SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
  
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG II
SINH VIÊN Y ĐA KHOA KHÓA 37
CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG
CHÂU VĂN LIÊM, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thời gian thực hiện: 30/05/2016 – 11/06/2016
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 40-YDK37
1. Lê Trần Thanh Duy 1153010521
2. Nguyễn Minh Học 1153010388
3. Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382
4. Trầm Thanh Hiển 1153010423
5. Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422
6. Đặng Duy Khoa 1153010451
7. Lê Phát Tài 1153010491
8. Trần Quốc Qui 1153010461
9. Nguyễn Trung Nguyên 1153010524
10.Danh Trọng Nguyễn 1153010429
11.Nguyễn Minh Thành 1153010409
12.Lý Hồng Hưởng 1153010424
Giảng viên hướng dẫn thực hành cộng đồng :
Ths.Bs TRƯƠNG THÀNH NAM
Cần Thơ – Tháng 6, 2016
LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em, Nhóm 40 – YDK37, xin gửi lời cám
ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Y, quý Thầy Cô Khoa Y
Tế Công Cộng – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập trên giảng đường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em
được tiếp cận với môn học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành
Y đa khoa cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Đó là môn học
“Thực Tập Cộng Đồng II ”.
Em xin chân thành cảm ơn Ths.Bs Trương Thành Nam đã tận tâm hướng dẫn
chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về
lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy
bảo của thầy thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của chúng em rất khó có thể hoàn
thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Bài báo cáo này thực hiện trong khoảng thời gian 02 tuần. Bước đầu đi vào thực
tế, tìm hiểu về lĩnh vực ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ
Y TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG
CHÂU VĂN LIÊM– QUẬN Ô MÔN. Chúng em chân thành cảm ơn Trưởng trạm Y
tế và Cán bộ Y tế tại Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ đã
nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho chúng em hoàn
thành chuyến đi thực tập.
Bước đầu đi vào thực tế, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ
ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp
để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ban chủ nhiệm Khoa
Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Thạc sỹ Trương Thành Nam thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.
Tập thể sinh viên Thực Tập Cộng Đồng II, nhóm 40 – YDK37 xin chân thành
cảm ơn!
Nhóm 40 – YDK37
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired immune deficiency syndrome
BHYT Bảo hiểm Y tế
BK Bacille de Koch
BTCQG Bộ Tiêu chí quốc gia
BTT Bệnh tâm thần
CNH Công nghiệp hóa
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CT Cần Thơ
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
CTYTQG Chương trình y tế quốc gia
CT – XH Chính trị - Xã hội
DS-KHHGĐ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
ĐTN Đoàn Thanh niên
HĐND Hội đồng Nhân dân
HGĐ Hộ gia đình
ĐTĐ Đái tháo đường
HA Huyết áp
HCCB Hội Cựu chiến binh
HCTĐ Hội Chữ thập đỏ
HIV Human immunodeficiency virus
HĐH Hiện đại hóa
HND Hội Nông dân
HPN Hội Phụ nữ
KCB Khám chữa bệnh
MCB GTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh
NCKH Nghiên cứu khoa học
NQ Nghị quyết
PCBĐTĐ Phòng chống bệnh đái tháo đường
PCBKL Phòng chống bệnh không lây
PCBL Phòng chống bệnh Lao
PCBTHA Phòng chống bệnh tăng huyết áp
PCBTT Phòng chống bệnh tâm thần
PCL Phòng chống Lao
PCSXH Phòng chống sốt xuất huyết
RLTT Rối loạn tâm thần
SKTT Sức khỏe tâm thần
SXH Sốt xuất huyết
TCQG Tiêu chí quốc gia
THA Tăng huyết áp
TPCT Thành phố Cần Thơ
TT – GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TYT Trạm Y tế
TW Trung ương
VHTT Văn hóa thông tin
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban Nhân dân
UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
YTDP Y tế dự phòng
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………..3
1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã……………………………….3
1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của các trạm y tế trong
nước………………………………………………………………………………….3
1.3 Nội dung các chương trình y tế quốc gia được chọn………………………….….4
1.3.1 Chương trình PCSXH………………………………………………………...4
1.3.2 Chương trình PCL……………………………………………………………5
1.3.3 Chương trình phòng chống BTTK……………………………………………7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………...10
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………..…10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..……………………………………………..10
2.2.1 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….…10
2.2.1.1 Các chỉ số cần thu thập về 10 TCQG về y tế……………………………...10
2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế ……………………….….12
2.2.2 Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập số liệu………………….…….…15
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………….….15
2.2.2.2 Nội dung thu thập số liệu……………………………………………….…15
2.2.2.3 Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………….15
2.2.3 Cách xử lý và phân tích số liệu…………………………………...……………15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………...16
3.1 Mô tả tình hình và đặc điểm của phường………………………………………..16
3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 tiêu chí quốc gia….16
3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chương trình y tế địa phương……30
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………...37
4.1 Bàn luận về 10 tiêu chí quốc gia về y tế ………………………………………..37
4.2 Bàn luận về các chương trình mục tiêu y tế địa phương………………………..39
4.2.1 Chương trình PCL…………………………………………………………..39
4.2.2 Chương trình PC SXH………………………………………………………40
4.2.3 Chương trình PCBTTK……………………………………………………..40
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...41
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..…42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng phân công thiết kế công cụ TTSL và phân công viết báo cáo
Phụ lục 2: Trình bày kết quả tại giảng đường
Phụ lục 3. Các công cụ thu thập số liệu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.2.1.1 Các chỉ số thu thập của 10 TCQG về y tế……………………..10
Bảng 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số CTYTQG……………………...12
Bảng 3.2.1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1………………………………...…...15
Bảng 3.2.2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2……………………………………..17
Bảng 3.2.3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3……………………………………..18
Bảng 3.2.4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4……………………………………..19
Bảng 3.2.5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5……………………………………..21
Bảng 3.2.6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6……………………………………..23
Bảng 3.2.7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7……………………………………..24
Bảng 3.2.8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8……………………………………..26
Bảng 3.2.9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9……………………………………..27
Bảng 3.2.10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10…………………………………..29
Bảng 3.3.1 Kết quả thực hiện chương trình PCL……………………………30
Bảng 3.3.2 Kết quả chương trình PCSXH…………………………………...31
Bảng 3.3.3 Kết quả chương trình PCBTTK…………………………………34
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn là một tổ chức y tế cơ sở trong hệ thống
mạng lưới chăm sóc sức khỏe quốc gia, là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với
nhân dân, có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn dưới sự chỉ đạo của UBND xã, phường,
thị trấn. Nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, giúp cho tuyến y
tế cơ sở phát triển toàn diện, triển khai tốt các chương trình thành phần, dự án quốc
gia về y tế, tăng cường phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho nhân dân.
Ngày 07 tháng 11 năm 2014, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4667/QĐ-
BYT Ban hành “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020”. Mục đích
chính của Bộ tiêu chí này là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK
cho nhân dân ở từng vùng miền. Bộ tiêu chí mới này gồm 10 tiêu chí và 46 chỉ tiêu.
Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Đạt
từ 80% tổng điểm trở lên; Không bị “điểm liệt” và Số điểm trong mỗi tiêu chí phải
đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt các nội
dung của BTCQG về y tế thì đòi hỏi mỗi trạm cần đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang
thiết bị và đảm bảo yêu cầu trình độ của các cán bộ y tế tại trạm trong công tác tổ
chức, quản lý, CSSK cho người dân trong địa bàn.Việc thực hiện tốt các nội dung của
BTCQG sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong tình hình
mới.Từ đó góp phần đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, nhất là đối với người nghèo,
người có thu nhập thấp trong địa bàn xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, CTMTQG về y tế giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 với mục
tiêu chung: Chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát
hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ
chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã
hội trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hình thành hệ thống
CSSK đồng bộ từ TW đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân,
đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. CTMTQG về y tế được
thực hiện trong phạm vi tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước, ưu tiên một số địa
phương trọng điểm tùy thuộc vào mục tiêu của từng dự án thành phần. Mục tiêu đến
năm 2015 của các dự án thành phần trong CTMTQG gồm có tổng thể 5 dự án. Trong
đó, các chương trình thuộc dự án 1 như: chương trình PCL, chương trình PCSXH,
chương trình PCBKL (ĐTĐ, THA, SKTT) là những chương trình phổ biến về phòng,
chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng. Thực hiện tốt chương
trình này sẽ giúp phát hiện sớm dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; giảm
tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, hình thành hệ thống
CSSK đồng bộ từ TW đến cơ sở.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhằm mục đích
tìm hiểu và học tập về việc triển khai thực hiện các TCQG về y tế và các CTMTQG
về y tế tại TYT xã, phường. Đối tượng nghiên cứu là chế độ an sinh về y tế của người
dân trên địa bàn phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Cụ thể:
 Tìm hiểu mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 TCQG về y tế tại TYT phường
Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2015;
 Tìm hiểu việc tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình y tế tại phường;
 Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân; mô hình quản lý, triển
khai chương trình phòng chống bệnh SXH tại phường;
 Tìm hiểu công tác quản lý, điều trị, triển khai và các đối tượng đang được điều
trị bệnh lao trong toàn phường. Tìm hiểu thực trạng bệnh lao, các khó khăn
trong công tác quản lý, điều trị và phòng bệnh tại phường với tuyến trên;
 Tìm hiểu về kiến thức của người dân; công tác điều trị, dự phòng, quản lý, xây
dựng, triển khai và duy trì các mô hình quản lý bệnh tâm thần tại địa phương.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã
Ngày 07 tháng 11 năm 2014, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số
4667/QĐ-BYT Ban hành “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020”
thay thế Quyết định số 3447/ QĐ-BYT ngày 22/9/2011, ban hành “Bộ Tiêu chí quốc
gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020”. Mục đích chính của Bộ tiêu chí này là tạo ra
các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK cho nhân dân ở từng vùng, miền.
Bộ tiêu chí mới này gồm 10 tiêu chí và 46 chỉ tiêu.
BTCQG gồm có tất cả 10 tiêu chí phân ra từng mục như sau:
• Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
• Tiêu chí 2: Nhân lực y tế.
• Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT.
• Tiếu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác.
• Tiêu chí 5: Kế hoạch – Tài chính.
• Tiêu chí 6: Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, các CTMTQG về y tế.
• Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền.
• Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.
• Tiêu chí 9: Dân số - kế hoạch hóa gia đình.
• Tiêu chí 10: Truyền thông giáo dục sức khỏe.
Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu: Đạt từ 80% tổng điểm trở lên; không bị “điểm liệt” và số điểm trong mỗi tiêu
chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của các trạm y tế
trong nước
Hiện tại các TYT xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đang phấn đấu để thực hiện
BTCQG về y tế xã do Bộ y tế ban hành 07/11/2014. Đã có nhiều TYT đạt được mục
tiêu này. Riêng tại TPCT, theo báo cáo của Sở Y tế Cần Thơ, tính đến tháng 2/2015,
TPCT có 100% TYT được UBND TP công nhận đạt BTCQG về y tế xã giai đoạn
2011 – 2020. Hiện nay có 39/85 TYT có máy đo điện tim; 26/85 trạm có máy siêu
âm. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân khám và điều trị ở tuyến xã, phường đã tăng cao,
năm 2011 tuyến xã phường khám được 778.192 lượt người thì đến năm 2015 số người
đến khám và điều trị đã tăng lên 907.490 lượt. Cần Thơ cũng là một trong những địa
phương dẫn đầu cả nước về số TYT tuyến xã đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn mới.
Hiện các TYT đảm bảo có bác sĩ khám, chữa bệnh, từng bước nâng cao chất
lượng chẩn đoán và điều trị, kết hợp điều trị bằng YHCT, thực hiện tốt các CTMTQG
về y tế, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
1.3 Nội dung các chương trình y tế quốc gia được chọn
1.3.1 Chương trình PCSXH
1.3.1.1 Tình hình mắc bệnh SXH Dengue ở Việt Nam
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp
mắc SXH tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình
Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam
(83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3%
so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà
Rịa–Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%,
Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%. Tình hình SXH còn diễn biến phức tạp với
số mắc và tử vong cao tại các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới.
 Tình hình mắc sốt xuất huyết tại TPCT
Tính đến ngày 10/10/2015, tổng số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận là
429 trường hợp, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2014, chưa có trường hợp tử vong.
Đặc biệt, ổ dịch sốt xuất huyết năm nay tăng gấp đôi với 84 ổ dịch, số ca độ nặng
chiếm 12,37% (tăng gần 50% so với cùng kỳ). Năm quận/huyện có số mắc tăng cao
là ở Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Phong Điền. So với các tỉnh trong
khu vực phía Nam, TPCT hiện có tổng số trường hợp mắc sốt xuất huyết đứng hàng
thứ 14.
 Tình hình mắc sốt xuất huyết tại quận Ô Môn năm 2015: 16 ca
 Tình hình mắc sốt xuất huyết tại phường Châu Văn Liêm năm 2015: 4 ca
1.3.1.2 Chỉ tiêu đề ra
- Giảm 18% tỷ lệ mắc/100.000 dân do SXH so với trung bình giai đoạn 2006-2010
- Duy trì tỷ lệ chết/ mắc do SXH xuống dưới 0,09%
1.3.1.3 Giải pháp phòng chống SXH
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống SXH tại các xã, phường,
PKĐKKV.
 Phối hợp chính quyền- Y tế- Giáo dục trong công tác triển khai chiến dịch diệt
lăng quăng. Có kế hoạch triển khai, phối hợp thực hiện chiến dịch ngay từ đầu
năm.
 Hỗ trợ hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống SXH, nhất là vào thời
điểm trước, trong và sau mùa dịch.
 Cần huy động kinh phí đầu tư của từng địa phương để hoạt động các đợt chiến
dịch diệt lăng quăng.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện bảng đăng ký các
dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà không có lăng quăng trong nhà với UBND
xã, phường, PKĐKKV.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tuyến dưới hàng tháng, hàng quí, nhất là
các tháng trước mùa dịch.
- Xây dựng đường cong chuẩn dự báo dịch tại 100% xã, phường, PKĐKKV.
1.3.1.4 Nội dung hoạt động
- Thành lập Ban điều hành các tuyến và các tiểu ban chuyên trách điều trị, dịch tễ,
côn trùng, huyết thanh.
- Tập huấn: Tập huấn nâng cao chuyên môn, kỹ năng giám sát dịch tễ bao gồm giám
sát bệnh nhân, vectơ truyền bệnh, huyết thanh và virut, độ nhạy cảm và kháng hóa
chất của vectơ truyền bệnh; thống kê, xử lý số liệu, làm báo cáo và sử dụng hệ
thống thông tin địa lý GIS trong quản lý, giám sát và phòng chống SXH.
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng chống chủ động SD/SXHD. Đa
dạng hóa các loại hình truyền thông, liên tục đổi mới nội dung TT - GD phong
phú để thu hút sự chú ý của cộng đồng.
- Duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu quả của màng lưới cộng tác viên tại cộng
đồng. Tổ chức giao ban cộng tác viên hàng tháng, giám sát và kiểm tra hoạt động
CTV tại hộ gia đình và bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động của CTV. Động viên,
khuyến khích sự hăng say và sự tình nguyện của CTV.
- Triển khai các hoạt động phòng chống SD/SXHD tại cộng đồng, ưu tiên cho các
biện pháp diệt bọ gậy, khống chế vec tơ truyền bệnh, vệ sinh môi trường nơi sinh
sản của bọ gậy, sử dụng hóa chất xua, diệt muỗi, phát hiện sớm bệnh nhân
SD/SXHD và điều trị tại các cơ sở y tế.
- Giám sát dịch tễ chủ động, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, khoanh vùng ổ
dịch và áp dụng các biện pháp dập dịch có hiệu quả. Kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc
thực hiện hoạt động phòng chống SXH tập trung tại các tuyến khu vực, tỉnh, thành
phố đang có số mắc và chết cao.
1.3.2 Chương trình PCL
1.3.2.1. Tình hình mắc bệnh lao trên thế giới và Việt Nam
 Tình hình mắc bệnh trên thế giới
Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2013 cho thấy
khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao; 12 triệu người hiện mắc lao; 8,6 triệu người
mới mắc lao; 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người tử vong do lao.
Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tình
hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các
quốc gia.
 Tình hình mắc bệnh trong nước
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người
mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến
18.000 người tử vong do bệnh lao, Việt Nam có số ca bệnh lao đứng hàng thứ 12/22
nước có độ lưu hành lao cao nhất và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, chỉ sau Trung Quốc và Philippines.
 Tình hình mắc bệnh tại TPCT
Ngày 19/1/2016, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TPCT tổ chức tổng kết hoạt
động năm 2015 và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2016. Năm qua, bệnh
viện tổ chức thu dung và điều trị cho 1.988 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 1.249
bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới; số bệnh nhân mắc lao phổi AFB (+) được phát hiện
tính trên 100.000 dân đạt 96,67% chỉ tiêu kế hoạch, giảm so cùng kỳ năm 2014. Đáng
lo ngại là có 50 bệnh nhân mắc lao kháng đa thuốc, chiếm hơn 1/5 tổng số ca tái trị.
Không chỉ có các ca kháng đa thuốc, thời gian qua, bệnh viện cũng đã ghi nhận một
số ca siêu kháng thuốc. Cùng với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, TPCT được chọn triển
khai sử dụng thuốc điều trị bệnh lao siêu kháng thuốc và phác đồ 9 tháng điều trị lao
kháng thuốc.
Thực hiện chiến lược DOTS (Điều trị lao ngắn ngày có giám sát) bệnh viện
phối hợp với tổ Lao – Trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện và các trạm y tế, tổ
chức giám sát, điều trị bệnh nhân lao, đạt tỷ lệ âm hóa nguồn lây lao phổi AFB (+) và
AFB (-) tái trị lần lượt là 95,22% và 90,57%, tăng so cùng kỳ năm 2014.
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố cũng đã tổ chức các hoạt động điều trị bệnh
nhân lao/HIV; tư vấn bệnh nhân lao tự nguyện xét nghiệm HIV với 1.902 mẫu thử
trong năm 2015, phát hiện 17 trường hợp dương tính với HIV.
 Tình hình mắc bệnh tại Quận Ô Môn
Theo thống kê năm 2015 đã phát hiên được 50 trường hợp bệnh lao tại Quận
Ô Môn.
 Tình hình mắc bệnh lao tại phường Châu Văn Liêm
Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhân lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng.
Hiện tỷ lệ lao của phường là 16/24044.
1.3.2.2. Chỉ tiêu đề ra
- Mục tiêu hết năm 2015:
 Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người trên
100.000 người dân;
 Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người trên 100.000 người dân;
 Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát
hiện.
(Nguồn: Quyết định 1208/QĐ-TTg 2012)
- Tầm nhìn đến năm 2030
Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong
cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người
dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
1.3.2.3. Giải pháp phòng chống lao
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phòng chống lao, vận động sự tham gia của các ban
ngành đoàn thể.
- Gửi cán bộ y tế đi tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ tuyến trên, các cấp lãnh đạo, các tổ chức, ban ngành,
đoàn thể.
1.3.2.4. Nội dung hoạt động
Chính sách chống lao hiện nay của chương trình chống lao quốc gia, còn gọi là chính
sách chống lao trọn gói, bao gồm những nội dung sau:
- Sự cam kết của chính phủ đối với chương trình chống lao quốc gia.
- Phát hiện nguồn lây bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, đối với những người
nghi ngờ mắc bệnh lao bằng phương pháp phát hiện thụ động.
- Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho tất bệnh nhân lao phổi
dương tính.
- Cung cấp thuốc chống lao thiết yếu thường xuyên, đều đặn.
- Có hệ thống giám sát và lượng giá chương trình.
- Trong quá trình điều trị bệnh nhân lao được xét nghiệm đàm 1lần/2 tháng, việc
nhận định bệnh nhân khỏi lao do tuyến trên quyết định.
- Lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng chống lao với các chương trình tại địa
phương. Việc tổ chức tầm soát và quản lí các đối tượng nguy cơ cao được thực
hiện mỗi tháng 1 lần (hộ mắc lao cũ, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ho kéo
dài, HIV…). Xã hội hóa công tác phòng, chống lao, lồng ghép vào hoạt động của
các ban ngành đoàn thể.
1.3.3 Chương trình phòng chống BTTK
1.3.3.1. Tình hình mắc BTTK trên thế giới và Việt Nam
 Tình hình mắc bệnh trên thế giới
- Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới cứ 4 người
thì có 1 người sẽ 1 hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc hành vi trong suốt cuộc đời.
Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu có các rối loạn tâm thần, trong đó 120 triệu
bệnh nhân trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh và 40 triệu bệnh nhân tâm thần
phân liệt, 1 triệu người tự sát…
- Cũng theo WHO, tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới là
khoảng 0,6-1,5% dân số và theo một số tác giả khác thì tỉ lệ này chiếm khoảng từ
0,3%-1% dân số. Khoảng 1% người trên thế giới (65 triệu) có bệnh động kinh, và
gần 80% các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển. Trong năm 2013 nó dẫn
đến 116.000 ca tử vong so với 111.000 ca tử vong trong năm 1990.
 Tình hình mắc bệnh trong nước
Ở nước ta với sự phát triển của nền kinh tế mở cửa, và sự phát triển nhanh của
tiến bộ kỹ thuật thông tin đã tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần. Chỉ tính riêng
10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo
âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển
tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có
khoảng 15 dân số, tương đương với khoảng 13 triệu người. Gần đây một số nghiên
cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng 20 – 30%. Hiện
sức khỏe tâm thần được tổ chức y tế thế giới xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề sức
khỏe, dự kiến đến năm 2020 sức khỏe tâm thần sẽ được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh
về tim mạch.
 Tình hình mắc bệnh tại TPCT
Theo số liệu của của phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ,
trong năm 2014 bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị cho 4.879 bệnh nhân bị
TTPL&HT. Đứng thứ 2 trong bảng thống kê là bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến
stress 3.550 bệnh nhân. Chỉ riêng tháng 1/2015 Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ đã tiếp
nhận và điều trị cho 462 bệnh nhân bị chứng bệnh này.
 Tình hình mắc bênh tại phường Châu Văn Liêm
Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhân tâm thần kinh được ghi chép cụ thể, rõ
ràng. Hiện tỷ lệ tâm thần kinh của phường là 40/24044.
1.3.3.2. Chỉ tiêu đề ra
- Phát hiện sớm, quản lý và điều trị sớm cho 90% số bệnh nhân động kinh trong
toàn quốc;
- Triển khai và quản lý 90% số xã về bệnh nhân động kinh trong toàn quốc.
- Điều trị ổn định, chống tái phát cho 85% số bệnh nhân động kinh được phát
hiện và quản lý;
- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 20% số bệnh nhân
động kinh được phát hiện và quản lý;
- Tiếp tục duy trì 69% số xã/ phường đã triển khai hoạt động;
- Đến hết năm 2011, quản lí bệnh tâm thần phân liệt tại 79% xã/ phường trong
toàn quốc;
- Đối với những xã, phường mới triển khai phòng chống bệnh tâm thần phân
liệt: lồng ghép quản lý và điều trị tâm thần phân liệt.
1.3.3.3. Giải pháp phòng chống BTTK
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh tâm thần tại các xã,
phường.
 Truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh tâm thần
 Các buổi sinh hoạt hướng dẫn chăm sóc người bệnh tâm thần
 Hỗ trợ những người đã khỏi bệnh tái hòa nhập xã hội.
- Phát triển đa dạng các loại hình giải trí, thư giãn để cải thiện đời sống tinh
thần cho người dân.
- Gửi cán bộ y tế đi tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ tuyến trên, các ban ngành, đoàn thể, các mạnh
thường quân.
- Quan tâm hơn vấn đề trợ cấp cho các cộng tác viên cũng như các thành viên
trong Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tâm thần.
1.3.3.4. Nội dung hoạt động
- Triển khai xã, phường mới và duy trì các xã, phường đã triển khai:
+ Lồng ghép công tác BVSKTT vào các hoạt động của TYT xã, phường triển
khai chương trình;
+ Tập huấn nâng cao kỹ năng khám, phát hiện quản lý và điều trị bệnh nhân
tâm thần;
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đến tận gia đình bệnh nhân nhằm tăng
cường nhận thức cho nhân dân, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
- Phát hiện và quản lý bệnh nhân:
+ Tổ chức điều tra, khám, phát hiện bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng
đồng, chẩn đoán đúng bệnh theo tiêu chuẩn ICD 10;
+ Lập bệnh án quản lý và điều trị lâu dài tại TYT phường;
+ Chỉ định thuốc chuyên khoa, cấp phát thuốc đủ, đều và hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn hợp lý tại các TYT xã, phường và gia đình bệnh nhân.
- Chữa ổn định bệnh nhân, giảm các hành vi gây hại, gây rối và tỷ lệ mãn tính:
+ Hướng dẫn cho các cán bộ TYT phường, cộng tác viên y tế, gia đình bệnh
nhân biết cách chăm sóc, quản lý bệnh nhân lâu dài tại nhà. Khắc phục những
thành kiến và cách giải quyết sai (mặc cảm, giấu bệnh, bỏ rơi bệnh nhân, cúng
bái,..); và,
+ Hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng tâm lý liệu pháp nhóm, liệu pháp
gia đình dựa.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Trưởng TYT và các cán bộ phụ trách 10 TCQG về y tế phường, 3 chương trình y tế
(PCBTTK, PCL và PCSXH) tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT.
- Các hồ sơ sổ sách liên quan:
+ Các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện CTYTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm,
quận Ô Môn, TPCT.
+ Các kế hoạch và quá trình thực hiện CTMTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm,
quận Ô Môn, TPCT.
+ Các số liệu thống kê về kết quả CTYTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm,
quận Ô Môn, TPCT.
+ Các kế hoạch, quá trình thực hiện và kết quả khi thực hiện 3 chương trình y tế
(PCBTTK, PCL và PC SXH) tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1 Các chỉ số cần thu thập về 10 TCQG về y tế
Bảng 2.2.1.1 Các chỉ số thu thập của 10 TCQG về y tế
STT Tiêu chí Các chỉ số cần thu thập
1
Chỉ đạo, điều hành
công tác CSSK
nhân dân.
- Phường có ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động
thường xuyên, tối thiểu 6 tháng họp 1 lần.
- Về CSSK nhân dân có đưa vào nghị quyết Đảng ủy
và HĐND.
2
Nhân lực y tế
- Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT phường.
- Có bác sĩ làm việc thường xuyên tại TYT.
- Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế.
- Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà
nước ban hành.
3
Cơ sở hạ tầng
TYT phường
- Vị trí TYT.
- Diện tích.
- Phòng chức năng.
- Khối nhà chính.
- Nước sinh hoạt, nhà tiêu, rác.
- Hạ tầng và khối phụ trợ.
4
Trang thiết bị,
thuốc và phương
tiện khác
- TYT phường đảm bảo có trang thiết bị.
- Về TTB máy điện tim, máy siêu âm, máy đo đường
huyết.
- Số loại thuốc (theo danh mục).
- Thuốc được quản lý theo quy định.
- Vật tư tiêu hao.
- Túi y tế thôn bản.
- Duy tu, bảo dưỡng.
- Tủ sách chuyên môn.
5
Kế hoạch–Tài
chính
- Xây dựng kế hoạch và sơ kết.
- Các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê.
- Kinh phí thường xuyên.
- UBND hỗ trợ.
- Quản lý kinh phí.
- Tham gia BHYT.
6
YTDP, VSMT và
các CTMTQG về
y tế
- Biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Tỷ lệ hộ gia đình trong phường sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh.
- HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Về ATVSTP.
- Hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Bệnh dịch nguy hiểm.
7
Khám, chữa bệnh,
phục hồi chức
năng và YHCT
- Dịch vụ kỹ thuật Theo qui định phân tuyến.
- KCB YHCT/YHHĐ.
- Quản lý người khuyết tật.
- Quản lý người cao tuổi >80 tuổi.
- Tai biến sản khoa.
8
Chăm sóc
sức khỏe
bà mẹ - trẻ em
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con khám thai>3 lần và tiêm VAT
đầy đủ.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo
về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh.
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau
sinh đạt.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại
vắcxin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở
rộng theo quy định của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống
Vitamin A là 2 lần/năm.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng,
trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em
từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1
lần.
- Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân
nặng/tuổi).
9 DS-KHHGĐ
- Áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh
con.
- Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm
giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
10
TT-GDSK - Phương tiện truyền thông theo quy định.
- Triển khai các hoạt động TT–GDSK, DS–KHHGĐ.
2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế
Bảng 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số CTYTQG
Chương trình phòng chống bệnh lao
Nội dung Các chỉ số thu thập
Tình hình bệnh
lao tại địa phương
trong năm qua
- Tỷ lệ mắc, chết do bệnh lao.
- Tỷ lệ lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc.
Kế hoạch triển
khai chương trình
phòng chống
bệnh lao
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người dân tham gia.
Nội dung chương
trình
- Phường có bao nhiêu cán bộ chuyên trách về hoạt động chống
lao? Số lượng cán bộ có đủ đáp ứng công việc hay không?
- Trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ như thế nào?
- Phường đào tạo cán bộ phòng chống lao như thế nào?
- Công tác khám chữa bệnh nhân hô hấp được thực hiện như
thế nào?
- Làm thế nào để phát hiện sớm những bệnh nhân có dấu hiệu
của bệnh lao?
- Khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi lao thì cán bộ y tế sẽ làm gì?
- Cần làm gì để theo dõi, giám sát sự tuân thủ điều trị của bệnh
nhân lao ngoại trú?
- Làm gì để nắm được số lượng bệnh nhân bỏ điều trị?
- Làm thế nào để bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị?
- Thực hiện điều trị đối với bệnh nhân lao ngoại trú như thế
nào?
- Công tác quản lý, khám sàng lọc đối với trẻ em, người lớn có
tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh lao thực hiện như thế nào?
Làm thế nào để họ tự đến khám?
- TYT thực hiện quản lí đối tượng có nguy cơ cao (nhiễm HIV)
như thế nào? Khi nào thì cần đưa họ đi khám sàng lọc lao?
- Đối với lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc, TYT thực
hiện quản lí và điều trị như thế nào?
- Các biện pháp đặc biệt đối với bệnh nhân lao kháng thuốc và
lao đa kháng thuốc.
- Công tác tuyên truyền về bệnh lao ở phường được thực hiện
như thế nào? Bằng các hình thức nào? (Băng rôn, Loa phát
thanh...).
- Bao lâu thì thực hiện? Thực hiện trong thời gian bao lâu?
- Làm thế nào để nắm bắt người dân có nắm được thông tin
chính xác về bệnh lao?
- Có trường hợp nào bị lây bệnh lao khi đang điều trị cho các
bệnh nhân lao không? Nếu có thì xử lý ra sao?
- Các biện pháp để phòng tránh lây nhiễm cho các đối tượng
thực hiện công tác điều trị lao ra sao?
- Bao lâu thì báo cáo kết quả với tuyến trên.
- Ai là người trực tiếp báo cáo với tuyến trên?
- Báo cáo bằng hình thức nào?
Quy trình, giám
sát, kiểm tra,
đánh giá chương
trình
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục.
Định hướng sắp
tới của chương
trình
- Định hướng trong tương lai như thế nào?
Chương trình phòng chống bệnh SXH
Nội dung Các chỉ số thu thập
Tình hình bệnh
SXH tại địa
phương trong 5
tháng đầu năm
2016
- Tổng số mắc SXH.
- Tổng số chết do bệnh SXH.
- Độ tuổi thường mắc bệnh.
- Số ca bệnh tại từng ấp, khóm, tổ.
- Tháng nào có số ca mắc cao nhất.
- Các ổ dịch SXH, địa điểm, xử lý như thế nào.
Kế hoạch triển
khai chương trình
PCSXH.
- Trạm y tế có thành lập ban chỉ đạo phòng chống SXH hay
không? Nếu có cơ cấu tổ chức như thế nào? Có phối hợp với
các ban ngành toàn thể khác không?
- Tần suất thực hiện
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người dân tham gia.
Nội dung chương
trình.
- Cung cấp kiến thức về bệnh SXH đến người dân như thế
nào.
- Cách triển khai các mô hình: cộng tác viên, mô hình chiến
dịch diệt lăng quăng, mô hình xử lý ổ dịch nhỏ.
Quy trình, giám
sát, kiểm tra,
đánh giá chương
trình.
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục.
Chương trình phòng chống BTT
Nội dung Các chỉ số thu thập
Tình hình BTT
tại địa phương
trong năm qua
- Số bệnh nhân BTT ở điạ phương?
- Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh họat bình thường?
Kế hoạch triển
khai chương trình
phòng chống
BTT
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người dân tham gia.
Nội dung chương
trình
- Trạm có thực hiện chương trình phòng chống trầm cảm?
- Số bệnh nhân tái phát sau điều trị?
- Nguyên nhân tái phát là gì?
- Số bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ tự sát?
- Số bệnh nhân trầm cảm tự sát?
- Biện pháp khắc phục ý nghĩ tự sát?
- Bệnh nhân được điều trị có hiệu quả hay không?
- Bệnh nhân có đáp ứng với thuốc hay không
- Phần lớn sau điều trị bệnh nhân có hòa nhập cuộc sống hay
không?
- Số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mãn tính?
Tình hình BTT
tại địa phương
trong năm qua
- Số bệnh nhân BTT ở điạ phương?
- Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh họat bình thường?
Kế hoạch triển
khai chương trình
phòng chống
BTT
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người dân tham gia.
2.2.2 Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Xem và ghi nhận thông tin trong sổ sách, biên bản, báo cáo và các tài liệu liên
quan.
- Phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế trạm, tập trung vào trưởng trạm, phó trạm, và
các cán bộ chuyên trách chương trình liên quan.
- Thu thập các hình ảnh về hoạt động của trạm.
- Quan sát.
2.2.2.2 Nội dung thu thập số liệu
- Các số liệu thống kê ở trạm về 10 tiêu chí quốc gia và 3 chương trình y tế địa
phương (SXH, Lao, Sức khỏe tâm thần ).
- Quá trình thực hiện và mức độ đạt được các tiêu chí, chương trình y tế.
- Những thuận lợi khó khăn, cách khắc phục và bài học kinh nghiệm của TYT
trong quá trình hoạt động.
2.2.2.3 Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi
- Mắt, các giác quan khác, bút, giấy, máy ảnh.
- Bảng ghi kết quả thu thập.
2.2.3 Cách xử lý và phân tích số liệu
- So sánh sổ sách các giấy tờ liên quan, thông tin phỏng vấn được với thực tế của
TYT về 10 tiêu chí quốc gia y tế xã để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu
đề ra.
- Thu thập, xử lý số liệu, tính tỷ lệ phần trăm, tìm mối liên quan, đối chiếu thực tế
địa phương với kế hoạch đề ra.
- Phân tích những chỉ tiêu không đạt được, tìm hiểu nguyên nhân khó khăn biện
pháp khắc phục từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về 3 chương trình y tế địa
phương.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả tình hình và đặc điểm của phường
Châu Văn Liêm là 1 trong 7 phường của quận Ô Môn và là phường trung tâm
của quận Ô Môn, TPCT. Phường Châu Văn Liêm có diện tích là 9.56 km2
, dân số năm
2007 là 72719 người mật độ dân số đạt 2376 người/km2
. Là khu vực có vị trí địa lí thuận
lợi cho giao thông, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm, quanh năm mưa
nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Hệ thống giao thông vô cùng
thuận lợi TYT nằm gần đường giao thông , cách TYT khoảng hơn 500 mét cũng có
Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn, càng thuân lợi cho công tác khám chữa bệnh.
Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi mà đời sống kinh tế của nhân dân càng phong phú
đa dạng ngành nghề và ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ngày càng
giảm qua các năm. Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao cùng
với hệ thống truyền thông giáo duc sức khỏe, kiến thức của người dân về bệnh tật
ngày càng nhiều, ý thức phòng chống bệnh tật ngày càng được nâng cao.
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng phường vẫn còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực
y tế. Số cán bộ vẫn còn thấp so với mặt bằng dân số chung. Nguồn nhân lực, vật lực
vẫn còn khá thiếu thốn. Với những khó khăn và thuận lợi đặc trưng của mình, phường
đã phấn đấu đạt các chỉ tiêu quốc gia về y tế phường và ngày càng thực hiện tốt hơn
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 tiêu chí quốc gia
Bảng 3.2.1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1
Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân
1
- Thực hiện theo thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y Tế. TYT
phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT đã thành lập ban chỉ đạo
CSSK nhân dân theo quyết định số 175/QĐ-UBND. Thành phần gồm có
Trưởng ban là Phó Chủ Tịch UBND phường Châu Văn Liêm, phó ban là
Trưởng TYT phường Châu Văn Liêm, thư ký là Phó TYT phường Châu
Văn Liêm, thành viên là Trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương.
Khi có sự thay đổi về nhân sự thì ban chỉ đạo được bổ sung cán bộ ngay lập
tức.
- Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng
đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động CSSKBĐ trong lĩnh
vực y tế như HPN, HCTĐ, UBND-HĐND, ĐTN, TTVHTT.
- Ban chỉ đạo của TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT có quy
chế làm việc rõ ràng, có sự phân công công việc cụ thể cho các thành viên,
có kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ 6 tháng/1 lần và tổ chức họp
đột xuất khi cần thiết, có biên bản cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai
và theo dõi.
2
- Công tác bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và việc thực
hiện các CTMTQG về y tế đã được đưa vào NQ của Đảng ủy và Kế hoạch
phát triển CT-XH hàng năm của UBND phường Châu Văn Liêm, quận Ô
Môn, TPCT.
- Việc triển khai thực hiện hoạt động công tác CSSK và các chương trình
y tế trên địa bàn có sự tham gia phối hợp của hơn 2/3 đoàn thể chính trị xã
hộivới nhiều tổ chức đoàn thể khác như: ĐTN, HPN, HND, HCCB,
UBMTTQVN, HCTĐ, Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin.
 Nhận xét kết quả:
- TYT đã hoàn thành tốt công tác CSSK nhân dân và có sự quan tâm đúng mức
đến tình hình sức khỏe của người dân trong phường.
- Tuy nhiên, việc sắp xếp thời gian để các tổ chức, ban ngành đoàn thể tại địa
phương tham gia hoạt động còn nhiều hạn chế do chưa có sự thống nhất với nhau
trong lịch làm việc.
Bảng 3.2.2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2
Tiêu chí 2: Nhân lực y tế
3
- TYT có 10 cán bộ y tế phường và 12 cán bộ y tế khu vực.
- TYT có 1 y sĩ YHCT trực tiếp khám chữa bệnh bằng YHCT.
- Các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện
hành và hiện tại có 1 y sĩ đang học liên thông lên bác sĩ.
- Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn (1 Bác sĩ được điều
động từ bệnh viện quận Ô Môn, 1 Điều dưỡng Trung học, 5 Y sĩ đa khoa, 1
Y sĩ YHCT, 1 Dược sĩ Trung học và 1 Hộ sinh Trung học).
4
- TYT có 1 bác sĩ được điều động từ bệnh viện Quận Ô Môn và làm việc 2
ngày trong tuần ( lịch làm việc cố định thứ 2 và thứ 6)
5
- Phường có 15 khu vực và có 12 nhân viên y tế khu vực.
- Khi nhân viên y tế khu vực nghỉ thì được bổ sung cán bộ y tế mới chậm
nhất là 3 tháng.
- TYT tuyên truyền để phụ nữ mang thai đến khám và sinh tại TYT bằng
cách lồng ghép vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và Cộng tác viên dân
số tư vấn cho người dân.
- Nhân viên y tế khu vực được đưa đi đào tạo theo chương trình do Bộ y tế
quy định.
- Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT phường vào ngày 25 hàng
tháng và có sổ giao ban chuyên môn.
6
- Địa phương đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành
với cán bộ y tế phường, bao gồm lương phụ cấp và các chế độ chính sách
khác.
- TYT đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân
viên y tế thôn bản và các loại hình cộng tác viên khác theo quy định hiện
hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác. Đối với
NVYTTB phụ cấp là 30%, CTV 100.000/1 hoạt động (trả lương bằng tiền
mặt, mỗi quý 1 lần).
 Nhận xét kết quả
- TYT đã đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực trong công tác khám và chữa bệnh
cho người dân, có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết cùng thực hiện chỉ tiêu đề ra.
Tuy nhiên chỉ có 12 nhân viên y tế khu vực/ 15 khu vực nên khó khăn trong việc
hoạt động. Trong quá trình thực hiện tiêu chí 2, TYT được sự hỗ trợ tích cực của
UBND phường như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát thanh của xã) và các tổ
chức đoàn thể chính trị xã hội trong xã.
- Tuy nhiên, lương cũng như phụ cấp còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời
sống của cán bộ TYT cũng như NVYTTB và CTV nên chưa thu hút được sự hăng
hái tham gia hoạt động.
Bảng 3.2.3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3
Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng trạm y tế
7
- TYT nằm trên trục đường giao thông chính của xã, cách chợ khoảng 1km
nên người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông.
- Xe ô tô cứu thương có thể vào trong TYT thuận lợi khi có các trường hợp
cần cấp cứu tại trạm.
8
- Diện tích mặt bằng của trạm: 343,8 m2
.
- Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính: 160 m2
đảm bảo phục vụ
đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại địa phương.
9
- Trạm không được xây dựng theo chuẩn vì trạm đang mượn tạm 1 phần diện
tích đất của nhà văn hóa thiếu nhi phường Châu Văn Liêm, phòng được lấy
sẵn từ nhà văn hóa.
- TYT có 4 phòng chức năng, diện tích mỗi phòng 40m2
,chưa đủ để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Các phòng chức năng từ ngoài cổng vào, bao gồm: phòng tiêm chủng mở
rộng, phòng khám thai - kế hoạch hóa gia đình, phòng hánh chính, phòng khám
bệnh - cấp phát thuốc. (thiếu phòng sơ cấp cứu)
10
- Công trình TYT xã là tầng trệt, được xây dựng vào năm 2007 với kết cấu
chịu lực tốt và đã trãi qua 1 lần tu sữa vào năm 2014.
- Tình trạng hiện tại của khối nhà chính không đảm bảo cho công tác chăm sóc
sức khỏe được thực hiện tốt.
11
- Nguồn nước sinh hoạt của TYT là nước máy hợp vệ sinh.
- Có 3 nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chất thải của TYT được thu gom đúng nơi quy định; phân loại thành từng
nhóm rác thải nguy hại, rác thải thông thường và xử lý theo đúng quy định.(rác
y tế được gửi đến bệnh viện quận Ô Môn 1 lần/ ngày vào buổi chiều, rác thông
thường được để ngoài thùng rác trước trạm có xe rác mỗi ngày đến thu gom
rác.)
- Có sự phân công 2 cán bộ theo dõi, giám sát việc phân loại, thu gom, xử lý
chất thải y tế tại trạm.
12
- Có khối phụ trợ và công trình phụ trợ là: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ.
- Có 3 máy tính được nối mạng Internet và có 1 máy in tại TYT hiện đang hoạt
động tốt.
 Nhận xét kết quả:
Cơ sở hạ tầng không đạt tiêu chuẩn quy định, còn thiếu nhiều phòng chức năng
như: sơ cấp cứu, phòng sanh, phòng hậu sản, nên còn gặp một số khó khăn trong việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Bảng 3.2.4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4
Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác.
13
- TYT có 95/176 (53,97%) loại trang thiết bị còn sử dụng được nằm trong
danh mục TTB cho TYT xã do Bộ Y tế ban hành hiện theo Quyết định số
437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
14
- TYT có 1143/1143 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu
áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng
7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục gồm:
+ Thuốc gây mê, gây tê.
+ Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và
các bệnh xương khớp.
+ Thuốc chống dị ứng và điều trị các trường hợp quá mẫn.
+ Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc.
+ Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh.
+ Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.
+ Thuốc điều trị đau nữa đầu chóng mặt.
+ Thuốc chống Parkinson.
+ Thuốc tác dụng đối với máu.
+ Thuốc tim mạch.
+ Thuốc điều trị bệnh da liễu.
+ Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn.
+ Thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc đường tiêu hóa.
+ Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết.
+ Huyết thanh và globulin miễn dịch.
+ Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase.
+ Thuốc điều trị bệnh mắt và tay mũi họng.
+ Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, thuốc chống đẻ non.
+ Thuốc chống rối loạn tâm thần.
+ Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
+ Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid-base và các dung
dịch tiêm truyền khác.
+ Khoáng chất và vitamin.
- Thuốc cấp cứu đảm bảo đủ số lượng, bao gồm các loại sau:
+ Thuốc tiêm, dịch truyền.
+ Kháng sinh, kháng viêm.
+ Hạ sốt, giảm đau.
+ Thuốc hạ áp-tim mạch.
+ Thuốc trị ho-long đờm.
+ Thuốc kháng histamin.
+ Thuốc dạ dày, đường ruột.
+ Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não.
+ Thuốc trị rối loạn tiền đình.
+ Vitamin.
+ Thuốc trị đường tiết niệu.
+ Thuốc an thần.
+ Thuốc tăng chất nhờn khớp và các thuốc khác.
- Có đủ số lượng các thuốc chống sốc thiết yếu.
- Các phương tiện tránh thai hiện có tại trạm: đình sản, DCTC, thuốc uống,
thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, bao cao su.
- Trạm có các loại thuốc YHCT theo thông tư số 12/2010/TT-BYT.
15
- Số lượng vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh hàng tháng đảm
bảo đủ nhờ cấp bổ sung kịp thời.
- Có sổ dự trù vật tư, hóa chất y tế hàng tháng do Dược sĩ Trung học lập.
- Số lượng vật tư, hóa chất dự trữ trong kho đảm bảo đủ cho công tác khám chữa
bệnh.
16
- Trạm có 12 nhân viên y tế khu vực, mỗi nhân viên có túi truyền thông nhưng
không có túi y tế thôn bản.
17
Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện tại còn sử dụng được:
+ Cơ sở hạ tầng từ khi chuyển qua mượn 1 phần diện tích của nhà văn hóa
thì chưa tu sửa lần nào, các trang thiết bị y tế được kiểm tra 3 tháng/lần đảm
bảo phục vụ tốt cho các hoạt động của TYT.
+ Nguồn kinh phí: nếu trong khả năng trạm sẽ chi, nếu vượt khả năng trạm
sẽ xin cấp kinh phí từ UBND xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện.
18
- TYT có 15 đầu sách chuyên môn về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám
chữa bệnh, Y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử
dụng thực phẩm, TT-GDSK, quản lý y tế, thông tin y tế...
 Nhận xét kết quả:
Nhìn chung, TYT chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc y tế, phương
tiện, tủ sách chuyên môn theo quy định để giúp ích trong việc khám và điều trị bệnh.
Nhân viên y tế khu vực chưa có túi y tế thôn bản. Tuy nhiên, TYT đã thực hiện chặt
chẽ trong việc quản lý thuốc, không để xảy ra tai biến nghiêm trọng cũng như bảo
dưỡng, sửa chữa và bổ sung kịp thời các trang thiết bị cần thiết.
Bảng 3.2.5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5
Tiêu chí 5 Kế hoạch – Tài chính
19
- TYT có xây dựng kế hoạch hằng năm được Trung tâm y tế dự phòng và
UBNN huyện phê duyệt, kế hoạch được xây dựng căn cứ vào tình hình sức
khỏe thực tế tại địa phương và kết quả đạt được trong báo cáo cuối năm. Các
hoạt đông được xây dựng thường liên quan đến chương trình mục tiêu y tế
quốc gia và hiệu quả của các chương trình đã thực hiện trong giai đoạn trước
như: công tác khám và cấp phát thuốc BHYT; tiêm chủng mở rộng; bảo vệ
sức khỏe bà mẹ và trẻ em; đình sản và kế hoạch hóa gia đình; quản lý-phòng
chống lao; HIV; các bệnh xã hội khác; các bệnh truyền nhiễm; vệ sinh môi
trường; ATVSTP;...... Các kế hoạch được phê duyệt khi tiến hành được sự
chỉ đạo và hướng dẫn từ tuyến trên, lực lượng tham gia được huy động từ
TYT và các tổ chức liên quan trong khu vực.
- Tố chức báo cáo mỗi tháng; sơ kết mỗi 6 tháng; tổng kết năm các hoạt động
y tế của xã đến TTYTDP.
20
- Có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo qui định của BYT và Sở Y Tế; áp
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý có thể in thành báo báo và có
thể gửi báo cáo trực tiếp đến TTYTDP nếu cần thiết.
- Báo cáo số liêu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- TYT có các biểu đồ, bảng thống kê các hoạt động và chương trình của TYT
phường theo từng tháng, từng quí, 6 tháng và hằng năm.
21
- Được TTYTDP quận cấp kinh phí đủ và kịp thời mỗi đầu năm dựa vào kế
hoạch hoạt động đề xuất đầu năm. Nguồn kinh phí hoạt động cố định thuộc
sự quản lý của TTYTDP. Ngoài ra, các chương trình hoạt động chuyên môn
như khám và cấp phát thuốc cho đối tượng chính sách, có công với cách mạng
hoặc hộ nghèo thì có sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức ban ngành liên quan
thông qua UBNN.
- Khi phát sinh ổ dịch trên địa bàn, TYT tự đưa ra ngân sách giải quyết sau
đó quyết toán lại với Trung tâm y tế dự phòng huyện. Các chi phí tri tu sửa
chữa, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh và hoạt động truyền
thông sức khỏe luôn có phê duyệt từ TTYTDP.
- Chi phí hoạt động hằng ngày trong việc văn phòng phẩm, điện nước sinh
hoạt được thanh toán chuyển khoảng cho đơn vị cung cấp trực tiếp từ
TTYTDP. Việc quản lý tài chính có cán bộ trong TYT kim nhiệm, quản lí tốt
các nguồn kinh phí, ghi chép rõ ràng các nguồn thu và chi của trạm, không có
trường hợp vi phạm quản lí tài chính.
22
- Tổng số dân sinh sống tại địa phương 24.044 người.
- Tổng số dân tham gia BHY có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TYT
hiện tại 13.513 người.
- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT của phường đạt 56,2%.
Các hình thức BHYT trong địa phương là : trẻ em, chính sách-người có công,
bảo trợ xã hội,đối tượng cận nghèo-nghèo, tự nguyện, cán bộ công nhân viên,
học sinh -sinh viên.
 Nhận xét kết quả:
Chỉ tiêu kế hoạch-hoạt động cơ bản đạt yêu cầu, cụ thể : kế hoạch hoạt động được
xây dựng từ đầu, được phê duyệt từ cấp cơ sở lên UBNDP ròi đến TTYTDP, kế hoạch
luôn được sự quan tâm, đề cao và hỗ trợ từ các cấp bởi sự thực tế của kế hoạch. Chỉ
tiêu đề ra xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại và dựa trên kết quả báo cáo giai đoạn
cuối năm, vì thế luôn phù hợp với tình hình tại địa phương. Việc báo cáo trực tiếp lên
TTYTDP mỗi tháng cho thấy công tác quản lý và theo dõi hoạt động rất trung thực và
khách quan, từ đó nhận được sự phản hồi, góp ý, đề xuất và hỗ trợ kịp thời từ các cấp.
TYT có thực hiện kế hoạch hoạt động và quản lí tài chính rõ ràng. Tài chính được
TTYTDP huyện và UBND xã hộ trợ kịp thời. Có sổ quản lí kinh phí rõ ràng, chi tiết.
Kinh phí được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp chỉ đạt 56,2%.
Bảng 3.2.6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6
Tiêu chí 6: YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế.
23
- Triển khai thực hiện tốt các chương trình phòng, chống dịch bệnh tại địa
phương trên địa bàn theo hướng dẫn của TTYTDP. Các chương trình được lên
kế hoạch đầu năm, giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền
nhiễm theo quy định của BYT. Tích cực triển khai các hoạt động xử lý bệnh
truyền nhiễm không để dịch lớn xảy ra. Hoạt động gắn liền với giám sát, TYT
báo cáo hàng tháng cho TTYTDP tình hình bệnh dịch trong tháng.
- Triển khai tốt các chỉ tiêu được giao gồm CTMTQG, DS-KHGĐ, ATVSTP,
phòng chống HIV/AIDS,CMTQG y tế.
- Kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu về y tế dự phòng đạt 95%.
24
- Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: yêu cầu đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày
17/6/2009 của bộ y tế. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của
phường là hơn 86,1%.
25
- Kết quả nhà tiêu hợp vệ sinh đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn theo hướng dẫn
tại thôn tư số 27/2011/TT-BYT.
+ Tổng số hộ trong địa phương 5874 hộ.
+ Số hộ thực hiện nhà tiêu hợp vệ sinh 4874 hộ.
+ Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong xã là khoảng 83,0%.
Trong đó, tỷ lệ nhà tiêu loại tự hoại và bán tự hoại chiếm 99,36%.
26
- VSATTP: Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột
xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Đây
là hoạt hoạt động thường xuyên và được UBNNP hợp tác tích cực. Tiến hành
xây dựng mô hình mẫu tuyến đường văn minh là đường 26/3 và 91B được người
dân tích cực hợp tác và ủng hộ.
- Giám sát hoạt động VSATTP tập trung vào các bếp ăn tập thể, trường học,
doanh nghiệp có lượng công nhân lớn. Đề nghị và hướng dẫn cá nhân tham gia
chế biến khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi liên tục.
- Không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra;
27
- Hoạt động phòng chống HIV/AIDS: Được quyết định thành lập ban quản lý
và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân HIV, ngoài việc hỗ trợ các vấn đề về sức
khỏe, điều trị, theo dõi các đối tượng nghiện, HIV và các đối tượng nguy cơ;
TYT còn tham gia tích cực tuyên truyền vận động phòng chống các tệ nạn xã
hội liên quan đến HIV, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Có văn bản, sổ sách quản
lý các đối tượng HIV tham gia điều trị ARV. Cán bộ chiệu trách nhiệm chuyên
môn thường xuyên được tập huấn, cập nhật kiến thức trong việc theo dõi và
quản lý bệnh HIV.
- Can thiệp phân phát bao cao su, phát bơm kim tiêm sạch giảm thiểu tác hại,
tuyên truyền phát thanh, tờ rơi....
- Quản lý và có dịch vụ hổ trợ cho những người được quản lý.
28
Quản lý bệnh:
- Phát hiện, điều trị và quản lý các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh xã hội như
SXH, sốt rét, lao, HIV/ADIS, sởi, tay chân miệng…theo hướng dẫn của tuyến
trên.
- Phát hiện và quản lý các bệnh mạn tính không lây theo quy định của cấp trên
như THA; ĐTĐ; Tâm thần phân liệt; Động kinh; ... khám sức khỏe định kỳ và
theo dõi sức khỏe các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, cấp phát thuốc trong và
ngoài bảo hiểm y tế.
 Nhận xét kết quả:
- TYT có tổ chức các chương trình YTDP, phòng-chống HIV, VSMT và ATTP,
các CTMTQG về y tế đạt chỉ tiêu được giao. Trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước
hợp vệ sinh chỉ đạt 86,1 % trong khoảng 80%-90% và thuộc khu vực 1 nên chỉ hoàn
thành vấn đề nước sạch ở mức trung bình. Tương tự với tình hình sử dụng nước sạch,
việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh cũng đạt mức trung bình. Nhận thấy kết quả này không
cao mặc dù địa bàn thuộc khu vực 1 có điều kiện kinh tế phát triền, cở sở hạ tần được
chú trọng.
- Hoạt động quản lý và phòng ngừa các bệnh dịch truyền nhiễm hiệu quả, không
để xuất hiện các dịch lớn xảy ra. Công tác truyền thông được tập trung hoạt động
nhằm năng cao hiểu biết và cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Về mặt quản lý
các bệnh không lây thì TYT có kế hoạch và chỉ đạo cụ thể cho từng bệnh, là tuyến y
tế đầu tiên tiếp nhận và can thiệp các vấn đề sức khỏe của người dân.
- Từ những kết quả trên cho thấy tầm quan trọng của TYT trong việc phòng chống
các bệnh lây nhiễm và các bệnh mãn tính.
Bảng 3.2.7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7
Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT
29
- Tổng số các dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt theo quyết định của Sở y tế
Cần Thơ: 250 dịch vụ.
- Các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện tại TYT: 116 dịch vụ
Đạt tỷ lệ: <70%
- Trạm hiện chưa có máy siêu âm và máy đo điện tim
- Chưa có cán bộ được tập huấn, đào tạo về kỹ thuật siêu âm và đo điện tim.
30
- TYT phường có vườn thuốc nam (tại cơ sở cũ);
- TYT phường hiện có hơn 100 bộ tranh cây thuốc mẫu;
- Có triển khai KCB bằng YHCT và YHCT kết hợp với YHHĐ.
- Trạm hiện có 1 YS.YHCT và 14 trang thiết bị phục vụ KCB bằng YHCT.
31
- Danh sách người khuyết tật TYT quản lý được phân loại theo các nhóm:
 Vận động: 66
 Nghe nói: 11
 Nhìn: 5
 Tâm thần: 20
 Động kinh: 24
 Thiểu năng trí tuệ: 22
 Mất cảm giác: 0
 Tàn tật khác: 15
Tổng số: 163
- 100% người khuyết tật được hướng dẫn và thực hiện các chương trình
phục hồi chức năng tại cộng đồng;
- Có 161 người khuyết tật được thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm;
Đạt tỷ lệ: 98,8 %
32
- TYT phường có tổ chức chăm sóc, tư vấn sức khỏe tại nhà cho nhân dân
định kỳ 1 lần/năm;
- Tổng số người cao tuổi (Từ 80 tuổi trở lên) trong địa bàn: 428 người
 100% người cao tuổi thường xuyên được theo dõi, quản lý, chăm sóc
sức khỏe tại nhà;
 Tổ chức khám định kỳ 2 lần/năm (mỗi 6 tháng) cho 428 người cao tuổi,
đạt 100%.
- Có tổ chức chăm sóc và quản lý sức khỏe cho học sinh tại các trường tiểu
học, mầm non trong phường.
33
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến TYT phường;
- Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên
môn của trạm;
- Chưa có trường hợp nào xảy ra tai biến, hoặc tử vong trong điều trị hay
chuyển viện chậm.
 Nhận xét kết quả:
Nhìn chung TYT phường thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng và YHCT, cụ thể:
- Chỉ tiêu về khả năng để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm
vụ được giao theo đúng quy định của Bộ Y tế của phường chưa đạt được theo yêu cầu
(<70%).
- TYT phường hiện tại không có vườn thuốc nam.
- Còn nhiều mặt hạn chế như thiếu trang thiết bị hoặc thiếu người sử dụng trang
thiết bị gây nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh.
- Có nhiều dịch vụ kỹ thuật nằm trong danh mục được giao mà TYT phường chưa
thực hiện được.
- TYT thực hiện tốt các chương trình quản lý sức khỏe cộng đồng. Tuân thủ tốt
các vấn đề sơ cứu, xử trí các trường hợp cấp cứu, không để trường hợp tai biến hay tử
vong nào xảy ra .
Bảng 3.2.8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8
Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
34
- Tổng số phụ nữ đã đẻ: 150 trường hợp;
- Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai >= 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén (vì
lý do sản khoa): 150 trường hợp;
Đạt tỷ lệ 100%
- Tổng số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đầy đủ: 150 trường hợp;
Đạt tỷ lệ 100%
35
- Chưa ghi nhận trường hợp nào phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ (bao gồm
số bà mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được
nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ).
36
- Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc sau sinh (chăm sóc cả mẹ và con,
hoặc mẹ, hoặc con): 150 trường hợp;
- Tổng số phụ nữ đẻ của xã đó trong cùng kỳ: 150 trường hợp;
Đạt tỷ lệ 100%
37
- Tổng số trẻ dưới 1 tuổi: 395 trẻ.
- Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắcxin thuộc
Chương trình TCMR trong năm: 372 trẻ
Đạt tỷ lệ 94,2%.
- Thực hiện tiêm chủng tại TYT phường, mỗi buổi không quá 50 đối tượng,
thường kéo dài 2 ngày.
38
- Tổng số trẻ 6-36 tháng trong cùng kỳ báo cáo: 987 trẻ;
- Tổng số trẻ em từ 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm: 959 trẻ
Đạt tỷ lệ: 97,2%
39
- Tổng số trẻ < 2 tuổi của phường: 635 trẻ;
- Tổng số trẻ < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng: 628 trẻ;
Đạt tỷ lệ: 98,9%
- 100% trẻ em bị SDD được theo dõi mỗi tháng 1 lần;
- Tổng số trẻ từ 2 - 5 tuổi: 990 trẻ;
- Tổng số trẻ từ 2 - 5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng: 984 trẻ;
Đạt tỷ lệ: 99,4%
40
- Tổng số trẻ < 5 tuổi của phường: 1625 trẻ;
- Tổng số trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (trọng lượng thấp hơn trọng
lượng trung bình): 182 trẻ;
Đạt tỷ lệ: 11,2%
 Nhận xét kết quả:
TYT phường Châu Văn Liêm đã thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu trong tiêu chí CSSK
bà mẹ - trẻ em. Tuy nhiên, nhìn chung thì TYT phường vẫn chưa đạt được yêu cầu
của tiêu chí, cụ thề:
- Đảm bảo100% tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ và
được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
- Chưa đạt được tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ.
- Chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập
theo quy định của Bộ Y tế đạt mức trung bình (đạt 94,2%).
- Đạt được mức cao về chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống
Vitamin A 2 lần/năm (97,2%).
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và
chiều cao) 3 tháng 1 lần (98,9%); trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1
lần (100%); trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần
(99,4%) đều đạt yêu cầu được giao theo quy định của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) của TYT đạt tỷ lệ thấp
(11,2%), đảm bảo yêu cầu đề ra <12%.
Bảng 3.2.9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9
Tiêu chí 9: DS-KHHGĐ
41
Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại
- Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) của xã là: 11034
- Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) áp dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại: 3959
- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại đạt tỷ lệ: 35,9%
42
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm
- Tổng số trẻ được sinh ra trong năm của phường: 312
- Tổng số người chết trong năm của phường: 76
- Dân số bình quân của phường trong năm: 24044
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của phường: 9,8%o
47
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
- Tổng số phụ nữ sinh con trong năm của phường: 312
- Số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên trong năm của phường: 8
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 2,6%
48
- Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới
tính khi sinh
- Tỷ số giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống so với 100 trẻ gái sinh
ra còn sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại
một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ
103-108
- MCB GTKS là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng
bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam
khi sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
- Tỷ lệ nam/nữ của phường: 12470/11574
- Tỷ lệ giới tính khi sinh của phường: trai/gái=157/155
- Trạm có 35 cộng tác viên về dân số-kế hoạch hóa gia đình, mỗi quý cán bộ
y tế của Trạm cùng cộng tác
viên thực hiện 12 buổi tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi của người
dân về hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí vai trò của
phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới trên tất cả 15 khu vực trên địa bàn phường.
- Đối tượng ưu tiên tuyên truyền – giáo dục là các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con gái đầu lòng hoặc đã có con gái
trong các lần sinh trước; người cung cấp dịch vụ siêu âm. Vận động các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: không phá thai vì lý do lựa chọn giới tính;
hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; thực hiện gia
đình có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt.
- Trạm thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật giới tính của thai nhi trước khi
sinh. Tuyệt đối không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ
các trường hợp bệnh lý.
- Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm, tuyên truyền giáo dục việc không
cung cấp thông tin về giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức
và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân số
- Cán bộ y tế xã xây dựng tốt các chương trình công tác tháng, tuần về DS-
KHHGĐ; trực tiếp tuyên truyền, vận động tư vấn về DS-KHHGĐ và cung
cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình; kiểm tra việc
duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các HGĐ tại địa bàn quản
lý; thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo tháng về
DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số
HGĐ về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý; bảo quản và sử dụng có hiệu quả
các tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao; có dự giao ban hàng tháng;
tham dự đầy đủ các lớp tập huấn; phát hiện và đề xuất về các vấn đề DS-
KHHGĐ tại địa bàn quản lý.
- Cộng tác viên các khu vực trên địa bàn phường có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình tham gia công tác DS-KHHGĐ có uy tín trọng cộng đồng; là người
dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông; có tham gia các lớp
tập huấn về DS-KHHGĐ; cư trú tại phường; có sức khỏe tốt, gương mẫu thực
hiện KHHGĐ
- Thường xuyên phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương như: Hội
nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… cùng tham gia triển khai các biện
pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh
 Nhận xét kết quả:
Công tác quản lý, thực hiện và giám sát các chương trình về dân số - kế hoạch hóa gia
đình tại Trạm y tế phường có nhiều mặt đạt, song song với đó cũng có mặt chưa đạt
trong chỉ tiêu của Bộ y tế đề ra. Cụ thể như sau:
- Những mặt đạt và thực hiện tốt như: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 9,8%o
đạt mức trung bình so với tiêu chuẩn của Bộ y tế cho Trạm thuộc khu vực 1 (8%o -
10%o ). Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chỉ chiếm 2,56% (<5%)
- Tuy nhiên mục tiêu về tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các
biện pháp tránh thai hiện đại chỉ chiếm 35,9% còn khá thấp so với chuẩn của Bộ y tế
đề ra cho Trạm thuộc khu vực 1 (>60%).
Bảng 3.2.10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10
Tiêu chí 10: TT-GDSK
49
- TYT có đủ các trang thiết bị làm công tác TT-GDSK theo Quyết định số
2420/QĐ-BYT như: tivi, loa pin, loa nén, micro và máy ghi âm, có bàn để sách,
mô hình, giá treo áp phích…
- Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên truyền, bộ
tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động
TT-GDSK.
50
- Các công truyền thông được thực hiện theo 1 quý 2 lần trong tất cả các khu
vực trên địa phường. Được thực hiện với sự tham gia của 1 cán bộ TYT và sự
tham gia đông đảo của người dân. Một số nội dung được đưa vào truyền thông
chính như: Uống vitamin A lồng ghép với chương trình phổ biến kiến thức về
dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bệnh truyền nhiễm, nước sạch và
vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông
dân…) thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng
- Cán bộ TYT phường luôn thực hiện công tác TT-GDSK và tư vấn các vấn đề
về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh. Lồng ghép hoạt động TT-
GDSK vào các buổi chào cờ đầu tuần tại các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông trên địa bàn phường 1 quý 1 lần.
 Nhận xét kết quả:
Công tác TT-GDSK được thực hiện khá hiệu quả, có sự phối hợp khá tốt với
các tổ chức xã hội tại địa phương và sự tham gia nhiệt tình của người dân.
Tuy nhiên công tác truyền thông vẫn còn hạn chế về cán bộ còn thiếu và yếu về
kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông để góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả truyền thông.
3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chương trình y tế địa phương
Bảng 3.3.1 Kết quả thực hiện chương trình PCL
Phòng Chống Bệnh Lao
1
- TYT có cán bộ chuyên trách phòng chống lao:
+ Phường có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống lao, trình độ
chuyên môn là Điều Dưỡng Trung Học. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được
yêu cầu công việc, phường cần khoảng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu
này.
+ Hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống lao được thực hiện định kỳ mỗi
năm 1 lần
2
- Tỷ lệ bệnh nhân nghi lao được phát hiện và chuyển tuyến trên:
+ Tất cả các bệnh nhân đến khám bệnh có các dấu hiệu nghi lao như: đau ngực,
sốt về chiều, sụt cân, ho ra máu,… Sẽ được trạm cấp giấy giới thiêu lên tuyến
trên làm các xét nghiệm chuyên sâu.
+ Khi bệnh nhân được xác định là có bệnh lao sẽ được phường cấp sổ theo dõi
và phát thuốc hàng tuần.
3
- Tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú tuân thủ theo phát đồ điều trị lao đạt tỷ lệ cao:
+ Bệnh nhân điều trị ngoại trú được cấp thuốc hàng tuần và được giáo dục kiến
thức, ý thức về lao.
+ Nếu có bệnh nhân bỏ trị giữa chừng cán bộ sẽ đến động viên, truyền thông về
ý thức điều trị và thái độ đối với bênh lao.
4
- Quản lý tốt các đối tượng mắc lao:
+ Đối với trẻ em, người lớn có nguy cơ cao (nhiễm HIV), hoặc tiếp xúc với đối
tượng mắc lao sẽ được xã giới thiệu lên tuyến trên khám bệnh. Việc truyền
thông giáo dục qua loa phát thanh hoặc tư vấn trực tiếp cho đối tượng có nguy
cơ cao làm họ tự ý thức đến khám bệnh.
+ Trạm có sổ quản lý các đối tượng nguy cơ cao (Nhiễm HIV). Họ sẽ được
khám sàng lọc khi có các dấu hiệu nghi lao.
5
- Thực hiện giám sát điều trị đối với lao mới và lao kháng thuốc:
+ Sổ quản lý bệnh nhân lao tại địa phương được ghi chép rõ ràng, cập nhật. Đối
với bệnh lao kháng thuốc phường không điều trị mà chủ yếu là chuyển tuyến.
6
- Triển khai tốt các chương trình giáo dục người dân hiểu biết đúng về bệnh lao
và cách phòng tránh lây bệnh:
+ Công tác tuyên truyền về bệnh lao ở phường được thực hiện bằng cách phối
hợp với truyền thông phường. Thực hiên bằng băng rôn vào ngày thế giới phòng
chống lao.
+ Đánh giá hiệu quả công tác thông qua việc bệnh nhân đến khám bệnh khi có
đấu hiệu nghi ngờ lao.
7
- Phòng tránh lây bệnh lao cho các đối tượng tham gia điều trị bệnh lao:
+ Không có trường hợp lây bệnh từ bệnh nhân sang nhân viên y tế.
+ Việc phòng tránh lây bệnh bằng cách mang khẩu trang và găng tay khi tiếp
xúc thăm khám.
8
- Thực hiện tốt công tác báo cáo với tuyến trên:
+ Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của phường là
16/24044 (Lao/HIV 1 case, lao tái phát 2 case, lao kháng thuốc và đa kháng 0
case, tử vong 0 case).
 Nhận xét kết quả:
- Công tác phòng chống lao tại trạm y tế phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn,
TPCT được thực hiện tốt theo mục tiêu đề ra. Bệnh nhân hợp tác với thầy thuốc, đa
số tuân thủ điều trị. Công tác tuyên truyền phòng chống lao được đông đảo các đoàn
thể CT-XH, người dân ủng hộ, được hỗ trợ nguồn kinh phí, tư liệu từ tuyến trên cũng
như các ban ngành ở địa phương. TYT có tổ chức khám chữa bệnh lao cho người dân
và nắm được danh sách về các trường hợp bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát
thuốc cho người bệnh. Có triển khai chương trình phòng chống lao cụ thể đem lại hiệu
quả cao.
- Tuy nhiên số cán bộ tham gia phòng chống còn hạn chế (chỉ 1 nhân viên y tế)
và công tác đào tạo nhân lực tại trạm còn chưa tốt cần phải cải thiện và bổ sung thêm
trong thời gian tới. Các phương tiện truyền thông đại chúng còn hạn chế. Khó giám
sát bệnh nhân tự uống thuốc tại nhà. Vẫn còn bệnh nhân mặc cảm, né tránh không đến
khám bệnh. Một số bệnh nhân không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc khi có tác dụng phụ.
Khi điều trị hết triệu chứng hoặc bệnh nhân thấy khá lên, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc.
Một bộ phận người dân còn bàng quan, không tham gia, ủng hộ các hoạt động tuyên
truyền, thiếu kiến thức, kì thị bệnh nhân lao.
Bảng 3.3.2 Kết quả chương trình PCSXH
1/ Tình hình mắc bệnh tại địa phương trong năm qua
- Tổng số ca mắc bệnh :4 ca
- Tổng số ca chết: 0 ca
- Độ tuổi thường mắc bệnh: <15 tuổi
- Số ca bệnh chia đều các ấp, khóm, tổ
- Các tháng có tỉ lệ mắc như nhau
- Khi phát hiện 1 ca mắc SXH xử lý bằng giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường,
xử lý ao tù nước đọng, vỏ dừa, chén bể và phun hóa chất bán kính 200m
2/ Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết
- Trạm y tế có thành lập ban chỉ đạo phòng chống SXH.
- Cơ cấu tổ chức: gồm 1 cán bộ phụ trách và 7 cộng tác viên
- Tần suất thực hiện: 1 năm 4 lần và mỗi khi có dịch
- Địa điểm: ở Ủy ban nhân dân xã hoặc TYT.
- Nguồn kinh phí: từ chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương
- Cách để vận động người dân tham gia: phát loa truyền thông, đến từng nhà
phát tờ rơi, cộng tác viên đến thăm từng HGĐ
- Các thành phần tổ chức tham gia: các ban ngành toàn thể như ĐTN,
HND, HPN, HCTĐ,…
- Phương tiện và tài liệu: Cộng tác viên, pano, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, cá 7
màu…
3/ Nội dung chương trình
- Thông tin về bệnh sốt xuất huyết đến người dân gồm những nội dung sau:
+ Tác nhân gây bệnh:
 Muỗi vằn (Aedes aegypti) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt
người và truyền bệnh.
 Khi virus vào cơ thể, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày, muỗi vằn
hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính.
 Muỗi Aedes thường đẻ trứng ở: lu kiệu trữ nước, lọ hoa, chén nước chống
kiến tủ đựng thức ăn, gáo dừa đọng nước, vỏ xe đọng nước, lu/khạp bể, chén
bể đọng nước.
+ Bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.
+ Phòng chống bệnh chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi đốt.
- Thực hiện các biện pháp PCSXH
+ Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng (diệt lăng quăng):
 Đậy kín vật chứa nước;
 Súc rửa thường xuyên vật chứa nước: không quá 7 ngày;
 Thả cá;
 Thả Mesocyclos;
 Vớt bỏ lăng quăng; và,
 Bỏ muối hoặc dầu vào chén nước chống kiến.
+ Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:
 Xịt thuốc diệt muỗi;
 Sử dụng vợt điện;
 Sử dụng nhang xua muỗi;
 Ngủ mùng (kể cả ban ngày);
 Quạt máy;
 Mặc quần áo dài tay.
+ Lọai bỏ nơi muỗi trú ẩn:
 Sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;
 Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng;
 Thu gom các vật phế thải, dọn dẹp chỗ đọng nước quanh nhà.
4/ Quy trình giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình PCSXH
- Chương trình PCSXH được thực hiện bởi trung tâm y tế dự phòng huyện sau khi kết
thúc chiến dịch, thời gian kiểm tra đánh giá kéo dài 2-3 ngày. Kết quả đạt được được
ghi chép vào hồ sơ sổ sách.
- Thời gian: 1 tháng/1 lần hoặc khi có dịch
- Các khó khăn thường gặp:
+ Dân số không tập trung thành cụm, tản rộng… loa phát thanh không tới được một
số vùng.
+ Người dân vắng nhà (đi làm việc)
- Biện pháp khắc phục:
+ Tuyên truyền lại vào ngày khác.
+ Nhờ các trưởng khu vực tuyên truyền, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Phương hướng đề ra:
+ Phối hợp các ban ngành tuyên truyền vận động người dân tham gia công tác
PCSXH, để duy trì hiệu quả lâu dài, nâng cao kiến thức và thực hành của người
dân nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình PCSXH.
+ Thực hiện công tác điều tra giám sát, kiểm soát diệt lăng quăng thường xuyên và
toàn diện hơn mới đảm bảo tiêu diện được vectơ truyền bệnh.
+ Trong các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa ở xã lồng ghép tiêu chí không có
người bị SXH.
+ Phối hợp trường cấp II trong địa bàn xã tuyên truyền kiến thức PCSXH cho học
sinh để các em có ý thức về bệnh đồng thời cũng tuyên truyền cho cha mẹ chúng.
+ UBND xã cần hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho TYT thực hiện chương trình
PCSXH:
+ Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phương tiện truyền thông về PCSXH tạo thuận lợi
cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
+ Phụ cấp đầy đủ cho cộng tác viên thực hiện công tác vãng gia.Từ đó khuyến khích
và nâng cao đời sống cho cộng tác viên nhằm duy trì hiệu quả tốt hơn.
+ Kết hợp TTYTDP,các ban ngành đoàn thể mở chiến dịch như diễu hành PCSXH,
VSMT, tiêu diệt vectơ truyền bệnh đặc biệt vào những thời điểm thuận lợi muỗi
sinh sản và phát triển.
+ TTYTDP chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ y
tế, cộng tác viên về PCSXH để hoạt động được sâu rộng và hiệu quả hơn.
 Nhận xét kết quả:
- Chương trình thu được nhiều kết quả kết quả như:
+ Giảm đáng kể số trường hợp mắc bệnh so với năm trước
+ Độ tuổi thường mắc bệnh: <15 tuổi
+ Số ca bệnh chia đều các ấp, khóm, tổ
+ Các tháng có tỉ lệ mắc như nhau
+ Được cán bộ từ trung tâm y tế dự phòng xuống hỗ trợ thực hiện chương trình.
- Nhìn chung, chương trình thu được nhiều kết quả thuận lợi, các ổ dịch đã được
khống chế tốt làm giảm đáng kể số trường hợp mắc bệnh.
- Các cán bộ và cộng tác viên nhiệt tình tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
nâng cao ý thức thực hành PCSXH đa số người dân nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ
người dân chưa quan tâm.
- Các khó khăn thường gặp:
 Dân số không tập trung thành cụm, tản rộng,…loa phát thanh không tới
được một số vùng.
 Người dân vắng nhà (đi làm việc).
Bảng 3.3.3 Kết quả chương trình PCBTTK
Chương trình phòng chống BTTK
1
- TYT có cán bộ chuyên trách phòng chống bệnh tâm thần kinh :
+ Phường có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống tâm thần
kinh, trình độ chuyên môn là y sỹ. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được yêu
cầu công việc, phường cần khoảng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu này.
+ Nhưng hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống tâm thần chưa được
thực hiện tại TYT.
2
- Tỷ lệ mắc và tái phát bệnh tâm thần kinh:
+ Số bệnh nhân tâm thần phân liệt tại địa phương là 16 trường hợp và bệnh
động kinh là 24 trường hợp.
+ Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường là 24 trường hợp.
(đều là những bệnh nhân động kinh).
+ Số bệnh nhân tái phát sau điều trị là 4 trường hợp, nguyên nhân tái phát
là do tác động tâm lý và những căng thẳng trong cuộc sống hoặc không tuân
thủ điều trị.
- Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần kinh tại địa phương 0.17% ( 40/24044 , tính theo
dân số tại phường Châu Văn Liêm 2016 )
3
- Tỷ lệ bệnh nhân nghi tâm thần kinh được phát hiện và chuyển tuyến trên:
+ Tất cả các bệnh nhân đếnh khám bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ tâm
thần kinh như loạn thần,tiền sử thường xuyên co giật,…Sẽ được trạm
cấp giấy giới thiêu lên tuyến trên
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump
Thực hành cộng đồng II   2016 - ctump

More Related Content

What's hot

CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênTS DUOC
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchSoM
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptSoM
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyHoàng Lan
 
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoiminhphuongpnt07
 
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhNhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhbanbientap
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙSoM
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCSoM
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịYen Ha
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
Viêm phổi
Viêm phổiViêm phổi
Viêm phổiYen Ha
 

What's hot (20)

CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái NguyênQuản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
Quản lý và tổ chức y tế - Thái Nguyên
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạch
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
Sốc tim
Sốc timSốc tim
Sốc tim
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấpCấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
 
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
 
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinhNhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Nhung diem-giong-va-khac-nhau-giua-hen-phe-quan-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
 
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trịGout _ Chẩn đoán và điều trị
Gout _ Chẩn đoán và điều trị
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
Viêm phổi
Viêm phổiViêm phổi
Viêm phổi
 

Similar to Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Man_Ebook
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...hieu anh
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump (20)

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm y tế, 190 TRANG!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm y tế, 190 TRANG!Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm y tế, 190 TRANG!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm y tế, 190 TRANG!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện Việt n...
 
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng AnBáo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
Báo cáo tốt nghiệp điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tràng An
 
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAYLuận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
Luận văn: Quản lý viên chức ngành y tế tại Bệnh viện phổi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 

Recently uploaded

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

Thực hành cộng đồng II 2016 - ctump

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG    THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG II SINH VIÊN Y ĐA KHOA KHÓA 37 CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM, QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Thời gian thực hiện: 30/05/2016 – 11/06/2016 Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 40-YDK37 1. Lê Trần Thanh Duy 1153010521 2. Nguyễn Minh Học 1153010388 3. Lê Thị Cẩm Duyên 1153010382 4. Trầm Thanh Hiển 1153010423 5. Sơn Thị Ngọc Giàu 1153010422 6. Đặng Duy Khoa 1153010451 7. Lê Phát Tài 1153010491 8. Trần Quốc Qui 1153010461 9. Nguyễn Trung Nguyên 1153010524 10.Danh Trọng Nguyễn 1153010429 11.Nguyễn Minh Thành 1153010409 12.Lý Hồng Hưởng 1153010424 Giảng viên hướng dẫn thực hành cộng đồng : Ths.Bs TRƯƠNG THÀNH NAM Cần Thơ – Tháng 6, 2016
  • 2. LỜI CẢM TẠ Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em, Nhóm 40 – YDK37, xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Y, quý Thầy Cô Khoa Y Tế Công Cộng – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập trên giảng đường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Y đa khoa cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Đó là môn học “Thực Tập Cộng Đồng II ”. Em xin chân thành cảm ơn Ths.Bs Trương Thành Nam đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Bài báo cáo này thực hiện trong khoảng thời gian 02 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRẠM Y TẾ PHƯỜNG CHÂU VĂN LIÊM– QUẬN Ô MÔN. Chúng em chân thành cảm ơn Trưởng trạm Y tế và Cán bộ Y tế tại Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành chuyến đi thực tập. Bước đầu đi vào thực tế, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ban chủ nhiệm Khoa Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Thạc sỹ Trương Thành Nam thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Tập thể sinh viên Thực Tập Cộng Đồng II, nhóm 40 – YDK37 xin chân thành cảm ơn! Nhóm 40 – YDK37
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Acquired immune deficiency syndrome BHYT Bảo hiểm Y tế BK Bacille de Koch BTCQG Bộ Tiêu chí quốc gia BTT Bệnh tâm thần CNH Công nghiệp hóa CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CT Cần Thơ CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia CTYTQG Chương trình y tế quốc gia CT – XH Chính trị - Xã hội DS-KHHGĐ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình ĐTN Đoàn Thanh niên HĐND Hội đồng Nhân dân HGĐ Hộ gia đình ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HCCB Hội Cựu chiến binh HCTĐ Hội Chữ thập đỏ HIV Human immunodeficiency virus HĐH Hiện đại hóa HND Hội Nông dân HPN Hội Phụ nữ KCB Khám chữa bệnh MCB GTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh NCKH Nghiên cứu khoa học NQ Nghị quyết PCBĐTĐ Phòng chống bệnh đái tháo đường PCBKL Phòng chống bệnh không lây PCBL Phòng chống bệnh Lao PCBTHA Phòng chống bệnh tăng huyết áp PCBTT Phòng chống bệnh tâm thần PCL Phòng chống Lao PCSXH Phòng chống sốt xuất huyết
  • 4. RLTT Rối loạn tâm thần SKTT Sức khỏe tâm thần SXH Sốt xuất huyết TCQG Tiêu chí quốc gia THA Tăng huyết áp TPCT Thành phố Cần Thơ TT – GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TYT Trạm Y tế TW Trung ương VHTT Văn hóa thông tin VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh môi trường UBND Ủy ban Nhân dân UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại YTDP Y tế dự phòng
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1. TỔNG QUAN…………………………………………………………..3 1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã……………………………….3 1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của các trạm y tế trong nước………………………………………………………………………………….3 1.3 Nội dung các chương trình y tế quốc gia được chọn………………………….….4 1.3.1 Chương trình PCSXH………………………………………………………...4 1.3.2 Chương trình PCL……………………………………………………………5 1.3.3 Chương trình phòng chống BTTK……………………………………………7 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………...10 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………..…10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..……………………………………………..10 2.2.1 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….…10 2.2.1.1 Các chỉ số cần thu thập về 10 TCQG về y tế……………………………...10 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế ……………………….….12 2.2.2 Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập số liệu………………….…….…15 2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………….….15 2.2.2.2 Nội dung thu thập số liệu……………………………………………….…15 2.2.2.3 Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………….15 2.2.3 Cách xử lý và phân tích số liệu…………………………………...……………15 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………...16 3.1 Mô tả tình hình và đặc điểm của phường………………………………………..16 3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 tiêu chí quốc gia….16 3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chương trình y tế địa phương……30
  • 6. Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………...37 4.1 Bàn luận về 10 tiêu chí quốc gia về y tế ………………………………………..37 4.2 Bàn luận về các chương trình mục tiêu y tế địa phương………………………..39 4.2.1 Chương trình PCL…………………………………………………………..39 4.2.2 Chương trình PC SXH………………………………………………………40 4.2.3 Chương trình PCBTTK……………………………………………………..40 KẾT LUẬN………………………………………………………………………...41 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..…42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng phân công thiết kế công cụ TTSL và phân công viết báo cáo Phụ lục 2: Trình bày kết quả tại giảng đường Phụ lục 3. Các công cụ thu thập số liệu
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.2.1.1 Các chỉ số thu thập của 10 TCQG về y tế……………………..10 Bảng 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số CTYTQG……………………...12 Bảng 3.2.1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1………………………………...…...15 Bảng 3.2.2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2……………………………………..17 Bảng 3.2.3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3……………………………………..18 Bảng 3.2.4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4……………………………………..19 Bảng 3.2.5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5……………………………………..21 Bảng 3.2.6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6……………………………………..23 Bảng 3.2.7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7……………………………………..24 Bảng 3.2.8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8……………………………………..26 Bảng 3.2.9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9……………………………………..27 Bảng 3.2.10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10…………………………………..29 Bảng 3.3.1 Kết quả thực hiện chương trình PCL……………………………30 Bảng 3.3.2 Kết quả chương trình PCSXH…………………………………...31 Bảng 3.3.3 Kết quả chương trình PCBTTK…………………………………34
  • 8. ĐẶT VẤN ĐỀ Trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn là một tổ chức y tế cơ sở trong hệ thống mạng lưới chăm sóc sức khỏe quốc gia, là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn dưới sự chỉ đạo của UBND xã, phường, thị trấn. Nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, giúp cho tuyến y tế cơ sở phát triển toàn diện, triển khai tốt các chương trình thành phần, dự án quốc gia về y tế, tăng cường phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngày 07 tháng 11 năm 2014, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4667/QĐ- BYT Ban hành “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020”. Mục đích chính của Bộ tiêu chí này là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK cho nhân dân ở từng vùng miền. Bộ tiêu chí mới này gồm 10 tiêu chí và 46 chỉ tiêu. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Đạt từ 80% tổng điểm trở lên; Không bị “điểm liệt” và Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung của BTCQG về y tế thì đòi hỏi mỗi trạm cần đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đảm bảo yêu cầu trình độ của các cán bộ y tế tại trạm trong công tác tổ chức, quản lý, CSSK cho người dân trong địa bàn.Việc thực hiện tốt các nội dung của BTCQG sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới.Từ đó góp phần đem lại lợi ích kinh tế thiết thực, nhất là đối với người nghèo, người có thu nhập thấp trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, CTMTQG về y tế giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 với mục tiêu chung: Chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hình thành hệ thống CSSK đồng bộ từ TW đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. CTMTQG về y tế được thực hiện trong phạm vi tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước, ưu tiên một số địa phương trọng điểm tùy thuộc vào mục tiêu của từng dự án thành phần. Mục tiêu đến năm 2015 của các dự án thành phần trong CTMTQG gồm có tổng thể 5 dự án. Trong đó, các chương trình thuộc dự án 1 như: chương trình PCL, chương trình PCSXH, chương trình PCBKL (ĐTĐ, THA, SKTT) là những chương trình phổ biến về phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng. Thực hiện tốt chương trình này sẽ giúp phát hiện sớm dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; giảm
  • 9. tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, hình thành hệ thống CSSK đồng bộ từ TW đến cơ sở. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu và học tập về việc triển khai thực hiện các TCQG về y tế và các CTMTQG về y tế tại TYT xã, phường. Đối tượng nghiên cứu là chế độ an sinh về y tế của người dân trên địa bàn phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Cụ thể:  Tìm hiểu mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 TCQG về y tế tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2015;  Tìm hiểu việc tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình y tế tại phường;  Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân; mô hình quản lý, triển khai chương trình phòng chống bệnh SXH tại phường;  Tìm hiểu công tác quản lý, điều trị, triển khai và các đối tượng đang được điều trị bệnh lao trong toàn phường. Tìm hiểu thực trạng bệnh lao, các khó khăn trong công tác quản lý, điều trị và phòng bệnh tại phường với tuyến trên;  Tìm hiểu về kiến thức của người dân; công tác điều trị, dự phòng, quản lý, xây dựng, triển khai và duy trì các mô hình quản lý bệnh tâm thần tại địa phương.
  • 10. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Nội dung sơ lược các tiêu chí quốc gia về y tế xã Ngày 07 tháng 11 năm 2014, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4667/QĐ-BYT Ban hành “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020” thay thế Quyết định số 3447/ QĐ-BYT ngày 22/9/2011, ban hành “Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2020”. Mục đích chính của Bộ tiêu chí này là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu CSSK cho nhân dân ở từng vùng, miền. Bộ tiêu chí mới này gồm 10 tiêu chí và 46 chỉ tiêu. BTCQG gồm có tất cả 10 tiêu chí phân ra từng mục như sau: • Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. • Tiêu chí 2: Nhân lực y tế. • Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT. • Tiếu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác. • Tiêu chí 5: Kế hoạch – Tài chính. • Tiêu chí 6: Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, các CTMTQG về y tế. • Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. • Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. • Tiêu chí 9: Dân số - kế hoạch hóa gia đình. • Tiêu chí 10: Truyền thông giáo dục sức khỏe. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Đạt từ 80% tổng điểm trở lên; không bị “điểm liệt” và số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên. 1.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được tiêu chí quốc gia của các trạm y tế trong nước Hiện tại các TYT xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đang phấn đấu để thực hiện BTCQG về y tế xã do Bộ y tế ban hành 07/11/2014. Đã có nhiều TYT đạt được mục tiêu này. Riêng tại TPCT, theo báo cáo của Sở Y tế Cần Thơ, tính đến tháng 2/2015, TPCT có 100% TYT được UBND TP công nhận đạt BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020. Hiện nay có 39/85 TYT có máy đo điện tim; 26/85 trạm có máy siêu âm. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân khám và điều trị ở tuyến xã, phường đã tăng cao, năm 2011 tuyến xã phường khám được 778.192 lượt người thì đến năm 2015 số người đến khám và điều trị đã tăng lên 907.490 lượt. Cần Thơ cũng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số TYT tuyến xã đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn mới. Hiện các TYT đảm bảo có bác sĩ khám, chữa bệnh, từng bước nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, kết hợp điều trị bằng YHCT, thực hiện tốt các CTMTQG về y tế, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
  • 11. 1.3 Nội dung các chương trình y tế quốc gia được chọn 1.3.1 Chương trình PCSXH 1.3.1.1 Tình hình mắc bệnh SXH Dengue ở Việt Nam Tại Việt Nam, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc SXH tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa–Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%. Tình hình SXH còn diễn biến phức tạp với số mắc và tử vong cao tại các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới.  Tình hình mắc sốt xuất huyết tại TPCT Tính đến ngày 10/10/2015, tổng số ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận là 429 trường hợp, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2014, chưa có trường hợp tử vong. Đặc biệt, ổ dịch sốt xuất huyết năm nay tăng gấp đôi với 84 ổ dịch, số ca độ nặng chiếm 12,37% (tăng gần 50% so với cùng kỳ). Năm quận/huyện có số mắc tăng cao là ở Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và Phong Điền. So với các tỉnh trong khu vực phía Nam, TPCT hiện có tổng số trường hợp mắc sốt xuất huyết đứng hàng thứ 14.  Tình hình mắc sốt xuất huyết tại quận Ô Môn năm 2015: 16 ca  Tình hình mắc sốt xuất huyết tại phường Châu Văn Liêm năm 2015: 4 ca 1.3.1.2 Chỉ tiêu đề ra - Giảm 18% tỷ lệ mắc/100.000 dân do SXH so với trung bình giai đoạn 2006-2010 - Duy trì tỷ lệ chết/ mắc do SXH xuống dưới 0,09% 1.3.1.3 Giải pháp phòng chống SXH - Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống SXH tại các xã, phường, PKĐKKV.  Phối hợp chính quyền- Y tế- Giáo dục trong công tác triển khai chiến dịch diệt lăng quăng. Có kế hoạch triển khai, phối hợp thực hiện chiến dịch ngay từ đầu năm.  Hỗ trợ hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống SXH, nhất là vào thời điểm trước, trong và sau mùa dịch.  Cần huy động kinh phí đầu tư của từng địa phương để hoạt động các đợt chiến dịch diệt lăng quăng. - Đề cao vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện bảng đăng ký các dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà không có lăng quăng trong nhà với UBND xã, phường, PKĐKKV.
  • 12. - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tuyến dưới hàng tháng, hàng quí, nhất là các tháng trước mùa dịch. - Xây dựng đường cong chuẩn dự báo dịch tại 100% xã, phường, PKĐKKV. 1.3.1.4 Nội dung hoạt động - Thành lập Ban điều hành các tuyến và các tiểu ban chuyên trách điều trị, dịch tễ, côn trùng, huyết thanh. - Tập huấn: Tập huấn nâng cao chuyên môn, kỹ năng giám sát dịch tễ bao gồm giám sát bệnh nhân, vectơ truyền bệnh, huyết thanh và virut, độ nhạy cảm và kháng hóa chất của vectơ truyền bệnh; thống kê, xử lý số liệu, làm báo cáo và sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý, giám sát và phòng chống SXH. - Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng chống chủ động SD/SXHD. Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, liên tục đổi mới nội dung TT - GD phong phú để thu hút sự chú ý của cộng đồng. - Duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu quả của màng lưới cộng tác viên tại cộng đồng. Tổ chức giao ban cộng tác viên hàng tháng, giám sát và kiểm tra hoạt động CTV tại hộ gia đình và bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động của CTV. Động viên, khuyến khích sự hăng say và sự tình nguyện của CTV. - Triển khai các hoạt động phòng chống SD/SXHD tại cộng đồng, ưu tiên cho các biện pháp diệt bọ gậy, khống chế vec tơ truyền bệnh, vệ sinh môi trường nơi sinh sản của bọ gậy, sử dụng hóa chất xua, diệt muỗi, phát hiện sớm bệnh nhân SD/SXHD và điều trị tại các cơ sở y tế. - Giám sát dịch tễ chủ động, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, khoanh vùng ổ dịch và áp dụng các biện pháp dập dịch có hiệu quả. Kiểm tra, chỉ đạo và đôn đốc thực hiện hoạt động phòng chống SXH tập trung tại các tuyến khu vực, tỉnh, thành phố đang có số mắc và chết cao. 1.3.2 Chương trình PCL 1.3.2.1. Tình hình mắc bệnh lao trên thế giới và Việt Nam  Tình hình mắc bệnh trên thế giới Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2013 cho thấy khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao; 12 triệu người hiện mắc lao; 8,6 triệu người mới mắc lao; 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV; 1,3 triệu người tử vong do lao. Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia.  Tình hình mắc bệnh trong nước Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao, Việt Nam có số ca bệnh lao đứng hàng thứ 12/22
  • 13. nước có độ lưu hành lao cao nhất và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Philippines.  Tình hình mắc bệnh tại TPCT Ngày 19/1/2016, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TPCT tổ chức tổng kết hoạt động năm 2015 và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2016. Năm qua, bệnh viện tổ chức thu dung và điều trị cho 1.988 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 1.249 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới; số bệnh nhân mắc lao phổi AFB (+) được phát hiện tính trên 100.000 dân đạt 96,67% chỉ tiêu kế hoạch, giảm so cùng kỳ năm 2014. Đáng lo ngại là có 50 bệnh nhân mắc lao kháng đa thuốc, chiếm hơn 1/5 tổng số ca tái trị. Không chỉ có các ca kháng đa thuốc, thời gian qua, bệnh viện cũng đã ghi nhận một số ca siêu kháng thuốc. Cùng với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, TPCT được chọn triển khai sử dụng thuốc điều trị bệnh lao siêu kháng thuốc và phác đồ 9 tháng điều trị lao kháng thuốc. Thực hiện chiến lược DOTS (Điều trị lao ngắn ngày có giám sát) bệnh viện phối hợp với tổ Lao – Trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện và các trạm y tế, tổ chức giám sát, điều trị bệnh nhân lao, đạt tỷ lệ âm hóa nguồn lây lao phổi AFB (+) và AFB (-) tái trị lần lượt là 95,22% và 90,57%, tăng so cùng kỳ năm 2014. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố cũng đã tổ chức các hoạt động điều trị bệnh nhân lao/HIV; tư vấn bệnh nhân lao tự nguyện xét nghiệm HIV với 1.902 mẫu thử trong năm 2015, phát hiện 17 trường hợp dương tính với HIV.  Tình hình mắc bệnh tại Quận Ô Môn Theo thống kê năm 2015 đã phát hiên được 50 trường hợp bệnh lao tại Quận Ô Môn.  Tình hình mắc bệnh lao tại phường Châu Văn Liêm Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhân lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của phường là 16/24044. 1.3.2.2. Chỉ tiêu đề ra - Mục tiêu hết năm 2015:  Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người trên 100.000 người dân;  Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người trên 100.000 người dân;  Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện. (Nguồn: Quyết định 1208/QĐ-TTg 2012) - Tầm nhìn đến năm 2030 Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
  • 14. 1.3.2.3. Giải pháp phòng chống lao - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phòng chống lao, vận động sự tham gia của các ban ngành đoàn thể. - Gửi cán bộ y tế đi tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn - Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ tuyến trên, các cấp lãnh đạo, các tổ chức, ban ngành, đoàn thể. 1.3.2.4. Nội dung hoạt động Chính sách chống lao hiện nay của chương trình chống lao quốc gia, còn gọi là chính sách chống lao trọn gói, bao gồm những nội dung sau: - Sự cam kết của chính phủ đối với chương trình chống lao quốc gia. - Phát hiện nguồn lây bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, đối với những người nghi ngờ mắc bệnh lao bằng phương pháp phát hiện thụ động. - Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho tất bệnh nhân lao phổi dương tính. - Cung cấp thuốc chống lao thiết yếu thường xuyên, đều đặn. - Có hệ thống giám sát và lượng giá chương trình. - Trong quá trình điều trị bệnh nhân lao được xét nghiệm đàm 1lần/2 tháng, việc nhận định bệnh nhân khỏi lao do tuyến trên quyết định. - Lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng chống lao với các chương trình tại địa phương. Việc tổ chức tầm soát và quản lí các đối tượng nguy cơ cao được thực hiện mỗi tháng 1 lần (hộ mắc lao cũ, người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ho kéo dài, HIV…). Xã hội hóa công tác phòng, chống lao, lồng ghép vào hoạt động của các ban ngành đoàn thể. 1.3.3 Chương trình phòng chống BTTK 1.3.3.1. Tình hình mắc BTTK trên thế giới và Việt Nam  Tình hình mắc bệnh trên thế giới - Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới cứ 4 người thì có 1 người sẽ 1 hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc hành vi trong suốt cuộc đời. Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu có các rối loạn tâm thần, trong đó 120 triệu bệnh nhân trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh và 40 triệu bệnh nhân tâm thần phân liệt, 1 triệu người tự sát… - Cũng theo WHO, tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt trên thế giới là khoảng 0,6-1,5% dân số và theo một số tác giả khác thì tỉ lệ này chiếm khoảng từ 0,3%-1% dân số. Khoảng 1% người trên thế giới (65 triệu) có bệnh động kinh, và gần 80% các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển. Trong năm 2013 nó dẫn đến 116.000 ca tử vong so với 111.000 ca tử vong trong năm 1990.  Tình hình mắc bệnh trong nước Ở nước ta với sự phát triển của nền kinh tế mở cửa, và sự phát triển nhanh của tiến bộ kỹ thuật thông tin đã tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần. Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo
  • 15. âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có khoảng 15 dân số, tương đương với khoảng 13 triệu người. Gần đây một số nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng 20 – 30%. Hiện sức khỏe tâm thần được tổ chức y tế thế giới xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề sức khỏe, dự kiến đến năm 2020 sức khỏe tâm thần sẽ được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh về tim mạch.  Tình hình mắc bệnh tại TPCT Theo số liệu của của phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ, trong năm 2014 bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị cho 4.879 bệnh nhân bị TTPL&HT. Đứng thứ 2 trong bảng thống kê là bệnh rối loạn thần kinh liên quan đến stress 3.550 bệnh nhân. Chỉ riêng tháng 1/2015 Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị cho 462 bệnh nhân bị chứng bệnh này.  Tình hình mắc bênh tại phường Châu Văn Liêm Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhân tâm thần kinh được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ tâm thần kinh của phường là 40/24044. 1.3.3.2. Chỉ tiêu đề ra - Phát hiện sớm, quản lý và điều trị sớm cho 90% số bệnh nhân động kinh trong toàn quốc; - Triển khai và quản lý 90% số xã về bệnh nhân động kinh trong toàn quốc. - Điều trị ổn định, chống tái phát cho 85% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý; - Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính tàn phế xuống dưới 20% số bệnh nhân động kinh được phát hiện và quản lý; - Tiếp tục duy trì 69% số xã/ phường đã triển khai hoạt động; - Đến hết năm 2011, quản lí bệnh tâm thần phân liệt tại 79% xã/ phường trong toàn quốc; - Đối với những xã, phường mới triển khai phòng chống bệnh tâm thần phân liệt: lồng ghép quản lý và điều trị tâm thần phân liệt. 1.3.3.3. Giải pháp phòng chống BTTK - Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh tâm thần tại các xã, phường.  Truyền thông, giáo dục về phòng chống bệnh tâm thần  Các buổi sinh hoạt hướng dẫn chăm sóc người bệnh tâm thần  Hỗ trợ những người đã khỏi bệnh tái hòa nhập xã hội. - Phát triển đa dạng các loại hình giải trí, thư giãn để cải thiện đời sống tinh thần cho người dân. - Gửi cán bộ y tế đi tập huấn thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn.
  • 16. - Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ tuyến trên, các ban ngành, đoàn thể, các mạnh thường quân. - Quan tâm hơn vấn đề trợ cấp cho các cộng tác viên cũng như các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống bệnh tâm thần. 1.3.3.4. Nội dung hoạt động - Triển khai xã, phường mới và duy trì các xã, phường đã triển khai: + Lồng ghép công tác BVSKTT vào các hoạt động của TYT xã, phường triển khai chương trình; + Tập huấn nâng cao kỹ năng khám, phát hiện quản lý và điều trị bệnh nhân tâm thần; + Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đến tận gia đình bệnh nhân nhằm tăng cường nhận thức cho nhân dân, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. - Phát hiện và quản lý bệnh nhân: + Tổ chức điều tra, khám, phát hiện bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng, chẩn đoán đúng bệnh theo tiêu chuẩn ICD 10; + Lập bệnh án quản lý và điều trị lâu dài tại TYT phường; + Chỉ định thuốc chuyên khoa, cấp phát thuốc đủ, đều và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại các TYT xã, phường và gia đình bệnh nhân. - Chữa ổn định bệnh nhân, giảm các hành vi gây hại, gây rối và tỷ lệ mãn tính: + Hướng dẫn cho các cán bộ TYT phường, cộng tác viên y tế, gia đình bệnh nhân biết cách chăm sóc, quản lý bệnh nhân lâu dài tại nhà. Khắc phục những thành kiến và cách giải quyết sai (mặc cảm, giấu bệnh, bỏ rơi bệnh nhân, cúng bái,..); và, + Hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng tâm lý liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình dựa.
  • 17. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Trưởng TYT và các cán bộ phụ trách 10 TCQG về y tế phường, 3 chương trình y tế (PCBTTK, PCL và PCSXH) tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. - Các hồ sơ sổ sách liên quan: + Các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện CTYTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. + Các kế hoạch và quá trình thực hiện CTMTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. + Các số liệu thống kê về kết quả CTYTQG tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. + Các kế hoạch, quá trình thực hiện và kết quả khi thực hiện 3 chương trình y tế (PCBTTK, PCL và PC SXH) tại TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Nội dung nghiên cứu 2.2.1.1 Các chỉ số cần thu thập về 10 TCQG về y tế Bảng 2.2.1.1 Các chỉ số thu thập của 10 TCQG về y tế STT Tiêu chí Các chỉ số cần thu thập 1 Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân. - Phường có ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên, tối thiểu 6 tháng họp 1 lần. - Về CSSK nhân dân có đưa vào nghị quyết Đảng ủy và HĐND. 2 Nhân lực y tế - Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT phường. - Có bác sĩ làm việc thường xuyên tại TYT. - Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế. - Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà nước ban hành. 3 Cơ sở hạ tầng TYT phường - Vị trí TYT. - Diện tích. - Phòng chức năng. - Khối nhà chính. - Nước sinh hoạt, nhà tiêu, rác. - Hạ tầng và khối phụ trợ. 4 Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác - TYT phường đảm bảo có trang thiết bị. - Về TTB máy điện tim, máy siêu âm, máy đo đường huyết. - Số loại thuốc (theo danh mục). - Thuốc được quản lý theo quy định.
  • 18. - Vật tư tiêu hao. - Túi y tế thôn bản. - Duy tu, bảo dưỡng. - Tủ sách chuyên môn. 5 Kế hoạch–Tài chính - Xây dựng kế hoạch và sơ kết. - Các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê. - Kinh phí thường xuyên. - UBND hỗ trợ. - Quản lý kinh phí. - Tham gia BHYT. 6 YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế - Biện pháp phòng, chống dịch bệnh. - Tỷ lệ hộ gia đình trong phường sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. - Về ATVSTP. - Hoạt động phòng chống HIV/AIDS. - Bệnh dịch nguy hiểm. 7 Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT - Dịch vụ kỹ thuật Theo qui định phân tuyến. - KCB YHCT/YHHĐ. - Quản lý người khuyết tật. - Quản lý người cao tuổi >80 tuổi. - Tai biến sản khoa. 8 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em - Tỷ lệ phụ nữ sinh con khám thai>3 lần và tiêm VAT đầy đủ. - Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh. - Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt. - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắcxin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế. - Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 2 lần/năm. - Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng, trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần. - Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi).
  • 19. 9 DS-KHHGĐ - Áp dụng các biện pháp tránh thai. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm. - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh con. - Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. 10 TT-GDSK - Phương tiện truyền thông theo quy định. - Triển khai các hoạt động TT–GDSK, DS–KHHGĐ. 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế Bảng 2.2.1.2 Các chỉ số thu thập về một số CTYTQG Chương trình phòng chống bệnh lao Nội dung Các chỉ số thu thập Tình hình bệnh lao tại địa phương trong năm qua - Tỷ lệ mắc, chết do bệnh lao. - Tỷ lệ lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc. Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống bệnh lao - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình - Phường có bao nhiêu cán bộ chuyên trách về hoạt động chống lao? Số lượng cán bộ có đủ đáp ứng công việc hay không? - Trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ như thế nào? - Phường đào tạo cán bộ phòng chống lao như thế nào? - Công tác khám chữa bệnh nhân hô hấp được thực hiện như thế nào? - Làm thế nào để phát hiện sớm những bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh lao? - Khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi lao thì cán bộ y tế sẽ làm gì? - Cần làm gì để theo dõi, giám sát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao ngoại trú? - Làm gì để nắm được số lượng bệnh nhân bỏ điều trị? - Làm thế nào để bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị? - Thực hiện điều trị đối với bệnh nhân lao ngoại trú như thế nào? - Công tác quản lý, khám sàng lọc đối với trẻ em, người lớn có tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh lao thực hiện như thế nào? Làm thế nào để họ tự đến khám?
  • 20. - TYT thực hiện quản lí đối tượng có nguy cơ cao (nhiễm HIV) như thế nào? Khi nào thì cần đưa họ đi khám sàng lọc lao? - Đối với lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc, TYT thực hiện quản lí và điều trị như thế nào? - Các biện pháp đặc biệt đối với bệnh nhân lao kháng thuốc và lao đa kháng thuốc. - Công tác tuyên truyền về bệnh lao ở phường được thực hiện như thế nào? Bằng các hình thức nào? (Băng rôn, Loa phát thanh...). - Bao lâu thì thực hiện? Thực hiện trong thời gian bao lâu? - Làm thế nào để nắm bắt người dân có nắm được thông tin chính xác về bệnh lao? - Có trường hợp nào bị lây bệnh lao khi đang điều trị cho các bệnh nhân lao không? Nếu có thì xử lý ra sao? - Các biện pháp để phòng tránh lây nhiễm cho các đối tượng thực hiện công tác điều trị lao ra sao? - Bao lâu thì báo cáo kết quả với tuyến trên. - Ai là người trực tiếp báo cáo với tuyến trên? - Báo cáo bằng hình thức nào? Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào? Chương trình phòng chống bệnh SXH Nội dung Các chỉ số thu thập Tình hình bệnh SXH tại địa phương trong 5 tháng đầu năm 2016 - Tổng số mắc SXH. - Tổng số chết do bệnh SXH. - Độ tuổi thường mắc bệnh. - Số ca bệnh tại từng ấp, khóm, tổ. - Tháng nào có số ca mắc cao nhất. - Các ổ dịch SXH, địa điểm, xử lý như thế nào. Kế hoạch triển khai chương trình PCSXH. - Trạm y tế có thành lập ban chỉ đạo phòng chống SXH hay không? Nếu có cơ cấu tổ chức như thế nào? Có phối hợp với các ban ngành toàn thể khác không? - Tần suất thực hiện - Nguồn kinh phí.
  • 21. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình. - Cung cấp kiến thức về bệnh SXH đến người dân như thế nào. - Cách triển khai các mô hình: cộng tác viên, mô hình chiến dịch diệt lăng quăng, mô hình xử lý ổ dịch nhỏ. Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình. - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Chương trình phòng chống BTT Nội dung Các chỉ số thu thập Tình hình BTT tại địa phương trong năm qua - Số bệnh nhân BTT ở điạ phương? - Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh họat bình thường? Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống BTT - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình - Trạm có thực hiện chương trình phòng chống trầm cảm? - Số bệnh nhân tái phát sau điều trị? - Nguyên nhân tái phát là gì? - Số bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ tự sát? - Số bệnh nhân trầm cảm tự sát? - Biện pháp khắc phục ý nghĩ tự sát? - Bệnh nhân được điều trị có hiệu quả hay không? - Bệnh nhân có đáp ứng với thuốc hay không - Phần lớn sau điều trị bệnh nhân có hòa nhập cuộc sống hay không? - Số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mãn tính? Tình hình BTT tại địa phương trong năm qua - Số bệnh nhân BTT ở điạ phương? - Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh họat bình thường? Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống BTT - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí.
  • 22. - Cách nào để vận động người dân tham gia. 2.2.2 Phương pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu 2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Xem và ghi nhận thông tin trong sổ sách, biên bản, báo cáo và các tài liệu liên quan. - Phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế trạm, tập trung vào trưởng trạm, phó trạm, và các cán bộ chuyên trách chương trình liên quan. - Thu thập các hình ảnh về hoạt động của trạm. - Quan sát. 2.2.2.2 Nội dung thu thập số liệu - Các số liệu thống kê ở trạm về 10 tiêu chí quốc gia và 3 chương trình y tế địa phương (SXH, Lao, Sức khỏe tâm thần ). - Quá trình thực hiện và mức độ đạt được các tiêu chí, chương trình y tế. - Những thuận lợi khó khăn, cách khắc phục và bài học kinh nghiệm của TYT trong quá trình hoạt động. 2.2.2.3 Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi - Mắt, các giác quan khác, bút, giấy, máy ảnh. - Bảng ghi kết quả thu thập. 2.2.3 Cách xử lý và phân tích số liệu - So sánh sổ sách các giấy tờ liên quan, thông tin phỏng vấn được với thực tế của TYT về 10 tiêu chí quốc gia y tế xã để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra. - Thu thập, xử lý số liệu, tính tỷ lệ phần trăm, tìm mối liên quan, đối chiếu thực tế địa phương với kế hoạch đề ra. - Phân tích những chỉ tiêu không đạt được, tìm hiểu nguyên nhân khó khăn biện pháp khắc phục từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về 3 chương trình y tế địa phương.
  • 23. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả tình hình và đặc điểm của phường Châu Văn Liêm là 1 trong 7 phường của quận Ô Môn và là phường trung tâm của quận Ô Môn, TPCT. Phường Châu Văn Liêm có diện tích là 9.56 km2 , dân số năm 2007 là 72719 người mật độ dân số đạt 2376 người/km2 . Là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho giao thông, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên khí hậu nóng ẩm, quanh năm mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi TYT nằm gần đường giao thông , cách TYT khoảng hơn 500 mét cũng có Bệnh viện đa khoa quận Ô Môn, càng thuân lợi cho công tác khám chữa bệnh. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi mà đời sống kinh tế của nhân dân càng phong phú đa dạng ngành nghề và ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ngày càng giảm qua các năm. Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao cùng với hệ thống truyền thông giáo duc sức khỏe, kiến thức của người dân về bệnh tật ngày càng nhiều, ý thức phòng chống bệnh tật ngày càng được nâng cao. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng phường vẫn còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực y tế. Số cán bộ vẫn còn thấp so với mặt bằng dân số chung. Nguồn nhân lực, vật lực vẫn còn khá thiếu thốn. Với những khó khăn và thuận lợi đặc trưng của mình, phường đã phấn đấu đạt các chỉ tiêu quốc gia về y tế phường và ngày càng thực hiện tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. 3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chỉ tiêu của 10 tiêu chí quốc gia Bảng 3.2.1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1 Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân 1 - Thực hiện theo thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y Tế. TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT đã thành lập ban chỉ đạo CSSK nhân dân theo quyết định số 175/QĐ-UBND. Thành phần gồm có Trưởng ban là Phó Chủ Tịch UBND phường Châu Văn Liêm, phó ban là Trưởng TYT phường Châu Văn Liêm, thư ký là Phó TYT phường Châu Văn Liêm, thành viên là Trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương. Khi có sự thay đổi về nhân sự thì ban chỉ đạo được bổ sung cán bộ ngay lập tức. - Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động CSSKBĐ trong lĩnh vực y tế như HPN, HCTĐ, UBND-HĐND, ĐTN, TTVHTT. - Ban chỉ đạo của TYT phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT có quy chế làm việc rõ ràng, có sự phân công công việc cụ thể cho các thành viên, có kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ 6 tháng/1 lần và tổ chức họp
  • 24. đột xuất khi cần thiết, có biên bản cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi. 2 - Công tác bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và việc thực hiện các CTMTQG về y tế đã được đưa vào NQ của Đảng ủy và Kế hoạch phát triển CT-XH hàng năm của UBND phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT. - Việc triển khai thực hiện hoạt động công tác CSSK và các chương trình y tế trên địa bàn có sự tham gia phối hợp của hơn 2/3 đoàn thể chính trị xã hộivới nhiều tổ chức đoàn thể khác như: ĐTN, HPN, HND, HCCB, UBMTTQVN, HCTĐ, Trung Tâm Văn Hóa Thông Tin.  Nhận xét kết quả: - TYT đã hoàn thành tốt công tác CSSK nhân dân và có sự quan tâm đúng mức đến tình hình sức khỏe của người dân trong phường. - Tuy nhiên, việc sắp xếp thời gian để các tổ chức, ban ngành đoàn thể tại địa phương tham gia hoạt động còn nhiều hạn chế do chưa có sự thống nhất với nhau trong lịch làm việc. Bảng 3.2.2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2 Tiêu chí 2: Nhân lực y tế 3 - TYT có 10 cán bộ y tế phường và 12 cán bộ y tế khu vực. - TYT có 1 y sĩ YHCT trực tiếp khám chữa bệnh bằng YHCT. - Các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện hành và hiện tại có 1 y sĩ đang học liên thông lên bác sĩ. - Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn (1 Bác sĩ được điều động từ bệnh viện quận Ô Môn, 1 Điều dưỡng Trung học, 5 Y sĩ đa khoa, 1 Y sĩ YHCT, 1 Dược sĩ Trung học và 1 Hộ sinh Trung học). 4 - TYT có 1 bác sĩ được điều động từ bệnh viện Quận Ô Môn và làm việc 2 ngày trong tuần ( lịch làm việc cố định thứ 2 và thứ 6) 5 - Phường có 15 khu vực và có 12 nhân viên y tế khu vực. - Khi nhân viên y tế khu vực nghỉ thì được bổ sung cán bộ y tế mới chậm nhất là 3 tháng. - TYT tuyên truyền để phụ nữ mang thai đến khám và sinh tại TYT bằng cách lồng ghép vào Chương trình tiêm chủng mở rộng và Cộng tác viên dân số tư vấn cho người dân. - Nhân viên y tế khu vực được đưa đi đào tạo theo chương trình do Bộ y tế quy định. - Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT phường vào ngày 25 hàng tháng và có sổ giao ban chuyên môn.
  • 25. 6 - Địa phương đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ y tế phường, bao gồm lương phụ cấp và các chế độ chính sách khác. - TYT đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân viên y tế thôn bản và các loại hình cộng tác viên khác theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác. Đối với NVYTTB phụ cấp là 30%, CTV 100.000/1 hoạt động (trả lương bằng tiền mặt, mỗi quý 1 lần).  Nhận xét kết quả - TYT đã đáp ứng cơ bản nguồn nhân lực trong công tác khám và chữa bệnh cho người dân, có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết cùng thực hiện chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên chỉ có 12 nhân viên y tế khu vực/ 15 khu vực nên khó khăn trong việc hoạt động. Trong quá trình thực hiện tiêu chí 2, TYT được sự hỗ trợ tích cực của UBND phường như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát thanh của xã) và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong xã. - Tuy nhiên, lương cũng như phụ cấp còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời sống của cán bộ TYT cũng như NVYTTB và CTV nên chưa thu hút được sự hăng hái tham gia hoạt động. Bảng 3.2.3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3 Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng trạm y tế 7 - TYT nằm trên trục đường giao thông chính của xã, cách chợ khoảng 1km nên người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông. - Xe ô tô cứu thương có thể vào trong TYT thuận lợi khi có các trường hợp cần cấp cứu tại trạm. 8 - Diện tích mặt bằng của trạm: 343,8 m2 . - Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính: 160 m2 đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại địa phương. 9 - Trạm không được xây dựng theo chuẩn vì trạm đang mượn tạm 1 phần diện tích đất của nhà văn hóa thiếu nhi phường Châu Văn Liêm, phòng được lấy sẵn từ nhà văn hóa. - TYT có 4 phòng chức năng, diện tích mỗi phòng 40m2 ,chưa đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. - Các phòng chức năng từ ngoài cổng vào, bao gồm: phòng tiêm chủng mở rộng, phòng khám thai - kế hoạch hóa gia đình, phòng hánh chính, phòng khám bệnh - cấp phát thuốc. (thiếu phòng sơ cấp cứu) 10 - Công trình TYT xã là tầng trệt, được xây dựng vào năm 2007 với kết cấu chịu lực tốt và đã trãi qua 1 lần tu sữa vào năm 2014.
  • 26. - Tình trạng hiện tại của khối nhà chính không đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt. 11 - Nguồn nước sinh hoạt của TYT là nước máy hợp vệ sinh. - Có 3 nhà tiêu hợp vệ sinh. - Chất thải của TYT được thu gom đúng nơi quy định; phân loại thành từng nhóm rác thải nguy hại, rác thải thông thường và xử lý theo đúng quy định.(rác y tế được gửi đến bệnh viện quận Ô Môn 1 lần/ ngày vào buổi chiều, rác thông thường được để ngoài thùng rác trước trạm có xe rác mỗi ngày đến thu gom rác.) - Có sự phân công 2 cán bộ theo dõi, giám sát việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế tại trạm. 12 - Có khối phụ trợ và công trình phụ trợ là: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ. - Có 3 máy tính được nối mạng Internet và có 1 máy in tại TYT hiện đang hoạt động tốt.  Nhận xét kết quả: Cơ sở hạ tầng không đạt tiêu chuẩn quy định, còn thiếu nhiều phòng chức năng như: sơ cấp cứu, phòng sanh, phòng hậu sản, nên còn gặp một số khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bảng 3.2.4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4 Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác. 13 - TYT có 95/176 (53,97%) loại trang thiết bị còn sử dụng được nằm trong danh mục TTB cho TYT xã do Bộ Y tế ban hành hiện theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 14 - TYT có 1143/1143 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục gồm: + Thuốc gây mê, gây tê. + Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp. + Thuốc chống dị ứng và điều trị các trường hợp quá mẫn. + Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc. + Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh. + Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. + Thuốc điều trị đau nữa đầu chóng mặt. + Thuốc chống Parkinson. + Thuốc tác dụng đối với máu. + Thuốc tim mạch.
  • 27. + Thuốc điều trị bệnh da liễu. + Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn. + Thuốc lợi tiểu. + Thuốc đường tiêu hóa. + Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. + Huyết thanh và globulin miễn dịch. + Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase. + Thuốc điều trị bệnh mắt và tay mũi họng. + Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, thuốc chống đẻ non. + Thuốc chống rối loạn tâm thần. + Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. + Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. + Khoáng chất và vitamin. - Thuốc cấp cứu đảm bảo đủ số lượng, bao gồm các loại sau: + Thuốc tiêm, dịch truyền. + Kháng sinh, kháng viêm. + Hạ sốt, giảm đau. + Thuốc hạ áp-tim mạch. + Thuốc trị ho-long đờm. + Thuốc kháng histamin. + Thuốc dạ dày, đường ruột. + Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não. + Thuốc trị rối loạn tiền đình. + Vitamin. + Thuốc trị đường tiết niệu. + Thuốc an thần. + Thuốc tăng chất nhờn khớp và các thuốc khác. - Có đủ số lượng các thuốc chống sốc thiết yếu. - Các phương tiện tránh thai hiện có tại trạm: đình sản, DCTC, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, bao cao su. - Trạm có các loại thuốc YHCT theo thông tư số 12/2010/TT-BYT. 15 - Số lượng vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh hàng tháng đảm bảo đủ nhờ cấp bổ sung kịp thời. - Có sổ dự trù vật tư, hóa chất y tế hàng tháng do Dược sĩ Trung học lập. - Số lượng vật tư, hóa chất dự trữ trong kho đảm bảo đủ cho công tác khám chữa bệnh. 16 - Trạm có 12 nhân viên y tế khu vực, mỗi nhân viên có túi truyền thông nhưng không có túi y tế thôn bản.
  • 28. 17 Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện tại còn sử dụng được: + Cơ sở hạ tầng từ khi chuyển qua mượn 1 phần diện tích của nhà văn hóa thì chưa tu sửa lần nào, các trang thiết bị y tế được kiểm tra 3 tháng/lần đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động của TYT. + Nguồn kinh phí: nếu trong khả năng trạm sẽ chi, nếu vượt khả năng trạm sẽ xin cấp kinh phí từ UBND xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện. 18 - TYT có 15 đầu sách chuyên môn về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, TT-GDSK, quản lý y tế, thông tin y tế...  Nhận xét kết quả: Nhìn chung, TYT chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc y tế, phương tiện, tủ sách chuyên môn theo quy định để giúp ích trong việc khám và điều trị bệnh. Nhân viên y tế khu vực chưa có túi y tế thôn bản. Tuy nhiên, TYT đã thực hiện chặt chẽ trong việc quản lý thuốc, không để xảy ra tai biến nghiêm trọng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa và bổ sung kịp thời các trang thiết bị cần thiết. Bảng 3.2.5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5 Tiêu chí 5 Kế hoạch – Tài chính 19 - TYT có xây dựng kế hoạch hằng năm được Trung tâm y tế dự phòng và UBNN huyện phê duyệt, kế hoạch được xây dựng căn cứ vào tình hình sức khỏe thực tế tại địa phương và kết quả đạt được trong báo cáo cuối năm. Các hoạt đông được xây dựng thường liên quan đến chương trình mục tiêu y tế quốc gia và hiệu quả của các chương trình đã thực hiện trong giai đoạn trước như: công tác khám và cấp phát thuốc BHYT; tiêm chủng mở rộng; bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; đình sản và kế hoạch hóa gia đình; quản lý-phòng chống lao; HIV; các bệnh xã hội khác; các bệnh truyền nhiễm; vệ sinh môi trường; ATVSTP;...... Các kế hoạch được phê duyệt khi tiến hành được sự chỉ đạo và hướng dẫn từ tuyến trên, lực lượng tham gia được huy động từ TYT và các tổ chức liên quan trong khu vực. - Tố chức báo cáo mỗi tháng; sơ kết mỗi 6 tháng; tổng kết năm các hoạt động y tế của xã đến TTYTDP. 20 - Có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo qui định của BYT và Sở Y Tế; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý có thể in thành báo báo và có thể gửi báo cáo trực tiếp đến TTYTDP nếu cần thiết. - Báo cáo số liêu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác. - TYT có các biểu đồ, bảng thống kê các hoạt động và chương trình của TYT phường theo từng tháng, từng quí, 6 tháng và hằng năm.
  • 29. 21 - Được TTYTDP quận cấp kinh phí đủ và kịp thời mỗi đầu năm dựa vào kế hoạch hoạt động đề xuất đầu năm. Nguồn kinh phí hoạt động cố định thuộc sự quản lý của TTYTDP. Ngoài ra, các chương trình hoạt động chuyên môn như khám và cấp phát thuốc cho đối tượng chính sách, có công với cách mạng hoặc hộ nghèo thì có sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức ban ngành liên quan thông qua UBNN. - Khi phát sinh ổ dịch trên địa bàn, TYT tự đưa ra ngân sách giải quyết sau đó quyết toán lại với Trung tâm y tế dự phòng huyện. Các chi phí tri tu sửa chữa, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh và hoạt động truyền thông sức khỏe luôn có phê duyệt từ TTYTDP. - Chi phí hoạt động hằng ngày trong việc văn phòng phẩm, điện nước sinh hoạt được thanh toán chuyển khoảng cho đơn vị cung cấp trực tiếp từ TTYTDP. Việc quản lý tài chính có cán bộ trong TYT kim nhiệm, quản lí tốt các nguồn kinh phí, ghi chép rõ ràng các nguồn thu và chi của trạm, không có trường hợp vi phạm quản lí tài chính. 22 - Tổng số dân sinh sống tại địa phương 24.044 người. - Tổng số dân tham gia BHY có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TYT hiện tại 13.513 người. - Tỷ lệ người dân tham gia BHYT của phường đạt 56,2%. Các hình thức BHYT trong địa phương là : trẻ em, chính sách-người có công, bảo trợ xã hội,đối tượng cận nghèo-nghèo, tự nguyện, cán bộ công nhân viên, học sinh -sinh viên.  Nhận xét kết quả: Chỉ tiêu kế hoạch-hoạt động cơ bản đạt yêu cầu, cụ thể : kế hoạch hoạt động được xây dựng từ đầu, được phê duyệt từ cấp cơ sở lên UBNDP ròi đến TTYTDP, kế hoạch luôn được sự quan tâm, đề cao và hỗ trợ từ các cấp bởi sự thực tế của kế hoạch. Chỉ tiêu đề ra xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại và dựa trên kết quả báo cáo giai đoạn cuối năm, vì thế luôn phù hợp với tình hình tại địa phương. Việc báo cáo trực tiếp lên TTYTDP mỗi tháng cho thấy công tác quản lý và theo dõi hoạt động rất trung thực và khách quan, từ đó nhận được sự phản hồi, góp ý, đề xuất và hỗ trợ kịp thời từ các cấp. TYT có thực hiện kế hoạch hoạt động và quản lí tài chính rõ ràng. Tài chính được TTYTDP huyện và UBND xã hộ trợ kịp thời. Có sổ quản lí kinh phí rõ ràng, chi tiết. Kinh phí được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp chỉ đạt 56,2%.
  • 30. Bảng 3.2.6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6 Tiêu chí 6: YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế. 23 - Triển khai thực hiện tốt các chương trình phòng, chống dịch bệnh tại địa phương trên địa bàn theo hướng dẫn của TTYTDP. Các chương trình được lên kế hoạch đầu năm, giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của BYT. Tích cực triển khai các hoạt động xử lý bệnh truyền nhiễm không để dịch lớn xảy ra. Hoạt động gắn liền với giám sát, TYT báo cáo hàng tháng cho TTYTDP tình hình bệnh dịch trong tháng. - Triển khai tốt các chỉ tiêu được giao gồm CTMTQG, DS-KHGĐ, ATVSTP, phòng chống HIV/AIDS,CMTQG y tế. - Kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu về y tế dự phòng đạt 95%. 24 - Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: yêu cầu đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của bộ y tế. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của phường là hơn 86,1%. 25 - Kết quả nhà tiêu hợp vệ sinh đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn theo hướng dẫn tại thôn tư số 27/2011/TT-BYT. + Tổng số hộ trong địa phương 5874 hộ. + Số hộ thực hiện nhà tiêu hợp vệ sinh 4874 hộ. + Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong xã là khoảng 83,0%. Trong đó, tỷ lệ nhà tiêu loại tự hoại và bán tự hoại chiếm 99,36%. 26 - VSATTP: Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Đây là hoạt hoạt động thường xuyên và được UBNNP hợp tác tích cực. Tiến hành xây dựng mô hình mẫu tuyến đường văn minh là đường 26/3 và 91B được người dân tích cực hợp tác và ủng hộ. - Giám sát hoạt động VSATTP tập trung vào các bếp ăn tập thể, trường học, doanh nghiệp có lượng công nhân lớn. Đề nghị và hướng dẫn cá nhân tham gia chế biến khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi liên tục. - Không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra; 27 - Hoạt động phòng chống HIV/AIDS: Được quyết định thành lập ban quản lý và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân HIV, ngoài việc hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe, điều trị, theo dõi các đối tượng nghiện, HIV và các đối tượng nguy cơ; TYT còn tham gia tích cực tuyên truyền vận động phòng chống các tệ nạn xã hội liên quan đến HIV, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Có văn bản, sổ sách quản lý các đối tượng HIV tham gia điều trị ARV. Cán bộ chiệu trách nhiệm chuyên môn thường xuyên được tập huấn, cập nhật kiến thức trong việc theo dõi và quản lý bệnh HIV.
  • 31. - Can thiệp phân phát bao cao su, phát bơm kim tiêm sạch giảm thiểu tác hại, tuyên truyền phát thanh, tờ rơi.... - Quản lý và có dịch vụ hổ trợ cho những người được quản lý. 28 Quản lý bệnh: - Phát hiện, điều trị và quản lý các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh xã hội như SXH, sốt rét, lao, HIV/ADIS, sởi, tay chân miệng…theo hướng dẫn của tuyến trên. - Phát hiện và quản lý các bệnh mạn tính không lây theo quy định của cấp trên như THA; ĐTĐ; Tâm thần phân liệt; Động kinh; ... khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sức khỏe các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, cấp phát thuốc trong và ngoài bảo hiểm y tế.  Nhận xét kết quả: - TYT có tổ chức các chương trình YTDP, phòng-chống HIV, VSMT và ATTP, các CTMTQG về y tế đạt chỉ tiêu được giao. Trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ đạt 86,1 % trong khoảng 80%-90% và thuộc khu vực 1 nên chỉ hoàn thành vấn đề nước sạch ở mức trung bình. Tương tự với tình hình sử dụng nước sạch, việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh cũng đạt mức trung bình. Nhận thấy kết quả này không cao mặc dù địa bàn thuộc khu vực 1 có điều kiện kinh tế phát triền, cở sở hạ tần được chú trọng. - Hoạt động quản lý và phòng ngừa các bệnh dịch truyền nhiễm hiệu quả, không để xuất hiện các dịch lớn xảy ra. Công tác truyền thông được tập trung hoạt động nhằm năng cao hiểu biết và cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Về mặt quản lý các bệnh không lây thì TYT có kế hoạch và chỉ đạo cụ thể cho từng bệnh, là tuyến y tế đầu tiên tiếp nhận và can thiệp các vấn đề sức khỏe của người dân. - Từ những kết quả trên cho thấy tầm quan trọng của TYT trong việc phòng chống các bệnh lây nhiễm và các bệnh mãn tính. Bảng 3.2.7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7 Tiêu chí 7. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT 29 - Tổng số các dịch vụ kỹ thuật được phê duyệt theo quyết định của Sở y tế Cần Thơ: 250 dịch vụ. - Các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện tại TYT: 116 dịch vụ Đạt tỷ lệ: <70% - Trạm hiện chưa có máy siêu âm và máy đo điện tim - Chưa có cán bộ được tập huấn, đào tạo về kỹ thuật siêu âm và đo điện tim. 30 - TYT phường có vườn thuốc nam (tại cơ sở cũ); - TYT phường hiện có hơn 100 bộ tranh cây thuốc mẫu; - Có triển khai KCB bằng YHCT và YHCT kết hợp với YHHĐ. - Trạm hiện có 1 YS.YHCT và 14 trang thiết bị phục vụ KCB bằng YHCT.
  • 32. 31 - Danh sách người khuyết tật TYT quản lý được phân loại theo các nhóm:  Vận động: 66  Nghe nói: 11  Nhìn: 5  Tâm thần: 20  Động kinh: 24  Thiểu năng trí tuệ: 22  Mất cảm giác: 0  Tàn tật khác: 15 Tổng số: 163 - 100% người khuyết tật được hướng dẫn và thực hiện các chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng; - Có 161 người khuyết tật được thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm; Đạt tỷ lệ: 98,8 % 32 - TYT phường có tổ chức chăm sóc, tư vấn sức khỏe tại nhà cho nhân dân định kỳ 1 lần/năm; - Tổng số người cao tuổi (Từ 80 tuổi trở lên) trong địa bàn: 428 người  100% người cao tuổi thường xuyên được theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khỏe tại nhà;  Tổ chức khám định kỳ 2 lần/năm (mỗi 6 tháng) cho 428 người cao tuổi, đạt 100%. - Có tổ chức chăm sóc và quản lý sức khỏe cho học sinh tại các trường tiểu học, mầm non trong phường. 33 - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho các bệnh nhân đến TYT phường; - Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của trạm; - Chưa có trường hợp nào xảy ra tai biến, hoặc tử vong trong điều trị hay chuyển viện chậm.  Nhận xét kết quả: Nhìn chung TYT phường thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT, cụ thể: - Chỉ tiêu về khả năng để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Bộ Y tế của phường chưa đạt được theo yêu cầu (<70%). - TYT phường hiện tại không có vườn thuốc nam. - Còn nhiều mặt hạn chế như thiếu trang thiết bị hoặc thiếu người sử dụng trang thiết bị gây nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh. - Có nhiều dịch vụ kỹ thuật nằm trong danh mục được giao mà TYT phường chưa thực hiện được. - TYT thực hiện tốt các chương trình quản lý sức khỏe cộng đồng. Tuân thủ tốt các vấn đề sơ cứu, xử trí các trường hợp cấp cứu, không để trường hợp tai biến hay tử vong nào xảy ra .
  • 33. Bảng 3.2.8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8 Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 34 - Tổng số phụ nữ đã đẻ: 150 trường hợp; - Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai >= 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén (vì lý do sản khoa): 150 trường hợp; Đạt tỷ lệ 100% - Tổng số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đầy đủ: 150 trường hợp; Đạt tỷ lệ 100% 35 - Chưa ghi nhận trường hợp nào phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ (bao gồm số bà mẹ sinh con tại TYT xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ). 36 - Tổng số bà mẹ của xã được chăm sóc sau sinh (chăm sóc cả mẹ và con, hoặc mẹ, hoặc con): 150 trường hợp; - Tổng số phụ nữ đẻ của xã đó trong cùng kỳ: 150 trường hợp; Đạt tỷ lệ 100% 37 - Tổng số trẻ dưới 1 tuổi: 395 trẻ. - Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắcxin thuộc Chương trình TCMR trong năm: 372 trẻ Đạt tỷ lệ 94,2%. - Thực hiện tiêm chủng tại TYT phường, mỗi buổi không quá 50 đối tượng, thường kéo dài 2 ngày. 38 - Tổng số trẻ 6-36 tháng trong cùng kỳ báo cáo: 987 trẻ; - Tổng số trẻ em từ 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm: 959 trẻ Đạt tỷ lệ: 97,2% 39 - Tổng số trẻ < 2 tuổi của phường: 635 trẻ; - Tổng số trẻ < 2 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng: 628 trẻ; Đạt tỷ lệ: 98,9% - 100% trẻ em bị SDD được theo dõi mỗi tháng 1 lần; - Tổng số trẻ từ 2 - 5 tuổi: 990 trẻ; - Tổng số trẻ từ 2 - 5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng: 984 trẻ; Đạt tỷ lệ: 99,4% 40 - Tổng số trẻ < 5 tuổi của phường: 1625 trẻ; - Tổng số trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (trọng lượng thấp hơn trọng lượng trung bình): 182 trẻ; Đạt tỷ lệ: 11,2%  Nhận xét kết quả: TYT phường Châu Văn Liêm đã thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu trong tiêu chí CSSK bà mẹ - trẻ em. Tuy nhiên, nhìn chung thì TYT phường vẫn chưa đạt được yêu cầu của tiêu chí, cụ thề: - Đảm bảo100% tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. - Chưa đạt được tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ. - Chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế đạt mức trung bình (đạt 94,2%).
  • 34. - Đạt được mức cao về chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm (97,2%). - Các chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng (cân nặng và chiều cao) 3 tháng 1 lần (98,9%); trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần (100%); trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần (99,4%) đều đạt yêu cầu được giao theo quy định của Bộ Y tế. - Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) của TYT đạt tỷ lệ thấp (11,2%), đảm bảo yêu cầu đề ra <12%. Bảng 3.2.9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9 Tiêu chí 9: DS-KHHGĐ 41 Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại - Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) của xã là: 11034 - Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại: 3959 - Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt tỷ lệ: 35,9% 42 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm - Tổng số trẻ được sinh ra trong năm của phường: 312 - Tổng số người chết trong năm của phường: 76 - Dân số bình quân của phường trong năm: 24044 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của phường: 9,8%o 47 - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên - Tổng số phụ nữ sinh con trong năm của phường: 312 - Số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên trong năm của phường: 8 - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 2,6% 48 - Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh - Tỷ số giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống so với 100 trẻ gái sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ 103-108 - MCB GTKS là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ. - Tỷ lệ nam/nữ của phường: 12470/11574 - Tỷ lệ giới tính khi sinh của phường: trai/gái=157/155 - Trạm có 35 cộng tác viên về dân số-kế hoạch hóa gia đình, mỗi quý cán bộ y tế của Trạm cùng cộng tác
  • 35. viên thực hiện 12 buổi tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi của người dân về hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới trên tất cả 15 khu vực trên địa bàn phường. - Đối tượng ưu tiên tuyên truyền – giáo dục là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con gái đầu lòng hoặc đã có con gái trong các lần sinh trước; người cung cấp dịch vụ siêu âm. Vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: không phá thai vì lý do lựa chọn giới tính; hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; thực hiện gia đình có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt. - Trạm thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật giới tính của thai nhi trước khi sinh. Tuyệt đối không thực hiện việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý. - Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm, tuyên truyền giáo dục việc không cung cấp thông tin về giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân số - Cán bộ y tế xã xây dựng tốt các chương trình công tác tháng, tuần về DS- KHHGĐ; trực tiếp tuyên truyền, vận động tư vấn về DS-KHHGĐ và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình; kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các HGĐ tại địa bàn quản lý; thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo tháng về DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số HGĐ về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý; bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao; có dự giao ban hàng tháng; tham dự đầy đủ các lớp tập huấn; phát hiện và đề xuất về các vấn đề DS- KHHGĐ tại địa bàn quản lý. - Cộng tác viên các khu vực trên địa bàn phường có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác DS-KHHGĐ có uy tín trọng cộng đồng; là người dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông; có tham gia các lớp tập huấn về DS-KHHGĐ; cư trú tại phường; có sức khỏe tốt, gương mẫu thực hiện KHHGĐ - Thường xuyên phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… cùng tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh  Nhận xét kết quả: Công tác quản lý, thực hiện và giám sát các chương trình về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại Trạm y tế phường có nhiều mặt đạt, song song với đó cũng có mặt chưa đạt trong chỉ tiêu của Bộ y tế đề ra. Cụ thể như sau:
  • 36. - Những mặt đạt và thực hiện tốt như: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 9,8%o đạt mức trung bình so với tiêu chuẩn của Bộ y tế cho Trạm thuộc khu vực 1 (8%o - 10%o ). Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chỉ chiếm 2,56% (<5%) - Tuy nhiên mục tiêu về tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chỉ chiếm 35,9% còn khá thấp so với chuẩn của Bộ y tế đề ra cho Trạm thuộc khu vực 1 (>60%). Bảng 3.2.10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10 Tiêu chí 10: TT-GDSK 49 - TYT có đủ các trang thiết bị làm công tác TT-GDSK theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT như: tivi, loa pin, loa nén, micro và máy ghi âm, có bàn để sách, mô hình, giá treo áp phích… - Có tủ các ngăn đựng và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên truyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động TT-GDSK. 50 - Các công truyền thông được thực hiện theo 1 quý 2 lần trong tất cả các khu vực trên địa phường. Được thực hiện với sự tham gia của 1 cán bộ TYT và sự tham gia đông đảo của người dân. Một số nội dung được đưa vào truyền thông chính như: Uống vitamin A lồng ghép với chương trình phổ biến kiến thức về dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bệnh truyền nhiễm, nước sạch và vệ sinh môi trường. - Thường xuyên phối hợp với các tổ chức xã hội (Phụ nữ, Thanh niên, Hội nông dân…) thực hiện các hoạt động TT-GDSK tại cộng đồng - Cán bộ TYT phường luôn thực hiện công tác TT-GDSK và tư vấn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh. Lồng ghép hoạt động TT- GDSK vào các buổi chào cờ đầu tuần tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn phường 1 quý 1 lần.  Nhận xét kết quả: Công tác TT-GDSK được thực hiện khá hiệu quả, có sự phối hợp khá tốt với các tổ chức xã hội tại địa phương và sự tham gia nhiệt tình của người dân. Tuy nhiên công tác truyền thông vẫn còn hạn chế về cán bộ còn thiếu và yếu về kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông.
  • 37. 3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt được các chương trình y tế địa phương Bảng 3.3.1 Kết quả thực hiện chương trình PCL Phòng Chống Bệnh Lao 1 - TYT có cán bộ chuyên trách phòng chống lao: + Phường có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống lao, trình độ chuyên môn là Điều Dưỡng Trung Học. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được yêu cầu công việc, phường cần khoảng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu này. + Hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống lao được thực hiện định kỳ mỗi năm 1 lần 2 - Tỷ lệ bệnh nhân nghi lao được phát hiện và chuyển tuyến trên: + Tất cả các bệnh nhân đến khám bệnh có các dấu hiệu nghi lao như: đau ngực, sốt về chiều, sụt cân, ho ra máu,… Sẽ được trạm cấp giấy giới thiêu lên tuyến trên làm các xét nghiệm chuyên sâu. + Khi bệnh nhân được xác định là có bệnh lao sẽ được phường cấp sổ theo dõi và phát thuốc hàng tuần. 3 - Tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú tuân thủ theo phát đồ điều trị lao đạt tỷ lệ cao: + Bệnh nhân điều trị ngoại trú được cấp thuốc hàng tuần và được giáo dục kiến thức, ý thức về lao. + Nếu có bệnh nhân bỏ trị giữa chừng cán bộ sẽ đến động viên, truyền thông về ý thức điều trị và thái độ đối với bênh lao. 4 - Quản lý tốt các đối tượng mắc lao: + Đối với trẻ em, người lớn có nguy cơ cao (nhiễm HIV), hoặc tiếp xúc với đối tượng mắc lao sẽ được xã giới thiệu lên tuyến trên khám bệnh. Việc truyền thông giáo dục qua loa phát thanh hoặc tư vấn trực tiếp cho đối tượng có nguy cơ cao làm họ tự ý thức đến khám bệnh. + Trạm có sổ quản lý các đối tượng nguy cơ cao (Nhiễm HIV). Họ sẽ được khám sàng lọc khi có các dấu hiệu nghi lao. 5 - Thực hiện giám sát điều trị đối với lao mới và lao kháng thuốc: + Sổ quản lý bệnh nhân lao tại địa phương được ghi chép rõ ràng, cập nhật. Đối với bệnh lao kháng thuốc phường không điều trị mà chủ yếu là chuyển tuyến. 6 - Triển khai tốt các chương trình giáo dục người dân hiểu biết đúng về bệnh lao và cách phòng tránh lây bệnh: + Công tác tuyên truyền về bệnh lao ở phường được thực hiện bằng cách phối hợp với truyền thông phường. Thực hiên bằng băng rôn vào ngày thế giới phòng chống lao. + Đánh giá hiệu quả công tác thông qua việc bệnh nhân đến khám bệnh khi có đấu hiệu nghi ngờ lao.
  • 38. 7 - Phòng tránh lây bệnh lao cho các đối tượng tham gia điều trị bệnh lao: + Không có trường hợp lây bệnh từ bệnh nhân sang nhân viên y tế. + Việc phòng tránh lây bệnh bằng cách mang khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc thăm khám. 8 - Thực hiện tốt công tác báo cáo với tuyến trên: + Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của phường là 16/24044 (Lao/HIV 1 case, lao tái phát 2 case, lao kháng thuốc và đa kháng 0 case, tử vong 0 case).  Nhận xét kết quả: - Công tác phòng chống lao tại trạm y tế phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT được thực hiện tốt theo mục tiêu đề ra. Bệnh nhân hợp tác với thầy thuốc, đa số tuân thủ điều trị. Công tác tuyên truyền phòng chống lao được đông đảo các đoàn thể CT-XH, người dân ủng hộ, được hỗ trợ nguồn kinh phí, tư liệu từ tuyến trên cũng như các ban ngành ở địa phương. TYT có tổ chức khám chữa bệnh lao cho người dân và nắm được danh sách về các trường hợp bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát thuốc cho người bệnh. Có triển khai chương trình phòng chống lao cụ thể đem lại hiệu quả cao. - Tuy nhiên số cán bộ tham gia phòng chống còn hạn chế (chỉ 1 nhân viên y tế) và công tác đào tạo nhân lực tại trạm còn chưa tốt cần phải cải thiện và bổ sung thêm trong thời gian tới. Các phương tiện truyền thông đại chúng còn hạn chế. Khó giám sát bệnh nhân tự uống thuốc tại nhà. Vẫn còn bệnh nhân mặc cảm, né tránh không đến khám bệnh. Một số bệnh nhân không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc khi có tác dụng phụ. Khi điều trị hết triệu chứng hoặc bệnh nhân thấy khá lên, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc. Một bộ phận người dân còn bàng quan, không tham gia, ủng hộ các hoạt động tuyên truyền, thiếu kiến thức, kì thị bệnh nhân lao. Bảng 3.3.2 Kết quả chương trình PCSXH 1/ Tình hình mắc bệnh tại địa phương trong năm qua - Tổng số ca mắc bệnh :4 ca - Tổng số ca chết: 0 ca - Độ tuổi thường mắc bệnh: <15 tuổi - Số ca bệnh chia đều các ấp, khóm, tổ - Các tháng có tỉ lệ mắc như nhau - Khi phát hiện 1 ca mắc SXH xử lý bằng giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, xử lý ao tù nước đọng, vỏ dừa, chén bể và phun hóa chất bán kính 200m 2/ Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết
  • 39. - Trạm y tế có thành lập ban chỉ đạo phòng chống SXH. - Cơ cấu tổ chức: gồm 1 cán bộ phụ trách và 7 cộng tác viên - Tần suất thực hiện: 1 năm 4 lần và mỗi khi có dịch - Địa điểm: ở Ủy ban nhân dân xã hoặc TYT. - Nguồn kinh phí: từ chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương - Cách để vận động người dân tham gia: phát loa truyền thông, đến từng nhà phát tờ rơi, cộng tác viên đến thăm từng HGĐ - Các thành phần tổ chức tham gia: các ban ngành toàn thể như ĐTN, HND, HPN, HCTĐ,… - Phương tiện và tài liệu: Cộng tác viên, pano, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, cá 7 màu… 3/ Nội dung chương trình - Thông tin về bệnh sốt xuất huyết đến người dân gồm những nội dung sau: + Tác nhân gây bệnh:  Muỗi vằn (Aedes aegypti) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.  Khi virus vào cơ thể, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày, muỗi vằn hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính.  Muỗi Aedes thường đẻ trứng ở: lu kiệu trữ nước, lọ hoa, chén nước chống kiến tủ đựng thức ăn, gáo dừa đọng nước, vỏ xe đọng nước, lu/khạp bể, chén bể đọng nước. + Bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh. + Phòng chống bệnh chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi đốt. - Thực hiện các biện pháp PCSXH + Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng (diệt lăng quăng):  Đậy kín vật chứa nước;  Súc rửa thường xuyên vật chứa nước: không quá 7 ngày;  Thả cá;  Thả Mesocyclos;  Vớt bỏ lăng quăng; và,  Bỏ muối hoặc dầu vào chén nước chống kiến. + Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:  Xịt thuốc diệt muỗi;  Sử dụng vợt điện;  Sử dụng nhang xua muỗi;  Ngủ mùng (kể cả ban ngày);  Quạt máy;  Mặc quần áo dài tay.
  • 40. + Lọai bỏ nơi muỗi trú ẩn:  Sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;  Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng;  Thu gom các vật phế thải, dọn dẹp chỗ đọng nước quanh nhà. 4/ Quy trình giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình PCSXH - Chương trình PCSXH được thực hiện bởi trung tâm y tế dự phòng huyện sau khi kết thúc chiến dịch, thời gian kiểm tra đánh giá kéo dài 2-3 ngày. Kết quả đạt được được ghi chép vào hồ sơ sổ sách. - Thời gian: 1 tháng/1 lần hoặc khi có dịch - Các khó khăn thường gặp: + Dân số không tập trung thành cụm, tản rộng… loa phát thanh không tới được một số vùng. + Người dân vắng nhà (đi làm việc) - Biện pháp khắc phục: + Tuyên truyền lại vào ngày khác. + Nhờ các trưởng khu vực tuyên truyền, giúp đỡ khi gặp khó khăn. - Phương hướng đề ra: + Phối hợp các ban ngành tuyên truyền vận động người dân tham gia công tác PCSXH, để duy trì hiệu quả lâu dài, nâng cao kiến thức và thực hành của người dân nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình PCSXH. + Thực hiện công tác điều tra giám sát, kiểm soát diệt lăng quăng thường xuyên và toàn diện hơn mới đảm bảo tiêu diện được vectơ truyền bệnh. + Trong các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa ở xã lồng ghép tiêu chí không có người bị SXH. + Phối hợp trường cấp II trong địa bàn xã tuyên truyền kiến thức PCSXH cho học sinh để các em có ý thức về bệnh đồng thời cũng tuyên truyền cho cha mẹ chúng. + UBND xã cần hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho TYT thực hiện chương trình PCSXH: + Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phương tiện truyền thông về PCSXH tạo thuận lợi cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ. + Phụ cấp đầy đủ cho cộng tác viên thực hiện công tác vãng gia.Từ đó khuyến khích và nâng cao đời sống cho cộng tác viên nhằm duy trì hiệu quả tốt hơn. + Kết hợp TTYTDP,các ban ngành đoàn thể mở chiến dịch như diễu hành PCSXH, VSMT, tiêu diệt vectơ truyền bệnh đặc biệt vào những thời điểm thuận lợi muỗi sinh sản và phát triển. + TTYTDP chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ y tế, cộng tác viên về PCSXH để hoạt động được sâu rộng và hiệu quả hơn.
  • 41.  Nhận xét kết quả: - Chương trình thu được nhiều kết quả kết quả như: + Giảm đáng kể số trường hợp mắc bệnh so với năm trước + Độ tuổi thường mắc bệnh: <15 tuổi + Số ca bệnh chia đều các ấp, khóm, tổ + Các tháng có tỉ lệ mắc như nhau + Được cán bộ từ trung tâm y tế dự phòng xuống hỗ trợ thực hiện chương trình. - Nhìn chung, chương trình thu được nhiều kết quả thuận lợi, các ổ dịch đã được khống chế tốt làm giảm đáng kể số trường hợp mắc bệnh. - Các cán bộ và cộng tác viên nhiệt tình tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức thực hành PCSXH đa số người dân nhưng vẫn có một bộ phận nhỏ người dân chưa quan tâm. - Các khó khăn thường gặp:  Dân số không tập trung thành cụm, tản rộng,…loa phát thanh không tới được một số vùng.  Người dân vắng nhà (đi làm việc). Bảng 3.3.3 Kết quả chương trình PCBTTK Chương trình phòng chống BTTK 1 - TYT có cán bộ chuyên trách phòng chống bệnh tâm thần kinh : + Phường có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống tâm thần kinh, trình độ chuyên môn là y sỹ. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được yêu cầu công việc, phường cần khoảng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu này. + Nhưng hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống tâm thần chưa được thực hiện tại TYT. 2 - Tỷ lệ mắc và tái phát bệnh tâm thần kinh: + Số bệnh nhân tâm thần phân liệt tại địa phương là 16 trường hợp và bệnh động kinh là 24 trường hợp. + Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường là 24 trường hợp. (đều là những bệnh nhân động kinh). + Số bệnh nhân tái phát sau điều trị là 4 trường hợp, nguyên nhân tái phát là do tác động tâm lý và những căng thẳng trong cuộc sống hoặc không tuân thủ điều trị. - Tỷ lệ bệnh nhân tâm thần kinh tại địa phương 0.17% ( 40/24044 , tính theo dân số tại phường Châu Văn Liêm 2016 ) 3 - Tỷ lệ bệnh nhân nghi tâm thần kinh được phát hiện và chuyển tuyến trên: + Tất cả các bệnh nhân đếnh khám bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ tâm thần kinh như loạn thần,tiền sử thường xuyên co giật,…Sẽ được trạm cấp giấy giới thiêu lên tuyến trên