SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG NGỌC TUẤN
VAI TRß CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG
TRONG VIÖC THùC HIÖN CHÝNH S¸CH T¤N GI¸O
ë THANH HãA HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG NGỌC TUẤN
VAI TRß CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG
TRONG VIÖC THùC HIÖN CHÝNH S¸CH T¤N GI¸O
ë THANH HãA HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU
2. TS. NGUYỄN THỊ THÖY ANH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tác giả
Trƣơng Ngọc Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn giáo, vai
trò của chính quyền đia phƣơng trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay........................................................ 7
1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa -Thực
trạng và những vấn đề đặt ra............................................................ 18
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp chủ yếu phát
huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay...................................... 21
1.4. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ......................................................... 24
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....... 28
2.1. Khái quát chung về tôn giáo và chính sách tôn giáo ............................. 28
2.2. Những Vấn đề chung về chính quyền địa phƣơng và vai trò của
chính quyền địa phƣơng trong thực hiện chính sách tôn giáo ......... 64
2.3. Vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính
sách tôn giáo..................................................................................... 72
CHƢƠNG 3:VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH
HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................. 80
3.1. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa..................................................... 80
3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa ........................................ 99
3.3. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 114
1
3.4. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay.................... 118
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY .......... 126
4.1. Phƣơng hƣớng cơ bản .......................................................................... 126
4.2. Một số giải pháp chủ yếu ..................................................................... 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................. 165
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTQ : An ninh Tổ quốc
ANTT : An ninh trật tự
ANXH : An ninh xã hội
BCH : Ban Chấp hành
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
TW : Trung ƣơng
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo lớn mang
tính quốc tế du nhập từ bên ngoài nhƣ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành; có tôn
giáo nội sinh trong lòng dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo...Hiện nƣớc ta có
khoảng 27% dân số sinh hoạt tôn giáo thƣờng xuyên. Ngay sau khi nƣớc nhà
đƣợc độc lập, nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo, chính
sách tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành, lập tức hòa mình vào đời sống xã
hội, phù hợp đƣờng hƣớng của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng sự mong muốn
của một bộ phận nhân dân nên tạo đƣợc sự đoàn kết và đồng thuận cao trong
xã hội, góp phần đƣa sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đạt nhiều thành tựu vĩ đại.
Đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn
bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cƣờng
về quốc phòng an ninh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của công
cuộc đổi mới quê hƣơng, đất nƣớc. Hệ thống chính trị nói chung và các
ngành, các cấp quan tâm xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách cũng nhƣ
không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo. Nhƣng ngƣợc lại cũng còn
một số cá nhân, nhóm tín đồ tôn giáo chƣa nhận thức đúng và thực hiện đúng
chính sách tôn giáo. Một số vấn đề nổi lên là: tình trạng khiếu kiện, khiếu nại
về đất đai, cơ sở thờ tự các tôn giáo; hoạt động tôn giáo trái quy định; lợi
dụng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống đối chính
quyền, gây mất an ninh trật tự. Một số địa phƣơng, nhất là ở cấp cơ sở thiếu
quan tâm, thờ ơ, buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc về tôn giáo;
sử dụng cán bộ, đảng viên yếu kém đã vô tình tiếp tay cho hoạt động tôn giáo
trái pháp luật. Thực tế trên đang đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải coi trọng và
ngày càng tăng cƣờng công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 của Ban chấp hành
2
Trung ƣơng Đảng khóa IX nêu rõ: “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị” [4].
Hệ thống chính trị ở Việt Nam đƣợc xác định bao gồm: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội,… Do vậy,
việc nghiên cứu để làm rõ vai trò và phƣơng thức thực hiện công tác tôn giáo của
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng, đặc biệt là
vai trò quản lý nhà nƣớc mà sâu sát và trực tiếp là chính quyền địa phƣơng.
Thanh Hoá là một tỉnh đông dân có địa hình sinh thái đa dạng, có nhiều
dân tộc sinh sống với 4 tôn giáo chính là: Công giáo, phật giáo, Tin lành và
Cao Đài (chiếm khoảng 7% dân số cả tỉnh). Ngoài ra còn khoảng trên 80% có
sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo không thƣờng xuyên. Bộ phận nhân dân theo
tôn giáo cƣ trú không tập trung tại một khu vực hành chính nhất định mà nằm
rải rác ở nhiều nơi của nhiều huyện trong tỉnh, lịch sử của các tôn giáo cũng
có nhiều biến động, do đó vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo có những đặc
thù riêng so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc [32, tr1].
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tôn
giáo ở địa phƣơng, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo, vận động tổ chức thực hiện, đồng thời đƣợc đông đảo nhân dân tự giác
chấp hành. Do vậy, những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, công
tác tôn giáo ở Thanh Hoá đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, đó là sự ổn
định về chính trị – xã hội, đảm bảo về an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân
đƣợc cải thiện, nhân dân theo đạo “sống tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết lƣơng
giáo trong mặt trận thống nhất, hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội, tạo những tiền đề quan trọng để quyết tâm phấn đấu xây dựng Thanh Hóa
thành tỉnh “tiên tiến” vào năm 2020, tiến tới xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh
“kiểu mẫu” nhƣ tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
3
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tôn giáo ở Thanh Hoá
còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhƣ: chƣa cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng
để xây dựng chủ trƣơng, chính sách đặc thù để lãnh đạo và tổ chức thực hiện
công tác tôn giáo ở địa phƣơng, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo
chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, đặc biệt vai trò quản lý nhà nƣớc đối với tôn
giáo của một số đơn vị địa phƣơng còn bị buông lỏng, chƣa bám sát thực tiễn,
chƣa chú trọng tính khoa học trong quản lý; một số cán bộ làm quản lý nhà
nƣớc về tôn giáo ở cấp tỉnh, huyện làm không đúng chuyên môn đƣợc đào
tạo, không ổn định thƣờng xuyên; cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; quan điểm giải quyết các
vấn đề tôn giáo thiếu thống nhất; việc tuyên truyền chính sách tôn giáo đến
với nhân dân chƣa rộng khắp và chƣa đến trực tiếp với đối tƣợng tuyên
truyền. Ngoài ra còn gặp phải một số khó khăn mang tính khách quan là xu
hƣớng du nhập tôn giáo mới, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt
động chống phá cách mạng; một số chức sắc, bà con nhân dân lách luật, xé
rào các qui định về đất đai, cơ sở thờ tự, công tác từ thiện, nhân đạo để thực
hiện các hành vi trái pháp luật.
Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng
cƣờng công tác tôn giáo ở địa phƣơng Thanh Hoá. Việc tổng kết, khái quát
thực tiễn công tác tôn giáo để tìm ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát
huy vai trò của chính quyền địa phƣơng để tăng cƣờng hiệu quả thực hiện
chính sách tôn giáo là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Vai trò
của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở
Thanh Hoá hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ của mình. Đây
là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc
về tôn giáo ở Thanh Hoá nói riêng và trong phạm vi cả nƣớc nói chung trong
giai đoạn hiện nay.
4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng của
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá, luận án góp phần đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong
việc thực hiện chính sách tôn giáo, góp phần ổn định bền vững tình hình tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hoá những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, cơ sở lý luận để xây dựng chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Phân tích tình hình tôn giáo; thực trạng tình hình thực hiện chính sách
tôn giáo; vai trò của chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá để làm rõ những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Nêu lên một số vấn đề đang đặt ra cần giải quyết đối với việc thực hiện
chính sách tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá; đề xuất một số phƣơng hƣớng cơ bản và
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; Ủy ban
nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân;
các cấp tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Thời gian: Từ 1990 (khi ra đời nghị quyết 24 – NQ/TW) đến năm 2015.
5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng
mối quan hệ biện chứng giữa khách quan - chủ quan, giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thƣợng tầng, giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng tổng hợp
các phƣơng pháp: so sánh; lôgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp nhằm đạt mục
đích và hoàn thành nhiệm vụ mà Luận án đặt ra.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Bƣớc đầu phát hiện một số vấn đề mới đặt ra cần giải quyết trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay.
- Phân tích thực trạng để làm rõ bản chất của những nguyên nhân tồn
tại về đất đai có liên quan đến tôn giáo ở Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính
quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện
nay, nhất là chính sách về đất đai, vấn đề đoàn kết tôn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Ý nghĩa lý luận: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa chính quyền địa
phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan tác động đến các điều kiện khách
quan liên tục vận động biến đổi, đó là các yếu tố mới, các biểu hiện mới của
tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng, bổ sung,
hoàn thiện chính sách tôn giáo; làm rõ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai
trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và
vận dụng vào thực tiễn công tác tôn giáo ở Thanh Hoá.
6
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
các môn Triết học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học
v.v...ở một số cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án gồm có 4 chƣơng, 13 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời
sống chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá của mỗi quốc gia, là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Do vậy, bất cứ Nhà nƣớc nào cũng phải định ra
một thái độ và cách ứng xử đối với tôn giáo, đó là xây dựng chính sách tôn
giáo. Xây dựng chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo là yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta. Cho nên, từ khi Nghị quyết 24 –
NQ/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa IX ra đời, việc đi vào nghiên cứu về tôn giáo, đề
ra chủ trƣơng, chính sách tôn giáo ngày càng đƣợc nhiều nhà lý luận, chính trị
quan tâm hơn. Từ nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo đến việc
thực hiện chính sách tôn giáo ở các địa phƣơng đã có nhiều kết quả. Nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã đƣợc công bố nhƣ:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH
TÔN GIÁO, VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1.1. Công trình
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Quá trình thực hiện chính sách tôn
giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây Bắc, Tây
nguyên, Tây Nam bộ” [131].
Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề về dân tộc, tôn giáo; tình hình thực
hiện chính sách tôn giáo ở 3 khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng của
đất nƣớc, tổng kết về lý luận, đề xuất các chủ trƣơng, chính sách cho Đảng và
Nhà nƣớc trong hoạch định chiến lƣợc cho các vấn đề nhạy cảm này.
- Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002
8
do Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài [98]. Đề tài đã nêu lên thực trạng và
xu hƣớng biến động của tôn giáo thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Phân tích
nguyên nhân, các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của sự tồn tại và phát triển
của các tôn giáo. Trên cơ sở đó nêu phƣơng hƣớng và kiến nghị nhằm nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với
những hoạt động tôn giáo ở nƣớc ta trong thời gian tới.
- Đề tài: “Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể” do Nguyễn Đức
Lữ làm chủ nhiệm [76]. Đề tài đã khái quát những quan điểm, chủ trƣơng,
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình cách
mạng Việt Nam. Sau khi tổng kết những kết những kết quả đã đạt đƣợc, tác
giả kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp bộ: “Xu hƣớng phát triển và những giải pháp giải
quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên”, do Nguyễn
Quốc Phẩm làm Chủ nhiệm [100].
Công trình đã làm rõ về lí luận và lịch sử, thực chất của vấn đề dân tộc,
tôn giáo và nhân quyền và quan hệ giữa các vấn đề đó nhằm nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng chiến lƣợc của việc thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, vạch trần
những âm mƣu lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo và nhân quyền
chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc giải quyết vấn đề dân
tộc, tôn giáo, nhân quyền ở Tây Nguyên, dự báo xu hƣớng phát triển của các
vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền trong thời gian tới.
Xác định rõ quan điểm cơ bản, đề xuất và luận chứng làm rõ hệ thống
các giải pháp, một số kiến nghị cụ thể để giải quyết đúng, có hiệu quả vấn đề
dân tộc, tôn giáo và nhân quyền nhằm củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết
9
các dân tộc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc, tôn
giáo, làm thất bại âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
- Đặng Nghiêm Vạn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt
Nam” [113]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết về tôn giáo, chủ yếu bàn về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và lý giải một số
hiện tƣợng tôn giáo trên góc độ kinh tế.
- Đặng Nghiêm Vạn: “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” [114]. Cuốn sách đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến tôn
giáo ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo trong đời sống
hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hoá khi đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập theo xu thế toàn
cầu. Từ đó, đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc ta.
- Nguyễn Hồng Dƣơng: “Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát
triển ở Việt Nam” [46]. Tác giả đã chứng minh: trong quá trình truyền giáo
phát triển đạo ở Việt Nam, tôn giáo trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá bởi tôn
giáo là một thành tố của văn hoá; sự giao thoa văn hoá Việt Nam với văn
minh Trung Hoa, Ấn Độ và sau này là phƣơng Tây bắt đầu từ tiếp xúc tôn
giáo. Qua đó khẳng định vai trò của tôn giáo đối với văn hoá và phát triển ở
Việt Nam. Tác giả nghiên cứu phần lý luận, giải quyết cơ sở lý luận mối quan
hệ của tôn giáo với văn hoá và phát triển, trong đó đƣa ra định nghĩa tôn giáo
dƣới góc nhìn văn hoá, xem xét tôn giáo nằm trong cơ tầng nào của văn hoá.
Tác giả tập trung vào vai trò của tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Kinh, còn
vai trò của tôn giáo trong dân tộc thiểu số chỉ bƣớc đầu đề cập đến Phật giáo
Khơme, Bàlamôn giáo - Ấn giáo, Hồi giáo trong ngƣời Chăm.
- Nguyễn Hồng Dƣơng: “Quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo và
những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam” [45].
10
Cuốn sách phân tích những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo,
phác họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đồng thời phân
tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn so sánh,
đối chiếu với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, trên cơ sở đó,
tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị đối với
công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
- “Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần”, sách
dịch của Trần Khang và Lê Cự Lộc [72]. Cuốn sách tập hợp những tác phẩm,
những ý kiến chủ yếu của các nhà kinh điển về các vấn đề lý luận tôn giáo,
chính sách tôn giáo, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, quan hệ giữa chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo. Các luận điểm đƣợc tập hợp đã vạch rõ nguyên
nhân xuất hiện và bản chất của tôn giáo, cuộc đấu tranh với tôn giáo phải gắn
liền với việc vũ trang cho quần chúng tri thức khoa học, quan điểm duy vật
biện chứng và kết hợp với cuộc đấu tranh giai cấp. Cuốn sách đã cung cấp
khá đầy đủ và toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo.
- Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo
của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay” [79].
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tỷ mỷ, nghiêm túc, bài bản và
rất khoa học về quan điểm và chính sách tôn giáo. Từ lý luận của chủ nghĩa
Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, thực tiễn tình hình tín
ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, nêu rõ những đặc
điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả cũng đã thống kê đầy đủ các
quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo qua
các giai đoạn lịch sử cách mạng. Hiệu quả tích cực của nó đối với phong trào
đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là đại đoàn
kết toàn dân tộc, phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng và sự nghiệp
cách mạng. Điểm đáng chú ý là tác giả đã tạo điều kiện cho ngƣời đọc đƣợc
nghiên cứu tham khảo chính sách tôn giáo ở Trung Quốc, qua đó vận dụng
11
vào thực tiễn tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đề xuất các
giải pháp thực tiễn và các ý kiến xây dựng pháp luật về tôn giáo ngày càng
thiết thực và hiệu quả hơn.
- Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo với dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” [132].
Xuất phát từ việc tổng hợp những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin,
những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và lịch sử thực tiễn tình hình tôn giáo
thế giới, tác giả khẳng định: Tôn giáo đã từng tồn tại ở các thể chế chính trị
khác nhau và nó cũng đã từng biến đổi để phù hợp với xã hội đƣơng thời. Cuốn
sách trang bị cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn mối quan
hệ giữa tôn giáo, dân tộc và chủ nghĩa xã hội; những bài học từ lịch sử trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nƣớc; ý nghĩa của đặc điểm
khoan dung tôn giáo; dự báo tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhiệm vụ của công
tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Nguyễn Thanh Xuân: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” [123]. Cuốn sách
đã khái quát lịch sử ra đời và phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức
hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hòa Hảo đang tồn tại và hoạt động tại Việt
Nam. Cuốn sách cũng đồng thời cung cấp đến độc giả các văn bản pháp lý
quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ: Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo (2004), Nghị định số 92/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm
2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo.
- Nguyễn Thanh Xuân (Chủ biên): “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam” [124]. Cuốn sách giới thiệu về chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện chính sách tôn giáo,
nhất là từ khi đổi mới đến nay. Trong phần kết luận, nhóm tác giả khẳng
định: “Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, cũng không
phải chịu một áp lực nào từ bên ngoài. Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam tƣơng
12
xứng với đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội. Không những thế, đổi mới đối
với tôn giáo là một trong những nội dung đổi mới lớn nhất với những thành
tựu to lớn trong quá trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam.
- Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác -Lênin đến
thực tiễn Việt Nam” [133]. Cuốn sách đã hệ thống hóa và làm rõ những quan
điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và công tác tôn giáo; phân tích việc vận dụng những quan điểm đó
vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, từ đó đề
xuất một số kiến nghị về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị ở nƣớc ta
trong giai đoạn tới.
- Đỗ Quang Hƣng: “Chính sách tôn giáo và Nhà nƣớc pháp quyền”
[68]. Công trình đƣợc xác định là sách chuyên khảo dùng làm giáo trình đào
tạo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc.. Tác giả tập
trung nghiên cứu sâu về chính sách tôn giáo. Trên cơ sở dẫn chứng, phân tích
và so sánh chính sách tôn giáo của một số quốc gia điển hình nhƣ: Mỹ, Pháp,
Đức, Nga, Trung Quốc, tác giả khẳng định chính sách tôn giáo phải là chính
sách công. Từ đó xây dựng nội hàm cho khái niệm chính sách tôn giáo ở Việt
Nam.
- Đỗ Quang Hƣng: “Nhà nƣớc - Tôn giáo - Luật pháp” [70]. Tác giả
khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nƣớc
Việt Nam trong nỗ lực hƣớng tới một môi trƣờng thích hợp để các cộng đồng
tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tƣ cách công dân mà còn
qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống. Đồng thời,
gợi mở đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền về tôn giáo ở nƣớc ta.
- Nguyễn Minh Khải: “Tín ngƣỡng, tôn giáo và thực hiện chính sách tín
ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” [134]. Ngoài việc khái quát những vấn
đề lí luận về tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, tín ngƣỡng, nguồn gốc, bản
chất, chức năng và vai trò xã hội của tín ngƣỡng, tôn giáo, nội dung cuốn sách
13
tập trung giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình, đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo
ở Việt Nam; một số giải pháp cơ bản đấu tranh làm thất bại âm mƣu, thủ đoạn
lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực
thù địch trong giai đoạn hiện nay.
- Lê Văn Lợi: “Văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt
Nam hiện nay” [73]. Với mục tiêu theo tiêu đề của cuốn sách, tác giả đi sâu
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa tôn giáo với đời sống tinh
thần xã hội qua một số lĩnh vực cơ bản nhƣ: Văn hóa tôn giáo với lĩnh vực tƣ
tƣởng chính trị, lĩnh vực đạo đức lối sống, lĩnh vực nghệ thuật. Trên cơ sở đó
nêu một số nguyên tắc và giải pháp nhằm khai thác, phát huy ảnh hƣởng tích
cực của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội, trở thành nguồn lực
quan trọng cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc trong giai đoạn mới.
- Đỗ Lan Hiền: “Khoan dung tôn giáo với dân chủ và đồng thuận xã hội
- Trƣờng hợp Việt Nam” [64]. Nội dung cuốn sách cung cấp tri thức cho
ngƣời đọc, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo nhằm hiểu sâu hơn về khoan
dung tôn giáo - khái niệm, lịch sử hình thành và nội dung biểu hiện; cơ sở và
những đặc điểm biểu hiện của tinh thần khoan dung tôn giáo của ngƣời Việt;
khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội ở Việt Nam.
Từ những phân tích logic và khoa học về khoan dung tôn giáo theo các cách
hiểu của phƣơng Tây, phƣơng Đông, ở Việt Nam, khẳng định khoan dung tôn
giáo là một trong những truyền thống văn hóa của ngƣời Việt cần đƣợc phát
huy hơn nữa để góp phần củng cố sự đồng thuận, đoàn kết xã hội ở Việt Nam
hiện nay.
- Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848 -
1883)” [135]. Cuốn sách phác họa nên bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn
lịch sử đầy biến động của dân tộc ta trong thời kỳ phong kiến - triều vua Tự
Đức (1848 - 1883). Vua Tự Đức và triều đình đã phải đối diện với những khó
khăn về đối nội và đối ngoại nhƣ: sự đe dọa xâm lƣợc của chủ nghĩa tƣ bản
14
phƣơng Tây, sự “ly tâm” trong hàng ngũ các quan lại triều đình. Với những
chính sách đối với các tôn giáo lớn thời kỳ này nhƣ Phật giáo, Đạo giáo, Nho
giáo và đặc biệt là Công giáo, vua Tự Đức muốn gửi gắm vào đó khát vọng
bảo vệ bản sắc dân tộc và giữ gìn non sông bờ cõi trƣớc âm mƣu xâm lƣợc
của kẻ thù. Song, sự kiệt quệ về kinh tế, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ
giữa dân lƣơng và dân giáo, sự không thống nhất giữa chủ trƣơng chủ chiến
và chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn thời kỳ này. Tất cả đã dẫn đến kết cục
đen tối: nƣớc ta từ một nƣớc phong kiến độc lập trở thành một nƣớc thuộc địa
nửa phong kiến. Cũng từ đây, dân tộc ta bƣớc vào quá trình đấu tranh không
mệt mỏi để giành độc lập suốt nhiều thập kỷ sau đó. Do vậy, những nội dung
trong cuốn sách chuyển tải những kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là trong điều kiện khách quan
phức tạp nhƣ hiện nay.
- Mai Thanh Hải: “Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam” [136]. Bộ
sách gồm 3 tập.
+ Tập I: Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Phật giáo, Nho giáo
và Đạo giáo và những nét đặc sắc của các tôn giáo này ở Việt Nam. Bằng
cách đặt vấn đề nhƣ những câu hỏi liên quan đến tôn giáo, tín ngƣỡng, tác giả
đã tự giải quyết một cách khoa học, sâu sắc và thuyết phục, làm cho ngƣời
đọc tiếp cận và ghi nhớ nội dung nhƣ những câu chuyện. Phần phụ lục của tập
sách tác giả trình bày khái niệm, nguồn gốc, bản chất, phân loại tôn giáo,
chiến tranh tôn giáo, phong trào tôn giáo mới… Đặc biệt tác giả thống kê các
tôn giáo “bồng bềnh” trên thế giới, các đạo lạ ở Việt Nam, nguồn gốc, bản
chất và địa bàn hoạt động của các tổ chức này.
+ Tập II. Phần I: Nêu khái quát lịch sử hình thành của đạo Công giáo,
vai trò của Công đồng Vatican II và những vấn đề đƣơng đại. Trong nội dung
về Công giáo ở Việt Nam, làm rõ công lao của một số ngƣời Công giáo tiêu
15
biểu mà tác giả gọi là “Những con ngƣời đáng quý trọng” trong lịch sử cách
mạng Việt Nam.
Phần II: Nêu khái quát lịch sử của đạo Do Thái, kinh thánh Do Thái,
đất thánh Giêruxalem; Nhà nƣớc Ixraen ngày nay. Sách trình bày mối quan hệ
đặc thù giữa Nhà nƣớc, dân tộc và tôn giáo của tôn giáo này, những vấn đề cơ
bản về giáo lý, giáo hội và những biến chuyển của nó trong sự phát triển xã
hội ngày nay.
Phần III: Nêu sơ lƣợc lịch sử của đạo Baha‟i, quá trình truyền giáo vào
Việt Nam.
+ Tập III: Làm rõ khái niệm Tin lành qua câu hỏi: Tin lành hay Tin dữ?
Từ đó liệt kê danh sách các giáo hội chính thống trên thế giới và khẳng định
hiện nay có khoảng 300 giáo hội Tin lành. Tập sách cũng làm rõ các cứ liệu
liên quan đến giáo chủ, tổ chức, lịch sử đạo Hồi, đạo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.
- Phạm Ngọc Anh - ThS Nguyễn Xuân Trung: “Mối quan hệ giữa tôn
giáo và dân tộc, giữa đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc trong tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh” [137]. Bài viết làm rõ: trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giữa tôn giáo
và dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng bào tôn giáo cũng
là công dân của nƣớc Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, vì thế hiển nhiên đoàn
kết tôn giáo cũng thống nhất và nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là đoàn kết dân tộc. Lợi ích của mỗi tôn giáo
đều gắn liền với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Để đất nƣớc đƣợc độc lập,
tự do thì phải đoàn kết đƣợc sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó, đồng bào
tôn giáo chiếm vị trí rất quan trọng. Đảng ta đã vận dụng, quán triệt quan
điểm này của Hồ Chí Minh vào việc hoạch định chính sách tôn giáo trong
công cuộc đổi mới của đất nƣớc.
- Trần Thị Kim Oanh: “Chức năng xã hội của tôn giáo - nhìn từ góc độ
Triết học” [138]. Bài viết luận giải: với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội,
một tiểu hệ thống kiến trúc thƣợng tầng, ngay từ khi mới ra đời, tôn giáo đã
16
có những chức năng xã hội đặc thù. Thực hiện những chức năng này, tôn giáo
ngày càng có nhiều ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội trên cả hai
phƣơng diện tích cực và tiêu cực. Mặc dù không để lại một hệ thống lý luận
hoàn chỉnh về tôn giáo, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt
nền móng và tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tôn giáo và chức năng
xã hội của nó. Nhìn từ góc độ Triết học, tác giả tập trung làm rõ những chức
năng xã hội đặc trƣng nhất của tôn giáo. Đó là chức năng “bù đắp tinh thần”,
chức năng liên kết, chức năng thế giới quan và chức năng điều chỉnh - kiểm
tra.
- Bài viết: “Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp
luật quốc tế và sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thị Diệu Thúy đăng trên Website của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tác giả dẫn giải nội dung một số văn bản pháp luật quốc tế đề cập đến
quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc năm
1945; Tuyên ngôn thế giới nhân quyền năm 1948; Công ƣớc quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1996 và đƣa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề
này. Đồng thời nêu rõ sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam qua hiến pháp,
pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo và các văn bản của Chính phủ nƣớc Cộng hòa
xã hội Việt Nam.
1.1.2. Những nội dung của Luận án kế thừa
Có thể khẳng định rằng trong những năm trở lại đây, những vấn đề về
tôn giáo đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ những hƣớng tiếp
cận, những góc độ và cấp độ khác nhau (từ các loại sách đến các đề tài khoa
học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, các bài viết đăng ở các Tạp chí, các Luận án, Luận
văn…) và đã đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận, lịch sử hình thành và phát triển, căn bản về giáo lý, nghi
lễ của các tôn giáo, mối quan hệ của tôn giáo đối với các bộ phận còn lại thuộc
17
kiến trúc thƣợng tầng, và các điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng làm rõ
những ảnh hƣởng tích cực của tôn giáo đến đời sống nhƣ văn hóa, đạo đức...
- Tác giả Mai Thanh Hải với cuốn sách “Các tôn giáo trên thế giới và Việt
Nam”. Ba tập sách của ông đƣợc biên soạn công phu, trình bày sâu sắc và dễ
hiểu, hƣớng cho ngƣời đọc tìm hiểu, nắm bắt đƣợc ý tứ nông sâu của từng khía
cạnh chi tiết, thông qua những bài viết nhƣ câu chuyện kể, ngƣời đọc tiếp thu,
lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên. Tác giả cũng rất chú ý đến việc liên hệ những
điều kiện khách quan của Việt Nam và sự tiếp biến trong quá trình ngƣời Việt
tiếp thu tôn giáo. PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân và một số tác giả khác cũng có
những kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu một số tôn giáo ở Việt Nam.
- Nhiều tác giả nghiên cứu tôn giáo, khai thác những giá trị về văn hóa,
đạo đức và khẳng định dƣới góc độ này tôn giáo có rất nhiều tích cực. Bên
cạnh hƣớng nghiên cứu về văn hóa đƣợc tìm hiểu dƣới góc nhìn nhân văn là
khoan dung tôn giáo và ngoài ra còn đề cao chức năng xã hội của nó.
Nhiều kết luận khẳng định: nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tình hình
thực hiện chính sách tôn giáo là việc làm thƣờng xuyên của Đảng, Nhà nƣớc
và các tổ chức chính trị - xã hội ở nƣớc ta. Thông qua hoạt động đó, rút ra
những vấn đề mới về lý luận, bổ sung tài liệu, những luận cứ nhằm phát triển,
hoàn thiện chính sách tôn giáo.
- Các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ do Tập thể, nhóm các nhà
khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, đã đƣợc
công bố là những tài liệu khoa học vô cùng quý giá, nhất là trang bị phƣơng
hƣớng và giải pháp giải quyết những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tôn giáo ở
các khu vực nhạy cảm nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ của nƣớc ta.
- Các công trình của các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về chính
sách tôn giáo của hai tác giả Đỗ Quang Hƣng và Nguyễn Thanh Xuân đã nêu
một cách tỷ mỷ, toàn diện và phân tích sâu sắc về chính sách tôn giáo, xây
dựng nội hàm của chính sách tôn giáo; vẽ ra bức tranh toàn cảnh, chi tiết về
18
tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo.
- Một số công trình nghiên cứu chính sách, pháp luật quốc tế, một số
quốc gia đối với tôn giáo trong quan hệ so sánh với chính sách tôn giáo của
nƣớc ta; những kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của một số quốc gia
trong khu vực. Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, Nguyễn Thị Diệu Thúy,
Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hƣng, Mai Thanh Hải.
- Một số công trình của các tác giả Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thanh Xuân
và Đỗ Quang Hƣng đã nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc
thực hiện chính sách tôn giáo thông qua những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc
ta về tôn giáo nhƣ: Hiến pháp, Pháp lệnh và các nghị định của Chính phủ.
1.1.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả
- Nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, các tác giả chƣa quan tâm nghiên cứu
tính đặc thù về tôn giáo của các vùng, các khu vực hành chính, chƣa có tác giả
nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Thanh Hóa.
- Những công trình nghiên cứu đã nêu chƣa đề xuất đƣợc những giải
pháp về chính sách phù hợp với tình hình mới, sát hợp với thực tiễn nhƣ: chính
sách về đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo, vấn đề ngƣời nƣớc ngoài sinh
hoạt tôn giáo ở Việt Nam, chƣa phản ánh đƣợc tình trạng bất bình đẳng trong
thực tế thực hiện chính sách giữa các tổ chức tôn giáo, những bất cập trong việc
thực hiện luật Di sản đối với các cơ sở tôn giáo là di tích đƣợc xếp hạng.
- Khi đề cập đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực
hiện chính sách tôn giáo, các tác giả mới tiếp cận ở phƣơng diện pháp lý chứ
chƣa đi vào nghiên cứu cụ thể, về tính chủ thể của chính quyền địa phƣơng
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH
HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
19
1.2.1. Các công trình
- Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002 do GS.TS
Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích công tác lãnh đạo và
quản lý đối với tôn giáo ở nƣớc ta và nêu lên một số vấn đề đặt ra hiện nay. Các
tác giả điều tra, khảo sát một cách nghiêm túc, khách quan thực trạng tình hình
quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở các địa phƣơng, qua đó thể hiện vai trò của chính
quyền các cấp ở địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
- Đề tài cấp bộ: "Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn
giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể" năm 2002 do
PGS.TS Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Tập trung phân tích nội dung, kết quả
của quá trình Nhà nƣớc quản lý đối với tôn giáo, nhóm tác giả nhận thấy vai trò
quan trọng, trực tiếp của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về tôn
giáo nói riêng và trong việc thực hiện chính sách về tôn giáo nói chung.
- PGS.TS Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác -
Lênin đến thực tiễn Việt Nam”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012.
Dƣới góc độ tiếp cận phân tích việc vận dụng những quan điểm Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vào thực
tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Qua đó nhấn mạnh
vai trò quản lý nhà nƣớc về tôn giáo của cấp địa phƣơng, cơ sở.
- ThS. Võ Duy Sang: “Các giải pháp chủ yếu phòng ngừa và giải
quyết “điểm nóng”, góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Thanh Hóa, năm
2014. Đề tài đã nghiên cứu diễn biến tình hình của các “điểm nóng” ở tỉnh
Thanh Hóa từ năm 2000 đến năm 2014, trong đó có nhiều điểm nóng về
tôn giáo. Trong trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị, tác giả đề
cập vai trò của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch
20
UBND, UBND tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh; Công an tỉnh và sự vào cuộc kịp
thời của chính quyền cấp cơ sở.
- Trịnh Anh Thau: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả công tác vận động quần chúng của khối dân vận xã, phƣờng, thị trấn tỉnh
Thanh Hóa trong tình hình mới”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Thanh Hóa, 2015.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các tổ chức chính trị - xã hội thuộc
khối dân vận phƣờng xã, trong đó có công tác dân vận chính quyền của
UBND cấp xã. Đây là công tác quan trọng bởi để làm tốt quản lý nhà nƣớc về
tôn giáo thì phải vận động, hƣớng dẫn nhân dân và nhƣ vậy cũng là thực hiện
đúng đƣờng lối của Đảng về công tác tôn giáo: nội dung cốt lõi của công tác
tôn giáo là vận động quần chúng.
1.2.2. Những nội dung của Luận án kế thừa
Các công trình nghiên cứu có tính chất khu biệt về vai trò của chính
quyền địa phƣơng nói chung ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng còn rất hiếm. Tuy
vậy nó đã mang lại giá trị về thông tin và có nhiều quan điểm gợi mở cho tác
giả trong quá trình nghiên cứu.
- Nhóm đề tài do các nhà khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh nghiên cứu đã trang bị cho tác giả phƣơng pháp và cách thức tiếp
cận nghiên cứu kết quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở địa phƣơng.
Từ đó, xác định vai trò chủ thể của chính quyền địa phƣơng trong việc thực
hiện chính sách. Đặc biệt là phát hiện ra những hạn chế, những vấn đề thực
tiễn đang đặt ra cần phải giải quyết.
- Công trình của PGS.TS Ngô Hữu Thảo nghiên cứu sâu về công tác
tôn giáo. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhƣng
nòng cốt vẫn là Nhà nƣớc mà chính quyền địa phƣơng, địa phƣơng cơ sở là
trực tiếp. Tác giả đã gợi mở hƣớng nghiên cứu đa dạng, không phải chỉ theo
lát cắt dọc, ngang mà xem xét trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành
phần, bộ phận để qua đó nhận định đâu là ƣu điểm, đâu là hạn chế và phải
21
thiết kế nhƣ thế nào cho đồng bộ, phù hợp và hiệu quả.
- Các đề tài khoa học cấp tỉnh mặc dù không trùng đối tƣợng nghiên
cứu với Luận án nhƣng đã cung cấp một lƣợng thông tin rất có giá trị. Đặc
biệt là những thông tin thể hiện vai trò chủ đạo, kiên quyết và khôn khéo của
chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua tình
hình tôn giáo ở tỉnh hết sức ổn định và có nhiều tiến triển tốt đẹp. Chính sách
tôn giáo đã đi vào đời sống nhân dân và đƣợc hƣởng ứng tích cực.
1.2.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả
Qua nghiên cứu, tác giả Luận án xin trao đổi nội dung nhƣ sau:
Các nhà khoa học ở Trung ƣơng thì thiên về lý luận nên tiếp cận đối
tƣợng điều tra, khảo sát chƣa sâu sắc. Ví dụ: về lực lƣợng cán bộ làm công tác
tôn giáo gần nhƣ là không có đạo nên sự hiểu biết về đời sống đạo rất hạn
chế, vì vậy dễ có hành vi gây hiểu lầm hoặc bức xúc cho nhân dân.
Bên cạnh đó, tính đa dạng về tôn giáo làm đa dạng về các mối quan hệ
liên quan đến đời sống tinh thần, về sự bất bình đẳng trong ứng xử của chính
quyền với các tổ chức tôn giáo.
Các đề tài cấp tỉnh chƣa làm rõ đƣợc vai trò của chính quyền địa
phƣơng theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
Chỉ có hoạt động trên cơ sở của pháp luật thì các kết quả công tác của hệ
thống chính trị mới thực sự thuyết phục thể hiện một Nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY
1.3.1. Các công trình
Có một số công trình liên quan đến chuyên đề này nhƣng tác giả luận án
xin trình bày những công trình liên quan trực tiếp và có đóng góp quan trọng.
- GS.TS Đỗ Quang Hƣng: “Nhà nƣớc, giáo hội và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam” Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2014. Tác giả đã phân tích mối quan
hệ tƣơng tác giữa Nhà nƣớc và giáo hội và việc tất yếu ra đời chính sách tôn
22
giáo. Đặc biệt trong phần công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, tác giả đã đè
cập một cách khá toàn diện các nội dung: yêu cầu khách quan và mục tiêu của
công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; hệ thống quản lý nhà nƣớc về tôn giáo;
nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; những lĩnh vực quản lý chủ yếu.
- PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân: “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở
Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2015. Trong phần kết luận, tác giả khuyến
nghị: Trong thực hiện chính sách không nên ứng xử và giải quyết tôn giáo từ
khía cạnh chính trị, chỉ coi tôn giáo là chính trị, trong khi tôn giáo còn là văn
hóa, còn là đạo đức và những giá trị xã hội khác nữa. Phải có những chính
sách cụ thể để khai thác phát huy mặt tích cực về văn hóa, đạo đức cùng
những giá trị xã hội của tôn giáo. Luật tín ngƣỡng, tôn giáo cần bổ sung
những điểm còn thiếu, bỏ những điều không còn phù hợp. Và nhất là phải phù
hợp với tình hình tôn giáo ở Việt Nam và tƣơng thích hơn nữa với luật pháp
quốc tế về quyền con ngƣời, quyền tự do tôn giáo.
- TS. Nguyễn Văn Cƣơng (chủ biên): “Về phân định thẩm quyền giữa
chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng tại Việt Nam hiện nay”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Cuốn sách nghiên cứu về thẩm quyền
của chính quyền nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng. Trên cơ sở lý luận đó
và thực tiễn quản lý đất nƣớc hiện nay, tác giả đề xuất phƣơng án thiết kế mối
quan hệ này cho phù hợp với bối cảnh tình hình mới cho thực sự hữu ích, nhất
là trong các văn bản cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013.
- Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban
Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa chủ trì năm 2013. Đề án khảo sát thực trạng tình
hình của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh và
đánh giá kết quả trong thực thi công vụ. Đánh giá từng tổ chức trong hệ thống
về mức độ phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức
bộ máy và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
1.3.2. Những nội dung của Luận án kế thừa
23
- Là những nhà nghiên cứu và quản lý có thâm niên, hiểu biết sâu sắc
về tôn giáo và chính sách tôn giáo của các nƣớc trên thế giới nên GS.TS Đỗ
Quang Hƣng, PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân đều tiếp cận vấn đề một cách khá
toàn diện. Không những có nhiều đóng góp vào xây dựng chính sách tôn giáo
mà bằng những lập luận khoa học, các tác giả đề xuất xây dựng bộ máy quản
lý nhà nƣớc về tôn giáo chuyên nghiệp, đảm bảo tính thƣợng tôn của pháp
luật, quyền tự do tôn giáo và quyền con ngƣời. Trong các công trình, các tác
giả nghiên cứu sự tƣơng tác giữa tôn giáo với kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ ra
các chiều kích tích cực trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Do vậy, phải
đặt chính sách tôn giáo trong hệ thống chính sách công mà chính quyền nhà
nƣớc các cấp là chủ thể trong xây dựng và thực hiện.
- TS Nguyễn Văn Cƣơng quan tâm nghiên cứu về phân định thẩm
quyền giữa chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng. Cuốn sách của ông làm rõ
sự phân cấp của chính quyền các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở. Qua đó làm rõ
vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quản lý các lĩnh vực đời sống xã
hội, trong đó có lĩnh vực đời sống tinh thần. Tác giả cũng chỉ ra những điểm
tồn tại trong phân cấp quản lý ở nƣớc ta hiện nay nhƣ: phân cấp vẫn là từ trên
xuống chứ chƣa phải từ dƣới lên; chƣa dành sự chủ động cho chính quyền địa
phƣơng và phân cấp còn mang tính đại trà, chƣa cụ thể.
- Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban
Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá chủ trì đã cố gắng thống kê về số liệu, đã có phân
tích đội ngũ của từng cấp quản lý, phân loại cán bộ chuyên trách, không
chuyên trách và đề xuất mang tính giải pháp về tổ chức bộ máy làm quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa. Đó là cơ sở quan trọng để tác giả
tham khảo làm nội dung cho luận án của mình.
1.3.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả
- Do nghiên cứu ở tầm vĩ mô nên các tác giả Đỗ Quang Hƣng, Nguyễn
Thanh Xuân chƣa quan tâm thực sự đến vai trò của chính quyền địa phƣơng
trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Chƣa nhận rõ tính trực tiếp và nhiều
24
đối tƣợng quản lý theo pháp luật về tôn giáo của chính quyền địa phƣơng.
Thực tế, trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, khi phát sinh vụ việc phức tạp,
nếu không giải quyết tốt ngay từ cơ sở thì tính lây lan của nó rất nhanh và dễ
trở thành điểm nóng. Thậm chí có những vụ việc trung ƣơng phải trực tiếp chỉ
đạo giải quyết mới chấm dứt đƣợc.
- Tác giả Nguyễn Văn Cƣơng chỉ nghiên cứu thẩm quyền ở một số lĩnh
vực chủ yếu chứ chƣa có đề cập trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về
tôn giáo, một lĩnh vực quản lý hết sức đặc thù, do vậy tác giả luận án mới tiếp
thu đƣợc dƣới dạng định hƣớng.
- Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban
Tôn giáo tỉnh thực hiện còn đang dƣới dạng báo cáo nên tính khoa học chƣa
cao. Đề án nghiên cứu đối tƣợng ở trạng thái tĩnh, chƣa dự báo đƣợc xu
hƣớng biến động của tôn giáo ở Thanh Hóa do di cƣ làm ăn xa, các khu công
nghiệp, khu kinh tế lớn sắp khánh thành và đi vào hoạt động. Do vậy, việc
đề xuất về tổ chức bộ máy cũng nhƣ những yêu cầu về công tác cán bộ chƣa
hợp lý. Không nghiên cứu xây dựng tính đặc thù cho các khu vực nói trên.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Các công trình nghiên cứu nêu trên đƣợc tác giả vô cùng trân trọng, xem
đó là những tiền đề và gợi mở hết sức bổ ích trong nghiên cứu đề tài của mình.
Nhƣng cũng khẳng định rằng, chƣa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu
sắc về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá, chƣa đề cập một cách hệ
thống, khoa học về vai trò của chính quyền địa phƣơng - nhân tố chủ quan quyết
định đến hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay.
Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tác giả hy vọng góp một phần
nhỏ vào việc khắc phục những hạn chế nêu trên.
Thứ nhất, Khái quát lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng về tôn giáo; chính sách tôn giáo ở nƣớc ta
25
hiện nay; quan niệm về chính quyền địa phƣơng và những biểu hiện về vai trò
của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo.
Thứ hai, Phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách tôn giáo,
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Qua đó, nêu bật những vấn
đề mới đặt ra cho chính quyền các cấp ở địa phƣơng.
Thứ ba, Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của
chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh
Hóa hiện nay.
26
Tiểu kết Chƣơng 1
Kể từ khi Đảng ta thực hiện chủ trƣơng đổi mới, các nhà khoa học đã
tập trung nhiều cho đề tài tôn giáo, làm luận cứ cho Đảng ta ban hành các
nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác tôn giáo. Đặc biệt, khi Nghị quyết 24,
Nghị quyết 25 đi vào cuộc sống thì việc nghiên cứu tôn giáo và chính sách tôn
giáo đã đƣợc quan tâm hơn. Số lƣợng các công trình nghiên cứu cũng tăng
nhanh và đủ lớn phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, quản lý và lãnh đạo.
Nổi bật là những công trình nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy ở Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn), Viện Triết học (Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội), Viện Nghiên cứu Tín ngƣỡng, tôn giáo, các nhà khoa học hàng đầu
nghiên cứu về tôn giáo nhƣ: GS. TS. Nguyễn Đức Lữ, PGS.TS. Nguyễn Hồng
Dƣơng, PGS.TS. Ngô Hữu Thảo,…
Cùng các nhà khoa học trẻ có cái nhìn sâu sắc về tôn giáo nhƣ: PGS.TS.
Lê văn Lợi, PGS.TS, Đỗ Lan Hiền….
Các công trình nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã cho tác giả
cái nhìn toàn cảnh từ lịch sử các tôn giáo, quá trình tiến hóa của tôn giáo ở Việt
Nam. Những nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nƣớc ta. Một số tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu chính sách tôn giáo và công tác
tôn giáo nói chung, quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng khi nói đến vai trò
của Nhà nƣớc, các tác giả vẫn đề cập một cách chung chung, chƣa phân định cấp
quản lý giữa Trung ƣơng và địa phƣơng hoặc chỉ đề cập trong mối quan hệ với
các thành phần của hệ thống chính trị.
Do vậy, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến vai
trò của nhà nƣớc nói chung hay của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện
chính sách tôn giáo. Mặt khác, đây là một đề tài phải làm rõ nhiều đối tƣợng đặc
thù nên tác giả cũng gặp khó khăn. Mặc dù vậy, tác giả cũng đã chọn lọc để sử
dụng hàng trăm tài liệu, trong đó có hơn 60 công trình liên quan. Với điều kiện
27
là cán bộ làm việc trực tiếp tại địa phƣơng, đƣợc va đập trực tiếp với các đối
tƣợng của quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nên với những tƣ liệu sống đó, tác giả sẽ
khái quát, nâng tầm lý luận làm chất liệu cho luận án. Với những kiến thức tích
tụ qua nghiên cứu và những kinh nghiệm, tri thức từ thực tiễn sẽ giúp cho luận
án thành công.
28
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
2.1.1. Những quan điểm lí luận về tôn giáo
2.1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo
C. Mác (Mác), Ph. Ăngghen (Ăngghen) - những nhà sáng lập ra chủ
nghĩa xã hội khoa học, bàn về vấn đề tôn giáo trong điều kiện ở châu Âu vừa
ra khỏi thời kỳ Trung cổ, thời mà tôn giáo, cụ thể hơn là Công giáo trở thành
lực lƣợng chính trị chi phối toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
ở châu Âu. Trong điều kiện các cuộc cách mạng tƣ sản đang thu hẹp quyền
lực và phạm vi ảnh hƣởng của giáo hội Công giáo, đồng thời cuộc cải cách
tôn giáo ở châu Âu đầu thế kỷ XVI và cuộc chiến kéo dài trên một trăm năm
giữa một bên là giai cấp phong kiến và giáo hội Công giáo và một bên là giai
cấp tƣ sản và đạo Tin lành, trong đó có cuộc chiến tranh nông dân Đức. Bên
cạnh đó các trào lƣu tƣ tƣởng, triết học mang nội dung tôn giáo với các đại
biểu nhƣ L. Phơbách (Phơbách), VP. Hêghen (Hêghen),... Sau này đến VI.
Lênin (Lênin) bàn về tôn giáo cũng trong điều kiện Chính thống giáo ở Nga
cấu kết với Nga hoàng trở thành lực lƣợng cản trở sự phát triển của nƣớc Nga
và cách mạng Nga. Do vậy, trong học thuyết của Mác, Ăngghen và Lênin,
vấn đề tôn giáo đƣợc bàn đến khá nhiều, trở thành một nội dung quan trọng.
Thực ra, Mác, Ăngghen không viết sách chuyên biệt về tôn giáo, mà có những
tác phẩm đề cập về tôn giáo, tiêu biểu nhƣ: Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen do Mác viết năm 1843, Luận cương về Lút-vích Phơbách
do Mác viết năm 1845, Hệ tư tưởng Đức do Mác và Ăngghen viết năm 1846,
Chiến tranh nông dân Đức do Ăngghen viết năm 1850, Bru-nô Bao-Ơ và Cơ
đốc giáo sơ kỳ do Ăngghen viết năm 1882, Lút-vích Phơ-bách và sự cáo
29
chung của triết học cổ điển Đức do Ăngghen viết năm 1886,... Riêng Lênin
có ba cuốn sách viết về tôn giáo với tựa đề Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, viết
năm 1905, Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giảo, viết năm 1909, Về
thái độ của các giai cấp, đảng phái đối với giáo hội, viết năm 1919. Ngoài ra
ông cũng có những tác phẩm liên quan đến tôn giáo nhƣ: Thư gửi Mác- xim
Goóc-ki, viết năm 1913, Sự phá sản của Quốc tế II, viết năm 1915, Dự thảo
cương lĩnh của Đảng Cộng sản I Nga, viết năm 1919,... Sau này các nhà
nghiên cứu tuyển chọn sắp xếp thành những tác phẩm riêng của Mác, Ăngghen
và Lênin về tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay có một số sách nhƣ: Mác, Ăng-
ghen, Lê-nin bàn về tôn giáo do PGS. TS Nguyễn Đức Sự tuyển chọn và chủ
biên; Trích tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo do Bộ môn
Khoa học về Tín ngƣỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh xuất bản năm 1996; Trích tác phẩm Kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin
và Hồ Chí Minh về tôn giáo do Trung tâm Khoa học về Tín ngƣỡng và tôn
giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh xuất bản năm 1998,...
Học thuyết Mác Lê-nin bàn đến các vấn đề lớn, nhƣ: tôn giáo là gì, sự
ra đời, tồn tại của tôn giáo, vai trò của tôn giáo, thái độ của những ngƣời
Cộng sản đối với tôn giáo.
Về bản chất của tôn giáo hay quan điểm Mácxít về tôn giáo.
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã nêu một cách khái quát
quan điểm về nguồn gốc, bản chất tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua
chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào đầu óc con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó
những lực lƣợng trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế”
[42, tr.437]. Trong Lời nói đầu cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyền
của Hêghen, Mác đã chỉ ra: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của
con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một
lần nữa” [43, tr.570]. Và đặc biệt câu tiếp theo: “Sự khốn cùng của tôn giáo
30
vừa là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại
sự khốn cùng hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống nhƣ nó là tinh thần của
những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”2
. Sau
này, Lênin lấy câu này của Mác làm “hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của
Chủ nghĩa Mác về vấn đề tôn giáo” [119, tr.511].
Trên căn bản đánh giá nhƣ trên, sau này các nhà lý luận Mácxít đã lấy
chức năng xã hội của tôn giáo làm hạt nhân cho định nghĩa về tôn giáo và
khẳng định bản chất của tôn giáo.
Về sự ra đời, tồn tại và điều kiện mất đi của tôn giáo.
Chủ nghĩa Mác - Lênin lý giải sự ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo khá
phong phú, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc gắn tôn giáo với những cơ sở
trần thế của nó là những xã hội cụ thể của con ngƣời với những kết cấu phức tạp
bởi nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh
thần. Trong tổng thể các quan hệ ấy thì sản xuất vật chất là quan trọng nhất, là cơ
sở khách quan quyết định mọi quan hệ xã hội và hiện tƣợng xã hội, trong đó có
hiện tƣợng tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin còn nói rõ rằng, căn nguyên sâu xa
của sự tồn tại tôn giáo chính là sự “bất hợp lý” trong mối quan hệ giữa con ngƣời
với tự nhiên, giữa con ngƣời với con ngƣời, khiến cho các lực lƣợng tự nhiên và
xã hội trở thành một lực lƣợng có tính “siêu tự nhiên”, kỳ thị và mù quáng đối với
con ngƣời. Để diễn đạt mối quan hệ đó của tôn giáo với con ngƣời, Mác đã dùng
các mệnh đề: “Tôn giáo là thế giới lộn ngƣợc” và “Tôn giáo là sự tự ý thức và tự
cảm giác của con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân” nhƣ đã dẫn ở trên. Sau này,
Lênin chỉ ra cụ thể hơn: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên để ra lòng tin
vào một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia” [118, tr.169].
Với lập luận nhƣ vậy nên theo Mác và Ăngghen chỉ khi nào quan hệ
đời sống hiện thực có “sự hợp lý” giữa con ngƣời với con ngƣời và con ngƣời
với tự nhiên thì “sự phản ánh tôn giáo” của thế giới hiện thực mới mất đi. Nói
31
cách khác, tôn giáo chỉ mất đi khi cơ sở kinh tế - xã hội của nó thực sự không
còn nữa. Cũng trong Chống Đuyrinh, Ăngghen nói đến ba điều kiện tiêu vong
của tôn giáo: một là, xoá bỏ chế độ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất; hai là,
xã hội sử dụng tƣ liệu sản xuất có kế hoạch; ba là, con ngƣời có thể quyết
định trong các hành động của mình.
Khi lý giải về căn nguyên sinh ra tôn giáo, Mác, Ăngghen cũng trình
bày về sự phát triển của tôn giáo. Trong Chống Đuyrinh, Ăngghen đã đƣa ra
sơ đồ: tôn giáo tự nhiên, tôn giáo đa thần, tôn giáo độc thần. Sau đó, Ông còn
nghiên cứu chỉ ra lịch sử tiến hóa của các loại hình tôn giáo: (1) từ tôn giáo tự
phát của xã hội nguyên thủy đến tôn giáo do con ngƣời tạo ra trong xã hội loài
ngƣời đã có giai cấp; (2) từ tôn giáo bộ lạc đến tôn giáo dân tộc và tôn giáo
thế giới; (3) từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo đa thần và tôn giáo nhất thần.
Về ảnh hưởng xã hội của tôn giáo.
Theo Mác và Ăngghen, trƣớc hết tôn giáo có chức năng an ủi, “đền bù
hư ảo” trong mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Có một thời
gian dài, mệnh đề này lại chỉ đƣợc hiểu: tôn giáo là thứ rƣợu tinh thần, là
thuốc phiện đầu độc con ngƣời. Thực ra, mệnh đề này phải hiểu chiều sâu xã
hội của tôn giáo, phải đƣợc đặt trong toàn bộ đánh giá của Mác về tôn giáo
với lập luận theo phƣơng pháp quy nạp: (1) tôn giáo là biểu hiện sự khốn
cùng cùa hiện thực; (2) tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức; (3)
tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim; (4) tôn giáo là tinh thần của
những trật tự không có tinh thần;... để cuối cùng ông nhấn mạnh: Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân! Đồng thời, cũng phải hiểu đƣợc thực chất sự so
sánh tôn giáo và thuốc phiện với “chức năng lịch sử” cùa nó là ru ngủ, là
thuốc giảm đau (vào thời Mác, Ăngghen, thuốc phiện đƣợc coi là một loại
dƣợc phẩm, không phải là những loại chất độc phá hoại cuộc sống của con
ngƣời nhƣ sau này). Cũng cần chú ý thêm trong mệnh đề này, Mác nhấn
mạnh lực lƣợng quần chúng đông đảo tin theo các tôn giáo, cần đến thuốc
32
phiện. Vì theo ông "thuốc phiện của nhân dân” chứ không phải một số ít
ngƣời. Tuy nhiên, đây là luận đề, mà một số ngƣời hiểu sai đẩy đến sự cực
đoan với tôn giáo; đồng thời, cũng có một số ngƣời thƣờng lợi dụng, xuyên
tạc và cũng thƣờng tô thêm, đổ lỗi cho những ngƣời Mácxít để bôi nhọ và lôi
kéo quần chúng nhằm thực hiện những dụng ý chính trị xấu.
Mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đƣợc Đảng Cộng sản
Trung Quốc tiếp thu trong trạng thái tâm lý ám ảnh về thất bại của ngƣời
Trung Quốc trong cuộc “Chiến tranh nha phiến” (Theo Từ điển Bách khoa
Britannica - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2014: Chiến tranh nha phiến
giữa Trung Quốc với Anh lần thứ nhất: 1839-1842, lần thứ hai: 1856-1860
giữa Trung Quốc với một liên minh Anh - Pháp, buộc Trung Quốc phải ký
Hiệp ƣớc Nam Kinh 1842, Hiệp ƣớc Thiên Tân 1858, Hiệp ƣớc Bắc Kinh
1860 mở cửa để Anh vào buôn bán và truyền giáo) nên góp phần đẩy đến thái
độ cực đoan với tôn giáo.
Khi nói đến chức năng xã hội của tôn giáo, Chủ nghĩa Mác -Lênin còn
đề cập đến một phƣơng diện khác: tôn giáo còn là chỗ dựa tinh thần của trật
tự thống trị của các giai cấp áp bức tự biện hộ cho mình. Tất nhiên, cũng có
một sự thực lịch sử khác, ở những giai đoạn đặc biệt, tôn giáo cũng đƣợc nhân
dân bị áp bức sử dụng để tiến hành cuộc đấu tranh phản kháng. Sau này,
Lênin đã từng nói: “Tất cả các giai cấp áp bức đều cần đến hai chức năng xã
hội, để giữ gìn nền thống trị của mình: chức năng đao phủ và chức năng giáo
sĩ. Đao phủ để dẹp tan sự phản kháng và sự căm phẫn của kẻ bị áp bức. Giáo
sĩ để an ủi họ... ” [121, tr.293].
Về thái độ đối với tôn giáo.
Lênin đã phát triển và hoàn chỉnh quan điểm của Mác, Ăngghen đối với
tôn giáo và đặt nó trong khuôn khổ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô
sản. Trong tác phẩm về thái độ của Đảng Công nhân đối với tôn giáo viết năm
1909, Lênin chỉ rõ: “Chúng ta phải đấu tranh với tôn giáo. Đó là điều sơ đẳng
33
của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và do đó, của chủ nghĩa Mác. Nhƣng chủ nghĩa
Mác không phải là thứ chủ nghĩa duy vật chỉ dừng lại ở điều sơ đẳng đó. Theo
Lênin, đấu tranh với tôn giáo phải theo cách riêng - xóa bỏ nguồn gốc sinh ra và
nuôi dƣỡng tôn giáo: “... không phải chỉ bó hẹp bằng việc tuyên truyền trừu
tƣợng về tƣ tƣởng... phải gắn cuộc đấu tranh ấy với thực tiễn cụ thể của phong
trào giai cấp nhằm triệt tiêu nguồn gốc xã hội của tôn giáo” [120, tr.514 - 515].
Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác -Lênin coi tôn giáo là chuyện của trần thế, không
phải là chuyện ở “trên trời” nên phải triệt tiêu nguồn gốc sinh ra tôn giáo phải
bằng những nỗ lực xây dựng “thiên đường ngay trên thế gian này”; đồng thời
tách chính trị ra khỏi tôn giáo, phải tôn trọng tự do tôn giáo và tự do không tôn
giáo. Đặc biệt, trong quan điểm đối với tôn giáo, Lênin nhấn mạnh không đƣợc
cực đoan tuyên chiến với tôn giáo. Đây là quan điểm rất lớn trong việc ứng xử với
tôn giáo của các Đảng Mácxít: “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì
phải cực kỳ thận trọng. Trong cuộc chiến đấu ấy, ai làm tổn thƣơng đến tình cảm
tôn giáo, ngƣời đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền giáo
dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm quần chúng tức giận, hành động nhƣ
vậy sẽ càng gây chia rẽ quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta
là ở sự đoàn kết” [116, tr.221]. Lênin cho rằng nếu tuyên chiến với tôn giáo là dại
dột và vô chính phủ: “Lời tuyên chiến của họ với tôn giáo là dại dột... tuyên chiến
nhƣ thế là phƣơng pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của ngƣời ta đối
với tôn giáo... đó chỉ là một luận điệu vô chính phủ ” [117, tr.511].
Sau này, những quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về thái độ đối
với tôn giáo đƣợc Stalin tiếp thu và kế thừa, nhƣng nhấn mạnh tính giai cấp
trong tôn giáo, và đặc biệt đề cao chủ nghĩa vô thần, thậm chí đẩy lên tới mức
coi việc giải quyết vấn đề tôn giáo là “một mất, một còn” của cuộc đấu tranh
giai cấp. Điều này chi phối cả Quốc tế Cộng sản vào những năm ba mƣơi của
thế kỷ XX và ảnh hƣởng không nhỏ đến các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, châu Á và Mỹ -Latinh trong một thời gian nhất định.
34
2.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Trong các di sản tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh để lại cho đời sau, có một bộ
phận cấu thành quan trọng là tƣ tƣởng về tín ngƣỡng, tôn giáo. Văn kiện Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định:
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu văn hóa của nhân loại. Đó là tƣ tƣởng về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời, về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội [56, tr.20].
Sợi chỉ đỏ của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn dân và giải
phóng dân tộc, xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập thống nhất và giàu
mạnh. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cũng nằm trong tƣ tƣởng vĩ đại
đó. Do đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Nếu tính từ khi
về nƣớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (năm 1940) đến khi qua đời
(năm 1969), Hồ Chí Minh có tất cả 365 đơn vị lời nói, bài viết, việc làm về
tôn giáo hoặc liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo, trong đó có 156 bài viết
riêng về tôn giáo hoặc chung với các lĩnh vực khác, 209 việc giải quyết hoặc
ứng xử các vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo [2]. Nhƣ vậy, trong bận rộn lo toan
trăm công ngàn việc với tƣ cách lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Hồ Chí Minh
vẫn dành nhiều thời gian cho vấn đề tôn giáo. Nếu chia theo thời gian, giai
đoạn đầu thế kỷ XX, nhất là những năm 1920, khi viết về tôn giáo, Hồ Chí
Minh vạch trần sự cấu kết của chủ nghĩa thực dân với giáo hội trong quá
trình xâm lƣợc Việt Nam và áp bức bóc lột nhân dân ta. Từ sau Cách mạng
tháng Tám (1945) khi tình hình đất nƣớc có sự đổi khác, chính quyền về tay
nhân dân, quần chúng đã giác ngộ một bƣớc, những tƣ tƣởng của Bác vừa
đấu tranh vừa vận động chức sắc và nhân dân đi theo, tin theo, cống hiến
cho cách mạng.
35
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện ở nhiều nội dung. Tác giả
xin nhấn mạnh những nội dung về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết
toàn dân, về tƣ tƣởng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, về nhìn nhận những giá trị
tích cực của tôn giáo.
Đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó giữa tôn
giáo với dân tộc.
Đây là những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín
ngƣỡng, tôn giáo. Trên cơ sở xác định đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết
tôn giáo là yếu tố cơ bản đƣa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Lực lƣợng toàn dân là lực lƣợng vĩ đại hơn ai hết. Không
ai chiến thắng đƣợc lực lƣợng đó” [83, tr.20]. Không những thế, Hồ Chí Minh
cho rằng, đoàn kết ngƣời có tôn giáo và ngƣời không có tôn giáo (quen gọi là
đoàn kết lƣơng giáo) phải lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lƣợc, không
phải là thủ đoạn nhất thời. Năm 1955, phát biểu tại Hội nghị Liên Việt, Hồ
Chí Minh chỉ rõ:
Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài. Đoàn kết là
một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị.
“Đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta
còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức,
có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với
họ [85, tr.438].
Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt về nhận thức, tƣ tƣởng; tìm ra và phát
huy điểm tƣơng đồng, mẫu số chung về mục tiêu, lý tƣởng tốt đẹp để cùng nhau
hoàn thành nhiệm vụ cao cả của dân tộc luôn đƣợc Hồ Chí Minh chú ý. Do vậy,
theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đối với ngƣời có tôn giáo thì đức tin tôn giáo
và lòng yêu nƣớc không hề mâu thuẫn. Một ngƣời dân Việt Nam có thể vừa là
một ngƣời dân yêu nƣớc, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính.
Để đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã
36
thấy đƣợc mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa tôn giáo với dân tộc, giữa
“Thiên Chúa và Tổ quốc”. Ngƣời nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo
với dân tộc một cách giản dị, dễ hiểu nhƣng rất độc đáo và sâu sắc. Mƣời
ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong buổi tiếp xúc với đại biểu các tôn
giáo, Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới đƣợc giải
phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi ngƣời
đều là công dân của nƣớc Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc
lập hoàn toàn của Tổ quốc” [80, tr 15]. Tháng 01 năm 1946, trong hoàn cảnh
Pháp trở lại xâm lƣợc Việt Nam một lần nữa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
“Nƣớc không độc lập thì tôn giáo không đƣợc tự do, nên chúng ta phải làm
cho nƣớc độc lập đã” [36].
Chính sự hiểu biết cùng những quan tâm giải quyết thỏa đáng mối quan
hệ tôn giáo với dân tộc của Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở để các tôn giáo ở Việt
Nam xác định đƣờng hƣớng hoạt động tiến bộ gắn bó với dân tộc, nhƣ: “Sống
Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Đạo pháp, Dân tộc - Chủ nghĩa
xã hội” của Phật giáo, “Nƣớc vinh, Đạo sáng” của Cao Đài, “Sống Phúc âm,
phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” của Tin lành,...
Để đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh
luôn nhắc nhở đồng bào và chiến sỹ cả nƣớc phải quan tâm chăm sóc cuộc
sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Trong lãnh đạo và chỉ
đạo thực hiện, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các địa phƣơng phải thật quan tâm
đến phần đời và phần đạo của tín đồ các tôn giáo, nhất là đồng bào Công giáo,
làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta đƣợc no ấm, thì
phần hồn cũng đƣợc yên vui” [86, tr.285].
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lực lƣợng chức sắc và trí
thức các tôn giáo. Ngƣời đánh giá cao vai trò, ảnh hƣởng của chức sắc, trí
thức tôn giáo và luôn trân trọng họ. Có thể nói Hồ Chí Minh là mẫu mực
trong quan hệ và ứng xử với chức sắc và trí thức các tôn giáo. Sau cách mạng
37
tháng Tám thành công, với tƣ cách là Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Hồ Chí Minh đã trân trọng mời các chức sắc tôn giáo tham gia chính
quyền các cấp với những chức vụ phù hợp. Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục
giáo phận Phát Diệm, ông Ngô Tử Hạ, một trí thức Công giáo đƣợc Hồ Chí
Minh mời làm cố vấn tối cao của Chính phủ, ông Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phật
giáo Hòa Hảo đƣợc mời giữ chức ủy viên đặc biệt Ủy ban hành chính Nam bộ,
Chƣởng pháp Cao Triều Phát của Cao Đài Minh Chơn Đạo đƣợc mời giữ chức
Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bạc Liêu, Cố vấn Ủy ban kháng chiến hành
chính Nam bộ, Đại biểu Quốc hội khóa I,... các ông Nguyễn Mạnh Hà (Công
giáo) làm Bộ trƣởng Bộ Kinh tế Quốc gia, ông Vũ Đình Tụng (Công giáo) làm
Bộ trƣởng Bộ Y tế, Nguyễn Ngọc Nhật (Cao Đài) giữ chức Ủy viên Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam bộ,...
Với tinh thần đoàn kết lƣơng giáo, hòa hợp dân tộc, Hồ Chí Minh đã
tập hợp đƣợc đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự
nghiệp cứu nƣớc, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch
sử để lại và âm mƣu chia rẽ tôn giáo của các thế lực xâm lƣợc. Đồng thời, với
thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tƣ của
ngƣời có đạo, Hồ Chí Minh đã để lại ấn tƣợng vô cùng tốt đẹp trong lòng tín
đồ, chức sắc các tôn giáo.
Tƣ tƣởng đoàn kết dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo của Hồ Chí Minh nhƣ
nói trên là kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, là
sự đánh giá đúng đắn vai trò của quần chúng trong sự nghiệp dựng nƣớc và
giữ nƣớc trƣớc đây cũng nhƣ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo. Tƣ tƣởng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc
thể hiện nhất quán cả trong lý luận và hoạt động thực tiễn của Ngƣời, trở
thành nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách đối với tôn giáo của
38
Đảng và Nhà nƣớc ta. Tƣ tƣởng đó cũng đã thâm nhập sâu rộng vào quần
chúng nhân dân nói chung, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói riêng.
Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đƣợc tiếp cận với nhiều nền văn minh,
văn hóa của nhân loại, tiếp cận những tƣ tƣởng tiến bộ về tôn giáo, những
nguyên tắc ứng xử với tôn giáo trong các cuộc cách mạng tƣ sản, điển hình là
cách mạng tƣ sản Pháp (1789), cách mạng Mỹ (1776). Hồ Chí Minh là ngƣời
tiếp thu và vận dụng những tinh hoa của Chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo
vào Việt Nam. Chính những điều đó đã sớm hình thành quan điểm tôn trọng
tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh công bố trƣớc toàn dân ngày 02
tháng 9 năm 1945, trong đó Ngƣời đã kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác -
Lênin về tôn giáo và những giá trị của những tƣ tƣởng tiến bộ về quyền con
ngƣời trong các cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản. Chỉ sau một ngày khai sinh
ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 03 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí
Minh đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Trong phiên
họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết,
trong đó có vấn đề thứ sáu là: “...Tuyên bố tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn
kết”. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp
đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó ghi nhận nhân
dân có quyền “tự do tín ngƣỡng”. Sau đó, Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam cũng đã nhấn mạnh: “Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng
của mọi ngƣời dân”. Ngày 14 tháng 6 năm 1955, với tƣ cách Chủ tịch nƣớc,
Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 234/SL quy định những hoạt động tôn giáo trong
chế độ mới, đƣợc đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan
nghênh và ủng hộ.
Đánh giá những chính sách nói trên về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo phải
đặt vào thời điểm lịch sử cụ thể và không gian cụ thể. Đó là giữa thế kỷ XX, ở
một nƣớc phong kiến lạc hậu ở châu Á, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
39
vừa giành đƣợc độc lập dân tộc. Trên thực tế, ở châu Á vào thời điểm những
năm 1940 chỉ có một số rất ít nƣớc tuyên bố tự do tín ngƣỡng, tôn giáo.
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, trƣớc những luận điệu
xuyên tạc của kẻ thù về việc đối xử với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, năm
1951, trong buổi lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, với tƣ cách Chủ tịch
Đảng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng tôi xin nói rõ để tránh sự hiểu
lầm: Một là vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng
quyền tự do tín ngƣỡng của mọi ngƣời...” [35]. Năm 1958, trƣớc phân vân
của các cử tri Hà Nội về vấn đề tôn giáo: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn
giáo có bị hạn chế không?”, Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của
ngƣời Cộng sản đối với tôn giáo: “Không. Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tín
ngƣỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy” [84, tr.405].
Bên cạnh vấn đề tôn giáo, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến các hình
thức tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam, nhất là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên,
Ngƣời nói: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là hiện tƣợng xã hội” [56, tr.479].
Lời căn dặn của Hồ Chí Minh với các thế hệ Việt Nam đối với tiền nhân, các
anh hùng dân tộc bằng câu nói nổi tiếng, rằng: “Các Vua Hùng có công dựng
nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”.
Tôn trọng tự do tín ngƣỡng tôn giáo của mọi ngƣời dân nhƣng Hồ Chí
Minh phê phán những hoạt động mê tín dị đoan, coi đó là những tệ nạn xã hội
cần phải bài trừ. Ngƣời nói: “Cái gì cần phải xóa? Mê tín dị đoan, hủ tục! Cái
gì cần phát triển? Văn hóa, giáo dục, vệ sinh phòng bệnh” [84, tr.436]. Tôn
trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, nhƣng Hồ Chí Minh phân biệt
rõ nhu cầu về đời sống tâm linh chân chính của quần chúng với những âm
mƣu lợi dụng tôn giáo cùa các thế lực xâm lƣợc và thù địch. Hồ Chí Minh lên
án những kẻ nhân danh tôn giáo làm tay sai cho kẻ thù, hại dân, hại nƣớc,
chúng không chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian”. Tuy nhiên, trong ứng xử,
Hồ Chí Minh luôn mở đƣờng cho những ngƣời lầm lẫn, bị mua chuộc trở về
40
với chính nghĩa, với dân tộc bằng thái độ khoan dung. Ngƣời hiểu rằng năm
ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn, nhƣng dài ngắn đều hợp nhau nơi bàn
tay, rằng: “Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này, ngƣời thế khác,
nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan
hồng... Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tinh thần nhân
ái mà cảm hóa họ” [87, tr.574].
Nhìn nhận các giá trị của tôn giáo.
Hiểu biết các tôn giáo, hiểu biết các giá trị tôn giáo của tôn giáo phƣơng
Đông và tôn giáo phƣơng Tây một cách tƣờng tận, cùng với quá trình trải
nghiệm qua thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh là một trong rất ít ngƣời Mácxít
đƣơng thời có tƣ tƣởng và thái độ nhìn nhận những giá trị tích cực của tôn giáo.
Ngƣời nêu rõ những khía cạnh cao đẹp về đạo đức và nhân văn của tôn giáo:
“Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [34].
Không những thế, Hồ Chí Minh luôn tỏ lòng kính trọng, ngƣỡng mộ
các danh nhân của thế giới, không phân biệt các danh nhân đó thuộc tôn giáo
nào, vô thần hay hữu thần, là ngƣời phƣơng Đông hay ngƣời phƣơng Tây,...
Ngƣời đã chắt lọc, rút ra những giá trị tƣ tƣởng lớn lao ở họ để kế thừa và
phát triển. Từ Phật Thích Ca, Khổng Tử, Chúa Giêsu đến Mác, Tôn Dật
Tiên,... Hồ Chí Minh đều trân trọng là những vĩ nhân của lịch sử, những bậc
thầy, mà Ngƣời nguyện là ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy. Ngƣời nói:
“Học thuyết của Khổng Tử có ƣu điểm của nó là sự tu dƣỡng đạo đức
cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ƣu điểm là lòng bác ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có
ƣu điểm là phƣơng pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là
chính sách Tam dân thích hợp với điều kiện nƣớc ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ƣu điểm chung
đó sao. Các vị ấy đều mƣu cầu hạnh phúc chung cho xã hội. Nếu các vị còn
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá
Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá

More Related Content

What's hot

Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyếncuonganh247
 
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊBùi Quang Xuân
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 
Luận án: Trang phục truyền thống hiện nay của người Lô Lô Hoa
Luận án: Trang phục truyền thống hiện nay của người Lô Lô HoaLuận án: Trang phục truyền thống hiện nay của người Lô Lô Hoa
Luận án: Trang phục truyền thống hiện nay của người Lô Lô Hoa
 
Luận văn: Đạo đức và pháp luật trong hôn nhân gia đình, HOT
Luận văn: Đạo đức và pháp luật trong hôn nhân gia đình, HOTLuận văn: Đạo đức và pháp luật trong hôn nhân gia đình, HOT
Luận văn: Đạo đức và pháp luật trong hôn nhân gia đình, HOT
 
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt NamLuận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 

Similar to Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá

LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYOnTimeVitThu
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCMLuận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCMDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfNuioKila
 
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...jackjohn45
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...nataliej4
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá (20)

Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCMLuận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động Tôn Giáo tại HCM
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
 
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở CẤP XÃ TỈNH BẾN TRE TRONG...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành ph...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
 
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docxQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn...
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Luận án: Vai trò của chính quyền về chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƢƠNG NGỌC TUẤN VAI TRß CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG TRONG VIÖC THùC HIÖN CHÝNH S¸CH T¤N GI¸O ë THANH HãA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƢƠNG NGỌC TUẤN VAI TRß CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG TRONG VIÖC THùC HIÖN CHÝNH S¸CH T¤N GI¸O ë THANH HãA HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. NGUYỄN HÙNG HẬU 2. TS. NGUYỄN THỊ THÖY ANH HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Trƣơng Ngọc Tuấn
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo, chính sách tôn giáo, vai trò của chính quyền đia phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay........................................................ 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa -Thực trạng và những vấn đề đặt ra............................................................ 18 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay...................................... 21 1.4. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ......................................................... 24 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ....... 28 2.1. Khái quát chung về tôn giáo và chính sách tôn giáo ............................. 28 2.2. Những Vấn đề chung về chính quyền địa phƣơng và vai trò của chính quyền địa phƣơng trong thực hiện chính sách tôn giáo ......... 64 2.3. Vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo..................................................................................... 72 CHƢƠNG 3:VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................. 80 3.1. Tình hình tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa..................................................... 80 3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa ........................................ 99 3.3. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 114
  • 5. 1 3.4. Những vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay.................... 118 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY .......... 126 4.1. Phƣơng hƣớng cơ bản .......................................................................... 126 4.2. Một số giải pháp chủ yếu ..................................................................... 127 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................. 165
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTQ : An ninh Tổ quốc ANTT : An ninh trật tự ANXH : An ninh xã hội BCH : Ban Chấp hành HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ quốc TW : Trung ƣơng UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo lớn mang tính quốc tế du nhập từ bên ngoài nhƣ: Công giáo, Phật giáo, Tin lành; có tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo...Hiện nƣớc ta có khoảng 27% dân số sinh hoạt tôn giáo thƣờng xuyên. Ngay sau khi nƣớc nhà đƣợc độc lập, nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo, chính sách tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành, lập tức hòa mình vào đời sống xã hội, phù hợp đƣờng hƣớng của các tổ chức tôn giáo, đáp ứng sự mong muốn của một bộ phận nhân dân nên tạo đƣợc sự đoàn kết và đồng thuận cao trong xã hội, góp phần đƣa sự nghiệp cách mạng nƣớc ta đạt nhiều thành tựu vĩ đại. Đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nƣớc, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cƣờng về quốc phòng an ninh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của công cuộc đổi mới quê hƣơng, đất nƣớc. Hệ thống chính trị nói chung và các ngành, các cấp quan tâm xây dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách cũng nhƣ không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo. Nhƣng ngƣợc lại cũng còn một số cá nhân, nhóm tín đồ tôn giáo chƣa nhận thức đúng và thực hiện đúng chính sách tôn giáo. Một số vấn đề nổi lên là: tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về đất đai, cơ sở thờ tự các tôn giáo; hoạt động tôn giáo trái quy định; lợi dụng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống đối chính quyền, gây mất an ninh trật tự. Một số địa phƣơng, nhất là ở cấp cơ sở thiếu quan tâm, thờ ơ, buông lỏng công tác lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; sử dụng cán bộ, đảng viên yếu kém đã vô tình tiếp tay cho hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Thực tế trên đang đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc phải coi trọng và ngày càng tăng cƣờng công tác tôn giáo. Nghị quyết 25 của Ban chấp hành
  • 8. 2 Trung ƣơng Đảng khóa IX nêu rõ: “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” [4]. Hệ thống chính trị ở Việt Nam đƣợc xác định bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội,… Do vậy, việc nghiên cứu để làm rõ vai trò và phƣơng thức thực hiện công tác tôn giáo của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nƣớc mà sâu sát và trực tiếp là chính quyền địa phƣơng. Thanh Hoá là một tỉnh đông dân có địa hình sinh thái đa dạng, có nhiều dân tộc sinh sống với 4 tôn giáo chính là: Công giáo, phật giáo, Tin lành và Cao Đài (chiếm khoảng 7% dân số cả tỉnh). Ngoài ra còn khoảng trên 80% có sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo không thƣờng xuyên. Bộ phận nhân dân theo tôn giáo cƣ trú không tập trung tại một khu vực hành chính nhất định mà nằm rải rác ở nhiều nơi của nhiều huyện trong tỉnh, lịch sử của các tôn giáo cũng có nhiều biến động, do đó vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo có những đặc thù riêng so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc [32, tr1]. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở địa phƣơng, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động tổ chức thực hiện, đồng thời đƣợc đông đảo nhân dân tự giác chấp hành. Do vậy, những năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, công tác tôn giáo ở Thanh Hoá đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể, đó là sự ổn định về chính trị – xã hội, đảm bảo về an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nhân dân theo đạo “sống tốt đời, đẹp đạo”, đoàn kết lƣơng giáo trong mặt trận thống nhất, hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tạo những tiền đề quan trọng để quyết tâm phấn đấu xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh “tiên tiến” vào năm 2020, tiến tới xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh “kiểu mẫu” nhƣ tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
  • 9. 3 Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác tôn giáo ở Thanh Hoá còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhƣ: chƣa cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng để xây dựng chủ trƣơng, chính sách đặc thù để lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác tôn giáo ở địa phƣơng, các cơ quan, tổ chức làm công tác tôn giáo chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, đặc biệt vai trò quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo của một số đơn vị địa phƣơng còn bị buông lỏng, chƣa bám sát thực tiễn, chƣa chú trọng tính khoa học trong quản lý; một số cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở cấp tỉnh, huyện làm không đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, không ổn định thƣờng xuyên; cán bộ cấp cơ sở vừa thiếu, vừa yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; quan điểm giải quyết các vấn đề tôn giáo thiếu thống nhất; việc tuyên truyền chính sách tôn giáo đến với nhân dân chƣa rộng khắp và chƣa đến trực tiếp với đối tƣợng tuyên truyền. Ngoài ra còn gặp phải một số khó khăn mang tính khách quan là xu hƣớng du nhập tôn giáo mới, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng; một số chức sắc, bà con nhân dân lách luật, xé rào các qui định về đất đai, cơ sở thờ tự, công tác từ thiện, nhân đạo để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới và tăng cƣờng công tác tôn giáo ở địa phƣơng Thanh Hoá. Việc tổng kết, khái quát thực tiễn công tác tôn giáo để tìm ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng để tăng cƣờng hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo là việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ của mình. Đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở Thanh Hoá nói riêng và trong phạm vi cả nƣớc nói chung trong giai đoạn hiện nay.
  • 10. 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ thực trạng vai trò của chính quyền địa phƣơng của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, góp phần ổn định bền vững tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hoá những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, cơ sở lý luận để xây dựng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. - Phân tích tình hình tôn giáo; thực trạng tình hình thực hiện chính sách tôn giáo; vai trò của chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá để làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. - Nêu lên một số vấn đề đang đặt ra cần giải quyết đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Thanh Hoá; đề xuất một số phƣơng hƣớng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá trong điều kiện hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân; các cấp tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá. - Thời gian: Từ 1990 (khi ra đời nghị quyết 24 – NQ/TW) đến năm 2015.
  • 11. 5 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng mối quan hệ biện chứng giữa khách quan - chủ quan, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng, giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp: so sánh; lôgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp nhằm đạt mục đích và hoàn thành nhiệm vụ mà Luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới của Luận án - Bƣớc đầu phát hiện một số vấn đề mới đặt ra cần giải quyết trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay. - Phân tích thực trạng để làm rõ bản chất của những nguyên nhân tồn tại về đất đai có liên quan đến tôn giáo ở Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá hiện nay, nhất là chính sách về đất đai, vấn đề đoàn kết tôn giáo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa lý luận: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa chính quyền địa phƣơng với tƣ cách là nhân tố chủ quan tác động đến các điều kiện khách quan liên tục vận động biến đổi, đó là các yếu tố mới, các biểu hiện mới của tôn giáo và hoạt động tôn giáo. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách tôn giáo; làm rõ và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo và vận dụng vào thực tiễn công tác tôn giáo ở Thanh Hoá.
  • 12. 6 Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các môn Triết học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học v.v...ở một số cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kiến nghị và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm có 4 chƣơng, 13 tiết.
  • 13. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời sống chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá của mỗi quốc gia, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Do vậy, bất cứ Nhà nƣớc nào cũng phải định ra một thái độ và cách ứng xử đối với tôn giáo, đó là xây dựng chính sách tôn giáo. Xây dựng chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta. Cho nên, từ khi Nghị quyết 24 – NQ/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 25 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX ra đời, việc đi vào nghiên cứu về tôn giáo, đề ra chủ trƣơng, chính sách tôn giáo ngày càng đƣợc nhiều nhà lý luận, chính trị quan tâm hơn. Từ nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo đến việc thực hiện chính sách tôn giáo ở các địa phƣơng đã có nhiều kết quả. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đã đƣợc công bố nhƣ: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO, VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 1.1.1. Công trình - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ” [131]. Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề về dân tộc, tôn giáo; tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở 3 khu vực có vị trí địa chính trị rất quan trọng của đất nƣớc, tổng kết về lý luận, đề xuất các chủ trƣơng, chính sách cho Đảng và Nhà nƣớc trong hoạch định chiến lƣợc cho các vấn đề nhạy cảm này. - Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002
  • 14. 8 do Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài [98]. Đề tài đã nêu lên thực trạng và xu hƣớng biến động của tôn giáo thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Phân tích nguyên nhân, các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội của sự tồn tại và phát triển của các tôn giáo. Trên cơ sở đó nêu phƣơng hƣớng và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc đối với những hoạt động tôn giáo ở nƣớc ta trong thời gian tới. - Đề tài: “Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể” do Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm [76]. Đề tài đã khái quát những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình cách mạng Việt Nam. Sau khi tổng kết những kết những kết quả đã đạt đƣợc, tác giả kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. - Đề tài khoa học cấp bộ: “Xu hƣớng phát triển và những giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên”, do Nguyễn Quốc Phẩm làm Chủ nhiệm [100]. Công trình đã làm rõ về lí luận và lịch sử, thực chất của vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền và quan hệ giữa các vấn đề đó nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lƣợc của việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, vạch trần những âm mƣu lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo và nhân quyền chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng việc giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền ở Tây Nguyên, dự báo xu hƣớng phát triển của các vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền trong thời gian tới. Xác định rõ quan điểm cơ bản, đề xuất và luận chứng làm rõ hệ thống các giải pháp, một số kiến nghị cụ thể để giải quyết đúng, có hiệu quả vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền nhằm củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết
  • 15. 9 các dân tộc, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc, tôn giáo, làm thất bại âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. - Đặng Nghiêm Vạn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” [113]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết về tôn giáo, chủ yếu bàn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và lý giải một số hiện tƣợng tôn giáo trên góc độ kinh tế. - Đặng Nghiêm Vạn: “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” [114]. Cuốn sách đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tôn giáo trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hoá khi đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập theo xu thế toàn cầu. Từ đó, đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. - Nguyễn Hồng Dƣơng: “Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam” [46]. Tác giả đã chứng minh: trong quá trình truyền giáo phát triển đạo ở Việt Nam, tôn giáo trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá bởi tôn giáo là một thành tố của văn hoá; sự giao thoa văn hoá Việt Nam với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ và sau này là phƣơng Tây bắt đầu từ tiếp xúc tôn giáo. Qua đó khẳng định vai trò của tôn giáo đối với văn hoá và phát triển ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu phần lý luận, giải quyết cơ sở lý luận mối quan hệ của tôn giáo với văn hoá và phát triển, trong đó đƣa ra định nghĩa tôn giáo dƣới góc nhìn văn hoá, xem xét tôn giáo nằm trong cơ tầng nào của văn hoá. Tác giả tập trung vào vai trò của tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Kinh, còn vai trò của tôn giáo trong dân tộc thiểu số chỉ bƣớc đầu đề cập đến Phật giáo Khơme, Bàlamôn giáo - Ấn giáo, Hồi giáo trong ngƣời Chăm. - Nguyễn Hồng Dƣơng: “Quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam” [45].
  • 16. 10 Cuốn sách phân tích những quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tôn giáo, phác họa toàn cảnh bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đồng thời phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn so sánh, đối chiếu với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, trên cơ sở đó, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. - “Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần”, sách dịch của Trần Khang và Lê Cự Lộc [72]. Cuốn sách tập hợp những tác phẩm, những ý kiến chủ yếu của các nhà kinh điển về các vấn đề lý luận tôn giáo, chính sách tôn giáo, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, quan hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Các luận điểm đƣợc tập hợp đã vạch rõ nguyên nhân xuất hiện và bản chất của tôn giáo, cuộc đấu tranh với tôn giáo phải gắn liền với việc vũ trang cho quần chúng tri thức khoa học, quan điểm duy vật biện chứng và kết hợp với cuộc đấu tranh giai cấp. Cuốn sách đã cung cấp khá đầy đủ và toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo. - Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay” [79]. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tỷ mỷ, nghiêm túc, bài bản và rất khoa học về quan điểm và chính sách tôn giáo. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, thực tiễn tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, nêu rõ những đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả cũng đã thống kê đầy đủ các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo qua các giai đoạn lịch sử cách mạng. Hiệu quả tích cực của nó đối với phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng và sự nghiệp cách mạng. Điểm đáng chú ý là tác giả đã tạo điều kiện cho ngƣời đọc đƣợc nghiên cứu tham khảo chính sách tôn giáo ở Trung Quốc, qua đó vận dụng
  • 17. 11 vào thực tiễn tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp thực tiễn và các ý kiến xây dựng pháp luật về tôn giáo ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn. - Nguyễn Đức Lữ: “Tôn giáo với dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” [132]. Xuất phát từ việc tổng hợp những vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và lịch sử thực tiễn tình hình tôn giáo thế giới, tác giả khẳng định: Tôn giáo đã từng tồn tại ở các thể chế chính trị khác nhau và nó cũng đã từng biến đổi để phù hợp với xã hội đƣơng thời. Cuốn sách trang bị cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo, dân tộc và chủ nghĩa xã hội; những bài học từ lịch sử trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nƣớc; ý nghĩa của đặc điểm khoan dung tôn giáo; dự báo tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới. - Nguyễn Thanh Xuân: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” [123]. Cuốn sách đã khái quát lịch sử ra đời và phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức Giáo hội của 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài và Hòa Hảo đang tồn tại và hoạt động tại Việt Nam. Cuốn sách cũng đồng thời cung cấp đến độc giả các văn bản pháp lý quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ: Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (2004), Nghị định số 92/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. - Nguyễn Thanh Xuân (Chủ biên): “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” [124]. Cuốn sách giới thiệu về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là từ khi đổi mới đến nay. Trong phần kết luận, nhóm tác giả khẳng định: “Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải chịu một áp lực nào từ bên ngoài. Đổi mới tôn giáo ở Việt Nam tƣơng
  • 18. 12 xứng với đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội. Không những thế, đổi mới đối với tôn giáo là một trong những nội dung đổi mới lớn nhất với những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam. - Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác -Lênin đến thực tiễn Việt Nam” [133]. Cuốn sách đã hệ thống hóa và làm rõ những quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo; phân tích việc vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị ở nƣớc ta trong giai đoạn tới. - Đỗ Quang Hƣng: “Chính sách tôn giáo và Nhà nƣớc pháp quyền” [68]. Công trình đƣợc xác định là sách chuyên khảo dùng làm giáo trình đào tạo cho học viên cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc.. Tác giả tập trung nghiên cứu sâu về chính sách tôn giáo. Trên cơ sở dẫn chứng, phân tích và so sánh chính sách tôn giáo của một số quốc gia điển hình nhƣ: Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, tác giả khẳng định chính sách tôn giáo phải là chính sách công. Từ đó xây dựng nội hàm cho khái niệm chính sách tôn giáo ở Việt Nam. - Đỗ Quang Hƣng: “Nhà nƣớc - Tôn giáo - Luật pháp” [70]. Tác giả khái quát hóa lộ trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà nƣớc Việt Nam trong nỗ lực hƣớng tới một môi trƣờng thích hợp để các cộng đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tƣ cách công dân mà còn qua luật pháp về tôn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống. Đồng thời, gợi mở đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền về tôn giáo ở nƣớc ta. - Nguyễn Minh Khải: “Tín ngƣỡng, tôn giáo và thực hiện chính sách tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” [134]. Ngoài việc khái quát những vấn đề lí luận về tôn giáo nhƣ: Khái niệm tôn giáo, tín ngƣỡng, nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò xã hội của tín ngƣỡng, tôn giáo, nội dung cuốn sách
  • 19. 13 tập trung giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình, đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam; một số giải pháp cơ bản đấu tranh làm thất bại âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay. - Lê Văn Lợi: “Văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay” [73]. Với mục tiêu theo tiêu đề của cuốn sách, tác giả đi sâu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa tôn giáo với đời sống tinh thần xã hội qua một số lĩnh vực cơ bản nhƣ: Văn hóa tôn giáo với lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, lĩnh vực đạo đức lối sống, lĩnh vực nghệ thuật. Trên cơ sở đó nêu một số nguyên tắc và giải pháp nhằm khai thác, phát huy ảnh hƣởng tích cực của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội, trở thành nguồn lực quan trọng cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc trong giai đoạn mới. - Đỗ Lan Hiền: “Khoan dung tôn giáo với dân chủ và đồng thuận xã hội - Trƣờng hợp Việt Nam” [64]. Nội dung cuốn sách cung cấp tri thức cho ngƣời đọc, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo nhằm hiểu sâu hơn về khoan dung tôn giáo - khái niệm, lịch sử hình thành và nội dung biểu hiện; cơ sở và những đặc điểm biểu hiện của tinh thần khoan dung tôn giáo của ngƣời Việt; khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội ở Việt Nam. Từ những phân tích logic và khoa học về khoan dung tôn giáo theo các cách hiểu của phƣơng Tây, phƣơng Đông, ở Việt Nam, khẳng định khoan dung tôn giáo là một trong những truyền thống văn hóa của ngƣời Việt cần đƣợc phát huy hơn nữa để góp phần củng cố sự đồng thuận, đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Nguyễn Ngọc Quỳnh: “Chính sách tôn giáo thời Tự Đức (1848 - 1883)” [135]. Cuốn sách phác họa nên bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc ta trong thời kỳ phong kiến - triều vua Tự Đức (1848 - 1883). Vua Tự Đức và triều đình đã phải đối diện với những khó khăn về đối nội và đối ngoại nhƣ: sự đe dọa xâm lƣợc của chủ nghĩa tƣ bản
  • 20. 14 phƣơng Tây, sự “ly tâm” trong hàng ngũ các quan lại triều đình. Với những chính sách đối với các tôn giáo lớn thời kỳ này nhƣ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và đặc biệt là Công giáo, vua Tự Đức muốn gửi gắm vào đó khát vọng bảo vệ bản sắc dân tộc và giữ gìn non sông bờ cõi trƣớc âm mƣu xâm lƣợc của kẻ thù. Song, sự kiệt quệ về kinh tế, khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ giữa dân lƣơng và dân giáo, sự không thống nhất giữa chủ trƣơng chủ chiến và chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn thời kỳ này. Tất cả đã dẫn đến kết cục đen tối: nƣớc ta từ một nƣớc phong kiến độc lập trở thành một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến. Cũng từ đây, dân tộc ta bƣớc vào quá trình đấu tranh không mệt mỏi để giành độc lập suốt nhiều thập kỷ sau đó. Do vậy, những nội dung trong cuốn sách chuyển tải những kinh nghiệm quý báu cho việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là trong điều kiện khách quan phức tạp nhƣ hiện nay. - Mai Thanh Hải: “Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam” [136]. Bộ sách gồm 3 tập. + Tập I: Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo và những nét đặc sắc của các tôn giáo này ở Việt Nam. Bằng cách đặt vấn đề nhƣ những câu hỏi liên quan đến tôn giáo, tín ngƣỡng, tác giả đã tự giải quyết một cách khoa học, sâu sắc và thuyết phục, làm cho ngƣời đọc tiếp cận và ghi nhớ nội dung nhƣ những câu chuyện. Phần phụ lục của tập sách tác giả trình bày khái niệm, nguồn gốc, bản chất, phân loại tôn giáo, chiến tranh tôn giáo, phong trào tôn giáo mới… Đặc biệt tác giả thống kê các tôn giáo “bồng bềnh” trên thế giới, các đạo lạ ở Việt Nam, nguồn gốc, bản chất và địa bàn hoạt động của các tổ chức này. + Tập II. Phần I: Nêu khái quát lịch sử hình thành của đạo Công giáo, vai trò của Công đồng Vatican II và những vấn đề đƣơng đại. Trong nội dung về Công giáo ở Việt Nam, làm rõ công lao của một số ngƣời Công giáo tiêu
  • 21. 15 biểu mà tác giả gọi là “Những con ngƣời đáng quý trọng” trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Phần II: Nêu khái quát lịch sử của đạo Do Thái, kinh thánh Do Thái, đất thánh Giêruxalem; Nhà nƣớc Ixraen ngày nay. Sách trình bày mối quan hệ đặc thù giữa Nhà nƣớc, dân tộc và tôn giáo của tôn giáo này, những vấn đề cơ bản về giáo lý, giáo hội và những biến chuyển của nó trong sự phát triển xã hội ngày nay. Phần III: Nêu sơ lƣợc lịch sử của đạo Baha‟i, quá trình truyền giáo vào Việt Nam. + Tập III: Làm rõ khái niệm Tin lành qua câu hỏi: Tin lành hay Tin dữ? Từ đó liệt kê danh sách các giáo hội chính thống trên thế giới và khẳng định hiện nay có khoảng 300 giáo hội Tin lành. Tập sách cũng làm rõ các cứ liệu liên quan đến giáo chủ, tổ chức, lịch sử đạo Hồi, đạo Hòa Hảo và đạo Cao Đài. - Phạm Ngọc Anh - ThS Nguyễn Xuân Trung: “Mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, giữa đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” [137]. Bài viết làm rõ: trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giữa tôn giáo và dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng bào tôn giáo cũng là công dân của nƣớc Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, vì thế hiển nhiên đoàn kết tôn giáo cũng thống nhất và nằm trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là đoàn kết dân tộc. Lợi ích của mỗi tôn giáo đều gắn liền với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Để đất nƣớc đƣợc độc lập, tự do thì phải đoàn kết đƣợc sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó, đồng bào tôn giáo chiếm vị trí rất quan trọng. Đảng ta đã vận dụng, quán triệt quan điểm này của Hồ Chí Minh vào việc hoạch định chính sách tôn giáo trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc. - Trần Thị Kim Oanh: “Chức năng xã hội của tôn giáo - nhìn từ góc độ Triết học” [138]. Bài viết luận giải: với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc thƣợng tầng, ngay từ khi mới ra đời, tôn giáo đã
  • 22. 16 có những chức năng xã hội đặc thù. Thực hiện những chức năng này, tôn giáo ngày càng có nhiều ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống xã hội trên cả hai phƣơng diện tích cực và tiêu cực. Mặc dù không để lại một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về tôn giáo, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt nền móng và tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tôn giáo và chức năng xã hội của nó. Nhìn từ góc độ Triết học, tác giả tập trung làm rõ những chức năng xã hội đặc trƣng nhất của tôn giáo. Đó là chức năng “bù đắp tinh thần”, chức năng liên kết, chức năng thế giới quan và chức năng điều chỉnh - kiểm tra. - Bài viết: “Quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp luật quốc tế và sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Diệu Thúy đăng trên Website của Ban Tôn giáo Chính phủ. Tác giả dẫn giải nội dung một số văn bản pháp luật quốc tế đề cập đến quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ: Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc năm 1945; Tuyên ngôn thế giới nhân quyền năm 1948; Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996 và đƣa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Đồng thời nêu rõ sự tƣơng thích của pháp luật Việt Nam qua hiến pháp, pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo và các văn bản của Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội Việt Nam. 1.1.2. Những nội dung của Luận án kế thừa Có thể khẳng định rằng trong những năm trở lại đây, những vấn đề về tôn giáo đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ những hƣớng tiếp cận, những góc độ và cấp độ khác nhau (từ các loại sách đến các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, các bài viết đăng ở các Tạp chí, các Luận án, Luận văn…) và đã đạt đƣợc những kết quả rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, lịch sử hình thành và phát triển, căn bản về giáo lý, nghi lễ của các tôn giáo, mối quan hệ của tôn giáo đối với các bộ phận còn lại thuộc
  • 23. 17 kiến trúc thƣợng tầng, và các điều kiện kinh tế - xã hội. Đồng thời, cũng làm rõ những ảnh hƣởng tích cực của tôn giáo đến đời sống nhƣ văn hóa, đạo đức... - Tác giả Mai Thanh Hải với cuốn sách “Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam”. Ba tập sách của ông đƣợc biên soạn công phu, trình bày sâu sắc và dễ hiểu, hƣớng cho ngƣời đọc tìm hiểu, nắm bắt đƣợc ý tứ nông sâu của từng khía cạnh chi tiết, thông qua những bài viết nhƣ câu chuyện kể, ngƣời đọc tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên. Tác giả cũng rất chú ý đến việc liên hệ những điều kiện khách quan của Việt Nam và sự tiếp biến trong quá trình ngƣời Việt tiếp thu tôn giáo. PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân và một số tác giả khác cũng có những kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu một số tôn giáo ở Việt Nam. - Nhiều tác giả nghiên cứu tôn giáo, khai thác những giá trị về văn hóa, đạo đức và khẳng định dƣới góc độ này tôn giáo có rất nhiều tích cực. Bên cạnh hƣớng nghiên cứu về văn hóa đƣợc tìm hiểu dƣới góc nhìn nhân văn là khoan dung tôn giáo và ngoài ra còn đề cao chức năng xã hội của nó. Nhiều kết luận khẳng định: nghiên cứu, tổng kết thực tiễn tình hình thực hiện chính sách tôn giáo là việc làm thƣờng xuyên của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nƣớc ta. Thông qua hoạt động đó, rút ra những vấn đề mới về lý luận, bổ sung tài liệu, những luận cứ nhằm phát triển, hoàn thiện chính sách tôn giáo. - Các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ do Tập thể, nhóm các nhà khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, đã đƣợc công bố là những tài liệu khoa học vô cùng quý giá, nhất là trang bị phƣơng hƣớng và giải pháp giải quyết những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tôn giáo ở các khu vực nhạy cảm nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ của nƣớc ta. - Các công trình của các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về chính sách tôn giáo của hai tác giả Đỗ Quang Hƣng và Nguyễn Thanh Xuân đã nêu một cách tỷ mỷ, toàn diện và phân tích sâu sắc về chính sách tôn giáo, xây dựng nội hàm của chính sách tôn giáo; vẽ ra bức tranh toàn cảnh, chi tiết về
  • 24. 18 tình hình thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo. - Một số công trình nghiên cứu chính sách, pháp luật quốc tế, một số quốc gia đối với tôn giáo trong quan hệ so sánh với chính sách tôn giáo của nƣớc ta; những kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của một số quốc gia trong khu vực. Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thanh Xuân, Đỗ Quang Hƣng, Mai Thanh Hải. - Một số công trình của các tác giả Nguyễn Đức Lữ, Nguyễn Thanh Xuân và Đỗ Quang Hƣng đã nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo thông qua những văn bản pháp luật của Nhà nƣớc ta về tôn giáo nhƣ: Hiến pháp, Pháp lệnh và các nghị định của Chính phủ. 1.1.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả - Nghiên cứu cơ bản về tôn giáo, các tác giả chƣa quan tâm nghiên cứu tính đặc thù về tôn giáo của các vùng, các khu vực hành chính, chƣa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Thanh Hóa. - Những công trình nghiên cứu đã nêu chƣa đề xuất đƣợc những giải pháp về chính sách phù hợp với tình hình mới, sát hợp với thực tiễn nhƣ: chính sách về đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo, vấn đề ngƣời nƣớc ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, chƣa phản ánh đƣợc tình trạng bất bình đẳng trong thực tế thực hiện chính sách giữa các tổ chức tôn giáo, những bất cập trong việc thực hiện luật Di sản đối với các cơ sở tôn giáo là di tích đƣợc xếp hạng. - Khi đề cập đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, các tác giả mới tiếp cận ở phƣơng diện pháp lý chứ chƣa đi vào nghiên cứu cụ thể, về tính chủ thể của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
  • 25. 19 1.2.1. Các công trình - Đề tài cấp Nhà nước: “Tình hình và xu hƣớng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo” năm 2002 do GS.TS Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích công tác lãnh đạo và quản lý đối với tôn giáo ở nƣớc ta và nêu lên một số vấn đề đặt ra hiện nay. Các tác giả điều tra, khảo sát một cách nghiêm túc, khách quan thực trạng tình hình quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở các địa phƣơng, qua đó thể hiện vai trò của chính quyền các cấp ở địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. - Đề tài cấp bộ: "Đổi mới chính sách tôn giáo và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo hiện nay - những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể" năm 2002 do PGS.TS Nguyễn Đức Lữ làm chủ nhiệm. Tập trung phân tích nội dung, kết quả của quá trình Nhà nƣớc quản lý đối với tôn giáo, nhóm tác giả nhận thấy vai trò quan trọng, trực tiếp của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng và trong việc thực hiện chính sách về tôn giáo nói chung. - PGS.TS Ngô Hữu Thảo: “Công tác tôn giáo. Từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012. Dƣới góc độ tiếp cận phân tích việc vận dụng những quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Qua đó nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nƣớc về tôn giáo của cấp địa phƣơng, cơ sở. - ThS. Võ Duy Sang: “Các giải pháp chủ yếu phòng ngừa và giải quyết “điểm nóng”, góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Thanh Hóa, năm 2014. Đề tài đã nghiên cứu diễn biến tình hình của các “điểm nóng” ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến năm 2014, trong đó có nhiều điểm nóng về tôn giáo. Trong trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị, tác giả đề cập vai trò của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là vai trò của Chủ tịch
  • 26. 20 UBND, UBND tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh; Công an tỉnh và sự vào cuộc kịp thời của chính quyền cấp cơ sở. - Trịnh Anh Thau: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác vận động quần chúng của khối dân vận xã, phƣờng, thị trấn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới”, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Thanh Hóa, 2015. Đề tài nghiên cứu tập trung vào các tổ chức chính trị - xã hội thuộc khối dân vận phƣờng xã, trong đó có công tác dân vận chính quyền của UBND cấp xã. Đây là công tác quan trọng bởi để làm tốt quản lý nhà nƣớc về tôn giáo thì phải vận động, hƣớng dẫn nhân dân và nhƣ vậy cũng là thực hiện đúng đƣờng lối của Đảng về công tác tôn giáo: nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng. 1.2.2. Những nội dung của Luận án kế thừa Các công trình nghiên cứu có tính chất khu biệt về vai trò của chính quyền địa phƣơng nói chung ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng còn rất hiếm. Tuy vậy nó đã mang lại giá trị về thông tin và có nhiều quan điểm gợi mở cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. - Nhóm đề tài do các nhà khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu đã trang bị cho tác giả phƣơng pháp và cách thức tiếp cận nghiên cứu kết quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo ở địa phƣơng. Từ đó, xác định vai trò chủ thể của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách. Đặc biệt là phát hiện ra những hạn chế, những vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần phải giải quyết. - Công trình của PGS.TS Ngô Hữu Thảo nghiên cứu sâu về công tác tôn giáo. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhƣng nòng cốt vẫn là Nhà nƣớc mà chính quyền địa phƣơng, địa phƣơng cơ sở là trực tiếp. Tác giả đã gợi mở hƣớng nghiên cứu đa dạng, không phải chỉ theo lát cắt dọc, ngang mà xem xét trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần, bộ phận để qua đó nhận định đâu là ƣu điểm, đâu là hạn chế và phải
  • 27. 21 thiết kế nhƣ thế nào cho đồng bộ, phù hợp và hiệu quả. - Các đề tài khoa học cấp tỉnh mặc dù không trùng đối tƣợng nghiên cứu với Luận án nhƣng đã cung cấp một lƣợng thông tin rất có giá trị. Đặc biệt là những thông tin thể hiện vai trò chủ đạo, kiên quyết và khôn khéo của chính quyền tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua tình hình tôn giáo ở tỉnh hết sức ổn định và có nhiều tiến triển tốt đẹp. Chính sách tôn giáo đã đi vào đời sống nhân dân và đƣợc hƣởng ứng tích cực. 1.2.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả Qua nghiên cứu, tác giả Luận án xin trao đổi nội dung nhƣ sau: Các nhà khoa học ở Trung ƣơng thì thiên về lý luận nên tiếp cận đối tƣợng điều tra, khảo sát chƣa sâu sắc. Ví dụ: về lực lƣợng cán bộ làm công tác tôn giáo gần nhƣ là không có đạo nên sự hiểu biết về đời sống đạo rất hạn chế, vì vậy dễ có hành vi gây hiểu lầm hoặc bức xúc cho nhân dân. Bên cạnh đó, tính đa dạng về tôn giáo làm đa dạng về các mối quan hệ liên quan đến đời sống tinh thần, về sự bất bình đẳng trong ứng xử của chính quyền với các tổ chức tôn giáo. Các đề tài cấp tỉnh chƣa làm rõ đƣợc vai trò của chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Chỉ có hoạt động trên cơ sở của pháp luật thì các kết quả công tác của hệ thống chính trị mới thực sự thuyết phục thể hiện một Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở THANH HÓA HIỆN NAY 1.3.1. Các công trình Có một số công trình liên quan đến chuyên đề này nhƣng tác giả luận án xin trình bày những công trình liên quan trực tiếp và có đóng góp quan trọng. - GS.TS Đỗ Quang Hƣng: “Nhà nƣớc, giáo hội và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2014. Tác giả đã phân tích mối quan hệ tƣơng tác giữa Nhà nƣớc và giáo hội và việc tất yếu ra đời chính sách tôn
  • 28. 22 giáo. Đặc biệt trong phần công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, tác giả đã đè cập một cách khá toàn diện các nội dung: yêu cầu khách quan và mục tiêu của công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; hệ thống quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo; những lĩnh vực quản lý chủ yếu. - PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân: “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2015. Trong phần kết luận, tác giả khuyến nghị: Trong thực hiện chính sách không nên ứng xử và giải quyết tôn giáo từ khía cạnh chính trị, chỉ coi tôn giáo là chính trị, trong khi tôn giáo còn là văn hóa, còn là đạo đức và những giá trị xã hội khác nữa. Phải có những chính sách cụ thể để khai thác phát huy mặt tích cực về văn hóa, đạo đức cùng những giá trị xã hội của tôn giáo. Luật tín ngƣỡng, tôn giáo cần bổ sung những điểm còn thiếu, bỏ những điều không còn phù hợp. Và nhất là phải phù hợp với tình hình tôn giáo ở Việt Nam và tƣơng thích hơn nữa với luật pháp quốc tế về quyền con ngƣời, quyền tự do tôn giáo. - TS. Nguyễn Văn Cƣơng (chủ biên): “Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng tại Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Cuốn sách nghiên cứu về thẩm quyền của chính quyền nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng. Trên cơ sở lý luận đó và thực tiễn quản lý đất nƣớc hiện nay, tác giả đề xuất phƣơng án thiết kế mối quan hệ này cho phù hợp với bối cảnh tình hình mới cho thực sự hữu ích, nhất là trong các văn bản cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013. - Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa chủ trì năm 2013. Đề án khảo sát thực trạng tình hình của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh và đánh giá kết quả trong thực thi công vụ. Đánh giá từng tổ chức trong hệ thống về mức độ phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và kiến nghị hoàn thiện về tổ chức bộ máy và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. 1.3.2. Những nội dung của Luận án kế thừa
  • 29. 23 - Là những nhà nghiên cứu và quản lý có thâm niên, hiểu biết sâu sắc về tôn giáo và chính sách tôn giáo của các nƣớc trên thế giới nên GS.TS Đỗ Quang Hƣng, PGS. TS Nguyễn Thanh Xuân đều tiếp cận vấn đề một cách khá toàn diện. Không những có nhiều đóng góp vào xây dựng chính sách tôn giáo mà bằng những lập luận khoa học, các tác giả đề xuất xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo chuyên nghiệp, đảm bảo tính thƣợng tôn của pháp luật, quyền tự do tôn giáo và quyền con ngƣời. Trong các công trình, các tác giả nghiên cứu sự tƣơng tác giữa tôn giáo với kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ ra các chiều kích tích cực trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Do vậy, phải đặt chính sách tôn giáo trong hệ thống chính sách công mà chính quyền nhà nƣớc các cấp là chủ thể trong xây dựng và thực hiện. - TS Nguyễn Văn Cƣơng quan tâm nghiên cứu về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng. Cuốn sách của ông làm rõ sự phân cấp của chính quyền các cấp từ trung ƣơng đến cơ sở. Qua đó làm rõ vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đời sống tinh thần. Tác giả cũng chỉ ra những điểm tồn tại trong phân cấp quản lý ở nƣớc ta hiện nay nhƣ: phân cấp vẫn là từ trên xuống chứ chƣa phải từ dƣới lên; chƣa dành sự chủ động cho chính quyền địa phƣơng và phân cấp còn mang tính đại trà, chƣa cụ thể. - Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hoá chủ trì đã cố gắng thống kê về số liệu, đã có phân tích đội ngũ của từng cấp quản lý, phân loại cán bộ chuyên trách, không chuyên trách và đề xuất mang tính giải pháp về tổ chức bộ máy làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thanh Hóa. Đó là cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo làm nội dung cho luận án của mình. 1.3.3. Những vấn đề cần trao đổi với các tác giả - Do nghiên cứu ở tầm vĩ mô nên các tác giả Đỗ Quang Hƣng, Nguyễn Thanh Xuân chƣa quan tâm thực sự đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Chƣa nhận rõ tính trực tiếp và nhiều
  • 30. 24 đối tƣợng quản lý theo pháp luật về tôn giáo của chính quyền địa phƣơng. Thực tế, trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, khi phát sinh vụ việc phức tạp, nếu không giải quyết tốt ngay từ cơ sở thì tính lây lan của nó rất nhanh và dễ trở thành điểm nóng. Thậm chí có những vụ việc trung ƣơng phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết mới chấm dứt đƣợc. - Tác giả Nguyễn Văn Cƣơng chỉ nghiên cứu thẩm quyền ở một số lĩnh vực chủ yếu chứ chƣa có đề cập trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về tôn giáo, một lĩnh vực quản lý hết sức đặc thù, do vậy tác giả luận án mới tiếp thu đƣợc dƣới dạng định hƣớng. - Đề án về công tác cán bộ làm quản lý nhà nƣớc về tôn giáo do Ban Tôn giáo tỉnh thực hiện còn đang dƣới dạng báo cáo nên tính khoa học chƣa cao. Đề án nghiên cứu đối tƣợng ở trạng thái tĩnh, chƣa dự báo đƣợc xu hƣớng biến động của tôn giáo ở Thanh Hóa do di cƣ làm ăn xa, các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn sắp khánh thành và đi vào hoạt động. Do vậy, việc đề xuất về tổ chức bộ máy cũng nhƣ những yêu cầu về công tác cán bộ chƣa hợp lý. Không nghiên cứu xây dựng tính đặc thù cho các khu vực nói trên. 1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu nêu trên đƣợc tác giả vô cùng trân trọng, xem đó là những tiền đề và gợi mở hết sức bổ ích trong nghiên cứu đề tài của mình. Nhƣng cũng khẳng định rằng, chƣa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hoá, chƣa đề cập một cách hệ thống, khoa học về vai trò của chính quyền địa phƣơng - nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay. Chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu, tác giả hy vọng góp một phần nhỏ vào việc khắc phục những hạn chế nêu trên. Thứ nhất, Khái quát lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tôn giáo; chính sách tôn giáo ở nƣớc ta
  • 31. 25 hiện nay; quan niệm về chính quyền địa phƣơng và những biểu hiện về vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Thứ hai, Phân tích thực trạng tình hình thực hiện chính sách tôn giáo, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Qua đó, nêu bật những vấn đề mới đặt ra cho chính quyền các cấp ở địa phƣơng. Thứ ba, Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa hiện nay.
  • 32. 26 Tiểu kết Chƣơng 1 Kể từ khi Đảng ta thực hiện chủ trƣơng đổi mới, các nhà khoa học đã tập trung nhiều cho đề tài tôn giáo, làm luận cứ cho Đảng ta ban hành các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác tôn giáo. Đặc biệt, khi Nghị quyết 24, Nghị quyết 25 đi vào cuộc sống thì việc nghiên cứu tôn giáo và chính sách tôn giáo đã đƣợc quan tâm hơn. Số lƣợng các công trình nghiên cứu cũng tăng nhanh và đủ lớn phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, quản lý và lãnh đạo. Nổi bật là những công trình nghiên cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), Viện Triết học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội), Viện Nghiên cứu Tín ngƣỡng, tôn giáo, các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về tôn giáo nhƣ: GS. TS. Nguyễn Đức Lữ, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng, PGS.TS. Ngô Hữu Thảo,… Cùng các nhà khoa học trẻ có cái nhìn sâu sắc về tôn giáo nhƣ: PGS.TS. Lê văn Lợi, PGS.TS, Đỗ Lan Hiền…. Các công trình nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã cho tác giả cái nhìn toàn cảnh từ lịch sử các tôn giáo, quá trình tiến hóa của tôn giáo ở Việt Nam. Những nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Một số tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo nói chung, quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng khi nói đến vai trò của Nhà nƣớc, các tác giả vẫn đề cập một cách chung chung, chƣa phân định cấp quản lý giữa Trung ƣơng và địa phƣơng hoặc chỉ đề cập trong mối quan hệ với các thành phần của hệ thống chính trị. Do vậy, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến vai trò của nhà nƣớc nói chung hay của chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Mặt khác, đây là một đề tài phải làm rõ nhiều đối tƣợng đặc thù nên tác giả cũng gặp khó khăn. Mặc dù vậy, tác giả cũng đã chọn lọc để sử dụng hàng trăm tài liệu, trong đó có hơn 60 công trình liên quan. Với điều kiện
  • 33. 27 là cán bộ làm việc trực tiếp tại địa phƣơng, đƣợc va đập trực tiếp với các đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nên với những tƣ liệu sống đó, tác giả sẽ khái quát, nâng tầm lý luận làm chất liệu cho luận án. Với những kiến thức tích tụ qua nghiên cứu và những kinh nghiệm, tri thức từ thực tiễn sẽ giúp cho luận án thành công.
  • 34. 28 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO 2.1.1. Những quan điểm lí luận về tôn giáo 2.1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo C. Mác (Mác), Ph. Ăngghen (Ăngghen) - những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, bàn về vấn đề tôn giáo trong điều kiện ở châu Âu vừa ra khỏi thời kỳ Trung cổ, thời mà tôn giáo, cụ thể hơn là Công giáo trở thành lực lƣợng chính trị chi phối toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở châu Âu. Trong điều kiện các cuộc cách mạng tƣ sản đang thu hẹp quyền lực và phạm vi ảnh hƣởng của giáo hội Công giáo, đồng thời cuộc cải cách tôn giáo ở châu Âu đầu thế kỷ XVI và cuộc chiến kéo dài trên một trăm năm giữa một bên là giai cấp phong kiến và giáo hội Công giáo và một bên là giai cấp tƣ sản và đạo Tin lành, trong đó có cuộc chiến tranh nông dân Đức. Bên cạnh đó các trào lƣu tƣ tƣởng, triết học mang nội dung tôn giáo với các đại biểu nhƣ L. Phơbách (Phơbách), VP. Hêghen (Hêghen),... Sau này đến VI. Lênin (Lênin) bàn về tôn giáo cũng trong điều kiện Chính thống giáo ở Nga cấu kết với Nga hoàng trở thành lực lƣợng cản trở sự phát triển của nƣớc Nga và cách mạng Nga. Do vậy, trong học thuyết của Mác, Ăngghen và Lênin, vấn đề tôn giáo đƣợc bàn đến khá nhiều, trở thành một nội dung quan trọng. Thực ra, Mác, Ăngghen không viết sách chuyên biệt về tôn giáo, mà có những tác phẩm đề cập về tôn giáo, tiêu biểu nhƣ: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen do Mác viết năm 1843, Luận cương về Lút-vích Phơbách do Mác viết năm 1845, Hệ tư tưởng Đức do Mác và Ăngghen viết năm 1846, Chiến tranh nông dân Đức do Ăngghen viết năm 1850, Bru-nô Bao-Ơ và Cơ đốc giáo sơ kỳ do Ăngghen viết năm 1882, Lút-vích Phơ-bách và sự cáo
  • 35. 29 chung của triết học cổ điển Đức do Ăngghen viết năm 1886,... Riêng Lênin có ba cuốn sách viết về tôn giáo với tựa đề Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, viết năm 1905, Về thái độ của Đảng công nhân đối với tôn giảo, viết năm 1909, Về thái độ của các giai cấp, đảng phái đối với giáo hội, viết năm 1919. Ngoài ra ông cũng có những tác phẩm liên quan đến tôn giáo nhƣ: Thư gửi Mác- xim Goóc-ki, viết năm 1913, Sự phá sản của Quốc tế II, viết năm 1915, Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản I Nga, viết năm 1919,... Sau này các nhà nghiên cứu tuyển chọn sắp xếp thành những tác phẩm riêng của Mác, Ăngghen và Lênin về tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay có một số sách nhƣ: Mác, Ăng- ghen, Lê-nin bàn về tôn giáo do PGS. TS Nguyễn Đức Sự tuyển chọn và chủ biên; Trích tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo do Bộ môn Khoa học về Tín ngƣỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996; Trích tác phẩm Kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về tôn giáo do Trung tâm Khoa học về Tín ngƣỡng và tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh xuất bản năm 1998,... Học thuyết Mác Lê-nin bàn đến các vấn đề lớn, nhƣ: tôn giáo là gì, sự ra đời, tồn tại của tôn giáo, vai trò của tôn giáo, thái độ của những ngƣời Cộng sản đối với tôn giáo. Về bản chất của tôn giáo hay quan điểm Mácxít về tôn giáo. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã nêu một cách khái quát quan điểm về nguồn gốc, bản chất tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào đầu óc con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế” [42, tr.437]. Trong Lời nói đầu cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Mác đã chỉ ra: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa” [43, tr.570]. Và đặc biệt câu tiếp theo: “Sự khốn cùng của tôn giáo
  • 36. 30 vừa là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống nhƣ nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”2 . Sau này, Lênin lấy câu này của Mác làm “hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của Chủ nghĩa Mác về vấn đề tôn giáo” [119, tr.511]. Trên căn bản đánh giá nhƣ trên, sau này các nhà lý luận Mácxít đã lấy chức năng xã hội của tôn giáo làm hạt nhân cho định nghĩa về tôn giáo và khẳng định bản chất của tôn giáo. Về sự ra đời, tồn tại và điều kiện mất đi của tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin lý giải sự ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo khá phong phú, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc gắn tôn giáo với những cơ sở trần thế của nó là những xã hội cụ thể của con ngƣời với những kết cấu phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần. Trong tổng thể các quan hệ ấy thì sản xuất vật chất là quan trọng nhất, là cơ sở khách quan quyết định mọi quan hệ xã hội và hiện tƣợng xã hội, trong đó có hiện tƣợng tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin còn nói rõ rằng, căn nguyên sâu xa của sự tồn tại tôn giáo chính là sự “bất hợp lý” trong mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa con ngƣời với con ngƣời, khiến cho các lực lƣợng tự nhiên và xã hội trở thành một lực lƣợng có tính “siêu tự nhiên”, kỳ thị và mù quáng đối với con ngƣời. Để diễn đạt mối quan hệ đó của tôn giáo với con ngƣời, Mác đã dùng các mệnh đề: “Tôn giáo là thế giới lộn ngƣợc” và “Tôn giáo là sự tự ý thức và tự cảm giác của con ngƣời chƣa tìm đƣợc bản thân” nhƣ đã dẫn ở trên. Sau này, Lênin chỉ ra cụ thể hơn: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột tất nhiên để ra lòng tin vào một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia” [118, tr.169]. Với lập luận nhƣ vậy nên theo Mác và Ăngghen chỉ khi nào quan hệ đời sống hiện thực có “sự hợp lý” giữa con ngƣời với con ngƣời và con ngƣời với tự nhiên thì “sự phản ánh tôn giáo” của thế giới hiện thực mới mất đi. Nói
  • 37. 31 cách khác, tôn giáo chỉ mất đi khi cơ sở kinh tế - xã hội của nó thực sự không còn nữa. Cũng trong Chống Đuyrinh, Ăngghen nói đến ba điều kiện tiêu vong của tôn giáo: một là, xoá bỏ chế độ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất; hai là, xã hội sử dụng tƣ liệu sản xuất có kế hoạch; ba là, con ngƣời có thể quyết định trong các hành động của mình. Khi lý giải về căn nguyên sinh ra tôn giáo, Mác, Ăngghen cũng trình bày về sự phát triển của tôn giáo. Trong Chống Đuyrinh, Ăngghen đã đƣa ra sơ đồ: tôn giáo tự nhiên, tôn giáo đa thần, tôn giáo độc thần. Sau đó, Ông còn nghiên cứu chỉ ra lịch sử tiến hóa của các loại hình tôn giáo: (1) từ tôn giáo tự phát của xã hội nguyên thủy đến tôn giáo do con ngƣời tạo ra trong xã hội loài ngƣời đã có giai cấp; (2) từ tôn giáo bộ lạc đến tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới; (3) từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo đa thần và tôn giáo nhất thần. Về ảnh hưởng xã hội của tôn giáo. Theo Mác và Ăngghen, trƣớc hết tôn giáo có chức năng an ủi, “đền bù hư ảo” trong mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Có một thời gian dài, mệnh đề này lại chỉ đƣợc hiểu: tôn giáo là thứ rƣợu tinh thần, là thuốc phiện đầu độc con ngƣời. Thực ra, mệnh đề này phải hiểu chiều sâu xã hội của tôn giáo, phải đƣợc đặt trong toàn bộ đánh giá của Mác về tôn giáo với lập luận theo phƣơng pháp quy nạp: (1) tôn giáo là biểu hiện sự khốn cùng cùa hiện thực; (2) tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức; (3) tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim; (4) tôn giáo là tinh thần của những trật tự không có tinh thần;... để cuối cùng ông nhấn mạnh: Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân! Đồng thời, cũng phải hiểu đƣợc thực chất sự so sánh tôn giáo và thuốc phiện với “chức năng lịch sử” cùa nó là ru ngủ, là thuốc giảm đau (vào thời Mác, Ăngghen, thuốc phiện đƣợc coi là một loại dƣợc phẩm, không phải là những loại chất độc phá hoại cuộc sống của con ngƣời nhƣ sau này). Cũng cần chú ý thêm trong mệnh đề này, Mác nhấn mạnh lực lƣợng quần chúng đông đảo tin theo các tôn giáo, cần đến thuốc
  • 38. 32 phiện. Vì theo ông "thuốc phiện của nhân dân” chứ không phải một số ít ngƣời. Tuy nhiên, đây là luận đề, mà một số ngƣời hiểu sai đẩy đến sự cực đoan với tôn giáo; đồng thời, cũng có một số ngƣời thƣờng lợi dụng, xuyên tạc và cũng thƣờng tô thêm, đổ lỗi cho những ngƣời Mácxít để bôi nhọ và lôi kéo quần chúng nhằm thực hiện những dụng ý chính trị xấu. Mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đƣợc Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp thu trong trạng thái tâm lý ám ảnh về thất bại của ngƣời Trung Quốc trong cuộc “Chiến tranh nha phiến” (Theo Từ điển Bách khoa Britannica - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2014: Chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc với Anh lần thứ nhất: 1839-1842, lần thứ hai: 1856-1860 giữa Trung Quốc với một liên minh Anh - Pháp, buộc Trung Quốc phải ký Hiệp ƣớc Nam Kinh 1842, Hiệp ƣớc Thiên Tân 1858, Hiệp ƣớc Bắc Kinh 1860 mở cửa để Anh vào buôn bán và truyền giáo) nên góp phần đẩy đến thái độ cực đoan với tôn giáo. Khi nói đến chức năng xã hội của tôn giáo, Chủ nghĩa Mác -Lênin còn đề cập đến một phƣơng diện khác: tôn giáo còn là chỗ dựa tinh thần của trật tự thống trị của các giai cấp áp bức tự biện hộ cho mình. Tất nhiên, cũng có một sự thực lịch sử khác, ở những giai đoạn đặc biệt, tôn giáo cũng đƣợc nhân dân bị áp bức sử dụng để tiến hành cuộc đấu tranh phản kháng. Sau này, Lênin đã từng nói: “Tất cả các giai cấp áp bức đều cần đến hai chức năng xã hội, để giữ gìn nền thống trị của mình: chức năng đao phủ và chức năng giáo sĩ. Đao phủ để dẹp tan sự phản kháng và sự căm phẫn của kẻ bị áp bức. Giáo sĩ để an ủi họ... ” [121, tr.293]. Về thái độ đối với tôn giáo. Lênin đã phát triển và hoàn chỉnh quan điểm của Mác, Ăngghen đối với tôn giáo và đặt nó trong khuôn khổ cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Trong tác phẩm về thái độ của Đảng Công nhân đối với tôn giáo viết năm 1909, Lênin chỉ rõ: “Chúng ta phải đấu tranh với tôn giáo. Đó là điều sơ đẳng
  • 39. 33 của toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và do đó, của chủ nghĩa Mác. Nhƣng chủ nghĩa Mác không phải là thứ chủ nghĩa duy vật chỉ dừng lại ở điều sơ đẳng đó. Theo Lênin, đấu tranh với tôn giáo phải theo cách riêng - xóa bỏ nguồn gốc sinh ra và nuôi dƣỡng tôn giáo: “... không phải chỉ bó hẹp bằng việc tuyên truyền trừu tƣợng về tƣ tƣởng... phải gắn cuộc đấu tranh ấy với thực tiễn cụ thể của phong trào giai cấp nhằm triệt tiêu nguồn gốc xã hội của tôn giáo” [120, tr.514 - 515]. Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác -Lênin coi tôn giáo là chuyện của trần thế, không phải là chuyện ở “trên trời” nên phải triệt tiêu nguồn gốc sinh ra tôn giáo phải bằng những nỗ lực xây dựng “thiên đường ngay trên thế gian này”; đồng thời tách chính trị ra khỏi tôn giáo, phải tôn trọng tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo. Đặc biệt, trong quan điểm đối với tôn giáo, Lênin nhấn mạnh không đƣợc cực đoan tuyên chiến với tôn giáo. Đây là quan điểm rất lớn trong việc ứng xử với tôn giáo của các Đảng Mácxít: “Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực kỳ thận trọng. Trong cuộc chiến đấu ấy, ai làm tổn thƣơng đến tình cảm tôn giáo, ngƣời đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm quần chúng tức giận, hành động nhƣ vậy sẽ càng gây chia rẽ quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là ở sự đoàn kết” [116, tr.221]. Lênin cho rằng nếu tuyên chiến với tôn giáo là dại dột và vô chính phủ: “Lời tuyên chiến của họ với tôn giáo là dại dột... tuyên chiến nhƣ thế là phƣơng pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của ngƣời ta đối với tôn giáo... đó chỉ là một luận điệu vô chính phủ ” [117, tr.511]. Sau này, những quan điểm của Mác, Ăngghen và Lênin về thái độ đối với tôn giáo đƣợc Stalin tiếp thu và kế thừa, nhƣng nhấn mạnh tính giai cấp trong tôn giáo, và đặc biệt đề cao chủ nghĩa vô thần, thậm chí đẩy lên tới mức coi việc giải quyết vấn đề tôn giáo là “một mất, một còn” của cuộc đấu tranh giai cấp. Điều này chi phối cả Quốc tế Cộng sản vào những năm ba mƣơi của thế kỷ XX và ảnh hƣởng không nhỏ đến các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, châu Á và Mỹ -Latinh trong một thời gian nhất định.
  • 40. 34 2.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Trong các di sản tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh để lại cho đời sau, có một bộ phận cấu thành quan trọng là tƣ tƣởng về tín ngƣỡng, tôn giáo. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa của nhân loại. Đó là tƣ tƣởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội [56, tr.20]. Sợi chỉ đỏ của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đoàn kết toàn dân và giải phóng dân tộc, xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập thống nhất và giàu mạnh. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cũng nằm trong tƣ tƣởng vĩ đại đó. Do đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Nếu tính từ khi về nƣớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (năm 1940) đến khi qua đời (năm 1969), Hồ Chí Minh có tất cả 365 đơn vị lời nói, bài viết, việc làm về tôn giáo hoặc liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo, trong đó có 156 bài viết riêng về tôn giáo hoặc chung với các lĩnh vực khác, 209 việc giải quyết hoặc ứng xử các vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo [2]. Nhƣ vậy, trong bận rộn lo toan trăm công ngàn việc với tƣ cách lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian cho vấn đề tôn giáo. Nếu chia theo thời gian, giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhất là những năm 1920, khi viết về tôn giáo, Hồ Chí Minh vạch trần sự cấu kết của chủ nghĩa thực dân với giáo hội trong quá trình xâm lƣợc Việt Nam và áp bức bóc lột nhân dân ta. Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) khi tình hình đất nƣớc có sự đổi khác, chính quyền về tay nhân dân, quần chúng đã giác ngộ một bƣớc, những tƣ tƣởng của Bác vừa đấu tranh vừa vận động chức sắc và nhân dân đi theo, tin theo, cống hiến cho cách mạng.
  • 41. 35 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo thể hiện ở nhiều nội dung. Tác giả xin nhấn mạnh những nội dung về đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, về tƣ tƣởng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, về nhìn nhận những giá trị tích cực của tôn giáo. Đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó giữa tôn giáo với dân tộc. Đây là những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tôn giáo. Trên cơ sở xác định đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo là yếu tố cơ bản đƣa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lực lƣợng toàn dân là lực lƣợng vĩ đại hơn ai hết. Không ai chiến thắng đƣợc lực lƣợng đó” [83, tr.20]. Không những thế, Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết ngƣời có tôn giáo và ngƣời không có tôn giáo (quen gọi là đoàn kết lƣơng giáo) phải lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lƣợc, không phải là thủ đoạn nhất thời. Năm 1955, phát biểu tại Hội nghị Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. “Đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nƣớc nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ [85, tr.438]. Tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt về nhận thức, tƣ tƣởng; tìm ra và phát huy điểm tƣơng đồng, mẫu số chung về mục tiêu, lý tƣởng tốt đẹp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả của dân tộc luôn đƣợc Hồ Chí Minh chú ý. Do vậy, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đối với ngƣời có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nƣớc không hề mâu thuẫn. Một ngƣời dân Việt Nam có thể vừa là một ngƣời dân yêu nƣớc, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính. Để đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã
  • 42. 36 thấy đƣợc mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa tôn giáo với dân tộc, giữa “Thiên Chúa và Tổ quốc”. Ngƣời nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa tôn giáo với dân tộc một cách giản dị, dễ hiểu nhƣng rất độc đáo và sâu sắc. Mƣời ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong buổi tiếp xúc với đại biểu các tôn giáo, Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới đƣợc giải phóng. Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi ngƣời đều là công dân của nƣớc Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” [80, tr 15]. Tháng 01 năm 1946, trong hoàn cảnh Pháp trở lại xâm lƣợc Việt Nam một lần nữa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nƣớc không độc lập thì tôn giáo không đƣợc tự do, nên chúng ta phải làm cho nƣớc độc lập đã” [36]. Chính sự hiểu biết cùng những quan tâm giải quyết thỏa đáng mối quan hệ tôn giáo với dân tộc của Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở để các tôn giáo ở Việt Nam xác định đƣờng hƣớng hoạt động tiến bộ gắn bó với dân tộc, nhƣ: “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo, “Đạo pháp, Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “Nƣớc vinh, Đạo sáng” của Cao Đài, “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” của Tin lành,... Để đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở đồng bào và chiến sỹ cả nƣớc phải quan tâm chăm sóc cuộc sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các địa phƣơng phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của tín đồ các tôn giáo, nhất là đồng bào Công giáo, làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát triển, phần xác ta đƣợc no ấm, thì phần hồn cũng đƣợc yên vui” [86, tr.285]. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến lực lƣợng chức sắc và trí thức các tôn giáo. Ngƣời đánh giá cao vai trò, ảnh hƣởng của chức sắc, trí thức tôn giáo và luôn trân trọng họ. Có thể nói Hồ Chí Minh là mẫu mực trong quan hệ và ứng xử với chức sắc và trí thức các tôn giáo. Sau cách mạng
  • 43. 37 tháng Tám thành công, với tƣ cách là Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã trân trọng mời các chức sắc tôn giáo tham gia chính quyền các cấp với những chức vụ phù hợp. Giám mục Lê Hữu Từ, Giám mục giáo phận Phát Diệm, ông Ngô Tử Hạ, một trí thức Công giáo đƣợc Hồ Chí Minh mời làm cố vấn tối cao của Chính phủ, ông Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo đƣợc mời giữ chức ủy viên đặc biệt Ủy ban hành chính Nam bộ, Chƣởng pháp Cao Triều Phát của Cao Đài Minh Chơn Đạo đƣợc mời giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bạc Liêu, Cố vấn Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, Đại biểu Quốc hội khóa I,... các ông Nguyễn Mạnh Hà (Công giáo) làm Bộ trƣởng Bộ Kinh tế Quốc gia, ông Vũ Đình Tụng (Công giáo) làm Bộ trƣởng Bộ Y tế, Nguyễn Ngọc Nhật (Cao Đài) giữ chức Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ,... Với tinh thần đoàn kết lƣơng giáo, hòa hợp dân tộc, Hồ Chí Minh đã tập hợp đƣợc đông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nƣớc, kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mƣu chia rẽ tôn giáo của các thế lực xâm lƣợc. Đồng thời, với thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tƣ của ngƣời có đạo, Hồ Chí Minh đã để lại ấn tƣợng vô cùng tốt đẹp trong lòng tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Tƣ tƣởng đoàn kết dân tộc, đoàn kết lƣơng giáo của Hồ Chí Minh nhƣ nói trên là kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, là sự đánh giá đúng đắn vai trò của quần chúng trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc trƣớc đây cũng nhƣ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Tƣ tƣởng tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc thể hiện nhất quán cả trong lý luận và hoạt động thực tiễn của Ngƣời, trở thành nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách đối với tôn giáo của
  • 44. 38 Đảng và Nhà nƣớc ta. Tƣ tƣởng đó cũng đã thâm nhập sâu rộng vào quần chúng nhân dân nói chung, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nói riêng. Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đƣợc tiếp cận với nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, tiếp cận những tƣ tƣởng tiến bộ về tôn giáo, những nguyên tắc ứng xử với tôn giáo trong các cuộc cách mạng tƣ sản, điển hình là cách mạng tƣ sản Pháp (1789), cách mạng Mỹ (1776). Hồ Chí Minh là ngƣời tiếp thu và vận dụng những tinh hoa của Chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo vào Việt Nam. Chính những điều đó đã sớm hình thành quan điểm tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh công bố trƣớc toàn dân ngày 02 tháng 9 năm 1945, trong đó Ngƣời đã kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và những giá trị của những tƣ tƣởng tiến bộ về quyền con ngƣời trong các cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản. Chỉ sau một ngày khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 03 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Trong phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó có vấn đề thứ sáu là: “...Tuyên bố tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó ghi nhận nhân dân có quyền “tự do tín ngƣỡng”. Sau đó, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam cũng đã nhấn mạnh: “Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng của mọi ngƣời dân”. Ngày 14 tháng 6 năm 1955, với tƣ cách Chủ tịch nƣớc, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 234/SL quy định những hoạt động tôn giáo trong chế độ mới, đƣợc đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ. Đánh giá những chính sách nói trên về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo phải đặt vào thời điểm lịch sử cụ thể và không gian cụ thể. Đó là giữa thế kỷ XX, ở một nƣớc phong kiến lạc hậu ở châu Á, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
  • 45. 39 vừa giành đƣợc độc lập dân tộc. Trên thực tế, ở châu Á vào thời điểm những năm 1940 chỉ có một số rất ít nƣớc tuyên bố tự do tín ngƣỡng, tôn giáo. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, trƣớc những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù về việc đối xử với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, năm 1951, trong buổi lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, với tƣ cách Chủ tịch Đảng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng tôi xin nói rõ để tránh sự hiểu lầm: Một là vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của mọi ngƣời...” [35]. Năm 1958, trƣớc phân vân của các cử tri Hà Nội về vấn đề tôn giáo: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không?”, Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc lại thái độ của ngƣời Cộng sản đối với tôn giáo: “Không. Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tín ngƣỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy” [84, tr.405]. Bên cạnh vấn đề tôn giáo, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến các hình thức tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam, nhất là tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, Ngƣời nói: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là hiện tƣợng xã hội” [56, tr.479]. Lời căn dặn của Hồ Chí Minh với các thế hệ Việt Nam đối với tiền nhân, các anh hùng dân tộc bằng câu nói nổi tiếng, rằng: “Các Vua Hùng có công dựng nƣớc, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc”. Tôn trọng tự do tín ngƣỡng tôn giáo của mọi ngƣời dân nhƣng Hồ Chí Minh phê phán những hoạt động mê tín dị đoan, coi đó là những tệ nạn xã hội cần phải bài trừ. Ngƣời nói: “Cái gì cần phải xóa? Mê tín dị đoan, hủ tục! Cái gì cần phát triển? Văn hóa, giáo dục, vệ sinh phòng bệnh” [84, tr.436]. Tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, nhƣng Hồ Chí Minh phân biệt rõ nhu cầu về đời sống tâm linh chân chính của quần chúng với những âm mƣu lợi dụng tôn giáo cùa các thế lực xâm lƣợc và thù địch. Hồ Chí Minh lên án những kẻ nhân danh tôn giáo làm tay sai cho kẻ thù, hại dân, hại nƣớc, chúng không chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian”. Tuy nhiên, trong ứng xử, Hồ Chí Minh luôn mở đƣờng cho những ngƣời lầm lẫn, bị mua chuộc trở về
  • 46. 40 với chính nghĩa, với dân tộc bằng thái độ khoan dung. Ngƣời hiểu rằng năm ngón tay cũng có ngón dài, ngón ngắn, nhƣng dài ngắn đều hợp nhau nơi bàn tay, rằng: “Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này, ngƣời thế khác, nhƣng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan hồng... Đối với những đồng bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy tinh thần nhân ái mà cảm hóa họ” [87, tr.574]. Nhìn nhận các giá trị của tôn giáo. Hiểu biết các tôn giáo, hiểu biết các giá trị tôn giáo của tôn giáo phƣơng Đông và tôn giáo phƣơng Tây một cách tƣờng tận, cùng với quá trình trải nghiệm qua thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh là một trong rất ít ngƣời Mácxít đƣơng thời có tƣ tƣởng và thái độ nhìn nhận những giá trị tích cực của tôn giáo. Ngƣời nêu rõ những khía cạnh cao đẹp về đạo đức và nhân văn của tôn giáo: “Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [34]. Không những thế, Hồ Chí Minh luôn tỏ lòng kính trọng, ngƣỡng mộ các danh nhân của thế giới, không phân biệt các danh nhân đó thuộc tôn giáo nào, vô thần hay hữu thần, là ngƣời phƣơng Đông hay ngƣời phƣơng Tây,... Ngƣời đã chắt lọc, rút ra những giá trị tƣ tƣởng lớn lao ở họ để kế thừa và phát triển. Từ Phật Thích Ca, Khổng Tử, Chúa Giêsu đến Mác, Tôn Dật Tiên,... Hồ Chí Minh đều trân trọng là những vĩ nhân của lịch sử, những bậc thầy, mà Ngƣời nguyện là ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy. Ngƣời nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ƣu điểm của nó là sự tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ƣu điểm là lòng bác ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm là phƣơng pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là chính sách Tam dân thích hợp với điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ƣu điểm chung đó sao. Các vị ấy đều mƣu cầu hạnh phúc chung cho xã hội. Nếu các vị còn