SlideShare a Scribd company logo
1 of 233
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI MỸ LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆP
TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án này là trung thực và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Bùi Mỹ Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1.TỔNGQUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................9
1.1. Tình hình nghiên cứucủađề tài................................................................... 9
1.2. Kết quả nghiêncứu và khoảng trốngcủacông trình nghiên cứu .................... 23
1.3. Giả thuyết vàcâu hỏi nghiên cứu............................................................... 29
Kết luận Chương 1......................................................................................... 32
Chương 2.MỘTSỐVẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP ...................33
2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quảnlý nhà nước đốivớinguồnnhân lực công
nghiệp........................................................................................................... 33
2.2. Chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
công nghiệp................................................................................................... 48
2.3. Những yếu tố ảnh hưởngđếnquảnlý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp........................................................................................................... 59
2.4. Điều chỉnhcủapháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp........................................................................................................... 64
Kết luận Chương 2......................................................................................... 73
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNHPHÚC...................................74
3.1. Điều chỉnhcủapháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp ở Việt Nam hiện nay............................................................................ 74
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc ................................................................................. 87
3.3. Thực trạngchủthể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn
nhân lực công nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc ............................................................ 96
3.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc...............................113
Kết luận Chương 3........................................................................................120
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐIVỚINGUỒNNHÂN LỰC CÔNGNGHIỆPTỪ THỰC TIỄN
TỈNH VĨNH PHÚC....................................................................................121
4.1. Định hướngchungbảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp..........................................................................................................121
4.2. Một số giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp từ thực tiễn tỉnh VĩnhPhúc ..................................................................123
4.3. Mộtsố kinh nghiệm quảnlý nhà nước đốivớinguồnnhân lực công nghiệp từ
thực tiễn tỉnh VĩnhPhúc ................................................................................146
KẾT LUẬN ...............................................................................................149
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................151
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO.....................................................152
PHỤ LỤC......................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
(TIẾNG VIỆT)
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
CNH, HĐH Côngnghiệp hoá– Hiệnđạihoá
CNTT Côngnghệthôngtin
CSDL Cơ sở dữliệu
DN Doanh nghiệp
DNCN Doanh nghiệp công nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDĐT Giáo dục – Đào tạo
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KT-XH Kinh tế - xã hội
LATS Luận án tiến sĩ
LĐ-TB&XH Lao động– ThươngbinhvàXãhội
LLLĐ Lực lượng lao động
NCS Nghiên cứu sinh
NNL Nguồn nhân lực
NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao
NNLCN Nguồn nhân lực công nghiệp
NXB Nhà xuất bản
QLNN Quản lý nhà nước
SXCN Sản xuất công nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND UBND
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU
TT NỘI DUNG TRANG
Biểu 3.1.
Phân bố các khu công nghiêp trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
89
Biểu 3.2.
Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân
lực công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
92
Biểu 3.3. Cơ quan có chức năng QLNN đốivới NNLCN 104
Biểu 3.4.
Kết quả rà soát văn bản liên quan đến QLNN đối
với NNLCN do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát hành
giai đoạn 2006 - 2016
109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chủ trương của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp” [35, tr.24]. Để CNH, HĐH đất nước yếu tố con người luôn được
coi trọng là trung tâm và quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, Đảng ta tiếp tục khẳng
định “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định
sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH”. Vì vậy các địa phương trong cả
nước đồng thời với việc đẩy mạnh thu hút một lượng lớn vốn đầu tư (nhất là
vốn đầu tư nước ngoài – FDI) luôn quan tâm, đẩy mạnh phát triển NNL với
số lượng và chất lượng đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH của địa phương.
Thực tế những năm qua trên địa bàn cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói
riêng đã và đang đẩy mạnh các giải pháp phát triển NNL cho yêu cầu CNH,
HĐH của địa phương. Tuy nhiên, đến nay NNL phục vụ phát triển công
nghiệp thực tiễn ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Nhiều DN trong quá trình đầu tư và sản xuất đã phản ánh tình trạng NNLCN
của tỉnh vừa thiếu hụt về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng và do
đó ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đầu tư, sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp của các doanh nghiệp cũng như yêu cầu CNH, HĐH của địa
phương. Thực tế này đặt ra một số những vấn đề cần được giải quyết, như:
các cơ quan QLNN cần làm gì, cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát
triển NNLCN của tỉnh, phát huy hết tiềm năng, hiệu quả quản lý và sử dụng
NNLCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…. Những khó khăn, hạn chế đó do
nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là công tác QLNN đối với
2
NNL phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập, gây ra là những lực cản to lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, cản trở sự phát
triển NNLCN của địa phương, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá cụ
thể nhằm tìm ra giải pháp để công tác QLNN đối với NNLCN hữu hiệu hơn
thúc đẩy phát triển NNLCN một cách có hiệu quả.
Tính cấp thiết của đề tài cũng được khẳng định thêm khi hoạt động
nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề QLNN đối với NNLCN ở Việt Nam
đến nay còn khá mới mẻ và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Liên quan
đến đề tài, còn nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc nhiều câu hỏi nghiên cứu
chưa được giải mã thấu đáo.
Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh
Phúc” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật
Hành chính tại Học viện Khoa học xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải cơ sở lý luận dưới góc
độ của khoa học luật về QLNN đối với NNLCN, đánh giá thực trạng QLNN
đối với ở tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp bảo đảm QLNN đối với
NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc tác
giả sẽ khái quát bài học kinh nghiệm QLNN đối với NNLCN cho các địa
phương trên phạm vi cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Một là, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với
NNLCN, cụ thể là tổng hợp và đánh giá các công trình khoa học đã được
công bố, có nội dung đề cập đến vấn đề QLNN đối với NNLCN. Thực hiện
3
nhiệm vụ này, giúp tác giả luận án có được cái nhìn tổng quan, đa diện, đa
chiều về vấn đề nghiên cứu, kế thừa và phát triển tri thức đã được công bố về
vấn đề QLNN đối với NNLCN và xây dựng lên những vấn đề mới về mặt lý
luận, giải đáp những vấn đề còn đang đặt ra dưới góc độ thực tiễn.
Hailà, tìmhiểu, xây dựng và phân tíchnhững vấn đề lý luận về QLNN đối
với NNLCN như: khái niệm NNLCN, QLNN đối với NNLCN; những yếu tố
ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN; mục tiêu, nội dung, phương thức
QLNN đốivới NNLCN; điều chỉnhcủa pháp luật về QLNN đốivới NNLCN ….
Ba là, tìm hiểu phân tích và đánh giá: các quy định của pháp luật Việt
Nam điều chỉnh về QLNN đối với NNLCN ở địa phương; Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc;
thực trạng thực hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc;
đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế trong QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
Bốn là, trên cơ sở đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn QLNN đối với
NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời từ thực trạng và nguyên nhân của thực
trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả luận án đưa ra những
định hướng và đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN ở tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng và khái quát trong phạm vi cả nước nói chung.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án được
NCS xác định bao gồm những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn của
QLNN đối với NNLCN.
Phạm vi nghiên cứu: QLNN đối với NNLCN là vấn đề rộng và mang
tính liên ngành, đa ngành. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả luận án giới
hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
4
Một là, phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về QLNN đối
với NNLCN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Bao gồm quy
định của: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
2014, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015, Luật Thanh tra năm 2011, ..... và các văn bản hướng dẫn thi
hành). Luận án nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật, thực thi pháp luật, kiểm
tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về NNLCN và đánh giá thực trạng về
chủ thể và nội dung QLNN đối với NNLCN xác định trên 02 nhóm bộ phận
dân cư tại địa phương, gồm: (i) Nhóm học sinh, sinh viên, người đang theo học
tại các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và (ii) người lao động làm việc tại
các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN.
Hai là, phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn
nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997
đến năm 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Về phương pháp luận
Đề tài luận án có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Hệ tư tưởng lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà
nước về NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận án được nghiên cứu theo cách tiếp cận theo chức năng quản lý nhà
nước: bao gồm chức năng xây dựng chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch liên quan đến phát triển NNL); chức năng dự báo; chức năng tổ chức,
điều hành nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh quá trình quản lý và phát triển
nguồn nhân lực công nghiệp.
5
* Về phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận án sử
dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, gồm: Phương pháp
tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương
pháp hệ thống; Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp trao đổi, toạ
đàm và phỏng vấn chuyên gia ... Cụ thể:
(1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp;
phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành và liên
ngành luật học được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu
chủ yếu được áp dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận án.
(2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế; phỏng
vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia trong
lĩnh vực chính trị, pháp luật, lao động, an ninh; phương pháp xã hội học ....
Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 3 của luận án.
Nghiên cứu sinh thực hiện điều tra (theo mẫu phiếu điều tra) và phỏng
vấn sâu trên 03 nhóm đối tượng gồm: (i) Nhóm đối tượng là lãnh đạo các cơ
quan thực thi nhiệm QLNN đối với NNLCN và cán bộ công chức, người thực
thi nhiệm vụ trong một số cơ quan QLNN đối với NNLCN - chủ thể QLNN
đối với NNLCN (Các cơ quan được NCS tiến hành điều tra, bao gồm: Văn
phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban
Quản lý và KCN tỉnh Vĩnh Phúc; một số cơ sở dạy nghề và trường THPT);
(ii) Nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên đang hoặc đã theo học tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo nghề và cán bộ, giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các
cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; (iii) Nhóm đối tượng là lãnh
đạo, quản lý tại các doanh nghiệp công nghiệp và người lao động tại các
doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở
phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, xác định ưu
6
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối
với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
(3) Phương pháp phân tích - dự báo khoa học và phương pháp tiếp cận
hệ thống đa ngành và liên ngành luật học được áp dụng ở chương 4 của luận
án nhằm định hướng và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc.
* Về hướng tiếp cận của luận án
- Hướng tiếp cận mang tính lịch sử, hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ
thống các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến
đề tài của luận án mà tác giả thu thập được, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các
kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu
trong điều kiện lịch sử cụ thể để xác định vấn đề nghiên cứu và định hướng
tiếp tục nghiên cứu của luận án.
- Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Trên cơ sở vận dụng kiến thức
và hiểu biết của NCS về các ngành khoa học xã hội và nhân văn như quản lý
học, chính trị học, luật học, khoa học lịch sử để xây dựng cơ sở lý luận cho
các vấn đề nghiên cứu.
- Hướng tiếp cận mang tính dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận án sẽ chỉ ra những thành tựu,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra kết luận khoa
học về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Những điểm mới của luận án
Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
chuyên biệt về NNLCN cũng như QLNN đối với NNLCN trong phạm vi một
quốc gia hoặc một địa phương. Vì thế, đây là một công trình nghiên cứu mới.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng những luận cứ khoa học có
độ tin cậy, khách quan dựa trên sự nghiên cứu về mặt lý thuyết và kiểm
7
chứng, phân tích, so sánh về mặt thực tiễn QLNN đối với NNLCN từ thực
tiễn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Do vậy, những đóng góp mới của luận án có thể
được ghi nhận dưới những điểm sau:
Một là, trên cơ sở kế thừa các quan điểm, các luận điểm khoa học của
những công trình nghiên cứu đi trước, luận án đã phân tích, làm rõ khái niệm
“nguồn nhân lực”, khái niệm “nguồn nhân lực công nghiệp” và khái niệm
“quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp”, chỉ ra và phân tích
những đặc điểm của NNLCN;
Hai là, luận án đã làm rõ lý luận về điều chỉnh của pháp luật về QLNN
đối với NNLCN, chủ thể QLNN đối với NNLCN, nội dung QLNN đối với
NNLCN, phương thức QLNN đối với NNLCN.
Ba là, luận án phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh
Phúc thời gian qua, trong đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
của chúng.
Bốn là, luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất những nhóm giải pháp
cần thực hiện đồng bộ nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, với các nhóm
giải pháp là: (i) Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (ii) Nhóm
giải pháp hoàn thiện và phát huy lợi thế của các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp về chủ
thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệpl; (iv) Nhóm các giải pháp khác.
Năm là, từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, luận án đã khái quát những bài học
kinh nghiệm trong QLNN đối với NNLCN có giá trị tham khảo cho các địa
phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc.
8
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống
về QLNN đối với NNLCN. Luận án đã bổ sung và phát triển về mặt lý thuyết
những vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN. Sự đóng góp này tạo cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật
QLNN về NNLCN. Đồng thời, những luận cứ dựa trên sự phân tích, đánh giá
của luận án còn là cơ sở đáng tin cậy để đối chiếu và điều chỉnh thực tiễn thực
hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên ngành luật học, lao động xã hội,
quản lý công, chính sách công …. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo
hữu ích, cung cấp những tri thức khoa học, thiết thực, các số liệu cụ thể cho
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến QLNN đối với NNLCN.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến
luận án
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 4: Định hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối
với nguồn nhân lực công nghiệp là vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu. Cũng đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước
bằng pháp luật, về pháp luật lao động, quản lý lao động trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam và ở các nước.
1.1.1. Tìnhhình nghiên cứu ở nước ngoài
Một số công trình, tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước
nói chung và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về
nguồn nhân lực công nghiệp nói riêng đã được công bố như:
Sách “Quản lý và chiến lược nguồn nhân lực”, tái bản lần thứ 3 của tác
giả Peter Boxall, Giáo sư Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Auckland, New
Zealand và John Purcell, Vương quốc Anh. Tác giả nghiên cứu đã đưa ra
những phân tích về (1) Kết nối giữa chiến lược và công tác quản lý nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp sản xuất; (2) Xác định những nguyên tắc chung
trong quản lý công việc và người lao động; (3) Quản lý nguồn nhân lực và
duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bài viết “Hội nhập kinh tế đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và ASEAN”
của ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Ông cho rằng, để đón được cơ hội của hội nhập quốc tế mang lại,
Việt Nam có bốn vấn đề trọng tâm phải giải quyết: (i) Ưu tiên thực hiện các
biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành
nông nghiệp và đa dạng hóa công việc trong các ngành chế tạo mới. (ii) Cần
10
mở rộng độ bao phủ phúc lợi xã hội, trong đó có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp
trên toàn quốc. (iii) Cần củng cố hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng, tập
trung cải thiện giáo dục trung học và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng đối với lao động có kỹ năng. (iv) Cần cải thiện công tác bảo vệ
nhóm lao động di cư và các hệ thống phục vụ việc công nhận kỹ năng của họ.
Bài viết “Hướng tới một mô hình quản trị nhân lực kiểu Châu Âu”, Tạp
chí nghiên cứu Kinh doanh quốc tế, ấn bản số 26, xuất bản Quý 1, 1995 của
tác giả Chris Brewster, Quản trị nguồn nhân lực Châu âu, Trường Đại học
quản lý, Đại học Cranfield, Vương quốc Anh. Bài viết đã đưa ra, so sánh các
khái niệm khác nhau về Quản lý nguồn nhân lực của các nhà nghiên cứu khác
nhau; đánh giá tác động của văn hóa và pháp lý đến quản lý nguồn nhân lực.
Bài viết “Giáo dục và dạy nghề ngày nay: thách thức và sự trả lời” của
tác giả George Psacharopoulos (The world Bank, Washington, USA), (TS.
Hoàng Ngọc Vinh đã dịch ra tiếng Việt Nam). Bài viết đã phân tích vai trò và
sự tác động của giáo dục dạy nghề đối với sự phát triển của xã hội. Bài viết
cũng luận giải và cho rằng các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến muốn
dùng vốn khai thác lao động giá rẻ ở các quốc gia kém phát triển và chuyển
vốn tới nơi có giá trị lao động thớp hơn sẽ có lợi hơn là nhập khẩu lao
độngnhưng đòi hỏi hai đặc trưng chủ yếu của người lao động: (i) phải có kinh
nghiệm các quá trình sản xuất nào đó mà hãng sẽ thuê; (ii) người lao động
phải là người dễ đào tạo để phục vụ cho những quá trình mới mà hãng sẽ thay
đổi. Do đó các quốc gia cần tạo ra một thị trường, nguồn lao động có chất
lượng để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
Bản tin tháng 9 năm 2014 do Văn phòng ILO tại Việt Nam thực hiện có
bài viết “Lỗ hổng đào tạo – việc làm khiến chất lượng, năng suất lao động vốn
thấp càng thêm tồi tệ”. Bài viết đánh giá chỉ có chưa đến một phần năm lực
lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn, và những kỹ năng
11
mà hệ thống giáo dục trang bị cho người học thường không phù hợp với
những kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi. Bản tin cũng đưa ra nhận xét
của Ông Gyorgy Sxiraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam: “…. Để
phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường hợp tác
với khối tư nhân cũng như đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ
thống giáo dục và đào tạo đồng thời đánh giá sự chênh lệch giữa kỹ năng hệ
thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người lao động với nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai”.
Báo cáo đầy đủ “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới
việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
– Văn phòng Khu vực Châu Á Thái Bình Dương - thực hiện đã nhận định dự
báo cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2025 nhu cầu đối với lao động có
trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng 28%, so với mức tăng 23% ở lao
động có trình độ kỹ năng thấp và 13% cho lao động có kỹ năng cao. Do đó,
Việt Nam cần đẩy mạnh các cơ sở đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, nâng
cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở và đào tạo nghề cần phải dựa trên
Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020, Chiến lược phát triển đào tạo nghề 2011-2020, Chương trình
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và Luật Dạy nghề.
Bài tham luận “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ
Trung Quốc” của tác giả Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh trình
bày tại Hội thảo “Cải cách hành chính dành cho các nước châu Á” do Bộ
Thương mại Trung Quốc tổ chức từ ngày 03/4 – 22/4/2008 (được tác giả
Nguyễn Diệu Tú - Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh dịch và biên tập) đưa ra những phân tích và nhận
định, đánh giá về Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển
nguồn nhân lực: (1). Thay đổi quan niệm và hiện thực hoá khái niệm nguồn
12
nhân lực là nguồn lực hàng đầu; (2). Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo
dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng
một xã hội học tập; (3). Mở rộng đầu tư và làm theo nhiều biện pháp để phát
triển nguồn nhân lực; (4). Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân
lực; (5). Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường
lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn;
(6). Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sự ủng hộ và
bảo đảm của chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực.
Báo cáo SCANS ở Mỹ (Secretery’s Commission for Achieving
Necessary Skill’s, United States Department ò Labor, 1991) đánh giá tầm
quan trọng của kỹ năng cốt lõi hơn là kỹ năng chuyên sâu. Năng lực của
những người tham gia thị trường lao động được báo cáo nêu ra (theo thứ tự ưu
tiên), gồm: (i) Khả năng để phân bổ thời gian, phát triển và lựa chọn các mục
tiêu ưu tiên, phân bổ tiền và lập kế hoạch dự toán; (ii) Khả năng để xác định
nhu cầu về dữ liệu, khai thác các phương tiện để có được thông tin, dữ liệu, tổ
chức và lưu trữ chúng; (iii) Khả năng được tham gia với tư cách thành viên
của nhóm, giao tiếp tốt với mọi người; (iv) Hiểu biết về hoạt động hệ thống
xã hội, tổ chức, công nghệ và vận hành chúng; (v) Khả năng lựa chọn công
nghệ và áp dụng vào nhiệm vụ cụ thể.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã khái quát được những
vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực sản xuất công nghiệp và yêu cầu, điều kiện
ảnh hưởng và đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là thông
qua hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây mới
dừng lại ở nghiên cứu chung về nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô hoặc một số khía
cạnh của phát triển nguồn nhân lực công nghiệp vì vậy nếu áp dụng cho
nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng sẽ rất khó phát huy được hiệu quả vì vậy tác giả xem đây như là nguồn
13
cung cấp tài liệu tham khảo, những ý tưởng mang tính định hướng gợi ý cho
việc nghiên cứu của luận án này.
1.1.2. Tìnhhình nghiên cứu ở trong nước
Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam trong nhiều
năm qua đã được nhiều nhà khoa học và quản lý quan tâm, nghiên cứu. Đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của những nhà quản lý, nhà giáo, học
viên ... quan tâm thực hiện và công bố giới thiệu trên các ấn phẩm và diễn đàn
khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, sách
chuyên khảo, nhiệm vụ cấp bộ, hội thảo khoa học, bài tạp chí, luận văn, luận
án... nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp đến NNLCN và QLNN đối với
NNLCN. Tuỳ từng góc độ tiếp cận và nghiên cứu, các công trình đã làm rõ
nhiều nội dung về QLNN, xác định mức độ can thiệp của nhà nước vào các
quan hệ xã hội trong đó có lĩnh vực NNL và NNLCN, bao gồm: (i) nghiên
cứu về QLNN; (ii) nghiên cứu về NNL và NNLCN; (iii) nghiên cứu về lý
luận và thực tiễn QLNN đối với NNLCN.
Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước
Các nghiên cứu đã làm rõ được những nội dung cơ bản như: cơ sở lý
luận của quản lý xã hội của nhà nước; nội dung, phương thức QLNN... Trước
tiên có thể liệt kê ra một số nghiên cứu có tính chất cơ sở. Đó là tài liệu, công
trình nghiên cứu của các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về quản lý,
quản lý hành chính, nhà nước và pháp luật, như: Khoa Luật (Đại học quốc gia
Hà Nội), Khoa Khoa học quản lý (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Trường
Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước – Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh), Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam)… Giáo trình “Quản lý xã hội” của Trường Đại học Kinh tế
quốc dân (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005) trình bày chi tiết
nhiều vấn đề: xã hội và quản lý xã hội; chủ thể quản lý xã hội; thiết chế và
14
vấn đề nhà nước cần quan tâm trong quản lý xã hội; biến đổi xã hội; nguyên
tắc, phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước; phương pháp và
kỹ thuật trong quản lý xã hội… Giáo trình “Quản lý nhà nước” của Học viện
Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 2007), giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
2010), Giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà
Nội (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2005)… đã trình bày cơ sở lý
luận và thực tiễn của QLNN; Các nghiên cứu ở cấp “giáo trình” chỉ có tính
tham khảo cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. [102].
Đặc biệt là, có một số nghiên cứu có tính chuyên sâu về cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc đổi mới, hoàn thiện và bảo đảm QLNN trong điều kiện phát
triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế được công bố thời gian qua. Đề
tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước (KX01.09) phục vụ xây dựng Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001): “Quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã tập
trung làm rõ nội dung và đặc điểm của QLNN trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ thực trạng QLNN, đề tài đề
xuất, kiến nghị về phương hướng, nội dung và giải pháp hoàn thiện quản lý
của Nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, công trình cũng đã phân tích những
phương pháp, công cụ QLNN chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù đề
tài không đề cập trực tiếp đến QLNN về lao động nhưng đã cung cấp hệ thống
quan điểm mang tính định hướng về QLNN ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh
tế “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt
Nam” của nghiên cứu sinh Hoàng Văn Hoan (năm 2002). Luận án đã luận
giải cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về lao
15
động và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về lao động trong các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu
QLNN dưới góc độ kinh tế và không giải quyết vấn đề dưới góc độ QLNN
theo nghĩa rộng. Luận án tiến sĩ luật học của nghiên cứu sinh Lê Văn Trung
(năm 2006) với đề tài "Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay". Luận án đã làm rõ khái niệm
QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, chỉ ra đặc trưng, phân tích các
yếu tố tác động đến QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam. Luận án đã đề xuất và luận giải lộ trình thực hiện giải pháp đổi
mới QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề
QLNN về lao động trong các doanh nghiệp nhà nước chỉ là nội dung thứ yếu,
chưa được đề cập nhiều trong luận án này.[102].
Thứhai,nhóm công trình nghiêncứu vềnguồnnhân lực, nguồn nhân lực
công nghiệp
Đề tài V10-05-20 “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực công nghiệp
Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020” do PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc chỉ đạo
chung. Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận về phát triển NNL phục vụ CNH,
HĐH; Đánh giá thực trạng phát triển khu vực công nghiệp và chất lượng
NNLCN tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2004-2009. Đề tài nêu rõ quan điểm phát
triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2010-2020: “Phát triển
nguồn nhân lực công nghiệp gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục
và đào tạo, đặc biệt là đổi mới đào tạo nghề và đào tạo đại học”. Đồng thời đề
tài khuyến nghị bốn nhóm giải pháp, biện pháp và chính sách nhằm phát triển
nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai
đoạn 2010-2020, gồm: (1) Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách
và chương trình phát triển kinh tế công nghiệp. (2) Nhóm giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp. (3) Nhóm giải pháp tạo
16
nguồn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp; (4) Hoàn thiện
hệ thống kết nối cung-cầu lao động.[77].
Đề tài KX.05- 09: “Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để
phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”: Đề
tài đã nghiên cứu, làm rõ: (i) Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục phổ thông
và hướng nghiệp để luận chứng cho các giải pháp làm cho giáo dục phổ thông
chuẩn bị tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực; (ii) Xác định các biện pháp
khả thi nhằm làm cho giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt nhất cho việc đào tạo
đội ngũ nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều
kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. [65]
LATS kinh tế “Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Lai Châu” của tác giả Lương Chiến Công bảo vệ tại Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2016. Theo tác giả, NNL của một địa
phương, một vùng haycủa một quốc gia, được hiểu là nguồn lực dân số trong
độ tuổi lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động, có
thể tham gia vào hoạt động sản xuất của một quốc gia, một vùng hay một địa
phương được xem xét cả về mặt khía cạnh số lượng và chất lượng lao động
[27, tr.31]. Tác giả cũng đã đưa ra được các tiêu chí, chỉ số phản ánh chất
lượng NNL ở địa phương, gồm: (i) Cơ cấu NNL ở địa phương; (ii) Trình độ
và kỹ năng NNL ở địa phương; (iii) Thể lực của NNL ở địa phương; (iv) Thái
độ, tác phong lao động của NNL ở địa phương…. Đồng thời tác giả đã phân
tích thực trạng chất lượng NNL và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất
lượng NNL đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu theo
những tiêu chí đánh giá chất lượng NNL ở địa phương đã xây dựng. [26].
LATS “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Đà Nẵng”, Dương Anh Hoàng, năm 2008. Luận án đã trình bày cơ sở lý
luận và đánh giá thực trạng phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH và phát triển
17
KT-XH ở Đà Nẵng; đề xuất những giải pháp định hướng cho việc phát triển
NNL phục vụ cho CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng. [57]
LATS (chuyên ngành kinh tế và tổ chức lao động) “Các giải pháp chủ
yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước”, Phan Thanh Tâm, năm 2000. Luận án đã xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL và những yêu tố ảnh hưởng đến chất
lượng NNL trong sự nghiệp CNH-HĐH, đánh giá chất lượng về mặt trí lực
của NNL Việt Nam; phân tích vai trò của GDĐT trong nâng cao chất lượng
và những yêu cầu thực tế của việc nâng cao chất lượng NNL trước nhu cầu
CNH-HĐH. [96]
Bài viết “Giáo dục-đào tạo với phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc
và những gợi mở cho Việt Nam”, GS.TS. Chu Văn Cấp và Ths. Trần Ngọc
Tình, Tạp Chí phát triển và Hội nhập số 17 (27) (Tháng 07-08/2014). Nhóm
tác giải đã nhận định về yêu cầu của CNH đối với NNL là: (1) Phải đảm bảo
đủ số lượng. Để có đủ số lượng cho nguồn công nghiệp hiện đại phải tăng
cường đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đội
ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, công nhân trí thức, các loại lao động trí
tuệ…; (2) Phải có chất lượng cao, tức là phải có tri thức, kiến thức chuyên
môn kỹ thuật, kinh tế … và có năng lực hoạt động tốt, có sự nhạy bén, thích
nghi nhanh, làm chủ khoa học và công nghệ và có năng lực hội nhập … phải
có sức khỏe sung mãn, hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần, có sự dẻo dai
của hệ thần kinh, niềm tin và ý chí, có khả năng thích ứng với những điều
kiện khó khăn về cuộc sống; (3) Phải có cơ cấu NNL hợp lý về độ tuổi, giới
tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ đào tạo … giữa các ngành, các
vùng, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Các tác giả bài viết cũng gợi
mở những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: (i) Phát triển NNL có tri thức
thông quan phát triển giáo dục đào tạo và khoa học – công nghệ; (ii) Nghiên
18
cứu và thực hiện theo mô hình vòng tròn tương tác: Tư duy chiến lược của
lãnh đạo – giáo dục, phát triển NNL – khoa học và công nghệ - công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; (iii) Đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục quốc dân ở tất cả
các cấp học một cách thường xuyên và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền
kinh tế; (iv) giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp
hiện đại và gắn với như cầu của người sử dụng lao động; (v) Thu hút nhân tài
và hạn chế chảy máu chất xám. [9]
Bài viết “Nguồn nhân lực Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập – Bài
2: Đổi mới công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường”, Lan Vũ, Báo
Nhân Dân số ra ngày 10-11-2015. Bài viết đã nhận định cơ cấu trình độ ĐH
trở lên/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng với tỷ lệ 1/0,35/0,65/0,4 và đánh
giá sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả bài viết cũng nhấn mạnh
cần giải quyết tận gốc vấn đề phân luồng học sinh tham gia các chương
trình/cấp độ đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, cần làm tốt hướng
nghiệp cho học sinh, cân nhắc, lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng và sở
thích của học sinh. Các địa phương cần có cơ chế khuyến khích học sinh theo
học nghề. Quan trọng hơn, là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các trường dạy nghề, nhất là sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với
doanh nghiệp, để học sinh ra trường có việc làm ngay… Đây là nội dung có
tính gợi mở, giúp tác giả luận án đi sâu phân tích thực tế cơ cấu nguồn nhân
lực tiếp cận từ thực tế cơ cấu trình độ của người lao động đang làm việc tác
các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [125].
Bài viết “Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt
Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, PGS.TS. Mạc Văn Tiến (Tạp
chí Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Website của Tổng cục dạy nghề
(http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5969/seo/Manh-yeu-
19
co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-khi-gia-nhap-cong-
dong-kinh-te-ASEAN/Default.aspx). Tác giả bài viết nhận định những điểm
yếu của NNL Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng như thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về mặt chất lượng và cơ cấu lao động
còn nhiều bất cập; đưa ra nhận định, so sánh chất lượng nguồn nhân lực của
Việt Nam với chất lượng NNL của một số quốc gia có cùng điều kiện. Bài
viết cũng đã đưa ra các giải pháp đổi mới giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng NNL cho hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là những nhận
định có giá trị, tác giả luận án quan tâm, phân tích và kế thừa có chọn lọc khi
đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
góp phần nâng cao chất lượng NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. [101]
Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực và nguồn nhân lực công nghiệp
Đề tài khoa học cấp Bộ “Quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp” do Thạc sỹ Ngô Minh Tuấn làm
chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về QLNN trong phát triển
NNL. Trong đó, khái niệm QLNN được hiểu là xem xét vai trò và nhiệm vụ
của Nhà nước trong phát triển NNL, được thể hiện qua những nội dung chính
sau đây: (i) Vai trò định hướng phát triển NNL: thông qua việc ban hành các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển NNL; (ii) Vai
trò thực hiện tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển NNL:
bao gồm việc ban hành các luật lệ, chính sách đối với các ngành, lĩnh vực liên
quan đến phát triển NNL; (iii) Vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển
NNL: thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản,
các công cụ khuyến khích phát triển NNL; và (iv) Vai trò kiểm tra, giám sát
và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển NNL. [118]
20
LATS “Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta”, Hà Quý Tình, năm 1999. Luận án đã luận
giải NNL là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất, đồng thời khẳng định vai trò nhà nước là người tổ chức, định hướng quá
trình tạo lập NNL... nhận định những vấn đề cấp bách cần giải quyết đặt cơ sở
để nêu ra hệ quan điểm và giải pháp về việc nhà nước tạo tiền đề NNL trong
quá trình CNH-HĐH. [105]
LATS luật học “Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam” của tác giả Vũ Minh Tiến, bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ
thuộc Đạihọc Quốc gia Hà Nộinăm 2011. Tạicông trình nghiên cứu, tác giả đã
nghiên cứu tổng quan và liệt kê ra được một số tài liệu trong nước và tài liệu
nước ngoài nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước cũng như quản lý nhà nước
về lao động, lao động trong các doanh nghiệp. Luận án cũng đã phân tích
được vai trò quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp; nội dung
quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp. Luận án cũng đã đánh
giá được thực trạng và đưa ra được quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước về
lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và phân tích được
những yếu kém hiện hành, đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm xác lập
phạm vi, phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu mới của quản lý nhà nước về
lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. [102]
Luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung
bảo vệ tại Hội đồngchấmLuận văn Thạc sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia
năm 2017. Tạicôngtrình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được: khái niệm quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; Nội dung quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Tác giả cũng đã
21
phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp bảo đảm quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. [46]
Nhìn chung, những nghiên cứutrên thế giới và ở trongnước về nguồn nhân
lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lưc công nghiệp cho
thấy việc nghiên cứuvề nguồn nhân lực côngnghiệp và QLNN đối với NNLCN
đãđược quantâm củagiới quản lý, nghiên cứukhoa học trong đời sống xã hội,
sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
Trên thế giới, ở các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển, mặc
dù khoa học công nghiệ sản suất hiện đại ngày càng thay thế sức người nhưng
yếu tố conngườivẫn luôn được đánhgiá là yếu tố quan trọngnhất và quyết định
của sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được điều
chỉnh bởi pháp luật và chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực cho sản xuất hoặc
dịchvụ cho sản xuất công nghiệp của quốc gia và duy trì lợi thế cạnh tranh của
doanhnghiệp. Giới quản lý và nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra quan điểm
và khẳng định sựtác độngvà ảnh hưởng quan trọng của yếu tố văn hoá và pháp
lý đến sự phát triển và quản lý của nhà nước đối với nguồn nhân lực. Nhà nước
Việt Nam hiện nay cần đadạng hoá côngviệc trong các ngành nghề và lĩnh vực
côngnghiệp mới phù hợp với yêu cầuphát triển của giai đoạnhiện nay, mở rộng
độ bao phủ phúc lợi xã hội nhất là đối với người lao động trong các doanh
nghiệp và lĩnh vực côngnghiệp, củng cố và cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo
nóichung và đào tạo nghề nói riêng, đặc biệtkhẳng định nhà nước cần có chính
sáchđẩymạnh sựtham gia của doanhnghiệp vào hệ thống giáo dục, đào tạo và
đào tạo nghề để trang bị cho người lao động những điều kiện về tri thức, kỹ
năng, tác phong lao động … phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động nhằm tạo ra một môi trường phát triển
và sử dụng NNL tốt hơn và thành lập một tổ chức phát triển nguồn nhân lực,
22
đảm bảo sự ủng hộ và bảo đảm của Chính phủ trong việc phát riển nguồn nhân
lực cho kinh tế công nghiệp của quốc gia, địa phương.
Ở Việt Nam, vấn đề nguồn nhân lực công nghiệp là tuy là một vấn đề mới
xuất hiện cùng với yêu cầu của giai đoạn phát triển công nghiệp nhằm thực hiện
thành côngcôngcuộcCNH, HĐH đất nước đã được Đảng Cộng sản Việt Nam
vạch ra từ sau khi thực hiện đổimới đất nước (nhất là từ Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng). Nguồn nhân lực côngnghiệp được đềcập
gián tiếp trongmột số điều khoản củaHiến pháp và một số văn bản pháp luật về
giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, lao động, mộtsố vănbản của
Chínhphủ cũng như chính quyền địa phương các cấp về chiến lược, kế hoạch,
quy hoạchpháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của quốc gia
hoặc các địa phương trong các giai đoạn nhất định… Nhưng đến nay chưa có
văn bảnpháp luật riêng nào điều chỉnh về nguồn nhân lực công nghiệp. Lý luận
quản lý nhà nước về nguồn nhân lực công nghiệp chưa được công trình nào
nghiên cứu, mộtsố công trình có đề cập đến một vài khía cạnh như vai trò của
nhà nước trongquản lý và pháttriển nguồn nhân lực tronggiai đoạnCNH, HĐH
cũng như yếu tố pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trongquản lý lao động tại
doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực và đưa ra những quan điểm,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở một địa
phương cụ thể… Tuy nhiên những quan điểm và nội dung nghiên cứu về
NNLCN và QLNN đốivới NNLCN cònphântán, chưađầy đủ, quản lý chưatập
trung thống nhất.
Các côngtrìnhnghiên cứu gần đây thường tập trung chủ yếu nghiên cứu về
quản lý nói chung, quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực với các
tiêu chí về quy mô, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn thực
hiện CNH, HĐH của quốc gia, địa phương. Các kết quả nghiên cứu trong và
ngoài nước sẽlà cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọngđể tác giả luận án có thể kế
23
thừa, bổ sung hoàn thiện cũng như hình thành luận điểm của riêng mình đối với
việc nghiên cứuđề tài “Quảnlý nhà nước đốivới nguồn nhân lực côngnghiệp từ
thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống của công trình nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình, đề tài, luận án, sách, báo và
các bài viết, tham luận tại các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài và trong nước
về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp, tác giả luận án có một số nhận xét về các kết
quả nghiên cứu như sau:
1.2.1. Kếtquả nghiên cứu
Thứ nhất, về lý luận
Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết … của các tác giả ở những
giác độ tiếp cận khác nhau đã đưa ra được khái niệm NNL theo những cách
hiểu khác nhau nhưng tựu chung lại dù tiếp cận dưới giác độ nào thì các công
trình nghiên cứu cũng thống nhất NNL là khái niệm dùng để chỉ yếu tố con
người có khả năng lao động và gắn với lao động ở từng thời kỳ nhất định của
xã hội. NNL là yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất ra của
cải vật chất của xã hội, vì sự tiến bộ xã hội.
Giới quản lý và nhà nghiên cứu đã đưa ra được tiêu chí xác định và đánh
giá chất lượng NNL nói chung và NNLCN nói riêng trên các phương diện thể
lực, trí lực, thái độ, tác phong, kỷ luật lao động … của con người và khẳng
định vai trò quan trọng của giáo dục dạy nghề, đào tạo nghề đối với việc nâng
cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
Một số công trình, tài liệu nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm QLNN đối
với NNL và phát triển NNL và vai trò của NNL trong phát triển kinh tế công
nghiệp đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, khái niệm QLNN
đối với NNLCN chưa được nghiên cứu, luận giải, đề cập trong các công trình
24
nghiên cứu. Vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN là một nội dung mới,
hiện chưa được nghiên cứu.
Nội dung, chủ thể, phương thức QLNN trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội tuy đã được một số công trình, tác giả nghiên cứu. Đối với lĩnh vực quản
lý NNL tuy có một số công trình nghiên cứu đề cập đến dới góc nhìn của
khoa học quản lý công hoặc một số giác độ khoa học không phải là luật học
nhưng chưa thật đầy đủ, toàn diện. Đặc biệt chưa có nội dung, công trình
nghiên cứu nào trực tiếp về nội dung, chủ thể, phương thức quản lý nhà nước
đối với nguồn nhân lực công nghiệp tiếp cận từ khoa học luật học.
Những kết quả nghiên cứu về vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong
phát triển nguồn nhân lực trong việc định hướng phát triển nguồn nhân lực,
thực hiện tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển nguồn
nhân lực, điều tiết phát triển nguồn nhân lực và kiểm tra, giám sát, thanh tra
thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực cũng được một số
công trình nghiên cứu đề cập và khẳng định trong các nghiên cứu của mình
nhưng cũng chưa thực sự đầy đủ và toàn diện.
Sự cần thiết phải có pháp luật để quản lý NNL nói chung và NNLCN nói
riêng đã bắt đầu được một vài công trình nghiên cứu đề cập tới như một yếu
tố ảnh hưởng và cần thiết đối với hoạt động QLNN đối với NNLCN trong giai
đoạn hiện nay.
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã bước đầu tiếp cận một số
nội dung về hoạt động quản lý và pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước
đối với nguồn nhân lực công nghiệp. Một số tác giả nghiên cứu vấn đề quản
trị nhân lực trong doanh nghiệp để đưa ra ý kiến, đề xuất các cơ quan cần có
chính sách, phương án nâng cao chất lượng người lao động, tập trung nhất ở
giải pháp giáo dục, đào tạo nghề để nâng cao nguồn nhân lực. Đây là điểm
xuất phát quan trọng, là tiền đề lý luận để tác giả luận án tiếp tục kế thừa đi
25
vào phân tích cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp trong điều kiện hiện nay của nước ta hiện nay. Các công trình nghiên
cứu ngoài nước cũng cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn toàn diện về
vấn đề quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động, người lao động và
chính phủ (các tài liệu, công ước của ILO) tạo tiền đề cho tác giả luận án thấy
được sự đa dạng trong phương pháp tiếp cận về nguồn nhân lực công nghiệp
ở mỗi quốc gia khác nhau. Qua đó, giúp cho việc định nghĩa cũng như xác
định nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam được chính xác, phù hợp.
Thứ hai, về thực tiễn
Thực tiễn quản lý nhà nước về nguồn nhân lực phục vụ và đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH ở nước ta. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
quy định, điều chỉnh của hiến pháp, pháp luật về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân, pháp luật về giáo dục – đào tạo nhất là đào tạo nghề,
pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp, pháp luật về tổ chức tổ chức
Chính phủ, chính quyền địa phương, …, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân
lực công nghiệp nói riêng. Chính phủ, một số bộ ngành, địa phương đã cụ thể
hoá các quy định của pháp luật, xây dựng quy hoạch, chiến lược nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của quốc gia, địa phương và tổ chức triển
khai thực hiện các quy định, chiến lược phát triển NNLCN của địa phương.
Nhận thức về NNLCN và quá trình thực hiện các quy định của pháp luật
về tạo lập NNLCN, đào tạo nâng cao chất lượng NNLCN, tổ chức sử dụng và
quản lý NNLCN … trên thực tế một số cơ quan, địa phương đã bước đầu
quan tâm, đẩy mạnh và đạt được những kết quả khả quan cho phát triển kinh
tế công nghiệp của quốc gia, địa phương nhưng cũng còn nhiều bất cập. Sự
thiếu hụt văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho NNLCN, các hoạt động
tạo lập, phát triển, quản lý và sử dụng NNLCN cũng như những quy định
26
pháp luật về hướng nghiệp, giáo dục dạy nghề và đào tạo nghề, pháp luật về
lao động,… Đồng thời pháp luật điều chỉnh về các lĩnh vực này ở nước ta
hiện nay còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất từ khâu hướng nghiệp,
đào tạo, tạo lập NNLCN đến sử dụng và quản lý lao động tại các doanh
nghiệp công nghiệp. Vì vậy đã, tạo ra sự thiếu đồng bộ trong triển khai và
thực hiện của cả hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan
QLNN ở địa phương các cấp trong phát triển và quản lý NNL đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH đất nước. Đồng thời với đó là hiểu biết, nhận thức pháp luật
và chấp hành pháp luật còn hạn chế.
Một số công trình nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng về NNLCN,
hoạt động QLNN đối với NNL cũng như NNLCN ở một địa phương tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam nói riêng nhưng vẫn chưa có
công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu. Đây chính là một khoảng trống về
mặt lý luận mà Luận án sẽ tập trung để làm rõ một cách cơ bản, toàn diện, sâu
sắc và có hệ thống về quan điểm lý luận, thực tiễn về QLNN đối với NNLCN
ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học đối với chủ đề QLNN đối
với NNLCN mà các công trình nghiên cứu trên đây đã đạt được. Nhìn chung,
hầu hết các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước chưa đề cập
sâu đến QLNN đối với NNLCN. Do vậy, nghiên cứu chuyên sâu về QLNN
đối với NNLCN từ thực tiễn một địa phương cụ thể như tỉnh Vĩnh Phúc nội
dung trọng tâm của luận án. Mặt khác, luận án còn phân tích, làm rõ hệ thống
pháp luật của nước ta hiện nay điều chỉnh về NNLCN và QLNN đối với
NNLCN, để thấy được vai trò của nhà nước trong quản lý và phát triển
NNLCN, đáp ứng yêu cầu NNL cho các doanh nghiệp công nghiệp của cả
nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, từng bước hoàn thiện chính sách,
27
pháp luật về NNLCN, nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động QLNN đối
với NNLCN của Việt Nam trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Nghiên cứu về những giải pháp bảo đảm QLNN đối với NNL nói chung
và NNLCN nói riêng ở địa phương gồm có: phải nâng cao nhận thức cho lãnh
đạo các cơ quan bộ ngành, địa phương; tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh
nghiệm là cơ sở cho việc đề ra những quy định thống nhất, đồng bộ trong
QLNN đối với NNLCN ở địa phương nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện pháp luật về NNLCN và
QLNN đối với NNLCN. Nhưng những giải pháp này đang nằm rải rác đan
xen trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Mặt khác những giải
pháp đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể là sẽ hoàn thiện pháp luật theo
hướng nào? Nội dung hình thức cụ thể của loại văn bản gì? Cơ quan nào ban
hành?... NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá các giải pháp hoàn thiện
pháp luật nêu trên mà các công trình nghiên cứu trước đề cấp đến.
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu được kế thừa và những vấn đề mà
luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Những bất cập trong QLNN đối với NNLCN như pháp luật, triển khai
thực hiện pháp luật, các nguồn lực đảm bảo cho QLNN đối với NNLCN hiện
nay…. NCS tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị bổ sung hoàn thiện các quy định
của pháp luật về QLNN đối với NNLCN, các nguồn lực cần thiết đảm bảo
QLNN đối với NNLCN ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc và khái quát chung cho
cả nước, đặc biệt là các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc.
NCS trong nghiên cứu đề tài luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài nêu trên, gồm:
Thứ nhất, NCS tiếp tục kế thừa những kết quả nghiên cứu lý luận về
NNL và NNLCN, QLNN và QLNN đối với NNLCN của những nghiên cứu
trước đó để bổ sung và hoàn thiện khái niệm NNL, NNLCN; kế thừa những
28
kết quả nghiên cứu về lý luận QLNN nói chung để hình thành khái niệm
QLNN đối với NNLCN, đặc điểm của QLNN đối với NNLCN.
Thứ hai, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây về thực tiễn QLNN
bằng pháp luật và thực hiện pháp luật, vai trò trách của nhà nước trong phát
triển và QLNN đối với NNL phục vụ cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
Thứ ba, kế thừa giải pháp nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo các cấp
chính quyền, cơ quan thực thi nhiệm vụ QLNN đối với NNLCN và phát triển
NNLCN ở Lai Châu, Đà Nẵng, Khánh Hoà và một số địa phương trong toàn
quốc để luận giải và tìm nguyên nhân hạn chế của QLNN đối với NNLCN ở
địa phương tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ bốn, kế thừa giải pháp tổng thể hoàn thiện lý luận về NNLCN và
QLNN đối với NNLCN. Kế thừa kiến nghị về giải pháp cụ thể hoàn thiện quy
định của pháp luật và QLNN đối với phát triển NNLCN ở các địa phương
trong đào tạo nghề nâng cao chất lượng NNLCN và các quy định, điều chỉnh
của pháp luật về lao động ... để hình thành các giải pháp hoàn thiện, bổ sung,
pháp luật về NNLCN và QLNN đối với NNLCN.
Những vấn đề mà luận án tiếp tục làm rõ là:
Một là, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực công nghiệp; khái niệm, đặc
điểm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp;
Hai là, mục tiêu QLNN đối với NNLCN ở địa phương;
Ba là, các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với NNLCN ở địa phương;
Bốn là, chủ thể, nội dung, phương thức QLNN đối với NNLCN;
Năm là, nội dung điều chỉnh pháp luật về QLNN đối với NNLCN;
Sáu là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc;
Bảy là, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản lý nhà nước
đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc;
29
Tám là, phân tích thực trạng và đề xuất những nhóm giải pháp nhằm bảo
đảm QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời đề xuất
những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công
nghiệp có tính tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
NNLCN có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc
CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, NNLCN và QLNN đối với NNLCN tại các
địa phương tỉnh, thành phố ở nước ta hiện nay còn tự phát, chưa thống nhất,
thiếu đồng bộ và bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với NNLCN (bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách và
pháp luật liên quan; tổ chức bộ máy QLNN; đội ngũ cán bộ công chức, viên
chức nhà nước và người lao động ...) theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp bền vững.
Một số lý thuyết sử dụng trong luận án:
Một là, học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật (Nhà nước có
bản chất giai cấp, có chức thống trị và xã hội, chức năng đối nội và đối ngoại.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính
pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp , hành
pháp và tư pháp) và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa (Nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước hợp hiến, hợp pháp,
quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với giáo dục đạo đức; nhà nước tôn
trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nhà nước có hệ thống pháp
luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân; nhà nước có trách nhiệm và
chịu trách nhiệm trước nhân dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà
nước và xã hộ; có biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh chống
30
quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước; nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp,
trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân) .
Hai là, lý thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol (Quản lý hành
chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra)
và thuyết bộ máy quan liêu của Maximilian Carl Emil Weber (hệ thống chức
vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ
thống quyền hành có tôn ti trật tự).
Ba là, lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (Maslow đã giải thích
những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một
cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh
thần. Theo ông, thang bậc nhu cầu của con người từ thấp đến cao, gồm: 1.
Nhu cầu sinh lý (không khí, thức ăn, chỗ ở); 2. Nhu cầu về an toàn, được bảo
vệ; 3. Nhu cầu xã hội (tình cảm, tình yên); 4. Nhu cầu được tôn trọng (tự tôn
trọng, được công nhận, có địa vị xã hội); 5. Nhu cầu tự khẳng định (tự phát
triển và thể hiện tiềm năng).
Bốn là, lý thuyết hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả đầu ra và
yếu tố nguồn lực đầu vào. (A = K/C. Trong đó, A là hiệu quả tương đối của
hoạt động quản lý; K là kêt quả đầu ra; C là chi phí đầu vào).
Năm là, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp có những đặc điểm, đặc trưng gì?
Thứ hai, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân
lực công nghiệp là gì?
31
Thứ ba, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực công nghiệp được thể hiện trên những phương diện nào?
Thứ bốn, Nhà nước Việt Nam cần phải hoàn thiện chính sách, pháp luật
về NNLCN như thế nào để từ đó làm cơ sở và căn cứ cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân được nhà nước giao quyền thực hiện QLNN đối với NNLCN
đạt hiệu quản cao hơn?
Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về NNLCN như thế nào để góp phần phát
triển (cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu) NNLCN, đáp ứng yêu cầu NNL của
các doanh nghiệp công nghiệp cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của
NNLCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng?
32
Kết luận Chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trên đây cho
thấy có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài
ít nhiều đã đề cập đến nội dung nghiên cứu của luận án. Các công trình
nghiên cứu được công bố bước đầu đã đưa ra một số khái niệm về nguồn
nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp với các cách hiểu khác nhau. Các
nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh liên quan tới NNLCN và QLNN
đối với NNLCN.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với nguồn
nhân lực công nghiệp còn rất hạn chế, mờ nhạt. các nghiên cứu về quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp chủ yếu được công bố tại các diễn
đàn, hội thảo, toạ đàm hay trên báo chí, các trang mạng điện tử, mạng xã hội,
các bài tham luận hoặc bài tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương ...
nên nội dung, phạm vi và phương pháp tiếp cận còn phân tán, chưa có tính
toàn diện, thống nhất.
Từ việc tìm hiểu, khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan để chủ đề của
luận án, NCS kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đó, hướng trọng tâm
nghiên cứu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với NNLCN
mà các công trình nghiên cứu trước đó hoặc quy định của pháp luật còn bỏ
ngỏ, đặt trong bối cảnh cấp thiết phải xây dựng và bảo đảm nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nước ta nói chung và địa phương tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Đặc biệt, vấn
đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp trong bối cảnh hiện
nay cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung một cách hệ thống hơn cả về lý
luận cũng như hoạt động thực tiễn. Hơn thế nữa, vấn đề quản lý nhà nước đối
với nguồn nhân lực công nghiệp còn là hướng nghiên cứu mới, thực tiễn yêu
cầu cần tập trung nghiên cứu làm rõ hơn.
33
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP
2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với nguồn
nhân lực công nghiệp
2.1.1. Kháiniệm,đặcđiểm
Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực:
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến
khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau. Thuật ngữ “nguồn nhân
lực” được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa là nguồn lực con người, phản ánh sự
đánh giá lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện
thuật ngữ “nguồn nhân lực” thể hiện sự công nhận của phương thức quản lý
mới trong việc sử dụng nguồn nhân lực con người.
Theo Stivastava M.P trong quyển “Human resource planing: Aproach
needs assessments and priorities in manpower planing” cho rằng nguồn nhân
lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề
nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới
dạng một nguồn vốn quan trọng, có khả năng sinh ra các nguồn thu nhập
trong tương lai, làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp
những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được nhờ vào quá trình lao
động sản xuất.[95].
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm
năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được
34
chuẩn bị ở các mức độ khác nhau sẵn sàng tham gia một lao động nào đó, tức
là người lao động có kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu
lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” [16, tr.269]. Nguồn nhân lực cần được hiểu là dân số và chất lượng con
người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm
chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có
thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế -
xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó. [50]
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003) trong công trình “Sử dụng hiệu quả
nguồn lực con người ở Việt Nam” đã luận giải bản chất của nguồn nhân lực là
tiềm năng con người có thể khai thác cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn
nhân lực là số lượng và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh
thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sống. Nguồn
nhân lực là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực của con người trong sản xuất tạo
ra năng lực sáng tạo, chất lượng và hiệu quả cho doanh nghiệp [45].
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân cho rằng: “Nguồn nhân lực của tổ chức
bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong một tổ chức đó, còn
nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có
thể lực và trí lực” [79, tr.8].
Theo Giáo trình Nguồn nhân lực xã hội, Trường Đại học Lao động xã
hội, khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận dưới 2 góc độ: Theo nghĩa rộng
thì “nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”. Theo
nghĩa hẹp, với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội,
trực tiếp làm ra các sản phẩm của xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu
“bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (do
pháp luật lao động quy định”.
35
Theo Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, có quan hệ chặt chẽ với dân
số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội. Khái niệm nguồn nhân lực, dựa trên cách tiếp cận vể khả
năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động, bao gồm toàn bộ
những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng
thái có việc làm hay không”.
Như vậy khái niệm NNL đã được nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra nêu
trên cho thấy có tác giả thì cho rằng nội hàm của khái niệm NNL là mặt chất
của con người bao gồm cả thể chất và tinh thần; có tác giả thì cụ thể hơn đó là
con người với thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, và kinh nghiệm lao động
để tạo ra của cải vật chất cho xã hội; có tác giả cho rằng nguồn nhân lực là
toàn bộ dân cư có khả năng lao động tức là đánh đồng cả những người có khả
năng lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và
những người không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao
động hay nói cách khác việc được huy động hay không được huy động vào
quá trình lao động xã hội hay không đều không ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực … Với những cách định nghĩa như vậy, khái niệm
NNL chưa được hiểu một cách thống nhất, người đọc chưa thấy được sự liên
kết, quan hệ giữa người có khả năng lao động là một bộ phận dân cư (trong
mối quan hệ quyền hạn, nghĩa vụ với nhà nước), người trong độ tuổi lao động
(đến tuổi trưởng thành và có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi)
và vai trò của họ trong mối liên hệ tham gia lực lượng lao động, tham gia các
hoạt động lao động để làm ra của cải, tinh thần cho xã hội.
Vì vậy, theo NCS, có thể hiểu: Nguồn nhân lực là bộ phận dân cư, có
khả năng laođộng, khi đến tuổi lao động được xã hội huyđộng vào quá trình
lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
36
Thứ hai, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực công nghiệp:
Dù được tiếp cận và phân chia dưới góc độ nào thì việc phát triển công
nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với
các nước đang phát triển thì việc hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh nền kinh tế phát
triển theo hướng CNH, HĐH. Ngày nay, các doanh nghiệp công nghệp và
dịch vụ sản xuất công nghiệp hoạt động tập trung tại một không gian, lãnh thổ
nhất định gọi là khu công nghiệp. Đúng như khái niệm về KCN đã được xác
định tại Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm
2008 quy định về KCN, KCX và KKT “Khu công nghiệp là khu chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục
quy định của Chính phủ.”. Cùng với sự ra đời của khái niệm nguồn nhân lực,
khi quá trình sản xuất tập trung với quy mô lớn và công nghệ hiện đại (gọi
chung là kinh tế công nghiệp) thì sản xuất công nghiệp xuất hiện và khái
niệm nguồn nhân lực công nghiệp xuất hiện nhằm chỉ về yếu tố lao động
trong sản xuất công nghiệp.
Từ những phân tích trên, NCS cho rằng: Nguồn nhân lực công nghiệp là
khái niệm dùng để chỉ bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động, được giáo dụcvà đào tạo nghềnghiệp, có kỹ năng và tác phong lao
động công nghiệp, …. được huy động vào quá trình lao động của doanh
nghiệp công nghiệp nhằm phát triển kinh tế công nghiệp của quốc gia hoặc
địa phương nhất định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS giới hạn phạm vi các doanh
nghiệp công nghiệp là các doanh nghiệp đang đầu tư, sản xuất công nghiệp
hoặc dịch vụ có tính chất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc được
37
luận án tập trung nghiên cứu bao gồm bộ phận bộ dân cư trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, được giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, có kỹ
năng và tác phong lao động công nghiệp, …. được huy động vào quá trình
lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm phát triển kinh tế
công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân tích nội hàm của khái niệm nêu trên có thể nhận thấy nguồn nhân
lực công nghiệp có những đặc điểm như sau:
Một là, nguồn nhânlực công nghiệp là một bộ phận dân cư trong độ tuổi
lao động và có khả năng lao động
Với mỗi chuỗi phát triển của quá trình xã hội chúng ta thấy có những
người trong độ tuổi lao động là người có sức khỏe và thể lực đáp ứng được
các công việc bình thường nhưng cũng có không ít người kém may mắn nên
ngay từ khi sinh ra đã là người khuyết tật bẩm sinh… còn một bộ phận dân cư
khác trong quá trình phát triển, sinh hoạt hoặc tham gia lao động sản xuất
không may gặp rủi ro, tai nạn dẫn đến tàn tật, …, nhưng dù là đối tượng nào,
miễn là còn có năng lực hành vi và có thể tham gia lao động xã hội thì đều
được xã hội huy động vào quá trình lao động xã hội, vì sự tiến bộ xã hội. Tất
cả những trường hợp dù là không bị khuyết tật hay bị khuyết tật bẩm sinh
hoặc bị tàn tật do gặp rủi ro trong cuộc sống nhưng được huy động vào quá
trình lao động của xã hội theo quy định của pháp luật thì được gọi là nguồn
nhân lực xã hội.
Xác định độ tuổi lao động và điều kiện lao động theo quy định của pháp
luật Việt Nam tại điểm 1 điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì tuổi lao động
được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu. Trong đó, tuổi nghỉ hưu được
xác định đối với người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng
lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Đối với người lao động có trình
38
độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số
trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05
năm so với quy định. Như vậy độ tuổi lao động được NCS áp dụng, nghiên
cứu là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ.
Hai là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư được giáo
dục và đào tạo nghề nghiệp
Sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tố con
người trong hoạt động và phát triển sản xuất. Ngày nay cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại vừa tạo điều kiện, vừa đặt ra những yêu cầu mới
đối với sức sáng tạo của lao động. Mặt khác, nó đòihỏi phải nâng cao trình độ
văn hoá, khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động một cách
tương xứng, theo hướng ngày càng tăng vai trò của lao động trí tuệ. Bởi vậy
"quốc sách hàng đầu là phải phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ
và văn hoá".
Mỗi ngành công nghiệp, thậm trí mỗi vị trí công việc trong công đoạn
làm ra sản phẩm công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có những kiến thức,
hiểu biết và có trình độ chuyên môn tương ứng với yêu cầu làm ra sản phẩm
công nghiệp trong từng giai đoạn, thời kỳ. Với những đặc thù này, đòi hỏi
người lao động phải được giáo dục, đào tạo về kiến thức, kỹ năng và ngành
nghề công nghiệp trước khi tham gia vào quá trình lao động của doanh nghiệp
công nghiệp.
Như vậy, nguồn nhân lực là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động và phải được giáo dục, đào tạo nghề nghiệp công nghiệp
trước khi tham gia sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp. Hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp có được cung cấp bởi tổ
chức, đơn vị trường học ở môi trường giáo dục hoặc trong trường hợp môi
trường giáo dục quốc dân không tạo ra được nguồn nhân lực có thể đáp ứng
39
ngay được yêu cầu sử dụng lao động cho quá trình đầu tư kinh doanh của
doanh nghiệp công nghiệp thì doanh nghiệp công nghiệp sẽ trực tiếp đào tạo
hoặc đào tạo lại người lao động theo yêu cầu sử dụng lao động cho đầu tư
kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp.
Ba là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư có kỹ năng và
thái độ, tác phong lao động công nghiệp
Do tính chất đặc thù về từng loại sản phẩm (thông thường mỗi doanh
nghiệp công nghiệp sẽ sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất một loại sản phẩm
công nghiệp đặc thù và gắn với quy trình sản xuất chặt chẽ đồng bộ. Các
doanh nghiệp công nghiệp (nhất là các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài) với đặc thù sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp là các sản phẩm hữu hình, được sử dụng dây truyền công nghệ sản
xuất với hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có phân chia công đoạn độc
lập và đòi hỏi người lao động phải tối đa hoá năng suất lao động để đạt được
mức tối đa hoá lợi nhuận theo kế hoạch sản xuất. Chính điều này khiến doanh
nghiệp khi tuyển dụng và sử dụng lao động luôn mong muốn và yêu cầu
người lao động phải có năng lực, kỹ năng vận hành dây truyền, công nghệ sản
xuất ra sản phẩm công nghiệp trong tổng thể quy trình sản xuất của họ.
Theo đó, để bộ phận dân cư khi đến tuổi lao động, được huy động vào
làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi ngoài việc họ phải được
trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết và tích luỹ kinh nghiệm, hình
thành kỹ năng trong sản xuất ra sản phẩm công nghiệp, …, phải xây dựng cho
mình một hình ảnh riêng, một tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và nghiêm
chỉnh chấp hành mọi nội quy, quy chế, có tác phong công nghiệp và kỷ luật
công nghiệp trong lao động sản xuất cũng như lối sống.
Bốn là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư được huy
động vào quá trình lao động tại doanh nghiệp công nghiệp
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại TP Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu LongLuận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
Luận án: Thị trường sức lao động ở khu vực ĐB sông Cửu Long
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt NamLuận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
Luận án: Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
 
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
Luận văn: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại địa bàn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG     TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 5: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 

Similar to Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...sividocz
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...nataliej4
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcQuản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọLuận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Luận án: Nghiên cứu phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
Luận Văn Phát triển nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bì...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP...
 
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đChính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
Chính sách quản lý về Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, 9đ
 
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đXây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành địa chất, 9đ
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Quản lý nguồn nhân lực tại Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Quản lý nguồn nhân lực tại Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, HAYQuản lý nguồn nhân lực tại Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Quản lý nguồn nhân lực tại Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
 
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcQuản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý Nhà Nước đối với Nguồn Nhân Lực trong các Khu Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận án: Quản lý nguồn nhân lực công nghiệp tại Vĩnh Phúc, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI MỸ LINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG HÀ NỘI - 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu được sử dụng trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Mỹ Linh
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1.TỔNGQUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................9 1.1. Tình hình nghiên cứucủađề tài................................................................... 9 1.2. Kết quả nghiêncứu và khoảng trốngcủacông trình nghiên cứu .................... 23 1.3. Giả thuyết vàcâu hỏi nghiên cứu............................................................... 29 Kết luận Chương 1......................................................................................... 32 Chương 2.MỘTSỐVẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP ...................33 2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quảnlý nhà nước đốivớinguồnnhân lực công nghiệp........................................................................................................... 33 2.2. Chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp................................................................................................... 48 2.3. Những yếu tố ảnh hưởngđếnquảnlý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp........................................................................................................... 59 2.4. Điều chỉnhcủapháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp........................................................................................................... 64 Kết luận Chương 2......................................................................................... 73 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNHPHÚC...................................74 3.1. Điều chỉnhcủapháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam hiện nay............................................................................ 74 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc ................................................................................. 87 3.3. Thực trạngchủthể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc ............................................................ 96
  • 4. 3.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh VĩnhPhúc...............................113 Kết luận Chương 3........................................................................................120 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐIVỚINGUỒNNHÂN LỰC CÔNGNGHIỆPTỪ THỰC TIỄN TỈNH VĨNH PHÚC....................................................................................121 4.1. Định hướngchungbảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp..........................................................................................................121 4.2. Một số giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh VĩnhPhúc ..................................................................123 4.3. Mộtsố kinh nghiệm quảnlý nhà nước đốivớinguồnnhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh VĩnhPhúc ................................................................................146 KẾT LUẬN ...............................................................................................149 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................151 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO.....................................................152 PHỤ LỤC......................................................................................................1
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ (TIẾNG VIỆT) BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học CNH, HĐH Côngnghiệp hoá– Hiệnđạihoá CNTT Côngnghệthôngtin CSDL Cơ sở dữliệu DN Doanh nghiệp DNCN Doanh nghiệp công nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDĐT Giáo dục – Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT-XH Kinh tế - xã hội LATS Luận án tiến sĩ LĐ-TB&XH Lao động– ThươngbinhvàXãhội LLLĐ Lực lượng lao động NCS Nghiên cứu sinh NNL Nguồn nhân lực NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao NNLCN Nguồn nhân lực công nghiệp NXB Nhà xuất bản QLNN Quản lý nhà nước SXCN Sản xuất công nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND UBND XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BIỂU TT NỘI DUNG TRANG Biểu 3.1. Phân bố các khu công nghiêp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 89 Biểu 3.2. Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 92 Biểu 3.3. Cơ quan có chức năng QLNN đốivới NNLCN 104 Biểu 3.4. Kết quả rà soát văn bản liên quan đến QLNN đối với NNLCN do UBND tỉnh Vĩnh Phúc phát hành giai đoạn 2006 - 2016 109
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” [35, tr.24]. Để CNH, HĐH đất nước yếu tố con người luôn được coi trọng là trung tâm và quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH”. Vì vậy các địa phương trong cả nước đồng thời với việc đẩy mạnh thu hút một lượng lớn vốn đầu tư (nhất là vốn đầu tư nước ngoài – FDI) luôn quan tâm, đẩy mạnh phát triển NNL với số lượng và chất lượng đáp ứng cho yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Thực tế những năm qua trên địa bàn cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang đẩy mạnh các giải pháp phát triển NNL cho yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Tuy nhiên, đến nay NNL phục vụ phát triển công nghiệp thực tiễn ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều DN trong quá trình đầu tư và sản xuất đã phản ánh tình trạng NNLCN của tỉnh vừa thiếu hụt về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng và do đó ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đầu tư, sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp cũng như yêu cầu CNH, HĐH của địa phương. Thực tế này đặt ra một số những vấn đề cần được giải quyết, như: các cơ quan QLNN cần làm gì, cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển NNLCN của tỉnh, phát huy hết tiềm năng, hiệu quả quản lý và sử dụng NNLCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…. Những khó khăn, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là công tác QLNN đối với
  • 8. 2 NNL phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập, gây ra là những lực cản to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, cản trở sự phát triển NNLCN của địa phương, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể nhằm tìm ra giải pháp để công tác QLNN đối với NNLCN hữu hiệu hơn thúc đẩy phát triển NNLCN một cách có hiệu quả. Tính cấp thiết của đề tài cũng được khẳng định thêm khi hoạt động nghiên cứu khoa học xoay quanh chủ đề QLNN đối với NNLCN ở Việt Nam đến nay còn khá mới mẻ và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Liên quan đến đề tài, còn nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc nhiều câu hỏi nghiên cứu chưa được giải mã thấu đáo. Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận án tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tại Học viện Khoa học xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải cơ sở lý luận dưới góc độ của khoa học luật về QLNN đối với NNLCN, đánh giá thực trạng QLNN đối với ở tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp bảo đảm QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc tác giả sẽ khái quát bài học kinh nghiệm QLNN đối với NNLCN cho các địa phương trên phạm vi cả nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Một là, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu về QLNN đối với NNLCN, cụ thể là tổng hợp và đánh giá các công trình khoa học đã được công bố, có nội dung đề cập đến vấn đề QLNN đối với NNLCN. Thực hiện
  • 9. 3 nhiệm vụ này, giúp tác giả luận án có được cái nhìn tổng quan, đa diện, đa chiều về vấn đề nghiên cứu, kế thừa và phát triển tri thức đã được công bố về vấn đề QLNN đối với NNLCN và xây dựng lên những vấn đề mới về mặt lý luận, giải đáp những vấn đề còn đang đặt ra dưới góc độ thực tiễn. Hailà, tìmhiểu, xây dựng và phân tíchnhững vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN như: khái niệm NNLCN, QLNN đối với NNLCN; những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN; mục tiêu, nội dung, phương thức QLNN đốivới NNLCN; điều chỉnhcủa pháp luật về QLNN đốivới NNLCN …. Ba là, tìm hiểu phân tích và đánh giá: các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về QLNN đối với NNLCN ở địa phương; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; thực trạng thực hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Bốn là, trên cơ sở đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; đồng thời từ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả luận án đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và khái quát trong phạm vi cả nước nói chung. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án được NCS xác định bao gồm những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn của QLNN đối với NNLCN. Phạm vi nghiên cứu: QLNN đối với NNLCN là vấn đề rộng và mang tính liên ngành, đa ngành. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
  • 10. 4 Một là, phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về QLNN đối với NNLCN theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Bao gồm quy định của: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Thanh tra năm 2011, ..... và các văn bản hướng dẫn thi hành). Luận án nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật, thực thi pháp luật, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về NNLCN và đánh giá thực trạng về chủ thể và nội dung QLNN đối với NNLCN xác định trên 02 nhóm bộ phận dân cư tại địa phương, gồm: (i) Nhóm học sinh, sinh viên, người đang theo học tại các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và (ii) người lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN. Hai là, phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2017. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án * Về phương pháp luận Đề tài luận án có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hệ tư tưởng lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án được nghiên cứu theo cách tiếp cận theo chức năng quản lý nhà nước: bao gồm chức năng xây dựng chính sách (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển NNL); chức năng dự báo; chức năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp.
  • 11. 5 * Về phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận án sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu, gồm: Phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp hệ thống; Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn chuyên gia ... Cụ thể: (1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu chủ yếu được áp dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận án. (2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế; phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị, pháp luật, lao động, an ninh; phương pháp xã hội học .... Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 3 của luận án. Nghiên cứu sinh thực hiện điều tra (theo mẫu phiếu điều tra) và phỏng vấn sâu trên 03 nhóm đối tượng gồm: (i) Nhóm đối tượng là lãnh đạo các cơ quan thực thi nhiệm QLNN đối với NNLCN và cán bộ công chức, người thực thi nhiệm vụ trong một số cơ quan QLNN đối với NNLCN - chủ thể QLNN đối với NNLCN (Các cơ quan được NCS tiến hành điều tra, bao gồm: Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý và KCN tỉnh Vĩnh Phúc; một số cơ sở dạy nghề và trường THPT); (ii) Nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên đang hoặc đã theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề và cán bộ, giáo viên đang công tác, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; (iii) Nhóm đối tượng là lãnh đạo, quản lý tại các doanh nghiệp công nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCN địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, xác định ưu
  • 12. 6 điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc. (3) Phương pháp phân tích - dự báo khoa học và phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành và liên ngành luật học được áp dụng ở chương 4 của luận án nhằm định hướng và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. * Về hướng tiếp cận của luận án - Hướng tiếp cận mang tính lịch sử, hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài của luận án mà tác giả thu thập được, luận án sẽ kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể để xác định vấn đề nghiên cứu và định hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án. - Hướng tiếp cận mang tính liên ngành: Trên cơ sở vận dụng kiến thức và hiểu biết của NCS về các ngành khoa học xã hội và nhân văn như quản lý học, chính trị học, luật học, khoa học lịch sử để xây dựng cơ sở lý luận cho các vấn đề nghiên cứu. - Hướng tiếp cận mang tính dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận án sẽ chỉ ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra kết luận khoa học về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Những điểm mới của luận án Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên biệt về NNLCN cũng như QLNN đối với NNLCN trong phạm vi một quốc gia hoặc một địa phương. Vì thế, đây là một công trình nghiên cứu mới. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng những luận cứ khoa học có độ tin cậy, khách quan dựa trên sự nghiên cứu về mặt lý thuyết và kiểm
  • 13. 7 chứng, phân tích, so sánh về mặt thực tiễn QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Do vậy, những đóng góp mới của luận án có thể được ghi nhận dưới những điểm sau: Một là, trên cơ sở kế thừa các quan điểm, các luận điểm khoa học của những công trình nghiên cứu đi trước, luận án đã phân tích, làm rõ khái niệm “nguồn nhân lực”, khái niệm “nguồn nhân lực công nghiệp” và khái niệm “quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp”, chỉ ra và phân tích những đặc điểm của NNLCN; Hai là, luận án đã làm rõ lý luận về điều chỉnh của pháp luật về QLNN đối với NNLCN, chủ thể QLNN đối với NNLCN, nội dung QLNN đối với NNLCN, phương thức QLNN đối với NNLCN. Ba là, luận án phân tích thực trạng QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng. Bốn là, luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất những nhóm giải pháp cần thực hiện đồng bộ nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, với các nhóm giải pháp là: (i) Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện và phát huy lợi thế của các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; (iii) Nhóm giải pháp về chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệpl; (iv) Nhóm các giải pháp khác. Năm là, từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc, luận án đã khái quát những bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với NNLCN có giá trị tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 14. 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về QLNN đối với NNLCN. Luận án đã bổ sung và phát triển về mặt lý thuyết những vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN. Sự đóng góp này tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật QLNN về NNLCN. Đồng thời, những luận cứ dựa trên sự phân tích, đánh giá của luận án còn là cơ sở đáng tin cậy để đối chiếu và điều chỉnh thực tiễn thực hiện pháp luật về QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên ngành luật học, lao động xã hội, quản lý công, chính sách công …. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp những tri thức khoa học, thiết thực, các số liệu cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến QLNN đối với NNLCN. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án Chương 2: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc Chương 4: Định hướng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc
  • 15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp là vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Cũng đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước bằng pháp luật, về pháp luật lao động, quản lý lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và ở các nước. 1.1.1. Tìnhhình nghiên cứu ở nước ngoài Một số công trình, tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực công nghiệp nói riêng đã được công bố như: Sách “Quản lý và chiến lược nguồn nhân lực”, tái bản lần thứ 3 của tác giả Peter Boxall, Giáo sư Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Auckland, New Zealand và John Purcell, Vương quốc Anh. Tác giả nghiên cứu đã đưa ra những phân tích về (1) Kết nối giữa chiến lược và công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sản xuất; (2) Xác định những nguyên tắc chung trong quản lý công việc và người lao động; (3) Quản lý nguồn nhân lực và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài viết “Hội nhập kinh tế đem lại lợi ích gì cho Việt Nam và ASEAN” của ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc ILO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ông cho rằng, để đón được cơ hội của hội nhập quốc tế mang lại, Việt Nam có bốn vấn đề trọng tâm phải giải quyết: (i) Ưu tiên thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng việc làm trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa công việc trong các ngành chế tạo mới. (ii) Cần
  • 16. 10 mở rộng độ bao phủ phúc lợi xã hội, trong đó có cơ chế bảo hiểm thất nghiệp trên toàn quốc. (iii) Cần củng cố hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng, tập trung cải thiện giáo dục trung học và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với lao động có kỹ năng. (iv) Cần cải thiện công tác bảo vệ nhóm lao động di cư và các hệ thống phục vụ việc công nhận kỹ năng của họ. Bài viết “Hướng tới một mô hình quản trị nhân lực kiểu Châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu Kinh doanh quốc tế, ấn bản số 26, xuất bản Quý 1, 1995 của tác giả Chris Brewster, Quản trị nguồn nhân lực Châu âu, Trường Đại học quản lý, Đại học Cranfield, Vương quốc Anh. Bài viết đã đưa ra, so sánh các khái niệm khác nhau về Quản lý nguồn nhân lực của các nhà nghiên cứu khác nhau; đánh giá tác động của văn hóa và pháp lý đến quản lý nguồn nhân lực. Bài viết “Giáo dục và dạy nghề ngày nay: thách thức và sự trả lời” của tác giả George Psacharopoulos (The world Bank, Washington, USA), (TS. Hoàng Ngọc Vinh đã dịch ra tiếng Việt Nam). Bài viết đã phân tích vai trò và sự tác động của giáo dục dạy nghề đối với sự phát triển của xã hội. Bài viết cũng luận giải và cho rằng các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến muốn dùng vốn khai thác lao động giá rẻ ở các quốc gia kém phát triển và chuyển vốn tới nơi có giá trị lao động thớp hơn sẽ có lợi hơn là nhập khẩu lao độngnhưng đòi hỏi hai đặc trưng chủ yếu của người lao động: (i) phải có kinh nghiệm các quá trình sản xuất nào đó mà hãng sẽ thuê; (ii) người lao động phải là người dễ đào tạo để phục vụ cho những quá trình mới mà hãng sẽ thay đổi. Do đó các quốc gia cần tạo ra một thị trường, nguồn lao động có chất lượng để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Bản tin tháng 9 năm 2014 do Văn phòng ILO tại Việt Nam thực hiện có bài viết “Lỗ hổng đào tạo – việc làm khiến chất lượng, năng suất lao động vốn thấp càng thêm tồi tệ”. Bài viết đánh giá chỉ có chưa đến một phần năm lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn, và những kỹ năng
  • 17. 11 mà hệ thống giáo dục trang bị cho người học thường không phù hợp với những kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi. Bản tin cũng đưa ra nhận xét của Ông Gyorgy Sxiraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam: “…. Để phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với khối tư nhân cũng như đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục và đào tạo đồng thời đánh giá sự chênh lệch giữa kỹ năng hệ thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người lao động với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai”. Báo cáo đầy đủ “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) – Văn phòng Khu vực Châu Á Thái Bình Dương - thực hiện đã nhận định dự báo cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2025 nhu cầu đối với lao động có trình độ kỹ năng ở mức trung bình sẽ tăng 28%, so với mức tăng 23% ở lao động có trình độ kỹ năng thấp và 13% cho lao động có kỹ năng cao. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh các cơ sở đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở và đào tạo nghề cần phải dựa trên Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực 2011-2020 Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Chiến lược phát triển đào tạo nghề 2011-2020, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và Luật Dạy nghề. Bài tham luận “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Trung Quốc” của tác giả Xiao Mingzheng -Trường Đại học Bắc Kinh trình bày tại Hội thảo “Cải cách hành chính dành cho các nước châu Á” do Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức từ ngày 03/4 – 22/4/2008 (được tác giả Nguyễn Diệu Tú - Viện Nghiên cứu hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dịch và biên tập) đưa ra những phân tích và nhận định, đánh giá về Chiến lược của Chính phủ Trung Quốc trong phát triển nguồn nhân lực: (1). Thay đổi quan niệm và hiện thực hoá khái niệm nguồn
  • 18. 12 nhân lực là nguồn lực hàng đầu; (2). Tiếp tục chiến lược “Khoa học và Giáo dục tiếp sức cho Trung Quốc”, “Giáo dục kiến lập Trung Quốc” và xây dựng một xã hội học tập; (3). Mở rộng đầu tư và làm theo nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực; (4). Cải thiện cơ cấu thông qua phát triển nguồn nhân lực; (5). Cải tiến những hệ thống bất hợp lý, hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng nguồn nhân lực tốt hơn; (6). Thành lập tổ chức phát triển nguồn nhân lực, tăng cường sự ủng hộ và bảo đảm của chính phủ trong phát triển nguồn nhân lực. Báo cáo SCANS ở Mỹ (Secretery’s Commission for Achieving Necessary Skill’s, United States Department ò Labor, 1991) đánh giá tầm quan trọng của kỹ năng cốt lõi hơn là kỹ năng chuyên sâu. Năng lực của những người tham gia thị trường lao động được báo cáo nêu ra (theo thứ tự ưu tiên), gồm: (i) Khả năng để phân bổ thời gian, phát triển và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên, phân bổ tiền và lập kế hoạch dự toán; (ii) Khả năng để xác định nhu cầu về dữ liệu, khai thác các phương tiện để có được thông tin, dữ liệu, tổ chức và lưu trữ chúng; (iii) Khả năng được tham gia với tư cách thành viên của nhóm, giao tiếp tốt với mọi người; (iv) Hiểu biết về hoạt động hệ thống xã hội, tổ chức, công nghệ và vận hành chúng; (v) Khả năng lựa chọn công nghệ và áp dụng vào nhiệm vụ cụ thể. Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã khái quát được những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực sản xuất công nghiệp và yêu cầu, điều kiện ảnh hưởng và đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là thông qua hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây mới dừng lại ở nghiên cứu chung về nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô hoặc một số khía cạnh của phát triển nguồn nhân lực công nghiệp vì vậy nếu áp dụng cho nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng sẽ rất khó phát huy được hiệu quả vì vậy tác giả xem đây như là nguồn
  • 19. 13 cung cấp tài liệu tham khảo, những ý tưởng mang tính định hướng gợi ý cho việc nghiên cứu của luận án này. 1.1.2. Tìnhhình nghiên cứu ở trong nước Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã được nhiều nhà khoa học và quản lý quan tâm, nghiên cứu. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của những nhà quản lý, nhà giáo, học viên ... quan tâm thực hiện và công bố giới thiệu trên các ấn phẩm và diễn đàn khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, sách chuyên khảo, nhiệm vụ cấp bộ, hội thảo khoa học, bài tạp chí, luận văn, luận án... nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp đến NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Tuỳ từng góc độ tiếp cận và nghiên cứu, các công trình đã làm rõ nhiều nội dung về QLNN, xác định mức độ can thiệp của nhà nước vào các quan hệ xã hội trong đó có lĩnh vực NNL và NNLCN, bao gồm: (i) nghiên cứu về QLNN; (ii) nghiên cứu về NNL và NNLCN; (iii) nghiên cứu về lý luận và thực tiễn QLNN đối với NNLCN. Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước Các nghiên cứu đã làm rõ được những nội dung cơ bản như: cơ sở lý luận của quản lý xã hội của nhà nước; nội dung, phương thức QLNN... Trước tiên có thể liệt kê ra một số nghiên cứu có tính chất cơ sở. Đó là tài liệu, công trình nghiên cứu của các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về quản lý, quản lý hành chính, nhà nước và pháp luật, như: Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Khoa Khoa học quản lý (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước – Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)… Giáo trình “Quản lý xã hội” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005) trình bày chi tiết nhiều vấn đề: xã hội và quản lý xã hội; chủ thể quản lý xã hội; thiết chế và
  • 20. 14 vấn đề nhà nước cần quan tâm trong quản lý xã hội; biến đổi xã hội; nguyên tắc, phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước; phương pháp và kỹ thuật trong quản lý xã hội… Giáo trình “Quản lý nhà nước” của Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007), giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2010), Giáo trình “Luật hành chính Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội (Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2005)… đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN; Các nghiên cứu ở cấp “giáo trình” chỉ có tính tham khảo cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. [102]. Đặc biệt là, có một số nghiên cứu có tính chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, hoàn thiện và bảo đảm QLNN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế được công bố thời gian qua. Đề tài khoa học trọng điểm cấp nhà nước (KX01.09) phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001): “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã tập trung làm rõ nội dung và đặc điểm của QLNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ thực trạng QLNN, đề tài đề xuất, kiến nghị về phương hướng, nội dung và giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, công trình cũng đã phân tích những phương pháp, công cụ QLNN chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù đề tài không đề cập trực tiếp đến QLNN về lao động nhưng đã cung cấp hệ thống quan điểm mang tính định hướng về QLNN ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Hoàng Văn Hoan (năm 2002). Luận án đã luận giải cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về lao
  • 21. 15 động và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu QLNN dưới góc độ kinh tế và không giải quyết vấn đề dưới góc độ QLNN theo nghĩa rộng. Luận án tiến sĩ luật học của nghiên cứu sinh Lê Văn Trung (năm 2006) với đề tài "Đổi mới quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay". Luận án đã làm rõ khái niệm QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp, chỉ ra đặc trưng, phân tích các yếu tố tác động đến QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Luận án đã đề xuất và luận giải lộ trình thực hiện giải pháp đổi mới QLNN bằng pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề QLNN về lao động trong các doanh nghiệp nhà nước chỉ là nội dung thứ yếu, chưa được đề cập nhiều trong luận án này.[102]. Thứhai,nhóm công trình nghiêncứu vềnguồnnhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp Đề tài V10-05-20 “Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Khánh Hòa giai đoạn 2010-2020” do PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc chỉ đạo chung. Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận về phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH; Đánh giá thực trạng phát triển khu vực công nghiệp và chất lượng NNLCN tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2004-2009. Đề tài nêu rõ quan điểm phát triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2010-2020: “Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới đào tạo nghề và đào tạo đại học”. Đồng thời đề tài khuyến nghị bốn nhóm giải pháp, biện pháp và chính sách nhằm phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2010-2020, gồm: (1) Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách và chương trình phát triển kinh tế công nghiệp. (2) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp. (3) Nhóm giải pháp tạo
  • 22. 16 nguồn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp; (4) Hoàn thiện hệ thống kết nối cung-cầu lao động.[77]. Đề tài KX.05- 09: “Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”: Đề tài đã nghiên cứu, làm rõ: (i) Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp để luận chứng cho các giải pháp làm cho giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt nhất cho việc đào tạo nguồn nhân lực; (ii) Xác định các biện pháp khả thi nhằm làm cho giáo dục phổ thông chuẩn bị tốt nhất cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. [65] LATS kinh tế “Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu” của tác giả Lương Chiến Công bảo vệ tại Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2016. Theo tác giả, NNL của một địa phương, một vùng haycủa một quốc gia, được hiểu là nguồn lực dân số trong độ tuổi lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động, có thể tham gia vào hoạt động sản xuất của một quốc gia, một vùng hay một địa phương được xem xét cả về mặt khía cạnh số lượng và chất lượng lao động [27, tr.31]. Tác giả cũng đã đưa ra được các tiêu chí, chỉ số phản ánh chất lượng NNL ở địa phương, gồm: (i) Cơ cấu NNL ở địa phương; (ii) Trình độ và kỹ năng NNL ở địa phương; (iii) Thể lực của NNL ở địa phương; (iv) Thái độ, tác phong lao động của NNL ở địa phương…. Đồng thời tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng NNL và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu theo những tiêu chí đánh giá chất lượng NNL ở địa phương đã xây dựng. [26]. LATS “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng”, Dương Anh Hoàng, năm 2008. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH và phát triển
  • 23. 17 KT-XH ở Đà Nẵng; đề xuất những giải pháp định hướng cho việc phát triển NNL phục vụ cho CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Đà Nẵng. [57] LATS (chuyên ngành kinh tế và tổ chức lao động) “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, Phan Thanh Tâm, năm 2000. Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL và những yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong sự nghiệp CNH-HĐH, đánh giá chất lượng về mặt trí lực của NNL Việt Nam; phân tích vai trò của GDĐT trong nâng cao chất lượng và những yêu cầu thực tế của việc nâng cao chất lượng NNL trước nhu cầu CNH-HĐH. [96] Bài viết “Giáo dục-đào tạo với phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và những gợi mở cho Việt Nam”, GS.TS. Chu Văn Cấp và Ths. Trần Ngọc Tình, Tạp Chí phát triển và Hội nhập số 17 (27) (Tháng 07-08/2014). Nhóm tác giải đã nhận định về yêu cầu của CNH đối với NNL là: (1) Phải đảm bảo đủ số lượng. Để có đủ số lượng cho nguồn công nghiệp hiện đại phải tăng cường đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, công nhân trí thức, các loại lao động trí tuệ…; (2) Phải có chất lượng cao, tức là phải có tri thức, kiến thức chuyên môn kỹ thuật, kinh tế … và có năng lực hoạt động tốt, có sự nhạy bén, thích nghi nhanh, làm chủ khoa học và công nghệ và có năng lực hội nhập … phải có sức khỏe sung mãn, hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần, có sự dẻo dai của hệ thần kinh, niềm tin và ý chí, có khả năng thích ứng với những điều kiện khó khăn về cuộc sống; (3) Phải có cơ cấu NNL hợp lý về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ đào tạo … giữa các ngành, các vùng, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Các tác giả bài viết cũng gợi mở những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: (i) Phát triển NNL có tri thức thông quan phát triển giáo dục đào tạo và khoa học – công nghệ; (ii) Nghiên
  • 24. 18 cứu và thực hiện theo mô hình vòng tròn tương tác: Tư duy chiến lược của lãnh đạo – giáo dục, phát triển NNL – khoa học và công nghệ - công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (iii) Đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục quốc dân ở tất cả các cấp học một cách thường xuyên và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế; (iv) giáo dục và đào tạo nghề đáp ứng cho sự phát triển công nghiệp hiện đại và gắn với như cầu của người sử dụng lao động; (v) Thu hút nhân tài và hạn chế chảy máu chất xám. [9] Bài viết “Nguồn nhân lực Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập – Bài 2: Đổi mới công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường”, Lan Vũ, Báo Nhân Dân số ra ngày 10-11-2015. Bài viết đã nhận định cơ cấu trình độ ĐH trở lên/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng với tỷ lệ 1/0,35/0,65/0,4 và đánh giá sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả bài viết cũng nhấn mạnh cần giải quyết tận gốc vấn đề phân luồng học sinh tham gia các chương trình/cấp độ đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, cần làm tốt hướng nghiệp cho học sinh, cân nhắc, lựa chọn nghề học phù hợp với khả năng và sở thích của học sinh. Các địa phương cần có cơ chế khuyến khích học sinh theo học nghề. Quan trọng hơn, là việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trường dạy nghề, nhất là sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp, để học sinh ra trường có việc làm ngay… Đây là nội dung có tính gợi mở, giúp tác giả luận án đi sâu phân tích thực tế cơ cấu nguồn nhân lực tiếp cận từ thực tế cơ cấu trình độ của người lao động đang làm việc tác các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. [125]. Bài viết “Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, PGS.TS. Mạc Văn Tiến (Tạp chí Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, Website của Tổng cục dạy nghề (http://tcdn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/5969/seo/Manh-yeu-
  • 25. 19 co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-khi-gia-nhap-cong- dong-kinh-te-ASEAN/Default.aspx). Tác giả bài viết nhận định những điểm yếu của NNL Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng như thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước về mặt chất lượng và cơ cấu lao động còn nhiều bất cập; đưa ra nhận định, so sánh chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam với chất lượng NNL của một số quốc gia có cùng điều kiện. Bài viết cũng đã đưa ra các giải pháp đổi mới giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng NNL cho hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là những nhận định có giá trị, tác giả luận án quan tâm, phân tích và kế thừa có chọn lọc khi đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. [101] Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực và nguồn nhân lực công nghiệp Đề tài khoa học cấp Bộ “Quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp” do Thạc sỹ Ngô Minh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về QLNN trong phát triển NNL. Trong đó, khái niệm QLNN được hiểu là xem xét vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong phát triển NNL, được thể hiện qua những nội dung chính sau đây: (i) Vai trò định hướng phát triển NNL: thông qua việc ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển NNL; (ii) Vai trò thực hiện tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển NNL: bao gồm việc ban hành các luật lệ, chính sách đối với các ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển NNL; (iii) Vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển NNL: thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản, các công cụ khuyến khích phát triển NNL; và (iv) Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển NNL. [118]
  • 26. 20 LATS “Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta”, Hà Quý Tình, năm 1999. Luận án đã luận giải NNL là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đồng thời khẳng định vai trò nhà nước là người tổ chức, định hướng quá trình tạo lập NNL... nhận định những vấn đề cấp bách cần giải quyết đặt cơ sở để nêu ra hệ quan điểm và giải pháp về việc nhà nước tạo tiền đề NNL trong quá trình CNH-HĐH. [105] LATS luật học “Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Vũ Minh Tiến, bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ thuộc Đạihọc Quốc gia Hà Nộinăm 2011. Tạicông trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu tổng quan và liệt kê ra được một số tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước cũng như quản lý nhà nước về lao động, lao động trong các doanh nghiệp. Luận án cũng đã phân tích được vai trò quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp; nội dung quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp. Luận án cũng đã đánh giá được thực trạng và đưa ra được quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và phân tích được những yếu kém hiện hành, đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm xác lập phạm vi, phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu mới của quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. [102] Luận văn thạc sĩ quản lý công “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung bảo vệ tại Hội đồngchấmLuận văn Thạc sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia năm 2017. Tạicôngtrình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được: khái niệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Tác giả cũng đã
  • 27. 21 phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. [46] Nhìn chung, những nghiên cứutrên thế giới và ở trongnước về nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lưc công nghiệp cho thấy việc nghiên cứuvề nguồn nhân lực côngnghiệp và QLNN đối với NNLCN đãđược quantâm củagiới quản lý, nghiên cứukhoa học trong đời sống xã hội, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Trên thế giới, ở các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất phát triển, mặc dù khoa học công nghiệ sản suất hiện đại ngày càng thay thế sức người nhưng yếu tố conngườivẫn luôn được đánhgiá là yếu tố quan trọngnhất và quyết định của sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được điều chỉnh bởi pháp luật và chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực cho sản xuất hoặc dịchvụ cho sản xuất công nghiệp của quốc gia và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp. Giới quản lý và nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra quan điểm và khẳng định sựtác độngvà ảnh hưởng quan trọng của yếu tố văn hoá và pháp lý đến sự phát triển và quản lý của nhà nước đối với nguồn nhân lực. Nhà nước Việt Nam hiện nay cần đadạng hoá côngviệc trong các ngành nghề và lĩnh vực côngnghiệp mới phù hợp với yêu cầuphát triển của giai đoạnhiện nay, mở rộng độ bao phủ phúc lợi xã hội nhất là đối với người lao động trong các doanh nghiệp và lĩnh vực côngnghiệp, củng cố và cải thiện hệ thống giáo dục, đào tạo nóichung và đào tạo nghề nói riêng, đặc biệtkhẳng định nhà nước cần có chính sáchđẩymạnh sựtham gia của doanhnghiệp vào hệ thống giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề để trang bị cho người lao động những điều kiện về tri thức, kỹ năng, tác phong lao động … phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động nhằm tạo ra một môi trường phát triển và sử dụng NNL tốt hơn và thành lập một tổ chức phát triển nguồn nhân lực,
  • 28. 22 đảm bảo sự ủng hộ và bảo đảm của Chính phủ trong việc phát riển nguồn nhân lực cho kinh tế công nghiệp của quốc gia, địa phương. Ở Việt Nam, vấn đề nguồn nhân lực công nghiệp là tuy là một vấn đề mới xuất hiện cùng với yêu cầu của giai đoạn phát triển công nghiệp nhằm thực hiện thành côngcôngcuộcCNH, HĐH đất nước đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra từ sau khi thực hiện đổimới đất nước (nhất là từ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng). Nguồn nhân lực côngnghiệp được đềcập gián tiếp trongmột số điều khoản củaHiến pháp và một số văn bản pháp luật về giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, lao động, mộtsố vănbản của Chínhphủ cũng như chính quyền địa phương các cấp về chiến lược, kế hoạch, quy hoạchpháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của quốc gia hoặc các địa phương trong các giai đoạn nhất định… Nhưng đến nay chưa có văn bảnpháp luật riêng nào điều chỉnh về nguồn nhân lực công nghiệp. Lý luận quản lý nhà nước về nguồn nhân lực công nghiệp chưa được công trình nào nghiên cứu, mộtsố công trình có đề cập đến một vài khía cạnh như vai trò của nhà nước trongquản lý và pháttriển nguồn nhân lực tronggiai đoạnCNH, HĐH cũng như yếu tố pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trongquản lý lao động tại doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực và đưa ra những quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp ở một địa phương cụ thể… Tuy nhiên những quan điểm và nội dung nghiên cứu về NNLCN và QLNN đốivới NNLCN cònphântán, chưađầy đủ, quản lý chưatập trung thống nhất. Các côngtrìnhnghiên cứu gần đây thường tập trung chủ yếu nghiên cứu về quản lý nói chung, quản lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực với các tiêu chí về quy mô, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH của quốc gia, địa phương. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước sẽlà cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọngđể tác giả luận án có thể kế
  • 29. 23 thừa, bổ sung hoàn thiện cũng như hình thành luận điểm của riêng mình đối với việc nghiên cứuđề tài “Quảnlý nhà nước đốivới nguồn nhân lực côngnghiệp từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trống của công trình nghiên cứu Qua nghiên cứu tổng quan các công trình, đề tài, luận án, sách, báo và các bài viết, tham luận tại các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài và trong nước về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp, tác giả luận án có một số nhận xét về các kết quả nghiên cứu như sau: 1.2.1. Kếtquả nghiên cứu Thứ nhất, về lý luận Các đề tài, công trình nghiên cứu, bài viết … của các tác giả ở những giác độ tiếp cận khác nhau đã đưa ra được khái niệm NNL theo những cách hiểu khác nhau nhưng tựu chung lại dù tiếp cận dưới giác độ nào thì các công trình nghiên cứu cũng thống nhất NNL là khái niệm dùng để chỉ yếu tố con người có khả năng lao động và gắn với lao động ở từng thời kỳ nhất định của xã hội. NNL là yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội, vì sự tiến bộ xã hội. Giới quản lý và nhà nghiên cứu đã đưa ra được tiêu chí xác định và đánh giá chất lượng NNL nói chung và NNLCN nói riêng trên các phương diện thể lực, trí lực, thái độ, tác phong, kỷ luật lao động … của con người và khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục dạy nghề, đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Một số công trình, tài liệu nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm QLNN đối với NNL và phát triển NNL và vai trò của NNL trong phát triển kinh tế công nghiệp đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, khái niệm QLNN đối với NNLCN chưa được nghiên cứu, luận giải, đề cập trong các công trình
  • 30. 24 nghiên cứu. Vấn đề lý luận về QLNN đối với NNLCN là một nội dung mới, hiện chưa được nghiên cứu. Nội dung, chủ thể, phương thức QLNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tuy đã được một số công trình, tác giả nghiên cứu. Đối với lĩnh vực quản lý NNL tuy có một số công trình nghiên cứu đề cập đến dới góc nhìn của khoa học quản lý công hoặc một số giác độ khoa học không phải là luật học nhưng chưa thật đầy đủ, toàn diện. Đặc biệt chưa có nội dung, công trình nghiên cứu nào trực tiếp về nội dung, chủ thể, phương thức quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp tiếp cận từ khoa học luật học. Những kết quả nghiên cứu về vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực trong việc định hướng phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tạo khuôn khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển nguồn nhân lực, điều tiết phát triển nguồn nhân lực và kiểm tra, giám sát, thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực cũng được một số công trình nghiên cứu đề cập và khẳng định trong các nghiên cứu của mình nhưng cũng chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Sự cần thiết phải có pháp luật để quản lý NNL nói chung và NNLCN nói riêng đã bắt đầu được một vài công trình nghiên cứu đề cập tới như một yếu tố ảnh hưởng và cần thiết đối với hoạt động QLNN đối với NNLCN trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã bước đầu tiếp cận một số nội dung về hoạt động quản lý và pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp. Một số tác giả nghiên cứu vấn đề quản trị nhân lực trong doanh nghiệp để đưa ra ý kiến, đề xuất các cơ quan cần có chính sách, phương án nâng cao chất lượng người lao động, tập trung nhất ở giải pháp giáo dục, đào tạo nghề để nâng cao nguồn nhân lực. Đây là điểm xuất phát quan trọng, là tiền đề lý luận để tác giả luận án tiếp tục kế thừa đi
  • 31. 25 vào phân tích cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp trong điều kiện hiện nay của nước ta hiện nay. Các công trình nghiên cứu ngoài nước cũng cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn toàn diện về vấn đề quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động, người lao động và chính phủ (các tài liệu, công ước của ILO) tạo tiền đề cho tác giả luận án thấy được sự đa dạng trong phương pháp tiếp cận về nguồn nhân lực công nghiệp ở mỗi quốc gia khác nhau. Qua đó, giúp cho việc định nghĩa cũng như xác định nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam được chính xác, phù hợp. Thứ hai, về thực tiễn Thực tiễn quản lý nhà nước về nguồn nhân lực phục vụ và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở nước ta. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quy định, điều chỉnh của hiến pháp, pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về giáo dục – đào tạo nhất là đào tạo nghề, pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp, pháp luật về tổ chức tổ chức Chính phủ, chính quyền địa phương, …, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực công nghiệp nói riêng. Chính phủ, một số bộ ngành, địa phương đã cụ thể hoá các quy định của pháp luật, xây dựng quy hoạch, chiến lược nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của quốc gia, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện các quy định, chiến lược phát triển NNLCN của địa phương. Nhận thức về NNLCN và quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về tạo lập NNLCN, đào tạo nâng cao chất lượng NNLCN, tổ chức sử dụng và quản lý NNLCN … trên thực tế một số cơ quan, địa phương đã bước đầu quan tâm, đẩy mạnh và đạt được những kết quả khả quan cho phát triển kinh tế công nghiệp của quốc gia, địa phương nhưng cũng còn nhiều bất cập. Sự thiếu hụt văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho NNLCN, các hoạt động tạo lập, phát triển, quản lý và sử dụng NNLCN cũng như những quy định
  • 32. 26 pháp luật về hướng nghiệp, giáo dục dạy nghề và đào tạo nghề, pháp luật về lao động,… Đồng thời pháp luật điều chỉnh về các lĩnh vực này ở nước ta hiện nay còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thống nhất từ khâu hướng nghiệp, đào tạo, tạo lập NNLCN đến sử dụng và quản lý lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp. Vì vậy đã, tạo ra sự thiếu đồng bộ trong triển khai và thực hiện của cả hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan QLNN ở địa phương các cấp trong phát triển và quản lý NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Đồng thời với đó là hiểu biết, nhận thức pháp luật và chấp hành pháp luật còn hạn chế. Một số công trình nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng về NNLCN, hoạt động QLNN đối với NNL cũng như NNLCN ở một địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam nói riêng nhưng vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu. Đây chính là một khoảng trống về mặt lý luận mà Luận án sẽ tập trung để làm rõ một cách cơ bản, toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về quan điểm lý luận, thực tiễn về QLNN đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học đối với chủ đề QLNN đối với NNLCN mà các công trình nghiên cứu trên đây đã đạt được. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước chưa đề cập sâu đến QLNN đối với NNLCN. Do vậy, nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn một địa phương cụ thể như tỉnh Vĩnh Phúc nội dung trọng tâm của luận án. Mặt khác, luận án còn phân tích, làm rõ hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay điều chỉnh về NNLCN và QLNN đối với NNLCN, để thấy được vai trò của nhà nước trong quản lý và phát triển NNLCN, đáp ứng yêu cầu NNL cho các doanh nghiệp công nghiệp của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, từng bước hoàn thiện chính sách,
  • 33. 27 pháp luật về NNLCN, nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động QLNN đối với NNLCN của Việt Nam trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nghiên cứu về những giải pháp bảo đảm QLNN đối với NNL nói chung và NNLCN nói riêng ở địa phương gồm có: phải nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cơ quan bộ ngành, địa phương; tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm là cơ sở cho việc đề ra những quy định thống nhất, đồng bộ trong QLNN đối với NNLCN ở địa phương nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện pháp luật về NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Nhưng những giải pháp này đang nằm rải rác đan xen trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Mặt khác những giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể là sẽ hoàn thiện pháp luật theo hướng nào? Nội dung hình thức cụ thể của loại văn bản gì? Cơ quan nào ban hành?... NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá các giải pháp hoàn thiện pháp luật nêu trên mà các công trình nghiên cứu trước đề cấp đến. 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu được kế thừa và những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ Những bất cập trong QLNN đối với NNLCN như pháp luật, triển khai thực hiện pháp luật, các nguồn lực đảm bảo cho QLNN đối với NNLCN hiện nay…. NCS tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về QLNN đối với NNLCN, các nguồn lực cần thiết đảm bảo QLNN đối với NNLCN ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc và khái quát chung cho cả nước, đặc biệt là các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc. NCS trong nghiên cứu đề tài luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài nêu trên, gồm: Thứ nhất, NCS tiếp tục kế thừa những kết quả nghiên cứu lý luận về NNL và NNLCN, QLNN và QLNN đối với NNLCN của những nghiên cứu trước đó để bổ sung và hoàn thiện khái niệm NNL, NNLCN; kế thừa những
  • 34. 28 kết quả nghiên cứu về lý luận QLNN nói chung để hình thành khái niệm QLNN đối với NNLCN, đặc điểm của QLNN đối với NNLCN. Thứ hai, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây về thực tiễn QLNN bằng pháp luật và thực hiện pháp luật, vai trò trách của nhà nước trong phát triển và QLNN đối với NNL phục vụ cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Thứ ba, kế thừa giải pháp nâng cao nhận thức đối với lãnh đạo các cấp chính quyền, cơ quan thực thi nhiệm vụ QLNN đối với NNLCN và phát triển NNLCN ở Lai Châu, Đà Nẵng, Khánh Hoà và một số địa phương trong toàn quốc để luận giải và tìm nguyên nhân hạn chế của QLNN đối với NNLCN ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc. Thứ bốn, kế thừa giải pháp tổng thể hoàn thiện lý luận về NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Kế thừa kiến nghị về giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định của pháp luật và QLNN đối với phát triển NNLCN ở các địa phương trong đào tạo nghề nâng cao chất lượng NNLCN và các quy định, điều chỉnh của pháp luật về lao động ... để hình thành các giải pháp hoàn thiện, bổ sung, pháp luật về NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Những vấn đề mà luận án tiếp tục làm rõ là: Một là, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực công nghiệp; khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp; Hai là, mục tiêu QLNN đối với NNLCN ở địa phương; Ba là, các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với NNLCN ở địa phương; Bốn là, chủ thể, nội dung, phương thức QLNN đối với NNLCN; Năm là, nội dung điều chỉnh pháp luật về QLNN đối với NNLCN; Sáu là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với NNLCN ở tỉnh Vĩnh Phúc; Bảy là, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc;
  • 35. 29 Tám là, phân tích thực trạng và đề xuất những nhóm giải pháp nhằm bảo đảm QLNN đối với NNLCN từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời đề xuất những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp có tính tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện với tỉnh Vĩnh Phúc. 1.3. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu NNLCN có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, NNLCN và QLNN đối với NNLCN tại các địa phương tỉnh, thành phố ở nước ta hiện nay còn tự phát, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ và bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NNLCN (bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan; tổ chức bộ máy QLNN; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước và người lao động ...) theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp bền vững. Một số lý thuyết sử dụng trong luận án: Một là, học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật (Nhà nước có bản chất giai cấp, có chức thống trị và xã hội, chức năng đối nội và đối ngoại. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp , hành pháp và tư pháp) và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với giáo dục đạo đức; nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân; nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hộ; có biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh chống
  • 36. 30 quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước; nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân) . Hai là, lý thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol (Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra) và thuyết bộ máy quan liêu của Maximilian Carl Emil Weber (hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự). Ba là, lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (Maslow đã giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo ông, thang bậc nhu cầu của con người từ thấp đến cao, gồm: 1. Nhu cầu sinh lý (không khí, thức ăn, chỗ ở); 2. Nhu cầu về an toàn, được bảo vệ; 3. Nhu cầu xã hội (tình cảm, tình yên); 4. Nhu cầu được tôn trọng (tự tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội); 5. Nhu cầu tự khẳng định (tự phát triển và thể hiện tiềm năng). Bốn là, lý thuyết hiệu quả là sự so sánh tương đối giữa kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào. (A = K/C. Trong đó, A là hiệu quả tương đối của hoạt động quản lý; K là kêt quả đầu ra; C là chi phí đầu vào). Năm là, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, nguồn nhân lực công nghiệp và quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp có những đặc điểm, đặc trưng gì? Thứ hai, mục tiêu của hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp là gì?
  • 37. 31 Thứ ba, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp được thể hiện trên những phương diện nào? Thứ bốn, Nhà nước Việt Nam cần phải hoàn thiện chính sách, pháp luật về NNLCN như thế nào để từ đó làm cơ sở và căn cứ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quyền thực hiện QLNN đối với NNLCN đạt hiệu quản cao hơn? Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về NNLCN như thế nào để góp phần phát triển (cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu) NNLCN, đáp ứng yêu cầu NNL của các doanh nghiệp công nghiệp cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của NNLCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng?
  • 38. 32 Kết luận Chương 1 Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trên đây cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài ít nhiều đã đề cập đến nội dung nghiên cứu của luận án. Các công trình nghiên cứu được công bố bước đầu đã đưa ra một số khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghiệp với các cách hiểu khác nhau. Các nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh liên quan tới NNLCN và QLNN đối với NNLCN. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp còn rất hạn chế, mờ nhạt. các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp chủ yếu được công bố tại các diễn đàn, hội thảo, toạ đàm hay trên báo chí, các trang mạng điện tử, mạng xã hội, các bài tham luận hoặc bài tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương ... nên nội dung, phạm vi và phương pháp tiếp cận còn phân tán, chưa có tính toàn diện, thống nhất. Từ việc tìm hiểu, khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan để chủ đề của luận án, NCS kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đó, hướng trọng tâm nghiên cứu vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với NNLCN mà các công trình nghiên cứu trước đó hoặc quy định của pháp luật còn bỏ ngỏ, đặt trong bối cảnh cấp thiết phải xây dựng và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế công nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta nói chung và địa phương tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Đặc biệt, vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp trong bối cảnh hiện nay cần được tiếp tục nghiên cứu và bổ sung một cách hệ thống hơn cả về lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Hơn thế nữa, vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp còn là hướng nghiên cứu mới, thực tiễn yêu cầu cần tập trung nghiên cứu làm rõ hơn.
  • 39. 33 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP 2.1. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực công nghiệp 2.1.1. Kháiniệm,đặcđiểm Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau. Thuật ngữ “nguồn nhân lực” được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa là nguồn lực con người, phản ánh sự đánh giá lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện thuật ngữ “nguồn nhân lực” thể hiện sự công nhận của phương thức quản lý mới trong việc sử dụng nguồn nhân lực con người. Theo Stivastava M.P trong quyển “Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing” cho rằng nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng một nguồn vốn quan trọng, có khả năng sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được nhờ vào quá trình lao động sản xuất.[95]. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được
  • 40. 34 chuẩn bị ở các mức độ khác nhau sẵn sàng tham gia một lao động nào đó, tức là người lao động có kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [16, tr.269]. Nguồn nhân lực cần được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó. [50] Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003) trong công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” đã luận giải bản chất của nguồn nhân lực là tiềm năng con người có thể khai thác cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực là số lượng và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sống. Nguồn nhân lực là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực của con người trong sản xuất tạo ra năng lực sáng tạo, chất lượng và hiệu quả cho doanh nghiệp [45]. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân cho rằng: “Nguồn nhân lực của tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong một tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” [79, tr.8]. Theo Giáo trình Nguồn nhân lực xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội, khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận dưới 2 góc độ: Theo nghĩa rộng thì “nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”. Theo nghĩa hẹp, với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội, trực tiếp làm ra các sản phẩm của xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu “bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (do pháp luật lao động quy định”.
  • 41. 35 Theo Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, có quan hệ chặt chẽ với dân số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Khái niệm nguồn nhân lực, dựa trên cách tiếp cận vể khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động, bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không”. Như vậy khái niệm NNL đã được nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra nêu trên cho thấy có tác giả thì cho rằng nội hàm của khái niệm NNL là mặt chất của con người bao gồm cả thể chất và tinh thần; có tác giả thì cụ thể hơn đó là con người với thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, và kinh nghiệm lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội; có tác giả cho rằng nguồn nhân lực là toàn bộ dân cư có khả năng lao động tức là đánh đồng cả những người có khả năng lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và những người không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động hay nói cách khác việc được huy động hay không được huy động vào quá trình lao động xã hội hay không đều không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực … Với những cách định nghĩa như vậy, khái niệm NNL chưa được hiểu một cách thống nhất, người đọc chưa thấy được sự liên kết, quan hệ giữa người có khả năng lao động là một bộ phận dân cư (trong mối quan hệ quyền hạn, nghĩa vụ với nhà nước), người trong độ tuổi lao động (đến tuổi trưởng thành và có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi) và vai trò của họ trong mối liên hệ tham gia lực lượng lao động, tham gia các hoạt động lao động để làm ra của cải, tinh thần cho xã hội. Vì vậy, theo NCS, có thể hiểu: Nguồn nhân lực là bộ phận dân cư, có khả năng laođộng, khi đến tuổi lao động được xã hội huyđộng vào quá trình lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
  • 42. 36 Thứ hai, khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực công nghiệp: Dù được tiếp cận và phân chia dưới góc độ nào thì việc phát triển công nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển thì việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh nền kinh tế phát triển theo hướng CNH, HĐH. Ngày nay, các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp hoạt động tập trung tại một không gian, lãnh thổ nhất định gọi là khu công nghiệp. Đúng như khái niệm về KCN đã được xác định tại Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN, KCX và KKT “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.”. Cùng với sự ra đời của khái niệm nguồn nhân lực, khi quá trình sản xuất tập trung với quy mô lớn và công nghệ hiện đại (gọi chung là kinh tế công nghiệp) thì sản xuất công nghiệp xuất hiện và khái niệm nguồn nhân lực công nghiệp xuất hiện nhằm chỉ về yếu tố lao động trong sản xuất công nghiệp. Từ những phân tích trên, NCS cho rằng: Nguồn nhân lực công nghiệp là khái niệm dùng để chỉ bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, được giáo dụcvà đào tạo nghềnghiệp, có kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp, …. được huy động vào quá trình lao động của doanh nghiệp công nghiệp nhằm phát triển kinh tế công nghiệp của quốc gia hoặc địa phương nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS giới hạn phạm vi các doanh nghiệp công nghiệp là các doanh nghiệp đang đầu tư, sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ có tính chất công nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, nguồn nhân lực công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc được
  • 43. 37 luận án tập trung nghiên cứu bao gồm bộ phận bộ dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, được giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, có kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp, …. được huy động vào quá trình lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm phát triển kinh tế công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích nội hàm của khái niệm nêu trên có thể nhận thấy nguồn nhân lực công nghiệp có những đặc điểm như sau: Một là, nguồn nhânlực công nghiệp là một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động Với mỗi chuỗi phát triển của quá trình xã hội chúng ta thấy có những người trong độ tuổi lao động là người có sức khỏe và thể lực đáp ứng được các công việc bình thường nhưng cũng có không ít người kém may mắn nên ngay từ khi sinh ra đã là người khuyết tật bẩm sinh… còn một bộ phận dân cư khác trong quá trình phát triển, sinh hoạt hoặc tham gia lao động sản xuất không may gặp rủi ro, tai nạn dẫn đến tàn tật, …, nhưng dù là đối tượng nào, miễn là còn có năng lực hành vi và có thể tham gia lao động xã hội thì đều được xã hội huy động vào quá trình lao động xã hội, vì sự tiến bộ xã hội. Tất cả những trường hợp dù là không bị khuyết tật hay bị khuyết tật bẩm sinh hoặc bị tàn tật do gặp rủi ro trong cuộc sống nhưng được huy động vào quá trình lao động của xã hội theo quy định của pháp luật thì được gọi là nguồn nhân lực xã hội. Xác định độ tuổi lao động và điều kiện lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại điểm 1 điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu. Trong đó, tuổi nghỉ hưu được xác định đối với người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Đối với người lao động có trình
  • 44. 38 độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định. Như vậy độ tuổi lao động được NCS áp dụng, nghiên cứu là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ. Hai là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư được giáo dục và đào tạo nghề nghiệp Sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong hoạt động và phát triển sản xuất. Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vừa tạo điều kiện, vừa đặt ra những yêu cầu mới đối với sức sáng tạo của lao động. Mặt khác, nó đòihỏi phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động một cách tương xứng, theo hướng ngày càng tăng vai trò của lao động trí tuệ. Bởi vậy "quốc sách hàng đầu là phải phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và văn hoá". Mỗi ngành công nghiệp, thậm trí mỗi vị trí công việc trong công đoạn làm ra sản phẩm công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có những kiến thức, hiểu biết và có trình độ chuyên môn tương ứng với yêu cầu làm ra sản phẩm công nghiệp trong từng giai đoạn, thời kỳ. Với những đặc thù này, đòi hỏi người lao động phải được giáo dục, đào tạo về kiến thức, kỹ năng và ngành nghề công nghiệp trước khi tham gia vào quá trình lao động của doanh nghiệp công nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực là bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và phải được giáo dục, đào tạo nghề nghiệp công nghiệp trước khi tham gia sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp có được cung cấp bởi tổ chức, đơn vị trường học ở môi trường giáo dục hoặc trong trường hợp môi trường giáo dục quốc dân không tạo ra được nguồn nhân lực có thể đáp ứng
  • 45. 39 ngay được yêu cầu sử dụng lao động cho quá trình đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp thì doanh nghiệp công nghiệp sẽ trực tiếp đào tạo hoặc đào tạo lại người lao động theo yêu cầu sử dụng lao động cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Ba là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư có kỹ năng và thái độ, tác phong lao động công nghiệp Do tính chất đặc thù về từng loại sản phẩm (thông thường mỗi doanh nghiệp công nghiệp sẽ sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất một loại sản phẩm công nghiệp đặc thù và gắn với quy trình sản xuất chặt chẽ đồng bộ. Các doanh nghiệp công nghiệp (nhất là các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với đặc thù sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất công nghiệp là các sản phẩm hữu hình, được sử dụng dây truyền công nghệ sản xuất với hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có phân chia công đoạn độc lập và đòi hỏi người lao động phải tối đa hoá năng suất lao động để đạt được mức tối đa hoá lợi nhuận theo kế hoạch sản xuất. Chính điều này khiến doanh nghiệp khi tuyển dụng và sử dụng lao động luôn mong muốn và yêu cầu người lao động phải có năng lực, kỹ năng vận hành dây truyền, công nghệ sản xuất ra sản phẩm công nghiệp trong tổng thể quy trình sản xuất của họ. Theo đó, để bộ phận dân cư khi đến tuổi lao động, được huy động vào làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp đòi hỏi ngoài việc họ phải được trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết và tích luỹ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng trong sản xuất ra sản phẩm công nghiệp, …, phải xây dựng cho mình một hình ảnh riêng, một tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy, quy chế, có tác phong công nghiệp và kỷ luật công nghiệp trong lao động sản xuất cũng như lối sống. Bốn là, nguồn nhân lực công nghiệp là một bộ phận dân cư được huy động vào quá trình lao động tại doanh nghiệp công nghiệp