SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****
NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG
CHO ĐỜI SAU” VỚI VIỆC GIÁO DỤC
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****
NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG
CHO ĐỜI SAU” VỚI VIỆC GIÁO DỤC
THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9.22.90.02
U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHẠM NGỌC TRÂM
2. TS. LÊ QUANG QUÝ
Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN QUANG THÁI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021
ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm
và TS. Lê Quang Quý đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình
nghiên cứu và triển khai luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô Khoa Triết học, Phòng Sau
Đại học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên để tôi hoàn thành luận án này.
ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm và TS. Lê Quang Quý. Các
số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021
Nghiên cứu sinh
NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC, VC Công chức, viên chức
CT Chỉ thị
GS Giáo sư
HSSV Học sinh, sinh viên
KL Kết luận
LHTN Liên hiệp Thanh niên
NQ Nghị quyết
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
TCN Trước Công nguyên
TNCS Thanh niên Cộng sản
TNTP Thiếu niên tiền phong
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
TTg Thủ tướng
TW Trung ương
TWĐTN Trung ương Đoàn Thanh niên
MỤC ỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ Ý U N HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ
CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..........................................................................12
1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG
THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ....................................................................12
1.1.1. Bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau” - cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.......................................................12
1.1.2. Hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh với sự hình thành, phát
triển tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...............23
1.2. TIỀN ĐỀ Ý U N VÀ VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ
HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..35
1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”...................................................................................................35
1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh với sự hình thành tư tưởng về
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.............................................................58
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................65
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ...66
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ
CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................................66
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và mục đích của việc “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” ..........................................................................................66
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau”...................................................................................................................71
2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau”....................................................................................................................84
2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ
CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................................97
2.2.1. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”..............................................97
2.2.2. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” ..................................................................102
2.2.3. Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau”...........................................................................................................105
Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................110
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO
DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..........112
3.1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC GIÁO DỤC THANH
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................112
3.1.1. Đặc điểm, vai trò thanh niên Việt Nam và các yếu tố tác động đến việc giáo
dục thanh niên Việt Nam hiện nay........................................................................112
3.1.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong việc
giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay................................................................139
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ giáo dục thanh niên Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay .................................................................................................159
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THANH
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG
THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................163
3.2.1. Những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên
Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau”...........................................................................................................163
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên Việt Nam
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” .170
Kết luận chƣơng 3 ...............................................................................................186
KẾT U N CHUNG ..........................................................................................188
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO...........................................................191
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ IÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
CỦA U N ÁN...................................................................................................197
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển của xã hội, thế hệ trẻ luôn có một vị trí, vai trò quan
trọng. Với đức tính cần cù, thông minh, năng động, thế hệ trẻ không chỉ sáng tạo ra
những giá trị vật chất mà còn sáng tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, góp phần
phát triển và làm phong phú đời sống xã hội.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hết sức vẻ vang, hào hùng của
dân tộc Việt Nam là một minh chứng sinh động nhất khẳng định vai trò của thế hệ
trẻ đối với dân tộc và đất nước. Khi đất nước bị xâm lăng, thế hệ trẻ đã anh dũng
chiến đấu, hy sinh không tiếc thân mình đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc.
Trong thời bình, thế hệ trẻ là những người lao động cần cù, thông minh và sáng
tạo, cống hiến quên mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, thể hiện những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - lãnh tụ vĩ đại và nhà tư tưởng lớn của dân tộc
Việt Nam đã sớm nhận rõ đức tính tốt đẹp cũng như vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Vì
thế, Người luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ và hết lòng chăm lo xây dựng, đào tạo,
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết:
“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục
đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã
hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh, 2011o, tr.612).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” thể
hiện nhãn quan chính trị, tầm nhìn chiến lược của Người đối với vận mệnh của cả
dân tộc, đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta trong
việc hoạch định đường lối, chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Thấm nhuần tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn
quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nhằm chăm lo bồi dưỡng, phát huy vai trò,
sức mạnh của họ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Bồi dưỡng
các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
2
lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2006, tr.106). Tiếp tục quan điểm đó, Đảng ta khẳng định:
“Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.80). Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi
trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát
triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.162-163). Tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài
bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước,
với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn
luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và
giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao
động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học,
công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a, tr.168).
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách này đã được các cấp, các
ngành, gia đình và xã hội quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng
trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích
đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi
mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế
hệ trẻ; là kết quả và minh chứng sinh động cho quá trình bồi dưỡng, đào tạo thế hệ
cách mạng kế cận của Đảng và Nhà nước. Với những nhận thức cùng với chủ
trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc “bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; cũng như sự chung sức, chung lòng của
toàn dân, qua ba mươi lăm năm đổi mới, về cơ bản, Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta đã xây dựng được một thế hệ thanh niên Việt Nam thời đại mới, có những năng
lực và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới. Đó là
những con người luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, nhân cách
tốt, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống,
3
có tư duy năng động và hành động sáng tạo, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để vươn lên trong học tập và cuộc sống, có khát vọng muốn được cống hiến
sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân… Nhiều phong trào thi đua như Thanh niên
tình nguyện, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ
sáng tạo… đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh tham
gia. Trên khắp nẻo đường đất nước, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đều có
mặt thế hệ trẻ đảm nhận các công việc tình nguyện, góp phần làm đổi thay cuộc
sống của đồng bào cả nước cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục thế hệ trẻ
cũng còn nhiều vấn đề đặt ra; những mặt trái của cơ chế thị trường và những ảnh
hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến hình thành một bộ phận
thanh niên sống thiếu lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, lười lao động và tu
dưỡng đạo đức, thiếu ý thức vươn lên trong học tập, thích hưởng thụ, chuộng
những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, sa vào tệ nạn xã hội, thậm chí
vi phạm pháp luật… Những biểu hiện đó không chỉ là những yếu tố tác động đến
chính bản thân thế hệ trẻ mà còn cản trở sự phát triển lành mạnh, tiến bộ và văn
minh của đất nước. Do đó, hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà
nước ta cần thực hiện là phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ để họ thật sự
trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia và dân tộc.
Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” và quán triệt tư tưởng đó, đề xuất phương hướng và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục thanh niên Việt Nam
nhằm đào tạo họ thành những người thừa kế sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc
có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý
do trên, tôi chọn vấn đề“Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” là chủ
đề rộng lớn, với giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, đã và đang thu hút sự quan tâm
4
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với các góc độ và các công trình khác nhau. Có
thể khái quát những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau” theo các chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, về đào tạo thế hệ trẻ.
Liên quan đến chủ đề này, tiêu biểu có các công trình sau:
Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ do Nxb. Thanh niên, Hà Nội
xuất bản năm 1985. Tác phẩm bao gồm những bài viết của các tác giả: GS. Song
Thành (chủ biên), GS. Đặng Xuân Kỳ, GS. Thành Duy, Văn Tùng, GS. Phan Ngọc
Liên, GS. Phan Huy Lê… Tác phẩm đã làm sáng tỏ những quan điểm về bồi
dưỡng thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Tác giả đã tham
khảo tác phẩm này trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án của mình.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển của Võ
Nguyên Giáp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1993; Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ
Chí Minh của GS. Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Các
công trình này đã làm rõ các giai đoạn cơ bản hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh,
giúp tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình.
Tác phẩm Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của Văn
Tùng, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1999. Trong công trình này, tác giả đã trình bày
những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nội dung, phương châm và phương
pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh niên. Tác phẩm đã đề cập rất nhiều vấn đề có liên
quan đến chủ đề luận án như khẳng định tầm quan trọng của việc “bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau”, nội dung và phương pháp bồi dưỡng thanh niên trong
tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đi sâu phân tích về cơ sở thực
tiễn, tiền đề lý luận và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người của
các tác giả GS. Đặng Xuân Kỳ, GS. Vũ Khiêu và GS. Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như: Hồ
Chí Minh kế thừa những quan điểm về văn hóa và con người trong lịch sử, quan
điểm về văn hóa và con người của Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng của Người vào
5
việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam. Đặc biệt, trong tác phẩm
này, các tác giả cũng đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” là một việc rất quan trọng, rất cần thiết.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau” của Trần Qui Nhơn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005. Trong tác phẩm này, tác
giả phân tích và làm rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của
thế hệ trẻ và về giáo dục thế hệ trẻ, sự cần thiết của giáo dục thế hệ trẻ trở thành
những công dân tốt; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm lo bồi
dưỡng, phát huy vai trò thế hệ trẻ của Đảng ta. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích
đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”,
cũng như không bàn về khái niệm “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của tác giả Đoàn
Nam Đàn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Tác phẩm đã làm rõ những vấn
đề như: nguồn gốc, quá trình hình thành và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên; trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên đề
xuất những giải pháp nhằm phát huy mọi năng lực của thanh niên. Tuy nhiên, tác
giả chưa trình bày rõ đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam do
Võ Nguyên Giáp làm chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015 (xuất bản
lần thứ năm). Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam, có những phát hiện mới về cơ sở hình
thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù, trong cuốn sách này, Võ
Nguyên Giáp đã đưa ra nhiều luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh, nhưng tư
tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” vẫn chưa được đề
cập đến. Vì thế, tác giả luận án sẽ kế thừa một cách trân trọng cuốn sách Tư tưởng
Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp để góp
phần làm rõ một luận điểm sáng tạo nữa của tư tưởng Hồ Chí Minh - tư tưởng về
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay do Lý Việt Quang (chủ biên), Nxb. Chính
6
trị quốc gia, Hà Nội, 2017. Tác phẩm đề cập đến những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; từ đó yêu cầu phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục để đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, tác giả chưa trình bày cơ sở thực tiễn, tiền đề lý luận và đặc điểm của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên.
Qua các công trình trên cho thấy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, về đào tạo thế hệ trẻ ở Việt Nam đã
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đạt được những thành công nhất
định, trở thành những tài liệu có giá trị phục vụ cho việc tiếp tục học tập, nghiên
cứu tư tưởng của Người trong thời gian sắp tới.
Chủ đề thứ hai, các công trình nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng thế hệ
trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Về chủ đề này, điển hình có các công trình nghiên cứu sau:
Tác phẩm Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, của Phạm
Đình Nghiệp, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004. Trong công trình này, bằng các số
liệu điều tra phong phú, tác giả đã cho thấy thực trạng công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thế hệ trẻ. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, để họ trở thành những con người toàn
diện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục lý tưởng
cách mạng cho thế hệ trẻ chỉ là một trong những nội dung giáo dục thanh niên cho
nên tác phẩm chưa nghiên cứu đầy đủ thực trạng và giải pháp giáo dục thanh niên
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là một tư liệu quý để tác giả tham khảo
và sử dụng cho luận án.
Tác phẩm Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay của Hồ Bá Thâm (chủ
biên), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006. Tác phẩm gồm có sáu phần chính với
những nội dung cơ bản, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bản lĩnh thanh
niên, chỉ ra thực trạng, phương hướng, giải pháp xây dựng bản lĩnh thanh niên,
nhất là bản lĩnh chính trị, bản lĩnh văn hóa trong đời sống, trong nghề nghiệp. Do
đó, tác phẩm này rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, nhất
là trong công tác đào tạo, rèn luyện và giáo dục định hướng cho thanh niên lập
thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước “giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
7
trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập trực tiếp và đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới hiện nay. Nội dung tác phẩm này đem lại cho tác giả luận án những gợi ý
thiết thực trong việc đề xuất, luận giải một số phương hướng và giải pháp cụ thể
nâng cao công tác giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và
phát triển của Dương Tự Đam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Thông qua
tác phẩm, tác giả đã phần nào làm sáng tỏ những yêu cầu của công tác giáo dục
thanh niên trong tình hình mới, song những vấn đề về thực trạng công tác giáo dục
thanh niên và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo
dục thanh niên còn ít đề cập đến. Do đó, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu để
làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Tác phẩm Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi
dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới do Nguyễn Thái Anh
(chủ biên), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề
như: công tác giáo dục, tổ chức thanh niên gắn với việc “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau” trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng, Nhà nước với trọng trách
chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng; công tác bồi
dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới trên cơ sở vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh; tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Đặc biệt trong tác phẩm, tác giả phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh
về thanh niên và công tác thanh niên; đồng thời, đề xuất những giải pháp nâng cao
công tác giáo dục thanh niên và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới. Tuy nhiên,
tác phẩm là sự tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về tư
tưởng Hồ Chí Minh, do đó, mặc dù, hàm lượng khoa học và giá trị thực tiễn rất tốt
nhưng vẫn thiếu tính hệ thống, đồng bộ.
Tác phẩm Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế
hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị
Nhuần (Tuyển chọn và biên soạn), Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2015. Tác
phẩm là tập hợp những bài viết của các tác giả nổi tiếng như PGS.TS. Lê Quý
Đức, Văn Tùng, PGS.TS. Lê Văn Tích, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Dung, PGS.TS.
8
Nguyễn Đắc Vinh, PGS.TS. Phạm Hồng Tung… Thông qua những bài viết, tập
thể tác giả đã phân tích sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối
sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ và sự vận dụng tư tưởng này của
Người vào việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.
Chủ đề thứ ba, những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải
pháp bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đề cập đến chủ đề này có các công trình tiêu biểu như sau:
Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và
hội nhập quốc tế của Phạm Hồng Tung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
Trong tác phẩm này, tác giả tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản như:
thanh niên và lối sống của thanh niên; thực trạng lối sống của thanh niên hiện nay.
Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống của thanh
niên Việt Nam hiện nay.
Hội thảo khoa học với chủ đề Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di
chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ
chức tại Hà Nội vào tháng 5/2019, là tập hợp 160 bài báo cáo tham luận của nhiều nhà
khoa học uy tín như GS.TS. Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Mạch Quang Thắng, GS.TS.
Phạm Tất Dong, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, PGS.TS. Doãn Thị Chín… Hội thảo
nhằm nhìn lại định hướng, thực tiễn và đề ra những biện pháp thực hiện các nội dung
theo Di chúc của Hồ Chí Minh về công tác bồi dưỡng thanh niên, qua đó phát huy trí
tuệ, tinh thần, sức mạnh của thế hệ trẻ; tập trung các giải pháp tăng cường giáo dục lý
tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ
thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, cùng chung
tay xây dựng đất nước. Với tinh thần khoa học, khách quan, các tham luận đã phân
tích, đánh giá, luận giải, bổ sung làm sáng tỏ nhiều vấn đề như: những nội dung cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; thực
trạng công tác “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, nguyên nhân của những
thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục thanh niên; đưa ra những giải pháp vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và
những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên theo tư tưởng của Người.
9
Đặc biệt, liên quan đến chủ đề phương hướng và giải pháp bồi dưỡng thế hệ
trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước
trong thời kỳ đổi mới như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII,
VIII, XIX, X, XI, XII và XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luật Thanh niên
(2005), có hiệu lực từ 01/07/2006 đã đưa ra những định hướng và những giải pháp
cơ bản đối với công tác giáo dục thanh niên phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước.
Ngoài ra, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng
07/2008) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nghị quyết đã đánh giá tình hình thanh niên Việt Nam, khẳng định vai
trò to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng
Việt Nam, từ đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên nhằm hình thành một thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt
đẹp, có tri thức, có sức khỏe, kỹ năng, có khí phách và quyết tâm thực hiện thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 3 năm 2015, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030, trong đó đề ra nhiệm vụ
và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thanh niên. Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015, phê duyệt Đề án Tăng
cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên
và nhi đồng giai đoạn 2015-2020, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những
giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục thanh niên.
Với các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên cho thấy việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và việc vận
dụng tư tưởng đó của Người vào việc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam đã được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa
học nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Trên cơ
sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận án cố gắng đi
sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
10
đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay một cách toàn diện và có
hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: Luận án làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; đánh giá thành
tựu, hạn chế của công tác giáo dục thanh niên Việt Nam, từ đó đề xuất những
phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh
niên Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải
quyết những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Một là, trình bày, phân tích làm rõ cơ sở thực tiễn và tiền đề lý luận tác
động, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Hai là, phân tích làm sáng tỏ nội dung và đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục thanh niên Việt
Nam; đề xuất những phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và công tác giáo
dục thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, cụ
thể từ năm 1986 (khi Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới) đến năm 2021.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
11
Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa và khái quát hóa, logic và lịch
sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh, hệ thống,
văn bản học, phân tích tư liệu… để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong luận án.
6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống và khái quát hóa nội dung, đặc điểm cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng công tác giáo dục thanh niên Việt Nam
hiện nay, qua đó đề xuất những phương hướng và những giải pháp nhằm tiếp tục
nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau” đáp ứng nhu cầu sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án góp phần làm rõ điều kiện, tiền đề
hình thành và nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau” và công tác giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực như Triết học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Chính trị học, Giáo dục học… trong hệ thống các trường Đảng và
các trường cao đẳng, đại học. Ngoài ra, những phương hướng và giải pháp giáo
dục thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau” trong luận án có thể giúp các cấp chính quyền tham khảo trong
việc hoạch định những chủ trương, chính sách, biện pháp giáo dục thanh niên
trong giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
có 3 chương, 6 tiết, 15 tiểu tiết.
12
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ Ý U N HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG
THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”
1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI
DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”
1.1.1. Bối cảnh hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về “bồi dƣỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” - cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau” được hình thành xuất phát từ tồn tại xã hội chính là
điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đúng như C.Mác và Ph. ngghen đã nói: “ thức không bao giờ có thể là cái gì
khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống
hiện thực của con người..., Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời
sống quyết định ý thức” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995c, tr.37-38).
Vì thế, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”, không thể không nghiên cứu bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới
và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng
về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Người.
Một là, bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau”
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển nhảy
vọt dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp cũng như thành tựu của
khoa học - kỹ thuật, đã làm cho lực lượng sản xuất và nền sản xuất xã hội phát
triển, đem đến cho đời sống nhân loại những sự thay đổi toàn bộ về mọi mặt từ
kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội. Có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản
ra đời và phát triển là một bước tiến trong lịch sử nhân loại vì đã đem đến cho
loài người một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần.
13
C.Mác và Ph. ngghen đã viết: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp
chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn
lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” (C.Mác và
Ph. ngghen, 1995d, tr.603).
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, bên cạnh những đóng góp to
lớn cho sự tiến bộ của nhân loại, thì mặt trái của nó là sự áp bức, bóc lột sức lao
động của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân lao động làm thuê ở các nước
tư bản và sự xâm lược, cai trị, áp bức, bóc lột sức lao động và khai thác vơ vét tài
nguyên ở các nước thuộc địa. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ra đời, phát
triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong lòng xã hội phong kiến. Trong cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ
phong kiến, giai cấp công nhân là những người bạn đồng hành cùng giai cấp tư
sản. Khi cuộc cách mạng tư sản thành công, chế độ tư bản chủ nghĩa được thiết
lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội đã quay lại đàn áp, bóc lột
chính những người bạn đồng hành của mình. Chính vì thế, đời sống của giai cấp
công nhân trong buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản vô cùng khốn khó, những
điều kiện sinh hoạt tối thiểu cần thiết của con người như ăn, ở, mặc, đi lại không
được bảo đảm. Trong Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, Ph. ngghen đã mô
tả: “Quần áo của giai cấp công nhân nói chung cũng rất thảm thương, phần đông
chỉ mặc những mớ giẻ rách; thức ăn nói chung rất tồi, thường là hầu như không thể
ăn được… và trường hợp tệ nhất thì có cả người chết đói” (C.Mác và Ph. ngghen,
1995b, tr.423). Do đó, trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản
và công nhân vốn mang tính chất đối kháng ngày càng phát triển và trở nên gay
gắt, bùng nổ thành các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư
sản ở các nước như Anh và Pháp. Ph. ngghen nhận định trong ời nói đ u Ngày
18 tháng sương mù của ui Bônapactơ:
“Nước Pháp, hơn bất cứ nước nào khác, là nơi mà những cuộc đấu tranh
giai cấp trong lịch sử bao giờ cũng được đẩy tới bước kết thúc có tính quyết
định... Và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã đứng lên chống giai cấp tư
sản thống trị ở đây cũng mang một hình thức gay gắt chưa từng thấy ở một
nước nào khác” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995e, tr.373).
14
Trong bối cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp
cách mạng. Mà chính giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là
lực lượng tiên phong đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong cuộc đấu tranh giải
phóng chính bản thân họ và cho sự tiến bộ xã hội. Phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng dâng cao, đòi hỏi phải có sự dẫn
đường của một lý luận, hệ tư tưởng. Và chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng yêu cầu
đó, trở thành kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Chủ
nghĩa Mác đã dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đi từ tự phát
đến tự giác, từ đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế sang đấu tranh trên lĩnh vực chính
trị, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Cách
mạng mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi
đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
Bên cạnh, việc tăng cường bóc lột giai cấp công nhân, các nước tư bản đẩy
mạnh việc xâm chiếm thuộc địa và chia nhau thị trường trên phạm vi toàn thế
giới. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã chuyển từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế
quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan và Mỹ.
Cùng với việc nô dịch, bóc lột người lao động trong nước, chủ nghĩa đế quốc đã
đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và thực hiện sự cai trị, áp
bức tàn bạo các dân tộc thuộc địa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn cùng
bản chất với chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh nhưng mức độ bóc lột tinh vi hơn
và quy mô bóc lột rộng hơn. Với sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, khoa học,
kỹ thuật đến văn hóa, tư tưởng, chủ nghĩa tư bản đã đem đến cho văn minh nhân
loại những bước phát triển mới nhưng cùng với đó là bản chất bóc lột và xâm
lược của chủ nghĩa tư bản. Chính bản chất bóc lột và xâm lược đó đã gieo rắc đau
thương cho đại đa số nhân dân lao động ở chính quốc và nhân dân ở các nước
thuộc địa. V.I.Lênin đã khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao,
nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm nguồn
nguyên liệu trên thế giới càng ráo riết thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng
quyết liệt hơn” (V.I.Lênin, 2005d, tr.481).
15
Trong khi đó ở phương Đông, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều
Tiên, Việt Nam… vẫn là những quốc gia phong kiến lạc hậu với nền kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp. Chính vì thế, các quốc gia phong kiến phương Đông là điểm
đến cho sự xâm lược, bành trướng của các nước đế quốc phương Tây. Sau khi
hoàn thành chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa phương Đông, chủ nghĩa đế
quốc đã thiết lập chế độ cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa vô
cùng dã man, tiến hành vơ vét, khai thác về kinh tế và tài nguyên thiên nhiên, đầu
độc và phá hoại những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thuộc
địa. Không chấp nhận sự áp bức, bóc lột nặng nề của các nước đế quốc, nhân dân
các nước thuộc địa đã không ngừng đứng lên đấu tranh để giành độc lập, tự do.
Tuy nhiên, cho đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), phong trào
chống đế quốc, thực dân, thực hiện giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đều
thất bại và chưa tìm ra một con đường đúng đắn. Trong lúc, nhân dân các nước
thuộc địa đang sống một cuộc đời tăm tối, phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa thất bại triền miên thì thành công của công cuộc Duy Tân ở Nhật
Bản, thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc và Cách mạng Tháng Mười
Nga (1917) đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và đường lối cứu nước của các
nhà yêu nước Việt Nam đặc biệt là Hồ Chí Minh.
Nhật Bản cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn chỉ là một nước phong kiến lạc hậu,
thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản
bị các cường quốc phương Tây yêu cầu mở cửa và nhanh chóng rơi vào địa vị phụ
thuộc và Mỹ nắm quyền lũng đoạn. Trước bối cảnh như vậy, năm 1867, Thiên
hoàng Mutsuhito lên ngôi khi mới 15 tuổi, lấy niên hiệu Thiên hoàng Minh Trị
(Meiji) và đã tiến hành công cuộc Duy Tân trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt
chú trọng cải cách giáo dục với hàng loạt chính sách như: thi hành chế độ cưỡng
bức giáo dục, mời các nhà khoa học nước ngoài như Anh, Pháp, Đức, Mỹ về dạy,
gửi người đi đến các nước tiên tiến để tiếp thu tri thức mới… Vì thế, chỉ trong thời
gian khoảng ba mươi năm, các sách nghiên cứu về văn hóa, khoa học và kỹ thuật
của Châu Âu và Mỹ đã được các sĩ phu Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật. “Chính
phủ đón thầy Âu dạy học cho dân như: kỹ sư Anh dạy cách xây dựng đường xe lửa
và đóng tàu, người Pháp dạy về luật và binh bị, giáo sư Đức dạy về y học và hóa
16
học, nhà chuyên môn Hoa Kỳ tổ chức giáo dục, các nghị sĩ thì dạy âm nhạc và
điêu khắc” (Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang, 1998, tr.144). Như vậy, nước Nhật
với lực lượng xã hội có tư tưởng canh tân đã làm nên kì tích một thời trong lịch sử
châu Á, đó là giữ được nền độc lập và trở thành một nước tư bản trên thế giới.
Sau công cuộc Duy Tân năm 1868, nước Nhật nhanh chóng phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, văn hóa, đặc
biệt là giáo dục đã được hiện đại hóa và đổi mới theo nền giáo dục của các nước tư
bản phương Tây. Với thành công của công cuộc cải cách, Nhật Bản nhanh chóng
trở thành một nước đế quốc tư bản, đối với các nước thuộc địa ở châu Á, Nhật Bản
được coi như là “cứu tinh của các dân tộc da vàng”. Xu hướng thân Nhật, hướng
về nước Nhật phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ…
và cả Việt Nam, cho phép các dân tộc thuộc địa tiếp tục hy vọng về khả năng chiến
thắng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc.
Trung Quốc, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về chính trị, dưới sự bành
trướng, xâm lược của các nước đế quốc trở thành một nước nửa phong kiến nửa
thuộc địa, phụ thuộc vào tư bản phương Tây. Về kinh tế, xuất hiện mầm mống của
kinh tế tư bản, thoát khỏi tình trạng bế quan tỏa cảng, nền kinh tế hàng hóa bắt đầu
phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh các nước đế
quốc xâm lược, triều đình phong kiến Mãn Thanh suy thoái, khủng hoảng, trong
lòng xã hội Trung Quốc xuất hiện các khuynh hướng cải cách, duy tân, biến pháp,
cách mạng. Tiêu biểu là phong trào Duy Tân cuối thế kỷ XIX với khuynh hướng
biến pháp của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Dương Thâm Tú, Đàm Tự
Đồng… Phái Duy Tân chủ trương phát triển theo mô hình duy tân của Nhật Bản
như: chú trọng đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật; đề cao dân chủ, cải cách văn
hóa, giáo dục, đưa người ra nước ngoài học tập... Mặc dù, tư tưởng của phái Duy
Tân còn mang nặng khuynh hướng cải lương và không được thực thi do sự chống
đối của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến mà đứng đầu là Từ Hy thái hậu;
song đã có tác dụng tích cực kêu gọi tinh thần tìm tòi học hỏi những cái mới của
thời đại thể hiện trong văn hóa và con người phương Tây. Tuy nhiên, phong trào
cũng đã có ý nghĩa lớn lao đó là khơi gợi được tinh thần yêu nước của người dân,
đề cao ý thức độc lập dân tộc chống ngoại xâm, ý thức dân chủ chống chế độ
17
chuyên chế, mở đường cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển. Trong đó, nổi bật và
tiêu biểu là Tôn Trung Sơn với học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền
tự do và dân sinh hạnh phúc”, đã lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi thắng lợi vào năm
1911. Cách mạng Tân Hợi thành công đã đánh đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập
Trung Hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
Tuy là cuộc cách mạng không đến nơi, cuộc cách mạng tư sản không triệt để khi
chỉ mới lật đổ chế độ chuyên chế triều đình Mãn Thanh, không đề cập đến việc
đánh đuổi đế quốc và việc đánh địa chủ, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho
nông dân; nhưng cách mạng Tân Hợi đã có những tác động to lớn đến các nước
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một cuộc cách mạng ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa là “tiếng sấm của Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm
chấn động toàn thể địa cầu” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.30). Cách mạng Tháng Mười
Nga thành công đã vạch ra con đường đúng đắn cho phong trào giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp trên thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tiếng sấm Cách
mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô, hấp
thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.30). Chính
Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin
để từ đó tìm thấy cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là
mặt trời soi sáng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn, đồng thời hình
thành nên những quan điểm độc đáo, trong đó có quan điểm về “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau”
Qua đó cho thấy rằng, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản về mọi mặt
vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những bài học kinh nghiệm trong phong trào
giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa, sự thành công của công cuộc Duy
Tân ở Nhật Bản, thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi và Cách mạng Tháng Mười
Nga đặc biệt là thành tựu của khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển chính là cơ
sở thực tiễn để Hồ Chí Minh thấy được vai trò của tri thức, của giáo dục và sự cần
thiết phải tổ chức, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị lực lượng cho cách mạng
Việt Nam sau này và đó chính là cơ sở hình thành tư tưởng của Người về “bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
18
Hai là, bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”
hình thành, phát triển không chỉ trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội trên thế
giới, mà đặc biệt còn trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược
vào năm 1858, dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam là một quốc
gia phong kiến độc lập, nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt như: sự tồn tại của nền
kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính chất tự cung tự cấp, thực hiện chính sách bế
quan tỏa cảng và chế độ quân quyền cực đoan, nông nghiệp tiêu điều, xơ xác;
các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân suy thoái rõ rệt; thủ công
nghiệp ngày càng lụi tàn, thương nghiệp sút kém… Chính vì thế, năm 1858, khi
thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, triều đình nhà
Nguyễn đã liên tiếp ký kết các hiệp ước vào ngày 25/08/1883 và ngày
06/06/1884; từ đây nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới
sự cai trị tàn khốc của thực dân Pháp về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội. Cũng từ đây, đời sống của nhân dân Việt Nam vô cùng khổ cực, lầm
than dưới ách cai trị của kẻ thù xâm lược Pháp.
Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách “độc quyền về kinh tế”, áp
dụng chính sách tô thuế nặng nề và tăng cường khai thác thuộc địa như: tiến hành
cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để lập đồn điền trồng lúa, cao su; đầu
tư vốn khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản (than đá, quặng sắt,
chì…). Những chính sách kinh tế hà khắc của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu,
nghèo nàn và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, đồng thời đẩy cuộc sống người dân
Việt Nam đến tận cùng của sự cơ cực và khổ sở. Hồ Chí Minh đã viết trong Tuyên
ngôn độc lập như sau:
“Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu
thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý,
làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng
19
không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một
cách vô cùng tàn nhẫn” (Hồ Chí Minh, 2011d, tr.2).
Về chính trị, với những thủ đoạn chính trị hết sức thâm độc như “chia để
trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, “dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc
địa hoặc để lấn chiếm thuộc địa”, thực dân Pháp đã tìm đủ mọi cách để chia cách
đất nước ta, chia rẽ dân tộc ta, chia rẽ các tôn giáo, các vùng miền, địa phương,
thậm chí là giữa các dòng họ nhằm phân tán lực lượng trong xã hội Việt Nam, phá
vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân tộc. Hồ Chí Minh nói về chính sách này như
sau: “Bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chúng
áp dụng chính sách cổ điển là “chia để trị” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.93). Thực dân
Pháp chia đất nước ta thành ba xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi
kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp đã gây chia rẽ và thù hận giữa ba miền
Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương. Cùng với việc
thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ
phong kiến tiến hành bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam
với hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án và nhà tù được thiết lập hết sức nghiêm ngặt.
Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh nhận định:
“Về chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ
nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều
hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương
nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”
(Hồ Chí Minh, 2011d, tr.1-2).
Về giáo dục, một chính sách được coi là hữu hiệu để cai trị nhân dân Việt
Nam được thực dân Pháp thi hành là chính sách ngu dân về giáo dục. Với chính sách
ngu dân để dễ bề cai trị của Pháp đã làm cho 95% dân số Việt Nam khi ấy không
biết chữ. Mục đích của nền giáo dục mà Pháp thực hiện ở nước ta khi đó là để phục
vụ quyền lợi của chủ nghĩa thực dân, duy trì vĩnh viễn sự thống trị của thực dân
Pháp, hoàn toàn không phục vụ cho nhân dân Việt Nam. Để đạt mục đích của nền
giáo dục như vậy, thực dân Pháp thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất
(1906) và lần thứ hai (1917 - 1929). Điều đó đã làm cho người dân Việt Nam dần xa
tiếng mẹ đẻ, coi thường tiếng mẹ đẻ, coi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, coi tư tưởng
20
của thực dân là tư tưởng chính, đã làm “cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải
là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên
khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.424).
Có thể thấy rằng, đế quốc Pháp đã thiết lập ở Việt Nam một nền giáo dục
“đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa” (Hồ Chí Minh, 2011a,
tr.424); một nền giáo dục không phải để “mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng
của họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm.” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.424).
Chính điều này đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ về tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Người đã phê phán một cách toàn diện và có hệ thống nền giáo dục thực dân ở các
nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng từ đó mà Hồ Chí
Minh suy tư, tiên liệu về một nền giáo dục chân chính, cách mạng nhằm đem lại sự
phát triển và tiến bộ toàn diện của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
cũng như của nhân dân và của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Người chủ
trương: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại,
như thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân
dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và
học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” (Hồ Chí Minh, 2011j, tr.185).
Về văn hóa, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập các tụ điểm ma túy, mại
dâm, cờ bạc… nhằm thi hành triệt để chính sách đầu độc về văn hóa, gây tâm lý tự ti
về bản thân, dân tộc và quốc gia, hình thành tư tưởng quên nguồn gốc tổ tiên, giống
nòi, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động trái với thuần phong
mỹ tục Việt Nam; ngăn không cho dân tộc Việt Nam tiếp cận với những giá trị văn
hóa tiên tiến trên thế giới. Hồ Chí Minh nhận định: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng
báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công việc ngu dân của Chính
phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.39-40).
Về cơ cấu xã hội, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều tầng lớp, giai
cấp xã hội khác nhau đã hình thành và tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam. Bên
cạnh sự tồn tại của những giai cấp, tầng lớp cũ như giai cấp địa chủ phong kiến,
giai cấp nông dân (chiếm 90% dân số) và những người thợ thủ công là sự xuất hiện
của các giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp
tiểu tư sản gồm tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủ công, viên chức, trí thức, sinh viên,
21
học sinh và những người làm nghề tự do. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp, giai
cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản đã bóc lột đến tận xương tủy các giai
tầng khác trong xã hội, làm cho họ trở nên bần cùng hóa và nghèo khổ.
Tóm lại, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt
Nam phải trải qua một giai đoạn lịch sử nhiều biến động trên tất cả các phương
diện dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Những
mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa toàn
thể nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến và mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng
bè lũ tay sai bán nước. Trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất cần phải giải quyết là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai bán
nước. Khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giống nòi, độc lập cho đất nước, tự
do cho đồng bào trong nhân dân Việt Nam đã bùng cháy thành những cuộc khởi
nghĩa theo ý thức hệ phong kiến, tiêu biểu là: phong trào Cần Vương (1885 - 1896)
do vua Hàm Nghi lãnh đạo, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo phong trào nông dân Yên
Thế (1883-1913). Tuy nhiên, các phong trào yêu nước này đều thất bại và điều đó
cho thấy rằng hệ tư tưởng phong kiến tồn tại bao đời đã trở nên lạc hậu, lỗi thời
trước bối cảnh và nhu cầu lịch sử lúc bấy giờ. Tuy chưa đạt mục đích nhưng các
phong trào đó đã khơi gợi tinh thần yêu nước của cả dân tộc, phát huy tinh thần đại
đoàn kết dân tộc và khích lệ ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của
nhân dân Việt Nam. Nhu cầu lịch sử đặt ra lúc bấy giờ là Việt Nam phải tìm ra một
hệ tư tưởng mới; đồng thời phải có một giai cấp mới, một giai cấp tiến bộ đủ sức
đứng ra gánh vác và thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trước bối cảnh đó, những nhà Nho yêu nước mang tư tưởng “tân học” đã
đứng ra dẫn dắt các phong trào đấu tranh chống Pháp. Họ là Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý
Cáp… Các sĩ phu yêu nước này nhận thức được rằng muốn thắng Pháp thì phải
canh tân, làm cho dân giàu, nước mạnh, phải học tập nền văn minh phương Tây để
cải cách đất nước về mọi mặt. Họ chủ trương phải kết hợp cứu nước với canh tân.
Tuy nhiên, đường lối cứu nước của mỗi người là mỗi khác: nếu Phan Bội Châu
chủ trương cầu cứu người anh Nhật Bản da vàng thì Phan Châu Trinh chủ trương
22
dựa vào Pháp để cầu tiến bộ cho nhân dân và đất nước. Từ đây, những nhà Nho
mang tư tưởng “tân học” đã trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỷ XX như: phong trào
Đông Du (1905 - 1908) của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân (1907 - 1908) của
Phan Châu Trinh, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) do Lương Văn Can và
Nguyễn Quyền đứng đầu… đã để lại trên vũ đài chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XX
một dấu ấn không thể phai mờ. Tuy nhiên, cũng như các phong trào yêu nước theo ý
thức hệ phong kiến, tất cả các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư
sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng đều thất bại dưới sự đàn áp của thực dân Pháp.
Điều đó cho thấy, mặc dù tiến bộ, nhưng hệ tư tưởng dân chủ tư sản chưa đáp ứng
được nhu cầu lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ. Như Hồ Chí Minh nhận định:
“Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã,
người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị
dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” (Hồ
Chí Minh, 2011l, tr.30).
Thực tiễn cho thấy rằng, nhu cầu lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
Việt Nam đặt ra là không chỉ đòi hỏi một con đường cứu nước mới, một hệ tư
tưởng mới mà còn đòi hỏi phải có một lớp người Việt Nam mới đủ sức lãnh đạo
phong trào cứu nước, cứu dân. Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục Nho học đào
tạo ra một lớp người lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội đương thời.
Giáo dục theo kiểu “ngu dân” của Pháp chỉ bồi dưỡng, đào tạo ra một lớp người
làm tay sai cho chúng. Những nhà Nho tân học chưa đủ sức lãnh đạo phong trào
đấu tranh chống thực dân Pháp bởi vì suy cho đến cùng mặc dù chịu ảnh hưởng tư
tưởng dân chủ tư sản phương Tây nhưng họ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của
Tam giáo mà nòng cốt, cốt lõi là Nho giáo. Tất cả những điều đó cho thấy, nền
giáo dục Việt Nam khi ấy đang bế tắc trong việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người
đủ sức đảm đương vai trò mà lịch sử xã hội Việt Nam đặt ra. Và Nguyễn Ái Quốc
đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu lịch sử đó. Với hành trang là lòng yêu nước thiết tha,
Người đã ra đi tìm đường cứu nước và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách
23
mạng vô sản. Mặc dù, Hồ Chí Minh rất kính trọng các bậc tiền bối, song Người
không đi vào các con đường mòn bế tắc mà đã xác định phải tìm một con đường
khác - Người sang phương Tây. Tuy, cũng sang Pháp như Phan Châu Trinh nhưng
Người không dựa vào Pháp. Có thể nói, Hồ Chí Minh đi sang các nước phương
Tây không chỉ để tìm con đường cứu nước mới, tìm ra một hệ tư tưởng mới mà
còn tìm ra phương cách mới để bồi dưỡng, đào tạo người Việt Nam trong đó đặc
biệt là thế hệ trẻ đủ sức đảm nhận vai trò lịch sử giải phóng dân tộc và đưa đất
nước tiến lên. Và như Trần Văn Giàu đã phát biểu: “Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra
một giải pháp cho quê hương” (Trần Văn Giàu, 2008, tr.759-760).
Tóm lại, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới tác động
của những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa tiến bộ đã có sự phát triển nhất
định; bên cạnh đó, nhân dân và dân tộc Việt Nam lại chịu sự cai trị, áp bức, bóc lột
của chế độ thực dân phong kiến, cũng như sự bế tắc lý luận về con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo, sự bế tắc trong việc bồi
dưỡng, đào tạo con người đã trở thành vấn đề trung tâm, vấn đề cấp thiết nhất, được
đặt lên hàng đầu. Chính những đặc điểm và yêu cầu khách quan đó của lịch sử - xã
hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được Hồ Chí Minh, một con người
đã dành tất cả trí tuệ và tâm hồn, sức lực và thời gian để chăm lo, phục vụ nhân dân,
nhận thức rằng để đưa đất nước ra khỏi cảnh lầm than nô lệ thì phải tập hợp, tổ
chức, giác ngộ và lãnh đạo các lực lượng, tầng lớp tiến bộ trong xã hội trong đó có
thế hệ trẻ tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc; và đó là cơ sở hình thành nên tư
tưởng về đào tạo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Người.
1.1.2. Hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh với sự hình
thành, phát triển tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” không
chỉ được hình thành trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà còn được hình thành và phát triển gắn với thực tiễn
cách mạng Việt Nam và hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh (1911 -
1969), qua các giai đoạn chính: giai đoạn từ 1911 - 1920; giai đoạn từ 1920 - 1930;
giai đoạn từ 1930 - 1941; giai đoạn 1941 - 1969.
24
Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920, là giai đoạn Hồ Chí Minh tiếp cận
thế giới, bước đ u trải nghiệm cách mạng và lựa chọn con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị sự xâm lược bởi thực dân
Pháp, cho nên ngay từ nhỏ, Người đã trực tiếp chứng kiến sự tham gia sôi nổi của
những con người trẻ tuổi vào các phong trào yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỷ
XX; và đó là minh chứng thực tiễn sinh động để Hồ Chí Minh tin tưởng vào vai trò
của thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Pháp lúc bấy giờ. Tuy nhiên, theo
Người, tài năng và vai trò của họ chỉ được phát lộ khi có đủ điều kiện. Nói một
cách khác, thế hệ trẻ nếu được chăm sóc, rèn luyện và bồi dưỡng thì họ sẽ góp
phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi cảnh tăm tối, lạc
hậu. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhận thức được rằng, nền giáo dục phong
kiến lúc bấy giờ đào tạo ra một lớp người lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu lịch sử;
thực dân Pháp, trong quá trình cai trị Việt Nam, đã thi hành chính sách “ngu dân”
nhằm đào tạo ra một lớp người tay sai. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy
những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng đã có
niềm tin vào thế hệ trẻ, có sự trông đợi đầy tâm huyết vào thế hệ trẻ và cũng có
những hoạt động để ra sức bồi dưỡng thế hệ trẻ, nhưng các cụ vẫn không thành
công trong việc giáo dục, tổ chức đông đảo thế hệ trẻ thành lực lượng đấu tranh.
Chính vì thế, những phong trào chống Pháp do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
khởi xướng đều thất bại dưới sự đàn áp của kẻ thù xâm lược.
Vậy phải bằng con đường nào? Cách thức nào? Hệ tư tưởng nào? để bồi
dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam trở thành những con người xứng đáng đảm
nhận được vai trò lịch sử đang đặt trên vai họ. Hồ Chí Minh đã trăn trở, suy
ngẫm về con đường đúng đắn nhất không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
mà còn cho sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam. Hồ Chí Minh đã bước vào đời
với tư cách là thầy giáo tại trường Dục Thanh, Phan Thiết. Thời gian dạy học ở
Phan Thiết tuy ngắn ngủi, chỉ bảy tháng (từ tháng 8/1910 đến tháng 2/1911)
nhưng có ý nghĩa rất lớn, là nơi để Hồ Chí Minh có thời gian tìm hiểu kỹ tình
hình và chuẩn bị thêm kiến thức để vào Sài Gòn, ra đi tìm đường cứu nước. Và
như Phan Ngọc Liên đã khẳng định đây là dịp “để Nguyễn Tất Thành thực hiện
25
những suy nghĩ, dự định của mình về mục tiêu và nội dung phương pháp giáo
dục thế hệ trẻ” (Phan Ngọc Liên, 2007, tr.19).
Từ nhận thức về vai trò của thế hệ trẻ đối với dân tộc, từ thực tiễn bế tắc
của công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, từ nhu cầu lịch sử của
dân tộc, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước khát khao tìm đường
cứu nước, tìm ra cách thức để đào tạo các thế hệ thanh niên Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã rời Tổ quốc, bôn ba tìm con đường đi đến giải phóng cho dân tộc. Tuy
nhiên, Người cũng xác định phải đi ra nước ngoài nhưng phải đi theo một hướng
khác, một con đường khác với con đường mà các bậc tiền bối như Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh đã đi - một con đường cứu nước mới. Ngày 05/06/1911, Hồ
Chí Minh rời Tổ quốc ra đi với khát khao tìm con đường cứu nước cho dân tộc
bằng “một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một suy nghĩ táo bạo và một trí tuệ hết
sức minh mẫn” (Phạm Ngọc Trâm, 2011, tr.41).
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, đi tìm “giải pháp cho quê hương”,
Người đã đi đến nhiều nước (Pháp, Mỹ, Anh, Nga…), dừng chân ở nhiều nơi trên
khắp các châu lục. Việc đi nhiều nơi, đến nhiều nước trong những năm bôn ba ở
nước ngoài, trải nghiệm thực tiễn đã giúp cho Hồ Chí Minh thấy rõ hơn bản chất bóc
lột của các nước đế quốc, thấy rõ hơn sự khổ sở, cơ cực trong chính đời sống của
người dân lao động ở chính quốc và thuộc địa. Người viết “Vậy là, dù màu da có
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người
bị bóc lột” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.287). Trong những năm tháng đó, Người đã trải
qua một cuộc sống lao động vất vả, đấu tranh cách mạng sôi nổi và đã phụ trách
nhiều cương vị trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau như tham gia sáng lập
Hội người yêu nước Việt Nam vào năm 1917 tại Pháp (mà thành viên đa số là thanh
niên, có thể khẳng định tổ chức yêu nước đầu tiên mà Hồ Chí Minh tham gia sáng
lập là tổ chức của thanh niên), viết bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị
Vécxây (6-1919), tham gia tích cực phong trào xã hội, phong trào công nhân Pháp,
gia nhập Đảng xã hội Pháp (đầu năm 1919)… Đặc biệt, Yêu sách của nhân dân An
Nam gồm có tám yêu sách trong đó yêu sách thứ sáu là “tự do học tập, thành lập các
trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” (Hồ Chí Minh,
2011a, tr.441). Thông qua yêu sách này cho chúng ta thấy từ những năm 1919, Hồ
26
Chí Minh đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng
một nền giáo dục mới nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam. Mặc dù trong thời gian này, Người chưa có những bài viết thể hiện tư
tưởng của mình về sự cần thiết phải bồi dưỡng thế hệ trẻ nhưng thông qua những bài
viết đã có tác dụng thức tỉnh, khơi dậy ở thế hệ trẻ Việt Nam tinh thần yêu nước,
căm thù sự tàn ác của chế độ thực dân.
Trong khoảng thời gian từ 1911 đến trước khi đọc Sơ thảo l n thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, nhờ quá
trình hoạt động thực tiễn phong phú, đi nhiều nơi, đến nhiều nước trên thế giới, Hồ
Chí Minh có cơ hội hiểu rõ về vai trò của thế hệ trẻ trong tiến trình lịch sử của
nhân loại. Nhưng trong khoảng thời gian này, Người vẫn chưa xác định được
hướng đi, con đường và hệ tư tưởng cần thiết để thức tỉnh thế hệ trẻ và những gì
cần thiết để bồi dưỡng cho họ. Tuy nhiên, khoảng thời gian 1911 - 1919 là giai
đoạn mà Hồ Chí Minh bước đầu tiếp cận thế giới, bước đầu trải nghiệm cách mạng
và lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930, là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp
bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ đ u tiên cho cách mạng Việt Nam và hình thành cơ bản
tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Với một lòng yêu nước nồng nàn, một tấm lòng thương dân sâu sắc, một sự
nhạy cảm chính trị và một trí tuệ sáng suốt, nên khi đọc được Sơ thảo l n thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, đăng trên
báo Nhân đạo ngày 16, 17 - 07 - 1920, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải đáp cho
những câu hỏi mà Người luôn canh cánh trong lòng từ thuở thiếu thời. Từ đây, sau
ngần ấy thời gian bôn ba ở các nước, Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý, đã tìm thấy
con đường để cứu nước, cứu dân, đó chính là con đường cách mạng vô sản. Như
nhận xét của Võ Nguyên Giáp: “Trải qua 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái
Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một thanh niên yêu nước trở thành
người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.” (Võ Nguyên Giáp, 2003, tr.27).
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, nghiên cứu những
quan điểm khoa học của học thuyết này về vai trò của thế hệ trẻ và về việc bồi
dưỡng thế hệ trẻ. Với niềm tin sâu sắc vào con đường đã chọn gắn liền với niềm
27
tin vào vai trò của thế hệ trẻ, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong
khoảng thời gian 1920 - 1930, Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian hoạt động
trong phong trào thanh niên cũng như đẩy mạnh hoạt động giáo dục, huấn luyện,
đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước thuộc địa. Cụ thể, cuối năm
1920, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; năm 1921, tại Paris,
Hồ Chí Minh cùng với một số đồng chí của Người thành lập Hội liên hiệp thuộc
địa; viết báo, viết văn, ra báo Người cùng khổ (Le Paria); khoảng cuối năm 1923,
Hồ Chí Minh vào học tại Trường Đại học phương Đông ở Mátxcơva; cùng với một
số thanh niên Trung Quốc viết cuốn Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc; là tác
giả chính của bản uận cương về thanh niên; viết tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp, trong đó tiêu biểu có bức thư Gửi thanh niên Việt Nam. Thông qua
những tác phẩm này cùng với những bài viết trên báo Người cùng khổ, Hồ Chí
Minh đã từng bước thức tỉnh thế hệ trẻ Việt Nam. Người chính là nhà yêu nước trẻ
tuổi Việt Nam đầu tiên đã có những nhìn nhận đúng đắn về vai trò của thế hệ trẻ
trong tiến trình lịch sử, cụ thể là trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ
vai trò của thế hệ trẻ; do đó, Người đẩy mạnh hoạt động thức tỉnh, kêu gọi thế hệ
trẻ phát huy tối ưu khả năng, vai trò của mình. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn lập
ra các tổ chức cách mạng, huấn luyện, đào tạo thế hệ trẻ. Chính vì thế, trong công
cuộc cứu nước, vận động giải phóng dân tộc điểm khởi đ u của Hồ Chí Minh
chính là thức tỉnh thanh niên từ đó thức tỉnh cả dân tộc. Người khẳng định trong
thư Gửi thanh niên An Nam (1925): “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ
chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.” (Hồ Chí
Minh, 2011b, tr.144). Thông qua bức thư cho ta thấy Hồ Chí Minh luôn tin tưởng
mãnh liệt vào vai trò và sức mạnh tiềm tàng vốn có của thế hệ trẻ. Từ đó, Người
kêu gọi, thức tỉnh thế hệ trẻ và trực tiếp tổ chức, dẫn dắt họ vào con đường đấu
tranh cách mạng. Đây chính là bước đột phá tư duy về quan điểm nhận thức và
phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh, mà trước Người, chưa có sĩ phu yêu
nước nào của Việt Nam nhận thức được. Đầu năm 1925, các lớp huấn luyện chính
trị để bồi dưỡng lực lượng cách mạng do Người mở chính thức bắt đầu tại Quảng
Châu, Trung Quốc. Cùng với việc tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, Người
28
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào tháng 6-1925, nhằm tập hợp
những thanh niên Việt Nam yêu nước vào trong một tổ chức, với dự định “nó là
quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản” (Hồ Chí Minh, 2011c, tr.14).
Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một sáng tạo có chủ đích
của Hồ Chí Minh nhằm bồi dưỡng lực lượng cho cách mạng Việt Nam.
Sau gần hai năm rưỡi làm việc ở Quảng Châu, Trung Quốc, với tất cả tâm
lực, trí tuệ của một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một thầy dạy cách mạng, Hồ
Chí Minh cùng với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên “đã mở được 10 lớp
(khoảng 250-300 người)” (Phạm Xanh, 2009, tr.134) và đã đào tạo được đội ngũ
cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời với việc mở các lớp huấn
luyện chính trị để chuẩn bị xây dựng một đội ngũ cán bộ làm nòng cốt, Hồ Chí
Minh còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam có khả năng, gửi đi học ở Trường
Đại học Phương Đông và Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Để làm tài
liệu giảng dạy tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, vào năm 1925, Hồ Chí Minh đã biên soạn tập đề cương bài
giảng và xuất bản thành sách với nhan đề Đường Cách mệnh vào đầu năm 1927.
Trong Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh chỉ ra những tiêu chuẩn cần phải có để
xứng đáng “tư cách một người cách mệnh”, cụ thể như sau:
Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình… Đối
người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm… Làm
việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng
đoàn thể. (Hồ Chí Minh, 2011b, tr.280-281).
Qua quan điểm trên cho thấy, Hồ Chí Minh đã định hướng những tiêu
chuẩn cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tác phẩm Đường Cách mệnh
góp phần định hướng cho thế hệ trẻ Việt Nam về sự nghiệp chống Pháp, giải
phóng dân tộc. Một hoạt động tiếp theo mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
và Hồ Chí Minh thực hiện là khởi xướng phong trào vô sản hóa vào tháng 3 -
1928. Phong trào vô sản hóa ra đời với mục đích đưa những người trẻ tuổi đã được
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng đi vào
các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền cách mạng và vận động quần chúng có hiệu
quả. Cũng thông qua phong trào vô sản hóa, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ được tôi luyện
29
trong hoạt động thực tiễn để ngày càng trưởng thành hơn, ngày càng vững vàng
hơn, còn những ai không đủ bản lĩnh và năng lực tiến hành một cuộc vận động
kiên trì và sáng tạo sẽ bị đào thải dần dần. Phạm Hồng Tung trong ược khảo về
kinh nghiệm phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam nhận xét
về phong trào vô sản hóa như sau: “Với phong trào vô sản hóa có thể nói “quy
trình đào tạo cán bộ lãnh đạo” thế hệ dựng Đảng cứu quốc do Hồ Chí Minh thiết
kế, chỉ đạo thực hiện đã được hoàn thiện thêm một bước rất quan trọng” (Phạm
Hồng Tung, 2008, tr.168).
Với việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp chính trị ở
Quảng Châu, xuất bản Đường Cách mệnh, gửi người đi học ở Trường Đại học
Phương Đông và Trường Quân sự Hoàng Phố, với phong trào vô sản hóa… của Hồ
Chí Minh là nhằm vào mục đích bồi dưỡng và đào tạo các thế hệ cách mạng, đặc
biệt là thế hệ trẻ. Nhìn lại quá trình bồi dưỡng, đào tạo lực lượng cách mạng của Hồ
Chí Minh giai đoạn 1920 - 1930, chúng ta nhận thấy rằng lực lượng chủ yếu mà Hồ
Chí Minh bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo là thế hệ trẻ yêu nước. Trong quá trình
“bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” giai đoạn 1920 - 1930, những quan điểm
của Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” đã được hình thành.
Hồ Chí Minh đã có những tác phẩm xác định vai trò to lớn của thế hệ trẻ, những tiêu
chuẩn cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ như tác phẩm Trung Quốc và Thanh niên
Trung Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mệnh và những bài viết lẻ
tẻ khác. Nhìn chung, trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh tuy không đưa ra những
quan điểm mang tính “chỉ giáo” về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Nhưng Người đã có ý thức chuẩn bị công cuộc cách mạng giải phóng đất nước, dân
tộc từ việc bồi dưỡng những con người trẻ tuổi và đã thực hiện thành công việc bồi
dưỡng, đào tạo những con người trẻ tuổi Việt Nam trở thành lực lượng nòng cốt của
cách mạng. Giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn này không dừng lại ở sự giáo dục
tinh thần yêu nước mà hướng tới giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh thần quốc tế
cộng sản và con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản.
Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1941, giai đoạn Hồ Chí Minh vượt qua khó
khăn, thử thách và kiên định sự đúng đắn của tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau”.
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay

More Related Content

What's hot

Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcletuananh1368
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo trình giáo dục nhật bản
Giáo trình giáo dục nhật bảnGiáo trình giáo dục nhật bản
Giáo trình giáo dục nhật bảnnataliej4
 
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...phamhieu56
 

What's hot (20)

Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAYKhó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
 
Giáo trình giáo dục nhật bản
Giáo trình giáo dục nhật bảnGiáo trình giáo dục nhật bản
Giáo trình giáo dục nhật bản
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
 
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10...
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOTLuận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
Luận văn: Xây dựng nhân cách sinh viên các trường đại học, HOT
 
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viênLuận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
Luận án: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ giảng viên
 

Similar to Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay

Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Man_Ebook
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 

Similar to Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay (20)

Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con NgườiLuận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
Quan điểm về con người trong triết học mác và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệ...
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdfVẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN NAY.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình GiànLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thônLuận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
 
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ haiQuá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin Về Vai Trò Của Quần Chúng Nhân Dân Vào Thự...
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
Tiếp nhận văn hóa đại chúng của sinh viên trong hội nhập quốc tế
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo dục thanh niên việt nam hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **** NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” VỚI VIỆC GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN **** NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” VỚI VIỆC GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 9.22.90.02 U N ÁN TIẾN S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM NGỌC TRÂM 2. TS. LÊ QUANG QUÝ Phản biện độc lập: Phản biện độc lập 1: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁ Phản biện: Phản biện 1: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN QUANG THÁI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021
  • 3. ỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm và TS. Lê Quang Quý đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình nghiên cứu và triển khai luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô Khoa Triết học, Phòng Sau Đại học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Sau cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên để tôi hoàn thành luận án này.
  • 4. ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm và TS. Lê Quang Quý. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021 Nghiên cứu sinh NGUYỄN THỊ ĐAN THỤY
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CC, VC Công chức, viên chức CT Chỉ thị GS Giáo sư HSSV Học sinh, sinh viên KL Kết luận LHTN Liên hiệp Thanh niên NQ Nghị quyết Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư QĐ Quyết định QH Quốc hội TCN Trước Công nguyên TNCS Thanh niên Cộng sản TNTP Thiếu niên tiền phong TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ TTg Thủ tướng TW Trung ương TWĐTN Trung ương Đoàn Thanh niên
  • 6. MỤC ỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ Ý U N HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..........................................................................12 1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ....................................................................12 1.1.1. Bối cảnh hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” - cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.......................................................12 1.1.2. Hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...............23 1.2. TIỀN ĐỀ Ý U N VÀ VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..35 1.2.1. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...................................................................................................35 1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh với sự hình thành tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.............................................................58 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................65 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ...66 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................................66 2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và mục đích của việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” ..........................................................................................66 2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...................................................................................................................71 2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”....................................................................................................................84 2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................................97 2.2.1. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”..............................................97
  • 7. 2.2.2. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” ..................................................................102 2.2.3. Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...........................................................................................................105 Kết luận chƣơng 2 ...............................................................................................110 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU”..........112 3.1. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG VIỆC GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................................................112 3.1.1. Đặc điểm, vai trò thanh niên Việt Nam và các yếu tố tác động đến việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay........................................................................112 3.1.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay................................................................139 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ giáo dục thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .................................................................................................159 3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” ..................................................................163 3.2.1. Những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”...........................................................................................................163 3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” .170 Kết luận chƣơng 3 ...............................................................................................186 KẾT U N CHUNG ..........................................................................................188 DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO...........................................................191 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ IÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA U N ÁN...................................................................................................197
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của xã hội, thế hệ trẻ luôn có một vị trí, vai trò quan trọng. Với đức tính cần cù, thông minh, năng động, thế hệ trẻ không chỉ sáng tạo ra những giá trị vật chất mà còn sáng tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, góp phần phát triển và làm phong phú đời sống xã hội. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hết sức vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam là một minh chứng sinh động nhất khẳng định vai trò của thế hệ trẻ đối với dân tộc và đất nước. Khi đất nước bị xâm lăng, thế hệ trẻ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh không tiếc thân mình đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc. Trong thời bình, thế hệ trẻ là những người lao động cần cù, thông minh và sáng tạo, cống hiến quên mình góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - lãnh tụ vĩ đại và nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam đã sớm nhận rõ đức tính tốt đẹp cũng như vị trí, vai trò của thế hệ trẻ. Vì thế, Người luôn đặt niềm tin vào thế hệ trẻ và hết lòng chăm lo xây dựng, đào tạo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Hồ Chí Minh, 2011o, tr.612). Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” thể hiện nhãn quan chính trị, tầm nhìn chiến lược của Người đối với vận mệnh của cả dân tộc, đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định đường lối, chính sách về công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Thấm nhuần tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nhằm chăm lo bồi dưỡng, phát huy vai trò, sức mạnh của họ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
  • 9. 2 lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, tr.106). Tiếp tục quan điểm đó, Đảng ta khẳng định: “Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr.80). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục chỉ đạo: “Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.162-163). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a, tr.168). Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách này đã được các cấp, các ngành, gia đình và xã hội quan tâm thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ; là kết quả và minh chứng sinh động cho quá trình bồi dưỡng, đào tạo thế hệ cách mạng kế cận của Đảng và Nhà nước. Với những nhận thức cùng với chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; cũng như sự chung sức, chung lòng của toàn dân, qua ba mươi lăm năm đổi mới, về cơ bản, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng được một thế hệ thanh niên Việt Nam thời đại mới, có những năng lực và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới. Đó là những con người luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, nhân cách tốt, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống,
  • 10. 3 có tư duy năng động và hành động sáng tạo, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong học tập và cuộc sống, có khát vọng muốn được cống hiến sức mình cho Tổ quốc, cho nhân dân… Nhiều phong trào thi đua như Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ sáng tạo… đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh tham gia. Trên khắp nẻo đường đất nước, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đều có mặt thế hệ trẻ đảm nhận các công việc tình nguyện, góp phần làm đổi thay cuộc sống của đồng bào cả nước cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục thế hệ trẻ cũng còn nhiều vấn đề đặt ra; những mặt trái của cơ chế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế đã dẫn đến hình thành một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, lười lao động và tu dưỡng đạo đức, thiếu ý thức vươn lên trong học tập, thích hưởng thụ, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, sa vào tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật… Những biểu hiện đó không chỉ là những yếu tố tác động đến chính bản thân thế hệ trẻ mà còn cản trở sự phát triển lành mạnh, tiến bộ và văn minh của đất nước. Do đó, hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nước ta cần thực hiện là phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ để họ thật sự trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong, hưng thịnh của quốc gia và dân tộc. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và quán triệt tư tưởng đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục thanh niên Việt Nam nhằm đào tạo họ thành những người thừa kế sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề“Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” là chủ đề rộng lớn, với giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, đã và đang thu hút sự quan tâm
  • 11. 4 nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với các góc độ và các công trình khác nhau. Có thể khái quát những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” theo các chủ đề sau: Chủ đề thứ nhất, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, về đào tạo thế hệ trẻ. Liên quan đến chủ đề này, tiêu biểu có các công trình sau: Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ do Nxb. Thanh niên, Hà Nội xuất bản năm 1985. Tác phẩm bao gồm những bài viết của các tác giả: GS. Song Thành (chủ biên), GS. Đặng Xuân Kỳ, GS. Thành Duy, Văn Tùng, GS. Phan Ngọc Liên, GS. Phan Huy Lê… Tác phẩm đã làm sáng tỏ những quan điểm về bồi dưỡng thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Tác giả đã tham khảo tác phẩm này trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án của mình. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển của Võ Nguyên Giáp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1993; Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh của GS. Trần Văn Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Các công trình này đã làm rõ các giai đoạn cơ bản hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tác phẩm Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của Văn Tùng, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1999. Trong công trình này, tác giả đã trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nội dung, phương châm và phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh niên. Tác phẩm đã đề cập rất nhiều vấn đề có liên quan đến chủ đề luận án như khẳng định tầm quan trọng của việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, nội dung và phương pháp bồi dưỡng thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đi sâu phân tích về cơ sở thực tiễn, tiền đề lý luận và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người của các tác giả GS. Đặng Xuân Kỳ, GS. Vũ Khiêu và GS. Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như: Hồ Chí Minh kế thừa những quan điểm về văn hóa và con người trong lịch sử, quan điểm về văn hóa và con người của Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng của Người vào
  • 12. 5 việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam. Đặc biệt, trong tác phẩm này, các tác giả cũng đề cập đến quan điểm của Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” là một việc rất quan trọng, rất cần thiết. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Trần Qui Nhơn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005. Trong tác phẩm này, tác giả phân tích và làm rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thế hệ trẻ và về giáo dục thế hệ trẻ, sự cần thiết của giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm lo bồi dưỡng, phát huy vai trò thế hệ trẻ của Đảng ta. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, cũng như không bàn về khái niệm “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của tác giả Đoàn Nam Đàn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Tác phẩm đã làm rõ những vấn đề như: nguồn gốc, quá trình hình thành và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên; trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mọi năng lực của thanh niên. Tuy nhiên, tác giả chưa trình bày rõ đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam do Võ Nguyên Giáp làm chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015 (xuất bản lần thứ năm). Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, có những phát hiện mới về cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù, trong cuốn sách này, Võ Nguyên Giáp đã đưa ra nhiều luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh, nhưng tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, tác giả luận án sẽ kế thừa một cách trân trọng cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp để góp phần làm rõ một luận điểm sáng tạo nữa của tư tưởng Hồ Chí Minh - tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay do Lý Việt Quang (chủ biên), Nxb. Chính
  • 13. 6 trị quốc gia, Hà Nội, 2017. Tác phẩm đề cập đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; từ đó yêu cầu phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục để đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tác giả chưa trình bày cơ sở thực tiễn, tiền đề lý luận và đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên. Qua các công trình trên cho thấy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, về đào tạo thế hệ trẻ ở Việt Nam đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đạt được những thành công nhất định, trở thành những tài liệu có giá trị phục vụ cho việc tiếp tục học tập, nghiên cứu tư tưởng của Người trong thời gian sắp tới. Chủ đề thứ hai, các công trình nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Về chủ đề này, điển hình có các công trình nghiên cứu sau: Tác phẩm Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, của Phạm Đình Nghiệp, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004. Trong công trình này, bằng các số liệu điều tra phong phú, tác giả đã cho thấy thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, để họ trở thành những con người toàn diện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ chỉ là một trong những nội dung giáo dục thanh niên cho nên tác phẩm chưa nghiên cứu đầy đủ thực trạng và giải pháp giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là một tư liệu quý để tác giả tham khảo và sử dụng cho luận án. Tác phẩm Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay của Hồ Bá Thâm (chủ biên), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2006. Tác phẩm gồm có sáu phần chính với những nội dung cơ bản, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bản lĩnh thanh niên, chỉ ra thực trạng, phương hướng, giải pháp xây dựng bản lĩnh thanh niên, nhất là bản lĩnh chính trị, bản lĩnh văn hóa trong đời sống, trong nghề nghiệp. Do đó, tác phẩm này rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong công tác đào tạo, rèn luyện và giáo dục định hướng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước “giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,
  • 14. 7 trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập trực tiếp và đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới hiện nay. Nội dung tác phẩm này đem lại cho tác giả luận án những gợi ý thiết thực trong việc đề xuất, luận giải một số phương hướng và giải pháp cụ thể nâng cao công tác giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển của Dương Tự Đam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Thông qua tác phẩm, tác giả đã phần nào làm sáng tỏ những yêu cầu của công tác giáo dục thanh niên trong tình hình mới, song những vấn đề về thực trạng công tác giáo dục thanh niên và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục thanh niên còn ít đề cập đến. Do đó, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề trên. Tác phẩm Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới do Nguyễn Thái Anh (chủ biên), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề như: công tác giáo dục, tổ chức thanh niên gắn với việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” trong tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng, Nhà nước với trọng trách chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng; công tác bồi dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong tác phẩm, tác giả phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; đồng thời, đề xuất những giải pháp nâng cao công tác giáo dục thanh niên và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, tác phẩm là sự tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, do đó, mặc dù, hàm lượng khoa học và giá trị thực tiễn rất tốt nhưng vẫn thiếu tính hệ thống, đồng bộ. Tác phẩm Giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Kim Dung và Trần Thị Nhuần (Tuyển chọn và biên soạn), Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2015. Tác phẩm là tập hợp những bài viết của các tác giả nổi tiếng như PGS.TS. Lê Quý Đức, Văn Tùng, PGS.TS. Lê Văn Tích, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Dung, PGS.TS.
  • 15. 8 Nguyễn Đắc Vinh, PGS.TS. Phạm Hồng Tung… Thông qua những bài viết, tập thể tác giả đã phân tích sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ và sự vận dụng tư tưởng này của Người vào việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Chủ đề thứ ba, những công trình nghiên cứu về phương hướng và giải pháp bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề cập đến chủ đề này có các công trình tiêu biểu như sau: Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Phạm Hồng Tung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong tác phẩm này, tác giả tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản như: thanh niên và lối sống của thanh niên; thực trạng lối sống của thanh niên hiện nay. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. Hội thảo khoa học với chủ đề Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2019, là tập hợp 160 bài báo cáo tham luận của nhiều nhà khoa học uy tín như GS.TS. Hoàng Chí Bảo, GS.TS. Mạch Quang Thắng, GS.TS. Phạm Tất Dong, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà, PGS.TS. Doãn Thị Chín… Hội thảo nhằm nhìn lại định hướng, thực tiễn và đề ra những biện pháp thực hiện các nội dung theo Di chúc của Hồ Chí Minh về công tác bồi dưỡng thanh niên, qua đó phát huy trí tuệ, tinh thần, sức mạnh của thế hệ trẻ; tập trung các giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động, cùng chung tay xây dựng đất nước. Với tinh thần khoa học, khách quan, các tham luận đã phân tích, đánh giá, luận giải, bổ sung làm sáng tỏ nhiều vấn đề như: những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; thực trạng công tác “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục thanh niên; đưa ra những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên theo tư tưởng của Người.
  • 16. 9 Đặc biệt, liên quan đến chủ đề phương hướng và giải pháp bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh có các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XIX, X, XI, XII và XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luật Thanh niên (2005), có hiệu lực từ 01/07/2006 đã đưa ra những định hướng và những giải pháp cơ bản đối với công tác giáo dục thanh niên phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài ra, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 07/2008) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã đánh giá tình hình thanh niên Việt Nam, khẳng định vai trò to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam, từ đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm hình thành một thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có tri thức, có sức khỏe, kỹ năng, có khí phách và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 3 năm 2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030, trong đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thanh niên. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015, phê duyệt Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác giáo dục thanh niên. Với các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên cho thấy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và việc vận dụng tư tưởng đó của Người vào việc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, luận án cố gắng đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
  • 17. 10 đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay một cách toàn diện và có hệ thống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Luận án làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; đánh giá thành tựu, hạn chế của công tác giáo dục thanh niên Việt Nam, từ đó đề xuất những phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu như sau: Một là, trình bày, phân tích làm rõ cơ sở thực tiễn và tiền đề lý luận tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Hai là, phân tích làm sáng tỏ nội dung và đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục thanh niên Việt Nam; đề xuất những phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” với việc giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và công tác giáo dục thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, cụ thể từ năm 1986 (khi Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới) đến năm 2021. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của luận án: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
  • 18. 11 Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa và khái quát hóa, logic và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh, hệ thống, văn bản học, phân tích tư liệu… để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong luận án. 6. Cái mới của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống và khái quát hóa nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng công tác giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất những phương hướng và những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” đáp ứng nhu cầu sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án góp phần làm rõ điều kiện, tiền đề hình thành và nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” và công tác giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực như Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Giáo dục học… trong hệ thống các trường Đảng và các trường cao đẳng, đại học. Ngoài ra, những phương hướng và giải pháp giáo dục thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” trong luận án có thể giúp các cấp chính quyền tham khảo trong việc hoạch định những chủ trương, chính sách, biện pháp giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương, 6 tiết, 15 tiểu tiết.
  • 19. 12 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ TIỀN ĐỀ Ý U N HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” 1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “BỒI DƢỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU” 1.1.1. Bối cảnh hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về “bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” - cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” được hình thành xuất phát từ tồn tại xã hội chính là điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đúng như C.Mác và Ph. ngghen đã nói: “ thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người..., Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995c, tr.37-38). Vì thế, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, không thể không nghiên cứu bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Người. Một là, bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển nhảy vọt dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp cũng như thành tựu của khoa học - kỹ thuật, đã làm cho lực lượng sản xuất và nền sản xuất xã hội phát triển, đem đến cho đời sống nhân loại những sự thay đổi toàn bộ về mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội. Có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển là một bước tiến trong lịch sử nhân loại vì đã đem đến cho loài người một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú hơn về tinh thần.
  • 20. 13 C.Mác và Ph. ngghen đã viết: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995d, tr.603). Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản càng phát triển, bên cạnh những đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của nhân loại, thì mặt trái của nó là sự áp bức, bóc lột sức lao động của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân lao động làm thuê ở các nước tư bản và sự xâm lược, cai trị, áp bức, bóc lột sức lao động và khai thác vơ vét tài nguyên ở các nước thuộc địa. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến. Trong cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp công nhân là những người bạn đồng hành cùng giai cấp tư sản. Khi cuộc cách mạng tư sản thành công, chế độ tư bản chủ nghĩa được thiết lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội đã quay lại đàn áp, bóc lột chính những người bạn đồng hành của mình. Chính vì thế, đời sống của giai cấp công nhân trong buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản vô cùng khốn khó, những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cần thiết của con người như ăn, ở, mặc, đi lại không được bảo đảm. Trong Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, Ph. ngghen đã mô tả: “Quần áo của giai cấp công nhân nói chung cũng rất thảm thương, phần đông chỉ mặc những mớ giẻ rách; thức ăn nói chung rất tồi, thường là hầu như không thể ăn được… và trường hợp tệ nhất thì có cả người chết đói” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995b, tr.423). Do đó, trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và công nhân vốn mang tính chất đối kháng ngày càng phát triển và trở nên gay gắt, bùng nổ thành các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ở các nước như Anh và Pháp. Ph. ngghen nhận định trong ời nói đ u Ngày 18 tháng sương mù của ui Bônapactơ: “Nước Pháp, hơn bất cứ nước nào khác, là nơi mà những cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử bao giờ cũng được đẩy tới bước kết thúc có tính quyết định... Và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã đứng lên chống giai cấp tư sản thống trị ở đây cũng mang một hình thức gay gắt chưa từng thấy ở một nước nào khác” (C.Mác và Ph. ngghen, 1995e, tr.373).
  • 21. 14 Trong bối cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Mà chính giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là lực lượng tiên phong đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng chính bản thân họ và cho sự tiến bộ xã hội. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng dâng cao, đòi hỏi phải có sự dẫn đường của một lý luận, hệ tư tưởng. Và chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng yêu cầu đó, trở thành kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác đã dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đi từ tự phát đến tự giác, từ đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế sang đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đỉnh cao là thắng lợi của cuộc Cách mạng mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bên cạnh, việc tăng cường bóc lột giai cấp công nhân, các nước tư bản đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa và chia nhau thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan và Mỹ. Cùng với việc nô dịch, bóc lột người lao động trong nước, chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và thực hiện sự cai trị, áp bức tàn bạo các dân tộc thuộc địa. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn cùng bản chất với chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh nhưng mức độ bóc lột tinh vi hơn và quy mô bóc lột rộng hơn. Với sự phát triển về mọi mặt từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật đến văn hóa, tư tưởng, chủ nghĩa tư bản đã đem đến cho văn minh nhân loại những bước phát triển mới nhưng cùng với đó là bản chất bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa tư bản. Chính bản chất bóc lột và xâm lược đó đã gieo rắc đau thương cho đại đa số nhân dân lao động ở chính quốc và nhân dân ở các nước thuộc địa. V.I.Lênin đã khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu trên thế giới càng ráo riết thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn” (V.I.Lênin, 2005d, tr.481).
  • 22. 15 Trong khi đó ở phương Đông, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam… vẫn là những quốc gia phong kiến lạc hậu với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Chính vì thế, các quốc gia phong kiến phương Đông là điểm đến cho sự xâm lược, bành trướng của các nước đế quốc phương Tây. Sau khi hoàn thành chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa phương Đông, chủ nghĩa đế quốc đã thiết lập chế độ cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa vô cùng dã man, tiến hành vơ vét, khai thác về kinh tế và tài nguyên thiên nhiên, đầu độc và phá hoại những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thuộc địa. Không chấp nhận sự áp bức, bóc lột nặng nề của các nước đế quốc, nhân dân các nước thuộc địa đã không ngừng đứng lên đấu tranh để giành độc lập, tự do. Tuy nhiên, cho đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), phong trào chống đế quốc, thực dân, thực hiện giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đều thất bại và chưa tìm ra một con đường đúng đắn. Trong lúc, nhân dân các nước thuộc địa đang sống một cuộc đời tăm tối, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thất bại triền miên thì thành công của công cuộc Duy Tân ở Nhật Bản, thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc và Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và đường lối cứu nước của các nhà yêu nước Việt Nam đặc biệt là Hồ Chí Minh. Nhật Bản cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn chỉ là một nước phong kiến lạc hậu, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản bị các cường quốc phương Tây yêu cầu mở cửa và nhanh chóng rơi vào địa vị phụ thuộc và Mỹ nắm quyền lũng đoạn. Trước bối cảnh như vậy, năm 1867, Thiên hoàng Mutsuhito lên ngôi khi mới 15 tuổi, lấy niên hiệu Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) và đã tiến hành công cuộc Duy Tân trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt chú trọng cải cách giáo dục với hàng loạt chính sách như: thi hành chế độ cưỡng bức giáo dục, mời các nhà khoa học nước ngoài như Anh, Pháp, Đức, Mỹ về dạy, gửi người đi đến các nước tiên tiến để tiếp thu tri thức mới… Vì thế, chỉ trong thời gian khoảng ba mươi năm, các sách nghiên cứu về văn hóa, khoa học và kỹ thuật của Châu Âu và Mỹ đã được các sĩ phu Nhật Bản dịch sang tiếng Nhật. “Chính phủ đón thầy Âu dạy học cho dân như: kỹ sư Anh dạy cách xây dựng đường xe lửa và đóng tàu, người Pháp dạy về luật và binh bị, giáo sư Đức dạy về y học và hóa
  • 23. 16 học, nhà chuyên môn Hoa Kỳ tổ chức giáo dục, các nghị sĩ thì dạy âm nhạc và điêu khắc” (Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang, 1998, tr.144). Như vậy, nước Nhật với lực lượng xã hội có tư tưởng canh tân đã làm nên kì tích một thời trong lịch sử châu Á, đó là giữ được nền độc lập và trở thành một nước tư bản trên thế giới. Sau công cuộc Duy Tân năm 1868, nước Nhật nhanh chóng phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, văn hóa, đặc biệt là giáo dục đã được hiện đại hóa và đổi mới theo nền giáo dục của các nước tư bản phương Tây. Với thành công của công cuộc cải cách, Nhật Bản nhanh chóng trở thành một nước đế quốc tư bản, đối với các nước thuộc địa ở châu Á, Nhật Bản được coi như là “cứu tinh của các dân tộc da vàng”. Xu hướng thân Nhật, hướng về nước Nhật phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ… và cả Việt Nam, cho phép các dân tộc thuộc địa tiếp tục hy vọng về khả năng chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. Trung Quốc, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, về chính trị, dưới sự bành trướng, xâm lược của các nước đế quốc trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, phụ thuộc vào tư bản phương Tây. Về kinh tế, xuất hiện mầm mống của kinh tế tư bản, thoát khỏi tình trạng bế quan tỏa cảng, nền kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong bối cảnh các nước đế quốc xâm lược, triều đình phong kiến Mãn Thanh suy thoái, khủng hoảng, trong lòng xã hội Trung Quốc xuất hiện các khuynh hướng cải cách, duy tân, biến pháp, cách mạng. Tiêu biểu là phong trào Duy Tân cuối thế kỷ XIX với khuynh hướng biến pháp của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Dương Thâm Tú, Đàm Tự Đồng… Phái Duy Tân chủ trương phát triển theo mô hình duy tân của Nhật Bản như: chú trọng đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật; đề cao dân chủ, cải cách văn hóa, giáo dục, đưa người ra nước ngoài học tập... Mặc dù, tư tưởng của phái Duy Tân còn mang nặng khuynh hướng cải lương và không được thực thi do sự chống đối của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến mà đứng đầu là Từ Hy thái hậu; song đã có tác dụng tích cực kêu gọi tinh thần tìm tòi học hỏi những cái mới của thời đại thể hiện trong văn hóa và con người phương Tây. Tuy nhiên, phong trào cũng đã có ý nghĩa lớn lao đó là khơi gợi được tinh thần yêu nước của người dân, đề cao ý thức độc lập dân tộc chống ngoại xâm, ý thức dân chủ chống chế độ
  • 24. 17 chuyên chế, mở đường cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển. Trong đó, nổi bật và tiêu biểu là Tôn Trung Sơn với học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”, đã lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi thắng lợi vào năm 1911. Cách mạng Tân Hợi thành công đã đánh đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập Trung Hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. Tuy là cuộc cách mạng không đến nơi, cuộc cách mạng tư sản không triệt để khi chỉ mới lật đổ chế độ chuyên chế triều đình Mãn Thanh, không đề cập đến việc đánh đuổi đế quốc và việc đánh địa chủ, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân; nhưng cách mạng Tân Hợi đã có những tác động to lớn đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Một cuộc cách mạng ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là “tiếng sấm của Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động toàn thể địa cầu” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.30). Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã vạch ra con đường đúng đắn cho phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trên thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tiếng sấm Cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.30). Chính Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó tìm thấy cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn, đồng thời hình thành nên những quan điểm độc đáo, trong đó có quan điểm về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” Qua đó cho thấy rằng, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản về mọi mặt vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những bài học kinh nghiệm trong phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa, sự thành công của công cuộc Duy Tân ở Nhật Bản, thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi và Cách mạng Tháng Mười Nga đặc biệt là thành tựu của khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển chính là cơ sở thực tiễn để Hồ Chí Minh thấy được vai trò của tri thức, của giáo dục và sự cần thiết phải tổ chức, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Việt Nam sau này và đó chính là cơ sở hình thành tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
  • 25. 18 Hai là, bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” hình thành, phát triển không chỉ trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội trên thế giới, mà đặc biệt còn trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược vào năm 1858, dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập, nghèo nàn, lạc hậu về mọi mặt như: sự tồn tại của nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính chất tự cung tự cấp, thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng và chế độ quân quyền cực đoan, nông nghiệp tiêu điều, xơ xác; các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân suy thoái rõ rệt; thủ công nghiệp ngày càng lụi tàn, thương nghiệp sút kém… Chính vì thế, năm 1858, khi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã liên tiếp ký kết các hiệp ước vào ngày 25/08/1883 và ngày 06/06/1884; từ đây nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự cai trị tàn khốc của thực dân Pháp về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cũng từ đây, đời sống của nhân dân Việt Nam vô cùng khổ cực, lầm than dưới ách cai trị của kẻ thù xâm lược Pháp. Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách “độc quyền về kinh tế”, áp dụng chính sách tô thuế nặng nề và tăng cường khai thác thuộc địa như: tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để lập đồn điền trồng lúa, cao su; đầu tư vốn khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản (than đá, quặng sắt, chì…). Những chính sách kinh tế hà khắc của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, nghèo nàn và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, đồng thời đẩy cuộc sống người dân Việt Nam đến tận cùng của sự cơ cực và khổ sở. Hồ Chí Minh đã viết trong Tuyên ngôn độc lập như sau: “Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng
  • 26. 19 không cho các nhà tư sản ta được giầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” (Hồ Chí Minh, 2011d, tr.2). Về chính trị, với những thủ đoạn chính trị hết sức thâm độc như “chia để trị”, “dùng người Việt trị người Việt”, “dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa hoặc để lấn chiếm thuộc địa”, thực dân Pháp đã tìm đủ mọi cách để chia cách đất nước ta, chia rẽ dân tộc ta, chia rẽ các tôn giáo, các vùng miền, địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ nhằm phân tán lực lượng trong xã hội Việt Nam, phá vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân tộc. Hồ Chí Minh nói về chính sách này như sau: “Bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chúng áp dụng chính sách cổ điển là “chia để trị” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.93). Thực dân Pháp chia đất nước ta thành ba xứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp đã gây chia rẽ và thù hận giữa ba miền Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương. Cùng với việc thực hiện chính sách “chia để trị”, thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến tiến hành bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam với hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án và nhà tù được thiết lập hết sức nghiêm ngặt. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh nhận định: “Về chính trị - Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” (Hồ Chí Minh, 2011d, tr.1-2). Về giáo dục, một chính sách được coi là hữu hiệu để cai trị nhân dân Việt Nam được thực dân Pháp thi hành là chính sách ngu dân về giáo dục. Với chính sách ngu dân để dễ bề cai trị của Pháp đã làm cho 95% dân số Việt Nam khi ấy không biết chữ. Mục đích của nền giáo dục mà Pháp thực hiện ở nước ta khi đó là để phục vụ quyền lợi của chủ nghĩa thực dân, duy trì vĩnh viễn sự thống trị của thực dân Pháp, hoàn toàn không phục vụ cho nhân dân Việt Nam. Để đạt mục đích của nền giáo dục như vậy, thực dân Pháp thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906) và lần thứ hai (1917 - 1929). Điều đó đã làm cho người dân Việt Nam dần xa tiếng mẹ đẻ, coi thường tiếng mẹ đẻ, coi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, coi tư tưởng
  • 27. 20 của thực dân là tư tưởng chính, đã làm “cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.424). Có thể thấy rằng, đế quốc Pháp đã thiết lập ở Việt Nam một nền giáo dục “đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.424); một nền giáo dục không phải để “mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng của họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm.” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.424). Chính điều này đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ về tư tưởng của Hồ Chí Minh. Người đã phê phán một cách toàn diện và có hệ thống nền giáo dục thực dân ở các nước thuộc địa nói chung, ở Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng từ đó mà Hồ Chí Minh suy tư, tiên liệu về một nền giáo dục chân chính, cách mạng nhằm đem lại sự phát triển và tiến bộ toàn diện của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam cũng như của nhân dân và của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Người chủ trương: “Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân” (Hồ Chí Minh, 2011j, tr.185). Về văn hóa, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập các tụ điểm ma túy, mại dâm, cờ bạc… nhằm thi hành triệt để chính sách đầu độc về văn hóa, gây tâm lý tự ti về bản thân, dân tộc và quốc gia, hình thành tư tưởng quên nguồn gốc tổ tiên, giống nòi, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam; ngăn không cho dân tộc Việt Nam tiếp cận với những giá trị văn hóa tiên tiến trên thế giới. Hồ Chí Minh nhận định: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công việc ngu dân của Chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.39-40). Về cơ cấu xã hội, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội khác nhau đã hình thành và tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam. Bên cạnh sự tồn tại của những giai cấp, tầng lớp cũ như giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân (chiếm 90% dân số) và những người thợ thủ công là sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản gồm tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủ công, viên chức, trí thức, sinh viên,
  • 28. 21 học sinh và những người làm nghề tự do. Dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản đã bóc lột đến tận xương tủy các giai tầng khác trong xã hội, làm cho họ trở nên bần cùng hóa và nghèo khổ. Tóm lại, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam phải trải qua một giai đoạn lịch sử nhiều biến động trên tất cả các phương diện dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Những mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến và mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai bán nước. Trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất cần phải giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai bán nước. Khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giống nòi, độc lập cho đất nước, tự do cho đồng bào trong nhân dân Việt Nam đã bùng cháy thành những cuộc khởi nghĩa theo ý thức hệ phong kiến, tiêu biểu là: phong trào Cần Vương (1885 - 1896) do vua Hàm Nghi lãnh đạo, Hoàng Hoa Thám lãnh đạo phong trào nông dân Yên Thế (1883-1913). Tuy nhiên, các phong trào yêu nước này đều thất bại và điều đó cho thấy rằng hệ tư tưởng phong kiến tồn tại bao đời đã trở nên lạc hậu, lỗi thời trước bối cảnh và nhu cầu lịch sử lúc bấy giờ. Tuy chưa đạt mục đích nhưng các phong trào đó đã khơi gợi tinh thần yêu nước của cả dân tộc, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và khích lệ ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam. Nhu cầu lịch sử đặt ra lúc bấy giờ là Việt Nam phải tìm ra một hệ tư tưởng mới; đồng thời phải có một giai cấp mới, một giai cấp tiến bộ đủ sức đứng ra gánh vác và thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trước bối cảnh đó, những nhà Nho yêu nước mang tư tưởng “tân học” đã đứng ra dẫn dắt các phong trào đấu tranh chống Pháp. Họ là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… Các sĩ phu yêu nước này nhận thức được rằng muốn thắng Pháp thì phải canh tân, làm cho dân giàu, nước mạnh, phải học tập nền văn minh phương Tây để cải cách đất nước về mọi mặt. Họ chủ trương phải kết hợp cứu nước với canh tân. Tuy nhiên, đường lối cứu nước của mỗi người là mỗi khác: nếu Phan Bội Châu chủ trương cầu cứu người anh Nhật Bản da vàng thì Phan Châu Trinh chủ trương
  • 29. 22 dựa vào Pháp để cầu tiến bộ cho nhân dân và đất nước. Từ đây, những nhà Nho mang tư tưởng “tân học” đã trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm đầu thế kỷ XX như: phong trào Đông Du (1905 - 1908) của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân (1907 - 1908) của Phan Châu Trinh, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) do Lương Văn Can và Nguyễn Quyền đứng đầu… đã để lại trên vũ đài chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XX một dấu ấn không thể phai mờ. Tuy nhiên, cũng như các phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, tất cả các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX cũng đều thất bại dưới sự đàn áp của thực dân Pháp. Điều đó cho thấy, mặc dù tiến bộ, nhưng hệ tư tưởng dân chủ tư sản chưa đáp ứng được nhu cầu lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ. Như Hồ Chí Minh nhận định: “Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” (Hồ Chí Minh, 2011l, tr.30). Thực tiễn cho thấy rằng, nhu cầu lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đặt ra là không chỉ đòi hỏi một con đường cứu nước mới, một hệ tư tưởng mới mà còn đòi hỏi phải có một lớp người Việt Nam mới đủ sức lãnh đạo phong trào cứu nước, cứu dân. Thực tế cho thấy rằng, nền giáo dục Nho học đào tạo ra một lớp người lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội đương thời. Giáo dục theo kiểu “ngu dân” của Pháp chỉ bồi dưỡng, đào tạo ra một lớp người làm tay sai cho chúng. Những nhà Nho tân học chưa đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bởi vì suy cho đến cùng mặc dù chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây nhưng họ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của Tam giáo mà nòng cốt, cốt lõi là Nho giáo. Tất cả những điều đó cho thấy, nền giáo dục Việt Nam khi ấy đang bế tắc trong việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người đủ sức đảm đương vai trò mà lịch sử xã hội Việt Nam đặt ra. Và Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu lịch sử đó. Với hành trang là lòng yêu nước thiết tha, Người đã ra đi tìm đường cứu nước và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách
  • 30. 23 mạng vô sản. Mặc dù, Hồ Chí Minh rất kính trọng các bậc tiền bối, song Người không đi vào các con đường mòn bế tắc mà đã xác định phải tìm một con đường khác - Người sang phương Tây. Tuy, cũng sang Pháp như Phan Châu Trinh nhưng Người không dựa vào Pháp. Có thể nói, Hồ Chí Minh đi sang các nước phương Tây không chỉ để tìm con đường cứu nước mới, tìm ra một hệ tư tưởng mới mà còn tìm ra phương cách mới để bồi dưỡng, đào tạo người Việt Nam trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ đủ sức đảm nhận vai trò lịch sử giải phóng dân tộc và đưa đất nước tiến lên. Và như Trần Văn Giàu đã phát biểu: “Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra một giải pháp cho quê hương” (Trần Văn Giàu, 2008, tr.759-760). Tóm lại, xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới tác động của những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa tiến bộ đã có sự phát triển nhất định; bên cạnh đó, nhân dân và dân tộc Việt Nam lại chịu sự cai trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, cũng như sự bế tắc lý luận về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo, sự bế tắc trong việc bồi dưỡng, đào tạo con người đã trở thành vấn đề trung tâm, vấn đề cấp thiết nhất, được đặt lên hàng đầu. Chính những đặc điểm và yêu cầu khách quan đó của lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được Hồ Chí Minh, một con người đã dành tất cả trí tuệ và tâm hồn, sức lực và thời gian để chăm lo, phục vụ nhân dân, nhận thức rằng để đưa đất nước ra khỏi cảnh lầm than nô lệ thì phải tập hợp, tổ chức, giác ngộ và lãnh đạo các lực lượng, tầng lớp tiến bộ trong xã hội trong đó có thế hệ trẻ tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc; và đó là cơ sở hình thành nên tư tưởng về đào tạo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Người. 1.1.2. Hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” Tư tưởng Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” không chỉ được hình thành trên cơ sở bối cảnh lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà còn được hình thành và phát triển gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam và hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh (1911 - 1969), qua các giai đoạn chính: giai đoạn từ 1911 - 1920; giai đoạn từ 1920 - 1930; giai đoạn từ 1930 - 1941; giai đoạn 1941 - 1969.
  • 31. 24 Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920, là giai đoạn Hồ Chí Minh tiếp cận thế giới, bước đ u trải nghiệm cách mạng và lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị sự xâm lược bởi thực dân Pháp, cho nên ngay từ nhỏ, Người đã trực tiếp chứng kiến sự tham gia sôi nổi của những con người trẻ tuổi vào các phong trào yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỷ XX; và đó là minh chứng thực tiễn sinh động để Hồ Chí Minh tin tưởng vào vai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Pháp lúc bấy giờ. Tuy nhiên, theo Người, tài năng và vai trò của họ chỉ được phát lộ khi có đủ điều kiện. Nói một cách khác, thế hệ trẻ nếu được chăm sóc, rèn luyện và bồi dưỡng thì họ sẽ góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi cảnh tăm tối, lạc hậu. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhận thức được rằng, nền giáo dục phong kiến lúc bấy giờ đào tạo ra một lớp người lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu lịch sử; thực dân Pháp, trong quá trình cai trị Việt Nam, đã thi hành chính sách “ngu dân” nhằm đào tạo ra một lớp người tay sai. Ngoài ra, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy những nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng đã có niềm tin vào thế hệ trẻ, có sự trông đợi đầy tâm huyết vào thế hệ trẻ và cũng có những hoạt động để ra sức bồi dưỡng thế hệ trẻ, nhưng các cụ vẫn không thành công trong việc giáo dục, tổ chức đông đảo thế hệ trẻ thành lực lượng đấu tranh. Chính vì thế, những phong trào chống Pháp do Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khởi xướng đều thất bại dưới sự đàn áp của kẻ thù xâm lược. Vậy phải bằng con đường nào? Cách thức nào? Hệ tư tưởng nào? để bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam trở thành những con người xứng đáng đảm nhận được vai trò lịch sử đang đặt trên vai họ. Hồ Chí Minh đã trăn trở, suy ngẫm về con đường đúng đắn nhất không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cho sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam. Hồ Chí Minh đã bước vào đời với tư cách là thầy giáo tại trường Dục Thanh, Phan Thiết. Thời gian dạy học ở Phan Thiết tuy ngắn ngủi, chỉ bảy tháng (từ tháng 8/1910 đến tháng 2/1911) nhưng có ý nghĩa rất lớn, là nơi để Hồ Chí Minh có thời gian tìm hiểu kỹ tình hình và chuẩn bị thêm kiến thức để vào Sài Gòn, ra đi tìm đường cứu nước. Và như Phan Ngọc Liên đã khẳng định đây là dịp “để Nguyễn Tất Thành thực hiện
  • 32. 25 những suy nghĩ, dự định của mình về mục tiêu và nội dung phương pháp giáo dục thế hệ trẻ” (Phan Ngọc Liên, 2007, tr.19). Từ nhận thức về vai trò của thế hệ trẻ đối với dân tộc, từ thực tiễn bế tắc của công tác bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ, từ nhu cầu lịch sử của dân tộc, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước khát khao tìm đường cứu nước, tìm ra cách thức để đào tạo các thế hệ thanh niên Việt Nam, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc, bôn ba tìm con đường đi đến giải phóng cho dân tộc. Tuy nhiên, Người cũng xác định phải đi ra nước ngoài nhưng phải đi theo một hướng khác, một con đường khác với con đường mà các bậc tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã đi - một con đường cứu nước mới. Ngày 05/06/1911, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi với khát khao tìm con đường cứu nước cho dân tộc bằng “một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một suy nghĩ táo bạo và một trí tuệ hết sức minh mẫn” (Phạm Ngọc Trâm, 2011, tr.41). Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, đi tìm “giải pháp cho quê hương”, Người đã đi đến nhiều nước (Pháp, Mỹ, Anh, Nga…), dừng chân ở nhiều nơi trên khắp các châu lục. Việc đi nhiều nơi, đến nhiều nước trong những năm bôn ba ở nước ngoài, trải nghiệm thực tiễn đã giúp cho Hồ Chí Minh thấy rõ hơn bản chất bóc lột của các nước đế quốc, thấy rõ hơn sự khổ sở, cơ cực trong chính đời sống của người dân lao động ở chính quốc và thuộc địa. Người viết “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.287). Trong những năm tháng đó, Người đã trải qua một cuộc sống lao động vất vả, đấu tranh cách mạng sôi nổi và đã phụ trách nhiều cương vị trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau như tham gia sáng lập Hội người yêu nước Việt Nam vào năm 1917 tại Pháp (mà thành viên đa số là thanh niên, có thể khẳng định tổ chức yêu nước đầu tiên mà Hồ Chí Minh tham gia sáng lập là tổ chức của thanh niên), viết bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây (6-1919), tham gia tích cực phong trào xã hội, phong trào công nhân Pháp, gia nhập Đảng xã hội Pháp (đầu năm 1919)… Đặc biệt, Yêu sách của nhân dân An Nam gồm có tám yêu sách trong đó yêu sách thứ sáu là “tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” (Hồ Chí Minh, 2011a, tr.441). Thông qua yêu sách này cho chúng ta thấy từ những năm 1919, Hồ
  • 33. 26 Chí Minh đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng một nền giáo dục mới nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Mặc dù trong thời gian này, Người chưa có những bài viết thể hiện tư tưởng của mình về sự cần thiết phải bồi dưỡng thế hệ trẻ nhưng thông qua những bài viết đã có tác dụng thức tỉnh, khơi dậy ở thế hệ trẻ Việt Nam tinh thần yêu nước, căm thù sự tàn ác của chế độ thực dân. Trong khoảng thời gian từ 1911 đến trước khi đọc Sơ thảo l n thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, nhờ quá trình hoạt động thực tiễn phong phú, đi nhiều nơi, đến nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh có cơ hội hiểu rõ về vai trò của thế hệ trẻ trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Nhưng trong khoảng thời gian này, Người vẫn chưa xác định được hướng đi, con đường và hệ tư tưởng cần thiết để thức tỉnh thế hệ trẻ và những gì cần thiết để bồi dưỡng cho họ. Tuy nhiên, khoảng thời gian 1911 - 1919 là giai đoạn mà Hồ Chí Minh bước đầu tiếp cận thế giới, bước đầu trải nghiệm cách mạng và lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930, là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ đ u tiên cho cách mạng Việt Nam và hình thành cơ bản tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Với một lòng yêu nước nồng nàn, một tấm lòng thương dân sâu sắc, một sự nhạy cảm chính trị và một trí tuệ sáng suốt, nên khi đọc được Sơ thảo l n thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, đăng trên báo Nhân đạo ngày 16, 17 - 07 - 1920, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải đáp cho những câu hỏi mà Người luôn canh cánh trong lòng từ thuở thiếu thời. Từ đây, sau ngần ấy thời gian bôn ba ở các nước, Hồ Chí Minh đã tìm ra chân lý, đã tìm thấy con đường để cứu nước, cứu dân, đó chính là con đường cách mạng vô sản. Như nhận xét của Võ Nguyên Giáp: “Trải qua 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một thanh niên yêu nước trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.” (Võ Nguyên Giáp, 2003, tr.27). Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, nghiên cứu những quan điểm khoa học của học thuyết này về vai trò của thế hệ trẻ và về việc bồi dưỡng thế hệ trẻ. Với niềm tin sâu sắc vào con đường đã chọn gắn liền với niềm
  • 34. 27 tin vào vai trò của thế hệ trẻ, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong khoảng thời gian 1920 - 1930, Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian hoạt động trong phong trào thanh niên cũng như đẩy mạnh hoạt động giáo dục, huấn luyện, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước thuộc địa. Cụ thể, cuối năm 1920, Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; năm 1921, tại Paris, Hồ Chí Minh cùng với một số đồng chí của Người thành lập Hội liên hiệp thuộc địa; viết báo, viết văn, ra báo Người cùng khổ (Le Paria); khoảng cuối năm 1923, Hồ Chí Minh vào học tại Trường Đại học phương Đông ở Mátxcơva; cùng với một số thanh niên Trung Quốc viết cuốn Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc; là tác giả chính của bản uận cương về thanh niên; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong đó tiêu biểu có bức thư Gửi thanh niên Việt Nam. Thông qua những tác phẩm này cùng với những bài viết trên báo Người cùng khổ, Hồ Chí Minh đã từng bước thức tỉnh thế hệ trẻ Việt Nam. Người chính là nhà yêu nước trẻ tuổi Việt Nam đầu tiên đã có những nhìn nhận đúng đắn về vai trò của thế hệ trẻ trong tiến trình lịch sử, cụ thể là trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ vai trò của thế hệ trẻ; do đó, Người đẩy mạnh hoạt động thức tỉnh, kêu gọi thế hệ trẻ phát huy tối ưu khả năng, vai trò của mình. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn lập ra các tổ chức cách mạng, huấn luyện, đào tạo thế hệ trẻ. Chính vì thế, trong công cuộc cứu nước, vận động giải phóng dân tộc điểm khởi đ u của Hồ Chí Minh chính là thức tỉnh thanh niên từ đó thức tỉnh cả dân tộc. Người khẳng định trong thư Gửi thanh niên An Nam (1925): “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.” (Hồ Chí Minh, 2011b, tr.144). Thông qua bức thư cho ta thấy Hồ Chí Minh luôn tin tưởng mãnh liệt vào vai trò và sức mạnh tiềm tàng vốn có của thế hệ trẻ. Từ đó, Người kêu gọi, thức tỉnh thế hệ trẻ và trực tiếp tổ chức, dẫn dắt họ vào con đường đấu tranh cách mạng. Đây chính là bước đột phá tư duy về quan điểm nhận thức và phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh, mà trước Người, chưa có sĩ phu yêu nước nào của Việt Nam nhận thức được. Đầu năm 1925, các lớp huấn luyện chính trị để bồi dưỡng lực lượng cách mạng do Người mở chính thức bắt đầu tại Quảng Châu, Trung Quốc. Cùng với việc tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, Người
  • 35. 28 thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào tháng 6-1925, nhằm tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước vào trong một tổ chức, với dự định “nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản” (Hồ Chí Minh, 2011c, tr.14). Việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một sáng tạo có chủ đích của Hồ Chí Minh nhằm bồi dưỡng lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Sau gần hai năm rưỡi làm việc ở Quảng Châu, Trung Quốc, với tất cả tâm lực, trí tuệ của một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một thầy dạy cách mạng, Hồ Chí Minh cùng với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên “đã mở được 10 lớp (khoảng 250-300 người)” (Phạm Xanh, 2009, tr.134) và đã đào tạo được đội ngũ cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời với việc mở các lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị xây dựng một đội ngũ cán bộ làm nòng cốt, Hồ Chí Minh còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam có khả năng, gửi đi học ở Trường Đại học Phương Đông và Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu. Để làm tài liệu giảng dạy tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, vào năm 1925, Hồ Chí Minh đã biên soạn tập đề cương bài giảng và xuất bản thành sách với nhan đề Đường Cách mệnh vào đầu năm 1927. Trong Đường Cách mệnh, Hồ Chí Minh chỉ ra những tiêu chuẩn cần phải có để xứng đáng “tư cách một người cách mệnh”, cụ thể như sau: Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình… Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm… Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể. (Hồ Chí Minh, 2011b, tr.280-281). Qua quan điểm trên cho thấy, Hồ Chí Minh đã định hướng những tiêu chuẩn cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tác phẩm Đường Cách mệnh góp phần định hướng cho thế hệ trẻ Việt Nam về sự nghiệp chống Pháp, giải phóng dân tộc. Một hoạt động tiếp theo mà Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hồ Chí Minh thực hiện là khởi xướng phong trào vô sản hóa vào tháng 3 - 1928. Phong trào vô sản hóa ra đời với mục đích đưa những người trẻ tuổi đã được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng đi vào các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền cách mạng và vận động quần chúng có hiệu quả. Cũng thông qua phong trào vô sản hóa, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ được tôi luyện
  • 36. 29 trong hoạt động thực tiễn để ngày càng trưởng thành hơn, ngày càng vững vàng hơn, còn những ai không đủ bản lĩnh và năng lực tiến hành một cuộc vận động kiên trì và sáng tạo sẽ bị đào thải dần dần. Phạm Hồng Tung trong ược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam nhận xét về phong trào vô sản hóa như sau: “Với phong trào vô sản hóa có thể nói “quy trình đào tạo cán bộ lãnh đạo” thế hệ dựng Đảng cứu quốc do Hồ Chí Minh thiết kế, chỉ đạo thực hiện đã được hoàn thiện thêm một bước rất quan trọng” (Phạm Hồng Tung, 2008, tr.168). Với việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp chính trị ở Quảng Châu, xuất bản Đường Cách mệnh, gửi người đi học ở Trường Đại học Phương Đông và Trường Quân sự Hoàng Phố, với phong trào vô sản hóa… của Hồ Chí Minh là nhằm vào mục đích bồi dưỡng và đào tạo các thế hệ cách mạng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhìn lại quá trình bồi dưỡng, đào tạo lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn 1920 - 1930, chúng ta nhận thấy rằng lực lượng chủ yếu mà Hồ Chí Minh bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo là thế hệ trẻ yêu nước. Trong quá trình “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” giai đoạn 1920 - 1930, những quan điểm của Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” đã được hình thành. Hồ Chí Minh đã có những tác phẩm xác định vai trò to lớn của thế hệ trẻ, những tiêu chuẩn cần phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ như tác phẩm Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Cách mệnh và những bài viết lẻ tẻ khác. Nhìn chung, trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh tuy không đưa ra những quan điểm mang tính “chỉ giáo” về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Nhưng Người đã có ý thức chuẩn bị công cuộc cách mạng giải phóng đất nước, dân tộc từ việc bồi dưỡng những con người trẻ tuổi và đã thực hiện thành công việc bồi dưỡng, đào tạo những con người trẻ tuổi Việt Nam trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng. Giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn này không dừng lại ở sự giáo dục tinh thần yêu nước mà hướng tới giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh thần quốc tế cộng sản và con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1941, giai đoạn Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn, thử thách và kiên định sự đúng đắn của tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.