm lấy nước.
- Cung cấp các nguồn thay thế.
ESMP
Hư hại cơ sở hạ tầng hiện
hữu do các phương tiện
giao thông phục vụ xây
dựng đặc biệt là vận chuyển
đất đắp
- Nhà thầu thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa các
tuyến đường xây dựng.
- Xây dựng tuyến tránh lưu thông qua các cây cầu yếu
ESMP
CEOHSP
Mất cây cối, hoa màu và
các tài sản khác do thu hồi
đất vĩnh viễn và tạm thời
thực hiện các TDA
- Tiến hành tham vấn với các hộ bị ảnh hưởng để họ
đồng ý kế hoạch bồi thường.
- Thực hiện kế hoạch bồi thường như đã thoả thuận.
RAP
Thoái hoá đất tại khu vực
thi công xây dựng và xung
quanh bao gồm đất sử dụng
làm bãi thải tạm thời do
việc nén chặt, thải bỏ chất
thải xây dựng
- Nhà thầu thực hành tốt vệ sinh công trường xây dựng.
- Tránh tràn nhiên liệu, dầu mỡ.
- Thải bỏ chất thải xây dựng vào bãi rác được chỉ định.
- Vệ sinh và khôi phục công trường sau khi thi công
xong.
- Thực hành hệ thống thu gom và xử lý chất thải phù
hợp
ESMP
CEOHSP
Mất đất (quyền sử dụng đất)
của một số hộ gia đình do
sử dụng đất vĩnh viễn của
các TDA
- Tiến hành tham vấn các hộ bị ảnh hưởng và thông qua
kế hoạch tái định cư / bồi thường phù hợp với Chính
sách OP/BP 4.12 của WB.
- Thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng.
- Thực hiện kế hoạch hành động tái định cư.
RAP
Có thể phát hiện tình cờ các
di tích khảo cổ
- Thông qua Thủ tục Phát hiện tình cờ Thủ tục Phát
hiện tình cờ
Có thể phát hiện bom mìn
(UXO)
- Ngưng thi công ngay lập tức, bảo vệ công trường và
liên lạc với chính quyền địa phương. Cung cấp chi tiết
để liên lạc với chính quyền địa phương tại công
trường.
- Tuân thủ Thủ tục Phát hiện UXO.
Thủ tục Phát
hiện UXO
Thiếu phương tiện để khiếu
nại hoặc khiếu nại đòi bồi
thường thiệt hại trong quá
trình xây dựng
- Thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại cho TDA Grievance
Redress
Procedure in
ESMP
22
Quản lý vật liệu nạo vét. Kết quả phân tích cho thấy đất đào hố móng để xây dựng cống và bùn nạo
vét kênh mương chủ yếu là bùn và sét có hàm lượng hữu cơ cao và hàm lượng kim loại nặng nằm
trong mức cho phép. Do đó, các vật liệu này có thể được sử dụng cho các tuyến đê, đường giao thông,
xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, ở một số khu vực khác có thể có đất phèn, kim loại nặng và các hóa chất
độc hại và có thể là một vấn đề. Trong quá trình thiết kế chi tiết. PPMU sẽ chuẩn bị Kế hoạch quản
lý vật liệu nạo (DMDP) trong đó bao gồm: (a) ước tính chi tiết khối lượng và tính chất vật liệu nạo
vét; (b) phân tích thành phần hóa học của vật liệu nạo vét; (c) chỉ ra khu đất để xử lý; (d) kế hoạch
thông báo cho người dân địa phương về chất lượng của vật liệu nạo vét và các hạn chế nếu sử dụng
vật liệu nạo vét không phù hợp để xây nhà và làm vườn; và (e) kiểm kê các tuyến đường và tuyến đê
dự kiến được sử dụng để vận chuyển vật liệu nạo vét.
Quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã và đang xúc
thực hành một số biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm sử dụng thuốc trừ sâu và hóa
chất nông nghiệp cho lúa, cây ăn trái, hoa màu và tôm. Xúc tiến thực hành IPM sẽ được tiếp tục và
dự án sẽ hỗ trợ việc đào tạo và mở rộng các hoạt động được cho là có hiệu quả ở ĐBSCL. Khung
Quản lý dịch hại (PMF) đã được chuẩn bị và đưa vào ESMF. Khung này sẽ chuẩn bị kế hoạch quản
lý dịch hại cho các TDA và các hoạt động thuộc các Hợp phần 2, 3 và 4 mà thúc đẩy việc sử dụng
các hóa chất nông nghiệp độc hại.
Quản lý xung đột sử dụng nước. Để giảm thiểu xung đột về nguồn nước, kích thước của các cống
được tính toán để đảm bảo không chỉ cho việc quản lý có hiệu quả hệ thống thủy lợi mà còn cân bằng
nhu cầu nước của những người sử dụng nước khác nhau. Việc vận hành và bảo dưỡng thường xuyên
cống sẽ được xây dựng trong đó có tính đến việc thông báo và tham vấn với những nhóm sử dụng
nước thượng và hạ lưu để đảm bảo cả về số lượng và lẫn chất lượng cho những người sử dụng nước
chính.
Quản lý chất thải thủy sản và dịch bệnh. Dự án sẽ áp dụng phương pháp nuôi an toàn sinh học trong
đó không sử dụng thuốc trừ sâu lẫn thuốc kháng sinh cho các mô hình lúa-cá và tôm - rừng. Để giải
quyết các tác động môi trường do chất thải và dịch bệnh từ các mô hình nuôi quảng canh và thâm
canh, dự án sẽ thực hiện theo hướng dẫn Nuôi trồng thủy sản tốt của Việt Nam (VietGAP) và Hướng
dẫn của EHS trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, dự án cũng sẽ tiến hành xây dựng năng
lực và giám sát chất lượng nước để quản lý tác động này.
Gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá trong các sông và kênh rạch. Thời gian đóng cống dự
kiến là ngắn, khoảng 4-5 tiếng trong vòng 2-3 ngày vào tháng III và IV âm lịch để kiểm soát xâm
nhập mặn và khoảng 4-5 ngày trong tháng XI và XII âm lịch để ngăn triều cường cho khu vực. Vì
vậy, các tác động đến việc đường di chuyển và sự di cư của cá được dự kiến là nhỏ và không yêu cầu
biện pháp giảm thiểu.
Gián đoạn tạm thời giao thông đường thủy. Thời gian đóng cống ngắn sẽ giảm thiểu tác động đến
giao thông thuỷ. Kế hoạch đóng cống sẽ được tham vấn cộng đồng địa phương trước khi đưa vào
thực hiện và việc đóng cống sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân địa phương trước khi đóng 01
tháng.
6.5. Trách nhiệm giám sát
Việc giám sát sẽ tập trung vào việc tuân thủ ESMP và CEOSHP. Việc này sẽ do Chủ dự án thực hiện
hàng ngày và là một phần của giám sát xây dựng. Giám sát chất lượng môi trường cũng sẽ được Chủ
dự án thực hiện theo yêu cầu của Việt Nam.
 CPO, thông qua CPMU, chịu trách nhiệm giám sát tiến độ chung của các TDA, bao gồm cả giám
sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã đề xuất trong ESMP.
23
 Chủ các TDA - DARD, thông qua PPMU, có trách nhiệm đảm bảo EMSP được thực hiện một
cách hiệu quả. Chủ TDA sẽ thực hiện nhưng không giới hạn các nhiệm vụ sau: (i) Chỉ định một
cán bộ môi trường chịu trách nhiệm về các hoạt động chính sách an toàn và đảm bảo thực hiện
ESIA hiệu quả và kịp thời; (ii) Chỉ định tư vấn giám sát xây dựng (CSC) hoặc kỹ sư công trường
chịu trách nhiệm giám sát thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu trong quá trình thi công; (iii)
tích hợp ESMP/ECOP vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng gói thầu và đảm bảo các nhà thầu
đều nhận thức được những nghĩa vụ này; và (iv) Chuẩn bị báo cáo giám sát để trình CPO /WB.
 Nhà thầu: Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện thi công công trình và thông báo cho chủ TDA,
chính quyền địa phương và cộng đồng về kế hoạch và rủi ro liên quan với công trình dân dụng
xây dựng. Như vậy, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp mà Nhà thầu đã đồng ý trước
khi ký hợp đồng để giảm thiểu rủi ro về môi trường liên quan đến việc thi công công trình như đã
được chỉ ra trong ESMP và các tài liệu hợp đồng gói thầu.
7. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
7.1. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội
Tổng cộng có 4 Kế hoạch quản lý xã hội và môi trường (ESMP) đã được chuẩn bị trong ESIA của 4
TDA năm đầu. Mục tiêu của ESMP là: i) đảm bảo phù hợp với các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn,
hướng dẫn của địa phương và trung ương; ii) đảm bảo phân bổ đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động
ESMP; iii) đảm bảo rằng rủi ro môi trường có liên quan đến dự án được quản lý; iv) giải quyết vấn
đề môi trường đã và chưa nhận diện trong ESMP của TDA; v) cung cấp thông tin phản hồi để liên
tục cải tiến các hoạt động môi trường.
ESMP bao gồm bộ các quy tắc thực hành môi trường tốt để giải quyết các tác động liên quan đến hoạt
động xây dựng chung được gọi là Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) và các biện pháp giảm thiểu
các tác động về môi trường và xã hội cụ thể để giải quyết các tác động cụ thể đến các khu vực và hoạt
động TDA. ESMP cũng bao gồm việc giám sát và biện pháp thể chế cần được thực hiện trong quá
trình thực hiện và vận hành để loại bỏ các tác động xấu đến môi trường và xã hội, bồi thường hoặc
giảm thiểu đến mức chấp nhận được. ESMP của TDA bao gồm Khung Tuân thủ trong đó đưa ra vai
trò và trách nhiệm của nhà thầu và hệ thống xử phạt để giải quyết trường hợp Nhà thầu không tuân
thủ yêu cầu quản lý môi trường của TDA. ESMP cũng bao gồm cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM)
trong đó có đưa ra khung các khiếu nại về vấn đề môi trường và an toàn có thể được xử lý, cách thức
để giải quyết các khiếu nại và tranh chấp một cách nhanh chóng. GRM sẽ được dán ở công trường
trước khi bắt đầu thi công TDA. Cuối cùng, ESMP còn có kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện
trong đó có cả kinh phí để xây dựng năng lực quản lý môi trường.
Chủ các TDA, trong đó có các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua PPMU của mình
sẽ tích hợp các nội dung của ESMP tương ứng vào các tài liệu đấu thầu làm cơ sở cho Nhà thầu thực
hiện việc quản lý môi trường trong suốt giai đoạn xây dựng của mình. CPMU chịu trách nhiệm giám
sát tổng thể và giám sát các TDA bao gồm việc giám sát việc thực hiện ESMP và đào tạo chính sách
an toàn cho các cán bộ dự án. CPMU sẽ chỉ định Điều phối Chính sách an toàn Môi trường (ESC) và
Điều phối viên Chính sách an toàn xã hội (SSC) để hỗ trợ trong việc phối hợp, theo dõi và giám sát
việc thực hiện chính sách an toàn. Thực hiện các ESMPs trên mặt đất sẽ được giám sát có sự giám
sát của tư vấn giám sát xây dựng, cán bộ quản lý môi trường của PPMU, và Tư vấn giám sát môi
trường độc lập của CPMU.
Ngân sách thực hiện ESMP. Chi phí thực hiện ESMP của mỗi TDA sẽ bao gồm: i) Chi phí thực hiện
RAP và chi phí này sẽ do Chính phủ tài trợ; ii) Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu
trong quá trình xây dựng, bao gồm tham vấn cộng đồng địa phương và người sử dụng nước, giám sát
24
chất lượng nước, trầm tích và bồi thường thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng TDA;
iii) Chi phí cho hoạt động giám sát của nhà thầu sẽ là một phần của chi phí giám sát TDA; iv) Chi phí
cho việc thực hiện các hoạt động IPM sẽ là một phần của chương trình IPM của dự án theo kế hoạch
công việc do CPMU đồng ý và chấp thuận; v) Chi phí chương trình giám sát bao gồm giám sát chất
lượng nước/sinh thái trong quá trình thực hiện TDA sẽ là một phần của chi phí giám sát môi trường;
và vi) Chi phí cho đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ của dự án sẽ là một phần chi phí của dự
án hoặc chi phí quản lý dự án.
Chương trình giám sát môi trường. Cần thiết kế chương trình giám sát và tần suất giám sát một cách
thích hợp để có thể chứng minh hiệu quả tổng thể của các hạng mục công trình dự án cũng như các
tác động ngắn hạn do các hoạt động xây dựng vào thời kỳ cao điểm. Cụ thể hơn, đây là một phần
không thể thiếu và quan trọng của ESMP của TDA, mục tiêu của chương trình giám sát môi trường:
i) Xác định mức độ của các tác động trong thực tế; ii) Kiểm soát các tác động phát sinh trong quá
trình xây dựng và được đề cập đến trong báo cáo ESIA; iii) Kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường trong quá trình xây dựng dự án; iv) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường trong quá trình xây dựng như đã nêu báo cáo ESIA; v) kiến nghị các biện pháp giảm thiểu
chưa được dự đoán, chưa đánh giá được; vi) kiến nghị việc phối hợp với các cơ quan môi trường của
trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến bảo vệ môi trường
thuộc phạm vi dự án; vii) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị,
thi công và vận hành; và viii) Xác nhận các tác động đã được dự báo trong ESIA.
7.2. Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số
Kế hoạch hành động tái định cư. 3 RAP đầy đủ đã được chuẩn bị, bao gồm các TDA ở An Giang,
Kiên Giang và Trà Vinh và Vĩnh Long. Không cần chuẩn bị RAP cho TDA ở Bến Tre là do việc thu
hồi đất để xây dựng 5 cống đã được hoàn tất trong một dự án khác do WB tài trợ đã kết thúc năm (Dự
án Quản lý rủi ro thiên tai - P073361). Ước tính tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn của 3 TDA năm
đầu là 1.249.974 m2
(trong đó lần lượt đối với TDA Kiên Giang, An Giang và Trà Vinh/Vĩnh Long
là 132.240; 1.100.000 và 17.734m2
). Diện tích thu hồi đất tạm thời để tạo không gian làm việc trong
thời gian thi công ước tính khoảng 274.253 m2
. Tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các tiểu dự án
là 823 (trong đó tương ứng là 58, 752, và 13 ở Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh / Vĩnh Long tiểu dự
án), trong đó có 70 hộ bị di dời (TDA Kiên Giang là 58 và Trà Vinh/Vĩnh Long là 12 hộ). Các nhóm
dễ bị tổn thương (nhóm hộ nghèo, hộ có phụ nữ và người tàn tật là chủ hộ) cũng có mặt trong phạm
vi thu hồi đất và các nhóm này sẽ được hỗ trợ đặc biệt. Như vậy có thể thấy tác động xã hội do thu
hồi đất của TDA An Giang và Kiên Giang là khá lớn và TDA Trà Vinh/Vĩnh Long là không đáng kể.
Tổng chi phí ước tính thực hiện RAP là 304 tỷ đồng tương đương với 13.600.000 USD.
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Hai trong bốn TDA năm đầu (TDA Kiên Giang và Trà
Vinh/Vĩnh Long) có sự hiện diện của người dân tộc thiểu số trong khu vực TDA. Người dân tộc thiểu
số chủ yếu là người Khmer, với một số ít người Hoa và Chăm. Trong ba nhóm này, Khmer là nhóm
nghèo và dễ bị tổn thương nhất, tiếp theo là người Chăm, còn người Hoa có vị trí tương đương người
Kinh. Khmer chiếm một tỷ lệ lớn người nghèo và không có đất, và thường đi làm thuê ở các hộ trồng
lúa và nuôi trồng thủy sản cũng như đánh bắt thuỷ sản tự nhiên để bán cho các hộ nuôi thuỷ sản để
làm thức ăn cho tôm. Trong cả hai TDA đều không có người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng do thu hồi
đất và dự đoán là các hộ này không bị tác động tiêu cực trong quá trình chuẩn bị dự án. Tuy nhiên,
với sự mô hình sinh kế được đề xuất thực hiện trong dự án, tương tự như người Kinh, người dân tộc
thiểu số có thể phải điều chỉnh hoặc thay đổi mô hình sinh kế hiện tại của họ. Do tỷ lệ mù chữ cao và
kỹ năng thực hiện thấp nên các nhóm dân tộc thiểu số này (đặc biệt là người Khmer) sẽ dễ bị tổn
thương hơn so với người Kinh và cần các biện pháp hỗ trợ bổ sung. EMDP đã được chuẩn bị cho
TDA Trà Vinh-Vĩnh Long và Kiên Giang dựa vào kết quả của việc điều tra xã hội của TDA, dựa trên
25
báo cáo đánh giá xã hội vùng (RSA) được chuẩn bị cho tất cả các TDA và dựa trên việc tham vấn
miễn phí, thông báo trước và tham vấn ý kiến người dân tộc thiểu số của các TDA. EMDP nhằm mục
đích cung cấp các cơ hội phát triển của dân tộc thiểu số trong khu vực TDA. Thật vậy, một khi 2 TDA
này được hoàn thành sẽ góp phần cải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số (giảm ngập lụt, mặn ít
xâm nhập…). Với những lợi ích của hai TDA như đã đề cập ở trên cần có sự hỗ trợ cộng đồng các
dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện các TDA. 2 EMDP của 2 TDA năm đầu sẽ được cập nhật
sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết trong quá trình thực hiện dự án.
8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
Tham vấn cộng đồng. Hai đợt tham vấn cộng đồng đã được thực hiện trong tháng 10/2015 và tháng
01/2016 khi bắt đầu và kết thúc giai đoạn chuẩn bị báo cáo ESIA và các tài liệu chính sách an toàn
xã hội của dự án. Việc tham vấn cộng đồng đã tiến hành tham vấn những người bị ảnh hưởng trực
tiếp và chính quyền đại phương trong vùng dự án thông qua nhiều cách thức như tổ chức các cuộc
họp, bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận… Các thông tin quan trọng như ESIA, REA, RSA, ESMF, RPF,
EMPF, RAP, và điều khoản tham chiếu, tình trạng chuẩn bị ESIAs và kế hoạch tham vấn cộng đồng
đã được công bố vào ngày 27/01/2016.
Kết quả tham vấn cho thấy rằng hầu hết những người bị ảnh hưởng ủng hộ việc thực hiện dự án MD-
ICRSL và có sự hiểu biết về các lợi ích của việc thực hiện các mô hình sinh kế chống chịu khí hậu
bền vững của dự án. Hầu hết các đại biểu đều quan tâm đến chính sách liên quan đến thu hồi đất, di
dời và tháo dỡ nhà cửa và mong muốn được bồi thường hợp lý cho những thiệt hại do thu hồi đất.
Những người bị ảnh hưởng cũng lo ngại về các tác động đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng
và vận hành dự án như vấn đề sức khỏe và an toàn cộng đồng địa phương trong quá trình xây dựng,
gián đoạn giao thông thuỷ, mâu thuẫn về sử dụng nước và ngập úng cục bộ do vận hành các cống.
Một số hộ đang sản xuất muối chưa quen với các mô hình sinh kế mới chẳng hạn như mô hình tôm
rừng và do đó việc nâng cao năng lực nên được ưu tiên. Thông tin phản hồi và kiến nghị từ các buổi
tham vấn đã được xem xét và đưa vào thiết kế dự án, TDA và các công cụ chính sách an toàn của dự
án.
Công bố thông tin. Nhằm tuân thủ yêu cầu về đánh giá môi trường của Chính phủ Việt Nam và WB,
trước khi thẩm định dự án thì dự thảo bằng tiếng Việt của các tài liệu như Tóm tắt đánh giá môi
trường, ESIA, REA, RSA, ESMF, RPF, EMPF, RAP, EMDP đã được công bố trên trang web của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, CPO và các tỉnh, đặc biệt là ở tại vị trí của các TDA như các
văn phòng của PPMU, UBND huyện, UBND phường/xã vào ngày 26/01/2016. Dự thảo phiên bản
tiếng Anh các tài liệu này cũng đã được công bố tại Infoshop của WB vào ngày 27/01/2016. Bản
chính thức của các tài liệu này bằng tiếng Việt sẽ được công bố tại địa phương ở khu vực dự án và
tiểu dự án, và các phiên bản tiếng Anh chính thức cũng sẽ được công bố tại Infoshop của WB vào
tháng 4/2016.
9. TÓM TẮT 04 TIỂU DỰ ÁN NĂM ĐẦU
9.1. Tiểu dự án 2: Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng
nguồn sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh An Giang
Chủ TDA là DARD An Giang, trong đó, các đơn vị trực thuộc như PPMU An Giang chịu trách nhiệm
trong việc lập kế hoạch và thi công; Khi hoàn thành Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công
trình Thủy lợi tỉnh An Giang sẽ chịu trách nhiệm quản lý khai thác vận hành và bảo dưỡng. Nguồn
vốn thực hiện TDA là vốn vay WB và một phần là vốn đối ứng phía Việt Nam.
26
Mục tiêu của TDA. Là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế được duy trì và phát triển để
đảm bảo rằng, người dân địa phương có thể có được thu nhập bền vững ngay cả trong điều kiện lũ,
ổn định sản xuất, cải thiện sinh kế ở hiện tại và tương lai cũng như tạo điều kiện cho người dân sống
chung với lũ và hài hòa với thiên nhiên.
Các hợp phần của TDA. TDA sẽ đầu tư cả hoạt động công trình và phi công trình, chi tiết như sau:
- Xây dựng hệ thống công trình cho 3 xã vùng Đông sông Hậu, bao gồm: (i) Nâng cấp 11 tuyến đê
bao phục vụ kiểm soát lũ và phát triển giao thông mùa cạn với tổng chiều dài 61 km; (ii) Xây
dựng 15 cống hở cho việc tiêu thoát nước và giao thông thủy phục vụ sản xuất trong và ngoài
vùng đê bao.
- Phát triển các mô hình sinh kế cho người dân địa phương, bao gồm 4 mô hình cho Vùng 4a (vùng
sản xuất lúa 2 vụ): (i) Mô hình 1: Lúa đông xuân (an toàn sinh học không sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật) + nuôi tôm càng xanh; (ii) Mô hình 2: Lúa đông xuân + cây màu + thủy sản tự nhiên;
(iii) Mô hình 3: Lúa mùa nổi kết hợp thủy sản tự nhiên + trồng màu; (iv) Mô hình 4: Sản xuất
nấm rơm vào mùa lũ và 1 mô hình cho vùng 4a (vùng đã được lên đê bao triệt và đã chủ động sản
xuất được 3 vụ): mô hình chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ.
- Phát triển chương trình quản lý dịch hại tổng hợp cho trồng lúa của huyện An Phú, An Giang;
Xây dựng năng lực cho các hợp tác xã và cán bộ quản lý dự án cùng với hỗ trợ quảng bá và phát
triển thị trường.
Vị trí và hoạt động đầu tư của TDA được trình bày ở Hình 2.
Sàng lọc môi trường và xã hội TDA
Việc sàng lọc môi trường và xã hội theo tiêu chí mô tả trong chính sách của Ngân hàng về đánh giá
môi trường đã được thực hiện và kết quả cho thấy rằng, các chính sách của WB về Đánh giá môi
trường (OP/BP 4.01); Quản lý dịch hại (OP/BP 4.09); Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11) và
Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12) được áp dụng cho TDA này. Các tác động bất lợi chính của TDA
liên quan đến việc thu hồi đất, hoạt động xây dựng và vận hành các mô hình sinh kế. Tuy nhiên,
những tác động này hầu hết là nhỏ và vừa, ngắn hạn, cục bộ và các biện pháp giảm thiểu tác động đã
được phát triển sẵn sàng cho TDA. Do đó, TDA đã được xếp loại B về đánh giá môi trường. Để đáp
ứng yêu cầu của Ngân hàng và Việt Nam về đánh giá môi trường, Bên vay đã chuẩn bị báo cáo ESIA
và RAP cho TDA.
Hiện trạng môi trường và xã hội
Huyện An Phú có địa hình khá bằng phẳng, vào mùa lũ (từ tháng VIII đến tháng XII) trong điều kiện
tự nhiên gần như toàn bộ diện tích của huyện bị ngập sâu từ 2 – 3 m, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế ảnh hưởng của lũ, nhiều khu vực (xã Vĩnh Trường, Đa
Phước, TT. An Phú, Vĩnh Hội Đông, Khánh An, Khánh Bình và một phần xã Phú Hữu) trong huyện
đã tiến hành lên đê bao triệt để để sản xuất 3 vụ. Các vùng đất còn lại do chưa có điều kiện lên đê
bao triệt để nên chỉ làm các bờ bao tạm (đê bao chống lũ tháng VIII) để chủ động hơn trong sản xuất
2 vụ (Đông xuân và hè thu). Do là các bờ bao tạm nên khi lũ về các bờ này thường bị lũ tàn phá,
người dân địa phương đã phải tốn hàng tỷ đồng để tu bổ hàng năm. Một số năm các bờ này bị vỡ
ngay từ khi lũ mới về gây thiệt hại cho sản xuất lúa Hè Thu. Năm 2013, người dân ở các xã vùng
Đông sông Hậu (Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu) có kế hoạch củng cố các tuyến đê bao tạm thành các
tuyến đê vượt lũ để sản xuất lúa 3 vụ, tuy nhiên, khi xem xét thực tế việc xây dựng có ảnh hưởng lớn
đến khả năng thoát lũ đồng thời chi phí đầu tư cũng lớn nên kế hoạch vẫn chưa được triển khai. Như
vậy, nếu không có được giải pháp đảm bảo cho người dân chủ động sản xuất hài hoà với lũ thì chắc
chắn trong thời gian tới người dân sẽ tự ý lên đê bao vượt lũ và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả
27
năng thoát lũ đầu nguồn. Việc cần đầu tư công trình ở mức độ nào để đảm bảo cho người dân chủ
động hơn trong sản xuất, nâng cao thu nhập đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng thoát lũ ở khu vực
thượng nguồn đang được xem xét đầy đủ.
Môi trường sống tự nhiên quan trọng và khu bảo tồn thiên nhiên. An Giang là nơi trú ngụ của một số
môi trường sống tự nhiên và khu vực cần bảo vệ bao gồm 4 khu bảo vệ cảnh quan theo Quyết định
số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể là núi Sam, Thoại
Sơn, Trà Sư và Tức Dụp. Môi trường sống tự nhiên quan trọng khác là rừng Tràm Chim, Núi Cấm,
Núi Két, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Tượng, Núi Nước, Núi Dài và Búng Bình Thiên. Tuy
nhiên, các khu này nằm cách khu vực TDA từ 10 – 50 km và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động của TDA.
Hình 2: Vị trí và các hoạt động của TDA2
Tài nguyên văn hoá vật thể. Không có tài nguyên văn hóa vật thể quan trọng trong hoặc gần các khu
vực TDA, ngoại trừ 23 ngôi mộ phải di dời.
Chất lượng môi trường. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền trong khu vực TDA cho thấy,
chất lượng nguồn nước trong khu vực tương đối tốt, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm hữu cơ cũng
như nguồn nước không bị chua phèn. Đất và trầm tích đáy trong vùng dường như không bị nhiễm
phèn và kim loại nặng. Chất lượng môi trường không khí còn rất tốt.
Các tác động xã hội và môi trường tiềm tàng
Tác động tích cực. Thực hiện TDA sẽ mang lại những tác động tích cực cho người dân địa phương
về (i) Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua việc áp dụng các mô hình sinh
kế bền vững ứng phó với BĐKH; (ii) Giảm chi phí duy tu hệ thống bờ bao sau mỗi mùa lũ và giảm
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019

More Related Content

What's hot

đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phướcBài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phướcThanh Hoa
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tàitranbinhkb
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máykuuxinh
 

What's hot (20)

Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phướcBài tiểu luận đtm  dự án bãi chôn lấp đa phước
Bài tiểu luận đtm dự án bãi chôn lấp đa phước
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương TàiThuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
Thuyết minh Khu Đô thị Bắc Sông Thứa - Lương Tài
 
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIMẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
Thuyết minh dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp tại Đứ...
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
 
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên tuyến đường Tố Hữu
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên tuyến đường Tố HữuLuận văn: Không gian kiến trúc hai bên tuyến đường Tố Hữu
Luận văn: Không gian kiến trúc hai bên tuyến đường Tố Hữu
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 

Similar to DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019

Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...nataliej4
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longtruognnghiac4
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmtDiep Chi
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnThanh Nguyen
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016HD.TDMU
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
Cam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien finalCam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien finalNguyen Thanh Luan
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Man_Ebook
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptyeu12102003
 

Similar to DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019 (20)

Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậuThành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
 
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
Báo cáo tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằ...
 
Phân vùng chức năng môi trường sông gianh Quảng Bình, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Phân vùng chức năng môi trường sông gianh Quảng Bình, HAY - Gửi miễn phí qua ...Phân vùng chức năng môi trường sông gianh Quảng Bình, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Phân vùng chức năng môi trường sông gianh Quảng Bình, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông GianhLuận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
Luận văn: Phân vùng chức năng môi trường lưu vực sông Gianh
 
Vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu longVùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông cửu long
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docxCơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên nước.docx
 
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu LongPhân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Trong Sản Xuất Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
 
Bai 36 lop 9
Bai 36 lop 9Bai 36 lop 9
Bai 36 lop 9
 
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 
Cam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien finalCam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien final
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10205612052019

  • 1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI Hà Nội, tháng 3 năm 2016
  • 2. 2 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu CEOHSP Kế hoạch An toàn, Sức khoẻ và Môi trường của Nhà thầu CPO Ban Quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi CPMU Ban Quản lý Dự án Trung ương DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường EA Đánh giá môi trường ECOP Quy tắc thực hành môi trường EM Người dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số EMPF Khung phát triển dân tộc thiểu số EPP Kế hoạch bảo vệ môi trường ESIA Đánh giá tác động môi trường và xã hội ESMP Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội GoV Chính phủ Việt Nam MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MD-ICRSL Dự án chống chịu khí hậu và sinh kế bền vững ĐBSCL MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PMU Ban quản lý dự án PPMU Ban quản lý dự án tỉnh RAP Kế hoạch hành động tái định cư REA Đánh giá môi trường vùng RPF Khung chính sách tái định cư RSA Đánh giá xã hội vùng SIWRR Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam TDA Tiểu dự án UBND Uỷ ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới
  • 3. 3 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................................................4 2. BỐI CẢNH ..............................................................................................................................4 3. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN......................................................................................................5 4. VÙNG DỰ ÁN VÀ CÁC TIỂU DỰ ÁN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT................................................8 5. QÚA TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ KHUNG LUẬT LỆ...............................10 6. TÓM TẮT CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU .................12 6.1. Tác động vùng ...................................................................................................................12 6.2. Tác động ở cấp dự án........................................................................................................13 6.3. Quản lý/giảm thiểu tác động vùng...................................................................................15 6.4. Quản lý/giảm thiểu tác động đặc thù của dự án.............................................................20 6.5. Trách nhiệm giám sát .......................................................................................................22 7. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ...................23 7.1. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội ..........................................................................23 7.2. Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số..................24 8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN..............................................25 9. TÓM TẮT 04 TIỂU DỰ ÁN NĂM ĐẦU............................................................................25 9.1. Tiểu dự án 2: Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh An Giang .......................................................................25 9.2. Tiểu dự án 4: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với BĐKH.......................29 9.3. Tiểu dự án 6: Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long...........................................................................................34 9.4. Tiểu dự án 9: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ biển và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản ở huyện An Minh, An Biên.............................................................................38 10. CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TIỂU DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2 .........................43
  • 4. 4 1. GIỚI THIỆU Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) đã chuẩn bị một dự án đầu tư có tên là Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL hay còn gọi là Dự án), với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc cải thiện quy hoạch, thúc đẩy sinh kế bền vững và xây dựng hạ tầng thích ứng với BĐKH tại các tỉnh được lựa chọn ở ĐBSCL. Các hoạt động của dự án sẽ bao gồm: một số khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, các hoạt động phi công trình cùng hỗ trợ kỹ thuật và sẽ được thực hiện thông qua 5 hợp phần: (1) Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu; (2) Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn; (3) Thích ứng với chuyển đổi mặn ở vùng cửa sông; (4) Bảo vệ ven biển ở vùng bán đảo; và (5) Quản lý dự án và Hỗ trợ thực hiện. Dự án đang được đề xuất để được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong thời gian 6 năm (2017-2022) với tổng kinh phí thực hiện dự án là 376 triệu USD (trong đó vốn Chính phủ là 70 triệu USD và vốn IDA là 300 triệu USD). Báo cáo này là bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường và xã hội của dự án MD-ICRSL. Nó nêu bật các kết quả và kết luận chính của báo cáo đánh giá môi trường vùng và đánh giá xã hội vùng. Báo cáo này cũng tóm tắt nội dung của các báo cáo Đánh giá môi trường và tác động xã hội (ESIA), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) của các Tiểu dự án (TDA) năm đầu; và khung liên quan của các TDA giai đoạn 2 như Khung quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF) và Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) của dự án. Báo cáo này cũng trình bày các chỉ số phát triển của các TDA giai đoạn 2. 2. BỐI CẢNH Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng đông dân cư. Đây là nơi sinh sống của 22% dân số của Việt Nam, trong số này hầu hết sống ở các vùng nông thôn ven biển và sinh kế chủ yếu là trồng lúa hoặc nuôi tôm. Những hộ này là hộ “cận nghèo” và dễ bị tổn thương, chỉ cần những cú sốc bên ngoài là có thể đẩy họ trở lại hộ nghèo. Trong những thập kỷ gần đây, việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tự do và đa dạng hoá thị trường nông thôn và phát triển đô thị ở đồng bằng đã cải thiện cơ hội cho người nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế này cũng làm cho các nhóm dễ bị tổn thương đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và xã hội. Việc phát triển các khoản đầu tư ở đồng bằng đang tạo áp lực lên các nguồn tài nguyên và dẫn đến những tác động về lũ lụt, xâm nhập độ mặn và triều cường. Từ góc độ môi trường, ĐBSCL và các vùng đất ngập nước của nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước (dòng chảy thủy văn) và bổ sung/xả nước ngầm. Nó cũng giúp cho việc phân tán trầm tích và chất dinh dưỡng trên một diện tích rất rộng góp phần cung cấp độ phì nhiêu và năng suất nông nghiệp của động bằng. Việc trữ lũ tạm thời tại các vùng đồng bằng ngập lũ và đất ngập nước góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ và bảo vệ chống lại những con lũ lớn và ảnh hưởng mạnh đến điều kiện khí hậu của đồng bằng. Vào mùa khô, việc tiếp xúc với các kênh trong khu vực đất ngập nước làm tăng năng suất sơ cấp và tăng khả năng hấp thụ phát thải khí nhà kính. Những thay đổi điều kiện thủy văn do việc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và chia nhỏ đồng bằng đã gây ra rủi ro đối với các chức năng sinh thái hiện tại. Phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công đang ảnh hưởng tới nguồn nước, cũng như hàm lượng trầm tích và di cư của cá. Việc phát triển thủy điện dòng chính và các nhánh thượng nguồn đã góp phần trữ nước, tăng dòng chảy mùa khô. Tuy nhiên, các hồ chứa này đã giữ lại trầm tích nên đã làm giảm hàm lượng các trầm tích giàu chất dinh dưỡng đổ vào ĐBSCL và các khu vực ven biển và có khả năng tăng xói lở bờ sông và bờ biển. Phát triển thủy điện, đặc biệt là trên dòng chính, cũng có thể ngăn chặn tuyến đường di cư của các loài cá quan trọng dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi thuỷ sản và
  • 5. 5 mất đa dạng sinh học. Các dự án thủy lợi ở thượng nguồn cũng có thể làm giảm dòng chảy mùa khô ở Đồng bằng. ĐBSCL được xác định là một trong những Đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về nguồn cung cấp nước ngọt do xâm nhập mặn, lũ lụt, gia tăng cường độ các cơn bão và tăng nhiệt độ. Việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt dự kiến sẽ trở nên khó khăn hơn do lượng mưa thất thường và mặn xâm nhập vào nước ngầm. Việc khai thác hải sản đặc biệt là tại các rạn san hô dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng, đại dương ấm hơn và việc axit hóa đại dương kết hợp với việc gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển và đại dương. Cơ sở hạ tầng ven biển sẽ đối mặt với nguy cơ gia tăng cường độ bão, mực nước biển dâng, gia tăng đột ngột ngập ở vùng ven biển và sông. Chính phủ Việt Nam đã nhận ra các mối đe dọa này và đã bắt đầu phát triển một tầm nhìn toàn diện và tổng hợp hơn về mặt không gian để quản lý rủi ro và cơ hội hiện tại và tương lai ở ĐBSCL. Trong năm 2013, Bản Kế hoạch phát triển Châu thổ đã được thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, trong đó đánh giá một số chiến lược phát triển khác nhau trong đó có tính đến biến đổi khí hậu. Cơ sở dữ liệu khoa học cấp độ đồng bằng và đánh giá tác động biến đổi khí hậu cũng đang được tiến hành; tuy nhiên, cho đến nay các dự án này vẫn còn ở lý thuyết và chưa được đưa vào quá trình lập kế hoạch. Những tác động của phương án lựa chọn phát triển trên các lĩnh vực khác nhau ở đồng bằng rất phức tạp và hiệu quả của các khoản đầu tư trong điều kiện BĐKH khí hậu và phát triển thượng nguồn vẫn chưa được hiểu rõ. 3. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN Mục tiêu phát triển của dự án là nâng cao năng lực lập kế hoạch thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu cho các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên đất và nước tại một số tỉnh được lựa chọn ở khu vực ĐBSCL. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc cung cấp các khoản vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho nông dân ở các tỉnh được lựa chọn ở ĐBSCL và các tổ chức chính phủ ở cấp trung ương và địa phương. Các hoạt động của dự án được thực hiện thông qua 5 hợp phần sau đây: Hợp phần 1: Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu (kinh phí dự kiến là: 48 triệu USD, trong đó vốn IDA là 47,527 triệu USD). Hợp phần này bao gồm 06 tiểu dự án, trong đó có 04 tiểu dự án do Bộ TN&MT thực hiện và 02 tiểu dự án do Bộ NN&PTNT thực hiện. Chi tiết tổng hợp các tiểu dự án của Hợp phần 1 được tổng hợp ở Bảng 1Error! Reference source not found.. Hợp phần 2: Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn (kinh phí dự kiến là: 99,730 triệu USD, trong đó vốn IDA là 78,538 triệu USD). Thượng nguồn có đặc trưng là lũ lớn tự nhiên vào mùa mưa. Việc xây dựng một hệ thống kiểm soát lũ nông nghiệp lớn đã chuyển nước lũ đến các khu vực khác của ĐBSCL và làm giảm tác dụng có lợi từ lũ trong đó bao gồm: gia tăng độ phì nhiêu cho đất, bổ sung nước ngầm và duy trì hệ sinh thái nước. Mục tiêu chính của Hợp phần này là để bảo vệ và/hoặc nâng cao các tác dụng tích cực của lũ qua biện pháp kiểm soát lũ (giữ lũ) để tăng thu nhập nông thôn và bảo vệ tài sản có giá trị cao ở An Giang và Đồng Tháp. Nội dung của hợp phần này bao gồm i) sử dụng biện pháp kiểm soát lũ (giữ nước lũ) có lợi hơn ở các khu vực nông thôn và cung cấp các lựa chọn thay thế trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản; ii) cung cấp hỗ trợ sinh kế cho nông dân để họ có vụ sản xuất thay thế vụ lúa trong mùa mưa, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản; iii) xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để bảo vệ tài sản có
  • 6. 6 giá trị cao như thành thị và vườn cây ăn trái và iv) hỗ trợ sử dụng nước hiệu quả trong nông nghiệp vào mùa khô. Các TDA của hợp phần này gồm có tiểu dự án (TDA 1, 2, 3) được đề xuất để giải quyết vấn đề về nâng cao khả năng thoát lũ trong điều kiện lũ đặc biệt lớn Các tiểu dự án này giải quyết cho 2 vùng ngập lũ ở ĐBSCL, trong đó mục tiêu là tăng khả năng thoát lũ ra biển Tây ở vùng tứ giác Long Xuyên, tăng cường không gian chứa lũ và không cản lũ, làm chậm lũ ở vùng Đồng Tháp Mười. Bảng 1: Các tiểu dự án và kinh phí dự kiến của hợp phần 1 Ký hiệu Tên các tiểu dự án Địa điểm/Bộ chủ quản Vốn vay ODA (10^6 USD) Tổng mức ĐT (10^6 USD) I Hợp phần 1 : Đầu tư để tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu 47,527 48,000 HP1-1 Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước mặt tại Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 9,527 10,000 HP1-2 Nâng cấp, xây dựng mạng quan trắc nước dưới đất Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 12,650 12,650 HP1-3 Xây dựng Hệ thống giám sát biến động bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng Sông Cửu Long bằng công nghệ viễn thám 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 12,120 12,120 HP1-4 Đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long tích hợp dữ liệu tài nguyên và môi trường của khu vực phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 10,000 10,000 HP1-5 Tăng cường năng lực dự báo chuyên ngành phục vụ quản lý vận hành các công trình thủy lợi ở ĐBSCL 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 2,530 2,530 HP1-6 Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống đê biển, rừng ngập mặn vùng ĐBSCL 13 tỉnh ĐBSCL/Bộ TNMT 0,700 0,700 Hợp phần 3: Thích ứng với chuyển đổi độ mặn vùng Cửa sông (kinh phí dự kiến là: 108,234 triệu USD, trong đó vốn IDA là 81,131 triệu USD). Sông Cửu Long chia thành 8 nhánh chảy ra Biển Đông thông qua tiểu vùng cửa sông. Khu vực này có đặc trưng tự nhiên là dòng chảy thấp trong mùa khô cho phép nước mặn xăm nhập sâu vào đất liền. Trong hai mươi năm qua, hệ thống nước ngọt khép kín được thiết kế để sản xuất lúa đã được xây dựng trong vùng này bao gồm: các khu lấn biển lớn bao quanh bởi các con đê và các cống kiểm soát mặn. Tính bền vững lâu dài của chiến lược này sẽ có vấn đề do sự giảm sút lượng nước trong
  • 7. 7 mùa khô và mực nước biển dâng. Ngoài ra, nông dân đang chuyển đổi nhanh sang nuôi tôm có lãi suất cao hơn dọc theo bờ biển, thường đi kèm với việc tàn phá rừng ngập mặn, ô nhiễm môi trường chưa kiểm soát được, hạ tầng còn manh mún và dễ bị tác động bởi triều cường. Hợp phần này nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống tại vùng ven biển. Các hoạt động sẽ bao gồm: i) xây dựng hệ thống phòng hộ ven biển bao gồm các loại kè, đê bao và rừng ngập mặn, ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi và nông nghiệp dọc theo vùng ven biển để tăng tính linh hoạt và bền vững cho NTTS và thích ứng với thay đổi độ mặn; iii) hỗ trợ cho nông dân để chuyển đổi (nếu cần) sang các hoạt động canh tác nước lợ có tính bền vững hơn như rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm, lúa-tôm, và các hoạt động NTTS khác; và iv) hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu bằng cách tạo điều kiện sử dụng nước hiệu quả trong mùa khô. Các hoạt động cụ thể của hợp phần này bao gồm 04 TDA (TDA 4, 5, 6, 7), với hướng tiếp cận từ các thách thức phía biển, khi xâm nhập mặn lên cao, việc thích ứng với kinh tế mặn và đầu tư hạ tầng đảm bảo linh hoạt, kết hợp với các hạ tầng đã được đầu tư để chuyển đổi từ nền kinh tế mặn sang kinh tế ngọt, tránh xung đột giữa kinh tế mặn và ngọt. Trong đó tập trung đến việc bảo vệ bờ biển, khôi phục và trồng thêm rừng ngập mặn, phân bố và tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý giữa các điều kiện nguồn nước và tài nguyên đất khác nhau. Kết hợp và phát huy tối đa các hệ thống đã được đầu tư như: Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre, Nam Măng Thít. Hợp phần 4: Bảo vệ khu vực bờ biển vùng Bán đảo (kinh phí dự kiến là: 101,580 triệu USD, trong đó vốn IDA là 82,331 triệu USD). Ngược lại với vùng cửa sông liền kề, sông Cửu Long không có phân nhánh nào đi qua vùng bán đảo và theo lịch sử thì phần hạ nguồn này là bán đảo bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc được duy trì bởi lượng mưa cục bộ. Trong những thập kỷ gần đây, có xảy ra bùng nổ về nghề nuôi tôm dọc theo bờ biển mà chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm để duy trì độ mặn thích hợp. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến sụt lún đất đai đáng kể. Mật độ rừng ngập mặn tự nhiên đã giảm bớt nhiều, mặc dù vẫn còn một số khu rừng ngập mặn được bảo vệ. Một mạng lưới kênh rộng lớn cũng đã được phát triển để dẫn nước ngọt từ sông Cửu Long vào vùng bán đảo này để sản xuất lúa gạo. Hợp phần này nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến xói lở bờ biển, quản lý nước ngầm, cung cấp nước sinh hoạt, NTTS bền vững và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng sống ở các khu vực ven biển, cửa sông của Kiên Giang và Cà Mau. Các hoạt động tiềm năng bao gồm: i) xây dựng/cải tạo đai rừng phòng hộ ven biển bao gồm kết hợp các loại kè, đê bao và vành đai rừng ngập mặn; ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng kiểm soát nước mặn dọc theo vùng ven biển để giúp cho các hoạt động NTTS được linh hoạt và bền vững; iv) kiểm soát sử dụng nước ngầm cho nông nghiệp/thủy sản và phát triển các nguồn nước ngọt để dùng cho sinh hoạt; v) hỗ trợ cho nông dân để giúp họ thực hiện các hoạt động canh tác nước lợ có tính bền vững hơn như mô hình rừng ngập mặn – tôm và các hoạt động thuỷ sản khác và vi) hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích hợp với khí hậu để sử dụng nước hiệu quả. Các hoạt động của hợp phần này gồm 03 TDA (TDA 8, 9, 10), tương tự như vùng Cửa sông, vùng Bán đảo có rủi ro cao về tác động từ phía biển, sụt lún, sạt lở và đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt. Việc đầu tư hạ tầng để phòng tránh sạt lở đê biển Tây, tái tạo và khôi phục hệ thống rừng ngập mặn ven biển Đông và Tây, bố trí và tổ chức lại sản xuất phù hợp và có khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Hợp phần 5: Hỗ trợ Quản lý và Thực hiện Dự án (kinh phí dự kiến là: 12,400 triệu USD, trong đó vốn IDA là 10,472 triệu USD).
  • 8. 8 Hợp phần này sẽ được chia thành hỗ trợ quản lý dự án và tăng cường năng lực cho MONRE và MARD. Hợp phần này được dự kiến sẽ hỗ trợ các chi phí liên quan tới quản lý Dự án và cung cấp các dịch vụ tư vấn để hỗ trợ quản lý dự án tổng thể, quản lý tài chính, đấu thầu, chính sách an toàn, giám sát và đánh giá. 4. VÙNG DỰ ÁN VÀ CÁC TIỂU DỰ ÁN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT Dự án sẽ được thực hiện ở 9 trong số 13 tỉnh ĐBSCL và bao gồm 10 TDA thuộc các hợp phần 2, 3 và 4 và các hoạt động khác thuộc Hợp phần 1. Vị trí của các TDA (ký hiệu TDA 1 - 10) được trình bày ở Hình 1. Hình 1: Vị trí của dự án MD-ICRSL và các TDA thuộc dự án Các loại hình đầu tư trong các TDA Hợp phần 1 tập trung vào (i) nâng cấp và mở rộng hệ thống giám sát cho nước ngầm và nước mặt, và nâng cao công nghệ viễn thám, (ii) thiết lập một trung tâm ĐBSCL để tích hợp dữ liệu tài nguyên môi trường và phát triển công cụ mô hình đi kèm; và (iii) thực hiện đánh giá khả năng chống chịu khí hậu
  • 9. 9 của ĐBSCL hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam trong việc ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Trong hợp phần này có thể phát sinh các hoạt động xây dựng nhỏ như: xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước và trung tâm phát triển ĐBSCL. Hợp phần 2, 3 và 4 của dự án sẽ hỗ trợ đầu tư để (i) cải thiện quản lý tài nguyên nước và trữ lũ; (ii) hỗ trợ các hệ thống nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản bền vững thích nghi và linh hoạt theo mùa; (iii) khôi phục rừng ngập mặn và bảo vệ bờ biển và (iv) cải thiện sinh kế ven biển. Mỗi một TDA sẽ đầu tư từ hai loại hình có quy mô nhỏ và vừa trở lên như dưới đây: - Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt và đường giao thông nông thôn. - Khôi phục và gia cố đê bao trong vùng ngập lũ, đê sông đê biển để tạo bãi để phát triển rừng ngập mặn hoặc để kiểm soát lũ/điều tiết mặn và kè bảo vệ chống bão và triều cường. - Xây dựng các cống trên tuyến đê biển để điều tiết mặn, hỗ trợ cho việc phát triển các mô hình sinh kế thích hợp. - Xây dựng cầu cạn và bang tràn để tăng cường khả năng thoát lũ - Xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi bao gồm nạo vét kênh mương để tăng khả năng trao đổi nước. - Xây dựng hồ chứa nước ngọt để cung cấp nước cho sinh hoạt. - Trồng, khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn. - Phát triển các mô hình sinh kế có khả năng chống chịu khí hậu thích hợp cho 3 vùng của dự án, bao gồm: trồng lúa nổi, chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác, các mô hình nuôi thuỷ sản, tôm - lúa và tôm - rừng. - Hệ thống nông nghiệp/thuỷ sản bền vững trong đó bao gồm phân vùng/sử dụng đất và quản lý nguồn nước thích hợp. - Xây dựng năng lực (bao gồm đào tạo) cho các hoạt động sinh kế cụ thể. Các Hợp phần 2, 3 và 4 sẽ có 10 TDA. Các TDA năm đầu (4 TDA) đã được xác định trong Bảng 2 và chi tiết các hoạt động/hạng mục của các TDA được tóm tắt trong mục 9 và 10 dưới đây. Bảng 2: Tóm tắt các TDA (bao gồm cả 4 TDA năm đầu) KH Tên TDA Huyện Tỉnh Ghi chú Hợp phần 1: Tăng cường công tác giám sát, phân tích và hệ thống cơ sở dữ liệu Hợp phần 2: Quản lý lũ ở vùng thượng nguồn TDA1 Nâng cao khả năng thoát lũ và thích ứng biến đổi khí hậu cho vùng Tứ giác Long Xuyên An Giang, Kiên Giang TDA2 Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh An Giang An Phú An Giang TDA năm đầu TDA3 Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (các huyện phía Bắc tỉnh Đồng Tháp) Đồng Tháp Hợp phần 3: Thích ứng với chuyển đổi độ mặn ở Vùng cửa sông
  • 10. 10 KH Tên TDA Huyện Tỉnh Ghi chú TDA4 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu Ba Tri Bến Tre TDA năm đầu TDA5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cải thiện sinh kế cho người dân huyện Bắc Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu Thạnh Phú Bến Tre TDA6 Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long Cầu Kè, Trà Ôn, Vũng Liêm Trà Vinh, Vĩnh Long TDA năm đầu TDA7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu vùng Cù Lao Dung Sóc Trăng Hợp phần 4: Bảo vệ khu vực bờ biển vùng Bán đảo TDA 8 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm – rừng nhằm cải thiện sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau Cà Mau TDA 9 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ biển và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản ở huyện An Minh, An Biên An Minh An Biên Kiên Giang TDA năm đầu TDA 10 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng sinh thái, nâng cao sinh kế, thích ứng biến đổi khí hậu ở huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc Liêu Bạc Liêu Hợp phần 5: Hỗ trợ Quản lý và Thực hiện Dự án 5. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ KHUNG LUẬT LỆ Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược (SEA), đánh giá tác động môi trường (EIA), kế hoạch bảo vệ môi trường (EPP), thì Dự án cần phải chuẩn bị 4 ESIA cho 4 TDA năm đầu đó là TDA2, TDA4, TDA6, TDA9. Dự án MD-ICRSL sẽ áp dụng 9 chính chính sách an toàn của WB sau đây: (i) Đánh giá môi trường (OP / BP 4.01); (ii) Môi trường sống tự nhiên (OP / BP 4.04); (iii) Quản lý vật hại (OP / BP 4.09); (iv) Rừng (OP / BP 4.36); (v) An toàn đập (OP / BP 4.37); (vi) Người dân tộc thiểu số (OP / BP 4.10); (vii) Tài nguyên văn hóa vật thể (OP / BP 4.11); (viii) Tái định cư bắt buộc (OP / BP 4.12); và (ix) Dự án trên tuyến đường thủy quốc tế (OP / BP 7.50). Mặc dù dự kiến là hầu hết các TDA sẽ có tác động bất lợi đối với môi trường ở mức trung bình nhưng dự án được đề xuất là loại A về đánh giá môi trường là do việc đề xuất xây dựng và vận hành một hồ chứa cung cấp nước cho sinh hoạt và chống cháy rừng (TDA ở Cà Mau dự kiến được thực hiện ở giai đoạn 2) mà hồ chứa này sẽ nằm tiếp giáp với Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau, và do đó có thể có những tác động đáng kể đến môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học của vườn quốc gia. Sự tác động kết hợp của các vấn đề về tài nguyên nước và tác động đáng kể của việc thu hồi đất cũng
  • 11. 11 như những tác động tiềm tàng trong tương lai do mở rộng các mô hình sinh kế của dự án cũng được dự đoán. Tóm tắt các hành động để giải quyết các yêu cầu về chính sách an toàn được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3: Tóm tắt các hành động chính sách an toàn đã và sẽ được thực hiện của dự án Chính sách an toàn Hành động Đánh giá môi trường OP/BP 4.01 Chính sách này được áp dụng. - Dự án loại A - Tóm tắt đánh giá môi trường đã được chuẩn bị - REA, RSA, ESMF, RPF, EMPF đã được chuẩn bị - 4 TDA năm đầu đã được sàng lọc và phân loại B về đánh giá môi trường và các tài liệu ESIAs, RAPs, EMDPs của các TDA này đã được chuẩn bị. - Việc chuẩn bị ESIAs, RAPs, và EMDPs của các TDA năm tiếp theo sẽ được thực hiện trong quá trình thực hiện dự án sẽ tuân thủ ESMF, RPF, và EMPF Natural Habitats OP/BP 4.04 Chính sách này được áp dụng. - Dự án sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực được bảo vệ nào và cũng không ảnh hưởng đến các loài động thực vật quan trọng/đang bị đe dọa hay các khu vực đa dạng sinh học có giá trị cao. Tuy nhiên, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng thuỷ lợi như các cống có tác động tiềm tàng nhỏ đến về môi trường sống tự nhiên của sông, kênh và các cửa sông. Tác động và biện pháp giảm thiểu đã được xác định và sẽ được đưa vào ESIAs của TDA có liên quan. Rừng OP/BP 4.36 Chính sách này được áp dụng. - Việc bảo vệ / khôi phục cảnh quan khu vực ven biển để tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống canh sản xuất phía trong, giảm thiểu tổn thương trước những tác động của nước biển dâng và xói lở bờ biển. Kế hoạch quản lý rừng sẽ được chuẩn bị cho các hoạt động khôi phục rừng ngập mặn của dự án. An toàn đập OP 4.09 Chính sách này được áp dụng. - Tăng sử dụng thuốc trừ sâu, ô nhiễm và dịch bệnh từ nuôi tôm. Khung Quản lý dịch hại được chuẩn bị trong Phụ lục của ESMF. Tài nguyên văn hóa vật thể OP/BP 4.11 Chính sách này được áp dụng. - Dự án dự kiến sẽ không có tác động đến tài nguyên văn hoá vật thể quan trọng như di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Dự án sẽ di dời mồ mả mà tại Việt Nam đây được coi là tài nguyên văn hoá vật thể. Trong trường hợp phát hiện tài nguyên văn hoá vật thể quan trọng, kế hoạch quản lý tài nguyên văn hoá vật thể sẽ được chuẩn bị có sự tham vấn với các bên liên quan tại địa phương và các cơ quan tôn giáo/văn hóa. Đối với những hoạt động có liên quan đến nạo vét/đào đắp thì Thủ tục phát hiện tình cờ sẽ được đưa vào trong ESMPs, hợp đồng thi công. Người dân tộc thiểu số OP/BP 4.10 Chính sách này được áp dụng. - EMPF của dự án và 2 EMDP của 2 TDA năm đầu đã được chuẩn bị - EMDPs của các TDA ở các giai đoạn sau sẽ được thực hiện trong quá trình
  • 12. 12 Chính sách an toàn Hành động thực hiện dự án và tuân thủ theo hướng dẫn trong EMPF Tái định cư bắt buộc OP/BP 4.12 Chính sách này được áp dụng. - RPF của dự án và 3 RAP của 3 TDA năm đầu đã được chuẩn bị - RAPs của các TDA ở các giai đoạn sau sẽ được thực hiện trong quá trình thực hiện dự án và tuân thủ theo hướng dẫn trong RPF. An toàn đập OP/BP 4.37 Chính sách này được áp dụng. - Dự án có thể tài trợ cho việc xây dựng các hồ chứa để cung cấp nước cho sinh hoạt và phòng chống cháy rừng. Không có cấu trúc sẽ cao hơn 10 mét, và các đập và hồ chứa nước dự kiến sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào. Nhằm tuân thủ chính sách OP / BP 4.37, trong ESMF có quy định các điều khoản để đáp ứng các yêu cầu của chính sách, bao gồm việc đảm bảo có sự tham gia của các kỹ sư có trình độ. Dự án trên tuyến đường thủy quốc tế OP/BP 7.50 Chính sách này được áp dụng. - Các hoạt động dự án không thuộc trường hợp yêu cầu thông báo cho các quốc gia ven sông quy định tại khoản 7 (a) của OP 7.50. Dự án trong khu vực tranh chấp OP/BP 7.60 Chính sách này không được áp dụng - Không có bất kỳ vị trí nào của dự án nằm trong khu vực tranh chấp. - 6. TÓM TẮT CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Tác động môi trường và xã hội của dự án đã được xác định và đánh giá chi tiết ở cả cấp vùng và cấp dự án cụ thể. Những tác động này được phản ánh trong các công cụ chính sách an toàn khác nau như REA, RSA, 4 ESIA, 3 RAP, và 2 EMDP. Các biện pháp quản lý và giảm thiểu thích hợp ở cả cấp độ vùng và cấp dự án đã được đề xuất theo các quy tắc thực hành tốt. Phần này tóm tắt các tác động môi trường chính của 4 TDA năm đầu. Chi tiết việc dự báo tác động và đề xuất biện pháp giảm thiểu được trình bày chi tiết trong các báo cáo ESIA, RAP, và EMDP của các TDA có liên quan. 6.1. Tác động vùng Đánh giá môi trường vùng (REA). Với các loại và vị trí của các TDA được đề xuất và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên nước ở hạ lưu của ĐBSCL, REA được thực hiện để cung cấp các khuyến nghị chiến lược để hướng dẫn việc thiết kế dự án. Đánh giá xã hội vùng (RSA). Mục tiêu tổng thể của RSA là để hiểu rõ hơn về cộng đồng bị ảnh hưởng của dự án để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch đầu tư ở đồng bằng dài hạn và để đảm bảo tính bền vững và quyền sở hữu lâu dài của bên vay đối với khoản đầu tư được đề xuất. Việc đánh giá trong đó tham gia của cộng đồng trong khu vực TDA để hiểu rõ hơn về hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu hiện tại và xác định các tác động xã hội tiềm tàng do thực hiện các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu do WB đề xuất. Kết quả cho thấy rằng việc xây dựng các công trình của dự án có thể gây ra những tác động lâu dài đối với các mô hình sinh kế hiện tại mà các mô hình này có thể phải thay đổi để thích ứng với những tác động của các khoản đầu tư của dự án (gia cố đê, xây cống…), với tình hình môi trường mới và với biến đổi khí hậu. Với sự chuyển đổi sang mô hình sinh kế mới có khả năng chống chịu khí hậu và bền vững, những người nông dân mong muốn đa dạng hóa sản xuất của họ và từ đó làm tăng thu
  • 13. 13 nhập. Một số hộ gia đình có thể miễn cưỡng chuyển đổi (ví dụ: hộ già, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ không có hoặc có ít đất) và có thể cần hỗ trợ để chuyển đổi sang mô hình sinh kế mới. REA khuyến cáo rằng dự án MD-ICRSL cần thực hiện các biện pháp giám sát và quản lý tác động tích lũy, tác động vùng và tiểu vùng bằng cách: (a) tăng cường giám sát nguồn nước mặt, nước ngầm và thủy sản trong khu vực dự án trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình kiểm soát nguồn nước, hỗ trợ thông qua nghiên cứu sử dụng nước ngầm; (b) giám sát thay đổi bờ sông và ven biển để xác định hiệu quả của các khoản đầu tư vào việc bảo vệ bờ biển; (c) phân vùng và quản lý linh hoạt việc nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ trong đó có xem xét đến việc tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng quy trình vận hành các công trình kiểm soát nguồn nước; (d) từng bước thực hiện các mô hình sinh kế bao gồm các dịch vụ khuyến nông và thị trường; (e) huy động MONRE và các cơ quan khác sử dụng các mô hình phát triển cho dự án này (MDS) vào việc kiểm soát xói lở bờ biển, xâm nhập mặn và vận chuyển trầm tích và chất dinh dưỡng ở vùng ngập lũ phía trên; (f) kết hợp với các bài học đã rút ra từ các dự án của WB đang thực hiện ở ĐBSCL; và (g) áp dụng kinh nghiệm từ các TDA năm đầu vào việc thiết kế và vận hành của TDA giai đoạn II. Các hoạt động cần thực hiện tiếp theo là giám sát môi trường và xã hội trong vùng dự án, lập bản đồ GIS các khu vực có vấn đề hoặc các điểm nóng; xây dựng mô hình thủy văn để xác định những thay đổi trong dòng chảy ở vùng thượng lưu, vùng cửa sông, và bán đảo; xây dựng mô hình thủy lực để xác định hiệu quả của các cống, kênh và cơ sở hạ tầng kiểm soát tài nguyên nước; xem xét năng suất (tấn/ha), giá cả và thu nhập của nông dân từ các mô hình sinh kế; và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt và hạn hán trong mối tương quan với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại 3 vùng sinh thái này. 6.2. Tác động ở cấp dự án Các tác động môi trường và xã hội tích cực ở cấp dự án Dự án dự kiến sẽ mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho ĐBSCL về (i) tăng cường năng lực để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu từ việc phát triển của các mô hình sinh kế chống chịu khí hậu bền vững; (ii) tăng năng suất nông nghiệp (và lợi ích liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế) do đầu tư cơ sở hạ tầng điều tiết nguồn nước mặn - ngọt và kiểm soát lũ; (iii) chất lượng nước được cải thiện do giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; và (iv) tăng tỷ lệ rừng ngập mặn để khôi phục sinh thái và giảm xói lở bờ biển. Các tác động môi trường và xã hội tiêu cực ở cấp dự án Tác động chung và đặc thù chính được nêu ở phần sau đây còn các tác động cụ thể chi tiết và biện pháp giảm thiểu cho mỗi TDA được đề cập ở phần 8. Những tác động/rủi ro chính về mặt xã hội do xây dựng các công trình và thực hiện các mô hình sinh kế sẽ bao gồm: (i) mất cây trồng, hoa màu, sinh kế và các tài sản khác do thu hồi đất vĩnh viễn và tạm thời và di dời các hộ gia đình; (ii) nông dân miễn cưỡng/không đồng tình với những thay đổi sang mô hình sinh kế mà dự án đề xuất; (iii) tính sẵn sàng trong việc thực hiện các mô hình sinh kế của các nông dân còn thấp; (iv) các tác động/lợi ích không cân xứng từ các hoạt động dự án đối với các nhóm dễ bị tổn thương hơn như hộ nghèo, già và hộ dân tộc thiểu số; và (v) di dời mồ mả. Có người dân tộc thiểu số (Khmer và Chăm) hiện diện trong khu vực dự án và họ không bị ảnh hưởng do việc thu hồi đất để thực hiện các TDA năm đầu. Người Khmer là nhóm nghèo và dễ bị tổn thương nhất và chiếm tỷ lệ lớn người nghèo và không có đất. Họ thường đi làm thuê ở cho các hộ sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản cũng như đánh bắt thuỷ sản tự nhiên để bán cho các hộ nuôi thuỷ sản để họ dùng làm thức ăn cho tôm. Với các nội dung đầu tư đề xuất, các hộ gia đình EM có thể phải điều
  • 14. 14 chỉnh hoặc thay đổi mô hình sinh kế hiện tại của họ để chuyển sang mô hình bền vững hơn. Trong khu vực dự án không có tài nguyên văn hóa vật thể; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số TDA thì cần di dời các ngôi mộ. Các tác động này được xem là trung bình, dài hạn, không thể tránh khỏi và có thể được giảm thiểu thông qua việc tham vấn một cách có hiệu quả và đền bù thỏa đáng. Các tác động tiêu cực điển hình và đặc thù trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công và vận hành các cơ sở hạ tầng thuỷ lợi (bao gồm các cống) và thực hiện các mô hình sinh kế bao gồm: (i) rủi ro bom mìn (UXO); (ii) gia tăng phiền toái từ bụi và tiếng ồn; (iii) ô nhiễm nước và đất do phát sinh chất thải; (iv) ảnh hưởng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại địa phương; (v) bồi lắng và ô nhiễm nước trong ở khu vực sản xuất nông nghiệp và ao nuôi thủy sản; (vi) xì phèn từ hoạt động đào đắp; (vii) gián đoạn việc cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới; (viii) các rủi ro về sức khỏe và an toàn của người dân địa phương và công nhân xây dựng; (ix) xáo trộn giao thông thuỷ bộ của địa phương; (x) gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá qua các con sông và kênh rạch; và (xi) xung đột sử dụng nước giữa trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Một số các tác động cụ thể được nêu chi tiết dưới đây. Bồi lắng và thoát nước tạm thời và vĩnh viễn. Xói mòn bề mặt và rửa trôi vật liệu, bãi thải và trầm vào nguồn nước mặt do nước mưa chảy tràn trên công trường có thể gây tác động tiêu cực từ nhỏ đến trung bình đến các đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy và các nguồn nước gần các vị trí này. Đất phèn (ASS) và đất thải nguy hại. Việc đào đắp đất để thi công cống và nạo vét kênh mương có thể khiến xuất hiện nguy cơ xì phèn và chất độc hại dẫn đến trầm tích bị ô nhiễm. Tuy nhiên, kết quả điều tra thực địa cho thấy đất phèn và đất thải nguy hại không phải là một vấn đề nghiêm trong khu vực dự án. Gián đoạn việc cung cấp nước tưới và nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình thi công có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp nước. Tác động này xảy ra do thi công cống, đập tràn, đê, kè. Hầu hết người dân sống ở nông thôn và sống dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Việc gián đoạn nguồn cung cấp nước cho các các ruộng lúa và ao nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm thu nhập của người dân. Tác động do gia tăng sử dụng các hóa chất nông nghiệp. Việc thực hiện dự án có thể cung cấp thêm nước ngọt để tưới cho lúa ở khu vực thượng nguồn điều này có thể dẫn đến sự gia tăng sử dụng các hóa chất nông nghiệp và kết quả của việc này là làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và đời sống thủy sinh trong tiểu dự án và các khu vực hạ lưu. Tăng xung đột trong việc sử dụng nước do việc vận hành các cống không hợp lý. Nếu các cống không được vận hành một các thích hợp có thể dẫn đến gia tăng xung đột sử dụng nước. Tác động tiềm tàng và rủi ro của các mô hình nuôi trồng thủy sản. Thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản có thể có những tác động tiềm tàng từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, xử lý bùn thải không đúng cách và các rủi ro do dịch bệnh của tôm và cá có thể gây ô nhiễm nguồn nước, mất thu nhập. Gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá trong sông, kênh rạch. Vận hành các cống có thể làm gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá, ảnh hưởng đến việc di cư, kiếm ăn và sinh sản của chúng. Tác động gián tiếp. Các ESIA cho thấy rằng khi thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế của dự án dự kiến sẽ không có tác động tiêu cực đáng kể đối với môi trường. Tuy nhiên, về lâu dài (sau khi dự án kết thúc), thì việc mở rộng quy mô của một số các mô hình này nếu không được quản lý đúng cách có thể dẫn đến những thay đổi trong sử dụng đất và gia tăng ô nhiễm trên một quy mô lớn hơn mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và đa dạng sinh học trong khu vực.
  • 15. 15 Tác động lâu dài. Việc xây dựng các công trình của dự án sẽ có những tác động lâu dài đối với các mô hình sinh kế hiện tại mà các mô hình này có thể phải thay đổi để thích ứng với sự thay đổi điều kiện môi trường và tác động của biến đổi khí hậu. Việc chuyển sang các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững hơn sẽ giúp nông dân đa dạng hóa sản xuất và gia tăng thu nhập. Tất cả nông dân sẽ được hỗ trợ thông qua việc đào tạo và chuyển giao kiến thức từ các mô hình sinh kế thí điểm, hoặc sử dụng các hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác để thực hiện các mô hình sinh kế nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nông dân. Một số hộ gia đình có thể sẽ miễn cưỡng hay đổi (ví dụ: hộ người già, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ có ít đất hoặc không có đất) và cần có sự hỗ trợ cụ thể để họ thích ứng với mô hình sinh kế. Thay đổi về thể chế trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL dự kiến được hiện bằng cách sử dụng các hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác nông dân để thực hiện các mô hình sinh kế. Việc hình thành các hợp tác xã mới, hoặc thực hiện thông qua các hợp tác xã hiện có, sẽ giúp thấm nhuần niềm tin của nông dân thông qua việc chia sẻ rủi ro thông qua tập thể, đặc biệt là với đối với những nông dân sợ rủi ro mà có thể không muốn áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng mới. 6.3. Quản lý/giảm thiểu tác động vùng REA đã đánh giá tác động tích cực và tiêu cực ở cấp vùng/tiểu vùng của Hợp phần 2, 3 và 4 liên quan đến các hoạt động sau: Nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng; Nạo vét kênh mương; xây dựng các công trình kiểm soát nguồn nước/lũ ở vùng thượng nguồn; thực hiện các mô hình sinh kế mới ở vùng thượng nguồn; xây dựng các công trình kiểm soát nguồn nước/độ mặn ở vùng cửa sông và bán đảo; thực hiện các mô hình sinh kế mới ở vùng cửa sông và bán đảo; Mở rộng nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm; và bảo vệ rừng ngập mặn ở các vùng ven biển; và Xây dựng hồ chứa, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường. REA đã cho thấy không có tác động tiêu cực mang tính chất vùng lớn nào phát sinh từ dự án và các tác động vùng tiêu cực có thể được giảm thiểu hông qua việc thực hiện ESMP của các TDA. Tóm tắt các tác động vùng của các Hợp phần 2, 3 & 4 và các biện pháp quản lý các tác động này được thể hiện trong Bảng 4. Để tăng cường năng lực của chính phủ trong việc quản lý tác động vùng thì trong Hợp phần 1 của dự án đã đưa vào các hoạt động nhằm cải thiện hệ thống giám sát, tăng cường các công cụ hỗ trợ cho lập kế hoạch chống chịu khí hậu và tạo ra các hệ thống hỗ trợ quyết định và đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của ĐBSCL để đưa vào kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh và vùng.
  • 16. 16 Bảng4:TómtắtcáctácđộngvùngcủacácHợpphần2,3&4 HoạtđộngNhucầuvềtài nguyênthiên nhiên MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại Nângcấpvàxây mớicơsởhạ tầng Chiếmdụngđất đểxâydựngđê bao,đê,cốngvà cáccơsởhạtầng liênquan. ThayđổiđịamạoM/Lo/LtTrung bình CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT Mấtthảmphủthựcvật,đấtnôngnghiệpvà môitrườngsốngW/Lo/Lt Trung bình CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT Tăngbụi,tiếngồn,độrung,chấtthải,vàcác vấnđềxãhộinhưdidờimộM/Lo/Lt Trung bình CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT Xáotrộngiaothôngđịaphươngtronggiai đoạnxâydựngW/Lo/Lt NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT NạovétNạovétkhoảng 150-200km kênh(ha). Mấtthảmphủthựcvật,đấtnôngnghiệpvà môitrườngsốngW/Lo/Lt NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT Tăngcácchấtrắnlơlửngtrongnướcdo biếnđộngtrầmtíchđáyW/Lo/St NhỏCáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT. Ônhiễmđấtvànướctừviệcthảibỏvậtliệu nạovét(khốilượng)M/Lo/St Trung bình CáccôngcụCSATcủaTDAvàESMP,giámsátcủa Bộ/Sở/PhòngNN&PTNTvàBộ/Sở/PhòngTN&MT. Xâydựngcông trìnhkiểmsoát nguồn nước/kiểmsoát lũởvùng thượnglưu Tăngkhảnăng trữlũtrongkhu vựcdự án.Nhữngthay đổithủyvăn dòngchảyvàsử dụngđất. Chấtlượngnướcmặtdochuyểnđổisang nuôitrồngthủysảnvàtômnướcngọtM/Sr /Mt Trung bình Nôngnghiệpthôngminhứngphókhíhậuvànôngnghiệp bềnvữngđượcthựchiện TăngkhảnăngtrữlũởvùngthượnglưuH/ R/Mt Trung bình Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn Tănghàmlượngchấtdinhdưỡngvàtrầm tíchtrongmùalũM/Lo/Mt Trung bình Thựchànhnôngnghiệpthôngminhđểgiảmphânbónvà thuốctrừsâu GiảmnguycơngậpchocáctỉnhởhạlưuH /R/MT Trung bình Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn Bảovệnôngnghiệpcógiátrịcao(câyăn quả)M/Lo/Mt Trung bình Môhìnhhóavàdựbáolũđểxácđịnhkhuvựcbịngậpvà khôngbịngậptrongcácnămlũnhỏ,lũtrungbìnhvàlũlớn
  • 17. 17 HoạtđộngNhucầuvềtài nguyênthiên nhiên MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại XungđộtvềsửdụngnướcM/Lo/StTrung bình Chươngtrìnhsinhkếđểhỗtrợchuyểnđổivàquảnlýhoạt động Cảithiệnkếtnốihệsinhtháidothayđổi thủyvăndòngchảyM/Sr/Mt Trung bình Giámsátcácloàicánướcngọtvàthủysinh Ápdụngcácmô hìnhsinhkếmới ởvùngthượng lưu Đất(ha)ởkhu vựcthíđiểmcác môhìnhsinhkế mới Tăngthunhậptừchuyểnđổitừlúa3vụ sanglúa+thuỷsảnM/Lo/Mt Trung bình Đảmbảochươngtrìnhhỗtrợsinhkếbaogồmtiếpcậnthị trườngvàkhuyếnnôngđốivớicâytrồngmới Tăngônhiễmnướcmặtdonuôitômnước ngọtvàthủysảnM/Sr/Mt Trung bình Quảnlýdịchhạitổnghợp(IPM)vàthựchànhnôngnghiệp bềnvững Tăngphânbónvàthuốctrừsâusửdụngcho loạicâytrồngmớiM/Sr/St Trung bình Nôngnghiệpthôngminhứngphókhíhậuvànôngnghiệp bềnvữngđượcthựchiện Xâydựngcác côngtrìnhkiểm soátnguồn nước/kiểmsoát mặnởvùngcửa sôngvàbánđảo Thayđổithủy văndòngchảy vàsửdụngđất. Xâmnhậpmặnảnhhưởngđếnvùngsản xuấtnôngnghiệpnướcngọthiệncóM/Sr/ Lt Trung bình Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọt,lợvàmặn Ngăncảnsựdicưcủacávàkếtnốihệsinh tháiH/R/Lt Trung bình Xâydựngđườngdẫncátạicáccốngvàgiámsátcávàđa dạngsinhhọctrongkhuvựcdựán Xungđộtgiữasửdụngnướcđểsảnxuất ngọtvànuôithủyM/Sr/Mt Trung bình Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọtvàlợ Ảnhhưởngđếnchấtlượngnướcmặtkhi đóngcốngM/Lo/St ThấpKhíhậunôngnghiệpthôngminhvàthựchànhnôngnghiệp bềnvữngthựchiện NhiễmmặncáctầngchứanướcngầmM/ Sr/Lt Trung bình Đảmbảogiámsátnướcngầmvànghiêncứusửdụngnước ngầmđượctiếnhànhtrongkhuvựcdựán. GiảmxóilởbờbiểnH/R/LtTrung bình Ápdụngcôngnghệviễnthámđểgiámsátthayđổivềxói lởbờbiển. GiảmthiệthạitừbãovànướcbiểndângM/ Sr/Mt Trung bình Giámsáthệthốngđêbiển,kèsaubãovàlũlụt.
  • 18. 18 HoạtđộngNhucầuvềtài nguyênthiên nhiên MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại Cảithiệnkhảnăngchốngchịucủanôngdân H/Lo/Mt Trung bình Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh kế.Xácđịnhvùngsảnxuấtngọtvàlợ Pháttriểncácmô hìnhsinhkếở cửavùngcửa sôngvàbánđảo Đất(ha)ởkhu vựcthíđiểm nuôithủysản nướclợ Tăngthunhậptừgiátrịnuôitrồngthủysản giátrịcaoM/Lo/Mt Trung bình Đảmbảochươngtrìnhsinhkếđãbaogồmtiếpcậnthị trường,khuyếnnôngvàxâydựngnănglựcvềcácmôhình sảxuấtmới KhônghỗtrợsinhkếchongườiKhmer, dântộcthiểusốkhácvàphụnữM/Lo/Mt Trung bình Đảmbảomôhìnhsinhkếđượctruyềnđạtđếncộngđồng tạikhuvựcthíđiểmvàkhuvựcxungquanh Vấnđềchấtlượngnướcmặtdonuôithủy sảnvànuôitômM/Sr/St Trung bình Quảnlýdịchhạitổnghợp(IPM)vàthựchànhnôngnghiệp bềnvững Mởrộngnuôi thủysảnvànuôi tôm Chuyểnđổiđất đểnuôitômbền vững Giảmthunhậpcủanôngdândonuôitôm thâmcanhM/Lo/St Trung bình Việcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh kế. Xungđộtgiữasửdụngnướcngọtvànước lợM/Lo/St NhỏViệcchuyểnđổiđượchỗtrợthôngquachươngtrìnhsinh kế.Giámsátthayđổivềsửdụngđấttrongkhuvựcdựán. Cảithiệnchấtlượngnướcmặtmặtdogiảm nuôitômthâmcanhM/Sr/Lt Trung bình ÁpdụngtiêuchuẩnVietGapđểxâydựnghướngdẫnvận hànhhệthốngquảnlýnguồnnước GiảmsửdụngnướcngầmM/Sr/MtTrung bình Nghiêncứuvàgiámsátsửdụngnướcngầmđượcthựchiện trongkhuvựcdựán. Bảovệrừng ngậpmặnven biển Diệntíchrừng ngậpmặngia tăngởvùngven biển Tăngdiệntíchrừngngậpmặnvàtăngtính đadạngsinhhọcH/Sr/Mt LớnThựchiệnquảnlýnghềcávenbiểnvàKếhoạchquảnlý rừng Tăngcườngbảovệkhỏibịxóilởvànước biểndângH/Sr/Mt Trung bình MARDvàMONREgiámsátcácvịtrícủavùngphụchồi rừngngậpmặnvàthiếtlậpkhuvựcbảovệ. Thiếtlậphệthốngnuôisòhuyếtdướitán rừngngậpmặnM/Lo/Mt Trung bình Giảmnhucầunuôitômthâmcanhvàthúcđẩysửdụngbền vữngcácnguồntàinguyên. Xâydựnghồ chứanướcngọt, Chuyểnđổiđất đểxâyhồchứa Tăngônhiễmnướcmặttrongquátrìnhthu gomnướcthảiM/Lo/St nhỏChươngtrìnhgiámsátchấtlượngnướctrongquátrìnhxây dựngvàvậnhành.
  • 19. 19 HoạtđộngNhucầuvềtài nguyênthiên nhiên MứcđộtácđộngTácđộngBiệnphápquảnlý Cườngđộ/Phạmvi/ThờigianXếploại cáccôngtrình cấpnướcvàvệ sinh (ML)vàcông trìnhkiểmsoát lũ Cảithiệnviệctiếpcậnnguồnnướcvàvệ sinhmôitrườngM/Lo/Mt Trung bình Pháttriểncơsởhạtầnghỗtrợbởichươngtrìnhsinhkế nướcvàvệsinhmôitrường. Tăngnguồnnướcngọtchonôngnghiệpvà sinhhoạttrongmùakhôM/Sr/Lt LớnĐượcthựchiệnvớinôngnghiệpthôngminhứngphókhí hậuvàcácbiệnphápbảovệnguồnnước Giảmkhaithácnướcngầmtrongmùakhô M/Sr/Mt Trung bình Nghiêncứuvàgiámsátviệcsửdụngnướcngầmđượcthực hiệntrongkhuvựcdựán. Rủirovềantoànđậpchocộngđồngxung quanhH/Sr/Mt Trung bình ĐánhgiámôitrườngvàđánhgiáantoànđậpchoTDA Ghichú: -Cườngđộtácđộngđượcđánhgiálàcao(H),trungbình(M),yếu(W). -Phạmvikhônggianđượcđánhgiálàởvùng(R),tiểuvùng(Sr),hoặcđịaphương(Lo). -Thờigiantácđộngđượcđánhgiálàdàihạn(Lt),trunghạn(Mt),hoặcngắnhạn(St). -Bảngmàu:màuxanhlàtácđộngtíchluỹtíchcực;màuxámlàtácđộngtíchluỹtiêucực.
  • 20. 20 6.4. Quản lý/giảm thiểu tác động đặc thù của dự án Phần này tóm tắt các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động đặc thù của dự án. Vì hầu hết các tác động này liên quan đến việc xây dựng và các nhà thầu nói chung là những người chịu trách nhiệm kiểm soát các kiểm soát các vị trí thi công, nhà thầu được yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch An toàn, Sức khoẻ và Môi trường (CEOHSP) của riêng mình mà trong đó mà kết hợp tất cả các biện được đưa ra trong ESMP và Hướng dẫn An toàn, Sức khoẻ và Môi trường của Nhóm Ngân hàng thế giới (hướng dẫn EHS) và thực hành tốt, bao gồm quản lý tốt tại công trường, quản lý chất thải, cung cấp đầy đủ nước sạch và phương tiện vệ sinh môi trường, cung cấp các hành lang/lối đi an toàn, lắp đặt hàng rào chắn xung quanh khu vực nguy hiểm và đeo thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. CEOSHP sẽ được CPO xem xét và chấp thuận trước khi thi công. Chi tiết các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội của 4 TDA năm đầu đã được đưa vào trong 4 ESIA (trong đó có cả kế hoạch quản lý môi trường và xã hội), 2 RAP và 3 EMDP. Bảng cung cấp tác động chung, các biện pháp giảm thiểu và công cụ thực hiện. Bảng 5: Tác động chung, các biện pháp giảm thiểu và công cụ thực hiện Tác động chung Biện pháp giảm thiểu điển hình Công cụ Phát sinh bụi - Thường xuyên tưới nước các khu vực bị ảnh hưởng trong những ngày nắng. - Giới hạn tốc độ phương tiện phục vụ xây dựng khi đi vào các khu dân cư. ESMP CEOHSP Phát sinh tiếng ồn - Tránh thi công vào ban đêm - Đảm bảo các phương tiện hoạt động tốt. ESMP CEOHSP Gia tăng bồi lắng tạm thời tại các kênh rạch và tăng độ đục của nguồn nước mặt - Tái sử dụng chất thải xây dựng không nguy hại và thải bỏ đất thải và đất nạo vét vào các vị trí được quy định. - Bố trí bãi thải vật liệu nạo vét kênh mương và dòng chảy. - Lắp đặt các hào thu nước xung quanh khu trữ nguyên vật liệu. - Thường xuyên vệ sinh các kênh rạch và hệ thống thoát nước. - Thực hành tốt vệ sinh công trường xây dựng. ESMP CEOHSP Gia tăng rủi ro sức khoẻ đối với người dân địa phương và công nhân thi công do tiếp xúc với các mối nguy hại từ hoạt động xây dựng, do công nhân từ nơi khác đến và tai nạn giao thông - Lắp rào chắn và biển cảnh báo ở các khu vực nguy hiểm - Giới hạn tốc độ của các phương tiện khi đi qua các khu dân cư. - Nhà thầu tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. - Cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh môi trường tại khu lán trại. - Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). - Cung cấp các lối đi an toàn tạm thời cho người dân. - Xử lý chất thải đúng quy định và giữ vệ sinh tốt. ESMP CEOHSP
  • 21. 21 Tác động chung Biện pháp giảm thiểu điển hình Công cụ Gián đoạn việc cung cấp nước tưới và nước cho nuôi trồng thuỷ sản - Lập kế hoạch và thời thi công thích hợp để tránh ảnh hưởng. - Tham vấn người nông dân/người sử dụng nước. - Ngăn chặn việc làm khô kênh bằng cách thi công trong đê vây hố móng. - Duy trì hoạt động của các điểm lấy nước. - Cung cấp các nguồn thay thế. ESMP Hư hại cơ sở hạ tầng hiện hữu do các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng đặc biệt là vận chuyển đất đắp - Nhà thầu thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa các tuyến đường xây dựng. - Xây dựng tuyến tránh lưu thông qua các cây cầu yếu ESMP CEOHSP Mất cây cối, hoa màu và các tài sản khác do thu hồi đất vĩnh viễn và tạm thời thực hiện các TDA - Tiến hành tham vấn với các hộ bị ảnh hưởng để họ đồng ý kế hoạch bồi thường. - Thực hiện kế hoạch bồi thường như đã thoả thuận. RAP Thoái hoá đất tại khu vực thi công xây dựng và xung quanh bao gồm đất sử dụng làm bãi thải tạm thời do việc nén chặt, thải bỏ chất thải xây dựng - Nhà thầu thực hành tốt vệ sinh công trường xây dựng. - Tránh tràn nhiên liệu, dầu mỡ. - Thải bỏ chất thải xây dựng vào bãi rác được chỉ định. - Vệ sinh và khôi phục công trường sau khi thi công xong. - Thực hành hệ thống thu gom và xử lý chất thải phù hợp ESMP CEOHSP Mất đất (quyền sử dụng đất) của một số hộ gia đình do sử dụng đất vĩnh viễn của các TDA - Tiến hành tham vấn các hộ bị ảnh hưởng và thông qua kế hoạch tái định cư / bồi thường phù hợp với Chính sách OP/BP 4.12 của WB. - Thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng. - Thực hiện kế hoạch hành động tái định cư. RAP Có thể phát hiện tình cờ các di tích khảo cổ - Thông qua Thủ tục Phát hiện tình cờ Thủ tục Phát hiện tình cờ Có thể phát hiện bom mìn (UXO) - Ngưng thi công ngay lập tức, bảo vệ công trường và liên lạc với chính quyền địa phương. Cung cấp chi tiết để liên lạc với chính quyền địa phương tại công trường. - Tuân thủ Thủ tục Phát hiện UXO. Thủ tục Phát hiện UXO Thiếu phương tiện để khiếu nại hoặc khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại trong quá trình xây dựng - Thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại cho TDA Grievance Redress Procedure in ESMP
  • 22. 22 Quản lý vật liệu nạo vét. Kết quả phân tích cho thấy đất đào hố móng để xây dựng cống và bùn nạo vét kênh mương chủ yếu là bùn và sét có hàm lượng hữu cơ cao và hàm lượng kim loại nặng nằm trong mức cho phép. Do đó, các vật liệu này có thể được sử dụng cho các tuyến đê, đường giao thông, xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, ở một số khu vực khác có thể có đất phèn, kim loại nặng và các hóa chất độc hại và có thể là một vấn đề. Trong quá trình thiết kế chi tiết. PPMU sẽ chuẩn bị Kế hoạch quản lý vật liệu nạo (DMDP) trong đó bao gồm: (a) ước tính chi tiết khối lượng và tính chất vật liệu nạo vét; (b) phân tích thành phần hóa học của vật liệu nạo vét; (c) chỉ ra khu đất để xử lý; (d) kế hoạch thông báo cho người dân địa phương về chất lượng của vật liệu nạo vét và các hạn chế nếu sử dụng vật liệu nạo vét không phù hợp để xây nhà và làm vườn; và (e) kiểm kê các tuyến đường và tuyến đê dự kiến được sử dụng để vận chuyển vật liệu nạo vét. Quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã và đang xúc thực hành một số biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp cho lúa, cây ăn trái, hoa màu và tôm. Xúc tiến thực hành IPM sẽ được tiếp tục và dự án sẽ hỗ trợ việc đào tạo và mở rộng các hoạt động được cho là có hiệu quả ở ĐBSCL. Khung Quản lý dịch hại (PMF) đã được chuẩn bị và đưa vào ESMF. Khung này sẽ chuẩn bị kế hoạch quản lý dịch hại cho các TDA và các hoạt động thuộc các Hợp phần 2, 3 và 4 mà thúc đẩy việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp độc hại. Quản lý xung đột sử dụng nước. Để giảm thiểu xung đột về nguồn nước, kích thước của các cống được tính toán để đảm bảo không chỉ cho việc quản lý có hiệu quả hệ thống thủy lợi mà còn cân bằng nhu cầu nước của những người sử dụng nước khác nhau. Việc vận hành và bảo dưỡng thường xuyên cống sẽ được xây dựng trong đó có tính đến việc thông báo và tham vấn với những nhóm sử dụng nước thượng và hạ lưu để đảm bảo cả về số lượng và lẫn chất lượng cho những người sử dụng nước chính. Quản lý chất thải thủy sản và dịch bệnh. Dự án sẽ áp dụng phương pháp nuôi an toàn sinh học trong đó không sử dụng thuốc trừ sâu lẫn thuốc kháng sinh cho các mô hình lúa-cá và tôm - rừng. Để giải quyết các tác động môi trường do chất thải và dịch bệnh từ các mô hình nuôi quảng canh và thâm canh, dự án sẽ thực hiện theo hướng dẫn Nuôi trồng thủy sản tốt của Việt Nam (VietGAP) và Hướng dẫn của EHS trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, dự án cũng sẽ tiến hành xây dựng năng lực và giám sát chất lượng nước để quản lý tác động này. Gián đoạn tạm thời đường di chuyển của cá trong các sông và kênh rạch. Thời gian đóng cống dự kiến là ngắn, khoảng 4-5 tiếng trong vòng 2-3 ngày vào tháng III và IV âm lịch để kiểm soát xâm nhập mặn và khoảng 4-5 ngày trong tháng XI và XII âm lịch để ngăn triều cường cho khu vực. Vì vậy, các tác động đến việc đường di chuyển và sự di cư của cá được dự kiến là nhỏ và không yêu cầu biện pháp giảm thiểu. Gián đoạn tạm thời giao thông đường thủy. Thời gian đóng cống ngắn sẽ giảm thiểu tác động đến giao thông thuỷ. Kế hoạch đóng cống sẽ được tham vấn cộng đồng địa phương trước khi đưa vào thực hiện và việc đóng cống sẽ được thông báo rộng rãi cho người dân địa phương trước khi đóng 01 tháng. 6.5. Trách nhiệm giám sát Việc giám sát sẽ tập trung vào việc tuân thủ ESMP và CEOSHP. Việc này sẽ do Chủ dự án thực hiện hàng ngày và là một phần của giám sát xây dựng. Giám sát chất lượng môi trường cũng sẽ được Chủ dự án thực hiện theo yêu cầu của Việt Nam.  CPO, thông qua CPMU, chịu trách nhiệm giám sát tiến độ chung của các TDA, bao gồm cả giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã đề xuất trong ESMP.
  • 23. 23  Chủ các TDA - DARD, thông qua PPMU, có trách nhiệm đảm bảo EMSP được thực hiện một cách hiệu quả. Chủ TDA sẽ thực hiện nhưng không giới hạn các nhiệm vụ sau: (i) Chỉ định một cán bộ môi trường chịu trách nhiệm về các hoạt động chính sách an toàn và đảm bảo thực hiện ESIA hiệu quả và kịp thời; (ii) Chỉ định tư vấn giám sát xây dựng (CSC) hoặc kỹ sư công trường chịu trách nhiệm giám sát thực hiện chính sách an toàn của nhà thầu trong quá trình thi công; (iii) tích hợp ESMP/ECOP vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng gói thầu và đảm bảo các nhà thầu đều nhận thức được những nghĩa vụ này; và (iv) Chuẩn bị báo cáo giám sát để trình CPO /WB.  Nhà thầu: Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện thi công công trình và thông báo cho chủ TDA, chính quyền địa phương và cộng đồng về kế hoạch và rủi ro liên quan với công trình dân dụng xây dựng. Như vậy, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp mà Nhà thầu đã đồng ý trước khi ký hợp đồng để giảm thiểu rủi ro về môi trường liên quan đến việc thi công công trình như đã được chỉ ra trong ESMP và các tài liệu hợp đồng gói thầu. 7. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI 7.1. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội Tổng cộng có 4 Kế hoạch quản lý xã hội và môi trường (ESMP) đã được chuẩn bị trong ESIA của 4 TDA năm đầu. Mục tiêu của ESMP là: i) đảm bảo phù hợp với các luật lệ, quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn của địa phương và trung ương; ii) đảm bảo phân bổ đủ kinh phí để thực hiện các hoạt động ESMP; iii) đảm bảo rằng rủi ro môi trường có liên quan đến dự án được quản lý; iv) giải quyết vấn đề môi trường đã và chưa nhận diện trong ESMP của TDA; v) cung cấp thông tin phản hồi để liên tục cải tiến các hoạt động môi trường. ESMP bao gồm bộ các quy tắc thực hành môi trường tốt để giải quyết các tác động liên quan đến hoạt động xây dựng chung được gọi là Quy tắc thực hành môi trường (ECOP) và các biện pháp giảm thiểu các tác động về môi trường và xã hội cụ thể để giải quyết các tác động cụ thể đến các khu vực và hoạt động TDA. ESMP cũng bao gồm việc giám sát và biện pháp thể chế cần được thực hiện trong quá trình thực hiện và vận hành để loại bỏ các tác động xấu đến môi trường và xã hội, bồi thường hoặc giảm thiểu đến mức chấp nhận được. ESMP của TDA bao gồm Khung Tuân thủ trong đó đưa ra vai trò và trách nhiệm của nhà thầu và hệ thống xử phạt để giải quyết trường hợp Nhà thầu không tuân thủ yêu cầu quản lý môi trường của TDA. ESMP cũng bao gồm cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM) trong đó có đưa ra khung các khiếu nại về vấn đề môi trường và an toàn có thể được xử lý, cách thức để giải quyết các khiếu nại và tranh chấp một cách nhanh chóng. GRM sẽ được dán ở công trường trước khi bắt đầu thi công TDA. Cuối cùng, ESMP còn có kinh phí và nguồn kinh phí để thực hiện trong đó có cả kinh phí để xây dựng năng lực quản lý môi trường. Chủ các TDA, trong đó có các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua PPMU của mình sẽ tích hợp các nội dung của ESMP tương ứng vào các tài liệu đấu thầu làm cơ sở cho Nhà thầu thực hiện việc quản lý môi trường trong suốt giai đoạn xây dựng của mình. CPMU chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và giám sát các TDA bao gồm việc giám sát việc thực hiện ESMP và đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ dự án. CPMU sẽ chỉ định Điều phối Chính sách an toàn Môi trường (ESC) và Điều phối viên Chính sách an toàn xã hội (SSC) để hỗ trợ trong việc phối hợp, theo dõi và giám sát việc thực hiện chính sách an toàn. Thực hiện các ESMPs trên mặt đất sẽ được giám sát có sự giám sát của tư vấn giám sát xây dựng, cán bộ quản lý môi trường của PPMU, và Tư vấn giám sát môi trường độc lập của CPMU. Ngân sách thực hiện ESMP. Chi phí thực hiện ESMP của mỗi TDA sẽ bao gồm: i) Chi phí thực hiện RAP và chi phí này sẽ do Chính phủ tài trợ; ii) Chi phí cho việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng, bao gồm tham vấn cộng đồng địa phương và người sử dụng nước, giám sát
  • 24. 24 chất lượng nước, trầm tích và bồi thường thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng TDA; iii) Chi phí cho hoạt động giám sát của nhà thầu sẽ là một phần của chi phí giám sát TDA; iv) Chi phí cho việc thực hiện các hoạt động IPM sẽ là một phần của chương trình IPM của dự án theo kế hoạch công việc do CPMU đồng ý và chấp thuận; v) Chi phí chương trình giám sát bao gồm giám sát chất lượng nước/sinh thái trong quá trình thực hiện TDA sẽ là một phần của chi phí giám sát môi trường; và vi) Chi phí cho đào tạo chính sách an toàn cho các cán bộ của dự án sẽ là một phần chi phí của dự án hoặc chi phí quản lý dự án. Chương trình giám sát môi trường. Cần thiết kế chương trình giám sát và tần suất giám sát một cách thích hợp để có thể chứng minh hiệu quả tổng thể của các hạng mục công trình dự án cũng như các tác động ngắn hạn do các hoạt động xây dựng vào thời kỳ cao điểm. Cụ thể hơn, đây là một phần không thể thiếu và quan trọng của ESMP của TDA, mục tiêu của chương trình giám sát môi trường: i) Xác định mức độ của các tác động trong thực tế; ii) Kiểm soát các tác động phát sinh trong quá trình xây dựng và được đề cập đến trong báo cáo ESIA; iii) Kiểm tra việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình xây dựng dự án; iv) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng như đã nêu báo cáo ESIA; v) kiến nghị các biện pháp giảm thiểu chưa được dự đoán, chưa đánh giá được; vi) kiến nghị việc phối hợp với các cơ quan môi trường của trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến bảo vệ môi trường thuộc phạm vi dự án; vii) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành; và viii) Xác nhận các tác động đã được dự báo trong ESIA. 7.2. Kế hoạch hành động tái định cư và Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số Kế hoạch hành động tái định cư. 3 RAP đầy đủ đã được chuẩn bị, bao gồm các TDA ở An Giang, Kiên Giang và Trà Vinh và Vĩnh Long. Không cần chuẩn bị RAP cho TDA ở Bến Tre là do việc thu hồi đất để xây dựng 5 cống đã được hoàn tất trong một dự án khác do WB tài trợ đã kết thúc năm (Dự án Quản lý rủi ro thiên tai - P073361). Ước tính tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn của 3 TDA năm đầu là 1.249.974 m2 (trong đó lần lượt đối với TDA Kiên Giang, An Giang và Trà Vinh/Vĩnh Long là 132.240; 1.100.000 và 17.734m2 ). Diện tích thu hồi đất tạm thời để tạo không gian làm việc trong thời gian thi công ước tính khoảng 274.253 m2 . Tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các tiểu dự án là 823 (trong đó tương ứng là 58, 752, và 13 ở Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh / Vĩnh Long tiểu dự án), trong đó có 70 hộ bị di dời (TDA Kiên Giang là 58 và Trà Vinh/Vĩnh Long là 12 hộ). Các nhóm dễ bị tổn thương (nhóm hộ nghèo, hộ có phụ nữ và người tàn tật là chủ hộ) cũng có mặt trong phạm vi thu hồi đất và các nhóm này sẽ được hỗ trợ đặc biệt. Như vậy có thể thấy tác động xã hội do thu hồi đất của TDA An Giang và Kiên Giang là khá lớn và TDA Trà Vinh/Vĩnh Long là không đáng kể. Tổng chi phí ước tính thực hiện RAP là 304 tỷ đồng tương đương với 13.600.000 USD. Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Hai trong bốn TDA năm đầu (TDA Kiên Giang và Trà Vinh/Vĩnh Long) có sự hiện diện của người dân tộc thiểu số trong khu vực TDA. Người dân tộc thiểu số chủ yếu là người Khmer, với một số ít người Hoa và Chăm. Trong ba nhóm này, Khmer là nhóm nghèo và dễ bị tổn thương nhất, tiếp theo là người Chăm, còn người Hoa có vị trí tương đương người Kinh. Khmer chiếm một tỷ lệ lớn người nghèo và không có đất, và thường đi làm thuê ở các hộ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản cũng như đánh bắt thuỷ sản tự nhiên để bán cho các hộ nuôi thuỷ sản để làm thức ăn cho tôm. Trong cả hai TDA đều không có người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng do thu hồi đất và dự đoán là các hộ này không bị tác động tiêu cực trong quá trình chuẩn bị dự án. Tuy nhiên, với sự mô hình sinh kế được đề xuất thực hiện trong dự án, tương tự như người Kinh, người dân tộc thiểu số có thể phải điều chỉnh hoặc thay đổi mô hình sinh kế hiện tại của họ. Do tỷ lệ mù chữ cao và kỹ năng thực hiện thấp nên các nhóm dân tộc thiểu số này (đặc biệt là người Khmer) sẽ dễ bị tổn thương hơn so với người Kinh và cần các biện pháp hỗ trợ bổ sung. EMDP đã được chuẩn bị cho TDA Trà Vinh-Vĩnh Long và Kiên Giang dựa vào kết quả của việc điều tra xã hội của TDA, dựa trên
  • 25. 25 báo cáo đánh giá xã hội vùng (RSA) được chuẩn bị cho tất cả các TDA và dựa trên việc tham vấn miễn phí, thông báo trước và tham vấn ý kiến người dân tộc thiểu số của các TDA. EMDP nhằm mục đích cung cấp các cơ hội phát triển của dân tộc thiểu số trong khu vực TDA. Thật vậy, một khi 2 TDA này được hoàn thành sẽ góp phần cải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số (giảm ngập lụt, mặn ít xâm nhập…). Với những lợi ích của hai TDA như đã đề cập ở trên cần có sự hỗ trợ cộng đồng các dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện các TDA. 2 EMDP của 2 TDA năm đầu sẽ được cập nhật sau khi hoàn thành thiết kế chi tiết trong quá trình thực hiện dự án. 8. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN Tham vấn cộng đồng. Hai đợt tham vấn cộng đồng đã được thực hiện trong tháng 10/2015 và tháng 01/2016 khi bắt đầu và kết thúc giai đoạn chuẩn bị báo cáo ESIA và các tài liệu chính sách an toàn xã hội của dự án. Việc tham vấn cộng đồng đã tiến hành tham vấn những người bị ảnh hưởng trực tiếp và chính quyền đại phương trong vùng dự án thông qua nhiều cách thức như tổ chức các cuộc họp, bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận… Các thông tin quan trọng như ESIA, REA, RSA, ESMF, RPF, EMPF, RAP, và điều khoản tham chiếu, tình trạng chuẩn bị ESIAs và kế hoạch tham vấn cộng đồng đã được công bố vào ngày 27/01/2016. Kết quả tham vấn cho thấy rằng hầu hết những người bị ảnh hưởng ủng hộ việc thực hiện dự án MD- ICRSL và có sự hiểu biết về các lợi ích của việc thực hiện các mô hình sinh kế chống chịu khí hậu bền vững của dự án. Hầu hết các đại biểu đều quan tâm đến chính sách liên quan đến thu hồi đất, di dời và tháo dỡ nhà cửa và mong muốn được bồi thường hợp lý cho những thiệt hại do thu hồi đất. Những người bị ảnh hưởng cũng lo ngại về các tác động đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng và vận hành dự án như vấn đề sức khỏe và an toàn cộng đồng địa phương trong quá trình xây dựng, gián đoạn giao thông thuỷ, mâu thuẫn về sử dụng nước và ngập úng cục bộ do vận hành các cống. Một số hộ đang sản xuất muối chưa quen với các mô hình sinh kế mới chẳng hạn như mô hình tôm rừng và do đó việc nâng cao năng lực nên được ưu tiên. Thông tin phản hồi và kiến nghị từ các buổi tham vấn đã được xem xét và đưa vào thiết kế dự án, TDA và các công cụ chính sách an toàn của dự án. Công bố thông tin. Nhằm tuân thủ yêu cầu về đánh giá môi trường của Chính phủ Việt Nam và WB, trước khi thẩm định dự án thì dự thảo bằng tiếng Việt của các tài liệu như Tóm tắt đánh giá môi trường, ESIA, REA, RSA, ESMF, RPF, EMPF, RAP, EMDP đã được công bố trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, CPO và các tỉnh, đặc biệt là ở tại vị trí của các TDA như các văn phòng của PPMU, UBND huyện, UBND phường/xã vào ngày 26/01/2016. Dự thảo phiên bản tiếng Anh các tài liệu này cũng đã được công bố tại Infoshop của WB vào ngày 27/01/2016. Bản chính thức của các tài liệu này bằng tiếng Việt sẽ được công bố tại địa phương ở khu vực dự án và tiểu dự án, và các phiên bản tiếng Anh chính thức cũng sẽ được công bố tại Infoshop của WB vào tháng 4/2016. 9. TÓM TẮT 04 TIỂU DỰ ÁN NĂM ĐẦU 9.1. Tiểu dự án 2: Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long huyện An Phú tỉnh An Giang Chủ TDA là DARD An Giang, trong đó, các đơn vị trực thuộc như PPMU An Giang chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thi công; Khi hoàn thành Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh An Giang sẽ chịu trách nhiệm quản lý khai thác vận hành và bảo dưỡng. Nguồn vốn thực hiện TDA là vốn vay WB và một phần là vốn đối ứng phía Việt Nam.
  • 26. 26 Mục tiêu của TDA. Là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế được duy trì và phát triển để đảm bảo rằng, người dân địa phương có thể có được thu nhập bền vững ngay cả trong điều kiện lũ, ổn định sản xuất, cải thiện sinh kế ở hiện tại và tương lai cũng như tạo điều kiện cho người dân sống chung với lũ và hài hòa với thiên nhiên. Các hợp phần của TDA. TDA sẽ đầu tư cả hoạt động công trình và phi công trình, chi tiết như sau: - Xây dựng hệ thống công trình cho 3 xã vùng Đông sông Hậu, bao gồm: (i) Nâng cấp 11 tuyến đê bao phục vụ kiểm soát lũ và phát triển giao thông mùa cạn với tổng chiều dài 61 km; (ii) Xây dựng 15 cống hở cho việc tiêu thoát nước và giao thông thủy phục vụ sản xuất trong và ngoài vùng đê bao. - Phát triển các mô hình sinh kế cho người dân địa phương, bao gồm 4 mô hình cho Vùng 4a (vùng sản xuất lúa 2 vụ): (i) Mô hình 1: Lúa đông xuân (an toàn sinh học không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) + nuôi tôm càng xanh; (ii) Mô hình 2: Lúa đông xuân + cây màu + thủy sản tự nhiên; (iii) Mô hình 3: Lúa mùa nổi kết hợp thủy sản tự nhiên + trồng màu; (iv) Mô hình 4: Sản xuất nấm rơm vào mùa lũ và 1 mô hình cho vùng 4a (vùng đã được lên đê bao triệt và đã chủ động sản xuất được 3 vụ): mô hình chuyển đổi từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ. - Phát triển chương trình quản lý dịch hại tổng hợp cho trồng lúa của huyện An Phú, An Giang; Xây dựng năng lực cho các hợp tác xã và cán bộ quản lý dự án cùng với hỗ trợ quảng bá và phát triển thị trường. Vị trí và hoạt động đầu tư của TDA được trình bày ở Hình 2. Sàng lọc môi trường và xã hội TDA Việc sàng lọc môi trường và xã hội theo tiêu chí mô tả trong chính sách của Ngân hàng về đánh giá môi trường đã được thực hiện và kết quả cho thấy rằng, các chính sách của WB về Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01); Quản lý dịch hại (OP/BP 4.09); Tài nguyên văn hóa vật thể (OP/BP 4.11) và Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12) được áp dụng cho TDA này. Các tác động bất lợi chính của TDA liên quan đến việc thu hồi đất, hoạt động xây dựng và vận hành các mô hình sinh kế. Tuy nhiên, những tác động này hầu hết là nhỏ và vừa, ngắn hạn, cục bộ và các biện pháp giảm thiểu tác động đã được phát triển sẵn sàng cho TDA. Do đó, TDA đã được xếp loại B về đánh giá môi trường. Để đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng và Việt Nam về đánh giá môi trường, Bên vay đã chuẩn bị báo cáo ESIA và RAP cho TDA. Hiện trạng môi trường và xã hội Huyện An Phú có địa hình khá bằng phẳng, vào mùa lũ (từ tháng VIII đến tháng XII) trong điều kiện tự nhiên gần như toàn bộ diện tích của huyện bị ngập sâu từ 2 – 3 m, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Để hạn chế ảnh hưởng của lũ, nhiều khu vực (xã Vĩnh Trường, Đa Phước, TT. An Phú, Vĩnh Hội Đông, Khánh An, Khánh Bình và một phần xã Phú Hữu) trong huyện đã tiến hành lên đê bao triệt để để sản xuất 3 vụ. Các vùng đất còn lại do chưa có điều kiện lên đê bao triệt để nên chỉ làm các bờ bao tạm (đê bao chống lũ tháng VIII) để chủ động hơn trong sản xuất 2 vụ (Đông xuân và hè thu). Do là các bờ bao tạm nên khi lũ về các bờ này thường bị lũ tàn phá, người dân địa phương đã phải tốn hàng tỷ đồng để tu bổ hàng năm. Một số năm các bờ này bị vỡ ngay từ khi lũ mới về gây thiệt hại cho sản xuất lúa Hè Thu. Năm 2013, người dân ở các xã vùng Đông sông Hậu (Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu) có kế hoạch củng cố các tuyến đê bao tạm thành các tuyến đê vượt lũ để sản xuất lúa 3 vụ, tuy nhiên, khi xem xét thực tế việc xây dựng có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát lũ đồng thời chi phí đầu tư cũng lớn nên kế hoạch vẫn chưa được triển khai. Như vậy, nếu không có được giải pháp đảm bảo cho người dân chủ động sản xuất hài hoà với lũ thì chắc chắn trong thời gian tới người dân sẽ tự ý lên đê bao vượt lũ và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả
  • 27. 27 năng thoát lũ đầu nguồn. Việc cần đầu tư công trình ở mức độ nào để đảm bảo cho người dân chủ động hơn trong sản xuất, nâng cao thu nhập đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng thoát lũ ở khu vực thượng nguồn đang được xem xét đầy đủ. Môi trường sống tự nhiên quan trọng và khu bảo tồn thiên nhiên. An Giang là nơi trú ngụ của một số môi trường sống tự nhiên và khu vực cần bảo vệ bao gồm 4 khu bảo vệ cảnh quan theo Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể là núi Sam, Thoại Sơn, Trà Sư và Tức Dụp. Môi trường sống tự nhiên quan trọng khác là rừng Tràm Chim, Núi Cấm, Núi Két, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Tượng, Núi Nước, Núi Dài và Búng Bình Thiên. Tuy nhiên, các khu này nằm cách khu vực TDA từ 10 – 50 km và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của TDA. Hình 2: Vị trí và các hoạt động của TDA2 Tài nguyên văn hoá vật thể. Không có tài nguyên văn hóa vật thể quan trọng trong hoặc gần các khu vực TDA, ngoại trừ 23 ngôi mộ phải di dời. Chất lượng môi trường. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền trong khu vực TDA cho thấy, chất lượng nguồn nước trong khu vực tương đối tốt, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm hữu cơ cũng như nguồn nước không bị chua phèn. Đất và trầm tích đáy trong vùng dường như không bị nhiễm phèn và kim loại nặng. Chất lượng môi trường không khí còn rất tốt. Các tác động xã hội và môi trường tiềm tàng Tác động tích cực. Thực hiện TDA sẽ mang lại những tác động tích cực cho người dân địa phương về (i) Tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua việc áp dụng các mô hình sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH; (ii) Giảm chi phí duy tu hệ thống bờ bao sau mỗi mùa lũ và giảm