SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HUỲNH HỮU DANH
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HUỲNH HỮU DANH
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOAHỌC:PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
HÀ NỘI - 2014
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Kinh tế - xã hội KT – XH
Kết cấu hạ tầng KCHT
Kết cấu hạ tầng kinh tế KCHTKT
Ủy ban nhân dân UBND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN 10
1.1 Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 10
1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 21
1.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của
một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai 28
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 35
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 35
2.2 Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn tỉnh Đồng Nai 37
2.3 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 51
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ
NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI
62
3.1. Quan điểm cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông
thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 62
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 69
KẾT LUẬN 88
DANHMỤC TÀILIỆUTHAM KHẢO 89
PHỤLỤC 93
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển hạ
tầng kinh tế nông thôn đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn nước ta,
góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn có vai trò, vị trí quan trọng
không những đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân
khu vực nông thôn, mà còn là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác. Đây
cũng là vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương
trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008, của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VIII đã ban hành Kế hoạch số 97-
KH/TU về việc “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương”, trong
đó đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung,
KCHTKT nông thôn nói riêng.
Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ
nhanh. Mặc dù vậy, dân số và lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm trên
60% dân số toàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu về cơ bản đến năm 2015 Đồng
Nai trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại đòi hỏi phải tập trung phát triển đồng
bộ hạ tầng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng
công nghiệp và thành thị. Tỉnh đã tập trung đầu tư cho xây dựng, phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn được cải thiện, đời sống người dân nông thôn từng bước được nâng
lên rõ rệt.
4
Tuy nhiên, việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bàn
Tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập đó là: hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động các
nguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanh
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp
so với kế hoạch đề ra, nhất là hệ thống giao thông các xã vùng sâu, vùng xa;
công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm... Từ thực tiễn trên đây
đòi hỏi Đồng Nai phải có bước đột phá mới trong phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với lý
do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Pháttriển kết cấuhạ tầng KT - XH, trong đó có hạ tầng kinh tế nông thôn
là lĩnh vực lớn luôn được cáccấp, các ngành quan tâm, nhiều tác giả nghiên cứu
dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu có các công trình:
Xâydựnghạtầngcơsở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt
Nam củaPGS.TSĐỗHoàiNam và TS LêCao Đoànbiênsoạn.Sách do nhà xuất
bảnKhoahọc xãhộixuất bảnnăm 2001. Ở công trình này, các tác giả đã đưa ra
những khái niệm cơ bảnvềhạ tầng cơ sở ở nôngthôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn
trongquátrìnhCNH, HĐHở Việt Nam. Chỉ rõ vai trò, vị trí của hạ tầng cơ sở ở
nôngthônvớiquátrìnhCNH, HĐHở Việt Nam; thực trạnghạ tầng cơ sở ở nông
thôn, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn.
Trêncơ sở đó,cáctác giảđềxuất mộtsố giải pháp pháttriểnhạ tầng cơ sở ở nông
thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
Huyđộngvà sửdụngcácnguồnlựctrong phát triển kinh tế nông thôn –
Thựctrạngvà giảiphápcủaChu Tiến Quang biên soạn. Sách do Nxb Chính trị
quốc giaxuất bảnnăm 2005; Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
5
nghiệp, nôngthôntheohướngcôngnghiệphóa,hiệnđại hóa của Lưu Văn Sùng
biên soạn. SáchdoNxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Ở hai công trình
này, các tác giả cho rằng:sựpháttriển kinh tế - xã hộikhôngthể tách rời việc đầu
tư, pháttriển kết cấu hạ tầng; phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện để thực hiện
nhanh quátrìnhcôngnghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó có
điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Mộtsố vấn đềkinh tếxã hộitrong tiếntrìnhCNH, HĐH vùng đồng bằng
sông Hồng,củaPGS.TS Phạm Thanh Khôi và PGS.TS Lương Xuân Hiến biên
soạn. SáchdoNxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2006. Trên cơ sở nghiên cứu
quátrìnhCNH, HĐHở vùng đồngbằngsôngHồng, các tác giả đã chỉ ra một số
vấn đềkinh tế - xã hộitrongtiến trìnhCNH, HĐHcủavùng. Đề xuất những quan
điểm, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH ở khu vực đồng bằng Sông Hồng,
trongđó các tác giả coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho quá
trình CNH, HĐH.
Dướigóc độ nghiên cứu của luận văn, luận án liên quan đến phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội, có một số đề tài trong đó đáng chú ý là:
“Pháttriểnhạtầngkinhtế-xã hộiở nông thôntỉnhBắcNinhkinhnghiệm
và giảipháp”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Tuyên (Đại học Kinh tế
quốc dân,HàNộinăm 2008). Tác giả đisâulàm rõ những vấn đề về lý luận, thực
tiễn phát triển hạ tầng KT-XH ở khu vực nông thông tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá
thực trạng, nguyênnhân những hạn chếtrongquátrình phát triển hạ tầng KT-XH
ở nôngthôntỉnhBắc Ninh, vận dụngnhững kinh nghiệm của một số địa phương
trongpháttriển hạ tầng KT-XH. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để phát
triển kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
“Pháttriểnkếtcấu hạtầngkinhtếvà vaitròcủa nó đối với củng cố quốc
phòngở nướcta hiệnnay”,Luậnántiến sĩ củatác giả Nguyễn Đức Độ (Học viện
Chínhtrị quân sự, Hà Nội năm 2002). Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý
6
luận và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; Vai trò của phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế đốivớicủngcố quốcphòngở nước ta hiện nay. Đề xuất hệ thống
các giải pháp pháttriểnkết cấuhạ tầng kinh tếđốivới củngcố quốcphòngở nước
ta hiện nay.
“Pháttriển nông nghiệp Đồng bằng sông cửu long và tác động của nó
đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn quân khu 9 hiện
nay” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thành (Học viện Chính trị, Hà
nội, năm 2010); Ở công trình khoa học này, tác giả đã luận giải khá rõ nét về
sự phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, tác động của nó đến
củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9; đồng
thời đề xuất những định hướng và giải pháp (trong đó có vấn đề phát triển hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn) để nâng cao hiệu quả tác động của nó đến
phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đối với củng cố khu vực
phòng thủ trên địa bàn quân khu.
“Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai” Luận văn thạc sĩ
kinh tế của tác giả Nguyễn Trần Minh (Học viện Chính trị, Hà Nội năm 2013).
Ở côngtrìnhnày, tác giả đã phântíchlàm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số
vấn đềlý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền
vững ở tỉnh ĐồngNai; đồngthời đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế
nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đã đề xuất các quan
điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới.
“Pháttriểnkếtcấu hạtầngkinhtế-xã hộitheohướngCNH,HĐHở huyện
ThạchHà- thực trạng và kiến nghị”, đề tài của Thạc sĩ Mai Thị Thanh Xuân,
(Đạihọc quốcgiaHà Nộinăm 2002). Đề tàiđãlàm rõ nhữngvấn đề lý luận, thực
tiễn củaquátrình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng CNH, HĐH ở
huyện ThạchHàtỉnhHà Tĩnh. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm phát
triển kết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Thạch Hà.
7
Ở loại hình các bài báo khoa học, đã có một số lượng khá nhiều các bài báo
viết về hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khía cạnh khác nhau như: Thực trạng xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số vùng sinh thái
của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số
17/2006; Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng KCHT cho các xã vùng đặc biệt khó
khăn, Nông thôn mới số 4/2006;Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ hội và thách
thức của Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Tạp chí Hội đập lớn và phát triển nguồn lực Việt
nam, tháng 11/2006. Phát triển kết cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng
của Nguyễn Văn Vịnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16, tháng 8/2011.
Nhìnchungở các bàibáo khoahọcnày, các tác giả đều khẳng định vai trò
quantrọngcủakết cấuhạ tầng, hạ tầng kinh tế - xã hộiđốivớikhu vực nôngthôn,
chỉ nhữnghạn chế, cơ hộivà tháchthức trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng ở Việt Nam; đồngthờiđềxuất mộtsố giải pháp đểnângcao hiệu quả đầu
tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong những năm tới đây.
Mặc dùvới cáchtiếp cậndướigóc độ kinh tế kỹ thuật hoặc kinh tế ngành,
các tác giả trênđâynghiên cứukết cấuhạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng KT - XH với
nhiều phạmtrù và khônggian khác nhau:có thểlà ở cả nước; vùng miền hay lĩnh
vực khác, nhưngchưacó côngtrìnhnào đisâunghiên cứuvề pháttriển kết cấu hạ
tầng kinh tế nôngthônở Đồng Nai. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kết
cấu hạ tầngkinhtếnôngthôntỉnhĐồngNai” có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn;
Đồngthờikhôngtrùng lắp vớibấtkỳ công trình nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời
gian tới.
8
* Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn.
-Đánhgiá thực trạng kếtcấuhạ tầng kinh tế nông thôn tỉnhĐồngNai.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng
Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn, phạm
vi khảo sát rộng, do vậy tác giả không nghiên cứu hết các yếu tố cấu thành
của KCHTKT nông thôn, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống đường
giao thông; công trình thủy lợi, thủy nông; mạng lưới thiết bị phân phối điện;
thông tin liên lạc, bưu chính viến thông và công trình khai thác, xử lý, cung
cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tâng nông thôn
trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng nai.
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số
liệu, tư liệu từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng
sản Việt Nam; Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng nai và thực tiễn phát triển
KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai để làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn mà đề tài luận văn nghiên cứu.
9
Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác
giả trong nước, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Đồng Nai. Đồng
thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND,
Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã
được công bố từ năm 2008 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các
phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị như: Phương pháp trừu tượng
hóa khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia để giải
quyết nhiệm vụ đặt ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng
Nai. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu và giảng dạy môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệu
tham khảo để các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển
KCHT kinh tế nông thôn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (8 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
KINH TẾ NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
Kết cấu hạ tầng là khái niệm rộng, phức tạp và có thể được hiểu theo
các phạm vi giới hạn khác nhau. Theo đó, hiểu theo nghĩa rộng nhất, KCHT
bao gồm KCHT cứng và KCHT mềm. Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở
hạ tầng dưới dạng các hình thái vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho phát triển kinh
tế, xã hội. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách,
thông tin và con người… phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Rõ ràng, theo
cách hiểu như trên, những yếu tố được coi là tạo cơ sở, nền tảng cho việc phát
triển KCHT là rất đa dạng.
Theo nghĩahẹp, KCHT được đềcập đến dưới hình thái kết cấu vật chất -
kỹ thuật. Kết cấuhạ tầng là những hệ thống, công trình vật chất - kỹ thuật được
xây dựng, vận hành theo một hệ thống cấu trúc nhất định, đóng vai trò nền tảng
cho các hoạtđộngkinh tế, xã hộidiễn ra trên đó. Theo cáchtiếp cận này, KCHT
là toàn bộcác hệthống, công trìnhvậtchất-kỹ thuậtcóvai trò làm nền tảng và
điều kiện chung bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, KCHT là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và
kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra.
Nó bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình vật chất, kỹ thuật
được xây dựng và sử dụng để phục vụ cho các quá trình sản xuất và nâng cao
đời sống của dân cư.
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa, khái niệm thống nhất về nông thôn
nhưng về cơ bản khái niệm nông thôn thường được đặt trong mối quan hệ so
sánh với khái niệm đô thị.
11
Nếu căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý, thì:
Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông
dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát
triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá
thấp hơn.
Nếu xem xét dưới góc độ nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc
thù thì: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt
có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp.
Các quan niệm trên đều khẳng định: Các cư dân sống ở nông thôn
chủ yếu là nông dân và làm nghề nông với các ngành sản xuất vật chất là
nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ phi
nông nghiệp; dân cư của nông thôn là dân cư của xã hội chậm phát triển.
Tuy nhiên khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, một vùng nông thôn
có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia cũng như từng địa phương.
Quan niệm về nông thôn theo cách hiểu truyền thống thường được cho
là địa bàn mà dân cư sinh sống chủ yếu là nông dân, hoạt động sản xuất cơ
bản và bao trùm là nông nghiệp. Dấu hiệu để xác định KCHTKT nông thôn,
và phân biệt nó với KCHT đô thị, khu công nghiệp trước hết là ở sự phân bố
không gian lãnh thổ, tính năng tác dụng và đối tượng tác động, phục vụ của
nó. Trong đó, việc tạo lập trong các làng xã, phục vụ trực tiếp cho sản xuất
nông nghiệp và đời sống của nông dân là những dấu hiệu nổi bật.
Có thể phân biệt đô thị và nông thôn theo 3 đặc trưng cơ bản đó là:
Về dân cư, ở đô thị dân cư chủ yếu hoạt động lao động trong lĩnh vực
công nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính công cộng hoặc tư nhân.
Còn đối với nông thôn, dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhưng ở cấp độ thấp, đơn giản.
12
Về lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là
sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương
nghiệp... Còn đối với nông thôn, đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông
nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ,
buôn bán, tiểu thủ công nghiệp.
Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, khu vực nông thôn có
những đặc trưng về lối sốngvăn hóa của cộng đồng làng xã, được phân biệt rất
rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này bao
gồm từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán,
hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình,
sinh hoạt kinh tế... ngay cả đến hệ thống KCHT như giao thông, năng lượng,
nhà ở… đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống
khác biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tíchsự
khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc
riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã dần làm thay đổi
khu vực nông thôn. Hiện nay, nông thôn không chỉ là khu vực hoạt động sản
xuất nông nghiệp thuần tuý mà còn phát triển cả hoạt động sản xuất công
nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn không chỉ phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ
diễn ra trên địa bàn nông thôn. KCHT ở nông thôn không chỉ phục vụ cho
phát triển kinh tế mà còn phục vụ cho cả đời sống văn hoá, tinh thần cho mọi
người dân sống trong khu vực nông thôn.
Trên thực tế, KCHTKT nông thôn cũng mang những tính chất, đặc
trưng của hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và là nền tảng vật chất, cung cấp
dịch vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của toàn ngành nông nghiệp và nông
thôn, của vùng và của làng, xã. Hiện nay, KCHTKT nông thôn thường được
13
phân chia thành hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như: Hệ thống thuỷ lợi, hệ thống
giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát
nước… và hạ tầng văn hóa - xã hội như: Các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y
tế, các công trình văn hoá và phúc lợi xã hội khác.
Khi xem xét về KCHTKT nông thôn cũng cần thấy rằng, sự phát triển
của mỗi làng, xã không thể chỉ xem xét trên phạm vi hẹp với những kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với nó, xét theo địa lý và lĩnh vực: Đường xá, giao
thông, công trình thuỷ lợi, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục… vì trong
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, sự gắn kết và ảnh hưởng lan tỏa giữa các
làng xã, giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn khá rõ nét kể cả trong
phát triển và giao lưu kinh tế. Do vậy sẽ có một số công trình trong KCHTKT
như các tuyến đường liên xã, liên huyện, các hệ thống thuỷ nông, trạm bơm,
trạm điện… tuy không thuộc quyền sở hữu của một làng xã nhất định, nhưng
lại phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều xã hoặc cả vùng thì
những hạ tầng này cũng thuộc phạm vi của KCHTKT nông thôn. Những
KCHTKT đó thường nằm trong phạm vi quản lý của các ban ngành thuộc bộ
máy chính quyền cấp huyện hoặc ngành dọc cấp Sở (như hệ thống thuỷ nông
thuộc quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Thực tế,
cộng đồng dân cư của các xã vừa được hưởng lợi từ khai thác từ sử dụng, vừa
có nghĩa vụ tham gia vào quản lý, bảo vệ và duy tu bảo dưỡng các kết cấu hạ
tầng này.
Có thể nói, đối với nước ta trong suốt chiều dài lịch sử phát triển ở các
vùng nông thôn đã hình thành một hệ thống KCHTKT phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống
thuỷ lợi, chợ... Hệ thống này phục vụ cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội
khác nhau. Việc thiếu những cơ sở này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực nông thôn. Nếu không có
14
đường xá thì không thể có hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách; không
có chợ, cửa hàng, kho tàng thì không thể tổ chức các hoạt động mua bán và
trao đổi hàng hoá… Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hệ
thống KCHTKT nông thôn trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp nông
thôn hiện nay. Chính sự phát triển của KCHTKT sẽ góp phần tạo bước phát
triển đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, gắn kết kinh tế giữa
các vùng, miền và từ đó phát huy được thế mạnh kinh tế của mỗi địa phương
phù hợp với quy luật chung của kinh tế thị trường .
Như vậy, có thể hiểu phát triển KCHTKT nông thôn là quá trình làm
gia tăng số lượng, chất lượng, cơ cấu hệ thống thiết bị và công trình vật chất
- kỹ thuậtđược tạo lập, phân bổ và pháttriển trong các vùng nông thôn. Khái
niệm trên biểu hiện:
Một là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn đi trước một bước, thể
hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn phải đảm bảo nâng cao cả
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường.
Ba là, phát triển KCHTKT nông thôn phải đảm bảo sự ổn định chính
trị, xã hội ở vùng nông thôn.
Bốn là, phát triển KCHTKT nông thôn phải góp phần đẩy nhanh tốc
độ đô thị hoá nông thôn.
Nội dung của phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai bao gồm:
Thứ nhất, về số lượng KCHTKT nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cũng như quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Thứ hai, về chất lượng, KCHTKT nông thôn đảm bảo tính đồng bộ,
tính liên hoàn và sự kết nối, liên thông giữa Đồng Nai với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời, phải đạt tiêu chuẩn quy định như: phải
15
có tính năng sử dụng tốt, bền, tiện dụng, an toàn, hiệu quả, hiện đại theo kịp
xu hướng chung của của cả nước và trên thế giới.
Thứ ba, về cơ cấu, phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm:
Một là, các hệ thống đường giao thông nông thôn: Cầu cống, đường
giao thông… phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông sản phẩm và
đi lại của nhân dân.
Mạng lưới đường giao thông nông thôn là hệ thống các tuyến đường
nằm trên địa bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và với
bên ngoài. Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên
thôn, liên bản... Hệ thống này được ví như hệ thống “mạch máu” trong cơ thể
con người, nó kết nối các quốc lộ, tỉnh lộ cùng với các tuyến đường liên
huyện, liên xã, liên thôn. Hiện nay đường giao thông nông thôn chiếm khoảng
trên 80% tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông toàn quốc, mặc dù đã có
những cải thiện lớn nhưng chất lượng mạng lưới đường huyện, xã ở nhiều địa
phương còn thấp, đi lại, lưu thông hàng hoá còn nhiều khó khăn, chưa đáp
ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiêp nông nông thôn.
Hai là, hệ thống và công trình thủy lợi, thủy nông: Hệ thống này bao
gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do
nước gây ra đối với sản xuất, đời sống và môi trường sinh thái. Các công
trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm: Hệ thống các hồ đập giữ
nước; hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu; hệ thống đê sông, đê biển; hệ thống
kênh mương.
Ba là, mạng lưới và thiết bị phân phối điện: Hệ thống điện nông thôn là
toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấp điện sử dụng
vào các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao
gồm mạng lưới đường dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ
16
thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới các dụng cụ sử dụng điện. Ở các
vùng sâu, vùng xa còn bao gồm trạm thuỷ điện nhỏ... Nguồn năng lượng điện
có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các vùng nông thôn.
Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia
đình, trước hết là thắp sáng cho từng gia đình cũng như cả cộng đồng. Điện
còn được dùng cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Điện góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đó là các ngành
công nghiệp chế biến, các hoạt động sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp, thương mại. Nói chung, có điện sẽ giải quyết nhiều vấn đề mà quan
trọng nhất là góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân. Có điện sẽ
mang lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề cho hình thành và xây
dựng nếp sinh hoạt văn hoá mới cho cư dân nông thôn, góp phần xoá bỏ sự
cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Bốn là, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Hệ thống
này bao gồm mạng lưới cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc
cung cấp thông tin, trao đổi thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở
nông thôn. Hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm: Mạng lưới bưu điện,
điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh... Hiện nay, theo xu thế phát triển
của xã hội hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật - công nghệ. Cơ sở hạ
tầng thông tin liên lạc hiện đại bao gồm các mạng viễn thông cơ bản, các tiêu
chuẩn về trao đổi dữ liệu và một số phần mềm để đảm bảo sự vận hành liên
tục của toàn bộ hệ thống thông tin trong và ngoài nước.
Năm là, những công trình khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch:
Nước sạch rất cần thiết không chỉ cho khu vực thành thị và cả cho khu vực
nông thôn, nhất là đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Bên cạnh
đó, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa bàn nông thôn cũng cần đến
17
nguồn nước sạch. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày của dân cư đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều vùng nông
thôn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc bảo vệ
sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cư
dân nông thôn.
Nội dung của KCHTKT nông thôn về cấu trúc và trình độ phát triển có
sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia. Ở các quốc gia phát triển,
KCHTKT nông thôn có phạm vi bao phủ rất rộng và rất đa dạng, bao gồm hệ
thống công nghiệp, khí đốt, xử lý làm sạch nước tưới tiêu nông nghiệp, cung
cấp cho nông dân các dịch vụ khuyến nông, dự báo và thông tin thị trường…
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần mở rộng quan niệm
về KCHTKT nông thôn. Theo đó, bên cạnh các loại hình KCHTKT truyền
thống đã nêu trên, xuất hiện thêm các hệ thống công trình phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp như các công trình kho bãi, bảo quản sản phẩm, các trung
tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến
nông sản, các thiết chế cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất, tìm hiểu và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm…
1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
Với tư cách là một bộ phận KCHT của nền kinh tế quốc dân, bên
cạnh những đặc điểm chung, KCHTKT nông thôn có những đặc điểm riêng
như sau:
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian
lãnh thổ của vùng nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian lãnh thổ
của vùng nông thôn nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của vùng.
Nếu như đặc trưng của các đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch
vụ là chủ yếu thì đặc trưng của vùng nông thôn là hoạt động sản xuất nông
18
nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp có quan hệ gắn bó với đất đai và các
cây trồng, vật nuôi. Không gian sinh sống của dân cư gắn bó chặt chẽ với
không gian sản xuất nông nghiệp và tập quán sinh sống của dân cư làm cho
mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với đô thị và phân bố không đều giữa các
vùng cũng như trong nội bộ một vùng. Đặc trưng đó khiến cho KCHTKT, đặc
biệt là những loại KCHTKT yêu cầu phải hình thành mạng lưới như giao
thông, hệ thống lưới điện, điện thoại, thuỷ nông… cũng phải trải ra trên một
không gian rộng lớn để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
KCHTKT nông thôn gắn bó chặt chẽ giữa phục vụ kinh tế và phục vụ đời
sống dân cư, vừa trải rộng trên không gian lãnh thổ, vừa phân bố không đều,
mật độ không tập trung như ở đô thị.
Thứhai, kếtcấu hạ tầng kinh tếnông thôn chịu tácđộng của điều kiện tựnhiên
Do trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn, nên
KCHTKT nông thôn, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi và giao thông nông thôn bị
tác động đáng kể của điều kiện tự nhiên.
Hệ thống giao thông nông thôn phải len lỏi vào các thôn, bản để nối
thôn, bản với các trung tâm kinh tế, xã hội trong vùng và giữa các vùng. Việc
xây dựng và vận hành một hệ thống giao thông như vậy chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi tính chất phức tạp của địa hình, cấu tạo địa chất và điều kiện khí hậu
trong vùng. Ở những vùng có địa hình và cấu tạo địa chất phức tạp, khí hậu
khắc nghiệt như các vùng miền núi, việc xây dựng và bảo dưỡng một con
đường, đảm bảo thông suốt quanh năm là khá tốn kém và không dễ dàng.
Hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình đầu mối đến hệ thống các
trạm bơm, hệ thống kênh dẫn chính xuống đến các kênh nội đồng để đi vào
từng thửa ruộng, lan tỏa trên một không gian rộng và phụ thuộc rất nhiều vào
rừng núi, hệ thống sông ngòi, địa hình, địa mạo, địa chất và khí hậu… của các
vùng mà hệ thống thuỷ lợi đi qua. Với những đặc điểm tự nhiên như vậy, việc
19
khảo sát, quy hoạch, thiết kế, lựa chọn địa điểm và công nghệ… để thiết kế,
xây dựng các công trình trên là khá phức tạp. Đặc điểm trên cũng ảnh hưởng
đáng kể đến quá trình vận hành của hệ thống.
Mạng lưới điện, điện thoại đến các vùng nông thôn cũng bị tác động
lớn bởi điều kiện tự nhiên. Mức độ tác động càng lớn ở các vùng có địa hình
phức tạp và chia cắt như các vùng núi và ở các vùng có điều kiện khí hậu
phức tạp. Đặc điểm này khiến cho chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng các
công trình cũng như chi phí trong quá trình vận hành vốn đã tốn kém lại càng
tốn kém hơn.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn mang tính địa phương, hoạt
động không đều và manh mún
Thông thường, các hệ thống công trình KCHTKT được hình thành theo
các làng xã, hay cấp hành chính địa phương. Nhiều công trình có cấu trúc
nhỏ, do vậy tính hệ thống đồng bộ thường bị hạn chế thậm chí bị chia cắt bởi
điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc thể chế quản
lý hành chính - lãnh thổ.
Đây cũng là một trong những điểm khác biệt so với KCHTKT ở
thành phố, đô thị và khu công nghiệp nơi mà các hệ thống, công trình thường
được tạo lập một cách tập trung và đồng bộ hơn. Trong điều kiện kinh tế,
nông thôn nước ta, tính địa phương và tính khu vực của KCHTKT thể hiện
đặc biệt rõ nét.
Do đối tượng tác động, phục vụ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và
đời sống của nông dân nên nhiều hệ thống, công trình, KCHTKT ở nông thôn
không hoạt động đều, có tính thời vụ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đặc
điểm này tồn tại khá phổ biến, nhất là ở những nước nông nghiệp nhiệt đới
gió mùa, trong đó có Việt Nam.
20
Trong điều kiện nền kinh tế nông thôn sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên thì tính phân tán, manh mún của KCHTKT cũng như
tính địa phương, khu vực và tính mùa vụ của nó càng thể hiện đậm nét hơn.
Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn thường phát triển chậm và
khó quản lý hơn so với khu vực thành thị.
Hệ thống, thiết bị và công trình KCHTKT nông thôn, thường lạc hậu,
phát triển chậm hơn so với KCHTKT ở thành phố, thị xã, là đặc điểm có tính
phổ biến ở các nước. Việc rút gọn khoảng cách khác biệt và việc phát triển
KCHTKT ở nông thôn không chỉ phụ thuộc vào sự phân bố lãnh thổ của vùng
nông thôn hay vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà còn phụ
thuộc vào việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Thực trạng này dẫn đến
việc quản lý, điều hành và tổ chức kinh doanh đối với hệ thống, công trình
KCHTKT nông thôn phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các khu vực
khác. Thông thường, việc quản lý, điều hành những công trình vừa và nhỏ
trong các làng xã được xác lập theo từng cộng đồng hay từng nhóm dân cư.
Hơn nữa, do thu nhập của dân cư nông thôn còn khá thấp do đó, ngay cả đối
với các hệ thống, công trình do nhà nước đầu tư và tổ chức quản lý thì việc
thu tiền tiền đối với các dịch vụ KCHTKT ở nông thôn cũng khá khó khăn.
Thứnăm, chủ thể pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn khá đa dạng.
Chủ thể phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm Nhà nước Trung
ương; các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện đến xã; các tổ chức xã
hội trong nước và quốc tế; doanh nghiệp và dân cư. Mỗi chủ thể có vai trò
khác nhau trong phát triển KCHTKT trong đó Nhà nước giữ vai trò là người
tiên phong, định hướng, dẫn dắt sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác.
Việc phát huy vai trò của các chủ thể khác phụ thuộc nhiều vào tình hình phát
triển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương cũng như thu nhập của dân cư.
Với thu nhập và mức sống thấp hơn khu vực thành thị, thu hút đầu tư
vào phát triển KCHTKT nông thôn không hấp dẫn các nhà đầu tư do khả
21
năng và thời gian thu hồi vốn đầu tư rất lâu thậm chí rất khó để thu hồi đủ vốn
đầu tư. Các nguồn vốn mà chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư phát
triển KCHTKT gồm nguồn ngân sách (bao gồm cả trợ cấp từ ngân sách Trung
ương); nguồn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh; nguồn thu riêng
của từng địa phương (chủ yếu là nguồn thu từ quyền sử dụng đất); nguồn tín
dụng phát triển của Nhà nước; nguồn phát hành trái phiếu; nguồn từ quỹ đầu
tư phát triển của các địa phương và nguồn từ khu vực tư nhân. Thu hút khu
vực tư nhân thực hiện các đầu tư lớn về KCHTKT là việc làm vừa khó, vừa
phức tạp. Để thu hút nguồn vốn tư nhân, cần đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng
trên vốn đầu tư tương xứng với rủi ro đầu tư. Đồng thời cần cân bằng lợi ích
của nhà đầu tư với lợi ích của người sử dụng thu nhập thấp ở khu vực nông
thôn. Trong khi đó, các nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà
nước luôn bị giới hạn về quy mô và đứng trước quá nhiều lựa chọn cần phải
ưu tiên. Do vậy, vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn
là vô cùng khó khăn.
1.2. Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn
Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, phát triển KCHTKT nông thôn là
nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
Với tư cách là những phương tiện vật chất - kỹ thuật cung cấp những
dịch vụ cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn, KCHTKT
trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Trong một số trường hợp, KCHTKT đã trở thành một chỉ số thể hiện trình độ
phát triển. Với những nền kinh tế có điểm xuất phát thấp đang tiến hành
CNH, HĐH để thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, rút ngắn khoảng cách
lạc hậu với các nước đi trước thì việc tiến hành một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực xây dựng KCHTKT sẽ tạo động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của
22
toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Như vậy, với các vùng nông thôn, KCHTKT là
nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nói cụ thể hơn nó là nền
tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và nâng cao chất
lượng cuộc sống cư dân nông thôn.
Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cần có sự phát triển tương
thích về KCHTKT, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sẽ khó
có thể thực hiện được nếu thiếu một hệ thống KCHTKT tương ứng. Do các
vùng nông thôn có trình độ phát triển kinh tế - xã hội về cơ bản đều thấp hơn
nhiều so với các khu vực đô thị nên cần tiến hành xây dựng và phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng cho phù hợp với từng vùng và trong từng giai đoạn cụ
thể nhằm tạo ra những điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế cho thấy, sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung quy mô lớn, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công
nghệ tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá
trị kinh tế cao, đẩy mạnh thực hiện chuyên canh để sản xuất các loại nông sản
là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu... và phát triển mạnh
các hoạt động công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn chỉ có thể thực hiện
được khi nông thôn có một hệ thống KCHTKT hiện đại. Nói cách khác, sản
xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp nông thôn không thể
thiếu các công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện,
nước, hệ thống thông tin liên lạc, chợ và trung tâm buôn bán... Khi hạ tầng đã
được tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở nông thôn, các nhà đầu tư sẽ bỏ
vốn đầu tư vào khu vực này, do đó sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát
triển nhanh và mạnh hơn.
Việc đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn xuất phát từ tầm quan trọng
và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lực
23
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mối quan hệ mật thiết giữa
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát
triển. Xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch. Vai trò của KCHTKT nông thôn
được biểu hiện:
Một là, tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy các
hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển.
Đối với sản xuất, điều kiện về KCHTKT góp phần ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất, giá thành sản phẩm và do đó, về tổng thể có ảnh hưởng tới khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống KCHTKT còn tạo điều kiện phát
triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động thông qua việc chuyển giao tri
thức, thông tin và công nghệ từ các vùng khác đến.
Thứ nhất, cung cấp dịch vụ là yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo cho
các quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục. Vai trò
cung cấp dịch vụ đầu vào được thực hiện trước hết bởi các công trình và hệ
thống thủy nông, mạng lưới điện, cơ sở và hệ thống cung ứng vật tư trong
nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, bảm bảo dịch vụ đầu ra của sản xuất kinh - doanh như bảo
quản, cất giữ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phục vụ cho các
hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa nói chung.
Thứ ba, phục vụ cho việc bảo vệ và cải tạo đất đai, phòng chống thiên
tai, dịch bệnh, bảo vệ sản xuất và cải tạo hệ sinh thái nông nghiệp và môi
trường nói chung ở nông thôn. Các công trình KCHTKT như hệ thống thuỷ
lợi, hồ chứa nước cũng như hệ thống trạm trại kỹ thuật, khuyến nông, nghiên
cứu và chuyển giao công nghệ giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động này.
24
Sự tác động tổng hợp và đồng bộ của các yếu tố và điều kiện KCHTKT
trong việc cải thiện cung cấp, dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉ
giúp hoạt động nông nghiệp diễn ra thuận lợi, không bị ách tắc mà còn góp
phần tăng cường, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô,
năng suất và hiệu quả cao hơn.
Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,
trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vai trò của
các yếu tố và điều kiện KCHTKT nông thôn ngày càng trở nên quan trọng.
Chúng vừa là tiền đề, vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoa
học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều đó không chỉ làm
tăng năng suất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp mà còn
dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu, tính chất và trình độ phát triển của nền sản
xuất xã hội ở khu vực nông thôn.
Hai là, tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình công nghiệp hoá,
hiện đạihóa, thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội
nông thôn.
Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và
thúc đẩy sản xuất phát triển, KCHTKT nông thôn cũng đồng thời tác động
mạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội
ở khu vực này. Có thể thấy, trong tiến trình CNH,HĐH khu vực nông nghiệp
là nơi cung cấp nguồn lực lao động cho CNH,HĐH, cung cấp lương thực,
thực phẩm cho toàn xã hội. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung
cấp một số nguyên liệu cho công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, công
nghiệp thực phẩm, là nơi góp phần gia tăng nguồn hàng xuất khẩu. Không
những thế nông nghiệp, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng
lớn của công nghiệp. Do vậy, phát triển KCHTKT nông thôn không chỉ thúc
đẩy phát triển ngành nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn mà còn tạo cơ
sở cho thúc đẩy quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
25
Bên cạnh đó, KCHTKT còncó tác động thay đổi cơ cấu sản xuất trong
nông nghiệp. Chẳng hạn, việc mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, cung
ứng phân bón, kỹ thuật không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh để tăng
năng suất mà còn góp phần mở rộng và đa dạng hóa nền sản xuất nông
nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xu hướng phát triển chung của sản xuất nông nghiệp là đẩy mạnh thâm
canh cao các loại cây lương thực, mở rộng cạnh tác cây trồng. Các loại cây
trồng và vậy nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao được đưa vào thay thế
cho loại có năng suất và giá trị kinh tế thấp hơn. Xu hướng này đang diễn ra
mạnh mẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn còn tác động mạnh mẽ đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Hệ thống đường giao thông, mạng
lưới điện, các chợ, trung tâm thương mại không chỉ thúc đẩy phát triển nông
nghiệp mà còn tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ
khác ở khu vực nông thôn.
Sự phát triển của KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao dân trí,
đời sống văn hoá, tinh thần của dân cư. Do đó tạo tiền đề và điều kiện cho quá
trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông thôn,
nông nghiệp cũng như giữa nông thôn với các vùng và khu vực khác của nền
kinh tế quốc dân.
Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tạo điều kiện cho việc mở rộng
thị trường nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng
như lưu thông tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nông thôn thì các yếu tố và
điều kiện KCHTKT cũng làm mở rộng thị trường hàng hóa và tăng cường
quan hệ trao đổi ở khu vực này.
Sự phát triển của giao thông nông hôn và hoạt động thương nghiệp làm
tăng khối lượng trao đổi hàng hóa. Một mặt, người sản xuất có cơ hội tiếp cận
26
và lựa chọncác sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm như các loại
vật tư, nguyên vật liệu…Đồng thời, sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất
được nhanh chóng đưa ra thị trường tiêu thụ. Sựphát triển của KCHTKT có tác
động lan toả thúc đẩy cả quá trình sản xuất và lưu thông. Kết cấu hạ tầng kinh
tế không chỉ thúc đẩy phát triển các thị trường đầu vào, đầu ra của sản xuất
nông nghiệp mà còn thúc đẩy trao đổi và làm xuất hiện nhiều loại thị trường
mới trong khu vực nông thôn như dịch vụ, tài chính, tín dụng…
Bốn là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phầnquan trọng vào phát
triển văn hóa - xã hội cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu vào cũng
như các dịch vụ đầu ra đối với mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực của nền
kinh tế, tạo ra những mối liên hệ giữa các bộ phận trong vùng và giữa các
vùng. Nhờ đó, tiềm năng kinh tế của vùng có cơ hội được khai thác, sử dụng,
phát huy hiệu quả, hoạt động sản xuất - kinh doanh được đẩy mạnh, năng suất
và chất lượng được nâng cao, giá thành sản phẩm giảm…Hệ quả là, kinh tế
toàn vùng có điều kiện tăng trưởng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,
tạo việc làm và nâng cao thu nhập, từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Kết quả nghiên cứu của WB được công bố tại
Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, cho thấy, khi đầu tư KCHTKT vào khu
vực nông thôn - nơi kinh tế kém phát triển và thu nhập của người dân thấp
nhất, sẽ tác động giảm nghèo lớn nhất. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng cho đường giao
thông nông thôn, sẽ có khoảng 270 người thoát nghèo, tiếp đến là đầu tư cho
giáo dục cứ 1 tỷ đồng sẽ có 47 người thoát nghèo, tiếp sau là đầu tư cho
nghiên cứu nông nghiệp và thuỷ lợi. Báo cáo này cũng dẫn ra những nghiên
cứu về ảnh hưởng của KCHTKT tới vấn đề sản lượng trong nông nghiệp và
nghèo đói ở vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, 1 tỷ đồng đầu tư vào đường giao
thông nông thôn ở Đông Nam Bộ sẽ tạo cơ hội cho 73 người thoát nghèo, 1 tỷ
27
đồng đầu tư cho giáo dục sẽ có 16,5 người thoát nghèo và 1 tỷ đồng đầu tư
cho tưới tiêu sẽ có 8,5 người thoát nghèo. Đối với sản xuất, 1 đồng đầu tư cho
giao thông vùng Đông Nam Bộ sẽ làm sản lượng trong nông nghiệp tăng 2,34
đồng, 1 đồng đầu tư cho giáo dục làm sản lượng nông nghiệp tăng 1,68 đồng
và 1 đồng đầu tư cho thuỷ lợi sẽ làm sản lượng nông nghiệp tăng 0,97 đồng.
Phát triển KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao trình độ học
vấn, dân trí, đáp ứng lợi ích và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày
càng cao của họ. Đồng thời, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy hoạt động văn
hóa - xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa, truyền
thống trong nông thôn. Sự phát triển của hệ thống KCHTKT tạo điều kiện cho
việc mở rộng và nâng cao khả năng cung cấp, dịch vụ ở nông thôn về y tế,
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…
Như vậy, sự phát triển KCHTKT góp phần quan trọng vào việc cải
thiện điều kiện lao động, sinh hoạt, tăng phúc lợi xã hội. Từ đó tạo ra khả
năng làm giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất,
văn hóa giữa các tầng lớp, nhóm dân cư trong nông thôn, góp phần to lớn đối
với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội ở khu
vực này. Vai trò của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn, trong tiến trình
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phần quan trọng vào
việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Như đã phân tích, KCHT là toàn bộ các ngành phục vụ cho lĩnh vực
sản xuất và phi sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển KCHTKT
nông thôn được Nhà nước, địa phương, các thành phần kinh tế và người dân
cùng tham gia thực hiện. Nó bao gồm hệ thống giao thông đường bộ nối liền
các thôn xóm, bản làng; liên xã, liên huyện, tỉnh, thành phố; hệ thống thông
tin liên lạc, bưu chính viễn thông; hệ thống cơ sở y tế địa phường, trường học,
28
trạm xưởng...sự phát triển các yếu tố này sẽ góp phần mở rộng liên kết các
vùng kinh tế, mở rộng và khơi thông thị trường. Chính sự phát triển này mang
tính lưỡng dụng, là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện, hỗ trợ cho hệ thống kết cấu
hạ tầng quân sự, góp phần cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh
trên địa bàn. Vấn đề này cũng được Ph.Ăngghen chỉ rõ khi phân tích về vai
trò của KCHT đối với việc thực hiện chiến tranh, đặc biệt là giao thông đó là:
Việc tiến hành chiến tranh phụ thuộc vào năng suất và phương tiện giao thông
ở hậu phương của mỗi nước cũng như ở chiến trường.
1.3. Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của
một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai
1.3.1. Kinhnghiệm pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của
một số địa phương
Thứ nhất, kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Hải Dương đã tập trung vào
nhiều lĩnh vực trong đó chú trọng là công tác quản lý đầu tư và lĩnh vực xây
dựng để phát triển KCHTKT. Hoạt động này luôn được củng cố và tăng
cường, công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách có nhiều đổi mới, được công khai. Tình trạng đầu tư dàn trải
từng bước được khắc phục để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm. Cơ
chế sử dụng vốn của Nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy nhanh đầu tư
KCHTNT của nhiều lĩnh vực như giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh
mương…Tỉnh cũng luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
đầu tư và có biện pháp nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho các chủ đầu tư.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
theo mô hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, thiết
kế, dự toán xây dựng. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính được công bố rộng
rãi và công khai. Tỉnh cũng tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu
29
tư, đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành Trung ương
như Chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn. Trong điều kiện
nguồn ngân sách còn hạn chế, Tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu
tư đối với các công trình quan trọng nhưng chưa có khả năng cân đối vốn để
đầu tư ngay như hình thức BOT, BT, ứng vốn thi công, khai thác nguồn vốn
từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng KCHTKT. Hệ thống ngân hàng cũng đã đẩy
mạnh huy động các nguồn vốn và tập trung cho vay đối với các dự án đầu tư
xây dựng KCHTKT. Tỉnh cũng hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
thông qua ban hành quy định về ưu đãi đầu tư khi nhà đầu tư đầu tư vào hạ
tầng các cụm công nghiệp tập trung, thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đầu
tư giao thông nông thôn, cấp nước sạch nông thôn…
Thứ hai, kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh.
Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Bắc Ninh tập trung vào nhiều
lĩnh vực trong đó đột phá vào đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn,
phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ và thu được
nhiều kết quả đáng kể. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Tỉnh đã huy động
được trên 1000 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động từ ngân sách Trung ương
chiếm 21%, ngân sách địa phương chiếm 58,61%, vốn do nhân dân đóng góp
chiếm 12% và nguồn vốn khác chiếm 29,18%. Huy động vốn trong nhân dân
chủ yếu thông qua thu Quỹ giao thông nông thôn. Tuy nhiên, quy mô quỹ rất
nhỏ do không thu được nhiều đối tượng. Bên cạnh các kết quả đạt được, phát
triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh còn chưa đồng đều. Một số xã
chưa thực sự quan tâm đến phát triển giao thông nông thôn. Việc huy động
vốn trong nhân dân để xây dựng các tuyến đường ngõ xóm khá thuận lợi, tuy
nhiên việc xây dựng các tuyến đường trục thôn, xã tương đối khó khăn. Trong
những năm gần đây, Quỹ giao thông nông thôn chỉ thu được của cán bộ công
chức và một phần của các hộ nông nghiệp. Các phương tiện vận tải và các
30
doanh nghiệp tư nhân là đối tượng sử dụng nhiều các dịch vụ KCHTKT
nhưng chưa đóng góp tương xứng vào phát triển Quỹ giao thông nông thôn. Ở
một số địa phương, việc sử dụng Quỹ giao thông nông thôn không thực hiện
đúng chế độ báo cáo quyết toán tài chính do đó không thu hút được sự đóng
góp từ nhân dân. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nguồn thu từ dân
cho phát triển KCHTKT nông thôn còn nhỏ là do trong quá trình chuẩn bị
nguồn vốn đầu tư nhiều địa phương chỉ quan tâm đến nguồn thu từ việc sử
dụng quỹ đất và nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước mà không chú ý đến nguồn
kinh phí huy động được từ nhân dân. Việc huy động vốn từ nhân dân mang
tính bình quân do đó chưa tạo ra tâm lý thoải mái cho người dân khi tham gia
đầu tư. Chính sách và giải pháp khuyến khích, động viên, tuyên truyền đến
người dân về tầm quan trọng và tác động của đầu tư KCHTKT đến phát triển
kinh tế, xã hội chưa được quan tâm thoả đáng dẫn tới việc huy động vốn trong
nhân dân còn rất thấp. Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu dưới
dạng đóng góp.
Thứ ba, kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam.
Tỉnh Quảng Nam thực hiện việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư,
tích cực huy động các nguồn đóng góp trong dân và các tổ chức xã hội được
chú trọng thực hiện. Vốn ngân sách đầu tư vào xây dựng các công trình hạ
tầng như: điện, đường, thủy lợi, trường học, trạm y tế... ở nông thôn đã không
ngừng tăng lên trong các năm qua. Nhiều địa phương trong Tỉnh đã vận động
nhân dân hiến đất, không nhận tiền đền bù đối với đất bị thu hồi để xây dựng
các công trình giao thông và thủy lợi, bảo đảm tiến độ các công trình xây
dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, thực hiện
có hiệu quả phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn, chỉnh trang các
trung tâm xã, cụm xã, từng bước hiện đại hóa nông thôn.
Tính đến nay, Tỉnh đã đầu tư trên 13.000 tỉ đồng xây dựng đường giao
thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế.... với trên 700 công trình hạ tầng vừa và
31
nhỏ. Bên cạnh đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Tỉnh đã hình thành các nguồn
vốn khác (như tín dụng đầu tư; các chương trình mục tiêu quốc gia...) nhằm
thu hút, mở rộng thêm các hình thức đầu tư của các thành phần kinh tế khác
vào phát triển các công trình hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất - kinh doanh
(như nhà xưởng, kho tàng phục vụ cho nông nghiệp...), trong đó có cả khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm ODA và FDI). Nhờ đó, KCHTKT nông
thôn của tỉnh đã có bước chuyển biến nhanh, góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi đáng kể diện mạo khu
vực nông thôn.
Với những nỗ lực trên, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn,
miền núi chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế ở
khu vực này từng bước được cải thiện đáng kể. Về giao thông, Tỉnh đã cơ bản
hoàn thành các tuyến đường lên miền núi. Trong 8 năm (2001 - 2008) Tỉnh đã
bê-tông hóa được 2.096 km đường các loại với tổng kinh phí đầu tư trên 510
tỉ đồng. Đã có 96,6% số xã, 92,7% số thôn và 95,3% số hộ nông thôn được sử
dụng điện. Hệ thống thủy lợi bảo đảm nước tưới cho 85,6% diện tích gieo
trồng lúa và 12.000 ha đất màu, 17 trung tâm cụm xã và 460 công trình thiết
yếu được đầu tư xây dựng ở miền núi từ nhiều nguồn vốn đã đáp ứng một
phần nhu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào. Đầu tư cho y tế và chăm sóc
sức khỏe được quan tâm, bình quân có 4,6 bác sĩ/1 vạn dân, khoảng 25 gường
bệnh/1 vạn dân; đầu tư xây dựng 15 bệnh viện đa khoa huyện, 16 trung tâm y
tế dự phòng huyện, 236 trạm y tế tuyến xã. Hằng năm, bằng nhiều nguồn vốn,
Tỉnh và các địa phương trong Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ
sở vật chất và đầu tư trang thiết bị cho hệ thống giáo dục. Quảng Nam là một
trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng cao nhất nước
(đạt 29,25%, xếp thứ 4 toàn quốc). Các thiết chế văn hóa nông thôn được các
cấp chính quyền đầu tư từ nhiều nguồn vốn, nhiều nơi đã huy động bà con
32
Quảng Nam đang sinh sống ngoài tỉnh đóng góp cùng địa phương để xây
dựng các công trình văn hóa, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các điểm
phục vụ hoạt động thể thao... Đã có 224 bưu cục khu vực và bưu điện văn hóa
xã; bình quân 100 người dân có 0,88 người sử dụng Internet và 17,44 người
sử dụng điện thoại. Đời sống và việc làm ở nhiều vùng đã có bước cải thiện.
Năm 2001, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 33.400
đồng/người/tháng, đến năm 2008 tăng lên gần 500.000đồng/người/tháng.
Ngành nghề ở nông thôn có phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình phân công
lao động xã hội, chuyển dịch lao động sang công nghiệp và dịch vụ. Các mục
tiêu xóa đói, giảm nghèo đề ra đều đạt và vượt kế hoạch.
1.3.2. Một số bài học rút ra trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn ở Đồng Nai hiện nay
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Đồng
Nai trong việc phát triển KCHTKT nông thôn đó là:
Một là, cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát
triển KCHTKT để đảm bảo việc xây dựng các công trình KCHT đồng bộ, kết
cấu và quy mô công trình đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong vùng. Tránh đầu tư nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch. Thực hiện tốt quy
hoạch cùng với lồng ghép đầu tư các chương trình dự án phát triển KCHTKT
theo thứ tự ưu tiên, tránh hiện tượng chồng chéo, lãng phí trong đầu tư.
Hai là, để phát triển KCHTKT nông thôn, cần thực hiện các giải pháp
huy động nguồn lực từ nhân dân, tránh tư tưởng ỉ lại, trông chờ kinh phía nhà
nước. Các địa phương trên đều xác định việc phát triển KCHTKT là nhiệm vụ
quan trọng, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo ra hình ảnh,
diện mạo mới của các tỉnh, tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân. Trong
lĩnh vực huy động nguồn vốn cho phát triển KCHTKT, các địa phương đều
tập trung vốn từ ngân sách nhà nước, coi trọng huy động từ nguồn vốn tài
33
nguyên đất và huy động đóng góp của người dân. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư
phát triển giao thông nông thôn, tuyên truyền vận động các cơ quan, doanh
nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tích cực đóng góp làm
đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, còn có một số hạn chế trong phát
triển các công trình KCHTKT như chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát
triển KCHTKT nông thôn. Các địa phương chưa áp dụng, hoặc mới áp dụng
rất ít các hình thức đầu tư như BOT, BT, hình thức đấu thầu thu phí các công
trình KCHTKT nhà nước đã đầu tư để huy động tốt nhất các nguồn lực cho
phát triển KCHTKT nông thôn. Các công trình đầu tư còn dàn trải, chưa tập
trung. Quy mô và mức hỗ trợ đầu tư đối với đường liên huyện, liên xã, liên
thôn để đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân, đáp ứng các tiêu chí về
đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới cònnhỏ. Cơ chế hỗ trợ các xã
vùng sâu, vùng xa trong việc nâng cấp các tuyến đường giao thông, nhất là
những tuyến đường có vị trí quan trọng chưa được thực thi hiệu quả. Đây chính
là những việc mà tỉnh Đồng Nai cần rút kinh nghiệm và cần phải thực hiện để
mang lại hiệu quả trong phát triển KCHTKT nông thôn trên địa bàn.
Ba là, quá trình phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai phải
xây dựng các công trình KCHTKT theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo
chất lượng, tuổi thọ và độ bền của công trình. Cơ chế quản lý sau đầu tư để
nâng cao hiệu quả sử dụng công trình từng bước phải được xây dựng, hoàn
thiện và đưa vào thực hiện đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế nông thôn và
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Đồng Nai.
Bốn là, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn trên
địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn luôn có ý
nghĩa quan trọng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ ngay từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện các dự án, hoàn thành các dự án đưa
vào khai thác, sử dụng KCHTKT nông thôn. Làm tốt vấn đề này sẽ chống
34
được thất thoát, lãng phí và tiêu cực, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng
nguồn vốn đầu tư, khắc phục tình trạng “vô chủ”, “cha chung không ai khóc”
trong phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai.
*
* *
Phát triển KCHTKT nông thôn là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến
lược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển KCHTKT nông thôn ở
không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển chung mà còn là một đòi hỏi tất
yếu khách quan trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn. Nó cho phép phát huy tối đa mọi nguồn lực và lợi thế để phát triển hài
hòa, vững chắc vừa bảo đảm tăng trưởng, vừa bảo đảm về mặt xã hội và bảo
vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai có
những nét riêng, vì vậy, nhất thiết phải biết kế thừa có chọn lọc những kinh
nghiệm phát triển KCHTKT nông thôn của một số địa phương như tỉnh Hải
Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Nam...vì ít nhiều có những nét tương đồng
về nhiều mặt với tỉnh Đồng Nai. Nếu biết nghiên cứu, vận dụng phù hợp,
cùng với sự nỗ lực sáng tạo của các cơ quan ban ngành tỉnh thì trong thời gian
tới việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai sẽ thành công.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với nguồn
tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người dồi dào, quá trình phát triển
KCHTKT nông thôn ở Đồng Nai vừa có những thuận lợi, vừa có những khó
khăn nhất định. Để phát triển KCHTKT nông thôn, Đồng Nai cần phải đẩy
mạnh hơn nữa việc quy hoạch, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn để đưa
Đồng Nai trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ
NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí,
địa hình thuận lợi ở nhiều mặt, nằm giao thoa giữa cao nguyên trung bộ và
đồng bằng bắc Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng, Tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây giáp thành phố Hồ Chí
Minh, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có quốc lộ tiếp giáp đến các đô thị
trong khu vực, đường sắt xuyên việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85km. Sân bay
Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa là cầu hàng không thường trực, với
vị trí trên Đồng Nai là nút giao thông giao lưu kinh tế xã hội quan trọng trong
vùng và cả nước.
Tổng diện tích toàn Tỉnh là 590.723,62 ha, bao gồm: 276.457,01 ha đất
nông nghiệp; 181.503 ha đất lâm nghiệp; 50.605.88 ha đất chuyên dùng; 16.983
ha đất ở; 897,82 ha đất chưa sử dụng; 52.688,63 ha đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng. Diện tích khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai, bao gồm 9 huyện là
5.907.240 km2. Tình hình sử dụng đất của Tỉnh những năm qua có biến động
nhất định nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn
nhất Đông Nam Bộ. Về dân số, đến nay toàn Tỉnh có khoảng 2.768.670 người,
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm trên là 1,1%. Dân số ở nông thôn có
1.714.290 người; số lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 427.743
người, trong ngành côngnghiệp - xây dựng là 575.599 người. Dân số ở khu vực
nông thôn ítbiến động, tốc độ tăng dân số ở khu vực nông thôn bình quân hàng
36
năm là 1%, cơ cấu lao động khu vực nông thôn chiếm 67,49% trong tổng số lao
độngtrên địa bàn Tỉnh, đâylà một lực lượng lao động hùng hậu để tham gia quá
trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
* Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội Đồng Nai phát triển tương đối đồng đều, đúng hướng,
theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là
địa bàn phát triển tương đối hài hòa giữa các mặt, giữa chiều rộng với chiều
sâu, giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giữa các loại hình doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế, giữa kinh tế và xã hội, văn hóa, giữa các
vùng. Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có
GDP bình quân đầu người đạt khá so với các tỉnh thành trong cả nước, và có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,3%/năm. Quá trình
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Tỉnh lần thứ IX, trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện
thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ và nông nghiệp.
Đối với khu vực nông thôn, quá trình phát triển kinh tế đã có sự đóng
góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Là địa bàn có trên
190.000 hộ nông nghiệp, chiếm 65% dân cư và trên 56,8% lao động sống, làm
việc và có thu nhập từ khu vực nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, nông thôn
cũng là nơi cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho nhân dân, cung cấp
nguồn nhiên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất nông sản xuất khẩu, tăng
tích lũy cho nền kinh tế của tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi trên đây sẽ đáp
ứng tốt cho phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai.
37
2.2. Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nông thôn tỉnh Đồng Nai
Trong bối cảnh cả nước triển khai chương trình xây dựng nông thôn
mới, việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở một tỉnh
công nghiệp như Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền
vững. Bên cạnh đó, có thể thấy rất rõ đặc thù của nông thôn Đồng Nai so với
các tỉnh thành khác trên cả nước là cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, nông thôn
Đồng Nai không phải là nông thôn truyền thống, khép kín, với cơ cấu kinh tế
nặng về nông nghiệp mà là nông thôn có sự đan xen giữa công nghiệp và nông
nghiệp, có sự phức tạp trong quan hệ xã hội, có sự đan xen giữa đặc trưng, bản
sắc địa phương và các yếu tố bên ngoài địa phương. Tất cả những đặc trưng
này đặt ra việc phát triển KCHTKT nông thôn phải được nghiên cứu phát triển
cho phù hợp.
2.2.1. Thành tựu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh
Đồng Nai
Thứ nhất, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bàn
không ngừng gia tăng về số lượng và bảo đảm về chất lượng
Một là, mạng lưới điện ở nông thôn
- Về vốn đầu tư
Thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những
năm qua, cùng với nguồn vốn từ Trung ương, Đồng Nai đã huy động được
hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đường dây trung thế, hạ thế và trạm biến áp ở
các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho phụ tải ngày càng tăng, thực
hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành điện đã huy động nhiều
nguồn vốn khác nhau như vốn từ ngân sách, vốn vay, vay ưu đãi, vốn đầu tư
của ngành điện, vốn vay tư nhân, vốn doanh nghiệp tự đầu tư, vốn nhân dân
đóng góp… để phát triển hệ thống nguồn điện và lưới điện.
38
Theo kết quả khảo sát, từ năm 2000 đến năm 2010, UBND tỉnh Đồng
Nai đã hỗ trợ ngành Điện vay ưu đãi trên 100 tỷ đồng để đầu tư lưới điện
nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010 ngành điện đã đầu tư 448 km đường dây
trung thế, 526 trạm biến áp với tổng dung lượng là 29.050 KVA với kinh phí
khoảng 92.043 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến vấn đề đầu tư lưới điện
hạ thế theo chương trình hỗ trợ các xã anh hùng và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số cũng được quan tâm. Trong bối cảnh thiếu vốn đầu tư lưới điện hạ
thế ở nông thôn, Sở Công Thương đã phối hợp cùng ngành điện, UBND các
huyện, thị xã và các Sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng
chủ trương hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn cho các xã đồng
bào dân tộc và xã anh hùng đã có lưới điện trung thế. Từ năm 2010 đến 2013,
tổng đầu tư hạ thế hỗ trợ đồng bào dân tộc và xã anh hùng là 358,3 km hạ thế
với vốn đầu tư xây dựng khoảng 68 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách tỉnh hỗ
trợ là 20,9 tỷ đồng, vốn ngành điện là 20,04 tỷ đồng và huyện huy động là
26,7 tỷ đồng).
- Về chất lượng hạ tầng điện
Chất lượng KCHT điện khu vực nông thôn Đồng Nai ngày càng được
cải thiện. Do được đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới nên các công trình
điện được đầu tư đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải
trên lưới điện, tạo điều kiện phát triển thêm phụ tải mới, giảm tổn thất điện và
nâng cao tỷ lệ hộ có điện của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư trong những năm gần
đây đã góp phần đáp ứng tốc độ phát triển phụ tải điện của tỉnh tăng với mức
tăng bình quân khoảng 17%.
Lưới điện trung và hạ áp tương đối ổn định, nhiều tuyến ở các khu
công nghiệp và các phụ tải cần ưu tiên được kết nối mạch vòng nên đã đáp
ứng đủ cung cấp điện cho sản xuất và một phần sinh hoạt. Lưới truyền tải
39
điện có kết cấu mạch vòng nên độ tin cậy cấp điện cao và tạo thuận lợi cho
phát triển các phụ tải mới. Đồng thời, việc cải tạo phát triển lưới khi phụ tải
tăng cao được thực hiện thuận lợi do lưới điện hạ thế được đầu tư xây dựng
đúng yêu cầu kỹ thuật.
Hạ tầng điện nông thôn phát triển đã tạo điều kiện cho sản xuất phát
triển, đời sống nông dân được nâng cao. Theo kết quả khảo sát, 71% số hộ
được hỏi đánh giá rằng KCHT điện ở khu vực nông thôn về cơ bản đáp ứng
được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng điện phát triển kéo theo hạ tầng
giao thông, y tế, giáo dục… phát triển, qua đó tạo ra một bộ mặt nông thôn
mới, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là ở
các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Ngành điện đã thực hiện bán lẻ điện trực tiếp đến 95,45% tổng số hộ
nông thôn toàn tỉnh với giá mua điện theo giá bậc thang của Thông tư
08/2010/TT-BTC. Điện lực Đồng Nai đã thực hiện việc bán buôn điện qua
điện kế tổng và cụm theo giá bán buôn đối với 2,6% số hộ. Khoảng 1,95 %
số hộ sống phân tán và xa lưới điện hạ thế nên phải tự thoả thuận để mua
điện của các hộ khác. Như vậy, ở khu vực nông thôn Đồng Nai hiện nay có
khoảng 4,55% số hộ phải mua điện với giá cao hơn giá trần quy định của
nhà nước. Phụ lục 2 [38].
Hai là, hạ tầng giao thông nông thôn
Trên cơ sở sự hỗ trợ của Trung ương cùng với sự đầu tư tích cực của
các cấp chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của nhân dân nên chương
trình phát triển giao thông nông thôn ở Đồng Nai đã thu được những kết quả
đáng kể, là động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Đồng Nai phát triển và
hội nhập.
- Về vốn đầu tư
Giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư; giai đoạn 2008 - 2013 tổng
vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông nông thôn đạt gần 2.750 tỷ đồng. Trong
40
đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án 78 tỷ
đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ gần 2.261 tỷ đồng; nhân dân tham gia
đóng góp gần 354 tỷ đồng; khu vực doanh nghiệp đóng góp gần 4,7 tỷ đồng,
còn lại là vốn từ các chương trình mục tiêu và vốn vay để đầu tư. Nhờ nguồn
vốn huy động được, tỉnh đã xây dựng mới 1.384 km đường, nâng cấp sửa
chữa 600 km đường giao thông nông thôn và 106 công trình cầu cống. Đến
nay, đã có 84% đường huyện quản lý được nhựa hóa; 72% đường xã quản lý
được cứng hóa. Trong đó, thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Nhơn Trạch,
Thống Nhất là những địa phương có nhiều tiến bộ trong xây dựng giao thông
nông thôn. Ngoài ra cũng đến năm 2013, toàn Tỉnh đã vận động nhân dân
tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình giao thông ngay trên địa bàn, nhất
là các công trình giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân
dân cùng làm” được nhân dân hưởng ứng, đã huy động được 63.485 ngày
công lao động và một số vật tư làm mới, nâng cấp và sửa chữa hơn 301 km
đường giao thông liên ấp, đường giao thông nội đồng, nạo vét hàng trăm km
kênh mương [37].
- Chất lượng KCHT giao thông nông thôn
Chất lượng các tuyến đường ở nông thôn Đồng Nai đang được cải thiện
qua các năm. Các tuyến đường huyện được nhựa hoá, bê tông hoá đến năm
2010 đạt tỉ lệ 52%, năm 2013 là 84% cao hơn khá nhiều so với mức 20% đạt
được vào năm 2004. Đến hết năm 2013, đường xã được nhựa hoá, bê tông hoá,
bê tông hóa đạt 72%, cao hơn mức trên 19% đã đạt được vào năm 2009.
So sánh với nông thôn cả nước và khu vực Đông Nam Bộ, tỷ lệ xã có
đường đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê tông hóa ở nông thôn Đồng Nai
đạt được khá cao, 100% xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê
tông hoá, cao hơn mức bình quân 98,3% của vùng Đông Nam Bộ; 98,2% của
vùng Đồng Bằng Sông Hồng và 87,3% của cả nước [38].
41
Hệ thống đường giao thông phát triển khá đều và về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển
đã tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu văn hoá - xã hội giữa các vùng thuận
lợi hơn. Người dân ở các vùng sâu, vùng xa có điều kiện hơn trong việc tiếp
cận và tham gia các sinh hoạt văn hoá trong cộng đồng. Nông sản từ các vùng
chuyên canh, các trang trại, các hộ gia đình được tiêu thụ kịp thời hơn, hạn
chế được tình trạng nông sản đem tiêu thụ bị tư thương ép giá do khó khăn
trong khâu vận chuyển. Ngoài ra, nhờ có đường giao thông thuận tiện, người
dân có điều kiện để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại; hoạt động
chăn nuôi gia súc gia cầm cũng đã được dần đưa vào các khu sản xuất tập
trung, xóa bỏ tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
Ba là, hệ thống thuỷ lợi
- Về vốn đầu tư
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự
phát triển của nông nghiệp, trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm
đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Giai đoạn 2006 - 2010,
tổng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi là 598.056 triệu đồng.
Trong đó, đầu tư cho công trình xây dựng mới là 520.217 triệu đồng. Đầu tư
cho các công trình sửa chữa nâng cấp là 15.321 triệu đồng. Đầu tư cho các
công trình kiên cố hóa kênh mương là 62.518 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi giai đoạn này gồm vốn
Trung ương là 196.376 triệu đồng, chiếm 33%. Vốn ngân sách tỉnh là 383.598
triệu đồng, chiếm 64%. Vốn ngân sách huyện là 18.082 triệu đồng, chiếm 3%.
- Về chất lượng KCHT thuỷ lợi
Giai đoạn 2006 - 2010, có 125,5 km kênh mương được kiên cố hoá,
trong đó kênh loại 2 (liên xã, huyện) đạt 45,9 km; kênh loại 3 (liên thôn, nội
đồng) là 79,6 km. Kinh phí đầu tư cho kiên cố hoá kênh mương chủ yếu từ
42
nguồn ngân sáchnhà nước, không huy động được nguồn vốn từ nhân dân đóng
góp. Đếnnăm 2013 trên địa bànTỉnhcó 123 côngtrìnhthủy lợi đang hoạt động,
bao gồm: 15 hồ chứa, 59 đập dâng, 33 trạm bơm, 4 công trình ngăn mặn, 12
công trình tạo nguồn, thoát lũ. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã và
đang pháthuy hiệu quả, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Tổngsố kênhmương được kiên cố hoá lên tới 267,7 km trong đó kênh
chínhlà 102,1 km, kênh cấp 1 và 2 đạt137,5 km, kênh nộiđồnglà 30,2 km [37].
Bốn là, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
Nhờ có chủ trương chính sách đúng đắn của tỉnh nên hạ tầng thông tin
liên lạc, bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, từng bước hiện đại hóa
thiết bị kỹ thuật. Hàng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá việc duy trì và nâng cao
chất lượng phục vụ tại các điểm bưu chính viễn thông và chất lượng internet
theo Quy chuẩn QCVN34:2011/BTTTT;tổ chức vận động hỗ trợ máy tính cho
các nhà văn hóa ấp. Đến nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điểm phục vụ
bưu chính, viễn thông đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ về bưu chính,
viễn thông cho mọi người dân khu vực nông thôn; 100% đạt chỉ tiêu internet
đến ấp theo hướng dẫn tại Quyết định số 463/QD-BTTTT ngày 22/3/2012 của
Bộ Thông tin và Truyền thông. Tỷ lệ hộ nông thôn có điện thoại cố định giảm
thay vào đó là hộ có điện thoại di động tăng rất nhanh trong năm 2011 tăng
gấp 5 lần so với năm 2006. Các hoạt động dịch vụ về thông tin liên lạc, bưu
chính, viễn thông trong nước và quốc tế đều có thể thực hiện dễ dàng, thuận
lợi trên địa bàn tỉnh.
Năm là, các công trình khai thác, quản lý nước sạch.
Trong thời gian qua, việc xây dựng và khai thác, quản lý nước sạch
luôn được tỉnh quan tâm đầu tư. Tổng vốn đầu tư nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn đến năm 2013 là 140.618 triệu đồng, ngân sách trung ương
309 triệu đồng; ngân sách địa phương 139.170 triệu đồng, nhân dân đóng
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon TumLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, Kon Tum
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
Luận án: Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành p...
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương MỹLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ AnLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An
 

Similar to Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ (20)

Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
LA01.038_Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ...
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH HỮU DANH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH HỮU DANH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOAHỌC:PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN HÀ NỘI - 2014
  • 3. BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Kinh tế - xã hội KT – XH Kết cấu hạ tầng KCHT Kết cấu hạ tầng kinh tế KCHTKT Ủy ban nhân dân UBND
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN 10 1.1 Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 10 1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 21 1.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai 28 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 35 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 35 2.2 Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 37 2.3 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 51 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI THỜI GIAN TỚI 62 3.1. Quan điểm cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 62 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 69 KẾT LUẬN 88 DANHMỤC TÀILIỆUTHAM KHẢO 89 PHỤLỤC 93
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn nước ta, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn có vai trò, vị trí quan trọng không những đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân khu vực nông thôn, mà còn là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác. Đây cũng là vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VIII đã ban hành Kế hoạch số 97- KH/TU về việc “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương”, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, KCHTKT nông thôn nói riêng. Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh. Mặc dù vậy, dân số và lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm trên 60% dân số toàn tỉnh. Để thực hiện mục tiêu về cơ bản đến năm 2015 Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại đòi hỏi phải tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng công nghiệp và thành thị. Tỉnh đã tập trung đầu tư cho xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn được cải thiện, đời sống người dân nông thôn từng bước được nâng lên rõ rệt.
  • 6. 4 Tuy nhiên, việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập đó là: hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động các nguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp so với kế hoạch đề ra, nhất là hệ thống giao thông các xã vùng sâu, vùng xa; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm... Từ thực tiễn trên đây đòi hỏi Đồng Nai phải có bước đột phá mới trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Pháttriển kết cấuhạ tầng KT - XH, trong đó có hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn luôn được cáccấp, các ngành quan tâm, nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu có các công trình: Xâydựnghạtầngcơsở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam củaPGS.TSĐỗHoàiNam và TS LêCao Đoànbiênsoạn.Sách do nhà xuất bảnKhoahọc xãhộixuất bảnnăm 2001. Ở công trình này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bảnvềhạ tầng cơ sở ở nôngthôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn trongquátrìnhCNH, HĐHở Việt Nam. Chỉ rõ vai trò, vị trí của hạ tầng cơ sở ở nôngthônvớiquátrìnhCNH, HĐHở Việt Nam; thực trạnghạ tầng cơ sở ở nông thôn, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn. Trêncơ sở đó,cáctác giảđềxuất mộtsố giải pháp pháttriểnhạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Huyđộngvà sửdụngcácnguồnlựctrong phát triển kinh tế nông thôn – Thựctrạngvà giảiphápcủaChu Tiến Quang biên soạn. Sách do Nxb Chính trị quốc giaxuất bảnnăm 2005; Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
  • 7. 5 nghiệp, nôngthôntheohướngcôngnghiệphóa,hiệnđại hóa của Lưu Văn Sùng biên soạn. SáchdoNxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Ở hai công trình này, các tác giả cho rằng:sựpháttriển kinh tế - xã hộikhôngthể tách rời việc đầu tư, pháttriển kết cấu hạ tầng; phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện để thực hiện nhanh quátrìnhcôngnghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó có điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mộtsố vấn đềkinh tếxã hộitrong tiếntrìnhCNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng,củaPGS.TS Phạm Thanh Khôi và PGS.TS Lương Xuân Hiến biên soạn. SáchdoNxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2006. Trên cơ sở nghiên cứu quátrìnhCNH, HĐHở vùng đồngbằngsôngHồng, các tác giả đã chỉ ra một số vấn đềkinh tế - xã hộitrongtiến trìnhCNH, HĐHcủavùng. Đề xuất những quan điểm, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, trongđó các tác giả coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho quá trình CNH, HĐH. Dướigóc độ nghiên cứu của luận văn, luận án liên quan đến phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, có một số đề tài trong đó đáng chú ý là: “Pháttriểnhạtầngkinhtế-xã hộiở nông thôntỉnhBắcNinhkinhnghiệm và giảipháp”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Tuyên (Đại học Kinh tế quốc dân,HàNộinăm 2008). Tác giả đisâulàm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn phát triển hạ tầng KT-XH ở khu vực nông thông tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá thực trạng, nguyênnhân những hạn chếtrongquátrình phát triển hạ tầng KT-XH ở nôngthôntỉnhBắc Ninh, vận dụngnhững kinh nghiệm của một số địa phương trongpháttriển hạ tầng KT-XH. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. “Pháttriểnkếtcấu hạtầngkinhtếvà vaitròcủa nó đối với củng cố quốc phòngở nướcta hiệnnay”,Luậnántiến sĩ củatác giả Nguyễn Đức Độ (Học viện Chínhtrị quân sự, Hà Nội năm 2002). Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý
  • 8. 6 luận và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đốivớicủngcố quốcphòngở nước ta hiện nay. Đề xuất hệ thống các giải pháp pháttriểnkết cấuhạ tầng kinh tếđốivới củngcố quốcphòngở nước ta hiện nay. “Pháttriển nông nghiệp Đồng bằng sông cửu long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn quân khu 9 hiện nay” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thành (Học viện Chính trị, Hà nội, năm 2010); Ở công trình khoa học này, tác giả đã luận giải khá rõ nét về sự phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9; đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp (trong đó có vấn đề phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn) để nâng cao hiệu quả tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đối với củng cố khu vực phòng thủ trên địa bàn quân khu. “Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai” Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Trần Minh (Học viện Chính trị, Hà Nội năm 2013). Ở côngtrìnhnày, tác giả đã phântíchlàm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một số vấn đềlý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh ĐồngNai; đồngthời đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tế nông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. “Pháttriểnkếtcấu hạtầngkinhtế-xã hộitheohướngCNH,HĐHở huyện ThạchHà- thực trạng và kiến nghị”, đề tài của Thạc sĩ Mai Thị Thanh Xuân, (Đạihọc quốcgiaHà Nộinăm 2002). Đề tàiđãlàm rõ nhữngvấn đề lý luận, thực tiễn củaquátrình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng CNH, HĐH ở huyện ThạchHàtỉnhHà Tĩnh. Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Thạch Hà.
  • 9. 7 Ở loại hình các bài báo khoa học, đã có một số lượng khá nhiều các bài báo viết về hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khía cạnh khác nhau như: Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số vùng sinh thái của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 17/2006; Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng KCHT cho các xã vùng đặc biệt khó khăn, Nông thôn mới số 4/2006;Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ hội và thách thức của Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Tạp chí Hội đập lớn và phát triển nguồn lực Việt nam, tháng 11/2006. Phát triển kết cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng của Nguyễn Văn Vịnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16, tháng 8/2011. Nhìnchungở các bàibáo khoahọcnày, các tác giả đều khẳng định vai trò quantrọngcủakết cấuhạ tầng, hạ tầng kinh tế - xã hộiđốivớikhu vực nôngthôn, chỉ nhữnghạn chế, cơ hộivà tháchthức trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam; đồngthờiđềxuất mộtsố giải pháp đểnângcao hiệu quả đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong những năm tới đây. Mặc dùvới cáchtiếp cậndướigóc độ kinh tế kỹ thuật hoặc kinh tế ngành, các tác giả trênđâynghiên cứukết cấuhạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng KT - XH với nhiều phạmtrù và khônggian khác nhau:có thểlà ở cả nước; vùng miền hay lĩnh vực khác, nhưngchưacó côngtrìnhnào đisâunghiên cứuvề pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế nôngthônở Đồng Nai. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kết cấu hạ tầngkinhtếnôngthôntỉnhĐồngNai” có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn; Đồngthờikhôngtrùng lắp vớibấtkỳ công trình nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
  • 10. 8 * Nhiệm vụ - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. -Đánhgiá thực trạng kếtcấuhạ tầng kinh tế nông thôn tỉnhĐồngNai. - Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn, phạm vi khảo sát rộng, do vậy tác giả không nghiên cứu hết các yếu tố cấu thành của KCHTKT nông thôn, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống đường giao thông; công trình thủy lợi, thủy nông; mạng lưới thiết bị phân phối điện; thông tin liên lạc, bưu chính viến thông và công trình khai thác, xử lý, cung cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai. Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tâng nông thôn trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng nai. Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát số liệu, tư liệu từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng nai và thực tiễn phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đề tài luận văn nghiên cứu.
  • 11. 9 Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong nước, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã được công bố từ năm 2008 đến nay. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệu tham khảo để các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triển KCHT kinh tế nông thôn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Kết cấu hạ tầng là khái niệm rộng, phức tạp và có thể được hiểu theo các phạm vi giới hạn khác nhau. Theo đó, hiểu theo nghĩa rộng nhất, KCHT bao gồm KCHT cứng và KCHT mềm. Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở hạ tầng dưới dạng các hình thái vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách, thông tin và con người… phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Rõ ràng, theo cách hiểu như trên, những yếu tố được coi là tạo cơ sở, nền tảng cho việc phát triển KCHT là rất đa dạng. Theo nghĩahẹp, KCHT được đềcập đến dưới hình thái kết cấu vật chất - kỹ thuật. Kết cấuhạ tầng là những hệ thống, công trình vật chất - kỹ thuật được xây dựng, vận hành theo một hệ thống cấu trúc nhất định, đóng vai trò nền tảng cho các hoạtđộngkinh tế, xã hộidiễn ra trên đó. Theo cáchtiếp cận này, KCHT là toàn bộcác hệthống, công trìnhvậtchất-kỹ thuậtcóvai trò làm nền tảng và điều kiện chung bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, KCHT là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra. Nó bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình vật chất, kỹ thuật được xây dựng và sử dụng để phục vụ cho các quá trình sản xuất và nâng cao đời sống của dân cư. Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa, khái niệm thống nhất về nông thôn nhưng về cơ bản khái niệm nông thôn thường được đặt trong mối quan hệ so sánh với khái niệm đô thị.
  • 13. 11 Nếu căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý, thì: Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn. Nếu xem xét dưới góc độ nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc thù thì: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp. Các quan niệm trên đều khẳng định: Các cư dân sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân và làm nghề nông với các ngành sản xuất vật chất là nông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ phi nông nghiệp; dân cư của nông thôn là dân cư của xã hội chậm phát triển. Tuy nhiên khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, một vùng nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như từng địa phương. Quan niệm về nông thôn theo cách hiểu truyền thống thường được cho là địa bàn mà dân cư sinh sống chủ yếu là nông dân, hoạt động sản xuất cơ bản và bao trùm là nông nghiệp. Dấu hiệu để xác định KCHTKT nông thôn, và phân biệt nó với KCHT đô thị, khu công nghiệp trước hết là ở sự phân bố không gian lãnh thổ, tính năng tác dụng và đối tượng tác động, phục vụ của nó. Trong đó, việc tạo lập trong các làng xã, phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân là những dấu hiệu nổi bật. Có thể phân biệt đô thị và nông thôn theo 3 đặc trưng cơ bản đó là: Về dân cư, ở đô thị dân cư chủ yếu hoạt động lao động trong lĩnh vực công nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính công cộng hoặc tư nhân. Còn đối với nông thôn, dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhưng ở cấp độ thấp, đơn giản.
  • 14. 12 Về lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp... Còn đối với nông thôn, đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp. Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, khu vực nông thôn có những đặc trưng về lối sốngvăn hóa của cộng đồng làng xã, được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng này bao gồm từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế... ngay cả đến hệ thống KCHT như giao thông, năng lượng, nhà ở… đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sống khác biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tíchsự khác biệt giữa đô thị và nông thôn. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã dần làm thay đổi khu vực nông thôn. Hiện nay, nông thôn không chỉ là khu vực hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần tuý mà còn phát triển cả hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ diễn ra trên địa bàn nông thôn. KCHT ở nông thôn không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế mà còn phục vụ cho cả đời sống văn hoá, tinh thần cho mọi người dân sống trong khu vực nông thôn. Trên thực tế, KCHTKT nông thôn cũng mang những tính chất, đặc trưng của hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và là nền tảng vật chất, cung cấp dịch vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của toàn ngành nông nghiệp và nông thôn, của vùng và của làng, xã. Hiện nay, KCHTKT nông thôn thường được
  • 15. 13 phân chia thành hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như: Hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước… và hạ tầng văn hóa - xã hội như: Các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y tế, các công trình văn hoá và phúc lợi xã hội khác. Khi xem xét về KCHTKT nông thôn cũng cần thấy rằng, sự phát triển của mỗi làng, xã không thể chỉ xem xét trên phạm vi hẹp với những kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với nó, xét theo địa lý và lĩnh vực: Đường xá, giao thông, công trình thuỷ lợi, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục… vì trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, sự gắn kết và ảnh hưởng lan tỏa giữa các làng xã, giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn khá rõ nét kể cả trong phát triển và giao lưu kinh tế. Do vậy sẽ có một số công trình trong KCHTKT như các tuyến đường liên xã, liên huyện, các hệ thống thuỷ nông, trạm bơm, trạm điện… tuy không thuộc quyền sở hữu của một làng xã nhất định, nhưng lại phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều xã hoặc cả vùng thì những hạ tầng này cũng thuộc phạm vi của KCHTKT nông thôn. Những KCHTKT đó thường nằm trong phạm vi quản lý của các ban ngành thuộc bộ máy chính quyền cấp huyện hoặc ngành dọc cấp Sở (như hệ thống thuỷ nông thuộc quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Thực tế, cộng đồng dân cư của các xã vừa được hưởng lợi từ khai thác từ sử dụng, vừa có nghĩa vụ tham gia vào quản lý, bảo vệ và duy tu bảo dưỡng các kết cấu hạ tầng này. Có thể nói, đối với nước ta trong suốt chiều dài lịch sử phát triển ở các vùng nông thôn đã hình thành một hệ thống KCHTKT phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, chợ... Hệ thống này phục vụ cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội khác nhau. Việc thiếu những cơ sở này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực nông thôn. Nếu không có
  • 16. 14 đường xá thì không thể có hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách; không có chợ, cửa hàng, kho tàng thì không thể tổ chức các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá… Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hệ thống KCHTKT nông thôn trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay. Chính sự phát triển của KCHTKT sẽ góp phần tạo bước phát triển đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, gắn kết kinh tế giữa các vùng, miền và từ đó phát huy được thế mạnh kinh tế của mỗi địa phương phù hợp với quy luật chung của kinh tế thị trường . Như vậy, có thể hiểu phát triển KCHTKT nông thôn là quá trình làm gia tăng số lượng, chất lượng, cơ cấu hệ thống thiết bị và công trình vật chất - kỹ thuậtđược tạo lập, phân bổ và pháttriển trong các vùng nông thôn. Khái niệm trên biểu hiện: Một là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn đi trước một bước, thể hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn phải đảm bảo nâng cao cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường. Ba là, phát triển KCHTKT nông thôn phải đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội ở vùng nông thôn. Bốn là, phát triển KCHTKT nông thôn phải góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn. Nội dung của phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai bao gồm: Thứ nhất, về số lượng KCHTKT nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thứ hai, về chất lượng, KCHTKT nông thôn đảm bảo tính đồng bộ, tính liên hoàn và sự kết nối, liên thông giữa Đồng Nai với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời, phải đạt tiêu chuẩn quy định như: phải
  • 17. 15 có tính năng sử dụng tốt, bền, tiện dụng, an toàn, hiệu quả, hiện đại theo kịp xu hướng chung của của cả nước và trên thế giới. Thứ ba, về cơ cấu, phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm: Một là, các hệ thống đường giao thông nông thôn: Cầu cống, đường giao thông… phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông sản phẩm và đi lại của nhân dân. Mạng lưới đường giao thông nông thôn là hệ thống các tuyến đường nằm trên địa bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và với bên ngoài. Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn, liên bản... Hệ thống này được ví như hệ thống “mạch máu” trong cơ thể con người, nó kết nối các quốc lộ, tỉnh lộ cùng với các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Hiện nay đường giao thông nông thôn chiếm khoảng trên 80% tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông toàn quốc, mặc dù đã có những cải thiện lớn nhưng chất lượng mạng lưới đường huyện, xã ở nhiều địa phương còn thấp, đi lại, lưu thông hàng hoá còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiêp nông nông thôn. Hai là, hệ thống và công trình thủy lợi, thủy nông: Hệ thống này bao gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất, đời sống và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm: Hệ thống các hồ đập giữ nước; hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu; hệ thống đê sông, đê biển; hệ thống kênh mương. Ba là, mạng lưới và thiết bị phân phối điện: Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấp điện sử dụng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạ
  • 18. 16 thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới các dụng cụ sử dụng điện. Ở các vùng sâu, vùng xa còn bao gồm trạm thuỷ điện nhỏ... Nguồn năng lượng điện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các vùng nông thôn. Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, trước hết là thắp sáng cho từng gia đình cũng như cả cộng đồng. Điện còn được dùng cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điện góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đó là các ngành công nghiệp chế biến, các hoạt động sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thương mại. Nói chung, có điện sẽ giải quyết nhiều vấn đề mà quan trọng nhất là góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân. Có điện sẽ mang lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề cho hình thành và xây dựng nếp sinh hoạt văn hoá mới cho cư dân nông thôn, góp phần xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Bốn là, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Hệ thống này bao gồm mạng lưới cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn. Hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm: Mạng lưới bưu điện, điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh... Hiện nay, theo xu thế phát triển của xã hội hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật - công nghệ. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại bao gồm các mạng viễn thông cơ bản, các tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu và một số phần mềm để đảm bảo sự vận hành liên tục của toàn bộ hệ thống thông tin trong và ngoài nước. Năm là, những công trình khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch: Nước sạch rất cần thiết không chỉ cho khu vực thành thị và cả cho khu vực nông thôn, nhất là đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa bàn nông thôn cũng cần đến
  • 19. 17 nguồn nước sạch. Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều vùng nông thôn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn. Nội dung của KCHTKT nông thôn về cấu trúc và trình độ phát triển có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia. Ở các quốc gia phát triển, KCHTKT nông thôn có phạm vi bao phủ rất rộng và rất đa dạng, bao gồm hệ thống công nghiệp, khí đốt, xử lý làm sạch nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân các dịch vụ khuyến nông, dự báo và thông tin thị trường… Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần mở rộng quan niệm về KCHTKT nông thôn. Theo đó, bên cạnh các loại hình KCHTKT truyền thống đã nêu trên, xuất hiện thêm các hệ thống công trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như các công trình kho bãi, bảo quản sản phẩm, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản, các thiết chế cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, tìm hiểu và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm… 1.1.2. Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Với tư cách là một bộ phận KCHT của nền kinh tế quốc dân, bên cạnh những đặc điểm chung, KCHTKT nông thôn có những đặc điểm riêng như sau: Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của vùng. Nếu như đặc trưng của các đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu thì đặc trưng của vùng nông thôn là hoạt động sản xuất nông
  • 20. 18 nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp có quan hệ gắn bó với đất đai và các cây trồng, vật nuôi. Không gian sinh sống của dân cư gắn bó chặt chẽ với không gian sản xuất nông nghiệp và tập quán sinh sống của dân cư làm cho mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với đô thị và phân bố không đều giữa các vùng cũng như trong nội bộ một vùng. Đặc trưng đó khiến cho KCHTKT, đặc biệt là những loại KCHTKT yêu cầu phải hình thành mạng lưới như giao thông, hệ thống lưới điện, điện thoại, thuỷ nông… cũng phải trải ra trên một không gian rộng lớn để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. KCHTKT nông thôn gắn bó chặt chẽ giữa phục vụ kinh tế và phục vụ đời sống dân cư, vừa trải rộng trên không gian lãnh thổ, vừa phân bố không đều, mật độ không tập trung như ở đô thị. Thứhai, kếtcấu hạ tầng kinh tếnông thôn chịu tácđộng của điều kiện tựnhiên Do trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn, nên KCHTKT nông thôn, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi và giao thông nông thôn bị tác động đáng kể của điều kiện tự nhiên. Hệ thống giao thông nông thôn phải len lỏi vào các thôn, bản để nối thôn, bản với các trung tâm kinh tế, xã hội trong vùng và giữa các vùng. Việc xây dựng và vận hành một hệ thống giao thông như vậy chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính chất phức tạp của địa hình, cấu tạo địa chất và điều kiện khí hậu trong vùng. Ở những vùng có địa hình và cấu tạo địa chất phức tạp, khí hậu khắc nghiệt như các vùng miền núi, việc xây dựng và bảo dưỡng một con đường, đảm bảo thông suốt quanh năm là khá tốn kém và không dễ dàng. Hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình đầu mối đến hệ thống các trạm bơm, hệ thống kênh dẫn chính xuống đến các kênh nội đồng để đi vào từng thửa ruộng, lan tỏa trên một không gian rộng và phụ thuộc rất nhiều vào rừng núi, hệ thống sông ngòi, địa hình, địa mạo, địa chất và khí hậu… của các vùng mà hệ thống thuỷ lợi đi qua. Với những đặc điểm tự nhiên như vậy, việc
  • 21. 19 khảo sát, quy hoạch, thiết kế, lựa chọn địa điểm và công nghệ… để thiết kế, xây dựng các công trình trên là khá phức tạp. Đặc điểm trên cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình vận hành của hệ thống. Mạng lưới điện, điện thoại đến các vùng nông thôn cũng bị tác động lớn bởi điều kiện tự nhiên. Mức độ tác động càng lớn ở các vùng có địa hình phức tạp và chia cắt như các vùng núi và ở các vùng có điều kiện khí hậu phức tạp. Đặc điểm này khiến cho chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình cũng như chi phí trong quá trình vận hành vốn đã tốn kém lại càng tốn kém hơn. Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn mang tính địa phương, hoạt động không đều và manh mún Thông thường, các hệ thống công trình KCHTKT được hình thành theo các làng xã, hay cấp hành chính địa phương. Nhiều công trình có cấu trúc nhỏ, do vậy tính hệ thống đồng bộ thường bị hạn chế thậm chí bị chia cắt bởi điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc thể chế quản lý hành chính - lãnh thổ. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt so với KCHTKT ở thành phố, đô thị và khu công nghiệp nơi mà các hệ thống, công trình thường được tạo lập một cách tập trung và đồng bộ hơn. Trong điều kiện kinh tế, nông thôn nước ta, tính địa phương và tính khu vực của KCHTKT thể hiện đặc biệt rõ nét. Do đối tượng tác động, phục vụ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân nên nhiều hệ thống, công trình, KCHTKT ở nông thôn không hoạt động đều, có tính thời vụ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này tồn tại khá phổ biến, nhất là ở những nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, trong đó có Việt Nam.
  • 22. 20 Trong điều kiện nền kinh tế nông thôn sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên thì tính phân tán, manh mún của KCHTKT cũng như tính địa phương, khu vực và tính mùa vụ của nó càng thể hiện đậm nét hơn. Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn thường phát triển chậm và khó quản lý hơn so với khu vực thành thị. Hệ thống, thiết bị và công trình KCHTKT nông thôn, thường lạc hậu, phát triển chậm hơn so với KCHTKT ở thành phố, thị xã, là đặc điểm có tính phổ biến ở các nước. Việc rút gọn khoảng cách khác biệt và việc phát triển KCHTKT ở nông thôn không chỉ phụ thuộc vào sự phân bố lãnh thổ của vùng nông thôn hay vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà còn phụ thuộc vào việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Thực trạng này dẫn đến việc quản lý, điều hành và tổ chức kinh doanh đối với hệ thống, công trình KCHTKT nông thôn phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các khu vực khác. Thông thường, việc quản lý, điều hành những công trình vừa và nhỏ trong các làng xã được xác lập theo từng cộng đồng hay từng nhóm dân cư. Hơn nữa, do thu nhập của dân cư nông thôn còn khá thấp do đó, ngay cả đối với các hệ thống, công trình do nhà nước đầu tư và tổ chức quản lý thì việc thu tiền tiền đối với các dịch vụ KCHTKT ở nông thôn cũng khá khó khăn. Thứnăm, chủ thể pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn khá đa dạng. Chủ thể phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm Nhà nước Trung ương; các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện đến xã; các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế; doanh nghiệp và dân cư. Mỗi chủ thể có vai trò khác nhau trong phát triển KCHTKT trong đó Nhà nước giữ vai trò là người tiên phong, định hướng, dẫn dắt sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Việc phát huy vai trò của các chủ thể khác phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương cũng như thu nhập của dân cư. Với thu nhập và mức sống thấp hơn khu vực thành thị, thu hút đầu tư vào phát triển KCHTKT nông thôn không hấp dẫn các nhà đầu tư do khả
  • 23. 21 năng và thời gian thu hồi vốn đầu tư rất lâu thậm chí rất khó để thu hồi đủ vốn đầu tư. Các nguồn vốn mà chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKT gồm nguồn ngân sách (bao gồm cả trợ cấp từ ngân sách Trung ương); nguồn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh; nguồn thu riêng của từng địa phương (chủ yếu là nguồn thu từ quyền sử dụng đất); nguồn tín dụng phát triển của Nhà nước; nguồn phát hành trái phiếu; nguồn từ quỹ đầu tư phát triển của các địa phương và nguồn từ khu vực tư nhân. Thu hút khu vực tư nhân thực hiện các đầu tư lớn về KCHTKT là việc làm vừa khó, vừa phức tạp. Để thu hút nguồn vốn tư nhân, cần đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng trên vốn đầu tư tương xứng với rủi ro đầu tư. Đồng thời cần cân bằng lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của người sử dụng thu nhập thấp ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, các nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước luôn bị giới hạn về quy mô và đứng trước quá nhiều lựa chọn cần phải ưu tiên. Do vậy, vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn là vô cùng khó khăn. 1.2. Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, phát triển KCHTKT nông thôn là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với tư cách là những phương tiện vật chất - kỹ thuật cung cấp những dịch vụ cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn, KCHTKT trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trong một số trường hợp, KCHTKT đã trở thành một chỉ số thể hiện trình độ phát triển. Với những nền kinh tế có điểm xuất phát thấp đang tiến hành CNH, HĐH để thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước đi trước thì việc tiến hành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng KCHTKT sẽ tạo động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của
  • 24. 22 toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Như vậy, với các vùng nông thôn, KCHTKT là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nói cụ thể hơn nó là nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn. Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cần có sự phát triển tương thích về KCHTKT, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu một hệ thống KCHTKT tương ứng. Do các vùng nông thôn có trình độ phát triển kinh tế - xã hội về cơ bản đều thấp hơn nhiều so với các khu vực đô thị nên cần tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho phù hợp với từng vùng và trong từng giai đoạn cụ thể nhằm tạo ra những điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh thực hiện chuyên canh để sản xuất các loại nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu... và phát triển mạnh các hoạt động công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn chỉ có thể thực hiện được khi nông thôn có một hệ thống KCHTKT hiện đại. Nói cách khác, sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp nông thôn không thể thiếu các công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, chợ và trung tâm buôn bán... Khi hạ tầng đã được tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở nông thôn, các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư vào khu vực này, do đó sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và mạnh hơn. Việc đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn xuất phát từ tầm quan trọng và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lực
  • 25. 23 lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch. Vai trò của KCHTKT nông thôn được biểu hiện: Một là, tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển. Đối với sản xuất, điều kiện về KCHTKT góp phần ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và do đó, về tổng thể có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hệ thống KCHTKT còn tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động thông qua việc chuyển giao tri thức, thông tin và công nghệ từ các vùng khác đến. Thứ nhất, cung cấp dịch vụ là yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo cho các quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục. Vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào được thực hiện trước hết bởi các công trình và hệ thống thủy nông, mạng lưới điện, cơ sở và hệ thống cung ứng vật tư trong nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, bảm bảo dịch vụ đầu ra của sản xuất kinh - doanh như bảo quản, cất giữ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phục vụ cho các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa nói chung. Thứ ba, phục vụ cho việc bảo vệ và cải tạo đất đai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ sản xuất và cải tạo hệ sinh thái nông nghiệp và môi trường nói chung ở nông thôn. Các công trình KCHTKT như hệ thống thuỷ lợi, hồ chứa nước cũng như hệ thống trạm trại kỹ thuật, khuyến nông, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động này.
  • 26. 24 Sự tác động tổng hợp và đồng bộ của các yếu tố và điều kiện KCHTKT trong việc cải thiện cung cấp, dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉ giúp hoạt động nông nghiệp diễn ra thuận lợi, không bị ách tắc mà còn góp phần tăng cường, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô, năng suất và hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vai trò của các yếu tố và điều kiện KCHTKT nông thôn ngày càng trở nên quan trọng. Chúng vừa là tiền đề, vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều đó không chỉ làm tăng năng suất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp mà còn dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu, tính chất và trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ở khu vực nông thôn. Hai là, tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihóa, thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn. Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển, KCHTKT nông thôn cũng đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội ở khu vực này. Có thể thấy, trong tiến trình CNH,HĐH khu vực nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn lực lao động cho CNH,HĐH, cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cung cấp một số nguyên liệu cho công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, là nơi góp phần gia tăng nguồn hàng xuất khẩu. Không những thế nông nghiệp, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn của công nghiệp. Do vậy, phát triển KCHTKT nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn mà còn tạo cơ sở cho thúc đẩy quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
  • 27. 25 Bên cạnh đó, KCHTKT còncó tác động thay đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Chẳng hạn, việc mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, cung ứng phân bón, kỹ thuật không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh để tăng năng suất mà còn góp phần mở rộng và đa dạng hóa nền sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xu hướng phát triển chung của sản xuất nông nghiệp là đẩy mạnh thâm canh cao các loại cây lương thực, mở rộng cạnh tác cây trồng. Các loại cây trồng và vậy nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao được đưa vào thay thế cho loại có năng suất và giá trị kinh tế thấp hơn. Xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn còn tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện, các chợ, trung tâm thương mại không chỉ thúc đẩy phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác ở khu vực nông thôn. Sự phát triển của KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hoá, tinh thần của dân cư. Do đó tạo tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông thôn, nông nghiệp cũng như giữa nông thôn với các vùng và khu vực khác của nền kinh tế quốc dân. Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng như lưu thông tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nông thôn thì các yếu tố và điều kiện KCHTKT cũng làm mở rộng thị trường hàng hóa và tăng cường quan hệ trao đổi ở khu vực này. Sự phát triển của giao thông nông hôn và hoạt động thương nghiệp làm tăng khối lượng trao đổi hàng hóa. Một mặt, người sản xuất có cơ hội tiếp cận
  • 28. 26 và lựa chọncác sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm như các loại vật tư, nguyên vật liệu…Đồng thời, sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất được nhanh chóng đưa ra thị trường tiêu thụ. Sựphát triển của KCHTKT có tác động lan toả thúc đẩy cả quá trình sản xuất và lưu thông. Kết cấu hạ tầng kinh tế không chỉ thúc đẩy phát triển các thị trường đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp mà còn thúc đẩy trao đổi và làm xuất hiện nhiều loại thị trường mới trong khu vực nông thôn như dịch vụ, tài chính, tín dụng… Bốn là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phầnquan trọng vào phát triển văn hóa - xã hội cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu vào cũng như các dịch vụ đầu ra đối với mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra những mối liên hệ giữa các bộ phận trong vùng và giữa các vùng. Nhờ đó, tiềm năng kinh tế của vùng có cơ hội được khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, hoạt động sản xuất - kinh doanh được đẩy mạnh, năng suất và chất lượng được nâng cao, giá thành sản phẩm giảm…Hệ quả là, kinh tế toàn vùng có điều kiện tăng trưởng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết quả nghiên cứu của WB được công bố tại Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, cho thấy, khi đầu tư KCHTKT vào khu vực nông thôn - nơi kinh tế kém phát triển và thu nhập của người dân thấp nhất, sẽ tác động giảm nghèo lớn nhất. Nếu đầu tư 1 tỷ đồng cho đường giao thông nông thôn, sẽ có khoảng 270 người thoát nghèo, tiếp đến là đầu tư cho giáo dục cứ 1 tỷ đồng sẽ có 47 người thoát nghèo, tiếp sau là đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp và thuỷ lợi. Báo cáo này cũng dẫn ra những nghiên cứu về ảnh hưởng của KCHTKT tới vấn đề sản lượng trong nông nghiệp và nghèo đói ở vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, 1 tỷ đồng đầu tư vào đường giao thông nông thôn ở Đông Nam Bộ sẽ tạo cơ hội cho 73 người thoát nghèo, 1 tỷ
  • 29. 27 đồng đầu tư cho giáo dục sẽ có 16,5 người thoát nghèo và 1 tỷ đồng đầu tư cho tưới tiêu sẽ có 8,5 người thoát nghèo. Đối với sản xuất, 1 đồng đầu tư cho giao thông vùng Đông Nam Bộ sẽ làm sản lượng trong nông nghiệp tăng 2,34 đồng, 1 đồng đầu tư cho giáo dục làm sản lượng nông nghiệp tăng 1,68 đồng và 1 đồng đầu tư cho thuỷ lợi sẽ làm sản lượng nông nghiệp tăng 0,97 đồng. Phát triển KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao trình độ học vấn, dân trí, đáp ứng lợi ích và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của họ. Đồng thời, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy hoạt động văn hóa - xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa, truyền thống trong nông thôn. Sự phát triển của hệ thống KCHTKT tạo điều kiện cho việc mở rộng và nâng cao khả năng cung cấp, dịch vụ ở nông thôn về y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… Như vậy, sự phát triển KCHTKT góp phần quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, sinh hoạt, tăng phúc lợi xã hội. Từ đó tạo ra khả năng làm giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hóa giữa các tầng lớp, nhóm dân cư trong nông thôn, góp phần to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội ở khu vực này. Vai trò của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn, trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Như đã phân tích, KCHT là toàn bộ các ngành phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển KCHTKT nông thôn được Nhà nước, địa phương, các thành phần kinh tế và người dân cùng tham gia thực hiện. Nó bao gồm hệ thống giao thông đường bộ nối liền các thôn xóm, bản làng; liên xã, liên huyện, tỉnh, thành phố; hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; hệ thống cơ sở y tế địa phường, trường học,
  • 30. 28 trạm xưởng...sự phát triển các yếu tố này sẽ góp phần mở rộng liên kết các vùng kinh tế, mở rộng và khơi thông thị trường. Chính sự phát triển này mang tính lưỡng dụng, là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện, hỗ trợ cho hệ thống kết cấu hạ tầng quân sự, góp phần cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Vấn đề này cũng được Ph.Ăngghen chỉ rõ khi phân tích về vai trò của KCHT đối với việc thực hiện chiến tranh, đặc biệt là giao thông đó là: Việc tiến hành chiến tranh phụ thuộc vào năng suất và phương tiện giao thông ở hậu phương của mỗi nước cũng như ở chiến trường. 1.3. Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai 1.3.1. Kinhnghiệm pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương Thứ nhất, kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Hải Dương đã tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đó chú trọng là công tác quản lý đầu tư và lĩnh vực xây dựng để phát triển KCHTKT. Hoạt động này luôn được củng cố và tăng cường, công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách có nhiều đổi mới, được công khai. Tình trạng đầu tư dàn trải từng bước được khắc phục để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm. Cơ chế sử dụng vốn của Nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy nhanh đầu tư KCHTNT của nhiều lĩnh vực như giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương…Tỉnh cũng luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư và có biện pháp nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho các chủ đầu tư. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản theo mô hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế, dự toán xây dựng. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính được công bố rộng rãi và công khai. Tỉnh cũng tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu
  • 31. 29 tư, đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành Trung ương như Chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế, Tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư đối với các công trình quan trọng nhưng chưa có khả năng cân đối vốn để đầu tư ngay như hình thức BOT, BT, ứng vốn thi công, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng KCHTKT. Hệ thống ngân hàng cũng đã đẩy mạnh huy động các nguồn vốn và tập trung cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT. Tỉnh cũng hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thông qua ban hành quy định về ưu đãi đầu tư khi nhà đầu tư đầu tư vào hạ tầng các cụm công nghiệp tập trung, thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đầu tư giao thông nông thôn, cấp nước sạch nông thôn… Thứ hai, kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh. Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Bắc Ninh tập trung vào nhiều lĩnh vực trong đó đột phá vào đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả đáng kể. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Tỉnh đã huy động được trên 1000 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động từ ngân sách Trung ương chiếm 21%, ngân sách địa phương chiếm 58,61%, vốn do nhân dân đóng góp chiếm 12% và nguồn vốn khác chiếm 29,18%. Huy động vốn trong nhân dân chủ yếu thông qua thu Quỹ giao thông nông thôn. Tuy nhiên, quy mô quỹ rất nhỏ do không thu được nhiều đối tượng. Bên cạnh các kết quả đạt được, phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh còn chưa đồng đều. Một số xã chưa thực sự quan tâm đến phát triển giao thông nông thôn. Việc huy động vốn trong nhân dân để xây dựng các tuyến đường ngõ xóm khá thuận lợi, tuy nhiên việc xây dựng các tuyến đường trục thôn, xã tương đối khó khăn. Trong những năm gần đây, Quỹ giao thông nông thôn chỉ thu được của cán bộ công chức và một phần của các hộ nông nghiệp. Các phương tiện vận tải và các
  • 32. 30 doanh nghiệp tư nhân là đối tượng sử dụng nhiều các dịch vụ KCHTKT nhưng chưa đóng góp tương xứng vào phát triển Quỹ giao thông nông thôn. Ở một số địa phương, việc sử dụng Quỹ giao thông nông thôn không thực hiện đúng chế độ báo cáo quyết toán tài chính do đó không thu hút được sự đóng góp từ nhân dân. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nguồn thu từ dân cho phát triển KCHTKT nông thôn còn nhỏ là do trong quá trình chuẩn bị nguồn vốn đầu tư nhiều địa phương chỉ quan tâm đến nguồn thu từ việc sử dụng quỹ đất và nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước mà không chú ý đến nguồn kinh phí huy động được từ nhân dân. Việc huy động vốn từ nhân dân mang tính bình quân do đó chưa tạo ra tâm lý thoải mái cho người dân khi tham gia đầu tư. Chính sách và giải pháp khuyến khích, động viên, tuyên truyền đến người dân về tầm quan trọng và tác động của đầu tư KCHTKT đến phát triển kinh tế, xã hội chưa được quan tâm thoả đáng dẫn tới việc huy động vốn trong nhân dân còn rất thấp. Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu dưới dạng đóng góp. Thứ ba, kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam thực hiện việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tích cực huy động các nguồn đóng góp trong dân và các tổ chức xã hội được chú trọng thực hiện. Vốn ngân sách đầu tư vào xây dựng các công trình hạ tầng như: điện, đường, thủy lợi, trường học, trạm y tế... ở nông thôn đã không ngừng tăng lên trong các năm qua. Nhiều địa phương trong Tỉnh đã vận động nhân dân hiến đất, không nhận tiền đền bù đối với đất bị thu hồi để xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi, bảo đảm tiến độ các công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, thực hiện có hiệu quả phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn, chỉnh trang các trung tâm xã, cụm xã, từng bước hiện đại hóa nông thôn. Tính đến nay, Tỉnh đã đầu tư trên 13.000 tỉ đồng xây dựng đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế.... với trên 700 công trình hạ tầng vừa và
  • 33. 31 nhỏ. Bên cạnh đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Tỉnh đã hình thành các nguồn vốn khác (như tín dụng đầu tư; các chương trình mục tiêu quốc gia...) nhằm thu hút, mở rộng thêm các hình thức đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào phát triển các công trình hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất - kinh doanh (như nhà xưởng, kho tàng phục vụ cho nông nghiệp...), trong đó có cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm ODA và FDI). Nhờ đó, KCHTKT nông thôn của tỉnh đã có bước chuyển biến nhanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi đáng kể diện mạo khu vực nông thôn. Với những nỗ lực trên, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế ở khu vực này từng bước được cải thiện đáng kể. Về giao thông, Tỉnh đã cơ bản hoàn thành các tuyến đường lên miền núi. Trong 8 năm (2001 - 2008) Tỉnh đã bê-tông hóa được 2.096 km đường các loại với tổng kinh phí đầu tư trên 510 tỉ đồng. Đã có 96,6% số xã, 92,7% số thôn và 95,3% số hộ nông thôn được sử dụng điện. Hệ thống thủy lợi bảo đảm nước tưới cho 85,6% diện tích gieo trồng lúa và 12.000 ha đất màu, 17 trung tâm cụm xã và 460 công trình thiết yếu được đầu tư xây dựng ở miền núi từ nhiều nguồn vốn đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào. Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe được quan tâm, bình quân có 4,6 bác sĩ/1 vạn dân, khoảng 25 gường bệnh/1 vạn dân; đầu tư xây dựng 15 bệnh viện đa khoa huyện, 16 trung tâm y tế dự phòng huyện, 236 trạm y tế tuyến xã. Hằng năm, bằng nhiều nguồn vốn, Tỉnh và các địa phương trong Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị cho hệ thống giáo dục. Quảng Nam là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng cao nhất nước (đạt 29,25%, xếp thứ 4 toàn quốc). Các thiết chế văn hóa nông thôn được các cấp chính quyền đầu tư từ nhiều nguồn vốn, nhiều nơi đã huy động bà con
  • 34. 32 Quảng Nam đang sinh sống ngoài tỉnh đóng góp cùng địa phương để xây dựng các công trình văn hóa, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các điểm phục vụ hoạt động thể thao... Đã có 224 bưu cục khu vực và bưu điện văn hóa xã; bình quân 100 người dân có 0,88 người sử dụng Internet và 17,44 người sử dụng điện thoại. Đời sống và việc làm ở nhiều vùng đã có bước cải thiện. Năm 2001, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 33.400 đồng/người/tháng, đến năm 2008 tăng lên gần 500.000đồng/người/tháng. Ngành nghề ở nông thôn có phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, chuyển dịch lao động sang công nghiệp và dịch vụ. Các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. 1.3.2. Một số bài học rút ra trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở Đồng Nai hiện nay Từ những phân tích trên đây có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Đồng Nai trong việc phát triển KCHTKT nông thôn đó là: Một là, cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát triển KCHTKT để đảm bảo việc xây dựng các công trình KCHT đồng bộ, kết cấu và quy mô công trình đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tránh đầu tư nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch. Thực hiện tốt quy hoạch cùng với lồng ghép đầu tư các chương trình dự án phát triển KCHTKT theo thứ tự ưu tiên, tránh hiện tượng chồng chéo, lãng phí trong đầu tư. Hai là, để phát triển KCHTKT nông thôn, cần thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân, tránh tư tưởng ỉ lại, trông chờ kinh phía nhà nước. Các địa phương trên đều xác định việc phát triển KCHTKT là nhiệm vụ quan trọng, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo ra hình ảnh, diện mạo mới của các tỉnh, tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân. Trong lĩnh vực huy động nguồn vốn cho phát triển KCHTKT, các địa phương đều tập trung vốn từ ngân sách nhà nước, coi trọng huy động từ nguồn vốn tài
  • 35. 33 nguyên đất và huy động đóng góp của người dân. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển giao thông nông thôn, tuyên truyền vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tích cực đóng góp làm đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, còn có một số hạn chế trong phát triển các công trình KCHTKT như chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển KCHTKT nông thôn. Các địa phương chưa áp dụng, hoặc mới áp dụng rất ít các hình thức đầu tư như BOT, BT, hình thức đấu thầu thu phí các công trình KCHTKT nhà nước đã đầu tư để huy động tốt nhất các nguồn lực cho phát triển KCHTKT nông thôn. Các công trình đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung. Quy mô và mức hỗ trợ đầu tư đối với đường liên huyện, liên xã, liên thôn để đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân, đáp ứng các tiêu chí về đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới cònnhỏ. Cơ chế hỗ trợ các xã vùng sâu, vùng xa trong việc nâng cấp các tuyến đường giao thông, nhất là những tuyến đường có vị trí quan trọng chưa được thực thi hiệu quả. Đây chính là những việc mà tỉnh Đồng Nai cần rút kinh nghiệm và cần phải thực hiện để mang lại hiệu quả trong phát triển KCHTKT nông thôn trên địa bàn. Ba là, quá trình phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai phải xây dựng các công trình KCHTKT theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, tuổi thọ và độ bền của công trình. Cơ chế quản lý sau đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng công trình từng bước phải được xây dựng, hoàn thiện và đưa vào thực hiện đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Đồng Nai. Bốn là, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn luôn có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện các dự án, hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, sử dụng KCHTKT nông thôn. Làm tốt vấn đề này sẽ chống
  • 36. 34 được thất thoát, lãng phí và tiêu cực, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, khắc phục tình trạng “vô chủ”, “cha chung không ai khóc” trong phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai. * * * Phát triển KCHTKT nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển KCHTKT nông thôn ở không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển chung mà còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nó cho phép phát huy tối đa mọi nguồn lực và lợi thế để phát triển hài hòa, vững chắc vừa bảo đảm tăng trưởng, vừa bảo đảm về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai có những nét riêng, vì vậy, nhất thiết phải biết kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm phát triển KCHTKT nông thôn của một số địa phương như tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Nam...vì ít nhiều có những nét tương đồng về nhiều mặt với tỉnh Đồng Nai. Nếu biết nghiên cứu, vận dụng phù hợp, cùng với sự nỗ lực sáng tạo của các cơ quan ban ngành tỉnh thì trong thời gian tới việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai sẽ thành công. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người dồi dào, quá trình phát triển KCHTKT nông thôn ở Đồng Nai vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn nhất định. Để phát triển KCHTKT nông thôn, Đồng Nai cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn để đưa Đồng Nai trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại.
  • 37. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai * Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí, địa hình thuận lợi ở nhiều mặt, nằm giao thoa giữa cao nguyên trung bộ và đồng bằng bắc Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có quốc lộ tiếp giáp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85km. Sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa là cầu hàng không thường trực, với vị trí trên Đồng Nai là nút giao thông giao lưu kinh tế xã hội quan trọng trong vùng và cả nước. Tổng diện tích toàn Tỉnh là 590.723,62 ha, bao gồm: 276.457,01 ha đất nông nghiệp; 181.503 ha đất lâm nghiệp; 50.605.88 ha đất chuyên dùng; 16.983 ha đất ở; 897,82 ha đất chưa sử dụng; 52.688,63 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Diện tích khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai, bao gồm 9 huyện là 5.907.240 km2. Tình hình sử dụng đất của Tỉnh những năm qua có biến động nhất định nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. Về dân số, đến nay toàn Tỉnh có khoảng 2.768.670 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm trên là 1,1%. Dân số ở nông thôn có 1.714.290 người; số lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 427.743 người, trong ngành côngnghiệp - xây dựng là 575.599 người. Dân số ở khu vực nông thôn ítbiến động, tốc độ tăng dân số ở khu vực nông thôn bình quân hàng
  • 38. 36 năm là 1%, cơ cấu lao động khu vực nông thôn chiếm 67,49% trong tổng số lao độngtrên địa bàn Tỉnh, đâylà một lực lượng lao động hùng hậu để tham gia quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. * Đặc điểm về kinh tế - xã hội Kinh tế - xã hội Đồng Nai phát triển tương đối đồng đều, đúng hướng, theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là địa bàn phát triển tương đối hài hòa giữa các mặt, giữa chiều rộng với chiều sâu, giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, giữa kinh tế và xã hội, văn hóa, giữa các vùng. Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu người đạt khá so với các tỉnh thành trong cả nước, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,3%/năm. Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IX, trong đó công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ và nông nghiệp. Đối với khu vực nông thôn, quá trình phát triển kinh tế đã có sự đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Là địa bàn có trên 190.000 hộ nông nghiệp, chiếm 65% dân cư và trên 56,8% lao động sống, làm việc và có thu nhập từ khu vực nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng là nơi cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho nhân dân, cung cấp nguồn nhiên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất nông sản xuất khẩu, tăng tích lũy cho nền kinh tế của tỉnh và góp phần bảo đảm an ninh lương thực. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi trên đây sẽ đáp ứng tốt cho phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai.
  • 39. 37 2.2. Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai Trong bối cảnh cả nước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở một tỉnh công nghiệp như Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, có thể thấy rất rõ đặc thù của nông thôn Đồng Nai so với các tỉnh thành khác trên cả nước là cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, nông thôn Đồng Nai không phải là nông thôn truyền thống, khép kín, với cơ cấu kinh tế nặng về nông nghiệp mà là nông thôn có sự đan xen giữa công nghiệp và nông nghiệp, có sự phức tạp trong quan hệ xã hội, có sự đan xen giữa đặc trưng, bản sắc địa phương và các yếu tố bên ngoài địa phương. Tất cả những đặc trưng này đặt ra việc phát triển KCHTKT nông thôn phải được nghiên cứu phát triển cho phù hợp. 2.2.1. Thành tựu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai Thứ nhất, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bàn không ngừng gia tăng về số lượng và bảo đảm về chất lượng Một là, mạng lưới điện ở nông thôn - Về vốn đầu tư Thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua, cùng với nguồn vốn từ Trung ương, Đồng Nai đã huy động được hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đường dây trung thế, hạ thế và trạm biến áp ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho phụ tải ngày càng tăng, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành điện đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn từ ngân sách, vốn vay, vay ưu đãi, vốn đầu tư của ngành điện, vốn vay tư nhân, vốn doanh nghiệp tự đầu tư, vốn nhân dân đóng góp… để phát triển hệ thống nguồn điện và lưới điện.
  • 40. 38 Theo kết quả khảo sát, từ năm 2000 đến năm 2010, UBND tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ ngành Điện vay ưu đãi trên 100 tỷ đồng để đầu tư lưới điện nông thôn. Giai đoạn 2006 - 2010 ngành điện đã đầu tư 448 km đường dây trung thế, 526 trạm biến áp với tổng dung lượng là 29.050 KVA với kinh phí khoảng 92.043 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến vấn đề đầu tư lưới điện hạ thế theo chương trình hỗ trợ các xã anh hùng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được quan tâm. Trong bối cảnh thiếu vốn đầu tư lưới điện hạ thế ở nông thôn, Sở Công Thương đã phối hợp cùng ngành điện, UBND các huyện, thị xã và các Sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chủ trương hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế nông thôn cho các xã đồng bào dân tộc và xã anh hùng đã có lưới điện trung thế. Từ năm 2010 đến 2013, tổng đầu tư hạ thế hỗ trợ đồng bào dân tộc và xã anh hùng là 358,3 km hạ thế với vốn đầu tư xây dựng khoảng 68 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 20,9 tỷ đồng, vốn ngành điện là 20,04 tỷ đồng và huyện huy động là 26,7 tỷ đồng). - Về chất lượng hạ tầng điện Chất lượng KCHT điện khu vực nông thôn Đồng Nai ngày càng được cải thiện. Do được đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới nên các công trình điện được đầu tư đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết tình trạng quá tải trên lưới điện, tạo điều kiện phát triển thêm phụ tải mới, giảm tổn thất điện và nâng cao tỷ lệ hộ có điện của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư trong những năm gần đây đã góp phần đáp ứng tốc độ phát triển phụ tải điện của tỉnh tăng với mức tăng bình quân khoảng 17%. Lưới điện trung và hạ áp tương đối ổn định, nhiều tuyến ở các khu công nghiệp và các phụ tải cần ưu tiên được kết nối mạch vòng nên đã đáp ứng đủ cung cấp điện cho sản xuất và một phần sinh hoạt. Lưới truyền tải
  • 41. 39 điện có kết cấu mạch vòng nên độ tin cậy cấp điện cao và tạo thuận lợi cho phát triển các phụ tải mới. Đồng thời, việc cải tạo phát triển lưới khi phụ tải tăng cao được thực hiện thuận lợi do lưới điện hạ thế được đầu tư xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật. Hạ tầng điện nông thôn phát triển đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đời sống nông dân được nâng cao. Theo kết quả khảo sát, 71% số hộ được hỏi đánh giá rằng KCHT điện ở khu vực nông thôn về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng điện phát triển kéo theo hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục… phát triển, qua đó tạo ra một bộ mặt nông thôn mới, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Ngành điện đã thực hiện bán lẻ điện trực tiếp đến 95,45% tổng số hộ nông thôn toàn tỉnh với giá mua điện theo giá bậc thang của Thông tư 08/2010/TT-BTC. Điện lực Đồng Nai đã thực hiện việc bán buôn điện qua điện kế tổng và cụm theo giá bán buôn đối với 2,6% số hộ. Khoảng 1,95 % số hộ sống phân tán và xa lưới điện hạ thế nên phải tự thoả thuận để mua điện của các hộ khác. Như vậy, ở khu vực nông thôn Đồng Nai hiện nay có khoảng 4,55% số hộ phải mua điện với giá cao hơn giá trần quy định của nhà nước. Phụ lục 2 [38]. Hai là, hạ tầng giao thông nông thôn Trên cơ sở sự hỗ trợ của Trung ương cùng với sự đầu tư tích cực của các cấp chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của nhân dân nên chương trình phát triển giao thông nông thôn ở Đồng Nai đã thu được những kết quả đáng kể, là động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Đồng Nai phát triển và hội nhập. - Về vốn đầu tư Giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư; giai đoạn 2008 - 2013 tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông nông thôn đạt gần 2.750 tỷ đồng. Trong
  • 42. 40 đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án 78 tỷ đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ gần 2.261 tỷ đồng; nhân dân tham gia đóng góp gần 354 tỷ đồng; khu vực doanh nghiệp đóng góp gần 4,7 tỷ đồng, còn lại là vốn từ các chương trình mục tiêu và vốn vay để đầu tư. Nhờ nguồn vốn huy động được, tỉnh đã xây dựng mới 1.384 km đường, nâng cấp sửa chữa 600 km đường giao thông nông thôn và 106 công trình cầu cống. Đến nay, đã có 84% đường huyện quản lý được nhựa hóa; 72% đường xã quản lý được cứng hóa. Trong đó, thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Thống Nhất là những địa phương có nhiều tiến bộ trong xây dựng giao thông nông thôn. Ngoài ra cũng đến năm 2013, toàn Tỉnh đã vận động nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình giao thông ngay trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được nhân dân hưởng ứng, đã huy động được 63.485 ngày công lao động và một số vật tư làm mới, nâng cấp và sửa chữa hơn 301 km đường giao thông liên ấp, đường giao thông nội đồng, nạo vét hàng trăm km kênh mương [37]. - Chất lượng KCHT giao thông nông thôn Chất lượng các tuyến đường ở nông thôn Đồng Nai đang được cải thiện qua các năm. Các tuyến đường huyện được nhựa hoá, bê tông hoá đến năm 2010 đạt tỉ lệ 52%, năm 2013 là 84% cao hơn khá nhiều so với mức 20% đạt được vào năm 2004. Đến hết năm 2013, đường xã được nhựa hoá, bê tông hoá, bê tông hóa đạt 72%, cao hơn mức trên 19% đã đạt được vào năm 2009. So sánh với nông thôn cả nước và khu vực Đông Nam Bộ, tỷ lệ xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê tông hóa ở nông thôn Đồng Nai đạt được khá cao, 100% xã có đường đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê tông hoá, cao hơn mức bình quân 98,3% của vùng Đông Nam Bộ; 98,2% của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và 87,3% của cả nước [38].
  • 43. 41 Hệ thống đường giao thông phát triển khá đều và về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu văn hoá - xã hội giữa các vùng thuận lợi hơn. Người dân ở các vùng sâu, vùng xa có điều kiện hơn trong việc tiếp cận và tham gia các sinh hoạt văn hoá trong cộng đồng. Nông sản từ các vùng chuyên canh, các trang trại, các hộ gia đình được tiêu thụ kịp thời hơn, hạn chế được tình trạng nông sản đem tiêu thụ bị tư thương ép giá do khó khăn trong khâu vận chuyển. Ngoài ra, nhờ có đường giao thông thuận tiện, người dân có điều kiện để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế trang trại; hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm cũng đã được dần đưa vào các khu sản xuất tập trung, xóa bỏ tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Ba là, hệ thống thuỷ lợi - Về vốn đầu tư Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của nông nghiệp, trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi là 598.056 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho công trình xây dựng mới là 520.217 triệu đồng. Đầu tư cho các công trình sửa chữa nâng cấp là 15.321 triệu đồng. Đầu tư cho các công trình kiên cố hóa kênh mương là 62.518 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi giai đoạn này gồm vốn Trung ương là 196.376 triệu đồng, chiếm 33%. Vốn ngân sách tỉnh là 383.598 triệu đồng, chiếm 64%. Vốn ngân sách huyện là 18.082 triệu đồng, chiếm 3%. - Về chất lượng KCHT thuỷ lợi Giai đoạn 2006 - 2010, có 125,5 km kênh mương được kiên cố hoá, trong đó kênh loại 2 (liên xã, huyện) đạt 45,9 km; kênh loại 3 (liên thôn, nội đồng) là 79,6 km. Kinh phí đầu tư cho kiên cố hoá kênh mương chủ yếu từ
  • 44. 42 nguồn ngân sáchnhà nước, không huy động được nguồn vốn từ nhân dân đóng góp. Đếnnăm 2013 trên địa bànTỉnhcó 123 côngtrìnhthủy lợi đang hoạt động, bao gồm: 15 hồ chứa, 59 đập dâng, 33 trạm bơm, 4 công trình ngăn mặn, 12 công trình tạo nguồn, thoát lũ. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã và đang pháthuy hiệu quả, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổngsố kênhmương được kiên cố hoá lên tới 267,7 km trong đó kênh chínhlà 102,1 km, kênh cấp 1 và 2 đạt137,5 km, kênh nộiđồnglà 30,2 km [37]. Bốn là, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông Nhờ có chủ trương chính sách đúng đắn của tỉnh nên hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, từng bước hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật. Hàng năm tiến hành kiểm tra, đánh giá việc duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm bưu chính viễn thông và chất lượng internet theo Quy chuẩn QCVN34:2011/BTTTT;tổ chức vận động hỗ trợ máy tính cho các nhà văn hóa ấp. Đến nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ về bưu chính, viễn thông cho mọi người dân khu vực nông thôn; 100% đạt chỉ tiêu internet đến ấp theo hướng dẫn tại Quyết định số 463/QD-BTTTT ngày 22/3/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tỷ lệ hộ nông thôn có điện thoại cố định giảm thay vào đó là hộ có điện thoại di động tăng rất nhanh trong năm 2011 tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Các hoạt động dịch vụ về thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông trong nước và quốc tế đều có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa bàn tỉnh. Năm là, các công trình khai thác, quản lý nước sạch. Trong thời gian qua, việc xây dựng và khai thác, quản lý nước sạch luôn được tỉnh quan tâm đầu tư. Tổng vốn đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2013 là 140.618 triệu đồng, ngân sách trung ương 309 triệu đồng; ngân sách địa phương 139.170 triệu đồng, nhân dân đóng