SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ
NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ
TRONG VIÊM MŨI XOANG MỦ Ở NGƯỜI LỚN
Chuyên ngành: Tai - Mũi - Họng
Mã số: 872 01 55
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HUẾ - 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: .............................................................3
1.2 GIẢI PHẪU MŨI XOANG:....................................................................................5
1.3 SINH LÝ MŨI XOANG..........................................................................................9
1.4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜI LỚN................. 12
1.5 BỆNH HỌC VIÊM XOANG ............................................................................... 12
1.6 MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG...................................... 18
1.7. KHÁNG SINH ĐỒ............................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24
2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………… .. ..…29
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................. 33
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................34
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI CỦA VIÊM MŨI XOANG NGƯỜI L . 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ:............................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN : Bệnh nhân
CT Scan(Computed Tomography Scan) : Phim cắt lớp vi tính
DD- TQ : Dạ dày- thực quản
ĐM : Động mạch
KSĐ : Kháng sinh đồ
MSBN : Mã số bệnh nhân
NHIS(National Health Interview Survey) : Trung tâm phỏng vấn và điều tra
sức khỏe Hoa Kỳ
PHLN : Phức hợp lỗ ngách
TB : Tế bào
TM : Tĩnh mạch
VA(Végétations Adenoïdes) : Tổ chức VA
VAS(Visual Analogue Scale) : Thang điểm triệu chứng cơ năng
VMXMT : Viêm mũi xoang mãn tính
VN : Vách ngăn
VK : Vi khuẩn
CRSwNP : Viêm mũi xoang mạn tính có
Polyp mũi
CRSsNP : Viêm mũi xoang mạn tính không
Có Polyp mũi
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu
chứng: đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi
mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém
tập trung, người mệt mỏi [11].
Viêm mũi xoang là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt
là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh thấp kém và
tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Theo thống kê, tỷ lệ viêm mũi xoang tại Mỹ có khoảng 16% tương
đương 31 triệu người mỗi năm, ước tính chi phí hàng năm khoảng 150 triệu
đô la chỉ riêng cho các thuốc để điều trị viêm xoang [27], tại Việt Nam có
khoảng 2 – 5 % dân số [12].
Ngày nay những tiến bộ về sinh lý, chức năng mũi xoang giúp chúng
ta hiểu rỏ hơn về cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang : do nhiễm khuẩn, do
rối loạn thông khí và dẩn lưu mũi xoang, rối loạn thanh thải, viêm niêm mạc
– lông chuyển, tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách - khe mũi tạo nên một vòng xoắn
bệnh lý.
Viêm mũi xoang nếu không được điềutrị sẽ có thể gây ra các biến chứng
nặng nề như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não, viêm tĩnh mạch bên, các
biến chứng về mắt như viêm mi mắt, túi lệ, kết mạc, viêm tấy ổ mắt, abscess ổ
mắt, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm đường hô hấp dưới [12].
Mục tiêu điều trị: làm thông mũi xoang, làm sạch chất xuất tiết, chống
viêm, chống phù nề niêm mạc, tái lập chức năng sinh lý mũi xoang, như vậy
mới có thể khỏi được căn bệnh viêm mũi xoang, có tính dai dẳng và khó chữa.
Tuy nhiên, do sự sử dụng kháng sinh chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng
kháng kháng sinh, một số vi khuẩn sinh ra màng biofilm làm cho việc điều trị
viêm mũi xoang gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp thất bại.
Việt Nam nằm ở khu vực có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất
trên thế giới, vì vậy việc nhận biết được vi khuẩn gây bệnh và điều trị theo
kháng sinh đồ góp phần không nhỏ vào thành công trong điều trị và giảm
thiểu tình trạng kháng kháng sinh.
2
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong
viêm mũi xoang mủ ở người lớn” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang mủ ở người lớn.
2. Phân tích kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm
mũi xoang mủ ở người lớn.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 – 377
trước công nguyên ), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của xoang
hàm.
Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học
viêm mũi xoang [23].
Viêm mũi xoang do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân do vi khuẩn
là chủ yếu và được trình bày trong nhiều nghiên cứu:
- Năm 1979, Karma đã phân lập vi khuẩn trên xương hàm [21].
- Năm 2009, Hassan H Ramadan nghiên cứu vi khuẩn nguyên nhân gây
ra viêm xoang .
+ Streptococcus pneumoniae: 20 – 30 %
+ Haemophilus influenzae: 15 – 20 %
+ Moraxella catarrhalis: 15 – 20 %
- Năm 2014 Zhang đánh giá tình trạng kháng kháng sinh trên 115 bệnh
nhân viêm mũi xoang mạn tính, có tỷ lệ phân lập được 17 chủng vi khuẩn, trong
đó staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ cao nhất [26].
- Năm 2018 Hong zheng wei và cộng sự đã nghiên cứu vi sinh vật của
viêm mũi họng mạn tính có và không có polyp mũi , tỷ lệ phân lập vi khuẩn là
81,3% trong đó thấp nhất trong nhóm CRSsNP (77,3%), cao nhất là nhóm
CRSwNP (88,4%), không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm vi sinh của
bệnh nhân CRSwNP, bệnh nhân CRSsNP và đối tượng kiểm soát. Ba loài vi
khuẩn được phân lập nhiều nhất [28].
+ Staphylococcus âm tính Coagulase (24,3%), Corynebacterium
(19,9%) và Staphylococcus cholermidis (19,1%) trong nhóm CRSwNP.
4
+ S. cholermidis (21,2%), Corynebacterium (21,2%), tụ cầu khuẩn âm
tính Coagulase (18,2%) và Staphylococcus aureus (13,6%) trong nhóm
CRSsNP.
+ S. cholermidis (30,6%), Staphylococcus âm tính Coagulase (28,6%)
và S. aureus(14,3%) trong nhóm kiểm soát.
- Năm 2019Joanna Szaleniec và cộng sự đả nghiên cứu phân lập vi khuẩn
trong viêm mũi xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho thấy : Staphylococcus
aureus, Haemophilus Influenzae, Pseodomonas aeruginosa, Enterobacteriaceae
là những vi khuẩn phổ biến nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất
amoxicillin, tỷ lệ kháng kháng sinh thấp nhất là fluoroquinolones và
aminoglycoside [24].
1.1.2. Ở Việt nam
- Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm mũi xoang người lớn như:
+ Năm 2013, Nguyễn Trọng Tài nghiên cứu sự nhạy cảm kháng sinh
của các chủng vi khuẩn trong viêm xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho
thấy: staphylococcus aureus (25%), Streptococcus sp (19%), P.aeruginosa
(12%), Acinetobacter sp (6%), Providencia alcaligenes (4%), Proteus mirabilis
(2%), M.catarhalis (2%). Các chủng vi khuẩn phân lập đã đề kháng với các loại
kháng sinh thường dùng trên lâm sàng với tỷ lệ 32,33% đến 100 % [9].
+ Năm 2017, Nguyễn Văn Hòa nghiên cứu 56 trường hợp VMXMT tại
Bệnh viện tai mũi họng TW, tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn mọc đạt 41.1%, trong đó
S.aureus có 11/25 trường hợp chiếm tỷ lệ 44%. H. influenzae có 10/25 trường
hợp chiếm 40%. Ngoài ra còn gặp M. catarrhalis có 2/25 trường hợp chiếm
8 %, P. aeruginosa và E. Cloacae có 1/25 trường hợp chiếm 4% [2].
+ Năm 2018, Nguyễn Thị Trung nghiên cứu 109 bệnh nhân VMXMT
phân lập được 47 chủng vi khuẩn hiếu khí gây bệnh, trong đó Staphylococcus
aureus (21.3%), MRSA (17%), Haemophilus sp (14,9%), Streptococcus
anpha haemolitic (8,5%), Pseodomonas aeruginosa (8.5%), Streptococcus
pneumoniae (6.4%), Haemophilus influenzae (6,4%) [13].
+ Năm 2019, Bùi Thế Hưng và cộng sự đã nghiên cứu 95 bệnh nhân
viêm mũi xoang mạn tính : tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí dương tính đạt
5
(24,2%), trong đó Staphylococcus aureus (30,4%), pseodomonas aeruginosa
(17.4%), Staphylococcus epidermidis (13%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy,
mỗi loại vi khuẩn khác nhau có sự đề kháng với thuốc kháng
sinh rất khác nhau, riêng đối với tụ cầu vàng đã kháng rất nhiều với hầu hết
kháng sinh nhóm beta- lactam với tỷ lệ kháng là 100% với Benzylpenicillin,
Cefoxitin (85,7%), Các kháng sinh ciprofloxacin, erythromycin, clindamycin
củng đều bị kháng cao với tỷ lệ 71,4 % [3].
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG
1.2.1. Hốc mũi
Là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành: thành ngoài,
thành trên, thành dưới và thành trong. Trong đó liên quan nhiều nhất đến nội soi
mũi xoang là thành trên và thành ngoài.
1.2.1.1. Thành trên
Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía ngoài, tạo
thành trần các xoang sàng. Chỗ tiếp nối giữa 2 thành phần trên là chân bám vào
thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn giữa theo chiều dọc trước sau.
1.2.1.2. Thành ngoài
Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều nhóm
xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành ngoài hốc mắt, đây là vùng
rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì rất dễ bị tổn thương.
1.2.1.3. Các cuốn mũi
Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên trên gồm: cuốn dưới, cuốn
giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở giữa và bên ngoài được bao
phủ bởi niêm mạc đường hô hấp. Cuốn mũi giữa là một phần xương sàng, phía
trước gắn với mái trán-sàng qua rễ đứng theo bình diện đứng dọc, rễ này ra phía
sau xoay ngang dần theo bình diện đứng ngang rồi nằm ngang bám vào khối bên
xương sàng gọi là mảnh nền cuốn giữa [4].
Bình thường cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong hốc mũi, trường
hợp ngược lại, cuốn giữa cong ra phía ngoài sẽ chèn ép làm hẹp đường dẫn lưu
của PHLN, gọi là cuốn giữa đảo chiều, đây là một trạng thái giải phẫu tạo điều
kiện thuận lợi dẫn đến viêm xoang.
6
Hình 1.1: Sơ đồ giải phẫu thành ngoài hốc mũi [1].
1.2.1.4. Các ngách mũi
- Ngách mũi dưới: Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, phần tư sau trên là mỏm
hàm của xương cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây là vùng mỏng nhất
của vách mũi-xoang để chọc vào xoang hàm.
- Ngách mũi giữa: Có 4 cấu trúc giải phẫu rất quan trọng đó là mỏm móc,
bóng sàng, khe bán nguyệt và phức hợp lỗ ngách.
-Ngách mũi trên: Có lỗ thông của các xoang sau, dẫn lưu xuống cửa mũi sau.
1.2.2. Giải phẫu các xoang
Các xoang được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm xoang
sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước.
Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm.
1. Nhãn cầu 4. Các xoang bướm 7. Thành trong ổ mắt
2. Các xoang sàng 5. Não. 8. Mách mũi.
3. Mỡ và các cơ của ổ mắt 6. Thần kinh thị giác 9. Ổ mũi.
Hình 1.2: Các xoang cạnh mũi [18].
7
1.2.2.1. Xoang hàm
Là xoang lớn nhất nằm trongthân của xương hàm trên, được hình thành ở
bào thai từ tháng thứ tư. Thấy rõ trên X quang khi chụp ở trẻ 4-5 tuổi [8].
Xoang hàm có hình tháp gồm có 3 thành, 1 đáy, và 1 đỉnh:
- Thành trên: Tương ứng với nền ổ mắt
- Thành trước: Liên quan tới tổ chức mềm ở gò má
- Thành sau: Tương ứng hố chân bướm hàm
- Đáy xoang hàm tương ứng thành ngoài của hốc mũi
- Đỉnh của xoang hàm ở phía ngoài, nằm trong xương gò má.
Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm đổ ra khe mũi giữa [7].
1.2.2.2. Xoang sàng
Xoang sàng có cấu tạo khá phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng.
Nó là một phức hợp có từ 5 - 15 hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm
trong mỗi khối bên xương sàng. Khối bên có hình hộp chữ nhật, gắn vào mảnh
ngang xương sàng ở phía trên. Mỗi tế bào sàng có lỗ dẫn lưu riêng đường kính
khoảng 1-2mm.
1.2.2.3. Xoang trán
Hình 1.3: Sơ đồ lỗ thông xoang trán.
8
Xoang trán là một tế bào sàng phát triển trong xương trán, là xoang phát
triển chậm nhất, thường có sau 10 tuổi. Xoang trán có thành dưới ngăn cách với
hố mắt, thành trong ngăn cách với thùy trán đại não. Xoang có lỗ dẫn lưu ra mũi
ở khe giữa [6].
1.2.2.4. Xoang bướm
Xoang bướm là hốc xương nằm trong xương bướm và có một vách xương
mỏng ngăn chia thành hai xoang bướm không đều nhau: xoang bướm phải và
xoang bướm trái. Có kích thước và hình dạng khác nhau tùy từng người, thể tích
từ 0,5- 3 ml, có thể không có xoang bướm gặp ở 3-5 % số ca [8].
1.2.3. Hệ mạch máu và thần kinh mũi xoang
1.2.3.1. Động mạch
Hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp máu bởi các
nhánh của cả hệ động mạch cảnh ngoài (động mạch hàm trong) và động mạch
cảnh trong (động mạch mắt).
- Động mạch sàng trước: Là nhánh của động mạch mắt.
- Động mạch sàng sau: Là nhánh của động mạch mắt và động mạch
bướm khẩu cái.
- Động mạch bướm khẩu cái: Tận cùng của động mạch hàm trong chui
vào hốc mũi ở lỗ châm bướm khẩu cái rồi chia thành hai ngành, ngành trong
cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang.
- Động mạch khẩu cái trên: Là nhánh nông của động mạch hàm trong
đi xuống dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách
ra một hoặc hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh vào
khe dưới và xương cuốn dưới.
- Động mạch chân bướm khẩu cái: Là nhánh của động mạch hàm trong
đi qua ống chân bướm khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần hố mũi và
niêm mạc vòm mũi họng.
- Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: Là nhánh
của động mạch mặt tưới máu cho đầu mũi và cánh mũi.
1.2.3.2. Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch sàng gồm:
+ Xoang hang (thuộc tĩnh mạch mắt).
9
+ Tĩnh mạch mắt.
+ Đám rối bướm hàm.
- Tĩnh mạch xoang hàm: từ niêm mạc xoang tập trung vào tĩnh mạch mắt,
mặt trong hay đám rối bướm hàm.
1.2.3.3. Thần kinh
Sự phân bố thần kinh ở mũi xoang rất phong phú. Ở mũi có hai loại thần
kinh: thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác.
- Thần kinh cảm giác: là nhánh của dây thần kinh mắt và hạch bướm khẩu
cái. Hạch bướm khẩu cái cho các dây thần kinh bướm khẩu cái trong, bướm
khẩu cái ngoài, khẩu cái sau, trước , giữa. Dây thần kinh mắt chia ra dây thần
kinh sàng, dây thần kinh này lại chia ra dây thần kinh cánh mũi và dây thần kinh
mũi trong.
- Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế
bào khứu giác ở vệt vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng
vào não và tập trung ở hành khứu giác của vỏ não. Đây là trạm thứ nhất. Từ đây
xuất phát cuống khứu đưa luồng kích thích đến phía sau. Đây là trạm thứ
hai.Vùng này được nối liền với các trung tâm khứu giác ở vỏ não.
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG
Toàn bộ hốc mũi - xoang được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp, mặt
trên có một lớp tế bào trụ có lông chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mô, tế bào tuyến
tiết nhầy và tế bào đáy [15]. Theo Flottes và Riu, hai chức năng đảm bảo toàn
bộ vai trò của xoang là dẫn lưu và thông khí.
1. Lớp thảm nhầy. 2. Lông chuyển. 3. Dịch gian lông chuyển.
4. TB lông chuyển. 5. TB tuyến. 6. Màng đáy.
Hình 1.4: Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang.
10
1.3.1. Hệ thống làm sạch không khí
Chức năng bình thường của xoang và hệ thống niêm mạc lông
chuyển phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố quan trọng là thông khí và dẫn lưu.
- Sự thông khí bình thường: liên quan đến 2 yếu tố:
+ Kích thước của lỗ ostium
+ Đường dẫn lưu từ lỗ ostium vào hốc mũi
- Sự dẫn lưu bình thường của xoang
+ Sự dẫn lưu bình thường của xoang nhờ sự phối hợp của 2 chức
năng: Tiết dịch và sự vận chuyển của tế bào lông.
+ Sự dẫn lưu bình thường của niêm dịch ở trong xoang lại phụ
thuộc vào số lượng và thành phần của dịch tiết, vào hoạt động của lông
chuyển, vào độ quánh của dịch tiết và tình trạng của lỗ thông xoang.
+ Luồng khí thở qua mũi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
vận chuyển niêm dịch [5].
1.3.2. Hệ thống lông chuyển niêm dịch của niêm mạc mũi xoang
- Tế bào lông chuyển: là những tế bào giữ vai trò cơ bản trong lớp
tế bào biểu mô của niêm mạc mũi xoang. Đây là loại tế bào trụ mà mặt
trên có các lông có thể di chuyển được.
- Tế bào nhung mao: làm cân bằng dịch quanh các lông chuyển.
- Tế bào thay thế: khi các tế bào lông bị bong ra, các tế bào này đi
lên bề mặt niêm mạc chuyển thành tế bào trụ có lông chuyển để thay thế.
- Dịch nhầy: Có 3 loại tuyến tiết để tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi
xoang: Tuyến tiết dịch, tuyến tiết nhầy, tuyến tiết hổn hợp (cảdịch + nhầy).
Các tuyến tiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh
11
phó giao cảm. Vì vậy, sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh sẽ đưa đến
sự tiết dịch và tiết nhầy sẽ đưa đến bệnh lý mũi xoang [5] .
1.3.3. Chức năng sinh lý của hệ thống lông - nhầy
- Lọc khí: Các hạt nhỏ theo không khí hít vào, chạm vào các cuốn
và các thành của vách mũi. Các hạt có trọng lượng lớn hơn phân tử không
khí nên không đổi hướng để chuyển động tiếp mà bị giữ lại trong lớp nhầy
phủ trên bề mặt niêm mạc mũi. Mũi giữ lại được các hạt có đường kính
trên 5µm.
- Dẫn lưu: Là hiện tượng tống ra khỏi mũi xoang các vật bị giữ lại
cùng với các chất tiết. Dẫn lưu ngoài yếu tố vật lý, chủ yếu phụ thuộc
vào yếu tố sinh học của hệ thống lông nhầy
1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜILỚN
1.4.1. Những đặc biệt về chức năng thở
Mũi đóng vai trò quan trọng đối với khí hít vào. Quá trình vận mạch của
mũi và hệ thống dịch nhầy lông chuyển cho phép làm êm, làm êm và lọc không
khí hít vào. Ở người lớn sự hoàn thiện của hốc mũi là bắt buộc để đảm bảo chức
năng thở.
1.4.2. Những đặc biệt về dẫn lưu xoang
Các tế bào sàng trước, xoang hàm và xoang trán đều dẫn lưu vào phức
hợp lỗ ngách hay ngách giữa. Sinh lý bệnh của viêm xoang được giải thích một
phần bởi hiện tượng tắc và sự thiếu hụt thông khí của các hốc xoang. Các nguyên
nhân tắc hoặc là do giải phẫu hoặc là do phù nề niêm mạc.
1.4.3. Những đặc biệt về chức năng miễn dịch và bảo vệ.
Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ một khả năng đề kháng nhiều mặt, có
hiệu quả được biệt hóa cao để chống lại các ảnh hưởng của môi trường đối với
cơ thể.
Thành phần cơ bản của hệ thống bảo vệ này là bộ phận lông chuyển của
niêm mạc mũi, là sự phối hợp về chức năng của tấm lọc tuyến và các lông của
biểu mô hô hấp.
12
Niêm mạc của mũi bảo vệ toàn cơ thể bằng cách tiếp xúc và tạo sức đề
kháng chống lại dị vật. Có hai vùng bảo vệ có thể phân biệt được trong niêm
mạc mũi: bề dày niêm mạc và biểu mô, tổ chức liên kết của mạch máu.
1.5. BỆNH HỌC VIÊM XOANG
1.5.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang
- Do lỗ thông mũi xoang bị tắc
Thường do viêm niêm mạc mũi bị phù nề do viêm nhiễm khuẩn, do dị
ứng, do kích thích, chèn ép, do chấn thương. Lỗ thông mũi xoang bị tắc thì sự
dẫn lưu không khí giữa mũi và xoang sẽ làm thay đổi các thành phần không khí
trong xoang, nồng độ oxy giảm là giảm áp lực trong xoang, niêm mạc trong
xoang dày lên và tăng xuất tiết, suy giảm chức năng của hệ thông lông nhầy.
Đồng thời áp lực âm trong xoang làm cản trở đường dẫn lưu dịch từ xoang vào
hốc mũi, hút dịch kèm theo vi khuẩn từ hốc mũi vào xoang làm cho sự ứ đọng
dịch càng trở nên nặng nề. Niêm mạc xoang cũng như phức hợp lỗ ngách ngày
càng bị viêm phù nề gây tắc lỗ thông mũi xoang thêm.
- Do ứ đọng dịch tiết trong xoang
Lỗ thông mũi xoang không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông khí
mà còn cả trong quá trình dẫn lưu. Khi lỗ thông mũi xoang bị tắc thì quá trình
dẫn lưu bị ngưng trệ gây nên ứ đọng dịch tiết trong xoang gây nên viêm xoang.
Đồng thời lỗ thông mũi xoang bị tắc làm chức năng dẫn lưu giảm, ứ đọng dịch
làm suy giảm hoạt động của hệ thống lông nhầy gây tăng phù nề niêm mạc xoang
gây nên viêm xoang.
- Viêm nhiễm xoang
Do áp lực trong xoang là âm hơn so với hốc mũi nên vi khuẩn bị hút từ
hốc mũi vào xoang kèm theo dịch gây nên viêm xoang. Trong quá trình này các
vi khuẩn phát triển trong xoang lại làm niêm mạc xoang dày lên, viêm phù nề
làm hệ thống lông nhầy không hoạt động được lại làm cho sự viêm nhiễm trong
xoang ngày càng trở nên nặng nề hơn .
13
1.5.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang
1.5.2.1 Dị hình giải phẫu
Là cấu trúc giải phẫu bất thường vùng ngách giữa, nhất là vùng phức hợp
lỗ ngách làm tắc nghẽn sự dẫn lưu xoang gây viêm xoang. Có thể gặp các dị
hình như:
- Dị hình vách ngăn : Lệch vẹo vách ngăn, gai hay mào vách ngăn.
- Dị hình cuốn giữa : Xoang hơi hay đảo chiều cuốn giữa.
- Dị hình mỏm móc : Mỏm móc có xoang hơi hay đảo chiều.
- Các dị hình khác : Tế bào đê mũi quá phát, bóng sàng quá phát.
1.5.2.2. Nguyên nhân
Chủ yếu phù nề niêm mạc mũi xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do siêu vi trùng
Xảy ra sau khi mắc một số bệnh nhiếm trùng toàn thân như : Cúm, sởi,
phát ban….đặc biệt là những vius gây viêm nhiễm đường hô hấp trên [10].
- Do vi trùng
+ Nhiễm trùng do vi trùng trực tiếp từ mũi lan vào gây viêm xoang cấp
rồi đến viêm xoang mạn tính. Vi khuẩn hay gặp là: Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn
khác hiếm gặp hơn [16].
+ Một số ít trường hợp do VA tồn dư quá phát, khối u vùng vòm mũi
họng làm tắc nghẽn hốc mũi làm cho quá trình dẫn lưu kém, hút vi khuẩn từ
ngoài vào trong xoang.
- Do răng
Vi khuẩn từ răng trong các trường hợp bệnh lý chân răng chui vào xoang
hàm gây nên những đợt viêm xoang hàm ứ mủ. Hay gặp ở người lớn hơn ở trẻ
em. Do tổn thương các răng hàm trên, thường do sâu răng, viêm quanh cuống
răng, u hạt , u nang chân răng [10].
- Do nấm
Ít được chú ý đến, tuy nhiên tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Có nhiều
loại có thể gây viêm xoang, thường gặp nhất là Aspergillus.
14
- Do cơ địa dị ứng
Dị ứng mũi xoang hoặc dị ứng toàn thân như hen, dị ứng thuốc…. Đây
là một vấn đề phức tạp vì dị ứng mũi xoang người lớn rất hay gặp và xen giữa
các đợt nhiễm trùng.
- Do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một hội chứng gây ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nhìn chung
nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng, gây nên acid hóa vùng
niêm mạc này, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của hệ thống lông nhầy,
viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm mũi
xoang [14], [17].
- Do cản trở cơ học
Do các khối u vùng mũi xoang, dị hình vách ngăn hốc mũi, polyp mũi…
làm cản trở dẫn lưu dịch tiết của xoang dần dần dẫn tới viêm xoang.
- Do chấn thương
Chấn thương áp lực hoặc chấn thương cơ học làm rách niêm mạc, chảy
máu, phù nề tụ máu niêm mạc, chấn thương vỡ khối xương mặt làm tăng xuất
tiết, ứ đọng dịch mũi xoang, dị vật, sẹo xơ, tắc lỗ dẫn lưu mũi xoang đều có thể
dẫn tới viêm xoang cấp và dẫn tới VMXMT.
- Do bệnh lý toàn thân
Một số trường hợp mắc bệnh lý toàn thân như : Bệnh nội tiết, bệnh rối
loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, còi xương suy dinh dưỡng, bệnh hệ thống
niêm dịch lông chuyển.
- Do yếu tố môi trường
Khí hậu, nguồn nước, độ ẩm, khí thải, thuốc lá… đềulà những yếu tố gây
viêm mũi xoang.
1.5.3. Phân loại viêm mũi xoang
1.5.3.1. Viêm mũi xoang cấp tính
Là quá trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4 tuần.
- Các triệu chứng khởi phát đột ngột.
- Thời gian nhiễm trùng có giới hạn.
- Tự khỏi hoặc khỏi do điều trị
- Các giai đoạn bệnh có thể tái phát nhưng giữa các giai đoạn niêm mạc
bình thường.
15
- Không quá 4 lần mỗi năm.
Xử trí viêm xoang cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa
hiếm khi cần đến.
1.5.3.2. Viêm mũi xoang mạn tính
Là danh từ được dùng khi viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, chủ yếu
VMXMT là do viêm xoang cấp được xử trí không thích hợp hoặc điều trị không
đầy đủ. Quá trình này không thể phục hồi, hậu quả của nó là: điều trị nội khoa
hiếm khi có lợi trong việc phục hồi quá trình viêm sau khi đã đi vào giai đoạn
mạn sau 3 tháng. Điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với viêm xoang mưng
mủ mạn. Giải quyết thông khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết các triệu chứng
của viêm xoang mạn tính.
1.5.4. Triệu chứng chính trong VMXMT người lớn
VMXMT là do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần, không được điều
trị hoặc điều trị không đúng cách.
- Triệu chứng toàn thân
Không có gì rõ rệt ngoài triệu chứng mệt mỏi, có thể suy nhược nếu viêm
xoang kéo dài.
+ Cơ năng
 Chảy mũi
Là triệu chứng thường xuyên có mặt, có thể chảy hai bên hoặc một bên.
Lúc đầu chảy mũi nhầy, sau đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc hôi thối
do bội nhiễm.
Thường chảy ra cửa mũi trước. Có thể chảy ra cửa mũi sau rồi xuống
họng (nếu là viêm xoang sàng sau).
 Ngạt tắc mũi
Do phù nề niêm mạc, do tiết nhầy, mủ hoặc thoái hoá cuốn, do polype...
Lúc đầu ngạt ít, sau tăng dần, ngạt một hoặc hai bên. Có khi tắc hoàn toàn.
 Rối loạn về ngửi: ngửi kém tăng dần, mất ngửi hoàn toàn.
+ Thực thể
Các điểm đau: thường không rõ rệt hoặc không có.
16
- Hình ảnh bệnh lý qua nội soi:
+ Ứ đọng mủ ở sàn, khe giữa hay mủ từ lỗ thông xoang hàm chảy ra,
mủ chảy xuống thành bên vòm ...
+ Các bệnh tích vùng phức hợp lỗ ngách, các biến đổi về giải phẫu:
 Tế bào đê mũi quá phát làm cho vách mũi xoang lồi về phía vách
ngăn mũi.
 Dị hình cuốn giữa:
Xoang hơi cuốn giữa hay cuốn giữa quá thông khí được coi như một yếu
tố có thể là nguyên nhân gây viêm, do ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sự dẫn lưu
của khe giữa [25].
Cuốn giữa đảo chiều cong là khi mặt lồi của cuốn giữa lại quay về phía
khe giữa và chèn vào phức hợp lỗ ngách.
 Dị hình mỏm móc
Mỏm móc cong ra trước ảnh hưởng đến sự thông khí của các xoang. Mỏm
móc quá thông khí (xoang hơi trong mỏm móc) trên nội soi mỏm móc phình to,
chọc hút có khí ảnh hưởng rất lớn đến sự thông khí của vùng phức hợp lỗ ngách.
Ngoài ra còn dị hình mỏm móc cong ra hoặc bị gãy ....
 Dị hình bóng sàng: Thường gặp là bóng sàng quá phát làm hẹp
hoặc tắc nghẽn khe giữa và phễu sàng.
 Dị hình vách ngăn: gồ, vẹo, dày chân, gai, mào vách ngăn ...
 Polyp là những quá phát cục bộ của niêm mạc trong tổ chức
đệm của niêm mạc bị phù nề căng và mọng nước là hậu quả của phù nề kéo
dài do nhiều nguyên nhân.
1.5.5. Điều trị
1.5.5.1 Nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm mũi xoang với mục tiêu làm giảm triệu chứng , kiểm soát
nhiễm trùng và điều trị căn nguyên thì việc điều trị tuân thủ theo nguyên tắc:
- Đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang.
- Đảm bảo sự thông khí mũi xoang .
17
1.5.5.2. Phương pháp điều trị bảo tồn
- Kháng sinh là cơ bản.
- Các thuốc khác: Chống viêm, giảm đau, tan đờm, co mạch, Corticoid…
- Nâng cao thể trạng, cải thiện môi trường sống.
- Giải mẫn cảm nếu có dị ứng.
- Điều trị bệnh nền khác như: Suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày
thực quản…
- Rửa mũi, khí dung, Proezt…
- Nhổ và chữa răng nếu do răng.
- Chọc xoang hàm: Để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc, không có hiệu quả
trong vấn đề tắc phức hợp lỗ thông khe của viêm xoang mạn tính.
1.5.5.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Nạo VA: Trường hợp nguyên nhân do VA tồn dư phì đại.
- Phẫu thuật xoang
Phương pháp phẫu thuật xoang
+ Phẫu thuật nội soi chức năng mũi- xoang:
Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và thông
khí qua lỗ thông tự nhiên.
+ Phẫu thuật xoang kinh điển:
Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang.
Dù điều trị nội khoa hay phẫu thuật thì chống vi khuẩn cũng đóng một
vai trò rất cần thiết.
1.6. MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG
1.6.1. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
- Được phân lập lần đầu tiên bởi viện Pasteur ở Pháp vào năm 1880.
- Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp thành đôi,
ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0.5- 1.15 m. Trong môi trường nuôi
cấy thường xếp thành chuỗi ngắn (dễ lẫn với liên cầu). Gram dương, không di
động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nhiều
albumin thì không có vỏ.
- Khả năng gây bệnh: Thường gặp các phế cầu ở vùng mũi họng. Phế cầu
có thể gây nên bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm phổi, viêm phế quản phổi,
18
áp xe phổi, viêm màng phổi [19]. Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi
đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do hoá chất.
Các type thường lây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và 14, 16 (đối với trẻ
em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các type có thể thay đổi.
1.6.2. Haemophilus influenzae
Là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và viêm màng não
ở trẻ nhỏ. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm.
- Richared Pfeifferđã phân lập được Haemophilusinfluenzae lần đầu tiên
từ đờm của một bệnh nhân chết trong vụ dịch cúm năm 1892 [20]. Từ đó trong
một thời gian dài người ta tin rằng đó là căn nguyên gây bệnh cúm. Cho đến
năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm gây bệnh cúm thì người ta xác định được
Haemophilus influenzae là vi khuẩn bội nhiễm sau khi các tế bào niêm mạc
đường hô hấp bị tổn thương nặng nề do virus cúm.
- Haemophilus influenzae làcầu trực khuẩn nhỏ, bắt mầu Gram âm, kích
thước 0.3-0.5x0.5- 3 m. Ở điều kiện nuôi cấy không chuẩn có thể gặp các dạng
dài và mảnh, không di động, không có nha bào, có thể có vỏ bọc hoặc không vỏ.
Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vikhuẩn, vì có khả năng
chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt, sau khi thực bào.
- Haemophilus influenzae là vi khuẩn khó nuôi cấy, chúng không mọc
trên môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi môi trường có sẵn đồng
thời hai yếu tố X và V.
- Dựa vào câu trúc kháng nguyên vỏ, Haemophilus influenzae được chia
thành 6 type huyết thanh (a,b,c,d,e,f). Type b là type thường gặp và là type gây
bệnh nặng nhất. Vỏ của type b đã được tinh chế dùng làm vaccin để phòng các
bệnh do Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ em.
1.6.3. Moraxella catarrhalis
Moraxella catarrhalis là những song cầu khuẩn Gram âm, phát triển tốt
trên môi trường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate ở nhiệt độ 35-37 0
C có 5%CO2 . Chúng vẫn mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường,
thậm chí ở nhiệt độ phòng (22 - 25 0C). Nuôi cấy trên môi trường thạch máu
19
sau 24 giờ khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng, ánh hồng, đường kính 1-3mm không tan
máu và không sinh sắc tố. Dùng que cấy đẩy khuẩn lạc trượt trên mặt thạch.
Moraxella catarrhalis có các tính chất sinh vật hoá học: oxydase (+),
catalase (+) không lên men đường glucoza, maltoza, lactoza, sucroza.
Moraxella catarrhalis trước đây được coi là vi khuẩn thuộc vi hệ bình
thường ở họng mũi trẻ em. Hiện nay nó được coi là tác nhân gây bệnh chính
hoặc phối hợp của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
1.6.4. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0.8-1 m và đứng thành từng
chùm nhỏ, bắt maù Gram dương, không có lông, không nha bào, thường không
có vỏ.
Tụ cầu là những ký sinh ở mũi họng và có thể ở cả da, với nhiều yếu tố
độc lực, chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn máu
(đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi,
nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện...).
Staphylococcus aureus là một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh
viện và cộng đồng và là một gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe
do có khả năng kháng thuốc rất mạnh [22].
1.6.5. Liên cầu (Streptococcus)
- Là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn
khác nhau, không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1 m.
- Liên cầu được Brillroth mô tả lần đầu vào năm 1874.
- Năm 1880 liên cầu được phân lập bởi Pasteur.
- Năm 1919 Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu
khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu.
- Tan máu ( ): Vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá huỷ hoàn toàn.
Gặp chủ yếu ở liên cầu nhóm A, ngoài ra còn có thể gặp ở nhóm B, C, G, F.
- Tan máu ( ): Tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vòng
tan máu màu xanh, thường gặp liên cầu Viridans.
- Tan máu ( ): Xung quanh khuẩn lạc không thấy có vòng tan máu. Hồng
cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.Gặp liên cầu nhóm D (S.faecalis).
20
Năm 1930 Lancefiel dựa vào kháng nguyên C(carbohydrat) của vách tế
bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm A, B, C... R.
- Sherman dựa vào tính chất sinh hoá xếp liên cầu thành các nhóm:
+ Streptococcus pyogenes.
+ Streptococcus viridians.
+ Streptococcus faecalis (hiện nay là Enterococcus faecalis).
Về khả năng gây bệnh cho người thì liên cầu nhóm A đóng vai trò nguy
hiểm nhất. Ngoài các nhiễm khuẩn tại chỗ như: Viêm họng, viêm mũi xoang,
nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm phổi... Liên cầu nhóm A
còn có thể gây ra các nhiễm khuẩn thứ phát như: nhiễm khuẩn huyết, viêm
màng trong tim cấp, viêm cầu thận, bệnh thấp tim.
1.6.6. Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa)
- Pseudomonas aeruginosa , trước đây gọi là Bacterrium aeruginosa do
Schroeter mô tả vào năm 1872. Năm 1990 Migula chuyển chúng sang
Pseudomonas, từ đó vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa.
- Là trực khuẩn mủ xanh bắt màu Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng
không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước 0.5 – 1.0 𝑚 × 1.5 − 5.0. 𝜇𝑚. Có một
lông duy nhất ở một cực
- Cấu tạo kháng nguyên:
+ Kháng nguyên lông H: Kháng nguyên này chung cho cả giống, dễ phân
hủy bởi nhiệt độ.
+ Kháng nguyên thân O: Đặc hiệu cho từng typ. Bản chất là
lipopolysaccharid, vững bền với nhiệt độ. Dựa vào kháng nguyên này chia trực
khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm.
- Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong đất, nước, cả trêncơ thể người và động
vật. Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân chính gây
nhiễm trùng bệnh viện.Ngoài ra, chúng còn thường xuyên gây ra nhiễm trùng cơ
hội rất khó điều trị vì chúng kháng nhiều loại kháng sinh.
- Trực khuẩn mủ xanh là loại gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch, bị mắc những bệnh ác tính hay mạn tính, dùng lâu dài
corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm
trùng nội sinh hay ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.
21
1.7. KHÁNG SINH ĐỒ
Để có thu thập, theo dõi, đánh giá và so sánh độ nhạy cảm của vi khuẩn
với kháng sinh giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các nước trên thế giới,
yêu cầu cần phải đặt ra là các kết quả phải xuất phát từ một kỹ thuật chính xác
và thống nhất.
Kháng sinh đồ: Là kỹ thuật kháng sinh khuếch tán từ đĩa kháng sinh vào
môi trường thạch của Kirby – Bauer. Mỗi phòng thí nghiệm, mỗi nước có thể
tùy tình hình cụ thể mà cải tiến chút ít để phù hợp với hoàn cảnh sao cho kinh tế
và thuận lợi dựa trên phương pháp này.
Ở Việt Nam từ những năm 1989 được sự tài trợ của tổ chức SIDA – Thụy
Điển, chương trình ASTS đã thống nhất về kỹ thuật kháng sinh đồ trong toàn
quốc. Vì thế để thống nhất kỹ thuật với thế giới và có thể so sánh số liệu thu
được với các nước khác, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật xác định mức độ kháng
thuốc của vi khuẩn theo phương pháp Kirby- Bauer cải tiến: Phương pháp
khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch.
1.7.1. Mục đích vá các kỹ thuật kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ là kỹ thuật đo khả năng của một loại kháng sinh ức chế sự
phát triển của vi khuẩn in vitro. Khả năng này có thể được đánh giá bằng phương
pháp pha loãng kháng sinh hoặc phương pháp khuếch tán kháng sinh vào môi
trường thạch.
1.7.1.1 Mục đích
- Nhằm hướng dẫn cho các bác sỹ lâm sàng chọn lựa kháng sinh tốt nhất
cho từng bệnh nhân.
- Nhằm thu thập những thông tin dịch tễ học về sự đề kháng của vi khuẩn
gây bệnh quan trọng ở cộng đồng.
1.7.1.2. Các kỹ thuật kháng sinh đồ
Kỹ thuật kháng sinh pha loãng trong thạch hoặc canh thang nhằm
xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh đối với vi khuẩn
(định lượng).
Kỹ thuật kháng sinh khuếch tán trong thạch thường được áp dụng để
xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với những kháng sinh khác nhau (định
tính). Ở đây kháng sinh thường được thấm trong những khoanh giấy với hàm
22
lượng nhất định.
1.7.2. Đọc kết quả
Dùng thước chia mm đo đường kính vùng ức chế, dựa vào tiêu chuẩn của
từng hãng sản xuất khoanh giấy kháng sinh, so sánh đường kính vòng ức chế đo
được với giới hạn đường kính vòng ức chế cho từng loại kháng sinh, ta có mức
độ nhạy cảm, trung gian và đề kháng của từng loại vi khuẩn.
- Nhạy cảm (Sensitivity) nghĩa là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể điều
trị được với liều thông thường đã được khuyến cáo.
-Trung gian (Intermediate) bao gồm các chủng có đường kính vòng vô
khuẩn trong giới hạn ( có nghĩa là MIC của chúng thường đến gần nồng độ đạt
được trong máu và tổ chức ).
- Đề kháng (Resistant): các chủng vi khuẩn không bị ức chế bởi bất cứ
nồng độ nào của thuốc mà cơ thể có thể chấp nhận được.
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi xoang được lấy
mủ xoang làm xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ tại bệnh viện Trung
ương Huế và bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ 3/2019 đến 6/2020.
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh viện Trung ương Huế.
- Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
- Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học
Y Dược Huế.
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2020.
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang mủ ở người lớn, gồm :
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Triệu chứng cơ năng gồm có: 4 triệu chứng
+ Chảy mũi.
+ Ngạt tắc mũi.
+ Đau nhức sọ mặt.
+ Giảm hoặc mất ngửi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
+ Có ít nhất 2 triệu chứng: Trong đó phải có 1 triệu chứng chính là ngạt
tắc mũi hoặc chảy mũi.
+ Có thể có đau nhức sọ mặt hoặc giảm, mất ngửi.
- Thực thể: Khe mũi có mủ .
- Tuổi: >15 tuổi, không phân biệt về giới tính.
- Khám nội soi có mủ ở khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng.
24
- Được lấy dịch mủ từ khe giữa± khe trên ± ngách bướm sàng, làm xét
nghiệm nuôi cấy, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ.
- Bệnh án được làm theo bệnh án mẫu.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Không chọn vào nhóm nghiên cứu :
- Bệnh nhân viêm mũi xoang mà ≤ 15 tuổi.
- Bệnh nhân không có đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn trên.
- Đang dùng hoặc mới ngừng thuốc kháng sinh ≤ 7 ngày.
- Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thực hiện phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu: Lấy cỡ mẫu thuận tiện từ 3/2019 – 6/2020.
N > 100, trong đó có ít nhất 35 trường hợp dương tính.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Dụng cụ khám tai mũi họng thông thường.
- Dụng cụ khám nội soi tai mũi họng.
Hình 2.1: Máy nội soi Tai Mũi Họng và Optic 0 độ-30 độ.
25
-Vật liệu làm xét nghiệm vi khuẩn:
+ Bơm tiêm 5ml vô trùng.
+ Dây hút dịch vô trùng.
+ Ống đựng bệnh phẩm vô trùng.
+ Lam kính, dụng cụ nhuộm Gram, kính hiển vi.
+ Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Thạch chocola CAHI, thạch máu BA...
+ Môi trường để thử tính chất sinh vật, hoá học của vi khuẩn.
+ Môi trường làm kháng sinh đồ.
+ Giấy chỉ thị kiểm tra sự có mặt của oxy(màu hồng) khi khử hết oxy
sẽ trở nên màu trắng.
2.2.4. Qui trình nghiên cứu
Tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1:Bệnh nhân được thăm khám và chẩn đoán gồm :
+ Hỏi bệnh.
+ Khám mũi thấy khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng có mủ.
+ Chẩn đoán xác định viêm mũi xoang không.
- Bước 2: Lấy mủ khe giữa định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Bước 3: Đánh giá kết quả xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ.
2.2.5. Nội dung nghiên cứu
2.2.5.1. Hỏi bệnh
- Khai thác bệnh sử, thời gian mắc, nguyên nhân đi khám bệnh, các chẩn
đoán và điều trị trước đó. Hỏi bệnh phát hiện các triệu chứng viêm xoang:
+ Chảy mũi: Xác định tính chất chảy mũi, mũi nhầy hay mủ, có mùi hôi
hoặc không, liên tục hay từng đợt, chảy mũi ra phía trước hay xuống họng.
+ Ngạt mũi: Ngạt tắc một hay cả hai bên, mức độ ngạt nhẹ, vừa hay
hoàn toàn, ngạt thường xuyên hay từng lúc, có thường xuyên dùng thuốc nhỏ
mũi không.
+ Đau nhức vùng xoang mặt: tìm hiểu tính chất đau, từng lúc hay thường
xuyên, vị trí đau.
26
+ Rối loạn ngửi: Có rối loạn ngửi không? thời gian ngửi kém, mức độ
ngửi kém hay mất ngửi, ngửi kém từng lúc hay liên tục, 1 bên hay 2 bên.
+ Các biểu hiện khác: Ho từng lúc hay liên tục, khịt khạc ra chất gì, có
ù tai, chảy mủ tai không? có bệnh lý răng hàm trên không?
2.2.5.2. Khai thác tiền sử
- Có tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân không? Trào ngược họng – thanh
quản không?
- Được điều trị nội khoa chưa? bao nhiều lần? Điều trị corticoidkhông?
Tại chỗ hay toàn thân. Điều trị kháng sinh trong bao nhiêu ngày mỗi lần? Kháng
sinh dùng những đợt điều trị trước là gì ( nếu nhớ), dùng kháng sinh gần nhất
cách bao nhiêu ngày?
2.2.5.3. Khám nội soi Tai Mũi Họng
- Phương pháp vô cảm
Bệnh nhân được thực hiện gây tê tại chỗ bằng dùng những đoạn meche
ngắn tẩm xylocain 6% pha với xylometazolin 0,1% đặt vào hốc mũi.
- Kỹ thuật nội soi
Dùng ống hút làm sạch tiền đình hốc mũi hai bên, sau đó đặt những đoạn
meche ngắn tẩm xylocain và xylometazolin 0,1% như ở trên vào hốc mũi và
khe giữa trong khoảng 10 phút để làm cho cuốn mũi co lại, tạo đường vào rộng
rãi. Nội soi mũi được thực hiện với ống nội soi ánh sáng lạnh 0 độ,30 độ. Kỹ
thuật nội soi gồm 2 thì:
+ Thì 1 (Quan sát chung):
Đi dọc sàn mũi, quan sát toàn bộ chiều dài và bờ tự do cuốn dưới. Sau
đó đi chếch lên trên quan sát bờ tự do cuốn giữa, cuốn trên và lên đến trần hốc
mũi. Đưa ống soi ra phía sau và dưới quan sát đuôi các cuốn, khe bướm sàng,
lỗ mũi sau, loa vòi, trần vòm, hố Rosenmuller và toàn bộ vòm mũi họng. Trong
thì này đồng thời đánh giá tình trạng vách ngăn: Thẳng, lệch, vẹo, mào, gai…
+ Thì 2 (Quan sát chi tiết khe giữa) :
Đánh giá tình trạng cuốn giữa từ sau ra trước, chiều cong bình thường
hay đảo ngược, có bóng hơi không.
Đánh giá khe giữa nói chung, thông thoáng hay chật hẹp, đưa ống soi vào
có dễ dàng không? Có dịch mủ không?
 Đánh giá mỏm móc: Bình thường hay bất thường
27
 Đánh giá bóng sàng: Có quá phát, có che lấp rãnh bán nguyệt hay
khe giữa không.
 Đánh giá rãnh bán nguyệt, phễu sàng, ngách xoang trán, các lỗ
thông xoang hàm và lỗ thông xoang hàm phụ (nếu có).
 Chụp ảnh qua nội soi để làm tài liệu nghiên cứu.
- Nội soi mũi:
+ Phát hiện ra các tình trạng bệnh lý ở ngách giữa (ứ dịch, mủ, phù nề
niêm mạc, quá phát hoặc thoái hoá polyp, bất thường giải phẫu).
+ Các bệnh lý cản trở con đường vận chuyển niêm dịch (VA quá phát,
sùi vòm, polyp mũi sau, dị hình vách ngăn…), dị hình cuốn giữa…
+ Các giải phẫu bất thường khe giữa mà các thăm khám thông
thường không phát hiện được (xoang hơi ở cuốn giữa, ở mỏm móc, bóng
sàng quá phát…).
2.2.5.4. Nghiên cứu vi khuẩn
- Cách lấy bệnh phẩm
+ Lấy bệnh phẩm ở khe giữa, khe trên, ngách bướm sàng.
+ Dùng bơm tiêm5mlcó gắn dây hút dịch Terumo 2.7mm hút bệnh phẩm
dịch mủ xoang ở khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng qua nộisoi. Bệnh phẩm
lấy được cho vào ống nghiệm vô khuẩn, ghi đầy đủ thông tin bên ngoài ống đựng
bệnh phẩm.
+ Bệnh phẩm lấy được chuyển đếnKhoa vi sinh-Bệnh viện Trung ương
Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế.Thời gian từ lúc lấy bệnh phẩm
ra khỏi cơ thể đến lúc được xét nghiệm không quá 2 giờ.
- Quy trình xử lý bệnh phẩm:
+ Bệnh phẩm vi khuẩn được nuôi cấy, phân lập theo đúng qui trình xét
nghiệm thường quy của khoa vi sinh bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh Viện
Trường Đại Học Y Dược Huế.
(Qui trình này không sử dụng cho các loại vi khuẩn kị khí)
+ Bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường thạch máu, thạch
Chocolate và Macconkey. Trình tự như sau:
 Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm cho vào ống chứa 1 – 2 ml
canh thang BHI, Vortex 20 – 60 giây.
 Ép đầu tăm bông vào thành ống nghiệm cho kiệt nước rồi
28
bỏ đi.
 Cấy dịch trong ống nghiệm lên môi trường và chuẩn bị lam
nhuộm soi.
Hoặc có thể sử dụng luôn tăm bông để lấy bệnh phẩm trực tiếpvào đĩa cấy.
Lưu ý cấy từ môi trường ít chất ức chế sang môi trường nhiều chất ức chế.
 Điều kiện ủ hiếu khí: Ủ đĩa thạch máu, Chocolate trong tủ
ấm 35-370C với CO2 5%, đĩa thạch MAC trong tủ ấm 35-
370C.
 Đọc bệnh phẩm trên đĩa và canh thang hàng ngày.
- Nhuộm soi:
Nhuộm Gram. Ghi nhận số lượng bạch cầu, hình thái, tính chất bắt màu
của vi khuẩn, nấm nếu có.
- Đinh danh:
Vi khuẩn từ đĩa cấy sẽ được phân lập và định danh sơ bộ bằng hình thể
nhuộm soi, các thử nghiệm tính chất sinh vật hoá học. Định danh xác định
bằng kit thương mại API hoặc máy định danh PHOENIX.
Vi khuẩn được xác định là căn nguyên gây bệnh được tiến hành làm thử
nghiệm độ nhạy cảm kháng sinh bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán
Kirby – Bauer theo quy trình thường quy của khoa vi sinh Bệnh viện TW Huế
và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Kết quảnhạy- kháng được đọc theo
tiêu chuẩn của CLSI phù hợp với thời gian thực hiện xét nghiệm.
2.2.6. Xử lý kết quả
- Lập bảng đánh giá kết quả thu được bao gồm các thông số về lâm sàng,
nội soi và xét nghiệm vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ.
- Xử lý số liệu thu thập được theo phương pháp thống kê y học bằng phần
mềm SPSS 25.0.
- Các kết quả được kiểm định bằng test X2
29
2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi
2.3.1.1. Đặc điểm chung
- Giới: nam hay nữ.
- Tuổi: chia ra các nhóm tuổi như sau:
+ 15-30 Tuổi.
+ 31-45 Tuổi.
+ 46-60 Tuổi.
+ > 60 Tuổi.
- Thời gian mắc bệnh: chia ra các mốc như sau:
+ 3 đến ≤ 6 Tháng.
+ 6 đến ≤ 12 Tháng.
+ ≥ 12 Tháng.
- Tiền sử: khai thác tiền sử bệnh nhân xem có tiền sử di ứng, bệnh lý toàn
thân(Hen phế quản) không? Trào ngược họng – thanh quản không?
- Yếu tố nguy cơ:
+ Hút thuốc lá.
+ Rượu, bia.
2.3.1.2. Lý do khám bệnh
- Ngạt mũi.
- Chảy mũi.
- Giảm ngửi.
- Mất ngửi.
- Đau nhức vùng sọ mặt.
- Lý do khác.
2.3.1.3.Triệu chứng cơ năng chính
- Ngạt mũi.
- Chảy mũi.
- Giảm ngửi.
- Mất ngửi.
- Đau nhức vùng sọ mặt.
30
2.3.1.4. Triệu chứng cơ năng khác
- Ho khạc đờm.
- Ngứa mũi, hắt hơi.
- Đau tai, ù tai.
- Hơi thở hôi.
- Rối loạn giấc ngủ.
2.3.1.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi
- Vị trí: mũi trước hay mũi sau, hay cả mũi trước và mũi sau.
- Tính chất: loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh.
2.3.1.6. Triệu chứng ngạt mũi
Ngạt mũi một bên hay hai bên
2.3.1.7. Tính chất ngạt mũi
- Tính chất: từng lúc hay lien tục.
- Mức độ: nhẹ, trung bình hay nặng.
2.3.1.8. Triệu chứng đau nhức sọ mặt
- Vị trí:
+ Vùng trán.
+ Trước mặt.
+ Góc mũi mắt.
+ Thái dương.
+ Đỉnh chẩm.
+ Hốc mắt.
2.3.1.9. Đặc điểm của triệu chứng rối loạn ngữi
- Mức độ: ngửi bình thường, giảm ngửi, mất ngửi.
- Vị trí: một bên hay hai bên
2.3.1.10. Tình trạng chung của hốc mũi
- Phù nề niêm mạc.
- Dịch ở ngách mũi giữa.
- Dịch ở ngách bướm sàng.
- Dịch ở sàn mũi.
- Dị hình vách ngăn.
- VA tồn dư quá phát, polyp.
31
2.3.1.11. Tình trạng cuốn mũi giữa khi khám nội soi
- Niêm mạc xung huyết, phù nề.
- Qúa phát.
- Đảo chiều.
- Thoái hóa.
2.3.1.12. Tình trạng cuốn mũi dưới khi khám nội soi
- Niêm mạc xung huyết, phù nề.
- Qúa phát.
- Co hồi kém.
- Thoái hóa.
2.3.1.13. Hình ảnh bong sàng khi khám nội soi
- Qúa phát.
- Bình thường.
2.3.1.14. Hình ảnh mỏm móc trên nội soi
- Qúa phát.
- Niêm mạc phù nề, xung huyết.
- Thoái hóa.
- Đảo chiều.
2.3.1.15. Dịch mủ ở ngách mũi khi khám nội soi
- Dịch mủ ở ngách mũi giữa qua nội soi: loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh.
- Dịch mủ ở ngách bướm sàng qua nội soi:loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh.
2.3.1.16.Bệnhlý cơ quan kế cận
- Viêm họng – Amydan tái diễn.
- Viêm tai giữa.
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Bệnh răng miệng.
- Viêm VA.
32
2.3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN, KHÁNG SINH ĐỒ
2.3.2.1. Tỷlệ phân lập vi khuẩn trong số bệnh phẩm nghiên cứu
- Vi khuẩn mọc: 1 chủng, 2 chủng.
- Vi khuẩn không mọc.
2.3.2.2. Kếtquả nuôi cấy vi khuẩn
- Vi khuẩn mọc trong bệnh phẩm nuôi cấy:
+ Bệnh phẩm mọc 1 vi khuẩn.
+ Bệnh phẩm mọc 2 vi khuẩn.
+ Bệnh phẩm không mọc vi khuẩn.
- Kết quả nuôi cấy vi khuẩn:
+ Haemophilus influenza.
+ Klebsiella oxytoca.
+ Klebsiella pneomonia.
+ Staphylococcus aureus.
+ MRSA.
+ Pseudomonas aeruginosa.
+ Streptococcus B-hemolytic.
+ Streptococcus pneomoniae.
+ Streptococcus pyogenes.
+ Proteus mirabilis.
2.3.2.3. Kếtquả kháng sinhđồ
- Kết quả kháng sinh đồ của H.influenzae.
- Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella oxytoca.
- Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneomonia.
- Kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa.
- Kết quả kháng sinh đồ của S. aureus.
- Kết quả kháng sinh đồ của MRSA.
- Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus B-hemolytic.
- Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneomoniae.
- Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes.
33
- Kết quả kháng sinh đồ của Proteus mirabilis2.4.ĐẠO ĐỨC NGHIÊN
CỨU
- Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của ban giám hiệu Trường Đại Học
Y Dược Huế, Ban giám đốc Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế và Ban
giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế.
- Đề tài được sự đồng ý và thông qua của Hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học Trường Đại Học Y Dược Huế.
- Bệnh nhân có quyền từ chối nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu không làm tổn hại sức khỏe và điều trị của bệnh nhân.
- Các thông tin về bệnh nhân được xử lý và nêu dưới hình thức số liệu,
không nêu đích danh cá nhân.
- Kết quả ngiên cứu chỉ nhằm phục vụ học tập, khoa học, đề xuất những
giải pháp trong công tác dự phòng, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân, không
dùng cho mục đích nào khác.
34
CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.ĐẶC ĐIỂMLÂM SÀNG, NỘISOICỦAVIÊM MŨIXOANG MỦ
NGƯỜI LỜN
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi(N=)
Tuổi Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Nam
Nữ
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới(N=)
Giới Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Nam
Nữ
3.1.1.2. Thời gian mắcbệnh
3.1.1.3. Tiền sử
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh nhân(N=)
Tiền sử Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Hen phế quản
Mày đay
LPR
Dị ứng thức ăn
Dị ứng đường hô hấp
3.1.1.4. Yếu tố nguy cơ
Bảng 3.4.Yếu tố nguy cơ(N=)
Yếu tố nguy cơ Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Hút thuốc lá
Rượu, bia
35
3.1.2. Lý do khám bệnh
Bảng 3.5. Lý do khám bệnh(N=)
Lý do khám bệnh Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Ngạt mũi
Chảy mũi
Giảm ngửi
Mất ngửi
Đau nhức vùng sọ mặt
Lý do khác
3.1.3 Triệu chứng cơ năng chính
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng chính (N=)
Triệu chứng cơ năng
chính
Số lượng (N) Tỷ lệ(%)
Ngạt mũi
Chảy mũi
Giảm ngửi
Mất ngửi
Đau nhức vùng sọ mặt
3.1.4. Triệu chứng cơ năng khác
Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng khác(N=)
Triệu chứng cơ năng khác Số lượng (N) Tỷ lệ(%)
Ho
Ngứa mũi, hắt hơi
Đau tai, ù tai
Hơi thở hôi
Rối loạn giấc ngủ
36
3.1.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi
Bảng 3.8. Đặc điểm chảy mũi (N=)
Tính chất
Vị trí
Loãng đục Nhầy đục Vàng, xanh
N %
n % n % n %
Mũi trước
Mũi sau
Mũi trước+Mũi sau
N
3.1.6. Triệu chứng ngạt mũi
Bảng 3.9. Triệu chứng ngạt mũi( N=)
Ngạt mũi Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Một bên
Hai bên
3.1.7. Tính chất ngạt mũi
Bảng 3.10. Triệu chứng ngạt mũi (N=)
Mức độ
Tính chất
Nhẹ Trung bình Nặng
N
%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ
lệ %
SL
Tỷ
lệ %
Từng lúc
Liên tục
N 100
37
3.1.8. Triệu chứng đau nhức sọ măt
Bảng 3.11. Triệu chứng đau nhức sọ mặt( N=)
Vị trí Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Trán
Trước mặt
Góc mũi mắt
Thái dương
Đỉnh chẩm
Hốc mắt
3.1.9. Đặc điểm triệu chứng rối loạn ngửi
Bảng 3.12. Đặc điểm triệu chứng rối loạn ngửi (N=)
Chức năng ngửi
1 bên 2 bên
N %
n % n %
Giảm ngửi
Mất ngửi
Ngửi bình thường
3.1.10.Tìnhtrạng chung của hốc mũi
Bảng 3.13. Tình trạng chung của hốc mũi(N=)
Tình trạng chung hốc mũi Số lượng(N) Tỷ lệ(%)
Phù nề niêm mạc
Dịch ở ngách mũi giữa
Dịch ở ngách bướm sàng
Dịch ở sàn mũi
Dị hình vách ngăn
VA tồn dư quá phát
Polyp
38
3.1.11.Tìnhtrạng cuốn mũi giữa khi khám nội soi
Bảng 3.14. Tình trạng cuốn mũi giữa(N=)
Cuốn giữa Số lượng(N) Tỷ lệ %
NN xung huyết, phù nề
Quá phát
Đảo chiều
Thoái hóa
3.1.12. Tình trạng cuốn mũi dưới khi khám nội soi
Bảng 3.15. Tình trạng cuốn mũi dưới(N=)
Cuốn dưới Số lượng(N) Tỷ lệ %
Niêm mạc xung huyết, phù nề
Quá phát
Co hồi kém
Thoái hóa
3.1.13.Hìnhảnh bóng sàng khi khám nội soi
Bảng 3.16. Hình ảnh bóng sàng khi khám nội soi(N=)
Bóng sàng Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Qúa phát
Bình thường
3.1.14.Hìnhảnh mỏm móctrên nội soi
Bảng 3.17. Hình ảnh mỏm móc khi khám nội soi(N=)
Mỏm móc Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Quá phát
NN phù nề, xung huyết
Thoái hóa
Đảo chiều
39
3.1.15. Dịch mủ ở ngách mũi khi khám nội soi
Bảng 3.18. Dịch mủ ở ngách mũi giữa qua nội soi(N=)
Dịch mủ Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Loãng đục
Nhầy đục
Vàng, xanh
N 100
Bảng 3.19. Dịch mủ ở ngách bướm sàng qua nội soi (N=)
Dịch mủ Số lượng(N) Tỷ lệ (%)
Loãng đục
Nhầy đục
Vàng, xanh
N 100
3.1.16. Bệnh lý các cơ quan kế cận
Bảng 3.20. Bệnh lý cơ quan kế cận(N=)
Bệnh lý cơ quan kế cận Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Viêm VA
Viêm họng – Amydan tái diễn
Viêm tai giữa
Viêm thanh quản
Viêm phế quản
Bệnh răng miệng
LPR
3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ
3.2.1. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn trong số bệnh phẩm nghiên cứu
Bảng 3.21. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn (N=)
Vi khuẩn Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Vi khuẩn mọc
40
Vi khuẩn không mọc
3.2.2. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn
3.2.2.1. Sự kết hợp các loại vi khuẩn trên cùng một bệnh phẩm
Bảng 3.22.Vi khuẩn mọc trong bệnh phẩm nuôi cấy (N=)
Vi khuẩn Số lượng (N) Tỷ lệ(%)
Bệnh phẩm mọc 1 VK
Bệnh phẩm mọc 2 VK
Bệnh phẩm không mọc VK
N 100
Bảng 3.23. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn (N=)
STT
Vi khuẩn
Số lượng
(N)
Tỷ lệ
(%)
1 Haemophilus influenzae
2 Klebsiella oxytoca
3 Klebsiella pneomoniae
4 Staphylococcus aureus
5 MRSA
6 Pseudomonas aeruginosa
7 Streptococcus anpha-hemolytic
8 Streptococcus B-hemolytic
9 Streptococus pneomoniae
10 Streptococcus pyogenes
11 Proteus mỉabilis
12 Escherichiacoli
N 100
41
3.2.3. Kếtquả kháng sinh đồ
Bảng 3.24. Kết quả kháng sinh đồ của H. influenzae (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I)
Kháng
(R)
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ %
1 Ampicillin
2 Ceftriaxon
3 Meropenem
4 Ciprofloxacin
Bảng 3.25. Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella oxytoca (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Ampicillin
2 Ceftriaxone
3 cephalexin
4 Amo+A.clavulanic
5 Gentamycin
6 Levofloxacin
Bảng 3.26. Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneomoniae (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Ampicillin
2 Ceftriaxone
3 Co-trimoxazoll
4 Amo+A.clavulanic
5 Gentamycin
42
6 Levofloxacin
Bảng 3.27. Kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Gentamycin
2 Cefazidime
3 Amikacin
4 Levofloxacin
Bảng 3.28. Kết quả kháng sinh đồ của S. aureus (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I)
Kháng
(R)
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
SL
Tỷ lệ
%
1 Penicillin
2 Ceftriaxone
3 Gentamycin
4 Clindamycin
5 Ciprofloxacin
6 Chloramphenicol
43
Bảng 3.29. Kết quả kháng sinh đồ của MRSA (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Oxacillin
2 Vancomycin
3 Gentamycin
4 Erythromycin
5 Ciprofloxacin
6 Co-trimoxazol
Bảng 3.30. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus anpha-hemolytic (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Ceftazidime
2 Ampicillin
3 Amo+A.clavulanic
4 Ceftriaxone
5 Levofloxacin
Bảng 3.31. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus B-hemolytic (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Penicillin
2 Ampicillin
3 Amo+A.clavulanic
4 Ceftriaxone
5 Erythromycin
44
Bảng 3.32. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneomoniae (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Penicillin
2 Erythromycin
3 Clindamycin
4 Chloramphenicol
Bảng 3.33. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Penicillin
2 Erythromycin
3 Amo+A.clavulanic
4 Ceftriaxone
5 Clindamycin
Bảng 3.34. Kết quả kháng sinh đồ của Proteus mirabilis (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Ampicillin
2 Levofloxacin
3 Amo+A.clavulanic
4 Ceftriaxone
5 Gentamycin
6 Tobramycin
45
Bảng 3.35. Kết quả kháng sinh đồ của Escherichiacoli (N=)
STT
Nhạy-Kháng
KS
Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R)
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
1 Amikacin
2 Amo+A.clavulanic
3 Cefotaxime
4 Ceftriaxone
5 Ciprofloxacin
6 Levofloxacin
46
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Mã số bệnh nhân : ........................
I. HÀNH CHÍNH:
Họ và tên: ......................................................Nam Nữ
Ngày sinh: .... ............/............/............... Tuổi :..............
Nghề nghiệp:...................................... Điện thoại:........................
Địa chỉ:.........................................................................................
* Thời gian mắc bệnh: ...........................Tháng.
* Lý do đi khám bệnh:
1 □. Ngạt mũi 2 □. Chảy mũi 3 □. Giảm ngửi 4 □. Mất
ngửi
5 □. Đau nhức vùng sọ mặt 6 □. Khác
II. TIỀN SỬ.
1 □. Hen phế quản 2 □. Dị ứng thức ăn 3 □. HC trào ngược
4 □ Hút thuốc lá 5 □ Rượu ,bia 6 □. Mày đay
7 □. Dị ứng thuốc 8 □. Khác
III. TRIỆU CHỨNG.
1. Triệu chứng chính.
1. Ngạttắc mũi:
1 □. 1 bên 2 □. 2 bên 3□ . Từng lúc 4□. Liên tục
5 □ .Ngạt nhẹ 6 □ . Ngạt trung bình 7□. Ngạt nặng
2. Chảy mũi :
2.1. Số lượng bên: 1□. 1 bên 2□. 2 bên
2.2. Vị trí chảy mũi:
1 □. Chảy mũi trước 2 □. Chảy mũi sau 3 □. Cả 2
2.3. Tính chất dịch mủ:
1 □. Loãng trong 2 □ . Nhầy đục
3 □.Vàng xanh 4 □.Lẫn máu.
47
3. Đau nhức sọ mặt :
1 □. Trán 2 □. Trước mặt 3 □. Góc mũi mắt
4 □. Thái dương 5 □. Đỉnh chẩm 6 □. Hốc mắt
4. Rốiloạn ngửi:
1. □. Giảm ngửi 2. □ . Mất ngửi 3. □. 1 bên 4. □. 2 bên
2. Triệu chứng khác :
1. □ Ho 2. □ Ngứa mũi, hắt hơi 3□. Đau tai ,ù tai
4. □ Hơi thở hôi 5. □ Rốiloạn giấc ngủ hoặc ngủ ngáy
3. Triệu chứng nội soi.
3.1. Tình trạng chung của hốc mũi:
1.□ Niêm mạc phù nề 2.□ Dịch mủ ngách mũi giữa
3.□ Dịch mủ ngách bướm sàng 4.□ Dịch mủ sàn mũi
5.□ Dị hình vách ngăn 6.□ VA tồn dư quá phát 7.□ Polyp
3.2. Niêm mạc mũi:
1 □. Nhợt màu 2. □. Xung huyết, Phù nề 3 □. Thoái hóa
3.3. Ngáchmũi giữa:
1. □. Dịch loãng trong 2. □ .Mủ nhầy đục 3. □. Mủ vàng xanh
4. □. Dịch lẫn máu. 5 .□. Polyp
3.4. Ngáchbướm sàng:
1 □. Dịch loãng trong 2 □ .Mủ nhầy đục 3 □. Mủ vàng xanh
4 □. Dịch lẫn máu. 5 □. Polyp
3.5. Cuốn giữa :
1.□ . N/m xung huyết, phù nề 2.□ .Quá phát
3.□ Đảo chiều 4.□. Thoái hóa
3.6. Cuốn dưới :
1.□. N/m phù nề , xung huyết 2.□. Quá phát
3.□.Co hồi kém. 4.□.Thoái hóa.
3.7. Mỏm móc:
1.□. Bình thường 2.□. N/m phù nề , xung huyết
48
3.□. Quá phát 4.□. Đảo chiều 5.□. Thoái hóa
3.8. Bóng sàng:
1.□. Bình thường 2.□. Quá phát
3.9. Vách ngăn:
1.□. Bình thường 2.□. Mào,vẹo VN 3.□. Gai VN
IV. BỆNH LÝ CƠ QUAN KẾ CẬN:
1.□. Viêm VA 2.□. Viêm họng – Amydan 3.□. Viêm tai giữa
4.□. Viêm thanh quản 5.□. Viêm phế quản 6.□. Bệnh răng miệng
7.□. LPR
V. KẾT QUẢ NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ
1.Nuôicấy vi khuẩn(+)
1.□. Streptococcus pneumoniae
2. □ Streptococcus anpha-hemolytic
3.□. Streptococcus B-hemolytic
4. □ Streptococcus pyogenes
5. □ Haemophilus influenzae
6.□. Staphylococcus aureus
7. □ MRSA
8.□. Pseudomonas aeruginosa
9. □ Escherichiacoli
10.□. Klebsiella oxytoca
11.□. Klebsiella pneomoniae
12.□. Proteus mirabilis
2. Kết quả kháng sinh đồ
1.Penicillin
1 □ . Nhạy cảm 2 □ . Trung gian 3 □ . Kháng
2. Ampicillin
1 □ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
49
3. Mezlocillin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
4. Piperacillin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
5. Ticarcillin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
6. Methicillin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
7. Impenem
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
8. Meropenem
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
9. Cephalothin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
10. Cefuroxime
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
11. Ceftazidime
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
12. Ceftriaxone
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
13. Cefotaxime
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
14. Cefepime
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
15. Amo+ A.clavulanic
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
16. Ampi+sulbactam
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
50
17. Piper+ Tazobactam
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
18. Cefoperazol + Sulbactam
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
19. Erythromycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
20. Azithromycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
21. Clindamycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
22. Vancomycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
23. Gentamycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
24. Tobramycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
25. Amikacin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
26. Norfloxacin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
27. Ciprofloxacin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
28. Moxifloxacin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
29. Levofloxacin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
30. Tetracycline
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
51
31. Doxycycline
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
32 Co-trimoxazol
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
33. Linezolid
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
34. Fosmycin
1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
Người làm bệnh án.
CHUVĂN QUYỀN
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Frank H. Netter, (1997), Atlas of Human Anatomy, Nhà xuất bản Y
Học Hà Nội, pp.
2. Nguyễn Văn Hòa, (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn
trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn tại Bệnh
Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
trường đại học y hà nội, pp. 71.
3. Bùi Thế Hưng, (2019), "Tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng
sinh trong bệnh lý viêm xoang mạn có chỉ định phẩu thuật tại
Bệnh viện Chợ Rẫy 2017 - 2018", Y Học TP Hồ Chí Minh, 23 (1),
pp. 52.
4. Phạm Kiên Hữu, (2010), Kỹ thuật mổ an toàn và hợp lý, Nhà xuất
bản Y Học TP Hồ Chí Minh, pp. 71-111.
5. Ngô Ngọc Liễn, (2016), Đại cương sinh lý mũi xoang, Nhà xuất bản
Y Học, pp. 143-146.
6. Ngô Ngọc Liễn, (2016), Tóm lược giải phẫu mũi xoang, Nhà xuất
bản Y Học Hà Nội, pp. 138-142.
7. Nguyễn Quang Quyền, (2018), Mũi, Nhà xuất bản Y Học TP Hồ Chí
Minh, pp. 405-414.
8. Nhan Trừng Sơn, (2016), Giải phẫu ứng dụng và sinh lý mũi xoang
Nhà xuất bản Y Học, pp. 1-32.
9. Nguyễn Trọng Tài, (2013), "Sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng
vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính", Y học thực hành, 876
(7), pp. 68-71.
10. Võ Tấn, (2013), Viêm xoang cấp tính, Nhà xuất bản Y Học, pp.
119-123.
11. Bộ y tế, (2016), Viêm mũi xoang mạn tính, Nhà xuất bản Y Học Hà
Nội, pp. 98-101.
12. Nguyễn Tư Thế, (2013), Viêm mũi xoang mạn tính, Nhà xuất bản
Đại Học Huế, pp. 63-69.
13. Nguyễn thị Trung, (2018), "Khảo sát các chủng vi khuẩn hiếu khí
gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viêm mũi
xoang mạn tính tại Bệnh viện C Đà Nẵng", pp.
14. Barbero G J, (1996), "Gastroesophageal reflux and upper airway
disease", Otolaryngol Clin North Am, 29 (1), pp. 27-38.
53
15. Bolger W E, Butzin C A, Parsons D S, (1991), "Paranasal sinus
bony anatomic variations and mucosal abnormalities: CT analysis
for endoscopic sinus surgery", Laryngoscope, 101 (1 Pt 1), pp. 56-
64.
16. Brook I, (2011), "Microbiology of sinusitis", Proc Am Thorac Soc,
8 (1), pp. 90-100.
17. Caruso G, Passali F M, (2006), "ENT manifestations of gastro-
oesophageal reflux in children", Acta Otorhinolaryngol Ital, 26
(5), pp. 252-255.
18. Duguid K, (1997), "Frank Netter (1906-1991)", J Audiov Media
Med, 20 (2), pp. 69.
19. Engholm D H, Kilian M, Goodsell D S, Andersen E S, et al, (2017),
"A visual review of the human pathogen Streptococcus
pneumoniae", FEMS Microbiol Rev, 41 (6), pp. 854-879.
20. Heinz E, (2018), "The return of Pfeiffer's bacillus: Rising incidence
of ampicillin resistance in Haemophilus influenzae", Microb
Genom, 4 (9), pp.
21. Karma P, Jokipii L, Sipilä P, Luotonen J, et al, (1979), "Bacteria in
chronic maxillary sinusitis", Arch Otolaryngol, 105 (7), pp. 386-
390.
22. Lister J L, Horswill A R, (2014), "Staphylococcus aureus biofilms:
recent developments in biofilm dispersal", Front Cell Infect
Microbiol, 4 pp. 178.
23. Potter G D, (1981), "Sinus anatomy and pathology", Bull N Y Acad
Med, 57 (7), pp. 591-594.
24. Szaleniec J, Gibała A, Pobiega M, Parasion S, et al, (2019),
"Exacerbations of Chronic Rhinosinusitis-Microbiology and
Perspectives of Phage Therapy", Antibiotics (Basel), 8 (4), pp.
25. Tiwari R, Goyal R, (2019), "Role of Concha Bullosa in Chronic
Rhinosinusitis", Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 71 (1), pp.
128-131.
26. Zhang X, Sun J, Chu S, (2014), "[Secretion analysis of pathogenic
bacteria culture in 115 rural chronic nasal-sinusitis patients]", Lin
Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 28 (9), pp. 627-
630.
27. Blackwell D L, ", Collins J G, ", Coles R, " (2002), "Summary
health statistics for U.S. adults: National Health Interview Survey,
1997", Vital Health Stat 10, (205), pp. 1-109.
28. Wei H Z, Li Y C, (2018), "The microbiology of chronic
rhinosinusitis with and without nasal polyps", 275 (6), pp. 1439-
1447.

More Related Content

What's hot

VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN SoM
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
VIÊM VA
VIÊM VAVIÊM VA
VIÊM VASoM
 
CHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨICHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨISoM
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchViêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
đAu mắt đỏ
đAu mắt đỏđAu mắt đỏ
đAu mắt đỏTran Tri
 
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tran khi mang phoi
Tran khi mang phoiTran khi mang phoi
Tran khi mang phoivinhvd12
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠNVIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠNSoM
 
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPSoM
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDSoM
 
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHN
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHNViêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHN
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHNĐào Khánh
 
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN Y
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN YBÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN Y
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN YSoM
 
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNHVIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNHSoM
 

What's hot (20)

VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA TÍNH VÀ MÔ B...
 
VIÊM VA
VIÊM VAVIÊM VA
VIÊM VA
 
CHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨICHẢY MÁU MŨI
CHẢY MÁU MŨI
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
 
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc ThạchViêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Viêm amidan Bài giảng đại họ Y khoa Phạm Ngọc Thạch
 
đAu mắt đỏ
đAu mắt đỏđAu mắt đỏ
đAu mắt đỏ
 
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, THĂM DÒ CHỨC NĂNG TAI VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ...
 
Tran khi mang phoi
Tran khi mang phoiTran khi mang phoi
Tran khi mang phoi
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH LAO PHỔI _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠNVIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
VIÊM TAI GIỮA CẤP VÀ MẠN
 
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶPCÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
CÁC BỆNH TAI THƯỜNG GẶP
 
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPDBỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH _ COPD
 
Tai mui hong
Tai mui hongTai mui hong
Tai mui hong
 
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHN
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHNViêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHN
Viêm tai ngoài - Cô Đoàn T. Hồng Hoa ĐHQGHN
 
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN Y
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN YBÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN Y
BÀI GIẢNG TAI MŨI HỌNG THỰC HÀNH _ HV QUÂN Y
 
U xơ vòm mũi họng
U xơ vòm mũi họng U xơ vòm mũi họng
U xơ vòm mũi họng
 
Viêm Amiđan
Viêm AmiđanViêm Amiđan
Viêm Amiđan
 
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNHVIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
 

Similar to Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng

Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot ben
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot benNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot ben
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot benLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Viêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tínhViêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tínhVENUS
 
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hdđt tmh
Hdđt tmhHdđt tmh
Hdđt tmhSoM
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngBomonnhi
 
Tai Mũi Họng BYT.pdf
Tai Mũi Họng BYT.pdfTai Mũi Họng BYT.pdf
Tai Mũi Họng BYT.pdfQunTrng29
 
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpViêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpDuongPham153
 
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...nataliej4
 
Viêm xoang có mủ
Viêm xoang có mủ Viêm xoang có mủ
Viêm xoang có mủ VENUS
 

Similar to Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng (20)

Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tỉnh Đắk Lắk
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot ben
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot benNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot ben
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang cua viem xoang ham mot ben
 
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong taiDanh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
Danh gia ket qua tao hinh mang nhi duong trong ong tai
 
Viêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tínhViêm xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tính
 
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
Nghien cuu chuc nang tai giua trong cac giai doan cua xep nhi qua thinh luc v...
 
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...
Nghien cuu hinh thai lam sang, mo benh hoc va doi chieu voi phau thuat cua u ...
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
 
Hdđt tmh
Hdđt tmhHdđt tmh
Hdđt tmh
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họngHướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng
 
Tai Mũi Họng BYT.pdf
Tai Mũi Họng BYT.pdfTai Mũi Họng BYT.pdf
Tai Mũi Họng BYT.pdf
 
đề Tài viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch
đề Tài viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịchđề Tài viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch
đề Tài viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch
 
Khangsinh
KhangsinhKhangsinh
Khangsinh
 
Khangsinh
KhangsinhKhangsinh
Khangsinh
 
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...
Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh và hiệu quả điều trị dự...
 
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...
Nhan xet dac diem lam sang, mo benh hoc va ket qua dieu tri ung thu bieu mo m...
 
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpViêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp
 
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...
Nghien cuu dac diem dich te hoc, lam sang viem phoi khong dien hinh do vi khu...
 
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...
Hinh anh noi soi cua va qua phat va danh gia ket qua phau thuat nao va bang d...
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
 
Viêm xoang có mủ
Viêm xoang có mủ Viêm xoang có mủ
Viêm xoang có mủ
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Đề cương luận văn thạc sĩ tai mũi họng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ TRONG VIÊM MŨI XOANG MỦ Ở NGƯỜI LỚN Chuyên ngành: Tai - Mũi - Họng Mã số: 872 01 55 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HUẾ - 2019
  • 2. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................3 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: .............................................................3 1.2 GIẢI PHẪU MŨI XOANG:....................................................................................5 1.3 SINH LÝ MŨI XOANG..........................................................................................9 1.4 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜI LỚN................. 12 1.5 BỆNH HỌC VIÊM XOANG ............................................................................... 12 1.6 MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG...................................... 18 1.7. KHÁNG SINH ĐỒ............................................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................. 23 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24 2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………… .. ..…29 2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................. 33 CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................34 3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI CỦA VIÊM MŨI XOANG NGƯỜI L . 34 3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ:............................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân CT Scan(Computed Tomography Scan) : Phim cắt lớp vi tính DD- TQ : Dạ dày- thực quản ĐM : Động mạch KSĐ : Kháng sinh đồ MSBN : Mã số bệnh nhân NHIS(National Health Interview Survey) : Trung tâm phỏng vấn và điều tra sức khỏe Hoa Kỳ PHLN : Phức hợp lỗ ngách TB : Tế bào TM : Tĩnh mạch VA(Végétations Adenoïdes) : Tổ chức VA VAS(Visual Analogue Scale) : Thang điểm triệu chứng cơ năng VMXMT : Viêm mũi xoang mãn tính VN : Vách ngăn VK : Vi khuẩn CRSwNP : Viêm mũi xoang mạn tính có Polyp mũi CRSsNP : Viêm mũi xoang mạn tính không Có Polyp mũi
  • 4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi [11]. Viêm mũi xoang là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh thấp kém và tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Theo thống kê, tỷ lệ viêm mũi xoang tại Mỹ có khoảng 16% tương đương 31 triệu người mỗi năm, ước tính chi phí hàng năm khoảng 150 triệu đô la chỉ riêng cho các thuốc để điều trị viêm xoang [27], tại Việt Nam có khoảng 2 – 5 % dân số [12]. Ngày nay những tiến bộ về sinh lý, chức năng mũi xoang giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang : do nhiễm khuẩn, do rối loạn thông khí và dẩn lưu mũi xoang, rối loạn thanh thải, viêm niêm mạc – lông chuyển, tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách - khe mũi tạo nên một vòng xoắn bệnh lý. Viêm mũi xoang nếu không được điềutrị sẽ có thể gây ra các biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm não, viêm tĩnh mạch bên, các biến chứng về mắt như viêm mi mắt, túi lệ, kết mạc, viêm tấy ổ mắt, abscess ổ mắt, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm đường hô hấp dưới [12]. Mục tiêu điều trị: làm thông mũi xoang, làm sạch chất xuất tiết, chống viêm, chống phù nề niêm mạc, tái lập chức năng sinh lý mũi xoang, như vậy mới có thể khỏi được căn bệnh viêm mũi xoang, có tính dai dẳng và khó chữa. Tuy nhiên, do sự sử dụng kháng sinh chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, một số vi khuẩn sinh ra màng biofilm làm cho việc điều trị viêm mũi xoang gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp thất bại. Việt Nam nằm ở khu vực có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới, vì vậy việc nhận biết được vi khuẩn gây bệnh và điều trị theo kháng sinh đồ góp phần không nhỏ vào thành công trong điều trị và giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh.
  • 5. 2 Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm mũi xoang mủ ở người lớn” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng viêm mũi xoang mủ ở người lớn. 2. Phân tích kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ trong viêm mũi xoang mủ ở người lớn.
  • 6. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Trên thế giới Bệnh viêm mũi xoang được nghiên cứu từ thời Hippocrate (460 – 377 trước công nguyên ), đến thế kỷ XIII Saligno đã miêu tả bệnh học của xoang hàm. Năm 1981, Potter đã nghiên cứu và đưa ra giải phẫu học và bệnh học viêm mũi xoang [23]. Viêm mũi xoang do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân do vi khuẩn là chủ yếu và được trình bày trong nhiều nghiên cứu: - Năm 1979, Karma đã phân lập vi khuẩn trên xương hàm [21]. - Năm 2009, Hassan H Ramadan nghiên cứu vi khuẩn nguyên nhân gây ra viêm xoang . + Streptococcus pneumoniae: 20 – 30 % + Haemophilus influenzae: 15 – 20 % + Moraxella catarrhalis: 15 – 20 % - Năm 2014 Zhang đánh giá tình trạng kháng kháng sinh trên 115 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính, có tỷ lệ phân lập được 17 chủng vi khuẩn, trong đó staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ cao nhất [26]. - Năm 2018 Hong zheng wei và cộng sự đã nghiên cứu vi sinh vật của viêm mũi họng mạn tính có và không có polyp mũi , tỷ lệ phân lập vi khuẩn là 81,3% trong đó thấp nhất trong nhóm CRSsNP (77,3%), cao nhất là nhóm CRSwNP (88,4%), không có sự khác biệt đáng kể về các đặc điểm vi sinh của bệnh nhân CRSwNP, bệnh nhân CRSsNP và đối tượng kiểm soát. Ba loài vi khuẩn được phân lập nhiều nhất [28]. + Staphylococcus âm tính Coagulase (24,3%), Corynebacterium (19,9%) và Staphylococcus cholermidis (19,1%) trong nhóm CRSwNP.
  • 7. 4 + S. cholermidis (21,2%), Corynebacterium (21,2%), tụ cầu khuẩn âm tính Coagulase (18,2%) và Staphylococcus aureus (13,6%) trong nhóm CRSsNP. + S. cholermidis (30,6%), Staphylococcus âm tính Coagulase (28,6%) và S. aureus(14,3%) trong nhóm kiểm soát. - Năm 2019Joanna Szaleniec và cộng sự đả nghiên cứu phân lập vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho thấy : Staphylococcus aureus, Haemophilus Influenzae, Pseodomonas aeruginosa, Enterobacteriaceae là những vi khuẩn phổ biến nhất. Bên cạnh đó tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất amoxicillin, tỷ lệ kháng kháng sinh thấp nhất là fluoroquinolones và aminoglycoside [24]. 1.1.2. Ở Việt nam - Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm mũi xoang người lớn như: + Năm 2013, Nguyễn Trọng Tài nghiên cứu sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn trong viêm xoang mạn tính, kết quả nghiên cứu cho thấy: staphylococcus aureus (25%), Streptococcus sp (19%), P.aeruginosa (12%), Acinetobacter sp (6%), Providencia alcaligenes (4%), Proteus mirabilis (2%), M.catarhalis (2%). Các chủng vi khuẩn phân lập đã đề kháng với các loại kháng sinh thường dùng trên lâm sàng với tỷ lệ 32,33% đến 100 % [9]. + Năm 2017, Nguyễn Văn Hòa nghiên cứu 56 trường hợp VMXMT tại Bệnh viện tai mũi họng TW, tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn mọc đạt 41.1%, trong đó S.aureus có 11/25 trường hợp chiếm tỷ lệ 44%. H. influenzae có 10/25 trường hợp chiếm 40%. Ngoài ra còn gặp M. catarrhalis có 2/25 trường hợp chiếm 8 %, P. aeruginosa và E. Cloacae có 1/25 trường hợp chiếm 4% [2]. + Năm 2018, Nguyễn Thị Trung nghiên cứu 109 bệnh nhân VMXMT phân lập được 47 chủng vi khuẩn hiếu khí gây bệnh, trong đó Staphylococcus aureus (21.3%), MRSA (17%), Haemophilus sp (14,9%), Streptococcus anpha haemolitic (8,5%), Pseodomonas aeruginosa (8.5%), Streptococcus pneumoniae (6.4%), Haemophilus influenzae (6,4%) [13]. + Năm 2019, Bùi Thế Hưng và cộng sự đã nghiên cứu 95 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính : tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí dương tính đạt
  • 8. 5 (24,2%), trong đó Staphylococcus aureus (30,4%), pseodomonas aeruginosa (17.4%), Staphylococcus epidermidis (13%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy, mỗi loại vi khuẩn khác nhau có sự đề kháng với thuốc kháng sinh rất khác nhau, riêng đối với tụ cầu vàng đã kháng rất nhiều với hầu hết kháng sinh nhóm beta- lactam với tỷ lệ kháng là 100% với Benzylpenicillin, Cefoxitin (85,7%), Các kháng sinh ciprofloxacin, erythromycin, clindamycin củng đều bị kháng cao với tỷ lệ 71,4 % [3]. 1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG 1.2.1. Hốc mũi Là một khoang rỗng của khối xương mặt bao gồm bốn thành: thành ngoài, thành trên, thành dưới và thành trong. Trong đó liên quan nhiều nhất đến nội soi mũi xoang là thành trên và thành ngoài. 1.2.1.1. Thành trên Gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía ngoài, tạo thành trần các xoang sàng. Chỗ tiếp nối giữa 2 thành phần trên là chân bám vào thành trên hốc mũi của rễ đứng xương cuốn giữa theo chiều dọc trước sau. 1.2.1.2. Thành ngoài Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều nhóm xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành ngoài hốc mắt, đây là vùng rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì rất dễ bị tổn thương. 1.2.1.3. Các cuốn mũi Thông thường có 3 cuốn mũi đi từ dưới lên trên gồm: cuốn dưới, cuốn giữa, cuốn trên. Cấu tạo của cuốn gồm có xương ở giữa và bên ngoài được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp. Cuốn mũi giữa là một phần xương sàng, phía trước gắn với mái trán-sàng qua rễ đứng theo bình diện đứng dọc, rễ này ra phía sau xoay ngang dần theo bình diện đứng ngang rồi nằm ngang bám vào khối bên xương sàng gọi là mảnh nền cuốn giữa [4]. Bình thường cuốn giữa có chiều cong lồi vào phía trong hốc mũi, trường hợp ngược lại, cuốn giữa cong ra phía ngoài sẽ chèn ép làm hẹp đường dẫn lưu của PHLN, gọi là cuốn giữa đảo chiều, đây là một trạng thái giải phẫu tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm xoang.
  • 9. 6 Hình 1.1: Sơ đồ giải phẫu thành ngoài hốc mũi [1]. 1.2.1.4. Các ngách mũi - Ngách mũi dưới: Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, phần tư sau trên là mỏm hàm của xương cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây là vùng mỏng nhất của vách mũi-xoang để chọc vào xoang hàm. - Ngách mũi giữa: Có 4 cấu trúc giải phẫu rất quan trọng đó là mỏm móc, bóng sàng, khe bán nguyệt và phức hợp lỗ ngách. -Ngách mũi trên: Có lỗ thông của các xoang sau, dẫn lưu xuống cửa mũi sau. 1.2.2. Giải phẫu các xoang Các xoang được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm. 1. Nhãn cầu 4. Các xoang bướm 7. Thành trong ổ mắt 2. Các xoang sàng 5. Não. 8. Mách mũi. 3. Mỡ và các cơ của ổ mắt 6. Thần kinh thị giác 9. Ổ mũi. Hình 1.2: Các xoang cạnh mũi [18].
  • 10. 7 1.2.2.1. Xoang hàm Là xoang lớn nhất nằm trongthân của xương hàm trên, được hình thành ở bào thai từ tháng thứ tư. Thấy rõ trên X quang khi chụp ở trẻ 4-5 tuổi [8]. Xoang hàm có hình tháp gồm có 3 thành, 1 đáy, và 1 đỉnh: - Thành trên: Tương ứng với nền ổ mắt - Thành trước: Liên quan tới tổ chức mềm ở gò má - Thành sau: Tương ứng hố chân bướm hàm - Đáy xoang hàm tương ứng thành ngoài của hốc mũi - Đỉnh của xoang hàm ở phía ngoài, nằm trong xương gò má. Lỗ thông tự nhiên của xoang hàm đổ ra khe mũi giữa [7]. 1.2.2.2. Xoang sàng Xoang sàng có cấu tạo khá phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng. Nó là một phức hợp có từ 5 - 15 hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm trong mỗi khối bên xương sàng. Khối bên có hình hộp chữ nhật, gắn vào mảnh ngang xương sàng ở phía trên. Mỗi tế bào sàng có lỗ dẫn lưu riêng đường kính khoảng 1-2mm. 1.2.2.3. Xoang trán Hình 1.3: Sơ đồ lỗ thông xoang trán.
  • 11. 8 Xoang trán là một tế bào sàng phát triển trong xương trán, là xoang phát triển chậm nhất, thường có sau 10 tuổi. Xoang trán có thành dưới ngăn cách với hố mắt, thành trong ngăn cách với thùy trán đại não. Xoang có lỗ dẫn lưu ra mũi ở khe giữa [6]. 1.2.2.4. Xoang bướm Xoang bướm là hốc xương nằm trong xương bướm và có một vách xương mỏng ngăn chia thành hai xoang bướm không đều nhau: xoang bướm phải và xoang bướm trái. Có kích thước và hình dạng khác nhau tùy từng người, thể tích từ 0,5- 3 ml, có thể không có xoang bướm gặp ở 3-5 % số ca [8]. 1.2.3. Hệ mạch máu và thần kinh mũi xoang 1.2.3.1. Động mạch Hệ thống mạch máu ở mũi rất phong phú. Mũi được cấp máu bởi các nhánh của cả hệ động mạch cảnh ngoài (động mạch hàm trong) và động mạch cảnh trong (động mạch mắt). - Động mạch sàng trước: Là nhánh của động mạch mắt. - Động mạch sàng sau: Là nhánh của động mạch mắt và động mạch bướm khẩu cái. - Động mạch bướm khẩu cái: Tận cùng của động mạch hàm trong chui vào hốc mũi ở lỗ châm bướm khẩu cái rồi chia thành hai ngành, ngành trong cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách mũi xoang. - Động mạch khẩu cái trên: Là nhánh nông của động mạch hàm trong đi xuống dưới vào ống khẩu cái sau ở ngang mức xương cuốn dưới thì tách ra một hoặc hai nhánh đi qua mảnh đứng xương khẩu cái để phân nhánh vào khe dưới và xương cuốn dưới. - Động mạch chân bướm khẩu cái: Là nhánh của động mạch hàm trong đi qua ống chân bướm khẩu cái và phân nhánh cho niêm mạc trần hố mũi và niêm mạc vòm mũi họng. - Động mạch cánh mũi và các động mạch chân vách ngăn: Là nhánh của động mạch mặt tưới máu cho đầu mũi và cánh mũi. 1.2.3.2. Tĩnh mạch - Tĩnh mạch sàng gồm: + Xoang hang (thuộc tĩnh mạch mắt).
  • 12. 9 + Tĩnh mạch mắt. + Đám rối bướm hàm. - Tĩnh mạch xoang hàm: từ niêm mạc xoang tập trung vào tĩnh mạch mắt, mặt trong hay đám rối bướm hàm. 1.2.3.3. Thần kinh Sự phân bố thần kinh ở mũi xoang rất phong phú. Ở mũi có hai loại thần kinh: thần kinh cảm giác và thần kinh khứu giác. - Thần kinh cảm giác: là nhánh của dây thần kinh mắt và hạch bướm khẩu cái. Hạch bướm khẩu cái cho các dây thần kinh bướm khẩu cái trong, bướm khẩu cái ngoài, khẩu cái sau, trước , giữa. Dây thần kinh mắt chia ra dây thần kinh sàng, dây thần kinh này lại chia ra dây thần kinh cánh mũi và dây thần kinh mũi trong. - Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế bào khứu giác ở vệt vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng vào não và tập trung ở hành khứu giác của vỏ não. Đây là trạm thứ nhất. Từ đây xuất phát cuống khứu đưa luồng kích thích đến phía sau. Đây là trạm thứ hai.Vùng này được nối liền với các trung tâm khứu giác ở vỏ não. 1.3. SINH LÝ MŨI XOANG Toàn bộ hốc mũi - xoang được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp, mặt trên có một lớp tế bào trụ có lông chuyển, tiếp đó là tế bào nhu mô, tế bào tuyến tiết nhầy và tế bào đáy [15]. Theo Flottes và Riu, hai chức năng đảm bảo toàn bộ vai trò của xoang là dẫn lưu và thông khí. 1. Lớp thảm nhầy. 2. Lông chuyển. 3. Dịch gian lông chuyển. 4. TB lông chuyển. 5. TB tuyến. 6. Màng đáy. Hình 1.4: Cấu trúc vi thể niêm mạc mũi xoang.
  • 13. 10 1.3.1. Hệ thống làm sạch không khí Chức năng bình thường của xoang và hệ thống niêm mạc lông chuyển phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố quan trọng là thông khí và dẫn lưu. - Sự thông khí bình thường: liên quan đến 2 yếu tố: + Kích thước của lỗ ostium + Đường dẫn lưu từ lỗ ostium vào hốc mũi - Sự dẫn lưu bình thường của xoang + Sự dẫn lưu bình thường của xoang nhờ sự phối hợp của 2 chức năng: Tiết dịch và sự vận chuyển của tế bào lông. + Sự dẫn lưu bình thường của niêm dịch ở trong xoang lại phụ thuộc vào số lượng và thành phần của dịch tiết, vào hoạt động của lông chuyển, vào độ quánh của dịch tiết và tình trạng của lỗ thông xoang. + Luồng khí thở qua mũi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển niêm dịch [5]. 1.3.2. Hệ thống lông chuyển niêm dịch của niêm mạc mũi xoang - Tế bào lông chuyển: là những tế bào giữ vai trò cơ bản trong lớp tế bào biểu mô của niêm mạc mũi xoang. Đây là loại tế bào trụ mà mặt trên có các lông có thể di chuyển được. - Tế bào nhung mao: làm cân bằng dịch quanh các lông chuyển. - Tế bào thay thế: khi các tế bào lông bị bong ra, các tế bào này đi lên bề mặt niêm mạc chuyển thành tế bào trụ có lông chuyển để thay thế. - Dịch nhầy: Có 3 loại tuyến tiết để tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi xoang: Tuyến tiết dịch, tuyến tiết nhầy, tuyến tiết hổn hợp (cảdịch + nhầy). Các tuyến tiết hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh
  • 14. 11 phó giao cảm. Vì vậy, sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh sẽ đưa đến sự tiết dịch và tiết nhầy sẽ đưa đến bệnh lý mũi xoang [5] . 1.3.3. Chức năng sinh lý của hệ thống lông - nhầy - Lọc khí: Các hạt nhỏ theo không khí hít vào, chạm vào các cuốn và các thành của vách mũi. Các hạt có trọng lượng lớn hơn phân tử không khí nên không đổi hướng để chuyển động tiếp mà bị giữ lại trong lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc mũi. Mũi giữ lại được các hạt có đường kính trên 5µm. - Dẫn lưu: Là hiện tượng tống ra khỏi mũi xoang các vật bị giữ lại cùng với các chất tiết. Dẫn lưu ngoài yếu tố vật lý, chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố sinh học của hệ thống lông nhầy 1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH LÝ MŨI XOANG NGƯỜILỚN 1.4.1. Những đặc biệt về chức năng thở Mũi đóng vai trò quan trọng đối với khí hít vào. Quá trình vận mạch của mũi và hệ thống dịch nhầy lông chuyển cho phép làm êm, làm êm và lọc không khí hít vào. Ở người lớn sự hoàn thiện của hốc mũi là bắt buộc để đảm bảo chức năng thở. 1.4.2. Những đặc biệt về dẫn lưu xoang Các tế bào sàng trước, xoang hàm và xoang trán đều dẫn lưu vào phức hợp lỗ ngách hay ngách giữa. Sinh lý bệnh của viêm xoang được giải thích một phần bởi hiện tượng tắc và sự thiếu hụt thông khí của các hốc xoang. Các nguyên nhân tắc hoặc là do giải phẫu hoặc là do phù nề niêm mạc. 1.4.3. Những đặc biệt về chức năng miễn dịch và bảo vệ. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ một khả năng đề kháng nhiều mặt, có hiệu quả được biệt hóa cao để chống lại các ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể. Thành phần cơ bản của hệ thống bảo vệ này là bộ phận lông chuyển của niêm mạc mũi, là sự phối hợp về chức năng của tấm lọc tuyến và các lông của biểu mô hô hấp.
  • 15. 12 Niêm mạc của mũi bảo vệ toàn cơ thể bằng cách tiếp xúc và tạo sức đề kháng chống lại dị vật. Có hai vùng bảo vệ có thể phân biệt được trong niêm mạc mũi: bề dày niêm mạc và biểu mô, tổ chức liên kết của mạch máu. 1.5. BỆNH HỌC VIÊM XOANG 1.5.1. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi xoang - Do lỗ thông mũi xoang bị tắc Thường do viêm niêm mạc mũi bị phù nề do viêm nhiễm khuẩn, do dị ứng, do kích thích, chèn ép, do chấn thương. Lỗ thông mũi xoang bị tắc thì sự dẫn lưu không khí giữa mũi và xoang sẽ làm thay đổi các thành phần không khí trong xoang, nồng độ oxy giảm là giảm áp lực trong xoang, niêm mạc trong xoang dày lên và tăng xuất tiết, suy giảm chức năng của hệ thông lông nhầy. Đồng thời áp lực âm trong xoang làm cản trở đường dẫn lưu dịch từ xoang vào hốc mũi, hút dịch kèm theo vi khuẩn từ hốc mũi vào xoang làm cho sự ứ đọng dịch càng trở nên nặng nề. Niêm mạc xoang cũng như phức hợp lỗ ngách ngày càng bị viêm phù nề gây tắc lỗ thông mũi xoang thêm. - Do ứ đọng dịch tiết trong xoang Lỗ thông mũi xoang không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông khí mà còn cả trong quá trình dẫn lưu. Khi lỗ thông mũi xoang bị tắc thì quá trình dẫn lưu bị ngưng trệ gây nên ứ đọng dịch tiết trong xoang gây nên viêm xoang. Đồng thời lỗ thông mũi xoang bị tắc làm chức năng dẫn lưu giảm, ứ đọng dịch làm suy giảm hoạt động của hệ thống lông nhầy gây tăng phù nề niêm mạc xoang gây nên viêm xoang. - Viêm nhiễm xoang Do áp lực trong xoang là âm hơn so với hốc mũi nên vi khuẩn bị hút từ hốc mũi vào xoang kèm theo dịch gây nên viêm xoang. Trong quá trình này các vi khuẩn phát triển trong xoang lại làm niêm mạc xoang dày lên, viêm phù nề làm hệ thống lông nhầy không hoạt động được lại làm cho sự viêm nhiễm trong xoang ngày càng trở nên nặng nề hơn .
  • 16. 13 1.5.2. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang 1.5.2.1 Dị hình giải phẫu Là cấu trúc giải phẫu bất thường vùng ngách giữa, nhất là vùng phức hợp lỗ ngách làm tắc nghẽn sự dẫn lưu xoang gây viêm xoang. Có thể gặp các dị hình như: - Dị hình vách ngăn : Lệch vẹo vách ngăn, gai hay mào vách ngăn. - Dị hình cuốn giữa : Xoang hơi hay đảo chiều cuốn giữa. - Dị hình mỏm móc : Mỏm móc có xoang hơi hay đảo chiều. - Các dị hình khác : Tế bào đê mũi quá phát, bóng sàng quá phát. 1.5.2.2. Nguyên nhân Chủ yếu phù nề niêm mạc mũi xoang do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Do siêu vi trùng Xảy ra sau khi mắc một số bệnh nhiếm trùng toàn thân như : Cúm, sởi, phát ban….đặc biệt là những vius gây viêm nhiễm đường hô hấp trên [10]. - Do vi trùng + Nhiễm trùng do vi trùng trực tiếp từ mũi lan vào gây viêm xoang cấp rồi đến viêm xoang mạn tính. Vi khuẩn hay gặp là: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn khác hiếm gặp hơn [16]. + Một số ít trường hợp do VA tồn dư quá phát, khối u vùng vòm mũi họng làm tắc nghẽn hốc mũi làm cho quá trình dẫn lưu kém, hút vi khuẩn từ ngoài vào trong xoang. - Do răng Vi khuẩn từ răng trong các trường hợp bệnh lý chân răng chui vào xoang hàm gây nên những đợt viêm xoang hàm ứ mủ. Hay gặp ở người lớn hơn ở trẻ em. Do tổn thương các răng hàm trên, thường do sâu răng, viêm quanh cuống răng, u hạt , u nang chân răng [10]. - Do nấm Ít được chú ý đến, tuy nhiên tần suất mắc bệnh ngày càng tăng. Có nhiều loại có thể gây viêm xoang, thường gặp nhất là Aspergillus.
  • 17. 14 - Do cơ địa dị ứng Dị ứng mũi xoang hoặc dị ứng toàn thân như hen, dị ứng thuốc…. Đây là một vấn đề phức tạp vì dị ứng mũi xoang người lớn rất hay gặp và xen giữa các đợt nhiễm trùng. - Do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản Đây là một hội chứng gây ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nhìn chung nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng, gây nên acid hóa vùng niêm mạc này, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động của hệ thống lông nhầy, viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm mũi xoang [14], [17]. - Do cản trở cơ học Do các khối u vùng mũi xoang, dị hình vách ngăn hốc mũi, polyp mũi… làm cản trở dẫn lưu dịch tiết của xoang dần dần dẫn tới viêm xoang. - Do chấn thương Chấn thương áp lực hoặc chấn thương cơ học làm rách niêm mạc, chảy máu, phù nề tụ máu niêm mạc, chấn thương vỡ khối xương mặt làm tăng xuất tiết, ứ đọng dịch mũi xoang, dị vật, sẹo xơ, tắc lỗ dẫn lưu mũi xoang đều có thể dẫn tới viêm xoang cấp và dẫn tới VMXMT. - Do bệnh lý toàn thân Một số trường hợp mắc bệnh lý toàn thân như : Bệnh nội tiết, bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, còi xương suy dinh dưỡng, bệnh hệ thống niêm dịch lông chuyển. - Do yếu tố môi trường Khí hậu, nguồn nước, độ ẩm, khí thải, thuốc lá… đềulà những yếu tố gây viêm mũi xoang. 1.5.3. Phân loại viêm mũi xoang 1.5.3.1. Viêm mũi xoang cấp tính Là quá trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4 tuần. - Các triệu chứng khởi phát đột ngột. - Thời gian nhiễm trùng có giới hạn. - Tự khỏi hoặc khỏi do điều trị - Các giai đoạn bệnh có thể tái phát nhưng giữa các giai đoạn niêm mạc bình thường.
  • 18. 15 - Không quá 4 lần mỗi năm. Xử trí viêm xoang cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa hiếm khi cần đến. 1.5.3.2. Viêm mũi xoang mạn tính Là danh từ được dùng khi viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, chủ yếu VMXMT là do viêm xoang cấp được xử trí không thích hợp hoặc điều trị không đầy đủ. Quá trình này không thể phục hồi, hậu quả của nó là: điều trị nội khoa hiếm khi có lợi trong việc phục hồi quá trình viêm sau khi đã đi vào giai đoạn mạn sau 3 tháng. Điều trị ngoại khoa được chỉ định đối với viêm xoang mưng mủ mạn. Giải quyết thông khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết các triệu chứng của viêm xoang mạn tính. 1.5.4. Triệu chứng chính trong VMXMT người lớn VMXMT là do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. - Triệu chứng toàn thân Không có gì rõ rệt ngoài triệu chứng mệt mỏi, có thể suy nhược nếu viêm xoang kéo dài. + Cơ năng  Chảy mũi Là triệu chứng thường xuyên có mặt, có thể chảy hai bên hoặc một bên. Lúc đầu chảy mũi nhầy, sau đặc xanh hoặc vàng, mùi tanh hoặc hôi thối do bội nhiễm. Thường chảy ra cửa mũi trước. Có thể chảy ra cửa mũi sau rồi xuống họng (nếu là viêm xoang sàng sau).  Ngạt tắc mũi Do phù nề niêm mạc, do tiết nhầy, mủ hoặc thoái hoá cuốn, do polype... Lúc đầu ngạt ít, sau tăng dần, ngạt một hoặc hai bên. Có khi tắc hoàn toàn.  Rối loạn về ngửi: ngửi kém tăng dần, mất ngửi hoàn toàn. + Thực thể Các điểm đau: thường không rõ rệt hoặc không có.
  • 19. 16 - Hình ảnh bệnh lý qua nội soi: + Ứ đọng mủ ở sàn, khe giữa hay mủ từ lỗ thông xoang hàm chảy ra, mủ chảy xuống thành bên vòm ... + Các bệnh tích vùng phức hợp lỗ ngách, các biến đổi về giải phẫu:  Tế bào đê mũi quá phát làm cho vách mũi xoang lồi về phía vách ngăn mũi.  Dị hình cuốn giữa: Xoang hơi cuốn giữa hay cuốn giữa quá thông khí được coi như một yếu tố có thể là nguyên nhân gây viêm, do ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sự dẫn lưu của khe giữa [25]. Cuốn giữa đảo chiều cong là khi mặt lồi của cuốn giữa lại quay về phía khe giữa và chèn vào phức hợp lỗ ngách.  Dị hình mỏm móc Mỏm móc cong ra trước ảnh hưởng đến sự thông khí của các xoang. Mỏm móc quá thông khí (xoang hơi trong mỏm móc) trên nội soi mỏm móc phình to, chọc hút có khí ảnh hưởng rất lớn đến sự thông khí của vùng phức hợp lỗ ngách. Ngoài ra còn dị hình mỏm móc cong ra hoặc bị gãy ....  Dị hình bóng sàng: Thường gặp là bóng sàng quá phát làm hẹp hoặc tắc nghẽn khe giữa và phễu sàng.  Dị hình vách ngăn: gồ, vẹo, dày chân, gai, mào vách ngăn ...  Polyp là những quá phát cục bộ của niêm mạc trong tổ chức đệm của niêm mạc bị phù nề căng và mọng nước là hậu quả của phù nề kéo dài do nhiều nguyên nhân. 1.5.5. Điều trị 1.5.5.1 Nguyên tắc điều trị Điều trị viêm mũi xoang với mục tiêu làm giảm triệu chứng , kiểm soát nhiễm trùng và điều trị căn nguyên thì việc điều trị tuân thủ theo nguyên tắc: - Đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang. - Đảm bảo sự thông khí mũi xoang .
  • 20. 17 1.5.5.2. Phương pháp điều trị bảo tồn - Kháng sinh là cơ bản. - Các thuốc khác: Chống viêm, giảm đau, tan đờm, co mạch, Corticoid… - Nâng cao thể trạng, cải thiện môi trường sống. - Giải mẫn cảm nếu có dị ứng. - Điều trị bệnh nền khác như: Suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản… - Rửa mũi, khí dung, Proezt… - Nhổ và chữa răng nếu do răng. - Chọc xoang hàm: Để ống dẫn lưu, rửa và bơm thuốc, không có hiệu quả trong vấn đề tắc phức hợp lỗ thông khe của viêm xoang mạn tính. 1.5.5.3. Phương pháp điều trị phẫu thuật - Nạo VA: Trường hợp nguyên nhân do VA tồn dư phì đại. - Phẫu thuật xoang Phương pháp phẫu thuật xoang + Phẫu thuật nội soi chức năng mũi- xoang: Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và thông khí qua lỗ thông tự nhiên. + Phẫu thuật xoang kinh điển: Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang. Dù điều trị nội khoa hay phẫu thuật thì chống vi khuẩn cũng đóng một vai trò rất cần thiết. 1.6. MỘT SỐ VI KHUẨN GẶP TRONG VIÊM XOANG 1.6.1. Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) - Được phân lập lần đầu tiên bởi viện Pasteur ở Pháp vào năm 1880. - Phế cầu là những cầu khuẩn dạng ngọn nến, thường được xếp thành đôi, ít khi đứng riêng lẻ, đường kính khoảng 0.5- 1.15 m. Trong môi trường nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn (dễ lẫn với liên cầu). Gram dương, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nhiều albumin thì không có vỏ. - Khả năng gây bệnh: Thường gặp các phế cầu ở vùng mũi họng. Phế cầu có thể gây nên bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm phổi, viêm phế quản phổi,
  • 21. 18 áp xe phổi, viêm màng phổi [19]. Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc do hoá chất. Các type thường lây bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và 14, 16 (đối với trẻ em). Tuy vậy ở các vùng khác nhau các type có thể thay đổi. 1.6.2. Haemophilus influenzae Là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và viêm màng não ở trẻ nhỏ. Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm. - Richared Pfeifferđã phân lập được Haemophilusinfluenzae lần đầu tiên từ đờm của một bệnh nhân chết trong vụ dịch cúm năm 1892 [20]. Từ đó trong một thời gian dài người ta tin rằng đó là căn nguyên gây bệnh cúm. Cho đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm gây bệnh cúm thì người ta xác định được Haemophilus influenzae là vi khuẩn bội nhiễm sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề do virus cúm. - Haemophilus influenzae làcầu trực khuẩn nhỏ, bắt mầu Gram âm, kích thước 0.3-0.5x0.5- 3 m. Ở điều kiện nuôi cấy không chuẩn có thể gặp các dạng dài và mảnh, không di động, không có nha bào, có thể có vỏ bọc hoặc không vỏ. Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vikhuẩn, vì có khả năng chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt, sau khi thực bào. - Haemophilus influenzae là vi khuẩn khó nuôi cấy, chúng không mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc khi môi trường có sẵn đồng thời hai yếu tố X và V. - Dựa vào câu trúc kháng nguyên vỏ, Haemophilus influenzae được chia thành 6 type huyết thanh (a,b,c,d,e,f). Type b là type thường gặp và là type gây bệnh nặng nhất. Vỏ của type b đã được tinh chế dùng làm vaccin để phòng các bệnh do Haemophilus influenzae gây ra ở trẻ em. 1.6.3. Moraxella catarrhalis Moraxella catarrhalis là những song cầu khuẩn Gram âm, phát triển tốt trên môi trường có 5% máu cừu hoặc môi trường chocolate ở nhiệt độ 35-37 0 C có 5%CO2 . Chúng vẫn mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, thậm chí ở nhiệt độ phòng (22 - 25 0C). Nuôi cấy trên môi trường thạch máu
  • 22. 19 sau 24 giờ khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng, ánh hồng, đường kính 1-3mm không tan máu và không sinh sắc tố. Dùng que cấy đẩy khuẩn lạc trượt trên mặt thạch. Moraxella catarrhalis có các tính chất sinh vật hoá học: oxydase (+), catalase (+) không lên men đường glucoza, maltoza, lactoza, sucroza. Moraxella catarrhalis trước đây được coi là vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường ở họng mũi trẻ em. Hiện nay nó được coi là tác nhân gây bệnh chính hoặc phối hợp của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 1.6.4. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) Tụ cầu là những cầu khuẩn đường kính từ 0.8-1 m và đứng thành từng chùm nhỏ, bắt maù Gram dương, không có lông, không nha bào, thường không có vỏ. Tụ cầu là những ký sinh ở mũi họng và có thể ở cả da, với nhiều yếu tố độc lực, chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn máu (đinh râu, hậu bối, nhiễm khuẩn huyết, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, nhiễm độc thức ăn, nhiễm khuẩn bệnh viện...). Staphylococcus aureus là một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viện và cộng đồng và là một gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe do có khả năng kháng thuốc rất mạnh [22]. 1.6.5. Liên cầu (Streptococcus) - Là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau, không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1 m. - Liên cầu được Brillroth mô tả lần đầu vào năm 1874. - Năm 1880 liên cầu được phân lập bởi Pasteur. - Năm 1919 Brown đã xếp loại liên cầu theo những hình thái tan máu khác nhau khi chúng phát triển trên môi trường thạch máu. - Tan máu ( ): Vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá huỷ hoàn toàn. Gặp chủ yếu ở liên cầu nhóm A, ngoài ra còn có thể gặp ở nhóm B, C, G, F. - Tan máu ( ): Tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vòng tan máu màu xanh, thường gặp liên cầu Viridans. - Tan máu ( ): Xung quanh khuẩn lạc không thấy có vòng tan máu. Hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.Gặp liên cầu nhóm D (S.faecalis).
  • 23. 20 Năm 1930 Lancefiel dựa vào kháng nguyên C(carbohydrat) của vách tế bào vi khuẩn để xếp liên cầu thành các nhóm A, B, C... R. - Sherman dựa vào tính chất sinh hoá xếp liên cầu thành các nhóm: + Streptococcus pyogenes. + Streptococcus viridians. + Streptococcus faecalis (hiện nay là Enterococcus faecalis). Về khả năng gây bệnh cho người thì liên cầu nhóm A đóng vai trò nguy hiểm nhất. Ngoài các nhiễm khuẩn tại chỗ như: Viêm họng, viêm mũi xoang, nhiễm khuẩn các vết thương, viêm tai giữa, viêm phổi... Liên cầu nhóm A còn có thể gây ra các nhiễm khuẩn thứ phát như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim cấp, viêm cầu thận, bệnh thấp tim. 1.6.6. Trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) - Pseudomonas aeruginosa , trước đây gọi là Bacterrium aeruginosa do Schroeter mô tả vào năm 1872. Năm 1990 Migula chuyển chúng sang Pseudomonas, từ đó vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa. - Là trực khuẩn mủ xanh bắt màu Gram âm, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước 0.5 – 1.0 𝑚 × 1.5 − 5.0. 𝜇𝑚. Có một lông duy nhất ở một cực - Cấu tạo kháng nguyên: + Kháng nguyên lông H: Kháng nguyên này chung cho cả giống, dễ phân hủy bởi nhiệt độ. + Kháng nguyên thân O: Đặc hiệu cho từng typ. Bản chất là lipopolysaccharid, vững bền với nhiệt độ. Dựa vào kháng nguyên này chia trực khuẩn mủ xanh thành 12 nhóm. - Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong đất, nước, cả trêncơ thể người và động vật. Ngày nay, trực khuẩn mủ xanh là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viện.Ngoài ra, chúng còn thường xuyên gây ra nhiễm trùng cơ hội rất khó điều trị vì chúng kháng nhiều loại kháng sinh. - Trực khuẩn mủ xanh là loại gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị mắc những bệnh ác tính hay mạn tính, dùng lâu dài corticoid, kháng sinh hoặc các chất chống ung thư thì dễ mắc bệnh nhiễm trùng nội sinh hay ngoại sinh do trực khuẩn mủ xanh.
  • 24. 21 1.7. KHÁNG SINH ĐỒ Để có thu thập, theo dõi, đánh giá và so sánh độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh giữa các vùng trong một quốc gia và giữa các nước trên thế giới, yêu cầu cần phải đặt ra là các kết quả phải xuất phát từ một kỹ thuật chính xác và thống nhất. Kháng sinh đồ: Là kỹ thuật kháng sinh khuếch tán từ đĩa kháng sinh vào môi trường thạch của Kirby – Bauer. Mỗi phòng thí nghiệm, mỗi nước có thể tùy tình hình cụ thể mà cải tiến chút ít để phù hợp với hoàn cảnh sao cho kinh tế và thuận lợi dựa trên phương pháp này. Ở Việt Nam từ những năm 1989 được sự tài trợ của tổ chức SIDA – Thụy Điển, chương trình ASTS đã thống nhất về kỹ thuật kháng sinh đồ trong toàn quốc. Vì thế để thống nhất kỹ thuật với thế giới và có thể so sánh số liệu thu được với các nước khác, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật xác định mức độ kháng thuốc của vi khuẩn theo phương pháp Kirby- Bauer cải tiến: Phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch. 1.7.1. Mục đích vá các kỹ thuật kháng sinh đồ Kháng sinh đồ là kỹ thuật đo khả năng của một loại kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn in vitro. Khả năng này có thể được đánh giá bằng phương pháp pha loãng kháng sinh hoặc phương pháp khuếch tán kháng sinh vào môi trường thạch. 1.7.1.1 Mục đích - Nhằm hướng dẫn cho các bác sỹ lâm sàng chọn lựa kháng sinh tốt nhất cho từng bệnh nhân. - Nhằm thu thập những thông tin dịch tễ học về sự đề kháng của vi khuẩn gây bệnh quan trọng ở cộng đồng. 1.7.1.2. Các kỹ thuật kháng sinh đồ Kỹ thuật kháng sinh pha loãng trong thạch hoặc canh thang nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh đối với vi khuẩn (định lượng). Kỹ thuật kháng sinh khuếch tán trong thạch thường được áp dụng để xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với những kháng sinh khác nhau (định tính). Ở đây kháng sinh thường được thấm trong những khoanh giấy với hàm
  • 25. 22 lượng nhất định. 1.7.2. Đọc kết quả Dùng thước chia mm đo đường kính vùng ức chế, dựa vào tiêu chuẩn của từng hãng sản xuất khoanh giấy kháng sinh, so sánh đường kính vòng ức chế đo được với giới hạn đường kính vòng ức chế cho từng loại kháng sinh, ta có mức độ nhạy cảm, trung gian và đề kháng của từng loại vi khuẩn. - Nhạy cảm (Sensitivity) nghĩa là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể điều trị được với liều thông thường đã được khuyến cáo. -Trung gian (Intermediate) bao gồm các chủng có đường kính vòng vô khuẩn trong giới hạn ( có nghĩa là MIC của chúng thường đến gần nồng độ đạt được trong máu và tổ chức ). - Đề kháng (Resistant): các chủng vi khuẩn không bị ức chế bởi bất cứ nồng độ nào của thuốc mà cơ thể có thể chấp nhận được.
  • 26. 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi xoang được lấy mủ xoang làm xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ tại bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ 3/2019 đến 6/2020. 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu - Bệnh viện Trung ương Huế. - Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế. - Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế. 2.1.2 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2020. 2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang mủ ở người lớn, gồm : Tiêu chuẩn chẩn đoán: - Triệu chứng cơ năng gồm có: 4 triệu chứng + Chảy mũi. + Ngạt tắc mũi. + Đau nhức sọ mặt. + Giảm hoặc mất ngửi. Tiêu chuẩn chẩn đoán + Có ít nhất 2 triệu chứng: Trong đó phải có 1 triệu chứng chính là ngạt tắc mũi hoặc chảy mũi. + Có thể có đau nhức sọ mặt hoặc giảm, mất ngửi. - Thực thể: Khe mũi có mủ . - Tuổi: >15 tuổi, không phân biệt về giới tính. - Khám nội soi có mủ ở khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng.
  • 27. 24 - Được lấy dịch mủ từ khe giữa± khe trên ± ngách bướm sàng, làm xét nghiệm nuôi cấy, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ. - Bệnh án được làm theo bệnh án mẫu. 2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ Không chọn vào nhóm nghiên cứu : - Bệnh nhân viêm mũi xoang mà ≤ 15 tuổi. - Bệnh nhân không có đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn trên. - Đang dùng hoặc mới ngừng thuốc kháng sinh ≤ 7 ngày. - Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thực hiện phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường hợp cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu: Lấy cỡ mẫu thuận tiện từ 3/2019 – 6/2020. N > 100, trong đó có ít nhất 35 trường hợp dương tính. 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu - Dụng cụ khám tai mũi họng thông thường. - Dụng cụ khám nội soi tai mũi họng. Hình 2.1: Máy nội soi Tai Mũi Họng và Optic 0 độ-30 độ.
  • 28. 25 -Vật liệu làm xét nghiệm vi khuẩn: + Bơm tiêm 5ml vô trùng. + Dây hút dịch vô trùng. + Ống đựng bệnh phẩm vô trùng. + Lam kính, dụng cụ nhuộm Gram, kính hiển vi. + Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Thạch chocola CAHI, thạch máu BA... + Môi trường để thử tính chất sinh vật, hoá học của vi khuẩn. + Môi trường làm kháng sinh đồ. + Giấy chỉ thị kiểm tra sự có mặt của oxy(màu hồng) khi khử hết oxy sẽ trở nên màu trắng. 2.2.4. Qui trình nghiên cứu Tiến hành theo các bước sau: - Bước 1:Bệnh nhân được thăm khám và chẩn đoán gồm : + Hỏi bệnh. + Khám mũi thấy khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng có mủ. + Chẩn đoán xác định viêm mũi xoang không. - Bước 2: Lấy mủ khe giữa định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. - Bước 3: Đánh giá kết quả xét nghiệm vi khuẩn, kháng sinh đồ. 2.2.5. Nội dung nghiên cứu 2.2.5.1. Hỏi bệnh - Khai thác bệnh sử, thời gian mắc, nguyên nhân đi khám bệnh, các chẩn đoán và điều trị trước đó. Hỏi bệnh phát hiện các triệu chứng viêm xoang: + Chảy mũi: Xác định tính chất chảy mũi, mũi nhầy hay mủ, có mùi hôi hoặc không, liên tục hay từng đợt, chảy mũi ra phía trước hay xuống họng. + Ngạt mũi: Ngạt tắc một hay cả hai bên, mức độ ngạt nhẹ, vừa hay hoàn toàn, ngạt thường xuyên hay từng lúc, có thường xuyên dùng thuốc nhỏ mũi không. + Đau nhức vùng xoang mặt: tìm hiểu tính chất đau, từng lúc hay thường xuyên, vị trí đau.
  • 29. 26 + Rối loạn ngửi: Có rối loạn ngửi không? thời gian ngửi kém, mức độ ngửi kém hay mất ngửi, ngửi kém từng lúc hay liên tục, 1 bên hay 2 bên. + Các biểu hiện khác: Ho từng lúc hay liên tục, khịt khạc ra chất gì, có ù tai, chảy mủ tai không? có bệnh lý răng hàm trên không? 2.2.5.2. Khai thác tiền sử - Có tiền sử dị ứng, bệnh lý toàn thân không? Trào ngược họng – thanh quản không? - Được điều trị nội khoa chưa? bao nhiều lần? Điều trị corticoidkhông? Tại chỗ hay toàn thân. Điều trị kháng sinh trong bao nhiêu ngày mỗi lần? Kháng sinh dùng những đợt điều trị trước là gì ( nếu nhớ), dùng kháng sinh gần nhất cách bao nhiêu ngày? 2.2.5.3. Khám nội soi Tai Mũi Họng - Phương pháp vô cảm Bệnh nhân được thực hiện gây tê tại chỗ bằng dùng những đoạn meche ngắn tẩm xylocain 6% pha với xylometazolin 0,1% đặt vào hốc mũi. - Kỹ thuật nội soi Dùng ống hút làm sạch tiền đình hốc mũi hai bên, sau đó đặt những đoạn meche ngắn tẩm xylocain và xylometazolin 0,1% như ở trên vào hốc mũi và khe giữa trong khoảng 10 phút để làm cho cuốn mũi co lại, tạo đường vào rộng rãi. Nội soi mũi được thực hiện với ống nội soi ánh sáng lạnh 0 độ,30 độ. Kỹ thuật nội soi gồm 2 thì: + Thì 1 (Quan sát chung): Đi dọc sàn mũi, quan sát toàn bộ chiều dài và bờ tự do cuốn dưới. Sau đó đi chếch lên trên quan sát bờ tự do cuốn giữa, cuốn trên và lên đến trần hốc mũi. Đưa ống soi ra phía sau và dưới quan sát đuôi các cuốn, khe bướm sàng, lỗ mũi sau, loa vòi, trần vòm, hố Rosenmuller và toàn bộ vòm mũi họng. Trong thì này đồng thời đánh giá tình trạng vách ngăn: Thẳng, lệch, vẹo, mào, gai… + Thì 2 (Quan sát chi tiết khe giữa) : Đánh giá tình trạng cuốn giữa từ sau ra trước, chiều cong bình thường hay đảo ngược, có bóng hơi không. Đánh giá khe giữa nói chung, thông thoáng hay chật hẹp, đưa ống soi vào có dễ dàng không? Có dịch mủ không?  Đánh giá mỏm móc: Bình thường hay bất thường
  • 30. 27  Đánh giá bóng sàng: Có quá phát, có che lấp rãnh bán nguyệt hay khe giữa không.  Đánh giá rãnh bán nguyệt, phễu sàng, ngách xoang trán, các lỗ thông xoang hàm và lỗ thông xoang hàm phụ (nếu có).  Chụp ảnh qua nội soi để làm tài liệu nghiên cứu. - Nội soi mũi: + Phát hiện ra các tình trạng bệnh lý ở ngách giữa (ứ dịch, mủ, phù nề niêm mạc, quá phát hoặc thoái hoá polyp, bất thường giải phẫu). + Các bệnh lý cản trở con đường vận chuyển niêm dịch (VA quá phát, sùi vòm, polyp mũi sau, dị hình vách ngăn…), dị hình cuốn giữa… + Các giải phẫu bất thường khe giữa mà các thăm khám thông thường không phát hiện được (xoang hơi ở cuốn giữa, ở mỏm móc, bóng sàng quá phát…). 2.2.5.4. Nghiên cứu vi khuẩn - Cách lấy bệnh phẩm + Lấy bệnh phẩm ở khe giữa, khe trên, ngách bướm sàng. + Dùng bơm tiêm5mlcó gắn dây hút dịch Terumo 2.7mm hút bệnh phẩm dịch mủ xoang ở khe giữa ± khe trên ± ngách bướm sàng qua nộisoi. Bệnh phẩm lấy được cho vào ống nghiệm vô khuẩn, ghi đầy đủ thông tin bên ngoài ống đựng bệnh phẩm. + Bệnh phẩm lấy được chuyển đếnKhoa vi sinh-Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế.Thời gian từ lúc lấy bệnh phẩm ra khỏi cơ thể đến lúc được xét nghiệm không quá 2 giờ. - Quy trình xử lý bệnh phẩm: + Bệnh phẩm vi khuẩn được nuôi cấy, phân lập theo đúng qui trình xét nghiệm thường quy của khoa vi sinh bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế. (Qui trình này không sử dụng cho các loại vi khuẩn kị khí) + Bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường thạch máu, thạch Chocolate và Macconkey. Trình tự như sau:  Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm cho vào ống chứa 1 – 2 ml canh thang BHI, Vortex 20 – 60 giây.  Ép đầu tăm bông vào thành ống nghiệm cho kiệt nước rồi
  • 31. 28 bỏ đi.  Cấy dịch trong ống nghiệm lên môi trường và chuẩn bị lam nhuộm soi. Hoặc có thể sử dụng luôn tăm bông để lấy bệnh phẩm trực tiếpvào đĩa cấy. Lưu ý cấy từ môi trường ít chất ức chế sang môi trường nhiều chất ức chế.  Điều kiện ủ hiếu khí: Ủ đĩa thạch máu, Chocolate trong tủ ấm 35-370C với CO2 5%, đĩa thạch MAC trong tủ ấm 35- 370C.  Đọc bệnh phẩm trên đĩa và canh thang hàng ngày. - Nhuộm soi: Nhuộm Gram. Ghi nhận số lượng bạch cầu, hình thái, tính chất bắt màu của vi khuẩn, nấm nếu có. - Đinh danh: Vi khuẩn từ đĩa cấy sẽ được phân lập và định danh sơ bộ bằng hình thể nhuộm soi, các thử nghiệm tính chất sinh vật hoá học. Định danh xác định bằng kit thương mại API hoặc máy định danh PHOENIX. Vi khuẩn được xác định là căn nguyên gây bệnh được tiến hành làm thử nghiệm độ nhạy cảm kháng sinh bằng phương pháp khoanh giấy khuếch tán Kirby – Bauer theo quy trình thường quy của khoa vi sinh Bệnh viện TW Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Kết quảnhạy- kháng được đọc theo tiêu chuẩn của CLSI phù hợp với thời gian thực hiện xét nghiệm. 2.2.6. Xử lý kết quả - Lập bảng đánh giá kết quả thu được bao gồm các thông số về lâm sàng, nội soi và xét nghiệm vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ. - Xử lý số liệu thu thập được theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 25.0. - Các kết quả được kiểm định bằng test X2
  • 32. 29 2.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 2.3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi 2.3.1.1. Đặc điểm chung - Giới: nam hay nữ. - Tuổi: chia ra các nhóm tuổi như sau: + 15-30 Tuổi. + 31-45 Tuổi. + 46-60 Tuổi. + > 60 Tuổi. - Thời gian mắc bệnh: chia ra các mốc như sau: + 3 đến ≤ 6 Tháng. + 6 đến ≤ 12 Tháng. + ≥ 12 Tháng. - Tiền sử: khai thác tiền sử bệnh nhân xem có tiền sử di ứng, bệnh lý toàn thân(Hen phế quản) không? Trào ngược họng – thanh quản không? - Yếu tố nguy cơ: + Hút thuốc lá. + Rượu, bia. 2.3.1.2. Lý do khám bệnh - Ngạt mũi. - Chảy mũi. - Giảm ngửi. - Mất ngửi. - Đau nhức vùng sọ mặt. - Lý do khác. 2.3.1.3.Triệu chứng cơ năng chính - Ngạt mũi. - Chảy mũi. - Giảm ngửi. - Mất ngửi. - Đau nhức vùng sọ mặt.
  • 33. 30 2.3.1.4. Triệu chứng cơ năng khác - Ho khạc đờm. - Ngứa mũi, hắt hơi. - Đau tai, ù tai. - Hơi thở hôi. - Rối loạn giấc ngủ. 2.3.1.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi - Vị trí: mũi trước hay mũi sau, hay cả mũi trước và mũi sau. - Tính chất: loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh. 2.3.1.6. Triệu chứng ngạt mũi Ngạt mũi một bên hay hai bên 2.3.1.7. Tính chất ngạt mũi - Tính chất: từng lúc hay lien tục. - Mức độ: nhẹ, trung bình hay nặng. 2.3.1.8. Triệu chứng đau nhức sọ mặt - Vị trí: + Vùng trán. + Trước mặt. + Góc mũi mắt. + Thái dương. + Đỉnh chẩm. + Hốc mắt. 2.3.1.9. Đặc điểm của triệu chứng rối loạn ngữi - Mức độ: ngửi bình thường, giảm ngửi, mất ngửi. - Vị trí: một bên hay hai bên 2.3.1.10. Tình trạng chung của hốc mũi - Phù nề niêm mạc. - Dịch ở ngách mũi giữa. - Dịch ở ngách bướm sàng. - Dịch ở sàn mũi. - Dị hình vách ngăn. - VA tồn dư quá phát, polyp.
  • 34. 31 2.3.1.11. Tình trạng cuốn mũi giữa khi khám nội soi - Niêm mạc xung huyết, phù nề. - Qúa phát. - Đảo chiều. - Thoái hóa. 2.3.1.12. Tình trạng cuốn mũi dưới khi khám nội soi - Niêm mạc xung huyết, phù nề. - Qúa phát. - Co hồi kém. - Thoái hóa. 2.3.1.13. Hình ảnh bong sàng khi khám nội soi - Qúa phát. - Bình thường. 2.3.1.14. Hình ảnh mỏm móc trên nội soi - Qúa phát. - Niêm mạc phù nề, xung huyết. - Thoái hóa. - Đảo chiều. 2.3.1.15. Dịch mủ ở ngách mũi khi khám nội soi - Dịch mủ ở ngách mũi giữa qua nội soi: loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh. - Dịch mủ ở ngách bướm sàng qua nội soi:loảng đục, nhầy đục hay vàng, xanh. 2.3.1.16.Bệnhlý cơ quan kế cận - Viêm họng – Amydan tái diễn. - Viêm tai giữa. - Viêm thanh quản. - Viêm phế quản. - Bệnh răng miệng. - Viêm VA.
  • 35. 32 2.3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN, KHÁNG SINH ĐỒ 2.3.2.1. Tỷlệ phân lập vi khuẩn trong số bệnh phẩm nghiên cứu - Vi khuẩn mọc: 1 chủng, 2 chủng. - Vi khuẩn không mọc. 2.3.2.2. Kếtquả nuôi cấy vi khuẩn - Vi khuẩn mọc trong bệnh phẩm nuôi cấy: + Bệnh phẩm mọc 1 vi khuẩn. + Bệnh phẩm mọc 2 vi khuẩn. + Bệnh phẩm không mọc vi khuẩn. - Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: + Haemophilus influenza. + Klebsiella oxytoca. + Klebsiella pneomonia. + Staphylococcus aureus. + MRSA. + Pseudomonas aeruginosa. + Streptococcus B-hemolytic. + Streptococcus pneomoniae. + Streptococcus pyogenes. + Proteus mirabilis. 2.3.2.3. Kếtquả kháng sinhđồ - Kết quả kháng sinh đồ của H.influenzae. - Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella oxytoca. - Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneomonia. - Kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa. - Kết quả kháng sinh đồ của S. aureus. - Kết quả kháng sinh đồ của MRSA. - Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus B-hemolytic. - Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneomoniae. - Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes.
  • 36. 33 - Kết quả kháng sinh đồ của Proteus mirabilis2.4.ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU - Đề tài nghiên cứu được sự chấp thuận của ban giám hiệu Trường Đại Học Y Dược Huế, Ban giám đốc Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế và Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. - Đề tài được sự đồng ý và thông qua của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại Học Y Dược Huế. - Bệnh nhân có quyền từ chối nghiên cứu. - Việc nghiên cứu không làm tổn hại sức khỏe và điều trị của bệnh nhân. - Các thông tin về bệnh nhân được xử lý và nêu dưới hình thức số liệu, không nêu đích danh cá nhân. - Kết quả ngiên cứu chỉ nhằm phục vụ học tập, khoa học, đề xuất những giải pháp trong công tác dự phòng, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân, không dùng cho mục đích nào khác.
  • 37. 34 CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.ĐẶC ĐIỂMLÂM SÀNG, NỘISOICỦAVIÊM MŨIXOANG MỦ NGƯỜI LỜN 3.1.1. Đặc điểm chung 3.1.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi(N=) Tuổi Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Nam Nữ Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới(N=) Giới Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Nam Nữ 3.1.1.2. Thời gian mắcbệnh 3.1.1.3. Tiền sử Bảng 3.3. Tiền sử bệnh nhân(N=) Tiền sử Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Hen phế quản Mày đay LPR Dị ứng thức ăn Dị ứng đường hô hấp 3.1.1.4. Yếu tố nguy cơ Bảng 3.4.Yếu tố nguy cơ(N=) Yếu tố nguy cơ Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Hút thuốc lá Rượu, bia
  • 38. 35 3.1.2. Lý do khám bệnh Bảng 3.5. Lý do khám bệnh(N=) Lý do khám bệnh Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Ngạt mũi Chảy mũi Giảm ngửi Mất ngửi Đau nhức vùng sọ mặt Lý do khác 3.1.3 Triệu chứng cơ năng chính Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng chính (N=) Triệu chứng cơ năng chính Số lượng (N) Tỷ lệ(%) Ngạt mũi Chảy mũi Giảm ngửi Mất ngửi Đau nhức vùng sọ mặt 3.1.4. Triệu chứng cơ năng khác Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng khác(N=) Triệu chứng cơ năng khác Số lượng (N) Tỷ lệ(%) Ho Ngứa mũi, hắt hơi Đau tai, ù tai Hơi thở hôi Rối loạn giấc ngủ
  • 39. 36 3.1.5. Đặc điểm của triệu chứng chảy mũi Bảng 3.8. Đặc điểm chảy mũi (N=) Tính chất Vị trí Loãng đục Nhầy đục Vàng, xanh N % n % n % n % Mũi trước Mũi sau Mũi trước+Mũi sau N 3.1.6. Triệu chứng ngạt mũi Bảng 3.9. Triệu chứng ngạt mũi( N=) Ngạt mũi Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Một bên Hai bên 3.1.7. Tính chất ngạt mũi Bảng 3.10. Triệu chứng ngạt mũi (N=) Mức độ Tính chất Nhẹ Trung bình Nặng N % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Từng lúc Liên tục N 100
  • 40. 37 3.1.8. Triệu chứng đau nhức sọ măt Bảng 3.11. Triệu chứng đau nhức sọ mặt( N=) Vị trí Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Trán Trước mặt Góc mũi mắt Thái dương Đỉnh chẩm Hốc mắt 3.1.9. Đặc điểm triệu chứng rối loạn ngửi Bảng 3.12. Đặc điểm triệu chứng rối loạn ngửi (N=) Chức năng ngửi 1 bên 2 bên N % n % n % Giảm ngửi Mất ngửi Ngửi bình thường 3.1.10.Tìnhtrạng chung của hốc mũi Bảng 3.13. Tình trạng chung của hốc mũi(N=) Tình trạng chung hốc mũi Số lượng(N) Tỷ lệ(%) Phù nề niêm mạc Dịch ở ngách mũi giữa Dịch ở ngách bướm sàng Dịch ở sàn mũi Dị hình vách ngăn VA tồn dư quá phát Polyp
  • 41. 38 3.1.11.Tìnhtrạng cuốn mũi giữa khi khám nội soi Bảng 3.14. Tình trạng cuốn mũi giữa(N=) Cuốn giữa Số lượng(N) Tỷ lệ % NN xung huyết, phù nề Quá phát Đảo chiều Thoái hóa 3.1.12. Tình trạng cuốn mũi dưới khi khám nội soi Bảng 3.15. Tình trạng cuốn mũi dưới(N=) Cuốn dưới Số lượng(N) Tỷ lệ % Niêm mạc xung huyết, phù nề Quá phát Co hồi kém Thoái hóa 3.1.13.Hìnhảnh bóng sàng khi khám nội soi Bảng 3.16. Hình ảnh bóng sàng khi khám nội soi(N=) Bóng sàng Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Qúa phát Bình thường 3.1.14.Hìnhảnh mỏm móctrên nội soi Bảng 3.17. Hình ảnh mỏm móc khi khám nội soi(N=) Mỏm móc Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Quá phát NN phù nề, xung huyết Thoái hóa Đảo chiều
  • 42. 39 3.1.15. Dịch mủ ở ngách mũi khi khám nội soi Bảng 3.18. Dịch mủ ở ngách mũi giữa qua nội soi(N=) Dịch mủ Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Loãng đục Nhầy đục Vàng, xanh N 100 Bảng 3.19. Dịch mủ ở ngách bướm sàng qua nội soi (N=) Dịch mủ Số lượng(N) Tỷ lệ (%) Loãng đục Nhầy đục Vàng, xanh N 100 3.1.16. Bệnh lý các cơ quan kế cận Bảng 3.20. Bệnh lý cơ quan kế cận(N=) Bệnh lý cơ quan kế cận Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Viêm VA Viêm họng – Amydan tái diễn Viêm tai giữa Viêm thanh quản Viêm phế quản Bệnh răng miệng LPR 3.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN – KHÁNG SINH ĐỒ 3.2.1. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn trong số bệnh phẩm nghiên cứu Bảng 3.21. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn (N=) Vi khuẩn Số lượng (N) Tỷ lệ (%) Vi khuẩn mọc
  • 43. 40 Vi khuẩn không mọc 3.2.2. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn 3.2.2.1. Sự kết hợp các loại vi khuẩn trên cùng một bệnh phẩm Bảng 3.22.Vi khuẩn mọc trong bệnh phẩm nuôi cấy (N=) Vi khuẩn Số lượng (N) Tỷ lệ(%) Bệnh phẩm mọc 1 VK Bệnh phẩm mọc 2 VK Bệnh phẩm không mọc VK N 100 Bảng 3.23. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn (N=) STT Vi khuẩn Số lượng (N) Tỷ lệ (%) 1 Haemophilus influenzae 2 Klebsiella oxytoca 3 Klebsiella pneomoniae 4 Staphylococcus aureus 5 MRSA 6 Pseudomonas aeruginosa 7 Streptococcus anpha-hemolytic 8 Streptococcus B-hemolytic 9 Streptococus pneomoniae 10 Streptococcus pyogenes 11 Proteus mỉabilis 12 Escherichiacoli N 100
  • 44. 41 3.2.3. Kếtquả kháng sinh đồ Bảng 3.24. Kết quả kháng sinh đồ của H. influenzae (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Ampicillin 2 Ceftriaxon 3 Meropenem 4 Ciprofloxacin Bảng 3.25. Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella oxytoca (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Ampicillin 2 Ceftriaxone 3 cephalexin 4 Amo+A.clavulanic 5 Gentamycin 6 Levofloxacin Bảng 3.26. Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneomoniae (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Ampicillin 2 Ceftriaxone 3 Co-trimoxazoll 4 Amo+A.clavulanic 5 Gentamycin
  • 45. 42 6 Levofloxacin Bảng 3.27. Kết quả kháng sinh đồ của P. aeruginosa (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Gentamycin 2 Cefazidime 3 Amikacin 4 Levofloxacin Bảng 3.28. Kết quả kháng sinh đồ của S. aureus (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Penicillin 2 Ceftriaxone 3 Gentamycin 4 Clindamycin 5 Ciprofloxacin 6 Chloramphenicol
  • 46. 43 Bảng 3.29. Kết quả kháng sinh đồ của MRSA (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Oxacillin 2 Vancomycin 3 Gentamycin 4 Erythromycin 5 Ciprofloxacin 6 Co-trimoxazol Bảng 3.30. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus anpha-hemolytic (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Ceftazidime 2 Ampicillin 3 Amo+A.clavulanic 4 Ceftriaxone 5 Levofloxacin Bảng 3.31. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus B-hemolytic (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Penicillin 2 Ampicillin 3 Amo+A.clavulanic 4 Ceftriaxone 5 Erythromycin
  • 47. 44 Bảng 3.32. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneomoniae (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Penicillin 2 Erythromycin 3 Clindamycin 4 Chloramphenicol Bảng 3.33. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Penicillin 2 Erythromycin 3 Amo+A.clavulanic 4 Ceftriaxone 5 Clindamycin Bảng 3.34. Kết quả kháng sinh đồ của Proteus mirabilis (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Ampicillin 2 Levofloxacin 3 Amo+A.clavulanic 4 Ceftriaxone 5 Gentamycin 6 Tobramycin
  • 48. 45 Bảng 3.35. Kết quả kháng sinh đồ của Escherichiacoli (N=) STT Nhạy-Kháng KS Nhạy cảm (S) Trung gian (I) Kháng (R) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Amikacin 2 Amo+A.clavulanic 3 Cefotaxime 4 Ceftriaxone 5 Ciprofloxacin 6 Levofloxacin
  • 49. 46 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Mã số bệnh nhân : ........................ I. HÀNH CHÍNH: Họ và tên: ......................................................Nam Nữ Ngày sinh: .... ............/............/............... Tuổi :.............. Nghề nghiệp:...................................... Điện thoại:........................ Địa chỉ:......................................................................................... * Thời gian mắc bệnh: ...........................Tháng. * Lý do đi khám bệnh: 1 □. Ngạt mũi 2 □. Chảy mũi 3 □. Giảm ngửi 4 □. Mất ngửi 5 □. Đau nhức vùng sọ mặt 6 □. Khác II. TIỀN SỬ. 1 □. Hen phế quản 2 □. Dị ứng thức ăn 3 □. HC trào ngược 4 □ Hút thuốc lá 5 □ Rượu ,bia 6 □. Mày đay 7 □. Dị ứng thuốc 8 □. Khác III. TRIỆU CHỨNG. 1. Triệu chứng chính. 1. Ngạttắc mũi: 1 □. 1 bên 2 □. 2 bên 3□ . Từng lúc 4□. Liên tục 5 □ .Ngạt nhẹ 6 □ . Ngạt trung bình 7□. Ngạt nặng 2. Chảy mũi : 2.1. Số lượng bên: 1□. 1 bên 2□. 2 bên 2.2. Vị trí chảy mũi: 1 □. Chảy mũi trước 2 □. Chảy mũi sau 3 □. Cả 2 2.3. Tính chất dịch mủ: 1 □. Loãng trong 2 □ . Nhầy đục 3 □.Vàng xanh 4 □.Lẫn máu.
  • 50. 47 3. Đau nhức sọ mặt : 1 □. Trán 2 □. Trước mặt 3 □. Góc mũi mắt 4 □. Thái dương 5 □. Đỉnh chẩm 6 □. Hốc mắt 4. Rốiloạn ngửi: 1. □. Giảm ngửi 2. □ . Mất ngửi 3. □. 1 bên 4. □. 2 bên 2. Triệu chứng khác : 1. □ Ho 2. □ Ngứa mũi, hắt hơi 3□. Đau tai ,ù tai 4. □ Hơi thở hôi 5. □ Rốiloạn giấc ngủ hoặc ngủ ngáy 3. Triệu chứng nội soi. 3.1. Tình trạng chung của hốc mũi: 1.□ Niêm mạc phù nề 2.□ Dịch mủ ngách mũi giữa 3.□ Dịch mủ ngách bướm sàng 4.□ Dịch mủ sàn mũi 5.□ Dị hình vách ngăn 6.□ VA tồn dư quá phát 7.□ Polyp 3.2. Niêm mạc mũi: 1 □. Nhợt màu 2. □. Xung huyết, Phù nề 3 □. Thoái hóa 3.3. Ngáchmũi giữa: 1. □. Dịch loãng trong 2. □ .Mủ nhầy đục 3. □. Mủ vàng xanh 4. □. Dịch lẫn máu. 5 .□. Polyp 3.4. Ngáchbướm sàng: 1 □. Dịch loãng trong 2 □ .Mủ nhầy đục 3 □. Mủ vàng xanh 4 □. Dịch lẫn máu. 5 □. Polyp 3.5. Cuốn giữa : 1.□ . N/m xung huyết, phù nề 2.□ .Quá phát 3.□ Đảo chiều 4.□. Thoái hóa 3.6. Cuốn dưới : 1.□. N/m phù nề , xung huyết 2.□. Quá phát 3.□.Co hồi kém. 4.□.Thoái hóa. 3.7. Mỏm móc: 1.□. Bình thường 2.□. N/m phù nề , xung huyết
  • 51. 48 3.□. Quá phát 4.□. Đảo chiều 5.□. Thoái hóa 3.8. Bóng sàng: 1.□. Bình thường 2.□. Quá phát 3.9. Vách ngăn: 1.□. Bình thường 2.□. Mào,vẹo VN 3.□. Gai VN IV. BỆNH LÝ CƠ QUAN KẾ CẬN: 1.□. Viêm VA 2.□. Viêm họng – Amydan 3.□. Viêm tai giữa 4.□. Viêm thanh quản 5.□. Viêm phế quản 6.□. Bệnh răng miệng 7.□. LPR V. KẾT QUẢ NUÔI CẤY VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ 1.Nuôicấy vi khuẩn(+) 1.□. Streptococcus pneumoniae 2. □ Streptococcus anpha-hemolytic 3.□. Streptococcus B-hemolytic 4. □ Streptococcus pyogenes 5. □ Haemophilus influenzae 6.□. Staphylococcus aureus 7. □ MRSA 8.□. Pseudomonas aeruginosa 9. □ Escherichiacoli 10.□. Klebsiella oxytoca 11.□. Klebsiella pneomoniae 12.□. Proteus mirabilis 2. Kết quả kháng sinh đồ 1.Penicillin 1 □ . Nhạy cảm 2 □ . Trung gian 3 □ . Kháng 2. Ampicillin 1 □ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
  • 52. 49 3. Mezlocillin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 4. Piperacillin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 5. Ticarcillin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 6. Methicillin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 7. Impenem 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 8. Meropenem 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 9. Cephalothin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 10. Cefuroxime 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 11. Ceftazidime 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 12. Ceftriaxone 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 13. Cefotaxime 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 14. Cefepime 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 15. Amo+ A.clavulanic 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 16. Ampi+sulbactam 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
  • 53. 50 17. Piper+ Tazobactam 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 18. Cefoperazol + Sulbactam 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 19. Erythromycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 20. Azithromycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 21. Clindamycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 22. Vancomycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 23. Gentamycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 24. Tobramycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 25. Amikacin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 26. Norfloxacin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 27. Ciprofloxacin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 28. Moxifloxacin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 29. Levofloxacin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 30. Tetracycline 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng
  • 54. 51 31. Doxycycline 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 32 Co-trimoxazol 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 33. Linezolid 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng 34. Fosmycin 1□ . Nhạy cảm 2□ . Trung gian 3□ . Kháng Người làm bệnh án. CHUVĂN QUYỀN
  • 55. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Frank H. Netter, (1997), Atlas of Human Anatomy, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, pp. 2. Nguyễn Văn Hòa, (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính nhiễm khuẩn người lớn tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ trường đại học y hà nội, pp. 71. 3. Bùi Thế Hưng, (2019), "Tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh trong bệnh lý viêm xoang mạn có chỉ định phẩu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2017 - 2018", Y Học TP Hồ Chí Minh, 23 (1), pp. 52. 4. Phạm Kiên Hữu, (2010), Kỹ thuật mổ an toàn và hợp lý, Nhà xuất bản Y Học TP Hồ Chí Minh, pp. 71-111. 5. Ngô Ngọc Liễn, (2016), Đại cương sinh lý mũi xoang, Nhà xuất bản Y Học, pp. 143-146. 6. Ngô Ngọc Liễn, (2016), Tóm lược giải phẫu mũi xoang, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, pp. 138-142. 7. Nguyễn Quang Quyền, (2018), Mũi, Nhà xuất bản Y Học TP Hồ Chí Minh, pp. 405-414. 8. Nhan Trừng Sơn, (2016), Giải phẫu ứng dụng và sinh lý mũi xoang Nhà xuất bản Y Học, pp. 1-32. 9. Nguyễn Trọng Tài, (2013), "Sự nhạy cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn trong viêm mũi xoang mạn tính", Y học thực hành, 876 (7), pp. 68-71. 10. Võ Tấn, (2013), Viêm xoang cấp tính, Nhà xuất bản Y Học, pp. 119-123. 11. Bộ y tế, (2016), Viêm mũi xoang mạn tính, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, pp. 98-101. 12. Nguyễn Tư Thế, (2013), Viêm mũi xoang mạn tính, Nhà xuất bản Đại Học Huế, pp. 63-69. 13. Nguyễn thị Trung, (2018), "Khảo sát các chủng vi khuẩn hiếu khí gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh trong bệnh viêm mũi xoang mạn tính tại Bệnh viện C Đà Nẵng", pp. 14. Barbero G J, (1996), "Gastroesophageal reflux and upper airway disease", Otolaryngol Clin North Am, 29 (1), pp. 27-38.
  • 56. 53 15. Bolger W E, Butzin C A, Parsons D S, (1991), "Paranasal sinus bony anatomic variations and mucosal abnormalities: CT analysis for endoscopic sinus surgery", Laryngoscope, 101 (1 Pt 1), pp. 56- 64. 16. Brook I, (2011), "Microbiology of sinusitis", Proc Am Thorac Soc, 8 (1), pp. 90-100. 17. Caruso G, Passali F M, (2006), "ENT manifestations of gastro- oesophageal reflux in children", Acta Otorhinolaryngol Ital, 26 (5), pp. 252-255. 18. Duguid K, (1997), "Frank Netter (1906-1991)", J Audiov Media Med, 20 (2), pp. 69. 19. Engholm D H, Kilian M, Goodsell D S, Andersen E S, et al, (2017), "A visual review of the human pathogen Streptococcus pneumoniae", FEMS Microbiol Rev, 41 (6), pp. 854-879. 20. Heinz E, (2018), "The return of Pfeiffer's bacillus: Rising incidence of ampicillin resistance in Haemophilus influenzae", Microb Genom, 4 (9), pp. 21. Karma P, Jokipii L, Sipilä P, Luotonen J, et al, (1979), "Bacteria in chronic maxillary sinusitis", Arch Otolaryngol, 105 (7), pp. 386- 390. 22. Lister J L, Horswill A R, (2014), "Staphylococcus aureus biofilms: recent developments in biofilm dispersal", Front Cell Infect Microbiol, 4 pp. 178. 23. Potter G D, (1981), "Sinus anatomy and pathology", Bull N Y Acad Med, 57 (7), pp. 591-594. 24. Szaleniec J, Gibała A, Pobiega M, Parasion S, et al, (2019), "Exacerbations of Chronic Rhinosinusitis-Microbiology and Perspectives of Phage Therapy", Antibiotics (Basel), 8 (4), pp. 25. Tiwari R, Goyal R, (2019), "Role of Concha Bullosa in Chronic Rhinosinusitis", Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 71 (1), pp. 128-131. 26. Zhang X, Sun J, Chu S, (2014), "[Secretion analysis of pathogenic bacteria culture in 115 rural chronic nasal-sinusitis patients]", Lin Chung Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 28 (9), pp. 627- 630. 27. Blackwell D L, ", Collins J G, ", Coles R, " (2002), "Summary health statistics for U.S. adults: National Health Interview Survey, 1997", Vital Health Stat 10, (205), pp. 1-109. 28. Wei H Z, Li Y C, (2018), "The microbiology of chronic rhinosinusitis with and without nasal polyps", 275 (6), pp. 1439- 1447.