SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNGĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------------------------
HÀ THỊ BÍCH HỒNG
NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 - 10
LUẬN VĂN THẠC SỸKINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Đỗ Anh Tài
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Thị Bích Hồng
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, giảng viên khoa Sau đại
học trường Đại Học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Đại học
Thái Nguyên;Phó Giáosư tiến sỹ Đỗ Anh Tài đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tại
điệu kiện trong thời gian em tham gia học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................... i
Lời cảm ơn..................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................iii
Danh mục các bảng....................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 4
3. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................. 5
5. Bố cục của luận văn............................................................................. 5
Chƣơng I: TỔNGQUANTÀILIỆU NGHIÊN CỨUVÀPHƢƠNGPHÁP
NGHIÊNCỨU........................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................... 6
1.1.1. Quan điểmcơbản củaChủnghĩa Mác- Lênin vàtƣ tƣởng HồChíMinh
về thanh niên............................................................................... 6
1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên ....................... 6
1.1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồidƣỡng thế hệ cáchmạng
cho đời sau........................................................................... 8
1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai
trò thanh niên trong xây dựng đất nƣớc................................11
1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại
hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông
nghiệp nông thôn.......................................................................12
1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự
nghiệp côngnghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn...14
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................17
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.2.1. Trong nƣớc...............................................................................17
1.2.2. Ngoài nƣớc ...............................................................................19
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................20
1.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................20
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................20
1.3.3. Mô tả đối tƣợng tiếp cận nghiên cứu...........................................20
1.3.4. Tổng thể, mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu...................................21
1.3.5. Quá trình thu thập dữ liệu...........................................................22
1.3.6. Sử lý thống kê............................................................................22
Chƣơng II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG
THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN.........................23
2.1. Khái quátchungvềtìnhhìnhpháttriểnnôngnghiệp tỉnhTháiNguyên
trong những năm gần đây ................................................................23
2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoànthanh niên trong
việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn
trong 5 năm qua ..............................................................................25
2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những
năm qua....................................................................................25
2.2.2.Một số kết quả của Đoànthanh niên trong việc phổ biến tiến bộ
khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua.......28
2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ thuật
của thanh niên nông thôn Thái Nguyên qua điều tra, khảo sát............29
2.3.1.Trình độ văn hóa........................................................................29
2.3.2.Trình độ chuyên môn.................................................................30
2.3.3.Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào
sản xuất.....................................................................................31
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
2.3.3.1. Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của thanh niên............31
2.3.3.2. Các nội dung, chƣơng trình về khoa học kỹ thuật thanh niên
đƣợc tiếp cận, tập huấn........................................................34
2.3.3.3. Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình
khoa học kỹ thuật ................................................................38
2.3.3.4. Đánh giá về nội dung hình thức hoạt động chuyển giao tiến
bộ khoa học........................................................................40
2.3.3.5. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả của nó
trong sản xuất nông nghiệp ..................................................41
2.3.3.6. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao khoa học
kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay........................46
2.3.3.7. Vai trò của các tổ chức đoàn thể, chínhquyền và các cơ quan
thông tin đại chúng trong côngtác chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật ........................................................................47
2.3.3.8. Những yếu tố có vai trò quyết định đến sựphát triển kinh tế hộ
gia đình của thanh niên nông thôn........................................53
2.3.3.9. Nguyên nhân khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế của
thanh niên nông thôn...........................................................55
2.3.3.10. Hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật...............................................................56
Chƣơng III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ,CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN ...60
3.1. Chủ trƣơng của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp trong thời
gian tới...........................................................................................60
3.2. Quan điểm chung.............................................................................61
3.3. Những nhiệm vụ và giải pháp về côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn........................................................................62
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
3.4. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn trong thời gian tới............................................................63
3.5. Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên.........64
3.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sáchchuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ cho nông dân................................................64
3.5.2. Nâng caochấtlƣợng hoạt độngcủaĐoàn,Hộitrong chuyển giao KHKT
vàcôngnghệ, giảiquyết việc làm chothanhniênnôngthôn....................65
3.5.2.1.Tổchứctriển khai sâurộngcácphongtrào khuyến khíchđộngviên thanh
niênthiđuahọctập,tiếnquânvàokhoahọccôngnghệ........................65
3.5.2.2. Triển khai có hiệu quả chƣơng trình Phổ cập tin học - Nối
mạng tri thức cho thanh niên nông thôn................................66
3.5.2. 3. Triển khai, thực hiện phong trào thanh niên nông thôn thực
hiện 4 mới trong thanh niên nông thôn, bao gồm: "Kỹ thuật
mới, ngành nghề mới, mô hình mới, thị trƣờng mới".............66
3.5.2.4. Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt độngđã đạt đƣợc hiệu quả
trên thực tế..........................................................................67
3.5.2.5.Tạo cơ chế, hànhlang pháp lýcho hoạtđộngchuyểngiao tiến bộ
khoahọc kỹthuật và côngnghệ, giảiquyếtviệc làm trongthanh
niên nông thôn.....................................................................68
3.5.2.6. Xâydựng tổchứccơsởĐoànvững mạnh, mở rộngmặt trận đoànkết,
tậphợpthuhútrộngrãithanhniênvào tổchức Đoàn.........................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................69
1.Kêt luận ..............................................................................................69
2. Kiến nghị ...........................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................71
PHIẾU ĐIỀU TRA
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số 1. Trình độ văn hóa...................................................................... 30
Bảng số 2. Trình độ chuyên môn............................................................... 31
Bảng số 3. Mức độ hiểu biếtkhoahọc kỹthuậttrongcác lĩnhvực.................. 32
Bảng số 4a. Các nội dung, chƣơng trình thanh niên đƣợc tiếp cận, tập huấn -
phân tíchtheo khu vực ............................................................. 35
Bảng số 4b. Tình hình tham gia các khóa tập huấn của thanh niên nông thôn
Thái Nguyên - phân tích theo giới tính ...................................... 36
Bảng số 4c. Thanh niên một số dân tộc thiểu sô với việc tham gia các nội
dung, chƣơng trình của khoa học kỹ thuật.................................. 37
Bảng số 5a. Số lần đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng
trình KHCN trong 5 năm qua.................................................... 39
Bảng số 5b. Số lầnđƣợcthamgia tập huấn, tiếp cậnvới các nộidung, chƣơng
trìnhKHCNtrong5 năm qua - phântíchtheo giới tính................. 39
Bảng số 6a. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua
chƣa phù hợp bởi các lý do sau - phân tíchtheo khu vực ........... 40
Bảng số 6b. Việc chuyểngiao tiến bộ khoahọc côngnghệtrongthờigian qua
chƣaphùhợp bởicác lý do sau– phântíchtheo giớitính.............. 41
Bảng số 7a. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – phân tíchtheo
khu vực ................................................................................... 42
Bảng số 7b. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – Phân tíchtheo
giới giới tính............................................................................ 42
Bảng số 7c. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất - phân tíchtheo
dân tộc .................................................................................... 42
Bảng số 8. Những kiến thức chuyển giao KHKT đã áp dụng và phần trăm
đƣợc áp dụng thành côngtrong từng lĩnh vực cụ thể................... 45
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Bảng số 9. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao ................47
khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay ................................47
Bảng số 10. Hình thức tiếp cận với khoa học công nghệ...............................49
Bảng số 11a. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ
gia đình của thanh niên – phân tích theo khu vực........................54
Bảng số 11b. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế
hộ gia đình của thanh niên - phân tích theo dân tộc......................54
Bảng số 12a. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát
triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích
theo khu vực.............................................................................55
Bảng số 12b. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát
triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích
theo dân tộc..............................................................................56
Bảng số 13a. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn trong những
năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ trong sản xuất – phân tích theo khu vực .............57
Bảng số 13b. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hộiở nông thôn trong những
năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ trong sản xuất Phân tích theo dân tộc.................58
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
đƣợc xác định là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội. Trong đó, công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những chủ trƣơng chính sách
đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc trong thời gian qua đã tạo cơ chế, đƣa tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào tăng
trƣởng trong kinh tế liên tục nhiều năm liền.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ và kỹ thuật canh tác của nông dân
trong đó có thanh niên nông thôn vẫn còn lạc hậu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vẫn mang nặng tính chất thuần nông, độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán, qui
mô nhỏ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp
thấp, thời gian nông nhàn chiếm tỉ lệ cao, đời sống ngƣời nông dân vẫn còn
gặp nhiều khó khăn.
Đốivới thanh niên, là lực lƣợng xãhội to lớn, có vai trò vị trí đặc biệt quan
trọngtrongsựnghiệp côngnghiệp hoá,hiệnhoáđấtnƣớc. Thanh niên đang là lực
lƣợng tiên phongtrongviệc nghiên cứu, ứngdụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sảnxuấtvà đờisống, tiếnquânvào khoahọc côngnghệ, thamgiavào các chƣơng
trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Đặc biệtlà thanh niên nông thônTháiNguyên, chiếm 1/3 trong tổng số dân
số, là lực lƣơng chủ chốt đi đầu trong các hoạt động đƣa các tiến bộ khoa học,
côngnghệ vào sảnxuất nôngnghiệp, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, làm
giàu cho gia đình và xã hội. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình thanh niên làm
kinh tế giỏi, là chủ trang trại, doanhnghiệp trẻ, góp phần giải quyết việc làm cho
hàng vạn thanh niên trong tỉnh.
2
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tôitập trung nghiên cứu nhằm tìm tìm ra những giải pháp đƣa nhanh tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khắc phục những hạn chế trong việc chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát huy vai trò xung kích, sáng
tạo của Đoàn Hồ Chí Minh và tuổi trẻ tỉnh Thái Nguyên, góp phần đẩy nhanh
tiến trình côngnghiệp hoá nông nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, thực hiện
thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thành tựu của 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản
Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã đƣa nƣớc ta bƣớc vào thờikỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta xác định: “Công nghiệp hoá nông
nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Thái Nguyên đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; khoa học và công nghệ đƣợc xác định là động lực
quan trọng, then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu Đại hội Đảng
bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra là: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo,
khoa học - công nghệ; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa; tiếp tục giảm tỷ
lệ hộ nghèo..."
Trongnhững năm qua, Tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát
triển nông nghiệp nông thôn, ƣu tiên đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, tiến hành dồn ghép ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, giải quyết việc làm cho
nhân dân lao động. Do vậy đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong
phát triển nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Thái Nguyên có sự thay đổi rõ nét.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình công nghiệp hoá
nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn còn gặp nhiều khó khăn là: Sản xuất
3
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nông nghiệp vẫn mang nặng tính thuần nông ở nhiều vùng miền trong tỉnh,
chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chậm, sản xuất mang tính độc canh, tự
túc, tự cấp, phân tán qui mô nhỏ... . Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên
là do trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận nhân dân còn thấp, chƣa
quan tâm đến đầu tƣ cho khoa học công nghệ, cơ sở vật chất cho sản xuất
nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy thời gian nông nhàn, thiếu việc làm của
ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
Nghị quyết số 25 - NQ/TƢ ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung
ƣơng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung là "...Cổ
vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ
khoa học - công nghệtiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một
lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ...''
Hiện nay lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144
ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Đây là
lực lƣợng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất và đời sống. Trong những năm vừa qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh
đã không ngừng tổ chức các phong trào hành động cách mạng tiến quân vào
khoa học công nghệ, huy động đoàn viên thanh niên tham gia vào các chƣơng
trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở Thái Nguyên.
Song bên cạnh đó, nhiều thanh niên không qua đào tạo, trình độ khoa
học kỹ thuật thấp; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông
thôn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông. Những năm gần đây,
Đoàn thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh các cấp đã chủ động phối hợp với các
4
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngành có liên quan, tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong sản xuất nông
nghiệp để thanh niên tham khảo, học tập, đồng thời nhằm nâng cao trình độ,
kiến thức về khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, nhƣng chƣa tổng
kết đánh giá đầy đủ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên
nông thôn.
Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Vì vậy đề tài nghiên cứu là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và trình
độ Khoa học công nghệ của thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ thực
trạng hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên;
Tìm ra những hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, nhận thức về khoa học
côngnghệ cho thanh niên nông thôn cũng nhƣ tìm ra những phƣơngpháp đƣa
nhanh tiến bộ khoahọc công nghệ vào sản xuất từ đó giúp cho thanh niên nâng
cao chấtlƣợngsảnxuất nông nghiệp, chuyểndịch cơ cấuvật nuôicây trồng, góp
phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn
theo nghịquyết của Bộ chính trịđề ra
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Thanh niên nông thôn tuổi đờitừ 16 – 30
* Phạm vi nghiên cứu: Quy mô thực hiện đề tài tại địa bàn tỉnh Thái
Nguyên; chọn lọc điều tra thực trạng tại 15 xã của 5 huyện, thị xã trong tỉnh,
đại diện theo 3 khu vực: Thanh niên nông thôn khu vực phía Nam (chọn
5
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huyện Phú Bình), thanh niên nông thôn khu vực phía Bắc (chọn huyện Phú
Lƣơng và Định Hóa) và thanh niên nông thôn khu vực Trung tâm (chọn các
xã của Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công). Tiến hành lấy 450
phiếu điều tra về trình độ, nhận thức về khoa học kỹ thuật của thanh niên.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đề tài giúp cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tỉnh hoạch định chính sách phù hợp trong việc tổ chức các chuyển giao
khoa học công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ việc
xác định các nội dung và hình thức chuyển tải phù hợp.
Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho thanh niên
Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng hoạt động sản xuất nông
nghiệp, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho thanh niên nông thôn.
Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên
5. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chƣơng
Chƣơng I: Tổngquan tài nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng II: Điều tra thực trạng hoạt động và hiệu quả chuyển giao tiến
bộ khoa học công nghệ trong thanh niên nông thôn Thái Nguyên
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao trình độ khoa học và công nghệ cho
thanh niên nông thôn Thái Nguyên
6
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng I
TỔNG QUANTÀI LIỆUNGHIÊNCỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quanđiểm cơbảncủaChủnghĩaMác-Lêninvàtưtưởng HồChíMinh
vềthanhniên
1.1.1.1.Chủ nghĩaMác- Lênin về giáo dục thanhniên
a. Quan điểm của Mácvà Ăngghen
Về giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh: "Việc giáo dục mang lại
cho thanh niên khả năng nhanhchóng lắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống
sản xuất". Quan điểm của Mác là cần quan tâm giáo dục thanh niên để họ
nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình, quản lý quá trình sản xuất và nó phải
làm thƣờng xuyên, liên tục, giáo dục ở trƣờng lớp và giáo dục ở thực tế.
Trong bản cƣơng lĩnh đầu tiên của Liên minh cộng sản những nguyên
lý của chủ nghĩa Cộng sản do Mác và Ăngghen chuẩn bị có viết: "Việc giáo
dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng nắm vững trên thực tế
toàn bộ hệ thống của sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt
chuyển từ ngành sản xuấtnàysang ngành sản xuấtkháctuỳ theo nhu cầu của
xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ".
Nhƣ vậy Các Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ vai trò của giáo dục thực tế
qua lao động để làm cho thanh niên nắm đƣợc toàn bộ hệ thống sản xuất, bộ
lộ và phát huy khả năng của mình phục vụ cho xã hội. Mặt khác, xã hội phải
chăm lo, bồi dƣỡng, đáo tạo thanh niên để họ có thể đáp ứng sự chuyển dịch
lao động và đáp ứng với nhu cầu tự do lựa chọn việc làm của thanh niên.
b. Tư tưởng của V.I. Lênin về thanh niên
Thứ nhất, Lênin chỉ ra cho thanh niên phải ra sức học tập và phải coi
nhiệm vụ học tập là suốtđời. Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngƣời thanh niên là
7
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phải học tập để nắm vững và hiểu biết những của cải và di của nhân loại, V.I.
Lênin nhấn mạnh: "Chỉcó thểtrở thànhngườicộng sảnkhiđã làm giàu trí nhớ
của mình bằngsự hiểu biết toàn bộ những củacải mà nhân loại đã có", Lênin
đã đƣa ra lờikêu gọithanh niên: "Học tập! Học tập nữa! Học tập mãi".
Thứ hai, Cần tăng cƣờng giáo dục thanh niên thông qua thực tế, thực tế
đó là trong hoạt động sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, trong các phong
trào cách mạng.
Nói chuyện với đoàn viên Đoàn TNCS, V.I. Lênin đã nhấn mạnh:
"Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể giải
quyết được nhiệm vụ đó, nếu nắm được toàn bộ những kiến thức mới, biết
biến CNCS từ những công thức, những lời khuyên, những phương thức,
những mệnh lệnh, những cương lĩnh thành một hiện thực sinh động, thống
nhất toàn bộ hoạt động trực tiếp của các đồng chí". Tƣ tƣởng của V.I Lênin
cho chúng ta thấy đoàn viên và thanh niên phải học tập trong thực tiễn để đƣa
những kiến thức học đƣợc vào cuộc sống.
Thứ ba, V.I. Lênin nhận thấy rõ vai trò to lớn của Đoàn thanh niên
cộng sản trong việc giáo dục thực tế cho thanh niên. Lênin đã chỉ rõ những
công việc Đoàn thanh niên phải làm là: "Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng
sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc
đấu tranh chung củatất cả những ngườilao động chống lại bóc lột thì lúc đó
mới xứng đángvới danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa".
Thứ tƣ, Lênin coi trọng giáo dục toàn diện cho nhan dân lao động,
trong đó có thanh niên. Tƣ tƣởng của Lênin là giáo dục nhằm làm cho ngƣời
lao động tự hiểu, tự thấy, tự biết phƣơng thức và mức độ làm việc và nghỉ
ngơi một cách có hiệu quả. Tƣ tƣởng này đƣợc Lênin chỉ rõ: "Trong quá trình
giáodụcphải làm chonhữngngười laođộng dầndần biếttự mìnhhiểu và nhìn
thấy phương thức và mức độ làm việc, phương thức và mức độ nghỉ ngơi".
8
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau
Đảng ta đã tổng kết thành hệ thống của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó
tƣ tƣởng nổi tiếng của Ngƣời về "chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau".
a. Đối với phong tràothanh niên:
Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ làm công tác thanh niên: "Hiện nay,
thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động, không thiếu gì công việc làm: nào ở
bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản
xuất... Có chí làm thì quyết tìm ra việc, và quyết tâm làm đƣợc việc... chớ đặt
những chƣơng trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sƣớng tai nhƣng không
thực hiện đƣợc. Việc gì cũng cần phải thiết thực: mới đƣợc làm, làm đƣợc.
Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần đến to, tƣ, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần
dần đến cao. Một chƣơng trình nhỏ mà thực hiện đƣợc, hẳn hoi, hơn là một
trăm chƣơng trình to tát mà làm không đƣợc". Đặc biệt, Hồ Chủ tịch lƣu ý:
"Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất,
nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên xung phong đến làm cho tốt".
Hồ Chủ tịch dạy phải chú ý học tập trong nhân dân, nhân dân là trƣờng
học thực tế để thanh niên học tập... Bác chỉ rõ: "Học ở trƣờng, học ở sách vở,
học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn".
Bác chỉ ra tầm quan trọng không thể thay thế của lao động: Lao động là
nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống hạnh phúc của chúng ta.
Những lời chỉ giáo của Bác Hồ còn nguyên giá trị trong thời kỳ hiện
nay. Những tƣ tƣởng đó cần đƣợc quán triệt và vận dụng vào việc tổ chức
phong trào thanh niên tham gia trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đấtnƣớc.
9
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong xây dựng
đất nước:
Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh
niên tỏng tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh
niên, có thể "dời non", "lấp biển", hết lòng tin yêu thanh niên, song Ngƣời
luôn đặt thanh niên trong tƣ cách là một chủ thể đang phát triển, đang đƣợc
tiếp tục hoàn thiện. Trong thƣ gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp tế Nguyên
đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội".
Khi đến thăm lực lƣợng thanh niên xung phong đang làm đƣờng trong
thời kỳ chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã dạy thanh niên: "Không có việc gì khó.
Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên"
Bác Hồ đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc đoàn TNLĐ Việt Nam lần
thứ III, Bác dạy thanh niên: "Cần phải làm đầu tàu, làm gƣơng mẫu trong
phong trào thi đua yêu nƣớc. Phải thực hiện khẩu hiêu: "Đâu Đảng cần thì
thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm".
Bác tin tƣởng ở thanh niên và Bác mong muốn thanh niên phải "chuẩn
bị" học tập, rèn luyện để trở thành ngƣời chủ nƣớc nhà. Bác căn dặn: "Nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên".
Niềm tin của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ trong nhiều chính sách
đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của thanh niên,
làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Thực tiễn cho ta thấy, quan
điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Bác Hồ
làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu,
rèn luyện để trƣởng thành.
c. Tưtưởng HồChíMinhvềvaitròcủa Đoàntronggiáodụcthanh niên:
Từ khi thành lập, Đoàn lấy lý tƣởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã
hội làm phƣơng hƣớng phấn đấu của mình. Mỗi bƣớc trƣởng thành của Đoàn
10
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đều gắn liền với lời chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tình của Hồ
Chủ tịch, ngƣời đã xác định rõ bản chất, vị trí, chức năng và những nhiệm vụ
của Đoàn thanh niên phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và
giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung
thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ngƣời
nhấn mạnh: "Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và
chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác
và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật
thà đoàn kết với anh chị em trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam".
Bác Hồ là ngƣời tổ chức, lãnh đạo và luôn quan tâm đến sự phát triển
đi lên của Đoàn thanh niên cộng sản. Ngƣời yêu cầu Đoàn thanh niên phải có
hình thức và phƣơng pháp đoàn kết, tập hợp thanh niên:"Về phần mình, Đoàn
phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phƣơng pháp thích hợp để đoàn
kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những
nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn...".
Đối với đoàn viên, Hồ Chủ tịch dạy: "Phải cố gắng học tập chính trị,
văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng
viên tốt".
Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, Hồ Chủ tịch nhấn
mạnh: Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân, nhà trƣờng, gia đình phải
chăm lo "trồng ngƣời". Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm nổi tiếng là :
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người". Trong Di chúc, Bác giao nhiệm vụ lại cho Đảng "Đảng cần phải
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thanh những người
thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng' vừa "chuyên".
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau cần đƣợc các cấp bộ Đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên vận dụng vào việc phát
11
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động rộng phong trào thi đua yêu nƣớc trong thanh niên nhằm góp phần quan
trọng vào thắng lợi củasự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò
thanh niên trong xây dựng đấtnước
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác xây dựng Đoàn thanh niên
là công tác quan trọng, xây dựng Đoàn chính là xây dựng Đảng. Trong tất cả
các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng đều đánh giá thanh niên, công tác thanh niên,
kiểm điểm công tác Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng nhân dân đối
với việc chăm lo, giáo dục thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên. Đề ra
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chƣơng trình công tác của Đảng về thanh niên.
Đảng luôn tin tƣởng ở thanh niên, luôn quan tâm động viên cổ vũ
phong trào và thƣờng xuyên lãnh đạo Đoàn thanh niên. Phát biểu tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VI, Tổng
Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Đỗ Mƣời đã đánh giá : "Lịch sử
dân tộc chứng minh rằng ở bất cứ thời kỳ nào thanh niên với chí tiến thủ và
hoài bão lớn, với lòng yêu nước nồng nàn, luôn luôn đi đầu đáp ứng những
đòi hỏi của đất nước".
Trong thời bình, thời kỳ xây dựng CNXH, thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng định hƣớng cho phong
trào thanh niên và công tác Đoàn thanh niên là: "Thanh niên là lực lượng
xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không. Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh
niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên". Đảng đặt niềm tin to
lớn vào lực lƣợng thanh niên và phong trào thanh niên trong công cuộc đổi
mới, xây dựng Việt Nam trở thanh quốc gia hùng mạnh.
12
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và
những năm sau, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng chiến lƣợc phát triển con
ngƣời, đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm. Trong chiến lƣợc phát triển nguồn
nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng rất tin ở khả năng
tiềm tàng của thanh niên và coi trọng việc phát triển tiềm năng to lớn của thế
hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính từ vị trí quan trọng của thanh
niên và công tác thanh niên, trong thời kỳ mới mà Đảng và Nhà nƣớc phải có
chủ trƣơng và chính sách phát triển thanh niên. Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: "Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện
thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức lối sống.
Quan tâm đào tạo nghềvài giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao
động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệthuật, thểthao và giải trí lành mạnh
cho thanh niên".
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: "Đối
với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải
quyết việc làm, pháttriển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại
hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông nghiệp
nông thôn
- Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn. Đây là một quan điểm đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng quyết định, coi đó là một nội dung cốt lõi của toàn bộ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ đó có thể thấy việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật và chuyển giao công nghệ vào tất cả các khâu của sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ nông, lâm, ngƣ nghiệp.
13
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khoa học và công nghệ cần phải phục vụ đắc lực cho sự phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo các hƣớng sau đây:
+ Áp dụng các công nghệ thích hợp giải quyết việc làm.
+ Hiện đại hoá các côngnghệ truyền thống.
+ Sản xuất các công nghệ thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất
lƣợng sản phẩm, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trƣờng.
+ Khoa học và công nghệ trong điều kiện mới phải là tác nhân, là
động lực để nâng cao dân trí của nông dân và thanh niên.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn nhƣng phải đảm bảo giữ
vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:
Hình thành nền nông nghiệp hành hoá phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều
kiện nông thôn của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cơ cấu lao
động, tạo thêm việc làm. Đƣa nông nghiệp phát triển lên trình độ mới bằng
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học.
- Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao,
gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hoá, điện khí
hoá, thuỷ lợi hoá, đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học
vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với
đặc điểm từng vùng, từng địa phƣơng.
- Nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII xác định phát triển
nông nghiệp nông thôn là: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, hiệu
quả, bền vững. Từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu
nội địa, các khu dô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và hƣớng vào xuất khẩu.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng hiệu quả trên một
đơn vị diện tích gieo trồng, tăng tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông
14
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp. Từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo
khối lƣợng hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao. Tích cực nghiên cứu chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng xuất chất lƣợng,
giá trị sản phẩm nông nghiệp.
1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn
a- Nguồn laođộng trẻ ở nông thôn Thái Nguyên hiện nay chiếm một tỷ
trọng khá lớn, đang và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp CNH nông
nghiệp, HĐH nông thôn
Theo kết quả thống kê năm 2010, hiện lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30
tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31%
dân số toàn tỉnh. Thanh niên nông thôn có tỷ lệ cao trong tổng số thanh niên
của Thái Nguyên, (khoảng 68%)
Trong những năm gần đây, thanh niên nông thôn đã có những bƣớc
phát triển rõ nét và ngày càng thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, dám đƣơng đầu với những khó khăn thử thách. Đại bộ phận thanh niên
nông thôn có đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, xung kích đi đầu trong mọi
lĩnh vực, có ý chí vƣơn lên không chịu đói nghèo; tích cực tham gia phát triển
kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở địa phƣơng; nhiều thanh niên đã
trở thành những tấm gƣơng sáng trên mọi lĩnh vực.
Ƣu thế nổi bật của thanh niên nông thôn là có sức khoẻ, đƣợc giáo dục,
đào tạo tƣơng đốicó hệ thống nên có trình độ học vấn cao hơn trƣớc. Do vậy,
họ có khả năng tiếp cận nhanh với những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ
mới và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiều đoàn
viên thanh niên đã thành đạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trở thành
những chủ trang trại, doanh nghiệp trẻ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời
lao động.
15
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chính những nỗ lực của lao động trẻ đã tạo nên những chuyển biến tích
cực trong nông nghiệp, nông thôn. Các phong trào thanh niên làm kinh tế đã
đƣợc triển khai sâu rộng thu hút sự tham gia đông đảo của ĐVTN, nổi bật
nhƣ: phong trào "Thanh niên lập nghiệp", phong trào " Bốn mới"...Nhiều
ngành nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển, vị trí của lớp trẻ trong
từng gia đình và trong nông thôn đƣợc khẳng định.
b- Thanh niên nông thôn Thái Nguyên hiện nay đang thể hiện sự năng
động, sáng tạo đi đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm
tăng thu nhập nâng cao đời sống cho gia đình và xã hội:
- Chính thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên đã gia nhập lực lƣợng lao
động phi nông nghiệp đông đảo, chiếm tỉ lệ cao. Sự năng động sáng tạo của
họ góp phần giúp Đảng, Nhà nƣớc hoạch định và điều chỉnh các chính sách
có liên quan đến việc làm và phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng
những nhu cầu hợp lý của lao động trẻ.
c- Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn và chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp ở Thái Nguyên hiện nay thanh niên nông thôn là lớp người có khả
năng và điều kiện đi tiên phong, là lực lượng xung kích trong việc ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
d- Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Hội LHTN Việt
Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông
thôn ở Thái Nguyên.
Một là: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá
nông thôn, mọi hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội phải lấy năng suất - chất
lƣợng - hiệu quả làm thƣớc đo. Điều đó càng đúng trong trƣờng hợp vận động
thanh niên nông thôn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập tạo việc làm cho ngƣời lao động.
16
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hai là: Để làm tốt chức năng định hƣớng, hỗ trợ cho thanh niên cách
làm ăn, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hiện
đại vào sản xuất nông nghiệp, các tổ chức Đoàn, Hội có thể và cần phải thực
hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện vai trò là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học, các cơ quan
nghiên cứu với nông dân và thanh niên nông thôn.
- Phát hiện các mô hình tốt, điển hình tiên tiến để giới thiệu, phổ biến
và nhân rộng thành phong trào ở địa phƣơng, cơ sở mình.
- Tổ chức, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho thanh niên đƣợc học tâp nâng
cao trình độ học vấn, trình độ dân trí, bởi lẽ đó là tiền đề quan trọng để ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
- Thành lập các trung tâm khuyến nông thanh niên, các hội khuyến
nông trẻ, các chi hội nghề nghiệp.
- Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị xã hội tƣ vấn, tạo việc
làm cho thanh niên nông thôn, chú trọng đến các ngành nghề truyền thống.
Ba là: Nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức Đoàn, Hội là góp phần tạo
dựng một thế hệ thanh niên nông thôn mới năng động, sáng tạo, tự giác tiếp
cận và làm chủ khoa học và công nghệ. Tổ chức Đoàn, Hội phải phối hợp với
các ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, lao động xã hội, các Hội nông
dân, Hội phụ nữ, ... để tạo cơ chế, tạo hành lang pháp lý, tạo môi trƣờng xã
hội thuận lợi để lớp trẻ nhập cuộc và thử sức mình.
Bốnlà:Thực tiễncho thấy, trongsựnghiệp côngnghiệp hoá nông nghiệp,
hiện đạihoánôngthôn, Đoàn thanh niên, HộiLHTN hoàntoàncó đủ khả năng và
điều kiện để thực hiện những nhiệm vụnặng nề mà Đảng giao cho.
- Mặc dù còn có những khó khăn nhất định, những trở lực từ nhiều
phía, song các tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn vẫn có đủ khả năng và điều
kiện để hỗ trợ thanh niên thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong
17
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngƣ nghiệp nhờ việc ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật và chuyển giao công nghệ ngày càng có hệ thống, đạt hiệu quả ngày
càng cao.
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
1.2.1. Trong nước
- Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn đánh giá
cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, tin tƣởng
sâu sắc vào lực lƣợng, chăm lo giáo dục bồi dƣỡng cho thanh niên. Công tác
thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh
đạo của Đảng. Trong sự nghiệp đổi mới Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ
trƣơng chính sách về thanh niên.
- Trong những năm qua phongtrào " Thanhniên lập nghiệp " đã đƣợc
triển khai sâu rộng và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Trung ƣơng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số cơ quan nghiên cứu đã có một số đề tài,
đề án về mô hình hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất nhƣ: Đề án "Trí thức
trẻ tình nguyện ", đề tài "Xâydựng mô hình làng ngưnghiệp thanh niên ",
"Làng thanhniên". Một số mô hình thí điểm do Trung ƣơng Đoàn triển khai
trong thanh niên nông thôn nhƣ Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngƣ, điểm
trình diễn khoa học kỹ thuật
Đề tài : "Mô hình chuyển giaotiến bộ kỹ thuậtvà công nghệcủa Thành
niên nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH", mã số KTN-1997-01, do TS.
Phạm Đình Nghiệp - Hiệu trƣởng Trƣờng cán bộ TTN Trung ƣơng làm chủ
nhiệm đề tài:
- Đề tài đã tổng kết và khuyến nghị tiếp tục nhân rộng 8 mô hình
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho thanh niên nông thôn đã đạt đƣợc
hiệu quả trong thực tiễn.
- Ban Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một số giải pháp để nhân rộng các
mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp:
18
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ trong thanh niên nông thôn.
+ Kiến nghị một số mô hình, phƣơng thức cụ thể của Đoàn trong việc
hỗ trợ thanh niên nông thôn tham gia ứng dựng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất.
Đề tài khoa học: "Phát triển các mô hình, hình thức hoạt động lao
động sáng tạo và Khoa học công nghệcủa Đoàn thanh niên", do TS. Lê Văn
Cầu làm chủ nhiệm đề tài:
- Đề tài đã đƣa ra các khái niệm cơ bản nhƣ: mô hình, khoa học, công
nghệ, tiến bộ kỹ thuật, hoạt động khoa học và công nghệ.
- Đề tài đã tổng kết các mô hình, hình thức hoạt động lao động sáng tạo
và khoa học công nghệ của Đoàn thanh niên và đề ra các giải pháp nhân rộng
nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong lĩnh vực lao động sáng
tạo, khoa học công nghệ trong điều kiện hoàn cảnh mới.
- Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh: Trong thanh niên nông thôn cần tập
trung phát triển các mô hình, hình thức hoạt động khoa học công nghệ nhƣ:
Mô hình Câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngƣ; mô hình tập huấn chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; mô hình trình diễn kỹ thuật...
Đề tài khoa học:"Thực trạng, giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.Do đồngchí TrầnViệt Cƣờng– Phó bí thƣ TỉnhđoànVĩnhPhúc làm chủ
nhiệm đề tài
- Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ khoa học kỹ
thuật và việc làm của thanh niên nông thông Vĩnh Phúc
- Tiến hành xây dựng, triển khai và đánh giá bƣớc đầu hiệu quả 2 mô
hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn Vĩnh Phúc. Quy đó, đã tập hợp thanh niên chuyển
19
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giao khoa học kỹ thuật, tếp cận với công nghệ mới, đã giải quyết việc làm tại
chỗ cho hàng trăm thanh niên; hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống; các mô hình đã tìm ra hƣớng phát triển kinh tế
trang trại, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng; Cung
cấp kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho đoàn viên thanh niên, nâng cao
năng lực lao động trong nền kinh tế thị trƣờng
- Đề tài kiến nghị một số mô hình hoạt động của tổ chức Đòan trong
việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn
Qua nghiên cứu nội dung của các đề tài trên, tôi đã tiếp thu kế thừa kết
quả nghiên cứu trong quá trình xây dựng khung lý thuyết và chỉ đạo xây dựng
mô hình. Tôi nhận thấy các tác giả đều có quan điểm chung khẳng định: Mô
hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả cao nhất (về kinh tế, xã hội và
tổ chức) ....
Song trên địa bàn tỉnh chƣa có một đề tài, chƣơng trình nghiên cứu cụ
thể nào về giải pháp chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên. Đề tài lần đầu tiên đề cập đến vấn
đề này trên địa bàn tỉnh, kết hợp giữa điều tra thực trạng chuyển giao khoa
học công nghệ vào sản xuất trong thanh niên Thái Nguyên, tìm ra giải pháp
cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
1.2.2.Ngoài nước
Các quốc gia trên thế giới đều đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên
coi thanh niên là nguồn nhân lực vô giá của quốc gia và dành nhiều sự quan
tâm đến công tác thanh niên.
Trong lời mở đầu "Chương trình thế giới hành động vì thanh niên
đến năm 2000và xa hơn" của Liên hiệp quốc đã ghi rõ "Thanhniên ở tất cả
các quốc gia là một nguồn nhân lựcchủ yếu của quá trình phát triển và là
20
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những tác nhân chủ chốt trong sự nghiệp thay đổi xã hội, pháttriển kinhtế
và đổi mới kỹthuật".
Tuyên bố của Hội nghị thế giới các Bộ trƣởng phụ trách công tác thanh
niên tại Lisbon Bồ Đào Nha vào tháng 8/1998 đã công nhận rằng: "Thanh
niên là lực lượng tích cực trong xã hội và là tiềm năng to lớn góp phần vào
sự phát triển và tiến bộ xã hội".
Các nƣớc trên thế giới đều chútrọng đến côngtác thanh niên, đầu tƣ cho
phát triển thanh niên trên các lĩnh vực khoa học kỹ, kỹ thuật, công nghệ, nông
nghiệp, công nghiệp và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên
nông thôn...
1.3. Phƣơng phápnghiêncứu
1.3.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thiết kế chủ yếu sử dụng các công cụ và phƣơng pháp
phân tích định tính kết hợp với định lƣợng nhằm đánh giá các khả năng ứng
dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn đời sống sản xuất của thanh niên
nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Việc đánh giá đƣợc tiến hành trong giai đoạn 2008-2010.
1.3.2.Địa điểm nghiêncứu
Nghiên cứu đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trừ các
phƣờng trung tâm tại thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công
1.3.3.Mô tả đối tượng tiếp cận nghiên cứu
Đối tƣợng tiếp cận thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu là các
thanh niên có tuổi đời từ 16 đến 30 tuổi. Ngoài ra nghiên cứu cũng tiếp cận
một số cán bộ chính quyền và Đoàn Thanh niên để tìm hiểu sâu một số vấn đề
có liên quan.
Để thu thập các thông tin thứ cấp đề tài sẽ tiếp cận với các phòng ban
chức năng của tỉnh, huyện.
21
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về nội dung khảosát:
+ Nhận thức về chuyển giao công nghệ và ứng dụng TBKH kỹ thuật.
+ Những hoạt động của thanh niên nông thôn thời gian gần đây trong
lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Những thuận lợi cơ bản
+ Những khó khăn chủ yếu
+ Vai trò của tổ chức Đoàntrong lĩnh vực này
+ Những việc làm cụ thể của bản thân thanh niên nông thôn.
+ Những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thíchhợp với từng địa phƣơng.
1.3.4.Tổng thể, mẫu và phương pháp chọn mẫu
Tổngsố thanh niên thuộc diện khảo sát trên địa bàn tỉnh (trừ các phƣờng
trungtâmcủathành phố TháiNguyênvàThịxã SôngCông)là:345 ngƣời
Đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo phân cấp để đảm bảo tính
đại diện của mẫu. Trƣớc hết sẽ tiến hành phân chia theo 3 khu vực Bắc, phía
Nam và trung tâm, trên mỗi khu vực sẽ tiến hành chọn huyện đại diện: phía
Bắc chọn 2 huyện Phú Lƣơng và Định Hóa, phía Nam chọn Phú Bình và khu
vực trung tâm chọn các xã của Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công,
trên cơ sở chọn các điểm đại diện sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên tại các
điểm đó.
Để đảm bảo số lƣợng mẫu đủ lớn đáp ứng độ chính xác của thống kê số
lƣợng mẫu đƣợc lấy theo côngthức Slovin
n = N/(1+Ne2
)
Trongđó:
n: là số lƣợng mẫu cần khảo sát
N: là số lƣợng tổngthể
e: là sai số cho phép trong đề tài e = 0,05
Nhƣ vậy số lƣợng mẫu sẽlựa chọnnhƣ sau: 450 thanh niên
22
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.5.Quá trình thu thập dữ liệu
Trƣớc hết để có thể triển khai nghiên cứu đề tài, tên đề tài và hƣớng
nghiên cứu cần đƣợc thông qua, sau đó tác giả đề tài sẽ phải tập trung tìm
hiểu các tài liệu có liên quan để chuẩn bị đề cƣơng chi tiết cho nghiên cứu.
Để tiếp tục triển khai các công cụ phục vụ cho nghiên cứu và thu thập
thông tin cần phải đƣợc chuẩn bị, phiếu điều tra cần đƣợc điều tra thử để đảm
bảo tính xác thực và hiệu quả.
Tiến hành các thủ tục hành chính cần thiết để điều tra nhƣ chọn mẫu,
triển khai tập huấn cán bộ điều tra và tiến hành thu thập thông tin, làm sạch và
nhập thông tin vào máy tính.
Phân tíchthông tin thu thập đƣợc và viết báo cáo đề tài.
1.3.6.Sử lý thống kê
Đề tài sẽ sử dụng các côngcụ thống kê để phân tíchdữ liệu trong đó:
Các thông tin định tính đƣợc phân tích và thể hiện dƣớidạng các giá trị
tần số và số tƣơng đối phần trăm.
Để thể hiện cho sự đánh giá của ngƣời hỏi sử dụng phiếu khảo sát với
các mức độ đánh giá khác nhau, các mức độ đánh giá đó sẽ đƣợc phân tíchsử
dụng tần suất phần trăm.
23
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ChƣơngII
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG
THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
trong những năm gầnđây
Trong những năm qua, cùng với cả nƣớc, nông nghiệp ở tỉnh ta đã có
bƣớc phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Từ một tỉnh có nền nông nghiệp
lạc hậu, nông dân thiếu đói thƣờng xuyên đến nay không những đủ ăn mà còn
có lƣơng thực và thực phẩm để dự trữ, trao đổi hàng hoá. Có thể nóinền nông
nghiệp của tỉnh nhà đã có bƣớc tiến dài và thu đƣợc thành tựu to lớn. Có đƣợc
thành quả nhƣ vậy là nhờ có chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
của Đảng, Nhà nƣớc, cùng với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của
từng địa phƣơng và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong
tỉnh, họ đã tự giác đầu tƣ công sức lao động, tiền vốn và áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Đây đƣợc coi là động lực
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn phát triển.
Tuy nhiên, trên thực tế khi làm chủ ruộng đất của mình thì một vấn đề
bức xúc của nông dân làm thế nào để nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; điều này nếu không đáp ứng
kịp thời sẽ trở thành trở ngại lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong
những năm sắp tới. Bản chất của khuyến nông là hoạt động thông tin phổ biến,
làm mô hình trình diễn và tập huấn kỹ năng kỹ thuật cho nông dân. Hiện nay
đại đa số nông dân có nhu cầu rất cao cần tiếp thu thông tin về các tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đạihoá.
Trên thực tế hiện nay, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao,
toàn tỉnh có khoảng 80% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp, với nhiều
24
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong thời gian nông nhàn số nông dân ra
thành thị lao động rất đông. Do vậy lực lƣợng khuyến nông không thể gặp gỡ
đƣợc tất cả nông dân, không thể thoả mãn đƣợc các nhu cầu của nông dân.
Mặt khác lực lƣợng khuyến nông trong tỉnh còn ít, hoạt động dựa trên sự bao
cấp về vật tƣ, kinh phí mà nguồn kinh phí từ ngân sách cho hoạt động khuyến
nông rất hạn hẹp, cần phải tìm ra một cách làm việc trong một hệ thống hoạt
động với nguồn lực chính của ngƣời nông dân; đó là việc các đoàn thể, tổ
chức chính trị xã hội cần xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ đến đoàn viên, hội viên của mình trong khu vực nông
nghiệp, nông thôn; phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện của ngƣời nông dân
tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhanh
hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, yếu tố khoa học kỹ thuật
và công nghệ đã góp phần đổi mới kỹ thuật canh tác cổ truyền, tăng năng suất
chất lƣợng nông sản. Theo báo cáo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn, trong yếu tố tăng sản lƣợng nông nghiệp thì vai trò của yếu tố
khoa học, công nghệ chiếm 30, đặc biệt đối với ngành trồng trọt chiếm 72%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và phát triển. Tốc độ tăng
trƣởng bình quân đạt 4,14%/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự
chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hƣớng
nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm làm tăng giá trị sản xuất trên một
đơn vị diện tích đất trồng trọt. Năm 2010 đạt 51 triệu đồng/ha. Sản lƣợng
lƣơng thực có hạt đã đạt ở mức ổn định trên 400.000 tấn/năm, đảm bảo an
ninh lƣơng thực trên địa bàn. Cây lúa, ngô và các loại cây mầu, do làm tốt
công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thâm canh,
chuyển đổi mùa vụ nên năng suất, sản lƣợng đƣợc duy trì và phát triển. Các
loại cây trồng lâu năm có sự phát triển cả về diện tích và sản lƣợng. Trong đó,
25
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh
tế cao
Trong chăn nuôi đã chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tập
trung theo quy mô trang trại, nông trại. Bƣớc đầu đã áp dụng kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm.
Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 450 trang trại chăn nuôi. Sản xuất thuỷ sản
tập trung vào khai thác tiềm năng mặt nƣớc có sẵn, đến nay đã khai thác, sử
dụng gần 5.000 ha diện tích mặt nƣớc, sản lƣợng thuỷ sản đạt 5.000 tấn
Công tác thuỷ lợi, duy tu, tu bổ đê điều và phòng chống lụt bão đƣợc
quan tâm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ
tính mạng, tài sản của nhân dân. Các dự án, chƣơng trình hỗ trợ phát triển sản
xuất, bố trí, sắp xếp dân cƣ nông thôn kết hợp với đẩy mạnh công tác khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đƣợc
quan tâm triển khai và đạt kết quả thiết thực.
Các làng nghề nông thôn đƣợc quan tâm khôi phục và phát triển, góp
phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn.
Đến nay, đã công nhận 40 làng nghề, một số sản phẩm của làng nghề nhƣ chè,
miến dong, mâytre đan... đƣợc thịtrƣờng trong nƣớc ƣa chuộng
Trong5 năm qua, đã triển khai thực hiện 170 đềtài, dự án, các chuyên đề
nghiên cứu khoahọc côngnghệ. Tập trung thực hiện chuyển giao, ứng dụng tiến
bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
rõ rệt.
2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoàn thanh niên
trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn
trong 5 năm qua
2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những
năm qua
Theo kết quả thống kê năm 2010, hiện nay lực lƣợng thanh niên (từ 16
– 30 tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng
26
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31% dân số toàn tỉnh. Thanh niên nông thôn có tỷ lệ cao trong tổng số thanh
niên của Thái Nguyên, (khoảng 68%) đồng thời cũng là nguồn lực chính để
phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá
và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Điểm nổi bật của của thanh niên nông thôn Thái Nguyên là có sức
khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh
tế - xã hội của địa phƣơng để từ đó vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu; là lực
lƣợng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Qua các phong trào hành
động cách mạng do Đoàn tổ chức nhất là trong lĩnh vực chuyển giao các tiến
bộ khoa học công nghệ đã xuất hiện nhiều thanh niên tích cực tiếp thu, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn hiện nay hăng hái hơn, năng động
hơn trong cơ chế thị trƣờng, tích cực lao động sản xuất, vƣơn lên tự lập thân,
lập nghiệp ngay trên quê hƣơng mình.
Trong thanh niên nông thôn đang tiềm ẩn một ý thức chính trị, tính tích
cực chính trị - xã hội khá cao, đang thực sự hƣớng tới lý tƣởng dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Trong số các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của thanh niên nông thôn
thì nhu cầu có nghề nghiệp và chuyển dịch nghề nghiệp vẫn nổi trội hơn cả.
Đoàn cần hƣớng tới hỗ trợ thanh niên nông thôn sử dụng những thành
tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhƣ điều kiện tiên quyết để
chuyển dịch nghề nghiệp theo tinh thần “ly nông bất ly hương”.
Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
của thanh niên nông thôn có xu hƣớng thực tế hơn và ngày càng tăng.
27
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bên cạnh những mặt tích cực, thì thanh niên nông thôn cũng có nhƣng
mặt khó khăn, hạn chế nhƣ sau:
Tình trạng thiếu việc làm: Hiện nay thanh niên nông thôn thiếu việc
làm đã trở nên phổ biến: có tới 60% - 70% thanh niên thiếu việc làm thƣờng
xuyên trong tổng số ngƣời thiếu việc làm ở nông thôn. Tình trạng thiếu việc
làm ở thanh niên nông thôn trên địa bàn Tỉnh đã dẫn tới hiện tƣợng thanh niên
ra thành phố, thị xã, khu công nghiệp để tìm việc làm, tạo nên các chợ lao
động nông thôn ở đô thị. Trong lúc nông nhàn thanh niên đi tìm việc ở nhiều
nơi nên việc tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên ở
nông thôn có nhiều khó khăn.
Tình trạng thanh niên nghèo: Thanh niên nghèo chiếm một tỷ trọng
lớn trong dân số nghèo, nhất là các gia đình trẻ, do mới tách hộ, thiếu đất canh
tác, thiếu vốn, thiếu phƣơng tiện, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn ít ỏi,
chi phí lại gia tăng do phải xây dựng gia đình, giải quyết vấn đề nhà ở, sinh
con, nuôi con nhỏ, và chi phí học tập. Trong các nhóm dân cƣ nông thôn,
nhóm các gia đình trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực,
nhất là vấn đề đất đai hiện nay. Do đất chật, ngƣời đông, lao động thuần nông,
cơ cấu kinh tế không hợp lý, ngành nghề chậm phát triển, trình độ văn hoá,
nghề nghiệp bất cập với thị trƣờng lao động, lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh
làm cho thu nhập thấp nên vấn đề việc làm và thu nhập đặt ra hết sức gay gắt
đối với thanh niên nông thôn. Nhƣ vậy, một đòi hỏi bức xúc hiện nay là cần
phải chú ý tới các hoạt động nhằm xoá đói giảm nghèo trong một bộ phận
quần chúng rất đông đảo ở nông thôn đó chính là thanh niên, nhất là các gia
đình trẻ sống ở nông thôn.
Tình trạng trình độ văn hoá thấp: Thanh niên nông thôn hiện nay có
tiến bộ nhiều về học vấn. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với vấn đề chủ
động tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. bên
28
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cạnh đó, vấn đề học nghề và nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh trong cơ
chế thị trƣờng vẫn là một vấn đề lớn đặtra cho thanh niên.
Tình trạng thiếu thông tin, đời sống văn hoá tinh thần hạn chế so
với các đối tƣợng thanh niên khác: Thực tế không ít bạn trẻ ở nông thôn rất
lúng túng khi cơ chế kinh tế thay đổi. Thiếu kiến thức về kinh tế thị trƣờng,
kiến thức khoa học kỹ thuật là một hiện tƣợng phổ biến hiện nay. Vì vậy,
nhiều thanh niên còn thụ động, chƣa năng động sáng tạo hoà nhập vào cơ chế
mới. Nếp suy nghĩ thụ động cònnặng nề, do đó sự chuyển đổi chƣa mạnh, có
nơi còn bảo thủ, trì trệ.
Số thanh niên nông thôn chuyển sang hoạt động dịch vụ và thƣơng mại
còn ít và hiệu quả chƣa cao. Vì vậy, một bộ phận khá đông thanh niên nông
thôn đi làm ăn nơi khác, đặc biệt là nam thanh niên
2.2.2.Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa
học kỹ thuậtcho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua
Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, các cấp bộ đoàn trên địa bàn toàn
tỉnh đã có nhiều có gắng nỗ lực trong việc thu hút tập hợp thông qua đó có
các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên. Hoạt động của Đoàn Thanh niên trên
địa bàn nông thôn tiếp tục có những bƣớc chuyển biến tích cực, trong đó
hƣớng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông
thôn. Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình, Đoàn Thanh
niên đã cùng các cấp, ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến thức, kỹ thuật
trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh,
đào tạo nghề. Chính điều này đã góp phần hình thành lớp thanh niên nông
thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính
mảnh đất quê hƣơng. Những hoạt động cụ thể đó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp
tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực xây dựng nông
thôn mới.
29
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, các
cấp bộ Đoàn đã tập trung vào hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xoá đói giảm
nghèo, phát huy tiềm năng của tuổi trẻ, xung kích tình nguyện tham gia vào
các chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng các phong trào" Bốn mới", "giúp nhau
lập thân, lập nghiệp". Đứng trƣớc tình hình thực tế và nhu cầu của thanh niên
khối nông nghiệp, nông thôn. Thông qua các hoạt động của Đoàn góp phần
hình thành một lớp thanh niên nông thôn mới có kiến thức, tay nghề, năng
lực sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với yêu cầu của thị trƣờng, trên cơ sở ứng
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển các điểm trình
diễn kỹ thuật, các câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngƣ; hƣớng dẫn thành lập các
doanh nghiệp dân doanh nhỏ và vừa; xây dựng và nhân rộng các mô hình
kinh tế, mô hình trang trại, vận động tạo nguồn vốn hỗ trợ thanh niên phát
triển sản xuất, kinh doanh.
Hoạtđộngchuyểngiao, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản
xuất đƣợc tăng cƣờngthôngqua việc tổ chức 1.682 lớp tập huấn, hội thảo; xây
dựng363 mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật. Khuyến khíchcác hình thức thanh
niên giúp nhau pháttriển kinh tế nhƣ góp vốn, câycon giống; thành lập và duy
trì hiệu quả hoạt động của 68 CLB nghề nghiệp, CLB khoa học kỹ thuật
Các chiến dịch “Mùa hèhọc sinh - sinh viên tình nguyện”, “Ngày thứ 7
tình nguyện”, các hoạt động tình nguyện tại chỗ đƣợc phát động với sự tham
gia nhiệt tình của đoàn viên thanh niên, thiết thực tuyên truyền phổ biến khoa
học kỹ thuật, phổ cập tin học, ... thu hút hơn 5.685 lƣợt đoàn viên thanh niên
tham gia
2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ
thuật của thanh niên nông thôn Thái Nguyênqua điều tra, khảo sát
2.3.1.Trìnhđộ văn hóa
Kết quả điều tra tại 5 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh cho thấy
trình độ học vấn của thanh niên nông thôn còn thấp, số thanh niên tốt nghiệp
30
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
THCS và tốt nghiệp Tiểu học chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao, cụ thể thanh niên ở
khu vực phía Bắc là 23,66%, thanh niên ở khu vực phía Nam là 30,58% và
thanh niên nông thôn ở khu vực trung tâm chiếm đến 36,73% ảnh hƣởng đến
chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho thanh niên.
Xem chi tiết bảng số 1.
Bảng số 1. Trình độ văn hóa
Đơn vị tính %
Trình độ
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
- Tiểu học
4.0 4.13 3.06
- THCS 19.6 26.45 33.67
- THPT 76.34 69.42 61.22
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
2.3.2.Trìnhđộ chuyên môn
Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động nói chung trong những năm
gần đây tƣơng đốicao, song trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất thấp, tỷ
lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ lớn
(45.10%), trong đó thanh niên ở khu vực phía Nam chƣa qua đào tạo là
(54.55%). Số thanh niên nông thôn có trình độ cao đẳng, đại học còn rất thấp
chiếm lần lƣợt là 9.29% và 8.36%. Nhìn chung, không có sự cách biệt về trình
độ chuyên môn của thanh niên các vùng phía Bắc, Nam, và trung tâm. Xem
chi tiết bảng số 2
31
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng số 2. Trình độ chuyên môn
Đơn vị tính %
Trình độ chuyên môn (%)
Khu vực
Phía
Bắc
Phía
Nam
Trung
tâm
Bình
quân
- Chƣa qua đào tạo gì 46.88 54.55 33.88 45.10
- Sơ cấp nghề (Học nghề dƣới3 tháng) 13.39 14.88 14.88 15.71
- Trung học chuyên nghiệp 15.18 13.22 19.01 15.8
- Cao đẳng 13.84 8.26 5.79 9.29
- Đại học 9.38 8.26 7.44 8.36
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
Việc thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp
theo nhƣ phân tích ở trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng cuộc sống
của thanh niên
2.3.3. Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào
sản xuất
2.3.3.1.Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuậtcủa thanh niên
Qua điều tra cho thấy, thanh niên nông thôn hiện nay đã và đang tiếp
cận tƣơng đối đều các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực nhƣ:
khuyến nông, chế biến, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, kinh doanh, tiểu thủ
công nghiệp …Nhìn chung, thanh niên đã có mức độ hiểu biết tƣơng đối tốt
và cũng không có sự khác biệt nhiều lắm về mức độ hiểu biết các lĩnh vực
khác nhau của thanh niên các khu vực.
Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ phần trăm tƣơng đối lớn ( 7 – 28%) thanh niên
trả lời là biểu biết kém và ( 4 -23% ) thanh niên đƣợc hỏi trả lời là không biết
gì về khoa học kỹ thuật nhất là trong các lĩnh vực chế biến, lâm nghiệp, kinh
doanh, thiểu thủ công nghiệp. Xem phân tích cụ thể ở bảng số 3
32
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng số 3. Mức độ hiểubiếtkhoa học kỹthuậttrongcáclĩnhvực
- Trong lĩnhvựckhuyến nông
Đơn vị tính %
Mức độ
hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 1.34 2.48 9.18
Khá 23.66 22.31 17.35
Trung bình 41.52 42.15 54.08
Kém 13.84 13.22 10.20
Không hiểu biết gì 16.52 15.70 9.18
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
- Trong lĩnh vực chế biến
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 1.79 4.13 8.16
Khá 20.09 19.01 15.31
Trung bình 37.05 38.02 45.92
Kém 21.43 18.18 17.35
Không hiểu biết gì 15.63 16.53 12.2
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
- Trong lĩnh vực trồng trọt
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 7.14 10.74 16.33
Khá 29.02 24.79 22.45
Trung bình 37.05 43.80 48.98
Kém 16.96 2.48 7.14
Không hiểu biết gì 15.63 11.57 5.10
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
33
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong lĩnh vực chăn nuôi
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 4.46 6.61 13.27
Khá 25.45 22.31 21.43
Trung bình 43.30 47.93 54.08
Kém 17.86 11.57 7.14
Không hiểu biết gì 8.93 10.74 4.08
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 5.36 4.96 9.18
Khá 17.41 9.92 13.27
Trung bình 34.38 38.84 47.96
Kém 22.77 23.97 16.33
Không hiểu biết gì 8.48 18.18 13.27
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
- Trong lĩnh vực kinh doanh
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 4.91 4.96% 6.12
Khá 18.30 18.18% 13.27
Trung bình 35.71 29.75% 40.82
Kém 19.64 28.93% 22.45
Không hiểu biết gì 16.96 14.05% 15.31
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
34
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp
Đơn vị tính %
Mức độ hiểu biết
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
Tốt 2.68 3.31 6.12
Khá 14.29 10.74 10.20
Trung bình 38.39 29.75 37.76
Kém 25.00 28.10 25.5
Không hiểu biết gì 16.96 23.97 18.3
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
2.3.3.2.Cácnội dung, chươngtrình về khoa học kỹ thuậtthanh niên đượctiếp
cận, tập huấn
Nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, trong những năm qua,
các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng
tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần quan trọng giúp thanh niên nông
thôn đƣợc tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp.
Hầu hết, đoàn viên thanh niên đƣợc hỏi đều đã tiếp cận các nội dung
của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh một số nội dung quan trọng trong
nông nghiệp mà thanh niên đã đƣợc tiếp cận với tỷ lệ tƣơng đối cao nhƣ: dịch
vụ bảo vệ thực vật; kiến thức công nghệ; áp dụng giống mới, quy trình sản
xuất mới ... thì vẫn cònmột số nội dung quan trọng khác, có ảnh hƣởng không
nhỏ đếnhiệu quả sản xuất mà thanh niên nôngthôn chỉ đƣợctiếp cận tƣơng đối
khiêm tôn đó là: tổ chức chếbiến tiêu thụ nôngsản (7 – 14%); dịch vụ vật tƣ ( 2
– 6%); trồng rau quả sạch(4 – 9%); chế biến bảo quản lƣơng thực (1 – 12%).
Xem chi tiết bảng số4a
35
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng số 4a. Cácnộidung, chƣơng trìnhthanh niênđƣợc tiếp cận,
tập huấn - phân tích theo khu vực
Đơn vị tính %
Nội dung
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
- Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 13.39 21.49 22.45
- Phổ biến kiến thức, công nghệ 38.39 29.75 22.45
-Ápdụng giống mới, quytrình sảnxuất mới 19.64 29.75 35.71
- Tổ chức chếbiến, tiêu thụ nôngsản 7.14 9.09 14.29
-Kiến thứckinh doanh,hộinhập kinh tế 13.84 12.40 10.20
- Chƣơng trìnhIPM 8.93 6.61 10.20
- Nghề truyền thống 8.04 9.92 8.16
- VAC, VACR 12.50 11.57 20.41
- Cải tạo vƣờntạp 8.93 11.57 18.3
- Dịch vụ vật tƣ 5.80 2.48 6.12
- Đội giống, đội thuỷ lợi 6.25 4.96 5.10
- CLB khuyến nông 5.36 2.48 2.04
- Nuôi trồng cây conđặc sản 7.14 5.79 6.12
- Trồng rau quả sạch 5.36 4.96 9.18
- Chế biến, bảo quản lƣơng thực 1.79 5.79 12.24
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
Việc tổ chức các lớp tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh
niên nông thôn cũng đƣợc tổ chức đoàn, hội và các ban ngành chức năng liên
quan tổ chức tốt và thu hút đều cả hai giới nam và nữ cùng tham gia. Xem
bảng phân tích bảng số 4b
36
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng số 4b. Tình hình tham gia các khóa tập huấn của
thanh niên nông thôn Thái Nguyên - phân tích theo giới tính
Đơn vị tính %
Nội dung
Giới tính
Nam Nữ
- Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 15.32 20.51
- Phổ biến kiến thức, công nghệ 26.61 40.00
- Áp dụng giống mới, quy trình sản xuất mới 31.85 18.46
- Tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản 10.08 8.21
- Kiến thức kinh doanh, hội nhập kinh tế 7.66 18.97
- Chƣơng trìnhIPM 10.0 6.67
- Nghề truyền thống 6.45 11.28
- VAC, VACR 13.71 14.36
- Cải tạo vƣờntạp 12.90 10.26
- Dịch vụ vật tƣ 4.44 5.64
- Đội giống, đội thuỷ lợi 5.65 5.64
- CLB khuyến nông 3.23 4.62
- Nuôi trồng cây conđặc sản 7.66 5.13
- Trồng rau quả sạch 7.66 4.10
- Chế biến, bảo quản lƣơng thực 6.05 4.10
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
Phân tích theo các đối tƣợng thanh niên dân tộc đƣợc tiếp cận về các
nội dung, chƣơng trình của khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất cho thấy thanh
niên các dân tộc thiểu số cơ bản đã đƣợc tiếp cận với các nội dung, chƣơng
trình của khoa hoc kỹ thuật, tuy nhiên vẫn còn những nội dung mà thanh niên
dân tộc chƣa hề biết đến nhƣ: Thanh niên dân tộc Dao chƣa biết về chƣơng
37
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trình IPM, cải tạo vƣờn tạp, dịch vụ vật tƣ, nuôi trồng cây con đặc sản, trồng
rau quả sạch, các câu lạc bộ khuyến nông và kiến thức về hội nhập kinh tế
quốc tế; Thanh niên dân tộc Tày chƣa đƣợc tiếp cận với CLB khuyến nông;
thanh niên dân tộc thiểu số khác chƣa biết đến nghề truyền thống, cải tạo
vƣờn tạp, CLB khuyến nông, trồng rau quả sạch và kiến thức kinh doanh, hội
nhập kinh tế. Xem chi tiết bảng số 4c
Bảng số 4c. Thanh niên mộtsố dân tộc thiểu sô với việc tham gia
các nộidung, chƣơng trìnhcủa khoa học kỹthuật
Đơn vị tính %
Nội dung
Dân tộc
Kinh Tày Dao
DTTS
khác
- Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 18.06 20.55 26.92 4.44
- Phổ biến kiến thức, công nghệ 39.46 16.44 23.08 20.00
- Áp dụnggiốngmới, quytrìnhsản xuất mới 26.76 31.51 19.23 13.33
- Tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản 11.04 4.11 11.54 2.22
- Kiến thức kinh doanh, hội nhập kinh tế 17.73 4.11 0.00 0.00
- Chƣơng trìnhIPM 6.35 17.81 0.00 13.33
- Nghề truyền thống 9.70 8.22 7.69 0.00
- VAC, VACR 16.05 12.33 11.54 4.44
- Cải tạo vƣờntạp 13.71 13.70 0.00 0.00
- Dịch vụ vật tƣ 3.01 10.96 0.00 8.89
- Đội giống, đội thuỷ lợi 4.68 8.22 11.54 4.44
- CLB khuyến nông 5.35 0.00 0.00 0.00
- Nuôi trồng cây conđặc sản 6.69 5.48 0.00 8.89
- Trồng rau quả sạch 5.02 15.07 0.00 0.00
- Chế biến, bảo quản lƣơng thực 6.35 4.11 3.85 0.00
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
38
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.3.3.Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chương trình khoa học
kỹ thuật
Trong 5 năm qua, các cấp bộ Đoàn cũng nhƣ các tổ chức khác đã tổ
chức tốt các hoạt động, lớp tập huấn nhằm giúp cho thanh niên nông thôn
đƣợc tiếp cận với các nội dung của chƣơng trình khoa học công nghệ, nhƣng
số lần thanh niên nông thôn đƣợc tham gia còn rất hạn chế. Chỉ có khoảng 2-
8% thanh niên đƣợc tham gia hơn 5 lần trong 5 năm, 1-6 % thanh niên đƣợc
tham gia trung bình mỗi năm 1 lần.
Qua điều tra cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về việc tham gia các lớp tập huấn
cũng nhƣ sự tiếp cận với các khoa học công nghệ của thanh niên các khu vực,
Nếu nhƣ 8,16 % thanh niên nông thôn ở khu vực trung tâm đƣợc tham gia tập
huấn hơn 5 lần trong 5 năm thì chỉ có 2,23% thanh niên nông thôn ở phía Bắc
đƣợc tiếp cận. Số thanh niên đƣợc tập huấn 1lần /năm lần lƣợt là phía Nam
6,61%, Trung tâm là 4,08% và thấp nhất là phía Bắc 1,79%. Có đến 21,43%
thanh niên nông thôn ở khu vực Phía Bắc chỉ đƣợc 1 lần duy nhất tập huấn
hoặc tiếp cận với các nội dung chƣơng trình khoa học công nghệ trong vòng 5
năm qua, đối với thanh niên nông thôn khu vực phía Nam là 17,36% và Trung
tâm là 9,18%.
Tuy nhiên, qua khảo sát có đến 26.34% thanh niên khu vực phía Bắc,
28,10 thanh niên khu vực phía Nam và 34.69% thanh niên khu vực Trung tâm
chƣa đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình KHCN.
Xem chi tiết bảng số 5a
39
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng số 5a. Số lầnđƣợc tham gia tập huấn, tiếp cậnvới các nộidung,
chƣơng trìnhKHCN trong 5 năm qua
Đơn vị tính %
Số lầnđƣợc tậphuấn
Khu vực
Phía Bắc Phía Nam Trung tâm
- Trên 5 lần 2.23 4.96 8.16
- 5 lần 1.79 6.61 4.08
- 4 lần 7.14 8.26 14.29
- 3 lần 12.95 14.88 14.29
- 2 lần 28.57 19.83 15.31
- 1 lần 21.43 17.36 9.18
- Chƣađƣợc tập huấn lần nào 26.34 28.10 34.69
(Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
Qua điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ thanh niên nam, nữ đƣợc tham gia tập
huấn hoặc tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua là
tƣơng đối cân bằng, tuy nhiên số thanh niên nam chƣa đƣợc tham gia tập huấn
lần nào trong 5 năm qua nhiều hơn nữ đó là 34,27%, với nữ là 21,54%. Xem
chi tiết bảng số 5b
Bảng số5b.Số lầnđƣợcthamgiatậphuấn, tiếpcậnvớicácnộidung,
chƣơng trìnhKHCN trong5 nămqua -phântíchtheo giớitính
Đơn vịtính %
Số lầnđƣợc tậphuấn
Giới tính
Nam Nữ
- Trên 5 lần 6.45 1.54
- 5 lần 5.24 1.54
- 4 lần 8.47 9.74
- 3 lần 8.87 20.00
- 1 lần 15.32 20.00
- 2 lần 21.37 25.64
- Chƣađƣợc tập huấn lần nào 34.27 21.54
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn
Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 

What's hot (18)

Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM VÀ HÀNG NĂM THEO PHƯƠNG P...
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG  5 NĂM VÀ HÀNG NĂM THEO PHƯƠNG P...HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG  5 NĂM VÀ HÀNG NĂM THEO PHƯƠNG P...
HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM VÀ HÀNG NĂM THEO PHƯƠNG P...
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên ĐH
 
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU- C...
 
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAYĐề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
Đề tài: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn TP Hưng Yên, HAY
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
 
Bài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy họcBài giảng phương tiện dạy học
Bài giảng phương tiện dạy học
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đLuận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia, 9đ
 

Similar to Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn

luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn (20)

luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái NguyênLuận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Luận văn: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 

Luận văn: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn

  • 1. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNGĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------------------- HÀ THỊ BÍCH HỒNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸKINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Đỗ Anh Tài Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
  • 2. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hà Thị Bích Hồng
  • 3. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, giảng viên khoa Sau đại học trường Đại Học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên;Phó Giáosư tiến sỹ Đỗ Anh Tài đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tại điệu kiện trong thời gian em tham gia học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
  • 4. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................... i Lời cảm ơn..................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................iii Danh mục các bảng....................................................................................vii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 4 3. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................. 5 5. Bố cục của luận văn............................................................................. 5 Chƣơng I: TỔNGQUANTÀILIỆU NGHIÊN CỨUVÀPHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU........................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................... 6 1.1.1. Quan điểmcơbản củaChủnghĩa Mác- Lênin vàtƣ tƣởng HồChíMinh về thanh niên............................................................................... 6 1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên ....................... 6 1.1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồidƣỡng thế hệ cáchmạng cho đời sau........................................................................... 8 1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng đất nƣớc................................11 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông nghiệp nông thôn.......................................................................12 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự nghiệp côngnghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn...14 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................17
  • 5. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.2.1. Trong nƣớc...............................................................................17 1.2.2. Ngoài nƣớc ...............................................................................19 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................20 1.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................20 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................20 1.3.3. Mô tả đối tƣợng tiếp cận nghiên cứu...........................................20 1.3.4. Tổng thể, mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu...................................21 1.3.5. Quá trình thu thập dữ liệu...........................................................22 1.3.6. Sử lý thống kê............................................................................22 Chƣơng II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN.........................23 2.1. Khái quátchungvềtìnhhìnhpháttriểnnôngnghiệp tỉnhTháiNguyên trong những năm gần đây ................................................................23 2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoànthanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua ..............................................................................25 2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những năm qua....................................................................................25 2.2.2.Một số kết quả của Đoànthanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua.......28 2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên nông thôn Thái Nguyên qua điều tra, khảo sát............29 2.3.1.Trình độ văn hóa........................................................................29 2.3.2.Trình độ chuyên môn.................................................................30 2.3.3.Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào sản xuất.....................................................................................31
  • 6. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 2.3.3.1. Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của thanh niên............31 2.3.3.2. Các nội dung, chƣơng trình về khoa học kỹ thuật thanh niên đƣợc tiếp cận, tập huấn........................................................34 2.3.3.3. Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình khoa học kỹ thuật ................................................................38 2.3.3.4. Đánh giá về nội dung hình thức hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học........................................................................40 2.3.3.5. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp ..................................................41 2.3.3.6. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay........................46 2.3.3.7. Vai trò của các tổ chức đoàn thể, chínhquyền và các cơ quan thông tin đại chúng trong côngtác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ........................................................................47 2.3.3.8. Những yếu tố có vai trò quyết định đến sựphát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên nông thôn........................................53 2.3.3.9. Nguyên nhân khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn...........................................................55 2.3.3.10. Hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...............................................................56 Chƣơng III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN ...60 3.1. Chủ trƣơng của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp trong thời gian tới...........................................................................................60 3.2. Quan điểm chung.............................................................................61 3.3. Những nhiệm vụ và giải pháp về côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn........................................................................62
  • 7. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 3.4. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới............................................................63 3.5. Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên.........64 3.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sáchchuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân................................................64 3.5.2. Nâng caochấtlƣợng hoạt độngcủaĐoàn,Hộitrong chuyển giao KHKT vàcôngnghệ, giảiquyết việc làm chothanhniênnôngthôn....................65 3.5.2.1.Tổchứctriển khai sâurộngcácphongtrào khuyến khíchđộngviên thanh niênthiđuahọctập,tiếnquânvàokhoahọccôngnghệ........................65 3.5.2.2. Triển khai có hiệu quả chƣơng trình Phổ cập tin học - Nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn................................66 3.5.2. 3. Triển khai, thực hiện phong trào thanh niên nông thôn thực hiện 4 mới trong thanh niên nông thôn, bao gồm: "Kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới, thị trƣờng mới".............66 3.5.2.4. Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt độngđã đạt đƣợc hiệu quả trên thực tế..........................................................................67 3.5.2.5.Tạo cơ chế, hànhlang pháp lýcho hoạtđộngchuyểngiao tiến bộ khoahọc kỹthuật và côngnghệ, giảiquyếtviệc làm trongthanh niên nông thôn.....................................................................68 3.5.2.6. Xâydựng tổchứccơsởĐoànvững mạnh, mở rộngmặt trận đoànkết, tậphợpthuhútrộngrãithanhniênvào tổchức Đoàn.........................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................69 1.Kêt luận ..............................................................................................69 2. Kiến nghị ...........................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................71 PHIẾU ĐIỀU TRA
  • 8. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 1. Trình độ văn hóa...................................................................... 30 Bảng số 2. Trình độ chuyên môn............................................................... 31 Bảng số 3. Mức độ hiểu biếtkhoahọc kỹthuậttrongcác lĩnhvực.................. 32 Bảng số 4a. Các nội dung, chƣơng trình thanh niên đƣợc tiếp cận, tập huấn - phân tíchtheo khu vực ............................................................. 35 Bảng số 4b. Tình hình tham gia các khóa tập huấn của thanh niên nông thôn Thái Nguyên - phân tích theo giới tính ...................................... 36 Bảng số 4c. Thanh niên một số dân tộc thiểu sô với việc tham gia các nội dung, chƣơng trình của khoa học kỹ thuật.................................. 37 Bảng số 5a. Số lần đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình KHCN trong 5 năm qua.................................................... 39 Bảng số 5b. Số lầnđƣợcthamgia tập huấn, tiếp cậnvới các nộidung, chƣơng trìnhKHCNtrong5 năm qua - phântíchtheo giới tính................. 39 Bảng số 6a. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua chƣa phù hợp bởi các lý do sau - phân tíchtheo khu vực ........... 40 Bảng số 6b. Việc chuyểngiao tiến bộ khoahọc côngnghệtrongthờigian qua chƣaphùhợp bởicác lý do sau– phântíchtheo giớitính.............. 41 Bảng số 7a. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – phân tíchtheo khu vực ................................................................................... 42 Bảng số 7b. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – Phân tíchtheo giới giới tính............................................................................ 42 Bảng số 7c. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất - phân tíchtheo dân tộc .................................................................................... 42 Bảng số 8. Những kiến thức chuyển giao KHKT đã áp dụng và phần trăm đƣợc áp dụng thành côngtrong từng lĩnh vực cụ thể................... 45
  • 9. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii Bảng số 9. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao ................47 khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay ................................47 Bảng số 10. Hình thức tiếp cận với khoa học công nghệ...............................49 Bảng số 11a. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên – phân tích theo khu vực........................54 Bảng số 11b. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên - phân tích theo dân tộc......................54 Bảng số 12a. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích theo khu vực.............................................................................55 Bảng số 12b. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích theo dân tộc..............................................................................56 Bảng số 13a. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn trong những năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất – phân tích theo khu vực .............57 Bảng số 13b. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hộiở nông thôn trong những năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất Phân tích theo dân tộc.................58
  • 10. Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU Chúng ta đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ đƣợc xác định là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc trong thời gian qua đã tạo cơ chế, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào tăng trƣởng trong kinh tế liên tục nhiều năm liền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ và kỹ thuật canh tác của nông dân trong đó có thanh niên nông thôn vẫn còn lạc hậu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn mang nặng tính chất thuần nông, độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán, qui mô nhỏ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thời gian nông nhàn chiếm tỉ lệ cao, đời sống ngƣời nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đốivới thanh niên, là lực lƣợng xãhội to lớn, có vai trò vị trí đặc biệt quan trọngtrongsựnghiệp côngnghiệp hoá,hiệnhoáđấtnƣớc. Thanh niên đang là lực lƣợng tiên phongtrongviệc nghiên cứu, ứngdụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuấtvà đờisống, tiếnquânvào khoahọc côngnghệ, thamgiavào các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệtlà thanh niên nông thônTháiNguyên, chiếm 1/3 trong tổng số dân số, là lực lƣơng chủ chốt đi đầu trong các hoạt động đƣa các tiến bộ khoa học, côngnghệ vào sảnxuất nôngnghiệp, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, là chủ trang trại, doanhnghiệp trẻ, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn thanh niên trong tỉnh.
  • 11. 2 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tôitập trung nghiên cứu nhằm tìm tìm ra những giải pháp đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khắc phục những hạn chế trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn Hồ Chí Minh và tuổi trẻ tỉnh Thái Nguyên, góp phần đẩy nhanh tiến trình côngnghiệp hoá nông nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra. 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thành tựu của 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã đƣa nƣớc ta bƣớc vào thờikỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta xác định: “Công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Thái Nguyên đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khoa học và công nghệ đƣợc xác định là động lực quan trọng, then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra là: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa; tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo..." Trongnhững năm qua, Tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, ƣu tiên đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành dồn ghép ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, giải quyết việc làm cho nhân dân lao động. Do vậy đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Thái Nguyên có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn còn gặp nhiều khó khăn là: Sản xuất
  • 12. 3 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nông nghiệp vẫn mang nặng tính thuần nông ở nhiều vùng miền trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chậm, sản xuất mang tính độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán qui mô nhỏ... . Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận nhân dân còn thấp, chƣa quan tâm đến đầu tƣ cho khoa học công nghệ, cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy thời gian nông nhàn, thiếu việc làm của ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Nghị quyết số 25 - NQ/TƢ ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung là "...Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệtiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ...'' Hiện nay lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Đây là lực lƣợng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Trong những năm vừa qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã không ngừng tổ chức các phong trào hành động cách mạng tiến quân vào khoa học công nghệ, huy động đoàn viên thanh niên tham gia vào các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên. Song bên cạnh đó, nhiều thanh niên không qua đào tạo, trình độ khoa học kỹ thuật thấp; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông. Những năm gần đây, Đoàn thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh các cấp đã chủ động phối hợp với các
  • 13. 4 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngành có liên quan, tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp để thanh niên tham khảo, học tập, đồng thời nhằm nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, nhƣng chƣa tổng kết đánh giá đầy đủ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Vì vậy đề tài nghiên cứu là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và trình độ Khoa học công nghệ của thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ thực trạng hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên; Tìm ra những hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, nhận thức về khoa học côngnghệ cho thanh niên nông thôn cũng nhƣ tìm ra những phƣơngpháp đƣa nhanh tiến bộ khoahọc công nghệ vào sản xuất từ đó giúp cho thanh niên nâng cao chấtlƣợngsảnxuất nông nghiệp, chuyểndịch cơ cấuvật nuôicây trồng, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn theo nghịquyết của Bộ chính trịđề ra 3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Thanh niên nông thôn tuổi đờitừ 16 – 30 * Phạm vi nghiên cứu: Quy mô thực hiện đề tài tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; chọn lọc điều tra thực trạng tại 15 xã của 5 huyện, thị xã trong tỉnh, đại diện theo 3 khu vực: Thanh niên nông thôn khu vực phía Nam (chọn
  • 14. 5 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn huyện Phú Bình), thanh niên nông thôn khu vực phía Bắc (chọn huyện Phú Lƣơng và Định Hóa) và thanh niên nông thôn khu vực Trung tâm (chọn các xã của Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công). Tiến hành lấy 450 phiếu điều tra về trình độ, nhận thức về khoa học kỹ thuật của thanh niên. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài giúp cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh hoạch định chính sách phù hợp trong việc tổ chức các chuyển giao khoa học công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ việc xác định các nội dung và hình thức chuyển tải phù hợp. Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho thanh niên Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho thanh niên nông thôn. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn bao gồm 3 chƣơng Chƣơng I: Tổngquan tài nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng II: Điều tra thực trạng hoạt động và hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thanh niên nông thôn Thái Nguyên Chƣơng III: Giải pháp nâng cao trình độ khoa học và công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên
  • 15. 6 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng I TỔNG QUANTÀI LIỆUNGHIÊNCỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quanđiểm cơbảncủaChủnghĩaMác-Lêninvàtưtưởng HồChíMinh vềthanhniên 1.1.1.1.Chủ nghĩaMác- Lênin về giáo dục thanhniên a. Quan điểm của Mácvà Ăngghen Về giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh: "Việc giáo dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanhchóng lắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống sản xuất". Quan điểm của Mác là cần quan tâm giáo dục thanh niên để họ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình, quản lý quá trình sản xuất và nó phải làm thƣờng xuyên, liên tục, giáo dục ở trƣờng lớp và giáo dục ở thực tế. Trong bản cƣơng lĩnh đầu tiên của Liên minh cộng sản những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản do Mác và Ăngghen chuẩn bị có viết: "Việc giáo dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng nắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống của sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuấtnàysang ngành sản xuấtkháctuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ". Nhƣ vậy Các Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ vai trò của giáo dục thực tế qua lao động để làm cho thanh niên nắm đƣợc toàn bộ hệ thống sản xuất, bộ lộ và phát huy khả năng của mình phục vụ cho xã hội. Mặt khác, xã hội phải chăm lo, bồi dƣỡng, đáo tạo thanh niên để họ có thể đáp ứng sự chuyển dịch lao động và đáp ứng với nhu cầu tự do lựa chọn việc làm của thanh niên. b. Tư tưởng của V.I. Lênin về thanh niên Thứ nhất, Lênin chỉ ra cho thanh niên phải ra sức học tập và phải coi nhiệm vụ học tập là suốtđời. Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngƣời thanh niên là
  • 16. 7 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phải học tập để nắm vững và hiểu biết những của cải và di của nhân loại, V.I. Lênin nhấn mạnh: "Chỉcó thểtrở thànhngườicộng sảnkhiđã làm giàu trí nhớ của mình bằngsự hiểu biết toàn bộ những củacải mà nhân loại đã có", Lênin đã đƣa ra lờikêu gọithanh niên: "Học tập! Học tập nữa! Học tập mãi". Thứ hai, Cần tăng cƣờng giáo dục thanh niên thông qua thực tế, thực tế đó là trong hoạt động sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, trong các phong trào cách mạng. Nói chuyện với đoàn viên Đoàn TNCS, V.I. Lênin đã nhấn mạnh: "Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể giải quyết được nhiệm vụ đó, nếu nắm được toàn bộ những kiến thức mới, biết biến CNCS từ những công thức, những lời khuyên, những phương thức, những mệnh lệnh, những cương lĩnh thành một hiện thực sinh động, thống nhất toàn bộ hoạt động trực tiếp của các đồng chí". Tƣ tƣởng của V.I Lênin cho chúng ta thấy đoàn viên và thanh niên phải học tập trong thực tiễn để đƣa những kiến thức học đƣợc vào cuộc sống. Thứ ba, V.I. Lênin nhận thấy rõ vai trò to lớn của Đoàn thanh niên cộng sản trong việc giáo dục thực tế cho thanh niên. Lênin đã chỉ rõ những công việc Đoàn thanh niên phải làm là: "Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung củatất cả những ngườilao động chống lại bóc lột thì lúc đó mới xứng đángvới danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa". Thứ tƣ, Lênin coi trọng giáo dục toàn diện cho nhan dân lao động, trong đó có thanh niên. Tƣ tƣởng của Lênin là giáo dục nhằm làm cho ngƣời lao động tự hiểu, tự thấy, tự biết phƣơng thức và mức độ làm việc và nghỉ ngơi một cách có hiệu quả. Tƣ tƣởng này đƣợc Lênin chỉ rõ: "Trong quá trình giáodụcphải làm chonhữngngười laođộng dầndần biếttự mìnhhiểu và nhìn thấy phương thức và mức độ làm việc, phương thức và mức độ nghỉ ngơi".
  • 17. 8 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Đảng ta đã tổng kết thành hệ thống của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó tƣ tƣởng nổi tiếng của Ngƣời về "chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". a. Đối với phong tràothanh niên: Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ làm công tác thanh niên: "Hiện nay, thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động, không thiếu gì công việc làm: nào ở bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản xuất... Có chí làm thì quyết tìm ra việc, và quyết tâm làm đƣợc việc... chớ đặt những chƣơng trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sƣớng tai nhƣng không thực hiện đƣợc. Việc gì cũng cần phải thiết thực: mới đƣợc làm, làm đƣợc. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần đến to, tƣ, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chƣơng trình nhỏ mà thực hiện đƣợc, hẳn hoi, hơn là một trăm chƣơng trình to tát mà làm không đƣợc". Đặc biệt, Hồ Chủ tịch lƣu ý: "Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên xung phong đến làm cho tốt". Hồ Chủ tịch dạy phải chú ý học tập trong nhân dân, nhân dân là trƣờng học thực tế để thanh niên học tập... Bác chỉ rõ: "Học ở trƣờng, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn". Bác chỉ ra tầm quan trọng không thể thay thế của lao động: Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống hạnh phúc của chúng ta. Những lời chỉ giáo của Bác Hồ còn nguyên giá trị trong thời kỳ hiện nay. Những tƣ tƣởng đó cần đƣợc quán triệt và vận dụng vào việc tổ chức phong trào thanh niên tham gia trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnƣớc.
  • 18. 9 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong xây dựng đất nước: Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên tỏng tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, có thể "dời non", "lấp biển", hết lòng tin yêu thanh niên, song Ngƣời luôn đặt thanh niên trong tƣ cách là một chủ thể đang phát triển, đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện. Trong thƣ gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp tế Nguyên đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Khi đến thăm lực lƣợng thanh niên xung phong đang làm đƣờng trong thời kỳ chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã dạy thanh niên: "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên" Bác Hồ đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc đoàn TNLĐ Việt Nam lần thứ III, Bác dạy thanh niên: "Cần phải làm đầu tàu, làm gƣơng mẫu trong phong trào thi đua yêu nƣớc. Phải thực hiện khẩu hiêu: "Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm". Bác tin tƣởng ở thanh niên và Bác mong muốn thanh niên phải "chuẩn bị" học tập, rèn luyện để trở thành ngƣời chủ nƣớc nhà. Bác căn dặn: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Niềm tin của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ trong nhiều chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Thực tiễn cho ta thấy, quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Bác Hồ làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện để trƣởng thành. c. Tưtưởng HồChíMinhvềvaitròcủa Đoàntronggiáodụcthanh niên: Từ khi thành lập, Đoàn lấy lý tƣởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội làm phƣơng hƣớng phấn đấu của mình. Mỗi bƣớc trƣởng thành của Đoàn
  • 19. 10 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đều gắn liền với lời chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tình của Hồ Chủ tịch, ngƣời đã xác định rõ bản chất, vị trí, chức năng và những nhiệm vụ của Đoàn thanh niên phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ngƣời nhấn mạnh: "Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết với anh chị em trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam". Bác Hồ là ngƣời tổ chức, lãnh đạo và luôn quan tâm đến sự phát triển đi lên của Đoàn thanh niên cộng sản. Ngƣời yêu cầu Đoàn thanh niên phải có hình thức và phƣơng pháp đoàn kết, tập hợp thanh niên:"Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phƣơng pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn...". Đối với đoàn viên, Hồ Chủ tịch dạy: "Phải cố gắng học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt". Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân, nhà trƣờng, gia đình phải chăm lo "trồng ngƣời". Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm nổi tiếng là : "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Trong Di chúc, Bác giao nhiệm vụ lại cho Đảng "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thanh những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng' vừa "chuyên". Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần đƣợc các cấp bộ Đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên vận dụng vào việc phát
  • 20. 11 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn động rộng phong trào thi đua yêu nƣớc trong thanh niên nhằm góp phần quan trọng vào thắng lợi củasự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng đấtnước Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác xây dựng Đoàn thanh niên là công tác quan trọng, xây dựng Đoàn chính là xây dựng Đảng. Trong tất cả các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng đều đánh giá thanh niên, công tác thanh niên, kiểm điểm công tác Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng nhân dân đối với việc chăm lo, giáo dục thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên. Đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chƣơng trình công tác của Đảng về thanh niên. Đảng luôn tin tƣởng ở thanh niên, luôn quan tâm động viên cổ vũ phong trào và thƣờng xuyên lãnh đạo Đoàn thanh niên. Phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VI, Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Đỗ Mƣời đã đánh giá : "Lịch sử dân tộc chứng minh rằng ở bất cứ thời kỳ nào thanh niên với chí tiến thủ và hoài bão lớn, với lòng yêu nước nồng nàn, luôn luôn đi đầu đáp ứng những đòi hỏi của đất nước". Trong thời bình, thời kỳ xây dựng CNXH, thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng định hƣớng cho phong trào thanh niên và công tác Đoàn thanh niên là: "Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới có thành công hay không. Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên". Đảng đặt niềm tin to lớn vào lực lƣợng thanh niên và phong trào thanh niên trong công cuộc đổi mới, xây dựng Việt Nam trở thanh quốc gia hùng mạnh.
  • 21. 12 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và những năm sau, Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng chiến lƣợc phát triển con ngƣời, đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm. Trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng rất tin ở khả năng tiềm tàng của thanh niên và coi trọng việc phát triển tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính từ vị trí quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên, trong thời kỳ mới mà Đảng và Nhà nƣớc phải có chủ trƣơng và chính sách phát triển thanh niên. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nhấn mạnh: "Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức lối sống. Quan tâm đào tạo nghềvài giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệthuật, thểthao và giải trí lành mạnh cho thanh niên". Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, pháttriển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông nghiệp nông thôn - Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đây là một quan điểm đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng quyết định, coi đó là một nội dung cốt lõi của toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ đó có thể thấy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào tất cả các khâu của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông, lâm, ngƣ nghiệp.
  • 22. 13 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Khoa học và công nghệ cần phải phục vụ đắc lực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các hƣớng sau đây: + Áp dụng các công nghệ thích hợp giải quyết việc làm. + Hiện đại hoá các côngnghệ truyền thống. + Sản xuất các công nghệ thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trƣờng. + Khoa học và công nghệ trong điều kiện mới phải là tác nhân, là động lực để nâng cao dân trí của nông dân và thanh niên. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn nhƣng phải đảm bảo giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: Hình thành nền nông nghiệp hành hoá phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện nông thôn của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm. Đƣa nông nghiệp phát triển lên trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. - Phải phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phƣơng. - Nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII xác định phát triển nông nghiệp nông thôn là: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng toàn diện, hiệu quả, bền vững. Từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội địa, các khu dô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và hƣớng vào xuất khẩu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích gieo trồng, tăng tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông
  • 23. 14 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nghiệp. Từng bƣớc hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo khối lƣợng hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao. Tích cực nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng xuất chất lƣợng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn a- Nguồn laođộng trẻ ở nông thôn Thái Nguyên hiện nay chiếm một tỷ trọng khá lớn, đang và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp CNH nông nghiệp, HĐH nông thôn Theo kết quả thống kê năm 2010, hiện lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Thanh niên nông thôn có tỷ lệ cao trong tổng số thanh niên của Thái Nguyên, (khoảng 68%) Trong những năm gần đây, thanh niên nông thôn đã có những bƣớc phát triển rõ nét và ngày càng thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đƣơng đầu với những khó khăn thử thách. Đại bộ phận thanh niên nông thôn có đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực, có ý chí vƣơn lên không chịu đói nghèo; tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở địa phƣơng; nhiều thanh niên đã trở thành những tấm gƣơng sáng trên mọi lĩnh vực. Ƣu thế nổi bật của thanh niên nông thôn là có sức khoẻ, đƣợc giáo dục, đào tạo tƣơng đốicó hệ thống nên có trình độ học vấn cao hơn trƣớc. Do vậy, họ có khả năng tiếp cận nhanh với những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhiều đoàn viên thanh niên đã thành đạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trở thành những chủ trang trại, doanh nghiệp trẻ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
  • 24. 15 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính những nỗ lực của lao động trẻ đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp, nông thôn. Các phong trào thanh niên làm kinh tế đã đƣợc triển khai sâu rộng thu hút sự tham gia đông đảo của ĐVTN, nổi bật nhƣ: phong trào "Thanh niên lập nghiệp", phong trào " Bốn mới"...Nhiều ngành nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển, vị trí của lớp trẻ trong từng gia đình và trong nông thôn đƣợc khẳng định. b- Thanh niên nông thôn Thái Nguyên hiện nay đang thể hiện sự năng động, sáng tạo đi đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao đời sống cho gia đình và xã hội: - Chính thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên đã gia nhập lực lƣợng lao động phi nông nghiệp đông đảo, chiếm tỉ lệ cao. Sự năng động sáng tạo của họ góp phần giúp Đảng, Nhà nƣớc hoạch định và điều chỉnh các chính sách có liên quan đến việc làm và phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng những nhu cầu hợp lý của lao động trẻ. c- Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Thái Nguyên hiện nay thanh niên nông thôn là lớp người có khả năng và điều kiện đi tiên phong, là lực lượng xung kích trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. d- Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Hội LHTN Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở Thái Nguyên. Một là: Trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, mọi hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội phải lấy năng suất - chất lƣợng - hiệu quả làm thƣớc đo. Điều đó càng đúng trong trƣờng hợp vận động thanh niên nông thôn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập tạo việc làm cho ngƣời lao động.
  • 25. 16 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hai là: Để làm tốt chức năng định hƣớng, hỗ trợ cho thanh niên cách làm ăn, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, các tổ chức Đoàn, Hội có thể và cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Thực hiện vai trò là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu với nông dân và thanh niên nông thôn. - Phát hiện các mô hình tốt, điển hình tiên tiến để giới thiệu, phổ biến và nhân rộng thành phong trào ở địa phƣơng, cơ sở mình. - Tổ chức, hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho thanh niên đƣợc học tâp nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí, bởi lẽ đó là tiền đề quan trọng để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. - Thành lập các trung tâm khuyến nông thanh niên, các hội khuyến nông trẻ, các chi hội nghề nghiệp. - Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức chính trị xã hội tƣ vấn, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, chú trọng đến các ngành nghề truyền thống. Ba là: Nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức Đoàn, Hội là góp phần tạo dựng một thế hệ thanh niên nông thôn mới năng động, sáng tạo, tự giác tiếp cận và làm chủ khoa học và công nghệ. Tổ chức Đoàn, Hội phải phối hợp với các ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ, lao động xã hội, các Hội nông dân, Hội phụ nữ, ... để tạo cơ chế, tạo hành lang pháp lý, tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi để lớp trẻ nhập cuộc và thử sức mình. Bốnlà:Thực tiễncho thấy, trongsựnghiệp côngnghiệp hoá nông nghiệp, hiện đạihoánôngthôn, Đoàn thanh niên, HộiLHTN hoàntoàncó đủ khả năng và điều kiện để thực hiện những nhiệm vụnặng nề mà Đảng giao cho. - Mặc dù còn có những khó khăn nhất định, những trở lực từ nhiều phía, song các tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn vẫn có đủ khả năng và điều kiện để hỗ trợ thanh niên thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong
  • 26. 17 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngƣ nghiệp nhờ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ ngày càng có hệ thống, đạt hiệu quả ngày càng cao. 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan 1.2.1. Trong nước - Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, tin tƣởng sâu sắc vào lực lƣợng, chăm lo giáo dục bồi dƣỡng cho thanh niên. Công tác thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Trong sự nghiệp đổi mới Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng chính sách về thanh niên. - Trong những năm qua phongtrào " Thanhniên lập nghiệp " đã đƣợc triển khai sâu rộng và thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số cơ quan nghiên cứu đã có một số đề tài, đề án về mô hình hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất nhƣ: Đề án "Trí thức trẻ tình nguyện ", đề tài "Xâydựng mô hình làng ngưnghiệp thanh niên ", "Làng thanhniên". Một số mô hình thí điểm do Trung ƣơng Đoàn triển khai trong thanh niên nông thôn nhƣ Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngƣ, điểm trình diễn khoa học kỹ thuật Đề tài : "Mô hình chuyển giaotiến bộ kỹ thuậtvà công nghệcủa Thành niên nông thôn trong tiến trình CNH, HĐH", mã số KTN-1997-01, do TS. Phạm Đình Nghiệp - Hiệu trƣởng Trƣờng cán bộ TTN Trung ƣơng làm chủ nhiệm đề tài: - Đề tài đã tổng kết và khuyến nghị tiếp tục nhân rộng 8 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho thanh niên nông thôn đã đạt đƣợc hiệu quả trong thực tiễn. - Ban Chủ nhiệm đề tài đã đề xuất một số giải pháp để nhân rộng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp:
  • 27. 18 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thanh niên nông thôn. + Kiến nghị một số mô hình, phƣơng thức cụ thể của Đoàn trong việc hỗ trợ thanh niên nông thôn tham gia ứng dựng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Đề tài khoa học: "Phát triển các mô hình, hình thức hoạt động lao động sáng tạo và Khoa học công nghệcủa Đoàn thanh niên", do TS. Lê Văn Cầu làm chủ nhiệm đề tài: - Đề tài đã đƣa ra các khái niệm cơ bản nhƣ: mô hình, khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, hoạt động khoa học và công nghệ. - Đề tài đã tổng kết các mô hình, hình thức hoạt động lao động sáng tạo và khoa học công nghệ của Đoàn thanh niên và đề ra các giải pháp nhân rộng nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong lĩnh vực lao động sáng tạo, khoa học công nghệ trong điều kiện hoàn cảnh mới. - Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh: Trong thanh niên nông thôn cần tập trung phát triển các mô hình, hình thức hoạt động khoa học công nghệ nhƣ: Mô hình Câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngƣ; mô hình tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; mô hình trình diễn kỹ thuật... Đề tài khoa học:"Thực trạng, giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Do đồngchí TrầnViệt Cƣờng– Phó bí thƣ TỉnhđoànVĩnhPhúc làm chủ nhiệm đề tài - Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng trình độ khoa học kỹ thuật và việc làm của thanh niên nông thông Vĩnh Phúc - Tiến hành xây dựng, triển khai và đánh giá bƣớc đầu hiệu quả 2 mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Vĩnh Phúc. Quy đó, đã tập hợp thanh niên chuyển
  • 28. 19 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giao khoa học kỹ thuật, tếp cận với công nghệ mới, đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm thanh niên; hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; các mô hình đã tìm ra hƣớng phát triển kinh tế trang trại, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng; Cung cấp kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho đoàn viên thanh niên, nâng cao năng lực lao động trong nền kinh tế thị trƣờng - Đề tài kiến nghị một số mô hình hoạt động của tổ chức Đòan trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Qua nghiên cứu nội dung của các đề tài trên, tôi đã tiếp thu kế thừa kết quả nghiên cứu trong quá trình xây dựng khung lý thuyết và chỉ đạo xây dựng mô hình. Tôi nhận thấy các tác giả đều có quan điểm chung khẳng định: Mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả cao nhất (về kinh tế, xã hội và tổ chức) .... Song trên địa bàn tỉnh chƣa có một đề tài, chƣơng trình nghiên cứu cụ thể nào về giải pháp chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên. Đề tài lần đầu tiên đề cập đến vấn đề này trên địa bàn tỉnh, kết hợp giữa điều tra thực trạng chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất trong thanh niên Thái Nguyên, tìm ra giải pháp cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. 1.2.2.Ngoài nước Các quốc gia trên thế giới đều đánh giá cao vai trò, vị trí của thanh niên coi thanh niên là nguồn nhân lực vô giá của quốc gia và dành nhiều sự quan tâm đến công tác thanh niên. Trong lời mở đầu "Chương trình thế giới hành động vì thanh niên đến năm 2000và xa hơn" của Liên hiệp quốc đã ghi rõ "Thanhniên ở tất cả các quốc gia là một nguồn nhân lựcchủ yếu của quá trình phát triển và là
  • 29. 20 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn những tác nhân chủ chốt trong sự nghiệp thay đổi xã hội, pháttriển kinhtế và đổi mới kỹthuật". Tuyên bố của Hội nghị thế giới các Bộ trƣởng phụ trách công tác thanh niên tại Lisbon Bồ Đào Nha vào tháng 8/1998 đã công nhận rằng: "Thanh niên là lực lượng tích cực trong xã hội và là tiềm năng to lớn góp phần vào sự phát triển và tiến bộ xã hội". Các nƣớc trên thế giới đều chútrọng đến côngtác thanh niên, đầu tƣ cho phát triển thanh niên trên các lĩnh vực khoa học kỹ, kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn... 1.3. Phƣơng phápnghiêncứu 1.3.1.Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thiết kế chủ yếu sử dụng các công cụ và phƣơng pháp phân tích định tính kết hợp với định lƣợng nhằm đánh giá các khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn đời sống sản xuất của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Việc đánh giá đƣợc tiến hành trong giai đoạn 2008-2010. 1.3.2.Địa điểm nghiêncứu Nghiên cứu đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trừ các phƣờng trung tâm tại thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công 1.3.3.Mô tả đối tượng tiếp cận nghiên cứu Đối tƣợng tiếp cận thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu là các thanh niên có tuổi đời từ 16 đến 30 tuổi. Ngoài ra nghiên cứu cũng tiếp cận một số cán bộ chính quyền và Đoàn Thanh niên để tìm hiểu sâu một số vấn đề có liên quan. Để thu thập các thông tin thứ cấp đề tài sẽ tiếp cận với các phòng ban chức năng của tỉnh, huyện.
  • 30. 21 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Về nội dung khảosát: + Nhận thức về chuyển giao công nghệ và ứng dụng TBKH kỹ thuật. + Những hoạt động của thanh niên nông thôn thời gian gần đây trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Những thuận lợi cơ bản + Những khó khăn chủ yếu + Vai trò của tổ chức Đoàntrong lĩnh vực này + Những việc làm cụ thể của bản thân thanh niên nông thôn. + Những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thíchhợp với từng địa phƣơng. 1.3.4.Tổng thể, mẫu và phương pháp chọn mẫu Tổngsố thanh niên thuộc diện khảo sát trên địa bàn tỉnh (trừ các phƣờng trungtâmcủathành phố TháiNguyênvàThịxã SôngCông)là:345 ngƣời Đề tài sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo phân cấp để đảm bảo tính đại diện của mẫu. Trƣớc hết sẽ tiến hành phân chia theo 3 khu vực Bắc, phía Nam và trung tâm, trên mỗi khu vực sẽ tiến hành chọn huyện đại diện: phía Bắc chọn 2 huyện Phú Lƣơng và Định Hóa, phía Nam chọn Phú Bình và khu vực trung tâm chọn các xã của Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công, trên cơ sở chọn các điểm đại diện sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên tại các điểm đó. Để đảm bảo số lƣợng mẫu đủ lớn đáp ứng độ chính xác của thống kê số lƣợng mẫu đƣợc lấy theo côngthức Slovin n = N/(1+Ne2 ) Trongđó: n: là số lƣợng mẫu cần khảo sát N: là số lƣợng tổngthể e: là sai số cho phép trong đề tài e = 0,05 Nhƣ vậy số lƣợng mẫu sẽlựa chọnnhƣ sau: 450 thanh niên
  • 31. 22 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.5.Quá trình thu thập dữ liệu Trƣớc hết để có thể triển khai nghiên cứu đề tài, tên đề tài và hƣớng nghiên cứu cần đƣợc thông qua, sau đó tác giả đề tài sẽ phải tập trung tìm hiểu các tài liệu có liên quan để chuẩn bị đề cƣơng chi tiết cho nghiên cứu. Để tiếp tục triển khai các công cụ phục vụ cho nghiên cứu và thu thập thông tin cần phải đƣợc chuẩn bị, phiếu điều tra cần đƣợc điều tra thử để đảm bảo tính xác thực và hiệu quả. Tiến hành các thủ tục hành chính cần thiết để điều tra nhƣ chọn mẫu, triển khai tập huấn cán bộ điều tra và tiến hành thu thập thông tin, làm sạch và nhập thông tin vào máy tính. Phân tíchthông tin thu thập đƣợc và viết báo cáo đề tài. 1.3.6.Sử lý thống kê Đề tài sẽ sử dụng các côngcụ thống kê để phân tíchdữ liệu trong đó: Các thông tin định tính đƣợc phân tích và thể hiện dƣớidạng các giá trị tần số và số tƣơng đối phần trăm. Để thể hiện cho sự đánh giá của ngƣời hỏi sử dụng phiếu khảo sát với các mức độ đánh giá khác nhau, các mức độ đánh giá đó sẽ đƣợc phân tíchsử dụng tần suất phần trăm.
  • 32. 23 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ChƣơngII ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm gầnđây Trong những năm qua, cùng với cả nƣớc, nông nghiệp ở tỉnh ta đã có bƣớc phát triển cả về trồng trọt và chăn nuôi. Từ một tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu, nông dân thiếu đói thƣờng xuyên đến nay không những đủ ăn mà còn có lƣơng thực và thực phẩm để dự trữ, trao đổi hàng hoá. Có thể nóinền nông nghiệp của tỉnh nhà đã có bƣớc tiến dài và thu đƣợc thành tựu to lớn. Có đƣợc thành quả nhƣ vậy là nhờ có chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, cùng với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của từng địa phƣơng và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong tỉnh, họ đã tự giác đầu tƣ công sức lao động, tiền vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Đây đƣợc coi là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nông thôn phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế khi làm chủ ruộng đất của mình thì một vấn đề bức xúc của nông dân làm thế nào để nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; điều này nếu không đáp ứng kịp thời sẽ trở thành trở ngại lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm sắp tới. Bản chất của khuyến nông là hoạt động thông tin phổ biến, làm mô hình trình diễn và tập huấn kỹ năng kỹ thuật cho nông dân. Hiện nay đại đa số nông dân có nhu cầu rất cao cần tiếp thu thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đạihoá. Trên thực tế hiện nay, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, toàn tỉnh có khoảng 80% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp, với nhiều
  • 33. 24 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong thời gian nông nhàn số nông dân ra thành thị lao động rất đông. Do vậy lực lƣợng khuyến nông không thể gặp gỡ đƣợc tất cả nông dân, không thể thoả mãn đƣợc các nhu cầu của nông dân. Mặt khác lực lƣợng khuyến nông trong tỉnh còn ít, hoạt động dựa trên sự bao cấp về vật tƣ, kinh phí mà nguồn kinh phí từ ngân sách cho hoạt động khuyến nông rất hạn hẹp, cần phải tìm ra một cách làm việc trong một hệ thống hoạt động với nguồn lực chính của ngƣời nông dân; đó là việc các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cần xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đến đoàn viên, hội viên của mình trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện của ngƣời nông dân tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ đã góp phần đổi mới kỹ thuật canh tác cổ truyền, tăng năng suất chất lƣợng nông sản. Theo báo cáo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong yếu tố tăng sản lƣợng nông nghiệp thì vai trò của yếu tố khoa học, công nghệ chiếm 30, đặc biệt đối với ngành trồng trọt chiếm 72%. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 4,14%/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm làm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt. Năm 2010 đạt 51 triệu đồng/ha. Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đã đạt ở mức ổn định trên 400.000 tấn/năm, đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Cây lúa, ngô và các loại cây mầu, do làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thâm canh, chuyển đổi mùa vụ nên năng suất, sản lƣợng đƣợc duy trì và phát triển. Các loại cây trồng lâu năm có sự phát triển cả về diện tích và sản lƣợng. Trong đó,
  • 34. 25 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao Trong chăn nuôi đã chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tập trung theo quy mô trang trại, nông trại. Bƣớc đầu đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị sản phẩm. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 450 trang trại chăn nuôi. Sản xuất thuỷ sản tập trung vào khai thác tiềm năng mặt nƣớc có sẵn, đến nay đã khai thác, sử dụng gần 5.000 ha diện tích mặt nƣớc, sản lƣợng thuỷ sản đạt 5.000 tấn Công tác thuỷ lợi, duy tu, tu bổ đê điều và phòng chống lụt bão đƣợc quan tâm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Các dự án, chƣơng trình hỗ trợ phát triển sản xuất, bố trí, sắp xếp dân cƣ nông thôn kết hợp với đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đƣợc quan tâm triển khai và đạt kết quả thiết thực. Các làng nghề nông thôn đƣợc quan tâm khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn. Đến nay, đã công nhận 40 làng nghề, một số sản phẩm của làng nghề nhƣ chè, miến dong, mâytre đan... đƣợc thịtrƣờng trong nƣớc ƣa chuộng Trong5 năm qua, đã triển khai thực hiện 170 đềtài, dự án, các chuyên đề nghiên cứu khoahọc côngnghệ. Tập trung thực hiện chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. 2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua 2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những năm qua Theo kết quả thống kê năm 2010, hiện nay lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng
  • 35. 26 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31% dân số toàn tỉnh. Thanh niên nông thôn có tỷ lệ cao trong tổng số thanh niên của Thái Nguyên, (khoảng 68%) đồng thời cũng là nguồn lực chính để phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Điểm nổi bật của của thanh niên nông thôn Thái Nguyên là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng để từ đó vƣơn lên thoát nghèo, làm giàu; là lực lƣợng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Qua các phong trào hành động cách mạng do Đoàn tổ chức nhất là trong lĩnh vực chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đã xuất hiện nhiều thanh niên tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn hiện nay hăng hái hơn, năng động hơn trong cơ chế thị trƣờng, tích cực lao động sản xuất, vƣơn lên tự lập thân, lập nghiệp ngay trên quê hƣơng mình. Trong thanh niên nông thôn đang tiềm ẩn một ý thức chính trị, tính tích cực chính trị - xã hội khá cao, đang thực sự hƣớng tới lý tƣởng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong số các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của thanh niên nông thôn thì nhu cầu có nghề nghiệp và chuyển dịch nghề nghiệp vẫn nổi trội hơn cả. Đoàn cần hƣớng tới hỗ trợ thanh niên nông thôn sử dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhƣ điều kiện tiên quyết để chuyển dịch nghề nghiệp theo tinh thần “ly nông bất ly hương”. Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của thanh niên nông thôn có xu hƣớng thực tế hơn và ngày càng tăng.
  • 36. 27 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bên cạnh những mặt tích cực, thì thanh niên nông thôn cũng có nhƣng mặt khó khăn, hạn chế nhƣ sau: Tình trạng thiếu việc làm: Hiện nay thanh niên nông thôn thiếu việc làm đã trở nên phổ biến: có tới 60% - 70% thanh niên thiếu việc làm thƣờng xuyên trong tổng số ngƣời thiếu việc làm ở nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm ở thanh niên nông thôn trên địa bàn Tỉnh đã dẫn tới hiện tƣợng thanh niên ra thành phố, thị xã, khu công nghiệp để tìm việc làm, tạo nên các chợ lao động nông thôn ở đô thị. Trong lúc nông nhàn thanh niên đi tìm việc ở nhiều nơi nên việc tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên ở nông thôn có nhiều khó khăn. Tình trạng thanh niên nghèo: Thanh niên nghèo chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số nghèo, nhất là các gia đình trẻ, do mới tách hộ, thiếu đất canh tác, thiếu vốn, thiếu phƣơng tiện, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn ít ỏi, chi phí lại gia tăng do phải xây dựng gia đình, giải quyết vấn đề nhà ở, sinh con, nuôi con nhỏ, và chi phí học tập. Trong các nhóm dân cƣ nông thôn, nhóm các gia đình trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, nhất là vấn đề đất đai hiện nay. Do đất chật, ngƣời đông, lao động thuần nông, cơ cấu kinh tế không hợp lý, ngành nghề chậm phát triển, trình độ văn hoá, nghề nghiệp bất cập với thị trƣờng lao động, lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh làm cho thu nhập thấp nên vấn đề việc làm và thu nhập đặt ra hết sức gay gắt đối với thanh niên nông thôn. Nhƣ vậy, một đòi hỏi bức xúc hiện nay là cần phải chú ý tới các hoạt động nhằm xoá đói giảm nghèo trong một bộ phận quần chúng rất đông đảo ở nông thôn đó chính là thanh niên, nhất là các gia đình trẻ sống ở nông thôn. Tình trạng trình độ văn hoá thấp: Thanh niên nông thôn hiện nay có tiến bộ nhiều về học vấn. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với vấn đề chủ động tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. bên
  • 37. 28 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cạnh đó, vấn đề học nghề và nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng vẫn là một vấn đề lớn đặtra cho thanh niên. Tình trạng thiếu thông tin, đời sống văn hoá tinh thần hạn chế so với các đối tƣợng thanh niên khác: Thực tế không ít bạn trẻ ở nông thôn rất lúng túng khi cơ chế kinh tế thay đổi. Thiếu kiến thức về kinh tế thị trƣờng, kiến thức khoa học kỹ thuật là một hiện tƣợng phổ biến hiện nay. Vì vậy, nhiều thanh niên còn thụ động, chƣa năng động sáng tạo hoà nhập vào cơ chế mới. Nếp suy nghĩ thụ động cònnặng nề, do đó sự chuyển đổi chƣa mạnh, có nơi còn bảo thủ, trì trệ. Số thanh niên nông thôn chuyển sang hoạt động dịch vụ và thƣơng mại còn ít và hiệu quả chƣa cao. Vì vậy, một bộ phận khá đông thanh niên nông thôn đi làm ăn nơi khác, đặc biệt là nam thanh niên 2.2.2.Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuậtcho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, các cấp bộ đoàn trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều có gắng nỗ lực trong việc thu hút tập hợp thông qua đó có các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên. Hoạt động của Đoàn Thanh niên trên địa bàn nông thôn tiếp tục có những bƣớc chuyển biến tích cực, trong đó hƣớng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn. Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã cùng các cấp, ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề. Chính điều này đã góp phần hình thành lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hƣơng. Những hoạt động cụ thể đó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
  • 38. 29 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ Đoàn đã tập trung vào hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, xoá đói giảm nghèo, phát huy tiềm năng của tuổi trẻ, xung kích tình nguyện tham gia vào các chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng các phong trào" Bốn mới", "giúp nhau lập thân, lập nghiệp". Đứng trƣớc tình hình thực tế và nhu cầu của thanh niên khối nông nghiệp, nông thôn. Thông qua các hoạt động của Đoàn góp phần hình thành một lớp thanh niên nông thôn mới có kiến thức, tay nghề, năng lực sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với yêu cầu của thị trƣờng, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển các điểm trình diễn kỹ thuật, các câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngƣ; hƣớng dẫn thành lập các doanh nghiệp dân doanh nhỏ và vừa; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, mô hình trang trại, vận động tạo nguồn vốn hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất, kinh doanh. Hoạtđộngchuyểngiao, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất đƣợc tăng cƣờngthôngqua việc tổ chức 1.682 lớp tập huấn, hội thảo; xây dựng363 mô hình, điểm trình diễn kỹ thuật. Khuyến khíchcác hình thức thanh niên giúp nhau pháttriển kinh tế nhƣ góp vốn, câycon giống; thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của 68 CLB nghề nghiệp, CLB khoa học kỹ thuật Các chiến dịch “Mùa hèhọc sinh - sinh viên tình nguyện”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”, các hoạt động tình nguyện tại chỗ đƣợc phát động với sự tham gia nhiệt tình của đoàn viên thanh niên, thiết thực tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật, phổ cập tin học, ... thu hút hơn 5.685 lƣợt đoàn viên thanh niên tham gia 2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên nông thôn Thái Nguyênqua điều tra, khảo sát 2.3.1.Trìnhđộ văn hóa Kết quả điều tra tại 5 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh cho thấy trình độ học vấn của thanh niên nông thôn còn thấp, số thanh niên tốt nghiệp
  • 39. 30 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn THCS và tốt nghiệp Tiểu học chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao, cụ thể thanh niên ở khu vực phía Bắc là 23,66%, thanh niên ở khu vực phía Nam là 30,58% và thanh niên nông thôn ở khu vực trung tâm chiếm đến 36,73% ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho thanh niên. Xem chi tiết bảng số 1. Bảng số 1. Trình độ văn hóa Đơn vị tính % Trình độ Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm - Tiểu học 4.0 4.13 3.06 - THCS 19.6 26.45 33.67 - THPT 76.34 69.42 61.22 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) 2.3.2.Trìnhđộ chuyên môn Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động nói chung trong những năm gần đây tƣơng đốicao, song trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất thấp, tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ lớn (45.10%), trong đó thanh niên ở khu vực phía Nam chƣa qua đào tạo là (54.55%). Số thanh niên nông thôn có trình độ cao đẳng, đại học còn rất thấp chiếm lần lƣợt là 9.29% và 8.36%. Nhìn chung, không có sự cách biệt về trình độ chuyên môn của thanh niên các vùng phía Bắc, Nam, và trung tâm. Xem chi tiết bảng số 2
  • 40. 31 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng số 2. Trình độ chuyên môn Đơn vị tính % Trình độ chuyên môn (%) Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Bình quân - Chƣa qua đào tạo gì 46.88 54.55 33.88 45.10 - Sơ cấp nghề (Học nghề dƣới3 tháng) 13.39 14.88 14.88 15.71 - Trung học chuyên nghiệp 15.18 13.22 19.01 15.8 - Cao đẳng 13.84 8.26 5.79 9.29 - Đại học 9.38 8.26 7.44 8.36 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) Việc thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp theo nhƣ phân tích ở trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng cuộc sống của thanh niên 2.3.3. Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào sản xuất 2.3.3.1.Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuậtcủa thanh niên Qua điều tra cho thấy, thanh niên nông thôn hiện nay đã và đang tiếp cận tƣơng đối đều các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực nhƣ: khuyến nông, chế biến, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp …Nhìn chung, thanh niên đã có mức độ hiểu biết tƣơng đối tốt và cũng không có sự khác biệt nhiều lắm về mức độ hiểu biết các lĩnh vực khác nhau của thanh niên các khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ phần trăm tƣơng đối lớn ( 7 – 28%) thanh niên trả lời là biểu biết kém và ( 4 -23% ) thanh niên đƣợc hỏi trả lời là không biết gì về khoa học kỹ thuật nhất là trong các lĩnh vực chế biến, lâm nghiệp, kinh doanh, thiểu thủ công nghiệp. Xem phân tích cụ thể ở bảng số 3
  • 41. 32 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng số 3. Mức độ hiểubiếtkhoa học kỹthuậttrongcáclĩnhvực - Trong lĩnhvựckhuyến nông Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 1.34 2.48 9.18 Khá 23.66 22.31 17.35 Trung bình 41.52 42.15 54.08 Kém 13.84 13.22 10.20 Không hiểu biết gì 16.52 15.70 9.18 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) - Trong lĩnh vực chế biến Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 1.79 4.13 8.16 Khá 20.09 19.01 15.31 Trung bình 37.05 38.02 45.92 Kém 21.43 18.18 17.35 Không hiểu biết gì 15.63 16.53 12.2 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) - Trong lĩnh vực trồng trọt Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 7.14 10.74 16.33 Khá 29.02 24.79 22.45 Trung bình 37.05 43.80 48.98 Kém 16.96 2.48 7.14 Không hiểu biết gì 15.63 11.57 5.10 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
  • 42. 33 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Trong lĩnh vực chăn nuôi Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 4.46 6.61 13.27 Khá 25.45 22.31 21.43 Trung bình 43.30 47.93 54.08 Kém 17.86 11.57 7.14 Không hiểu biết gì 8.93 10.74 4.08 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) - Trong lĩnh vực lâm nghiệp Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 5.36 4.96 9.18 Khá 17.41 9.92 13.27 Trung bình 34.38 38.84 47.96 Kém 22.77 23.97 16.33 Không hiểu biết gì 8.48 18.18 13.27 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) - Trong lĩnh vực kinh doanh Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 4.91 4.96% 6.12 Khá 18.30 18.18% 13.27 Trung bình 35.71 29.75% 40.82 Kém 19.64 28.93% 22.45 Không hiểu biết gì 16.96 14.05% 15.31 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
  • 43. 34 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Đơn vị tính % Mức độ hiểu biết Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm Tốt 2.68 3.31 6.12 Khá 14.29 10.74 10.20 Trung bình 38.39 29.75 37.76 Kém 25.00 28.10 25.5 Không hiểu biết gì 16.96 23.97 18.3 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) 2.3.3.2.Cácnội dung, chươngtrình về khoa học kỹ thuậtthanh niên đượctiếp cận, tập huấn Nhằm nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần quan trọng giúp thanh niên nông thôn đƣợc tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hầu hết, đoàn viên thanh niên đƣợc hỏi đều đã tiếp cận các nội dung của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh một số nội dung quan trọng trong nông nghiệp mà thanh niên đã đƣợc tiếp cận với tỷ lệ tƣơng đối cao nhƣ: dịch vụ bảo vệ thực vật; kiến thức công nghệ; áp dụng giống mới, quy trình sản xuất mới ... thì vẫn cònmột số nội dung quan trọng khác, có ảnh hƣởng không nhỏ đếnhiệu quả sản xuất mà thanh niên nôngthôn chỉ đƣợctiếp cận tƣơng đối khiêm tôn đó là: tổ chức chếbiến tiêu thụ nôngsản (7 – 14%); dịch vụ vật tƣ ( 2 – 6%); trồng rau quả sạch(4 – 9%); chế biến bảo quản lƣơng thực (1 – 12%). Xem chi tiết bảng số4a
  • 44. 35 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng số 4a. Cácnộidung, chƣơng trìnhthanh niênđƣợc tiếp cận, tập huấn - phân tích theo khu vực Đơn vị tính % Nội dung Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm - Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 13.39 21.49 22.45 - Phổ biến kiến thức, công nghệ 38.39 29.75 22.45 -Ápdụng giống mới, quytrình sảnxuất mới 19.64 29.75 35.71 - Tổ chức chếbiến, tiêu thụ nôngsản 7.14 9.09 14.29 -Kiến thứckinh doanh,hộinhập kinh tế 13.84 12.40 10.20 - Chƣơng trìnhIPM 8.93 6.61 10.20 - Nghề truyền thống 8.04 9.92 8.16 - VAC, VACR 12.50 11.57 20.41 - Cải tạo vƣờntạp 8.93 11.57 18.3 - Dịch vụ vật tƣ 5.80 2.48 6.12 - Đội giống, đội thuỷ lợi 6.25 4.96 5.10 - CLB khuyến nông 5.36 2.48 2.04 - Nuôi trồng cây conđặc sản 7.14 5.79 6.12 - Trồng rau quả sạch 5.36 4.96 9.18 - Chế biến, bảo quản lƣơng thực 1.79 5.79 12.24 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) Việc tổ chức các lớp tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn cũng đƣợc tổ chức đoàn, hội và các ban ngành chức năng liên quan tổ chức tốt và thu hút đều cả hai giới nam và nữ cùng tham gia. Xem bảng phân tích bảng số 4b
  • 45. 36 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng số 4b. Tình hình tham gia các khóa tập huấn của thanh niên nông thôn Thái Nguyên - phân tích theo giới tính Đơn vị tính % Nội dung Giới tính Nam Nữ - Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 15.32 20.51 - Phổ biến kiến thức, công nghệ 26.61 40.00 - Áp dụng giống mới, quy trình sản xuất mới 31.85 18.46 - Tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản 10.08 8.21 - Kiến thức kinh doanh, hội nhập kinh tế 7.66 18.97 - Chƣơng trìnhIPM 10.0 6.67 - Nghề truyền thống 6.45 11.28 - VAC, VACR 13.71 14.36 - Cải tạo vƣờntạp 12.90 10.26 - Dịch vụ vật tƣ 4.44 5.64 - Đội giống, đội thuỷ lợi 5.65 5.64 - CLB khuyến nông 3.23 4.62 - Nuôi trồng cây conđặc sản 7.66 5.13 - Trồng rau quả sạch 7.66 4.10 - Chế biến, bảo quản lƣơng thực 6.05 4.10 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) Phân tích theo các đối tƣợng thanh niên dân tộc đƣợc tiếp cận về các nội dung, chƣơng trình của khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất cho thấy thanh niên các dân tộc thiểu số cơ bản đã đƣợc tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình của khoa hoc kỹ thuật, tuy nhiên vẫn còn những nội dung mà thanh niên dân tộc chƣa hề biết đến nhƣ: Thanh niên dân tộc Dao chƣa biết về chƣơng
  • 46. 37 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn trình IPM, cải tạo vƣờn tạp, dịch vụ vật tƣ, nuôi trồng cây con đặc sản, trồng rau quả sạch, các câu lạc bộ khuyến nông và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế; Thanh niên dân tộc Tày chƣa đƣợc tiếp cận với CLB khuyến nông; thanh niên dân tộc thiểu số khác chƣa biết đến nghề truyền thống, cải tạo vƣờn tạp, CLB khuyến nông, trồng rau quả sạch và kiến thức kinh doanh, hội nhập kinh tế. Xem chi tiết bảng số 4c Bảng số 4c. Thanh niên mộtsố dân tộc thiểu sô với việc tham gia các nộidung, chƣơng trìnhcủa khoa học kỹthuật Đơn vị tính % Nội dung Dân tộc Kinh Tày Dao DTTS khác - Dịch vụ vật, bảo vệ thực vật 18.06 20.55 26.92 4.44 - Phổ biến kiến thức, công nghệ 39.46 16.44 23.08 20.00 - Áp dụnggiốngmới, quytrìnhsản xuất mới 26.76 31.51 19.23 13.33 - Tổ chức chế biến, tiêu thụ nông sản 11.04 4.11 11.54 2.22 - Kiến thức kinh doanh, hội nhập kinh tế 17.73 4.11 0.00 0.00 - Chƣơng trìnhIPM 6.35 17.81 0.00 13.33 - Nghề truyền thống 9.70 8.22 7.69 0.00 - VAC, VACR 16.05 12.33 11.54 4.44 - Cải tạo vƣờntạp 13.71 13.70 0.00 0.00 - Dịch vụ vật tƣ 3.01 10.96 0.00 8.89 - Đội giống, đội thuỷ lợi 4.68 8.22 11.54 4.44 - CLB khuyến nông 5.35 0.00 0.00 0.00 - Nuôi trồng cây conđặc sản 6.69 5.48 0.00 8.89 - Trồng rau quả sạch 5.02 15.07 0.00 0.00 - Chế biến, bảo quản lƣơng thực 6.35 4.11 3.85 0.00 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu)
  • 47. 38 Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.3.3.Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chương trình khoa học kỹ thuật Trong 5 năm qua, các cấp bộ Đoàn cũng nhƣ các tổ chức khác đã tổ chức tốt các hoạt động, lớp tập huấn nhằm giúp cho thanh niên nông thôn đƣợc tiếp cận với các nội dung của chƣơng trình khoa học công nghệ, nhƣng số lần thanh niên nông thôn đƣợc tham gia còn rất hạn chế. Chỉ có khoảng 2- 8% thanh niên đƣợc tham gia hơn 5 lần trong 5 năm, 1-6 % thanh niên đƣợc tham gia trung bình mỗi năm 1 lần. Qua điều tra cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về việc tham gia các lớp tập huấn cũng nhƣ sự tiếp cận với các khoa học công nghệ của thanh niên các khu vực, Nếu nhƣ 8,16 % thanh niên nông thôn ở khu vực trung tâm đƣợc tham gia tập huấn hơn 5 lần trong 5 năm thì chỉ có 2,23% thanh niên nông thôn ở phía Bắc đƣợc tiếp cận. Số thanh niên đƣợc tập huấn 1lần /năm lần lƣợt là phía Nam 6,61%, Trung tâm là 4,08% và thấp nhất là phía Bắc 1,79%. Có đến 21,43% thanh niên nông thôn ở khu vực Phía Bắc chỉ đƣợc 1 lần duy nhất tập huấn hoặc tiếp cận với các nội dung chƣơng trình khoa học công nghệ trong vòng 5 năm qua, đối với thanh niên nông thôn khu vực phía Nam là 17,36% và Trung tâm là 9,18%. Tuy nhiên, qua khảo sát có đến 26.34% thanh niên khu vực phía Bắc, 28,10 thanh niên khu vực phía Nam và 34.69% thanh niên khu vực Trung tâm chƣa đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình KHCN. Xem chi tiết bảng số 5a
  • 48. 39 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) Số hóa bởi trung tâmHọc Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng số 5a. Số lầnđƣợc tham gia tập huấn, tiếp cậnvới các nộidung, chƣơng trìnhKHCN trong 5 năm qua Đơn vị tính % Số lầnđƣợc tậphuấn Khu vực Phía Bắc Phía Nam Trung tâm - Trên 5 lần 2.23 4.96 8.16 - 5 lần 1.79 6.61 4.08 - 4 lần 7.14 8.26 14.29 - 3 lần 12.95 14.88 14.29 - 2 lần 28.57 19.83 15.31 - 1 lần 21.43 17.36 9.18 - Chƣađƣợc tập huấn lần nào 26.34 28.10 34.69 (Nguồn:tác giả điều tra, nghiên cứu) Qua điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ thanh niên nam, nữ đƣợc tham gia tập huấn hoặc tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua là tƣơng đối cân bằng, tuy nhiên số thanh niên nam chƣa đƣợc tham gia tập huấn lần nào trong 5 năm qua nhiều hơn nữ đó là 34,27%, với nữ là 21,54%. Xem chi tiết bảng số 5b Bảng số5b.Số lầnđƣợcthamgiatậphuấn, tiếpcậnvớicácnộidung, chƣơng trìnhKHCN trong5 nămqua -phântíchtheo giớitính Đơn vịtính % Số lầnđƣợc tậphuấn Giới tính Nam Nữ - Trên 5 lần 6.45 1.54 - 5 lần 5.24 1.54 - 4 lần 8.47 9.74 - 3 lần 8.87 20.00 - 1 lần 15.32 20.00 - 2 lần 21.37 25.64 - Chƣađƣợc tập huấn lần nào 34.27 21.54