SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ Y TẾ
.....*.....
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
NĂM 2016
Chủ nhiệm đề tài:
THÀNH MINH HÙNG
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi
Cộng sự:
ĐINH VĂN HƯNG
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi
Y PHAN
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi
XIÊNG LĂNG VIÊN
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi
VI THỊ YẾN
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi
KON TUM- 2016
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: .............................................................3
1.2.Dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp............................................9
1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong do NKHHCT .........9
1.4. Tình hình NKHHCT ở địa phương......................................................10
1.5. Một số nghiên cứu về NKHH cấp tính ở trẻ em.................................12
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 15
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu..................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16
2.3. Phương pháp đánh giá ....................................................................... 16
2.5. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................... 23
2.6. Đạo đức nghiên cứu........................................................................... 23
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 24
3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 24
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu..................... 26
3.3. Hiểu biết, kiến thức thực hành của bà mẹ .......................................... 31
Chương 4:
BÀN LUẬN.................................................................................................38
4.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 38
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu..................... 39
4.3. Hiểu biết, kiến thức thực hành của bà mẹ .......................................... 45
KẾT LUẬN:....................................................................................................50
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
ARI Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
IMCI Xử trí lồng ghép trẻ bệnh
KS Kháng sinh
NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
RLLN Rút lõm lồng ngực
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
SDD Suy dinh dưỡng
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
WHO Tổ chức y tế thế giới
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng biến số.................................................................................. 18
Bảng 3.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi............................................................ 24
Bảng 3.2 Phân bố trẻ theo giới tính .............................................................. 24
Bảng 3.3 Tuổi của mẹ .................................................................................. 25
Bảng 3.4 Nghề nghiệp của mẹ...................................................................... 25
Bảng 3.5 Trình độ học vấn của mẹ ............................................................... 25
Bảng 3.6 Phân bố theo địa dư....................................................................... 26
Bảng 3.7 Phân loại suy dinh dưỡng .............................................................. 26
Bảng 3.8 Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ ................................................ 27
Bảng 3.9 Triệu chứng cơ năng và toàn thân.................................................. 27
Bảng 3.10 Triệu chứng thực thể ................................................................... 28
Bảng 3.11 Xét nghiệm bạch cầu trong máu .................................................. 29
Bảng 3.12 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương........................................... 29
Bảng 3.13 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học.............................................. 30
Bảng 3.14 Phân loại theo ARI...................................................................... 30
Bảng 3.15 Sử dụng thuốc trong điều trị........................................................ 31
Bảng 3.16 Kiến thức hiểu biết của bà mẹ ..................................................... 31
Bảng 3.17 Xử trí khi trẻ bị NKHHCT .......................................................... 32
Bảng 3.18 Chăm sóc khi trẻ bị NKHHCT .................................................... 33
Bảng 3.19 Dự phòng NKHHCT cho trẻ........................................................ 33
Bảng 3.20 Liên quan phân loại bệnh và nhóm tuổi....................................... 34
Bảng 3.21 Liên quan phân loại bệnh và sốt .................................................. 34
Bảng 3.22 Liên quan phân loại bệnh và xét nghiệm bạch cầu........................35
Bảng 3.23Liên quan học vấn mẹ và hiểu biết về NKHHCT...........................36
Bảng 3.24Liên quan học vấn mẹ và nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của trẻ....36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(NKHHCT) là một bệnh thường gặp, phổ
biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, và là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất
ở nước ta hiện nay. Theo Tổ chức y tế thế giới ước tính hàng năm có từ 3- 5
triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chủ yếu là viêm phổi. Tỷ
lệ mắc và tử vong cao ở các nước nghèo và các nước đang phát triển.
Nguyên nhân của Nhiễm khuẩn hô hấp tính ở trẻ em có thể do Virus, vi
khuần, nấm, ký sinh trùng... Trong đó nguyên nhân do Virus đứng hàng đầu,
tiếp đến là do vi khuẩn.
Chẩn đoán, phân loại các bệnh lý Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể
theo nhiều cách khác nhau như về bệnh học, vị trí tổn thương... Trong nghiên
cứu này sử dụng phân loại và chẩn đoán theo Hướng dẫn của Tổ chức y tế thế
giới chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(ARI).
Điều trị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến nay cũng gặp nhiều khó
khăn do nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh là do Virus không có thuốc điều
trị đặc hiệu. Các xét nghiệm để chẩn đoán Virus hầu như không làm được ở
các bệnh viện tuyến huyện.
Ở Việt nam, chương trình Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở
trẻ em đã được triển khai và đem lại nhiều kết quả giảm số mắc và tử vong do
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tuy nhiên là một nước khí hậu nhiệt đới gió
mùa, điều kiện sống của người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ mắc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp còn cao và
còn đe doạ đến tính mạng trẻ em khi phát hiện và điều trị muộn. Kon Tum là
tỉnh thuộc bắc Tây Nguyên, với 2 mùa mưa nắng, khí hậu khắc nghiệt, có
2
nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, kiến thức của người dân
về chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc trẻ bị bệnh còn nhiều hạn chế.
Đặc điểm Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đối với trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện
Ngọc Hồi và các vùng lân cận làm chúng tôi lưu tâm hướng tới đề tài “Đặc
điểm Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa
Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016” nhằm mục tiêu:
- Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong Nhiễm khuẩn hô
hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực
Ngọc Hồi.
- Tìm hiểu kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa
khoa khu vực Ngọc Hồi.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính:
1.1.1 Đại cương về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(Acute Respiratory Infections- ARI) là
một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp bắt đầu từ mũi, họng đến thanh
quản, khí quản, phế quản, phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của bộ phận hô hấp,
người ta phân chia ra đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Phần lớn
NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn hô hấp trên (2/3 trường hợp) như ho, cảm
lạnh, viêm họng, viêm mũi , viêm V.A, viêm amydale, viêm xoang, viêm tai
giữa … nhiễm khuẩn hô hấp trên thường nhẹ, còn nhiễm khuẩn hô hấp dưới
tỉ lệ ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường là nặng, dễ tử vong như viêm thanh
quản, viêm thanh khí - phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là
viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỉ lệ tử vong cao nhất, vì vậy cần phải được
theo dõi và phát hiện sớm để điều trị kịp thời [ 2],[20].
1.1.2 Phân loại và xử trí
a) Theo vị trí tổn thương (vị trí giải phẩu học)
* Viêm đường hô hấp trên:
- Cảm lạnh( Viêm long đường hô hấp trên).
- Viêm VA
-Viêm tai giữa.
-Viêm họng.
- Viêm Amidal
* Viêm đường hô hấp dưới:
-Viêm thanh quản.
-Viêm thanh – khí quản.
4
-Viêm phế quản.
-Viêm tiểu phế quản.
-Viêm phổi
b) Phân loại theo mức độ nặng nhẹ:
-Không viêm phổi.
-Viêm phổi.
-Viêm phổi nặng.
-Bệnh rất nặng[2]
Đặc điểm lâm sàng thường gặp và chẩn đoán sớm NKHHCT ở trẻ
em
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng thường gặp tại Việt Nam: Các dấu hiệu
đó là: ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm nhỏ hạt, sốt, khò khè, cánh
mũi phập phồng..
Thông thường dựa vào dấu hiệu: ho,thở nhanh và co rút lồng ngực là 3
dấu hiệu cơ bản để phát hiện sớm và dể dàng mức độ NKHHCT ở trẻ em và ở
cộng đồng.
- Ho là dấu hiệu có sớm của NKHH khi đường thở bị viêm nhiễm
-Thở nhanh:
+ Do hiện tượng thiếu O2 khi phổi bị viêm, bị mất tính đàn hồi dãn nở, tính
mềm mại
+ Chức năng trao đổi khí bị giảm sút
+ Trẻ phải tăng nhịp thở để đảm bảo đủ lượng O2 cung cấp cho cơ thể.
Phác đồ xử trí trẻ ho hoặc khó thở ở trẻ em của chương trình
NKHHCT(ARI) và Xử trí lồng ghép trẻ bị bệnh(IMCI) dùng cho cán bộ y tế,
đặc biệt dành cho tuyến y tế cơ sở được thiết kế chủ yếu dựa trên hỏi bệnh,
quan sát trẻ, đo nhiệt độ mà không đòi hỏi nhiều về kiến thức chuyên môn và
kỹ thuật chuyên môn khám điều trị bệnh. Điều này phù hợp với mạng lưới y
tế cơ sở còn yếu về chuyên môn dễ dàng nhận định đánh giá trẻ bệnh, đồng
5
thời cán bộ y tế có thể hướng dẫn người mẹ có thể tự phát hiện và theo dõi trẻ
bệnh giúp trẻ đến cơ sở y tế kịp thời hạn chế bệnh nặng và tử vong. Trên cơ
sở đó chương trình chia làm 2 nhóm dấu hiệu dựa trên đặc điểm của trẻ theo
nhóm tuổi như sau[2],[20]:
1.1.2.1. Nhóm trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi
a. Bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng
- Dấu hiệu: trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch sau
+ Không uống được
+ Co giật
+ Ngủ li bì hay khó đánh thức
+ Thở rít khi nằm yên
+ Suy dinh dưỡng nặng.
- Xử trí
+ Chuyển đi bệnh viện ngay.
+ Dùng 1 liều kháng sinh đầu tiên
+ Điều trị sốt (nếu có)
+ Điều trị khò khè (nếu có )
+ Nếu nghi ngờ sốt rét, dùng thuốc chống sốt rét.
b. Viêm phổi nặng
- Dấu hiệu:
+ Rút lõm lồng ngực
+ Không có 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch
- Xử trí
+ Chuyển ngay đến bệnh viện
+ Dùng 1 liều kháng sinh đầu tiên
+ Điều trị sốt (nếu có)
+ Điều trị khò khè (nếu có )
6
Nếu không có điều kiện chuyển vịên thì điều trị bằng kháng sinh và theo
dõi chặt chẽ.
c. Viêm phổi
- Dấu hiệu
+ Không rút lõm lồng ngực và 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch
+ Thở nhanh theo độ tuổi
- Xử trí:
+ Dùng kháng sinh tại nhà
+ Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà.
+ Điều trị sốt (nếu có)
+ Điều trị khò khè (nếu có )
+ Hẹn tái khám lại sau 2 ngày nếu:
* Trẻ ốm nặng hơn : Không uống được, rút lõm lồng ngực, có một trong các
dấu hiệu nguy kịch thì chuyển ngay đến Bệnh viện
* Trẻ không đỡ : Khi tình trạng bệnh của trẻ không thay đổi, nhịp thở không
giảm. Tiến hành đổi kháng sinh hoặc chuyển trẻ lên bệnh viện.
* Trẻ đỡ bệnh: Biểu hiện trẻ đỡ sốt, nhịp thở chậm hơn, ăn ngủ và chơi tốt,
thực hiện tiếp tục dùng kháng sinh cho trẻ đủ 5 ngày
d. Không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh)
- Dấu hiệu :
+ Ho, cảm lạnh, chảy nước mũi, hoặc nghẹt mũi
+ Không rút lõm lồng ngực
+ Không thở nhanh
+ Không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
- Xử trí.
+ Điều trị sốt (nếu có)
+ Điều trị thở khò khè (nếu có)
+ Nếu ho trên 30 ngày, chuyển đến bệnh viện để chẩn đoán
7
+ Điều trị viêm tai, viêm họng (nếu có)
+ Khám và chữa các bệnh khác (nếu có)
+ Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà
1.1.2.2. Trẻ dưới 2 tháng tuổi
a. Bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng
- Dấu hiệu: Có một trong các dấu hiệu nguy kịch dưới đây
+ Co giật
+ Ngủ li bì khó đánh thức.
+ Thở rít lúc nằm yên
+ Bú kém, hoặc bỏ bú
+ Thở khò khè
+ Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
- Xử trí
+ Chuyển ngay đến bệnh viện
+ Giữ ấm cho trẻ
+ Dùng ngay một liều kháng sinh
b. Viêm phổi nặng
- Dấu hiệu
+ Rút lõm lồng ngực nặng
+ Thở nhanh hơn 60 lần/ phút
- Xử trí
+ Chuyển ngay đến bệnh viện
+ Giữ ấm cho trẻ
+ Dùng ngay 1 liều kháng sinh đầu tiên
Nếu không có điều kiện chuyển trẻ đến bệnh viện thì phải điều trị cho trẻ
bằng kháng sinh và theo dõi chặt chẽ.
c. Không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh)
- Dấu hiệu
8
+ Ho, không thở nhanh ( dưới 60 lần / phút), không rút lõm lồng ngực nặng,
không có dấu hiệu nguy kịch nào khác.
- Xử trí
Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà.
+ Giữ ấm trẻ
+ Cho trẻ bú nhiều lần hơn
+ Làm sạch thông mũi để trẻ dễ bú
Hướng dẫn bà mẹ theo dõi những dấu hiệu để đưa trẻ đi khám lại:
+ Khó thở hơn.
+ Thở nhanh hơn
+ Bú kém hơn, bỏ bú
+ Trẻ mệt hơn.
1.1.3. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ bị NKHHCT
Giúp cho bà mẹ biết được tình trạng bệnh của con mình, hiểu được
cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và làm đúng theo những hướng dẫn của cán
bộ y tế như cách cho trẻ uống thuốc, cách cho trẻ bú, ăn, uống ra sao, cần theo
dõi những dấu hiệu lệnh như thế nào để nếu có cần chuyển tới cơ sở y tế kịp
thời. Mục đích cuối cùng là giúp trẻ nhanh chóng bình phục sức khỏe
1.1.4. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây NKHHCT ở trẻ em chủ yếu là virus và vi khuẩn.
Phần lớn NKHHCT ở trẻ (đặc biệt là NKHH trên) thường là các virus . Ở các
nước đang phát triển, virut vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn
hô hấp cấp tính ở trẻ em. Các virus thường gây NKHHCT được xếp theo thứ
tự.
- Virus respiratory syncitial
- Virus Influenzae
- Virus Parainfluenzae
- Virus Sởi
9
- Virus Adeno
- Virus Rhino
- Virus Entero
- Virus Corona
Các loại vi khuẩn thường gây NKHHCT ở trẻ em xếp theo thứ tự sau:
- Hemophilus Influenzae
- Streptococcus pneumoniae
- Bordetella pertussis
- Klebsiella trachomatis
- Các vi khuẩn khác.
Các nguyên nhân như nấm, ký sinh trùng… ít gặp hơn.[2],[18],[20].
1.2.Dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, tại các nước đang phát triển tần
suất mắc NKHHCT ở trẻ từ 5-7 lần/ trẻ / năm khu vực thành thị mắc cao hơn
nông thôn, mỗi năm có trên 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn
hô hấp, chiếm 30% trong số tử vong của trẻ và 90% trẻ tử vong dưới 12 tháng
tuổi. Tại Việt Nam các số liệu điều tra nghiên cứu đều cho thấy nhiễm khuẩn
hô hấp cũng là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, 40 – 60% trẻ
dưới 5 tuổi tử vong tại bệnh viện, trong đó chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi.
Tỉ lệ mắc NKHHCT thay đổi theo mùa trong năm. Ở vùng nhiệt đới, tỷ
lệ NKHHCT cho vào những tháng mùa mưa còn vùng ôn đới thì cao vào
những tháng mùa đông, có 30-60% các bệnh như đến khám và điều trị ngoại
trú là do NKHHCT [18].
1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong do NKHHCT
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về dịch
tể học, nguyên nhân gây bệnh, lâm sàng và điều trị NKHHCT, đặc biệt là
trong viêm phổi tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng.
10
Phân tích chi tiết các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT thường gặp gồm
- Suy dinh dưỡng , đặc biệt là do thiếu sữa mẹ.
- Trẻ sinh nhẹ cân dưới 2500g.
- Sự trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh ở họng.
- Nơi ở chật hẹp đông đúc.
- Tiếp xúc với khí hậu lạnh.
- Thiếu Vitamin A và tiêm chủng không đầy đủ..
- Tiếp xúc với không khí ở nhiễm trong nhà.
- Khói bếp, chất đốt.
- Khói thuốc lá.
- Đời sống kinh tế xã hội thấp ,thu nhập gia đình thấp.
Ở Việt Nam theo tổng kết và đánh giá năm 1993 của chương trình phòng
chống NKHHCT đã đưa ra 2 lý do chính khiến cho trẻ bị viêm phổi tử vong
là trẻ không được đến cơ sở y tế kịp thời và trẻ không được điều trị đúng đắn.
Trên cơ sở đó, các nội dung hoạt động chủ yếu của chương trình phù hợp theo
khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là[2],[20]:
- Giáo dục kiến thức cho bà mẹ (phát hiện sớm khám kịp thời).
- Huấn luyện cán bộ y tế cơ sở (phần lớn là xử trí chăm sóc đúng).
- Cung cấp thuốc phù hợp và hiệu quả để điều trị viêm phổi.
1.4. Tình hình NKHHCT ở địa phương
1.4.1. Khái quát đặc điểm chung của huyện Ngọc Hồi:
Ngọc Hồi là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía tây bắc Tỉnh
Kon Tum, với diện tích 84,2 km², dân số khoảng 52.000 người bao gồm 17
dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm gần 70% dân số
của huyện. Điều kiện khí hậu có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều
khó khăn, chủ yếu người dân sống bằng làm ruộng , rẫy, trồng cây công
nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,2%.
11
1.4.2. Tình hình bệnh tật chung và NKHHCT ở trẻ em
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng
và Nhà nước với nhiều chương trình hỗ trợ đầu tư cho các huyện, xã miền núi
trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng. Điều kiện
kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn đã được cải thiện rõ rệt trong đó có
lĩnh vực thuộc về y tế, tuy nhiên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận
thức của người dân về tự chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế, khí hậu khắc nghiệt
cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình bệnh tật của người dân trên địa
bàn. Hệ thống y tế của huyện gồm có 1 trung tâm y tế huyện, 8 trạm y tế xã, 1
Phòng khám đa khoa khu vực và Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi là một
bệnh viện tuyến tỉnh đóng chân trên địa bàn. Các chương trình mục tiêu y tế
được triển khai, mạng lưới y tế đủ khả năng khám chữa bệnh cung cấp các
dịch vụ thiết yếu cho người dân về công tác chăm sóc sức khoẻ nói chung.
Mô hình bệnh tật của huyện chủ yếu vẫn là các nhóm bệnh truyền nhiễm.
Bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá là những bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm
khám và điều trị tại Bệnh viện khu vực Ngọc Hồi đặc biệt là ở trẻ em dưới 5
tuổi. Chương trình ARI và xử trí lồng ghép trẻ bệnh( IMCI) đã được triển
khai trên địa bàn huyện từ nhiều năm nay, các cán bộ y tế đã được tập huấn về
xử trí NKHHCT ở trẻ em nhưng gần đây chương trình này cũng ít được quan
tâm do không có kinh phí hoạt động, số cán bộ y tế các tuyến không được tập
huấn, bồi dưỡng về các nội dung hoạt động của chương trình, công tác truyền
thông về phòng chống NKHHCT cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi chủ yếu là
lồng ghép có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi có số
mắc và nhập viện còn cao. Đây cũng là nội dung chúng tôi quan tâm tìm hiểu
đặc điểm của NKHHCT của trẻ em vào viện và các yếu tố liên quan đến
NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý trong việc nâng cao
sức khoẻ bà mẹ trẻ em trên địa bàn.
12
1.4. Một số nghiên cứu về NKHH cấp tính ở trẻ em
1.4.1 Một số nghiên cứu về NKHHCT trên thế giới
Theo báo cáo của UNICEF và WHO năm 2006 tỷ lệ trẻ em tử vong
dưới 5 tuổi do nhiễm khuẩn hô hấp cấp nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào
khác, chiếm 19% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tiếp theo là tiêu
chay với 17%, ở các nước đang phát triển chiếm 20% . Số liệu này không bao
gồm số trẻ tử vong trong giai đoạn sơ sinh dưới 4 tuần tuổi. Tỷ lệ này khác
nhau từng khu vực, khu vực Nam châu Á có tỷ lệ cao nhất 21%, ngang với
khu vực Sahara Nam phi, khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ 15%, khu vực
Mỹ La tinh chiếm 14%. 3/4 các trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên toàn Thế giới hàng năm nằm trong 15 nước trong đó có Việt Nam đứng
thứ 15 với khoảng 2 triệu trường hợp mắc. Theo báo cáo thì nguyên nhân gây
ra viêm phổi ở trẻ em chủ yếu do S. pneumoniae là tác nhân hàng đầu ở hầu
hết các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Ở châu Phi nó là nguyên nhân
của hơn 50% trường hợp viêm phổi nặng và tử vong. Nghiên cứu từ
Bangladesh, Chile và Gambia thấy Hib gây ra khoảng 20% các trường hợp
viêm phổi nặng[18].
Một nghiên cứu cắt ngang cắt được tiến hành từ tháng 11 năm 2008
đến tháng 10 năm 2009 tại Bệnh viện Pakistan trên 1.000 bà mẹ có con dưới 5
tuổi thấy ngoài điều kiện về kinh tế xã hội thì kiến thức, thái độ và thực hành
của bà mẹ rất quan trọng đối với việc giảm tỷ lệ trẻ bị viêm phổi. Ở nghiên
cứu này thời gian trẻ bị NKHHCT ở nhà trước khi đưa trẻ đến viện ít hơn 2
ngày chiếm 3%, từ 3 ngày trở lên chiếm 97%. Tỷ lệ mắc ở trẻ em dưới 1 tuổi
là 31%, từ 1- 3 tuổi chiếm 58%. Học vấn của mẹ 36% không biết chữ, 11%
trình độ tiểu học. 72% các bà mẹ có biết đến chương trình ARI, 28% còn lại
chưa được nghe biết đến, 56% bà mẹ cho rằng mắc ARI là một bệnh nghiêm
trọng trong khi 44% trả lời là không ngiêm trọng. 76% bà mẹ cho rằng cần
cho trẻ ăn bú nhiều hơn bình thường trong thời gian trẻ mắc NKHHCT, 36%
13
các bà mẹ tự điều trị cho trẻ tại nhà, 64% đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế. 95%
các bà mẹ thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ. Dấu hiệu lâm sàng trẻ
NKHHCT có 76% trẻ có ho; 72% trẻ có sốt; khó thở là 48% , chảy nước mũi
trong 47%[16].
Mishra Pravakar nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở miền đông Ấn
độ trong số 300 trẻ em từ 2- 60 tháng thấy tỷ lệ mắc nhiểm khuẩn đường hô
hấp dưới chủ yếu ở độ tuổi từ 2- 12 tháng, nhóm trẻ từ 12- 60 tháng tỷ lệ mắc
đường hô hấp trên cao hơn. Trong 288 trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do
virus thấy trong nhiễm khuẩn hô hấp trên có 77 trường hợp nguyên nhân do 1
loại virus, 19 trường hợp từ 2 virus trở lên. Với nhiễm khuẩn đường hô hấp
dưới có 113 trường hợp nhiễm 1 loại virus, 12 trường hợp nhiễm từ 2 loại trở
lên[17].
Kumarl Rajesh nghiên cứu tại Pakistan thấy tỷ lệ tử vong trẻ em do
nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 19- 20% số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi. Trung
bình số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi là 4- 5 lần
trong 1 năm. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 168/ 1000 trẻ đẻ ra sống thì tử
vong do viêm phổi chiếm 60%[16].
1.4.2. Một số nghiên cứu về NKHHCT ở Việt Nam
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Từ năm 1994, chương trình phòng chống nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính đã được triển khai thực hiện ở nước ta. Nội dung chính
của chương trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu
hiệu của bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời; huấn luyện cán bộ y tế cơ sở
biết chẩn đoán và điều trị đúng; cung cấp thuốc thiết yếu phù hợp và hiệu quả
để điều trị viêm phổi. Theo điều tra MICs 2014, có 3% trẻ em dưới 5 tuổi
được khai báo có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong vòng 2 tuần
trước thời điểm phỏng vấn. Trong đó 81,1% được đưa đến cơ sở y tế và
14
88,2% được điều trị bằng kháng sinh. Số điều trị ở cơ sở y tế tư nhân cao hơn
(56,4%) so với cơ sở y tế nhà nước (42,6%)[1].
Mai Anh Tuấn nghiên cứu tại cộng đồng tỷ lệ mắc NKHHCT chung ở
trẻ dưới 5 tuổi là 40,76%; Trẻ không viêm phổi( ho hoặc cảm lạnh) là
35,69%, viêm phổi là 4,16%, Viêm phổi nặng và bệnh rất nặng chiếm 0,91%.
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất 12-35 tháng chiếm 45,02%[12].
Trần Thị Kiệm nghiên cứu trên 759 trẻ em tại Thanh Hà, Hải Dương từ
tháng 9/2008 đến 10/2009 thấy tỷ lệ Viêm VA và cảm cúm phổ biến nhất
11,6%,Viêm họng gặp nhiều ở trẻ 7- 12 tháng 57,1%, viêm phế quản gặp
nhiều ở trẻ từ 2- 7 tháng 72,7%, VA 51,8%,Viêm phổi 53,8%[5].
Theo Đào Minh Tuấn, nghiên cứu trên số trẻ em mắc viêm phổi do vi
khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương 2006- 2010 thấy tỷ lệ trẻ trai/gái= 1,3,
mắc nhiều nhất ở độ tuổi 6-12 tháng chiếm 44,7%, < 6 tháng 28,2%.
Tần suất các triệu chứng cơ năng: sốt: 88,2%; ho: 98,1%; Khò khè:
74,8%; bú kém: 87,1%; Nôn 21,4%; li bì 22,7%.
Tần suất triệu chứng thực thể: Ran ẩm ở phổi: 87,5%; Rút lõng lồng
ngực: 49,1%; Thở nhanh: 74,8%; Tim nhanh: 71,4%;
Số lượng bạch cầu tăng: 86,6%; Vi khuẩn: Gram(-) chiếm tỷ lệ cao 68,4% vi
khuẩn Gram(+) 31,6%[11].
Theo Quách Ngọc Ngân nghiên cứu trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh
viện Nhi Đồng Cần Thơ trong 196 trẻ có 48% trẻ dưới 12 tháng; tỷ lệ nam/ nữ
là 1,9/1, trẻ suy dinh dưỡng chiếm 11,7%;
Triệu chứng lâm sàng ho chiếm 98,5%; Sốt 72,9%; chảy mũi 38,8%
khò khè 46,4%; co lõm ngực 37,2%, ran ẩm nổ 94,4%
Độ nặng viêm phổi Viêm phổi chiếm 61,2%, Viêm phổi nặng 37,2%;
viêm phổi rất nặng chiếm 1,5%[6].
15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán Nhiễm khuẩn hô hấp cấp vào viện
điều trị đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Trẻ em dưới 60 tháng tuổi
- Được chẩn đoán nằm trong nhóm bệnh NKHHCT sau:
+ Viêm VA
+ Viêm long đường hô hấp trên
+ Viêm tai giữa
+ Viêm Amidal
+ Viêm họng
+ Viêm thanh quản
+ Viêm thanh khí phế quản
+ Viêm phổi
+ Viêm tiểu phế quản
- Bà mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ mắc NKHHCT kèm bệnh lý nhiễm trùng nặng toàn thân khác.
- Trẻ được chẩn đoán Hen phế quản
- Những bà mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không có mặt hoặc không thể
trả lời câu hỏi của người phỏng vấn (những người mắc bệnh tâm thần, câm
điếc..) hoặc từ chối hợp tác nghiên cứu.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
16
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu:
- Tại Khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi- Kon Tum
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tối thiểu trên 30 bệnh nhi đáp
ứng được tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.3. Phương pháp đánh giá
Kết hợp hỏi bệnh, khám bệnh, kết quả cận lâm sàng phỏng vấn bà mẹ
và ghi kết quả trên phiếu điều tra theo mẫu soạn sẵn
2.3.1. Đối với trẻ bệnh
Khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp với thăm khám lâm sàng, kết quả
cận lâm sàng , chẩn đoán phân loại bệnh theo NKHHCT và sử dụng phác đồ
điều trị.
a) Hỏi bệnh[2]:
- Hỏi bà mẹ 6 câu hỏi
+ Trẻ bao nhiêu tuổi?
+ Trẻ có ho không? Ho bao lâu?
+ Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi: trẻ có uống được không? (trẻ < 2 tháng: có bú kém
không?).
+ Trẻ có sốt không? sốt bao lâu?
+ Trẻ có co giật không?
+ Trẻ có cơn ngưng thở hoặc tím tái không?
b) Nhìn và nghe: Trẻ phải nằm yên tĩnh hoặc đang ngủ[2],[20].
- Đếm nhịp thở trong 1 phút
Thở nhanh khi:
17
+ Trẻ < 2 tháng tuổi : nhịp thở ≥ 60 lần/phút
+ Trẻ 2 - < 12 tháng : nhịp thở ≥ 50 lần/phút
+ Trẻ 12 tháng - < 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút
- Co rút lồng ngực:
+ Lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm xuống
trong thì hít vào.
+ Trẻ < 2 tháng tuổi: rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu)
- Thở khò khè ở thì thở ra (Wheeze):
+Nghe được ở thì thở ra do hẹp phế quản hoặc tiểu phế quản
+ Cần để sát tai cạnh miệng trẻ để nghe
- Tiếng thở rít (Stridor)
+ Là tiếng thở phát ra khi trẻ hít vào
+ Do thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản bị phù nề, co thắt và hẹp lại
làm cản trở không khí vào phổi.
- Ngủ li bì , khó đánh thức
+ Trẻ có thể không tỉnh dậy được hoặc mở mắt nhưng nhìn lơ mơ, không
chăm chú hoặc ngủ lại ngay.
- Sốt hoặc hạ thân nhiệt
+ Sốt khi nhiệt độ ≥ 380
C
+ Hạ thân nhiệt khi ≤ 35.50
C
- Trẻ có suy dinh dưỡng không?
+ Suy dinh dưỡng vừa hay nặng
2.3.2. Đối với bà mẹ
- Hỏi để đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT ở trẻ
theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
2.4. Các biến số và chỉ số
2.4.1. Biến số
18
Bảng 2.1 Bảng biến số
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Đặc điểm chung
Tuổi của trẻ Liên tục Tháng
Giới Nhị giá Nam, Nữ
Cân nặng Liên tục Gram
Nghề nghiệp của mẹ Biến rời Làm nông, cán bộ viên
chức, buôn bán
Trình độ văn học vấn Biến rời Mù chữ, Biết đọc biết viết,
tiểu học, TH cơ sở, Trung
học. Khác
Số con Biến rời 1 con; 2 con; 3 con; từ 4
con trở lên
Địa chỉ nơi sinh sống Định danh Thành thị, nông thôn
Chẩn đoán khi vào viện Biến rời Tên bệnh
Tiền sử
Tuổi thai khi sinh Biến rời Thiếu tháng, đủ tháng, già
tháng
Sản khoa Biến rời Sinh thường, mổ đẻ
Bú mẹ Nhị giá Có, Không
Bú sữa ngoài Nhị giá Có, Không
Thời gian bú mẹ hòan toàn Liên tục Tháng
Tiêm chủng đầy đủ theo lịch Nhị giá Có , Không
Bệnh tật hô hấp Nhị giá Có, Không
Lâm sàng
Trẻ có ho Nhị giá Có, Không
Thời gian xuất hiện ho Liên tục Ngày
19
Trẻ bú kém, bỏ bú Nhị giá Có, Không
Trẻ có uống được không Nhị giá Có, Không
Trẻ có nôn mửa Nhị giá Có, Không
Trẻ có sốt Nhị giá Có , Không
Thời gian sốt trước vào viện Liên tục 1 ngày, 2 ngày , 3 ngày, > 4
ngày
Co giật Nhị giá Có, Không
Bỏ ăn, bỏ bú Nhị giá Có, Không
Cơn ngừng thở hoặc tím tái Nhị giá Có, Không
Tần số thở Liên tục Lần/ phút
Phập phồng cánh mũi Nhị giá Có, Không
Rút lõm lồng ngực Nhị giá Có, Không
Khò khè thì thở ra Nhị giá Có, Không
Thở rít khi nằm yên Nhị giá Có, Không
Trẻ ngủ li bì khó đánh thức Nhị giá Có, Không
Nhiệt độ Liên tục Độ C
Mạch Liên tục Lần/ phút
Tím môi đầu chi Nhị giá Có, Không
Chảy nước mũi Nhị giá Có, không
Chảy mủ tai Nhị giá Có, Không
Viêm họng, Amidal Nhị giá Có, Không
Ran ở phổi Nhị giá Có, Không
Gan lớn Nhị giá Có, Không
SDD cân nặng theo tuổi Nhị giá Có, Không
Chẩn đoán tại khoa
Theo bệnh học Biến rời
Theo ARI Biến rời Bệnh rất nặng, Viêm phổi
20
nặng, Viêm phổi, Không
viêm phổi
Điều trị
Kháng sinh(KS) Nhị giá Có, Không
Đường dùng KS Biến rời Đường uống, Đường tiêm,
Uống và tiêm
Số loại KS Biến rời 1 loại, 2 loại, ≥ 3 loại
Số ngày sử dụng KS Liên tục Số nguyên dương
Nhóm loại KS Biến rời Nhóm KS
Thuốc giảm ho Nhị giá Có, Không
Thuốc dãn phế quản Nhị giá Có, Không
Kiến thức người mẹ
Nhận biết về bệnh NKHHCT Nhị giá Có, Không
Nhận biết về Viêm phổi Nhị giá Có , Không
Hiểu biết về mức độ nguy
hiểm
Nhị giá Có, Không
Hiểu biết về lây truyền bệnh Nhị giá Đúng, Sai
Hiểu biết về đường lây Nhị giá Đúng, Sai
Hiểu biết về triệu chứng của
bệnh
Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy
đủ
Thái độ xử trí khi trẻ bị
NKHHCT
Khám cho trẻ Biến rời Các hướng xử trí khi trẻ
NKHHCT
Cho trẻ ăn uống nhiều hơn Nhị giá Đúng , Sai
Cho trẻ uống thêm nước Nhị giá Đúng, Sai
Nhận biết dấu hiệu nguy Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy
21
hiểm toàn thân đủ
Dùng thuốc theo đúng
hướng dẫn
Nhị giá Có , Không
Dự phòng NKHHCT Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy
đủ
* Tuổi : Biến số liên tục với trẻ từ đủ 1 tháng đến đủ 60 tháng tuổi. Khi phân
tích đánh giá sẽ chia theo nhóm tuổi là các biến không liên tục
* Đo nhiệt độ của trẻ
Được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân kẹp ở nách và được đánh giá như sau.
+ Nhiệt độ bình thường của trẻ không sốt: 37°C
+ Trẻ sốt nếu nhiệt độ cơ thể: ≥ 38°C
+ Trẻ sốt cao nếu nhiệt độ cơ thể: ≥ 39°C[2]
* Xét nghiệm bạch cầu: Bình thường 4000- 10.000/mm³.
Tăng khi số lượng bạch cầu > 10.000/mm³.
* Tần số thở: Dùng đồng hồ có kim giây hoặc có số để đếm, quan sát cử
động thở ở bất cứ nơi nào trên ngực hoặc bụng, phải đếm nhịp thở trong 1
phút, nếu nghi ngờ đếm lại lần 2.
Tần số thở ở trẻ bình thường theo tuổi[2],[20]:
Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi : 50- 60 lần/ phút
Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng: 30- 40 lần/phút
Trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng: 25- 30 lần/ phút
Định nghĩa thở nhanh khi tần số thở > 60 lần/phút (trẻ < 2 tháng tuổi), > 50
lần/phút (2 tháng - 11 tháng tuổi), > 40 lần/phút (trẻ ≥ 12 tháng tuổi).
* Khó thở: Dựa vào dấu hiệu cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, co
kéo các khoảng gian sườn, tím tái.
22
* Mức độ suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi <-2SD là suy dinh dưỡng vừa, <-
3SD là suy dinh dưỡng nặng so với quần thể tiêu chuẩn WHO-2006.
*Các biến số về kiến thức của bà mẹ
Kiến thức về dấu hiệu NKHHCT[2],[20].
- Một bà mẹ có kiến thức hiểu biết tốt về dấu hiệu NKHHCT là bà mẹ
biết ≥ 4 trong 5 dấu hiệu, kiến thức hiểu biết trung bình khi kể được ít nhất 2
dấu hiệu và không biết khi không kể được dấu hiệu nào sau đây:
+ Sốt
+ Ho
+ Thở nhanh
+ Khò khè.
+ Rút lõm lồng ngực
- Một bà mẹ có kiến thức hiểu biết tốt về dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến
bệnh viện là bà mẹ biết ≥ 5 trong 7 dấu hiệu, kiến thức hiểu biết trung bình
khi bà mẹ trả lời được ít nhất 2 dấu hiệu và không biết khi không kể ra được
dấu hiệu nào sau đây:
+ Bú kém, không uống được
+ Co giật
+ Ngủ li bì hay khó đánh thức
+ Thở rít khi nằm yên
+ Thở khò khè
+ Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
+ Suy dinh dưỡng nặng
- Kiến thức đúng của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT là cho trẻ uống nước là: cho
uống nhiều hơn bình thường.
- Kiến thức đúng của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT là cho trẻ ăn, bú là: cho ăn,
bú nhiều hơn bình thường.
23
- Kiến thức của bà mẹ dự phòng trẻ NKHHCT là ( tốt nếu trả lời được ≥ 4
lựa chọn, kiến thức trung bình nếu trả lời được ít nhất 2 nội dung và không
biết nếu không kể được nội dung nào sau đây:
+ Điều trị bệnh lý tai mũi họng
+ Tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá
+ Tiêm chủng đầy đủ và uống Vitamine A
+ Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
+ Mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường
+ Cách ly trẻ với người bị bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan
2.5. Thu thập và xử lý số liệu
- Các cán bộ trong nhóm nghiên cứu được hướng dẫn cách thu thập số
liệu từ Hồ sơ bệnh án, Khám lâm sàng, Phương pháp phỏng vấn và cách ghi
chép kết quả phỏng vấn bà mẹ vào phiếu điều tra từ mỗi bệnh nhân vào viện
được chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin, tiêu
chuẩn chọn bệnh.
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Medcal 10.0.
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các biến số chung
như: Tuổi, nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, số con, nghề nghiệp..
Tính tần số và tỷ lệ các biến qua điều tra phỏng vấn bà mẹ như hiểu
biết về NKHHCT, Triệu chứng của NKHHCT..
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Không vi phạm y đức vì nghiên cứu này không ảnh hưởng đến sức
khỏe, tâm lý của những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được sự đồng
ý của người được nghiên cứu và đảm bảo bí mật cho người cung cấp tin, Bộ
câu hỏi phỏng vấn không liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo,
chính trị, văn hóa…
24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi
Bảng 3.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi( tháng) Số lượng Tỷ lệ (%)
< 2 13 12,7
2- < 12 35 34,3
12- < 24 31 30,4
24- < 60 23 22,5
Tổng số 102 100
Nhận xét: Nhóm trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 64,7%, độ tuổi
trung bình của nhóm nghiên cứu là 17,14 ± 1,37 tháng
3.1.2. Phân bố trẻ theo giới tính
Bảng 3.2 Phân bố trẻ theo giới tính
Giới Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 70 68,6
Nữ 32 31,4
Tổng số 102 100
Nhận xét: Tỷ lệ nam 68,6% nhiều hơn nữ chiếm 31,4%.
25
3.1.3. Tuổi của mẹ
Bảng 3.3 Tuổi của mẹ
Tuổi ( năm) Số lượng Tỷ lệ(%)
< 20 17 16,7
20- 35 82 80,4
> 35 3 2,9
Tổng số 102 100
Nhận xét: Phần lớn bà mẹ ở độ tuổi 20- 35 chiếm 80,4%.
3.1.4. Nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.4 Nghề nghiệp của mẹ
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ(%)
Làm nông 84 82,4
Cán bộ, viên chức 8 7,8
Buôn bán 6 5,9
Khác 4 3,9
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Chủ yếu các bà mẹ làm nông chiếm 82,4%.
3.1.5. Trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.5 Trình độ học vấn của mẹ
Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ(%)
Mù chữ 2 2,0
Biết đọc biết viết 15 14,7
Tiểu học 9 8,8
26
Trung học cơ sở 52 51,0
Trung học phổ thông 24 23,5
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có học vấn từ Trung học cơ sở trở lên chiếm
74,5%.
3.1.6. Phân bố theo địa dư
Bảng 3.6 Phân bố theo địa dư
Địa dư Số lượng Tỷ lệ(%)
Nông thôn 81 79,4
Thành thị 21 20,6
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: 79,4% bà mẹ sống ở nông thôn.
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu
3.2.1. Phân loại trẻ suy dinh dưỡng
Bảng 3.7 Phân loại suy dinh dưỡng
Phân loại SDD Số lượng Tỷ lệ(%)
Không SDD 84 82,3
SDD Vừa 16 15,7
SDD Nặng 2 2,0
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu số trẻ suy dinh dưỡng là 18 trẻ
chiếm tỷ lệ 17,7%.
27
3.2.2. Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ
Bảng 3.8 Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ
Tiền sử Ghi nhận Số lượng Tỷ lệ(%)
Bú sữa mẹ hoàn
toàn 6 tháng đầu
Có 40 46,5
Không 46 53,5
Tiêm chủng Đủ theo lịch 31 42,5
Không đủ theo lịch 42 57,5
Tuổi thai khi sinh
Thiếu tháng 12 11,8
Đủ tháng 88 86,2
Già tháng 2 2,0
Đã điều trị 2
tháng trở lại
Không 89 89,0
Có 11 11,0
Nhận xét: Số bà mẹ có cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
chiếm 46,5%, Số có dùng sữa ngoài và ăn dặm sớm chiếm 53,5%; Có 42,5%
trẻ được tiêm chủng theo đúng lịch, 57,5% tiêm chủng không đúng lịch; Số
trẻ khi sinh thiếu tháng là 11,8%; Có 11,0% số trẻ vào viện đã từng mắc và
điều trị NKHHCT trong vòng 2 tháng trước khi vào viện lần này.
3.2.3. Triệu chứng cơ năng và toàn thân
Bảng 3.9 Triệu chứng cơ năng và toàn thân
Triệu chứng Kết quả Số lượng Tỷ lệ(%)
Ho Không 4 3,9
Có 98 96,1
Uống kém, bú kém Không 91 89,2
Có 11 10,8
28
Nôn Không 71 69,6
Có 31 30,4
Sốt Không 22 21,6
Có 80 78,4
Chảy nước mũi Không 25 24,5
Có 77 75,5
Chảy mủ tai Không 99 97,1
Có 3 2,9
Nhận xét: Có 96,1% trẻ có ho; 78,4% trẻ có sốt; 75,5% trẻ có chảy
nước mũi; Nôn chiếm 30,4%; Uống kém, Bú kém là 10,8%; Chảy mủ tai có
2,9%.
3.2.4. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.10 Triệu chứng thực thể
Triệu chứng Kết quả Số lượng Tỷ lệ %
Cánh mũi phập
phồng
Không 77 75,5
Có 25 24,5
Thở nhanh Không 88 86,3
Có 14 13,7
Cơn ngừng thở Không 94 92,2
Có 8 7,8
Mạch nhanh Không 77 75,5
Có 25 24,5
Rút lõm lồng
ngực
Không 82 80,4
Có 20 19,6
Thở khò khè Không 55 53,9
Có 47 46,1
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3j6pXhK
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
29
Thở rít khi nằm
yên
Không 87 85,3
Có 15 14,7
Ran ở phổi Không 37 36,3
Có 65 63,7
Co giật Không 95 93,1
Có 7 6,9
Li bì khó đánh
thức
Không 97 95,1
Có 5 4,9
Nhận xét: Có 24,5% trẻ có dấu hiệu cánh mũi phập phồng; Tần số thở
nhanh là 13,7%; 7,8% trẻ có cơn ngừng thở; 19,6% trẻ có rút lõm lồng ngực;
46,1% trẻ có thở khò khè, 63,7% trẻ có ran ở phổi. Số trẻ có co giật chiếm
6,9%; li bì khó đánh thức là 4,9%; Mạch nhanh là 24,5%; Thở rít khi nằm yên
là 14,7%.
3.2.5. Xét nghiệm bạch cầu trong máu
Bảng 3.11 Xét nghiệm bạch cầu trong máu
Số lượng bạch cầu Số lượng Tỷ lệ(%)
Không tăng 42 41,2
Tăng 60 58,8
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ em trong nhóm nghiên cứu có bạch cầu tăng là
58,8%.
3.2.6. Phân loại theo vị trí tổn thương
Bảng 3.12 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương Số lượng Tỷ lệ(%)
Đường hô hấp trên 31 30,4
Đường hô hấp dưới 71 69,6
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3j6pXhK
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
30
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Có 69,6% trẻ viêm đường hô hấp dưới, đường hô hấp
trên là 30,4% trong nhóm nghiên cứu.
3.2.7. Phân loại theo chẩn đoán bệnh học
Bảng 3.13 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học
Chẩn đoán Số lượng Tỷ lệ(%)
Viêm Amidal 6 5,9
Viêm họng cấp 8 7,8
Viêm họng/Viêm tai giữa 1 1,0
Viêm mũi họng 10 9,8
Viêm phổi 60 58,8
Viêm phế quản cấp 7 6,9
Viêm thanh quản 1 1,0
Viêm tiểu phế quản 3 2,9
Viêm V.A 6 5,9
Tổng cộng 102 100
Nhận xét: Trẻ được chẩn đoán viêm phổi chiếm tỷ lệ 58,8%.
3.2.8. Phân loại theo ARI
Bảng 3.14 Phân loại theo ARI
Phân loại Số lượng Tỷ lệ(%)
Không viêm phổi 24 23,5
Viêm phổi 28 27,5
Viêm phổi nặng 24 23,5
Bệnh rất nặng 26 25,5
Tổng cộng 102 100
4871270

More Related Content

What's hot

Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng
Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡngThực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng
Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡngPhúc Vũ Xuân
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆPXÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆPSoM
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyHoàng Lan
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiMan_Ebook
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptSoM
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidataphongnq
 
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctumpalexandreminho
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014alexandreminho
 
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh nataliej4
 

What's hot (20)

Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng
Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡngThực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng
Thực trạng kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆPXÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP
 
Chương 31 viêm âm đạo
Chương 31 viêm âm đạoChương 31 viêm âm đạo
Chương 31 viêm âm đạo
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nh...
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctumpThực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xươngDấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
Dấu ấn sinh học chu chuyển xương ở bệnh nhân nam loãng xương
 
Một số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ nonMột số luận văn liên quan Đẻ non
Một số luận văn liên quan Đẻ non
 
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
 

Similar to ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2016

Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...
Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...
Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amdsbondanang
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...nataliej4
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxTrnMinhng4
 

Similar to ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2016 (20)

Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...
Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...
Đặc Điểm Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Điều Trị Tại Khoa N...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họngĐề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp về Covid 19, HAY
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em từ 2 ...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em từ 2 ...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em từ 2 ...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em từ 2 ...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ emLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực. lu...
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa k...
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
 
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
 
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đLuận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
 
Điều trị suy hô hấp cấp (ARDS) ở trẻ em theo tiêu chuẩn Berlin
Điều trị suy hô hấp cấp (ARDS) ở trẻ em theo tiêu chuẩn BerlinĐiều trị suy hô hấp cấp (ARDS) ở trẻ em theo tiêu chuẩn Berlin
Điều trị suy hô hấp cấp (ARDS) ở trẻ em theo tiêu chuẩn Berlin
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2016

  • 1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ Y TẾ .....*..... ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI NĂM 2016 Chủ nhiệm đề tài: THÀNH MINH HÙNG Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi Cộng sự: ĐINH VĂN HƯNG Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi Y PHAN Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi XIÊNG LĂNG VIÊN Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi VI THỊ YẾN Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi KON TUM- 2016
  • 2. ii MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................iv ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: .............................................................3 1.2.Dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp............................................9 1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong do NKHHCT .........9 1.4. Tình hình NKHHCT ở địa phương......................................................10 1.5. Một số nghiên cứu về NKHH cấp tính ở trẻ em.................................12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 15 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu..................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16 2.3. Phương pháp đánh giá ....................................................................... 16 2.5. Thu thập và xử lý số liệu ................................................................... 23 2.6. Đạo đức nghiên cứu........................................................................... 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 24 3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 24 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu..................... 26 3.3. Hiểu biết, kiến thức thực hành của bà mẹ .......................................... 31 Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................................38 4.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ............................................... 38 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu..................... 39 4.3. Hiểu biết, kiến thức thực hành của bà mẹ .......................................... 45 KẾT LUẬN:....................................................................................................50 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ARI Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính IMCI Xử trí lồng ghép trẻ bệnh KS Kháng sinh NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính RLLN Rút lõm lồng ngực UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc SDD Suy dinh dưỡng UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc WHO Tổ chức y tế thế giới
  • 4. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng biến số.................................................................................. 18 Bảng 3.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi............................................................ 24 Bảng 3.2 Phân bố trẻ theo giới tính .............................................................. 24 Bảng 3.3 Tuổi của mẹ .................................................................................. 25 Bảng 3.4 Nghề nghiệp của mẹ...................................................................... 25 Bảng 3.5 Trình độ học vấn của mẹ ............................................................... 25 Bảng 3.6 Phân bố theo địa dư....................................................................... 26 Bảng 3.7 Phân loại suy dinh dưỡng .............................................................. 26 Bảng 3.8 Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ ................................................ 27 Bảng 3.9 Triệu chứng cơ năng và toàn thân.................................................. 27 Bảng 3.10 Triệu chứng thực thể ................................................................... 28 Bảng 3.11 Xét nghiệm bạch cầu trong máu .................................................. 29 Bảng 3.12 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương........................................... 29 Bảng 3.13 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học.............................................. 30 Bảng 3.14 Phân loại theo ARI...................................................................... 30 Bảng 3.15 Sử dụng thuốc trong điều trị........................................................ 31 Bảng 3.16 Kiến thức hiểu biết của bà mẹ ..................................................... 31 Bảng 3.17 Xử trí khi trẻ bị NKHHCT .......................................................... 32 Bảng 3.18 Chăm sóc khi trẻ bị NKHHCT .................................................... 33 Bảng 3.19 Dự phòng NKHHCT cho trẻ........................................................ 33 Bảng 3.20 Liên quan phân loại bệnh và nhóm tuổi....................................... 34 Bảng 3.21 Liên quan phân loại bệnh và sốt .................................................. 34 Bảng 3.22 Liên quan phân loại bệnh và xét nghiệm bạch cầu........................35 Bảng 3.23Liên quan học vấn mẹ và hiểu biết về NKHHCT...........................36 Bảng 3.24Liên quan học vấn mẹ và nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của trẻ....36
  • 5. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(NKHHCT) là một bệnh thường gặp, phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, và là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nước ta hiện nay. Theo Tổ chức y tế thế giới ước tính hàng năm có từ 3- 5 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chủ yếu là viêm phổi. Tỷ lệ mắc và tử vong cao ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Nguyên nhân của Nhiễm khuẩn hô hấp tính ở trẻ em có thể do Virus, vi khuần, nấm, ký sinh trùng... Trong đó nguyên nhân do Virus đứng hàng đầu, tiếp đến là do vi khuẩn. Chẩn đoán, phân loại các bệnh lý Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có thể theo nhiều cách khác nhau như về bệnh học, vị trí tổn thương... Trong nghiên cứu này sử dụng phân loại và chẩn đoán theo Hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(ARI). Điều trị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đến nay cũng gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh là do Virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các xét nghiệm để chẩn đoán Virus hầu như không làm được ở các bệnh viện tuyến huyện. Ở Việt nam, chương trình Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em đã được triển khai và đem lại nhiều kết quả giảm số mắc và tử vong do Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tuy nhiên là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện sống của người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ mắc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp còn cao và còn đe doạ đến tính mạng trẻ em khi phát hiện và điều trị muộn. Kon Tum là tỉnh thuộc bắc Tây Nguyên, với 2 mùa mưa nắng, khí hậu khắc nghiệt, có
  • 6. 2 nhiều dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, kiến thức của người dân về chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc trẻ bị bệnh còn nhiều hạn chế. Đặc điểm Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đối với trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ngọc Hồi và các vùng lân cận làm chúng tôi lưu tâm hướng tới đề tài “Đặc điểm Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi năm 2016” nhằm mục tiêu: - Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi. - Tìm hiểu kiến thức thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
  • 7. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 1.1.1 Đại cương về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính(Acute Respiratory Infections- ARI) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp bắt đầu từ mũi, họng đến thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của bộ phận hô hấp, người ta phân chia ra đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn hô hấp trên (2/3 trường hợp) như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi , viêm V.A, viêm amydale, viêm xoang, viêm tai giữa … nhiễm khuẩn hô hấp trên thường nhẹ, còn nhiễm khuẩn hô hấp dưới tỉ lệ ít hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường là nặng, dễ tử vong như viêm thanh quản, viêm thanh khí - phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính ở trẻ nhỏ có tỉ lệ tử vong cao nhất, vì vậy cần phải được theo dõi và phát hiện sớm để điều trị kịp thời [ 2],[20]. 1.1.2 Phân loại và xử trí a) Theo vị trí tổn thương (vị trí giải phẩu học) * Viêm đường hô hấp trên: - Cảm lạnh( Viêm long đường hô hấp trên). - Viêm VA -Viêm tai giữa. -Viêm họng. - Viêm Amidal * Viêm đường hô hấp dưới: -Viêm thanh quản. -Viêm thanh – khí quản.
  • 8. 4 -Viêm phế quản. -Viêm tiểu phế quản. -Viêm phổi b) Phân loại theo mức độ nặng nhẹ: -Không viêm phổi. -Viêm phổi. -Viêm phổi nặng. -Bệnh rất nặng[2] Đặc điểm lâm sàng thường gặp và chẩn đoán sớm NKHHCT ở trẻ em Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng thường gặp tại Việt Nam: Các dấu hiệu đó là: ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm nhỏ hạt, sốt, khò khè, cánh mũi phập phồng.. Thông thường dựa vào dấu hiệu: ho,thở nhanh và co rút lồng ngực là 3 dấu hiệu cơ bản để phát hiện sớm và dể dàng mức độ NKHHCT ở trẻ em và ở cộng đồng. - Ho là dấu hiệu có sớm của NKHH khi đường thở bị viêm nhiễm -Thở nhanh: + Do hiện tượng thiếu O2 khi phổi bị viêm, bị mất tính đàn hồi dãn nở, tính mềm mại + Chức năng trao đổi khí bị giảm sút + Trẻ phải tăng nhịp thở để đảm bảo đủ lượng O2 cung cấp cho cơ thể. Phác đồ xử trí trẻ ho hoặc khó thở ở trẻ em của chương trình NKHHCT(ARI) và Xử trí lồng ghép trẻ bị bệnh(IMCI) dùng cho cán bộ y tế, đặc biệt dành cho tuyến y tế cơ sở được thiết kế chủ yếu dựa trên hỏi bệnh, quan sát trẻ, đo nhiệt độ mà không đòi hỏi nhiều về kiến thức chuyên môn và kỹ thuật chuyên môn khám điều trị bệnh. Điều này phù hợp với mạng lưới y tế cơ sở còn yếu về chuyên môn dễ dàng nhận định đánh giá trẻ bệnh, đồng
  • 9. 5 thời cán bộ y tế có thể hướng dẫn người mẹ có thể tự phát hiện và theo dõi trẻ bệnh giúp trẻ đến cơ sở y tế kịp thời hạn chế bệnh nặng và tử vong. Trên cơ sở đó chương trình chia làm 2 nhóm dấu hiệu dựa trên đặc điểm của trẻ theo nhóm tuổi như sau[2],[20]: 1.1.2.1. Nhóm trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi a. Bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng - Dấu hiệu: trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch sau + Không uống được + Co giật + Ngủ li bì hay khó đánh thức + Thở rít khi nằm yên + Suy dinh dưỡng nặng. - Xử trí + Chuyển đi bệnh viện ngay. + Dùng 1 liều kháng sinh đầu tiên + Điều trị sốt (nếu có) + Điều trị khò khè (nếu có ) + Nếu nghi ngờ sốt rét, dùng thuốc chống sốt rét. b. Viêm phổi nặng - Dấu hiệu: + Rút lõm lồng ngực + Không có 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch - Xử trí + Chuyển ngay đến bệnh viện + Dùng 1 liều kháng sinh đầu tiên + Điều trị sốt (nếu có) + Điều trị khò khè (nếu có )
  • 10. 6 Nếu không có điều kiện chuyển vịên thì điều trị bằng kháng sinh và theo dõi chặt chẽ. c. Viêm phổi - Dấu hiệu + Không rút lõm lồng ngực và 1 trong 5 dấu hiệu nguy kịch + Thở nhanh theo độ tuổi - Xử trí: + Dùng kháng sinh tại nhà + Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà. + Điều trị sốt (nếu có) + Điều trị khò khè (nếu có ) + Hẹn tái khám lại sau 2 ngày nếu: * Trẻ ốm nặng hơn : Không uống được, rút lõm lồng ngực, có một trong các dấu hiệu nguy kịch thì chuyển ngay đến Bệnh viện * Trẻ không đỡ : Khi tình trạng bệnh của trẻ không thay đổi, nhịp thở không giảm. Tiến hành đổi kháng sinh hoặc chuyển trẻ lên bệnh viện. * Trẻ đỡ bệnh: Biểu hiện trẻ đỡ sốt, nhịp thở chậm hơn, ăn ngủ và chơi tốt, thực hiện tiếp tục dùng kháng sinh cho trẻ đủ 5 ngày d. Không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh) - Dấu hiệu : + Ho, cảm lạnh, chảy nước mũi, hoặc nghẹt mũi + Không rút lõm lồng ngực + Không thở nhanh + Không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. - Xử trí. + Điều trị sốt (nếu có) + Điều trị thở khò khè (nếu có) + Nếu ho trên 30 ngày, chuyển đến bệnh viện để chẩn đoán
  • 11. 7 + Điều trị viêm tai, viêm họng (nếu có) + Khám và chữa các bệnh khác (nếu có) + Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà 1.1.2.2. Trẻ dưới 2 tháng tuổi a. Bệnh rất nặng hoặc viêm phổi rất nặng - Dấu hiệu: Có một trong các dấu hiệu nguy kịch dưới đây + Co giật + Ngủ li bì khó đánh thức. + Thở rít lúc nằm yên + Bú kém, hoặc bỏ bú + Thở khò khè + Sốt hoặc hạ thân nhiệt. - Xử trí + Chuyển ngay đến bệnh viện + Giữ ấm cho trẻ + Dùng ngay một liều kháng sinh b. Viêm phổi nặng - Dấu hiệu + Rút lõm lồng ngực nặng + Thở nhanh hơn 60 lần/ phút - Xử trí + Chuyển ngay đến bệnh viện + Giữ ấm cho trẻ + Dùng ngay 1 liều kháng sinh đầu tiên Nếu không có điều kiện chuyển trẻ đến bệnh viện thì phải điều trị cho trẻ bằng kháng sinh và theo dõi chặt chẽ. c. Không viêm phổi (ho hoặc cảm lạnh) - Dấu hiệu
  • 12. 8 + Ho, không thở nhanh ( dưới 60 lần / phút), không rút lõm lồng ngực nặng, không có dấu hiệu nguy kịch nào khác. - Xử trí Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà. + Giữ ấm trẻ + Cho trẻ bú nhiều lần hơn + Làm sạch thông mũi để trẻ dễ bú Hướng dẫn bà mẹ theo dõi những dấu hiệu để đưa trẻ đi khám lại: + Khó thở hơn. + Thở nhanh hơn + Bú kém hơn, bỏ bú + Trẻ mệt hơn. 1.1.3. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ bị NKHHCT Giúp cho bà mẹ biết được tình trạng bệnh của con mình, hiểu được cách chăm sóc, theo dõi tại nhà và làm đúng theo những hướng dẫn của cán bộ y tế như cách cho trẻ uống thuốc, cách cho trẻ bú, ăn, uống ra sao, cần theo dõi những dấu hiệu lệnh như thế nào để nếu có cần chuyển tới cơ sở y tế kịp thời. Mục đích cuối cùng là giúp trẻ nhanh chóng bình phục sức khỏe 1.1.4. Nguyên nhân Nguyên nhân gây NKHHCT ở trẻ em chủ yếu là virus và vi khuẩn. Phần lớn NKHHCT ở trẻ (đặc biệt là NKHH trên) thường là các virus . Ở các nước đang phát triển, virut vẫn là nguyên nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Các virus thường gây NKHHCT được xếp theo thứ tự. - Virus respiratory syncitial - Virus Influenzae - Virus Parainfluenzae - Virus Sởi
  • 13. 9 - Virus Adeno - Virus Rhino - Virus Entero - Virus Corona Các loại vi khuẩn thường gây NKHHCT ở trẻ em xếp theo thứ tự sau: - Hemophilus Influenzae - Streptococcus pneumoniae - Bordetella pertussis - Klebsiella trachomatis - Các vi khuẩn khác. Các nguyên nhân như nấm, ký sinh trùng… ít gặp hơn.[2],[18],[20]. 1.2.Dịch tễ học bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, tại các nước đang phát triển tần suất mắc NKHHCT ở trẻ từ 5-7 lần/ trẻ / năm khu vực thành thị mắc cao hơn nông thôn, mỗi năm có trên 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn hô hấp, chiếm 30% trong số tử vong của trẻ và 90% trẻ tử vong dưới 12 tháng tuổi. Tại Việt Nam các số liệu điều tra nghiên cứu đều cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cũng là nguyên nhân mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, 40 – 60% trẻ dưới 5 tuổi tử vong tại bệnh viện, trong đó chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi. Tỉ lệ mắc NKHHCT thay đổi theo mùa trong năm. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ NKHHCT cho vào những tháng mùa mưa còn vùng ôn đới thì cao vào những tháng mùa đông, có 30-60% các bệnh như đến khám và điều trị ngoại trú là do NKHHCT [18]. 1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc và tử vong do NKHHCT Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về dịch tể học, nguyên nhân gây bệnh, lâm sàng và điều trị NKHHCT, đặc biệt là trong viêm phổi tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng.
  • 14. 10 Phân tích chi tiết các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT thường gặp gồm - Suy dinh dưỡng , đặc biệt là do thiếu sữa mẹ. - Trẻ sinh nhẹ cân dưới 2500g. - Sự trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh ở họng. - Nơi ở chật hẹp đông đúc. - Tiếp xúc với khí hậu lạnh. - Thiếu Vitamin A và tiêm chủng không đầy đủ.. - Tiếp xúc với không khí ở nhiễm trong nhà. - Khói bếp, chất đốt. - Khói thuốc lá. - Đời sống kinh tế xã hội thấp ,thu nhập gia đình thấp. Ở Việt Nam theo tổng kết và đánh giá năm 1993 của chương trình phòng chống NKHHCT đã đưa ra 2 lý do chính khiến cho trẻ bị viêm phổi tử vong là trẻ không được đến cơ sở y tế kịp thời và trẻ không được điều trị đúng đắn. Trên cơ sở đó, các nội dung hoạt động chủ yếu của chương trình phù hợp theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là[2],[20]: - Giáo dục kiến thức cho bà mẹ (phát hiện sớm khám kịp thời). - Huấn luyện cán bộ y tế cơ sở (phần lớn là xử trí chăm sóc đúng). - Cung cấp thuốc phù hợp và hiệu quả để điều trị viêm phổi. 1.4. Tình hình NKHHCT ở địa phương 1.4.1. Khái quát đặc điểm chung của huyện Ngọc Hồi: Ngọc Hồi là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía tây bắc Tỉnh Kon Tum, với diện tích 84,2 km², dân số khoảng 52.000 người bao gồm 17 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm gần 70% dân số của huyện. Điều kiện khí hậu có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, chủ yếu người dân sống bằng làm ruộng , rẫy, trồng cây công nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,2%.
  • 15. 11 1.4.2. Tình hình bệnh tật chung và NKHHCT ở trẻ em Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước với nhiều chương trình hỗ trợ đầu tư cho các huyện, xã miền núi trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng. Điều kiện kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn đã được cải thiện rõ rệt trong đó có lĩnh vực thuộc về y tế, tuy nhiên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về tự chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế, khí hậu khắc nghiệt cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình bệnh tật của người dân trên địa bàn. Hệ thống y tế của huyện gồm có 1 trung tâm y tế huyện, 8 trạm y tế xã, 1 Phòng khám đa khoa khu vực và Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi là một bệnh viện tuyến tỉnh đóng chân trên địa bàn. Các chương trình mục tiêu y tế được triển khai, mạng lưới y tế đủ khả năng khám chữa bệnh cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân về công tác chăm sóc sức khoẻ nói chung. Mô hình bệnh tật của huyện chủ yếu vẫn là các nhóm bệnh truyền nhiễm. Bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá là những bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm khám và điều trị tại Bệnh viện khu vực Ngọc Hồi đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chương trình ARI và xử trí lồng ghép trẻ bệnh( IMCI) đã được triển khai trên địa bàn huyện từ nhiều năm nay, các cán bộ y tế đã được tập huấn về xử trí NKHHCT ở trẻ em nhưng gần đây chương trình này cũng ít được quan tâm do không có kinh phí hoạt động, số cán bộ y tế các tuyến không được tập huấn, bồi dưỡng về các nội dung hoạt động của chương trình, công tác truyền thông về phòng chống NKHHCT cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi chủ yếu là lồng ghép có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi có số mắc và nhập viện còn cao. Đây cũng là nội dung chúng tôi quan tâm tìm hiểu đặc điểm của NKHHCT của trẻ em vào viện và các yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý trong việc nâng cao sức khoẻ bà mẹ trẻ em trên địa bàn.
  • 16. 12 1.4. Một số nghiên cứu về NKHH cấp tính ở trẻ em 1.4.1 Một số nghiên cứu về NKHHCT trên thế giới Theo báo cáo của UNICEF và WHO năm 2006 tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi do nhiễm khuẩn hô hấp cấp nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác, chiếm 19% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tiếp theo là tiêu chay với 17%, ở các nước đang phát triển chiếm 20% . Số liệu này không bao gồm số trẻ tử vong trong giai đoạn sơ sinh dưới 4 tuần tuổi. Tỷ lệ này khác nhau từng khu vực, khu vực Nam châu Á có tỷ lệ cao nhất 21%, ngang với khu vực Sahara Nam phi, khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ 15%, khu vực Mỹ La tinh chiếm 14%. 3/4 các trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn Thế giới hàng năm nằm trong 15 nước trong đó có Việt Nam đứng thứ 15 với khoảng 2 triệu trường hợp mắc. Theo báo cáo thì nguyên nhân gây ra viêm phổi ở trẻ em chủ yếu do S. pneumoniae là tác nhân hàng đầu ở hầu hết các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Ở châu Phi nó là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp viêm phổi nặng và tử vong. Nghiên cứu từ Bangladesh, Chile và Gambia thấy Hib gây ra khoảng 20% các trường hợp viêm phổi nặng[18]. Một nghiên cứu cắt ngang cắt được tiến hành từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 tại Bệnh viện Pakistan trên 1.000 bà mẹ có con dưới 5 tuổi thấy ngoài điều kiện về kinh tế xã hội thì kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ rất quan trọng đối với việc giảm tỷ lệ trẻ bị viêm phổi. Ở nghiên cứu này thời gian trẻ bị NKHHCT ở nhà trước khi đưa trẻ đến viện ít hơn 2 ngày chiếm 3%, từ 3 ngày trở lên chiếm 97%. Tỷ lệ mắc ở trẻ em dưới 1 tuổi là 31%, từ 1- 3 tuổi chiếm 58%. Học vấn của mẹ 36% không biết chữ, 11% trình độ tiểu học. 72% các bà mẹ có biết đến chương trình ARI, 28% còn lại chưa được nghe biết đến, 56% bà mẹ cho rằng mắc ARI là một bệnh nghiêm trọng trong khi 44% trả lời là không ngiêm trọng. 76% bà mẹ cho rằng cần cho trẻ ăn bú nhiều hơn bình thường trong thời gian trẻ mắc NKHHCT, 36%
  • 17. 13 các bà mẹ tự điều trị cho trẻ tại nhà, 64% đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế. 95% các bà mẹ thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ. Dấu hiệu lâm sàng trẻ NKHHCT có 76% trẻ có ho; 72% trẻ có sốt; khó thở là 48% , chảy nước mũi trong 47%[16]. Mishra Pravakar nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở miền đông Ấn độ trong số 300 trẻ em từ 2- 60 tháng thấy tỷ lệ mắc nhiểm khuẩn đường hô hấp dưới chủ yếu ở độ tuổi từ 2- 12 tháng, nhóm trẻ từ 12- 60 tháng tỷ lệ mắc đường hô hấp trên cao hơn. Trong 288 trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do virus thấy trong nhiễm khuẩn hô hấp trên có 77 trường hợp nguyên nhân do 1 loại virus, 19 trường hợp từ 2 virus trở lên. Với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới có 113 trường hợp nhiễm 1 loại virus, 12 trường hợp nhiễm từ 2 loại trở lên[17]. Kumarl Rajesh nghiên cứu tại Pakistan thấy tỷ lệ tử vong trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 19- 20% số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi. Trung bình số lần mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi là 4- 5 lần trong 1 năm. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 168/ 1000 trẻ đẻ ra sống thì tử vong do viêm phổi chiếm 60%[16]. 1.4.2. Một số nghiên cứu về NKHHCT ở Việt Nam Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Từ năm 1994, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã được triển khai thực hiện ở nước ta. Nội dung chính của chương trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời; huấn luyện cán bộ y tế cơ sở biết chẩn đoán và điều trị đúng; cung cấp thuốc thiết yếu phù hợp và hiệu quả để điều trị viêm phổi. Theo điều tra MICs 2014, có 3% trẻ em dưới 5 tuổi được khai báo có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong vòng 2 tuần trước thời điểm phỏng vấn. Trong đó 81,1% được đưa đến cơ sở y tế và
  • 18. 14 88,2% được điều trị bằng kháng sinh. Số điều trị ở cơ sở y tế tư nhân cao hơn (56,4%) so với cơ sở y tế nhà nước (42,6%)[1]. Mai Anh Tuấn nghiên cứu tại cộng đồng tỷ lệ mắc NKHHCT chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 40,76%; Trẻ không viêm phổi( ho hoặc cảm lạnh) là 35,69%, viêm phổi là 4,16%, Viêm phổi nặng và bệnh rất nặng chiếm 0,91%. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất 12-35 tháng chiếm 45,02%[12]. Trần Thị Kiệm nghiên cứu trên 759 trẻ em tại Thanh Hà, Hải Dương từ tháng 9/2008 đến 10/2009 thấy tỷ lệ Viêm VA và cảm cúm phổ biến nhất 11,6%,Viêm họng gặp nhiều ở trẻ 7- 12 tháng 57,1%, viêm phế quản gặp nhiều ở trẻ từ 2- 7 tháng 72,7%, VA 51,8%,Viêm phổi 53,8%[5]. Theo Đào Minh Tuấn, nghiên cứu trên số trẻ em mắc viêm phổi do vi khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương 2006- 2010 thấy tỷ lệ trẻ trai/gái= 1,3, mắc nhiều nhất ở độ tuổi 6-12 tháng chiếm 44,7%, < 6 tháng 28,2%. Tần suất các triệu chứng cơ năng: sốt: 88,2%; ho: 98,1%; Khò khè: 74,8%; bú kém: 87,1%; Nôn 21,4%; li bì 22,7%. Tần suất triệu chứng thực thể: Ran ẩm ở phổi: 87,5%; Rút lõng lồng ngực: 49,1%; Thở nhanh: 74,8%; Tim nhanh: 71,4%; Số lượng bạch cầu tăng: 86,6%; Vi khuẩn: Gram(-) chiếm tỷ lệ cao 68,4% vi khuẩn Gram(+) 31,6%[11]. Theo Quách Ngọc Ngân nghiên cứu trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong 196 trẻ có 48% trẻ dưới 12 tháng; tỷ lệ nam/ nữ là 1,9/1, trẻ suy dinh dưỡng chiếm 11,7%; Triệu chứng lâm sàng ho chiếm 98,5%; Sốt 72,9%; chảy mũi 38,8% khò khè 46,4%; co lõm ngực 37,2%, ran ẩm nổ 94,4% Độ nặng viêm phổi Viêm phổi chiếm 61,2%, Viêm phổi nặng 37,2%; viêm phổi rất nặng chiếm 1,5%[6].
  • 19. 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán Nhiễm khuẩn hô hấp cấp vào viện điều trị đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Trẻ em dưới 60 tháng tuổi - Được chẩn đoán nằm trong nhóm bệnh NKHHCT sau: + Viêm VA + Viêm long đường hô hấp trên + Viêm tai giữa + Viêm Amidal + Viêm họng + Viêm thanh quản + Viêm thanh khí phế quản + Viêm phổi + Viêm tiểu phế quản - Bà mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Trẻ mắc NKHHCT kèm bệnh lý nhiễm trùng nặng toàn thân khác. - Trẻ được chẩn đoán Hen phế quản - Những bà mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không có mặt hoặc không thể trả lời câu hỏi của người phỏng vấn (những người mắc bệnh tâm thần, câm điếc..) hoặc từ chối hợp tác nghiên cứu. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
  • 20. 16 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu: - Tại Khoa Nhi- Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi- Kon Tum 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tối thiểu trên 30 bệnh nhi đáp ứng được tiêu chuẩn chọn bệnh. 2.3. Phương pháp đánh giá Kết hợp hỏi bệnh, khám bệnh, kết quả cận lâm sàng phỏng vấn bà mẹ và ghi kết quả trên phiếu điều tra theo mẫu soạn sẵn 2.3.1. Đối với trẻ bệnh Khai thác tiền sử, bệnh sử, kết hợp với thăm khám lâm sàng, kết quả cận lâm sàng , chẩn đoán phân loại bệnh theo NKHHCT và sử dụng phác đồ điều trị. a) Hỏi bệnh[2]: - Hỏi bà mẹ 6 câu hỏi + Trẻ bao nhiêu tuổi? + Trẻ có ho không? Ho bao lâu? + Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi: trẻ có uống được không? (trẻ < 2 tháng: có bú kém không?). + Trẻ có sốt không? sốt bao lâu? + Trẻ có co giật không? + Trẻ có cơn ngưng thở hoặc tím tái không? b) Nhìn và nghe: Trẻ phải nằm yên tĩnh hoặc đang ngủ[2],[20]. - Đếm nhịp thở trong 1 phút Thở nhanh khi:
  • 21. 17 + Trẻ < 2 tháng tuổi : nhịp thở ≥ 60 lần/phút + Trẻ 2 - < 12 tháng : nhịp thở ≥ 50 lần/phút + Trẻ 12 tháng - < 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút - Co rút lồng ngực: + Lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào. + Trẻ < 2 tháng tuổi: rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu) - Thở khò khè ở thì thở ra (Wheeze): +Nghe được ở thì thở ra do hẹp phế quản hoặc tiểu phế quản + Cần để sát tai cạnh miệng trẻ để nghe - Tiếng thở rít (Stridor) + Là tiếng thở phát ra khi trẻ hít vào + Do thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản bị phù nề, co thắt và hẹp lại làm cản trở không khí vào phổi. - Ngủ li bì , khó đánh thức + Trẻ có thể không tỉnh dậy được hoặc mở mắt nhưng nhìn lơ mơ, không chăm chú hoặc ngủ lại ngay. - Sốt hoặc hạ thân nhiệt + Sốt khi nhiệt độ ≥ 380 C + Hạ thân nhiệt khi ≤ 35.50 C - Trẻ có suy dinh dưỡng không? + Suy dinh dưỡng vừa hay nặng 2.3.2. Đối với bà mẹ - Hỏi để đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về NKHHCT ở trẻ theo bảng câu hỏi soạn sẵn. 2.4. Các biến số và chỉ số 2.4.1. Biến số
  • 22. 18 Bảng 2.1 Bảng biến số Tên biến số Loại biến số Giá trị Đặc điểm chung Tuổi của trẻ Liên tục Tháng Giới Nhị giá Nam, Nữ Cân nặng Liên tục Gram Nghề nghiệp của mẹ Biến rời Làm nông, cán bộ viên chức, buôn bán Trình độ văn học vấn Biến rời Mù chữ, Biết đọc biết viết, tiểu học, TH cơ sở, Trung học. Khác Số con Biến rời 1 con; 2 con; 3 con; từ 4 con trở lên Địa chỉ nơi sinh sống Định danh Thành thị, nông thôn Chẩn đoán khi vào viện Biến rời Tên bệnh Tiền sử Tuổi thai khi sinh Biến rời Thiếu tháng, đủ tháng, già tháng Sản khoa Biến rời Sinh thường, mổ đẻ Bú mẹ Nhị giá Có, Không Bú sữa ngoài Nhị giá Có, Không Thời gian bú mẹ hòan toàn Liên tục Tháng Tiêm chủng đầy đủ theo lịch Nhị giá Có , Không Bệnh tật hô hấp Nhị giá Có, Không Lâm sàng Trẻ có ho Nhị giá Có, Không Thời gian xuất hiện ho Liên tục Ngày
  • 23. 19 Trẻ bú kém, bỏ bú Nhị giá Có, Không Trẻ có uống được không Nhị giá Có, Không Trẻ có nôn mửa Nhị giá Có, Không Trẻ có sốt Nhị giá Có , Không Thời gian sốt trước vào viện Liên tục 1 ngày, 2 ngày , 3 ngày, > 4 ngày Co giật Nhị giá Có, Không Bỏ ăn, bỏ bú Nhị giá Có, Không Cơn ngừng thở hoặc tím tái Nhị giá Có, Không Tần số thở Liên tục Lần/ phút Phập phồng cánh mũi Nhị giá Có, Không Rút lõm lồng ngực Nhị giá Có, Không Khò khè thì thở ra Nhị giá Có, Không Thở rít khi nằm yên Nhị giá Có, Không Trẻ ngủ li bì khó đánh thức Nhị giá Có, Không Nhiệt độ Liên tục Độ C Mạch Liên tục Lần/ phút Tím môi đầu chi Nhị giá Có, Không Chảy nước mũi Nhị giá Có, không Chảy mủ tai Nhị giá Có, Không Viêm họng, Amidal Nhị giá Có, Không Ran ở phổi Nhị giá Có, Không Gan lớn Nhị giá Có, Không SDD cân nặng theo tuổi Nhị giá Có, Không Chẩn đoán tại khoa Theo bệnh học Biến rời Theo ARI Biến rời Bệnh rất nặng, Viêm phổi
  • 24. 20 nặng, Viêm phổi, Không viêm phổi Điều trị Kháng sinh(KS) Nhị giá Có, Không Đường dùng KS Biến rời Đường uống, Đường tiêm, Uống và tiêm Số loại KS Biến rời 1 loại, 2 loại, ≥ 3 loại Số ngày sử dụng KS Liên tục Số nguyên dương Nhóm loại KS Biến rời Nhóm KS Thuốc giảm ho Nhị giá Có, Không Thuốc dãn phế quản Nhị giá Có, Không Kiến thức người mẹ Nhận biết về bệnh NKHHCT Nhị giá Có, Không Nhận biết về Viêm phổi Nhị giá Có , Không Hiểu biết về mức độ nguy hiểm Nhị giá Có, Không Hiểu biết về lây truyền bệnh Nhị giá Đúng, Sai Hiểu biết về đường lây Nhị giá Đúng, Sai Hiểu biết về triệu chứng của bệnh Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy đủ Thái độ xử trí khi trẻ bị NKHHCT Khám cho trẻ Biến rời Các hướng xử trí khi trẻ NKHHCT Cho trẻ ăn uống nhiều hơn Nhị giá Đúng , Sai Cho trẻ uống thêm nước Nhị giá Đúng, Sai Nhận biết dấu hiệu nguy Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy
  • 25. 21 hiểm toàn thân đủ Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn Nhị giá Có , Không Dự phòng NKHHCT Biến rời Không biết, chưa đủ, đầy đủ * Tuổi : Biến số liên tục với trẻ từ đủ 1 tháng đến đủ 60 tháng tuổi. Khi phân tích đánh giá sẽ chia theo nhóm tuổi là các biến không liên tục * Đo nhiệt độ của trẻ Được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân kẹp ở nách và được đánh giá như sau. + Nhiệt độ bình thường của trẻ không sốt: 37°C + Trẻ sốt nếu nhiệt độ cơ thể: ≥ 38°C + Trẻ sốt cao nếu nhiệt độ cơ thể: ≥ 39°C[2] * Xét nghiệm bạch cầu: Bình thường 4000- 10.000/mm³. Tăng khi số lượng bạch cầu > 10.000/mm³. * Tần số thở: Dùng đồng hồ có kim giây hoặc có số để đếm, quan sát cử động thở ở bất cứ nơi nào trên ngực hoặc bụng, phải đếm nhịp thở trong 1 phút, nếu nghi ngờ đếm lại lần 2. Tần số thở ở trẻ bình thường theo tuổi[2],[20]: Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi : 50- 60 lần/ phút Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng: 30- 40 lần/phút Trẻ từ 12 tháng đến 60 tháng: 25- 30 lần/ phút Định nghĩa thở nhanh khi tần số thở > 60 lần/phút (trẻ < 2 tháng tuổi), > 50 lần/phút (2 tháng - 11 tháng tuổi), > 40 lần/phút (trẻ ≥ 12 tháng tuổi). * Khó thở: Dựa vào dấu hiệu cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, co kéo các khoảng gian sườn, tím tái.
  • 26. 22 * Mức độ suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng: Chỉ số cân nặng theo tuổi <-2SD là suy dinh dưỡng vừa, <- 3SD là suy dinh dưỡng nặng so với quần thể tiêu chuẩn WHO-2006. *Các biến số về kiến thức của bà mẹ Kiến thức về dấu hiệu NKHHCT[2],[20]. - Một bà mẹ có kiến thức hiểu biết tốt về dấu hiệu NKHHCT là bà mẹ biết ≥ 4 trong 5 dấu hiệu, kiến thức hiểu biết trung bình khi kể được ít nhất 2 dấu hiệu và không biết khi không kể được dấu hiệu nào sau đây: + Sốt + Ho + Thở nhanh + Khò khè. + Rút lõm lồng ngực - Một bà mẹ có kiến thức hiểu biết tốt về dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện là bà mẹ biết ≥ 5 trong 7 dấu hiệu, kiến thức hiểu biết trung bình khi bà mẹ trả lời được ít nhất 2 dấu hiệu và không biết khi không kể ra được dấu hiệu nào sau đây: + Bú kém, không uống được + Co giật + Ngủ li bì hay khó đánh thức + Thở rít khi nằm yên + Thở khò khè + Sốt hoặc hạ thân nhiệt. + Suy dinh dưỡng nặng - Kiến thức đúng của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT là cho trẻ uống nước là: cho uống nhiều hơn bình thường. - Kiến thức đúng của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT là cho trẻ ăn, bú là: cho ăn, bú nhiều hơn bình thường.
  • 27. 23 - Kiến thức của bà mẹ dự phòng trẻ NKHHCT là ( tốt nếu trả lời được ≥ 4 lựa chọn, kiến thức trung bình nếu trả lời được ít nhất 2 nội dung và không biết nếu không kể được nội dung nào sau đây: + Điều trị bệnh lý tai mũi họng + Tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá + Tiêm chủng đầy đủ và uống Vitamine A + Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh + Mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường + Cách ly trẻ với người bị bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan 2.5. Thu thập và xử lý số liệu - Các cán bộ trong nhóm nghiên cứu được hướng dẫn cách thu thập số liệu từ Hồ sơ bệnh án, Khám lâm sàng, Phương pháp phỏng vấn và cách ghi chép kết quả phỏng vấn bà mẹ vào phiếu điều tra từ mỗi bệnh nhân vào viện được chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu. - Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin, tiêu chuẩn chọn bệnh. - Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Medcal 10.0. - Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các biến số chung như: Tuổi, nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, số con, nghề nghiệp.. Tính tần số và tỷ lệ các biến qua điều tra phỏng vấn bà mẹ như hiểu biết về NKHHCT, Triệu chứng của NKHHCT.. 2.6. Đạo đức nghiên cứu Không vi phạm y đức vì nghiên cứu này không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được sự đồng ý của người được nghiên cứu và đảm bảo bí mật cho người cung cấp tin, Bộ câu hỏi phỏng vấn không liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính trị, văn hóa…
  • 28. 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 3.1.1. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi Bảng 3.1 Phân bố trẻ theo nhóm tuổi Nhóm tuổi( tháng) Số lượng Tỷ lệ (%) < 2 13 12,7 2- < 12 35 34,3 12- < 24 31 30,4 24- < 60 23 22,5 Tổng số 102 100 Nhận xét: Nhóm trẻ từ 2 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 64,7%, độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 17,14 ± 1,37 tháng 3.1.2. Phân bố trẻ theo giới tính Bảng 3.2 Phân bố trẻ theo giới tính Giới Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 70 68,6 Nữ 32 31,4 Tổng số 102 100 Nhận xét: Tỷ lệ nam 68,6% nhiều hơn nữ chiếm 31,4%.
  • 29. 25 3.1.3. Tuổi của mẹ Bảng 3.3 Tuổi của mẹ Tuổi ( năm) Số lượng Tỷ lệ(%) < 20 17 16,7 20- 35 82 80,4 > 35 3 2,9 Tổng số 102 100 Nhận xét: Phần lớn bà mẹ ở độ tuổi 20- 35 chiếm 80,4%. 3.1.4. Nghề nghiệp của mẹ Bảng 3.4 Nghề nghiệp của mẹ Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ(%) Làm nông 84 82,4 Cán bộ, viên chức 8 7,8 Buôn bán 6 5,9 Khác 4 3,9 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Chủ yếu các bà mẹ làm nông chiếm 82,4%. 3.1.5. Trình độ học vấn của mẹ Bảng 3.5 Trình độ học vấn của mẹ Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ(%) Mù chữ 2 2,0 Biết đọc biết viết 15 14,7 Tiểu học 9 8,8
  • 30. 26 Trung học cơ sở 52 51,0 Trung học phổ thông 24 23,5 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có học vấn từ Trung học cơ sở trở lên chiếm 74,5%. 3.1.6. Phân bố theo địa dư Bảng 3.6 Phân bố theo địa dư Địa dư Số lượng Tỷ lệ(%) Nông thôn 81 79,4 Thành thị 21 20,6 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: 79,4% bà mẹ sống ở nông thôn. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm trẻ nghiên cứu 3.2.1. Phân loại trẻ suy dinh dưỡng Bảng 3.7 Phân loại suy dinh dưỡng Phân loại SDD Số lượng Tỷ lệ(%) Không SDD 84 82,3 SDD Vừa 16 15,7 SDD Nặng 2 2,0 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu số trẻ suy dinh dưỡng là 18 trẻ chiếm tỷ lệ 17,7%.
  • 31. 27 3.2.2. Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ Bảng 3.8 Một số đặc điểm về tiền sử của trẻ Tiền sử Ghi nhận Số lượng Tỷ lệ(%) Bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Có 40 46,5 Không 46 53,5 Tiêm chủng Đủ theo lịch 31 42,5 Không đủ theo lịch 42 57,5 Tuổi thai khi sinh Thiếu tháng 12 11,8 Đủ tháng 88 86,2 Già tháng 2 2,0 Đã điều trị 2 tháng trở lại Không 89 89,0 Có 11 11,0 Nhận xét: Số bà mẹ có cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm 46,5%, Số có dùng sữa ngoài và ăn dặm sớm chiếm 53,5%; Có 42,5% trẻ được tiêm chủng theo đúng lịch, 57,5% tiêm chủng không đúng lịch; Số trẻ khi sinh thiếu tháng là 11,8%; Có 11,0% số trẻ vào viện đã từng mắc và điều trị NKHHCT trong vòng 2 tháng trước khi vào viện lần này. 3.2.3. Triệu chứng cơ năng và toàn thân Bảng 3.9 Triệu chứng cơ năng và toàn thân Triệu chứng Kết quả Số lượng Tỷ lệ(%) Ho Không 4 3,9 Có 98 96,1 Uống kém, bú kém Không 91 89,2 Có 11 10,8
  • 32. 28 Nôn Không 71 69,6 Có 31 30,4 Sốt Không 22 21,6 Có 80 78,4 Chảy nước mũi Không 25 24,5 Có 77 75,5 Chảy mủ tai Không 99 97,1 Có 3 2,9 Nhận xét: Có 96,1% trẻ có ho; 78,4% trẻ có sốt; 75,5% trẻ có chảy nước mũi; Nôn chiếm 30,4%; Uống kém, Bú kém là 10,8%; Chảy mủ tai có 2,9%. 3.2.4. Triệu chứng thực thể Bảng 3.10 Triệu chứng thực thể Triệu chứng Kết quả Số lượng Tỷ lệ % Cánh mũi phập phồng Không 77 75,5 Có 25 24,5 Thở nhanh Không 88 86,3 Có 14 13,7 Cơn ngừng thở Không 94 92,2 Có 8 7,8 Mạch nhanh Không 77 75,5 Có 25 24,5 Rút lõm lồng ngực Không 82 80,4 Có 20 19,6 Thở khò khè Không 55 53,9 Có 47 46,1 Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3j6pXhK Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 33. 29 Thở rít khi nằm yên Không 87 85,3 Có 15 14,7 Ran ở phổi Không 37 36,3 Có 65 63,7 Co giật Không 95 93,1 Có 7 6,9 Li bì khó đánh thức Không 97 95,1 Có 5 4,9 Nhận xét: Có 24,5% trẻ có dấu hiệu cánh mũi phập phồng; Tần số thở nhanh là 13,7%; 7,8% trẻ có cơn ngừng thở; 19,6% trẻ có rút lõm lồng ngực; 46,1% trẻ có thở khò khè, 63,7% trẻ có ran ở phổi. Số trẻ có co giật chiếm 6,9%; li bì khó đánh thức là 4,9%; Mạch nhanh là 24,5%; Thở rít khi nằm yên là 14,7%. 3.2.5. Xét nghiệm bạch cầu trong máu Bảng 3.11 Xét nghiệm bạch cầu trong máu Số lượng bạch cầu Số lượng Tỷ lệ(%) Không tăng 42 41,2 Tăng 60 58,8 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ em trong nhóm nghiên cứu có bạch cầu tăng là 58,8%. 3.2.6. Phân loại theo vị trí tổn thương Bảng 3.12 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương Vị trí tổn thương Số lượng Tỷ lệ(%) Đường hô hấp trên 31 30,4 Đường hô hấp dưới 71 69,6 Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/3j6pXhK Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. 30 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Có 69,6% trẻ viêm đường hô hấp dưới, đường hô hấp trên là 30,4% trong nhóm nghiên cứu. 3.2.7. Phân loại theo chẩn đoán bệnh học Bảng 3.13 Phân loại theo chẩn đoán bệnh học Chẩn đoán Số lượng Tỷ lệ(%) Viêm Amidal 6 5,9 Viêm họng cấp 8 7,8 Viêm họng/Viêm tai giữa 1 1,0 Viêm mũi họng 10 9,8 Viêm phổi 60 58,8 Viêm phế quản cấp 7 6,9 Viêm thanh quản 1 1,0 Viêm tiểu phế quản 3 2,9 Viêm V.A 6 5,9 Tổng cộng 102 100 Nhận xét: Trẻ được chẩn đoán viêm phổi chiếm tỷ lệ 58,8%. 3.2.8. Phân loại theo ARI Bảng 3.14 Phân loại theo ARI Phân loại Số lượng Tỷ lệ(%) Không viêm phổi 24 23,5 Viêm phổi 28 27,5 Viêm phổi nặng 24 23,5 Bệnh rất nặng 26 25,5 Tổng cộng 102 100 4871270