SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGÔ QUỐC CA
PH¸T TRIÓN C¸C KHU. CôM C¤NG
NGHIÖP
TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGÔ QUỐC CA
PH¸T TRIÓN C¸C KHU. CôM C¤NG
NGHIÖP
TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành:
Mã số:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
60 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU
HÀ NỘI - 2013
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
9
1.1 Lý luận chung về phát triển khu côngnghiệp, cụm
côngnghiệp
9
1.2 Thực trạng phát triển các khu, cụm côngnghiệp trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
25
Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
47
2.1 Xu hướng và triển vọng phát triển các khu, cụm công
nghiệp hiện nay
47
2.2 Quan điểm phát triển khu, cụm côngnghiệp thành phố
Hà Nội
49
2.3 Một số giải pháp chủ yếu phát triển các khu, cụm công
nghiệp Thành phố Hà Nội trong thời gian tới
60
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 81
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1. Côngnghiệp CN
2. Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
3. Cụm công nghiệp CCN
4. Côngnghiệp – Tiểu thủ côngnghiệp CN-TTCN
5. Doanh nghiệp nhà nước DNNN
6. Đầu tư phát triển ĐTPT
7. Giải phóng mặt bằng GPMB
8. Khoa học kỹ thuật KHKT
9. Kinh tế - xã hội KT-XH
10. Khu chế xuất KCX
11. Khu công nghệ cao KCNC
12. Khu công nghiệp KCN
13. Ngân sách nhà nước NSNN
14. Quản lý nhà nước QLNN
15. Sản xuất kinh doanh SXKD
16. Ủy ban nhân dân UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng
tỏ rằng việc thành lập các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan
trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam, từ năm 1991,
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các
khu công nghiệp và khu chế xuất. Đến nay, các KCN đã và đang trở thành
điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ khoa học -
côngnghệ và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH
và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX và các CCN tại các
địa phương trên cả nước trong những năm qua đã cho thấy những đóng góp
quan trọng trong việc tăng tỷ trọng GDP, thu hút đầu tư trong và ngoài nước,
giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động của các địa phương và trên cả nước. Những đóng góp tích
cực của KCN, KCX và các CCN vào phát triển kinh tế, xã hội trong hơn 20
năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
ta về xây dựng và phát triển KCN, KCX và các CCN.
Thành phố Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển công
nghiệp nói chung và KCN, CCN nói riêng. Trong đó các KCN, CCN được coi
là các trung tâm, là xương sống của nền công nghiệp Thủ đô và các tỉnh lân
cận. Các KCN, CCNcủa Hà Nội đã phát triển một cáchnhanh chóng, hiệu quả,
tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm tăng nhanh tốc độ
CNH, HĐH và tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và cả nước.
Các KCN thành lập trong giai đoạn đầu đến nay cơ bản đã lấp đầy diện tích đất
công nghiệp, Hà Nội đã phát triển thêm một số KCN mới và các CCN nhằm
tạo thêm quỹ đất thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.
Kết quả xây dựng và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn Thành phố
Hà Nội đã tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp
ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thành
phố. Hoạt độngcủa các KCN, CCN đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển
sản xuất công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Thành
phố theo hướng CNH, HĐH. Sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN chiếm
tỷ trọng lớn và quan trọng trong ngành sản xuất côngnghiệp của Thành phố, cụ
thể: Chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất
khẩu toàn Thành phố. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN
nghiệp đạt 75.000 tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách 1.500 tỷ đồng, tổng giá
trị xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tổng số lao động đang làm việc tại các KCN,
CCN hơn 200.000 lao động.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng thực tế trong hơn
20 năm xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp cho thấy chưa thực
sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Thành phố. Mặt khác, kể từ khi thực hiện
Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá 12 về
điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, các yếu tố, điều kiện kinh tế
- xã hội có sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự mở rộng quỹ đất phát triển công
nghiệp, đây là cơ hội có tính đột phá để phát triển các khu, cụm công nghiệp
của Thành phố Hà Nội. Đó chính là lý do chủ yếu để học viên quyết định lựa
chọn đề tài "Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ - chuyên ngành Kinh tế chính
trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương phát triển các KCN đến nay
đã có các cuộc hộithảo liên quan đến đề tài và đặc biệt là có một số công trình
nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế - xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phư-
ơng, tác động của phát triển các KCN đến các vấn đề xã hội hoặc nghiên cứu
vấn đề việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN,
vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại KCN.
Dưới dạng sách nghiên cứu, hội thảo, bài viết tham luận tại các hội thảo
chuyên đề có các công trình:
"Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và
đặc khu kinh tế" của Viện Kinh tế học năm 1994; "Khu công nghiệp,khu chế
xuấtcác tỉnh phía Nam"của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản năm 2002, nhằm
đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các khu công nghiệp,
khu chế xuất tại các tỉnh phía Nam nước ta.
Năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiệm thu đề tài cấp Bộ "Nghiên
cứu mô hình quảnlýnhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam"
nội dung của đề tài là nhằm mục đích giới thiệu kinh nghiệm quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và những
hạn chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, đồng thời đề
xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khu
công nghiệp, khu chế xuất trong những năm tiếp theo.
Năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và
UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo với chủ đề "Phát triển khu công
nghiệp, khu chếxuất ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn"
tại Thanh Hóa đã có 40 bài tham luận gửi đến Hội thảo. Các bài viết đã tập
trung vào một số vấn đề cơ bản, như vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KCN, KCX, một số vấn đề lý
luận, quy hoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát
triển KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của
các KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; Tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực cho các KCN, KCX.
Tháng 7/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức "Hội nghị - hội thảo
quốcgia 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở
Việt Nam" tại Long An nhằm đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn
chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở
nước ta, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng
cao chất lượng hoạt động của các KCN, KCX.
Dưới dạng luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học có một số công trình:
Luận án Tiến sỹ kinh tế (năm 1994): "Những biện pháp phát triển và
hoàn thiện công tác quản lý nhà nướcđối với khu công nghiệp ở Việt Nam"của
tác giả Lê Tuyển Cử. Luận án đã nghiên cứuthực trạng hình thành và phát triển
của các KCN ở Việt Nam. Đánh giá những ưu, nhược điểm đã đạt được trong
hoạt động phát triển và công tác QLNN các KCN, chỉ ra những yếu kém và
nguyên nhân của chúng.
- Luận án tiến sỹkinh tế (năm 2007): “Hoànthiệnchínhsách và mô hình
tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam -
Thôngquathựctiễn cáckhu công nghiệp miền Bắc” của tác giả Lê Hồng Yến.
Luận án đã đềcập đếnmột số vấn đề cơ bản về chính sách và mô hình tổ chức
QLNN đốivới việc phát triển KCN. Chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối
với việc phát triển KCN giai đoạn 1994-2006. Phương hướng và một số giải
pháp hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lí nhà nước đối với việc
phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.
Các nghiên cứu liên quan đến đề tài được đề cập ở trên mới tập trung
nghiên cứu những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên một
địa bàn - một vùng, một tỉnh khác và chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ QLNN
về khu, cụm công nghiệp. Cho đến nay, ở Thành phố Hà Nội chưa có công
trình khoa học nào dưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển các khu, cụm
công nghiệp. Do vậy đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu là đề tài mới,
không trùng lặp với công trình khoa học nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ những vấn
đề về lý luận và thực tiễn phát triển các khu, cụm công nghiệp trong quá trình
côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm
cơ bản và các giải pháp chủ yếu cho phát triển các khu, cụm công nghiệp của
Thành phố trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu
công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hà Nội và tìm nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng đó.
- Đề xuất quan điểm cơ bảnvà giải pháp chủyếu nhằm pháttriển các khu,
cụm côngnghiệp phù hợp với đặc thù và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Phát triển các khu, cụm công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian nghiên cứu là địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước có liên quan; Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đồng thời sử
dụng lý luận kinh tế chính trị học về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường; kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu trước có liên quan
đến đề tài luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp
phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp lôgíc lịch sử
và tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoạch định các chủ trương,
chínhsách về phát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp với đặc thù và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, của Thành phố; học tập,
phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình xây
dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh
tế chính trị tại các trường đại học, học viện.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC KHU,
CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Lý luận chung về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về khu, cụm công nghiệp
* Khái niệm khu công nghiệp
Thuật ngữ KCN xuất hiện từ cuốithế kỷ XIX khi các KCN được bắt đầu
hình thành và phát triển nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
cho đến nay trên thế giới vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm KCN.
Theo quan niệm thông thường: KCN là khu vực có tính chất độc lập,
trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt
động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. KCN là một trong các loại hình của
khu kinh tế đặc biệt.
Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
(UNIDO) thể hiện trong tài liệu khu chế xuất tại các nước đang phát triển
(Export processingZone in Developing Countries) công bố năm 1990 thì: KCN
là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm
mục tiêu thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách
cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu
dịch thuận lợi đặc biệt so với phần cònlại của nước chủ nhà. Trongđó, đặc biệt
là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn
thuế.
- Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về khu chế xuất (World Export
Processing Zone Association - WEPZA), KCX là tất cả khu vực được chính
phủ các nước cho phép thành lập và hoạt độngnhư cảng tự do, khu mậu dịch tự
do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ
chức này côngnhận. Cũng từ quan điểm này, do nhu cầu phát triển của các mối
quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng, xuất phát từ
yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các
quốc gia đang phát triển, khái niệm này đã được bổ sung bằng quan niệm mới
như khu kinh tế mở, thành phố mở, đặc khu kinh tế...
Ngoài các quan niệm của các tổ chức, hiệp hội quốc tế, các nước cũng có
những quan niệm khác như: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản
xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất
công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng,
nhà ở. Hoặc KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các
doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư
sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Ma-lai-xi-a, In-đô-
nê-xi-a, Thái Lan, Đài Loan.
Như vậy, trên thế giới có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về
KCN, song về cơ bản có thể thống nhất với nhau ở những điểm sau đây:
Thứnhất, KCNlà bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của mỗi
quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới
hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại; được Chính phủ nước sở tại
cho phép xây dựng và phát triển.
Thứ hai, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục
tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh
doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế đặc biệt, các chínhsáchưu
đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Là nơi có vị
trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở
các chínhsách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục
hành chính, chính sách tài chính - tiền tệ, môi trường đầu tư…
Thứ ba, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về chính sách ưu tiên
hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình
kinh doanh, sản xuất phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách
phát triển kinh tế - xã hội mở cửa của một quốc gia.
Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế
khác nhau nhưng tựu trung lại trên thế giới hiện nay có hai mô hình phát triển
KCN, từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN.
- Định nghĩa 1: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất
công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng,
nhà ở… KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc
biệt như KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan,
Thái Lan và một số nước Tây Âu.
- Định nghĩa 2: KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập
trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có
dân cư sinh sống. Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Đài Loan... đã hình thành nhiều KCN với quy mô khác
nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm KCN lần đầu tiên được xuất hiện tại Luật đầu tư
nước ngoài năm 1986 và được định nghĩa: “Là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp do Chính phủ thành
lập hoặc cho phép thành lập” [13, tr.4].
Tại Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày
28/12/1994 của Chính phủ, KCN được định nghĩa: “KCN tập trung do Chính
phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư
sinh sống” [18, tr.2].
Tại Quy chế KCN, KCX, khu kinh tế - ban hành kèm theo Nghị định số
36/CP ngày 24/4/1997, KCN được định nghĩa: “Là khu tập trung các doanh
nghiệp, KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống;
do Chínhphủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có
thể có doanh nghiệp chế xuất” [19, tr.3].
Nghị định số 29/2008/NĐ-CPngày14/3/2008củaChính phủ Quy định về
KCN, khu chế xuất, khu kinh tế. Tại khoản 1 Điều 2, KCN được định nghĩa là
“Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
côngnghiệp, có ranhgiớiđịa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục quy định tại Nghị định này” [22, tr.3].
Như vậy, qua việc nghiên cứu các quan niệm, khái niệm về KCN
của các nước trên thế giới và quy định về KCN của nước ta qua các thời
kỳ, tác giả luận văn đồng ý với khái niệm: "Khu công nghiệp là nơi tập
trung các doanh nghiệp để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống và do Nhà nước
quyết định thành lập".
* Khái niệm cụm công nghiệp
Hiện nay có nhiều cách hiểu sự hiểu không hoàn toàn giống nhau về
Cụm công nghiệp.
Khái niệm Cụm công nghiệp “Geographical clusters” hay “Industrial
districts” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall, xuất phát từ việc
nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nước
Anh. Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung; sự lan toả
của thông tin; sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các cơ sở với
nhau và sự phát triển của thị trường lao động dạng có tay nghề cao.
Khái niệm CCN theo cách tiếp cận của Michael Porter, CCN là sự tập
trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực
cụ thể nào đó và bao gồm các ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà
cung cấp đầu vào, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng như các nhà sản
xuất các sản phẩm khác có liên quan. Các CCN cũng có thể bao gồm các tổ
chức như trường đại học, viện nghiên cứu, trường đào tạo nghề và các hiệp hội
thương mại.
Theo OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế): Các CCN có thể
được coi “là hệ thống sản xuất gồm có các hãng phụ thuộc lẫn nhau (các nhà
cung cấp chuyên nghiệp), các tổ chức đào tạo, các tổ chức trung gian và khách
hàng, liên kết với nhau trong một hệ thống sản xuất gia tăng giá trị”.
Ở Việt Nam, từ khi có Quyết định 132/2000/QĐ- TTg ngày 24/11/2000
về một số chínhsách, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đến trước
khi có Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, CCN được hiểu và gọi
tên rất khác nhau giữa các địa phương trong cả nước, nơi thì gọi là CCN làng
nghề, nơi gọi là Cụm công nghiệp nông thôn, nơi gọi là Cụm công nghiệp vừa
và nhỏ, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề…
Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, CCN là nơi tập trung các đơn vị
chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quyết định của UBND tỉnh. Bắc Ninh còn sử dụng khái niệm
“Cụm công nghiệp làng nghề” để nói đến các KCN nhỏ thuộc phạm vi quản lý
của tỉnh.
Quyết định 105/2009/QĐ-TTgngày19/8/2009 ban hành Quy chế quản lý
CCN đã thống nhất tên gọi là CCN và định nghĩa như sau: "CCN là khu vực
tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới
địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu
nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết
phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng
không vượt quá 75 ha” [24, tr.2].
Theo Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2010 của
UBND Thành phố Hà Nội thì Cụm công nghiệp được hiểu: “Cụm công nghiệp
(bao gồm cụm công nghiệp - cụm tiểu thủ công nghiệp) là khu vực tập trung
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở
dịch vụ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, có
hàng rào tách biệt, không có dân cư sinh sống; có hệ thống kết cấu hạ tầng
chung được xây dựng đồng bộ, có đầy đủ các điều kiện để sản xuất kinh doanh
thuận lợi, an toàn và bền vững nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất,
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá cá nhân, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội quyết định thành lập. Cụm côngnghiệp có quy mô diện tích
không quá 50 ha” [50, tr.3].
Qua các khái niệm về CCN, cách hiểu về CCN có điểm giống nhau và
thống nhất: CCN là tập trung về mặt địa lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, các
tổ chức trong một khu vực địa lý, có ranh giới riêng, không có dân cư sinh
sống; CCN là sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh
doanh, các hộ gia đình sản xuất, các tổ chức...
Tuy nhiên, quan niệm về CCN của Việt Nam có các điểm khác với quan
niệm ở nước ngoài là:
Thứ nhất, mục tiêu chủ yếu của thành lập, phát triển CCN ở nước ngoài
là phát triển liên kết, nâng cao khả năng cạnh tranh, còn mục tiêu trực tiếp của
CCN ở Việt Nam hiện nay là: thu hút, di dời các các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh;
sắp xếp làm tăng kết cấu hạ tầng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và khắc phục ô
nhiễm môi trường.
Thứ hai, các thành viên tham gia CCN ở nước ngoài khá rộng rãi, bao
gồm các nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất, các tổ chức dịch vụ, các trường đại
học và viện nghiên cứu có quan hệ với nhau trong chuỗi giá trị sản xuất; còn ở
Việt Nam, CCN chỉ tập trung các cơ sở sản xuất - kinh doanh có liên hệ với
nhau chủ yếu trong sử dụng chung kết cấu hạ tầng và trong xử lý môi trường.
Thứba, trình độ và tính chất của mối liên kết kinh tế giữa các thành viên
trong CCN nước ngoài cao hơn so với Việt Nam.
Qua phân tích khái niệm về CCN nêu trên, tác giả nhận thấy khái niệm
về CCN tại Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 của
UBND Thành phố Hà Nội đảm bảo được các nội dung: Khái quát đầy đủ cả
cụm công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp; khẳng định phải có hệ thống kết
cấu hạ tầng chung được xây dựng đồng bộ;phải có đầy đủ các điều kiện để sản
xuất kinh doanh thuận lợi, an toàn và bền vững.
Như vậy có thể nói rằng CCN là một dạng KCN nhưng có quy mô nhỏ
hơn, mục tiêu chủ yếu thu hút đầu tư phát triển sản xuất tại các làng nghề,
ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và do chính quyền địa phương
phê duyệt, cấp phép và quản lý.
Từ khái niệm KCN, CCN có thể hiểu: Phát triển các khu, cụm công
nghiệp là hoạtđộng của Đảng, Nhà nước, đảng bộ, chính quyền địa phương
bằng đườnglối, chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm gia tăng số lượng,
chấtlượng, cơ cấu các khu, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư của mọi
thành phầnkinh tế vào sản xuấtkinh doanh đápứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội đấtnước, địa phương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật.
Phát triển khu, cụm công nghiệp được thể hiện trên 3 nội dung cơ bản là:
Phát triển số lượng các khu, cụm công nghiệp; phát triển các khu, cụm công
nghiệp về chất lượng và phát triển cơ cấu các khu, cụm công nghiệp theo yêu
cầu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
địa phương trong từng thời kỳ.
1.1.2.Đặcđiểm khu côngnghiệp,cụm công nghiệp thành phố Hà Nội
* Đặc điểm khu công nghiệp
- Xét về mặt địa lý: KCNlà phầnlãnh thổ củađấtnước, có diện tích tương
đốilớn. Mỗimộtkhu côngnghiệp có diệntíchrộnghàngtrămđếnvài trăm hécta.
KCN thường cách xa khu dân cư và không cho phép dân cư sinh sống.
- Về mặt kinh tế:
Thứ nhất, KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, là
nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp với sự tham gia đầu tư, sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nguồn lực này
đóng góp vào phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có
các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt nên tại đây thuận lợi cho việc
sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu khi xây dựng
KCN là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm,
phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là kiểm soát ô
nhiễm môi trường.
Thứhai, KCN là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu
phát triển của khoa học côngnghệ, kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý của
quốc tế vào quá trình sản xuất. Thực tiễn cho thấy, việc tiếp nhận những thành
tựu khoa học, công nghệ trong các KCN có nhiều ưu thế hơn hẳn so với các
đơn vị sản xuất, kinh doanh ở ngoài KCN. Bằng cách này, các KCN đã góp
phần tạo ra một lượng hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao,
tạo ra thế đứng mới cho nền kinh tế.
Thứ ba, KCN là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi với hệ thống kết cấu hạ
tầng hiện đại, bền vững. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN đáp ứng yêu
cầu của nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai nhanh dự án.
Thứtư, KCN có địa bàn rộng thường là vài chục đến vài trăm hécta và là
nơi tập trung nhiều doanh nghiệp. Do vậy, cùng với quá trình hoạt động của
mình, KCN có thể kéo theo những hậu quả xã hội nhất định như: Để hình thành
KCN, các địa phương đã phải thu hồi một diện tích đất khá lớn mà chủ yếu là
đất nông nghiệp, chính điều đó đã dẫn đến một lượng lớn người lao động
không có việc làm, nếu không có chính sách giải quyết việc làm tốt sẽ dẫn đến
những hậu quả khó lường. Mặt khác, do việc sử dụng nhiều lao động phổ
thông nên các KCN đã thu hút lao động không chỉ của địa phương mà còn của
mọi miền đến làm việc và ngụ cư, đối tượng này thường không có nhà ở và
thường xuyên có sự biến động về số lượng nên rất khó quản lý và có thể gây
sức ép lên hệ thống giao thông, giáo dục, y tế và nhà ở của địa phương. Hơn
nữa, trong quá trình vận hành các KCN không thể tránh khỏi những vụ xung
độtgiữa người sửdụng lao động với người lao động, do tính chất lan truyền và
do các doanh nghiệp ở gần nhau nên nếu không giải quyết khéo các xung đột
này có thể gây bất ổn cho cả vùng.
Thứ năm, KCN là môi trường tốt để đào tạo nguồn nhân lực, lao động
được trực tiếp làm việc trong một môi trường có tính kỷ luật và yêu cầu tay
nghề cao, đã rèn luyện cho lực lượng lao động tại các doanh nghiệp KCN, đặc
biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài những kỹ năng và bản lĩnh
làm việc thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
KCN là một mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến trên thế giới,
nhưng chỉ mới xuất hiện ở nước ta kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển các KCN Việt Nam đã khẳng
định là một lực lượng công nghiệp mạnh có đóng góp ngày càng lớn trong
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.
* Đặc điểm cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp cũng giống như khu công nghiệp là khu vực dành cho
sản xuất, kinh doanh dịch vụ không có dân cư sinh sống tuy nhiên xét về mặt
quy mô cụm công nghiệp có diện tích nhỏ hơn khu công nghiệp: "Cụm công
nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở
rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không
vượt quá 75 ha [24, tr.2].
Cụm công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định thành lập nhằm mục đíchchủyếu didời, sắp xếp,
thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia
đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
* Phân biệt CCN với các KCN, KCX
- Điểm giống nhau:
Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp có quan hệ mật thiết vì
chúng đều là hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ và nói chung chúng
giống về mục đích, nội dung hoạt động chỉ có khác nhau về mức độ, trình độ
phát triển.
- Điểm khác nhau:
Về quản lý: KCN, KCX do Nhà nước quyết định thành lập và quản lý.
CCN do chính quyền địa phương quyết định thành lập và quản lý và khác hoàn
toàn với khái niệm KCX - chủ yếu liên quan đến vấn đề sản xuất hàng xuất
khẩu.
Về quy mô: KCN có quy mô lớn, CCN có quy mô vừa và nhỏ, giới hạn
trong địa phương một tỉnh, huyện, hoặc xã.
Về trình độ sản xuất: KCN, KCX có trình độ sản xuất hiện đại; CCN là
hình thức biểu hiện thấp của KCN, có trình độ sản xuất ở mức trung bình.
1.1.3. Vai trò của khu, cụm CN đối với phát triển kinh tế – xã hội.
Việc phát triển các KCN, KCX và các CCN trong những năm qua thực
sự là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy
việc thành lập và phát triển các KCN, CCN là hết sức cần thiết và có vai trò to
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và mỗi địa
phương có KCN, CCN nói riêng.
* Góp phần quantrọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và đô thị hóa
Đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức to lớn và đang
vững bước đi lên. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Nền kinh tế Việt Nam trong 10
năm 2001-2010 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong
nước thời kỳ 2001-2005 bình quân mỗi năm tăng 7,51%.
Giai đoạn 2005-2010 đã đạt được kết quả là: “ Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bìnhquân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,6 lần so với giai
đoạn 2001-2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Hầu
hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự phát
triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải
thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đầu
tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao; phát triển các cụm công
nghiệp, làng nghề, tiểu thủ côngnghiệp… đãcó tác động tích cực đến việc sản
xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Sản phẩm công nghiệp phát triển
ngày càng đadạng và phongphú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng
bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ
vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đã đầu tư phát
triển một số ngành côngnghiệp mới, côngnghệ cao. Khu vực dịch vụ có tốc độ
tăng trưởng ổn định, Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng
CNH, HĐH [1, tr.2].
Cùng với sự đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của
nước ta, trong những năm qua không thể không kể đến sự đóng góp của việc
phát triển các KCN, CCN. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh
tế: Vùng trung du miền núi phía Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là
vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây
dựng các KCN tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất
hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều
này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp đồng thời phát triển nhanh hơn sản xuất hàng
hoá, hướng về xuất khẩu.
Tính đến tháng 12/2011 cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên 76.000ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho
thuê đạt gần 46.000ha, tỷ lệ lấp đầy 61% - 65%. Các KCN đang hiện diện tại
58 tỉnh, thành phố, được hình thành trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng của
các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp
ở các địa phương. Nhờ phát triển mạnh các KCN, nhiều tỉnh, thành phố đã
đang nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo hướng CNH,
HĐH; thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại kết
hợp nâng cao mức sống người dân, như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu…[9, tr.1,5].
Mặt khác, việc phát triển các KCN, CCN đã góp phần hình thành nhiều
khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần,
văn hóa, xã hội của nhân dân trên khu vực rộng lớn được đô thị hóa.
* Pháttriển khu công nghiệp,cụm công nghiệpgóp phầngiải quyết việc
làm, tăng thu nhậpvà phúclợicho ngườilao động từ đó nâng cao chất lượng
đời sống dân cư
Phát triển KCN, CCN sẽ mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một
kênh mới có rất nhiều tiềm năng để thu hút lao động và giải quyết việc làm.
KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ
mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, đóng góp rất
lớn vào đào tạo nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ lao động của nền công
nghiệp hiện đại.
Đến nay, các KCN thu hút hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp, trong đó
70% số công nhân được đào tạo ngắn hạn ngay tại cơ sở sản xuất góp phần
nâng cao năng lực cho lực lượng lao động. Tính bình quân 1 ha đất công
nghiệp cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp (trong khi đó 1 ha đất nông
nghiệp chỉ thu hút 10-12 lao động. Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm
việc trong các KCN, CCN là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu
kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên
tiến. Sự phát triển các KCN, CCN cũng đã hình thành được một đội ngũ công
nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động cao. Thu nhập bình
quân của lao động tại các khu, cụm công nghiệp trong nước đạt từ 3 triệu đến 5
triệu đồng/người/tháng; cábiệt có nơi đạt 7 tới 10 triệu đồng/người/tháng; đó là
cơ sở để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động nói riêng
và dân cư địa phương nói chung.
* Nâng caonănglựccông nghệquốcgia và chấtlượngnguồn nhân lực
Ngày nay, khoa học và công nghệ ở các nước trên thế giới đã phát
triển ở trình độ cao. Ở Việt Nam, trình độ khoa học công nghệ còn yếu
kém, chậm phát triển, nên cho dù một doanh nghiệp của nước ta có tiềm
lực về vốn lớn đến đâu cũng không thể tự túc mọi chi tiết sản phẩm để tạo
ra một sản phẩm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, mà nếu có
sản xuất được thì cũng bất lợi về chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì
vậy phát triển KCN, CCN là để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào các KCN, CCN cùng với những dây chuyền sản xuất với công nghệ
tiên tiến, hiện đại, trong đó có những dự án công nghiệp kỹ thuật cao,
những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển
như cơ khí chính xác, điện tử....
Tại các doanh nghiệp trong KCN, CCN đặc biệt là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công
nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và
sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng cao trình độ tay
nghề của đội ngũ lao động địa phương lên một bước. Hiện tại, một số lượng
lớn người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh
nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện
đại; các kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Được trực
tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện
được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam
thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại.
Theo thống kê ở Việt Nam, nhìn chung các doanh nghiệp trong
KCN, CCN có các thiết bị và trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so
với mặt bằng chung của cả nước. Nhiều công nghệ truyền thống được
nâng cấp về mặt kỹ thuật và trang bị trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm,
nhiều công nghệ mới như công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí và cơ khí
chính xác, điện tử…những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém đã được
chuyển giao và sử dụng ở các doanh nghiệp trong KCN, CCN.
* Thu hút vốn đầu tư phát triển
Sự ra đời và hoạt động của các KCN, CCN đóng góp đáng kể vào kết
quả thu hút đầu tư của cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Phát triển
KCN, CCN có sức thu hút nguồn vốn lớn và liên tục, với tổng lượng vốn đầu
tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hiện tới 80 tỷ USD.
Trong đó, các KCN thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
cònhiệu lực; tổng vốn đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, số vốn đầu tư đã thực hiện đạt
27 tỷ USD. Trung bình, mỗi năm lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào KCN,
KCX chiếm 35-40% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước. Riêng
vốn đầu tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của các KCN đã đạt khoảng
9,5 tỷ USD thông qua việc triển khai đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế
của từng địa phương [9, tr.5].
* Góp phần didờicác cơ sở sản xuấtgâyô nhiễm môi trường ở khu vực
thành thị và khu đông dân cư
Hiện nay ở nước ta vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp ở trong nội
thành, khu đông dân cư đang sản xuất các ngành nghề thải ra môi trường một
lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu đến hệ sinh
thái nông nghiệp và thủy sinh. Do vậy phát triển các KCN, CCN với mục tiêu
tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng
lượng, tập trung các nguồn phế thải vào khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả
sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển khu, cụm công nghiệp
Đánh giá sự phát triển các khu, cụm công nghiệp có thể dựa trên các tiêu
chí sau:
* Số lượng khu, cụm công nghiệp
Số lượng các KCN, CCN trên địa bàn phản ánh tiềm năng phát triển
cũng như kết quả quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển các KCN, CCN để
thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất CN-TTCN của địa phương.
* Diện tích khu, cụm công nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh số hécta (ha) đất được quy hoạch để xây dựng
KCN, CCN. Chỉ tiêu này cho phép chúng ta so sánh, phân loại các KCN, CCN
thành các loại lớn, trung bình và nhỏ tùy theo diện tích đất quy hoạch.
* Tỷ lệ diện tích được lấp đầy
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác về việc sử dụng mặt bằng tại
các khu, cụm công nghiệp.
Diện tích đất đã cho thuê
% diện tích lấp đầy = x 100%
Tổng diện tích đất khu, cụm CN
Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá tính hiệu quả việc khai thác và
sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đất được cấp phép của khu, cụm CN.
Đồng thời qua đó có thể đánh giá, so sánh được thành công trong sự khai thác,
sử dụng giữa các khu, cụm CN với nhau.
* Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất khu, cụm CN
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn đầu tư (tỷ đồng/ha) =
Tổng diện tích khu, cụm CN (ha)
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư
trên một đơn vị diện tíchđất khu, cụm CN với nhau, từ đó có thể đánh giá được
tính hấp dẫn, thu hút đầu tư của các khu, cụm CN một cách chính xác.
* Số lao động
Chỉ tiêu số lao động trên một đơn vị diện tích đất KCN, CCN (lao
động/ha) dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm
giữa các KCN, CCN với nhau. Qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể thấy được lợi
ích của việc xây dựng các KCN, CCN trong việc giải quyết tình trạng thất
nghiệp và lao động dư thừa ở các địa phương.
Tỷ lệ lao động có chuyên môn, tay nghề: Phản ánh trình độ chuyên môn
và tay nghề của những người lao động. Từ đó, đánh giá được trìnhđộ khoa học
công nghệ của các dự án hoạt động trong KCN, CCN.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của khu, cụm CN
- Về kinh tế - tài chính: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đóng góp của các
khu, cụm CN cho xuất khẩu, các khoản đóng góp cho ngân sách. Chỉ tiêu này
đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của khu, cụm CN vào tăng trưởng
kinh tế, tăng trưởng GDP; ảnh hưởng của sự phát triển khu, cụm CN đối với
tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế, từ đó có cáchnhìn đúng đắn về sự cần
thiết phát triển các khu, cụm CN của địa phương.
- Về xã hội: Chỉ tiêu này cho thấy ngoài việc giải quyết công ăn việc
làm, sựphát triển các khu, cụm CN còncó tác độngđến các vấn đề xã hội, môi
trường sống, văn hóa tinh thần...
- Về công nghệ - môi trường: Chỉ tiêu này cho biết các khu, cụm CN
được quy hoạch và phát triển ra sao, trình độ công nghệ ứng dụng đến đâu,
mức độ xử lý môi trường như thế nào?...
- Về cơ chế tổ chức quản lý: Chỉ tiêu này đánh giá quyết tâm của địa
phương trong việc đổi mới cơ chế quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong
thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm CN trên địa bàn.
1.2. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
1.2.1.Khái quáttìnhhình pháttriển khu, cụm công nghiệp Thànhphố
Hà Nội
* Tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật của Thành
phố Hà Nội tới việc hình thành và pháttriển các khu, cụm công nghiệp
- Tác động tích cực đến phát triển khu, cụm CN:
Thành phố sớm có định hướng, quy hoạch, kế hoạch và quyết tâm phát
triển nhanh ngành công nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH vì có điều kiện tích luỹ vốn và tập trung đầu tư vào công nghiệp.
Thành phố có quỹ đất để phát triển công nghiệp. Trên địa bàn đã có một
số cơ sở côngnghiệp quan trọng, đã hình thành sớm một số khu tập trung công
nghiệp, khu công nghiệp lớn của cả nước.
Nguồn lao độngtại chỗ dồidào, lực lượng lao độngtrẻ, khỏe có trình độ
văn hoá cao. Hà Nội tập trung các viện, trung tâm nghiên cứu, có các trường
đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề là điều kiện rất thuận lợi cho việc
đào tạo nhân lực cho các KCN, CCN.
Hà Nội có hạ tầng cơ sở về giao thông, điện, nước, bưu điện... tốt, đã và
đang được đầu tư khá mạnh là điều kiện tốt phát triển các KCN, CCN.
Hà Nộinằm trongvùngkinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, có vịtrí địa lý thuận lợi
và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, có triển vọng tốt để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Những khó khăn và tác động không thuận lợi:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, công nhân kỹ thuật khá cao nhưng vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đào tạo còn bất cập; đặc biệt thiếu nhiều nhà
quản lý doanh nghiệp giỏi.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông quá tải, chưa
theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Chi phí đầu tư phát triển công nghiệp của Thành phố Hà Nội cao hơn
nhiều so với các địa phương lân cận do chi phí tạo dựng mặt bằng cao.
* Tổng quanvềhiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp Thành phố
Hà Nội
Với vị trí địalý kinh tế thuận lợi, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, Hà Nội có tiềm năng để phát triển công nghiệp nói chung và KCN,
CCNnóiriêng. Nhận thức được vịtrí địa lý hết sức thuậnlợi củaThànhphố cũng
như vai trò quantrọngcủacác KCN, CCN trong công cuộc CNH, HĐH, Thành
phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên phát triển KCN.
Quỹ đất và cơ cấu đất dành cho phát triển các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp theo số liệu của cục Thống kê Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên
của Hà Nội là 334.852,5 ha, trong đó: Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản:
192.720,7 ha, chiếm 57,6%; đất phi nông nghiệp: 131.300,5 ha, chiếm 39,2%;
đất chưa sử dụng: 10.831,3 ha, chiếm 3,2%.
Tính đến nay diện tích đất các KCN, CCN, khu công nghệ cao của
Thành phố có quy hoạch, đã đi vào sử dụng ước tính khoảng 3.650 ha. Con số
này không lớn so với tiềm năng nguồn đất của Hà Nội. Quỹ đất cho phát triển
công nghiệp nói chung và KCN, CCN Thành phố nói riêng khá thuận lợi, do
quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp chủ yếu là đất chưa sử dụng, hoặc
đang có giá trị canh tác thấp.
Thành phố Hà Nội (và tỉnh Hà Tây trước đây) bắt đầu xây dựng và phát
triển KCN từ năm 1994 vớihìnhthức sơ khaibanđầulà các khuvực tập trung các
cơ sở sản xuất công nghiệp như: khu vực nhà máy cao su Sao Vàng, thuốc lá
ThăngLong, xàphòngHà Nội, nhà máy đườngVạn Điểm - ThườngTín, khu tập
trung công nghiệp Văn Điển, Đông Anh...
Saugần 20 năm triển khai thực hiện trên địa bànThànhphố HàNội hiện có
8 KCN tập trungđược ThủtướngChínhphủchophépthànhlập và đãđi vào hoạt
độngvớidiện tíchlà 1.236ha, đếnnaycơ bảnđãlấp đầy 100% tổng diện tích; có
7 KCN đang triển khai xây dựng với diện tích thực hiện là 526 ha.
Bảng 1.4. Tình hình triển khai xây dựng các KCN Hà Nội
TT
Tên khu
công nghiệp
Địa
điểm
Chủ đầu tư
DT quy
hoạch
(ha)
DT thực
hiện
(ha)
I
KCN ĐANG
HOẠT ĐỘNG
1.235 1.235
1
Khu công nghiệp
Bắc Thăng Long
Đông
Anh
Liên doanh Sumitomo
Corporation (Nhật Bản)
và Công ty cổ phần cơ
khí Đông Anh
273 273
2
Khu công nghiệp
Nội Bài
Sóc
Sơn
Liên doanh Công ty xây
dựng công nghiệp và
Công ty Vista Speetruna
(tập đoàn Renon -
Malaysia)
115 115
3
Khu công nghiệp
Sài Đồng B
Long
Biên
Công ty điện tử Hà Nội 45 45
4
Khu công nghiệp
Hà Nội - Đài Tư
Long
Biên
Công ty kinh doanh hạ
tầng Khu công nghiệp
Hà Nội - Đài tư
40 40
5
Khu công nghiệp
Nam Thăng Long
Từ
Liêm
Liên danh Công ty
TNHH phát triển hạ
tầng - Hiệp hội công
thương Hà Nội
30 30
6
Khu công nghiệp
Thạch Thất - Quốc
Oai
Thạch
Thất-
Quốc
Oai
Công ty cổ phẩn đầu tư
phát triển Hà Tây
155 155
7
Khu công nghiệp
Phú Nghĩa
Chương
Mỹ
Công ty phát triển công
nghiệp Phú Mỹ
170 170
8
Khu công nghiệp
Quang Minh I
Mê
Linh
Công ty cổ phần Nam
Đức
407 407
II
KCN ĐANG
XÂY DỰNG
2.013 562
1
Khu công nghiệp
Bắc Thường Tín
Thường
Tín
Công ty HS (Hàn Quốc)
và Công ty cổ phần DIA
(Việt Nam)
388 388
2
Khu công nghiệp
Phụng Hiệp
Thường
Tín
Công ty cổ phần
SIMCO Sông Đà
174 174
3
Khu công nghiệp
Quang Minh II
Mê
Linh
Công ty Hợp Quần
(Đài Loan)
266 -
4
Khu công nghiệp
Kim Hoa (phần
diện tích thuộc
thành phố Hà Nội)
Mê
Linh
Công ty cổ phẩn đầu tư
phát triển Hà Tây
45 -
5
Khu công nghiệp
sạch Sóc Sơn
Sóc
Sơn
Công ty ổ phần tập đoàn
DĐK
340 -
6
Khu công nghiệp
Đông Anh
Đông
Anh
Dự kiến Ban quản lý
các dự án hạ tầng KCN
300 -
7
Khu công nghiệp
Nam Phú Cát
Quốc
Oai
Dự kiến Ban quản lý
các dự án hạ tầng KCN
500 -
CỘNG I+II
3.249 1798
(Nguồn:[2], [5])
Quá trình hình thành và phát triển các CCN của Hà Nội có thể chia
thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn trước khi mở rộng địa giới hành chính:
Thành phố Hà Nội năm 1998 chỉ có 2 CCN thí điểm là CCN Vĩnh Tuy
(huyện Thanh Trì) diện tích 12,1 ha; CCN Phú Thị (huyện Gia Lâm) diện tích
14,8 ha với tên gọi ban đầu là khu công nghiệp vừa và nhỏ do thành phố
quyết định thành lập. Năm 2002 đã có 13 CCN với diện tích 358 ha; năm
2008 có 18 CCN, trong đó 12 CCN với tổng diện tích khoảng 600 ha đã được
triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng.
Tỉnh Hà Tây trước đây thí điểm thành lập 01 cụm công nghiệp từ năm
2000 (cụm công nghiệp An Khánh, huyện Hoài Đức với qui mô 30ha) do tỉnh
thành lập và trực tiếp thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu
tư cho các dự án trong nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến tháng
12/2004 có 21 CCN với diện tích 591 ha và 56 điểm công nghiệp (nay gọi là
cụm công nghiệp làng nghề) với diện tích 422 ha; đến tháng 5/2008 tỉnh Hà
Tây đã có 24 CCN và 49 cụm công nghiệp làng nghề đã xây dựng và đang
hoạt động.
Giai đoạn sau khi mở rộng địa giới hành chính: Thành phố Hà Nội có
một số điều chỉnh như sáp nhập một số CCN lại, chuyển đổi mục đích sử
dụng của một số CCN hay chuyển đổi một số CCN thành khu công nghiệp.
Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 103 CCN, trong đó có
44 CCN và 59 cụm công nghiệp làng nghề. Hiện tại có 87/103 cụm công
nghiệp với diện tích 1943,8 ha chiếm 65% tổng diện tích quy hoạch đã cơ bản
hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu hút các dự án thứ phát vào đầu tư,
các cụm này đều được thành lập và hoàn thiện xây dựng từ trước khi có Quy
chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
105/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 1.5. Tình hình đầu tư phát triển CCN đến năm 2011
T
T
TênCụm CN
Số
lượn
g
(cụm
)
Tổng
DT đất
quy
hoạch
(ha)
DT đã
xây
dựng hạ
tầng
(ha)
DT đã
giao
cho
DN
(ha)
Số dự
án
Số lao
động
(người
)
I Cụm CN:
44
2416,01
3
772,402 516,79 646 74332
1 CCN đãlấp đầy
diện tích
21
593,03
3
502,62 374,83 531 46120
2 CCN đang
GPMB
15 876,52 269,782 141,96 115 28212
3 CCNđangchuẩn
bịxây dựng
HTKT
8 946,46 0 0 0 0
II CCN làngnghề 59 534,47 262,352 187,17 2583 36785
6
1 CCNlàng nghề đã
lấp đầydiện tích
22
138,56
6
129,262 100,36 1815 20855
2 CCN làng nghề
đang GPMB
29 336,21 133,09 86,803 768 15930
3 CCNlàng nghề
đangchuẩn bịxây
dựng
8 68,7 0 0 0 0
Tổngcộng (I+II) 103 2.959,5 1.034,8 704,0 3229 111117
Nguồn:[42]
1.2.2. Thành tựu phát triển các khu, cụm CN Thành phố Hà Nội
* Số lượng, diện tích ngàycàng tăng và phân bố không gian phát triển
các khu, cụm công nghiệp được trải rộng hầu khắp các địa phương
Theo quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020 (quy hoạch cũ), trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với
tổng quỹ đất để phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp là 12.011 ha bằng
3,58% tổng diện tích đất tự nhiên là 334.852 ha, bao gồm: 03 khu công nghệ
cao (1.852 ha), 19 khu côngnghiệp (5.229 ha), 53 cụm công nghiệp (3.635 ha),
176 cụm công nghiệp làng nghề ( 1.295 ha).
Đến nay trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai xây dựng 03 khu
côngnghệ cao, 12 khu côngnghiệp, 44 cụmcôngnghiệp và 49 cụmcôngnghiệp
làng nghề; trong đó 8 khu công nghiệp, 19 cụm công nghiệp, 42 cụm công
nghiệp làng nghề đãđi vào hoạt độngổnđịnh. Tổngdiện tíchđấtđãxây dựnghạ
tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ phát 3.650 ha.
Qui mô bìnhquân 322 ha/khu côngnghiệp, 69 ha/cụm côngnghiệp, 7,4
ha/cụm công nghiệp làng nghề. Trước đây, Chính phủ không quy định cụ thể
về quy mô nên một số cụm công nghiệp được quy hoạch với quy mô lớn, vượt
quá quy định về quy mô tối đa đối với cụm công nghiệp là 50 ha theo Quyết
định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế quản lý cụm công nghiệp như Cụm CN Phúc Thọ (200 ha), Cụm CN
Thạch Thất - Quốc Oai (78 ha)... nên hiện nay phải điều chỉnh giảm quy mô
hoặc nâng cấp thành khu CN.
Số lượng, diện tíchđấtquy hoạchkhu, cụm côngnghiệp cơ bản đáp ứng
nhu cầuphát triển côngnghiệp của Thànhphố. Các khu, cụm công nghiệp được
quy hoạch phát triển phân bố đều khắp trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã, tập
trung chủ yếu vào các địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn như:
ThạchThất, Quốc Oai, ChươngMỹ, ThườngTín, ĐôngAnh, Sóc Sơn, MêLinh.
Quy mô các khu, cụm CN phù hợp với khả năng bố trí quỹ đất và năng
lực quản lý của địa phương và các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu,
cụm CN. Sựphát triển và phânbố không gian khu, cụm côngnghiệp trên đã cho
phép pháthuy tốiđa tiềm năng, thế mạnh và tạo sự phát triển đồng đều giữa các
địa phương củaThành phố, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ nói riêng và kinh tế -
xã hội của Thành phố nói chung phát triển.
Cơ cấu quỹ đất quy hoạch các loại hình công nghiệp phù hợp với điều
kiện thực tiễn của Thành phố, trong đó loại hình khu công nghiệp, khu công
nghệ cao chiếm tỷ trọng 60% tổng quỹ đất công nghiệp.
* Tỷ lệ lấp đầy khu, cụm công nghiệp đạt kết quả khá cao
Các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội được bắt đầu
xây dựng và phát triển từ năm 1994, sau gần 20 năm đến nay đã và đang triển
khai thực hiện 6.484 ha, bằng 61% diện tích quy hoạch phát triển, bao gồm: 03
khu công nghệ cao (1.852 ha), 12 khu công nghiệp (2.109 ha), 44 cụm công
nghiệp (2.565 ha), 49 cụm công nghiệp làng nghề (470 ha).
Tổng diện tích khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển chưa
triển khai thực hiện: 4.159 ha, bao gồm: 7 khu công nghiệp (3.120 ha), 9 cụm
công nghiệp (1.070 ha), 127 cụm công nghiệp làng nghề (825 ha).
Tổng diện tích khu, cụm công nghiệp đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đủ
điều kiện giao đất cho các dự án đầu tư thứ phát: 3.650 ha, bằng 56% diện tích
thực hiện, trong đó: Khu công nghệ cao (300 ha); khu công nghiệp (1.200 ha);
cụm công nghiệp (1.680 ha), cụm công nghiệp làng nghề (470 ha).
Tổngdiện tíchđất tại các khu, cụm công nghiệp đã cấp phép đầu tư cho
các dự án trong nước và nước ngoài khoảng 3.200 ha, đạt gần 90% diện tích
đất đã xây dựng hạ tầng; trong đó các cụm công nghiệp làng nghề tỷ lệ lấp đầy
đạt 100%.
Các ngành nghề chủ yếu đang hoạt động tại các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp và làng nghề Thành phố gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng và trang
trí nội thất như gạch men, gạch blốc, gốm sứ; sản xuất và chế biến thực phẩm
như bia, rượu, nước giải khát, mì ăn liền, bún, bánh kẹo, thức ăn gia súc; sản
xuất gia công cơ khí như lắp ráp ôtô, sản xuất các sản phẩm cơ khí, cán kéo
thép, sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí chế
tạo, lắp ráp thiết bị giao thông; sản xuất hàng tiêu dùng, hoá chất và vật tư công
nghiệp như may mặc xuất khẩu, giầy xuất khẩu, kính xây dựng; sản xuất hàng
mộc gia dụng xuất khẩu, gỗ ván ép, sản xuất hàng mây tre đan thủ công mỹ
nghệ; sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử, thiết bị điện.
Những ngành nghề hấp dẫn đầu tư với giá trị lớn là: Điện tử viễn thông;
cơ khí; lắp ráp ô tô, xe máy; dệt may; vật liệu xây dựng; chế biến nông - lâm
sản thực phẩm.
Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm CN thành phố Hà Nội đạt gần 90% là rất cao
so với bình quân cả nước (đạt khoảng 55% năm 2010) chứng tỏ sức hấp dẫn,
tiềm năng lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển côngnghiệp của Thành phố Hà
Nội là rất to lớn.
* Vốn đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp ngày càng tăng
Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã thực hiện
(quy đổi theo giá hiện hành) là 92.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn doanh nghiệp
(bao gồm cả vốn đầu tư nước ngoài): 84.300 tỷ đồng; vốn ngân sách và có
nguồn gốc từ ngân sách: 7.600 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp
rất đa dạng:
- Đối với các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao: Theo quy
định tại Nghị định 36/CP trước đây và hiện nay là Nghị định 29/2008/NĐ-CP;
Luật công nghệ cao năm 2008, các KCN tập trung, KCNC do các doanh nghiệp
phát triển hạ tầng làm chủ đầu tư, tự huy động các nguồn vốn theo quy định
của pháp luật để xây dựng hạ tầng kỹ thuật; các công trình hạ tầng ngoài hàng
rào do ngân sách đầu tư. Trong đó 05 KCN, KCNC do các nhà đầu tư nước
ngoài làm chủ đầu tư (Bắc Thăng Long, Nội Bài, Bắc Thường Tín, Khu công
nghệ cao sinh học, Khu công nghiệp Quang Minh II).
- Đốivới các cụm công nghiệp: Trên địa bàn thành phố có 20 cụm công
nghiệp, 44 điểm công nghiệp làng nghề do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ
đầu tư. Các cụm, điểm công nghiệp do UBND cấp huyện, xã làm chủ đầu tư
chủ yếu huy động các nguồn vốn như: vốn ứng trước của các nhà đầu tư thứ
phát; vốn vay từ quỹ đầu tư phát triển; vốn tạm ứng ngân sách... để thực hiện.
Suất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm CN trên địa bàn
thành phố Hà Nội bình quân 14 tỷ đồng/ha, cao nhất so với các địa phương
khác trên cả nước và cao hơn rất nhiều so với bình quân chung cả nước. Tỷ lệ
vốn đầu tư cao tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội xây dựng đồng bộ và với
tiêu chuẩn cao các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu, cụm công nghiệp, đáp
ứng được các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật của hầu hết các loại hình, ngành nghề
dự án đầu tư vào Thành phố.
* Về lao động trong các khu, cụm công nghiệp
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước
nên có sức thu hút lao động từ các địa phương khác đến công tác, làm việc rất
lớn. Tính đến hết tháng 12/2012, tổng số lao động làm việc tại các KCN trên
địa bàn Thành phố Hà Nội là 115.100 người, trong đó có 1.068 lao động là
người nước ngoài; tại các CCN là 111.117 lao động, chủ yếu là lao động tại
các địa phương có cụm công nghiệp hoạt động.
Bảng 1.6. Tổng hợp lao động làm việc trong các KCN đến 2012
Đơn vị tính: người
TT Tên KCN 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Bắc Thăng Long 22542 34244 48673 49789 50704 56050
2 Nam Thăng Long 5 15 431 451 2756 860
3 Nội Bài 3974 5446 7786 11883 12110 12.513
4 Hà Nội- Đài Tư 9 125 940 1498 1636 1.905
5 Sài Đồng B 10605 12163 10006 9678 9873 10.925
6 Thạch Thất- Quốc Oai 575 780 1155 1825 3014 4.334
7 Phú Nghĩa 1120 1395 1880 3538 4251 4.809
8 Quang Minh I+II 12156 13265 15618 17537 18229 23.616
Tổng cộng 50986 67433 86489 96235 102573 115012
(Nguồn:[2], [6])
Bảng 1.7. Tổng số lao động làm việc trong các CCN đến năm 2012
TT Danh mục
Số lượng
(cụm)
Số lao động
(người)
I Cụm CN: 44 74332
1 CCN đã lấp đầy diện tích 21 46120
2
CCN đang giải phóng mặt bằng, xây dựng
hạ tầng kỹ thuật
15 28212
3 CCN đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng 8 0
II CCN làng nghề 59 36785
1 CCN làng nghề đã lấp đầy diện tích 22 20855
2
CCN làng nghề đang giải phóng mặt bằng,
xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư
29 15930
3
CCN làng nghề đang chuẩn bị đầu tư, xây
dựng hạ tầng kỹ thuật
8 0
Tổng cộng (I+II) 103 111117
(Nguồn: [44])
Lực lượng lao độngđang làm việc tại các KCN, CCN trên địa bàn Thành
phố Hà Nội hiện nay đa số trẻ tuổi, từ 19 đến 35 tuổi chiếm 90% trong tổng số
lao động. Đây là lực lượng nòng cốtcho quá trình CNH, HĐH của đất nước nói
chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trình độ học vấn của lao động cũng tương
đốicao, trình độ văn hóa 12/12 chiếm 90% tổng số lao động; tỷ lệ lao động nữ
khá cao, chiếm bình quân 69,45% tổng số lao động.
* Hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trong khu, cụm CN:
Các KCN, CCN Hà Nội là nơi tập trung nhiều dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp kỹ thuật cao của các nhà đầu tư uy tín trên thế giới, chủ yếu là nhà đầu
tư Nhật Bản như Canon, Panasonic, Nissei Electric, Hoya… Với công nghệ
hiện đại, trình độ sản xuất tiên tiến. Các nhà đầu tư đã góp phần không nhỏ vào
tăng trưởng kinh tế của Thành phố, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nâng cao
trình độ công nghệ, giá trị gia tăng ngành công nghiệp trên địa bàn và thu hút,
đào tạo độingũ lao động trong nước, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và lao động của Thành phố theo hướng CNH, HĐH.
Tổngsố dự án đầu tư đãcấp phép vào các KCN là 1.715 dự án, trong đó
gần 300 dự án đầu tư nước ngoài (hầu hết tại các KCN tập trung); bình quân
1,3 ha/dự án; hơn 40% số dự án đã đi vào hoạt động SXKD ổn định.
Đốivới CCNđến nay đã thu hút được 3229 dự án của các doanh nghiệp,
hộ gia đình cá nhân thuê đất để sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính,
suy giảm kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN,
CCN Hà Nội có khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhưng các
doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, duy trì hoạt động SXKD, tíchcực quảng cáo,
tiếp thị, giảm giá để tiêu thụ sản phẩm nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài nên tốc độ tăng trưởng SXKD và xuất khẩu được giữ vững, doanh
thu tăng so với năm trước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp khu côngnghiệp đạt được mức tăng trưởng khá cao, doanh thu năm sau
cao hơn năm trước.
- Giá trị sản xuất và đónggóp ngân sách của các khu, cụm CN ngày càng
tăng:
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp: 75.000
tỷ đồng; giá trị nộp ngân sách: 1.500 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu của các khu,
cụm công nghiệp đạt 2,1 tỷ USD.
Sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đã chiếm tỷ trọng
lớn và quan trọng trong sản xuất công nghiệp của Thành phố nói chung; cụ thể
chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu
toàn Thành phố. Tỷ lệ này cho thấy ảnh hưởng của sự phát triển khu, cụm CN
đối với tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế của Thành phố là hết sức quan
trọng, khẳng định tính đúng đắn trong định hướng, chủ trương phát triển các
khu, cụm CN của Thành phố thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, thực hiện
chủ trương di dời tất cả những cơ sở sản xuất riêng lẻ nằm trong các khu dân
cư, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào hoạt động SXKD
trong các khu, cụm CN thì vai trò, đóng góp vào GDP, tăng trưởng kinh tế và
thu ngân sách của Thành phố sẽ ngày càng tăng cao.
- Đóng góp to lớn vào giải quyết vấn đề xã hội.
Phát triển các khu, cụm đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết
việc làm cho người lao động; tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị, dịch vụ của
Thành phố phát triển với tốc độ cao trong nhiều năm qua; bộ mặt đô thị, nông
thôn thay đổinhanh chóng;đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao. Khẳng định này đã được chứng minh bởi số lao
đông việc làm mà các khu, cụm công nghiệp Thành phố tạo ra.
1.2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển khu, cụm
công nghiệp Hà Nội
* Hạn chế trong phát triển khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội
Thứ nhất, công tác quy hoạch phân bố không gian phát triển các khu,
cụm công nghiệp chưa thực sự phù hợp.
Hầu hết các khu, cụm CN quy hoạch phát triển trên hiện trạng là đất
trồng lúa hai vụ. Đây là vấn đề chưa thật phù hợp trong quy hoạch phát triển
khu, cụm công nghiệp. Bởi sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội, nông
dân, nông thôn Hà Nội còn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy tỷ trọng nông nghiệp trong
tổng GDP của Thành phố chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng phần lớn nông dân lại sống
nhờ vào thu nhập từ nông nghiệp và đất đai đối với nông dân là tư liệu sản xuất
đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên đất
hai lúa không những ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn tác động đến
thu nhập và đời sốngcủa đại bộ phận nông dân Thủ đô. Một số khu, cụm công
nghiệp nằm trong khu vực nội thành hoặc các khu dân cư tập trung như: Khu
công nghiệp Sài Đồng - quận Long Biên, Cụm công nghiệp Cầu Giấy - quận
Cầu Giấy, Cụm công nghiệp Yên Nghĩa - quận Hà Đông... gây áp lực về giao
thông, ô nhiễm môi trường… là thể hiện sựhạn chế, bất cập trong công tác quy
hoạch.
Thứ hai, một số khu, cụm công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng chậm so với tiến độ làm ảnh hưởng đến sự thu hút đầu tư.
Thực tế cho thấy sức thu hút các dự án vào khu, cụm công nghiệp chậm
là do việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN triển khai chậm so
với tiến độ nên ảnh hưởng đến nguồn cung, không đáp ứng kịp thời nhu cầu
của nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng không minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận
quỹ đất giữa các nhà đầu tư cũng như lựa chọn thu hút các nhà đầu tư phù hợp
vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm CN của Thành phố.
Thứ ba, tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm CN của
Thành phố cao làm giảm tính hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
các khu, cụm công nghiệp của Hà Nội rất lớn, cao hơn nhiều so với các địa
phương khác. Nhiều dự án chiếm tới hơn 50% tổng vốn đầu tư nên thực tế tỷ lệ
vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không cao. Nhiều
cụm CN, đặc biệt là các cụm CN làng nghề tại một số huyện của tỉnh Hà Tây
trước đây xây dựng không đồng bộ, thiếu nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật
thiết yếu, nhất là các công trình xử lý nước thải, chất thải nên khi đi vào hoạt
động không phát huy được hiệu quả, việc khắc phục rất khó khăn và tốn kém
nhiều chi phí.
Thứtư, tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao, nhưng chất lượng toàn diện
so với yêu cầu của các doanh nghiêp sử dụng trong khu, cụm công nghiệp còn
có khoảng cách lớn.
Thực tế khảo sát và qua báo cáo thống kê tại các khu, cụm công nghiệp
Hà Nội, số côngnhân lao động có nguồn gốc từ nông nghiệp chiếm 77,9%. Số
công nhân này còn mang nặng tư tưởng, tác phong của người nông dân rất rõ.
Phần lớn số côngnhân này chỉ được đào tạo ngắn hạn, tính ổn định trong công
việc chưa cao dẫn đến trong quan hệ lao động giữa người lao động và sử dụng
lao động ít được cải thiện.
Mặc dù lao động của Hà Nội tương đối đông và là một trong những
Thành phố có số lao động qua đào tạo cao nhất so các trung tâm công nghiệp
khác cả nước, nhưng tỷ lệ lao độngqua đào tạo cũng chỉ đạt 45%, trong đó lao
động qua đào tạo nghề đạt 23%. Chất lượng lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành.
Mộtsố lượnglớn lao độnglà ngườiở tỉnhngoàidồnvềHà Nội. Nhà ở cho
lao độngthiếu nghiêm trọng, phầnlớn phảiđithuênhà tự xây; tiền thuê nhà trong
lương chiếm tỷ trọng cao; người lao động thiếu nơi vui chơi, giải trí.
Phát triển khu, cụm CN cũng đem lại nhiều bất cập về mặt xã hội cần
phải được giải quyết như: Tình trạng người lao động quá tuổi, lao động không
được đào tạo khi bị thu hồi đất, không có công ăn việc làm; các tệ nạn xã hội,
mất an ninh trật tự, khiếu nại tố cáo liên quan đến thu hồi đất... gây bất ổn xã
hội chưa được giải quyết triệt để.
Thứ năm, phát triển các khu, cụm công nghiệp Hà Nội làm nảy sinh
những bất cập về môi trường thể hiện sự phát triển chưa thật sự bền vững.
Đến nay trong tổng số các khu, cụm CN của Hà Nội mới có 6 KCN; 4
CCN xây dựng hệ thống xử lý nước thải do được đầu tư xây dựng ngay từ ban
đầu và đưa vào giá thành suất đầu tư của các nhà đầu tư thứ phát. Có 07 CCN
đang tiến hành xây dựng nhưng tiến độ chậm do việc thu hồi đất, GPMB, vốn
đầu tư gặp khó khăn; 13 CCN có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải
nhưng chưa xây dựng do đầu tư không đồng bộ. Nhận thức của nhà đầu tư về
môi trường cònhạn chế; 77 CCN với diện tích 2149 ha không có quy hoạch hệ
thống xử lý nước thải trong quy hoạch chi tiết [44].
Một số KCN, CCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được
duyệt nhưng hầu hết các CCN chưa được xây dựng hạ tầng một cách đồng bộ,
chưa có cơ sở dịch vụ xử lý chất thải tập trung, cho nên đã nẩy sinh một số
vấn đề môi trường phức tạp, nhất là vấn đề nước thải, bụi, tiếng ồn, khí thải ở
một số khu vực. Nhiều CCN chưa đầu tư cho công tác xử lý chất thải, cũng
như chưa có kinh nghiệm và phương pháp tiên tiến để xử lý chất thải mà chủ
yếu là tự tiêu huỷ hoặc xả thải một cách tự nhiên và giao phó cho khả năng tái
tạo của tự nhiên, trong khi các CCN lại nằm xen kẽ trong các khu dân cư vì
thế việc xử lý môi trường càng khó khăn, phức tạp và hết sức cần thiết.
Chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, cụm công
nghiệp rất hạn chế: Hầu hết các khu, cụm công nghiệp cũng như các dự án
đầu tư thứ phát tại khu, cụm công nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ các
qui định về bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, về tổ chức quản lý các khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn
chế, bất cập.
Quản lý nhà nước về đầu tư: Thủ tục đầu tư, giao đất cho các dự án đầu
tư thứ phát vào các cụm công nghiệp còn phức tạp, nhiều đầu mối gây khó
khăn cho nhà đầu tư hơn so với đầu tư vào các khu công nghiệp. Chưa đáp ứng
được mục tiêu thực hiện ưu đãi cao hơn cho phát triển cụm công nghiệp (trước
mắt là thủ tục hành chính). Tình trạng tiếp nhận đầu tư, bố trí các dự án đầu tư
thứ phát không đúng quy hoạch vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các cụm
côngnghiệp. Khảo sát tại 01 khu côngnghiệp, 03 cụm công nghiệp đều có tình
trạng tiếp nhận, bố trí các dựán không đúng ngành nghề theo quy hoạch chi tiết
được phê duyệt. Các dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp triển khai thực
hiện dự án chậm tiến độ, không đúng nội dung đầu tư được cấp phép, chuyển
nhượng dự án trái phép... vẫn diễn ra khá phổ biến. Công tác phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư vào các khu, cụm
công nghiệp còn hạn chế.
Quản lý nhà nước về xây dựng: Phân cấp, ủy quyền về quy hoạch, cấp
phép và quản lý xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp Hà Nội hiện nay còn
nhiều bất cập và chưa thống nhất. Tình trạng các dự án không thực hiện đầy đủ
hoặc vi phạm các quy định về quản lý xây dựng vẫn diễn ra phổ biến như:
Không có giấy phép xây dựng, xây dựng không đúng giấy phép... đặc biệt, tại
nhiều điểm công nghiệp làng nghề, các hộ dân đã xây dựng thành nhà ở, biến
điểm công nghiệp thành điểm dân cư nông thôn.
Quản lý nhà nước về đất đai tại khu, cụm công nghiệp: Quản lý đất đai
theo quy định của Luật Đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém: tình trạng sử dụng
đất sai mục đích tại các khu, cụm công nghiệp còn phổ biến như: Sử dụng
không đúng mục tiêu dự án; chuyển nhượng đất đai trái phép; không triển khai
hoặc triển khai dự án chậm tiến độ;... dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai.
Tóm lại, nhìn chung, quản lý nhà nước về khu, cụm CN còn nhiều bất
cập, hạn chế cả về cơ chế chính sách cũng như năng lực tổ chức thực hiện.
* Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển khu, cụm công
nghiệp Hà Nội
Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển các khu, cụm công
nghiệp ở Hà Nội có cả khách quan và chủ quan, nhưng tựu chung lại có một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do các khu, cụm CN của Thành phố được quy
hoạch, phát triển riêng rẽ của nhiều địa phương (Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà
Tây và huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc trước khi sát nhập).
Hà Nội mới được mở rộng theo Nghị quyết của Quốc hội vào giữa năm
2008. Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch trước thời gian này là do
từng địa phương xây dựng. Theo đó, trong bối cảnh mới hiện nay, những quy
hoạch này phải được điều chỉnh để phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô; đồng thời phải tính đến
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Thủ đô cũng như để Hà
Nội trở thành đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Đó vừa là nguyên nhân
khách quan vừa là yêu cầu phát triển mới của Thủ đô. Vì vậy, những thay đổi,
điều chỉnh này ít nhiều tác động đến sự phát triển của các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Thứ hai, trong mấy năm qua, Hà Nội chưa làm tốt công tác dự báo
chính xác tốc độ đô thị hóa của Thành phố.
Mấy năm quanhiều khu, cụm CN khi quy hoạch, xây dựng nằm ở vùng
ngoại thành, nhưng hiện nay do tốc độ đô thị hóa nhanh nên những khu, cụm
côngnghiệp này đãnằm trọn trongnộithành, khu vực dân cư đô thị và vùng đô
thị lõi củaThành phố theo quy hoạchchungxây dựngThủ đô đến năm 2050. Vì
vậy, những khu, cụm công nghiệp này không còn phù hợp với quy hoạch phát
triển mới, phải di dời hoặc chuyển đổi sử dụng vào mục đích khác.
Thứba, cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và của Hà Nội nói
riêng còn nhiều bất cập chưa theo kịp thực tiễn phát triển các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Sự phát triển khu, cụm CN là lĩnh vực mới của Thành phố nên hệ
thống cơ chế, chính sách từ Trung ương đến địa phương chưa đầy đủ và đồng
bộ, thậm chí cònlạc hậu; năng lực cán bộ quản lý nhiều nơi chưa đáp ứng được
yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự phát triển của các khu, cụm
côngnghiệp cònbị buông lỏng. Các luật pháp, chính sách lạc hậu dễ nhận biết
nhất là Luật và chính sách đất đai; cơ chế đề bù, cơ chế giải phóng mặt bằng,
giá cả đất đai không sát với thị trường. Côngtác cải cáchhành chínhcủa Thành
phố liên quan đến đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp chậm chạp, thủ
rườn rà… là một trong những nguyên nhân gây cản trở tốc độ phát triển các
khu, cụm công nghiệp, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài
nước.
Thứtư, cơ cấu phát triển các khu, cụm công nghiệp không rõ ràng nhất
là việc hình thành các khu, cụm công nghiệp theo chức năng ngành hàng
chuyên biệt hay tạo ra sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về
kinh tế - kỹ thuật để cùng phát triển.
Có thể thấy, hầu hết các khu, cụm công nghiệp Hà Nội đều thu hút các
dự án đầu tư theo hướng đa ngành, ít có sự lựa chọn hoặc định hướng cho các
nhà đầu tư vào những ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Hà Nội mong
muốn. Tâm lý nhanh chóng lấp đầy diện tích các khu, cụm công nghiệp trở
thành mục tiêu thường trực của các nhà quản lý. Vì vậy, sự phát triển các khu,
cụm công nghiệp theo chức năng ngành, lĩnh vực sản xuất hoặc tạo sự liên kết
để phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp trong cùng một khu, cụm
côngnghiệp rất hạn chế. Theo đó sức cạnh tranh của sản phẩm do các khu, cụm
công nghiệp Hà Nội sản xuất chưa thật cao.
Thứnăm, các khu, cụm công nghiệp Hà Nội chưa thật sự quan tâm đến
bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm
công nghiệp và địa bàn xung quanh, trước hết do nhận thức về bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp còn kém; biểu hiện là việc ngay từ khi xây dựng
dự án đầu tư, các thủ tục xin cấp đất, phương pháp đầu tư công nghệ, tổ chức
sản xuất, hiệu quả vốn đầu tư, lợi nhuận... được các chủ dự án tính toán rất chi
tiết nhưng các giải pháp bảo vệ môi trường hầu như không đề cập tới hoặc có
nhưng rất sơ sài hoặc cho rằng hoạt động của dự án không ảnh hưởng tới môi
trường. Chính vì vậy khi triển khai thực hiện dự án không có các biện pháp
ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
Công tác kiểm tra thực hiện Luật bảo vệ môi trường ở các doanh
nghiệp chưa sâu sát, chưa thường xuyên và biện pháp xử lý chưa kiên quyết.
Công tác tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ môi trường chưa được thực hiện
thường xuyên, liên tục và có hiện quả. Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng KCN, CCN và cơ sở sản xuất hầu như đang ở giai đoạn san lấp, tôn
tạo mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng nên cộng đồng dân cư xung quanh đã
phải chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ô nhiễm môi trường tại
các KCN, CCN vẫn là vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng.
1.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển các khu, cụm
công nghiệp Thành phố Hà Nội
Thứ nhất, về dài hạn đầu tư phát triển loại hình khu công nghiệp tập
trung trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
hơn so với loại hình cụm công nghiệp; tuy nhiên trong ngắn hạn song song
với việc phát triển loại hình khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung
cần thiết phải phát triển loại hình cụm công nghiệp để phát huy ưu thế về chi
phí đầu tư, tận dụng quĩ đất nhỏ lẻ, xen kẹp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
cũng như tính linh hoạt trong việc chuyển đổi mục đích khi các yếu tố, điều
kiện phát triển có liên quan thay đổi.
Thứ hai, phát triển loại hình cụm công nghiệp làng nghề là đặc thù, lợi
thế trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội nói chung, khu vực
nông thôn của Thành phố nói riêng. Phát triển cụm công nghiệp làng nghề
bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi
trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ ba, thực hiện sâu rộng và triệt để công tác xã hội hoá trong việc
đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích các loại hình doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển khu, cụm công
nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thứ tư, chú trọng phát triển mô hình khu, cụm công nghiệp có tính chất
chuyên ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện liên kết sản
xuất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, phát triển loại hình cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng
nghề do đặc thù bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn đáp ứng mục tiêu về
xã hội như giải quyết tính trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho
khu vực nông thôn… nên cần phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cao
hơn so với loại hình khu công nghiệp tập trung.
Thứ sáu, cần chú trọng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch khu,
cụm công nghiệp; Tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
*
* *
Hình thành và phát triển khu, cụm công nghiệp là xu hướng tất yếu của
mỗi quốc gia và của mỗi địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội. Phát triển các
khu, cụm công nghiệp là xương sống, nền tảng để phát triển công nghiệp nói
riêng và phát triển KT-XH nói chung. Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích cơ sở
lý luận và thực tiễn của Thành phố Hà Nội, đề tài thống nhất khái niệm "Khu
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdf
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdfTÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdf
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdfNuioKila
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Zelda NGUYEN
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...Joseph Hung
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namTrương Ý
 
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)nguyen ducthang
 
Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh BUG Corporation
 
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 

What's hot (20)

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdf
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdfTÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdf
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN.pdf
 
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
 
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sảnLuận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Luận án: So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
 
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
Đề tài: Quản lý Quảng cáo ngoài trời tại Phú Thọ, HOT!
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)
Quản trị chiến lược (học viện bưu chính viễn thông)
 
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAYBài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
 
Slide luật thương mại
Slide luật thương mạiSlide luật thương mại
Slide luật thương mại
 
Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh
 
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 2. ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 

Similar to Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY

Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...jackjohn45
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...nataliej4
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 

Similar to Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY (20)

Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAYĐề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt mayLuận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
Luận văn: Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.docThu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Fdi) Vào Khu Công Nghệ Cao Đà Nẵng.doc
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoàiLuận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Luận án: Đảng bộ lãnh đạo vận động người Việt Nam ở nước ngoài
 
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
 
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đChính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGÔ QUỐC CA PH¸T TRIÓN C¸C KHU. CôM C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGÔ QUỐC CA PH¸T TRIÓN C¸C KHU. CôM C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Mã số: KINH TẾ CHÍNH TRỊ 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRƯƠNG TUẤN BIỂU HÀ NỘI - 2013 HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 9 1.1 Lý luận chung về phát triển khu côngnghiệp, cụm côngnghiệp 9 1.2 Thực trạng phát triển các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 25 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI 47 2.1 Xu hướng và triển vọng phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện nay 47 2.2 Quan điểm phát triển khu, cụm côngnghiệp thành phố Hà Nội 49 2.3 Một số giải pháp chủ yếu phát triển các khu, cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội trong thời gian tới 60 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 81
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1. Côngnghiệp CN 2. Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3. Cụm công nghiệp CCN 4. Côngnghiệp – Tiểu thủ côngnghiệp CN-TTCN 5. Doanh nghiệp nhà nước DNNN 6. Đầu tư phát triển ĐTPT 7. Giải phóng mặt bằng GPMB 8. Khoa học kỹ thuật KHKT 9. Kinh tế - xã hội KT-XH 10. Khu chế xuất KCX 11. Khu công nghệ cao KCNC 12. Khu công nghiệp KCN 13. Ngân sách nhà nước NSNN 14. Quản lý nhà nước QLNN 15. Sản xuất kinh doanh SXKD 16. Ủy ban nhân dân UBND
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam, từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất. Đến nay, các KCN đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ khoa học - côngnghệ và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX và các CCN tại các địa phương trên cả nước trong những năm qua đã cho thấy những đóng góp quan trọng trong việc tăng tỷ trọng GDP, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của các địa phương và trên cả nước. Những đóng góp tích cực của KCN, KCX và các CCN vào phát triển kinh tế, xã hội trong hơn 20 năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển KCN, KCX và các CCN. Thành phố Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nói chung và KCN, CCN nói riêng. Trong đó các KCN, CCN được coi là các trung tâm, là xương sống của nền công nghiệp Thủ đô và các tỉnh lân cận. Các KCN, CCNcủa Hà Nội đã phát triển một cáchnhanh chóng, hiệu quả, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm tăng nhanh tốc độ CNH, HĐH và tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội và cả nước. Các KCN thành lập trong giai đoạn đầu đến nay cơ bản đã lấp đầy diện tích đất
  • 6. công nghiệp, Hà Nội đã phát triển thêm một số KCN mới và các CCN nhằm tạo thêm quỹ đất thu hút đầu tư trong giai đoạn tới. Kết quả xây dựng và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tạo dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thành phố. Hoạt độngcủa các KCN, CCN đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Thành phố theo hướng CNH, HĐH. Sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng trong ngành sản xuất côngnghiệp của Thành phố, cụ thể: Chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu toàn Thành phố. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN nghiệp đạt 75.000 tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách 1.500 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tổng số lao động đang làm việc tại các KCN, CCN hơn 200.000 lao động. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng thực tế trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp cho thấy chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Thành phố. Mặt khác, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá 12 về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, các yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội có sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự mở rộng quỹ đất phát triển công nghiệp, đây là cơ hội có tính đột phá để phát triển các khu, cụm công nghiệp của Thành phố Hà Nội. Đó chính là lý do chủ yếu để học viên quyết định lựa chọn đề tài "Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ - chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương phát triển các KCN đến nay đã có các cuộc hộithảo liên quan đến đề tài và đặc biệt là có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hiệu quả
  • 7. kinh tế - xã hội của các KCN, các giải pháp phát triển KCN ở một số địa phư- ơng, tác động của phát triển các KCN đến các vấn đề xã hội hoặc nghiên cứu vấn đề việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN, vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại KCN. Dưới dạng sách nghiên cứu, hội thảo, bài viết tham luận tại các hội thảo chuyên đề có các công trình: "Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế" của Viện Kinh tế học năm 1994; "Khu công nghiệp,khu chế xuấtcác tỉnh phía Nam"của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản năm 2002, nhằm đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các tỉnh phía Nam nước ta. Năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiệm thu đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu mô hình quảnlýnhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam" nội dung của đề tài là nhằm mục đích giới thiệu kinh nghiệm quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của nước ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình quản lý hiện đang áp dụng tại Việt Nam, đồng thời đề xuất một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm tiếp theo. Năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo với chủ đề "Phát triển khu công nghiệp, khu chếxuất ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn" tại Thanh Hóa đã có 40 bài tham luận gửi đến Hội thảo. Các bài viết đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản, như vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KCN, KCX, một số vấn đề lý luận, quy hoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát triển KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của các KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực cho các KCN, KCX. Tháng 7/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức "Hội nghị - hội thảo quốcgia 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở
  • 8. Việt Nam" tại Long An nhằm đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta, kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các KCN, KCX. Dưới dạng luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học có một số công trình: Luận án Tiến sỹ kinh tế (năm 1994): "Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nướcđối với khu công nghiệp ở Việt Nam"của tác giả Lê Tuyển Cử. Luận án đã nghiên cứuthực trạng hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam. Đánh giá những ưu, nhược điểm đã đạt được trong hoạt động phát triển và công tác QLNN các KCN, chỉ ra những yếu kém và nguyên nhân của chúng. - Luận án tiến sỹkinh tế (năm 2007): “Hoànthiệnchínhsách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam - Thôngquathựctiễn cáckhu công nghiệp miền Bắc” của tác giả Lê Hồng Yến. Luận án đã đềcập đếnmột số vấn đề cơ bản về chính sách và mô hình tổ chức QLNN đốivới việc phát triển KCN. Chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với việc phát triển KCN giai đoạn 1994-2006. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lí nhà nước đối với việc phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài được đề cập ở trên mới tập trung nghiên cứu những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước hoặc trên một địa bàn - một vùng, một tỉnh khác và chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ QLNN về khu, cụm công nghiệp. Cho đến nay, ở Thành phố Hà Nội chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển các khu, cụm công nghiệp. Do vậy đề tài mà học viên lựa chọn nghiên cứu là đề tài mới, không trùng lặp với công trình khoa học nào đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển các khu, cụm công nghiệp trong quá trình
  • 9. côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu cho phát triển các khu, cụm công nghiệp của Thành phố trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội và tìm nguyên nhân chủ yếu của các thực trạng đó. - Đề xuất quan điểm cơ bảnvà giải pháp chủyếu nhằm pháttriển các khu, cụm côngnghiệp phù hợp với đặc thù và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về không gian nghiên cứu là địa bàn Thành phố Hà Nội. - Về thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước có liên quan; Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đồng thời sử dụng lý luận kinh tế chính trị học về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận văn. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp
  • 10. phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp lôgíc lịch sử và tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoạch định các chủ trương, chínhsách về phát triển các khu, cụm công nghiệp phù hợp với đặc thù và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, của Thành phố; học tập, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính trị tại các trường đại học, học viện. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.
  • 11. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Lý luận chung về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về khu, cụm công nghiệp * Khái niệm khu công nghiệp Thuật ngữ KCN xuất hiện từ cuốithế kỷ XIX khi các KCN được bắt đầu hình thành và phát triển nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm KCN. Theo quan niệm thông thường: KCN là khu vực có tính chất độc lập, trong đó có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa, thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. KCN là một trong các loại hình của khu kinh tế đặc biệt. Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) thể hiện trong tài liệu khu chế xuất tại các nước đang phát triển (Export processingZone in Developing Countries) công bố năm 1990 thì: KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần cònlại của nước chủ nhà. Trongđó, đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế. - Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về khu chế xuất (World Export Processing Zone Association - WEPZA), KCX là tất cả khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt độngnhư cảng tự do, khu mậu dịch tự do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này côngnhận. Cũng từ quan điểm này, do nhu cầu phát triển của các mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng, xuất phát từ
  • 12. yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển, khái niệm này đã được bổ sung bằng quan niệm mới như khu kinh tế mở, thành phố mở, đặc khu kinh tế... Ngoài các quan niệm của các tổ chức, hiệp hội quốc tế, các nước cũng có những quan niệm khác như: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở. Hoặc KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Ma-lai-xi-a, In-đô- nê-xi-a, Thái Lan, Đài Loan. Như vậy, trên thế giới có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về KCN, song về cơ bản có thể thống nhất với nhau ở những điểm sau đây: Thứnhất, KCNlà bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của mỗi quốc gia, thường là những khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại; được Chính phủ nước sở tại cho phép xây dựng và phát triển. Thứ hai, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng những quy chế đặc biệt, các chínhsáchưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. Là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chínhsách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính - tiền tệ, môi trường đầu tư… Thứ ba, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về chính sách ưu tiên hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách phát triển kinh tế - xã hội mở cửa của một quốc gia.
  • 13. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau nhưng tựu trung lại trên thế giới hiện nay có hai mô hình phát triển KCN, từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN. - Định nghĩa 1: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như KCN thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. - Định nghĩa 2: KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan... đã hình thành nhiều KCN với quy mô khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm KCN lần đầu tiên được xuất hiện tại Luật đầu tư nước ngoài năm 1986 và được định nghĩa: “Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập” [13, tr.4]. Tại Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, KCN được định nghĩa: “KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống” [18, tr.2]. Tại Quy chế KCN, KCX, khu kinh tế - ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, KCN được định nghĩa: “Là khu tập trung các doanh nghiệp, KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chínhphủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất” [19, tr.3]. Nghị định số 29/2008/NĐ-CPngày14/3/2008củaChính phủ Quy định về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế. Tại khoản 1 Điều 2, KCN được định nghĩa là
  • 14. “Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp, có ranhgiớiđịa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [22, tr.3]. Như vậy, qua việc nghiên cứu các quan niệm, khái niệm về KCN của các nước trên thế giới và quy định về KCN của nước ta qua các thời kỳ, tác giả luận văn đồng ý với khái niệm: "Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống và do Nhà nước quyết định thành lập". * Khái niệm cụm công nghiệp Hiện nay có nhiều cách hiểu sự hiểu không hoàn toàn giống nhau về Cụm công nghiệp. Khái niệm Cụm công nghiệp “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall, xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nước Anh. Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung; sự lan toả của thông tin; sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các cơ sở với nhau và sự phát triển của thị trường lao động dạng có tay nghề cao. Khái niệm CCN theo cách tiếp cận của Michael Porter, CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm các ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng như các nhà sản xuất các sản phẩm khác có liên quan. Các CCN cũng có thể bao gồm các tổ chức như trường đại học, viện nghiên cứu, trường đào tạo nghề và các hiệp hội thương mại. Theo OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế): Các CCN có thể được coi “là hệ thống sản xuất gồm có các hãng phụ thuộc lẫn nhau (các nhà cung cấp chuyên nghiệp), các tổ chức đào tạo, các tổ chức trung gian và khách hàng, liên kết với nhau trong một hệ thống sản xuất gia tăng giá trị”. Ở Việt Nam, từ khi có Quyết định 132/2000/QĐ- TTg ngày 24/11/2000
  • 15. về một số chínhsách, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đến trước khi có Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009, CCN được hiểu và gọi tên rất khác nhau giữa các địa phương trong cả nước, nơi thì gọi là CCN làng nghề, nơi gọi là Cụm công nghiệp nông thôn, nơi gọi là Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề… Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, CCN là nơi tập trung các đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh. Bắc Ninh còn sử dụng khái niệm “Cụm công nghiệp làng nghề” để nói đến các KCN nhỏ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Quyết định 105/2009/QĐ-TTgngày19/8/2009 ban hành Quy chế quản lý CCN đã thống nhất tên gọi là CCN và định nghĩa như sau: "CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha” [24, tr.2]. Theo Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2010 của UBND Thành phố Hà Nội thì Cụm công nghiệp được hiểu: “Cụm công nghiệp (bao gồm cụm công nghiệp - cụm tiểu thủ công nghiệp) là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, có hàng rào tách biệt, không có dân cư sinh sống; có hệ thống kết cấu hạ tầng chung được xây dựng đồng bộ, có đầy đủ các điều kiện để sản xuất kinh doanh thuận lợi, an toàn và bền vững nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá cá nhân, hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công
  • 16. nghiệp ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lập. Cụm côngnghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha” [50, tr.3]. Qua các khái niệm về CCN, cách hiểu về CCN có điểm giống nhau và thống nhất: CCN là tập trung về mặt địa lý các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức trong một khu vực địa lý, có ranh giới riêng, không có dân cư sinh sống; CCN là sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các hộ gia đình sản xuất, các tổ chức... Tuy nhiên, quan niệm về CCN của Việt Nam có các điểm khác với quan niệm ở nước ngoài là: Thứ nhất, mục tiêu chủ yếu của thành lập, phát triển CCN ở nước ngoài là phát triển liên kết, nâng cao khả năng cạnh tranh, còn mục tiêu trực tiếp của CCN ở Việt Nam hiện nay là: thu hút, di dời các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; sắp xếp làm tăng kết cấu hạ tầng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và khắc phục ô nhiễm môi trường. Thứ hai, các thành viên tham gia CCN ở nước ngoài khá rộng rãi, bao gồm các nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất, các tổ chức dịch vụ, các trường đại học và viện nghiên cứu có quan hệ với nhau trong chuỗi giá trị sản xuất; còn ở Việt Nam, CCN chỉ tập trung các cơ sở sản xuất - kinh doanh có liên hệ với nhau chủ yếu trong sử dụng chung kết cấu hạ tầng và trong xử lý môi trường. Thứba, trình độ và tính chất của mối liên kết kinh tế giữa các thành viên trong CCN nước ngoài cao hơn so với Việt Nam. Qua phân tích khái niệm về CCN nêu trên, tác giả nhận thấy khái niệm về CCN tại Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội đảm bảo được các nội dung: Khái quát đầy đủ cả cụm công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp; khẳng định phải có hệ thống kết cấu hạ tầng chung được xây dựng đồng bộ;phải có đầy đủ các điều kiện để sản xuất kinh doanh thuận lợi, an toàn và bền vững.
  • 17. Như vậy có thể nói rằng CCN là một dạng KCN nhưng có quy mô nhỏ hơn, mục tiêu chủ yếu thu hút đầu tư phát triển sản xuất tại các làng nghề, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và do chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý. Từ khái niệm KCN, CCN có thể hiểu: Phát triển các khu, cụm công nghiệp là hoạtđộng của Đảng, Nhà nước, đảng bộ, chính quyền địa phương bằng đườnglối, chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm gia tăng số lượng, chấtlượng, cơ cấu các khu, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư của mọi thành phầnkinh tế vào sản xuấtkinh doanh đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đấtnước, địa phương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Phát triển khu, cụm công nghiệp được thể hiện trên 3 nội dung cơ bản là: Phát triển số lượng các khu, cụm công nghiệp; phát triển các khu, cụm công nghiệp về chất lượng và phát triển cơ cấu các khu, cụm công nghiệp theo yêu cầu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, địa phương trong từng thời kỳ. 1.1.2.Đặcđiểm khu côngnghiệp,cụm công nghiệp thành phố Hà Nội * Đặc điểm khu công nghiệp - Xét về mặt địa lý: KCNlà phầnlãnh thổ củađấtnước, có diện tích tương đốilớn. Mỗimộtkhu côngnghiệp có diệntíchrộnghàngtrămđếnvài trăm hécta. KCN thường cách xa khu dân cư và không cho phép dân cư sinh sống. - Về mặt kinh tế: Thứ nhất, KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp với sự tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt nên tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu khi xây dựng KCN là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm,
  • 18. phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thứhai, KCN là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu phát triển của khoa học côngnghệ, kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản lý của quốc tế vào quá trình sản xuất. Thực tiễn cho thấy, việc tiếp nhận những thành tựu khoa học, công nghệ trong các KCN có nhiều ưu thế hơn hẳn so với các đơn vị sản xuất, kinh doanh ở ngoài KCN. Bằng cách này, các KCN đã góp phần tạo ra một lượng hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao, tạo ra thế đứng mới cho nền kinh tế. Thứ ba, KCN là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, bền vững. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai nhanh dự án. Thứtư, KCN có địa bàn rộng thường là vài chục đến vài trăm hécta và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp. Do vậy, cùng với quá trình hoạt động của mình, KCN có thể kéo theo những hậu quả xã hội nhất định như: Để hình thành KCN, các địa phương đã phải thu hồi một diện tích đất khá lớn mà chủ yếu là đất nông nghiệp, chính điều đó đã dẫn đến một lượng lớn người lao động không có việc làm, nếu không có chính sách giải quyết việc làm tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Mặt khác, do việc sử dụng nhiều lao động phổ thông nên các KCN đã thu hút lao động không chỉ của địa phương mà còn của mọi miền đến làm việc và ngụ cư, đối tượng này thường không có nhà ở và thường xuyên có sự biến động về số lượng nên rất khó quản lý và có thể gây sức ép lên hệ thống giao thông, giáo dục, y tế và nhà ở của địa phương. Hơn nữa, trong quá trình vận hành các KCN không thể tránh khỏi những vụ xung độtgiữa người sửdụng lao động với người lao động, do tính chất lan truyền và do các doanh nghiệp ở gần nhau nên nếu không giải quyết khéo các xung đột này có thể gây bất ổn cho cả vùng. Thứ năm, KCN là môi trường tốt để đào tạo nguồn nhân lực, lao động được trực tiếp làm việc trong một môi trường có tính kỷ luật và yêu cầu tay
  • 19. nghề cao, đã rèn luyện cho lực lượng lao động tại các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài những kỹ năng và bản lĩnh làm việc thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. KCN là một mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhưng chỉ mới xuất hiện ở nước ta kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển các KCN Việt Nam đã khẳng định là một lực lượng công nghiệp mạnh có đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế. * Đặc điểm cụm công nghiệp Cụm công nghiệp cũng giống như khu công nghiệp là khu vực dành cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ không có dân cư sinh sống tuy nhiên xét về mặt quy mô cụm công nghiệp có diện tích nhỏ hơn khu công nghiệp: "Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha [24, tr.2]. Cụm công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập nhằm mục đíchchủyếu didời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất kinh doanh. * Phân biệt CCN với các KCN, KCX - Điểm giống nhau: Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp có quan hệ mật thiết vì chúng đều là hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ và nói chung chúng giống về mục đích, nội dung hoạt động chỉ có khác nhau về mức độ, trình độ phát triển. - Điểm khác nhau: Về quản lý: KCN, KCX do Nhà nước quyết định thành lập và quản lý. CCN do chính quyền địa phương quyết định thành lập và quản lý và khác hoàn
  • 20. toàn với khái niệm KCX - chủ yếu liên quan đến vấn đề sản xuất hàng xuất khẩu. Về quy mô: KCN có quy mô lớn, CCN có quy mô vừa và nhỏ, giới hạn trong địa phương một tỉnh, huyện, hoặc xã. Về trình độ sản xuất: KCN, KCX có trình độ sản xuất hiện đại; CCN là hình thức biểu hiện thấp của KCN, có trình độ sản xuất ở mức trung bình. 1.1.3. Vai trò của khu, cụm CN đối với phát triển kinh tế – xã hội. Việc phát triển các KCN, KCX và các CCN trong những năm qua thực sự là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy việc thành lập và phát triển các KCN, CCN là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và mỗi địa phương có KCN, CCN nói riêng. * Góp phần quantrọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và đô thị hóa Đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức to lớn và đang vững bước đi lên. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm 2001-2010 duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước thời kỳ 2001-2005 bình quân mỗi năm tăng 7,51%. Giai đoạn 2005-2010 đã đạt được kết quả là: “ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bìnhquân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao; phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ côngnghiệp… đãcó tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Sản phẩm công nghiệp phát triển
  • 21. ngày càng đadạng và phongphú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đã đầu tư phát triển một số ngành côngnghiệp mới, côngnghệ cao. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định, Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH [1, tr.2]. Cùng với sự đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của nước ta, trong những năm qua không thể không kể đến sự đóng góp của việc phát triển các KCN, CCN. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng trung du miền núi phía Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước. Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các KCN tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp đồng thời phát triển nhanh hơn sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2011 cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76.000ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000ha, tỷ lệ lấp đầy 61% - 65%. Các KCN đang hiện diện tại 58 tỉnh, thành phố, được hình thành trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp ở các địa phương. Nhờ phát triển mạnh các KCN, nhiều tỉnh, thành phố đã đang nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao theo hướng CNH, HĐH; thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại kết
  • 22. hợp nâng cao mức sống người dân, như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu…[9, tr.1,5]. Mặt khác, việc phát triển các KCN, CCN đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội của nhân dân trên khu vực rộng lớn được đô thị hóa. * Pháttriển khu công nghiệp,cụm công nghiệpgóp phầngiải quyết việc làm, tăng thu nhậpvà phúclợicho ngườilao động từ đó nâng cao chất lượng đời sống dân cư Phát triển KCN, CCN sẽ mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới có rất nhiều tiềm năng để thu hút lao động và giải quyết việc làm. KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại. Đến nay, các KCN thu hút hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp, trong đó 70% số công nhân được đào tạo ngắn hạn ngay tại cơ sở sản xuất góp phần nâng cao năng lực cho lực lượng lao động. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp (trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút 10-12 lao động. Thống kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong các KCN, CCN là lao động trẻ, có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến. Sự phát triển các KCN, CCN cũng đã hình thành được một đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động cao. Thu nhập bình quân của lao động tại các khu, cụm công nghiệp trong nước đạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng; cábiệt có nơi đạt 7 tới 10 triệu đồng/người/tháng; đó là cơ sở để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động nói riêng và dân cư địa phương nói chung. * Nâng caonănglựccông nghệquốcgia và chấtlượngnguồn nhân lực Ngày nay, khoa học và công nghệ ở các nước trên thế giới đã phát triển ở trình độ cao. Ở Việt Nam, trình độ khoa học công nghệ còn yếu
  • 23. kém, chậm phát triển, nên cho dù một doanh nghiệp của nước ta có tiềm lực về vốn lớn đến đâu cũng không thể tự túc mọi chi tiết sản phẩm để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, mà nếu có sản xuất được thì cũng bất lợi về chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy phát triển KCN, CCN là để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN, CCN cùng với những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có những dự án công nghiệp kỹ thuật cao, những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử.... Tại các doanh nghiệp trong KCN, CCN đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động địa phương lên một bước. Hiện tại, một số lượng lớn người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại; các kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại. Theo thống kê ở Việt Nam, nhìn chung các doanh nghiệp trong KCN, CCN có các thiết bị và trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Nhiều công nghệ truyền thống được nâng cấp về mặt kỹ thuật và trang bị trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm, nhiều công nghệ mới như công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí và cơ khí chính xác, điện tử…những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém đã được chuyển giao và sử dụng ở các doanh nghiệp trong KCN, CCN. * Thu hút vốn đầu tư phát triển Sự ra đời và hoạt động của các KCN, CCN đóng góp đáng kể vào kết quả thu hút đầu tư của cả nước, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Phát triển
  • 24. KCN, CCN có sức thu hút nguồn vốn lớn và liên tục, với tổng lượng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hiện tới 80 tỷ USD. Trong đó, các KCN thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài cònhiệu lực; tổng vốn đăng ký đạt 59,6 tỷ USD, số vốn đầu tư đã thực hiện đạt 27 tỷ USD. Trung bình, mỗi năm lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào KCN, KCX chiếm 35-40% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước. Riêng vốn đầu tư để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của các KCN đã đạt khoảng 9,5 tỷ USD thông qua việc triển khai đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương [9, tr.5]. * Góp phần didờicác cơ sở sản xuấtgâyô nhiễm môi trường ở khu vực thành thị và khu đông dân cư Hiện nay ở nước ta vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp ở trong nội thành, khu đông dân cư đang sản xuất các ngành nghề thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh. Do vậy phát triển các KCN, CCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phế thải vào khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển khu, cụm công nghiệp Đánh giá sự phát triển các khu, cụm công nghiệp có thể dựa trên các tiêu chí sau: * Số lượng khu, cụm công nghiệp Số lượng các KCN, CCN trên địa bàn phản ánh tiềm năng phát triển cũng như kết quả quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển các KCN, CCN để thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất CN-TTCN của địa phương. * Diện tích khu, cụm công nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh số hécta (ha) đất được quy hoạch để xây dựng KCN, CCN. Chỉ tiêu này cho phép chúng ta so sánh, phân loại các KCN, CCN thành các loại lớn, trung bình và nhỏ tùy theo diện tích đất quy hoạch. * Tỷ lệ diện tích được lấp đầy
  • 25. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác về việc sử dụng mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp. Diện tích đất đã cho thuê % diện tích lấp đầy = x 100% Tổng diện tích đất khu, cụm CN Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá tính hiệu quả việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đất được cấp phép của khu, cụm CN. Đồng thời qua đó có thể đánh giá, so sánh được thành công trong sự khai thác, sử dụng giữa các khu, cụm CN với nhau. * Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất khu, cụm CN Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đầu tư (tỷ đồng/ha) = Tổng diện tích khu, cụm CN (ha) Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tíchđất khu, cụm CN với nhau, từ đó có thể đánh giá được tính hấp dẫn, thu hút đầu tư của các khu, cụm CN một cách chính xác. * Số lao động Chỉ tiêu số lao động trên một đơn vị diện tích đất KCN, CCN (lao động/ha) dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN, CCN với nhau. Qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN, CCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dư thừa ở các địa phương. Tỷ lệ lao động có chuyên môn, tay nghề: Phản ánh trình độ chuyên môn và tay nghề của những người lao động. Từ đó, đánh giá được trìnhđộ khoa học công nghệ của các dự án hoạt động trong KCN, CCN. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của khu, cụm CN - Về kinh tế - tài chính: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đóng góp của các khu, cụm CN cho xuất khẩu, các khoản đóng góp cho ngân sách. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của khu, cụm CN vào tăng trưởng
  • 26. kinh tế, tăng trưởng GDP; ảnh hưởng của sự phát triển khu, cụm CN đối với tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế, từ đó có cáchnhìn đúng đắn về sự cần thiết phát triển các khu, cụm CN của địa phương. - Về xã hội: Chỉ tiêu này cho thấy ngoài việc giải quyết công ăn việc làm, sựphát triển các khu, cụm CN còncó tác độngđến các vấn đề xã hội, môi trường sống, văn hóa tinh thần... - Về công nghệ - môi trường: Chỉ tiêu này cho biết các khu, cụm CN được quy hoạch và phát triển ra sao, trình độ công nghệ ứng dụng đến đâu, mức độ xử lý môi trường như thế nào?... - Về cơ chế tổ chức quản lý: Chỉ tiêu này đánh giá quyết tâm của địa phương trong việc đổi mới cơ chế quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm CN trên địa bàn. 1.2. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội 1.2.1.Khái quáttìnhhình pháttriển khu, cụm công nghiệp Thànhphố Hà Nội * Tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hà Nội tới việc hình thành và pháttriển các khu, cụm công nghiệp - Tác động tích cực đến phát triển khu, cụm CN: Thành phố sớm có định hướng, quy hoạch, kế hoạch và quyết tâm phát triển nhanh ngành công nghiệp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH vì có điều kiện tích luỹ vốn và tập trung đầu tư vào công nghiệp. Thành phố có quỹ đất để phát triển công nghiệp. Trên địa bàn đã có một số cơ sở côngnghiệp quan trọng, đã hình thành sớm một số khu tập trung công nghiệp, khu công nghiệp lớn của cả nước. Nguồn lao độngtại chỗ dồidào, lực lượng lao độngtrẻ, khỏe có trình độ văn hoá cao. Hà Nội tập trung các viện, trung tâm nghiên cứu, có các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm dạy nghề là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo nhân lực cho các KCN, CCN.
  • 27. Hà Nội có hạ tầng cơ sở về giao thông, điện, nước, bưu điện... tốt, đã và đang được đầu tư khá mạnh là điều kiện tốt phát triển các KCN, CCN. Hà Nộinằm trongvùngkinh tế trọngđiểm Bắc Bộ, có vịtrí địa lý thuận lợi và nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có triển vọng tốt để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. - Những khó khăn và tác động không thuận lợi: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, công nhân kỹ thuật khá cao nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đào tạo còn bất cập; đặc biệt thiếu nhiều nhà quản lý doanh nghiệp giỏi. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông quá tải, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Chi phí đầu tư phát triển công nghiệp của Thành phố Hà Nội cao hơn nhiều so với các địa phương lân cận do chi phí tạo dựng mặt bằng cao. * Tổng quanvềhiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội Với vị trí địalý kinh tế thuận lợi, là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội có tiềm năng để phát triển công nghiệp nói chung và KCN, CCNnóiriêng. Nhận thức được vịtrí địa lý hết sức thuậnlợi củaThànhphố cũng như vai trò quantrọngcủacác KCN, CCN trong công cuộc CNH, HĐH, Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên phát triển KCN. Quỹ đất và cơ cấu đất dành cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo số liệu của cục Thống kê Hà Nội, tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội là 334.852,5 ha, trong đó: Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản: 192.720,7 ha, chiếm 57,6%; đất phi nông nghiệp: 131.300,5 ha, chiếm 39,2%; đất chưa sử dụng: 10.831,3 ha, chiếm 3,2%. Tính đến nay diện tích đất các KCN, CCN, khu công nghệ cao của Thành phố có quy hoạch, đã đi vào sử dụng ước tính khoảng 3.650 ha. Con số này không lớn so với tiềm năng nguồn đất của Hà Nội. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp nói chung và KCN, CCN Thành phố nói riêng khá thuận lợi, do
  • 28. quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp chủ yếu là đất chưa sử dụng, hoặc đang có giá trị canh tác thấp. Thành phố Hà Nội (và tỉnh Hà Tây trước đây) bắt đầu xây dựng và phát triển KCN từ năm 1994 vớihìnhthức sơ khaibanđầulà các khuvực tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp như: khu vực nhà máy cao su Sao Vàng, thuốc lá ThăngLong, xàphòngHà Nội, nhà máy đườngVạn Điểm - ThườngTín, khu tập trung công nghiệp Văn Điển, Đông Anh... Saugần 20 năm triển khai thực hiện trên địa bànThànhphố HàNội hiện có 8 KCN tập trungđược ThủtướngChínhphủchophépthànhlập và đãđi vào hoạt độngvớidiện tíchlà 1.236ha, đếnnaycơ bảnđãlấp đầy 100% tổng diện tích; có 7 KCN đang triển khai xây dựng với diện tích thực hiện là 526 ha.
  • 29. Bảng 1.4. Tình hình triển khai xây dựng các KCN Hà Nội TT Tên khu công nghiệp Địa điểm Chủ đầu tư DT quy hoạch (ha) DT thực hiện (ha) I KCN ĐANG HOẠT ĐỘNG 1.235 1.235 1 Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Đông Anh Liên doanh Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Công ty cổ phần cơ khí Đông Anh 273 273 2 Khu công nghiệp Nội Bài Sóc Sơn Liên doanh Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty Vista Speetruna (tập đoàn Renon - Malaysia) 115 115 3 Khu công nghiệp Sài Đồng B Long Biên Công ty điện tử Hà Nội 45 45 4 Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư Long Biên Công ty kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hà Nội - Đài tư 40 40 5 Khu công nghiệp Nam Thăng Long Từ Liêm Liên danh Công ty TNHH phát triển hạ tầng - Hiệp hội công thương Hà Nội 30 30 6 Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai Thạch Thất- Quốc Oai Công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Hà Tây 155 155 7 Khu công nghiệp Phú Nghĩa Chương Mỹ Công ty phát triển công nghiệp Phú Mỹ 170 170 8 Khu công nghiệp Quang Minh I Mê Linh Công ty cổ phần Nam Đức 407 407 II KCN ĐANG XÂY DỰNG 2.013 562
  • 30. 1 Khu công nghiệp Bắc Thường Tín Thường Tín Công ty HS (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần DIA (Việt Nam) 388 388 2 Khu công nghiệp Phụng Hiệp Thường Tín Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà 174 174 3 Khu công nghiệp Quang Minh II Mê Linh Công ty Hợp Quần (Đài Loan) 266 - 4 Khu công nghiệp Kim Hoa (phần diện tích thuộc thành phố Hà Nội) Mê Linh Công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Hà Tây 45 - 5 Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn Sóc Sơn Công ty ổ phần tập đoàn DĐK 340 - 6 Khu công nghiệp Đông Anh Đông Anh Dự kiến Ban quản lý các dự án hạ tầng KCN 300 - 7 Khu công nghiệp Nam Phú Cát Quốc Oai Dự kiến Ban quản lý các dự án hạ tầng KCN 500 - CỘNG I+II 3.249 1798 (Nguồn:[2], [5]) Quá trình hình thành và phát triển các CCN của Hà Nội có thể chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn trước khi mở rộng địa giới hành chính: Thành phố Hà Nội năm 1998 chỉ có 2 CCN thí điểm là CCN Vĩnh Tuy (huyện Thanh Trì) diện tích 12,1 ha; CCN Phú Thị (huyện Gia Lâm) diện tích 14,8 ha với tên gọi ban đầu là khu công nghiệp vừa và nhỏ do thành phố quyết định thành lập. Năm 2002 đã có 13 CCN với diện tích 358 ha; năm 2008 có 18 CCN, trong đó 12 CCN với tổng diện tích khoảng 600 ha đã được triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng. Tỉnh Hà Tây trước đây thí điểm thành lập 01 cụm công nghiệp từ năm 2000 (cụm công nghiệp An Khánh, huyện Hoài Đức với qui mô 30ha) do tỉnh thành lập và trực tiếp thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu
  • 31. tư cho các dự án trong nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến tháng 12/2004 có 21 CCN với diện tích 591 ha và 56 điểm công nghiệp (nay gọi là cụm công nghiệp làng nghề) với diện tích 422 ha; đến tháng 5/2008 tỉnh Hà Tây đã có 24 CCN và 49 cụm công nghiệp làng nghề đã xây dựng và đang hoạt động. Giai đoạn sau khi mở rộng địa giới hành chính: Thành phố Hà Nội có một số điều chỉnh như sáp nhập một số CCN lại, chuyển đổi mục đích sử dụng của một số CCN hay chuyển đổi một số CCN thành khu công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 103 CCN, trong đó có 44 CCN và 59 cụm công nghiệp làng nghề. Hiện tại có 87/103 cụm công nghiệp với diện tích 1943,8 ha chiếm 65% tổng diện tích quy hoạch đã cơ bản hoàn thiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu hút các dự án thứ phát vào đầu tư, các cụm này đều được thành lập và hoàn thiện xây dựng từ trước khi có Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Bảng 1.5. Tình hình đầu tư phát triển CCN đến năm 2011 T T TênCụm CN Số lượn g (cụm ) Tổng DT đất quy hoạch (ha) DT đã xây dựng hạ tầng (ha) DT đã giao cho DN (ha) Số dự án Số lao động (người ) I Cụm CN: 44 2416,01 3 772,402 516,79 646 74332 1 CCN đãlấp đầy diện tích 21 593,03 3 502,62 374,83 531 46120 2 CCN đang GPMB 15 876,52 269,782 141,96 115 28212 3 CCNđangchuẩn bịxây dựng HTKT 8 946,46 0 0 0 0 II CCN làngnghề 59 534,47 262,352 187,17 2583 36785
  • 32. 6 1 CCNlàng nghề đã lấp đầydiện tích 22 138,56 6 129,262 100,36 1815 20855 2 CCN làng nghề đang GPMB 29 336,21 133,09 86,803 768 15930 3 CCNlàng nghề đangchuẩn bịxây dựng 8 68,7 0 0 0 0 Tổngcộng (I+II) 103 2.959,5 1.034,8 704,0 3229 111117 Nguồn:[42] 1.2.2. Thành tựu phát triển các khu, cụm CN Thành phố Hà Nội * Số lượng, diện tích ngàycàng tăng và phân bố không gian phát triển các khu, cụm công nghiệp được trải rộng hầu khắp các địa phương Theo quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (quy hoạch cũ), trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với tổng quỹ đất để phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp là 12.011 ha bằng 3,58% tổng diện tích đất tự nhiên là 334.852 ha, bao gồm: 03 khu công nghệ cao (1.852 ha), 19 khu côngnghiệp (5.229 ha), 53 cụm công nghiệp (3.635 ha), 176 cụm công nghiệp làng nghề ( 1.295 ha). Đến nay trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai xây dựng 03 khu côngnghệ cao, 12 khu côngnghiệp, 44 cụmcôngnghiệp và 49 cụmcôngnghiệp làng nghề; trong đó 8 khu công nghiệp, 19 cụm công nghiệp, 42 cụm công nghiệp làng nghề đãđi vào hoạt độngổnđịnh. Tổngdiện tíchđấtđãxây dựnghạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện thu hút các dự án đầu tư thứ phát 3.650 ha. Qui mô bìnhquân 322 ha/khu côngnghiệp, 69 ha/cụm côngnghiệp, 7,4 ha/cụm công nghiệp làng nghề. Trước đây, Chính phủ không quy định cụ thể về quy mô nên một số cụm công nghiệp được quy hoạch với quy mô lớn, vượt quá quy định về quy mô tối đa đối với cụm công nghiệp là 50 ha theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp như Cụm CN Phúc Thọ (200 ha), Cụm CN
  • 33. Thạch Thất - Quốc Oai (78 ha)... nên hiện nay phải điều chỉnh giảm quy mô hoặc nâng cấp thành khu CN. Số lượng, diện tíchđấtquy hoạchkhu, cụm côngnghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầuphát triển côngnghiệp của Thànhphố. Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển phân bố đều khắp trên địa bàn 23 quận, huyện, thị xã, tập trung chủ yếu vào các địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn như: ThạchThất, Quốc Oai, ChươngMỹ, ThườngTín, ĐôngAnh, Sóc Sơn, MêLinh. Quy mô các khu, cụm CN phù hợp với khả năng bố trí quỹ đất và năng lực quản lý của địa phương và các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm CN. Sựphát triển và phânbố không gian khu, cụm côngnghiệp trên đã cho phép pháthuy tốiđa tiềm năng, thế mạnh và tạo sự phát triển đồng đều giữa các địa phương củaThành phố, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ nói riêng và kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung phát triển. Cơ cấu quỹ đất quy hoạch các loại hình công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thành phố, trong đó loại hình khu công nghiệp, khu công nghệ cao chiếm tỷ trọng 60% tổng quỹ đất công nghiệp. * Tỷ lệ lấp đầy khu, cụm công nghiệp đạt kết quả khá cao Các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội được bắt đầu xây dựng và phát triển từ năm 1994, sau gần 20 năm đến nay đã và đang triển khai thực hiện 6.484 ha, bằng 61% diện tích quy hoạch phát triển, bao gồm: 03 khu công nghệ cao (1.852 ha), 12 khu công nghiệp (2.109 ha), 44 cụm công nghiệp (2.565 ha), 49 cụm công nghiệp làng nghề (470 ha). Tổng diện tích khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển chưa triển khai thực hiện: 4.159 ha, bao gồm: 7 khu công nghiệp (3.120 ha), 9 cụm công nghiệp (1.070 ha), 127 cụm công nghiệp làng nghề (825 ha). Tổng diện tích khu, cụm công nghiệp đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đủ điều kiện giao đất cho các dự án đầu tư thứ phát: 3.650 ha, bằng 56% diện tích thực hiện, trong đó: Khu công nghệ cao (300 ha); khu công nghiệp (1.200 ha); cụm công nghiệp (1.680 ha), cụm công nghiệp làng nghề (470 ha).
  • 34. Tổngdiện tíchđất tại các khu, cụm công nghiệp đã cấp phép đầu tư cho các dự án trong nước và nước ngoài khoảng 3.200 ha, đạt gần 90% diện tích đất đã xây dựng hạ tầng; trong đó các cụm công nghiệp làng nghề tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Các ngành nghề chủ yếu đang hoạt động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề Thành phố gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng và trang trí nội thất như gạch men, gạch blốc, gốm sứ; sản xuất và chế biến thực phẩm như bia, rượu, nước giải khát, mì ăn liền, bún, bánh kẹo, thức ăn gia súc; sản xuất gia công cơ khí như lắp ráp ôtô, sản xuất các sản phẩm cơ khí, cán kéo thép, sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị giao thông; sản xuất hàng tiêu dùng, hoá chất và vật tư công nghiệp như may mặc xuất khẩu, giầy xuất khẩu, kính xây dựng; sản xuất hàng mộc gia dụng xuất khẩu, gỗ ván ép, sản xuất hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ điện, lắp ráp điện tử, thiết bị điện. Những ngành nghề hấp dẫn đầu tư với giá trị lớn là: Điện tử viễn thông; cơ khí; lắp ráp ô tô, xe máy; dệt may; vật liệu xây dựng; chế biến nông - lâm sản thực phẩm. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm CN thành phố Hà Nội đạt gần 90% là rất cao so với bình quân cả nước (đạt khoảng 55% năm 2010) chứng tỏ sức hấp dẫn, tiềm năng lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển côngnghiệp của Thành phố Hà Nội là rất to lớn. * Vốn đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp ngày càng tăng Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp đã thực hiện (quy đổi theo giá hiện hành) là 92.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn doanh nghiệp (bao gồm cả vốn đầu tư nước ngoài): 84.300 tỷ đồng; vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách: 7.600 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp rất đa dạng: - Đối với các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao: Theo quy định tại Nghị định 36/CP trước đây và hiện nay là Nghị định 29/2008/NĐ-CP;
  • 35. Luật công nghệ cao năm 2008, các KCN tập trung, KCNC do các doanh nghiệp phát triển hạ tầng làm chủ đầu tư, tự huy động các nguồn vốn theo quy định của pháp luật để xây dựng hạ tầng kỹ thuật; các công trình hạ tầng ngoài hàng rào do ngân sách đầu tư. Trong đó 05 KCN, KCNC do các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư (Bắc Thăng Long, Nội Bài, Bắc Thường Tín, Khu công nghệ cao sinh học, Khu công nghiệp Quang Minh II). - Đốivới các cụm công nghiệp: Trên địa bàn thành phố có 20 cụm công nghiệp, 44 điểm công nghiệp làng nghề do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư. Các cụm, điểm công nghiệp do UBND cấp huyện, xã làm chủ đầu tư chủ yếu huy động các nguồn vốn như: vốn ứng trước của các nhà đầu tư thứ phát; vốn vay từ quỹ đầu tư phát triển; vốn tạm ứng ngân sách... để thực hiện. Suất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm CN trên địa bàn thành phố Hà Nội bình quân 14 tỷ đồng/ha, cao nhất so với các địa phương khác trên cả nước và cao hơn rất nhiều so với bình quân chung cả nước. Tỷ lệ vốn đầu tư cao tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội xây dựng đồng bộ và với tiêu chuẩn cao các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu, cụm công nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật của hầu hết các loại hình, ngành nghề dự án đầu tư vào Thành phố. * Về lao động trong các khu, cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước nên có sức thu hút lao động từ các địa phương khác đến công tác, làm việc rất lớn. Tính đến hết tháng 12/2012, tổng số lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 115.100 người, trong đó có 1.068 lao động là người nước ngoài; tại các CCN là 111.117 lao động, chủ yếu là lao động tại các địa phương có cụm công nghiệp hoạt động. Bảng 1.6. Tổng hợp lao động làm việc trong các KCN đến 2012 Đơn vị tính: người TT Tên KCN 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Bắc Thăng Long 22542 34244 48673 49789 50704 56050
  • 36. 2 Nam Thăng Long 5 15 431 451 2756 860 3 Nội Bài 3974 5446 7786 11883 12110 12.513 4 Hà Nội- Đài Tư 9 125 940 1498 1636 1.905 5 Sài Đồng B 10605 12163 10006 9678 9873 10.925 6 Thạch Thất- Quốc Oai 575 780 1155 1825 3014 4.334 7 Phú Nghĩa 1120 1395 1880 3538 4251 4.809 8 Quang Minh I+II 12156 13265 15618 17537 18229 23.616 Tổng cộng 50986 67433 86489 96235 102573 115012 (Nguồn:[2], [6]) Bảng 1.7. Tổng số lao động làm việc trong các CCN đến năm 2012 TT Danh mục Số lượng (cụm) Số lao động (người) I Cụm CN: 44 74332 1 CCN đã lấp đầy diện tích 21 46120 2 CCN đang giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật 15 28212 3 CCN đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng 8 0 II CCN làng nghề 59 36785 1 CCN làng nghề đã lấp đầy diện tích 22 20855 2 CCN làng nghề đang giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư 29 15930 3 CCN làng nghề đang chuẩn bị đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật 8 0 Tổng cộng (I+II) 103 111117 (Nguồn: [44]) Lực lượng lao độngđang làm việc tại các KCN, CCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay đa số trẻ tuổi, từ 19 đến 35 tuổi chiếm 90% trong tổng số lao động. Đây là lực lượng nòng cốtcho quá trình CNH, HĐH của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trình độ học vấn của lao động cũng tương
  • 37. đốicao, trình độ văn hóa 12/12 chiếm 90% tổng số lao động; tỷ lệ lao động nữ khá cao, chiếm bình quân 69,45% tổng số lao động. * Hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp - Hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trong khu, cụm CN: Các KCN, CCN Hà Nội là nơi tập trung nhiều dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao của các nhà đầu tư uy tín trên thế giới, chủ yếu là nhà đầu tư Nhật Bản như Canon, Panasonic, Nissei Electric, Hoya… Với công nghệ hiện đại, trình độ sản xuất tiên tiến. Các nhà đầu tư đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ công nghệ, giá trị gia tăng ngành công nghiệp trên địa bàn và thu hút, đào tạo độingũ lao động trong nước, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của Thành phố theo hướng CNH, HĐH. Tổngsố dự án đầu tư đãcấp phép vào các KCN là 1.715 dự án, trong đó gần 300 dự án đầu tư nước ngoài (hầu hết tại các KCN tập trung); bình quân 1,3 ha/dự án; hơn 40% số dự án đã đi vào hoạt động SXKD ổn định. Đốivới CCNđến nay đã thu hút được 3229 dự án của các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân thuê đất để sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, CCN Hà Nội có khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, duy trì hoạt động SXKD, tíchcực quảng cáo, tiếp thị, giảm giá để tiêu thụ sản phẩm nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tốc độ tăng trưởng SXKD và xuất khẩu được giữ vững, doanh thu tăng so với năm trước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu côngnghiệp đạt được mức tăng trưởng khá cao, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. - Giá trị sản xuất và đónggóp ngân sách của các khu, cụm CN ngày càng tăng:
  • 38. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp: 75.000 tỷ đồng; giá trị nộp ngân sách: 1.500 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu của các khu, cụm công nghiệp đạt 2,1 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đã chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng trong sản xuất công nghiệp của Thành phố nói chung; cụ thể chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu toàn Thành phố. Tỷ lệ này cho thấy ảnh hưởng của sự phát triển khu, cụm CN đối với tăng trưởng GDP và tăng trưởng kinh tế của Thành phố là hết sức quan trọng, khẳng định tính đúng đắn trong định hướng, chủ trương phát triển các khu, cụm CN của Thành phố thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương di dời tất cả những cơ sở sản xuất riêng lẻ nằm trong các khu dân cư, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào hoạt động SXKD trong các khu, cụm CN thì vai trò, đóng góp vào GDP, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của Thành phố sẽ ngày càng tăng cao. - Đóng góp to lớn vào giải quyết vấn đề xã hội. Phát triển các khu, cụm đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị, dịch vụ của Thành phố phát triển với tốc độ cao trong nhiều năm qua; bộ mặt đô thị, nông thôn thay đổinhanh chóng;đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Khẳng định này đã được chứng minh bởi số lao đông việc làm mà các khu, cụm công nghiệp Thành phố tạo ra. 1.2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển khu, cụm công nghiệp Hà Nội * Hạn chế trong phát triển khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội Thứ nhất, công tác quy hoạch phân bố không gian phát triển các khu, cụm công nghiệp chưa thực sự phù hợp. Hầu hết các khu, cụm CN quy hoạch phát triển trên hiện trạng là đất trồng lúa hai vụ. Đây là vấn đề chưa thật phù hợp trong quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp. Bởi sau khi sát nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội, nông dân, nông thôn Hà Nội còn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy tỷ trọng nông nghiệp trong
  • 39. tổng GDP của Thành phố chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng phần lớn nông dân lại sống nhờ vào thu nhập từ nông nghiệp và đất đai đối với nông dân là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên đất hai lúa không những ảnh hưởng đến an ninh lương thực mà còn tác động đến thu nhập và đời sốngcủa đại bộ phận nông dân Thủ đô. Một số khu, cụm công nghiệp nằm trong khu vực nội thành hoặc các khu dân cư tập trung như: Khu công nghiệp Sài Đồng - quận Long Biên, Cụm công nghiệp Cầu Giấy - quận Cầu Giấy, Cụm công nghiệp Yên Nghĩa - quận Hà Đông... gây áp lực về giao thông, ô nhiễm môi trường… là thể hiện sựhạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch. Thứ hai, một số khu, cụm công nghiệp triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chậm so với tiến độ làm ảnh hưởng đến sự thu hút đầu tư. Thực tế cho thấy sức thu hút các dự án vào khu, cụm công nghiệp chậm là do việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN triển khai chậm so với tiến độ nên ảnh hưởng đến nguồn cung, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng không minh bạch, bình đẳng trong tiếp cận quỹ đất giữa các nhà đầu tư cũng như lựa chọn thu hút các nhà đầu tư phù hợp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm CN của Thành phố. Thứ ba, tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm CN của Thành phố cao làm giảm tính hấp dẫn với các nhà đầu tư. Chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các khu, cụm công nghiệp của Hà Nội rất lớn, cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Nhiều dự án chiếm tới hơn 50% tổng vốn đầu tư nên thực tế tỷ lệ vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không cao. Nhiều cụm CN, đặc biệt là các cụm CN làng nghề tại một số huyện của tỉnh Hà Tây trước đây xây dựng không đồng bộ, thiếu nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là các công trình xử lý nước thải, chất thải nên khi đi vào hoạt động không phát huy được hiệu quả, việc khắc phục rất khó khăn và tốn kém nhiều chi phí.
  • 40. Thứtư, tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao, nhưng chất lượng toàn diện so với yêu cầu của các doanh nghiêp sử dụng trong khu, cụm công nghiệp còn có khoảng cách lớn. Thực tế khảo sát và qua báo cáo thống kê tại các khu, cụm công nghiệp Hà Nội, số côngnhân lao động có nguồn gốc từ nông nghiệp chiếm 77,9%. Số công nhân này còn mang nặng tư tưởng, tác phong của người nông dân rất rõ. Phần lớn số côngnhân này chỉ được đào tạo ngắn hạn, tính ổn định trong công việc chưa cao dẫn đến trong quan hệ lao động giữa người lao động và sử dụng lao động ít được cải thiện. Mặc dù lao động của Hà Nội tương đối đông và là một trong những Thành phố có số lao động qua đào tạo cao nhất so các trung tâm công nghiệp khác cả nước, nhưng tỷ lệ lao độngqua đào tạo cũng chỉ đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23%. Chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Mộtsố lượnglớn lao độnglà ngườiở tỉnhngoàidồnvềHà Nội. Nhà ở cho lao độngthiếu nghiêm trọng, phầnlớn phảiđithuênhà tự xây; tiền thuê nhà trong lương chiếm tỷ trọng cao; người lao động thiếu nơi vui chơi, giải trí. Phát triển khu, cụm CN cũng đem lại nhiều bất cập về mặt xã hội cần phải được giải quyết như: Tình trạng người lao động quá tuổi, lao động không được đào tạo khi bị thu hồi đất, không có công ăn việc làm; các tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự, khiếu nại tố cáo liên quan đến thu hồi đất... gây bất ổn xã hội chưa được giải quyết triệt để. Thứ năm, phát triển các khu, cụm công nghiệp Hà Nội làm nảy sinh những bất cập về môi trường thể hiện sự phát triển chưa thật sự bền vững. Đến nay trong tổng số các khu, cụm CN của Hà Nội mới có 6 KCN; 4 CCN xây dựng hệ thống xử lý nước thải do được đầu tư xây dựng ngay từ ban đầu và đưa vào giá thành suất đầu tư của các nhà đầu tư thứ phát. Có 07 CCN đang tiến hành xây dựng nhưng tiến độ chậm do việc thu hồi đất, GPMB, vốn đầu tư gặp khó khăn; 13 CCN có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa xây dựng do đầu tư không đồng bộ. Nhận thức của nhà đầu tư về
  • 41. môi trường cònhạn chế; 77 CCN với diện tích 2149 ha không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải trong quy hoạch chi tiết [44]. Một số KCN, CCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt nhưng hầu hết các CCN chưa được xây dựng hạ tầng một cách đồng bộ, chưa có cơ sở dịch vụ xử lý chất thải tập trung, cho nên đã nẩy sinh một số vấn đề môi trường phức tạp, nhất là vấn đề nước thải, bụi, tiếng ồn, khí thải ở một số khu vực. Nhiều CCN chưa đầu tư cho công tác xử lý chất thải, cũng như chưa có kinh nghiệm và phương pháp tiên tiến để xử lý chất thải mà chủ yếu là tự tiêu huỷ hoặc xả thải một cách tự nhiên và giao phó cho khả năng tái tạo của tự nhiên, trong khi các CCN lại nằm xen kẽ trong các khu dân cư vì thế việc xử lý môi trường càng khó khăn, phức tạp và hết sức cần thiết. Chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp rất hạn chế: Hầu hết các khu, cụm công nghiệp cũng như các dự án đầu tư thứ phát tại khu, cụm công nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ các qui định về bảo vệ môi trường. Thứ sáu, về tổ chức quản lý các khu, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập. Quản lý nhà nước về đầu tư: Thủ tục đầu tư, giao đất cho các dự án đầu tư thứ phát vào các cụm công nghiệp còn phức tạp, nhiều đầu mối gây khó khăn cho nhà đầu tư hơn so với đầu tư vào các khu công nghiệp. Chưa đáp ứng được mục tiêu thực hiện ưu đãi cao hơn cho phát triển cụm công nghiệp (trước mắt là thủ tục hành chính). Tình trạng tiếp nhận đầu tư, bố trí các dự án đầu tư thứ phát không đúng quy hoạch vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các cụm côngnghiệp. Khảo sát tại 01 khu côngnghiệp, 03 cụm công nghiệp đều có tình trạng tiếp nhận, bố trí các dựán không đúng ngành nghề theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Các dự án đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp triển khai thực hiện dự án chậm tiến độ, không đúng nội dung đầu tư được cấp phép, chuyển nhượng dự án trái phép... vẫn diễn ra khá phổ biến. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế.
  • 42. Quản lý nhà nước về xây dựng: Phân cấp, ủy quyền về quy hoạch, cấp phép và quản lý xây dựng tại các khu, cụm công nghiệp Hà Nội hiện nay còn nhiều bất cập và chưa thống nhất. Tình trạng các dự án không thực hiện đầy đủ hoặc vi phạm các quy định về quản lý xây dựng vẫn diễn ra phổ biến như: Không có giấy phép xây dựng, xây dựng không đúng giấy phép... đặc biệt, tại nhiều điểm công nghiệp làng nghề, các hộ dân đã xây dựng thành nhà ở, biến điểm công nghiệp thành điểm dân cư nông thôn. Quản lý nhà nước về đất đai tại khu, cụm công nghiệp: Quản lý đất đai theo quy định của Luật Đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém: tình trạng sử dụng đất sai mục đích tại các khu, cụm công nghiệp còn phổ biến như: Sử dụng không đúng mục tiêu dự án; chuyển nhượng đất đai trái phép; không triển khai hoặc triển khai dự án chậm tiến độ;... dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai. Tóm lại, nhìn chung, quản lý nhà nước về khu, cụm CN còn nhiều bất cập, hạn chế cả về cơ chế chính sách cũng như năng lực tổ chức thực hiện. * Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển khu, cụm công nghiệp Hà Nội Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Hà Nội có cả khách quan và chủ quan, nhưng tựu chung lại có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, nguyên nhân do các khu, cụm CN của Thành phố được quy hoạch, phát triển riêng rẽ của nhiều địa phương (Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc trước khi sát nhập). Hà Nội mới được mở rộng theo Nghị quyết của Quốc hội vào giữa năm 2008. Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch trước thời gian này là do từng địa phương xây dựng. Theo đó, trong bối cảnh mới hiện nay, những quy hoạch này phải được điều chỉnh để phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của Thủ đô; đồng thời phải tính đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Thủ đô cũng như để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Đó vừa là nguyên nhân khách quan vừa là yêu cầu phát triển mới của Thủ đô. Vì vậy, những thay đổi,
  • 43. điều chỉnh này ít nhiều tác động đến sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Thứ hai, trong mấy năm qua, Hà Nội chưa làm tốt công tác dự báo chính xác tốc độ đô thị hóa của Thành phố. Mấy năm quanhiều khu, cụm CN khi quy hoạch, xây dựng nằm ở vùng ngoại thành, nhưng hiện nay do tốc độ đô thị hóa nhanh nên những khu, cụm côngnghiệp này đãnằm trọn trongnộithành, khu vực dân cư đô thị và vùng đô thị lõi củaThành phố theo quy hoạchchungxây dựngThủ đô đến năm 2050. Vì vậy, những khu, cụm công nghiệp này không còn phù hợp với quy hoạch phát triển mới, phải di dời hoặc chuyển đổi sử dụng vào mục đích khác. Thứba, cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và của Hà Nội nói riêng còn nhiều bất cập chưa theo kịp thực tiễn phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Sự phát triển khu, cụm CN là lĩnh vực mới của Thành phố nên hệ thống cơ chế, chính sách từ Trung ương đến địa phương chưa đầy đủ và đồng bộ, thậm chí cònlạc hậu; năng lực cán bộ quản lý nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sự phát triển của các khu, cụm côngnghiệp cònbị buông lỏng. Các luật pháp, chính sách lạc hậu dễ nhận biết nhất là Luật và chính sách đất đai; cơ chế đề bù, cơ chế giải phóng mặt bằng, giá cả đất đai không sát với thị trường. Côngtác cải cáchhành chínhcủa Thành phố liên quan đến đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp chậm chạp, thủ rườn rà… là một trong những nguyên nhân gây cản trở tốc độ phát triển các khu, cụm công nghiệp, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Thứtư, cơ cấu phát triển các khu, cụm công nghiệp không rõ ràng nhất là việc hình thành các khu, cụm công nghiệp theo chức năng ngành hàng chuyên biệt hay tạo ra sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về kinh tế - kỹ thuật để cùng phát triển. Có thể thấy, hầu hết các khu, cụm công nghiệp Hà Nội đều thu hút các dự án đầu tư theo hướng đa ngành, ít có sự lựa chọn hoặc định hướng cho các
  • 44. nhà đầu tư vào những ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Hà Nội mong muốn. Tâm lý nhanh chóng lấp đầy diện tích các khu, cụm công nghiệp trở thành mục tiêu thường trực của các nhà quản lý. Vì vậy, sự phát triển các khu, cụm công nghiệp theo chức năng ngành, lĩnh vực sản xuất hoặc tạo sự liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp trong cùng một khu, cụm côngnghiệp rất hạn chế. Theo đó sức cạnh tranh của sản phẩm do các khu, cụm công nghiệp Hà Nội sản xuất chưa thật cao. Thứnăm, các khu, cụm công nghiệp Hà Nội chưa thật sự quan tâm đến bảo vệ môi trường. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và địa bàn xung quanh, trước hết do nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn kém; biểu hiện là việc ngay từ khi xây dựng dự án đầu tư, các thủ tục xin cấp đất, phương pháp đầu tư công nghệ, tổ chức sản xuất, hiệu quả vốn đầu tư, lợi nhuận... được các chủ dự án tính toán rất chi tiết nhưng các giải pháp bảo vệ môi trường hầu như không đề cập tới hoặc có nhưng rất sơ sài hoặc cho rằng hoạt động của dự án không ảnh hưởng tới môi trường. Chính vì vậy khi triển khai thực hiện dự án không có các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Công tác kiểm tra thực hiện Luật bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp chưa sâu sát, chưa thường xuyên và biện pháp xử lý chưa kiên quyết. Công tác tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hiện quả. Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, CCN và cơ sở sản xuất hầu như đang ở giai đoạn san lấp, tôn tạo mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng nên cộng đồng dân cư xung quanh đã phải chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN vẫn là vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng. 1.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội Thứ nhất, về dài hạn đầu tư phát triển loại hình khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
  • 45. hơn so với loại hình cụm công nghiệp; tuy nhiên trong ngắn hạn song song với việc phát triển loại hình khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung cần thiết phải phát triển loại hình cụm công nghiệp để phát huy ưu thế về chi phí đầu tư, tận dụng quĩ đất nhỏ lẻ, xen kẹp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như tính linh hoạt trong việc chuyển đổi mục đích khi các yếu tố, điều kiện phát triển có liên quan thay đổi. Thứ hai, phát triển loại hình cụm công nghiệp làng nghề là đặc thù, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội nói chung, khu vực nông thôn của Thành phố nói riêng. Phát triển cụm công nghiệp làng nghề bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Thứ ba, thực hiện sâu rộng và triệt để công tác xã hội hoá trong việc đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp; khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thứ tư, chú trọng phát triển mô hình khu, cụm công nghiệp có tính chất chuyên ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện liên kết sản xuất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ năm, phát triển loại hình cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề do đặc thù bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn đáp ứng mục tiêu về xã hội như giải quyết tính trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn… nên cần phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cao hơn so với loại hình khu công nghiệp tập trung. Thứ sáu, cần chú trọng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch khu, cụm công nghiệp; Tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. * * * Hình thành và phát triển khu, cụm công nghiệp là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia và của mỗi địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội. Phát triển các khu, cụm công nghiệp là xương sống, nền tảng để phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển KT-XH nói chung. Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của Thành phố Hà Nội, đề tài thống nhất khái niệm "Khu