SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ SỰ
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
LU N ÁN TI N S TRI T HỌC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ SỰ
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS
Mã số : 92.29.002
LU N ÁN TI N S TRI T HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VI T THÔNG
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội
dung của luận án là trung thực, chưa được công
bố ở những công trình nghiên cứu khác.
Tác giả Luận án
Lê Thị Sự
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án..............................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .............................................3
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.....................................................................3
7. Kết cấu của luận án ...................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Đ N ĐỀ TÀI LU N ÁN...........................................................................................5
1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức...............................5
1.1.1. Về trí thức..........................................................................................................5
1.1.2. Về vai trò của trí thức......................................................................................12
1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu về thực trạng trí thức Việt Nam và thực
trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay.....................................18
1.3. Các công trình, đề tài nghiên cứu về giải pháp xây dựng và phát huy vai trò
của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay..................................22
1.4. Đánh giá tổng quát và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.................34
1.4.1. Đánh giá tổng quát các nghiên cứu đã thực hiện ............................................34
1.4.2. Các vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.........................................................36
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU N CHUNG VỀ TRÍ THỨC VÀ
VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY...............................................................................................................37
2.1. Quan niệm về trí thức và đặc điểm của trí thức .................................................37
2.1.1. Quan niệm về trí thức......................................................................................37
iii
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam..........................................................44
2.2. Quan niệm về vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay ..48
2.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................49
2.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế.......................................................52
2.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................53
2.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội........................................................54
2.2.5. Vai trò của trí thức trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.................................56
2.3. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đối với sự
phát triển của đội ngũ trí thức ...................................................................................57
2.3.1. Khái quát về quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay...............................57
2.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đội ngũ trí thức hiện nay......62
2.4. Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của trí thức trong sự phát
triển của Việt Nam hiện nay......................................................................................68
2.4.1. Quá trình đào tạo đội ngũ trí thức hiện nay ....................................................68
2.4.2. Quá trình sử dụng đãi ngộ và tôn vinh trí thức hiện nay ................................69
2.4.3. Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước trong việc tạo điều kiện phát huy tính độc lập, sáng tạo và khả năng phản
biện xã hội của đội ngũ trí thức.................................................................................70
CHƢƠNG 3: TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.............................................................73
3.1. Khái quát thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay..................................73
3.1.1. Những mặt tích cực của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay .........................73
3.1.2. Những hạn chế của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.................................78
3.2. Thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam
hiện nay .....................................................................................................................86
3.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................86
3.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế.......................................................93
3.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................97
3.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội......................................................100
3.2.5. Vai trò của trí thức trong bảo vệ Tổ quốc.....................................................104
iv
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức hiện nay ..108
3.3.1. Trí thức là bộ phận có vai trò quan trọng để phát triển đất nước nhưng
nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức hiện nay còn rất hạn chế............................108
3.3.2. Mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức rất cao nhưng chính sách đào tạo, bồi
dưỡng trí thức còn nhiều bất cập.............................................................................110
3.3.3. Thực tiễn quá trình phát triển đất nước đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội
ngũ trí thức nhưng chính sách sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức chưa tạo ra
động lực kích thích trí thức phát huy tiềm năng và vai trò của họ..........................112
3.3.4. Để khuyến khích khả năng sáng tạo và phản biện xã hội, trí thức phải được tự
do tư tưởng nhưng môi trường dân chủ hiện nay chưa thực sự hoàn thiện...................114
3.3.5. Đội ngũ trí thức là lực lượng sản xuất tiên phong của xã hội nhưng bản
thân đội ngũ trí thức chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động trước yêu
cầu phát triển đất nước ............................................................................................116
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI
TRÕ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................119
4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của đất
nước hiện nay..........................................................................................................119
4.2. Đào tạo, bồi dưỡng trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.....123
4.3. Đổi mới chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức phục vụ
quá trình phát triển đất nước hiện nay.....................................................................129
4.4. Tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy hơn nữa tính độc lập, sáng tạo của
trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay ................................................138
4.5. Tăng cường tính chủ động, tích cực từ bản thân người trí thức trước yêu
cầu phát triển đất nước hiện nay .............................................................................143
K T LU N............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................153
PHỤ LỤC...............................................................................................................160
v
DANH MỤC TỪ VI T TẮT
CNH, HĐH : CNH, HĐH
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GS. TS : Giáo sư, tiến sĩ
KH&CN : Khoa học và công nghệ
KHXH : Khoa học xã hội
KT – XH : Kinh tế - xã hội
NC&PT : Nghiên cứu và phát triển
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nxb : Nhà xuất bản
PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những
thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước sang
một giai đoạn mới - kinh tế tri thức. Động lực cơ bản nhất trong nền kinh tế này
không phải tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố vật chất truyền thống mà là tri
thức, kinh nghiệm, kỹ năng, do vậy nguồn lực cơ bản nhất là con người. Trong đó,
đội ngũ người lao động có trình độ cao có vai trò quyết định đối với sự thành bại
của mỗi quốc gia.
Xu thế hội nhập toàn diện trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta. Thời cơ ở chỗ chúng ta
có thể tiếp thu những thành tựu khoa học mới nhất, những kinh nghiệm quý báu mà
các quốc gia đi trước đã phải mất đến hàng trăm năm mới có thể có được ứng dụng
vào quá trình phát triển đất nước, đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn lộ trình, sớm trở thành
nước công nghiệp hiện đại, chuẩn bị để bước sang kinh tế tri thức. Nhưng thách
thức là ở chỗ liệu đất nước có thể vận dụng thành công hay không những thành tựu
của khoa học và công nghệ, có thể vận dụng đúng đắn hay không những kinh
nghiệm của các quốc gia khác để sớm trở thành một nước phát triển? Nếu tận dụng
thành công chúng ta sẽ phát triển nhanh như một số quốc gia đã làm được, nhưng
nếu không, khoảng cách sẽ ngày càng xa, càng tụt hậu trong quỹ đạo phát triển của
thế giới.
Trong tiến trình phát triển của mình, hiện nay Việt Nam đã bộc lộ ba “điểm
nghẽn” đang là những rào cản với tiến trình hội nhập, đó là sự yếu kém về thể chế,
chính sách; kết cấu hạ tầng kém phát triển và nguồn nhân lực trình độ thấp. Cả ba
điểm nghẽn này có “giải tỏa” được hay không, và đến đâu xét đến cùng là phụ thuộc
vào yếu tố nguồn nhân lực. Vì thể chế, chính sách là do con người tạo ra, kết cấu hạ
tầng cũng là do trình độ của nguồn nhân lực mà hình thành. Do đó, việc xây dựng
và phát triển một nguồn nhân lực đủ mạnh là một chiến lược trong quá trình phát
triển của Việt Nam.
Thực tế phát triển của các quốc gia cũng như lý luận phát triển nói chung cho
thấy, các bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao không phải đều có vai trò như
nhau. Xét theo lát cắt xã hội, trong các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực chất
lượng cao, đội ngũ trí thức chính là hạt nhân trung tâm, là bộ phận tinh túy và có vai
2
trò quyết định mạnh mẽ nhất đến tốc độ và định hướng phát triển đất nước trong
giai đoạn mới. Do đó, cần phải có chiến lược dài hạn làm cho đội ngũ này thực sự
phát huy được vai trò tiên phong của mình. Đảng ta nhận thức sâu sắc điều đó, đã
đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của
đội ngũ trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước.
Qua hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ trí thức đã có bước phát triển lớn. Tuy
nhiên, so với yêu cầu CNH, HĐH, quá trình hội nhập toàn diện của đất nước thì trí
thức Việt Nam chưa thực sự phát huy được vai trò tiên phong của mình. Mặt khác,
thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức với những biểu hiện đa dạng, nhiều diễn
biến mới đang cho thấy việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức có rất nhiều vấn
đề cấp bách cần phải khắc phục. Chưa bao giờ trong lịch sử nước nhà lại có được
đội ngũ trí thức đông đảo như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ sự lãng phí chất
xám, lãng phí các nguồn lực, những tiêu cực của nhiều trí thức lại gây nhiều bức
xúc cho xã hội như bây giờ. Việc xác định đúng vai trò của đội ngũ trí thức với tư
cách là hạt nhân trong hệ thống động lực phát triển, chỉ ra những giải pháp cần thiết
để xây dựng và phát huy vai trò nguồn lực này là việc cấp thiết, cần làm ngay và
làm đúng.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Trí thức và vai
trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ khái niệm và vai trò của trí thức, thực trạng việc phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức, luận án đề xuất những giải pháp xây dựng và phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Luận án tập trung làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ khái niệm trí thức và trí thức Việt Nam, xác định đội ngũ trí thức
trong xã hội. Vai trò của trí thức đối với quá trình phát triển đất nước hiện nay.
- Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ trí thức, thực trạng việc phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức, xác định những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức hiện nay.
3
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng và phát huy vai trò của trí thức
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu trí thức và vai trò của trí thức
trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi: Luận án tập trung nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện
nay dưới góc độ chính trị - xã hội, trong thời kỳ đổi mới đất nước, tập trung từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - là Đại hội đánh dấu thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận từ góc độ đánh giá thực trạng đội ngũ trí
thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam, từ
đó đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức
ở Việt Nam hiện nay.
- Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về con người, nguồn nhân lực chất lượng cao,
về đội ngũ trí thức; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã
được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu
trúc, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để
nghiên cứu về việc xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức
phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước, với xu thế vận động của đội ngũ
trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án đóng góp cách nhìn toàn diện về nội hàm khái niệm trí
thức và vai trò của trí thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH, đồng thời cung
4
cấp bức tranh chung về thực trạng của trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai
trò của trí thức Việt Nam những năm gần đây và xu hướng vận động của trí thức trong
thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức ở Việt Nam hiện nay.
+ Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về vấn đề khái niệm trí
thức, vai trò của trí thức, về thực trạng của trí thức và các giải pháp xây dựng và phát
huy vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương và 16 tiết.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đ N
ĐỀ TÀI LU N ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức
1.1.1. Về trí thức
Có rất nhiều công trình trong và ngoài nước bàn đến khái niệm trí thức. Từ góc độ
tiếp cận của mình, các tác giả nhấn mạnh đến một số tiêu chí đặc trưng nào đó.
Thông thường, trình độ học vấn là một tiêu chí quan trọng, có nhiều tác giả
khi bàn về trí thức đều coi đây là tiêu chí bắt buộc. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí
thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1995 cho rằng đội ngũ trí thức nước ta ngày càng đông đảo, được tạo thành
từ gần 70 vạn người có trình độ đại học và trên đại học, là lực lượng đang và sẽ có
nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo tác giả, trí thức
chính là các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhà nghiên cứu
khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong khoa học xã hội, các kiến trúc sư, công
trình sư, bác sỹ, giáo viên… đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay [69; 236].
Đồng quan điểm, tác giả Ngô Huy Tiếp chủ biên cuốn Đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2009 và tập thể tác giả Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong cuốn Kinh
nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ gắn
với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 cùng khẳng
định trí thức phải đạt những chuẩn mực cơ bản như là dấu hiệu đặc trưng để nhận
biết và phân biệt họ với các bộ phận khác trong xã hội. Đó là những người có một
lượng kiến thức lớn, đồng thời có khả năng sáng tạo và là những người có đạo đức.
Có nhiều cách tiếp cận trí thức khác nhau nhưng dù tiếp cận theo khía cạnh nào thì
dấu hiệu nhận biết cơ bản là lao động trí tuệ có chuyên môn sâu và có học vấn cao.
Tuy nhiên, theo các tác giả, đó không thể là tất cả các dấu hiệu cần thiết mà trí thức
phải là những người vừa có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có đạo đức, có khả
năng lao động sáng tạo và phải có khả năng ứng dụng những tri thức khoa học góp
phần quan trọng thúc đẩy mọi mặt của sự phát triển xã hội.
Gắn người trí thức với tiêu chí về phẩm chất đạo đức cũng là một hướng
nghiên cứu khá phổ biến. Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn Định hướng phát triển
6
đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
cho rằng, để có thể được coi là trí thức thì cần phải thỏa mãn những tiêu chí, bao
gồm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực cống hiến nhằm cải biến trong thực
tiễn và có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Vì vậy, việc nảy sinh những “nhân tài
tiềm tàng” là bẩm sinh, vì nó gắn với di truyền học và sinh học, nhưng nếu thiếu
nhân cách, không cống hiến trong thực tiễn xã hội thì cũng không phải là trí thức.
Tác giả nhấn mạnh chỉ có trí thức chân chính mới được nhân dân ta thừa nhận, tôn
trọng. Sự khác nhau giữa trí thức chân chính và người có học vấn hoặc người nắm
giữ tri thức khoa học, nghệ thuật nói chung là ở chỗ có giữ được “thiên chức” của
người trí thức hay không. Người trí thức chân chính luôn hướng sự nghiệp của bản
thân chủ yếu bằng lao động trí tuệ hoặc bằng tư duy sáng tạo mang tính cá thể và
thường có cá tính. Thứ nữa, trong bối cảnh phát triển hiện nay, trí thức không chỉ là
người có học vấn cao tương xứng với thời đại, mà là người bằng lao động trí tuệ
sáng tạo của mình gắn nghề nghiệp hay sự nghiệp của mình với nhân dân, với dân
tộc và với lý tưởng mà mình theo đuổi. Hay nói cách khác, người trí thức chân
chính không thể thiếu nhân cách hướng thiện, hướng về nhân dân và dân tộc mình.
Sự kết hợp giữa hiểu biết và lương tri chính là tính trí thức - đó là tiêu chí căn bản
để phân biệt giữa trí thức chân chính và trí thức không chân chính.
Trong khi đó, một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo như là đặc
trưng gắn liền với người trí thức. Nguyễn Văn Sơn trong cuốn Trí thức giáo dục đại
học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002
cho rằng, với điều kiện phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hiện nay, chỉ những
người đã qua đào tạo hoặc tự học mà đạt trình độ đại học hoặc tương đương mới có
thể tiếp cận được kiểu lao động của người trí thức. Nhưng việc nhận biết người trí
thức cần căn cứ vào việc đánh giá tính sáng tạo của họ trong quá trình lao động trí
óc phức tạp, ở giá trị của những sản phẩm khoa học, và vì vậy, những người có
bằng cấp cũng chưa phải là trí thức đúng nghĩa nếu trong thực tế lao động nghề
nghiệp của họ không có yếu tố trí tuệ sáng tạo mà chỉ là một dạng lao động trí óc
khác, là lao động trí óc giản đơn, thừa hành [76; 9].
Đồng quan điểm như vậy có tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong hai cuốn Trí thức
Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005)
và Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
(2009). Tác giả nhấn mạnh, “với cách hiểu như vậy thì những người tuy chưa có
bằng cấp cao nhưng lao động bằng trí tuệ và có tính sáng tạo thì cũng có thể coi là
7
trí thức. Vì vậy, văn bằng chỉ là chứng nhận về mặt trình độ học vấn, còn để được
công nhận là trí thức thì phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua lao động
sáng tạo trong hoạt động thực tiễn” [47; 16 - 17].
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh về trách nhiệm xã hội của người trí thức.
Tiêu biểu, tác giả Đặng Hữu trong bài Đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và
phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7 - 2008 cho rằng đặc điểm
của trí thức không chỉ là có trình độ học vấn cao và có năng lực sáng tạo, mà quan
trọng là có bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp, luôn đem tri thức phục vụ nhân dân, đấu
tranh cho tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân loại. Người trí thức hơn hết phải là
người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng
của thời cuộc. Bổn phận của người trí thức là trung thực với lương tâm mình, kiên
trì lý tưởng được cống hiến cho xã hội, phục vụ Tổ quốc và cả nhân loại.
Trong khi đó, một nhóm các tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính độc lập sáng
tạo của người trí thức. Tác giả Trường Lưu trong bài Xây dựng và phát triển đội
ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
mới, Tạp chí Cộng sản, số 9 - 2008 cũng khẳng định: Trí thức là những người
không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm
và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Đặc
điểm cơ bản của trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo. Kiểu lao động trí óc
và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận
dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn
nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc.
Tương tự, tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết Phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (Tạp chí Triết học, số 2 (261) -
2013) cho rằng, bằng cấp cao chỉ là một dấu hiệu, hơn nữa không phải là dấu hiệu
bản chất của trí thức. Trên thực tế, có những người không có bằng cấp cao nhưng
do tư chất thông minh, lại chịu khó học hỏi nên có vốn kiến thức sâu rộng, có nhiều
sáng tạo và được cộng đồng ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định
như là một trí thức. Và do vậy, một người có học vấn hay chuyên môn cao, cho dù
là giáo sư, tiến sỹ chưa hẳn đã là nhà trí thức nếu họ là những kẻ thụ động tinh thần,
chấp nhận một cách dễ dãi những gì được dạy, không chịu nỗ lực suy nghĩ chín
chắn về những vấn đề xã hội, không có khả năng hình thành ý kiến độc lập với
những gì được nhiều người công nhận. Và vì vậy, theo tác giả, cái căn cước của trí
8
thức không phải dựa vào vị trí công việc mà là thái độ, hành động và những giá trị
mà họ tạo ra hoặc giữ gìn, dấn thân cho những mục tiêu cao cả của cộng đồng.
Bên cạnh xu hướng nhấn mạnh đến một số tiêu chí nào đó, trên thực tế cũng
có rất nhiều các công trình nghiên cứu cho rằng cần phải xác định và xây dựng cả
một hệ tiêu chí thì mới có thể xác định được đúng đắn và biểu hiện được nội hàm
đầy đủ của khái niệm này. Tiêu biểu đầu tiên có thể kể đến quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X - 2008 về
xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đảng ta
xác định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực
chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri
thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [31; 82].
Khái niệm trên đã bao quát những đặc trưng và tiêu chí cơ bản nhất của trí thức Việt
Nam hiện nay nhưng lại chưa bao quát hết được các đối tượng trí thức cụ thể và những
trường hợp ngoại lệ.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) không đồng tình các quan niệm xác định về
trí thức gắn liền với một tiêu chí cụ thể nào đó. Ví dụ, không thể đặt dấu bằng giữa
trí thức và lao động trí óc, như vậy là quá rộng và thiên về hình thức lao động. Xét
về phương thức lao động, lao động của các viên chức là lao động trí óc nhưng
không phải tất cả viên chức đều là trí thức. Trí thức chỉ là những đại biểu của những
nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc chứ không phải tất cả những
người lao động trí óc. Ông cũng bác bỏ quan niệm cho rằng trình độ đại học - tiêu
chí về học vấn không phải là tiểu chuẩn quyết định bản chất đặc thù của đội ngũ trí
thức. Và cũng không thể quan niệm chỉ có những kẻ sĩ có sức sáng tạo và có cống
hiến cho xã hội mới là trí thức. Theo ông, đặc trưng quyết định nhất tầng lớp trí thức
là sáng tạo khoa học và nghệ thuật trên cơ sở quan niệm triết học riêng, kiến thức hệ
thống và phương pháp lao động khoa học.
Tương tự như vậy, tác giả luận án Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi
mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng (Đỗ Thị Thạch, 1999) cho
rằng khi nhận thức về trí thức không nên quá nhấn mạnh vào một đặc trưng nào đó.
Tiếp cận khái niệm trí thức không nên tách rời đặc trưng này hay đặc trưng
khác ra khỏi chỉnh thể những đặc trưng cơ bản; hơn thế nữa những đặc trưng cơ
bản về người trí thức còn được xem xét cụ thể ở từng dân tộc, từng quốc gia
trong những thời đại khác nhau. Theo tác giả, người trí thức hiện nay có một số
9
đặc trưng là: lao động chủ yếu bằng trí óc, có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại
học trở lên, có khả năng sáng tạo, tham gia lao động ở tất cả các lĩnh vực khoa
học, công nghệ, lãnh đạo, quản lý, văn học, nghệ thuật.
Tác giả Phan Thanh Khôi trong cuốn Phát huy vai trò của nguồn lực trí thức
khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (2003)
cũng cho rằng học vấn chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ. Chỉ những người nào
có trình độ cao đẳng, đại học, những người lao động trí óc nhưng là quá trình lao
động sáng tạo khoa học thì mới được coi là trí thức. Những sản phẩm lao động sáng
tạo ngày càng được xã hội hóa, ứng dụng sâu sắc vào trong quá trình thực tiễn, có
khả năng đem đến sự cải biến trong hoạt động thực tiễn thì đó mới thực sự là sự
sáng tạo của người trí thức. Sự sáng tạo của tư duy là sự trăn trở, tìm tòi của bản
thân người trí thức mà có chứ không chỉ là những sự bắt chước, sự thỏa hiệp với ý
kiến của số đông. Trí thức chân chính phải là những người có thực học, thực lực và
thực tài, có năng lực tự đào tạo một cách chủ động, sáng tạo, có cấu trúc nhân cách
đức - tài hoàn chỉnh, có phương pháp và bản lĩnh của một nhân cách khoa học, là
những chủ thể của sự sáng tạo có tính độc lập cá nhân, biểu hiện cá tính của người
trí thức. Trí thức là những người tôn trọng chân lý và tôn trọng đạo lý.
Tương tự, tác giả Phan Trọng Thưởng trong bài viết Nhận diện trí thức và một số
đề xuất xung quanh đề án xây dựng đội ngũ trí thức (Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số
tháng 6 - 2008) cho rằng để nhận diện trí thức cần có nhiều tiêu chí và phải kết hợp nhiều
tiêu chí. Có thể kể đến các tiêu chí như lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo,
đạt trình độ học vấn nhất định và là những người có phẩm chất như: có tư duy lao động
sáng tạo, có hoài nghi khoa học, ít có khả năng tự vệ do tính chất cá nhân trong lao động.
Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, (Đề tài
nghiên cứu cấp cấp nhà nước, do Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2010)
đưa ra định nghĩa của mình về trí thức với nhiều tiêu chí: Trí thức là một lực lượng
xã hội, gồm những người lao động trí óc có học vấn chuyên môn cần thiết cho
ngành của mình, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm
đến đổi mới và phát triển; thông thường có trình độ đại học và tương đương trở lên.
Hay tác giả Đặng Quang Định trong cuốn Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công
nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2010 đã đưa ra quan niệm khá khác biệt của mình về trí thức. Trên cơ sở tổng kết
thành sáu thuộc tính cơ bản của trí thức - với tư cách là một tầng lớp xã hội (những
người lao động trí óc phức tạp, sản xuất tinh thần là chủ yếu; có trình độ học vấn
10
cao, cao hơn mặt bằng dân trí; hình thức lao động của trí thức mang tính đặc thù
cao, có tính cá nhân rõ rệt; là tầng lớp xã hội được hình thành từ nhiều giai cấp, tầng
lớp; tâm lý, lối sống của trí thức có biểu hiện đặc thù và thành phần của tầng lớp trí
thức rất đa dạng), tác giả đưa ra quan niệm riêng về trí thức: Trí thức là một tầng
lớp xã hội có trình độ học vấn cao, lao động sản xuất tinh thần là chủ yếu, nhằm
sáng tạo tri thức khoa học mới, truyền bá và thực nghiệm khoa học, góp phần đẩy
nhanh sự phát triển của xã hội.
Ngoài ra, có thể kể đến một số các công trình dịch từ tiếng nước ngoài nghiên
cứu về trí thức. Alvin Toffler và Heidi Toffler trong cuốn Tạo dựng một nền văn
minh mới (Chính trị của làn sóng thứ ba) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996)
đã phác họa mô hình người lao động tri thức trong thời đại hậu công nghiệp hiện
nay. Trong nền văn minh hậu công nghiệp này, thay vì đất đai, lao động, nguyên
liệu và vốn là những nhân tố chủ yếu như trong hai làn sóng quá khứ, thì tri thức,
bao gồm dữ liệu, thông tin, hình ảnh, ký hiệu văn hóa, hệ tư tưởng và giá trị mới là
nguồn lực trung tâm của nền kinh tế. “Tri thức xét về mọi phương diện đều không
thể khai thác cạn kiệt được” [84; 83] nên giá trị của các hãng trong làn sóng văn
minh thứ ba “thể hiện nhiều hơn trong năng lực mà các hãng này thu thập, sáng tạo,
phân phối và ứng dụng các tri thức, cả về mặt chiến lược cũng như về điều hành”
[84; 84]. Trong một xã hội biến đổi như vậy, “chính bản thân lao động cũng đã chịu
tình trạng thay đổi” [84; 87]. Ông cho rằng, “các nền kinh tế làn sóng thứ ba sẽ yêu
cầu (và khích lệ, cổ vũ) một loại hình người lao động được đào tạo bài bản và
không ngừng được / tự đào tạo lại, ham thích suy nghĩ, đề ra câu hỏi, tìm tòi cái mới
và dám chịu rủi ro trong kinh doanh, một người lao động không dễ thay thế. Nói
cách khác, làn sóng thứ ba sẽ ưu đãi các cá tính, nhưng cá tính này không nhất thiết
tương tự như chủ nghĩa cá nhân” [84; 177].
Cuốn về Trí thức Nga (Nxb Tri thức, La Thành - Phạm Nguyên Trường dịch,
2009) là tập hợp các bài viết của nhiều trí thức Nga bàn về đội ngũ trí thức Nga
trước Cách mạng Tháng Mười và trí thức Nga thời hậu Xô viết. Sống trong một thời
đại với những biến đổi lớn lao của lịch sử dân tộc, người trí thức Nga đã có những
quan điểm, khác nhau, thậm chí đấu tranh gay gắt lẫn nhau. Dù đứng trên lập trường
nào thì mọi sự mâu thuẫn trong tư tưởng của giới trí thức Nga cũng đều thể hiện
những trăn trở, lo lắng, băn khoăn của những người trí thức trước những bước ngoặt
lịch sử của dân tộc họ. Mặc dù ở các bài viết khác nhau, các tác giả đã trình bày
những quan điểm khác nhau về sứ mệnh của người trí thức Nga lúc bấy giờ, nhưng
11
đều thống nhất với nhau ở quan điểm cho rằng người trí thức phải là người có học
thức, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với cộng đồng và có thái độ dấn thân
thực sự để thực hiện sứ mệnh ấy. Những kiến giải sâu sắc về nội hàm khái niệm trí
thức, về mối quan hệ giữa trí thức và pháp quyền, giữa trí thức và chủ nghĩa xã hội,
về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga, các tác giả đã cung cấp cho
người đọc một bức tranh nhiều màu sắc về trí thức Nga, về đặc trưng của người trí
thức Nga từ đó cho chúng ta biết được một trong những cội nguồn tạo nên sức
mạnh quật cường, vĩ đại của dân tộc Nga, cả trước đây, bây giờ và sau này.
Trong cuốn sách này, có bài viết Phẩm tính trí thức rất đáng suy ngẫm của
Dimitri Likhaichev, một trí thức Nga lỗi lạc, người được tôn vinh là “người giám hộ
của nền văn hóa Nga”, “là lương tâm của nước Nga”. Theo ông, việc lọc lựa và xếp
ai đó đứng trong hàng ngũ trí thức không thể tùy tiện. “Người trí thức không đơn
thuần là người có học vấn, càng không phải là kiểu người như “ký giả”, tức là
“những người có giáo dục nhưng vụ lợi, dễ mua chuộc, tóm lại là xoàng xĩnh về
tinh thần” [71; 240]. Mà trí thức “là đại diện của một nghề nghiệp gắn với lao động
trí óc - kỹ sư, bác sỹ, nhà khoa học, họa sỹ, nhà văn, - và phải là con người có sự
đoan chính về nhận thức” [71; 240]. Ông viết tiếp, “chỉ những con người tự do
trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc kinh
tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng mới thuộc
về giới trí thức” [71; 240]. Không chỉ có thế, tác giả còn cho rằng đạo đức như là
một nhân tố đặc trưng của người trí thức. “Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh
của nhân phẩm, nó còn là người cầm lái của tự do. Lương tri sẽ trông coi để tự do
không bị biến thành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác
của anh ta trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại”
[71; 241]. “Nhà học thuật sẽ không là trí thức khi anh ta quá khép kín trong chuyên
môn của mình mà quên đi câu hỏi: những thành quả công việc của anh ta sẽ được ai
sử dụng và sử dụng như thế nào?... Trường hợp ít phức tạp nhất là khi người ta làm
việc phục vụ chiến tranh hoặc tiến hành những thực nghiệm gây nguy hại cho con
người hoặc gây đau đớn cho các động vật” [71; 242]. Những kiến giải của tác giả có
khá nhiều định kiến đối với trí thức Xô viết, tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, những
tiêu chí khắt khe mà tác giả đặt ra lại chính là những trăn trở của cả thời đại Nga
đầy biến động. Dù còn mang tính chủ quan, nhưng bài viết của tác giả giúp chúng ta
hiểu được sâu sắc hơn sứ mệnh và vị trí cao cả của người trí thức trong xã hội, từ đó
12
mà có cách suy xét hợp lý đến hệ tiêu chí về mặt giá trị trong nhận thức về đội ngũ
trí thức nước ta hiện nay.
Nhà khoa học quản lý nổi tiếng thế giới Peter F. Drucker đặc biệt quan tâm
đến mẫu hình người lao động trong sản xuất. Trong cuốn Những thách thức của
quản lý trong thế kỷ XXI (Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2003) ông cho rằng: “Tài sản
có giá trị nhất của một công ty ở thế kỷ XX là thiết bị sản sản xuất. Còn tài sản giá
trị nhất của một tổ chức thế kỷ XXI, bất kể là kinh doanh hay phi kinh doanh, sẽ là
người lao động tri thức và năng suất của họ” [16; 205]. Ông chỉ ra 6 nhân tố tác
động đến năng suất của người lao động trí thức, đó là: nhận thức rõ nhiệm vụ lao
động là gì; khả năng tự chịu trách nhiệm về bản thân và quá trình lao động của
mình; thực hiện sự đổi mới thường xuyên hay không; khả năng học tập và tự học
hỏi; mức độ quan tâm đến chất lượng lao động; và người lao động luôn được đối xử
như là tài sản hơn là chi phí. Đó có thể coi là những tiêu chí cho mẫu hình người lao
động tri thức theo quan điểm của tác giả. Trong cuốn Tinh hoa quản trị của Drucker
(Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2008) Durker cho rằng bao trùm lên tất cả, đó phải là
con người có giáo dục. Đó là những con người “có khả năng đem kiến thức phục vụ
hiện tại, chứ chưa nói đến việc định hình tương lai”, “cần biết và tôn trọng những
nền văn hóa và truyền thống khác nhau”, “không nên chỉ biết đến sách vở thuần túy
mà cần có những nhận thức và phân tích, tất cả do đào tạo mà thành”, phải trở thành
công dân toàn cầu về mặt hoài bão, tầm nhìn và thông tin, có khả năng thực hành
kiến thức trong tổ chức, phải có khả năng học tập liên tục. “Cá nhân càng học cao,
có chuyên môn cao thì sự nghiệp của họ càng cao” [17; 408]. Điều đó cũng có
nghĩa là “giáo dục chiếm vị trí trung tâm trong xã hội tri thức, trường học sẽ là thiết
chế trung tâm” [17; 385].
1.1.2. Về vai trò của trí thức
Trong hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của trí thức
đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí thức Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 đã chỉ rõ
vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trước vận mệnh của dân tộc. Người trí thức, theo
quan điểm của tác giả, phải là người trước hết ý thức được trách nhiệm của mình
với tương lai của đất nước, trăn trở với thời cuộc, tìm cách để góp phần đưa đất
nước tiến kịp với bạn bè năm châu. Vai trò của trí thức được thể hiện trên các khía
cạnh cơ bản, đó là góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia
13
vào việc biên soạn hoặc đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự
thảo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án KT -
XH và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia. Trí thức là đại diện cho trí tuệ của dân
tộc, luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với tiền đồ của Tổ quốc. Những
trí thức chân chính bao giờ cũng nặng lòng yêu nước, thương dân, dám rũ bỏ tị
hiềm, mặc cảm để làm tròn trách nhiệm của mình với dân, với nước [69; 237]. Dù
cuốn sách đã đề cập khá nhiều bằng cách này hay cách khác đến vai trò của trí thức,
nhưng do đối tượng của mỗi bài viết là các đối tượng trí thức cụ thể chứ không phải
là một cuốn tài liệu nghiên cứu về trí thức, vì vậy, tác giả chưa có sự phân tích khái
quát vai trò của trí thức.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 đã bàn đến vai trò của trí thức Việt Nam đối
với tiến bộ xã hội nói chung và trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói riêng. Tác
giả khẳng định, trí thức một mặt là kết quả của tiến bộ xã hội, nhưng mặt khác, sự
phát triển của trí thức đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần giải phóng con
người khỏi sự chi phối của những lực lượng tự phát trong tự nhiên và trong xã hội.
Tác giả đã phân tích vai trò chung của trí thức theo sự phân chia xã hội thành các
lĩnh vực lớn là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và tái sản xuất con người. Bao
gồm: Thứ nhất, tri thức khoa học và công nghệ do đội ngũ trí thức sản xuất đã làm
cho lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển. Thứ hai, đội ngũ trí thức góp
phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân sau khi đất
nước đổi mới, mở cửa. Thứ ba, trí thức có vai trò ngày càng quan trọng trong việc
giải phóng con người, giải phóng xã hội trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng và văn minh. Cách tiếp cận như vậy có tính khái quát cao nhưng lại
không làm rõ được vai trò đa dạng của trí thức trong đời sống hiện thực và cũng
không thấy được vai trò đặc trưng của trí thức trong thời đại tiếp nhận, chuyển giao
khoa học công nghệ như hiện nay.
Trong khi đó, tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên) trong cuốn Định hướng phát
triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001 đã nhấn mạnh 3 vai trò cơ bản của trí thức: vai trò của trí thức trong phát triển
lực lượng sản xuất, xây dựng nền KT - XH như một lực lượng sản xuất trực tiếp;
vai trò của trí thức trong sáng tạo văn hóa, giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội,
phát huy bản sắc dân tộc và vai trò của trí thức trong lãnh đạo, quản lý đất nước,
điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò
14
thứ hai, được coi như thiên chức riêng của đội ngũ trí thức. Tác giả cho rằng, quá
trình phát triển hội nhập trong “thế giới phẳng” hiện nay làm cho sự giao thoa văn
hóa, vay mượn văn hóa là tất yếu nhưng mỗi quốc gia, dân tộc cần phải giữ gìn, bảo
vệ những giá trị tinh thần cốt lõi như là nền tảng phát triển cho quốc gia mình.
Muốn làm được điều đó, đội ngũ trí thức là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong
việc “bắt chước” một cách thông minh, sáng tạo một cách chọn lọc các giá trị dựa
trên các giá trị văn hóa ngoại lai, mang lại lợi ích thiết thực cho dân tộc, vừa bảo vệ
được giá trị văn hóa truyền thống lại vừa đưa nền văn hóa dân tộc hội nhập với
những nền văn minh tiên tiến của nhân loại. Việc đề cập đến vai trò của trí thức trên
3 lĩnh vực trên của tác giả đã khái quát được vai trò to lớn của trí thức. Tuy nhiên,
khi tách vai trò quản lý đất nước thành một vai trò tương đương với hai vai trò còn
lại là một sự nhấn mạnh có chủ đích của tác giả theo chúng tôi có phần thiếu hợp lý.
Bởi vì trong bối cảnh hiện nay, không chỉ có quản lý đất nước là vai trò quan trọng
và nổi bật mà còn có những vai trò khác cũng nổi bật, thậm chí còn nổi bật hơn như
vai trò sáng tạo và chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực thì
tác giả lại chưa có sự đầu tư phân tích thích đáng.
Tác giả Nguyễn Văn Khánh trong cuốn Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức
trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước (chủ biên, 2004, Nxb Thông tấn,
Hà Nội) đã khẳng định lại quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách
mạng vô sản, những đóng góp của trí thức trong xây dựng và phát triển nền văn hóa
dân tộc, trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ góc độ nghiên cứu của
một nhà sử học, tác giả đã làm rõ vai trò, đóng góp của trí thức trong tiến trình cách
mạng Việt Nam giai đoạn trước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn
của Đảng đối với trí thức.
Một trong những tác giả có sự nhìn nhận và phân tích kỹ lưỡng vai trò mang
tính đặc trưng của trí thức trong giai đoạn hiện nay là tác giả Nguyễn Đắc Hưng.
Trong cả hai cuốn Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 và cuốn Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tác giả Nguyễn Đắc Hưng nhất quán đánh giá vai trò
quan trọng của trí thức đối với quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay. Không chỉ là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, trí thức có vai
trò đặc biệt quan trọng khi cuộc cách mạng KH&CN diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Trí
thức không chỉ quyết định trong vai trò sáng tạo các giá trị vật chất mà còn trong
15
sáng tạo các giá trị tinh thần. Trong hoàn cảnh một nước nghèo, trình độ dân trí còn
thấp như Việt Nam, trí thức còn có vai trò quan trọng nữa là nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi
mới và có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, văn minh cho dân
tộc. Do mục đích nghiên cứu, nên ở công trình công bố năm 2005, tác giả chỉ mới
đề cập một cách khái quát, chung chung về vai trò của trí thức, chưa có sự phân tích
xác đáng và luận chứng bằng những khía cạnh cụ thể vai trò của họ trong sự phát
triển của xã hội.
Cùng mạch nghiên cứu như cuốn sách đã công bố năm 2005, trong cuốn thứ
hai, vai trò của trí thức được tác giả bổ sung và làm rõ thêm trên các khía cạnh mới.
Tác giả nhấn mạnh, chính đội ngũ trí thức là nhân tố quyết định việc thực hiện
những mục tiêu phát triển bền vững của xã hội khi họ có thể tạo ra những sản phẩm
có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao, thân thiện với môi trường. Đối với nước phát
triển sau như Việt Nam thì đội ngũ trí thức càng cần phát huy vai trò của mình trong
phát triển kinh tế rút ngắn, nhảy vọt. Hơn thế nữa, sự gần gũi về mặt nguồn gốc
giữa ba lực lượng cơ bản là công nhân, nông dân và trí thức chính là nền tảng để
xây dựng khối liên minh công - nông - trí, là cơ sở và hạt nhân của sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc. Và vì vậy, ở Việt Nam, đội ngũ trí thức còn có trách nhiệm tuyên
truyền giải thích chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc cho toàn thể xã hội, khơi dậy
trong nhân dân lòng tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chung
sức, chung lòng quyết tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phồn vinh, hạnh phúc.
Trong cuốn Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tác giả Ngô Thị Phượng
phân tích khá chi tiết vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong
sự nghiệp đổi mới. Theo tác giả, vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn thể
hiện qua bốn khía cạnh cơ bản: vai trò quyết định trong xây dựng và phát triển các
quan điểm, tư tưởng, học thuật khoa học xã hội và nhân văn; truyền bá tri thức khoa
học xã hội và nhân văn, góp phần đào tạo và phát triển con người; phê bình và phản
biện, dự báo xã hội; là lực lượng trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và phát triển
một mô hình xã hội nhất định. Tác giả khẳng định, trong bất cứ xã hội nào cũng cần
quan tâm đến trên tất cả nội dung trên và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa
học xã hội và nhân văn phải khai thác đầy đủ ở cả bốn nội dung đó. Nếu không sẽ
dẫn đến tình trạng “lãng phí chất xám”. Những vai trò mà tác giả đã phân tích là
16
một sự tham khảo hữu ích cho việc làm rõ vai trò của cả đội ngũ trí thức nói chung
từ vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn nói riêng.
Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội
Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) khẳng định, khoa học xã hội có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào. Việc phát huy vai
trò của trí thức khoa học xã hội là một hướng tiếp cận nhằm phát huy vai trò của đội
ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới. Theo tác giả, khoa học xã hội và khai
thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội có vai trò to lớn đối với quá trình phát
triển hiện đại. Khi lực lượng sản xuất xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự
phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ, trí thức khoa học xã hội và nhân văn
càng có vai trò quan trọng hơn. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội nếu tách rời
khỏi những mục tiêu xã hội nhân văn thì nó sẽ là khởi đầu của một quá trình “tự
hủy diệt”. Hay những phát kiến của khoa học tự nhiên và công nghệ nếu không đặt
trên lập trường tiến bộ, không được dẫn đường bởi những nhận thức đúng đắn, nhân
bản của khoa học xã hội thì những phát kiến kia rất dễ phản tác dụng. “Vai trò của
các khoa học xã hội là to lớn trong việc phân tích những sự chuyển dịch xã hội gắn
với thành tựu của khoa học và công nghệ, và trong việc tìm kiếm giải pháp cho
những vấn đề đang nảy sinh” và “các nhà khoa học là người chịu trách nhiệm đặc
biệt trong việc ngăn chặn sử dụng các thành quả khoa học một cách không thể chấp
nhận được về mặt đạo đức và gây hậu quả có hại” [70; 64]. Trách nhiệm của người
trí thức khoa học xã hội cũng ngày càng nặng hơn đối với các quá trình xã hội và
trực diện hơn với những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Cùng tham gia giải
quyết các tình huống có sẵn trong cuộc sống, sát cánh với các chính khách, các nhà
hoạt động xã hội, các trí thức khoa học xã hội đã trực tiếp sáng tạo hoặc tham gia
thẩm định, phản biện các giải pháp, góp phần rất lớn cho sự ổn định, thịnh vượng
của xã hội. Cách tiếp cận độc đáo của tác giả đã cho người đọc hình dung được vai
trò to lớn và phong phú của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn hiện nay.
Đó là những luận cứ quan trọng để các công trình đi sau học hỏi.
Ngô Huy Tiếp (chủ biên, 2008) trong cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội cho
rằng, đội ngũ trí thức là nguồn lực trí tuệ quan trọng cho sự phát triển KT - XH đối
với mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế. Họ có vai trò to lớn trong việc
sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần, đem lại những thành tựu quan trọng
trong khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã
17
hội. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện nay,
vai trò của đội ngũ trí thức được tác giả phân tích toàn diện trên tất cả các mặt, từ
xây dựng luận cứ cho quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước (chính trị) đến
thúc đẩy quá trình CNH, HĐH (kinh tế), đến đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
(giáo dục) đến phát triển nền văn hóa dân tộc (văn hóa). Tác giả đã nhấn mạnh vai
trò đầu tiên của trí thức như là vai trò quan trọng nhất. Đó là một sự nhấn mạnh rất
cần thiết để làm rõ được mục đích nghiên cứu của công trình, rồi mới đến vai trò
của trí thức trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa. Cách phân tích như vậy theo
chúng tôi là khá toàn diện tuy nhiên lại chỉ phù hợp với mục đích nghiên cứu của
công trình chứ chưa phản ánh được đúng vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay.
Các tài liệu nước ngoài về vấn đề này có thể kể đến công trình của các tác
giả Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (chủ biên), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân
tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
Đây là cuốn sách trình bày, tổng kết một cách toàn diện tư tưởng của Đặng Tiểu
Bình - “tổng công trình sư của công cuộc cải cách, mở cửa và xây dựng hiện đại hóa
xã hội chủ nghĩa Trung Quốc (…), sáng lập ra lý luận xây dựng một mô hình chủ
nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” [45; 11]. Nhân tài là một bộ phận và là bộ
phận tinh túy nhất của trí thức, là then chốt của phát triển; tôn trọng trí thức, tôn
trọng nhân tài là kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, “then chốt của thành bại
trong công việc là có phát hiện được nhân tài, có sử dụng được nhân tài hay không”
[45; 52]. Sự hưng suy, thành bại của một quốc gia, một dân tộc, một sự nghiệp
không phải ở tài nguyên, không ở tiền vốn, không ở thiết bị, mà ở chỗ có hay không
có hàng loạt nhân tài kiệt xuất. Quan niệm “then chốt là ở con người” của Đặng
Tiểu Bình không chỉ có ý nghĩa đối với Trung Quốc những thập niên trước đây, tạo
ra những bước phát triển nhảy vọt cho quốc gia này mà còn là những nguyên tắc
mang tính định hướng cho cả Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Những tư tưởng về
nhân tài với tầm nhìn sâu rộng của Đặng Tiểu Bình còn có giá trị tham khảo cho
những nước đi sau như Việt Nam.
Cuốn Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1 của các tác giả Triệu Vĩnh Hiền,
Trương Hạo Hàm, Hoàng Duy … (Trung Quốc), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
ấn hành bản dịch năm 2013 cho rằng, nhân tài có vai trò quan trọng nhất, là nguồn
tài nguyên số một đối với sự phát triển của quốc gia. Bởi chính nhân tài quyết định
tính tiên tiến của lực lượng sản xuất, là nền tảng cho đất nước phát triển phồn thịnh,
nhân tài ảnh hưởng đến tiến trình tương lai của thế giới. “Nhân tài có sự tích lũy và
18
nắm bắt chuyên môn đối với kiến thức mới nhất của một lĩnh vực khoa học kỹ thuật
nào đó, các công việc mang tính chuyên môn mà họ làm tất nhiên trở thành đầu tàu
của lực lượng sản xuất tiên tiến (…) Nhân tài giỏi nắm bắt điểm chuyển ngoặt của
những vấn đề trọng đại trong phát triển KT - XH, khai thác những lĩnh vực mà con
người chưa biết đến” [44; 36]. Đặc biệt khi Trung Quốc tiến hành trỗi dậy trong
điều kiện tài nguyên thiên nhiên ngày càng hạn hẹp thì tài nguyên con người, nhất
là nhân tài là nguồn tài nguyên có tính căn bản nhất, có tiềm năng khai thác và khai
thác có giá trị cao nhất, đồng thời, đây sẽ là lực lượng tạo nên sức cạnh tranh quốc
gia cho Trung Quốc với lợi thế về dân số đang có hiện nay. Cần biến thế mạnh về
nhân tài chuyển thành thế mạnh phát triển đất nước. Muốn vậy “cần phải tạo ra một
sân chơi để nhân tài thể hiện hết tài năng của mình, xây dựng môi trường thuận lợi
để nhân tài phát huy vai trò của mình” [44; 75].
1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu về thực trạng trí thức Việt Nam và thực
trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay
1.2.1. Về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay
Đây là vấn đề được bàn đến khá rộng rãi. Hầu hết các công trình đều phân
tích thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam trên ba phương diện: thực trạng về số
lượng, thực trạng về cơ cấu và thực trạng về chất lượng đội ngũ trí thức Việt Nam.
Bằng những số liệu xác đáng và cập nhật tại thời điểm nghiên cứu, với các luận giải
có tính lý luận cao, các công trình đã phác họa được bức tranh về đội ngũ trí thức
Việt Nam. Tùy vào phương diện tiếp cận, mục đích nghiên cứu, các công trình nhấn
mạnh đến một số những phương diện riêng.
Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức
Việt Nam trong CNH, HĐH (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) sau khi làm rõ
thực trạng của đội ngũ trí thức qua những mặt mạnh, những nhược điểm của đội
ngũ trí thức về số lượng, cơ cấu và chất lượng đã phân tích những tâm tư, nguyện
vọng của đội ngũ trí thức như là một phương diện quan trọng phác họa nên thực
trạng đội ngũ trí thức Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Theo tác giả, tâm tư,
nguyện vọng của trí thức rất phức tạp, thậm chí đôi khi còn mâu thuẫn nhưng nó
luôn phản ánh những trăn trở của trí thức trước thời cuộc. Đó là tâm trạng lo lắng về
những bất cập trong sự phát triển của đội ngũ; những băn khoăn, lo lắng của trí thức
trước những vấn đề nhức nhối của đất nước; những băn khoăn về chế độ đãi ngộ
của Đảng và Nhà nước đối với trí thức; nguyện vọng được tự do, dân chủ hơn trong
sáng tạo cái mới, nhất là cái mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa
19
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những băn khoăn của trí thức trước những
vấn đề nhức nhối của xã hội như tệ tham nhũng, quan liêu, sự tha hóa phẩm chất
đạo đức của cán bộ, sự suy giảm lòng tin của dân với Đảng với chính quyền; và
cuối cùng, nguyện vọng chung của đại đa số trí thức Việt Nam là được đào tạo, sử
dụng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nhất là với những trí thức tài năng.
Tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong 3 cuốn sách là Trí thức Việt Nam trước yêu
cầu phát triển đất nước (2005), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại (2008) và Trí
thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập (2009) cũng đồng quan điểm như vậy với
tác giả Phạm Tất Dong. Ngoài ra, trong các cuốn này tác giả còn có những phân tích
khá sâu sắc một số phương diện mới trong thực trạng đội ngũ trí thức hiện tại, như
tình trạng trí thức giữ chức vụ lãnh đạo trong xã hội chiếm tỷ lệ cao, tình trạng thiếu
sự gắn bó giữa các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất. Sau khi phân tích thực
trạng đội ngũ trí thức, tác giả trình bày những trăn trở của đội ngũ trí thức hiện nay.
Tác giả cho rằng, một trong những yêu cầu cơ bản nhất là phải nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo để xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ yêu cầu CNH, HĐH đất nước hiện nay. Những kiến giải mà tác giả đưa ra
là rất xác đáng. Tuy nhiên, theo tác giả luận án, kiến giải về nguyên nhân dẫn tới
những bất cập trong đội ngũ trí thức hiện nay như vậy là chưa thực sự toàn diện khi
chưa đề cập đến nguyên nhân chủ quan từ bản thân đội ngũ trí thức. Mặt khác,
những trăn trở, tâm trạng của đội ngũ trí thức chưa được đề cập đến đối với tình
hình an ninh chính trị, vấn đề an ninh quốc gia của đất nước hiện nay. Hạn chế này
là hạn chế mang tính lịch sử, vì vấn đề quốc phòng, an ninh thực ra chỉ trở thành
vấn đề nóng trong những năm gần đây, khi chủ quyền quốc gia bị các nước láng
giềng xâm phạm, đặc biệt là Trung Quốc.
Tác giả Ngô Huy Tiếp trong cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với trí thức nước ta hiện nay sau khi khái quát thực trạng đội ngũ trí thức thông
qua các phương diện cơ bản về số lượng, về cơ cấu của đội ngũ trí thức cả những
mặt mạnh và mặt yếu, đã làm rõ quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với đội ngũ trí thức, do vậy các tác giả đã tập trung nhiều hơn vào việc phân tích
thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức nước ta từ những
năm 1986 đến sau Đại hội X, chỉ ra những bước tiến quan trọng trong quá trình đổi
mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với trí thức. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra
hạn chế, về tình trạng chậm và lúng túng trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với trí thức.
20
Cùng có cách triển khai như vậy, trong đề tài “Xây dựng và phát huy nguồn
lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” (mã
số KX.03.22/06-10, thuộc Chương trình KH&CN cấp Nhà nước) do Nguyễn Văn
Khánh làm chủ nhiệm đã phác họa bức tranh về nguồn lực trí tuệ Việt Nam về số
lượng, cơ cấu và chất lượng của nó với các số liệu thống kê chi tiết và đáng tin cậy.
Đồng thời, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí
tuệ ở Việt Nam hiện nay thông qua tính hợp lý của sự phân công công việc, mức độ
phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, đánh giá của đội ngũ cán bộ về việc thực hiện
cơ chế, chính sách trong các cơ quan hiện nay. Do mục đích và phương pháp trình
bày, các tác giả không đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó mà chỉ ra
những thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ hiện nay. Đó là một
cách tiếp cận khá độc đáo để từ đó có thể tìm ra những phương hướng và giải pháp phù
hợp thay vì tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Đó là một điểm sáng mà tác giả
luận án cần học hỏi và kế thừa trong quá trình triển khai luận án của mình.
Có thể nói công trình Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2010 -
2020, Đề tài cấp Nhà nước KX.04.16/06-10 do Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm là
công trình có sự nghiên cứu công phu, tỉ mỉ và phong phú nhất về thực trạng đội
ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Bằng những cứ liệu phong phú và sự phân tích trên
nhiều phương diện cụ thể, đề tài đã cung cấp cho người đọc bức tranh khái quát về
thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay thông qua những con số “biết nói” ở
tầm vĩ mô. Hơn thế nữa, đề tài phân tích thực trạng vấn đề sử dụng trí thức và trọng
dụng nhân tài với nhiều điểm bất cập, về cả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về việc thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức nhất là các trí thức trẻ, trí
thức nữ, trí thức trong các lĩnh vực riêng lẻ. Phương diện thứ ba, đề tài phân tích
thực trạng trí thức trên các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, trong đó những
lĩnh vực được phân tích đầu tiên là GD - ĐT, KH - CN, rồi đến lĩnh vực nghiên cứu
lý luận chính trị - tư tưởng, lĩnh vực lý luận Mác - Lênin, lập pháp, hành pháp, tư
pháp, văn hóa,… Đề tài đã cung cấp một bức tranh vừa tổng thể lại vừa tỉ mỉ về
thực trạng trí thức Việt Nam. Đó là một thành công đáng ghi nhận và cần học hỏi.
Tác giả luận án cũng đồng tình quan điểm thừa nhận vai trò của việc sử dụng và đãi
ngộ nhân tài như là việc quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của trí
thức hiện nay để có thể tách thành một hạng mục riêng được phân tích trước khi
phân tích thực trạng trí thức trong các lĩnh vực trọng yếu của xã hội. Tuy nhiên, khi
làm như vậy, tác giả luận án nhận thấy có sự chồng chéo về đối tượng phân tích. Vì
21
thực chất, lực lượng trí thức trẻ, trí thức nữ, trí thức làm việc cho các tổ chức tư nhân, ở
các địa phương… khi phân tích theo các lĩnh vực thì cũng đã bao gồm trong đó.
Ngoài phác họa bức tranh về đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung, một số
công trình khác đã đi sâu phân tích làm sáng tỏ thực trạng đội ngũ trí thức trên các
lĩnh vực hẹp. Tác giả Nguyễn Văn Sơn (2002) trong cuốn Trí thức giáo dục đại học
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã xây
dựng nên một bức tranh về thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục đại học - một bộ
phận quan trọng của đội ngũ trí thức về cơ cấu và chất lượng trên những điểm nổi
bật. Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã
hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) đã làm rõ thực trạng đội ngũ
trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả đánh giá cao tiềm lực của đội ngũ trí
thức khoa học xã hội về năng lực lao động khoa học, về tính tích cực chính trị - xã
hội, về khả năng tiếp nhận và truyền bá giá trị khoa học của trí thức khoa học xã hội
nước ta. Các tác giả đã có những kiến giải sâu sắc và xác đáng về nguyên nhân dẫn
đến những bất cập còn tồn tại. Cách kiến giải của cả hai tác giả làm người đọc dễ
dàng nắm được bức tranh tổng thể với những biểu hiện không quá chi tiết nhưng lại
có những căn nguyên rất rõ ràng. Đó là một điểm tích cực đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, điều đó cũng chính lại là một điểm hạn chế của hai công trình này vì những
kết luận đưa ra còn mang tính khái quát, chưa được minh chứng phong phú và cập
nhật bằng các số liệu cụ thể.
1.2.2. Về thực trạng thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay
Qua việc khảo sát các tài liệu, có thể nhận thấy, hầu hết các công trình bàn về
thực trạng đội ngũ trí thức nói chung mà ít có công trình bàn về thực trạng việc thực
hiện vai trò của đội ngũ trí thức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến đan xen trong một
số nội dung mà không phải là chủ đề nghiên cứu của các công trình. Có 2 công trình
tiêu biểu đã bàn đến vấn đề này, dù không trùng đối tượng nghiên cứu nhưng chúng
tôi có thể kế thừa phương pháp nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã
hội và nhân văn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 đã có sự phân tích khá kỹ
lưỡng nội dung này khi ông khảo sát thực trạng việc phát huy tiềm năng trí thức
khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Theo tác giả, việc phát huy tiềm năng trí
thức khoa học xã hội và nhân văn hiện nay đã có những thành tựu lớn. Nhưng việc
phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội bên cạnh những thành tựu còn nhiều
hạn chế. Đó là hạn chế trong việc đào tạo và sử dụng trí thức khoa học xã hội, chất
22
lượng đào tạo nhân lực còn nhiều chênh lệch giữa các phương thức đào tạo, hạn chế
trong đào tạo sau đại học, hiệu quả sử dụng lao động trí óc trong khoa học xã hội
còn thấp, sự khác biệt giữa đào tạo và sử dụng trí thức khoa học xã hội còn lớn, tình
trạng lãng phí chất xám khoa học xã hội, thất thoát nhân lực khoa học xã hội, đầu tư
không thích đáng cho khoa học xã hội, thái độ không đúng đắn đối với khoa học xã
hội… Điểm đặc biệt trong công trình này, tác giả nhìn nhận những hạn chế của đội
ngũ trí thức khoa học xã hội trong mối quan hệ với thực trạng quá trình phát huy
tiềm năng đội ngũ này. Chính những hạn chế trong việc phát huy tiềm năng trí thức
khoa học xã hội dẫn đến những hạn chế của họ. Những hạn chế đó vừa phản ánh sự
chưa hoàn bị của đội ngũ trí thức khoa học xã hội nhưng đồng thời cũng phản ánh
sự bất hợp lý trong quá trình khai thác tiềm năng đội ngũ này. Muốn giải quyết các
hạn chế đó cần đặt trong mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và trong mối quan hệ với
thực tiễn. Việc nhận thức đúng những hạn chế và có giải pháp giải quyết thấu đáo
thì đồng thời chính là quá trình chủ động phát huy tiềm năng của chính đội ngũ này.
Cùng đối tượng nghiên cứu như của tác giả Nguyễn An Ninh, tác giả Ngô
Thị Phượng trong cuốn Đội ngũ khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) đã có những phân tích rất cụ thể và
chi tiết về thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và
nhân văn Việt Nam hiện nay. Tác giả luận án nhận thấy có thể kế thừa cách thức
triển khai rất logic nội dung này của công trình. Toàn bộ phần này, tác giả đã phân
tích những mặt tích cực và tiêu cực của từng vai trò đã nêu trong phần lý luận. Sau
khi chỉ ra những mặt hạn chế trong việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức khoa
học xã hội và nhân văn, tác giả chỉ ra nguyên nhân những hạn chế đó. Nhờ cách
triển khai chặt chẽ đó, chương tiếp theo của công trình đã đề xuất được nhiều giải pháp
có tính đột phá và giải quyết hữu hiệu những căn nguyên đã chỉ ra ở chương này.
1.3. Các công trình, đề tài nghiên cứu về giải pháp xây dựng và phát huy vai
trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay
Hầu hết các công trình nghiên cứu khi bàn về trí thức đều đề xuất các định
hướng và giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu
phát triển của đất nước. Trong phạm vi khảo sát của luận án, chúng tôi tổng quan
những tài liệu tiêu biểu về vấn đề này.
Trong cuốn Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước (Nxb Lao động,
1998), các tác giả Nguyễn Quốc Bảo và Đoàn Thị Lịch đã có cách tiếp cận khá độc
đáo trong việc đề xuất các giải pháp phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức hiện
23
nay. Các tác giả cho rằng, để phát huy tiềm năng của trí thức trong giai đoạn hiện
nay, vấn đề cơ bản trước hết là phải xây dựng một đội ngũ trí thức mạnh về số
lượng và chất lượng. Chất lượng ở đây theo các tác giả bao gồm trình độ học vấn
chuyên môn, năng lực lao động sáng tạo và sự chín muồi về tư tưởng chính trị, trình
độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của trí thức. Muốn đạt được nội dung thứ nhất, cần
tiếp tục đổi mới công tác GD - ĐT trên mọi phương diện. Muốn đạt được nội dung
thứ hai, đòi hỏi người trí thức không ngừng nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ trí thức hiện nay thì một trong những chính sách cần bổ sung và hoàn
thiện là phải khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”. Muốn vậy, cần ban hành
những văn bản pháp luật quy định sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa cơ quan đào
tạo, người được đào tạo và người sử dụng lao động. Đồng thời, Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên - là lực lượng chiếm một nửa số
lượng trí thức nước ta. Không những vậy, bản thân đội ngũ trí thức cũng cần phải tự
đổi mới cả trong nhận thức và hoạt động sáng tạo. Người trí thức ngoài việc không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn còn phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững
vàng, tác phong làm việc khoa học, lối sống giản dị, lành mạnh, ra sức phấn đấu
“trở thành người chiến sĩ dũng cảm, trung thực trên mặt trận khoa học - kỹ thuật,
một lòng một dạ phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc” [5; 94].
Mặc dù các tác giả không phân tích sâu các giải pháp để phát huy tiềm năng
đội ngũ trí thức, nhưng những kiến giải mà các tác giả đưa ra được lập luận theo
một thứ tự ưu tiên riêng, xuất phát từ mục đích và cách triển khai nội dung của công
trình. Các giải pháp đưa ra theo chúng tôi là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, để khơi
dậy và phát huy hơn nữa tiềm năng của trí thức thì những giải pháp mà các tác giả
trình bày còn ít và chưa đề cập một cách toàn diện.
Các tác giả Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng trong cuốn Phát triển giáo
dục, đào tạo nhân tài (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), ngoài các giải pháp
về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tôn vinh nhân tài, các tác giả còn đề
xuất một giải pháp khá mới mẻ, đó là giải pháp phát triển mô hình giáo dục học sinh
năng khiếu và đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng và đào tạo, bồi dưỡng các nghệ nhân
tài năng, các nhà doanh nghiệp giỏi. Theo các tác giả, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần
“thực hiện chính sách đào tạo kỹ sư và cử nhân tài năng, có chính sách đãi ngộ và
sử dụng một cách tốt nhất ngay sau khi được đào tạo để các kỹ sư và cử nhân tài
năng sau khi tốt nghiệp nhanh chóng phát huy khả năng của mình phục vụ đất
24
nước” [96; 316]. Việc đề xuất giải pháp về bồi dưỡng và phát huy đội ngũ doanh
nghiệp giỏi theo chúng tôi là một quan điểm khá mới mẻ vào thời điểm này. Thực tế
đã chứng minh đây là một hướng giải pháp đúng đắn và thiết thực, vì hơn lúc nào
hết, đội ngũ doanh nhân giỏi cùng với các trí thức và các nhà quản lý giỏi đang là
những trụ cột nhân lực để phát triển đất nước trong thời đại kinh tế tri thức, hội
nhập toàn diện hiện nay.
Cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện
nay (2008) của tập thể các tác giả Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, do TS. Ngô Huy Tiếp làm chủ biên là một trong những cuốn đã có sự phân
tích sâu sắc về những giải pháp phát triển trí thức từ phương diện đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng với trí thức. Các tác giả đã đề xuất một hệ thống phong phú
các giải pháp, từ các giải pháp về nhận thức, tư tưởng đến công tác xây dựng đội
ngũ các nhà khoa học. Đồng thời các tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới chính sách đào tạo, thu
hút, sử dụng, tôn vinh và đãi ngộ đối với trí thức hiện nay. Một trong những điểm
đặc biệt của công trình này là việc phân tích một cách toàn diện các phương pháp
nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức chứ không chỉ qua
các giải pháp cơ bản, chung chung như đa số các công trình khác đã làm. Trong đó,
có thể kể đến giải pháp quan trọng là tăng cường nhận thức về vai trò của trí thức,
tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong các tập thể trí thức và giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý KH&CN vừa có tâm lại vừa có tầm.
Cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH của
tác giả Phạm Tất Dong, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã đề ra những quan
điểm có tính định hướng chính sách lớn trong việc phát triển đội ngũ trí thức với tư
cách là nguồn nhân lực cơ bản trong quá trình phát triển đất nước những năm đầu
thế kỷ XXI. Tác giả khẳng định, một mặt Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao
vai trò của trí thức trong quá trình kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá
trình phát triển đất nước hiện nay, nhưng mặt khác, những quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với trí thức còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy hết
tiềm năng vai trò của trí thức. Để khắc phục những hạn chế và phát huy vai trò của
trí thức cần thực hiện những định hướng chính sách lớn. Đó là các định hướng lớn
về việc coi trọng vai trò của con người nói chung, vai trò của giáo dục, đào tạo, tăng
cường đầu tư cho KH&CN, về mạnh dạn đổi mới cơ chế với trí thức và thực hiện
chế độ đãi ngộ hợp lý đối với trí thức. Những định hướng mà tác giả đề ra là những
25
định hướng lớn, có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, giới trí
thức bao gồm nhiều tầng nấc khác nhau với những đặc điểm khác nhau, việc đề ra
các giải pháp chung cho tất cả trí thức là việc khó khăn. Vì vậy, tác giả chỉ dừng lại
ở việc đề ra những định hướng cho quá trình hoạch định chính sách mà không đề
xuất các giải pháp thực hiện. Theo chúng tôi, đề ra định hướng là quan trọng, nhưng
nếu chỉ dừng lại ở định hướng chung chung mà không cụ thể hóa thành các chính
sách cụ thể thì khó có thể nhanh chóng phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu
của quá trình phát triển đất nước hiện nay.
Trong 3 cuốn sách Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước
(2005), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại (2008) và Trí thức Việt Nam bước vào
thời kỳ hội nhập (2009), tác giả Nguyễn Đắc Hưng đã xây dựng một hệ thống các
giải pháp khá toàn diện để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở
những quan điểm và phương hướng cơ bản mà công trình đầu tiên đề ra, trong 2
cuốn còn lại, tác giả đã đề ra những giải pháp căn bản để phát triển đội ngũ trí thức
Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Theo tác giả, việc đầu tiên cần
phải làm đó là phải đổi mới giáo dục toàn diện nhằm tạo ra được một nguồn tài
năng cho đất nước. Đổi mới giáo dục không chỉ là công việc riêng của ngành giáo
dục mà là của cả xã hội, bao gồm từ việc hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách
của Đảng, Nhà nước, đến các chủ thể giáo dục và mỗi cá nhân trong xã hội. Để có
thể nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, một
trong những giải pháp cần thiết là “phải nhanh chóng ban hành một số cơ chế
khuyến khích và bắt buộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất phải
kết hợp với nhau, sao cho các kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng được triển
khai ứng dụng vào giảng dạy và sản xuất” [48; 247]. Cũng như đại đa số các công
trình khác, tác giả cũng cho rằng, để xây dựng được đội ngũ trí thức hiện nay còn
phải thực hiện đổi mới chính sách sử dụng trí thức và phải có những chính sách đặc
biệt để thu hút trí thức ở nước ngoài. Về cơ bản, các giải pháp mà tác giả đề xuất
đều sát thực với thực trạng và những vấn đề hạn chế, bất cập của trí thức mà phần
trước công trình đã nêu, là những giải pháp thiết thực để phát triển đội ngũ trí thức
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Tuy nhiên, khi đề xuất các giải pháp,
tác giả lại lồng ghép khá nhiều các giải pháp khác nhau vào trong một nội dung, làm
cho cho các giải pháp trở nên thiếu tường minh. Vì vậy, theo chúng tôi, việc đề xuất
các giải pháp, một mặt phải xuất phát từ thực trạng những hạn chế của trí thức nói
chung, nhưng mặt khác cần có sự phân cấp rõ ràng các giải pháp sao cho việc thực
26
hiện các giải pháp vừa toàn diện lại vừa tác động trực tiếp và mạnh mẽ để phát triển
đội ngũ trí thức hiện nay.
Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã
hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) xuất phát từ những vấn đề đặt
ra trong việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội hiện nay, trên cơ sở các
quan điểm và phương hướng cơ bản đã đề xuất những giải pháp mang tính đột phá
để phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên là giải pháp về
nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học xã hội, bao gồm từ nhận thức
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến mọi cơ quan khác trong xã hội
đến bản thân đội ngũ trí thức [70;.238]. Nâng cao nhận thức của xã hội còn là xây
dựng thái độ đúng đắn với sáng tạo của khoa học xã hội, cần có sự trân trọng đối
với các kết quả lao động sáng tạo của các trí thức khoa học xã hội, mặc dù kết quả
của lao động trong khoa học xã hội khó có thể lượng hóa được thành tiền, hay hiện
vật nhưng lại có khả năng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và ổn định của xã
hội [70; 241]. Giải pháp tiếp theo là cần phải tạo động lực cho quá trình phát huy
tiềm năng trí thức khoa học xã hội nước ta, bao gồm động lực vật chất và động lực
tinh thần. Đó là phải có chính sách tiền lương hợp lý theo năng lực và hiệu quả sáng
tạo của lao động thay vì chế độ tiền lương bình quân như hiện nay, chính sách
nhuận bút, tiền thưởng, phụ cấp,… cần phải có sự đãi ngộ khác nhau đối với từng
đối tượng. Đối với các nhà bác học, chuyên gia đầu ngành về khoa học xã hội cần
có sự đãi ngộ đặc biệt để kích thích tiềm năng khoa học xã hội nảy nở và cống
hiến… Động lực tinh thần là “động lực đặc thù có tác động sâu sắc, mạnh mẽ và lâu
bền đối với trí thức khoa học xã hội nước ta” [70; 255]. Những lĩnh vực nhạy cảm
mà động lực tinh thần cần chú ý tác động là: ý thức với vận mệnh của đất nước, ý
thức trách nhiệm nghề nghiệp; tính tích cực chính trị - xã hội; khát vọng sáng tạo
của người trí thức… Nếu biết tác động vào những lĩnh vực nhạy cảm ấy thì chúng ta
sẽ khơi dậy được một nguồn tiềm năng to lớn cho đất nước. Ngoài ra tác giả còn đề
xuất những giải pháp khác để phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội hiện
nay. Về cơ bản các giải pháp này có nhiều điểm tương đồng với nhiều công
trình khác. Theo tác giả luận án, những kiến giải về giải pháp mà tác giả công
trình này đề xuất vừa sát thực lại vừa sâu sắc và có tầm nhìn sâu rộng đối với
việc phát huy tiềm năng trí thức hiện nay. Mặc dù công trình chỉ đề xuất những
giải pháp cho trí thức khoa học xã hội nhưng những đề xuất đó là những kiến
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019
TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019

More Related Content

What's hot

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận văn
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận vănTiểu luận quy luật phủ đ...ận văn
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận vănletambp2003
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcCông Nguyễn
 
Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danTrong Cao
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhLe Nguyen Truong Giang
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 

What's hot (20)

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận văn
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận vănTiểu luận quy luật phủ đ...ận văn
Tiểu luận quy luật phủ đ...ận văn
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPTLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdfPhương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
Phương Pháp Nghiên Cứu Xã Hội Học.pdf
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi dan
 
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định TínhChương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
Chương 3: Các Phương Pháp Dự Báo Định Tính
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 

Similar to TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019

Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...jackjohn45
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-trigiai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-triPhương Thảo Vũ
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019 (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Các Loại Hình Tổ Ch...
 
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCMĐề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
 
Luận án: Quản lý phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp may, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp may, HAYLuận án: Quản lý phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp may, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nhân lực ở các doanh nghiệp may, HAY
 
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Đề tài giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài  giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài  giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-trigiai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
giai-phap-huy-dong-von-dau-tu-phat-trien-nganh-du-lich-tinh-quang-tri
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...
Đối ngoại quốc phòng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong chiến lược bảo v...
 
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tếLuận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
Luận án: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂNPHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN
 

More from phamhieu56

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019phamhieu56
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019phamhieu56
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019phamhieu56
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019phamhieu56
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019phamhieu56
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019phamhieu56
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...phamhieu56
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...phamhieu56
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...phamhieu56
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...phamhieu56
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019phamhieu56
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019phamhieu56
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...phamhieu56
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019phamhieu56
 
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019phamhieu56
 
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...phamhieu56
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...phamhieu56
 

More from phamhieu56 (20)

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
 
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019
 
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
CẨM NANG THAO TÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU DIỄN BIẾN RỪNG (CHO CHI CỤC KIỂM LÂM)_1055501...
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY_10321212052019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ SỰ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LU N ÁN TI N S TRI T HỌC Hà Nội - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ SỰ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS Mã số : 92.29.002 LU N ÁN TI N S TRI T HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VI T THÔNG Hà Nội - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được công bố ở những công trình nghiên cứu khác. Tác giả Luận án Lê Thị Sự
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án..............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .............................................3 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.....................................................................3 7. Kết cấu của luận án ...................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI LU N ÁN...........................................................................................5 1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức...............................5 1.1.1. Về trí thức..........................................................................................................5 1.1.2. Về vai trò của trí thức......................................................................................12 1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu về thực trạng trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay.....................................18 1.3. Các công trình, đề tài nghiên cứu về giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay..................................22 1.4. Đánh giá tổng quát và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.................34 1.4.1. Đánh giá tổng quát các nghiên cứu đã thực hiện ............................................34 1.4.2. Các vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.........................................................36 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LU N CHUNG VỀ TRÍ THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................................................................37 2.1. Quan niệm về trí thức và đặc điểm của trí thức .................................................37 2.1.1. Quan niệm về trí thức......................................................................................37
  • 5. iii 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam..........................................................44 2.2. Quan niệm về vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay ..48 2.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................49 2.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế.......................................................52 2.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................53 2.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội........................................................54 2.2.5. Vai trò của trí thức trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.................................56 2.3. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đối với sự phát triển của đội ngũ trí thức ...................................................................................57 2.3.1. Khái quát về quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay...............................57 2.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đội ngũ trí thức hiện nay......62 2.4. Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay......................................................................................68 2.4.1. Quá trình đào tạo đội ngũ trí thức hiện nay ....................................................68 2.4.2. Quá trình sử dụng đãi ngộ và tôn vinh trí thức hiện nay ................................69 2.4.3. Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong việc tạo điều kiện phát huy tính độc lập, sáng tạo và khả năng phản biện xã hội của đội ngũ trí thức.................................................................................70 CHƢƠNG 3: TRÍ THỨC VÀ VAI TRÕ CỦA TRÍ THỨC - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.............................................................73 3.1. Khái quát thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay..................................73 3.1.1. Những mặt tích cực của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay .........................73 3.1.2. Những hạn chế của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay.................................78 3.2. Thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay .....................................................................................................................86 3.2.1. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực chính trị ....................................................86 3.2.2. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực kinh tế.......................................................93 3.2.3. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực văn hóa .....................................................97 3.2.4. Vai trò của trí thức trong lĩnh vực xã hội......................................................100 3.2.5. Vai trò của trí thức trong bảo vệ Tổ quốc.....................................................104
  • 6. iv 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức hiện nay ..108 3.3.1. Trí thức là bộ phận có vai trò quan trọng để phát triển đất nước nhưng nhận thức về vị trí, vai trò của trí thức hiện nay còn rất hạn chế............................108 3.3.2. Mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức rất cao nhưng chính sách đào tạo, bồi dưỡng trí thức còn nhiều bất cập.............................................................................110 3.3.3. Thực tiễn quá trình phát triển đất nước đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ trí thức nhưng chính sách sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức chưa tạo ra động lực kích thích trí thức phát huy tiềm năng và vai trò của họ..........................112 3.3.4. Để khuyến khích khả năng sáng tạo và phản biện xã hội, trí thức phải được tự do tư tưởng nhưng môi trường dân chủ hiện nay chưa thực sự hoàn thiện...................114 3.3.5. Đội ngũ trí thức là lực lượng sản xuất tiên phong của xã hội nhưng bản thân đội ngũ trí thức chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động trước yêu cầu phát triển đất nước ............................................................................................116 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................119 4.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của đất nước hiện nay..........................................................................................................119 4.2. Đào tạo, bồi dưỡng trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.....123 4.3. Đổi mới chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức phục vụ quá trình phát triển đất nước hiện nay.....................................................................129 4.4. Tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy hơn nữa tính độc lập, sáng tạo của trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay ................................................138 4.5. Tăng cường tính chủ động, tích cực từ bản thân người trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước hiện nay .............................................................................143 K T LU N............................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...........................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................153 PHỤ LỤC...............................................................................................................160
  • 7. v DANH MỤC TỪ VI T TẮT CNH, HĐH : CNH, HĐH CNXH : Chủ nghĩa xã hội FTA : Hiệp định thương mại tự do GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GS. TS : Giáo sư, tiến sĩ KH&CN : Khoa học và công nghệ KHXH : Khoa học xã hội KT – XH : Kinh tế - xã hội NC&PT : Nghiên cứu và phát triển NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước sang một giai đoạn mới - kinh tế tri thức. Động lực cơ bản nhất trong nền kinh tế này không phải tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố vật chất truyền thống mà là tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, do vậy nguồn lực cơ bản nhất là con người. Trong đó, đội ngũ người lao động có trình độ cao có vai trò quyết định đối với sự thành bại của mỗi quốc gia. Xu thế hội nhập toàn diện trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta. Thời cơ ở chỗ chúng ta có thể tiếp thu những thành tựu khoa học mới nhất, những kinh nghiệm quý báu mà các quốc gia đi trước đã phải mất đến hàng trăm năm mới có thể có được ứng dụng vào quá trình phát triển đất nước, đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn lộ trình, sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại, chuẩn bị để bước sang kinh tế tri thức. Nhưng thách thức là ở chỗ liệu đất nước có thể vận dụng thành công hay không những thành tựu của khoa học và công nghệ, có thể vận dụng đúng đắn hay không những kinh nghiệm của các quốc gia khác để sớm trở thành một nước phát triển? Nếu tận dụng thành công chúng ta sẽ phát triển nhanh như một số quốc gia đã làm được, nhưng nếu không, khoảng cách sẽ ngày càng xa, càng tụt hậu trong quỹ đạo phát triển của thế giới. Trong tiến trình phát triển của mình, hiện nay Việt Nam đã bộc lộ ba “điểm nghẽn” đang là những rào cản với tiến trình hội nhập, đó là sự yếu kém về thể chế, chính sách; kết cấu hạ tầng kém phát triển và nguồn nhân lực trình độ thấp. Cả ba điểm nghẽn này có “giải tỏa” được hay không, và đến đâu xét đến cùng là phụ thuộc vào yếu tố nguồn nhân lực. Vì thể chế, chính sách là do con người tạo ra, kết cấu hạ tầng cũng là do trình độ của nguồn nhân lực mà hình thành. Do đó, việc xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực đủ mạnh là một chiến lược trong quá trình phát triển của Việt Nam. Thực tế phát triển của các quốc gia cũng như lý luận phát triển nói chung cho thấy, các bộ phận của nguồn nhân lực chất lượng cao không phải đều có vai trò như nhau. Xét theo lát cắt xã hội, trong các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ trí thức chính là hạt nhân trung tâm, là bộ phận tinh túy và có vai
  • 9. 2 trò quyết định mạnh mẽ nhất đến tốc độ và định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Do đó, cần phải có chiến lược dài hạn làm cho đội ngũ này thực sự phát huy được vai trò tiên phong của mình. Đảng ta nhận thức sâu sắc điều đó, đã đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đội ngũ trí thức trước yêu cầu phát triển đất nước. Qua hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ trí thức đã có bước phát triển lớn. Tuy nhiên, so với yêu cầu CNH, HĐH, quá trình hội nhập toàn diện của đất nước thì trí thức Việt Nam chưa thực sự phát huy được vai trò tiên phong của mình. Mặt khác, thực trạng phát triển của đội ngũ trí thức với những biểu hiện đa dạng, nhiều diễn biến mới đang cho thấy việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức có rất nhiều vấn đề cấp bách cần phải khắc phục. Chưa bao giờ trong lịch sử nước nhà lại có được đội ngũ trí thức đông đảo như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ sự lãng phí chất xám, lãng phí các nguồn lực, những tiêu cực của nhiều trí thức lại gây nhiều bức xúc cho xã hội như bây giờ. Việc xác định đúng vai trò của đội ngũ trí thức với tư cách là hạt nhân trong hệ thống động lực phát triển, chỉ ra những giải pháp cần thiết để xây dựng và phát huy vai trò nguồn lực này là việc cấp thiết, cần làm ngay và làm đúng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ khái niệm và vai trò của trí thức, thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, luận án đề xuất những giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển của Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Làm rõ khái niệm trí thức và trí thức Việt Nam, xác định đội ngũ trí thức trong xã hội. Vai trò của trí thức đối với quá trình phát triển đất nước hiện nay. - Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ trí thức, thực trạng việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, xác định những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay.
  • 10. 3 - Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận án tập trung nghiên cứu trí thức và vai trò của trí thức trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay. - Phạm vi: Luận án tập trung nghiên cứu về đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ chính trị - xã hội, trong thời kỳ đổi mới đất nước, tập trung từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - là Đại hội đánh dấu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận từ góc độ đánh giá thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay. - Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, về đội ngũ trí thức; đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để nghiên cứu về việc xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức phù hợp với điều kiện phát triển mới của đất nước, với xu thế vận động của đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án đóng góp cách nhìn toàn diện về nội hàm khái niệm trí thức và vai trò của trí thức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống KT - XH, đồng thời cung
  • 11. 4 cấp bức tranh chung về thực trạng của trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam những năm gần đây và xu hướng vận động của trí thức trong thời gian tới, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức ở Việt Nam hiện nay. + Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về vấn đề khái niệm trí thức, vai trò của trí thức, về thực trạng của trí thức và các giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương và 16 tiết.
  • 12. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Đ N ĐỀ TÀI LU N ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức và vai trò của trí thức 1.1.1. Về trí thức Có rất nhiều công trình trong và ngoài nước bàn đến khái niệm trí thức. Từ góc độ tiếp cận của mình, các tác giả nhấn mạnh đến một số tiêu chí đặc trưng nào đó. Thông thường, trình độ học vấn là một tiêu chí quan trọng, có nhiều tác giả khi bàn về trí thức đều coi đây là tiêu chí bắt buộc. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 cho rằng đội ngũ trí thức nước ta ngày càng đông đảo, được tạo thành từ gần 70 vạn người có trình độ đại học và trên đại học, là lực lượng đang và sẽ có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Theo tác giả, trí thức chính là các nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu trong khoa học xã hội, các kiến trúc sư, công trình sư, bác sỹ, giáo viên… đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay [69; 236]. Đồng quan điểm, tác giả Ngô Huy Tiếp chủ biên cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 và tập thể tác giả Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trong cuốn Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 cùng khẳng định trí thức phải đạt những chuẩn mực cơ bản như là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết và phân biệt họ với các bộ phận khác trong xã hội. Đó là những người có một lượng kiến thức lớn, đồng thời có khả năng sáng tạo và là những người có đạo đức. Có nhiều cách tiếp cận trí thức khác nhau nhưng dù tiếp cận theo khía cạnh nào thì dấu hiệu nhận biết cơ bản là lao động trí tuệ có chuyên môn sâu và có học vấn cao. Tuy nhiên, theo các tác giả, đó không thể là tất cả các dấu hiệu cần thiết mà trí thức phải là những người vừa có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có đạo đức, có khả năng lao động sáng tạo và phải có khả năng ứng dụng những tri thức khoa học góp phần quan trọng thúc đẩy mọi mặt của sự phát triển xã hội. Gắn người trí thức với tiêu chí về phẩm chất đạo đức cũng là một hướng nghiên cứu khá phổ biến. Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn Định hướng phát triển
  • 13. 6 đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 cho rằng, để có thể được coi là trí thức thì cần phải thỏa mãn những tiêu chí, bao gồm tiêu chí về trình độ chuyên môn, năng lực cống hiến nhằm cải biến trong thực tiễn và có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Vì vậy, việc nảy sinh những “nhân tài tiềm tàng” là bẩm sinh, vì nó gắn với di truyền học và sinh học, nhưng nếu thiếu nhân cách, không cống hiến trong thực tiễn xã hội thì cũng không phải là trí thức. Tác giả nhấn mạnh chỉ có trí thức chân chính mới được nhân dân ta thừa nhận, tôn trọng. Sự khác nhau giữa trí thức chân chính và người có học vấn hoặc người nắm giữ tri thức khoa học, nghệ thuật nói chung là ở chỗ có giữ được “thiên chức” của người trí thức hay không. Người trí thức chân chính luôn hướng sự nghiệp của bản thân chủ yếu bằng lao động trí tuệ hoặc bằng tư duy sáng tạo mang tính cá thể và thường có cá tính. Thứ nữa, trong bối cảnh phát triển hiện nay, trí thức không chỉ là người có học vấn cao tương xứng với thời đại, mà là người bằng lao động trí tuệ sáng tạo của mình gắn nghề nghiệp hay sự nghiệp của mình với nhân dân, với dân tộc và với lý tưởng mà mình theo đuổi. Hay nói cách khác, người trí thức chân chính không thể thiếu nhân cách hướng thiện, hướng về nhân dân và dân tộc mình. Sự kết hợp giữa hiểu biết và lương tri chính là tính trí thức - đó là tiêu chí căn bản để phân biệt giữa trí thức chân chính và trí thức không chân chính. Trong khi đó, một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo như là đặc trưng gắn liền với người trí thức. Nguyễn Văn Sơn trong cuốn Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 cho rằng, với điều kiện phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hiện nay, chỉ những người đã qua đào tạo hoặc tự học mà đạt trình độ đại học hoặc tương đương mới có thể tiếp cận được kiểu lao động của người trí thức. Nhưng việc nhận biết người trí thức cần căn cứ vào việc đánh giá tính sáng tạo của họ trong quá trình lao động trí óc phức tạp, ở giá trị của những sản phẩm khoa học, và vì vậy, những người có bằng cấp cũng chưa phải là trí thức đúng nghĩa nếu trong thực tế lao động nghề nghiệp của họ không có yếu tố trí tuệ sáng tạo mà chỉ là một dạng lao động trí óc khác, là lao động trí óc giản đơn, thừa hành [76; 9]. Đồng quan điểm như vậy có tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong hai cuốn Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005) và Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội (2009). Tác giả nhấn mạnh, “với cách hiểu như vậy thì những người tuy chưa có bằng cấp cao nhưng lao động bằng trí tuệ và có tính sáng tạo thì cũng có thể coi là
  • 14. 7 trí thức. Vì vậy, văn bằng chỉ là chứng nhận về mặt trình độ học vấn, còn để được công nhận là trí thức thì phải được xã hội kiểm định chất lượng thông qua lao động sáng tạo trong hoạt động thực tiễn” [47; 16 - 17]. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh về trách nhiệm xã hội của người trí thức. Tiêu biểu, tác giả Đặng Hữu trong bài Đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 7 - 2008 cho rằng đặc điểm của trí thức không chỉ là có trình độ học vấn cao và có năng lực sáng tạo, mà quan trọng là có bản lĩnh, phẩm chất tốt đẹp, luôn đem tri thức phục vụ nhân dân, đấu tranh cho tiến bộ xã hội, hạnh phúc của nhân loại. Người trí thức hơn hết phải là người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị, xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Bổn phận của người trí thức là trung thực với lương tâm mình, kiên trì lý tưởng được cống hiến cho xã hội, phục vụ Tổ quốc và cả nhân loại. Trong khi đó, một nhóm các tác giả khác lại nhấn mạnh đến tính độc lập sáng tạo của người trí thức. Tác giả Trường Lưu trong bài Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Tạp chí Cộng sản, số 9 - 2008 cũng khẳng định: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Đặc điểm cơ bản của trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc. Tương tự, tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (Tạp chí Triết học, số 2 (261) - 2013) cho rằng, bằng cấp cao chỉ là một dấu hiệu, hơn nữa không phải là dấu hiệu bản chất của trí thức. Trên thực tế, có những người không có bằng cấp cao nhưng do tư chất thông minh, lại chịu khó học hỏi nên có vốn kiến thức sâu rộng, có nhiều sáng tạo và được cộng đồng ghi nhận trong những lĩnh vực chuyên môn nhất định như là một trí thức. Và do vậy, một người có học vấn hay chuyên môn cao, cho dù là giáo sư, tiến sỹ chưa hẳn đã là nhà trí thức nếu họ là những kẻ thụ động tinh thần, chấp nhận một cách dễ dãi những gì được dạy, không chịu nỗ lực suy nghĩ chín chắn về những vấn đề xã hội, không có khả năng hình thành ý kiến độc lập với những gì được nhiều người công nhận. Và vì vậy, theo tác giả, cái căn cước của trí
  • 15. 8 thức không phải dựa vào vị trí công việc mà là thái độ, hành động và những giá trị mà họ tạo ra hoặc giữ gìn, dấn thân cho những mục tiêu cao cả của cộng đồng. Bên cạnh xu hướng nhấn mạnh đến một số tiêu chí nào đó, trên thực tế cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu cho rằng cần phải xác định và xây dựng cả một hệ tiêu chí thì mới có thể xác định được đúng đắn và biểu hiện được nội hàm đầy đủ của khái niệm này. Tiêu biểu đầu tiên có thể kể đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy, khóa X - 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đảng ta xác định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [31; 82]. Khái niệm trên đã bao quát những đặc trưng và tiêu chí cơ bản nhất của trí thức Việt Nam hiện nay nhưng lại chưa bao quát hết được các đối tượng trí thức cụ thể và những trường hợp ngoại lệ. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) không đồng tình các quan niệm xác định về trí thức gắn liền với một tiêu chí cụ thể nào đó. Ví dụ, không thể đặt dấu bằng giữa trí thức và lao động trí óc, như vậy là quá rộng và thiên về hình thức lao động. Xét về phương thức lao động, lao động của các viên chức là lao động trí óc nhưng không phải tất cả viên chức đều là trí thức. Trí thức chỉ là những đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc chứ không phải tất cả những người lao động trí óc. Ông cũng bác bỏ quan niệm cho rằng trình độ đại học - tiêu chí về học vấn không phải là tiểu chuẩn quyết định bản chất đặc thù của đội ngũ trí thức. Và cũng không thể quan niệm chỉ có những kẻ sĩ có sức sáng tạo và có cống hiến cho xã hội mới là trí thức. Theo ông, đặc trưng quyết định nhất tầng lớp trí thức là sáng tạo khoa học và nghệ thuật trên cơ sở quan niệm triết học riêng, kiến thức hệ thống và phương pháp lao động khoa học. Tương tự như vậy, tác giả luận án Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay - tiềm năng và phương hướng xây dựng (Đỗ Thị Thạch, 1999) cho rằng khi nhận thức về trí thức không nên quá nhấn mạnh vào một đặc trưng nào đó. Tiếp cận khái niệm trí thức không nên tách rời đặc trưng này hay đặc trưng khác ra khỏi chỉnh thể những đặc trưng cơ bản; hơn thế nữa những đặc trưng cơ bản về người trí thức còn được xem xét cụ thể ở từng dân tộc, từng quốc gia trong những thời đại khác nhau. Theo tác giả, người trí thức hiện nay có một số
  • 16. 9 đặc trưng là: lao động chủ yếu bằng trí óc, có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên, có khả năng sáng tạo, tham gia lao động ở tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, lãnh đạo, quản lý, văn học, nghệ thuật. Tác giả Phan Thanh Khôi trong cuốn Phát huy vai trò của nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (2003) cũng cho rằng học vấn chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ. Chỉ những người nào có trình độ cao đẳng, đại học, những người lao động trí óc nhưng là quá trình lao động sáng tạo khoa học thì mới được coi là trí thức. Những sản phẩm lao động sáng tạo ngày càng được xã hội hóa, ứng dụng sâu sắc vào trong quá trình thực tiễn, có khả năng đem đến sự cải biến trong hoạt động thực tiễn thì đó mới thực sự là sự sáng tạo của người trí thức. Sự sáng tạo của tư duy là sự trăn trở, tìm tòi của bản thân người trí thức mà có chứ không chỉ là những sự bắt chước, sự thỏa hiệp với ý kiến của số đông. Trí thức chân chính phải là những người có thực học, thực lực và thực tài, có năng lực tự đào tạo một cách chủ động, sáng tạo, có cấu trúc nhân cách đức - tài hoàn chỉnh, có phương pháp và bản lĩnh của một nhân cách khoa học, là những chủ thể của sự sáng tạo có tính độc lập cá nhân, biểu hiện cá tính của người trí thức. Trí thức là những người tôn trọng chân lý và tôn trọng đạo lý. Tương tự, tác giả Phan Trọng Thưởng trong bài viết Nhận diện trí thức và một số đề xuất xung quanh đề án xây dựng đội ngũ trí thức (Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số tháng 6 - 2008) cho rằng để nhận diện trí thức cần có nhiều tiêu chí và phải kết hợp nhiều tiêu chí. Có thể kể đến các tiêu chí như lao động của trí thức là lao động trí óc sáng tạo, đạt trình độ học vấn nhất định và là những người có phẩm chất như: có tư duy lao động sáng tạo, có hoài nghi khoa học, ít có khả năng tự vệ do tính chất cá nhân trong lao động. Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, (Đề tài nghiên cứu cấp cấp nhà nước, do Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2010) đưa ra định nghĩa của mình về trí thức với nhiều tiêu chí: Trí thức là một lực lượng xã hội, gồm những người lao động trí óc có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành của mình, có trình độ phát triển về trí tuệ, nhạy bén với cái mới và quan tâm đến đổi mới và phát triển; thông thường có trình độ đại học và tương đương trở lên. Hay tác giả Đặng Quang Định trong cuốn Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 đã đưa ra quan niệm khá khác biệt của mình về trí thức. Trên cơ sở tổng kết thành sáu thuộc tính cơ bản của trí thức - với tư cách là một tầng lớp xã hội (những người lao động trí óc phức tạp, sản xuất tinh thần là chủ yếu; có trình độ học vấn
  • 17. 10 cao, cao hơn mặt bằng dân trí; hình thức lao động của trí thức mang tính đặc thù cao, có tính cá nhân rõ rệt; là tầng lớp xã hội được hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp; tâm lý, lối sống của trí thức có biểu hiện đặc thù và thành phần của tầng lớp trí thức rất đa dạng), tác giả đưa ra quan niệm riêng về trí thức: Trí thức là một tầng lớp xã hội có trình độ học vấn cao, lao động sản xuất tinh thần là chủ yếu, nhằm sáng tạo tri thức khoa học mới, truyền bá và thực nghiệm khoa học, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, có thể kể đến một số các công trình dịch từ tiếng nước ngoài nghiên cứu về trí thức. Alvin Toffler và Heidi Toffler trong cuốn Tạo dựng một nền văn minh mới (Chính trị của làn sóng thứ ba) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) đã phác họa mô hình người lao động tri thức trong thời đại hậu công nghiệp hiện nay. Trong nền văn minh hậu công nghiệp này, thay vì đất đai, lao động, nguyên liệu và vốn là những nhân tố chủ yếu như trong hai làn sóng quá khứ, thì tri thức, bao gồm dữ liệu, thông tin, hình ảnh, ký hiệu văn hóa, hệ tư tưởng và giá trị mới là nguồn lực trung tâm của nền kinh tế. “Tri thức xét về mọi phương diện đều không thể khai thác cạn kiệt được” [84; 83] nên giá trị của các hãng trong làn sóng văn minh thứ ba “thể hiện nhiều hơn trong năng lực mà các hãng này thu thập, sáng tạo, phân phối và ứng dụng các tri thức, cả về mặt chiến lược cũng như về điều hành” [84; 84]. Trong một xã hội biến đổi như vậy, “chính bản thân lao động cũng đã chịu tình trạng thay đổi” [84; 87]. Ông cho rằng, “các nền kinh tế làn sóng thứ ba sẽ yêu cầu (và khích lệ, cổ vũ) một loại hình người lao động được đào tạo bài bản và không ngừng được / tự đào tạo lại, ham thích suy nghĩ, đề ra câu hỏi, tìm tòi cái mới và dám chịu rủi ro trong kinh doanh, một người lao động không dễ thay thế. Nói cách khác, làn sóng thứ ba sẽ ưu đãi các cá tính, nhưng cá tính này không nhất thiết tương tự như chủ nghĩa cá nhân” [84; 177]. Cuốn về Trí thức Nga (Nxb Tri thức, La Thành - Phạm Nguyên Trường dịch, 2009) là tập hợp các bài viết của nhiều trí thức Nga bàn về đội ngũ trí thức Nga trước Cách mạng Tháng Mười và trí thức Nga thời hậu Xô viết. Sống trong một thời đại với những biến đổi lớn lao của lịch sử dân tộc, người trí thức Nga đã có những quan điểm, khác nhau, thậm chí đấu tranh gay gắt lẫn nhau. Dù đứng trên lập trường nào thì mọi sự mâu thuẫn trong tư tưởng của giới trí thức Nga cũng đều thể hiện những trăn trở, lo lắng, băn khoăn của những người trí thức trước những bước ngoặt lịch sử của dân tộc họ. Mặc dù ở các bài viết khác nhau, các tác giả đã trình bày những quan điểm khác nhau về sứ mệnh của người trí thức Nga lúc bấy giờ, nhưng
  • 18. 11 đều thống nhất với nhau ở quan điểm cho rằng người trí thức phải là người có học thức, luôn tự ý thức về sứ mệnh của mình đối với cộng đồng và có thái độ dấn thân thực sự để thực hiện sứ mệnh ấy. Những kiến giải sâu sắc về nội hàm khái niệm trí thức, về mối quan hệ giữa trí thức và pháp quyền, giữa trí thức và chủ nghĩa xã hội, về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga, các tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức tranh nhiều màu sắc về trí thức Nga, về đặc trưng của người trí thức Nga từ đó cho chúng ta biết được một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh quật cường, vĩ đại của dân tộc Nga, cả trước đây, bây giờ và sau này. Trong cuốn sách này, có bài viết Phẩm tính trí thức rất đáng suy ngẫm của Dimitri Likhaichev, một trí thức Nga lỗi lạc, người được tôn vinh là “người giám hộ của nền văn hóa Nga”, “là lương tâm của nước Nga”. Theo ông, việc lọc lựa và xếp ai đó đứng trong hàng ngũ trí thức không thể tùy tiện. “Người trí thức không đơn thuần là người có học vấn, càng không phải là kiểu người như “ký giả”, tức là “những người có giáo dục nhưng vụ lợi, dễ mua chuộc, tóm lại là xoàng xĩnh về tinh thần” [71; 240]. Mà trí thức “là đại diện của một nghề nghiệp gắn với lao động trí óc - kỹ sư, bác sỹ, nhà khoa học, họa sỹ, nhà văn, - và phải là con người có sự đoan chính về nhận thức” [71; 240]. Ông viết tiếp, “chỉ những con người tự do trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng mới thuộc về giới trí thức” [71; 240]. Không chỉ có thế, tác giả còn cho rằng đạo đức như là một nhân tố đặc trưng của người trí thức. “Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh của nhân phẩm, nó còn là người cầm lái của tự do. Lương tri sẽ trông coi để tự do không bị biến thành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác của anh ta trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại” [71; 241]. “Nhà học thuật sẽ không là trí thức khi anh ta quá khép kín trong chuyên môn của mình mà quên đi câu hỏi: những thành quả công việc của anh ta sẽ được ai sử dụng và sử dụng như thế nào?... Trường hợp ít phức tạp nhất là khi người ta làm việc phục vụ chiến tranh hoặc tiến hành những thực nghiệm gây nguy hại cho con người hoặc gây đau đớn cho các động vật” [71; 242]. Những kiến giải của tác giả có khá nhiều định kiến đối với trí thức Xô viết, tuy nhiên, từ một góc độ nào đó, những tiêu chí khắt khe mà tác giả đặt ra lại chính là những trăn trở của cả thời đại Nga đầy biến động. Dù còn mang tính chủ quan, nhưng bài viết của tác giả giúp chúng ta hiểu được sâu sắc hơn sứ mệnh và vị trí cao cả của người trí thức trong xã hội, từ đó
  • 19. 12 mà có cách suy xét hợp lý đến hệ tiêu chí về mặt giá trị trong nhận thức về đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. Nhà khoa học quản lý nổi tiếng thế giới Peter F. Drucker đặc biệt quan tâm đến mẫu hình người lao động trong sản xuất. Trong cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI (Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2003) ông cho rằng: “Tài sản có giá trị nhất của một công ty ở thế kỷ XX là thiết bị sản sản xuất. Còn tài sản giá trị nhất của một tổ chức thế kỷ XXI, bất kể là kinh doanh hay phi kinh doanh, sẽ là người lao động tri thức và năng suất của họ” [16; 205]. Ông chỉ ra 6 nhân tố tác động đến năng suất của người lao động trí thức, đó là: nhận thức rõ nhiệm vụ lao động là gì; khả năng tự chịu trách nhiệm về bản thân và quá trình lao động của mình; thực hiện sự đổi mới thường xuyên hay không; khả năng học tập và tự học hỏi; mức độ quan tâm đến chất lượng lao động; và người lao động luôn được đối xử như là tài sản hơn là chi phí. Đó có thể coi là những tiêu chí cho mẫu hình người lao động tri thức theo quan điểm của tác giả. Trong cuốn Tinh hoa quản trị của Drucker (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2008) Durker cho rằng bao trùm lên tất cả, đó phải là con người có giáo dục. Đó là những con người “có khả năng đem kiến thức phục vụ hiện tại, chứ chưa nói đến việc định hình tương lai”, “cần biết và tôn trọng những nền văn hóa và truyền thống khác nhau”, “không nên chỉ biết đến sách vở thuần túy mà cần có những nhận thức và phân tích, tất cả do đào tạo mà thành”, phải trở thành công dân toàn cầu về mặt hoài bão, tầm nhìn và thông tin, có khả năng thực hành kiến thức trong tổ chức, phải có khả năng học tập liên tục. “Cá nhân càng học cao, có chuyên môn cao thì sự nghiệp của họ càng cao” [17; 408]. Điều đó cũng có nghĩa là “giáo dục chiếm vị trí trung tâm trong xã hội tri thức, trường học sẽ là thiết chế trung tâm” [17; 385]. 1.1.2. Về vai trò của trí thức Trong hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của trí thức đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả Đỗ Mười trong cuốn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 đã chỉ rõ vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trước vận mệnh của dân tộc. Người trí thức, theo quan điểm của tác giả, phải là người trước hết ý thức được trách nhiệm của mình với tương lai của đất nước, trăn trở với thời cuộc, tìm cách để góp phần đưa đất nước tiến kịp với bạn bè năm châu. Vai trò của trí thức được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản, đó là góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hợp tác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia
  • 20. 13 vào việc biên soạn hoặc đảm nhiệm vai trò tư vấn, phản biện, giám định các dự thảo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự luật, các dự án KT - XH và khoa học, công nghệ ở tầm quốc gia. Trí thức là đại diện cho trí tuệ của dân tộc, luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với tiền đồ của Tổ quốc. Những trí thức chân chính bao giờ cũng nặng lòng yêu nước, thương dân, dám rũ bỏ tị hiềm, mặc cảm để làm tròn trách nhiệm của mình với dân, với nước [69; 237]. Dù cuốn sách đã đề cập khá nhiều bằng cách này hay cách khác đến vai trò của trí thức, nhưng do đối tượng của mỗi bài viết là các đối tượng trí thức cụ thể chứ không phải là một cuốn tài liệu nghiên cứu về trí thức, vì vậy, tác giả chưa có sự phân tích khái quát vai trò của trí thức. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn trong cuốn Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 đã bàn đến vai trò của trí thức Việt Nam đối với tiến bộ xã hội nói chung và trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói riêng. Tác giả khẳng định, trí thức một mặt là kết quả của tiến bộ xã hội, nhưng mặt khác, sự phát triển của trí thức đã góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần giải phóng con người khỏi sự chi phối của những lực lượng tự phát trong tự nhiên và trong xã hội. Tác giả đã phân tích vai trò chung của trí thức theo sự phân chia xã hội thành các lĩnh vực lớn là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và tái sản xuất con người. Bao gồm: Thứ nhất, tri thức khoa học và công nghệ do đội ngũ trí thức sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển. Thứ hai, đội ngũ trí thức góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân sau khi đất nước đổi mới, mở cửa. Thứ ba, trí thức có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải phóng con người, giải phóng xã hội trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Cách tiếp cận như vậy có tính khái quát cao nhưng lại không làm rõ được vai trò đa dạng của trí thức trong đời sống hiện thực và cũng không thấy được vai trò đặc trưng của trí thức trong thời đại tiếp nhận, chuyển giao khoa học công nghệ như hiện nay. Trong khi đó, tác giả Phạm Tất Dong (chủ biên) trong cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã nhấn mạnh 3 vai trò cơ bản của trí thức: vai trò của trí thức trong phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền KT - XH như một lực lượng sản xuất trực tiếp; vai trò của trí thức trong sáng tạo văn hóa, giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy bản sắc dân tộc và vai trò của trí thức trong lãnh đạo, quản lý đất nước, điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò
  • 21. 14 thứ hai, được coi như thiên chức riêng của đội ngũ trí thức. Tác giả cho rằng, quá trình phát triển hội nhập trong “thế giới phẳng” hiện nay làm cho sự giao thoa văn hóa, vay mượn văn hóa là tất yếu nhưng mỗi quốc gia, dân tộc cần phải giữ gìn, bảo vệ những giá trị tinh thần cốt lõi như là nền tảng phát triển cho quốc gia mình. Muốn làm được điều đó, đội ngũ trí thức là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc “bắt chước” một cách thông minh, sáng tạo một cách chọn lọc các giá trị dựa trên các giá trị văn hóa ngoại lai, mang lại lợi ích thiết thực cho dân tộc, vừa bảo vệ được giá trị văn hóa truyền thống lại vừa đưa nền văn hóa dân tộc hội nhập với những nền văn minh tiên tiến của nhân loại. Việc đề cập đến vai trò của trí thức trên 3 lĩnh vực trên của tác giả đã khái quát được vai trò to lớn của trí thức. Tuy nhiên, khi tách vai trò quản lý đất nước thành một vai trò tương đương với hai vai trò còn lại là một sự nhấn mạnh có chủ đích của tác giả theo chúng tôi có phần thiếu hợp lý. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay, không chỉ có quản lý đất nước là vai trò quan trọng và nổi bật mà còn có những vai trò khác cũng nổi bật, thậm chí còn nổi bật hơn như vai trò sáng tạo và chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực thì tác giả lại chưa có sự đầu tư phân tích thích đáng. Tác giả Nguyễn Văn Khánh trong cuốn Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước (chủ biên, 2004, Nxb Thông tấn, Hà Nội) đã khẳng định lại quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng vô sản, những đóng góp của trí thức trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ góc độ nghiên cứu của một nhà sử học, tác giả đã làm rõ vai trò, đóng góp của trí thức trong tiến trình cách mạng Việt Nam giai đoạn trước, đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn của Đảng đối với trí thức. Một trong những tác giả có sự nhìn nhận và phân tích kỹ lưỡng vai trò mang tính đặc trưng của trí thức trong giai đoạn hiện nay là tác giả Nguyễn Đắc Hưng. Trong cả hai cuốn Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 và cuốn Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tác giả Nguyễn Đắc Hưng nhất quán đánh giá vai trò quan trọng của trí thức đối với quá trình phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng khi cuộc cách mạng KH&CN diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Trí thức không chỉ quyết định trong vai trò sáng tạo các giá trị vật chất mà còn trong
  • 22. 15 sáng tạo các giá trị tinh thần. Trong hoàn cảnh một nước nghèo, trình độ dân trí còn thấp như Việt Nam, trí thức còn có vai trò quan trọng nữa là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới và có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, văn minh cho dân tộc. Do mục đích nghiên cứu, nên ở công trình công bố năm 2005, tác giả chỉ mới đề cập một cách khái quát, chung chung về vai trò của trí thức, chưa có sự phân tích xác đáng và luận chứng bằng những khía cạnh cụ thể vai trò của họ trong sự phát triển của xã hội. Cùng mạch nghiên cứu như cuốn sách đã công bố năm 2005, trong cuốn thứ hai, vai trò của trí thức được tác giả bổ sung và làm rõ thêm trên các khía cạnh mới. Tác giả nhấn mạnh, chính đội ngũ trí thức là nhân tố quyết định việc thực hiện những mục tiêu phát triển bền vững của xã hội khi họ có thể tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ ngày càng cao, thân thiện với môi trường. Đối với nước phát triển sau như Việt Nam thì đội ngũ trí thức càng cần phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế rút ngắn, nhảy vọt. Hơn thế nữa, sự gần gũi về mặt nguồn gốc giữa ba lực lượng cơ bản là công nhân, nông dân và trí thức chính là nền tảng để xây dựng khối liên minh công - nông - trí, là cơ sở và hạt nhân của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Và vì vậy, ở Việt Nam, đội ngũ trí thức còn có trách nhiệm tuyên truyền giải thích chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc cho toàn thể xã hội, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chung sức, chung lòng quyết tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc phồn vinh, hạnh phúc. Trong cuốn Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tác giả Ngô Thị Phượng phân tích khá chi tiết vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp đổi mới. Theo tác giả, vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn thể hiện qua bốn khía cạnh cơ bản: vai trò quyết định trong xây dựng và phát triển các quan điểm, tư tưởng, học thuật khoa học xã hội và nhân văn; truyền bá tri thức khoa học xã hội và nhân văn, góp phần đào tạo và phát triển con người; phê bình và phản biện, dự báo xã hội; là lực lượng trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và phát triển một mô hình xã hội nhất định. Tác giả khẳng định, trong bất cứ xã hội nào cũng cần quan tâm đến trên tất cả nội dung trên và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn phải khai thác đầy đủ ở cả bốn nội dung đó. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “lãng phí chất xám”. Những vai trò mà tác giả đã phân tích là
  • 23. 16 một sự tham khảo hữu ích cho việc làm rõ vai trò của cả đội ngũ trí thức nói chung từ vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn nói riêng. Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) khẳng định, khoa học xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ quốc gia nào. Việc phát huy vai trò của trí thức khoa học xã hội là một hướng tiếp cận nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong tình hình mới. Theo tác giả, khoa học xã hội và khai thác tiềm năng của trí thức khoa học xã hội có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển hiện đại. Khi lực lượng sản xuất xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ với sự phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ, trí thức khoa học xã hội và nhân văn càng có vai trò quan trọng hơn. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội nếu tách rời khỏi những mục tiêu xã hội nhân văn thì nó sẽ là khởi đầu của một quá trình “tự hủy diệt”. Hay những phát kiến của khoa học tự nhiên và công nghệ nếu không đặt trên lập trường tiến bộ, không được dẫn đường bởi những nhận thức đúng đắn, nhân bản của khoa học xã hội thì những phát kiến kia rất dễ phản tác dụng. “Vai trò của các khoa học xã hội là to lớn trong việc phân tích những sự chuyển dịch xã hội gắn với thành tựu của khoa học và công nghệ, và trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đang nảy sinh” và “các nhà khoa học là người chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc ngăn chặn sử dụng các thành quả khoa học một cách không thể chấp nhận được về mặt đạo đức và gây hậu quả có hại” [70; 64]. Trách nhiệm của người trí thức khoa học xã hội cũng ngày càng nặng hơn đối với các quá trình xã hội và trực diện hơn với những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Cùng tham gia giải quyết các tình huống có sẵn trong cuộc sống, sát cánh với các chính khách, các nhà hoạt động xã hội, các trí thức khoa học xã hội đã trực tiếp sáng tạo hoặc tham gia thẩm định, phản biện các giải pháp, góp phần rất lớn cho sự ổn định, thịnh vượng của xã hội. Cách tiếp cận độc đáo của tác giả đã cho người đọc hình dung được vai trò to lớn và phong phú của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Đó là những luận cứ quan trọng để các công trình đi sau học hỏi. Ngô Huy Tiếp (chủ biên, 2008) trong cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội cho rằng, đội ngũ trí thức là nguồn lực trí tuệ quan trọng cho sự phát triển KT - XH đối với mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế. Họ có vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần, đem lại những thành tựu quan trọng trong khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã
  • 24. 17 hội. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, vai trò của đội ngũ trí thức được tác giả phân tích toàn diện trên tất cả các mặt, từ xây dựng luận cứ cho quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước (chính trị) đến thúc đẩy quá trình CNH, HĐH (kinh tế), đến đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (giáo dục) đến phát triển nền văn hóa dân tộc (văn hóa). Tác giả đã nhấn mạnh vai trò đầu tiên của trí thức như là vai trò quan trọng nhất. Đó là một sự nhấn mạnh rất cần thiết để làm rõ được mục đích nghiên cứu của công trình, rồi mới đến vai trò của trí thức trên lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa. Cách phân tích như vậy theo chúng tôi là khá toàn diện tuy nhiên lại chỉ phù hợp với mục đích nghiên cứu của công trình chứ chưa phản ánh được đúng vai trò của đội ngũ trí thức hiện nay. Các tài liệu nước ngoài về vấn đề này có thể kể đến công trình của các tác giả Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (chủ biên), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài - kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Đây là cuốn sách trình bày, tổng kết một cách toàn diện tư tưởng của Đặng Tiểu Bình - “tổng công trình sư của công cuộc cải cách, mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa Trung Quốc (…), sáng lập ra lý luận xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” [45; 11]. Nhân tài là một bộ phận và là bộ phận tinh túy nhất của trí thức, là then chốt của phát triển; tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài là kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, “then chốt của thành bại trong công việc là có phát hiện được nhân tài, có sử dụng được nhân tài hay không” [45; 52]. Sự hưng suy, thành bại của một quốc gia, một dân tộc, một sự nghiệp không phải ở tài nguyên, không ở tiền vốn, không ở thiết bị, mà ở chỗ có hay không có hàng loạt nhân tài kiệt xuất. Quan niệm “then chốt là ở con người” của Đặng Tiểu Bình không chỉ có ý nghĩa đối với Trung Quốc những thập niên trước đây, tạo ra những bước phát triển nhảy vọt cho quốc gia này mà còn là những nguyên tắc mang tính định hướng cho cả Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Những tư tưởng về nhân tài với tầm nhìn sâu rộng của Đặng Tiểu Bình còn có giá trị tham khảo cho những nước đi sau như Việt Nam. Cuốn Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1 của các tác giả Triệu Vĩnh Hiền, Trương Hạo Hàm, Hoàng Duy … (Trung Quốc), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành bản dịch năm 2013 cho rằng, nhân tài có vai trò quan trọng nhất, là nguồn tài nguyên số một đối với sự phát triển của quốc gia. Bởi chính nhân tài quyết định tính tiên tiến của lực lượng sản xuất, là nền tảng cho đất nước phát triển phồn thịnh, nhân tài ảnh hưởng đến tiến trình tương lai của thế giới. “Nhân tài có sự tích lũy và
  • 25. 18 nắm bắt chuyên môn đối với kiến thức mới nhất của một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nào đó, các công việc mang tính chuyên môn mà họ làm tất nhiên trở thành đầu tàu của lực lượng sản xuất tiên tiến (…) Nhân tài giỏi nắm bắt điểm chuyển ngoặt của những vấn đề trọng đại trong phát triển KT - XH, khai thác những lĩnh vực mà con người chưa biết đến” [44; 36]. Đặc biệt khi Trung Quốc tiến hành trỗi dậy trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên ngày càng hạn hẹp thì tài nguyên con người, nhất là nhân tài là nguồn tài nguyên có tính căn bản nhất, có tiềm năng khai thác và khai thác có giá trị cao nhất, đồng thời, đây sẽ là lực lượng tạo nên sức cạnh tranh quốc gia cho Trung Quốc với lợi thế về dân số đang có hiện nay. Cần biến thế mạnh về nhân tài chuyển thành thế mạnh phát triển đất nước. Muốn vậy “cần phải tạo ra một sân chơi để nhân tài thể hiện hết tài năng của mình, xây dựng môi trường thuận lợi để nhân tài phát huy vai trò của mình” [44; 75]. 1.2. Các công trình, đề tài nghiên cứu về thực trạng trí thức Việt Nam và thực trạng việc thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay 1.2.1. Về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay Đây là vấn đề được bàn đến khá rộng rãi. Hầu hết các công trình đều phân tích thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam trên ba phương diện: thực trạng về số lượng, thực trạng về cơ cấu và thực trạng về chất lượng đội ngũ trí thức Việt Nam. Bằng những số liệu xác đáng và cập nhật tại thời điểm nghiên cứu, với các luận giải có tính lý luận cao, các công trình đã phác họa được bức tranh về đội ngũ trí thức Việt Nam. Tùy vào phương diện tiếp cận, mục đích nghiên cứu, các công trình nhấn mạnh đến một số những phương diện riêng. Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) sau khi làm rõ thực trạng của đội ngũ trí thức qua những mặt mạnh, những nhược điểm của đội ngũ trí thức về số lượng, cơ cấu và chất lượng đã phân tích những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức như là một phương diện quan trọng phác họa nên thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Theo tác giả, tâm tư, nguyện vọng của trí thức rất phức tạp, thậm chí đôi khi còn mâu thuẫn nhưng nó luôn phản ánh những trăn trở của trí thức trước thời cuộc. Đó là tâm trạng lo lắng về những bất cập trong sự phát triển của đội ngũ; những băn khoăn, lo lắng của trí thức trước những vấn đề nhức nhối của đất nước; những băn khoăn về chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với trí thức; nguyện vọng được tự do, dân chủ hơn trong sáng tạo cái mới, nhất là cái mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa
  • 26. 19 Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những băn khoăn của trí thức trước những vấn đề nhức nhối của xã hội như tệ tham nhũng, quan liêu, sự tha hóa phẩm chất đạo đức của cán bộ, sự suy giảm lòng tin của dân với Đảng với chính quyền; và cuối cùng, nguyện vọng chung của đại đa số trí thức Việt Nam là được đào tạo, sử dụng và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nhất là với những trí thức tài năng. Tác giả Nguyễn Đắc Hưng trong 3 cuốn sách là Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước (2005), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại (2008) và Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập (2009) cũng đồng quan điểm như vậy với tác giả Phạm Tất Dong. Ngoài ra, trong các cuốn này tác giả còn có những phân tích khá sâu sắc một số phương diện mới trong thực trạng đội ngũ trí thức hiện tại, như tình trạng trí thức giữ chức vụ lãnh đạo trong xã hội chiếm tỷ lệ cao, tình trạng thiếu sự gắn bó giữa các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất. Sau khi phân tích thực trạng đội ngũ trí thức, tác giả trình bày những trăn trở của đội ngũ trí thức hiện nay. Tác giả cho rằng, một trong những yêu cầu cơ bản nhất là phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ yêu cầu CNH, HĐH đất nước hiện nay. Những kiến giải mà tác giả đưa ra là rất xác đáng. Tuy nhiên, theo tác giả luận án, kiến giải về nguyên nhân dẫn tới những bất cập trong đội ngũ trí thức hiện nay như vậy là chưa thực sự toàn diện khi chưa đề cập đến nguyên nhân chủ quan từ bản thân đội ngũ trí thức. Mặt khác, những trăn trở, tâm trạng của đội ngũ trí thức chưa được đề cập đến đối với tình hình an ninh chính trị, vấn đề an ninh quốc gia của đất nước hiện nay. Hạn chế này là hạn chế mang tính lịch sử, vì vấn đề quốc phòng, an ninh thực ra chỉ trở thành vấn đề nóng trong những năm gần đây, khi chủ quyền quốc gia bị các nước láng giềng xâm phạm, đặc biệt là Trung Quốc. Tác giả Ngô Huy Tiếp trong cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay sau khi khái quát thực trạng đội ngũ trí thức thông qua các phương diện cơ bản về số lượng, về cơ cấu của đội ngũ trí thức cả những mặt mạnh và mặt yếu, đã làm rõ quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức, do vậy các tác giả đã tập trung nhiều hơn vào việc phân tích thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức nước ta từ những năm 1986 đến sau Đại hội X, chỉ ra những bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng đối với trí thức. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra hạn chế, về tình trạng chậm và lúng túng trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức.
  • 27. 20 Cùng có cách triển khai như vậy, trong đề tài “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” (mã số KX.03.22/06-10, thuộc Chương trình KH&CN cấp Nhà nước) do Nguyễn Văn Khánh làm chủ nhiệm đã phác họa bức tranh về nguồn lực trí tuệ Việt Nam về số lượng, cơ cấu và chất lượng của nó với các số liệu thống kê chi tiết và đáng tin cậy. Đồng thời, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến thực trạng việc sử dụng nguồn lực trí tuệ ở Việt Nam hiện nay thông qua tính hợp lý của sự phân công công việc, mức độ phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, đánh giá của đội ngũ cán bộ về việc thực hiện cơ chế, chính sách trong các cơ quan hiện nay. Do mục đích và phương pháp trình bày, các tác giả không đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó mà chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ hiện nay. Đó là một cách tiếp cận khá độc đáo để từ đó có thể tìm ra những phương hướng và giải pháp phù hợp thay vì tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Đó là một điểm sáng mà tác giả luận án cần học hỏi và kế thừa trong quá trình triển khai luận án của mình. Có thể nói công trình Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Đề tài cấp Nhà nước KX.04.16/06-10 do Đàm Đức Vượng làm chủ nhiệm là công trình có sự nghiên cứu công phu, tỉ mỉ và phong phú nhất về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Bằng những cứ liệu phong phú và sự phân tích trên nhiều phương diện cụ thể, đề tài đã cung cấp cho người đọc bức tranh khái quát về thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay thông qua những con số “biết nói” ở tầm vĩ mô. Hơn thế nữa, đề tài phân tích thực trạng vấn đề sử dụng trí thức và trọng dụng nhân tài với nhiều điểm bất cập, về cả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức nhất là các trí thức trẻ, trí thức nữ, trí thức trong các lĩnh vực riêng lẻ. Phương diện thứ ba, đề tài phân tích thực trạng trí thức trên các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, trong đó những lĩnh vực được phân tích đầu tiên là GD - ĐT, KH - CN, rồi đến lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị - tư tưởng, lĩnh vực lý luận Mác - Lênin, lập pháp, hành pháp, tư pháp, văn hóa,… Đề tài đã cung cấp một bức tranh vừa tổng thể lại vừa tỉ mỉ về thực trạng trí thức Việt Nam. Đó là một thành công đáng ghi nhận và cần học hỏi. Tác giả luận án cũng đồng tình quan điểm thừa nhận vai trò của việc sử dụng và đãi ngộ nhân tài như là việc quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của trí thức hiện nay để có thể tách thành một hạng mục riêng được phân tích trước khi phân tích thực trạng trí thức trong các lĩnh vực trọng yếu của xã hội. Tuy nhiên, khi làm như vậy, tác giả luận án nhận thấy có sự chồng chéo về đối tượng phân tích. Vì
  • 28. 21 thực chất, lực lượng trí thức trẻ, trí thức nữ, trí thức làm việc cho các tổ chức tư nhân, ở các địa phương… khi phân tích theo các lĩnh vực thì cũng đã bao gồm trong đó. Ngoài phác họa bức tranh về đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung, một số công trình khác đã đi sâu phân tích làm sáng tỏ thực trạng đội ngũ trí thức trên các lĩnh vực hẹp. Tác giả Nguyễn Văn Sơn (2002) trong cuốn Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã xây dựng nên một bức tranh về thực trạng đội ngũ trí thức giáo dục đại học - một bộ phận quan trọng của đội ngũ trí thức về cơ cấu và chất lượng trên những điểm nổi bật. Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) đã làm rõ thực trạng đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả đánh giá cao tiềm lực của đội ngũ trí thức khoa học xã hội về năng lực lao động khoa học, về tính tích cực chính trị - xã hội, về khả năng tiếp nhận và truyền bá giá trị khoa học của trí thức khoa học xã hội nước ta. Các tác giả đã có những kiến giải sâu sắc và xác đáng về nguyên nhân dẫn đến những bất cập còn tồn tại. Cách kiến giải của cả hai tác giả làm người đọc dễ dàng nắm được bức tranh tổng thể với những biểu hiện không quá chi tiết nhưng lại có những căn nguyên rất rõ ràng. Đó là một điểm tích cực đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều đó cũng chính lại là một điểm hạn chế của hai công trình này vì những kết luận đưa ra còn mang tính khái quát, chưa được minh chứng phong phú và cập nhật bằng các số liệu cụ thể. 1.2.2. Về thực trạng thực hiện vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay Qua việc khảo sát các tài liệu, có thể nhận thấy, hầu hết các công trình bàn về thực trạng đội ngũ trí thức nói chung mà ít có công trình bàn về thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức. Vấn đề này chỉ được nhắc đến đan xen trong một số nội dung mà không phải là chủ đề nghiên cứu của các công trình. Có 2 công trình tiêu biểu đã bàn đến vấn đề này, dù không trùng đối tượng nghiên cứu nhưng chúng tôi có thể kế thừa phương pháp nghiên cứu. Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 đã có sự phân tích khá kỹ lưỡng nội dung này khi ông khảo sát thực trạng việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Theo tác giả, việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội và nhân văn hiện nay đã có những thành tựu lớn. Nhưng việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội bên cạnh những thành tựu còn nhiều hạn chế. Đó là hạn chế trong việc đào tạo và sử dụng trí thức khoa học xã hội, chất
  • 29. 22 lượng đào tạo nhân lực còn nhiều chênh lệch giữa các phương thức đào tạo, hạn chế trong đào tạo sau đại học, hiệu quả sử dụng lao động trí óc trong khoa học xã hội còn thấp, sự khác biệt giữa đào tạo và sử dụng trí thức khoa học xã hội còn lớn, tình trạng lãng phí chất xám khoa học xã hội, thất thoát nhân lực khoa học xã hội, đầu tư không thích đáng cho khoa học xã hội, thái độ không đúng đắn đối với khoa học xã hội… Điểm đặc biệt trong công trình này, tác giả nhìn nhận những hạn chế của đội ngũ trí thức khoa học xã hội trong mối quan hệ với thực trạng quá trình phát huy tiềm năng đội ngũ này. Chính những hạn chế trong việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội dẫn đến những hạn chế của họ. Những hạn chế đó vừa phản ánh sự chưa hoàn bị của đội ngũ trí thức khoa học xã hội nhưng đồng thời cũng phản ánh sự bất hợp lý trong quá trình khai thác tiềm năng đội ngũ này. Muốn giải quyết các hạn chế đó cần đặt trong mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và trong mối quan hệ với thực tiễn. Việc nhận thức đúng những hạn chế và có giải pháp giải quyết thấu đáo thì đồng thời chính là quá trình chủ động phát huy tiềm năng của chính đội ngũ này. Cùng đối tượng nghiên cứu như của tác giả Nguyễn An Ninh, tác giả Ngô Thị Phượng trong cuốn Đội ngũ khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008) đã có những phân tích rất cụ thể và chi tiết về thực trạng việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam hiện nay. Tác giả luận án nhận thấy có thể kế thừa cách thức triển khai rất logic nội dung này của công trình. Toàn bộ phần này, tác giả đã phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của từng vai trò đã nêu trong phần lý luận. Sau khi chỉ ra những mặt hạn chế trong việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn, tác giả chỉ ra nguyên nhân những hạn chế đó. Nhờ cách triển khai chặt chẽ đó, chương tiếp theo của công trình đã đề xuất được nhiều giải pháp có tính đột phá và giải quyết hữu hiệu những căn nguyên đã chỉ ra ở chương này. 1.3. Các công trình, đề tài nghiên cứu về giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của trí thức trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay Hầu hết các công trình nghiên cứu khi bàn về trí thức đều đề xuất các định hướng và giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trong phạm vi khảo sát của luận án, chúng tôi tổng quan những tài liệu tiêu biểu về vấn đề này. Trong cuốn Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước (Nxb Lao động, 1998), các tác giả Nguyễn Quốc Bảo và Đoàn Thị Lịch đã có cách tiếp cận khá độc đáo trong việc đề xuất các giải pháp phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức hiện
  • 30. 23 nay. Các tác giả cho rằng, để phát huy tiềm năng của trí thức trong giai đoạn hiện nay, vấn đề cơ bản trước hết là phải xây dựng một đội ngũ trí thức mạnh về số lượng và chất lượng. Chất lượng ở đây theo các tác giả bao gồm trình độ học vấn chuyên môn, năng lực lao động sáng tạo và sự chín muồi về tư tưởng chính trị, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của trí thức. Muốn đạt được nội dung thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới công tác GD - ĐT trên mọi phương diện. Muốn đạt được nội dung thứ hai, đòi hỏi người trí thức không ngừng nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức hiện nay thì một trong những chính sách cần bổ sung và hoàn thiện là phải khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”. Muốn vậy, cần ban hành những văn bản pháp luật quy định sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa cơ quan đào tạo, người được đào tạo và người sử dụng lao động. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ giáo viên - là lực lượng chiếm một nửa số lượng trí thức nước ta. Không những vậy, bản thân đội ngũ trí thức cũng cần phải tự đổi mới cả trong nhận thức và hoạt động sáng tạo. Người trí thức ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn còn phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tác phong làm việc khoa học, lối sống giản dị, lành mạnh, ra sức phấn đấu “trở thành người chiến sĩ dũng cảm, trung thực trên mặt trận khoa học - kỹ thuật, một lòng một dạ phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc” [5; 94]. Mặc dù các tác giả không phân tích sâu các giải pháp để phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức, nhưng những kiến giải mà các tác giả đưa ra được lập luận theo một thứ tự ưu tiên riêng, xuất phát từ mục đích và cách triển khai nội dung của công trình. Các giải pháp đưa ra theo chúng tôi là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, để khơi dậy và phát huy hơn nữa tiềm năng của trí thức thì những giải pháp mà các tác giả trình bày còn ít và chưa đề cập một cách toàn diện. Các tác giả Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng trong cuốn Phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), ngoài các giải pháp về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tôn vinh nhân tài, các tác giả còn đề xuất một giải pháp khá mới mẻ, đó là giải pháp phát triển mô hình giáo dục học sinh năng khiếu và đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng và đào tạo, bồi dưỡng các nghệ nhân tài năng, các nhà doanh nghiệp giỏi. Theo các tác giả, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần “thực hiện chính sách đào tạo kỹ sư và cử nhân tài năng, có chính sách đãi ngộ và sử dụng một cách tốt nhất ngay sau khi được đào tạo để các kỹ sư và cử nhân tài năng sau khi tốt nghiệp nhanh chóng phát huy khả năng của mình phục vụ đất
  • 31. 24 nước” [96; 316]. Việc đề xuất giải pháp về bồi dưỡng và phát huy đội ngũ doanh nghiệp giỏi theo chúng tôi là một quan điểm khá mới mẻ vào thời điểm này. Thực tế đã chứng minh đây là một hướng giải pháp đúng đắn và thiết thực, vì hơn lúc nào hết, đội ngũ doanh nhân giỏi cùng với các trí thức và các nhà quản lý giỏi đang là những trụ cột nhân lực để phát triển đất nước trong thời đại kinh tế tri thức, hội nhập toàn diện hiện nay. Cuốn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay (2008) của tập thể các tác giả Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Ngô Huy Tiếp làm chủ biên là một trong những cuốn đã có sự phân tích sâu sắc về những giải pháp phát triển trí thức từ phương diện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với trí thức. Các tác giả đã đề xuất một hệ thống phong phú các giải pháp, từ các giải pháp về nhận thức, tư tưởng đến công tác xây dựng đội ngũ các nhà khoa học. Đồng thời các tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng, tôn vinh và đãi ngộ đối với trí thức hiện nay. Một trong những điểm đặc biệt của công trình này là việc phân tích một cách toàn diện các phương pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức chứ không chỉ qua các giải pháp cơ bản, chung chung như đa số các công trình khác đã làm. Trong đó, có thể kể đến giải pháp quan trọng là tăng cường nhận thức về vai trò của trí thức, tăng cường công tác tư tưởng của Đảng trong các tập thể trí thức và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý KH&CN vừa có tâm lại vừa có tầm. Cuốn Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH của tác giả Phạm Tất Dong, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 đã đề ra những quan điểm có tính định hướng chính sách lớn trong việc phát triển đội ngũ trí thức với tư cách là nguồn nhân lực cơ bản trong quá trình phát triển đất nước những năm đầu thế kỷ XXI. Tác giả khẳng định, một mặt Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của trí thức trong quá trình kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá trình phát triển đất nước hiện nay, nhưng mặt khác, những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức còn nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vai trò của trí thức. Để khắc phục những hạn chế và phát huy vai trò của trí thức cần thực hiện những định hướng chính sách lớn. Đó là các định hướng lớn về việc coi trọng vai trò của con người nói chung, vai trò của giáo dục, đào tạo, tăng cường đầu tư cho KH&CN, về mạnh dạn đổi mới cơ chế với trí thức và thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý đối với trí thức. Những định hướng mà tác giả đề ra là những
  • 32. 25 định hướng lớn, có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, giới trí thức bao gồm nhiều tầng nấc khác nhau với những đặc điểm khác nhau, việc đề ra các giải pháp chung cho tất cả trí thức là việc khó khăn. Vì vậy, tác giả chỉ dừng lại ở việc đề ra những định hướng cho quá trình hoạch định chính sách mà không đề xuất các giải pháp thực hiện. Theo chúng tôi, đề ra định hướng là quan trọng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở định hướng chung chung mà không cụ thể hóa thành các chính sách cụ thể thì khó có thể nhanh chóng phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đất nước hiện nay. Trong 3 cuốn sách Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước (2005), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại (2008) và Trí thức Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập (2009), tác giả Nguyễn Đắc Hưng đã xây dựng một hệ thống các giải pháp khá toàn diện để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những quan điểm và phương hướng cơ bản mà công trình đầu tiên đề ra, trong 2 cuốn còn lại, tác giả đã đề ra những giải pháp căn bản để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Theo tác giả, việc đầu tiên cần phải làm đó là phải đổi mới giáo dục toàn diện nhằm tạo ra được một nguồn tài năng cho đất nước. Đổi mới giáo dục không chỉ là công việc riêng của ngành giáo dục mà là của cả xã hội, bao gồm từ việc hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, đến các chủ thể giáo dục và mỗi cá nhân trong xã hội. Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, một trong những giải pháp cần thiết là “phải nhanh chóng ban hành một số cơ chế khuyến khích và bắt buộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất phải kết hợp với nhau, sao cho các kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng được triển khai ứng dụng vào giảng dạy và sản xuất” [48; 247]. Cũng như đại đa số các công trình khác, tác giả cũng cho rằng, để xây dựng được đội ngũ trí thức hiện nay còn phải thực hiện đổi mới chính sách sử dụng trí thức và phải có những chính sách đặc biệt để thu hút trí thức ở nước ngoài. Về cơ bản, các giải pháp mà tác giả đề xuất đều sát thực với thực trạng và những vấn đề hạn chế, bất cập của trí thức mà phần trước công trình đã nêu, là những giải pháp thiết thực để phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay. Tuy nhiên, khi đề xuất các giải pháp, tác giả lại lồng ghép khá nhiều các giải pháp khác nhau vào trong một nội dung, làm cho cho các giải pháp trở nên thiếu tường minh. Vì vậy, theo chúng tôi, việc đề xuất các giải pháp, một mặt phải xuất phát từ thực trạng những hạn chế của trí thức nói chung, nhưng mặt khác cần có sự phân cấp rõ ràng các giải pháp sao cho việc thực
  • 33. 26 hiện các giải pháp vừa toàn diện lại vừa tác động trực tiếp và mạnh mẽ để phát triển đội ngũ trí thức hiện nay. Tác giả Nguyễn An Ninh trong cuốn Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong việc phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội hiện nay, trên cơ sở các quan điểm và phương hướng cơ bản đã đề xuất những giải pháp mang tính đột phá để phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên là giải pháp về nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học xã hội, bao gồm từ nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến mọi cơ quan khác trong xã hội đến bản thân đội ngũ trí thức [70;.238]. Nâng cao nhận thức của xã hội còn là xây dựng thái độ đúng đắn với sáng tạo của khoa học xã hội, cần có sự trân trọng đối với các kết quả lao động sáng tạo của các trí thức khoa học xã hội, mặc dù kết quả của lao động trong khoa học xã hội khó có thể lượng hóa được thành tiền, hay hiện vật nhưng lại có khả năng tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội [70; 241]. Giải pháp tiếp theo là cần phải tạo động lực cho quá trình phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội nước ta, bao gồm động lực vật chất và động lực tinh thần. Đó là phải có chính sách tiền lương hợp lý theo năng lực và hiệu quả sáng tạo của lao động thay vì chế độ tiền lương bình quân như hiện nay, chính sách nhuận bút, tiền thưởng, phụ cấp,… cần phải có sự đãi ngộ khác nhau đối với từng đối tượng. Đối với các nhà bác học, chuyên gia đầu ngành về khoa học xã hội cần có sự đãi ngộ đặc biệt để kích thích tiềm năng khoa học xã hội nảy nở và cống hiến… Động lực tinh thần là “động lực đặc thù có tác động sâu sắc, mạnh mẽ và lâu bền đối với trí thức khoa học xã hội nước ta” [70; 255]. Những lĩnh vực nhạy cảm mà động lực tinh thần cần chú ý tác động là: ý thức với vận mệnh của đất nước, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp; tính tích cực chính trị - xã hội; khát vọng sáng tạo của người trí thức… Nếu biết tác động vào những lĩnh vực nhạy cảm ấy thì chúng ta sẽ khơi dậy được một nguồn tiềm năng to lớn cho đất nước. Ngoài ra tác giả còn đề xuất những giải pháp khác để phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội hiện nay. Về cơ bản các giải pháp này có nhiều điểm tương đồng với nhiều công trình khác. Theo tác giả luận án, những kiến giải về giải pháp mà tác giả công trình này đề xuất vừa sát thực lại vừa sâu sắc và có tầm nhìn sâu rộng đối với việc phát huy tiềm năng trí thức hiện nay. Mặc dù công trình chỉ đề xuất những giải pháp cho trí thức khoa học xã hội nhưng những đề xuất đó là những kiến