SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TIÊU PHI LỰC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TIÊU PHI LỰC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HỒ TẤN SÁNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các số liệu,
tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả
Tiêu Phi Lực
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT
TỰ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................8
1.1. Thực hiện chính sách công –một công đoạn cơ bản trong chu trình chính sách
công ở Việt Nam .........................................................................................................8
1.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị........................................................22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT
TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG29
2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị ở
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .........................................................................29
2.2. Quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu
...................................................................................................................................32
2.3. Kết quả và nguyên nhân.....................................................................................53
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯƠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ..................................................................................................58
3.1 Phương hướng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị .................................58
3.2. Các giải pháp......................................................................................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSC : Chính sách công
QLNN : Quản lý nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
TTXD : Trật tự xây dựng
TTVH : Trật tự vỉa hè
VSMT : Vệ sinh môi trường
TTĐT : Trật tự đô thị
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, công tác quản lý trật tự đô thị đang là vấn đề thách thức làm đau
đầu đối với chính quyền của các nước. Nhiều quốc gia đã có quy định chặt chẽ về
việc quản lý trật tự đô thị, điển hình như:
Tại Anh, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” nạn lấn chiếm vỉa hè
giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập
thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40
năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi
phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD; Tại Hàn Quốc, thay vì nộp phí thu gom rác thải, thì
các hộ gia đình phải mua túi đựng rác từ chính quyền thành phố. Bản thân cấu tạo
các loại túi đựng rác đã hướng dẫn cho dân cách phân loại, tỉ mỉ tới mức phải phân
loại rác theo kích thước và tập trung những rác có thể tái chế, như: giấy, plastic, đồ
gỗ… vào một nơi nhất định. Thùng rác có nắp đậy, đồng thời sử dụng khóa từ, các
hộ ở khu dân cư được sở hữu thẻ từ để sử dụng các thùng rác này. Khoản thu từ tiền
bán túi đựng rác được chính quyền địa phương dùng để hỗ trợ cho việc thu gom,
chuyên chở rác, cả tái chế. Để mọi người có thoái quen mới, Chính quyền nước này
đã đưa ra mức phạt (khoảng gần 3.000.000 vnđ) với những hộ nào vi phạm quy
định. Ngoài việc bị phạt tiền những người vi phạm còn bị nêu tên trên báo địa
phương và bị coi như người vi phạm luật; Tại Thái Lan, năm 2015, các quầy bán
hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok phải đối mặt với
cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải
toả khu vực cho người đi bộ. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan
hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển.
Ở Nước ta, trong thời gian qua, cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, tốc
độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng. Việt Nam hiện nay, đã có khoảng 745 đô
thị, trong đó, có gần 110 thành phố, thị xã. Việc xây dựng và phát triển các đô thị
này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng quy hoạch phê duyệt, và đúng với tiêu
2
chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên trên thực tế việc vi phạm TTĐT,
không còn là chuyện xa lạ của thế giới trong thời gian qua. Tình hình vi phạm
TTĐT đã và đang là một vấn đề nóng trong thực tế của đô thị nước ta hiện nay;
dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi
QLNN về đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Hiện tượng xây dựng sai phép không đúng
với nội dung giấy phép xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,thành
phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…có thể nhận thấy các
công trình vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn.
Đồng thời các vi phạm về TTVH, VSMT, PCCC, về cư trú ... cũng gia tăng và diễn
biến phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách quản lý TTĐT phải được quan tâm một
cách nghiêm túc.
Thực tế cho thấy, những mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển đô thị nước
ta trong thời gian qua đã tạo ra sức ép khá lớn về nhiều mặt, có nguy cơ của sự phát
triển không bền vững. Quá trình phát triển đô thị đã, đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn
như: gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn, chiếm đất xây dựng nhà
trái phép vi phạm các chỉ giới, sai với quy hoạch ngày càng nghiêm trọng; sự bùng
nổ các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông, nhiều tuyến đường đã trở thành
nơi buôn bán hàng rong không còn chỗ cho người đi bộ; ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường của người dân không được nâng lên...Bên cạnh đó,quá trình phát triển đô thị
cũng chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng môi trường, suy thoái nguồn tài
nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái; đây chính là thách thức của công tác
quản lý nhà nước về TTĐT tại các thành phố ở nước ta.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Đà Nẵng là một
trong những địa phương có quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa phát triển mạnh
của Việt Nam.Sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố đã
đầu tư xây dựng, hoàn thành nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp,
hiện đại, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị như: Cầu quay Sông Hàn, cầu
Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương, nút giao thông
ngã ba Huế... Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng và hình thành qua từng
3
giai đoạn, qua từng thời kỳ đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thành phố,
đưa Đà Nẵng từ đô thị loại II vươn lên trở thành đô thị loại I cấp quốc gia từ năm
2003; biến nhiều vùng đất cát, hoang hóa, khô cằn trước đây thành những khu đô
thị, khu du lịch, công trình văn hóa, góp phần khơi dậy và đánh thức tiềm năng của
một vùng đất và con người Đà Nẵng.
Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, trong
những năm qua của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng đang
phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của quá trình đô thị hóa – nhất là
trong công tác quản lý đô thị. Cụ thể là trên các lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng,
trật tự vỉa hè và vệ sinh môi trường những khó khăn thách thức đó là: Một số công
trình, dự án triển khai chưa bảo đảm các thủ tục đầu tư; tình trạng xây dựng sai
phép, không phép có xu hướng tăng; một số công trình xây dựng không bảo đảm
chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh, cảnh quan môi trường, gây bức xúc trong dư
luận; trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trong thực thi
nhiệm vụ còn hạn chế.
Thực tế đó cho thấy, cần phải có những nghiên cứu khoa học để tìm ra những
giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý trật tự đô thị thành phố Đà Nẵng nói chung
và quận Hải Châu nói riêng. Đề tài “Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên
địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”, hy vọng đáp ứng được phần nào đòi
hỏi bức thiết đang đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều giáo trình, công trình khoa học, các nghiên
cứu, hội thảo, bài viết về QLNN về TTXD đô thị, đáng chú ý như:
- Đỗ Hoàng Toàn (2005), “Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế”. Tác giả
đã nêu lên vai trò của Nhà nước, nêu lên hệ thống các cơ quan quản lý các lĩnh vực
xã hội như: cổ động, tuyên truyền, cưỡng chế, và các cơ quan quản lý khoa học kỹ
thuật, tài chính...Nhà nước phải định hướng, đảm bảo xã hội phát triển, nhân dân có
quyền đạt được những nguyên vọng chính đáng của chính mình. Tác giả cũng đã
nêu lên khái niệm QLNN về kinh tế, thực tế của QLNN về kinh tế là việc tổ chức,
4
sử dụng phải có hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước mà Nhà nước có
khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển.
- Lê Bảo (2016),“Bài giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế”.Tại chương 1, tác
giả đã nêu những vấn đề lý luận chung của QLNN về kinh tế. Nêu lên vai trò và sự
cần thiết của QLNN về kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ của QLNN về kinh tế, đồng
thời nêu phương pháp QLNN và các công cụ của QLNN.Tại chương 4, tác giả cũng
đã nêu nội dung QLNN về hệ thống quản lý, hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội. Đó là
xây dựng hệ thống luật pháp, khai thác và quản lý hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội.
Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ quan trọng
của mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
- Nguyễn Đình Hương (2003), “Quản lý Đô thị”, Giáo trình gồm 10 chương,
mỗi chương tương ứng với một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý đô thị. Giáo trình
đã làm rõ những quan niệm về đô thị và quản lý đô thị, chia loại đô thị và từng giai
đoạn phát triển đô thị ở Việt Nam. và các mô hình quản lý đô thị; đã nêu lên một số
giải pháp, trách nhiệm của Nhà nước. trong quản lý những lĩnh vực được quan tâm tại
đô thị, như: Dân số và Lao động;Quản lý đất đai; Cơ sở hạ tầng; Môi trường;Giao
thông và thông tin; An ninh xã hội; Phát triển kinh tế; và Tài chính đô thị.
- Lê Trọng Bình (2009),“Pháp luật và Quản lý đô thị”.Tác giả đã đề cập đến
những kiến thức cơ bản về pháp luật và quản lý đô thị. giúp cho người nghiên cứu
một phần nào có nhận thức về quy luật phát triển đô thị, hiểu rõ những công cụ
quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy QLNN, đảm bảo cho đô thị phát
triển theo hướng đã định sẵn, có trật tự, phù hợp với quy luật khách quan, hình thái
kinh tế xã hội Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ“Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Văn Vũ (2015). Về nội dung, QLNN
về trật tự đô thị có nội dung rộng...Trong giới hạn của luận văn, xuất phát từ thực tế,
tác giả chỉ chỉ đề cập đến 04 vấn đề chính mà chính quyền quận Hải Châu đang còn
nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý đó là: 1) quản lý nhà nước về TTXD; 2) quản
lý nhà nước về PCCC; 3) quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị; 4) quản lý
5
nhà nước về cư trú. Tác giả đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất khoa học cho việc
nâng cao hiệu quả của QLNN về TTĐT ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng và đã hệ
thống, làm rõ thêm lý luận QLNN về TTĐT. Tác giả đã đánh giá thực trạng, phân
tích nguyên nhân hạn chế của QLNN về TTĐT trên địa bàn quận Hải Châu, TP. Đà
Nẵng từ năm 2011 đến 2015; đồng thời tác giả đã xác định các phương hướng và đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về TTĐT
quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng trong thời gian đến.
- Luận văn thạc sĩ "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
từ thực tiễn Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Văn Quang (2016). Các vấn
đề về xử phạt vi phạm hành chính đã được tác giả đã hệ thống hóa.; phân tích toàn
diện đặc điểm về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTĐT từ thực trạng
Q.Cẩm Lệ. Đánh giá về những kết quả đạt được trong hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trên lĩnh vực TTĐT từ thực tiễn của Q.Cẩm Lệ. Tác giả đã đi sâu phân
tích kết quả và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp
nâng cao hiệu lực - hiệu quả hoạt động xử phạt trong vi phạm hành chính trong lĩnh
vực TTĐT từ thực tiễn Q.Cẩm Lệ trong thời gian đến. Ngoài ra còn nhiều đề tài
nghiên cứu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như giao thông đô thị, đất đai,an sinh
xã hội, môi trường và tài nguyên,quy hoạch đô thị...
Có thể nhận thấy, mặc dù đã có những công trình trên đã đề cập một số khía
cạnh có liên quan, nhưng việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa
bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng – đặc biệt chuyên sâu về 3 lĩnh vực thực
hiện chính sách quản lý về trật tự xây dựng; quản lý về vệ sinh môi trường và quản
lý về trật tự vỉa hè, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Góp phần nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị nói chung và
quản lý trên các lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè, vệ sinh môi trường nói
riêng ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
6
3.2. Nhiệm vụ:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự
đô thị.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự
đô thị của quận Hải Châu, từ đó xác định những mặt được và những hạn chế cùng
các nguyên nhân.
- Thứ ba, xác định phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên
địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay với góc độ chính sách công.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: từ năm 2015 đến năm 2018.
Không gian: quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Trong khuôn khổ cho phép, luận văn tập trung đề cập đến 03 vấn đề mà chính
quyền quận Hải Châu đang còn nhiều khó khăn và bất cập đó là:
1) Chính sách quản lý về trật tự xây dựng;
2) Chính sách quản lý về vệ sinh môi trường;
3) Chính sách quản lý về trật tự vỉa hè.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật về quản lý trật tự đô thị của Nhà nước Việt Nam, thành phố Đà Nẵng và
quận Hải Châu hiện nay.
5.2. Các phương pháp cụ thể
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và thực tế;phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp (tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà
7
nước, các sở, các phòng ban trong quận, các thư viện; bản đồ, các văn bản pháp luật,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận, phường; báo cáo quy hoạch sử dụng đất của
quận; tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn quận; hệ thống các bảng biểu
thống kê, và các văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN về trật tự xây dựng).
Số liệu được thu thập, tổng hợp được trình bày theo kiểu văn xuôi để thuận
lợi cho việc phân tích và đánh giá. Các dữ liệu và thông tin xử lý trên phần mềm
Excel…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Có thể là khung lý thuyết về thực hiện chính sách quản lý
trật tự đô thị nói chung và quản lý trên các lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè,
vệ sinh môi trường nói riêng.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý
luận để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách và định hướng cho việc
giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. Thực trạng và
các kiến nghị có thể được vận dụng vào việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô
thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; Cũng là cơ sở để các địa phương tham
khảo nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị hiện nay.
Đây cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu củng cố, hoàn thiện hệ
thống chính sách quản lý TTĐT đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền đô thị tại
TP. Đà Nẵng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện
chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn hiện nay.
8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Thực hiện chính sách công –một công đoạn cơ bản trong chu trình
chính sách công ở Việt Nam
1.1.1 Chính sách công và chu trình chính sách công
1.1.1.1. Quan niệm về chính sách công
Chính sách-là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các
phương tiện truyền.thông và trong đời sống-xã hội. Cho đến nay, đây cũng là khái
niệm còn gây nhiều tranh cãi do có nhiều cách tiếp cận.
Ở Việt Nam, ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên do
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa. Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và tán
thành 6 vấn đề cấp bách do Chủ tịch nêu ra là:
1- Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc
lạc quyên gạo để giúp đỡ người nghèo.
2- Mở chiến dịch chống nạn mù chữ.
3- Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu
phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ.
4- Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư tật xấu
của chế độ thực dân để lại.
5- Bỏ ngay các thuế, như: thuế thân; thuế chợ; thuế đò; tuyệt đối cấm hút
thuốc phiện.
6- Ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.
Đặt trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, có thể xem đây là mẫu mực của việc
xác định những vấn đề cấp bách để hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước
– chính sách công – chính sách để giải quyết những nhu cầu lợi ích thiết thực của
quốc dân, đồng bào sau khi chính quyền mới được thành lập.
Như vậy, tiếp cận từ góc độ chủ thể ban hành và sử dụng chính sách để phục
vụ và quản lý xã hội có thể thấy: Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của
9
nhân dân, ban hành chính sách để mưu cầu lợi ích cho cộng đồng xã hội. Chính
sách của nhà nước đã tác động rộng khắp đến mọi đối tượng, mọi quá trình trên
phạm vi toàn quốc. Chính sách khi gắn với vai trò, chức năng “lo cho cái chung”
hay “khu vực công” của nhà nước được gọi là chính sách công (Public policy).
Tích hợp những cách tiếp cận, cách hiểu, cách định nghĩa đã có, trong luận
văn này chúng tôi thống nhất cách quan niệm: Chính sách công là tổng thể chương
trình hành động của nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo phương thức nhất định nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra, bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững, ổn định.
Khái niệm trên thể hiện đặc trưng của chính sách công là:
Do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản
lý một cách tương đối ổn định.
Là công cụ định hướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái
độ chính trị của nhà nước trong.việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời
sống xã hội;
Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết chính sách đó phải tồn tại trong thực tế,
nghĩa là chính sách phải thể hiện được vai trò định hướng hành động theo những
mục tiêu nhất định;
Điều kiện tồn tại của một CSC là tổng hoà những tác động tích cực của hệ
thống thể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sáng
tạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không
gian và thời gian nhất định;
Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thể hiện bằng các nguồn lực con
người, nguồn lực tài chính, môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa xã hội và cả sự
bảo đảm bằng nhà nước.
1.1.1.2. Chu trình chính sách công
Chu trình chính sách (Policy cycle), hay còn được gọi là quy trình hoạch định
chính sách (Policy making process), hoặc quy trình chính sách, là một chuỗi các giai
đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi lựa chọn được vấn đề CSC.đến khi kết quả
của CSC được đánh giá.
10
Khoa học chính sách hiện tại chưa xác định được quy trình hoạch định.chính
sách thống nhất, kiểu mẫu.Điều này có thể lý giải bởi sự khác biệt về thể chế chính
trị và cách thức tổ chức quyền lực.nhà nước giữa các quốc gia. Việc nhận thức khái
quát về một quy trình logic với các giai đoạn của nó đóng vai trò quan trọng, làm cơ
sở cho việc tiếp cận nghiên cứu và thực hành chính sách.
Harold .D.Lasswell đã chia quá trình chính sách công thành 7 giai đoạn: (1)
Thu thập thông tin; (2) Đề xuất; (3) Ra quyết định; (4) Hướng dẫn; (5) Áp dụng; (6)
Kết thúc; (7) Đánh giá. 7 giai đoạn này không chỉ mô tả các chính sách công thực sự
được hình thành như thế nào mà còn mô tả các bước tạo ra chúng. Quá trình CSC bắt
đầu với việc thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và truyền bá thông tin cho những
người sẽ tham gia vào quá trình hoạch định và ban hành CSC. Tiếp đó những người
tham gia vào việc ra quyết sách đề xuất các phương án cụ thể. Trong giai đoạn kế
tiếp, những người ra quyết định thực sự ban hành đường lối hành động. Sang giai
đoạn triển khai thực hiện CSC, một tập hợp các chế tài được thiết lập để cưỡng chế
những người nào không tuân theo quy định của nhà nước. Sau đó, CSC được duy trì
bởi bộ máy hành chính và vận hành theo định hướng cho đến khi hoàn thành sứ
mệnh, hoặc bị hủy bỏ. Cuối cùng, các kết quả mang lại của CSC được đánh giá theo
mục tiêu của chủ thể ban hành CSC ban đầu.
Mô hình của Harold. D.Lasswell đã tạo cơ sở cho sự phát triển các mô hình
về chu trình CSC của Gary D.Brewer vào đầu những năm 1970 và mô hình khá nổi
tiếng của Charles O.Jones và James Anderson vào những năm 1970 và 1980.
Chu trình CSC theo mô hình này gồm 5 giai đoạn:
(1) Lập chương trình (Agenda setting): Các cá nhân và tổ chức, cơ quan chức
năng tham gia làm chính sách trình vấn đề công ra thảo luận, và xem xét đưa vào
chương trình chính thức. Trên thực tế, có những vấn đề chính sách dễ dàng mở
“cánh cửa cơ hội” xuất hiện trong chương trình nghị sự; trong khi nhiều vấn đề khác
lại bị trì hoãn lâu dài.
(2) Hình thành chính sách (Policy formulation, bao gồm việc thiết kế chính
sách – policy design): Chính thức đề xuất các phương án (biện pháp thay thế) nhằm
mục tiêu giải quyết vấn đề chính sách. Giải pháp thay thế trong các đề xuất chính
11
sách có thể thể hiện dưới dạng dự thảo các quy định pháp lý của chính phủ, tòa án
hoặc dự luật của Quốc hội.
(3) Thông qua chính sách (Policy adoption): Chính sách được chính thức
thông qua bởi đa số, hay được hợp pháp hoá (legitimation). Nói chung, chính sách
có thể được thông qua bởi Quốc hội, Chính phủ và Tòa án trong phạm vi luật định.
(4) Thực hiện chính sách (Policy implementation):Cơ quan hành pháp huy
động các nguồn lực triển khai thực hiện khi CSC được thông qua. Đây là giai đoạn
quan trọng mà CSC tác động đến xã hội với mục đích đạt được các mục tiêu nhà
nước đề ra; và cũng có thể dẫn tới những tác động không như dự đoán, thậm chí kết
quả có thể không đúng với dự đoán phân tích ban đầu.
(5) Đánh giá chính sách (Policy evaluation): Là giai đoạn xem xét các cơ
quan thực hiện chính;sách có đáp ứng yêu cầu, tuân thủ quy định pháp lý và đạt
được các mục tiêu của chính sách không. Vì vậy, các đơn vị chức năng liên quan
cần thực hiện thanh tra, kiểm toán để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính đối
với cơ quan thực hiện chính sách đó. Theo nghĩa này thì đánh giá chính sách là một
giai đoạn trong quy trình chính sách. Có thể nói, đánh giá chính sách là một phương
pháp sử dụng các công cụ phân tích để nghiên cứu, phân tích chính sách [14].
Ở Việt Nam, hiện tại cũng tồn tại nhiều cách phân loại quy trình chính sách
khác nhau. Chẳng hạn, theo cách phân loại đơn giản nhất, nhưng có tính tổng hợp
nhất, chu trình CSC có thể chia thành 3 công đoạn, giai đoạn chính:
(1). Hoạch định chính sách công.
Đây là giai đoạn, xây dựng phương án chinh sách và ra quyết định chinh
sách công.Để hoàn thành giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phân
tích thực trang,để xác định vấn đề CSC, từ đó đưa ra việc kiến nghị, phương pháp
để giải quyết vấn đề vào chương trình nghị sự sau đó ban hành CSC nếu chính sách
được thông qua. Khi thực hiện xác định.vấn đề chính sách ngoài các cơ quan nhà
nước,thực hiện;mà phải mở rộng các đối tượng, chủ thể để có sự tham gia rộng rãi
của mọi tầng lớp xã;hội, đặc biet là của nhân dan, các tổ chức chính trị - xã hội,
như: Mật trận,Tổ quốc và các tổ chức,thành viên của Mật trận.
Nội dung,quan trọng,của giai đoạn hoạch định CSC là: cần phải xác định
12
đúng mục tiêu chinh sách, sau đó xây dựng hoặc đề xuất các các giải pháp để đạt
các mục,tiêu đó. Để làm việc này,;các chủ thể của chính sách phải đánh giá đúng tác
động của các giải phap, đồng thời phải so sánh, dự đoán các kết quả các giải pháp
với nhau; từ đó làm cơ sở để đề xuất để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định để
cuối cùng.
(2). Tổ chức thực hiện chính sách công.
Là giai đoạn hiện thực,hóa,chính sách trong đời sống xã/hội.Đây là giai đoạn
triển khai thực hiện các giải pháp của chính,sách đã được thông qua và kiểm tra quá
trình của việc thực hiện.Sự thành, bại của một chính sách là nằm ở giai đoạn này.
(3). Đánh giá chính sách công.
Đây là công đoạn tính toán, dự trù các chi phí và kết quả của việc thực hiện
chính sách; các tác động từ thực tế của việc thực hiện chính sách trong quá trình
nhằm đạt được mục tiêu CSC, từ đó xác định hiệu quả của một CSC trong thực tế.
Trên cơ sở kết quả của đánh giá CSC, các cơ quan này.có thể chấm dứt sự tồn tại
của,CSC; hoặc có thể bổ sung mục tiêu, điều chỉnh các giải-pháp cho phù hợp với
tình hình thực tế.
Mô hình hoá chu trình chính sách công theo cách phân loại trên
Hoạch định chính sách công
Phân tích
chính sách công
Đánh giá chính
sách công
Thực thi chính
sách công
13
Lưu ý: Phân tích CSC không phải là một giai đoạn độc lập của chu trình
CSC, mà là một hoạt động gắn kết với các giai đoạn của chu trình CSC. Đây là hoạt
động cơ bản làm nền tảng ra quyết định cho các chủ thể hoạch định, thực thi CSC.
Do tính chuyên nghiệp và vai trò trọng yếu của công việc này mà hiện nay, nhiều
quốc gia coi hoạt động phân tích CSC là một nghề cao quý và những người làm
nghề này được gọi là nhà phân tích CSC. Muốn đánh giá CSC đương nhiên phải
phân tích CSC. Muốn xây dựng, điều chỉnh, hoặc sửa đổi chính sách mới cũng phải
tất yếu phân tích, đánh giá CSC đang thực hiện.
Cho dù có thể tồn tại nhiều cách phân loại chu trình- các bước, các công
đoạn chính sách khác nhau, nhưng tổ chức thực hiện chính sách – là một mắt khâu
có nội dung và vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một chính sách.
1.1.2. Nội dung và vai trò của công đoạn thực hiện chính sách công
1.1.2.1. Nội dung- các yêu cầu,các nguyên tắc, nhiệm vụ của thực hiện chính
sách công
Ở giai đoạn hiện thực chính sách có vị trí quan trọng,,nên đòi hỏi các cơ
quan nhà nước, các cấp chính quyền địa,phương quan tam chỉ đạo, lãnh đạo sát sao
công tác tổ chức triển khai thực hiện;
Để tổ chức, điều hành có hiệu quả công tác thực hiện CSC, các cấp độ chủ
thể cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân
thủ, thực hiện các bước, các công việc cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công
Vì tổ chức thực hiện CSC là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian
dài, nên khi triển khai cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước
thực hiện chính sách một cách chủ động. Khi đưa chính sách vào cuộc sống thì việc
triển khai,thực hiện CSC cần phải được xây,dựng trước.Các cơ quan,triển khai thực
hiện chính sách căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mình để phải
xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện . Kế hoạch triển khai thực hiện CSC,
bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch, tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống
14
các cơ quan chủ trì và các bộ phận phối hợp triển khai thực hiện, những dự kiến về
cơ chế trách nhiệm đối với cán bộ quản lý,số lượng và chất lượng của lực lượng
tham gia, công tác tổ chức thực hiện, cơ chế tác động giữa các cấp trong quá trình
thực hiện chính sách đó;
+ Xác định kế hoạch,cung cấp các nguồn vật lực như: dự kiến về các cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị khoa học, thiết bị văn phòng,phục vụ cho công tác thực hiện
chính sách.
+ Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy
trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính
sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Cần dự kiến thời gian cho mục tiêu cần đạt
được. Tùy vào chính sách, điều kiện thực tế để dự kiến mỗi bước cho phù hợp với
một chương trình cụ thể của chính sách;
+ Lên kế hoạch kiêm tra thực hiện CSC,là những dự kiên về tiến độ, hình
thức; phương pháp,kiểm tra; giám sát,tổ chức thực hiên CSC.
+ Xây dựng dự kiến những nội dung trong thực hiện CSC bao gồm: nội quy,
quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ,
công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành CSC; về các biện
pháp khen thưởng, kỷ luật trong tổ chức thực hiện chính sách...
+ Lãnh đạo ở cấp nào thì xem xét thông qua kế hoạch thực hiện ở cấp đó.
Sau khi quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện CSC phải mang giá trị thiết thực
để được xã hội chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện CSC phải
do cấp có thẩm quyền quyết định.
Thứ hai: Phổ biến tuyên truyền chính sách công
Sau khi thông qua kế hoạch triển khai thực hiện CSC, các cơ quan nhà nước
có liên quan tiến hành triển khai tổ chức thực hiện CSC theo kế hoạch. Việc trước
tiên của quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ chính sách và
tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, đối với
các cơ quan nhà nước và các đối tượng tham gia thực hiện CSC. Phổ biến, tuyên
truyền CSC mà cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ sẽ giúp cho các đối tượng thực hiện chính
15
sách và người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của CSC; về tính
đúng đắn của chính sách; tính khả thi của chính sách...để họ tự giác thực hiện theo
yêu cầu của QLNN. Đồng thời, còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có nhận thức
đúng với trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện CSC; đồng thời, phải nhận
thức được tầm quan trọng, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, để từ đó
nâng cao khả năng trách nhiệm, sáng tạo của cán bộ công chức trong việc tìm kiếm
các giải pháp để thực hiện đảm bảo mục tiêu mà chính sách đề ra.
Để đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan
chính quyền các cấp cần phải tăng cường đầu tư và trang bị về trình độ chuyên môn
của cán bộ, phẩm chất chính trị, và trang thiết bị kỹ thuật...cho cán bộ thực hiện
chính sách. Trong thực tế, có những chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của
dân chúng vào nhà nước bị giảm sút là do một số cơ quan, địa phương vì thiếu năng
lực tuyên truyền, vận động dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động,
tuyên truyền đến nhân dân.
Tuyên truyền, vận động thực hiện CSC cần được thực hiện thường xuyên,
liên tục, kiên trì và bền bỉ kể cả khi CSC đang được thi hành, để mọi đối tượng luôn
được tuyên truyền giữ vững lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách
một cách có hiệu quả. Việc phổ biến, tuyên truyền CSC được thực hiện bằng nhiều
phương pháp như: trao đổi với các đối tượng; tiếp nhận và giải thích trực tiếp hoặc
gián tiếp (tùy theo tình hình thực tế); gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại
chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính
sách và điều kiện cụ thể mà cơ quan quản lý quyết định lựa chọn các hình thức
tuyên truyền, vận động phù hợp.
Thứ ba: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công
Ở bước này, căn cứ theo kế hoạch của chính sách đã được phê duyệt các đơn
vị, cơ quan có liên quan có nhiệm vụ thực hiện công tác phối hợp và chịu trách
nhiệm trên lĩnh vực mình phụ trách. Số lượng tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện
chính sách là rất lớn vì phạm vi triển khai thực hiện hiện của CSC rất rộng lớn, tối
thiểu củng ảnh hưởng đến một địa phương tương đương như một cấp quận. Số
16
lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện
và bộ máy tổ chức thực hiện của nhà nước. Không những vậy, các hoạt động triển
khai thực hiện các mục tiêu của CSC diễn ra cũng hết sức đa dạng và phức tạp theo
không gian và thời gian, chúng xen lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau theo quy
luật...Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện CSC đạt hiệu quả cần phải tiến hành phan
công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp chính quyền địa
phương, các yếu tố tham gia thực hiện CSC và các quy trình ảnh hưởng đến việc
thực hiện các mục tiêu CSC. Trong thực tế, cơ quan chủ trì hoặc cơ quan, đơn vị
phối hợp thường được phân công thực hiện một chính cụ thể nào đó. Chính sách có
thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên
quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối
hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện CSC một
cách sáng tạo, chủ động để luôn được duy trì chính sách được ổn định, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả CSC.
Thứ tư: Duy trì chính sách công
Đây là giai đoạn nhằm bảo đảm cho CSC được tồn tại được và phát huy tác
dụng trong thực tế.Muốn vậy phải có sự thống nhất, tổng hợp mọi nguồn lực. Đối
với các chủ thể tổ chức thực hiện CSC phải thường xuyên quan tâm vận động, tuyên
truyền, các đối tượng thuộc phạm vi ảnh hưởng của chính sách và toàn xã hội tích
cực, hưởng ứng, tham gia thực hiện chính sách.
Nếu việc thực hiện CSC gặp phải những vướn mắc do môi trường bên ngoài,
thì các chủ thể quản lý của nhà nước muốn tạo lập môi trường thuận lợi cho việc
thực hiện CSC thì phải sử dụng các hệ thông công cụ quản lý để tác động đến đối
tượng. Đồng thời các chủ thể quản lý của nhà nước phải chủ động điều chỉnh chính
sách cho phù hợp tình hình thực tế. Trong một chừng mực nào đó, vì lợi ích chung
của xã hội, các chủ thể quản lý của nhà nước có thể xây dựng và đề xuất sử dụng
biện pháp hành chính đủ răn đe để chính sách tiếp tục được duy trì có hiệu quả.
Những hoạt động trên sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của việc duy trì
17
CSC đối với đời sống xã hội.
Thứ năm: Điều chỉnh chính sách công
Điều chỉnh CSC được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm làm cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu và tình hình kinh tế trong
công tác thực hiện chính sách.
Theo quy định, để điều chỉnh, bổ sung một chính sách nào thì phải do cơ
quan ban hành chính sách đó thực hiện điều chỉnh, bổ sung. Nhưng trên thực tế,
việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế của chính sách diễn ra rất linh động và linh
hoạt; vì thế, các cơ quan nhà nước, các ngành có liên quan, thường chủ động điều
chỉnh biện pháp, cơ chế của chính sách để thực hiện có chính sách hiệu quả, nhưng
mục tiêu CSC không được thay đổi.
Một sổ nguyên tắc cần phải tuân thủ khi điều chỉnh CSC là: chỉ được điều
chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu
từ tình hình thực tế; không cho phép điều chỉnh dẫn đến thay đổi mục tiêu, nếu để
dẫn đến làm thay đổi mục tiêu, thì coi như chính sách đó bị thất bại.
Thứ sáu: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công
Các cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm đôn đốc thực hiện CSC thông
qua các công cụ hữu ích để cho các chủ thể tham gia vào CSC nêu cao ý thức trách
nhiệm trong việc thực hiện theo định hướng của chính sách. Trong thực tế, để thúc
đẩy các chủ thể liên quan đến chính sách nỗ lực tham gia và thực hiện để hoàn
thành nhiệm vụ thì chủ thể ban hành hoặc đơn vị có trách nhiệm cần có hoạt động
kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện CSC đồng thời nhằm phòng, chống
những hành vi vi phạm quy định trong thực quá trình thực hiện CSC.
Thứ bảy: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm
Đánh giá, tổng kết trong bước tổ chức thực hiện CSC được hiểu là quá trình
xem xét, tổng hợp để đánh giá, kết luận và chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính
sách của các đối tượng thực hiện chính sách công.
Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở là đối tượng được xem xét,
đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện CSC. Ngoài ra, còn phân tích,
18
đánh giá về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội
và của toàn xã hội trong việc tham gia thực hiện CSC. Cơ sở để đánh giá tổng kết
công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện CSC trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch
được giao và những nội quy, quy chế. Đồng thời kết hợp sử dụng các văn bản liên
tịch giữa cơ quan nhà nuớc với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các văn
bản quy phạm khác để xem xét tình hình, phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện
CSC của các tổ chức đó.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà
nước, chúng ta cần xem xét, đánh giá việc thực hiện CSC của các đối tượng tham
gia thực hiện CSC bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và lợi ích gián
tiếp từ chính sách. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là:
tinh thần hưởng ứng với mục tiêu của CSC, ý thức chấp hành những quy định về cơ
chế, biện pháp do chủ thể các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực
hiện mục tiêu CSC trong từng điều kiện.
Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội, nhằm đạt
được các mục tiêu của CSC, gồm một chuỗi các bước liên quan với nhau, có nhiều
chủ thể tham gia, đòi hỏi những nguồn lực nhất định, bị chi phối bởi nhiều yếu tố.
Thực thi CSC được xem là thành công hay hiệu lực khi nó đạt được mục tiêu của
CSC một cách đầy đủ. Tuy nhiên, để thực thi CSC thành công đòi hỏi phải thõa
mãn rất nhiều điều kiện và các điều kiện này có thể nhóm thành ba nhóm:
(1) Các điều kiện liên quan đến bản thân chính sách công
Một CSC được coi là tạo thuận lợi cho việc thực thi nó thành công khi nó
thỏa mãn được điều kiện sau:
- Mục tiêu CSC được xác định rõ ràng, chính xác và nhất quán.
- Thiết kế CSC ban đầu phải tính đến tất cả các tác động chủ định và không
chủ định.
- Xác định rõ các nhân tố chính yếu và xác định rõ mối quan hệ nhân quả tác
động lẫn nhau để ảnh hưởng đến mục tiêu CSC.
- Các mục tiêu CSC không bị triệt tiêu bởi các mục đích, định hướng của
19
CSC khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, một chính sách công cơ sở được ban hành thỏa mãn
tất cả các điều kiện trên là khó đạt được, bởi để một chính sách công dễ dàng được
thông qua thì mục tiêu và giải pháp chính sách công cần chung chung, mơ hồ và
trừu tượng thay vì cụ thể. Bên cạnh đó, các chính sách công cơ sở do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chính trị cao nhất ban hành, do đó khó có thể xác định mục
tiêu và giải pháp cụ thể mà có thể áp dụng cho mọi địa phương. Ngoài ra, các chính
sách công được ban hành để giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong khi đó những
vấn đề này gắn liền với những nhóm dân số ở những vùng, miền và nơi cư trú khác
nhau; do đó, nếu mục tiêu và giải pháp chính sách công được xác định chi tiết và cụ
thể ngay từ ở cấp cao nhất thì có thể sẽ không phù hợp với vấn đề và các đối tượng
mà nó hướng tới.
Do vậy, thực thi chính sách công không đơn giản là tổ chức thực hiện các
giải pháp chính sách công cụ thể, mà là sự tiếp nối những gì còn thiếu trong giai
đoạn hoạch định chính sách công.
(2) Các điều kiện liên quan đến chủ thể thực thi và nguồn lực
Một chính sách công chỉ có thể có hiệu lực trong thực tế khi quá trình thực
hiện chính sách công thỏa mãn được tất cả những tiêu chí sau:
- Chính sách công được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết đúng về nhân quả,
phương tiện và mục đích, các mối quan hệ trực tiếp này.
- Có một cơ quan thực thi CSC, và không phụ thuộc vào các cơ quan khác,
hoạc nếu có sự tham gia của các cơ quan khác trong thực hiện CSC thì các mối
quan hệ phụ thuộc là tối thiểu về số lượng và mức độ trong thực hiện CSC.
- Cơ quan chuyên trách thực thi phải diễn giải được mục tiêu chính sách
công thành những kế hoạch và công việc cụ thể.
- Cần xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi chính sách
công một các chi tiết và theo một trình tự logic.
- Việc thực thi CSC phải được ấn định và phân công trách nhiệm cụ thể từ đó có
thể theo dõi, nắm rõ được tình hình, các hành động liên quan đến việc thực thi CSC.
20
- Quá trình thực thi chính sách công được cấu trúc để đảm bảo đạt được kết
quả cao từ các chủ thể thực thi.
- Tính đến lợi ích và động lực của những người tham gia thực thi chính sách
công.
- Các nhà lãnh đạo cơ quan thực thi có đủ những kỹ năng chính trị, quản lý
và sự cam kết của họ với các mục tiêu ấn định.
- Cơ quan thực thi chính sách công tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của chính
sách công.
- Thông tin và liên lạc giữa các chủ thể thực thi được cung cấp đầy đủ và
hiệu quả.
- Chủ thể phải xây dựng được cơ chế phối hợp, cơ chế đó phải phát huy hiệu
quả giữa các chủ thể trong quá trình thực thi CSC.
- Phải dự trù, đề xuất đủ mọi nguồn lực cần thiết và phải dự trù đảm bảo thời
gian không nên nóng vội mà dự trù thời gian gấp rút, quá ngắn để đạt được một
trong những mục tiêu nào của chính sách.
- Quản lý việc thực hiện phải thống nhất (định hướng mục tiêu).
(3) Các điều kiện liên quan đến bối cảnh thực thi
Quá trình thực hiện chính sách công diễn ra trong những điều kiện liên quan
đến bối cảnh thực thi nhất định và yêu cầu đối với những điều kiện này là:
- Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế ổn định trong suốt quá trình
thực hiện chính sách công.
- Cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây là
nhân tố quyết định sự thành, bại của mọi CSC ở Việt Nam.
- Sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và các nhà lập pháp trong suốt quá trình
thực hiện chính sách công.
- Sự tham gia nhiệt tình của các bên liên quan.
- Giải quyết các mâu thuẫn chính trị giữa các bên liên quan đến chính sách
công.
1.1.2.2. Vai trò của công đoạn thực hiện chính sách công
Thực hiện CSC là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình của CSC, bởi
21
sự thành công của một CSC phụ thuộc vào kết quả của thực hiện CSC.
Theo Wayne Hayes 1, có bốn khả năng xảy ra: (1) Chính sách công tồi,
nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) Chính sách công tốt, nhưng thực hiện
tồi dẫn đến thất bại; (3) Chính sách công tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công;
(4) Chính sách công tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại kép.
Vai trò của thực thi CSC trong chu trình CSC có vị trí đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, thực thi CSC nó là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu, được thể hiện ở những
phương diện sau:
- Từng bước hiện thực hóa mục tiêu của CSC.Các mục tiêu CSC chỉ có thể
đạt được thông qua quá trình thực thi CSC, bởi thực thi CSC bao gồm các hoạt động
có tổ chức được thực hiện bởi các chủ thể cơ quan nhà nước và các đối tác xã hội
hướng tới đạt được các mục đích, mục tiêu đã tuyên bố trong CSC. Trong quá trình
thực thi, các chủ thể cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong CSC phải thiết lập, xây
dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án để hiện thực hóa các mục tiêu
và mục đích của CSC; đồng thời phải tiến hành các hoạt động để thực hiện hóa các
văn bản, chương trình, dự án đó.
- Khẳng định tính đúng đắn của CSC.Quy trình hoạch định CSC cho ra đời
một CSC. Tuy nhiên, CSC đó có thực sự đúng đắn hay không chỉ có thể được nhận
thức đầy đủ hơn trong giai đoạn thực thi CSC. Thực thi CSC cung cấp những bằng
chứng thực tiễn về mục tiêu CSC có thích hợp hay không và các giải pháp CSC có
thực sự phù hợp với vân để mà nó hướng tới giải quyết hay không, về phương diện
lý thuyết, một CSC được ban hành đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của
một CSC tốt và mới chỉ được thừa nhận bởi các chủ thể ban hành, nhưng khi triển
khai vào thực tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của CSC mới được khẳng định
một cách chắc chắn bởi xã hội và đối tượng thụ hưởng CSC.
- Thực thi CSC giúp cho CSC ngày càng hoàn thiện hơn.CSC được ban hành
ban đầu hay chính sách từ ở cơ sở thường là chỉ mang tính định hướng về mục tiêu
và giải pháp để giải quyết vấn đề mục tiêu, định hướng của CSC. CSC này sẽ được
cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể trong quá trình
22
thực thi chính sách của các chủ thể cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Căn
cứ vào mục tiêu, định hướng và giải pháp CSC, các chủ thể cơ quan nhà nước các
cấp thực hiện theo thẩm quyền được thiết kế của chính sách và thực hiện ban hành
các quy định, thủ tục, chương trình hoặc dự án để cụ thể hóa các mục tiêu của
chính sách cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực thi CSC.Tthông qua thực thi
CSC, những người thực thi CSC đưa ra những đề xuất, kiến nghị để đề nghị điều
chỉnh CSC cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong đời sống xã hội nhằm đúc kết
lại những bài học kinh nghiệm cho các CSC trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều
nhà khoa học cho rằng có một mối quan hệ hữu cơ giữa giai đoạn hoạch định CSC
và thực thi CSC, việc phân tách rạch ròi giữa thực thi CSC và hoạch định CSC
trước đây đã không còn phù hợp.
1.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị
1.2.1 Đô thị và quản lý trật tự đô thị
1.2.1.1. Quan niệm về đô thị
Theo nghĩa Hán – Việt , đô thị là từ ghép của 2 chữ “đô” và “thị”. “đô” có
nghĩa là sự đông đúc, “thị” có nghĩa là “chợ”, chợ thì luôn phải đông, phải tập trung
nhiều con người và nhiều vật dụng để trao đổi, buôn bán. Đô thị được hình dung là
nơi tập trung khu dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp.
Nơi tập trung dân cư với mật độ đông, ngành nghề là lao động nông nghiệp,
có cơ sở hạn tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh
hoặc trong huyện thì được gọi là Đô thị.
Theo giáo trình “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, đô thị Việt Nam
được hiểu là: "một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị".
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị, thì: “Đô thị là khu vực tập trung
dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi
nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng
23
lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị,
ngoại thị của thị xã; thị trấn”.
Như vậy đô thị là: địa điểm dân cư tập trung đông với mật độ cao, ngành
nghề chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm
tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung,
của cả một miền đô thị, của một đô thị, một quận hoặc một đô thị trong quận nói
riêng.
* Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị
- Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu:
+ Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị
hoá dấn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường… vì
nhiều nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến
khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ.
+ Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai
hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn
ra song song.
+ Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung
quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức
môi trường sống đô thị.
- Thứ hai, quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên
quan trọng.
- Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt:
+ Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, ở đó diẽn ra việc mua
bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
+ Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị
trường giao thông, thị trường đất và bất động sản, thị trường hạ tầng đô thị thị
trường tài chính, thị trường dịch vụ.
- Thứ tư, đô thị như một nền kinh tế quốc dân: Vì đô thị cũng được giới hạn
về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.
24
- Thứ năm, mang tính kế thừa của thế hệ trước lẫn về cơ sở hạ tầng, kinh tế -
xã hội. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với đậm đà bản bản sắc dân tộc từng
vùng, miền.
1.2.1.2. Quan niệm về quản lý trật tự đô thị
* Quan niệm về quản lý
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý với tư cách là động từ mang ý
nghĩa:
+ Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định;
+ Lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.
Hiểu theo ngôn ngữ Hán Việt, quản lý là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt
chẽ với nhau: quản và lý. Quá trình quản là gồm sự chăm sóc, giữ gin và duy trì hệ
thong ở trạng thái ổn định; quá trình lý là gồm việc sửa sang, sắp xep, đổi mới đưa
hệ thống.
Nếu người quản lý chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ. Tuy nhiên
nếu chỉ quan tâm đến việc sắp xếp, tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của
sự ổn định cho tổ chức thì sẽ phát triển không bền vững. Trong “quản và lý” thì cần
phải làm sao cho hoạt động của hệ thống luôn ở trạng thái cân bằng. Sự quản lý đưa
đến kết quả đích thực bền vững đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm huyết, nghệ
thuật làm cho hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp, hòa quyện vào nhau.
Từ cách tiếp cận trên, chúng ta thấy rằng nội hàm của khái niệm quản lý, đó là
trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Đối
tượng quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì?
(Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý).
Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: Quản lý luôn tồn tại trong mọi chế độ
xã hội, là sự tác động liên tục, qua lại một cách có tổ chức, định hướng, có mục
đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến đối tượng để điều khiển, liên kết các
yếu tố thành một chỉnh thể thống nhất. Bất kỳ ở đâu, nếu có yếu tố con người thì sẽ
có nhu cầu, nhiều nhu cầu giống nhau, hoặc tương đương nhau sẽ kết hợp lại với
nhau để đạt mục đích chung thì sẽ xuất hiện quản lý. Quản lý trong xã hội nói
25
chung, là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm thực hiện để đạt được
những mục tiêu, và yêu cầu nhất định, dựa trên những quy luật khách quan.
* Quan niệm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị là sự sắp xếp, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đô thị hoạt
động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành
của đô thị đó, để đảm bảo cho môi trường dân cư của đô thị đó được phát triển bền
vững theo nguyên tắc nhất định của chủ thể quản lý.
* Quan niệm về quản lý trật tự đô thị
Từ những quan niệm chung về quản lý, về TTĐT có thể đi đến quan niệm:
Quản lý TTĐT là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các ncá nhân
có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Chính sách để can thiệp vào các lĩnh
vực đô thị như: kinh tế, giao thông, xây dựng, trật tự xã hội đô thị... cơ quan hành
chính nhà nước bám theo những nguyên tắc, trật tự nhất định, đảm bảo đúng theo
phương hướng được xác định trước đó để điều chỉnh các hoạt động của đô thị đi
theo.
Quản lý trật tự đô thị có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, quản lý TTĐT có thể do nhiều chủ thể tham gia. Tuy nhiên, trong
hệ thống chủ thể quản lý TTĐT, với tư cách đại diện công quyền, thực hiện quản lý
mang quyền lực nhà nước cơ quan là chủ thể chủ yếu chính là các cơ quản lý hành
chính nhà nước.
Thứ hai, quản lý TTĐT dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật, chính
sách về TTĐT. Toàn bộ nội dung của quản lý TTĐT là việc ban hành pháp luật, tổ
chức thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật.
Thứ ba, quản lý TTĐT là hoạt động của con người, liên quan đến nhiều lĩnh
vực của đời sống, tác động trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt của con người, các hoạt
động này có những tính chất phức tạp theo sự phát triển chung của xã hội. Do vậy,
quản lý các lĩnh vực của TTĐT cần phải được thực hiện có khoa học, nhanh chóng
phù hợp với sự vận động, phát triển của đô thị.
Thứ tư, phạm vi quản lý TTĐT có nội dung rất rộng như: quản lý về trật tự
26
hành chính (quản lý cư trú, tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu, quản lý con dấu, quản lý vũ
khí, vật liệu nổ); quản lý về phòng, chống tệ nạn xã hội; quản lý về phòng, chống tội
phạm; quản lý về PCCC quản lý TTXD; quản lý về trật tự ATGT...
1.2.2. Mục tiêu, tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý trật tự
đô thị
1.2.2.1. Mục tiêu của thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị
Một là, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Xã hội càng phát triển đòi hỏi trật tự xã hội nói chung, TTĐT nói riêng càng
hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và an toàn
hơn. Quản lý TTĐT tốt sẽ làm giảm chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các
vùng, phát triển đều nhau giữa vùng lãnh thổ này với vùng lãnh thổ khác, tạo điều
kiện cho kinh tế giao lưu phát triển. Có thể nói, sự phát triển của kinh tế – xã hội và
mức độ bảo đảm TTĐT cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát
triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.
Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, muốn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển TTĐT phải đi trước một
bước. Vai trò của TTĐT không chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở
chỗ thúc đẩy phát triển xã hội. Ở đâu có TTĐT phát triển ở đó có hoạt động giao
lưu văn hóa, giáo dục, y tế... sôi động hơn, hiệu quả hơn. Nói chung, nhu cầu đời
sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn là có sự góp phần của yếu tố quản lý tốt TTĐT.
Xã hội càng phát triển thì TTĐT phải ngày càng tốt hơn là một tất yếu. Khi kinh tế
phát triển thì TTĐT ngày càng phát triển theo với trật tự, an toàn cao để đáp ứng
nhu cầu sản xuất và đời sống. Tốc độ phát triển của TTĐT cùng mức độ an toàn,
thuận tiện của nó và phát triển kinh tế là một quan hệ tỷ lệ thuận.
Hai là, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Hoạt động TTĐT diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân
cư, mọi chủ thể trong xã hội. TTĐT được bảo đảm, tức là: tính mạng của người dân,
tài sản của người dân, mọi lợi ích chính đáng khác người dân được đảm bảo và
người dân được hưởng thụ, người dân có cuộc sống ổn định, yên lành, thuận tiện
27
trong nhu cầu đi lại, giao thương dẫn đến kinh tế phát triển... góp phần để đảm bảo
trật tự an toàn xã hội.
Trật tự an toàn xã hội được quan niệm là trạng thái của các quan hệ xã hội
được hình thành và điều chỉnh bởi pháp luật của nhà nước, quy phạm đạo đức,
thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc, một nhà nước, là
tình trạng xã hội ổn định, tại đây mọi công dân sống và lao động có kỷ luật, có tổ
chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng không bị xâm hại, được bảo đảm.
Như vậy, TTĐT là một bộ phận không thể tách rời, có quan hệ khăng khít
với TTATXH; TTĐT được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo TTATXH.
TTATXH được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững TTĐT,
củng cố phát huy tính pháp chế XHCN trong quản lý TTĐT.
1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách quản lý
trật tự đô thị
Về mặt phương pháp luận, bộ tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chính sách quản lý trật tự đô thị, ở nước ta hiện nay, bao gồm:
Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật ban hành có phù hợp
với thực tế hay không, có được mọi người dân chấp nhận không.
Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý, việc sắp xếp, điều chỉnh các quan hệ
xã hội dân sự đô thị là vì mục đích của chủ thể.
Thứ ba, căn cứ vào chính sách tổng thể của chính sách quản lý TTĐT sẽ dự
đoán được mức độ ổn định của sự phát triển.
Thứ tư, căn cứ vào nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của
công dân để đánh giá được nơi đó có trật tự hay không.
Thứ năm, Phải căn cứ vào mặt bằng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chuyên trách và trình độ dân trí của nhân
dân.
Thứ sáu, căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện được trang bị của cơ quan
tổ chức thực hiện việc quản lý về TTĐT.
28
Tiểu kết chương 1
Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, chương này đã làm rõ một số
nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ quan niệm cơ bản về CSC, quy trình của CSC. Đồng thời, đã
làm rõ được phần nào nội dung, vai trò, mục đích và các tiêu chí đánh giá ở bước
quy trình thực hiện CSC.
Thứ hai, làm rõ các khái niệm về đô thị và quản lý TTĐT, mục tiêu, quy trình
tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý TTĐT. Từ đó, Luận văn cũng đã
làm rõ được vai trò của các cấp độ chủ thể trong việc thực hiện chính sách quản lý
TTĐT.
Qua nghiên cứu các nội dung trên, có thể khẳng định rằng: Công tác quản lý
TTĐT là hết sức cấp thiết trong thời kỳ đất nước đang đổi mới, phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý TTĐT,
các cấp độ chủ thể có thẩm quyền – từ trung ương đến chính quyền địa phương cần
phải có một chính sách sát hợp dựa trên cơ sở Hiến pháp, Luật để can thiệp vào các
lĩnh vực đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động của đô thị đi theo một quy tắc, một
trật tự nhất định, đảm bảo thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định và phát triển xã
hội.
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý
trật tự đô thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng
Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, Quận Hải Châu được
thành lập, là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý nằm ở 1080
2’
kinh độ Đông, 16o
03’ độ vĩ Bắc; phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp quận
Thanh Khê và quận Cẩm Lệ, phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn,
Nam giáp quận Cẩm Lệ. Tổng diện tích tự nhiên của toàn quận là 23,2827 Km2
, dân
số 207,975 người, gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Hòa Cường
Nam, Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Bình Thuận, Bình Hiên,
Nam Dương, Phước Ninh, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình,
Thuận Phước.
Quận Hải Châu được thành lập từ năm 1997 đến nay, kinh tế-xã hội trên địa
bàn quận đã phát triển nhanh tương đối ổn định;các lĩnh vực như: văn hóa-xã hội;
quốc phòng-an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Với
vai trò là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nên hoạt động thương mại-dịch
vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế
làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thông nhanh và đầy đủ
chủng loại đáp ứng nhu được cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; ngày càng xuất
hiện nhiều hình thức kinh doanh hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các
dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng, khoa học-công nghệ, dịch vụ công cộng từng
bước thể hiện là trung tâm cung ứng các dịch vụ tài chính cho kinh tế thành phố.
Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế-xã hội của quận Hải Châu trong những
năm qua đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đã đề ra, đã có sự thay đổi
30
nhanh chóng, xứng đáng là quận trung tâm của TP.Đà Nẵng. Kinh tế tăng trưởng
nhanh, nguồn nhân lực phát triển, đô thị được chỉnh trang, nếp sống của người dân
đô thị ngày càng văn minh hơn, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được
phát triển, quốc phòng-an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn
định…Trong thời gian qua, quận luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh do cấp trên giao. Trên địa bàn quận có 52 thờ
tự, trong đó: Phật giáo 43, Cao đài 04,đạo Tin lành 04.Đồng thời, hiện nay
quận có 09trường đại học và cao đẳng với lượng sinh viên đôngđúc.Địa bàn
quận có gần 900 tổ dân phố với hơn 49.890 hộdân.
2.1.2. Những áp lực trong quản lý trật tự đô thị ở quận Hải Châu thành
phố Đà Nẵng
Đô thị hóa là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến
lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. Đô thị hóa không chỉ là sự phát
triển riêng của một đô thị về qui mô và số lượng dân số, mà còn gắn liền với những
biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường thiên nhiên của một hệ thống đô thị. Đô thị
hóa là một xu hướng tất yếu của toàn cầu.
Mức độ đô thị hóa được đánh giá thông qua trình độ phát triển lực lượng sản
xuất (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ); cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp); trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị; dân số (Tỷ lệ dân số) thành
thị so với dân cư toàn quốc); quy mô dân số; một độ dân số, kiến trúc cảnh quan...
- Hoạt động kinh tế là tiền đề, động lực hình thành và phát triển của các đô
thị, khu dân cư. Hoạt động kinh tế bao gồm hình thái sản xuất, phương thức tổ chức
quản lý, sản xuất. Đối với đô thị, khu dân cư cụ thể, đặc thù của hoạt động kinh tế
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tổ chức xã hội của đô thị và vùng và
quốc gia, gồm toàn bộ hoặc các ngành kinh tế như: nông nghiệp; công nghiệp; dịch
vụ.
- Cơ cấu các ngành sẽ quyết định đến loại đô thị, khu dân cư và là nền tảng
của công tác quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư. Mỗi ngành (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ…) đòi hỏi nguồn nhân lực phù hợp gồm lực lượng lao động tham
31
gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hoạt động ngành kinh tế đó.
- Cơ cấu lao động đô thị chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế đô thị; trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất; trình độ phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, kỹ thuật đô thị. Cơ cấu lao động sẽ tác động vào tính chất của đô thị;
việc tổ chức sản xuất, hoạt động các ngành kinh tế đô thị; trình độ phát triển của cơ
sở vật chất, hạ tầng kinh tế của đô thị cũng như hình thái tổ chức xã hội, quản lý, lối
sống và nhiều mặt kinh tế xã hội khác của đô thị.
Trong xu thế đó, sau hơn 20 năm được thành lập theo Nghị định số
07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quá trình đô thị hóa ở quận Hải Châu diễn ra khá
nhanh chóng và rõ rệt. Hải Châu hiện nay là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng
hiện đại với đủ loại mạng lưới giao thông như: ngầm (hầm chui đường Trần Phú),
mặt đất, trên cao ...và cùng với những tòa nhà cao vài chục tầng mà không chịu
nhiều áp lực của di sản kiến trúc quá khứ.
Để có thể thực hiện quá trình đô thị hóa một cách bền vững, trong quá trình
phát triển đô thị ở quận Hải Châu, các nhà lãnh đạo, những nhà chuyên gia quy hoạch
và các phòng, ngành quản lý đô thị cần nỗ lực nhằm giữ lại và phát triển đến mức cao
nhất có thể đối với những vẻ đẹp vốn có của Hải Châu mà địa thế đem lại. Điều đó đã
thể hiện trên từng con đường, từng khúc sông hay từng công trình kiến trúc...Vấn đề
được đặt ra là làm sao bảo tồn và phát huy thật tốt các di sản văn hóa, các nét đẹp mà
thiên nhiên trao tặng để chính các yếu tố đó đủ tư cách tham gia vào quá trình phát
triển, chẳng hạn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hoặc chí ít cũng là nơi chốn lưu
giữ hồn đô thị trong mắt những cư dân luôn nhạy cảm với thời quá khứ.
Với vai trò QLNN trong quá trình hoạch định chính sách về đô thị hóa, tăng
trưởng và phát triển đô thị, chính quyền quận Hải Châu phải khẳng định vai trò và
trách nhiệm của mình đối với xã hội trên khá nhiều lĩnh vực: Xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể hoạt động
trên địa bàn đô thị; Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ công, bao gồm xây dựng kết
cấu hạ tầng đường sá, cấp thoát nước, cây xanh thu gom rác thải; dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và giáo dục cơ bản; Kết nối khu vực giữa công và tư trong việc đẩy mạnh
32
tăng trưởng và phát triển đô thị; Phân phối lại thu nhập, điều hòa lợi ích giữa các
nhóm cư dân trong đô thị; Bảo vệ trật tự công cộng và an toàn xã hội...
Để hoàn thành trách nhiệm trên, quản lý trật tự đô thị được xác định là một
trong các trọng tâm của QLNN tại địa bàn Quận.
2.2. Quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn
quận Hải Châu
2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản về thực hiện chính sách quản lý
trật tự đô thị của chính quyền quận Hải Châu
2.2.1.1. Các văn bản về quản lý trật tự xây dựng
Trên cơ sở quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý TTXD đô thị và
các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng, kế hoạch của Thành phố Đà Nẵng, Ủy
ban nhân dân quận Hải Châu đã xây dựng và ban hành các kế hoạch nhằm tổ chức
thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. Trong đó gồm nhiều hạng mục như:
- Dưạ vào các văn bản hướng dẫn của cấp độ chủ thể có thẩm quyền, trong
đó có: Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà
ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018
về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020; Chỉ thị số 21-CT/TU
ngày 01/11/2017 của BTV Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý
trật tự xây dựng, an toàn lao động, UBND quận Hải Châu ban hành một số văn bản
cụ thể như: Kế hoạch 179/KH-UBND ngày 30/11/2017; Kế hoạch số 55/KH-
ĐKTQĐT ngày 01/3/2018 về triển khai thực hiện về việc thực hiện Chỉ thị số 21-
CT/TU ngày 01/11/2017 của BTV Thành ủy Đà Nẵng; Công văn số 233/UBND-
QLĐT ngày 19/1/2018 của UBND quận Hải Châu về việc tăng cường kiểm tra giám
sát, xử lý các công trình xây dựng...
2.2.1.2. Về công tác quản lý trật tự vỉa hè
Là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên mật độ dân cư đông đúc,
33
nhiều cửa hàng, cửa hiệu, trường học, trung tâm y tế và cả một số lượng lớn người
bán hàng rong từ nơi khác đổ về nên hàng ngày có một lượng xe và người mua bán
tập trung khá đông gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý TTVH, mỹ quan
đô thị và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận Hải Châu.
Nhận thức được việc lập lại TTVH là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, từ lâu các
tuyến đường ở quận đã gắn với kinh tế vỉa hè, là nơi giải quyết công ăn việc làm
cho nhiều người lao động. Đây là vấn đề mang tính xã hội, nên khi muốn lập lại trật
tự lòng đường, vỉa hè cần phải tính toán lợi ích hài hòa giữa người dân và công tác
đảm bảo trật tự đô thị; có lộ trình cụ thể, có biện pháp để làm sao chuyển đổi, tạo
công ăn việc làm mới hoặc có chỗ buôn bán mới đúng quy định cho người dân.
Để làm được các nội dung trên, chính quyền quận Hải Châu đã phải vào cuộc
quyết liệt và có những giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ, lâu dài...Ngoài việc căn
cư vào các Luật, các văn bản dưới luật của các cấp có thẩm quyền đã ban hành, Căn
cứ Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ
Thành ủy Đà Nẵng về ban hành Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an”
trên địa bàn đến năm 2020; Căn cứ Thông báo số 194-TB/QU ngày 10/4/2017 của
Quận ủy Hải Châu về Kết luận của Thường trực Quận ủy tại Hội nghị ban chấp
hành Đảng bộ quận lần thứ IX (mở rộng), UBND quận Hải Châu đã xây dựng Đề
án “Quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu đến năm 2020 và những năm
tiếp theo”.
2.2.1.3. Về công tác quản lý vệ sinh môi trường
Tình hình môi trường và các hệ sinh thái trên toàn địa bàn thành phố nói
chung, quận Hải Châu nói riêng đã ảnh hưởng lớn vì công tác chỉnh trang đô thị
cùng với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng
cho cuộc sống của nhân dân trên địa bàn quận là thách thức to lớn đối với Đảng bộ,
chính quyền và nhân quận Hải Châu; cần phải định hướng phát triển quận Hải Châu
theo hướng mà Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường”. Vì vậy, lãnh
đạo thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng luôn quan tâm lãnh,
chỉ đạo thực hiện về công tác quản lý về VSMT xem đây là vấn đề cấp bách. Do
34
vậy, UBND quận Hải Châu đã xây dựng và ban hành Đề án “Xây dựng Hải Châu –
quận môi trường” theo Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của UBND
quận Hải Châu nhằm xây dựng quận Hải Châu trở thành quận thân thiện môi trường
– quận môi trường vào năm 2020, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
đất, nước, không khí; tạo môi trường xanh – sạch – đẹp tại các khu dân cư; tạo môi
trường sống trong lành cho người dân, các nhà đầu tư và du khách khi đến với quận
Hải Châu; đồng thời, phê duyệt, triển khai phương án “thu gom rác thải trên địa bàn
quận Hải Châu năm 2018” theo Quyết định số 328/QĐ-UBND, ngày 22/6/2018,
dựa trên các cơ sở pháp lý, UBND Quận cũng đã ban hành quy định quản lý trật tự
đô thị - môi trường trên địa bàn trong Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày
10/10/2014 .
2.2.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách quản lý trật tự đô thị
Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách công phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách công đang được thi hành, để mọi đối
tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực
hiện chính sách. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách thường được thực hiện
bằng nhiều hình thức như: trao đổi, đối thoại trực tiếp, tiếp xúc, trao đổi với các đối
tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo,
loa phát thanh của Phường... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất
của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên
truyền, vận động thích hợp.
2.2.2.1. Về công tác quản lý trật tự xây dựng
Ngoài việc chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức
khác nhau như thông qua truyền thanh, báo đài đối với các phòng ban, chuyên môn
các cán bộ thực hiện chính sách. UBND quận Hải Châu đã tổ chức tập huấn về kiến
thức nghiệp vụ công tác quản lý TTXD đối với lực lượng cán bộ thực thi công tác
cấp phép xây dựng thuộc UBND phường và các phòng, ngành liên quan, đồng thời,
tổ chức tập huấn cho các đối tượng là những cán bộ cơ sở trực tiếp thực hiện tại địa
bàn dân cư, gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận, Tổ trưởng, Tổ Phó
35
dân phố… Nội dung tập huấn được phổ biến đơn giản, sát với tình hình nhiệm vụ ở
khu dân cư như: Các trường hợp xây dựng cần những hồ sơ gì, làm thế nào để có
một GPXD, thời hạn bao lâu, các bước tiến hành, làm gì để tháo gỡ vướng mắc do
giấy tờ đất đai chưa hoàn thiện, quy mô công trình trong khu vực tạm cụ thể thế
nào, cách tính đối với một công trình được cấp phép ra sao, tiêu chuẩn xây dựng
công trình cụ thể tại một số tuyến phố…
Sau khi được phổ biến, Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận, Tổ
trưởng, Tổ Phó dân phố…sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn và tuyên truyền
cho người dân nâng cao nhận thức trong việc thực hiện chính sách quản lý TTXD;
đồng thời quận, phường nâng cao vai trò giám sát trong cộng đồng của người dân,
đồng thời, đẩy mạnh được công tác tuyên truyền trong nhân dân.
2.2.2.2. Về công tác quản lý trật tự vỉa hè
Để Đề án quản lý TTVH được triển khai rộng rãi đến tận người dân, UBND
quân đã tiến hành đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phù hợp
với từng đối tượng, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời các quy định của Nhà nước,
địa phương về TTVH. Cụ thể gồm:
- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả về công tác đảm bảo trật tự đô
thị theo Nghị quyết 03-NQ/QU của Quận ủy, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc,
mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị từ quận đến
khu dân cư, quyết tâm xây dựng quận Hải Châu từng bước trở thành đô thị kiểu
mẫu về trật tự đô thị.
- Biên tập các nội dung tuyên truyền về trật tự đô thị bằng các tờ rơi, tờ gấp
sinh động, dễ hiểu, đầy đủ nội dung cung cấp đến tận hộ gia đình và tại Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND quận và UBND các phường.
- Xây dựng các chuyên mục, nội dung tuyên truyền về công tác trật tự đô thị
để đăng tải trên Website UBND quận, Website UBND phường, các cơ quan báo đài
địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thi liên quan đến công tác trật tự đô thị
cho đối tượng là tổ trưởng, bí thư chi bộ.
- Tổ chức họp dân nghe tâm tư nguyện vọng của các hộ kinh doanh vỉa hè để
36
có cơ sở hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kịp thời
khen thưởng, động viên những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả.Tổ chức
sơ kết, tổng kết 6 tháng, 1 năm để chỉ ra những việc đã làm được, chưa làm được,
tìm nguyên nhân để khắc phục đồng thời khen thưởng các phòng, ngành, UBND
các phường có thành tích tốt, đột xuất trong triển khai các nhiệm vụ của Đề án hay
có những sáng kiến mới góp phần quản lý tốt hơn công tác TTVH.
2.2.2.3. Về công tác quản lý vệ sinh môi trường
Trong thời gian qua, UBND quận Hải Châu đã tổ chức tuyên truyền thực
hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
VSMT. Theo đó, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài nguyên – Môi trường đã
đề xuất, xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND 13 phường trên địa bàn quận tổ
chức tuyên truyền các hành vi vi phạm phổ biến về quản lý VSMT: tàn thuốc lá,đi
vệ sinh cá nhân ng đúng nơi quy định, vứt bỏ rác thải sinh hoạt khô, làm rơi vãi
hoặc vứt bỏ các vật liệu ra môi trường khi vận chuyển trên đường…
UBND quận đã tổ chức hoạt động tuyên truyền thực hiện hiện Nghị định
155/2016/NĐ-CP và Chỉ thị 43-CT/TU, UBND, đồng thời tổ chức, triển khai các
đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả
năng gây ô nhiễm môi trường cao nằm trong danh sách của UBND quận để buộc
các chủ cơ sở đó cam kết bảo vệ môi trường. Phải thực hiện đúng các nội dung cam
kết về bảo vệ môi trường, đồng thời, đoàn kiểm tra đã phát hiện, xử lý hành chính
đối với các hành vi đối phó, không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo các nội
dung đã cam kết.
UBND quận củng đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể chính trị
- xã hội quận và UBND 13 phường tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa,
cụ thể: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, “Tháng hành động
vì môi trường”, “Tuần lễ nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước”. In ấn,
treo băng rôn, poster và phát đĩa CD tuyên truyền hưởng ứng, triển khai 13 phường
trang trí xe cổ động tuyên truyền, phát thanh nội dung tuyên truyền tại 13 địa điểm
nạo vét cống thoát nước của 13 phường thuộc quận, tổng khối lượng bùn nạo vét:
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về an toàn giao thông, 9 ĐIỂM
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh lào cai thời kỳ 2021 2030, tầ...
Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh lào cai thời kỳ 2021 2030, tầ...Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh lào cai thời kỳ 2021 2030, tầ...
Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh lào cai thời kỳ 2021 2030, tầ...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 

Similar to Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY

Similar to Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY (20)

Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
 
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
 
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh KhêLuận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
 
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia LaiLuận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
Luận văn: Hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
 
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đChính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TIÊU PHI LỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TIÊU PHI LỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ TẤN SÁNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Tiêu Phi Lực
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................8 1.1. Thực hiện chính sách công –một công đoạn cơ bản trong chu trình chính sách công ở Việt Nam .........................................................................................................8 1.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị........................................................22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG29 2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .........................................................................29 2.2. Quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu ...................................................................................................................................32 2.3. Kết quả và nguyên nhân.....................................................................................53 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..................................................................................................58 3.1 Phương hướng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị .................................58 3.2. Các giải pháp......................................................................................................63 KẾT LUẬN..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSC : Chính sách công QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân TTXD : Trật tự xây dựng TTVH : Trật tự vỉa hè VSMT : Vệ sinh môi trường TTĐT : Trật tự đô thị
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, công tác quản lý trật tự đô thị đang là vấn đề thách thức làm đau đầu đối với chính quyền của các nước. Nhiều quốc gia đã có quy định chặt chẽ về việc quản lý trật tự đô thị, điển hình như: Tại Anh, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” nạn lấn chiếm vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD; Tại Hàn Quốc, thay vì nộp phí thu gom rác thải, thì các hộ gia đình phải mua túi đựng rác từ chính quyền thành phố. Bản thân cấu tạo các loại túi đựng rác đã hướng dẫn cho dân cách phân loại, tỉ mỉ tới mức phải phân loại rác theo kích thước và tập trung những rác có thể tái chế, như: giấy, plastic, đồ gỗ… vào một nơi nhất định. Thùng rác có nắp đậy, đồng thời sử dụng khóa từ, các hộ ở khu dân cư được sở hữu thẻ từ để sử dụng các thùng rác này. Khoản thu từ tiền bán túi đựng rác được chính quyền địa phương dùng để hỗ trợ cho việc thu gom, chuyên chở rác, cả tái chế. Để mọi người có thoái quen mới, Chính quyền nước này đã đưa ra mức phạt (khoảng gần 3.000.000 vnđ) với những hộ nào vi phạm quy định. Ngoài việc bị phạt tiền những người vi phạm còn bị nêu tên trên báo địa phương và bị coi như người vi phạm luật; Tại Thái Lan, năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển. Ở Nước ta, trong thời gian qua, cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng. Việt Nam hiện nay, đã có khoảng 745 đô thị, trong đó, có gần 110 thành phố, thị xã. Việc xây dựng và phát triển các đô thị này đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng quy hoạch phê duyệt, và đúng với tiêu
  • 7. 2 chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên trên thực tế việc vi phạm TTĐT, không còn là chuyện xa lạ của thế giới trong thời gian qua. Tình hình vi phạm TTĐT đã và đang là một vấn đề nóng trong thực tế của đô thị nước ta hiện nay; dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi QLNN về đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Hiện tượng xây dựng sai phép không đúng với nội dung giấy phép xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…có thể nhận thấy các công trình vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Đồng thời các vi phạm về TTVH, VSMT, PCCC, về cư trú ... cũng gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách quản lý TTĐT phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Thực tế cho thấy, những mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển đô thị nước ta trong thời gian qua đã tạo ra sức ép khá lớn về nhiều mặt, có nguy cơ của sự phát triển không bền vững. Quá trình phát triển đô thị đã, đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn như: gia tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn, chiếm đất xây dựng nhà trái phép vi phạm các chỉ giới, sai với quy hoạch ngày càng nghiêm trọng; sự bùng nổ các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông, nhiều tuyến đường đã trở thành nơi buôn bán hàng rong không còn chỗ cho người đi bộ; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân không được nâng lên...Bên cạnh đó,quá trình phát triển đô thị cũng chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng môi trường, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái; đây chính là thách thức của công tác quản lý nhà nước về TTĐT tại các thành phố ở nước ta. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa phát triển mạnh của Việt Nam.Sau khi trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố đã đầu tư xây dựng, hoàn thành nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, hiện đại, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị như: Cầu quay Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Tri Phương, nút giao thông ngã ba Huế... Nhiều công trình trọng điểm được xây dựng và hình thành qua từng
  • 8. 3 giai đoạn, qua từng thời kỳ đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thành phố, đưa Đà Nẵng từ đô thị loại II vươn lên trở thành đô thị loại I cấp quốc gia từ năm 2003; biến nhiều vùng đất cát, hoang hóa, khô cằn trước đây thành những khu đô thị, khu du lịch, công trình văn hóa, góp phần khơi dậy và đánh thức tiềm năng của một vùng đất và con người Đà Nẵng. Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, trong những năm qua của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng đang phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của quá trình đô thị hóa – nhất là trong công tác quản lý đô thị. Cụ thể là trên các lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè và vệ sinh môi trường những khó khăn thách thức đó là: Một số công trình, dự án triển khai chưa bảo đảm các thủ tục đầu tư; tình trạng xây dựng sai phép, không phép có xu hướng tăng; một số công trình xây dựng không bảo đảm chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh, cảnh quan môi trường, gây bức xúc trong dư luận; trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ còn hạn chế. Thực tế đó cho thấy, cần phải có những nghiên cứu khoa học để tìm ra những giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý trật tự đô thị thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng. Đề tài “Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng”, hy vọng đáp ứng được phần nào đòi hỏi bức thiết đang đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều giáo trình, công trình khoa học, các nghiên cứu, hội thảo, bài viết về QLNN về TTXD đô thị, đáng chú ý như: - Đỗ Hoàng Toàn (2005), “Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế”. Tác giả đã nêu lên vai trò của Nhà nước, nêu lên hệ thống các cơ quan quản lý các lĩnh vực xã hội như: cổ động, tuyên truyền, cưỡng chế, và các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật, tài chính...Nhà nước phải định hướng, đảm bảo xã hội phát triển, nhân dân có quyền đạt được những nguyên vọng chính đáng của chính mình. Tác giả cũng đã nêu lên khái niệm QLNN về kinh tế, thực tế của QLNN về kinh tế là việc tổ chức,
  • 9. 4 sử dụng phải có hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển. - Lê Bảo (2016),“Bài giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế”.Tại chương 1, tác giả đã nêu những vấn đề lý luận chung của QLNN về kinh tế. Nêu lên vai trò và sự cần thiết của QLNN về kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ của QLNN về kinh tế, đồng thời nêu phương pháp QLNN và các công cụ của QLNN.Tại chương 4, tác giả cũng đã nêu nội dung QLNN về hệ thống quản lý, hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội. Đó là xây dựng hệ thống luật pháp, khai thác và quản lý hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. - Nguyễn Đình Hương (2003), “Quản lý Đô thị”, Giáo trình gồm 10 chương, mỗi chương tương ứng với một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý đô thị. Giáo trình đã làm rõ những quan niệm về đô thị và quản lý đô thị, chia loại đô thị và từng giai đoạn phát triển đô thị ở Việt Nam. và các mô hình quản lý đô thị; đã nêu lên một số giải pháp, trách nhiệm của Nhà nước. trong quản lý những lĩnh vực được quan tâm tại đô thị, như: Dân số và Lao động;Quản lý đất đai; Cơ sở hạ tầng; Môi trường;Giao thông và thông tin; An ninh xã hội; Phát triển kinh tế; và Tài chính đô thị. - Lê Trọng Bình (2009),“Pháp luật và Quản lý đô thị”.Tác giả đã đề cập đến những kiến thức cơ bản về pháp luật và quản lý đô thị. giúp cho người nghiên cứu một phần nào có nhận thức về quy luật phát triển đô thị, hiểu rõ những công cụ quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy QLNN, đảm bảo cho đô thị phát triển theo hướng đã định sẵn, có trật tự, phù hợp với quy luật khách quan, hình thái kinh tế xã hội Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ“Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Văn Vũ (2015). Về nội dung, QLNN về trật tự đô thị có nội dung rộng...Trong giới hạn của luận văn, xuất phát từ thực tế, tác giả chỉ chỉ đề cập đến 04 vấn đề chính mà chính quyền quận Hải Châu đang còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý đó là: 1) quản lý nhà nước về TTXD; 2) quản lý nhà nước về PCCC; 3) quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị; 4) quản lý
  • 10. 5 nhà nước về cư trú. Tác giả đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất khoa học cho việc nâng cao hiệu quả của QLNN về TTĐT ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng và đã hệ thống, làm rõ thêm lý luận QLNN về TTĐT. Tác giả đã đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế của QLNN về TTĐT trên địa bàn quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng từ năm 2011 đến 2015; đồng thời tác giả đã xác định các phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về TTĐT quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng trong thời gian đến. - Luận văn thạc sĩ "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Văn Quang (2016). Các vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính đã được tác giả đã hệ thống hóa.; phân tích toàn diện đặc điểm về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTĐT từ thực trạng Q.Cẩm Lệ. Đánh giá về những kết quả đạt được trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực TTĐT từ thực tiễn của Q.Cẩm Lệ. Tác giả đã đi sâu phân tích kết quả và tìm ra những hạn chế, nguyên nhân. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực - hiệu quả hoạt động xử phạt trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTĐT từ thực tiễn Q.Cẩm Lệ trong thời gian đến. Ngoài ra còn nhiều đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như giao thông đô thị, đất đai,an sinh xã hội, môi trường và tài nguyên,quy hoạch đô thị... Có thể nhận thấy, mặc dù đã có những công trình trên đã đề cập một số khía cạnh có liên quan, nhưng việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng – đặc biệt chuyên sâu về 3 lĩnh vực thực hiện chính sách quản lý về trật tự xây dựng; quản lý về vệ sinh môi trường và quản lý về trật tự vỉa hè, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Góp phần nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị nói chung và quản lý trên các lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè, vệ sinh môi trường nói riêng ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  • 11. 6 3.2. Nhiệm vụ: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. - Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị của quận Hải Châu, từ đó xác định những mặt được và những hạn chế cùng các nguyên nhân. - Thứ ba, xác định phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay với góc độ chính sách công. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: từ năm 2015 đến năm 2018. Không gian: quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Trong khuôn khổ cho phép, luận văn tập trung đề cập đến 03 vấn đề mà chính quyền quận Hải Châu đang còn nhiều khó khăn và bất cập đó là: 1) Chính sách quản lý về trật tự xây dựng; 2) Chính sách quản lý về vệ sinh môi trường; 3) Chính sách quản lý về trật tự vỉa hè. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về quản lý trật tự đô thị của Nhà nước Việt Nam, thành phố Đà Nẵng và quận Hải Châu hiện nay. 5.2. Các phương pháp cụ thể Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực tế;phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh. Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp (tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà
  • 12. 7 nước, các sở, các phòng ban trong quận, các thư viện; bản đồ, các văn bản pháp luật, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận, phường; báo cáo quy hoạch sử dụng đất của quận; tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn quận; hệ thống các bảng biểu thống kê, và các văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN về trật tự xây dựng). Số liệu được thu thập, tổng hợp được trình bày theo kiểu văn xuôi để thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá. Các dữ liệu và thông tin xử lý trên phần mềm Excel… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Có thể là khung lý thuyết về thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị nói chung và quản lý trên các lĩnh vực trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè, vệ sinh môi trường nói riêng. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chính sách và định hướng cho việc giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. Thực trạng và các kiến nghị có thể được vận dụng vào việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; Cũng là cơ sở để các địa phương tham khảo nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị hiện nay. Đây cũng là tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu củng cố, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý TTĐT đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
  • 13. 8 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Thực hiện chính sách công –một công đoạn cơ bản trong chu trình chính sách công ở Việt Nam 1.1.1 Chính sách công và chu trình chính sách công 1.1.1.1. Quan niệm về chính sách công Chính sách-là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền.thông và trong đời sống-xã hội. Cho đến nay, đây cũng là khái niệm còn gây nhiều tranh cãi do có nhiều cách tiếp cận. Ở Việt Nam, ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời đã họp phiên đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa. Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và tán thành 6 vấn đề cấp bách do Chủ tịch nêu ra là: 1- Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc lạc quyên gạo để giúp đỡ người nghèo. 2- Mở chiến dịch chống nạn mù chữ. 3- Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ. 4- Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư tật xấu của chế độ thực dân để lại. 5- Bỏ ngay các thuế, như: thuế thân; thuế chợ; thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện. 6- Ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo. Đặt trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, có thể xem đây là mẫu mực của việc xác định những vấn đề cấp bách để hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước – chính sách công – chính sách để giải quyết những nhu cầu lợi ích thiết thực của quốc dân, đồng bào sau khi chính quyền mới được thành lập. Như vậy, tiếp cận từ góc độ chủ thể ban hành và sử dụng chính sách để phục vụ và quản lý xã hội có thể thấy: Nhà nước là chủ thể đại diện cho quyền lực của
  • 14. 9 nhân dân, ban hành chính sách để mưu cầu lợi ích cho cộng đồng xã hội. Chính sách của nhà nước đã tác động rộng khắp đến mọi đối tượng, mọi quá trình trên phạm vi toàn quốc. Chính sách khi gắn với vai trò, chức năng “lo cho cái chung” hay “khu vực công” của nhà nước được gọi là chính sách công (Public policy). Tích hợp những cách tiếp cận, cách hiểu, cách định nghĩa đã có, trong luận văn này chúng tôi thống nhất cách quan niệm: Chính sách công là tổng thể chương trình hành động của nhà nước, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững, ổn định. Khái niệm trên thể hiện đặc trưng của chính sách công là: Do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định. Là công cụ định hướng cho hành vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong.việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội; Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết chính sách đó phải tồn tại trong thực tế, nghĩa là chính sách phải thể hiện được vai trò định hướng hành động theo những mục tiêu nhất định; Điều kiện tồn tại của một CSC là tổng hoà những tác động tích cực của hệ thống thể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sáng tạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định; Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thể hiện bằng các nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, môi trường chính trị, pháp lý, văn hóa xã hội và cả sự bảo đảm bằng nhà nước. 1.1.1.2. Chu trình chính sách công Chu trình chính sách (Policy cycle), hay còn được gọi là quy trình hoạch định chính sách (Policy making process), hoặc quy trình chính sách, là một chuỗi các giai đoạn kế tiếp có liên quan với nhau từ khi lựa chọn được vấn đề CSC.đến khi kết quả của CSC được đánh giá.
  • 15. 10 Khoa học chính sách hiện tại chưa xác định được quy trình hoạch định.chính sách thống nhất, kiểu mẫu.Điều này có thể lý giải bởi sự khác biệt về thể chế chính trị và cách thức tổ chức quyền lực.nhà nước giữa các quốc gia. Việc nhận thức khái quát về một quy trình logic với các giai đoạn của nó đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu và thực hành chính sách. Harold .D.Lasswell đã chia quá trình chính sách công thành 7 giai đoạn: (1) Thu thập thông tin; (2) Đề xuất; (3) Ra quyết định; (4) Hướng dẫn; (5) Áp dụng; (6) Kết thúc; (7) Đánh giá. 7 giai đoạn này không chỉ mô tả các chính sách công thực sự được hình thành như thế nào mà còn mô tả các bước tạo ra chúng. Quá trình CSC bắt đầu với việc thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và truyền bá thông tin cho những người sẽ tham gia vào quá trình hoạch định và ban hành CSC. Tiếp đó những người tham gia vào việc ra quyết sách đề xuất các phương án cụ thể. Trong giai đoạn kế tiếp, những người ra quyết định thực sự ban hành đường lối hành động. Sang giai đoạn triển khai thực hiện CSC, một tập hợp các chế tài được thiết lập để cưỡng chế những người nào không tuân theo quy định của nhà nước. Sau đó, CSC được duy trì bởi bộ máy hành chính và vận hành theo định hướng cho đến khi hoàn thành sứ mệnh, hoặc bị hủy bỏ. Cuối cùng, các kết quả mang lại của CSC được đánh giá theo mục tiêu của chủ thể ban hành CSC ban đầu. Mô hình của Harold. D.Lasswell đã tạo cơ sở cho sự phát triển các mô hình về chu trình CSC của Gary D.Brewer vào đầu những năm 1970 và mô hình khá nổi tiếng của Charles O.Jones và James Anderson vào những năm 1970 và 1980. Chu trình CSC theo mô hình này gồm 5 giai đoạn: (1) Lập chương trình (Agenda setting): Các cá nhân và tổ chức, cơ quan chức năng tham gia làm chính sách trình vấn đề công ra thảo luận, và xem xét đưa vào chương trình chính thức. Trên thực tế, có những vấn đề chính sách dễ dàng mở “cánh cửa cơ hội” xuất hiện trong chương trình nghị sự; trong khi nhiều vấn đề khác lại bị trì hoãn lâu dài. (2) Hình thành chính sách (Policy formulation, bao gồm việc thiết kế chính sách – policy design): Chính thức đề xuất các phương án (biện pháp thay thế) nhằm mục tiêu giải quyết vấn đề chính sách. Giải pháp thay thế trong các đề xuất chính
  • 16. 11 sách có thể thể hiện dưới dạng dự thảo các quy định pháp lý của chính phủ, tòa án hoặc dự luật của Quốc hội. (3) Thông qua chính sách (Policy adoption): Chính sách được chính thức thông qua bởi đa số, hay được hợp pháp hoá (legitimation). Nói chung, chính sách có thể được thông qua bởi Quốc hội, Chính phủ và Tòa án trong phạm vi luật định. (4) Thực hiện chính sách (Policy implementation):Cơ quan hành pháp huy động các nguồn lực triển khai thực hiện khi CSC được thông qua. Đây là giai đoạn quan trọng mà CSC tác động đến xã hội với mục đích đạt được các mục tiêu nhà nước đề ra; và cũng có thể dẫn tới những tác động không như dự đoán, thậm chí kết quả có thể không đúng với dự đoán phân tích ban đầu. (5) Đánh giá chính sách (Policy evaluation): Là giai đoạn xem xét các cơ quan thực hiện chính;sách có đáp ứng yêu cầu, tuân thủ quy định pháp lý và đạt được các mục tiêu của chính sách không. Vì vậy, các đơn vị chức năng liên quan cần thực hiện thanh tra, kiểm toán để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính đối với cơ quan thực hiện chính sách đó. Theo nghĩa này thì đánh giá chính sách là một giai đoạn trong quy trình chính sách. Có thể nói, đánh giá chính sách là một phương pháp sử dụng các công cụ phân tích để nghiên cứu, phân tích chính sách [14]. Ở Việt Nam, hiện tại cũng tồn tại nhiều cách phân loại quy trình chính sách khác nhau. Chẳng hạn, theo cách phân loại đơn giản nhất, nhưng có tính tổng hợp nhất, chu trình CSC có thể chia thành 3 công đoạn, giai đoạn chính: (1). Hoạch định chính sách công. Đây là giai đoạn, xây dựng phương án chinh sách và ra quyết định chinh sách công.Để hoàn thành giai đoạn này, các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ phân tích thực trang,để xác định vấn đề CSC, từ đó đưa ra việc kiến nghị, phương pháp để giải quyết vấn đề vào chương trình nghị sự sau đó ban hành CSC nếu chính sách được thông qua. Khi thực hiện xác định.vấn đề chính sách ngoài các cơ quan nhà nước,thực hiện;mà phải mở rộng các đối tượng, chủ thể để có sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp xã;hội, đặc biet là của nhân dan, các tổ chức chính trị - xã hội, như: Mật trận,Tổ quốc và các tổ chức,thành viên của Mật trận. Nội dung,quan trọng,của giai đoạn hoạch định CSC là: cần phải xác định
  • 17. 12 đúng mục tiêu chinh sách, sau đó xây dựng hoặc đề xuất các các giải pháp để đạt các mục,tiêu đó. Để làm việc này,;các chủ thể của chính sách phải đánh giá đúng tác động của các giải phap, đồng thời phải so sánh, dự đoán các kết quả các giải pháp với nhau; từ đó làm cơ sở để đề xuất để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định để cuối cùng. (2). Tổ chức thực hiện chính sách công. Là giai đoạn hiện thực,hóa,chính sách trong đời sống xã/hội.Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các giải pháp của chính,sách đã được thông qua và kiểm tra quá trình của việc thực hiện.Sự thành, bại của một chính sách là nằm ở giai đoạn này. (3). Đánh giá chính sách công. Đây là công đoạn tính toán, dự trù các chi phí và kết quả của việc thực hiện chính sách; các tác động từ thực tế của việc thực hiện chính sách trong quá trình nhằm đạt được mục tiêu CSC, từ đó xác định hiệu quả của một CSC trong thực tế. Trên cơ sở kết quả của đánh giá CSC, các cơ quan này.có thể chấm dứt sự tồn tại của,CSC; hoặc có thể bổ sung mục tiêu, điều chỉnh các giải-pháp cho phù hợp với tình hình thực tế. Mô hình hoá chu trình chính sách công theo cách phân loại trên Hoạch định chính sách công Phân tích chính sách công Đánh giá chính sách công Thực thi chính sách công
  • 18. 13 Lưu ý: Phân tích CSC không phải là một giai đoạn độc lập của chu trình CSC, mà là một hoạt động gắn kết với các giai đoạn của chu trình CSC. Đây là hoạt động cơ bản làm nền tảng ra quyết định cho các chủ thể hoạch định, thực thi CSC. Do tính chuyên nghiệp và vai trò trọng yếu của công việc này mà hiện nay, nhiều quốc gia coi hoạt động phân tích CSC là một nghề cao quý và những người làm nghề này được gọi là nhà phân tích CSC. Muốn đánh giá CSC đương nhiên phải phân tích CSC. Muốn xây dựng, điều chỉnh, hoặc sửa đổi chính sách mới cũng phải tất yếu phân tích, đánh giá CSC đang thực hiện. Cho dù có thể tồn tại nhiều cách phân loại chu trình- các bước, các công đoạn chính sách khác nhau, nhưng tổ chức thực hiện chính sách – là một mắt khâu có nội dung và vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một chính sách. 1.1.2. Nội dung và vai trò của công đoạn thực hiện chính sách công 1.1.2.1. Nội dung- các yêu cầu,các nguyên tắc, nhiệm vụ của thực hiện chính sách công Ở giai đoạn hiện thực chính sách có vị trí quan trọng,,nên đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa,phương quan tam chỉ đạo, lãnh đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực hiện; Để tổ chức, điều hành có hiệu quả công tác thực hiện CSC, các cấp độ chủ thể cần phải thực hiện nhiều nội dung quản lý khác nhau, nhưng trước tiên cần tuân thủ, thực hiện các bước, các công việc cơ bản sau đây: Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công Vì tổ chức thực hiện CSC là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, nên khi triển khai cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước thực hiện chính sách một cách chủ động. Khi đưa chính sách vào cuộc sống thì việc triển khai,thực hiện CSC cần phải được xây,dựng trước.Các cơ quan,triển khai thực hiện chính sách căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mình để phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện . Kế hoạch triển khai thực hiện CSC, bao gồm những nội dung cơ bản sau: + Lập kế hoạch, tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống
  • 19. 14 các cơ quan chủ trì và các bộ phận phối hợp triển khai thực hiện, những dự kiến về cơ chế trách nhiệm đối với cán bộ quản lý,số lượng và chất lượng của lực lượng tham gia, công tác tổ chức thực hiện, cơ chế tác động giữa các cấp trong quá trình thực hiện chính sách đó; + Xác định kế hoạch,cung cấp các nguồn vật lực như: dự kiến về các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khoa học, thiết bị văn phòng,phục vụ cho công tác thực hiện chính sách. + Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Cần dự kiến thời gian cho mục tiêu cần đạt được. Tùy vào chính sách, điều kiện thực tế để dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách; + Lên kế hoạch kiêm tra thực hiện CSC,là những dự kiên về tiến độ, hình thức; phương pháp,kiểm tra; giám sát,tổ chức thực hiên CSC. + Xây dựng dự kiến những nội dung trong thực hiện CSC bao gồm: nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành CSC; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật trong tổ chức thực hiện chính sách... + Lãnh đạo ở cấp nào thì xem xét thông qua kế hoạch thực hiện ở cấp đó. Sau khi quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện CSC phải mang giá trị thiết thực để được xã hội chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện CSC phải do cấp có thẩm quyền quyết định. Thứ hai: Phổ biến tuyên truyền chính sách công Sau khi thông qua kế hoạch triển khai thực hiện CSC, các cơ quan nhà nước có liên quan tiến hành triển khai tổ chức thực hiện CSC theo kế hoạch. Việc trước tiên của quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ chính sách và tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, đối với các cơ quan nhà nước và các đối tượng tham gia thực hiện CSC. Phổ biến, tuyên truyền CSC mà cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ sẽ giúp cho các đối tượng thực hiện chính
  • 20. 15 sách và người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của CSC; về tính đúng đắn của chính sách; tính khả thi của chính sách...để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của QLNN. Đồng thời, còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có nhận thức đúng với trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện CSC; đồng thời, phải nhận thức được tầm quan trọng, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, để từ đó nâng cao khả năng trách nhiệm, sáng tạo của cán bộ công chức trong việc tìm kiếm các giải pháp để thực hiện đảm bảo mục tiêu mà chính sách đề ra. Để đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan chính quyền các cấp cần phải tăng cường đầu tư và trang bị về trình độ chuyên môn của cán bộ, phẩm chất chính trị, và trang thiết bị kỹ thuật...cho cán bộ thực hiện chính sách. Trong thực tế, có những chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của dân chúng vào nhà nước bị giảm sút là do một số cơ quan, địa phương vì thiếu năng lực tuyên truyền, vận động dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền đến nhân dân. Tuyên truyền, vận động thực hiện CSC cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, kiên trì và bền bỉ kể cả khi CSC đang được thi hành, để mọi đối tượng luôn được tuyên truyền giữ vững lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách một cách có hiệu quả. Việc phổ biến, tuyên truyền CSC được thực hiện bằng nhiều phương pháp như: trao đổi với các đối tượng; tiếp nhận và giải thích trực tiếp hoặc gián tiếp (tùy theo tình hình thực tế); gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà cơ quan quản lý quyết định lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp. Thứ ba: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công Ở bước này, căn cứ theo kế hoạch của chính sách đã được phê duyệt các đơn vị, cơ quan có liên quan có nhiệm vụ thực hiện công tác phối hợp và chịu trách nhiệm trên lĩnh vực mình phụ trách. Số lượng tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện chính sách là rất lớn vì phạm vi triển khai thực hiện hiện của CSC rất rộng lớn, tối thiểu củng ảnh hưởng đến một địa phương tương đương như một cấp quận. Số
  • 21. 16 lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực hiện của nhà nước. Không những vậy, các hoạt động triển khai thực hiện các mục tiêu của CSC diễn ra cũng hết sức đa dạng và phức tạp theo không gian và thời gian, chúng xen lẫn nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau theo quy luật...Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện CSC đạt hiệu quả cần phải tiến hành phan công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện CSC và các quy trình ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu CSC. Trong thực tế, cơ quan chủ trì hoặc cơ quan, đơn vị phối hợp thường được phân công thực hiện một chính cụ thể nào đó. Chính sách có thể tác động đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp chúng lại để đạt yêu cầu quản lý. Hoạt động phân công, phổi hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện CSC một cách sáng tạo, chủ động để luôn được duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả CSC. Thứ tư: Duy trì chính sách công Đây là giai đoạn nhằm bảo đảm cho CSC được tồn tại được và phát huy tác dụng trong thực tế.Muốn vậy phải có sự thống nhất, tổng hợp mọi nguồn lực. Đối với các chủ thể tổ chức thực hiện CSC phải thường xuyên quan tâm vận động, tuyên truyền, các đối tượng thuộc phạm vi ảnh hưởng của chính sách và toàn xã hội tích cực, hưởng ứng, tham gia thực hiện chính sách. Nếu việc thực hiện CSC gặp phải những vướn mắc do môi trường bên ngoài, thì các chủ thể quản lý của nhà nước muốn tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện CSC thì phải sử dụng các hệ thông công cụ quản lý để tác động đến đối tượng. Đồng thời các chủ thể quản lý của nhà nước phải chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp tình hình thực tế. Trong một chừng mực nào đó, vì lợi ích chung của xã hội, các chủ thể quản lý của nhà nước có thể xây dựng và đề xuất sử dụng biện pháp hành chính đủ răn đe để chính sách tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Những hoạt động trên sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của việc duy trì
  • 22. 17 CSC đối với đời sống xã hội. Thứ năm: Điều chỉnh chính sách công Điều chỉnh CSC được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm làm cho chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu và tình hình kinh tế trong công tác thực hiện chính sách. Theo quy định, để điều chỉnh, bổ sung một chính sách nào thì phải do cơ quan ban hành chính sách đó thực hiện điều chỉnh, bổ sung. Nhưng trên thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế của chính sách diễn ra rất linh động và linh hoạt; vì thế, các cơ quan nhà nước, các ngành có liên quan, thường chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế của chính sách để thực hiện có chính sách hiệu quả, nhưng mục tiêu CSC không được thay đổi. Một sổ nguyên tắc cần phải tuân thủ khi điều chỉnh CSC là: chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu từ tình hình thực tế; không cho phép điều chỉnh dẫn đến thay đổi mục tiêu, nếu để dẫn đến làm thay đổi mục tiêu, thì coi như chính sách đó bị thất bại. Thứ sáu: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công Các cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm đôn đốc thực hiện CSC thông qua các công cụ hữu ích để cho các chủ thể tham gia vào CSC nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện theo định hướng của chính sách. Trong thực tế, để thúc đẩy các chủ thể liên quan đến chính sách nỗ lực tham gia và thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ thì chủ thể ban hành hoặc đơn vị có trách nhiệm cần có hoạt động kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện CSC đồng thời nhằm phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực quá trình thực hiện CSC. Thứ bảy: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm Đánh giá, tổng kết trong bước tổ chức thực hiện CSC được hiểu là quá trình xem xét, tổng hợp để đánh giá, kết luận và chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách công. Các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở là đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực hiện CSC. Ngoài ra, còn phân tích,
  • 23. 18 đánh giá về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong việc tham gia thực hiện CSC. Cơ sở để đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện CSC trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế. Đồng thời kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nuớc với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình, phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện CSC của các tổ chức đó. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, chúng ta cần xem xét, đánh giá việc thực hiện CSC của các đối tượng tham gia thực hiện CSC bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp từ chính sách. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là: tinh thần hưởng ứng với mục tiêu của CSC, ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do chủ thể các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu CSC trong từng điều kiện. Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu của CSC, gồm một chuỗi các bước liên quan với nhau, có nhiều chủ thể tham gia, đòi hỏi những nguồn lực nhất định, bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Thực thi CSC được xem là thành công hay hiệu lực khi nó đạt được mục tiêu của CSC một cách đầy đủ. Tuy nhiên, để thực thi CSC thành công đòi hỏi phải thõa mãn rất nhiều điều kiện và các điều kiện này có thể nhóm thành ba nhóm: (1) Các điều kiện liên quan đến bản thân chính sách công Một CSC được coi là tạo thuận lợi cho việc thực thi nó thành công khi nó thỏa mãn được điều kiện sau: - Mục tiêu CSC được xác định rõ ràng, chính xác và nhất quán. - Thiết kế CSC ban đầu phải tính đến tất cả các tác động chủ định và không chủ định. - Xác định rõ các nhân tố chính yếu và xác định rõ mối quan hệ nhân quả tác động lẫn nhau để ảnh hưởng đến mục tiêu CSC. - Các mục tiêu CSC không bị triệt tiêu bởi các mục đích, định hướng của
  • 24. 19 CSC khác. Tuy nhiên, trên thực tế, một chính sách công cơ sở được ban hành thỏa mãn tất cả các điều kiện trên là khó đạt được, bởi để một chính sách công dễ dàng được thông qua thì mục tiêu và giải pháp chính sách công cần chung chung, mơ hồ và trừu tượng thay vì cụ thể. Bên cạnh đó, các chính sách công cơ sở do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính trị cao nhất ban hành, do đó khó có thể xác định mục tiêu và giải pháp cụ thể mà có thể áp dụng cho mọi địa phương. Ngoài ra, các chính sách công được ban hành để giải quyết những vấn đề thực tiễn, trong khi đó những vấn đề này gắn liền với những nhóm dân số ở những vùng, miền và nơi cư trú khác nhau; do đó, nếu mục tiêu và giải pháp chính sách công được xác định chi tiết và cụ thể ngay từ ở cấp cao nhất thì có thể sẽ không phù hợp với vấn đề và các đối tượng mà nó hướng tới. Do vậy, thực thi chính sách công không đơn giản là tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách công cụ thể, mà là sự tiếp nối những gì còn thiếu trong giai đoạn hoạch định chính sách công. (2) Các điều kiện liên quan đến chủ thể thực thi và nguồn lực Một chính sách công chỉ có thể có hiệu lực trong thực tế khi quá trình thực hiện chính sách công thỏa mãn được tất cả những tiêu chí sau: - Chính sách công được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết đúng về nhân quả, phương tiện và mục đích, các mối quan hệ trực tiếp này. - Có một cơ quan thực thi CSC, và không phụ thuộc vào các cơ quan khác, hoạc nếu có sự tham gia của các cơ quan khác trong thực hiện CSC thì các mối quan hệ phụ thuộc là tối thiểu về số lượng và mức độ trong thực hiện CSC. - Cơ quan chuyên trách thực thi phải diễn giải được mục tiêu chính sách công thành những kế hoạch và công việc cụ thể. - Cần xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi chính sách công một các chi tiết và theo một trình tự logic. - Việc thực thi CSC phải được ấn định và phân công trách nhiệm cụ thể từ đó có thể theo dõi, nắm rõ được tình hình, các hành động liên quan đến việc thực thi CSC.
  • 25. 20 - Quá trình thực thi chính sách công được cấu trúc để đảm bảo đạt được kết quả cao từ các chủ thể thực thi. - Tính đến lợi ích và động lực của những người tham gia thực thi chính sách công. - Các nhà lãnh đạo cơ quan thực thi có đủ những kỹ năng chính trị, quản lý và sự cam kết của họ với các mục tiêu ấn định. - Cơ quan thực thi chính sách công tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của chính sách công. - Thông tin và liên lạc giữa các chủ thể thực thi được cung cấp đầy đủ và hiệu quả. - Chủ thể phải xây dựng được cơ chế phối hợp, cơ chế đó phải phát huy hiệu quả giữa các chủ thể trong quá trình thực thi CSC. - Phải dự trù, đề xuất đủ mọi nguồn lực cần thiết và phải dự trù đảm bảo thời gian không nên nóng vội mà dự trù thời gian gấp rút, quá ngắn để đạt được một trong những mục tiêu nào của chính sách. - Quản lý việc thực hiện phải thống nhất (định hướng mục tiêu). (3) Các điều kiện liên quan đến bối cảnh thực thi Quá trình thực hiện chính sách công diễn ra trong những điều kiện liên quan đến bối cảnh thực thi nhất định và yêu cầu đối với những điều kiện này là: - Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế ổn định trong suốt quá trình thực hiện chính sách công. - Cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây là nhân tố quyết định sự thành, bại của mọi CSC ở Việt Nam. - Sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và các nhà lập pháp trong suốt quá trình thực hiện chính sách công. - Sự tham gia nhiệt tình của các bên liên quan. - Giải quyết các mâu thuẫn chính trị giữa các bên liên quan đến chính sách công. 1.1.2.2. Vai trò của công đoạn thực hiện chính sách công Thực hiện CSC là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình của CSC, bởi
  • 26. 21 sự thành công của một CSC phụ thuộc vào kết quả của thực hiện CSC. Theo Wayne Hayes 1, có bốn khả năng xảy ra: (1) Chính sách công tồi, nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) Chính sách công tốt, nhưng thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) Chính sách công tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4) Chính sách công tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại kép. Vai trò của thực thi CSC trong chu trình CSC có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì vậy, thực thi CSC nó là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu, được thể hiện ở những phương diện sau: - Từng bước hiện thực hóa mục tiêu của CSC.Các mục tiêu CSC chỉ có thể đạt được thông qua quá trình thực thi CSC, bởi thực thi CSC bao gồm các hoạt động có tổ chức được thực hiện bởi các chủ thể cơ quan nhà nước và các đối tác xã hội hướng tới đạt được các mục đích, mục tiêu đã tuyên bố trong CSC. Trong quá trình thực thi, các chủ thể cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong CSC phải thiết lập, xây dựng và ban hành các văn bản, chương trình, dự án để hiện thực hóa các mục tiêu và mục đích của CSC; đồng thời phải tiến hành các hoạt động để thực hiện hóa các văn bản, chương trình, dự án đó. - Khẳng định tính đúng đắn của CSC.Quy trình hoạch định CSC cho ra đời một CSC. Tuy nhiên, CSC đó có thực sự đúng đắn hay không chỉ có thể được nhận thức đầy đủ hơn trong giai đoạn thực thi CSC. Thực thi CSC cung cấp những bằng chứng thực tiễn về mục tiêu CSC có thích hợp hay không và các giải pháp CSC có thực sự phù hợp với vân để mà nó hướng tới giải quyết hay không, về phương diện lý thuyết, một CSC được ban hành đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của một CSC tốt và mới chỉ được thừa nhận bởi các chủ thể ban hành, nhưng khi triển khai vào thực tiễn đời sống xã hội, thì tính đúng đắn của CSC mới được khẳng định một cách chắc chắn bởi xã hội và đối tượng thụ hưởng CSC. - Thực thi CSC giúp cho CSC ngày càng hoàn thiện hơn.CSC được ban hành ban đầu hay chính sách từ ở cơ sở thường là chỉ mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp để giải quyết vấn đề mục tiêu, định hướng của CSC. CSC này sẽ được cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể trong quá trình
  • 27. 22 thực thi chính sách của các chủ thể cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Căn cứ vào mục tiêu, định hướng và giải pháp CSC, các chủ thể cơ quan nhà nước các cấp thực hiện theo thẩm quyền được thiết kế của chính sách và thực hiện ban hành các quy định, thủ tục, chương trình hoặc dự án để cụ thể hóa các mục tiêu của chính sách cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực thi CSC.Tthông qua thực thi CSC, những người thực thi CSC đưa ra những đề xuất, kiến nghị để đề nghị điều chỉnh CSC cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong đời sống xã hội nhằm đúc kết lại những bài học kinh nghiệm cho các CSC trong tương lai. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng có một mối quan hệ hữu cơ giữa giai đoạn hoạch định CSC và thực thi CSC, việc phân tách rạch ròi giữa thực thi CSC và hoạch định CSC trước đây đã không còn phù hợp. 1.2. Thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị 1.2.1 Đô thị và quản lý trật tự đô thị 1.2.1.1. Quan niệm về đô thị Theo nghĩa Hán – Việt , đô thị là từ ghép của 2 chữ “đô” và “thị”. “đô” có nghĩa là sự đông đúc, “thị” có nghĩa là “chợ”, chợ thì luôn phải đông, phải tập trung nhiều con người và nhiều vật dụng để trao đổi, buôn bán. Đô thị được hình dung là nơi tập trung khu dân cư sinh sống bằng các ngành nghề phi nông nghiệp. Nơi tập trung dân cư với mật độ đông, ngành nghề là lao động nông nghiệp, có cơ sở hạn tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện thì được gọi là Đô thị. Theo giáo trình “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, đô thị Việt Nam được hiểu là: "một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị". Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị, thì: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng
  • 28. 23 lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. Như vậy đô thị là: địa điểm dân cư tập trung đông với mật độ cao, ngành nghề chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, của cả một miền đô thị, của một đô thị, một quận hoặc một đô thị trong quận nói riêng. * Những đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị - Thứ nhất, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu: + Vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp hoá và đô thị hoá dấn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường… vì nhiều nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ. + Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song. + Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị. - Thứ hai, quan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọng. - Thứ ba, hệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệt: + Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, ở đó diẽn ra việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. + Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị trường giao thông, thị trường đất và bất động sản, thị trường hạ tầng đô thị thị trường tài chính, thị trường dịch vụ. - Thứ tư, đô thị như một nền kinh tế quốc dân: Vì đô thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.
  • 29. 24 - Thứ năm, mang tính kế thừa của thế hệ trước lẫn về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với đậm đà bản bản sắc dân tộc từng vùng, miền. 1.2.1.2. Quan niệm về quản lý trật tự đô thị * Quan niệm về quản lý Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, quản lý với tư cách là động từ mang ý nghĩa: + Quản là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; + Lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định. Hiểu theo ngôn ngữ Hán Việt, quản lý là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: quản và lý. Quá trình quản là gồm sự chăm sóc, giữ gin và duy trì hệ thong ở trạng thái ổn định; quá trình lý là gồm việc sửa sang, sắp xep, đổi mới đưa hệ thống. Nếu người quản lý chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ. Tuy nhiên nếu chỉ quan tâm đến việc sắp xếp, tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định cho tổ chức thì sẽ phát triển không bền vững. Trong “quản và lý” thì cần phải làm sao cho hoạt động của hệ thống luôn ở trạng thái cân bằng. Sự quản lý đưa đến kết quả đích thực bền vững đòi hỏi người lãnh đạo phải có tâm huyết, nghệ thuật làm cho hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp, hòa quyện vào nhau. Từ cách tiếp cận trên, chúng ta thấy rằng nội hàm của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi; Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Đối tượng quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý). Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: Quản lý luôn tồn tại trong mọi chế độ xã hội, là sự tác động liên tục, qua lại một cách có tổ chức, định hướng, có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến đối tượng để điều khiển, liên kết các yếu tố thành một chỉnh thể thống nhất. Bất kỳ ở đâu, nếu có yếu tố con người thì sẽ có nhu cầu, nhiều nhu cầu giống nhau, hoặc tương đương nhau sẽ kết hợp lại với nhau để đạt mục đích chung thì sẽ xuất hiện quản lý. Quản lý trong xã hội nói
  • 30. 25 chung, là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm thực hiện để đạt được những mục tiêu, và yêu cầu nhất định, dựa trên những quy luật khách quan. * Quan niệm về trật tự đô thị Trật tự đô thị là sự sắp xếp, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đô thị hoạt động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành của đô thị đó, để đảm bảo cho môi trường dân cư của đô thị đó được phát triển bền vững theo nguyên tắc nhất định của chủ thể quản lý. * Quan niệm về quản lý trật tự đô thị Từ những quan niệm chung về quản lý, về TTĐT có thể đi đến quan niệm: Quản lý TTĐT là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các ncá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, Luật, Chính sách để can thiệp vào các lĩnh vực đô thị như: kinh tế, giao thông, xây dựng, trật tự xã hội đô thị... cơ quan hành chính nhà nước bám theo những nguyên tắc, trật tự nhất định, đảm bảo đúng theo phương hướng được xác định trước đó để điều chỉnh các hoạt động của đô thị đi theo. Quản lý trật tự đô thị có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, quản lý TTĐT có thể do nhiều chủ thể tham gia. Tuy nhiên, trong hệ thống chủ thể quản lý TTĐT, với tư cách đại diện công quyền, thực hiện quản lý mang quyền lực nhà nước cơ quan là chủ thể chủ yếu chính là các cơ quản lý hành chính nhà nước. Thứ hai, quản lý TTĐT dựa trên cơ sở pháp lý trực tiếp là pháp luật, chính sách về TTĐT. Toàn bộ nội dung của quản lý TTĐT là việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật. Thứ ba, quản lý TTĐT là hoạt động của con người, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, tác động trực tiếp đến nhu cầu sinh hoạt của con người, các hoạt động này có những tính chất phức tạp theo sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, quản lý các lĩnh vực của TTĐT cần phải được thực hiện có khoa học, nhanh chóng phù hợp với sự vận động, phát triển của đô thị. Thứ tư, phạm vi quản lý TTĐT có nội dung rất rộng như: quản lý về trật tự
  • 31. 26 hành chính (quản lý cư trú, tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu, quản lý con dấu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ); quản lý về phòng, chống tệ nạn xã hội; quản lý về phòng, chống tội phạm; quản lý về PCCC quản lý TTXD; quản lý về trật tự ATGT... 1.2.2. Mục tiêu, tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị 1.2.2.1. Mục tiêu của thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị Một là, nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi trật tự xã hội nói chung, TTĐT nói riêng càng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và an toàn hơn. Quản lý TTĐT tốt sẽ làm giảm chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các vùng, phát triển đều nhau giữa vùng lãnh thổ này với vùng lãnh thổ khác, tạo điều kiện cho kinh tế giao lưu phát triển. Có thể nói, sự phát triển của kinh tế – xã hội và mức độ bảo đảm TTĐT cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển TTĐT phải đi trước một bước. Vai trò của TTĐT không chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển xã hội. Ở đâu có TTĐT phát triển ở đó có hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế... sôi động hơn, hiệu quả hơn. Nói chung, nhu cầu đời sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn là có sự góp phần của yếu tố quản lý tốt TTĐT. Xã hội càng phát triển thì TTĐT phải ngày càng tốt hơn là một tất yếu. Khi kinh tế phát triển thì TTĐT ngày càng phát triển theo với trật tự, an toàn cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Tốc độ phát triển của TTĐT cùng mức độ an toàn, thuận tiện của nó và phát triển kinh tế là một quan hệ tỷ lệ thuận. Hai là, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội Hoạt động TTĐT diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội. TTĐT được bảo đảm, tức là: tính mạng của người dân, tài sản của người dân, mọi lợi ích chính đáng khác người dân được đảm bảo và người dân được hưởng thụ, người dân có cuộc sống ổn định, yên lành, thuận tiện
  • 32. 27 trong nhu cầu đi lại, giao thương dẫn đến kinh tế phát triển... góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội được quan niệm là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi pháp luật của nhà nước, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng của một dân tộc, một nhà nước, là tình trạng xã hội ổn định, tại đây mọi công dân sống và lao động có kỷ luật, có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng không bị xâm hại, được bảo đảm. Như vậy, TTĐT là một bộ phận không thể tách rời, có quan hệ khăng khít với TTATXH; TTĐT được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo TTATXH. TTATXH được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững TTĐT, củng cố phát huy tính pháp chế XHCN trong quản lý TTĐT. 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị Về mặt phương pháp luận, bộ tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị, ở nước ta hiện nay, bao gồm: Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật ban hành có phù hợp với thực tế hay không, có được mọi người dân chấp nhận không. Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý, việc sắp xếp, điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự đô thị là vì mục đích của chủ thể. Thứ ba, căn cứ vào chính sách tổng thể của chính sách quản lý TTĐT sẽ dự đoán được mức độ ổn định của sự phát triển. Thứ tư, căn cứ vào nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công dân để đánh giá được nơi đó có trật tự hay không. Thứ năm, Phải căn cứ vào mặt bằng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chuyên trách và trình độ dân trí của nhân dân. Thứ sáu, căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện được trang bị của cơ quan tổ chức thực hiện việc quản lý về TTĐT.
  • 33. 28 Tiểu kết chương 1 Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, chương này đã làm rõ một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, làm rõ quan niệm cơ bản về CSC, quy trình của CSC. Đồng thời, đã làm rõ được phần nào nội dung, vai trò, mục đích và các tiêu chí đánh giá ở bước quy trình thực hiện CSC. Thứ hai, làm rõ các khái niệm về đô thị và quản lý TTĐT, mục tiêu, quy trình tiêu chí đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý TTĐT. Từ đó, Luận văn cũng đã làm rõ được vai trò của các cấp độ chủ thể trong việc thực hiện chính sách quản lý TTĐT. Qua nghiên cứu các nội dung trên, có thể khẳng định rằng: Công tác quản lý TTĐT là hết sức cấp thiết trong thời kỳ đất nước đang đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý TTĐT, các cấp độ chủ thể có thẩm quyền – từ trung ương đến chính quyền địa phương cần phải có một chính sách sát hợp dựa trên cơ sở Hiến pháp, Luật để can thiệp vào các lĩnh vực đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động của đô thị đi theo một quy tắc, một trật tự nhất định, đảm bảo thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định và phát triển xã hội.
  • 34. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, Quận Hải Châu được thành lập, là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, có vị trí địa lý nằm ở 1080 2’ kinh độ Đông, 16o 03’ độ vĩ Bắc; phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, phía Tây giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm Lệ, phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn, Nam giáp quận Cẩm Lệ. Tổng diện tích tự nhiên của toàn quận là 23,2827 Km2 , dân số 207,975 người, gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Bình Thuận, Bình Hiên, Nam Dương, Phước Ninh, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước. Quận Hải Châu được thành lập từ năm 1997 đến nay, kinh tế-xã hội trên địa bàn quận đã phát triển nhanh tương đối ổn định;các lĩnh vực như: văn hóa-xã hội; quốc phòng-an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Với vai trò là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, nên hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường thêm đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thông nhanh và đầy đủ chủng loại đáp ứng nhu được cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng, khoa học-công nghệ, dịch vụ công cộng từng bước thể hiện là trung tâm cung ứng các dịch vụ tài chính cho kinh tế thành phố. Nhìn chung tình hình phát triển kinh tế-xã hội của quận Hải Châu trong những năm qua đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đã đề ra, đã có sự thay đổi
  • 35. 30 nhanh chóng, xứng đáng là quận trung tâm của TP.Đà Nẵng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nguồn nhân lực phát triển, đô thị được chỉnh trang, nếp sống của người dân đô thị ngày càng văn minh hơn, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được phát triển, quốc phòng-an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định…Trong thời gian qua, quận luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh do cấp trên giao. Trên địa bàn quận có 52 thờ tự, trong đó: Phật giáo 43, Cao đài 04,đạo Tin lành 04.Đồng thời, hiện nay quận có 09trường đại học và cao đẳng với lượng sinh viên đôngđúc.Địa bàn quận có gần 900 tổ dân phố với hơn 49.890 hộdân. 2.1.2. Những áp lực trong quản lý trật tự đô thị ở quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng Đô thị hóa là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị và phổ biến lối sống thành thị, tập trung dân cư trên lãnh thổ. Đô thị hóa không chỉ là sự phát triển riêng của một đô thị về qui mô và số lượng dân số, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế - xã hội và môi trường thiên nhiên của một hệ thống đô thị. Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của toàn cầu. Mức độ đô thị hóa được đánh giá thông qua trình độ phát triển lực lượng sản xuất (nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ); cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động phi nông nghiệp); trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị; dân số (Tỷ lệ dân số) thành thị so với dân cư toàn quốc); quy mô dân số; một độ dân số, kiến trúc cảnh quan... - Hoạt động kinh tế là tiền đề, động lực hình thành và phát triển của các đô thị, khu dân cư. Hoạt động kinh tế bao gồm hình thái sản xuất, phương thức tổ chức quản lý, sản xuất. Đối với đô thị, khu dân cư cụ thể, đặc thù của hoạt động kinh tế phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên, tổ chức xã hội của đô thị và vùng và quốc gia, gồm toàn bộ hoặc các ngành kinh tế như: nông nghiệp; công nghiệp; dịch vụ. - Cơ cấu các ngành sẽ quyết định đến loại đô thị, khu dân cư và là nền tảng của công tác quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư. Mỗi ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…) đòi hỏi nguồn nhân lực phù hợp gồm lực lượng lao động tham
  • 36. 31 gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hoạt động ngành kinh tế đó. - Cơ cấu lao động đô thị chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế đô thị; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất; trình độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đô thị. Cơ cấu lao động sẽ tác động vào tính chất của đô thị; việc tổ chức sản xuất, hoạt động các ngành kinh tế đô thị; trình độ phát triển của cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế của đô thị cũng như hình thái tổ chức xã hội, quản lý, lối sống và nhiều mặt kinh tế xã hội khác của đô thị. Trong xu thế đó, sau hơn 20 năm được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quá trình đô thị hóa ở quận Hải Châu diễn ra khá nhanh chóng và rõ rệt. Hải Châu hiện nay là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng hiện đại với đủ loại mạng lưới giao thông như: ngầm (hầm chui đường Trần Phú), mặt đất, trên cao ...và cùng với những tòa nhà cao vài chục tầng mà không chịu nhiều áp lực của di sản kiến trúc quá khứ. Để có thể thực hiện quá trình đô thị hóa một cách bền vững, trong quá trình phát triển đô thị ở quận Hải Châu, các nhà lãnh đạo, những nhà chuyên gia quy hoạch và các phòng, ngành quản lý đô thị cần nỗ lực nhằm giữ lại và phát triển đến mức cao nhất có thể đối với những vẻ đẹp vốn có của Hải Châu mà địa thế đem lại. Điều đó đã thể hiện trên từng con đường, từng khúc sông hay từng công trình kiến trúc...Vấn đề được đặt ra là làm sao bảo tồn và phát huy thật tốt các di sản văn hóa, các nét đẹp mà thiên nhiên trao tặng để chính các yếu tố đó đủ tư cách tham gia vào quá trình phát triển, chẳng hạn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hoặc chí ít cũng là nơi chốn lưu giữ hồn đô thị trong mắt những cư dân luôn nhạy cảm với thời quá khứ. Với vai trò QLNN trong quá trình hoạch định chính sách về đô thị hóa, tăng trưởng và phát triển đô thị, chính quyền quận Hải Châu phải khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội trên khá nhiều lĩnh vực: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể hoạt động trên địa bàn đô thị; Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ công, bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng đường sá, cấp thoát nước, cây xanh thu gom rác thải; dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản; Kết nối khu vực giữa công và tư trong việc đẩy mạnh
  • 37. 32 tăng trưởng và phát triển đô thị; Phân phối lại thu nhập, điều hòa lợi ích giữa các nhóm cư dân trong đô thị; Bảo vệ trật tự công cộng và an toàn xã hội... Để hoàn thành trách nhiệm trên, quản lý trật tự đô thị được xác định là một trong các trọng tâm của QLNN tại địa bàn Quận. 2.2. Quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu 2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản về thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị của chính quyền quận Hải Châu 2.2.1.1. Các văn bản về quản lý trật tự xây dựng Trên cơ sở quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý TTXD đô thị và các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng, kế hoạch của Thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân quận Hải Châu đã xây dựng và ban hành các kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện chính sách quản lý trật tự đô thị. Trong đó gồm nhiều hạng mục như: - Dưạ vào các văn bản hướng dẫn của cấp độ chủ thể có thẩm quyền, trong đó có: Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020; Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 01/11/2017 của BTV Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động, UBND quận Hải Châu ban hành một số văn bản cụ thể như: Kế hoạch 179/KH-UBND ngày 30/11/2017; Kế hoạch số 55/KH- ĐKTQĐT ngày 01/3/2018 về triển khai thực hiện về việc thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TU ngày 01/11/2017 của BTV Thành ủy Đà Nẵng; Công văn số 233/UBND- QLĐT ngày 19/1/2018 của UBND quận Hải Châu về việc tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý các công trình xây dựng... 2.2.1.2. Về công tác quản lý trật tự vỉa hè Là quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên mật độ dân cư đông đúc,
  • 38. 33 nhiều cửa hàng, cửa hiệu, trường học, trung tâm y tế và cả một số lượng lớn người bán hàng rong từ nơi khác đổ về nên hàng ngày có một lượng xe và người mua bán tập trung khá đông gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý TTVH, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quận Hải Châu. Nhận thức được việc lập lại TTVH là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, từ lâu các tuyến đường ở quận đã gắn với kinh tế vỉa hè, là nơi giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Đây là vấn đề mang tính xã hội, nên khi muốn lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè cần phải tính toán lợi ích hài hòa giữa người dân và công tác đảm bảo trật tự đô thị; có lộ trình cụ thể, có biện pháp để làm sao chuyển đổi, tạo công ăn việc làm mới hoặc có chỗ buôn bán mới đúng quy định cho người dân. Để làm được các nội dung trên, chính quyền quận Hải Châu đã phải vào cuộc quyết liệt và có những giải pháp mang tính đồng bộ, căn cơ, lâu dài...Ngoài việc căn cư vào các Luật, các văn bản dưới luật của các cấp có thẩm quyền đã ban hành, Căn cứ Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về ban hành Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn đến năm 2020; Căn cứ Thông báo số 194-TB/QU ngày 10/4/2017 của Quận ủy Hải Châu về Kết luận của Thường trực Quận ủy tại Hội nghị ban chấp hành Đảng bộ quận lần thứ IX (mở rộng), UBND quận Hải Châu đã xây dựng Đề án “Quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn quận Hải Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. 2.2.1.3. Về công tác quản lý vệ sinh môi trường Tình hình môi trường và các hệ sinh thái trên toàn địa bàn thành phố nói chung, quận Hải Châu nói riêng đã ảnh hưởng lớn vì công tác chỉnh trang đô thị cùng với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng cho cuộc sống của nhân dân trên địa bàn quận là thách thức to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân quận Hải Châu; cần phải định hướng phát triển quận Hải Châu theo hướng mà Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường”. Vì vậy, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện về công tác quản lý về VSMT xem đây là vấn đề cấp bách. Do
  • 39. 34 vậy, UBND quận Hải Châu đã xây dựng và ban hành Đề án “Xây dựng Hải Châu – quận môi trường” theo Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của UBND quận Hải Châu nhằm xây dựng quận Hải Châu trở thành quận thân thiện môi trường – quận môi trường vào năm 2020, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất, nước, không khí; tạo môi trường xanh – sạch – đẹp tại các khu dân cư; tạo môi trường sống trong lành cho người dân, các nhà đầu tư và du khách khi đến với quận Hải Châu; đồng thời, phê duyệt, triển khai phương án “thu gom rác thải trên địa bàn quận Hải Châu năm 2018” theo Quyết định số 328/QĐ-UBND, ngày 22/6/2018, dựa trên các cơ sở pháp lý, UBND Quận cũng đã ban hành quy định quản lý trật tự đô thị - môi trường trên địa bàn trong Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 . 2.2.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách quản lý trật tự đô thị Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách công phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách công đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách thường được thực hiện bằng nhiều hình thức như: trao đổi, đối thoại trực tiếp, tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo, loa phát thanh của Phường... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền, vận động thích hợp. 2.2.2.1. Về công tác quản lý trật tự xây dựng Ngoài việc chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua truyền thanh, báo đài đối với các phòng ban, chuyên môn các cán bộ thực hiện chính sách. UBND quận Hải Châu đã tổ chức tập huấn về kiến thức nghiệp vụ công tác quản lý TTXD đối với lực lượng cán bộ thực thi công tác cấp phép xây dựng thuộc UBND phường và các phòng, ngành liên quan, đồng thời, tổ chức tập huấn cho các đối tượng là những cán bộ cơ sở trực tiếp thực hiện tại địa bàn dân cư, gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận, Tổ trưởng, Tổ Phó
  • 40. 35 dân phố… Nội dung tập huấn được phổ biến đơn giản, sát với tình hình nhiệm vụ ở khu dân cư như: Các trường hợp xây dựng cần những hồ sơ gì, làm thế nào để có một GPXD, thời hạn bao lâu, các bước tiến hành, làm gì để tháo gỡ vướng mắc do giấy tờ đất đai chưa hoàn thiện, quy mô công trình trong khu vực tạm cụ thể thế nào, cách tính đối với một công trình được cấp phép ra sao, tiêu chuẩn xây dựng công trình cụ thể tại một số tuyến phố… Sau khi được phổ biến, Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận, Tổ trưởng, Tổ Phó dân phố…sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn và tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức trong việc thực hiện chính sách quản lý TTXD; đồng thời quận, phường nâng cao vai trò giám sát trong cộng đồng của người dân, đồng thời, đẩy mạnh được công tác tuyên truyền trong nhân dân. 2.2.2.2. Về công tác quản lý trật tự vỉa hè Để Đề án quản lý TTVH được triển khai rộng rãi đến tận người dân, UBND quân đã tiến hành đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời các quy định của Nhà nước, địa phương về TTVH. Cụ thể gồm: - Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả về công tác đảm bảo trật tự đô thị theo Nghị quyết 03-NQ/QU của Quận ủy, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị từ quận đến khu dân cư, quyết tâm xây dựng quận Hải Châu từng bước trở thành đô thị kiểu mẫu về trật tự đô thị. - Biên tập các nội dung tuyên truyền về trật tự đô thị bằng các tờ rơi, tờ gấp sinh động, dễ hiểu, đầy đủ nội dung cung cấp đến tận hộ gia đình và tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND quận và UBND các phường. - Xây dựng các chuyên mục, nội dung tuyên truyền về công tác trật tự đô thị để đăng tải trên Website UBND quận, Website UBND phường, các cơ quan báo đài địa phương. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thi liên quan đến công tác trật tự đô thị cho đối tượng là tổ trưởng, bí thư chi bộ. - Tổ chức họp dân nghe tâm tư nguyện vọng của các hộ kinh doanh vỉa hè để
  • 41. 36 có cơ sở hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kịp thời khen thưởng, động viên những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả.Tổ chức sơ kết, tổng kết 6 tháng, 1 năm để chỉ ra những việc đã làm được, chưa làm được, tìm nguyên nhân để khắc phục đồng thời khen thưởng các phòng, ngành, UBND các phường có thành tích tốt, đột xuất trong triển khai các nhiệm vụ của Đề án hay có những sáng kiến mới góp phần quản lý tốt hơn công tác TTVH. 2.2.2.3. Về công tác quản lý vệ sinh môi trường Trong thời gian qua, UBND quận Hải Châu đã tổ chức tuyên truyền thực hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VSMT. Theo đó, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài nguyên – Môi trường đã đề xuất, xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND 13 phường trên địa bàn quận tổ chức tuyên truyền các hành vi vi phạm phổ biến về quản lý VSMT: tàn thuốc lá,đi vệ sinh cá nhân ng đúng nơi quy định, vứt bỏ rác thải sinh hoạt khô, làm rơi vãi hoặc vứt bỏ các vật liệu ra môi trường khi vận chuyển trên đường… UBND quận đã tổ chức hoạt động tuyên truyền thực hiện hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Chỉ thị 43-CT/TU, UBND, đồng thời tổ chức, triển khai các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nằm trong danh sách của UBND quận để buộc các chủ cơ sở đó cam kết bảo vệ môi trường. Phải thực hiện đúng các nội dung cam kết về bảo vệ môi trường, đồng thời, đoàn kiểm tra đã phát hiện, xử lý hành chính đối với các hành vi đối phó, không thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo các nội dung đã cam kết. UBND quận củng đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể chính trị - xã hội quận và UBND 13 phường tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, cụ thể: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, “Tháng hành động vì môi trường”, “Tuần lễ nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước”. In ấn, treo băng rôn, poster và phát đĩa CD tuyên truyền hưởng ứng, triển khai 13 phường trang trí xe cổ động tuyên truyền, phát thanh nội dung tuyên truyền tại 13 địa điểm nạo vét cống thoát nước của 13 phường thuộc quận, tổng khối lượng bùn nạo vét: