SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI LỆ QUYÊN
SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI LỆ QUYÊN
SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI
CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 9229009
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Bùi Lệ Quyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu 25
1.3. Những khái niệm liên quan đến luận án 29
Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34
2.1. Đạo Tin lành và những đặc điểm cơ bản 34
2.2. Quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 52
2.3. Những yếu tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin
lành ở Việt Nam 59
Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA
ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 72
3.1. Sự đa dạng về thời gian, nguồn gốc du nhập của các tổ chức, hệ phái
Tin lành ở Việt Nam 72
3.2. Sự đa dạng về loại hình của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 83
3.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ
chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 100
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC
ĐỐI VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 121
4.1. Những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 121
4.2. Xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 131
4.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác đối với Tin lành 134
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ CÔNG BỐ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính
đến 3/2015 và 4/2019.........................................................................93
Biểu đồ 3.2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................94
Biểu đồ 3.3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................94
Biểu đồ 3.4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước
tính đến 3/2015 và 4/2019..................................................................95
Biểu đồ 3.5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................95
Biểu đồ 3.6. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nam Bộ tính đến
3/2015 và 4/2019................................................................................96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1911 đã đặt dấu mốc cho công cuộc truyền giáo Tin lành của các giáo
sỹ Bắc Mỹ vào Việt Nam. Có thể nhận định, so với các tôn giáo có nguồn gốc từ
nước ngoài, Tin lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn. Gần 65 năm, từ năm 1911
đến năm 1975, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng gần 180 ngàn tín đồ với gần
mười tổ chức, hệ phái, trong đó chủ yếu là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Hội
Truyền giáo The Christian and Missionary Alliance - CMA do mục sư A. B.
Simpson sáng lập truyền vào), có mặt chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
Từ năm 1975, do nhiều nguyên nhân, việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn
giáo theo quan điểm cũ; hướng tới hạn chế, thu hẹp tôn giáo, đặc biệt sau khi một
bộ phận tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị FULRO lợi dụng đã khiến đạo Tin
lành ở phía Nam không được nhìn nhận hợp pháp về tổ chức. Trong khi đó ở miền
Bắc, đạo Tin lành hoạt động cầm chừng; số lượng tín đồ, mục sư ít ỏi.
Tuy nhiên những năm gần đây, đạo Tin lành không những không thu hẹp mà
còn tồn tại, phát triển với sự gia tăng nhanh về số lượng tín đồ và mở rộng phạm vi
hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt ngày càng nhiều tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành
xuất hiện. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2015 cả nước có trên
dưới 100 tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành khác nhau hoạt động trên địa bàn các
địa phương trong cả nước. Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái được coi là “căn tính” của
đạo Tin lành, nhưng tốc độ gia tăng nhanh các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt
Nam là điều bất thường cần quan tâm.
Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành về số lượng tín đồ, số lượng tổ chức,
hệ phái và mở rộng phạm vi hoạt động đã biến đạo Tin lành ở Việt Nam trở thành
vấn đề “vừa mới, vừa lớn, vừa khó”, vừa mang tính thời sự (tính cập nhật, nóng lên
hàng ngày liên quan đến vấn đề Tin lành), vừa mang tính thời đại (liên quan đến
thời kỷ đổi mới mở cửa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa), thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học, chính trị, quản lý và của các cấp, các ngành, từ trung ương đến
địa phương.
2
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 02
năm 2005 Về một số công tác đối với đạo Tin lành, với sự nỗ lực của các ngành ở
trung ương và các địa phương, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam chuyển biến tích
cực, hoạt động đi theo xu hướng ổn định và tuân thủ pháp luật, những mặt tiêu cực
trong quá trình truyền đạo, theo đạo giảm đi và triệt tiêu dần, những mặt tích cực
được bộc lộ và phát huy. Tuy nhiên, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam vẫn còn nổi
lên nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có việc nhiều tổ chức Tin lành mới hình
thành, mới truyền vào chưa được đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân về tổ
chức, vẫn hoạt động “ngoài vòng pháp luật”. Điều này gây ảnh xấu đến xã hội, dư
luận ở Việt Nam và cả trên bình diện quốc tế.
Đến nay nhiều nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam, về chính sách tôn
giáo đối với đạo Tin lành của Đảng và Nhà nước đã đạt được những kết quả quan
trọng, nhiều công trình được công bố và xã hội hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu một
vấn đề cụ thể về sự đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay,
phục vụ cho việc nhận diện đầy đủ về đạo Tin lành, từ đó có cơ sở để thực hiện
tốt chính sách đối với đạo Tin lành, chưa được các nhà nghiên cứu và quản lý quan
tâm đúng mức.
Đặt vấn đề như vậy, đề tài nghiên cứu “Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của
đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay” để nhận thức, ứng xử với sự đa dạng về các tổ
chức, hệ phái Tin lành trong điều kiện mới. Đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và
có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của luận án
Luận án nghiên cứu, làm rõ hiện trạng đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay; luận giải nguyên nhân, những vấn đề đặt
ra, dự báo xu hướng; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực
hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành trong bối cảnh Việt Nam
tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
3
Một là, phân tích những đặc trưng của Tin lành về tôn giáo và xã hội, làm rõ
quá trình du nhập, phát triển của Tin lành ở Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự
đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam;
Hai là, phân tích hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam hiện nay;
Ba là, xác định một số xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam, một số vấn đề đặt ra và những giải pháp, kiến nghị về công tác đối với các tổ
chức, hệ phái Tin lành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái
của Tin lành ở Việt Nam, tuy nhiên tập trung ở địa bàn các thành phố lớn (thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), một số tỉnh đồng bằng và miền
núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hải
Dương), một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng).
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái
Tin lành hoạt động tính từ năm 1975 đến nay, tập trung ở giai đoạn 2005 (thời điểm
ra đời Chỉ thị 01 Về một số công tác đối với đạo Tin lành) đến năm 2019.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nhóm nhân
tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; hiện
trạng đa dạng; những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng, xu hướng biểu hiện tính đa dạng
tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai và đưa ra những đề xuất, kiến nghị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp
luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là: quan điểm lịch sử cụ thể và toàn diện
4
trong xem xét các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm về nguồn gốc hiện
thực của tôn giáo; quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; quan điểm đoàn kết đồng bào có đạo, đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết
toàn dân tộc.
Bên cạnh đó, luận án còn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin
lành, đặc biệt là: quan điểm về vấn đề theo đạo, truyền đạo tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật; chủ trương công nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức, hệ phái đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung dựa trên phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương
pháp luận này xem xét các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam với trạng thái vận
động, phát triển đa dạng riêng nhưng có mối quan hệ tác động qua lại nhất định theo
chiều dọc, chiều ngang, quốc gia - quốc tế trên tinh thần đồng đức tin Kitô.
Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Một là, phương pháp phân tích và tổng thuật tài liệu thứ cấp: Luận án thu
thập, phân tích, tổng thuật các tài liệu đã có. Đây đồng thời cũng là một nhiệm vụ
quan trọng của luận án, giúp tác giả luận án kế thừa chọn lọc thành tựu nghiên cứu
từ các học giả đi trước, tìm ra khoảng trống và bổ sung thêm những luận cứ, luận
chứng cá nhân thu thập được.
Hai là, phương pháp tiếp cận khảo sát: Tác giả luận án tập trung vào 3
phương pháp điển hình trong tiếp cận khảo sát là tiếp cận nội quan, tiếp cận lịch sử
và lôgic, tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống cấu trúc. Cụ thể là, luận án bày tỏ
quan điểm, nhận định cá nhân bằng phương pháp tiếp cận nội quan; thu thập thông
tin, xử lý số liệu về các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam theo thời gian, dòng sự
kiện bằng phương pháp tiếp cận lịch sử và lôgic; đánh giá sự đa dạng các tổ chức,
hệ phái Tin lành Việt Nam trong mối tương quan với nhau và với một số tổ chức, hệ
phái Tin lành nước ngoài (cụ thể là Mỹ) cũng như Phật giáo là một tôn giáo khác
bằng phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống và cấu trúc.
5
Ba là, phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Nhằm có cái nhìn toàn diện, đa
chiều và đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp xin ý kiến
chuyên gia là những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Phương pháp này được
hỗ trợ thêm bằng phương pháp phỏng vấn sâu trong quá trình tác giả đi điền dã,
quan sát, phỏng vấn, ghi chép từ thực tiễn. Tác giả luận án sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu đối với các đối tượng gồm nhà quản lý công tác Tin lành của Ban
Tôn giáo, Sở Nội vụ, đại diện chính quyền địa phương ở địa bàn có Tin lành (ví dụ
công an, chủ tịch xã,...), mục sư Tin lành, tín đồ Tin lành. Bên cạnh đó, tác giả cũng
lồng ghép các phương pháp khác như quan sát tham dự, phân tích tình huống, diễn
dịch, quy nạp,...
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống, cập
nhật về tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam.
Thứ hai, luận án làm rõ diện mạo sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt
Nam dưới các góc độ thời gian, nguồn gốc ra đời, xu hướng thần học, cơ cấu tổ
chức, phương thức hoạt động, tín đồ, cơ sở pháp lý.
Thứ ba, luận án nhận định một số vấn đề thực tiễn đặt ra từ sự đa dạng tổ
chức, hệ phái Tin lành Việt Nam và những dự báo xu hướng, kiến nghị giải pháp
phù hợp, khả thi cho công tác tôn giáo của nhà nước từ sự đa dạng ấy.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp một số luận cứ khoa học trong
nghiên cứu lý luận về đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành, về các tổ chức, hệ phái
Tin lành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết, kết quả nghiên cứu bước đầu của luận án thiết thực hỗ trợ nhiệm
vụ giảng dạy đại học của tác giả về Lý luận tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam. Luận án còn có thể trở thành một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tổng
quan hoặc chuyên sâu về Tin lành cũng như từng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt
Nam. Ở góc độ khác, việc luận án nhận định những vấn đề đặt ra hiện nay và dự
6
báo những biểu hiện đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai góp phần
nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của nhà nước đối với đạo Tin lành nói chung,
từng tổ chức, hệ phái Tin lành nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình
nghiên cứu khoa học, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương,
12 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những nghiên cứu về các tổ chức, hệ phái Tin lành trên thế giới và
Việt Nam
Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài
Năm 1999, Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên
được xuất bản [158]. Tính đến năm 2016, tác phẩm đã 5 lần được tái bản ở Việt
Nam. Trong đó, nhóm các tác giả xem đa dạng tổ chức, hệ phái như là một tất yếu
lịch sử của đạo Tin lành thế giới.
Ngoài việc khái quát về mười tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới như đạo Cơ
đốc, đạo Phật, đạo Hồi,… công trình còn phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tôn
giáo với phát triển xã hội, tôn giáo với tiến bộ văn hóa, sự cố gắng đối thoại giữa
“những người khác nhau về tông phái và hình thái ý thức”,… Công trình bao gồm
13 chương, trong đó, phần “Phái hệ và thể chế tổ chức” (thuộc chương XII “Đạo Cơ
đốc”) đưa ra nhận định về đạo Tin lành nói chung và Tin lành Trung Quốc nói riêng
trong thế so sánh với hai phái khác được tách ra từ Cơ đốc giáo là Công giáo và
Chính thống giáo.
Hoàng Tâm Xuyên và các học giả Trung Quốc gọi các tổ chức, hệ phái là
các “tông phái”. Làm rõ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái như là tính tất yếu lịch sử
của đạo Tin lành, nhóm tác giả nhận xét thêm “trong Tin lành thì tông phái xuất
hiện nhiều như cây rừng, chẳng ai quản được ai. Gần đây tuy có đề xướng cuộc vận
động giáo hội phổ thế, nhưng về tổ chức cũng chưa thể hợp nhất thực sự” [158,
tr.508]. Các học giả chỉ rõ, xu hướng ngày càng đa dạng các tổ chức, hệ phái được
xem như là “một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng thần học Cơ đốc
đương đại” [158, tr.520]. Quan điểm này được họ bình chú bởi hàng loại minh
chứng như: hiện nay phần lớn các tông phái Tin lành chỉ thừa nhận lễ Bắp - têm và
Tiệc thánh là Thánh lễ do đích thân chúa Giê su định ra nhưng cũng có tông phái
không thừa nhận, không ít tông phái không còn ăn bánh thánh trong dịp lễ ngày Chủ
8
nhật,… ngày càng nhiều tông phái nỗ lực xây dựng tổ chức “mang tính Đường hội
để tiện việc quản lý tập thể đối với giáo hội” [158, tr.520], nhiều loại tông phái cùng
tồn tại, thúc đẩy nhau phát triển như Tông Vệ Lý, Tông Tín nghĩa, Hội Cứu nghệ,
Hội Cứu thế quân, Hội Ngũ Tuần tiết,…
Năm 2006, Jean Baubérot xuất bản Lịch sử đạo Tin lành [78], qua đó tiếp tục
khẳng định tính tất yếu lịch sử trong tính đa dạng của Tin lành thế giới. Cuốn sách
phân tích những đặc trưng của đạo Tin lành (tập trung trong chương 1); quá trình
hình thành, phát triển đạo Tin lành với những nhân vật thần học Tin lành tiêu biểu,
sự kiện điển hình, tại các vùng lãnh thổ thể hiện rõ nhất dấu ấn của Tin lành như
Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Mỹ,… (tập trung trong chương II, III); những cơ hội phát
triển, khó khăn, thách thức và các vấn đề mới phát sinh đối với Tin lành hiện nay
(tập trung trong chương IV, V, VI).
Nghiên cứu một cách khái quát các niên điểm phát triển của Tin lành trong
lịch sử nhân loại, tác giả khẳng định cùng những dạng mới về tổ chức chính trị dân
chủ tư sản, Tin lành góp phần tạo nên sự tiếp hợp “mang tính lịch sử” đối với tổ
chức tư bản (tức là nhà nước tư bản). Từ đó, tác giả đồng quan điểm với Max
Weber khi cho rằng những người Tin lành “đã tham dự làm xuất hiện một xã hội
phương Tây hiện đại” [78, tr.179] và “đã đóng góp vào sự hình thành của chủ nghĩa
tư bản” [78, tr.96]. Trong đó “tính đa giáo phái” của Tin lành được xem như là một
“sự bùng nổ uy quyền tôn giáo” tất yếu [78, tr.65], phù hợp với “tính hợp lý đặc thù
của xã hội công nghiệp” [78, tr.179].
Mặc dù công trình không trực tiếp nghiên cứu sự đa dạng tổ chức, hệ phái
của Tin lành, song những nhận định của tác giả đã khẳng định một đời sống Tin
lành sống động, phong phú từ khi mới ra đời đến nay với nhiều tác phẩm thần học,
xu hướng thần học, tổ chức giáo hội, các cuộc đấu tranh,… Trong phần kết luận, tác
giả bày tỏ quan điểm rằng “tính đa giáo phái” đã là “một tất yếu lịch sử” của Tin
lành, tiếp tục có khả năng vẫn là xu hướng phát triển của Tin lành trong tương lai.
Bởi lẽ, hiện nay, Tin lành đang phải “đối diện” với “cái thế giới hiện đại mà chính
nó đã góp phần tạo nên” [78, tr.151]. Tin lành buộc phải lựa chọn hoặc “các giáo
phái chống đối lẫn nhau” hoặc tìm cách cùng chung sống với nhau, tức là “con
9
đường duy trì tính thống nhất bằng chủ nghĩa đa nguyên nội bộ, sự đa dạng về các
tổ chức, hệ phái” [78, tr.185].
Năm 2008, Max Weber trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư
bản [89] chỉ rõ hơn rằng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái cũng đã gây nên không ít xung
đột và diễn biến phức tạp cho Tin lành nói riêng, đời sống xã hội nói chung.
Công trình gồm hai phần, phần 1 “Vấn đề” gồm 3 chương tập trung phân tích
các khía cạnh chung của tôn giáo, “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, các mục tiêu
nghiên cứu; phần 2 “Quan niệm đạo đức về nghề nghiệp trong đạo Tin lành khổ
hạnh” gồm 3 chương tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Tin lành đến sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản trong tinh thần tính duy lý về kinh tế, giá trị cá nhân, kỷ luật
trong kinh doanh, lao động,…
Ở phần “Các giáo phái Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, các hệ
phái (sekte - tác giả trích nguyên văn theo sách dịch) được coi là “một nhóm tôn
giáo nhỏ”, là “các hội đoàn gồm những thành viên có đủ tư cách về tôn giáo”
khác với các giáo hội (kirche) được “quan niệm như là một tổ chức nhắm đến sự
cứu rỗi”. Tin lành không có giáo hội thống nhất. Sự tồn tại của hệ phái và giáo
hội là nguyên tắc có tính cơ cấu tất yếu của Tin lành và đã gây nên sự xung đột
bên trong, bên ngoài. Điều này đã được kiểm chứng qua lịch sử phát triển của
Tin lành thế giới từ nhiều thế kỷ trước đến nay, từ thời kỳ Zwingli đến Kuyper
và Stocker [89, tr.369-352].
Năm 2016, nghiên cứu sinh người Malaisia Annette Wong Ai Khim đã thực
hiện luận án A few significant protestant christian denominations officially
recognized by the VietNam government in the approach through socio- history from
2007 to present (Một số hệ phái đạo Tin lành mới được chính phủ Việt Nam công
nhận theo cách tiếp cận lịch sử và xã hội từ năm 2007 đến nay) [1].
Luận án bao gồm 3 chương: giới thiệu về đạo Tin lành và hai quan điểm về
hai tôn giáo chính/triết lý và đạo Tin lành ở Việt Nam (chương 1), lịch sử phát triển
của đạo Tin lành ở Việt Nam từ khi hình thành đến hiện tại (chương 2) và những
thách thức của các hệ phái Tin lành nổi bật được chính phủ Việt Nam công nhận
đang phải đối mặt hiện nay (chương 3).
10
Bên cạnh việc chỉ ra những “khó khăn trong việc hiểu rõ sự khác nhau về
thần giáo và đức tin cũng như sự riêng biệt của các hình thức tôn giáo giữa các hệ
phái” [1, tr.4] và việc tài liệu nghiên cứu gắn với sự phát triển các hệ phái ở Việt
Nam được lưu giữ bị thiếu hụt, tác giả đã nhận thấy, ngày nay Tin lành Việt Nam
vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng trở thành cộng đồng tôn giáo nổi bật với sự đa
dạng về hệ phái. Với cách tiếp cận lịch sử và xã hội, tác giả giải thích ngắn gọn
những hiểu biết cơ bản về pháp lý và thần học của các hội thánh đạo Tin lành được
công nhận ở Việt Nam (tác giả lựa chọn giới hạn nghiên cứu gồm Hội thánh Tin
lành Việt Nam miền Bắc và miền Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội
thánh Mennonite Việt Nam, Tổng hội Báp tít Việt Nam Ân điển Nam phương) đồng
thời đưa ra những cách lí giải của mình về những lí do tại sao các hội thánh được và
chưa được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức.
Một số nghiên cứu từ tác giả trong nước
Năm 2002, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Đạo Tin lành trên thế giới
và ở Việt Nam [155]. Đây là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam viết chuyên về đạo Tin
lành nêu bật sự đa dạng về tổ chức, hệ phái, coi đó là một đặc điểm của đạo Tin
lành. Tác giả nói rõ thêm, tính đa dạng này cũng được thể hiện rõ nét ở Việt Nam,
qua việc có nhiều tổ chức, hệ phái cùng tồn tại, có mối liên hệ qua lại với nhau, cả
trong nước và quốc tế. Tác giả đã dành mục “Một số hệ phái Tin lành” để khái quát
hóa mối quan hệ quốc tế giữa một số hệ phái Tin lành thế giới với các hệ phái Tin
lành ở Việt Nam như Tin lành trưởng lão, Tin lành Báp tít, Tin lành Mennonite, Tin
lành Giám lý, Tin lành Thanh giáo và Giáo hội Công nghị, Tin lành Quây cơ, Tin
lành Lutheran, Tin lành Cải cách, Giáo hội Thống nhất, Tin lành Môn đệ Đấng
Christ, Tin lành Ngũ tuần, Những nhà khoa học Kitô giáo, Cơ đốc Phục lâm, Cứu
thế quân, Nazarene, Tân sứ đồ, Giáo hội Quốc tế bốn phương, Chứng nhân Jehovah
(Giê hô va), Mormon (Mặc Môn) và Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo (trong
đó đáng chú ý là lượng tín đồ của Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo trên toàn
thế giới chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Việt Nam) [155, tr.287].
Năm 2011, Tọa đàm bàn tròn Đạo Tin lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011
(The Protestantism in VietNam from 1976 to 2011) [134] đã có nhiều tham luận
11
xoay quanh 2 nhóm vấn đề chính: những vấn đề Tin lành chung nhất và những
trường hợp Tin lành cụ thể như ở Đà Nẵng, Thái Nguyên,…
Trong số các trao đổi, đáng chú ý là Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam
với các tổ chức Tin lành của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Về thành phần tổ chức,
hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Hùng,
Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng,…
Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong bài viết “Mối quan hệ giữa Nhà nước
Việt Nam với các tổ chức Tin lành” cùng chung nhận định với nhiều nhà nghiên
cứu ở điểm “Tin lành ngay từ khi ra đời đã phân liệt thành các hệ phái” [134, tr.29]
và hiện tại, việc thống kê chính xác con số là tương đối khó khăn bởi nhiều tổ chức,
hệ phái vẫn tiếp tục ra đời. Chính tính đa dạng về tổ chức, hệ phái cùng tính đặc thù
về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam đã trở thành “hai đặc
điểm quan trọng quy định vấn đề quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức
Tin lành ở Việt Nam” [134, tr.28]. Nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo
của nhân dân, đặc biệt là việc công nhận tổ chức của đạo Tin lành đã và đang được
triển khai ở Việt Nam chính là những nguyên nhân căn bản giúp cải thiện mối quan
hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức, hệ phái Tin lành.
Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết “Về thành phần tổ chức, hệ phái
trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay” bên cạnh nhận định: “khác biệt với nhiều
tôn giáo khác, tính đa nguyên, đa dạng của đạo Tin lành có ngay từ buổi ban đầu
khi tôn giáo này ra đời” [134, tr.79] đã đi sâu làm rõ một số vấn đề thuật ngữ và
khái niệm như “giáo phái, hệ phái, giáo hội”. Trong khi thuật ngữ “giáo hội” không
gây nhiều tranh luận thì “giáo phái, hệ phái” lại tạo nên nhiều tranh luận, điển hình
nhất là 2 trường phái tranh luận “lịch sử - nguồn gốc” và “xã hội học”. Song tác giả
nhận định dẫu là trường phái nào, cũng không thể phủ nhận một thực tế là giai đoạn
hiện nay, thế giới bùng phát phong trào của nhiều nhóm phái Tin lành tự do “với
quy mô nhỏ, lúc hợp lúc tan với số lượng lên tới vài nghìn người” [134, tr.83].
Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt
Nam hiện nay” chỉ ra rằng, các vấn đề chính trị - xã hội, hội nhập văn hóa, hệ phái
đã và đang trở thành những vấn đề thần học Tin lành cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
12
Thực tế truyền giáo và đời sống thuộc linh của tín đồ chịu sự chi phối của những
giáo lí căn bản, song “dần dần, “đời sống thần học” của các mục sư, truyền đạo, tín
hữu cũng có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng sát hợp hơn với đời sống
thường nhật” [134, tr.122]. Trong số các đặc điểm thần học, tác giả nhận xét: “di
sản xa của Tin lành Phúc âm Pháp sẽ tiếp nối với những di sản gần (trước năm
1975) của Hội CMA, trở nên một đặc điểm thần học quan trọng nhất của cộng đồng
Tin lành Việt Nam hôm nay” [134, tr.118].
Năm 2014, tác giả Vũ Thị Thu Hà với luận án Hoạt động truyền giáo của
đạo Tin lành tại Việt Nam và Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới - cải cách mở
cửa) tiếp tục cùng tuyến quan điểm này. Luận án phân tích hoạt động truyền giáo
của đạo Tin lành từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam (từ năm 1911 đến đổi
mới năm 1986, tập trung trong chương 2) và vào Trung Quốc (từ năm 1807 đến cải
cách mở cửa năm 1979, tập trung trong chương 3).
Ở mục 1.4 của chương 1, luận án nhận định “Hiện nay, sự phát triển đa
nguyên đa hệ phái của đạo Tin lành đã hình thành nên một cục diện vô cùng phức
tạp, thần học Tin lành cũng tỏ ra vô cùng phong phú và đa dạng” [38, tr.24]. Tác giả
luận án Vũ Thị Thu Hà đánh giá thêm, các tổ chức, hệ phái Tin lành luôn luôn vận
động theo xu hướng khi thì sáp nhập, khi thì phân hóa chứ không tồn tại bất biến
nguyên thể. Trong số đó, có 6 tổ chức, hệ phái lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ
chức, hệ phái khác gồm Luther, Calvin, Anh giáo, Công lí, Báp tít, Giám lý. Ngoài
ra, hiện nay xuất hiện hàng trăm tổ chức, hệ phái Tin lành phân bố ở trên hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới với những đặc điểm, phương
pháp truyền giáo khác nhau.
1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng, nhân tố tác động và hiện trạng sự
đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
Một là lý thuyết đa dạng, những nhân tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức,
hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài
Năm 2006, Diana L. Eck viết “From Diversity To Pluralism” (Từ đa dạng
đến đa nguyên) [160], xuất bản trên Columbia University Press (Báo Đại học
13
Columbia) (số hiệu 1-800-944-8648), đăng tải trên link báo điện tử:
https://static1.squarespace.com/static/5464ade0e4b055bfb204446e/t/566f654a5a566
8192a192286/1450141002478/From+Diversity+to+Pluralism.pdf.
Tác giả bài báo so sánh hai thuật ngữ “đa nguyên” (pluralism) và “đa dạng”
(diversity) và khẳng định đôi khi trong đời sống được sử dụng như thể chúng là từ
đồng nghĩa, nhưng sự đa dạng đơn giản chỉ là số nhiều, là các dạng biểu hiện. Đa
nguyên là sự tham gia tạo ra một xã hội chung từ tất cả số nhiều đó. Tác giả ví dụ,
trên cùng một con đường ở Silver Spring, Maryland có nhà thờ Công giáo Việt Nam,
chùa Phật giáo Campuchia, nhà thờ Chính thống Ukraine, Trung tâm Cộng đồng Hồi
giáo, nhà thờ Disciples of Christ và đền thờ Mangal Mandir Hindu đều nằm trong
cùng một khu phố. Đây chắc chắn là sự đa dạng, nhưng không có bất kỳ sự tham gia
hay mối quan hệ nào với nhau, nó có thể không phải là một ví dụ của đa nguyên.
Đa nguyên chỉ là một trong những phản ứng có thể có đối với sự đa dạng
này. Một số người có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự đa dạng, hoặc thậm chí là thù
địch với nó. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ đã có những nhóm bày tỏ định kiến và
không khoan dung đối với những người mới đến của các tôn giáo và văn hóa khác.
Những người khác có thể mong đến ngày khi tất cả những khác biệt này mờ dần và
nền văn hóa chủ yếu là Kitô giáo. Rõ ràng chủ nghĩa đa nguyên sẽ thu hút những
người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau trong việc tạo ra một xã hội chung -
không phải là một thứ có sẵn, mà là một thành tựu.
Năm 2007, trên Tuần báo ICFAI Journal of History and Culture (Tuần báo Lịch
sử và Văn hóa) số 1, trang 25-43, tiến sĩ V.S.Harrison, Department of Philosophy,
University of Glasgow Glasgow, Scotland, UK (Khoa Triết học, trường đại học
Glasgow Glasgow, Scotland, Anh) viết bài “Theorising Religious Diversity in a
Multicultural World” (Lý thuyết hóa đa dạng tôn giáo trong thế giới đa văn hóa) [162],
đăng tải trên link báo điện tử: https://www.resea rchgate.net/publication/38415694_T
heorising_religious_diversity_in_a_multicultural_world.
Bài viết này xem xét một loạt các phản ứng đối với các vấn đề tôn giáo và
triết học được nảy sinh từ “đa nguyên tôn giáo” (religious pluralism). Bên cạnh các
câu hỏi cụ thể được đặt ra từ đa nguyên tôn giáo là sự khác nhau giữa các truyền
14
thống của từng tôn giáo như thế nào, thì vấn đề chung hơn mà tất cả các trí thức tôn
giáo phải đối mặt là làm thế nào để cung cấp một lý thuyết thuyết phục về mối quan
hệ giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bài viết đánh giá ngắn gọn chủ nghĩa
“độc thần tôn giáo” (exclusivism) và chủ nghĩa “bao gồm” (inclusivism), trước khi
tập trung vào các lý thuyết về đa nguyên tôn giáo. Sau khi làm rõ sự khác biệt giữa
đa nguyên tôn giáo và chủ nghĩa “tương đối” (relativism) về tôn giáo, và so sánh,
đánh giá các hình thức đa nguyên khác nhau, bài viết kết luận rằng mức độ
thuyết phục của bất kỳ lý thuyết cụ thể nào về sự đa dạng tôn giáo sẽ phụ thuộc
vào việc người ta thấy những giáo lý căn bản của tôn giáo thuyết phục như thế
nào. Điều này ngụ ý rằng ưu tiên thực sự của các học giả khi nói đến các lý
thuyết đối lập với đa nguyên tôn giáo là cố gắng hướng tới một sự hiểu biết
chung về bản chất của tôn giáo.
Năm 2015, Dale Tuggy viết “Theories of Religious Diversity” (Các lý
thuyết về đa dạng tôn giáo) [160] xuất bản trên tạp chí của State University of
New York at Fredonia (Hệ thống Đại học Bang New York ở Fredonia), đăng tải
trên link báo điện tử: https://www.iep.utm.edu/reli-div/#H1. Đây là bài báo khoa
học được trích dẫn rất nhiều trong nghiên cứu về đa dạng, đa nguyên tôn giáo trên
thế giới tính đến nay.
Cũng cùng tuyến quan điểm với V.S.Harrison ở bài viết nêu trên, tác giả
Dale Tuggy nói về đa dạng tôn giáo trên các quan điểm “đa nguyên” (pluralism),
“độc thần” (exclusivism) và “bao gồm” (inclusivism). Đa dạng tôn giáo được xem
là những sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và thực hành tôn giáo. Điều này luôn
được công nhận bởi những người bên ngoài các cộng đồng nhỏ và cô lập nhất.
Nhưng gần đây, sự phổ biến của thông tin do du lịch, các sách báo xuất bản và di
cư đã buộc những người suy nghĩ thấu đáo phải nhìn nhận sâu sắc hơn về đa dạng
tôn giáo. Các cách tiếp cận “đa nguyên” về đa dạng tôn giáo cho rằng, bất cứ tôn
giáo nào cũng có giá trị, ý nghĩa như các tôn giáo khác trong giới hạn nào đó.
Ngược lại, các cách tiếp cận “độc thần” cho rằng chỉ có một tôn giáo là có giá trị
độc nhất. Cuối cùng, những người theo lý thuyết “bao gồm” cố gắng đứng trung
lập bằng cách đồng ý với chủ nghĩa “độc thần” là chỉ một tôn giáo có giá trị nhất,
15
trong khi vẫn đồng ý với chủ nghĩa “đa nguyên” là các tôn giáo khác cũng có giá
trị to lớn.
Năm 2008, Lưu Bành xuất bản Tôn giáo Mỹ đương đại - nằm trong bộ sách
Nước Mỹ đương đại tùng thư [23]. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
tôn giáo Mỹ gồm 3 nội dung chính: quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo (tập
trung trong chương 1), quá trình hình thành, phát triển của các tôn giáo Mỹ (tập
trung trong chương 2, 3, 4, 5, 6), quan hệ của tôn giáo Mỹ với chính trị và xã hội
(tập trung trong chương 7, 8).
Tin lành được được nghiên cứu tổng hợp tập trung trong chương 3, được
nhìn nhận là một nhân tố chủ đạo, sôi động và quan trọng nhất trong tôn giáo của
nước Mỹ, góp phần làm nên tính đa nguyên với mức độ đa nguyên hóa ngày càng
gia tăng trong tôn giáo Mỹ. Đây là một đặc điểm nổi bật của tôn giáo Mỹ đương
đại. Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, chiến tranh và di cư là nhân tố tác
động tới tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành.
Tác giả nhận định các tổ chức, hệ phái Tin lành đều phân tán, hoạt động độc
lập, có xu hướng già hóa về kết cấu tuổi tác đối với các tổ chức, hệ phái chủ lưu,
truyền thống. Số này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ năm
1864, bởi các cuộc di cư, bởi các hệ văn hóa của các cộng đồng người khác nhau,...
Trong quá trình phát triển, một số tổ chức, hệ phái tỏ ra thích ứng với dòng văn hóa
chủ lưu, số khác lại trở nên cực đoan. Đến khi nào các tổ chức, hệ phái cực đoan
thay đổi địa vị, được xã hội thừa nhận thì hàng loạt tổ chức, hệ phái khác lại ra đời
[23, tr.270]. Sự tác động qua lại giữa tôn giáo và xã hội, giữa các giáo phái diễn ra
liên tục và xuyên suốt trong lịch sử tôn giáo của nước Mỹ.
Năm 2011, Nguyễn Hồng Dương và P. Hofman đã xuất bản Đa dạng tôn
giáo: So sánh Pháp - Việt Nam. Đây là công trình tập hợp các bài viết tham dự Hội
thảo của Dự án: “Tính hiện đại của tôn giáo và “đổi mới” - Sự chuyển bước của
Phật giáo và Ki tô giáo ở Việt Nam”. Trong đó, liên quan trực tiếp tới Luận án có
bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin lành tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Hùng,
Đời sống tôn giáo Việt Nam những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa
(pluralism) của Đỗ Quang Hưng và một số bài viết của các tác giả khác.
16
Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin
lành tại Việt Nam [61] nhận định, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây “hoạt
động truyền giáo Tin lành được gia tăng và hệ quả là bức tranh về thành phần giáo
phái Tin lành tại Việt Nam đã có sự thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp hơn”
[61, tr.204]. Tác giả cho rằng tính đa tổ chức, hệ phái của Tin lành Việt Nam là điều
tất yếu, tương tự quá trình phát triển ở các quốc gia khác, tuy nhiên đặc trưng và
những yếu tố tác động lại có những “dị biệt cần lưu ý”, điển hình nhất là sự phân
tách thành các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam chủ yếu do mục đích trần thế,
thay vì các vấn đề thần học như nhiều nước khác trên thế giới [theo 61, tr.206]. Tính
đa dạng này được tác giả nhận định như là “những nét chấm phá rõ nhất” trong đời
sống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay.
Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết Đời sống tôn giáo Việt Nam những
thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralism) đánh giá việc xuất hiện, du
nhập gần đây của các tổ chức, hệ phái Tin lành từ nước ngoài vào Việt Nam là điều
“không dễ bóc tách, nhận diện” [61, tr.228]. Đó là các hệ phái có từ trước, hiệp
thông với nhau trong “Hiệp hội Thông công Tin lành Việt Nam” VEF và “Hiệp hội
Thông công Liên hữu Tin lành Việt Nam” CFV, các hệ phái có từ trước năm 1975
nay được phục hồi trở lại,… Điều này được xem là một trong những dấu hiệu biến
đổi của “hệ thống tôn giáo”, khiến hệ thống này “thực sự phong phú”. Tuy nhiên,
tác giả bài viết đặt vấn đề “phản ứng của bản sắc văn hóa với xu trào đa nguyên tôn
giáo hiện nay ở Việt Nam là thế nào?” [61, tr.235]. Cuối cùng, tác giả bài viết gợi
mở những suy nghĩ về thách đố pháp lý trước việc công nhận tư cách pháp nhân cho
các tổ chức tôn giáo nói chung, Tin lành nói riêng.
Năm 2012, ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành được nhà nghiên
cứu Catherine L. Albanese mô tả trong Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ như
“những màu sắc khác nhau” [27, tr.410] của phong trào Cải cách, được biểu hiện
thành “làn sóng giáo phái hóa” [27, tr.441] mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Trước
sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện nay, đặc biệt là các “đế
chế truyền hình tôn giáo”, các tổ chức, hệ phái Tin lành sẽ “ngày càng nhân rộng
trong xã hội hiện đại, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ kết thúc” [27, tr.418].
17
Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của Catherine L. Albanese nhắc đến Tin
lành tập trung trong chương 4, 5 phần A (phần 1), chương 11 phần B (phần 1) và
chương kết phần 2 với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái và chủ nghĩa cá nhân được
xem là đặc trưng cơ bản nổi bật [27, tr.400]. Phần 1 của công trình nghiên cứu lịch
sử tôn giáo Mỹ này nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo ở Mỹ bắt đầu từ sự đa
dạng trong tín ngưỡng tôn giáo của người da đỏ, như là “một phương tiện duy trì
bản sắc và thúc đẩy hoạt động chính trị” của họ [27, tr.35]. Phần 2 của cuốn sách
bàn luận về khả năng có thể hợp nhất sự đa dạng của tôn giáo Mỹ hay không khi sự
đa dạng ấy đã nâng lên “thành chủ nghĩa hệ phái và trở thành một cơ cấu xã hội thế
tục, hỗ trợ đắc lực cho cam kết siêu phàm” của nhiều người, thuộc nhiều thành phần
xã hội [27, tr.443].
Một số nghiên cứu từ tác giả Việt Nam
Năm, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Một số tôn giáo ở Việt Nam (lưu
hành nội bộ) [156], sau đó năm 2005 chính thức phát hành rộng rãi. Đây là ấn phẩm
đầu tiên về tôn giáo, về Tin lành ở Việt Nam. Từ khi mới được tác giả biên soạn
cho đến nay, công trình nghiên cứu này đã trải qua hàng chục lần tái bản với trọng
tâm là giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển và đặc trưng của Phật giáo, Công giáo, Tin
lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Trong đó, Tin lành được tiếp cận đa
chiều từ góc độ lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội để luận giải và làm rõ một số vấn
đề như tại sao Tin lành nảy sinh từ châu Âu nhưng hiện nay lại phát triển cực thịnh
ở nước Mỹ; tại sao mặc dù có nhiều tổ chức và hệ phái song Tin lành đều dựa trên
những nguyên tắc chính (đặc biệt là đề cao lí trí trong đức tin và đề cao dân chủ).
Trong phần Tin lành ở Việt Nam, tác giả làm rõ sự đa dạng của các tổ chức,
hệ phái Tin lành qua việc trình bày theo dòng lịch sử từ thời kỳ đầu truyền giáo đến
sự hình thành tổ chức Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin
lành Việt Nam (miền Bắc), Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số
tổ chức, hệ phái Tin lành khác. Ở cuối cùng của phần này, tác giả chú dẫn thêm một
số Nghị định, Quyết định công nhận, Giấy chứng nhận của Ban tôn giáo Chính phủ
cấp đăng ký hoạt động cho một số tổ chức, hệ phái Tin lành ở nước ta. Tác giả nhận
định việc được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được đăng kí hoạt động đã
18
có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam
theo chiều hướng tích cực.
Năm 2002, tiếp tục hướng nghiên cứu trên, công trình Bước đầu tìm hiểu đạo
Tin lành trên thế giới và Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân [154] gồm 4
chương, 10 phụ lục đã trình bày chi tiết về lịch sử ra đời, phát triển của Tin lành
(tập trung trong chương I); giáo lý, luật lệ lễ nghi, tổ chức giáo hội Tin lành, sự
tương đồng và khác biệt giữa Tin lành và Công giáo (tập trung trong chương II).
Đặc biệt, chương III và IV ngoài việc thống kê một số lượng lớn các tổ chức, hệ
phái Tin lành tiêu biểu trên thế giới (27 tổ chức, hệ phái) và Việt Nam (Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và 10 tổ
chức, hệ phái khác còn khảo tả những điểm mốc sự kiện gắn liền với lịch sử quá
trình phát triển của các tổ chức, hệ phái.
Trong công trình, tác giả Nguyễn Thanh Xuân nhận định nhiều tổ chức, hệ
phái là “đặc trưng cơ bản của Tin lành thế giới” và từng tổ chức, hệ phái có mối
quan hệ dọc trong tổ chức, hệ phái cũng như quan hệ theo chiều ngang giữa các tổ
chức, hệ phái với nhau “trên thềm đồng đạo” [154, tr.471], tác giả đồng thời luận
giải các nguyên nhân, các hệ quả lịch sử - xã hội, văn hóa - tôn giáo từ sự đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn tới
sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành như sự “tiếp thu vay mượn của nhau”
[154, tr.100], sự “tự do giải thích Kinh thánh” [154, tr.132], thậm chí là “đôi khi vì
những lí do không đâu” [154, tr.195],… Tác giả nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn đến sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái nhưng dù là lí do gì đi chăng
nữa, để nhìn nhận đúng đắn, khách quan và toàn diện về các tổ chức, hệ phái Tin
lành, giới nghiên cứu phải “dựa theo những tiêu chí nhất định” [154, tr.23] một cách
khoa học và tiếp cận từ góc độ tồn tại khách quan của các tổ chức, hệ phái ấy.
Năm 2016, luận án tiến sĩ Tác động của đạo Tin lành đến an ninh xã hội ở Tây
Nguyên thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Ngà [93] tập trung phân tích quá trình du nhập
của đạo Tin lành vào Tây Nguyên và những tác động của tôn giáo này đến an ninh xã
hội của Tây Nguyên (tập trung trong chương 3, 4). Mặc dù chỉ luận giải tác động của
Tin lành đến một môi trường xã hội cụ thể, song tác giả Nguyễn Thị Ngà cũng khẳng
19
định ngay từ khi mới ra đời, đạo Tin lành đã tồn tại nhiều tổ chức, hệ phái chống đối và
phủ định lẫn nhau. Đồng thời, tác giả đưa ra một số nhận xét mang tính khái quát liên
quan đến nguyên nhân tồn tại đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành như xuất phát
từ quan niệm dân chủ tư sản trong tổ chức, sự tự do giải thích Kinh thánh, tình thế
khách quan thuận lợi như đói nghèo, chiến tranh [93, tr.153],…
Năm 2017, tác giả Nguyễn Khắc Đức với Đạo Tin lành trong vùng dân tộc
Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [33] đã nghiên cứu sự du nhập,
phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc Mông và dân tộc Dao ở khu vực miền núi
phía Bắc từ năm 1987 đến 2004 (tập trung trong chương 1) và từ khi có chỉ thị số
01/2005/ CT - TTg đến nay (tập trung trong chương 2).
Mục III chương 2 khẳng định cuốn sách chỉ đề cập tới những tổ chức, hệ
phái Tin lành có ảnh hưởng mạnh và số tín đồ đông đảo nhất ở khu vực miền núi
phía Bắc. Trong số đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tác giả đánh
giá là “hệ phái tích cực” và đạt hiệu quả cao nhất trong truyền đạo ở khu vực này.
Bằng những số liệu, minh chứng, tác giả đã cho thấy sự phát triển đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự
phát triển này như sự nghèo đói về đời sống vật chất, sự nghèo nàn về đời sống tinh
thần, sự khôn khéo của các đoàn truyền giáo và cả sự hạn chế của hệ thống chính trị cơ
sở (được phân tích trong mục V chương 1). Tác giả khẳng định, nhận định về Tin lành
không phải điều dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu, song khó hơn cả là “tìm đúng
nguyên nhân, đánh giá đúng ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội miền núi phía
Bắc” [33, tr.75]. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự báo trong tương lai, ở khu vực miền núi
phía Bắc, đạo Tin lành sẽ tiếp tục gia tăng các tổ chức, hệ phái nhưng hoạt động thế
nào còn phụ thuộc vào công tác quản lý của hệ thống chính trị cơ sở.
Hai là hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay
Năm 2014, quan điểm các tổ chức, hệ phái Tin lành mới liên tục xuất hiện
như một kiểu “tái cấu trúc bên trong” được tác giả Đỗ Quang Hưng nhận định trong
Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền [77].
Trong công trình nghiên cứu lịch sử công tác lí luận về tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta này, Tin lành được nhận diện là một tôn giáo đa dạng về tổ chức, hệ
20
phái song có sự khác biệt ở mỗi tồn tại xã hội khác nhau và bởi vậy, không dễ dàng
để bóc tách hay nhận diện một cách thật đầy đủ. Nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành
được du nhập từ xã hội Âu Mỹ vào Việt Nam, nhiều tổ chức, hệ phái được hình
thành mới hoặc tách ra từ các tổ chức, hệ phái cũ trong nước,... và “gần như tất cả
các hệ phái Tin lành mà Nhà nước công nhận hiện nay đều có cơ sở chi hội đan xen
nhau” [70, tr.123].
Tác giả khẳng định trong khoảng 3 thập niên gần đây, từ địa vị một tôn giáo
nhỏ bé, Tin lành đã liên tục được “tái cấu trúc từ bên trong”, ngày càng trở thành
một tôn giáo có tính thời sự, cấp bách nhất. Bởi vậy, liên tiếp qua các giai đoạn lịch
sử, Nhà nước đã có những chính sách kịp thời đáp ứng những diễn biến phức tạp
của vấn đề Tin lành. Từ những số liệu thực tế về sự gia tăng nhanh chóng của các
điểm nhóm, tín đồ, cơ sở thờ tự,... thay vì xóa bỏ, hạn chế, chính phủ Việt Nam đã
có những thay đổi căn bản về nhận thức trong giải quyết vấn đề Tin lành. Qua công
trình, tác giả phân tích khá kĩ các văn bản pháp luật, các nghiên cứu liên quan. Từ
đó, tác giả khẳng định, vấn đề Tin lành chỉ có thể được giải quyết khi chính quyền
không khuyến khích phát triển nhưng cũng không cấm đạo và phải hợp pháp hóa để
công tác quản lý có hiệu quả.
Năm 2015, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Thanh Xuân [157] đã cung cấp thêm những số liệu, luận điểm mang tính khái quát
về diện mạo sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam. Công trình
được xuất bản kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ và ngày
truyền thống ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, gồm 2 phần: phần 1 giới thiệu
khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, phần 2 nêu những căn cứ lý luận, căn
cứ thực tiễn cho việc xây dựng chính sách tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Bên cạnh nhiều tổ chức, hệ phái có đường hướng rõ ràng, hoạt động bình
thường, ổn định, một số tổ chức, hệ phái Tin lành hiện nay vẫn còn thái độ cứng
nhắc, bảo thủ, đi theo khuynh hướng độc tôn chủ nghĩa, phủ nhận văn hóa bản địa
nơi Tin lành đi qua [157, tr.13]. Nhận định này được tác giả thẳng thắn đề cập tới
cùng với những đánh giá, nhận xét mới về tổ chức, hệ phái Tin lành so với những
21
công trình nghiên cứu liên quan đến Tin lành của tác giả trước đó. Dẫu vậy, tác giả
vẫn nhìn nhận Tin lành giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, đã và sẽ
tiếp tục trở thành “nguồn lực cho sự phát triển” [157, tr.420]. Giai đoạn hiện nay,
các tín đồ Tin lành chân chính đã tích cực ủng hộ chính sách đổi mới tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta, bày tỏ thái độ không đồng tình trước những tà giáo trái với
niềm tin chính thống [theo 157, tr.408].
Năm 2016, đề tài khoa học cấp Bộ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức Tin lành chưa được công nhận ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải
pháp của tác giả Thiều Thị Hương [69] đã nghiên cứu các tổ chức Tin lành chưa
được công nhận ở Việt Nam. Tính đến năm thực hiện nghiên cứu, đề tài thống kê,
có 11 tổ chức được Nhà nước công nhận, cấp đăng kí sinh hoạt trên tổng số khoảng
80 tổ chức, nhóm, hệ phái Tin lành hiện có ở Việt Nam.
Đề tài khẳng định, theo những số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong hơn
500 năm tồn tại, có khoảng 300 tổ chức, hệ phái Tin lành khác nhau tồn tại trên
thế giới. Đạo Tin lành “là một tôn giáo đa giáo phái (…) các giáo phái của đạo
Tin lành vẫn tiếp tục xuất hiện và tan vỡ” [69, tr.97]. Ở Việt Nam, đề tài nhận
định các tổ chức, hệ phái chưa được Nhà nước công nhận “khá đa dạng về nguồn
gốc, quy mô, cơ cấu tổ chức. Tất cả đều không có cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo
chức sắc nên còn được gọi là “Tin lành tư gia”. Phần lớn các tổ chức Tin lành tư
gia nhờ dựa vào nguồn kinh phí nước ngoài để hoạt động” [69, tr.4]. Vì vậy, tình
hình đạo Tin lành có thể trở nên bất ổn đến từ nhóm tổ chức, hệ phái Tin lành
chưa được công nhận này, nếu Nhà nước không “hoàn thiện môi trường pháp lý
và chỉ đạo thực hiện trên thực tế” [69, tr.98].
1.1.3. Những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra, phương hướng, giải pháp
trong công tác quản lý của Nhà nước đối với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam hiện nay
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đặt ra vấn đề phải đặc biệt quan tâm tới
tính pháp lí cho việc tồn tại của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2001, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước Đạo Tin lành Việt Nam -
thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác quản
22
lý lãnh đạo, quản lý của tác giả Hoàng Minh Đô [32] đã tìm hiểu bức tranh toàn
cảnh về thực trạng Tin lành Việt Nam, làm rõ mối quan hệ giữa Tin lành với chính
trị và đời sống tâm linh đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho công tác
lãnh đạo quản lý Nhà nước đối với Tin lành.
Đề tài nhận định “Trên phương diện quốc tế, Tin lành là một tôn giáo đa giáo
phái. Còn ở Việt Nam, tính chất đa giáo phái ấy có xu hướng phát triển khá đặc thù
(…) cùng với quá trình hội nhập mở cửa, đặc biệt sau khi hiệp ước thương mại Việt
Mỹ được Thượng Viện Mỹ thông qua xu hướng nói trên sẽ diễn ra với một quy mô
rộng hơn, sâu sắc và phức tạp hơn” [32, tr.126]. Trong phần đề xuất đối với công
tác lãnh đạo quản lý của Nhà nước, đề tài khẳng định “trên phương diện quản lý
Nhà nước đối với đạo Tin lành trong cả nước cần phải phân biệt các dạng hoạt động
khác nhau (...) của đạo Tin lành để đưa vào quản lý” [32, tr.150] đồng thời thực
hiện các giải pháp cơ bản, lâu dài, trên mọi phương diện của đời sống xã hội.
Năm 2005, tác giả Đỗ Quang Hưng ở Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn [71] đã dành mục 4 chương 14 thuộc phần 4 để nói về
chính sách của Đảng và Nhà nước ta với các Hội thánh Tin lành với nhận định “Về
mặt tổ chức, tôn giáo này không bao giờ là một thực thể thống nhất” [71, tr.474],
“đa nguyên về tổ chức và nặng về tính cá thể trong đức tin” [71, tr.485] và “phức
tạp, phong phú với nhiều hệ phái mà phần lớn có nguồn gốc từ Âu - Mỹ” [71,
tr.483]. Đến nay, một số tổ chức, hệ phái đã được công nhận tư cách pháp nhân và
được chính phủ ta ứng xử không phân biệt đối xử với các tôn giáo khác.
Cuốn sách gồm 4 phần, 15 chương phân tích các quan điểm mác xít về tôn
giáo (tập trung trong phần 1, 2) và sự vận dụng, kế thừa, phát triển của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ sau cách mạng dân chủ nhân dân đến nay (tập trung trong phần 3,
4). Trong đó, tác giả nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính pháp lí trong
vấn đề đạo Tin lành bởi đây được xem là một tôn giáo có tính quốc tế sâu sắc, đa
nguyên, nhạy cảm. Trong số đó, những chính sách bước đầu của Đảng và Nhà nước
đã có hiệu quả phải kể từ việc cho đăng kí để hoạt động hợp pháp đến việc công
nhận tư cách pháp nhân một số tổ chức, hệ phái; đưa sinh hoạt tôn giáo của các nhà
thờ Tin lành vào vị thế hợp pháp hơn, mặt khác kiên quyết đấu tranh với các lực
23
lượng thù địch lợi dụng Tin lành như một chiêu bài chính trị, đi ngược lại lợi ích
của dân tộc.
Năm 2017, tác giả Nguyễn Xuân Hùng với luận án luận án tiến sĩ Sử học
Quá trình truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975
[68] đã phân tích 2 giai đoạn lịch sử gắn với quá trình truyền giáo của đạo Tin lành
vào Việt Nam là thời kỳ 1911 - 1954 (tập trung trong chương 2), 1955 - 1975 (tập
trung trong chương 3) và những tác động của việc truyền giáo Tin lành đối với
chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam (tập trung trong chương 4). Trong mục 1.4,
chương 1, tác giả Nguyễn Xuân Hùng nhận định “Tính phức tạp, đa dạng của thế
giới Tin lành là vấn đề khó khăn về nhận thức ngay cả đối với các nhà lãnh đạo giáo
hội, sử gia Tin lành” [68, tr.29]. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến tác
giả cho rằng hiện nay, việc nghiên cứu về đạo Tin lành nói chung, những vấn đề cụ
thể liên quan đến Tin lành nói riêng còn có sự tìm hiểu chưa thấu đáo và do đó cần
phải tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu mang tính tổng hợp nhiều hơn.
Ngoài các công trình (sách) đã xuất bản nêu trên, còn các công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học đăng các Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác
tôn giáo, Kỷ yếu hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế,… của các nhà nghiên
cứu Nguyễn Xuân Hùng, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Quang Hưng, Vương Duy
Quang, Mã Phúc Thanh Tươi, Hoàng Minh Đô, Đoàn Triệu Long, Nguyễn Khắc
Đức, Thiều Thị Hương, Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Đăng Bản,… của các chức
sắc Tin lành đăng ở các chuyên san Thánh Kinh nguyệt san,… như các tác giả
Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu, Lê Văn Thiện, Kiều Toản, Trương Văn Tốt, Phạm
Văn Năm, Mã Phúc Thanh Tươi, Đỗ Hữu Nghiêm,…
1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
1.1.4.1. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận
của luận án
Một là, các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều luận cứ có giá trị để
luận án tiếp tục kế thừa, nghiên cứu. Trong số đó có thể kể tới những luận cứ như:
- Không có một giáo hội chung thống nhất như giáo hội Công giáo, Tin
lành lại hình thành nên nhiều giáo hội độc lập, nhiều tổ chức giáo hội đi theo cơ chế
dân chủ bằng hình thức bầu cử [theo 156, tr.121].
24
- Tính đa dạng của tổ chức, hệ phái nằm trong sự phát triển, vận động của
chính Tin lành và nỗ lực từ phía những nhà truyền giáo. Đồng thời tính đa dạng này
còn chịu tác động từ các cuộc chiến tranh, các phong trào giải phóng dân tộc, các
vấn đề kinh tế mà trước hết là nghèo đói, những thành tựu khoa học công nghệ và
nhiều nguyên nhân khác.
- Kể cả cùng một hệ phái, theo cùng một xu hướng thần học nhưng các tín
hữu Tin lành vẫn giữ độc lập về tổ chức, thậm chí ngay trong một quốc gia hay khu
vực [theo 156, tr.128].
- Ở Việt Nam, từ sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức, hệ
phái Tin lành ngày càng tăng lên, đa dạng về xu hướng thần học, thành phần tín đồ, cơ
cấu tổ chức, phương thức, phạm vi hoạt động, mối liên hệ trong nước và quốc tế,…
Hai là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu mô tả lịch sử hình thành,
phát triển, khái quát thực trạng những tổ chức, hệ phái trong nước và quốc tế để
luận án có thể kế thừa trong đánh giá hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái ở Việt
Nam hiện nay.
Ba là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu đưa ra một số nhận định về
nguyên nhân hình thành, phát triển, xu hướng phát triển của Tin lành ở Việt Nam,
giúp luận án có thêm các góc tiếp cận trong luận giải những tác động, hệ quả và dự
báo xu hướng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam trong tương lai.
Bốn là, các công trình đã tổng kết những chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong công tác quản lý đối với đạo Tin lành làm căn cứ lý luận quan
trọng giúp luận án đề xuất những giải pháp thiết thực đảm bảo phù hợp với tính đa
dạng về tổ chức, hệ phái của tôn giáo này trong giai đoạn hiện nay.
1.1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
Mặc dù tất cả các công trình nghiên cứu đều nhắc đến tính đa dạng tổ chức,
hệ phái như một đặc trưng của đạo Tin lành, tuy nhiên theo khảo sát của tác giả luận
án, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về sự đa dạng của các tổ chức, hệ
phái của đạo Tin lành ở Việt Nam cùng các mối quan hệ theo chiều dọc trong từng
tổ chức, hệ phái và theo chiều ngang giữa các tổ chức, hệ phái với nhau.
Từ những nhận định, luận cứ có giá trị được gợi mở, kế thừa từ các công
trình đi trước, tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
25
Vấn đề thứ nhất: Bản thân đạo Tin lành đã đa dạng từ trong quá trình phát
sinh, phát triển, được thừa nhận như một đặc trưng “di truyền” của Tin lành thế
giới. Vấn đề đặt ra là bản chất sự đa dạng ấy chỉ đơn thuần do chính phát triển nội
tại của thực thể tôn giáo này hay còn bị tác động, chi phối bởi nhiều nguyên nhân
khác? Có hay không có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân
khách quan tác động? Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, thế tục hóa,
tái cấu trúc,… có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái
Tin lành? Như vậy, luận án cần luận chứng rõ hơn, phân tích và hệ thống hóa các
nhóm nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự ra đời của nhiều tổ
chức, hệ phái.
Vấn đề thứ hai: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành là vấn đề mang tính
quốc tế, không riêng có ở Việt Nam nhưng hiện nay, khi xem xét nghiên cứu, liệu
có cần xét đến tính đặc thù ở mỗi quốc gia hay không? Mặt khác, sự đa dạng này
chỉ được thống kê qua sự gia tăng cơ học về số lượng các tổ chức, hệ phái hay còn
có những đặc điểm, biểu hiện khác? Sự đa dạng này được cộng đồng thừa nhận hay
phản ứng, mức độ thừa nhận hay phản ứng đến đâu và tại sao? Điều này đặt ra vấn
đề gì cho nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cũng như dự báo xu hướng và đề
xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi cho công tác quản lý nhà nước?
Vấn đề thứ ba: Luận án cần làm sáng tỏ ảnh hưởng của sự đa dạng về tổ
chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay đối với đời sống văn hóa tinh
thần của cộng đồng đạo Tin lành, đối với xã hội cũng như với công tác quản lý của
Nhà nước, những vấn đề đặt ra và các kiến nghị. Điều này rất quan trọng trong môi
trường pháp lý mới ở Việt Nam - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thực thi
năm 2018 và việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Phải chăng sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành là do
chính đặc điểm riêng đặc trưng của Tin lành từ khi hình thành (đặc điểm vốn được
xem là mang tính di truyền) chứ không phải do tác động của yếu tố chính sách, con
người, thời đại (điển hình như xu thế toàn cầu hóa)?
26
- Câu hỏi 2: Hiện trạng sự đa dạng hiện nay của các tổ chức, hệ phái Tin
lành ở Việt Nam như thế nào? Có phải sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở
Việt Nam chỉ đơn thuần là sự gia tăng cơ học về số lượng qua các năm và không đặt
ra bất cứ vấn đề nào khác?
- Câu hỏi 3: Sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam tương
đồng và khác biệt như thế nào so với trường hợp Tin lành ở một số quốc gia khác
như Mỹ - trung tâm sự phát triển Tin lành hiện nay?
- Câu hỏi 4: Các tổ chức, hệ phái Tin lành có xu hướng đa dạng như thế
nào trong tương lai, đặt ra những vấn đề gì đối với chính tôn giáo này và chủ trương
chính sách của Nhà nước Việt Nam?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam vừa
là đặc điểm đặc trưng của tôn giáo này từ khi mới hình thành vừa là kết quả tất
yếu của quá trình toàn cầu hóa, mà trước hết là toàn cầu hóa về văn hóa. Đồng
thời, sự đa dạng này còn chịu tác động từ chủ trương, chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước.
- Giả thuyết 2: Không chỉ đa dạng về số lượng (qua số liệu gia tăng cơ học)
qua các năm, tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam còn đa dạng trên nhiều phương
diện như: thời gian hình thành, phạm vi hoạt động, xu hướng thần học, cách thức
hoạt động, địa vị pháp lý như việc được / chưa được công nhận tư cách pháp nhân.
- Giả thuyết 3: Nếu tất cả các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam và thế
giới được các Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân thì tính đa dạng sẽ giảm dần
và đi đến ổn định.
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết: Cấu trúc - chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng hay còn được gọi là “thuyết chức năng”. Đây
là một trong những lý thuyết điển hình gắn liền với tên tuổi của những nhà xã hội
học như Durkheim, E.Tylor, B.Malinowski, Robert K. Merton,… Lý thuyết này
nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể
mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính
27
chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Áp dụng trong
nghiên cứu tôn giáo, khung lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu nhìn nhận tôn giáo như
một hệ thống phức tạp, mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống tôn giáo đều có những
chức năng nhất định, tương tác lẫn nhau nhằm thúc đẩy tính liên kết và ổn định.
Mặt khác, lý thuyết cũng chỉ ra rằng bên cạnh những hạt nhân mang chức
năng tốt, có tác dụng đối với cấu trúc, còn có những bộ phận “phản chức năng”, gây
cản trở ở các mức độ khác nhau đến sự vận động, phát triển của các bộ phận khác
cũng như toàn thể hệ thống, đưa đến những hành động “lệch chuẩn xã hội”. Việc xác
định hành động “lệch chuẩn xã hội” được dựa trên cơ sở những mục tiêu và phương
tiện được xã hội đồng thuận, ủng hộ, chấp nhận hay phản đối. Điều này được thể hiện
rất rõ nét qua quan điểm của Robert K. Merton. Áp dụng trong nghiên cứu tôn giáo, nội
dung này giúp nhà nghiên cứu có đánh giá đa chiều trong tiếp cận những hạn chế, còn
tồn tại ở những tổ chức, hệ phái truyền đạo trái pháp luật, những biểu hiện tiêu cực đối
với đời sống xã hội, văn hóa của một bộ phận mục sư, tín đồ.
Lý thuyết này được luận án sử dụng ở tất cả các chương 2, 3, và 4. Luận án
sử dụng lý thuyết này ở chương 2 và 3 để phân tích các tổ chức, hệ phái Tin lành
mặc dù nhiều, đa dạng, song không vì thế mà nằm ngoài hệ thống, ngược lại, luôn
là những bộ phận trong một cấu trúc tôn giáo Tin lành bền vững. Mỗi tổ chức, hệ
phái Tin lành có một quá trình vận động, phát triển riêng. Bản thân mỗi tổ chức, hệ
phái cũng là một tiểu cấu trúc, với những chức năng riêng, góp phần tạo nên chỉnh
thể Tin lành đa dạng nhưng vẫn mang những đặc trưng chung. Bên cạnh những tổ
chức, hệ phái Tin lành tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội địa phương, đảm
bảo đời sống tôn giáo ổn định, vẫn còn một bộ phận mục sư hoặc tín đồ có hành vi
“lệch chuẩn xã hội”, truyền đạo trái pháp luật, gây mất trật tự trị an, mất đoàn kết
nội bộ,… Từ đó, lý thuyết giúp luận án xác định những giải pháp cần thực hiện
trong chương 4 để đảm bảo các tổ chức, hệ phái hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
- Lý thuyết: Thực thể tôn giáo
Khái niệm “thực thể tôn giáo” được sử dụng rộng rãi trong giới khoa học,
bắt đầu từ các nước phương Tây sau những năm 2000 gắn với tên tuổi của các nhà
28
nghiên cứu tôn giáo trung lập như Dominique Borne, Jean Paul Willaim, René
Rémond. Lý thuyết “thực thể tôn giáo” coi tôn giáo như một hiện tượng đặc thù của
xã hội loài người, một tất yếu khách quan của mọi kết cấu xã hội bao gồm yếu tố
niềm tin, thực hành nghi lễ trong cộng đồng và bao trùm là các giá trị chung, các
cảm thức tôn giáo, các mối quan hệ tác động qua lại. Cũng theo lý thuyết này, các
hiện tượng tôn giáo có mối quan hệ tương tác, chịu sự tác động và tác động trở lại
đối với các hiện tượng xã hội khác.
Lý thuyết “thực thể tôn giáo” xuất hiện đã bổ sung, hoàn chỉnh cho hướng
tiếp cận chính trị - xã hội của Mác - vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam - khi coi tôn
giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản
phẩm của con người, phản ánh chính những sợ hãi, bất an của con người đối với tự
nhiên và xã hội. Ngoài ra, lý thuyết này cũng giúp làm rõ hơn bản chất hiện thực
phong phú, sống động và tính khách quan của đời sống tôn giáo trước những quan
điểm thuần túy, đơn giản chia tôn giáo thành một cấu trúc gồm giáo lý, giáo luật, lễ
nghi, cơ sở thờ tự, chức sắc và tín đồ.
“Thực thể tôn giáo” trở thành căn cứ lý luận cho luận án trong việc tiếp cận
tính đa dạng các tổ chức, hệ phái như là một thuộc tính khách quan của thực thể Tin
lành. Lý thuyết giúp tác giả có cơ sở đưa ra và đánh giá các nhân tố tác động đến sự
đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở phần 3, chương 2. Đặc biệt, áp dụng khung
lý thuyết này giúp tác giả luận án có cơ sở để nhóm, phân loại hiện trạng sự đa dạng
của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong chương 3 trên cơ sở 3 tiêu chí niềm tin (xu
hướng thần học), thực hành (phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức) và cộng đồng
(tín đồ, phạm vi hoạt động) cũng như ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội (địa
vị pháp lý, mối quan hệ trong nước, quốc tế).
- Lý thuyết: Sử học tôn giáo và tôn giáo học so sánh
Lý thuyết sử học tôn giáo nhận thức về bản thân tôn giáo xuất phát từ lịch
sử phát triển mà tôn giáo đã trải qua, hay nói cách khác là phân tích tôn giáo từ
điểm nhìn lịch sử.
Luận án sử dụng lý thuyết sử học tôn giáo để soi chiếu những sự kiện lịch
sử diễn ra tác động đến sự hình thành, phát triển và quá trình hoạt động của các tổ
29
chức, hệ phái Tin lành. Lý thuyết trở thành cơ sở lý luận cho tác giả tổng quan tư
liệu nghiên cứu, khái quát lịch sử nghiên cứu trong chương 1, phân tích lược sử
quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong phần 2,
chương 2. Lý thuyết với việc xem xét Tin lành trong nhiều chiều cạnh lịch sử,
nhiều bối cảnh không gian, thời gian cũng là một căn cứ giúp tác giả chia nhóm
phân loại và phân tích hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành theo thời
gian hình thành, nguồn gốc trong phần 1, chương 3. Cuối cùng, áp dụng lý
thuyết sử học tôn giáo, từ điểm nhìn lịch sử, sau năm 1975, nhất là sau năm 2005
đến nay, luận án nhìn nhận, đánh giá những vấn đề đặt ra hiện nay trước tình hình
phát triển đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành và dự báo xu hướng biểu hiện đa
dạng trong tương lai ở chương 4.
Lý thuyết tôn giáo học so sánh nhấn mạnh, so sánh theo chiều ngang giữa
các tôn giáo trên cơ sở lấy lịch sử tôn giáo làm xuất phát điểm. Lý thuyết giúp
người nghiên cứu đi tìm hiểu các giá trị thông qua các hiện tượng tôn giáo, các sự
thật lịch sử, so sánh, đối chiếu sự tương đồng/ khác biệt, giao thoa thậm chí là đối
lập giữa các tôn giáo.
Luận án sử dụng lý thuyết tôn giáo học so sánh để so sánh sự đa dạng của
các tổ chức, hệ phái Tin lành từ khi mới xuất hiện đến nay và so sánh trường hợp
Việt Nam với Mỹ trong cùng giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án cũng so sánh
sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành với trường hợp Phật giáo ở Việt Nam.
Ở phạm vi hẹp, luận án cũng sử dụng lý thuyết tôn giáo học để so sánh, đối chiếu
các tổ chức, hệ phái với nhau.
1.3. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Tổ chức tôn giáo:
Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, trong Chương 1, Những quy định chung, tổ
chức tôn giáo được hiểu là “tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một
tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm
thực hiện các hoạt động tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Ví dụ tổ chức
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) của đạo Tin lành, tổ chức Giáo hội Phật
giáo Việt Nam,...
30
Giáo hội: Thuật ngữ “giáo hội” trong Luận án là từ viết tắt của “Tổ chức
giáo hội”. Tổ chức giáo hội được hiểu theo hai nghĩa, hoặc là tổ chức tôn giáo, hoặc
là cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức tôn giáo. Cũng theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo,
trong Chương 1, Những quy định chung, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hiểu là
“tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định
của tổ chức tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Khi đặt trong tương quan với
thuật ngữ “hệ phái”, “tổ chức” được tiếp cận với tư cách là tổ chức tôn giáo, tổ chức
giáo hội. Tổ chức này được đặc trưng bởi tính độc lập, được cụ thể hóa xu hướng
thần học bằng các phương thức hoạt động riêng, độc lập.
Giáo hội và giáo phái không được hiểu giống nhau. Theo cách tiếp cận lịch
sử và nguồn gốc xuất xứ, những thành viên trước kia cùng một giáo hội sau đó tách
ra, thành lập tổ chức mới, được gọi là “giáo phái”. Theo cách tiếp cận xã hội học,
giáo hội có luật định, có hàng ngũ chức sắc, hệ tư tưởng, quản lí bằng giáo luật,
trong khi giáo phái thường mang tính thỏa thuận giữa một nhóm người, cố kết nhau
bằng những cam kết và không tuyệt đối về hệ tư tưởng [xem 134, tr.81].
Hệ phái: Hệ phái được đặc trưng bởi xu hướng thần học, sinh hoạt tôn giáo
thể hiện niềm tin. Do tồn tại nhiều xu hướng thần học khác nhau, phương thức sinh
hoạt tôn giáo khác nhau, Tin lành bao gồm rất nhiều hệ phái. Một hệ phái Tin lành
có thể gồm nhiều tổ chức giáo hội nhưng cũng có thể chỉ có một tổ chức giáo hội.
Trên thế giới, Tin lành có một số hệ phái lớn như Lutheran, Báp tít, Trưởng lão,
Giám lý, Ngũ tuần,... “Giới chức đạo Tin lành người Việt ngoài giáo phái còn dùng
từ hệ phái trong các văn bản của họ để chỉ các giáo phái Tin lành (…) Ngoài ra, còn
một tên gọi vốn rất Việt được giới chức Tin lành sáng tạo ra là Hội thánh (…) mang
ý đề cao cộng đồng của mình, để phân biệt với các hội thế tục khác” [134, tr.79].
Trong Luận án, tác giả sử dụng thuật ngữ hệ phái.
Tổ chức, hệ phái: Xét theo quy mô và tính chất, phải gọi là “hệ phái, tổ
chức”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp, thành thói quen, cụm từ này
được gọi là “tổ chức, hệ phái”. Đây là một cụm từ ghép để nói đến sự đa dạng về tổ
chức, hệ phái Tin lành, cũng có khi để chỉ một tổ chức Tin lành nào đó. Thuật ngữ
này cũng được dùng với trường hợp một số tôn giáo khác như Phật giáo, Cao đài.
31
Chi hội: Chi hội hay còn gọi là Hội thánh cơ sở. Chi hội chính là tổ chức
giáo hội trực thuộc. Thông thường, mỗi hệ phái có 2 cấp là Tổng hội (cấp Trung
ương) và Chi hội (cấp cơ sở). Cấp chi hội ít thông công với các chi hội khác trong
khi Tổng hội có thể mời đại diện để thông công. Chi hội có hai loại là chi hội tự lập
(tự lập về tài chính) và chi hội tự dưỡng (chưa tự lập về tài chính). Ngoài ra còn có
Hội nhánh (chưa đủ điều kiện để thành lập chi hội). Ở những địa phương có đông
tín đồ, nhiều chi hội có thể thành lập Ban đại diện (không phải là một cấp hành
chính) thay mặt Tổng liên hội hướng dẫn hoạt động của chi hội và quan hệ với
chính quyền.
Điểm nhóm: Điểm nhóm là nơi tập hợp tín đồ Tin lành nhóm lễ, sinh hoạt
tại một địa điểm nào đó (nhà riêng, nhà thuê mượn,...) khi chưa đủ điều kiện thành
lập chi hội. Điểm nhóm thường ở quy mô nhỏ, trực thuộc một hệ phái. Theo quản lý
nhà nước, điểm nhóm không giới hạn số lượng tín đồ cụ thể. Ở một số địa phương,
điển hình như tỉnh Hải Dương, điểm nhóm còn được gọi là “cụm tín hữu”, “cụm tín
hữu miền quê”,“chi hội tín hữu miền quê” và nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Đa dạng tổ chức, hệ phái: “Đa dạng” (diversity) không phải là “đa
nguyên” (pluralism). “Đa nguyên” là thái độ, sự phản ứng của con người với tính đa
dạng, trong khi “đa dạng” được hiểu là tính từ chỉ nhiều dạng biểu hiện khác nhau.
Từ đó có thể hiểu đa dạng tổ chức, hệ phái là có nhiều dạng biểu hiện tổ chức, hệ
phái khác nhau, nhiều loại hình tổ chức, hệ phái khác nhau.
Tin lành: Thuật ngữ “Tin lành” trong Luận án là từ gọi tắt của “đạo Tin
lành”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một tôn giáo ra đời trong phong trào cải cách
tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI - một tôn giáo được tách ra từ Công giáo. Đạo Tin
lành có nhiều hệ phái, trong mỗi hệ phái lại có rất nhiều tổ chức. Với những tín đồ
Tin lành, Tin lành là “tin tức tốt lành”, chứ “không phải tin theo để làm lành” (theo
sổ cầm tay “Tin lành cho người Việt Nam”). Ban đầu, khi du nhập vào Việt Nam,
Tin lành được gọi là đạo Thệ phản, theo cách dịch từ mẫu tự La tinh của đạo này là
Protestantism. Về sau, đạo này mới được gọi là Tin lành, theo cách dịch từ chữ
Evangelical, nghĩa là Kinh thánh Phúc âm (để phân biệt với cách dịch Kinh thánh
Phúc âm thành “Tin mừng” của những người theo Công giáo). Ngoài ra, trong thực
32
tiễn, Tin lành còn được gọi là Tin lành/hoặc tôn giáo của xã hội thời thượng, xã hội
văn minh, theo cách dịch từ chữ Reformation (cải cách) mà thế giới hiện đại ngày
nay hay dùng.
Tin lành tư gia: Là tổ chức của những người “đi tìm kiếm tôn giáo nhưng
chẳng theo đạo nào đã thiết lập” [78, tr.69]. Ở Việt Nam, Tin lành tư gia được hình
thành vào giữa những năm 1980. Theo những nhà quản lý, thuật ngữ Tin lành tư gia
hay Hội thánh tư gia được hiểu theo 2 nghĩa, là điểm nhóm của những người sinh
hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tổ chức của những cộng đồng Tin lành chưa được
Nhà nước công nhận về mặt tổ chức.
Tin lành không hệ phái (phi hệ phái): Trước năm 1975, ở miền Nam Việt
Nam xuất hiện một số tổ chức Tin lành không hệ phái. Tin lành không hệ phái
được hiểu là tổ chức thực hiện chức năng kết nối các tổ chức, hệ phái Tin lành
trong cùng một mục vụ chuyên biệt như dịch Thánh kinh, in Thánh kinh, tổ chức
các hoạt động từ thiện xã hội,... nhưng lại không có điều kiện hoạt động mục vụ
trong chính giáo hội của họ. Tin lành không hệ phái còn được hiểu là cộng đồng
tín đồ cùng sinh hoạt tôn giáo nhưng không thuộc tổ chức Tin lành nào. Có thể
kể đến các tổ chức như UBS (United Bible Societies) tức Thánh Kinh hội, SIL
(Summer Institute of Linguistics) tức Hội ngôn ngữ học mùa hè, CCC (Campus
Central City) tức Hội truyền giảng chúa Cơ đốc,... Hiện nay, một số quốc gia,
nhất là ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái đã dẫn đến việc hình thành các cộng
đồng Tin lành độc lập, sống đạo, giữ đạo theo tin thần Tin lành nhưng không
thuộc tổ chức, hệ phái nào.
Thuộc linh: “Thuộc linh“ thường đi liền với chữ “đời sống” để chỉ đời sống
đức tin của các tín đồ Tin lành (ở Việt Nam gọi là “tín hữu Tin lành”, còn những
người Tin lành thường nhận mình là “Cơ Đốc nhân”) vào Chúa Giê su. Đối với
những người tin theo Tin lành, sự tăng trưởng thuộc linh rất có ý nghĩa cho cuộc
sống, góp phần ảnh hưởng, làm thay đổi bên trong đời sống của họ, gắn bó họ ngày
càng nhiều hơn và chặt chẽ hơn với Chúa trời. Bất cứ tín đồ Tin lành nào cũng có
đời sống thuộc linh, họ coi đây là quyền năng được Chúa trời ban ơn, đúng như tinh
thần của Kinh thánh: “Bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì Ngài ban
33
cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời” và “Hãy tin Đức Chúa Giê su, thì
ngươi và cả nhà đều được cứu rỗi” (Công vụ các sứ đồ 16:31) [79, Tân ước, tr.162].
Thông công: “Thông công” hay còn gọi là “Hiệp thông” là một thuật ngữ
chỉ mối quan hệ giữa các tín hữu trong cùng một tổ chức, hệ phái hoặc giữa tín đồ
của các tổ chức, hệ phái khác nhau. Thuật ngữ này cũng là để nói mối quan hệ giữa
tín đồ với đấng tối cao. Tín đồ Tin lành cho rằng: “Thông công nghĩa là kết tình bầu
bạn từ anh chị em khắp nơi trên Thế Giới qua địa vị làm con cái Đức Chúa Trời,...
Thông công là bí quyết phá vỡ tất cả những hàng rào ngăn cách, xóa tan những mâu
thuẫn hiểu lầm. Sự thông công trong Đức Chúa Jesus Christ sẽ khiến cho người
Truyền Giảng Tin Lành đem đến sự chữa lành những tổn thương, hàn gắn những sự
đổ vỡ từ trong Hội Thánh địa phương đến cộng đồng xã hội. Bởi huyết vô tội của
Đức Chúa Jesus Christ mà chúng ta được giao thông cùng nhau” [36, tr.27].
Hiệp một: “Hiệp một” được hiểu là tinh thần đoàn kết, hợp tác, là thái độ
nhất trí, đồng lòng giữa các tín đồ. Nếu có tinh thần hiệp một, việc thông công sẽ
trở nên hiệu quả hơn. Sứ đồ Phao lô trong thư gửi người Phi-líp có đoạn nhắc nhở
về sự nhân từ, khiêm nhượng và tinh thần hiệp một như sau: “Vậy nếu trong Đấng
Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự
thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em
hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi
vui mừng trọn vẹn. Chớ làm sự chi vì lòng cạnh tranh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy
khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh
em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:1-
4) [79, Tân ước, tr.244].
34
Chương 2
ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG
VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
2.1.1. Đạo Tin lành - một tôn giáo cải cách ở châu Âu thế kỷ XVI
Những tín đồ Tin lành tin rằng truyền giảng Tin lành là động cơ đến từ Đức
Chúa Giêsu và đã được bắt đầu từ thời kì các sứ đồ - những người đã được Chúa
chiêu mộ như Anhrê, Simôn Pie rơ, Giacơ, Giăng, Ma-thi-ơ, Phi lip, Gia cơ, Giu
đê,… Hệ thống giáo phụ là những người tiếp tục công việc giúp lan tỏa Hội thánh
sau thời kỳ các sứ đồ, điển hình là Clement (ở La Mã), Ignatius, Papias, Polycarp,
Justin Martyr, Irenaeus, Clement (ở Alexandria), Tetullian, Cprian, Origen (thời kì
các giáo phụ). Tuy nhiên, Cơ đốc giáo vẫn là một tôn giáo bất hợp pháp cho đến
năm 323 Constantine nắm trọn quyền trên đế quốc La Mã và chính thức trở thành
tôn giáo duy nhất hợp pháp của đế quốc La Mã vào năm 392 khi hoàng đế
Theodosius I cấm mọi việc cúng bái, tuyên bố mọi hình thức tôn giáo trái với Hội
thánh là bất hợp pháp (thời kì phong trào Cơ đốc giáo). Sau đó, Hội thánh bắt đầu
thu hút được nhiều người đàn ông và phụ nữ dâng đời sống của mình cho Đức Chúa
trời qua lối sống khổ hạnh và đầy lòng tin kính nơi những tu viện (thời kì phong
trào tu viện). Vào thế kỷ thứ XI, trước sự tấn công của Hồi giáo và sự sụp đổ của đế
quốc La Mã, Đông và Tây Giáo hội bị chia rẽ, quyền lực Công giáo tập trung vào
tay các giáo hoàng, Hội thánh gần như “bị tê liệt trên mặt trận thuộc linh” (thời kì
Hội thánh phương Tây truyền giáo). “Những cuộc thám hiểm dũng cảm đã thúc đẩy
châu Âu rời khỏi khuôn mẫu cổ hủ” như cuộc thám hiểm của Vasco da Gama đến
Ấn Độ vòng theo cực nam châu Phi năm 1397, Christopher Columbus về phía Tây
và tìm ra châu Mỹ năm 1492 (thời kì phong trào cải chánh). Wycliffe được xem là
“ngôi sao mai của thời kì cải chánh” cho tới khi Martin Luther “châm ngòi lửa đầu
tiên cho công cuộc cải chánh” [theo 36, tr.88].
Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, việc buôn bán bùa xá tội của giới chức sắc
trong giáo hội Công giáo đã trở nên khá phổ biến. Việc phải trả tiền cho lễ rửa tội
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785
Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sựLuận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOTĐề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
Đề tài: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật, HOT
 
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 

Similar to Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785

Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfNuioKila
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...nataliej4
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785 (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
 
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoLịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Lịch sử các quy định của pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt NamLuận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
Luận án: Ảnh hưởng Nho giáo đến giáo dục đạo đức ở Việt Nam
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh HoáLuận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo tin lành ở việt nam hiện nay 6507785

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI LỆ QUYÊN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI LỆ QUYÊN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Bùi Lệ Quyên
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu 25 1.3. Những khái niệm liên quan đến luận án 29 Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34 2.1. Đạo Tin lành và những đặc điểm cơ bản 34 2.2. Quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 52 2.3. Những yếu tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam 59 Chương 3: THỰC TRẠNG SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 72 3.1. Sự đa dạng về thời gian, nguồn gốc du nhập của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 72 3.2. Sự đa dạng về loại hình của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 83 3.3. Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 100 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 121 4.1. Những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 121 4.2. Xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam 131 4.3. Một số giải pháp, kiến nghị về công tác đối với Tin lành 134 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 161
  • 5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính đến 3/2015 và 4/2019.........................................................................93 Biểu đồ 3.2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................94 Biểu đồ 3.3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................94 Biểu đồ 3.4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước tính đến 3/2015 và 4/2019..................................................................95 Biểu đồ 3.5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................95 Biểu đồ 3.6. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019................................................................................96
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1911 đã đặt dấu mốc cho công cuộc truyền giáo Tin lành của các giáo sỹ Bắc Mỹ vào Việt Nam. Có thể nhận định, so với các tôn giáo có nguồn gốc từ nước ngoài, Tin lành du nhập vào Việt Nam muộn hơn. Gần 65 năm, từ năm 1911 đến năm 1975, đạo Tin lành ở Việt Nam có khoảng gần 180 ngàn tín đồ với gần mười tổ chức, hệ phái, trong đó chủ yếu là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Hội Truyền giáo The Christian and Missionary Alliance - CMA do mục sư A. B. Simpson sáng lập truyền vào), có mặt chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Từ năm 1975, do nhiều nguyên nhân, việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm cũ; hướng tới hạn chế, thu hẹp tôn giáo, đặc biệt sau khi một bộ phận tín đồ đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị FULRO lợi dụng đã khiến đạo Tin lành ở phía Nam không được nhìn nhận hợp pháp về tổ chức. Trong khi đó ở miền Bắc, đạo Tin lành hoạt động cầm chừng; số lượng tín đồ, mục sư ít ỏi. Tuy nhiên những năm gần đây, đạo Tin lành không những không thu hẹp mà còn tồn tại, phát triển với sự gia tăng nhanh về số lượng tín đồ và mở rộng phạm vi hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt ngày càng nhiều tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành xuất hiện. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2015 cả nước có trên dưới 100 tổ chức, hệ phái và nhóm Tin lành khác nhau hoạt động trên địa bàn các địa phương trong cả nước. Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái được coi là “căn tính” của đạo Tin lành, nhưng tốc độ gia tăng nhanh các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam là điều bất thường cần quan tâm. Sự phát triển đột biến của đạo Tin lành về số lượng tín đồ, số lượng tổ chức, hệ phái và mở rộng phạm vi hoạt động đã biến đạo Tin lành ở Việt Nam trở thành vấn đề “vừa mới, vừa lớn, vừa khó”, vừa mang tính thời sự (tính cập nhật, nóng lên hàng ngày liên quan đến vấn đề Tin lành), vừa mang tính thời đại (liên quan đến thời kỷ đổi mới mở cửa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa), thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, chính trị, quản lý và của các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương.
  • 7. 2 Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 Về một số công tác đối với đạo Tin lành, với sự nỗ lực của các ngành ở trung ương và các địa phương, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam chuyển biến tích cực, hoạt động đi theo xu hướng ổn định và tuân thủ pháp luật, những mặt tiêu cực trong quá trình truyền đạo, theo đạo giảm đi và triệt tiêu dần, những mặt tích cực được bộc lộ và phát huy. Tuy nhiên, tình hình đạo Tin lành ở Việt Nam vẫn còn nổi lên nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó có việc nhiều tổ chức Tin lành mới hình thành, mới truyền vào chưa được đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức, vẫn hoạt động “ngoài vòng pháp luật”. Điều này gây ảnh xấu đến xã hội, dư luận ở Việt Nam và cả trên bình diện quốc tế. Đến nay nhiều nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam, về chính sách tôn giáo đối với đạo Tin lành của Đảng và Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều công trình được công bố và xã hội hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu một vấn đề cụ thể về sự đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay, phục vụ cho việc nhận diện đầy đủ về đạo Tin lành, từ đó có cơ sở để thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin lành, chưa được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm đúng mức. Đặt vấn đề như vậy, đề tài nghiên cứu “Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay” để nhận thức, ứng xử với sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái Tin lành trong điều kiện mới. Đây là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của luận án Luận án nghiên cứu, làm rõ hiện trạng đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay; luận giải nguyên nhân, những vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước đối với Tin lành trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, luận án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:
  • 8. 3 Một là, phân tích những đặc trưng của Tin lành về tôn giáo và xã hội, làm rõ quá trình du nhập, phát triển của Tin lành ở Việt Nam và các yếu tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam; Hai là, phân tích hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; Ba là, xác định một số xu hướng đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam, một số vấn đề đặt ra và những giải pháp, kiến nghị về công tác đối với các tổ chức, hệ phái Tin lành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái của Tin lành ở Việt Nam, tuy nhiên tập trung ở địa bàn các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), một số tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hải Dương), một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng). Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các tổ chức, hệ phái Tin lành hoạt động tính từ năm 1975 đến nay, tập trung ở giai đoạn 2005 (thời điểm ra đời Chỉ thị 01 Về một số công tác đối với đạo Tin lành) đến năm 2019. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nhóm nhân tố tác động đến sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay; hiện trạng đa dạng; những vấn đề đặt ra từ sự đa dạng, xu hướng biểu hiện tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai và đưa ra những đề xuất, kiến nghị. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là: quan điểm lịch sử cụ thể và toàn diện
  • 9. 4 trong xem xét các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm về nguồn gốc hiện thực của tôn giáo; quan điểm tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm đoàn kết đồng bào có đạo, đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, luận án còn được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin lành, đặc biệt là: quan điểm về vấn đề theo đạo, truyền đạo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chủ trương công nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức, hệ phái đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trước hết, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận này xem xét các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam với trạng thái vận động, phát triển đa dạng riêng nhưng có mối quan hệ tác động qua lại nhất định theo chiều dọc, chiều ngang, quốc gia - quốc tế trên tinh thần đồng đức tin Kitô. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Một là, phương pháp phân tích và tổng thuật tài liệu thứ cấp: Luận án thu thập, phân tích, tổng thuật các tài liệu đã có. Đây đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng của luận án, giúp tác giả luận án kế thừa chọn lọc thành tựu nghiên cứu từ các học giả đi trước, tìm ra khoảng trống và bổ sung thêm những luận cứ, luận chứng cá nhân thu thập được. Hai là, phương pháp tiếp cận khảo sát: Tác giả luận án tập trung vào 3 phương pháp điển hình trong tiếp cận khảo sát là tiếp cận nội quan, tiếp cận lịch sử và lôgic, tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống cấu trúc. Cụ thể là, luận án bày tỏ quan điểm, nhận định cá nhân bằng phương pháp tiếp cận nội quan; thu thập thông tin, xử lý số liệu về các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam theo thời gian, dòng sự kiện bằng phương pháp tiếp cận lịch sử và lôgic; đánh giá sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam trong mối tương quan với nhau và với một số tổ chức, hệ phái Tin lành nước ngoài (cụ thể là Mỹ) cũng như Phật giáo là một tôn giáo khác bằng phương pháp tiếp cận cá biệt và so sánh, hệ thống và cấu trúc.
  • 10. 5 Ba là, phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Nhằm có cái nhìn toàn diện, đa chiều và đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia là những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Phương pháp này được hỗ trợ thêm bằng phương pháp phỏng vấn sâu trong quá trình tác giả đi điền dã, quan sát, phỏng vấn, ghi chép từ thực tiễn. Tác giả luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng gồm nhà quản lý công tác Tin lành của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ, đại diện chính quyền địa phương ở địa bàn có Tin lành (ví dụ công an, chủ tịch xã,...), mục sư Tin lành, tín đồ Tin lành. Bên cạnh đó, tác giả cũng lồng ghép các phương pháp khác như quan sát tham dự, phân tích tình huống, diễn dịch, quy nạp,... 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống, cập nhật về tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ diện mạo sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam dưới các góc độ thời gian, nguồn gốc ra đời, xu hướng thần học, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, tín đồ, cơ sở pháp lý. Thứ ba, luận án nhận định một số vấn đề thực tiễn đặt ra từ sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành Việt Nam và những dự báo xu hướng, kiến nghị giải pháp phù hợp, khả thi cho công tác tôn giáo của nhà nước từ sự đa dạng ấy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp một số luận cứ khoa học trong nghiên cứu lý luận về đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành, về các tổ chức, hệ phái Tin lành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trước hết, kết quả nghiên cứu bước đầu của luận án thiết thực hỗ trợ nhiệm vụ giảng dạy đại học của tác giả về Lý luận tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Luận án còn có thể trở thành một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu tổng quan hoặc chuyên sâu về Tin lành cũng như từng tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam. Ở góc độ khác, việc luận án nhận định những vấn đề đặt ra hiện nay và dự
  • 11. 6 báo những biểu hiện đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành trong tương lai góp phần nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của nhà nước đối với đạo Tin lành nói chung, từng tổ chức, hệ phái Tin lành nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời cam đoan, mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu khoa học, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những nghiên cứu về các tổ chức, hệ phái Tin lành trên thế giới và Việt Nam Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài Năm 1999, Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên được xuất bản [158]. Tính đến năm 2016, tác phẩm đã 5 lần được tái bản ở Việt Nam. Trong đó, nhóm các tác giả xem đa dạng tổ chức, hệ phái như là một tất yếu lịch sử của đạo Tin lành thế giới. Ngoài việc khái quát về mười tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới như đạo Cơ đốc, đạo Phật, đạo Hồi,… công trình còn phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa tôn giáo với phát triển xã hội, tôn giáo với tiến bộ văn hóa, sự cố gắng đối thoại giữa “những người khác nhau về tông phái và hình thái ý thức”,… Công trình bao gồm 13 chương, trong đó, phần “Phái hệ và thể chế tổ chức” (thuộc chương XII “Đạo Cơ đốc”) đưa ra nhận định về đạo Tin lành nói chung và Tin lành Trung Quốc nói riêng trong thế so sánh với hai phái khác được tách ra từ Cơ đốc giáo là Công giáo và Chính thống giáo. Hoàng Tâm Xuyên và các học giả Trung Quốc gọi các tổ chức, hệ phái là các “tông phái”. Làm rõ sự đa dạng về tổ chức, hệ phái như là tính tất yếu lịch sử của đạo Tin lành, nhóm tác giả nhận xét thêm “trong Tin lành thì tông phái xuất hiện nhiều như cây rừng, chẳng ai quản được ai. Gần đây tuy có đề xướng cuộc vận động giáo hội phổ thế, nhưng về tổ chức cũng chưa thể hợp nhất thực sự” [158, tr.508]. Các học giả chỉ rõ, xu hướng ngày càng đa dạng các tổ chức, hệ phái được xem như là “một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tư tưởng thần học Cơ đốc đương đại” [158, tr.520]. Quan điểm này được họ bình chú bởi hàng loại minh chứng như: hiện nay phần lớn các tông phái Tin lành chỉ thừa nhận lễ Bắp - têm và Tiệc thánh là Thánh lễ do đích thân chúa Giê su định ra nhưng cũng có tông phái không thừa nhận, không ít tông phái không còn ăn bánh thánh trong dịp lễ ngày Chủ
  • 13. 8 nhật,… ngày càng nhiều tông phái nỗ lực xây dựng tổ chức “mang tính Đường hội để tiện việc quản lý tập thể đối với giáo hội” [158, tr.520], nhiều loại tông phái cùng tồn tại, thúc đẩy nhau phát triển như Tông Vệ Lý, Tông Tín nghĩa, Hội Cứu nghệ, Hội Cứu thế quân, Hội Ngũ Tuần tiết,… Năm 2006, Jean Baubérot xuất bản Lịch sử đạo Tin lành [78], qua đó tiếp tục khẳng định tính tất yếu lịch sử trong tính đa dạng của Tin lành thế giới. Cuốn sách phân tích những đặc trưng của đạo Tin lành (tập trung trong chương 1); quá trình hình thành, phát triển đạo Tin lành với những nhân vật thần học Tin lành tiêu biểu, sự kiện điển hình, tại các vùng lãnh thổ thể hiện rõ nhất dấu ấn của Tin lành như Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Mỹ,… (tập trung trong chương II, III); những cơ hội phát triển, khó khăn, thách thức và các vấn đề mới phát sinh đối với Tin lành hiện nay (tập trung trong chương IV, V, VI). Nghiên cứu một cách khái quát các niên điểm phát triển của Tin lành trong lịch sử nhân loại, tác giả khẳng định cùng những dạng mới về tổ chức chính trị dân chủ tư sản, Tin lành góp phần tạo nên sự tiếp hợp “mang tính lịch sử” đối với tổ chức tư bản (tức là nhà nước tư bản). Từ đó, tác giả đồng quan điểm với Max Weber khi cho rằng những người Tin lành “đã tham dự làm xuất hiện một xã hội phương Tây hiện đại” [78, tr.179] và “đã đóng góp vào sự hình thành của chủ nghĩa tư bản” [78, tr.96]. Trong đó “tính đa giáo phái” của Tin lành được xem như là một “sự bùng nổ uy quyền tôn giáo” tất yếu [78, tr.65], phù hợp với “tính hợp lý đặc thù của xã hội công nghiệp” [78, tr.179]. Mặc dù công trình không trực tiếp nghiên cứu sự đa dạng tổ chức, hệ phái của Tin lành, song những nhận định của tác giả đã khẳng định một đời sống Tin lành sống động, phong phú từ khi mới ra đời đến nay với nhiều tác phẩm thần học, xu hướng thần học, tổ chức giáo hội, các cuộc đấu tranh,… Trong phần kết luận, tác giả bày tỏ quan điểm rằng “tính đa giáo phái” đã là “một tất yếu lịch sử” của Tin lành, tiếp tục có khả năng vẫn là xu hướng phát triển của Tin lành trong tương lai. Bởi lẽ, hiện nay, Tin lành đang phải “đối diện” với “cái thế giới hiện đại mà chính nó đã góp phần tạo nên” [78, tr.151]. Tin lành buộc phải lựa chọn hoặc “các giáo phái chống đối lẫn nhau” hoặc tìm cách cùng chung sống với nhau, tức là “con
  • 14. 9 đường duy trì tính thống nhất bằng chủ nghĩa đa nguyên nội bộ, sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái” [78, tr.185]. Năm 2008, Max Weber trong Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản [89] chỉ rõ hơn rằng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái cũng đã gây nên không ít xung đột và diễn biến phức tạp cho Tin lành nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Công trình gồm hai phần, phần 1 “Vấn đề” gồm 3 chương tập trung phân tích các khía cạnh chung của tôn giáo, “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, các mục tiêu nghiên cứu; phần 2 “Quan niệm đạo đức về nghề nghiệp trong đạo Tin lành khổ hạnh” gồm 3 chương tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Tin lành đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong tinh thần tính duy lý về kinh tế, giá trị cá nhân, kỷ luật trong kinh doanh, lao động,… Ở phần “Các giáo phái Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, các hệ phái (sekte - tác giả trích nguyên văn theo sách dịch) được coi là “một nhóm tôn giáo nhỏ”, là “các hội đoàn gồm những thành viên có đủ tư cách về tôn giáo” khác với các giáo hội (kirche) được “quan niệm như là một tổ chức nhắm đến sự cứu rỗi”. Tin lành không có giáo hội thống nhất. Sự tồn tại của hệ phái và giáo hội là nguyên tắc có tính cơ cấu tất yếu của Tin lành và đã gây nên sự xung đột bên trong, bên ngoài. Điều này đã được kiểm chứng qua lịch sử phát triển của Tin lành thế giới từ nhiều thế kỷ trước đến nay, từ thời kỳ Zwingli đến Kuyper và Stocker [89, tr.369-352]. Năm 2016, nghiên cứu sinh người Malaisia Annette Wong Ai Khim đã thực hiện luận án A few significant protestant christian denominations officially recognized by the VietNam government in the approach through socio- history from 2007 to present (Một số hệ phái đạo Tin lành mới được chính phủ Việt Nam công nhận theo cách tiếp cận lịch sử và xã hội từ năm 2007 đến nay) [1]. Luận án bao gồm 3 chương: giới thiệu về đạo Tin lành và hai quan điểm về hai tôn giáo chính/triết lý và đạo Tin lành ở Việt Nam (chương 1), lịch sử phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam từ khi hình thành đến hiện tại (chương 2) và những thách thức của các hệ phái Tin lành nổi bật được chính phủ Việt Nam công nhận đang phải đối mặt hiện nay (chương 3).
  • 15. 10 Bên cạnh việc chỉ ra những “khó khăn trong việc hiểu rõ sự khác nhau về thần giáo và đức tin cũng như sự riêng biệt của các hình thức tôn giáo giữa các hệ phái” [1, tr.4] và việc tài liệu nghiên cứu gắn với sự phát triển các hệ phái ở Việt Nam được lưu giữ bị thiếu hụt, tác giả đã nhận thấy, ngày nay Tin lành Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng trở thành cộng đồng tôn giáo nổi bật với sự đa dạng về hệ phái. Với cách tiếp cận lịch sử và xã hội, tác giả giải thích ngắn gọn những hiểu biết cơ bản về pháp lý và thần học của các hội thánh đạo Tin lành được công nhận ở Việt Nam (tác giả lựa chọn giới hạn nghiên cứu gồm Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc và miền Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Hội thánh Mennonite Việt Nam, Tổng hội Báp tít Việt Nam Ân điển Nam phương) đồng thời đưa ra những cách lí giải của mình về những lí do tại sao các hội thánh được và chưa được công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức. Một số nghiên cứu từ tác giả trong nước Năm 2002, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam [155]. Đây là ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam viết chuyên về đạo Tin lành nêu bật sự đa dạng về tổ chức, hệ phái, coi đó là một đặc điểm của đạo Tin lành. Tác giả nói rõ thêm, tính đa dạng này cũng được thể hiện rõ nét ở Việt Nam, qua việc có nhiều tổ chức, hệ phái cùng tồn tại, có mối liên hệ qua lại với nhau, cả trong nước và quốc tế. Tác giả đã dành mục “Một số hệ phái Tin lành” để khái quát hóa mối quan hệ quốc tế giữa một số hệ phái Tin lành thế giới với các hệ phái Tin lành ở Việt Nam như Tin lành trưởng lão, Tin lành Báp tít, Tin lành Mennonite, Tin lành Giám lý, Tin lành Thanh giáo và Giáo hội Công nghị, Tin lành Quây cơ, Tin lành Lutheran, Tin lành Cải cách, Giáo hội Thống nhất, Tin lành Môn đệ Đấng Christ, Tin lành Ngũ tuần, Những nhà khoa học Kitô giáo, Cơ đốc Phục lâm, Cứu thế quân, Nazarene, Tân sứ đồ, Giáo hội Quốc tế bốn phương, Chứng nhân Jehovah (Giê hô va), Mormon (Mặc Môn) và Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo (trong đó đáng chú ý là lượng tín đồ của Hội Liên hiệp Phúc âm và Truyền giáo trên toàn thế giới chiếm tỉ lệ lớn nhất tại Việt Nam) [155, tr.287]. Năm 2011, Tọa đàm bàn tròn Đạo Tin lành ở Việt Nam giai đoạn 1976-2011 (The Protestantism in VietNam from 1976 to 2011) [134] đã có nhiều tham luận
  • 16. 11 xoay quanh 2 nhóm vấn đề chính: những vấn đề Tin lành chung nhất và những trường hợp Tin lành cụ thể như ở Đà Nẵng, Thái Nguyên,… Trong số các trao đổi, đáng chú ý là Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Về thành phần tổ chức, hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Xuân Hùng, Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ Quang Hưng,… Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong bài viết “Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành” cùng chung nhận định với nhiều nhà nghiên cứu ở điểm “Tin lành ngay từ khi ra đời đã phân liệt thành các hệ phái” [134, tr.29] và hiện tại, việc thống kê chính xác con số là tương đối khó khăn bởi nhiều tổ chức, hệ phái vẫn tiếp tục ra đời. Chính tính đa dạng về tổ chức, hệ phái cùng tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam đã trở thành “hai đặc điểm quan trọng quy định vấn đề quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành ở Việt Nam” [134, tr.28]. Nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đặc biệt là việc công nhận tổ chức của đạo Tin lành đã và đang được triển khai ở Việt Nam chính là những nguyên nhân căn bản giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết “Về thành phần tổ chức, hệ phái trong đạo Tin lành tại Việt Nam hiện nay” bên cạnh nhận định: “khác biệt với nhiều tôn giáo khác, tính đa nguyên, đa dạng của đạo Tin lành có ngay từ buổi ban đầu khi tôn giáo này ra đời” [134, tr.79] đã đi sâu làm rõ một số vấn đề thuật ngữ và khái niệm như “giáo phái, hệ phái, giáo hội”. Trong khi thuật ngữ “giáo hội” không gây nhiều tranh luận thì “giáo phái, hệ phái” lại tạo nên nhiều tranh luận, điển hình nhất là 2 trường phái tranh luận “lịch sử - nguồn gốc” và “xã hội học”. Song tác giả nhận định dẫu là trường phái nào, cũng không thể phủ nhận một thực tế là giai đoạn hiện nay, thế giới bùng phát phong trào của nhiều nhóm phái Tin lành tự do “với quy mô nhỏ, lúc hợp lúc tan với số lượng lên tới vài nghìn người” [134, tr.83]. Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Mấy vấn đề thần học Tin lành ở Việt Nam hiện nay” chỉ ra rằng, các vấn đề chính trị - xã hội, hội nhập văn hóa, hệ phái đã và đang trở thành những vấn đề thần học Tin lành cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
  • 17. 12 Thực tế truyền giáo và đời sống thuộc linh của tín đồ chịu sự chi phối của những giáo lí căn bản, song “dần dần, “đời sống thần học” của các mục sư, truyền đạo, tín hữu cũng có sự thay đổi theo chiều hướng ngày càng sát hợp hơn với đời sống thường nhật” [134, tr.122]. Trong số các đặc điểm thần học, tác giả nhận xét: “di sản xa của Tin lành Phúc âm Pháp sẽ tiếp nối với những di sản gần (trước năm 1975) của Hội CMA, trở nên một đặc điểm thần học quan trọng nhất của cộng đồng Tin lành Việt Nam hôm nay” [134, tr.118]. Năm 2014, tác giả Vũ Thị Thu Hà với luận án Hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam và Trung Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới - cải cách mở cửa) tiếp tục cùng tuyến quan điểm này. Luận án phân tích hoạt động truyền giáo của đạo Tin lành từ khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam (từ năm 1911 đến đổi mới năm 1986, tập trung trong chương 2) và vào Trung Quốc (từ năm 1807 đến cải cách mở cửa năm 1979, tập trung trong chương 3). Ở mục 1.4 của chương 1, luận án nhận định “Hiện nay, sự phát triển đa nguyên đa hệ phái của đạo Tin lành đã hình thành nên một cục diện vô cùng phức tạp, thần học Tin lành cũng tỏ ra vô cùng phong phú và đa dạng” [38, tr.24]. Tác giả luận án Vũ Thị Thu Hà đánh giá thêm, các tổ chức, hệ phái Tin lành luôn luôn vận động theo xu hướng khi thì sáp nhập, khi thì phân hóa chứ không tồn tại bất biến nguyên thể. Trong số đó, có 6 tổ chức, hệ phái lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến các tổ chức, hệ phái khác gồm Luther, Calvin, Anh giáo, Công lí, Báp tít, Giám lý. Ngoài ra, hiện nay xuất hiện hàng trăm tổ chức, hệ phái Tin lành phân bố ở trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới với những đặc điểm, phương pháp truyền giáo khác nhau. 1.1.2. Những nghiên cứu về đa dạng, nhân tố tác động và hiện trạng sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam Một là lý thuyết đa dạng, những nhân tố tác động đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay Một số nghiên cứu từ tác giả nước ngoài Năm 2006, Diana L. Eck viết “From Diversity To Pluralism” (Từ đa dạng đến đa nguyên) [160], xuất bản trên Columbia University Press (Báo Đại học
  • 18. 13 Columbia) (số hiệu 1-800-944-8648), đăng tải trên link báo điện tử: https://static1.squarespace.com/static/5464ade0e4b055bfb204446e/t/566f654a5a566 8192a192286/1450141002478/From+Diversity+to+Pluralism.pdf. Tác giả bài báo so sánh hai thuật ngữ “đa nguyên” (pluralism) và “đa dạng” (diversity) và khẳng định đôi khi trong đời sống được sử dụng như thể chúng là từ đồng nghĩa, nhưng sự đa dạng đơn giản chỉ là số nhiều, là các dạng biểu hiện. Đa nguyên là sự tham gia tạo ra một xã hội chung từ tất cả số nhiều đó. Tác giả ví dụ, trên cùng một con đường ở Silver Spring, Maryland có nhà thờ Công giáo Việt Nam, chùa Phật giáo Campuchia, nhà thờ Chính thống Ukraine, Trung tâm Cộng đồng Hồi giáo, nhà thờ Disciples of Christ và đền thờ Mangal Mandir Hindu đều nằm trong cùng một khu phố. Đây chắc chắn là sự đa dạng, nhưng không có bất kỳ sự tham gia hay mối quan hệ nào với nhau, nó có thể không phải là một ví dụ của đa nguyên. Đa nguyên chỉ là một trong những phản ứng có thể có đối với sự đa dạng này. Một số người có thể cảm thấy bị đe dọa bởi sự đa dạng, hoặc thậm chí là thù địch với nó. Xuyên suốt lịch sử nước Mỹ đã có những nhóm bày tỏ định kiến và không khoan dung đối với những người mới đến của các tôn giáo và văn hóa khác. Những người khác có thể mong đến ngày khi tất cả những khác biệt này mờ dần và nền văn hóa chủ yếu là Kitô giáo. Rõ ràng chủ nghĩa đa nguyên sẽ thu hút những người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau trong việc tạo ra một xã hội chung - không phải là một thứ có sẵn, mà là một thành tựu. Năm 2007, trên Tuần báo ICFAI Journal of History and Culture (Tuần báo Lịch sử và Văn hóa) số 1, trang 25-43, tiến sĩ V.S.Harrison, Department of Philosophy, University of Glasgow Glasgow, Scotland, UK (Khoa Triết học, trường đại học Glasgow Glasgow, Scotland, Anh) viết bài “Theorising Religious Diversity in a Multicultural World” (Lý thuyết hóa đa dạng tôn giáo trong thế giới đa văn hóa) [162], đăng tải trên link báo điện tử: https://www.resea rchgate.net/publication/38415694_T heorising_religious_diversity_in_a_multicultural_world. Bài viết này xem xét một loạt các phản ứng đối với các vấn đề tôn giáo và triết học được nảy sinh từ “đa nguyên tôn giáo” (religious pluralism). Bên cạnh các câu hỏi cụ thể được đặt ra từ đa nguyên tôn giáo là sự khác nhau giữa các truyền
  • 19. 14 thống của từng tôn giáo như thế nào, thì vấn đề chung hơn mà tất cả các trí thức tôn giáo phải đối mặt là làm thế nào để cung cấp một lý thuyết thuyết phục về mối quan hệ giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bài viết đánh giá ngắn gọn chủ nghĩa “độc thần tôn giáo” (exclusivism) và chủ nghĩa “bao gồm” (inclusivism), trước khi tập trung vào các lý thuyết về đa nguyên tôn giáo. Sau khi làm rõ sự khác biệt giữa đa nguyên tôn giáo và chủ nghĩa “tương đối” (relativism) về tôn giáo, và so sánh, đánh giá các hình thức đa nguyên khác nhau, bài viết kết luận rằng mức độ thuyết phục của bất kỳ lý thuyết cụ thể nào về sự đa dạng tôn giáo sẽ phụ thuộc vào việc người ta thấy những giáo lý căn bản của tôn giáo thuyết phục như thế nào. Điều này ngụ ý rằng ưu tiên thực sự của các học giả khi nói đến các lý thuyết đối lập với đa nguyên tôn giáo là cố gắng hướng tới một sự hiểu biết chung về bản chất của tôn giáo. Năm 2015, Dale Tuggy viết “Theories of Religious Diversity” (Các lý thuyết về đa dạng tôn giáo) [160] xuất bản trên tạp chí của State University of New York at Fredonia (Hệ thống Đại học Bang New York ở Fredonia), đăng tải trên link báo điện tử: https://www.iep.utm.edu/reli-div/#H1. Đây là bài báo khoa học được trích dẫn rất nhiều trong nghiên cứu về đa dạng, đa nguyên tôn giáo trên thế giới tính đến nay. Cũng cùng tuyến quan điểm với V.S.Harrison ở bài viết nêu trên, tác giả Dale Tuggy nói về đa dạng tôn giáo trên các quan điểm “đa nguyên” (pluralism), “độc thần” (exclusivism) và “bao gồm” (inclusivism). Đa dạng tôn giáo được xem là những sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và thực hành tôn giáo. Điều này luôn được công nhận bởi những người bên ngoài các cộng đồng nhỏ và cô lập nhất. Nhưng gần đây, sự phổ biến của thông tin do du lịch, các sách báo xuất bản và di cư đã buộc những người suy nghĩ thấu đáo phải nhìn nhận sâu sắc hơn về đa dạng tôn giáo. Các cách tiếp cận “đa nguyên” về đa dạng tôn giáo cho rằng, bất cứ tôn giáo nào cũng có giá trị, ý nghĩa như các tôn giáo khác trong giới hạn nào đó. Ngược lại, các cách tiếp cận “độc thần” cho rằng chỉ có một tôn giáo là có giá trị độc nhất. Cuối cùng, những người theo lý thuyết “bao gồm” cố gắng đứng trung lập bằng cách đồng ý với chủ nghĩa “độc thần” là chỉ một tôn giáo có giá trị nhất,
  • 20. 15 trong khi vẫn đồng ý với chủ nghĩa “đa nguyên” là các tôn giáo khác cũng có giá trị to lớn. Năm 2008, Lưu Bành xuất bản Tôn giáo Mỹ đương đại - nằm trong bộ sách Nước Mỹ đương đại tùng thư [23]. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo Mỹ gồm 3 nội dung chính: quan hệ của người dân Mỹ với tôn giáo (tập trung trong chương 1), quá trình hình thành, phát triển của các tôn giáo Mỹ (tập trung trong chương 2, 3, 4, 5, 6), quan hệ của tôn giáo Mỹ với chính trị và xã hội (tập trung trong chương 7, 8). Tin lành được được nghiên cứu tổng hợp tập trung trong chương 3, được nhìn nhận là một nhân tố chủ đạo, sôi động và quan trọng nhất trong tôn giáo của nước Mỹ, góp phần làm nên tính đa nguyên với mức độ đa nguyên hóa ngày càng gia tăng trong tôn giáo Mỹ. Đây là một đặc điểm nổi bật của tôn giáo Mỹ đương đại. Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, chiến tranh và di cư là nhân tố tác động tới tính đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả nhận định các tổ chức, hệ phái Tin lành đều phân tán, hoạt động độc lập, có xu hướng già hóa về kết cấu tuổi tác đối với các tổ chức, hệ phái chủ lưu, truyền thống. Số này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ năm 1864, bởi các cuộc di cư, bởi các hệ văn hóa của các cộng đồng người khác nhau,... Trong quá trình phát triển, một số tổ chức, hệ phái tỏ ra thích ứng với dòng văn hóa chủ lưu, số khác lại trở nên cực đoan. Đến khi nào các tổ chức, hệ phái cực đoan thay đổi địa vị, được xã hội thừa nhận thì hàng loạt tổ chức, hệ phái khác lại ra đời [23, tr.270]. Sự tác động qua lại giữa tôn giáo và xã hội, giữa các giáo phái diễn ra liên tục và xuyên suốt trong lịch sử tôn giáo của nước Mỹ. Năm 2011, Nguyễn Hồng Dương và P. Hofman đã xuất bản Đa dạng tôn giáo: So sánh Pháp - Việt Nam. Đây là công trình tập hợp các bài viết tham dự Hội thảo của Dự án: “Tính hiện đại của tôn giáo và “đổi mới” - Sự chuyển bước của Phật giáo và Ki tô giáo ở Việt Nam”. Trong đó, liên quan trực tiếp tới Luận án có bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin lành tại Việt Nam của Nguyễn Xuân Hùng, Đời sống tôn giáo Việt Nam những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralism) của Đỗ Quang Hưng và một số bài viết của các tác giả khác.
  • 21. 16 Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài viết Một số vấn đề về cộng đồng Tin lành tại Việt Nam [61] nhận định, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây “hoạt động truyền giáo Tin lành được gia tăng và hệ quả là bức tranh về thành phần giáo phái Tin lành tại Việt Nam đã có sự thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp hơn” [61, tr.204]. Tác giả cho rằng tính đa tổ chức, hệ phái của Tin lành Việt Nam là điều tất yếu, tương tự quá trình phát triển ở các quốc gia khác, tuy nhiên đặc trưng và những yếu tố tác động lại có những “dị biệt cần lưu ý”, điển hình nhất là sự phân tách thành các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam chủ yếu do mục đích trần thế, thay vì các vấn đề thần học như nhiều nước khác trên thế giới [theo 61, tr.206]. Tính đa dạng này được tác giả nhận định như là “những nét chấm phá rõ nhất” trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay. Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết Đời sống tôn giáo Việt Nam những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralism) đánh giá việc xuất hiện, du nhập gần đây của các tổ chức, hệ phái Tin lành từ nước ngoài vào Việt Nam là điều “không dễ bóc tách, nhận diện” [61, tr.228]. Đó là các hệ phái có từ trước, hiệp thông với nhau trong “Hiệp hội Thông công Tin lành Việt Nam” VEF và “Hiệp hội Thông công Liên hữu Tin lành Việt Nam” CFV, các hệ phái có từ trước năm 1975 nay được phục hồi trở lại,… Điều này được xem là một trong những dấu hiệu biến đổi của “hệ thống tôn giáo”, khiến hệ thống này “thực sự phong phú”. Tuy nhiên, tác giả bài viết đặt vấn đề “phản ứng của bản sắc văn hóa với xu trào đa nguyên tôn giáo hiện nay ở Việt Nam là thế nào?” [61, tr.235]. Cuối cùng, tác giả bài viết gợi mở những suy nghĩ về thách đố pháp lý trước việc công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo nói chung, Tin lành nói riêng. Năm 2012, ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành được nhà nghiên cứu Catherine L. Albanese mô tả trong Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ như “những màu sắc khác nhau” [27, tr.410] của phong trào Cải cách, được biểu hiện thành “làn sóng giáo phái hóa” [27, tr.441] mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện nay, đặc biệt là các “đế chế truyền hình tôn giáo”, các tổ chức, hệ phái Tin lành sẽ “ngày càng nhân rộng trong xã hội hiện đại, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ kết thúc” [27, tr.418].
  • 22. 17 Các tôn giáo và tín ngưỡng ở Mỹ của Catherine L. Albanese nhắc đến Tin lành tập trung trong chương 4, 5 phần A (phần 1), chương 11 phần B (phần 1) và chương kết phần 2 với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái và chủ nghĩa cá nhân được xem là đặc trưng cơ bản nổi bật [27, tr.400]. Phần 1 của công trình nghiên cứu lịch sử tôn giáo Mỹ này nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo ở Mỹ bắt đầu từ sự đa dạng trong tín ngưỡng tôn giáo của người da đỏ, như là “một phương tiện duy trì bản sắc và thúc đẩy hoạt động chính trị” của họ [27, tr.35]. Phần 2 của cuốn sách bàn luận về khả năng có thể hợp nhất sự đa dạng của tôn giáo Mỹ hay không khi sự đa dạng ấy đã nâng lên “thành chủ nghĩa hệ phái và trở thành một cơ cấu xã hội thế tục, hỗ trợ đắc lực cho cam kết siêu phàm” của nhiều người, thuộc nhiều thành phần xã hội [27, tr.443]. Một số nghiên cứu từ tác giả Việt Nam Năm, tác giả Nguyễn Thanh Xuân xuất bản Một số tôn giáo ở Việt Nam (lưu hành nội bộ) [156], sau đó năm 2005 chính thức phát hành rộng rãi. Đây là ấn phẩm đầu tiên về tôn giáo, về Tin lành ở Việt Nam. Từ khi mới được tác giả biên soạn cho đến nay, công trình nghiên cứu này đã trải qua hàng chục lần tái bản với trọng tâm là giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển và đặc trưng của Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Trong đó, Tin lành được tiếp cận đa chiều từ góc độ lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội để luận giải và làm rõ một số vấn đề như tại sao Tin lành nảy sinh từ châu Âu nhưng hiện nay lại phát triển cực thịnh ở nước Mỹ; tại sao mặc dù có nhiều tổ chức và hệ phái song Tin lành đều dựa trên những nguyên tắc chính (đặc biệt là đề cao lí trí trong đức tin và đề cao dân chủ). Trong phần Tin lành ở Việt Nam, tác giả làm rõ sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành qua việc trình bày theo dòng lịch sử từ thời kỳ đầu truyền giáo đến sự hình thành tổ chức Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số tổ chức, hệ phái Tin lành khác. Ở cuối cùng của phần này, tác giả chú dẫn thêm một số Nghị định, Quyết định công nhận, Giấy chứng nhận của Ban tôn giáo Chính phủ cấp đăng ký hoạt động cho một số tổ chức, hệ phái Tin lành ở nước ta. Tác giả nhận định việc được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, được đăng kí hoạt động đã
  • 23. 18 có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam theo chiều hướng tích cực. Năm 2002, tiếp tục hướng nghiên cứu trên, công trình Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân [154] gồm 4 chương, 10 phụ lục đã trình bày chi tiết về lịch sử ra đời, phát triển của Tin lành (tập trung trong chương I); giáo lý, luật lệ lễ nghi, tổ chức giáo hội Tin lành, sự tương đồng và khác biệt giữa Tin lành và Công giáo (tập trung trong chương II). Đặc biệt, chương III và IV ngoài việc thống kê một số lượng lớn các tổ chức, hệ phái Tin lành tiêu biểu trên thế giới (27 tổ chức, hệ phái) và Việt Nam (Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và 10 tổ chức, hệ phái khác còn khảo tả những điểm mốc sự kiện gắn liền với lịch sử quá trình phát triển của các tổ chức, hệ phái. Trong công trình, tác giả Nguyễn Thanh Xuân nhận định nhiều tổ chức, hệ phái là “đặc trưng cơ bản của Tin lành thế giới” và từng tổ chức, hệ phái có mối quan hệ dọc trong tổ chức, hệ phái cũng như quan hệ theo chiều ngang giữa các tổ chức, hệ phái với nhau “trên thềm đồng đạo” [154, tr.471], tác giả đồng thời luận giải các nguyên nhân, các hệ quả lịch sử - xã hội, văn hóa - tôn giáo từ sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành. Tác giả khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành như sự “tiếp thu vay mượn của nhau” [154, tr.100], sự “tự do giải thích Kinh thánh” [154, tr.132], thậm chí là “đôi khi vì những lí do không đâu” [154, tr.195],… Tác giả nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự đa dạng về các tổ chức, hệ phái nhưng dù là lí do gì đi chăng nữa, để nhìn nhận đúng đắn, khách quan và toàn diện về các tổ chức, hệ phái Tin lành, giới nghiên cứu phải “dựa theo những tiêu chí nhất định” [154, tr.23] một cách khoa học và tiếp cận từ góc độ tồn tại khách quan của các tổ chức, hệ phái ấy. Năm 2016, luận án tiến sĩ Tác động của đạo Tin lành đến an ninh xã hội ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thị Ngà [93] tập trung phân tích quá trình du nhập của đạo Tin lành vào Tây Nguyên và những tác động của tôn giáo này đến an ninh xã hội của Tây Nguyên (tập trung trong chương 3, 4). Mặc dù chỉ luận giải tác động của Tin lành đến một môi trường xã hội cụ thể, song tác giả Nguyễn Thị Ngà cũng khẳng
  • 24. 19 định ngay từ khi mới ra đời, đạo Tin lành đã tồn tại nhiều tổ chức, hệ phái chống đối và phủ định lẫn nhau. Đồng thời, tác giả đưa ra một số nhận xét mang tính khái quát liên quan đến nguyên nhân tồn tại đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành như xuất phát từ quan niệm dân chủ tư sản trong tổ chức, sự tự do giải thích Kinh thánh, tình thế khách quan thuận lợi như đói nghèo, chiến tranh [93, tr.153],… Năm 2017, tác giả Nguyễn Khắc Đức với Đạo Tin lành trong vùng dân tộc Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [33] đã nghiên cứu sự du nhập, phát triển của đạo Tin lành trong dân tộc Mông và dân tộc Dao ở khu vực miền núi phía Bắc từ năm 1987 đến 2004 (tập trung trong chương 1) và từ khi có chỉ thị số 01/2005/ CT - TTg đến nay (tập trung trong chương 2). Mục III chương 2 khẳng định cuốn sách chỉ đề cập tới những tổ chức, hệ phái Tin lành có ảnh hưởng mạnh và số tín đồ đông đảo nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Trong số đó, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được tác giả đánh giá là “hệ phái tích cực” và đạt hiệu quả cao nhất trong truyền đạo ở khu vực này. Bằng những số liệu, minh chứng, tác giả đã cho thấy sự phát triển đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển này như sự nghèo đói về đời sống vật chất, sự nghèo nàn về đời sống tinh thần, sự khôn khéo của các đoàn truyền giáo và cả sự hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở (được phân tích trong mục V chương 1). Tác giả khẳng định, nhận định về Tin lành không phải điều dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu, song khó hơn cả là “tìm đúng nguyên nhân, đánh giá đúng ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội miền núi phía Bắc” [33, tr.75]. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự báo trong tương lai, ở khu vực miền núi phía Bắc, đạo Tin lành sẽ tiếp tục gia tăng các tổ chức, hệ phái nhưng hoạt động thế nào còn phụ thuộc vào công tác quản lý của hệ thống chính trị cơ sở. Hai là hiện trạng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay Năm 2014, quan điểm các tổ chức, hệ phái Tin lành mới liên tục xuất hiện như một kiểu “tái cấu trúc bên trong” được tác giả Đỗ Quang Hưng nhận định trong Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền [77]. Trong công trình nghiên cứu lịch sử công tác lí luận về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta này, Tin lành được nhận diện là một tôn giáo đa dạng về tổ chức, hệ
  • 25. 20 phái song có sự khác biệt ở mỗi tồn tại xã hội khác nhau và bởi vậy, không dễ dàng để bóc tách hay nhận diện một cách thật đầy đủ. Nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành được du nhập từ xã hội Âu Mỹ vào Việt Nam, nhiều tổ chức, hệ phái được hình thành mới hoặc tách ra từ các tổ chức, hệ phái cũ trong nước,... và “gần như tất cả các hệ phái Tin lành mà Nhà nước công nhận hiện nay đều có cơ sở chi hội đan xen nhau” [70, tr.123]. Tác giả khẳng định trong khoảng 3 thập niên gần đây, từ địa vị một tôn giáo nhỏ bé, Tin lành đã liên tục được “tái cấu trúc từ bên trong”, ngày càng trở thành một tôn giáo có tính thời sự, cấp bách nhất. Bởi vậy, liên tiếp qua các giai đoạn lịch sử, Nhà nước đã có những chính sách kịp thời đáp ứng những diễn biến phức tạp của vấn đề Tin lành. Từ những số liệu thực tế về sự gia tăng nhanh chóng của các điểm nhóm, tín đồ, cơ sở thờ tự,... thay vì xóa bỏ, hạn chế, chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi căn bản về nhận thức trong giải quyết vấn đề Tin lành. Qua công trình, tác giả phân tích khá kĩ các văn bản pháp luật, các nghiên cứu liên quan. Từ đó, tác giả khẳng định, vấn đề Tin lành chỉ có thể được giải quyết khi chính quyền không khuyến khích phát triển nhưng cũng không cấm đạo và phải hợp pháp hóa để công tác quản lý có hiệu quả. Năm 2015, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân [157] đã cung cấp thêm những số liệu, luận điểm mang tính khái quát về diện mạo sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam. Công trình được xuất bản kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ và ngày truyền thống ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, gồm 2 phần: phần 1 giới thiệu khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, phần 2 nêu những căn cứ lý luận, căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng chính sách tôn giáo và việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh nhiều tổ chức, hệ phái có đường hướng rõ ràng, hoạt động bình thường, ổn định, một số tổ chức, hệ phái Tin lành hiện nay vẫn còn thái độ cứng nhắc, bảo thủ, đi theo khuynh hướng độc tôn chủ nghĩa, phủ nhận văn hóa bản địa nơi Tin lành đi qua [157, tr.13]. Nhận định này được tác giả thẳng thắn đề cập tới cùng với những đánh giá, nhận xét mới về tổ chức, hệ phái Tin lành so với những
  • 26. 21 công trình nghiên cứu liên quan đến Tin lành của tác giả trước đó. Dẫu vậy, tác giả vẫn nhìn nhận Tin lành giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, đã và sẽ tiếp tục trở thành “nguồn lực cho sự phát triển” [157, tr.420]. Giai đoạn hiện nay, các tín đồ Tin lành chân chính đã tích cực ủng hộ chính sách đổi mới tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, bày tỏ thái độ không đồng tình trước những tà giáo trái với niềm tin chính thống [theo 157, tr.408]. Năm 2016, đề tài khoa học cấp Bộ Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức Tin lành chưa được công nhận ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp của tác giả Thiều Thị Hương [69] đã nghiên cứu các tổ chức Tin lành chưa được công nhận ở Việt Nam. Tính đến năm thực hiện nghiên cứu, đề tài thống kê, có 11 tổ chức được Nhà nước công nhận, cấp đăng kí sinh hoạt trên tổng số khoảng 80 tổ chức, nhóm, hệ phái Tin lành hiện có ở Việt Nam. Đề tài khẳng định, theo những số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong hơn 500 năm tồn tại, có khoảng 300 tổ chức, hệ phái Tin lành khác nhau tồn tại trên thế giới. Đạo Tin lành “là một tôn giáo đa giáo phái (…) các giáo phái của đạo Tin lành vẫn tiếp tục xuất hiện và tan vỡ” [69, tr.97]. Ở Việt Nam, đề tài nhận định các tổ chức, hệ phái chưa được Nhà nước công nhận “khá đa dạng về nguồn gốc, quy mô, cơ cấu tổ chức. Tất cả đều không có cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo chức sắc nên còn được gọi là “Tin lành tư gia”. Phần lớn các tổ chức Tin lành tư gia nhờ dựa vào nguồn kinh phí nước ngoài để hoạt động” [69, tr.4]. Vì vậy, tình hình đạo Tin lành có thể trở nên bất ổn đến từ nhóm tổ chức, hệ phái Tin lành chưa được công nhận này, nếu Nhà nước không “hoàn thiện môi trường pháp lý và chỉ đạo thực hiện trên thực tế” [69, tr.98]. 1.1.3. Những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra, phương hướng, giải pháp trong công tác quản lý của Nhà nước đối với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đặt ra vấn đề phải đặc biệt quan tâm tới tính pháp lí cho việc tồn tại của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay. Năm 2001, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước Đạo Tin lành Việt Nam - thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác quản
  • 27. 22 lý lãnh đạo, quản lý của tác giả Hoàng Minh Đô [32] đã tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về thực trạng Tin lành Việt Nam, làm rõ mối quan hệ giữa Tin lành với chính trị và đời sống tâm linh đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho công tác lãnh đạo quản lý Nhà nước đối với Tin lành. Đề tài nhận định “Trên phương diện quốc tế, Tin lành là một tôn giáo đa giáo phái. Còn ở Việt Nam, tính chất đa giáo phái ấy có xu hướng phát triển khá đặc thù (…) cùng với quá trình hội nhập mở cửa, đặc biệt sau khi hiệp ước thương mại Việt Mỹ được Thượng Viện Mỹ thông qua xu hướng nói trên sẽ diễn ra với một quy mô rộng hơn, sâu sắc và phức tạp hơn” [32, tr.126]. Trong phần đề xuất đối với công tác lãnh đạo quản lý của Nhà nước, đề tài khẳng định “trên phương diện quản lý Nhà nước đối với đạo Tin lành trong cả nước cần phải phân biệt các dạng hoạt động khác nhau (...) của đạo Tin lành để đưa vào quản lý” [32, tr.150] đồng thời thực hiện các giải pháp cơ bản, lâu dài, trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Năm 2005, tác giả Đỗ Quang Hưng ở Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [71] đã dành mục 4 chương 14 thuộc phần 4 để nói về chính sách của Đảng và Nhà nước ta với các Hội thánh Tin lành với nhận định “Về mặt tổ chức, tôn giáo này không bao giờ là một thực thể thống nhất” [71, tr.474], “đa nguyên về tổ chức và nặng về tính cá thể trong đức tin” [71, tr.485] và “phức tạp, phong phú với nhiều hệ phái mà phần lớn có nguồn gốc từ Âu - Mỹ” [71, tr.483]. Đến nay, một số tổ chức, hệ phái đã được công nhận tư cách pháp nhân và được chính phủ ta ứng xử không phân biệt đối xử với các tôn giáo khác. Cuốn sách gồm 4 phần, 15 chương phân tích các quan điểm mác xít về tôn giáo (tập trung trong phần 1, 2) và sự vận dụng, kế thừa, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau cách mạng dân chủ nhân dân đến nay (tập trung trong phần 3, 4). Trong đó, tác giả nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính pháp lí trong vấn đề đạo Tin lành bởi đây được xem là một tôn giáo có tính quốc tế sâu sắc, đa nguyên, nhạy cảm. Trong số đó, những chính sách bước đầu của Đảng và Nhà nước đã có hiệu quả phải kể từ việc cho đăng kí để hoạt động hợp pháp đến việc công nhận tư cách pháp nhân một số tổ chức, hệ phái; đưa sinh hoạt tôn giáo của các nhà thờ Tin lành vào vị thế hợp pháp hơn, mặt khác kiên quyết đấu tranh với các lực
  • 28. 23 lượng thù địch lợi dụng Tin lành như một chiêu bài chính trị, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Năm 2017, tác giả Nguyễn Xuân Hùng với luận án luận án tiến sĩ Sử học Quá trình truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975 [68] đã phân tích 2 giai đoạn lịch sử gắn với quá trình truyền giáo của đạo Tin lành vào Việt Nam là thời kỳ 1911 - 1954 (tập trung trong chương 2), 1955 - 1975 (tập trung trong chương 3) và những tác động của việc truyền giáo Tin lành đối với chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam (tập trung trong chương 4). Trong mục 1.4, chương 1, tác giả Nguyễn Xuân Hùng nhận định “Tính phức tạp, đa dạng của thế giới Tin lành là vấn đề khó khăn về nhận thức ngay cả đối với các nhà lãnh đạo giáo hội, sử gia Tin lành” [68, tr.29]. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến tác giả cho rằng hiện nay, việc nghiên cứu về đạo Tin lành nói chung, những vấn đề cụ thể liên quan đến Tin lành nói riêng còn có sự tìm hiểu chưa thấu đáo và do đó cần phải tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu mang tính tổng hợp nhiều hơn. Ngoài các công trình (sách) đã xuất bản nêu trên, còn các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đăng các Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Kỷ yếu hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế,… của các nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hùng, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Quang Hưng, Vương Duy Quang, Mã Phúc Thanh Tươi, Hoàng Minh Đô, Đoàn Triệu Long, Nguyễn Khắc Đức, Thiều Thị Hương, Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Đăng Bản,… của các chức sắc Tin lành đăng ở các chuyên san Thánh Kinh nguyệt san,… như các tác giả Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu, Lê Văn Thiện, Kiều Toản, Trương Văn Tốt, Phạm Văn Năm, Mã Phúc Thanh Tươi, Đỗ Hữu Nghiêm,… 1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 1.1.4.1. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của luận án Một là, các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều luận cứ có giá trị để luận án tiếp tục kế thừa, nghiên cứu. Trong số đó có thể kể tới những luận cứ như: - Không có một giáo hội chung thống nhất như giáo hội Công giáo, Tin lành lại hình thành nên nhiều giáo hội độc lập, nhiều tổ chức giáo hội đi theo cơ chế dân chủ bằng hình thức bầu cử [theo 156, tr.121].
  • 29. 24 - Tính đa dạng của tổ chức, hệ phái nằm trong sự phát triển, vận động của chính Tin lành và nỗ lực từ phía những nhà truyền giáo. Đồng thời tính đa dạng này còn chịu tác động từ các cuộc chiến tranh, các phong trào giải phóng dân tộc, các vấn đề kinh tế mà trước hết là nghèo đói, những thành tựu khoa học công nghệ và nhiều nguyên nhân khác. - Kể cả cùng một hệ phái, theo cùng một xu hướng thần học nhưng các tín hữu Tin lành vẫn giữ độc lập về tổ chức, thậm chí ngay trong một quốc gia hay khu vực [theo 156, tr.128]. - Ở Việt Nam, từ sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức, hệ phái Tin lành ngày càng tăng lên, đa dạng về xu hướng thần học, thành phần tín đồ, cơ cấu tổ chức, phương thức, phạm vi hoạt động, mối liên hệ trong nước và quốc tế,… Hai là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu mô tả lịch sử hình thành, phát triển, khái quát thực trạng những tổ chức, hệ phái trong nước và quốc tế để luận án có thể kế thừa trong đánh giá hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái ở Việt Nam hiện nay. Ba là, các công trình nghiên cứu đã bước đầu đưa ra một số nhận định về nguyên nhân hình thành, phát triển, xu hướng phát triển của Tin lành ở Việt Nam, giúp luận án có thêm các góc tiếp cận trong luận giải những tác động, hệ quả và dự báo xu hướng sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam trong tương lai. Bốn là, các công trình đã tổng kết những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý đối với đạo Tin lành làm căn cứ lý luận quan trọng giúp luận án đề xuất những giải pháp thiết thực đảm bảo phù hợp với tính đa dạng về tổ chức, hệ phái của tôn giáo này trong giai đoạn hiện nay. 1.1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án Mặc dù tất cả các công trình nghiên cứu đều nhắc đến tính đa dạng tổ chức, hệ phái như một đặc trưng của đạo Tin lành, tuy nhiên theo khảo sát của tác giả luận án, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam cùng các mối quan hệ theo chiều dọc trong từng tổ chức, hệ phái và theo chiều ngang giữa các tổ chức, hệ phái với nhau. Từ những nhận định, luận cứ có giá trị được gợi mở, kế thừa từ các công trình đi trước, tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
  • 30. 25 Vấn đề thứ nhất: Bản thân đạo Tin lành đã đa dạng từ trong quá trình phát sinh, phát triển, được thừa nhận như một đặc trưng “di truyền” của Tin lành thế giới. Vấn đề đặt ra là bản chất sự đa dạng ấy chỉ đơn thuần do chính phát triển nội tại của thực thể tôn giáo này hay còn bị tác động, chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác? Có hay không có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan tác động? Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, thế tục hóa, tái cấu trúc,… có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành? Như vậy, luận án cần luận chứng rõ hơn, phân tích và hệ thống hóa các nhóm nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự ra đời của nhiều tổ chức, hệ phái. Vấn đề thứ hai: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành là vấn đề mang tính quốc tế, không riêng có ở Việt Nam nhưng hiện nay, khi xem xét nghiên cứu, liệu có cần xét đến tính đặc thù ở mỗi quốc gia hay không? Mặt khác, sự đa dạng này chỉ được thống kê qua sự gia tăng cơ học về số lượng các tổ chức, hệ phái hay còn có những đặc điểm, biểu hiện khác? Sự đa dạng này được cộng đồng thừa nhận hay phản ứng, mức độ thừa nhận hay phản ứng đến đâu và tại sao? Điều này đặt ra vấn đề gì cho nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cũng như dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi cho công tác quản lý nhà nước? Vấn đề thứ ba: Luận án cần làm sáng tỏ ảnh hưởng của sự đa dạng về tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành ở Việt Nam hiện nay đối với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng đạo Tin lành, đối với xã hội cũng như với công tác quản lý của Nhà nước, những vấn đề đặt ra và các kiến nghị. Điều này rất quan trọng trong môi trường pháp lý mới ở Việt Nam - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thực thi năm 2018 và việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Phải chăng sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành là do chính đặc điểm riêng đặc trưng của Tin lành từ khi hình thành (đặc điểm vốn được xem là mang tính di truyền) chứ không phải do tác động của yếu tố chính sách, con người, thời đại (điển hình như xu thế toàn cầu hóa)?
  • 31. 26 - Câu hỏi 2: Hiện trạng sự đa dạng hiện nay của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam như thế nào? Có phải sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam chỉ đơn thuần là sự gia tăng cơ học về số lượng qua các năm và không đặt ra bất cứ vấn đề nào khác? - Câu hỏi 3: Sự đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam tương đồng và khác biệt như thế nào so với trường hợp Tin lành ở một số quốc gia khác như Mỹ - trung tâm sự phát triển Tin lành hiện nay? - Câu hỏi 4: Các tổ chức, hệ phái Tin lành có xu hướng đa dạng như thế nào trong tương lai, đặt ra những vấn đề gì đối với chính tôn giáo này và chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam? 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam vừa là đặc điểm đặc trưng của tôn giáo này từ khi mới hình thành vừa là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, mà trước hết là toàn cầu hóa về văn hóa. Đồng thời, sự đa dạng này còn chịu tác động từ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. - Giả thuyết 2: Không chỉ đa dạng về số lượng (qua số liệu gia tăng cơ học) qua các năm, tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam còn đa dạng trên nhiều phương diện như: thời gian hình thành, phạm vi hoạt động, xu hướng thần học, cách thức hoạt động, địa vị pháp lý như việc được / chưa được công nhận tư cách pháp nhân. - Giả thuyết 3: Nếu tất cả các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam và thế giới được các Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân thì tính đa dạng sẽ giảm dần và đi đến ổn định. 1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu - Lý thuyết: Cấu trúc - chức năng Lý thuyết cấu trúc chức năng hay còn được gọi là “thuyết chức năng”. Đây là một trong những lý thuyết điển hình gắn liền với tên tuổi của những nhà xã hội học như Durkheim, E.Tylor, B.Malinowski, Robert K. Merton,… Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính
  • 32. 27 chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Áp dụng trong nghiên cứu tôn giáo, khung lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu nhìn nhận tôn giáo như một hệ thống phức tạp, mỗi bộ phận cấu thành nên hệ thống tôn giáo đều có những chức năng nhất định, tương tác lẫn nhau nhằm thúc đẩy tính liên kết và ổn định. Mặt khác, lý thuyết cũng chỉ ra rằng bên cạnh những hạt nhân mang chức năng tốt, có tác dụng đối với cấu trúc, còn có những bộ phận “phản chức năng”, gây cản trở ở các mức độ khác nhau đến sự vận động, phát triển của các bộ phận khác cũng như toàn thể hệ thống, đưa đến những hành động “lệch chuẩn xã hội”. Việc xác định hành động “lệch chuẩn xã hội” được dựa trên cơ sở những mục tiêu và phương tiện được xã hội đồng thuận, ủng hộ, chấp nhận hay phản đối. Điều này được thể hiện rất rõ nét qua quan điểm của Robert K. Merton. Áp dụng trong nghiên cứu tôn giáo, nội dung này giúp nhà nghiên cứu có đánh giá đa chiều trong tiếp cận những hạn chế, còn tồn tại ở những tổ chức, hệ phái truyền đạo trái pháp luật, những biểu hiện tiêu cực đối với đời sống xã hội, văn hóa của một bộ phận mục sư, tín đồ. Lý thuyết này được luận án sử dụng ở tất cả các chương 2, 3, và 4. Luận án sử dụng lý thuyết này ở chương 2 và 3 để phân tích các tổ chức, hệ phái Tin lành mặc dù nhiều, đa dạng, song không vì thế mà nằm ngoài hệ thống, ngược lại, luôn là những bộ phận trong một cấu trúc tôn giáo Tin lành bền vững. Mỗi tổ chức, hệ phái Tin lành có một quá trình vận động, phát triển riêng. Bản thân mỗi tổ chức, hệ phái cũng là một tiểu cấu trúc, với những chức năng riêng, góp phần tạo nên chỉnh thể Tin lành đa dạng nhưng vẫn mang những đặc trưng chung. Bên cạnh những tổ chức, hệ phái Tin lành tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội địa phương, đảm bảo đời sống tôn giáo ổn định, vẫn còn một bộ phận mục sư hoặc tín đồ có hành vi “lệch chuẩn xã hội”, truyền đạo trái pháp luật, gây mất trật tự trị an, mất đoàn kết nội bộ,… Từ đó, lý thuyết giúp luận án xác định những giải pháp cần thực hiện trong chương 4 để đảm bảo các tổ chức, hệ phái hoạt động đúng pháp luật, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. - Lý thuyết: Thực thể tôn giáo Khái niệm “thực thể tôn giáo” được sử dụng rộng rãi trong giới khoa học, bắt đầu từ các nước phương Tây sau những năm 2000 gắn với tên tuổi của các nhà
  • 33. 28 nghiên cứu tôn giáo trung lập như Dominique Borne, Jean Paul Willaim, René Rémond. Lý thuyết “thực thể tôn giáo” coi tôn giáo như một hiện tượng đặc thù của xã hội loài người, một tất yếu khách quan của mọi kết cấu xã hội bao gồm yếu tố niềm tin, thực hành nghi lễ trong cộng đồng và bao trùm là các giá trị chung, các cảm thức tôn giáo, các mối quan hệ tác động qua lại. Cũng theo lý thuyết này, các hiện tượng tôn giáo có mối quan hệ tương tác, chịu sự tác động và tác động trở lại đối với các hiện tượng xã hội khác. Lý thuyết “thực thể tôn giáo” xuất hiện đã bổ sung, hoàn chỉnh cho hướng tiếp cận chính trị - xã hội của Mác - vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam - khi coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của con người, phản ánh chính những sợ hãi, bất an của con người đối với tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, lý thuyết này cũng giúp làm rõ hơn bản chất hiện thực phong phú, sống động và tính khách quan của đời sống tôn giáo trước những quan điểm thuần túy, đơn giản chia tôn giáo thành một cấu trúc gồm giáo lý, giáo luật, lễ nghi, cơ sở thờ tự, chức sắc và tín đồ. “Thực thể tôn giáo” trở thành căn cứ lý luận cho luận án trong việc tiếp cận tính đa dạng các tổ chức, hệ phái như là một thuộc tính khách quan của thực thể Tin lành. Lý thuyết giúp tác giả có cơ sở đưa ra và đánh giá các nhân tố tác động đến sự đa dạng của tổ chức, hệ phái Tin lành ở phần 3, chương 2. Đặc biệt, áp dụng khung lý thuyết này giúp tác giả luận án có cơ sở để nhóm, phân loại hiện trạng sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong chương 3 trên cơ sở 3 tiêu chí niềm tin (xu hướng thần học), thực hành (phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức) và cộng đồng (tín đồ, phạm vi hoạt động) cũng như ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội (địa vị pháp lý, mối quan hệ trong nước, quốc tế). - Lý thuyết: Sử học tôn giáo và tôn giáo học so sánh Lý thuyết sử học tôn giáo nhận thức về bản thân tôn giáo xuất phát từ lịch sử phát triển mà tôn giáo đã trải qua, hay nói cách khác là phân tích tôn giáo từ điểm nhìn lịch sử. Luận án sử dụng lý thuyết sử học tôn giáo để soi chiếu những sự kiện lịch sử diễn ra tác động đến sự hình thành, phát triển và quá trình hoạt động của các tổ
  • 34. 29 chức, hệ phái Tin lành. Lý thuyết trở thành cơ sở lý luận cho tác giả tổng quan tư liệu nghiên cứu, khái quát lịch sử nghiên cứu trong chương 1, phân tích lược sử quá trình du nhập, phát triển của các tổ chức, hệ phái Tin lành trong phần 2, chương 2. Lý thuyết với việc xem xét Tin lành trong nhiều chiều cạnh lịch sử, nhiều bối cảnh không gian, thời gian cũng là một căn cứ giúp tác giả chia nhóm phân loại và phân tích hiện trạng sự đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành theo thời gian hình thành, nguồn gốc trong phần 1, chương 3. Cuối cùng, áp dụng lý thuyết sử học tôn giáo, từ điểm nhìn lịch sử, sau năm 1975, nhất là sau năm 2005 đến nay, luận án nhìn nhận, đánh giá những vấn đề đặt ra hiện nay trước tình hình phát triển đa dạng các tổ chức, hệ phái Tin lành và dự báo xu hướng biểu hiện đa dạng trong tương lai ở chương 4. Lý thuyết tôn giáo học so sánh nhấn mạnh, so sánh theo chiều ngang giữa các tôn giáo trên cơ sở lấy lịch sử tôn giáo làm xuất phát điểm. Lý thuyết giúp người nghiên cứu đi tìm hiểu các giá trị thông qua các hiện tượng tôn giáo, các sự thật lịch sử, so sánh, đối chiếu sự tương đồng/ khác biệt, giao thoa thậm chí là đối lập giữa các tôn giáo. Luận án sử dụng lý thuyết tôn giáo học so sánh để so sánh sự đa dạng của các tổ chức, hệ phái Tin lành từ khi mới xuất hiện đến nay và so sánh trường hợp Việt Nam với Mỹ trong cùng giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án cũng so sánh sự đa dạng tổ chức, hệ phái của đạo Tin lành với trường hợp Phật giáo ở Việt Nam. Ở phạm vi hẹp, luận án cũng sử dụng lý thuyết tôn giáo học để so sánh, đối chiếu các tổ chức, hệ phái với nhau. 1.3. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Tổ chức tôn giáo: Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, trong Chương 1, Những quy định chung, tổ chức tôn giáo được hiểu là “tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Ví dụ tổ chức Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) của đạo Tin lành, tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam,...
  • 35. 30 Giáo hội: Thuật ngữ “giáo hội” trong Luận án là từ viết tắt của “Tổ chức giáo hội”. Tổ chức giáo hội được hiểu theo hai nghĩa, hoặc là tổ chức tôn giáo, hoặc là cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức tôn giáo. Cũng theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, trong Chương 1, Những quy định chung, tổ chức tôn giáo trực thuộc được hiểu là “tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo” [theo Luật tín ngưỡng tôn giáo]. Khi đặt trong tương quan với thuật ngữ “hệ phái”, “tổ chức” được tiếp cận với tư cách là tổ chức tôn giáo, tổ chức giáo hội. Tổ chức này được đặc trưng bởi tính độc lập, được cụ thể hóa xu hướng thần học bằng các phương thức hoạt động riêng, độc lập. Giáo hội và giáo phái không được hiểu giống nhau. Theo cách tiếp cận lịch sử và nguồn gốc xuất xứ, những thành viên trước kia cùng một giáo hội sau đó tách ra, thành lập tổ chức mới, được gọi là “giáo phái”. Theo cách tiếp cận xã hội học, giáo hội có luật định, có hàng ngũ chức sắc, hệ tư tưởng, quản lí bằng giáo luật, trong khi giáo phái thường mang tính thỏa thuận giữa một nhóm người, cố kết nhau bằng những cam kết và không tuyệt đối về hệ tư tưởng [xem 134, tr.81]. Hệ phái: Hệ phái được đặc trưng bởi xu hướng thần học, sinh hoạt tôn giáo thể hiện niềm tin. Do tồn tại nhiều xu hướng thần học khác nhau, phương thức sinh hoạt tôn giáo khác nhau, Tin lành bao gồm rất nhiều hệ phái. Một hệ phái Tin lành có thể gồm nhiều tổ chức giáo hội nhưng cũng có thể chỉ có một tổ chức giáo hội. Trên thế giới, Tin lành có một số hệ phái lớn như Lutheran, Báp tít, Trưởng lão, Giám lý, Ngũ tuần,... “Giới chức đạo Tin lành người Việt ngoài giáo phái còn dùng từ hệ phái trong các văn bản của họ để chỉ các giáo phái Tin lành (…) Ngoài ra, còn một tên gọi vốn rất Việt được giới chức Tin lành sáng tạo ra là Hội thánh (…) mang ý đề cao cộng đồng của mình, để phân biệt với các hội thế tục khác” [134, tr.79]. Trong Luận án, tác giả sử dụng thuật ngữ hệ phái. Tổ chức, hệ phái: Xét theo quy mô và tính chất, phải gọi là “hệ phái, tổ chức”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nhiều trường hợp, thành thói quen, cụm từ này được gọi là “tổ chức, hệ phái”. Đây là một cụm từ ghép để nói đến sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành, cũng có khi để chỉ một tổ chức Tin lành nào đó. Thuật ngữ này cũng được dùng với trường hợp một số tôn giáo khác như Phật giáo, Cao đài.
  • 36. 31 Chi hội: Chi hội hay còn gọi là Hội thánh cơ sở. Chi hội chính là tổ chức giáo hội trực thuộc. Thông thường, mỗi hệ phái có 2 cấp là Tổng hội (cấp Trung ương) và Chi hội (cấp cơ sở). Cấp chi hội ít thông công với các chi hội khác trong khi Tổng hội có thể mời đại diện để thông công. Chi hội có hai loại là chi hội tự lập (tự lập về tài chính) và chi hội tự dưỡng (chưa tự lập về tài chính). Ngoài ra còn có Hội nhánh (chưa đủ điều kiện để thành lập chi hội). Ở những địa phương có đông tín đồ, nhiều chi hội có thể thành lập Ban đại diện (không phải là một cấp hành chính) thay mặt Tổng liên hội hướng dẫn hoạt động của chi hội và quan hệ với chính quyền. Điểm nhóm: Điểm nhóm là nơi tập hợp tín đồ Tin lành nhóm lễ, sinh hoạt tại một địa điểm nào đó (nhà riêng, nhà thuê mượn,...) khi chưa đủ điều kiện thành lập chi hội. Điểm nhóm thường ở quy mô nhỏ, trực thuộc một hệ phái. Theo quản lý nhà nước, điểm nhóm không giới hạn số lượng tín đồ cụ thể. Ở một số địa phương, điển hình như tỉnh Hải Dương, điểm nhóm còn được gọi là “cụm tín hữu”, “cụm tín hữu miền quê”,“chi hội tín hữu miền quê” và nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh. Đa dạng tổ chức, hệ phái: “Đa dạng” (diversity) không phải là “đa nguyên” (pluralism). “Đa nguyên” là thái độ, sự phản ứng của con người với tính đa dạng, trong khi “đa dạng” được hiểu là tính từ chỉ nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Từ đó có thể hiểu đa dạng tổ chức, hệ phái là có nhiều dạng biểu hiện tổ chức, hệ phái khác nhau, nhiều loại hình tổ chức, hệ phái khác nhau. Tin lành: Thuật ngữ “Tin lành” trong Luận án là từ gọi tắt của “đạo Tin lành”. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một tôn giáo ra đời trong phong trào cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI - một tôn giáo được tách ra từ Công giáo. Đạo Tin lành có nhiều hệ phái, trong mỗi hệ phái lại có rất nhiều tổ chức. Với những tín đồ Tin lành, Tin lành là “tin tức tốt lành”, chứ “không phải tin theo để làm lành” (theo sổ cầm tay “Tin lành cho người Việt Nam”). Ban đầu, khi du nhập vào Việt Nam, Tin lành được gọi là đạo Thệ phản, theo cách dịch từ mẫu tự La tinh của đạo này là Protestantism. Về sau, đạo này mới được gọi là Tin lành, theo cách dịch từ chữ Evangelical, nghĩa là Kinh thánh Phúc âm (để phân biệt với cách dịch Kinh thánh Phúc âm thành “Tin mừng” của những người theo Công giáo). Ngoài ra, trong thực
  • 37. 32 tiễn, Tin lành còn được gọi là Tin lành/hoặc tôn giáo của xã hội thời thượng, xã hội văn minh, theo cách dịch từ chữ Reformation (cải cách) mà thế giới hiện đại ngày nay hay dùng. Tin lành tư gia: Là tổ chức của những người “đi tìm kiếm tôn giáo nhưng chẳng theo đạo nào đã thiết lập” [78, tr.69]. Ở Việt Nam, Tin lành tư gia được hình thành vào giữa những năm 1980. Theo những nhà quản lý, thuật ngữ Tin lành tư gia hay Hội thánh tư gia được hiểu theo 2 nghĩa, là điểm nhóm của những người sinh hoạt tôn giáo tại gia đình hoặc tổ chức của những cộng đồng Tin lành chưa được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức. Tin lành không hệ phái (phi hệ phái): Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện một số tổ chức Tin lành không hệ phái. Tin lành không hệ phái được hiểu là tổ chức thực hiện chức năng kết nối các tổ chức, hệ phái Tin lành trong cùng một mục vụ chuyên biệt như dịch Thánh kinh, in Thánh kinh, tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội,... nhưng lại không có điều kiện hoạt động mục vụ trong chính giáo hội của họ. Tin lành không hệ phái còn được hiểu là cộng đồng tín đồ cùng sinh hoạt tôn giáo nhưng không thuộc tổ chức Tin lành nào. Có thể kể đến các tổ chức như UBS (United Bible Societies) tức Thánh Kinh hội, SIL (Summer Institute of Linguistics) tức Hội ngôn ngữ học mùa hè, CCC (Campus Central City) tức Hội truyền giảng chúa Cơ đốc,... Hiện nay, một số quốc gia, nhất là ở Mỹ, sự đa dạng về tổ chức, hệ phái đã dẫn đến việc hình thành các cộng đồng Tin lành độc lập, sống đạo, giữ đạo theo tin thần Tin lành nhưng không thuộc tổ chức, hệ phái nào. Thuộc linh: “Thuộc linh“ thường đi liền với chữ “đời sống” để chỉ đời sống đức tin của các tín đồ Tin lành (ở Việt Nam gọi là “tín hữu Tin lành”, còn những người Tin lành thường nhận mình là “Cơ Đốc nhân”) vào Chúa Giê su. Đối với những người tin theo Tin lành, sự tăng trưởng thuộc linh rất có ý nghĩa cho cuộc sống, góp phần ảnh hưởng, làm thay đổi bên trong đời sống của họ, gắn bó họ ngày càng nhiều hơn và chặt chẽ hơn với Chúa trời. Bất cứ tín đồ Tin lành nào cũng có đời sống thuộc linh, họ coi đây là quyền năng được Chúa trời ban ơn, đúng như tinh thần của Kinh thánh: “Bất cứ ai tiếp nhận Ngài, tức là tin danh Ngài, thì Ngài ban
  • 38. 33 cho họ quyền trở nên con của Đức Chúa Trời” và “Hãy tin Đức Chúa Giê su, thì ngươi và cả nhà đều được cứu rỗi” (Công vụ các sứ đồ 16:31) [79, Tân ước, tr.162]. Thông công: “Thông công” hay còn gọi là “Hiệp thông” là một thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các tín hữu trong cùng một tổ chức, hệ phái hoặc giữa tín đồ của các tổ chức, hệ phái khác nhau. Thuật ngữ này cũng là để nói mối quan hệ giữa tín đồ với đấng tối cao. Tín đồ Tin lành cho rằng: “Thông công nghĩa là kết tình bầu bạn từ anh chị em khắp nơi trên Thế Giới qua địa vị làm con cái Đức Chúa Trời,... Thông công là bí quyết phá vỡ tất cả những hàng rào ngăn cách, xóa tan những mâu thuẫn hiểu lầm. Sự thông công trong Đức Chúa Jesus Christ sẽ khiến cho người Truyền Giảng Tin Lành đem đến sự chữa lành những tổn thương, hàn gắn những sự đổ vỡ từ trong Hội Thánh địa phương đến cộng đồng xã hội. Bởi huyết vô tội của Đức Chúa Jesus Christ mà chúng ta được giao thông cùng nhau” [36, tr.27]. Hiệp một: “Hiệp một” được hiểu là tinh thần đoàn kết, hợp tác, là thái độ nhất trí, đồng lòng giữa các tín đồ. Nếu có tinh thần hiệp một, việc thông công sẽ trở nên hiệu quả hơn. Sứ đồ Phao lô trong thư gửi người Phi-líp có đoạn nhắc nhở về sự nhân từ, khiêm nhượng và tinh thần hiệp một như sau: “Vậy nếu trong Đấng Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn. Chớ làm sự chi vì lòng cạnh tranh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa” (Phi-líp 2:1- 4) [79, Tân ước, tr.244].
  • 39. 34 Chương 2 ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG VỀ TỔ CHỨC, HỆ PHÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN 2.1.1. Đạo Tin lành - một tôn giáo cải cách ở châu Âu thế kỷ XVI Những tín đồ Tin lành tin rằng truyền giảng Tin lành là động cơ đến từ Đức Chúa Giêsu và đã được bắt đầu từ thời kì các sứ đồ - những người đã được Chúa chiêu mộ như Anhrê, Simôn Pie rơ, Giacơ, Giăng, Ma-thi-ơ, Phi lip, Gia cơ, Giu đê,… Hệ thống giáo phụ là những người tiếp tục công việc giúp lan tỏa Hội thánh sau thời kỳ các sứ đồ, điển hình là Clement (ở La Mã), Ignatius, Papias, Polycarp, Justin Martyr, Irenaeus, Clement (ở Alexandria), Tetullian, Cprian, Origen (thời kì các giáo phụ). Tuy nhiên, Cơ đốc giáo vẫn là một tôn giáo bất hợp pháp cho đến năm 323 Constantine nắm trọn quyền trên đế quốc La Mã và chính thức trở thành tôn giáo duy nhất hợp pháp của đế quốc La Mã vào năm 392 khi hoàng đế Theodosius I cấm mọi việc cúng bái, tuyên bố mọi hình thức tôn giáo trái với Hội thánh là bất hợp pháp (thời kì phong trào Cơ đốc giáo). Sau đó, Hội thánh bắt đầu thu hút được nhiều người đàn ông và phụ nữ dâng đời sống của mình cho Đức Chúa trời qua lối sống khổ hạnh và đầy lòng tin kính nơi những tu viện (thời kì phong trào tu viện). Vào thế kỷ thứ XI, trước sự tấn công của Hồi giáo và sự sụp đổ của đế quốc La Mã, Đông và Tây Giáo hội bị chia rẽ, quyền lực Công giáo tập trung vào tay các giáo hoàng, Hội thánh gần như “bị tê liệt trên mặt trận thuộc linh” (thời kì Hội thánh phương Tây truyền giáo). “Những cuộc thám hiểm dũng cảm đã thúc đẩy châu Âu rời khỏi khuôn mẫu cổ hủ” như cuộc thám hiểm của Vasco da Gama đến Ấn Độ vòng theo cực nam châu Phi năm 1397, Christopher Columbus về phía Tây và tìm ra châu Mỹ năm 1492 (thời kì phong trào cải chánh). Wycliffe được xem là “ngôi sao mai của thời kì cải chánh” cho tới khi Martin Luther “châm ngòi lửa đầu tiên cho công cuộc cải chánh” [theo 36, tr.88]. Cuối thời kỳ trung cổ ở châu Âu, việc buôn bán bùa xá tội của giới chức sắc trong giáo hội Công giáo đã trở nên khá phổ biến. Việc phải trả tiền cho lễ rửa tội