SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AAU Assigned Amount Unit Đơn vị lượng chỉ định
BĐKH Biến đổi khí hậu
CCX Chicago Climate Exchange Thị trường trao đổi khí hậu
Chicago
CER Certified Emissions Reduction Chứng nhận giảm thải
CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch
COP Conference of Parties Hội nghị các bên
DNA Designated National
Authorities
Cơ quan đầu mối quốc gia
DOE Designated Operational
Entities
Đơn vị vận hành chuyên trách
EB Executive Board Ban điều hành Liên hợp quốc về Cơ
chế phát triển sạch
ECC-
HCMC
Energy Conservation Center
Hochiminh City
Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP
HCM
EEA European Environment Agency Cơ quan môi trường châu Âu
ERU Emission Reduction Unit Đơn vị giảm phát thải
ETS Emissions Trading
Scheme/System
Hệ thống thương mại khí thải
EC European Commission Hội đồng châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
EUA European Union Allowances Giấy phép EU
EU ETS European Union Emissions
Trading Scheme/System
Hệ thống thương mại khí thải châu
Âu
FS Feasibility Studies Các dự án nghiên cứu tính khả thi
ICAP International Carbon Action
Partnership
Hợp tác hành động carbon quốc tế
IETA International Emissions
Trading Association
Hiệp hội thương mại khí thải thế
giới
IPCC Intergovernmental Panel on
Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi
khí hậu
JCM Joint Crediting Mechanism Cơ chế tín dụng chung
JI Joint Implementation Cơ chế đồng thực hiện
LHQ Liên hợp quốc
MRV Monitoring and Measurement,
Reporting and Verification
Theo dõi, báo cáo, thẩm định
NĐT Nghị định thư
NGO Non-governmental
Organization
Tổ chức phi chính phủ
NSW
GGAS
New South Wales Greenhouse
Gas Abatement Scheme
Cơ chế giảm thiểu khí nhà kính tại
New South Wales
OECD Organisation for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
PDD Project design document Văn kiện thiết kế dự án (CDM)
RGGI Regional Greenhouse Gas
Initiative
Cơ chế giảm thiểu khí nhà kính của
Mỹ
SZ DRC Shenzhen Development and
Reform Committee
Ủy ban Cải cách và Phát triển Thẩm
Quyến
SZ ETS Shenzhen ETS Thị trường thương mại khí thải
Thẩm Quyến
UNFCC
C
United Nations Framework
Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hợp quốc
về Biến đổi Khí hậu
tCO2e Ton of CO2 equivalent Tấn CO2 tương đương
TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Ví dụ về thương mại carbon 12
Bảng 1.2 Danh sách các nước thuộc phụ lục I 17
Bảng 1.3 So sánh giữa thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện 22
Bảng 1.4 Phân loại thương mại carbon 25
Bảng 2.1 Các lĩnh vực điều chỉnh bởi EU ETS 32
Bảng 2.2 Hạn ngạch giai đoạn II của EU ETS 36
Bảng 2.3 Các dự án đã được EB cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực,
tính đến 31/10/2012
53
Bảng 2.4 Danh sách 20 tổ chức mua CER nhiều nhất 55
Bảng 2.5 So sánh CDM và JCM 61
DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình Trang
Hình 1.1 Hiệu ứng nhà kính 8
Hình 1.2 Sự gia tăng mật độ khí nhà kính từ 1850-2013 9
Hình 1.3 Nguồn phát thải và hấp thụ carbon trên thế giới 10
Hình 1.4 Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 1850 – 2010 14
Hình 1.5 Thay đổi trong mực nước biển trung bình toàn câu 15
Hình 1.6 Liên hệ giữa các cơ chế thương mại carbon 24
Hình 2.1 Các cơ chế ETS bắt buộc đã hình thành trên thế giới 29
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia EU ETS theo quốc gia 33
Hình 2.3 Số lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá trong EU ETS 35
Hình 2.4 Lượng xả thải trung bình năm của EU ETS trong giai đoạn II 38
Hình 2.5 Tỷ lệ phát thải theo quốc gia của EU ETS trong giai đoạn II 39
Hình 2.6 Tỷ lệ phát thải theo ngành của EU ETS trong giai đoạn II 39
Hình 2.7 Lượng xả thải thực tế lĩnh vực của EU ETS 40
Hình 2.8 Lượng tín chỉ carbon quốc tế EU ETS mua trong giai đoạn II 41
Hình 2.9 Khối lượng giao dịch trong 2 giai đoạn đầu EU ETS 42
Hình 2.10 Giá giấy phép trên thị trường EU ETS 43
Hình 2.11 Khối lượng giao dịch và giá giấy phép 4 tháng đầu của SZ ETS 51
Hình 2.12 Các dự án CDM theo khu vực và quốc gia đến tháng 10/2012 54
Hình 2.13 Giá CER trên thế giới từ 2008-2012 56
Hình 2.14 Sơ đồ tóm tắt cơ chế hoạt động của các dự án JCM/BOCM 58
Hình 3.1 Cơ cấu các lĩnh vực thực hiện dự án CDM tại Việt Nam 68
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu mà nguyên nhân chính là sự
tăng quá mức lượng khí nhà kính trong khí quyển do các hoạt động của con
người đang là thách thức lớn và mối quan tâm chung của toàn thế giới. Ứng phó
với Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân
loại cũng như nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam.
Việc ứng phó với BĐKH về cơ bản được quy về nhiệm vụ cắt giảm tổng
lượng khí nhà kính (quy về CO2 tương đương) phát thải trên toàn cầu, bất kể ở
khu vực hay quốc gia nào. Tuy nhiên, chính vì việc cắt giảm này chỉ cần được
thực hiện mà không quan trọng là ở khu vực đặc biệt nào, nên không có sự phân
định trách nhiệm rõ ràng giữa các quốc gia.
Thương mại carbon là cơ chế thị trường đưa ra khái niệm về các đơn vị
phát thải khí nhà kính có thể mua bán được. Đây chính là hệ thống giúp phân
chia trách nhiệm và đặt ra áp lực cũng như cơ hội về tài chính cho các quốc gia
khi thực hiện cắt giảm khí nhà kính, qua đó thúc đẩy các hành động cắt giảm trên
toàn thế giới. Thương mại carbon hiện nay đang được đánh giá là cơ chế hiệu
quả nhất ứng phó với Biến đổi khí hậu.
Sự ra đời của thương mại carbon gắn liền với các nỗ lực đàm phán toàn cầu
nhằm ứng phó với BĐKH. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 ở Brazil,
155 nước tham gia đã ký kết Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) và
trong hội nghị các bên lần thứ 3 của UNFCCC tại Tokyo, Nhật Bản, Nghị định thư
của Công ước đã được thông qua, gọi là Nghị định thư Kyoto, thiết lập mức cắt
giảm khí nhà kính bắt buộc với các nước công nghiệp phát triển.
Hình thức thương mại carbon đang được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là
Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) thuộc khuôn khổ
Nghị định thư Kyoto, song trong bối cảnh giai đoạn cam kết thứ nhất của NĐT đã
hết hiệu lực và một Hiệp ước Quốc tế mới thay thế chưa chính thức ra đời thì việc
tham gia vào CDM gặp phải nhiều khó khăn. Việc hiểu rõ các thị trường carbon
trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có sự chuẩn bị phù hợp cho những thỏa thuận
quốc tế và xu hướng toàn cầu mới.
7
Kể cả khi thế giới không thể đi tới một thỏa thuận thống nhất trong COP21
2015 (Hội nghị các bên lần thứ 21của Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí
hậu) tại Paris như đã định, thì các điều luật và cơ chế trao đổi mua bán khí thải
carbon ở quy mô vùng, khu vực, quốc gia vẫn đã, đang và sẽ hình thành. Các nhà
nước cũng như các doanh nghiệp cần nắm được xu hướng và thực trạng về
thương mại carbon trên thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Chính vì vậy, khóa luận đã lựa chọn đề tài “Thương mại carbon trên thế giới
và những đề xuất cho Việt Nam”, với mong muốn từ bài học của các nước trên thế
giới khi tham gia thương mại carbon, đưa ra những đề xuất cho Việt Nam trong
việc sử dụng phù hợp công cụ này trong những nỗ lực ứng phó với BĐKH tại Việt
Nam, trong khi vẫn đảm bảo sự thích nghi với bối cảnh quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng thương mại carbon trên thế giới, khóa
luận rút ra nhưng bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm vận dụng
thương mại carbon vào các hoạt động ứng phó với BĐKH và phù hợp với xu
hướng quốc tế.
• Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu thực trạng và xu hướng thương mại carbon ở các khu vực khác nhau
trên thế giới
- Rút ra bài học kinh nghiệm
- Xác định các yếu tố tác động đến thương mại carbon trên thế giới
- Tìm hiểu thực trạng thương mại carbon tại Việt Nam
- Đề xuất cho thị trường carbon Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Thương mại carbon ở một số thị trường tiêu biểu trên thế
giới và ở Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung:
Trên thế giới hiện nay có nhiều hình thức “áp giá carbon”, tức gắn cho hoạt
động xả thải một cái giá nhằm tạo áp lực tài chính cho các nhà xả thải (gọi là các
công cụ dựa vào thị trường – market-based), song không phải tất cả các hình
8
thức đó đều là thương mại carbon. Khóa luận sẽ không nghiên cứu các công cụ
giảm phát thải dựa vào thị trường như thuế carbon, hay cách thức tiếp cận “áp
giá carbon” trong phương pháp tài chính dựa vào kết quả (RBF – Result based
Finance) và các dự án REDD+ trong lâm nghiệp (Reducing Emissions from
Deforestation and Forest Degradation).
Ngoài ra, trong phạm vi nội dung thương mại carbon, khóa luận sẽ không đi
sâu phân tích tất cả các thị trường hiện có, do thương mại carbon trên thế giới
hiện nay gồm hàng chục thị trường cấp khu vực, quốc gia và dưới quốc gia khác
nhau, mà chỉ phân tích thị trường rộng lớn, lâu năm và có ảnh hưởng nhất là EU
ETS của châu Âu cùng với một số thị trường mới có tính ứng dụng hoặc đem lại
cơ hội cho Việt Nam của Trung Quốc, Nhật Bản, do mục đích của nghiên cứu là
học tập kinh nghiệm và phát hiện cơ hội cho Việt Nam.
- Phạm vi không gian:
Khóa luận giới thiệu khái quát tình hình chung của thương mại carbon trên
toàn cầu theo hướng phát hiện xu hướng, các ví dụ được nghiên cứu chi tiết hơn
được khoanh vùng trong phạm vi Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Phạm vi thời gian:
Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2005-2014, tập trung nhiều
vào giai đoạn 2008-2012 và giai đoạn sau 2012.
Lý do chọn thời điểm 2005 là vì đây là thời điểm ra đời của thị trường
thương mại khí thải châu Âu (EU ETS) và là năm NĐT Kyoto bắt đầu có hiệu lực.
Nghị định thư Kyoto được ký kết vào cuối năm 1997 chính là cơ chế toàn cầu đầu
tiên mở ra thị trường buôn bán quyền phát thải khí nhà kính trên toàn cầu, dù ý
tưởng về thị trường này đã xuất hiện trước đó. Từ khi Nghị định thư Kyoto có
hiệu lực vào năm 2005, các dự án đặt nền tảng cho thị trường carbon quốc tế đã
được hình thành.
Lý do chọn giai đoạn 2008 – 2012 là vì đây là thời kỳ cam kết đầu tiên trong
khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, cũng là giai đoạn II của EU ETS, giai đoạn hoạt
động tích cực và nhiều kinh nghiệm được rút ra của thị trường này.
Giai đoạn sau 2012 là thời gian có nhiều thay đổi lớn trong thương mại
carbon trên thế giới. Các nghiên cứu trong thời gian này có thể đưa ra so sánh
với giai đoạn 2008-2012.
Ngoài ra, khóa luận đưa ra đề xuất cho giai đoạn 2015-2020.
9
4. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ngoài hoạt động cắt giảm trong nước đối với các nước có nghĩa vụ cắt giảm
phát thải khí nhà kính, NĐT Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo nhằm giúp các
quốc gia này linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình là Cơ chế cùng
thực hiện JI; Buôn bán quyền phát thải quốc tế IET; và Cơ chế phát triển sạch
CDM. Trong số 3 cơ chế nêu trên, cơ hội hợp tác giữa nhóm nước cam kết và các
nước đang phát triển chỉ tồn tại ở Cơ chế 3 là CDM. Do đó, các nghiên cứu liên
quan đến thị trường carbon tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào CDM.
Đề tài nghiên cứu “Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động
trồng rừng – Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp – Kinh nghiệm của
Việt Nam”, Vũ Tân Phương, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường lâm
nghiệp RCFEE trực thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam FSIV và Đỗ Thị
Ngọc Bích, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam VFU, 2007: Bước đầu phân tích
những tiềm năng về các dự án theo CDM thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
Luận văn thạc sĩ “Cơ chế phát triển sạch theo NĐT Kyoto, khả năng và triển
vọng tham gia của Việt Nam”, Phùng Thanh Tú, Đại học Ngoại thương, 2007:
Nghiên cứu chi tiết về Cơ chế phát triển sạch, từ bối cảnh hình thành, lĩnh vực
thực hiện dự án CDM, chu trình và cấu trúc dự án tới thực trạng các dự án CDM
của Việt Nam tính tới năm 2007 đồng thời đưa ra nhận định và đề xuất cho giai
đoạn sau 2007. Để thực hiện điều đó, nghiên cứu cũng đã giới thiệu tổng thể về
thị trường carbon thế giới, song số liệu chỉ cập nhật tới năm 2006 và không có
nhận định xu hướng cũng như rút ra bài học từ thị trường carbon tại các khu vực
khác nhau trên thế giới.
Đề tài nghiên cứu “Tiềm năng CDM trong công nghiệp xi măng Việt Nam”,
nhóm nghiên cứu gồm Công ty RCEE, Tổng Công ty Xi măng VNCC và Hiệp hội Vật
liệu xây dựng VABM, 2007: Khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển các dự án
theo Cơ chế phát triển sạch tại các nhà máy xi măng hiện đang hoạt động hoặc
đang trong quá trình xây dựng tại Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp triển
khai phù hợp với thực trạng và thông lệ của ngành xi măng Việt Nam.
10
Luận văn thạc sĩ “Triển vọng kinh tế từ CDM lâm nghiệp tại Việt Nam”, Đỗ
Thị Hương Thảo, Đại học Ngoại thương, 2008: Nghiên cứu lĩnh vực CDM lâm
nghiệp, các điều kiện triển khai dự án tại Việt Nam.
Khóa luận tốt nghiệp“Thương mại hóa khí thải carbon và tiềm năng tham
gia thị trường của Việt Nam”, Lã Thị Thanh Nga, Đại học Ngoại thương, 2009:
Nghiên cứu đã trình bày sự hình thành và ý nghĩa của thị trường carbon, giới
thiệu một số thị trường carbon trên thế giới và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
tới khả năng tham gia thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu trên thế
giới chỉ được cập nhật tới năm 2007 và tại Việt Nam là 2008. Thị trường carbon
Việt Nam trong nghiên cứu này được tiếp cận từ góc độ đánh giá tiềm năng tham
gia, sự chuẩn bị. Ngoài ra, các thị trường carbon trên thế giới được giới thiệu sơ
lược chỉ nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về thị trường carbon toàn cầu chứ
không hướng tới rút ra bài học và áp dụng cho Việt Nam.
Có thể thấy rõ rằng các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến thương mại
carbon hầu như tập trung vào CDM và đi sâu vào một lĩnh vực áp dụng cụ thể.
Tuy nhiên, hiện nay CDM đã không còn hấp dẫn và bộc lộ rất nhiều hạn chế, các
dự án CDM gần như không có đăng ký mới và những dự án đã đăng ký cũng rất
khó khăn để tìm kiếm nguồn cầu tín chỉ carbon thu được. Bên cạnh việc cập nhật
số liệu tới năm 2014 và nghiên cứu tổng quan thay vì đi sâu vào một lĩnh vực cụ
thể nào, khóa luận này sẽ tìm hiểu các cơ chế khác trong thương mại carbon
ngoài CDM, trong đó có một phần thị trường tự nguyện và thị trường mua bán
giấy phép nhằm rút ra kinh nghiệm và phát hiện cơ hội tham gia cho Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Thương mại carbon được hình thành từ một Hiệp ước Quốc tế, do đó
thường xuyên có các báo cáo, thống kê, phân tích, nghiên cứu thường niên của
các tổ chức Quốc tế uy tín như World Bank, IPCC, UNFCCC, IETA, Forest Trends,
v.v… Ngoài ra do thị trường carbon có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế trên toàn cầu nên công ty kiểm toán lớn và uy tín như EY, KPMG,
PwC,…cũng thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh kinh tế
của thương mại carbon.
11
“Global Green New Deal”, 2009, UNEP. Xuất bản bởi Chương trình Môi
trường LHQ, đây là một nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Nền kinh tế xanh” về
các chính sách trên toàn cầu về ứng phó với BĐKH, bao gồm cả thương mại
carbon và các công cụ khác chia theo lĩnh vực như Năng lượng, Sử dụng đất,
Nông nghiệp, Thuế và trợ cấp, Luật môi trường, v.v…
“State and Trend of the Carbon Market 2012”, Carbon Finance at the WB
“Mapping Carbon Pricing Initiatives”, Carbon Finance at the WB, 2013
“State and Trends of Carbon Pricing 2014”, WB Group Climate Change
Ba tài liệu kể trên là các báo cáo thường niên của World Bank về tình hình
thị trường carbon trên thế giới, gồm tất cả các hình thức “áp giá carbon” như
thương mại carbon, thuế carbon, công cụ tài chính dựa vào kết quả RBF, các cơ
chế dựa vào thị trường mới NMM, v.v… với các số liệu cập nhật đến hết tháng 4
của năm phát hành, những phân tích sâu sắc và những nhận xét tổng quát của
các chuyên gia tại World Bank.
“The future of globalcarbon markets: The prospect of an international
agreement and its impacts on business”, 2013, E&Y. Đây là nghiên cứu của tập
đoàn kiểm toán Ernst & Young, một trong những sản phẩm của “Các dịch vụ về
Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững” tại E&Y. Nghiên cứu đã đề cập tới các hệ
thống thương mại khí thải trên thế giới, các cơ chế mềm dẻo trong khuôn khổ
NĐT Kyoto, thị trường carbon tự nguyện, chính sách quốc tế trong lĩnh vực
thương mại carbon và các cơ chế thị trường mới, chủ yếu dưới góc nhìn của
doanh nghiệp, đồng thời phân tích vai trò và tác động của khu vực tư nhân trong
thương mại carbon.
“Maneuvering the Mosaic: State of the Voluntary Carbon Markets 2013”,
Forest Trends’ Ecosystem Marketplace
“Sharing the Stage: State of the Voluntary Carbon Markets 2014”, Forest
Trends’ Ecosystem Marketplace
Hai báo cáo trên đây thuộc những kết quả nghiên cứu hàng năm của Dự án
Ecosystem Marketplace của Tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends, nghiên cứu chi
tiết và toàn diện về thị trường carbon tự nguyện trong lâm nghiệp, cập nhật theo
từng năm.
“Greenhouse Gas Market 2013”, IETA
“Greenhouse Gas Market 2014”, IETA
12
Hai báo cáo thường niên của Hiệp hội Thương mại Khí thải Quốc tế IETA đã
phân tích thực trạng, nhận định xu hướng và dự đoán sự phát triển của từng thị
trường carbon khu vực và quốc gia, đồng thời đưa ra nhận định tổng quát cho
tình hình thương mại carbon chung trên thế giới với số liệu cập nhật theo từng
năm.
Các nghiên cứu trên thế giới đã phân tích chi tiết và đầy đủ về thực trạng
hoạt động thương mại carbon trên thế giới với số liệu cập nhật, lý giải nguyên
nhân, đánh giá tổng quát và nhận định xu hướng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
không nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam trong thời gian
tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là:
• Phương pháp phân tích
• Phương pháp tổng hợp
• Phương pháp so sánh
Các số liệu sử dụng trong khóa luận là dữ liệu thứ cấp, được tổng hợp từ
các nguồn trong Tài liệu tham khảo.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài mục lục, các danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của khóa luận gồm 3 phần:
Chương 1 : Khái quát về thương mại carbon
Chương 2. Thực trạng thương mại carbon trên thế giới
Chương 3. Thương mại carbon tại Việt Nam và một số đề xuất
13
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI CARBON
1.1. Một số khái niệm liên quan
Thương mại carbon là một cách thức dựa vào thị trường (market-based)
nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH), hiện tượng toàn cầu gây ra bởi Hiệu
ứng nhà kính. Hiện nay, thương mại carbon đang được đánh giá là một trong
những cách thức hiệu quả nhất thúc đẩy các chính phủ, doanh nghiệp và cả cộng
đồng tham gia vào những nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Vậy Hiệu ứng nhà kính và
Biến đổi khí hậu là gì? Thương mại carbon là cách thức ứng phó như thế nào và
vì sao đây là cách thức ứng phó hiệu quả với BĐKH?
1.1.1. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect), xuất phát từ “effet de serre” trong
tiếng Pháp dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt
trời xuyên qua cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính và làm không gian bên trong nóng
lên, là một quá trình tự nhiên giúp làm ấm bề mặt Trái đất. Một phần năng lượng
Mặt trời chiếu đến Trái đất sẽ bức xạ ngược trở lại trong khi phần còn lại được
hấp thụ vào đất, đại dương và được giữ lại bởi các khí nhà kính (nhiều nhất là 3
khí CO2, N2O, CH4, ngoài ra có H2O, O3, HFCs, PFCs, SF6,…). Chính phần năng lượng
được hấp thụ này giúp tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, cho phép sự sống tồn tại
(Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất chỉ là -15o
C).
Hình 1.1 Hiệu ứng nhà kính
Tuy nhiên, hoạt động của con người, chủ yếu là hoạt động đốt các nhiên liệu
hóa thạch, đang làm gia tăng mật độ khí nhà kính quá mức tự nhiên, khiến cho
Trái đất nóng lên, gây ra Biến đổi khí hậu. Đây được gọi là Hiệu ứng nhà kính
14
tăng cường (Enhanced greenhouse effect). Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH
(IPCC), “Khí nhà kính nhân tạo đã tăng đột biến từ thời kỳ tiền công nghiệp, chủ
yếu do tăng trưởng kinh tế và dân số, và hiện nay đang cao ở ngưỡng kỷ lục. Mật
độ các khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide đạt mức chưa hề có tiền lệ
trong vòng ít nhất 800.000 năm trở lại đây”
Hình 1.2 Sự gia tăng mật độ 3 loại khí nhà kính chính từ 1850-2013
Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014
Trong các loại khí nhà kính, CO2 chiếm lượng lớn nhất cũng như tác động
nhiều nhất tới sự nóng lên của Trái đất, do đó tác động của các loại khí nhà kính
khác đều được quy đổi ra CO2 tương đương (CO2e – Equivalent CO2).
1.1.2. Biến đổi khí hậu
Theo IPCC, “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi rõ rệt và đột biến về trạng thái
trung bình hoặc mức độ biến động của khí hậu, diễn ra trong một thời gian dài
(hàng thập kỷ hoặc dài hơn)”.
Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), “Biến đổi khí
hậu là sự thay đổi khí hậu gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần khí quyển trái đất quan sát được trong những
khoảng thời gian đáng kể” (Điều 1, Công ước khung về BĐKH).
Như vậy, 2 định nghĩa trên đều xác định BĐKH là những biến động khí hậu
bất thường diễn ra trong thời gian dài, những biến động bất thường này là
nguyên nhân chính gây ra các thảm họa thiên nhiên, dẫn đến băng tan, nước biển
15
dâng, v.v… Tuy nhiên định nghĩa của UNFCCC đã khẳng định vai trò của con
người trong việc gây ra hiện tượng này.
Theo hình 1.3, mặc dù các hoạt động của tự nhiên thải ra lượng carbon vô
cùng lớn, nhưng chính tự nhiên lại có thể hấp thụ lại một lượng lớn hơn để cân
bằng lại. (Đây là lý do rừng và đại dương trở thành những bể chứa carbon -
carbon sinks - chính trên trái đất). Do vậy, có thể thấy nguyên nhân chính gây ra
Hiệu ứng nhà kính tăng cường và hiện tượng Biến đổi khí hậu chính là con
người, cụ thể là các hoạt động phát thải khí nhà kính mà chủ yếu là CO2. Theo đó,
việc ứng phó với BĐKH chủ yếu phụ thuộc vào các phương pháp do con người
tạo ra và thực hiện, sử dụng thang đo là lượng khí nhà kính (lượng carbon) giảm
thiểu hoặc hấp thu lại được. Thương mại carbon chính là một phương pháp như
thế.
Hình 1.3 Nguồn phát thải và hấp thụ carbon trên thế giới
Nguồn: Guide to Climate Skepticism, John Cook, 2010
Hình bên trái: Vòng tuần hoàn carbon không hoàn chỉnh
Hình bên phải: Vòng tuần hoàn carbon hoàn chỉnh
Fossil Fuel Burning: Hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch
Vegetation & Land: Cây cối và đất đai
Ocean: Đại dương
1.1.3. Thương mại carbon
Theo Từ điển Kinh doanh Cambridge (Cambridge Business English
Dictionary), “thương mại carbon”, hay “thương mại khí thải carbon” (carbon
16
trading / carbon emissions trading) là “một hệ thống mua bán quyền phát thải
CO2 vào môi trường. Các công ty hoặc các quốc gia thỏa thuận một hạn mức khí
thải CO2 nhất định và có thể mua quyền phát thải từ các công ty hoặc quốc gia
khác để có thể phát thải vượt hạn mức đó”.
Theo World Bank (WB): “Mua bán carbon là một giao dịch mua bán trong
đó một bên trả cho bên kia để nhận được khoản giảm thải một lượng khí nhà
kính mà theo đó người mua có thể sử dụng để đạt được mục tiêu của mình”.
Như vậy, về bản chất, thương mại carbon là mua bán quyền phát thải.
Trong khi định nghĩa của Từ điển Kinh doanh Cambridge đề cập đến “một hạn
mức khí thải” và gắn việc mua bán carbon với một mục tiêu cụ thể, là không vượt
quá hạn mức đã đặt ra, thì định nghĩa của WB đề cập tới mục tiêu nói chung,
mang nghĩa rộng hơn. Trên thực tế, phần lớn các giao dịch trong thương mại
carbon là nhằm mục tiêu mà từ điển Cambridge đã đề cập đến, tức nhằm không
vượt quá hạn mức khí thải đã định, trong đó những người mua chính là các công
ty hoặc quốc gia có cam kết về một hạn mức khí thải nhất định. Đây cũng là nền
tảng hình thành thương mại carbon trên thế giới. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở
phần 1.2 Cơ sở hình thành thương mại carbon. Ngoài ra, mua bán carbon có thể
nhằm mục tiêu khác, tức là người mua không nhất thiết phải bị áp một hạn mức
phát thải nhất định (thị trường tự nguyện).
Thông thường, trong hệ thống thương mại carbon, một tổ chức quốc tế,
hoặc khu vực, hoặc quốc gia sẽ đặt ra giới hạn về lượng carbon được phép phát
thải cho mỗi quốc gia hoặc tổ chức thành viên, đo bằng các giấy phép xả thải
(permits or allowances) được coi như hàng hóa, quốc gia hoặc tổ chức nào không
cả thải chạm ngưỡng đã quy định có thể bán lượng giấy phép còn thừa của mình.
Mỗi giấy phép xả thải tương ứng với một tấn CO2 tương đương (tCO2e). Chính
giới hạn lượng phát thải được quy định này đã tạo ra cơ chế thương mại và
hạn mức (cap and trade).
Ngoài ra, thương mại carbon cũng có thể được tiến hành bằng cách mua
bán các chứng nhận giảm thải (emissions reductions) thu được từ các dự án
giảm phát thải carbon (bằng cách chuyển đổi sang năng lượng sạch hoặc cải tiến
công nghệ trực tiếp giảm phát thải) hoặc hấp thụ ngược lại lượng carbon đã
17
phát thải. Hình thức thương mại carbon dựa vào dự án này còn được gọi là bù
trừ carbon (carbon offsets). Mỗi chứng nhận giảm thải cũng tương ứng với một
tấn CO2 tương đương (tCO2e).
Các giấy phép và chứng nhận giảm thải nói trên được gọi chung là các tín
chỉ carbon (carbon credits) và thị trường mua bán các tín chỉ carbon gọi là thị
trường carbon.
Dưới đây là một ví dụ đơn giản minh họa cho thương mại carbon.
Bảng 1.1 Thương mại carbon – Phương pháp giảm KNK tiết kiệm
nhất
Khi không có thương mại carbon Khi có thương mại carbon
Công ty A và công ty B đều phải
giảm 10 đơn vị khí thải
Công ty B giảm 20 đon vị khí thải
Công ty A mua của công ty B quyền
phát thải 10 đơn vị khí thải với giá
75$/đơn vị
Chi phí giảm thải của công ty A là
100$/đơn vị khí thải, tổng là 1000$
Chi phí của công ty B là
1000$ - 750$ = 250$
Chi phí giảm thải của công ty B là
50$/đơn vị khí thải, tổng là 500$
Chi phí của công ty A là 750$
Tổng chi phí 2 công ty là 1500$ Tổng chi phí 2 công ty là 1000$
Nguồn: Climate Change Research Report 2009 –
The Chartered Insurance Institute
Như vậy, theo ví dụ trên, với kết quả như nhau là tổng lượng giảm thải của
2 công ty là 20 đơn vị khí thải, khi không có thương mại carbon, chi phí là 1500$,
khi có thương mại carbon thì chi phí này chỉ là 1000$. Phần chi phí tiết kiệm
được thể hiện ý nghĩa kinh tế của thương mại carbon cũng như giải thích về mặt
lý thuyết vì sao thương mại carbon đem lại động lực giảm thải cho các tổ chức,
chính phủ,…
So sánh thương mại carbon với thuế carbon
Để hiểu rõ hơn khái niệm thương mại carbon, có thể so sánh với một cách
thức giảm phát thải khí nhà kính theo cách tiếp cận dựa vào thị trường khác, đó
là thuế carbon.
Thuế carbon là cách thức các chính phủ đánh thuế lên lượng khí nhà kính
thải ra, có thể bằng cách tăng thêm một khoản phụ thu trong phí các nhiên liệu
18
chứa carbon và các nguồn ô nhiễm khác như các quy trình công nghiệp. Thuế
carbon đưa ra sự định giá dựa vào cái giá thực sự mà cả nền kinh tế, cộng đồng
và hành tinh phải tiêu tốn cho phát thải khí nhà kính và hiện tượng Trái đất nóng
lên. Đây là động lực khuyến khách sự ra đời và chuyển dịch sang các công nghệ
sạch, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và các giải pháp xanh khác. Ưu điểm của
thuế carbon, bên cạnh khuyến khích công nghệ sạch, còn là tăng nguồn thu cho
chính phủ và dễ áp dụng hơn trên diện rộng. Nhược điểm của phương pháp này
là các nhà sản xuất có thể lách luật để trốn thuế hoặc tăng giá thành sản phẩm
để trả thuế, tức là người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu thuế.
Không thể khẳng định thuế carbon hay thương mại carbon hiệu quả hơn
bởi tác động của các công cụ này phụ thuộc chủ yếu vào cách nó được thiết kế
chứ không phải vào bản chất về mặt lý thuyết của mỗi công cụ.
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai cách thức này là thương mại carbon
với cơ chế thương mại và hạn mức đặt ra một giới hạn về lượng phát thải nhất
định, trong khi thuế carbon không kiểm soát được về lượng. Đây là ưu thế nổi
trội của thương mại carbon, trong khi ưu việt của thuế carbon khi so sánh hai
cách thức nằm ở tính dễ dàng triển khai và sự kiểm soát về giá. Thương mại
carbon đòi hỏi nhiều thời gian và luật lệ hơn để có thể tiến hành, vì cách thức này
yêu cầu sự hình thành một thị trường để trao đổi giấy phép xả thải hoặc chứng
nhận giảm thải; đồng thời mức giá trong thương mại carbon thường xuyên thay
đổi và có khác biệt rất lớn theo thời gian, khu vực cũng như loại giao dịch.
1.2. Cơ sở hình thành thương mại carbon
Sự kết hợp giữa sự nóng lên toàn cầu và mức độ nhận thức về môi trường
ngày càng cao đang tạo ra tiềm năng về một thị trường khổng lồ về thương mại
tín chỉ phát thải (Craig Mellow, Institutional investor, 2008, trang 96). Như vậy
cơ sở hình thành thương mại carbon gồm “sự nóng lên toàn cầu”, hay thực trạng
BĐKH toàn cầu và “mức độ nhận thức về môi trường ngày càng cao”, biểu hiện ở
sự thành lập các cơ quan, công ước, nghị định, diễn đàn, hội nghị quốc tế về
BĐKH. Trong đó, Nghị định thư Kyoto ra đời tiếp nối Công ước khung của Liên
19
hợp quốc về BĐKH được coi là thỏa thuận quốc tế đầu tiên đặt nền tảng cho sự
hình thành thị trường carbon toàn cầu. Phần 1.2 sẽ làm rõ hai cơ sở này.
1.2.1. Tình hình Biến đổi Khí hậu toàn cầu
“Hệ thống khí hậu đang nóng lên là điều hết sức rõ ràng, từ những năm
1950, rất nhiều thay đổi được quan sát thấy là không hề có tiền lệ trong vòng
hàng thập kỷ đến hàng thiên niên kỷ nay. Khí quyển và đại dương nóng lên, lượng
băng và tuyết giảm đi, và mực nước biển dâng lên” (IPCC, 2014: Climate Change
2014: Synthesis Report). Dưới đây là những nghiên cứu về biểu hiện của BĐKH do
IPCC thực hiện được trình bày trong báo cáo tổng hợp mới nhất này.
Mặt đất và bề mặt đại dương nóng lên
Hình 1.4 Sự gia tăng bất thường của nhiệt độ trung bình toàn cầu của
mặt đất và bề mặt đại dương giai đoạn 1850 – 2010
Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014
Bề mặt Trái đất đang nóng lên liên tục sau mỗi thập kỷ trong vòng 30 năm
gần đây, nóng hơn bất cứ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Giai đoạn từ
năm 1983 đến năm 2012 dường như là giai đoạn 30 năm nóng nhất trong vòng
1400 năm trở lại đây ở Bắc bán cầu. Số liệu về nhiệt độ trung bình kết hợp giữa
bề mặt trái đất và đại dương được thể hiện ở hình 1.4 cho thấy nhiệt độ đã tăng
0,85o
C (từ 0,65 lên 1,06) trong giai đoạn từ 1880 đến 2012.
Phần nhiệt lượng do đại dương nóng lên chiếm đến hơn 90% năng lượng
tích lũy trong hệ thống khí hậu từ 1971 đến 2010. Tính trên toàn cầu, phần nước
mặt (upper ocean, tức trong vòng 700 mét độ sâu tính từ mặt nước biển) nóng
20
lên nhiều nhất, 75 mét sát mặt nước biển đã ấm lên 0,11o
C (từ 0,09 đến 0,13) sau
mỗi thập kỷ trong suốt giai đoạn 1971 đến 2010.
Acid hóa đại dương
Từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp, lượng CO2 hấp thu vào nước biển đã
gây ra hiện tượng acid hóa đại dương; chỉ số pH của mặt nước biển đã giảm 0,1
và lượng acid tăng lên 26%.
Băng tan
Trong giai đoạn từ 1992 – 2011, ở Greenland và Nam Cực, mật độ băng đã
giảm. Các tảng băng trôi chìm dần gần như trên toàn cầu. Diện tích băng ở Bắc
Cực cũng giảm sau mỗi mùa và giảm liên tục sau mỗi thập kỷ từ năm 1979, với
tốc độ khoảng 3,5 đến 4,1% mỗi thập kỷ (số liệu có mức độ tin cậy tương đối).
Nước biển dâng
Hình 1.5 Thay đổi trong mực nước biển trung bình toàn cầu
Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014
Trong giai đoạn từ 1901 đến 2010, mực nước biển trung bình tăng lên
0,19m (từ 0,17 tăng lên 0,21). Tốc độ tăng này tính từ giữa thế kỷ 19 lớn hơn tốc
độ trung bình của 2 thiên niên kỷ trước đó.
21
Trên đây chính là những “sự biến đổi rõ rệt và đột biến” diễn ra trong hệ
thống khí hậu, dẫn đến hậu quả là các thảm họa khí hậu mà siêu bão Sandy tại
châu Mỹ khiến hơn 100 người thiệt mạng vào năm 2012 và siêu bão Haiyan tại
Philippines làm khoảng 10000 người thiệt mạng vào năm 2013 là hai ví dụ. Theo
World Bank, các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất gần 4000 tỷ USD trong 30
năm qua (tương đương hơn 130 tỷ USD mỗi năm). Vào những năm 1980, thiệt
hại hàng năm là khoảng 50 tỷ USD và trong thập niên gần đây nhất, con số đã
tăng gấp 4 lần lên 200 tỷ USD/năm. Và mức tổn thất này có thể sẽ lên tới 600 tỷ
USD/năm vào năm 2030.
Châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH, đặc biệt là các
nước đang phát triển với năng lực ứng phó với BĐKH bị hạn chế, trong đó Việt
Nam thuộc nhóm các quốc gia bị đe dọa bởi BĐKH nặng nề nhất. Theo đánh giá
của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu không hành động, đến năm 2100,
bốn quốc gia là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể sẽ bị mất đến
6,7% GDP hàng năm, gần gấp đôi thiệt hại trung bình của toàn thế giới.
“Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất
nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm
chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở những vùng dân cư chính yếu,
kể cả Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ
đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng
cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100.” (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
Thế giới, Báo cáo “Cuộc chiến chống lại BĐKH: Đoàn kết nhân loại trong một thế
giới phân cách”, 2014).
Tóm lại, thực trạng BĐKH toàn cầu đang ở mức báo động, đe dọa tới cả
kinh tế, xã hội và môi trường của các quốc gia, mà các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam, sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.
1.2.2. UNFCCC - Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu
22
Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu là một hiệp ước
quốc tế được hình thành xuất phát từ những bằng chứng khoa học về tác động
của con người tới sự biến đổi khí hậu trái đất và hậu quả của những biến đổi này.
Năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC – The Intergovernmental
Panel on Climate Change, thành lập năm 1988) đã cho ra mắt bản báo cáo đánh
giá đầu tiên. IPCC và Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 2 đã kêu gọi một hiệp ước
toàn cầu về BĐKH. Từ đây, Đại Hội đồng LHQ đã bắt đầu các cuộc đàm phán về
một Công ước khung.
Công ước đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Earth Summit
or UNCED – The United Nations Conference on Environment and Development)
diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992 với mục tiêu
“ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được
sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu (UNFCCC Điều 2).
Công ước đưa ra danh sách các nước thuộc phụ lục I là các nước công
nghiệp đã là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD năm
1992 cùng với một số nền kinh tế chuyển đổi như Nga, các nước Baltic (Latvia,
Litva, Estonia) và nhiều quốc gia Trung và Đông Âu. Đây được xác định là các
nước cần phải có những cam kết hành động mạnh mẽ nhất trong ứng phó với
BĐKH toàn cầu.
Bảng 1.2 Danh sách các nước thuộc phụ lục I (Nguồn: UNFCCC)
Australia Liechtenstein
Áo Lithuana
Belarus Luxembourg
Bỉ Malta
Bulgaria Monaco
Canada Hà Lan
Croatia New Zealand
CH Síp Na Uy
CH Séc Ba Lan
Đan Mạch Bồ Đào Nha
23
Estonia Romania
EU Nga
Phần Lan Slovakia
Pháp Slovenia
Đức Tây Ban Nha
Hy Lạp Thụy Điển
Hungary Thụy Sĩ
Iceland Thổ Nhĩ Kỳ
Ireland Ukraine
Italy Anh
Nhật Bản Mỹ
Latvia
Ngày ký kết Công ước là 09/05/1992 và ngày Công ước bắt đầu hiệu lực là
21/03/1994. Các bên tham gia công ước họp mặt hàng năm trong Hội nghị các
bên (COP – Conference of Parties) để đánh giá tiến trình ứng phó với BĐKH và
đặt ra các cơ chế điều hành hoạt động ứng phó với BĐKH toàn cầu. COP1 được tổ
chức bắt đầu từ năm 1995 tại Berlin, Đức, đến nay đã trải qua 20 kỳ họp. Dưới
đây là các mốc quan trọng của Hội nghị các bên:
+ COP3 năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản: Thông qua NĐT Kyoto
+ COP 7 năm 2001 tại Marrakesh, Morocco: Hiệp định Marrakesh đưa ra các
quy định về thực thi Công ước và Nghị định thư
+ COP 13 năm 2007 tại Bali, Indonesia: Thông qua Lộ trình Bali và Kế hoạch
hành động Bali về một hiệp ước toàn cầu mới thay thế khi NĐT Kyoto hết hạn
+ COP 16 năm 2010 tại Cancun, Mexico: Thông qua thỏa thuận Cancun
thành lập Quỹ Khí hậu xanh, qua đó cộng đồng quốc tế tài trợ cho các quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nhất từ BĐKH
+ COP 17 năm 2011 tại Durban, Nam Phi: Thông qua thỏa thuận Durban sẽ
có hiệu lực từ năm 2020, bước kế tiếp của NĐT Kyoto
24
+ COP 18 năm 2012 tại Doha, Qatar: Thông qua Bản sửa đổi Doha đối với
NĐT Kyoto
+ COP 19 năm 2013 tại Warsaw, Ba Lan: Thông qua các quyết định về thỏa
thuận Durban, Quỹ Khí hậu Xanh, Khung Warsaw cho REDD+
Tính tới hiện nay, Nghị định thư Kyoto vẫn là thỏa thuận duy nhất có tính
ràng buộc pháp lý trong việc cắt giảm khí nhà kính. Đây cũng là thỏa thuận quốc
tế chính thức đầu tiên đặt nền tảng cho thương mại carbon.
1.2.3. Kyoto Protocol – Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế gắn với Công ước khung của
Liên hợp quốc về BĐKH, trong đó các bên tham gia cam kết về các mục tiêu giảm
khí thải bắt buộc trên toàn cầu. Hiện nay có 195 quốc gia thành viên của Công
ước và 192 quốc gia tham gia vào Nghị định thư.
Sự ra đời – COP 3 năm 1997 tại Kyoto
Nghị định thư được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11/12/1997
và bắt đầu có hiệu lực từ 16/02/2005. Các điều lệ chi tiết về việc thực hiện NĐT
được thông qua tại COP 7 ở Marrakesh, Morocco năm 2001. Giai đoạn cam kết
đầu tiên của NĐT là từ 2008 – 2012.
Nhận thấy các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính cho mật độ khí
nhà kính dày đặc trong khí quyển hiện nay do hơn 150 năm công nghiệp hóa,
NĐT đã quy định các ràng buộc đầy thử thách với các nước phát triển theo
nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt” (common but
differentiated responsibilities). Các nước công nghiệp tham gia NĐT (hay các
nước trong Phụ lục I của Công ước khung) có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà
kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2% (khoảng 2800 – 4800 triệu tCO2e). Cụ
thể, mức giảm phát thải đặt ra cho EU là 8%, Mỹ là 7% và Nhật Bản là 6%. Các
nước không thuộc phụ lục I, chủ yếu là các nước đang phát triển, không bị áp
cam kết giảm phát thải mà chỉ phải báo cáo tình trạng giảm phát thải định kỳ.
25
Sự sửa đổi – COP 18 năm 2012 tại Doha, Qatar
Ngày 08/12/2012, Sửa đổi Doha đối với NĐT Kyoto đã được thông qua, bao
gồm các cam kết mới cho các quốc gia thuộc phụ lục I đồng ý cam kết trong giai
đoạn 2 từ 01/01/2013 đến 31/12/2020, danh sách các khí nhà kính cần được các
bên báo cáo trong giai đoạn cam kết thứ 2, và chỉnh sửa nhiều điều khoản trong
NĐT.
Nếu như trong giai đoạn cam kết đầu tiên, 37 quốc gia công nghiệp hóa và
Cộng đồng Châu Âu đã cam kết cắt giảm lượng khí nhà kính 5% so với mức năm
1990 thì trong giai đoạn cam kết thứ hai, các bên tham gia cam kết giảm khí thải
nhà kính ít nhất 18% so với mức năm 1990; tuy nhiên, các bên tham gia giai
đoạn hai có sự thay đổi so với giai đoạn đầu tiên.
Các cơ chế của Nghị định thư
Để đạt mục tiêu giảm phát thải như NĐT đặt ra, các quốc gia phải giảm
lượng khí nhà kính trong các hoạt động trong nước. Tuy nhiên, NĐT cũng đưa ra
3 cơ chế mềm dảo (flexible mechanisms) nhằm giúp các nước đạt mục tiêu một
cách tiết kiệm hơn và thúc đẩy đầu tư xanh. Đây chính là những cơ chế nền tảng
cho sự hình thành thương mại carbon trên toàn cầu.
Ba cơ chế bao gồm:
Thương mại khí thải thế giới (IET – International Emissions Trading): là
một cơ chế thương mại và hạn mức (cap and trade), đặt ra hạn ngạch khí thải cố
định cho các quốc gia thành viên dưới hình thức ban hành số lượng giấy phép xả
thải tương đương lượng khí thải cho phép, gọi là AAU (Assigned Amount Unit).
Mỗi AAU tương ứng với 1 tCO2e.
Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism): là một cơ
chế giao dịch carbon dựa vào dự án, trong đó người mua là các nước thuộc phụ
lục I của NĐT, tức các nước có cam kết về mức giảm thải và người bán là các
nước đang phát triển. Dự án được thực hiện với sự đầu tư của người mua, mỗi
tCO2e giảm được tương đương một chứng nhận giảm thải CER (Certified
26
Emissions Reduction). Các quốc gia được áp hạn ngạch khí thải có thể mua chứng
chỉ này nhằm đạt mục tiêu giảm thải của mình.
Cơ chế đồng thực hiện (JI – Joint Implementation): tương tự CDM, cũng là
cơ chế giao dịch carbon dựa vào dự án, nhưng khác biệt là người bán cũng là các
nước phát triển thuộc phụ lục I của NĐT. JI cho phép một nước phải cam kết giảm
thải đầu tư vào một nước phải cam kết giảm thải khác trong các dự án như trên
nhằm thu được chứng nhận giảm thải ERU (Emissions Reduction Unit).
Về bản chất, 3 cơ chế này chính là những công cụ dựa vào thị trường,
trong đó hàng hóa là quyền xả thải hay chứng nhận giảm thải.Bởi vậy, NĐT Kyoto
đã đặt nền tảng cho thương mại carbon trên thế giới hiện nay.
1.3. Phân loại thị trường carbon
1.3.1. Theo tính chất pháp lý
+ Thị trường bắt buộc
Thị trường bắt buộc là thị trường được điều tiết bởi những điều luật, nghị
định, hiệp ước chính thức ở cấp vùng, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Ba cơ chế
mềm dẻo trong khuôn khổ NĐT Kyoto hay các hệ thống thương mại khí thải
(ETS) ở các quốc gia và khu vực như EU ETS, New Zealand ETS,… là các ví dụ cho
thị trường bắt buộc.
+ Thị trường tự nguyện
Bên cạnh việc được điều chỉnh bởi những chính sách, điều luật bắt buộc,
một số công ty, tổ chức cũng tham gia vào thị trường carbon tự nguyện, có thể vì
tự đặt ra mục tiêu giảm thải tự nguyện, hoặc vì những lý do mang tính chiến lược
khác, ví dụ như mục tiêu thử nghiệm với các cấu trúc giao dịch khác nhau, chiến
lược quan hệ công chúng, nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của công ty,…
Hầu hết các giao dịch trong thị trường carbon tự nguyện là giao dịch dựa
vào dự án, trừ Thị trường trao đổi khí hậu Chicago, Mỹ (CCX – Chicago Climate
27
Exchange) là thuộc nhóm mua bán giấy phép xả thải. Đây là thị trường tư nhân
và thị trường tự nguyện để trao đổi các giấy phép xả thải giữa các công ty, song
thị trường này đã đóng cửa vào năm 2011, do đó khóa luận không bàn đến nhóm
thị trường mua bán giấy phép tự nguyện.
Bảng 1.3 So sánh giữa thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện
trong thương mại carbon
Thị trường bắt buộc Thị trường tự nguyện
Cơ chế điều
tiết
Có luật chính thức điều chỉnh Không điều chỉnh bởi luật, nhưng
vẫn có những tiêu chuẩn quốc tế để
theo dõi và đánh giá như Gold
Standard (GS), Verified Carbon
Standard (VCS),…
Đối tượng
tham gia ở
cấp tổ chức
Chủ yếu là các cơ sở phát
thải nhiều, thuộc các ngành
công nghiệp có mức phát
thải khí nhà kính cao
Các phòng ban chính phủ, các tổ
chức phi chính phủ, các công ty,
doanh nghiệp hướng tới thực hiện
trách nhiệm xã hội
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.3.2. Theo cách thức mua bán
+ Mua bán chứng nhận giảm thải - Các giao dịch dựa vào dự án hay bù trừ
carbon (project-based transactions)
Trong cách thức này, các dự án giảm phát thải khí nhà kính được xây dựng
nhằm:
Thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch (nhiên liệu “bẩn”) sang sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng “sạch”). Ví dụ: Dự án cánh đồng quạt
gió (wind turbine) cung cấp một trạm năng lượng thay thế nhu cầu năng lượng
từ than đá.
Giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Dự án xây dựng hệ thống kỹ thuật xử lý nước thải cho các gia đình thu
nhập thấp ở Kenya nhằm giảm nhu cầu đốt củi đun nước, qua đó làm giảm lượng
phát thải khí nhà kính. Theo dự đoán dự án này sẽ giúp giảm 2 triệu tCO2e mỗi
28
năm, tươmg đương với việc giảm đi 350.000 chiếc xe hơi mỗi năm
(goldstandard.org).
Tái hấp thu và lưu trữ lượng carbon đã phát thải vào trong bể chứa carbon
bằng cách trồng rừng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Ví dụ: Dự án REDD
(Reducing Emissions from Deforestation and forest Degeadation) mà Việt Nam là
1 trong 9 quốc gia thí điểm.
Khí quyển Trái đất không phân chia biên giới quốc gia và không quan trọng
khí nhà kính thải ra bắt nguồn từ quốc gia nào, điều quan trọng là giảm được
tổng lượng khí nhà kính phát thải trên toàn cầu. Do đó, một số quốc gia có thể
thực hiện các dự án như kể trên và được các quốc gia hoặc tổ chức ở những nơi
khác cung cấp về kỹ thuật, tài chính, đào tạo nâng cao năng lực v.v… Đây chính là
giao dịch dựa vào dự án (project based) hay bù trừ carbon.
+ Mua bán giấy phép xả thải (Trades of emission allowances)
Như đã giới thiệu trong Định nghĩa Thương mại carbon, có 2 hình thức
chính trong thị trường carbon là mua bán giấy phép xả thải và mua bán chứng
nhận giảm thải. Trong hình thức mua bán giấy phép, thị trường được thiết lập
khi có hạn ngạch khí thải được đặt ra, hay các giấy phép xả thải được ban hành
và có thể mua đi bán lại (cap and trade). Cơ chế đặt ra hạn mức cũng như cho
phép trao đổi mua bán giấy phép này được gọi là hệ thống thương mại khí thải
(ETS – Emissions Trading System / Emissions Trading Scheme). Những công ty
hoặc quốc gia xả thải vượt hạn mức sẽ mua giấy phép của công ty hoặc quốc gia
xả thải thấp hơn hạn mức (còn thừa giấy phép).
Tuy nhiên, hai hình thức mua bán giấy phép xả thải và mua bán chứng nhận
giảm thải dựa vào dự án không tách biệt mà liên kết với nhau. Trong cơ chế mua
bán giấy phép, hạn ngạch đặt ra có thể đạt được bằng cách mua bán giấy phép,
đồng thời cũng có thể được hỗ trợ đạt được bằng cách mua chứng nhận giảm
thải có được từ các dự án giảm phát thải khí nhà kính như kể trên, nói cách khác
là tín chỉ carbon qua giao dịch dựa vào dự án. Hình 1.6 dưới đây giúp minh họa
29
mối liên kết này cũng như cách phân loại các loại giao dịch trong thương mại
carbon.
Hình 1.6 Liên hệ giữa các cơ chế thương mại carbon
Nguồn: The Chartered Insurance Institute -
Climate Change Research Report 2009
Project-Based Transactions: Các giao dịch dựa vào dự án
Allowance Markets: Các thị trường giấy phép
Voluntary: Thị trường tự nguyện
Other Compliance: Các thị trường bắt buộc khác
Bảng 1.4 dưới đây minh họa cách phân loại các giao dịch trong thương mại
carbon, đồng thời đưa ra một số ví dụ cho từng nhóm. Trong chương 2, khóa luận
sẽ đi sâu phân tích thị trường thương mại khí thải châu Âu EU ETS (thị trường
carbon lớn nhất và có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới, có tác động đến hầu
như tất cả các giao dịch carbon trên thế giới) ; giới thiệu một thị trường ETS mới
mở ở Trung Quốc (một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển) ; tóm lược
tình hình giao dịch dựa vào dự án theo cơ chế CDM (cơ chế duy nhất thuộc NĐT
Kyoto cho phép sự tham gia của nhóm nước đang phát triển); và giới thiệu cơ chế
30
JCM thuộc thị trường tự nguyện của Nhật Bản (cơ chế đã có những dự án đầu
tiên ký kết với Việt Nam).
Bảng 1.4 Phân loại thương mại carbon
Giao dịch dựa vào dự án Thị trường giấy phép xả thải
Bắt buộc CDM(Clean Development
Mechanism)
JI (Joint Implementation)
EU ETS (EU Emissions Trading
Scheme)
China ETSs – Shenzhen ETS
(Thẩm Quyến)
RGGI (Regional Greenhouse Gas
Initiative)
NSW GGAS (New South Wales
Greenhouse Gas Abatement
Scheme)
Tự nguyện JCM (Joint Crediting
Mechanism)
CCX (đã ngừng giao dịch)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.4. Các thành phần cấu tạo nên cơ chế thương mại carbon và các yếu tố tác
động đến giá carbon
1.4.1. Thành phần cấu tạo
Để một cơ chế thương mại carbon được hình thành và đi vào hoạt động, cần
xác định được các yếu tố sau đây:
+ Loại tín chỉ carbon được trao đổi: Đây là “hàng hóa” trong thương mại
carbon, có thể là giấy phép xả thải hoặc chứng nhận giảm thải tùy nhóm giao
dịch.
+ Phạm vi áp dụng: Mỗi điều luật hoặc tiêu chuẩn đều cần chỉ rõ lĩnh vực và
đối tượng áp dụng, cho biết các thành phần tham gia vào và được điều chỉnh bởi
một cơ chế thương mại carbon nhất định.
+ Cách phân bổ giấy phép (đối với thị trường giấy phép)
Khi giấy phép đã được thương mại hóa, tức có giá trị thị trường, thì việc
phân bổ tài sản này là hết sức quan trọng, hiện nay có 2 hình thức phân bổ giấy
phép chủ yếu là phân bổ miễn phí và bán đấu giá.
31
Đấu giá: Bán đấu giá là hình thức phân phối giấy phép minh bạch nhất và
áp dụng đúng nguyên tắc “polluters pay”.
Phân bổ miễn phí: Đa phần các cơ chế áp dụng phân bổ miễn phí đang sử
dụng phương pháp Benchmarking. Đây là cách thức so sánh cách hoạt động, vận
hành của công ty này với công ty khác, với trung bình trong ngành và với công ty
tốp đầu về hiệu quả sử dụng năng lượng để quyết định tiềm năng giảm phát thải
khí nhà kính của các công ty. Những công ty có kết quả tốt trong việc phát thải
thấp sẽ được phân bổ giấy phép miễn phí.
+ Thống kê, báo cáo hoặc thẩm định, thẩm tra: Tương tự như sự quan trọng
của kiểm toán đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào, cần có những quy định
chặt chẽ về cách thức tiến hành đo lường, báo cáo và thẩm định đối với các hoạt
động thương mại carbon mà liên quan chặt chẽ với đó là các hoạt động tạo ra
phát thải khí nhà kính. Riêng với các giao dịch dựa vào dự án, sẽ cần thêm bước
thẩm định hay bước duyệt dự án (để dự án được đăng ký hoặc được phép tiến
hành) về thiết kế và phương pháp luận bên cạnh bước thẩm tra định kỳ nhằm xác
định lượng cắt giảm phát thải thực tế, qua đó cấp số lượng chứng nhận giảm
thải tương ứng.
1.4.2. Các yếu tố tác động đến giá carbon
Trong thương mại carbon, thông thường giá carbon là tiêu chí trực quan
nhất đánh giá hiệu quả của một cơ chế. Giá carbon càng cao thì hiệu quả kinh tế
và môi trường càng cao. Cụ thể, giá cao đem lại cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp
dẫn hơn, ngoài ra giá cao đồng nghĩa với áp lực tài chính nặng hơn cho các nhà
xả thải, tạo ra động lực to lớn hơn trong việc cắt giảm khí thải nhà kính.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường giấy phép
+ Hạn ngạch khí thải hay số lượng giấy phép xả thải được cấp hoặc bán ra:
Hạn ngạch cao hơn mức cần thiết (tức lượng xả thải hợp lý) tương đương lượng
cung lớn, giá giảm và ngược lại, hạn ngạch thấp hơn mức cần thiết nghĩa là
lượng cung nhỏ, giá tăng. Tuy nhiên hạn ngạch khí thải không được phép thấp
quá để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế.
32
+ Lượng xả thải thực tế: Số liệu này cho biết số giấy phép ban hành có phù
hợp hay không. Trên thực tế, hạn ngạch khí thải không nên cao hay thấp, mà phải
phù hợp với lượng xả thải thực tế. Hạn ngạch cao hơn lượng thực tế là thừa giấy
phép, lượng cung lớn, giá carbon giảm và ngược lại. Lượng xả thải thực tế chủ
yếu chịu tác động của tình hình chung của nền kinh tế.
+ Lượng tín chỉ carbon được các thành viên của các ETS mua thông qua các
giao dịch dựa vào dự án: Lượng cầu của các thành viên trong mỗi cơ chế ETS
không chỉ bao gồm giấy phép xả thải ban hành trong cơ chế đó mà còn có thể bao
gồm các tín chỉ carbon quốc tế thu được từ các cơ chế dựa vào dự án khác trên
thế giới. Lượng sử dụng tín chỉ quốc tế cao sẽ dẫn đến cầu giấy phép giảm, giá
giấy phép giảm và ngược lại.
Yếu tố ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường chứng nhận giảm thải
Ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường chứng nhận giảm thải chủ yếu
là người mua do đây là các giao dịch như một phương án bổ sung phục vụ mục
tiêu đạt hạn mức khí thải cho phép của các nước phát triển. Vì thế, khi lượng cầu
tín chỉ quốc tế của các đơn vị được áp hạn ngạch khí thải tăng thì giá tín chỉ quốc
tế tăng.
Ngoài giá carbon, diễn biến thị trường của một cơ chế thương mại carbon
hay biểu hiện của cung và cầu còn thể hiện ở khối lượng giao dịch.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI CARBON TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC RÚT RA
2.1. Khái quát chung về sự phát triển của thương mại carbon trên thế
giới giai đoạn 2005 - 2015
2.1.1. Thị trường bắt buộc - Sự phân mảnh của thị trường
“Thị trường carbon quốc tế” thật ra là một thuật ngữ sai, do chưa thực sự
hình thành một thị trường thế giới thống nhất cho mặt hàng đặc biệt này. Thay
vào đó là hàng loạt các cơ chế thương mại và hạn mức bắt buộc ở cấp vùng, quốc
gia và khu vực ở các nước phát triển như EU, Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật
Bản,…; các nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Chile,… cũng đang theo
xu hướng. Tổng cộng, có 20 cơ chế thương mại và hạn mức bắt buộc hiện có trên
thế giới bao gồm:
- Cấp khu vực (1): EU ETS
- Cấp quốc gia (5): Australia, New Zealand, Kazhakhtan, Thụy Sĩ, Hàn Quốc
- Cấp vùng (14): Alberta, California, 7 thị trường của Trung Quốc, 3 cơ chế của
Nhật Bản, Quebec, RGGI
Ngoài ra, có cơ chế thương mại carbon bắt buộc đang được xây dựng và
chuẩn bị có hiệu lực bao gồm:
- Cấp quốc gia (8): Brazil, Chile, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Thái Lan, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ukraine
- Cấp vùng (3): Rio de Janeiro, Washington, Sao Paolo
Hình 2.1 dưới đây minh họa sự ra đời với số lượng lớn của các cơ chế
thương mại và hạn mức bắt buộc ở cấp vùng, quốc gia và khu vực trên toàn thế
giới.
34
Theo EY, 2013, The future of global carbon market, sau kỳ họp COP 15 đầy
thất vọng ở Copenhagen năm 2009, sự phát triển của thương mại carbon trên
Hì
nh
2.
1
Cá
c
cơ
ch
ế
ET
S
bắ
t
bu
ộc
đã
hì
nh
Ngu
ồn:
ICA
P
Stat
us
Rep
ort
201
4
35
thế giới chuyển từ hướng tiếp cận từ trên xuống (top-down) như NĐT Kyoto định
hướng (tức hình thành một thị trường toàn cầu trước tiên, từ đó đặt nền tảng để
xây dựng các thị trường cấp thấp hơn) thành từ dưới lên (bottom-up). Dù rằng
các vòng đám phán quốc tế những năm sau đó đã có tín hiệu tích cực hơn, song
các quốc gia và chính quyền địa phương tại nhiều nước trên thế giới đang bắt
buộc phải tự mình xây dựng các chiến lược phát triển ít carbon. Điều này đồng
nghĩa với thực tế Việt Nam không thể chỉ trông chờ kết quả của các vòng đàm
phán quốc tế để có một khung chính sách hay một nguồn tài chính để dựa vào
trong những nỗ lực ứng phó với BĐKH.
2.1.2. Thị trường tự nguyện - Tiềm năng nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Dù thị trường tự nguyện đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong các cơ chế thương mại
carbon trên thế giới cả về giá trị và khối lượng giao dịch song đây lại là hướng đi
cần đặc biệt chú ý đối với khu vực tư, phù hợp với chiến lược của cấp công ty. Thị
trường đã chứng kiến hoàng loạt công ty lớn tham gia thương mại carbon qua
các dự án bù trừ tự nguyện như Microsoft, Marks & Spencer, Walt Disney, General
Motors’ Chevrolet, Bain & Company, Coca Cola, the London Olympics, La Poste,
Detsche Post, DHL, Virgin Atlantic, FedEx,… (Theo WB, 2013, Mapping Carbon
Pricing Initiatives).
Ngoài ra, các cơ chế thương mại carbon tự nguyện cấp quốc gia cũng đang
hình thành ở nhiều nước như Nhật Bản, Indonesia, Costa Rica,…
2.2. Các cơ chế thương mại carbon chủ yếu trên thế giới
2.2.1. Thương mại carbon trong thị trường giấy phép xả thải - Cơ chế
thương mại khí thải của châu Âu (EU ETS – European Union Emissions
Trading Scheme) và bài học kinh nghiệm
2.2.1.1. Khái quát về EU ETS
Cơ chế thương mại khí thải châu Âu (EU ETS) là một trong những công cụ
chính sách chủ yếu trong khu vực EU nhằm đạt các mục tiêu khí hậu của khu vực
này. Được thiết lập trong bối cảnh NĐT Kyoto đặt ra cam kết về mức giảm khí
36
nhà kính trên toàn cầu, EU ETS chính thức có hiệu lực từ ngày 01-01-2005 nhằm
giúp các quốc gia thành viên đạt mục tiêu cam kết theo NĐT Kyoto một cách kinh
tế nhất.
EU ETS đã quy định chính sách áp dụng trong 3 giai đoạn:
Giai đoạn I từ 2005 – 2007: giai đoạn thử nghiệm
Giai đoạn II từ 2008 – 2012: trùng với giai đoạn cam kết thứ nhất của NĐT
Kyoto
Giai đoạn III từ 2013 – 2020: đang thực hiện với nhiều thay đổi rút ra từ
kinh nghiệm của giai đoạn I và II
2.2.1.2. Các thành phần cấu thành cơ chế EU ETS
• Loại tín chỉ carbon được trao đổi
“Mặt hàng” chính trong thị trường EU ETS là giấy phép của châu Âu EUA
(EU allowances), ngoài ra ngành hàng không mới được bổ sung từ năm 2012 có
loại giấy phép riêng là EUAA (EU aviation allowances).
Bên cạnh đó EU ETS cũng cho phép các cơ sở tham gia được mua các chứng
chỉ quốc tế từ các giao dịch dựa vào dự án để đạt hạn mức của mình, bao gồm
CER từ cơ chế phát triển sạch và ERU từ cơ chế đồng thực hiện. Các tín chỉ quốc
tế này được chấp nhận với tất cả các loại dự án trừ dự án năng lượng hạt nhân,
trồng rừng mới và tái trồng rừng và các dự án liên quan tới loại bỏ các khí công
nghiệp.
• Phạm vi áp dụng
- Phạm vi ngành, lĩnh vực:
Hệ thống thương mại carbon của EU ETS áp dụng trong ngành năng lượng
và hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như trong bảng 2.1 dưới đây.
TheoIPCC, vận tải hàng không phát thải 2% tổng lượng CO2 phát thải trên
toàn cầu, chiếm 13% tổng lượng phát thải CO2 của giao thông vận tải. Trong đó,
37
phát thải của các chuyến bay quốc tế chiếm 62% và mỗi năm lượng phát thải
CO2 của ngành hàng không tăng từ 3 - 4%.
Riêng lĩnh vực hàng không được đưa vào EU ETS từ tháng 1 năm 2012. Cụ
thể, các hãng hàng không châu Âu sẽ nhận được hạn ngạch (cap) phát thải nhất
định cho lượng CO2 phát thải trong các chuyến bay trong một năm. Sau mỗi năm,
nhà khai thác hàng không phải nộp phí cho lượng khí thải thực tế vượt hạn mức
cho phép. Các hãng hàng không nước ngoài có các chuyến bay đi hoặc đến một
sân bay châu Âu có thể lựa chọn tham gia EU ETS trong lĩnh vực hàng không với
chính sách tương tự. Nếu không tham gia, các hãng này sẽ phải trả phí cho mỗi
tấn CO2 phát thải khi có máy bay bay vào không phận châu Âu. Hạn ngạch khí
thải cho ngành hàng không được xác định dựa vào lượng phát thải trung bình
trong giai đoạn từ 2004 đến 2006 (cụ thể là 221,4 triệu tấn CO2 cho tất cả các
quốc gia thành viên). Hạn ngạch cho giai đoạn 3 của EU ETS tương đương 95%
lượng phát thải cơ sở này, nâng tổng hạn ngạch phát thải trong khuôn khổ EU
ETS lên khỏang 10%. Tuy nhiên, chính sách mới của EU ETS trong ngành hàng
không đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các hãng hàng không quốc tế, do đó
Ủy ban Châu Âu EC đã thông qua sửa đổi “Stop the clock” hoãn chính sách này tới
năm 2016; hiện nay chỉ các chuyến bay trong khu vực kinh tế châu Âu là thuộc
diện áp dụng chính sách hàng không của EU ETS.
Bảng 2.1 Các lĩnh vực điều chỉnh bởi EU ETS
Mã số Mô tả
1 Các cơ sở sử dụng lò đốt (Combustion installations)
2 Các xưởng lọc dầu thô (Mineral oil refineries)
3 Các lò đốt than cốc (Coke ovens)
4 Các cơ sở nung quặng kim loại (Metal ore roasting installations)
5 Các cơ sở sản xuất gang thép (Production of pig iron or steel)
6
Các cơ sở sản xuất vôi sống và clanhke xi măng (Production of cement
clinker or lime)
7 Các cơ sở sản xuất kính (Manufacture of glass including glass fibre)
8
Các lò nung sản xuất đồ gốm (Manufacture of ceramic products by
firing)
9 Các cơ sở sản xuất bột giấy (Production of pulp, paper and board)
10 Hàng không (Aviation)
38
99 Các hoạt động khác (Others)
Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections
towards 2020
- Phạm vi quốc gia:
Giai đoạn 1, EU ETS khởi đầu với 25 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu vào
năm 2005 (EU-25), tới 2007 có thêm 2 thành viên là Bulgaria và Romania (EU-
27).
Trong giai đoạn 2, EU ETS bao gồm khoảng 12000 doanh nghiệp thuộc 30
quốc gia thành viên, trong đó có 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland,
Liechtenstein và Norway (tham gia vào năm 2008). Trung bình mỗi năm những
doanh nghiệp này xả thải khoảng 1,9 tỷ tấn CO2, tương đương khoảng 41%
lượng khí thải nhà kính của toàn EU.
Ngay khi bắt đầu giai đoạn 3, phạm vi quốc gia của EU ETS mở rộng lên 31
quốc gia với sự gia nhập của Croatia vào năm 2013.
Trong số 30 nước thành viên của EU ETS ở giai đoạn 2, Đức chiếm tỷ lệ lớn
nhất về số doanh nghiệp hay cơ sở xả thải được áp hạn ngạch, tiếp đến là Italy,
Tây Ban Nha, Pháp và Anh, Ba Lan và Thụy Điển. Sự so sánh về tỷ lệ này được
minh họa trong hình 2.2 dưới đây.
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các quốc gia thành viên EU ETS
được áp hạn ngạch khí thải trong giai đoạn II
39
Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections
towards 2020
• Thống kê, báo cáo
Các cơ sở phải theo dõi và báo cáo lượng phát thải của mình cho mỗi năm
và các báo cáo này phải được kiểm toán bởi một bên thứ 3 đủ tiêu chuẩn. Các cơ
sở phải sở hữu đủ số giấy phép tương ứng với lượng xả thải của mình vào ngày
30-04 của năm sau và lượng giấy phép này sau đó sẽ được hủy. Một cơ sở phải
chịu phạt nếu không có đủ số giấy phép tương ứng với lượng phát thải của mình
bằng cách trả một khoản tiền phạt cho mỗi tấn CO2 tương đương vượt ngưỡng.
Mức phạt vào năm 2013 là 100 euro / tCO2e. Mức phạt này sẽ tăng lên mỗi năm
theo tỷ lệ lạm phát.
• Cách phân bổ giấy phép
Trong giai đoạn I và II, hầu hết các giấy phép xả thải được các chính phủ
phân chia miễn phí theo luật quốc gia và chỉ một lượng nhỏ được bán đấu giá.
Việc bán và bán đấu giá giấy phép chỉ chiếm chưa tới 1% tổng lượng giấy phép
(EUAs) của giai đoạn 1 và khoảng 5% tổng lượng giấy phép của giai đoạn 2. Cuối
tháng 4 hàng năm, các đơn vị tham gia phải nộp lại lượng giấy phép tương
đương với lượng khí thải của năm trước đó, số giấy phép còn thừa có thể đem
bán cho các đơn vị khác hoặc gửi vào ngân hàng để tiếp tục sử dụng trong những
năm sau.
40
Cụ thể, trong giai đoạn II, có 16 quốc gia phân bổ giấy phép bằng đấu giá.
Có 53 triệu EUAs được phân bổ bằng cách bán hoặc đấu giá trong năm 2008. Con
số này là 80 triệu vào năm 2009, 92 triệu vào năm 2010, 93 triệu vào năm 2011
và 125 triệu vào năm 2012, tổng cộng khoảng 5% tổng số giấy phép giai đoạn II
của EU ETS. Trong đó, Đức (49%), Anh (28%) và Norway (8%) chiếm tỷ lệ giấy
phép được đấu giá cao nhất. Hình 2.3 dưới đây minh họa lượng giấy phép được
bán hoặc đấu giá của những nước phân bổ trên 100 triệu giấy phép theo hình
thức này trong giai đoạn II.
Hình 2.3 Số lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá của một số quốc
gia trong giai đoạn II của EU ETS
Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections
towards 2020
Bắt đầu từ giai đoạn III, 71% tổng lượng giấy phép sẽ được bán đấu giá,
trong đó 100% giấy phép dành cho ngành điện được bán đấu giá, trừ một số giấy
phép được phân bổ miễn phí cho các quốc gia Đông Âu (8 quốc gia tham gia từ
năm 2004: Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Lithuania, Ba Lan,
41
Cyprus và Romania) để hiện đại hóa các nhà máy điện của họ. 88% lượng giấy
phép bán đấu giá sẽ được phân bổ dựa vào lượng phát thải thực tế của các cơ sở
phát thải trong năm 2005 ; 10% được phân bổ cho các quốc gia nghèo nhất như
một nguồn doanh thu bổ sung giúp các quốc gia này đầu tư vào một nền kinh tế
ít carbon và thích ứng với BĐKH ; 2% còn lại được phân bổ như “phần thưởng
Kyoto” cho 9 quốc gia thành viên EU đã giảm được lượng phát thải khí nhà kính
của mình xuống ít nhất 20% vào năm 2005 so với mức của năm cơ sở. 9 quốc gia
này là Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan,
Romania và Slovakia.
Việc bán đấu giá được tổ chức bởi các công ty do các chính phủ của các
quốc gia chỉ định và mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên của EU ETS. Hầu
hết các chính phủ sử dụng một khung chung cho các buổi đấu giá, nhưng Đức, Ba
Lan và Anh sử dụng khung riêng của mình. Theo luật EU, ít nhất một nửa doanh
thu bán đấu giá giấy phép, và toàn bộ doanh thu bán đấu giá giấy phép trong
ngành hàng không phải được sử dụng để ứng phó với BĐKH tại châu Âu hoặc các
quốc gia khác. Các quốc gia thành viên cóc nghĩa vụ phải báo cáo với Hội đồng
Châu Âu về cách sử dụng doanh thu này. Ví dụ, Đức đang đầu tư phần lớn doanh
thu bán đấu giá giấy phép của mình cho các dự án BĐKH ở các nước phát triển
và các nền kinh tế mới nổi.
Một khác biệt nữa trong việc phân bổ giấy phép của giai đoạn III so với giai
đoạn II nằm ở các giấy phép miễn phí. Nếu trong giai đoạn II các giấy phép miễn
phí được phân bổ theo quyết định của các quốc gia thành viên thì tới giai đoạn
III, giấy phép miễn phí sẽ được phân bổ theo cách thức benchmarking, do Hội
đồng Châu Âu EC quyết định.
Trong giai đoạn III, ngành công nghiệp sản xuất sẽ được phân bổ miễn phí
80% số giấy phép trong năm 2013 nhưng tỷ lệ này sẽ giảm dần hàng năm và tới
2020 sẽ còn lại 30%.
2.2.1.3.Diễn biến thị trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong cơ chế ETS
42
• Hạn ngạch khí thải hay số lượng giấy phép xả thải được cấp hoặc bán ra
Bảng 2.2 Hạn ngạch giai đoạn II của EU ETS
Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections
towards 2020
Free allocation: Phân bổ miễn phí
Autions and sales: Bán và bán đấu giá
Total EUAs issued: Tổng lượng giấy phép EUA được phát hành
43
Đơn vị tính: (Trung bình) triệu EUAs/năm
EU-27: 27 quốc gia thành viên EU
All EU ETS countries: 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland,
Liechtenstein và Norway
Hạn ngạch năm 2013 áp dụng cho 31 nước tham gia giai đoạn III của EU
ETS là 2.084.301.856 giấy phép. Trong giai đoạn III, hạn mức này sẽ giảm mỗi
năm 1,74% của lượng giấy phép trung bình hàng năm trong giai đoạn II, nghĩa
là mỗi năm giảm 38.264.246 giấy phép. Theo đó, vào năm 2020 lượng khí thải sẽ
đạt mục tiêu thấp hơn 21% so với năm 2005.
• Lượng xả thải thực tế
Các cơ sở xả thải trong các quốc gia thành viên của EU ETS không chỉ đa
dạng về lĩnh vực hoạt động mà còn khác biệt rất lớn về lượng xả thải hàng năm.
Một số cơ sở chỉ phát thải vài tấn CO2 mỗi năm, trong khi một số cơ sở phát thải
hơn 20 triệu tấn CO2 mỗi năm, tức là nhiều hơn tổng lượng phát thải hàng năm
của Na Uy và Ailen. Hình 2.4 thể hiện lượng phát thải tích lũy trong giai đoạn
2008-2012 với các cơ sở tham gia được xếp trên trục hoành theo thứ tự từ cơ sở
có mức phát thải thấp nhất đến cơ sở có mức phát thải cao nhất. Đường cong
này cho biết 15% các cơ sở phát thải tới 90% lượng khí thải và 1% các cơ sở
phát thải nhiều nhất đã phát thải tới 40% tổng lượng khí thải trong EU ETS
trong giai đoạn II (European Environment Agency Report 2013: Trends and
Projections towards 2020, p.22).
Hình 2.4 Lượng xả thải trung bình năm cộng dồn của các cơ sở tham
gia EU ETS trong giai đoạn II (đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương)
44
Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections
towards 2020
Number of installations: Số lượng cơ sở tham gia
Hình 2.5 Tỷ lệ phát thải của các quốc gia thành viên EU ETS
trong giai đoạn II
Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020
Hình 2.6 Tỷ lệ phát thải theo ngành của EU ETS trong giai đoạn II
Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020
Refineries: Lọc dầu
45
Coke: Than đá
Metal ore: Quặng kim loại
Iron, steel: Sắt thép
Cement: Xi măng
Glass: Kính
Ceramics: Đồ gốm
Paper: Giấy
Other: Khác
Trong giai đoạn I, lượng khí thải thực tế nhìn chung tăng nhẹ, song lại giảm
đột biến từ 2008 đến 2009, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới dẫn đến sự suy giảm trong các hoạt động công nghiệp. Năm 2008 lượng
phát thải thấp hơn 5% so với mức năm 2005, con số này năm 2009 là 15% và duy
trì ở khoảng này trong những năm sau đó: 2010 là -13%; 2011 là -14% và 2012
là -16%.
Hình 2.7 Sự thay đổi lượng xả thải thực tế trong 4 lĩnh vực có mức xả
thải lớn nhất trong giai đoạn II của EU ETS
Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020
Combustion installations: Các cơ sở sử dụng lò đốt
Pig iron or steel: Sản xuất gang thép
Cement clinker or lime: Sản xuất vôi sống và clanhke xi măng
Mineral oil refineries: Các xưởng lọc dầu thô
46
Hình 2.7 minh họa chi tiết sự biến động trong lượng khí thải thực tế theo
ngành của 4 ngành phát thải nhiều nhất là các cơ sở đốt, lọc dầu, sản xuất sắt
thép và clanhke xi măng hay vôi sống. Bốn ngành này phát thải tới 94% tổng
lượng khí thải trong EU ETS. Lượng khí thải thực tế trong các ngành này giảm
mạnh trong giai đoạn II. Bị ảnh hưởng nhiều nhất từ khủng hoảng kinh tế là
ngành sản xuất sắt thép, dẫn đến tỷ lệ giảm phát thải đột biến nhất trong năm
2009, tăng trở lại trong năm 2010 và duy trì từ đó tại mức 13% thấp hơn năm
2005. Lượng phát thải trong ngành sản xuất clanhke xi măng và vôi sống cũng
giảm mạnh khoảng 20% so với năm 2005 trong năm 2009 và tới năm 2012 còn
giảm mạnh hơn, xuống mức 25% thấp hơn năm 2005. Các xưởng lọc dầu mỏ ít
chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hơn, giảm đều trong giai đoạn II xuống
mức 14% thấp hơn mức phát thải năm 2005.
• Lượng tín chỉ carbon được các thành viên mua thông qua các giao dịch dựa vào
dự án
Các thành viên EU ETS tập hợp thành người mua lớn nhất trong thị trường
tín chỉ carbon dựa vào dự án nói chung và thị trường CER nói riêng. Trong số 20
người mua lớn nhất đối với CER, có tới 18 tổ chức thuộc châu Âu. Bởi vậy, EU ETS
có sức ảnh hưởng to lớn tới các cơ chế thương mại carbon trên toàn thế giới, đặc
biệt với các quốc gia đang phát triển vốn trước đây chỉ có thể tham gia vào
thương mại carbon qua cơ chế CDM. Hình 2.x dưới đây minh họa lượng tín chỉ
dựa vào dự án mà các thành viên EU ETS đã mua để đạt mục tiêu giảm phát thải
của mình. Tổng cộng trong giai đoạn II EU ETS đã mua 1 059 tỷ tín chỉ carbon
quốc tế, trong đó có 64% CER và 36% ERU (WB, 2014, State and Trends of
Carbon Pricing). Lượng tín chỉ mua vào hàng năm tăng đều từ năm 2009-2012
và đặc biệt lớn trong năm 2012, năm cuối cùng của giai đoạn cam kết đầu tiên
của NĐT Kyoto, đạt 214 triệu CER và 279 triệu ERU.
Hình 2.8 Lượng tín chỉ carbon quốc tế do các nước thành viên EU ETS
mua trong giai đoạn II (đơn vị: triệu tín chỉ)
47
Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020
Lý giải cho thực trạng này, từ năm 2008 đến 2009, khoảng 80 triệu tín chỉ
carbon được các thành viên EU ETS mua qua các giao dịch dựa vào dự án hay bù
trừ carbon. Năm 2010, Hội đồng châu Âu đã đưa ra các quy định về hạn chế loại
tín chỉ bù trừ, áp dụng từ 2013 trở đi (từ đây Việt Nam bị loại khỏi danh sách
người bán, hay EU không còn là một người mua CER từ Việt Nam nữa). Do dự
báo trước về các hạn chế trong tương lai, nửa cuối của giai đoạn II đã chứng kiên
lượng sử dụng tăng nhanh của các tín chỉ bù trừ carbon, đạt mức 900 triệu
tCO2e vào cuối giai đoạn. Giá của các tín chỉ này giảm xuống còn chưa tới 1
euro/tín chỉ, do đó các thành viên EU ETS có thể sở hữu chứng nhận giảm thải
với mức phí vô cùng thấp, đồng thời việc mua các tín chỉ quốc tế này đã làm giảm
cầu, hạ giá EUA và góp phần gây ra tình trạng thừa giấy phép, khiến EU ETS kém
hiệu quả.
Diễn biến thị trường
Hình 2.9 Khối lượng giao dịch trong 2 giai đoạn đầu EU ETS
(đơn vị: triệu giấy phép hay triệu tấn CO2 tương đương)
48
Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020
Surrendered ERUs: ERUs mua từ nước khác
Surrendered CERs: CERs mua từ nước khác
EUAs sold or auctioned by governments: EUAs do chính phủ bán hoặc bán
đấu giá
EUAs allocated for free: EUAs phân bổ miễn phí
Scope correction: Điều chỉnh do có thêm các quốc gia mới tham gia EU ETS
Hình 2.10 Giá giấy phép trên thị trường EU ETS
Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3fvoDCV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
49
Nguồn: European Parliament, The current state of the EU ETS, 07/2014
Nhìn vào hai hình 2.9 và 2.10, có thể thấy trong giai đoạn II khối lượng giao
dịch trên thị trường EU ETS tăng dần đều, song lượng giấy phép EUA được giao
dịch nhìn chung giữ nguyên, chỉ tăng lượng tín chỉ quốc tế từ các giao dịch dựa
vào dự án. Trong khi khối lượng giao dịch giấy phép không tăng, giá giấy phép
lại giảm mạnh, dù đầu giai đoạn II mức giá tăng nhờ gói chính sách khí hậu và
năng lượng 2020 của EU, đỉnh điểm đạt tới gần 30EUR/EUA. Giá giấy phép giảm
mạnh trong năm 2009 và duy trì quanh ngưỡng khoảng 7 EUR/EUA tới cuối giai
đoạn.
Diễn biến thị trường EU ETS có thể được tóm tắt như sau:
Giai đoạn I (2005-2007): giai đoạn thử nghiệm của EU ETS đã thiết lập
thành công một thị trường carbon lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lượng giấy phép
ban hành dựa theo nhu cầu ước tính đã bị thừa dẫn đến hậu quả là giá giấy phép
tụt xuống bằng 0 trong năm 2007.
Giai đoạn II (2008-2012): Iceland, Norway và Liechtenstein tham gia từ đầu
năm 2008. Lượng giấy phép được giảm xuống 6,5% nhưng khủng hoảng kinh tế
thế giới đã khiến tổng lượng phát thải cũng như lượng cầu giấy phép giảm
Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3fvoDCV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
50
xuống, dẫn đến tiếp tục thừa giấy phép và giá giảm. Giá EUA đã giảm từ 25 EUR
năm 2008 xuống còn 7 EUR vào cuối giai đoạn II.
Việc gia tăng lượng tín chỉ carbon có được thông qua bù trừ carbon cùng
với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính
thấp hơn mức dự đoán đã gây ra tình trạng thừa giấy phép với khoảng 1,8 tỷ
giấy phép thừa trong giai đoạn này.
Giai đoạn III (2013-2020): Những sửa đổi quan trọng bắt đầu có hiệu lực,
đặc biệt là hạn ngạch khí thải toàn châu Âu được ra mắt, giảm 1,74% mỗi năm
và sự chuyển đổi mạnh mẽ từ phân bổ giấy phép miễn phí sang hình thức bán
đấu giá, song giá EUA vẫn chưa có nhiều thay đổi.
2.2.1.4.Vị trí, mối quan hệ với các thị trường khác
• Vai trò
Đối với châu Âu
- Khuyến khích đầu tư xanh ở châu Âu
Bằng cách đặt ra hạn mức phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực chính
của nền kinh tế, EU ETS đã tạo ra động lực cho các công ty đầu tư vào công nghệ
giúp làm giảm lượng phát thải. Giá giấy phép càng cao thì động lực này càng lớn.
Ngoài ra, doanh thu từ việc bán 300 triệu giấy phép tương đương 5% tổng
lượng giấy phép trong giai đoạn III đang được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho
việc xây dựng và vận hành các dự án lớn trong 2 lĩnh vực của công nghệ ít
carbon: thu giữ và lưu trữ carbon, và công nghệ năng lượng tái tạo. Chương
trình gây quỹ này có tên là NER300.
Đối với quốc tế
- Khuyến khích đầu tư xanh ở các nước phát triển
Trong khi giấy phép là mặt hàng chủ yếu được trao đổi trong EU ETS, các cơ
sở tham gia cũng có thể mua tín chỉ carbon qua các giao dịch dựa vào dự án
tương ứng với một phần lượng khí phát thải của mình. Các dự án này phải được
công nhân theo tiêu chuẩn CDM hoặc JI của NĐT Kyoto là tạo ra các đơn vị giảm
3546567

More Related Content

Similar to Thương Mại Carbon Trên Thế Giới Và Những Đề Xuất Cho Việt Nam

ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdfICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
TrcGiang19
 
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
Anvan Tan
 
Bai tap qtdncn c1 c3
Bai tap qtdncn c1   c3Bai tap qtdncn c1   c3
Bai tap qtdncn c1 c3
Trung Tran
 
4. cem toc 19.6.2014
4. cem toc 19.6.20144. cem toc 19.6.2014
4. cem toc 19.6.2014
Phan Cang
 

Similar to Thương Mại Carbon Trên Thế Giới Và Những Đề Xuất Cho Việt Nam (20)

Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu xe ô tô du...
 
Báo cáo thực tập công nghệ hoá học tại Viện Hoá học công nghiệp việt nam và c...
Báo cáo thực tập công nghệ hoá học tại Viện Hoá học công nghiệp việt nam và c...Báo cáo thực tập công nghệ hoá học tại Viện Hoá học công nghiệp việt nam và c...
Báo cáo thực tập công nghệ hoá học tại Viện Hoá học công nghiệp việt nam và c...
 
Môi Chất Lạnh Và Xu Hướng Sử Dụng Môi Chất Lạnh Trong Những Năm Tới
Môi Chất Lạnh Và Xu Hướng Sử Dụng Môi Chất Lạnh Trong Những Năm Tới Môi Chất Lạnh Và Xu Hướng Sử Dụng Môi Chất Lạnh Trong Những Năm Tới
Môi Chất Lạnh Và Xu Hướng Sử Dụng Môi Chất Lạnh Trong Những Năm Tới
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
 
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdfICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN.pdf
 
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (rc...
 
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt NamLuận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
 
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc teNhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
Nhung nguyen tac hop dong thuong mai quoc te
 
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luanNguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
Nguyen tac unidroit_-_dieu_khoan_va_binh_luan
 
Unfccc(egirl)
Unfccc(egirl)Unfccc(egirl)
Unfccc(egirl)
 
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
 
Tính tất yếu.pptx
Tính tất yếu.pptxTính tất yếu.pptx
Tính tất yếu.pptx
 
COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Dev...
COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Dev...COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Dev...
COP26 results and implementation by the Ministry of Agriculture and Rural Dev...
 
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
5. htq ttong quan ve bien doi khi hau june2010-mpi
 
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thảiNhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác
 
Bai tap qtdncn c1 c3
Bai tap qtdncn c1   c3Bai tap qtdncn c1   c3
Bai tap qtdncn c1 c3
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
 
4. cem toc 19.6.2014
4. cem toc 19.6.20144. cem toc 19.6.2014
4. cem toc 19.6.2014
 
cem toc 19.6.2014
cem toc 19.6.2014cem toc 19.6.2014
cem toc 19.6.2014
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 

Thương Mại Carbon Trên Thế Giới Và Những Đề Xuất Cho Việt Nam

  • 2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AAU Assigned Amount Unit Đơn vị lượng chỉ định BĐKH Biến đổi khí hậu CCX Chicago Climate Exchange Thị trường trao đổi khí hậu Chicago CER Certified Emissions Reduction Chứng nhận giảm thải CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch COP Conference of Parties Hội nghị các bên DNA Designated National Authorities Cơ quan đầu mối quốc gia DOE Designated Operational Entities Đơn vị vận hành chuyên trách EB Executive Board Ban điều hành Liên hợp quốc về Cơ chế phát triển sạch ECC- HCMC Energy Conservation Center Hochiminh City Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP HCM EEA European Environment Agency Cơ quan môi trường châu Âu ERU Emission Reduction Unit Đơn vị giảm phát thải ETS Emissions Trading Scheme/System Hệ thống thương mại khí thải EC European Commission Hội đồng châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu EUA European Union Allowances Giấy phép EU EU ETS European Union Emissions Trading Scheme/System Hệ thống thương mại khí thải châu Âu FS Feasibility Studies Các dự án nghiên cứu tính khả thi ICAP International Carbon Action Partnership Hợp tác hành động carbon quốc tế IETA International Emissions Trading Association Hiệp hội thương mại khí thải thế giới IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu JCM Joint Crediting Mechanism Cơ chế tín dụng chung JI Joint Implementation Cơ chế đồng thực hiện LHQ Liên hợp quốc MRV Monitoring and Measurement, Reporting and Verification Theo dõi, báo cáo, thẩm định NĐT Nghị định thư NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi chính phủ NSW GGAS New South Wales Greenhouse Gas Abatement Scheme Cơ chế giảm thiểu khí nhà kính tại New South Wales
  • 3. OECD Organisation for Economic Co- operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PDD Project design document Văn kiện thiết kế dự án (CDM) RGGI Regional Greenhouse Gas Initiative Cơ chế giảm thiểu khí nhà kính của Mỹ SZ DRC Shenzhen Development and Reform Committee Ủy ban Cải cách và Phát triển Thẩm Quyến SZ ETS Shenzhen ETS Thị trường thương mại khí thải Thẩm Quyến UNFCC C United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu tCO2e Ton of CO2 equivalent Tấn CO2 tương đương TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1 Ví dụ về thương mại carbon 12 Bảng 1.2 Danh sách các nước thuộc phụ lục I 17 Bảng 1.3 So sánh giữa thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện 22 Bảng 1.4 Phân loại thương mại carbon 25 Bảng 2.1 Các lĩnh vực điều chỉnh bởi EU ETS 32 Bảng 2.2 Hạn ngạch giai đoạn II của EU ETS 36 Bảng 2.3 Các dự án đã được EB cho đăng ký, phân loại theo lĩnh vực, tính đến 31/10/2012 53 Bảng 2.4 Danh sách 20 tổ chức mua CER nhiều nhất 55 Bảng 2.5 So sánh CDM và JCM 61
  • 5. DANH MỤC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 1.1 Hiệu ứng nhà kính 8 Hình 1.2 Sự gia tăng mật độ khí nhà kính từ 1850-2013 9 Hình 1.3 Nguồn phát thải và hấp thụ carbon trên thế giới 10 Hình 1.4 Sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 1850 – 2010 14 Hình 1.5 Thay đổi trong mực nước biển trung bình toàn câu 15 Hình 1.6 Liên hệ giữa các cơ chế thương mại carbon 24 Hình 2.1 Các cơ chế ETS bắt buộc đã hình thành trên thế giới 29 Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia EU ETS theo quốc gia 33 Hình 2.3 Số lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá trong EU ETS 35 Hình 2.4 Lượng xả thải trung bình năm của EU ETS trong giai đoạn II 38 Hình 2.5 Tỷ lệ phát thải theo quốc gia của EU ETS trong giai đoạn II 39 Hình 2.6 Tỷ lệ phát thải theo ngành của EU ETS trong giai đoạn II 39 Hình 2.7 Lượng xả thải thực tế lĩnh vực của EU ETS 40 Hình 2.8 Lượng tín chỉ carbon quốc tế EU ETS mua trong giai đoạn II 41 Hình 2.9 Khối lượng giao dịch trong 2 giai đoạn đầu EU ETS 42 Hình 2.10 Giá giấy phép trên thị trường EU ETS 43 Hình 2.11 Khối lượng giao dịch và giá giấy phép 4 tháng đầu của SZ ETS 51 Hình 2.12 Các dự án CDM theo khu vực và quốc gia đến tháng 10/2012 54 Hình 2.13 Giá CER trên thế giới từ 2008-2012 56 Hình 2.14 Sơ đồ tóm tắt cơ chế hoạt động của các dự án JCM/BOCM 58 Hình 3.1 Cơ cấu các lĩnh vực thực hiện dự án CDM tại Việt Nam 68
  • 6. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu mà nguyên nhân chính là sự tăng quá mức lượng khí nhà kính trong khí quyển do các hoạt động của con người đang là thách thức lớn và mối quan tâm chung của toàn thế giới. Ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành mối quan tâm chung của toàn nhân loại cũng như nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam. Việc ứng phó với BĐKH về cơ bản được quy về nhiệm vụ cắt giảm tổng lượng khí nhà kính (quy về CO2 tương đương) phát thải trên toàn cầu, bất kể ở khu vực hay quốc gia nào. Tuy nhiên, chính vì việc cắt giảm này chỉ cần được thực hiện mà không quan trọng là ở khu vực đặc biệt nào, nên không có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các quốc gia. Thương mại carbon là cơ chế thị trường đưa ra khái niệm về các đơn vị phát thải khí nhà kính có thể mua bán được. Đây chính là hệ thống giúp phân chia trách nhiệm và đặt ra áp lực cũng như cơ hội về tài chính cho các quốc gia khi thực hiện cắt giảm khí nhà kính, qua đó thúc đẩy các hành động cắt giảm trên toàn thế giới. Thương mại carbon hiện nay đang được đánh giá là cơ chế hiệu quả nhất ứng phó với Biến đổi khí hậu. Sự ra đời của thương mại carbon gắn liền với các nỗ lực đàm phán toàn cầu nhằm ứng phó với BĐKH. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992 ở Brazil, 155 nước tham gia đã ký kết Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) và trong hội nghị các bên lần thứ 3 của UNFCCC tại Tokyo, Nhật Bản, Nghị định thư của Công ước đã được thông qua, gọi là Nghị định thư Kyoto, thiết lập mức cắt giảm khí nhà kính bắt buộc với các nước công nghiệp phát triển. Hình thức thương mại carbon đang được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam là Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) thuộc khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, song trong bối cảnh giai đoạn cam kết thứ nhất của NĐT đã hết hiệu lực và một Hiệp ước Quốc tế mới thay thế chưa chính thức ra đời thì việc tham gia vào CDM gặp phải nhiều khó khăn. Việc hiểu rõ các thị trường carbon trên thế giới sẽ giúp Việt Nam có sự chuẩn bị phù hợp cho những thỏa thuận quốc tế và xu hướng toàn cầu mới.
  • 7. 7 Kể cả khi thế giới không thể đi tới một thỏa thuận thống nhất trong COP21 2015 (Hội nghị các bên lần thứ 21của Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu) tại Paris như đã định, thì các điều luật và cơ chế trao đổi mua bán khí thải carbon ở quy mô vùng, khu vực, quốc gia vẫn đã, đang và sẽ hình thành. Các nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần nắm được xu hướng và thực trạng về thương mại carbon trên thế giới, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Chính vì vậy, khóa luận đã lựa chọn đề tài “Thương mại carbon trên thế giới và những đề xuất cho Việt Nam”, với mong muốn từ bài học của các nước trên thế giới khi tham gia thương mại carbon, đưa ra những đề xuất cho Việt Nam trong việc sử dụng phù hợp công cụ này trong những nỗ lực ứng phó với BĐKH tại Việt Nam, trong khi vẫn đảm bảo sự thích nghi với bối cảnh quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng thương mại carbon trên thế giới, khóa luận rút ra nhưng bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam nhằm vận dụng thương mại carbon vào các hoạt động ứng phó với BĐKH và phù hợp với xu hướng quốc tế. • Nhiệm vụ: - Tìm hiểu thực trạng và xu hướng thương mại carbon ở các khu vực khác nhau trên thế giới - Rút ra bài học kinh nghiệm - Xác định các yếu tố tác động đến thương mại carbon trên thế giới - Tìm hiểu thực trạng thương mại carbon tại Việt Nam - Đề xuất cho thị trường carbon Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Thương mại carbon ở một số thị trường tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Trên thế giới hiện nay có nhiều hình thức “áp giá carbon”, tức gắn cho hoạt động xả thải một cái giá nhằm tạo áp lực tài chính cho các nhà xả thải (gọi là các công cụ dựa vào thị trường – market-based), song không phải tất cả các hình
  • 8. 8 thức đó đều là thương mại carbon. Khóa luận sẽ không nghiên cứu các công cụ giảm phát thải dựa vào thị trường như thuế carbon, hay cách thức tiếp cận “áp giá carbon” trong phương pháp tài chính dựa vào kết quả (RBF – Result based Finance) và các dự án REDD+ trong lâm nghiệp (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation). Ngoài ra, trong phạm vi nội dung thương mại carbon, khóa luận sẽ không đi sâu phân tích tất cả các thị trường hiện có, do thương mại carbon trên thế giới hiện nay gồm hàng chục thị trường cấp khu vực, quốc gia và dưới quốc gia khác nhau, mà chỉ phân tích thị trường rộng lớn, lâu năm và có ảnh hưởng nhất là EU ETS của châu Âu cùng với một số thị trường mới có tính ứng dụng hoặc đem lại cơ hội cho Việt Nam của Trung Quốc, Nhật Bản, do mục đích của nghiên cứu là học tập kinh nghiệm và phát hiện cơ hội cho Việt Nam. - Phạm vi không gian: Khóa luận giới thiệu khái quát tình hình chung của thương mại carbon trên toàn cầu theo hướng phát hiện xu hướng, các ví dụ được nghiên cứu chi tiết hơn được khoanh vùng trong phạm vi Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. - Phạm vi thời gian: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2005-2014, tập trung nhiều vào giai đoạn 2008-2012 và giai đoạn sau 2012. Lý do chọn thời điểm 2005 là vì đây là thời điểm ra đời của thị trường thương mại khí thải châu Âu (EU ETS) và là năm NĐT Kyoto bắt đầu có hiệu lực. Nghị định thư Kyoto được ký kết vào cuối năm 1997 chính là cơ chế toàn cầu đầu tiên mở ra thị trường buôn bán quyền phát thải khí nhà kính trên toàn cầu, dù ý tưởng về thị trường này đã xuất hiện trước đó. Từ khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào năm 2005, các dự án đặt nền tảng cho thị trường carbon quốc tế đã được hình thành. Lý do chọn giai đoạn 2008 – 2012 là vì đây là thời kỳ cam kết đầu tiên trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, cũng là giai đoạn II của EU ETS, giai đoạn hoạt động tích cực và nhiều kinh nghiệm được rút ra của thị trường này. Giai đoạn sau 2012 là thời gian có nhiều thay đổi lớn trong thương mại carbon trên thế giới. Các nghiên cứu trong thời gian này có thể đưa ra so sánh với giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, khóa luận đưa ra đề xuất cho giai đoạn 2015-2020.
  • 9. 9 4. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trong nước: Ngoài hoạt động cắt giảm trong nước đối với các nước có nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính, NĐT Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo nhằm giúp các quốc gia này linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình là Cơ chế cùng thực hiện JI; Buôn bán quyền phát thải quốc tế IET; và Cơ chế phát triển sạch CDM. Trong số 3 cơ chế nêu trên, cơ hội hợp tác giữa nhóm nước cam kết và các nước đang phát triển chỉ tồn tại ở Cơ chế 3 là CDM. Do đó, các nghiên cứu liên quan đến thị trường carbon tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào CDM. Đề tài nghiên cứu “Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng – Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp – Kinh nghiệm của Việt Nam”, Vũ Tân Phương, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường lâm nghiệp RCFEE trực thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam FSIV và Đỗ Thị Ngọc Bích, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam VFU, 2007: Bước đầu phân tích những tiềm năng về các dự án theo CDM thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Luận văn thạc sĩ “Cơ chế phát triển sạch theo NĐT Kyoto, khả năng và triển vọng tham gia của Việt Nam”, Phùng Thanh Tú, Đại học Ngoại thương, 2007: Nghiên cứu chi tiết về Cơ chế phát triển sạch, từ bối cảnh hình thành, lĩnh vực thực hiện dự án CDM, chu trình và cấu trúc dự án tới thực trạng các dự án CDM của Việt Nam tính tới năm 2007 đồng thời đưa ra nhận định và đề xuất cho giai đoạn sau 2007. Để thực hiện điều đó, nghiên cứu cũng đã giới thiệu tổng thể về thị trường carbon thế giới, song số liệu chỉ cập nhật tới năm 2006 và không có nhận định xu hướng cũng như rút ra bài học từ thị trường carbon tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Đề tài nghiên cứu “Tiềm năng CDM trong công nghiệp xi măng Việt Nam”, nhóm nghiên cứu gồm Công ty RCEE, Tổng Công ty Xi măng VNCC và Hiệp hội Vật liệu xây dựng VABM, 2007: Khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển các dự án theo Cơ chế phát triển sạch tại các nhà máy xi măng hiện đang hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng tại Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp triển khai phù hợp với thực trạng và thông lệ của ngành xi măng Việt Nam.
  • 10. 10 Luận văn thạc sĩ “Triển vọng kinh tế từ CDM lâm nghiệp tại Việt Nam”, Đỗ Thị Hương Thảo, Đại học Ngoại thương, 2008: Nghiên cứu lĩnh vực CDM lâm nghiệp, các điều kiện triển khai dự án tại Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp“Thương mại hóa khí thải carbon và tiềm năng tham gia thị trường của Việt Nam”, Lã Thị Thanh Nga, Đại học Ngoại thương, 2009: Nghiên cứu đã trình bày sự hình thành và ý nghĩa của thị trường carbon, giới thiệu một số thị trường carbon trên thế giới và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, các số liệu trên thế giới chỉ được cập nhật tới năm 2007 và tại Việt Nam là 2008. Thị trường carbon Việt Nam trong nghiên cứu này được tiếp cận từ góc độ đánh giá tiềm năng tham gia, sự chuẩn bị. Ngoài ra, các thị trường carbon trên thế giới được giới thiệu sơ lược chỉ nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về thị trường carbon toàn cầu chứ không hướng tới rút ra bài học và áp dụng cho Việt Nam. Có thể thấy rõ rằng các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến thương mại carbon hầu như tập trung vào CDM và đi sâu vào một lĩnh vực áp dụng cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay CDM đã không còn hấp dẫn và bộc lộ rất nhiều hạn chế, các dự án CDM gần như không có đăng ký mới và những dự án đã đăng ký cũng rất khó khăn để tìm kiếm nguồn cầu tín chỉ carbon thu được. Bên cạnh việc cập nhật số liệu tới năm 2014 và nghiên cứu tổng quan thay vì đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào, khóa luận này sẽ tìm hiểu các cơ chế khác trong thương mại carbon ngoài CDM, trong đó có một phần thị trường tự nguyện và thị trường mua bán giấy phép nhằm rút ra kinh nghiệm và phát hiện cơ hội tham gia cho Việt Nam. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Thương mại carbon được hình thành từ một Hiệp ước Quốc tế, do đó thường xuyên có các báo cáo, thống kê, phân tích, nghiên cứu thường niên của các tổ chức Quốc tế uy tín như World Bank, IPCC, UNFCCC, IETA, Forest Trends, v.v… Ngoài ra do thị trường carbon có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trên toàn cầu nên công ty kiểm toán lớn và uy tín như EY, KPMG, PwC,…cũng thường xuyên có các nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh kinh tế của thương mại carbon.
  • 11. 11 “Global Green New Deal”, 2009, UNEP. Xuất bản bởi Chương trình Môi trường LHQ, đây là một nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Nền kinh tế xanh” về các chính sách trên toàn cầu về ứng phó với BĐKH, bao gồm cả thương mại carbon và các công cụ khác chia theo lĩnh vực như Năng lượng, Sử dụng đất, Nông nghiệp, Thuế và trợ cấp, Luật môi trường, v.v… “State and Trend of the Carbon Market 2012”, Carbon Finance at the WB “Mapping Carbon Pricing Initiatives”, Carbon Finance at the WB, 2013 “State and Trends of Carbon Pricing 2014”, WB Group Climate Change Ba tài liệu kể trên là các báo cáo thường niên của World Bank về tình hình thị trường carbon trên thế giới, gồm tất cả các hình thức “áp giá carbon” như thương mại carbon, thuế carbon, công cụ tài chính dựa vào kết quả RBF, các cơ chế dựa vào thị trường mới NMM, v.v… với các số liệu cập nhật đến hết tháng 4 của năm phát hành, những phân tích sâu sắc và những nhận xét tổng quát của các chuyên gia tại World Bank. “The future of globalcarbon markets: The prospect of an international agreement and its impacts on business”, 2013, E&Y. Đây là nghiên cứu của tập đoàn kiểm toán Ernst & Young, một trong những sản phẩm của “Các dịch vụ về Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững” tại E&Y. Nghiên cứu đã đề cập tới các hệ thống thương mại khí thải trên thế giới, các cơ chế mềm dẻo trong khuôn khổ NĐT Kyoto, thị trường carbon tự nguyện, chính sách quốc tế trong lĩnh vực thương mại carbon và các cơ chế thị trường mới, chủ yếu dưới góc nhìn của doanh nghiệp, đồng thời phân tích vai trò và tác động của khu vực tư nhân trong thương mại carbon. “Maneuvering the Mosaic: State of the Voluntary Carbon Markets 2013”, Forest Trends’ Ecosystem Marketplace “Sharing the Stage: State of the Voluntary Carbon Markets 2014”, Forest Trends’ Ecosystem Marketplace Hai báo cáo trên đây thuộc những kết quả nghiên cứu hàng năm của Dự án Ecosystem Marketplace của Tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends, nghiên cứu chi tiết và toàn diện về thị trường carbon tự nguyện trong lâm nghiệp, cập nhật theo từng năm. “Greenhouse Gas Market 2013”, IETA “Greenhouse Gas Market 2014”, IETA
  • 12. 12 Hai báo cáo thường niên của Hiệp hội Thương mại Khí thải Quốc tế IETA đã phân tích thực trạng, nhận định xu hướng và dự đoán sự phát triển của từng thị trường carbon khu vực và quốc gia, đồng thời đưa ra nhận định tổng quát cho tình hình thương mại carbon chung trên thế giới với số liệu cập nhật theo từng năm. Các nghiên cứu trên thế giới đã phân tích chi tiết và đầy đủ về thực trạng hoạt động thương mại carbon trên thế giới với số liệu cập nhật, lý giải nguyên nhân, đánh giá tổng quát và nhận định xu hướng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là: • Phương pháp phân tích • Phương pháp tổng hợp • Phương pháp so sánh Các số liệu sử dụng trong khóa luận là dữ liệu thứ cấp, được tổng hợp từ các nguồn trong Tài liệu tham khảo. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài mục lục, các danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 3 phần: Chương 1 : Khái quát về thương mại carbon Chương 2. Thực trạng thương mại carbon trên thế giới Chương 3. Thương mại carbon tại Việt Nam và một số đề xuất
  • 13. 13 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI CARBON 1.1. Một số khái niệm liên quan Thương mại carbon là một cách thức dựa vào thị trường (market-based) nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH), hiện tượng toàn cầu gây ra bởi Hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, thương mại carbon đang được đánh giá là một trong những cách thức hiệu quả nhất thúc đẩy các chính phủ, doanh nghiệp và cả cộng đồng tham gia vào những nỗ lực cắt giảm khí nhà kính. Vậy Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu là gì? Thương mại carbon là cách thức ứng phó như thế nào và vì sao đây là cách thức ứng phó hiệu quả với BĐKH? 1.1.1. Hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect), xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính và làm không gian bên trong nóng lên, là một quá trình tự nhiên giúp làm ấm bề mặt Trái đất. Một phần năng lượng Mặt trời chiếu đến Trái đất sẽ bức xạ ngược trở lại trong khi phần còn lại được hấp thụ vào đất, đại dương và được giữ lại bởi các khí nhà kính (nhiều nhất là 3 khí CO2, N2O, CH4, ngoài ra có H2O, O3, HFCs, PFCs, SF6,…). Chính phần năng lượng được hấp thụ này giúp tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, cho phép sự sống tồn tại (Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất chỉ là -15o C). Hình 1.1 Hiệu ứng nhà kính Tuy nhiên, hoạt động của con người, chủ yếu là hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch, đang làm gia tăng mật độ khí nhà kính quá mức tự nhiên, khiến cho Trái đất nóng lên, gây ra Biến đổi khí hậu. Đây được gọi là Hiệu ứng nhà kính
  • 14. 14 tăng cường (Enhanced greenhouse effect). Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), “Khí nhà kính nhân tạo đã tăng đột biến từ thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế và dân số, và hiện nay đang cao ở ngưỡng kỷ lục. Mật độ các khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide đạt mức chưa hề có tiền lệ trong vòng ít nhất 800.000 năm trở lại đây” Hình 1.2 Sự gia tăng mật độ 3 loại khí nhà kính chính từ 1850-2013 Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014 Trong các loại khí nhà kính, CO2 chiếm lượng lớn nhất cũng như tác động nhiều nhất tới sự nóng lên của Trái đất, do đó tác động của các loại khí nhà kính khác đều được quy đổi ra CO2 tương đương (CO2e – Equivalent CO2). 1.1.2. Biến đổi khí hậu Theo IPCC, “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi rõ rệt và đột biến về trạng thái trung bình hoặc mức độ biến động của khí hậu, diễn ra trong một thời gian dài (hàng thập kỷ hoặc dài hơn)”. Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC), “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển trái đất quan sát được trong những khoảng thời gian đáng kể” (Điều 1, Công ước khung về BĐKH). Như vậy, 2 định nghĩa trên đều xác định BĐKH là những biến động khí hậu bất thường diễn ra trong thời gian dài, những biến động bất thường này là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa thiên nhiên, dẫn đến băng tan, nước biển
  • 15. 15 dâng, v.v… Tuy nhiên định nghĩa của UNFCCC đã khẳng định vai trò của con người trong việc gây ra hiện tượng này. Theo hình 1.3, mặc dù các hoạt động của tự nhiên thải ra lượng carbon vô cùng lớn, nhưng chính tự nhiên lại có thể hấp thụ lại một lượng lớn hơn để cân bằng lại. (Đây là lý do rừng và đại dương trở thành những bể chứa carbon - carbon sinks - chính trên trái đất). Do vậy, có thể thấy nguyên nhân chính gây ra Hiệu ứng nhà kính tăng cường và hiện tượng Biến đổi khí hậu chính là con người, cụ thể là các hoạt động phát thải khí nhà kính mà chủ yếu là CO2. Theo đó, việc ứng phó với BĐKH chủ yếu phụ thuộc vào các phương pháp do con người tạo ra và thực hiện, sử dụng thang đo là lượng khí nhà kính (lượng carbon) giảm thiểu hoặc hấp thu lại được. Thương mại carbon chính là một phương pháp như thế. Hình 1.3 Nguồn phát thải và hấp thụ carbon trên thế giới Nguồn: Guide to Climate Skepticism, John Cook, 2010 Hình bên trái: Vòng tuần hoàn carbon không hoàn chỉnh Hình bên phải: Vòng tuần hoàn carbon hoàn chỉnh Fossil Fuel Burning: Hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch Vegetation & Land: Cây cối và đất đai Ocean: Đại dương 1.1.3. Thương mại carbon Theo Từ điển Kinh doanh Cambridge (Cambridge Business English Dictionary), “thương mại carbon”, hay “thương mại khí thải carbon” (carbon
  • 16. 16 trading / carbon emissions trading) là “một hệ thống mua bán quyền phát thải CO2 vào môi trường. Các công ty hoặc các quốc gia thỏa thuận một hạn mức khí thải CO2 nhất định và có thể mua quyền phát thải từ các công ty hoặc quốc gia khác để có thể phát thải vượt hạn mức đó”. Theo World Bank (WB): “Mua bán carbon là một giao dịch mua bán trong đó một bên trả cho bên kia để nhận được khoản giảm thải một lượng khí nhà kính mà theo đó người mua có thể sử dụng để đạt được mục tiêu của mình”. Như vậy, về bản chất, thương mại carbon là mua bán quyền phát thải. Trong khi định nghĩa của Từ điển Kinh doanh Cambridge đề cập đến “một hạn mức khí thải” và gắn việc mua bán carbon với một mục tiêu cụ thể, là không vượt quá hạn mức đã đặt ra, thì định nghĩa của WB đề cập tới mục tiêu nói chung, mang nghĩa rộng hơn. Trên thực tế, phần lớn các giao dịch trong thương mại carbon là nhằm mục tiêu mà từ điển Cambridge đã đề cập đến, tức nhằm không vượt quá hạn mức khí thải đã định, trong đó những người mua chính là các công ty hoặc quốc gia có cam kết về một hạn mức khí thải nhất định. Đây cũng là nền tảng hình thành thương mại carbon trên thế giới. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần 1.2 Cơ sở hình thành thương mại carbon. Ngoài ra, mua bán carbon có thể nhằm mục tiêu khác, tức là người mua không nhất thiết phải bị áp một hạn mức phát thải nhất định (thị trường tự nguyện). Thông thường, trong hệ thống thương mại carbon, một tổ chức quốc tế, hoặc khu vực, hoặc quốc gia sẽ đặt ra giới hạn về lượng carbon được phép phát thải cho mỗi quốc gia hoặc tổ chức thành viên, đo bằng các giấy phép xả thải (permits or allowances) được coi như hàng hóa, quốc gia hoặc tổ chức nào không cả thải chạm ngưỡng đã quy định có thể bán lượng giấy phép còn thừa của mình. Mỗi giấy phép xả thải tương ứng với một tấn CO2 tương đương (tCO2e). Chính giới hạn lượng phát thải được quy định này đã tạo ra cơ chế thương mại và hạn mức (cap and trade). Ngoài ra, thương mại carbon cũng có thể được tiến hành bằng cách mua bán các chứng nhận giảm thải (emissions reductions) thu được từ các dự án giảm phát thải carbon (bằng cách chuyển đổi sang năng lượng sạch hoặc cải tiến công nghệ trực tiếp giảm phát thải) hoặc hấp thụ ngược lại lượng carbon đã
  • 17. 17 phát thải. Hình thức thương mại carbon dựa vào dự án này còn được gọi là bù trừ carbon (carbon offsets). Mỗi chứng nhận giảm thải cũng tương ứng với một tấn CO2 tương đương (tCO2e). Các giấy phép và chứng nhận giảm thải nói trên được gọi chung là các tín chỉ carbon (carbon credits) và thị trường mua bán các tín chỉ carbon gọi là thị trường carbon. Dưới đây là một ví dụ đơn giản minh họa cho thương mại carbon. Bảng 1.1 Thương mại carbon – Phương pháp giảm KNK tiết kiệm nhất Khi không có thương mại carbon Khi có thương mại carbon Công ty A và công ty B đều phải giảm 10 đơn vị khí thải Công ty B giảm 20 đon vị khí thải Công ty A mua của công ty B quyền phát thải 10 đơn vị khí thải với giá 75$/đơn vị Chi phí giảm thải của công ty A là 100$/đơn vị khí thải, tổng là 1000$ Chi phí của công ty B là 1000$ - 750$ = 250$ Chi phí giảm thải của công ty B là 50$/đơn vị khí thải, tổng là 500$ Chi phí của công ty A là 750$ Tổng chi phí 2 công ty là 1500$ Tổng chi phí 2 công ty là 1000$ Nguồn: Climate Change Research Report 2009 – The Chartered Insurance Institute Như vậy, theo ví dụ trên, với kết quả như nhau là tổng lượng giảm thải của 2 công ty là 20 đơn vị khí thải, khi không có thương mại carbon, chi phí là 1500$, khi có thương mại carbon thì chi phí này chỉ là 1000$. Phần chi phí tiết kiệm được thể hiện ý nghĩa kinh tế của thương mại carbon cũng như giải thích về mặt lý thuyết vì sao thương mại carbon đem lại động lực giảm thải cho các tổ chức, chính phủ,… So sánh thương mại carbon với thuế carbon Để hiểu rõ hơn khái niệm thương mại carbon, có thể so sánh với một cách thức giảm phát thải khí nhà kính theo cách tiếp cận dựa vào thị trường khác, đó là thuế carbon. Thuế carbon là cách thức các chính phủ đánh thuế lên lượng khí nhà kính thải ra, có thể bằng cách tăng thêm một khoản phụ thu trong phí các nhiên liệu
  • 18. 18 chứa carbon và các nguồn ô nhiễm khác như các quy trình công nghiệp. Thuế carbon đưa ra sự định giá dựa vào cái giá thực sự mà cả nền kinh tế, cộng đồng và hành tinh phải tiêu tốn cho phát thải khí nhà kính và hiện tượng Trái đất nóng lên. Đây là động lực khuyến khách sự ra đời và chuyển dịch sang các công nghệ sạch, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và các giải pháp xanh khác. Ưu điểm của thuế carbon, bên cạnh khuyến khích công nghệ sạch, còn là tăng nguồn thu cho chính phủ và dễ áp dụng hơn trên diện rộng. Nhược điểm của phương pháp này là các nhà sản xuất có thể lách luật để trốn thuế hoặc tăng giá thành sản phẩm để trả thuế, tức là người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu thuế. Không thể khẳng định thuế carbon hay thương mại carbon hiệu quả hơn bởi tác động của các công cụ này phụ thuộc chủ yếu vào cách nó được thiết kế chứ không phải vào bản chất về mặt lý thuyết của mỗi công cụ. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai cách thức này là thương mại carbon với cơ chế thương mại và hạn mức đặt ra một giới hạn về lượng phát thải nhất định, trong khi thuế carbon không kiểm soát được về lượng. Đây là ưu thế nổi trội của thương mại carbon, trong khi ưu việt của thuế carbon khi so sánh hai cách thức nằm ở tính dễ dàng triển khai và sự kiểm soát về giá. Thương mại carbon đòi hỏi nhiều thời gian và luật lệ hơn để có thể tiến hành, vì cách thức này yêu cầu sự hình thành một thị trường để trao đổi giấy phép xả thải hoặc chứng nhận giảm thải; đồng thời mức giá trong thương mại carbon thường xuyên thay đổi và có khác biệt rất lớn theo thời gian, khu vực cũng như loại giao dịch. 1.2. Cơ sở hình thành thương mại carbon Sự kết hợp giữa sự nóng lên toàn cầu và mức độ nhận thức về môi trường ngày càng cao đang tạo ra tiềm năng về một thị trường khổng lồ về thương mại tín chỉ phát thải (Craig Mellow, Institutional investor, 2008, trang 96). Như vậy cơ sở hình thành thương mại carbon gồm “sự nóng lên toàn cầu”, hay thực trạng BĐKH toàn cầu và “mức độ nhận thức về môi trường ngày càng cao”, biểu hiện ở sự thành lập các cơ quan, công ước, nghị định, diễn đàn, hội nghị quốc tế về BĐKH. Trong đó, Nghị định thư Kyoto ra đời tiếp nối Công ước khung của Liên
  • 19. 19 hợp quốc về BĐKH được coi là thỏa thuận quốc tế đầu tiên đặt nền tảng cho sự hình thành thị trường carbon toàn cầu. Phần 1.2 sẽ làm rõ hai cơ sở này. 1.2.1. Tình hình Biến đổi Khí hậu toàn cầu “Hệ thống khí hậu đang nóng lên là điều hết sức rõ ràng, từ những năm 1950, rất nhiều thay đổi được quan sát thấy là không hề có tiền lệ trong vòng hàng thập kỷ đến hàng thiên niên kỷ nay. Khí quyển và đại dương nóng lên, lượng băng và tuyết giảm đi, và mực nước biển dâng lên” (IPCC, 2014: Climate Change 2014: Synthesis Report). Dưới đây là những nghiên cứu về biểu hiện của BĐKH do IPCC thực hiện được trình bày trong báo cáo tổng hợp mới nhất này. Mặt đất và bề mặt đại dương nóng lên Hình 1.4 Sự gia tăng bất thường của nhiệt độ trung bình toàn cầu của mặt đất và bề mặt đại dương giai đoạn 1850 – 2010 Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014 Bề mặt Trái đất đang nóng lên liên tục sau mỗi thập kỷ trong vòng 30 năm gần đây, nóng hơn bất cứ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2012 dường như là giai đoạn 30 năm nóng nhất trong vòng 1400 năm trở lại đây ở Bắc bán cầu. Số liệu về nhiệt độ trung bình kết hợp giữa bề mặt trái đất và đại dương được thể hiện ở hình 1.4 cho thấy nhiệt độ đã tăng 0,85o C (từ 0,65 lên 1,06) trong giai đoạn từ 1880 đến 2012. Phần nhiệt lượng do đại dương nóng lên chiếm đến hơn 90% năng lượng tích lũy trong hệ thống khí hậu từ 1971 đến 2010. Tính trên toàn cầu, phần nước mặt (upper ocean, tức trong vòng 700 mét độ sâu tính từ mặt nước biển) nóng
  • 20. 20 lên nhiều nhất, 75 mét sát mặt nước biển đã ấm lên 0,11o C (từ 0,09 đến 0,13) sau mỗi thập kỷ trong suốt giai đoạn 1971 đến 2010. Acid hóa đại dương Từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp, lượng CO2 hấp thu vào nước biển đã gây ra hiện tượng acid hóa đại dương; chỉ số pH của mặt nước biển đã giảm 0,1 và lượng acid tăng lên 26%. Băng tan Trong giai đoạn từ 1992 – 2011, ở Greenland và Nam Cực, mật độ băng đã giảm. Các tảng băng trôi chìm dần gần như trên toàn cầu. Diện tích băng ở Bắc Cực cũng giảm sau mỗi mùa và giảm liên tục sau mỗi thập kỷ từ năm 1979, với tốc độ khoảng 3,5 đến 4,1% mỗi thập kỷ (số liệu có mức độ tin cậy tương đối). Nước biển dâng Hình 1.5 Thay đổi trong mực nước biển trung bình toàn cầu Nguồn: IPCC Synthesis Report Climate Change 2014 Trong giai đoạn từ 1901 đến 2010, mực nước biển trung bình tăng lên 0,19m (từ 0,17 tăng lên 0,21). Tốc độ tăng này tính từ giữa thế kỷ 19 lớn hơn tốc độ trung bình của 2 thiên niên kỷ trước đó.
  • 21. 21 Trên đây chính là những “sự biến đổi rõ rệt và đột biến” diễn ra trong hệ thống khí hậu, dẫn đến hậu quả là các thảm họa khí hậu mà siêu bão Sandy tại châu Mỹ khiến hơn 100 người thiệt mạng vào năm 2012 và siêu bão Haiyan tại Philippines làm khoảng 10000 người thiệt mạng vào năm 2013 là hai ví dụ. Theo World Bank, các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất gần 4000 tỷ USD trong 30 năm qua (tương đương hơn 130 tỷ USD mỗi năm). Vào những năm 1980, thiệt hại hàng năm là khoảng 50 tỷ USD và trong thập niên gần đây nhất, con số đã tăng gấp 4 lần lên 200 tỷ USD/năm. Và mức tổn thất này có thể sẽ lên tới 600 tỷ USD/năm vào năm 2030. Châu Á sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH, đặc biệt là các nước đang phát triển với năng lực ứng phó với BĐKH bị hạn chế, trong đó Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia bị đe dọa bởi BĐKH nặng nề nhất. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu không hành động, đến năm 2100, bốn quốc gia là Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể sẽ bị mất đến 6,7% GDP hàng năm, gần gấp đôi thiệt hại trung bình của toàn thế giới. “Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở những vùng dân cư chính yếu, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100.” (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Báo cáo “Cuộc chiến chống lại BĐKH: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”, 2014). Tóm lại, thực trạng BĐKH toàn cầu đang ở mức báo động, đe dọa tới cả kinh tế, xã hội và môi trường của các quốc gia, mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. 1.2.2. UNFCCC - Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu
  • 22. 22 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu là một hiệp ước quốc tế được hình thành xuất phát từ những bằng chứng khoa học về tác động của con người tới sự biến đổi khí hậu trái đất và hậu quả của những biến đổi này. Năm 1990, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC – The Intergovernmental Panel on Climate Change, thành lập năm 1988) đã cho ra mắt bản báo cáo đánh giá đầu tiên. IPCC và Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 2 đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu về BĐKH. Từ đây, Đại Hội đồng LHQ đã bắt đầu các cuộc đàm phán về một Công ước khung. Công ước đã được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Earth Summit or UNCED – The United Nations Conference on Environment and Development) diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992 với mục tiêu “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu (UNFCCC Điều 2). Công ước đưa ra danh sách các nước thuộc phụ lục I là các nước công nghiệp đã là thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD năm 1992 cùng với một số nền kinh tế chuyển đổi như Nga, các nước Baltic (Latvia, Litva, Estonia) và nhiều quốc gia Trung và Đông Âu. Đây được xác định là các nước cần phải có những cam kết hành động mạnh mẽ nhất trong ứng phó với BĐKH toàn cầu. Bảng 1.2 Danh sách các nước thuộc phụ lục I (Nguồn: UNFCCC) Australia Liechtenstein Áo Lithuana Belarus Luxembourg Bỉ Malta Bulgaria Monaco Canada Hà Lan Croatia New Zealand CH Síp Na Uy CH Séc Ba Lan Đan Mạch Bồ Đào Nha
  • 23. 23 Estonia Romania EU Nga Phần Lan Slovakia Pháp Slovenia Đức Tây Ban Nha Hy Lạp Thụy Điển Hungary Thụy Sĩ Iceland Thổ Nhĩ Kỳ Ireland Ukraine Italy Anh Nhật Bản Mỹ Latvia Ngày ký kết Công ước là 09/05/1992 và ngày Công ước bắt đầu hiệu lực là 21/03/1994. Các bên tham gia công ước họp mặt hàng năm trong Hội nghị các bên (COP – Conference of Parties) để đánh giá tiến trình ứng phó với BĐKH và đặt ra các cơ chế điều hành hoạt động ứng phó với BĐKH toàn cầu. COP1 được tổ chức bắt đầu từ năm 1995 tại Berlin, Đức, đến nay đã trải qua 20 kỳ họp. Dưới đây là các mốc quan trọng của Hội nghị các bên: + COP3 năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản: Thông qua NĐT Kyoto + COP 7 năm 2001 tại Marrakesh, Morocco: Hiệp định Marrakesh đưa ra các quy định về thực thi Công ước và Nghị định thư + COP 13 năm 2007 tại Bali, Indonesia: Thông qua Lộ trình Bali và Kế hoạch hành động Bali về một hiệp ước toàn cầu mới thay thế khi NĐT Kyoto hết hạn + COP 16 năm 2010 tại Cancun, Mexico: Thông qua thỏa thuận Cancun thành lập Quỹ Khí hậu xanh, qua đó cộng đồng quốc tế tài trợ cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ BĐKH + COP 17 năm 2011 tại Durban, Nam Phi: Thông qua thỏa thuận Durban sẽ có hiệu lực từ năm 2020, bước kế tiếp của NĐT Kyoto
  • 24. 24 + COP 18 năm 2012 tại Doha, Qatar: Thông qua Bản sửa đổi Doha đối với NĐT Kyoto + COP 19 năm 2013 tại Warsaw, Ba Lan: Thông qua các quyết định về thỏa thuận Durban, Quỹ Khí hậu Xanh, Khung Warsaw cho REDD+ Tính tới hiện nay, Nghị định thư Kyoto vẫn là thỏa thuận duy nhất có tính ràng buộc pháp lý trong việc cắt giảm khí nhà kính. Đây cũng là thỏa thuận quốc tế chính thức đầu tiên đặt nền tảng cho thương mại carbon. 1.2.3. Kyoto Protocol – Nghị định thư Kyoto Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận quốc tế gắn với Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH, trong đó các bên tham gia cam kết về các mục tiêu giảm khí thải bắt buộc trên toàn cầu. Hiện nay có 195 quốc gia thành viên của Công ước và 192 quốc gia tham gia vào Nghị định thư. Sự ra đời – COP 3 năm 1997 tại Kyoto Nghị định thư được thông qua tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 11/12/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ 16/02/2005. Các điều lệ chi tiết về việc thực hiện NĐT được thông qua tại COP 7 ở Marrakesh, Morocco năm 2001. Giai đoạn cam kết đầu tiên của NĐT là từ 2008 – 2012. Nhận thấy các nước phát triển phải chịu trách nhiệm chính cho mật độ khí nhà kính dày đặc trong khí quyển hiện nay do hơn 150 năm công nghiệp hóa, NĐT đã quy định các ràng buộc đầy thử thách với các nước phát triển theo nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt” (common but differentiated responsibilities). Các nước công nghiệp tham gia NĐT (hay các nước trong Phụ lục I của Công ước khung) có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2% (khoảng 2800 – 4800 triệu tCO2e). Cụ thể, mức giảm phát thải đặt ra cho EU là 8%, Mỹ là 7% và Nhật Bản là 6%. Các nước không thuộc phụ lục I, chủ yếu là các nước đang phát triển, không bị áp cam kết giảm phát thải mà chỉ phải báo cáo tình trạng giảm phát thải định kỳ.
  • 25. 25 Sự sửa đổi – COP 18 năm 2012 tại Doha, Qatar Ngày 08/12/2012, Sửa đổi Doha đối với NĐT Kyoto đã được thông qua, bao gồm các cam kết mới cho các quốc gia thuộc phụ lục I đồng ý cam kết trong giai đoạn 2 từ 01/01/2013 đến 31/12/2020, danh sách các khí nhà kính cần được các bên báo cáo trong giai đoạn cam kết thứ 2, và chỉnh sửa nhiều điều khoản trong NĐT. Nếu như trong giai đoạn cam kết đầu tiên, 37 quốc gia công nghiệp hóa và Cộng đồng Châu Âu đã cam kết cắt giảm lượng khí nhà kính 5% so với mức năm 1990 thì trong giai đoạn cam kết thứ hai, các bên tham gia cam kết giảm khí thải nhà kính ít nhất 18% so với mức năm 1990; tuy nhiên, các bên tham gia giai đoạn hai có sự thay đổi so với giai đoạn đầu tiên. Các cơ chế của Nghị định thư Để đạt mục tiêu giảm phát thải như NĐT đặt ra, các quốc gia phải giảm lượng khí nhà kính trong các hoạt động trong nước. Tuy nhiên, NĐT cũng đưa ra 3 cơ chế mềm dảo (flexible mechanisms) nhằm giúp các nước đạt mục tiêu một cách tiết kiệm hơn và thúc đẩy đầu tư xanh. Đây chính là những cơ chế nền tảng cho sự hình thành thương mại carbon trên toàn cầu. Ba cơ chế bao gồm: Thương mại khí thải thế giới (IET – International Emissions Trading): là một cơ chế thương mại và hạn mức (cap and trade), đặt ra hạn ngạch khí thải cố định cho các quốc gia thành viên dưới hình thức ban hành số lượng giấy phép xả thải tương đương lượng khí thải cho phép, gọi là AAU (Assigned Amount Unit). Mỗi AAU tương ứng với 1 tCO2e. Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism): là một cơ chế giao dịch carbon dựa vào dự án, trong đó người mua là các nước thuộc phụ lục I của NĐT, tức các nước có cam kết về mức giảm thải và người bán là các nước đang phát triển. Dự án được thực hiện với sự đầu tư của người mua, mỗi tCO2e giảm được tương đương một chứng nhận giảm thải CER (Certified
  • 26. 26 Emissions Reduction). Các quốc gia được áp hạn ngạch khí thải có thể mua chứng chỉ này nhằm đạt mục tiêu giảm thải của mình. Cơ chế đồng thực hiện (JI – Joint Implementation): tương tự CDM, cũng là cơ chế giao dịch carbon dựa vào dự án, nhưng khác biệt là người bán cũng là các nước phát triển thuộc phụ lục I của NĐT. JI cho phép một nước phải cam kết giảm thải đầu tư vào một nước phải cam kết giảm thải khác trong các dự án như trên nhằm thu được chứng nhận giảm thải ERU (Emissions Reduction Unit). Về bản chất, 3 cơ chế này chính là những công cụ dựa vào thị trường, trong đó hàng hóa là quyền xả thải hay chứng nhận giảm thải.Bởi vậy, NĐT Kyoto đã đặt nền tảng cho thương mại carbon trên thế giới hiện nay. 1.3. Phân loại thị trường carbon 1.3.1. Theo tính chất pháp lý + Thị trường bắt buộc Thị trường bắt buộc là thị trường được điều tiết bởi những điều luật, nghị định, hiệp ước chính thức ở cấp vùng, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Ba cơ chế mềm dẻo trong khuôn khổ NĐT Kyoto hay các hệ thống thương mại khí thải (ETS) ở các quốc gia và khu vực như EU ETS, New Zealand ETS,… là các ví dụ cho thị trường bắt buộc. + Thị trường tự nguyện Bên cạnh việc được điều chỉnh bởi những chính sách, điều luật bắt buộc, một số công ty, tổ chức cũng tham gia vào thị trường carbon tự nguyện, có thể vì tự đặt ra mục tiêu giảm thải tự nguyện, hoặc vì những lý do mang tính chiến lược khác, ví dụ như mục tiêu thử nghiệm với các cấu trúc giao dịch khác nhau, chiến lược quan hệ công chúng, nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của công ty,… Hầu hết các giao dịch trong thị trường carbon tự nguyện là giao dịch dựa vào dự án, trừ Thị trường trao đổi khí hậu Chicago, Mỹ (CCX – Chicago Climate
  • 27. 27 Exchange) là thuộc nhóm mua bán giấy phép xả thải. Đây là thị trường tư nhân và thị trường tự nguyện để trao đổi các giấy phép xả thải giữa các công ty, song thị trường này đã đóng cửa vào năm 2011, do đó khóa luận không bàn đến nhóm thị trường mua bán giấy phép tự nguyện. Bảng 1.3 So sánh giữa thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện trong thương mại carbon Thị trường bắt buộc Thị trường tự nguyện Cơ chế điều tiết Có luật chính thức điều chỉnh Không điều chỉnh bởi luật, nhưng vẫn có những tiêu chuẩn quốc tế để theo dõi và đánh giá như Gold Standard (GS), Verified Carbon Standard (VCS),… Đối tượng tham gia ở cấp tổ chức Chủ yếu là các cơ sở phát thải nhiều, thuộc các ngành công nghiệp có mức phát thải khí nhà kính cao Các phòng ban chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp hướng tới thực hiện trách nhiệm xã hội Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3.2. Theo cách thức mua bán + Mua bán chứng nhận giảm thải - Các giao dịch dựa vào dự án hay bù trừ carbon (project-based transactions) Trong cách thức này, các dự án giảm phát thải khí nhà kính được xây dựng nhằm: Thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch (nhiên liệu “bẩn”) sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng “sạch”). Ví dụ: Dự án cánh đồng quạt gió (wind turbine) cung cấp một trạm năng lượng thay thế nhu cầu năng lượng từ than đá. Giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng hiệu quả sử dụng. Ví dụ: Dự án xây dựng hệ thống kỹ thuật xử lý nước thải cho các gia đình thu nhập thấp ở Kenya nhằm giảm nhu cầu đốt củi đun nước, qua đó làm giảm lượng phát thải khí nhà kính. Theo dự đoán dự án này sẽ giúp giảm 2 triệu tCO2e mỗi
  • 28. 28 năm, tươmg đương với việc giảm đi 350.000 chiếc xe hơi mỗi năm (goldstandard.org). Tái hấp thu và lưu trữ lượng carbon đã phát thải vào trong bể chứa carbon bằng cách trồng rừng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Ví dụ: Dự án REDD (Reducing Emissions from Deforestation and forest Degeadation) mà Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia thí điểm. Khí quyển Trái đất không phân chia biên giới quốc gia và không quan trọng khí nhà kính thải ra bắt nguồn từ quốc gia nào, điều quan trọng là giảm được tổng lượng khí nhà kính phát thải trên toàn cầu. Do đó, một số quốc gia có thể thực hiện các dự án như kể trên và được các quốc gia hoặc tổ chức ở những nơi khác cung cấp về kỹ thuật, tài chính, đào tạo nâng cao năng lực v.v… Đây chính là giao dịch dựa vào dự án (project based) hay bù trừ carbon. + Mua bán giấy phép xả thải (Trades of emission allowances) Như đã giới thiệu trong Định nghĩa Thương mại carbon, có 2 hình thức chính trong thị trường carbon là mua bán giấy phép xả thải và mua bán chứng nhận giảm thải. Trong hình thức mua bán giấy phép, thị trường được thiết lập khi có hạn ngạch khí thải được đặt ra, hay các giấy phép xả thải được ban hành và có thể mua đi bán lại (cap and trade). Cơ chế đặt ra hạn mức cũng như cho phép trao đổi mua bán giấy phép này được gọi là hệ thống thương mại khí thải (ETS – Emissions Trading System / Emissions Trading Scheme). Những công ty hoặc quốc gia xả thải vượt hạn mức sẽ mua giấy phép của công ty hoặc quốc gia xả thải thấp hơn hạn mức (còn thừa giấy phép). Tuy nhiên, hai hình thức mua bán giấy phép xả thải và mua bán chứng nhận giảm thải dựa vào dự án không tách biệt mà liên kết với nhau. Trong cơ chế mua bán giấy phép, hạn ngạch đặt ra có thể đạt được bằng cách mua bán giấy phép, đồng thời cũng có thể được hỗ trợ đạt được bằng cách mua chứng nhận giảm thải có được từ các dự án giảm phát thải khí nhà kính như kể trên, nói cách khác là tín chỉ carbon qua giao dịch dựa vào dự án. Hình 1.6 dưới đây giúp minh họa
  • 29. 29 mối liên kết này cũng như cách phân loại các loại giao dịch trong thương mại carbon. Hình 1.6 Liên hệ giữa các cơ chế thương mại carbon Nguồn: The Chartered Insurance Institute - Climate Change Research Report 2009 Project-Based Transactions: Các giao dịch dựa vào dự án Allowance Markets: Các thị trường giấy phép Voluntary: Thị trường tự nguyện Other Compliance: Các thị trường bắt buộc khác Bảng 1.4 dưới đây minh họa cách phân loại các giao dịch trong thương mại carbon, đồng thời đưa ra một số ví dụ cho từng nhóm. Trong chương 2, khóa luận sẽ đi sâu phân tích thị trường thương mại khí thải châu Âu EU ETS (thị trường carbon lớn nhất và có ảnh hưởng to lớn nhất trên thế giới, có tác động đến hầu như tất cả các giao dịch carbon trên thế giới) ; giới thiệu một thị trường ETS mới mở ở Trung Quốc (một quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển) ; tóm lược tình hình giao dịch dựa vào dự án theo cơ chế CDM (cơ chế duy nhất thuộc NĐT Kyoto cho phép sự tham gia của nhóm nước đang phát triển); và giới thiệu cơ chế
  • 30. 30 JCM thuộc thị trường tự nguyện của Nhật Bản (cơ chế đã có những dự án đầu tiên ký kết với Việt Nam). Bảng 1.4 Phân loại thương mại carbon Giao dịch dựa vào dự án Thị trường giấy phép xả thải Bắt buộc CDM(Clean Development Mechanism) JI (Joint Implementation) EU ETS (EU Emissions Trading Scheme) China ETSs – Shenzhen ETS (Thẩm Quyến) RGGI (Regional Greenhouse Gas Initiative) NSW GGAS (New South Wales Greenhouse Gas Abatement Scheme) Tự nguyện JCM (Joint Crediting Mechanism) CCX (đã ngừng giao dịch) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.4. Các thành phần cấu tạo nên cơ chế thương mại carbon và các yếu tố tác động đến giá carbon 1.4.1. Thành phần cấu tạo Để một cơ chế thương mại carbon được hình thành và đi vào hoạt động, cần xác định được các yếu tố sau đây: + Loại tín chỉ carbon được trao đổi: Đây là “hàng hóa” trong thương mại carbon, có thể là giấy phép xả thải hoặc chứng nhận giảm thải tùy nhóm giao dịch. + Phạm vi áp dụng: Mỗi điều luật hoặc tiêu chuẩn đều cần chỉ rõ lĩnh vực và đối tượng áp dụng, cho biết các thành phần tham gia vào và được điều chỉnh bởi một cơ chế thương mại carbon nhất định. + Cách phân bổ giấy phép (đối với thị trường giấy phép) Khi giấy phép đã được thương mại hóa, tức có giá trị thị trường, thì việc phân bổ tài sản này là hết sức quan trọng, hiện nay có 2 hình thức phân bổ giấy phép chủ yếu là phân bổ miễn phí và bán đấu giá.
  • 31. 31 Đấu giá: Bán đấu giá là hình thức phân phối giấy phép minh bạch nhất và áp dụng đúng nguyên tắc “polluters pay”. Phân bổ miễn phí: Đa phần các cơ chế áp dụng phân bổ miễn phí đang sử dụng phương pháp Benchmarking. Đây là cách thức so sánh cách hoạt động, vận hành của công ty này với công ty khác, với trung bình trong ngành và với công ty tốp đầu về hiệu quả sử dụng năng lượng để quyết định tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của các công ty. Những công ty có kết quả tốt trong việc phát thải thấp sẽ được phân bổ giấy phép miễn phí. + Thống kê, báo cáo hoặc thẩm định, thẩm tra: Tương tự như sự quan trọng của kiểm toán đối với bất cứ hoạt động kinh doanh nào, cần có những quy định chặt chẽ về cách thức tiến hành đo lường, báo cáo và thẩm định đối với các hoạt động thương mại carbon mà liên quan chặt chẽ với đó là các hoạt động tạo ra phát thải khí nhà kính. Riêng với các giao dịch dựa vào dự án, sẽ cần thêm bước thẩm định hay bước duyệt dự án (để dự án được đăng ký hoặc được phép tiến hành) về thiết kế và phương pháp luận bên cạnh bước thẩm tra định kỳ nhằm xác định lượng cắt giảm phát thải thực tế, qua đó cấp số lượng chứng nhận giảm thải tương ứng. 1.4.2. Các yếu tố tác động đến giá carbon Trong thương mại carbon, thông thường giá carbon là tiêu chí trực quan nhất đánh giá hiệu quả của một cơ chế. Giá carbon càng cao thì hiệu quả kinh tế và môi trường càng cao. Cụ thể, giá cao đem lại cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn hơn, ngoài ra giá cao đồng nghĩa với áp lực tài chính nặng hơn cho các nhà xả thải, tạo ra động lực to lớn hơn trong việc cắt giảm khí thải nhà kính. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường giấy phép + Hạn ngạch khí thải hay số lượng giấy phép xả thải được cấp hoặc bán ra: Hạn ngạch cao hơn mức cần thiết (tức lượng xả thải hợp lý) tương đương lượng cung lớn, giá giảm và ngược lại, hạn ngạch thấp hơn mức cần thiết nghĩa là lượng cung nhỏ, giá tăng. Tuy nhiên hạn ngạch khí thải không được phép thấp quá để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế.
  • 32. 32 + Lượng xả thải thực tế: Số liệu này cho biết số giấy phép ban hành có phù hợp hay không. Trên thực tế, hạn ngạch khí thải không nên cao hay thấp, mà phải phù hợp với lượng xả thải thực tế. Hạn ngạch cao hơn lượng thực tế là thừa giấy phép, lượng cung lớn, giá carbon giảm và ngược lại. Lượng xả thải thực tế chủ yếu chịu tác động của tình hình chung của nền kinh tế. + Lượng tín chỉ carbon được các thành viên của các ETS mua thông qua các giao dịch dựa vào dự án: Lượng cầu của các thành viên trong mỗi cơ chế ETS không chỉ bao gồm giấy phép xả thải ban hành trong cơ chế đó mà còn có thể bao gồm các tín chỉ carbon quốc tế thu được từ các cơ chế dựa vào dự án khác trên thế giới. Lượng sử dụng tín chỉ quốc tế cao sẽ dẫn đến cầu giấy phép giảm, giá giấy phép giảm và ngược lại. Yếu tố ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường chứng nhận giảm thải Ảnh hưởng đến giá carbon trong thị trường chứng nhận giảm thải chủ yếu là người mua do đây là các giao dịch như một phương án bổ sung phục vụ mục tiêu đạt hạn mức khí thải cho phép của các nước phát triển. Vì thế, khi lượng cầu tín chỉ quốc tế của các đơn vị được áp hạn ngạch khí thải tăng thì giá tín chỉ quốc tế tăng. Ngoài giá carbon, diễn biến thị trường của một cơ chế thương mại carbon hay biểu hiện của cung và cầu còn thể hiện ở khối lượng giao dịch.
  • 33. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI CARBON TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA 2.1. Khái quát chung về sự phát triển của thương mại carbon trên thế giới giai đoạn 2005 - 2015 2.1.1. Thị trường bắt buộc - Sự phân mảnh của thị trường “Thị trường carbon quốc tế” thật ra là một thuật ngữ sai, do chưa thực sự hình thành một thị trường thế giới thống nhất cho mặt hàng đặc biệt này. Thay vào đó là hàng loạt các cơ chế thương mại và hạn mức bắt buộc ở cấp vùng, quốc gia và khu vực ở các nước phát triển như EU, Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật Bản,…; các nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Chile,… cũng đang theo xu hướng. Tổng cộng, có 20 cơ chế thương mại và hạn mức bắt buộc hiện có trên thế giới bao gồm: - Cấp khu vực (1): EU ETS - Cấp quốc gia (5): Australia, New Zealand, Kazhakhtan, Thụy Sĩ, Hàn Quốc - Cấp vùng (14): Alberta, California, 7 thị trường của Trung Quốc, 3 cơ chế của Nhật Bản, Quebec, RGGI Ngoài ra, có cơ chế thương mại carbon bắt buộc đang được xây dựng và chuẩn bị có hiệu lực bao gồm: - Cấp quốc gia (8): Brazil, Chile, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine - Cấp vùng (3): Rio de Janeiro, Washington, Sao Paolo Hình 2.1 dưới đây minh họa sự ra đời với số lượng lớn của các cơ chế thương mại và hạn mức bắt buộc ở cấp vùng, quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.
  • 34. 34 Theo EY, 2013, The future of global carbon market, sau kỳ họp COP 15 đầy thất vọng ở Copenhagen năm 2009, sự phát triển của thương mại carbon trên Hì nh 2. 1 Cá c cơ ch ế ET S bắ t bu ộc đã hì nh Ngu ồn: ICA P Stat us Rep ort 201 4
  • 35. 35 thế giới chuyển từ hướng tiếp cận từ trên xuống (top-down) như NĐT Kyoto định hướng (tức hình thành một thị trường toàn cầu trước tiên, từ đó đặt nền tảng để xây dựng các thị trường cấp thấp hơn) thành từ dưới lên (bottom-up). Dù rằng các vòng đám phán quốc tế những năm sau đó đã có tín hiệu tích cực hơn, song các quốc gia và chính quyền địa phương tại nhiều nước trên thế giới đang bắt buộc phải tự mình xây dựng các chiến lược phát triển ít carbon. Điều này đồng nghĩa với thực tế Việt Nam không thể chỉ trông chờ kết quả của các vòng đàm phán quốc tế để có một khung chính sách hay một nguồn tài chính để dựa vào trong những nỗ lực ứng phó với BĐKH. 2.1.2. Thị trường tự nguyện - Tiềm năng nhìn từ góc độ doanh nghiệp Dù thị trường tự nguyện đang chiếm tỷ lệ nhỏ trong các cơ chế thương mại carbon trên thế giới cả về giá trị và khối lượng giao dịch song đây lại là hướng đi cần đặc biệt chú ý đối với khu vực tư, phù hợp với chiến lược của cấp công ty. Thị trường đã chứng kiến hoàng loạt công ty lớn tham gia thương mại carbon qua các dự án bù trừ tự nguyện như Microsoft, Marks & Spencer, Walt Disney, General Motors’ Chevrolet, Bain & Company, Coca Cola, the London Olympics, La Poste, Detsche Post, DHL, Virgin Atlantic, FedEx,… (Theo WB, 2013, Mapping Carbon Pricing Initiatives). Ngoài ra, các cơ chế thương mại carbon tự nguyện cấp quốc gia cũng đang hình thành ở nhiều nước như Nhật Bản, Indonesia, Costa Rica,… 2.2. Các cơ chế thương mại carbon chủ yếu trên thế giới 2.2.1. Thương mại carbon trong thị trường giấy phép xả thải - Cơ chế thương mại khí thải của châu Âu (EU ETS – European Union Emissions Trading Scheme) và bài học kinh nghiệm 2.2.1.1. Khái quát về EU ETS Cơ chế thương mại khí thải châu Âu (EU ETS) là một trong những công cụ chính sách chủ yếu trong khu vực EU nhằm đạt các mục tiêu khí hậu của khu vực này. Được thiết lập trong bối cảnh NĐT Kyoto đặt ra cam kết về mức giảm khí
  • 36. 36 nhà kính trên toàn cầu, EU ETS chính thức có hiệu lực từ ngày 01-01-2005 nhằm giúp các quốc gia thành viên đạt mục tiêu cam kết theo NĐT Kyoto một cách kinh tế nhất. EU ETS đã quy định chính sách áp dụng trong 3 giai đoạn: Giai đoạn I từ 2005 – 2007: giai đoạn thử nghiệm Giai đoạn II từ 2008 – 2012: trùng với giai đoạn cam kết thứ nhất của NĐT Kyoto Giai đoạn III từ 2013 – 2020: đang thực hiện với nhiều thay đổi rút ra từ kinh nghiệm của giai đoạn I và II 2.2.1.2. Các thành phần cấu thành cơ chế EU ETS • Loại tín chỉ carbon được trao đổi “Mặt hàng” chính trong thị trường EU ETS là giấy phép của châu Âu EUA (EU allowances), ngoài ra ngành hàng không mới được bổ sung từ năm 2012 có loại giấy phép riêng là EUAA (EU aviation allowances). Bên cạnh đó EU ETS cũng cho phép các cơ sở tham gia được mua các chứng chỉ quốc tế từ các giao dịch dựa vào dự án để đạt hạn mức của mình, bao gồm CER từ cơ chế phát triển sạch và ERU từ cơ chế đồng thực hiện. Các tín chỉ quốc tế này được chấp nhận với tất cả các loại dự án trừ dự án năng lượng hạt nhân, trồng rừng mới và tái trồng rừng và các dự án liên quan tới loại bỏ các khí công nghiệp. • Phạm vi áp dụng - Phạm vi ngành, lĩnh vực: Hệ thống thương mại carbon của EU ETS áp dụng trong ngành năng lượng và hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như trong bảng 2.1 dưới đây. TheoIPCC, vận tải hàng không phát thải 2% tổng lượng CO2 phát thải trên toàn cầu, chiếm 13% tổng lượng phát thải CO2 của giao thông vận tải. Trong đó,
  • 37. 37 phát thải của các chuyến bay quốc tế chiếm 62% và mỗi năm lượng phát thải CO2 của ngành hàng không tăng từ 3 - 4%. Riêng lĩnh vực hàng không được đưa vào EU ETS từ tháng 1 năm 2012. Cụ thể, các hãng hàng không châu Âu sẽ nhận được hạn ngạch (cap) phát thải nhất định cho lượng CO2 phát thải trong các chuyến bay trong một năm. Sau mỗi năm, nhà khai thác hàng không phải nộp phí cho lượng khí thải thực tế vượt hạn mức cho phép. Các hãng hàng không nước ngoài có các chuyến bay đi hoặc đến một sân bay châu Âu có thể lựa chọn tham gia EU ETS trong lĩnh vực hàng không với chính sách tương tự. Nếu không tham gia, các hãng này sẽ phải trả phí cho mỗi tấn CO2 phát thải khi có máy bay bay vào không phận châu Âu. Hạn ngạch khí thải cho ngành hàng không được xác định dựa vào lượng phát thải trung bình trong giai đoạn từ 2004 đến 2006 (cụ thể là 221,4 triệu tấn CO2 cho tất cả các quốc gia thành viên). Hạn ngạch cho giai đoạn 3 của EU ETS tương đương 95% lượng phát thải cơ sở này, nâng tổng hạn ngạch phát thải trong khuôn khổ EU ETS lên khỏang 10%. Tuy nhiên, chính sách mới của EU ETS trong ngành hàng không đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các hãng hàng không quốc tế, do đó Ủy ban Châu Âu EC đã thông qua sửa đổi “Stop the clock” hoãn chính sách này tới năm 2016; hiện nay chỉ các chuyến bay trong khu vực kinh tế châu Âu là thuộc diện áp dụng chính sách hàng không của EU ETS. Bảng 2.1 Các lĩnh vực điều chỉnh bởi EU ETS Mã số Mô tả 1 Các cơ sở sử dụng lò đốt (Combustion installations) 2 Các xưởng lọc dầu thô (Mineral oil refineries) 3 Các lò đốt than cốc (Coke ovens) 4 Các cơ sở nung quặng kim loại (Metal ore roasting installations) 5 Các cơ sở sản xuất gang thép (Production of pig iron or steel) 6 Các cơ sở sản xuất vôi sống và clanhke xi măng (Production of cement clinker or lime) 7 Các cơ sở sản xuất kính (Manufacture of glass including glass fibre) 8 Các lò nung sản xuất đồ gốm (Manufacture of ceramic products by firing) 9 Các cơ sở sản xuất bột giấy (Production of pulp, paper and board) 10 Hàng không (Aviation)
  • 38. 38 99 Các hoạt động khác (Others) Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020 - Phạm vi quốc gia: Giai đoạn 1, EU ETS khởi đầu với 25 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu vào năm 2005 (EU-25), tới 2007 có thêm 2 thành viên là Bulgaria và Romania (EU- 27). Trong giai đoạn 2, EU ETS bao gồm khoảng 12000 doanh nghiệp thuộc 30 quốc gia thành viên, trong đó có 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland, Liechtenstein và Norway (tham gia vào năm 2008). Trung bình mỗi năm những doanh nghiệp này xả thải khoảng 1,9 tỷ tấn CO2, tương đương khoảng 41% lượng khí thải nhà kính của toàn EU. Ngay khi bắt đầu giai đoạn 3, phạm vi quốc gia của EU ETS mở rộng lên 31 quốc gia với sự gia nhập của Croatia vào năm 2013. Trong số 30 nước thành viên của EU ETS ở giai đoạn 2, Đức chiếm tỷ lệ lớn nhất về số doanh nghiệp hay cơ sở xả thải được áp hạn ngạch, tiếp đến là Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh, Ba Lan và Thụy Điển. Sự so sánh về tỷ lệ này được minh họa trong hình 2.2 dưới đây. Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các quốc gia thành viên EU ETS được áp hạn ngạch khí thải trong giai đoạn II
  • 39. 39 Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020 • Thống kê, báo cáo Các cơ sở phải theo dõi và báo cáo lượng phát thải của mình cho mỗi năm và các báo cáo này phải được kiểm toán bởi một bên thứ 3 đủ tiêu chuẩn. Các cơ sở phải sở hữu đủ số giấy phép tương ứng với lượng xả thải của mình vào ngày 30-04 của năm sau và lượng giấy phép này sau đó sẽ được hủy. Một cơ sở phải chịu phạt nếu không có đủ số giấy phép tương ứng với lượng phát thải của mình bằng cách trả một khoản tiền phạt cho mỗi tấn CO2 tương đương vượt ngưỡng. Mức phạt vào năm 2013 là 100 euro / tCO2e. Mức phạt này sẽ tăng lên mỗi năm theo tỷ lệ lạm phát. • Cách phân bổ giấy phép Trong giai đoạn I và II, hầu hết các giấy phép xả thải được các chính phủ phân chia miễn phí theo luật quốc gia và chỉ một lượng nhỏ được bán đấu giá. Việc bán và bán đấu giá giấy phép chỉ chiếm chưa tới 1% tổng lượng giấy phép (EUAs) của giai đoạn 1 và khoảng 5% tổng lượng giấy phép của giai đoạn 2. Cuối tháng 4 hàng năm, các đơn vị tham gia phải nộp lại lượng giấy phép tương đương với lượng khí thải của năm trước đó, số giấy phép còn thừa có thể đem bán cho các đơn vị khác hoặc gửi vào ngân hàng để tiếp tục sử dụng trong những năm sau.
  • 40. 40 Cụ thể, trong giai đoạn II, có 16 quốc gia phân bổ giấy phép bằng đấu giá. Có 53 triệu EUAs được phân bổ bằng cách bán hoặc đấu giá trong năm 2008. Con số này là 80 triệu vào năm 2009, 92 triệu vào năm 2010, 93 triệu vào năm 2011 và 125 triệu vào năm 2012, tổng cộng khoảng 5% tổng số giấy phép giai đoạn II của EU ETS. Trong đó, Đức (49%), Anh (28%) và Norway (8%) chiếm tỷ lệ giấy phép được đấu giá cao nhất. Hình 2.3 dưới đây minh họa lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá của những nước phân bổ trên 100 triệu giấy phép theo hình thức này trong giai đoạn II. Hình 2.3 Số lượng giấy phép được bán hoặc đấu giá của một số quốc gia trong giai đoạn II của EU ETS Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Bắt đầu từ giai đoạn III, 71% tổng lượng giấy phép sẽ được bán đấu giá, trong đó 100% giấy phép dành cho ngành điện được bán đấu giá, trừ một số giấy phép được phân bổ miễn phí cho các quốc gia Đông Âu (8 quốc gia tham gia từ năm 2004: Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Lithuania, Ba Lan,
  • 41. 41 Cyprus và Romania) để hiện đại hóa các nhà máy điện của họ. 88% lượng giấy phép bán đấu giá sẽ được phân bổ dựa vào lượng phát thải thực tế của các cơ sở phát thải trong năm 2005 ; 10% được phân bổ cho các quốc gia nghèo nhất như một nguồn doanh thu bổ sung giúp các quốc gia này đầu tư vào một nền kinh tế ít carbon và thích ứng với BĐKH ; 2% còn lại được phân bổ như “phần thưởng Kyoto” cho 9 quốc gia thành viên EU đã giảm được lượng phát thải khí nhà kính của mình xuống ít nhất 20% vào năm 2005 so với mức của năm cơ sở. 9 quốc gia này là Bulgaria, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia. Việc bán đấu giá được tổ chức bởi các công ty do các chính phủ của các quốc gia chỉ định và mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên của EU ETS. Hầu hết các chính phủ sử dụng một khung chung cho các buổi đấu giá, nhưng Đức, Ba Lan và Anh sử dụng khung riêng của mình. Theo luật EU, ít nhất một nửa doanh thu bán đấu giá giấy phép, và toàn bộ doanh thu bán đấu giá giấy phép trong ngành hàng không phải được sử dụng để ứng phó với BĐKH tại châu Âu hoặc các quốc gia khác. Các quốc gia thành viên cóc nghĩa vụ phải báo cáo với Hội đồng Châu Âu về cách sử dụng doanh thu này. Ví dụ, Đức đang đầu tư phần lớn doanh thu bán đấu giá giấy phép của mình cho các dự án BĐKH ở các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Một khác biệt nữa trong việc phân bổ giấy phép của giai đoạn III so với giai đoạn II nằm ở các giấy phép miễn phí. Nếu trong giai đoạn II các giấy phép miễn phí được phân bổ theo quyết định của các quốc gia thành viên thì tới giai đoạn III, giấy phép miễn phí sẽ được phân bổ theo cách thức benchmarking, do Hội đồng Châu Âu EC quyết định. Trong giai đoạn III, ngành công nghiệp sản xuất sẽ được phân bổ miễn phí 80% số giấy phép trong năm 2013 nhưng tỷ lệ này sẽ giảm dần hàng năm và tới 2020 sẽ còn lại 30%. 2.2.1.3.Diễn biến thị trường Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong cơ chế ETS
  • 42. 42 • Hạn ngạch khí thải hay số lượng giấy phép xả thải được cấp hoặc bán ra Bảng 2.2 Hạn ngạch giai đoạn II của EU ETS Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Free allocation: Phân bổ miễn phí Autions and sales: Bán và bán đấu giá Total EUAs issued: Tổng lượng giấy phép EUA được phát hành
  • 43. 43 Đơn vị tính: (Trung bình) triệu EUAs/năm EU-27: 27 quốc gia thành viên EU All EU ETS countries: 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland, Liechtenstein và Norway Hạn ngạch năm 2013 áp dụng cho 31 nước tham gia giai đoạn III của EU ETS là 2.084.301.856 giấy phép. Trong giai đoạn III, hạn mức này sẽ giảm mỗi năm 1,74% của lượng giấy phép trung bình hàng năm trong giai đoạn II, nghĩa là mỗi năm giảm 38.264.246 giấy phép. Theo đó, vào năm 2020 lượng khí thải sẽ đạt mục tiêu thấp hơn 21% so với năm 2005. • Lượng xả thải thực tế Các cơ sở xả thải trong các quốc gia thành viên của EU ETS không chỉ đa dạng về lĩnh vực hoạt động mà còn khác biệt rất lớn về lượng xả thải hàng năm. Một số cơ sở chỉ phát thải vài tấn CO2 mỗi năm, trong khi một số cơ sở phát thải hơn 20 triệu tấn CO2 mỗi năm, tức là nhiều hơn tổng lượng phát thải hàng năm của Na Uy và Ailen. Hình 2.4 thể hiện lượng phát thải tích lũy trong giai đoạn 2008-2012 với các cơ sở tham gia được xếp trên trục hoành theo thứ tự từ cơ sở có mức phát thải thấp nhất đến cơ sở có mức phát thải cao nhất. Đường cong này cho biết 15% các cơ sở phát thải tới 90% lượng khí thải và 1% các cơ sở phát thải nhiều nhất đã phát thải tới 40% tổng lượng khí thải trong EU ETS trong giai đoạn II (European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020, p.22). Hình 2.4 Lượng xả thải trung bình năm cộng dồn của các cơ sở tham gia EU ETS trong giai đoạn II (đơn vị: triệu tấn CO2 tương đương)
  • 44. 44 Nguồn: European Environment Agency Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Number of installations: Số lượng cơ sở tham gia Hình 2.5 Tỷ lệ phát thải của các quốc gia thành viên EU ETS trong giai đoạn II Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Hình 2.6 Tỷ lệ phát thải theo ngành của EU ETS trong giai đoạn II Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Refineries: Lọc dầu
  • 45. 45 Coke: Than đá Metal ore: Quặng kim loại Iron, steel: Sắt thép Cement: Xi măng Glass: Kính Ceramics: Đồ gốm Paper: Giấy Other: Khác Trong giai đoạn I, lượng khí thải thực tế nhìn chung tăng nhẹ, song lại giảm đột biến từ 2008 đến 2009, chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến sự suy giảm trong các hoạt động công nghiệp. Năm 2008 lượng phát thải thấp hơn 5% so với mức năm 2005, con số này năm 2009 là 15% và duy trì ở khoảng này trong những năm sau đó: 2010 là -13%; 2011 là -14% và 2012 là -16%. Hình 2.7 Sự thay đổi lượng xả thải thực tế trong 4 lĩnh vực có mức xả thải lớn nhất trong giai đoạn II của EU ETS Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Combustion installations: Các cơ sở sử dụng lò đốt Pig iron or steel: Sản xuất gang thép Cement clinker or lime: Sản xuất vôi sống và clanhke xi măng Mineral oil refineries: Các xưởng lọc dầu thô
  • 46. 46 Hình 2.7 minh họa chi tiết sự biến động trong lượng khí thải thực tế theo ngành của 4 ngành phát thải nhiều nhất là các cơ sở đốt, lọc dầu, sản xuất sắt thép và clanhke xi măng hay vôi sống. Bốn ngành này phát thải tới 94% tổng lượng khí thải trong EU ETS. Lượng khí thải thực tế trong các ngành này giảm mạnh trong giai đoạn II. Bị ảnh hưởng nhiều nhất từ khủng hoảng kinh tế là ngành sản xuất sắt thép, dẫn đến tỷ lệ giảm phát thải đột biến nhất trong năm 2009, tăng trở lại trong năm 2010 và duy trì từ đó tại mức 13% thấp hơn năm 2005. Lượng phát thải trong ngành sản xuất clanhke xi măng và vôi sống cũng giảm mạnh khoảng 20% so với năm 2005 trong năm 2009 và tới năm 2012 còn giảm mạnh hơn, xuống mức 25% thấp hơn năm 2005. Các xưởng lọc dầu mỏ ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hơn, giảm đều trong giai đoạn II xuống mức 14% thấp hơn mức phát thải năm 2005. • Lượng tín chỉ carbon được các thành viên mua thông qua các giao dịch dựa vào dự án Các thành viên EU ETS tập hợp thành người mua lớn nhất trong thị trường tín chỉ carbon dựa vào dự án nói chung và thị trường CER nói riêng. Trong số 20 người mua lớn nhất đối với CER, có tới 18 tổ chức thuộc châu Âu. Bởi vậy, EU ETS có sức ảnh hưởng to lớn tới các cơ chế thương mại carbon trên toàn thế giới, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển vốn trước đây chỉ có thể tham gia vào thương mại carbon qua cơ chế CDM. Hình 2.x dưới đây minh họa lượng tín chỉ dựa vào dự án mà các thành viên EU ETS đã mua để đạt mục tiêu giảm phát thải của mình. Tổng cộng trong giai đoạn II EU ETS đã mua 1 059 tỷ tín chỉ carbon quốc tế, trong đó có 64% CER và 36% ERU (WB, 2014, State and Trends of Carbon Pricing). Lượng tín chỉ mua vào hàng năm tăng đều từ năm 2009-2012 và đặc biệt lớn trong năm 2012, năm cuối cùng của giai đoạn cam kết đầu tiên của NĐT Kyoto, đạt 214 triệu CER và 279 triệu ERU. Hình 2.8 Lượng tín chỉ carbon quốc tế do các nước thành viên EU ETS mua trong giai đoạn II (đơn vị: triệu tín chỉ)
  • 47. 47 Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Lý giải cho thực trạng này, từ năm 2008 đến 2009, khoảng 80 triệu tín chỉ carbon được các thành viên EU ETS mua qua các giao dịch dựa vào dự án hay bù trừ carbon. Năm 2010, Hội đồng châu Âu đã đưa ra các quy định về hạn chế loại tín chỉ bù trừ, áp dụng từ 2013 trở đi (từ đây Việt Nam bị loại khỏi danh sách người bán, hay EU không còn là một người mua CER từ Việt Nam nữa). Do dự báo trước về các hạn chế trong tương lai, nửa cuối của giai đoạn II đã chứng kiên lượng sử dụng tăng nhanh của các tín chỉ bù trừ carbon, đạt mức 900 triệu tCO2e vào cuối giai đoạn. Giá của các tín chỉ này giảm xuống còn chưa tới 1 euro/tín chỉ, do đó các thành viên EU ETS có thể sở hữu chứng nhận giảm thải với mức phí vô cùng thấp, đồng thời việc mua các tín chỉ quốc tế này đã làm giảm cầu, hạ giá EUA và góp phần gây ra tình trạng thừa giấy phép, khiến EU ETS kém hiệu quả. Diễn biến thị trường Hình 2.9 Khối lượng giao dịch trong 2 giai đoạn đầu EU ETS (đơn vị: triệu giấy phép hay triệu tấn CO2 tương đương)
  • 48. 48 Nguồn: EEA Report 2013: Trends and Projections towards 2020 Surrendered ERUs: ERUs mua từ nước khác Surrendered CERs: CERs mua từ nước khác EUAs sold or auctioned by governments: EUAs do chính phủ bán hoặc bán đấu giá EUAs allocated for free: EUAs phân bổ miễn phí Scope correction: Điều chỉnh do có thêm các quốc gia mới tham gia EU ETS Hình 2.10 Giá giấy phép trên thị trường EU ETS Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3fvoDCV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. 49 Nguồn: European Parliament, The current state of the EU ETS, 07/2014 Nhìn vào hai hình 2.9 và 2.10, có thể thấy trong giai đoạn II khối lượng giao dịch trên thị trường EU ETS tăng dần đều, song lượng giấy phép EUA được giao dịch nhìn chung giữ nguyên, chỉ tăng lượng tín chỉ quốc tế từ các giao dịch dựa vào dự án. Trong khi khối lượng giao dịch giấy phép không tăng, giá giấy phép lại giảm mạnh, dù đầu giai đoạn II mức giá tăng nhờ gói chính sách khí hậu và năng lượng 2020 của EU, đỉnh điểm đạt tới gần 30EUR/EUA. Giá giấy phép giảm mạnh trong năm 2009 và duy trì quanh ngưỡng khoảng 7 EUR/EUA tới cuối giai đoạn. Diễn biến thị trường EU ETS có thể được tóm tắt như sau: Giai đoạn I (2005-2007): giai đoạn thử nghiệm của EU ETS đã thiết lập thành công một thị trường carbon lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, lượng giấy phép ban hành dựa theo nhu cầu ước tính đã bị thừa dẫn đến hậu quả là giá giấy phép tụt xuống bằng 0 trong năm 2007. Giai đoạn II (2008-2012): Iceland, Norway và Liechtenstein tham gia từ đầu năm 2008. Lượng giấy phép được giảm xuống 6,5% nhưng khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến tổng lượng phát thải cũng như lượng cầu giấy phép giảm Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3fvoDCV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 50. 50 xuống, dẫn đến tiếp tục thừa giấy phép và giá giảm. Giá EUA đã giảm từ 25 EUR năm 2008 xuống còn 7 EUR vào cuối giai đoạn II. Việc gia tăng lượng tín chỉ carbon có được thông qua bù trừ carbon cùng với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế dẫn đến lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn mức dự đoán đã gây ra tình trạng thừa giấy phép với khoảng 1,8 tỷ giấy phép thừa trong giai đoạn này. Giai đoạn III (2013-2020): Những sửa đổi quan trọng bắt đầu có hiệu lực, đặc biệt là hạn ngạch khí thải toàn châu Âu được ra mắt, giảm 1,74% mỗi năm và sự chuyển đổi mạnh mẽ từ phân bổ giấy phép miễn phí sang hình thức bán đấu giá, song giá EUA vẫn chưa có nhiều thay đổi. 2.2.1.4.Vị trí, mối quan hệ với các thị trường khác • Vai trò Đối với châu Âu - Khuyến khích đầu tư xanh ở châu Âu Bằng cách đặt ra hạn mức phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực chính của nền kinh tế, EU ETS đã tạo ra động lực cho các công ty đầu tư vào công nghệ giúp làm giảm lượng phát thải. Giá giấy phép càng cao thì động lực này càng lớn. Ngoài ra, doanh thu từ việc bán 300 triệu giấy phép tương đương 5% tổng lượng giấy phép trong giai đoạn III đang được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng và vận hành các dự án lớn trong 2 lĩnh vực của công nghệ ít carbon: thu giữ và lưu trữ carbon, và công nghệ năng lượng tái tạo. Chương trình gây quỹ này có tên là NER300. Đối với quốc tế - Khuyến khích đầu tư xanh ở các nước phát triển Trong khi giấy phép là mặt hàng chủ yếu được trao đổi trong EU ETS, các cơ sở tham gia cũng có thể mua tín chỉ carbon qua các giao dịch dựa vào dự án tương ứng với một phần lượng khí phát thải của mình. Các dự án này phải được công nhân theo tiêu chuẩn CDM hoặc JI của NĐT Kyoto là tạo ra các đơn vị giảm 3546567