SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐĂNG BỘ
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 9
1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ; phát triển khoa
học và công nghệ phục vụ nông nghiệp 9
1.2. Quan niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển khoa học
và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 16
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
ĐỒNG NAI 32
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chi phối sự phát triển khoa
học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 32
2.2 Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra
hiện nay 39
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH ĐỒNG NAI 68
3.1. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 68
3.2. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 75
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về vai trò KHCN, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI khẳng định “Phát
triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
quan trọng nhất để phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần
được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành,
các cấp”. Vì vậy, phát triển KHCN không chỉ là chủ trương chiến lược của
Đảng, Nhà nước ta, mà còn là sự lựa chọn nhằm mục tiêu phát triển bền vững
của nhiều địa phương, trong đó Đồng Nai không phải là ngoại lệ.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung
ương Bảy khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh: Phát triển
KHCN phải trở thành khâu đột phá để phát triển nông nghiệp hiện đại và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nhanh việc ứng dụng công
nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập trung vào việc phát
triển giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ
sản. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý KHCN để nâng
cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao nhanh tiến bộ KHCN vào sản xuất.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đất đai
rộng, có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội để thu hút
nguồn lực cho phát triển KTXH, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Sau gần 30
năm đối đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương Bảy khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Đồng Nai liên tục phát triển và đạt được thành tựu khá toàn diện, góp
phần quan trọng ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng
cao đời sống. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng
sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực. Theo đó, đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong
4
nông nghiệp, nông thôn và nông dân ảnh hưởng tới CNH,HĐH ở Đồng Nai.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó sự phát triển của KHCN chưa đáp ứng yêu
cầu CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, đứng
trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, sự phát
triển KHCN ở tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập.
Để khắc phục bất cập trên, cần có sự nghiên cứu toàn diện, hệ thống về
phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp “làm cho KHCN thực sự là động lực
quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[28; tr.66] cũng
như phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nông nghiệp ở tỉnh Đồng
Nai. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn “Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trước sự phát triển nhanh, với nhiều đột phá của KHCN đã thu hút
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu với nhiều cấp độ khác nhau về phát triển KHCN nhằm những mục
đích khác nhau liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
Ngoài các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, quy định
của Nhà nước về KHCN còn có nhiều nghiên cứu về phát triển KHCN như:
- Nguyễn Chí Hải (2001), “Một số vấn đề về việc phát triển KHCN
trong quá trình CNH,HĐH nền kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Là công trình nghiên cứu tương
đối đầy đủ và có hệ thống về sự phát triển của KHCN ở Việt Nam trong sự
nghiệp CNH,HĐH. Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của KHCN đối với tăng
trưởng kinh tế, thực hiện CNH,HĐH ở các nước và ở Việt Nam. Sau khi đánh
giá thực trạng, rút ra bài học ở các nước Châu Á, tác giả đã đưa ra định hướng
và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KHCN phục vụ CNH,HĐH.
5
- Phạm Văn Quý (2005), “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
nguồn nhân lực KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. Đây là một công trình nghiên cứu tiêu
biểu về phát triển KHCN. Trong luận án của mình, tác giả Phạm Văn Quý
đưa ra khái niệm và làm rõ vai trò của nguồn nhân lực KHCN; khảo sát thực
trạng nguồn nhân lực KHCN ở Việt Nam; nêu kinh nghiệm phát triển nguồn
nhân lực KHCN ở một số nước, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển KHCN đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH.
- Vũ Năng Dũng (chủ biên), Đỗ ánh, Chu Hoài Hạnh (2005), KHCN
nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb CTQG. Đây là
công trình mang tính tổng kết những thành tựu trong việc phát triển KHCN 20
năm đổi mới ở nước ta (1986-2005) trên các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt và
bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; đất đai và phân bón; cơ điện nông nghiệp và
công nghệ sau thu hoạch; lâm nghiệp; thủy lợi; chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Đồng thời các tác giả đề xuất nhiều giải pháp phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở các lĩnh vực trên.
- Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp
CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả của cuốn sách
này đề cập nhiều nội dung, trong đó những vấn đề có liên quan trực tiếp đến
luận văn mà tác giả có thể khai thác như: Vai trò của tri thức khoa học kỹ
thuật, công nghệ trong quá trình CNH,HĐH ở nước; nguyên nhân dẫn đến
doanh nghiệp không muốn đầu tư vào phát triển KHCN; quan điểm của Đảng
ta về phát triển KHCN; giải pháp tạo động lực nghiên cứu, phổ biến và ứng
dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống.
- Phan Xuân Dũng (2008), Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với
tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Ở công trình này, tác
giả đã trình bày xu hướng phát triển KHCN trên thế giới trong thời gian tới;
6
quan điểm và một số giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến và
công nghệ cao với tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam như: Giải pháp về vai trò
chủ đạo của nhà nước trong phát triển công nghệ cao; giải pháp phát huy nhân
tố con người trong quá trình phát triển KHCN; giải pháp về cơ chế quản lý
đối với cơ quan nghiên cứu phát triển KHCN.
Ngoài những công trình trên còn có một số bài viết về phát triển KHCN
đã đăng trên các tạp chí như: Nguyễn Hải Bằng, “Thúc đẩy sự phát triển
KHCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí
Nghiên cứu - trao đổi, (số 169/2010); Hoàng Bắc, “Đẩy mạnh ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật để xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường
chất lượng, (số 13/2011); Xuân Hoài, “Thay đổi công nghệ sản xuất lúa gạo”,
Tạp chí Nông thôn mới, (kỳ 1, số 5/2011); Hải Quỳnh, “Hội nông dân Việt
Nam và Bộ KHCN phối hợp đưa khoa học đến nhà nông”, Tạp chí Nông thôn
mới, (kỳ 2 số 2/2011); Thanh Tùng, “Tập trung xây dựng tiềm lực KHCN vì
một nền nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Đông Nam á, (số 12/2005); Vũ
Xuân Chính, “Chính sách sử dụng cán bộ KHCN, trọng dụng nhân tài - Một
vài suy nghĩ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 1/2006); Trần Văn Chử,
“Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển thị trường KHCN”, Tạp chí Lý
luận chính trị, (số 6/2006)... Tuy khác nhau về góc độ tiếp cận, nội dung và
phạm vi đề cập nhưng các bài viết đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, cơ sở lý luận và thực tiễn chứng minh cho tính tất yếu phải phát
triển KHCN trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Hai là, khuyến nghị liên quan chính sách quản lý đối với KHCN; đào
tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp, coi KHCN là động lực chủ yếu để phát triển nông
nghiệp bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
7
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên tuy công bố gần đây và được
tiếp cận từ nhiều chuyên ngành kinh tế khác nhau, với nhiều phạm trù và
không gian khác nhau, song chưa có đề tài nào về phát triển KHCN phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nghiên cứu về “Phát triển KHCN
phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” là nội dung mới, không
trùng lặp với các công trình đã công bố gần đây. Đây là vấn đề mới, có ý
nghĩa thực tiễn, trực tiếp phục vụ nghiệp CNH,HĐH ở tỉnh Đồng Nai hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KHCN phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp
phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ
- Luận giải những vấn đề lý luận về phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của KHCN
phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận:
8
Cơ sở lý luận là lý luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, chủ trương của tỉnh Đồng Nai về phát triển
KHCN phục vụ CNH,HĐH nói chung, phục vụ nông nghiệp nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lôgic kết
hợp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh; các phương pháp nghiên
cứu của khoa học Kinh tế chính trị, trong đó chủ yếu là phương pháp trìu
tượng hóa khoa học.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn góp phần cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phát triển
KHCN, trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển
KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế ở tỉnh Đồng Nai.
- Lý luận và thực tiễn về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là căn
cứ khoa học để cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Nai đề ra chủ trương,
chính sách phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp.
- Quan điểm và giải pháp phát triển KHCN sẽ là đóng góp quan trọng
để đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn Đồng Nai thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ nông nghiệp
1.1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ
Để đưa ra quan niệm đúng, khách quan về KHCN, trước hết cần tìm
hiểu thế nào là khoa học, công nghệ. Từ khảo sát kết quả một số công trình
khoa học cho thấy, tuy cách tiếp cận khác nhau song đều có chung kết luận:
Thứ nhất, khoa học là khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực: khoa học
là một hình thái ý thức xã hội, một công cụ của nhận thức; khoa học là một
hoạt động xã hội của con người; khoa học là hệ thống tri thức của nhân loại
được thể hiện bằng những khái niệm, phạm trù, học thuyết… Ngoài ra, khoa
học còn được hiểu là quá trình hoạt động của con người để có hệ thống tri
thức về thế giới tự nhiên và xã hội nhằm làm cho con người nắm được bản
chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư
duy, trên cơ sở đó làm chủ điều kiện sống và cải tạo thế giới tự nhiên.
Thứ hai, công nghệ là hệ thống tri thức gắn liền và tương ứng với một
tập hợp kỹ thuật như máy móc, thiết bị… bao gồm hệ thống tri thức về kỹ
năng, bí quyết, kinh nghiệm… được sử dụng theo một quy trình hợp lý để vận
hành, tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Nếu trước đây công nghệ dùng trong
lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, thì hiện nay khái niệm đó được sử
dụng với nghĩa rộng hơn, không chỉ trong sản xuất, mà được sử dụng ở tất cả
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nhiều thế kỷ, khoa học phát triển độc
lập, nhưng từ đầu thế kỷ 20 đến nay, mối quan hệ giữa KHCN với đời sống
càng chặt chẽ. Chính sự gắn kết đó đã tạo ra cách mạng khoa học, trong đó
10
cách mạng KHCN đang diễn ra là cuộc cách mạng đột phá, làm cho KHCN
trở thành LLSX trực tiếp, đưa LLSX lên một bước phát triển mới.
khái niệm KHCN mà chỉ có một số khái niệm liên quan đến KHCN
như: Khoa học; Công nghệ; Hoạt động KHCN...
Theo Luật KHCN năm 2013 thì: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản
chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư
duy”; “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm”; “Hoạt động KHCN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và
triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ
KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển
KHCN”[40]; “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm
hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng
tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”[40]. Ngoài ra còn có một số khái
niệm khác liên quan đến hoạt động khoa học, theo đó hoạt động khoa học
được hiểu là “tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan đến việc sản xuất,
nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học. Nội dung chủ yếu
của hoạt động khoa học bao gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ
khoa học và kỹ thuật”[36; tr.144]. Theo tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn
hóa của LHQ, hoạt động KHCN là hoạt động có liên quan tới sự ra đời, phát
triển, truyền bá và ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ, giải pháp quản lý
để nâng cao hiệu quả phát triển KTXH và chất lượng cuộc sống.
Từ các quan niệm trên cho thấy, dù diễn đạt hay không diễn đạt là một
hoạt động, thì khoa học, công nghệ, hay hoạt động KHCN vừa là hoạt động
của xã hội, mà trực tiếp là hoạt động có mục đích của con người, đồng thời là
sản phẩm do con người sáng tạo ra nhằm phát triển KTXH, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Với cách tiếp cận này, thì khái niệm hoạt động KHCN trong
11
Luật KHCN cũng là khái niệm KHCN; theo đó, Khoa học và công nghệ là
hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ,
ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt động đổi
mới, sáng tạo khác nhằm nâng cao hiệu quả phát triển KTXH, nâng cao năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2. Quan niệm về khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp
Cho đến nay, tuy chưa có quan niệm về KHCN phục vụ nông nghiệp;
song thực tế đang sử dụng một số thuật ngữ phản ánh nội hàm quan niệm này
như: KHCN nông nghiệp, phát triển KHCN nông nghiệp. Vì vậy, để có quan
niệm đúng về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trước hết cần thống nhất
nhận thức về nội hàm thuật ngữ KHCN phục vụ nông nghiệp và thuật ngữ
KHCN nông nghiệp. Sở dĩ như vậy là bởi đang tồn tại hai thuật ngữ, theo đó
sẽ là hai quan niệm khác nhau nếu không thống nhất sẽ gây hiểu lầm giữa hai
thuật ngữ, đó là: KHCN nông nghiệp; KHCN phục vụ nông nghiệp.
Thuật ngữ KHCN nông nghiệp được sử dụng trong hai văn kiện: Thứ
nhất, Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số
418/QĐ-TTg, ngày 11/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ) trong đó nêu:
“KHCN nông nghiệp”[11]; Thứ hai, Nghị quyết Trung ương Sáu khóa XI về
phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong đó nêu: “Tiếp tục phát triển KHCN
nông nghiệp…”[28; tr.91]. Hai văn kiện này tuy đề cập đến thuật ngữ KHCN
nông nghiệp, nhưng chưa đề cập quan niệm KHCN nông nghiệp, hay phát
triển KHCN nông nghiệp, song nội hàm thuật ngữ này đã được làm rõ.
Trong Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 theo Quyết
định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/04/2012 của Thủ tướng có 9 lĩnh vực KHCN,
bao gồm: KHCN nông nghiệp; KHCN y, dược; KHCN năng lượng; KHCN
giao thông vận tải; KHCN xây dựng; KHCN biển; KHCN quản lý và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên; KHCN vũ trụ; KHCN ở các vùng, địa phương. Như
12
vậy, thuật ngữ KHCN nông nghiệp là thuật ngữ phản ánh tính chuyên sâu,
chuyên biệt của KHCN nông nghiệp. Đây là thuật ngữ phân biệt sự khác nhau
giữa KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp với KHCN trong các lĩnh vực khác
như: y, dược; năng lượng; giao thông vận tải; xây dựng; biển; quản lý và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên; vũ trụ; vùng, địa phương. Điều này có nghĩa, vì
tính chuyên sâu mà KHCN nông nghiệp chỉ có thể phục vụ cho lĩnh vực nông
nghiệp, không sử dụng được cho lĩnh vực khác. Ngược lại, thuật ngữ KHCN
phục vụ nông nghiệp mà tác giả luận văn sử dụng sẽ có ý nghĩa rộng hơn; nó
không chỉ có KHCN nông nghiệp, mà còn bao gồm một số lĩnh vực KHCN đa
tác dụng, hay công nghệ lưỡng dụng vừa có thể sử dụng cho các lĩnh vực
khác, vừa phục vụ lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ: KHCN biển; KHCN quản lý
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; công nghệ môi trường; công nghệ sinh
học… là những lĩnh vực KHCN lưỡng dụng có thể sử dụng cả trong lĩnh vực
nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Từ những vấn đề trên có thể đưa ra quan niệm: KHCN phục vụ nông
nghiệp là một bộ phận của KHCN, bao gồm KHCN nông nghiệp và KHCN ở
một số lĩnh vực liên quan có thể sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.1.3. Quan niệm về phát triển khoa học và công nghệ
Cho đến nay, thuật ngữ phát triển đã trở nên quen thuộc không chỉ ở
nước ta, mà ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, bởi thuật ngữ
này được sử dụng rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực, trong các văn kiện (quốc gia,
quốc tế), các hội nghị (quốc gia, quốc tế), các hoạt động khoa học và đời sống
sinh hoạt đời thường. Mặc dù thuật ngữ phát triển được sử dụng rất phổ biến
như vậy, nhưng chưa có khái niệm phát triển đầy đủ, mà thuật ngữ này được
sử dụng như một tiếp đầu từ. Vì vậy, cũng như khái niệm KHCN, trong hệ
thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta về KHCN chưa có
khái niệm phát triển KHCN, mà chỉ có một số khái niệm liên quan như: Phát
triển công nghệ; Dịch vụ KHCN…; trong đó “Phát triển công nghệ là hoạt
13
động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua
việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ
hiện có, tạo ra công nghệ mới”[40]; “Dịch vụ KHCN là hoạt động phục vụ, hỗ
trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động
liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và
năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ
biến, ứng dụng thành tựu KHCN trong các lĩnh vực KTXH”[40].
Mặt khác, theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc, phát
triển công nghệ là tác động vào công nghệ hiện có nhằm làm cho công nghệ
ấy hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó ứng dụng vào sản xuất và đời sống xã hội.
Phát triển công nghệ bao gồm hai qúa trình: phát triển công nghệ theo chiều
rộng và phát triển công nghệ theo chiều sâu. Theo đó, quá trình tiếp tục hoàn
thiện công nghệ để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất được gọi là phát triển
công nghệ theo chiều rộng; hay còn gọi là phổ biến tri thức công nghệ trong
sản xuất. Quá trình phát triển công nghệ theo chiều sâu là quá trình cải tiến
công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị
quyết Đại hội XI đề ra, cần có quan điểm và tư duy mới về phát triển KHCN
theo hướng ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển KHCN làm động lực phát
triển LLSX hiện đại, đẩy nhanh CNH,HĐH. Với nhận thức đó, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta có quan điểm đúng về vai trò
của KHCN. Tại Đại hội III, Đảng ta xác định, cách mạng khoa học kỹ thuật là
một cuộc cách mạng then chốt. Các Đại hội IV, V, VI, VII xác định KHCN là
nền tảng và động lực phát triển KTXH. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII,
Đảng ta đã ra Nghị quyết về Định hướng chiến lược phát triển KHCN trong
thời kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Đây là lần đầu tiên trong
văn kiện Đảng, KHCN cùng với giáo dục và đào tạo được xác định là quốc
14
sách hàng đầu. Kiên trì và nhất quán quan điểm này, Đại hội IX, X, XI đã
xác định, “KHCN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển LLSX hiện đại,
bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,
tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[27; tr.78]. Vì vậy,
“Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển KHCN là quốc sách
hàng đầu”[27; tr.77] và “Phát triển KHCN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình
độ tiên tiến của thế giới”[27; tr.78]. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương Sáu
khóa XI ra Nghị quyết về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH
trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, xác định,
“Phát triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng nhất để phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc; là một
nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động
của các ngành, các cấp”[28; tr.77-78]. Với nhiều chủ trương đúng, KHCN
nước ta đã có bước phát triển quan trọng trong xây dựng và phát triển tiềm
lực, đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp thiết thực vào “thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử” thời kỳ đổi mới, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đưa nước ta từ nước
kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình. Cho đến nay, nước ta cơ
bản hoàn thành xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động KHCN với 8 đạo
luật từ Luật KHCN năm 2000 đến Luật KHCN năm 2013 và “hơn 1.600 tổ
chức KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế, hơn 62.000 cán bộ nghiên cứu
chuyên nghiệp, trong đó có hàng chục nghìn người có trình độ tiến sĩ và
thạc sĩ”[38; tr.5]. Như vậy, mặc dù Đảng ta có nhiều chủ trương phát triển
KHCN, song chưa có quan niệm đầy đủ về phát triển KHCN.
Từ các khái niệm về KHCN; về phát triển công nghệ và quan điểm của
Đảng ta về phát triển KHCN, có thể đưa ra quan niệm: đẩy mạnh nghiên cứu,
phát triển, phổ biến và ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống
15
nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực phục vụ cho phát triển
KTXH.
Ở phạm vi quốc gia, phát triển KHCN là phát triển đồng bộ các lĩnh
vực khoa học, gồm: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa
học kỹ thuật và công nghệ với mục tiêu “Đến năm 2020, KHCN Việt Nam đạt
trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có
một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực KHCN đáp ứng các
yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[28; tr.80]
nhằm “Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Xây dựng được nền tảng khoa học
tự nhiên hiện đại cho KHCN nói chung; phấn đấu đạt trình độ hàng đầu của
khu vực và thứ hạng cao trên thế giới ở một số lĩnh vực; làm chủ, ứng dụng
và phát triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ và chất lượng
tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh
cao”[28; tr.80]; làm cho KHCN thực sự là động lực để phát triển LLSX, tạo
tiền đề phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng một số sản phẩm thương hiệu Việt
Nam; gắn phát triển KHCN với phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an
ninh; làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đáp
ứng yêu cầu phát triển KTXH trong qúa trình CNH,HĐH, hội nhập quốc tế.
Ở phạm vi địa phương, lĩnh vực, phát triển KHCN là nâng cao năng lực
KHCN ở địa phương, lĩnh vực mình để làm chủ công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ mới, giải pháp quản lý tiên tiến; đồng thời ứng dụng
thành tựu, giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia
tăng của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh
tranh cao, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển KTXH.
1.2. Quan niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển khoa học và
16
công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
1.2.1. Quan niệm về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp; trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu, nhất là các khái
niệm về KHCN; về KHCN phục vụ nông nghiệp; về phát triển KHCN cũng
như nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp thì đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phổ biến và ứng dụng thành tựu
KHCN vào nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Đồng Nai. Với quan niệm này cho thấy:
Một là, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển KHCN phục vụ
nông nghiệp ở Đồng Nai là tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan quản lý từ
cấp tỉnh đến cơ sở. Trong đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và tổ chức đảng
các cấp có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành công của sự
nghiệp phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp; chính quyền các cấp có vai trò
quan trọng trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh về phát
triển KHCN phục vụ nông nghiệp; đồng thời quản lý hoạt động này thông qua
xây dựng các chiến lược, kế hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách, tạo cơ
sở pháp lý cho sự thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành
trong các hoạt động phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hai là, lực lượng tham gia phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở
Đồng Nai bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị. Mỗi lực lượng trong
hệ thống chính trị có vai trò và trách nhiệm khác nhau; trong đó Sở KHCN,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức KHCN; các chủ thể kinh
tế, các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, nhất là nông dân là các lực lượng
trực tiếp. Đặc biệt, các tổ chức KHCN với nhiệm vụ “nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KHCN”[40]
là cơ quan tiến hành hoạt động phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Vì
17
vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này quyết định sự phát
triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng nai. Những người nông dân
vừa là chủ thể của sự phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng thành tựu phát
triển KHCN phục vụ nông nghiệp; do đó vai trò của họ rất quan trọng trong
tiếp thu, ứng dụng cũng như sáng tạo KHCN phục vụ nông nghiệp.
Ba là, quy mô phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
tuy phụ thuộc vào yêu cầu phát triển nông nghiệp, nhưng nhìn chung sẽ nhỏ
hơn quy mô phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở phạm vi quốc gia.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Một là, xuất phát từ tác động của cách mạng KHCN đến lĩnh vực nông
nghiệp và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Ngày nay, KHCN là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát
triển bền vững ở mọi quốc gia. Theo quan điểm của Đảng ta thì, “KHCN là
nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước”[9]. Thật vậy, thành
tựu của KHCN đang xâm nhập sâu rộng vào quá trình sản xuất ở mọi lĩnh
vực, trở thành LLSX trực tiếp. Có thể nói, cách mạng KHCN tác động toàn
diện đến mọi quốc gia, mọi ngành, mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó
nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tuy bị tác động muộn hơn,
nhưng hiệu quả nhanh hơn, dễ nhận thấy. Điều đó thể hiện ở thời gian chuyển
từ kết quả nghiên cứu đến ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất nông
nghiệp đã rút ngắn. Nói cách khác, quá trình nhất thể hoá giữa KHCN với sản
xuất nông nghiệp ngày càng rõ hơn, trở thành xu thế tất yếu của sự phát triển.
Vì vậy, để nông nghiệp Đồng Nai phát triển phải phát triển KHCN.
Do tác động bởi cách mạng KHCN từ giữa thế kỷ 20, nhất là tác động
từ cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp và sự phát triển của công nghệ sinh
học đã tạo ra sự thay đổi trong nông nghiệp. Ngày nay, “nông nghiệp là một
ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ
18
chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”[1;
tr.984]. Đây là ngành sản xuất vật chất chủ yếu dựa trên cơ sở là trồng trọt và
chăn nuôi, bằng việc sử dụng tài nguyên đất đai và nguồn nước để trồng trọt,
chăn nuôi, khai thác thủy hải sản nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và nhiều
sản phẩm khác phục vụ nhu cầu xã hội. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp ngoài
lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng của con người và thức ăn chăn
nuôi, còn có một số loại sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp,
xuất khẩu và nhiều ngành sản xuất vật chất khác. Thực tế cho thấy, trong điều
kiện KTTT và toàn cầu hoá, xét ở mọi cấp độ, nền kinh tế quốc dân, hay nền
kinh tế của một địa phương, chỉ có thể tồn tại và phát triển khi các sản phẩm,
hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đó thường xuyên được đổi mới, có tính
cạnh tranh cao. Những đòi hỏi đó chỉ được đáp ứng khi nền kinh tế có tiềm
lực KHCN mạnh, và tiềm lực đó trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hai là, xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nông nghiệp
bền vững với sự lạc hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Thực tiễn khẳng định, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến
tính phát triển bền vững. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày
càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù đạt được sự tăng trưởng cao chưa
thể coi là đã phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn tuy là
ba vấn đề khác nhau, nhưng nếu không đồng thời giải quyết một cách đồng bộ
thì không thể tiến hành thành công sự nghiệp CNH,HĐH.
Thời gian gần đây, tuy tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
trong sản phẩm quốc nội giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông
nghiệp giảm. Thực tế cho thấy, Mỹ và Pháp là hai quốc gia có công nghiệp
phát triển cũng là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại,
các nước Đông Á được coi là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, thì hiện nay
phải nhập khẩu lương thực, vì sản xuất nông nghiệp giảm nghiêm trọng. Điển
19
hình như Philippin, là nước nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa đã dành nhiều diện tích canh tác phát triển đô thị, khu công nghiệp,
khu chế xuất, nhất là sân golf, vì thế thiếu lương thực trầm trọng, đe dọa an
ninh lương thực và phát triển bền vững. Việc các nước phát triển trợ cấp cho
nông nghiệp thông qua các ưu đãi, trong đó trọng tâm là phát triển KHCN
phục vụ nông nghiệp, đã làm cho các nước đang phát triển gặp khó khăn là
cái giá mà các nước này phải trả cho việc không chú trọng phát triển nông
nghiệp, nhất là phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Đây là bài học kinh
nghiệm về giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò của nông nghiệp trong phát triển
bền vững với sự lạc hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Một vấn đề khác của nông nghiệp Đồng Nai đang đặt ra cần giải quyết
là chất lượng nông sản thấp, vì chủ yếu xuất khẩu thô, quy mô sản xuất nhỏ
nên giá thành cao, năng suất lao động thấp. Muốn tăng giá trị nông sản hàng
hóa, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằng phát triển sản phẩm có xuất xứ địa
lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm quốc tế và sản
phẩm hữu cơ. Để làm việc này, ngoài thể chế quản lý chất lượng nông sản,
phải tiến hành phát triển công nghiệp chế biến. Như vậy, để phát triển công
nghiệp chế biến, phải phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thể
chế thị trường nông sản trong cả nước cũng như ở Đồng Nai, nếu chỉ dựa vào
quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ dẫn đến độc quyền doanh nghiệp;
nông dân là người sản xuất vẫn thiệt thòi. Muốn giải quyết tình trạng này,
phải phát triển chế biến, lưu thông. Chính quyền không thể trợ giúp nông dân
thông qua doanh nghiệp nhà nước, vì lợi nhuận là mục tiêu chính của doanh
nghiệp, mà phải thực hiện hỗ trợ qua dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ
công phục vụ nông nghiệp yếu, thiếu dịch vụ KHCN do chưa có chiến lược
phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trong điều kiện đất ít, người đông, quy
mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp. Ngoài ra, các câu hỏi của nông
20
nghiệp công nghệ cao ở Đồng Nai như: công nghệ sinh học bảo đảm nguy cơ
đối với sức khỏe con người, môi trường; vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự
báo chiếm lĩnh thị trường nông sản; vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro trong nông
nghiệp gia tăng, mà chưa có biện pháp bảo vệ, chống thiên tai, rủi ro; vấn đề
bảo hiểm trong nông nghiệp… hầu hết vẫn còn bỏ ngỏ. Đó là những vấn đề
cốt lõi liên quan đến phát triển bền vững của nông nghiệp Đồng Nai. Điều đó
cho thấy sự lạc hậu, hay chậm trễ của KHCN trước yêu cầu phát triển nông
nghiệp. Bởi vậy, chỉ có phát triển KHCN mới có thể giải quyết mâu thuẫn
giữa vai trò quan trọng của nông nghiệp trong phát triển bền vững với sự lạc
hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Ba là, xuất phát từ vai trò của KHCN đối với phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Đồng Nai.
Thực tiễn phát triển KTXH cho thấy, ở phạm vi quốc gia, KHCN đã và
đang góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác
có hiệu quả các công nghệ nhập. Nhờ đó trình độ công nghệ trong một số
ngành sản xuất, dịch vụ ở nước ta hiện nay đã được nâng lên đáng kể; nhờ đó
mà nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có sức cạnh tranh cao trên thị trường
trong và ngoài nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KHCN đã tạo ra
nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ nhập khẩu lương
thực trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và
một số nông sản, hải sản khác. Trong đó phải kể đến thành tựu của các
chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học đã góp
phần nâng cao năng lực nội sinh của một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến trong
sản xuất nông nghiệp, vì vậy đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
của kinh tế nông nghiệp. Ở phạm vi địa phương, nhất là cơ sở, trong đó có
Đồng Nai, KHCN đã đóng góp tích cực vào việc phát triển KTXH, tích cực
21
góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, bảo vệ môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Về bản chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp
là tiến hành CNH,HĐH nông nghiệp. Muốn vậy phải phát triển KHCN. Vì
vậy, phát triển KHCN là yếu tố quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nâng cao
năng suất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất, tăng
khả năng cạnh tranh của nông sản. Chúng ta đã biết, công nghiệp hoá là sản
phẩm của cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 17, hiện đại hoá là sản phẩm
của cách mạng kỹ thuật giữa thế kỷ 20. Nhờ thành tựu KHCN mà nhiều lĩnh
vực phát triển đột biến. Chẳng hạn, việc sử dụng năng lượng nguyên tử,
năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng khoáng sản;
sự ra đời của vật liệu tổng hợp đã giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên
nhiên không tái sinh; đồng thời cung cấp vật liệu mới có tính năng ưu việt
hơn, tái sinh được. Vấn đề đặt ra cho Đồng Nai trên con đường CNH,HĐH
nông nghiệp là ở chỗ, cần nắm bắt xu thế phát triển tất yếu, khách quan, khai
thác tối đa thời cơ, thuận lợi và hạn chế thấp nhất nguy cơ, bất lợi để thực
hiện thành công sự nghiệp đó. Muốn vậy, chỉ có thể bằng con đường phát
triển KHCN.
Sự phát triển của KHCN hiện nay đã làm thay đổi căn bản phương
thức sản xuất nông nghiệp, nhờ đó sản xuất nông nghiệp phát triển nhảy vọt,
trong đó có thành tựu bảo đảm an ninh lương thực. Nền nông nghiệp nước ta
cũng trong tình trạng như vậy. Nhận thức rõ điều đó, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương Bảy khóa X nhấn mạnh, “ứng dụng nhanh các thành tựu khoa
học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao dân trí nông dân”[26; tr.125]. Thực hiện chủ trương này, tháng
10/2008 Thủ tướng ban hành Chương trình hành động, trong đó nêu “Phát
22
triển khoa học - công nghệ phải trở thành khâu đột phá để phát triển nông
nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nhanh
việc ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao;
tập trung vào việc phát triển giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống
vật nuôi và giống thủy sản. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế, chính sách
quản lý KHCN đ nâng cao nhanh hi u qu nghiên c u và chuy n giaoể ệ ả ứ ể
nhanh ti n b KHCN vào s n xu t”[7]. Trongế ộ ả ấ Chiến lược phát triển
KHCN giai đoạn 2011-2020 xác định, “KHCN phải góp phần quan trọng đưa
Việt Nam trở thành một nước mạnh về nông nghiệp, một trung tâm của thế
giới về lúa gạo và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới”[10]. Tại Hội nghị Trung
ương Sáu khóa XI, Đảng ta chủ trương “Tiếp tục phát triển KHCN nông
nghiệp, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có nền sản xuất nông nghiệp
tiên tiến; sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo, thủy sản và sản
phẩm nông nghiệp nhiệt đới”[28; tr.91]. Như vậy, Đảng, Nhà nước đã có
nhiều chủ trương phát triển KHCN, nhằm làm cho KHCN phát huy vai trò
động lực và là LLSX trực tiếp. Trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra đối với Đồng
Nai là làm thế nào để KHCN đảm nhận được vai trò đó, thực sự là LLSX, góp
phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KTXH, trực tiếp phục vụ nông nghiệp của
tỉnh.
Đồng Nai là địa phương có nền kinh tế tiểu nông, lại bị chiến tranh tàn
phá nặng nề trong nhiều năm. Từ thực trạng nền kinh tế như vậy là sản xuất
nhỏ; thói quen của thời kì bao cấp trong sản xuất, kinh doanh vẫn tồn tại, ảnh
hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Hơn
nữa, ảnh hưởng từ tác động khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế chưa
chấm dứt, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, thất nghiệp hoặc
không đủ việc làm gia tăng, tổng sản phẩm bình quân đầu người còn ở mức
thấp. Vì vậy, phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết
23
trước thực trạng KHCN phục vụ nông nghiệp ở Đồng Nai phát triển chậm,
chưa đi vào cuộc sống mặc dù tiềm năng không nhỏ. Nhận thức được tính
cấp thiết đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã có chủ trương “nâng cao năng lực
KHCN làm nền tảng vững chắc và động lực phát triển KTXH”[3]. Đồng
thời “Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất
nông nghiệp (kinh tế trang trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao) nhằm
tăng giá trị lớn trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Triển khai thực
hiện cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình GAP;
thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào
sản xuất, nhất là áp dụng các quy trình công nghệ sử dụng tiết kiệm vật tư
nông nghiệp, nước tưới, đất và sử dụng hiệu quả về giống, đưa cơ giới hóa
vào sản xuất và thu hoạch… để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, giá trị
hàng hóa nông sản và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ hiệu quả
việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, trên cơ sở rà soát các chính sách hiện hành
hoặc kiến nghị Chính phủ và nghiên cứu từ thực tiễn địa phương để có cơ
chế phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn,
phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế
biến nông sản với sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ nông dân và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản có thế
mạnh của địa phương để hỗ trợ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu”[3]. Để thực
hiện chủ trương này, Đồng Nai đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của KHCN
trong hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KTXH phục vụ phát triển nông nghiệp.
Nhờ đó mà nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là các tiêu chí về
phát triển kết cấu hạ tầng KTXH ở nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Nai
đang từng bước hoàn thành, ngày càng đồng bộ và hiện đại.
Bốn là, do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển bền vững.
24
Lịch sử hình thành và phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển cho
thấy, khi KHCN trở thành yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi nền
kinh tế, thì con đường phát triển bền vững nông nghiệp hàng hóa không thể
khác ngoài phương thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
gắn kết chặt chẽ với phát triển KHCN. Khi KHCN phát triển thì sức lao động
nông nghiệp được giải phóng. Theo đó một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ
được chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ; làm
cho lao động nông nghiệp giảm dần, đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn. Thông qua chuyển giao, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đã làm thay đổi căn bản cơ
cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo ra sức hút lao động nhất là lao động
đã qua đào tạo để người dân có nhiều cơ hội hơn trong tìm việc làm với mức
thu nhập cao hơn. Hiện nay, ở các nước đang phát triển có dư lượng lao động
nông thôn cao, xu hướng sẽ gia tăng khi KHCN phục vụ nông nghiệp phát
triển. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo năm 2020, nông nghiệp trong GDP
còn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45%; còn
ở Việt Nam, dự báo năm 2020, tỷ trọng “nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%,
lao động nông nghiệp vẫn còn 23%”[49; tr.50]. Như vậy, khi công nghiệp hóa
thành công, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn rất quan
trọng. Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng phát triển nông nghiệp, mà phải
coi phát triển nông nghiệp như một mục tiêu trọng tâm của phát triển KTXH.
Thực tế phát triển KTXH ở nước ta thời kỳ đổi mới cho thấy, nếu thời
kỳ đầu, thành công trong nông nghiệp là dựa trên sự thay đổi cơ chế quản lý,
giải phóng sức lao động; thì thành tựu đổi mới nói chung, phát triển KTXH
nói riêng sau này, trong đó nông nghiệp có nhiều thành tựu sớm nhất, là dựa
trên cơ sở phát triển LLSX bằng việc kết hợp có hiệu quả giữa tiềm lực con
người với sức mạnh KHCN. Vì vậy, với một nền nông nghiệp có nhiều tiềm
25
năng như Đồng Nai, để phát triển sản xuất, nhất thiết phải có tiềm lực KHCN,
do đó phải phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Với ý nghĩa đó, tỉnh Đồng
Nai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các qui hoạch, đề án,
chương trình thực hiện... Nhờ đó thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp,
hình thành các vùng sản xuất tập trung theo danh mục sản phẩm hàng hóa
nông nghiệp chủ lực xác định theo hướng liên kết với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm, các giống có năng suất, chất lượng cao, công nghệ sản xuất mới, tiến
bộ và cơ giới hóa được áp dụng mạnh mẽ vào sản xuất. Từ đó năng suất, chất
lượng sản phẩm, hiệu quả sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng nhanh. Thực
hiện lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực then chốt
theo hướng phát huy lợi thế so sánh của địa phương, hoàn thành qui hoạch
phát triển nông nghiệp chi tiết cho từng xã, thị trấn. Mặt khác, nếu KHCN
phục vụ nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nhanh tính chất xã hội hóa sản
xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai; khi đó tính chất manh mún, nhỏ lẻ, phụ
thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong nông nghiệp sẽ được khắc phục.
Dù tác động thế nào, thì sản xuất nông nghiệp luôn gắn với công nghệ
sinh học và sản phẩm công nghệ sinh học. Vì vậy, phát triển KHCN phục vụ
nông nghiệp sẽ là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
trong nông nghiệp và môi trường sống ở khu vực nông thôn. Ở tỉnh Đồng Nai
hiện nay, vấn đề gây nhiều bức xúc là tình trạng môi trường sản xuất nông
nghiệp và môi trường sống ở nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, cụm
tiểu thủ công nghiệp, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (hiện tỉnh có
103 trang trại, trong đó 82 trang trại nuôi heo, 21 trang trại nuôi gà). Có nhiều
nguyên nhân gây ra tình trạng này, song nguyên nhân cơ bản là nhiều cơ sở
sản xuất đã sử dụng công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu, thậm chí công nghệ thải
loại từ nước ngoài; hay nước thải từ sản xuất công nghiệp và sản xuất nông
26
nghiệp không qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đã thải ra môi
trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống của nông dân. Điển hình như vụ xả thải của công ty Vedan, công
ty SonadeZi. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường cần có những giải
pháp đồng bộ, trong đó ưu tiên phát triển KHCN là một trong những giải pháp
hữu hiệu vừa cơ bản, vừa lâu dài. Việc ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm giảm đáng kể các chất thải độc hại ra môi
trường, bảo đảm cho nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững.
Năm là, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp
đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Không chỉ
ở nước ta, mà ở mọi quốc gia, nguồn nhân lực giữ vai trò là nền tảng và yếu
tố quyết định phát triển bền vững. Vì vậy, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
đến năm 2020 là đưa nhân lực “trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất
để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng
trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các
nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước
phát triển trên thế giới”[8]. Với cách hiểu như vậy thì nguồn nhân lực nông
nghiệp quyết định thành công sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Giữa phát triển KHCN với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp
có mối quan hệ hữu cơ: khi KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển sẽ đòi hỏi
trình độ của nguồn nhân lực nông nghiệp phát triển tương ứng. Chính điều
này đòi hỏi các chủ thể phải có các giải pháp để đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực theo kịp yêu cầu phát triển KHCN; nói cách khác trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực phải tương thích với trình độ phát triển
KHCN. Mặt khác, khi đó mỗi chủ thể sản xuất nông nghiệp cũng như mỗi
người nông dân phải tự mình học tập thông qua các hình thức bồi dưỡng, tập
huấn, hay đào tạo khác nhằm nâng cao trình độ để có thể ứng dụng và vươn
27
lên làm chủ KHCN; nghĩa là họ phải có khả năng tiếp cận với các thành tựu
KHCN nông nghiệp, đặc biệt là tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng thành tựu
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tiến tiến vào sản xuất. Chính mối quan
hệ tác động qua lại giữa KHCN với nguồn nhân lực nông nghiệp đã làm cho
chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp không ngừng tăng lên; ngược lại,
chỉ khi chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đã được nâng cao tương ứng,
mới có khả năng khai thác, sử dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời
sống, đồng thời thúc đẩy KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển.
1.2.3. Nội dung phát triển khoa học và công nghệ phục nông nghiệp
ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Ở nước ta, để khai thác lợi thế nông nghiệp nhiệt đới nhằm phát triển
sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
cao, Nghị quyết Trung ương bảy khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nhấn mạnh “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa
học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông
tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử
dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản”[26; tr.129]. Tiếp tục chủ
trương này, Đại hội XI xác định “Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ KHCN hiện đại
trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để
tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh
tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn
nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và
an toàn dịch bệnh… Gắn kết chặt chẽ… giữa việc áp dụng kỹ thuật và công
nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới”[27; tr.115]. Với chủ trương này, Hội nghị Trung ương sáu khóa XI
28
nhấn mạnh “Tiếp tục phát triển KHCN nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam
t hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài là chủ
trương phát triển KHCN nông nghiệp Việt Nam.
Định hướng phát triển KHCN trong Chiến lược phát triển KHCN giai
đoạn 2011-2020 chỉ rõ nội dung phát triển KHCN nông nghiệp bao gồm:
“Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ quy
hoạch phát triển nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nông nghiệp tập
trung vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng hàng
hóa lớn, có tính cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo các giống cây, con mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng thích
nghi điều kiện biến đổi khí hậu. Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học
để xác định và phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, tạo
các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.
Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu về giống, canh tác các
loại cây rừng phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa bàn; nâng cao
tỷ lệ che phủ rừng, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ góp phần phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai.
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn
gen trong nông nghiệp, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu của Việt Nam
phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.
Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển an toàn thực phẩm biến đổi gen.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và giải pháp phù hợp để
chế biến, bảo quản và đa dạng hóa các mặt hàng nông - lâm - thủy sản,
góp phần xây dựng các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm xuất khẩu
29
của Việt Nam; nghiên cứu kết hợp công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm
truyền thống để chế biến, bảo quản một số đặc sản truyền thống ở quy mô
công nghiệp, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu phát triển công nghệ và công cụ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ
cho sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y, thức ăn gia súc.
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong
khảo sát, thiết kế, thi công các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu
về tưới, tiêu chủ động, phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp thích
ứng với biến đổi khí hậu”[10]. Từ chủ trương phát triển KHCN nông
nghiệp cũng như KHCN phục vụ nông nghiệp cho thấy, phát triển KHCN
phục vụ nông nghiệp gồm 09 nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến
phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp;
Thứ hai, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, giải
pháp công nghệ sinh học để phát triển bền vững nông, lâm và ngư nghiệp;
Thứ ba, áp dụng quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng;
Thư tư, tập trung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo
giống cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng lớn, khả năng cạnh
tranh cao, bảo đảm an ninh lương thực;
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất giải pháp về giống, canh tác các loại cây
rừng phù hợp, nâng cao tỷ lệ che phủ, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, góp
phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
Thứ sáu, nghiên cứu bảo tồn, khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn
gen, đặc biệt là nguồn gen đặc hữu tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao;
30
Thứ bảy, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp
kết hợp với kinh nghiệm truyền thống để chế biến, bảo quản sản phẩm nông,
lâm, thủy sản, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu;
Thứ tám, phát triển công nghệ và công cụ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ
cho sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc.
Thứ chín, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến
bảo đảm thủy lợi và chủ động, phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là một bộ phận của nền nông nghiệp Việt
Nam. Vì vậy, về bản chất, những nội dung phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp Việt Nam cũng là nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở
tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, sự khác nhau là ở chủ thể, lực lượng tham gia tiến
hành hoạt động này. Riêng quy mô nội dung phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai sẽ hẹp hơn quy mô nội dung phát triển KHCN phục
vụ nông nghiệp ở phạm vi quốc gia, nhưng phải phù hợp với đặc thù của từng
ngành, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm, truyền thống canh tác
của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện KHCN phát triển mạnh
mẽ như hiện nay, quá trình thực hiện các nội dung phát triển KHCN phục vụ
nông nghiệp cần ưu tiên cho một số lĩnh vực KHCN nền tảng có ý quyết định
đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Trong đó: công nghệ sinh học; công nghệ sau thu hoạch và
chế biến nông sản; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp; KHCN
phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đồng Nai.
*
* *
31
vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài của hệ thống chính trị
tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, tiến tới phát triển
nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững. Xét đến cùng, phát triển KHCN phục
vụ nông nghiệp là để Đồng Nai phát huy hơn nữa tiềm năng đất đai, vị trí địa
lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, góp phần rút ngắn quá trình
CNH,HĐH, để năm 2015 Đồng Nai “trở thành một tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại, đi trước cả nước 5 năm”.
32
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chi phối sự phát triển khoa học
và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh tế và xã
hội để phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Đồng Nai là tỉnh công nghiệp;
nhiều nhà máy hoạt động tại các KCN, CCN trên địa bàn ((Phụ lục 2.1; 2.2)
với nhiều lĩnh vực có khả năng liên kết thành chuỗi khép kín theo hướng sản
phẩm của nhà máy này được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy khác.
Lực lượng lao động tỉnh Đồng Nai có ý chí vươn lên, có ý thức kỷ luật,
tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc cường độ cao. Dân số Đồng Nai
tăng cao gần đây tuy gây áp lực cho công tác an sinh xã hội, song cũng mở ra
cơ hội phát triển các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống (Biểu 2.1).
Biểu 2.1: Dân số Đồng Nai năm 2010 và dự báo đến năm 2020
1.539
1.714
1.850
1.770
725
861
1.050
1.450
-
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
2005 2010 2015 2020Năm
Dânsố(nghìnngười)
+ Thành thị
+ Nông thôn
Nguồn: [6; tr.11]
Dự báo qui mô dân số Đồng Nai năm 2020 từ 3.100.000÷3.200.000
người; năm 2030 từ 3.600.000÷3.700.000 người (Phụ lục 2.3).
33
Thứ hai, vị trí địa lý là điều kiện thuận lợi cho phát triển KHCN phục
vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai có vị trí chiến lược về kinh tế,
thương mại, quốc phòng, an ninh. Có nhiều tuyến giao thông kết nối Đồng
Nai với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên; thành phố Hồ Chí
Minh. Với vị thế quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẽ là
điều kiện thuận lợi không chỉ cho phát triển KTXH, mà còn thuận lợi cho
phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Do vị trí thuận lợi, Đồng Nai có điều
kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ sản phẩm có hàm lượng
công nghệ và trình độ kỹ thuật cao; hợp tác phát triển KHCN, đào tạo nguồn
nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cao. Trong bối cảnh hội
nhập, với vị trí địa kinh tế khá thuận lợi, có cảng biển, không gian mặt bằng
cho phát triển kinh tế rộng rãi, nguồn lao động dồi dào, Đồng Nai có tiềm
năng, lợi thế nổi bật về phát triển nhiều ngành, lĩnh vực. Vì thế, Đồng Nai
được coi là bản lề chiến lược giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Với đặc
điểm địa lý đó Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển KHCN phục vụ nông
nghiệp.
Thứ ba, Đồng Nai có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thành trung
tâm giáo dục và đào tạo; KHCN ở Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Đồng Nai là tỉnh có diện tích và dân số lớn, tăng trưởng kinh
tế nhanh, có nhiều khu công nghiệp thu hút lao động, có điều kiện liên kết,
hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác để thu hút đầu
tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu, triển khai, ứng dụng
KHCN có qui mô, đẳng cấp quốc tế; hình thành và phát triển đô thị khoa học,
các khu làng đại học. Theo Quy hoạch phát triển các khu chuyên ngành đến
năm 2020 (Bảng 2.1) trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành: Trung tâm công nghệ
sinh học (Cẩm Mỹ), Khu công nghiệp công nghệ cao (Long Thành), Khu liên
hợp công nông nghiệp (Dofico). Đó là tiềm năng, lợi thế để Đồng Nai phát
34
triển thành trung tâm giáo dục và đào tạo, KHCN, nhất là đào tạo nhân lực
chuyên môn kỹ thuật cao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.
Bảng 2.1. Quy hoạch phát triển các khu chuyên ngành đến 2020
Stt
Khu chuyên
ngành
Địa điểm
Hiện trạng
2010 (ha)
QH SĐ theo NQ số
69 ngày 30/10/2012
của CP
Rà soát, bổ
sung đến
năm 2020
1
Khu công
nghiệp công
nghệ cao Long
Thành
Long Thành - 420 410
2
Khu liên hợp
công nông
nghiệp Dofico
Thống Nhất,
Xuân Lộc
- 2.187 -
3
Trung tâm công
nghệ sinh học
Cẩm Mỹ - 253 208
Nguồn: [6; tr.85]
Thứ tư, tốc độ tăng trưởng, quy mô nền kinh tế Đồng Nai là những yếu
tố vật chất quan trọng để phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp (Biểu 2.2)
Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Đồng Nai từ năm 2001-2012
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
14,0
16,0
18,0
20,0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm
Tỷlệ(%)
Tốc độ tăng
GDP cả tỉnh
Công nghiệp -
xây dựng
Dịch vụ
Nông lâm
nghiệp và thủy
sản
35
5 năm gần đây, mặc dù khó khăn, kinh tế phục hồi chậm; thị trường
xuất khẩu thu hẹp, cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản giảm. Song với sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng
thuận của nhân dân nên KTXH đạt kết quả khá tốt, “Kinh tế tăng tưởng khá
cao so với bình quân cả nước và đạt mục tiêu nghị quyết đề ra, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tạo nguồn lực đảm bảo về an sinh xã
hội và tạo nền tảng tốt cho sự phát triển những năm sau”[4]. Trong đó, GRDP
“tăng 11,5% so năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
giữ tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng GRDP ngành
dịch vụ và giảm ngành nông, lâm, thủy sản”[4]. Từ một số chỉ tiêu KTXH
đạt được cho thấy, kinh tế Đồng Nai phát triển nhanh, có tiềm lực mạnh là
“một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một trong
5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn
nhất trong cả nước”[6; tr.1] giai đoạn 2006-2010 (Biểu 2.3).
Biểu 2.3: Cơ cấu các GDP của tỉnh năm 2005 và năm 2010
Nguồn: [6; tr.17]
Sau gần 30 năm đổi mới, Đồng Nai “phát triển tương đối hài hòa giữa
các mặt, giữa chiều rộng với chiều sâu, giữa công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ, giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, giữa kinh tế
và xã hội, văn hóa, giữa các vùng, giữa đồng bào các dân tộc... kết hợp được
cả trước mắt và lâu dài”[60] (Bảng 2.2). Được đánh giá, “là một trong số
Năm 2010
Nông lâm
nghiệp và thủy
sản; 8,6%
Công nghiệp -
xây dựng;
57,2%
Dịch vụ;
34,2%
Năm 2005
Dịch vụ;
28,0%
Công nghiệp -
xây dựng;
57,0%
Nông lâm
nghiệp và
thủy sản;
15,0%
36
những tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm tương đối tốt công tác lãnh đạo
phát triển KTXH…”[60].
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh 2006-2010
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Tốc độ tăng
Bình quân
năm (%)
1. GDP (giá 94) Tỷ đồng 19.178,9 36.202,5 13,5
- Nông lâm thuỷ sản 3.022,5 3.804,1 4,7
- Công nghiệp - Xây dựng 11.754,7 23.555 14,9
- Dịch vụ 4.401,7 8.843,3 15,0
2. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 29.999,7 75.899,0
- Nông lâm thuỷ sản 4.497,2 6.526,2
- Công nghiệp - Xây dựng 17.102,6 43.414,4
- Dịch vụ 8.399,9 25.958,4
3. Cơ cấu GDP (giá tt) %
- Nông lâm thuỷ sản 15,0 8,6
- Công nghiệp - Xây dựng 57,0 57,2
- Dịch vụ 28,0 34,2
4. GDP bình quân người (giá tt) USD 839 1.629
Nguồn: [6; tr.17]
Năm 2012, tỷ trọng GRDP của như sau: công nghiệp - xây dựng 57%;
dịch vụ 36,2%; nông, lâm, thủy sản 6,8%. Sang năm 2013 tỷ trọng đó như
sau: “công nghiệp - xây dựng 56,9%, dịch vụ 36,8%, nông, lâm, thủy sản
6,3%. GRDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 48,7 triệu đồng, tương
đương 2.318 USD”[8], vượt chi tiêu của Tỉnh ủy năm 2013. Sản xuất công
nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1%.
Mặc dù khó khăn nhưng năm 2013, tỉnh Đồng Nai “đã thu hút trên 1,64 tỷ
USD vốn đầu tư nước ngoài”[8]; thu hút đầu tư trong nước trên 8 ngàn tỷ
đồng và vốn đăng ký kinh doanh trên 9 ngàn tỷ đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản
được quan tâm; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải ngân để đẩy nhanh
tiến độ thi công, nhất là các công trình giao thông quan trọng như: đường
37
tránh Biên Hoà, đường 25A, đường 768, Hương lộ 10, cầu Hóa An, cầu Đồng
Nai...; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các chủ
đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí
Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, cầu vượt ngã
tư Vũng Tàu, tạo điều kiện thúc đẩy KTXH phát triển. Hoạt động dịch vụ
phát triển tích cực, giá trị gia tăng ngành năm 2013 tăng 14,1%; trong đó một
số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao tiếp tục phát triển như: dịch vụ vận tải
hàng hóa, hành khách; dịch vụ cảng (sản lượng hàng thông qua cảng tăng
5,4%); dịch vụ bưu chính viễn thông (doanh thu tăng 15,3%); dịch vụ du lịch
(lượt khách tham quan tăng 11%, doanh thu tăng 13%). Sản xuất nông nghiệp
năm 2013 tuy có nhiều khó khăn, song “giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản
tăng 3,8%”[8] so năm 2012. Đến năm 2013, Đồng Nai đã có 91,1% ấp, khu
phố đạt danh hiệu ấp phu phố văn hóa; 97,8% hộ gia đình đạt danh hiệu hộ
gia đình văn hóa và 97% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt; 55,5% xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; 96% xã,
phường có bác sĩ; bình quân 1 vạn dân có 6,5 bác sĩ và 23,5 giường bệnh.
Từ các chỉ tiêu đạt được gần đây cho thấy, KTXH tỉnh Đồng Nai có
chuyển biến tích cực, “Đồng Nai phát triển tương đối đều, liên tục, đúng
hướng, theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH,HĐH”[60]. Các hoạt
động văn hóa, y tế, giáo dục có tiến bộ; an sinh xã hội được quan tâm, tập
trung vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo trợ xã hội.
Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 (Quyết định số 1460/QĐ-UBND, ngày 23/5/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai), Đồng Nai sẽ là: “trung tâm giao thương các vùng
kinh tế động lực của quốc gia…; Cực tăng trưởng kinh tế lớn của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Trung tâm CNH,HĐH của cả nước; Đầu mối giao
thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không,
38
trung tâm kho vận, tiếp vận của vùng…; Trung tâm dịch vụ đa ngành, trung
tâm công nghiệp tập trung, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại
- tài chính của quốc gia; Trung tâm phát triển nông lâm, nghiệp chuyên canh,
nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan, bảo tồn đa
dạng sinh học và nguồn nước của toàn vùng thành phố Hồ Chí Minh”[54].
2.1.2. Khó khăn
Thứ nhất, qui mô dân số Đồng Nai lớn, tốc độ gia tăng cơ học nhanh,
lao động trong độ tuổi dồi dào, song chất lượng nguồn nhân lực, “nhất là đội
ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là ở cấp xã phường còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển; thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật phục vụ cho
phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ
cao”[46], công nghệ sinh học, lĩnh vực đào tạo…
Thứ hai, mức tăng trưởng GRDP của tỉnh giảm dần mấy năm gần đây;
nguồn thu ngân sách khó khăn, ảnh hưởng đến tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
tỉnh cho phát triển và đáp ứng nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội cũng như tổng
vốn đầu tư xã hội sẽ giảm. Tình trạng này còn kéo dài do ảnh hưởng từ kinh
tế vĩ mô trong nước chưa ổn định; chất lượng tăng trưởng thấp, tái cơ cấu nền
kinh tế chưa đạt yêu cầu, nợ xấu ngân hàng còn cao gây tắc nghẽn nền kinh
tế, sức mua của thị trường còn yếu, thị trường bất động sản chưa phục hồi.
Thứ ba, thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt hơn, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống… Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà
mực nước sông Đồng Nai vào mùa khô giảm, lượng mưa trung bình hàng
năm ít đi, việc xây dựng các đập thủy điện đã ảnh hưởng đến an ninh lương
thực và cấp nước sinh hoạt. Đây là một thách thức lớn đối với KHCN phục vụ
nông nghiệp trong những năm tiếp theo.
39
Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội trên cho thấy tiềm năng, lợi thế phát
triển của tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là các yếu tố quan trọng tác động đến phát
triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
2.2. Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông
nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được
Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Đồng Nai tăng trưởng đáng kể
cả về năng suất, sản lượng và giá trị, nông sản và sản phẩm chế biến từ nông
sản xuất khẩu tăng. Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, toàn diện, góp
phần bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí
cao trên thị trường quốc tế như cao su, cà phê, hạt tiêu... Kết quả đó có sự
đóng góp quan trọng của KHCN phục vụ nông nghiệp.
Một là, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được
ứng dụng mang lại hiệu quả KTXH, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai
Với đa số dân cư Đồng Nai là nông dân, địa phương có tiềm năng to
lớn để phát triển nông, lâm, thủy sản thì việc áp dụng thành tựu KHCN vào
nông nghiệp càng quan trọng. Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp không
chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa, cải thiện thu nhập, nâng đời
sống nông dân, mà còn trực tiếp góp phần phục vụ CNH,HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Với ý nghĩa đó, hoạt động KHCN thường xuyên đổi mới và phát
huy hiệu quả thông qua nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN
vào nông nghiệp, tạo ra nông sản có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao
sức cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân.
Mấy năm gần đây, do kinh tế thế giới khó khăn nên nhu cầu nhập
khẩu nông sản ở nhiều thị trường giảm, kéo theo giá một số mặt hàng
nông sản giảm mạnh. Song tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách tín
40
dụng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đồng thời, tập trung chỉ đạo chương
trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, chương trình cánh đồng mẫu
lớn gắn với đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng thông qua ứng
dụng thành tựu KHCN tiến tiến, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, nhất là nâng cao
năng lực cạnh tranh của nông sản; nhân rộng mô hình sản xuất sạch theo
tiêu chuẩn VietGap. Ngoài ra, các địa phương đã tích cực thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lúa năng suất thấp sang cây bắp, rau
sạch và cây ăn trái, nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập. Nhìn chung
“hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới
hóa trong nông nghiệp chuyển biến khá tích cực”[9]. Việc ứng dụng cơ
giới hóa với tỉ lệ cao trong sản xuất nông, lâm, thủy sản ở Đồng Nai đã
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa.
Nhìn chung mức độ cơ giới hóa nông nghiệp đã được nâng cao, các loại
máy gặt đập liên hợp, máy làm đất đa năng, máy gieo hạt giống phục vụ
cho sản xuất đã được sử dụng phổ biến (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Kết quả cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm, thủy sản
* Cây lúa: Khoảng 68.500 ha (diện tích lúa gieo trồng cả năm)
STT
Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy
(ha)
Mức độ cơ giới hóa
(%)
1 Khâu làm đất 68.500 100
2 Khâu gieo cấy 0 0
3 Khâu thu hoạch 13.700 20
4 Khâu phơi sấy 3.500 5
* Cây bắp: khoảng 49.800 ha (diện tích bắp cả năm)
STT Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy (ha) Mức độ cơ giới hóa (%)
1 Khâu làm đất 49.000 98
2 Khâu gieo trồng 0 0
3 Khâu thu hoạch 0 0
4 Khâu tách hạt 29.900 60
5 Khâu phơi sấy 0 0
41
* Cây khoai mỳ (sắn): Khoảng 15.900 ha
TT Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy (ha) Mức độ cơ giới hóa (%)
1 Khâu làm đất 15.900 100
2 Khâu gieo trồng 0 0
3 Khâu thu hoạch 0 0
* Trang bị các loại máy chủ yếu
STT Loại máy
Số lượng
(cái)
Nhu cầu tăng thêm
Năm 2015 Năm
2020
1 Máy kéo 986 1.035 1.183
2 Máy phát điện 1.250 1.312 1.500
3 Máy bơm nước 2.995 3.144 3.594
4 Máy sấy các loại 32 33 38
5 Máy gặt đập liên hợp 71 74 85
6 Máy tuốt lúa 52 54 62
7 Máy chế biến thức ăn gia súc 593 622 630
8 Tàu thuyền có động cơ 20 21 21
9 Bình phun thuốc có động cơ 1.472 1.545 1.766
10 Máy chế biến thủy sản 61 64 73
11 Máy chế biến gỗ 9 12 15
Nguồn: [9]
Nhờ đó năm 2013 “giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản tăng 3,8%”[8] so
với năm 2012; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 80 triệu đồng/1 ha
đất canh tác; năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng so với cùng kỳ
năm 2012 từ 1-3%; tỷ lệ cơ giới hóa làm đất đạt 98%, thu hoạch đạt 20-40%.
Hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX,
hoạt động nghiên cứu KHCN phục vụ nông nghiệp đã phát triển vượt bậc:
“nghiên cứu triển khai, ứng dụng KHCN nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống ngày càng được tăng cường, tích cực
nghiên cứu, áp dụng những thành tựu KHCN vào việc chuyển đổi cơ cấu sản
xuất, nâng cao năng suất sản xuất trên các lĩnh vực”[3]; theo dõi, quản lý 91
đề tài, dự án nghiên cứu KHCN cấp tỉnh; tổng kết, nghiệm thu và chuyển giao
ứng dụng vào thực tế sản xuất, đời sống 35 đề tài, dự án, trong đó 2 dự án cấp
42
Bộ thuộc Chương trình nông thôn miền núi và 33 đề tài, dự án cấp tỉnh. Đặc
biệt đã “tổ chức triển khai thực hiện 6 dự án thuộc Chương trình nông thôn
miền núi giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn các huyện”[3].
Năm 2013 tỉnh triển khai 5 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền
núi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh
Cửu. Điển hình trong số đề tài khoa học được ứng dụng như: Lĩnh vực chăn
nuôi với đề tài Xây dựng Kit phát hiện virut gây hội chứng rối loạn sinh sản -
hô hấp và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp trên heo nuôi bằng phương pháp
PCR do Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai thực hiện với việc xây
dựng 4 bộ Kit PCR phát hiện nhanh bệnh rối loạn sinh sản - hô hấp và tiêu
chảy cấp ở heo nuôi, được Hội đồng khoa học đánh giá cao về tính thực tiễn,
ứng dụng và khả năng thương mại hóa. Lĩnh vực trồng trọt có đề tài Nghiên
cứu chế tạo thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh nấm hồng trên cây cao su ở tỉnh
Đồng Nai bằng công nghệ Nano (nano bạc và nano kẽm) được ứng dụng tại
Tổng công ty Cao su Đồng Nai. Kết quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trị
bệnh nấm hồng trong thực tiễn canh tác cây cao su cho thấy, “thuốc này có
khả năng diệt nấm hồng hoàn toàn sau 3 lần phun”[58]. Như vậy, nghiên cứu
sử dụng công nghệ nano để chế tạo thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh nấm hồng
trên cây cao su là một công nghệ mới, nhưng ứng dụng công nghệ từ kết quả
của đề tài này đã mang lại hiệu quả KTXH rất cao, không chỉ thân thiện với
môi trường, mà còn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngoài ra, đề tài “Xây dựng mô hình hợp tác xã trang trại trên địa bàn
tỉnh” đang được triển khai. Việc ứng dụng đề tài này vừa tăng tính chuyên
môn hóa trong sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, vừa hạn chế rủi ro từ tác động
của kinh tế thị trường đối với sản xuất, bởi hợp tác xã trang trại là loại hình
kinh tế hình thành từ sự liên minh và hợp tác của các chủ trang trại. Không
chỉ vậy, hợp tác xã trang trại còn tạo điều kiện để người sản xuất áp dụng hiệu
quả mô hình sản xuất hiện đại như chuỗi ngành hàng, kiểm soát chất lượng và
43
kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Kết quả ứng dụng đề tài để xây dựng mô hình hợp
tác xã trang trại đặc trưng trong chăn nuôi và trồng trọt cho thấy:
Hợp tác xã chăn nuôi heo Xuân Lập là một trong 3 mô hình mẫu hợp
tác xã trang trại. Chỉ có 11 xã viên, nhưng hợp tác xã đang hoạt động với tổng
đàn heo gồm 6.500, trong đó có 550 heo nái. Đặc biệt, với mô hình hợp tác xã
này, chủ trang trại đã chủ động hơn về vật tư, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
và kỹ thuật chăn nuôi vì hợp tác xã ký hợp đồng với công ty cung ứng thức ăn
gia súc, thuốc thú y, con giống và bao tiêu sản phẩm cho các trang trại.
Với hợp tác xã xoài Phượng Vỹ ở Xuân Lộc, nhờ áp dụng quy trình sản
xuất tiên tiến và sử dụng giống mới mà năng suất xoài bình quân 40 tấn/ha,
lợi nhuận 195 triệu/ha; trong khi các vườn xoài canh tác truyền thống trên
giống xoài cũ thì năng suất bình quân 18 tấn/ha, lợi nhuận 48 triệu/ha. Kết
quả cho thấy, mô hình áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trên giống cây xoài
mới tuy năng suất bình quân trên một ha canh tác chỉ gấp 2,2 lần, nhưng lợi
nhuận bình quân lại hơn 4 lần so với canh tác truyền thống. Với mô hình hợp
tác xã trang trại, các chủ trang trại có điều kiện nâng cao thu nhập. Điều đó
khẳng định, kết quả ứng dụng các đề tài, dự án KHCN là minh chứng về phát
triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chương trình giảm tổn thất sau thu
hoạch đã được đầu tư. Năm 2011, Đồng Nai thực hiện đề án Cơ chế, chính
sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tỉnh Đồng Nai
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Thông qua các mô hình trình diễn
đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật: sử dụng máy gặt đập liên hợp, lò sấy
lúa; hỗ trợ xây kho, nhà sơ chế trái cây; máy sấy và bảo quản nông sản khác,
đã góp phần giảm thất thoát, nâng cao chất lượng, hạn chế ảnh hưởng của thời
tiết, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
44
Cùng với chương trình này, việc cơ giới hóa sản xuất được đầu tư thỏa
đáng hơn. Theo đó, các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp
ngày càng đa dạng, phù hợp đặc điểm sản xuất của tỉnh. Đến nay, nhiều loại
cây trồng đã được cơ giới hóa ở mức khá cao, như: cây lúa, khâu làm đất cơ
giới hóa 100% diện tích; thu hoạch đạt 20%; khâu phơi sấy đạt 5% sản lượng;
Cây bắp, khâu làm đất đạt 98%; khâu tách hạt đạt 60%... Việc ứng dụng cơ
giới hóa đã giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.
Ngoài ra, còn nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới khác đã
được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt như: sử
dụng 100% các loại giống mới được tuyển chọn, lai tạo cho năng suất cao và
phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh; ứng dụng chế phẩm sinh học thay thế chế
phẩm có nguồn gốc hóa học, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường. Đặc biệt
Đồng Nai là tỉnh đầu tiên nghiên cứu thành công và áp dụng công nghệ tưới
tiết kiệm có bón phân thông qua đường ống tưới và áp dụng cho nhiều loại
cây trên nhiều địa hình. Hiện có 4743 ha cây công nghiệp, cây ăn trái được
lắp đặt công nghệ tưới nước tiết kiệm. Công nghệ này giảm đáng kể lượng
nước tưới, thời gian tưới, nhiên liệu, nhân công. Theo đó, chi phí giảm, năng
suất cao do đáp ứng yêu cầu nước, dinh dưỡng cho cây trồng kịp thời, không
lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, sử dụng công nghệ này
còn dễ dàng áp dụng các qui trình công nghệ cao, qui trình GAP, hay sử dụng
các chế phẩm sinh học Trichoderma, các chất sinh học để phòng trừ sâu bệnh
và ủ phân hữu cơ. Sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho thấy, giảm các
loại nấm, sinh vật gây bệnh trên cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được
ứng dụng cũng như các biện pháp kỹ thuật trên cho thấy, KHCN phục vụ
nông nghiệp phát triển đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu. Cụ thể:
Xoài đạt 20 tấn/ha (năng suất bình quân đạt 9,5 tấn/ha); Sầu riêng đạt 9-10
tấn/ha (năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha); Cà phê đạt 2,5-3,0 tấn/ha (năng
45
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY
Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngDoan Hau
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắngDự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
Dự án trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 

Similar to Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 

Similar to Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nayNâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh hiện nay
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đỨng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng YênLuận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà NộiLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nayLuận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐĂNG BỘ HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 9 1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp 9 1.2. Quan niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 16 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 32 2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chi phối sự phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 32 2.2 Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra hiện nay 39 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 68 3.1. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 68 3.2. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 75 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 101 3
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về vai trò KHCN, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI khẳng định “Phát triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”. Vì vậy, phát triển KHCN không chỉ là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước ta, mà còn là sự lựa chọn nhằm mục tiêu phát triển bền vững của nhiều địa phương, trong đó Đồng Nai không phải là ngoại lệ. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương Bảy khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh: Phát triển KHCN phải trở thành khâu đột phá để phát triển nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nhanh việc ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập trung vào việc phát triển giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý KHCN để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao nhanh tiến bộ KHCN vào sản xuất. Đồng Nai là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đất đai rộng, có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội để thu hút nguồn lực cho phát triển KTXH, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Sau gần 30 năm đối đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương Bảy khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đồng Nai liên tục phát triển và đạt được thành tựu khá toàn diện, góp phần quan trọng ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Theo đó, đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong 4
  • 5. nông nghiệp, nông thôn và nông dân ảnh hưởng tới CNH,HĐH ở Đồng Nai. Có nhiều nguyên nhân, trong đó sự phát triển của KHCN chưa đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, đứng trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, sự phát triển KHCN ở tỉnh Đồng Nai còn nhiều bất cập. Để khắc phục bất cập trên, cần có sự nghiên cứu toàn diện, hệ thống về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp “làm cho KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển LLSX hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[28; tr.66] cũng như phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn “Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trước sự phát triển nhanh, với nhiều đột phá của KHCN đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cấp độ khác nhau về phát triển KHCN nhằm những mục đích khác nhau liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Ngoài các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về KHCN còn có nhiều nghiên cứu về phát triển KHCN như: - Nguyễn Chí Hải (2001), “Một số vấn đề về việc phát triển KHCN trong quá trình CNH,HĐH nền kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về sự phát triển của KHCN ở Việt Nam trong sự nghiệp CNH,HĐH. Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của KHCN đối với tăng trưởng kinh tế, thực hiện CNH,HĐH ở các nước và ở Việt Nam. Sau khi đánh giá thực trạng, rút ra bài học ở các nước Châu Á, tác giả đã đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KHCN phục vụ CNH,HĐH. 5
  • 6. - Phạm Văn Quý (2005), “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. Đây là một công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển KHCN. Trong luận án của mình, tác giả Phạm Văn Quý đưa ra khái niệm và làm rõ vai trò của nguồn nhân lực KHCN; khảo sát thực trạng nguồn nhân lực KHCN ở Việt Nam; nêu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KHCN ở một số nước, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KHCN đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH. - Vũ Năng Dũng (chủ biên), Đỗ ánh, Chu Hoài Hạnh (2005), KHCN nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb CTQG. Đây là công trình mang tính tổng kết những thành tựu trong việc phát triển KHCN 20 năm đổi mới ở nước ta (1986-2005) trên các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; đất đai và phân bón; cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; lâm nghiệp; thủy lợi; chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời các tác giả đề xuất nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các lĩnh vực trên. - Trần Hồng Lưu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả của cuốn sách này đề cập nhiều nội dung, trong đó những vấn đề có liên quan trực tiếp đến luận văn mà tác giả có thể khai thác như: Vai trò của tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quá trình CNH,HĐH ở nước; nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp không muốn đầu tư vào phát triển KHCN; quan điểm của Đảng ta về phát triển KHCN; giải pháp tạo động lực nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống. - Phan Xuân Dũng (2008), Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Ở công trình này, tác giả đã trình bày xu hướng phát triển KHCN trên thế giới trong thời gian tới; 6
  • 7. quan điểm và một số giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam như: Giải pháp về vai trò chủ đạo của nhà nước trong phát triển công nghệ cao; giải pháp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển KHCN; giải pháp về cơ chế quản lý đối với cơ quan nghiên cứu phát triển KHCN. Ngoài những công trình trên còn có một số bài viết về phát triển KHCN đã đăng trên các tạp chí như: Nguyễn Hải Bằng, “Thúc đẩy sự phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu - trao đổi, (số 169/2010); Hoàng Bắc, “Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, (số 13/2011); Xuân Hoài, “Thay đổi công nghệ sản xuất lúa gạo”, Tạp chí Nông thôn mới, (kỳ 1, số 5/2011); Hải Quỳnh, “Hội nông dân Việt Nam và Bộ KHCN phối hợp đưa khoa học đến nhà nông”, Tạp chí Nông thôn mới, (kỳ 2 số 2/2011); Thanh Tùng, “Tập trung xây dựng tiềm lực KHCN vì một nền nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Đông Nam á, (số 12/2005); Vũ Xuân Chính, “Chính sách sử dụng cán bộ KHCN, trọng dụng nhân tài - Một vài suy nghĩ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 1/2006); Trần Văn Chử, “Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển thị trường KHCN”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 6/2006)... Tuy khác nhau về góc độ tiếp cận, nội dung và phạm vi đề cập nhưng các bài viết đều tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, cơ sở lý luận và thực tiễn chứng minh cho tính tất yếu phải phát triển KHCN trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Hai là, khuyến nghị liên quan chính sách quản lý đối với KHCN; đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cán bộ KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ba là, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, coi KHCN là động lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 7
  • 8. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên tuy công bố gần đây và được tiếp cận từ nhiều chuyên ngành kinh tế khác nhau, với nhiều phạm trù và không gian khác nhau, song chưa có đề tài nào về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, nghiên cứu về “Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” là nội dung mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố gần đây. Đây là vấn đề mới, có ý nghĩa thực tiễn, trực tiếp phục vụ nghiệp CNH,HĐH ở tỉnh Đồng Nai hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. * Nhiệm vụ - Luận giải những vấn đề lý luận về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. - Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp chủ yếu là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận: 8
  • 9. Cơ sở lý luận là lý luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chủ trương của tỉnh Đồng Nai về phát triển KHCN phục vụ CNH,HĐH nói chung, phục vụ nông nghiệp nói riêng. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lôgic kết hợp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh; các phương pháp nghiên cứu của khoa học Kinh tế chính trị, trong đó chủ yếu là phương pháp trìu tượng hóa khoa học. 6. Ý nghĩa của đề tài - Luận văn góp phần cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phát triển KHCN, trong đó có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ở tỉnh Đồng Nai. - Lý luận và thực tiễn về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là căn cứ khoa học để cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Nai đề ra chủ trương, chính sách phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. - Quan điểm và giải pháp phát triển KHCN sẽ là đóng góp quan trọng để đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn Đồng Nai thời gian tới. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9
  • 10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp 1.1.1. Quan niệm về khoa học và công nghệ Để đưa ra quan niệm đúng, khách quan về KHCN, trước hết cần tìm hiểu thế nào là khoa học, công nghệ. Từ khảo sát kết quả một số công trình khoa học cho thấy, tuy cách tiếp cận khác nhau song đều có chung kết luận: Thứ nhất, khoa học là khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực: khoa học là một hình thái ý thức xã hội, một công cụ của nhận thức; khoa học là một hoạt động xã hội của con người; khoa học là hệ thống tri thức của nhân loại được thể hiện bằng những khái niệm, phạm trù, học thuyết… Ngoài ra, khoa học còn được hiểu là quá trình hoạt động của con người để có hệ thống tri thức về thế giới tự nhiên và xã hội nhằm làm cho con người nắm được bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, trên cơ sở đó làm chủ điều kiện sống và cải tạo thế giới tự nhiên. Thứ hai, công nghệ là hệ thống tri thức gắn liền và tương ứng với một tập hợp kỹ thuật như máy móc, thiết bị… bao gồm hệ thống tri thức về kỹ năng, bí quyết, kinh nghiệm… được sử dụng theo một quy trình hợp lý để vận hành, tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Nếu trước đây công nghệ dùng trong lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, thì hiện nay khái niệm đó được sử dụng với nghĩa rộng hơn, không chỉ trong sản xuất, mà được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nhiều thế kỷ, khoa học phát triển độc lập, nhưng từ đầu thế kỷ 20 đến nay, mối quan hệ giữa KHCN với đời sống càng chặt chẽ. Chính sự gắn kết đó đã tạo ra cách mạng khoa học, trong đó 10
  • 11. cách mạng KHCN đang diễn ra là cuộc cách mạng đột phá, làm cho KHCN trở thành LLSX trực tiếp, đưa LLSX lên một bước phát triển mới. khái niệm KHCN mà chỉ có một số khái niệm liên quan đến KHCN như: Khoa học; Công nghệ; Hoạt động KHCN... Theo Luật KHCN năm 2013 thì: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”; “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”; “Hoạt động KHCN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KHCN”[40]; “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”[40]. Ngoài ra còn có một số khái niệm khác liên quan đến hoạt động khoa học, theo đó hoạt động khoa học được hiểu là “tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan đến việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học. Nội dung chủ yếu của hoạt động khoa học bao gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và kỹ thuật”[36; tr.144]. Theo tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ, hoạt động KHCN là hoạt động có liên quan tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển KTXH và chất lượng cuộc sống. Từ các quan niệm trên cho thấy, dù diễn đạt hay không diễn đạt là một hoạt động, thì khoa học, công nghệ, hay hoạt động KHCN vừa là hoạt động của xã hội, mà trực tiếp là hoạt động có mục đích của con người, đồng thời là sản phẩm do con người sáng tạo ra nhằm phát triển KTXH, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với cách tiếp cận này, thì khái niệm hoạt động KHCN trong 11
  • 12. Luật KHCN cũng là khái niệm KHCN; theo đó, Khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt động đổi mới, sáng tạo khác nhằm nâng cao hiệu quả phát triển KTXH, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. 1.1.2. Quan niệm về khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp Cho đến nay, tuy chưa có quan niệm về KHCN phục vụ nông nghiệp; song thực tế đang sử dụng một số thuật ngữ phản ánh nội hàm quan niệm này như: KHCN nông nghiệp, phát triển KHCN nông nghiệp. Vì vậy, để có quan niệm đúng về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trước hết cần thống nhất nhận thức về nội hàm thuật ngữ KHCN phục vụ nông nghiệp và thuật ngữ KHCN nông nghiệp. Sở dĩ như vậy là bởi đang tồn tại hai thuật ngữ, theo đó sẽ là hai quan niệm khác nhau nếu không thống nhất sẽ gây hiểu lầm giữa hai thuật ngữ, đó là: KHCN nông nghiệp; KHCN phục vụ nông nghiệp. Thuật ngữ KHCN nông nghiệp được sử dụng trong hai văn kiện: Thứ nhất, Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ) trong đó nêu: “KHCN nông nghiệp”[11]; Thứ hai, Nghị quyết Trung ương Sáu khóa XI về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong đó nêu: “Tiếp tục phát triển KHCN nông nghiệp…”[28; tr.91]. Hai văn kiện này tuy đề cập đến thuật ngữ KHCN nông nghiệp, nhưng chưa đề cập quan niệm KHCN nông nghiệp, hay phát triển KHCN nông nghiệp, song nội hàm thuật ngữ này đã được làm rõ. Trong Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/04/2012 của Thủ tướng có 9 lĩnh vực KHCN, bao gồm: KHCN nông nghiệp; KHCN y, dược; KHCN năng lượng; KHCN giao thông vận tải; KHCN xây dựng; KHCN biển; KHCN quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; KHCN vũ trụ; KHCN ở các vùng, địa phương. Như 12
  • 13. vậy, thuật ngữ KHCN nông nghiệp là thuật ngữ phản ánh tính chuyên sâu, chuyên biệt của KHCN nông nghiệp. Đây là thuật ngữ phân biệt sự khác nhau giữa KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp với KHCN trong các lĩnh vực khác như: y, dược; năng lượng; giao thông vận tải; xây dựng; biển; quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; vũ trụ; vùng, địa phương. Điều này có nghĩa, vì tính chuyên sâu mà KHCN nông nghiệp chỉ có thể phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp, không sử dụng được cho lĩnh vực khác. Ngược lại, thuật ngữ KHCN phục vụ nông nghiệp mà tác giả luận văn sử dụng sẽ có ý nghĩa rộng hơn; nó không chỉ có KHCN nông nghiệp, mà còn bao gồm một số lĩnh vực KHCN đa tác dụng, hay công nghệ lưỡng dụng vừa có thể sử dụng cho các lĩnh vực khác, vừa phục vụ lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ: KHCN biển; KHCN quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; công nghệ môi trường; công nghệ sinh học… là những lĩnh vực KHCN lưỡng dụng có thể sử dụng cả trong lĩnh vực nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Từ những vấn đề trên có thể đưa ra quan niệm: KHCN phục vụ nông nghiệp là một bộ phận của KHCN, bao gồm KHCN nông nghiệp và KHCN ở một số lĩnh vực liên quan có thể sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. 1.1.3. Quan niệm về phát triển khoa học và công nghệ Cho đến nay, thuật ngữ phát triển đã trở nên quen thuộc không chỉ ở nước ta, mà ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, bởi thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến ở nhiều lĩnh vực, trong các văn kiện (quốc gia, quốc tế), các hội nghị (quốc gia, quốc tế), các hoạt động khoa học và đời sống sinh hoạt đời thường. Mặc dù thuật ngữ phát triển được sử dụng rất phổ biến như vậy, nhưng chưa có khái niệm phát triển đầy đủ, mà thuật ngữ này được sử dụng như một tiếp đầu từ. Vì vậy, cũng như khái niệm KHCN, trong hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta về KHCN chưa có khái niệm phát triển KHCN, mà chỉ có một số khái niệm liên quan như: Phát triển công nghệ; Dịch vụ KHCN…; trong đó “Phát triển công nghệ là hoạt 13
  • 14. động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới”[40]; “Dịch vụ KHCN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KHCN trong các lĩnh vực KTXH”[40]. Mặt khác, theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc, phát triển công nghệ là tác động vào công nghệ hiện có nhằm làm cho công nghệ ấy hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó ứng dụng vào sản xuất và đời sống xã hội. Phát triển công nghệ bao gồm hai qúa trình: phát triển công nghệ theo chiều rộng và phát triển công nghệ theo chiều sâu. Theo đó, quá trình tiếp tục hoàn thiện công nghệ để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất được gọi là phát triển công nghệ theo chiều rộng; hay còn gọi là phổ biến tri thức công nghệ trong sản xuất. Quá trình phát triển công nghệ theo chiều sâu là quá trình cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Nghị quyết Đại hội XI đề ra, cần có quan điểm và tư duy mới về phát triển KHCN theo hướng ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển KHCN làm động lực phát triển LLSX hiện đại, đẩy nhanh CNH,HĐH. Với nhận thức đó, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta có quan điểm đúng về vai trò của KHCN. Tại Đại hội III, Đảng ta xác định, cách mạng khoa học kỹ thuật là một cuộc cách mạng then chốt. Các Đại hội IV, V, VI, VII xác định KHCN là nền tảng và động lực phát triển KTXH. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta đã ra Nghị quyết về Định hướng chiến lược phát triển KHCN trong thời kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đảng, KHCN cùng với giáo dục và đào tạo được xác định là quốc 14
  • 15. sách hàng đầu. Kiên trì và nhất quán quan điểm này, Đại hội IX, X, XI đã xác định, “KHCN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển LLSX hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[27; tr.78]. Vì vậy, “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển KHCN là quốc sách hàng đầu”[27; tr.77] và “Phát triển KHCN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”[27; tr.78]. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương Sáu khóa XI ra Nghị quyết về phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, xác định, “Phát triển và ứng dụng KHCN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển KTXH và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”[28; tr.77-78]. Với nhiều chủ trương đúng, KHCN nước ta đã có bước phát triển quan trọng trong xây dựng và phát triển tiềm lực, đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp thiết thực vào “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” thời kỳ đổi mới, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đưa nước ta từ nước kém phát triển thành nước có thu nhập trung bình. Cho đến nay, nước ta cơ bản hoàn thành xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động KHCN với 8 đạo luật từ Luật KHCN năm 2000 đến Luật KHCN năm 2013 và “hơn 1.600 tổ chức KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế, hơn 62.000 cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp, trong đó có hàng chục nghìn người có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ”[38; tr.5]. Như vậy, mặc dù Đảng ta có nhiều chủ trương phát triển KHCN, song chưa có quan niệm đầy đủ về phát triển KHCN. Từ các khái niệm về KHCN; về phát triển công nghệ và quan điểm của Đảng ta về phát triển KHCN, có thể đưa ra quan niệm: đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, phổ biến và ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống 15
  • 16. nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực phục vụ cho phát triển KTXH. Ở phạm vi quốc gia, phát triển KHCN là phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học, gồm: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với mục tiêu “Đến năm 2020, KHCN Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực KHCN đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[28; tr.80] nhằm “Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Xây dựng được nền tảng khoa học tự nhiên hiện đại cho KHCN nói chung; phấn đấu đạt trình độ hàng đầu của khu vực và thứ hạng cao trên thế giới ở một số lĩnh vực; làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao”[28; tr.80]; làm cho KHCN thực sự là động lực để phát triển LLSX, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng một số sản phẩm thương hiệu Việt Nam; gắn phát triển KHCN với phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh; làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong qúa trình CNH,HĐH, hội nhập quốc tế. Ở phạm vi địa phương, lĩnh vực, phát triển KHCN là nâng cao năng lực KHCN ở địa phương, lĩnh vực mình để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới, giải pháp quản lý tiên tiến; đồng thời ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển KTXH. 1.2. Quan niệm, sự cần thiết và nội dung phát triển khoa học và 16
  • 17. công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 1.2.1. Quan niệm về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp; trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu, nhất là các khái niệm về KHCN; về KHCN phục vụ nông nghiệp; về phát triển KHCN cũng như nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp thì đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phổ biến và ứng dụng thành tựu KHCN vào nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Đồng Nai. Với quan niệm này cho thấy: Một là, chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở Đồng Nai là tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở. Trong đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp; chính quyền các cấp có vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp; đồng thời quản lý hoạt động này thông qua xây dựng các chiến lược, kế hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho sự thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành trong các hoạt động phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hai là, lực lượng tham gia phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở Đồng Nai bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị. Mỗi lực lượng trong hệ thống chính trị có vai trò và trách nhiệm khác nhau; trong đó Sở KHCN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức KHCN; các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp, nhất là nông dân là các lực lượng trực tiếp. Đặc biệt, các tổ chức KHCN với nhiệm vụ “nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KHCN”[40] là cơ quan tiến hành hoạt động phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Vì 17
  • 18. vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này quyết định sự phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng nai. Những người nông dân vừa là chủ thể của sự phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng thành tựu phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp; do đó vai trò của họ rất quan trọng trong tiếp thu, ứng dụng cũng như sáng tạo KHCN phục vụ nông nghiệp. Ba là, quy mô phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai tuy phụ thuộc vào yêu cầu phát triển nông nghiệp, nhưng nhìn chung sẽ nhỏ hơn quy mô phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở phạm vi quốc gia. 1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Một là, xuất phát từ tác động của cách mạng KHCN đến lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp nói chung. Ngày nay, KHCN là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển bền vững ở mọi quốc gia. Theo quan điểm của Đảng ta thì, “KHCN là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước”[9]. Thật vậy, thành tựu của KHCN đang xâm nhập sâu rộng vào quá trình sản xuất ở mọi lĩnh vực, trở thành LLSX trực tiếp. Có thể nói, cách mạng KHCN tác động toàn diện đến mọi quốc gia, mọi ngành, mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tuy bị tác động muộn hơn, nhưng hiệu quả nhanh hơn, dễ nhận thấy. Điều đó thể hiện ở thời gian chuyển từ kết quả nghiên cứu đến ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã rút ngắn. Nói cách khác, quá trình nhất thể hoá giữa KHCN với sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ hơn, trở thành xu thế tất yếu của sự phát triển. Vì vậy, để nông nghiệp Đồng Nai phát triển phải phát triển KHCN. Do tác động bởi cách mạng KHCN từ giữa thế kỷ 20, nhất là tác động từ cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp và sự phát triển của công nghệ sinh học đã tạo ra sự thay đổi trong nông nghiệp. Ngày nay, “nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ 18
  • 19. chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”[1; tr.984]. Đây là ngành sản xuất vật chất chủ yếu dựa trên cơ sở là trồng trọt và chăn nuôi, bằng việc sử dụng tài nguyên đất đai và nguồn nước để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thủy hải sản nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và nhiều sản phẩm khác phục vụ nhu cầu xã hội. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp ngoài lương thực, thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng của con người và thức ăn chăn nuôi, còn có một số loại sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và nhiều ngành sản xuất vật chất khác. Thực tế cho thấy, trong điều kiện KTTT và toàn cầu hoá, xét ở mọi cấp độ, nền kinh tế quốc dân, hay nền kinh tế của một địa phương, chỉ có thể tồn tại và phát triển khi các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đó thường xuyên được đổi mới, có tính cạnh tranh cao. Những đòi hỏi đó chỉ được đáp ứng khi nền kinh tế có tiềm lực KHCN mạnh, và tiềm lực đó trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Hai là, xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững với sự lạc hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Thực tiễn khẳng định, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính phát triển bền vững. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù đạt được sự tăng trưởng cao chưa thể coi là đã phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn tuy là ba vấn đề khác nhau, nhưng nếu không đồng thời giải quyết một cách đồng bộ thì không thể tiến hành thành công sự nghiệp CNH,HĐH. Thời gian gần đây, tuy tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong sản phẩm quốc nội giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp giảm. Thực tế cho thấy, Mỹ và Pháp là hai quốc gia có công nghiệp phát triển cũng là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á được coi là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, thì hiện nay phải nhập khẩu lương thực, vì sản xuất nông nghiệp giảm nghiêm trọng. Điển 19
  • 20. hình như Philippin, là nước nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dành nhiều diện tích canh tác phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là sân golf, vì thế thiếu lương thực trầm trọng, đe dọa an ninh lương thực và phát triển bền vững. Việc các nước phát triển trợ cấp cho nông nghiệp thông qua các ưu đãi, trong đó trọng tâm là phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp, đã làm cho các nước đang phát triển gặp khó khăn là cái giá mà các nước này phải trả cho việc không chú trọng phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Đây là bài học kinh nghiệm về giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò của nông nghiệp trong phát triển bền vững với sự lạc hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Một vấn đề khác của nông nghiệp Đồng Nai đang đặt ra cần giải quyết là chất lượng nông sản thấp, vì chủ yếu xuất khẩu thô, quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao, năng suất lao động thấp. Muốn tăng giá trị nông sản hàng hóa, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằng phát triển sản phẩm có xuất xứ địa lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm quốc tế và sản phẩm hữu cơ. Để làm việc này, ngoài thể chế quản lý chất lượng nông sản, phải tiến hành phát triển công nghiệp chế biến. Như vậy, để phát triển công nghiệp chế biến, phải phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, thể chế thị trường nông sản trong cả nước cũng như ở Đồng Nai, nếu chỉ dựa vào quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ dẫn đến độc quyền doanh nghiệp; nông dân là người sản xuất vẫn thiệt thòi. Muốn giải quyết tình trạng này, phải phát triển chế biến, lưu thông. Chính quyền không thể trợ giúp nông dân thông qua doanh nghiệp nhà nước, vì lợi nhuận là mục tiêu chính của doanh nghiệp, mà phải thực hiện hỗ trợ qua dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ công phục vụ nông nghiệp yếu, thiếu dịch vụ KHCN do chưa có chiến lược phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp trong điều kiện đất ít, người đông, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp. Ngoài ra, các câu hỏi của nông 20
  • 21. nghiệp công nghệ cao ở Đồng Nai như: công nghệ sinh học bảo đảm nguy cơ đối với sức khỏe con người, môi trường; vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự báo chiếm lĩnh thị trường nông sản; vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro trong nông nghiệp gia tăng, mà chưa có biện pháp bảo vệ, chống thiên tai, rủi ro; vấn đề bảo hiểm trong nông nghiệp… hầu hết vẫn còn bỏ ngỏ. Đó là những vấn đề cốt lõi liên quan đến phát triển bền vững của nông nghiệp Đồng Nai. Điều đó cho thấy sự lạc hậu, hay chậm trễ của KHCN trước yêu cầu phát triển nông nghiệp. Bởi vậy, chỉ có phát triển KHCN mới có thể giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò quan trọng của nông nghiệp trong phát triển bền vững với sự lạc hậu của KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Ba là, xuất phát từ vai trò của KHCN đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Thực tiễn phát triển KTXH cho thấy, ở phạm vi quốc gia, KHCN đã và đang góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập. Nhờ đó trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ ở nước ta hiện nay đã được nâng lên đáng kể; nhờ đó mà nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, KHCN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ nhập khẩu lương thực trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và một số nông sản, hải sản khác. Trong đó phải kể đến thành tựu của các chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh của một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của kinh tế nông nghiệp. Ở phạm vi địa phương, nhất là cơ sở, trong đó có Đồng Nai, KHCN đã đóng góp tích cực vào việc phát triển KTXH, tích cực 21
  • 22. góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn. Về bản chất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp là tiến hành CNH,HĐH nông nghiệp. Muốn vậy phải phát triển KHCN. Vì vậy, phát triển KHCN là yếu tố quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng suất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản. Chúng ta đã biết, công nghiệp hoá là sản phẩm của cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 17, hiện đại hoá là sản phẩm của cách mạng kỹ thuật giữa thế kỷ 20. Nhờ thành tựu KHCN mà nhiều lĩnh vực phát triển đột biến. Chẳng hạn, việc sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng khoáng sản; sự ra đời của vật liệu tổng hợp đã giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh; đồng thời cung cấp vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn, tái sinh được. Vấn đề đặt ra cho Đồng Nai trên con đường CNH,HĐH nông nghiệp là ở chỗ, cần nắm bắt xu thế phát triển tất yếu, khách quan, khai thác tối đa thời cơ, thuận lợi và hạn chế thấp nhất nguy cơ, bất lợi để thực hiện thành công sự nghiệp đó. Muốn vậy, chỉ có thể bằng con đường phát triển KHCN. Sự phát triển của KHCN hiện nay đã làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất nông nghiệp, nhờ đó sản xuất nông nghiệp phát triển nhảy vọt, trong đó có thành tựu bảo đảm an ninh lương thực. Nền nông nghiệp nước ta cũng trong tình trạng như vậy. Nhận thức rõ điều đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Bảy khóa X nhấn mạnh, “ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân”[26; tr.125]. Thực hiện chủ trương này, tháng 10/2008 Thủ tướng ban hành Chương trình hành động, trong đó nêu “Phát 22
  • 23. triển khoa học - công nghệ phải trở thành khâu đột phá để phát triển nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nhanh việc ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tập trung vào việc phát triển giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản. Nâng cao năng lực và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý KHCN đ nâng cao nhanh hi u qu nghiên c u và chuy n giaoể ệ ả ứ ể nhanh ti n b KHCN vào s n xu t”[7]. Trongế ộ ả ấ Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 xác định, “KHCN phải góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về nông nghiệp, một trung tâm của thế giới về lúa gạo và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới”[10]. Tại Hội nghị Trung ương Sáu khóa XI, Đảng ta chủ trương “Tiếp tục phát triển KHCN nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến; sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới”[28; tr.91]. Như vậy, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương phát triển KHCN, nhằm làm cho KHCN phát huy vai trò động lực và là LLSX trực tiếp. Trong điều kiện đó, vấn đề đặt ra đối với Đồng Nai là làm thế nào để KHCN đảm nhận được vai trò đó, thực sự là LLSX, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KTXH, trực tiếp phục vụ nông nghiệp của tỉnh. Đồng Nai là địa phương có nền kinh tế tiểu nông, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong nhiều năm. Từ thực trạng nền kinh tế như vậy là sản xuất nhỏ; thói quen của thời kì bao cấp trong sản xuất, kinh doanh vẫn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Hơn nữa, ảnh hưởng từ tác động khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế chưa chấm dứt, lạm phát còn ở mức cao, sản xuất chưa ổn định, thất nghiệp hoặc không đủ việc làm gia tăng, tổng sản phẩm bình quân đầu người còn ở mức thấp. Vì vậy, phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết 23
  • 24. trước thực trạng KHCN phục vụ nông nghiệp ở Đồng Nai phát triển chậm, chưa đi vào cuộc sống mặc dù tiềm năng không nhỏ. Nhận thức được tính cấp thiết đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã có chủ trương “nâng cao năng lực KHCN làm nền tảng vững chắc và động lực phát triển KTXH”[3]. Đồng thời “Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp (kinh tế trang trại, trang trại ứng dụng công nghệ cao) nhằm tăng giá trị lớn trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình GAP; thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, nhất là áp dụng các quy trình công nghệ sử dụng tiết kiệm vật tư nông nghiệp, nước tưới, đất và sử dụng hiệu quả về giống, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch… để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản và giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ hiệu quả việc tiêu thụ nông sản hàng hóa, trên cơ sở rà soát các chính sách hiện hành hoặc kiến nghị Chính phủ và nghiên cứu từ thực tiễn địa phương để có cơ chế phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản với sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân và xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản có thế mạnh của địa phương để hỗ trợ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu”[3]. Để thực hiện chủ trương này, Đồng Nai đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của KHCN trong hiện đại hóa kết cấu hạ tầng KTXH phục vụ phát triển nông nghiệp. Nhờ đó mà nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là các tiêu chí về phát triển kết cấu hạ tầng KTXH ở nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Nai đang từng bước hoàn thành, ngày càng đồng bộ và hiện đại. Bốn là, do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển bền vững. 24
  • 25. Lịch sử hình thành và phát triển nông nghiệp ở các nước phát triển cho thấy, khi KHCN trở thành yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi nền kinh tế, thì con đường phát triển bền vững nông nghiệp hàng hóa không thể khác ngoài phương thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn kết chặt chẽ với phát triển KHCN. Khi KHCN phát triển thì sức lao động nông nghiệp được giải phóng. Theo đó một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ được chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ; làm cho lao động nông nghiệp giảm dần, đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn. Thông qua chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đã làm thay đổi căn bản cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo ra sức hút lao động nhất là lao động đã qua đào tạo để người dân có nhiều cơ hội hơn trong tìm việc làm với mức thu nhập cao hơn. Hiện nay, ở các nước đang phát triển có dư lượng lao động nông thôn cao, xu hướng sẽ gia tăng khi KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo năm 2020, nông nghiệp trong GDP còn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45%; còn ở Việt Nam, dự báo năm 2020, tỷ trọng “nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%, lao động nông nghiệp vẫn còn 23%”[49; tr.50]. Như vậy, khi công nghiệp hóa thành công, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn rất quan trọng. Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng phát triển nông nghiệp, mà phải coi phát triển nông nghiệp như một mục tiêu trọng tâm của phát triển KTXH. Thực tế phát triển KTXH ở nước ta thời kỳ đổi mới cho thấy, nếu thời kỳ đầu, thành công trong nông nghiệp là dựa trên sự thay đổi cơ chế quản lý, giải phóng sức lao động; thì thành tựu đổi mới nói chung, phát triển KTXH nói riêng sau này, trong đó nông nghiệp có nhiều thành tựu sớm nhất, là dựa trên cơ sở phát triển LLSX bằng việc kết hợp có hiệu quả giữa tiềm lực con người với sức mạnh KHCN. Vì vậy, với một nền nông nghiệp có nhiều tiềm 25
  • 26. năng như Đồng Nai, để phát triển sản xuất, nhất thiết phải có tiềm lực KHCN, do đó phải phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Với ý nghĩa đó, tỉnh Đồng Nai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các qui hoạch, đề án, chương trình thực hiện... Nhờ đó thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực xác định theo hướng liên kết với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các giống có năng suất, chất lượng cao, công nghệ sản xuất mới, tiến bộ và cơ giới hóa được áp dụng mạnh mẽ vào sản xuất. Từ đó năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng nhanh. Thực hiện lập qui hoạch sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực then chốt theo hướng phát huy lợi thế so sánh của địa phương, hoàn thành qui hoạch phát triển nông nghiệp chi tiết cho từng xã, thị trấn. Mặt khác, nếu KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển sẽ thúc đẩy nhanh tính chất xã hội hóa sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai; khi đó tính chất manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong nông nghiệp sẽ được khắc phục. Dù tác động thế nào, thì sản xuất nông nghiệp luôn gắn với công nghệ sinh học và sản phẩm công nghệ sinh học. Vì vậy, phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp sẽ là yếu tố nền tảng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp và môi trường sống ở khu vực nông thôn. Ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, vấn đề gây nhiều bức xúc là tình trạng môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống ở nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (hiện tỉnh có 103 trang trại, trong đó 82 trang trại nuôi heo, 21 trang trại nuôi gà). Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, song nguyên nhân cơ bản là nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu, thậm chí công nghệ thải loại từ nước ngoài; hay nước thải từ sản xuất công nghiệp và sản xuất nông 26
  • 27. nghiệp không qua xử lý, hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn đã thải ra môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Điển hình như vụ xả thải của công ty Vedan, công ty SonadeZi. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó ưu tiên phát triển KHCN là một trong những giải pháp hữu hiệu vừa cơ bản, vừa lâu dài. Việc ứng dụng thành tựu KHCN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm giảm đáng kể các chất thải độc hại ra môi trường, bảo đảm cho nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững. Năm là, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Không chỉ ở nước ta, mà ở mọi quốc gia, nguồn nhân lực giữ vai trò là nền tảng và yếu tố quyết định phát triển bền vững. Vì vậy, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 là đưa nhân lực “trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới”[8]. Với cách hiểu như vậy thì nguồn nhân lực nông nghiệp quyết định thành công sự nghiệp CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Giữa phát triển KHCN với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp có mối quan hệ hữu cơ: khi KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển sẽ đòi hỏi trình độ của nguồn nhân lực nông nghiệp phát triển tương ứng. Chính điều này đòi hỏi các chủ thể phải có các giải pháp để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo kịp yêu cầu phát triển KHCN; nói cách khác trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực phải tương thích với trình độ phát triển KHCN. Mặt khác, khi đó mỗi chủ thể sản xuất nông nghiệp cũng như mỗi người nông dân phải tự mình học tập thông qua các hình thức bồi dưỡng, tập huấn, hay đào tạo khác nhằm nâng cao trình độ để có thể ứng dụng và vươn 27
  • 28. lên làm chủ KHCN; nghĩa là họ phải có khả năng tiếp cận với các thành tựu KHCN nông nghiệp, đặc biệt là tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tiến tiến vào sản xuất. Chính mối quan hệ tác động qua lại giữa KHCN với nguồn nhân lực nông nghiệp đã làm cho chất lượng của nguồn nhân lực nông nghiệp không ngừng tăng lên; ngược lại, chỉ khi chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đã được nâng cao tương ứng, mới có khả năng khai thác, sử dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống, đồng thời thúc đẩy KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển. 1.2.3. Nội dung phát triển khoa học và công nghệ phục nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai hiện nay Ở nước ta, để khai thác lợi thế nông nghiệp nhiệt đới nhằm phát triển sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, Nghị quyết Trung ương bảy khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản”[26; tr.129]. Tiếp tục chủ trương này, Đại hội XI xác định “Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ KHCN hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh… Gắn kết chặt chẽ… giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”[27; tr.115]. Với chủ trương này, Hội nghị Trung ương sáu khóa XI 28
  • 29. nhấn mạnh “Tiếp tục phát triển KHCN nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam t hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài là chủ trương phát triển KHCN nông nghiệp Việt Nam. Định hướng phát triển KHCN trong Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011-2020 chỉ rõ nội dung phát triển KHCN nông nghiệp bao gồm: “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nông nghiệp tập trung vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, có tính cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học để tạo các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng thích nghi điều kiện biến đổi khí hậu. Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học để xác định và phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, tạo các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu về giống, canh tác các loại cây rừng phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa bàn; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn gen trong nông nghiệp, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu của Việt Nam phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển an toàn thực phẩm biến đổi gen. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và giải pháp phù hợp để chế biến, bảo quản và đa dạng hóa các mặt hàng nông - lâm - thủy sản, góp phần xây dựng các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm xuất khẩu 29
  • 30. của Việt Nam; nghiên cứu kết hợp công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm truyền thống để chế biến, bảo quản một số đặc sản truyền thống ở quy mô công nghiệp, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu phát triển công nghệ và công cụ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ cho sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y, thức ăn gia súc. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, thi công các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về tưới, tiêu chủ động, phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu”[10]. Từ chủ trương phát triển KHCN nông nghiệp cũng như KHCN phục vụ nông nghiệp cho thấy, phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp gồm 09 nội dung sau: Thứ nhất, nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp; Thứ hai, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, giải pháp công nghệ sinh học để phát triển bền vững nông, lâm và ngư nghiệp; Thứ ba, áp dụng quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng; Thư tư, tập trung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng lớn, khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm an ninh lương thực; Thứ năm, nghiên cứu đề xuất giải pháp về giống, canh tác các loại cây rừng phù hợp, nâng cao tỷ lệ che phủ, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ, góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; Thứ sáu, nghiên cứu bảo tồn, khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen đặc hữu tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; 30
  • 31. Thứ bảy, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp phù hợp kết hợp với kinh nghiệm truyền thống để chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu; Thứ tám, phát triển công nghệ và công cụ, thiết bị tiên tiến, đồng bộ cho sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc. Thứ chín, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu tiên tiến bảo đảm thủy lợi và chủ động, phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là một bộ phận của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, về bản chất, những nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp Việt Nam cũng là nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, sự khác nhau là ở chủ thể, lực lượng tham gia tiến hành hoạt động này. Riêng quy mô nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai sẽ hẹp hơn quy mô nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở phạm vi quốc gia, nhưng phải phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm, truyền thống canh tác của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện KHCN phát triển mạnh mẽ như hiện nay, quá trình thực hiện các nội dung phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp cần ưu tiên cho một số lĩnh vực KHCN nền tảng có ý quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó: công nghệ sinh học; công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp; KHCN phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Nai. * * * 31
  • 32. vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là một nhiệm vụ cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài của hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, tiến tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững. Xét đến cùng, phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp là để Đồng Nai phát huy hơn nữa tiềm năng đất đai, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, góp phần rút ngắn quá trình CNH,HĐH, để năm 2015 Đồng Nai “trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đi trước cả nước 5 năm”. 32
  • 33. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chi phối sự phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai 2.1.1. Thuận lợi Thứ nhất, Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh tế và xã hội để phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Đồng Nai là tỉnh công nghiệp; nhiều nhà máy hoạt động tại các KCN, CCN trên địa bàn ((Phụ lục 2.1; 2.2) với nhiều lĩnh vực có khả năng liên kết thành chuỗi khép kín theo hướng sản phẩm của nhà máy này được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy khác. Lực lượng lao động tỉnh Đồng Nai có ý chí vươn lên, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc cường độ cao. Dân số Đồng Nai tăng cao gần đây tuy gây áp lực cho công tác an sinh xã hội, song cũng mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống (Biểu 2.1). Biểu 2.1: Dân số Đồng Nai năm 2010 và dự báo đến năm 2020 1.539 1.714 1.850 1.770 725 861 1.050 1.450 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2005 2010 2015 2020Năm Dânsố(nghìnngười) + Thành thị + Nông thôn Nguồn: [6; tr.11] Dự báo qui mô dân số Đồng Nai năm 2020 từ 3.100.000÷3.200.000 người; năm 2030 từ 3.600.000÷3.700.000 người (Phụ lục 2.3). 33
  • 34. Thứ hai, vị trí địa lý là điều kiện thuận lợi cho phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai có vị trí chiến lược về kinh tế, thương mại, quốc phòng, an ninh. Có nhiều tuyến giao thông kết nối Đồng Nai với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên; thành phố Hồ Chí Minh. Với vị thế quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẽ là điều kiện thuận lợi không chỉ cho phát triển KTXH, mà còn thuận lợi cho phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Do vị trí thuận lợi, Đồng Nai có điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trình độ kỹ thuật cao; hợp tác phát triển KHCN, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cao. Trong bối cảnh hội nhập, với vị trí địa kinh tế khá thuận lợi, có cảng biển, không gian mặt bằng cho phát triển kinh tế rộng rãi, nguồn lao động dồi dào, Đồng Nai có tiềm năng, lợi thế nổi bật về phát triển nhiều ngành, lĩnh vực. Vì thế, Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Với đặc điểm địa lý đó Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp. Thứ ba, Đồng Nai có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thành trung tâm giáo dục và đào tạo; KHCN ở Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng Nai là tỉnh có diện tích và dân số lớn, tăng trưởng kinh tế nhanh, có nhiều khu công nghiệp thu hút lao động, có điều kiện liên kết, hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác để thu hút đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu, triển khai, ứng dụng KHCN có qui mô, đẳng cấp quốc tế; hình thành và phát triển đô thị khoa học, các khu làng đại học. Theo Quy hoạch phát triển các khu chuyên ngành đến năm 2020 (Bảng 2.1) trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành: Trung tâm công nghệ sinh học (Cẩm Mỹ), Khu công nghiệp công nghệ cao (Long Thành), Khu liên hợp công nông nghiệp (Dofico). Đó là tiềm năng, lợi thế để Đồng Nai phát 34
  • 35. triển thành trung tâm giáo dục và đào tạo, KHCN, nhất là đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Bảng 2.1. Quy hoạch phát triển các khu chuyên ngành đến 2020 Stt Khu chuyên ngành Địa điểm Hiện trạng 2010 (ha) QH SĐ theo NQ số 69 ngày 30/10/2012 của CP Rà soát, bổ sung đến năm 2020 1 Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành Long Thành - 420 410 2 Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico Thống Nhất, Xuân Lộc - 2.187 - 3 Trung tâm công nghệ sinh học Cẩm Mỹ - 253 208 Nguồn: [6; tr.85] Thứ tư, tốc độ tăng trưởng, quy mô nền kinh tế Đồng Nai là những yếu tố vật chất quan trọng để phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp (Biểu 2.2) Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Đồng Nai từ năm 2001-2012 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 16,0 18,0 20,0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Tỷlệ(%) Tốc độ tăng GDP cả tỉnh Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Nông lâm nghiệp và thủy sản 35
  • 36. 5 năm gần đây, mặc dù khó khăn, kinh tế phục hồi chậm; thị trường xuất khẩu thu hẹp, cạnh tranh gay gắt, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm. Song với sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân nên KTXH đạt kết quả khá tốt, “Kinh tế tăng tưởng khá cao so với bình quân cả nước và đạt mục tiêu nghị quyết đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tạo nguồn lực đảm bảo về an sinh xã hội và tạo nền tảng tốt cho sự phát triển những năm sau”[4]. Trong đó, GRDP “tăng 11,5% so năm trước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giữ tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng GRDP ngành dịch vụ và giảm ngành nông, lâm, thủy sản”[4]. Từ một số chỉ tiêu KTXH đạt được cho thấy, kinh tế Đồng Nai phát triển nhanh, có tiềm lực mạnh là “một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một trong 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất trong cả nước”[6; tr.1] giai đoạn 2006-2010 (Biểu 2.3). Biểu 2.3: Cơ cấu các GDP của tỉnh năm 2005 và năm 2010 Nguồn: [6; tr.17] Sau gần 30 năm đổi mới, Đồng Nai “phát triển tương đối hài hòa giữa các mặt, giữa chiều rộng với chiều sâu, giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, giữa kinh tế và xã hội, văn hóa, giữa các vùng, giữa đồng bào các dân tộc... kết hợp được cả trước mắt và lâu dài”[60] (Bảng 2.2). Được đánh giá, “là một trong số Năm 2010 Nông lâm nghiệp và thủy sản; 8,6% Công nghiệp - xây dựng; 57,2% Dịch vụ; 34,2% Năm 2005 Dịch vụ; 28,0% Công nghiệp - xây dựng; 57,0% Nông lâm nghiệp và thủy sản; 15,0% 36
  • 37. những tỉnh, thành phố trong cả nước đã làm tương đối tốt công tác lãnh đạo phát triển KTXH…”[60]. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Tốc độ tăng Bình quân năm (%) 1. GDP (giá 94) Tỷ đồng 19.178,9 36.202,5 13,5 - Nông lâm thuỷ sản 3.022,5 3.804,1 4,7 - Công nghiệp - Xây dựng 11.754,7 23.555 14,9 - Dịch vụ 4.401,7 8.843,3 15,0 2. GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 29.999,7 75.899,0 - Nông lâm thuỷ sản 4.497,2 6.526,2 - Công nghiệp - Xây dựng 17.102,6 43.414,4 - Dịch vụ 8.399,9 25.958,4 3. Cơ cấu GDP (giá tt) % - Nông lâm thuỷ sản 15,0 8,6 - Công nghiệp - Xây dựng 57,0 57,2 - Dịch vụ 28,0 34,2 4. GDP bình quân người (giá tt) USD 839 1.629 Nguồn: [6; tr.17] Năm 2012, tỷ trọng GRDP của như sau: công nghiệp - xây dựng 57%; dịch vụ 36,2%; nông, lâm, thủy sản 6,8%. Sang năm 2013 tỷ trọng đó như sau: “công nghiệp - xây dựng 56,9%, dịch vụ 36,8%, nông, lâm, thủy sản 6,3%. GRDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 48,7 triệu đồng, tương đương 2.318 USD”[8], vượt chi tiêu của Tỉnh ủy năm 2013. Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1%. Mặc dù khó khăn nhưng năm 2013, tỉnh Đồng Nai “đã thu hút trên 1,64 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài”[8]; thu hút đầu tư trong nước trên 8 ngàn tỷ đồng và vốn đăng ký kinh doanh trên 9 ngàn tỷ đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải ngân để đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình giao thông quan trọng như: đường 37
  • 38. tránh Biên Hoà, đường 25A, đường 768, Hương lộ 10, cầu Hóa An, cầu Đồng Nai...; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, cầu vượt ngã tư Vũng Tàu, tạo điều kiện thúc đẩy KTXH phát triển. Hoạt động dịch vụ phát triển tích cực, giá trị gia tăng ngành năm 2013 tăng 14,1%; trong đó một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao tiếp tục phát triển như: dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách; dịch vụ cảng (sản lượng hàng thông qua cảng tăng 5,4%); dịch vụ bưu chính viễn thông (doanh thu tăng 15,3%); dịch vụ du lịch (lượt khách tham quan tăng 11%, doanh thu tăng 13%). Sản xuất nông nghiệp năm 2013 tuy có nhiều khó khăn, song “giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản tăng 3,8%”[8] so năm 2012. Đến năm 2013, Đồng Nai đã có 91,1% ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp phu phố văn hóa; 97,8% hộ gia đình đạt danh hiệu hộ gia đình văn hóa và 97% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt; 55,5% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; 96% xã, phường có bác sĩ; bình quân 1 vạn dân có 6,5 bác sĩ và 23,5 giường bệnh. Từ các chỉ tiêu đạt được gần đây cho thấy, KTXH tỉnh Đồng Nai có chuyển biến tích cực, “Đồng Nai phát triển tương đối đều, liên tục, đúng hướng, theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH,HĐH”[60]. Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục có tiến bộ; an sinh xã hội được quan tâm, tập trung vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo trợ xã hội. Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1460/QĐ-UBND, ngày 23/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai), Đồng Nai sẽ là: “trung tâm giao thương các vùng kinh tế động lực của quốc gia…; Cực tăng trưởng kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung tâm CNH,HĐH của cả nước; Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, 38
  • 39. trung tâm kho vận, tiếp vận của vùng…; Trung tâm dịch vụ đa ngành, trung tâm công nghiệp tập trung, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại - tài chính của quốc gia; Trung tâm phát triển nông lâm, nghiệp chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước của toàn vùng thành phố Hồ Chí Minh”[54]. 2.1.2. Khó khăn Thứ nhất, qui mô dân số Đồng Nai lớn, tốc độ gia tăng cơ học nhanh, lao động trong độ tuổi dồi dào, song chất lượng nguồn nhân lực, “nhất là đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt là ở cấp xã phường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao”[46], công nghệ sinh học, lĩnh vực đào tạo… Thứ hai, mức tăng trưởng GRDP của tỉnh giảm dần mấy năm gần đây; nguồn thu ngân sách khó khăn, ảnh hưởng đến tích lũy từ nội bộ nền kinh tế tỉnh cho phát triển và đáp ứng nhu cầu đảm bảo an sinh xã hội cũng như tổng vốn đầu tư xã hội sẽ giảm. Tình trạng này còn kéo dài do ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô trong nước chưa ổn định; chất lượng tăng trưởng thấp, tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt yêu cầu, nợ xấu ngân hàng còn cao gây tắc nghẽn nền kinh tế, sức mua của thị trường còn yếu, thị trường bất động sản chưa phục hồi. Thứ ba, thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống… Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà mực nước sông Đồng Nai vào mùa khô giảm, lượng mưa trung bình hàng năm ít đi, việc xây dựng các đập thủy điện đã ảnh hưởng đến an ninh lương thực và cấp nước sinh hoạt. Đây là một thách thức lớn đối với KHCN phục vụ nông nghiệp trong những năm tiếp theo. 39
  • 40. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội trên cho thấy tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là các yếu tố quan trọng tác động đến phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. 2.2. Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra hiện nay 2.2.1. Những kết quả đạt được Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Đồng Nai tăng trưởng đáng kể cả về năng suất, sản lượng và giá trị, nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản xuất khẩu tăng. Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, toàn diện, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế như cao su, cà phê, hạt tiêu... Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của KHCN phục vụ nông nghiệp. Một là, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng mang lại hiệu quả KTXH, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai Với đa số dân cư Đồng Nai là nông dân, địa phương có tiềm năng to lớn để phát triển nông, lâm, thủy sản thì việc áp dụng thành tựu KHCN vào nông nghiệp càng quan trọng. Phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản hàng hóa, cải thiện thu nhập, nâng đời sống nông dân, mà còn trực tiếp góp phần phục vụ CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với ý nghĩa đó, hoạt động KHCN thường xuyên đổi mới và phát huy hiệu quả thông qua nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, tạo ra nông sản có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Mấy năm gần đây, do kinh tế thế giới khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu nông sản ở nhiều thị trường giảm, kéo theo giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh. Song tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách tín 40
  • 41. dụng, hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đồng thời, tập trung chỉ đạo chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, chương trình cánh đồng mẫu lớn gắn với đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng thông qua ứng dụng thành tựu KHCN tiến tiến, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản; nhân rộng mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Ngoài ra, các địa phương đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lúa năng suất thấp sang cây bắp, rau sạch và cây ăn trái, nhằm hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập. Nhìn chung “hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong nông nghiệp chuyển biến khá tích cực”[9]. Việc ứng dụng cơ giới hóa với tỉ lệ cao trong sản xuất nông, lâm, thủy sản ở Đồng Nai đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa. Nhìn chung mức độ cơ giới hóa nông nghiệp đã được nâng cao, các loại máy gặt đập liên hợp, máy làm đất đa năng, máy gieo hạt giống phục vụ cho sản xuất đã được sử dụng phổ biến (Bảng 2.3). Bảng 2.3: Kết quả cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm, thủy sản * Cây lúa: Khoảng 68.500 ha (diện tích lúa gieo trồng cả năm) STT Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy (ha) Mức độ cơ giới hóa (%) 1 Khâu làm đất 68.500 100 2 Khâu gieo cấy 0 0 3 Khâu thu hoạch 13.700 20 4 Khâu phơi sấy 3.500 5 * Cây bắp: khoảng 49.800 ha (diện tích bắp cả năm) STT Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy (ha) Mức độ cơ giới hóa (%) 1 Khâu làm đất 49.000 98 2 Khâu gieo trồng 0 0 3 Khâu thu hoạch 0 0 4 Khâu tách hạt 29.900 60 5 Khâu phơi sấy 0 0 41
  • 42. * Cây khoai mỳ (sắn): Khoảng 15.900 ha TT Tên khâu công việc Diện tích làm bằng máy (ha) Mức độ cơ giới hóa (%) 1 Khâu làm đất 15.900 100 2 Khâu gieo trồng 0 0 3 Khâu thu hoạch 0 0 * Trang bị các loại máy chủ yếu STT Loại máy Số lượng (cái) Nhu cầu tăng thêm Năm 2015 Năm 2020 1 Máy kéo 986 1.035 1.183 2 Máy phát điện 1.250 1.312 1.500 3 Máy bơm nước 2.995 3.144 3.594 4 Máy sấy các loại 32 33 38 5 Máy gặt đập liên hợp 71 74 85 6 Máy tuốt lúa 52 54 62 7 Máy chế biến thức ăn gia súc 593 622 630 8 Tàu thuyền có động cơ 20 21 21 9 Bình phun thuốc có động cơ 1.472 1.545 1.766 10 Máy chế biến thủy sản 61 64 73 11 Máy chế biến gỗ 9 12 15 Nguồn: [9] Nhờ đó năm 2013 “giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản tăng 3,8%”[8] so với năm 2012; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 80 triệu đồng/1 ha đất canh tác; năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều tăng so với cùng kỳ năm 2012 từ 1-3%; tỷ lệ cơ giới hóa làm đất đạt 98%, thu hoạch đạt 20-40%. Hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, hoạt động nghiên cứu KHCN phục vụ nông nghiệp đã phát triển vượt bậc: “nghiên cứu triển khai, ứng dụng KHCN nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống ngày càng được tăng cường, tích cực nghiên cứu, áp dụng những thành tựu KHCN vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất trên các lĩnh vực”[3]; theo dõi, quản lý 91 đề tài, dự án nghiên cứu KHCN cấp tỉnh; tổng kết, nghiệm thu và chuyển giao ứng dụng vào thực tế sản xuất, đời sống 35 đề tài, dự án, trong đó 2 dự án cấp 42
  • 43. Bộ thuộc Chương trình nông thôn miền núi và 33 đề tài, dự án cấp tỉnh. Đặc biệt đã “tổ chức triển khai thực hiện 6 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn các huyện”[3]. Năm 2013 tỉnh triển khai 5 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu. Điển hình trong số đề tài khoa học được ứng dụng như: Lĩnh vực chăn nuôi với đề tài Xây dựng Kit phát hiện virut gây hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp trên heo nuôi bằng phương pháp PCR do Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai thực hiện với việc xây dựng 4 bộ Kit PCR phát hiện nhanh bệnh rối loạn sinh sản - hô hấp và tiêu chảy cấp ở heo nuôi, được Hội đồng khoa học đánh giá cao về tính thực tiễn, ứng dụng và khả năng thương mại hóa. Lĩnh vực trồng trọt có đề tài Nghiên cứu chế tạo thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh nấm hồng trên cây cao su ở tỉnh Đồng Nai bằng công nghệ Nano (nano bạc và nano kẽm) được ứng dụng tại Tổng công ty Cao su Đồng Nai. Kết quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh nấm hồng trong thực tiễn canh tác cây cao su cho thấy, “thuốc này có khả năng diệt nấm hồng hoàn toàn sau 3 lần phun”[58]. Như vậy, nghiên cứu sử dụng công nghệ nano để chế tạo thuốc bảo vệ thực vật trị bệnh nấm hồng trên cây cao su là một công nghệ mới, nhưng ứng dụng công nghệ từ kết quả của đề tài này đã mang lại hiệu quả KTXH rất cao, không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, đề tài “Xây dựng mô hình hợp tác xã trang trại trên địa bàn tỉnh” đang được triển khai. Việc ứng dụng đề tài này vừa tăng tính chuyên môn hóa trong sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, vừa hạn chế rủi ro từ tác động của kinh tế thị trường đối với sản xuất, bởi hợp tác xã trang trại là loại hình kinh tế hình thành từ sự liên minh và hợp tác của các chủ trang trại. Không chỉ vậy, hợp tác xã trang trại còn tạo điều kiện để người sản xuất áp dụng hiệu quả mô hình sản xuất hiện đại như chuỗi ngành hàng, kiểm soát chất lượng và 43
  • 44. kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Kết quả ứng dụng đề tài để xây dựng mô hình hợp tác xã trang trại đặc trưng trong chăn nuôi và trồng trọt cho thấy: Hợp tác xã chăn nuôi heo Xuân Lập là một trong 3 mô hình mẫu hợp tác xã trang trại. Chỉ có 11 xã viên, nhưng hợp tác xã đang hoạt động với tổng đàn heo gồm 6.500, trong đó có 550 heo nái. Đặc biệt, với mô hình hợp tác xã này, chủ trang trại đã chủ động hơn về vật tư, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và kỹ thuật chăn nuôi vì hợp tác xã ký hợp đồng với công ty cung ứng thức ăn gia súc, thuốc thú y, con giống và bao tiêu sản phẩm cho các trang trại. Với hợp tác xã xoài Phượng Vỹ ở Xuân Lộc, nhờ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và sử dụng giống mới mà năng suất xoài bình quân 40 tấn/ha, lợi nhuận 195 triệu/ha; trong khi các vườn xoài canh tác truyền thống trên giống xoài cũ thì năng suất bình quân 18 tấn/ha, lợi nhuận 48 triệu/ha. Kết quả cho thấy, mô hình áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trên giống cây xoài mới tuy năng suất bình quân trên một ha canh tác chỉ gấp 2,2 lần, nhưng lợi nhuận bình quân lại hơn 4 lần so với canh tác truyền thống. Với mô hình hợp tác xã trang trại, các chủ trang trại có điều kiện nâng cao thu nhập. Điều đó khẳng định, kết quả ứng dụng các đề tài, dự án KHCN là minh chứng về phát triển KHCN phục vụ nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai. Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chương trình giảm tổn thất sau thu hoạch đã được đầu tư. Năm 2011, Đồng Nai thực hiện đề án Cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Thông qua các mô hình trình diễn đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật: sử dụng máy gặt đập liên hợp, lò sấy lúa; hỗ trợ xây kho, nhà sơ chế trái cây; máy sấy và bảo quản nông sản khác, đã góp phần giảm thất thoát, nâng cao chất lượng, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. 44
  • 45. Cùng với chương trình này, việc cơ giới hóa sản xuất được đầu tư thỏa đáng hơn. Theo đó, các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ nông nghiệp ngày càng đa dạng, phù hợp đặc điểm sản xuất của tỉnh. Đến nay, nhiều loại cây trồng đã được cơ giới hóa ở mức khá cao, như: cây lúa, khâu làm đất cơ giới hóa 100% diện tích; thu hoạch đạt 20%; khâu phơi sấy đạt 5% sản lượng; Cây bắp, khâu làm đất đạt 98%; khâu tách hạt đạt 60%... Việc ứng dụng cơ giới hóa đã giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản. Ngoài ra, còn nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới khác đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt như: sử dụng 100% các loại giống mới được tuyển chọn, lai tạo cho năng suất cao và phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh; ứng dụng chế phẩm sinh học thay thế chế phẩm có nguồn gốc hóa học, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường. Đặc biệt Đồng Nai là tỉnh đầu tiên nghiên cứu thành công và áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm có bón phân thông qua đường ống tưới và áp dụng cho nhiều loại cây trên nhiều địa hình. Hiện có 4743 ha cây công nghiệp, cây ăn trái được lắp đặt công nghệ tưới nước tiết kiệm. Công nghệ này giảm đáng kể lượng nước tưới, thời gian tưới, nhiên liệu, nhân công. Theo đó, chi phí giảm, năng suất cao do đáp ứng yêu cầu nước, dinh dưỡng cho cây trồng kịp thời, không lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác, sử dụng công nghệ này còn dễ dàng áp dụng các qui trình công nghệ cao, qui trình GAP, hay sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma, các chất sinh học để phòng trừ sâu bệnh và ủ phân hữu cơ. Sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho thấy, giảm các loại nấm, sinh vật gây bệnh trên cây trồng, góp phần tăng năng suất cây trồng. Như vậy, các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được ứng dụng cũng như các biện pháp kỹ thuật trên cho thấy, KHCN phục vụ nông nghiệp phát triển đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu. Cụ thể: Xoài đạt 20 tấn/ha (năng suất bình quân đạt 9,5 tấn/ha); Sầu riêng đạt 9-10 tấn/ha (năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha); Cà phê đạt 2,5-3,0 tấn/ha (năng 45