SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN HẢI ĐĂNG
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC
KHU D, KHU ĐÔ THỊ CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG
TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN HẢI ĐĂNG
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC
KHU D, KHU ĐÔ THỊ CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG
TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Tiến Khai.
Các nội dung trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn cụ
thể và được trích từ các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có
liên quan đến lĩnh vực sinh kế, số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu
và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện
Trần Hải Đăng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
SUMMARY OF RESEARCH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.............................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn..............................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..........................................5
2.1. Khái niệm nghiên cứu ..........................................................................................5
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất .................................................5
2.1.2. Khái niệm sinh kế...........................................................................................5
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững...........................................................................5
2.1.4. Khái niệm tái định cư.....................................................................................6
2.2. Các cơ sở lý thuyết...............................................................................................6
2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID ......................................................6
2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE............................................9
2.2.3. Khung chính sách của ADB.........................................................................10
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................13
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..............................................................................19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21
3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................21
3.2. Điều tra thu thập số liệu .....................................................................................22
3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp.............................................................................22
3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp ..............................................................................22
3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................23
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................25
4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu...........................................................................25
4.2. Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ............................................27
4.2.1. Triển khai kế hoạch đo đạc, kiểm điếm .......................................................27
4.2.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường.....................28
4.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương ..................................................................................29
4.4. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .........32
4.4.1. Nguồn vốn con người...................................................................................32
4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên......................................................................................40
4.4.3. Nguồn vốn vật chất ......................................................................................41
4.4.4. Nguồn vốn tài chính.....................................................................................44
4.4.5. Nguồn vốn xã hội .........................................................................................48
4.5. Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình..............................................................50
4.6. Kết quả sinh kế...................................................................................................52
4.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng của Nhà nước đối với dự án............................................................54
4.7.1. Những mặt thuận lợi ....................................................................................54
4.7.2. Những mặt khó khăn....................................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ........................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................58
5.3. Hạn chế nghiên cứu............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
01 ADB Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu
Á
02 CARE
Cooperative for American
Remittances to Europe
Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ
phát triển quốc tế
03 DFID
Department for
International Development
Cơ quan phát triển quốc tế
Vương quốc Anh
04 ĐH University Đại học
05 TC/CĐ Intermediate college Trung cấp/Cao đẳng
06 TH Primary school Tiểu học
07 THCS Junior high school Trung học sơ sở
08 THPT High school Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án..................................26
Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất dự án Khu D...........................................................30
Bảng 4.3. Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ gia đình theo độ tuổi....................35
Bảng 4.4. Thống kê lực lượng lao động của hộ gia đình ..........................................36
Bảng 4.5. Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình..............................................37
Bảng 4.6. Thống kê diện tích đất của hộ gia đình.....................................................40
Bảng 4.7. Thống kê diện tích nhà ở của hộ gia đình.................................................41
Bảng 4.8. Thống kê đánh giá điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. 44
Bảng 4.9. Thống kê mức thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất......53
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững..............................................................7
Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE.....................................................................10
Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài .........................................................27
Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng.........................................31
Hình 4.3. Kết quả khảo sát giới tính chủ hộ gia đình................................................32
Hình 4.4. Kết quả khảo sát độ tuổi của chủ hộ gia đình ...........................................33
Hình 4.5. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ gia đình.............................34
Hình 4.6. Kết quả khảo sát quy mô của hộ gia đình .................................................35
Hình 4.7. Kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của hộ gia đình................................38
Hình 4.8. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của hộ gia đình.................................39
Hình 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng của hộ gia đình......................43
Hình 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính của hộ gia đình........................................45
Hình 4.11. Tình hình vay vốn của hộ gia đình..........................................................45
Hình 4.12. Số lượng hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng .....46
Hình 4.13. Thống kê tình hình tham gia tổ chức xã hội của hộ gia đình..................48
Hình 4.14. Mối quan hệ giữa các hộ gia đình với nhau ............................................49
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Việc thu hồi đất của người dân do Nhà nước thực hiện vì mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội đã và đang là xu thế của quá trình phát triển đất nước. Trong quá
trình đó, người dân bị mất đất sản xuất, phải chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế
cũng thay đổi. Theo đó, nghiên cứu này đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền
vững do Cơ quan phát triển quốc tế Anh (Department for International
Development – DFID) đưa ra để phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án khu
D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Từ kết quả khảo sát, tổng hợp, phân tích cho thấy có sự thay đổi lớn về tài
sản sinh kế của các hộ gia đình, chiến lược sinh kế đa dạng, đời sống của họ ngày
càng thay đổi theo hướng cải thiện tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Vấn đề
quan trọng là chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được triển khai thực
hiện khá tốt, kịp thời và đầy đủ, từ đó góp phần cải thiện được đời sống của các hộ
gia đình có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hộ gia đình gặp khó khăn sau khi
bị thu hồi đất, các hộ này thuộc diện không có đất mà chỉ ở tạm trên đất người khác,
thuê mướn để canh tác hoặc sở hữu diện tích đất quá ít, do đó sau khi bị thu hồi chỉ
nhận được phần hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ bồi thường của Nhà nước. Trong khi, dự
án chưa bố trí được quỹ đất khu tái định cư khi thu hồi đất của các hộ dân. Do đó,
đời sống kinh tế của các hộ gia đình này là khá khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Việc
tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình sau khi bị thu
hồi đất cũng tương đối khó khăn, do chủ yếu lao động phổ thông, chưa qua đào
tạo.
Trên cơ sở phân tích đã nêu, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cần điều
chỉnh, bổ sung nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, hỗ trợ khôi phục
sinh kế giúp người dân sớm ổn định đời sống, xây dựng chiến lược sinh kế ngày
càng bền vững hơn trong tương lai.
SUMMARY OF RESEARCH
Land acquisition which is done by the government for the purpose of
economic and social development has been a trend in the country’s developing
process. In this case, people have lost their productive land, so they have to change
their careers, their ways to earn their livings. Accordingly, this study used the
analytical framework for sustainable livelihoods by the Agency for International
Development UK (Department for International Development - DFID) launched to
analyze, assess the situation, factors affecting the livelihood of people whose land is
recalled in the project in D area, urban gateway to the Northeast, Ca Mau city, Ca
Mau province
From the survey results, synthesis and analysis, it can be seen that there is a
great change in the livelihood assets of households with diversified livelihood
strategies, their life increasingly changing towards better improvement than before
the land acquisition. The important issue is the policy of compensation and site
clearance has been implemented quite well, promptly and fully, thereby
contributing to improving the living standard of the household whose land has been
acquired.
However, there are also some households having difficulty after land
acquisition, these households do not really have their own land but only temporarily
live on the land of others which they hire to cultivate; or they possess too little land.
As a result, after land acquisition they only get a little support from support policies
of the State compensation. While projects can not arrange land resettlement areas
for the households whose have land acquisition. Therefore, their living is quite
difficult after land acquisition. How to find a proper job or change suitable careers
for these households after land acquisition is relatively difficult, mainly due to their
unskilled, untrained experience.
Based on the analysis mentioned above, the survey suggests a number of
measures needing to be adjusted and supplemented in order to limit the negative
impact, support livelihood recovery and help people have a stabilize life and build
more sustainable livelihood strategies in the future.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá
– xã hội của tỉnh. Thành phố Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 349 km, cách
thủ đô Hà Nội 2.085 km. Với dân số khoảng 181.000 người, được chia làm 10
phường và 7 xã. Trong đó có hơn 300 hộ người Khmer và 400 hộ người Hoa sinh
sống chủ yếu ở thành thị, cùng với người Kinh, những cộng đồng dân tộc này đã tạo
ra cho Cà Mau một bản sắc văn hoá hết sức riêng biệt. Cùng với sự phát triển vượt
bậc của nền kinh tế đất nước, thành phố Cà Mau đóng vai trò là một trong những
hạt nhân trọng điểm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và đồng thời là cầu nối
quan trọng đến các vùng kinh tế lân cận như Bạc Liêu, SócTrăng, Kiên Giang, …..
Hiện nay, trong tình hình điều kiện kinh tế, nguồn vốn còn nhiều khó khăn
nhưng tỉnh Cà Mau đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa
phương trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, đa dạng hóa nhiều nguồn vốn, kêu gọi nhiều
nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, trong đó có đầu tư khu đô
thị mới nhà ở thương mại An Sinh thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc,
phường Tân Thành, thành phố Cà Mau từ đầu năm 2018. Dự án đầu tư này có, quy
mô thực hiện là 80,56 ha, tổng số cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án là
452 hộ, 01 tổ chức, đa phần là đất nông nghiệp, với nghề nghiệp chủ yếu là nuôi
trồng thuỷ sản. Việc thu hồi đất và di dời một bộ phận người dân sang khu vực mới
sinh sống nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh đã tác
động đến sinh kế của người dân, thực hiện cơ chế bồi thường theo giá thị trường để
người dân có điều kiện cuộc sống được tốt hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của các cấp
chính quyền đối với sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa đầy đủ, chưa
phù hợp với điều kiện của từng nhóm đối tượng cụ thể, các chính sách giải phóng
mặt bằng của địa phương đa phần đều được quy đổi sang tiền mặt mà ít quan tâm
2
đến các giải pháp khác vô tình đẩy những người dân vào hoàn cảnh không còn đất
sản xuất, tạo kế sinh nhai duy trì cuộc sống ổn định.
Do đó, một yêu cầu cơ bản của thu hồi đất là điều kiện cuộc sống của người
dân bị thu hồi đất phải theo chiều hướng tốt hơn, có nghĩa là có thể tạo ra thu nhập
cao hơn trước, hoặc ít nhất là phải ngang bằng như trước khi bị thu hồi đất, đủ đảm
bảo cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Để giải quyết hài hoà, thoả đáng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị thu hồi đất cần phải có những chính
sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sinh kế của người dân sau
khi bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xem
xét các ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân. Kết quả nghiên
cứu sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho chính quyền địa phương trong
hoạch định những chính sách phù hợp nhất trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, cũng như hỗ trợ công ăn việc làm cho các hộ dân nằm trong vùng dự án.
Trong bối cảnh đó, Tôi đã chọn đề tài “Sinh kế của người dân bị thu hồi đất
thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong
vùng thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau,
tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau
khi bị thu hồi đất.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương nhằm hạn chế tiêu cực đến sinh kế của
người dân, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh
kế bền vững.
3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Sinh kế của người dân sau khi chính quyền địa phương thu hồi đất
để thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau hiện tại như thế nào?
Câu hỏi 2: Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập và sinh kế
của người dân, bị thu hồi đất?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất
thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà
Mau. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ có liên quan.
- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân bị thu hồi đất thuộc khóm 1, khóm 2 (Khu D,
khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc), phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi nghiên cứu: Các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng
thực hiện dự án khu D (tổng diện tích 80,56 ha) trên địa bàn khóm 1, khóm 2,
phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng sinh kế, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, đồng thời qua đó xem
xét để đưa vào nghiên cứu bằng phương phương pháp định lượng.
Phương pháp định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua
phiếu khảo sát cho các đối tượng khảo sát. Sau đó thực hiện thống kê mô tả nhằm đo
lường, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác động đến sinh kế của người dân.
1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn
Chương 1. Giới thiệu tổng quan
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng
nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu và các phương
pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
4
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương này trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài: Bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất, khái niệm sinh kế, khái niệm sinh kế bền vững, khái
niệm tái định cư…; các cơ sở lý thuyết của đề tài; tổng quan các nghiên cứu trước
có liên quan; đề xuất mô hình nghiên cứu về sinh kế bền vững cho đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu; điều tra thu thập số liệu; cách
chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày tổng quan về kết quả thu thập dữ liệu; đánh giá đời
sống kinh tế-xã hội của các hộ gia đình bị thu hồi đất thực hiện dự án khu D, khu đô
thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị
Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân, cải thiện thu
nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh kế bền vững.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Khái niệm nghiên cứu
2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Theo quy định tại điều 3 và điều 4, Luật Đất đai 2013 “đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Do đó, Nhà
nước có quyền quyết định thu hồi đất “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết
định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người dân sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Trong
điều 3 cũng quy định “ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” và “Hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời
sống, sản xuất và phát triển”.
2.1.2. Khái niệm sinh kế
Sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các “phương tiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa - xã hội mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra
thu nhập hoặc có thể sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ”.
Chambers và Conway (1991), đưa ra khái niệm: Sinh kế bao gồm các năng
lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết để
đảm bảo phương tiện sống.
2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững
Có khá nhiều cách tiếp cận và định nghĩa, khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên,
có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt
động sinh sống của mỗi cá nhân, hay hộ gia đình. Các nghiên cứu về sinh kế hiện
nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững, trên cơ sở các nguồn
lực của mỗi các nhân hay hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài
chính, xã hội và nhân lực. Kết quả nghiên cứu của Ellis (1998), cho rằng một sinh
6
kế bao gồm, những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và
nguồn vốn xã hội), những hoạt động, và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản, và hoạt
động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó, các quyết
định về sinh kế điều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.
Chambers và Conway (1991), sinh kế chỉ bền vững, khi nó có thể đối phó và
phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản và cung cấp các
cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh
kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.
2.1.4. Khái niệm tái định cư
Tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết
hoặc thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống phải
chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao gồm tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt
buộc.
+ Tái định cư tự nguyện: Là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di
chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác.
+ Tái định cư bắt buộc: Dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư
không thể tránh khỏi, trong đó người bị ảnh hưởng không còn lựa chọn nào khác ngoài
việc xây dựng lại cuộc sống mới, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một nơi nào khác
(ADB, 1995).
2.2. Các cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một
cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của
con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người,
để đạt đến mục tiêu tăng phúc lợi của con người. Khung phân tích sinh kế cho rằng
con người sử dụng, các loại vốn mình có để kiếm sống, đó là năm loại tài sản vốn,
hay hình thức vốn, để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: nguồn
7
vốn con người (Human Capital); nguồn vốn tự nhiên, (Natural Capital); nguồn vốn
vật chất (Physical Capital); vốn tài chính, (Financial Capital) và nguồn vốn xã hội
(Social Capital). Đây là những loại vốn, mang ý nghĩa của cả đầu vào và đầu ra.
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững
Nguồn: DFID, 1999
- Bối cảnh, dễ tổn thương: Là các yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào
cuộc sống của người dân, làm họ bị hạn chế hoặc không thể kiểm soát. Đó là các cú
sốc, các xu hướng gây ra như: mất việc làm, mất diện tích đất để sản xuất, thay đổi
môi trường sống, thiên tai, lũ lụt,…;
- Tài sản sinh kế:
+ Nguồn vốn con người: Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm tích lũy của mỗi người thông qua quá trình học tập, rèn luyện và lao
động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất và sức khỏe tốt để đảm
bảo về số lượng cũng như chất lượng lao động. Vốn con người cũng cần phải tốn
H
Tiến trình thay
đổi cấu trúc
Bối cảnh dễ bị
tổn thương
- Các cú sốc
- Các xu hướng
- Tính thời vụ
S N
Cấu trúc
- Các cấp chính
quyền
- Lĩnh vực tư
nhân
P F
- Luật
- Chính sách
- Văn hóa
- Thể chế
Tiến trình
CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ
Kết quả
sinh kế
- Thu nhập tăng
- Phúc lợi gia
tăng
- Giảm rủi ro
- An
lương
ninh
thực
được cải thiện
- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lực tự
nhiên
TÀI SẢN SINH KẾ
Ghi chú:
H: Vốn con người S: Vốn xã hội
N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất
F: Vốn tài chính
Ảnh
hưởng
và khả
năng
tiếp
cận
Để
tạo
được
8
chi phí để đầu tư tích lũy và cũng có thể bị hao mòn. Nguồn vốn con người chiếm
vai trò quan trọng nhất trong tài sản sinh kế, là yếu tố cần thiết để tạo ra bốn tài
sản hiện tại. Ở cấp độ quy mô hộ gia đình, vốn con người quyết định về chất
lượng lao động và năng suất tạo ra sản phẩm, ở cấp độ rộng hơn, đây là nguồn vốn
quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp và quốc gia.
+ Nguồn vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên
cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, gồm cả tài
nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Những tài sản này có chức năng tham gia
vào quá trình sản xuất và thỏa dụng như những đầu vào, như rừng, bãi cá, nghêu,
sò, quặng mỏ và các lực lượng tự nhiên như không khí, nước,... Việc khai thác, sử
dụng lãng phí và không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là cũng là nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, hoặc làm giảm chất
lượng cuộc sống của con người.
+ Nguồn vốn tài chính: Vốn tài chính là về các nguồn lực tài chính mà các hộ
gia đình và cá nhân sử dụng, để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình, như các
khoản, thu nhập, tiết kiệm, vốn vay, tín dụng, trợ cấp.
+ Nguồn vốn vật chất: Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng (phương
tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, trường học, chợ, nhà và chỗ ở an toàn, nguồn cấp
nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông,…) và các loại hàng
hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn cho sinh kế như các công cụ và thiết bị sản
xuất, con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật hay công nghệ sản xuất.
+ Nguồn vốn xã hội: Nguồn vốn, xã hội là các nguồn lực xã hội mà các cá
nhân và hộ gia đình sử dụng để theo đuổi các mục tiêu, sinh kế của mình, bao gồm
các mạng lưới, các quan hệ xã hội, yêu cầu, xã hội, đảng phái, hiệp hội. Tài sản về
các mối quan hệ này sẽ tạo nên sự tin cậy giữa các cá nhân và mạng lưới, cộng với
những giá trị cùng chia sẻ do chúng tạo ra, những tài sản này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hợp tác trong nội bộ và giữa các nhóm người.
- Tiến trình thay đổi cấu trúc: Các hoạt động và cấu trúc tổ chức hoạt động
của các cấp chính quyền, trong khu vực công và khu vực tư; chính sách của các cấp
9
chính quyền, trong khu vực công được cụ thể hoá bằng luật, văn bản quy định dưới
luật và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện.
- Chiến lược sinh kế: Gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt
động tái sản xuất, tái đầu tư, … của các cá nhân, hộ gia đình nhằm đạt các mục tiêu
sinh kế.
- Kết quả, sinh kế: Là kết quả của, các cá nhân, hộ gia đình đạt được khi họ sử
dụng tài sản sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm, tăng thu nhập, gia tăng
phúc lợi, giảm rủi ro, an ninh lương thực được cải thiện và sử dụng bền vững hơn các
nguồn lực tự nhiên.
Để cải thiện phúc lợi con người, các nguồn vốn, tài sản sinh kế nói chung có
tính chất bổ sung cho nhau. Ví dụ như tài sản con người cùng với tài sản xã hội có
thể làm tăng năng lực hoạt động và tồn tại của con người. Các tài sản cũng bổ trợ
nhau trong quá trình sản xuất, tức là năng suất của tài sản này có thể tăng lên khi có
thêm một lượng tài sản khác. Ví dụ như nếu nguồn vốn xã hội được tăng lên (như
sự thiết lập, gắn kết chặt chẽ với các mạng lưới quen biết trong xã hội có thể làm
tăng nguồn vốn tài chính, hay sự chia sẻ những kinh nghiệm kiến thức từ mạng lưới
ấy cũng làm tăng nguồn vốn con người, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cá
nhân và cộng đồng, giúp cho công tác quản lý các vấn đề về môi trường được cải
thiện tốt (nguồn vốn thiên nhiên), đến lượt nó, không khí, nước sạch hơn sẽ bảo vệ
sức khỏe con người, giúp nâng cao năng suất và chất lượng lao động, góp phần làm
tăng tài sản vật chất.
2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE tập trung vào sinh kế hộ gia
đình. Khung tài sản mô tả các chỉ số, bao gồm khả năng của thành viên hộ gia đình,
những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản mà hộ gia đình có thể tiếp cận được,
những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ trong lúc khó khăn của người thân, chính
quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vấn đề an ninh sinh kế hộ gia
10
đình, cần có một cái nhìn toàn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành viên
trong hộ gia đình.
Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE
Bối cảnh Chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế
Nguồn: Krantz, 2001
CARE đưa ra mô hình hoạt động của sinh kế dựa trên tính năng động và sự
tương tác được lập trình sẵn, bao gồm: Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng,
sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm thấy những người chủ hộ; nhận dạng những nhóm bị
tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ phải đối mặt; thu thập những dữ
liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian, nhận dạng những chỉ dẫn mà
nó sẽ kiểm định; lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp.
Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế bền vững của CARE là hiểu
được tính tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ
giá đình nhằm nhận dạng các khó khăn và cơ hội.
2.2.3. Khung chính sách của ADB
Khung phân tích ADB được thiết kế theo trình tự với mục tiêu cốt lõi là giúp
các hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, giảm thiểu các cú sốc trong việc
Tài sản
Vốn con người Vốn xã hội
(Khả năng (Lợi ích
sinh kế) và cơ hội)
Vốn kinh kế
(Cửa hàng và
các nguồn lực)
Tài nguyên
thiên nhiên
Cơ sở hạ tầng
Kinh tế
Văn hoá
Chính trị
Môi trường
Hộ gia
đình
Cú sốc và
căng thẳng
Trao đổi
Xử lý
Về an ninh:
- Lương thực
- Dinh dưỡng
- Sức khoẻ
- Nguồn nước
- Nhà ở
- Giáo dục
Sự trợ giúp
của cộng
đồng
An toàn cá
nhân
Thu nhập
Sản xuất
Tiêu thụ
11
thích nghi với cuộc sống tái định cư mới. Nội dung cốt lõi của các yêu cầu về tái
định cư của ADB được tóm lược theo quy trình, cụ thể như sau: Đánh giá các tác
động xã hội; Lập kế hoạch tái định cư; Công khai, tư vấn và sự tham gia, giải quyết
khiếu nại; Thực hiện kế hoạch tái định cư; Khôi phục và cải thiện thu nhập; Sắp xếp
tổ chức và phát triển năng lực; Giám sát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo tái định cư
(ADB, 2012).
Cẩm nang về tái định cư của ADB đưa ra mục tiêu và nguyên tắc chính sách
tái định cư bắt buộc dựa theo nguyên tắc thay thế chi phí, không có rào cản về
quyền hợp pháp về đất đai. Các hộ bị thu hồi đất phải được cung cấp thông tin và tư
vấn đầy đủ về các phương án bồi thường, thu hồi đất. Các tổ chức xã hội cần phải
hỗ trợ các hộ bị di dời sớm hòa nhập cồng đồng dân cư mới. Chi phí bồi thường thu
hồi đất được tính trong chi phí của dự án. Các khoản hỗ trợ cần xác định cụ thể
trong việc lập kế hoạch và thực hiện tái định cư bắt buộc.
Chỉ tiêu Chính sách của ADB
1. Về bồi thường đất
Mục tiêu chính
sách
Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể
tình trạng pháp lý về đất.
2. Về bồi thường tài sản:
2.1. Về bồi thường tài sản (nhà-vật kiến trúc)
Mục tiêu chính
sách
Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể
tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng
2.2. Về bồi thường tài sản (cây hàng năm, cây lâu năm, thủy sản và diêm nghiệp)
Mục tiêu chính
sách
Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể
tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng
2.3. Về bồi thường tài sản (di dời mồ mả)
Bất kể tình trạng pháp lý, bồi thường theo chi phí thay thế
12
Chỉ tiêu Chính sách của ADB
3. Bồi thường chi phí di chuyển tài sản
Mục tiêu chính
sách
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời
4. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập
4.1. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ nông nghiệp
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
4.2. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời).
5. Bồi thường các công trình công cộng (điện, cấp, thoát nước, …)
Bồi thường theo chi phí thay thế, bất kể tình trạng pháp lý về đất
và tài sản
6. Về hỗ trợ phục hồi sinh kế
Tái định cư
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
Tạm cư
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
Ổn định đời sống
và sản xuất
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
Ổn định kinh
doanh sản xuất
Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng điều được nhận hỗ trợ
Chuyển nghề và Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
13
Chỉ tiêu Chính sách của ADB
tìm kiếm việc
làm
hưởng có di dời hay không di dời)
Hỗ trợ phục hồi
sản xuất
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
Hỗ trợ nhóm dễ
bị tổn thương
Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
hưởng có di dời hay không di dời)
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
- Nguyễn Văn Sửu (2008) đã ứng dụng khung sinh kế bền vững để nghiên
cứu “Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến sinh kế nông dân Việt Nam:
Trường hợp một làng ven đô Hà Nội”. Tác giả nhận định việc mất đất nông nghiệp
đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người nông dân ở khu vực nông
thôn và ven đô, những con người mà văn hoá của họ được gọi là nền văn minh lúa
nước và sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất
nông nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi này, với nhiều người nông dân ở làng Phú
Điền, thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá và đô thị
hoá đã đem lại cho họ một khoản tiền lớn mà nhiều người có mơ cũng không thấy
trong những năm còn sản xuất nông nghiệp, bên cạnh thực tế là giá trị trao đổi của
quyền sử dụng đất ở trong khu vực gia tăng nhanh chóng, làm cho những người
nông dân Phú Điền ở thời điểm hiện tại là những thực thể giàu vốn tài chính và vốn
tự nhiên. Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi này đã chuyển đổi sinh kế truyền
thống của người dân địa phương từ một nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông
nghiệp sang những nguồn sinh kế đa dạng khác trong đó cho thuê nhà trọ và buôn
bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều lao động vốn là những người
nông dân làm nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể
tìm được việc làm, để đảm bảo các chiếnl lược sinh kế bền vững của mình trong
một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn
chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước. Chính vì thế, nhiều
14
người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu ổn
định.
- Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2012) tiến hành nghiên
cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hoá đến
sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra 135
hộ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách
của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện,
thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo
giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc
làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời
đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công
nghiệp hoá, chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong
các nhà máy, 77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực, 69,6% số hộ điều tra
lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư.
- Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng (2012) sử dụng
khung phân tích sinh kế bền vững để nghiên cứu “Ảnh hưởng của chương trình 135
đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị”.
Nhóm tác giả tiến hành điều tra 90 hộ gia đình ở 03 địa bàn và các dân tộc khác
nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sinh kế của người dân còn ở mức thấp
những đã có thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của
chương trình 135. Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài
chính, vật chất và xã hội. Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác
định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện,
đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Nguyễn Thị Thuận An (2012) thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh
hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự
án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng” Kết quả nghiên
cứu cho thấy có tới 70,75% số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất.
Nguồn thu nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm
15
dịch vụ,… Tuy nhiên, nguồn thu nhập của họ tăng không đáng kể so với thu nhập
trước khi bị thu hồi đất. Trong thành phần nguồn thu nhập của các hộ gia đình thì
thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giảm đi trong tổng thu nhập của
người dân. Sau khi thu hồi đất nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất của các hộ
dân gia tăng nhưng sự gia tăng này chỉ mang tính chất tạm thời không lâu dài, bởi vì
nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên chỉ ở mức hạn chế nên
việc duy trì nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất mang tính rủi ro cao và phụ
thuộc nhiều và sự thay đổi chế độ chính sách hỗ trợ của chính quyền và sự thay đổi
nội lực của người nông dân về trình độ học vấn hoặc phải trông chờ vào thế hệ tiếp
theo. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án xây dựng khu đô thị
mới quận Hải An còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân
như vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều
ngày không những gây nên sự bất ổn cho xã hội mà còn có tác động không nhỏ đến
suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Vương Thị Bích Thủy (2012) đã vận dụng khung phân tích sinh kế bền
vững để nghiên cứu “Sinh kế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp trường hợp
Khu kinh tế Đông Nam – Nghệ An”. Tác giả đã tiến hành khảo sát 65 mẫu phỏng
vấn hộ dân bị thu hồi đất và cho rằng sinh kế người dân sau thu hồi đất kém bền
vững, phần lớn tài sản tự nhiên đã chuyển sang vốn tài chính, những nguồn vốn này
đã chuyển sang vốn vật chất mà chủ yếu là tài sản sinh hoạt. Nguồn vốn con người
là quan trọng nhất trong việc đóng góp vào tăng tài sản sinh kế thì lại không có
nhiều thay đổi. Chưa có sự kết nối vững chắc giữa chính quyền, doanh nghiệp và
người dân trong việc hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân. Các chính sách hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân gần như không hiệu quả trong trường hợp
này. Thu nhập của một số hộ dân có cải thiện, tuy nhiên đa phần là tự phát do từ khả
năng của chính họ.
- Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013) tiến
hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc
làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra
16
240 hộ nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đánh giá
ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất,
những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu
cho thấy từ năm 2000-2010, huyện Văn Lâm đã thu hồi đất nông nghiệp của 14.260
lượt hộ; tổng diện tích đã thu hồi là 928,52 ha, trong đó đất nông nghiệp là 736,50
ha. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
– xây dựng (từ 31,00% năm 2000 tăng lên 74,99% năm 2010) và giảm tỷ trọng
nông nghiệp (từ 57,50% năm 2000 giảm xuống 12,65% năm 2010). Thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 3,82 triệu đồng (năm 2000) đến 27,2 triệu đồng (năm 2010).
Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút khoảng 25.000 lao động vào làm việc tại các
khu, cụm công nghiệp,…Tuy nhiên, việc mất đất sản xuất nông nghiệp đã làm một
bộ phận nông dân thiếu việc làm, nảy sinh một số tác động xã hội khác, ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống của họ. Cụ thể, nhóm hộ có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp
nhiều (>70%) có tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp cao (94,17%) do vậy thu nhập, đời
sống văn hoá tinh thần của họ cũng tăng lên so với trước kia. Kết quả điều tra thực
tế vẫn còn một số hộ có thu nhập không thay đổi, một số hộ có thu nhập bị giảm đi
so với trước kia, chủ yếu tập trung vào các hộ có tỷ lệ bị thu hồi đất ít (<30), nguyên
nhân chính là do tâm lý của người dân ngại thay đổi nghề nghiệp nên cố bám trụ
trên diện tích đất nông nghiệp còn lại.
- Bùi Văn Tuấn (2015) vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững để
nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân
cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”. Tác giả đánh giá sinh kế, sinh kế bền
vững có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hoá.
Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lý luận
về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong
quá trình đô thị hoá qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá thực
trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định những nhân tố
thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở
17
đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng
dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hoá trong bối cảnh phát triển và hội nhập.
Để đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở quận Bắc Từ Liêm cần có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân để khắc phục những điểm
yếu, nâng cao sinh kế của người dân. Quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục đổi mới chính
sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất với bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến
và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hoá nông nghiệp chất lượng cao gắn
với xuất khẩu trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng
hoá ngành nghề và nguồn thu nhập.
- Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai (2016) với đề tài nghiên cứu “Tác động của
việc thu hồi đất vùng nông thôn đế thu nhập của người dân huyện Vĩnh Thạnh –
Thành phố Cần Thơ: trường hợp dự án Khu dân cư vượt lũ Vĩnh Thạnh”. Nhóm tác
giả nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn đế thu nhập người dân
tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ bằng phương pháp sai biệt kép nhằm mô
tả và lượng hóa những thay đổi trong sinh kế của người dân. Kết quả cho thấy
không có sự khác biệt về thu nhập của người dân sau hai năm kể từ khi Nhà nước
thực hiện việc thu hồi đất. Từ các kết quả trên, có thể rút ra một và hàm ý chính
sách như: 1) Nên thu hồi đất với quy mô nhỏ hoặc với quy mô nhỏ nhất có thể nhằm
hạn chế việc gây ra xáo trộn đời sống sinh kế dân cư và tiết kiệm ngân sách; 2) Tỷ
lệ hộ gia đình nông thôn không có đất hoặc có ít đất nông nghiệp khá cao và sinh kế
dựa vào việc làm thuê nông nghiệp, đời sống bấp bênh. Vì vậy, nên chú trọng mở
rộng các cơ hội đầu tư nhất là trong ngành chế biến nông sản và thương mại, dịch
vụ để tạo thêm việc làm nông thôn và ổn định đời sống của họ khi thu hồi đất.
Nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định khi chưa phân tích được tác động của
việc thu hồi đất đến từng nhóm hộ gia đình khác nhau, đặc biệt là nhóm nghèo, dễ
bị tổn thương và khó thích ứng với sự thay đổi. Vì vậy, cần có những nghiên cứu
sâu hơn về tác động đến các nhóm hộ gia đình khác biệt.
18
- Lưu Phi Hổ (2016) cũng sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để đánh
giá “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ
dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường Xuân Diệu,
thành phố Quy Nhơn”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 72 hộ gia đình và phân
ra 04 nhóm hộ để khảo sát, kết quả cho thấy: Sau tái định cư, đa số các hộ gia đình
có chỗ ở tương đối ổn định, thu nhập của họ được cải thiện hơn qua từng năm,
nhưng nhìn chung mức thu nhập còn thấp hơn so với khu vực thành thị.
- Tô Tấn Thi (2016) với đề tài “Sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào Ba
Na tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở
Bình Định”. Qua nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương đã thực hiện cơ bản
đầy đủ các chính sách hỗ trợ, tái định cư cho người dân; cơ sở hạ tầng được xây
dựng đồng bộ, các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư và phát huy
hiệu quả; đa số người dân sau khi được di dời tái định cư đều có nhà ở kiên cố, đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt lâu dài. Song song với những mặt đạt được thì cũng còn tồn
tại nhiều khó khăn, buộc người dân phải đối mặt với việc tìm kiếm các giải pháp
nhằm đạt được sinh kế bền vững trong tương lai, đó là: Trình độ người dân còn thấp
nên việc đa dạng hóa nghề nghiệp là vấn đề khó khăn; do ảnh hưởng biến đổi khí
hậu, thời tiết không ổn định, quy mô dân số tăng nên phần lớn diện tích đất sản xuất
bị giảm đi, đất bị xói mòn, bạc màu, người dân không biết đầu tư cải tạo đất đai,
làm cho độ màu mỡ của đất bị giảm, kéo theo năng suất cây trồng bị giảm, sản
lượng thu được ngày càng ít đi; việc tiếp cận với các nguồn vốn vay có phần khó
khăn, chủ yếu là vay tín chấp, định mức vay thấp, không liên tục nên người dân
không đủ vốn đầu tư mở rộng sản xuất; nguồn vốn xã hội còn hạn hẹp nên người
dân ít có cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới đáp ứng cho cuộc sống. Từ những
phân tích về thực trạng sinh kế của các hộ gia đình đồng bào Ba Na, tác giả đưa ra
07 nhóm giải pháp nhằm giúp cho người dân cải thiện điều kiện sống, ổn định nghề
nghiệp và đem lại sinh kế bền vững sau này.
- Lê Ánh Dương, Phạm Thị Mỹ Dung (2017) tiến hành nghiên cứu “Thay
đổi sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định trong quá trình đô thị
19
hóa”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ vùng ven dựa vào 4 nhóm hoạt động
chính là 1) Nông nghiệp; 2) Công nhân và làm thuê; 3) Thương mại và dịch vụ; 4)
Hoạt động khác. Thay đổi hoạt động sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu hộ nông dân
vùng ven. Tỷ lệ các hộ dựa chủ yếu vào nông nghiệp giảm từ 52,11% năm 2011
xuống còn 40,53% năm 2015. Tỷ lệ các hộ chủ yếu hoạt động nhóm 2 và 3 tăng từ
34,37% lên 52,54%. Tỷ lệ nhóm 4 giảm từ 13,18% xuống còn 7,13%. Số lượng
nghề kiếm sống, thu nhập và điều kiện sống của các hộ dân đã tăng lên. Các yếu tố
chủ yếu ảnh hưởng tới thay đổi sinh kế hộ gồm thiên tai, dịch bệnh; phát triển đô
thị; các chính sách hỗ trợ; thay đổi vốn sinh kế và ý thức của hộ. Trên cơ sở đó
nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp: Cung cấp đầy đủ thông tin để tránh rủi ro
cho hộ; thay đổi hoạt động sinh kế phù hợp với thay đổi đô thị trung tâm thành phố;
hỗ trợ nông dân cải thiện vốn sinh kế; thúc đẩy nông dân sáng tạo thay đổi sinh kế;
hoàn thiện một số chính sách và quy định liên quan tới hộ nông dân.
- Võ Hoàng Nguyên Thảo (2017) trong đề tài “Đánh giá thực trạng sinh kế
của hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án khu công nghiệp Thạnh Lộc, tỉnh Kiên
Giang” cho biết việc thu hồi đất đã làm cho bình quân một hộ gia đình bị giảm đi
khoảng 3.750 m2
đất nông nghiệp, bước đầu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
những hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu tự canh tác trên đất
nông nghiệp và chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, bù lại thì nguồn vốn vật chất và
vốn tài chính tăng lên đáng kể, nhưng các nguồn vốn này sinh lợi ích, nhất là việc
gửi tiết kiệm chỉ là phương án an toàn trước mắt, đặc biệt là đầu tư cho tài sản tiêu
dùng là đầu tư không sinh lợi. Vì vậy, chiến lược sinh kế trong tương lai của các hộ
gia đình này là tiếp tục nghề trồng trọt, kết hợp buôn bán kinh doanh hoặc làm công
nhân trong khu công nghiệp để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình.
2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, bên cạnh thực trạng
của địa phương tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sinh kế của người dân bị thu hồi
đất dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999), làm đề tài nghiên cứu.
20
H
Bối cảnh dễ bị
tổn thương
Chính sách
- Bồi thường về
đất, công trình vật
kiến trúc.
- Hỗ trợ đào tạo,
chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm.
- Hỗ trợ tái định
cư.
- Xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Ảnh
hưởng
và khả
năng
tiếp
cận
TÀI SẢN SINH KẾ
Ghi chú:
H: Vốn con người S: Vốn xã hội
N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất
F: Vốn tài chính
Cú sốc (Người
dân bị thu hồi
đất, mất phương
tiện sản xuất)
- Thu nhập tăng
- Phúc lợi gia
tăng
- Giảm rủi ro
- An ninh
lương thực
được cải thiện
- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lực tự
nhiên
Kết quả
sinh kế
CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ
S N
P F
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên khung phân tích DFID,1999
Để
tạo
được
21
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu
Thực trạng sinh kế:
+ Bối cảnh dễ bị tổn thương
+ Các nguồn vốn sinh kế
+ Chính sách hỗ trợ của
chính quyền
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp
Phỏng vấn các hộ gia đình
bị thu hồi đất
Thu thập số liệu thứ cấp của
địa phương về chính sách
hỗ trợ, số liệu khảo sát
thống kê hộ gia đình
Phân tích dữ liệu
Viết báo cáo
Báo cáo
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu sau:
22
3.2. Điều tra thu thập số liệu
3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu,
tài liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. Thu thập các
văn bản của Trung ương quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất, các văn bản về quy định giải phóng mặt bằng, tái định cư,
chính sách đào tạo nghề và các chính sách hỗ trợ khác của tỉnh Cà Mau trong việc
thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại Anh Sinh thuộc khu D, khu cữa ngõ
Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Thu thập thông tin
từ các nghiên cứu đã được công bố trên các báo cáo, bài báo khoa học, tài liệu hội
thảo,… để có số liệu về tình hình thu hồi đất, sinh kế của người dân.
3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Phỏng vấn một số chuyên gia (lãnh đạo, cán bộ tham gia giải phóng
mặt bằng, cán bộ địa phương, công chức thẩm định phương án) ghi nhận những
thông tin và đánh giá những tác động của công tác thu hồi đất, ảnh hưởng đến sinh
kế của người dân, rút ra những nhận định có tính phổ biến, từ đó điều chỉnh, bổ
sung bảng khảo sát.
Bước 2: Phỏng vấn 10 hộ gia đình bị thu hồi đất để tìm hiểu về những thay
đổi sinh kế, thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống và nhu cầu cần hỗ trợ sau khi bị
thu hồi đất.
Bước 3: Điều chỉnh, biên soạn lại phiếu khảo sát bao gồm các thông tin chủ
yếu về tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, diện tích đất đai, vốn và tài sản; xác định
cấu trúc nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập bình quân đầu người; các thay đổi
tài sản sinh kế; sự thay đổi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội trước và sau khi tái
định cư; phản ứng của các hộ gia đình đối với các bối cảnh tổn thương, dự định
chiến lược sinh kế của họ; các khó khăn, vướng mắc sau khi bị thu hồi đất và nhu
cầu cần hỗ trợ của hộ gia đình từ chính quyền địa phương.
23
Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp 120 hộ gia đình bị thu hồi đất dựa trên phiếu
điều tra đã chuẩn bị sẵn để thu thập các thông tin về sinh kế, việc làm, nhu cầu hỗ
trợ của các hộ gia đình bị thu hồi án thực hiện dự án.
3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu ít khi chúng ta điều tra tổng thể, với lý do là hết
sức tốn kém công sức và thời gian. Trong khi đó, chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu sẽ
có nhiều lợi thế (chi phí nghiên cứu thấp; thời gian thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn
đảm bảo độ tin cậy của số liệu). Một mẫu được coi là tốt khi có thể mang tính đại
diện cho tổng mẫu. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải có độ tin cậy trong lựa chọn
mẫu điều tra, cở mẫu đủ lớn và tính chính xác của kết quả.
Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện, trong phạm
vi đề tài nghiên cứu có 452 số hộ dân bị thu hồi đất, tác giả sử dụng công thức
Yamane (1967) để tính cở mẫu cho điều tra khảo sát:
n = N/[1+(N*e2
)], trong đó:
n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
N: Tổng số mẫu
e: Mức độ chính xác mong muốn
Trong nghiên cứu này tác giả chọn e = 8% (tức mức độ tin cậy là 92%); N =
452 hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng dự án. Ta có:
n = 452/[1+(452*0,082
)] = 116,11
Như vậy, số lượng mẫu cần cho nghiên cứu điều tra là n = 116,11. Tuy
nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cao và mang tính đại diện,
số lượng mẫu nên lớn hơn số lượng mẫu tối thiểu nhằm dự phòng cho những
trường hợp phiếu không được trả lời hoặc trả lời không đầy đủ. Vì vậy, trong
nghiên cứu này tác giả lựa chọn số lượng mẫu là 120 phiếu điều tra. Mẫu được
chọn theo phương pháp thuận tiện dựa trên danh sách các hộ gia đình bị thu hồi
đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau cung cấp.
24
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Số liệu sơ cấp được xử lý, tổng hợp theo phương pháp thống kê mô tả để
phân tích tổng quan về mẫu nghiên cứu, mô tả các đặc điểm về trình độ văn hoá,
nghề nghiệp, nguồn thu nhập, lực lượng lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế
của hộ gia đình. Phương pháp định tính được dùng để phân tích, đánh giá những
mặt được và chưa được của chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư, những thuận
lợi, khó khăn, các yếu tố quyết định đến hỗ trợ để các hộ gia đình đảm bảo được
sinh kế.
25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Phường Tân Thành được thành lập từ ngày 04/6/2009 theo Nghị quyết số
24/NQ-CP với tổng diện tích tự nhiên là 1.120,51 ha, gồm 06 khóm và có các
hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp xã Tân Thành;
- Phía Tây giáp phường 4, phường 5;
- Phía Nam giáp phường 6;
- Phía Bắc giáp xã An Xuyên và phường Tân Xuyên.
Phường Tân Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Do nằm gần trung tâm tỉnh đã tạo điều kiện rất lớn cho phường tiếp cận những tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong
phường; đồng thời phường có điều kiện giao thông khá thuận lợi, đường bộ có tuyến
Quản lộ - Phụng Hiệp đi qua theo hướng Đông Tây với chiều dài khoảng 4,0 km và
đường lộ Tân Thành từ Uỷ ban nhân dân phường đi qua phường 6 và nối với quốc lộ
1A.
Theo số liệu thống kê năm 2017, toàn phường có 1.292 hộ với 6.025 khẩu;
trong đó, chủ yếu là dân tộc kinh, còn lại là các dân tộc khác như: dân tộc Khmer,
dân tộc Hoa…. Dân số trong phường phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại điểm
dân cư của các khóm và các trục giao thông chính trong phường, các hộ có thu nhập
chính từ nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người
năm 2017 đạt 30 triệu đồng
Hiện trạng đất dành cho thuỷ lợi trên địa bàn phường là 25,21 ha, chiếm
2,25% diện tích tự nhiên với chiều dài khoảng 21,8 km và có tuyến đường thủy nội
địa quốc gia là kênh xáng Quản lộ Phụng Hiệp có chiều dài 4,4 km; kênh cấp I có
chiều dài 4,5 km; kênh cấp III có chiều dài 1,3 km; còn lại là các tuyến thủy nông nội
26
đồng. Hệ thống thuỷ lợi của phường chủ yếu là kênh, rạch sẵn có được phân bố rãi
khắp địa bàn với mật độ và lưu lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thoát và cung cấp
nước phục vụ nông nghiệp trong địa bàn.
Một số thông tin về dự án Khu D:
Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở thương mại An Sinh có tổng diện tích 80,56 ha
thực hiện trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, nằm
tiếp giáp với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, cách bệnh viện MEDIC thành phố Cà
Mau (cách 500m), sân bay Cà Mau (5km), Khu hành chính mới của thành phố
(700m), có các vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Đông Bắc: Giáp Khu dân cư hiện trạng dọc theo rạch Cái Nhúc;
+ Phía Đông Nam: Giáp chỉ giới đường đỏ đường tránh nội ô thành phố Cà
Mau;
đường;
+ Phía Tây Bắc: Giáp đường Quản lộ Phụng Hiệp và dân cư hiện trạng dọc theo
+ Phía Tây Nam: Giáp Khu C2 - Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc.
Đất trong khu vực lập quy hoạch chi tiết chủ yếu được chia làm 4 loại đất cơ
bản là đất ở hiện trạng, đất giao thông bến bãi, đất ao hồ, đầm cây xanh, đất nghĩa
trang.
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án
STT Loại đất Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
01 Đất ở không thuận lợi về mặt giao thông thuỷ, bộ 3.100 0,38
02 Đất trồng cây lâu năm 12.100 1,50
03 Đất trồng cây hàng năm và Đất nuôi trồng thuỷ sản 789.800 98,04
04 Đất nghĩa trang 600 0,07
Tổng cộng 805.600 100,00
Nguồn: Dự án đầu tư
27
Hiện nay, trong khu vực thực hiện dự án chưa có các công trình công cộng,
chủ yếu có 1 số lượng nhỏ dân cư sinh sống. Các công trình này được chia làm 3
loại, nhà kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm, phân bổ theo cụm và vị trí sinh sống.
Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau
4.2. Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
4.2.1. Triển khai kế hoạch đo đạc, kiểm điếm
- Thông báo thu hồi đất: Căn cứ kế hoạch thu hồi đất, Ủy ban nhân dân
thành phố Cà Mau ban hành thông báo thu hồi đất, tổ chức họp đối thoại với các hộ
dân để phổ biến về chủ trương để thu hồi đất, giải đáp các kiến nghị của các hộ dân,
thông báo kế hoạch đo đạc, kiểm đếm, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng. Trung tâm phát triển quỹ đất tiến hành khảo sát, đo đạc diện tích đất của
các hộ dân ảnh hưởng bởi dự án, kiểm kê nhà cửa, công trình vật kiến trúc, hoa
28
màu, vật nuôi, tổng hợp sơ bộ tài sản, điều kiện cuộc sống của người dân, để xây
dựng phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo việc bồi thường
phù hợp với điều kiện thực tế trong khuôn khổ pháp luật quy định và nhu cầu thực
tế, phản ánh của người dân trong vùng dự án để các cơ quan liên quan xem xét, giải
quyết.
- Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Ủy ban nhan dân thành
phố Cà Mau thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gồm lãnh đạo Uỷ
ban nhân dân, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành
phố Cà Mau, lãnh đạo cơ quan tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, lãnh
đạo Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính, các cơ quan đoàn thể phường Tân Thành,
chủ đầu tư dự án, đại diện ban nhân khóm cư và đại diện người dân trong vùng dự
án. Để giải quyết phản án, kiến nghị của các hộ dân cụ thể bị thu hồi đất ảnh hưởng
bởi dự án và xem xét phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết
thắc mắc, khiếu nại.
- Thực hiện đo đạc, kiểm đếm: Việc thực hiện đo đạc, kiểm đếm chi tiết do
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư của dự án tổ chức thực hiện và phải có xác nhận của chủ hộ và các
hộ dân liền kề. Các biên bản kiểm kê tài sản sẽ được các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất
xem xét và ký xác nhận.
Danh sách các hộ bị giải tỏa thu hồi đất sẽ được công khai, người bị giải tỏa,
thu hồi đất sẽ không được lập phương án bồi thường nếu không đồng ý, cho đến khi
được thống nhất các số liệu về tài sản bị giải tỏa, riêng các nội dung kiến nghị vượt
thẩm quyền, không có trong quy định sẽ được xem xét giải quyết từng trường hợp
cụ thể.
4.2.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường
- Khảo sát giá đất cụ thể: Mục đích áp dụng giá thị trường cho các tài sản
của người bị thu hồi đất. Các thông tin này được thực hiện qua việc nghiên cứu chi
29
tiết giá thay thế trước khi bồi thường do đơn vị tư vấn khảo sát và được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện chi trả cho từng dự án cụ thể.
- Tham vấn cộng đồng: Trong quá trình thực hiện, đơn vị tổ chức thực hiện
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ niêm yết công khai, tham khảo ý kiến
của người dân trong vùng dự án trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm mục đích
tổng hợp các ý kiến và hoàn thiện phương án bồi thường theo khuôn khổ pháp luật
cho phép; đồng thời tổng hợp các ý kiến đề xuất, nguyện vọng của người dân, báo
cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Bồi thường, hỗ trợ và phục hồi thu nhập: Các biên bản kiểm kê được các
hộ thu hồi đất kiểm tra và xác nhận, làm cơ sở để lập phương án bồi thường và thực
hiện các chương trình phục hồi sinh kế (bố trí tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống,
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm,…)
Trên cơ sở đó thực hiện công tác niêm yết công khai quyết định phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và gửi đến từng hộ dân bị thu hồi đất, tổ
chức thực hiện chi trả tiền bồi thường, chỉnh lý hồ sơ đất đai của người dân và bàn
giao đất cho Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án.
4.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương
Từ năm 2017 đến năm 2018, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau đã
phối hợp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố Cà Mau và đơn vị có
liên quan thực hiện công tác điều tra, đo đạc, kiểm đếm và lập phương án bồi
thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án; và được Ủy ban
nhân dân thành phố Cà Mau phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
các Quyết định số 5896/QĐ-UBND ngày 29/12/2017, Quyết định số 93/QĐ-UBND
ngày 01/10/2018, Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 04/4/2018, Quyết định số
1399/QĐ-UBND ngày 20/4/2018, Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 23/5/2018,
Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 06/6/2018, Quyết định số 2731/QĐ-UBND
ngày 13/7/2018, Quyết định số 4423/QĐ-UBND ngày 25/10/2018, Quyết định số
4739/QĐ-UBND ngày 20/11/2018; tổng số tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án
30
được phê duyệt là 257,08 tỷ đồng; với tổng số hộ gia đình, cá nhân 452 hộ và 01 tổ
chức; tổng diện tích đã có Quyết định thu hồi đất là 80,56 ha, thuộc địa bàn khóm 1
và khóm 2, phường Tân Thành, Thành phố Cà Mau.
Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất dự án Khu D
STT Diễn giải ĐVT Số lượng
01 Tổng diện tích bị thu hồi m2
805.600,0
02 Tổng số hộ bị thu hồi hộ 452
03 Tổng số tổ chức bị thu hồi tổ chức 1
04 Bình quân diện tích bị thu hồi của 1 hộ, trong đó: m2
1.782,3
4.1 Diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất m2
25.298,3
4.2 Diện tích đất bị thu hồi ít nhất m2
1,4
Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng từ khâu thông báo thu hồi đất,
khảo sát, kiểm đếm, lập phương án cho đến việc triển khai phổ biến, niêm yết công
khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ nhìn chung cơ bản thuận lợi. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau đã phối
hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền, báo đài và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã
hội của địa phương tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân trong vùng dự
án hiểu và thực hiện theo các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó,
nhận được sự đồng thuận của người dân và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh cơ bản thuận lợi, đảm bảo tiến độ.
Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy, bình quân 1 hộ bị thu hồi đất là 1.782,3 m2
,
trong đó: Hộ bị thu hồi đất nhiều nhất lên đến 25.298,3 m2
, mất hết toàn bộ diện tích
đất sản xuất nông nghiệp, hộ bị thu hồi đất ít nhất là 1,4 m2
. Việc mất toàn bộ diện
tích đất sản xuất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của các hộ gia
đình trong vùng dự án chuyên sống bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, các hộ gia
đình khi bị thu hồi đất sẽ được bồi thường các khoản thiệt hại về đất, nhà, công
31
trình, vật kiến trúc, cây trồng và các chi phí hỗ trợ khác bằng số tiền tương ứng với
tài sản bị thu hồi, các khoảng hỗ trợ đào ao, di dời cá, ổn định đời sống. Số tiền bồi
thường của hộ gia đình nhận được cao nhất lên đến 10,6 tỷ đồng và hộ gia đình
nhận thấp là 3,3 triệu đồng. (phụ lục 2)
Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng
Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trên cơ sở phương án được duyệt, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tiến hành chi trả tiền và các hộ gia đình sẽ được nhận một lần tiền
bồi thường, hỗ trợ theo phương án. Các hộ dân đa phần sống nhờ nghề nông, với số
tiền mặt lớn như vậy họ sẽ sinh sống ra sao? Chiến lược sinh kế của hộ như thế
nào? Liệu họ có sử dụng số tiền được bồi thường hiệu quả hay không? Họ tiếp tục
sinh sống bằng trồng trọt, sản xuất nông nghiệp hay chuyển sang ngành, nghề khác?
Tổng hợp số liệu từ 120 phiếu điều tra các hộ gia đình cho thấy, có đến gần
40% số hộ thuộc diện giải toả trắng mất hoàn toàn đất ở, đất sản xuất nông nghiệp
buộc phải di chuyển đến nơi ở mới để mưu sinh. Điều này không chỉ tác động
không nhỏ đến chiến lược sinh kế của họ mà còn thay đổi môi trường sống vốn dĩ
đã quen thuộc từ lâu.
32
Chỉ có 74/120 hộ gia đình bị thu hẹp diện tích nhà ở hoặc mất một phần diên
tích đất nông nghiệp. Do đó, các hộ này sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ sẽ tiếp
tục sinh sống tại khu vực cũ, đối với đất nông nghiệp bị thu hồi thì họ sẽ mua bổ
sung để tiếp tục sinh kế. Nhờ đó đời sống của họ ít bị tác động, xáo trộn, việc tìm
kiếm sinh kế mới cũng tương đối dễ dàng hơn từ số tiền nhận được.
4.4. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên
cứu
Từ số liệu điều tra thực tế về đời sống kinh tế, xã hội của các hộ dân trong
khu vực nghiên cứu, sẽ giúp cho ta tìm hiểu rõ thực trạng sinh kế của các hộ gia
đình bị thu hồi đất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh kế của người
dân. Đồng thời, tìm hiểu thêm về việc làm, thu nhập, chiến lược sinh kế trong tương
lai, các khó khăn hộ gia đình gặp phải khi bị thu đất. Qua đó, giúp chúng ta giải
quyết các vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
4.4.1. Nguồn vốn con người
- Về giới tính: Theo số liệu khảo sát, trong tổng số 120 hộ điều tra, có 89 hộ
có chủ hộ gia đình là nam, chiếm 74,17%. Chủ hộ gia đình là nữ có 31 hộ, chiếm
25,83% trong tổng số hộ được điều tra. (phụ lục 3)
Hình 4.3. Kết quả khảo sát giới tính chủ hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
33
- Về độ tuổi: Qua khảo sát thực tế thì độ tuổi trung bình của các chủ hộ gia
đình khoảng 48,6 tuổi, chủ hộ gia đình có độ tuổi lớn nhất là 81 tuổi, chiếm 0,83%.
Chủ hộ gia đình có độ tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi, cũng chiếm 0,83%. Trong đó, chủ hộ
gia đình có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm nhiều nhất, có đến 41 người, chiếm 34,17%
trên tổng số hộ được khảo sát. (phụ lục 4)
Hình 4.4. Kết quả khảo sát độ tuổi của chủ hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
- Về trình độ học vấn: Nhìn chung, qua kết quả khảo sát thì trình độ học vấn
của chủ hộ không cao, trong đó: Chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp tiểu học là
15 người, chiếm 12,5%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp Trung học cơ sở là
18 người, chiếm 15%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp Trung học phổ thông
là 43 người, chiếm 35,83%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn bậc Trung cấp và
Cao đẳng là 15 người, chiếm 12,5%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn bậc Đại
học là 23 người, chiếm 19,17% và chủ hộ gia đình có trình độ học vấn sau đại học
là 6 người, chiếm 5% trên tổng số hộ được khảo sát. (phụ lục 5)
34
Hình 4.5. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Những chủ hộ có trình độ học vấn cấp Trung học phổ thông là 43 người,
phân bổ tương đối đều từ nhóm 70 tuổi trở xuống, trình độ học vấn bậc đại học là
23 người nhưng rơi chủ yếu vào nhóm chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi với 16 người,
nhóm chủ hộ có trình độ học vấn cấp Tiểu học chủ yếu thuộc nhóm có độ tuổi từ 60
tuổi trở lên. Qua số liệu thống kê cho thấy, phần lớn chủ hộ trong khu vực khảo sát
có tuổi đời còn tương đối trẻ, độ tuổi trung bình khoảng 48,6 tuổi, nhưng trình độ
học vấn không cao, cấp Trung học phổ thông trở xuống chiếm 63,33%. Điều này sẽ
góp phần gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới khi bị thu hồi hết phần
diện tích mình đang sở hữu.
35
Bảng 4.3. Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ gia đình theo độ tuổi
Trình độ học vấn
Đơn vị
tính
TH THCS THPT TC/CĐ ĐH
Sau
ĐH
Tổng
Chủ hộ có độ tuổi
trên 70 tuổi
Người 7 7
Chủ hộ có độ tuổi
từ 60 đến dưới 70
tuổi
Người 7 4 10 1 22
Chủ hộ có độ tuổi
từ 50 đến dưới 60
tuổi
Người 1 5 15 3 4 1 29
Chủ hộ có độ tuổi
từ 40 đến dưới 50
tuổi
Người 3 9 3 2 4 21
Chủ hộ có độ tuổi
dưới 40 tuổi
Người 6 9 9 16 1 41
Tổng cộng 15 18 43 15 23 6 120
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Hình 4.6. Kết quả khảo sát quy mô của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
36
- Về lực lượng lao động: Qua kết quả khảo sát 120 hộ gia đình, lực lượng lao
động của các hộ gia đình tương đối dồi dào so với quy mô hộ, bình quân có khoảng
3,66 lao động chính và 1,85 người phụ thuộc. Tuy nhiên, có những hộ gia đình chỉ
có lao động chính, không có người phụ thuộc, loại này có đến 39 hộ, chiếm 32,5%
trong tổng số hộ được khảo sát. Tỷ lệ lao động chính so với quy mô hộ gia đình là
439/589 người, chiếm 74,53%; tỷ lệ người phụ thuộc so với quy môn hộ gia đình là
150/589 người, chiếm 25,47%. Trong số người phụ thuộc thì người già chiếm tỷ lệ
khá thấp khoảng 20%, còn lại chủ yếu là đối tượng trẻ trong độ tuổi đi học chiếm
khoảng 80%. Điều này cho thấy nguồn lực của các hộ gia đình rất dồi dào, nhưng
để định ra chiến lược sinh kế bền vững trong tương lai cho các hộ dân là vấn đề
không hề dễ dàng. Bởi vì, đa phần các hộ dân trong khu vực khảo sát phục vụ cho
đề tài đều là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đều đó gây khó khăn trong việc
tìm kiếm nghề nghiệp mới hoặc di chuyển địa điểm canh tác mới phù hợp với điều
kiện từng hộ gia đình.
Bảng 4.4. Thống kê lực lượng lao động của hộ gia đình
Chỉ tiêu
Số hộ
khảo
sát
(hộ)
Số
lượng
(người)
Số lao động
trung
bình/hộ
(người)
Số lao
động ít
nhất/hộ
(người)
Số lao động
nhiều
nhất/hộ
(người)
Số lao động chính 120 439 3,66 2 7
Số người phụ thuộc 81 150 1,85 1 5
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
37
Bảng 4.5. Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ(%)
Số lượng lao động chính (người)
2 38 31,67
3 16 13,33
4 36 30,00
5 14 11,67
6 11 9,17
7 5 4,17
Tổng cộng 120 100,00
Số người phụ thuộc (người)
1 29 35,80
2 40 49,38
3 8 9,88
4 3 3,70
5 1 1,23
Tổng cộng 81 100,00
- Về tình trạng sức khoẻ của các hộ gia đình: Sức khoẻ của các thành viên
trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của hộ gia đình, nếu các
thành viên đều có sức khoẻ tốt sẽ giúp đầu tư một chiến lược kế mới được thuận lợi
hơn. Ngược lại, sức khoẻ yếu có thể làm suy giảm đến các nguồn vốn sinh kế khác
của gia đình, vì vốn con người là nguồn vốn quan trọng nhất trong tài sản sinh kế,
nó có vai trò trong việc sử dụng và tạo ra bốn nguồn vốn còn lại. Qua khảo sát, tiếp
xúc với các hộ gia đình cho thấy tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong hộ gia
đình về tổng thể là bình thường, với 52,50% có sức khoẻ bình thường, 38,33% có
sức khoẻ tốt và 9,37% có sức khoẻ yếu, nguyên nhân do tuổi già hay bệnh tật hay
trẻ em thường mắc các bệnh thông thường: cảm cúm, sốt, ho,. Kết quả khảo sát có
thể chưa phản ánh đúng hết thực trạng sức khoẻ của các thành viên của hộ gia đình
38
trong vùng nghiên cứu, đa phần người được phỏng vấn thường không phân định rõ
ràng giữa mạnh khoẻ hay bình thường mà chủ yếu dựa vào cảm nhận sự khác biệt
với mọi người xung quanh mà họ thấy được. (phụ lục 7)
Hình 4.7. Kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
- Về tình trạng nghề nghiệp: Qua kết quả khảo sát, trong số 439 người trong
độ tuổi lao động, có đến 29 người còn đang đi học, do đó số người thực sự tham gia
vào lao động trực tiếp là 410 người, chiếm tỷ lệ 69,56% tổng số nhân khẩu.Trong
đó, công việc trước khi thu hồi đất của 120 hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp 271/439 người, chiếm tỷ lệ 61,67% nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ
này giảm xuống còn 49,17% trong tổng số người trong độ tuổi lao động. Điều này
cho thấy, một số hộ gia đình đã không còn làm sản xuất nông nghiệp do diện tích
đất nông nghiệp bị thu hồi hoàn toàn, diện tích còn lại quá ít không đáp ứng được
sản xuất nhưng không muốn tìm nơi sản xuất mới mà chuyển sang kiếm sống bằng
ngành nghề khác như: Kinh doanh nhỏ lẻ, làm thuê mướn hoặc bán hàng thuê.
Nhóm người kinh doanh nhỏ lẻ trước khi thu hồi đất là 22/439 người, chiếm 5,00%
nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 7,50% do một phần người làm nông
nghiệp chuyển sang, chủ yếu buôn bán tập hoá, rau củ quả hoặc làm bánh (bánh
xèo, bánh khọt). (phụ lục 8)
39
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, các hộ gia đình, nhóm người có nghề nghiệp
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, học sinh, sinh viên, người làm công cho nhà
nước và người về hưu không có thay đổi việc làm do việc thu hồi đất phục vụ cho
dự án, không ảnh hưởng nhiều đến mức phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với hoạt
động kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn duy trì hiệu quả so với trước khi thu hồi
đất. Tỷ lệ người làm thuê mướn sau khi thu hồi đất có tăng hơn so với trước khi thu
hồi đất từ 3,33% lên 11,67%, do người dân mất đất nông nghiệp chuyển đổi nghề
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp khá thập kể cả trước và sau khi thu hồi đất, tăng từ 0,83%
lên 2,5%, với tỷ lệ này cũng chưa phản ánh đúng thực trạng thất nghiệp, do phần
lớn người dân sản xuất nông nghiệp nên việc nhận diện thế nào là thất nghiệp với số
liệu cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân sản xuất nông nghiệp cho rằng tình
trạng thất nghiệp thường xảy ra trong năm, nhất là lúc nhàn rỗi nông vụ.
Hình 4.8. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của hộ gia đình
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Từ kết quả trên, đòi hỏi các cấp chính quyền ở địa phương cần phải vào
cuộc, tiếp sức, có các giải pháp thiết thực hỗ trợ chuyển mô hình sản xuất, tìm kiếm
việc làm, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất.
40
4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên
Người dân phường Tân Thành phần lớn sản xuất nông nghiệp, do đó nguồn
lực tự nhiên, trong đó nguồn lực đất đai là tài sản sinh kế hết sức quan trọng của hộ
gia đình. Theo kết quả khảo sát 120 hộ dân, tổng diện tích bình quân một hộ trước
khi thu hồi đất là 4.901,25 m2
, trong đó: Hộ có diện tích đất lớn nhất là 200.050,00
m2
, hộ có diện tích đất nhỏ nhất là 120,00 m2
. Sau khi thu hồi đất, diện tích của các
hộ gia đình có sự thay đổi đáng kể, bình quân một hộ giảm còn 2.721,38m2
, trong
đó: Hộ có diện tích đất lớn nhất còn lại là 174.752,00m2
, hộ có diện tích đất nhỏ
nhất còn lại là 80,00m2
. Bình quân mỗi hộ gia đình giảm 2.179,87m2
, việc thu hồi
đất này để thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc sẽ làm cho các hộ
dân bị mất tương ứng phần đất bị thu hồi. Vì vậy, diện tích đất giữa thời điểm trước
và sau khi thu hồi đất bị giảm đi là điều hợp lý.
Bảng 4.6. Thống kê diện tích đất của hộ gia đình
Chỉ tiêu
Số hộ
khảo sát
Diện tích đất
bình quân/hộ
(m2
)
Diện tích đất
lớn nhất/hộ
(m2
)
Diện tích đất
nhỏ nhất/hộ
(m2
)
Tổng diện tích đất
trước khi thu hồi
120 4.901,25 200.050,00 120,00
Tổng diện tích đất
sau khi thu hồi
120 2.721,38 174.752,00 80,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
Trong số 120 hộ dân được khảo sát, có đến 35 hộ sản xuất nông nghiệp bị
giải tỏ trắng hoặc không đủ diện tích canh tác, chiếm tỷ lệ 29,17% đã sử dụng tiền
bồi thường, hỗ trợ mua lại đất nông nghiệp ở các khu vực lân cận để tiếp tục gắn bó
với nghề nông nghiệp. Điều này chứng tỏ người dân trong khu vực này đã biết định
ra chiến lược sinh kế an toàn cho gia đình dựa trên tài sản sinh kế, tận dụng nguồn
lực đất đai để tiếp tục đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, sau khi cơ quan địa phương tiến hành thu hồi đất của người dân
để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh thuộc khu D, khu đô
thị cửa ngõ Đông Bắc, thì nguồn lực đất đai có sự chuyển dịch chủ yếu đất nông
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D
Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D

More Related Content

Similar to Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vậtKỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
 
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái họcLuận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
 
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào caiđáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
đáNh giá hiện trạng nước thải y tế bệnh viện đa khoa lào cai tỉnh lào cai
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Luận Văn Sinh Kế Của Người Dân Bị Thu Hồi Đất Thuộc Khu D

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  TRẦN HẢI ĐĂNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC KHU D, KHU ĐÔ THỊ CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  TRẦN HẢI ĐĂNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT THUỘC KHU D, KHU ĐÔ THỊ CỬA NGÕ ĐÔNG BẮC, PHƯỜNG TÂN THÀNH, THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành : Quản lý công Mã số 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Tiến Khai. Các nội dung trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn cụ thể và được trích từ các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực sinh kế, số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Trần Hải Đăng
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT NGHIÊN CỨU SUMMARY OF RESEARCH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.............................................................1 1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.4. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn..............................................................................3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..........................................5 2.1. Khái niệm nghiên cứu ..........................................................................................5 2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất .................................................5 2.1.2. Khái niệm sinh kế...........................................................................................5 2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững...........................................................................5 2.1.4. Khái niệm tái định cư.....................................................................................6 2.2. Các cơ sở lý thuyết...............................................................................................6 2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID ......................................................6 2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE............................................9 2.2.3. Khung chính sách của ADB.........................................................................10 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước........................................................................13 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..............................................................................19 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21 3.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................21 3.2. Điều tra thu thập số liệu .....................................................................................22
  • 5. 3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp.............................................................................22 3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp ..............................................................................22 3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................23 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................25 4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu...........................................................................25 4.2. Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ............................................27 4.2.1. Triển khai kế hoạch đo đạc, kiểm điếm .......................................................27 4.2.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường.....................28 4.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương ..................................................................................29 4.4. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu .........32 4.4.1. Nguồn vốn con người...................................................................................32 4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên......................................................................................40 4.4.3. Nguồn vốn vật chất ......................................................................................41 4.4.4. Nguồn vốn tài chính.....................................................................................44 4.4.5. Nguồn vốn xã hội .........................................................................................48 4.5. Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình..............................................................50 4.6. Kết quả sinh kế...................................................................................................52 4.7. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước đối với dự án............................................................54 4.7.1. Những mặt thuận lợi ....................................................................................54 4.7.2. Những mặt khó khăn....................................................................................54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ........................................56 5.1. Kết luận ..............................................................................................................56 5.2. Hàm ý chính sách ...............................................................................................58 5.3. Hạn chế nghiên cứu............................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 01 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 02 CARE Cooperative for American Remittances to Europe Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế 03 DFID Department for International Development Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh 04 ĐH University Đại học 05 TC/CĐ Intermediate college Trung cấp/Cao đẳng 06 TH Primary school Tiểu học 07 THCS Junior high school Trung học sơ sở 08 THPT High school Trung học phổ thông
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án..................................26 Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất dự án Khu D...........................................................30 Bảng 4.3. Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ gia đình theo độ tuổi....................35 Bảng 4.4. Thống kê lực lượng lao động của hộ gia đình ..........................................36 Bảng 4.5. Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình..............................................37 Bảng 4.6. Thống kê diện tích đất của hộ gia đình.....................................................40 Bảng 4.7. Thống kê diện tích nhà ở của hộ gia đình.................................................41 Bảng 4.8. Thống kê đánh giá điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình. 44 Bảng 4.9. Thống kê mức thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất......53
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững..............................................................7 Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE.....................................................................10 Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài .........................................................27 Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng.........................................31 Hình 4.3. Kết quả khảo sát giới tính chủ hộ gia đình................................................32 Hình 4.4. Kết quả khảo sát độ tuổi của chủ hộ gia đình ...........................................33 Hình 4.5. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ gia đình.............................34 Hình 4.6. Kết quả khảo sát quy mô của hộ gia đình .................................................35 Hình 4.7. Kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của hộ gia đình................................38 Hình 4.8. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của hộ gia đình.................................39 Hình 4.9. Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng của hộ gia đình......................43 Hình 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính của hộ gia đình........................................45 Hình 4.11. Tình hình vay vốn của hộ gia đình..........................................................45 Hình 4.12. Số lượng hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng .....46 Hình 4.13. Thống kê tình hình tham gia tổ chức xã hội của hộ gia đình..................48 Hình 4.14. Mối quan hệ giữa các hộ gia đình với nhau ............................................49
  • 9. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Việc thu hồi đất của người dân do Nhà nước thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã và đang là xu thế của quá trình phát triển đất nước. Trong quá trình đó, người dân bị mất đất sản xuất, phải chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế cũng thay đổi. Theo đó, nghiên cứu này đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững do Cơ quan phát triển quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) đưa ra để phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Từ kết quả khảo sát, tổng hợp, phân tích cho thấy có sự thay đổi lớn về tài sản sinh kế của các hộ gia đình, chiến lược sinh kế đa dạng, đời sống của họ ngày càng thay đổi theo hướng cải thiện tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Vấn đề quan trọng là chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được triển khai thực hiện khá tốt, kịp thời và đầy đủ, từ đó góp phần cải thiện được đời sống của các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số hộ gia đình gặp khó khăn sau khi bị thu hồi đất, các hộ này thuộc diện không có đất mà chỉ ở tạm trên đất người khác, thuê mướn để canh tác hoặc sở hữu diện tích đất quá ít, do đó sau khi bị thu hồi chỉ nhận được phần hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ bồi thường của Nhà nước. Trong khi, dự án chưa bố trí được quỹ đất khu tái định cư khi thu hồi đất của các hộ dân. Do đó, đời sống kinh tế của các hộ gia đình này là khá khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất cũng tương đối khó khăn, do chủ yếu lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Trên cơ sở phân tích đã nêu, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cần điều chỉnh, bổ sung nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, hỗ trợ khôi phục sinh kế giúp người dân sớm ổn định đời sống, xây dựng chiến lược sinh kế ngày càng bền vững hơn trong tương lai.
  • 10. SUMMARY OF RESEARCH Land acquisition which is done by the government for the purpose of economic and social development has been a trend in the country’s developing process. In this case, people have lost their productive land, so they have to change their careers, their ways to earn their livings. Accordingly, this study used the analytical framework for sustainable livelihoods by the Agency for International Development UK (Department for International Development - DFID) launched to analyze, assess the situation, factors affecting the livelihood of people whose land is recalled in the project in D area, urban gateway to the Northeast, Ca Mau city, Ca Mau province From the survey results, synthesis and analysis, it can be seen that there is a great change in the livelihood assets of households with diversified livelihood strategies, their life increasingly changing towards better improvement than before the land acquisition. The important issue is the policy of compensation and site clearance has been implemented quite well, promptly and fully, thereby contributing to improving the living standard of the household whose land has been acquired. However, there are also some households having difficulty after land acquisition, these households do not really have their own land but only temporarily live on the land of others which they hire to cultivate; or they possess too little land. As a result, after land acquisition they only get a little support from support policies of the State compensation. While projects can not arrange land resettlement areas for the households whose have land acquisition. Therefore, their living is quite difficult after land acquisition. How to find a proper job or change suitable careers for these households after land acquisition is relatively difficult, mainly due to their unskilled, untrained experience.
  • 11. Based on the analysis mentioned above, the survey suggests a number of measures needing to be adjusted and supplemented in order to limit the negative impact, support livelihood recovery and help people have a stabilize life and build more sustainable livelihood strategies in the future.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của tỉnh. Thành phố Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 349 km, cách thủ đô Hà Nội 2.085 km. Với dân số khoảng 181.000 người, được chia làm 10 phường và 7 xã. Trong đó có hơn 300 hộ người Khmer và 400 hộ người Hoa sinh sống chủ yếu ở thành thị, cùng với người Kinh, những cộng đồng dân tộc này đã tạo ra cho Cà Mau một bản sắc văn hoá hết sức riêng biệt. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước, thành phố Cà Mau đóng vai trò là một trong những hạt nhân trọng điểm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh và đồng thời là cầu nối quan trọng đến các vùng kinh tế lân cận như Bạc Liêu, SócTrăng, Kiên Giang, ….. Hiện nay, trong tình hình điều kiện kinh tế, nguồn vốn còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Cà Mau đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa phương trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, đa dạng hóa nhiều nguồn vốn, kêu gọi nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, trong đó có đầu tư khu đô thị mới nhà ở thương mại An Sinh thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau từ đầu năm 2018. Dự án đầu tư này có, quy mô thực hiện là 80,56 ha, tổng số cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án là 452 hộ, 01 tổ chức, đa phần là đất nông nghiệp, với nghề nghiệp chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản. Việc thu hồi đất và di dời một bộ phận người dân sang khu vực mới sinh sống nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh đã tác động đến sinh kế của người dân, thực hiện cơ chế bồi thường theo giá thị trường để người dân có điều kiện cuộc sống được tốt hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa đầy đủ, chưa phù hợp với điều kiện của từng nhóm đối tượng cụ thể, các chính sách giải phóng mặt bằng của địa phương đa phần đều được quy đổi sang tiền mặt mà ít quan tâm
  • 13. 2 đến các giải pháp khác vô tình đẩy những người dân vào hoàn cảnh không còn đất sản xuất, tạo kế sinh nhai duy trì cuộc sống ổn định. Do đó, một yêu cầu cơ bản của thu hồi đất là điều kiện cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải theo chiều hướng tốt hơn, có nghĩa là có thể tạo ra thu nhập cao hơn trước, hoặc ít nhất là phải ngang bằng như trước khi bị thu hồi đất, đủ đảm bảo cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Để giải quyết hài hoà, thoả đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị thu hồi đất cần phải có những chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xem xét các ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho chính quyền địa phương trong hoạch định những chính sách phù hợp nhất trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như hỗ trợ công ăn việc làm cho các hộ dân nằm trong vùng dự án. Trong bối cảnh đó, Tôi đã chọn đề tài “Sinh kế của người dân bị thu hồi đất thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm giải quyết 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sinh kế của người dân bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương nhằm hạn chế tiêu cực đến sinh kế của người dân, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh kế bền vững.
  • 14. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Sinh kế của người dân sau khi chính quyền địa phương thu hồi đất để thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện tại như thế nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập và sinh kế của người dân, bị thu hồi đất? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ có liên quan. - Đối tượng khảo sát: Các hộ dân bị thu hồi đất thuộc khóm 1, khóm 2 (Khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc), phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. - Phạm vi nghiên cứu: Các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án khu D (tổng diện tích 80,56 ha) trên địa bàn khóm 1, khóm 2, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng sinh kế, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất, đồng thời qua đó xem xét để đưa vào nghiên cứu bằng phương phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp thông qua phiếu khảo sát cho các đối tượng khảo sát. Sau đó thực hiện thống kê mô tả nhằm đo lường, làm rõ thêm hiện trạng của các yếu tố tác động đến sinh kế của người dân. 1.6. Cấu trúc dự kiến của luận văn Chương 1. Giới thiệu tổng quan Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu và các phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
  • 15. 4 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Chương này trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài: Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, khái niệm sinh kế, khái niệm sinh kế bền vững, khái niệm tái định cư…; các cơ sở lý thuyết của đề tài; tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan; đề xuất mô hình nghiên cứu về sinh kế bền vững cho đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày quy trình nghiên cứu; điều tra thu thập số liệu; cách chọn mẫu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày tổng quan về kết quả thu thập dữ liệu; đánh giá đời sống kinh tế-xã hội của các hộ gia đình bị thu hồi đất thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến sinh kế bền vững.
  • 16. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1. Khái niệm nghiên cứu 2.1.1. Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất Theo quy định tại điều 3 và điều 4, Luật Đất đai 2013 “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Do đó, Nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người dân sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Trong điều 3 cũng quy định “ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” và “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”. 2.1.2. Khái niệm sinh kế Sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các “phương tiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ”. Chambers và Conway (1991), đưa ra khái niệm: Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết để đảm bảo phương tiện sống. 2.1.3. Khái niệm sinh kế bền vững Có khá nhiều cách tiếp cận và định nghĩa, khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống của mỗi cá nhân, hay hộ gia đình. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững, trên cơ sở các nguồn lực của mỗi các nhân hay hộ gia đình bao gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực. Kết quả nghiên cứu của Ellis (1998), cho rằng một sinh
  • 17. 6 kế bao gồm, những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động, và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản, và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó, các quyết định về sinh kế điều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ. Chambers và Conway (1991), sinh kế chỉ bền vững, khi nó có thể đối phó và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn. 2.1.4. Khái niệm tái định cư Tái định cư là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống phải chuyển đến nơi ở mới. Tái định cư bao gồm tái định cư tự nguyện và tái định cư bắt buộc. + Tái định cư tự nguyện: Là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di chuyển từ nơi này sang định cư ở nơi khác. + Tái định cư bắt buộc: Dự án phát triển dẫn đến những mất mát tái định cư không thể tránh khỏi, trong đó người bị ảnh hưởng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng lại cuộc sống mới, thu nhập và cơ sở vật chất ở bất cứ một nơi nào khác (ADB, 1995). 2.2. Các cơ sở lý thuyết 2.2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững DFID Khung phân tích sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của con người, để đạt đến mục tiêu tăng phúc lợi của con người. Khung phân tích sinh kế cho rằng con người sử dụng, các loại vốn mình có để kiếm sống, đó là năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để đảm bảo an ninh sinh kế hay giảm nghèo, bao gồm: nguồn
  • 18. 7 vốn con người (Human Capital); nguồn vốn tự nhiên, (Natural Capital); nguồn vốn vật chất (Physical Capital); vốn tài chính, (Financial Capital) và nguồn vốn xã hội (Social Capital). Đây là những loại vốn, mang ý nghĩa của cả đầu vào và đầu ra. Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững Nguồn: DFID, 1999 - Bối cảnh, dễ tổn thương: Là các yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào cuộc sống của người dân, làm họ bị hạn chế hoặc không thể kiểm soát. Đó là các cú sốc, các xu hướng gây ra như: mất việc làm, mất diện tích đất để sản xuất, thay đổi môi trường sống, thiên tai, lũ lụt,…; - Tài sản sinh kế: + Nguồn vốn con người: Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy của mỗi người thông qua quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất và sức khỏe tốt để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng lao động. Vốn con người cũng cần phải tốn H Tiến trình thay đổi cấu trúc Bối cảnh dễ bị tổn thương - Các cú sốc - Các xu hướng - Tính thời vụ S N Cấu trúc - Các cấp chính quyền - Lĩnh vực tư nhân P F - Luật - Chính sách - Văn hóa - Thể chế Tiến trình CHIẾN LƯỢC SINH KẾ Kết quả sinh kế - Thu nhập tăng - Phúc lợi gia tăng - Giảm rủi ro - An lương ninh thực được cải thiện - Sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên TÀI SẢN SINH KẾ Ghi chú: H: Vốn con người S: Vốn xã hội N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất F: Vốn tài chính Ảnh hưởng và khả năng tiếp cận Để tạo được
  • 19. 8 chi phí để đầu tư tích lũy và cũng có thể bị hao mòn. Nguồn vốn con người chiếm vai trò quan trọng nhất trong tài sản sinh kế, là yếu tố cần thiết để tạo ra bốn tài sản hiện tại. Ở cấp độ quy mô hộ gia đình, vốn con người quyết định về chất lượng lao động và năng suất tạo ra sản phẩm, ở cấp độ rộng hơn, đây là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp và quốc gia. + Nguồn vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là tổng tài sản tài nguyên thiên nhiên cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, gồm cả tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo. Những tài sản này có chức năng tham gia vào quá trình sản xuất và thỏa dụng như những đầu vào, như rừng, bãi cá, nghêu, sò, quặng mỏ và các lực lượng tự nhiên như không khí, nước,... Việc khai thác, sử dụng lãng phí và không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. + Nguồn vốn tài chính: Vốn tài chính là về các nguồn lực tài chính mà các hộ gia đình và cá nhân sử dụng, để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình, như các khoản, thu nhập, tiết kiệm, vốn vay, tín dụng, trợ cấp. + Nguồn vốn vật chất: Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường xá, xe cộ, trường học, chợ, nhà và chỗ ở an toàn, nguồn cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông,…) và các loại hàng hóa mà người sản xuất cần để hậu thuẫn cho sinh kế như các công cụ và thiết bị sản xuất, con giống, thuốc nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật hay công nghệ sản xuất. + Nguồn vốn xã hội: Nguồn vốn, xã hội là các nguồn lực xã hội mà các cá nhân và hộ gia đình sử dụng để theo đuổi các mục tiêu, sinh kế của mình, bao gồm các mạng lưới, các quan hệ xã hội, yêu cầu, xã hội, đảng phái, hiệp hội. Tài sản về các mối quan hệ này sẽ tạo nên sự tin cậy giữa các cá nhân và mạng lưới, cộng với những giá trị cùng chia sẻ do chúng tạo ra, những tài sản này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác trong nội bộ và giữa các nhóm người. - Tiến trình thay đổi cấu trúc: Các hoạt động và cấu trúc tổ chức hoạt động của các cấp chính quyền, trong khu vực công và khu vực tư; chính sách của các cấp
  • 20. 9 chính quyền, trong khu vực công được cụ thể hoá bằng luật, văn bản quy định dưới luật và các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện. - Chiến lược sinh kế: Gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt động tái sản xuất, tái đầu tư, … của các cá nhân, hộ gia đình nhằm đạt các mục tiêu sinh kế. - Kết quả, sinh kế: Là kết quả của, các cá nhân, hộ gia đình đạt được khi họ sử dụng tài sản sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm, tăng thu nhập, gia tăng phúc lợi, giảm rủi ro, an ninh lương thực được cải thiện và sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên. Để cải thiện phúc lợi con người, các nguồn vốn, tài sản sinh kế nói chung có tính chất bổ sung cho nhau. Ví dụ như tài sản con người cùng với tài sản xã hội có thể làm tăng năng lực hoạt động và tồn tại của con người. Các tài sản cũng bổ trợ nhau trong quá trình sản xuất, tức là năng suất của tài sản này có thể tăng lên khi có thêm một lượng tài sản khác. Ví dụ như nếu nguồn vốn xã hội được tăng lên (như sự thiết lập, gắn kết chặt chẽ với các mạng lưới quen biết trong xã hội có thể làm tăng nguồn vốn tài chính, hay sự chia sẻ những kinh nghiệm kiến thức từ mạng lưới ấy cũng làm tăng nguồn vốn con người, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cá nhân và cộng đồng, giúp cho công tác quản lý các vấn đề về môi trường được cải thiện tốt (nguồn vốn thiên nhiên), đến lượt nó, không khí, nước sạch hơn sẽ bảo vệ sức khỏe con người, giúp nâng cao năng suất và chất lượng lao động, góp phần làm tăng tài sản vật chất. 2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE tập trung vào sinh kế hộ gia đình. Khung tài sản mô tả các chỉ số, bao gồm khả năng của thành viên hộ gia đình, những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản mà hộ gia đình có thể tiếp cận được, những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ trong lúc khó khăn của người thân, chính quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vấn đề an ninh sinh kế hộ gia
  • 21. 10 đình, cần có một cái nhìn toàn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành viên trong hộ gia đình. Hình 2.2. Sinh kế bền vững của CARE Bối cảnh Chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế Nguồn: Krantz, 2001 CARE đưa ra mô hình hoạt động của sinh kế dựa trên tính năng động và sự tương tác được lập trình sẵn, bao gồm: Nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm thấy những người chủ hộ; nhận dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ phải đối mặt; thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian, nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ kiểm định; lựa chọn những khu vực để thực thi các chính sách can thiệp. Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế bền vững của CARE là hiểu được tính tự nhiên của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ giá đình nhằm nhận dạng các khó khăn và cơ hội. 2.2.3. Khung chính sách của ADB Khung phân tích ADB được thiết kế theo trình tự với mục tiêu cốt lõi là giúp các hộ dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, giảm thiểu các cú sốc trong việc Tài sản Vốn con người Vốn xã hội (Khả năng (Lợi ích sinh kế) và cơ hội) Vốn kinh kế (Cửa hàng và các nguồn lực) Tài nguyên thiên nhiên Cơ sở hạ tầng Kinh tế Văn hoá Chính trị Môi trường Hộ gia đình Cú sốc và căng thẳng Trao đổi Xử lý Về an ninh: - Lương thực - Dinh dưỡng - Sức khoẻ - Nguồn nước - Nhà ở - Giáo dục Sự trợ giúp của cộng đồng An toàn cá nhân Thu nhập Sản xuất Tiêu thụ
  • 22. 11 thích nghi với cuộc sống tái định cư mới. Nội dung cốt lõi của các yêu cầu về tái định cư của ADB được tóm lược theo quy trình, cụ thể như sau: Đánh giá các tác động xã hội; Lập kế hoạch tái định cư; Công khai, tư vấn và sự tham gia, giải quyết khiếu nại; Thực hiện kế hoạch tái định cư; Khôi phục và cải thiện thu nhập; Sắp xếp tổ chức và phát triển năng lực; Giám sát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo tái định cư (ADB, 2012). Cẩm nang về tái định cư của ADB đưa ra mục tiêu và nguyên tắc chính sách tái định cư bắt buộc dựa theo nguyên tắc thay thế chi phí, không có rào cản về quyền hợp pháp về đất đai. Các hộ bị thu hồi đất phải được cung cấp thông tin và tư vấn đầy đủ về các phương án bồi thường, thu hồi đất. Các tổ chức xã hội cần phải hỗ trợ các hộ bị di dời sớm hòa nhập cồng đồng dân cư mới. Chi phí bồi thường thu hồi đất được tính trong chi phí của dự án. Các khoản hỗ trợ cần xác định cụ thể trong việc lập kế hoạch và thực hiện tái định cư bắt buộc. Chỉ tiêu Chính sách của ADB 1. Về bồi thường đất Mục tiêu chính sách Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể tình trạng pháp lý về đất. 2. Về bồi thường tài sản: 2.1. Về bồi thường tài sản (nhà-vật kiến trúc) Mục tiêu chính sách Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng 2.2. Về bồi thường tài sản (cây hàng năm, cây lâu năm, thủy sản và diêm nghiệp) Mục tiêu chính sách Bồi thường theo chi phí thay thế cho tất cả các công trình, bất kể tình trạng pháp lý về đất và tài sản của người bị ảnh hưởng 2.3. Về bồi thường tài sản (di dời mồ mả) Bất kể tình trạng pháp lý, bồi thường theo chi phí thay thế
  • 23. 12 Chỉ tiêu Chính sách của ADB 3. Bồi thường chi phí di chuyển tài sản Mục tiêu chính sách Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời 4. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập 4.1. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ nông nghiệp Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) 4.2. Bồi thường ảnh hưởng thu nhập từ sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời). 5. Bồi thường các công trình công cộng (điện, cấp, thoát nước, …) Bồi thường theo chi phí thay thế, bất kể tình trạng pháp lý về đất và tài sản 6. Về hỗ trợ phục hồi sinh kế Tái định cư Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) Tạm cư Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) Ổn định đời sống và sản xuất Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) Ổn định kinh doanh sản xuất Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng điều được nhận hỗ trợ Chuyển nghề và Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh
  • 24. 13 Chỉ tiêu Chính sách của ADB tìm kiếm việc làm hưởng có di dời hay không di dời) Hỗ trợ phục hồi sản xuất Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) Hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương Tất cả các chi phí liên quan thu nhập (cho dù người bị ảnh hưởng có di dời hay không di dời) 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước - Nguyễn Văn Sửu (2008) đã ứng dụng khung sinh kế bền vững để nghiên cứu “Tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội”. Tác giả nhận định việc mất đất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của những người nông dân ở khu vực nông thôn và ven đô, những con người mà văn hoá của họ được gọi là nền văn minh lúa nước và sinh kế của họ đã từ nhiều năm đã dựa vào đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi này, với nhiều người nông dân ở làng Phú Điền, thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá và đô thị hoá đã đem lại cho họ một khoản tiền lớn mà nhiều người có mơ cũng không thấy trong những năm còn sản xuất nông nghiệp, bên cạnh thực tế là giá trị trao đổi của quyền sử dụng đất ở trong khu vực gia tăng nhanh chóng, làm cho những người nông dân Phú Điền ở thời điểm hiện tại là những thực thể giàu vốn tài chính và vốn tự nhiên. Quan trọng hơn, quá trình chuyển đổi này đã chuyển đổi sinh kế truyền thống của người dân địa phương từ một nguồn sinh kế dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp sang những nguồn sinh kế đa dạng khác trong đó cho thuê nhà trọ và buôn bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều lao động vốn là những người nông dân làm nông nghiệp còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể tìm được việc làm, để đảm bảo các chiếnl lược sinh kế bền vững của mình trong một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường và những tác động còn hạn chế của chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm của nhà nước. Chính vì thế, nhiều
  • 25. 14 người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu ổn định. - Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2012) tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hoá đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra 135 hộ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách của địa phương (xã) tăng lên từ 2 đến 3 lần, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên việc thu hồi đất cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, an toàn lương thực của các hộ nông dân cũng như của địa phương đồng thời đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội nông thôn. Sau khi thu hồi đất cho công nghiệp hoá, chỉ có 16,4% lao động trong các hộ điều tra tìm được việc làm trong các nhà máy, 77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực, 69,6% số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy xung quanh khu dân cư. - Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng (2012) sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để nghiên cứu “Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra 90 hộ gia đình ở 03 địa bàn và các dân tộc khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sinh kế của người dân còn ở mức thấp những đã có thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của chương trình 135. Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội. Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất. - Nguyễn Thị Thuận An (2012) thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng” Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 70,75% số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất. Nguồn thu nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm
  • 26. 15 dịch vụ,… Tuy nhiên, nguồn thu nhập của họ tăng không đáng kể so với thu nhập trước khi bị thu hồi đất. Trong thành phần nguồn thu nhập của các hộ gia đình thì thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giảm đi trong tổng thu nhập của người dân. Sau khi thu hồi đất nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất của các hộ dân gia tăng nhưng sự gia tăng này chỉ mang tính chất tạm thời không lâu dài, bởi vì nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên chỉ ở mức hạn chế nên việc duy trì nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất mang tính rủi ro cao và phụ thuộc nhiều và sự thay đổi chế độ chính sách hỗ trợ của chính quyền và sự thay đổi nội lực của người nông dân về trình độ học vấn hoặc phải trông chờ vào thế hệ tiếp theo. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Điều ngày không những gây nên sự bất ổn cho xã hội mà còn có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi. - Vương Thị Bích Thủy (2012) đã vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững để nghiên cứu “Sinh kế cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp trường hợp Khu kinh tế Đông Nam – Nghệ An”. Tác giả đã tiến hành khảo sát 65 mẫu phỏng vấn hộ dân bị thu hồi đất và cho rằng sinh kế người dân sau thu hồi đất kém bền vững, phần lớn tài sản tự nhiên đã chuyển sang vốn tài chính, những nguồn vốn này đã chuyển sang vốn vật chất mà chủ yếu là tài sản sinh hoạt. Nguồn vốn con người là quan trọng nhất trong việc đóng góp vào tăng tài sản sinh kế thì lại không có nhiều thay đổi. Chưa có sự kết nối vững chắc giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân. Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân gần như không hiệu quả trong trường hợp này. Thu nhập của một số hộ dân có cải thiện, tuy nhiên đa phần là tự phát do từ khả năng của chính họ. - Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013) tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Nhóm tác giả tiến hành điều tra
  • 27. 16 240 hộ nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2000-2010, huyện Văn Lâm đã thu hồi đất nông nghiệp của 14.260 lượt hộ; tổng diện tích đã thu hồi là 928,52 ha, trong đó đất nông nghiệp là 736,50 ha. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (từ 31,00% năm 2000 tăng lên 74,99% năm 2010) và giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 57,50% năm 2000 giảm xuống 12,65% năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,82 triệu đồng (năm 2000) đến 27,2 triệu đồng (năm 2010). Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút khoảng 25.000 lao động vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp,…Tuy nhiên, việc mất đất sản xuất nông nghiệp đã làm một bộ phận nông dân thiếu việc làm, nảy sinh một số tác động xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Cụ thể, nhóm hộ có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp nhiều (>70%) có tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp cao (94,17%) do vậy thu nhập, đời sống văn hoá tinh thần của họ cũng tăng lên so với trước kia. Kết quả điều tra thực tế vẫn còn một số hộ có thu nhập không thay đổi, một số hộ có thu nhập bị giảm đi so với trước kia, chủ yếu tập trung vào các hộ có tỷ lệ bị thu hồi đất ít (<30), nguyên nhân chính là do tâm lý của người dân ngại thay đổi nghề nghiệp nên cố bám trụ trên diện tích đất nông nghiệp còn lại. - Bùi Văn Tuấn (2015) vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững để nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hoá”. Tác giả đánh giá sinh kế, sinh kế bền vững có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hoá. Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững, bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô trong quá trình đô thị hoá qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở
  • 28. 17 đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hoá trong bối cảnh phát triển và hội nhập. Để đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở quận Bắc Từ Liêm cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân để khắc phục những điểm yếu, nâng cao sinh kế của người dân. Quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục đổi mới chính sách hỗ trợ nguồn vốn; gắn sản xuất với bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng hoá nông nghiệp chất lượng cao gắn với xuất khẩu trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; đa dạng hoá ngành nghề và nguồn thu nhập. - Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai (2016) với đề tài nghiên cứu “Tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn đế thu nhập của người dân huyện Vĩnh Thạnh – Thành phố Cần Thơ: trường hợp dự án Khu dân cư vượt lũ Vĩnh Thạnh”. Nhóm tác giả nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn đế thu nhập người dân tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ bằng phương pháp sai biệt kép nhằm mô tả và lượng hóa những thay đổi trong sinh kế của người dân. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về thu nhập của người dân sau hai năm kể từ khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất. Từ các kết quả trên, có thể rút ra một và hàm ý chính sách như: 1) Nên thu hồi đất với quy mô nhỏ hoặc với quy mô nhỏ nhất có thể nhằm hạn chế việc gây ra xáo trộn đời sống sinh kế dân cư và tiết kiệm ngân sách; 2) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn không có đất hoặc có ít đất nông nghiệp khá cao và sinh kế dựa vào việc làm thuê nông nghiệp, đời sống bấp bênh. Vì vậy, nên chú trọng mở rộng các cơ hội đầu tư nhất là trong ngành chế biến nông sản và thương mại, dịch vụ để tạo thêm việc làm nông thôn và ổn định đời sống của họ khi thu hồi đất. Nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định khi chưa phân tích được tác động của việc thu hồi đất đến từng nhóm hộ gia đình khác nhau, đặc biệt là nhóm nghèo, dễ bị tổn thương và khó thích ứng với sự thay đổi. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về tác động đến các nhóm hộ gia đình khác biệt.
  • 29. 18 - Lưu Phi Hổ (2016) cũng sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để đánh giá “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân tái định cư sau khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 72 hộ gia đình và phân ra 04 nhóm hộ để khảo sát, kết quả cho thấy: Sau tái định cư, đa số các hộ gia đình có chỗ ở tương đối ổn định, thu nhập của họ được cải thiện hơn qua từng năm, nhưng nhìn chung mức thu nhập còn thấp hơn so với khu vực thành thị. - Tô Tấn Thi (2016) với đề tài “Sinh kế bền vững cho các hộ đồng bào Ba Na tại khu tái định cư Suối Xem – Định Nhì trong dự án thủy lợi hồ Định Bình ở Bình Định”. Qua nghiên cứu cho thấy, chính quyền địa phương đã thực hiện cơ bản đầy đủ các chính sách hỗ trợ, tái định cư cho người dân; cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả; đa số người dân sau khi được di dời tái định cư đều có nhà ở kiên cố, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lâu dài. Song song với những mặt đạt được thì cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, buộc người dân phải đối mặt với việc tìm kiếm các giải pháp nhằm đạt được sinh kế bền vững trong tương lai, đó là: Trình độ người dân còn thấp nên việc đa dạng hóa nghề nghiệp là vấn đề khó khăn; do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết không ổn định, quy mô dân số tăng nên phần lớn diện tích đất sản xuất bị giảm đi, đất bị xói mòn, bạc màu, người dân không biết đầu tư cải tạo đất đai, làm cho độ màu mỡ của đất bị giảm, kéo theo năng suất cây trồng bị giảm, sản lượng thu được ngày càng ít đi; việc tiếp cận với các nguồn vốn vay có phần khó khăn, chủ yếu là vay tín chấp, định mức vay thấp, không liên tục nên người dân không đủ vốn đầu tư mở rộng sản xuất; nguồn vốn xã hội còn hạn hẹp nên người dân ít có cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới đáp ứng cho cuộc sống. Từ những phân tích về thực trạng sinh kế của các hộ gia đình đồng bào Ba Na, tác giả đưa ra 07 nhóm giải pháp nhằm giúp cho người dân cải thiện điều kiện sống, ổn định nghề nghiệp và đem lại sinh kế bền vững sau này. - Lê Ánh Dương, Phạm Thị Mỹ Dung (2017) tiến hành nghiên cứu “Thay đổi sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định trong quá trình đô thị
  • 30. 19 hóa”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ vùng ven dựa vào 4 nhóm hoạt động chính là 1) Nông nghiệp; 2) Công nhân và làm thuê; 3) Thương mại và dịch vụ; 4) Hoạt động khác. Thay đổi hoạt động sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu hộ nông dân vùng ven. Tỷ lệ các hộ dựa chủ yếu vào nông nghiệp giảm từ 52,11% năm 2011 xuống còn 40,53% năm 2015. Tỷ lệ các hộ chủ yếu hoạt động nhóm 2 và 3 tăng từ 34,37% lên 52,54%. Tỷ lệ nhóm 4 giảm từ 13,18% xuống còn 7,13%. Số lượng nghề kiếm sống, thu nhập và điều kiện sống của các hộ dân đã tăng lên. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới thay đổi sinh kế hộ gồm thiên tai, dịch bệnh; phát triển đô thị; các chính sách hỗ trợ; thay đổi vốn sinh kế và ý thức của hộ. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp: Cung cấp đầy đủ thông tin để tránh rủi ro cho hộ; thay đổi hoạt động sinh kế phù hợp với thay đổi đô thị trung tâm thành phố; hỗ trợ nông dân cải thiện vốn sinh kế; thúc đẩy nông dân sáng tạo thay đổi sinh kế; hoàn thiện một số chính sách và quy định liên quan tới hộ nông dân. - Võ Hoàng Nguyên Thảo (2017) trong đề tài “Đánh giá thực trạng sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án khu công nghiệp Thạnh Lộc, tỉnh Kiên Giang” cho biết việc thu hồi đất đã làm cho bình quân một hộ gia đình bị giảm đi khoảng 3.750 m2 đất nông nghiệp, bước đầu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu tự canh tác trên đất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, bù lại thì nguồn vốn vật chất và vốn tài chính tăng lên đáng kể, nhưng các nguồn vốn này sinh lợi ích, nhất là việc gửi tiết kiệm chỉ là phương án an toàn trước mắt, đặc biệt là đầu tư cho tài sản tiêu dùng là đầu tư không sinh lợi. Vì vậy, chiến lược sinh kế trong tương lai của các hộ gia đình này là tiếp tục nghề trồng trọt, kết hợp buôn bán kinh doanh hoặc làm công nhân trong khu công nghiệp để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, bên cạnh thực trạng của địa phương tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sinh kế của người dân bị thu hồi đất dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999), làm đề tài nghiên cứu.
  • 31. 20 H Bối cảnh dễ bị tổn thương Chính sách - Bồi thường về đất, công trình vật kiến trúc. - Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. - Hỗ trợ tái định cư. - Xây dựng cơ sở hạ tầng. Ảnh hưởng và khả năng tiếp cận TÀI SẢN SINH KẾ Ghi chú: H: Vốn con người S: Vốn xã hội N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất F: Vốn tài chính Cú sốc (Người dân bị thu hồi đất, mất phương tiện sản xuất) - Thu nhập tăng - Phúc lợi gia tăng - Giảm rủi ro - An ninh lương thực được cải thiện - Sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên Kết quả sinh kế CHIẾN LƯỢC SINH KẾ S N P F Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên khung phân tích DFID,1999 Để tạo được
  • 32. 21 Xác định vấn đề cần nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu Thực trạng sinh kế: + Bối cảnh dễ bị tổn thương + Các nguồn vốn sinh kế + Chính sách hỗ trợ của chính quyền Thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Phỏng vấn các hộ gia đình bị thu hồi đất Thu thập số liệu thứ cấp của địa phương về chính sách hỗ trợ, số liệu khảo sát thống kê hộ gia đình Phân tích dữ liệu Viết báo cáo Báo cáo CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu sau:
  • 33. 22 3.2. Điều tra thu thập số liệu 3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu, tài liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. Thu thập các văn bản của Trung ương quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các văn bản về quy định giải phóng mặt bằng, tái định cư, chính sách đào tạo nghề và các chính sách hỗ trợ khác của tỉnh Cà Mau trong việc thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại Anh Sinh thuộc khu D, khu cữa ngõ Đông Bắc, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Thu thập thông tin từ các nghiên cứu đã được công bố trên các báo cáo, bài báo khoa học, tài liệu hội thảo,… để có số liệu về tình hình thu hồi đất, sinh kế của người dân. 3.2.2. Thông tin dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phỏng vấn một số chuyên gia (lãnh đạo, cán bộ tham gia giải phóng mặt bằng, cán bộ địa phương, công chức thẩm định phương án) ghi nhận những thông tin và đánh giá những tác động của công tác thu hồi đất, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, rút ra những nhận định có tính phổ biến, từ đó điều chỉnh, bổ sung bảng khảo sát. Bước 2: Phỏng vấn 10 hộ gia đình bị thu hồi đất để tìm hiểu về những thay đổi sinh kế, thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống và nhu cầu cần hỗ trợ sau khi bị thu hồi đất. Bước 3: Điều chỉnh, biên soạn lại phiếu khảo sát bao gồm các thông tin chủ yếu về tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, diện tích đất đai, vốn và tài sản; xác định cấu trúc nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập bình quân đầu người; các thay đổi tài sản sinh kế; sự thay đổi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội trước và sau khi tái định cư; phản ứng của các hộ gia đình đối với các bối cảnh tổn thương, dự định chiến lược sinh kế của họ; các khó khăn, vướng mắc sau khi bị thu hồi đất và nhu cầu cần hỗ trợ của hộ gia đình từ chính quyền địa phương.
  • 34. 23 Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp 120 hộ gia đình bị thu hồi đất dựa trên phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn để thu thập các thông tin về sinh kế, việc làm, nhu cầu hỗ trợ của các hộ gia đình bị thu hồi án thực hiện dự án. 3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu Khi thực hiện nghiên cứu ít khi chúng ta điều tra tổng thể, với lý do là hết sức tốn kém công sức và thời gian. Trong khi đó, chúng ta chỉ điều tra chọn mẫu sẽ có nhiều lợi thế (chi phí nghiên cứu thấp; thời gian thu thập dữ liệu nhanh mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của số liệu). Một mẫu được coi là tốt khi có thể mang tính đại diện cho tổng mẫu. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là phải có độ tin cậy trong lựa chọn mẫu điều tra, cở mẫu đủ lớn và tính chính xác của kết quả. Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện, trong phạm vi đề tài nghiên cứu có 452 số hộ dân bị thu hồi đất, tác giả sử dụng công thức Yamane (1967) để tính cở mẫu cho điều tra khảo sát: n = N/[1+(N*e2 )], trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: Tổng số mẫu e: Mức độ chính xác mong muốn Trong nghiên cứu này tác giả chọn e = 8% (tức mức độ tin cậy là 92%); N = 452 hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng dự án. Ta có: n = 452/[1+(452*0,082 )] = 116,11 Như vậy, số lượng mẫu cần cho nghiên cứu điều tra là n = 116,11. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cao và mang tính đại diện, số lượng mẫu nên lớn hơn số lượng mẫu tối thiểu nhằm dự phòng cho những trường hợp phiếu không được trả lời hoặc trả lời không đầy đủ. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn số lượng mẫu là 120 phiếu điều tra. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện dựa trên danh sách các hộ gia đình bị thu hồi đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau cung cấp.
  • 35. 24 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Số liệu sơ cấp được xử lý, tổng hợp theo phương pháp thống kê mô tả để phân tích tổng quan về mẫu nghiên cứu, mô tả các đặc điểm về trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nguồn thu nhập, lực lượng lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình. Phương pháp định tính được dùng để phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được của chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư, những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố quyết định đến hỗ trợ để các hộ gia đình đảm bảo được sinh kế.
  • 36. 25 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu Phường Tân Thành được thành lập từ ngày 04/6/2009 theo Nghị quyết số 24/NQ-CP với tổng diện tích tự nhiên là 1.120,51 ha, gồm 06 khóm và có các hướng tiếp giáp như sau: - Phía Đông giáp xã Tân Thành; - Phía Tây giáp phường 4, phường 5; - Phía Nam giáp phường 6; - Phía Bắc giáp xã An Xuyên và phường Tân Xuyên. Phường Tân Thành có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Do nằm gần trung tâm tỉnh đã tạo điều kiện rất lớn cho phường tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế trong phường; đồng thời phường có điều kiện giao thông khá thuận lợi, đường bộ có tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp đi qua theo hướng Đông Tây với chiều dài khoảng 4,0 km và đường lộ Tân Thành từ Uỷ ban nhân dân phường đi qua phường 6 và nối với quốc lộ 1A. Theo số liệu thống kê năm 2017, toàn phường có 1.292 hộ với 6.025 khẩu; trong đó, chủ yếu là dân tộc kinh, còn lại là các dân tộc khác như: dân tộc Khmer, dân tộc Hoa…. Dân số trong phường phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại điểm dân cư của các khóm và các trục giao thông chính trong phường, các hộ có thu nhập chính từ nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 30 triệu đồng Hiện trạng đất dành cho thuỷ lợi trên địa bàn phường là 25,21 ha, chiếm 2,25% diện tích tự nhiên với chiều dài khoảng 21,8 km và có tuyến đường thủy nội địa quốc gia là kênh xáng Quản lộ Phụng Hiệp có chiều dài 4,4 km; kênh cấp I có chiều dài 4,5 km; kênh cấp III có chiều dài 1,3 km; còn lại là các tuyến thủy nông nội
  • 37. 26 đồng. Hệ thống thuỷ lợi của phường chủ yếu là kênh, rạch sẵn có được phân bố rãi khắp địa bàn với mật độ và lưu lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thoát và cung cấp nước phục vụ nông nghiệp trong địa bàn. Một số thông tin về dự án Khu D: Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở thương mại An Sinh có tổng diện tích 80,56 ha thực hiện trên địa bàn phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, nằm tiếp giáp với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, cách bệnh viện MEDIC thành phố Cà Mau (cách 500m), sân bay Cà Mau (5km), Khu hành chính mới của thành phố (700m), có các vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông Bắc: Giáp Khu dân cư hiện trạng dọc theo rạch Cái Nhúc; + Phía Đông Nam: Giáp chỉ giới đường đỏ đường tránh nội ô thành phố Cà Mau; đường; + Phía Tây Bắc: Giáp đường Quản lộ Phụng Hiệp và dân cư hiện trạng dọc theo + Phía Tây Nam: Giáp Khu C2 - Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc. Đất trong khu vực lập quy hoạch chi tiết chủ yếu được chia làm 4 loại đất cơ bản là đất ở hiện trạng, đất giao thông bến bãi, đất ao hồ, đầm cây xanh, đất nghĩa trang. Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án STT Loại đất Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 01 Đất ở không thuận lợi về mặt giao thông thuỷ, bộ 3.100 0,38 02 Đất trồng cây lâu năm 12.100 1,50 03 Đất trồng cây hàng năm và Đất nuôi trồng thuỷ sản 789.800 98,04 04 Đất nghĩa trang 600 0,07 Tổng cộng 805.600 100,00 Nguồn: Dự án đầu tư
  • 38. 27 Hiện nay, trong khu vực thực hiện dự án chưa có các công trình công cộng, chủ yếu có 1 số lượng nhỏ dân cư sinh sống. Các công trình này được chia làm 3 loại, nhà kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm, phân bổ theo cụm và vị trí sinh sống. Hình 4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau 4.2. Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 4.2.1. Triển khai kế hoạch đo đạc, kiểm điếm - Thông báo thu hồi đất: Căn cứ kế hoạch thu hồi đất, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau ban hành thông báo thu hồi đất, tổ chức họp đối thoại với các hộ dân để phổ biến về chủ trương để thu hồi đất, giải đáp các kiến nghị của các hộ dân, thông báo kế hoạch đo đạc, kiểm đếm, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trung tâm phát triển quỹ đất tiến hành khảo sát, đo đạc diện tích đất của các hộ dân ảnh hưởng bởi dự án, kiểm kê nhà cửa, công trình vật kiến trúc, hoa
  • 39. 28 màu, vật nuôi, tổng hợp sơ bộ tài sản, điều kiện cuộc sống của người dân, để xây dựng phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo việc bồi thường phù hợp với điều kiện thực tế trong khuôn khổ pháp luật quy định và nhu cầu thực tế, phản ánh của người dân trong vùng dự án để các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết. - Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Ủy ban nhan dân thành phố Cà Mau thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gồm lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Cà Mau, lãnh đạo cơ quan tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính, các cơ quan đoàn thể phường Tân Thành, chủ đầu tư dự án, đại diện ban nhân khóm cư và đại diện người dân trong vùng dự án. Để giải quyết phản án, kiến nghị của các hộ dân cụ thể bị thu hồi đất ảnh hưởng bởi dự án và xem xét phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết thắc mắc, khiếu nại. - Thực hiện đo đạc, kiểm đếm: Việc thực hiện đo đạc, kiểm đếm chi tiết do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án tổ chức thực hiện và phải có xác nhận của chủ hộ và các hộ dân liền kề. Các biên bản kiểm kê tài sản sẽ được các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất xem xét và ký xác nhận. Danh sách các hộ bị giải tỏa thu hồi đất sẽ được công khai, người bị giải tỏa, thu hồi đất sẽ không được lập phương án bồi thường nếu không đồng ý, cho đến khi được thống nhất các số liệu về tài sản bị giải tỏa, riêng các nội dung kiến nghị vượt thẩm quyền, không có trong quy định sẽ được xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. 4.2.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường - Khảo sát giá đất cụ thể: Mục đích áp dụng giá thị trường cho các tài sản của người bị thu hồi đất. Các thông tin này được thực hiện qua việc nghiên cứu chi
  • 40. 29 tiết giá thay thế trước khi bồi thường do đơn vị tư vấn khảo sát và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện chi trả cho từng dự án cụ thể. - Tham vấn cộng đồng: Trong quá trình thực hiện, đơn vị tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ niêm yết công khai, tham khảo ý kiến của người dân trong vùng dự án trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm mục đích tổng hợp các ý kiến và hoàn thiện phương án bồi thường theo khuôn khổ pháp luật cho phép; đồng thời tổng hợp các ý kiến đề xuất, nguyện vọng của người dân, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. - Bồi thường, hỗ trợ và phục hồi thu nhập: Các biên bản kiểm kê được các hộ thu hồi đất kiểm tra và xác nhận, làm cơ sở để lập phương án bồi thường và thực hiện các chương trình phục hồi sinh kế (bố trí tái định cư, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm,…) Trên cơ sở đó thực hiện công tác niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và gửi đến từng hộ dân bị thu hồi đất, tổ chức thực hiện chi trả tiền bồi thường, chỉnh lý hồ sơ đất đai của người dân và bàn giao đất cho Chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. 4.3. Bối cảnh dễ bị tổn thương Từ năm 2017 đến năm 2018, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau đã phối hợp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố Cà Mau và đơn vị có liên quan thực hiện công tác điều tra, đo đạc, kiểm đếm và lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án; và được Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các Quyết định số 5896/QĐ-UBND ngày 29/12/2017, Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 01/10/2018, Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 04/4/2018, Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 20/4/2018, Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 23/5/2018, Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 06/6/2018, Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 13/7/2018, Quyết định số 4423/QĐ-UBND ngày 25/10/2018, Quyết định số 4739/QĐ-UBND ngày 20/11/2018; tổng số tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án
  • 41. 30 được phê duyệt là 257,08 tỷ đồng; với tổng số hộ gia đình, cá nhân 452 hộ và 01 tổ chức; tổng diện tích đã có Quyết định thu hồi đất là 80,56 ha, thuộc địa bàn khóm 1 và khóm 2, phường Tân Thành, Thành phố Cà Mau. Bảng 4.2. Tình hình thu hồi đất dự án Khu D STT Diễn giải ĐVT Số lượng 01 Tổng diện tích bị thu hồi m2 805.600,0 02 Tổng số hộ bị thu hồi hộ 452 03 Tổng số tổ chức bị thu hồi tổ chức 1 04 Bình quân diện tích bị thu hồi của 1 hộ, trong đó: m2 1.782,3 4.1 Diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất m2 25.298,3 4.2 Diện tích đất bị thu hồi ít nhất m2 1,4 Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng từ khâu thông báo thu hồi đất, khảo sát, kiểm đếm, lập phương án cho đến việc triển khai phổ biến, niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ nhìn chung cơ bản thuận lợi. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các cấp uỷ đảng, chính quyền, báo đài và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội của địa phương tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân trong vùng dự án hiểu và thực hiện theo các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Qua đó, nhận được sự đồng thuận của người dân và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh cơ bản thuận lợi, đảm bảo tiến độ. Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy, bình quân 1 hộ bị thu hồi đất là 1.782,3 m2 , trong đó: Hộ bị thu hồi đất nhiều nhất lên đến 25.298,3 m2 , mất hết toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, hộ bị thu hồi đất ít nhất là 1,4 m2 . Việc mất toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của các hộ gia đình trong vùng dự án chuyên sống bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, các hộ gia đình khi bị thu hồi đất sẽ được bồi thường các khoản thiệt hại về đất, nhà, công
  • 42. 31 trình, vật kiến trúc, cây trồng và các chi phí hỗ trợ khác bằng số tiền tương ứng với tài sản bị thu hồi, các khoảng hỗ trợ đào ao, di dời cá, ổn định đời sống. Số tiền bồi thường của hộ gia đình nhận được cao nhất lên đến 10,6 tỷ đồng và hộ gia đình nhận thấp là 3,3 triệu đồng. (phụ lục 2) Hình 4.2. Tỷ lệ kết quả bồi thường, giải phóng mặt bằng Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Trên cơ sở phương án được duyệt, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiến hành chi trả tiền và các hộ gia đình sẽ được nhận một lần tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án. Các hộ dân đa phần sống nhờ nghề nông, với số tiền mặt lớn như vậy họ sẽ sinh sống ra sao? Chiến lược sinh kế của hộ như thế nào? Liệu họ có sử dụng số tiền được bồi thường hiệu quả hay không? Họ tiếp tục sinh sống bằng trồng trọt, sản xuất nông nghiệp hay chuyển sang ngành, nghề khác? Tổng hợp số liệu từ 120 phiếu điều tra các hộ gia đình cho thấy, có đến gần 40% số hộ thuộc diện giải toả trắng mất hoàn toàn đất ở, đất sản xuất nông nghiệp buộc phải di chuyển đến nơi ở mới để mưu sinh. Điều này không chỉ tác động không nhỏ đến chiến lược sinh kế của họ mà còn thay đổi môi trường sống vốn dĩ đã quen thuộc từ lâu.
  • 43. 32 Chỉ có 74/120 hộ gia đình bị thu hẹp diện tích nhà ở hoặc mất một phần diên tích đất nông nghiệp. Do đó, các hộ này sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ sẽ tiếp tục sinh sống tại khu vực cũ, đối với đất nông nghiệp bị thu hồi thì họ sẽ mua bổ sung để tiếp tục sinh kế. Nhờ đó đời sống của họ ít bị tác động, xáo trộn, việc tìm kiếm sinh kế mới cũng tương đối dễ dàng hơn từ số tiền nhận được. 4.4. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu Từ số liệu điều tra thực tế về đời sống kinh tế, xã hội của các hộ dân trong khu vực nghiên cứu, sẽ giúp cho ta tìm hiểu rõ thực trạng sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh kế của người dân. Đồng thời, tìm hiểu thêm về việc làm, thu nhập, chiến lược sinh kế trong tương lai, các khó khăn hộ gia đình gặp phải khi bị thu đất. Qua đó, giúp chúng ta giải quyết các vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. 4.4.1. Nguồn vốn con người - Về giới tính: Theo số liệu khảo sát, trong tổng số 120 hộ điều tra, có 89 hộ có chủ hộ gia đình là nam, chiếm 74,17%. Chủ hộ gia đình là nữ có 31 hộ, chiếm 25,83% trong tổng số hộ được điều tra. (phụ lục 3) Hình 4.3. Kết quả khảo sát giới tính chủ hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
  • 44. 33 - Về độ tuổi: Qua khảo sát thực tế thì độ tuổi trung bình của các chủ hộ gia đình khoảng 48,6 tuổi, chủ hộ gia đình có độ tuổi lớn nhất là 81 tuổi, chiếm 0,83%. Chủ hộ gia đình có độ tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi, cũng chiếm 0,83%. Trong đó, chủ hộ gia đình có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm nhiều nhất, có đến 41 người, chiếm 34,17% trên tổng số hộ được khảo sát. (phụ lục 4) Hình 4.4. Kết quả khảo sát độ tuổi của chủ hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát - Về trình độ học vấn: Nhìn chung, qua kết quả khảo sát thì trình độ học vấn của chủ hộ không cao, trong đó: Chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp tiểu học là 15 người, chiếm 12,5%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp Trung học cơ sở là 18 người, chiếm 15%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cấp Trung học phổ thông là 43 người, chiếm 35,83%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn bậc Trung cấp và Cao đẳng là 15 người, chiếm 12,5%; chủ hộ gia đình có trình độ học vấn bậc Đại học là 23 người, chiếm 19,17% và chủ hộ gia đình có trình độ học vấn sau đại học là 6 người, chiếm 5% trên tổng số hộ được khảo sát. (phụ lục 5)
  • 45. 34 Hình 4.5. Kết quả khảo sát trình độ học vấn của chủ hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Những chủ hộ có trình độ học vấn cấp Trung học phổ thông là 43 người, phân bổ tương đối đều từ nhóm 70 tuổi trở xuống, trình độ học vấn bậc đại học là 23 người nhưng rơi chủ yếu vào nhóm chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi với 16 người, nhóm chủ hộ có trình độ học vấn cấp Tiểu học chủ yếu thuộc nhóm có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Qua số liệu thống kê cho thấy, phần lớn chủ hộ trong khu vực khảo sát có tuổi đời còn tương đối trẻ, độ tuổi trung bình khoảng 48,6 tuổi, nhưng trình độ học vấn không cao, cấp Trung học phổ thông trở xuống chiếm 63,33%. Điều này sẽ góp phần gây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới khi bị thu hồi hết phần diện tích mình đang sở hữu.
  • 46. 35 Bảng 4.3. Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ gia đình theo độ tuổi Trình độ học vấn Đơn vị tính TH THCS THPT TC/CĐ ĐH Sau ĐH Tổng Chủ hộ có độ tuổi trên 70 tuổi Người 7 7 Chủ hộ có độ tuổi từ 60 đến dưới 70 tuổi Người 7 4 10 1 22 Chủ hộ có độ tuổi từ 50 đến dưới 60 tuổi Người 1 5 15 3 4 1 29 Chủ hộ có độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi Người 3 9 3 2 4 21 Chủ hộ có độ tuổi dưới 40 tuổi Người 6 9 9 16 1 41 Tổng cộng 15 18 43 15 23 6 120 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Hình 4.6. Kết quả khảo sát quy mô của hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
  • 47. 36 - Về lực lượng lao động: Qua kết quả khảo sát 120 hộ gia đình, lực lượng lao động của các hộ gia đình tương đối dồi dào so với quy mô hộ, bình quân có khoảng 3,66 lao động chính và 1,85 người phụ thuộc. Tuy nhiên, có những hộ gia đình chỉ có lao động chính, không có người phụ thuộc, loại này có đến 39 hộ, chiếm 32,5% trong tổng số hộ được khảo sát. Tỷ lệ lao động chính so với quy mô hộ gia đình là 439/589 người, chiếm 74,53%; tỷ lệ người phụ thuộc so với quy môn hộ gia đình là 150/589 người, chiếm 25,47%. Trong số người phụ thuộc thì người già chiếm tỷ lệ khá thấp khoảng 20%, còn lại chủ yếu là đối tượng trẻ trong độ tuổi đi học chiếm khoảng 80%. Điều này cho thấy nguồn lực của các hộ gia đình rất dồi dào, nhưng để định ra chiến lược sinh kế bền vững trong tương lai cho các hộ dân là vấn đề không hề dễ dàng. Bởi vì, đa phần các hộ dân trong khu vực khảo sát phục vụ cho đề tài đều là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đều đó gây khó khăn trong việc tìm kiếm nghề nghiệp mới hoặc di chuyển địa điểm canh tác mới phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình. Bảng 4.4. Thống kê lực lượng lao động của hộ gia đình Chỉ tiêu Số hộ khảo sát (hộ) Số lượng (người) Số lao động trung bình/hộ (người) Số lao động ít nhất/hộ (người) Số lao động nhiều nhất/hộ (người) Số lao động chính 120 439 3,66 2 7 Số người phụ thuộc 81 150 1,85 1 5 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát
  • 48. 37 Bảng 4.5. Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình Diễn giải Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng lao động chính (người) 2 38 31,67 3 16 13,33 4 36 30,00 5 14 11,67 6 11 9,17 7 5 4,17 Tổng cộng 120 100,00 Số người phụ thuộc (người) 1 29 35,80 2 40 49,38 3 8 9,88 4 3 3,70 5 1 1,23 Tổng cộng 81 100,00 - Về tình trạng sức khoẻ của các hộ gia đình: Sức khoẻ của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của hộ gia đình, nếu các thành viên đều có sức khoẻ tốt sẽ giúp đầu tư một chiến lược kế mới được thuận lợi hơn. Ngược lại, sức khoẻ yếu có thể làm suy giảm đến các nguồn vốn sinh kế khác của gia đình, vì vốn con người là nguồn vốn quan trọng nhất trong tài sản sinh kế, nó có vai trò trong việc sử dụng và tạo ra bốn nguồn vốn còn lại. Qua khảo sát, tiếp xúc với các hộ gia đình cho thấy tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong hộ gia đình về tổng thể là bình thường, với 52,50% có sức khoẻ bình thường, 38,33% có sức khoẻ tốt và 9,37% có sức khoẻ yếu, nguyên nhân do tuổi già hay bệnh tật hay trẻ em thường mắc các bệnh thông thường: cảm cúm, sốt, ho,. Kết quả khảo sát có thể chưa phản ánh đúng hết thực trạng sức khoẻ của các thành viên của hộ gia đình
  • 49. 38 trong vùng nghiên cứu, đa phần người được phỏng vấn thường không phân định rõ ràng giữa mạnh khoẻ hay bình thường mà chủ yếu dựa vào cảm nhận sự khác biệt với mọi người xung quanh mà họ thấy được. (phụ lục 7) Hình 4.7. Kết quả khảo sát tình hình sức khoẻ của hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát - Về tình trạng nghề nghiệp: Qua kết quả khảo sát, trong số 439 người trong độ tuổi lao động, có đến 29 người còn đang đi học, do đó số người thực sự tham gia vào lao động trực tiếp là 410 người, chiếm tỷ lệ 69,56% tổng số nhân khẩu.Trong đó, công việc trước khi thu hồi đất của 120 hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 271/439 người, chiếm tỷ lệ 61,67% nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này giảm xuống còn 49,17% trong tổng số người trong độ tuổi lao động. Điều này cho thấy, một số hộ gia đình đã không còn làm sản xuất nông nghiệp do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hoàn toàn, diện tích còn lại quá ít không đáp ứng được sản xuất nhưng không muốn tìm nơi sản xuất mới mà chuyển sang kiếm sống bằng ngành nghề khác như: Kinh doanh nhỏ lẻ, làm thuê mướn hoặc bán hàng thuê. Nhóm người kinh doanh nhỏ lẻ trước khi thu hồi đất là 22/439 người, chiếm 5,00% nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 7,50% do một phần người làm nông nghiệp chuyển sang, chủ yếu buôn bán tập hoá, rau củ quả hoặc làm bánh (bánh xèo, bánh khọt). (phụ lục 8)
  • 50. 39 Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, các hộ gia đình, nhóm người có nghề nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, học sinh, sinh viên, người làm công cho nhà nước và người về hưu không có thay đổi việc làm do việc thu hồi đất phục vụ cho dự án, không ảnh hưởng nhiều đến mức phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn duy trì hiệu quả so với trước khi thu hồi đất. Tỷ lệ người làm thuê mướn sau khi thu hồi đất có tăng hơn so với trước khi thu hồi đất từ 3,33% lên 11,67%, do người dân mất đất nông nghiệp chuyển đổi nghề nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp khá thập kể cả trước và sau khi thu hồi đất, tăng từ 0,83% lên 2,5%, với tỷ lệ này cũng chưa phản ánh đúng thực trạng thất nghiệp, do phần lớn người dân sản xuất nông nghiệp nên việc nhận diện thế nào là thất nghiệp với số liệu cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân sản xuất nông nghiệp cho rằng tình trạng thất nghiệp thường xảy ra trong năm, nhất là lúc nhàn rỗi nông vụ. Hình 4.8. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của hộ gia đình Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Từ kết quả trên, đòi hỏi các cấp chính quyền ở địa phương cần phải vào cuộc, tiếp sức, có các giải pháp thiết thực hỗ trợ chuyển mô hình sản xuất, tìm kiếm việc làm, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất.
  • 51. 40 4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên Người dân phường Tân Thành phần lớn sản xuất nông nghiệp, do đó nguồn lực tự nhiên, trong đó nguồn lực đất đai là tài sản sinh kế hết sức quan trọng của hộ gia đình. Theo kết quả khảo sát 120 hộ dân, tổng diện tích bình quân một hộ trước khi thu hồi đất là 4.901,25 m2 , trong đó: Hộ có diện tích đất lớn nhất là 200.050,00 m2 , hộ có diện tích đất nhỏ nhất là 120,00 m2 . Sau khi thu hồi đất, diện tích của các hộ gia đình có sự thay đổi đáng kể, bình quân một hộ giảm còn 2.721,38m2 , trong đó: Hộ có diện tích đất lớn nhất còn lại là 174.752,00m2 , hộ có diện tích đất nhỏ nhất còn lại là 80,00m2 . Bình quân mỗi hộ gia đình giảm 2.179,87m2 , việc thu hồi đất này để thực hiện dự án khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc sẽ làm cho các hộ dân bị mất tương ứng phần đất bị thu hồi. Vì vậy, diện tích đất giữa thời điểm trước và sau khi thu hồi đất bị giảm đi là điều hợp lý. Bảng 4.6. Thống kê diện tích đất của hộ gia đình Chỉ tiêu Số hộ khảo sát Diện tích đất bình quân/hộ (m2 ) Diện tích đất lớn nhất/hộ (m2 ) Diện tích đất nhỏ nhất/hộ (m2 ) Tổng diện tích đất trước khi thu hồi 120 4.901,25 200.050,00 120,00 Tổng diện tích đất sau khi thu hồi 120 2.721,38 174.752,00 80,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát Trong số 120 hộ dân được khảo sát, có đến 35 hộ sản xuất nông nghiệp bị giải tỏ trắng hoặc không đủ diện tích canh tác, chiếm tỷ lệ 29,17% đã sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ mua lại đất nông nghiệp ở các khu vực lân cận để tiếp tục gắn bó với nghề nông nghiệp. Điều này chứng tỏ người dân trong khu vực này đã biết định ra chiến lược sinh kế an toàn cho gia đình dựa trên tài sản sinh kế, tận dụng nguồn lực đất đai để tiếp tục đầu tư sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, sau khi cơ quan địa phương tiến hành thu hồi đất của người dân để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại An Sinh thuộc khu D, khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thì nguồn lực đất đai có sự chuyển dịch chủ yếu đất nông