SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN HỒNG NGÂN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN
BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI
BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG
2019-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Cần Thơ, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN HỒNG NGÂN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN
BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI
BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG
2019-2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM
SÀNG Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Đình Luyến
Cần Thơ, năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong Ngành.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy PGS.TS Phạm Đình
Luyến, thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu luận văn này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo sau đại học, khoa Dược Trường Đại học Tây Đô và tất cả quý thầy/cô đã
giúp em trang bị được nhiều kiến thức và kỹ năng đối với nghề nghiệp trong
tương lai cũng như trong đời sống thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hậu Giang đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Với kiến thức của bản thân còn hạn hẹp, nên trong bài luận văn không
tránh khỏi những sai sót. Vì thế em kính mong quý thầy cô sẽ dành thời gian
đóng góp ý kiến để em có nhiều kiến thức quý báo và có thêm hành trang
bước vào nghề trong tương lai.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô giáo có thật nhiều sức khoẻ, hạnh
phúc, niềm vui trong cuộc sống và thành công trong công tác giảng dạy của
mình.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
ii
TÓM TẮT
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam, là mối đe dọa
rất lớn đến sức khỏe con người. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1
triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Tại Việt Nam theo
thống kê của Viện tim mạch Việt Nam cho thấy tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ
biến nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, mắt, não, thận, mạch máu,... Trong
suốt quá trình diễn tiến của bệnh, người bệnh sẽ được theo dõi và có thể thay đổi, tăng
giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều
trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ
sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người
bệnh tăng huyết áp đến điều trị có tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật. Vì lý do đó, đề tài
“Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại
khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020” được thực hiện.
Đề tài thực hiện với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình
hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp mô tả hồi cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của
bệnh nhân THA mới được chẩn đoán hoặc bệnh nhân THA đã có tiền sử bệnh được điều
trị nội trú trong khoảng thời gian từ 01/6/2019 đến 01/06/2020 tại khoa Nội Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hậu Giang. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm spss 18.0.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ đối tượng THA điều trị nội trú sử dụng phác đồ
đơn trị liệu là 59,5% và đa trị liệu là 40,5%. Nhóm thuốc chẹn kênh canci được sử dụng
nhiều nhất với 59,5%, nhóm ƯCMC là 59,3%, nhóm chẹn bêta là 16,0%, nhóm lợi tiểu là
4,3% và ức chế thụ thể angiotensin là 2,8%. Phác đồ điều trị phối hợp 2 nhóm thuốc chẹn
kênh canci + ức chế men chuyển có tỷ lệ cao nhất với 54,3%, phác đồ chẹn bêta + ức chế
men chuyển là 26,5%. Phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc được sử dụng là chẹn kênh canci +
chẹn bêta + ức chế men chuyển chiếm 1,2%. Phác đồ phối hợp 4 thuốc được sử dụng là
chẹn kênh canci +chẹn bêta + ức chế men chuyển + lợi tiểu chiếm 0,6%. Tỷ lệ đối tượng
có thay đổi phác đồ điều trị là 23,8%.
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy các phác đồ điều trị đều tuân thủ theo hướng dẫn
của Bộ Y tế, tuy nhiên trong quá tình điều trị có nhiều trường hợp cần phải thay đổi phác
đồ do không đem lại hiệu quả điều trị.
iii
SUMMARY
Hypertension was a common disease in the world and in Vietnam, a great threat to
human health. Hypertension was estimated to be the cause of death of 7.1 million young
people and accounts for 4.5% of the global burden of disease. In Vietnam, according to
statistics of the Vietnam Heart Institute, hypertension was the most common
cardiovascular disease, causing many dangerous complications for the heart, eyes, brain,
kidneys, blood vessels,... Throughout the course of the disease, the patient will been
monitored and may change, increase or decrease the dose, combine more drugs or remove
drugs until the most suitable treatment regimen for the patient was determined. High blood
pressure if not properly and adequately treated will cause many dangerous complications.
At Hau Giang Provincial General Hospital, the proportion of hypertensive patients coming
for treatment was quite high in the disease model. For that reason, the topic "Survey on the
use of drugs to treat hypertension in inpatients at the internal department of Hau Giang
General Hospital 2019-2020" was conducted.
The study was carried out with the aim of surveying the clinical and subclinical
characteristics and the use of antihypertensive drugs in hypertensive patients at the internal
department of Hau Giang General Hospital 2019-2020.
The study was carried out by retrospective descriptive method on 400 medical
records of newly diagnosed hypertensive patients or hypertensive patients with a history of
inpatient treatment from June 1, 2019. until June 1, 2020 at the Internal Medicine
Department of Hau Giang Province General Hospital. Data was entered and processed by
spss 18.0 software.
The study results recorded that the proportion of inpatient hypertension patients
using monotherapy regimen was 59.5% and 40.5% multi-therapy. The calcium channel
blocker group was used the most with 59.5%, the ACE inhibitor group was 59.3%, the
beta blocker group was 16.0%, the diuretic group was 4.3% and the angiotensin receptor
blocker was 2.8%. The combined treatment regimen of 2 groups of calcium channel
blockers + ACE inhibitors had the highest rate with 54.3%, beta blockers + ACE inhibitors
was 26.5%. The combined treatment regimen of 3 drug groups used is calcium channel
blocker + beta blocker + ACE inhibitor, accounting for 1.2%. The 4-drug combination
regimen used is calcium channel blocker + beta blocker + ACE inhibitor + diuretic,
accounting for 0.6%. The percentage of subjects with a change in treatment regimen was
23.8%.
Through the research results, it was found that the treatment regimens were in
compliance with the instructions of the Ministry of Health, however, in the course of
treatment, there were many cases where it was necessary to change the regimen because it
did not bring effective treatment
iv
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP.....................................................3
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp.............................................................................................................3
1.1.2 Phân loại bệnh tăng huyết áp .....................................................................................................3
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ....................................................................................6
1.2.1. Mục tiêu điều trị .............................................................................................................................6
1.2.2. Nguyên tắc chung ..........................................................................................................................7
1.2.3. Điều trị cụ thể ..................................................................................................................................8
1.2.4. Chọn thuốc điều trị tăng huyết áp...........................................................................................9
1.2.5. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp .......................................................................11
1.3. CÁC NHÓM THUỐC HẠ HUYẾT ÁP CHÍNH................................................................12
1.3.1. Thuốc lợi tiểu.............................................................................................................................12
1.3.2. Thuốc chẹn bêta........................................................................................................................13
1.3.3. Thuốc chẹn kênh canci..........................................................................................................15
1.3.4. Thuốc ức chế men chuyển ...................................................................................................15
1.3.5. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin .....................................................................................16
1.3.6. Thuốc ức chế thần kinh trung ương.................................................................................16
1.4. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THUỐC HUYẾT
ÁP......................................................................................................................................................................17
1.4.1. Tăng huyết áp kháng trị...............................................................................................................17
1.4.2. Tương tác của các thuốc huyết áp...........................................................................................18
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP ....................................19
1.6. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG..............................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................22
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn..............................................................................................................................22
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................................................22
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................................22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................................22
2.2.2. Cỡ mẫu .........................................................................................................................................22
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................................23
2.2.4. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................23
2.2.5. Công cụ, đối tượng và phương pháp thu thập số liệu ..............................................28
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ............................................................................................28
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.........................................................................30
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................31
3.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG...................................................................31
v
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG...............34
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................................34
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng..................................................................................35
3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP......................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................................45
4.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG ..................................................................45
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG...............47
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................................47
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng..................................................................................48
4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP......................49
KẾT LUẬN .................................................................................................................59
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1
Phụ lục 2
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH................................................................................3
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại HA người từ 18 tuổi theo JNC 7 ........................................4
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay ........................................................4
Bảng 1.4. Các nhóm thuốc, chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc....................................9
Bảng 1.5. Các thuốc chẹn kênh canci ................................................................................................15
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo dân tộc....................................................................32
Bảng 3.2. Tiền sử tăng huyết áp, điều trị và hình thức nhập viện điều trị ...................32
Bảng 3.3. Phân bố ngày điều trị của đối tượng ............................................................33
Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo của đối tượng ..................................................................33
Bảng 3.5. Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do bệnh tăng huyết áp..............................34
Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng .........................................................35
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng có các rối loạn cận lâm sàng .............................................35
Bảng 3.8. Phác đồ điều trị ban đầu theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA...........36
Bảng 3.9. Phác đồ điều trị ban đầu theo các bệnh lý kèm theo....................................37
Bảng 3.10. Nhóm thuốc sử dụng điều trị......................................................................38
Bảng 3.11. Nhóm thuốc chẹn kênh canci được sử dụng ..............................................38
Bảng 3.12. Nhóm thuốc chẹn bêta được sử dụng (n=64).............................................38
Bảng 3.13. Nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng (n=237)...........................39
Bảng 3.14. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin được sử dụng (n=11).................39
Bảng 3.15. Nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng (n=17).................................................39
Bảng 3.16. Nhóm thuốc sử dụng điều trị các trường hợp dùng phác đồ đơn trị liệu...40
Bảng 3.17. Loại thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị..................................................40
Bảng 3.18. Nhóm thuốc phối hợp trong phác đồ đa trị liệu được sử dụng ..................41
Bảng 3.19. Thay đổi phác đồ điều trị ...........................................................................41
Bảng 3.20. Phác đồ điều trị cuối khi xuất viện.............................................................42
Bảng 3.21. Thay đổi phác đồ điều trị theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA.......42
Bảng 3.22. Thay đổi phác đồ điều trị theo các bệnh lý kèm theo ................................43
Bảng 3.23. Tương tác thuốc trong quá trình điều trị ....................................................43
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh THA......................................................6
Hình 1.2 Ranh giới đích điều trị ở người THA ............................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp .......................................11
Hình 3.1. Phân bố đối tượng theo giới .........................................................................31
Hình 3.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi ...............................................................31
Hình 3.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp (n=400)..............................................32
Hình 3.4. Phân độ tình trạng THA khi nhập viện.........................................................33
Hình 3.5. Dấu hiệu triệu chứng do bệnh tăng huyết áp................................................34
Hình 3.6. Phác đồ điều trị ban đầu của đối tượng ........................................................36
Hình 3.7. Các loại phác đồ đa trị liệu (n=162).............................................................37
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
ADA
AT1
AT2
BMI
ĐM
ĐTĐ
HA
HAMT
HATT
HATTr
ISH
JNC
NMCT
NHBPEP
TM
THA
ƯCMC
ƯCTTAT1
WHO
American Diabetes Association
Angiotensin 1
Angiotensin 2
Body Mass Index
International Society of Hypertension
Joint National Committee
National High Blood Preessure
Education Program
World Health Organization
Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ
Chỉ số khối cơ thể
Động mạch
Đái tháo đường
Huyết áp
Huyết áp mục tiêu
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Tổ chức tăng huyết áp thế giới
Ủy ban phòng chống tăng huyết
áp Hoa Kỳ
Nhồi máu cơ tim
Chương trình Giáo dục Quốc
gia về tăng huyết áp
Tỉnh mạch
Tăng huyết áp
Ức chế men chuyển
Ức chế thụ thể angiotensin 1
Tổ chức Y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam, là
mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân
gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu
(64 triệu người sống trong tàn phế) (Tạ Văn Bình, 2006). Gánh nặng bệnh tật do tăng
huyết áp đang tăng lên trên toàn cầu, cả ở các nước phát triển và đang phát triển.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết
áp chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng
năm chi phí cho phòng, chống bệnh tăng huyết áp trên 259 tỷ đô la Mỹ (UKPDS,
1998). Theo dự báo của Liên hiệp quốc, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có
dân số già với tỷ lệ người cao tuổi vượt quá 10% vào năm 2014 và tỷ lệ này tăng lên
tới 26% vào năm 2050. Do nhiều đặc điểm về sinh lý nên người cao tuổi dễ mắc bệnh
hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với những lứa tuổi khác, đặc biệt là bệnh tăng
huyết áp.
Tại Việt Nam theo thống kê của Viện tim mạch Việt Nam cho thấy tăng huyết
áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim,
mắt, não, thận, mạch máu,... Có 51,6% những người bị tăng huyết áp không biết mình
bị bệnh, 33,9% những người tăng huyết áp chưa được điều trị và 63,7% người điều trị
nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh tăng huyết áp còn liên quan đến một số
rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là
nguyên nhân gây tăng huyết áp vừa là hậu quả của tăng huyết áp và như vậy khi bị
tăng huyết áp bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại
tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm (Tạ Văn Bình,
2006).
Trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, người bệnh sẽ được theo dõi và có thể
thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định
được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Đồng thời, lưu ý về tình hình
sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc của người bệnh để thông báo cho bác sỹ về các
tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường
xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng
điều trị, cần phải tham vấn bác sỹ chuyên khoa.
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế cho thấy tất cả các thuốc
điều trị tăng huyết áp đều nằm trong danh mục thuốc điều trị tăng huyết áp theo
khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Ức chế men chuyển (ƯCMC) và chẹn
kênh canci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6% và 71,4%). Tỷ lệ sử
dụng phác đồ đa trị (64,7%) cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị (35,3%) trong cả
liệu pháp khởi đầu và liệu pháp cuối (61,9% > 38,1%). Có 7,5% bệnh nhân gặp tương
tác giữa thuốc hạ áp với các thuốc khác trong phác đồ. Các bệnh nhân được chỉ định
sử dụng thuốc hợp lý là 84,3%.
2
Điều trị tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống bao giờ cũng chiếm một vai
trò quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Nếu như thay đổi lối sống không đem
lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh sẽ cân nhắc cho bệnh
nhân sử dụng thuốc theo toa. Mặc dù các phác đồ điều trị tăng huyết áp đã được đưa
ra và thử nghiệm rất nhiều lần.
Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận...
Việc kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ
lệ tử vong cũng như tàn tật do các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp đến
điều trị có tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu
chính thức nào khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh
để có cái nhìn tổng quan về vấn đề điều trị tăng huyết áp.
Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều
trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu
Giang 2019-2020” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp điều
trị tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết trên bệnh nhân
tăng huyết áp tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Một người lớn được gọi là tăng huyết áp
(THA) khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tối
thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ huyết áp
hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA (Tạ Văn Bình, 2006).
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên
nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là
yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: Tai biến mạch máu não, bệnh
mạch vành...(Lữ Thỵ Hồng Ân, 2017).
1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyết áp
1.1.2.1. Phân loại theo giai đoạn huyết áp
Theo WHO công bố năm 1979, THA đứng hàng đầu trong các bệnh lý tim
mạch nói chung, tần suất từ 15–20% dân số từ 18 tuổi trở lên, THA là bệnh gây nhiều
tai biến và biến chứng: Những người từ 50-60 tuổi, với huyết áp tâm trương 85 mmHg
tỷ lệ tử vong là 63%, với huyết áp tâm trương trên 140 mmHg thì tỷ lệ tử vong là 83%.
Nguyên nhân đột tử của bệnh nhân THA, có lẽ liên quan đến các loạn nhịp thất nặng
nề như rung thất, nhịp nhanh kịch phát (Võ Thị Hồng Phượng, 2010).
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH
Phân loại HA
Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương
(mmHg) (mmHg)
HA bình thường <140 <90
THA nhẹ 140 - 180 90 - 105
Phân nhóm ranh giới 140 - 160 90 - 95
THA vừa và nặng >180 >105
THA tâm thu đơn độc ≥140 <90
Phân nhóm ranh giới 140 - 160 <90
Cách phân loại này, không tính tới các tổn thương ở cơ quan đích: Tim, thận,
mắt và cũng không tính tới các yếu tố nguy cơ: Xơ vữa động mạch, đái tháo đường...
Nhưng ưu điểm là quy định mức độ nặng nhẹ của THA và nói tới tăng HATT đơn độc
(một loại THA cần phải điều trị). Tuy nhiên, số huyết áp thay đổi nhiều trong ngày,
nên thực tế lâm sàng không chỉ dựa vào trị số huyết áp đo một lần được.
4
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại HA người từ 18 tuổi theo JNC 7 (2003)
Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Bình thường <120 và<80
Tiền THA 120-139 hoặc 80-90
THA giai đoạn I 140-159 hoặc 90-99
THA giai đoạn II ≥160 hoặc ≥100
Phân độ của WHO - ISH chặt chẽ hơn JNC 7. Cách phân độ này khác với
JNC 7 là không có phân loại tiền THA.
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay (Bộ Y tế, 2010)
Phân loại
Huyết áp (mmHg)
Tâm thu Tâm trương
HA tối ưu <120 Và <80
HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
HA bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
THA độ 1 (nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99
THA độ 2 (trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109
THA độ 3 (nặng) ≥180 và/hoặc ≥110
THA tâm thu đơn độc ≥140 Và <90
Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp
loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của HATT.
Tuy nhiên, dựa theo bảng phân loại huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
hay Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC 7, 8), tổng cộng có 3 cấp độ xác
định bệnh là độ 1, độ 2 và độ 3.
- Độ 1 (nhẹ): Huyết áp dao động từ 140/90 mmHg đến 160/100 mmHg
- Độ 2 (trung bình): Huyết áp dao động từ 160/100 mmHg đến 180/110 mmHg
- Độ 3 (nặng): Huyết áp dao động trên 180/110 mmHg
Chính vì thế, phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp mới nhất cũng dựa theo 3 cấp
độ trên để kê toa thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
1.1.2.2. Phân loại theo mức độ tổn thương cơ quan đích
Mức độ diễn biến của bệnh THA không chỉ dựa vào chỉ số HA (vì nhiều khi
không hoàn toàn phản ánh đúng tình trạng bệnh lý và khả năng tử vong) mà còn theo
các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích.
Theo WHO: Dựa vào mức độ nặng nhẹ của các tổn thương, hay biến chứng mà
THA gây ra cho các cơ quan, để phân loại giai đoạn THA.
- Giai đoạn I: Không có dấu hiệu khách quan và tổn thương thực thể nào ở các
cơ quan, chỉ khi đo có THA mà thôi.
- Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể: Phì đại
thất trái, thấy khi khám lâm sàng, X- quang, điện tim, siêu âm... Hẹp lan rộng, hay khu
5
trú các động mạch võng mạc. Protein niệu và/hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ (1,2-
2,0 mg/dl). Mảng xơ vữa mạch máu tại động mạch chủ/ động mạch cảnh; động mạch
chậu/ động mạch đùi, phát hiện bằng siêu âm/ X-quang.
- Giai đoạn III: Có ít nhất một trong các biến chứng sau đây:
+ Tim : Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
+ Não: Tai biến mạch máu não, thoáng thiếu máu não, bệnh não do THA, rối
loạn tâm thần do tổn thương mạch não.
+ Mắt: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc, có thể phù gai thị, các dấu hiệu này
đặc trưng cho giai đoạn ác tính, hoặc THA tiến triển nhanh.
+ Thận: Creatinin ≥2,0 mg/dl, suy thận. Mạch máu: Phình tắc mạch, tắc động
mạch có biểu hiện cơ năng.
Cách phân loại này, có tác dụng thực tế đối với điều trị, nhưng không nói tới
THA, làm hạ HA tới mức mà người bệnh chịu đựng được về mặt triệu chứng chủ quan
và thầy thuốc chấp nhận được, là yêu cầu trong thực tế (Bộ Y tế, 2009; Trần Văn
Minh, 2013).
1.1.2.3. Phân loại theo nguyên nhân
THA nguyên phát: Chiếm khoảng 95% các trường hợp hiện chưa xác định được
nguyên nhân (Bộ Y tế, 2010).
THA thứ phát: Khoảng 5%.
Nguyên nhân THA thứ phát:
- Bẩm sinh: Hẹp eo động mạch chủ, bệnh Takayashu; thiếu hụt enzym steroid
thượng thận.
- Nội tiết: U tủy thượng thận; cường aldosteron nguyên phát (hội chứng Conn);
quá sản; hội chứng Cushing; thiếu hụt enzym steroid; bệnh Basedow; chứng to đầu
chi.
- Ngoại lai: Do ăn uống: Ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, dùng cam thảo. Do
thuốc: Cocain; amphetamin; nacrotics, hormon thượng thận; cyclosporin; ergotamin,
chống viêm non-steroid; thuốc tránh thai đường uống; ngừng các tác nhân liệt giao
cảm; các chất nhại giao cảm.
- Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ; viêm não; toan hô hấp; bệnh lý thần kinh ngoại
biên.
- Sau phẫu thuật tim: Cầu nối mạch vành; thay tim, thay van động mạch chủ.
- Thận (chiếm đa số): Bệnh mạch thận (xơ vữa động mạch thận; tổn thương
không do xơ vữa (xơ hóa); tắc mạch, u chèn ép, xơ do thiếu tia). Bệnh nhu mô thận:
khu trú (viêm thận - bể thận, sỏi thận, lao thận); cả hai bên (viêm cầu thận, viêm thận
kẽ, xơ cầu thận do đái tháo đường); thận đa nang; bệnh thận IgA (Hoàng Cao Sạ,
2014).
1.1.2.4. Một số THA đặc biệt
THA tâm thu đơn độc: Phổ biến trong bệnh lý THA ở người có tuổi, do sự mất
đàn hồi, giảm tính giãn nở của tổ chức liên kết ở thành các động mạch lớn, cùng với
tuổi tác, là giảm khả năng đệm cho sự gia tăng HA trong kỳ tâm thu, trong khi sự co
hồi giảm trong kỳ tâm trương, nên huyết áp tâm trương giảm xuống. Huyết áp tâm thu
6
cao đi kèm với huyết áp tâm trương tăng nhẹ, bình thường hoặc thấp làm tăng khoảng
cách áp lực mạch, đây là đặc trưng của tăng HA ở người cao tuổi (Bộ Y tế, 2010).
THA tiến triển nhanh: Thường là ở bệnh nhân THA vừa, nay đột nhiên chuyển
thành THA tiến triển nhanh. Tổn thương cơ quan đích rõ nhất, là soi đáy mắt thấy xuất
tiết, xuất huyết võng mạc (Bộ Y tế, 2010).
THA ác tính (malignant hypertension): Loại này chiếm khoảng 2-5%, phần lớn
xảy ra ở người đã có THA do nguyên nhân khác nhau, đều có thể chuyển biến ác tính
(Võ Thị Hồng Phượng, 2010).
Theo JNC 6, cơn tăng HA ác tính có thể chia thành 2 loại.
- Cơn THA cấp cứu (emergency hypertension), đe dọa tính mạng bệnh nhân,
phải được hạ HA cấp thời trong 1 giờ.
- Cơn THA nặng, khẩn trương (urgency hypertention), chưa có tổn thương cơ
quan đích, cần hạ HA trong vài giờ.
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
Hình 1.1 Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh THA (Bộ Y tế, 2010)
1.2.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu theo hướng dẫn của JNC 8:
Theo JNC 8 mục tiêu điều trị có thay đổi so với JNC 7, cụ thể như sau:
- Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn,
huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg.
- Bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh
nhân từ 60 tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp
mục tiêu là <140/90 mmHg.
7
- Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: Lợi tiểu
thiazid, chẹn kênh canci, ức chế men chuyển (ƯCMC) hoặc ức chế thụ thể angiotensin
(Khuyến cáo này có khác với khuyến cáo của JNC 7 là lợi tiểu thiazid được khời đầu
điều trị cho tất cả bệnh nhân).
Mục tiêu điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y tế:
Giảm tối đa các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người bệnh, huyết áp mục tiêu là <130/80 mmHg. Ngoài ra cần
kiểm soát được các chỉ số lipid máu và BMI (Bộ Y tế, 2009), (Bộ Y tế, 2010).
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam năm 2018 (Hội Tim
Mạch Việt Nam, 2018):
Hình 1.2 Ranh giới đích điều trị ở người THA
1.2.2. Nguyên tắc chung
THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày,
điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu (HAMT) và giảm tối đa “nguy cơ
tim mạch”.
- “HAMT” cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn
dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HAMT cần đạt là
<130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt HAMT, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài
kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích.
Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ
tình huống cấp cứu.
- Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp với đối tượng bệnh.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có).
8
1.2.3. Điều trị cụ thể
1.2.3.1. Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc
Ở bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ
quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện
pháp thay đổi lối sống cùng với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng (Bộ Y tế,
2009).
Trong các nghiên cứu lâm sàng, với nhiều cách điều chỉnh lối sống đã cho thấy
giảm được HA và giảm tỷ lệ mới mắc THA. Điều chỉnh lối sống bao gồm giảm cân ở
người quá cân, hoạt động thể lực, giảm lượng rượu uống vào, ăn nhiều trái cây tươi và
rau quả, giảm hàm lượng chất béo bão hoà, giảm thức ăn chứa natri và tăng cường
thức ăn chứa kali (Bộ Y tế, 2009).
Các thay đổi lối sống khác bao gồm bổ sung canci và magiê, giảm tiêu thụ
cafein và các phương pháp nhằm làm giảm stress cũng được khuyến khích. Tuy nhiên,
hiện không có bằng chứng khuyến khích việc dùng các viên thuốc chứa kali, canci và
magiê để giúp hạ HA.
Hiệu quả chống THA mang lại từ điều chỉnh lối sống hữu hiệu thay đổi tùy theo
sự tuân thủ của bệnh nhân với liệu pháp. Khi sự tuân thủ tối ưu, HATT giảm >10
mmHg. Biện pháp điều chỉnh lối sống được đề nghị cho tất cả các bệnh nhân THA, vì
trên các nghiên cứu quần thể dài hạn, quy mô lớn cho thấy ngay HA giảm ít cũng làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, bất chấp mức HA thế nào, tất cả các cá
nhân cần phải lựa chọn điều chỉnh lối sống phù hợp cho mình. Hơn nữa, không giống
như liệu pháp dùng thuốc có thể gây tác dụng ngoài ý muốn và giảm chất lượng sống
trong một số bệnh nhân, liệu pháp không dùng thuốc không gây các ảnh hưởng có hại
mà còn cải thiện cảm giác sung mãn cho bệnh nhân và ít tốn kém (Bộ Y tế, 2009).
Giảm cân nặng bằng chế độ ăn ít năng lượng giúp giảm HA, cải thiện tình trạng
kháng insulin, ĐTĐ, rối loạn lipid máu và phì đại thất trái. Uống rượu lượng nhỏ đến
mức giới hạn có tác dụng chống bệnh mạch vành. Tập thể dục có tác dụng tốt nhất là ở
người có lối sống tĩnh tại. Hình thức thể dục nào cũng được nhưng cách tập tích cực có
hiệu quả phòng bệnh hơn. Tác dụng bảo vệ mất khi ngừng tập thể dục. Hiện chưa rõ cơ
chế tác dụng của chế độ ăn nhiều trái cây và rau, có lẽ liên quan việc bổ sung kali theo
các kết quả nghiên cứu (Bộ Y tế, 2009).
1.2.3.2. Điều trị bằng thuốc
Các thử nghiệm lâm sàng đối chứng với giả dược thường dùng thuốc lợi tiểu
và/hoặc thuốc chẹn bêta cho thấy giảm có ý nghĩa tỷ lệ mới mắc đột quỵ 38%, biến cố
mạch vành 16% và tử vong 21%. Các thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid liều thấp
hơn cũng làm giảm có ý nghĩa tử vong tim mạch và do các nguyên nhân khác. Chưa rõ
9
liều tối đa thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid nhưng liều cao hơn > 25 mg
hydrochlorthiazid hoặc > 5 mg bendroflumethiazid hoặc > 25 mg chlortalidon nên
tránh do tăng nguy cơ bất thường chuyển hoá mà không hạ thêm HA. Còn với liều rất
thấp (tức là hydrochlorthiazid 12,5 mg, bendroflumethiazid 2,5 mg) liệu có hạ HA thật
hiệu quả hay không thì chưa rõ và cần nghiên cứu tiếp (Bộ Y tế, 2009).
Bằng chứng thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược về tác dụng hạ HA của
các thuốc “mới”. Có ít bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên
về hiệu quả các thuốc mới hơn như ƯCMC và chẹn canci đối với dự phòng bệnh thận
mạn. Các thử nghiệm về ƯCMC và các thử nghiệm khác trên bệnh nhân có nhiều yếu
tố nguy cơ tim mạch ngoài THA đều thấy biến cố bệnh thận mạn giảm ở nhóm dùng
ức chế men chuyển. Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên khác với
nitrendipin ở bệnh nhân THA tâm thu đơn độc cho thấy biến cố bệnh thận mạn giảm
ở nhóm dùng nitrendipin (Bộ Y tế, 2009).
Các đối tượng THA được chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
- Người ≥ 60 tuổi có HA ≥ 150/90 mmHg, nếu có bệnh thận mạn hoặc ĐTĐ
HA ≥ 140/90 mmHg.
- Người ≤ 60 tuổi bao gồm bệnh thận mạn và ĐTĐ điều trị khi HA ≥ 140/90
mmHg.
- Bắt đầu 2 loại thuốc khi HA ≥ 160/100 mmHg.
- Liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng bệnh tim
mạch nguyên phát hoặc thứ phát.
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ không dùng ƯCMC/ƯCTTAT1.
1.2.4. Chọn thuốc điều trị tăng huyết áp
Có thể chỉ định tuyệt đối và có thể chỉ định, chống chỉ định và thận trọng đối
với các nhóm thuốc chính như sau:
Bảng 1.4. Các nhóm thuốc, chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc (Bộ Y tế, 2009)
Nhóm thuốc
Chỉ định Có thể chỉ
Thận trọng
Chống chỉ
tuyệt đối định định bắt buộc
Phì đại lành
Hạ HA tư thế
Chẹn anpha tính tiền liệt Đái dầm
đứng, suy tima
tuyến
Suy tim, suy
chức năng thất
Bệnh thận
thậnb
,
trái, sau Suy
mạnb
, bệnh Thai nghén,
Ức chế men NMCT hoặc bệnh mạch
thận ĐTĐ typ bệnh mạch
chuyển bệnh mạch máu ngoại
2, bệnh thận máu thậnd
vành đã rõ, biênc
có protein niệu
bệnh thận
ĐTĐ typ 1, dự
10
Ức chế thụ thể
angiotensin
Chẹn bêta
Chẹn kênh canci
(dihydropyridin)
phòng thứ phát
đột quỵe
Không dung
nạp ức chế Suy chức năng
men chuyển, thất trái, sau
bệnh thận NMCT, không
thậnb
,
ĐTĐ typ 2, dung nạp các Suy
Thai nghén,
THA có phì loại thuốc bệnh mạch
bệnh mạch
đại thất trái, chống THA máu ngoại
máu thận
suy tim ở bệnh khác, bệnh biên
nhân không thận có protein
dung nạp niệu, suy thận
ƯCMC, sau mạn, suy tim
NMCT
Cần theo dõi ở
bệnh nhân suy Hen/bệnh phổi
timf
, bệnh tắc nghẽn mạn,
NMCT, đau
Suy timf
mạch máu block tim (trừ
thắt ngực ngoại vi, ĐTĐ metoprolol,
(trừ kèm theo carvedilol,
bệnh mạch bisoprolol )
vành)
Người già,
Người già, đau
THA tâm thu
thắt ngực
đơn độc
Chẹn kênh canci
(loại ức chế nhịp
tim)
Lợi tiểu
thiazid/tương tự
thiazid
Đau thắt ngực NMCT
Người già,
THA tâm thu
đơn độc, suy
tim, dự phòng
thứ phát đột
quỵ
Kết hợp với Block tim, suy
chẹn bêta tim
Bệnh gútg
Chú ý (Bộ Y tế, 2009):
a. Suy tim khi dùng một mình.
b. ƯCMC hoặc ức chế thụ thể angiotensin đều có lợi trong suy thận mạn nhưng
phải dùng thận trọng, giám sát kỹ, hỏi chuyên gia khi có suy thận rõ.
11
c. Lưu ý dùng ƯCMC và ức chế thụ thể angiotensin trong bệnh mạch máu
ngoại vi vì có liên quan bệnh mạch máu thận.
d. ƯCMC và ức chế thụ thể angiotensin thỉnh thoảng dùng ở bệnh mạch máu
thận khi có chuyên gia giám sát.
e. Khi kết hợp lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid.
f. Thuốc chẹn bêta nay có xu hướng dùng nhiều để điều trị suy tim chủ yếu với
metoprolol, carvedilol, bisoprolol; tuy nhiên nhóm thuốc này vẫn có thể làm suy tim
nặng lên.
g. Lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid có thể cần thiết để kiểm soát HA ở bệnh
nhân có tiền sử gút, lý tưởng là phối hợp với allopuridol.
Hình 1.3. Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 (Hội tim mạch quốc gia
Việt Nam, 2018)
1.2.5. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp
Theo khuyến cáo ESC/ESH (European Society of Cardiology/European Society
of Hypertension):
- HATT >160 mmHg hoặc HATTr >100 mmHg.
- Hoặc THA với nhiều yếu tố nguy cơ cao.
- Hoặc THA có tổn thương cơ quan đích.
- Hoặc THA mắc kèm ĐTĐ, bệnh thận mạn hoặc bệnh tim mạch.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế năm 2010 hầu hết bệnh nhân THA độ 2 trở lên
hoặc có nguy cơ cao hoặc rất cao cần ít nhất 2 loại thuốc trở lên.
Sự phối hợp giữa chẹn bêta giao cảm và lợi tiểu nên tránh dùng ở bệnh nhân có
hội chứng rối loạn chuyển hóa hoặc nguy cơ ĐTĐ.
12
Hình 1.5. Sơ đồ phối hợp thuốc trong điều trị THA (Bộ Y tế, 2009)
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp:
- Phối hợp thuốc:
+ Ở giai đoạn 1 của THA, khoảng 50% bệnh nhân đáp ứng với 1 thuốc và 70-
80% đáp ứng với 2 thuốc phối hợp. Bệnh nhân THA ở giai đoạn 2 và 3 thì 1 thuốc
không đủ, cần phải phối hợp thuốc. Khi phối hợp thuốc cần lưu ý:
+ Không phối hợp các thuốc cùng nhóm.
+ Mọi sự phối hợp của các thuốc khác cơ chế, tác dụng trên các receptor khác
nhau đều được.
+ Phối hợp để làm giảm các phản ứng phụ.
- Tiêu chuẩn thuốc hạ huyết áp lý tưởng:
+ Có tác dụng hạ huyết áp tốt.
+ Hạ huyết áp từ từ, êm dịu, kéo dài.
+ Giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu.
+ Giảm cả ở người trẻ và người cao tuổi.
+ Làm mất đỉnh tăng huyết áp trong ngày.
+ Không làm mạch nhanh nên không làm tăng công cơ tim và tăng nhu cầu
oxy.
+ Không làm mạch chậm, tránh được nghẽn nhĩ – thất.
+ Không làm giảm sức co bóp của cơ tim, nhất là thất trái.
+ Dùng được cho nhiều đối tượng: Suy thận, tiểu đường, tăng lipid máu.
+ Khi ngừng thuốc, không có nguy cơ “phản hồi”
1.3. CÁC NHÓM THUỐC HẠ HUYẾT ÁP CHÍNH
1.3.1. Thuốc lợi tiểu
Đặc điểm: Thải nước và ion Na+, làm giảm thể tích tuần hoàn và giảm hoạt
tính thành mạch với các amin co mạch (như vasopressin, noradrenalin) (Huỳnh Ngọc
Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016; Đôn Thị Thanh Thủy, 2013).
- Nhóm thiazid: Chlorothizid, hydrochlorothiazid, polythiazid.
- Lợi tiểu quai: Furosemid (Lasix), umetamid (Bumex).
- Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron: Spironolacton, amilorid.
13
Cơ chế tác động:
- Nhóm thiazid: Chlorothiazid, hydrochlorothiazid, indapamid,… Tác dụng
chậm, thời gian bán hủy dài. Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn pha loãng, làm tăng
thải trừ K+, nên dùng liều thấp tương đương với 20-50 mg hydrochlorothiazid hoặc
12,5-25 mg chlorthalidon, hoặc 2,5mg indapamid, thậm chí có thể khởi đầu với liều
thấp hơn và điều chỉnh đến liều này nếu dung nạp tốt (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs,
2014; Đôn Thị Thanh Thủy, 2013). Những liều cao hơn cho thấy hiệu quả hạ áp tăng
thêm không đáng kể, trong khi đó mức độ hạ kali huyết cao hơn và có thể gây rối loạn
điện giải, rối loạn chuyển hóa lipid và các tác dụng bất lợi khác. Với người già cần
dùng liều thấp hơn (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016).
- Lợi tiểu quai: Bumetamid, furosemid… không có vai trò nhiều trong THA trừ
trường hợp suy thận và/hoặc suy tim. Trong đó furosemid có tác dụng nhanh, thời gian
bán hủy ngắn, làm tăng thải trừ K+ nhưng với mức độ ít hơn thiazid, được sử dụng
điều trị các cơn THA hoặc THA kèm suy tim trái cấp, ngoài ra khi tiêm tĩnh mạch
furosemid có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp, nên đặc biệt có hiệu quả trong suy tim
nặng hoặc phù phổi cấp (Phùng Thị Tân Hương, 2010).
- Lợi tiểu kháng aldosteron: Spironolacton (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh
Kim Phượng, 2016).
+ Công thức gần giống với aldosteron, tranh chấp với aldosteron tại reseptor ở
ống lượn xa. Tác dụng thải trừ Na+ phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức
chế.
+ Ngoài ra tăng kali máu là một nguy cơ khi dùng các thuốc lợi tiểu đối kháng
aldosteron, thậm chí ngay cả ở liều thấp. Nguy cơ này giảm xuống khi dùng cho những
bệnh nhân có creatinin huyết <2,5 mg/dL, ngoài ra phải giám sát chặt chẽ nồng độ kali
máu (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014; Bùi Thị Mai Tranh, 2012).
Thuốc có vai trò chính trong điều trị THA, đầu tiên có thể phối hợp thuốc này ở
bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid nhằm hạn chế mất kali.
Ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng trong điều trị hạ HA khi ngày càng có nhiều bệnh
nhân THA kháng trị do cường aldosteron. Thuốc tác động bằng cách chẹn trao đổi ion
natri/kali ở ống lượn xa. Không nên dùng thuốc này như là thuốc lợi tiểu đầu tay ngoại
trừ trường hợp cường aldosteron mà nên dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu
thiazid/tương tự thiazid. Chú ý ở bệnh nhân suy thận, dùng với thuốc ức chế men
chuyển, ức chế thụ thể AT1 do nguy cơ tăng kali máu.
Tác dụng bất lợi của spironolactone là chứng vú to ở đàn ông do đối kháng tác
dụng androgen khi sử dụng lâu dài.
Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu (Bộ Y tế, 2014):
- Hạ kali máu (trừ spironolacton và các thuốc lợi tiểu giữ kali có thể làm tăng
kali máu). Hạ magie và natri máu.
- Thiazid làm tăng acid uric, canxi và chlolesterol máu cũng như làm giảm dung
nạp glucose và tăng đề kháng với insulin.
- Ngoài ra hiếm gặp là: Sốt, viêm túi mật, viêm tụy, viêm thận kẽ cấp tính…
14
Sử dụng thuốc lợi tiểu trong THA (Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam,
2018):
Ngoài THA kèm theo hạ thể tích máu và tăng phản ứng của hệ renin-
angiotensin một vài THA ác tính, THA mạch máu thận một bên, tất cả các THA có thể
điều trị bắt đầu với thuốc lợi tiểu.
Thuốc lợi tiểu luôn luôn được phối hợp với chế độ ăn kiêng không muối (2,4 g
Na+ hay 6 g NaCl/ngày). Điều trị bằng thuốc lợi tiểu phải luôn luôn khởi đầu và nên
duy trì với liều thấp (đặc biệt là khi dùng thiazid) để tránh những hiệu quả không
mong muốn về chuyển hóa như tăng cholesterol máu, tăng acid uric máu….
Khi dùng lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai, cần chú ý bổ sung kali và hoặc phối
hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amiclorid.
1.3.2. Thuốc chẹn bêta
Phân loại: Bao gồm các thế hệ sau.
- Thế hệ 1: Các chất ức chế không chọn lọc: Propranolol, timolol…
- Thế hệ 2: Các chất chỉ ức chế thụ thể bêta 1 (còn gọi là các chất ức chế chọn
lọc cho tim) như atenolol, acebutolol, metoprolol…
- Thế hệ 3: Các chất không những ức chế thụ thể bêta 1, bêta 2 mà còn ức chế
các thụ thể anpha 1 như labetalol, carvedilol…
Tác dụng và cơ chế tác động:
Cơ chế tác động hạ áp của các thuốc chẹn bêta giao cảm là ức chế các thụ thể
bêta giao cảm ở hệ thống tim mạch và do đối kháng tranh chấp trên các thụ thể này.
Trên bệnh nhân THA, thuốc có tác dụng:
- Làm giảm HA: HA có thể giảm sớm, sau 1-2 ngày cho đến 1-2 tuần; cả HA
tâm thu và tâm trương đều giảm.
- Làm giảm tính dẫn truyền ở nhĩ, thất nhất là nút nhĩ- thất, nhịp tim chậm lại
(tác dụng rõ ở những thuốc có tính ổn định màng như propranolol).
- Làm giảm cung lượng tim cả khi nghỉ lẫn khi gắng sức, không những do giảm
tần số tim mà còn do giảm cung lượng tâm thu. Làm giảm các đáp ứng thích nghi của
cơ thể có sự tham gia của hệ giao cảm khi gắng sức hoặc khi có stress, do đó tránh cho
HA tăng lên đột ngột.
- Còn có tác dụng chống cơn đau thắt ngực trong suy vành và điều trị loạn nhịp
tim, giảm đột tử sau nhồi máu cơ tim.
Tác dụng phụ:
- Giảm sức co bóp cơ tim. Nhịp tim chậm, block dẫn truyền…
- Làm tăng triglycerid và giảm HDL-C máu: Các chất có hoạt tính giao cảm nội
tại (+) ít có ảnh hưởng hơn.
- Cơn hen phế quản do ức chế thụ thể bêta 2 làm co thắt phế quản.
- Đôi khi có cảm giác lạnh đầu chi kiểu Raynaud hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ.
- Giảm phân hủy glycogen ở gan và ức chế tiết glucagon, làm nặng thêm cơn hạ
glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ.
- Ngừng thuốc đột ngột, có thể xảy ra cơn THA kịch phát.
Sử dụng thuốc chẹn bêta trong THA:
Thuốc chẹn bêta giao cảm thường được chọn là thuốc thứ hai (sau lợi tiểu)
trong điều trị THA (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014). Đối với bệnh nhân hút
15
thuốc lá và ĐTĐ chẹn bêta giao cảm chọn lọc được ưa dùng hơn và tránh dùng thuốc
chẹn bêta giao cảm không chọn lọc.
Trên bệnh nhân THA có đau thắt ngực ổn định và thiếu máu cục bộ thầm lặng,
trừ khi có chống chỉ định, liệu pháp dùng thuốc nên được khởi đầu với một thuốc chẹn
bêta giao cảm nhằm ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, tử vong và giảm các triệu chứng đau
thắt ngực. Nếu đau thắt ngực và HA không được kiểm soát bởi liệu pháp chẹn bêta
giao cảm đơn độc thì có thể phối hợp với các thuốc chẹn kênh canci tác động kéo dài.
Nếu vẫn ko kiểm soát được bằng liệu pháp phối hợp hai thuốc đó, nitrat có thể được
thêm vào (Võ Thị Hồng Phượng, 2010; Kaplan N.M et al, 2013). Các thuốc chẹn bêta
giao cảm được coi là những thuốc chống THA duy nhất bảo vệ được tim cho những
bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước đó (Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự, 2016).
1.3.3. Thuốc chẹn kênh canci
Đặc điểm và phân loại:
Bảng 1.5. Các thuốc chẹn kênh canci
Nhóm Tác dụng Thế hệ I Thế hệ II Thế hệ III
Phenylalkylamin ĐM<TM Verapamil
Nicardipin Amlodipin
Dihydropyridin (DHP) ĐM>TM Nifedipin Nimodipin Lacidipin
Felodipin
Benzothiazepin ĐM=TM Diltiazem
Cơ chế tác dụng:
Các thuốc chẹn kênh canci ức chế các kênh canci chậm (typ L) phụ thuộc điện
thế có nhiều ở tế bào cơ tim (làm giảm sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền nhĩ - thất,
nhịp tim chậm lại) và cơ trơn thành mạch (làm giãn mạch), và do vậy làm hạ HA.
Tính chất dược lý và tác dụng:
- Các thuốc chẹn kênh canci làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, giảm HA;
tác động lên tiểu động mạch nhiều hơn tĩnh mạch (Võ Thị Hồng Phượng, 2010).
- Hạ HA không kèm theo với hạ HA tư thế đứng, không có sự biến đổi thể tích
máu (Bộ Y tế, 2009).
Tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh canxi:
- Loại dihydropyridin: Chủ yếu là gây tác dụng hạ áp quá mức.
+ Phù mắt cá chân
+ Cơn nóng bừng mặt, cơn bốc hỏa, đau đầu
- Loại benzothiazepin (diltiazem) và phenylalkylamin
(verapamil):
+ Nhịp chậm, block nhĩ thất, block xoang nhĩ.
+ Suy tim mất bù (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016).
1.3.4. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC)
Phân loại: Các thuốc ức chế men chuyển được chia làm các nhóm chính
- Gốc sulfhydryl: Captopril
- Các tiền chất: Benazepril, enalapril, perindopril, quinapril, ramipril. Khi vào
trong cơ thể, chúng được chuyển thành các chất có hoạt tính như benazeprilat,
enaprilat, perindoprilat, rimaprilat….
16
- Chất hòa tan trong nước: Lisinopril.
Cơ chế tác dụng:
- Các thuốc ức chế men chuyển gắn vào ion kẽm (Zn) của enzym chuyển
angiotensin I thành angiotensin II, ngoài ra nó còn ức chế men kinase II , ngăn cản sự
chuyển bradykinin (chất làm giãn mạch, tăng thải Na+ qua đường niệu) thành
heptapeptid không hoạt tính. Hệ quả tác động của ức chế men chuyển l à giảm nồng độ
angiotensin II và tăng nồng độ bradykinin trong cơ thể gây giãn mạch, tăng thải trừ
Na+ và hạ HA (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016).
- Các thuốc ức chế men chuyển nói chung được hấp thu nhanh nhưng không
hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đào thải chủ yếu qua nước tiểu, ở người già, bệnh nhân
suy tim, suy thận, thuốc đào thải chậm hơn nên phải giảm liều.
- Ở bệnh nhân THA, các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng:
- Làm giảm sức cản ngoại vi, HATT và HATTr đều giảm rõ.
- Làm giảm phì đại thành mạch, làm tính đàn hồi của động mạch lớn, cải thiện
chức năng mạch máu.
- Các thuốc ức chế men chuyển làm giảm phì đại thất trái nhiều hơn so với các
nhóm thuốc hạ HA khác. Thuốc cũng cải thiện tốt chức năng tâm trương thất trái. Với
bệnh nhân THA đã có suy tim, thuốc làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh nên làm giảm
thể tích cuối tâm trương thất trái, tăng cung lượng tim, hạn chế quá trình giãn thất trái
(Bernard Vrijens and et, 2017).
- Trên bệnh nhân THA có ĐTĐ, thuốc làm hạn chế tổn thương thận, liên quan
đến các biến chứng vi mạch, hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA) đã khuyên sử dụng thuốc
ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể AT1 cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có bệnh
thận mạn tính do những thuốc này làm chậm sự suy giảm tốc độ lọc cầu thận và hạn
chế sự xuất hiện albumin niệu. Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ cũng khuyên dùng thuốc ức chế
men chuyển cho bệnh nhân ĐTĐ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch (Hội Tim
Mạch Việt Nam, 2015; Prospective Diabetes Study, 2009). Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng liệu pháp hạ áp gồm cả thuốc ƯCMC và thuốc ức chế thụ thể AT1 có hiệu
quả hơn trong việc làm chậm sự tiến triển bệnh thận mạn tính so với các liệu pháp hạ
áp khác.
Tác dụng phụ: Ho khan và co thắt phế quản, mẩn đỏ da, phù Quincke, mất vị
giác, giảm bạch cầu (captopril) và tăng kali máu (phối hợp với thuốc lợi tiểu thải kali
có thể làm kali trở lại bình thường) (JNC, 2003).
1.3.5. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (AT1) của angiotensin II (AT2)
Gồm losartan, candesartan, telmisartan, irbesartan, valsartan….
Cơ chế tác dụng (Bộ Y tế, 2009):
- Các thụ thể angiotensin I (AT1) của angiotensin II chịu trách nhiệm phần lớn
tác dụng sinh lý của angiotensin II khi liên kết, ngoài ra còn tham gia điều hòa sự co
bóp cơ tim, độ lọc cầu thận, làm phì đại tim và mạch máu... Trong khi đó các thụ thể
AT2 có chức năng ức chế sự tăng sinh tế bào, đối nghịch lại tác động gây phì đại của
các thụ thể AT1, ngoài ra còn có tác động làm giãn mạch và tăng tiết NO.
17
- Ức chế chọn lọc trên AT1, liên kết đặc hiệu với các thụ thể đó, ngăn cản
không cho angiotensin II gắn vào làm mất hiệu lực của angiotensin II. Do tác động của
thuốc với các thụ thể AT1 nên hoạt tính renin và nồng độ angiotensin II tăng cao trong
huyết tương, các thụ thể AT2 được kích thích lại có lợi vì tham gia làm giãn mạch.
1.3.6. Thuốc ức chế thần kinh trung ương
Gồm các thuốc: Methyldopa, clonidin…
Methyldopa:
- Cơ chế tác dụng: Anpha methyldopa từ các neuron giao cảm đã chuyển thành
anpha - methylnoadrenalin, chất này được phóng thích đã hoạt hóa các thụ thể giao
cảm anpha 2 trung ương ở hành não làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm
tăng trương lực phế vị, làm hạ HA. Do vậy anpha methyldopa được coi là thuốc làm
liệt giao cảm trung ương (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016; Nguyễn
Hoài Thanh Tâm và cs, 2014).
- Methyldopa được coi là thuốc hàng đầu điều trị THA ở phụ nữ có thai do làm
giảm nguy cơ đối với người mẹ và an toàn cho thai nhi: Methyldopa duy trì sự ổn định
dòng máu tử cung - nhau thai và huyết động của thai nhi, và không gây ra tác hại lâu
dài trên sự phát triển của trẻ.
- Tác dụng phụ cần lưu ý: Có độc tính đối với gan, do liệt giao cảm nên có thể
gây hạ HA tư thế đứng (giảm khoảng 10 mmHg), dễ gây ứ muối và nước nếu dùng lâu
dài, do an thần nên có thể gây buồn ngủ và làm giảm khả năng hoạt động trí óc.
1.4. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THUỐC
HUYẾT ÁP
1.4.1. Tăng huyết áp kháng trị
THA kháng trị được định nghĩa khi không đạt được HA mục tiêu ở những bệnh
nhân đã dùng đủ liều của một phác đồ gồm 3 thuốc thích hợp trong đó có 1 loại lợi
tiểu. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra THA kháng trị. Đo HA không đúng có thể
dẫn đến việc đánh giá quá mức HA trong động mạch. Đọc trị số HA tăng giả tạo cũng
có thể ghi nhận được ở những người có động mạch cánh tay bị vôi hóa nặng hoặc bị
xơ vữa và dải băng đo HA không thể ép được động mạch này. THA trong bệnh viện là
hậu quả của việc miễn cưỡng dùng liều thuốc có hiệu quả ở bệnh nhân hay thầy thuốc
(Bộ Y tế, 2009).
- Đo HA không đúng
- Tăng thể tích quá mức
+ Ăn quá nhiều natri
+ Giữ nước do bệnh thận
+ Dùng thuốc lợi tiểu không thích hợp
- Nguyên nhân do thuốc hay các nguyên nhân khác
+ Không tuân thủ điều trị
+ Liều không thích hợp
+ Kết hợp thuốc không đúng
+ Thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc ức chế cyclooxygenase 2
+ Cocain, amphetamin, các loại thuốc cấm khác
+ Thuốc đồng giao cảm (thuốc giảm sung huyết, thuốc gây chán ăn)
18
+ Thuốc uống ngừa thai
+ Hormon steroid thượng thận
+ Cyclosporin và tacrolimus
+ Erythropoietin
+ Cam thảo (kể cả một vài loại thuốc lá dạng nhai)
+ Thức ăn bổ sung và thuốc mua không cần toa (ví dụ ephedra, ma hoàng,
cam đắng)
- Bệnh cảnh kèm theo
+ Béo phì
+ Uống nhiều rượu
- Các nguyên nhân của THA thứ phát
Tương tác thuốc gây đề kháng có thể khó nhận biết trừ khi bệnh nhân được hỏi
về những vấn đề từ đầu đến cuối liên quan đến việc họ dùng thuốc. Các thuốc kháng
viêm non-steroid và các thuốc điều trị cảm, thuốc giãn mạch mũi và một số thuốc ít
dùng có thể ảnh hưởng đến tác dụng hạ áp của các thuốc đã được bác sĩ kê toa. Nếu
THA dai dẳng vẫn tồn tại sau khi đã phát hiện nguyên nhân và xử trí thì tiến hành việc
tìm các nguyên nhân của THA thứ phát (Bộ Y tế, 2009).
1.4.2. Tương tác của các thuốc huyết áp
Nhóm thuốc lợi tiểu (Bộ Y tế, 2009):
- Hiệu quả tăng: Lợi tiểu tác động ở vị trí khác trong nephron.
- Hiệu quả giảm: Thuốc chuyển resin, thuốc kháng viêm non-steroid và steroid.
- Hiệu quả đối với thuốc khác: Lợi tiểu làm tăng lithium trong huyết thanh, làm
tăng kali máu nếu dùng chung với ức chế men chuyển (lợi tiểu giữ kali), tăng độc tính
trên tai nếu dùng chung với kháng sinh nhóm aminoglycosid (lợi tiểu quai, lợi tiểu
thiazid), dễ gây ngộ độc digital khi dùng chung nhóm glycosid trợ tim, làm giảm tác
dụng của thuốc thải trừ acid uric (lợi tiểu thiazid), tác dụng lợi tiểu sẽ giảm nếu dùng
chung với non-steroid (lợi tiểu thiazid), tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng chung với
amphotericin B và corticoid (lợi tiểu thiazid).
Nhóm thuốc chẹn bêta (Bộ Y tế, 2009):
- Hiệu quả tăng: Cimetidin (chẹn bêta chuyển hóa tại gan), quinidin (chẹn bêta
chuyển hóa tại gan), thức ăn (chẹn bêta chuyển hóa tại gan).
- Hiệu quả giảm: Thuốc kháng viêm non-steroid, ngưng clonidin và
phenobarbital.
- Hiệu quả đối với thuốc khác: Propranolol làm men gan tăng dung nạp thuốc,
chẹn bêta che đậy và kéo dài hạ đường huyết do insulin. Dùng chung với thuốc chẹn
kênh canci gây block tim, làm tăng nồng độ theophyllin trong máu (propranolon),
thuốc ức chế men CYP2D6 (quinidin, propafenon, fluoxetin, paroxetin) làm tăng nồng
độ của nebivolol trong huyết tương, tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền khi dùng chung
với các thuốc chống loạn nhịp khác như amiodaron.
Nhóm thuốc ƯCMC (Bộ Y tế, 2009):
- Hiệu quả tăng: Chlopromazin hoặc clozapin.
- Hiệu quả giảm: Thuốc kháng viêm non-steroid, antacid, thức ăn giảm hấp thu
(moexipril).
19
- Hiệu quả đối với thuốc khác: ƯCMC làm tăng lithium huyết thanh, tăng K+
máu khi dùng kèm lợi tiểu giữ K+, tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế khi dùng chung
furosemid (perindopril), làm giảm tác dụng hạ HA khi dùng chung với aspirin
(perindopril).
Nhóm thuốc chẹn kênh canci (Bộ Y tế, 2009):
- Hiệu quả tăng: Nước bưởi (vài loại dihydropyridin) cimetidin hoặc ranitidin.
- Hiệu quả giảm: Rifampin và phenobarbital.
- Hiệu quả đối với thuốc khác: Verapamil có thể hạ nồng độ lithium,
methyldopa có thể tăng lithium, verapamin và diltiazem sẽ tăng nồng độ nếu dùng
chung với một số thuốc chuyển hoá qua gan nhờ hệ thống men CYP, làm tăng nồng độ
của các thuốc ức chế canci khi dùng chung với erythromycin hoặc ketoconazol (trừ
amlodipin), verapamil làm tăng nồng độ digoxin máu 50%, làm tăng nồng độ các
thuốc ức chế bêta chuyển hoá tại gan (metoprolol, carvedilon), verapamil gây tụt huyết
áp quá mức khi phối hợp với quinidin, prasozin (diltiazem cũng có tương tác tương tự
verapamin nhưng ít được ghi nhận), diltiazem phối hợp với nitrat tác dụng kéo dài có
khả năng gây tụt huyết áp quá mức, cimetidin làm tăng nồng độ nifedipin khoảng 80%
(Kearney PM, 2005; Paul A.James, 2014).
Nhóm thuốc ức chế anpha, ức chế thần kinh trung ương và thần kinh
ngoại biên (Bộ Y tế, 2009):
- Hiệu quả giảm: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (và có thể phenothiazin). Ức
chế monoamin oxidase. Thuốc giống giao cảm hoặc guanadre. Muối sắt có thể làm
giảm hấp thu methyldopa.
- Hiệu quả đối với thuốc khác: Clonidin tăng tác dụng nhiều thuốc gây mê.
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP
Các nghiên cứu về tỷ lệ THA:
Năm 2014, Hồng Mùng Hai đã tiến hành nghiên cứu tình hình THA ở người
trên 25 tuổi tại huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau, kết quả cho thấy tỷ lệ THA là 20,75%.
Riêng ở nữ giới là 21,6% và ở nam giới là 19,8%. Tỷ lệ THA tăng lên theo tuổi.
Những người có tiền sử gia đình bị THA có nguy cơ THA gấp 1,7 lần. Người béo phì
có nguy cơ THA gấp 2,6 lần. Ăn mặn có nguy cơ THA gấp 1,1 lần (Hồng Mùng Hai,
2014).
Năm 2014, nghiên cứu của Cao Hoàng Sạ, Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Lan Anh
ở vùng nông thôn của Hà Nội và Vĩnh Phúc ghi nhận đa số bệnh nhân THA trên 60
tuổi (71,7%), 33,2% không biết HA thế nào là bình thường, 87,6% không biết HA
được phân thành mấy độ, kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ còn thấp; đa
số bệnh nhân THA không biết hoặc hiểu sai về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây
bệnh THA, 87,9% biết biến chứng tai biến mạch máu não nhưng 43% không biết các
biến chứng trên thận, tổn thương mắt…; 89,9% hiểu sai về THA có thể chữa khỏi hoàn
toàn (Hoàng Cao Sạ, 2014).
Nghiên cứu của Hoàng Đức Thuận Anh và cộng
3 xã trong 7 xã/thị trấn của huyện Hương Thủy. Kết qu
sự năm 2013 trên 450 NCT tại
ả cho thấy: Tỷ lệ NCT THA là
20
35,6%, trong đó, HA độ 1 (20,2%), độ 2 (10,5%), độ 3 (4,9%); HA bình thường cao
(20%); Yếu tố liên quan đến THA là đời sống tinh thần (50,5%) (Hoàng Đức Thuận
Anh, 2013).
Nghiên cứu của Trần Văn Minh về tình hình và các yếu tố liên quan đến THA
từ 40 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho thấy tỷ lệ THA của các đối
tượng từ 40 tuổi tở lện tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là 33,7%. Trong đó tỷ lệ
THA độ 1 chiếm 56,1%, độ 2 chiếm 31,4% và độ 3 là 12,5%. Có 68,0% đã được phát
hiện THA trước đó, còn lại 32,0% được phát hiện trong thời gian nghiên cứu. Trong số
những bệnh nhân đã được phát hiện trước đó thì có 95,6 % đã tiến hành điều trị. Tỷ lệ
đối tượng THA mắc hội chứng chuyển hóa là 33,5%. Trong đó tỷ lệ đối tượng mắc 3
thành tố của hội chứng chuyển hóa chiếm 88,5%, 4 thành tố là 10,6% và 5 thành tố là
0,9%. Ngoài THA tỷ lệ đối tượng có tăng vòng eo là 69,0 %, tăng đường huyết là
41,6%, tăng triglycerid là 62,8% và giảm HDL là 38,9% (Trần Văn Minh, 2013).
Các nghiên cứu về thuốc điều trị THA:
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Thanh Tâm về khảo sát tình hình sử
dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm
2014 cho thấy bệnh nhân nữ chiếm đa số với 62,0%. Độ tuổi mắc bệnh ở cả 2 giới là
trên 50 tuổi, với tần suất mắc các bệnh kèm theo tương đối cao. Đa số được chỉ định
phối hợp thuốc (86,2%). Trong đó, sử dụng kết hợp trên 3 nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao
54,7%, ƯCMC + chẹn kênh canci là phối hợp thường gặp nhất. Ức chế men chuyển
cũng là thuốc được chỉ định nhiều nhất trong phác đồ đơn trị liệu. 37,0% trường hợp
gặp tương tác thuốc bất lợi. Nguy hiểm nhất là phối hợp ƯCMC + Kali clorid và
ƯCMC + spironolacton, gây tăng kali máu. Phổ biến nhất là tương tác giữa thuốc chẹn
bêta và chẹn kênh canci (31,9%), làm tăng tác dụng hạ huyết áp (Nguyễn Hoài Thanh
Tâm và cs, 2014).
Tác giả Lê Thị Hồng Ân năm 2017 khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị
THA ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho thấy điều
trị THA sử dụng 5 nhóm thuốc bao gồm 14 hoạt chất, sử dụng nhiều nhất là chẹn kênh
canci 47%, ƯCMC và ức chế thụ thể đều chiếm 43%, thuốc sử dụng ít nhất là chẹn
bêta chiếm 2%. Đơn trị liệu chiếm 45,40%, nhóm ƯCMC sử dụng cao nhất là 37%,
nhóm ức chế thụ thể 35% và chẹn kênh canci 16,6%. Phối hợp thuốc chiếm 54,60%,
trong đó phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 67%, ít nhất là phối hợp 4 thuốc
chiếm 2%, đa số là phác đồ có ức chế men chuyển/ức chế thụ thể + chẹn kênh canci
chiếm 27,89%. Kết luận rằng điều trị THA các nhóm chẹn kênh canci và ƯCMC, ức
chế thụ thể được sử dụng nhiều nhất, nhóm lợi tiểu sử dụng ít nhất (Lữ Thỵ Hồng Ân,
2017).
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Thu Hương về thực trạng sử dụng thuốc trên
bệnh nhân THA mắc kèm ĐTĐ tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền
21
Bộ công an cho thấy có 5 hoạt chất điều trị ĐTĐ và 14 hoạt chất điều trị THA. Nhóm
chẹn kênh canci và ƯCMC được sử dụng nhiều nhất, nhóm lợi tiểu sử dụng ít nhất,
điều trị THA chủ yếu là đơn trị liệu bằng nhóm chẹn kênh canci hoặc nhóm ƯCMC.
Tỷ lệ thay đổi phác đồ qua các tháng thấp (Đoàn Thị Thu Hương, 2015).
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh án của bệnh nhân THA được điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ
01/6/2019 đến 01/6/2020 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn
Bệnh án của bệnh nhân THA mới được chẩn đoán hoặc bệnh nhân THA đã có
tiền sử bệnh được điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ 01/6/2019 đến 01/06/2020
tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án của bệnh nhân điều trị THA là phụ nữ mang thai.
Bệnh án của bệnh nhân nhập viện điều trị vì bệnh lý khác nhưng mắc kèm bệnh
THA.
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ:
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
Z: Hệ số tin cậy
α : Mức ý nghĩa
p: Là tỷ lệ % sử dụng thuốc điều trị THA. Theo nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị tuyết Lan ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú THA có sử dụng
thuốc lợi tiểu là 46,6%. Chọn p=0,466
Chọn α = 0,05, ta có hệ số tin cậy Z = 1,96
d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn d = 0,05.
e: Thay vào công thức ta tính được n = 383 bệnh án.
Cộng sai số, chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 400 bệnh án.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
23
Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020, lấy tổng số bệnh án điều trị nội
trú tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang theo tiêu chuẩn chọn mẫu được
đánh số thứ tự tương ứng. Bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống.
Công thức: k = N/n; trong đó: k là khoảng cách mẫu; N: Tổng số đơn thuốc
trong thời gian nghiên cứu. Với N=1252, n=400.
Áp dụng công thức ta có khoảng cách mẫu k=3 là: Trong khoảng từ 1 đến k sử
dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn được đơn thuốc số i, kết quả bốc thăm ngẫu
nhiên chọn được i=3. Các bệnh án tiếp theo áp dụng công thức: i + 1k; i+ 2k; 1 + 3k; …i
+ (n-1)k cho đến khi đủ 400 bệnh án cần nghiên cứu.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm người bệnh điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hậu Giang
Các đặc điểm chung:
- Tuổi: Là biến định lượng, được tính từ ngày sinh đến thời điểm khám chữa
bệnh.
- Giới: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Nam
+ Nữ
- Dân tộc: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Kinh
+ Khác
- Nghề nghiệp: Là biến định tính, gồm năm giá trị:
+ Nông dân
+ Công nhân
+ Cán bộ viên chức
+ Nội trợ
+ Khác
- Tiền sử mắc bệnh: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Đã được chẩn đoán THA: được bác sĩ chẩn đoán THA trước khi nhập
viện điều trị
+ Mới được chẩn đoán THA: được chẩn đoán THA khi nhập viện
- Tình hình điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
24
+ Nhập viện điều trị lần đầu: lần đầu nhập viện điều trị do bệnh THA
+ Đã nhập viện điều trị nhiều lần: đã nhập viện điều trị ít nhất 01 lần do
bệnh lý THA
- Hình thức nhập viện: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Nhập viện trực tiếp: nhập viện trực tiếp tại bệnh viện Đa khoa Hậu
Giang
+ Bệnh nhân chuyển viện: nhập viện qua chuyển tuyến từ các bệnh viện
tuyến dưới
- Ngày điều trị: Là biến định lượng, được xác định dựa vào ngày điều trị trên
bệnh án.
- Phân loại THA: Là biến thứ bậc, gồm ba giá trị:
+ THA độ 1
+ THA độ 2
+ THA độ 3
Chẩn đoán THA theo hướng dẫn “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” (ban
hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của bộ
trưởng Bộ y tế) (Bộ Y tế, 2010).
Bảng 3.1. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam
Phân loại
Huyết áp (mmHg)
Tâm thu Tâm trương
HA tối ưu < 120 Và < 80
HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
HA bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
THA độ 1 (nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99
THA độ 2 (trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109
THA độ 3 (nặng) ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90
- Bệnh lý kèm theo: Là biến định tính, gồm sáu giá trị:
+ Đái tháo đường: Định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126
mg/dL (hay ≥7 mmol/L). Được bác sĩ chuẩn đoán mắc ĐTĐ trước đó.
+ Bệnh thận mạn: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh thận mạn trước đó.
+ Bệnh mạch vành: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh mạch vành trước
đó.
+ Suy tim: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh suy tim trước đó.
+ Đột quỵ: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh đột quỵ trước đó.
+ Bệnh lý khác.
- Kết quả điều trị: Là biến định tính, gồm năm giá trị:
+ Khỏi: huyết áp được kiểm soát, dấu hiện lâm sàng được cải thiện.
+ Đỡ, giảm: dấu hiệu lâm sàng được cải thiện, huyết áp chưa đạt mục
tiêu điều trị.
+ Không thay đổi: huyết áp và các dấu hiệu lâm sàng không được cải
25
thiện.
+ Nặng hơn: huyết áp và các dấu hiệu lâm sàng tăng lên.
+ Tử vong
Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thực hiện:
* Dấu hiệu lâm sàng:
- Dấu hiệu triệu chứng do HA tăng: Biến định tính, gồm sáu giá trị:
+ Nhức đầu
+ Chóng mặt
+ Hồi hộp
+ Mau mệt mỏi
+ Khó thở
+ Khác
- Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do THA: Biến định tính, gồm năm giá trị:
+ Chảy máu mũi.
+ Nhìn lóa do tổn thương đáy mắt.
+ Đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực.
+ Đau thắt ngực mạch vành.
+ Chóng mặt tư thế.
* Cận lâm sàng:
- Đường huyết lúc đói: Theo QĐ 320/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh” ngày 23 tháng 01 năm 2014
[8].
- Đường huyết lúc đói: là đường huyết sau ăn 8 giờ, gồm hai giá trị:
+ Tăng: Go ≥ 7 mmol/L (≥ 126 mg/dL)
+ Không tăng: Go < 7 mmol/L (< 126 mg/dL)
- Cholesterol toàn phần: gồm hai giá trị:
+ Bình thường < 5,2mmol/L
+ Rối loạn khi ≥ 5,2mmol/L
- HDL-C: gồm hai giá trị:
+ Bình thường ≥ 0,9mmol/L
+ Rối loạn khi < 0,9mmol/L
- LDL-C: gồm hai giá trị:
+ Bình thường ≤ 3,4mmol/L
+ Rối loạn khi > 3,4mmol/L
- Triglycerid máu lúc đói: Gồm hai giá trị:
+ Bình thường ≤ 1,7mmol/L
+ Rối loạn khi > 1,7mmol/L
- Acid Uric máu: gồm hai giá trị:
+ Bình thường: Nam: 202-416 µmol/l, Nữ: 143-399 µmol/l
26
+ Rối loạn: Nam ≠ 202-416 µmol/l, Nữ ≠ 143-399 µmol/l.
- Creatinin máu: gồm hai giá trị:
+ Bình thường Nam 62-120 µmol/L, Nữ 53-100 µmol/L
+ Tăng khi >120 µmol/L ở nam và >100 µmol/L ở nữ
2.2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh điều trị nội trú tại khoa nội
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang
- Phác đồ điều trị THA khởi đầu: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Đơn trị liệu
+ Đa trị liệu
- Nhóm thuốc sử dụng điều trị THA: Là biến định tính, gồm sáu giá trị:
+ Thuốc chẹn kênh canci
+ Thuốc chẹn bêta
+ Thuốc chẹn anpha
+ Thuốc ức chế men chuyển
+ Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin (AT1)
+ Thuôc lợi tiểu
- Thuốc chẹn kênh canci: Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
+ Hàm lượng
- Thuốc chẹn bêta: Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
+ Hàm lượng
- Thuốc chẹn anpha: Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
+ Hàm lượng
- Thuốc ức chế men chuyển: Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
+ Hàm lượng
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (AT1): Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
+ Hàm lượng
- Thuốc lợi tiểu: Gồm các nội dung đánh giá:
+ Hoạt chất sử dụng cụ thể
+ Dạng bào chế
27
+ Hàm lượng
- Phác đồ kết hợp thuốc: Là biến định tính, gồm ba giá trị:
+ 2 loại thuốc
+ 3 loại thuốc
+ 4 loại thuốc
- Phác đồ điều trị thuốc kết 2 loại thuốc THA cụ thể: Gồm sáu giá trị
+ Lợi tiểu + chẹn kênh canci
+ Lợi tiểu + ức chế men chuyển
+ Lợi tiểu + chẹn anpha
+ Chẹn kênh canci + ức chế men chuyển
+ Chẹn kênh canci + chẹn anpha
+ Phác đồ khác
- Phác đồ điều trị thuốc kết 3 loại thuốc THA cụ thể: Gồm ba giá trị
+ Lợi tiểu + chẹn kênh canci + ức chế men chuyển
+ Lợi tiểu + chẹn kênh canci + chẹn anpha
+ Phác đồ khác
- Phác đồ điều trị thuốc kết 4 loại thuốc THA cụ thể: Gồm ba giá trị
+ Lợi tiểu + chẹn kênh canci + ức chế men chuyển + chẹn bêta
+ Lợi tiểu + chẹn kênh canci + chẹn anpha + chẹn bêta
+ Phác đồ khác
- Thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Có
+ Không
- Sự thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Từ đơn trị liệu sang đa trị liệu.
+ Từ đa trị liệu sang phác đồ đa trị liệu khác.
- Lý do sự thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm ba giá trị:
+ Tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Huyết áp không được cải thiện.
+ Nguyên nhân khác.
- Phác đồ điều trị THA cuối cùng trước khi ra viện: Là biến định tính, gồm hai
giá trị:
+ Đơn trị
+ Đa trị
- Số loại thuốc THA được điều trị trong thời gian nằm viện: Là biến định tính,
gồm bốn giá trị:
+ Một loại
+ Hai loại
+ Ba loại
28
+ Bốn loại
- Chỉ số huyết áp khi ra viện: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
+ Đạt huyết áp mục tiêu
+ Không đạt huyết áp mục tiêu
- Tương tác thuốc: gồm hai giá trị:
+ Có
+ Không
Sử dụng phần mềm đánh giá tương tác thuốc http://www.medscape.com tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang để đánh giá.
- Mức độ tương tác: gồm ba giá trị
+ Nhẹ
+ Trung bình
+ Nặng
- Loại thuốc tương tác:
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị ĐTĐ
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh thận nạn
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh mạch vành
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh suy tim
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh đột quỵ
+ Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh khác
2.2.5. Công cụ, đối tượng và phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu: Phiếu thu thập thông tin được thiết kế sẵn dựa trên
bệnh án điều trị nội trú.
Đối tượng thu thập: Là người thực hiện đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ bệnh án và ghi nhận
thông tin vào phiếu thu thập thông tin.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Bước 1: Thu thập tất cả các bệnh án điều trị nội trú thỏa các tiêu chí chọn mẫu.
Bước 2: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống chọn lấy 400
bệnh án để tiến hành nghiên cứu.
Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin từ các bệnh án vào phiếu thu thập thông
tin.
Bước 4: Trường hợp bệnh án thiếu các thông tin cần thiết thì sẽ loại ra và chọn
bổ sung vào bệnh án khác từ các bệnh án ban đầu.
Bước 5: Kiểm tra lại số liệu vừa thu thập, tiến hành nhập và xử lý các số liệu
bằng phần mềm spss 18.0.
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số
Thiết kế phiếu thu thập thông tin cần bám sát theo mẫu bệnh án điều trị nội trú
sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
30
Các thông tin trên bệnh án nếu không rõ ràng cần tham khảo ý kiến trực tiếp
từ bác sĩ lập bệnh án để kiểm tra các thông tin.
Phiếu thu thập thông tin sau khi hoàn thành được làm sạch, với những phiếu
thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc sai cần phải được bổ sung, điều chỉnh trước khi
xử lý.
2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu, xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm spss 18.0.
Số liệu định tính được trình bày theo tần số, tỷ lệ dưới dạng bảng hoặc biểu
đồ.
Các số liệu định lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn.
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Đề tài được sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Không làm
ảnh hưởng đến hoạt động điều trị bệnh của bệnh viện.
Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục
đích nghiên cứu.
Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Tình hình
sử dụng
thuốc điều
trị THA ở
bệnh nhân
nội trú
Phác đồ điều trị THA
khởi đầu: Đơn trị, đa
trị liệu
Nhóm thuốc sử dụng
điều trị: Thuốc chẹn
kênh canci, chẹn
beeta, chẹn anpha,
ƯCMC, ức chế thụ
thể Angiotensin, lợi
tiểu
Phác đồ đa trị THA: 2
loại, 3 loại và 4 loại
thuốc
Thay đổi phác đồ điều
trị
Phác đồ điều trị THA
cuối cùng
Chỉ số huyết áp khi ra
viện
Tương tác thuốc
Đặc điểm chung: tuổi,
giới, dân tộc, nghề
nghiệp, tiền sử mắc
bệnh, tình hình điều trị
THA, hình thức nhập
viện, phân loại THA khi
nhập viện, bệnh lý kèm
theo, kết quả điều trị
Các đặc điểm lâm
sàng:
-Dấu hiệu triệu chứng
do THA
-Dấu hiệu triệu chứng
mạch máu do THA
Các đặc điểm cận lâm
sàng:
- Đường huyết lúc đói
- Cholesterol toàn phần
- HDL-C
- LDL-C
- Triglycerid máu lúc
đói
- Acid Uric máu
- Creatinin máu
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ GHIÊN CỨU
3.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG
Hình 3.1. Phân bố đối tượng theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, với 64,0% là nữ và 36,0% là nam.
Hình 3.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Nhận xét: Các đối tượng có độ tuổi từ 70 trở lên chiếm cao nhất với 32,2% và
giảm dần theo nhóm tuổi.
32
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo dân tộc
Dân tộc Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Kinh 374 93,5
Khác 26 6,5
Tổng 400 100
Nhận xét: Các đối tượng chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 93,5%, 6,5% đối tượng
là dân tộc khác
Hình 3.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp (n=400)
Nhận xét: Các đối tượng chủ yếu là người già không còn lao động chiếm
64,5%, nông dân chiếm 27,5% và nghề khác có tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.2. Tiền sử tăng huyết áp, điều trị và hình thức nhập viện điều trị
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tiền sử THA
Đã mắc THA 382 95,5
Mới mắc THA 18 4,5
Điều trị THA
Nhập viện lần đầu 313 78,2
Đã nhập viện nhiều lần 87 21,8
Hình thức nhập
viện
Nhập viện trực tiếp 399 99,8
Chuyển tuyến 1 0,2
Tổng 400 100
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đã được chẩn đoán THA là 95,5% và 4,5% mới mắc.
33
Bảng 3.3. Phân bố ngày điều trị của đối tượng
Ngày điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1-3 ngày 57 14,3
4-7 ngày 234 58,5
Trên 7 ngày 109 27,3
Tổng 400 100
Nhận xét: Thời gian nằm viện chủ yếu từ 4-7 ngày chiếm 58,5%, trên 7 ngày là
27,3% và từ 1-3 ngày là 14,3%.
Hình 3.4. Phân độ tình trạng THA khi nhập viện (n=400)
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nhập viện có tình trạng THA độ 1 là 54,0%, độ 2 là
43,8% và độ 3 là 2,2%
Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo của đối tượng
Bệnh lý kèm theo Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đái tháo đường 171 42,8
Bệnh thận mạn 35 8,8
Bệnh mạch vành 203 50,8
Suy tim 44 11,0
Đột quỵ 7 1,8
Bệnh lý khác 354 88,5
Tổng 400 100
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có bệnh lý mạch vành kèm theo là 50,8%, bệnh ĐTĐ
kèm theo là chiếm 42,8% và một số bệnh lý khác có tỷ lệ thấp hơn.
34
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Hình 3.5. Dấu hiệu triệu chứng do bệnh tăng huyết áp (n=400)
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nhập viện điều trị có triệu chứng chóng mặt là 79,3%, hồi hộp
là 47,8%, nhức đầu 44,8%, mau mệt mỏi 15,8%, khó thở 11,3% và triệu chứng khác là
1,8%.
Bảng 3.5. Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do bệnh tăng huyết áp (n=400)
Dấu hiệu triệu chứng Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Chảy máu mũi 2 0,5
Nhìn lóa do tổn thương đáy mắt 8 2,0
Đau ngực do bóc tách động mạch chủ
ngực
0 0
Đau thắt ngực mạch vành 198 49,5
Chóng mặt tư thế 208 52,0
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nhập viện có triệu chứng chóng mặt tư thế là 52,0%, đau thắt
ngực mạch vành là 49,5%, nhìn lóa do tổn thương đáy mắt là 2,0% và chảy máu mũi là
0,5%.
35
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đường huyết lúc đói
(n=400)
Tăng 125 31,2
Không tăng 275 68,8
Cholesterol toàn phần
(n=305)
Bình thường 99 32,5
Rối loạn 206 67,5
HDL-C (n=305)
Bình thường 240 78,7
Rối loạn 65 21,3
LDL-C (n=305)
Bình thường 161 52,8
Rối loạn 144 47,2
Triglycerid máu (n=305)
Bình thường 70 23,0
Rối loạn 235 77,0
Creatinin máu (n=400)
Bình thường 366 91,5
Rối loạn 34 8,5
Tổng 400 100
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có tăng đường huyết là 31,2%, rối loạn Cholesterol
toàn phần là 67,5, HDL-C là 21,3%, LDL-C là 47,2%, Triglycerid máu là 77,0% và
Creatinin máu là 8,5%.
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng có các rối loạn cận lâm sàng
Số lượng các rối loạn cận
lâm sàng
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
0 rối loạn cận lâm sàng 10 2,5
1 rối loạn cận lâm sàng 115 28,8
2 rối loạn cận lâm sàng 87 21,8
3 rối loạn cận lâm sàng 74 18,5
4 rối loạn cận lâm sàng 32 8,0
5 rối loạn cận lâm sàng 70 17,5
6 rối loạn cận lâm sàng 12 3,0
Tổng 400 100
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có 1 rối loạn lâm sàng là 28,8%, 2 rối loạn là 21,8%,
3 rối loạn là 18,5%, 4 rối loạn 8,0%, 5 rối loạn là 17,5% và 6 rối loạn là 3,0%.
36
3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Hình 3.6. Phác đồ điều trị ban đầu của đối tượng (n=400)
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng sử dụng đơn trị liệu là 59,5% và đa trị liệu là 40,5%.
Bảng 3.8. Phác đồ điều trị ban đầu theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA
Nội dung
Đơn trị Đa trị
p
n % n %
Giới
Nam 89 61,8 55 38,2
0,481
Nữ 149 58,2 107 41,8
Tiền sử điều
trị THA
Nhập viện lần đầu 208 66,5 105 33,5
<0,001
Nhập viện nhiều lần 30 34,5 57 65,5
Phân độ THA
THA độ 1 197 91,2 19 8,8
<0,001
THA độ 2 41 23,4 134 76,6
THA độ 3 0 0 9 100
Tổng 238 59,5 162 40,5
Nhận xét:
Các đối tượng nhập viện lần đầu có tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị là 66,5% cao
hơn các đối tượng đã nhập viện nhiều lần 34,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p<0,05.
Các đối tượng THA độ 1 sử dụng phác đồ đơn trị liệu là 91,2% cao hơn các đối
tượng THA độ 2,3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
37
Bảng 3.9. Phác đồ điều trị ban đầu theo các bệnh lý kèm theo
Nội dung
Đơn trị Đa trị
p
n % n %
Bệnh ĐTĐ
Có 76 44,4 95 55,6
<0,001
Không 162 70,7 67 29,3
Bệnh thận mạn
Có 11 31,4 24 68,6
<0,001
Không 227 62,2 138 37,8
Bệnh mạch vành
Có 74 36,5 129 63,5
<0,001
Không 164 83,2 33 16,8
Suy tim
Có 5 11,4 39 88,6
<0,001
Không 233 65,4 123 34,6
Đột quỵ
Có 3 42,9 4 57,1
0,371
Không 235 59,8 158 40,2
Tổng 238 59,5 162 40,5
Nhận xét:
Các đối tượng mắc các bệnh kèm theo là ĐTĐ, thận mạn, mạch vành và suy tim
thì sử dụng phác đồ đa trị cao hơn phác đồ đơn trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p<0,05.
Hình 3.7. Các loại phác đồ đa trị liệu (n=162)
Nhận xét:
Tỷ lệ sử dụng 2 loại thuốc trong phác đồ đa trị liệu là cao nhất với 98,1%, 3 loại
thuốc là 1,2% và 4 loại là 0,6%.
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf

More Related Content

What's hot

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Man_Ebook
 
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docxLuận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docxLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Man_Ebook
 
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thậnPhân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thậnHA VO THI
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11HA VO THI
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014alexandreminho
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Man_Ebook
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
Khảo sát tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của bệnh nhâ...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dânĐề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
 
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docxLuận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thậnPhân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
Phân tích CLS tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docxTiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân yLuận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
 
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAYLuận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tại ph...
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Man_Ebook
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Man_Ebook
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Man_Ebook
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Man_Ebook
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Man_Ebook
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Man_Ebook
 

Similar to Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf (20)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
Khảo sát tình tình sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa...
 
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN HỒNG NGÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG 2019-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Cần Thơ, năm 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN HỒNG NGÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆNĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG 2019-2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG Mã ngành: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Đình Luyến Cần Thơ, năm 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân, bạn bè, gia đình và các nhà khoa học trong Ngành. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy PGS.TS Phạm Đình Luyến, thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, khoa Dược Trường Đại học Tây Đô và tất cả quý thầy/cô đã giúp em trang bị được nhiều kiến thức và kỹ năng đối với nghề nghiệp trong tương lai cũng như trong đời sống thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với kiến thức của bản thân còn hạn hẹp, nên trong bài luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì thế em kính mong quý thầy cô sẽ dành thời gian đóng góp ý kiến để em có nhiều kiến thức quý báo và có thêm hành trang bước vào nghề trong tương lai. Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô giáo có thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống và thành công trong công tác giảng dạy của mình. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
  • 4. ii TÓM TẮT Bệnh tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Tại Việt Nam theo thống kê của Viện tim mạch Việt Nam cho thấy tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, mắt, não, thận, mạch máu,... Trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, người bệnh sẽ được theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp đến điều trị có tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật. Vì lý do đó, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020” được thực hiện. Đề tài thực hiện với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp mô tả hồi cứu trên 400 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân THA mới được chẩn đoán hoặc bệnh nhân THA đã có tiền sử bệnh được điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ 01/6/2019 đến 01/06/2020 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm spss 18.0. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ đối tượng THA điều trị nội trú sử dụng phác đồ đơn trị liệu là 59,5% và đa trị liệu là 40,5%. Nhóm thuốc chẹn kênh canci được sử dụng nhiều nhất với 59,5%, nhóm ƯCMC là 59,3%, nhóm chẹn bêta là 16,0%, nhóm lợi tiểu là 4,3% và ức chế thụ thể angiotensin là 2,8%. Phác đồ điều trị phối hợp 2 nhóm thuốc chẹn kênh canci + ức chế men chuyển có tỷ lệ cao nhất với 54,3%, phác đồ chẹn bêta + ức chế men chuyển là 26,5%. Phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc được sử dụng là chẹn kênh canci + chẹn bêta + ức chế men chuyển chiếm 1,2%. Phác đồ phối hợp 4 thuốc được sử dụng là chẹn kênh canci +chẹn bêta + ức chế men chuyển + lợi tiểu chiếm 0,6%. Tỷ lệ đối tượng có thay đổi phác đồ điều trị là 23,8%. Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy các phác đồ điều trị đều tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tuy nhiên trong quá tình điều trị có nhiều trường hợp cần phải thay đổi phác đồ do không đem lại hiệu quả điều trị.
  • 5. iii SUMMARY Hypertension was a common disease in the world and in Vietnam, a great threat to human health. Hypertension was estimated to be the cause of death of 7.1 million young people and accounts for 4.5% of the global burden of disease. In Vietnam, according to statistics of the Vietnam Heart Institute, hypertension was the most common cardiovascular disease, causing many dangerous complications for the heart, eyes, brain, kidneys, blood vessels,... Throughout the course of the disease, the patient will been monitored and may change, increase or decrease the dose, combine more drugs or remove drugs until the most suitable treatment regimen for the patient was determined. High blood pressure if not properly and adequately treated will cause many dangerous complications. At Hau Giang Provincial General Hospital, the proportion of hypertensive patients coming for treatment was quite high in the disease model. For that reason, the topic "Survey on the use of drugs to treat hypertension in inpatients at the internal department of Hau Giang General Hospital 2019-2020" was conducted. The study was carried out with the aim of surveying the clinical and subclinical characteristics and the use of antihypertensive drugs in hypertensive patients at the internal department of Hau Giang General Hospital 2019-2020. The study was carried out by retrospective descriptive method on 400 medical records of newly diagnosed hypertensive patients or hypertensive patients with a history of inpatient treatment from June 1, 2019. until June 1, 2020 at the Internal Medicine Department of Hau Giang Province General Hospital. Data was entered and processed by spss 18.0 software. The study results recorded that the proportion of inpatient hypertension patients using monotherapy regimen was 59.5% and 40.5% multi-therapy. The calcium channel blocker group was used the most with 59.5%, the ACE inhibitor group was 59.3%, the beta blocker group was 16.0%, the diuretic group was 4.3% and the angiotensin receptor blocker was 2.8%. The combined treatment regimen of 2 groups of calcium channel blockers + ACE inhibitors had the highest rate with 54.3%, beta blockers + ACE inhibitors was 26.5%. The combined treatment regimen of 3 drug groups used is calcium channel blocker + beta blocker + ACE inhibitor, accounting for 1.2%. The 4-drug combination regimen used is calcium channel blocker + beta blocker + ACE inhibitor + diuretic, accounting for 0.6%. The percentage of subjects with a change in treatment regimen was 23.8%. Through the research results, it was found that the treatment regimens were in compliance with the instructions of the Ministry of Health, however, in the course of treatment, there were many cases where it was necessary to change the regimen because it did not bring effective treatment
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP.....................................................3 1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp.............................................................................................................3 1.1.2 Phân loại bệnh tăng huyết áp .....................................................................................................3 1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ....................................................................................6 1.2.1. Mục tiêu điều trị .............................................................................................................................6 1.2.2. Nguyên tắc chung ..........................................................................................................................7 1.2.3. Điều trị cụ thể ..................................................................................................................................8 1.2.4. Chọn thuốc điều trị tăng huyết áp...........................................................................................9 1.2.5. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp .......................................................................11 1.3. CÁC NHÓM THUỐC HẠ HUYẾT ÁP CHÍNH................................................................12 1.3.1. Thuốc lợi tiểu.............................................................................................................................12 1.3.2. Thuốc chẹn bêta........................................................................................................................13 1.3.3. Thuốc chẹn kênh canci..........................................................................................................15 1.3.4. Thuốc ức chế men chuyển ...................................................................................................15 1.3.5. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin .....................................................................................16 1.3.6. Thuốc ức chế thần kinh trung ương.................................................................................16 1.4. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THUỐC HUYẾT ÁP......................................................................................................................................................................17 1.4.1. Tăng huyết áp kháng trị...............................................................................................................17 1.4.2. Tương tác của các thuốc huyết áp...........................................................................................18 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP ....................................19 1.6. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẬU GIANG..............................21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................22 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................22 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn..............................................................................................................................22 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................................................22 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................................22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................................22 2.2.2. Cỡ mẫu .........................................................................................................................................22 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................................23 2.2.4. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................................23 2.2.5. Công cụ, đối tượng và phương pháp thu thập số liệu ..............................................28 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ............................................................................................28 2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.........................................................................30 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU........................................................................................30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................31 3.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG...................................................................31
  • 7. v 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG...............34 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................................34 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng..................................................................................35 3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP......................36 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................................45 4.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG ..................................................................45 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG...............47 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng.........................................................................................47 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng..................................................................................48 4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP......................49 KẾT LUẬN .................................................................................................................59 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2
  • 8. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH................................................................................3 Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại HA người từ 18 tuổi theo JNC 7 ........................................4 Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay ........................................................4 Bảng 1.4. Các nhóm thuốc, chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc....................................9 Bảng 1.5. Các thuốc chẹn kênh canci ................................................................................................15 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo dân tộc....................................................................32 Bảng 3.2. Tiền sử tăng huyết áp, điều trị và hình thức nhập viện điều trị ...................32 Bảng 3.3. Phân bố ngày điều trị của đối tượng ............................................................33 Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo của đối tượng ..................................................................33 Bảng 3.5. Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do bệnh tăng huyết áp..............................34 Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng .........................................................35 Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng có các rối loạn cận lâm sàng .............................................35 Bảng 3.8. Phác đồ điều trị ban đầu theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA...........36 Bảng 3.9. Phác đồ điều trị ban đầu theo các bệnh lý kèm theo....................................37 Bảng 3.10. Nhóm thuốc sử dụng điều trị......................................................................38 Bảng 3.11. Nhóm thuốc chẹn kênh canci được sử dụng ..............................................38 Bảng 3.12. Nhóm thuốc chẹn bêta được sử dụng (n=64).............................................38 Bảng 3.13. Nhóm thuốc ức chế men chuyển được sử dụng (n=237)...........................39 Bảng 3.14. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin được sử dụng (n=11).................39 Bảng 3.15. Nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng (n=17).................................................39 Bảng 3.16. Nhóm thuốc sử dụng điều trị các trường hợp dùng phác đồ đơn trị liệu...40 Bảng 3.17. Loại thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị..................................................40 Bảng 3.18. Nhóm thuốc phối hợp trong phác đồ đa trị liệu được sử dụng ..................41 Bảng 3.19. Thay đổi phác đồ điều trị ...........................................................................41 Bảng 3.20. Phác đồ điều trị cuối khi xuất viện.............................................................42 Bảng 3.21. Thay đổi phác đồ điều trị theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA.......42 Bảng 3.22. Thay đổi phác đồ điều trị theo các bệnh lý kèm theo ................................43 Bảng 3.23. Tương tác thuốc trong quá trình điều trị ....................................................43
  • 9. v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh THA......................................................6 Hình 1.2 Ranh giới đích điều trị ở người THA ............................................................7 Hình 1.3. Sơ đồ phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp .......................................11 Hình 3.1. Phân bố đối tượng theo giới .........................................................................31 Hình 3.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi ...............................................................31 Hình 3.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp (n=400)..............................................32 Hình 3.4. Phân độ tình trạng THA khi nhập viện.........................................................33 Hình 3.5. Dấu hiệu triệu chứng do bệnh tăng huyết áp................................................34 Hình 3.6. Phác đồ điều trị ban đầu của đối tượng ........................................................36 Hình 3.7. Các loại phác đồ đa trị liệu (n=162).............................................................37
  • 10. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ADA AT1 AT2 BMI ĐM ĐTĐ HA HAMT HATT HATTr ISH JNC NMCT NHBPEP TM THA ƯCMC ƯCTTAT1 WHO American Diabetes Association Angiotensin 1 Angiotensin 2 Body Mass Index International Society of Hypertension Joint National Committee National High Blood Preessure Education Program World Health Organization Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ Chỉ số khối cơ thể Động mạch Đái tháo đường Huyết áp Huyết áp mục tiêu Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Tổ chức tăng huyết áp thế giới Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ Nhồi máu cơ tim Chương trình Giáo dục Quốc gia về tăng huyết áp Tỉnh mạch Tăng huyết áp Ức chế men chuyển Ức chế thụ thể angiotensin 1 Tổ chức Y tế thế giới
  • 11. 1 MỞ ĐẦU Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) (Tạ Văn Bình, 2006). Gánh nặng bệnh tật do tăng huyết áp đang tăng lên trên toàn cầu, cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh tăng huyết áp trên 259 tỷ đô la Mỹ (UKPDS, 1998). Theo dự báo của Liên hiệp quốc, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số già với tỷ lệ người cao tuổi vượt quá 10% vào năm 2014 và tỷ lệ này tăng lên tới 26% vào năm 2050. Do nhiều đặc điểm về sinh lý nên người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với những lứa tuổi khác, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp. Tại Việt Nam theo thống kê của Viện tim mạch Việt Nam cho thấy tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, mắt, não, thận, mạch máu,... Có 51,6% những người bị tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, 33,9% những người tăng huyết áp chưa được điều trị và 63,7% người điều trị nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh tăng huyết áp còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây tăng huyết áp vừa là hậu quả của tăng huyết áp và như vậy khi bị tăng huyết áp bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm (Tạ Văn Bình, 2006). Trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, người bệnh sẽ được theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Đồng thời, lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc của người bệnh để thông báo cho bác sỹ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc theo phác đồ. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sỹ chuyên khoa. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế cho thấy tất cả các thuốc điều trị tăng huyết áp đều nằm trong danh mục thuốc điều trị tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam. Ức chế men chuyển (ƯCMC) và chẹn kênh canci là hai nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất (96,6% và 71,4%). Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị (64,7%) cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị (35,3%) trong cả liệu pháp khởi đầu và liệu pháp cuối (61,9% > 38,1%). Có 7,5% bệnh nhân gặp tương tác giữa thuốc hạ áp với các thuốc khác trong phác đồ. Các bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc hợp lý là 84,3%.
  • 12. 2 Điều trị tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống bao giờ cũng chiếm một vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. Mặc dù các phác đồ điều trị tăng huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... Việc kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật do các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp đến điều trị có tỷ lệ khá cao trong mô hình bệnh tật, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu chính thức nào khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh để có cái nhìn tổng quan về vấn đề điều trị tăng huyết áp. Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020. 2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang 2019-2020.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Một người lớn được gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ huyết áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA (Tạ Văn Bình, 2006). Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: Tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành...(Lữ Thỵ Hồng Ân, 2017). 1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyết áp 1.1.2.1. Phân loại theo giai đoạn huyết áp Theo WHO công bố năm 1979, THA đứng hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch nói chung, tần suất từ 15–20% dân số từ 18 tuổi trở lên, THA là bệnh gây nhiều tai biến và biến chứng: Những người từ 50-60 tuổi, với huyết áp tâm trương 85 mmHg tỷ lệ tử vong là 63%, với huyết áp tâm trương trên 140 mmHg thì tỷ lệ tử vong là 83%. Nguyên nhân đột tử của bệnh nhân THA, có lẽ liên quan đến các loạn nhịp thất nặng nề như rung thất, nhịp nhanh kịch phát (Võ Thị Hồng Phượng, 2010). Bảng 1.1. Phân loại huyết áp theo WHO/ISH Phân loại HA Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) HA bình thường <140 <90 THA nhẹ 140 - 180 90 - 105 Phân nhóm ranh giới 140 - 160 90 - 95 THA vừa và nặng >180 >105 THA tâm thu đơn độc ≥140 <90 Phân nhóm ranh giới 140 - 160 <90 Cách phân loại này, không tính tới các tổn thương ở cơ quan đích: Tim, thận, mắt và cũng không tính tới các yếu tố nguy cơ: Xơ vữa động mạch, đái tháo đường... Nhưng ưu điểm là quy định mức độ nặng nhẹ của THA và nói tới tăng HATT đơn độc (một loại THA cần phải điều trị). Tuy nhiên, số huyết áp thay đổi nhiều trong ngày, nên thực tế lâm sàng không chỉ dựa vào trị số huyết áp đo một lần được.
  • 14. 4 Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại HA người từ 18 tuổi theo JNC 7 (2003) Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường <120 và<80 Tiền THA 120-139 hoặc 80-90 THA giai đoạn I 140-159 hoặc 90-99 THA giai đoạn II ≥160 hoặc ≥100 Phân độ của WHO - ISH chặt chẽ hơn JNC 7. Cách phân độ này khác với JNC 7 là không có phân loại tiền THA. Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay (Bộ Y tế, 2010) Phân loại Huyết áp (mmHg) Tâm thu Tâm trương HA tối ưu <120 Và <80 HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 HA bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥180 và/hoặc ≥110 THA tâm thu đơn độc ≥140 Và <90 Nếu HATT và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức biến động của HATT. Tuy nhiên, dựa theo bảng phân loại huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC 7, 8), tổng cộng có 3 cấp độ xác định bệnh là độ 1, độ 2 và độ 3. - Độ 1 (nhẹ): Huyết áp dao động từ 140/90 mmHg đến 160/100 mmHg - Độ 2 (trung bình): Huyết áp dao động từ 160/100 mmHg đến 180/110 mmHg - Độ 3 (nặng): Huyết áp dao động trên 180/110 mmHg Chính vì thế, phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp mới nhất cũng dựa theo 3 cấp độ trên để kê toa thuốc phù hợp cho bệnh nhân. 1.1.2.2. Phân loại theo mức độ tổn thương cơ quan đích Mức độ diễn biến của bệnh THA không chỉ dựa vào chỉ số HA (vì nhiều khi không hoàn toàn phản ánh đúng tình trạng bệnh lý và khả năng tử vong) mà còn theo các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích. Theo WHO: Dựa vào mức độ nặng nhẹ của các tổn thương, hay biến chứng mà THA gây ra cho các cơ quan, để phân loại giai đoạn THA. - Giai đoạn I: Không có dấu hiệu khách quan và tổn thương thực thể nào ở các cơ quan, chỉ khi đo có THA mà thôi. - Giai đoạn II: Có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể: Phì đại thất trái, thấy khi khám lâm sàng, X- quang, điện tim, siêu âm... Hẹp lan rộng, hay khu
  • 15. 5 trú các động mạch võng mạc. Protein niệu và/hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ (1,2- 2,0 mg/dl). Mảng xơ vữa mạch máu tại động mạch chủ/ động mạch cảnh; động mạch chậu/ động mạch đùi, phát hiện bằng siêu âm/ X-quang. - Giai đoạn III: Có ít nhất một trong các biến chứng sau đây: + Tim : Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim. + Não: Tai biến mạch máu não, thoáng thiếu máu não, bệnh não do THA, rối loạn tâm thần do tổn thương mạch não. + Mắt: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc, có thể phù gai thị, các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn ác tính, hoặc THA tiến triển nhanh. + Thận: Creatinin ≥2,0 mg/dl, suy thận. Mạch máu: Phình tắc mạch, tắc động mạch có biểu hiện cơ năng. Cách phân loại này, có tác dụng thực tế đối với điều trị, nhưng không nói tới THA, làm hạ HA tới mức mà người bệnh chịu đựng được về mặt triệu chứng chủ quan và thầy thuốc chấp nhận được, là yêu cầu trong thực tế (Bộ Y tế, 2009; Trần Văn Minh, 2013). 1.1.2.3. Phân loại theo nguyên nhân THA nguyên phát: Chiếm khoảng 95% các trường hợp hiện chưa xác định được nguyên nhân (Bộ Y tế, 2010). THA thứ phát: Khoảng 5%. Nguyên nhân THA thứ phát: - Bẩm sinh: Hẹp eo động mạch chủ, bệnh Takayashu; thiếu hụt enzym steroid thượng thận. - Nội tiết: U tủy thượng thận; cường aldosteron nguyên phát (hội chứng Conn); quá sản; hội chứng Cushing; thiếu hụt enzym steroid; bệnh Basedow; chứng to đầu chi. - Ngoại lai: Do ăn uống: Ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, dùng cam thảo. Do thuốc: Cocain; amphetamin; nacrotics, hormon thượng thận; cyclosporin; ergotamin, chống viêm non-steroid; thuốc tránh thai đường uống; ngừng các tác nhân liệt giao cảm; các chất nhại giao cảm. - Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ; viêm não; toan hô hấp; bệnh lý thần kinh ngoại biên. - Sau phẫu thuật tim: Cầu nối mạch vành; thay tim, thay van động mạch chủ. - Thận (chiếm đa số): Bệnh mạch thận (xơ vữa động mạch thận; tổn thương không do xơ vữa (xơ hóa); tắc mạch, u chèn ép, xơ do thiếu tia). Bệnh nhu mô thận: khu trú (viêm thận - bể thận, sỏi thận, lao thận); cả hai bên (viêm cầu thận, viêm thận kẽ, xơ cầu thận do đái tháo đường); thận đa nang; bệnh thận IgA (Hoàng Cao Sạ, 2014). 1.1.2.4. Một số THA đặc biệt THA tâm thu đơn độc: Phổ biến trong bệnh lý THA ở người có tuổi, do sự mất đàn hồi, giảm tính giãn nở của tổ chức liên kết ở thành các động mạch lớn, cùng với tuổi tác, là giảm khả năng đệm cho sự gia tăng HA trong kỳ tâm thu, trong khi sự co hồi giảm trong kỳ tâm trương, nên huyết áp tâm trương giảm xuống. Huyết áp tâm thu
  • 16. 6 cao đi kèm với huyết áp tâm trương tăng nhẹ, bình thường hoặc thấp làm tăng khoảng cách áp lực mạch, đây là đặc trưng của tăng HA ở người cao tuổi (Bộ Y tế, 2010). THA tiến triển nhanh: Thường là ở bệnh nhân THA vừa, nay đột nhiên chuyển thành THA tiến triển nhanh. Tổn thương cơ quan đích rõ nhất, là soi đáy mắt thấy xuất tiết, xuất huyết võng mạc (Bộ Y tế, 2010). THA ác tính (malignant hypertension): Loại này chiếm khoảng 2-5%, phần lớn xảy ra ở người đã có THA do nguyên nhân khác nhau, đều có thể chuyển biến ác tính (Võ Thị Hồng Phượng, 2010). Theo JNC 6, cơn tăng HA ác tính có thể chia thành 2 loại. - Cơn THA cấp cứu (emergency hypertension), đe dọa tính mạng bệnh nhân, phải được hạ HA cấp thời trong 1 giờ. - Cơn THA nặng, khẩn trương (urgency hypertention), chưa có tổn thương cơ quan đích, cần hạ HA trong vài giờ. 1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Hình 1.1 Quy trình chẩn đoán và xử trí bệnh THA (Bộ Y tế, 2010) 1.2.1. Mục tiêu điều trị Mục tiêu theo hướng dẫn của JNC 8: Theo JNC 8 mục tiêu điều trị có thay đổi so với JNC 7, cụ thể như sau: - Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn, huyết áp mục tiêu là <150/90 mmHg. - Bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp mục tiêu là <140/90 mmHg.
  • 17. 7 - Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: Lợi tiểu thiazid, chẹn kênh canci, ức chế men chuyển (ƯCMC) hoặc ức chế thụ thể angiotensin (Khuyến cáo này có khác với khuyến cáo của JNC 7 là lợi tiểu thiazid được khời đầu điều trị cho tất cả bệnh nhân). Mục tiêu điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y tế: Giảm tối đa các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, huyết áp mục tiêu là <130/80 mmHg. Ngoài ra cần kiểm soát được các chỉ số lipid máu và BMI (Bộ Y tế, 2009), (Bộ Y tế, 2010). Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam năm 2018 (Hội Tim Mạch Việt Nam, 2018): Hình 1.2 Ranh giới đích điều trị ở người THA 1.2.2. Nguyên tắc chung THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu (HAMT) và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. - “HAMT” cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HAMT cần đạt là <130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt HAMT, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu. - Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý. - Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp với đối tượng bệnh. - Điều trị các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có).
  • 18. 8 1.2.3. Điều trị cụ thể 1.2.3.1. Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc Ở bệnh nhân THA độ 1, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu. Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống cùng với việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA nặng (Bộ Y tế, 2009). Trong các nghiên cứu lâm sàng, với nhiều cách điều chỉnh lối sống đã cho thấy giảm được HA và giảm tỷ lệ mới mắc THA. Điều chỉnh lối sống bao gồm giảm cân ở người quá cân, hoạt động thể lực, giảm lượng rượu uống vào, ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, giảm hàm lượng chất béo bão hoà, giảm thức ăn chứa natri và tăng cường thức ăn chứa kali (Bộ Y tế, 2009). Các thay đổi lối sống khác bao gồm bổ sung canci và magiê, giảm tiêu thụ cafein và các phương pháp nhằm làm giảm stress cũng được khuyến khích. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng khuyến khích việc dùng các viên thuốc chứa kali, canci và magiê để giúp hạ HA. Hiệu quả chống THA mang lại từ điều chỉnh lối sống hữu hiệu thay đổi tùy theo sự tuân thủ của bệnh nhân với liệu pháp. Khi sự tuân thủ tối ưu, HATT giảm >10 mmHg. Biện pháp điều chỉnh lối sống được đề nghị cho tất cả các bệnh nhân THA, vì trên các nghiên cứu quần thể dài hạn, quy mô lớn cho thấy ngay HA giảm ít cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, bất chấp mức HA thế nào, tất cả các cá nhân cần phải lựa chọn điều chỉnh lối sống phù hợp cho mình. Hơn nữa, không giống như liệu pháp dùng thuốc có thể gây tác dụng ngoài ý muốn và giảm chất lượng sống trong một số bệnh nhân, liệu pháp không dùng thuốc không gây các ảnh hưởng có hại mà còn cải thiện cảm giác sung mãn cho bệnh nhân và ít tốn kém (Bộ Y tế, 2009). Giảm cân nặng bằng chế độ ăn ít năng lượng giúp giảm HA, cải thiện tình trạng kháng insulin, ĐTĐ, rối loạn lipid máu và phì đại thất trái. Uống rượu lượng nhỏ đến mức giới hạn có tác dụng chống bệnh mạch vành. Tập thể dục có tác dụng tốt nhất là ở người có lối sống tĩnh tại. Hình thức thể dục nào cũng được nhưng cách tập tích cực có hiệu quả phòng bệnh hơn. Tác dụng bảo vệ mất khi ngừng tập thể dục. Hiện chưa rõ cơ chế tác dụng của chế độ ăn nhiều trái cây và rau, có lẽ liên quan việc bổ sung kali theo các kết quả nghiên cứu (Bộ Y tế, 2009). 1.2.3.2. Điều trị bằng thuốc Các thử nghiệm lâm sàng đối chứng với giả dược thường dùng thuốc lợi tiểu và/hoặc thuốc chẹn bêta cho thấy giảm có ý nghĩa tỷ lệ mới mắc đột quỵ 38%, biến cố mạch vành 16% và tử vong 21%. Các thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid liều thấp hơn cũng làm giảm có ý nghĩa tử vong tim mạch và do các nguyên nhân khác. Chưa rõ
  • 19. 9 liều tối đa thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid nhưng liều cao hơn > 25 mg hydrochlorthiazid hoặc > 5 mg bendroflumethiazid hoặc > 25 mg chlortalidon nên tránh do tăng nguy cơ bất thường chuyển hoá mà không hạ thêm HA. Còn với liều rất thấp (tức là hydrochlorthiazid 12,5 mg, bendroflumethiazid 2,5 mg) liệu có hạ HA thật hiệu quả hay không thì chưa rõ và cần nghiên cứu tiếp (Bộ Y tế, 2009). Bằng chứng thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược về tác dụng hạ HA của các thuốc “mới”. Có ít bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên về hiệu quả các thuốc mới hơn như ƯCMC và chẹn canci đối với dự phòng bệnh thận mạn. Các thử nghiệm về ƯCMC và các thử nghiệm khác trên bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch ngoài THA đều thấy biến cố bệnh thận mạn giảm ở nhóm dùng ức chế men chuyển. Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên khác với nitrendipin ở bệnh nhân THA tâm thu đơn độc cho thấy biến cố bệnh thận mạn giảm ở nhóm dùng nitrendipin (Bộ Y tế, 2009). Các đối tượng THA được chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau: - Người ≥ 60 tuổi có HA ≥ 150/90 mmHg, nếu có bệnh thận mạn hoặc ĐTĐ HA ≥ 140/90 mmHg. - Người ≤ 60 tuổi bao gồm bệnh thận mạn và ĐTĐ điều trị khi HA ≥ 140/90 mmHg. - Bắt đầu 2 loại thuốc khi HA ≥ 160/100 mmHg. - Liệu pháp hormon thay thế không được khuyến cáo trong dự phòng bệnh tim mạch nguyên phát hoặc thứ phát. - Phụ nữ tuổi sinh đẻ không dùng ƯCMC/ƯCTTAT1. 1.2.4. Chọn thuốc điều trị tăng huyết áp Có thể chỉ định tuyệt đối và có thể chỉ định, chống chỉ định và thận trọng đối với các nhóm thuốc chính như sau: Bảng 1.4. Các nhóm thuốc, chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc (Bộ Y tế, 2009) Nhóm thuốc Chỉ định Có thể chỉ Thận trọng Chống chỉ tuyệt đối định định bắt buộc Phì đại lành Hạ HA tư thế Chẹn anpha tính tiền liệt Đái dầm đứng, suy tima tuyến Suy tim, suy chức năng thất Bệnh thận thậnb , trái, sau Suy mạnb , bệnh Thai nghén, Ức chế men NMCT hoặc bệnh mạch thận ĐTĐ typ bệnh mạch chuyển bệnh mạch máu ngoại 2, bệnh thận máu thậnd vành đã rõ, biênc có protein niệu bệnh thận ĐTĐ typ 1, dự
  • 20. 10 Ức chế thụ thể angiotensin Chẹn bêta Chẹn kênh canci (dihydropyridin) phòng thứ phát đột quỵe Không dung nạp ức chế Suy chức năng men chuyển, thất trái, sau bệnh thận NMCT, không thậnb , ĐTĐ typ 2, dung nạp các Suy Thai nghén, THA có phì loại thuốc bệnh mạch bệnh mạch đại thất trái, chống THA máu ngoại máu thận suy tim ở bệnh khác, bệnh biên nhân không thận có protein dung nạp niệu, suy thận ƯCMC, sau mạn, suy tim NMCT Cần theo dõi ở bệnh nhân suy Hen/bệnh phổi timf , bệnh tắc nghẽn mạn, NMCT, đau Suy timf mạch máu block tim (trừ thắt ngực ngoại vi, ĐTĐ metoprolol, (trừ kèm theo carvedilol, bệnh mạch bisoprolol ) vành) Người già, Người già, đau THA tâm thu thắt ngực đơn độc Chẹn kênh canci (loại ức chế nhịp tim) Lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid Đau thắt ngực NMCT Người già, THA tâm thu đơn độc, suy tim, dự phòng thứ phát đột quỵ Kết hợp với Block tim, suy chẹn bêta tim Bệnh gútg Chú ý (Bộ Y tế, 2009): a. Suy tim khi dùng một mình. b. ƯCMC hoặc ức chế thụ thể angiotensin đều có lợi trong suy thận mạn nhưng phải dùng thận trọng, giám sát kỹ, hỏi chuyên gia khi có suy thận rõ.
  • 21. 11 c. Lưu ý dùng ƯCMC và ức chế thụ thể angiotensin trong bệnh mạch máu ngoại vi vì có liên quan bệnh mạch máu thận. d. ƯCMC và ức chế thụ thể angiotensin thỉnh thoảng dùng ở bệnh mạch máu thận khi có chuyên gia giám sát. e. Khi kết hợp lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid. f. Thuốc chẹn bêta nay có xu hướng dùng nhiều để điều trị suy tim chủ yếu với metoprolol, carvedilol, bisoprolol; tuy nhiên nhóm thuốc này vẫn có thể làm suy tim nặng lên. g. Lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid có thể cần thiết để kiểm soát HA ở bệnh nhân có tiền sử gút, lý tưởng là phối hợp với allopuridol. Hình 1.3. Sơ đồ khuyến cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 (Hội tim mạch quốc gia Việt Nam, 2018) 1.2.5. Phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp Theo khuyến cáo ESC/ESH (European Society of Cardiology/European Society of Hypertension): - HATT >160 mmHg hoặc HATTr >100 mmHg. - Hoặc THA với nhiều yếu tố nguy cơ cao. - Hoặc THA có tổn thương cơ quan đích. - Hoặc THA mắc kèm ĐTĐ, bệnh thận mạn hoặc bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế năm 2010 hầu hết bệnh nhân THA độ 2 trở lên hoặc có nguy cơ cao hoặc rất cao cần ít nhất 2 loại thuốc trở lên. Sự phối hợp giữa chẹn bêta giao cảm và lợi tiểu nên tránh dùng ở bệnh nhân có hội chứng rối loạn chuyển hóa hoặc nguy cơ ĐTĐ.
  • 22. 12 Hình 1.5. Sơ đồ phối hợp thuốc trong điều trị THA (Bộ Y tế, 2009) Lưu ý khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp: - Phối hợp thuốc: + Ở giai đoạn 1 của THA, khoảng 50% bệnh nhân đáp ứng với 1 thuốc và 70- 80% đáp ứng với 2 thuốc phối hợp. Bệnh nhân THA ở giai đoạn 2 và 3 thì 1 thuốc không đủ, cần phải phối hợp thuốc. Khi phối hợp thuốc cần lưu ý: + Không phối hợp các thuốc cùng nhóm. + Mọi sự phối hợp của các thuốc khác cơ chế, tác dụng trên các receptor khác nhau đều được. + Phối hợp để làm giảm các phản ứng phụ. - Tiêu chuẩn thuốc hạ huyết áp lý tưởng: + Có tác dụng hạ huyết áp tốt. + Hạ huyết áp từ từ, êm dịu, kéo dài. + Giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu. + Giảm cả ở người trẻ và người cao tuổi. + Làm mất đỉnh tăng huyết áp trong ngày. + Không làm mạch nhanh nên không làm tăng công cơ tim và tăng nhu cầu oxy. + Không làm mạch chậm, tránh được nghẽn nhĩ – thất. + Không làm giảm sức co bóp của cơ tim, nhất là thất trái. + Dùng được cho nhiều đối tượng: Suy thận, tiểu đường, tăng lipid máu. + Khi ngừng thuốc, không có nguy cơ “phản hồi” 1.3. CÁC NHÓM THUỐC HẠ HUYẾT ÁP CHÍNH 1.3.1. Thuốc lợi tiểu Đặc điểm: Thải nước và ion Na+, làm giảm thể tích tuần hoàn và giảm hoạt tính thành mạch với các amin co mạch (như vasopressin, noradrenalin) (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016; Đôn Thị Thanh Thủy, 2013). - Nhóm thiazid: Chlorothizid, hydrochlorothiazid, polythiazid. - Lợi tiểu quai: Furosemid (Lasix), umetamid (Bumex). - Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron: Spironolacton, amilorid.
  • 23. 13 Cơ chế tác động: - Nhóm thiazid: Chlorothiazid, hydrochlorothiazid, indapamid,… Tác dụng chậm, thời gian bán hủy dài. Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở đoạn pha loãng, làm tăng thải trừ K+, nên dùng liều thấp tương đương với 20-50 mg hydrochlorothiazid hoặc 12,5-25 mg chlorthalidon, hoặc 2,5mg indapamid, thậm chí có thể khởi đầu với liều thấp hơn và điều chỉnh đến liều này nếu dung nạp tốt (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014; Đôn Thị Thanh Thủy, 2013). Những liều cao hơn cho thấy hiệu quả hạ áp tăng thêm không đáng kể, trong khi đó mức độ hạ kali huyết cao hơn và có thể gây rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hóa lipid và các tác dụng bất lợi khác. Với người già cần dùng liều thấp hơn (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016). - Lợi tiểu quai: Bumetamid, furosemid… không có vai trò nhiều trong THA trừ trường hợp suy thận và/hoặc suy tim. Trong đó furosemid có tác dụng nhanh, thời gian bán hủy ngắn, làm tăng thải trừ K+ nhưng với mức độ ít hơn thiazid, được sử dụng điều trị các cơn THA hoặc THA kèm suy tim trái cấp, ngoài ra khi tiêm tĩnh mạch furosemid có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp, nên đặc biệt có hiệu quả trong suy tim nặng hoặc phù phổi cấp (Phùng Thị Tân Hương, 2010). - Lợi tiểu kháng aldosteron: Spironolacton (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016). + Công thức gần giống với aldosteron, tranh chấp với aldosteron tại reseptor ở ống lượn xa. Tác dụng thải trừ Na+ phụ thuộc vào số lượng aldosteron bài tiết và bị ức chế. + Ngoài ra tăng kali máu là một nguy cơ khi dùng các thuốc lợi tiểu đối kháng aldosteron, thậm chí ngay cả ở liều thấp. Nguy cơ này giảm xuống khi dùng cho những bệnh nhân có creatinin huyết <2,5 mg/dL, ngoài ra phải giám sát chặt chẽ nồng độ kali máu (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014; Bùi Thị Mai Tranh, 2012). Thuốc có vai trò chính trong điều trị THA, đầu tiên có thể phối hợp thuốc này ở bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid nhằm hạn chế mất kali. Ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng trong điều trị hạ HA khi ngày càng có nhiều bệnh nhân THA kháng trị do cường aldosteron. Thuốc tác động bằng cách chẹn trao đổi ion natri/kali ở ống lượn xa. Không nên dùng thuốc này như là thuốc lợi tiểu đầu tay ngoại trừ trường hợp cường aldosteron mà nên dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid. Chú ý ở bệnh nhân suy thận, dùng với thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 do nguy cơ tăng kali máu. Tác dụng bất lợi của spironolactone là chứng vú to ở đàn ông do đối kháng tác dụng androgen khi sử dụng lâu dài. Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu (Bộ Y tế, 2014): - Hạ kali máu (trừ spironolacton và các thuốc lợi tiểu giữ kali có thể làm tăng kali máu). Hạ magie và natri máu. - Thiazid làm tăng acid uric, canxi và chlolesterol máu cũng như làm giảm dung nạp glucose và tăng đề kháng với insulin. - Ngoài ra hiếm gặp là: Sốt, viêm túi mật, viêm tụy, viêm thận kẽ cấp tính…
  • 24. 14 Sử dụng thuốc lợi tiểu trong THA (Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, 2018): Ngoài THA kèm theo hạ thể tích máu và tăng phản ứng của hệ renin- angiotensin một vài THA ác tính, THA mạch máu thận một bên, tất cả các THA có thể điều trị bắt đầu với thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu luôn luôn được phối hợp với chế độ ăn kiêng không muối (2,4 g Na+ hay 6 g NaCl/ngày). Điều trị bằng thuốc lợi tiểu phải luôn luôn khởi đầu và nên duy trì với liều thấp (đặc biệt là khi dùng thiazid) để tránh những hiệu quả không mong muốn về chuyển hóa như tăng cholesterol máu, tăng acid uric máu…. Khi dùng lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai, cần chú ý bổ sung kali và hoặc phối hợp với lợi tiểu giữ kali như spironolacton, triamteren, amiclorid. 1.3.2. Thuốc chẹn bêta Phân loại: Bao gồm các thế hệ sau. - Thế hệ 1: Các chất ức chế không chọn lọc: Propranolol, timolol… - Thế hệ 2: Các chất chỉ ức chế thụ thể bêta 1 (còn gọi là các chất ức chế chọn lọc cho tim) như atenolol, acebutolol, metoprolol… - Thế hệ 3: Các chất không những ức chế thụ thể bêta 1, bêta 2 mà còn ức chế các thụ thể anpha 1 như labetalol, carvedilol… Tác dụng và cơ chế tác động: Cơ chế tác động hạ áp của các thuốc chẹn bêta giao cảm là ức chế các thụ thể bêta giao cảm ở hệ thống tim mạch và do đối kháng tranh chấp trên các thụ thể này. Trên bệnh nhân THA, thuốc có tác dụng: - Làm giảm HA: HA có thể giảm sớm, sau 1-2 ngày cho đến 1-2 tuần; cả HA tâm thu và tâm trương đều giảm. - Làm giảm tính dẫn truyền ở nhĩ, thất nhất là nút nhĩ- thất, nhịp tim chậm lại (tác dụng rõ ở những thuốc có tính ổn định màng như propranolol). - Làm giảm cung lượng tim cả khi nghỉ lẫn khi gắng sức, không những do giảm tần số tim mà còn do giảm cung lượng tâm thu. Làm giảm các đáp ứng thích nghi của cơ thể có sự tham gia của hệ giao cảm khi gắng sức hoặc khi có stress, do đó tránh cho HA tăng lên đột ngột. - Còn có tác dụng chống cơn đau thắt ngực trong suy vành và điều trị loạn nhịp tim, giảm đột tử sau nhồi máu cơ tim. Tác dụng phụ: - Giảm sức co bóp cơ tim. Nhịp tim chậm, block dẫn truyền… - Làm tăng triglycerid và giảm HDL-C máu: Các chất có hoạt tính giao cảm nội tại (+) ít có ảnh hưởng hơn. - Cơn hen phế quản do ức chế thụ thể bêta 2 làm co thắt phế quản. - Đôi khi có cảm giác lạnh đầu chi kiểu Raynaud hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. - Giảm phân hủy glycogen ở gan và ức chế tiết glucagon, làm nặng thêm cơn hạ glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ. - Ngừng thuốc đột ngột, có thể xảy ra cơn THA kịch phát. Sử dụng thuốc chẹn bêta trong THA: Thuốc chẹn bêta giao cảm thường được chọn là thuốc thứ hai (sau lợi tiểu) trong điều trị THA (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014). Đối với bệnh nhân hút
  • 25. 15 thuốc lá và ĐTĐ chẹn bêta giao cảm chọn lọc được ưa dùng hơn và tránh dùng thuốc chẹn bêta giao cảm không chọn lọc. Trên bệnh nhân THA có đau thắt ngực ổn định và thiếu máu cục bộ thầm lặng, trừ khi có chống chỉ định, liệu pháp dùng thuốc nên được khởi đầu với một thuốc chẹn bêta giao cảm nhằm ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, tử vong và giảm các triệu chứng đau thắt ngực. Nếu đau thắt ngực và HA không được kiểm soát bởi liệu pháp chẹn bêta giao cảm đơn độc thì có thể phối hợp với các thuốc chẹn kênh canci tác động kéo dài. Nếu vẫn ko kiểm soát được bằng liệu pháp phối hợp hai thuốc đó, nitrat có thể được thêm vào (Võ Thị Hồng Phượng, 2010; Kaplan N.M et al, 2013). Các thuốc chẹn bêta giao cảm được coi là những thuốc chống THA duy nhất bảo vệ được tim cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trước đó (Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự, 2016). 1.3.3. Thuốc chẹn kênh canci Đặc điểm và phân loại: Bảng 1.5. Các thuốc chẹn kênh canci Nhóm Tác dụng Thế hệ I Thế hệ II Thế hệ III Phenylalkylamin ĐM<TM Verapamil Nicardipin Amlodipin Dihydropyridin (DHP) ĐM>TM Nifedipin Nimodipin Lacidipin Felodipin Benzothiazepin ĐM=TM Diltiazem Cơ chế tác dụng: Các thuốc chẹn kênh canci ức chế các kênh canci chậm (typ L) phụ thuộc điện thế có nhiều ở tế bào cơ tim (làm giảm sức co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền nhĩ - thất, nhịp tim chậm lại) và cơ trơn thành mạch (làm giãn mạch), và do vậy làm hạ HA. Tính chất dược lý và tác dụng: - Các thuốc chẹn kênh canci làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, giảm HA; tác động lên tiểu động mạch nhiều hơn tĩnh mạch (Võ Thị Hồng Phượng, 2010). - Hạ HA không kèm theo với hạ HA tư thế đứng, không có sự biến đổi thể tích máu (Bộ Y tế, 2009). Tác dụng phụ của thuốc chẹn kênh canxi: - Loại dihydropyridin: Chủ yếu là gây tác dụng hạ áp quá mức. + Phù mắt cá chân + Cơn nóng bừng mặt, cơn bốc hỏa, đau đầu - Loại benzothiazepin (diltiazem) và phenylalkylamin (verapamil): + Nhịp chậm, block nhĩ thất, block xoang nhĩ. + Suy tim mất bù (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016). 1.3.4. Thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) Phân loại: Các thuốc ức chế men chuyển được chia làm các nhóm chính - Gốc sulfhydryl: Captopril - Các tiền chất: Benazepril, enalapril, perindopril, quinapril, ramipril. Khi vào trong cơ thể, chúng được chuyển thành các chất có hoạt tính như benazeprilat, enaprilat, perindoprilat, rimaprilat….
  • 26. 16 - Chất hòa tan trong nước: Lisinopril. Cơ chế tác dụng: - Các thuốc ức chế men chuyển gắn vào ion kẽm (Zn) của enzym chuyển angiotensin I thành angiotensin II, ngoài ra nó còn ức chế men kinase II , ngăn cản sự chuyển bradykinin (chất làm giãn mạch, tăng thải Na+ qua đường niệu) thành heptapeptid không hoạt tính. Hệ quả tác động của ức chế men chuyển l à giảm nồng độ angiotensin II và tăng nồng độ bradykinin trong cơ thể gây giãn mạch, tăng thải trừ Na+ và hạ HA (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016). - Các thuốc ức chế men chuyển nói chung được hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn qua đường tiêu hóa, đào thải chủ yếu qua nước tiểu, ở người già, bệnh nhân suy tim, suy thận, thuốc đào thải chậm hơn nên phải giảm liều. - Ở bệnh nhân THA, các thuốc ức chế men chuyển có tác dụng: - Làm giảm sức cản ngoại vi, HATT và HATTr đều giảm rõ. - Làm giảm phì đại thành mạch, làm tính đàn hồi của động mạch lớn, cải thiện chức năng mạch máu. - Các thuốc ức chế men chuyển làm giảm phì đại thất trái nhiều hơn so với các nhóm thuốc hạ HA khác. Thuốc cũng cải thiện tốt chức năng tâm trương thất trái. Với bệnh nhân THA đã có suy tim, thuốc làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh nên làm giảm thể tích cuối tâm trương thất trái, tăng cung lượng tim, hạn chế quá trình giãn thất trái (Bernard Vrijens and et, 2017). - Trên bệnh nhân THA có ĐTĐ, thuốc làm hạn chế tổn thương thận, liên quan đến các biến chứng vi mạch, hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA) đã khuyên sử dụng thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể AT1 cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có bệnh thận mạn tính do những thuốc này làm chậm sự suy giảm tốc độ lọc cầu thận và hạn chế sự xuất hiện albumin niệu. Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ cũng khuyên dùng thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân ĐTĐ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch (Hội Tim Mạch Việt Nam, 2015; Prospective Diabetes Study, 2009). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng liệu pháp hạ áp gồm cả thuốc ƯCMC và thuốc ức chế thụ thể AT1 có hiệu quả hơn trong việc làm chậm sự tiến triển bệnh thận mạn tính so với các liệu pháp hạ áp khác. Tác dụng phụ: Ho khan và co thắt phế quản, mẩn đỏ da, phù Quincke, mất vị giác, giảm bạch cầu (captopril) và tăng kali máu (phối hợp với thuốc lợi tiểu thải kali có thể làm kali trở lại bình thường) (JNC, 2003). 1.3.5. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (AT1) của angiotensin II (AT2) Gồm losartan, candesartan, telmisartan, irbesartan, valsartan…. Cơ chế tác dụng (Bộ Y tế, 2009): - Các thụ thể angiotensin I (AT1) của angiotensin II chịu trách nhiệm phần lớn tác dụng sinh lý của angiotensin II khi liên kết, ngoài ra còn tham gia điều hòa sự co bóp cơ tim, độ lọc cầu thận, làm phì đại tim và mạch máu... Trong khi đó các thụ thể AT2 có chức năng ức chế sự tăng sinh tế bào, đối nghịch lại tác động gây phì đại của các thụ thể AT1, ngoài ra còn có tác động làm giãn mạch và tăng tiết NO.
  • 27. 17 - Ức chế chọn lọc trên AT1, liên kết đặc hiệu với các thụ thể đó, ngăn cản không cho angiotensin II gắn vào làm mất hiệu lực của angiotensin II. Do tác động của thuốc với các thụ thể AT1 nên hoạt tính renin và nồng độ angiotensin II tăng cao trong huyết tương, các thụ thể AT2 được kích thích lại có lợi vì tham gia làm giãn mạch. 1.3.6. Thuốc ức chế thần kinh trung ương Gồm các thuốc: Methyldopa, clonidin… Methyldopa: - Cơ chế tác dụng: Anpha methyldopa từ các neuron giao cảm đã chuyển thành anpha - methylnoadrenalin, chất này được phóng thích đã hoạt hóa các thụ thể giao cảm anpha 2 trung ương ở hành não làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm tăng trương lực phế vị, làm hạ HA. Do vậy anpha methyldopa được coi là thuốc làm liệt giao cảm trung ương (Huỳnh Ngọc Diệp và Huỳnh Kim Phượng, 2016; Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014). - Methyldopa được coi là thuốc hàng đầu điều trị THA ở phụ nữ có thai do làm giảm nguy cơ đối với người mẹ và an toàn cho thai nhi: Methyldopa duy trì sự ổn định dòng máu tử cung - nhau thai và huyết động của thai nhi, và không gây ra tác hại lâu dài trên sự phát triển của trẻ. - Tác dụng phụ cần lưu ý: Có độc tính đối với gan, do liệt giao cảm nên có thể gây hạ HA tư thế đứng (giảm khoảng 10 mmHg), dễ gây ứ muối và nước nếu dùng lâu dài, do an thần nên có thể gây buồn ngủ và làm giảm khả năng hoạt động trí óc. 1.4. TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CÁC THUỐC HUYẾT ÁP 1.4.1. Tăng huyết áp kháng trị THA kháng trị được định nghĩa khi không đạt được HA mục tiêu ở những bệnh nhân đã dùng đủ liều của một phác đồ gồm 3 thuốc thích hợp trong đó có 1 loại lợi tiểu. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra THA kháng trị. Đo HA không đúng có thể dẫn đến việc đánh giá quá mức HA trong động mạch. Đọc trị số HA tăng giả tạo cũng có thể ghi nhận được ở những người có động mạch cánh tay bị vôi hóa nặng hoặc bị xơ vữa và dải băng đo HA không thể ép được động mạch này. THA trong bệnh viện là hậu quả của việc miễn cưỡng dùng liều thuốc có hiệu quả ở bệnh nhân hay thầy thuốc (Bộ Y tế, 2009). - Đo HA không đúng - Tăng thể tích quá mức + Ăn quá nhiều natri + Giữ nước do bệnh thận + Dùng thuốc lợi tiểu không thích hợp - Nguyên nhân do thuốc hay các nguyên nhân khác + Không tuân thủ điều trị + Liều không thích hợp + Kết hợp thuốc không đúng + Thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc ức chế cyclooxygenase 2 + Cocain, amphetamin, các loại thuốc cấm khác + Thuốc đồng giao cảm (thuốc giảm sung huyết, thuốc gây chán ăn)
  • 28. 18 + Thuốc uống ngừa thai + Hormon steroid thượng thận + Cyclosporin và tacrolimus + Erythropoietin + Cam thảo (kể cả một vài loại thuốc lá dạng nhai) + Thức ăn bổ sung và thuốc mua không cần toa (ví dụ ephedra, ma hoàng, cam đắng) - Bệnh cảnh kèm theo + Béo phì + Uống nhiều rượu - Các nguyên nhân của THA thứ phát Tương tác thuốc gây đề kháng có thể khó nhận biết trừ khi bệnh nhân được hỏi về những vấn đề từ đầu đến cuối liên quan đến việc họ dùng thuốc. Các thuốc kháng viêm non-steroid và các thuốc điều trị cảm, thuốc giãn mạch mũi và một số thuốc ít dùng có thể ảnh hưởng đến tác dụng hạ áp của các thuốc đã được bác sĩ kê toa. Nếu THA dai dẳng vẫn tồn tại sau khi đã phát hiện nguyên nhân và xử trí thì tiến hành việc tìm các nguyên nhân của THA thứ phát (Bộ Y tế, 2009). 1.4.2. Tương tác của các thuốc huyết áp Nhóm thuốc lợi tiểu (Bộ Y tế, 2009): - Hiệu quả tăng: Lợi tiểu tác động ở vị trí khác trong nephron. - Hiệu quả giảm: Thuốc chuyển resin, thuốc kháng viêm non-steroid và steroid. - Hiệu quả đối với thuốc khác: Lợi tiểu làm tăng lithium trong huyết thanh, làm tăng kali máu nếu dùng chung với ức chế men chuyển (lợi tiểu giữ kali), tăng độc tính trên tai nếu dùng chung với kháng sinh nhóm aminoglycosid (lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid), dễ gây ngộ độc digital khi dùng chung nhóm glycosid trợ tim, làm giảm tác dụng của thuốc thải trừ acid uric (lợi tiểu thiazid), tác dụng lợi tiểu sẽ giảm nếu dùng chung với non-steroid (lợi tiểu thiazid), tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng chung với amphotericin B và corticoid (lợi tiểu thiazid). Nhóm thuốc chẹn bêta (Bộ Y tế, 2009): - Hiệu quả tăng: Cimetidin (chẹn bêta chuyển hóa tại gan), quinidin (chẹn bêta chuyển hóa tại gan), thức ăn (chẹn bêta chuyển hóa tại gan). - Hiệu quả giảm: Thuốc kháng viêm non-steroid, ngưng clonidin và phenobarbital. - Hiệu quả đối với thuốc khác: Propranolol làm men gan tăng dung nạp thuốc, chẹn bêta che đậy và kéo dài hạ đường huyết do insulin. Dùng chung với thuốc chẹn kênh canci gây block tim, làm tăng nồng độ theophyllin trong máu (propranolon), thuốc ức chế men CYP2D6 (quinidin, propafenon, fluoxetin, paroxetin) làm tăng nồng độ của nebivolol trong huyết tương, tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền khi dùng chung với các thuốc chống loạn nhịp khác như amiodaron. Nhóm thuốc ƯCMC (Bộ Y tế, 2009): - Hiệu quả tăng: Chlopromazin hoặc clozapin. - Hiệu quả giảm: Thuốc kháng viêm non-steroid, antacid, thức ăn giảm hấp thu (moexipril).
  • 29. 19 - Hiệu quả đối với thuốc khác: ƯCMC làm tăng lithium huyết thanh, tăng K+ máu khi dùng kèm lợi tiểu giữ K+, tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế khi dùng chung furosemid (perindopril), làm giảm tác dụng hạ HA khi dùng chung với aspirin (perindopril). Nhóm thuốc chẹn kênh canci (Bộ Y tế, 2009): - Hiệu quả tăng: Nước bưởi (vài loại dihydropyridin) cimetidin hoặc ranitidin. - Hiệu quả giảm: Rifampin và phenobarbital. - Hiệu quả đối với thuốc khác: Verapamil có thể hạ nồng độ lithium, methyldopa có thể tăng lithium, verapamin và diltiazem sẽ tăng nồng độ nếu dùng chung với một số thuốc chuyển hoá qua gan nhờ hệ thống men CYP, làm tăng nồng độ của các thuốc ức chế canci khi dùng chung với erythromycin hoặc ketoconazol (trừ amlodipin), verapamil làm tăng nồng độ digoxin máu 50%, làm tăng nồng độ các thuốc ức chế bêta chuyển hoá tại gan (metoprolol, carvedilon), verapamil gây tụt huyết áp quá mức khi phối hợp với quinidin, prasozin (diltiazem cũng có tương tác tương tự verapamin nhưng ít được ghi nhận), diltiazem phối hợp với nitrat tác dụng kéo dài có khả năng gây tụt huyết áp quá mức, cimetidin làm tăng nồng độ nifedipin khoảng 80% (Kearney PM, 2005; Paul A.James, 2014). Nhóm thuốc ức chế anpha, ức chế thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên (Bộ Y tế, 2009): - Hiệu quả giảm: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (và có thể phenothiazin). Ức chế monoamin oxidase. Thuốc giống giao cảm hoặc guanadre. Muối sắt có thể làm giảm hấp thu methyldopa. - Hiệu quả đối với thuốc khác: Clonidin tăng tác dụng nhiều thuốc gây mê. 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP Các nghiên cứu về tỷ lệ THA: Năm 2014, Hồng Mùng Hai đã tiến hành nghiên cứu tình hình THA ở người trên 25 tuổi tại huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau, kết quả cho thấy tỷ lệ THA là 20,75%. Riêng ở nữ giới là 21,6% và ở nam giới là 19,8%. Tỷ lệ THA tăng lên theo tuổi. Những người có tiền sử gia đình bị THA có nguy cơ THA gấp 1,7 lần. Người béo phì có nguy cơ THA gấp 2,6 lần. Ăn mặn có nguy cơ THA gấp 1,1 lần (Hồng Mùng Hai, 2014). Năm 2014, nghiên cứu của Cao Hoàng Sạ, Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Lan Anh ở vùng nông thôn của Hà Nội và Vĩnh Phúc ghi nhận đa số bệnh nhân THA trên 60 tuổi (71,7%), 33,2% không biết HA thế nào là bình thường, 87,6% không biết HA được phân thành mấy độ, kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ còn thấp; đa số bệnh nhân THA không biết hoặc hiểu sai về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh THA, 87,9% biết biến chứng tai biến mạch máu não nhưng 43% không biết các biến chứng trên thận, tổn thương mắt…; 89,9% hiểu sai về THA có thể chữa khỏi hoàn toàn (Hoàng Cao Sạ, 2014). Nghiên cứu của Hoàng Đức Thuận Anh và cộng 3 xã trong 7 xã/thị trấn của huyện Hương Thủy. Kết qu sự năm 2013 trên 450 NCT tại ả cho thấy: Tỷ lệ NCT THA là
  • 30. 20 35,6%, trong đó, HA độ 1 (20,2%), độ 2 (10,5%), độ 3 (4,9%); HA bình thường cao (20%); Yếu tố liên quan đến THA là đời sống tinh thần (50,5%) (Hoàng Đức Thuận Anh, 2013). Nghiên cứu của Trần Văn Minh về tình hình và các yếu tố liên quan đến THA từ 40 tuổi trở lên tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho thấy tỷ lệ THA của các đối tượng từ 40 tuổi tở lện tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long là 33,7%. Trong đó tỷ lệ THA độ 1 chiếm 56,1%, độ 2 chiếm 31,4% và độ 3 là 12,5%. Có 68,0% đã được phát hiện THA trước đó, còn lại 32,0% được phát hiện trong thời gian nghiên cứu. Trong số những bệnh nhân đã được phát hiện trước đó thì có 95,6 % đã tiến hành điều trị. Tỷ lệ đối tượng THA mắc hội chứng chuyển hóa là 33,5%. Trong đó tỷ lệ đối tượng mắc 3 thành tố của hội chứng chuyển hóa chiếm 88,5%, 4 thành tố là 10,6% và 5 thành tố là 0,9%. Ngoài THA tỷ lệ đối tượng có tăng vòng eo là 69,0 %, tăng đường huyết là 41,6%, tăng triglycerid là 62,8% và giảm HDL là 38,9% (Trần Văn Minh, 2013). Các nghiên cứu về thuốc điều trị THA: Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Thanh Tâm về khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014 cho thấy bệnh nhân nữ chiếm đa số với 62,0%. Độ tuổi mắc bệnh ở cả 2 giới là trên 50 tuổi, với tần suất mắc các bệnh kèm theo tương đối cao. Đa số được chỉ định phối hợp thuốc (86,2%). Trong đó, sử dụng kết hợp trên 3 nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao 54,7%, ƯCMC + chẹn kênh canci là phối hợp thường gặp nhất. Ức chế men chuyển cũng là thuốc được chỉ định nhiều nhất trong phác đồ đơn trị liệu. 37,0% trường hợp gặp tương tác thuốc bất lợi. Nguy hiểm nhất là phối hợp ƯCMC + Kali clorid và ƯCMC + spironolacton, gây tăng kali máu. Phổ biến nhất là tương tác giữa thuốc chẹn bêta và chẹn kênh canci (31,9%), làm tăng tác dụng hạ huyết áp (Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs, 2014). Tác giả Lê Thị Hồng Ân năm 2017 khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho thấy điều trị THA sử dụng 5 nhóm thuốc bao gồm 14 hoạt chất, sử dụng nhiều nhất là chẹn kênh canci 47%, ƯCMC và ức chế thụ thể đều chiếm 43%, thuốc sử dụng ít nhất là chẹn bêta chiếm 2%. Đơn trị liệu chiếm 45,40%, nhóm ƯCMC sử dụng cao nhất là 37%, nhóm ức chế thụ thể 35% và chẹn kênh canci 16,6%. Phối hợp thuốc chiếm 54,60%, trong đó phối hợp 2 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 67%, ít nhất là phối hợp 4 thuốc chiếm 2%, đa số là phác đồ có ức chế men chuyển/ức chế thụ thể + chẹn kênh canci chiếm 27,89%. Kết luận rằng điều trị THA các nhóm chẹn kênh canci và ƯCMC, ức chế thụ thể được sử dụng nhiều nhất, nhóm lợi tiểu sử dụng ít nhất (Lữ Thỵ Hồng Ân, 2017). Nghiên cứu của tác giả Đoàn Thị Thu Hương về thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân THA mắc kèm ĐTĐ tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền
  • 31. 21 Bộ công an cho thấy có 5 hoạt chất điều trị ĐTĐ và 14 hoạt chất điều trị THA. Nhóm chẹn kênh canci và ƯCMC được sử dụng nhiều nhất, nhóm lợi tiểu sử dụng ít nhất, điều trị THA chủ yếu là đơn trị liệu bằng nhóm chẹn kênh canci hoặc nhóm ƯCMC. Tỷ lệ thay đổi phác đồ qua các tháng thấp (Đoàn Thị Thu Hương, 2015).
  • 32. 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh án của bệnh nhân THA được điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ 01/6/2019 đến 01/6/2020 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn Bệnh án của bệnh nhân THA mới được chẩn đoán hoặc bệnh nhân THA đã có tiền sử bệnh được điều trị nội trú trong khoảng thời gian từ 01/6/2019 đến 01/06/2020 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh án của bệnh nhân điều trị THA là phụ nữ mang thai. Bệnh án của bệnh nhân nhập viện điều trị vì bệnh lý khác nhưng mắc kèm bệnh THA. 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020. Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ: Trong đó: n: Là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu Z: Hệ số tin cậy α : Mức ý nghĩa p: Là tỷ lệ % sử dụng thuốc điều trị THA. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị tuyết Lan ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú THA có sử dụng thuốc lợi tiểu là 46,6%. Chọn p=0,466 Chọn α = 0,05, ta có hệ số tin cậy Z = 1,96 d: Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn d = 0,05. e: Thay vào công thức ta tính được n = 383 bệnh án. Cộng sai số, chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 400 bệnh án. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
  • 33. 23 Từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020, lấy tổng số bệnh án điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang theo tiêu chuẩn chọn mẫu được đánh số thứ tự tương ứng. Bệnh án được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống. Công thức: k = N/n; trong đó: k là khoảng cách mẫu; N: Tổng số đơn thuốc trong thời gian nghiên cứu. Với N=1252, n=400. Áp dụng công thức ta có khoảng cách mẫu k=3 là: Trong khoảng từ 1 đến k sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn được đơn thuốc số i, kết quả bốc thăm ngẫu nhiên chọn được i=3. Các bệnh án tiếp theo áp dụng công thức: i + 1k; i+ 2k; 1 + 3k; …i + (n-1)k cho đến khi đủ 400 bệnh án cần nghiên cứu. 2.2.4. Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1. Đặc điểm người bệnh điều trị nội trú tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang Các đặc điểm chung: - Tuổi: Là biến định lượng, được tính từ ngày sinh đến thời điểm khám chữa bệnh. - Giới: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Nam + Nữ - Dân tộc: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Kinh + Khác - Nghề nghiệp: Là biến định tính, gồm năm giá trị: + Nông dân + Công nhân + Cán bộ viên chức + Nội trợ + Khác - Tiền sử mắc bệnh: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Đã được chẩn đoán THA: được bác sĩ chẩn đoán THA trước khi nhập viện điều trị + Mới được chẩn đoán THA: được chẩn đoán THA khi nhập viện - Tình hình điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị:
  • 34. 24 + Nhập viện điều trị lần đầu: lần đầu nhập viện điều trị do bệnh THA + Đã nhập viện điều trị nhiều lần: đã nhập viện điều trị ít nhất 01 lần do bệnh lý THA - Hình thức nhập viện: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Nhập viện trực tiếp: nhập viện trực tiếp tại bệnh viện Đa khoa Hậu Giang + Bệnh nhân chuyển viện: nhập viện qua chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới - Ngày điều trị: Là biến định lượng, được xác định dựa vào ngày điều trị trên bệnh án. - Phân loại THA: Là biến thứ bậc, gồm ba giá trị: + THA độ 1 + THA độ 2 + THA độ 3 Chẩn đoán THA theo hướng dẫn “Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” (ban hành kèm theo quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của bộ trưởng Bộ y tế) (Bộ Y tế, 2010). Bảng 3.1. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam Phân loại Huyết áp (mmHg) Tâm thu Tâm trương HA tối ưu < 120 Và < 80 HA bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 HA bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 và/hoặc 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90 - Bệnh lý kèm theo: Là biến định tính, gồm sáu giá trị: + Đái tháo đường: Định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay ≥7 mmol/L). Được bác sĩ chuẩn đoán mắc ĐTĐ trước đó. + Bệnh thận mạn: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh thận mạn trước đó. + Bệnh mạch vành: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh mạch vành trước đó. + Suy tim: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh suy tim trước đó. + Đột quỵ: được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh đột quỵ trước đó. + Bệnh lý khác. - Kết quả điều trị: Là biến định tính, gồm năm giá trị: + Khỏi: huyết áp được kiểm soát, dấu hiện lâm sàng được cải thiện. + Đỡ, giảm: dấu hiệu lâm sàng được cải thiện, huyết áp chưa đạt mục tiêu điều trị. + Không thay đổi: huyết áp và các dấu hiệu lâm sàng không được cải
  • 35. 25 thiện. + Nặng hơn: huyết áp và các dấu hiệu lâm sàng tăng lên. + Tử vong Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thực hiện: * Dấu hiệu lâm sàng: - Dấu hiệu triệu chứng do HA tăng: Biến định tính, gồm sáu giá trị: + Nhức đầu + Chóng mặt + Hồi hộp + Mau mệt mỏi + Khó thở + Khác - Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do THA: Biến định tính, gồm năm giá trị: + Chảy máu mũi. + Nhìn lóa do tổn thương đáy mắt. + Đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực. + Đau thắt ngực mạch vành. + Chóng mặt tư thế. * Cận lâm sàng: - Đường huyết lúc đói: Theo QĐ 320/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh” ngày 23 tháng 01 năm 2014 [8]. - Đường huyết lúc đói: là đường huyết sau ăn 8 giờ, gồm hai giá trị: + Tăng: Go ≥ 7 mmol/L (≥ 126 mg/dL) + Không tăng: Go < 7 mmol/L (< 126 mg/dL) - Cholesterol toàn phần: gồm hai giá trị: + Bình thường < 5,2mmol/L + Rối loạn khi ≥ 5,2mmol/L - HDL-C: gồm hai giá trị: + Bình thường ≥ 0,9mmol/L + Rối loạn khi < 0,9mmol/L - LDL-C: gồm hai giá trị: + Bình thường ≤ 3,4mmol/L + Rối loạn khi > 3,4mmol/L - Triglycerid máu lúc đói: Gồm hai giá trị: + Bình thường ≤ 1,7mmol/L + Rối loạn khi > 1,7mmol/L - Acid Uric máu: gồm hai giá trị: + Bình thường: Nam: 202-416 µmol/l, Nữ: 143-399 µmol/l
  • 36. 26 + Rối loạn: Nam ≠ 202-416 µmol/l, Nữ ≠ 143-399 µmol/l. - Creatinin máu: gồm hai giá trị: + Bình thường Nam 62-120 µmol/L, Nữ 53-100 µmol/L + Tăng khi >120 µmol/L ở nam và >100 µmol/L ở nữ 2.2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh điều trị nội trú tại khoa nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang - Phác đồ điều trị THA khởi đầu: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Đơn trị liệu + Đa trị liệu - Nhóm thuốc sử dụng điều trị THA: Là biến định tính, gồm sáu giá trị: + Thuốc chẹn kênh canci + Thuốc chẹn bêta + Thuốc chẹn anpha + Thuốc ức chế men chuyển + Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin (AT1) + Thuôc lợi tiểu - Thuốc chẹn kênh canci: Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế + Hàm lượng - Thuốc chẹn bêta: Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế + Hàm lượng - Thuốc chẹn anpha: Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế + Hàm lượng - Thuốc ức chế men chuyển: Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế + Hàm lượng - Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (AT1): Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế + Hàm lượng - Thuốc lợi tiểu: Gồm các nội dung đánh giá: + Hoạt chất sử dụng cụ thể + Dạng bào chế
  • 37. 27 + Hàm lượng - Phác đồ kết hợp thuốc: Là biến định tính, gồm ba giá trị: + 2 loại thuốc + 3 loại thuốc + 4 loại thuốc - Phác đồ điều trị thuốc kết 2 loại thuốc THA cụ thể: Gồm sáu giá trị + Lợi tiểu + chẹn kênh canci + Lợi tiểu + ức chế men chuyển + Lợi tiểu + chẹn anpha + Chẹn kênh canci + ức chế men chuyển + Chẹn kênh canci + chẹn anpha + Phác đồ khác - Phác đồ điều trị thuốc kết 3 loại thuốc THA cụ thể: Gồm ba giá trị + Lợi tiểu + chẹn kênh canci + ức chế men chuyển + Lợi tiểu + chẹn kênh canci + chẹn anpha + Phác đồ khác - Phác đồ điều trị thuốc kết 4 loại thuốc THA cụ thể: Gồm ba giá trị + Lợi tiểu + chẹn kênh canci + ức chế men chuyển + chẹn bêta + Lợi tiểu + chẹn kênh canci + chẹn anpha + chẹn bêta + Phác đồ khác - Thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Có + Không - Sự thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Từ đơn trị liệu sang đa trị liệu. + Từ đa trị liệu sang phác đồ đa trị liệu khác. - Lý do sự thay đổi phác đồ điều trị: Là biến định tính, gồm ba giá trị: + Tác dụng không mong muốn của thuốc. + Huyết áp không được cải thiện. + Nguyên nhân khác. - Phác đồ điều trị THA cuối cùng trước khi ra viện: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Đơn trị + Đa trị - Số loại thuốc THA được điều trị trong thời gian nằm viện: Là biến định tính, gồm bốn giá trị: + Một loại + Hai loại + Ba loại
  • 38. 28 + Bốn loại - Chỉ số huyết áp khi ra viện: Là biến định tính, gồm hai giá trị: + Đạt huyết áp mục tiêu + Không đạt huyết áp mục tiêu - Tương tác thuốc: gồm hai giá trị: + Có + Không Sử dụng phần mềm đánh giá tương tác thuốc http://www.medscape.com tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang để đánh giá. - Mức độ tương tác: gồm ba giá trị + Nhẹ + Trung bình + Nặng - Loại thuốc tương tác: + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị ĐTĐ + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh thận nạn + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh mạch vành + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh suy tim + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh đột quỵ + Thuốc huyết áp với thuốc điều trị bệnh khác 2.2.5. Công cụ, đối tượng và phương pháp thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu: Phiếu thu thập thông tin được thiết kế sẵn dựa trên bệnh án điều trị nội trú. Đối tượng thu thập: Là người thực hiện đề tài. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ bệnh án và ghi nhận thông tin vào phiếu thu thập thông tin. Các bước tiến hành thu thập số liệu: Bước 1: Thu thập tất cả các bệnh án điều trị nội trú thỏa các tiêu chí chọn mẫu. Bước 2: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống chọn lấy 400 bệnh án để tiến hành nghiên cứu. Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin từ các bệnh án vào phiếu thu thập thông tin. Bước 4: Trường hợp bệnh án thiếu các thông tin cần thiết thì sẽ loại ra và chọn bổ sung vào bệnh án khác từ các bệnh án ban đầu. Bước 5: Kiểm tra lại số liệu vừa thu thập, tiến hành nhập và xử lý các số liệu bằng phần mềm spss 18.0. 2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số Thiết kế phiếu thu thập thông tin cần bám sát theo mẫu bệnh án điều trị nội trú sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang.
  • 39. 30 Các thông tin trên bệnh án nếu không rõ ràng cần tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ lập bệnh án để kiểm tra các thông tin. Phiếu thu thập thông tin sau khi hoàn thành được làm sạch, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc sai cần phải được bổ sung, điều chỉnh trước khi xử lý. 2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Nhập liệu, xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm spss 18.0. Số liệu định tính được trình bày theo tần số, tỷ lệ dưới dạng bảng hoặc biểu đồ. Các số liệu định lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Đề tài được sự cho phép của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động điều trị bệnh của bệnh viện. Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu Tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ở bệnh nhân nội trú Phác đồ điều trị THA khởi đầu: Đơn trị, đa trị liệu Nhóm thuốc sử dụng điều trị: Thuốc chẹn kênh canci, chẹn beeta, chẹn anpha, ƯCMC, ức chế thụ thể Angiotensin, lợi tiểu Phác đồ đa trị THA: 2 loại, 3 loại và 4 loại thuốc Thay đổi phác đồ điều trị Phác đồ điều trị THA cuối cùng Chỉ số huyết áp khi ra viện Tương tác thuốc Đặc điểm chung: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tiền sử mắc bệnh, tình hình điều trị THA, hình thức nhập viện, phân loại THA khi nhập viện, bệnh lý kèm theo, kết quả điều trị Các đặc điểm lâm sàng: -Dấu hiệu triệu chứng do THA -Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do THA Các đặc điểm cận lâm sàng: - Đường huyết lúc đói - Cholesterol toàn phần - HDL-C - LDL-C - Triglycerid máu lúc đói - Acid Uric máu - Creatinin máu
  • 40. 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ GHIÊN CỨU 3.1. THÔNG TIN CHUNG ĐỐI TƯỢNG Hình 3.1. Phân bố đối tượng theo giới Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới, với 64,0% là nữ và 36,0% là nam. Hình 3.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi Nhận xét: Các đối tượng có độ tuổi từ 70 trở lên chiếm cao nhất với 32,2% và giảm dần theo nhóm tuổi.
  • 41. 32 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo dân tộc Dân tộc Tần số (n) Tỷ lệ (%) Kinh 374 93,5 Khác 26 6,5 Tổng 400 100 Nhận xét: Các đối tượng chủ yếu là dân tộc kinh chiếm 93,5%, 6,5% đối tượng là dân tộc khác Hình 3.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp (n=400) Nhận xét: Các đối tượng chủ yếu là người già không còn lao động chiếm 64,5%, nông dân chiếm 27,5% và nghề khác có tỷ lệ thấp hơn. Bảng 3.2. Tiền sử tăng huyết áp, điều trị và hình thức nhập viện điều trị Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tiền sử THA Đã mắc THA 382 95,5 Mới mắc THA 18 4,5 Điều trị THA Nhập viện lần đầu 313 78,2 Đã nhập viện nhiều lần 87 21,8 Hình thức nhập viện Nhập viện trực tiếp 399 99,8 Chuyển tuyến 1 0,2 Tổng 400 100 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đã được chẩn đoán THA là 95,5% và 4,5% mới mắc.
  • 42. 33 Bảng 3.3. Phân bố ngày điều trị của đối tượng Ngày điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1-3 ngày 57 14,3 4-7 ngày 234 58,5 Trên 7 ngày 109 27,3 Tổng 400 100 Nhận xét: Thời gian nằm viện chủ yếu từ 4-7 ngày chiếm 58,5%, trên 7 ngày là 27,3% và từ 1-3 ngày là 14,3%. Hình 3.4. Phân độ tình trạng THA khi nhập viện (n=400) Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nhập viện có tình trạng THA độ 1 là 54,0%, độ 2 là 43,8% và độ 3 là 2,2% Bảng 3.4. Bệnh lý kèm theo của đối tượng Bệnh lý kèm theo Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đái tháo đường 171 42,8 Bệnh thận mạn 35 8,8 Bệnh mạch vành 203 50,8 Suy tim 44 11,0 Đột quỵ 7 1,8 Bệnh lý khác 354 88,5 Tổng 400 100 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có bệnh lý mạch vành kèm theo là 50,8%, bệnh ĐTĐ kèm theo là chiếm 42,8% và một số bệnh lý khác có tỷ lệ thấp hơn.
  • 43. 34 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng Hình 3.5. Dấu hiệu triệu chứng do bệnh tăng huyết áp (n=400) Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nhập viện điều trị có triệu chứng chóng mặt là 79,3%, hồi hộp là 47,8%, nhức đầu 44,8%, mau mệt mỏi 15,8%, khó thở 11,3% và triệu chứng khác là 1,8%. Bảng 3.5. Dấu hiệu triệu chứng mạch máu do bệnh tăng huyết áp (n=400) Dấu hiệu triệu chứng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Chảy máu mũi 2 0,5 Nhìn lóa do tổn thương đáy mắt 8 2,0 Đau ngực do bóc tách động mạch chủ ngực 0 0 Đau thắt ngực mạch vành 198 49,5 Chóng mặt tư thế 208 52,0 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nhập viện có triệu chứng chóng mặt tư thế là 52,0%, đau thắt ngực mạch vành là 49,5%, nhìn lóa do tổn thương đáy mắt là 2,0% và chảy máu mũi là 0,5%.
  • 44. 35 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Đường huyết lúc đói (n=400) Tăng 125 31,2 Không tăng 275 68,8 Cholesterol toàn phần (n=305) Bình thường 99 32,5 Rối loạn 206 67,5 HDL-C (n=305) Bình thường 240 78,7 Rối loạn 65 21,3 LDL-C (n=305) Bình thường 161 52,8 Rối loạn 144 47,2 Triglycerid máu (n=305) Bình thường 70 23,0 Rối loạn 235 77,0 Creatinin máu (n=400) Bình thường 366 91,5 Rối loạn 34 8,5 Tổng 400 100 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có tăng đường huyết là 31,2%, rối loạn Cholesterol toàn phần là 67,5, HDL-C là 21,3%, LDL-C là 47,2%, Triglycerid máu là 77,0% và Creatinin máu là 8,5%. Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng có các rối loạn cận lâm sàng Số lượng các rối loạn cận lâm sàng Tần số (n) Tỷ lệ (%) 0 rối loạn cận lâm sàng 10 2,5 1 rối loạn cận lâm sàng 115 28,8 2 rối loạn cận lâm sàng 87 21,8 3 rối loạn cận lâm sàng 74 18,5 4 rối loạn cận lâm sàng 32 8,0 5 rối loạn cận lâm sàng 70 17,5 6 rối loạn cận lâm sàng 12 3,0 Tổng 400 100 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có 1 rối loạn lâm sàng là 28,8%, 2 rối loạn là 21,8%, 3 rối loạn là 18,5%, 4 rối loạn 8,0%, 5 rối loạn là 17,5% và 6 rối loạn là 3,0%.
  • 45. 36 3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Hình 3.6. Phác đồ điều trị ban đầu của đối tượng (n=400) Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng sử dụng đơn trị liệu là 59,5% và đa trị liệu là 40,5%. Bảng 3.8. Phác đồ điều trị ban đầu theo giới, tiền sử điều trị và phân độ THA Nội dung Đơn trị Đa trị p n % n % Giới Nam 89 61,8 55 38,2 0,481 Nữ 149 58,2 107 41,8 Tiền sử điều trị THA Nhập viện lần đầu 208 66,5 105 33,5 <0,001 Nhập viện nhiều lần 30 34,5 57 65,5 Phân độ THA THA độ 1 197 91,2 19 8,8 <0,001 THA độ 2 41 23,4 134 76,6 THA độ 3 0 0 9 100 Tổng 238 59,5 162 40,5 Nhận xét: Các đối tượng nhập viện lần đầu có tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị là 66,5% cao hơn các đối tượng đã nhập viện nhiều lần 34,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Các đối tượng THA độ 1 sử dụng phác đồ đơn trị liệu là 91,2% cao hơn các đối tượng THA độ 2,3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
  • 46. 37 Bảng 3.9. Phác đồ điều trị ban đầu theo các bệnh lý kèm theo Nội dung Đơn trị Đa trị p n % n % Bệnh ĐTĐ Có 76 44,4 95 55,6 <0,001 Không 162 70,7 67 29,3 Bệnh thận mạn Có 11 31,4 24 68,6 <0,001 Không 227 62,2 138 37,8 Bệnh mạch vành Có 74 36,5 129 63,5 <0,001 Không 164 83,2 33 16,8 Suy tim Có 5 11,4 39 88,6 <0,001 Không 233 65,4 123 34,6 Đột quỵ Có 3 42,9 4 57,1 0,371 Không 235 59,8 158 40,2 Tổng 238 59,5 162 40,5 Nhận xét: Các đối tượng mắc các bệnh kèm theo là ĐTĐ, thận mạn, mạch vành và suy tim thì sử dụng phác đồ đa trị cao hơn phác đồ đơn trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Hình 3.7. Các loại phác đồ đa trị liệu (n=162) Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng 2 loại thuốc trong phác đồ đa trị liệu là cao nhất với 98,1%, 3 loại thuốc là 1,2% và 4 loại là 0,6%.