SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THỊ MINH KHOA
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ
TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIÊN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THỊ MINH KHOA
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ
TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIÊN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ NGỌC CỦA
CẦN THƠ, 2020
i
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Lê Ngọc Của - người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Sau Đại học – Trường
Đại học Tây đô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Dược, Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Cần Thơ, tháng 10 năm 2020
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Khoa
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kê đơn dựa trên các chỉ số kê đơn theo WHO; So sánh
tương tác thuốc tại phòng khám dịch vụ và bảo hiểm y tế cho bệnh nhân ngoại trú tại
Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ. Đối tượng: 3000 đơn thuốc kê cho bệnh
nhân điều trị ngoại trú được kê từ phòng khám dịch vụ và bảo hiểm y tế trong 12
tháng năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát mô tả cắt ngang. Kết quả: Số
thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch
Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn an toàn theo khuyến cáo của WHO (4,19). Kê
đơn sử dụng kết hợp kháng sinh trong đơn thuốc là 20,40%. Sử dụng kết hợp 2 kháng
sinh là 2,50%, sử dụng kết hợp 3 kháng sinh là 0,20% và 4 kháng sinh ~ 0,00%; Tỷ lệ
sử dụng các loại vitamin là 14,00%. Có tổng 1265 đơn thuốc tương tác trong 3000
đơn thuốc ngoại trú được khảo sát chiếm 42,17%. Trong đó bao gồm 41,90% đơn
tương tác thuốc ở bảo hiểm y tế và 42,58% ở dịch vụ. Tỷ lệ tương tác thuốc ở phòng
khám bảo hiểm y tế cao hơn tỷ lệ tương tác thuốc ở phòng khám dịch vụ. Phân tích tỷ
lệ phần mềm tương tác thuốc có mối liên quan đến trình độ người kê đơn, chế độ khám
bệnh là bảo hiểm y tế hay dịch vụ và số lượng bệnh chẩn đoán. Cụ thể ở phòng khám
bảo hiểm y tế tương tác thuốc được tra từ 2 CSDL chiếm tỷ lệ 10,90% (2 CSDL) và
16,40% (3 CSDL) cao hơn phòng khám dịch vụ 7,50 (2 CSDL) và 5,60% (3 CSDL).
Đối với trình độ chuyên môn ở người kê đơn là CKII cho tỷ lệ tương tác thuốc tra
được từ 2 CSDL là 15,50%, tỷ lệ này chiếm cao nhất trong bảng so sánh, chuyên môn
là THS.BS có tỷ lệ tương tác thuốc tra từ 3 CSDL là 27,50%. Với số lượng bệnh được
chẩn đoán được so sánh ở bảng 3.3 cho kết luận số lượng bệnh càng nhiều tỷ lệ tra
tương tác thuốc từ 2 CSDL trở lên thì tỷ lệ càng cao, cụ thể với 1 bệnh được chẩn
đoán chỉ có 4.00% tỷ lệ 2 CSDL tra tương tác thuốc và 3,20% tỷ lệ 3 CSDL tra tương
tác thuốc, nhưng đến đơn có trên 6 thuốc được chẩn đoán tỷ lệ này tăng cao từ 4,00%
ở 2 CSDL tra tương tác thuốc tăng đến 17,40% và 3,20% ở 3 CSDL tra tương tác
thuốc tăng đến 38,40%. Kết luận: Chấp hành các quy định trong ghi đơn thuốc. Số
lượng thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,19 thuốc/đơn cao hơn so với khuyến cáo của
WHO (1,6 – 1,8 thuốc/đơn). Kết quả thuốc kê theo tên chung quốc tế nghiên cứu là
80,7% thấp hơn so với khuyến cáo của WHO (100,0%). Kết quả DMTTY trong nghiên
cứu là 100,0% cao hơn so với khuyến cáo của WHO (69,5 – 98,8%). Kết quả kê có
kháng sinh/đơn trong nghiên cứu là 20,4% phù hợp với khuyến cáo của WHO (20,0 –
iii
26,8%). Kết quả kê có vitamin/đơn trong nghiên cứu là 14,0% thấp hơn so với các
nghiên cứu trước đó trong đó đã nêu trong bàn luận (tác giả không tìm thấy kết quả
khuyến cáo của WHO).
Từ khóa: Kê đơn điều trị, bệnh nhân ngoại trú, Bệnh viện tim mạch TPCT tương tác
thuốc.
iv
ABSTRACT
Objective: Describe the the current situation of drug prescription based on WHO;
Compare drug interactions at service clinic and insurance clinic for treatmnet of
outpatients at Can Tho City Cardiovascular Hospital. Subjects: 3000 drug
prescriptions for outpatient treatment from service clinic and Health Insurance of Can
Tho City Cardiovascular Hospital in 12 months of 2019. Study methods: Cross-
sectional descriptive survey. Results: The number of drug per prescription for an
outpatient treatment at Can Tho City Cardiovascular Hospital was in safe limit as
recommended by WHO (4,19). Antibiotic prescription was 20,4%. Using a
combination of two antibiotics is 2,5%, using a combination of three antibiotic is 0,2%
và four antibiotic is approximately 0.00%. There are a total of 1265 interaction
prescriptions in 3000 outpatient prescriptions surveyed, accounting for 42.17%. This
includes 41.9% of drug interactions with Health Insurance and 42.58% of drug
interactions at Service clinic. The rate of drug interactions at Health insurance is
higher than drug interactions at the Service clinic. Analyze the rate of drug interaction
software in relation to the qualifications of the prescriber, the health care regime or
service and the number of diseases diagnosed. Specifically, in the Health insurance
clinic, drug interactions are investigated from 2 identical software, accounting for
10.9% (2 softwares) and 16.4% (3 softwares), higher than Service clinics 7.5 (2
software) and 5.6% (3 softwares). Regarding the professional level of prescriber is
CKII for drug interaction rate from 2 homogeneous software is 15.5%, this rate is the
highest in the comparison table, specialization is THS.BS. The rate of drug
interactions from 3 homogeneous softwares is 27.5%. With the number of diagnosed
diseases compared in table 3.3, it concludes that the more diseases, the higher the rate
of looking for drug interactions from 2 or more identical software, the higher the rate,
specifically for a diagnosed disease. Only 4% of the 2 softwares to check for
homogeneous drug interactions and 3.2% of 3 softwares to check for homogeneous
drug interactions, but over 6 prescriptions were diagnosed, this rate increased from
4%. In 2 software for checking drug interactions up to 17.4% and 3.2% in 3 software
for checking drug interactions up to 38.4%. Conclusion: Comply with the provisions
in the prescription. The average number of drugs in 1 prescription is 4.19 drugs /
prescription, higher than the WHO recommendation (1.6 - 1.8 drugs / prescription).
v
The result of prescription drugs according to the international research name is
80.7%, lower than the WHO recommendation (100.0%). The results of preventive
medicine in the study are 100.0% higher than the WHO recommendation (69.5 -
98.8%). The results of prescribing antibiotics / prescription in the study were 20.4%,
consistent with WHO recommendations (20.0 - 26.8%). The result of millet with
vitamin / single in the study is 14.0% lower than the previous study which stated in the
discussion (the author did not find the WHO recommendation).
Keywords: Prescription, Outpatients, Can Tho City Cardiovascular Hospital, drug
interaction.
vi
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Khoa
vii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
LỜI CAM KẾT.............................................................................................................vi
MỤC LỤC ....................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1 QUY CHẾ VÀ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ................3
1.1.1 Quy định kê đơn thuốc...................................................................................3
1.1.2 Các chỉ số kê đơn ...........................................................................................5
1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê đơn ..............................................6
1.2 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC....................................................10
1.2.1 Khái niệm tương tác thuốc – thuốc..............................................................10
1.2.2 Phân loại tương tác thuốc – thuốc................................................................11
1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của tương tác thuốc......................................................12
1.2.4 Hậu quả của tương tác thuốc bất lợi ............................................................13
1.2.5 Kiểm soát tương tác .....................................................................................14
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ
QUẢN LÝ KÊ ĐƠN THUỐC.................................................................................19
1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về quản lý kê đơn thuốc............................19
1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước.....................................................................22
1.4 TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU – BỆNH VIỆN TIM MẠCH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................26
1.4.1 Cơ cấu và tổ chức nhân sự ...........................................................................26
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ................................................................................26
1.4.3 Các hoạt động tại Khoa khám bệnh .............................................................26
1.4.4 Những thành tích nổi bật tại Khoa khám bệnh ............................................27
1.4.5 Các nghiên cứu khoa học kĩ thuật BVTM ...................................................27
viii
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................29
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................29
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................29
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................29
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................29
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................29
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................29
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................30
2.3 CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................32
2.4 PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC..................................35
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..............................................................................36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................37
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................37
3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú ..................................................37
3.1.2 Đặc điểm thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc.............................37
3.1.3 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn tổng quát....................................38
3.1.4 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn với trình độ chuyên môn người kê
đơn ......................................................................................................................40
3.1.5 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn theo từng Khoa khám ................41
3.1.6 Sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc........................................................42
3.1.7 Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số kê đơn theo tháng/quí ................................43
3.2 TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN...........................................................44
3.2.1 Kết quả tổng số đơn có TTT ........................................................................44
3.2.2 Đánh giá số lương TTT theo từng phần mềm..............................................44
3.2.3 Mối liên quan giữa chế độ khám bệnh và số lượng CSDL đồng nhất trong 1
đơn thuốc................................................................................................................47
3.2.4 Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với số lượng CSDL tra tương tác
thuốc.......................................................................................................................48
3.1.1 Mối liên quan giữa số lượng bệnh/đơn thuốc với số lượng CSDL tra tương
tác thuốc. ................................................................................................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................53
ix
4.1 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ .......................53
4.2 VỀ CÁC CHỈ SỐ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH
TPCT.........................................................................................................................54
4.2.1 Số thuốc trung bình trong 1 đơn ..................................................................54
4.2.2 Về thuốc được kê tên theo tên chung quốc tế (đúng quy định kê đơn) .......55
4.2.3 Về việc kê đơn trong DMTTY của bệnh viện Tim mạch TPCT .................55
4.2.4 Đơn thuốc kê kháng sinh và vitamin ...........................................................56
4.3 TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC THUỐC (TTT)...........................57
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................58
CHƯƠNG 5; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................60
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................60
5.1.1 Thực hiện các quy chế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú..................60
5.1.2 Các chỉ số kê đơn .........................................................................................60
5.1.3 So sánh mức độ TTT ở 2 phòng khám bệnh (BHYT và dịch vụ)................61
5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................61
PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. xiii
PHỤ LỤC 02 ...............................................................................................................xiv
PHỤ LỤC 03 ................................................................................................................xv
PHỤ LỤC 04 ...............................................................................................................xvi
PHỤ LỤC 05 ..............................................................................................................xvii
PHỤ LỤC KẾT QUẢ DỮ LIỆU TRÊN SPSS........................................................xxii
PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN ................................................................ xliii
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng..........................15
Bảng 1.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia............................................21
Bảng 1.3. Bảng một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.............................22
Bảng 2.1. Các biến số về thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ............................32
Bảng 2.2. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú................................................33
Bảng 2.3. Đánh giá các chỉ số về thực hiện quy chế kê đơn thuốc ...............................34
Bảng 2.4. Các chỉ số về kê đơn thuốc ...........................................................................35
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú........................................37
Bảng 3.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc............................37
Bảng 3.3. Một số đặc điểm chỉ số kê đơn xét trên 1 đơn thuốc ....................................38
Bảng 3.4. Một số chỉ số kê đơn thuốc ...........................................................................39
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu các chỉ số kê đơn với trình độ chuyên môn..................40
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn theo từng Khoa khám .................41
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu số lượng thuốc theo từng trình độ chuyên môn............42
Bảng 3.8. Kết quả phân bố số lượng thuốc trong đơn...................................................42
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số theo tháng ...................................................43
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số kê đơn theo quí .........................................44
Bảng 3.11. Kết quả tổng số đơn có TTT .......................................................................44
Bảng 3.12. Số phần mềm có TTT trong 1 đơn thuốc....................................................45
Bảng 3.13. TTT theo Micromedex................................................................................45
Bảng 3.14. TTT theo Lexicomp ....................................................................................46
Bảng 3.15. TTT theo WebMD ......................................................................................46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chế độ khám và số phần mềm TTT (p<0,05) ..............47
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với số lượng CSDL tra cứu tương
tác thuốc.........................................................................................................................48
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số lượng bệnh với số phần mềm tra TTT ....................50
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại tương tác thuốc ..............................................................................11
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh sự liên quan giữa chế độ khám và số phần mềm TTT........48
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh sự liên quan giữa trình độ chuyên môn và số lượng CSDL50
Hình 3.3. Biều đồ so sánh sự liên quan giữa số lượng bệnh với số lượng CSDL.........52
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADR Adverse drug reaction Phản ứng có hại
ANSM Agence Nationale de Sécurité
du Médicament
Cục quản lý Dược Pháp
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhân
BNF British National Formulary Dược thư Quốc gia Anh
BS Bác sĩ
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BVTM
TPCT
Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ
BYT Bộ Y tế
CKI Chuyên khoa I
CKII Chuyên khoa II
CSDL Cơ sở dữ liệu
DIF Drug Interaction Facts Đánh giá tương tác thuốc
DMT Danh mục thuốc
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
Generic Tên chung quốc tế
HH Hansten and Horn’s Drug Interactions Analysis
and Management
ICIUM International Conference on
Improving Use of Medicines
Hội nghị Quốc tế về cải thiện việc sử dụng
thuốc
IMS IP Multimedia Subsystem Viện Nghiên cứu Y xã hội học
INN International Nonproprietary
Name
Tên chung quốc tế
MM Micromedex Drug interactions – Micromedex® Solutions
THS Thạc sĩ
TTT Tương tác thuốc
TTYT Trung tâm Y tế
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định
điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các
khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược). Một đơn thuốc
được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo
tên chung quốc tế (INN, generic), hàm lượng, cách dùng, liều dùng,….sẽ giúp giảm
thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị
cho bệnh nhân và giảm nguy cơ tương tác thuốc kể cả nguy cơ tử vong.
Tương tác thuốc là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến thất bại điều trị hoặc tăng
khả năng xuất hiện các phản ứng có hại (ADR) ở mức độ nặng. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện trên mọi đối
tượng bệnh nhân. Trích dẫn từ Tạp chí dược học (2012), một tổng quan y văn công bố
năm 2007 ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện và khoảng 0,1% số bệnh
nhân tái nhập viện liên quan đến tương tác thuốc.
Tuy nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang
diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu
(Shachez,2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng
số 42.000 đơn thuốc.
Tại Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y tế (Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc, 2018), nhằm tăng cường giám sát
hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và
triển khai việc thực hiện việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, thực
trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của
thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê đơn quá nhiều
thuốc cho một đơn thuốc, tương tác thuốc…. Những bất cập này đã và đang tồn tại và
cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý và kinh tế cho bệnh nhân.
Trong những năm gần đây, Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ thường
xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào việc kê đơn điều trị cho bệnh
nhân nội trú. Do vậy để tìm hiểu thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú tại
Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ với các 5 chỉ số sử dụng thuốc hợp lý của WHO, cũng
2
như tương tác giữa các thuốc được kê đơn và tính hợp lệ của đơn thuốc theo quy định
của Bộ Y tế.
Nhằm đánh giá thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim
mạch Cần Thơ và đề xuất các giải pháp can thiệp nếu có, đề tài “Phân tích thực trạng
kê đơn và tương tác thuốc tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần
Thơ năm 2019” được tiến hành với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng kê đơn thuốc dựa trên 5 chỉ số sử dụng thuốc hợp lý của WHO
trong điều trị bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ.
2. So sánh tương tác thuốc tại hai phòng khám dịch vụ và BHYT (bảo hiểm y tế)
tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 QUY CHẾ VÀ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
1.1.1 Quy định kê đơn thuốc
Những năm 90, trước thực tế sử dụng thuốc không hợp lý và an toàn của người
bệnh dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, việc ban hành tạm thời Quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn theo quyết định số 488/QĐ - BYT ra ngày 03/4/1995 là một việc
cấp thiết và phù hợp với hoàn cảnh nước ta khi đó. Bộ Y tế đã chính thức ban hành
Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn lần đầu tiên kèm theo quyết định số
1847/2003/QĐ - BYT ngày 28/05/2003 nhằm chấn chỉnh lại việc kê đơn, cung ứng
thuốc trong giai đoạn này. Ngày 1-3, Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về kê
đơn thuốc ngoại trú chính thực có hiệu lực thi hành. Kê đơn là hoạt động của bác
sỹ xác định xem người bệnh cần dùng những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình
điều trị phù hợp. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng
“Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải
tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên
kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong
trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không
4
quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư
này.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng)
hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem
xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác
sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa
bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ
thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2
Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người
bệnh.
10. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6
Luật dược, cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm [2].
Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc phải bao gồm các nội dung thông tin
sau:
- Tên địa chỉ của người kê đơn và số điện thoại (Nếu có)
- Ngày kê đơn
- Tên khuyến cáo là kê tên chung quốc tế, hàm lượng thuốc
- Thông tin về thuốc: số thuốc sử dụng 1 lần, tần suất dùng thuốc và hướng dẫn
đặc biệt và cảnh báo
- Tên, địa chỉ, tuổi bệnh nhân (trẻ em và người cao tuổi)
- Chữ lý của người kê đơn [2]
5
Theo Thông tư 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/2017 được sửa đổi quy
định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, đơn thuốc có giá trị
mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kê đơn như sau [2]:
- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì đơn thuốc phải ghi số tháng tuổi của trẻ, ghi
tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc m . Nội dung
kê đơn thuốc phải ghi đủ, r ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh; hi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số
nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành
phố.
- Theo nguyên tắc, chỉ kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh; không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chưa được phép lưu hành hợp
pháp tại Việt Nam; ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
1.1.2 Các chỉ số kê đơn
1.1.2.1 Các chỉ số kê đơn thuốc
Năm 1985, WHO đã triệu tập một hội nghị lớn ở Nairobi về việc sử dụng thuốc
hợp lý. Kể từ đó, những nổ lực đã nâng cao và cải thiện được quá trình thực hành sử
dụng thuốc. Trong đó phương pháp dùng để đo lường hiệu quả dùng trong các cơ sở y
tế là các chỉ số sử dụng thuốc.
Các chỉ số sử dụng thuốc này đã được phát triển để sử dụng làm thước đo hiệu
suất trong ba lĩnh vực chung liên quan đến việc sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc
ban đầu.
- Thực hành kê đơn dược phẩm của các nhà cung cấp y tế.
- Các yếu tố chính của chăm sóc bệnh nhân, bao gồm cả tư vấn lâm sàng và pha
chế dược phẩm.
- Yếu tố đặc thù của cơ sở hỗ trợ hợp lý, chẳng hạn như các loại thuốc thiết yếu và
thông tin dược phẩm tối thiểu [59].
 Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN).
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
6
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thành phần vitamin.
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban hành [4].
1.1.2.2Các nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, thực trạng sử dụng
thuốc bất hợp lý đang là vấn đề rất nghiêm trọng, mang tính toàn cầu [60]. Một số hậu
quả điển hình của việc sử dụng thuốc bất hợp lý là nguy cơ gia tăng các biến cố có hại
của thuốc không đáng có, gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tăng tỷ lệ
nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế. Để có thể can thiệp
một cách hiệu quả nhằm nâng cao tính hợp lý trong sử dụng thuốc, rất cần thiết có các
nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng; quan trọng hơn, các nghiên cứu này phải
được thực hiện với một bộ chỉ số nghiên cứu phù hợp. Các hội nghị của WHO trong
đó điển hình là ICIUM (International Conference on Improving Use of Medicines) đã
họp và đồng thuận về sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng chỉ số để đánh giá các
xu hướng trong quản lý, kê đơn, cấp phát thuốc tại các cơ sở điều trị cả công lập và tư
nhân, đồng thời ICIUM 2014 cũng khuyến cáo nhóm thuốc đầu tiên cần đánh giá sử
dụng trong bệnh viện là kháng sinh vì đây là nhóm thuốc được kê đơn thường xuyên
nhất (Chiếm khoảng 30-50% trong các đơn thuốc), vì vậy cũng thường xảy ra sai sót
trong sử dụng cũng như gây ADR nhiều nhất; Ngoài ra sử dụng bất hợp lý kháng sinh
sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng tính kháng thuốc và dẫn đến hậu quả không còn thuốc điều
trị trong tương lai [55].
1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê đơn
Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe thuốc đóng vai
trò then chốt trong hệ thống phân phối chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng thuốc phù
hợp là yếu tố quan trọng trong chất lượng sức khỏe và trong chăm sóc y tế (Tổ chức y
tế thế giới 1993). Các nguyên nhân phổ biến nhất của việc sử dụng thuốc không hợp lý
là tự dùng thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp, lạm dụng thuốc tiêm và kê
đơn mà không tuân theo các hướng dẫn thực hành lâm sàng có liên quan (Tổ chức y tế
thế giới 2002).
Quá trình kê đơn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả người kê đơn
(Bác sĩ), người tiêu dùng (Bệnh nhân) và người trả tiền (Bảo hiểm, nhà nước hoặc
bệnh nhân). Tuy nhiên, người kê đơn sẽ đưa ra quyết định dựa trên các yếu tố sau:
7
- Ảnh hưởng của bệnh nhân (Như tuổi, chủng tộc, giới tính, mắc bệnh và tiền
sử điều trị,…..).
- Kinh nghiệm của bác sĩ và định giá sản phẩm (Thuốc).
- Ảnh hưởng của sản phẩm (An toàn hiệu quả, tác dụng phụ, giá thành).
- Hoạt động tiếp thị dược phầm.
- Ảnh hưởng của người trả tiền (Bảo hiểm, nhà nước,…).
- Các yếu tố môi trường.
Theo một nguyên cứu khác được trích dẫn từ “Review study on factors affecting
the prescription pattern of Physicians; PharmaTutor” xuất bản năm 2016 có nêu những
đặc điểm cũng như những hành vi ảnh hưởng đến mô hình kê đơn và giải thích cụ thể
như sau:
- Đặc điểm lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân
Có nhiều biến số tương tác ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc cuối cùng của bác
sĩ. Bao gồm các biến số trong quy trình kê đơn là các đặc điểm lâm sàng và hành vi
của bệnh nhân, nhu cầu và mong đợi của bệnh nhân về điều trị trong việc sử dụng
thuốc, thái độ, kỳ vọng và trình độ của bác sĩ điều trị, và các hạn chế về bối cảnh và tổ
chức dựa trên mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân bằng các đặc điểm của điều trị và
của tổ chức. Các nghiên cứu r ràng đã chỉ ra rằng các yếu tố như giới tính, tuổi tác,
tình trạng giáo dục, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và tình hình kinh tế ảnh hưởng
đến mô hình kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, có những hạn chế trong các nghiên cứu
hiện tại: Tất cả các nghiên cứu hiện tại là phân tích nhân tố đơn lẻ.
Một số nhà nghiên cứu đã kiểm tra quá trình ra quyết định đằng sau việc kê đơn
của bác sĩ và đã đề xuất giải thích cho nó. Knapp và Oeltjan,(1976) [36], trong một
nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá trình độ của các bác sĩ đa khoa và bác sĩ nội khoa
liên quan đến việc lựa chọn thuốc, đã đặt ra rằng xác suất một bác sĩ kê đơn thuốc cho
một trường hợp cụ thể, là một chức năng của bác sĩ mong đợi, rằng tác dụng có lợi đối
với tình trạng của bệnh nhân sẽ xảy ra nếu thuốc đã được kê đơn, cũng là lượng tác
dụng có lợi đạt được sau khi kê đơn.
- Nghiên cứu sức ép từ các tổ chức dược phẩm
Từ nghiên cứu của Hemminki (1975) [33] đã cho thấy về việc kê thuốc chịu ảnh
hưởng rất lớn đến từ áp lực của các công ty dược phẩm và đề ra một mô hình đơn giản
hóa để mô tả quá trình ra quyết định cho việc kê đơn thuốc. Qua kết quả nghiên cứu
8
cho thấy các công ty nghiên cứu và các công ty dược phẩm có quan hệ mật thiết với
nhau và có thể ảnh hưởng đến quá trình kê đơn của các bác sĩ thông qua các chương
trình hội thảo khoa học; tạp chí khoa học và quảng cáo theo đặc điểm công việc, hoạt
động chuyên môn và nhu cầu của bác sĩ điều trị, đồng thời ảnh hưởng quyền lợi của
bệnh nhân .
Quá trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao; lựa chọn theo thói quen hoặc
không theo thói quen
Lilja (1976) đã kiểm tra các ưu tiên ra quyết định chọn đơn thuốc của 118 nhân
viên bác sĩ chính thức trong các bệnh viện nhà nước. Qua nghiên cứu này Lijla cho
thấy hầu hết các lựa chọn thuốc mà bác sĩ kê ra là theo thói quen và Lilja cũng chỉ ra
rằng việc thay đổi thói quen kê của bác sĩ cần phải xem xét các yếu tố sau:quá trình kê
đơn, kê đơn theo thói quen, cơ địa bệnh nhân,….và kết quả điều trị cuối cùng là sự
hiểu biết của bác sĩ về thuốc.
- Mô hình đánh giá tâm lý của bệnh nhân
R ràng là quá trình quyết định lựa chọn thuốc của người kê đơn, cũng giống như
một quá trình mua và sử dụng một sản phẩm bất kì nào trong đời sống. Tuy nhiên
quyết định kê đơn của bác sĩ liên quan đến sức khỏe tính mạng con người và uy tính
cán bộ y tế nên bác sĩ kê đơn phải có tinh thần trách nhiệm cao. Cụ thể, các yếu tố nào
ảnh hưởng đến sự lựa chọn một loại thuốc cụ thể? Kể từ cuối những năm 1940, đã có
khoảng 100 nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố liên quan hoặc nhóm nguyên nhân cụ thể cho việc kê đơn của bác sĩ. Đánh giá đầu
tiên về các yếu tố liên quan việc kê đơn của bác sĩ được xuất bản năm 1974 bởi
Worthen, đã xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn (1), bệnh
nhân (2), dược sĩ (3), tạp chí (4), quảng cáo (5), đại diện thuốc (6). Theo nghiên cứu
bệnh nhân được phát hiện chỉ có ảnh hưởng nh đến việc kê đơn của bác sĩ.
- Mối quan hệ của bác sĩ kê đơn trong cộng đồng
Coleman, Menzel và Katz (1959) [23], trong một nghiên cứu cổ điển về ảnh
hưởng kê đơn của bác sĩ, đã xác định mối quan hệ của việc kê đơn của một cộng đồng
bác sĩ ở bốn thị trấn Trung Tây. Bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân, họ có thể xác
định bác sĩ nào trong việc lựa chọn cộng đồng thường được các đồng nghiệp của họ
liên hệ thường xuyên nhất cho mục đích xã hội, tham khảo ý kiến chính thức và thảo
luận thông thường trong một ngày làm việc bình thường. Khi đã xác định được, các
9
nhà điều tra đã có thể lập sơ đồ các mối quan hệ này. Miller, trong bài đánh giá thứ hai
về thói quen kê đơn của bác sĩ được thực hiện vào năm 1974, đã thấy các cuộc thảo
luận với các đồng nghiệp là quan trọng trong việc kê đơn điều trị ở cả các thành phố
lớn và nhỏ. Hammel (1961) [27] báo cáo như sau; Các bác sĩ đã có mối quan hệ chặt
chẽ với đồng nghiệp, khi điều trị các tình trạng bệnh nguy hiểm trong đó các tác dụng
của điều trị bằng thuốc được kê toa có xu hướng điều trị cho bệnh nhân có điều kiện
bằng các loại thuốc mới hơn và đắt tiền hơn; thực tế, các đồng nghiệp chia sẻ kết quả
điều trị đạt hiệu quả cao từ việc sử dụng các thuốc mới cho đồng nghiệp làm nguồn
thông tin cho việc sử dụng thuốc của bác sĩ. Việc tham dự các cuộc họp nhân viên
bệnh viện đã ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng các loại thuốc mới; Và công thức
điều trị có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc kê đơn.
Miller (1973) [40] lưu ý thêm rằng các thuộc tính thuốc ảnh hưởng đến việc sử
dụng một loại thuốc mới, tính hiệu quả của quá trình trị liệu, khả năng giao tiếp, sức
hấp dẫn của dược phẩm và lợi thế so với các chế phẩm hiện hành. Các yếu tố tiêu cực
ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sĩ là rủi ro và chi phí điều trị tiếp tục cao.
Tuy nhiên, Miller giải thích thêm rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn
thuốc thành lập bao gồm chi phí ban đầu, chi phí tiếp tục, tiết kiệm thời gian, tính hiệu
quả của quá trình điều trị, tính r ràng của kết quả, độ hấp dẫn của dược phẩm, tên
thuốc và danh tiếng của nhà sản xuất.
- Giới thiệu và quảng cáo
Năm 1975, Hemminki báo cáo rằng, giới thiệu sản phẩm dường như ảnh hưởng
đến chất lượng kê đơn tích cực; Ngoài ra, sự đóng góp của quảng cáo trong việc kê
đơn còn gây tranh cãi ở chỗ thái độ tích cực đối với quảng cáo có thể sẽ ảnh hưởng
đến việc kê đơn. Tuy nhiên, đồng nghiệp có tác động tích cực trong việc kê đơn,
nhưng ảnh hưởng của đồng nghiệp luôn là thứ yếu so với các yếu tố khác, như quảng
cáo và giới thiệu; các biện pháp kiểm soát và điều tiết có thể có tác động tích cực trong
việc kê đơn, bệnh nhân và nhu cầu của xã hội đối với bác sĩ đối với thuốc có thể được
phóng đại trong trường hợp dùng thuốc đạo đức; Và cuối cùng Hemminki kết luận
bằng cách nói, không thể khái quát hóa từ các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của các
đặc điểm của bác sĩ đối với hành vi kê đơn.
- Chi phí cao của thuốc
10
Kshirsagar MJ (1998) [37] nhấn mạnh vào chi phí cao của việc sử dụng thuốc
không phù hợp, các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn do nguồn
lực kinh tế hạn chế và thiếu chính sách thuốc có tổ chức. Để cải thiện chất lượng kê
đơn và quảng bá mẫu đơn thuốc hợp lý, cần phải điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến
mẫu đơn thuốc của bác sĩ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa mô
hình kê đơn và giới tính, tuổi tác, tình trạng giáo dục, kinh nghiệm làm việc, tình hình
kinh tế và chuyên môn của bác sĩ. Việc kê đơn thuốc và mô hình tiêu thụ cung cấp
phản hồi có lợi cho bác sĩ kê đơn để cải thiện hành vi kê đơn của họ. Các nghiên cứu
phân tích kê đơn giúp các nhà hoạch định chính sách đặt ra các ưu tiên để thúc đẩy
việc sử dụng thuốc hợp lý trên toàn quốc.Wang H et al (2013) [59]. Sadeghian et al
(2013) [48] trong nghiên cứu của họ cho biết các ví dụ về kê đơn không hợp lý là kê
đơn quá mức và nhiều thuốc, không kê đơn thuốc, sử dụng thuốc đắt tiền không hợp lý
và sử dụng kháng sinh không phù hợp. Pavani V et al (2011) [42] cũng nói thêm rằng,
chi phí điều trị cao, kê đơn không phù hợp gây ra không hiệu quả, điều trị không an
toàn, làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài bệnh tật và ảnh hưởng đến bệnh nhân.
1.2 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.2.1 Khái niệm tương tác thuốc – thuốc
Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc khi dùng
đồng thời hai hay nhiều thuốc hoặc có một thuốc khác đã được dùng trước đó.
Thông thường, cụm từ “tương tác thuốc” dùng để chỉ tương tác thuốc –thuốc, có
nghĩa là tương tác giữa hai hay nhiều thuốc. Tuy nhiên, “tương tác thuốc” còn có thể
có nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, tương tác thuốc – thức ăn, tương tác thuốc – dược
liệu, tương tác thuốc – tình trạng bệnh lý, tương tác thuốc – xét nghiệm, thuốc – thuốc
sử dụng qua đường tiêm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, cụm từ “tương tác
thuốc” chỉ đề cập đến tương tác thuốc – thuốc.
11
1.2.2 Phân loại tương tác thuốc – thuốc
Tương tác thuốc – thuốc có thể phân loại theo 2 cách:
Hình 1.1. Phân loại tương tác thuốc
a. Dựa trên kết quả tương tác
Tương tác thuốc bất lợi là hiện tượng khi phối hợp hai hay nhiều thuốc làm gia
tăng độc tính hay làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị của từng thuốc. Ví dụ phối hợp
kháng sinh tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng antacid sẽ tạo phức hợp chelat dẫn tới
mất hiệu quả điều trị của kháng sinh, phối hợp isoniazid và phenytoin làm tăng nồng
độ và nguy cơ tăng độc tính của phenytoin.
Tương tác thuốc có lợi là hiện tượng phối hợp hai hay nhiều thuốc đem lại tác
dụng hiệp đồng trong điều trị. Ví dụ như phối hợp thuốc hạ huyết áp (Nhóm ức chế
men chuyển hoặc nhóm ch n kênh canxi) với thuốc lợi tiểu để tăng tác dụng điều trị
tăng huyết áp.
Tương tác thuốc cũng có thể vừa có lợi vừa có hại, ví dụ kết hợp rifampicin với
isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi) nhưng lại làm tăng nguy cơ gây viêm gan
(có hại).
b. Dựa trên cơ chế tương tác
Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, thường gặp khi phối hợp các
thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng ngoại ý tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn
nhau. Các thuốc cùng cơ chế tác động sẽ có chung một kiểu tương tác dược lực học.
Dựa trên kết quả tương
tác
Dựa trên cơ chế
tương tác
Tương tác thuốc có lợi
Tương tác thuốc bất lợi
Tương tác thuốc vừa có
lợi vừa có hại
Tương tác dược lực học
Tương tác dược động
học
Tương tác thuốc-
thuốc
12
Tương tác dược động học là loại tương tác tác động lên các quá trình hấp thu,
phân bố, chuyển hóa, thải trừ. Hậu quả của tương tác dược động học là sự thay đổi
nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính.
1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của tương tác thuốc
Trong thực tế điều trị, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tương tác thuốc bất lợi.
Hậu quả của tương tác thuốc xảy ra hay không, nặng hay nh phụ thuộc vào đặc điểm
của từng cá thể bệnh nhân như tuổi, giới, bệnh lý mắc kèm và phương pháp điều trị.
Người thầy thuốc phải đặc biệt cảnh giác khi phối hợp thuốc, cân nhắc các yếu tố nguy
cơ và cần cung cấp thông tin cho người bệnh về các nguy cơ khi dùng thuốc, những
thay đổi trong chế độ ăn uống khi điều trị. Một tương tác thuốc không phải lúc nào xảy
ra và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Chính vì thế, đôi khi chỉ cần chú ý thận
trọng đặc biệt cũng đủ làm giảm nguy cơ và hậu quả tương tác.
* Những đối tượng bệnh nhân đặc biệt:
Những khác biệt về dược động học của thuốc ở những đối tượng đặc biệt như trẻ
sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú dẫn đến nguy cơ xảy ra
tương tác cao hơn người bình thường. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi có nhiều cơ quan
trong cơ thể chưa hoàn thiện về mặt chức năng; Người cao tuổi có những biến đổi sinh
lý do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là gan, thận đồng thời người cao
tuổi thường mắc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau; Phụ nữ có thai có nhiều biến đổi
về mặt tâm sinh lý, thuốc dùng cho m lại có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
trên thai nhi. Bên cạnh đó, nữ giới, người béo phì, người suy dinh dưỡng cũng là
những đối tượng nhạy cảm với hiện tượng tương tác thuốc [47].
* Tình trạng bệnh lý:
Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh một lúc phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc.
Những biến đổi bệnh lý đó dẫn đến thay đổi số phận của thuốc trong cơ thể, làm thay
đổi dược động học của thuốc đồng thời các tổn thương mạn tính của quá trình bệnh lý
kéo dài cũng làm thay đổi đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Kết quả là nguy cơ tương tác
thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp. Những tình trạng và bệnh lý
mắc kèm làm gia tăng nguy cơ tương tác thuốc như: Suy tim, suy mạch vành, tăng
huyết áp, suy gan, viêm loét đường tiêu hóa, động kinh, nghiện rượu, suy thận, tiểu
đường, người bí tiểu, người đang sốt cao [1]….
13
* Những yếu tố di truyền:
Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định tốc độ của enzym trong quá trình
chuyển hóa thuốc, trong đó hệ thống chuyển hóa quan trọng nhất là cytocrom P450.
Bệnh nhân có enzym chậm chuyển hóa thuốc thường có ít nguy cơ gặp tương tác thuốc
hơn bệnh nhân có enzym nhanh chuyển hóa thuốc [28],[47].
* Các thuốc có khoảng điều trị hẹp:
Kháng sinh aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin), carbamazepin,
phenobarbital, insulin, thuốc điều trị đái tháo đường đường uống nhóm sulfonylurea
(glibenclamid, gliclazid, glimeprid), theophylin, heparin không phân đoạn,
methotrexat, amiodaron, digoxin, thuốc hạ lipid máu nhóm statin (atorvastatin,
simvastatin) là các thuốc có khoảng điều trị h p và có nguy cơ cao xảy ra tương tác
[1],[45].
* Liều dùng và tính chất dược động học của thuốc:
Nhiều tương tác thuốc xảy ra phụ thuộc nồng độ của thuốc trong máu, do đó, liều
dùng và tính chất dược động học của thuốc quyết định đến việc xảy ra tương tác và
hậu quả của tương tác đó.
* Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng:
Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy cơ cao
gặp phải tương tác thuốc bất lợi.
*Số lượng bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân:
Nếu bệnh nhân được điều trị bởi nhiều bác sỹ cùng lúc, mỗi bác sỹ có thể không
nắm được đầy đủ thông tin về những thuốc bệnh nhân đã được kê đơn và đang sử
dụng. Điều này có thể dẫn đến những tương tác thuốc nghiêm trọng không được kiểm
soát.
1.2.4 Hậu quả của tương tác thuốc bất lợi
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra phổ biến trong điều trị. Có những tương tác
làm tăng hiệu quả điều trị, người thầy thuốc vận dụng tương tác đó để đem lại lợi ích
cho bệnh nhân nhưng bên cạnh đó, có những tương tác gây ra hậu quả nghiêm trọng,
đó là những tương tác thuốc bất lợi. Tương tác thuốc có thể gây nên thiệt hại về nhiều
mặt.
Xét về hậu quả trong điều trị, tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị,
không cải thiện được bệnh cảnh lâm sàng hoặc làm xuất hiện những phản ứng có hại,
14
biểu hiện độc tính trên bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn tương tác thuốc có thể gây ra các
tai biến nguy hiểm và thậm chí là dẫn đến tử vong. Bác sỹ điều trị phải đối mặt với
trách nhiệm y khoa nếu hiệu quả điều trị của bệnh nhân thấp do nguyên nhân xuất hiện
trong đơn thuốc một tương tác đã được chứng minh.
Tương tác thuốc bất lợi làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí điều trị, tăng
biến cố bất lợi trong điều trị và kéo dài thời gian nằm viện. Ước tính khoảng 0,6% số
bệnh nhân nhập viện do gặp các ADR liên quan đến tương tác thuốc, khoảng 2,8%
biến cố bất lợi có thể phòng tránh được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan đến tương
tác thuốc bất lợi [22],[25]. Tại Mỹ, Halmiton đã đánh giá thiệt haị về kinh tế do tương
tác thuốc gây ra lên tới 1,3 tỷ đô la mỗi năm [26].
Theo thống kê dịch tễ học cho thấy khoảng 4,4% đên 25% ADR xuất hiện trên
bệnh nhân liên quan đến tương tác thuốc [31],[49]. Ước tính có tới 3% tổng số bệnh
nhân nhập viện là do tương tác thuốc [43],[51]. Với bệnh nhân cao tuổi, tỷ lệ nhập
viên do tương tác thuốc còn tăng lên tới 4,8% [45].
Tương tác thuốc bất lợi không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho bản
thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như cán bộ y tế (Phải
chịu trách nhiệm pháp lý), bệnh viện hoặc cơ sở điều trị (Gia tăng chi phí điều trị),
công ty sản xuất hoặc kinh doanh dược phẩm (Rút sản phẩm đăng ký khỏi thị trường).
Chính vì thế, việc phát hiện và kiểm soát tương tác thuốc đóng vai trò rất quan trọng
trong điều trị, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng không chỉ riêng bệnh nhân.
1.2.5 Kiểm soát tương tác
Nguy cơ gặp tương tác thuốc xuất hiện ở mọi đối tượng bệnh nhân trong quá
trình điều trị. Việc nâng cao hiểu biết của các nhà lâm sàng, kết hợp sử dụng các phần
mềm hỗ trợ kê đơn, các công cụ tra cứu tương tác, theo d i tình trạng sử dụng thuốc ở
trẻ đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và xử lý tương tác cũng như đảm bảo hiệu
quả điều trị cho đối tượng bệnh nhân [30],[39].
a. Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc
Nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát
triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong phát hiện và
xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu tương tác thuốc thường dùng trên thế giới và tại
Việt Nam được liệt kê trong bảng 1.1 dưới đây [16].
15
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng
STT Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ
Nhà xuất bản/
Quốc gia
1
Drug interactions –
Micromedex® Solutions
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Truven Health
Analytics/ Mỹ
2
British National
Formulary(BNF)/BNF
Legacy (Phụ lục 1 – Dược
thư Quốc gia Anh)
Sách/phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Anh
Hiệp hội Y khoa
Anh và Hiệp hội
Dược sĩ Hoàng gia
Anh/Anh
3 Drug Interaction Facts
Sách/phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health®/Mỹ
4
Hansten and Horn’s Drug
Interaction Analysis and
Management
Sách Tiếng Anh
Wolters Kluwer
Health®/Mỹ
5
Stockley’s Drug Interaction
và Stockley’s Interaction
Alerts
Sách/phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Anh
Pharmaceutical
Press/Anh
6
Tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định
Sách Tiếng Việt
Nhà xuất bản Y
học/Việt Nam
7
Thésaurus des interactions
médicamenteuses
Sách/phần mềm
tra cứu trực
tuyến
Tiếng Pháp
Afssaps/Pháp
8 MIMS Drug Interaction
Phần mềm tra
cứu trực
tuyến/ngoại
tuyến
Tiếng Anh
UBM Medica/Úc
9
Drug Interaction Checker
(http://www.drugs.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Drugsite Trust New
Zealand
10
Multi – drug Interaction
Checker
(http://www.medscape.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
Medscape LLC/Mỹ
11
WebMD
(http://www.webMD.com/)
Phần mềm tra
cứu trực tuyến
Tiếng Anh
WebMD Health
Corporation/Mỹ
16
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định (TT&CY) [14]
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định do GS.TS. Lê Ngọc Trọng làm chủ biên,
là tài liệu tham khảo giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành dược tốt và
điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi và phát hiện biểu hiện bất
thường của người bệnh khi dùng thuốc. Đặc biệt là trong những trường hợp bắt buộc
cần kết hợp thuốc cho người bệnh thì bác sĩ có thể tiên đoán và chuẩn bị xử trí khi có
tương tác bất lợi xảy ra. Sách chỉ đề cập tới tương tác thuốc - thuốc, không đề cập đến
tương tác thuốc - thức ăn hay các loại tương tác khác. Mỗi chuyên luận bao gồm: tên
thuốc (nhóm thuốc), chú ý khi chỉ định, các tương tác, mức ý nghĩa của tương tác,
phân tích và mô tả ngắn gọn cách kiểm soát tương tác. Nhận định ý nghĩa của tương
tác được phân ra thành 4 mức độ:
- Mức độ 1: Tương tác cần theo dõi
- Mức độ 2: Tương tác cần thận trọng
- Mức độ 3: Cân nhắc nguy cơ / lợi ích
- Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm.
Bristish National Formulary 61 2011 (BNF) [14]
Bristish National Formulary là một ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và
Hiệp Hội Dược sĩ Hoàng gia Anh, được xuất bản sáu tháng một lần. BNF cung cấp
cho bác sĩ, dược sĩ và các cán bộ y tế khác các thông tin cập nhật về việc sử dụng
thuốc, ít có thông tin cho cộng đồng. BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó không
phải luôn bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về quy định, phân phối. Phụ lục
1 về TTT cung cấp thông tin ngắn gọn về khoảng 3000 tương tác với các tương tác gây
hậu quả nghiêm trọng được ký hiệu bằng dấu chấm .
Stockley's drug interactions (SDI) [14] Stockley's drug interactions là tài liệu tham
khảo cung cấp những thông tin về TTT ngắn gọn, chính xác, giúp cho cán bộ y tế có
thể tiếp cận được với những thông tin dựa trên bằng chứng và có ý nghĩa lâm sàng về
TTT.
Drug Interactions Checker (http://www.drugs.com) (DRU) [14]
Là CSDL được xây dựng bởi Drugsite Trust, cung cấp công cụ tra cứu về thuốc,
phát hiện TTT, thông tin chẩn đoán, thông tin cho bệnh nhân, các bài báo chuyên
ngành y dược. Tra cứu theo từ khoá tên biệt dược, tên hoạt chất hay nhóm thuốc, cung
17
cấp một cách khái quát các thông tin về cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí của tương
tác. Các TTT được chia làm 3 mức độ:
- Nguy hiểm: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh phối hợp, nguy cơ tương
tác cao hơn lợi ích.
- Trung bình: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình. Thường tránh phối hợp,
chỉ sử dụng trong những tình huống đặc biệt.
- Nh : Tương tác có ý nghĩa lâm sàng thấp. Nguy cơ thấp, đánh giá nguy cơ và
xem xét một thuốc thay thế, thực hiện các biện pháp để tránh tương tác và/hoặc lập kế
hoạch giám sát.
Drugdex®Evaluation (Micromedex) [65]
Là một CSDL thuộc Micromedex, cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc. Tra cứu
sử dụng từ khóa tên hoạt chất hoặc tên biệt dược. Nội dung một chuyên luận thuốc bao
gồm: (1) thông tin khái quát gồm: phân loại thuốc, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng
phụ, ứng dụng trên lâm sàng; (2) thông tin liều dùng bao gồm: Đặc tính của thuốc, bảo
quản và độ ổn định, liều dùng cho người lớn, liều dùng cho trẻ em; (3) dược động học
bao gồm: thời điểm khởi phát và độ dài tác dụng, nồng độ thuốc trong máu và quá
trình hấp thu - phân bố - chuyển hóa - thải trừ (ADME); (4) thận trọng: Chống chỉ
định, thận trọng, tác dụng phụ, ảnh hưởng tới phụ nữ có thai, cho con bú, khả năng
sinh quái thai, tương tác thuốc; (5) Ứng dụng trên lâm sàng: Yếu tố cần kiểm soát,
hướng dẫn cho bệnh nhân, vị trí trong phác đồ, cơ chế tác dụng/dược lý, phác đồ điều
trị, so sánh tác dụng/đánh giá so sánh với các thuốc khác.
Lexicomp mobile
Là một trong những ứng dụng tin cậy của Wolters Kluwer, giúp người tra tra đưa
ra quyết định nhanh chóng và an toàn hơn thông qua việc cung cấp thông tin lâm sàng
dễ hiểu và cập nhật.
Dữ liệu sẵn có của Lexicomp bao gồm :
• Thông tin chi tiết thuốc, bao gồm liều dùng, cách uống, tương tác thuốc, phản ứng
thuốc gây hại, chống chỉ định.
• Liều lượng và cân nhắc cho bệnh nhi, trẻ sơ sinh và tuổi già, cũng như cho phụ nữ
mang thai và cho con bú.
• OTCs và các sản phẩm tự nhiên.
• Tài liệu nha khoa….
18
Xây dựng danh mục tương tác thuốc đáng chú ý [14]
Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Bristish National Formulary 61,
Stockley's drug interactions là các tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, khái quát
cao, thông tin được cung cấp đầy đủ và đã qua thẩm định nên có độ tin cậy cao.
Clauson và cộng sự đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá và so sánh các CSDL
về thông tin thuốc sử dụng cho PDA và tra cứu trực tuyến. Cùng đánh giá dựa trên bộ
câu hỏi và tiêu chí giống nhau, kết quả các nghiên cứu như sau: các CSDL tra cứu trực
tuyến có điểm phối hợp cao nhất là Clinical Pharmacology, Micromedex (DRUGDEX
and Identidex), Lexi-Componline, Facts & Comparisons 4.0; Eprocrates Free có số
điểm thấp nhất. Nhìn chung các CSDL phải trả phí cung cấp thông tin đầy đủ hơn và
tin cậy hơn CSDL miễn phí. Trong khi đó, kết quả của các CSDL dùng cho PDA có sự
khác biệt: LexiDrugs đứng thứ nhất, Clinical Pharmacology On-Hand đứng thứ hai,
sau đó là Epocrates Rx Pro và mobileMicromedex, Epocrates Rx bản miễn phí vẫn có
điểm thấp nhất. Các CSDL dùng tra cứu trực tuyến có điểm cao hơn các CSDL dùng
cho PDA, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt giữa các cặp CSDL của Clinical Pharmacology
và Micromedex là có ý nghĩa thống kê .
Việc đánh giá tương tác và mức độ tương tác trong đề tài được nghiên cứu trên 2
nguồn tin cậy bao gồm:
+ Nguồn cấp 1: Dược thư, Tạp chí, Báo cáo dược lâm sàng. Nguồn thông tin này
cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ về một nghiên cứu, phong phú và cập nhật.
+ Nguồn cấp 2: Lexicomp, Micromedex, Drug.com. Nguồn thông tin này tổng kết
các thông tin liên quan, giúp tìm kiếm nhanh và có hệ thống.
b. Khuyến cáo kiểm soát tương tác thuốc
Cho dù tất cả các hạn chế của những tài liệu tra cứu tương tác thuốc được giải
quyết thì quan trọng nhất, trong việc kiểm soát tương tác thuốc vẫn là quyết định của
người kê đơn. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trên lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa
ra những biện pháp can thiệp hợp lý cho bệnh nhân, dựa trên những cảnh báo được
đưa ra bởi các CSDL, phần mềm hỗ trợ kê đơn hay bảng cảnh báo tương tác thuốc.
Dưới đây là một số khuyến cáo chung để kiểm soát tương tác thuốc một cách hiệu quả
trên bệnh nhân [28],[32],[50],[65],[56].
- Đánh giá nguy cơ (tuổi, thay đổi sinh lý, tình trạng bệnh lý, uống rượu, hút thuốc,
chế độ ăn, yếu tố thuộc về môi trường) trên từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
19
- Sử dụng CSDL tra cứu tương tác thuốc như một công cụ tra cứu, tham khảo.
- Nên tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Ghi nhớ và thường xuyên cập nhật danh sách những thuốc dễ có khả năng gây
tương tác như những chất cảm ứng hay ức chế enzym, cũng như những thuốc có
khoảng điều trị h p.
- Hỏi bệnh nhân về tất cả những thuốc bệnh nhân đang sử dụng.
- Sử dụng một thuốc thay thế không gây tương tác.
- Nếu thuốc thay thế không sẵn có, nên dùng thuốc khác có khả năng gây tương tác
thấp hơn hoặc được chuyển hóa theo một con đường khác.
- Nếu hai thuốc tương tác buộc phải sử dụng đồng thời, sử dụng những phương
pháp để giảm thiểu tương tác như thay đổi dạng bào chế, thời gian uống thuốc hợp
lý, hiệu chỉnh liều.
- Theo dõi bệnh nhân nếu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng có nguy cơ xảy ra
trên bệnh nhân.
- Theo dõi biến đổi bất thường trên bệnh nhân và tìm hiểu nguyên nhân xem có phải
bắt nguồn từ tương tác thuốc hay không. Chú ý, việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng
một thuốc có thể làm xuất hiện những thay đổi này.
- Hướng dẫn cho bác sỹ và bệnh nhân về nguy cơ xảy ra tương tác.
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN
LÝ KÊ ĐƠN THUỐC
1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về quản lý kê đơn thuốc
Trong những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự gia tăng
mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng của tuổi thọ, nhu cầu dùng
thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao nên thường đắt [7].
Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là:
+ Sử dung thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển [3].
+ Vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn bệnh
nhân thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn nhầm lẫn
vẫn còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều lượng,
dạng thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm
dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh không nhiễm trùng vẫn còn diễn ra.
20
Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót phổ biến
viết tắt không phù hợp, tính sai liều, chữ khó đọc, 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không
ghi hoặc ghi sai cân nặng, 6% không ghi hoặc ghi sai ngày kê đơn, 38% sai sót dưới
liều, 18,8% kê quá liều. Bác sỹ chủ yếu kê theo tên thương mại, kê theo tên gốc, tên
INN chỉ chiếm 7,4% .
Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn
đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc
được (26,2%). Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề
cập tại nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xẩy ra đối với nhiều loại bệnh,
trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn
thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm
trùng cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh
nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày [8].
Tại Goa (Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu thấy: Có 1/3 số đơn trong tổng số 990
đơn thuốc khảo sát không đầy đủ các thủ tục hành chính như: Chữ viết, hướng dẫn sử
dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng, thiếu địa chỉ, tuổi…Hơn 90% kê tên thuốc
biệt dược. tình trạng lạm dụng kê kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm khá phổ biến và hậu
quả thì khó lường.
Tại Mexico có 64,4% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai liều và 53,1% bệnh nhân
sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn thì ngừng (có sự giám sát của Bác sỹ). Về
thời gian sử dụng kháng sinh thì có tới 22% số người sử dụng kháng sinh trong 1 ngày,
19% số người sử dụng kháng sinh trong 2 ngày, 21% sử dụng kháng sinh trong 3 ngày,
11% sử dụng kháng sinh 4 ngày, 14% sử dụng kháng sinh 5 ngày và còn lại là sử dụng
trên 5 ngày.
Thị trường dược phẩm khối các nước ASEAN có một số đặc điểm chung là thuốc
thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore thấp nhất là
9%, Việt Nam cao nhất là 70% (theo đánh giá của IMS), thuốc generic chiếm một tỷ
trọng cao hơn các nước có thu nhập cao. Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các
nước có thu nhập thấp ưu tiên lựa chọn thuốc generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc
generic là một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân
các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của
WHO [12].
21
Tại các quốc gia như Pakistan, hana...có trên 60% bệnh nhân được sử dụng
thuốc tiêm, trong khi tỷ lệ bình quân của thế giới là 23%. WHO cảnh báo: khoảng 50%
bệnh nhân đang điều trị được kê thuốc tiêm tại các cơ sở y tế trên toàn cầu, 90% số ca
là không cần thiết. Sự việc này tạo ra 50 tỷ lượt tiêm hàng năm trên toàn cầu và 50%
trong số đó tiêm bằng kim tiêm chưa tiệt trùng. Dẫn đến số ca nhiễm virus viêm gan B,
C cũng như HIV tăng cao [46].
Việc kê đơn có thuốc kháng sinh và sử dụng kháng sinh cũng đang là vấn đề nan
giải trên toàn cầu. Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều
loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với bệnh nhân
viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số
lần thăm khám. Trong khi đó tác giả nhận định các trường hợp bệnh nhân viêm họng
có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Một nghiên cứu chỉ ra rằng
đối với bệnh nhân đau họng khi đến thăm khám bác sĩ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn
duy trì ở mức 60% số lần thăm khám. Trong khi đó, tác giả cũng nhận định, đối với
nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước
[20].
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ số kê đơn thuốc thực hiện tại
Maldives (2014), Myanmar (2014), Nepal (2014), Butan (2015) và Dessie được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia
Chỉ số Maldives
(2014) [66]
Myanmar
(2014) [61]
Nepal
(2014) [62]
Butan
(2015) [63]
Số thuốc kê trung bình/1 đơn 3,02 2,20 2,77 2,500
% đơn kê kháng sinh 24,20 54,20 40,40 41,90
% đơn kê thuốc tiêm 17,50 10,00 0,00 2,90
% đơn kê vitamin 46,70 30,90 29,60 27,10
% thuốc kê theo tên gốc 16,80 75,90 66,00 95,20
% thuốc thuộc DMTTY 69,50 83,10 90,40 98,80
% người bệnh viêm đường hô
hấp trên được kê kháng sinh
48,20 88,90 71,30 42,00
Như vậy, các chỉ số trong thực hành so với khuyến cáo của WHO có sự khác
biệt. Thông thường số thuốc trung bình trong một đơn cao hơn so với khuyến cáo của
WHO (1,6 – 1,8 thuốc). Tỷ lệ phần trăm thuốc nằm trong DMTTY thấp hơn so với
22
khuyến cáo là 100,00%. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên genergic tại nhiều quốc gia
khác nhau và thấp hơn so với khuyến cáo là 100,00%. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê
kháng sinh tại hầu hết các quốc gia là cao hơn so với khuyến cáo của WHO [64].
Thuốc là con dao hai lưỡi, có tác dụng điều trị, cũng có thể gây ra phản ứng có
hại ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả khi dùng đúng liều, đúng quy định. Các
phản ứng này gọi là phán ứng có hại của thuốc (ADR). Điều trị nhiều thuốc thì ADR
tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc trong một lần điều trị.
1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động này. Hiện
nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn điện tử
đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy
nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin,
kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương
mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử
dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng; Thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ. Những bất cập này đã
và đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc tại các
bệnh viện. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Bảng một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
TT Chỉ số kê đơn TTYT thành
phố Bắc Ninh
(2015)[17]
BVĐK Bắc
Giang
(2015)[11]
BVĐK Bỉm
Sơn Thanh
Hóa
(2015)[57]
BVĐK huyện
Vĩnh Cửa
tỉnh Đồng
Nai[6]
1 Số thuốc trung
bình/đơn
4,10 (SD
=1,0)
3,20(biên độ 1-
7)
4,20 (biên độ
1-8)
4,50
2 % đơn kê KS 23,50 42,70 44,60 44,80
3 % đơn kê vitamin 11,20 23,30 50,60 49,80
4 % đơn kê thuốc tiêm 3,40 8,20
23
Hiện tượng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt dược đang diễn ra phổ biến. Tỷ
lệ thuốc được kê theo tên gốc tại các bệnh viện cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết
các bệnh viện đều không đạt tỷ lệ 100,0% theo khuyến cáo của WHO. Theo nghiên
cứu của tác giả Trần Thị Thanh Bình tại Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản, tỷ lệ thuốc
được kê theo tên gốc chiếm 38,10%; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Khiêm tại
Bệnh viện Đa khoa huyện An Biên tỷ lệ này chỉ đạt 5,40%; nghiên cứu của tác giả Lê
Thị Thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tỷ lệ này cũng chỉ đạt 14,70% hay
nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh Triết ở bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười là
74,50% [10],[16],[8].
Trong khuyến cáo của WHO chỉ đánh giá việc thuốc được kê đơn có nằm trong
danh mục thuốc thiết yếu hay không và khuyến cáo là thuốc phải đạt 100,00%. Kết
quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá cho thấy tỷ lệ này cũng
đạt 100,00% [58]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi xây dựng danh mục thuốc của bệnh
viện hoặc trung tâm y tế thì lại không dựa trên danh mục này mà dựa vào danh mục
thuốc được bảo hiểm y tế chi trả.
Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá tiêu chí thuốc kê đơn thuộc danh mục
thuốc được bảo hiểm y tế chi trả (trước đây là danh mục thuốc chủ yếu) và thuốc kê
đơn thuộc danh mục thuốc của bệnh viện hoặc trung tâm.
Nghiên cứu của tác giả Hà Văn Đạt trung tâm y tế Dầu Tiếng hay nghiên cứu của
tác giả Trần Thị Kim Anh thì cho thấy 100,00% thuốc được kê trong đơn bảo hiểm y
tế là nằm trong danh mục thuốc của trung tâm [50]; Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Khiêm bệnh viện đa khoa An Biên có 98,60% thuốc được kê trong danh mục [13].
Hiện nay, các trung tâm đều xây dựng quy trình lựa chọn thuốc và danh mục
thuốc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu cho thấy công tác lựa
chọn thuốc chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, số liệu sử dụng thuốc năm trước, kinh
phí thuốc của năm hiện tại và dự báo nhu cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng đề
nghị. Yếu tố về mô hình bệnh tật và xây dựng thuốc phải dựa trên phác đồ điều trị
chuẩn vẫn chưa được chú trọng. Nghiên cứu của Trần thị Thanh Bình tại trung tâm y
tế Hớn Quản, danh mục thuốc của bệnh viện chỉ mới áp dụng cho bệnh nhân điều trị
nội trú và ngoại trú có thẻ BHYT mà chưa áp dụng cho đối tượng bệnh nhân điều trị
ngoại trú tại nhà thuốc.
24
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do các bác sỹ kê đơn theo kinh
nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu
bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét
nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả
lâu (khoảng 3-5 ngày). Chính điều này đã tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng,
phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong
một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên
cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh cao chỉ duy nhất trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh
là nằm trong giới hạn khuyến cáo của WHO còn các bệnh viện còn lại đều cao hơn
(khuyến cáo 20,00-26,80%) [60,35,46]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Thanh Bình tại trung tâm y tế huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước năm 2015 cũng cho
thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh còn thấp hơn so với khuyến cáo của WHO, chiếm tỷ lệ
11%. Số kháng sinh trung bình/tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh 1,080; tỷ lệ đơn
thuốc kê 1 loại kháng sinh là 98,1% và không có đơn nào kê trên 3 loại kháng sinh
[30]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
cũng cho thấy số lượng thuốc kháng sinh trung bình ở những đơn có kê kháng sinh là
1,3. Chi phí tiền thuốc dùng cho kháng sinh cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Tại
bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá chi phí tiền thuốc kháng sinh trung bình là
12.290 VNĐ trong khi tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên chi phí này là 31.384 VNĐ
[60],[48].
Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là thuốc bổ trợ.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin tại các bệnh viện có sự khác
nhau: có những trung tâm kê với tỷ lệ thấp những có những bệnh viện còn lạm dụng kê
đơn thuốc vitamin nhiều trên 50,0% [59],[40],[48]. Chi phí tiền vitamin trung bình
trong 1 đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá là 20.197 VNĐ [48].
Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể dùng được mà đòi
hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm truyền đã được đào tạo (Ít nhất là điều
dưỡng), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới sự giám sát của nhân viên y tế có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Ít nhất là y sĩ) hoặc phải là các dạng bút tiêm chuyên
dụng như bút tiêm insulin chi phí đắt đỏ. Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ tạo
thuận lợi cho bệnh nhân. Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm tại một số bệnh viện, trung tâm ở
25
trên đều thấp hơn so với khuyến cáo của WHO [59],[40],[48]. Chi phí tiền thuốc tiêm
trung bình tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá là 25.422 VNĐ [48].
Trong kê đơn, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chiếm tỷ lệ cao.
Theo khảo sát của tác giả Trần Thị Thanh Bình trung tâm Y tế huyện Hớn Quản có tới
20,4% giá trị sử dụng trong tổng giá trị năm 2015 hay kết quả nghiên cứu của tác giả
Trần Thị Kim Anh tỷ lệ đơn có kê chế phẩm y học cổ truyền là 74,2% [40],[59]. Theo
kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Quỳnh Anh tại bệnh viện Nội tiết trung Ương
năm 2014 thì 21,5% đơn thuốc có tương tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 5
đơn khảo sát thì có 1 đơn có tương tác thuốc, trong đó chiếm chủ yếu là các tương tác
thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8% tương tác thuốc là tương tác ở mức độ
nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng
nhau [33]. Chi phí tiền thuốc trung bình tại các trung tâm và bệnh viện cũng có sự dao
động. Chi phí tiền thuốc trung tâm y tế tỉnh Bắc iang năm 2015 là 238.313,8 VNĐ
[11] trong khi tại bệnh viện bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá là 161.331 VNĐ.
Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán
lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng
sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng
nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (Thành thị) và 91%
(Nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (Ở thành thị) và 18,7% (Ở nông thôn) trong
tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc. Hiện nay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở
Việt Nam ngày càng trở lên trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với
nhiều loại kháng sinh. Một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do
việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thuỷ sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho
mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho
nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không
hiệu quả. Tại Việt Nam, việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn còn phổ biến. Hiện
nay, đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ
biến, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị nghiêm
cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm.
Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó số lượng nhà thuốc quá lớn trên địa
26
bàn với cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế cũng là một trong những khó
khăn được đưa ra [54].
1.4 TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU – BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
1.4.1Cơ cấu và tổ chức nhân sự
Tổ chức khoa khám tại BVTM TPCT chịu trách nhiệm bởi trưởng khoa – Bs
Dương Hoàng Vũ và phó khoa – Bs Võ Quốc Khương
Nhân sự: 36 cán bộ - công nhân viên chức.
1.4.2Chức năng và nhiệm vụ
 Hỗ trợ Giám đốc bệnh viện quy định cụ thể quy trình khám bệnh của bệnh viện
và công khai để người bệnh, nhân viên biết và thực hiện.
 Tổ chức thực hiện chu đáo việc tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và điều trị
ngoại trú. Phải bố trí nhân viên đưa người bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến
tận khoa. Không được gây phiền hà cho người bệnh.
 Tổ chức thực hiện công tác khám bệnh kê đơn, chữa bệnh ngoại trú. Theo dõi,
đôn đốc điều hành công việc để người bệnh không phải chờ đợi lâu.
 Tổ chức công tác thường trực cấp cứu liên tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ
người bệnh: Tổ chức theo dõi sát những người bệnh nằm lưu tại khoa khám
bệnh.
 Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp bệnh dịch phải báo cáo ngay cho
y tế địa phương theo quy định phòng dịch, nếu phát hiện những sai sót do tuyến
dưới chuyển đến phải báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo rút kinh
nghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến.
 Tổ chức tốt công tác hành chính khoa, đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số
liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy
định.
 Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người đến khám bệnh tại
khoa.
Và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
1.4.3Các hoạt động tại Khoa khám bệnh
 ồm 27 phòng khám bệnh
27
 Khoa khám bệnh bao gồm các phòng khám được đánh số theo số thự tứ 1 đến
27. Trong đó phòng khám từ 21 đến 24 thuộc khám dịch vụ.
 Công suất mỗi ngày Khoa khám bệnh nhận bệnh từ 1.000 đến 1.200 bệnh nhân
ngoại trú. Theo báo cáo thì phòng khám nội có lượt khám nhiều nhất và ít nhất
là các phòng khám chuyên khoa lẻ (Răng hàm mặt, da liễu, mắt,….)
 Tổ chức Khoa khám bệnh tại BVTM được phân chia thành hình thức là khám
chuyên khoa lẻ - khám BHYT (Khám nội soi CTC, răng hàm mặt, da liễu….)
và khám dịch vụ - gồm nội thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch và nội tiết.
1.4.4 Những thành tích nổi bật tại Khoa khám bệnh
 Thực hiện đạt 75% chỉ tiêu KH số lượt KCB 6 tháng đầu năm 2019.
 Đảm bảo nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị, y dụng cụ phục vụ công tác cấp
cứu, tiếp nhận và xử trí kịp thời các trường hợp bệnh nhân đến KCB tại khoa
khám, không để xảy ra tai biến do thiếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên y
tế;
 Tăng cường hoạt động phòng khám theo yêu cầu đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người bệnh;
 Đảm bảo công tác di dời lắp đặt thêm phòng khám mới (phòng cách ly) theo
đúng tiến độ, an toàn, an ninh trật tự.
 Cung ứng đầy đủ kịp thời thuốc hóa chất vật tư y tế phục vụ công tác khám
chữa bệnh, đảm bảo cấp toa thuốc nội chiếm hơn 70%.
 Tham gia công tác khám sức khỏe được thực hiện đúng theo Thông tư số
14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế; phân loại sức khỏe theo Quyết định 1613/ QĐ-
BYT về tiêu chuẩn phân loại khám tuyển, khám định kỳ và Quyết định
33/2008/QĐ-BYT và Quyết định 4132/2001/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe
người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Y tế ban
hành.
1.4.5 Các nghiên cứu khoa học kĩ thuật BVTM
Hiện nay Bệnh viện tim mạch Thành phố Cần Thơ sử dụng Danh mục thuốc thiết
yếu đúng theo quy định Thông tư Danh mục thiết yếu số 19/2018/TT-BYT.
Trong quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện tim mạch luôn phấn đấu và
hoàn thiện cơ sở vật chất và những điều thiếu sót. Trong đó công cuộc nghiên cứu
khoa học là được ưu tiên hàng đầu.
28
Trong năm 2019 có 3 đề tài về vấn đề kê đơn nhưng chưa có nghiên cứu về kê
đơn ngoại trú được đo lường bởi các chỉ số kê đơn của WHO và BYT. Trước tình hình
đó, được chấp thuận của Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ đề tài nghiên cứu
“Thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Tim mạch
Thành phố Cần Thơ năm 2019” được tiến hành.
29
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
3000 đơn thuốc điều trị ngoại trú được kê từ các Khoa khám bệnh của Bệnh viện
Tim mạch Thành phố Cần Thơ từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chọn toàn bộ đơn thuốc theo mẫu thuận tiện tại Khoa Khám bệnh thuộc Bệnh
viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các đơn thuốc không do Bệnh viện Tim mạch kê đơn.
- Bệnh nhân chuyển tuyến khám bệnh.
- Các đơn thuốc có phối hợp thuốc hóa dược với thuốc dược liệu/thuốc cổ
truyền.
2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đơn thuốc được thu thập trong 12 tháng của năm 2019
Địa điểm: Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ, số 204 Trần Hưng Đạo,
Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang: Tiến hành thu thập đơn thuốc ngoại trú tại Khoa
khám bệnh 2019 để đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú.
Nghiên cứu được thiết kế qua 5 giai đoạn:
 iai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá tình hình kê đơn ngoại
trú bao gồm quy chế kê đơn ngoại trú, các chỉ số kê đơn.
 iai đoạn 2: Tra cứu mức độ tương tác thuốc tiềm tàng (Có tương tác hay
không? Mức độ tương tác được tra )
Tra cứu ít nhất 2 nguồn web uy tín để đánh giá (Micromedex và Lexicomp),
tra nguồn thứ 3 (WebMD.com) đến khi có kết quả nhất quán.
 iai đoạn 3: Đánh giá hiệu quả kê đơn thông qua mức độ tương tác thuốc và
tình trạng sử dụng thuốc
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf

More Related Content

Similar to Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf

Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Man_Ebook
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Man_Ebook
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 

Similar to Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf (20)

Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
Khảo sát thực trạng tương tác thuốc trong kê đơn toa thuốc điều trị nội trú t...
 
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
Khảo sát tình hình sử dụng và mức độ đề kháng kháng sinh tại khoa hô hấp bệnh...
 
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAYVai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
 
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốcLuận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 20...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong kê toa điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Bai_trinh_bay_cua_Cuc_truong_16092022_7ae8a3c4a7.pptx
Bai_trinh_bay_cua_Cuc_truong_16092022_7ae8a3c4a7.pptxBai_trinh_bay_cua_Cuc_truong_16092022_7ae8a3c4a7.pptx
Bai_trinh_bay_cua_Cuc_truong_16092022_7ae8a3c4a7.pptx
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
 
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
Đánh giá nhu cầu và hoạt động thông tin thuốc tại Trung tâm y tế huyện Hồng N...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
 
Dt kqdls 2017
Dt kqdls 2017Dt kqdls 2017
Dt kqdls 2017
 
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân yLuận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 

Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên Tim mạch thành phố Cần Thơ năm 2019.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ MINH KHOA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIÊN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THỊ MINH KHOA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIÊN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành Dược lý và Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ NGỌC CỦA CẦN THƠ, 2020
  • 3. i LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Lê Ngọc Của - người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Sau Đại học – Trường Đại học Tây đô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Khoa Dược, Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Cần Thơ, tháng 10 năm 2020 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Khoa
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng kê đơn dựa trên các chỉ số kê đơn theo WHO; So sánh tương tác thuốc tại phòng khám dịch vụ và bảo hiểm y tế cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ. Đối tượng: 3000 đơn thuốc kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú được kê từ phòng khám dịch vụ và bảo hiểm y tế trong 12 tháng năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát mô tả cắt ngang. Kết quả: Số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn an toàn theo khuyến cáo của WHO (4,19). Kê đơn sử dụng kết hợp kháng sinh trong đơn thuốc là 20,40%. Sử dụng kết hợp 2 kháng sinh là 2,50%, sử dụng kết hợp 3 kháng sinh là 0,20% và 4 kháng sinh ~ 0,00%; Tỷ lệ sử dụng các loại vitamin là 14,00%. Có tổng 1265 đơn thuốc tương tác trong 3000 đơn thuốc ngoại trú được khảo sát chiếm 42,17%. Trong đó bao gồm 41,90% đơn tương tác thuốc ở bảo hiểm y tế và 42,58% ở dịch vụ. Tỷ lệ tương tác thuốc ở phòng khám bảo hiểm y tế cao hơn tỷ lệ tương tác thuốc ở phòng khám dịch vụ. Phân tích tỷ lệ phần mềm tương tác thuốc có mối liên quan đến trình độ người kê đơn, chế độ khám bệnh là bảo hiểm y tế hay dịch vụ và số lượng bệnh chẩn đoán. Cụ thể ở phòng khám bảo hiểm y tế tương tác thuốc được tra từ 2 CSDL chiếm tỷ lệ 10,90% (2 CSDL) và 16,40% (3 CSDL) cao hơn phòng khám dịch vụ 7,50 (2 CSDL) và 5,60% (3 CSDL). Đối với trình độ chuyên môn ở người kê đơn là CKII cho tỷ lệ tương tác thuốc tra được từ 2 CSDL là 15,50%, tỷ lệ này chiếm cao nhất trong bảng so sánh, chuyên môn là THS.BS có tỷ lệ tương tác thuốc tra từ 3 CSDL là 27,50%. Với số lượng bệnh được chẩn đoán được so sánh ở bảng 3.3 cho kết luận số lượng bệnh càng nhiều tỷ lệ tra tương tác thuốc từ 2 CSDL trở lên thì tỷ lệ càng cao, cụ thể với 1 bệnh được chẩn đoán chỉ có 4.00% tỷ lệ 2 CSDL tra tương tác thuốc và 3,20% tỷ lệ 3 CSDL tra tương tác thuốc, nhưng đến đơn có trên 6 thuốc được chẩn đoán tỷ lệ này tăng cao từ 4,00% ở 2 CSDL tra tương tác thuốc tăng đến 17,40% và 3,20% ở 3 CSDL tra tương tác thuốc tăng đến 38,40%. Kết luận: Chấp hành các quy định trong ghi đơn thuốc. Số lượng thuốc trung bình trong 1 đơn là 4,19 thuốc/đơn cao hơn so với khuyến cáo của WHO (1,6 – 1,8 thuốc/đơn). Kết quả thuốc kê theo tên chung quốc tế nghiên cứu là 80,7% thấp hơn so với khuyến cáo của WHO (100,0%). Kết quả DMTTY trong nghiên cứu là 100,0% cao hơn so với khuyến cáo của WHO (69,5 – 98,8%). Kết quả kê có kháng sinh/đơn trong nghiên cứu là 20,4% phù hợp với khuyến cáo của WHO (20,0 –
  • 5. iii 26,8%). Kết quả kê có vitamin/đơn trong nghiên cứu là 14,0% thấp hơn so với các nghiên cứu trước đó trong đó đã nêu trong bàn luận (tác giả không tìm thấy kết quả khuyến cáo của WHO). Từ khóa: Kê đơn điều trị, bệnh nhân ngoại trú, Bệnh viện tim mạch TPCT tương tác thuốc.
  • 6. iv ABSTRACT Objective: Describe the the current situation of drug prescription based on WHO; Compare drug interactions at service clinic and insurance clinic for treatmnet of outpatients at Can Tho City Cardiovascular Hospital. Subjects: 3000 drug prescriptions for outpatient treatment from service clinic and Health Insurance of Can Tho City Cardiovascular Hospital in 12 months of 2019. Study methods: Cross- sectional descriptive survey. Results: The number of drug per prescription for an outpatient treatment at Can Tho City Cardiovascular Hospital was in safe limit as recommended by WHO (4,19). Antibiotic prescription was 20,4%. Using a combination of two antibiotics is 2,5%, using a combination of three antibiotic is 0,2% và four antibiotic is approximately 0.00%. There are a total of 1265 interaction prescriptions in 3000 outpatient prescriptions surveyed, accounting for 42.17%. This includes 41.9% of drug interactions with Health Insurance and 42.58% of drug interactions at Service clinic. The rate of drug interactions at Health insurance is higher than drug interactions at the Service clinic. Analyze the rate of drug interaction software in relation to the qualifications of the prescriber, the health care regime or service and the number of diseases diagnosed. Specifically, in the Health insurance clinic, drug interactions are investigated from 2 identical software, accounting for 10.9% (2 softwares) and 16.4% (3 softwares), higher than Service clinics 7.5 (2 software) and 5.6% (3 softwares). Regarding the professional level of prescriber is CKII for drug interaction rate from 2 homogeneous software is 15.5%, this rate is the highest in the comparison table, specialization is THS.BS. The rate of drug interactions from 3 homogeneous softwares is 27.5%. With the number of diagnosed diseases compared in table 3.3, it concludes that the more diseases, the higher the rate of looking for drug interactions from 2 or more identical software, the higher the rate, specifically for a diagnosed disease. Only 4% of the 2 softwares to check for homogeneous drug interactions and 3.2% of 3 softwares to check for homogeneous drug interactions, but over 6 prescriptions were diagnosed, this rate increased from 4%. In 2 software for checking drug interactions up to 17.4% and 3.2% in 3 software for checking drug interactions up to 38.4%. Conclusion: Comply with the provisions in the prescription. The average number of drugs in 1 prescription is 4.19 drugs / prescription, higher than the WHO recommendation (1.6 - 1.8 drugs / prescription).
  • 7. v The result of prescription drugs according to the international research name is 80.7%, lower than the WHO recommendation (100.0%). The results of preventive medicine in the study are 100.0% higher than the WHO recommendation (69.5 - 98.8%). The results of prescribing antibiotics / prescription in the study were 20.4%, consistent with WHO recommendations (20.0 - 26.8%). The result of millet with vitamin / single in the study is 14.0% lower than the previous study which stated in the discussion (the author did not find the WHO recommendation). Keywords: Prescription, Outpatients, Can Tho City Cardiovascular Hospital, drug interaction.
  • 8. vi LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Minh Khoa
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT ......................................................................................................................ii ABSTRACT ..................................................................................................................iv LỜI CAM KẾT.............................................................................................................vi MỤC LỤC ....................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3 1.1 QUY CHẾ VÀ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ................3 1.1.1 Quy định kê đơn thuốc...................................................................................3 1.1.2 Các chỉ số kê đơn ...........................................................................................5 1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê đơn ..............................................6 1.2 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC....................................................10 1.2.1 Khái niệm tương tác thuốc – thuốc..............................................................10 1.2.2 Phân loại tương tác thuốc – thuốc................................................................11 1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của tương tác thuốc......................................................12 1.2.4 Hậu quả của tương tác thuốc bất lợi ............................................................13 1.2.5 Kiểm soát tương tác .....................................................................................14 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ KÊ ĐƠN THUỐC.................................................................................19 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về quản lý kê đơn thuốc............................19 1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước.....................................................................22 1.4 TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU – BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................26 1.4.1 Cơ cấu và tổ chức nhân sự ...........................................................................26 1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ................................................................................26 1.4.3 Các hoạt động tại Khoa khám bệnh .............................................................26 1.4.4 Những thành tích nổi bật tại Khoa khám bệnh ............................................27 1.4.5 Các nghiên cứu khoa học kĩ thuật BVTM ...................................................27
  • 10. viii CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................29 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................29 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................29 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................29 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................29 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................29 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................29 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................29 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin...................................................................30 2.3 CÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .................................................32 2.4 PHƯƠNG PHÁP TRA CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC..................................35 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ..............................................................................36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................37 3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................37 3.1.1 Đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú ..................................................37 3.1.2 Đặc điểm thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc.............................37 3.1.3 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn tổng quát....................................38 3.1.4 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn với trình độ chuyên môn người kê đơn ......................................................................................................................40 3.1.5 Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn theo từng Khoa khám ................41 3.1.6 Sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc........................................................42 3.1.7 Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số kê đơn theo tháng/quí ................................43 3.2 TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN...........................................................44 3.2.1 Kết quả tổng số đơn có TTT ........................................................................44 3.2.2 Đánh giá số lương TTT theo từng phần mềm..............................................44 3.2.3 Mối liên quan giữa chế độ khám bệnh và số lượng CSDL đồng nhất trong 1 đơn thuốc................................................................................................................47 3.2.4 Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với số lượng CSDL tra tương tác thuốc.......................................................................................................................48 3.1.1 Mối liên quan giữa số lượng bệnh/đơn thuốc với số lượng CSDL tra tương tác thuốc. ................................................................................................................50 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................53
  • 11. ix 4.1 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ .......................53 4.2 VỀ CÁC CHỈ SỐ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH TPCT.........................................................................................................................54 4.2.1 Số thuốc trung bình trong 1 đơn ..................................................................54 4.2.2 Về thuốc được kê tên theo tên chung quốc tế (đúng quy định kê đơn) .......55 4.2.3 Về việc kê đơn trong DMTTY của bệnh viện Tim mạch TPCT .................55 4.2.4 Đơn thuốc kê kháng sinh và vitamin ...........................................................56 4.3 TỶ LỆ ĐƠN THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC THUỐC (TTT)...........................57 4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................58 CHƯƠNG 5; KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................60 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................60 5.1.1 Thực hiện các quy chế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú..................60 5.1.2 Các chỉ số kê đơn .........................................................................................60 5.1.3 So sánh mức độ TTT ở 2 phòng khám bệnh (BHYT và dịch vụ)................61 5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................61 PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. xiii PHỤ LỤC 02 ...............................................................................................................xiv PHỤ LỤC 03 ................................................................................................................xv PHỤ LỤC 04 ...............................................................................................................xvi PHỤ LỤC 05 ..............................................................................................................xvii PHỤ LỤC KẾT QUẢ DỮ LIỆU TRÊN SPSS........................................................xxii PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN ................................................................ xliii
  • 12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng..........................15 Bảng 1.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia............................................21 Bảng 1.3. Bảng một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.............................22 Bảng 2.1. Các biến số về thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ............................32 Bảng 2.2. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú................................................33 Bảng 2.3. Đánh giá các chỉ số về thực hiện quy chế kê đơn thuốc ...............................34 Bảng 2.4. Các chỉ số về kê đơn thuốc ...........................................................................35 Bảng 3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân điều trị ngoại trú........................................37 Bảng 3.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong đơn thuốc............................37 Bảng 3.3. Một số đặc điểm chỉ số kê đơn xét trên 1 đơn thuốc ....................................38 Bảng 3.4. Một số chỉ số kê đơn thuốc ...........................................................................39 Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu các chỉ số kê đơn với trình độ chuyên môn..................40 Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu một số chỉ số kê đơn theo từng Khoa khám .................41 Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu số lượng thuốc theo từng trình độ chuyên môn............42 Bảng 3.8. Kết quả phân bố số lượng thuốc trong đơn...................................................42 Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số theo tháng ...................................................43 Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu 1 số chỉ số kê đơn theo quí .........................................44 Bảng 3.11. Kết quả tổng số đơn có TTT .......................................................................44 Bảng 3.12. Số phần mềm có TTT trong 1 đơn thuốc....................................................45 Bảng 3.13. TTT theo Micromedex................................................................................45 Bảng 3.14. TTT theo Lexicomp ....................................................................................46 Bảng 3.15. TTT theo WebMD ......................................................................................46 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chế độ khám và số phần mềm TTT (p<0,05) ..............47 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn với số lượng CSDL tra cứu tương tác thuốc.........................................................................................................................48 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số lượng bệnh với số phần mềm tra TTT ....................50
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân loại tương tác thuốc ..............................................................................11 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh sự liên quan giữa chế độ khám và số phần mềm TTT........48 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh sự liên quan giữa trình độ chuyên môn và số lượng CSDL50 Hình 3.3. Biều đồ so sánh sự liên quan giữa số lượng bệnh với số lượng CSDL.........52
  • 14. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADR Adverse drug reaction Phản ứng có hại ANSM Agence Nationale de Sécurité du Médicament Cục quản lý Dược Pháp BHYT Bảo hiểm y tế BN Bệnh nhân BNF British National Formulary Dược thư Quốc gia Anh BS Bác sĩ BVĐK Bệnh viện đa khoa BVTM TPCT Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ BYT Bộ Y tế CKI Chuyên khoa I CKII Chuyên khoa II CSDL Cơ sở dữ liệu DIF Drug Interaction Facts Đánh giá tương tác thuốc DMT Danh mục thuốc DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu Generic Tên chung quốc tế HH Hansten and Horn’s Drug Interactions Analysis and Management ICIUM International Conference on Improving Use of Medicines Hội nghị Quốc tế về cải thiện việc sử dụng thuốc IMS IP Multimedia Subsystem Viện Nghiên cứu Y xã hội học INN International Nonproprietary Name Tên chung quốc tế MM Micromedex Drug interactions – Micromedex® Solutions THS Thạc sĩ TTT Tương tác thuốc TTYT Trung tâm Y tế WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  • 15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược). Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic), hàm lượng, cách dùng, liều dùng,….sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị cho bệnh nhân và giảm nguy cơ tương tác thuốc kể cả nguy cơ tử vong. Tương tác thuốc là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến thất bại điều trị hoặc tăng khả năng xuất hiện các phản ứng có hại (ADR) ở mức độ nặng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện trên mọi đối tượng bệnh nhân. Trích dẫn từ Tạp chí dược học (2012), một tổng quan y văn công bố năm 2007 ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện và khoảng 0,1% số bệnh nhân tái nhập viện liên quan đến tương tác thuốc. Tuy nhiên, tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu (Shachez,2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc. Tại Việt Nam theo báo cáo của Bộ Y tế (Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc, 2018), nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê đơn quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc, tương tác thuốc…. Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế cho bệnh nhân. Trong những năm gần đây, Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ thường xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào việc kê đơn điều trị cho bệnh nhân nội trú. Do vậy để tìm hiểu thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ với các 5 chỉ số sử dụng thuốc hợp lý của WHO, cũng
  • 16. 2 như tương tác giữa các thuốc được kê đơn và tính hợp lệ của đơn thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Nhằm đánh giá thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ và đề xuất các giải pháp can thiệp nếu có, đề tài “Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ năm 2019” được tiến hành với 2 mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng kê đơn thuốc dựa trên 5 chỉ số sử dụng thuốc hợp lý của WHO trong điều trị bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Cần Thơ. 2. So sánh tương tác thuốc tại hai phòng khám dịch vụ và BHYT (bảo hiểm y tế) tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 QUY CHẾ VÀ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ 1.1.1 Quy định kê đơn thuốc Những năm 90, trước thực tế sử dụng thuốc không hợp lý và an toàn của người bệnh dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, việc ban hành tạm thời Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn theo quyết định số 488/QĐ - BYT ra ngày 03/4/1995 là một việc cấp thiết và phù hợp với hoàn cảnh nước ta khi đó. Bộ Y tế đã chính thức ban hành Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn lần đầu tiên kèm theo quyết định số 1847/2003/QĐ - BYT ngày 28/05/2003 nhằm chấn chỉnh lại việc kê đơn, cung ứng thuốc trong giai đoạn này. Ngày 1-3, Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về kê đơn thuốc ngoại trú chính thực có hiệu lực thi hành. Kê đơn là hoạt động của bác sỹ xác định xem người bệnh cần dùng những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước: 1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. 2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. 3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic. 4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây: a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành. c) Dược thư quốc gia của Việt Nam; 5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không
  • 18. 4 quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này. 6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh. 7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). 8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh. 10. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược, cụ thể: a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh; b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, c) Thực phẩm chức năng; d) Mỹ phẩm [2]. Theo khuyến cáo của WHO, một đơn thuốc phải bao gồm các nội dung thông tin sau: - Tên địa chỉ của người kê đơn và số điện thoại (Nếu có) - Ngày kê đơn - Tên khuyến cáo là kê tên chung quốc tế, hàm lượng thuốc - Thông tin về thuốc: số thuốc sử dụng 1 lần, tần suất dùng thuốc và hướng dẫn đặc biệt và cảnh báo - Tên, địa chỉ, tuổi bệnh nhân (trẻ em và người cao tuổi) - Chữ lý của người kê đơn [2]
  • 19. 5 Theo Thông tư 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 29/12/2017 được sửa đổi quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày kê đơn như sau [2]: - Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì đơn thuốc phải ghi số tháng tuổi của trẻ, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc m . Nội dung kê đơn thuốc phải ghi đủ, r ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh; hi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố. - Theo nguyên tắc, chỉ kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh; không được kê vào đơn thuốc các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam; ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic. 1.1.2 Các chỉ số kê đơn 1.1.2.1 Các chỉ số kê đơn thuốc Năm 1985, WHO đã triệu tập một hội nghị lớn ở Nairobi về việc sử dụng thuốc hợp lý. Kể từ đó, những nổ lực đã nâng cao và cải thiện được quá trình thực hành sử dụng thuốc. Trong đó phương pháp dùng để đo lường hiệu quả dùng trong các cơ sở y tế là các chỉ số sử dụng thuốc. Các chỉ số sử dụng thuốc này đã được phát triển để sử dụng làm thước đo hiệu suất trong ba lĩnh vực chung liên quan đến việc sử dụng thuốc hợp lý trong chăm sóc ban đầu. - Thực hành kê đơn dược phẩm của các nhà cung cấp y tế. - Các yếu tố chính của chăm sóc bệnh nhân, bao gồm cả tư vấn lâm sàng và pha chế dược phẩm. - Yếu tố đặc thù của cơ sở hỗ trợ hợp lý, chẳng hạn như các loại thuốc thiết yếu và thông tin dược phẩm tối thiểu [59].  Các chỉ số kê đơn - Số thuốc kê trung bình trong một đơn. - Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN). - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh. - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm.
  • 20. 6 - Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thành phần vitamin. - Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban hành [4]. 1.1.2.2Các nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, thực trạng sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề rất nghiêm trọng, mang tính toàn cầu [60]. Một số hậu quả điển hình của việc sử dụng thuốc bất hợp lý là nguy cơ gia tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có, gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tăng tỷ lệ nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế. Để có thể can thiệp một cách hiệu quả nhằm nâng cao tính hợp lý trong sử dụng thuốc, rất cần thiết có các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng; quan trọng hơn, các nghiên cứu này phải được thực hiện với một bộ chỉ số nghiên cứu phù hợp. Các hội nghị của WHO trong đó điển hình là ICIUM (International Conference on Improving Use of Medicines) đã họp và đồng thuận về sự cần thiết của việc xây dựng và áp dụng chỉ số để đánh giá các xu hướng trong quản lý, kê đơn, cấp phát thuốc tại các cơ sở điều trị cả công lập và tư nhân, đồng thời ICIUM 2014 cũng khuyến cáo nhóm thuốc đầu tiên cần đánh giá sử dụng trong bệnh viện là kháng sinh vì đây là nhóm thuốc được kê đơn thường xuyên nhất (Chiếm khoảng 30-50% trong các đơn thuốc), vì vậy cũng thường xảy ra sai sót trong sử dụng cũng như gây ADR nhiều nhất; Ngoài ra sử dụng bất hợp lý kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng tính kháng thuốc và dẫn đến hậu quả không còn thuốc điều trị trong tương lai [55]. 1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kê đơn Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe thuốc đóng vai trò then chốt trong hệ thống phân phối chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng thuốc phù hợp là yếu tố quan trọng trong chất lượng sức khỏe và trong chăm sóc y tế (Tổ chức y tế thế giới 1993). Các nguyên nhân phổ biến nhất của việc sử dụng thuốc không hợp lý là tự dùng thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp, lạm dụng thuốc tiêm và kê đơn mà không tuân theo các hướng dẫn thực hành lâm sàng có liên quan (Tổ chức y tế thế giới 2002). Quá trình kê đơn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả người kê đơn (Bác sĩ), người tiêu dùng (Bệnh nhân) và người trả tiền (Bảo hiểm, nhà nước hoặc bệnh nhân). Tuy nhiên, người kê đơn sẽ đưa ra quyết định dựa trên các yếu tố sau:
  • 21. 7 - Ảnh hưởng của bệnh nhân (Như tuổi, chủng tộc, giới tính, mắc bệnh và tiền sử điều trị,…..). - Kinh nghiệm của bác sĩ và định giá sản phẩm (Thuốc). - Ảnh hưởng của sản phẩm (An toàn hiệu quả, tác dụng phụ, giá thành). - Hoạt động tiếp thị dược phầm. - Ảnh hưởng của người trả tiền (Bảo hiểm, nhà nước,…). - Các yếu tố môi trường. Theo một nguyên cứu khác được trích dẫn từ “Review study on factors affecting the prescription pattern of Physicians; PharmaTutor” xuất bản năm 2016 có nêu những đặc điểm cũng như những hành vi ảnh hưởng đến mô hình kê đơn và giải thích cụ thể như sau: - Đặc điểm lâm sàng và tâm lý của bệnh nhân Có nhiều biến số tương tác ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc cuối cùng của bác sĩ. Bao gồm các biến số trong quy trình kê đơn là các đặc điểm lâm sàng và hành vi của bệnh nhân, nhu cầu và mong đợi của bệnh nhân về điều trị trong việc sử dụng thuốc, thái độ, kỳ vọng và trình độ của bác sĩ điều trị, và các hạn chế về bối cảnh và tổ chức dựa trên mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân bằng các đặc điểm của điều trị và của tổ chức. Các nghiên cứu r ràng đã chỉ ra rằng các yếu tố như giới tính, tuổi tác, tình trạng giáo dục, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và tình hình kinh tế ảnh hưởng đến mô hình kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, có những hạn chế trong các nghiên cứu hiện tại: Tất cả các nghiên cứu hiện tại là phân tích nhân tố đơn lẻ. Một số nhà nghiên cứu đã kiểm tra quá trình ra quyết định đằng sau việc kê đơn của bác sĩ và đã đề xuất giải thích cho nó. Knapp và Oeltjan,(1976) [36], trong một nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá trình độ của các bác sĩ đa khoa và bác sĩ nội khoa liên quan đến việc lựa chọn thuốc, đã đặt ra rằng xác suất một bác sĩ kê đơn thuốc cho một trường hợp cụ thể, là một chức năng của bác sĩ mong đợi, rằng tác dụng có lợi đối với tình trạng của bệnh nhân sẽ xảy ra nếu thuốc đã được kê đơn, cũng là lượng tác dụng có lợi đạt được sau khi kê đơn. - Nghiên cứu sức ép từ các tổ chức dược phẩm Từ nghiên cứu của Hemminki (1975) [33] đã cho thấy về việc kê thuốc chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ áp lực của các công ty dược phẩm và đề ra một mô hình đơn giản hóa để mô tả quá trình ra quyết định cho việc kê đơn thuốc. Qua kết quả nghiên cứu
  • 22. 8 cho thấy các công ty nghiên cứu và các công ty dược phẩm có quan hệ mật thiết với nhau và có thể ảnh hưởng đến quá trình kê đơn của các bác sĩ thông qua các chương trình hội thảo khoa học; tạp chí khoa học và quảng cáo theo đặc điểm công việc, hoạt động chuyên môn và nhu cầu của bác sĩ điều trị, đồng thời ảnh hưởng quyền lợi của bệnh nhân . Quá trình chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả cao; lựa chọn theo thói quen hoặc không theo thói quen Lilja (1976) đã kiểm tra các ưu tiên ra quyết định chọn đơn thuốc của 118 nhân viên bác sĩ chính thức trong các bệnh viện nhà nước. Qua nghiên cứu này Lijla cho thấy hầu hết các lựa chọn thuốc mà bác sĩ kê ra là theo thói quen và Lilja cũng chỉ ra rằng việc thay đổi thói quen kê của bác sĩ cần phải xem xét các yếu tố sau:quá trình kê đơn, kê đơn theo thói quen, cơ địa bệnh nhân,….và kết quả điều trị cuối cùng là sự hiểu biết của bác sĩ về thuốc. - Mô hình đánh giá tâm lý của bệnh nhân R ràng là quá trình quyết định lựa chọn thuốc của người kê đơn, cũng giống như một quá trình mua và sử dụng một sản phẩm bất kì nào trong đời sống. Tuy nhiên quyết định kê đơn của bác sĩ liên quan đến sức khỏe tính mạng con người và uy tính cán bộ y tế nên bác sĩ kê đơn phải có tinh thần trách nhiệm cao. Cụ thể, các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn một loại thuốc cụ thể? Kể từ cuối những năm 1940, đã có khoảng 100 nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan hoặc nhóm nguyên nhân cụ thể cho việc kê đơn của bác sĩ. Đánh giá đầu tiên về các yếu tố liên quan việc kê đơn của bác sĩ được xuất bản năm 1974 bởi Worthen, đã xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn (1), bệnh nhân (2), dược sĩ (3), tạp chí (4), quảng cáo (5), đại diện thuốc (6). Theo nghiên cứu bệnh nhân được phát hiện chỉ có ảnh hưởng nh đến việc kê đơn của bác sĩ. - Mối quan hệ của bác sĩ kê đơn trong cộng đồng Coleman, Menzel và Katz (1959) [23], trong một nghiên cứu cổ điển về ảnh hưởng kê đơn của bác sĩ, đã xác định mối quan hệ của việc kê đơn của một cộng đồng bác sĩ ở bốn thị trấn Trung Tây. Bằng phương pháp phỏng vấn cá nhân, họ có thể xác định bác sĩ nào trong việc lựa chọn cộng đồng thường được các đồng nghiệp của họ liên hệ thường xuyên nhất cho mục đích xã hội, tham khảo ý kiến chính thức và thảo luận thông thường trong một ngày làm việc bình thường. Khi đã xác định được, các
  • 23. 9 nhà điều tra đã có thể lập sơ đồ các mối quan hệ này. Miller, trong bài đánh giá thứ hai về thói quen kê đơn của bác sĩ được thực hiện vào năm 1974, đã thấy các cuộc thảo luận với các đồng nghiệp là quan trọng trong việc kê đơn điều trị ở cả các thành phố lớn và nhỏ. Hammel (1961) [27] báo cáo như sau; Các bác sĩ đã có mối quan hệ chặt chẽ với đồng nghiệp, khi điều trị các tình trạng bệnh nguy hiểm trong đó các tác dụng của điều trị bằng thuốc được kê toa có xu hướng điều trị cho bệnh nhân có điều kiện bằng các loại thuốc mới hơn và đắt tiền hơn; thực tế, các đồng nghiệp chia sẻ kết quả điều trị đạt hiệu quả cao từ việc sử dụng các thuốc mới cho đồng nghiệp làm nguồn thông tin cho việc sử dụng thuốc của bác sĩ. Việc tham dự các cuộc họp nhân viên bệnh viện đã ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng các loại thuốc mới; Và công thức điều trị có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc kê đơn. Miller (1973) [40] lưu ý thêm rằng các thuộc tính thuốc ảnh hưởng đến việc sử dụng một loại thuốc mới, tính hiệu quả của quá trình trị liệu, khả năng giao tiếp, sức hấp dẫn của dược phẩm và lợi thế so với các chế phẩm hiện hành. Các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sĩ là rủi ro và chi phí điều trị tiếp tục cao. Tuy nhiên, Miller giải thích thêm rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc thành lập bao gồm chi phí ban đầu, chi phí tiếp tục, tiết kiệm thời gian, tính hiệu quả của quá trình điều trị, tính r ràng của kết quả, độ hấp dẫn của dược phẩm, tên thuốc và danh tiếng của nhà sản xuất. - Giới thiệu và quảng cáo Năm 1975, Hemminki báo cáo rằng, giới thiệu sản phẩm dường như ảnh hưởng đến chất lượng kê đơn tích cực; Ngoài ra, sự đóng góp của quảng cáo trong việc kê đơn còn gây tranh cãi ở chỗ thái độ tích cực đối với quảng cáo có thể sẽ ảnh hưởng đến việc kê đơn. Tuy nhiên, đồng nghiệp có tác động tích cực trong việc kê đơn, nhưng ảnh hưởng của đồng nghiệp luôn là thứ yếu so với các yếu tố khác, như quảng cáo và giới thiệu; các biện pháp kiểm soát và điều tiết có thể có tác động tích cực trong việc kê đơn, bệnh nhân và nhu cầu của xã hội đối với bác sĩ đối với thuốc có thể được phóng đại trong trường hợp dùng thuốc đạo đức; Và cuối cùng Hemminki kết luận bằng cách nói, không thể khái quát hóa từ các nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của các đặc điểm của bác sĩ đối với hành vi kê đơn. - Chi phí cao của thuốc
  • 24. 10 Kshirsagar MJ (1998) [37] nhấn mạnh vào chi phí cao của việc sử dụng thuốc không phù hợp, các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn do nguồn lực kinh tế hạn chế và thiếu chính sách thuốc có tổ chức. Để cải thiện chất lượng kê đơn và quảng bá mẫu đơn thuốc hợp lý, cần phải điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu đơn thuốc của bác sĩ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan giữa mô hình kê đơn và giới tính, tuổi tác, tình trạng giáo dục, kinh nghiệm làm việc, tình hình kinh tế và chuyên môn của bác sĩ. Việc kê đơn thuốc và mô hình tiêu thụ cung cấp phản hồi có lợi cho bác sĩ kê đơn để cải thiện hành vi kê đơn của họ. Các nghiên cứu phân tích kê đơn giúp các nhà hoạch định chính sách đặt ra các ưu tiên để thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý trên toàn quốc.Wang H et al (2013) [59]. Sadeghian et al (2013) [48] trong nghiên cứu của họ cho biết các ví dụ về kê đơn không hợp lý là kê đơn quá mức và nhiều thuốc, không kê đơn thuốc, sử dụng thuốc đắt tiền không hợp lý và sử dụng kháng sinh không phù hợp. Pavani V et al (2011) [42] cũng nói thêm rằng, chi phí điều trị cao, kê đơn không phù hợp gây ra không hiệu quả, điều trị không an toàn, làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài bệnh tật và ảnh hưởng đến bệnh nhân. 1.2 TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC 1.2.1 Khái niệm tương tác thuốc – thuốc Tương tác thuốc là sự thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc khi dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc hoặc có một thuốc khác đã được dùng trước đó. Thông thường, cụm từ “tương tác thuốc” dùng để chỉ tương tác thuốc –thuốc, có nghĩa là tương tác giữa hai hay nhiều thuốc. Tuy nhiên, “tương tác thuốc” còn có thể có nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, tương tác thuốc – thức ăn, tương tác thuốc – dược liệu, tương tác thuốc – tình trạng bệnh lý, tương tác thuốc – xét nghiệm, thuốc – thuốc sử dụng qua đường tiêm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, cụm từ “tương tác thuốc” chỉ đề cập đến tương tác thuốc – thuốc.
  • 25. 11 1.2.2 Phân loại tương tác thuốc – thuốc Tương tác thuốc – thuốc có thể phân loại theo 2 cách: Hình 1.1. Phân loại tương tác thuốc a. Dựa trên kết quả tương tác Tương tác thuốc bất lợi là hiện tượng khi phối hợp hai hay nhiều thuốc làm gia tăng độc tính hay làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị của từng thuốc. Ví dụ phối hợp kháng sinh tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng antacid sẽ tạo phức hợp chelat dẫn tới mất hiệu quả điều trị của kháng sinh, phối hợp isoniazid và phenytoin làm tăng nồng độ và nguy cơ tăng độc tính của phenytoin. Tương tác thuốc có lợi là hiện tượng phối hợp hai hay nhiều thuốc đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều trị. Ví dụ như phối hợp thuốc hạ huyết áp (Nhóm ức chế men chuyển hoặc nhóm ch n kênh canxi) với thuốc lợi tiểu để tăng tác dụng điều trị tăng huyết áp. Tương tác thuốc cũng có thể vừa có lợi vừa có hại, ví dụ kết hợp rifampicin với isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi) nhưng lại làm tăng nguy cơ gây viêm gan (có hại). b. Dựa trên cơ chế tương tác Tương tác dược lực học là loại tương tác đặc hiệu, thường gặp khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng ngoại ý tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Các thuốc cùng cơ chế tác động sẽ có chung một kiểu tương tác dược lực học. Dựa trên kết quả tương tác Dựa trên cơ chế tương tác Tương tác thuốc có lợi Tương tác thuốc bất lợi Tương tác thuốc vừa có lợi vừa có hại Tương tác dược lực học Tương tác dược động học Tương tác thuốc- thuốc
  • 26. 12 Tương tác dược động học là loại tương tác tác động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ. Hậu quả của tương tác dược động học là sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính. 1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của tương tác thuốc Trong thực tế điều trị, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tương tác thuốc bất lợi. Hậu quả của tương tác thuốc xảy ra hay không, nặng hay nh phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá thể bệnh nhân như tuổi, giới, bệnh lý mắc kèm và phương pháp điều trị. Người thầy thuốc phải đặc biệt cảnh giác khi phối hợp thuốc, cân nhắc các yếu tố nguy cơ và cần cung cấp thông tin cho người bệnh về các nguy cơ khi dùng thuốc, những thay đổi trong chế độ ăn uống khi điều trị. Một tương tác thuốc không phải lúc nào xảy ra và không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Chính vì thế, đôi khi chỉ cần chú ý thận trọng đặc biệt cũng đủ làm giảm nguy cơ và hậu quả tương tác. * Những đối tượng bệnh nhân đặc biệt: Những khác biệt về dược động học của thuốc ở những đối tượng đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú dẫn đến nguy cơ xảy ra tương tác cao hơn người bình thường. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi có nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện về mặt chức năng; Người cao tuổi có những biến đổi sinh lý do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là gan, thận đồng thời người cao tuổi thường mắc đồng thời nhiều bệnh lý khác nhau; Phụ nữ có thai có nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý, thuốc dùng cho m lại có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trên thai nhi. Bên cạnh đó, nữ giới, người béo phì, người suy dinh dưỡng cũng là những đối tượng nhạy cảm với hiện tượng tương tác thuốc [47]. * Tình trạng bệnh lý: Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh một lúc phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc. Những biến đổi bệnh lý đó dẫn đến thay đổi số phận của thuốc trong cơ thể, làm thay đổi dược động học của thuốc đồng thời các tổn thương mạn tính của quá trình bệnh lý kéo dài cũng làm thay đổi đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Kết quả là nguy cơ tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp. Những tình trạng và bệnh lý mắc kèm làm gia tăng nguy cơ tương tác thuốc như: Suy tim, suy mạch vành, tăng huyết áp, suy gan, viêm loét đường tiêu hóa, động kinh, nghiện rượu, suy thận, tiểu đường, người bí tiểu, người đang sốt cao [1]….
  • 27. 13 * Những yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định tốc độ của enzym trong quá trình chuyển hóa thuốc, trong đó hệ thống chuyển hóa quan trọng nhất là cytocrom P450. Bệnh nhân có enzym chậm chuyển hóa thuốc thường có ít nguy cơ gặp tương tác thuốc hơn bệnh nhân có enzym nhanh chuyển hóa thuốc [28],[47]. * Các thuốc có khoảng điều trị hẹp: Kháng sinh aminoglycosid (amikacin, gentamicin, tobramycin), carbamazepin, phenobarbital, insulin, thuốc điều trị đái tháo đường đường uống nhóm sulfonylurea (glibenclamid, gliclazid, glimeprid), theophylin, heparin không phân đoạn, methotrexat, amiodaron, digoxin, thuốc hạ lipid máu nhóm statin (atorvastatin, simvastatin) là các thuốc có khoảng điều trị h p và có nguy cơ cao xảy ra tương tác [1],[45]. * Liều dùng và tính chất dược động học của thuốc: Nhiều tương tác thuốc xảy ra phụ thuộc nồng độ của thuốc trong máu, do đó, liều dùng và tính chất dược động học của thuốc quyết định đến việc xảy ra tương tác và hậu quả của tương tác đó. * Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng: Số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng càng tăng thì bệnh nhân càng có nguy cơ cao gặp phải tương tác thuốc bất lợi. *Số lượng bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân: Nếu bệnh nhân được điều trị bởi nhiều bác sỹ cùng lúc, mỗi bác sỹ có thể không nắm được đầy đủ thông tin về những thuốc bệnh nhân đã được kê đơn và đang sử dụng. Điều này có thể dẫn đến những tương tác thuốc nghiêm trọng không được kiểm soát. 1.2.4 Hậu quả của tương tác thuốc bất lợi Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra phổ biến trong điều trị. Có những tương tác làm tăng hiệu quả điều trị, người thầy thuốc vận dụng tương tác đó để đem lại lợi ích cho bệnh nhân nhưng bên cạnh đó, có những tương tác gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là những tương tác thuốc bất lợi. Tương tác thuốc có thể gây nên thiệt hại về nhiều mặt. Xét về hậu quả trong điều trị, tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị, không cải thiện được bệnh cảnh lâm sàng hoặc làm xuất hiện những phản ứng có hại,
  • 28. 14 biểu hiện độc tính trên bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn tương tác thuốc có thể gây ra các tai biến nguy hiểm và thậm chí là dẫn đến tử vong. Bác sỹ điều trị phải đối mặt với trách nhiệm y khoa nếu hiệu quả điều trị của bệnh nhân thấp do nguyên nhân xuất hiện trong đơn thuốc một tương tác đã được chứng minh. Tương tác thuốc bất lợi làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí điều trị, tăng biến cố bất lợi trong điều trị và kéo dài thời gian nằm viện. Ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện do gặp các ADR liên quan đến tương tác thuốc, khoảng 2,8% biến cố bất lợi có thể phòng tránh được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan đến tương tác thuốc bất lợi [22],[25]. Tại Mỹ, Halmiton đã đánh giá thiệt haị về kinh tế do tương tác thuốc gây ra lên tới 1,3 tỷ đô la mỗi năm [26]. Theo thống kê dịch tễ học cho thấy khoảng 4,4% đên 25% ADR xuất hiện trên bệnh nhân liên quan đến tương tác thuốc [31],[49]. Ước tính có tới 3% tổng số bệnh nhân nhập viện là do tương tác thuốc [43],[51]. Với bệnh nhân cao tuổi, tỷ lệ nhập viên do tương tác thuốc còn tăng lên tới 4,8% [45]. Tương tác thuốc bất lợi không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho bản thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như cán bộ y tế (Phải chịu trách nhiệm pháp lý), bệnh viện hoặc cơ sở điều trị (Gia tăng chi phí điều trị), công ty sản xuất hoặc kinh doanh dược phẩm (Rút sản phẩm đăng ký khỏi thị trường). Chính vì thế, việc phát hiện và kiểm soát tương tác thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị, mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng không chỉ riêng bệnh nhân. 1.2.5 Kiểm soát tương tác Nguy cơ gặp tương tác thuốc xuất hiện ở mọi đối tượng bệnh nhân trong quá trình điều trị. Việc nâng cao hiểu biết của các nhà lâm sàng, kết hợp sử dụng các phần mềm hỗ trợ kê đơn, các công cụ tra cứu tương tác, theo d i tình trạng sử dụng thuốc ở trẻ đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và xử lý tương tác cũng như đảm bảo hiệu quả điều trị cho đối tượng bệnh nhân [30],[39]. a. Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc Nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu tương tác thuốc đã được xây dựng và phát triển trên thế giới. Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ và dược sĩ trong phát hiện và xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu tương tác thuốc thường dùng trên thế giới và tại Việt Nam được liệt kê trong bảng 1.1 dưới đây [16].
  • 29. 15 Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng STT Tên CSDL Loại CSDL Ngôn ngữ Nhà xuất bản/ Quốc gia 1 Drug interactions – Micromedex® Solutions Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Truven Health Analytics/ Mỹ 2 British National Formulary(BNF)/BNF Legacy (Phụ lục 1 – Dược thư Quốc gia Anh) Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp hội Dược sĩ Hoàng gia Anh/Anh 3 Drug Interaction Facts Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Wolters Kluwer Health®/Mỹ 4 Hansten and Horn’s Drug Interaction Analysis and Management Sách Tiếng Anh Wolters Kluwer Health®/Mỹ 5 Stockley’s Drug Interaction và Stockley’s Interaction Alerts Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Pharmaceutical Press/Anh 6 Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định Sách Tiếng Việt Nhà xuất bản Y học/Việt Nam 7 Thésaurus des interactions médicamenteuses Sách/phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Pháp Afssaps/Pháp 8 MIMS Drug Interaction Phần mềm tra cứu trực tuyến/ngoại tuyến Tiếng Anh UBM Medica/Úc 9 Drug Interaction Checker (http://www.drugs.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Drugsite Trust New Zealand 10 Multi – drug Interaction Checker (http://www.medscape.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh Medscape LLC/Mỹ 11 WebMD (http://www.webMD.com/) Phần mềm tra cứu trực tuyến Tiếng Anh WebMD Health Corporation/Mỹ
  • 30. 16 Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định (TT&CY) [14] Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định do GS.TS. Lê Ngọc Trọng làm chủ biên, là tài liệu tham khảo giúp bác sĩ thực hành kê đơn tốt, dược sĩ thực hành dược tốt và điều dưỡng thực hành dùng thuốc đúng cách, theo dõi và phát hiện biểu hiện bất thường của người bệnh khi dùng thuốc. Đặc biệt là trong những trường hợp bắt buộc cần kết hợp thuốc cho người bệnh thì bác sĩ có thể tiên đoán và chuẩn bị xử trí khi có tương tác bất lợi xảy ra. Sách chỉ đề cập tới tương tác thuốc - thuốc, không đề cập đến tương tác thuốc - thức ăn hay các loại tương tác khác. Mỗi chuyên luận bao gồm: tên thuốc (nhóm thuốc), chú ý khi chỉ định, các tương tác, mức ý nghĩa của tương tác, phân tích và mô tả ngắn gọn cách kiểm soát tương tác. Nhận định ý nghĩa của tương tác được phân ra thành 4 mức độ: - Mức độ 1: Tương tác cần theo dõi - Mức độ 2: Tương tác cần thận trọng - Mức độ 3: Cân nhắc nguy cơ / lợi ích - Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm. Bristish National Formulary 61 2011 (BNF) [14] Bristish National Formulary là một ấn phẩm chung của Hiệp hội Y khoa Anh và Hiệp Hội Dược sĩ Hoàng gia Anh, được xuất bản sáu tháng một lần. BNF cung cấp cho bác sĩ, dược sĩ và các cán bộ y tế khác các thông tin cập nhật về việc sử dụng thuốc, ít có thông tin cho cộng đồng. BNF là tài liệu tham khảo nhanh, do đó nó không phải luôn bao gồm đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết về quy định, phân phối. Phụ lục 1 về TTT cung cấp thông tin ngắn gọn về khoảng 3000 tương tác với các tương tác gây hậu quả nghiêm trọng được ký hiệu bằng dấu chấm . Stockley's drug interactions (SDI) [14] Stockley's drug interactions là tài liệu tham khảo cung cấp những thông tin về TTT ngắn gọn, chính xác, giúp cho cán bộ y tế có thể tiếp cận được với những thông tin dựa trên bằng chứng và có ý nghĩa lâm sàng về TTT. Drug Interactions Checker (http://www.drugs.com) (DRU) [14] Là CSDL được xây dựng bởi Drugsite Trust, cung cấp công cụ tra cứu về thuốc, phát hiện TTT, thông tin chẩn đoán, thông tin cho bệnh nhân, các bài báo chuyên ngành y dược. Tra cứu theo từ khoá tên biệt dược, tên hoạt chất hay nhóm thuốc, cung
  • 31. 17 cấp một cách khái quát các thông tin về cơ chế, hậu quả, biện pháp xử trí của tương tác. Các TTT được chia làm 3 mức độ: - Nguy hiểm: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh phối hợp, nguy cơ tương tác cao hơn lợi ích. - Trung bình: Tương tác có ý nghĩa lâm sàng trung bình. Thường tránh phối hợp, chỉ sử dụng trong những tình huống đặc biệt. - Nh : Tương tác có ý nghĩa lâm sàng thấp. Nguy cơ thấp, đánh giá nguy cơ và xem xét một thuốc thay thế, thực hiện các biện pháp để tránh tương tác và/hoặc lập kế hoạch giám sát. Drugdex®Evaluation (Micromedex) [65] Là một CSDL thuộc Micromedex, cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc. Tra cứu sử dụng từ khóa tên hoạt chất hoặc tên biệt dược. Nội dung một chuyên luận thuốc bao gồm: (1) thông tin khái quát gồm: phân loại thuốc, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ, ứng dụng trên lâm sàng; (2) thông tin liều dùng bao gồm: Đặc tính của thuốc, bảo quản và độ ổn định, liều dùng cho người lớn, liều dùng cho trẻ em; (3) dược động học bao gồm: thời điểm khởi phát và độ dài tác dụng, nồng độ thuốc trong máu và quá trình hấp thu - phân bố - chuyển hóa - thải trừ (ADME); (4) thận trọng: Chống chỉ định, thận trọng, tác dụng phụ, ảnh hưởng tới phụ nữ có thai, cho con bú, khả năng sinh quái thai, tương tác thuốc; (5) Ứng dụng trên lâm sàng: Yếu tố cần kiểm soát, hướng dẫn cho bệnh nhân, vị trí trong phác đồ, cơ chế tác dụng/dược lý, phác đồ điều trị, so sánh tác dụng/đánh giá so sánh với các thuốc khác. Lexicomp mobile Là một trong những ứng dụng tin cậy của Wolters Kluwer, giúp người tra tra đưa ra quyết định nhanh chóng và an toàn hơn thông qua việc cung cấp thông tin lâm sàng dễ hiểu và cập nhật. Dữ liệu sẵn có của Lexicomp bao gồm : • Thông tin chi tiết thuốc, bao gồm liều dùng, cách uống, tương tác thuốc, phản ứng thuốc gây hại, chống chỉ định. • Liều lượng và cân nhắc cho bệnh nhi, trẻ sơ sinh và tuổi già, cũng như cho phụ nữ mang thai và cho con bú. • OTCs và các sản phẩm tự nhiên. • Tài liệu nha khoa….
  • 32. 18 Xây dựng danh mục tương tác thuốc đáng chú ý [14] Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Bristish National Formulary 61, Stockley's drug interactions là các tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, khái quát cao, thông tin được cung cấp đầy đủ và đã qua thẩm định nên có độ tin cậy cao. Clauson và cộng sự đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá và so sánh các CSDL về thông tin thuốc sử dụng cho PDA và tra cứu trực tuyến. Cùng đánh giá dựa trên bộ câu hỏi và tiêu chí giống nhau, kết quả các nghiên cứu như sau: các CSDL tra cứu trực tuyến có điểm phối hợp cao nhất là Clinical Pharmacology, Micromedex (DRUGDEX and Identidex), Lexi-Componline, Facts & Comparisons 4.0; Eprocrates Free có số điểm thấp nhất. Nhìn chung các CSDL phải trả phí cung cấp thông tin đầy đủ hơn và tin cậy hơn CSDL miễn phí. Trong khi đó, kết quả của các CSDL dùng cho PDA có sự khác biệt: LexiDrugs đứng thứ nhất, Clinical Pharmacology On-Hand đứng thứ hai, sau đó là Epocrates Rx Pro và mobileMicromedex, Epocrates Rx bản miễn phí vẫn có điểm thấp nhất. Các CSDL dùng tra cứu trực tuyến có điểm cao hơn các CSDL dùng cho PDA, tuy nhiên chỉ có sự khác biệt giữa các cặp CSDL của Clinical Pharmacology và Micromedex là có ý nghĩa thống kê . Việc đánh giá tương tác và mức độ tương tác trong đề tài được nghiên cứu trên 2 nguồn tin cậy bao gồm: + Nguồn cấp 1: Dược thư, Tạp chí, Báo cáo dược lâm sàng. Nguồn thông tin này cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ về một nghiên cứu, phong phú và cập nhật. + Nguồn cấp 2: Lexicomp, Micromedex, Drug.com. Nguồn thông tin này tổng kết các thông tin liên quan, giúp tìm kiếm nhanh và có hệ thống. b. Khuyến cáo kiểm soát tương tác thuốc Cho dù tất cả các hạn chế của những tài liệu tra cứu tương tác thuốc được giải quyết thì quan trọng nhất, trong việc kiểm soát tương tác thuốc vẫn là quyết định của người kê đơn. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trên lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra những biện pháp can thiệp hợp lý cho bệnh nhân, dựa trên những cảnh báo được đưa ra bởi các CSDL, phần mềm hỗ trợ kê đơn hay bảng cảnh báo tương tác thuốc. Dưới đây là một số khuyến cáo chung để kiểm soát tương tác thuốc một cách hiệu quả trên bệnh nhân [28],[32],[50],[65],[56]. - Đánh giá nguy cơ (tuổi, thay đổi sinh lý, tình trạng bệnh lý, uống rượu, hút thuốc, chế độ ăn, yếu tố thuộc về môi trường) trên từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
  • 33. 19 - Sử dụng CSDL tra cứu tương tác thuốc như một công cụ tra cứu, tham khảo. - Nên tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Ghi nhớ và thường xuyên cập nhật danh sách những thuốc dễ có khả năng gây tương tác như những chất cảm ứng hay ức chế enzym, cũng như những thuốc có khoảng điều trị h p. - Hỏi bệnh nhân về tất cả những thuốc bệnh nhân đang sử dụng. - Sử dụng một thuốc thay thế không gây tương tác. - Nếu thuốc thay thế không sẵn có, nên dùng thuốc khác có khả năng gây tương tác thấp hơn hoặc được chuyển hóa theo một con đường khác. - Nếu hai thuốc tương tác buộc phải sử dụng đồng thời, sử dụng những phương pháp để giảm thiểu tương tác như thay đổi dạng bào chế, thời gian uống thuốc hợp lý, hiệu chỉnh liều. - Theo dõi bệnh nhân nếu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng có nguy cơ xảy ra trên bệnh nhân. - Theo dõi biến đổi bất thường trên bệnh nhân và tìm hiểu nguyên nhân xem có phải bắt nguồn từ tương tác thuốc hay không. Chú ý, việc bắt đầu hoặc ngừng sử dụng một thuốc có thể làm xuất hiện những thay đổi này. - Hướng dẫn cho bác sỹ và bệnh nhân về nguy cơ xảy ra tương tác. 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN LÝ KÊ ĐƠN THUỐC 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về quản lý kê đơn thuốc Trong những năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng của tuổi thọ, nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao nên thường đắt [7]. Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là: + Sử dung thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển [3]. + Vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn bệnh nhân thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê đơn nhầm lẫn vẫn còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều lượng, dạng thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho bệnh không nhiễm trùng vẫn còn diễn ra.
  • 34. 20 Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót phổ biến viết tắt không phù hợp, tính sai liều, chữ khó đọc, 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi hoặc ghi sai cân nặng, 6% không ghi hoặc ghi sai ngày kê đơn, 38% sai sót dưới liều, 18,8% kê quá liều. Bác sỹ chủ yếu kê theo tên thương mại, kê theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4% . Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được (26,2%). Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề cập tại nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xẩy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày [8]. Tại Goa (Ấn Độ) khi tiến hành nghiên cứu thấy: Có 1/3 số đơn trong tổng số 990 đơn thuốc khảo sát không đầy đủ các thủ tục hành chính như: Chữ viết, hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân không rõ ràng, thiếu địa chỉ, tuổi…Hơn 90% kê tên thuốc biệt dược. tình trạng lạm dụng kê kháng sinh, vitamin, thuốc tiêm khá phổ biến và hậu quả thì khó lường. Tại Mexico có 64,4% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai liều và 53,1% bệnh nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn thì ngừng (có sự giám sát của Bác sỹ). Về thời gian sử dụng kháng sinh thì có tới 22% số người sử dụng kháng sinh trong 1 ngày, 19% số người sử dụng kháng sinh trong 2 ngày, 21% sử dụng kháng sinh trong 3 ngày, 11% sử dụng kháng sinh 4 ngày, 14% sử dụng kháng sinh 5 ngày và còn lại là sử dụng trên 5 ngày. Thị trường dược phẩm khối các nước ASEAN có một số đặc điểm chung là thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất là 70% (theo đánh giá của IMS), thuốc generic chiếm một tỷ trọng cao hơn các nước có thu nhập cao. Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các nước có thu nhập thấp ưu tiên lựa chọn thuốc generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc generic là một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của WHO [12].
  • 35. 21 Tại các quốc gia như Pakistan, hana...có trên 60% bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêm, trong khi tỷ lệ bình quân của thế giới là 23%. WHO cảnh báo: khoảng 50% bệnh nhân đang điều trị được kê thuốc tiêm tại các cơ sở y tế trên toàn cầu, 90% số ca là không cần thiết. Sự việc này tạo ra 50 tỷ lượt tiêm hàng năm trên toàn cầu và 50% trong số đó tiêm bằng kim tiêm chưa tiệt trùng. Dẫn đến số ca nhiễm virus viêm gan B, C cũng như HIV tăng cao [46]. Việc kê đơn có thuốc kháng sinh và sử dụng kháng sinh cũng đang là vấn đề nan giải trên toàn cầu. Ngay tại Mỹ, tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với bệnh nhân viêm họng khi đến thăm khám bác sỹ, tỷ lệ đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám. Trong khi đó tác giả nhận định các trường hợp bệnh nhân viêm họng có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Một nghiên cứu chỉ ra rằng đối với bệnh nhân đau họng khi đến thăm khám bác sĩ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần thăm khám. Trong khi đó, tác giả cũng nhận định, đối với nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước [20]. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ số kê đơn thuốc thực hiện tại Maldives (2014), Myanmar (2014), Nepal (2014), Butan (2015) và Dessie được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia Chỉ số Maldives (2014) [66] Myanmar (2014) [61] Nepal (2014) [62] Butan (2015) [63] Số thuốc kê trung bình/1 đơn 3,02 2,20 2,77 2,500 % đơn kê kháng sinh 24,20 54,20 40,40 41,90 % đơn kê thuốc tiêm 17,50 10,00 0,00 2,90 % đơn kê vitamin 46,70 30,90 29,60 27,10 % thuốc kê theo tên gốc 16,80 75,90 66,00 95,20 % thuốc thuộc DMTTY 69,50 83,10 90,40 98,80 % người bệnh viêm đường hô hấp trên được kê kháng sinh 48,20 88,90 71,30 42,00 Như vậy, các chỉ số trong thực hành so với khuyến cáo của WHO có sự khác biệt. Thông thường số thuốc trung bình trong một đơn cao hơn so với khuyến cáo của WHO (1,6 – 1,8 thuốc). Tỷ lệ phần trăm thuốc nằm trong DMTTY thấp hơn so với
  • 36. 22 khuyến cáo là 100,00%. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên genergic tại nhiều quốc gia khác nhau và thấp hơn so với khuyến cáo là 100,00%. Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh tại hầu hết các quốc gia là cao hơn so với khuyến cáo của WHO [64]. Thuốc là con dao hai lưỡi, có tác dụng điều trị, cũng có thể gây ra phản ứng có hại ở nhiều mức độ, thậm chí tử vong kể cả khi dùng đúng liều, đúng quy định. Các phản ứng này gọi là phán ứng có hại của thuốc (ADR). Điều trị nhiều thuốc thì ADR tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc trong một lần điều trị. 1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động này. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; Thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ. Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc tại các bệnh viện. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3. Bảng một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú TT Chỉ số kê đơn TTYT thành phố Bắc Ninh (2015)[17] BVĐK Bắc Giang (2015)[11] BVĐK Bỉm Sơn Thanh Hóa (2015)[57] BVĐK huyện Vĩnh Cửa tỉnh Đồng Nai[6] 1 Số thuốc trung bình/đơn 4,10 (SD =1,0) 3,20(biên độ 1- 7) 4,20 (biên độ 1-8) 4,50 2 % đơn kê KS 23,50 42,70 44,60 44,80 3 % đơn kê vitamin 11,20 23,30 50,60 49,80 4 % đơn kê thuốc tiêm 3,40 8,20
  • 37. 23 Hiện tượng các bác sỹ kê đơn thuốc theo tên biệt dược đang diễn ra phổ biến. Tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc tại các bệnh viện cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều không đạt tỷ lệ 100,0% theo khuyến cáo của WHO. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Bình tại Trung tâm Y tế huyện Hớn Quản, tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc chiếm 38,10%; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Khiêm tại Bệnh viện Đa khoa huyện An Biên tỷ lệ này chỉ đạt 5,40%; nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tỷ lệ này cũng chỉ đạt 14,70% hay nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh Triết ở bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười là 74,50% [10],[16],[8]. Trong khuyến cáo của WHO chỉ đánh giá việc thuốc được kê đơn có nằm trong danh mục thuốc thiết yếu hay không và khuyến cáo là thuốc phải đạt 100,00%. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá cho thấy tỷ lệ này cũng đạt 100,00% [58]. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện hoặc trung tâm y tế thì lại không dựa trên danh mục này mà dựa vào danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy, rất nhiều nghiên cứu đã đánh giá tiêu chí thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả (trước đây là danh mục thuốc chủ yếu) và thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc của bệnh viện hoặc trung tâm. Nghiên cứu của tác giả Hà Văn Đạt trung tâm y tế Dầu Tiếng hay nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Anh thì cho thấy 100,00% thuốc được kê trong đơn bảo hiểm y tế là nằm trong danh mục thuốc của trung tâm [50]; Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Khiêm bệnh viện đa khoa An Biên có 98,60% thuốc được kê trong danh mục [13]. Hiện nay, các trung tâm đều xây dựng quy trình lựa chọn thuốc và danh mục thuốc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu cho thấy công tác lựa chọn thuốc chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, số liệu sử dụng thuốc năm trước, kinh phí thuốc của năm hiện tại và dự báo nhu cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng đề nghị. Yếu tố về mô hình bệnh tật và xây dựng thuốc phải dựa trên phác đồ điều trị chuẩn vẫn chưa được chú trọng. Nghiên cứu của Trần thị Thanh Bình tại trung tâm y tế Hớn Quản, danh mục thuốc của bệnh viện chỉ mới áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú có thẻ BHYT mà chưa áp dụng cho đối tượng bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà thuốc.
  • 38. 24 Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn do các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5 ngày). Chính điều này đã tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở trên cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh cao chỉ duy nhất trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh là nằm trong giới hạn khuyến cáo của WHO còn các bệnh viện còn lại đều cao hơn (khuyến cáo 20,00-26,80%) [60,35,46]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Bình tại trung tâm y tế huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước năm 2015 cũng cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng sinh còn thấp hơn so với khuyến cáo của WHO, chiếm tỷ lệ 11%. Số kháng sinh trung bình/tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh 1,080; tỷ lệ đơn thuốc kê 1 loại kháng sinh là 98,1% và không có đơn nào kê trên 3 loại kháng sinh [30]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng cho thấy số lượng thuốc kháng sinh trung bình ở những đơn có kê kháng sinh là 1,3. Chi phí tiền thuốc dùng cho kháng sinh cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá chi phí tiền thuốc kháng sinh trung bình là 12.290 VNĐ trong khi tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên chi phí này là 31.384 VNĐ [60],[48]. Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là thuốc bổ trợ. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin tại các bệnh viện có sự khác nhau: có những trung tâm kê với tỷ lệ thấp những có những bệnh viện còn lạm dụng kê đơn thuốc vitamin nhiều trên 50,0% [59],[40],[48]. Chi phí tiền vitamin trung bình trong 1 đơn thuốc tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá là 20.197 VNĐ [48]. Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, không phải ai cũng có thể dùng được mà đòi hỏi phải có nhân viên y tế có kỹ thuật tiêm truyền đã được đào tạo (Ít nhất là điều dưỡng), khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và dưới sự giám sát của nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Ít nhất là y sĩ) hoặc phải là các dạng bút tiêm chuyên dụng như bút tiêm insulin chi phí đắt đỏ. Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm tại một số bệnh viện, trung tâm ở
  • 39. 25 trên đều thấp hơn so với khuyến cáo của WHO [59],[40],[48]. Chi phí tiền thuốc tiêm trung bình tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hoá là 25.422 VNĐ [48]. Trong kê đơn, việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu chiếm tỷ lệ cao. Theo khảo sát của tác giả Trần Thị Thanh Bình trung tâm Y tế huyện Hớn Quản có tới 20,4% giá trị sử dụng trong tổng giá trị năm 2015 hay kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Anh tỷ lệ đơn có kê chế phẩm y học cổ truyền là 74,2% [40],[59]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Quỳnh Anh tại bệnh viện Nội tiết trung Ương năm 2014 thì 21,5% đơn thuốc có tương tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 5 đơn khảo sát thì có 1 đơn có tương tác thuốc, trong đó chiếm chủ yếu là các tương tác thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8% tương tác thuốc là tương tác ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng nhau [33]. Chi phí tiền thuốc trung bình tại các trung tâm và bệnh viện cũng có sự dao động. Chi phí tiền thuốc trung tâm y tế tỉnh Bắc iang năm 2015 là 238.313,8 VNĐ [11] trong khi tại bệnh viện bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hoá là 161.331 VNĐ. Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (Thành thị) và 91% (Nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (Ở thành thị) và 18,7% (Ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc. Hiện nay, vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trở lên trầm trọng, đáng báo động, nhiều vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tại Việt Nam, việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn còn phổ biến. Hiện nay, đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ biến, thậm chí hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc còn là hành vi bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó số lượng nhà thuốc quá lớn trên địa
  • 40. 26 bàn với cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế cũng là một trong những khó khăn được đưa ra [54]. 1.4 TỔNG QUAN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU – BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1.4.1Cơ cấu và tổ chức nhân sự Tổ chức khoa khám tại BVTM TPCT chịu trách nhiệm bởi trưởng khoa – Bs Dương Hoàng Vũ và phó khoa – Bs Võ Quốc Khương Nhân sự: 36 cán bộ - công nhân viên chức. 1.4.2Chức năng và nhiệm vụ  Hỗ trợ Giám đốc bệnh viện quy định cụ thể quy trình khám bệnh của bệnh viện và công khai để người bệnh, nhân viên biết và thực hiện.  Tổ chức thực hiện chu đáo việc tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và điều trị ngoại trú. Phải bố trí nhân viên đưa người bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến tận khoa. Không được gây phiền hà cho người bệnh.  Tổ chức thực hiện công tác khám bệnh kê đơn, chữa bệnh ngoại trú. Theo dõi, đôn đốc điều hành công việc để người bệnh không phải chờ đợi lâu.  Tổ chức công tác thường trực cấp cứu liên tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh: Tổ chức theo dõi sát những người bệnh nằm lưu tại khoa khám bệnh.  Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp bệnh dịch phải báo cáo ngay cho y tế địa phương theo quy định phòng dịch, nếu phát hiện những sai sót do tuyến dưới chuyển đến phải báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo rút kinh nghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến.  Tổ chức tốt công tác hành chính khoa, đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.  Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người đến khám bệnh tại khoa. Và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao. 1.4.3Các hoạt động tại Khoa khám bệnh  ồm 27 phòng khám bệnh
  • 41. 27  Khoa khám bệnh bao gồm các phòng khám được đánh số theo số thự tứ 1 đến 27. Trong đó phòng khám từ 21 đến 24 thuộc khám dịch vụ.  Công suất mỗi ngày Khoa khám bệnh nhận bệnh từ 1.000 đến 1.200 bệnh nhân ngoại trú. Theo báo cáo thì phòng khám nội có lượt khám nhiều nhất và ít nhất là các phòng khám chuyên khoa lẻ (Răng hàm mặt, da liễu, mắt,….)  Tổ chức Khoa khám bệnh tại BVTM được phân chia thành hình thức là khám chuyên khoa lẻ - khám BHYT (Khám nội soi CTC, răng hàm mặt, da liễu….) và khám dịch vụ - gồm nội thần kinh, cơ xương khớp, tim mạch và nội tiết. 1.4.4 Những thành tích nổi bật tại Khoa khám bệnh  Thực hiện đạt 75% chỉ tiêu KH số lượt KCB 6 tháng đầu năm 2019.  Đảm bảo nhân lực, cơ số thuốc, trang thiết bị, y dụng cụ phục vụ công tác cấp cứu, tiếp nhận và xử trí kịp thời các trường hợp bệnh nhân đến KCB tại khoa khám, không để xảy ra tai biến do thiếu tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế;  Tăng cường hoạt động phòng khám theo yêu cầu đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh;  Đảm bảo công tác di dời lắp đặt thêm phòng khám mới (phòng cách ly) theo đúng tiến độ, an toàn, an ninh trật tự.  Cung ứng đầy đủ kịp thời thuốc hóa chất vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, đảm bảo cấp toa thuốc nội chiếm hơn 70%.  Tham gia công tác khám sức khỏe được thực hiện đúng theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế; phân loại sức khỏe theo Quyết định 1613/ QĐ- BYT về tiêu chuẩn phân loại khám tuyển, khám định kỳ và Quyết định 33/2008/QĐ-BYT và Quyết định 4132/2001/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Y tế ban hành. 1.4.5 Các nghiên cứu khoa học kĩ thuật BVTM Hiện nay Bệnh viện tim mạch Thành phố Cần Thơ sử dụng Danh mục thuốc thiết yếu đúng theo quy định Thông tư Danh mục thiết yếu số 19/2018/TT-BYT. Trong quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện tim mạch luôn phấn đấu và hoàn thiện cơ sở vật chất và những điều thiếu sót. Trong đó công cuộc nghiên cứu khoa học là được ưu tiên hàng đầu.
  • 42. 28 Trong năm 2019 có 3 đề tài về vấn đề kê đơn nhưng chưa có nghiên cứu về kê đơn ngoại trú được đo lường bởi các chỉ số kê đơn của WHO và BYT. Trước tình hình đó, được chấp thuận của Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ đề tài nghiên cứu “Thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ năm 2019” được tiến hành.
  • 43. 29 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 3000 đơn thuốc điều trị ngoại trú được kê từ các Khoa khám bệnh của Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu Chọn toàn bộ đơn thuốc theo mẫu thuận tiện tại Khoa Khám bệnh thuộc Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ từ 01/01/2019 đến 31/12/2019. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ - Các đơn thuốc không do Bệnh viện Tim mạch kê đơn. - Bệnh nhân chuyển tuyến khám bệnh. - Các đơn thuốc có phối hợp thuốc hóa dược với thuốc dược liệu/thuốc cổ truyền. 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Đơn thuốc được thu thập trong 12 tháng của năm 2019 Địa điểm: Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ, số 204 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp mô tả cắt ngang: Tiến hành thu thập đơn thuốc ngoại trú tại Khoa khám bệnh 2019 để đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú. Nghiên cứu được thiết kế qua 5 giai đoạn:  iai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá tình hình kê đơn ngoại trú bao gồm quy chế kê đơn ngoại trú, các chỉ số kê đơn.  iai đoạn 2: Tra cứu mức độ tương tác thuốc tiềm tàng (Có tương tác hay không? Mức độ tương tác được tra ) Tra cứu ít nhất 2 nguồn web uy tín để đánh giá (Micromedex và Lexicomp), tra nguồn thứ 3 (WebMD.com) đến khi có kết quả nhất quán.  iai đoạn 3: Đánh giá hiệu quả kê đơn thông qua mức độ tương tác thuốc và tình trạng sử dụng thuốc