SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH
ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI
Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢ C
HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH
ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI
Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Văn Sơn
Thái Nguyên - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Thị Phương Thanh, học viên cao học khóa 19, chuyên
ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện. Nghiên cứu này không
trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. Các số liệu và thông
tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được
xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết trên
đây.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Hoàng Thị Phương Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn
Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn, luôn giúp đỡ và tận tình truyền đạt những kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Nhi khoa này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thành Trung -
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Phó Hiệu trưởng, Trưởng Bộ
môn Nhi Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, người đã có những nhận xét,
góp ý quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Bích Hoàng - Giám đốc Trung
tâm Nhi Khoa, người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập tại Trung tâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Nhi
và các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện để giúp tôi hoàn
thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện và Ban Giám đốc
Trung tâm Nhi khoa cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Trung tâm Nhi khoa
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Bộ môn Nhi Trường
Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị em trong gia đình, tất cả các
đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi để tôi hoàn
thành cuốn luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2017
Tác giả
Hoàng Thị Phương Thanh
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Nghĩa
AIDS
Acquired Immuno
Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải
B. pseudomallei Burkholdera pseudomallei Trực khuẩn Whitmore
CRP C – reactive protein Protein phản ứng C
H. influenza Haemophilus influenzae
Trực khuẩn Gram(-) thuộc
họ Haemophilus
ICD - 10
International Classification
of Diseases - 10
Phân loại bệnh quốc tế - 10
ICU Intensive care unit Đơn vị chăm sóc đặc biệt
K. peumoniae Klebsiella pneumoniae
Trực khuẩn Gram (-) thuộc
họ VK đường ruột
KS Kháng sinh
M. catarrhalis Micrococcus catarrhalis Cầu khuẩn Gram(-)
n Số lượng bệnh nhân
NCHS
National Center for Health
Statistic
Trung tâm thống kê sức khỏe
Hoa Kỳ
NE Neutrophil Bạch cầu đa nhân trung tính
P. aeruginosa Pseudomonas aeruginosa Trực khuẩn mủ xanh
RLLN Rút lõm lồng ngực
S. aureus Staphylococcus aureus Tụ cầu vàng
S. peumoniae Streptococcus peumoniae Phế cầu
SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
Sl Số lượng
iv
UNICEF
United Nations Children's
Fund
Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc
VK Vi khuẩn
VP Viêm phổi
VPMPTCĐ
Viêm phổi mắc phải tại
Cộng đồng
VPN Viêm phổi nặng
WBC White blood count Số lượng Bạch cầu
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
v
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Định nghĩa,phân loại bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi........................... 3
1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ ..................................................... 5
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi....... 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:........................................................... 19
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu:....................................................... 19
2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 30
3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ................................ 32
3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi................................ 34
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ......................... 37
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................. 41
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 41
4.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi................................ 48
4.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ....................... 50
4.5. Hạn chế của Đề tài ................................................................................... 50
KẾT LUẬN..................................................................................................... 51
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá chất lượng mẫu đờm theo thang điểm Bartlett ............... 10
Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi ............................ 23
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu.................................................... 23
Bảng 2.3. Giá trị số lượng BC bình thường theo lứa tuổi ở trẻ ...................... 24
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới ................................ 30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư ................... 30
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và độ nặng của bệnh ...... 31
Bảng 3.4.Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện......................... 31
Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tỵ hầu....................................... 32
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập được các loại vi khuẩn trong dịch tỵ hầu ............... 32
Bảng 3.7. Phân nhóm nguyên nhân theo tuổi ................................................. 32
Bảng 3.8. Nguyên nhân gây bệnh VP tại cộng đồng, bệnh viện .................... 33
Bảng 3.9. Nguyên nhân gây bệnh của nhóm đã dùng KS và chưa dùng trước
khi vào viện..................................................................................................... 33
Bảng 3.10. Tần suất biểu hiện các triệu chứng cơ năng ................................. 34
Bảng 3.11. Tần suất biểu hiện các triệu chứng thực thể................................. 34
Bảng 3.12. Triệu chứng cơ năng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi ........... 35
Bảng 3.13. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi......... 35
Bảng 3.14. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp...... 36
Bảng 3.15. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp ..... 36
Bảng 3.16. Thay đổi chỉ số máu ngoại vi trong công thức máu ..................... 37
Bảng 3.17. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng......................................... 38
Bảng 3.18. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu ...... 38
Bảng 3.19. Sự thay đổi trong CTM theo một số vi khuẩn nuôi cấy được...... 38
Bảng 3.20. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng theo một số vi khuẩn nuôi
cấy được. ......................................................................................................... 39
Bảng 3.21. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu ...... 39
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Hình ảnh phế nang bình thường và phế nang viêm .......................... 3
Hình 1.2. Cấu tạo của hầu - họng.................................................................... 11
Hình 1.3. Kỹ thuật lấy dịch Tỵ hầu................................................................. 26
Biểu đồ 2.1. Sự biến thiên của BC hạt trung tính và BC Lympho ................. 25
Biểu đồ 3.3. Các bệnh lý kết hợp của đối tượng nghiên cứu.......................... 32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn
thế giới [4], [35], [46], đặc biệt ở các nước đang phát triển [34], [37], [51]. Năm
2004, theo báo cáo của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới, viêm phổi đã gây tử
vong 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại
và được phân bố rộng khắp các khu vực trên thế giới [34], [51].
Việt Nam là nước đang phát triển có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm
phổi ở trẻ dưới 5 tuổi còn khá cao. Đặc biệt tại các đơn nguyên sơ sinh viêm
phổi là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất trong
nhóm bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh (75,6% theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa
Saint Paul [26]; 60.8% tại Bệnh viện Nhi Đồng I [25]).
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ rất đa dạng và phong phú khác
nhau giữa các quốc gia, giữa các địa phương trong từng quốc gia, trong bệnh
viện và cộng đồng. Ở trẻ dưới 5 tuổi nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn gặp ở
cả hai nhóm Gram âm và Gram dương. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng
khá phổ biến nhưng khả năng bội nhiễm cao đặc biệt ở những nước đang phát
triển [4], [51].
Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị là rất quan trọng
nhưng lại rất khó khăn vì những lí do như lấy bệnh phẩm [41], đã điều trị KS
từ trước; tỷ lệ mọc thấp. Hiện nay, điều trị viêm phổi ở trẻ chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm của bác sĩ thường mang tính chất bao vây và việc điều trị viêm
phổi theo tác nhân gây bệnh chủ yếu dựa vào lứa tuổi. Gần đây, việc sử dụng
kháng sinh một cách bừa bãi tạo ra nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh
làm cho vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn và hiệu quả điều trị cũng giảm sút.
Chính vì thế mà việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là rất cần thiết
và là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra, không những giúp cho chẩn đoán xác
2
định mà còn là bằng chứng cho các nhà lâm sàng có những chọn lựa kháng sinh
phù hợp nhằm giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nói chung đã có nhiều
tác giả đề cập đến như: Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại bệnh viện Nhi Trung
ương trong 5 năm (từ 2006 - 2010); nghiên cứu của Lã Quý Hương tại Trung
tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2012 [11]; tại Bệnh viện Nhi Đồng I năm
2014 của Phạm Văn Hoàng … Tuy nhiên, việc tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của viêm phổi ở các thể lâm sàng khác nhau và theo nguyên nhân
khác nhau có ý nghĩa quan trọng giúp gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng lựa chọn
kháng sinh ban đầu được hiệu quả nhất.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc
điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trung tâm Nhi
khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trung tâm
Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5
tuổi điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
năm 2016 - 2017.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa,phân loại bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
* Định nghĩa
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm
phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ
của phổi. Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, virus, ký sinh vật,
nấm nhưng không phải do trực khuẩn lao [4], [5], [29], [49].
Hình 1.1. Hình ảnh phế nang bình thường và phế nang viêm
Theo tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 4
thể lâm sàng: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản, áp xe phổi.
Viêm phổi được chia làm 4 loại: (1) viêm phổi mắc phải tại cộng đồng
(community-acquired pneumoniae, CAP), (2) viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
(hospital-acquired pneumoniae, HAP), (3) viêm phổi liên quan đến thở máy
(ventilator-associated pneumonia, VAP), (4) viêm phổi liên quan đến chăm sóc
y tế (health care-associated pneumonia, HCAP) [36].
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng được định nghĩa là viêm phổi mắc
4
phải khi bệnh nhân đang sống ngoài bệnh viện hoặc là không sử dụng các
phương tiện chăm sóc dài ngày.
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Lồng ngực Anh [39], VPMPTCĐ được
xác định khi có:
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (ho và ít
nhất có một triệu chứng của đường hô hấp dưới)
- Có dấu hiệu của tổn thương mới ở phổi khi thăm khám
- Có ít nhất một trong các dấu hiệu toàn thân (sốt, vã mồ hôi, đau mỏi
người và/ hoặc nhiệt độ cơ thể tăng trên 380
C).
- Không có chẩn đoán khác về tình trạng bệnh đang có.
Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện được định nghĩa là viêm phổi mới xuất
hiện, xảy ra sau khi bệnh nhân nhập viện 48h hoặc muộn hơn.
* Phân loại theo mức độ nặng của bệnh:
Viêm phổi [24], [51]: Trẻ ho kèm theo thở nhanh so với tuổi.
+ Trẻ < 2 tháng nhịp thở ≥ 60 lần / phút
+ Trẻ từ 2 - < 12 tháng tuổi nhịp thở ≥ 50 lần / phút
+ Trẻ từ 12 tháng - ≤ 5 tuổi nhịp thở ≥ 40 lần / phút
Viêm phổi nặng [24], [51]
- Trẻ < 2 tháng tuổi:
+ Trẻ ho
+ Sốt
+ Thở nhanh
- Trẻ 2 tháng - 5 tuổi
+ Trẻ ho
+ Sốt
+ Thở nhanh
+ Có rút lõm lồng ngực
5
1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác nhân gây bệnh trong VP trẻ em bao gồm:
vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng [38], [43]. Nguyên nhân gây bệnh viêm
phổi khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi theo thời gian với tỷ lệ ngày càng
tăng, diễn biến bệnh ngày càng không điển hình thu hút nhiều sự chú ý trên thế
giới [50]. Vi khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở trẻ dưới 5 tuổi, hai nguyên nhân
hàng đầu gây viêm phổi là S. pneumoniae, H. influenzae [3], [47]; nhiều trường
hợp có thể là nguồn gốc của virus, vi khuẩn ít phổ biến và nấm [37], [45], [49],
[51].
Theo nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên trẻ bị viêm
phổi do vi khuẩn trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) cho thấy nguyên nhân do
vi khuẩn Gram dương chiếm 31,7%, trong đó S. pneumoniae chiếm tỷ lệ 12,7%,
vi khuẩn Gram âm chiếm 68,4% trong đó H. influenzae chiếm tỷ lệ 12,1% [30].
Theo một nghiên cứu khác tại khoa Nhi Bệnh viên Xanh pôn, vi khuẩn
thường gặp gây bệnh viêm phổi nặng là S. pneumoniae (29,6%) H. influenzae
(17,5%) [18].
* Viêm phổi do Phế cầu (Streptococcus pneumoniae)
S. pneumoniae là căn nguyên hàng đầu gây VPMPTCĐ [40] đặc biệt là
ở trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước
chừng mỗi năm có khoảng 1,1 triệu trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm
phổi do phế cầu [13].
Tỷ lệ viêm phổi do S. Pneumoniae ở khu vực châu Á nhìn chung thấp
hơn so với ở châu Âu là 13,3% so với 25,9%. Ở châu Á, tỷ lệ này cũng khác
nhau tùy thuộc từng quốc gia: ở Nhật là 20%, khoảng 10 - 15% trong các nghiên
cứu khác và chỉ khoảng 5% ở Malaysia, 7 % ở Singapore. Đặc biệt, phế cầu
6
cũng là căn nguyên thường gặp nhất gây biến chứng viêm phổi bội nhiễm ở các
bệnh nhân sau nhiễm virus đường hô hấp.
Phế cầu là vi khuẩn Gram dương, có vỏ bọc, kích thước 0,5 - 1,25µm,
đứng thành cặp đôi hoặc riêng lẻ, hoặc thành chuỗi ngắn. Nhiễm khuẩn thường
xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, gần 70% trường hợp xảy ra sau nhiễm
siêu vi [21].
Vi khuẩn gây bệnh từ người này sang người khác và thường khu trú vùng
hầu họng trước khi gây viêm phổi. Phế cầu là nguyên nhân chủ yếu gây viêm
phổi thùy. Tổn thương nhiều thùy xảy ra khi phế cầu theo dịch viêm lan đến
thùy phổi khác theo đường phế quản. Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi,
màng ngoài tim [21].
* Viêm phổi do Hemophilus influenzae
H. influenzae là một nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi nặng ở trẻ bú
mẹ và trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân. H. influenzae là vi
khuẩn Gram âm H. influenzae chỉ tìm thấy ở người, không có ở động vật và
môi trường. Chúng có kích thước nhỏ, không di động, không tạo bào tử, phát
triển ái khí. Trong số các bệnh nhiễm trùng do H. influenzae, viêm phổi chỉ
đứng sau viêm màng não [21].
H. influenzae thường gâyviêm phổi ở trẻ em tuổi từ 4 tháng đến 4 tuổi.Triệu
chứng lâm sàng giống viêm phổi Phế cầu hoặc Tụ cầu vàng, nhưng khởi phát từ
từ hơn. Viêm phổi nguyên phát ở trẻ em thường kèm theo tổn thương ở cơ quan
khác như viêm màng não, viêm thanh quản, viêm xương khớp.
Theo nghiên cứu gần đây của Đào Minh Tuấn cho thấy nguyên nhân gây
viêm phổi ở trẻ do VK Gram âm chiếm 68,4% trong đó Hemophilus
influenzae chiếm tỷ lệ là 12,1% [30]
* Viêm phổi do Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
Viêm phổi do Tụ cầu là một bệnh nhiễm trùng nặng, tiến triển nhanh, dễ
dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích đáng. Bệnh
7
thường liên quan đến dịch cúm, sởi hay người mắc bệnh mạn tính, suy giảm
miễn dịch và là nguyên nhân tử vong cao nhất ở bệnh nhân đặt nội khí quản tại
khoa hồi sức tích cực.
Tụ cầu là cầu khuẩn Gram dương, đường kính 0,8 - 1μm, thường tụ tập
thành từng đám giống hình chùm nho. Tụ cầu sản xuất nhiều độc tố và enzym
ngoại bào. Chủng Tụ cầu vàng tạo ra enzym coagulase là đặc điểm đặc trưng
so với chủng khác [21].
S. aureus thường gặp ở những bệnh nhân viêm phổi nặng và áp xe phổi.
Thường xảy ra đối với bệnh nhân sau khi cúm hoặc suy giảm miễn dịch, Tụ cầu
theo dịch tiết đường hô hấp vào phổi. Vi khuẩn này có thể theo đường máu đến
phổi từ một mụn nhọt ngoài da, hoặc từ một sùi trong viêm nội tâm mạc ở tim
phải hoặc từ một huyết khối tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn [21].
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị viêm phổi do vi
khuẩn trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) nguyên nhân do vi khuẩn Gram dương
chiếm 31,7%, trong đó S. aureus chiếm ưu thế với tỷ lệ là 14,9% [30].
Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2014, kết quả cấy đờm trên 196 bệnh
nhi viêm phổi cộng đồng thu được như sau: S. pneumoniae: 47,1%, kế đến là S.
aureus: 20,6%; M. catarrhalis: 14,7%; H. influenzae: 8,8%; K. pneumoniae: 5,9%;
P. aeruginosa: 2,9% [16].
1.2.2. Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ theo lứa tuổi [29]
- Trẻ sơ sinh: các vi khuẩn Gram(+) đặc biệt:
+ Streptococcus nhóm B
+ E. coli
+ Staphylococcus Pneumoniae
+ Klebsiella
+ Pseudomonas aeruginosa.
- Từ 1 - 3 tuổi:
8
+ S. pneumoniae
+ H. influenzae nhóm B
-Trẻ trên 3 tuổi:
+ S. pneumoniaee
+ Staphylococcus Pneumoniae
+ M. pneumonia
+ Chlamydia pneumoniae.
- Trẻ nằm viện kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch:
+ Klebsiella, Pseudomonas
+ E. Coli
+ Candida albicans
+ Pneumocystic carinii.
Nhìn chung, vi khuẩn gây viêm phổi trẻ dưới 6 tuổi theo thứ tự thường
gặp là: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. aureus.
Nguyên nhân gây viêm phổi nặng qua cấy nội khí quản chủ yếu là vi khuẩn
Gram âm K. pneumoniae, P.aeruginosa có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Điều trị
theo kháng sinh đồ tỷ lệ thành công 94%. Thời gian điều trị trung bình kéo dài
18 ± 2,7, tỷ lệ tử vong cao 6% [8].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh, nguyên nhân gây bệnh viêm
phổi bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn Gram (-) chiếm 84% trong đó: Acinetobacte
(22,9%); Klebsiella (27,5%); E.coli (11,8%); P. aeruginosa (10%); vi khuẩn
Gram (+) chiếm 14% chủ yếu S. coagulase negative: (7,4%); S. aureus (6,6%)
[14].
Nhiễm S.coagulase negative, Acinetobacter, P.aeruginosa chủ yếu ở khoa
hồi sức; E.coli ở trẻ sinh non; Klebsiella ở trẻ suy dinh dưỡng; S. aureus,
Acinetobacter, P.aeruginosa ở trẻ thở máy; P.aeruginosa ở trẻ có đặt ống sonde
dạ dày [14].
1.2.3. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
9
Năm 1881, lần đầu tiên đã xác định được Streptococcus pneumoniae là
nguyên nhân quan trọng nhất của viêm phổi thùy các mẫu nước bọt của con
người. Năm 1882, Carl Freidländer, đã nghiên cứu trong các mô phổi của 8
trường hợp tử vong do viêm phổi. Vào năm 1883, ông đã nuôi cấy từ mô phổi
động vật thu được Klebsiella pneumoniae là căn nguyên gây bệnh viêm phổi.
Các nghiên cứu nguyên nhân bệnh viêm phổi giai đoạn sớm tập trung vào người
lớn, cho thấy phế cầu đã là mầm bệnh chiếm ưu thế. Chất đờm phổi trở thành
giá trị tiên đoán hữu ích cho viêm phổi do Phế cầu.
Năm 1983, Hội đồng Khoa học và Công nghệ vì sự Phát triển Quốc tế
(BOSTID) tại Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu
bệnh lý hô hấp cấp (ARI) (chứ không riêng bệnh viêm phổi) ở 10 Trung tâm
tại các nước đang phát triển. Virus và vi khuẩn từ dịch mũi họng, máu và dịch
màng phổi được nuôi cấy còn mẫu nước tiểu dùng phản ứng miễn dịch tự miễn
dịch thu được kết quả vi trùng hợp bào hô hấp là loại virus được phát hiện nhiều
nhất, còn S. pneumonia và H. influenzae là những vi khuẩn được phát hiện nhất
[44], [33]. Trong nhiều năm qua đã có những tiến bộ to lớn trong việc phát hiện
vi sinh vật thông qua kỹ thuật phát hiện acid nucleic [42]
Như vậy, việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là rất cần thiết
và được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện Việt Nam, với
điều kiện mỗi khu vực, mỗi viện trong nước ta. Xác định nguyên nhân gây viêm
phổi ở trẻ chủ yếu dựa vào phương pháp nuôi cấy dịch tỵ hầu và xét nghiệm
protein C phản ứng (CRP) gợi ý.
Phương pháp cấy dịch tỵ hầu xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
ở trẻ đã được nhiều nghiên cứu thực hiện trong nước ta từ rất lâu như: Quách
Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ [16], Nguyễn Văn Bàng tại khoa
Nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2009 [3], Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung
10
ương trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) [30]. Lê Xuân Ngọc tại Bệnh viện Nhi
Trung ương (2012) [17] và còn rất nhiều các nghiên cứu khác nữa.
Theo một báo cáo mới nhất của Phạm Thị Đức Lợi tại Hội nghị Nhi khoa
toàn quốc năm 2016 về đánh giá chất lượng mẫu đờm được lấy bằng phương
pháp hút mũi - hầu trên bệnh nhân viêm phổi.
Bảng 1.1. Đánh giá chất lượng mẫu đờm theo thang điểm Bartlett
Mẫu đờm Điểm
10 - 25 Bạch cầu + 1
> 25 Bạch cầu + 2
Nhầy mủ + 3
10 - 25 Tế bào vảy - 1
> 25 Tế bào vảy - 2
Kết quả thu được như sau: Tỷ lệ cấy dương tính trên mẫu đờm đạt chất
lượng theo tiêu chuẩn điểm Bartlett ≥ +1, ≥ +2, ≥ +3 lần lượt là: 32,7%, 31,03%,
32,86%. Tỷ lệ cấy dương tính trên mẫu đờm đạt chất lượng có tế bào biểu mô
vảy < 10 và mẫu đờm đạt chất lượng khi có tế bào biểu mô vảy < 10 và bạch
cầu đa nhân trung tính > 25 lần lượt là: 30,62% và 28,48%.
Trên kết quả thu được chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ cấy dương tính
trên mẫu đờm đạt chất lượng tốt và với tỷ lệ cấy dương tính trên toàn bộ mẫu
đờm. Tác nhân gây viêm phổi nhiều nhất là S. pneumonia và H. influenzae.
* cấu tạo của hầu - họng
Hầu - họng là một bộ phận quan trọng của đường hô hấp, họng là bộ
phận trong cơ thể có chức năng nối liền cơ quan hô hấp và cũng là bộ phận giúp
ta vẩn chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Chính vì vậy nhiệm vụ của họng
- hầu là vô cùng quan trọng.
11
Hình 1.2. Cấu tạo của hầu – họng
Về giải phẫu thì họng được chia làm 3 phần gồm: họng mũi, họng miệng
và họng thanh quản.
Họng mũi: (hay họng trên, tỵ hầu), là phần họng nằm bên trên, tương
ứng với hốc mũi ở phía trước và còn được gọi là vòm họng. Họng mũi có dạng
hình hộp và bao gồm mặt thông nhau với cửa mũi sau, vòi nhĩ, khẩu hầu, và nó
tập trung nhiều tổ chức bạch huyết.
Họng miệng: đây là phần họng giữa, tương đương với miệng ở phía
trước, nằm ở ngã ba giữa đường ăn và đường thở.
Hai bên của họng miệng có amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan.
Niêm mạc họng miệng cũng khác với niêm mạc họng mũi. Niêm mạc họng
miệng là niêm mạc đường tiêu hóa còn niêm mạc họng mũi là niêm mạc đường
hô hấp.
Họng thanh quản: họng thanh quản là phần tương ứng với thanh quản ở
phía trước. Niêm mạc của họng thanh quản cũng giống niêm mạc của họng
miệng là niêm mạc đường tiêu hóa nhưng có cấu trúc lớp biểu mô lát tầng.
* Thời điểm lấy mẫu
- Càng sớm ở giai đoạn sớm của bệnh càng tốt. Nghĩa là tiến hành lấy
mẫu ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng.
- Nên lấy mẫu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân.
12
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng [8], [20], [29], [48], [51]
*Giai đoạn khởi phát
- Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên: Hắt hơi chảy nước mũi, ho,
sốt nhẹ.
- Mệt mỏi quấy khóc biếng ăn, có thể có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa,
nôn và tiêu chảy.
* Giai đoạn toàn phát:
- Hội chứng nhiễm trùng rõ rệt: Sốt dao động từ 38 - 390
C (Trẻ sơ sinh
yếu hoặc trẻ suy dinh dưỡng có thể hạ nhiệt độ).
- Quấy khóc, có dấu hiệu mất nước, rối loạn tiêu hóa.
- Ho, khó thở, khò khè, thở nhanh.
- Nghe có ran ẩm ở phổi
- Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân.
1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước về đặc điểm lâm sàng bệnh viêm phổi ở
trẻ dưới 5 tuổi
* Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng bệnh viêm phổi
tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010 như sau:
+ Sốt: 88,2%, ho: 98,1%, khò khè: 74,8%
+ Bú kém: 67,10%,
+ Kích thích: 37,60%, li bì: 22,70%
+ Ran ẩm ở phổi: 87,5%, ran phế quản ở phổi: 63,4%.
+ Rút lõm lồng ngực: 49,1%, nhịp thở nhanh: 74,8%
+ Suy thở: 47,2%.
* Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 5/ 2012
- tháng 5/ 2013 cho thấy một vài đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhi viêm phổi
nặng:
13
+ Rút lõm lồng ngực: 100%
+ Phập phồng cánh mũi: 89,16%
+ Thở rên: 40,96%
+ Co kéo gian sườn hoặc hõm trên ức: 59,03%
* Theo kết quả của nghiên cứu khác tại viện Nhi Trung ương từ tháng 12/ 2007 -
tháng 8/ 2008. Cho thấy các triệu chứng trên nhóm bệnh nhi viêm phổi nặng có:
+ Sốt > 38.5o
C: 31,5%,
+ Nhịp thở nhanh, ran ẩm ở phổi, rút lõm lồng ngực là ba dấu hiệu chính
gặp 98%.
+ Nhịp tim nhanh, kích thích, li bì gặp 76%
+ Nôn, ỉa lỏng, bỏ bú: 66,7%
* Nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường về đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm
phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2 - 59 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng I [28]
cho thấy:
+ Ho: 86,2%
+ Sốt: 64,7%
+ Nôn: 21,6%
+ Biếng ăn, bú ít: 49,1%
+ Không uống được hoặc bỏ bú: 5,1%
+ Li bì khó đánh thức: 19,3%
+ Tím: 9,6%
+ Phập phồng cánh mũi: 8,1%
+ Co lõm ngực: 100%
+ Ran ẩm/ nổ: 100%
+ Ran ngáy/ rít: 34,6%
14
*Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim về đặc điểm lâm sàng, vi sinh và
kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô hấp Bệnh
viện Nhi Đồng I cho thấy [13]:
+ Sốt ≥ 390
C: 11,8%
+ Sốt < 390
C: 31,4%
+ Không sốt: 56,8
+ Thở nhanh: 52,9%
+ SpO2 < 90% : 3,9%
+ Thở co kéo: 17,6%
+ Ran ẩm: 39,2%
+ Ran nổ: 5,9%
+ Không ran: 54,9%
+ Giảm phế âm: 21,6%
* Theo kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần
Thơ, năm 2013 cho thấy [16]
- Triệu chứng cơ năng:
+ Ho: 98,5%
+ Sốt: 72,9%
+ Chảy mũi: 38,8%
+ Biếng ăn, bú ít : 21,9%
+ Nôn ói: 21,4%
+ Không uống được hoặc bỏ bú: 0,5%
+ Khàn giọng: 2,5%
- Triệu chứng thực thể:
+ Tím/ tái: 14 7,%
+ Thở rít: 2,5%
15
+ Phập phồng cánh mũi: 2,5%
+ Co kéo cơ hô hấp phụ: 13,8%
+ Co lõm ngực: 37,2%
+ Khò khè: 46,4%
+ Ran ngáy/ rít: 51%
+Ran ẩm/ nổ: 94,4%
1.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
* X - quang
+ Mờ xung huyết 2 rốn phổi và hệ thống phế quản.
+ Nhiều nốt mờ không đồng đều về kích thước, mật độ, ranh giới không
rõ ràng… Thường tập trung nhiều nhu mô phổi vùng cạnh tim 2 bên, nhiều hơn
ở bên phải.
* Công thức máu
+ Số lượng bạch cầu tăng.
+ Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
+ Tốc độ máu lắng tăng cao.
* Xét nghiệm đờm, dịch tỵ hầu…để tìm nguyên nhân gây bệnh
+ Thường phát hiện nhất là vi khuẩn Gram (+): Phế cầu, H. influenzae,
Tụ cầu, Moraxella catarrhalis…
+ Có thể gặp vi khuẩn Gram (-): Ecoli, Klebsiella pneumoniae,
Pseudomanas aeruginosa…thông thường gây những diễn biến rất nặng.
1.3.4. Một số nghiên cứu trong nước về đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm
phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
* Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân
viêm phổi tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010 có kết quả đặc
điểm cận lâm sàng như sau:
16
- Công thức máu:
+ Số lượng bạch cầu tăng: 86,6%
+ Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính: 87,2 %
- X- quang ngực thẳng:
+ Tổn thương thâm nhiễm tập trung thành đám: 49,4%
+ Tổn thương thâm nhiễm rải rác:15,1%
+ Tổn thương tổ chức kẽ: 10,7%
+ Tổn thương thâm nhiễm phối hợp: 24,8%.
* Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim về đặc điểm lâm sàng, vi sinh và
kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện
Nhi Đồng I cho thấy [13]:
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng so với tuổi chiếm 51%.
- Xét nghiệm CRP tăng chiếm tỷ lệ 96%.
- X- quang phổi thẳng:
+ Thâm nhiễm phế nang: 45,1%
+ Viêm phổi + tràn dịch màng phổi: 19,6%
+ Viêm phổi thùy: 33,3%
+ Viêm phổi + xẹp phổi: 2%
* Theo kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần
Thơ, năm 2013 cho thấy [16]:
- Công thức máu:
+ Số lượng bạch cầu tăng ≥ 15000 bạch cầu/ mm3: 40,8%
+ Số lượng bạch cầu tăng < 15000 bạch cầu/ mm3: 59,2%
+ Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng: 46,4%
- Xét nghiệm CRP:
+ Tăng ≥ 10 g/l: 29,6%
+ < 10g/l: 70,4%
17
- X- quang phổi thẳng:
+ Viêm phế quản phổi: 99%
+ Viêm phổi thùy: 1%
* Kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh nhi tử vong có viêm phổi nhập khoa
Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2011 cho thấy [6]
- Công thức máu:
+ Số lượng bạch cầu tăng ≥ 15000 bạch cầu/ mm3
: 58,1%
+ Số lượng bạch cầu tăng < 15000 bạch cầu/ mm3
: 38,7%
+ Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng: 46,4%
- Xét nghiệm CRP:
+ Tăng ≥ 20 g/l: 48,2%
+ Tăng ≥ 10 g/l: 16,1%
+ < 10g/l: 35,7%
- X- quang phổi thẳng:
+ Thâm nhiễm phế nang: 65,1%
+ Thâm nhiễm phế nang và mô kẽ: 27%
+ Xẹp phổi: 22,2%
+ Ứ khí phế nang: 11,1%
+ Tràn dịch màng phổi: 9,5%
+ Đông đặc thùy/ phân thùy: 7,9%
+ Tràn khí màng phổi: 6,4%
* Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng mẫu đờm được lấy bằng
phương pháp hút mũi hầu trên bệnh nhân viêm phổi của Phạm Thị Đức Lợi và
công sự năm 2016 thu được: 12 tác nhân gây bệnh viêm phổi trong đó hai tác
nhân gây bệnh viêm phổi nhiều nhất là S. pneumoniae và H. influenzae đồng
chiếm tỷ lệ 26,58% [22]
18
* Theo một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ dưới 5
tuổi bị viêm phế quản phổi tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
năm 2016 kết quả thu được như sau: Trong nghiên cứu thu được tỷ lệ trẻ sốt là
100% trong đó sốt vừa và cao là 79,3%; triệu chứng ran ẩm ở phổi gặp 100%
các trường hợp; số lượng bạch cầu trong máu là 11,57 ± 5,44 g/l; triệu chứng
tổn thương trên X - quang tim phổi thẳng là hình mờ tập trung chiếm 90,6%; vi
khuẩn gặp trong cấy dịch tỵ hầu nhiều nhất là M. catarrhalis chiếm 40,54%,
sau đến Streptococcus chiếm 18,9% [23].
* Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2016 cho thấy viêm phổi thùy gặp hầu hết ở trẻ trên 2 tuổi với triệu
chứng lâm sàng thường gặp là ho chiếm 100%, sốt là 100%, Trên X - quang hình
ảnh tổn thương thùy trên phổi hay gặp nhất chiếm 26,6% có 18,3% bệnh nhân có
tổn thương màng phổi kết hợp. Kết quả nuôi cấy vi sinh cho thấy Mycoplasma
chiếm tỷ lệ cao nhất 38,3% [27].
19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ ≤ 5 tuổi được chẩn đoán xác định viêm phổi, điều trị tại Trung tâm
Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Được chẩn đoán xác định viêm phổi [29], [52]:
+ Triệu chứng lâm sàng: Trẻ ho/ khó thở, thở nhanh có thể có rút lõm
lồng ngực, dấu hiệu nặng (rút lõm lồng ngực nặng, tím tái, phập phồng cánh
mũi, thở rên, ngừng thở từng cơn, không thể bú hoặc ăn); nghe phổi có ran đặc
biệt ran ẩm vừa nhỏ hạt, ran nổ.
+ Triệu chứng X - quang: Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi
hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim; đám mờ nhỏ không đều tập trung ở
một thùy, phân thùy phổi; ứ khí; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi
- Được cấy dịch tỵ hầu
- Tuổi ≤ 5 tuổi
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
Bệnh án của bệnh nhân chuyển tuyến trong thời gian theo dõi.
Những bệnh nhi không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn trên.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.2.1. Địa điểm
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.2.2. Thời gian:
Tháng 9/ 2016 - 7/ 2017.
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
20
2.3.1. Cỡ mẫu: tính theo công thức
n ═Z2
1- α/2.
𝑃.( 1 – 𝑃)
(𝑑)2
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cần có
α = 0,05 (Mức ý nghĩa thống kê)
Z2
1- α/2 = 1,96 (Hệ số giới hạn tin cậy)
d = 0,05 (Độ chính xác mong muốn)
P = 0,748 (Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng và
nguyên nhân viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010. Tỷ
lệ bệnh nhi có nhịp thở nhanh là 74,8%).
Thay vào công thức ta có: 𝑛 =
(1,96)2∗0,748∗0,252
(0,05)2
= 290
Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 290 bệnh nhi.
Kỹ thuật lấy mẫu: Thuận tiện
2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.2.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi, giới, dân tộc, dịa dư
- Sử dụng thuốc KS trước khi nhập viện
- Các bệnh lý mắc kèm.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu về nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
- Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn trong dịch tỵ hầu
- Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ theo lứa tuổi.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở nhóm đã dùng kháng sinh
và chưa dùng kháng sinh trước khi vào viện.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm
phổi bệnh viện ở trẻ dưới 5 tuổi.
21
2.3.2.3. Các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ
dưới 5 tuổi
* Các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm lâm sàng chung
+ Triệu chứng cơ năng gồm: sốt, ho, chảy mũi, khò khè, biếng ăn/ bú ít
+ Triệu chứng thực thể: li bì, kích thích, tím tái, đầu gật gù theo nhịp thở,
phập phồng cánh mũi, cơn ngừng thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm/
ran nổ, ran rít/ ran ngáy.
- Đặc điểm lâm sàng theo tuổi.
- Đặc điểm lâm sàng theo nhóm tìm thấy nguyên nhân và nhóm không
tìm thấy nguyên nhân.
- Đặc điểm lâm sàng với từng nguyên nhân gây bệnh.
* Các chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng
- Đặc điểm cận lâm sàng chung: Công thức máu, định lượng CRP, đo độ
bão hòa oxi (SpO2), Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X- quang tim phổi
thẳng.
- Đặc điểm cận lân sàng với từng nguyên nhân gây bệnh.
2.3.3. Định nghĩa các biến số
2.3.3.1. Viêm phổi mắc phải cộng đồng
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô
phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang,
tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm phổi
có thể là các vi khuẩn, virus, ký sinh vật, nấm nhưng không phải do trực khuẩn
lao [4], [49].
2.3.3.2. Viêm phổi bệnh viện
Là tổn thương nhiễm trùng phổi sau khi bệnh nhân nhập viện từ 48h mà
trước đó không có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.
22
2.3.3.3. Viêm phổi [24], [29]: Trẻ ho kèm theo thở nhanh so với tuổi
2.3.3.4. Viêm phổi nặng [24], [29]
- Trẻ < 2 tháng tuổi:
+ Trẻ ho
+ Sốt
+ Thở nhanh
- Trẻ 2 tháng - 5 tuổi:
+ Trẻ ho
+ Sốt
+ Thở nhanh
+ Có rút lõm lồng ngực
2.3.3.5. Nhóm tuổi dựa theo phân loại bệnh theo phác đồ IMCI
- Trẻ < 2 tháng
- Từ 2 - < 12 tháng
- Từ 12 tháng - ≤ 5 tuổi
2.3.3.6. Địa dư
- Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và
thị trấn.
- Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc
khu vực nông thôn
2.3.3.7. Các bệnh lý kết hợp
Được khám tổng quát ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều
trị.
* Suy dinh dưỡng:
Theo WHO (2006): Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi
theo chỉ số cân nặng theo tuổi dựa vào Z - Score.
23
Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi
Chỉ số Z - Score Đánh giá
< - 3 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ nặng
< - 2 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ vừa
- 2 SD ≤ Z - Score ≤ 2 SD Trẻ bình thường
> 2 SD Trẻ thừa cân
> 3 SD Trẻ béo phì
* Tiêu chảy cấp: Trẻ đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần/ ngày; thời gian tiêu
chảy < 14 ngày.
* Tim bẩm sinh: Trẻ có tiền sử tim bẩm sinh, trẻ có kêt quả siêu âm kết
luận tim bẩm sinh.
* Suy giảm miễn dịch: trẻ có tiền sử phát hiện nhiễm HIV từ trước…
* Thiếu máu: Theo khuyến nghị của WHO năm 2001 trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu
Lứa tuổi Hemoglobin (g/dl) Hematocrit (%)
Sơ sinh < 13,5 < 34,5
2 - 5 tháng < 9,5 < 28,5
6 tháng - 6 tuổi < 11 < 33
Trên 6 tuổi < 11,5 < 34,5
2.3.3.8. Triệu chứng cơ năng (Được hỏi và khám ngay khi bệnh nhân được tiếp
đón nhập khoa điều trị):
- Ho
- Sốt
- Chảy mũi
- Khò khè
- Biếng ăn/ bú ít.
2.3.3.9. Triệu chứng thực thể (Được khám đánh giá ngay khi bệnh nhân được
tiếp đón nhập khoa điều trị):
- Kích thích, li bì
24
- Thở nhanh:
+ Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/ phút
+ Trẻ từ 2 - 12 tháng: ≥ 50 lần/ phút
+ Trẻ từ 1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/ phút)
- Rút lõm lồng ngực
- Đầu gật gù theo nhịp thở, cánh mũi phập phồng
- Tím tái, cơn ngừng thở
- Ran ẩm/ ran nổ, ran rít/ ran ngáy.
2.3.3.10. Triệu chứng cận lâm sàng
* X - quang (Được chỉ định chụp ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập
khoa điều trị):
+ Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn
phổi và cạnh tim hoặc ở một thùy, phân thùy phổi
+ Ứ khí
+ Xẹp phổi
+ Tràn dịch màng phổi
* Công thức máu (Được chỉ định lấy máu làm xét nghiệm ngay khi bệnh
nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị): Số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm theo
lứa tuổi bệnh nhi theo bảng 2.1 [1] sau:
Bảng 2.3. Giá trị số lượng BC bình thường theo lứa tuổi ở trẻ
Lứa tuổi
Giá trị số lượng BC bình thường
BC/mm3
BC*109
/L
Khi mới sinh 9.000 - 30.000 9,0 - 30,0
8 ngày 5.000 - 20.000 5,0 - 20,0
1 tháng 5.000 - 18.000 5,0 - 18,0
1 tuổi 5.000 - 16.000 5,0 - 16,0
4 tuổi 5.000 - 14.000 5,0 - 14,0
4 - 8 tuổi 5.000 - 15.000 5,0 - 15,0
8 - 16 tuổi 4.500 - 13.000 4,5 - 13,0
25
Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng theo lứa tuổi theo biểu đồ 2.1
%
65 N
60
45
30 L
0
5 - 7 9 - 10 5 - 7 14 Tuổi
Ngày Tháng Tuổi Tuổi
Biểu đồ 2.1. Sự biến thiên của BC hạt trung tính và BC Lympho
* Xét nghiệm định lượng CRP (Được chỉ định lấy máu làm xét nghiệm ngay
sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị): CRP tăng ≥ 6 mg/L
* Cấy dịch tỵ hầu:
+ Được chỉ định lấy ngay sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị
+ Đảm bảo đúng theo quy trình kĩ thuật
+ Kĩ thuật nuôi cấy dịch tỵ hầu tìm vi khuẩn gây bệnh được thực hiện
theo quy chuẩn tại khoa vi sinh của bệnh viện.
* Cách lấy mẫu
- Bệnh nhân ngồi hơi ngửa đầu.
- Đưa tăm bông vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu
bằng đường nối mũi, tai.
- Từ từ đưa tăm bông ra ngoài vừa đưa ra vừa xoáy cho vào lọ đựng mẫu.
26
Hình 1.3. Kỹ thuật lấy dịch Tỵ hầu
* Khảo sát đại thể mẫu đờm
Ghi nhận tính chất đại thể của mẫu đờm, các tính chất sau:
- Có nhiều nước bọt không?
- Có mủ (purulent) không, thường màu xanh hay vàng đục?
- Có mủ nhầy (muco - purelent) không?
- Có nhầy (mucoid) không?
Mẫu có lẫn nhiều nước bọt là mẫu không thích hợp để cấy.
* Khảo sát vi thể
- Dùng một que tre, gỗ, vòng cấy hay pipet Pastuer lấy một ít đờm từ
vùng nhày mủ, trải đều thành một phết 2 x 3cm trên một tấm lam. Để khô tự
nhiên, sau đó gắn nhẹ trên lửa. Thực hiện phết nhuộm gram.
- Khảo sát dưới kính hiển vi, trước hết dưới quang trường x 100 (vật kính
x 10). Tìm vùng nhày nhớt rồi ghi nhận số lượng tế bào vẩy (squamous cells)
là các tế bào có góc cạnh và tế bào bạch cầu hay tế bào mủ (leukocyt hay
purulent cells) là các tế bào tròn nhỏ hơn và ăn đậm màu toàn tế bào.
- Để dễ dàng và khách quan, dùng thang điểm Barlett đánh giá mẫu đờm
trong đó kết hợp cả quan sát đại thể lẫn vi thể để cho điểm.
27
*Thiết bị
- Tủ an toàn sinh học: TelSTARTBioII, Anh, Serial - 22119;
- Kính hiển vi: Olympus CH - 2, Nhật, Serial - 6L0372;
- Tủ ấm CO2: Đức, Serial - 60529;
- Tủ ấm Memmert 35 - 370
C: Đức, Serial - 05050874.
* Hóa chất
- Thạch Máu (BA): Blood AGAR BASE, Mỹ;
- Thạch sô cô la (CA): Columbia, Anh;
- Thạch phân biệt để nhận dạng các chủng
- Các hoá chất, sinh vật phẩm để định danh các vi khuẩn
- Bộ thuốc nhuộm Gram
- Xanh methylene kiềm.
* Quy trình thực hiện
- Nhuộm Gram (sau khi tiến hành nuôi cấy nếu bệnh phẩm chỉ là một
que tăm bông).
- Nếu có yêu cầu của bác sĩ là tìm vi khuẩn bạch hầu thì phết lam nhuộm
với xanh Methylen kiềm.
+ Cố định lam bệnh phẩm bằng đèn cồn (không quá nóng hoặc để khô tự
nhiên).
+ Phủ lam bằng MBA để trong vòng 30 - 60s.
+ Rửa nhẹ dưới vòi nước và để khô tự nhiên.
+ Soi dưới vật kính dầu.
- Kỹ thuật nuôi cấy:
+ Đánh số bệnh phẩm trên đĩa BA và CA (chỉ làm khi có yêu cầu cấy tìm
bạch hầu hoặc não mô cầu)
+ Ấn nhẹ và quay vòng tăm bông dịch tỵ hầu hoặc dịch ngoáy họng lên
trên một góc mặt của đĩa BA
28
+ Đốt que cấy và để nguội rồi ria lên trên mặt môi trường bắt đầu từ vùng
nguyên uỷ, rồi sau đó ria phân vùng
+ Cấy lại trên đĩa CA như với đĩa thạch máu
+ Để đĩa BA và CA vào tủ ấm CO2/ 24h
- Đọc kết quả những ngày sau đó.
* Diễn giải và báo cáo kết quả
- Quan sát sau 24h nuôi cấy
- Kiểm tra đĩa BA để tìm các khuẩn lạc dung huyết . Trực khuẩn bạch
hầu mọc thành những khuẩn lạc bé, màu trắng, lồi, không có vòng tan máu .
Khuẩn lạc nhỏ xanh, lõm tan máu  nghĩ đến phế cầu, nhuộm soi, làm một số
test sinh vật hóa học để xác đinh.
- Kiểm tra đĩa CA: Các khuẩn lạc xám bóng nghĩ đến não mô cầu. Khuẩn
lạc nhỏ, bóng, trong, có mùi tanh nghĩ đến H. influenzae, nhuộm soi, làm một
số test sinh vật hóa học để xác đinh.
- Làm một tiêu bản Gram của các khuẩn lạc hoặc làm tiêu bản MBA trên
đĩa BA, CA.
- Định danh các vi khuẩn theo thường quy: các tính chất sinh vật hóa học
(catalase, oxidase…), định danh bằng bộ sinh vật hóa học Api Coryne và /hoặc
vitex II Compact
- Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
- Đánh giá tiêu bản nhuộm MBA:
Trên tiêu bản, trực khuẩn bạch hầu hình chùy hoặc hình vợt, có hạt nhiễm
sắc, thường xếp thành đám, hàng rào hoặc chữ V, L, Y…
- Kết quả nuôi cấy:
+ Báo cáo cuối cùng “vi khuẩn chí bình thường” khi có mặt của Tụ cầu
coagulase âm tính và các loài Nesseria.
+ Báo cáo cuối cùng “vi khuẩn gây bệnh” khi có mặt của: Liên cầu dung
29
huyết , bạch hầu.
+ Trong trường hợp Tụ cầu vàng, Phế cầu, H. influenzae, Pseudomonas,
Enterobacteriacae thì được báo cáo nếu sự có mặt là thuần chủng và duy nhất.
* Đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2:
+ Được chỉ định lấy ngay sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị
+ Trên những bệnh nhân nặng có suy hô hấp
+ Đo bằng máy đo nồng độ Oxy chuyên dụng Masimo
+ SpO2 ≤ 90%
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.
Thông tin được thu thập theo phiếu thu thập bệnh án (phụ lục)
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.
Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học với phần mềm
SPSS 21.0
2.6. Đạo đức nghiên cứu
- Đảm bảo khám, đánh giá bệnh nhi một cách toàn diện và tỉ mỉ, điều trị
đúng theo chuyên môn, quy định của khoa và bệnh viện.
- Kĩ thuật lấy dịch tỵ hầu đảm bảo đúng quy trình, chỉ định xét nghiệm
phù hợp đối tượng bệnh nhi.
- Đảm bảo kĩ thuật nhuộm, soi nuôi cấy đúng quy trình kĩ thuật.
- Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu không sử
dụng vào mục đích khác.
- Cha mẹ, người chăm sóc bệnh nhi đồng ý tham gia nghiên cứu và các
thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật.
30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng
p
Sl % Sl % Sl %
0 - < 2 tháng 35 22,2 26 42,6 61 21,03
> 0,05
02 - < 12 tháng 74 46,8 56 43,1 130 44,83
1 - ≤ 5 tuổi 49 31,0 50 50,5 99 34,14
Tổng số 158 54,5 132 45,5 290 100
Nhận xét:
- Tần suất mắc bệnh ở bệnh nhi nam là (54,5%) cao hơn nữ là (45,5%).
Tỷ lệ nam/ nữ: 1,2/1. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,83%.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư
Dân tộc
Địa dư
Kinh Thiểu số Tổng
Sl % Sl % n %
Thành thị 85 69,1 38 39,9 123 42,4
Nông thôn 77 46,1 90 53,9 167 57,6
Tổng số 162 55,9 128 44,1 290 100
Nhận xét:
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phân bố đối tượng nghiên
cứu theo dân tộc dân tộc kinh là 162 chiếm 55,9% cao hơn so với dân tộc thiểu
số là 128 (44,1%).
- Tần suất mắc bệnh ở thành thị 123 trường hợp chiếm (42,4%) thấp hơn
ở nông thôn 167 (57,6%).
31
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và độ nặng của bệnh
Mức độ nặng
Tuổi
Viêm phổi Viêm phổi nặng Tổng
P
Sl % Sl % Sl %
< 2 tháng 16 26,2 45 73,8 61 100
< 0,05
02 - 12 tháng 72 55,4 58 44,6 130 100
1 – 5 tuổi 69 69,7 30 30,3 99 100
Tổng 157 54,1 133 45,9 290 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc viêm phổi nặng 45,9%, viêm phổi là 54,1%.
- 73,8% ở trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi VPN, 69,7% ở trẻ từ 1 - 5 tuổi VP.
Bảng 3.4.Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện
Sử dụng KS
Tuổi
Đã sử dụng Chưa sử dụng Tổng
Sl % Sl % n %
< 2 tháng 17 27,9 44 72,1 61 21,0
02 - 12 tháng 53 40,8 77 59,2 130 44,8
1 - 5 tuổi 43 43,4 56 56,6 99 34,1
Tổng 113 39,0 177 61,0 290 100
Nhận xét:
- 39% trẻ viêm phổi đã sử dụng KS trước khi đến bệnh viện
- Nhóm trẻ từ 2 - 12 tháng sử dụng kháng sinh trước khi vào viện cao
nhất chiếm (44,8%).
- Có 72,1% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi
vào viện.
Biểu đồ 3.1. Các bệnh lý kết hợp của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
32
- Tỷ lệ trẻ em có bệnh lý kết hợp với viêm phổi chiếm 31,8%.
- SDD là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất là chiếm 10,3%
3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tỵ hầu
Dịch tỵ hầu Số lượng Tỷ lệ (%)
Dương tính 116 40,0
Âm tính 174 60,0
Tổng 290 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ cấy dịch tỵ hầu dương tính (116/ 290) chiếm 40%.
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập được các loại vi khuẩn trong dịch tỵ hầu
VK Số lượng Tỷ lệ (%)
S. pneumoniae 44 37,9
S. aureus 29 25,0
M. catarrhalis 22 19,0
H. influenzae 12 10,2
K. pneumoniae 4 3,4
P. aeruginosa 1 0,9
H. aphrophilus 1 0,9
Enterobacter 1 0,9
E. agglomerans 1 0,9
Trực Khuẩn Gram âm 1 0,9
Nhận xét: Vi khuẩn phân lập được là S. pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất
(37,9%), kế đến là S. aureus (25%); M. catarrhalis (19%); H. influenzae
(10,2%); K. pneumoniae (3,4%).
Bảng 3.7. Phân nhóm nguyên nhân theo tuổi
Vi khuẩn
< 2 tháng 02 – 12 tháng 1 – 5 tuổi Tổng
Sl % Sl % Sl % n %
S. pneumoniae 7 15,9 14 31,8 23 52,3 44 100
S. aureus 14 48,3 10 34,5 5 17,2 29 100
33
M. catarrhalis 4 18,2 11 50,0 7 31,8 22 100
H. influenzae 1 8,3 5 41,7 6 50,0 12 100
Nhận xét:
- Nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. aureus chiếm
(48,3%) thứ hai là M. catarrhalis chiếm 18,2%.
- Trong nhóm trẻ từ 2 - 12 tháng vi khuẩn gặp hàng đầu là M. catarrhalis
50,0% tiếp đến H. influenzae 41,7%, thứ ba S. aureus 34,5%.
- Trong nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae
52,3% tiếp đến H. influenzae 50,0%, đứng thứ ba là M. catarrhalis 31,8%.
Bảng 3.8. Nguyên nhân gây bệnh VP tại cộng đồng, bệnh viện
VK
VPMPTCĐ VPBV Tổng số
Sl % Sl % n %
S. pneumoniae 43 97,7 1 2,3 44 100
S. aureus 19 65,5 10 34,5 29 100
M. catarrhalis 21 95,5 1 4,5 22 100
H. influenzae 12 100,0 0 0,0 12 100
Nhận xét:
- Nguyên nhân gây VPMPTCĐ hàng đầu là là S. pneumoniae (97,7%), H.
influenzae (100%), M. catarrhalis (95,5%).
- Nguyên nhân gây VPBV hay gặp nhất là S. aureus (34,5%)
Bảng 3.9. Nguyên nhân gây bệnh của nhóm đã dùng KS và chưa dùng
trước khi vào viện.
Vi khuẩn
Đã dùng KS Chưa dùng KS Tổng
Sl % Sl % n %
S. pneumoniae 19 43,2 25 56,8 44 100
S. aureus 13 44,8 16 55,2 29 100
M. catarrhalis 9 40,9 13 59,1 22 100
34
H. influenzae 6 50,0 6 50,0 12 100
Nhận xét: Không có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh giữa nhóm
đã dùng thuốc KS và chưa dùng thuốc KS.
3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Bảng 3.10. Tần suất biểu hiện các triệu chứng cơ năng
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Sốt 196 67,6
Ho 277 95,5
Chảy mũi 128 44,1
Khò khè 245 84,5
biếng ăn/ bú ít 133 45,9
Nhận xét: Triệu chứng ho xuất hiện hầu hết các trường hợp 277 (95,5%),
khò khè 245 (84,5%); sốt 196 (67,6%).
Bảng 3.11. Tần suất biểu hiện các triệu chứng thực thể
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Li bì 6 2,1
Kích thích 19 6,6
Tím tái 67 23,1
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Đầu gật gù theo nhịp thở 66 22,8
Phập phồng cánh mũi 55 19,0
Cơn ngừng thở 6 2,1
Thở nhanh 285 98,3
Rút lõm lồng ngực 133 45,9
Ran ẩm/ ran nổ 285 98,3
35
Ran rít/ ran ngáy 193 66,6
Nhận xét: Thở nhanh, ran ẩm/ ran nổ là những triệu chứng gặp nhiều
nhất (98,3%), sau đó là ran rít/ ran ngáy (66,6%), rút lõm lồng ngực (45,9%).
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi
Bảng 3.12. Triệu chứng cơ năng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi
Triệu chứng
< 2 tháng
02 – 12
tháng
1 – 5 tuổi Tổng
Sl % Sl % Sl % n %
Sốt 17 8,7 93 47,4 86 43,9 196 100
Ho 52 18,8 129 46,6 58 34,7 239 100
Chảy mũi 15 11,7 60 46,9 53 41,4 128 100
Khò khè 53 21,6 116 47,3 76 31,0 245 100
biếng ăn/ bú
ít
38 28,6 58 43,6 37 27,8 133 100
Nhận xét:
-Triệu chứng cơ năng chủ yếu hay gặp ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng là bú
ít 38 (28,6%) và khò khè 53 (21,6%).
- Ở nhóm tuổi 2 - 12 tháng các triệu chứng cơ năng thường gặp sốt, khò
khè, ho.
- Ở nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi sốt là hay gặp nhất 86 (43,9%), ho 58 (34,7%)
và chảy mũi 53 (41,4%).
Bảng 3.13. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi
Triệu chứng
< 2 tháng 02 - 12 tháng 1 - 5 tuổi Tổng
Sl % Sl % Sl % n %
Li bì 4 66,7 0 0,0 2 33,3 6 100
Kích thích 6 31,6 7 36,8 6 31,6 19 100
36
Tím tái 30 44,8 21 31,3 16 23,9 67 100
Đầu gật gù 32 48,5 26 39,4 8 12,1 66 100
Phập phồng cánh
mũi 32 58,2 19 34,5 4 7,3 55 100
Cơn ngừng thở 4 66,7 0 0,0 2 33,3 6 100
Thở nhanh 59 20,7 127 44,6 99 34,7 285 100
Rút lõm lồng ngực 46 34,6 59 44,4 28 21,0 133 100
Ran ẩm/ ran nổ 61 21,4 128 44,9 96 33,7 285 100
Ran rít/ ran ngáy 23 11,9 102 52,8 68 35,3 193 100
Nhận xét:
- Nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng tuổi gặp các triệu chứng thực thể nặng hơn
như li bì, kích thích, tím tái, phập phồng cánh mũi, cơn ngừng thở, tần suất gặp
nhiều hơn nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng và từ 1 - 5 tuổi.
3.3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi theo một số nguyên
nhân thường gặp
Bảng 3.14. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp
Triệu
chứng
H. influenzaeM. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae Tổng
Sl % Sl % Sl % Sl % n %
Sốt 10 12,
8 17 21,8 13 16,
7 38 48,7 78 100
Ho 12 11,
4 22 21,0 27 25,
7 44 41,9 105 100
Chảy mũi 7 15,
6 12 26,7 10 22,
2 16 35,5 45 100
Khò khè 10 10,
3 18 18,6 27 27,
8 42 43,3 97 100
biếng ăn
bú ít
2 4,0 9 18,0 21 42,
0 18 36,0 50 100
Nhận xét:Viêm phổi do H. influenzae có biểu hiện các triệu chứng cơ
năng ít hơn và nhẹ hơn so với S. pneumoniae, S. aureus.
Bảng 3.15. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp
37
Triệu chứng
H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae
Sl % Sl % Sl % Sl %
Li bì 0 0,0 0 0,0 1 100 0 0,0
Kích thích
0 0,0 3 42,8 2
28,
6
2 28,6
Tím tái
2 7,6 4 15,4 12
46,
2
8 30,8
Đầu gật gù
theo nhịp thở 0 0,0 5 21,7 11
47,
8
7 30,5
Phập phồng
cánh mũi 0 0,0 2 11,8 11
64,
7
4 23,5
Cơn ngừng thở
0 0,0 1 50,0 1
50,
0
0 0,0
Thở nhanh
12 11,3 22 20,8 28
26,
4
44 41,5
RLLN
6 11,8 9 17,6 17
33,
3
19 37,3
Ran ẩm/ ran nổ
11 10,5 21 20,0 29
27,
6
44 41,9
Ran rít/ ran ngáy
8 9,8 21 25,6 17
20,
7
36 43,9
Nhận xét:
- Viêm phổi do Tụ cầu hay gặp các triệu chứng thực thể nặng như tím
tái, đầu gật gù theo nhịp thở, phập phồng cánh mũi.
- Viêm phổi do H. influenzae triệu chứng thực thể nhẹ hơn so với viêm
phổi do các nguyên nhân khác.
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.16. Thay đổi chỉ số máu ngoại vi trong công thức máu
38
Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)
Tăng BC 197 67,9
Tăng NE 195 67,2
Nhận xét: Tăng số lượng bạch cầu gặp trong 197 (67,9%); Tăng tỷ lệ
bạch cầu đa nhân trung tính gặp trong 195 (67,2%).
Bảng 3.17. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng
Hình ảnh X - quang Số lượng %
Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi
hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim
188 64,8
Đám mờ nhỏ không đều tập trung ở một
thùy, phân thùy phổi
22 7,6
Ứ khí 78 26,9
Tràn dịch màng phổi 5 1,7
Nhận xét: Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang chủ yếu là đám
mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh
tim chiếm 64,8% và ứ khí chiếm 26,9%.
Bảng 3.18. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu
Chỉ số n %
CRP ≥ 6 49 16,9
SpO2 ≤ 90% 23 7,9
Nhận xét:
- Trong 67 bệnh nhi được chỉ định làm xét nghiệm CRP có 49 trường
hợp có CRP ≥ 6 mg/l chiếm 16,9%.
- Trong số 87 bệnh nhi được theo đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2 có
23 trường hợp SpO2 ≤ 90% chiếm 7,9%.
Bảng 3.19. Sự thay đổi trong CTM theo một số vi khuẩn nuôi cấy được.
Chỉ số H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S.
39
pneumoniae
n % n % n % n %
Tăng BC 6 7,7 14 17,9 23 29,5 35 44,9
Tăng NE 6 8,0 11 14,7 22 29,3 36 48,0
Nhận xét: Viêm phổi do Phế cầu và Tụ cầu có số lượng BC và tỷ lệ BC
đa nhân trung tính tăng cao hơn so với viêm phổi do các nguyên nhân khác.
Bảng 3.20. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng theo một số vi khuẩn
nuôi cấy được.
Vi khuẩn
Tổn thương
H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae
Sl % Sl % Sl % Sl %
Đám mờ rải rác 6 9,2 15 23,1 18 27,7 36 55,4
Đám mờ tập trung 1 11,1 3 33,3 1 11,1 4 44,5
Ứ khí 5 21,7 4 17,4 10 43,5 4 17,4
Tràn dịch màng
phổi
0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 100
Nhận xét:
- Hình ảnh X - quang viêm phổi do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không
đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%).
- Hình ảnh ứ khí gặp nhiều trong viêm phổi do Tụ cầu (43,5%).
Bảng 3.21. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu
Chỉ số
H.
influenzae
M.
catarrhalis
S. aureus S. pneumoniae
Sl % Sl % Sl % Sl %
CRP ≥ 6 1 5,3 2 10,5 6 31,6 10 52,6
SpO2 ≤ 90% 0 0,0 0 0,0 6 75,0 2 25,0
Nhận xét: Kết quả thu được 52,6% bệnh nhi viêm phổi do Phế cầu có
tăng CRP ≥ 6 mg/l; 75% bệnh nhi viêm phổi do Tụ cầu có SpO2 giảm ≤ 90%.
40
41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi và giới
Giới: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh
viêm phổi nhiều hơn trẻ gái vì nam 158 trường hợp chiếm (54,5%) cao hơn
nữ 132 trường hợp chiếm (45,5%) nữ; tỷ lệ nam/ nữ: 1,2/1. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm phổi nhưng tập
trung nhiều nhất là ở nhóm tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng (44,83%) và đến nhóm
tuổi lớn hơn là nhóm từ 1 tuổi đến 5 tuổi (34,14%) có xu hướng giảm đi. Kết
quả của tương đồng với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như: Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Ngọc Hoa tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi (2013) Trẻ
viêm phổi nhập viện nhiều nhất ở độ tuổi từ 1 - 12 tháng tuổi chiếm (47,37 %)
và từ 12 - 24 tháng chiếm (31,58%) [10]. Tương đồng kết quả của Nguyễn
Thị Thanh Xuân, trẻ mắc viêm phổi giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi,
nhiều nhất ở lứa tuổi 1 - 12 tháng hay gặp nhất (chiếm tới 58,0%) và giảm dần
ở lứa tuổi 36 đến 60 tháng tỷ lệ mắc thấp nhất chiếm tỷ lệ 7,0% [32]. Một kết
quả khác của Nguyễn Thị Hiền Lương trẻ mắc viêm phổi giảm dần theo chiều
tăng của lứa tuổi, hay gặp nhất là lứa tuổi 2 - 12 tháng có tỷ lệ 56,0% [15].
Lứa tuổi mắc viêm phổi hay gặp nhất là dưới 12 tháng, chứng tỏ có sự
liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh với khả năng đề kháng của bệnh nhân phụ thuộc
nhiều vào lứa tuổi. Trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất
nhiều yếu tố gây bệnh và không khí không được sạch sẽ, dễ bị ô nhiễm (khói,
bụi, hóa chất) hơn nữa ở lứa tuổi này đang trong thời kỳ mọc răng trẻ bị sốt
và khả năng chống lại với tác nhân gây bệnh kém.
42
4.1.2. Dân tộc và địa dư
Sự phân bố dân tộc theo dân tộc: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy sự phân bố theo dân tộc Kinh là 162 chiếm 55,9% cao hơn so với
dân tộc thiểu số là 128 (44,1%). Điều này có thể lí giải vì nước ta có 54 dân
tộc anh em trong đó người thuộc dân tộc kinh chiếm đa số và nhiều hơn so
với các dân tộc khác.
Sự phân bố dân tộc theo địa dư: Tại khu vực thành thị bệnh nhi thuộc
dân tộc kinh nhiều hơn 85 (69,1%) so với bệnh nhi là người dân tộc thiểu số
là 38 (39,9%) ngược lại ở khu vực nông thôn bệnh nhi thuộc dân tộc kinh ít
hơn 77 (46,1%) so với bệnh nhi là người dân tộc thiểu số là 90 (53,9%). Điều
này cũng có thể lí giải sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa
dư này có sự liên quan đến sự phân bố dân số giữa các khu vực nông thôn và
thành thị trong tỉnh Thái Nguyên.
Trong kết quả của chúng tôi thu được tỷ lệ bệnh nhi ở nông thôn là 167
(57,6%) cao hơn bệnh nhi ở thành thị 123 (42,4%). Tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Lê Thị Minh Hương tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung
ương là 64,4% bệnh nhi đến từ nông thôn [12]. Khu vực nông thôn trẻ hay bị
mắc bệnh hơn cũng có thể điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và dịch vụ chăm
sóc y tế cho trẻ kém hơn so với thành thị mặt khác có thể do tính chất công
việc và nghề nghiệp của bố mẹ ở nông thôn chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi
nên bố mẹ thường không có thời gian và sự đầu tư chăm sóc cho trẻ, thường
khi trẻ lớn hầu hết tự chơi với nhau. Trẻ lớn trông trẻ nhỏ tuổi hơn do vậy dễ
mắc bệnh hơn và bệnh dễ diễn biến nặng hơn so với trẻ em tại thành thị.
4.1.3. Mức độ nặng của bệnh
Lứa tuổi và độ nặng của bệnh đã được đề cấp đến trong rất nhiều nghiên
cứu ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Tỷ lệ viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ (dưới
1 tuổi) thường cao hơn ở lứa tuổi lớn hơn, viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng được
43
xem là viêm phổi nặng. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi cũng như mức độ nặng của
bệnh giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân thuộc nhóm VP chiếm
54,1%, số bệnh nhi VPN 45,9%. Trong đó VPN hay gặp ở nhóm tuổi dưới
12 tháng. Đặc biệt nhóm từ 0 - 2 tháng tuổi VP là 16 (26,2%) trong đó VPN
là 45 (73,8) tương đồng với kết quả của Phạm Thu Hiền VPN thường gặp ở
nhóm tuổi dưới 12 tháng [8].
Mức độ VPN nặng giảm dần qua các lứa tuổi. Đến Nhóm tuổi lớn từ 1
- 5 tuổi VP là 69 (69,9%) trong khi VPN giảm rõ rệt còn 30 (30,3%). Tương
đương với nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm tỷ lệ bệnh Nhi VP ở nhóm
tuổi 2 - 12 tháng là 35,8% và nhóm 12 tháng - 5 tuổi là 61,5% [19]. Tương
đương nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân lần lượt ở 2 nhóm tuổi là 48% và
52% [16].
Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi cũng như mức độ nặng của bệnh giảm dần
theo chiều tăng của lứa tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ càng nhỏ thì các cơ
quan, tổ chức trong cơ thể càng chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ càng
yếu, trong khi đó, trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố
gây bệnh, đôi khi không được sạch sẽ, dễ bị ô nhiễm.
4.1.4. Sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện
Qua khảo sát tình hình dùng kháng sinh trước khi đến bệnh viện của những
bệnh nhân nhi mắc bệnh viêm phổi chúng tôi thu được kết quả: Tỷ lệ trẻ viêm
phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện chiếm 39% kết quả của
chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đó như:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân tỷ lệ trẻ viêm phổi đã sử
dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện khá cao chiếm (83,20%) [32]. Một
nghiên cứu khác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi tỷ lệ viêm phổi đã sử
44
dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện khá cao (50,16%) đa số bệnh nhân đã
sử dụng thuốc tự mua, tự điều trị ở tất cả các tình trạng của bệnh [10]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả của các nghiên
cứu khác có thể do các nghiên cứu đã thực hiện từ năm 2013 và 2014 cách đây
đã 3 năm. Từ đó đến nay nhận thức của người dân về việc dùng thuốc cho con
cũng như quan tâm đến trẻ cho trẻ đi khám bệnh ngay từ khi mới xuất hiện nên
trẻ cũng được sử dụng KS theo đúng đơn của bác sĩ kê do vậy tỷ lệ tự ý mua
thuốc KS về dùng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được 72,1% bệnh nhi < 2 tháng tuổi
chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong khi đó có > 50% trường hợp
trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng sinh trước đó kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hoa thu được được 96,3% bệnh nhi < 2 tháng
tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong khi đó có > 50% trường
hợp trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng sinh trước đó [10].
Điều này có thể lý giải là do thói quen chăm sóc trẻ còn hạn chế. Khi trẻ
còn nhỏ, có nhiều sự quan tâm của gia đình và tâm lý sức đề kháng của trẻ còn
yếu nên khi có vấn đề về bệnh tật thì người nhà thường cho trẻ nhập viện ngay,
còn trẻ càng lớn, người nhà quen dần với cách điều trị dễ gây tâm lý chủ quan
về điều trị nên thường chủ động điều trị cho trẻ trước khi nhập viện bằng kháng
sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng vi khuẩn kháng
thuốc.
4.1.5. Các bệnh lý kèm theo
Các bệnh mắc kèm như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy cấp, tim bẩm sinh,
thiếu máu v.v… là những yếu tố nguy cơ cao gây là cho tình trạng sức khỏe
của trẻ kém, sức đề kháng giảm và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm phổi
ở trẻ em. Trẻ càng SDD nặng càng dễ bị viêm phổi nặng [31].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có bệnh lý kết hợp với viêm
45
phổi chiếm 31,8%.Trong đó, SDD là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất là chiếm
10,3% tiếp sau là bệnh thiếu máu và tim bẩm sinh chiếm 6,6% trong tổng số
những bệnh lý kết hợp. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu
của Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung ương có 35,1% bệnh nhi có bệnh lý
mắc kèm viêm phổi đa số các trường hợp là bệnh tim bẩm sinh, SDD và dị
tật hô hấp kèm theo [30]. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Hoa có 24,9%
trường hợp có bệnh lý đi kèm, trong đó chủ yếu là các bệnh lý nhiễm trùng
đường hô hấp trên (7,67%) và rối loạn tiêu hóa (7,35%) [10]. Vì vậy, để điều
trị tốt bệnh viêm phổi, cần phải kết hợp điều trị các bênh mắc kèm.
Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng và thể trạng của các bệnh nhi
trước khi mắc bệnh tốt. Điều này cũng một phần có thể giúp cho quá trình
điều trị và hồi phục của bệnh nhi nhanh và tốt hơn.
4.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
4.2.1. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 290 đều được nuôi cấy dịch tỵ hầu kết
quả dương tính là 116/ 290 bệnh nhi chiếm tỉ lệ 40%. Kết quả của chúng tôi
tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lã Quý Hương với tỉ lệ cấy dương tính
là 40,6%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả phân lập vi khuẩn có S.
pneumoniae 44 (37,9%) tiếp đến là S. aureus 29 (25%); M. catarrhalis 22 (19%);
H. influenzae 12 (10,2%); K. pneumoniae 4 (3,4%). Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân S. pneumoniae (47,1%) đến là S. aureus
(20,6%); M. catarrhalis 22 (14,7%); H. influenzae 12 (8,8%); K. pneumoniae 4
chiếm (5,9%).
4.2.2. Nguyên nhân gây bệnh theo nhóm tuổi
Kết quả của chúng tôi thu được nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở nhóm
trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi vi khuẩn nuôi cấy gặp hàng đầu là S. aureus chiếm
46
(48,3%) thứ hai là M. catarrhalis chiếm (18,2%). Kết quả của chúng tôi
tương đồng với một nghiên cứu năm 2013 vi khuẩn hàng đầu gây bệnh ở trẻ
dưới 2 tháng theo thứ tự lần lượt là S. pneumoniae đến là S. aureus, H.
influenza, M. catarrhalis [16]
Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại viện Nhi
Trung ương nguyên nhân gây VP trẻ sơ sinh vi khuẩn Tụ cầu chiếm đa số
(48/102) 47,1% [30].
Trong nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae
(52,3%) tiếp đến H. influenzae (50,0%), đứng thứ ba là M. catarrhalis (31,8%).
Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trong nước
như: nghiên cứu cửu Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung ương trong 5 năm (từ
2006 - 2010) thu được nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ nhỏ
là S. pneumoniae (12,7%) [9]. Một nghiên cứu khác của Huỳnh Văn Tường thu
được vi khuẩn gây viêm phổi nhiều nhất ở lứa tuổi này là S. pneumoniae
chiếm (23,3%) thứ hai là H. influenzae chiếm (20,0%). Tương đồng với kết
quả của Nguyễn Văn Bàng tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai thu được vi
khuẩn gây viêm phổi nhiều nhất ở lứa tuổi này là S. pneumoniae chiếm
(58,8%) thứ hai là H. influenzae chiếm (29,4%). Tương đồng với kết quả của
Quách Ngọc Ngân (2013) thu được vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi
từ 12 tháng - 5 tuổi lần lượt là S. pneumoniae kế đến là M. catarrhalis, H.
influenza.
4.2.3 Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng và tại
bệnh viện
Kết quả của chúng tôi thu được tương đồng với nhiều nghiên cứu khác
trong. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh tại cộng đồng chủ yếu là H. influenzae chiếm
tỷ lệ 100 %, kế sau là các vi khuẩn S. pneumoniae (97,7%) M. catarrhalis
(95,5%). Như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bàng tại bệnh viện Bạch
47
Mai kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu thu được S. pneumoniae chiếm cao nhất
(58,8%), H. influenzae chiếm (29,4%) [3]. Kết quả này tương đồng với một
nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Vi khuẩn thường gặp nhất trong
cấy đàm là S. pneumoniae (47,1%), kế đến là S. aureus (20,6%); M. catarrhalis
(14,7%); H. influenzae (8,8%) [16]. Tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh
Văn Tường tại bệnh viện Nhi Đồng I vi khuẩn hay gặp nhất trong nuôi cấy dịch
tỵ hầu trên trẻ VPCĐ nặng là đứng đầu S. pneumoniae chiếm (23,3%), đứng
thứ hai là H. influenzae chiếm (20%) [28].
Vi khuẩn tìm được trong nuôi cấy dịch tỵ hầu của những bệnh nhân viêm
phổi bệnh viện hay gặp nhất là Tụ cầu 10 (34,5%). Tương đồng với nghiên cứu
của Nguyễn Thế Anh tại bệnh viện Hữu Nghị chủ yếu là các vi khuẩn nhóm
Gram âm: trong đó Tụ cầu là (14,9%) [2]. Tương đồng với kết quả của Phạm
Thị Xuân Tú các vi khuẩn hay gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện Klebsiella,
Acinetobacter, Enterobacter, P.aeruginosa, S. aureus [26].
4.2.4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi trong nhóm đã dùng
KS trước khi vào viện và nhóm chưa dùng KS trước khi vào viện.
Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu trong cả hai nhóm đã sử dụng thuốc kháng
sinh trước khi vào viện và nhóm chưa sử dụng kháng sinh hầu hết thường gặp
các loại vi khuẩn hay gặp: Spneumoniae, S. aureus, M. catarrhalis và H.
influenzae. Nhưng tuy nhiên nhóm chưa dùng kháng sinh tỷ lệ mọc vi khuẩn
cao hơn hẳn nhóm đã sử dụng kháng sinh trước đó. Như S. pneumoniae đã sử
dụng kháng sinh tỷ lệ mọc là 43% nhóm chưa dùng kháng sinh là 56,8%; riêng
H. influenzae tỷ lệ mọc vi khuẩn trên hai nhóm tương đương nhau 50/50.
Tỷ lệ viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện là khá cao
đa số bệnh nhân đã sử dụng thuốc tự mua, tự điều trị ở tất cả các tình trạng của
bệnh. Tình trạng sử dụng kháng sinh trước khi vào viện đã được nhiều tác giả
nghiên cứu cho kết quả khá cao. Như nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Hoa ghi
48
nhận được 96,3% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi
vào viện, trong khi đó có > 50% trường hợp trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng
sinh trước đó [10]. Với tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện cao làm
tỷ lệ mọc thấp khi cấy dịch tìm nguyên nhân gây bệnh.
4.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Nghiên cứu của chúng tôi thu được tần suất biểu hiện các triệu chứng
lâm sàng tương đồng với nhiều kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khác
trong cả nước.
Triệu chứng cơ năng thường hay gặp lần lượt như sau: Triệu chứng ho
gặp 277 bệnh nhi chiếm (95,5%) tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thành
Nhôm là (97,7%) [19] và kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân là (98,5%)
[16]; kế đến là triệu chứng khò khè gặp 245 bệnh nhi chiếm (84,5%) tương
đồng kết quả của Đào Minh Tuấn (74,8%) [30]; triệu chứng sốt gặp 196 trường
hợp chiếm (67,6%) tương đồng Quách Ngọc Ngân là (12,9%) [16]. Chảy mũi
ít xảy ra hơn 128 (44,1%) tương đồng kết quả của Quách Ngọc Ngân là (38,8%)
[16].
Các triệu chứng thực thể trong nghiên cứu của chúng tôi thường hay gặp
lần lượt là: Thở nhanh chiếm tần suất cao 285 (98,3%) tương đồng với nghiên
cứu của Trần Kiêm Hảo là (100%) [7] nhưng kết quả này cao hơn nghiên cứu
của Đào Minh Tuấn là (74,8%) [30] sự khác nhau này có thể lí giải do cách
thức chọn mẫu khồng giống nhau; ran ẩm/ ran nổ chiếm (98,3%) tương đồng
với nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân là (94,4%); ran rít/ ran ngáy là những
triệu chứng thực thể hay gặp 285 (66,6%) [16]. Kết quả tương đồng với nghiên
cứu của Trần Kiêm Hảo là (42%). Ran ẩm/ ran nổ chiếm (87,5%), ran rít/ ran
ngáy (66,6%), rút lõm lồng ngực 133 (45,9%) [7].
49
4.3.2. Đặc điểm lâm sàng theo nhóm tuổi
Triệu chứng cơ năng theo nhóm tuổi chúng tôi thu được trong nghiên
cứu chủ yếu hay gặp ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng là bú ít 38 (28,6%) và khò khè
53 (21,6%); ở nhóm tuổi 2 - 12 tháng các triệu chứng cơ năng thường gặp sốt, khò
khè, ho và chảy mũi; ở nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi sốt là hay gặp nhất 86 (43,9%), ho
58 (34,7%) và chảy mũi 53 (41,4%). Chúng tôi có thể lí giải về khác nhau về triệu
chứng cơ năng theo lứa tuổi có thể liên quan tới tuổi 0 - 2 tháng trẻ nhỏ nên sức
đề kháng kém nên khi mắc bệnh thường diễn biến nhanh trẻ hay khò khè và trẻ
thường hay bỏ bú. Đến lứa tuổi lớn hơn do sức đề kháng tốt hơn nên cơ thể chống
lại tác nhân gây bệnh bằng phản ứng sốt và ho.
Triệu chứng thực thể như thở nhanh và ran ẩm/ ran nổ là triệu chứng
thường gặp ở cả 3 nhóm tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng tuổi gặp
các triệu chứng thực thể nặng hơn như li bì, kích thích, tím tái, phập phồng cánh
mũi, cơn ngừng thở gặp nhiều hơn và tần xuất biểu hiện triệu chứng thực thể
nặng giảm dần qua các lứa tuổi từ 2 - 12 tháng và từ 1 - 5 tuổi.
Các triệu chứng thực thể ở trẻ nhỏ < 2 tháng thường nặng so với các
nhóm tuổi lớn hơn điều này lý giải phù hợp với mức độ nặng của bệnh theo lứa
tuổi.
4.3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi theo một số nguyên
nhân thường gặp
Viêm phổi do H. influenzae có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ít hơn
và nhẹ hơn so với S. pneumoniae, S. aureus.
Viêm phổi do Tụ cầu hay gặp các triệu chứng thực thể nặng như tím tái,
đầu gật gù theo nhịp thở, phập phồng cánh mũi điều này cũng phù hợp với viêm
phổi nặng thường gặp ở nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng.
50
4.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhi có xét nghiệm số lượng bạch
cầu tăng so với tuổi là (67,9%), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng là (67,2%)
tương đồng nghiên cứu của Đào Minh Tuấn số lượng bạch cầu tăng là (86,6%),
tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là (87,2%) [30]. Tổn thương trên phim chụp
X - quang chủ yếu là đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung
vùng rốn phổi và cạnh tim chiếm (64,8%) tương đồng với kết quả của Đào
Minh Tuấn là (49,4%) [30].
Viêm phổi do Phế cầu xét nghiệm có số lượng BC tăng (44,9%) và tỷ lệ
BC đa nhân trung tính tăng cao (48,0%). Hình ảnh tổn thương X - quang viêm
phổi do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập
trung vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%). Kết quả thu được 52,6% bệnh nhi
viêm phổi có tăng CRP ≥ 6 mg/l;
Viêm phổi do Tụ cầu có số lượng BC tăng là (29,5%) và tỷ lệ BC đa nhân
trung tính tăng là (29,3%). Hình ảnh tổn trên phim chụp x - quang chủ yếu ứ
khí (43,5%). Đo độ bão hòa oxy có SpO2 giảm ≤ 90% chiếm (75%). Điều này
có nghĩa viêm phổi do Tụ cầu thường diễn biến nặng gây suy hô hấp nhiều hơn
các nguyên nhân khác. Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi cấy vi khuẩn gặp
nhiều nhất trong nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi là Tụ cầu. Nhóm trẻ này mắc tỷ lệ
viêm phổi nặng là 73,8% và biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng hơn các nhóm
vi khuẩn khác.
4.5. Hạn chế của Đề tài
Do nghiên cứu tiến hành trong thời gian ngắn, cỡ mẫu tính được 290
bệnh nhi là ít so với thực tế bệnh nhi được cấy dịch Tỵ hầu tại Trung tâm do
vậy cũng chưa thể đại diện được cho toàn khu vực. Mặt khác một số vi khuẩn
nuôi cấy được số lượng ít không đủ đại diện cho nhóm vi khuẩn.
51
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Nhóm tuổi hay gặp từ 2 - 12 tháng (44,83%).
- Tỷ lệ bệnh nhi VP là 54,5%; tỷ lệ VPN là 45,5%. Trong đó 73,8% trẻ
dưới 2 tháng tuổi là VPN, 69,7% trẻ từ 1 - 5 tuổi là VP.
- 39,0% bệnh nhi đã được sử dụng KS trước khi nhập viện, trong đó trẻ
từ 2- 12 tháng có tỷ lệ sử dụng KS trước nhập viện cao nhất chiếm (44,8%)
- 31,8% bệnh nhi có bệnh lý kết hợp với viêm phổi, trong đó, SDD chiếm
tỷ lệ cao nhất là (10,3%).
2. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi khá phong phú, khác nhau ở
các nhóm đối tượng.
- Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu có tỷ lệ dương tính là 40%
- Nguyên nhân gây bệnh VP thường gặp là: S. pneumonia chiếm (37,9%);
S. aureus (25%); M. catarrhalis (19%); H. influenzae (10,2%).
Nguyên nhân gây bệnh ở nhóm từ 0 - 2 tháng chủ yếu là S. aureus chiếm
48,3%; Nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng là M. catarrhalis (50,0%), H. influenzae
(41,7%); nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae (52,3%),
H. influenzae (50,0%), thứ ba là M. catarrhalis (31,8%).
H. influenzae (100 %), kế sau là các vi khuẩn S. pneumoniae (97,7%) M.
catarrhalis (95,5%) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh VPMPTCĐ; trong khi
đó Tụ cầu (34,5%) lại là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh VPBV.
3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho (95,5%), khò khè (84,5%);
sốt (67,6%). Thở nhanh, ran ẩm/ ran nổ (98,3%), ran rít/ ran ngáy (66,6%), rút
lõm lồng ngực (45,9%).
- Triệu chứng cận lâm sàng hay gặp là số lượng bạch cầu tăng chiếm
52
67,9%, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là 67,2%. Có 16,9% bệnh nhi viêm
phổi tăng CRP ≥ 6 mg/l. Tổn thương trên phim chụp x - quang chủ yếu là đám
mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh
tim 64,8%.
- Viêm phổi do Phế cầu số lượng BC thường tăng (44,9% ) và tỷ lệ BC
đa nhân trung tính tăng cao (48,0%); Hình ảnh tổn thương X - quang viêm phổi
do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung
vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%).
- Viêm phổi do Tụ cầu số lượng Bạch cầu thường tăng ít (29,5%) và tỷ
lệ BC đa nhân trung tính tăng ít (29,3%); Hình ảnh tổn thương trên phim chụp
X - quang chủ yếu ứ khí (43,5%); Độ bão hòa oxy máu SpO2 giảm ≤ 90% chiếm
tỷ lệ cao (75%).
53
KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả trên chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:
1. Trẻ < 12 tháng tuổi hay mắc VP và trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi hay mắc
viêm phổi nặng, vì vậy phải chú ý đến nhóm đối tượng này trong phòng bệnh,
chẩn đoán và chăm sóc.
2. Hạn chế tối đa việc tự ý điều trị kháng sinh tại nhà cho trẻ trước khi
nhập viện vì làm ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc vi khuẩn trong nuôi cấy dịch tìm
nguyên nhân gây bệnh.
3. Dùng kháng sinh điều trị viêm phổi tốt nhất theo kết quả kháng sinh
đồ. Trong trường hợp không có hoặc chưa có kết quả kháng sinh đồ, có thể lựa
chọn KS theo gợi ý sau:
- Trẻ nhỏ từ 0 - 2 tháng bị viêm phổi có triệu chứng lâm sàng thường
nặng hoặc có hình ảnh ứ khí trên film chụp tim phổi thẳng thì phải lưu ý đến
nguyên nhân do S. aureus
- Nhóm trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng
nhẹ thì phải lưu ý đến nguyên nhân do S. pneumoniae, H. influenzae.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thì phải lưu ý tới nguyên nhân
H. influenzae, S. pneumoniae và M. catarrhalis; viêm phổi bệnh viện phải
nghĩ tới nguyên nhân S. aureus.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), Các xét nghiệm thường quy
áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thế Anh, Đỗ Quyết (2011), "Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi
bệnh viện và tình hình kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức bệnh viện Hữu
Nghị ", Tạp chí y học Thực hành, (798), tr. 3 - 5.
3. Nguyễn Văn Bàng (2009), "Đánh giá kháng kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập từ trẻ em viêm phổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch
Mai", Tạp chí Nhi khoa 2009, 2 (3), p. 55.
4. Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (2009), Phác đồ điều trị Nhi khoa, Nhà xuất bản y
học, Hà Nội.
5. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh (2012), "Viêm phổi",
Nhà xuất bản Y học.
6. Phan Hữu Nguyệt Diễm, Chung Hữu Nghị (2011), "Đặc điểm bệnh nhi tử
vong có viêm phổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I", Y Học TP.
Hồ Chí Minh, 15 (Phụ bản của Số 1), tr. 286 - 293.
7. Trần Kiêm Hảo and Nguyễn Mậu Thạch (2014), "Nghiên cứu sự biến đổi
nồng độ Natri và ADH máu ở trẻ em viêm phổi", Tạp chí Nhi khoa, 7 (2),
tr. 40 - 43.
8. Phạm Thu Hiền (2008), "Nghiên cứu nguyên nhân, lâm sàng, dịch tễ học
Viêm phổi nặng ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2008", Tạp chí Y học Thực hành (666), số 6, tr. 102 - 103.
9. Phạm Thu Hiền (2012), "Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của viêm phổi không điển hình ở trẻ em", Tạp chí nghiên cứu Y học, 80(3),
tr. 119 - 124.
10. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
trong điều trị viêm phổi trẻ em khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu vực Củ
Chi, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa Cấp I, Đại học Dược Hà Nội.
11. Lã Quý Hương (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân Viêm phổi Bệnh viện tại Trung Tâm
hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Trường Đại
học Y Hà Nội.
12. Lê Thị Minh Hương, Ngô Thị Tuyết Lan, Đào Minh Tuấn (2010), "Nghiên
cứu viêm phế quản phổi do vi khuẩn Gram âm ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi",
Tạp chí Nhi khoa, 3(3&4), tr 102 - 108.
13. Lê Thị Ngọc Kim, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2014), "đặc điểm lâm sàng, vi
sinh và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa hô hấp
bệnh viện Nhi Đồng 1", Y Học TP. Hồ Chí Minh 18 (Phụ bản Số 1).
14. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Nguyễn Thị Phượng
(2011), "Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi
bệnh viện ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại BVNĐI từ 1/5/2009 đến 1/5/2010", Y học
TP. Hồ Chí Minh, 15 (Phụ bản số 1), tr. 333 - 340.
15. Nguyễn Thị Hiền Lương (2008), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng
sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai
10/2007 đến 3/2008, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Trường Đại
học Dược Hà Nội.
16. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014), "Đặc điểm lâm sàng và vi
sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi
đồng Cần Thơ", Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (Phụ bản số 1), tr. 294 - 300.
17. Lê Xuân Ngọc, Lê Công Dần (2012), "Một số đặc điểm của vi khuẩn dịch
tỵ hầu ở trẻ viêm phế quản phổi dưới 5 tuổi tại khoa điều trị tự nguyện C
Bệnh viện Nhi Trung ương ", Y học thực hành, 874 (6), tr. 176 - 186.
18. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Phạm Ý Nhi (2012),
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên

More Related Content

What's hot

THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
SoM
 
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄUCÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
SoM
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
SoM
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUESỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
SoM
 
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢYHỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
SoM
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
TBFTTH
 

What's hot (20)

Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoaBệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOACÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
CÁCH LÀM BỆNH ÁN NHI KHOA
 
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
Trắc nghiiệm KST DHY (ĐA)
 
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
Phân loại Kháng sinh
Phân loại Kháng sinhPhân loại Kháng sinh
Phân loại Kháng sinh
 
Thang điểm ASPECT
Thang điểm ASPECTThang điểm ASPECT
Thang điểm ASPECT
 
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄUCÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
CÁCH LÀM BỆNH ÁN DA LIỄU
 
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAYHỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU ÝBỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
BỆNH ÁN SỐT XUẤT HUYẾT - LƯU Ý
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUESỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
 
Lao phổi
Lao phổiLao phổi
Lao phổi
 
Phân tích CLS trầm cảm
Phân tích CLS trầm cảmPhân tích CLS trầm cảm
Phân tích CLS trầm cảm
 
ct bụng
ct bụngct bụng
ct bụng
 
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢYHỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
 
VIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬNVIÊM THẬN BỂ THẬN
VIÊM THẬN BỂ THẬN
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
 

Similar to đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên

Similar to đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên (20)

Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
Nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn streptococcus pneumonia và ...
 
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u neuroblastoma tuyến thượng thận ở trẻ em
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u neuroblastoma tuyến thượng thận ở trẻ emKết quả phẫu thuật nội soi điều trị u neuroblastoma tuyến thượng thận ở trẻ em
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u neuroblastoma tuyến thượng thận ở trẻ em
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng ch...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng ch...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng ch...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng ch...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
đáNh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có...
 
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
đặC điểm chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổ...
 
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chiNghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
Nghiên cứu phá vách bào tử nấm linh chi
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
 
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại bệ...
 
Kết quả điều trị đóng rò động mạch vành bằng dụng cụ qua da ở trẻ em
Kết quả điều trị đóng rò động mạch vành bằng dụng cụ qua da ở trẻ emKết quả điều trị đóng rò động mạch vành bằng dụng cụ qua da ở trẻ em
Kết quả điều trị đóng rò động mạch vành bằng dụng cụ qua da ở trẻ em
 
Hài lòng bệnh nhân tại bênh viện Nhi Hải Dương
Hài lòng bệnh nhân tại bênh viện Nhi Hải DươngHài lòng bệnh nhân tại bênh viện Nhi Hải Dương
Hài lòng bệnh nhân tại bênh viện Nhi Hải Dương
 
Wajid Shah-MCS143027.pdf
Wajid Shah-MCS143027.pdfWajid Shah-MCS143027.pdf
Wajid Shah-MCS143027.pdf
 
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ nt pro bnp với diễn biến lâm sàng và s...
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
 
Who htm tb_2006.371_eng
Who htm tb_2006.371_engWho htm tb_2006.371_eng
Who htm tb_2006.371_eng
 
Fisioterapia respiratoria toracica en neuminias en adultos.pdf
Fisioterapia respiratoria toracica en neuminias en adultos.pdfFisioterapia respiratoria toracica en neuminias en adultos.pdf
Fisioterapia respiratoria toracica en neuminias en adultos.pdf
 
An Overview Of International Literature From Cystic Fibrosis Registries. Part...
An Overview Of International Literature From Cystic Fibrosis Registries. Part...An Overview Of International Literature From Cystic Fibrosis Registries. Part...
An Overview Of International Literature From Cystic Fibrosis Registries. Part...
 
GUIDELINES ON PROGRAMMATIC MANAGEMENT OF DRUG RESISTANT TUBERCULOSIS IN ETHI...
GUIDELINES ON PROGRAMMATIC MANAGEMENT OF  DRUG RESISTANT TUBERCULOSIS IN ETHI...GUIDELINES ON PROGRAMMATIC MANAGEMENT OF  DRUG RESISTANT TUBERCULOSIS IN ETHI...
GUIDELINES ON PROGRAMMATIC MANAGEMENT OF DRUG RESISTANT TUBERCULOSIS IN ETHI...
 
Nồng độ apolipoprotein b huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nồng độ apolipoprotein b huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộNồng độ apolipoprotein b huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ
Nồng độ apolipoprotein b huyết tương ở bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Krashi Coaching
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
QucHHunhnh
 
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in DelhiRussian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
kauryashika82
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
fonyou31
 

Recently uploaded (20)

Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introduction
 
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
 
Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..
 
fourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writingfourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writing
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07
 
Mattingly "AI & Prompt Design: The Basics of Prompt Design"
Mattingly "AI & Prompt Design: The Basics of Prompt Design"Mattingly "AI & Prompt Design: The Basics of Prompt Design"
Mattingly "AI & Prompt Design: The Basics of Prompt Design"
 
A Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy ReformA Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy Reform
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
 
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdfClass 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
 
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
 
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room service
9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room service
 
General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024
 
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
 
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in DelhiRussian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
 
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
 

đặC điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢ C HOÀNG THỊ PHƯƠNG THANH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 60720135 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Văn Sơn Thái Nguyên - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Thị Phương Thanh, học viên cao học khóa 19, chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan: Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết trên đây. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2017 Tác giả Hoàng Thị Phương Thanh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn giúp đỡ và tận tình truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Nhi khoa này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Phó Hiệu trưởng, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, người đã có những nhận xét, góp ý quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Bích Hoàng - Giám đốc Trung tâm Nhi Khoa, người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập tại Trung tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Nhi và các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện để giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện và Ban Giám đốc Trung tâm Nhi khoa cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Bộ môn Nhi Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn các anh chị em trong gia đình, tất cả các đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành cuốn luận văn này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2017 Tác giả Hoàng Thị Phương Thanh
  • 5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Nghĩa AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải B. pseudomallei Burkholdera pseudomallei Trực khuẩn Whitmore CRP C – reactive protein Protein phản ứng C H. influenza Haemophilus influenzae Trực khuẩn Gram(-) thuộc họ Haemophilus ICD - 10 International Classification of Diseases - 10 Phân loại bệnh quốc tế - 10 ICU Intensive care unit Đơn vị chăm sóc đặc biệt K. peumoniae Klebsiella pneumoniae Trực khuẩn Gram (-) thuộc họ VK đường ruột KS Kháng sinh M. catarrhalis Micrococcus catarrhalis Cầu khuẩn Gram(-) n Số lượng bệnh nhân NCHS National Center for Health Statistic Trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ NE Neutrophil Bạch cầu đa nhân trung tính P. aeruginosa Pseudomonas aeruginosa Trực khuẩn mủ xanh RLLN Rút lõm lồng ngực S. aureus Staphylococcus aureus Tụ cầu vàng S. peumoniae Streptococcus peumoniae Phế cầu SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn Sl Số lượng
  • 6. iv UNICEF United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc VK Vi khuẩn VP Viêm phổi VPMPTCĐ Viêm phổi mắc phải tại Cộng đồng VPN Viêm phổi nặng WBC White blood count Số lượng Bạch cầu WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 7. v MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Định nghĩa,phân loại bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi........................... 3 1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ ..................................................... 5 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi....... 12 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 19 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:........................................................... 19 2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu:....................................................... 19 2.4. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 29 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29 2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 30 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 30 3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ................................ 32 3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi................................ 34 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ......................... 37 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................. 41 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 41 4.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi................................ 48 4.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi ....................... 50 4.5. Hạn chế của Đề tài ................................................................................... 50 KẾT LUẬN..................................................................................................... 51
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá chất lượng mẫu đờm theo thang điểm Bartlett ............... 10 Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi ............................ 23 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu.................................................... 23 Bảng 2.3. Giá trị số lượng BC bình thường theo lứa tuổi ở trẻ ...................... 24 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới ................................ 30 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư ................... 30 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và độ nặng của bệnh ...... 31 Bảng 3.4.Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện......................... 31 Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tỵ hầu....................................... 32 Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập được các loại vi khuẩn trong dịch tỵ hầu ............... 32 Bảng 3.7. Phân nhóm nguyên nhân theo tuổi ................................................. 32 Bảng 3.8. Nguyên nhân gây bệnh VP tại cộng đồng, bệnh viện .................... 33 Bảng 3.9. Nguyên nhân gây bệnh của nhóm đã dùng KS và chưa dùng trước khi vào viện..................................................................................................... 33 Bảng 3.10. Tần suất biểu hiện các triệu chứng cơ năng ................................. 34 Bảng 3.11. Tần suất biểu hiện các triệu chứng thực thể................................. 34 Bảng 3.12. Triệu chứng cơ năng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi ........... 35 Bảng 3.13. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi......... 35 Bảng 3.14. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp...... 36 Bảng 3.15. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp ..... 36 Bảng 3.16. Thay đổi chỉ số máu ngoại vi trong công thức máu ..................... 37 Bảng 3.17. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng......................................... 38 Bảng 3.18. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu ...... 38 Bảng 3.19. Sự thay đổi trong CTM theo một số vi khuẩn nuôi cấy được...... 38 Bảng 3.20. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng theo một số vi khuẩn nuôi cấy được. ......................................................................................................... 39 Bảng 3.21. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu ...... 39
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hình ảnh phế nang bình thường và phế nang viêm .......................... 3 Hình 1.2. Cấu tạo của hầu - họng.................................................................... 11 Hình 1.3. Kỹ thuật lấy dịch Tỵ hầu................................................................. 26 Biểu đồ 2.1. Sự biến thiên của BC hạt trung tính và BC Lympho ................. 25 Biểu đồ 3.3. Các bệnh lý kết hợp của đối tượng nghiên cứu.......................... 32
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [4], [35], [46], đặc biệt ở các nước đang phát triển [34], [37], [51]. Năm 2004, theo báo cáo của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới, viêm phổi đã gây tử vong 2 triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại và được phân bố rộng khắp các khu vực trên thế giới [34], [51]. Việt Nam là nước đang phát triển có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi còn khá cao. Đặc biệt tại các đơn nguyên sơ sinh viêm phổi là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh (75,6% theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Saint Paul [26]; 60.8% tại Bệnh viện Nhi Đồng I [25]). Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ rất đa dạng và phong phú khác nhau giữa các quốc gia, giữa các địa phương trong từng quốc gia, trong bệnh viện và cộng đồng. Ở trẻ dưới 5 tuổi nguyên nhân viêm phổi do vi khuẩn gặp ở cả hai nhóm Gram âm và Gram dương. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng khá phổ biến nhưng khả năng bội nhiễm cao đặc biệt ở những nước đang phát triển [4], [51]. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị là rất quan trọng nhưng lại rất khó khăn vì những lí do như lấy bệnh phẩm [41], đã điều trị KS từ trước; tỷ lệ mọc thấp. Hiện nay, điều trị viêm phổi ở trẻ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ thường mang tính chất bao vây và việc điều trị viêm phổi theo tác nhân gây bệnh chủ yếu dựa vào lứa tuổi. Gần đây, việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi tạo ra nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm cho vấn đề điều trị gặp nhiều khó khăn và hiệu quả điều trị cũng giảm sút. Chính vì thế mà việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là rất cần thiết và là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra, không những giúp cho chẩn đoán xác
  • 11. 2 định mà còn là bằng chứng cho các nhà lâm sàng có những chọn lựa kháng sinh phù hợp nhằm giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nói chung đã có nhiều tác giả đề cập đến như: Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại bệnh viện Nhi Trung ương trong 5 năm (từ 2006 - 2010); nghiên cứu của Lã Quý Hương tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2012 [11]; tại Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2014 của Phạm Văn Hoàng … Tuy nhiên, việc tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở các thể lâm sàng khác nhau và theo nguyên nhân khác nhau có ý nghĩa quan trọng giúp gợi ý cho các bác sĩ lâm sàng lựa chọn kháng sinh ban đầu được hiệu quả nhất. Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017.
  • 12. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa,phân loại bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi * Định nghĩa Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, virus, ký sinh vật, nấm nhưng không phải do trực khuẩn lao [4], [5], [29], [49]. Hình 1.1. Hình ảnh phế nang bình thường và phế nang viêm Theo tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao gồm 4 thể lâm sàng: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản, áp xe phổi. Viêm phổi được chia làm 4 loại: (1) viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (community-acquired pneumoniae, CAP), (2) viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (hospital-acquired pneumoniae, HAP), (3) viêm phổi liên quan đến thở máy (ventilator-associated pneumonia, VAP), (4) viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (health care-associated pneumonia, HCAP) [36]. Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng được định nghĩa là viêm phổi mắc
  • 13. 4 phải khi bệnh nhân đang sống ngoài bệnh viện hoặc là không sử dụng các phương tiện chăm sóc dài ngày. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Lồng ngực Anh [39], VPMPTCĐ được xác định khi có: - Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (ho và ít nhất có một triệu chứng của đường hô hấp dưới) - Có dấu hiệu của tổn thương mới ở phổi khi thăm khám - Có ít nhất một trong các dấu hiệu toàn thân (sốt, vã mồ hôi, đau mỏi người và/ hoặc nhiệt độ cơ thể tăng trên 380 C). - Không có chẩn đoán khác về tình trạng bệnh đang có. Viêm phổi mắc phải tại bệnh viện được định nghĩa là viêm phổi mới xuất hiện, xảy ra sau khi bệnh nhân nhập viện 48h hoặc muộn hơn. * Phân loại theo mức độ nặng của bệnh: Viêm phổi [24], [51]: Trẻ ho kèm theo thở nhanh so với tuổi. + Trẻ < 2 tháng nhịp thở ≥ 60 lần / phút + Trẻ từ 2 - < 12 tháng tuổi nhịp thở ≥ 50 lần / phút + Trẻ từ 12 tháng - ≤ 5 tuổi nhịp thở ≥ 40 lần / phút Viêm phổi nặng [24], [51] - Trẻ < 2 tháng tuổi: + Trẻ ho + Sốt + Thở nhanh - Trẻ 2 tháng - 5 tuổi + Trẻ ho + Sốt + Thở nhanh + Có rút lõm lồng ngực
  • 14. 5 1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ 1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp Nhiều nghiên cứu cho thấy tác nhân gây bệnh trong VP trẻ em bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng [38], [43]. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi theo thời gian với tỷ lệ ngày càng tăng, diễn biến bệnh ngày càng không điển hình thu hút nhiều sự chú ý trên thế giới [50]. Vi khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ở trẻ dưới 5 tuổi, hai nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi là S. pneumoniae, H. influenzae [3], [47]; nhiều trường hợp có thể là nguồn gốc của virus, vi khuẩn ít phổ biến và nấm [37], [45], [49], [51]. Theo nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) cho thấy nguyên nhân do vi khuẩn Gram dương chiếm 31,7%, trong đó S. pneumoniae chiếm tỷ lệ 12,7%, vi khuẩn Gram âm chiếm 68,4% trong đó H. influenzae chiếm tỷ lệ 12,1% [30]. Theo một nghiên cứu khác tại khoa Nhi Bệnh viên Xanh pôn, vi khuẩn thường gặp gây bệnh viêm phổi nặng là S. pneumoniae (29,6%) H. influenzae (17,5%) [18]. * Viêm phổi do Phế cầu (Streptococcus pneumoniae) S. pneumoniae là căn nguyên hàng đầu gây VPMPTCĐ [40] đặc biệt là ở trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước chừng mỗi năm có khoảng 1,1 triệu trường hợp trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì viêm phổi do phế cầu [13]. Tỷ lệ viêm phổi do S. Pneumoniae ở khu vực châu Á nhìn chung thấp hơn so với ở châu Âu là 13,3% so với 25,9%. Ở châu Á, tỷ lệ này cũng khác nhau tùy thuộc từng quốc gia: ở Nhật là 20%, khoảng 10 - 15% trong các nghiên cứu khác và chỉ khoảng 5% ở Malaysia, 7 % ở Singapore. Đặc biệt, phế cầu
  • 15. 6 cũng là căn nguyên thường gặp nhất gây biến chứng viêm phổi bội nhiễm ở các bệnh nhân sau nhiễm virus đường hô hấp. Phế cầu là vi khuẩn Gram dương, có vỏ bọc, kích thước 0,5 - 1,25µm, đứng thành cặp đôi hoặc riêng lẻ, hoặc thành chuỗi ngắn. Nhiễm khuẩn thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, gần 70% trường hợp xảy ra sau nhiễm siêu vi [21]. Vi khuẩn gây bệnh từ người này sang người khác và thường khu trú vùng hầu họng trước khi gây viêm phổi. Phế cầu là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thùy. Tổn thương nhiều thùy xảy ra khi phế cầu theo dịch viêm lan đến thùy phổi khác theo đường phế quản. Viêm có thể lan trực tiếp đến màng phổi, màng ngoài tim [21]. * Viêm phổi do Hemophilus influenzae H. influenzae là một nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi nặng ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân. H. influenzae là vi khuẩn Gram âm H. influenzae chỉ tìm thấy ở người, không có ở động vật và môi trường. Chúng có kích thước nhỏ, không di động, không tạo bào tử, phát triển ái khí. Trong số các bệnh nhiễm trùng do H. influenzae, viêm phổi chỉ đứng sau viêm màng não [21]. H. influenzae thường gâyviêm phổi ở trẻ em tuổi từ 4 tháng đến 4 tuổi.Triệu chứng lâm sàng giống viêm phổi Phế cầu hoặc Tụ cầu vàng, nhưng khởi phát từ từ hơn. Viêm phổi nguyên phát ở trẻ em thường kèm theo tổn thương ở cơ quan khác như viêm màng não, viêm thanh quản, viêm xương khớp. Theo nghiên cứu gần đây của Đào Minh Tuấn cho thấy nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ do VK Gram âm chiếm 68,4% trong đó Hemophilus influenzae chiếm tỷ lệ là 12,1% [30] * Viêm phổi do Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) Viêm phổi do Tụ cầu là một bệnh nhiễm trùng nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích đáng. Bệnh
  • 16. 7 thường liên quan đến dịch cúm, sởi hay người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch và là nguyên nhân tử vong cao nhất ở bệnh nhân đặt nội khí quản tại khoa hồi sức tích cực. Tụ cầu là cầu khuẩn Gram dương, đường kính 0,8 - 1μm, thường tụ tập thành từng đám giống hình chùm nho. Tụ cầu sản xuất nhiều độc tố và enzym ngoại bào. Chủng Tụ cầu vàng tạo ra enzym coagulase là đặc điểm đặc trưng so với chủng khác [21]. S. aureus thường gặp ở những bệnh nhân viêm phổi nặng và áp xe phổi. Thường xảy ra đối với bệnh nhân sau khi cúm hoặc suy giảm miễn dịch, Tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp vào phổi. Vi khuẩn này có thể theo đường máu đến phổi từ một mụn nhọt ngoài da, hoặc từ một sùi trong viêm nội tâm mạc ở tim phải hoặc từ một huyết khối tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn [21]. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) nguyên nhân do vi khuẩn Gram dương chiếm 31,7%, trong đó S. aureus chiếm ưu thế với tỷ lệ là 14,9% [30]. Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2014, kết quả cấy đờm trên 196 bệnh nhi viêm phổi cộng đồng thu được như sau: S. pneumoniae: 47,1%, kế đến là S. aureus: 20,6%; M. catarrhalis: 14,7%; H. influenzae: 8,8%; K. pneumoniae: 5,9%; P. aeruginosa: 2,9% [16]. 1.2.2. Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ theo lứa tuổi [29] - Trẻ sơ sinh: các vi khuẩn Gram(+) đặc biệt: + Streptococcus nhóm B + E. coli + Staphylococcus Pneumoniae + Klebsiella + Pseudomonas aeruginosa. - Từ 1 - 3 tuổi:
  • 17. 8 + S. pneumoniae + H. influenzae nhóm B -Trẻ trên 3 tuổi: + S. pneumoniaee + Staphylococcus Pneumoniae + M. pneumonia + Chlamydia pneumoniae. - Trẻ nằm viện kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch: + Klebsiella, Pseudomonas + E. Coli + Candida albicans + Pneumocystic carinii. Nhìn chung, vi khuẩn gây viêm phổi trẻ dưới 6 tuổi theo thứ tự thường gặp là: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. aureus. Nguyên nhân gây viêm phổi nặng qua cấy nội khí quản chủ yếu là vi khuẩn Gram âm K. pneumoniae, P.aeruginosa có tỷ lệ kháng kháng sinh cao. Điều trị theo kháng sinh đồ tỷ lệ thành công 94%. Thời gian điều trị trung bình kéo dài 18 ± 2,7, tỷ lệ tử vong cao 6% [8]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn Gram (-) chiếm 84% trong đó: Acinetobacte (22,9%); Klebsiella (27,5%); E.coli (11,8%); P. aeruginosa (10%); vi khuẩn Gram (+) chiếm 14% chủ yếu S. coagulase negative: (7,4%); S. aureus (6,6%) [14]. Nhiễm S.coagulase negative, Acinetobacter, P.aeruginosa chủ yếu ở khoa hồi sức; E.coli ở trẻ sinh non; Klebsiella ở trẻ suy dinh dưỡng; S. aureus, Acinetobacter, P.aeruginosa ở trẻ thở máy; P.aeruginosa ở trẻ có đặt ống sonde dạ dày [14]. 1.2.3. Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ
  • 18. 9 Năm 1881, lần đầu tiên đã xác định được Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân quan trọng nhất của viêm phổi thùy các mẫu nước bọt của con người. Năm 1882, Carl Freidländer, đã nghiên cứu trong các mô phổi của 8 trường hợp tử vong do viêm phổi. Vào năm 1883, ông đã nuôi cấy từ mô phổi động vật thu được Klebsiella pneumoniae là căn nguyên gây bệnh viêm phổi. Các nghiên cứu nguyên nhân bệnh viêm phổi giai đoạn sớm tập trung vào người lớn, cho thấy phế cầu đã là mầm bệnh chiếm ưu thế. Chất đờm phổi trở thành giá trị tiên đoán hữu ích cho viêm phổi do Phế cầu. Năm 1983, Hội đồng Khoa học và Công nghệ vì sự Phát triển Quốc tế (BOSTID) tại Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu bệnh lý hô hấp cấp (ARI) (chứ không riêng bệnh viêm phổi) ở 10 Trung tâm tại các nước đang phát triển. Virus và vi khuẩn từ dịch mũi họng, máu và dịch màng phổi được nuôi cấy còn mẫu nước tiểu dùng phản ứng miễn dịch tự miễn dịch thu được kết quả vi trùng hợp bào hô hấp là loại virus được phát hiện nhiều nhất, còn S. pneumonia và H. influenzae là những vi khuẩn được phát hiện nhất [44], [33]. Trong nhiều năm qua đã có những tiến bộ to lớn trong việc phát hiện vi sinh vật thông qua kỹ thuật phát hiện acid nucleic [42] Như vậy, việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi là rất cần thiết và được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện Việt Nam, với điều kiện mỗi khu vực, mỗi viện trong nước ta. Xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ chủ yếu dựa vào phương pháp nuôi cấy dịch tỵ hầu và xét nghiệm protein C phản ứng (CRP) gợi ý. Phương pháp cấy dịch tỵ hầu xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ đã được nhiều nghiên cứu thực hiện trong nước ta từ rất lâu như: Quách Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ [16], Nguyễn Văn Bàng tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai năm 2009 [3], Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung
  • 19. 10 ương trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) [30]. Lê Xuân Ngọc tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2012) [17] và còn rất nhiều các nghiên cứu khác nữa. Theo một báo cáo mới nhất của Phạm Thị Đức Lợi tại Hội nghị Nhi khoa toàn quốc năm 2016 về đánh giá chất lượng mẫu đờm được lấy bằng phương pháp hút mũi - hầu trên bệnh nhân viêm phổi. Bảng 1.1. Đánh giá chất lượng mẫu đờm theo thang điểm Bartlett Mẫu đờm Điểm 10 - 25 Bạch cầu + 1 > 25 Bạch cầu + 2 Nhầy mủ + 3 10 - 25 Tế bào vảy - 1 > 25 Tế bào vảy - 2 Kết quả thu được như sau: Tỷ lệ cấy dương tính trên mẫu đờm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn điểm Bartlett ≥ +1, ≥ +2, ≥ +3 lần lượt là: 32,7%, 31,03%, 32,86%. Tỷ lệ cấy dương tính trên mẫu đờm đạt chất lượng có tế bào biểu mô vảy < 10 và mẫu đờm đạt chất lượng khi có tế bào biểu mô vảy < 10 và bạch cầu đa nhân trung tính > 25 lần lượt là: 30,62% và 28,48%. Trên kết quả thu được chưa thấy có sự khác biệt về tỷ lệ cấy dương tính trên mẫu đờm đạt chất lượng tốt và với tỷ lệ cấy dương tính trên toàn bộ mẫu đờm. Tác nhân gây viêm phổi nhiều nhất là S. pneumonia và H. influenzae. * cấu tạo của hầu - họng Hầu - họng là một bộ phận quan trọng của đường hô hấp, họng là bộ phận trong cơ thể có chức năng nối liền cơ quan hô hấp và cũng là bộ phận giúp ta vẩn chuyển thức ăn xuống cơ quan tiêu hóa. Chính vì vậy nhiệm vụ của họng - hầu là vô cùng quan trọng.
  • 20. 11 Hình 1.2. Cấu tạo của hầu – họng Về giải phẫu thì họng được chia làm 3 phần gồm: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản. Họng mũi: (hay họng trên, tỵ hầu), là phần họng nằm bên trên, tương ứng với hốc mũi ở phía trước và còn được gọi là vòm họng. Họng mũi có dạng hình hộp và bao gồm mặt thông nhau với cửa mũi sau, vòi nhĩ, khẩu hầu, và nó tập trung nhiều tổ chức bạch huyết. Họng miệng: đây là phần họng giữa, tương đương với miệng ở phía trước, nằm ở ngã ba giữa đường ăn và đường thở. Hai bên của họng miệng có amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan. Niêm mạc họng miệng cũng khác với niêm mạc họng mũi. Niêm mạc họng miệng là niêm mạc đường tiêu hóa còn niêm mạc họng mũi là niêm mạc đường hô hấp. Họng thanh quản: họng thanh quản là phần tương ứng với thanh quản ở phía trước. Niêm mạc của họng thanh quản cũng giống niêm mạc của họng miệng là niêm mạc đường tiêu hóa nhưng có cấu trúc lớp biểu mô lát tầng. * Thời điểm lấy mẫu - Càng sớm ở giai đoạn sớm của bệnh càng tốt. Nghĩa là tiến hành lấy mẫu ngay sau khi có chẩn đoán lâm sàng. - Nên lấy mẫu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân.
  • 21. 12 1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng [8], [20], [29], [48], [51] *Giai đoạn khởi phát - Triệu chứng viêm long đường hô hấp trên: Hắt hơi chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ. - Mệt mỏi quấy khóc biếng ăn, có thể có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nôn và tiêu chảy. * Giai đoạn toàn phát: - Hội chứng nhiễm trùng rõ rệt: Sốt dao động từ 38 - 390 C (Trẻ sơ sinh yếu hoặc trẻ suy dinh dưỡng có thể hạ nhiệt độ). - Quấy khóc, có dấu hiệu mất nước, rối loạn tiêu hóa. - Ho, khó thở, khò khè, thở nhanh. - Nghe có ran ẩm ở phổi - Tím tái ở lưỡi, quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân. 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước về đặc điểm lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi * Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng bệnh viêm phổi tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010 như sau: + Sốt: 88,2%, ho: 98,1%, khò khè: 74,8% + Bú kém: 67,10%, + Kích thích: 37,60%, li bì: 22,70% + Ran ẩm ở phổi: 87,5%, ran phế quản ở phổi: 63,4%. + Rút lõm lồng ngực: 49,1%, nhịp thở nhanh: 74,8% + Suy thở: 47,2%. * Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 5/ 2012 - tháng 5/ 2013 cho thấy một vài đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhi viêm phổi nặng:
  • 22. 13 + Rút lõm lồng ngực: 100% + Phập phồng cánh mũi: 89,16% + Thở rên: 40,96% + Co kéo gian sườn hoặc hõm trên ức: 59,03% * Theo kết quả của nghiên cứu khác tại viện Nhi Trung ương từ tháng 12/ 2007 - tháng 8/ 2008. Cho thấy các triệu chứng trên nhóm bệnh nhi viêm phổi nặng có: + Sốt > 38.5o C: 31,5%, + Nhịp thở nhanh, ran ẩm ở phổi, rút lõm lồng ngực là ba dấu hiệu chính gặp 98%. + Nhịp tim nhanh, kích thích, li bì gặp 76% + Nôn, ỉa lỏng, bỏ bú: 66,7% * Nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường về đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2 - 59 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng I [28] cho thấy: + Ho: 86,2% + Sốt: 64,7% + Nôn: 21,6% + Biếng ăn, bú ít: 49,1% + Không uống được hoặc bỏ bú: 5,1% + Li bì khó đánh thức: 19,3% + Tím: 9,6% + Phập phồng cánh mũi: 8,1% + Co lõm ngực: 100% + Ran ẩm/ nổ: 100% + Ran ngáy/ rít: 34,6%
  • 23. 14 *Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim về đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy [13]: + Sốt ≥ 390 C: 11,8% + Sốt < 390 C: 31,4% + Không sốt: 56,8 + Thở nhanh: 52,9% + SpO2 < 90% : 3,9% + Thở co kéo: 17,6% + Ran ẩm: 39,2% + Ran nổ: 5,9% + Không ran: 54,9% + Giảm phế âm: 21,6% * Theo kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, năm 2013 cho thấy [16] - Triệu chứng cơ năng: + Ho: 98,5% + Sốt: 72,9% + Chảy mũi: 38,8% + Biếng ăn, bú ít : 21,9% + Nôn ói: 21,4% + Không uống được hoặc bỏ bú: 0,5% + Khàn giọng: 2,5% - Triệu chứng thực thể: + Tím/ tái: 14 7,% + Thở rít: 2,5%
  • 24. 15 + Phập phồng cánh mũi: 2,5% + Co kéo cơ hô hấp phụ: 13,8% + Co lõm ngực: 37,2% + Khò khè: 46,4% + Ran ngáy/ rít: 51% +Ran ẩm/ nổ: 94,4% 1.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng * X - quang + Mờ xung huyết 2 rốn phổi và hệ thống phế quản. + Nhiều nốt mờ không đồng đều về kích thước, mật độ, ranh giới không rõ ràng… Thường tập trung nhiều nhu mô phổi vùng cạnh tim 2 bên, nhiều hơn ở bên phải. * Công thức máu + Số lượng bạch cầu tăng. + Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. + Tốc độ máu lắng tăng cao. * Xét nghiệm đờm, dịch tỵ hầu…để tìm nguyên nhân gây bệnh + Thường phát hiện nhất là vi khuẩn Gram (+): Phế cầu, H. influenzae, Tụ cầu, Moraxella catarrhalis… + Có thể gặp vi khuẩn Gram (-): Ecoli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomanas aeruginosa…thông thường gây những diễn biến rất nặng. 1.3.4. Một số nghiên cứu trong nước về đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi * Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân viêm phổi tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010 có kết quả đặc điểm cận lâm sàng như sau:
  • 25. 16 - Công thức máu: + Số lượng bạch cầu tăng: 86,6% + Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính: 87,2 % - X- quang ngực thẳng: + Tổn thương thâm nhiễm tập trung thành đám: 49,4% + Tổn thương thâm nhiễm rải rác:15,1% + Tổn thương tổ chức kẽ: 10,7% + Tổn thương thâm nhiễm phối hợp: 24,8%. * Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim về đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy [13]: - Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng so với tuổi chiếm 51%. - Xét nghiệm CRP tăng chiếm tỷ lệ 96%. - X- quang phổi thẳng: + Thâm nhiễm phế nang: 45,1% + Viêm phổi + tràn dịch màng phổi: 19,6% + Viêm phổi thùy: 33,3% + Viêm phổi + xẹp phổi: 2% * Theo kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, năm 2013 cho thấy [16]: - Công thức máu: + Số lượng bạch cầu tăng ≥ 15000 bạch cầu/ mm3: 40,8% + Số lượng bạch cầu tăng < 15000 bạch cầu/ mm3: 59,2% + Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng: 46,4% - Xét nghiệm CRP: + Tăng ≥ 10 g/l: 29,6% + < 10g/l: 70,4%
  • 26. 17 - X- quang phổi thẳng: + Viêm phế quản phổi: 99% + Viêm phổi thùy: 1% * Kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh nhi tử vong có viêm phổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2011 cho thấy [6] - Công thức máu: + Số lượng bạch cầu tăng ≥ 15000 bạch cầu/ mm3 : 58,1% + Số lượng bạch cầu tăng < 15000 bạch cầu/ mm3 : 38,7% + Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng: 46,4% - Xét nghiệm CRP: + Tăng ≥ 20 g/l: 48,2% + Tăng ≥ 10 g/l: 16,1% + < 10g/l: 35,7% - X- quang phổi thẳng: + Thâm nhiễm phế nang: 65,1% + Thâm nhiễm phế nang và mô kẽ: 27% + Xẹp phổi: 22,2% + Ứ khí phế nang: 11,1% + Tràn dịch màng phổi: 9,5% + Đông đặc thùy/ phân thùy: 7,9% + Tràn khí màng phổi: 6,4% * Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng mẫu đờm được lấy bằng phương pháp hút mũi hầu trên bệnh nhân viêm phổi của Phạm Thị Đức Lợi và công sự năm 2016 thu được: 12 tác nhân gây bệnh viêm phổi trong đó hai tác nhân gây bệnh viêm phổi nhiều nhất là S. pneumoniae và H. influenzae đồng chiếm tỷ lệ 26,58% [22]
  • 27. 18 * Theo một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phế quản phổi tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2016 kết quả thu được như sau: Trong nghiên cứu thu được tỷ lệ trẻ sốt là 100% trong đó sốt vừa và cao là 79,3%; triệu chứng ran ẩm ở phổi gặp 100% các trường hợp; số lượng bạch cầu trong máu là 11,57 ± 5,44 g/l; triệu chứng tổn thương trên X - quang tim phổi thẳng là hình mờ tập trung chiếm 90,6%; vi khuẩn gặp trong cấy dịch tỵ hầu nhiều nhất là M. catarrhalis chiếm 40,54%, sau đến Streptococcus chiếm 18,9% [23]. * Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016 cho thấy viêm phổi thùy gặp hầu hết ở trẻ trên 2 tuổi với triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho chiếm 100%, sốt là 100%, Trên X - quang hình ảnh tổn thương thùy trên phổi hay gặp nhất chiếm 26,6% có 18,3% bệnh nhân có tổn thương màng phổi kết hợp. Kết quả nuôi cấy vi sinh cho thấy Mycoplasma chiếm tỷ lệ cao nhất 38,3% [27].
  • 28. 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trẻ ≤ 5 tuổi được chẩn đoán xác định viêm phổi, điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Được chẩn đoán xác định viêm phổi [29], [52]: + Triệu chứng lâm sàng: Trẻ ho/ khó thở, thở nhanh có thể có rút lõm lồng ngực, dấu hiệu nặng (rút lõm lồng ngực nặng, tím tái, phập phồng cánh mũi, thở rên, ngừng thở từng cơn, không thể bú hoặc ăn); nghe phổi có ran đặc biệt ran ẩm vừa nhỏ hạt, ran nổ. + Triệu chứng X - quang: Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim; đám mờ nhỏ không đều tập trung ở một thùy, phân thùy phổi; ứ khí; xẹp phổi; tràn dịch màng phổi - Được cấy dịch tỵ hầu - Tuổi ≤ 5 tuổi 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. Bệnh án của bệnh nhân chuyển tuyến trong thời gian theo dõi. Những bệnh nhi không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn trên. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 2.2.1. Địa điểm Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.2.2. Thời gian: Tháng 9/ 2016 - 7/ 2017. 2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
  • 29. 20 2.3.1. Cỡ mẫu: tính theo công thức n ═Z2 1- α/2. 𝑃.( 1 – 𝑃) (𝑑)2 Trong đó: n: Là cỡ mẫu cần có α = 0,05 (Mức ý nghĩa thống kê) Z2 1- α/2 = 1,96 (Hệ số giới hạn tin cậy) d = 0,05 (Độ chính xác mong muốn) P = 0,748 (Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2006 - 2010. Tỷ lệ bệnh nhi có nhịp thở nhanh là 74,8%). Thay vào công thức ta có: 𝑛 = (1,96)2∗0,748∗0,252 (0,05)2 = 290 Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 290 bệnh nhi. Kỹ thuật lấy mẫu: Thuận tiện 2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.2.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: - Tuổi, giới, dân tộc, dịa dư - Sử dụng thuốc KS trước khi nhập viện - Các bệnh lý mắc kèm. 2.3.2.2. Các chỉ tiêu về nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi - Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn trong dịch tỵ hầu - Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ theo lứa tuổi. - Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở nhóm đã dùng kháng sinh và chưa dùng kháng sinh trước khi vào viện. - Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm phổi bệnh viện ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • 30. 21 2.3.2.3. Các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi * Các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng - Đặc điểm lâm sàng chung + Triệu chứng cơ năng gồm: sốt, ho, chảy mũi, khò khè, biếng ăn/ bú ít + Triệu chứng thực thể: li bì, kích thích, tím tái, đầu gật gù theo nhịp thở, phập phồng cánh mũi, cơn ngừng thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm/ ran nổ, ran rít/ ran ngáy. - Đặc điểm lâm sàng theo tuổi. - Đặc điểm lâm sàng theo nhóm tìm thấy nguyên nhân và nhóm không tìm thấy nguyên nhân. - Đặc điểm lâm sàng với từng nguyên nhân gây bệnh. * Các chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng - Đặc điểm cận lâm sàng chung: Công thức máu, định lượng CRP, đo độ bão hòa oxi (SpO2), Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X- quang tim phổi thẳng. - Đặc điểm cận lân sàng với từng nguyên nhân gây bệnh. 2.3.3. Định nghĩa các biến số 2.3.3.1. Viêm phổi mắc phải cộng đồng Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, virus, ký sinh vật, nấm nhưng không phải do trực khuẩn lao [4], [49]. 2.3.3.2. Viêm phổi bệnh viện Là tổn thương nhiễm trùng phổi sau khi bệnh nhân nhập viện từ 48h mà trước đó không có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.
  • 31. 22 2.3.3.3. Viêm phổi [24], [29]: Trẻ ho kèm theo thở nhanh so với tuổi 2.3.3.4. Viêm phổi nặng [24], [29] - Trẻ < 2 tháng tuổi: + Trẻ ho + Sốt + Thở nhanh - Trẻ 2 tháng - 5 tuổi: + Trẻ ho + Sốt + Thở nhanh + Có rút lõm lồng ngực 2.3.3.5. Nhóm tuổi dựa theo phân loại bệnh theo phác đồ IMCI - Trẻ < 2 tháng - Từ 2 - < 12 tháng - Từ 12 tháng - ≤ 5 tuổi 2.3.3.6. Địa dư - Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn. - Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn 2.3.3.7. Các bệnh lý kết hợp Được khám tổng quát ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị. * Suy dinh dưỡng: Theo WHO (2006): Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo chỉ số cân nặng theo tuổi dựa vào Z - Score.
  • 32. 23 Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi Chỉ số Z - Score Đánh giá < - 3 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ nặng < - 2 SD Trẻ SDD thể nhẹ cân, mức độ vừa - 2 SD ≤ Z - Score ≤ 2 SD Trẻ bình thường > 2 SD Trẻ thừa cân > 3 SD Trẻ béo phì * Tiêu chảy cấp: Trẻ đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần/ ngày; thời gian tiêu chảy < 14 ngày. * Tim bẩm sinh: Trẻ có tiền sử tim bẩm sinh, trẻ có kêt quả siêu âm kết luận tim bẩm sinh. * Suy giảm miễn dịch: trẻ có tiền sử phát hiện nhiễm HIV từ trước… * Thiếu máu: Theo khuyến nghị của WHO năm 2001 trong bảng 2.2 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu Lứa tuổi Hemoglobin (g/dl) Hematocrit (%) Sơ sinh < 13,5 < 34,5 2 - 5 tháng < 9,5 < 28,5 6 tháng - 6 tuổi < 11 < 33 Trên 6 tuổi < 11,5 < 34,5 2.3.3.8. Triệu chứng cơ năng (Được hỏi và khám ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị): - Ho - Sốt - Chảy mũi - Khò khè - Biếng ăn/ bú ít. 2.3.3.9. Triệu chứng thực thể (Được khám đánh giá ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị): - Kích thích, li bì
  • 33. 24 - Thở nhanh: + Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/ phút + Trẻ từ 2 - 12 tháng: ≥ 50 lần/ phút + Trẻ từ 1 - 5 tuổi: ≥ 40 lần/ phút) - Rút lõm lồng ngực - Đầu gật gù theo nhịp thở, cánh mũi phập phồng - Tím tái, cơn ngừng thở - Ran ẩm/ ran nổ, ran rít/ ran ngáy. 2.3.3.10. Triệu chứng cận lâm sàng * X - quang (Được chỉ định chụp ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị): + Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim hoặc ở một thùy, phân thùy phổi + Ứ khí + Xẹp phổi + Tràn dịch màng phổi * Công thức máu (Được chỉ định lấy máu làm xét nghiệm ngay khi bệnh nhân được tiếp đón nhập khoa điều trị): Số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm theo lứa tuổi bệnh nhi theo bảng 2.1 [1] sau: Bảng 2.3. Giá trị số lượng BC bình thường theo lứa tuổi ở trẻ Lứa tuổi Giá trị số lượng BC bình thường BC/mm3 BC*109 /L Khi mới sinh 9.000 - 30.000 9,0 - 30,0 8 ngày 5.000 - 20.000 5,0 - 20,0 1 tháng 5.000 - 18.000 5,0 - 18,0 1 tuổi 5.000 - 16.000 5,0 - 16,0 4 tuổi 5.000 - 14.000 5,0 - 14,0 4 - 8 tuổi 5.000 - 15.000 5,0 - 15,0 8 - 16 tuổi 4.500 - 13.000 4,5 - 13,0
  • 34. 25 Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng theo lứa tuổi theo biểu đồ 2.1 % 65 N 60 45 30 L 0 5 - 7 9 - 10 5 - 7 14 Tuổi Ngày Tháng Tuổi Tuổi Biểu đồ 2.1. Sự biến thiên của BC hạt trung tính và BC Lympho * Xét nghiệm định lượng CRP (Được chỉ định lấy máu làm xét nghiệm ngay sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị): CRP tăng ≥ 6 mg/L * Cấy dịch tỵ hầu: + Được chỉ định lấy ngay sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị + Đảm bảo đúng theo quy trình kĩ thuật + Kĩ thuật nuôi cấy dịch tỵ hầu tìm vi khuẩn gây bệnh được thực hiện theo quy chuẩn tại khoa vi sinh của bệnh viện. * Cách lấy mẫu - Bệnh nhân ngồi hơi ngửa đầu. - Đưa tăm bông vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu bằng đường nối mũi, tai. - Từ từ đưa tăm bông ra ngoài vừa đưa ra vừa xoáy cho vào lọ đựng mẫu.
  • 35. 26 Hình 1.3. Kỹ thuật lấy dịch Tỵ hầu * Khảo sát đại thể mẫu đờm Ghi nhận tính chất đại thể của mẫu đờm, các tính chất sau: - Có nhiều nước bọt không? - Có mủ (purulent) không, thường màu xanh hay vàng đục? - Có mủ nhầy (muco - purelent) không? - Có nhầy (mucoid) không? Mẫu có lẫn nhiều nước bọt là mẫu không thích hợp để cấy. * Khảo sát vi thể - Dùng một que tre, gỗ, vòng cấy hay pipet Pastuer lấy một ít đờm từ vùng nhày mủ, trải đều thành một phết 2 x 3cm trên một tấm lam. Để khô tự nhiên, sau đó gắn nhẹ trên lửa. Thực hiện phết nhuộm gram. - Khảo sát dưới kính hiển vi, trước hết dưới quang trường x 100 (vật kính x 10). Tìm vùng nhày nhớt rồi ghi nhận số lượng tế bào vẩy (squamous cells) là các tế bào có góc cạnh và tế bào bạch cầu hay tế bào mủ (leukocyt hay purulent cells) là các tế bào tròn nhỏ hơn và ăn đậm màu toàn tế bào. - Để dễ dàng và khách quan, dùng thang điểm Barlett đánh giá mẫu đờm trong đó kết hợp cả quan sát đại thể lẫn vi thể để cho điểm.
  • 36. 27 *Thiết bị - Tủ an toàn sinh học: TelSTARTBioII, Anh, Serial - 22119; - Kính hiển vi: Olympus CH - 2, Nhật, Serial - 6L0372; - Tủ ấm CO2: Đức, Serial - 60529; - Tủ ấm Memmert 35 - 370 C: Đức, Serial - 05050874. * Hóa chất - Thạch Máu (BA): Blood AGAR BASE, Mỹ; - Thạch sô cô la (CA): Columbia, Anh; - Thạch phân biệt để nhận dạng các chủng - Các hoá chất, sinh vật phẩm để định danh các vi khuẩn - Bộ thuốc nhuộm Gram - Xanh methylene kiềm. * Quy trình thực hiện - Nhuộm Gram (sau khi tiến hành nuôi cấy nếu bệnh phẩm chỉ là một que tăm bông). - Nếu có yêu cầu của bác sĩ là tìm vi khuẩn bạch hầu thì phết lam nhuộm với xanh Methylen kiềm. + Cố định lam bệnh phẩm bằng đèn cồn (không quá nóng hoặc để khô tự nhiên). + Phủ lam bằng MBA để trong vòng 30 - 60s. + Rửa nhẹ dưới vòi nước và để khô tự nhiên. + Soi dưới vật kính dầu. - Kỹ thuật nuôi cấy: + Đánh số bệnh phẩm trên đĩa BA và CA (chỉ làm khi có yêu cầu cấy tìm bạch hầu hoặc não mô cầu) + Ấn nhẹ và quay vòng tăm bông dịch tỵ hầu hoặc dịch ngoáy họng lên trên một góc mặt của đĩa BA
  • 37. 28 + Đốt que cấy và để nguội rồi ria lên trên mặt môi trường bắt đầu từ vùng nguyên uỷ, rồi sau đó ria phân vùng + Cấy lại trên đĩa CA như với đĩa thạch máu + Để đĩa BA và CA vào tủ ấm CO2/ 24h - Đọc kết quả những ngày sau đó. * Diễn giải và báo cáo kết quả - Quan sát sau 24h nuôi cấy - Kiểm tra đĩa BA để tìm các khuẩn lạc dung huyết . Trực khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc bé, màu trắng, lồi, không có vòng tan máu . Khuẩn lạc nhỏ xanh, lõm tan máu  nghĩ đến phế cầu, nhuộm soi, làm một số test sinh vật hóa học để xác đinh. - Kiểm tra đĩa CA: Các khuẩn lạc xám bóng nghĩ đến não mô cầu. Khuẩn lạc nhỏ, bóng, trong, có mùi tanh nghĩ đến H. influenzae, nhuộm soi, làm một số test sinh vật hóa học để xác đinh. - Làm một tiêu bản Gram của các khuẩn lạc hoặc làm tiêu bản MBA trên đĩa BA, CA. - Định danh các vi khuẩn theo thường quy: các tính chất sinh vật hóa học (catalase, oxidase…), định danh bằng bộ sinh vật hóa học Api Coryne và /hoặc vitex II Compact - Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. - Đánh giá tiêu bản nhuộm MBA: Trên tiêu bản, trực khuẩn bạch hầu hình chùy hoặc hình vợt, có hạt nhiễm sắc, thường xếp thành đám, hàng rào hoặc chữ V, L, Y… - Kết quả nuôi cấy: + Báo cáo cuối cùng “vi khuẩn chí bình thường” khi có mặt của Tụ cầu coagulase âm tính và các loài Nesseria. + Báo cáo cuối cùng “vi khuẩn gây bệnh” khi có mặt của: Liên cầu dung
  • 38. 29 huyết , bạch hầu. + Trong trường hợp Tụ cầu vàng, Phế cầu, H. influenzae, Pseudomonas, Enterobacteriacae thì được báo cáo nếu sự có mặt là thuần chủng và duy nhất. * Đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2: + Được chỉ định lấy ngay sau khi bệnh nhân nhập khoa điều trị + Trên những bệnh nhân nặng có suy hô hấp + Đo bằng máy đo nồng độ Oxy chuyên dụng Masimo + SpO2 ≤ 90% 2.4. Phương pháp thu thập số liệu. Thông tin được thu thập theo phiếu thu thập bệnh án (phụ lục) 2.5. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học với phần mềm SPSS 21.0 2.6. Đạo đức nghiên cứu - Đảm bảo khám, đánh giá bệnh nhi một cách toàn diện và tỉ mỉ, điều trị đúng theo chuyên môn, quy định của khoa và bệnh viện. - Kĩ thuật lấy dịch tỵ hầu đảm bảo đúng quy trình, chỉ định xét nghiệm phù hợp đối tượng bệnh nhi. - Đảm bảo kĩ thuật nhuộm, soi nuôi cấy đúng quy trình kĩ thuật. - Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu không sử dụng vào mục đích khác. - Cha mẹ, người chăm sóc bệnh nhi đồng ý tham gia nghiên cứu và các thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật.
  • 39. 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới Giới Tuổi Nam Nữ Tổng p Sl % Sl % Sl % 0 - < 2 tháng 35 22,2 26 42,6 61 21,03 > 0,05 02 - < 12 tháng 74 46,8 56 43,1 130 44,83 1 - ≤ 5 tuổi 49 31,0 50 50,5 99 34,14 Tổng số 158 54,5 132 45,5 290 100 Nhận xét: - Tần suất mắc bệnh ở bệnh nhi nam là (54,5%) cao hơn nữ là (45,5%). Tỷ lệ nam/ nữ: 1,2/1. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. - Nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,83%. Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư Dân tộc Địa dư Kinh Thiểu số Tổng Sl % Sl % n % Thành thị 85 69,1 38 39,9 123 42,4 Nông thôn 77 46,1 90 53,9 167 57,6 Tổng số 162 55,9 128 44,1 290 100 Nhận xét: - Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc dân tộc kinh là 162 chiếm 55,9% cao hơn so với dân tộc thiểu số là 128 (44,1%). - Tần suất mắc bệnh ở thành thị 123 trường hợp chiếm (42,4%) thấp hơn ở nông thôn 167 (57,6%).
  • 40. 31 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và độ nặng của bệnh Mức độ nặng Tuổi Viêm phổi Viêm phổi nặng Tổng P Sl % Sl % Sl % < 2 tháng 16 26,2 45 73,8 61 100 < 0,05 02 - 12 tháng 72 55,4 58 44,6 130 100 1 – 5 tuổi 69 69,7 30 30,3 99 100 Tổng 157 54,1 133 45,9 290 100 Nhận xét: - Tỷ lệ mắc viêm phổi nặng 45,9%, viêm phổi là 54,1%. - 73,8% ở trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi VPN, 69,7% ở trẻ từ 1 - 5 tuổi VP. Bảng 3.4.Tình hình sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện Sử dụng KS Tuổi Đã sử dụng Chưa sử dụng Tổng Sl % Sl % n % < 2 tháng 17 27,9 44 72,1 61 21,0 02 - 12 tháng 53 40,8 77 59,2 130 44,8 1 - 5 tuổi 43 43,4 56 56,6 99 34,1 Tổng 113 39,0 177 61,0 290 100 Nhận xét: - 39% trẻ viêm phổi đã sử dụng KS trước khi đến bệnh viện - Nhóm trẻ từ 2 - 12 tháng sử dụng kháng sinh trước khi vào viện cao nhất chiếm (44,8%). - Có 72,1% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện. Biểu đồ 3.1. Các bệnh lý kết hợp của đối tượng nghiên cứu Nhận xét:
  • 41. 32 - Tỷ lệ trẻ em có bệnh lý kết hợp với viêm phổi chiếm 31,8%. - SDD là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất là chiếm 10,3% 3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tỵ hầu Dịch tỵ hầu Số lượng Tỷ lệ (%) Dương tính 116 40,0 Âm tính 174 60,0 Tổng 290 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ cấy dịch tỵ hầu dương tính (116/ 290) chiếm 40%. Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập được các loại vi khuẩn trong dịch tỵ hầu VK Số lượng Tỷ lệ (%) S. pneumoniae 44 37,9 S. aureus 29 25,0 M. catarrhalis 22 19,0 H. influenzae 12 10,2 K. pneumoniae 4 3,4 P. aeruginosa 1 0,9 H. aphrophilus 1 0,9 Enterobacter 1 0,9 E. agglomerans 1 0,9 Trực Khuẩn Gram âm 1 0,9 Nhận xét: Vi khuẩn phân lập được là S. pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất (37,9%), kế đến là S. aureus (25%); M. catarrhalis (19%); H. influenzae (10,2%); K. pneumoniae (3,4%). Bảng 3.7. Phân nhóm nguyên nhân theo tuổi Vi khuẩn < 2 tháng 02 – 12 tháng 1 – 5 tuổi Tổng Sl % Sl % Sl % n % S. pneumoniae 7 15,9 14 31,8 23 52,3 44 100 S. aureus 14 48,3 10 34,5 5 17,2 29 100
  • 42. 33 M. catarrhalis 4 18,2 11 50,0 7 31,8 22 100 H. influenzae 1 8,3 5 41,7 6 50,0 12 100 Nhận xét: - Nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. aureus chiếm (48,3%) thứ hai là M. catarrhalis chiếm 18,2%. - Trong nhóm trẻ từ 2 - 12 tháng vi khuẩn gặp hàng đầu là M. catarrhalis 50,0% tiếp đến H. influenzae 41,7%, thứ ba S. aureus 34,5%. - Trong nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae 52,3% tiếp đến H. influenzae 50,0%, đứng thứ ba là M. catarrhalis 31,8%. Bảng 3.8. Nguyên nhân gây bệnh VP tại cộng đồng, bệnh viện VK VPMPTCĐ VPBV Tổng số Sl % Sl % n % S. pneumoniae 43 97,7 1 2,3 44 100 S. aureus 19 65,5 10 34,5 29 100 M. catarrhalis 21 95,5 1 4,5 22 100 H. influenzae 12 100,0 0 0,0 12 100 Nhận xét: - Nguyên nhân gây VPMPTCĐ hàng đầu là là S. pneumoniae (97,7%), H. influenzae (100%), M. catarrhalis (95,5%). - Nguyên nhân gây VPBV hay gặp nhất là S. aureus (34,5%) Bảng 3.9. Nguyên nhân gây bệnh của nhóm đã dùng KS và chưa dùng trước khi vào viện. Vi khuẩn Đã dùng KS Chưa dùng KS Tổng Sl % Sl % n % S. pneumoniae 19 43,2 25 56,8 44 100 S. aureus 13 44,8 16 55,2 29 100 M. catarrhalis 9 40,9 13 59,1 22 100
  • 43. 34 H. influenzae 6 50,0 6 50,0 12 100 Nhận xét: Không có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh giữa nhóm đã dùng thuốc KS và chưa dùng thuốc KS. 3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi 3.3.1. Đặc điểm lâm sàng chung Bảng 3.10. Tần suất biểu hiện các triệu chứng cơ năng Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Sốt 196 67,6 Ho 277 95,5 Chảy mũi 128 44,1 Khò khè 245 84,5 biếng ăn/ bú ít 133 45,9 Nhận xét: Triệu chứng ho xuất hiện hầu hết các trường hợp 277 (95,5%), khò khè 245 (84,5%); sốt 196 (67,6%). Bảng 3.11. Tần suất biểu hiện các triệu chứng thực thể Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Li bì 6 2,1 Kích thích 19 6,6 Tím tái 67 23,1 Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Đầu gật gù theo nhịp thở 66 22,8 Phập phồng cánh mũi 55 19,0 Cơn ngừng thở 6 2,1 Thở nhanh 285 98,3 Rút lõm lồng ngực 133 45,9 Ran ẩm/ ran nổ 285 98,3
  • 44. 35 Ran rít/ ran ngáy 193 66,6 Nhận xét: Thở nhanh, ran ẩm/ ran nổ là những triệu chứng gặp nhiều nhất (98,3%), sau đó là ran rít/ ran ngáy (66,6%), rút lõm lồng ngực (45,9%). 3.3.2. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi Bảng 3.12. Triệu chứng cơ năng của viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi Triệu chứng < 2 tháng 02 – 12 tháng 1 – 5 tuổi Tổng Sl % Sl % Sl % n % Sốt 17 8,7 93 47,4 86 43,9 196 100 Ho 52 18,8 129 46,6 58 34,7 239 100 Chảy mũi 15 11,7 60 46,9 53 41,4 128 100 Khò khè 53 21,6 116 47,3 76 31,0 245 100 biếng ăn/ bú ít 38 28,6 58 43,6 37 27,8 133 100 Nhận xét: -Triệu chứng cơ năng chủ yếu hay gặp ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng là bú ít 38 (28,6%) và khò khè 53 (21,6%). - Ở nhóm tuổi 2 - 12 tháng các triệu chứng cơ năng thường gặp sốt, khò khè, ho. - Ở nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi sốt là hay gặp nhất 86 (43,9%), ho 58 (34,7%) và chảy mũi 53 (41,4%). Bảng 3.13. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi ở trẻ theo nhóm tuổi Triệu chứng < 2 tháng 02 - 12 tháng 1 - 5 tuổi Tổng Sl % Sl % Sl % n % Li bì 4 66,7 0 0,0 2 33,3 6 100 Kích thích 6 31,6 7 36,8 6 31,6 19 100
  • 45. 36 Tím tái 30 44,8 21 31,3 16 23,9 67 100 Đầu gật gù 32 48,5 26 39,4 8 12,1 66 100 Phập phồng cánh mũi 32 58,2 19 34,5 4 7,3 55 100 Cơn ngừng thở 4 66,7 0 0,0 2 33,3 6 100 Thở nhanh 59 20,7 127 44,6 99 34,7 285 100 Rút lõm lồng ngực 46 34,6 59 44,4 28 21,0 133 100 Ran ẩm/ ran nổ 61 21,4 128 44,9 96 33,7 285 100 Ran rít/ ran ngáy 23 11,9 102 52,8 68 35,3 193 100 Nhận xét: - Nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng tuổi gặp các triệu chứng thực thể nặng hơn như li bì, kích thích, tím tái, phập phồng cánh mũi, cơn ngừng thở, tần suất gặp nhiều hơn nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng và từ 1 - 5 tuổi. 3.3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi theo một số nguyên nhân thường gặp Bảng 3.14. Triệu chứng cơ năng bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp Triệu chứng H. influenzaeM. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae Tổng Sl % Sl % Sl % Sl % n % Sốt 10 12, 8 17 21,8 13 16, 7 38 48,7 78 100 Ho 12 11, 4 22 21,0 27 25, 7 44 41,9 105 100 Chảy mũi 7 15, 6 12 26,7 10 22, 2 16 35,5 45 100 Khò khè 10 10, 3 18 18,6 27 27, 8 42 43,3 97 100 biếng ăn bú ít 2 4,0 9 18,0 21 42, 0 18 36,0 50 100 Nhận xét:Viêm phổi do H. influenzae có biểu hiện các triệu chứng cơ năng ít hơn và nhẹ hơn so với S. pneumoniae, S. aureus. Bảng 3.15. Triệu chứng thực thể bệnh viêm phổi do một số VK hay gặp
  • 46. 37 Triệu chứng H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae Sl % Sl % Sl % Sl % Li bì 0 0,0 0 0,0 1 100 0 0,0 Kích thích 0 0,0 3 42,8 2 28, 6 2 28,6 Tím tái 2 7,6 4 15,4 12 46, 2 8 30,8 Đầu gật gù theo nhịp thở 0 0,0 5 21,7 11 47, 8 7 30,5 Phập phồng cánh mũi 0 0,0 2 11,8 11 64, 7 4 23,5 Cơn ngừng thở 0 0,0 1 50,0 1 50, 0 0 0,0 Thở nhanh 12 11,3 22 20,8 28 26, 4 44 41,5 RLLN 6 11,8 9 17,6 17 33, 3 19 37,3 Ran ẩm/ ran nổ 11 10,5 21 20,0 29 27, 6 44 41,9 Ran rít/ ran ngáy 8 9,8 21 25,6 17 20, 7 36 43,9 Nhận xét: - Viêm phổi do Tụ cầu hay gặp các triệu chứng thực thể nặng như tím tái, đầu gật gù theo nhịp thở, phập phồng cánh mũi. - Viêm phổi do H. influenzae triệu chứng thực thể nhẹ hơn so với viêm phổi do các nguyên nhân khác. 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi Bảng 3.16. Thay đổi chỉ số máu ngoại vi trong công thức máu
  • 47. 38 Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%) Tăng BC 197 67,9 Tăng NE 195 67,2 Nhận xét: Tăng số lượng bạch cầu gặp trong 197 (67,9%); Tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính gặp trong 195 (67,2%). Bảng 3.17. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng Hình ảnh X - quang Số lượng % Đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim 188 64,8 Đám mờ nhỏ không đều tập trung ở một thùy, phân thùy phổi 22 7,6 Ứ khí 78 26,9 Tràn dịch màng phổi 5 1,7 Nhận xét: Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang chủ yếu là đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim chiếm 64,8% và ứ khí chiếm 26,9%. Bảng 3.18. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu Chỉ số n % CRP ≥ 6 49 16,9 SpO2 ≤ 90% 23 7,9 Nhận xét: - Trong 67 bệnh nhi được chỉ định làm xét nghiệm CRP có 49 trường hợp có CRP ≥ 6 mg/l chiếm 16,9%. - Trong số 87 bệnh nhi được theo đo độ bão hòa oxy trong máu SpO2 có 23 trường hợp SpO2 ≤ 90% chiếm 7,9%. Bảng 3.19. Sự thay đổi trong CTM theo một số vi khuẩn nuôi cấy được. Chỉ số H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S.
  • 48. 39 pneumoniae n % n % n % n % Tăng BC 6 7,7 14 17,9 23 29,5 35 44,9 Tăng NE 6 8,0 11 14,7 22 29,3 36 48,0 Nhận xét: Viêm phổi do Phế cầu và Tụ cầu có số lượng BC và tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng cao hơn so với viêm phổi do các nguyên nhân khác. Bảng 3.20. Triệu chứng X- quang Tim Phổi thẳng theo một số vi khuẩn nuôi cấy được. Vi khuẩn Tổn thương H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae Sl % Sl % Sl % Sl % Đám mờ rải rác 6 9,2 15 23,1 18 27,7 36 55,4 Đám mờ tập trung 1 11,1 3 33,3 1 11,1 4 44,5 Ứ khí 5 21,7 4 17,4 10 43,5 4 17,4 Tràn dịch màng phổi 0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 100 Nhận xét: - Hình ảnh X - quang viêm phổi do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%). - Hình ảnh ứ khí gặp nhiều trong viêm phổi do Tụ cầu (43,5%). Bảng 3.21. Kết quả định lượng CRP và sự thay đổi độ bão hòa oxi máu Chỉ số H. influenzae M. catarrhalis S. aureus S. pneumoniae Sl % Sl % Sl % Sl % CRP ≥ 6 1 5,3 2 10,5 6 31,6 10 52,6 SpO2 ≤ 90% 0 0,0 0 0,0 6 75,0 2 25,0 Nhận xét: Kết quả thu được 52,6% bệnh nhi viêm phổi do Phế cầu có tăng CRP ≥ 6 mg/l; 75% bệnh nhi viêm phổi do Tụ cầu có SpO2 giảm ≤ 90%.
  • 49. 40
  • 50. 41 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi và giới Giới: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh viêm phổi nhiều hơn trẻ gái vì nam 158 trường hợp chiếm (54,5%) cao hơn nữ 132 trường hợp chiếm (45,5%) nữ; tỷ lệ nam/ nữ: 1,2/1. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh viêm phổi nhưng tập trung nhiều nhất là ở nhóm tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng (44,83%) và đến nhóm tuổi lớn hơn là nhóm từ 1 tuổi đến 5 tuổi (34,14%) có xu hướng giảm đi. Kết quả của tương đồng với nhiều nghiên cứu khác ở trong nước như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hoa tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi (2013) Trẻ viêm phổi nhập viện nhiều nhất ở độ tuổi từ 1 - 12 tháng tuổi chiếm (47,37 %) và từ 12 - 24 tháng chiếm (31,58%) [10]. Tương đồng kết quả của Nguyễn Thị Thanh Xuân, trẻ mắc viêm phổi giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi, nhiều nhất ở lứa tuổi 1 - 12 tháng hay gặp nhất (chiếm tới 58,0%) và giảm dần ở lứa tuổi 36 đến 60 tháng tỷ lệ mắc thấp nhất chiếm tỷ lệ 7,0% [32]. Một kết quả khác của Nguyễn Thị Hiền Lương trẻ mắc viêm phổi giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi, hay gặp nhất là lứa tuổi 2 - 12 tháng có tỷ lệ 56,0% [15]. Lứa tuổi mắc viêm phổi hay gặp nhất là dưới 12 tháng, chứng tỏ có sự liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh với khả năng đề kháng của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi. Trong khi trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố gây bệnh và không khí không được sạch sẽ, dễ bị ô nhiễm (khói, bụi, hóa chất) hơn nữa ở lứa tuổi này đang trong thời kỳ mọc răng trẻ bị sốt và khả năng chống lại với tác nhân gây bệnh kém.
  • 51. 42 4.1.2. Dân tộc và địa dư Sự phân bố dân tộc theo dân tộc: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự phân bố theo dân tộc Kinh là 162 chiếm 55,9% cao hơn so với dân tộc thiểu số là 128 (44,1%). Điều này có thể lí giải vì nước ta có 54 dân tộc anh em trong đó người thuộc dân tộc kinh chiếm đa số và nhiều hơn so với các dân tộc khác. Sự phân bố dân tộc theo địa dư: Tại khu vực thành thị bệnh nhi thuộc dân tộc kinh nhiều hơn 85 (69,1%) so với bệnh nhi là người dân tộc thiểu số là 38 (39,9%) ngược lại ở khu vực nông thôn bệnh nhi thuộc dân tộc kinh ít hơn 77 (46,1%) so với bệnh nhi là người dân tộc thiểu số là 90 (53,9%). Điều này cũng có thể lí giải sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư này có sự liên quan đến sự phân bố dân số giữa các khu vực nông thôn và thành thị trong tỉnh Thái Nguyên. Trong kết quả của chúng tôi thu được tỷ lệ bệnh nhi ở nông thôn là 167 (57,6%) cao hơn bệnh nhi ở thành thị 123 (42,4%). Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Minh Hương tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương là 64,4% bệnh nhi đến từ nông thôn [12]. Khu vực nông thôn trẻ hay bị mắc bệnh hơn cũng có thể điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ kém hơn so với thành thị mặt khác có thể do tính chất công việc và nghề nghiệp của bố mẹ ở nông thôn chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi nên bố mẹ thường không có thời gian và sự đầu tư chăm sóc cho trẻ, thường khi trẻ lớn hầu hết tự chơi với nhau. Trẻ lớn trông trẻ nhỏ tuổi hơn do vậy dễ mắc bệnh hơn và bệnh dễ diễn biến nặng hơn so với trẻ em tại thành thị. 4.1.3. Mức độ nặng của bệnh Lứa tuổi và độ nặng của bệnh đã được đề cấp đến trong rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. Tỷ lệ viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) thường cao hơn ở lứa tuổi lớn hơn, viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng được
  • 52. 43 xem là viêm phổi nặng. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi cũng như mức độ nặng của bệnh giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi. Theo nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân thuộc nhóm VP chiếm 54,1%, số bệnh nhi VPN 45,9%. Trong đó VPN hay gặp ở nhóm tuổi dưới 12 tháng. Đặc biệt nhóm từ 0 - 2 tháng tuổi VP là 16 (26,2%) trong đó VPN là 45 (73,8) tương đồng với kết quả của Phạm Thu Hiền VPN thường gặp ở nhóm tuổi dưới 12 tháng [8]. Mức độ VPN nặng giảm dần qua các lứa tuổi. Đến Nhóm tuổi lớn từ 1 - 5 tuổi VP là 69 (69,9%) trong khi VPN giảm rõ rệt còn 30 (30,3%). Tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm tỷ lệ bệnh Nhi VP ở nhóm tuổi 2 - 12 tháng là 35,8% và nhóm 12 tháng - 5 tuổi là 61,5% [19]. Tương đương nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân lần lượt ở 2 nhóm tuổi là 48% và 52% [16]. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi cũng như mức độ nặng của bệnh giảm dần theo chiều tăng của lứa tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ càng nhỏ thì các cơ quan, tổ chức trong cơ thể càng chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ càng yếu, trong khi đó, trẻ phải tiếp xúc với môi trường sống có rất nhiều yếu tố gây bệnh, đôi khi không được sạch sẽ, dễ bị ô nhiễm. 4.1.4. Sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện Qua khảo sát tình hình dùng kháng sinh trước khi đến bệnh viện của những bệnh nhân nhi mắc bệnh viêm phổi chúng tôi thu được kết quả: Tỷ lệ trẻ viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện chiếm 39% kết quả của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu trước đó như: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân tỷ lệ trẻ viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện khá cao chiếm (83,20%) [32]. Một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi tỷ lệ viêm phổi đã sử
  • 53. 44 dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện khá cao (50,16%) đa số bệnh nhân đã sử dụng thuốc tự mua, tự điều trị ở tất cả các tình trạng của bệnh [10] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các kết quả của các nghiên cứu khác có thể do các nghiên cứu đã thực hiện từ năm 2013 và 2014 cách đây đã 3 năm. Từ đó đến nay nhận thức của người dân về việc dùng thuốc cho con cũng như quan tâm đến trẻ cho trẻ đi khám bệnh ngay từ khi mới xuất hiện nên trẻ cũng được sử dụng KS theo đúng đơn của bác sĩ kê do vậy tỷ lệ tự ý mua thuốc KS về dùng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được 72,1% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong khi đó có > 50% trường hợp trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng sinh trước đó kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hoa thu được được 96,3% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong khi đó có > 50% trường hợp trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng sinh trước đó [10]. Điều này có thể lý giải là do thói quen chăm sóc trẻ còn hạn chế. Khi trẻ còn nhỏ, có nhiều sự quan tâm của gia đình và tâm lý sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khi có vấn đề về bệnh tật thì người nhà thường cho trẻ nhập viện ngay, còn trẻ càng lớn, người nhà quen dần với cách điều trị dễ gây tâm lý chủ quan về điều trị nên thường chủ động điều trị cho trẻ trước khi nhập viện bằng kháng sinh. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. 4.1.5. Các bệnh lý kèm theo Các bệnh mắc kèm như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy cấp, tim bẩm sinh, thiếu máu v.v… là những yếu tố nguy cơ cao gây là cho tình trạng sức khỏe của trẻ kém, sức đề kháng giảm và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm phổi ở trẻ em. Trẻ càng SDD nặng càng dễ bị viêm phổi nặng [31]. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có bệnh lý kết hợp với viêm
  • 54. 45 phổi chiếm 31,8%.Trong đó, SDD là bệnh lý kết hợp hay gặp nhất là chiếm 10,3% tiếp sau là bệnh thiếu máu và tim bẩm sinh chiếm 6,6% trong tổng số những bệnh lý kết hợp. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung ương có 35,1% bệnh nhi có bệnh lý mắc kèm viêm phổi đa số các trường hợp là bệnh tim bẩm sinh, SDD và dị tật hô hấp kèm theo [30]. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Hoa có 24,9% trường hợp có bệnh lý đi kèm, trong đó chủ yếu là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên (7,67%) và rối loạn tiêu hóa (7,35%) [10]. Vì vậy, để điều trị tốt bệnh viêm phổi, cần phải kết hợp điều trị các bênh mắc kèm. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng và thể trạng của các bệnh nhi trước khi mắc bệnh tốt. Điều này cũng một phần có thể giúp cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhi nhanh và tốt hơn. 4.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi 4.2.1. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp Trong nghiên cứu của chúng tôi có 290 đều được nuôi cấy dịch tỵ hầu kết quả dương tính là 116/ 290 bệnh nhi chiếm tỉ lệ 40%. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lã Quý Hương với tỉ lệ cấy dương tính là 40,6%. Trong nghiên cứu của chúng tôi thu được kết quả phân lập vi khuẩn có S. pneumoniae 44 (37,9%) tiếp đến là S. aureus 29 (25%); M. catarrhalis 22 (19%); H. influenzae 12 (10,2%); K. pneumoniae 4 (3,4%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân S. pneumoniae (47,1%) đến là S. aureus (20,6%); M. catarrhalis 22 (14,7%); H. influenzae 12 (8,8%); K. pneumoniae 4 chiếm (5,9%). 4.2.2. Nguyên nhân gây bệnh theo nhóm tuổi Kết quả của chúng tôi thu được nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi vi khuẩn nuôi cấy gặp hàng đầu là S. aureus chiếm
  • 55. 46 (48,3%) thứ hai là M. catarrhalis chiếm (18,2%). Kết quả của chúng tôi tương đồng với một nghiên cứu năm 2013 vi khuẩn hàng đầu gây bệnh ở trẻ dưới 2 tháng theo thứ tự lần lượt là S. pneumoniae đến là S. aureus, H. influenza, M. catarrhalis [16] Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung ương nguyên nhân gây VP trẻ sơ sinh vi khuẩn Tụ cầu chiếm đa số (48/102) 47,1% [30]. Trong nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae (52,3%) tiếp đến H. influenzae (50,0%), đứng thứ ba là M. catarrhalis (31,8%). Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trong nước như: nghiên cứu cửu Đào Minh Tuấn tại viện Nhi Trung ương trong 5 năm (từ 2006 - 2010) thu được nguyên nhân vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ nhỏ là S. pneumoniae (12,7%) [9]. Một nghiên cứu khác của Huỳnh Văn Tường thu được vi khuẩn gây viêm phổi nhiều nhất ở lứa tuổi này là S. pneumoniae chiếm (23,3%) thứ hai là H. influenzae chiếm (20,0%). Tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Bàng tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai thu được vi khuẩn gây viêm phổi nhiều nhất ở lứa tuổi này là S. pneumoniae chiếm (58,8%) thứ hai là H. influenzae chiếm (29,4%). Tương đồng với kết quả của Quách Ngọc Ngân (2013) thu được vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 12 tháng - 5 tuổi lần lượt là S. pneumoniae kế đến là M. catarrhalis, H. influenza. 4.2.3 Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng và tại bệnh viện Kết quả của chúng tôi thu được tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trong. Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh tại cộng đồng chủ yếu là H. influenzae chiếm tỷ lệ 100 %, kế sau là các vi khuẩn S. pneumoniae (97,7%) M. catarrhalis (95,5%). Như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bàng tại bệnh viện Bạch
  • 56. 47 Mai kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu thu được S. pneumoniae chiếm cao nhất (58,8%), H. influenzae chiếm (29,4%) [3]. Kết quả này tương đồng với một nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Vi khuẩn thường gặp nhất trong cấy đàm là S. pneumoniae (47,1%), kế đến là S. aureus (20,6%); M. catarrhalis (14,7%); H. influenzae (8,8%) [16]. Tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường tại bệnh viện Nhi Đồng I vi khuẩn hay gặp nhất trong nuôi cấy dịch tỵ hầu trên trẻ VPCĐ nặng là đứng đầu S. pneumoniae chiếm (23,3%), đứng thứ hai là H. influenzae chiếm (20%) [28]. Vi khuẩn tìm được trong nuôi cấy dịch tỵ hầu của những bệnh nhân viêm phổi bệnh viện hay gặp nhất là Tụ cầu 10 (34,5%). Tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh tại bệnh viện Hữu Nghị chủ yếu là các vi khuẩn nhóm Gram âm: trong đó Tụ cầu là (14,9%) [2]. Tương đồng với kết quả của Phạm Thị Xuân Tú các vi khuẩn hay gặp trong nhiễm khuẩn bệnh viện Klebsiella, Acinetobacter, Enterobacter, P.aeruginosa, S. aureus [26]. 4.2.4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi trong nhóm đã dùng KS trước khi vào viện và nhóm chưa dùng KS trước khi vào viện. Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu trong cả hai nhóm đã sử dụng thuốc kháng sinh trước khi vào viện và nhóm chưa sử dụng kháng sinh hầu hết thường gặp các loại vi khuẩn hay gặp: Spneumoniae, S. aureus, M. catarrhalis và H. influenzae. Nhưng tuy nhiên nhóm chưa dùng kháng sinh tỷ lệ mọc vi khuẩn cao hơn hẳn nhóm đã sử dụng kháng sinh trước đó. Như S. pneumoniae đã sử dụng kháng sinh tỷ lệ mọc là 43% nhóm chưa dùng kháng sinh là 56,8%; riêng H. influenzae tỷ lệ mọc vi khuẩn trên hai nhóm tương đương nhau 50/50. Tỷ lệ viêm phổi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến bệnh viện là khá cao đa số bệnh nhân đã sử dụng thuốc tự mua, tự điều trị ở tất cả các tình trạng của bệnh. Tình trạng sử dụng kháng sinh trước khi vào viện đã được nhiều tác giả nghiên cứu cho kết quả khá cao. Như nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Hoa ghi
  • 57. 48 nhận được 96,3% bệnh nhi < 2 tháng tuổi chưa sử dụng kháng sinh trước khi vào viện, trong khi đó có > 50% trường hợp trẻ > 2 tháng tuổi đã sử dụng kháng sinh trước đó [10]. Với tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện cao làm tỷ lệ mọc thấp khi cấy dịch tìm nguyên nhân gây bệnh. 4.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi 4.3.1. Đặc điểm lâm sàng chung Nghiên cứu của chúng tôi thu được tần suất biểu hiện các triệu chứng lâm sàng tương đồng với nhiều kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khác trong cả nước. Triệu chứng cơ năng thường hay gặp lần lượt như sau: Triệu chứng ho gặp 277 bệnh nhi chiếm (95,5%) tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm là (97,7%) [19] và kết quả nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân là (98,5%) [16]; kế đến là triệu chứng khò khè gặp 245 bệnh nhi chiếm (84,5%) tương đồng kết quả của Đào Minh Tuấn (74,8%) [30]; triệu chứng sốt gặp 196 trường hợp chiếm (67,6%) tương đồng Quách Ngọc Ngân là (12,9%) [16]. Chảy mũi ít xảy ra hơn 128 (44,1%) tương đồng kết quả của Quách Ngọc Ngân là (38,8%) [16]. Các triệu chứng thực thể trong nghiên cứu của chúng tôi thường hay gặp lần lượt là: Thở nhanh chiếm tần suất cao 285 (98,3%) tương đồng với nghiên cứu của Trần Kiêm Hảo là (100%) [7] nhưng kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đào Minh Tuấn là (74,8%) [30] sự khác nhau này có thể lí giải do cách thức chọn mẫu khồng giống nhau; ran ẩm/ ran nổ chiếm (98,3%) tương đồng với nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân là (94,4%); ran rít/ ran ngáy là những triệu chứng thực thể hay gặp 285 (66,6%) [16]. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Trần Kiêm Hảo là (42%). Ran ẩm/ ran nổ chiếm (87,5%), ran rít/ ran ngáy (66,6%), rút lõm lồng ngực 133 (45,9%) [7].
  • 58. 49 4.3.2. Đặc điểm lâm sàng theo nhóm tuổi Triệu chứng cơ năng theo nhóm tuổi chúng tôi thu được trong nghiên cứu chủ yếu hay gặp ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng là bú ít 38 (28,6%) và khò khè 53 (21,6%); ở nhóm tuổi 2 - 12 tháng các triệu chứng cơ năng thường gặp sốt, khò khè, ho và chảy mũi; ở nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi sốt là hay gặp nhất 86 (43,9%), ho 58 (34,7%) và chảy mũi 53 (41,4%). Chúng tôi có thể lí giải về khác nhau về triệu chứng cơ năng theo lứa tuổi có thể liên quan tới tuổi 0 - 2 tháng trẻ nhỏ nên sức đề kháng kém nên khi mắc bệnh thường diễn biến nhanh trẻ hay khò khè và trẻ thường hay bỏ bú. Đến lứa tuổi lớn hơn do sức đề kháng tốt hơn nên cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bằng phản ứng sốt và ho. Triệu chứng thực thể như thở nhanh và ran ẩm/ ran nổ là triệu chứng thường gặp ở cả 3 nhóm tuổi. Tuy nhiên, ở nhóm tuổi từ 0 - 2 tháng tuổi gặp các triệu chứng thực thể nặng hơn như li bì, kích thích, tím tái, phập phồng cánh mũi, cơn ngừng thở gặp nhiều hơn và tần xuất biểu hiện triệu chứng thực thể nặng giảm dần qua các lứa tuổi từ 2 - 12 tháng và từ 1 - 5 tuổi. Các triệu chứng thực thể ở trẻ nhỏ < 2 tháng thường nặng so với các nhóm tuổi lớn hơn điều này lý giải phù hợp với mức độ nặng của bệnh theo lứa tuổi. 4.3.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi theo một số nguyên nhân thường gặp Viêm phổi do H. influenzae có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ít hơn và nhẹ hơn so với S. pneumoniae, S. aureus. Viêm phổi do Tụ cầu hay gặp các triệu chứng thực thể nặng như tím tái, đầu gật gù theo nhịp thở, phập phồng cánh mũi điều này cũng phù hợp với viêm phổi nặng thường gặp ở nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng.
  • 59. 50 4.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhi có xét nghiệm số lượng bạch cầu tăng so với tuổi là (67,9%), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng là (67,2%) tương đồng nghiên cứu của Đào Minh Tuấn số lượng bạch cầu tăng là (86,6%), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là (87,2%) [30]. Tổn thương trên phim chụp X - quang chủ yếu là đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim chiếm (64,8%) tương đồng với kết quả của Đào Minh Tuấn là (49,4%) [30]. Viêm phổi do Phế cầu xét nghiệm có số lượng BC tăng (44,9%) và tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng cao (48,0%). Hình ảnh tổn thương X - quang viêm phổi do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%). Kết quả thu được 52,6% bệnh nhi viêm phổi có tăng CRP ≥ 6 mg/l; Viêm phổi do Tụ cầu có số lượng BC tăng là (29,5%) và tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng là (29,3%). Hình ảnh tổn trên phim chụp x - quang chủ yếu ứ khí (43,5%). Đo độ bão hòa oxy có SpO2 giảm ≤ 90% chiếm (75%). Điều này có nghĩa viêm phổi do Tụ cầu thường diễn biến nặng gây suy hô hấp nhiều hơn các nguyên nhân khác. Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi cấy vi khuẩn gặp nhiều nhất trong nhóm trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi là Tụ cầu. Nhóm trẻ này mắc tỷ lệ viêm phổi nặng là 73,8% và biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng hơn các nhóm vi khuẩn khác. 4.5. Hạn chế của Đề tài Do nghiên cứu tiến hành trong thời gian ngắn, cỡ mẫu tính được 290 bệnh nhi là ít so với thực tế bệnh nhi được cấy dịch Tỵ hầu tại Trung tâm do vậy cũng chưa thể đại diện được cho toàn khu vực. Mặt khác một số vi khuẩn nuôi cấy được số lượng ít không đủ đại diện cho nhóm vi khuẩn.
  • 60. 51 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Nhóm tuổi hay gặp từ 2 - 12 tháng (44,83%). - Tỷ lệ bệnh nhi VP là 54,5%; tỷ lệ VPN là 45,5%. Trong đó 73,8% trẻ dưới 2 tháng tuổi là VPN, 69,7% trẻ từ 1 - 5 tuổi là VP. - 39,0% bệnh nhi đã được sử dụng KS trước khi nhập viện, trong đó trẻ từ 2- 12 tháng có tỷ lệ sử dụng KS trước nhập viện cao nhất chiếm (44,8%) - 31,8% bệnh nhi có bệnh lý kết hợp với viêm phổi, trong đó, SDD chiếm tỷ lệ cao nhất là (10,3%). 2. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi khá phong phú, khác nhau ở các nhóm đối tượng. - Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu có tỷ lệ dương tính là 40% - Nguyên nhân gây bệnh VP thường gặp là: S. pneumonia chiếm (37,9%); S. aureus (25%); M. catarrhalis (19%); H. influenzae (10,2%). Nguyên nhân gây bệnh ở nhóm từ 0 - 2 tháng chủ yếu là S. aureus chiếm 48,3%; Nhóm tuổi từ 2 - 12 tháng là M. catarrhalis (50,0%), H. influenzae (41,7%); nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi vi khuẩn gặp hàng đầu là S. pneumoniae (52,3%), H. influenzae (50,0%), thứ ba là M. catarrhalis (31,8%). H. influenzae (100 %), kế sau là các vi khuẩn S. pneumoniae (97,7%) M. catarrhalis (95,5%) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh VPMPTCĐ; trong khi đó Tụ cầu (34,5%) lại là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh VPBV. 3. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng - Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ho (95,5%), khò khè (84,5%); sốt (67,6%). Thở nhanh, ran ẩm/ ran nổ (98,3%), ran rít/ ran ngáy (66,6%), rút lõm lồng ngực (45,9%). - Triệu chứng cận lâm sàng hay gặp là số lượng bạch cầu tăng chiếm
  • 61. 52 67,9%, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính là 67,2%. Có 16,9% bệnh nhi viêm phổi tăng CRP ≥ 6 mg/l. Tổn thương trên phim chụp x - quang chủ yếu là đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim 64,8%. - Viêm phổi do Phế cầu số lượng BC thường tăng (44,9% ) và tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng cao (48,0%); Hình ảnh tổn thương X - quang viêm phổi do Phế cầu chủ yếu đám mờ nhỏ không đều rải rác hai bên phổi hoặc tập trung vùng rốn phổi và cạnh tim (55,4%). - Viêm phổi do Tụ cầu số lượng Bạch cầu thường tăng ít (29,5%) và tỷ lệ BC đa nhân trung tính tăng ít (29,3%); Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X - quang chủ yếu ứ khí (43,5%); Độ bão hòa oxy máu SpO2 giảm ≤ 90% chiếm tỷ lệ cao (75%).
  • 62. 53 KHUYẾN NGHỊ Từ những kết quả trên chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: 1. Trẻ < 12 tháng tuổi hay mắc VP và trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi hay mắc viêm phổi nặng, vì vậy phải chú ý đến nhóm đối tượng này trong phòng bệnh, chẩn đoán và chăm sóc. 2. Hạn chế tối đa việc tự ý điều trị kháng sinh tại nhà cho trẻ trước khi nhập viện vì làm ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc vi khuẩn trong nuôi cấy dịch tìm nguyên nhân gây bệnh. 3. Dùng kháng sinh điều trị viêm phổi tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ. Trong trường hợp không có hoặc chưa có kết quả kháng sinh đồ, có thể lựa chọn KS theo gợi ý sau: - Trẻ nhỏ từ 0 - 2 tháng bị viêm phổi có triệu chứng lâm sàng thường nặng hoặc có hình ảnh ứ khí trên film chụp tim phổi thẳng thì phải lưu ý đến nguyên nhân do S. aureus - Nhóm trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ thì phải lưu ý đến nguyên nhân do S. pneumoniae, H. influenzae. - Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thì phải lưu ý tới nguyên nhân H. influenzae, S. pneumoniae và M. catarrhalis; viêm phổi bệnh viện phải nghĩ tới nguyên nhân S. aureus.
  • 63. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học. 2. Nguyễn Thế Anh, Đỗ Quyết (2011), "Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện và tình hình kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức bệnh viện Hữu Nghị ", Tạp chí y học Thực hành, (798), tr. 3 - 5. 3. Nguyễn Văn Bàng (2009), "Đánh giá kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập từ trẻ em viêm phổi điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nhi khoa 2009, 2 (3), p. 55. 4. Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (2009), Phác đồ điều trị Nhi khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 5. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh (2012), "Viêm phổi", Nhà xuất bản Y học. 6. Phan Hữu Nguyệt Diễm, Chung Hữu Nghị (2011), "Đặc điểm bệnh nhi tử vong có viêm phổi nhập khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15 (Phụ bản của Số 1), tr. 286 - 293. 7. Trần Kiêm Hảo and Nguyễn Mậu Thạch (2014), "Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Natri và ADH máu ở trẻ em viêm phổi", Tạp chí Nhi khoa, 7 (2), tr. 40 - 43. 8. Phạm Thu Hiền (2008), "Nghiên cứu nguyên nhân, lâm sàng, dịch tễ học Viêm phổi nặng ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2008", Tạp chí Y học Thực hành (666), số 6, tr. 102 - 103. 9. Phạm Thu Hiền (2012), "Nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình ở trẻ em", Tạp chí nghiên cứu Y học, 80(3), tr. 119 - 124. 10. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
  • 64. trong điều trị viêm phổi trẻ em khoa Nhi bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa Cấp I, Đại học Dược Hà Nội. 11. Lã Quý Hương (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân Viêm phổi Bệnh viện tại Trung Tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Trường Đại học Y Hà Nội. 12. Lê Thị Minh Hương, Ngô Thị Tuyết Lan, Đào Minh Tuấn (2010), "Nghiên cứu viêm phế quản phổi do vi khuẩn Gram âm ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi", Tạp chí Nhi khoa, 3(3&4), tr 102 - 108. 13. Lê Thị Ngọc Kim, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2014), "đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi cộng đồng ≥ 5 tuổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1", Y Học TP. Hồ Chí Minh 18 (Phụ bản Số 1). 14. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Nguyễn Thị Phượng (2011), "Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi tại BVNĐI từ 1/5/2009 đến 1/5/2010", Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (Phụ bản số 1), tr. 333 - 340. 15. Nguyễn Thị Hiền Lương (2008), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai 10/2007 đến 3/2008, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 16. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014), "Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ", Y học TP. Hồ Chí Minh, 18 (Phụ bản số 1), tr. 294 - 300. 17. Lê Xuân Ngọc, Lê Công Dần (2012), "Một số đặc điểm của vi khuẩn dịch tỵ hầu ở trẻ viêm phế quản phổi dưới 5 tuổi tại khoa điều trị tự nguyện C Bệnh viện Nhi Trung ương ", Y học thực hành, 874 (6), tr. 176 - 186. 18. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Phạm Ý Nhi (2012),