SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THẾ HẢI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN THẾ HẢI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BASEDOWTẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG ĐỨC THÁI (HD1)
TS. BÙI ĐẶNG MINH TRÍ (HD2)
CẦN THƠ, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường đại học Tây Đô, phòng Đào
tạo Sau đại học Trường đại học Tây Đô cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã hết lòng
giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Cần Thơ đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu tại bệnh
viện. Trân trọng cảm ơn những người dân đã đồng ý tham gia công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Đức Thái, TS. Bùi
Đặng Minh Trí, những cô giáo đã tận tình hướng dẫn, động viên, kèm cặp, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến bạn bè,
đồng nghiệp đã thường xuyên động viên, hỗ trợ, chia sẻ với tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, để có được ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn
đến Cha, Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành; cảm ơn
các người bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Học viên
Nguyễn Thế Hải
ii
TÓM TẮT
Nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow
trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và Phân tích
các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh
viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” năm 2020.
Nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu là 70 bệnh án của bệnh nhân
Basedow điều trị nội trú lần đầu bằng phương pháp hồi cứu và 60 bệnh nhân
Basedow điều trị ngoại trú đến tái khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần
Thơ bằng phương pháp tiến cứu. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê
y học dựa vào phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel 2007. Kết quả nghiên
cứu như sau: Nhóm tuổi mắc bệnh Basedow của cao nhất của bệnh nhân nội trú
là từ 20 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 52,86%; tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với
bệnh nhân nam, nữ chiếm 74,29% (nữ/nam = 3/1). Thời gian mắc bệnh chủ yếu
của bệnh nhân nội trú là từ 13 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 40,0%. Thời gian
nằm điều trị nội trú chủ yếu của bệnh nhân là từ 7 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ
60,0%. Tất cả bệnh nhân đều sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp (100,0%),
trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc Thiamazol chiếm tỷ lệ 75,71%. Thuốc nhóm
chẹn β giao cảm chiếm 91,43%. Nhóm các thuốc hỗ trợ điều trị chiếm 97,14%,
trong đó thuốc bổ gan chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,14%. Nhóm corticoid ít được sử
dụng nhất chiếm tỷ lệ 7,14%. Đa số các bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 3
nhóm thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 77,14%, trong đó 3 nhóm thuốc KGTH +
Chẹn β + Hỗ trợ chiếm tỷ lệ chủ yếu với 77,14%. Phác đồ đơn trị liệu được sử
dụng ít nhất với tỷ lệ 2,86%. Chỉ có 2,86% bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc
nhóm KGTH để điều trị. Tỷ lệ phải đổi thuốc để điều trị chiếm 10,0%.Nồng độ
FT4 và T3 sau khi điều trị thấp hơn so với trước khi điều trị và sự khác biệt này
là có ý nghĩa với p < 0,001. Hầu hết các bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, trong
đó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 38,57% và bệnh đỡ, tình trạng ổn định hơn so với lúc
vào viện chiếm tỷ lệ 58,57% và không xuất hiện các tác dụng không mong
muốn trên bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
Đa số các bệnh nhân ngoại trú là nữ giới, chiếm tỷ lệ 78,33%, tỷ lệ
nữ/nam = 3/1. Nhóm tuổi bệnh nhân bị bệnh chủ yếu là từ 20 đến 50 tuổi, chiếm
tỷ lệ 56,67%. Thời gian mắc bệnh chủ yếu của bệnh nhân ngoại trú là từ 1 đến 3
năm, chiếm tỷ lệ 35,0%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc là chủ yếu chiếm
63,33%. Phần lớn các bệnh nhân ngoại trú tham gia nghiên cứu tuấn thủ điều trị
iii
tốt, chiếm tỷ lệ 61,67 %. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tuân thủ điều trị kém
của bệnh nhân điều trị ngoại trú là do hay quên, không nhớ để tuân thủ điều trị,
chiếm tỷ lệ 39,14%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố thời
gian mắc bệnh Basedow của người bệnh, số loại thuốc điều trị trong đơn, số lần
dùng thuốc trong ngày, niềm tin về thuốc điều trị với mức độ tuân thủ điều trị
(p<0,05), đặc biệt, nhóm bệnh nhân có niềm tin tích cực về thuốc có mức độ
tuân thủ điều trị cao hơn, chiếm tỷ lệ 80,49%. Những yếu tố còn lại như tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng nghề nghiệp, thu nhập chưa thấy đươc mối
liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị (p>0,05).
Từ khóa: Bệnh nhân nội trú, mức độ tuân thủ điều trị, bệnh basedow.
iv
ABSTRACT
Evaluate the implementation goal of using Basedow disease treatment
drugs on inpatients at Can Tho General Library and analyze the factors related
to disease compliance based on outpatients at the hospital Can Tho General
Hospital; we conducted a study on "Evaluation of efficacy of drug use in
treating Basedow diseases at Can Tho General Hospital" in 2020.
Progress study with a sample of 70 medical records of Basedow patients
receiving first inpatient treatment with revitalization method and 60 Basedow
outpatients coming for re-examination at Can Tho General Hospital by method
process. The data is processed according to the medical statistical method based
on SPSS 22.0 software and Microsoft Excel 2007. The research results are as
follows: The highest age group with Basedow disease of inpatients from 20 to
50 years old using Billion 52.86% rate; The percentage of female patients is
much higher than that of male patients 74.29% (female/male = 3/1). Time for
querying patients' main factors from 13 months to 24 months accounts for
40.0%. Time is the main content of the patient's value from 7 to 14 days,
accounting for 60.0%. All patients used anti-synthetic drugs (100.0%), mainly
using thiazole, accounting for 75.71%. Medicines in the sympathetic group
accounted for 91.43%. Group of the drug support using 97.14%, of which the
largest liver supplement is 97.14%. The Corticoid group is used most using the
rate of 7.14%. The majority of patients used a combination of 3 drug groups to
treat the 77.14% rate, of which 3 groups of KGTH + Blockers + Support for
using mainly the rate of 77.14%. A simple data diagram is used, at least with a
rate of 2.86%. Only 2.86% of patients use 1 drug of the KGTH group for
treatment. The rate must change the drug to use 10.0%. The concentration of
FT4 and T3 after adjustment was lower than before adjustment, and this
difference was significant with p <0.001. Most of the patients had good results,
in which the rate of recovery accounted for 38.57%, and the disease was better,
the rate of more stable when entering the hospital using the rate of 58.57% and
not appearing the tasks. Unwanted use on patients during the course of treatment
of the disease.
The majority of outpatients are female, accounting for 78.33%,
female/male ratio = 3/1. Groupage is a disease owner who is from 20 to 50 age,
accounting for 56.67%. The main illness time of outpatients is from 1 to 3 years,
accounting for 35.0%. The percentage of patients using the two main types of
drugs was 63.33%. The majority of outpatients participating in research are
exhausted, accounting for 61.67%. The main reason to follow the outpatient
v
adjustment is forgetfulness, not remembering to comply with treatment,
accounting for 39.14%. Relevant statistically significant factors of disease
incidence Based on the patient, number of drugs in prescription, number of
medications per day, drug confidence with adherence to treatment (p <0.05 ), in
particular, the group of patients with positive beliefs about the drug had a higher
degree of compliance, accounting for 80.49%. The remaining elements, such as
age, sex, learning problems, professional status, income, have not found any
relationship with the level of compliance (p> 0.05).
Keywords: Inpatient, adherence, disease Basedow.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
NGUYỄN THẾ HẢI
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ....................................................................................... xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH BASEDOW..............................................................1
1.1.1. Khái niệm về bệnh Basedow ..........................................................................1
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học ......................................................................................1
1.1.3. Nguyên nhân sinh bệnh ..................................................................................1
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow..............................................................3
1.1.5. Triệu chứng của bệnh basedow ......................................................................8
1.1.6. Tiến triển và biến chứng...............................................................................11
1.1.7. Chẩn đoán xác định ......................................................................................11
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.........................................................................12
1.2.1. Các phương pháp điều trị..............................................................................12
1.2.2. Các phác đồ điều trị nội khoa .......................................................................13
1.3. CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH
BASEDOW ...............................................................................................................16
1.3.1. Thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH) ...........................................................16
1.3.2. Các thuốc chẹn β giao cảm...........................................................................20
1.3.3. Các thuốc an thần..........................................................................................21
1.3.4. Corticoid .......................................................................................................21
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .....21
1.4.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển ...............................................21
1.4.2. Ban Giám đốc hiện tại: .................................................................................22
1.4.3. Khoa, phòng:.................................................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................24
viii
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................25
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................26
2.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU........................27
2.3.1. Phác đồ điều trị .............................................................................................27
2.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị .............................................................................27
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................28
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................29
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................29
3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu ........................29
3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của bệnh viện....31
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị ...............................32
3.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian nằm viện .....33
3.1.5. Tác dụng không mong muốn xuất hiện ở bệnh nhân khi điều trị.................34
3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẦN THƠ......................................................................34
3.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.............................................35
3.2.2. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...........................36
3.2.3. Tình trạng tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu..........................38
3.2.4. Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên
cứu...........................................................................................................................38
3.2.5. Phân tích về các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị của bệnh
nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...................................39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................44
4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................44
4.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu ........................44
4.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của bênh viện....45
4.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị ...............................49
ix
4.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian nằm viện .....49
4.1.5. Tác dụng không mong muốn xuất hiện ở bệnh nhân khi điều trị.................50
4.2. BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẦN THƠ......................................................................50
4.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.............................................51
4.2.2. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...........................52
4.2.3. Tình trạng tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu..........................52
4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên
cứu...........................................................................................................................53
4.2.5. Phân tích về các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị của bệnh
nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...................................54
KẾT LUẬN ..................................................................................................................58
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61
PHỤC LỤC I.............................................................................................................. xiv
PHỤ LỤC II .............................................................................................................. xvii
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ NO SPECS mức độ tổn thương mắt trong bệnh Basedow ...............6
Bảng 1.2. Loại thuốc kháng giáp tổng hợp và liều thường dùng ..................................13
Bảng 1.3. Phác đồ điều trị của Anh...............................................................................15
Bảng 1.4. Liều dùng các thuốc ức chế thụ thể β............................................................21
Bảng 2.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị Basedow theo phác đồ chuẩn của Bệnh
viện đa khoa Thành phố Cần Thơ .................................................................................27
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu .................29
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu..........29
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ...........................30
Bảng 3.4. Đặc điểm số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân nghiên cứu...................30
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo các loại thuốc theo danh mục .............31
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo loại phác đồ sử dụng..............................................32
Bảng 3.7. Đặc điểm của phác đồ sử dụng điều trị cho bệnh nhân ................................32
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc nhóm KGTH...............................................32
Bảng 3.9. Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị...33
Bảng 3.10. Đánh giá trình trạng bệnh của bệnh nhân sau điều trị.................................33
Bảng 3.11. Sự thay đổi xét nghiệm trước và sau điều trị ..............................................34
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới tính.................................35
Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo trình độ học vấn ................................35
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp.......................................36
Bảng 3.15. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian bị bệnh ...............................36
Bảng 3.16. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân nghiên cứu...................................37
Bảng 3.17. Tỷ lệ các bệnh nhân nghiên cứu tuân thủ điều trị.......................................38
Bảng 3.18. Nguyên nhân làm dẫn đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị ...................38
Bảng 3.19. Mối liên quan tuân thủ điều trị của bệnh nhân theo tuổi và giới tính.........39
Bảng 3.20. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo trình độ học vấn ................................40
Bảng 3.21. Mối liên quan theo nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu.......................40
Bảng 3.22. Liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu với thời
gian bị bệnh ...................................................................................................................41
Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân .............................42
Bảng 3.24. Liên quan giữa niềm tin về thuốc của bệnh nhân với mức độ tuân thủ điều
trị....................................................................................................................................43
xi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow ...................................................................4
Hình 1.1. Vị trí tác dụng của thuốc kháng giáp trạng ...................................................17
xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TRAb TSH - receptor antibodies (Kháng thể kháng thụ thể TSH)
TSH Thyroid - Stimulating Hormon (Hormon kích thích tuyến giáp)
AMPC 3’
- 5’
- Adenosine Monophosphate cyclic (AMP vòng)
TRH Thyrotropin Releasing Hormon (Hormon phóng thích TSH)
LATS
Long Acting Thyroid Stimulator (Chất kích thích tuyến giáp hoạt
động kéo dài)
HLA Human Leukocyte Antigent (Kháng nguyên bạch cầu người)
Ts T supperssor (Tế bào lympho T ức chế)
Th T helper (Tế bào lympho T hỗ trợ)
TSAb TSH Stimulating antibodies (Kháng thể kích thích thụ thể TSH)
IFN-γ Interferon gamma
HLA - DR Human Leukocyte antigen - D - related
TBII Thyrotropin Binding inhibitory Immunoglobulins
RMIA
Radiometricimmuno assay (Phương pháp miễn dịch phóng
xạkhông cạnh tranh)
RIA Radioimmuno assay
SA Siêu âm
FT4 Free Thyroxin
FT3 Free - Triiodothyronin
T3 Triiodothyronin
T4 Thyroxin
TSI
Thyroid Stimulating Immunoglobulin (Globulin miễn dịch kích
thích tuyến giáp)
MTU Methyl thiouracil
PTU Propyl thiouracil
KGTH Kháng giáp tổng hợp
CBZ Carbimazole
MMI Methimazole
TPO Thyroid Peroxidase
CRH Corticotropin Releasing Hormone
ACTH Adrenocorticotropic Hormone
FS Fractional Shortening (co ngắn sợi cơ)
xiii
EF Phân số tống máu
SV Thể tích nhát bóp
CO Cung lượng tim
SGOT Glutamic-oxaloacetic transaminase
SGPT Alanine aminotransferase - ALT
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Basedow là bệnh tự miễn, có nhiều yếu tố tác động như: miễn dịch, môi
trường, yếu tố gen... làm thay đổi tính kháng nguyên, trình diện tự kháng nguyên
lên bề mặt tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể
TRAb. TRAb gắn vào thụ thể của TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích
gây tăng sinh tế bào tuyến giáp, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và
giải phóng nhiều hormone tuyến giáp vào máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc
giáp trên lâm sàng [1],[2].
Basedow là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp hay gặp nhất trong số các
bệnh tuyến giáp trên lâm sàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm 80 -
90% của cường chức năng tuyến giáp. Basedow hiện nay được xác định là bệnh
tự miễn của cơ quan đặc hiệu, có những biểu hiện lâm sàng chính như các dấu
hiệu của nhiễm độc giáp với bướu giáp lan tỏa, bệnh về mắt và bệnh về da. Bệnh
nhân thường đến khám và điều trị muộn khi bệnh đã biểu hiện rõ ràng và đã kèm
theo biến chứng nặng nề về tim mạch, mắt, cơn cường giáp, suy kiệt… nên việc
điều trị vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, của khoa học kỹ thuật, khả
năng chẩn đoán sớm và chính xác, đồng thời nhận thức của người dân về bệnh
cũng nâng cao hơn giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng được cải
thiện. Tuy nhiên, đây là bệnh cần thời gian điều trị lâu dài và phức tạp, tốn kém.
Với trường hợp mới phát hiện bệnh, đầu tiên bệnh nhân được theo dõi điều trị
nội trú trên lâm sàng và lựa chọn được phác đồ thích hợp đến khi bình giáp, sau
đó bệnh nhân xuất viện và được điều trị duy trì ngoại trú trong thời gian dài
nhiều năm với phác đồ này. Như vậy điều trị nội trú đóng một vai trò quan trọng
vì sẽ quyết định vấn đề lựa chọn phác đồ và liều dùng trong điều trị duy trì ngoại
trú. Còn điều trị ngoại trú giúp bảo đảm kết quả vững bền.
Thành phố Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong
những thành phố lớn của miền Nam. Cần Thơ có nền kinh tế phát triển ngày
càng mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân. Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ là một bệnh viện lớn, là
trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn ở miền Nam, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
cho người dân trong Thành phố và các tỉnh lân cận. Hiện nay, những công trình
nghiên cứu về tình hình điều trị bệnh Basedow ở Cần Thơ còn chưa nhiều. Để
góp phần tìm hiểu, nhận xét và đánhgiá tình hình điều trị bệnh hiện nay, là một
2
Dược sĩ lâm sàng đang công tác tại Thành phố Cần Thơ chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow
tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài là:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow trên bệnh
nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị bệnh
Basedow trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần
Thơ.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH BASEDOW
1.1.1. Khái niệm về bệnh Basedow
Basedow là một bệnh cường chức năng tuyến giáp, kết hợp với bướu phì
đại lan toả do kháng thể kháng thụ thể TSH. Kháng thể này tác động như một
chủ vận TSH [19].
Basedow đã được Charles de Saint Yves (1722) ghi nhận đầu tiên ở bệnh
nhân có biểu hiện lồi mắt. Flajani (1800) lần đầu tiên mô tả bệnh lý tim mạch -
cường giáp trạng. Sau đó Caleb Parry (1825) báo cáo 5 trường hợp có triệu
chứng giống nhau là tuyến giáp to, tim to, và có biểu hiện suy tim mà nguyên
nhân là do cường chức năng tuyến giáp, rồi Robert J.Graves (1835) mô tả bệnh
lý liên quan giữa tuyến giáp và tổn thương mắt. Carl Von Basedow (1840) đã hệ
thống hóa bệnh một cách hoàn chỉnh vì thế sau này bệnh được đặt tên là
Basedow. Basedow biểu hiện bằng hội chứng nhiễm độc giáp kèm bướu giáp
lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên [13].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học
Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp trong các bệnh nội tiết chuyển hóa
ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm 45,8 % các bệnh nội tiết và 2,6 % các
bệnh nội khoa [11]. Theo Mai Thế Trạch bệnh Basedow chiếm 10-30% cácbệnh
nhân có bệnh lý tuyến giáp đến khám tại bệnh viện.
Nghiên cứu tại Olmstead County, Minnesota (Mỹ) tần suất bệnh hàng năm
là 30/100.000 dân, trong đó phụ nữ thời kỳ sinh sản tỷ lệ là 1/500. Nghiên cứu
Philip O. (2002) tại Anh hàng năm có 100-200/100.000 dân [25].
Ở Châu Âu, tỉ lệ mắc bệnh hằng năm chừng 10 - 20/ 100.000 dân. Bệnh
gặp chủ yếu ở nữ, tỉ lệ từ 7 - 10 nữ/ 1 nam. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 20 - 50
tuổi, trong đó 85 % số phụ nữ bị Basedow ở tuổi trước 40. Ở Việt Nam, bệnh có
thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là độ tuổi lao động từ 20 - 40
tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới là 4 - 7 nữ/ 1nam [12].
1.1.3. Nguyên nhân sinh bệnh
Mặc dù đã có nhiều thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu nguyên nhân của
bệnh Basedow nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguồn gốc của bệnh, không có
nguyên nhân duy nhất nào gây bệnh.
2
* Các yếu tố khởi phát:
- Yếu tố tâm thần: Quan trọng nhất là chấn thương tâm thần, các stress, đặc
biệt ở người lớn), ví dụ các chuyện tang tóc, bất hòa, thất vọng, bất mãn, buồn
phiền, căng thẳng thần kinh kéo dài. Sau đó một thời gian xuất hiện các triệu
chứng của bệnh. Các giai đoạn đặc biệt trong đời sống sinh dục của phụ nữ (dậy
thì, chửa đẻ, sẩy thai, mãn kinh) cũng dễ mắc bệnh, chiếm 25 % các trường hợp.
Người ta cho rằng có thể có vai trò của rối loạn về nội tiết tố ở nữ [14].
- Yếu tố nhiễm trùng: bệnh Basedow có thể phát sinh sau một nhiễm trùng
đường hô hấp, viêm họng, viêm mũi xuất tiết. Bệnh nhân Basedow hay có tiền
sử mắc các bệnh dị ứng như eczema, hen phế quản [14].
* Các yếu tố bẩm sinh:
Bệnh xảy ra nhiều ở nữ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ
em và người già trên 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở những cơ địa có rối loạn
thần kinh thực vật thuộc loại cường thần kinh giao cảm (tình trạng dễ xúc động,
tinh thần không ổn định, hay hồi hộp, mặt đỏ bừng); cơ địa này hay gặp ở nữ và
đây lại thêm một bằng chứng cho thấy bệnh có tần số cao ở nữ [16].
- Yếu tố di truyền:
Khi nghiên cứu về yếu tố cơ địa di truyền trong nguyên nhân sinh bệnh
Basedow, các tác giả đều thấy tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh tuyến giáp tự miễn như
viêm giáp Hashimoto, Riedel v.v… nói chung và bệnh Basedow nói riêng đều
cao hơn so với nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thay đổi từ 1/4 - 1/10
trung bình là 1/7 tùy theo từng tác giả [17].
- Miễn dịch: Theo Mackenie, ở bệnh nhân bị tăng năng giáp có một cơ địa
bẩm chất dễ sinh ra một dòng tế bào lympho có khả năng tạo kháng thể kích
thích tuyến giáp. Ambrish Mithalphát hiện gần 50 % số bệnh nhân tăng năng
giáp có tiền sử mắc bệnh dị ứng (ban, eczema, hen, không dung nạp thuốc, nhất
là những bệnh có viêm: viêm họng tái diễn, viêm cầu thận, viêm khớp dạng thấp
…) có tính chất những bệnh tự miễn dịch [1].
- Môi trường sinh sống: Ở các nước phát triển, dân thành thị bị bệnh
Basedow nhiều hơn người ở nông thôn (Ở Việt Nam thì ngược lại).
- Chủng tộc: dân da trắng và châu Á có nguy cơ cao hơn so với người
da đen.
3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow
1.1.4.1. Thuyết miễn dịch
Trước đây một số tác giả cho rằng các yếu tố căng thẳng thần kinh hoặc
chấn thương tinh thần, tác động lên vùng dưới đồi hoặc thể lưới có thể gây tăng
tiết TRH. Sau đó TRH kích thích tuyến yên tăng tiết TSH, dưới tác dụng của
TSH tuyến giáp sẽ tăng tổng hợp và giải phóng hormon giáp vào máu. Nhưng
hiện nay nhờ các tiến bộ miễn dịch học, người ta thấy giả thiết này không còn
đúng nữa, và nhận thấy bệnh có cơ chế tự miễn [22], [23].
Basedow là bệnh tự miễn, do sự xuất hiện tự kháng nguyên HLA-DR nhóm
2 tại màng tế bào tuyến giáp, kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể
TRAb, TRAb gắn cạnh tranh với TSH tại thụ thể của TSH ở màng tế bào tuyến
giáp kích thích tế bào tuyến giáp tương tự như TSH, làm tế bào tuyến giáp phát
triển về mặt số lượng gây bướu cổ, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp
và giải phóng nhiều hormone tuyến giáp vào máu gây nên các biểu hiện nhiễm
độc giáp và các biểu hiện tự miễn.
Năm 1990 Volpe R khẳng định Basedow là bệnh rối loạn tự miễn dịch và
mới tìm ra kháng thể kháng thụ thể TSH (TSAb), kháng thể này kích thích tuyến
giáp tương tự như TSH kích thích tuyến giáp và được gọi là kháng thể kích thích
tuyến giáp (Thyroid stimulating Antibody). Bằng thực nghiệm đã chứng minh
được vai trò của TSAb gây cường chức năng tuyến giáp. Khi TSAb gắn với thụ
thể của TSH thì kháng thể này hoạt động như một chủ vận TSH ( TSH-agonist )
kích thích hoạt động của adenyl cyclase tạo nhiều AMP vòng và tế bào tuyến
giáp bị kích thích tăng tổng hợp và bài tiết hormon T3 T4 như v TSH.
Volpe R nghiên cứu các nguyên nhân trong bệnh sinh Basedow cho rằng
các yếu tố ngoại sinh (stress, nhiễm khuẩn, chấn thương…) làm giảm rõ rệt số
lượng và chức năng tế bào lympho T ức chế (Ts) dẫn tới giảm ức chế tế bào
lympho T hỗ trợ (Th) của tuyến giáp. Các tế bào Th đặc hiệu khi có mặt kháng
nguyên đặc hiệu sẽ sản xuất ra γ interferon (IFNγ) và kích thích tế bào lympho B
đặc hiệu sản xuất TSAb tăng tổng hợp hormone giáp. Về tác dụng, TSAb tương
tự như TSH kích thích vào các receptor của TSH làm tăng sản xuất hormon
cũng như tăng bộc lộ kháng nguyên tuyến giáp. Interferon γ là yếu tố ảnh hưởng
đến hiện tượng bộc lộ kháng nguyên HLA – DR3 trên bề mặt tế bào tuyến giáp,
tác dụng này sẽ tăng lên nhờ sự có mặt của TSAb và TSH. Volpe R (1992) khái
quát cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow bằng sơ đồ như sau [30].
4
Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow
Nguồn British national formulary(2009) [3]
Trong quá trình hình thành bào thai, hệ miễn dịch bào thai nhận diện và
kiểm soát toàn bộ các kháng nguyên của cơ thể. Trong quá trình tương tác giữa
cơ thể với môi trường (stress, nhiễm trùng, chấn thương...), một hoặc nhiều
kháng nguyên của cơ thể có thể bị thay đổi tính kháng nguyên và trở thành tự
kháng nguyên.
Trong bệnh Basedow người ta thấy xuất hiện tự kháng nguyên HLA-DR
nhóm 2 tại bề mặt màng tế bào tuyến giáp, kết hợp với giảm số lượng tế bào T
ức chế đặc hiệu tại tuyến giáp (Ts - T suppresor) làm giảm khả năng ức chế các
tế bào T hỗ trợ đặc hiệu (Th - T helper). Các tế bào Th đặc hiệu được giải phóng
kích thích đặc hiệu lên các bạch cầu đơn nhân làm tăng sản xuất interferon γ
(IFN- γ), IFN- γ kích thích tế bào tuyến giáp làm bộc lộ tự kháng nguyên HLA-
DR nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp.
Các tế bào Th đặc hiệu được giải phóng cũng kích thích các tế bào lympho B
làm tăng sản xuất tự kháng thể kích thích tuyến giáp (TRSAb). TRSAb gắn cạnh
tranh với TSH vào thụ thể của TSH ở màng tế bào tuyến giáp kích thích làm tăng
trình diện tự kháng nguyên HLA-DR nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp, làm
cho tế bào tuyến giáp trở thành tế bào trình diện kháng nguyên và kích thích các
tế bào Th đặc hiệu để duy trì quá trình bệnh lý. Nồng độ T3, T4 tăng trong máu
có tác dụng làm giảm số lượng và chức năng tế bào Ts, vì thế tế bào Th lại tiếp
tục được giải phóng và quá trình bệnh lý được duy trì.
5
Dưới tác dụng kích thích của TRSAb, tế bào tuyến giáp tăng sinh về số
lượng, tăng cường hoạt động chức năng, cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng dẫn
tới phản ứng tăng sinh mạch máu, mở các shunt động - động mạch, động mạch -
tĩnh mạch để đáp ứng với nhu cầu gia tăng hoạt động của tế bào tuyến. T3, T4
tăng trong máu làm cho trẻ ở trạng thái cường giao cảm, nhịp tim nhanh, cung
lượng tim tăng, tốc độ dòng máu chảy qua tuyến giáp tăng cao máu từ chỗ rộng
đi qua chỗ hẹp, tốc độ dòng chảy tăng, gây nên biểu hiện bướu mạch (rung mưu,
tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi liên tục).
Miễn dịch qua trung gian tế bào ở bệnh nhân Basedow
Đặc trưng chủ yếu trong bệnh Basedow là sự thay đổi số lượng và chức
năng các tế bào có thẩm quyền miễn dịch Ts tại tuyến giáp. Ở người bình
thường, các tế bào Ts đặc hiệu có tác dụng ức chế các tế bào Th đặc hiệu tại
tuyến giáp.
Dưới tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như tổn thương tại chỗ dẫn
đến giảm số lượng và chức năng tế bào Ts đặc hiệu tại tuyến giáp, các tế bào Th
đặc hiệu tại tuyến giáp được giải phóng kích thích các tế bào bạch cầu đơn nhân
làm tăng tổng hợp IFN-γ. IFN-γ kích thích tế bào tuyến giáp làm bộc lộ tự kháng
nguyên HLA nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp. Tế bào Th đặc hiệu cũng
kích thích các tế bào lympho B làm tăng sản xuất tự kháng thể TRAb. Sự thâm
nhiễm các tế bào lympho vào tuyến giáp trong bệnh Basedow không đồng nhất
và không thấy hiện tượng phá hủy nang giáp [17].
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh lý mắt trong bệnh Basedow
Bệnh lý mắt do Basedow nằm trong bệnh cảnh chung cơ chế bệnh sinh của
bệnh Basedow, xuất hiện độc lập với các biểu hiện lâm sàng, có thể xuất hiện
trước các biểu hiện lâm sàng hoặc xuất hiện trong hay sau quá trình điều trị. Đây
là biểu hiện tự miễn trong bệnh Basedow mà TRAb đóng vai trò quyết định
[18], [20], [13].
Jody Ginsberg (2003) [19] cho rằng các tế bào mô cơ, mô mỡ quanh mắt và
hậu nhãn cầu có tính kháng nguyên tương tự như tự kháng nguyên HLA nhóm 2
của tế bào tuyến giáp, kích thích các tế bào Th làm tăng sản xuất INF-γ làm tăng
sản xuất tự kháng thể TRAb, phản ứng giữa TRAb với các tự kháng nguyên ở
mô cơ, mô mỡ ở hậu nhãn cầu và các cơ quanh mắt gây ứ đọng chất
glycosaminoglican gây phì đại mô cơ, mô mỡ ở cơ quanh mắt, cơ vận nhãn và
6
hậu nhãn cầu, làm giảm thể tích hốc mắt và tăng áp lực trong hốc mắt, làm giảm
lưu thông máu ở hệ tĩnh mạch, đẩy nhãn cầu ra phía trước gây lồi mắt [19].
Các cơ mi mắt bị phù nề, thâm nhiễm tế bào lympho, xơ hóa, giảm chức
năng, hạn chế cử động, mất đồng vận động gây nên các biểu hiện như nhìn đôi,
co kéo cơ mi. Tổn thương cơ mi mắt kết hợp với mất Kali qua thận làm giảm
Kali máu có thể gây sụp mi. Co kéo cơ mi phối hợp với lồi mắt làm cho diện
tiếp xúc của nhãn cầu với môi trường tăng lên làm tăng nguy cơ gây viêm giác
kết mạc do tiếp xúc. Tăng áp lực ổ mắt cộng với phì đại cơ hốc mắt có thể gây
chèn ép dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực, thậm chí mất thị lực. Cơ chế
bệnh sinh bệnh lý mắt do Basedow trình bày ở sơ đồ dưới đây [6].
Về lâm sàng, người ta sử dụng phân độ NO SPECS để đánh giá mức độ tổn
thương mắt trong bệnh Basedow.
Bảng 1.1. Phân độ NO SPECS mức độ tổn thương mắt trong bệnh Basedow
Độ Biểu hiện
0 N Không có biểu hiện gì
1 O Co kéo cơ mi (dấu hiệu Dalrymple, Von Graefe, Stare, Lid lag)
2 S Viêm, phù nề cơ quanh mắt
3 P Lồi mắt
4 E Song thị do tổn thương cơ vận nhãn, lồi mắt không đều
5 C Viêm giác kết mạc
6 S Tổn thương dây thần kinh thị giác gây mất thị lực
Ghi chú: N: No signs or symptom (không có biểu hiện). O: Only signs (một
vài biểu hiện) (limited to upper lid retraction: co kéo cơ mi) S: Soft tissue
involvement (viêm phù nề mi mắt). P: proptosis (lồi mắt). E:extraocular muscle
involvement (tổn thương cơ vận nhãn). C: Corneal involvement (viêm giác kết
mạc). S: sight loss (mất thị lực).
1.1.4.3. Cơ chế bệnh sinh phù niêm trong bệnh Basedow
Phù niêm do Basedow hiếm gặp ở trẻ em, thường thấy ở mặt trước xương
chày, do các nguyên bào sợi, tế bào mỡ, tế bào cơ, tế bào lympho có tính kháng
nguyên tương tự như tự kháng nguyên HLA nhóm 2 của tuyến giáp, phản ứng
giữa TRAb với các nguyên bào sợi gây hoạt hóa lymphokin làm lắng đọng acid
hyaluronic và chondroitin sulfate ở lớp hạ bì gây ứ đọng bạch huyết và phù
không ấn lõm. 99 % trẻ bị phù niêm có nồng độ TRAb rất cao và có bệnh lý mắt
nặng [21].
7
1.1.4.4. Cơ chế bệnh sinh của to đầu chi trong bệnh Basedow
To đầu chi do Basedow rất hiếm gặp ở trẻ em, nhưng có ý nghĩa lâm sàng
tương tự như bệnh lý mắt và phù niêm do Basedow, trẻ mắc bệnh Basedow có to
đầu chi có nồng độ TRAb cao. Phản ứng giữa TRAb với các nguyên bào sợi ở
các dây chằng gây lắng đọng acid hyaluronic và chondroitin sulfate ở tổ chức
lỏng lẻo gây phù giống phù niêm khu trú, da ở những vị trí này bị rối loạn sắc tố
và bị sừng hóa.
1.1.4.5. Các yếu tố khác
- Yếu tố di truyền: bản thân trẻ mắc bệnh Basedow và những người có quan
hệ huyết thống với trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn tới 11,6 %. Hai trẻ
sinh đôi cùng trứng nếu 1 trẻ bị bệnh Basedow thì trẻ kia tăng nguy cơ mắc bệnh
Basedow tới 20 % - 30 % so với hai trẻ sinh đôi khác trứng (< 5 %)[23].
-Stress: là cơ chế không trực tiếp, nhưng đóng vai trò quan trọng trong khởi
phát và duy trì quá trình bệnh lý. Người ta cho rằng stress tác động lên hệ thống
thần kinh - nội tiết, ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch thông qua tăng bài tiết
CRH, ACTH và cortisol. Trẻ có kiểu hình thần kinh không ổn định có nguy cơ
mắc bệnh Basedow cao hơn [22], [24], [25].
- Tuổi: bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh Basedow tăng dần
theo tuổi: theo Douglas trẻ 0-5 tuổi chiếm 10 %, 6 – 10 tuổi chiếm 30 %, 11-15
tuổi chiếm 60 %. Theo Đào Văn Phan 2009 [26] trẻ em 6-10 tuổi chiếm 31,4 %,
11-16 tuổi chiếm 66,6 % trường hợp. Theo Nguyễn Minh Hùng (2016) [15] tỷ lệ
mắc bệnh tăng dần theo tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm 15-18 tuổi.
- Giới: tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (khoảng 5/1), thường gặp ở tuổi
vị thành niên. Hormone giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự khác biệt này:
testosterone ở nam có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn,
ngược lại estrogen ở nữ lại có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt
với tế bào lympho B và được coi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở
trẻ gái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ/nam là 11/1 (theo Đỗ Trung Quân) [27] và 7/1
(theoStreetman DD) [31] và 5,71/1 (theo Nguyễn Minh Hùng) [15].
- I-ốt và một số thuốc chứa i-ốt: sử dụng i-ốt liều cao hoặc một số thuốc
giàu i-ốt như amiodarone, các thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán hình ảnh
có thể thúc đẩy phát sinh bệnh Basedow hoặc gây tái phát bệnh Basedow ở
những cá thể nhạy cảm [28], [29].
8
1.1.5. Triệu chứng của bệnh basedow
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 20 - 40. Bệnh thường bắt đầu
âm thầm và bộc phát trong những giai đoạn đặc biệt của đời sống sinh dục
người phụ nữ hoặc sau các stress về tinh thần.
* Bướu giáp
Hiếm khi không có (1,5 %). Bướu phì đại lan tỏa, to toàn bộ nhưng thùy
phải thường lớn hơn thùy trái. Mật độ hơi căng, ít khi có nhân. Phần lớn là bướu
mạch [1].
* Hội chứng cường giáp
- Triệu chứng tim mạch: là triệu chứng quan trọng nhất. Biểu hiện:
+ Tim đập nhanh, đều, liên tục, tăng khi gắng sức, nghỉ vẫn còn nhanh, có
khi loạn nhịp hoàn toàn.
+ Cung lượng tim nhanh, tốc độ tuần hoàn nhanh.
+ Huyết áp tối đa tăng, T1 có thể mạnh.
+ Huyết áp động mạch không ổn định, phần lớn là bình thường hoặc hơi
giảm. Nếu tăng thường chỉ tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương bình
thường.
- Triệu chứng vận mạch:
+ Sợ nóng, người nóng bức.
+ Ra mồ hôi thường xuyên hoặc từng lúc, đặc biệt nhiều ở lòng bàn tay,
bàn tay thường nóng, ẩm (bàn tay Basedow).
+ Cơn giãn mạch làm bệnh nhân đỏ mặt, bừng nóng.
+ Háo khát: thèm uống nhất là về ban đêm.
- Triệu chứng cường thần kinh giao cảm:
+ Run: rất thường gặp, run rõ ở các đầu chi nhất là các đầu ngón tay. Biên
độ run nhỏ, đều, tăng lên khi xúc động hoặc khi tập trung tư tưởng.
+ Bồn chồn, dễ xúc động, hay cáu gắt, tính khí thất thường, hay lo lắng.
Tuy nhiên trí tuệ vẫn tốt.
+ Rối loạn tiêu hóa: đi phân nát, lỏng từng đợt không rõ nguyên nhân.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Bệnh nhân bị sút cân nhanh, trong vài ba tháng có thể sút 10 kg, tuy ăn
nhiều và ngon miệng.
+ Teo cơ: thường rõ ở gốc chi, quanh vai.
9
+ Nhược cơ, yếu cơ, làm việc nhanh mỏi, dấu hiệu ghế đẩu (+).
+ Rối loạn sinh dục: kinh nguyệt thường thất thường, ít hoặc mất kinh.
Tình dục giảm sút.
+ Giảm khả năng lao động cả trí óc và chân tay [2], [12], [32].
* Thương tổn mắt
Tỷ lệ 25 - 30 % bệnh nhân trong đó khoảng 2 - 5 % (bệnh lý mắt trầm
trọng. Bệnh mắt trong Basedow gồm 2 giai đoạn: Viêm và xơ hóa. Giai đoạn
viêm gây phù và lắng đọng chất glycosaminoglycan ở cơ vận nhãn ngoài làm
sưng hốc mắt, mắt luôn có cảm giác trợn lên, nhìn đôi, phù quanh hốc mắt và
đau. Giai đoạn xơ hóa là giai đoạn dưỡng bệnh và có thể gây nhìn đôi, co kéo mí
mắt và có thể tự hồi phục chiếm 64 % bệnh nhân [42].
* Phù niêm
Tỷ lệ phù niêm gặp 2 - 3 % và thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý mắt. Đó
là những thương tổn định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất
đối xứng. Vùng thương tổn dày (không thể kéo lên) có đường kính vài cm, có
giới hạn. Da vùng thương tổn hồng, bong, thâm nhiễm cứng (da lợn), lỗ chân
lông nổi lên, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Đôi khi
thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân [33].
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
* Xét nghiệm không đặc hiệu
- Điện tâm đồ: Chủ yếu nhịp nhanh xoang, có thể nhịp nhịp nhanh kịch
phát thất, ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, rung - cuồng nhĩ. Sóng T có biên độ cao.
PQ ngắn lại, đôi khi có chậm dẫn truyền nhĩ - thất (sóng P thấp, giãn rộng, đoạn
PQ kéo dài) [19].
- X quang: Chiếu sẽ thấy tim đập mạnh, giãn và tăng động cung giữa trái và
động mạch phổi. Chỉ số tim lồng ngực > 50 %, tim to chủ yếu cung thất trái -
suy tim. Khi hình tim to cùng với đường Kerley B có thể là suy tim toàn bộ [19].
- Siêu âm tim: Có tác dụng đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng.
Chức năng tâm thu: Các chỉ số siêu âm thấy tỷ lệ co ngắn cơ thất trái (FS
%), EF % (phân số tống máu), SV (thể tích nhát bóp), CO (cung lượng tim) đều
tăng. Sau điều trị các chỉ số trên sẽ giảm.
Chức năng tâm trương: E (vận tốc sóng đỉnh) E/A, IVRT (thời gian giãn
đồng thể tích) giảm. Sau điều trị các chỉ số trên sẽ tăng [19].
- Xét nghiệm khác:
10
+ Cholesterol huyết giảm. Sau điều trị có kết quả, cholesterol tăng dần nên
có giá trị tiên lượng điều trị, triglyceride giảm.
+ Đường huyết: Có thể có đái tháo đường kèm theo với tỷ lệ < 1 %.
+ Chuyển hóa cơ sở tăng cao: > +20 %, phản xạ đồ gân gót ngắn lại …
+ Công thức máu có thể có thiếu máu thiếu sắt, hồng cầu nhỏ hoặc hồng
cầu to do thiếu folat hay vitamin B12 hay bệnh Biermer kèm theo.
+ SGOT, SGPT: bình thường < 35 U/l [4], [19].
* Xét nghiệm đặc hiệu
- Đo độ tập trung I131
tại tuyến giáp:
Được sử dụng rộng rãi, cho biết tình trạng bắt Iod của tuyến giáp, trong
cường giáp, ĐTT I131
bao giờ cũng tăng, độ tập trung I131
tại tuyến giáp thời
điểm 24 giờ còn là một chỉ số quan trọng để tính liều điều trị I131
cho bệnh nhân
Basedow. Ở người bình thường ĐTT I131
sau 24 giờ là < 30 [5], [19].
- Xạ hình tuyến giáp: Cho phép xác định hình thái, kích thước tuyến giáp.
Trong Basedow, tuyến giáp bắt Iod đều khắp toàn tuyến, không có nhân nóng
hoặc nhân lạnh. Độ tập trung I131
trên xạ đồ thấy đều lan tỏa cả 2 thùy [19].
- Siêu âm tuyến giáp: Xác định kích thước tuyến giáp, đánh giá bướu giáp
lan tỏa hay có nhân. Trên SA thấy có nhiều nốt tăng âm, đôi khi thấy hình ảnh
gợn sóng lăn tăn. Chẩn đoán hình thái, chức năng tuyến giáp đơn giản, nhanh và
tương đối chính xác nên được sử dụng rộng rãi.
- Định lượng hormon tuyến giáp:
Trong cường giáp, T3, T4 đều tăng rất cao, T3 tăng nhiều hơn T4, tuy nhiên
có khi chỉ tăng một trong hai hormon trên mà thôi. Nếu chỉ tăng T4 thì gọi là
nhiễm độc T4, nếu chỉ tăng T3 thì gọi là nhiễm độc T3 [38].
Chỉ có một phần rất nhỏ 0,02 - 0,04 % lượng T4 và 0,3 - 0,4 % lượng T3 là
ở dạng tự do: FT3, FT4 là 0,8 - 2,4 ng/dl, T3 là 60 - 180 ng/dl [34].
Trong bệnh cường giáp FT3, FT4 tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, do
có nồng độ FT4 cao hơn trong huyết thanh so với FT3, T3 tăng nhiều hơn T4, các
phương pháp định lượng FT4, T3 sẽ cho kết quả chính xác hơn. FT4 và T3 thường
được sử dụng trên lâm sàng trong chẩn đoán, đặc biệt là theo dõi đánh giá, kết
quả điều trị [40].
- Định lượng hormon tuyến yên (TSH) trong máu:
Xét nghiệm kháng thể kháng receptor của TSH (TRAb) tăng.
11
1.1.6. Tiến triển và biến chứng
1.1.6.1. Tiến triển
Để diễn biến tự nhiên, không điều trị, Basedow sẽ nặng lên, đôi khi từ từ
dẫn đến suy mòn suy kiệt. Trong phần lớn trường hợp, bệnh tiến triển thành
từng đợt có những giai đoạn yên lặng xen kẽ, thậm chí lui bệnh. Trong đợt tiến
triển xuất hiện các biến chứng làm bệnh nặng lên, có thể gây tử vong [28].
1.1.6.2. Biến chứng
Cơn cường giáp cấp (còn gọi là cơn bão táp giáp trạng).
Thường xuất hiện tự phát hay sau nhiễm trùng: chọc dò vào tuyến giáp, đột
ngột ngừng dùng thuốc kháng giáp, phẫu thuật tuyến giáp khi bệnh chưa ổn định.
Biểu hiện: sốt cao 390
- 400
C, tim đập rất nhanh 160 - 180 chu kỳ/ phút. Có thể suy
tim cấp, phù phổi cấp hoặc sốc. Đau bụng, ỉa lỏng, nôn mửa, run rẩy, hoảng hốt,
mê sảng dần đi vào hôn mê. Tiên lượng rất nặng, tử vong từ 30 % - 60 % [28].
* Biến chứng tim mạch:
Rối loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh kịch phát xảy ra nhất là khi xúc động
mạnh hoặc nhiễm trùng. Bệnh nhân khó thở, lo âu, nhịp tim nhanh. Có thể có
cơn cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ, tiến triển dẫn tới suy tim [28].
* Bệnh cơ do Basedow: teo cơ, nhược cơ, đôi khi có liệt chu kỳ, phản xạ
gân xương bình thường [28].
* Biến chứng mắt: Lồi mắt ác tính, loét giác mạc, viêm thị thần kinh, liệt cơ
vân nhãn cầu [28].
1.1.7. Chẩn đoán xác định
* Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị quyết định:
- Lâm sàng: Dựa vào 5 triệu chứng lâm sàng cơ bản sau:
+Người bệnh có bướu tuyến giáp to lan tỏa (xác định bằng khám lâm sàng
hoặc chụp xạ hình, siêu âm tuyến giáp).
+Mạch nhanh thường xuyên trên 90 lần trong 1 phút.
+Run tay với biên độ nhỏ ở gần ngón.
+Mắt: ánh mắt sáng long lanh, mắt lồi hoặc các dấu hiệu về mắt dương tính.
+Da nóng, ẩm, gầy sút cân, ăn nhiều, chuyển hóa cơ sở tăng.
- Cận lâm sàng: nồng độ TSH giảm < 0,1 µUI/mL, nồng độ FT4 tăng > 25
pmol/L hoặc T3 tăng > 3 nmol/L.
12
* Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tuyến giáp bán cấp: đau tại tuyến giáp, đau lan lên hai tai, có sốt
nhẹ, có các biểu hiện nhiễm độc giáp. Xét nghiệm thấy nồng độ TSH giảm, FT4
tăng hoặc T3 tăng vừa phải. Xét nghiệm tế bào tuyến giáp thấy tổn thương đặc
hiệu dạng tế bào khổng lồ tập trung tại tuyến giáp.
- Viêm giáp tự miễn Hashimoto: tuyến giáp to, rắn chắc, có thể có đau tại
tuyến giáp. Xét nghiệm thấy TSH giảm, FT4 tăng hoặc T3 tăng vừa phải,
TPOAb hoặc TGAb tăng, xét nghiệm tế bào tuyến giáp thấy tổn thương đặc
hiệu dạng nang lympho.
1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
1.2.1. Các phương pháp điều trị
1.2.1.1. Mục tiêu điều trị:
- Giảm hoặc hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Đưa nồng độ hormon tuyến giáp trong máu về giới hạn bình thường.
- Giảm hoặc phòng được các biến chứng [35].
1.2.1.2. Điều trị nội khoa
Nhóm thuốc chủ yếu nhất là các thuốc ức chế quá trình tổng hợp hormone
tuyến giáp, trong đó các thuốc KGTH được dùng nhiều nhất, các thuốc điều trị
triệu chứng: thuốc chẹn β giao cảm và thuốc an thần, thuốc bổ… Điều trị nội
khoa khỏi hẳn trong 50 - 70 % trường hợp, tái phát 20 - 40 % [41].
Điều trị cụ thể
* Giai đoạn tấn công:
- Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (KGTH) có 2 nhóm:
+ Thiouracil:
Methyl thiouracil - MTU, viên 25 - 50 mg.
Propyl thiouracil - PTU, viên 25 - 50 mg.
Benzyl thiouracil - BTU (Basden) viên 50 mg.
+ Imidazol:
Carbimazol - Neo - mecapzol viên 5 mg.
Thyrozol viên 5 mg.
Liều lượng: tùy thuộc mức độ nhiễm độc giáp. Trung bình 300 - 500 mg/
ngày với Thiouracil, 30 - 50 mg/ ngày với Imidazol.
Thời gian 1 - 3 tháng.
13
- Thuốc chẹn Beta giao cảm hay dùng Propranolol viên 40 mg 1 - 2 viên/
ngày.
- Dung dịch Lugol 1 %, 5 %. Dùng 30 - 50 giọt/ ngày.
- Thuốc an thần: Valium (Seduxen), Meprobamat. Có thể dùng nhiều lần
trong ngày [36].
* Giai đoạn củng cố:
- Thuốc KGTH: liều dùng bằng nửa liều tấn công, kéo dài 6 - 12 tháng.
- Propranolol và Lugol: tùy trường hợp có thể dùng tiếp tục hoặc ngừng
hẳn [37].
* Giai đoạn duy trì:
Duy trì thuốc KGTH với liều hàng ngày bằng nửa liều củng cố, kéo dài 6 -
12 tháng tùy từng trường hợp [16].
1.2.2. Các phác đồ điều trị nội khoa
1.2.2.1. Phác đồ điều trị bệnh viện Chợ Rẫy:
* Thuốc kháng giáp tổng hợp
- Ức chế hữu cơ hóa iod làm giảm tổng hợp hormone giáp.
- Gồm hai nhóm: Thiouracil và Imidazol có tác dụng sinh học kéo dài 12 –
24 giờ.
- Điều trị tấn công 6 – 8 tuần, duy trì 16 – 18 tháng.
- Tác dụng phụ: phản ứng da, đau khớp, đau cơ, giảm bạch cầu hạt, giảm
tiểu cầu, viêm gan …
- Chỉ định điều trị: Trong phần lớn bệnh nhân Basedow nhẹ, Basedow trẻ em,
phụ nữ có thai, cho con bú, sửa soạn bệnh nhân trước khi phẫu thuật, iod phóng xạ.
- Nhược điểm: Thời gian dài. Tái phát cao (35 % - 50 %) sau ngưng thuốc.
Bảng 1.2. Loại thuốc kháng giáp tổng hợp và liều thường dùng
Nhóm
thuốc
Tên thuốc Biệt dược
Liều tấn
công
(mg/ngày)
Liều duy
Trì(mg/ngày)
Uracil
Methylthiouracil MTU 400 - 600 50- 100
Propylthiouracil PTU viên 50 mg 300 - 600 50- 100
Benzylthiouracil Basdene 25 mg 150 - 200 25- 50
Imidazol
Carbimazol Neomercazol 5 mg 30-60 5– 10
Methimazol Tapazol 5 mg 20-60 5- 10
Thiamazol Thyrozol 20-60 5 - 10
14
* Thuốc chống biểu hiện cường giao cảm
- Thuốc ức chế β giao cảm: Propranolol (Inderal, Avlocardyl). Ngoài tác
dụng ức chế thần kinh giao cảm, còn có tác dụng ức chế sự chuyển T4 thành
T3 ngoại vi..
- Liều thông thường: 40 – 120mg chia làm 4 – 6 lần.
- Sau vài ngày dùng thuốc chẹn β nhịp tim chậm lại, bớt run tay, bớt ra
mồ hôi.
- Chống chỉ định: Trường hợp hen suyễn, loét dạ dày – tá tràng, block
nhĩ thất.
* Thuốc điều trị hỗ trợ: gồm thuốc an thần, vitamin nhóm B chế
độnghỉ ngơi.
1.2.2.2. Phác đồ điều trị bệnh viện Bạch Mai:
* Kháng giáp trạng tổng hợp
- Chỉ định: Lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân trẻ < 50 tuổi, điều trị lần
đầu, bướu lan tỏa.
- Thường có kết quả cho bệnh nhân có biểu hiện cường giáp nhẹ, bướu
cổ nhỏ.
- Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Thuốc thường dùng:
+ Imidazol (carbimazol, methimazol, thyrozol)
Liều ban đầu: 15 – 40 mg/ngày, chia 1 – 2 lần (cường giáp nhẹ liều 15 mg,
trung bình liều 20 – 30 mg, nặng liều 40 mg/ngày). Uống thuốc sau ăn.
Chỉnh liều khi bệnh nhân dần về bình giáp.
Liều duy trì: 5 – 10 mg/ngày.
+ Propylthiouracil (PTU)
Liều ban đầu: 300 – 400mg/ ngày, chia 2 – 3 lần. Uống thuốc sau ăn.
Giảm dần liều khi bệnh nhân dần về bình giáp.
Liều duy trì: 50 – 150 mg/ngày.
- Tác dụng phụ:
Giảm hoặc mất bạch cầu hạt (trung tính): thường gặp trong những tuần
điều trị đầu, bệnh nhân đau họng, sốt cao, rất dễ nhiễm trùng huyết.
Tăng enzyme gan.
Dị ứng mẩn ngứa ngoài da.
15
* Điều trị thuốc chẹn β giao cảm nhằm làm giảm triệu chứng cường
giáp
- Metoprolol (Betaloc, Betaloc zok) viên 25 mg và 50 mg, liều 25 – 100
mg/ngày.
- Atenolol (Tenormin) viên 50 mg, liều 25 – 100 mg/ngày.
- Bisoprolol (Concor) viên 2,5 mg và 5 mg, liều 2,5 – 10 mg/ngày.
- Propranolol (Inderal) viên 40 mg, liều 40 – 240 mg/ngày.
* Điều trị hỗ trợ bằng thuốc an thần, chế độ nghỉ ngơi…
Bảng 1.3. Phác đồ điều trị của Anh
Điều trị Cơ chế
Chỉ định
Thuốc
T/d mong
muốn
T/d phụ
Propylthiouracil
(Liều 150-600 mg
/ngày, chia 3 - 4
lần/ngày)
Ức chế tổng
hợp hormone
tuyến giáp và
chuyển T4
thành T3.
Điều trị ban đầu,
trongcường giáp
nặng, nhanh
chóng làm hạ
nồng độ T3 trong
huyết thanh
Giảm T4
và T3,
cải thiện
các triệu
chứng
trong 3 –
4 tuần.
- Hiếm gặp: Ban,
mày đay, thay đổi
vị giác.
- Thường gặp:
chứng mất bạch
cầu hạt, hoại tử
gan, ứ mật.
Methimazol
(Liều 10 - 40
mg/ngày, liều đơn
hoặc chia 2
lần/ngày)
Ức chế tổng
hợp hormone
tuyến giáp
Điều trị ban đầu Giảmnồn
g độ T4
và T3, cải
thiện các
triệu
chứng
trong 3 -
4 tuần.
- Hiếm gặp: Ban,
mày đay.
- Thường gặp: Giảm
bạch cầu hạt, hoại
tử gan, ứ mật; trong
thời kỳ mang thai:
bất sản da, bệnh
phôi (đặc trưng bởi
sự bịt thực quản và
lỗ mũi sau).
16
Ức chế thụ thể β –
adrenergic
( Liều 50 – 200
mg/ngày hoăc 25-
100 mg/ngày)
Phong bế thụ
thể β
adrenergic, có
hiệu lực trong
cường giáp,
làm tăng
catecholamin
gồm: Tim, cơ
xương, xương,
mỡ
BN mới chẩn
đoán với triệu
chứng thần kinh
giao cảm (run, tim
đập nhanh, ra mồ
hôi).
Cải thiện
nhanh
triệu
chứng
trong 1 -
2 ngày.
Tắc nghẽn, khó
thở ở bệnh nhân
mắc bệnh hen phế
quản và bệnh phổi.
Muối KI bão hòa
hoặc Ipodate
(Oragrafin)
Ức chế sự tổng
hợp và giải
phóng hormone
tuyến giáp, giảm
tình trạng co
mạch. Ipodate
giảm chuyển T4
thành T3.
Giảm nhanh nồng
độ hormone tuyến
giáp, chẳng hạn
BN có bệnh lý tim
mạch trầm trọng và
cơn bão giáp hoặc
chuẩn bị PT
Giảm
nhanh
nồng độ T4
và T3 trong
5 - 7 ngày
Viêm tuyến nước
bọt.
Corticoid
(Prednisolon,
Dexamethason)
Ức chế chuyển
T4 thành T3
Giảm nhanh nồng
độ hormone tuyến
giáp, chẳng hạn
BN có bệnh lý tim
mạch trầm trọng và
cơn bão giáp hoặc
chuẩn bị PT
Giảm
nhanh
nồng độ T3
Liệu trình ngắn gây
biến chứng nhẹ.
Liệu trình dài gây
biến chứng gồm:
Không dung nạp
Glucose, loãng
xương, yếu cơ.
1.3. CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH
BASEDOW
1.3.1. Thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH)
Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế tổng hợp và giải phóng hormone
tuyến giáp, vì vậy được dùng điều trị ưu năng tuyến giáp (bệnh Basedow) [6].
Quá trình tổng hợp thyroxin có bốn giai đoạn:
- Gắn iodide vô cơ vào tuyến (iodide là iod dạng ion I-
).
- Oxy hóa iodide thành iod tự do.
- Tạo mono - và diiodotyrosin (MIT - DIT).
- Ghép 2 iodotyrosin thành L - thyroxin - tetraiodotyrosin T4 (TIT) [20].
17
Hình 1.1. Vị trí tác dụng của thuốc kháng giáp trạng [20]
MIT: monoiodotyrosin, DIT: diiodo - tyrosin
(1):Thiocyanat, perclorat
(2):Nhóm thiamid carbimazol, benzylthiouracil, propylthiouracil, methimazol
(3):Lithium
Thuốc kháng giáp trạng chia thành 4 nhóm:
1.3.1.1. Thuốc ức chế gắn iodide vào tuyến
- Cơ chế: ức chế quá trình vận chuyển iod, làm giảm hấp thu iod của tuyến
giáp như thiocyanat (SCN-
), perclorat (ClO4
-
).
- Chỉ định: Thuốc chủ yếu dùng điều trị ưu năng tuyến giáp nhẹ hoặc trung bình.
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp là gây mất bạch cầu hạt [6], [20].
1.3.1.2. Thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp
* Gồm 2 nhóm:
- Dẫn xuất imidazole: Carbimazole (CBZ), Methimazole (MMI).
- Dẫn xuất thiouracil: Methyl uracil (MTU), Propyl thiouracil (PTU),
Benzyl thiouracil (Basdene).
* Dược lý và cơ chế tác dụng
- Propylthiouracil:
Propylthiouracil (PTU) là dẫn chất của thioure, một thuốc kháng giáp.
Thuốc ức chế tổng hợp hormone giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần
tyrosyl của thyroglobulin. Thuốc cũng ức chế sự ghép đôi các gốc iodotyrosyl
này để tạo nên iodothyronin. Ngoài ức chế tổng hợp hormone, thuốc cũng ức
chế quá trình khử iod của T4 (thyroxin) thành T3 (tri iodothyronin) ở ngoại vi.
18
Thuốc không ức chế tác dụng của hormone giáp sẵn có trong tuyến giáp hoặc
tuần hoàn hoặc hormone giáp ngoại sinh đưa vào cơ thể [26].
- Methimazol (Thiamazol):
Thiamazol là một thuốc kháng giáp tổng hợp, dẫn chất thioimidazol
(imidazol có lưu huỳnh). Thiamazol ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp ở
tuyến giáp bằng cách làm chất nền cho enzyme peroxydase của tuyến giáp,
enzyme này xúc tác phản ứng kết hợp iodide đã được oxy hóa vào gốc tyrosin của
phân tử thyroglobulin và phản ứng cặp đôi phân tử iodotyrosin thành
iodothyronin. Do vậy, iod bị đi chệch khỏi quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp.
Thiamazol không ức chế tác dụng của hormon tuyến giáp đã hình thành
trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormon
tuyến giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormone tuyến giáp đưa từ
ngoài vào. Do đó, thiamazol không có tác dụng nhiễm độc giáp do dùng quá
liều hormone tuyến giáp.
Thiamazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp và thường
không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp.
Khác với thuốc kháng giáp thuộc dẫn chất thiouracil (benzylthiouracil,
propylthiouracil, methylthiourail) thiamazol không ức chế sự khử iod ở ngoại vi
của thyroxin thành triiodthyronin (tác dụng của triiodthyronin mạnh hơn nhiều
so với thyroxin). Do đó trong điều trị cơn nhiễm độc giáp, propylthiouracil
thường được ưa dùng hơn.
Tính theotrọng lượng, thiamazol mạnh hơn benzylthiouracil và
propylthiouracil (gấp 10 lần). Trong một nghiên cứu, nồng độ thyroxin và
triiodothyronin trong máu giảm có ý nghĩa sau 5 ngày dùng thiamazol 40 mg
mỗi ngày. Tác dụng tối đa đạt được sau 4 - 7 tuần [26], [36].
- Carbimazol:
Trong cơ thể, carbimazol chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành thiamazol,
vì thế, cơ chế tác dụng của carbimazol cũng là cơ chế của thiamazol. Thuốc ức
chế tổng hợp hormone giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào gốc tyrosyl của
thyroglobulin, và cũng ức chế sự kết hợp hai gốc iodotyrosyl thành
iodothyronin. Thuốc không ức chế tác dụng của hormone giáp đã hình thành
trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormone
giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormone giáp đưa từ ngoài vào.
19
Do đó, carbimazol không có tác dụng trong nhiễm độc do dùng quá liều
hormone giáp.
Carbimazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp và thường
không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp.
* Dược động học:
- Propylthiouracil (PTU) được hấp thu nhanh, Tmax= 1giờ. Sinh khả dụng
50 - 80 %, t1/2 = 2 giờ. Vào máu tập trung ở tuyến giáp, bài tiết vào nước tiểu
trong 24 giờ dạng liên hợp acid glucuronic. PTU gắn mạnh vào protein huyết
tương, ít qua sữa mẹ nên là thuốc lựa chọn cho phụ nữ cho con bú [8].
- Carbimazole (Neo - Mercazole) chuyển hóa thành Methimazole [9].
- Methimazole (MMI) được hấp thu hoàn toàn nhưng tốc độ hấp thu thay
đổi, bài tiết chậm hơn PTU, t1/2 của MMI = 4 - 6 giờ nhưng tác dụng dài do tập
trung nhiều trong tuyến giáp nên ngày dùng 1 lần. MMI 20 mg/ ngày cũng
không gây hại cho trẻ em bú sữa mẹ [10].
- Tác dụng kéo dài của MMI cho phép dùng thuốc 1 lần/ ngày, trong khi
PTU phải dùng 2 - 3 lần/ ngày. MMI chủ yếu ở dạng tự do, còn 80 - 90 % PTU
kết hợp với albumin. Do MMI gắn với protein huyết thanh lỏng lẻo hơn nhiều
nhưng t1/2 kéo dài hơn, đồng thời khả năng thấm qua màng cao hơn PTU do tan
trong lipid nhiều hơn. Hơn nữa, sự chuyển hóa MMI trong tuyến giáp rất chậm.
- Không cần thay đổi liều ở trẻ em, người già hay người suy thận. Không
cần giảm liều ở bệnh nhân bị bệnh gan, mặc dù sự thanh thải của MMI (chứ
không phải PTU) bị giảm.
- Tác dụng của MMI mạnh hơn PTU 7 - 15 lần, có thể không phải do sự
khác nhau ở mức độ sinh hóa mà đúng hơn là do sự xâm nhập khác nhau của
thuốc vào vòng chuyển hóa ngay bên trong của tuyến giáp.
* Chỉ định và liều dùng:
- Chỉ định:
+ Basedow khi bướu giáp nhỏ, dạng nhẹ.
+ Phối hợp với iod phóng xạ hay chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp.
MMI là thuốc thay thế PTU để trị cường giáp cho phụ nữ mang thai với
liều vừa đủ, không được thừa.
- Giai đoạn tấn công: Ngăn chặn các triệu chứng nhiễm độc giáp chođến khi
đạt trạng thái bình giáp. Thời gian điều trị tấn công cũng tùy thuộc liều KGTH và
20
tình trạng nhiễm độc giáp ban đầu. Thường thì bình giáp đạtđược sau 6 - 8 tuần.
Liều tấn công khác nhau tùy thuộc nhóm thuốc, tình trạng nhiễm độc giáp:
+ Thiouracil 200 - 400 mg. ngày, chia 3 lần, trường hợp nặng có thể dùng
tới liều 600 mg/ ngày.
+ Imidazol 10 - 40 mg/ ngày, chia 3 lần hoặc dùng 1 liều duy nhất. Cường
giáp nặng có thể dùng liều 60 mg/ ngày.
-Giai đoạn duy trì: khoảng 12 - 18 tháng hoặc hơn nữa cho tới khi đạt
được bình giáp ổn định. Sau giai đoạn tấn công sẽ giảm liều từ từ 33 - 50 % liều
tấn công, mỗi tuần cho đến liều duy trì. Liều duy trì tùy thuộc mức độ đáp ứng
của người bệnh với thuốc, thường là 5 - 15 mg/ ngày/ 1 lần với imidazol hay 50
- 150 mg/ ngày/ 1 lần với thiouracil.
-Giai đoạn củng cố: Khi đã đạt được bình giáp thì chuyển sang giai đoạn
củng cố 6 - 12 tháng để đảm bảo không tái phát bệnh, giảm liều dần dần, không
được ngừng thuốc để tránh bệnh tái phát trở lại (nếu ngừng thuốc bệnh sẽ tái
phát sau 3 - 4 tháng).
Tổng thời gian điều trị thường kéo dài 12 - 24 tháng.
* Chống chỉ định và thận trọng:
Chống chỉ định: Bệnh nhân có bệnh về máu từ trước (mất bạch cầu hạt,
thiếu máu bất sản …), viêm gan, ứ mật hay mẫn cảm với thuốc.
Thận trọng: Theo dõi bệnh nhân về chứng mất bạch cầu hạt theo tuổi nên
thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân trên 40 tuổi. Thận trọng khi dùng cùng
thuốc khác gây mất bạch cầu hạt.
* Tác dụng không mong muốn:
Các TDKMM nhẹ thường thấy nhất là: ngứa, ban dạng sẩn, mày đay. Ít
thấy hơn có đau cứng khớp, dị cảm, nhức đầu.
1.3.2. Các thuốc chẹn β giao cảm
Các thuốc chẹn β giao cảm được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng
nhiễm độc giáp và chỉ định kết hợp với các thuốc kháng giáp hoặc thuốc phụ trợ
trong điều trị iod phóng xạ [31].
Các thuốc chẹn β giao cảm giảm các triệu chứng về tim mạch như: hồi hộp
trống ngực, tim đập nhanh, run tay, lo âu [39].
Làm giảm tác dụng ngoại vi của hormon tuyến giáp theo 2 cơ chế: ngăn
chặn tác dụng kích thích các catecholamin của hormon tuyến giáp và ức chế
chuyển T4 thành T3 ngoại vi.
21
Bảng 1.4. Liều dùng các thuốc ức chế thụ thể β [7]
Thuốc Biệt dược Liều 24 giờ
Propranolol Avlocardyl 40 mg 40 - 120 mg
Bisoprolol Concor 5 mg 5 - 15 mg
Metoprolol Betaloc 50 mg 50 - 150 mg
1.3.3. Các thuốc an thần
Tác dụng làm giảm tình trạng kích thích, hưng phấn của thần kinh trung
ương. Cho bệnh nhân dùng 7 - 10 ngày đầu của đợt điều trị, cắt thuốc khi nào
thấy tình trạng tinh thần của người bệnh bình thường, ngủ tốt. Thuốc thường
gặp nhất là Diazepam và các dẫn chất benzodiazepin.
1.3.4. Corticoid
Do tác dụng chống viêm nên corticoid được dùng để tránh hiện tượng lồi
mắt do viêm, giảm thị lực, phù nề.
- Corticoid còn có tác dụng ức chế TSI (một globulin miễn dịch có tác dụng
kích thích tuyến giáp đối với sự tổng hợp hormon), ngăn sự chuyển T4 thành T3 ở
ngoại vi và làm tăng iod niệu từ tác dụng kháng giáp của chúng do đó sẽ làm
giảm được các triệu chứng của nhiễm độc do hormon tuyến giáp gây ra.
- Liều dùng:
+ Prednisolon uống 30 - 40 mg/ 24 giờ (hay 0,5 đến 1,25 mg/ kg/ 24 giờ)
vào buổi sáng, uống liên tục trong 1 - 2 tuần. Khi các triệu chứng như: cokéo cơ
mi, lồi mắt, phù nề … giảm thì có thể giảm liều rồi dừng hẳn thuốc.
+ Dexamethason cách 2 - 6 giờ uống 1 liều, ức chế sự bài tiết hormone,
tăng sinh hormone T3 và có tác dụng ức chế miễn dịch [39].
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y
tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 800 giường bệnh kế hoạch (2020). Bệnh viện
được xây dựng với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm.
Địa chỉ: Số 04, Đường Châu Văn Liêm - Phường Tân An - Quận Ninh
Kiều - Thành Phố Cần Thơ.
1.4.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1975, bệnh viện xây dựng trên diện tích 2,6 ha, quy mô giường
bệnh với tên gọi Bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa (năm 1895). Đây là bệnh viện lớn
nhất khu vực, trực thuộc Bộ Y tế Sài Gòn.
22
Ngày 5-5-1975, Bệnh viện Thủ khoa Nghĩa đổi tên thành Bệnh viện Đa
khoa khu Tây Nam bộ. Ngày 4-3-1976, Quốc hội quyết định nhập 2 tỉnh Cần
Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang. Số giường được nâng lên 550 giường,
phục vụ điều trị cho nhân dân cả khu vực. Năm 1992, tỉnh Hậu Giang tách ra
thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang lại đổi tên
thành Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Lúc này, Bệnh viện đã đào tạo được lực
lượng bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao nên thu hút rất đông bệnh nhân các
tỉnh ĐBSCL.
Năm 2004, tỉnh Cần Thơ tiếp tục bị chia tách thành tỉnh Hậu Giang và
thành phố Cần Thơ, đô thị trực thuộc trung ương. Đến thời điểm này, Bệnh viện
Đa khoa thành phố Cần Thơ đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử hơn 1 thế kỷ phục vụ
nhân dân.
Năm 2014, Bệnh viện được xây dựng mới tại địa chỉ số 04 - Châu Văn
Liêm – Phường Tân An – Quận Ninh Kiều – Thành Phố Cần Thơ với quy mô
500 giường chính thức khởi công với tổng mức đầu tư là 853 tỉ đồng. Công trình
có diện tích xây dựng 8.997,23 m2, diện tích sàn sử dụng là 49.646,5 m2. Các
hạng mục xây lắp gồm khối nhà chính của bệnh viện, quy mô 1 tầng hầm và 9
tầng lầu. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được chính phủ phê duyệt dự
án mua sắm trang thiết bị từ với tổng mức 22 triệu EURO. Trong đó, nguồn hỗ
trợ từ vốn ODA (Pháp) là 19,5 triệu EURO. Mục tiêu của dự án là đầu tư trang
thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là cơ sở khám chữa bệnh hiện đại,
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh
lân cận. Là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược, Cao đẳng Y tế và nhiều
trường Trung cấp Y Dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo đội ngũ thầy thuốc của thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
1.4.2. Ban Giám đốc hiện tại:
- Giám đốc: BSCKII. Trần Quốc Luận.
- Phó Giám đốc: BSCKII. Huỳnh Minh Phú.
1.4.3. Khoa, phòng:
Tổng số có 36 khoa, phòng.
- Phòng chức năng: có 09 phòng
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
23
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Điều dưỡng
+ Phòng Vật tư – Thiết bị y tế
+ Phòng Hành chánh quản trị
+ Phòng Quản lý chất lượng
+ Phòng Chỉ đạo tuyến – Đào tạo
+ Phòng Công tác xã hội
- Khoa lâm sàng: có 21 khoa
+ Khoa Hồi sức cấp cứu
+ Khoa Khám bệnh
+ Khoa Truyền nhiễm
+ Khoa Răng Hàm Mặt
+ Khoa Tai Mũi Họng
+ Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc
+ Khoa Phẫu Thuật – Gây mê – Hồi sức
+ Khoa Mắt
+ Khoa Y dược cổ truyền
+ Khoa Nội tiết
+ Khoa Ngoại thận – Tiết niệu
+ Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng
+ Khoa Ngoại tổng hợp
+ Khoa Ngoại Thần kinh
+ Khoa Ngoại Lồng ngực
+ Khoa Nội Tổng hợp
+ Khoa Nội Thần kinh – Cơ xương khớp
+ Khoa Nội thận – Tiết niệu – Lọc máu
+ Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học
+ Khoa Nội Tim mạch – Lão học
+ Khoa Điều trị theo yêu cầu
- Khoa cận lâm sàng: có 06 khoa
+ Khoa dược
+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh
+ Khoa Dinh dưỡng
+ Khoa Xét nghiệm
+ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Khoa Giải phẫu bệnh
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ
tháng 01/01/2020 đến 30/10/2020.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2.1. Mục tiêu 1:
Hồ sơ bệnh án Basedow điều trị tại Khoa Nội tiết được lưu trữ tại kho lưu
trữ Phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ
tháng 01/01/2020- 30/06/2020. Số liệu được thu thập từ bệnh án theo mẫu thu
thập thông tin (Phụ lục I).
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Được kết luận chắc chắn mắc Basedow (theo ghi nhận ở bệnh án). Chẩn
đoán Basedow bằng triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:
+ Triệu chứng lâm sàng:
. Run tay, chân.
. Hồi hộp trống ngực.
. Mệt.
. Sụt cân.
. Vã mồ hôi.
+ Cận lâm sàng:
Xét nghiệm hormon tuyến giáp: T3, FT4 tăng, TSH giảm.
- Thời gian điều trị nội trú từ 1 tuần trở lên.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân đã được điều trị trước khi nhập viện bằng thuốc hoặc bằng Iod
phóng xạ hoặc điều trị ngoại khoa.
- Phụ nữ mang thai.
- Triệu chứng lâm sàng không điển hình.
- Bệnh nhân điều trị không đủ đợt.
- Bệnh nhân mắc kèm bệnh mạn tính khác: Bệnh tim mạch, bệnh nội tiết,
HIV - AIDS…
25
* Cỡ mẫu:
Do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với toàn bộ quần thể định danh là
bệnh nhân Basedow mắc bệnh lần đầu được điều trị nội trú, nên tất cả bệnh
nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được lấy vào nghiên cứu. Trên thực tế chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu được 70 bệnh nhân.
2.1.2.2. Mục tiêu 2:
Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Phòng Khám nội tiết Khoa Khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/08/2020 đến 30/10/2020.
Các thông tin ghi nhận được dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục II).
* Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Chẩn đoán xác định là Basedow.
- Đã điều trị với ít nhất 1 thuốc KGTH trong 6 tháng trước.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có thai.
- Không chấp nhận tham gia nghiên cứu.
- Không tự sử dụng thuốc được, không có khả năng trả lời câu hỏi.
* Cỡ mẫu: Dự kiến chọn khoảng 60 bệnh nhân.
Trong thời gian từ tháng 01/08/2020- 30/10/2020, chúng tôi lựa chọn được
60 bệnh nhân.
Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1: Nghiên cứu hồi cứu
Nghiên cứu bệnh án của bệnh nhân Basedow điều trị nội trú lần đầu về
phương diện sử dụng thuốc, phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị.
Số liệu được thu thập lại thông qua phiếu thu thập thông tin (Phụ lục I).
Mục tiêu 2:Nghiên cứu tiến cứu
Số liệu được thu thập bằng phiếu thu thập thông tin bệnh nhân ngoại trú
(Phụ lục II).
* Cách thức chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện không xác suất có mục đích
theo tiêu chí chọn mẫu của đề tài, đối tượng thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại
trừ như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu.
26
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
Từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi xác định các chỉ tiêu nghiên cứu như
sau:
2.2.2.1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân
- Tuổi: Tính bằng năm
- Giới tính: Nam hoặc nữ
- Thời gian điều trị tại bệnh viện: Tính bằng ngày
2.2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh Basedow
trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục qui định.
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều qui định.
- Các phác đồ điều trị nội khoa.
- Tỷ lệ thay đổi thuốc KGTH trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện.
- Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân nội trú.
- TDKMM ghi nhận từ bệnh án nội trú.
2.2.2.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị
- Tỷ lệ tuân thủ điều trị.
- Nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị.
- Mối liên quan của từng yếu tố với mức độ tuân thủ:
+ Liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa nhóm nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị
+ Liên quan giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa thời gian điều trị Basedow và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa số loại thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa số lần dùng thuốc và mức độ tuân thủ điều trị.
+ Liên quan giữa niềm tin về thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị.
27
2.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phác đồ điều trị
Bảng 2.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị Basedow theo phác đồ chuẩn của
Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ
Nhóm thuốc Thuốc Liều khởi đầu
Thuốc KGTH
Carbimazol 20 - 60 mg/ngày
Thiamazol 15 - 40 mg/ngày
Propylthiouracil 300 - 400 mg/ngày
Thuốc chẹn β giao
cảm
Metoprolol 25 - 100 mg/ngày
Atenolol 25 - 100 mg/ngày
Bisoprolol 2.5 - 10 mg/ngày
Propranolol 40 - 240 mg/ngày
Thuốc điều trị hỗ trợ Thuốc an thần, vitamin nhóm B
* Kháng giáp tổng hợp:
- Thiamazol:
Liều ban đầu 15 - 40 mg/ ngày, chia 1- 2 lần (cường giáp nhẹ liều 15 mg,
trung bình 20 - 30 mg, nặng liều trên 40 mg/ ngày). Uống thuốc sau khi ăn.
Chỉnh liều khi bệnh nhân dần về bình giáp.
- Propylthiouracil (PTU)
Liều ban đầu: 300 - 400 mg/ ngày, chia 2 - 3 lần. Uống thuốc sau ăn.
Giảm dần liều khi bệnh nhân về bình giáp.
Liều duy trì: 50 - 150 mg/ ngày.
* Thuốc chẹn giao cảm nhằm làm giảm triệu chứng cường giáp:
- Metoprolol (Betaloc, Betaloc zok) viên 25 và 50 mg, liều 25 - 100 mg/
ngày.
- Atenolol (Tenormin) viên 50 mg, liều 25 - 100 mg/ ngày.
- Bisoprolol (Concor) viên 2.5 và 5 mg, liều 2.5 - 10 mg/ ngày.
- Propranolol (Inderal) viên 40 mg, liều 40 - 240 mg/ ngày.
* Điều trị hỗ trợ bằng thuốc an thần, chế độ nghỉ ngơi [5]
2.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị của bệnh nhân được đánh giá trên cơ sở:
28
Bất kỳ sự không tuân thủ về lịch tái khám, số thuốc uống, liều dùng, thời
điểm dùng thuốc đều được coi là tuân thủ kém và ngược lại.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- So sánh sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng test χ2
- Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi two-side p value < 0,05.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa vào phần mềm
SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2007. Số liệu xử lý được trình bày dưới dạng: %,
giá trị trung bình, so sánh liên quan, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
- Tài liệu tham khảo được xử lý bằng phần mềm Endnote X6.
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng
tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ
cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa.
29
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu
Tuổi Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ
< 20 tuổi 8 11,43
20 – 50 tuổi 37 52,86
50 – 65 tuổi 14 20,0
> 65 tuổi 11 15,71
Tổng 70 100
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu này, đặc điểm về tuổi của bệnh nhân nội trú phân bố
như sau: Nhóm tuổi mắc bệnh Basedow cao nhất là từ 20 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ
52,86 %.
- Nhóm tuổi mắc bệnh thấp nhất là < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 11,43 %. Trong số
đó, bệnh nhân mắc bệnh có tuổi thấp nhất là 11 tuổi và tuổi cao nhất trong nhóm
nghiên cứu là 72 tuổi.
Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu
Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ
Nam 18 25,71
Nữ 52 74,29
Tổng 70 100
Nhận xét:
Trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn
nhiều so với bệnh nhân nam. Nữ chiếm 74,29 % và nam chiếm 25,71 %. Tỷ lệ
nữ/nam = 3/1.
30
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh của bệnh nhân nghiên cứu
Thời gian bị bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ
< 3 tháng 7 10,0
3 - 12 tháng 13 18,57
13 – 24 tháng 28 40,0
24 – 36 tháng 19 27,14
> 36 tháng 3 4,29
Tổng 70 100
Nhận xét:
Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu phân bố không đồng đều.
Thời gian mắc bệnh chủ yếu của bệnh nhân là từ 13 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ
lệ 40,0 %. Thời gian mắc bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là > 36 tháng với 4,29 %.
Các bệnh nhân nộ trú mới mắc bệnh, thời gian mắc < 3 tháng chiếm tỷ lệ 10 %.
Trong đó bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 11
năm.
Bảng 3.4. Đặc điểm số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân nghiên cứu
Số ngày nằm viện Số bệnh nhân Tỷ lệ
< 7 ngày 6 8,57
7 – 14 ngày 42 60,0
15 – 30 ngày 21 30,0
> 30 ngày 1 1,43
Tổng 70 100
Trung bình 13,7 ± 2,3 ngày
Nhận xét:
Thời gian nằm viện điều trị nội trú của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được
thể hiện trong bảng 3.4. Thời gian nằm điều trị nội trú chủ yếu của bệnh nhân là
từ 7 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ 60,0 %. Tiếp theo là bệnh nhân nằm điều trị từ 15
đến 30 ngày chiếm tỷ lệ 30,0 %. Số bệnh nhân nằm điều trị thời gian dài > 30
ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,43 %.
Thời gian nằm điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân là 13,7 ± 2,3
ngày.
31
3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của
bệnh viện
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo các loại thuốc theo danh mục
Nhóm thuốc Tên thuốc Số BN Tỷ lệ % Tổng
Thuốc
KGTH
Propyl thiouracil 14 20,0
70 (100,0)
Thiamazol 53 75,71
Carbimazol 3 4,29
Chẹn β giao cảm Bisoprolol 64 91,44 64 (91,43)
Corticoid 5 7,14 5 (7,14)
Thuốc điều trị
hỗ trợ
Thuốc an thần 55 78,57
68(97,14)
Vitamin nhóm B 18 25,71
Thuốc bổ gan 68 97,14
Thuốc chứa Kali 9 12,86
Tổng 70 100
Nhận xét:
Các nhóm thuốc thường được kê cho các bệnh nhân bao gồm: Nhóm thuốc
kháng giáp tổng hợp, nhóm chẹn β giao cảm, nhóm corticoid và nhóm các thuốc
điều trị bổ trợ khác. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều sử
dụng thuốc kháng giáp tổng hợp (100,0 %), trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc
Thiamazol chiếm tỷ lệ 75,71 %. Thuốc nhóm chẹn β giao cảm có 91,43 % bệnh
nhân được kê đơn sử dụng.
Nhóm các thuốc hỗ trợ điều trị có 97,14 % bệnh nhân được kê đơn, trong
đó bệnh nhân được kê thuốc bổ gan chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,14 %, thấp nhất là
thuốc chứa kali chiếm 12,86 %.
Nhóm corticoid là nhóm ít được sử dụng nhất để điều trị cho các bệnh
nhân, chiếm tỷ lệ 7,14 %.
32
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo loại phác đồ sử dụng
Loại phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ
Đơn trị liệu 2 2,86
Phối hợp 2 thuốc 14 20,0
Phối hợp 3 thuốc 54 77,14
Tổng 70 100,0
Nhận xét:
Các loại phác đồ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có thể là đơn trị
liệu hoặc phối hợp các thuốc. Đa số các bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 3
nhóm thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 77,14 %. Phác đồ đơn trị liệu được sử dụng ít
nhất với tỷ lệ 2,86 %.
Bảng 3.7. Đặc điểm của phác đồ sử dụng điều trị cho bệnh nhân
Loại phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ
Chỉ nhóm KGTH 2 2,86
KGTH + Chẹn β 10 14,29
KGTH + Hỗ trợ 4 5,71
KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ 54 77,14
Tổng 70 100
Nhận xét:
Phác đồ phối hợp được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân nội trú, loại phác
đồ phối hợp 3 nhóm thuốc KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ chiếm tỷ lệ chủ yếu với
77,14 %.
Có 14,29 % bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 2 loại thuốc KGTH +
Chẹn β và 5,71 % số bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc là KGTH + Hỗ trợ.
Chỉ có 2,86 % bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc chỉ nhóm KGTH để điều trị.
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc nhóm KGTH
Thay thế thuốc Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ
Số trường hợp thay thế 7 10,0
Thuốc ban đầu Thuốc thay thế
Thiamazol
Propylthiouracil 3 4,29
Carbimazol 2 2,86
Propylthiouracil Thiamazol 2 2,86
33
Nhận xét:
Trong quá trình điều trị, để phát huy tối đa kết quả điều trị và đưa lại hiệu
quả tốt nhất, một số bệnh nhân phải đổi thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 10,0 %.
Trong đó, điều trị từ bằng Thiamazol có 53 bệnh nhân, trong quá trình điều trị
đỏi sang thuốc Propylthiouracil là 3 bệnh nhân. Điều trị từ bằng Thiamazol có
53 bệnh nhân, trong quá trình điều trị đỏi sang thuốc Carbimazol là 2 bệnh nhân.
Điều trị từ bằng Propylthiouracil có 14 bệnh nhân, trong quá trình điều trị đỏi
sang thuốc Thiamazol là 2 bệnh nhân
3.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian
nằm viện
Trong bệnh án của các bệnh nhân nghiên cứu, các triệu chứng lâm sàng
của bệnh nhân trong quá trình điều trị không được ghi chép loại hoặc được ghi
không đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân thông
qua kết quả xét nghiệm sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp trước và sau
điều trị. Kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.9. Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau
điều trị
Chỉ số trung bình (n = 70) Trước điều trị Sau điều trị p
TSH (µIU/ml) 0,009 ± 0,076 0,022 ± 1,237 > 0,05
FT4 (pmol/L) 55,215 ± 18,623 24,516 ± 11,357 < 0,001
T3 (nmol/L) 9,424 ± 4,172 3,128 ± 1,915 < 0,001
Nhận xét:
Kết quả xét nghiệm cho thấy đối với nồng độ TSH không có sự thay đổi
khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm trước và sau khi điều trị với p > 0,05.
Có sự khác biệt về nồng độ FT4 và T3 ở thời điểm trước và sau điều trị.
Nồng độ FT4 và T3 sau khi điều trị thấp hơn so với trước khi điều trị và sự khác
biệt này là có ý nghĩa với p < 0,001.
Bảng 3.10. Đánh giá trình trạng bệnh của bệnh nhân sau điều trị
Trình trạng Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ
Bệnh khỏi 27 38,57
Bệnh đỡ 41 58,57
Không đỡ bệnh 2 2,86
Bệnh nặng hơn 0 0,0
Tổng 70 100,0
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinhCap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGSoM
 
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoi
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoiKhao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoi
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHSoM
 
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngBiến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidataphongnq
 
Qui trình lấy máu cuống rốn
Qui trình lấy máu cuống rốnQui trình lấy máu cuống rốn
Qui trình lấy máu cuống rốnSoM
 
Phân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngPhân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngThanh Liem Vo
 
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcrSử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcrSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGSoM
 
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giáp
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giápBệnh lý Ngoại khoa Tuyến giáp
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giápMD TIEN
 
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiYen Ha
 

What's hot (20)

Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinhCap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNGNHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỐC NHIỄM TRÙNG
 
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoi
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoiKhao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoi
Khao sat tinh trang loang xuong va mot so yeu to nguy co o nguoi cao tuoi
 
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
 
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngBiến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đườngTăng huyết kèm Đái tháo đường
Tăng huyết kèm Đái tháo đường
 
Vai trò chẹn Beta trong bệnh tim mạch
Vai trò chẹn Beta trong bệnh tim mạchVai trò chẹn Beta trong bệnh tim mạch
Vai trò chẹn Beta trong bệnh tim mạch
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
Qui trình lấy máu cuống rốn
Qui trình lấy máu cuống rốnQui trình lấy máu cuống rốn
Qui trình lấy máu cuống rốn
 
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
 
Phân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thườngPhân tích huyết đồ bất thường
Phân tích huyết đồ bất thường
 
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcrSử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
Sử dụng kháng sinh thích hợp &amp; chương trình quản lý kháng sinh tại bvcr
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
 
HÔ HẤP KÝ
HÔ HẤP KÝHÔ HẤP KÝ
HÔ HẤP KÝ
 
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa NộiĐề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
 
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giáp
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giápBệnh lý Ngoại khoa Tuyến giáp
Bệnh lý Ngoại khoa Tuyến giáp
 
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA TOCILIZUMAB ( ACTEMRA) PHỐI HỢ...
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
 
Ecg benh mach vanh
Ecg benh mach vanhEcg benh mach vanh
Ecg benh mach vanh
 

Similar to Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Man_Ebook
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Man_Ebook
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Man_Ebook
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Man_Ebook
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Man_Ebook
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trên bệnh nhân điều trị...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
Khảo sát tương tác thuốc trong các đơn thuốc ngoại trú có chỉ định kháng sinh...
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
Khảo sát sự tuân thủ trong điều trị đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại ...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệ...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận m...
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng người lớn và hiệu quả điều trị bằn...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp trên bệnh nhân n...
 
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
Khảo sát đặc điểm bệnh viêm phổi cộng đồng trẻ em và hiệu quả điều trị bằng k...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
Theo dõi việc sử dụng kháng sinh hạn chế trong điều trị viêm phổi có nguy cơ ...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
 
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
Khao sat tinh hinh su dung va danh gia hieu qua cua thuoc uc che bomproton tr...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THẾ HẢI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN THẾ HẢI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BASEDOWTẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG ĐỨC THÁI (HD1) TS. BÙI ĐẶNG MINH TRÍ (HD2) CẦN THƠ, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường đại học Tây Đô, phòng Đào tạo Sau đại học Trường đại học Tây Đô cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã hết lòng giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu tại bệnh viện. Trân trọng cảm ơn những người dân đã đồng ý tham gia công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Đức Thái, TS. Bùi Đặng Minh Trí, những cô giáo đã tận tình hướng dẫn, động viên, kèm cặp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên động viên, hỗ trợ, chia sẻ với tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, để có được ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Cha, Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành; cảm ơn các người bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Học viên Nguyễn Thế Hải
  • 4. ii TÓM TẮT Nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ” năm 2020. Nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu là 70 bệnh án của bệnh nhân Basedow điều trị nội trú lần đầu bằng phương pháp hồi cứu và 60 bệnh nhân Basedow điều trị ngoại trú đến tái khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ bằng phương pháp tiến cứu. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa vào phần mềm SPSS 22.0 và Microsoft Excel 2007. Kết quả nghiên cứu như sau: Nhóm tuổi mắc bệnh Basedow của cao nhất của bệnh nhân nội trú là từ 20 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 52,86%; tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với bệnh nhân nam, nữ chiếm 74,29% (nữ/nam = 3/1). Thời gian mắc bệnh chủ yếu của bệnh nhân nội trú là từ 13 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 40,0%. Thời gian nằm điều trị nội trú chủ yếu của bệnh nhân là từ 7 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ 60,0%. Tất cả bệnh nhân đều sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp (100,0%), trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc Thiamazol chiếm tỷ lệ 75,71%. Thuốc nhóm chẹn β giao cảm chiếm 91,43%. Nhóm các thuốc hỗ trợ điều trị chiếm 97,14%, trong đó thuốc bổ gan chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,14%. Nhóm corticoid ít được sử dụng nhất chiếm tỷ lệ 7,14%. Đa số các bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 77,14%, trong đó 3 nhóm thuốc KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ chiếm tỷ lệ chủ yếu với 77,14%. Phác đồ đơn trị liệu được sử dụng ít nhất với tỷ lệ 2,86%. Chỉ có 2,86% bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc nhóm KGTH để điều trị. Tỷ lệ phải đổi thuốc để điều trị chiếm 10,0%.Nồng độ FT4 và T3 sau khi điều trị thấp hơn so với trước khi điều trị và sự khác biệt này là có ý nghĩa với p < 0,001. Hầu hết các bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, trong đó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 38,57% và bệnh đỡ, tình trạng ổn định hơn so với lúc vào viện chiếm tỷ lệ 58,57% và không xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Đa số các bệnh nhân ngoại trú là nữ giới, chiếm tỷ lệ 78,33%, tỷ lệ nữ/nam = 3/1. Nhóm tuổi bệnh nhân bị bệnh chủ yếu là từ 20 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 56,67%. Thời gian mắc bệnh chủ yếu của bệnh nhân ngoại trú là từ 1 đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 35,0%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc là chủ yếu chiếm 63,33%. Phần lớn các bệnh nhân ngoại trú tham gia nghiên cứu tuấn thủ điều trị
  • 5. iii tốt, chiếm tỷ lệ 61,67 %. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tuân thủ điều trị kém của bệnh nhân điều trị ngoại trú là do hay quên, không nhớ để tuân thủ điều trị, chiếm tỷ lệ 39,14%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố thời gian mắc bệnh Basedow của người bệnh, số loại thuốc điều trị trong đơn, số lần dùng thuốc trong ngày, niềm tin về thuốc điều trị với mức độ tuân thủ điều trị (p<0,05), đặc biệt, nhóm bệnh nhân có niềm tin tích cực về thuốc có mức độ tuân thủ điều trị cao hơn, chiếm tỷ lệ 80,49%. Những yếu tố còn lại như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng nghề nghiệp, thu nhập chưa thấy đươc mối liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị (p>0,05). Từ khóa: Bệnh nhân nội trú, mức độ tuân thủ điều trị, bệnh basedow.
  • 6. iv ABSTRACT Evaluate the implementation goal of using Basedow disease treatment drugs on inpatients at Can Tho General Library and analyze the factors related to disease compliance based on outpatients at the hospital Can Tho General Hospital; we conducted a study on "Evaluation of efficacy of drug use in treating Basedow diseases at Can Tho General Hospital" in 2020. Progress study with a sample of 70 medical records of Basedow patients receiving first inpatient treatment with revitalization method and 60 Basedow outpatients coming for re-examination at Can Tho General Hospital by method process. The data is processed according to the medical statistical method based on SPSS 22.0 software and Microsoft Excel 2007. The research results are as follows: The highest age group with Basedow disease of inpatients from 20 to 50 years old using Billion 52.86% rate; The percentage of female patients is much higher than that of male patients 74.29% (female/male = 3/1). Time for querying patients' main factors from 13 months to 24 months accounts for 40.0%. Time is the main content of the patient's value from 7 to 14 days, accounting for 60.0%. All patients used anti-synthetic drugs (100.0%), mainly using thiazole, accounting for 75.71%. Medicines in the sympathetic group accounted for 91.43%. Group of the drug support using 97.14%, of which the largest liver supplement is 97.14%. The Corticoid group is used most using the rate of 7.14%. The majority of patients used a combination of 3 drug groups to treat the 77.14% rate, of which 3 groups of KGTH + Blockers + Support for using mainly the rate of 77.14%. A simple data diagram is used, at least with a rate of 2.86%. Only 2.86% of patients use 1 drug of the KGTH group for treatment. The rate must change the drug to use 10.0%. The concentration of FT4 and T3 after adjustment was lower than before adjustment, and this difference was significant with p <0.001. Most of the patients had good results, in which the rate of recovery accounted for 38.57%, and the disease was better, the rate of more stable when entering the hospital using the rate of 58.57% and not appearing the tasks. Unwanted use on patients during the course of treatment of the disease. The majority of outpatients are female, accounting for 78.33%, female/male ratio = 3/1. Groupage is a disease owner who is from 20 to 50 age, accounting for 56.67%. The main illness time of outpatients is from 1 to 3 years, accounting for 35.0%. The percentage of patients using the two main types of drugs was 63.33%. The majority of outpatients participating in research are exhausted, accounting for 61.67%. The main reason to follow the outpatient
  • 7. v adjustment is forgetfulness, not remembering to comply with treatment, accounting for 39.14%. Relevant statistically significant factors of disease incidence Based on the patient, number of drugs in prescription, number of medications per day, drug confidence with adherence to treatment (p <0.05 ), in particular, the group of patients with positive beliefs about the drug had a higher degree of compliance, accounting for 80.49%. The remaining elements, such as age, sex, learning problems, professional status, income, have not found any relationship with the level of compliance (p> 0.05). Keywords: Inpatient, adherence, disease Basedow.
  • 8. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan NGUYỄN THẾ HẢI
  • 9. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii ABSTRACT ................................................................................................................. iv LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ vi MỤC LỤC ................................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ....................................................................................... xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. xii ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................1 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH BASEDOW..............................................................1 1.1.1. Khái niệm về bệnh Basedow ..........................................................................1 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học ......................................................................................1 1.1.3. Nguyên nhân sinh bệnh ..................................................................................1 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow..............................................................3 1.1.5. Triệu chứng của bệnh basedow ......................................................................8 1.1.6. Tiến triển và biến chứng...............................................................................11 1.1.7. Chẩn đoán xác định ......................................................................................11 1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.........................................................................12 1.2.1. Các phương pháp điều trị..............................................................................12 1.2.2. Các phác đồ điều trị nội khoa .......................................................................13 1.3. CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH BASEDOW ...............................................................................................................16 1.3.1. Thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH) ...........................................................16 1.3.2. Các thuốc chẹn β giao cảm...........................................................................20 1.3.3. Các thuốc an thần..........................................................................................21 1.3.4. Corticoid .......................................................................................................21 1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .....21 1.4.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển ...............................................21 1.4.2. Ban Giám đốc hiện tại: .................................................................................22 1.4.3. Khoa, phòng:.................................................................................................22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................24
  • 10. viii 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................24 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................25 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................25 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................26 2.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU........................27 2.3.1. Phác đồ điều trị .............................................................................................27 2.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị .............................................................................27 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................28 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU...............................................................................28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................29 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................29 3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu ........................29 3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của bệnh viện....31 3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị ...............................32 3.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian nằm viện .....33 3.1.5. Tác dụng không mong muốn xuất hiện ở bệnh nhân khi điều trị.................34 3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẦN THƠ......................................................................34 3.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.............................................35 3.2.2. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...........................36 3.2.3. Tình trạng tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu..........................38 3.2.4. Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu...........................................................................................................................38 3.2.5. Phân tích về các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...................................39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................44 4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................44 4.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu ........................44 4.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của bênh viện....45 4.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị ...............................49
  • 11. ix 4.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian nằm viện .....49 4.1.5. Tác dụng không mong muốn xuất hiện ở bệnh nhân khi điều trị.................50 4.2. BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ ĐIỀU TRỊ BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẦN THƠ......................................................................50 4.2.1. Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.............................................51 4.2.2. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...........................52 4.2.3. Tình trạng tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu..........................52 4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ điều trị của các bệnh nhân nghiên cứu...........................................................................................................................53 4.2.5. Phân tích về các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ ...................................54 KẾT LUẬN ..................................................................................................................58 KIẾN NGHỊ .................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61 PHỤC LỤC I.............................................................................................................. xiv PHỤ LỤC II .............................................................................................................. xvii
  • 12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân độ NO SPECS mức độ tổn thương mắt trong bệnh Basedow ...............6 Bảng 1.2. Loại thuốc kháng giáp tổng hợp và liều thường dùng ..................................13 Bảng 1.3. Phác đồ điều trị của Anh...............................................................................15 Bảng 1.4. Liều dùng các thuốc ức chế thụ thể β............................................................21 Bảng 2.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị Basedow theo phác đồ chuẩn của Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ .................................................................................27 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu .................29 Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu..........29 Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh của bệnh nhân nghiên cứu ...........................30 Bảng 3.4. Đặc điểm số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân nghiên cứu...................30 Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo các loại thuốc theo danh mục .............31 Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo loại phác đồ sử dụng..............................................32 Bảng 3.7. Đặc điểm của phác đồ sử dụng điều trị cho bệnh nhân ................................32 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc nhóm KGTH...............................................32 Bảng 3.9. Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị...33 Bảng 3.10. Đánh giá trình trạng bệnh của bệnh nhân sau điều trị.................................33 Bảng 3.11. Sự thay đổi xét nghiệm trước và sau điều trị ..............................................34 Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi và giới tính.................................35 Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo trình độ học vấn ................................35 Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nghề nghiệp.......................................36 Bảng 3.15. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian bị bệnh ...............................36 Bảng 3.16. Đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân nghiên cứu...................................37 Bảng 3.17. Tỷ lệ các bệnh nhân nghiên cứu tuân thủ điều trị.......................................38 Bảng 3.18. Nguyên nhân làm dẫn đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị ...................38 Bảng 3.19. Mối liên quan tuân thủ điều trị của bệnh nhân theo tuổi và giới tính.........39 Bảng 3.20. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo trình độ học vấn ................................40 Bảng 3.21. Mối liên quan theo nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu.......................40 Bảng 3.22. Liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân nghiên cứu với thời gian bị bệnh ...................................................................................................................41 Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm sử dụng thuốc của bệnh nhân .............................42 Bảng 3.24. Liên quan giữa niềm tin về thuốc của bệnh nhân với mức độ tuân thủ điều trị....................................................................................................................................43
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow ...................................................................4 Hình 1.1. Vị trí tác dụng của thuốc kháng giáp trạng ...................................................17
  • 14. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRAb TSH - receptor antibodies (Kháng thể kháng thụ thể TSH) TSH Thyroid - Stimulating Hormon (Hormon kích thích tuyến giáp) AMPC 3’ - 5’ - Adenosine Monophosphate cyclic (AMP vòng) TRH Thyrotropin Releasing Hormon (Hormon phóng thích TSH) LATS Long Acting Thyroid Stimulator (Chất kích thích tuyến giáp hoạt động kéo dài) HLA Human Leukocyte Antigent (Kháng nguyên bạch cầu người) Ts T supperssor (Tế bào lympho T ức chế) Th T helper (Tế bào lympho T hỗ trợ) TSAb TSH Stimulating antibodies (Kháng thể kích thích thụ thể TSH) IFN-γ Interferon gamma HLA - DR Human Leukocyte antigen - D - related TBII Thyrotropin Binding inhibitory Immunoglobulins RMIA Radiometricimmuno assay (Phương pháp miễn dịch phóng xạkhông cạnh tranh) RIA Radioimmuno assay SA Siêu âm FT4 Free Thyroxin FT3 Free - Triiodothyronin T3 Triiodothyronin T4 Thyroxin TSI Thyroid Stimulating Immunoglobulin (Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp) MTU Methyl thiouracil PTU Propyl thiouracil KGTH Kháng giáp tổng hợp CBZ Carbimazole MMI Methimazole TPO Thyroid Peroxidase CRH Corticotropin Releasing Hormone ACTH Adrenocorticotropic Hormone FS Fractional Shortening (co ngắn sợi cơ)
  • 15. xiii EF Phân số tống máu SV Thể tích nhát bóp CO Cung lượng tim SGOT Glutamic-oxaloacetic transaminase SGPT Alanine aminotransferase - ALT
  • 16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Basedow là bệnh tự miễn, có nhiều yếu tố tác động như: miễn dịch, môi trường, yếu tố gen... làm thay đổi tính kháng nguyên, trình diện tự kháng nguyên lên bề mặt tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể TRAb. TRAb gắn vào thụ thể của TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích gây tăng sinh tế bào tuyến giáp, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormone tuyến giáp vào máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp trên lâm sàng [1],[2]. Basedow là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp hay gặp nhất trong số các bệnh tuyến giáp trên lâm sàng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm 80 - 90% của cường chức năng tuyến giáp. Basedow hiện nay được xác định là bệnh tự miễn của cơ quan đặc hiệu, có những biểu hiện lâm sàng chính như các dấu hiệu của nhiễm độc giáp với bướu giáp lan tỏa, bệnh về mắt và bệnh về da. Bệnh nhân thường đến khám và điều trị muộn khi bệnh đã biểu hiện rõ ràng và đã kèm theo biến chứng nặng nề về tim mạch, mắt, cơn cường giáp, suy kiệt… nên việc điều trị vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, của khoa học kỹ thuật, khả năng chẩn đoán sớm và chính xác, đồng thời nhận thức của người dân về bệnh cũng nâng cao hơn giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đây là bệnh cần thời gian điều trị lâu dài và phức tạp, tốn kém. Với trường hợp mới phát hiện bệnh, đầu tiên bệnh nhân được theo dõi điều trị nội trú trên lâm sàng và lựa chọn được phác đồ thích hợp đến khi bình giáp, sau đó bệnh nhân xuất viện và được điều trị duy trì ngoại trú trong thời gian dài nhiều năm với phác đồ này. Như vậy điều trị nội trú đóng một vai trò quan trọng vì sẽ quyết định vấn đề lựa chọn phác đồ và liều dùng trong điều trị duy trì ngoại trú. Còn điều trị ngoại trú giúp bảo đảm kết quả vững bền. Thành phố Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những thành phố lớn của miền Nam. Cần Thơ có nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ là một bệnh viện lớn, là trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn ở miền Nam, có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong Thành phố và các tỉnh lân cận. Hiện nay, những công trình nghiên cứu về tình hình điều trị bệnh Basedow ở Cần Thơ còn chưa nhiều. Để góp phần tìm hiểu, nhận xét và đánhgiá tình hình điều trị bệnh hiện nay, là một
  • 17. 2 Dược sĩ lâm sàng đang công tác tại Thành phố Cần Thơ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của đề tài là: 1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.
  • 18. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH BASEDOW 1.1.1. Khái niệm về bệnh Basedow Basedow là một bệnh cường chức năng tuyến giáp, kết hợp với bướu phì đại lan toả do kháng thể kháng thụ thể TSH. Kháng thể này tác động như một chủ vận TSH [19]. Basedow đã được Charles de Saint Yves (1722) ghi nhận đầu tiên ở bệnh nhân có biểu hiện lồi mắt. Flajani (1800) lần đầu tiên mô tả bệnh lý tim mạch - cường giáp trạng. Sau đó Caleb Parry (1825) báo cáo 5 trường hợp có triệu chứng giống nhau là tuyến giáp to, tim to, và có biểu hiện suy tim mà nguyên nhân là do cường chức năng tuyến giáp, rồi Robert J.Graves (1835) mô tả bệnh lý liên quan giữa tuyến giáp và tổn thương mắt. Carl Von Basedow (1840) đã hệ thống hóa bệnh một cách hoàn chỉnh vì thế sau này bệnh được đặt tên là Basedow. Basedow biểu hiện bằng hội chứng nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên [13]. 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp trong các bệnh nội tiết chuyển hóa ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm 45,8 % các bệnh nội tiết và 2,6 % các bệnh nội khoa [11]. Theo Mai Thế Trạch bệnh Basedow chiếm 10-30% cácbệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp đến khám tại bệnh viện. Nghiên cứu tại Olmstead County, Minnesota (Mỹ) tần suất bệnh hàng năm là 30/100.000 dân, trong đó phụ nữ thời kỳ sinh sản tỷ lệ là 1/500. Nghiên cứu Philip O. (2002) tại Anh hàng năm có 100-200/100.000 dân [25]. Ở Châu Âu, tỉ lệ mắc bệnh hằng năm chừng 10 - 20/ 100.000 dân. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ, tỉ lệ từ 7 - 10 nữ/ 1 nam. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 20 - 50 tuổi, trong đó 85 % số phụ nữ bị Basedow ở tuổi trước 40. Ở Việt Nam, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất là độ tuổi lao động từ 20 - 40 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới là 4 - 7 nữ/ 1nam [12]. 1.1.3. Nguyên nhân sinh bệnh Mặc dù đã có nhiều thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu nguyên nhân của bệnh Basedow nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguồn gốc của bệnh, không có nguyên nhân duy nhất nào gây bệnh.
  • 19. 2 * Các yếu tố khởi phát: - Yếu tố tâm thần: Quan trọng nhất là chấn thương tâm thần, các stress, đặc biệt ở người lớn), ví dụ các chuyện tang tóc, bất hòa, thất vọng, bất mãn, buồn phiền, căng thẳng thần kinh kéo dài. Sau đó một thời gian xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Các giai đoạn đặc biệt trong đời sống sinh dục của phụ nữ (dậy thì, chửa đẻ, sẩy thai, mãn kinh) cũng dễ mắc bệnh, chiếm 25 % các trường hợp. Người ta cho rằng có thể có vai trò của rối loạn về nội tiết tố ở nữ [14]. - Yếu tố nhiễm trùng: bệnh Basedow có thể phát sinh sau một nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm mũi xuất tiết. Bệnh nhân Basedow hay có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như eczema, hen phế quản [14]. * Các yếu tố bẩm sinh: Bệnh xảy ra nhiều ở nữ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ em và người già trên 60 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở những cơ địa có rối loạn thần kinh thực vật thuộc loại cường thần kinh giao cảm (tình trạng dễ xúc động, tinh thần không ổn định, hay hồi hộp, mặt đỏ bừng); cơ địa này hay gặp ở nữ và đây lại thêm một bằng chứng cho thấy bệnh có tần số cao ở nữ [16]. - Yếu tố di truyền: Khi nghiên cứu về yếu tố cơ địa di truyền trong nguyên nhân sinh bệnh Basedow, các tác giả đều thấy tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh tuyến giáp tự miễn như viêm giáp Hashimoto, Riedel v.v… nói chung và bệnh Basedow nói riêng đều cao hơn so với nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thay đổi từ 1/4 - 1/10 trung bình là 1/7 tùy theo từng tác giả [17]. - Miễn dịch: Theo Mackenie, ở bệnh nhân bị tăng năng giáp có một cơ địa bẩm chất dễ sinh ra một dòng tế bào lympho có khả năng tạo kháng thể kích thích tuyến giáp. Ambrish Mithalphát hiện gần 50 % số bệnh nhân tăng năng giáp có tiền sử mắc bệnh dị ứng (ban, eczema, hen, không dung nạp thuốc, nhất là những bệnh có viêm: viêm họng tái diễn, viêm cầu thận, viêm khớp dạng thấp …) có tính chất những bệnh tự miễn dịch [1]. - Môi trường sinh sống: Ở các nước phát triển, dân thành thị bị bệnh Basedow nhiều hơn người ở nông thôn (Ở Việt Nam thì ngược lại). - Chủng tộc: dân da trắng và châu Á có nguy cơ cao hơn so với người da đen.
  • 20. 3 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow 1.1.4.1. Thuyết miễn dịch Trước đây một số tác giả cho rằng các yếu tố căng thẳng thần kinh hoặc chấn thương tinh thần, tác động lên vùng dưới đồi hoặc thể lưới có thể gây tăng tiết TRH. Sau đó TRH kích thích tuyến yên tăng tiết TSH, dưới tác dụng của TSH tuyến giáp sẽ tăng tổng hợp và giải phóng hormon giáp vào máu. Nhưng hiện nay nhờ các tiến bộ miễn dịch học, người ta thấy giả thiết này không còn đúng nữa, và nhận thấy bệnh có cơ chế tự miễn [22], [23]. Basedow là bệnh tự miễn, do sự xuất hiện tự kháng nguyên HLA-DR nhóm 2 tại màng tế bào tuyến giáp, kích thích hệ miễn dịch sản xuất ra tự kháng thể TRAb, TRAb gắn cạnh tranh với TSH tại thụ thể của TSH ở màng tế bào tuyến giáp kích thích tế bào tuyến giáp tương tự như TSH, làm tế bào tuyến giáp phát triển về mặt số lượng gây bướu cổ, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormone tuyến giáp vào máu gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự miễn. Năm 1990 Volpe R khẳng định Basedow là bệnh rối loạn tự miễn dịch và mới tìm ra kháng thể kháng thụ thể TSH (TSAb), kháng thể này kích thích tuyến giáp tương tự như TSH kích thích tuyến giáp và được gọi là kháng thể kích thích tuyến giáp (Thyroid stimulating Antibody). Bằng thực nghiệm đã chứng minh được vai trò của TSAb gây cường chức năng tuyến giáp. Khi TSAb gắn với thụ thể của TSH thì kháng thể này hoạt động như một chủ vận TSH ( TSH-agonist ) kích thích hoạt động của adenyl cyclase tạo nhiều AMP vòng và tế bào tuyến giáp bị kích thích tăng tổng hợp và bài tiết hormon T3 T4 như v TSH. Volpe R nghiên cứu các nguyên nhân trong bệnh sinh Basedow cho rằng các yếu tố ngoại sinh (stress, nhiễm khuẩn, chấn thương…) làm giảm rõ rệt số lượng và chức năng tế bào lympho T ức chế (Ts) dẫn tới giảm ức chế tế bào lympho T hỗ trợ (Th) của tuyến giáp. Các tế bào Th đặc hiệu khi có mặt kháng nguyên đặc hiệu sẽ sản xuất ra γ interferon (IFNγ) và kích thích tế bào lympho B đặc hiệu sản xuất TSAb tăng tổng hợp hormone giáp. Về tác dụng, TSAb tương tự như TSH kích thích vào các receptor của TSH làm tăng sản xuất hormon cũng như tăng bộc lộ kháng nguyên tuyến giáp. Interferon γ là yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bộc lộ kháng nguyên HLA – DR3 trên bề mặt tế bào tuyến giáp, tác dụng này sẽ tăng lên nhờ sự có mặt của TSAb và TSH. Volpe R (1992) khái quát cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow bằng sơ đồ như sau [30].
  • 21. 4 Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow Nguồn British national formulary(2009) [3] Trong quá trình hình thành bào thai, hệ miễn dịch bào thai nhận diện và kiểm soát toàn bộ các kháng nguyên của cơ thể. Trong quá trình tương tác giữa cơ thể với môi trường (stress, nhiễm trùng, chấn thương...), một hoặc nhiều kháng nguyên của cơ thể có thể bị thay đổi tính kháng nguyên và trở thành tự kháng nguyên. Trong bệnh Basedow người ta thấy xuất hiện tự kháng nguyên HLA-DR nhóm 2 tại bề mặt màng tế bào tuyến giáp, kết hợp với giảm số lượng tế bào T ức chế đặc hiệu tại tuyến giáp (Ts - T suppresor) làm giảm khả năng ức chế các tế bào T hỗ trợ đặc hiệu (Th - T helper). Các tế bào Th đặc hiệu được giải phóng kích thích đặc hiệu lên các bạch cầu đơn nhân làm tăng sản xuất interferon γ (IFN- γ), IFN- γ kích thích tế bào tuyến giáp làm bộc lộ tự kháng nguyên HLA- DR nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp. Các tế bào Th đặc hiệu được giải phóng cũng kích thích các tế bào lympho B làm tăng sản xuất tự kháng thể kích thích tuyến giáp (TRSAb). TRSAb gắn cạnh tranh với TSH vào thụ thể của TSH ở màng tế bào tuyến giáp kích thích làm tăng trình diện tự kháng nguyên HLA-DR nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp, làm cho tế bào tuyến giáp trở thành tế bào trình diện kháng nguyên và kích thích các tế bào Th đặc hiệu để duy trì quá trình bệnh lý. Nồng độ T3, T4 tăng trong máu có tác dụng làm giảm số lượng và chức năng tế bào Ts, vì thế tế bào Th lại tiếp tục được giải phóng và quá trình bệnh lý được duy trì.
  • 22. 5 Dưới tác dụng kích thích của TRSAb, tế bào tuyến giáp tăng sinh về số lượng, tăng cường hoạt động chức năng, cần nhiều oxy và chất dinh dưỡng dẫn tới phản ứng tăng sinh mạch máu, mở các shunt động - động mạch, động mạch - tĩnh mạch để đáp ứng với nhu cầu gia tăng hoạt động của tế bào tuyến. T3, T4 tăng trong máu làm cho trẻ ở trạng thái cường giao cảm, nhịp tim nhanh, cung lượng tim tăng, tốc độ dòng máu chảy qua tuyến giáp tăng cao máu từ chỗ rộng đi qua chỗ hẹp, tốc độ dòng chảy tăng, gây nên biểu hiện bướu mạch (rung mưu, tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi liên tục). Miễn dịch qua trung gian tế bào ở bệnh nhân Basedow Đặc trưng chủ yếu trong bệnh Basedow là sự thay đổi số lượng và chức năng các tế bào có thẩm quyền miễn dịch Ts tại tuyến giáp. Ở người bình thường, các tế bào Ts đặc hiệu có tác dụng ức chế các tế bào Th đặc hiệu tại tuyến giáp. Dưới tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như tổn thương tại chỗ dẫn đến giảm số lượng và chức năng tế bào Ts đặc hiệu tại tuyến giáp, các tế bào Th đặc hiệu tại tuyến giáp được giải phóng kích thích các tế bào bạch cầu đơn nhân làm tăng tổng hợp IFN-γ. IFN-γ kích thích tế bào tuyến giáp làm bộc lộ tự kháng nguyên HLA nhóm 2 lên bề mặt tế bào tuyến giáp. Tế bào Th đặc hiệu cũng kích thích các tế bào lympho B làm tăng sản xuất tự kháng thể TRAb. Sự thâm nhiễm các tế bào lympho vào tuyến giáp trong bệnh Basedow không đồng nhất và không thấy hiện tượng phá hủy nang giáp [17]. 1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh lý mắt trong bệnh Basedow Bệnh lý mắt do Basedow nằm trong bệnh cảnh chung cơ chế bệnh sinh của bệnh Basedow, xuất hiện độc lập với các biểu hiện lâm sàng, có thể xuất hiện trước các biểu hiện lâm sàng hoặc xuất hiện trong hay sau quá trình điều trị. Đây là biểu hiện tự miễn trong bệnh Basedow mà TRAb đóng vai trò quyết định [18], [20], [13]. Jody Ginsberg (2003) [19] cho rằng các tế bào mô cơ, mô mỡ quanh mắt và hậu nhãn cầu có tính kháng nguyên tương tự như tự kháng nguyên HLA nhóm 2 của tế bào tuyến giáp, kích thích các tế bào Th làm tăng sản xuất INF-γ làm tăng sản xuất tự kháng thể TRAb, phản ứng giữa TRAb với các tự kháng nguyên ở mô cơ, mô mỡ ở hậu nhãn cầu và các cơ quanh mắt gây ứ đọng chất glycosaminoglican gây phì đại mô cơ, mô mỡ ở cơ quanh mắt, cơ vận nhãn và
  • 23. 6 hậu nhãn cầu, làm giảm thể tích hốc mắt và tăng áp lực trong hốc mắt, làm giảm lưu thông máu ở hệ tĩnh mạch, đẩy nhãn cầu ra phía trước gây lồi mắt [19]. Các cơ mi mắt bị phù nề, thâm nhiễm tế bào lympho, xơ hóa, giảm chức năng, hạn chế cử động, mất đồng vận động gây nên các biểu hiện như nhìn đôi, co kéo cơ mi. Tổn thương cơ mi mắt kết hợp với mất Kali qua thận làm giảm Kali máu có thể gây sụp mi. Co kéo cơ mi phối hợp với lồi mắt làm cho diện tiếp xúc của nhãn cầu với môi trường tăng lên làm tăng nguy cơ gây viêm giác kết mạc do tiếp xúc. Tăng áp lực ổ mắt cộng với phì đại cơ hốc mắt có thể gây chèn ép dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực, thậm chí mất thị lực. Cơ chế bệnh sinh bệnh lý mắt do Basedow trình bày ở sơ đồ dưới đây [6]. Về lâm sàng, người ta sử dụng phân độ NO SPECS để đánh giá mức độ tổn thương mắt trong bệnh Basedow. Bảng 1.1. Phân độ NO SPECS mức độ tổn thương mắt trong bệnh Basedow Độ Biểu hiện 0 N Không có biểu hiện gì 1 O Co kéo cơ mi (dấu hiệu Dalrymple, Von Graefe, Stare, Lid lag) 2 S Viêm, phù nề cơ quanh mắt 3 P Lồi mắt 4 E Song thị do tổn thương cơ vận nhãn, lồi mắt không đều 5 C Viêm giác kết mạc 6 S Tổn thương dây thần kinh thị giác gây mất thị lực Ghi chú: N: No signs or symptom (không có biểu hiện). O: Only signs (một vài biểu hiện) (limited to upper lid retraction: co kéo cơ mi) S: Soft tissue involvement (viêm phù nề mi mắt). P: proptosis (lồi mắt). E:extraocular muscle involvement (tổn thương cơ vận nhãn). C: Corneal involvement (viêm giác kết mạc). S: sight loss (mất thị lực). 1.1.4.3. Cơ chế bệnh sinh phù niêm trong bệnh Basedow Phù niêm do Basedow hiếm gặp ở trẻ em, thường thấy ở mặt trước xương chày, do các nguyên bào sợi, tế bào mỡ, tế bào cơ, tế bào lympho có tính kháng nguyên tương tự như tự kháng nguyên HLA nhóm 2 của tuyến giáp, phản ứng giữa TRAb với các nguyên bào sợi gây hoạt hóa lymphokin làm lắng đọng acid hyaluronic và chondroitin sulfate ở lớp hạ bì gây ứ đọng bạch huyết và phù không ấn lõm. 99 % trẻ bị phù niêm có nồng độ TRAb rất cao và có bệnh lý mắt nặng [21].
  • 24. 7 1.1.4.4. Cơ chế bệnh sinh của to đầu chi trong bệnh Basedow To đầu chi do Basedow rất hiếm gặp ở trẻ em, nhưng có ý nghĩa lâm sàng tương tự như bệnh lý mắt và phù niêm do Basedow, trẻ mắc bệnh Basedow có to đầu chi có nồng độ TRAb cao. Phản ứng giữa TRAb với các nguyên bào sợi ở các dây chằng gây lắng đọng acid hyaluronic và chondroitin sulfate ở tổ chức lỏng lẻo gây phù giống phù niêm khu trú, da ở những vị trí này bị rối loạn sắc tố và bị sừng hóa. 1.1.4.5. Các yếu tố khác - Yếu tố di truyền: bản thân trẻ mắc bệnh Basedow và những người có quan hệ huyết thống với trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn tới 11,6 %. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng nếu 1 trẻ bị bệnh Basedow thì trẻ kia tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow tới 20 % - 30 % so với hai trẻ sinh đôi khác trứng (< 5 %)[23]. -Stress: là cơ chế không trực tiếp, nhưng đóng vai trò quan trọng trong khởi phát và duy trì quá trình bệnh lý. Người ta cho rằng stress tác động lên hệ thống thần kinh - nội tiết, ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch thông qua tăng bài tiết CRH, ACTH và cortisol. Trẻ có kiểu hình thần kinh không ổn định có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn [22], [24], [25]. - Tuổi: bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh Basedow tăng dần theo tuổi: theo Douglas trẻ 0-5 tuổi chiếm 10 %, 6 – 10 tuổi chiếm 30 %, 11-15 tuổi chiếm 60 %. Theo Đào Văn Phan 2009 [26] trẻ em 6-10 tuổi chiếm 31,4 %, 11-16 tuổi chiếm 66,6 % trường hợp. Theo Nguyễn Minh Hùng (2016) [15] tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm 15-18 tuổi. - Giới: tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (khoảng 5/1), thường gặp ở tuổi vị thành niên. Hormone giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự khác biệt này: testosterone ở nam có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, ngược lại estrogen ở nữ lại có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt với tế bào lympho B và được coi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ gái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ/nam là 11/1 (theo Đỗ Trung Quân) [27] và 7/1 (theoStreetman DD) [31] và 5,71/1 (theo Nguyễn Minh Hùng) [15]. - I-ốt và một số thuốc chứa i-ốt: sử dụng i-ốt liều cao hoặc một số thuốc giàu i-ốt như amiodarone, các thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán hình ảnh có thể thúc đẩy phát sinh bệnh Basedow hoặc gây tái phát bệnh Basedow ở những cá thể nhạy cảm [28], [29].
  • 25. 8 1.1.5. Triệu chứng của bệnh basedow 1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng Bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 20 - 40. Bệnh thường bắt đầu âm thầm và bộc phát trong những giai đoạn đặc biệt của đời sống sinh dục người phụ nữ hoặc sau các stress về tinh thần. * Bướu giáp Hiếm khi không có (1,5 %). Bướu phì đại lan tỏa, to toàn bộ nhưng thùy phải thường lớn hơn thùy trái. Mật độ hơi căng, ít khi có nhân. Phần lớn là bướu mạch [1]. * Hội chứng cường giáp - Triệu chứng tim mạch: là triệu chứng quan trọng nhất. Biểu hiện: + Tim đập nhanh, đều, liên tục, tăng khi gắng sức, nghỉ vẫn còn nhanh, có khi loạn nhịp hoàn toàn. + Cung lượng tim nhanh, tốc độ tuần hoàn nhanh. + Huyết áp tối đa tăng, T1 có thể mạnh. + Huyết áp động mạch không ổn định, phần lớn là bình thường hoặc hơi giảm. Nếu tăng thường chỉ tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương bình thường. - Triệu chứng vận mạch: + Sợ nóng, người nóng bức. + Ra mồ hôi thường xuyên hoặc từng lúc, đặc biệt nhiều ở lòng bàn tay, bàn tay thường nóng, ẩm (bàn tay Basedow). + Cơn giãn mạch làm bệnh nhân đỏ mặt, bừng nóng. + Háo khát: thèm uống nhất là về ban đêm. - Triệu chứng cường thần kinh giao cảm: + Run: rất thường gặp, run rõ ở các đầu chi nhất là các đầu ngón tay. Biên độ run nhỏ, đều, tăng lên khi xúc động hoặc khi tập trung tư tưởng. + Bồn chồn, dễ xúc động, hay cáu gắt, tính khí thất thường, hay lo lắng. Tuy nhiên trí tuệ vẫn tốt. + Rối loạn tiêu hóa: đi phân nát, lỏng từng đợt không rõ nguyên nhân. - Triệu chứng toàn thân: + Bệnh nhân bị sút cân nhanh, trong vài ba tháng có thể sút 10 kg, tuy ăn nhiều và ngon miệng. + Teo cơ: thường rõ ở gốc chi, quanh vai.
  • 26. 9 + Nhược cơ, yếu cơ, làm việc nhanh mỏi, dấu hiệu ghế đẩu (+). + Rối loạn sinh dục: kinh nguyệt thường thất thường, ít hoặc mất kinh. Tình dục giảm sút. + Giảm khả năng lao động cả trí óc và chân tay [2], [12], [32]. * Thương tổn mắt Tỷ lệ 25 - 30 % bệnh nhân trong đó khoảng 2 - 5 % (bệnh lý mắt trầm trọng. Bệnh mắt trong Basedow gồm 2 giai đoạn: Viêm và xơ hóa. Giai đoạn viêm gây phù và lắng đọng chất glycosaminoglycan ở cơ vận nhãn ngoài làm sưng hốc mắt, mắt luôn có cảm giác trợn lên, nhìn đôi, phù quanh hốc mắt và đau. Giai đoạn xơ hóa là giai đoạn dưỡng bệnh và có thể gây nhìn đôi, co kéo mí mắt và có thể tự hồi phục chiếm 64 % bệnh nhân [42]. * Phù niêm Tỷ lệ phù niêm gặp 2 - 3 % và thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý mắt. Đó là những thương tổn định vị ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày (không thể kéo lên) có đường kính vài cm, có giới hạn. Da vùng thương tổn hồng, bong, thâm nhiễm cứng (da lợn), lỗ chân lông nổi lên, mọc thưa, lông dựng đứng (da cam), bài tiết nhiều mồ hôi. Đôi khi thương tổn lan tỏa từ chi dưới đến bàn chân [33]. 1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng * Xét nghiệm không đặc hiệu - Điện tâm đồ: Chủ yếu nhịp nhanh xoang, có thể nhịp nhịp nhanh kịch phát thất, ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất, rung - cuồng nhĩ. Sóng T có biên độ cao. PQ ngắn lại, đôi khi có chậm dẫn truyền nhĩ - thất (sóng P thấp, giãn rộng, đoạn PQ kéo dài) [19]. - X quang: Chiếu sẽ thấy tim đập mạnh, giãn và tăng động cung giữa trái và động mạch phổi. Chỉ số tim lồng ngực > 50 %, tim to chủ yếu cung thất trái - suy tim. Khi hình tim to cùng với đường Kerley B có thể là suy tim toàn bộ [19]. - Siêu âm tim: Có tác dụng đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng. Chức năng tâm thu: Các chỉ số siêu âm thấy tỷ lệ co ngắn cơ thất trái (FS %), EF % (phân số tống máu), SV (thể tích nhát bóp), CO (cung lượng tim) đều tăng. Sau điều trị các chỉ số trên sẽ giảm. Chức năng tâm trương: E (vận tốc sóng đỉnh) E/A, IVRT (thời gian giãn đồng thể tích) giảm. Sau điều trị các chỉ số trên sẽ tăng [19]. - Xét nghiệm khác:
  • 27. 10 + Cholesterol huyết giảm. Sau điều trị có kết quả, cholesterol tăng dần nên có giá trị tiên lượng điều trị, triglyceride giảm. + Đường huyết: Có thể có đái tháo đường kèm theo với tỷ lệ < 1 %. + Chuyển hóa cơ sở tăng cao: > +20 %, phản xạ đồ gân gót ngắn lại … + Công thức máu có thể có thiếu máu thiếu sắt, hồng cầu nhỏ hoặc hồng cầu to do thiếu folat hay vitamin B12 hay bệnh Biermer kèm theo. + SGOT, SGPT: bình thường < 35 U/l [4], [19]. * Xét nghiệm đặc hiệu - Đo độ tập trung I131 tại tuyến giáp: Được sử dụng rộng rãi, cho biết tình trạng bắt Iod của tuyến giáp, trong cường giáp, ĐTT I131 bao giờ cũng tăng, độ tập trung I131 tại tuyến giáp thời điểm 24 giờ còn là một chỉ số quan trọng để tính liều điều trị I131 cho bệnh nhân Basedow. Ở người bình thường ĐTT I131 sau 24 giờ là < 30 [5], [19]. - Xạ hình tuyến giáp: Cho phép xác định hình thái, kích thước tuyến giáp. Trong Basedow, tuyến giáp bắt Iod đều khắp toàn tuyến, không có nhân nóng hoặc nhân lạnh. Độ tập trung I131 trên xạ đồ thấy đều lan tỏa cả 2 thùy [19]. - Siêu âm tuyến giáp: Xác định kích thước tuyến giáp, đánh giá bướu giáp lan tỏa hay có nhân. Trên SA thấy có nhiều nốt tăng âm, đôi khi thấy hình ảnh gợn sóng lăn tăn. Chẩn đoán hình thái, chức năng tuyến giáp đơn giản, nhanh và tương đối chính xác nên được sử dụng rộng rãi. - Định lượng hormon tuyến giáp: Trong cường giáp, T3, T4 đều tăng rất cao, T3 tăng nhiều hơn T4, tuy nhiên có khi chỉ tăng một trong hai hormon trên mà thôi. Nếu chỉ tăng T4 thì gọi là nhiễm độc T4, nếu chỉ tăng T3 thì gọi là nhiễm độc T3 [38]. Chỉ có một phần rất nhỏ 0,02 - 0,04 % lượng T4 và 0,3 - 0,4 % lượng T3 là ở dạng tự do: FT3, FT4 là 0,8 - 2,4 ng/dl, T3 là 60 - 180 ng/dl [34]. Trong bệnh cường giáp FT3, FT4 tăng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, do có nồng độ FT4 cao hơn trong huyết thanh so với FT3, T3 tăng nhiều hơn T4, các phương pháp định lượng FT4, T3 sẽ cho kết quả chính xác hơn. FT4 và T3 thường được sử dụng trên lâm sàng trong chẩn đoán, đặc biệt là theo dõi đánh giá, kết quả điều trị [40]. - Định lượng hormon tuyến yên (TSH) trong máu: Xét nghiệm kháng thể kháng receptor của TSH (TRAb) tăng.
  • 28. 11 1.1.6. Tiến triển và biến chứng 1.1.6.1. Tiến triển Để diễn biến tự nhiên, không điều trị, Basedow sẽ nặng lên, đôi khi từ từ dẫn đến suy mòn suy kiệt. Trong phần lớn trường hợp, bệnh tiến triển thành từng đợt có những giai đoạn yên lặng xen kẽ, thậm chí lui bệnh. Trong đợt tiến triển xuất hiện các biến chứng làm bệnh nặng lên, có thể gây tử vong [28]. 1.1.6.2. Biến chứng Cơn cường giáp cấp (còn gọi là cơn bão táp giáp trạng). Thường xuất hiện tự phát hay sau nhiễm trùng: chọc dò vào tuyến giáp, đột ngột ngừng dùng thuốc kháng giáp, phẫu thuật tuyến giáp khi bệnh chưa ổn định. Biểu hiện: sốt cao 390 - 400 C, tim đập rất nhanh 160 - 180 chu kỳ/ phút. Có thể suy tim cấp, phù phổi cấp hoặc sốc. Đau bụng, ỉa lỏng, nôn mửa, run rẩy, hoảng hốt, mê sảng dần đi vào hôn mê. Tiên lượng rất nặng, tử vong từ 30 % - 60 % [28]. * Biến chứng tim mạch: Rối loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh kịch phát xảy ra nhất là khi xúc động mạnh hoặc nhiễm trùng. Bệnh nhân khó thở, lo âu, nhịp tim nhanh. Có thể có cơn cuồng nhĩ hoặc rung nhĩ, tiến triển dẫn tới suy tim [28]. * Bệnh cơ do Basedow: teo cơ, nhược cơ, đôi khi có liệt chu kỳ, phản xạ gân xương bình thường [28]. * Biến chứng mắt: Lồi mắt ác tính, loét giác mạc, viêm thị thần kinh, liệt cơ vân nhãn cầu [28]. 1.1.7. Chẩn đoán xác định * Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị quyết định: - Lâm sàng: Dựa vào 5 triệu chứng lâm sàng cơ bản sau: +Người bệnh có bướu tuyến giáp to lan tỏa (xác định bằng khám lâm sàng hoặc chụp xạ hình, siêu âm tuyến giáp). +Mạch nhanh thường xuyên trên 90 lần trong 1 phút. +Run tay với biên độ nhỏ ở gần ngón. +Mắt: ánh mắt sáng long lanh, mắt lồi hoặc các dấu hiệu về mắt dương tính. +Da nóng, ẩm, gầy sút cân, ăn nhiều, chuyển hóa cơ sở tăng. - Cận lâm sàng: nồng độ TSH giảm < 0,1 µUI/mL, nồng độ FT4 tăng > 25 pmol/L hoặc T3 tăng > 3 nmol/L.
  • 29. 12 * Chẩn đoán phân biệt - Viêm tuyến giáp bán cấp: đau tại tuyến giáp, đau lan lên hai tai, có sốt nhẹ, có các biểu hiện nhiễm độc giáp. Xét nghiệm thấy nồng độ TSH giảm, FT4 tăng hoặc T3 tăng vừa phải. Xét nghiệm tế bào tuyến giáp thấy tổn thương đặc hiệu dạng tế bào khổng lồ tập trung tại tuyến giáp. - Viêm giáp tự miễn Hashimoto: tuyến giáp to, rắn chắc, có thể có đau tại tuyến giáp. Xét nghiệm thấy TSH giảm, FT4 tăng hoặc T3 tăng vừa phải, TPOAb hoặc TGAb tăng, xét nghiệm tế bào tuyến giáp thấy tổn thương đặc hiệu dạng nang lympho. 1.2. ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW 1.2.1. Các phương pháp điều trị 1.2.1.1. Mục tiêu điều trị: - Giảm hoặc hết các triệu chứng lâm sàng của bệnh. - Đưa nồng độ hormon tuyến giáp trong máu về giới hạn bình thường. - Giảm hoặc phòng được các biến chứng [35]. 1.2.1.2. Điều trị nội khoa Nhóm thuốc chủ yếu nhất là các thuốc ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp, trong đó các thuốc KGTH được dùng nhiều nhất, các thuốc điều trị triệu chứng: thuốc chẹn β giao cảm và thuốc an thần, thuốc bổ… Điều trị nội khoa khỏi hẳn trong 50 - 70 % trường hợp, tái phát 20 - 40 % [41]. Điều trị cụ thể * Giai đoạn tấn công: - Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (KGTH) có 2 nhóm: + Thiouracil: Methyl thiouracil - MTU, viên 25 - 50 mg. Propyl thiouracil - PTU, viên 25 - 50 mg. Benzyl thiouracil - BTU (Basden) viên 50 mg. + Imidazol: Carbimazol - Neo - mecapzol viên 5 mg. Thyrozol viên 5 mg. Liều lượng: tùy thuộc mức độ nhiễm độc giáp. Trung bình 300 - 500 mg/ ngày với Thiouracil, 30 - 50 mg/ ngày với Imidazol. Thời gian 1 - 3 tháng.
  • 30. 13 - Thuốc chẹn Beta giao cảm hay dùng Propranolol viên 40 mg 1 - 2 viên/ ngày. - Dung dịch Lugol 1 %, 5 %. Dùng 30 - 50 giọt/ ngày. - Thuốc an thần: Valium (Seduxen), Meprobamat. Có thể dùng nhiều lần trong ngày [36]. * Giai đoạn củng cố: - Thuốc KGTH: liều dùng bằng nửa liều tấn công, kéo dài 6 - 12 tháng. - Propranolol và Lugol: tùy trường hợp có thể dùng tiếp tục hoặc ngừng hẳn [37]. * Giai đoạn duy trì: Duy trì thuốc KGTH với liều hàng ngày bằng nửa liều củng cố, kéo dài 6 - 12 tháng tùy từng trường hợp [16]. 1.2.2. Các phác đồ điều trị nội khoa 1.2.2.1. Phác đồ điều trị bệnh viện Chợ Rẫy: * Thuốc kháng giáp tổng hợp - Ức chế hữu cơ hóa iod làm giảm tổng hợp hormone giáp. - Gồm hai nhóm: Thiouracil và Imidazol có tác dụng sinh học kéo dài 12 – 24 giờ. - Điều trị tấn công 6 – 8 tuần, duy trì 16 – 18 tháng. - Tác dụng phụ: phản ứng da, đau khớp, đau cơ, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, viêm gan … - Chỉ định điều trị: Trong phần lớn bệnh nhân Basedow nhẹ, Basedow trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, sửa soạn bệnh nhân trước khi phẫu thuật, iod phóng xạ. - Nhược điểm: Thời gian dài. Tái phát cao (35 % - 50 %) sau ngưng thuốc. Bảng 1.2. Loại thuốc kháng giáp tổng hợp và liều thường dùng Nhóm thuốc Tên thuốc Biệt dược Liều tấn công (mg/ngày) Liều duy Trì(mg/ngày) Uracil Methylthiouracil MTU 400 - 600 50- 100 Propylthiouracil PTU viên 50 mg 300 - 600 50- 100 Benzylthiouracil Basdene 25 mg 150 - 200 25- 50 Imidazol Carbimazol Neomercazol 5 mg 30-60 5– 10 Methimazol Tapazol 5 mg 20-60 5- 10 Thiamazol Thyrozol 20-60 5 - 10
  • 31. 14 * Thuốc chống biểu hiện cường giao cảm - Thuốc ức chế β giao cảm: Propranolol (Inderal, Avlocardyl). Ngoài tác dụng ức chế thần kinh giao cảm, còn có tác dụng ức chế sự chuyển T4 thành T3 ngoại vi.. - Liều thông thường: 40 – 120mg chia làm 4 – 6 lần. - Sau vài ngày dùng thuốc chẹn β nhịp tim chậm lại, bớt run tay, bớt ra mồ hôi. - Chống chỉ định: Trường hợp hen suyễn, loét dạ dày – tá tràng, block nhĩ thất. * Thuốc điều trị hỗ trợ: gồm thuốc an thần, vitamin nhóm B chế độnghỉ ngơi. 1.2.2.2. Phác đồ điều trị bệnh viện Bạch Mai: * Kháng giáp trạng tổng hợp - Chỉ định: Lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân trẻ < 50 tuổi, điều trị lần đầu, bướu lan tỏa. - Thường có kết quả cho bệnh nhân có biểu hiện cường giáp nhẹ, bướu cổ nhỏ. - Thời gian điều trị từ 18 – 24 tháng. Thuốc thường dùng: + Imidazol (carbimazol, methimazol, thyrozol) Liều ban đầu: 15 – 40 mg/ngày, chia 1 – 2 lần (cường giáp nhẹ liều 15 mg, trung bình liều 20 – 30 mg, nặng liều 40 mg/ngày). Uống thuốc sau ăn. Chỉnh liều khi bệnh nhân dần về bình giáp. Liều duy trì: 5 – 10 mg/ngày. + Propylthiouracil (PTU) Liều ban đầu: 300 – 400mg/ ngày, chia 2 – 3 lần. Uống thuốc sau ăn. Giảm dần liều khi bệnh nhân dần về bình giáp. Liều duy trì: 50 – 150 mg/ngày. - Tác dụng phụ: Giảm hoặc mất bạch cầu hạt (trung tính): thường gặp trong những tuần điều trị đầu, bệnh nhân đau họng, sốt cao, rất dễ nhiễm trùng huyết. Tăng enzyme gan. Dị ứng mẩn ngứa ngoài da.
  • 32. 15 * Điều trị thuốc chẹn β giao cảm nhằm làm giảm triệu chứng cường giáp - Metoprolol (Betaloc, Betaloc zok) viên 25 mg và 50 mg, liều 25 – 100 mg/ngày. - Atenolol (Tenormin) viên 50 mg, liều 25 – 100 mg/ngày. - Bisoprolol (Concor) viên 2,5 mg và 5 mg, liều 2,5 – 10 mg/ngày. - Propranolol (Inderal) viên 40 mg, liều 40 – 240 mg/ngày. * Điều trị hỗ trợ bằng thuốc an thần, chế độ nghỉ ngơi… Bảng 1.3. Phác đồ điều trị của Anh Điều trị Cơ chế Chỉ định Thuốc T/d mong muốn T/d phụ Propylthiouracil (Liều 150-600 mg /ngày, chia 3 - 4 lần/ngày) Ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp và chuyển T4 thành T3. Điều trị ban đầu, trongcường giáp nặng, nhanh chóng làm hạ nồng độ T3 trong huyết thanh Giảm T4 và T3, cải thiện các triệu chứng trong 3 – 4 tuần. - Hiếm gặp: Ban, mày đay, thay đổi vị giác. - Thường gặp: chứng mất bạch cầu hạt, hoại tử gan, ứ mật. Methimazol (Liều 10 - 40 mg/ngày, liều đơn hoặc chia 2 lần/ngày) Ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp Điều trị ban đầu Giảmnồn g độ T4 và T3, cải thiện các triệu chứng trong 3 - 4 tuần. - Hiếm gặp: Ban, mày đay. - Thường gặp: Giảm bạch cầu hạt, hoại tử gan, ứ mật; trong thời kỳ mang thai: bất sản da, bệnh phôi (đặc trưng bởi sự bịt thực quản và lỗ mũi sau).
  • 33. 16 Ức chế thụ thể β – adrenergic ( Liều 50 – 200 mg/ngày hoăc 25- 100 mg/ngày) Phong bế thụ thể β adrenergic, có hiệu lực trong cường giáp, làm tăng catecholamin gồm: Tim, cơ xương, xương, mỡ BN mới chẩn đoán với triệu chứng thần kinh giao cảm (run, tim đập nhanh, ra mồ hôi). Cải thiện nhanh triệu chứng trong 1 - 2 ngày. Tắc nghẽn, khó thở ở bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản và bệnh phổi. Muối KI bão hòa hoặc Ipodate (Oragrafin) Ức chế sự tổng hợp và giải phóng hormone tuyến giáp, giảm tình trạng co mạch. Ipodate giảm chuyển T4 thành T3. Giảm nhanh nồng độ hormone tuyến giáp, chẳng hạn BN có bệnh lý tim mạch trầm trọng và cơn bão giáp hoặc chuẩn bị PT Giảm nhanh nồng độ T4 và T3 trong 5 - 7 ngày Viêm tuyến nước bọt. Corticoid (Prednisolon, Dexamethason) Ức chế chuyển T4 thành T3 Giảm nhanh nồng độ hormone tuyến giáp, chẳng hạn BN có bệnh lý tim mạch trầm trọng và cơn bão giáp hoặc chuẩn bị PT Giảm nhanh nồng độ T3 Liệu trình ngắn gây biến chứng nhẹ. Liệu trình dài gây biến chứng gồm: Không dung nạp Glucose, loãng xương, yếu cơ. 1.3. CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BỆNH BASEDOW 1.3.1. Thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH) Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế tổng hợp và giải phóng hormone tuyến giáp, vì vậy được dùng điều trị ưu năng tuyến giáp (bệnh Basedow) [6]. Quá trình tổng hợp thyroxin có bốn giai đoạn: - Gắn iodide vô cơ vào tuyến (iodide là iod dạng ion I- ). - Oxy hóa iodide thành iod tự do. - Tạo mono - và diiodotyrosin (MIT - DIT). - Ghép 2 iodotyrosin thành L - thyroxin - tetraiodotyrosin T4 (TIT) [20].
  • 34. 17 Hình 1.1. Vị trí tác dụng của thuốc kháng giáp trạng [20] MIT: monoiodotyrosin, DIT: diiodo - tyrosin (1):Thiocyanat, perclorat (2):Nhóm thiamid carbimazol, benzylthiouracil, propylthiouracil, methimazol (3):Lithium Thuốc kháng giáp trạng chia thành 4 nhóm: 1.3.1.1. Thuốc ức chế gắn iodide vào tuyến - Cơ chế: ức chế quá trình vận chuyển iod, làm giảm hấp thu iod của tuyến giáp như thiocyanat (SCN- ), perclorat (ClO4 - ). - Chỉ định: Thuốc chủ yếu dùng điều trị ưu năng tuyến giáp nhẹ hoặc trung bình. - Tác dụng không mong muốn: thường gặp là gây mất bạch cầu hạt [6], [20]. 1.3.1.2. Thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp * Gồm 2 nhóm: - Dẫn xuất imidazole: Carbimazole (CBZ), Methimazole (MMI). - Dẫn xuất thiouracil: Methyl uracil (MTU), Propyl thiouracil (PTU), Benzyl thiouracil (Basdene). * Dược lý và cơ chế tác dụng - Propylthiouracil: Propylthiouracil (PTU) là dẫn chất của thioure, một thuốc kháng giáp. Thuốc ức chế tổng hợp hormone giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần tyrosyl của thyroglobulin. Thuốc cũng ức chế sự ghép đôi các gốc iodotyrosyl này để tạo nên iodothyronin. Ngoài ức chế tổng hợp hormone, thuốc cũng ức chế quá trình khử iod của T4 (thyroxin) thành T3 (tri iodothyronin) ở ngoại vi.
  • 35. 18 Thuốc không ức chế tác dụng của hormone giáp sẵn có trong tuyến giáp hoặc tuần hoàn hoặc hormone giáp ngoại sinh đưa vào cơ thể [26]. - Methimazol (Thiamazol): Thiamazol là một thuốc kháng giáp tổng hợp, dẫn chất thioimidazol (imidazol có lưu huỳnh). Thiamazol ức chế quá trình tổng hợp hormone giáp ở tuyến giáp bằng cách làm chất nền cho enzyme peroxydase của tuyến giáp, enzyme này xúc tác phản ứng kết hợp iodide đã được oxy hóa vào gốc tyrosin của phân tử thyroglobulin và phản ứng cặp đôi phân tử iodotyrosin thành iodothyronin. Do vậy, iod bị đi chệch khỏi quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp. Thiamazol không ức chế tác dụng của hormon tuyến giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormon tuyến giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormone tuyến giáp đưa từ ngoài vào. Do đó, thiamazol không có tác dụng nhiễm độc giáp do dùng quá liều hormone tuyến giáp. Thiamazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp và thường không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp. Khác với thuốc kháng giáp thuộc dẫn chất thiouracil (benzylthiouracil, propylthiouracil, methylthiourail) thiamazol không ức chế sự khử iod ở ngoại vi của thyroxin thành triiodthyronin (tác dụng của triiodthyronin mạnh hơn nhiều so với thyroxin). Do đó trong điều trị cơn nhiễm độc giáp, propylthiouracil thường được ưa dùng hơn. Tính theotrọng lượng, thiamazol mạnh hơn benzylthiouracil và propylthiouracil (gấp 10 lần). Trong một nghiên cứu, nồng độ thyroxin và triiodothyronin trong máu giảm có ý nghĩa sau 5 ngày dùng thiamazol 40 mg mỗi ngày. Tác dụng tối đa đạt được sau 4 - 7 tuần [26], [36]. - Carbimazol: Trong cơ thể, carbimazol chuyển hóa nhanh và hoàn toàn thành thiamazol, vì thế, cơ chế tác dụng của carbimazol cũng là cơ chế của thiamazol. Thuốc ức chế tổng hợp hormone giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào gốc tyrosyl của thyroglobulin, và cũng ức chế sự kết hợp hai gốc iodotyrosyl thành iodothyronin. Thuốc không ức chế tác dụng của hormone giáp đã hình thành trong tuyến giáp hoặc có trong tuần hoàn, không ức chế giải phóng hormone giáp, cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hormone giáp đưa từ ngoài vào.
  • 36. 19 Do đó, carbimazol không có tác dụng trong nhiễm độc do dùng quá liều hormone giáp. Carbimazol không chữa được nguyên nhân gây ra cường giáp và thường không được dùng kéo dài để điều trị cường giáp. * Dược động học: - Propylthiouracil (PTU) được hấp thu nhanh, Tmax= 1giờ. Sinh khả dụng 50 - 80 %, t1/2 = 2 giờ. Vào máu tập trung ở tuyến giáp, bài tiết vào nước tiểu trong 24 giờ dạng liên hợp acid glucuronic. PTU gắn mạnh vào protein huyết tương, ít qua sữa mẹ nên là thuốc lựa chọn cho phụ nữ cho con bú [8]. - Carbimazole (Neo - Mercazole) chuyển hóa thành Methimazole [9]. - Methimazole (MMI) được hấp thu hoàn toàn nhưng tốc độ hấp thu thay đổi, bài tiết chậm hơn PTU, t1/2 của MMI = 4 - 6 giờ nhưng tác dụng dài do tập trung nhiều trong tuyến giáp nên ngày dùng 1 lần. MMI 20 mg/ ngày cũng không gây hại cho trẻ em bú sữa mẹ [10]. - Tác dụng kéo dài của MMI cho phép dùng thuốc 1 lần/ ngày, trong khi PTU phải dùng 2 - 3 lần/ ngày. MMI chủ yếu ở dạng tự do, còn 80 - 90 % PTU kết hợp với albumin. Do MMI gắn với protein huyết thanh lỏng lẻo hơn nhiều nhưng t1/2 kéo dài hơn, đồng thời khả năng thấm qua màng cao hơn PTU do tan trong lipid nhiều hơn. Hơn nữa, sự chuyển hóa MMI trong tuyến giáp rất chậm. - Không cần thay đổi liều ở trẻ em, người già hay người suy thận. Không cần giảm liều ở bệnh nhân bị bệnh gan, mặc dù sự thanh thải của MMI (chứ không phải PTU) bị giảm. - Tác dụng của MMI mạnh hơn PTU 7 - 15 lần, có thể không phải do sự khác nhau ở mức độ sinh hóa mà đúng hơn là do sự xâm nhập khác nhau của thuốc vào vòng chuyển hóa ngay bên trong của tuyến giáp. * Chỉ định và liều dùng: - Chỉ định: + Basedow khi bướu giáp nhỏ, dạng nhẹ. + Phối hợp với iod phóng xạ hay chuẩn bị phẫu thuật tuyến giáp. MMI là thuốc thay thế PTU để trị cường giáp cho phụ nữ mang thai với liều vừa đủ, không được thừa. - Giai đoạn tấn công: Ngăn chặn các triệu chứng nhiễm độc giáp chođến khi đạt trạng thái bình giáp. Thời gian điều trị tấn công cũng tùy thuộc liều KGTH và
  • 37. 20 tình trạng nhiễm độc giáp ban đầu. Thường thì bình giáp đạtđược sau 6 - 8 tuần. Liều tấn công khác nhau tùy thuộc nhóm thuốc, tình trạng nhiễm độc giáp: + Thiouracil 200 - 400 mg. ngày, chia 3 lần, trường hợp nặng có thể dùng tới liều 600 mg/ ngày. + Imidazol 10 - 40 mg/ ngày, chia 3 lần hoặc dùng 1 liều duy nhất. Cường giáp nặng có thể dùng liều 60 mg/ ngày. -Giai đoạn duy trì: khoảng 12 - 18 tháng hoặc hơn nữa cho tới khi đạt được bình giáp ổn định. Sau giai đoạn tấn công sẽ giảm liều từ từ 33 - 50 % liều tấn công, mỗi tuần cho đến liều duy trì. Liều duy trì tùy thuộc mức độ đáp ứng của người bệnh với thuốc, thường là 5 - 15 mg/ ngày/ 1 lần với imidazol hay 50 - 150 mg/ ngày/ 1 lần với thiouracil. -Giai đoạn củng cố: Khi đã đạt được bình giáp thì chuyển sang giai đoạn củng cố 6 - 12 tháng để đảm bảo không tái phát bệnh, giảm liều dần dần, không được ngừng thuốc để tránh bệnh tái phát trở lại (nếu ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát sau 3 - 4 tháng). Tổng thời gian điều trị thường kéo dài 12 - 24 tháng. * Chống chỉ định và thận trọng: Chống chỉ định: Bệnh nhân có bệnh về máu từ trước (mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản …), viêm gan, ứ mật hay mẫn cảm với thuốc. Thận trọng: Theo dõi bệnh nhân về chứng mất bạch cầu hạt theo tuổi nên thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân trên 40 tuổi. Thận trọng khi dùng cùng thuốc khác gây mất bạch cầu hạt. * Tác dụng không mong muốn: Các TDKMM nhẹ thường thấy nhất là: ngứa, ban dạng sẩn, mày đay. Ít thấy hơn có đau cứng khớp, dị cảm, nhức đầu. 1.3.2. Các thuốc chẹn β giao cảm Các thuốc chẹn β giao cảm được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng nhiễm độc giáp và chỉ định kết hợp với các thuốc kháng giáp hoặc thuốc phụ trợ trong điều trị iod phóng xạ [31]. Các thuốc chẹn β giao cảm giảm các triệu chứng về tim mạch như: hồi hộp trống ngực, tim đập nhanh, run tay, lo âu [39]. Làm giảm tác dụng ngoại vi của hormon tuyến giáp theo 2 cơ chế: ngăn chặn tác dụng kích thích các catecholamin của hormon tuyến giáp và ức chế chuyển T4 thành T3 ngoại vi.
  • 38. 21 Bảng 1.4. Liều dùng các thuốc ức chế thụ thể β [7] Thuốc Biệt dược Liều 24 giờ Propranolol Avlocardyl 40 mg 40 - 120 mg Bisoprolol Concor 5 mg 5 - 15 mg Metoprolol Betaloc 50 mg 50 - 150 mg 1.3.3. Các thuốc an thần Tác dụng làm giảm tình trạng kích thích, hưng phấn của thần kinh trung ương. Cho bệnh nhân dùng 7 - 10 ngày đầu của đợt điều trị, cắt thuốc khi nào thấy tình trạng tinh thần của người bệnh bình thường, ngủ tốt. Thuốc thường gặp nhất là Diazepam và các dẫn chất benzodiazepin. 1.3.4. Corticoid Do tác dụng chống viêm nên corticoid được dùng để tránh hiện tượng lồi mắt do viêm, giảm thị lực, phù nề. - Corticoid còn có tác dụng ức chế TSI (một globulin miễn dịch có tác dụng kích thích tuyến giáp đối với sự tổng hợp hormon), ngăn sự chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi và làm tăng iod niệu từ tác dụng kháng giáp của chúng do đó sẽ làm giảm được các triệu chứng của nhiễm độc do hormon tuyến giáp gây ra. - Liều dùng: + Prednisolon uống 30 - 40 mg/ 24 giờ (hay 0,5 đến 1,25 mg/ kg/ 24 giờ) vào buổi sáng, uống liên tục trong 1 - 2 tuần. Khi các triệu chứng như: cokéo cơ mi, lồi mắt, phù nề … giảm thì có thể giảm liều rồi dừng hẳn thuốc. + Dexamethason cách 2 - 6 giờ uống 1 liều, ức chế sự bài tiết hormone, tăng sinh hormone T3 và có tác dụng ức chế miễn dịch [39]. 1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 800 giường bệnh kế hoạch (2020). Bệnh viện được xây dựng với 9 tầng nổi và 01 tầng hầm. Địa chỉ: Số 04, Đường Châu Văn Liêm - Phường Tân An - Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ. 1.4.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển Trước năm 1975, bệnh viện xây dựng trên diện tích 2,6 ha, quy mô giường bệnh với tên gọi Bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa (năm 1895). Đây là bệnh viện lớn nhất khu vực, trực thuộc Bộ Y tế Sài Gòn.
  • 39. 22 Ngày 5-5-1975, Bệnh viện Thủ khoa Nghĩa đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa khu Tây Nam bộ. Ngày 4-3-1976, Quốc hội quyết định nhập 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang. Số giường được nâng lên 550 giường, phục vụ điều trị cho nhân dân cả khu vực. Năm 1992, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang lại đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Lúc này, Bệnh viện đã đào tạo được lực lượng bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao nên thu hút rất đông bệnh nhân các tỉnh ĐBSCL. Năm 2004, tỉnh Cần Thơ tiếp tục bị chia tách thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, đô thị trực thuộc trung ương. Đến thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử hơn 1 thế kỷ phục vụ nhân dân. Năm 2014, Bệnh viện được xây dựng mới tại địa chỉ số 04 - Châu Văn Liêm – Phường Tân An – Quận Ninh Kiều – Thành Phố Cần Thơ với quy mô 500 giường chính thức khởi công với tổng mức đầu tư là 853 tỉ đồng. Công trình có diện tích xây dựng 8.997,23 m2, diện tích sàn sử dụng là 49.646,5 m2. Các hạng mục xây lắp gồm khối nhà chính của bệnh viện, quy mô 1 tầng hầm và 9 tầng lầu. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ được chính phủ phê duyệt dự án mua sắm trang thiết bị từ với tổng mức 22 triệu EURO. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ vốn ODA (Pháp) là 19,5 triệu EURO. Mục tiêu của dự án là đầu tư trang thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược, Cao đẳng Y tế và nhiều trường Trung cấp Y Dược trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thầy thuốc của thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 1.4.2. Ban Giám đốc hiện tại: - Giám đốc: BSCKII. Trần Quốc Luận. - Phó Giám đốc: BSCKII. Huỳnh Minh Phú. 1.4.3. Khoa, phòng: Tổng số có 36 khoa, phòng. - Phòng chức năng: có 09 phòng + Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • 40. 23 + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Tổ chức cán bộ + Phòng Điều dưỡng + Phòng Vật tư – Thiết bị y tế + Phòng Hành chánh quản trị + Phòng Quản lý chất lượng + Phòng Chỉ đạo tuyến – Đào tạo + Phòng Công tác xã hội - Khoa lâm sàng: có 21 khoa + Khoa Hồi sức cấp cứu + Khoa Khám bệnh + Khoa Truyền nhiễm + Khoa Răng Hàm Mặt + Khoa Tai Mũi Họng + Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc + Khoa Phẫu Thuật – Gây mê – Hồi sức + Khoa Mắt + Khoa Y dược cổ truyền + Khoa Nội tiết + Khoa Ngoại thận – Tiết niệu + Khoa Ngoại Chấn thương – Bỏng + Khoa Ngoại tổng hợp + Khoa Ngoại Thần kinh + Khoa Ngoại Lồng ngực + Khoa Nội Tổng hợp + Khoa Nội Thần kinh – Cơ xương khớp + Khoa Nội thận – Tiết niệu – Lọc máu + Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học + Khoa Nội Tim mạch – Lão học + Khoa Điều trị theo yêu cầu - Khoa cận lâm sàng: có 06 khoa + Khoa dược + Khoa Chẩn đoán hình ảnh + Khoa Dinh dưỡng + Khoa Xét nghiệm + Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn + Khoa Giải phẫu bệnh
  • 41. 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/01/2020 đến 30/10/2020. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2.1. Mục tiêu 1: Hồ sơ bệnh án Basedow điều trị tại Khoa Nội tiết được lưu trữ tại kho lưu trữ Phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/01/2020- 30/06/2020. Số liệu được thu thập từ bệnh án theo mẫu thu thập thông tin (Phụ lục I). * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Được kết luận chắc chắn mắc Basedow (theo ghi nhận ở bệnh án). Chẩn đoán Basedow bằng triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau: + Triệu chứng lâm sàng: . Run tay, chân. . Hồi hộp trống ngực. . Mệt. . Sụt cân. . Vã mồ hôi. + Cận lâm sàng: Xét nghiệm hormon tuyến giáp: T3, FT4 tăng, TSH giảm. - Thời gian điều trị nội trú từ 1 tuần trở lên. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân đã được điều trị trước khi nhập viện bằng thuốc hoặc bằng Iod phóng xạ hoặc điều trị ngoại khoa. - Phụ nữ mang thai. - Triệu chứng lâm sàng không điển hình. - Bệnh nhân điều trị không đủ đợt. - Bệnh nhân mắc kèm bệnh mạn tính khác: Bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, HIV - AIDS…
  • 42. 25 * Cỡ mẫu: Do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với toàn bộ quần thể định danh là bệnh nhân Basedow mắc bệnh lần đầu được điều trị nội trú, nên tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được lấy vào nghiên cứu. Trên thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu được 70 bệnh nhân. 2.1.2.2. Mục tiêu 2: Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Phòng Khám nội tiết Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/08/2020 đến 30/10/2020. Các thông tin ghi nhận được dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục II). * Tiêu chuẩn chọn mẫu: - Chẩn đoán xác định là Basedow. - Đã điều trị với ít nhất 1 thuốc KGTH trong 6 tháng trước. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Có thai. - Không chấp nhận tham gia nghiên cứu. - Không tự sử dụng thuốc được, không có khả năng trả lời câu hỏi. * Cỡ mẫu: Dự kiến chọn khoảng 60 bệnh nhân. Trong thời gian từ tháng 01/08/2020- 30/10/2020, chúng tôi lựa chọn được 60 bệnh nhân. Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi phỏng vấn. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu * Thiết kế nghiên cứu Mục tiêu 1: Nghiên cứu hồi cứu Nghiên cứu bệnh án của bệnh nhân Basedow điều trị nội trú lần đầu về phương diện sử dụng thuốc, phân tích tình hình sử dụng thuốc trong điều trị. Số liệu được thu thập lại thông qua phiếu thu thập thông tin (Phụ lục I). Mục tiêu 2:Nghiên cứu tiến cứu Số liệu được thu thập bằng phiếu thu thập thông tin bệnh nhân ngoại trú (Phụ lục II). * Cách thức chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện không xác suất có mục đích theo tiêu chí chọn mẫu của đề tài, đối tượng thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại trừ như đã trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu.
  • 43. 26 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu Từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi xác định các chỉ tiêu nghiên cứu như sau: 2.2.2.1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân - Tuổi: Tính bằng năm - Giới tính: Nam hoặc nữ - Thời gian điều trị tại bệnh viện: Tính bằng ngày 2.2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh Basedow trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ - Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc theo danh mục qui định. - Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều qui định. - Các phác đồ điều trị nội khoa. - Tỷ lệ thay đổi thuốc KGTH trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện. - Đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân nội trú. - TDKMM ghi nhận từ bệnh án nội trú. 2.2.2.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ điều trị - Tỷ lệ tuân thủ điều trị. - Nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị. - Mối liên quan của từng yếu tố với mức độ tuân thủ: + Liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa giới tính và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa trình độ học vấn và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa nhóm nghề nghiệp và mức độ tuân thủ điều trị + Liên quan giữa thu nhập và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa thời gian điều trị Basedow và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa số loại thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa số lần dùng thuốc và mức độ tuân thủ điều trị. + Liên quan giữa niềm tin về thuốc điều trị và mức độ tuân thủ điều trị.
  • 44. 27 2.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phác đồ điều trị Bảng 2.1. Danh mục thuốc sử dụng điều trị Basedow theo phác đồ chuẩn của Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ Nhóm thuốc Thuốc Liều khởi đầu Thuốc KGTH Carbimazol 20 - 60 mg/ngày Thiamazol 15 - 40 mg/ngày Propylthiouracil 300 - 400 mg/ngày Thuốc chẹn β giao cảm Metoprolol 25 - 100 mg/ngày Atenolol 25 - 100 mg/ngày Bisoprolol 2.5 - 10 mg/ngày Propranolol 40 - 240 mg/ngày Thuốc điều trị hỗ trợ Thuốc an thần, vitamin nhóm B * Kháng giáp tổng hợp: - Thiamazol: Liều ban đầu 15 - 40 mg/ ngày, chia 1- 2 lần (cường giáp nhẹ liều 15 mg, trung bình 20 - 30 mg, nặng liều trên 40 mg/ ngày). Uống thuốc sau khi ăn. Chỉnh liều khi bệnh nhân dần về bình giáp. - Propylthiouracil (PTU) Liều ban đầu: 300 - 400 mg/ ngày, chia 2 - 3 lần. Uống thuốc sau ăn. Giảm dần liều khi bệnh nhân về bình giáp. Liều duy trì: 50 - 150 mg/ ngày. * Thuốc chẹn giao cảm nhằm làm giảm triệu chứng cường giáp: - Metoprolol (Betaloc, Betaloc zok) viên 25 và 50 mg, liều 25 - 100 mg/ ngày. - Atenolol (Tenormin) viên 50 mg, liều 25 - 100 mg/ ngày. - Bisoprolol (Concor) viên 2.5 và 5 mg, liều 2.5 - 10 mg/ ngày. - Propranolol (Inderal) viên 40 mg, liều 40 - 240 mg/ ngày. * Điều trị hỗ trợ bằng thuốc an thần, chế độ nghỉ ngơi [5] 2.3.2. Đánh giá tuân thủ điều trị Tuân thủ điều trị của bệnh nhân được đánh giá trên cơ sở:
  • 45. 28 Bất kỳ sự không tuân thủ về lịch tái khám, số thuốc uống, liều dùng, thời điểm dùng thuốc đều được coi là tuân thủ kém và ngược lại. 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU - So sánh sự khác biệt về tỷ lệ sử dụng test χ2 - Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi two-side p value < 0,05. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học dựa vào phần mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel 2007. Số liệu xử lý được trình bày dưới dạng: %, giá trị trung bình, so sánh liên quan, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. - Tài liệu tham khảo được xử lý bằng phần mềm Endnote X6. 2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được sự đồng ý và chấp thuận của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Một số thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa.
  • 46. 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu Tuổi Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ < 20 tuổi 8 11,43 20 – 50 tuổi 37 52,86 50 – 65 tuổi 14 20,0 > 65 tuổi 11 15,71 Tổng 70 100 Nhận xét: - Trong nghiên cứu này, đặc điểm về tuổi của bệnh nhân nội trú phân bố như sau: Nhóm tuổi mắc bệnh Basedow cao nhất là từ 20 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 52,86 %. - Nhóm tuổi mắc bệnh thấp nhất là < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 11,43 %. Trong số đó, bệnh nhân mắc bệnh có tuổi thấp nhất là 11 tuổi và tuổi cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 72 tuổi. Bảng 3.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong mẫu bệnh án nghiên cứu Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ Nam 18 25,71 Nữ 52 74,29 Tổng 70 100 Nhận xét: Trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với bệnh nhân nam. Nữ chiếm 74,29 % và nam chiếm 25,71 %. Tỷ lệ nữ/nam = 3/1.
  • 47. 30 Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh của bệnh nhân nghiên cứu Thời gian bị bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ < 3 tháng 7 10,0 3 - 12 tháng 13 18,57 13 – 24 tháng 28 40,0 24 – 36 tháng 19 27,14 > 36 tháng 3 4,29 Tổng 70 100 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu phân bố không đồng đều. Thời gian mắc bệnh chủ yếu của bệnh nhân là từ 13 tháng đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 40,0 %. Thời gian mắc bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất là > 36 tháng với 4,29 %. Các bệnh nhân nộ trú mới mắc bệnh, thời gian mắc < 3 tháng chiếm tỷ lệ 10 %. Trong đó bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 5 ngày và dài nhất là 11 năm. Bảng 3.4. Đặc điểm số ngày nằm viện điều trị của bệnh nhân nghiên cứu Số ngày nằm viện Số bệnh nhân Tỷ lệ < 7 ngày 6 8,57 7 – 14 ngày 42 60,0 15 – 30 ngày 21 30,0 > 30 ngày 1 1,43 Tổng 70 100 Trung bình 13,7 ± 2,3 ngày Nhận xét: Thời gian nằm viện điều trị nội trú của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.4. Thời gian nằm điều trị nội trú chủ yếu của bệnh nhân là từ 7 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ 60,0 %. Tiếp theo là bệnh nhân nằm điều trị từ 15 đến 30 ngày chiếm tỷ lệ 30,0 %. Số bệnh nhân nằm điều trị thời gian dài > 30 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,43 %. Thời gian nằm điều trị nội trú trung bình của các bệnh nhân là 13,7 ± 2,3 ngày.
  • 48. 31 3.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc theo danh mục của phác đồ điều trị của bệnh viện Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo các loại thuốc theo danh mục Nhóm thuốc Tên thuốc Số BN Tỷ lệ % Tổng Thuốc KGTH Propyl thiouracil 14 20,0 70 (100,0) Thiamazol 53 75,71 Carbimazol 3 4,29 Chẹn β giao cảm Bisoprolol 64 91,44 64 (91,43) Corticoid 5 7,14 5 (7,14) Thuốc điều trị hỗ trợ Thuốc an thần 55 78,57 68(97,14) Vitamin nhóm B 18 25,71 Thuốc bổ gan 68 97,14 Thuốc chứa Kali 9 12,86 Tổng 70 100 Nhận xét: Các nhóm thuốc thường được kê cho các bệnh nhân bao gồm: Nhóm thuốc kháng giáp tổng hợp, nhóm chẹn β giao cảm, nhóm corticoid và nhóm các thuốc điều trị bổ trợ khác. Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp (100,0 %), trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc Thiamazol chiếm tỷ lệ 75,71 %. Thuốc nhóm chẹn β giao cảm có 91,43 % bệnh nhân được kê đơn sử dụng. Nhóm các thuốc hỗ trợ điều trị có 97,14 % bệnh nhân được kê đơn, trong đó bệnh nhân được kê thuốc bổ gan chiếm tỷ lệ lớn nhất là 97,14 %, thấp nhất là thuốc chứa kali chiếm 12,86 %. Nhóm corticoid là nhóm ít được sử dụng nhất để điều trị cho các bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 7,14 %.
  • 49. 32 Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo loại phác đồ sử dụng Loại phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ Đơn trị liệu 2 2,86 Phối hợp 2 thuốc 14 20,0 Phối hợp 3 thuốc 54 77,14 Tổng 70 100,0 Nhận xét: Các loại phác đồ được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân có thể là đơn trị liệu hoặc phối hợp các thuốc. Đa số các bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 77,14 %. Phác đồ đơn trị liệu được sử dụng ít nhất với tỷ lệ 2,86 %. Bảng 3.7. Đặc điểm của phác đồ sử dụng điều trị cho bệnh nhân Loại phác đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ Chỉ nhóm KGTH 2 2,86 KGTH + Chẹn β 10 14,29 KGTH + Hỗ trợ 4 5,71 KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ 54 77,14 Tổng 70 100 Nhận xét: Phác đồ phối hợp được sử dụng chủ yếu cho bệnh nhân nội trú, loại phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc KGTH + Chẹn β + Hỗ trợ chiếm tỷ lệ chủ yếu với 77,14 %. Có 14,29 % bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp 2 loại thuốc KGTH + Chẹn β và 5,71 % số bệnh nhân sử dụng 2 loại thuốc là KGTH + Hỗ trợ. Chỉ có 2,86 % bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc chỉ nhóm KGTH để điều trị. 3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc trong thời gian điều trị Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc nhóm KGTH Thay thế thuốc Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ Số trường hợp thay thế 7 10,0 Thuốc ban đầu Thuốc thay thế Thiamazol Propylthiouracil 3 4,29 Carbimazol 2 2,86 Propylthiouracil Thiamazol 2 2,86
  • 50. 33 Nhận xét: Trong quá trình điều trị, để phát huy tối đa kết quả điều trị và đưa lại hiệu quả tốt nhất, một số bệnh nhân phải đổi thuốc để điều trị chiếm tỷ lệ 10,0 %. Trong đó, điều trị từ bằng Thiamazol có 53 bệnh nhân, trong quá trình điều trị đỏi sang thuốc Propylthiouracil là 3 bệnh nhân. Điều trị từ bằng Thiamazol có 53 bệnh nhân, trong quá trình điều trị đỏi sang thuốc Carbimazol là 2 bệnh nhân. Điều trị từ bằng Propylthiouracil có 14 bệnh nhân, trong quá trình điều trị đỏi sang thuốc Thiamazol là 2 bệnh nhân 3.1.4. Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nội trú sau thời gian nằm viện Trong bệnh án của các bệnh nhân nghiên cứu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trong quá trình điều trị không được ghi chép loại hoặc được ghi không đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân thông qua kết quả xét nghiệm sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp trước và sau điều trị. Kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.9. Sự thay đổi nồng độ hormon tuyến giáp của bệnh nhân trước và sau điều trị Chỉ số trung bình (n = 70) Trước điều trị Sau điều trị p TSH (µIU/ml) 0,009 ± 0,076 0,022 ± 1,237 > 0,05 FT4 (pmol/L) 55,215 ± 18,623 24,516 ± 11,357 < 0,001 T3 (nmol/L) 9,424 ± 4,172 3,128 ± 1,915 < 0,001 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm cho thấy đối với nồng độ TSH không có sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm trước và sau khi điều trị với p > 0,05. Có sự khác biệt về nồng độ FT4 và T3 ở thời điểm trước và sau điều trị. Nồng độ FT4 và T3 sau khi điều trị thấp hơn so với trước khi điều trị và sự khác biệt này là có ý nghĩa với p < 0,001. Bảng 3.10. Đánh giá trình trạng bệnh của bệnh nhân sau điều trị Trình trạng Số bệnh nhân (n = 70) Tỷ lệ Bệnh khỏi 27 38,57 Bệnh đỡ 41 58,57 Không đỡ bệnh 2 2,86 Bệnh nặng hơn 0 0,0 Tổng 70 100,0