SlideShare a Scribd company logo
1 of 149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN TIẾN DŨNG
QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
AGRIBANK GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN TIẾN DŨNG
QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
AGRIBANK GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 31 tháng 01 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. PGS. TS. Phước Minh Hiệp
2. PGS. TS. Lê Thị Lanh
3. TS. Đinh Công Tiến
4. TS. Ngô Quang Huân
5. TS. Trần Quốc Tuấn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
MÃ TÀI LIỆU: 81203
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN TIẾN DŨNG Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 30/11/1984 Nơi sinh: Gia Lai
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1184011037
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn điều hành hoạt động Marketing hỗn hợp trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá các hoạt động Marketing hỗn
hợp, kết quả quản trị kinh doanh tại Agribank Gia Lai, qua đó phân tích những mặt
hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất một số định hướng đổi mới
chính sách Marketing hỗn hợp, Cụ thể:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp ngân hàng trong
môi trường kinh doanh hiện đại.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động Marketing hỗn hợp và kết
quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing
hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai. Đặc biệt chú trọng đến
việc phối kết các yếu tố marketing với việc nâng cao tính chuyên nghiệp và phát triển
văn hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phù hợp với địa bàn kinh tế hỗn hợp
nặng tính thuần nông.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2012.
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/12/2012.
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN TIẾN DŨNG
QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
AGRIBANK GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60340102
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năM 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt
động kinh doanh tại Agribank Gia Lai" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Luận văn đƣợc hoàn thành sau quá trình
học tập, nghiên cứu thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Quốc Khánh. Luận
văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn Thạc sĩ này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Tiến Dũng
ii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, chân thành mà nói tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi đƣợc
học tập, nghiên cứu dƣới chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh
Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân đây tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên nhà trƣờng, đặc
biệt đối với các Quý thầy cô, chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo Sau Đại
học đã luôn chia sẻ, kịp thời giải quyết mọi khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các học
viên cao học, cũng nhƣ Lớp Cao học 11SQT11 trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Với lòng tri ân sâu sắc, tôi đặc biệt xin đƣợc gửi lời cám ơn chân thành nhất đến
TS.Nguyễn Quốc Khánh là ngƣời đã tận tâm, tận tình hƣớng dẫn tôi về mọi mặt trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Cô Lâm Thị Thu Lan – Phó Giám đốc Agrbank Gia Lai – Chi
nhánh Trà Bá, các anh chị chuyên viên Phòng Dịch vụ & Marketing Agribank Gia Lai,
Ban Giám đốc và các anh chị đồng nghiệp Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Gia
Lai đã luôn tạo điều kiện cho tôi đƣợc trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận với nguồn thông
tin, số liệu quý giá.
Lời cuối, xin kính chúc Quý thầy cô, các bạn học viên lớp cao học luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trong cuộc sống.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Tiến Dũng
iii
TÓM TẮT
Xuất phát từ sự cần thiết của việc sử dụng Marketing hỗn hợp để nâng cao hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, trên cơ sở thực tế phát sinh những bất cập trong
quá trình sử dụng các công cụ Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. Tác giả quyết
định chọn đề tài: "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại
Agribank Gia Lai" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Mục đích
nhằm làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn điều hành hoạt động Marketing hỗn hợp
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua phân tích những mặt hạn chế và chỉ ra các
nguyên nhân tồn tại, Luận văn đề xuất một số giải pháp đổi mới chính sách, ứng dụng
Marketing hỗn hợp trong việc phối kết hợp lý giữa các yếu tố marketing cơ bản với việc
nâng cao tính chuyên nghiệp và văn hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, qua đó
đƣa ra một số giải pháp, góp phần hoàn thiện hoạt động marketing, từng bƣớc phát triển
Agribank Gia Lai theo hƣớng bền vững và trở thành ngân hàng dẫn đầu trong toàn hệ
thống Argribank và trên địa bàn Gia Lai.
Tác giả đã thực hiện luận văn gồm 03 chƣơng, với nội dung chính sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp ngân hàng.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động Marketing hỗn hợp và kết
quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn
hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
iv
ABSTRACT
Deriving from the necessity of the use of marketing mix in the banking business,
along with the limitations in the use of Marketing mix in Gia Lai Agribank business
activities in the past, the thesis "Marketing Mix Management in Gia Lai Agribank
business activities" has been conducted with the aim of contributing to confirm the
important role of marketing in the banking business and, above all, the goal is to complete
better operations of Marketing mix in Gia Lai Agribank business activities. From this
basis, the author reaffirmed the rationale of Marketing mix in the banking business, and
meanwhile the author also suggested a number of solutions and proposals for marketing
activities in order to contribute to the growth mixture sustainable to Gia Lai Agribank in
the coming years.
The author has done the thesis with the following 03 chapters:
- The systematism of the basic theory of bank marketing mix.
- Research, analyze and evaluate the results of mixed Marketing activities and
business performance of Gia Lai Agribank in the past.
- Suggest some solutions and recommendations to improve operations of
Marketing mix in Gia Lai Agribank business activities.
v
MỤC LỤC
Nhiệm vụ Luận văn Thạc sĩ.
Lời cam đoan....................................................................................................................i
Lời cám ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt Luận văn............................................................................................................iii
Abstract...........................................................................................................................iv
Mục lục............................................................................................................................ v
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................... x
Danh mục các bảng biểu................................................................................................xii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ........................................................................................xiii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING HỖN HỢP TRONG KINH DOANH
NGÂN HÀNG................................................................................................................. 5
1.1. Một số vấn đề chung về Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng............... 5
1.1.1. Khái niệm Marketing hỗn hợp............................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của Marketing hỗn hợp ngân hàng......................................................... 8
1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng.................. 9
1.1.4. Các loại hình Marketing của dịch vụ ngân hàng ................................................. 10
1.2. Căn cứ xây dựng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng........................ 11
1.2.1. Căn cứ về mặt pháp lý ......................................................................................... 11
1.2.2. Căn cứ về mặt lý luận.......................................................................................... 12
1.2.3. Phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng .............................................. 14
1.2.4. Mục tiêu của Marketing hỗn hợp......................................................................... 15
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng......... 17
1.3.1. Các nhân tố tác động trực tiếp ............................................................................. 17
1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp ........................................................................... 17
vi
1.4. Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng...................................... 19
1.4.1. Mô hình phối thức 7P Marketing mix trong kinh doanh ngân hàng.................... 19
1.4.2. Quy trình triển khai mô hình 7P trong kinh doanh ngân hàng............................. 20
1.4.2.1. Nghiên cứu cầu................................................................................................. 20
1.4.2.2. Phân đoạn thị trƣờng........................................................................................ 21
1.4.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu ........................................................................... 21
1.4.2.4. Dịch vụ sản phẩm ............................................................................................. 22
1.4.2.5. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ngân hàng................................................... 22
1.4.2.6. Xây dựng hệ thống xúc tiến Marketing hỗn hợp .............................................. 23
1.4.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing trong ngân hàng ...................... 28
1.5. Hệ thống Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng.................................... 28
1.5.1. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng.................................... 28
1.5.1.1. Quảng cáo (Advertising)................................................................................... 28
1.5.1.2. Giao dịch cá nhân ............................................................................................. 29
1.5.1.3. Quan hệ công chúng (Public relation – PR) ..................................................... 30
1.5.1.4. Khuyến mại hay xúc tiến bán hàng (Sales Promotion)..................................... 30
1.5.1.5. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)............................................................ 31
1.5.1.6. Hoạt động tài trợ............................................................................................... 32
1.5.1.7. Hoạt động bán hàng khác ................................................................................. 32
1.5.2. Thiết kế chƣơng trình xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng................. 32
1.5.2.1. Mô hình truyền tin............................................................................................ 32
1.5.2.2. Thiết kế chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông................................. 33
1.5.3. Triển khai chƣơng trình hành động ..................................................................... 37
1.5.4. Hệ thống kiểm soát Marketing hỗn hợp ngân hàng............................................. 38
1.5.4.1. Quy trình kiểm soát .......................................................................................... 38
1.5.4.2. Các loại hình kiểm soát .................................................................................... 38
1.6. Kinh nghiệm về Quản trị Marketing hỗn hợp......................................................... 39
vii
1.6.1. Sử dụng Mobile Messaging Apps (MMA).......................................................... 40
1.6.2. Quảng cáo ảnh – một kênh tiếp thị mới............................................................... 41
1.6.3. Tăng tỷ lệ click (Click Through Rate - CTR) cho kết quả SEO trên Google...... 42
1.6.4. 5E – Bí quyết thành công của nghành kinh doanh dịch vụ.................................. 42
1.6.5. Những thay đổi trong tiếp thị bằng nội dung....................................................... 43
1.6.6. Mƣời xu hƣớng mới của Marketing online.......................................................... 44
1.6.7. Hoàn thiện từng P và Mix.................................................................................... 45
1.6.8. Tối ƣu hóa Digital Marketing mix....................................................................... 46
Kết luận Chƣơng 1......................................................................................................... 48
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI.................................................... 49
2.1. Bối cảnh kinh doanh Agribank Gia Lai.................................................................. 49
2.1.1. Bối cảnh kinh tế................................................................................................... 49
2.1.2. Bối cảnh kinh doanh ngân hàng........................................................................... 51
2.1.2.1. Áp lực từ nền kinh tế........................................................................................ 51
2.1.2.2. Áp lực từ bên trong Agribank........................................................................... 52
2.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Agribank Gia Lai.................................. 54
2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai… .................................. 54
2.2.2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Agribank Gia Lai............................................. 55
2.2.2.1. Sản phẩm huy động .......................................................................................... 55
2.2.2.2. Sản phẩm tín dụng............................................................................................ 56
2.2.2.3. Nợ xấu .............................................................................................................. 58
2.2.2.4. Sản phẩm dịch vụ ............................................................................................. 59
2.2.3. Đặc điểm môi trƣờng cạnh tranh......................................................................... 60
2.3. Thực trạng hoạt dộng Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai............................ 64
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing trong ngân hàng........................................... 65
viii
2.3.2. Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng và xác định thị trƣờng mục tiêu ......................... 65
2.3.3. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ....................................................................... 67
2.3.3.1. Trong hoạt động tín dụng ................................................................................. 68
2.3.3.2. Trong hoạt động huy động vốn......................................................................... 70
2.3.3.3. Trong kinh doanh dịch vụ ngoài tín dụng......................................................... 71
2.3.3.4. Chiến lƣợc lãi suất và phí dịch vụ .................................................................... 74
2.3.3.5. Mạng lƣới phân phối......................................................................................... 74
2.3.3.6. Hoạt động giao tiếp khuếch trƣơng.................................................................. 76
2.3.3.7. Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp............................................................................. 76
2.4. Phân tích SWOT về Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai .............................. 77
2.4.1. Điểm mạnh .......................................................................................................... 77
2.4.2. Điểm yếu ............................................................................................................. 78
2.4.3. Cơ hội .................................................................................................................. 78
2.4.4. Thách thức........................................................................................................... 79
2.5. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng Marketing hỗn hợp trong
kinh doanh tại Agribank Gia Lai ................................................................................... 79
2.5.1. Thành tựu tại Agribank Gia Lai........................................................................... 79
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................................. 80
Kết luận Chƣơng 2......................................................................................................... 83
CHƢƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI ......................... 84
3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản trị Marketing hỗn hợp trong việc phát triển
kinh doanh của Agribank Gia Lai.................................................................................. 84
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai 2010 - 2015 ............................... 84
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Agribank Gia Lai ........................................ 84
3.1.3. Dự báo nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ..................................... 85
ix
3.1.4. Định hƣớng trong quản trị Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai ................. 86
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia lai .................. 86
3.2.1. Định vị thị trƣờng mục tiêu ................................................................................. 86
3.2.2. Chính sách nguồn nhân lực.................................................................................. 87
3.2.3. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin .................................................................... 89
3.2.4. Chiến lƣợc sản phẩm ........................................................................................... 90
3.2.5. Chính sách lãi suất và phí dịch vụ ....................................................................... 92
3.2.6. Chiến lƣợc phân phối........................................................................................... 93
3.2.7. Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp................................................................................ 94
3.2.7.1. Đẩy mạnh hoạt động giao tiếp – khuếch trƣơng.............................................. 94
3.2.7.2. Cung cấp các dịch vụ sau giao dịch.................................................................. 95
3.2.7.3. Chiêu thị qua đội ngũ nhân viên....................................................................... 95
3.2.8. Hoạch định chiến lƣợc khách hàng...................................................................... 95
3.2.8.1. Ƣu tiên hàng đầu về công tác phát triển khách hàng........................................ 96
3.2.8.2. Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng............................................. 96
3.2.8.3. Khai thác tâm lý khách hàng trong giao dịch ................................................... 97
3.3. Các giải pháp hỗ trợ.............................................................................................. 100
3.4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Gia Lai............... 105
3.4.1. Các giải pháp chung .......................................................................................... 105
3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 106
3.5. Kiến nghị .............................................................................................................. 108
3.5.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc.................................................................................... 108
3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................. 110
3.5.3. Kiến nghị với Agribank..................................................................................... 111
3.5.4. Kiến nghị với Ban lãnh đạo Agribank Gia Lai.................................................. 111
Kết luận Chƣơng 3....................................................................................................... 112
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 113
x
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 114
PHỤ LỤC
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
ABBank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình
ABIC
Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông
nghiệp
ACB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu
ADB Asian Development Bank
AFD Cơ quan phát triển Pháp
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development
Agribank Gia Lai
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai
BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
CTTC Cao su Công ty Tài chính Cao su
DongA Bank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đông Á
GDP Gross Domestic Product
GPBank
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Dầu khí
Toàn cầu
IPCAS Dự án hiện đại hoá hệ thống
Intra-Bank Payment and
Customer Accounting System
MB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội
MHB
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long
NH Phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
NHTM Ngân hàng Thƣơng mại
NHTMCP Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần
NH CSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
Official Development
Assistance
POP Point of purchase
POS Point of sale
PR Public Relations
QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân
Sacombank
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
Thƣơng tín
SCB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
xii
SHB
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn –
Hà Nội
TCTD Tổ chức Tín dụng
Techcombank
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng
Việt Nam
Vietcombank
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam
Vietinbank
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam
VPBank
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam
Thịnh Vƣợng
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Tổng nguồn vốn Huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai.......... 56
Bảng 2.2 - Tổng Dƣ nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai................... 57
Bảng 2.3 - Số liệu hoạt động ngân hàng........................................................................ 74
xiv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1 - Marketing 7P .......................................................................................................6
Hình 1.2 - Marketing dịch vụ ngân hàng ............................................................................10
Hình 1.3 - Maslow's Hierarchy of Needs............................................................................12
Sơ đồ 1.1 - Tiến trình xác định giá của ngân hàng..............................................................24
Hình 1.4 - Mô hình truyền tin.............................................................................................33
Hình 1.5 - Chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông...............................................34
Hình 2.1 - Logo Agribank (Nguồn) ....................................................................................54
Biểu đồ 2.1 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2005........60
Biểu đồ 2.2 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2012........60
Biểu đồ 2.3 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm....61
Biểu đồ 2.4 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2005..........62
Biểu đồ 2.5 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2012..........62
Biểu đồ 2.6 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm......63
Biểu đồ 2.7 - Thị phần Dƣ nợ của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai..................68
Biểu đồ 2.8 - Thị phần Huy động của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............70
Sơ đồ 3.1 - Quy trình phân phối..........................................................................................93
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 02 năm 2013
BẢN CAM ĐOAN
Họ và tên học viên : NGUYỄN TIẾN DŨNG
Ngày sinh : 30/11/1984 Nơi sinh: Gia Lai
Trúng tuyển đầu vào năm : 2011
Là tác giả luận văn : Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh
tại Agribank Gia Lai.
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102
Bảo vệ ngày : 31 tháng 01 năm 2013
Điểm bảo vệ luận văn : Hội đồng IV tại phòng A-05.31 – Trường Đại học Kỹ thuật
Công nghệ TP.HCM.
Tôi cam đoan chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ với đề tài trên theo góp ý của Hội
đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ. Các nội dung đã chỉnh sửa:
- Về mặt hình thức (chính tả, câu văn, hình thức trình bày).
- Về nội dung: Viết ngắn gọn, súc tích hơn và chú trọng đến tính logic của đề tài và các
chương, các mục.
- Bổ sung nội dung "kinh nghiệm về quản trị Marketing hỗn hợp".
- Phần dịch tiếng Anh chuẩn.
Người cam đoan Cán bộ Hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Nhận xét của CB hướng dẫn )
Họ và tên học viên : NGUYỄN TIẾN DŨNG
Đề tài luận văn : QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Người nhận xét : TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Cơ quan công tác : Học viện Hàng không Việt Nam.
Ý KIẾN NHẬN XÉT
Nhìn chung luận văn đã có một số đóng góp sau: hệ thống hoá được lý luận tất cả các
nội dung liên quan đến việc sử dụng marketing hỗn hợp, khơi gợi nhiều ý tưởng mới, cho việc
áp dụng vào thực tiễn kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với địa bàn kinh tế hỗn hợp thuần
nông, hỗ trợ đắc lực cho việc làm rõ các hoạt động khác có liên quan tại Argribank gia Lai.
Cụ thể:
1-Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nhìn chung, luận văn đã được đầu tư biên soạn khá nghiêm túc, văn phong mạch lạc,
ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với các nội dung quản trị marketing ngân hàng. Các nội
dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tính chặt chẽ cao. Các nội dung chi tiết đều sát với tiêu đề,
chuyển tải được đầy đủ các nội dung, yêu cầu cần nghiên cứu.
Về mặt hình thức đề tài được trình bày khá tốt, có nhiều hình ảnh tạo ra nhiều thiện
cảm cho người đọc, tuy nhiên nếu có thêm nhiều sơ đồ chu chuyển, các biểu đồ thống kê,.. sẽ
giúp các nội dung trình bày trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã chấp hành đầy đủ
các quy định chung, có tính thần say mê yêu thích khoa học, nghiêm túc trong việc nghiên
cứu, chịu khó đọc, tìm hiểu các tài liệu có liên quan. Nhận thức và kinh nghiệm của cá nhân
có đủ nội hàm để đáp ứng được yêu cầu thực hiện đề tài.
2-Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu:
Luận văn là một điển hình mẫu về sự mong muốn không ngừng hoàn thiện công tác
marketing chuyên môn, và ứng dụng marketing hỗn hợp vào thực tiễn. Bằng việc sử dụng
phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn sử dụng các phương pháp định tính phù hợp như: so
sánh, đối chiếu, thu thập, tổng hợp,… luận văn đã làm nổi bật được các nội dung cần nghiên
cứu. Các số liệu được dẫn chứng đều có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, độ chính xác cao, có
thể tín cậy được. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu sẽ sáng tỏ hơn nếu đề tài bổ sung áp
dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu đặc thù, phù hợp với đặc tính của bài toán quản
trị. Bên cạnh đó, đối tượng, căn cứ xây dựng, tiêu chí xác định,… đánh giá hiệu quả marketing
hỗn hợp, cũng cần được trình bày cụ thể hơn.
3-Về kết quả khoa học của luận văn:
Luận văn có vận dụng thêm nhiều kiến thức chuyên môn marketing hiện đại có tính
học thuật cao, tạo điều kiện cho việc mở rộng hướng khai thác các công cụ marketing. Việc
kết hợp hợp lý với các phương pháp định tính góp phần làm sáng rõ hơn nội hàm marketing
hỗn hợp trong thực tiễn. Luận văn đã có nhiều đóng góp cho việc giải quyết các bài toán có
tính thời sự cao như điều hành kinh doanh, quản trị con người, phát triển văn hóa kinh doanh
ngân hàng, phát triển kênh bán hàng,… đáp ứng cho nhiều hoạt động khác nhau.
4-Về kết quả thực tiễn của luận văn:
Luận văn đã khơi gợi ra nhiều ý tưởng mới, giúp mở rộng hướng nghiên cứu cho việc
ứng dụng marketing hỗn hợp vào các lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động quản trị marketing,
góp phần hòan thiện hoạt động quản trị và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng của ngân
hàng, đặc biệt phù hợp với khách hàng đa dạng trên vùng kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần
nông như Gia Lai.
5-Những thiếu sót & vấn đề cần làm rõ:
Luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót mang tính chung như: nội hàm nghiên cứu
chưa đủ tầm sâu cần thiết, các vấn đề đưa ra giải quyết chưa thực sự trọn vẹn cả về mặt lý
luận và thực tiễn, các giải pháp còn nặng tính gợi mở. Nhưng nhìn chung đây là một công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực chung.
6-Ý kiến kết luận (mức độ đáp ứng yêu cầu đối với LVThS):
Sau thời gian hướng dẫn HV thực hiện đề tài, tôi nhận thấy HV đã đáp ứng các nội dung của
một Luận văn Thạc sĩ, và tôi đồng ý cho HV Nguyễn Tiến Dũng bảo vệ trước Hội đồng đánh
giá Luận văn.
TP. HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS.Nguyễn Quốc Khánh
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, đặc biệt đối với các ngân hàng có quy
mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên các địa bàn kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần
nông, lãi suất, sản phẩm và dịch vụ không còn đóng vai trò là yếu tố quyết định đến
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo
hướng nâng cao tính chuyên nghiệp kết hợp với phát triển văn hóa kinh doanh hiện
đang trở thành những mục tiêu được các ngân hàng tập trung quan tâm. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để có thể phối kết hợp một cách
nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng các yếu tố Marketing cơ bản với các mục tiêu trên
để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, cũng như nâng cao giá trị của ngân hàng
trên thị trường?
Trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng Marketing hỗn hợp đã được sử
dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong thời gian qua, ngành ngân hàng
nói chung, các ngân hàng kinh doanh nói riêng vẫn chưa có một công trình tổng kết
thực sự nghiêm túc, đánh giá một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Marketing hỗn
hợp. Kết quả của sự thiếu quan tâm, nhận thức hời hợt, đầu tư chưa đúng mức đã dẫn
đến làm doanh thu biến động thất thường, chất lượng khách hàng sụt giảm.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, nội dung hoạt động Marketing tại các ngân hàng
Việt Nam vẫn còn khá nghèo nàn, tính chuyên nghiệp, tính hiện đại và hội nhập chưa
cao, các hoạt động Marketing chưa tạo ra sức hấp dẫn thực sự. Hoạt động Marketing
giữa Hội sở chính với các chi nhánh, giữa ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh vẫn
còn chồng chéo, trùng lắp, sử dụng các công cụ truyền thông tùy tiện, tốn kém…
Công tác phát triển thương hiệu chưa có chiều sâu, quá tập trung vào các yếu tố hình
ảnh, bỏ ngỏ các yếu tố liên quan đến cảm xúc thực sự của khách hàng... Kết quả làm
tăng chi phí, hiệu quả của các hoạt động khác bị suy giảm đáng kể, thậm chí còn tạo
ra sự phản cảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của ngân hàng.
2
Nguyên nhân cốt lõi là do công tác Marketing hỗn hợp thực hiện thiếu bài bản,
không gắn liền với chiến lược dài hơi. Trong quá trình thực hiện, thiếu sự phối kết
hợp giữa sử dụng các công cụ, các yếu tố Marketing với công tác đào tạo, nâng cao
tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thiếu sự gắn kết với phát triển văn
hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu ngân hàng… Đây cũng là lý do để tác giả
quyết định chọn đề tài: "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh
tại Agribank Gia Lai" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
2. Mục đích của đề tài
- Mục đích chung: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp
ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động Marketing
hỗn hợp đến kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó chỉ ra những mặt hạn chế và
nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai.
- Mục đích cụ thể:
+ Làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn về sự phối kết hợp giữa các yếu tố
trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại ngân hàng.
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của hoạt động Marketing hỗn hợp
đến kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
+ Đề xuất một số giải pháp định hướng nhằm đổi mới chính sách, nâng cao hiệu
quả Marketing hỗn hợp theo hướng chú trọng đến việc phối kết hợp lý giữa các yếu
tố Marketing với tính chuyên nghiệp và phát triển văn hóa trong kinh doanh.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình tổ chức, thực hiện phối kết hợp giữa các yếu tố trong hoạt
động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. Trong quá trình tiếp cận, luận văn đi
sâu khảo sát các đối tượng: Các yếu tố cấu thành một phối thức Marketing hỗn hợp
hoàn chỉnh, bao gồm các yếu tố về sản phẩm, giá cả, phân phối, khuếch
3
trương… Chú trọng đến việc phối kết hợp lý giữa các yếu tố Marketing với tính
chuyên nghiệp và phát triển văn hóa trong kinh doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình thực hiện Marketing hỗn hợp, các yếu tố cấu thành một
phối thức Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt, đối
với mô hình các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên các địa
bàn kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần nông.
- Nghiên cứu các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối,
chính sách xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia
Lai.
- Xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing hỗn hợp tại
Agribank Gia Lai dựa trên các số liệu trong giai đoạn 2005 - 2011 và nguồn tài liệu
thực hiện thu thập trong năm 2012. Đề xuất một số định hướng đổi mới chính sách
Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai trong những năm tiếp theo.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận
Luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phép biện chứng khoa học,
trong các mối quan hệ với khoa học về tổ chức - quản trị và hoạt động kinh doanh
ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng các quan điểm, tư duy kinh doanh và triết lý
Marketing hiện đại, tùy theo từng luận đề đặt ra, luận văn xây dựng và lựa chọn các
phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phân tích.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo tại Agribank Gia Lai, báo cáo của Ngân
hàng nhà nước – Chi nhánh Gia Lai, Bản tin thị trường, số liệu theo Cục thống kê
Gia Lai và Tổng Cục Thống kê… Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính trên cơ sở khảo sát và phân tích những số liệu chính thức. Bên cạnh đó
cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để minh họa làm rõ cho các tiêu
chí đã lựa chọn.
4
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh tại
Agribank Gia Lai.
Chương 3: Nâng cao chất lượng Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động
kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
5
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING HỖN HỢP TRONG KINH DOANH
NGÂN HÀNG
1.1. Một số vấn đề chung về Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm Marketing hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp (mix) là một công cụ quan trọng của Marketing được sử dụng
để tác động vào thị trường, là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng
sản phẩm, dịch vụ, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại,
thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào
quá trình cung ứng dịch vụ. Qua đó, làm tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị
trường.
Marketing mix được cấu thành từ nhiều biến số, các yếu tố này có tác động
tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau.
- Theo Quan điểm truyền thống, Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp
các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong
thị trường mục tiêu, được Neil Borden, chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ khởi
xướng vào năm 1953, xuất phát từ ý tưởng thêm một bước nữa. Năm 1960
E. Jerome McCarthy lại đề xuất phối hợp 4P trong một chiến lược duy nhất để đạt
thành công trong marketing bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place
(Phân phối), Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng).
- Theo Quan điểm hiện đại, để phù hợp với bối cảnh cạnh tranh gay gắt cũng
như sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển sản phẩm, thị trường, khách hàng và
nhu cầu. Marketing hỗn hợp 4P đã được hoàn thiện và mở rộng thêm 3P thành công
thức 7P bao gồm Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền
thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process)
và bằng chứng vật chất (physical evidence), nhằm giúp các nhà kinh doanh, đặc biệt
kinh doanh dịch vụ có thể gia tăng thêm năng lực trong cạnh tranh, cũng như sử dụng
để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh.
6
- Marketing hỗn hợp trong dịch vụ, mặc dầu có nhiều ưu điểm nhưng việc sử
dụng thành công marketing 7P vào thực tiễn cũng không phải là điều dễ dàng đối với
các nhà kinh doanh, đặc biệt đối với các ngành kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân
hàng. Khác với các sản phẩm, dịch vụ thông thường, xuất phát từ những đặc tính vốn
có như vô hình, không đồng nhất, không thể tách rời được, khó kiểm soát chất
lượng… Cùng với sự đa dạng và phức tạp của loại hình sản phẩm dịch vụ tài chính –
ngân hàng khiến việc vận dụng các nguyên lý tiếp thị đòi hỏi cần phải có mô hình
phối thức tiếp thị riêng.
Hình 1.1 – Marketing 7P
(Nguồn: http://salesprocessblog.wordpress.com)
Mặc dầu mô hình phối thức Marketing hỗn hợp 7P trong ngành tài chính ngân
hàng đòi hỏi việc xác định phát triển các sản phẩm, định giá bán, cũng như lựa chọn
kênh bán hàng và các hình thức truyền thông như quảng bá sản phẩm đến các đối
tượng khách hàng mục tiêu khác nhau phải được vận dụng phù hợp. Nhưng thực chất
chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến nội dung 3P tăng thêm, còn về cơ bản phối thức tiếp thị
sản phẩm của ngân hàng vẫn dựa chủ đạo trên cơ sở 4P đầu. Tuy nhiên, đặc điểm
quản trị của từng P cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể:
7
- Product: Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sửa
chữa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì. Đây cũng là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng quyết định mọi nỗ lực của các phối thức tiếp thị khác.
- Price: Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản
phẩm cho từng phân khúc thị trường. Định giá dịch vụ hợp lý “tiền nào của nấy” sẽ
có ảnh hưởng rất lớn đến làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Place: Chính sách chung về kênh cung cấp dịch vụ khách hàng, tạo ra giá trị
cho khách hàng. Chọn địa điểm phù hợp tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, sẽ tạo
ra sức thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.
- Promotion (hay communication): Chính sách chung về truyền thông, các hoạt
động tiếp xúc với khách hàng như là: Quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan
hệ cộng đồng, hội chợ triển lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, Internet...
Đảm bảo sự nhất quán và gia tăng tính hiệu quả truyền thông đòi hỏi mọi thông điệp
truyền tải phải bám sát định vị thương hiệu.
- People: Chính sách chung về phát triển nhân lực, nhân sự công ty nói chung;
nhân lực Marketing nói riêng. Trong ngân hàng yếu tố này gắn liền với cung cách
phục vụ, sự ân cần và tươi tắn, tạo cảm giác may mắn luôn được đánh giá cao.
- Process: Hệ thống hay tiến trình thực hiện, cải tiến quy trình sản phẩm quy
trình thực hiện nhiệm vụ... Đảm bảo chất lượng và nối kết giữa các công đoạn, tiết
kiệm thời gian sẽ tạo ra giá trị lớn, đối với khách hàng…
- Physical evidence: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, các yếu tố hỗ trợ cho chiến
lược Marketing. Tìm được càng nhiều yếu tố “hữu hình” để quy chuyển trong việc
đánh giá càng gây ấn tượng cao đối với khách hàng.
Trong 7P, chữ P quan trọng nhất có tính quyết định tới việc mua của khách hàng
chính là Product, đảm bảo được chất lượng sản phẩm phù hợp và thỏa mãn trên cả
nhu cầu của khách hàng là điều đầu tiên có thể mang đến sự thành công hoặc thất bại
cho ngân hàng, đặc biệt có ý nghĩa đối với các ngân hàng non trẻ, quy mô nhỏ. Tuy
nhiên, tuỳ vào tình hình thực tế có thể vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện
chiến lược thị trường. Điểm đặc biệt đối với marketing hỗn hợp là khi
8
ngân hàng đã quyết định chọn một yếu tố P làm chủ đạo, thì các yếu tố còn lại đều
phải xoay quanh yếu tố P ban đầu.
1.1.2. Đặc điểm của marketing hỗn hợp ngân hàng
Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng cũng có một số đặc tính riêng.
- Sản phẩm mang hình thái phi vật chất; trong khi quá trình sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, khó được phân biệt, nhận biết ngay được lợi ích, công
dụng; Mức độ đồng nhất cao và ngày càng được đa dạng hoá.
- Khách hàng đa dạng và phong phú, bao gồm không chỉ các tầng lớp dân cư,
các tổ chức kinh tế, chính trị và đặc biệt các ngân hàng cũng trở thành khách hàng
của nhau... là một tổng thể khá phức tạp và chứa nhiều tiêu thức phân đoạn khác nhau,
nhu cầu không đồng nhất và có nhiều biến động.
- Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chứa đựng nhiều rủi ro, thể hiện
trên ba xu hướng: Cạnh tranh về các hoạt động Marketing; Cạnh tranh về tự động;
Cạnh tranh theo quy mô (sáp nhập, hợp nhất, liên kết nhằm tăng sức cạnh tranh).
- Dịch vụ tài chính chuyên sâu, lợi ích chủ yếu dựa trên việc cung ứng nhằm để
trao đổi, vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu, quá trình cung ứng diễn ra
đồng thời với quá trình tiêu thụ.
- Quá trình cung ứng có sự tham gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng
và nhân viên ngân hàng. Mức độ phức tạp bởi tính đa dạng và nhạy cảm, đòi hỏi nhân
viên có trình độ toàn diện, mỗi ngân hàng phải có văn hoá riêng.
- Mang tính quan hệ, được xây dựng trên cơ sở niềm tin, đảm bảo cùng có lợi,
giữ đúng những cam kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển bền vững.
Trong quá trình triển khai Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng cũng
chứa đựng một số đặc điểm riêng: Phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và duy
trì trong thời gian dài; Rất phong phú, đa dạng và phức tạp; Chịu sự chi phối bởi nhiều
phương thức truyền tin khác nhau như: truyền tin bên ngoài ngân hàng, truyền hình,
phát thanh, sách báo; Truyền tin ở các điểm giao dịch, phòng chờ, bảng quảng cáo
bằng Pano; Thông tin qua đội ngũ nhân viên giao dịch; Thông tin truyền miệng của
khách hàng.
9
Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng để truyền đạt thông tin về dịch vụ cung ứng
là không dễ dàng, thực tế có khá nhiều phương tiện truyền tin khác nhau. Trong đó,
thông tin truyền miệng, giao tiếp và truyền tin nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng.
1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng
Mặc dầu thâm nhập khá chậm, chỉ mới được hình thành trong khoảng thập niên
60 - 70. Tuy nhiên, Marketing hỗn hợp trong ngân hàng đã phát triển nhanh chóng
đóng góp cho sự lớn mạnh vượt bậc của ngành công nghệ ngân hàng. Cụ thể:
- Các hoạt động truyền thông đã giúp công chúng nhanh chóng hiểu rõ, đầy đủ
về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, để có căn cứ quyết định cuối cùng;
- Các chuyên gia marketing có thể khảo sát được mức độ thỏa mãn của khách
hàng, để ngân hàng có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua việc tạo lập,
phát triển hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, thiết lập sự tin tưởng và trung thành
của khách hàng.
- Xây dựng chiến lược marketing toàn diện, đóng góp chiến lược hiệu quả cho
tất cả các mặt họat động của ngân hàng, bằng cách phối hợp giữa tinh thần giải pháp
chủ đạo của “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa
hiệu quả của quản trị, trong điều kiện ngân hàng xác định lấy những mục tiêu thị
trường, khách hàng và ngừơi tiêu dùng làm trọng tâm.
- Lượng hóa mục tiêu và giá trị doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả quản trị và tính
chuyên nghiệp, hình thành các luận điểm tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá
nhân nhắm đến.
- Lượng giá thương hiệu (brand valuation), đánh giá marketing (audit) một cách
toàn diện, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cổ phần hóa hay nhằm các mục đích
chuyển nhượng, nhượng quyền.
- Chuẩn hóa hình mẫu kế hoạch Marketing, khai thác những điểm độc đáo của
sản phẩm và cơ cấu các sản phẩm, tạo điều kiện cho việc hoạch định giá phân tích
những lợi ích kinh tế có thể mang lại; hoạch định phân phối; quảng bá…
10
- Công cụ hữu ích để ngân hàng tạo ra sự khác biệt và khuếch trương hình ảnh
trên thị trường; phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách
hàng, tạo sự thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng kịp
thời; nắm bắt nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin phản hồi từ thị trường để từ đó
ngân hàng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.
1.1.4. Các loại hình marketing của dịch vụ ngân hàng
Marketing dịch vụ ngân hàng nhìn chung luôn tồn tại dưới 3 hình thức:
Marketing đối nội, Marketing đối ngoại và Marketing tương tác.
Hình 1.2 – Marketing dịch vụ ngân hàng
(Nguồn: Marketing Ngân hàng)
1- Marketing đối nội
Nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng giá trị cho
khách hàng. Vì vậy Marketing chú trọng: Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhân viên,
xem nhân viên như tài sản ngân hàng; Phát triển ASK; Chính sách đãi ngộ, đào tạo,
xây dựng văn hóa doanh nghiệp… tạo mọi điều kiện để nhân viên thực hiện tốt công
việc của mình.
2- Marketing đối ngoại
Để duy trì các mối quan hệ được bền lâu, Marketing đối ngoại ngân hàng phải
xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở niềm tin và cùng có lợi cho cả khách hàng và
ngân hàng. Chú trọng: Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng; Luôn giữ đúng cam
11
kết với khách hàng; Cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý; Tăng
cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật.
3- Marketing tương tác (quan hệ)
Marketing duy trì thường xuyên các hoạt động tương tác giữa ngân hàng và
khách hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời những thay đổi nhanh chóng mong muốn
và nhu cầu của khách hàng, bằng cách: Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng
mới; Quản lý các mối quan hệ; Phân loại các mối quan hệ; Phân công cán bộ phụ
trách; Thường xuyên theo dõi diễn biến; Có biện pháp để duy trì, phát triển mối quan
hệ;
1.2. Căn cứ xây dựng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng
1.2.1. Căn cứ về mặt pháp lý
Hoạt động Marketing là một công cụ của quản trị nhằm giúp ngân hàng tối đa
hóa lợi ích kinh doanh. Trong quá trình vận hành Marketing chịu sự chi phối về pháp
lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đảm bảo lợi ích cho mọi người.
Hệ thống các văn bản pháp luật ngân hàng, quy định:
- Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.
- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.
Các văn bản pháp luật liên quan đến Marketing
- Luật quảng cáo ban hành đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 do Bộ Tài chính ban hành
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
12
14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.2.2. Căn cứ về mặt lý luận
Marketing hỗn hợp hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết “Nhu cầu và hành vi
mua sắm của khách hàng” do Maslow xây dựng xuất phát từ quan niệm của nhà tâm
lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 qua bài viết “A Theory of Human
Motivation”.
Hình 1.3 – Maslow's Hierarchy of Needs
(Nguồn: http://mktg343.pbworks.com)
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
Nhu cầu cơ bản (basic needs) liên quan đến các yếu tố thể lý của con người không
thể thiếu như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Và nhu cầu bậc
cao (meta needs), gồm các nhân tố liên quan đến tinh thần như sự đòi hỏi công bằng,
an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân... Nhu cầu và
hành vi mua sắm của khách hàng được cấu trúc dưới dạng tháp nhu cầu gồm 5 tầng,
theo trật tự thứ bậc kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được
thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh
và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở
dưới đáy tháp đã được đáp ứng đầy đủ.
13
Cấu trúc 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) như
thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) như cần có cảm giác yên tâm về an
toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) như muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia
đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem), cần có cảm giác
được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
- Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization), muốn sáng
tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công
nhận là thành đạt.
Nhu cầu của khách hàng:
Nhu cầu của khách hàng hàm chứa ba mức độ đó là: Nhu cầu tự nhiên, nhu cầu
mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự nhiên hình
thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng, ý thức
này tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân
người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên nhưng phù hợp với trình độ
văn hóa và tính cách cá nhân. Nhu cầu có khả năng thanh toán là sự phù hợp giữa nhu
cầu tự nhiên và mong muốn với khả năng mua của khách hàng.
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế
hoạch sản xuất, kinh doanh. Đây là cơ sở để ngân hàng thiết lập chiến lược Marketing
và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing sao cho mọi nỗ lực của tất cả các bộ
phận trong ngân hàng đều hướng về khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm bán ra phù
hợp với thị hiếu và khả năng tài chính của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng
thoả mãn ở mức độ cao nhất có thể đạt được.
14
Hành vi mua của khách hàng:
Hành vi mua hàng của khách hàng rất đa dạng và phong phú, mỗi khách hàng
đều có một nhu cầu mua sắm riêng do đó hành vi mua sắm không hề giống nhau.
Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là cần thiết để nhận biết và đưa
ra các phương án thích hợp giúp ngân hàng tiếp cận gần hơn và qua đó mà thoả mãn
tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiểu biết đầy đủ về khách hàng, nhu cầu và hành vi
mua sắm của họ là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả
năng lựa chọn cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của ngân
hàng.
1.2.3. Phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng
Mãi cho đến tận những năm 20 của thế kỷ 20, khi các hoạt động bắt đầu bị sút
kém, Marketing mới được các nhà quản trị ngân hàng chú trọng tới. Tuy nhiên, nhận
thức về Marketing ứng dụng vào kinh doanh ngân hàng cũng khá “thận trọng và dè
dặt”. Tiến trình này thể hiện qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Marketing là quảng cáo, khuyến mại và tuyên truyền, Marketing
mới chỉ được nhìn nhận dưới hình thức “Khái niệm về sự quảng cáo và khuyến mại”
chưa được xem là “quan điểm”. Hoạt động Marketing diến ra dưới dạng những món
quà tặng.
- Giai đoạn 2: Marketing là nụ cười và bầu không khí niềm nở, các ngân hàng
chủ trương làm vui lòng khách hàng, bằng việc học cách mỉm cười, tăng cường bố
trí, thiết kế lại nội thất để tạo ra không khí ấm cúng và thân thiện cho khách hàng.
- Giai đoạn 3: Marketing là phân khúc thị trường, đổi mới sản phẩm trên từng
khúc thị trường nhằm giữ vị trí tiên phong so với các ngân hàng khác.
- Giai đoạn 4: Marketing là xác định vị trí, để khách hàng phân biệt được sự
khác biệt trong các sản phẩm và cung cách phục vụ so với đối thủ cạnh tranh, nhằm
“chiếm lĩnh một vị trí” trên thị trường, khắc sâu hình ảnh ngân hàng trong tâm trí
khách hàng.
15
- Giai đoạn 5: Marketing là phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra Marketing, nhằm
để lượng định tiềm năng của các thị trường khác nhau, xác định hạn mức và phát triển
những hệ thống khen thưởng thích hợp trong quản lý.
Lịch sử hình thành và phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng đã
khẳng định: Marketing là công cụ quản trị tất yếu khách quan, không thể thiếu trong
điều hành tại các NHTM. Marketing ngân hàng được hiểu như là một hệ thống tổ
chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn
bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi
nhuận.
1.2.4. Mục tiêu của Marketing hỗn hợp
Hình thành trên cơ sở các mối quan hệ, để duy trì được khách hàng cũ, thu hút
khách hàng mới, phát triển và quản lý được các mối quan hệ, mục tiêu trọng tâm của
Marketing ngân hàng là xây dựng mối quan hệ với khách hàng theo hướng bền vững,
tin tưởng và đôi bên cùng có lợi. Các mục tiêu này được khái quát hóa qua các tiêu
chí sau:
- Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, tạo ra sự gia tăng không ngừng cả về
mặt số lượng và chất lượng, khai thác nguồn khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ khách
hàng VIP trong khi vẫn duy trì ổn định lượng khách hàng truyền thống…
- Luôn giữ đúng cam kết với khách hàng, tăng số lượng giao dịch trung bình,
giá trị trên một lần giao dịch, bằng cách tạo ra những lý do thuyết phục làm tăng khả
năng mua thêm, chào mời một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung
có giá trị ở cùng một điểm bán hàng.
- Cung cấp sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp, tạo cho khách hàng cảm
giác thỏa mãn cao hơn đối thủ cạnh tranh, chú ý đến giá trị tiện ích về độ nhanh chóng,
tính chính xác, an toàn, đơn giản hóa thủ tục, thao tác, thực hiện chính sách phân lập
lãi suất, áp dụng hợp lý các loại phí dịch vụ...
- Tăng cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật, chú ý đến đầu tư trang bị
cơ sở vật chất, phát triển công nghệ mới, xây dựng môi trường làm việc thân thiện,
16
hiện đại, chuyên nghiệp… tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân
hàng.
- Các mục tiêu cụ thể của Markting hỗn hợp tập trung vào một số tiêu chí:
Doanh số hoạt động; Thị phần; Số lượng và chất lượng khách hàng; Việc sử dụng các
khoản chi phí Marketing; Lợi nhuận thu được qua từng thời gian; Khả năng và hoạt
động tái đầu tư; Thái độ, sự trung thành của khách hàng; Uy tín của sản phẩm, dịch
vụ; Tác động của quảng cáo.
Tuy nhiên, trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, đặc biệt
là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các tiêu chí trên cũng có nhiều điều
chỉnh, cụ thể:
- Tỷ lệ thương mại, làm gia tăng số người xem quảng cáo, làm giảm khả năng
ghi nhớ các thông điệp thương mại, ảnh hưởng của các vị thế về thương hiệu (chuỗi
các thương mại được sắp xếp trong suốt một chương trình quảng cáo giữa một chương
trình khác) và cả kế hoạch tổng thể của thương hiệu.
- Xếp hạng về chất lượng và cam kết, các quảng cáo được chiếu lại trong một
kỳ hoặc số người xem, thời lượng phát sóng một kỳ hoặc trung bình các kỳ, số người
xem một lần phát sóng và cả sức mạnh của khả năng gợi nhớ thương hiệu.
- Hành vi xem tổng thể, số người tiêu dùng và tổng thời gian dành truy cập vào
các thương hiệu truyền thông qua cả hệ thống trực tiếp và trực tuyến (kỹ thuật số).
- Lựa chọn theo hành động, những người đăng ký trực tuyến, tốc độ mở ra xem,
các cuộc gọi miễn phí và cả những yêu cầu trực tuyến hay trực tiếp để có được nhiều
thông tin hơn.
- Người tiêu dùng tham gia, thể hiện được hành động lan truyền chẳng hạn như
tốc độ phát triển và phân bổ; các mức độ tương tác với chất lượng thương hiệu như
việc đẩy chất lượng thương hiệu lên các trang cá nhân; hay thời gian tương tác thương
hiệu.
- Ảnh hưởng doanh thu, dẫn đầu về lưu lượng khách hàng vào xem và mua
hàng, hay khối lượng hàng bán tăng lên tại các cửa hàng bán lẻ.
17
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng
1.3.1. Các nhân tố tác động trực tiếp
- Xu hướng toàn cầu hóa hoạt động tài chính, sự thâm nhập lẫn nhau vào các thị
trường của các nhà cạnh tranh nước ngoài ngày càng tăng, dẫn đến sự cạnh tranh với
các ngân hàng trong nước.
- Sự phát triển nhanh chóng công nghệ mới có những ảnh hưởng lớn đối với
quá trình tự động hoá hoạt động ngân hàng như việc đưa vào sử dụng các thẻ nhựa
thanh toán, các máy rút và nộp tiền tự động, máy cà thẻ thanh toán khi mua hàng...
- Sự gia tăng cạnh tranh trong các hoạt động phục vụ các khách hàng cá nhân,
sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ mới để thu hút khách hàng đòi hỏi chiến lược
Marketing phù hợp.
- Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế thương mại là yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng gia tăng lớn hơn ở mức độ
cao.
- Marketing trong kinh doanh ngân hàng đã trở thành một phương thức mới,
một công cụ đắc lực đối với các nhà quản trị ngân hàng.
- Nhầm lẫn trong đánh giá, nhân viên thường dễ phán đoán sai khách hàng tiềm
năng nếu chỉ quan sát vẻ bề ngoài, dẫn đến đánh mất cơ hội bán hàng.
- Rủi ro trong cơ chế, việc bán hàng không chỉ kết thúc bằng việc mua hàng, trả
tiền, rời khỏi quầy mà là cả một quá trình nhận dạng nhu cầu, giao tiếp, thuyết phục
khách hàng, tạo niềm tin và sự hài lòng để được khách hàng quay lại, để được sự
quảng cáo tốt từ phía khách hàng.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp
Môi trƣờng văn hóa xã hội, hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền
thống và các chuẩn mực hành vi có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và đặc điểm
của thị trường tiêu thụ, phản ánh những mức độ khác nhau về đối tượng ngân hàng
đang phục vụ. Thể hiện qua một số tiêu thức: Dân số, số người hiện hữu trên thị
trường, phản ánh quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu; Xu hướng vận
18
động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các lớp già trẻ, cho phép
đánh giá dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu; Sự dịch chuyển của dân
cư và xu hướng vận động; Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ, liên quan
đến sự thoả mãn nhu cầu; Nghề nghiệp tầng lớp xã hội; Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc
và tôn giáo.
Môi trƣờng chính trị, pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước,
cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp có ảnh hưởng
đến sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của ngân hàng.
Cụ thể: Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế; Chương
trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu và khả năng điều hành
của Chính phủ; Mức độ ổn định chính trị, xã hội; Hệ thống luật pháp với mức độ
hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội.
Môi trƣờng kinh tế và công nghệ, các quy định về cách thức hoạt động của
ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực tiềm năng, có thể
tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh ở những mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến
yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Môi trƣờng cạnh tranh, xác định một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, phản
ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh về đối thủ, các điều kiện,
yếu tố môi trường cạnh tranh là điều kiện để ngân hàng giảm bớt những sai lầm.
Môi trƣờng địa lý, sinh thái, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ,
các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường, không chỉ liên quan đến sự phát
triển bền vững của quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững
của từng ngân hàng.
Mục tiêu của ngân hàng, mặc dầu mục tiêu cơ bản của ngân hàng là lợi nhuận,
tăng trưởng, vị thế và an toàn, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể
đề ra các mục tiêu khác tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Xác định mục tiêu
hợp lý sẽ tập hợp được sức mạnh, tạo ra sự nhất quán và thống nhất
19
cao ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Đây cũng là cơ sở để
phân bổ thành các chỉ tiêu, là căn cứ để đánh giá các tình huống xử lý khác nhau.
Nguồn lực của ngân hàng, bao gồm các yếu tố mang tính chủ quan có thể kiểm
soát được như tiềm lực tài chính, con người và các giá trị vô hình, khả năng kiểm
soát, trình độ tổ chức quản lý, phản ánh tiềm lực hiện tại để lựa chọn và tổ chức khai
thác cơ hội đã xác định. Giúp ngân hàng gia tăng vị thế, củng cố sự an toàn, tăng tính
linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh, xác định số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các
đối thủ tiềm năng, mục tiêu, các chiến lược, kế hoạch trong thời gian tới, ưu nhược
điểm của họ... Căn cứ vào những thông tin thu thập được ngân hàng sẽ tạo cho mình
hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp và đứng vững trên
“thương trường”.
1.4. Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng
1.4.1. Mô hình phối thức 7P marketing mix trong kinh doanh ngân hàng
Mục tiêu của mô hình Marketing 7P nhằm nâng cao vị thế của marketing trong
quản trị và tổ chức. Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Mô hình xây dựng trên cơ sở 4P còn gọi là nhóm các giải pháp chiến
lược về sản phẩm, từ ý tưởng đến sản xuất ra sản phẩm, xuất phát từ định nghĩa sản
phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm các giải pháp về giá, từ chi phí cho đến chiết
khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng
và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Ở cấp độ 2: Mô hình quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản
của quản trị, đó là yếu tố Con người (P5) và yếu tố Hệ thống (P6). Chú trọng các
phương pháp tiếp thị định hướng con người trong đó có hai mảng quan trọng là tiếp
thị dịch vụ và PR. Trong đó, PR đối ngoại chú ý đến việc xây dựng và duy trì các mối
quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các
Liên đoàn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội nhắm đến việc
chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc
công việc. Với yếu tố P5 (con người) cần gắn kết mỗi cá nhân và gia đình nhân
20
viên với thương hiệu chung cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực
gầy dựng. Với yếu tố P6 (quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp) luôn đặt những
quy trình quản trị (điển hình là ISO9001) làm nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm
việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân. Cần xem tổ chức ngân hàng như là một sản
phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích là lý tính và cảm tính
(rational và emotional). Nếu hệ thống quản trị (sản phẩm đầu cuối) thiên về lý tính
hơn thì nên áp dụng các quy trình ISO; ngược lại, nếu hệ thống quản trị thiên về sản
phẩm cảm tính nên áp dụng quy trình kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo
và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc một cách linh hoạt hơn.
- Ở cấp độ 3: Mô hình chú trọng tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa
trong tổ chức, thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của ngân hàng, của thương hiệu;
văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị, cũng như giữa thương hiệu ứng xử
trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông
đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối
với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người
thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội.
1.4.2. Quy trình triển khai marketing mix 7P trong kinh doanh ngân hàng
Tổ chức marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng thực hiện qua các bước:
1.4.2.1. Nghiên cứu cầu
- Nghiên cứu mức cầu hiện tại: Xem xét các phương hướng chung hình thành
các nhu cầu của khách hàng tiềm năng và cả khách hàng đang phục vụ, trong đó, các
khách hàng cần quan tâm, khả năng đáp ứng các nhu cầu được phát hiện của ngân
hàng.
- Dự đoán cầu: trên cơ sở nghiên cứu sự vận động của cầu của từng loại sản
phẩm ngân hàng đối với từng loại ngân hàng, xác định các khuynh hướng, các yếu tố
ảnh hưởng và mức độ tác động có thể như tác động của khách hàng có mức thu
21
nhập cao đến các dịch vụ tư vấn về thuế khoá, các khoản vay lớn, kế hoạch điều chỉnh.
1.4.2.2. Phân đoạn thị trƣờng
Hoạt động trong những điều kiện phức tạp, khách hàng tiềm năng rất rộng lớn
trong khi khả năng lại có hạn, ngân hàng cần thiết phải xác định đối tượng phục vụ
và cách phục vụ. Phân đoạn thị trường là cơ sở để ngân hàng thực hiện tốt việc bán
sản phẩm và tập trung các chiến lược. Phân đoạn thị trường phổ biến có 2 xu hướng:
- Phân đoạn thị trường theo các nhóm người tiêu dùng: Thị trường ngân
hàng; Thị trường bán buôn; Thị trường bán lẻ; Các tổ chức tài chính tín dụng khác và
chính phủ.
- Phân đoạn theo đặc trưng của các dịch vụ cung ứng: Phân đoạn theo dịch
vụ tín dụng; Phân đoạn theo dịch vụ tiền gửi; Phân đoạn theo nghiệp vụ đầu tư; Phân
đoạn theo các dịch vụ khác.
- Phân đoạn theo một vài tham số khác: Phân đoạn theo tiêu thức địa lý; Phân
đoạn theo lứa tuổi; Phân đoạn theo mức tiền gửi.
1.4.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu
Marketing phải tìm kiếm những đoạn thị trường ngân hàng có thế mạnh hơn đối
thủ cạnh tranh. Để có các phương án hoạt động phù hợp:
- Tập trung cố gắng phục vụ một nhóm khách hàng: Mục đích “làm đà” cho
sự mở rộng kinh doanh tiếp theo nhưng nếu duy trì thời gian quá dài, khi các đối thủ
gia tăng cạnh tranh ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao.
- Thoả mãn một nhu cầu nào đó của tất cả các nhóm khách hàng: Được sử
dụng phổ biến khi ngân hàng mới được thành lập, ngân hàng phải lựa chọn đúng đắn
sản phẩm có khả năng thoả mãn số lượng tối đa khách hàng và có khả năng cạnh tranh
cao.
- Chuyên môn hoá có lựa chọn ở các phân đoạn thị trường khác nhau: Áp
dụng khi ngân hàng đã xác định được vị thế trên thương trường, ngân hàng sẽ ít chịu
ảnh hưởng của những thay đổi thị trường cũng như những thất bại trong cạnh
22
tranh. Tuy nhiên, những tốn kém cho chi phí Marketing và phân tán sức lực sẽ làm
giảm ưu thế cạnh tranh ở các phân đoạn thị trường riêng.
- Phục vụ toàn bộ thị trường: Trong khuôn khổ các nhóm khách hàng nhất
định ngân hàng sẽ cung ứng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và không hạn chế.
Phương án này thích hợp với các ngân hàng lớn, khả năng tài chính mạnh.
1.4.2.4. Dịch vụ sản phẩm
Ngân hàng xâm nhập vào thị trường mục tiêu thông qua quá trình định vị hàng
hoá, khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm trọng tâm, trên cơ sở thấu hiểu những cảm nhận
và đánh giá về sản phẩm. Thực tế, các ngân hàng thường xác lập hình ảnh thông qua
các biểu tượng hay đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền và khuyến mãi, tăng mức
độ vật chất hoá sản phẩm hiện có, những đặc điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Quy trình dịch vụ trong Marketing mix ngân hàng (Process), gồm tập hợp các
hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, giữa các khâu, các
bước và mối quan hệ mật thiết với những quy chế quy tắc, lich trình và cơ chế hoạt
động, từ lúc tạo ra cho đến khi chuyển tới khách hàng. Nhìn chung gắn liền với 3 nội
dung cơ bản là: Thiết kế quá trình dịch vụ; Thiết kế môi trường vật chất; Thiết kế tập
hợp quá trình tác động tương hỗ bằng phương pháp mô hình hoá hoặc phương pháp
mô tả nhận dạng tuần tự dịch vụ.
1.4.2.5. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ngân hàng
Hoạch định chiến lược Marketing ngân hàng gồm ba cấp chiến lược và chiến
lược giải pháp tạo ra giá trị cho khách hàng. Tùy vào đặc điểm kinh doanh và qui mô
hoạt động, mỗi ngân hàng có thể có một qui trình xây dựng chiến lược Marketing với
những mức độ phức tạp khác nhau. Để đạt được các mục tiêu về doanh thu, khối
lượng sản phẩm, thị phần trên từng thị trường ngân hàng cần hoạch định chiến lược
Marketing. Mô hình OSTI là khuôn mẫu được dùng để xác định qui trình quản trị
trong quá trình hoạch định và triển khai mục tiêu (Objective), chiến lược (Strategy),
chiến thuật (Tactics) và triển khai thực hiện (Implementation) như,
23
sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược danh mục thị trường/sản phẩm (portfolio
strategy), chiến lược giải pháp khách hàng (customer solution strategy).
1.4.2.6. Xây dựng hệ thống xúc tiến Marketing hỗn hợp
Chiến lƣợc sản phẩm, xác định danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ cung
ứng ra thị trường, khả năng có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho từng nhóm khách
hàng cụ thể.
Các nhóm sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngân hàng bao gồm: thoả mãn nhu cầu
về vốn như các khoản vay; về thu nhập như dịch vụ tiền gửi; về thanh toán, chuyển
tiền như séc, thẻ, chuyển tiền nhanh; quản lý rủi ro như Swap, quyền mua, hợp đồng
kỳ hạn; về tư vấn chuyên môn như tư vấn đầu tư, tư vấn thuế, tư vấn dự án; về thông
tin. Cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược sản phẩm của ngân hàng như sự
tiến bộ của công nghệ ngân hàng, thay đổi nhu cầu của khách hàng, gia tăng cạnh
tranh, chính sách của Chính phủ và quy định của pháp luật.
Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh
nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của
khách hàng mục tiêu. Ngân hàng sẽ thiết kế một sản phẩm dựa trên quan niệm đó là
một tập hợp các lợi ích mang đến sự thỏa mãn khách hàng mục tiêu. Sản phẩm ngân
hàng thường chia thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tăng thêm giá trị cho
khách hàng và được dùng để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm và nhãn hiệu khác
nhau của ngân hàng đối thủ. Từ cơ sở này, các ngân hàng sẽ tiến hành các hoạt động
Marketing khác nhau để khai thác hiệu quả sản phẩm của mình. Thông thường, sản
phẩm ngân hàng được chia thành 3 cấp độ sau:
- Sản phẩm cơ bản: Cốt lõi và quan trọng nhất, cung cấp và thỏa mãn nhu cầu
chính của khách hàng, là lý do để khách hàng tới với ngân hàng như khi cần rút tiền,
thanh toán, vay vốn, tư vấn…
- Sản phẩm thực: Là những thuộc tính cụ thể hình thành nên sản phẩm, điều
kiện để thực hiện dịch vụ cơ bản gồm: các điều kiện, điều khoản lãi suất, các khoản
phí…
24
- Và sản phẩm gia tăng: Là cấp độ thứ ba là hệ thống hỗ trợ khách hàng, giá trị
tăng thêm thu hút khách hàng và là cái mà họ nhận được ngoài sản phẩm chính: Thời
gian xử lý hồ sơ, giấy tờ, giờ giao dịch, thái độ với khách hàng…
Theo quan điểm hiện đại của P. Kotler thì có thêm hai cấp độ sản phẩm nữa là:
Sản phẩm kỳ vọng và sản phẩm tiêu dùng.
Chiến lƣợc giá cả, dựa vào việc xác định cơ cấu chi phí trong hoạt động nhưng
cần chú ý đến tính liên kết cao của các dịch vụ cung ứng như lãi, phí dịch vụ, hoa
hồng môi giới. Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể thay đổi linh hoạt tuỳ vào chi
phí hoạt động, cung cầu tiền tệ hoặc mục tiêu kích thích hay hạn chế đầu tư ở ngành
này hay ngành khác. Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có nhiều dạng:
- Giá cố định (expilicit price): Quy định cụ thể các mức lãi, phí hay hoa hồng
mà khách hàng phải trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo tỷ lệ nhất
định.
vụ.
- Giá ngầm (implicit price): Tùy sự thỏa thuận.
- Giá chênh lệch (spread pricing): Giữa giá mua và giá bán của sản phẩm dịch
Tiến trình định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua 7 giai
đoạn sau:
Sơ đồ 1.1 - Tiến trình xác định giá của ngân hàng
(Nguồn: Marketing Ngân hàng)
Đánh giá cầu
Xác định mục tiêu Phân tích chi phí
Nghiên cứu giá đối
thủ cạnh tranh
Lựa chọn phương
pháp xác định giá
Các quyết định giá
Xác định giá
25
Thực tế cho thấy, do những tác động đến lợi ích, khách hàng thường có những
phản ứng khác nhau đối với bất kỳ cách xác định giá nào của ngân hàng. Xu thế chung
một số ngân hàng cho khách hàng được tự lựa chọn xác định giá, tạo cho họ tâm lý
thoải mái và gắn bó với ngân hàng hơn. Việc định giá cần cân nhắc đến khu vực địa
lý; chính sách chiết khấu và trợ cấp; phân biệt.
Chiến lƣợc phân phối, ngân hàng cần có một hệ thống cung ứng sản phẩm,
dịch vụ phù hợp với khách hàng, địa điểm và thời gian sử dụng, chú ý đến các chỉ
điểm kinh doanh, chỉ dẫn bán hàng điện tử, dịch vụ tại nhà và tiếp thị qua điện thoại,
tránh mở nhiều chi nhánh và giảm một số lượng lớn các chi nhánh cung ứng toàn bộ
các dịch vụ ngân hàng.
Hoạt động phân phối phải tạo ra lợi thế trong cạnh tranh dài hạn cho ngân hàng.
Có nhiều kênh phân phối Phân phối trực tiếp, mở rộng mạng lưới phân phối và tạo ra
tính đa dạng phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bên cạnh các kênh
phân phối truyền thống, hệ thống kênh phân phối hiện đại với những tiện ích và hiệu
quả vượt trội cũng đang được hình thành. Nhưng nhìn chung trong tương lai phát
triển kênh phân phối ngân hàng chủ yếu vẫn dựa trên sự kết hợp của kênh truyền
thống và kênh hiện đại.
+ Kênh phân phối truyền thống hoạt động chủ yếu dựa trên sự đóng góp từ lao
động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Có 2 loại kênh cơ bản:
- Kênh chi nhánh, gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa
điểm nhất định, có hai dạng chi nhánh tự động hóa hoàn toàn: Khách hàng giao dịch
với ngân hàng thông qua hệ thống máy móc, không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân
viên ngân hàng. Chi nhánh ít nhân viên, phù hợp với phần lớn khách hàng, chi phí
thấp, đặc biệt phát triển các chi nhánh lưu động.
- Kênh ngân hàng đại lý, hợp tác với một ngân hàng khác có trụ sở tại địa điểm
kinh doanh làm đại lý về một hoặc một số nghiệp vụ và chia hoa hồng tương xứng.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kênh ngân hàng đại lý có xu hướng phát triển mạnh.
Một số dạng đại lý tiêu biểu như Đại lý thanh toán; Đại lý chuyển tiền;
26
+ Kênh phân phối hiện đại, khách hàng từ xa có thể tương tác với ngân hàng
bằng cách truy nhập E – banking có 4 hình thức :
- Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS - Electronic Funds transfer at
Point Of Sale) đặt tại các điểm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng… được trang bị các thiết
bị vi tính, ưu điểm giảm tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm chi phí cho in ấn,
bảo quản, sử dụng các loại hoá đơn chứng từ.
- Máy rút tiền tự động (ATM - Automatic Tellers Machine), bao gồm 1 cổng
nối máy tính, 1 hệ thống lưu giữ thông tin và tiền mặt. Sử dụng máy ATM khách hàng
có thể rút tiền mặt; Kiểm tra thông tin về số dư tài khoản; Thanh toán các hoá đơn
dịch vụ như bảo hiểm, điện, nước, điện thoại; Nhận thông tin về ngân hàng; Nhận các
quảng cáo từ mà hình ATM; Mua các thẻ dịch vụ trả trước bằng cách in số code trên
hoá đơn, mua tem bưu chính…
- Ngân hàng qua điện thoại (Telephone - Banking), thông qua các nhân viên
trực tổng đài hay thông qua các hộp thư thoại, Khách hàng có thể thu thập được các
thông tin: Số dư tài khoản; Sao kê tài khoản; Thông tin về tỷ giá, lãi suất; Tư vấn;
Chi trả các phiếu trả tiền, chuyển tiền, vay tiêu dùng. Telephone banking có 2 kênh
phân phối nhỏ là SMS và WAP, trong đó kênh SMS cho phép khách hàng nhận được
dịch vụ với mức phí thấp.
- Ngân hàng qua mạng (Internet - Banking), nội bộ (mạng LAN), qua mạng
Internet.
- Siêu thị tài chính là hệ thống cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính như dịch vụ
ngân hàng, đầu tư, trung gian môi giới, bảo hiểm... Hệ thống này phát sinh khi ngân
hàng mở rộng lĩnh vực hoạt động.
Một hệ thống kênh phân phối hợp lý của ngân hàng phải đảm bảo những yêu
cầu: Thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch và tiếp cận với ngân hàng;
Phù hợp với phạm vi, qui mô hoạt động của ngân hàng cả trong hiện tại và tương lai;
Tạo được sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng; Phù hợp với mô hình tổ chức của ngân
hàng. Xu thế chung, ngân hàng cần lựa chọn hệ thống cung ứng thích hợp nhất, trên
cơ sở phân tích mục tiêu của ngân hàng, khả năng cung ứng sản phẩm
27
dịch vụ của ngân hàng, mức độ cạnh tranh và đặc điểm của khách hàng. Kết hợp hài
hòa giữa hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối ngân hàng hiện đại
trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày nay.
Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp
Để tác động vào thị trường và làm tăng uy tín, từng bước hình thành và duy trì
hình ảnh các sản phẩm cũng như tổ chức trong cái nhìn của xã hội và khách hàng tiềm
năng, ngân hàng phải tiến hành các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, thông qua nhiều hình
thức:
- Bán hàng cá nhân, cung cấp các sản phẩm qua các cuộc tiếp xúc, qua đó nhằm
hiểu biết rõ hơn và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, hạn chế chi
phí cao, nhưng chỉ áp dụng cho các khách hàng lớn.
- Kích thích tiêu thụ, thực hiện tổ hợp các công cụ nhằm thúc đẩy sự phản hồi
của công chúng mục tiêu. Có 3 hướng chính:
+ Kích thích người tiêu dùng, như thi tuyển, trưng bày, trao giải thưởng, hạ giá,
tuyên truyền các hình mẫu...;
+ Kích thích hoạt động thương mại, áp dụng cho các dịch vụ cung cấp gián tiếp,
thông qua bên thứ 3 bằng cách, hạ giá đặc biệt, triểm lãm chung, cung ứng hàng hoá
miễn phí, thưởng cho người môi giới, quà lưu niệm hay các quà tặng khác...;
+ Kích thích nhân viên ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát
triển kỹ năng thực hiện nghiệp vụ bằng cách sử dụng các loại phần thưởng, thi đua,
quà tặng...
- Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy cầu về sản phẩm đối với thị trường
mục tiêu, giúp khách hàng hiểu được những lợi ích khi sử dụng các sản phẩm do
ngân hàng cung ứng.
- Tuyên truyền, cung cấp các thông tin quan trọng và đáng tin cậy về các hoạt
động, qua đó hình thành, củng cố hay sửa chữa hình tượng ngân hàng; tuyên truyền
và các sản phẩm của ngân hàng đảm bảo sự ủng hộ từ phía các nhóm khách hàng
khác nhau...
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai
Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tínluanvantrust
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Danh sách đề tài báo cáo thực tập tại ngân hàng
Danh sách đề tài báo cáo thực tập tại ngân hàng Danh sách đề tài báo cáo thực tập tại ngân hàng
Danh sách đề tài báo cáo thực tập tại ngân hàng
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAYĐề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
Đề tài: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại Ngân hàng, HAY
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8Đề tài  nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng, ĐIỂM 8
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docxKhoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp.docx
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 

Similar to Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai

Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...
Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...
Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...luanvantrust
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...luanvantrust
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...luanvantrust
 
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...
Luận Văn  Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...Luận Văn  Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...sividocz
 
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...luanvantrust
 
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà TĩnhHoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnhluanvantrust
 

Similar to Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (20)

Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...
Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...
Phát triển Marketing dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầ...
 
Luận văn: Giải pháp Marketing mở rộng thị trường cho Ngân hàng
Luận văn: Giải pháp Marketing mở rộng thị trường cho Ngân hàngLuận văn: Giải pháp Marketing mở rộng thị trường cho Ngân hàng
Luận văn: Giải pháp Marketing mở rộng thị trường cho Ngân hàng
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và giải pháp Marketing của công ty TNHH ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản ...
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng liên doa...
 
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...
Giải pháp Marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ ...
 
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmĐề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đề tài: Marketing -Mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp marketing giúp nâng cao hiệu quả kinh ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh ...
 
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp marketing tăng cường khả năng cạnh tranh sản ...
 
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh ...
 
MAR15.doc
MAR15.docMAR15.doc
MAR15.doc
 
Đề tài thực tập hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
Đề tài  thực tập  hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017Đề tài  thực tập  hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
Đề tài thực tập hoàn thiện quản trị marketing mix hay nhất 2017
 
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...
Luận Văn  Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...Luận Văn  Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đ...
 
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...
Giải pháp marketing cho dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phá...
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
 
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà TĩnhHoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
Hoạt động kinh doanh và Marketing tại Cảng Vũng Áng – Hà Tĩnh
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 

Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN TIẾN DŨNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN TIẾN DŨNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM ngày 31 tháng 01 năm 2013. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) 1. PGS. TS. Phước Minh Hiệp 2. PGS. TS. Lê Thị Lanh 3. TS. Đinh Công Tiến 4. TS. Ngô Quang Huân 5. TS. Trần Quốc Tuấn Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa. Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn MÃ TÀI LIỆU: 81203 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 4. TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN TIẾN DŨNG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 30/11/1984 Nơi sinh: Gia Lai Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1184011037 I- TÊN ĐỀ TÀI: Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn điều hành hoạt động Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đánh giá các hoạt động Marketing hỗn hợp, kết quả quản trị kinh doanh tại Agribank Gia Lai, qua đó phân tích những mặt hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất một số định hướng đổi mới chính sách Marketing hỗn hợp, Cụ thể: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp ngân hàng trong môi trường kinh doanh hiện đại. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động Marketing hỗn hợp và kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai. Đặc biệt chú trọng đến việc phối kết các yếu tố marketing với việc nâng cao tính chuyên nghiệp và phát triển văn hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phù hợp với địa bàn kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần nông. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2012. IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/12/2012. V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  • 5.
  • 6. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN TIẾN DŨNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60340102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năM 2012
  • 7. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Luận văn đƣợc hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Quốc Khánh. Luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn Thạc sĩ này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Tiến Dũng
  • 8. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, chân thành mà nói tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi đƣợc học tập, nghiên cứu dƣới chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân đây tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên nhà trƣờng, đặc biệt đối với các Quý thầy cô, chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo Sau Đại học đã luôn chia sẻ, kịp thời giải quyết mọi khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các học viên cao học, cũng nhƣ Lớp Cao học 11SQT11 trong quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng tri ân sâu sắc, tôi đặc biệt xin đƣợc gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS.Nguyễn Quốc Khánh là ngƣời đã tận tâm, tận tình hƣớng dẫn tôi về mọi mặt trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn Cô Lâm Thị Thu Lan – Phó Giám đốc Agrbank Gia Lai – Chi nhánh Trà Bá, các anh chị chuyên viên Phòng Dịch vụ & Marketing Agribank Gia Lai, Ban Giám đốc và các anh chị đồng nghiệp Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Gia Lai đã luôn tạo điều kiện cho tôi đƣợc trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận với nguồn thông tin, số liệu quý giá. Lời cuối, xin kính chúc Quý thầy cô, các bạn học viên lớp cao học luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Tác giả Luận văn Nguyễn Tiến Dũng
  • 9. iii TÓM TẮT Xuất phát từ sự cần thiết của việc sử dụng Marketing hỗn hợp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, trên cơ sở thực tế phát sinh những bất cập trong quá trình sử dụng các công cụ Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. Tác giả quyết định chọn đề tài: "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Mục đích nhằm làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn điều hành hoạt động Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua phân tích những mặt hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân tồn tại, Luận văn đề xuất một số giải pháp đổi mới chính sách, ứng dụng Marketing hỗn hợp trong việc phối kết hợp lý giữa các yếu tố marketing cơ bản với việc nâng cao tính chuyên nghiệp và văn hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, qua đó đƣa ra một số giải pháp, góp phần hoàn thiện hoạt động marketing, từng bƣớc phát triển Agribank Gia Lai theo hƣớng bền vững và trở thành ngân hàng dẫn đầu trong toàn hệ thống Argribank và trên địa bàn Gia Lai. Tác giả đã thực hiện luận văn gồm 03 chƣơng, với nội dung chính sau: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp ngân hàng. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động Marketing hỗn hợp và kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
  • 10. iv ABSTRACT Deriving from the necessity of the use of marketing mix in the banking business, along with the limitations in the use of Marketing mix in Gia Lai Agribank business activities in the past, the thesis "Marketing Mix Management in Gia Lai Agribank business activities" has been conducted with the aim of contributing to confirm the important role of marketing in the banking business and, above all, the goal is to complete better operations of Marketing mix in Gia Lai Agribank business activities. From this basis, the author reaffirmed the rationale of Marketing mix in the banking business, and meanwhile the author also suggested a number of solutions and proposals for marketing activities in order to contribute to the growth mixture sustainable to Gia Lai Agribank in the coming years. The author has done the thesis with the following 03 chapters: - The systematism of the basic theory of bank marketing mix. - Research, analyze and evaluate the results of mixed Marketing activities and business performance of Gia Lai Agribank in the past. - Suggest some solutions and recommendations to improve operations of Marketing mix in Gia Lai Agribank business activities.
  • 11. v MỤC LỤC Nhiệm vụ Luận văn Thạc sĩ. Lời cam đoan....................................................................................................................i Lời cám ơn.......................................................................................................................ii Tóm tắt Luận văn............................................................................................................iii Abstract...........................................................................................................................iv Mục lục............................................................................................................................ v Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................... x Danh mục các bảng biểu................................................................................................xii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ........................................................................................xiii MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING HỖN HỢP TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG................................................................................................................. 5 1.1. Một số vấn đề chung về Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng............... 5 1.1.1. Khái niệm Marketing hỗn hợp............................................................................... 5 1.1.2 Đặc điểm của Marketing hỗn hợp ngân hàng......................................................... 8 1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng.................. 9 1.1.4. Các loại hình Marketing của dịch vụ ngân hàng ................................................. 10 1.2. Căn cứ xây dựng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng........................ 11 1.2.1. Căn cứ về mặt pháp lý ......................................................................................... 11 1.2.2. Căn cứ về mặt lý luận.......................................................................................... 12 1.2.3. Phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng .............................................. 14 1.2.4. Mục tiêu của Marketing hỗn hợp......................................................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng......... 17 1.3.1. Các nhân tố tác động trực tiếp ............................................................................. 17 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp ........................................................................... 17
  • 12. vi 1.4. Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng...................................... 19 1.4.1. Mô hình phối thức 7P Marketing mix trong kinh doanh ngân hàng.................... 19 1.4.2. Quy trình triển khai mô hình 7P trong kinh doanh ngân hàng............................. 20 1.4.2.1. Nghiên cứu cầu................................................................................................. 20 1.4.2.2. Phân đoạn thị trƣờng........................................................................................ 21 1.4.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu ........................................................................... 21 1.4.2.4. Dịch vụ sản phẩm ............................................................................................. 22 1.4.2.5. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ngân hàng................................................... 22 1.4.2.6. Xây dựng hệ thống xúc tiến Marketing hỗn hợp .............................................. 23 1.4.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing trong ngân hàng ...................... 28 1.5. Hệ thống Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng.................................... 28 1.5.1. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng.................................... 28 1.5.1.1. Quảng cáo (Advertising)................................................................................... 28 1.5.1.2. Giao dịch cá nhân ............................................................................................. 29 1.5.1.3. Quan hệ công chúng (Public relation – PR) ..................................................... 30 1.5.1.4. Khuyến mại hay xúc tiến bán hàng (Sales Promotion)..................................... 30 1.5.1.5. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)............................................................ 31 1.5.1.6. Hoạt động tài trợ............................................................................................... 32 1.5.1.7. Hoạt động bán hàng khác ................................................................................. 32 1.5.2. Thiết kế chƣơng trình xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng................. 32 1.5.2.1. Mô hình truyền tin............................................................................................ 32 1.5.2.2. Thiết kế chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông................................. 33 1.5.3. Triển khai chƣơng trình hành động ..................................................................... 37 1.5.4. Hệ thống kiểm soát Marketing hỗn hợp ngân hàng............................................. 38 1.5.4.1. Quy trình kiểm soát .......................................................................................... 38 1.5.4.2. Các loại hình kiểm soát .................................................................................... 38 1.6. Kinh nghiệm về Quản trị Marketing hỗn hợp......................................................... 39
  • 13. vii 1.6.1. Sử dụng Mobile Messaging Apps (MMA).......................................................... 40 1.6.2. Quảng cáo ảnh – một kênh tiếp thị mới............................................................... 41 1.6.3. Tăng tỷ lệ click (Click Through Rate - CTR) cho kết quả SEO trên Google...... 42 1.6.4. 5E – Bí quyết thành công của nghành kinh doanh dịch vụ.................................. 42 1.6.5. Những thay đổi trong tiếp thị bằng nội dung....................................................... 43 1.6.6. Mƣời xu hƣớng mới của Marketing online.......................................................... 44 1.6.7. Hoàn thiện từng P và Mix.................................................................................... 45 1.6.8. Tối ƣu hóa Digital Marketing mix....................................................................... 46 Kết luận Chƣơng 1......................................................................................................... 48 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI.................................................... 49 2.1. Bối cảnh kinh doanh Agribank Gia Lai.................................................................. 49 2.1.1. Bối cảnh kinh tế................................................................................................... 49 2.1.2. Bối cảnh kinh doanh ngân hàng........................................................................... 51 2.1.2.1. Áp lực từ nền kinh tế........................................................................................ 51 2.1.2.2. Áp lực từ bên trong Agribank........................................................................... 52 2.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Agribank Gia Lai.................................. 54 2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai… .................................. 54 2.2.2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Agribank Gia Lai............................................. 55 2.2.2.1. Sản phẩm huy động .......................................................................................... 55 2.2.2.2. Sản phẩm tín dụng............................................................................................ 56 2.2.2.3. Nợ xấu .............................................................................................................. 58 2.2.2.4. Sản phẩm dịch vụ ............................................................................................. 59 2.2.3. Đặc điểm môi trƣờng cạnh tranh......................................................................... 60 2.3. Thực trạng hoạt dộng Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai............................ 64 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing trong ngân hàng........................................... 65
  • 14. viii 2.3.2. Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng và xác định thị trƣờng mục tiêu ......................... 65 2.3.3. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ....................................................................... 67 2.3.3.1. Trong hoạt động tín dụng ................................................................................. 68 2.3.3.2. Trong hoạt động huy động vốn......................................................................... 70 2.3.3.3. Trong kinh doanh dịch vụ ngoài tín dụng......................................................... 71 2.3.3.4. Chiến lƣợc lãi suất và phí dịch vụ .................................................................... 74 2.3.3.5. Mạng lƣới phân phối......................................................................................... 74 2.3.3.6. Hoạt động giao tiếp khuếch trƣơng.................................................................. 76 2.3.3.7. Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp............................................................................. 76 2.4. Phân tích SWOT về Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai .............................. 77 2.4.1. Điểm mạnh .......................................................................................................... 77 2.4.2. Điểm yếu ............................................................................................................. 78 2.4.3. Cơ hội .................................................................................................................. 78 2.4.4. Thách thức........................................................................................................... 79 2.5. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh tại Agribank Gia Lai ................................................................................... 79 2.5.1. Thành tựu tại Agribank Gia Lai........................................................................... 79 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................................. 80 Kết luận Chƣơng 2......................................................................................................... 83 CHƢƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI ......................... 84 3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản trị Marketing hỗn hợp trong việc phát triển kinh doanh của Agribank Gia Lai.................................................................................. 84 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai 2010 - 2015 ............................... 84 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh của Agribank Gia Lai ........................................ 84 3.1.3. Dự báo nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ..................................... 85
  • 15. ix 3.1.4. Định hƣớng trong quản trị Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai ................. 86 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia lai .................. 86 3.2.1. Định vị thị trƣờng mục tiêu ................................................................................. 86 3.2.2. Chính sách nguồn nhân lực.................................................................................. 87 3.2.3. Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin .................................................................... 89 3.2.4. Chiến lƣợc sản phẩm ........................................................................................... 90 3.2.5. Chính sách lãi suất và phí dịch vụ ....................................................................... 92 3.2.6. Chiến lƣợc phân phối........................................................................................... 93 3.2.7. Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp................................................................................ 94 3.2.7.1. Đẩy mạnh hoạt động giao tiếp – khuếch trƣơng.............................................. 94 3.2.7.2. Cung cấp các dịch vụ sau giao dịch.................................................................. 95 3.2.7.3. Chiêu thị qua đội ngũ nhân viên....................................................................... 95 3.2.8. Hoạch định chiến lƣợc khách hàng...................................................................... 95 3.2.8.1. Ƣu tiên hàng đầu về công tác phát triển khách hàng........................................ 96 3.2.8.2. Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng............................................. 96 3.2.8.3. Khai thác tâm lý khách hàng trong giao dịch ................................................... 97 3.3. Các giải pháp hỗ trợ.............................................................................................. 100 3.4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Gia Lai............... 105 3.4.1. Các giải pháp chung .......................................................................................... 105 3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 106 3.5. Kiến nghị .............................................................................................................. 108 3.5.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc.................................................................................... 108 3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................. 110 3.5.3. Kiến nghị với Agribank..................................................................................... 111 3.5.4. Kiến nghị với Ban lãnh đạo Agribank Gia Lai.................................................. 111 Kết luận Chƣơng 3....................................................................................................... 112 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 113
  • 16. x DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 114 PHỤ LỤC
  • 17. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH ABBank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình ABIC Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ACB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Á Châu ADB Asian Development Bank AFD Cơ quan phát triển Pháp Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Agribank Gia Lai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CTTC Cao su Công ty Tài chính Cao su DongA Bank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đông Á GDP Gross Domestic Product GPBank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu IPCAS Dự án hiện đại hoá hệ thống Intra-Bank Payment and Customer Accounting System MB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội MHB Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long NH Phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NHTM Ngân hàng Thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần NH CSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance POP Point of purchase POS Point of sale PR Public Relations QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân Sacombank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín SCB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
  • 18. xii SHB Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TCTD Tổ chức Tín dụng Techcombank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam VPBank Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng
  • 19. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Tổng nguồn vốn Huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai.......... 56 Bảng 2.2 - Tổng Dƣ nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai................... 57 Bảng 2.3 - Số liệu hoạt động ngân hàng........................................................................ 74
  • 20. xiv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 - Marketing 7P .......................................................................................................6 Hình 1.2 - Marketing dịch vụ ngân hàng ............................................................................10 Hình 1.3 - Maslow's Hierarchy of Needs............................................................................12 Sơ đồ 1.1 - Tiến trình xác định giá của ngân hàng..............................................................24 Hình 1.4 - Mô hình truyền tin.............................................................................................33 Hình 1.5 - Chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông...............................................34 Hình 2.1 - Logo Agribank (Nguồn) ....................................................................................54 Biểu đồ 2.1 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2005........60 Biểu đồ 2.2 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2012........60 Biểu đồ 2.3 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm....61 Biểu đồ 2.4 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2005..........62 Biểu đồ 2.5 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2012..........62 Biểu đồ 2.6 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm......63 Biểu đồ 2.7 - Thị phần Dƣ nợ của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai..................68 Biểu đồ 2.8 - Thị phần Huy động của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............70 Sơ đồ 3.1 - Quy trình phân phối..........................................................................................93
  • 21. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 02 năm 2013 BẢN CAM ĐOAN Họ và tên học viên : NGUYỄN TIẾN DŨNG Ngày sinh : 30/11/1984 Nơi sinh: Gia Lai Trúng tuyển đầu vào năm : 2011 Là tác giả luận văn : Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai. Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 Bảo vệ ngày : 31 tháng 01 năm 2013 Điểm bảo vệ luận văn : Hội đồng IV tại phòng A-05.31 – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Tôi cam đoan chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ với đề tài trên theo góp ý của Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ. Các nội dung đã chỉnh sửa: - Về mặt hình thức (chính tả, câu văn, hình thức trình bày). - Về nội dung: Viết ngắn gọn, súc tích hơn và chú trọng đến tính logic của đề tài và các chương, các mục. - Bổ sung nội dung "kinh nghiệm về quản trị Marketing hỗn hợp". - Phần dịch tiếng Anh chuẩn. Người cam đoan Cán bộ Hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 22. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ (Nhận xét của CB hướng dẫn ) Họ và tên học viên : NGUYỄN TIẾN DŨNG Đề tài luận văn : QUẢN TRỊ MARKETING HỖN HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI AGRIBANK GIA LAI Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Người nhận xét : TS.NGUYỄN QUỐC KHÁNH Cơ quan công tác : Học viện Hàng không Việt Nam. Ý KIẾN NHẬN XÉT Nhìn chung luận văn đã có một số đóng góp sau: hệ thống hoá được lý luận tất cả các nội dung liên quan đến việc sử dụng marketing hỗn hợp, khơi gợi nhiều ý tưởng mới, cho việc áp dụng vào thực tiễn kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với địa bàn kinh tế hỗn hợp thuần nông, hỗ trợ đắc lực cho việc làm rõ các hoạt động khác có liên quan tại Argribank gia Lai. Cụ thể: 1-Về nội dung & đánh giá thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Nhìn chung, luận văn đã được đầu tư biên soạn khá nghiêm túc, văn phong mạch lạc, ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với các nội dung quản trị marketing ngân hàng. Các nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tính chặt chẽ cao. Các nội dung chi tiết đều sát với tiêu đề, chuyển tải được đầy đủ các nội dung, yêu cầu cần nghiên cứu. Về mặt hình thức đề tài được trình bày khá tốt, có nhiều hình ảnh tạo ra nhiều thiện cảm cho người đọc, tuy nhiên nếu có thêm nhiều sơ đồ chu chuyển, các biểu đồ thống kê,.. sẽ giúp các nội dung trình bày trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã chấp hành đầy đủ các quy định chung, có tính thần say mê yêu thích khoa học, nghiêm túc trong việc nghiên cứu, chịu khó đọc, tìm hiểu các tài liệu có liên quan. Nhận thức và kinh nghiệm của cá nhân có đủ nội hàm để đáp ứng được yêu cầu thực hiện đề tài. 2-Về phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu: Luận văn là một điển hình mẫu về sự mong muốn không ngừng hoàn thiện công tác marketing chuyên môn, và ứng dụng marketing hỗn hợp vào thực tiễn. Bằng việc sử dụng phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn sử dụng các phương pháp định tính phù hợp như: so sánh, đối chiếu, thu thập, tổng hợp,… luận văn đã làm nổi bật được các nội dung cần nghiên cứu. Các số liệu được dẫn chứng đều có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, độ chính xác cao, có thể tín cậy được. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu sẽ sáng tỏ hơn nếu đề tài bổ sung áp dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu đặc thù, phù hợp với đặc tính của bài toán quản
  • 23. trị. Bên cạnh đó, đối tượng, căn cứ xây dựng, tiêu chí xác định,… đánh giá hiệu quả marketing hỗn hợp, cũng cần được trình bày cụ thể hơn. 3-Về kết quả khoa học của luận văn: Luận văn có vận dụng thêm nhiều kiến thức chuyên môn marketing hiện đại có tính học thuật cao, tạo điều kiện cho việc mở rộng hướng khai thác các công cụ marketing. Việc kết hợp hợp lý với các phương pháp định tính góp phần làm sáng rõ hơn nội hàm marketing hỗn hợp trong thực tiễn. Luận văn đã có nhiều đóng góp cho việc giải quyết các bài toán có tính thời sự cao như điều hành kinh doanh, quản trị con người, phát triển văn hóa kinh doanh ngân hàng, phát triển kênh bán hàng,… đáp ứng cho nhiều hoạt động khác nhau. 4-Về kết quả thực tiễn của luận văn: Luận văn đã khơi gợi ra nhiều ý tưởng mới, giúp mở rộng hướng nghiên cứu cho việc ứng dụng marketing hỗn hợp vào các lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động quản trị marketing, góp phần hòan thiện hoạt động quản trị và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng của ngân hàng, đặc biệt phù hợp với khách hàng đa dạng trên vùng kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần nông như Gia Lai. 5-Những thiếu sót & vấn đề cần làm rõ: Luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót mang tính chung như: nội hàm nghiên cứu chưa đủ tầm sâu cần thiết, các vấn đề đưa ra giải quyết chưa thực sự trọn vẹn cả về mặt lý luận và thực tiễn, các giải pháp còn nặng tính gợi mở. Nhưng nhìn chung đây là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đáp ứng được yêu cầu chuẩn mực chung. 6-Ý kiến kết luận (mức độ đáp ứng yêu cầu đối với LVThS): Sau thời gian hướng dẫn HV thực hiện đề tài, tôi nhận thấy HV đã đáp ứng các nội dung của một Luận văn Thạc sĩ, và tôi đồng ý cho HV Nguyễn Tiến Dũng bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận văn. TP. HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2012 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) TS.Nguyễn Quốc Khánh
  • 24. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong môi trường kinh doanh hiện đại, đặc biệt đối với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên các địa bàn kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần nông, lãi suất, sản phẩm và dịch vụ không còn đóng vai trò là yếu tố quyết định đến việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thay vào đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp kết hợp với phát triển văn hóa kinh doanh hiện đang trở thành những mục tiêu được các ngân hàng tập trung quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để có thể phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng các yếu tố Marketing cơ bản với các mục tiêu trên để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, cũng như nâng cao giá trị của ngân hàng trên thị trường? Trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng Marketing hỗn hợp đã được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong thời gian qua, ngành ngân hàng nói chung, các ngân hàng kinh doanh nói riêng vẫn chưa có một công trình tổng kết thực sự nghiêm túc, đánh giá một cách đầy đủ về tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp. Kết quả của sự thiếu quan tâm, nhận thức hời hợt, đầu tư chưa đúng mức đã dẫn đến làm doanh thu biến động thất thường, chất lượng khách hàng sụt giảm. Thực tế nghiên cứu cho thấy, nội dung hoạt động Marketing tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khá nghèo nàn, tính chuyên nghiệp, tính hiện đại và hội nhập chưa cao, các hoạt động Marketing chưa tạo ra sức hấp dẫn thực sự. Hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với các chi nhánh, giữa ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh vẫn còn chồng chéo, trùng lắp, sử dụng các công cụ truyền thông tùy tiện, tốn kém… Công tác phát triển thương hiệu chưa có chiều sâu, quá tập trung vào các yếu tố hình ảnh, bỏ ngỏ các yếu tố liên quan đến cảm xúc thực sự của khách hàng... Kết quả làm tăng chi phí, hiệu quả của các hoạt động khác bị suy giảm đáng kể, thậm chí còn tạo ra sự phản cảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của ngân hàng.
  • 25. 2 Nguyên nhân cốt lõi là do công tác Marketing hỗn hợp thực hiện thiếu bài bản, không gắn liền với chiến lược dài hơi. Trong quá trình thực hiện, thiếu sự phối kết hợp giữa sử dụng các công cụ, các yếu tố Marketing với công tác đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thiếu sự gắn kết với phát triển văn hóa kinh doanh, xây dựng thương hiệu ngân hàng… Đây cũng là lý do để tác giả quyết định chọn đề tài: "Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai" làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. 2. Mục đích của đề tài - Mục đích chung: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Marketing hỗn hợp ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động Marketing hỗn hợp đến kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. - Mục đích cụ thể: + Làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn về sự phối kết hợp giữa các yếu tố trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại ngân hàng. + Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của hoạt động Marketing hỗn hợp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai. + Đề xuất một số giải pháp định hướng nhằm đổi mới chính sách, nâng cao hiệu quả Marketing hỗn hợp theo hướng chú trọng đến việc phối kết hợp lý giữa các yếu tố Marketing với tính chuyên nghiệp và phát triển văn hóa trong kinh doanh. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình tổ chức, thực hiện phối kết hợp giữa các yếu tố trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. Trong quá trình tiếp cận, luận văn đi sâu khảo sát các đối tượng: Các yếu tố cấu thành một phối thức Marketing hỗn hợp hoàn chỉnh, bao gồm các yếu tố về sản phẩm, giá cả, phân phối, khuếch
  • 26. 3 trương… Chú trọng đến việc phối kết hợp lý giữa các yếu tố Marketing với tính chuyên nghiệp và phát triển văn hóa trong kinh doanh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình thực hiện Marketing hỗn hợp, các yếu tố cấu thành một phối thức Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt, đối với mô hình các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh trên các địa bàn kinh tế hỗn hợp nặng tính thuần nông. - Nghiên cứu các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. - Xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai dựa trên các số liệu trong giai đoạn 2005 - 2011 và nguồn tài liệu thực hiện thu thập trong năm 2012. Đề xuất một số định hướng đổi mới chính sách Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai trong những năm tiếp theo. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận Luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phép biện chứng khoa học, trong các mối quan hệ với khoa học về tổ chức - quản trị và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở vận dụng các quan điểm, tư duy kinh doanh và triết lý Marketing hiện đại, tùy theo từng luận đề đặt ra, luận văn xây dựng và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phân tích. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo tại Agribank Gia Lai, báo cáo của Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Gia Lai, Bản tin thị trường, số liệu theo Cục thống kê Gia Lai và Tổng Cục Thống kê… Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở khảo sát và phân tích những số liệu chính thức. Bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để minh họa làm rõ cho các tiêu chí đã lựa chọn.
  • 27. 4 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng. Chương 2: Thực trạng Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh tại Agribank Gia Lai. Chương 3: Nâng cao chất lượng Quản trị Marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai.
  • 28. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MARKETING HỖN HỢP TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. Một số vấn đề chung về Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1. Khái niệm Marketing hỗn hợp Xúc tiến hỗn hợp (mix) là một công cụ quan trọng của Marketing được sử dụng để tác động vào thị trường, là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ. Qua đó, làm tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Marketing mix được cấu thành từ nhiều biến số, các yếu tố này có tác động tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau. - Theo Quan điểm truyền thống, Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu, được Neil Borden, chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ khởi xướng vào năm 1953, xuất phát từ ý tưởng thêm một bước nữa. Năm 1960 E. Jerome McCarthy lại đề xuất phối hợp 4P trong một chiến lược duy nhất để đạt thành công trong marketing bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng). - Theo Quan điểm hiện đại, để phù hợp với bối cảnh cạnh tranh gay gắt cũng như sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu. Marketing hỗn hợp 4P đã được hoàn thiện và mở rộng thêm 3P thành công thức 7P bao gồm Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và bằng chứng vật chất (physical evidence), nhằm giúp các nhà kinh doanh, đặc biệt kinh doanh dịch vụ có thể gia tăng thêm năng lực trong cạnh tranh, cũng như sử dụng để liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh.
  • 29. 6 - Marketing hỗn hợp trong dịch vụ, mặc dầu có nhiều ưu điểm nhưng việc sử dụng thành công marketing 7P vào thực tiễn cũng không phải là điều dễ dàng đối với các nhà kinh doanh, đặc biệt đối với các ngành kinh doanh dịch vụ tài chính – ngân hàng. Khác với các sản phẩm, dịch vụ thông thường, xuất phát từ những đặc tính vốn có như vô hình, không đồng nhất, không thể tách rời được, khó kiểm soát chất lượng… Cùng với sự đa dạng và phức tạp của loại hình sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng khiến việc vận dụng các nguyên lý tiếp thị đòi hỏi cần phải có mô hình phối thức tiếp thị riêng. Hình 1.1 – Marketing 7P (Nguồn: http://salesprocessblog.wordpress.com) Mặc dầu mô hình phối thức Marketing hỗn hợp 7P trong ngành tài chính ngân hàng đòi hỏi việc xác định phát triển các sản phẩm, định giá bán, cũng như lựa chọn kênh bán hàng và các hình thức truyền thông như quảng bá sản phẩm đến các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau phải được vận dụng phù hợp. Nhưng thực chất chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến nội dung 3P tăng thêm, còn về cơ bản phối thức tiếp thị sản phẩm của ngân hàng vẫn dựa chủ đạo trên cơ sở 4P đầu. Tuy nhiên, đặc điểm quản trị của từng P cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể:
  • 30. 7 - Product: Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy bỏ, sửa chữa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì. Đây cũng là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng quyết định mọi nỗ lực của các phối thức tiếp thị khác. - Price: Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. Định giá dịch vụ hợp lý “tiền nào của nấy” sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng. - Place: Chính sách chung về kênh cung cấp dịch vụ khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng. Chọn địa điểm phù hợp tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, sẽ tạo ra sức thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao. - Promotion (hay communication): Chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như là: Quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triển lãm, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, Internet... Đảm bảo sự nhất quán và gia tăng tính hiệu quả truyền thông đòi hỏi mọi thông điệp truyền tải phải bám sát định vị thương hiệu. - People: Chính sách chung về phát triển nhân lực, nhân sự công ty nói chung; nhân lực Marketing nói riêng. Trong ngân hàng yếu tố này gắn liền với cung cách phục vụ, sự ân cần và tươi tắn, tạo cảm giác may mắn luôn được đánh giá cao. - Process: Hệ thống hay tiến trình thực hiện, cải tiến quy trình sản phẩm quy trình thực hiện nhiệm vụ... Đảm bảo chất lượng và nối kết giữa các công đoạn, tiết kiệm thời gian sẽ tạo ra giá trị lớn, đối với khách hàng… - Physical evidence: Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, các yếu tố hỗ trợ cho chiến lược Marketing. Tìm được càng nhiều yếu tố “hữu hình” để quy chuyển trong việc đánh giá càng gây ấn tượng cao đối với khách hàng. Trong 7P, chữ P quan trọng nhất có tính quyết định tới việc mua của khách hàng chính là Product, đảm bảo được chất lượng sản phẩm phù hợp và thỏa mãn trên cả nhu cầu của khách hàng là điều đầu tiên có thể mang đến sự thành công hoặc thất bại cho ngân hàng, đặc biệt có ý nghĩa đối với các ngân hàng non trẻ, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình thực tế có thể vận dụng một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường. Điểm đặc biệt đối với marketing hỗn hợp là khi
  • 31. 8 ngân hàng đã quyết định chọn một yếu tố P làm chủ đạo, thì các yếu tố còn lại đều phải xoay quanh yếu tố P ban đầu. 1.1.2. Đặc điểm của marketing hỗn hợp ngân hàng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng cũng có một số đặc tính riêng. - Sản phẩm mang hình thái phi vật chất; trong khi quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, khó được phân biệt, nhận biết ngay được lợi ích, công dụng; Mức độ đồng nhất cao và ngày càng được đa dạng hoá. - Khách hàng đa dạng và phong phú, bao gồm không chỉ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, chính trị và đặc biệt các ngân hàng cũng trở thành khách hàng của nhau... là một tổng thể khá phức tạp và chứa nhiều tiêu thức phân đoạn khác nhau, nhu cầu không đồng nhất và có nhiều biến động. - Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chứa đựng nhiều rủi ro, thể hiện trên ba xu hướng: Cạnh tranh về các hoạt động Marketing; Cạnh tranh về tự động; Cạnh tranh theo quy mô (sáp nhập, hợp nhất, liên kết nhằm tăng sức cạnh tranh). - Dịch vụ tài chính chuyên sâu, lợi ích chủ yếu dựa trên việc cung ứng nhằm để trao đổi, vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu, quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. - Quá trình cung ứng có sự tham gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng và nhân viên ngân hàng. Mức độ phức tạp bởi tính đa dạng và nhạy cảm, đòi hỏi nhân viên có trình độ toàn diện, mỗi ngân hàng phải có văn hoá riêng. - Mang tính quan hệ, được xây dựng trên cơ sở niềm tin, đảm bảo cùng có lợi, giữ đúng những cam kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển bền vững. Trong quá trình triển khai Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng cũng chứa đựng một số đặc điểm riêng: Phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và duy trì trong thời gian dài; Rất phong phú, đa dạng và phức tạp; Chịu sự chi phối bởi nhiều phương thức truyền tin khác nhau như: truyền tin bên ngoài ngân hàng, truyền hình, phát thanh, sách báo; Truyền tin ở các điểm giao dịch, phòng chờ, bảng quảng cáo bằng Pano; Thông tin qua đội ngũ nhân viên giao dịch; Thông tin truyền miệng của khách hàng.
  • 32. 9 Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng để truyền đạt thông tin về dịch vụ cung ứng là không dễ dàng, thực tế có khá nhiều phương tiện truyền tin khác nhau. Trong đó, thông tin truyền miệng, giao tiếp và truyền tin nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. 1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng Mặc dầu thâm nhập khá chậm, chỉ mới được hình thành trong khoảng thập niên 60 - 70. Tuy nhiên, Marketing hỗn hợp trong ngân hàng đã phát triển nhanh chóng đóng góp cho sự lớn mạnh vượt bậc của ngành công nghệ ngân hàng. Cụ thể: - Các hoạt động truyền thông đã giúp công chúng nhanh chóng hiểu rõ, đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, để có căn cứ quyết định cuối cùng; - Các chuyên gia marketing có thể khảo sát được mức độ thỏa mãn của khách hàng, để ngân hàng có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng; - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua việc tạo lập, phát triển hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, thiết lập sự tin tưởng và trung thành của khách hàng. - Xây dựng chiến lược marketing toàn diện, đóng góp chiến lược hiệu quả cho tất cả các mặt họat động của ngân hàng, bằng cách phối hợp giữa tinh thần giải pháp chủ đạo của “7P” với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ biến hiện hành để tối ưu hóa hiệu quả của quản trị, trong điều kiện ngân hàng xác định lấy những mục tiêu thị trường, khách hàng và ngừơi tiêu dùng làm trọng tâm. - Lượng hóa mục tiêu và giá trị doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả quản trị và tính chuyên nghiệp, hình thành các luận điểm tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá nhân nhắm đến. - Lượng giá thương hiệu (brand valuation), đánh giá marketing (audit) một cách toàn diện, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cổ phần hóa hay nhằm các mục đích chuyển nhượng, nhượng quyền. - Chuẩn hóa hình mẫu kế hoạch Marketing, khai thác những điểm độc đáo của sản phẩm và cơ cấu các sản phẩm, tạo điều kiện cho việc hoạch định giá phân tích những lợi ích kinh tế có thể mang lại; hoạch định phân phối; quảng bá…
  • 33. 10 - Công cụ hữu ích để ngân hàng tạo ra sự khác biệt và khuếch trương hình ảnh trên thị trường; phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến khách hàng, tạo sự thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời; nắm bắt nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin phản hồi từ thị trường để từ đó ngân hàng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. 1.1.4. Các loại hình marketing của dịch vụ ngân hàng Marketing dịch vụ ngân hàng nhìn chung luôn tồn tại dưới 3 hình thức: Marketing đối nội, Marketing đối ngoại và Marketing tương tác. Hình 1.2 – Marketing dịch vụ ngân hàng (Nguồn: Marketing Ngân hàng) 1- Marketing đối nội Nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng. Vì vậy Marketing chú trọng: Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu nhân viên, xem nhân viên như tài sản ngân hàng; Phát triển ASK; Chính sách đãi ngộ, đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… tạo mọi điều kiện để nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. 2- Marketing đối ngoại Để duy trì các mối quan hệ được bền lâu, Marketing đối ngoại ngân hàng phải xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở niềm tin và cùng có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Chú trọng: Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng; Luôn giữ đúng cam
  • 34. 11 kết với khách hàng; Cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý; Tăng cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật. 3- Marketing tương tác (quan hệ) Marketing duy trì thường xuyên các hoạt động tương tác giữa ngân hàng và khách hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời những thay đổi nhanh chóng mong muốn và nhu cầu của khách hàng, bằng cách: Duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới; Quản lý các mối quan hệ; Phân loại các mối quan hệ; Phân công cán bộ phụ trách; Thường xuyên theo dõi diễn biến; Có biện pháp để duy trì, phát triển mối quan hệ; 1.2. Căn cứ xây dựng Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng 1.2.1. Căn cứ về mặt pháp lý Hoạt động Marketing là một công cụ của quản trị nhằm giúp ngân hàng tối đa hóa lợi ích kinh doanh. Trong quá trình vận hành Marketing chịu sự chi phối về pháp lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đảm bảo lợi ích cho mọi người. Hệ thống các văn bản pháp luật ngân hàng, quy định: - Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010. - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. - Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các văn bản pháp luật liên quan đến Marketing - Luật quảng cáo ban hành đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
  • 35. 12 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.2.2. Căn cứ về mặt lý luận Marketing hỗn hợp hình thành dựa trên cơ sở lý thuyết “Nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng” do Maslow xây dựng xuất phát từ quan niệm của nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 qua bài viết “A Theory of Human Motivation”. Hình 1.3 – Maslow's Hierarchy of Needs (Nguồn: http://mktg343.pbworks.com) Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản (basic needs) liên quan đến các yếu tố thể lý của con người không thể thiếu như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Và nhu cầu bậc cao (meta needs), gồm các nhân tố liên quan đến tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân... Nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng được cấu trúc dưới dạng tháp nhu cầu gồm 5 tầng, theo trật tự thứ bậc kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đáy tháp đã được đáp ứng đầy đủ.
  • 36. 13 Cấu trúc 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: - Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. - Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) như cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. - Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) như muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. - Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem), cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. - Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization), muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. Nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu của khách hàng hàm chứa ba mức độ đó là: Nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự nhiên hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng, ý thức này tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân. Nhu cầu có khả năng thanh toán là sự phù hợp giữa nhu cầu tự nhiên và mong muốn với khả năng mua của khách hàng. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Đây là cơ sở để ngân hàng thiết lập chiến lược Marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing sao cho mọi nỗ lực của tất cả các bộ phận trong ngân hàng đều hướng về khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm bán ra phù hợp với thị hiếu và khả năng tài chính của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng thoả mãn ở mức độ cao nhất có thể đạt được.
  • 37. 14 Hành vi mua của khách hàng: Hành vi mua hàng của khách hàng rất đa dạng và phong phú, mỗi khách hàng đều có một nhu cầu mua sắm riêng do đó hành vi mua sắm không hề giống nhau. Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là cần thiết để nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp giúp ngân hàng tiếp cận gần hơn và qua đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiểu biết đầy đủ về khách hàng, nhu cầu và hành vi mua sắm của họ là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của ngân hàng. 1.2.3. Phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng Mãi cho đến tận những năm 20 của thế kỷ 20, khi các hoạt động bắt đầu bị sút kém, Marketing mới được các nhà quản trị ngân hàng chú trọng tới. Tuy nhiên, nhận thức về Marketing ứng dụng vào kinh doanh ngân hàng cũng khá “thận trọng và dè dặt”. Tiến trình này thể hiện qua 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Marketing là quảng cáo, khuyến mại và tuyên truyền, Marketing mới chỉ được nhìn nhận dưới hình thức “Khái niệm về sự quảng cáo và khuyến mại” chưa được xem là “quan điểm”. Hoạt động Marketing diến ra dưới dạng những món quà tặng. - Giai đoạn 2: Marketing là nụ cười và bầu không khí niềm nở, các ngân hàng chủ trương làm vui lòng khách hàng, bằng việc học cách mỉm cười, tăng cường bố trí, thiết kế lại nội thất để tạo ra không khí ấm cúng và thân thiện cho khách hàng. - Giai đoạn 3: Marketing là phân khúc thị trường, đổi mới sản phẩm trên từng khúc thị trường nhằm giữ vị trí tiên phong so với các ngân hàng khác. - Giai đoạn 4: Marketing là xác định vị trí, để khách hàng phân biệt được sự khác biệt trong các sản phẩm và cung cách phục vụ so với đối thủ cạnh tranh, nhằm “chiếm lĩnh một vị trí” trên thị trường, khắc sâu hình ảnh ngân hàng trong tâm trí khách hàng.
  • 38. 15 - Giai đoạn 5: Marketing là phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra Marketing, nhằm để lượng định tiềm năng của các thị trường khác nhau, xác định hạn mức và phát triển những hệ thống khen thưởng thích hợp trong quản lý. Lịch sử hình thành và phát triển Marketing trong kinh doanh ngân hàng đã khẳng định: Marketing là công cụ quản trị tất yếu khách quan, không thể thiếu trong điều hành tại các NHTM. Marketing ngân hàng được hiểu như là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. 1.2.4. Mục tiêu của Marketing hỗn hợp Hình thành trên cơ sở các mối quan hệ, để duy trì được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, phát triển và quản lý được các mối quan hệ, mục tiêu trọng tâm của Marketing ngân hàng là xây dựng mối quan hệ với khách hàng theo hướng bền vững, tin tưởng và đôi bên cùng có lợi. Các mục tiêu này được khái quát hóa qua các tiêu chí sau: - Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng, tạo ra sự gia tăng không ngừng cả về mặt số lượng và chất lượng, khai thác nguồn khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ khách hàng VIP trong khi vẫn duy trì ổn định lượng khách hàng truyền thống… - Luôn giữ đúng cam kết với khách hàng, tăng số lượng giao dịch trung bình, giá trị trên một lần giao dịch, bằng cách tạo ra những lý do thuyết phục làm tăng khả năng mua thêm, chào mời một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng. - Cung cấp sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp, tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãn cao hơn đối thủ cạnh tranh, chú ý đến giá trị tiện ích về độ nhanh chóng, tính chính xác, an toàn, đơn giản hóa thủ tục, thao tác, thực hiện chính sách phân lập lãi suất, áp dụng hợp lý các loại phí dịch vụ... - Tăng cường những ràng buộc về tài chính, kỹ thuật, chú ý đến đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phát triển công nghệ mới, xây dựng môi trường làm việc thân thiện,
  • 39. 16 hiện đại, chuyên nghiệp… tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. - Các mục tiêu cụ thể của Markting hỗn hợp tập trung vào một số tiêu chí: Doanh số hoạt động; Thị phần; Số lượng và chất lượng khách hàng; Việc sử dụng các khoản chi phí Marketing; Lợi nhuận thu được qua từng thời gian; Khả năng và hoạt động tái đầu tư; Thái độ, sự trung thành của khách hàng; Uy tín của sản phẩm, dịch vụ; Tác động của quảng cáo. Tuy nhiên, trước sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các tiêu chí trên cũng có nhiều điều chỉnh, cụ thể: - Tỷ lệ thương mại, làm gia tăng số người xem quảng cáo, làm giảm khả năng ghi nhớ các thông điệp thương mại, ảnh hưởng của các vị thế về thương hiệu (chuỗi các thương mại được sắp xếp trong suốt một chương trình quảng cáo giữa một chương trình khác) và cả kế hoạch tổng thể của thương hiệu. - Xếp hạng về chất lượng và cam kết, các quảng cáo được chiếu lại trong một kỳ hoặc số người xem, thời lượng phát sóng một kỳ hoặc trung bình các kỳ, số người xem một lần phát sóng và cả sức mạnh của khả năng gợi nhớ thương hiệu. - Hành vi xem tổng thể, số người tiêu dùng và tổng thời gian dành truy cập vào các thương hiệu truyền thông qua cả hệ thống trực tiếp và trực tuyến (kỹ thuật số). - Lựa chọn theo hành động, những người đăng ký trực tuyến, tốc độ mở ra xem, các cuộc gọi miễn phí và cả những yêu cầu trực tuyến hay trực tiếp để có được nhiều thông tin hơn. - Người tiêu dùng tham gia, thể hiện được hành động lan truyền chẳng hạn như tốc độ phát triển và phân bổ; các mức độ tương tác với chất lượng thương hiệu như việc đẩy chất lượng thương hiệu lên các trang cá nhân; hay thời gian tương tác thương hiệu. - Ảnh hưởng doanh thu, dẫn đầu về lưu lượng khách hàng vào xem và mua hàng, hay khối lượng hàng bán tăng lên tại các cửa hàng bán lẻ.
  • 40. 17 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng 1.3.1. Các nhân tố tác động trực tiếp - Xu hướng toàn cầu hóa hoạt động tài chính, sự thâm nhập lẫn nhau vào các thị trường của các nhà cạnh tranh nước ngoài ngày càng tăng, dẫn đến sự cạnh tranh với các ngân hàng trong nước. - Sự phát triển nhanh chóng công nghệ mới có những ảnh hưởng lớn đối với quá trình tự động hoá hoạt động ngân hàng như việc đưa vào sử dụng các thẻ nhựa thanh toán, các máy rút và nộp tiền tự động, máy cà thẻ thanh toán khi mua hàng... - Sự gia tăng cạnh tranh trong các hoạt động phục vụ các khách hàng cá nhân, sự phát triển nhanh chóng các dịch vụ mới để thu hút khách hàng đòi hỏi chiến lược Marketing phù hợp. - Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh tế thương mại là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng gia tăng lớn hơn ở mức độ cao. - Marketing trong kinh doanh ngân hàng đã trở thành một phương thức mới, một công cụ đắc lực đối với các nhà quản trị ngân hàng. - Nhầm lẫn trong đánh giá, nhân viên thường dễ phán đoán sai khách hàng tiềm năng nếu chỉ quan sát vẻ bề ngoài, dẫn đến đánh mất cơ hội bán hàng. - Rủi ro trong cơ chế, việc bán hàng không chỉ kết thúc bằng việc mua hàng, trả tiền, rời khỏi quầy mà là cả một quá trình nhận dạng nhu cầu, giao tiếp, thuyết phục khách hàng, tạo niềm tin và sự hài lòng để được khách hàng quay lại, để được sự quảng cáo tốt từ phía khách hàng. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp Môi trƣờng văn hóa xã hội, hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ, phản ánh những mức độ khác nhau về đối tượng ngân hàng đang phục vụ. Thể hiện qua một số tiêu thức: Dân số, số người hiện hữu trên thị trường, phản ánh quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu; Xu hướng vận
  • 41. 18 động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các lớp già trẻ, cho phép đánh giá dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu; Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động; Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ, liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu; Nghề nghiệp tầng lớp xã hội; Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo. Môi trƣờng chính trị, pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp có ảnh hưởng đến sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của ngân hàng. Cụ thể: Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế; Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu và khả năng điều hành của Chính phủ; Mức độ ổn định chính trị, xã hội; Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội. Môi trƣờng kinh tế và công nghệ, các quy định về cách thức hoạt động của ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng các nguồn lực tiềm năng, có thể tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh ở những mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Môi trƣờng cạnh tranh, xác định một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh về đối thủ, các điều kiện, yếu tố môi trường cạnh tranh là điều kiện để ngân hàng giảm bớt những sai lầm. Môi trƣờng địa lý, sinh thái, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường, không chỉ liên quan đến sự phát triển bền vững của quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng, mặc dầu mục tiêu cơ bản của ngân hàng là lợi nhuận, tăng trưởng, vị thế và an toàn, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể đề ra các mục tiêu khác tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Xác định mục tiêu hợp lý sẽ tập hợp được sức mạnh, tạo ra sự nhất quán và thống nhất
  • 42. 19 cao ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Đây cũng là cơ sở để phân bổ thành các chỉ tiêu, là căn cứ để đánh giá các tình huống xử lý khác nhau. Nguồn lực của ngân hàng, bao gồm các yếu tố mang tính chủ quan có thể kiểm soát được như tiềm lực tài chính, con người và các giá trị vô hình, khả năng kiểm soát, trình độ tổ chức quản lý, phản ánh tiềm lực hiện tại để lựa chọn và tổ chức khai thác cơ hội đã xác định. Giúp ngân hàng gia tăng vị thế, củng cố sự an toàn, tăng tính linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh, xác định số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các đối thủ tiềm năng, mục tiêu, các chiến lược, kế hoạch trong thời gian tới, ưu nhược điểm của họ... Căn cứ vào những thông tin thu thập được ngân hàng sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp và đứng vững trên “thương trường”. 1.4. Quản trị Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng 1.4.1. Mô hình phối thức 7P marketing mix trong kinh doanh ngân hàng Mục tiêu của mô hình Marketing 7P nhằm nâng cao vị thế của marketing trong quản trị và tổ chức. Mô hình Marketing 7P này bao gồm 3 cấp độ: - Cấp độ 1: Mô hình xây dựng trên cơ sở 4P còn gọi là nhóm các giải pháp chiến lược về sản phẩm, từ ý tưởng đến sản xuất ra sản phẩm, xuất phát từ định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm các giải pháp về giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kế đến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm. - Ở cấp độ 2: Mô hình quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con người (P5) và yếu tố Hệ thống (P6). Chú trọng các phương pháp tiếp thị định hướng con người trong đó có hai mảng quan trọng là tiếp thị dịch vụ và PR. Trong đó, PR đối ngoại chú ý đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ và hệ thống chăm sóc khách hàng đối với Nhà Phân phối, giới Báo chí; các Liên đoàn thể thao và các đơn vị sở hữu Truyền thông. PR đối nội nhắm đến việc chăm sóc từng cá nhân và gia đình nhân viên làm việc cho công ty ở mọi cấp bậc công việc. Với yếu tố P5 (con người) cần gắn kết mỗi cá nhân và gia đình nhân
  • 43. 20 viên với thương hiệu chung cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng. Với yếu tố P6 (quy trình hệ thống, hay tính chuyên nghiệp) luôn đặt những quy trình quản trị (điển hình là ISO9001) làm nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc, giúp luật hóa trách nhiệm cá nhân. Cần xem tổ chức ngân hàng như là một sản phẩm trong đó người lao động thụ hưởng hai nhóm lợi ích là lý tính và cảm tính (rational và emotional). Nếu hệ thống quản trị (sản phẩm đầu cuối) thiên về lý tính hơn thì nên áp dụng các quy trình ISO; ngược lại, nếu hệ thống quản trị thiên về sản phẩm cảm tính nên áp dụng quy trình kết hợp với các biện pháp kích thích sáng tạo và mở rộng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc một cách linh hoạt hơn. - Ở cấp độ 3: Mô hình chú trọng tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong tổ chức, thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của ngân hàng, của thương hiệu; văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị, cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng; tư tưởng, tầm nhìn và giá trị của tổ chức cũng cần phải được thông đạt một cách hiệu quả đến với toàn thể cá nhân trực thuộc (stake holder) và kể cả đối với cộng đồng trong đó dĩ nhiên là có khách hàng, người tiêu dùng, đối tác, người thân của họ, hay nói rộng hơn là của toàn xã hội. 1.4.2. Quy trình triển khai marketing mix 7P trong kinh doanh ngân hàng Tổ chức marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng thực hiện qua các bước: 1.4.2.1. Nghiên cứu cầu - Nghiên cứu mức cầu hiện tại: Xem xét các phương hướng chung hình thành các nhu cầu của khách hàng tiềm năng và cả khách hàng đang phục vụ, trong đó, các khách hàng cần quan tâm, khả năng đáp ứng các nhu cầu được phát hiện của ngân hàng. - Dự đoán cầu: trên cơ sở nghiên cứu sự vận động của cầu của từng loại sản phẩm ngân hàng đối với từng loại ngân hàng, xác định các khuynh hướng, các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động có thể như tác động của khách hàng có mức thu
  • 44. 21 nhập cao đến các dịch vụ tư vấn về thuế khoá, các khoản vay lớn, kế hoạch điều chỉnh. 1.4.2.2. Phân đoạn thị trƣờng Hoạt động trong những điều kiện phức tạp, khách hàng tiềm năng rất rộng lớn trong khi khả năng lại có hạn, ngân hàng cần thiết phải xác định đối tượng phục vụ và cách phục vụ. Phân đoạn thị trường là cơ sở để ngân hàng thực hiện tốt việc bán sản phẩm và tập trung các chiến lược. Phân đoạn thị trường phổ biến có 2 xu hướng: - Phân đoạn thị trường theo các nhóm người tiêu dùng: Thị trường ngân hàng; Thị trường bán buôn; Thị trường bán lẻ; Các tổ chức tài chính tín dụng khác và chính phủ. - Phân đoạn theo đặc trưng của các dịch vụ cung ứng: Phân đoạn theo dịch vụ tín dụng; Phân đoạn theo dịch vụ tiền gửi; Phân đoạn theo nghiệp vụ đầu tư; Phân đoạn theo các dịch vụ khác. - Phân đoạn theo một vài tham số khác: Phân đoạn theo tiêu thức địa lý; Phân đoạn theo lứa tuổi; Phân đoạn theo mức tiền gửi. 1.4.2.3. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu Marketing phải tìm kiếm những đoạn thị trường ngân hàng có thế mạnh hơn đối thủ cạnh tranh. Để có các phương án hoạt động phù hợp: - Tập trung cố gắng phục vụ một nhóm khách hàng: Mục đích “làm đà” cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo nhưng nếu duy trì thời gian quá dài, khi các đối thủ gia tăng cạnh tranh ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao. - Thoả mãn một nhu cầu nào đó của tất cả các nhóm khách hàng: Được sử dụng phổ biến khi ngân hàng mới được thành lập, ngân hàng phải lựa chọn đúng đắn sản phẩm có khả năng thoả mãn số lượng tối đa khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao. - Chuyên môn hoá có lựa chọn ở các phân đoạn thị trường khác nhau: Áp dụng khi ngân hàng đã xác định được vị thế trên thương trường, ngân hàng sẽ ít chịu ảnh hưởng của những thay đổi thị trường cũng như những thất bại trong cạnh
  • 45. 22 tranh. Tuy nhiên, những tốn kém cho chi phí Marketing và phân tán sức lực sẽ làm giảm ưu thế cạnh tranh ở các phân đoạn thị trường riêng. - Phục vụ toàn bộ thị trường: Trong khuôn khổ các nhóm khách hàng nhất định ngân hàng sẽ cung ứng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu và không hạn chế. Phương án này thích hợp với các ngân hàng lớn, khả năng tài chính mạnh. 1.4.2.4. Dịch vụ sản phẩm Ngân hàng xâm nhập vào thị trường mục tiêu thông qua quá trình định vị hàng hoá, khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm trọng tâm, trên cơ sở thấu hiểu những cảm nhận và đánh giá về sản phẩm. Thực tế, các ngân hàng thường xác lập hình ảnh thông qua các biểu tượng hay đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền và khuyến mãi, tăng mức độ vật chất hoá sản phẩm hiện có, những đặc điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Quy trình dịch vụ trong Marketing mix ngân hàng (Process), gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, giữa các khâu, các bước và mối quan hệ mật thiết với những quy chế quy tắc, lich trình và cơ chế hoạt động, từ lúc tạo ra cho đến khi chuyển tới khách hàng. Nhìn chung gắn liền với 3 nội dung cơ bản là: Thiết kế quá trình dịch vụ; Thiết kế môi trường vật chất; Thiết kế tập hợp quá trình tác động tương hỗ bằng phương pháp mô hình hoá hoặc phương pháp mô tả nhận dạng tuần tự dịch vụ. 1.4.2.5. Hoạch định chiến lƣợc Marketing ngân hàng Hoạch định chiến lược Marketing ngân hàng gồm ba cấp chiến lược và chiến lược giải pháp tạo ra giá trị cho khách hàng. Tùy vào đặc điểm kinh doanh và qui mô hoạt động, mỗi ngân hàng có thể có một qui trình xây dựng chiến lược Marketing với những mức độ phức tạp khác nhau. Để đạt được các mục tiêu về doanh thu, khối lượng sản phẩm, thị phần trên từng thị trường ngân hàng cần hoạch định chiến lược Marketing. Mô hình OSTI là khuôn mẫu được dùng để xác định qui trình quản trị trong quá trình hoạch định và triển khai mục tiêu (Objective), chiến lược (Strategy), chiến thuật (Tactics) và triển khai thực hiện (Implementation) như,
  • 46. 23 sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược danh mục thị trường/sản phẩm (portfolio strategy), chiến lược giải pháp khách hàng (customer solution strategy). 1.4.2.6. Xây dựng hệ thống xúc tiến Marketing hỗn hợp Chiến lƣợc sản phẩm, xác định danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ cung ứng ra thị trường, khả năng có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Các nhóm sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngân hàng bao gồm: thoả mãn nhu cầu về vốn như các khoản vay; về thu nhập như dịch vụ tiền gửi; về thanh toán, chuyển tiền như séc, thẻ, chuyển tiền nhanh; quản lý rủi ro như Swap, quyền mua, hợp đồng kỳ hạn; về tư vấn chuyên môn như tư vấn đầu tư, tư vấn thuế, tư vấn dự án; về thông tin. Cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược sản phẩm của ngân hàng như sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng, thay đổi nhu cầu của khách hàng, gia tăng cạnh tranh, chính sách của Chính phủ và quy định của pháp luật. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một dạng hoạt động, một quá trình, một kinh nghiệm được cung ứng bởi ngân hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Ngân hàng sẽ thiết kế một sản phẩm dựa trên quan niệm đó là một tập hợp các lợi ích mang đến sự thỏa mãn khách hàng mục tiêu. Sản phẩm ngân hàng thường chia thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ tăng thêm giá trị cho khách hàng và được dùng để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm và nhãn hiệu khác nhau của ngân hàng đối thủ. Từ cơ sở này, các ngân hàng sẽ tiến hành các hoạt động Marketing khác nhau để khai thác hiệu quả sản phẩm của mình. Thông thường, sản phẩm ngân hàng được chia thành 3 cấp độ sau: - Sản phẩm cơ bản: Cốt lõi và quan trọng nhất, cung cấp và thỏa mãn nhu cầu chính của khách hàng, là lý do để khách hàng tới với ngân hàng như khi cần rút tiền, thanh toán, vay vốn, tư vấn… - Sản phẩm thực: Là những thuộc tính cụ thể hình thành nên sản phẩm, điều kiện để thực hiện dịch vụ cơ bản gồm: các điều kiện, điều khoản lãi suất, các khoản phí…
  • 47. 24 - Và sản phẩm gia tăng: Là cấp độ thứ ba là hệ thống hỗ trợ khách hàng, giá trị tăng thêm thu hút khách hàng và là cái mà họ nhận được ngoài sản phẩm chính: Thời gian xử lý hồ sơ, giấy tờ, giờ giao dịch, thái độ với khách hàng… Theo quan điểm hiện đại của P. Kotler thì có thêm hai cấp độ sản phẩm nữa là: Sản phẩm kỳ vọng và sản phẩm tiêu dùng. Chiến lƣợc giá cả, dựa vào việc xác định cơ cấu chi phí trong hoạt động nhưng cần chú ý đến tính liên kết cao của các dịch vụ cung ứng như lãi, phí dịch vụ, hoa hồng môi giới. Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể thay đổi linh hoạt tuỳ vào chi phí hoạt động, cung cầu tiền tệ hoặc mục tiêu kích thích hay hạn chế đầu tư ở ngành này hay ngành khác. Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có nhiều dạng: - Giá cố định (expilicit price): Quy định cụ thể các mức lãi, phí hay hoa hồng mà khách hàng phải trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo tỷ lệ nhất định. vụ. - Giá ngầm (implicit price): Tùy sự thỏa thuận. - Giá chênh lệch (spread pricing): Giữa giá mua và giá bán của sản phẩm dịch Tiến trình định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua 7 giai đoạn sau: Sơ đồ 1.1 - Tiến trình xác định giá của ngân hàng (Nguồn: Marketing Ngân hàng) Đánh giá cầu Xác định mục tiêu Phân tích chi phí Nghiên cứu giá đối thủ cạnh tranh Lựa chọn phương pháp xác định giá Các quyết định giá Xác định giá
  • 48. 25 Thực tế cho thấy, do những tác động đến lợi ích, khách hàng thường có những phản ứng khác nhau đối với bất kỳ cách xác định giá nào của ngân hàng. Xu thế chung một số ngân hàng cho khách hàng được tự lựa chọn xác định giá, tạo cho họ tâm lý thoải mái và gắn bó với ngân hàng hơn. Việc định giá cần cân nhắc đến khu vực địa lý; chính sách chiết khấu và trợ cấp; phân biệt. Chiến lƣợc phân phối, ngân hàng cần có một hệ thống cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng, địa điểm và thời gian sử dụng, chú ý đến các chỉ điểm kinh doanh, chỉ dẫn bán hàng điện tử, dịch vụ tại nhà và tiếp thị qua điện thoại, tránh mở nhiều chi nhánh và giảm một số lượng lớn các chi nhánh cung ứng toàn bộ các dịch vụ ngân hàng. Hoạt động phân phối phải tạo ra lợi thế trong cạnh tranh dài hạn cho ngân hàng. Có nhiều kênh phân phối Phân phối trực tiếp, mở rộng mạng lưới phân phối và tạo ra tính đa dạng phong phú dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, hệ thống kênh phân phối hiện đại với những tiện ích và hiệu quả vượt trội cũng đang được hình thành. Nhưng nhìn chung trong tương lai phát triển kênh phân phối ngân hàng chủ yếu vẫn dựa trên sự kết hợp của kênh truyền thống và kênh hiện đại. + Kênh phân phối truyền thống hoạt động chủ yếu dựa trên sự đóng góp từ lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Có 2 loại kênh cơ bản: - Kênh chi nhánh, gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất định, có hai dạng chi nhánh tự động hóa hoàn toàn: Khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua hệ thống máy móc, không cần tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngân hàng. Chi nhánh ít nhân viên, phù hợp với phần lớn khách hàng, chi phí thấp, đặc biệt phát triển các chi nhánh lưu động. - Kênh ngân hàng đại lý, hợp tác với một ngân hàng khác có trụ sở tại địa điểm kinh doanh làm đại lý về một hoặc một số nghiệp vụ và chia hoa hồng tương xứng. Cùng với quá trình toàn cầu hóa kênh ngân hàng đại lý có xu hướng phát triển mạnh. Một số dạng đại lý tiêu biểu như Đại lý thanh toán; Đại lý chuyển tiền;
  • 49. 26 + Kênh phân phối hiện đại, khách hàng từ xa có thể tương tác với ngân hàng bằng cách truy nhập E – banking có 4 hình thức : - Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS - Electronic Funds transfer at Point Of Sale) đặt tại các điểm bán lẻ như siêu thị, cửa hàng… được trang bị các thiết bị vi tính, ưu điểm giảm tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm chi phí cho in ấn, bảo quản, sử dụng các loại hoá đơn chứng từ. - Máy rút tiền tự động (ATM - Automatic Tellers Machine), bao gồm 1 cổng nối máy tính, 1 hệ thống lưu giữ thông tin và tiền mặt. Sử dụng máy ATM khách hàng có thể rút tiền mặt; Kiểm tra thông tin về số dư tài khoản; Thanh toán các hoá đơn dịch vụ như bảo hiểm, điện, nước, điện thoại; Nhận thông tin về ngân hàng; Nhận các quảng cáo từ mà hình ATM; Mua các thẻ dịch vụ trả trước bằng cách in số code trên hoá đơn, mua tem bưu chính… - Ngân hàng qua điện thoại (Telephone - Banking), thông qua các nhân viên trực tổng đài hay thông qua các hộp thư thoại, Khách hàng có thể thu thập được các thông tin: Số dư tài khoản; Sao kê tài khoản; Thông tin về tỷ giá, lãi suất; Tư vấn; Chi trả các phiếu trả tiền, chuyển tiền, vay tiêu dùng. Telephone banking có 2 kênh phân phối nhỏ là SMS và WAP, trong đó kênh SMS cho phép khách hàng nhận được dịch vụ với mức phí thấp. - Ngân hàng qua mạng (Internet - Banking), nội bộ (mạng LAN), qua mạng Internet. - Siêu thị tài chính là hệ thống cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính như dịch vụ ngân hàng, đầu tư, trung gian môi giới, bảo hiểm... Hệ thống này phát sinh khi ngân hàng mở rộng lĩnh vực hoạt động. Một hệ thống kênh phân phối hợp lý của ngân hàng phải đảm bảo những yêu cầu: Thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch và tiếp cận với ngân hàng; Phù hợp với phạm vi, qui mô hoạt động của ngân hàng cả trong hiện tại và tương lai; Tạo được sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng; Phù hợp với mô hình tổ chức của ngân hàng. Xu thế chung, ngân hàng cần lựa chọn hệ thống cung ứng thích hợp nhất, trên cơ sở phân tích mục tiêu của ngân hàng, khả năng cung ứng sản phẩm
  • 50. 27 dịch vụ của ngân hàng, mức độ cạnh tranh và đặc điểm của khách hàng. Kết hợp hài hòa giữa hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối ngân hàng hiện đại trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày nay. Chiến lƣợc xúc tiến hỗn hợp Để tác động vào thị trường và làm tăng uy tín, từng bước hình thành và duy trì hình ảnh các sản phẩm cũng như tổ chức trong cái nhìn của xã hội và khách hàng tiềm năng, ngân hàng phải tiến hành các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, thông qua nhiều hình thức: - Bán hàng cá nhân, cung cấp các sản phẩm qua các cuộc tiếp xúc, qua đó nhằm hiểu biết rõ hơn và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, hạn chế chi phí cao, nhưng chỉ áp dụng cho các khách hàng lớn. - Kích thích tiêu thụ, thực hiện tổ hợp các công cụ nhằm thúc đẩy sự phản hồi của công chúng mục tiêu. Có 3 hướng chính: + Kích thích người tiêu dùng, như thi tuyển, trưng bày, trao giải thưởng, hạ giá, tuyên truyền các hình mẫu...; + Kích thích hoạt động thương mại, áp dụng cho các dịch vụ cung cấp gián tiếp, thông qua bên thứ 3 bằng cách, hạ giá đặc biệt, triểm lãm chung, cung ứng hàng hoá miễn phí, thưởng cho người môi giới, quà lưu niệm hay các quà tặng khác...; + Kích thích nhân viên ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển kỹ năng thực hiện nghiệp vụ bằng cách sử dụng các loại phần thưởng, thi đua, quà tặng... - Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy cầu về sản phẩm đối với thị trường mục tiêu, giúp khách hàng hiểu được những lợi ích khi sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung ứng. - Tuyên truyền, cung cấp các thông tin quan trọng và đáng tin cậy về các hoạt động, qua đó hình thành, củng cố hay sửa chữa hình tượng ngân hàng; tuyên truyền và các sản phẩm của ngân hàng đảm bảo sự ủng hộ từ phía các nhóm khách hàng khác nhau...