SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
GIAI ĐOẠN 2013-2015
MÃ TÀI LIỆU: 80266
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn
Lê Hữu Phương Th.S Bùi Thành Công
Lớp: K46 Ngân hàng
Niên khóa: 2012 - 2016
ii
LỜ I C
Ả
M Ơ N
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn
tới tập thể Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa
Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu thực tế tại đơn vị cũng như chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này.
Đặc biệttôixin bàytỏ lòngkínhtrọngvà biết ơn sâu sắc đến giảng viên Bùi
ThànhCông-ngườitrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian
học tập vànghiên cứuđểhoànthànhchuyênđềnày. Cuốicùng, tôixin chânthành
cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân.
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lê Hữu Phương
iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về hoạt động
cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi
nhánh Huế. Mục tiêu của đề tài này là nhận định ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn trong hoạt động cho vay
mua ô tô của ngân hàng.
Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu về các
chỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu… trong hoạt
động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) - Chi nhánh Huế, phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Cuối cùng, đề tài đã đi đến được những kết luận chung như sau:
 Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập, gây khó khăn
cho ngân hàng trong việc phân tích và đánh giá thực trạng của khách hàng.
 Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng có trình độ chuyên môn
chưa cao.
 Các cán bộ tín dụng vẫn xem nhẹ thẩm định rủi ro trong hoạt động cho vay.
 Việc quản lý các danh mục TSĐB chưa được làm thường xuyên và không có
tính hệ thống.
 Hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi
suất và các quy chế cho vay với nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong địa bàn.
Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt
động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Huế như:
 Nâng cao chất lượng CBTD.
 Hoàn thiện hệ thống XHTDNB.
 Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá TSĐB.
 Hoàn thiện quy trình cho vay.
iv
 Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay và phương án SXKD của khách
hàng.
 Xây dựng chiến lược cho hoạt động cho vay mua ô tô trong thời gian tới.
 Xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt.
 Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, các đại lý bán xe ô tô và các
đại lý bảo hiểm.
v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Viết tắt Giải thích
1. BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. CBTD Cán bộ tín dụng
3. CIC Credit Information Centre: Trung tâm thông tin tín dụng
4. ĐCTC Định chế tài chính
5. KHCN Khách hàng doanh nghiệp
6. NH Ngân hàng
7. NHNN Ngân hàng nhà nước
8. NHTM Ngân hàng thương mại
9. RRTD Rủi ro tín dụng
10. SXKD Sản xuất kinh doanh
11. TCTD Tổ chức tín dụng
12. TMCP Thương mại cổ phần
13. TSĐB Tài sản đảm bảo
14. XDCB Xây dựng cơ bản
15. XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................................................iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................................v
MỤC LỤC...........................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIẾU................................................................................................x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: ..........................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................3
7. Bố cục của đề tài..........................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG .....................................................................................................................5
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại................................................................5
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại...............................................................5
1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại.................................................................6
1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu...................................................................6
1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh..........................................................7
1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động...............................................................7
1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại................................................8
1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng...........................................................8
1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán .......................................................9
1.1.3.3. Chức năng tạo tiền ...............................................................................9
vii
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại............. 10
1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân
hàng thương mại............................................................................................. 10
1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng
thương mại ....................................................................................................... 13
1.1.4.3. Nghiệp vụ Trung gian....................................................................... 15
1.2. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại ...................................... 15
1.2.1. Khái niệm tín dụng..................................................................................... 15
1.2.2. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng ............................................. 16
1.2.3. Các hình thức của tín dụng ngân hàng..................................................... 18
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ................................................. 19
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ GIAI
ĐOẠN 2013-2015............................................................................................................ 20
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Huế.................................................................................................. 20
2.1.1. Tổng quan về BIDV ................................................................................... 20
2.1.2. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế......................................................... 20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế .......................... 21
2.1.3.1. Về bộ máy quản lý: ........................................................................... 22
2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban....................................................................... 23
2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV............................ 24
2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động ............................................................. 24
2.1.4.2. Kết quả kinh doanh ........................................................................... 26
2.1.4.3. Tình hình huy động vốn ................................................................... 27
2.1.4.4. Tình hình cho vay.............................................................................. 31
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015 ...... 33
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô............................................... 33
viii
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế
trong giai đoạn 2013-2015.................................................................................... 39
2.2.2.1. Dư nợ vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế......................... 39
2.2.2.2. Doanh số cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế ................. 41
2.2.2.3. Tình hình thu nợ cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế..... 42
2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua ô tô tại BIDV Chi
nhánh Huế ........................................................................................................ 43
2.3. Đánh giá về thực trạng cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế...... 46
2.3.1. Một số thành công ...................................................................................... 46
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ............................................ 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(BIDV)- CHI NHÁNH HUẾ .......................................................................................... 48
3.1. Định hướng phát triển của BIDV Chi nhánh Huế ......................................... 48
3.1.1. Định hướng chung ...................................................................................... 48
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động cho vay mua ô tô của
BIDV Chi nhánh Huế............................................................................................ 48
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua ô tô đối tại BIDV Chi
nhánh Huế .................................................................................................................. 49
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 53
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 55
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế ..................22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015)............................................26
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015)......................................28
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015)..................................................28
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tín dụng (2013-2015)................................................31
Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015).................................................................32
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay mua ô tô và tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh
(2013-2015)................................................................................................40
Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay mua ô tô và tổng doanh số cho vay của Chi nhánh
(2013-2015)................................................................................................41
Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu
(2013-2015)..................................................................................................44
x
DANH MỤC BẢNG BIẾU
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)....25
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(2013-2015).....................................................................................................26
Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(2013-2015).....................................................................................................27
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)....31
Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015).....................................................................33
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay mua ô tô so với tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh
(2013-2015).....................................................................................................39
Bảng 2.7: Doanh số cho vay ô tô so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh
(2013-2015).....................................................................................................41
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ cho vay mua ô tô(2013-2015)..........................................42
Bảng 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu
(2013-2015)......................................................................................................43
Bảng 2.10: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với dư nợ cho vay mua ô tô
(2013-2015).....................................................................................................45
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ nợ xấu so với dư nợ cho vay mua ô tô
(2013-2015).....................................................................................................45
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với nhịp tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng dần có
những bước chuyển mình đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mở cửa hội
nhập kinh tế cũng chính là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế,
trong đó có lĩnh vực ngân hàng cụ thể là tín dụng. Bên cạnh đó, quy mô dân số
nước ta hiện nay trên 90 triệu dân, thu nhập của người dân không ngừng được cải
thiện, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thêm vào đó là
chính sách mở cửa của nền kinh tế nước nhà đã thu hút không ít những nhà kinh
doanh trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phương tiện giao thông làm cho thị
trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là thị trường ô tô. Nhiều dòng sản
phẩm mới ra đời, với sự đa dạng về mẫu mã và linh hoạt về mức giá đã trở thành
tâm điểm lựa chọn của nhiều người. Điều này dẫn đến việc vay vốn để mua ô tô ở
các NHTM ngày càng tăng. Vậy nên, các NHTM ra sức phát triển các gói cho vay
mua xe ô tô để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế là một
trong những ngân hàng hoạt động và tồn tại từ lâu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là một
địa điểm quen thuộc đối với người dân Huế - những người có nhu cầu về mặt tài
chính và những vấn đề liên quan. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao vị
thế của mình so với đối thủ cạch tranh, BIDV cũng tiến hành đưa ra nhiều gói tín
dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong đó có gói cho vay với mục đích
mua ô tô.
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, học hỏi tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Huế, nhận thấy thị trường mua bán ô tô cũng
như cho vay mua ô tô ở địa bàn tỉnh có tiềm năng khá lớn và đồng thời nhằm muốn
giới thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua ô tô cũng như đưa ra các giải pháp
phù hợp để tăng hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay
2
mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Huế giai đoạn 2013-2015”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất” của tác giả Nguyễn Du
Thành Phát năm 2011 - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM; tác giả đã nghiên
cứu khá chi tiết về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các tiêu chí dư nợ, doanh số cho vay,
doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của cho vay mua ô tô giai đoạn 2008-2010. Nhìn
chung, tác giả đã hoàn thành đề tài khá đầy đủ.
Đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của
VPBank Trần Duy Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Hiền A năm 2008; tác giả đã
nghiên cứu về hoạt động cho vay mua xe ô tô trả góp tại Ngân hàng VPBank chi
nhánh Trần Duy Hưng qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn của
cho vay mua ô tô, cho vay trả góp mua ô tô và cho vay mua ô tô ô tô theo món. Đề
tài chủ yếu tập trung so sánh giữa cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua ô tô
theo món mà chưa có sự so sánh với tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay và tổng nợ
quá hạn của ngân hàng.
Đề tài: “Mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
đầu tư và Phát triểu Chi nhánh Đông Đô” năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt
động cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Đông Đô chủ
yếu qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay của cho vay mua ô tô dành
cho khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá của tác giả còn ít, cần bổ sung thêm
một số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, doanh số thu nợ…
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tìm ra
những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh.
3
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay
mua ô tô.
- Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015.
- Đề xuất các giải pháp nằng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV
Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua ô tô.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) - Chi nhánh Huế.
4.3. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013-2015
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu: số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Thừa Thiên Huế, sách, báo, tạp chí kinh tế và các tài liệu đã được thông báo
trên phương tiện thông tin đại chúng, internet.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với các quy trình,
nghiệp vụ và tham khảo các ý kiến của một số bộ phân chức năng liên quan đến
hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Lấy ý kiến các chuyên gia.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt
động cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Huế.
Qua đó, giúp ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng chất lượng
hoạt động cho vay mua ô tô, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức để có những phương hướng và giải pháp thích hợp để phát triển hoạt
động cho vay này.
4
7. Bố cục của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại và tín dụng ngân hàng.
Chương 2: Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế gia đoạn 2013-2015.
Chương 3: Một số giải phát phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế.
5
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại[1]
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại
hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn
dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu,
trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu,
cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các
đối tượng nói trên.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong
nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã
hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự
phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.
 Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,
các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách,
Ngân hàng hợp tác xã.” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng).
Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng, bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho
vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác.
Luật Ngân hàng thương mại của các nước khác trên thế giới đều khẳng định:
NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường,
với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúc dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn
[1] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại, NXB Đại học quốc gia
TP.HCM.
6
lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch
vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, có thể nói rằng NHTM là Định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung
gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập
trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá
nhân để phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại[2]
1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu
a. Ngân hàng thương mại Quốc doanh:
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà
nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội
nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang
phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh
tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện
nay. Thuộc loại này gồm:
 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
 Ngân hàng công thương Việt nam (Vietinbank)
 Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)
 Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Vietcombank)
b. Ngân hàng thương mại cổ phần:
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong
đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui
định của ngân hàng nhà nước Việt nam: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng
TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân đội…
c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh):
Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng
thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt
[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
7
tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam: ngân hàng Việt Nga,
SHINHAN VINA BANK, VID PUBLIC BANK,VINASIAM BANK…
d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi
nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK,
BANGKOK BANK, SHINHAN BANK, DEUSTCH BANK…
e. NHTM 100% vốn nước ngoài:
Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước
ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ).
NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một
thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN:
NH TNHH một thành viên Standard Chartered, NH TNHH một thành viên HSBC,
NH TNHH một thành viên Shinhan…
1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh
a. Ngân hàng bán buôn: Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho
đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng
cá nhân.
b. Ngân hàng bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân.
c. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.
1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động
a. Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong
một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
b. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực
kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được
phép thực hiện.
8
1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại[3]
1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là "cầu
nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế, Ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay
vừa đóng vai trò là người cho vay.
 Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng
còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh
toán tiện lợi.
 Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm
nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
 Đối với Ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân
mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.
Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại.
 Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất
được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân
hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích
thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân
hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay để
cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là
cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
[3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê
9
1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh
toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây Ngân hàng thương mại
đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là
người giữ tài khoản của họ.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở
thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân
hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi, Đó
chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào
vị trí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi
phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạo
nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Với chức năng này, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều
phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền,
thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo
được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá,
đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh
tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được
lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi
phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...
Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận
cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán.
1.1.3.3. Chức năng tạo tiền
Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát
hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện
chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian
10
tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền
tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng tại Ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được
sử dụng trong các giao dịch.
Từ các khoản dự trữ tăng lên ban đầu, Ngân hàng thương mại sử dụng để cho
vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại Ngân hàng
thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi
không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một
lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức
mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu
tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền
mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.
Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại còn bị giới
hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của
công chúng.
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng
thương mại
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại
được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để
huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay
đối với nền kinh tế.
Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:
 Vốn của ngân hàng
a. Vốn điều lệ và các quỹ:
 Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ
của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập. Gọi là vốn điều
lệ vì vốn này được ghi rõ trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có
thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
11
Vốn điều lệ của ngân hàng được dùng để xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc,
mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của
ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn. Các ngân
hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốn điều lệ để đầu tư vào
tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh.
 Các quỹ dự trữ của ngân hàng: được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ
sung bốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. [3]
b. Vốn coi như tự có
Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây
là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng
tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn
thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…
Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do ủy ban Basel về giám sát hoạt động
ngân hàng ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:
 Vốn cấp 1: còn gọi là vốn tự có cơ bản, gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi
tiết dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ
vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như
vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên.
 Vốn cấp 2: còn gọi là vốn tự có bổ sung, gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các
trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên, vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là
50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện
tài chính trong vốn tự có bổ sung phải loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi
đến ngày đáo hạn. Như vậy, khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn
coi như tự có trong cách phân loại trên.
 Vốn huy động:
Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản
bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng
phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy
động là nguồn tài nguyên to lớn nhất
[3]
PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê
12
Nguồn hình thành
 Nhận tiền gửi
 Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
 Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu
 Các khoản tiền gửi khác
Vốn huy động là nguồn vố chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là
nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng
là đi vay để cho vay. Chính vì vậy, người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi. [2]
 Vốn đi vay:
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ NHNNW hay các tổ
chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước
 Vốn vay từ NHNN: Bất kỳ NHTM nào khi được NHNN cho phép thành lập
hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHNN trong trường hợp thiếu hụt dự trữ
hay quá thiếu tiền mặt, NHNN cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình
thức, đó là:
 Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá
 Cho vay thế chấp hay ứng trước.
Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng như sau:
 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo
yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư nguyên
liệu; sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên…
 Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các tổ chức tín dụng khác: Mục đích của
loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Thời hạn
của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần.
[2]
PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
13
 Vay từ thị trường tài chính trong nước: các NHTM có thể vay từ thị trường
tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như: Chứng chỉ tiền gửi có khả
năng chuyển nhượng, trái phiế ngân hàng.
 Vay nước ngoài
 Các nguồn vốn khác
 Nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà
nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo
môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã
được xác định
 Các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý,
chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…).[2]
1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết
định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các
nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng.
Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:
 Dự trữ
+ Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng khác.
+ Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa
là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi.
Thuộc loại này gồm:
o Tín phiếu kho bạc
o Hối phiếu đã chấp nhận
o Các giấy nợ ngắn hạn khác
Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp
bị cạn kiệt.
 Cấp tín dụng
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương
mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:
[2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
14
 Cho vay: Là tín dụng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân
hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư
hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng
kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn.
 Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng
vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân
hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các
giấy nợ có giá khác.
 Cho thuê tài chính: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công
ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài
sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời
gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo
định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài
thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê.
 Bảo lãnh ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân
hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng
khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
 Các hình thức khác
 Đầu tư
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang
lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này,
ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới
các hình thức như:
 Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ
được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng
 Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…
 Tài sản Có khác:
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định
nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị,
15
máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các
khoản phải thu, các khoản khác…
1.1.4.3. Nghiệp vụ Trung gian
Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho
nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập
cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai
đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại. Các hoạt động này gồm:
 Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc,
dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán..)
 Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công
chúng
 Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng
 Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý
 Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái
phiếu…
1.2. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng
hóa. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệm
khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái
niệm cơ bản sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch
giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia
được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết
hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.”[4]
Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:
 Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định.
Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá,
máy móc, thiết bị, bất động sản.
[4]
PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
16
 Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi
hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.
 Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói
cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay).
Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các
khoản chi phí. Đồng thời kèm theo khoản chi phí dự phòng rủi ro. Rủi ro tín dụng sẽ
xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín
dụng với ngân hàng. ngân hàng phải xem xét, cân đối mối quan hệ giữa lợi nhuận
và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp.
1.2.2. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng
 Chức năng của tín dụng ngân hàng:
Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều có hai chức năng cơ bản là:
- Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi. Chức
năng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời
nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các
tổ chức và cá nhân.
 Vai trò của tín dụng ngân hàng
 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn nhàn rỗi
trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay,
ngân hàng đã biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập
trung, qua đó điều hòa quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong xã hội, thỏa mãn tốt nhu
cầu của khách hàng.
Nguồn vốn nhàn rỗi mà ngân hàng huy động bao gồm:
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư
Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hết các nhu cầu hợp
pháp về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất
được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời tập trung và phân phối
17
vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa sang
nơi thiếu.
 Tín dụng ngân hàng góp phần tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ và là
kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô
Các NHTM khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế, tức là đã tạo ra khả năng
cung ứng tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng Nhà nước thu hẹp tín dụng tức làm giảm
lượng tiền trong lưu thông. NHNN sử dụng công cụ tín dụng như một công cụ điều
tiết lưu thông tiền tệ qua việc thực hiện chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi
suất tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, công cụ thị trường mở, … Hơn nữa quá trình
hoạt động của tín dụng ngân hàng gắn liền với thanh toán không dùng tiền mặt góp
phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường nhằm mục đích ổn định lưu
thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc góp phần giảm lạm phát. Như vậy, tín
dụng ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hòa vốn trên phạm vi toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo
công ăn việc làm. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà
nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn
tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như
kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động
ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng
giữa tổng cung và tổng cầu sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ
giao lưu kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Vốn đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là hai lĩnh vực
hợp tác quốc tế thông dụng và phổ biến nhất giữa các nước. Ngân hàng với tư cách
là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực
về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thông qua việc đầu tư vốn để hiện đại hóa máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp hay qua đầu tư tín dụng vào các ngành kinh tế mũi nhọn của
18
đất nước, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
1.2.3. Các hình thức của tín dụng ngân hàng
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu
thức sau:
- Dựa vào mục đích của tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành
các loại sau:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
 Cho vay tiêu dùng cá nhân.
 Cho vay bất động sản.
 Cho vay nông nghiệp.
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
 Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích
của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
lưu động.
 Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích
của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
 Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng có thể được phân chia
thành các loại sau:
 Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
 Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
19
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay
Dư nợ cho vay
Dư nợ là tổng số dư tiền cho vay tại một ngân hàng đối với một khách hàng,
một nhóm khách hàng hay toàn bộ khách hàng tại một thời điểm. Tổng dư nợ của
một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn
vay của ngân hàng đó.
Dư nợ đối còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay và nó phụ
thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay,…
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của NHTM đối với từng khách
hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số
cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế,
môi trường pháp lý.
Nợ quá hạn và nợ xấu
Trong hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng luôn tồn tại nhiều rủi ro
mà một trong số đó là tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu. Các khoản vay khi đến hạn
nhưng khách hàng không trả được nợ hoặc được gia hạn nợ nhưng khi đến thời gian
gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ do một số khách hàng không đủ tiền
trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh... thì ngân hàng
chuyển chúng thành nợ quá hạn và nợ xấu. Nợ quá hạn và nợ xấu luôn là những
điều đáng lo ngại của các ngân hàng vì ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và
lợi nhuận của ngân hàng.
20
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ
GIAI ĐOẠN 2013-2015
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Huế
2.1.1. Tổng quan về BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và
trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời
kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại
nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh
nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà
nước. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 405.755 tỷ đồng; vốn chủ sở
hữu đạt 24.390 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 4.220 tỷ đồng. Hiện nay,
mô hình tổ chức tại Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân
hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn;
Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ.
2.1.2. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thừa Thiên Huế có tiền thân
là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên thuộc Bộ Tài Chính được thành
lập từ năm 1976, sau đó chuyển sang trực thuộc ngành Ngân hàng và được đổi tên
qua từng giai đoạn của toàn hệ thống như đã trình bày ở trên.
Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của BIDV Việt Nam, được thành
lập sau ngày thống nhất đất nước, phát huy truyền thống, đặc biệt qua hơn 15 năm
đổi mới nhất là từ năm 1995 đến nay, từ một ngân hàng quốc doanh hoạt động
21
truyền thống trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của thời kỳ bao cấp chuyển sang hoạt
động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ đổi
mới của nền kinh tế thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, BIDV Chi nhánh
Thừa Thiên Huế đã hội nhập nhanh với cơ chế thị trường, tạo lập những tiền đề
vững chắc để từng bước thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, trong đó lấy phục
vụ đầu tư phát triển làm động lực phát triển. Liên tục từ năm 1995 đến nay, BIDV
Chi nhánh Thừa Thiên Huế là đơn vị đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động
kinh doanh và kết quả hoạt động đến năm 2012 tổng tài sản đạt 1.614 tỷ đồng, huy
động vốn đạt 1.390 tỷ đồng.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại
được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và
phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ
chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên
Huế luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn
cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có
nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Giai đoạn hiện nay, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu hoạt
động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế
Với phương châm hoạt động hiệu quả, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộ
máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của
chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết
kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chi
nhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình
được phân bố vào các phòng ban. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh
được thể hiện dưới sơ đồ sau:
22
Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.3.1. Về bộ máy quản lý:
Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều
hành công tác Tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển mạng lưới, chiến lược và kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển dịch vụ, công tác thi đua khen thưởng, phòng
chống tham nhũng...; trực tiếp phụ trách khối quản lý rủi ro và phòng kế hoạch tổng
hợp; phòng tài chính kế toán, trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ
xấu...; chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng khoa học, hội đồng
nâng lương, hội đồng phát mãi tài sản, hội đồng thi đua khen thưởng...
Phó giám đốc 1: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách
hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: phòng quan hệ khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.
Phó giám đốc 2: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và
quản lý nội bộ gồm các phòng: phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách
hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính.
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
Quản
trị tín
dụng
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Quản
lý và
Dịch
vụ kho
Phòng
Giao
dịch
Khách
hàng
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
DN
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
CN
Phòng
Giao
dịch
An
Cựu
Phòng
Quản
lý rủi
ro tín
dụng
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phòng
Kế
hoạch
tổng
hợp
Các
điểm
giao
dịch
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
23
2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban
Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ
khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ
dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu.
Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách
hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công
tác tín dụng bán lẻ.
Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi
ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn,
cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưu
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện
các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng,
quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh.
Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,
bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh;
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát khách
hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách
hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được
phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng;
Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và
xuất/nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và
an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình
quản lý kho quỹ.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin
về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh
có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế
24
hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức vận hành hệ
thống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh.
Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán
chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản (giá
trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Tham
mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế
toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết
kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai
thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế
độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân,
văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất…
Phòng Giao dịch An cựu: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy
quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp
vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết
kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay
vốn theo phân quyền.
Các điểm giao dịch Thành Nội, Nguyễn Trãi, Bến Ngự: Trực tiếp thực hiện
nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của
pháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay cầm cố, chiết khấu sổ
tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá phát hành và cung cấp các dịch vụ ngân hàng)
2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV
2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao
động của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện ở số
liệu thống kê của Bảng 2.1:
Tổng số lao động của chi nhánh tăng trong năm 2014 và giữ nguyên trong năm
2015. Số lao động năm 2013 là 103 người. Năm 2014, chi nhánh tuyển thêm 6 nhân
sự, tương ứng tăng 5,8% so với năm 2013. Năm 2015, chi nhánh có một số thay đổi
về nhân sự nhưng số lượng lao động vẫn giữ nguyên.
25
Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ
trọng cao, dao động trong khoảng từ 51,4% đến 63,1%, trong khi lao động nam
chiếm tỷ trọng từ 38,9% đến 48,6%.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(2013-2015)
Đvt: người
STT Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thay đổi (%)
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
% 2014/2013 2015/2014
1 Tổng số lao động 103 100 109 100 109 5,8 0
2 Theo giới tính
2.1 Nam 38 36,9 53 48,6 50 45,9 39,5 (5,7)
2.2 Nữ 65 63,1 56 51,4 59 54,1 (13,8) 5,4
3 Theo trình độ
3.1 Trên Đại học 4 3,9 4 3,7 11 10,1 0 175,0
3.2 Đại học 93 90,3 99 90,8 92 84,4 106,5 (7,1)
3.3 Trung cấp, cao đẳng 1 1,0 2 1,8 2 1,8 100,0 0
3.4 Chưa qua đào tạo 5 4.80 4 3,7 4 3,7 (20) 0
(Nguồn: BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)
Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động, cho thấy lao động có trình độ
đại học chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng từ 84,4% lên 90,8%; lao
động có trình độ trên đại học không không thay đổi trong năm 2014 (4 người) nhưng
lại tăng mạnh vào năm 2015 (11 người, tăng 175% so với năm 2014 và chiếm 10,1%
so với tổng số lao động năm 2015); lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ
thông chỉ biến động nhẹ theo chiều hướng giảm do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Trong 3
năm, chi nhánh đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, tuy
nhiên, Chi nhánh chưa thực hiện mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động
có trình độ chuyên môn cao và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán
bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là thách thức lớn đối với chi nhánh để phát triển
dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
26
2.1.4.2. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh
Thừa Thiên Huế (2013-2015)
Đvt: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
± % ± %
1
Tổng thu
nhập
338,10 422,26 496,67 84,16 24,89 74,41 17,62
Trong đó: Thu
lãi cho vay
153,42 199,81 261,61 46,39 30,24 61,80 30,93
2 Tổng chi 300,62 362,08 413,79 61,46 20,44 51,72 14,28
Trong đó: Chi
trả lãi
121,19 138,71 128,74 17,52 14,46 (9,97) (7,19)
3
Chênh lệch
thu chi
37,48 60,18 82,88 22,71 60,59 22,70 37,71
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí qua các năm dều tăng. Trong đó, tổng thu
nhập và chi phí của BIDV chủ yếu là từ hoạt động huy động vốn và cho vay.
Năm 2014, tổng thu nhập tăng 24,89% và tổng chi phí tăng 20,44% so với năm
2013. Sang năm 2015, tổng thu nhập tăng 17,62% và tổng chi phí tăng 14,28%.
338.10
422.26
496.67
300.62
362.08
413.79
0
100
200
300
400
500
600
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
Tổng thu nhập Tổng chi
27
Như vậy, tốc độ tăng trưởng thu chi tương đối tốt trong hai năm 2014 và 2015 . Mặc
dù trong năm 2014 huy động vốn tăng mạnh (tăng 61,07%) nhưng chi trả lãi năm
2014 chỉ tăng 14,46% so với năm 2013 và chi trả lãi năm 2015 giảm 7,19%.
Nguyên nhân là do trong năm 2014, BIDV Huế huy động được nhiều nguồn vốn giá
rẻ từ Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội..., huy động từ công ty TNHH MTV sổ
xố kiến thiết Thừa Thiên Huế là 150 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại Carlsberg
là 70 tỷ đồng; Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 300 tỷ đồng.
2.1.4.3. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh
Thừa Thiên Huế (2013-2015)
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Tổng huy động vốn 1.594,95 2.569,03 3.394,02 974,08 61,07 824,99 32,11
HĐV theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 210,15 439,63 347,02 229,48 109,20 -92,61 -21,07
Có kỳ hạn 1.384,80 2.129,40 3.047,00 744,60 53,77 917,60 43,09
Kỳ hạn 12 tháng
trở xuống
1.335,93 1.778,35 2.523,61 442,42 33,12 745,26 41,91
Kỳ hạn trên 12 tháng 48,87 351,05 523,39 302,18 618,33 172,34 49,09
Theo đối tượng
khách hàng
Định chế tài chính 741,76 362,58 489,91 -379,18 -51,12 127,33 35,12
Doanh nghiệp 454,11 663,43 1004,36 209,32 46,09 340,93 51,39
Cá nhân 399,07 1543,02 1899,75 1143,94 286,65 356,73 23,12
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
28
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Tổng nguồn vốn huy động huy động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2013 đến
2015 liên tục tăng, đặc biệt năm 2014 tăng mạnh. Năm 2014 tăng đến 61,07% so
với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng 32,11% so với năm 2014.
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
1,594.95
2,569.03
3,394.02
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
1,335.93
1,778.35
2,523.61
48.87 351.05
523.39
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
Kỳ hạn 12 tháng trở xuống Kỳ hạn trên 12 tháng
29
Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy khách hàng chuộng tiền
gửi có kỳ hạn hơn tiền gửi không kỳ hạn: huy động tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng
trong 3 năm nhưng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng trong năm 2014 và đến năm 2015
thì giảm 21,07% so với năm 2014. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động kỳ hạn 12
tháng trở xuống chiếm tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng qua các năm cũng lớn hơn so
với nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguyên nhân là do BIDV Chi
nhánh Thừa Thiên Huế với định hướng là nhằm muốn tăng khả năng cạnh tranh so
với các ngân hàng khác nên đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất
thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” cho
phép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn được
hưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền còn lại, hay sản phẩm
“tiền gửi không tròn kỳ” cho phép khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 2 ngày, 3 ngày,
… 31 ngày, 32 ngày,… và được hưởng lãi suất như tiền gửi có kỳ hạn,… Cũng
chính vì vậy mà khách hàng chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ không gửi dài hạn.
Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
741.76
362.58
489.91
454.11
663.43
1,004.36
399.07
1,543.02
1,899.75
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
Định chế tài chính Doanh nghiệp Cá nhân
30
Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn huy động tăng chủ
yếu ở khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt vào năm
2014,nguồn vốn huy động từ khách cá nhân tăng 1143,94 tỷ đồng, tăng 286,65% so
với năm 2013. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy
động vốn hấp dẫn cho khách hàng như Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút trước hạn
được hưởng lãi tròn tháng, Tiết kiệm tích lũy Bảo An, Tiết kiệm lớn lên cùng yêu
thương… Đặc biệt, từ năm 2012 Chi nhánh đã chú trọng đến chính sách chăm sóc
khách hàng tiền gửi, theo đó đối tượng khách hàng quan trọng (khách hàng có số dư
bình quân 3 tháng ≥ 1 tỷ đồng), khách hàng thân thiết (khách hàng có số dư bình
quân 3 tháng ≥ 0,3 tỷ đồng) được phân giao cho từng cán bộ KHCN chăm sóc, theo
dõi biến động số dư của từng khách hàng để có ứng xử phù hợp, thường xuyên gặp
gỡ khách hàng thông qua các dịp tặng quà vào các ngày lễ trong năm để từ đó gắn
kết bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động vốn từ khách
hàng doanh nghiệp tăng khá tốt qua các năm, cụ thể là năm 2014 tăng 46,09% và
năm 2015 tăng 51,39% so với năm trước.
Như vậy, có thể kết luận được rằng tình hình huy động vốn trong giai đoạn
2013-2015 khá tốt, tổng nguồn vốn trong 3 năm liên tục tăng. Tuy vậy, vốn huy
động tăng không đồng đều giữa kỳ hạn 12 tháng trở xuống và kỳ hạn trên 12 tháng.
Điều này có thể gây ra sự mất cân đối giữa kỳ hạn vốn huy động và kỳ hạn vốn vay,
làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh
khoản. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Chi nhánh Huế là
đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng
nhu cầu tăng trưởng tín dụng rất lớn trên địa bàn. Chi nhánh có thể sử dụng một số
giải pháp như:
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn
- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt chú ý vào huy
động vốn trung và dài hạn.
- Chuyên biệt hóa các sản phẩm trong huy động vốn trung và dài hạn, đưa
ra các dịch vụ tốt hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm phí cho
khách hàng…).
31
2.1.4.4. Tình hình cho vay
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(2013-2015)
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Dư nợ tín dụng
cuối kỳ
1.527,78 2.778,27 3.770,71 1.250,49 81,85 992,44 35,72
Dư nợ theo kỳ
hạn
Dư nợ cho vay
ngắn hạn
861,66 1.460,53 1.876,39 598,88 69,50 415,86 28,47
Dư nợ cho vay
trung và dài hạn
666,12 1.317,74 1.894,32 651,62 97,82 576,58 43,76
Theo đối tượng
khách hàng
Dư nợ của khách
hàng ĐCTC
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Dư nợ của KHDN 1.219,27 2.382,15 3.134,36 1.162,88 95,38 752,21 31,58
Dư nợ của KHCN 308,51 396,12 636,35 87,61 28,398 240,23 60,65
Doanh số cho
vay
3.932,76 5.313,12 6.905,43 1.380,36 35,10 1.592,31 29,97
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tín dụng (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
1,527.78
2,778.27
3,770.71
861.66
1,460.53
1876.39
666.12
1,317.74
1,894.32
0.00
500.00
1,000.00
1,500.00
2,000.00
2,500.00
3,000.00
3,500.00
4,000.00
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
Dư nợ tín dụng cuối kỳ Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ cho vay trung và dài hạn
32
Phân tích theo kỳ hạn, nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đều tăng bứt phá trong
năm 2014 (nợ ngắn hạn tăng 69,50% và nợ trung dài hạn tăng 97,82% so với năm
2013). Phân tích theo đối tượng khách hàng, dư nợ tăng mạnh ở khách hàng doanh
nghiệp, đặc biệt là ở năm 2014 với 95,38%. Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân cũng
có dấu hiệu tăng đáng kể qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do
BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, cho vay cơ cấu
lại nợ đối với các doanh nghiệp đang vay ở Ngân hàng khác. Phát triển cho vay tiêu
dùng đối với cá nhân, cán bộ công nhân viên. Cùng với đó dư nợ cho vay ngành
thương mại dịch vụ tăng ấn tượng, tiếp đến là cho vay xây lắp cũng tăng mạnh; đến
năm 2014 dư nợ cho vay ngành bất động sản tăng khi có tín hiệu ngành bất động
sản ấm dần lên.
Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Bên cạnh đó, doanh số cho vay cũng liên tục tăng trong 3 năm, trong đó: doanh
số cho vay năm 2014 tăng 1380,36 tỷ đồng (tăng 35,10%) so với năm 2013, năm
2015 tăng 1529,31 tỷ đồng (tăng 29,97%) so với năm 2014.
3,932.76
5,313.12
6,905.43
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
33
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
2.2.1. Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô
Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015)
Đvt: Chiếc
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Miền Trung 12.431 17.622 25.702 5.191 41,76 8.080 45,85
Cả nước 110.519 157.810 244.914 47.291 42,79 87.104 55,20
Tỷ lệ 11,25 11,17 10,49 10,97 9,27
(Nguồn: Báo cáo bán hàng Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam
năm 2013, 2014, 2015)
Hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn, thị trường ở
miền Trung nói chung và ở Huế nói riêng cũng không ngoại lệ. Doanh số ô tô bán
ra ở thị trường miền Trung tăng khá tốt, năm 2014 tăng 5191 chiếc (tăng 41,76%)
so với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng đến 8080 chiếc (tăng 45,85%) so với
năm 2014. Bên cạnh đó, tiềm năng về mua bán ô tô ở thị trường Huế khá lớn: bên
cạnh một số đại lý và showroom đã có thì đến cuối năm 2015, có thêm showroom
Trường Hải với các loại xe Mazda, Kia độc quyền tại Huế; hệ thống cơ sở hạ tầng
ngày càng phát triển với hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh
từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh
lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B cùng với tuyến quốc lộ 49 chạy
ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển, 80% đường tỉnh được nhưa
hóa, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100%
xã có đường ô tô đến trung tâm[5]; cùng với đó là mức sống của người dân ở Huế
ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại tăng kéo theo đó là nhu cầu mua ô tô cũng
[5] www.thuathienhue.gov.vn
34
tăng cao;... Trước tình hình đó, các NHTM cần phải điều chỉnh sản phẩm và quy
trình cung cấp dịch vụ cho vay mua ô tô cho phù hợp với nhu cầu cần thiết và thay
đổi liên tục của khách hàng để mua ô tô.
Dịch vụ cho vay mua ô tô của BIDV hướng đến các đối tượng khách hàng là cá
nhân hoặc doanh nghiệp muốn sở hữu ô tô cho nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đi lại và
sản xuất hàng hóa nhưng bị hán chế về nguồn vốn. Từ năm 2013 đến nay, BIDV
Chi nhánh Huế đã đưa ra nhiều gói ưu tín dụng ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích
khách hàng vay vốn để mua ô tô như: các gói cho vay 500 tỷ, gói cho vay 3.500 tỷ
cho vay mua ô tô đôi với khách hàng cá nhân và hộ gia đình, gói cho vay dành cho
CBCNV của BIDV...
a. Đối tượng cho vay, điều kiện vay vốn:
 Ưu điểm:
- Điều kiện cho vay của Chi nhánh phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà
nước và BIDV (hiện nay là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết
định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16.07.2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung),
dành cho cả cá nhân và pháp nhân người Việt Nam lẫn người nước ngoài.
- Chi nhánh không chỉ cho vay ở trong địa bàn tỉnh mà còn cho vay đối với các cá
nhân, tổ chức sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại các địa bàn giáp ranh.
- Không chỉ chủ hộ mà các thành viên khác của Hộ gia đình đều có thể vay
vốn nếu đáp ứng các điều kiện của Pháp luật và có Giấy ủy quyền của các
thành viên trong Hộ gia đình cho chủ hộ hoặc cho một thành viên hộ gia đình
đứng tên vay vốn (đối với khách hàng là hộ gia đình).
- Điều kiện cho vay của Chi nhánh khá chặt chẽ, yêu cầu đầy đủ giấy tờ pháp
lý cần thiết, đảm bảo cá nhân, pháp nhân vay vốn mua ô tô ở Chi nhánh đều
có khả năng trả được nợ.
- Chi nhánh có chính sách cấp tín dụng cho cả các khách hàng là doanh nghiệp
với thành lập, khó đánh giá được năng lực tài chính.
35
 Nhược điểm:
- Chưa có hệ thống xếp hàng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân nên khó
khăn trong việc theo dõi và kiểm soát nguồn vốn cho vay.
b. Điều kiện đối với ô tô
 Ưu điểm
- Yêu cầu đầy giấy tờ chứng minh nguồn gốc ô tô rõ ràng và hợp phát của xe
theo quy định của Pháp luật và của BIDV.
- Cho vay đối với cả ô tô mới 100% và cả ô tô đã qua sử dụng (đối với cả ô tô
nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước), ô tô từ bốn (04) đến bốn mươi lăm
(45) chỗ ngồi. Như vậy, điều kiện đối với ô tô được vay để mua khá rộng.
 Nhược điểm:
- Chưa có chính sách cho vay các loại ô tô chuyên dùng khai thác, vận chuyển
vật liệu xây dựng (than, cát, đá, xi măng….), xăng dầu, than đá của các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng, xăng dầu,
than đá.
c. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay mua ô tô của Chi nhánh tối đa từ 2 đến 5 năm, do Chi nhánh
và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ
vay đồng thời đảm bảo phù hợp với loại xe, xuất xứ, số tiền vay tối đa,giá trị còn lại
của xe.
d. Bảo đảm tiền vay
Khách hàng có thể chọn lựa 3 hình thức đảm bảo tiền vay của Chi nhánh:
- Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (chỉ áp dụng trong trường hợp
khách hàng vay vốn để mua ô tô mới 100%); hoặc
- Thế chấp, cầm cố bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc
của bên thứ ba; hoặc
36
- Kết hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay và thế chấp, cầm cố
bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng.
e. Hạn mức vay
Hạn mức vay tối đa của khách hàng cá nhân từ 70% đến 95% tùy loại xe và tài
sản đảm bảo của khách hàng.
Hạn mức vay tối đa của khách hàng pháp nhân từ 50% đến 90% giá trị xe
(nguyên giá hoặc giá trị còn lại) tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng,
loại xe và xuất xứ của xe.
f. Lãi suất cho vay, phương thức trả nợ
Lãi suất cho vay
 Chi nhánh xác định lãi suất cho vay cụ thể đối với từng đối tượng khách
hàng, đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN, của BIDV về lãi suất.
 Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan
trọng, khách hàng thân thiết của Chi nhánh,...), Chi nhánh có chế độ áp dụng lãi suất
cho vay theo chính sách của BIDV hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ.
 Tuy vậy, lãi suất cho vay của Chi nhánh sau thời gian ưu đãi so với các ngân
hàng khác trên địa bàn tỉnh khá cao (hiện tại lãi suất cho vay mua ô tô của Chi
nhánh là từ 9,0% đến 9,8% trở lên, trong khi các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh
từ 7,5% trở lên).
 Phương thức trả nợ
Phương thức trả nợ tại Chi nhánh khá linh hoạt, do Chi nhánh và khách hàng
thỏa thuận. Phương thức trả nợ có thể là trả góp hoặc trả nợ gốc cố định
g. Hồ sơ vay vốn
 Đối với cá nhân/ hộ gia đình
 Hồ sơ thông tin khách hàng:
 Giấy đề nghị vay vốn.
 CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng, của vợ (chồng) của khách hàng.
37
 Hộ khẩu thường trú/KT3/Sổ tạm trú.
 Hóa đơn thanh toán tiền điện thoại nhà cố định hoặc tiền điện, nước, truyền
hình cáp của hai tháng gần nhất.
 Giấy đăng ký kết hôn (nếu khách hàng vay và vợ/hoặc chồng không đứng
trên trong cùng hộ khẩu) hoặc Giấy chứng nhận độc thân.
 Hồ sơ tài sản bảo đảm:
 Các chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản của khách hàng:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, Giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm,…
 Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay: Hồ sơ tài sản
bảo đảm chính là bản gốc hồ sơ xe quy định tại Khoản 3 Điều này.
 Hồ sơ xe
 Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính
 Hồ sơ bổ sung trong trường hợp khách hàng vay với mục đích sản xuất kinh doanh
 Giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật.
 Các tài liệu chứng minh nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hợp
đồng cho thuê xe, hợp đồng kinh doanh vận tải, giấy tờ xác nhận thu nhập thường
xuyên từ sản xuất kinh doanh,…
 Đối với doanh nghiệp
 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ
 Hồ sơ pháp lý và tài chính của khách hàng theo quy định (giấy phép thành
lập, đăng kí kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế
toán trưởng…)
 Hồ sơ tài sản bảo đảm
38
Tiếp thị khách hàng, đề xuất
tín dụng
Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ.
Phân tích, thẩm định tín
dụng
lập báo cáo ĐXTD.
Phê duyệt Báo cáo đề xuất
tín dụng.
Thẩm định rủi ro
Tiếp nhận hồ sơ, lập
Báo cáo thẩm định rủi ro.
Phê duyệt Báo cáo thẩm
định rủi ro.
Phê duyệt cấp
tín dụng
Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng.
Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với
khách hàng.
Soạn thảo Hợp đồng.
Ký kết Hợp đồng.
Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng
trước giải ngân
Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống
SIBS
Giải ngân
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải
ngân, lập Đề xuất giải ngân
Trình duyệt giải ngân
Phê duyệt giải ngân
Thực hiện giải ngân
Quản lý, giám sát,
điều chỉnh tíndụng
Thu nợ gốc,
lãi, phí
Thanh lý
hợp đồng
h. Quy trình cho vay mua xe ô tô
Từ chối khách hàng
Đồng ý
Không đồng ý
39
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế trong
giai đoạn 2013-2015
2.2.2.1. Dư nợ hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế
Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt,
quan niệm “ăn no mặc ấm” đã dần dần được thay thế bằng quan niệm “ăn no mặc
đẹp, đi xe xịn”. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta có những thành công đáng kể
trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và việc mở cửa hội nhập với thế giới cũng
làm tăng thêm xu hướng mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại. Đây là điều kiện tốt cho
các ngân hàng nói chung và BIDV Chi nhánh Huế nói riêng để tăng cường phát
triển loại hình sản phẩm cho vay mua ô tô.
Nắm bắt được tình hình đó, Chi nhánh đã có những kế hoạch và biện pháp hợp lý
nhằm phát triển loại hình cho vay này, đồng thời đưa nó trở thành một trong những
hoạt động mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cao của Chi nhánh trong thời gian tới.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay mua ô tô so với tổng dư nợ cho vay
của Chi nhánh (2013-2015)
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
± % ± %
Dư nợ cho vay
mua ô tô
211,89 380,66 533,69 168,77 79,65 153,03 40,20
Tổng dư nợ cho
vay
1.527,78 2.778,27 3.770,71 1.250,49 81,85 992,44 35,72
Tỷ trọng (%) 13,87 13,70 14,15 13,50 15,42
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Năm 2013, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 211,89 tỷ đồng, chiếm 13,87% trên tổng
dư nợ cho vay. Sang năm 2014, dư nợ cho vay mua ô tô dạt 380,66 tỷ đồng, tăng
gần 80% so với năm 2013 và chiếm 13,70% trên tổng dư nợ cho vay của năm 2014.
Đến năm 2015, dư nợ cho vay mua ô tô là 533,69 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với
năm trước và chiếm tỷ trọng 14,15% trên tổng dư nợ của năm 2015.
40
Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay mua ô tô và tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh
(2013-2015)
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
Có thể thấy rằng trong 2 năm 2014 và 2015, hoạt động cho vay mua ô tô đã có
sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng: mức độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trên tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã tung ra
nhiều gói ưu đãi dành cho khách hàng vay vốn mua ô tô như: các gói cho vay 500
tỷ, gói cho vay 3.500 tỷ cho vay mua ô tô đôi với khách hàng cá nhân và hộ gia
đình, gói cho vay dành cho CBCNV của BIDV... Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã
có những hoạt động chăm sóc khách hàng tốt hơn, chính sách lãi suất cũng rộng
hơn. Mặc khác, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam đang có
xu hướng tăng trưởng cao do sự mở rộng hội nhập với quốc tế và đầu tư trong và
ngoài nước đã nâng cao mức sống của người dân, từ đó nhu cầu về phương tiện đi
lại cũng được tăng cao.
211.89
380.66
533.69
1,527.78
2,778.27
3,770.71
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
3,500
4,000
2013 2014 2015
Tỷ
đồng
Dư nợ cho vay mua ô tô Tổng dư nợ cho vay
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài cho vay mua ô tô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Đề tài  cho vay mua ô tô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,Đề tài  cho vay mua ô tô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Đề tài cho vay mua ô tô đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ LớnĐề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAYHiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 

Similar to Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...hieu anh
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...luanvantrust
 
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...anh hieu
 
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...luanvantrust
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...anh hieu
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015 (20)

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
 
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAYKhóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
Khóa luận: Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng, HAY
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VI...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Phương Đông – PGD Phú ...
 
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
 
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...
Công tác tổ chức thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại N...
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ e-Banking tại Ngân...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...
PHÂN TÍCH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN V...
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông ĐôĐánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại BIDV.docx
Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại BIDV.docxGiải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại BIDV.docx
Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại BIDV.docx
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG   KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015 MÃ TÀI LIỆU: 80266 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Lê Hữu Phương Th.S Bùi Thành Công Lớp: K46 Ngân hàng Niên khóa: 2012 - 2016
  • 2. ii LỜ I C Ả M Ơ N Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực tế tại đơn vị cũng như chia sẻ cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệttôixin bàytỏ lòngkínhtrọngvà biết ơn sâu sắc đến giảng viên Bùi ThànhCông-ngườitrực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian học tập vànghiên cứuđểhoànthànhchuyênđềnày. Cuốicùng, tôixin chânthành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Lê Hữu Phương
  • 3. iii TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế về hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế. Mục tiêu của đề tài này là nhận định ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn trong hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu về các chỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu… trong hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế, phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Cuối cùng, đề tài đã đi đến được những kết luận chung như sau:  Chất lượng thông tin khách hàng cung cấp còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích và đánh giá thực trạng của khách hàng.  Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng có trình độ chuyên môn chưa cao.  Các cán bộ tín dụng vẫn xem nhẹ thẩm định rủi ro trong hoạt động cho vay.  Việc quản lý các danh mục TSĐB chưa được làm thường xuyên và không có tính hệ thống.  Hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và các quy chế cho vay với nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong địa bàn. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế như:  Nâng cao chất lượng CBTD.  Hoàn thiện hệ thống XHTDNB.  Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá TSĐB.  Hoàn thiện quy trình cho vay.
  • 4. iv  Tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay và phương án SXKD của khách hàng.  Xây dựng chiến lược cho hoạt động cho vay mua ô tô trong thời gian tới.  Xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt.  Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, các đại lý bán xe ô tô và các đại lý bảo hiểm.
  • 5. v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1. BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2. CBTD Cán bộ tín dụng 3. CIC Credit Information Centre: Trung tâm thông tin tín dụng 4. ĐCTC Định chế tài chính 5. KHCN Khách hàng doanh nghiệp 6. NH Ngân hàng 7. NHNN Ngân hàng nhà nước 8. NHTM Ngân hàng thương mại 9. RRTD Rủi ro tín dụng 10. SXKD Sản xuất kinh doanh 11. TCTD Tổ chức tín dụng 12. TMCP Thương mại cổ phần 13. TSĐB Tài sản đảm bảo 14. XDCB Xây dựng cơ bản 15. XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
  • 6. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................................................iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................................v MỤC LỤC...........................................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIẾU................................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: ..........................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài.....................................................................................................3 7. Bố cục của đề tài..........................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .....................................................................................................................5 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại................................................................5 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại...............................................................5 1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại.................................................................6 1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu...................................................................6 1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh..........................................................7 1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động...............................................................7 1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại................................................8 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng...........................................................8 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán .......................................................9 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền ...............................................................................9
  • 7. vii 1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại............. 10 1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại............................................................................................. 10 1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thương mại ....................................................................................................... 13 1.1.4.3. Nghiệp vụ Trung gian....................................................................... 15 1.2. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại ...................................... 15 1.2.1. Khái niệm tín dụng..................................................................................... 15 1.2.2. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng ............................................. 16 1.2.3. Các hình thức của tín dụng ngân hàng..................................................... 18 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ................................................. 19 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015............................................................................................................ 20 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế.................................................................................................. 20 2.1.1. Tổng quan về BIDV ................................................................................... 20 2.1.2. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế......................................................... 20 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế .......................... 21 2.1.3.1. Về bộ máy quản lý: ........................................................................... 22 2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban....................................................................... 23 2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV............................ 24 2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động ............................................................. 24 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh ........................................................................... 26 2.1.4.3. Tình hình huy động vốn ................................................................... 27 2.1.4.4. Tình hình cho vay.............................................................................. 31 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015 ...... 33 2.2.1. Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô............................................... 33
  • 8. viii 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2013-2015.................................................................................... 39 2.2.2.1. Dư nợ vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế......................... 39 2.2.2.2. Doanh số cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế ................. 41 2.2.2.3. Tình hình thu nợ cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế..... 42 2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế ........................................................................................................ 43 2.3. Đánh giá về thực trạng cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế...... 46 2.3.1. Một số thành công ...................................................................................... 46 2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ............................................ 47 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)- CHI NHÁNH HUẾ .......................................................................................... 48 3.1. Định hướng phát triển của BIDV Chi nhánh Huế ......................................... 48 3.1.1. Định hướng chung ...................................................................................... 48 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động cho vay mua ô tô của BIDV Chi nhánh Huế............................................................................................ 48 3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay mua ô tô đối tại BIDV Chi nhánh Huế .................................................................................................................. 49 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 53 PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 55 PHỤ LỤC
  • 9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế ..................22 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015)............................................26 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015)......................................28 Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015)..................................................28 Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tín dụng (2013-2015)................................................31 Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015).................................................................32 Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay mua ô tô và tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015)................................................................................................40 Biểu đồ 2.8: Doanh số cho vay mua ô tô và tổng doanh số cho vay của Chi nhánh (2013-2015)................................................................................................41 Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu (2013-2015)..................................................................................................44
  • 10. x DANH MỤC BẢNG BIẾU Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)....25 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015).....................................................................................................26 Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015).....................................................................................................27 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015)....31 Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015).....................................................................33 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay mua ô tô so với tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015).....................................................................................................39 Bảng 2.7: Doanh số cho vay ô tô so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh (2013-2015).....................................................................................................41 Bảng 2.8: Doanh số thu nợ cho vay mua ô tô(2013-2015)..........................................42 Bảng 2.9: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với tổng nợ quá hạn và tổng nợ xấu (2013-2015)......................................................................................................43 Bảng 2.10: Nợ quá hạn và xấu cho vay mua ô tô so với dư nợ cho vay mua ô tô (2013-2015).....................................................................................................45 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ nợ xấu so với dư nợ cho vay mua ô tô (2013-2015).....................................................................................................45
  • 11. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Với nhịp tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng dần có những bước chuyển mình đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mở cửa hội nhập kinh tế cũng chính là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng cụ thể là tín dụng. Bên cạnh đó, quy mô dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu dân, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thêm vào đó là chính sách mở cửa của nền kinh tế nước nhà đã thu hút không ít những nhà kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phương tiện giao thông làm cho thị trường này trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là thị trường ô tô. Nhiều dòng sản phẩm mới ra đời, với sự đa dạng về mẫu mã và linh hoạt về mức giá đã trở thành tâm điểm lựa chọn của nhiều người. Điều này dẫn đến việc vay vốn để mua ô tô ở các NHTM ngày càng tăng. Vậy nên, các NHTM ra sức phát triển các gói cho vay mua xe ô tô để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng hoạt động và tồn tại từ lâu trên địa bàn tỉnh, đây cũng là một địa điểm quen thuộc đối với người dân Huế - những người có nhu cầu về mặt tài chính và những vấn đề liên quan. Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao vị thế của mình so với đối thủ cạch tranh, BIDV cũng tiến hành đưa ra nhiều gói tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, trong đó có gói cho vay với mục đích mua ô tô. Sau một thời gian thực tập, tìm tòi, học hỏi tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Huế, nhận thấy thị trường mua bán ô tô cũng như cho vay mua ô tô ở địa bàn tỉnh có tiềm năng khá lớn và đồng thời nhằm muốn giới thiệu cụ thể hơn về hoạt động cho vay mua ô tô cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay
  • 12. 2 mua ô tô tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất” của tác giả Nguyễn Du Thành Phát năm 2011 - Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM; tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các tiêu chí dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tỷ lệ nợ xấu của cho vay mua ô tô giai đoạn 2008-2010. Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành đề tài khá đầy đủ. Đề tài: “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của VPBank Trần Duy Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Hiền A năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua xe ô tô trả góp tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Trần Duy Hưng qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn của cho vay mua ô tô, cho vay trả góp mua ô tô và cho vay mua ô tô ô tô theo món. Đề tài chủ yếu tập trung so sánh giữa cho vay mua ô tô trả góp và cho vay mua ô tô theo món mà chưa có sự so sánh với tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay và tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Đề tài: “Mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng đầu tư và Phát triểu Chi nhánh Đông Đô” năm 2008; tác giả đã nghiên cứu về hoạt động cho vay mua ô tô của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Đông Đô chủ yếu qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay của cho vay mua ô tô dành cho khách hàng cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá của tác giả còn ít, cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, doanh số thu nợ… 3. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Viêt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động cho vay mua ô tô tại Chi nhánh.
  • 13. 3  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô. - Phân tích tình hình hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2015. - Đề xuất các giải pháp nằng phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay mua ô tô. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế. 4.3. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013-2015 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu: số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, sách, báo, tạp chí kinh tế và các tài liệu đã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, internet. - Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, kết hợp với các quy trình, nghiệp vụ và tham khảo các ý kiến của một số bộ phân chức năng liên quan đến hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Lấy ý kiến các chuyên gia. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động cho vay mua ô tô của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Huế. Qua đó, giúp ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về thực trạng chất lượng hoạt động cho vay mua ô tô, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có những phương hướng và giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động cho vay này.
  • 14. 4 7. Bố cục của đề tài Ngoài Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại và tín dụng ngân hàng. Chương 2: Hoạt động cho vay mua ô tô tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế gia đoạn 2013-2015. Chương 3: Một số giải phát phát triển hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Huế.
  • 15. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại[1] Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.  Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng hợp tác xã.” (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng). Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật Ngân hàng thương mại của các nước khác trên thế giới đều khẳng định: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường, với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúc dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn [1] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại hiện đại, NXB Đại học quốc gia TP.HCM.
  • 16. 6 lực đó cho các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, có thể nói rằng NHTM là Định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Phân loại Ngân hàng thương mại[2] 1.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu a. Ngân hàng thương mại Quốc doanh: Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài chính với thế giới các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay. Thuộc loại này gồm:  Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)  Ngân hàng công thương Việt nam (Vietinbank)  Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (BIDV)  Ngân hàng ngoại thương Việt nam (Vietcombank) b. Ngân hàng thương mại cổ phần: Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt nam: ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng TMCP Quân đội… c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh): Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt [2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
  • 17. 7 tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam: ngân hàng Việt Nga, SHINHAN VINA BANK, VID PUBLIC BANK,VINASIAM BANK… d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam: CITY BANK, BANGKOK BANK, SHINHAN BANK, DEUSTCH BANK… e. NHTM 100% vốn nước ngoài: Là NHTM được thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN: NH TNHH một thành viên Standard Chartered, NH TNHH một thành viên HSBC, NH TNHH một thành viên Shinhan… 1.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh a. Ngân hàng bán buôn: Là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. b. Ngân hàng bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. c. Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân. 1.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động a. Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư… b. Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu như tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể được phép thực hiện.
  • 18. 8 1.1.3. Các chức năng của Ngân hàng thương mại[3] 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng đóng vai trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.  Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.  Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.  Đối với Ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại.  Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. [3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê
  • 19. 9 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi, Đó chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Với chức năng này, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền... Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian
  • 20. 10 tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Từ các khoản dự trữ tăng lên ban đầu, Ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại Ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. 1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:  Vốn của ngân hàng a. Vốn điều lệ và các quỹ:  Vốn điều lệ: Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
  • 21. 11 Vốn điều lệ của ngân hàng được dùng để xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn. Các ngân hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốn điều lệ để đầu tư vào tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh.  Các quỹ dự trữ của ngân hàng: được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ để bổ sung bốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. [3] b. Vốn coi như tự có Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:  Vốn cấp 1: còn gọi là vốn tự có cơ bản, gồm cổ phần thường, cổ phần ưu đãi tiết dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên.  Vốn cấp 2: còn gọi là vốn tự có bổ sung, gồm cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu bổ sung và giấy nợ. Tuy nhiên, vốn cấp 2 chỉ có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện tài chính trong vốn tự có bổ sung phải loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi đến ngày đáo hạn. Như vậy, khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn coi như tự có trong cách phân loại trên.  Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất [3] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình tài chính – tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê
  • 22. 12 Nguồn hình thành  Nhận tiền gửi  Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn  Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu  Các khoản tiền gửi khác Vốn huy động là nguồn vố chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chính vì vậy, người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi. [2]  Vốn đi vay: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng còn có thể vay vốn từ NHNNW hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước  Vốn vay từ NHNN: Bất kỳ NHTM nào khi được NHNN cho phép thành lập hoạt động đều hưởng quyền vay tiền tại NHNN trong trường hợp thiếu hụt dự trữ hay quá thiếu tiền mặt, NHNN cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình thức, đó là:  Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá  Cho vay thế chấp hay ứng trước. Hiện nay, NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng như sau:  Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác  Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác  Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư nguyên liệu; sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên…  Vay ngắn hạn các khoản dự trữ từ các tổ chức tín dụng khác: Mục đích của loại vay này là nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Thời hạn của loại cho vay này rất ngắn, thường không quá một tuần. [2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
  • 23. 13  Vay từ thị trường tài chính trong nước: các NHTM có thể vay từ thị trường tài chính thông qua phát hành các chứng từ có giá như: Chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng, trái phiế ngân hàng.  Vay nước ngoài  Các nguồn vốn khác  Nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định  Các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…).[2] 1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (tài sản Có – TÀI SẢN) của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần tài sản Có của ngân hàng bao gồm:  Dự trữ + Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tại các ngân hàng khác. + Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm: o Tín phiếu kho bạc o Hối phiếu đã chấp nhận o Các giấy nợ ngắn hạn khác Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.  Cấp tín dụng Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm: [2] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
  • 24. 14  Cho vay: Là tín dụng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn.  Chiết khấu: Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.  Cho thuê tài chính: Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê.  Bảo lãnh ngân hàng: Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.  Các hình thức khác  Đầu tư Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:  Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng  Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…  Tài sản Có khác: Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị,
  • 25. 15 máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khoản phải thu, các khoản khác… 1.1.4.3. Nghiệp vụ Trung gian Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngân hàng thương mại. Các hoạt động này gồm:  Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán..)  Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng  Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng  Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý  Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu… 1.2. Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu tín dụng theo khái niệm cơ bản sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận.”[4] Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:  Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản. [4] PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
  • 26. 16  Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.  Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). Khi cho vay, cái mà ngân hàng thu được là lợi nhuận sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Đồng thời kèm theo khoản chi phí dự phòng rủi ro. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi khách hàng không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. ngân hàng phải xem xét, cân đối mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro để định ra một mức lãi suất phù hợp. 1.2.2. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng  Chức năng của tín dụng ngân hàng: Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều có hai chức năng cơ bản là: - Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi. Chức năng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế. - Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân.  Vai trò của tín dụng ngân hàng  Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay, ngân hàng đã biến mọi nguồn tiền tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hòa quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong xã hội, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Nguồn vốn nhàn rỗi mà ngân hàng huy động bao gồm: + Vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế + Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư Thông qua công tác tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng được hết các nhu cầu hợp pháp về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời tập trung và phân phối
  • 27. 17 vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa sang nơi thiếu.  Tín dụng ngân hàng góp phần tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ và là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô Các NHTM khi thực hiện cấp tín dụng cho nền kinh tế, tức là đã tạo ra khả năng cung ứng tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng Nhà nước thu hẹp tín dụng tức làm giảm lượng tiền trong lưu thông. NHNN sử dụng công cụ tín dụng như một công cụ điều tiết lưu thông tiền tệ qua việc thực hiện chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, công cụ thị trường mở, … Hơn nữa quá trình hoạt động của tín dụng ngân hàng gắn liền với thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường nhằm mục đích ổn định lưu thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc góp phần giảm lạm phát. Như vậy, tín dụng ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hòa vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.  Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Vốn đầu tư ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là hai lĩnh vực hợp tác quốc tế thông dụng và phổ biến nhất giữa các nước. Ngân hàng với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Thông qua việc đầu tư vốn để hiện đại hóa máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hay qua đầu tư tín dụng vào các ngành kinh tế mũi nhọn của
  • 28. 18 đất nước, tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 1.2.3. Các hình thức của tín dụng ngân hàng Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau: - Dựa vào mục đích của tín dụng, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.  Cho vay tiêu dùng cá nhân.  Cho vay bất động sản.  Cho vay nông nghiệp.  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. - Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
  • 29. 19 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay Dư nợ cho vay Dư nợ là tổng số dư tiền cho vay tại một ngân hàng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng hay toàn bộ khách hàng tại một thời điểm. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. Dư nợ đối còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay và nó phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay,… Doanh số cho vay Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của NHTM đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý. Nợ quá hạn và nợ xấu Trong hoạt động tín dụng của hầu hết các ngân hàng luôn tồn tại nhiều rủi ro mà một trong số đó là tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu. Các khoản vay khi đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ hoặc được gia hạn nợ nhưng khi đến thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ do một số khách hàng không đủ tiền trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh... thì ngân hàng chuyển chúng thành nợ quá hạn và nợ xấu. Nợ quá hạn và nợ xấu luôn là những điều đáng lo ngại của các ngân hàng vì ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng.
  • 30. 20 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Huế 2.1.1. Tổng quan về BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:  Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957  Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981  Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990  Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 405.755 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 24.390 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 4.220 tỷ đồng. Hiện nay, mô hình tổ chức tại Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. 2.1.2. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thừa Thiên Huế có tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Bình Trị Thiên thuộc Bộ Tài Chính được thành lập từ năm 1976, sau đó chuyển sang trực thuộc ngành Ngân hàng và được đổi tên qua từng giai đoạn của toàn hệ thống như đã trình bày ở trên. Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của BIDV Việt Nam, được thành lập sau ngày thống nhất đất nước, phát huy truyền thống, đặc biệt qua hơn 15 năm đổi mới nhất là từ năm 1995 đến nay, từ một ngân hàng quốc doanh hoạt động
  • 31. 21 truyền thống trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của thời kỳ bao cấp chuyển sang hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế thị trường. Chỉ trong một thời gian ngắn, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã hội nhập nhanh với cơ chế thị trường, tạo lập những tiền đề vững chắc để từng bước thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, trong đó lấy phục vụ đầu tư phát triển làm động lực phát triển. Liên tục từ năm 1995 đến nay, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế là đơn vị đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động đến năm 2012 tổng tài sản đạt 1.614 tỷ đồng, huy động vốn đạt 1.390 tỷ đồng. Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. Giai đoạn hiện nay, BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế Với phương châm hoạt động hiệu quả, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chi nhánh đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao, năng động và nhiệt tình được phân bố vào các phòng ban. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện dưới sơ đồ sau:
  • 32. 22 Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.3.1. Về bộ máy quản lý: Giám đốc: Chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều hành công tác Tổ chức nhân sự, kế hoạch phát triển mạng lưới, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển dịch vụ, công tác thi đua khen thưởng, phòng chống tham nhũng...; trực tiếp phụ trách khối quản lý rủi ro và phòng kế hoạch tổng hợp; phòng tài chính kế toán, trưởng ban định giá cầm cố tài sản, ban xử lý nợ xấu...; chủ tịch hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ, hội đồng khoa học, hội đồng nâng lương, hội đồng phát mãi tài sản, hội đồng thi đua khen thưởng... Phó giám đốc 1: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối quan hệ khách hàng và khối trực thuộc gồm các phòng: phòng quan hệ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Phó giám đốc 2: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách khối tác nghiệp và quản lý nội bộ gồm các phòng: phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tổ chức hành chính Phòng Quản lý và Dịch vụ kho Phòng Giao dịch Khách hàng Phòng Quan hệ khách hàng DN Phòng Quan hệ khách hàng CN Phòng Giao dịch An Cựu Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Các điểm giao dịch Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
  • 33. 23 2.1.3.2. Cơ cấu các phòng ban Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp; Thực hiện công tác tín dụng bán buôn; Công tác tài trợ dự án; Nhiệm vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng cá nhân; Thực hiện công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng bán lẻ. Phòng Quản lý rủi ro: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; Tham mưu hạn mức, giới hạn, cơ cấu tín dụng, kế hoạch giảm nợ xấu; Phân loại nợ và trích lập rủi ro; Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của Chi nhánh, Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh. Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng; Thực hiện công tác Thanh toán quốc tế. Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; tham mưu về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Thu thập tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; Xây dựng kế hoạch phát triển và kế
  • 34. 24 hoạch kinh doanh; Tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của Chi nhánh. Phòng Tài chính - Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế tóan, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng; Tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; Thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, đảm bảo cơ sở vật chất… Phòng Giao dịch An cựu: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; Thực hiện giao dịch với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…, Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ vay vốn theo phân quyền. Các điểm giao dịch Thành Nội, Nguyễn Trãi, Bến Ngự: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ (huy động vốn, cho vay cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá phát hành và cung cấp các dịch vụ ngân hàng) 2.1.4. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh của BIDV 2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động Trong những năm qua, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, tình hình lao động của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện ở số liệu thống kê của Bảng 2.1: Tổng số lao động của chi nhánh tăng trong năm 2014 và giữ nguyên trong năm 2015. Số lao động năm 2013 là 103 người. Năm 2014, chi nhánh tuyển thêm 6 nhân sự, tương ứng tăng 5,8% so với năm 2013. Năm 2015, chi nhánh có một số thay đổi về nhân sự nhưng số lượng lao động vẫn giữ nguyên.
  • 35. 25 Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính, cho thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao, dao động trong khoảng từ 51,4% đến 63,1%, trong khi lao động nam chiếm tỷ trọng từ 38,9% đến 48,6%. Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) Đvt: người STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thay đổi (%) Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2014/2013 2015/2014 1 Tổng số lao động 103 100 109 100 109 5,8 0 2 Theo giới tính 2.1 Nam 38 36,9 53 48,6 50 45,9 39,5 (5,7) 2.2 Nữ 65 63,1 56 51,4 59 54,1 (13,8) 5,4 3 Theo trình độ 3.1 Trên Đại học 4 3,9 4 3,7 11 10,1 0 175,0 3.2 Đại học 93 90,3 99 90,8 92 84,4 106,5 (7,1) 3.3 Trung cấp, cao đẳng 1 1,0 2 1,8 2 1,8 100,0 0 3.4 Chưa qua đào tạo 5 4.80 4 3,7 4 3,7 (20) 0 (Nguồn: BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ lao động, cho thấy lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động trong khoảng từ 84,4% lên 90,8%; lao động có trình độ trên đại học không không thay đổi trong năm 2014 (4 người) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2015 (11 người, tăng 175% so với năm 2014 và chiếm 10,1% so với tổng số lao động năm 2015); lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chỉ biến động nhẹ theo chiều hướng giảm do cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Trong 3 năm, chi nhánh đã chú trọng đến chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, tuy nhiên, Chi nhánh chưa thực hiện mạnh dạn đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao và cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Đây là thách thức lớn đối với chi nhánh để phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
  • 36. 26 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) Đvt: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 ± % ± % 1 Tổng thu nhập 338,10 422,26 496,67 84,16 24,89 74,41 17,62 Trong đó: Thu lãi cho vay 153,42 199,81 261,61 46,39 30,24 61,80 30,93 2 Tổng chi 300,62 362,08 413,79 61,46 20,44 51,72 14,28 Trong đó: Chi trả lãi 121,19 138,71 128,74 17,52 14,46 (9,97) (7,19) 3 Chênh lệch thu chi 37,48 60,18 82,88 22,71 60,59 22,70 37,71 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Nhìn chung, tổng thu nhập và chi phí qua các năm dều tăng. Trong đó, tổng thu nhập và chi phí của BIDV chủ yếu là từ hoạt động huy động vốn và cho vay. Năm 2014, tổng thu nhập tăng 24,89% và tổng chi phí tăng 20,44% so với năm 2013. Sang năm 2015, tổng thu nhập tăng 17,62% và tổng chi phí tăng 14,28%. 338.10 422.26 496.67 300.62 362.08 413.79 0 100 200 300 400 500 600 2013 2014 2015 Tỷ đồng Tổng thu nhập Tổng chi
  • 37. 27 Như vậy, tốc độ tăng trưởng thu chi tương đối tốt trong hai năm 2014 và 2015 . Mặc dù trong năm 2014 huy động vốn tăng mạnh (tăng 61,07%) nhưng chi trả lãi năm 2014 chỉ tăng 14,46% so với năm 2013 và chi trả lãi năm 2015 giảm 7,19%. Nguyên nhân là do trong năm 2014, BIDV Huế huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ từ Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội..., huy động từ công ty TNHH MTV sổ xố kiến thiết Thừa Thiên Huế là 150 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại Carlsberg là 70 tỷ đồng; Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 300 tỷ đồng. 2.1.4.3. Tình hình huy động vốn Bảng 2.3: Tình hình Huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 ± % ± % Tổng huy động vốn 1.594,95 2.569,03 3.394,02 974,08 61,07 824,99 32,11 HĐV theo kỳ hạn Không kỳ hạn 210,15 439,63 347,02 229,48 109,20 -92,61 -21,07 Có kỳ hạn 1.384,80 2.129,40 3.047,00 744,60 53,77 917,60 43,09 Kỳ hạn 12 tháng trở xuống 1.335,93 1.778,35 2.523,61 442,42 33,12 745,26 41,91 Kỳ hạn trên 12 tháng 48,87 351,05 523,39 302,18 618,33 172,34 49,09 Theo đối tượng khách hàng Định chế tài chính 741,76 362,58 489,91 -379,18 -51,12 127,33 35,12 Doanh nghiệp 454,11 663,43 1004,36 209,32 46,09 340,93 51,39 Cá nhân 399,07 1543,02 1899,75 1143,94 286,65 356,73 23,12 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015)
  • 38. 28 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Tổng nguồn vốn huy động huy động của Chi nhánh trong 3 năm từ 2013 đến 2015 liên tục tăng, đặc biệt năm 2014 tăng mạnh. Năm 2014 tăng đến 61,07% so với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng 32,11% so với năm 2014. Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) 1,594.95 2,569.03 3,394.02 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2013 2014 2015 Tỷ đồng 1,335.93 1,778.35 2,523.61 48.87 351.05 523.39 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2013 2014 2015 Tỷ đồng Kỳ hạn 12 tháng trở xuống Kỳ hạn trên 12 tháng
  • 39. 29 Phân tích cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn cho thấy khách hàng chuộng tiền gửi có kỳ hạn hơn tiền gửi không kỳ hạn: huy động tiền gửi có kỳ hạn liên tục tăng trong 3 năm nhưng tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng trong năm 2014 và đến năm 2015 thì giảm 21,07% so với năm 2014. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động kỳ hạn 12 tháng trở xuống chiếm tỷ trọng lớn hơn và tốc độ tăng qua các năm cũng lớn hơn so với nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguyên nhân là do BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế với định hướng là nhằm muốn tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác nên đã liên tục đưa ra các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rất thuận tiện cho khách hàng như sản phẩm “tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt” cho phép người gửi tiền có thể rút trước hạn một phần số tiền đã gửi nhưng vẫn được hưởng nguyên lãi suất của kỳ hạn tương ứng đối với số tiền còn lại, hay sản phẩm “tiền gửi không tròn kỳ” cho phép khách hàng gửi tiền với kỳ hạn 2 ngày, 3 ngày, … 31 ngày, 32 ngày,… và được hưởng lãi suất như tiền gửi có kỳ hạn,… Cũng chính vì vậy mà khách hàng chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ không gửi dài hạn. Biểu đồ 2.4: Huy động vốn theo đối tượng khách hàng (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) 741.76 362.58 489.91 454.11 663.43 1,004.36 399.07 1,543.02 1,899.75 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2013 2014 2015 Tỷ đồng Định chế tài chính Doanh nghiệp Cá nhân
  • 40. 30 Phân tích theo đối tượng khách hàng cho thấy, nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt vào năm 2014,nguồn vốn huy động từ khách cá nhân tăng 1143,94 tỷ đồng, tăng 286,65% so với năm 2013. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn cho khách hàng như Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm rút trước hạn được hưởng lãi tròn tháng, Tiết kiệm tích lũy Bảo An, Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương… Đặc biệt, từ năm 2012 Chi nhánh đã chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng tiền gửi, theo đó đối tượng khách hàng quan trọng (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng ≥ 1 tỷ đồng), khách hàng thân thiết (khách hàng có số dư bình quân 3 tháng ≥ 0,3 tỷ đồng) được phân giao cho từng cán bộ KHCN chăm sóc, theo dõi biến động số dư của từng khách hàng để có ứng xử phù hợp, thường xuyên gặp gỡ khách hàng thông qua các dịp tặng quà vào các ngày lễ trong năm để từ đó gắn kết bền chặt giữa khách hàng và ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tăng khá tốt qua các năm, cụ thể là năm 2014 tăng 46,09% và năm 2015 tăng 51,39% so với năm trước. Như vậy, có thể kết luận được rằng tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2013-2015 khá tốt, tổng nguồn vốn trong 3 năm liên tục tăng. Tuy vậy, vốn huy động tăng không đồng đều giữa kỳ hạn 12 tháng trở xuống và kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này có thể gây ra sự mất cân đối giữa kỳ hạn vốn huy động và kỳ hạn vốn vay, làm cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với BIDV Chi nhánh Huế là đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng rất lớn trên địa bàn. Chi nhánh có thể sử dụng một số giải pháp như: - Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn - Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt chú ý vào huy động vốn trung và dài hạn. - Chuyên biệt hóa các sản phẩm trong huy động vốn trung và dài hạn, đưa ra các dịch vụ tốt hơn (thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, giảm phí cho khách hàng…).
  • 41. 31 2.1.4.4. Tình hình cho vay Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2013-2015) Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 ± % ± % Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.527,78 2.778,27 3.770,71 1.250,49 81,85 992,44 35,72 Dư nợ theo kỳ hạn Dư nợ cho vay ngắn hạn 861,66 1.460,53 1.876,39 598,88 69,50 415,86 28,47 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 666,12 1.317,74 1.894,32 651,62 97,82 576,58 43,76 Theo đối tượng khách hàng Dư nợ của khách hàng ĐCTC 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Dư nợ của KHDN 1.219,27 2.382,15 3.134,36 1.162,88 95,38 752,21 31,58 Dư nợ của KHCN 308,51 396,12 636,35 87,61 28,398 240,23 60,65 Doanh số cho vay 3.932,76 5.313,12 6.905,43 1.380,36 35,10 1.592,31 29,97 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tín dụng (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) 1,527.78 2,778.27 3,770.71 861.66 1,460.53 1876.39 666.12 1,317.74 1,894.32 0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00 2013 2014 2015 Tỷ đồng Dư nợ tín dụng cuối kỳ Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ cho vay trung và dài hạn
  • 42. 32 Phân tích theo kỳ hạn, nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn đều tăng bứt phá trong năm 2014 (nợ ngắn hạn tăng 69,50% và nợ trung dài hạn tăng 97,82% so với năm 2013). Phân tích theo đối tượng khách hàng, dư nợ tăng mạnh ở khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là ở năm 2014 với 95,38%. Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân cũng có dấu hiệu tăng đáng kể qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, cho vay cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp đang vay ở Ngân hàng khác. Phát triển cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, cán bộ công nhân viên. Cùng với đó dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ tăng ấn tượng, tiếp đến là cho vay xây lắp cũng tăng mạnh; đến năm 2014 dư nợ cho vay ngành bất động sản tăng khi có tín hiệu ngành bất động sản ấm dần lên. Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Bên cạnh đó, doanh số cho vay cũng liên tục tăng trong 3 năm, trong đó: doanh số cho vay năm 2014 tăng 1380,36 tỷ đồng (tăng 35,10%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 1529,31 tỷ đồng (tăng 29,97%) so với năm 2014. 3,932.76 5,313.12 6,905.43 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 2013 2014 2015 Tỷ đồng
  • 43. 33 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Huế giai đoạn 2013-2015 2.2.1. Giới thiệu về hoạt động cho vay mua ô tô Bảng 2.5: Doanh số bán ô tô (2013-2015) Đvt: Chiếc Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 ± % ± % Miền Trung 12.431 17.622 25.702 5.191 41,76 8.080 45,85 Cả nước 110.519 157.810 244.914 47.291 42,79 87.104 55,20 Tỷ lệ 11,25 11,17 10,49 10,97 9,27 (Nguồn: Báo cáo bán hàng Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam năm 2013, 2014, 2015) Hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn, thị trường ở miền Trung nói chung và ở Huế nói riêng cũng không ngoại lệ. Doanh số ô tô bán ra ở thị trường miền Trung tăng khá tốt, năm 2014 tăng 5191 chiếc (tăng 41,76%) so với năm 2013, trong khi đó năm 2015 tăng đến 8080 chiếc (tăng 45,85%) so với năm 2014. Bên cạnh đó, tiềm năng về mua bán ô tô ở thị trường Huế khá lớn: bên cạnh một số đại lý và showroom đã có thì đến cuối năm 2015, có thêm showroom Trường Hải với các loại xe Mazda, Kia độc quyền tại Huế; hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển với hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B cùng với tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển, 80% đường tỉnh được nhưa hóa, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm[5]; cùng với đó là mức sống của người dân ở Huế ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại tăng kéo theo đó là nhu cầu mua ô tô cũng [5] www.thuathienhue.gov.vn
  • 44. 34 tăng cao;... Trước tình hình đó, các NHTM cần phải điều chỉnh sản phẩm và quy trình cung cấp dịch vụ cho vay mua ô tô cho phù hợp với nhu cầu cần thiết và thay đổi liên tục của khách hàng để mua ô tô. Dịch vụ cho vay mua ô tô của BIDV hướng đến các đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn sở hữu ô tô cho nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đi lại và sản xuất hàng hóa nhưng bị hán chế về nguồn vốn. Từ năm 2013 đến nay, BIDV Chi nhánh Huế đã đưa ra nhiều gói ưu tín dụng ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng vay vốn để mua ô tô như: các gói cho vay 500 tỷ, gói cho vay 3.500 tỷ cho vay mua ô tô đôi với khách hàng cá nhân và hộ gia đình, gói cho vay dành cho CBCNV của BIDV... a. Đối tượng cho vay, điều kiện vay vốn:  Ưu điểm: - Điều kiện cho vay của Chi nhánh phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước và BIDV (hiện nay là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16.07.2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung), dành cho cả cá nhân và pháp nhân người Việt Nam lẫn người nước ngoài. - Chi nhánh không chỉ cho vay ở trong địa bàn tỉnh mà còn cho vay đối với các cá nhân, tổ chức sinh sống hoặc làm việc thường xuyên tại các địa bàn giáp ranh. - Không chỉ chủ hộ mà các thành viên khác của Hộ gia đình đều có thể vay vốn nếu đáp ứng các điều kiện của Pháp luật và có Giấy ủy quyền của các thành viên trong Hộ gia đình cho chủ hộ hoặc cho một thành viên hộ gia đình đứng tên vay vốn (đối với khách hàng là hộ gia đình). - Điều kiện cho vay của Chi nhánh khá chặt chẽ, yêu cầu đầy đủ giấy tờ pháp lý cần thiết, đảm bảo cá nhân, pháp nhân vay vốn mua ô tô ở Chi nhánh đều có khả năng trả được nợ. - Chi nhánh có chính sách cấp tín dụng cho cả các khách hàng là doanh nghiệp với thành lập, khó đánh giá được năng lực tài chính.
  • 45. 35  Nhược điểm: - Chưa có hệ thống xếp hàng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân nên khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát nguồn vốn cho vay. b. Điều kiện đối với ô tô  Ưu điểm - Yêu cầu đầy giấy tờ chứng minh nguồn gốc ô tô rõ ràng và hợp phát của xe theo quy định của Pháp luật và của BIDV. - Cho vay đối với cả ô tô mới 100% và cả ô tô đã qua sử dụng (đối với cả ô tô nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước), ô tô từ bốn (04) đến bốn mươi lăm (45) chỗ ngồi. Như vậy, điều kiện đối với ô tô được vay để mua khá rộng.  Nhược điểm: - Chưa có chính sách cho vay các loại ô tô chuyên dùng khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng (than, cát, đá, xi măng….), xăng dầu, than đá của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng, xăng dầu, than đá. c. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay mua ô tô của Chi nhánh tối đa từ 2 đến 5 năm, do Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ vay đồng thời đảm bảo phù hợp với loại xe, xuất xứ, số tiền vay tối đa,giá trị còn lại của xe. d. Bảo đảm tiền vay Khách hàng có thể chọn lựa 3 hình thức đảm bảo tiền vay của Chi nhánh: - Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (chỉ áp dụng trong trường hợp khách hàng vay vốn để mua ô tô mới 100%); hoặc - Thế chấp, cầm cố bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của bên thứ ba; hoặc
  • 46. 36 - Kết hợp thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay và thế chấp, cầm cố bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng. e. Hạn mức vay Hạn mức vay tối đa của khách hàng cá nhân từ 70% đến 95% tùy loại xe và tài sản đảm bảo của khách hàng. Hạn mức vay tối đa của khách hàng pháp nhân từ 50% đến 90% giá trị xe (nguyên giá hoặc giá trị còn lại) tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng, loại xe và xuất xứ của xe. f. Lãi suất cho vay, phương thức trả nợ Lãi suất cho vay  Chi nhánh xác định lãi suất cho vay cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng, đảm bảo phù hợp với các quy định của NHNN, của BIDV về lãi suất.  Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết của Chi nhánh,...), Chi nhánh có chế độ áp dụng lãi suất cho vay theo chính sách của BIDV hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ.  Tuy vậy, lãi suất cho vay của Chi nhánh sau thời gian ưu đãi so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh khá cao (hiện tại lãi suất cho vay mua ô tô của Chi nhánh là từ 9,0% đến 9,8% trở lên, trong khi các ngân hàng khác trong địa bàn tỉnh từ 7,5% trở lên).  Phương thức trả nợ Phương thức trả nợ tại Chi nhánh khá linh hoạt, do Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận. Phương thức trả nợ có thể là trả góp hoặc trả nợ gốc cố định g. Hồ sơ vay vốn  Đối với cá nhân/ hộ gia đình  Hồ sơ thông tin khách hàng:  Giấy đề nghị vay vốn.  CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng, của vợ (chồng) của khách hàng.
  • 47. 37  Hộ khẩu thường trú/KT3/Sổ tạm trú.  Hóa đơn thanh toán tiền điện thoại nhà cố định hoặc tiền điện, nước, truyền hình cáp của hai tháng gần nhất.  Giấy đăng ký kết hôn (nếu khách hàng vay và vợ/hoặc chồng không đứng trên trong cùng hộ khẩu) hoặc Giấy chứng nhận độc thân.  Hồ sơ tài sản bảo đảm:  Các chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản của khách hàng: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, Giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm,…  Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay: Hồ sơ tài sản bảo đảm chính là bản gốc hồ sơ xe quy định tại Khoản 3 Điều này.  Hồ sơ xe  Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính  Hồ sơ bổ sung trong trường hợp khách hàng vay với mục đích sản xuất kinh doanh  Giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ phù hợp theo quy định của pháp luật.  Các tài liệu chứng minh nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Hợp đồng cho thuê xe, hợp đồng kinh doanh vận tải, giấy tờ xác nhận thu nhập thường xuyên từ sản xuất kinh doanh,…  Đối với doanh nghiệp  Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ  Hồ sơ pháp lý và tài chính của khách hàng theo quy định (giấy phép thành lập, đăng kí kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng…)  Hồ sơ tài sản bảo đảm
  • 48. 38 Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ. Phân tích, thẩm định tín dụng lập báo cáo ĐXTD. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng. Thẩm định rủi ro Tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro. Phê duyệt Báo cáo thẩm định rủi ro. Phê duyệt cấp tín dụng Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt Soạn thảo văn bản phê duyệt tín dụng. Đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng. Soạn thảo Hợp đồng. Ký kết Hợp đồng. Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước giải ngân Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống SIBS Giải ngân Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập Đề xuất giải ngân Trình duyệt giải ngân Phê duyệt giải ngân Thực hiện giải ngân Quản lý, giám sát, điều chỉnh tíndụng Thu nợ gốc, lãi, phí Thanh lý hợp đồng h. Quy trình cho vay mua xe ô tô Từ chối khách hàng Đồng ý Không đồng ý
  • 49. 39 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2013-2015 2.2.2.1. Dư nợ hoạt động cho vay mua xe ô tô tại BIDV Chi nhánh Huế Trong những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, quan niệm “ăn no mặc ấm” đã dần dần được thay thế bằng quan niệm “ăn no mặc đẹp, đi xe xịn”. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta có những thành công đáng kể trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và việc mở cửa hội nhập với thế giới cũng làm tăng thêm xu hướng mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại. Đây là điều kiện tốt cho các ngân hàng nói chung và BIDV Chi nhánh Huế nói riêng để tăng cường phát triển loại hình sản phẩm cho vay mua ô tô. Nắm bắt được tình hình đó, Chi nhánh đã có những kế hoạch và biện pháp hợp lý nhằm phát triển loại hình cho vay này, đồng thời đưa nó trở thành một trong những hoạt động mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cao của Chi nhánh trong thời gian tới. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay mua ô tô so với tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015) Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 ± % ± % Dư nợ cho vay mua ô tô 211,89 380,66 533,69 168,77 79,65 153,03 40,20 Tổng dư nợ cho vay 1.527,78 2.778,27 3.770,71 1.250,49 81,85 992,44 35,72 Tỷ trọng (%) 13,87 13,70 14,15 13,50 15,42 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Năm 2013, dư nợ cho vay mua ô tô đạt 211,89 tỷ đồng, chiếm 13,87% trên tổng dư nợ cho vay. Sang năm 2014, dư nợ cho vay mua ô tô dạt 380,66 tỷ đồng, tăng gần 80% so với năm 2013 và chiếm 13,70% trên tổng dư nợ cho vay của năm 2014. Đến năm 2015, dư nợ cho vay mua ô tô là 533,69 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 14,15% trên tổng dư nợ của năm 2015.
  • 50. 40 Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay mua ô tô và tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (2013-2015) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2013, 2014,2015) Có thể thấy rằng trong 2 năm 2014 và 2015, hoạt động cho vay mua ô tô đã có sự phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng: mức độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã tung ra nhiều gói ưu đãi dành cho khách hàng vay vốn mua ô tô như: các gói cho vay 500 tỷ, gói cho vay 3.500 tỷ cho vay mua ô tô đôi với khách hàng cá nhân và hộ gia đình, gói cho vay dành cho CBCNV của BIDV... Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã có những hoạt động chăm sóc khách hàng tốt hơn, chính sách lãi suất cũng rộng hơn. Mặc khác, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng cao do sự mở rộng hội nhập với quốc tế và đầu tư trong và ngoài nước đã nâng cao mức sống của người dân, từ đó nhu cầu về phương tiện đi lại cũng được tăng cao. 211.89 380.66 533.69 1,527.78 2,778.27 3,770.71 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2013 2014 2015 Tỷ đồng Dư nợ cho vay mua ô tô Tổng dư nợ cho vay