SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------  --------
PHẠM THỊ MINH
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI
HỌC SINH HỌC 12 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHẠM THỊ MINH
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI
HỌC SINH HỌC 12 THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ ĐÌNH LUẬN
Nghệ An – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Minh
ii
LỜI CẢM ƠN
--------------
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đình Luận đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tạo điều kiện trong quá trình tiến hành và hoàn thành đề tài.
Cảm ơn ban lãnh đạo Trường Đại Học Vinh, khoa Sau Đại học, khoa Sinh
học và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, bạn bè và những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Sinh
học trường THPT Lê Quí Đôn, THPT Nguyễn Huệ … đã cộng tác, giúp đỡ, tạo điều
kiện để tác giả tiến hành điều tra, thực nghiệm thành công.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tây Ninh, tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thị Minh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................vii
Danh mục các hình, sơ đồ, biểu đồ.................................................................vii
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
7. Giả thuyết khoa học ..................................................................................5
8. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................5
9. Cấu trúc của luận văn................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............. 6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..........................................................................6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................6
1.1.1.1. Trên thế giới.............................................................................6
1.1.1.2. Trong nước...............................................................................8
1.1.2. Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập .......... 9
1.1.2.1. Hoạt động là gì? .......................................................................9
1.1.2.2. Hoạt động khám phá trong học tập........................................10
1.1.3. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá ..................11
1.1.4. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá .......11
1.1.4.1. Ưu điểm..................................................................................11
1.1.4.2. Nhược điểm............................................................................12
1.1.5. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá.12
1.1.6. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá
.................................................................................................................13
iv
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................15
1.2.1. Thực trạng dạy - học Sinh học của giáo viên và học sinh ở một số
trường Trung học phổ thông trong tỉnh Tây Ninh........................15
1.2.1.1. Phương pháp dạy học của giáo viên. .....................................15
1.2.1.2. Ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên.16
1.2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Sinh thái” bậc THPT...........17
Kết luận chương 1...........................................................................................19
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 ..........20
2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung phần sinh thái học b ậc trung học
phổ thông.....................................................................................................20
2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc Trung học
phổ thông ......................................................................................20
2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thá i lớp 12 bậc Trung học
phổ thông ......................................................................................21
2.1.3. Nhận xét về cấu trúc nội dung chung của các bài trong phần Sinh
thái lớp 12 Trung học phổ thông ..................................................25
2.1.4. Đánh giá về cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Sinh
tháibậc Trung học phổ thông ........................................................26
2.2. Thiết kế các hoạt động khám phá để dạy – học phần sinh thái............28
2.2.1.Qui trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học.............28
2.2.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái:....29
2.2.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi...............................................29
2.2.2.2. Dạng hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm.......32
2.2.2.3. Dạng hoạt động phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị................39
2.2.2.4. Dạng hoạt động tranh luận về một vấn đề...............................43
2.2.2.5. Dạng hoạt động xử lí tình huống ...........................................46
2.3. Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học phần sinh thái bậc
trung học phổ thông ....................................................................................51
2.3.1. Quy trình chung.............................................................................51
2.3.2. Sử dụng hoạt động khám phá để dạy - học phần Sinh thái
bậc THPT......................................................................................52
v
2.3.2.1. Hoạt động dạng trả lời câu hỏi...............................................52
2.3.2.2. Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm..............54
2.3.2.3. Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, đồ thị...............56
2.3.2.4. Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề...............................57
2.3.2.5. Hoạt động dạng xử lí tình huống ...........................................58
Kết luận chương 2...........................................................................................59
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................60
3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................60
3.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................60
3.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................60
3.3.1. Chọn trường thực nghiệm .............................................................60
3.3.2. Các bước thực nghiệm ..................................................................60
3.3.2.1. Thực nghiệm thăm dò ............................................................60
3.3.2.2. Thực nghiệm chính thức ........................................................60
3.3.3. Kiểm tra.........................................................................................61
3.3.4. Xử lý số liệu..................................................................................63
3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................63
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Lê Quí Đôn.....................63
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ....................65
3.5. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hoạt động khám phá để
dạy học phần sinh thái sinh học 12 trung học phổ thông............................67
3.5.1. Phân tích định lượng .....................................................................67
3.5.2. Về mặt định tính............................................................................68
Kết luận chương 3...........................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................71
1. Kết luận ...................................................................................................71
2. Khuyến nghị............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................73
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
--------------
Viết tắt Đọc là
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSTT Học sinh trung tâm
STH Sinh thái học
SVSX Sinh vật sản xuất
SVTT Sinh vật tiêu thụ
KT Kiểm tra
PPDH Phương pháp dạy học
DHKP Dạy học khám phá
HĐKP Hoạt động khám phá
CH Câu hỏi
BT Bài tập
PHT Phiếu học tập
TLCH Trả lời câu hỏi
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
STT Số thứ tự
THPT Trung học phổ thông
TB Trung bình
TW Trung Ương
VD Ví dụ
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên.......................15
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá
trong dạy học Sinh học..........................................................................16
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc
thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập.....................16
Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của
giáo viên Sinh học .................................................................................17
Bảng 1.5. Các hoạt động khám phá kiến thức phần Sinh thái có trong SGK
Sinh học 12 cơ bản ................................................................................18
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT..................................................20
Bảng 2.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc THPT ........................21
Bảng 2.3. Qui trình thiết kế các HĐKP .................................................................28
Bảng 2.4. Bảng so sánh hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của
quần thể sinh vật....................................................................................33
Bảng 2.5. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..35
Bảng 2.6. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất ..........................................37
Bảng 2.7. Bảng phân biệt các loại tháp sinh thái...................................................38
Bảng 2.8. Số liệu về tình trạng đánh bắt theo nhóm tuổi của quần thể cá ở 3
mức độ đánh bắt khác nhau...................................................................39
Bảng 2.9. Các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.......................44
Bảng 2.10. Bảng phân biệt tăng trưởng theo tiềm năng sinh học với tăng trưởng
thực tế ....................................................................................................48
Bảng 2.11. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..54
Bảng 2.12. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..55
Bảng 3.1. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất ..........................................61
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra.....................................63
Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Lê Quí Đôn..........64
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ...................................................65
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra.....................................65
Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Nguyễn Huệ ........66
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ...................................................67
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Mật độ cá thể của một số quần thể sinh vật...........................................29
Hình 2.2. Một số loài sinh vật trong một quần xã rừng ........................................30
Hình 2.3. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)....31
Hình 2.4. Phim: Chu trình Nitơ.............................................................................31
Hình 2.5. Phim: Vòng tuần hoàn của nước ...........................................................32
Hình 2.6. Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của
quần thể sinh vật....................................................................................33
Hình 2.7. A - Mèo rừng săn bắt thỏ; B - Đồ thị biến động số lượng thỏ và mèo
rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm......................................................34
Hình 2.8. Đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu
kì 5 năm. ................................................................................................34
Hình 2.9. Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia ..35
Hình 2.10. Đồ thị biến động số lượng không theo chu kì của quần thể diệt xám
ở Anh .....................................................................................................35
Hình 2.11. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái 36
Hình 2.12. Sơ đồ các thành phần cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái .......................36
Hình 2. 13. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất........................................................37
Hình 2.14. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)....38
Hình 2.15. Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới.........................................................40
Hình 2.16. Sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái.............................................................41
Hình 2.17. Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên...............41
Hình 2.18. Khu sinh học (biôm) trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn
của các vùng trên Trái Đất.....................................................................42
Hình 2.19. Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật.....................................47
Hình 2.20. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................49
Hình 2.21. Chu trình Cacbon...................................................................................49
Hình 2.22. Chu trình nitơ.........................................................................................50
Hình 2.23. Sơ đồ quy trình sử dụng HĐKP.............................................................51
Hình 2.24. Sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái.............................................................56
Hình 2.25. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................58
Hình 2.26. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................59
ix
Hình 3.1. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)......................................................................62
Hình 3.2. Sơ đồ hình tháp năng lượng của một chuỗi thức ăn..............................62
Hình 3.3. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ .......63
Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm......................64
Hình 3.5. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT Lê
Quí Đôn .................................................................................................64
Hình 3.6. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm......................66
Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT
Nguyễn Huệ...........................................................................................66
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu đào tạo của bậc học phổ thông trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng
đồng, chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong đời
sống và sản xuất [33]. Để thực hiện được mục tiêu này, trong quá trình dạy học,
người thầy giáo phải biết cách kích thích được tư duy tích cực, tạo được sự hứng
thú, niềm say mê học tập và khơi dậy tiềm năng học của học sinh bằng cách tổ chức
bài học trên cơ sở một chuỗi hoạt động phù hợp với năng lực của từng loại học sinh,
trong đó, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, gợi mở, trọng tài cho các hoạt
động tranh luận, tìm tòi, phát hiện của học sinh để học sinh có thể tự giành lấy kiến
thức, tự đánh giá kết quả học tập của mình [33]. Muốn làm được như vậy, việc lựa
chọn phương pháp thích hợp với từng nội dung và phù hợp với từng đối tượng học
sinh rất quan trọng. Dạy học khám phá là phương pháp dạy học mới, có nhiều ưu
điểm, đang được nghiên cứu và áp dụng trong dạy học ở trường trung học phổ
thông.
Phương pháp dạy học khám phá thích hợp đưa vào áp dụng trong giảng dạy
nhiều môn học, đặc biệt là các môn học có nội dung kiến thức gần gũi với tự nhiên
và có mối liên hệ thiết thực đến đời sống và sản xuất của con người.
Phần Sinh thái học thuộc chương trình Sinh học 12 bậc THPT là một trong
những nội dung rất thích hợp để thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng khám
phá để giúp học sinh phát huy tính tích cực, niềm say mê và sự hứng thú trong học
tập. Bởi vì, nội dung kiến thức phần Sinh thái học gần gũi với tự nhiên ở chỗ phản
ánh mối quan hệ sinh thái giữa các cấp tổ chức sống (cá thể, quần thể, quần xã và hệ
sinh thái), mối quan hệ trong nội bộ tổ chức sống và tác động của con người với
môi trường xung quanh. Do đó, nội dung của phần sinh thái học còn giúp cho học
sinh hiểu được cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và định hướng xây dựng mối quan
hệ hài hòa giữa con người và thế giới tự nhiên.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao của phần kiến thức này thì việc thiết kế
các hoạt động khám phá đủ tiêu chuẩn phục vụ cho các mục tiêu hình thành kiế n
thức mới ở các bài của phần Sinh thái học rất cần thiết để góp phần tích cực hóa
hoạt động nhận thức , rèn luyện các kỹ năng tư duy như : phân tích, tổng hợp, khái
2
quát hóa, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống sản xuất. Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh
thái học - Sinh học 12 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học - Sinh học
12 THPT và sử dụng các hoạt động đó trong dạy học để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học phần Sinh thái học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động khám phá trong dạy
học sinh học nói chung và phần Sinh thái Sinh học 12 THPT nói riêng.
3.2. Điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học ở một số trường THPT tỉnh Tây
Ninh.
3.3. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái Sinh học 12 THPT làm cơ sở
cho việc thiết kế các hoạt động khám phá.
3.4. Xác định quy trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học, trên
cơ sở đó xây dựng hệ thống các hoạt động khám phá theo nội dung các bài trong
phần kiến thức: Sinh thái học - Sinh học 12. Phân tích các nội dung có thể tiến hành
các hoạt động khám phá.
3.5. Xác định và xây dựng quy trình sử dụng các hoạt động khám phá vào
khâu hình thành kiến thức mới trong dạy học Sinh thái học ở trường THPT.
3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng hình thức
dạy học khám phá vào khâu hình thành kiến thức mới trong các bài thuộc phần phần
Sinh thái học - Sinh học 12.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Qui trình thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học các bài
thuộc phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Sinh học 12
Khách thể khảo sát: GV và HS khối 12 ở một số trường THPT trong tỉnh Tây
Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học –
Sinh học 12.
3
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục.
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận dạy học, các giáo trình về Sinh thái
học, đặc biệt là các tài liệu về sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học làm
cơ sở cho việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá vào việc dạy học phần
Sinh thái học – Sinh học 12 THPT.
Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình Sinh thái học bậc THPT.
Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng sử dụng hình thức dạy học khám phá trong dạy học các bài
thuộc phần Sinh thái học qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV ở các trường
THPT trong tỉnh Tây Ninh để thu thập thông tin về tình hình dạy học các bài thuộc
phần kiến thức Sinh thái học.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm ở một số trường phổ thông để đánh giá tính khả thi của việc sử
dụng hình thức dạy học khám phá vào khâu hình thành kiến thức mới trong các bài
thuộc phần phần Sinh thái học - chương trình Chuẩn - Sinh học 12 THPT.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép thống kê để xử lí số liệu thu được trong các khảo sát và thực
nghiệm.
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học dưới đây để xử lý số liệu nghiên
cứu:
+ Trung bình cộng ( X ) : Đo độ trung bình (TB) của một tập hợp
X =
n
1
∑=
k
i 1
xi ni
Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định
ni: số bài có điểm số đạt xi
n: tổng số bài làm
+ Độ lệch chuẩn (s): Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ
kết luận hai kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại
4
lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó
được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
s = ± ∑ −=
k
i
inXxin 1
2
.
1
)(
+ Sai số trung bình cộng (m):
m =
n
s
+ Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có
X khác nhau.
Cv (%) =
X
s
.100(%)
Trong đó: Cv từ 0 - 9% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv từ 10 - 29% : dao động trung bình
Cv từ 30 - 100% : dao động lớn độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp
TN và ĐC trong các lần kiểm tra.
DTN-ĐC = X TN - X ĐC
Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm
X ĐC: X của lớp đối chứng
+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm chứng độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị TB
cộng của TN và ĐC theo công thức:
DC
DC
TN
TN
DCTN
n
S
n
S
XX
Td
22
+
−
=
Trong đó: S2
TN: Phương sai của lớp TN
S2
ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
nTN: Số bài KT của lớp TN
nĐC: Số bài KT của lớp ĐC
Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0.05,
bậc tự do là f = n1+ n2 – 2.
+ Nếu Tđ < Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là không có nghĩa hay X TN
không sai khác với X ĐC .
5
+ Nếu Tđ >Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là có nghĩa hay X TN sai
khác với X ĐC
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel,
tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ
sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh
hưởng đến chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN
được chi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.
6.5. Phương pháp chuyên gia
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã trao đổi xin ý kiến với thầy hướng dẫn,
các chuyên gia cùng các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được hệ thống các hoạt động khám phá cho các bài thuộc phần
Sinh thái học ở lớp 12 đủ tiêu chuẩn và sử dụng hợp lý vào khâu hình thành kiến
thức mới của quá trình dạy học thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái
học.
8. Những đóng góp mới của luận văn
- Vận dụng quy trình thiết kế các hoạt động khám phá trên cơ sở câu hỏi và
bài tập tự luận để xây dựng được một hệ thống các hoạt động khám phá có thể sử
dụng trong dạy học các bài thuộc phần kiến thức Sinh thái học - Sinh học 12 THPT.
- Đề xuất quy trình sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy bài mới trong
dạy học các bài thuộc phần Sinh thái học ở trường THPT.
- Bước đầu điều tra thực trạng sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học
Sinh thái học ở một số trường THPT tỉnh Tây Ninh và thực trạng sự dụng các
HĐKP trong dạy học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Thiết kế và sử dụng hình thức dạy học khám phá trong dạy học
các bài thuộc phần Sinh thái học trong chương trình sinh học 12 THPT.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Tài liệu tham khảo.
Phần Phụ lục.
6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1. Trên thế giới
Có thể nói “phát hiện ra, tìm ra” là những từ ngữ được xuất hiện cùng với
thời vua Hiero II, Archimedes đã reo lên “Eureca! Eureca!- tìm ra rồi!” khi ông phát
hiện ra cách kiểm tra xem chiếc vương miện của nhà vua có phải là vàng nguyên
chất hay không (theo yêu cầu của nhà vua). Bằng kinh nghiệm của bản thân, khả
năng tìm tòi, sáng tạo ông đã đưa nhân loại đến với những phát kiến vĩ đại [4].
Thế kỷ XII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực
nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép GV
dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”[4].
J.J.Rousseau (thế kỉ XVIII) là một nhà cải cách giáo dục người Pháp, ông
cho rằng: “Đối với phương pháp dạy học phải tìm hiểu đứa trẻ và tôn trọng khả
năng tự nhận thức của nó. Trẻ em phải tự khám phá ra kiến thức và được khêu gợi
tính tò mò tự nhiên”[4].
Năm 1903, lí thuyết hoạt động của A.N Leonchiev - nhà tâm lý học người
Nga - ra đời đặt nền móng cho quan niệm dạy học bằng các hoạt động khám phá. Lí
thuyết hoạt động đã được vận dụng để giải quyết hàng loạt vấn đề lí luận và thực
tiễn dạy học, trong đó chủ yếu là việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho
người học. Vận dụng lí thuyết hoạt động vào dạy học được nhiều nhà giáo dục học
quan tâm nghiên cứu [4].
Quan điểm của Ferriere Jerome Bruner (Mỹ - 1915) là: phương pháp “bánh
đúc bày sàng” sẽ làm cho học sinh mất đi cơ hội tự mình suy nghĩ. Theo ông, ch-
ương trình hiện đại cần loại bỏ toàn bộ trừ những sự kiện cốt lõi và nên dành thời
gian cho việc dạy kỹ năng tư duy. Ông nghĩ rằng trí thông minh là “sự hoạt động
của các công cụ tư duy”. Nổi bật hơn là mô hình dạy học bằng các hoạt động khám
phá của ông. Mô hình này được đặc trưng bởi 4 yếu tố chủ yếu: hoạt động tìm tòi,
khám phá của học sinh; cấu trúc tối ưu của nhận thức; cấu trúc của chương trình dạy
học và bản chất của sự thưởng phạt. Trong đó nêu bật vai trò của hoạt động tìm tòi,
khám phá của học sinh [4].
7
Ferriere Jerome Bruner rất có ảnh hưởng trong việc nghiên cứu học tập khám
phá. Ông cho rằng học tập khám phá là “lối tiếp cận dạy học mà qua đó, học sinh
tương tác với môi trường của họ, bằng cách khảo sát và sử dụng các đối tượng, giải
đáp những thắc mắc và tranh luận hoặc là biểu diễn thí nghiệm”[4].
Saymour Papert cũng đã nói: “Bạn không thể dạy hoc sinh mọi thứ mà chúng
cần. Cách tốt nhất bạn có thể làm là đặt chúng vào nơi chúng có thể tìm ra những
thứ đó; giúp chúng xác định được cái mình cần biết là gì và khi nào thì cần đến nó”
[4].
Lí thuyết kiến tạo nhận thức của J. Piaget (1896-1980) cho rằng: Học tập là
quá trình cá nhân tự hình thành tri thức cho mình, đó là quá trình cá nhân tổ chức
các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu tạo lại chúng dưới dạng
sơ đồ nhận thức [4]. Lí thuyết kiến tạo nhận thức cùng với lí thuyết hoạt động tiếp
tục làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.
B. Skinner (1904-1990) trong hai tác phẩm chính của mình: “Hành vi của
sinh vật” (1938) và “Công nghệ dạy học” (1968) đã cho rằng: Học là quá trình tự
điều chỉnh hành vi để dẫn tới hành vi mong muốn, dạy là tạo thuận lợi cho học. Như
vậy, học theo Skinner là quá trình tự khám phá [4].
S. Rassekh (1987) cho rằng: “Người thầy tồi là người đem kiến thức đến cho
học sinh; nguời thầy giỏi làm cho học sinh tự tìm ra kiến thức”[4]. R.R.Singh lại chỉ
ra rằng: “Trong quá trình dạy học, người dạy và người học là những người bạn cùng
làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá”[4].
Lí thuyết dạy học bằng các hoạt động khám phá đã được vận dụng vào quá
trình dạy học ở các nước trên thế giới từ rất sớm, bắt đầu từ những năm 1920 và
phát triển rầm rộ ở những năm 70 của thế kỉ này. Ở Anh, năm 1920 đã hình thành
những nhà trường mới nhằm phát huy năng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các
hoạt động tự lực, tích cực của học sinh. Ở Pháp, sau đại chiến thế giới thứ hai đã
hình thành một số trường thí điểm lấy hoạt động sáng kiến, hứng thú nhận thức của
học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người giúp đỡ, phối hợp các hoạt động của
học sinh hướng vào việc hình thành nhân cách của các em [4]. Trong những năm
1970-1980, Bộ Giáo dục - Đào tạo Pháp đã khuyến khích tăng cường vai trò tích
cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập [4]. Ở Mĩ, phương pháp dạy học
cá nhân hóa bằng cách giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp phiếu hướng dẫn để
học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp với năng lực đã được
tiến hành tại một số trường thực nghiệm những năm 1970 [4].
8
Như vậy, trên thế giới quan niệm dạy học tự phát hiện đã được nhắc đến từ
lâu. Cũng từ lâu trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người
tự giáo dục”.
1.1.1.2. Trong nước
Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm đào tạo
những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm
1960 và được quan tâm từ những năm 70-80 của thế kỉ XX, đặc biệt trong thời gian
gần đây, khi Đảng và nhà nước thấy được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp
dạy học. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực như:
Nguyễn Ngọc Quang[35], Đinh Quang Báo[5], Nguyễn Đức Thành[5], Nguyễn Bá
Kim[27], Trần Kiều[25], Thái Duy Tuyên[46], Đỗ Đình Hoan[13]...
Các phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu, áp dụng nhiều trong đó
phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá là một hướng dạy học thu hút
được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về
phương pháp dạy học này như: Tác giả Nguyễn Thị Dung- Trường Cao đẳng sư
phạm Hà Nội có bài viết: Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học
khám phá (Tạp chí phát triển giáo dục, số 6 - Tháng 6 năm 2005), theo tác giả, dạy
học khám phá sẽ giúp nâng cao các năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là năng
lực tư duy logic và tư duy sáng tạo ; tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Đại học Cần
Thơ có bài: Vận dụng hình thức dạy học khám phá vào dạy học Văn ở trường Đại
học (Tạp chí dạy và học ngày nay, số 9, tháng 7/2003), tác giả cho rằng dạy học
khám phá là một trong những phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, là
con đường nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh....Trong số đó nổi bật là
những bài viết của tác giả Trần Bá Hoành trên các báo, tạp chí chuyên ngành như:
Học bằng các hoạt động khám phá (Tạp chí Thế giới trong ta, số 35 + 36, tháng 1 +
2 năm 2005); Đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc trung học (Tạp chí giáo dục, số
89, năm 2004)... Những bài viết này đã được tác giả tập hợp lại trong cuốn sách:
Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư
phạm, năm 2006. Trong các bài viết đó, tác giả nêu bật bản chất của dạy học khám
phá, phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá, ưu nhược điểm và những điều
kiện áp dụng phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá.
Năm 2004, tác giả Nguyễn Bá Hùng học viên trường Đại học sư phạm Huế
có đề tài : "Cải tiến bổ sung các hoạt động để tổ chức dạy - học Sinh học 10 ban
KHTN"[22]. Năm 2006, tác giả Đặng Thị Bé Trang với đề tài: "Thiết kế các hoạt
9
động để tổ chức học sinh học tập phần Cơ sở di truyền học bậc trung học phổ
thông"[40]; năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Đại học sư phạm
Huế với đề tài “Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy – học phần Sinh học Tế
bào bậc THPT”[12] ; năm 2013, tác giả Huỳnh Thị Nguyên Anh – Trường Đại học
Vinh với đề tài “Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy – học chương III, IV Sinh
học 11 bậc THPT”[4] đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các hoạt động nói
chung, hoạt động khám phá nói riêng trong dạy học Sinh học. Nhìn chung, các tác
giả đều cho rằng thông qua hoạt động khám phá kiến thức, học sinh phát triển được
tính tự lực, tăng cường hành vi tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo, làm cho người học thích ứng với cuộc sống, áp dụng
đựơc kiến thức và kỹ năng học ở nhà trường vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc đề ra
một qui trình cụ thể cho việc thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học thì
chưa thấy có tác giả nào đề cập đến.
Như vậy, việc nghiên cứu và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học đã
được chú ý từ rất sớm , nhưng hệ thống hoạt động khám phá ở các bộ môn nói
chung, môn Sinh học nói riêng đặc biệt là phần Sinh thái còn nhiều hạn chế . Vì vậy,
việc thiết kế một hệ thống các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập phần
Sinh thái là hết sức cần thiết.
1.1.2. Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập
1.1.2.1. Hoạt động là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người [6].
Về phương diện triết học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn
tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người (chủ thể) và thế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và con
người [6].
Về mặt tâm lí học, hoạt động là tính tích cực bên trong (trí lực) và bên ngoài
(thể lực) của con người. Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điều chỉnh bởi
mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí,
dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng.
10
1.1.2.2. Hoạt động khám phá trong học tập
- Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp
hướng tới mục tiêu xác định của bài học[6].
- Nét bản chất của dạy học khám phá trong học tập là học sinh phải giành lấy
kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành.
Trong dạy học khám phá, đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ
đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm: định
hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung vấn đề đảm bảo tính vừa
sức với học sinh; tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp; chuẩn bị các
phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế
nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. Đó là
việc làm không dễ dàng đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công phu vào nội dung
bài giảng [6].
Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri
thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có
tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội
dung vấn đề làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân
tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại [6].
Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm
dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển
bản thân người học.
- Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận
thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm
lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học
sinh cũng phải "khám phá" ra những điều mới đối với bản thân [6].
Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như
trong nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong
đó giáo viên khéo léo đặt người học vào vị trí người khám phá lại những tri thức
trong di sản văn hóa của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những
kiến thức mới thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp
tổ chức hoạt động khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.
11
1.1.3. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá [6]
Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống
nhất giữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học.
Trong đó giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề.
Dạy học khám phá là một hướng tiếp cận mới của dạy học giải quyết vấn đề
mà chúng ta đã được làm quen trước đây với những đặc điểm nổi bật như sau [6]:
- Đặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và
hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề.
- Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài.
Dạy học giải quyết vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề
lớn, có liên quan logic với nội dung kiến thức cũ.
- Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học
sinh, chưa hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học như trong
cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề.
- Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề
thuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học khám phá có thể được sử dụng lồng ghép trong khâu giải quyết vấn
đề của kiểu dạy học giải quyết vấn đề.
- Mục đích cuối cùng của các hoạt động khám phá là hình thành kiến thức, kĩ
năng mới, xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí
tình huống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở học sinh.
1.1.4. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá [6]
1.1.4.1. Ưu điểm
So với dạy học bằng phương pháp thông báo, giải thích, minh họa thì phương
pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Học sinh coi việc học là của mình từ đó phát huy được tính tích cực - độc
lập - chủ động - sáng tạo trong quá trình học tập.
- Hoạt động khám phá tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp
lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
- Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi của bài học qua các hoạt
động khám phá. Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn có phương pháp
tìm kiếm ra kiến thức, phát triển được năng lực tư duy.
- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri
thức của mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học.
12
- Giải quyết vấn đề nhỏ, vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên
trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình
thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.
- Đối thoại thầy trò, trò trò tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần
hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.
1.1.4.2. Nhược điểm
- Dạy-học bằng các hoạt động khám phá nếu thực hiện không hợp lí sẽ đem
lại những hậu quả xấu như học sinh lúng túng không thực hiện được các hoạt động
– nhất là học sinh yếu kém, gây lãng phí thời gian, giảm sút hứng thú, một số học
sinh đâm ra lười biếng.
- Nếu hướng dẫn không tốt học sinh có thể đi tới những khám phá sai lầm.
Đôi khi học sinh có thể học được nhiều qua hậu quả sai lầm của mình nhưng khám
phá sai lầm có thể gây phản tác dụng.
- Hoạt động khám phá cần nhiều thời gian, nếu học sinh chưa quen sẽ làm
chậm tiến độ, phá vỡ kế hoạch dự kiến của giáo viên.
- Có những nội dung không thích hợp với dạy học bằng các hoạt động khám
phá, nếu áp dụng máy móc sẽ không hiệu quả.
1.1.5. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá [6]
- Thiết kế các hoạt động khám phá phải đảm bảo tính logic, đặt trong mối
quan hệ với bài trước, bài sau và mang tính vừa sức, kích thích được sự tìm tòi,
sáng tạo của học sinh.
- Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết mới lôi
cuốn được học sinh.
- Giáo viên phải giám sát các hoạt động của học sinh, biết gần gũi học sinh,
phát hiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế
hoạch thời gian. Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm
cộng, bằng những lời nhận xét, khen ngợi.
- Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo
cáo kết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất kì thành viên nào của nhóm lên
trình bày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá cần tránh hai xu hướng, thứ
nhất là xu hướng hình thức (tức là chỗ nào dễ để học sinh khám phá mới tổ chức
hoạt động), thứ hai là xu hướng cực đoan (tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài
học thành các hoạt động khám phá)
13
1.1.6. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá [6]
Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp
hướng tới mục tiêu xác định. Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác
nhau, từ trình độ thấp lên trình độ cao tùy theo năng lực của người học và được tổ
chức theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp
của vấn đề cần khám phá.
Có thể trình bày tóm tắt như sau [6]:
Dạng hoạt động
- Trả lời câu hỏi
- Điền từ, điền bảng, điền tranh
câm.
- Lập bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, bản
đồ, đọc và phân tích.
- Làm thí nghiệm, đề xuất giả
thuyết, phân tích nguyên nhân,
thông báo kết quả.
- Thảo luận, tranh cãi về một vấn
đề.
- Giải bài toán nhận thức, xử lí tình
huống.
- Nghiên cứu ca điển hình, điều tra
thực trạng, đề xuất và thực nghiệm
phương pháp mới.
- Làm bài tập lớn, đề án, luận văn,
luận án.
Hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động độc lập (cá nhân).
- Nhóm rì rầm (cặp hai người).
- Hợp tác trong nhóm nhỏ (nhóm
4-6 người).
- "Kim tự tháp" (hợp 2 nhóm 2
người thành nhóm 4 người, hợp 2
nhóm 4 người thành nhóm 8
người).
- "Bể cá" (nhóm A thảo luận,
nhóm B quan sát, rút kinh
nghiệm sau đó đổi vai).
- Làm việc chung cả lớp.
- Trò chơi.
- Mô phỏng.
- Sắm vai...
Mục tiêu hoạt động
- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
- Xây dựng giá trị, thái độ, niềm tin.
- Rèn luyện tư duy, năng lực xử lý tình
huống, giải quyết vấn đề.
14
Trong khuôn khổ đề tài luận văn, các hoạt động khám phá được tiến hành xây
dựng ở 5 dạng:
• Hoạt động dạng trả lời câu hỏi
• Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm
• Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ
• Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề
• Hoạt động dạng xử lí tình huống
Đây là những dạng hoạt động theo chúng tôi sẽ được sử dụng nhiều trong dạy
- học phần Sinh thái bậc Trung học phổ thông.
* Câu hỏi (CH) biểu thị sự cần biết hoặc không rõ, với những đặc trưng ngữ
điệu và từ hỏi, còn gọi là câu nghi vấn. (Đại từ điển Tiếng Việt - 1998): CH là dạng
cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một mệnh đề cần được giải quyết, được
sử dụng vào những mục đích khác nhau của quá trình dạy học. Theo Từ điển giáo
dục học, Bùi Hiển - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quýnh - Vũ Văn Tảo, Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001: CH là câu nói nêu lên vấn đề đòi hỏi phải suy
nghĩ, cân nhắc, rồi đưa ra câu trả lời tương ứng. Tuỳ theo mục đích cụ thể trong dạy
học, CH được chia ra làm nhiều loại: CH gợi ý, CH kiểm tra, CH thi ... Câu hỏi mã
hoá nội dung giáo trình giáo khoa, việc hỏi và trả lời CH mang lại kiến thức, kỹ
năng, thái độ cho HS.
Câu hỏi có vấn đề là câu hỏi có chứa đựng mâu thuẫn giữa kiến thức, kĩ năng
đã biết với cái chưa biết, mâu thuẫn này kích thích học sinh tìm tòi giải quyết.
* Tình huống dạy học: là bài toán chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, mâu
thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực nhận thức của học sinh,
học sinh chấp nhận nó như là một nhu cầu và có khả năng tự giải quyết được hoặc
giải quyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ
M-N-P (Mục đích -Nội dung - Phương pháp) theo chiều ngang, tại một thời điểm,
với nội dung là một đơn vị kiến thức. Tình huống dạy học là đơn vị nhỏ nhất của
logic quá trình dạy học [7].
15
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Thực trạng dạy - học Sinh học của giáo viên và học sinh ở một số
trường Trung học phổ thông trong tỉnh Tây Ninh
Để nắm được thực trạng dạy và học Sinh học, chúng tôi tiến hành quan sát sư
phạm, tham khảo giáo án, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu
thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường Trung học phổ
thông của tỉnh Tây Ninh.
1.2.1.1. Phương pháp dạy học của giáo viên.
Chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 30 giáo viên Sinh học thuộc
tỉnh Tây Ninh về phương pháp dạy học và có kết quả như sau:
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên
TT Phương pháp
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Không thường
xuyên
Không sử
dụng
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Giảng giải, đọc chép 14 46.67 15 50 1 3,33
2
Hỏi đáp tái hiện,
thông báo
27 90 3 10 0 0
3 Hỏi đáp tìm tòi 20 66,67 10 33,33 0 0
4
Dạy học có sử dụng
bài tập tình huống
7 23,33 20 66,67 3 10
5
Dạy học có sử dụng
bài tập thực nghiệm
3 10 17 56,67 10 33,33
6
Dạy học có sử dụng
sơ đồ, bảng biểu.
17 56,67 13 43,33 0 0
7 Dạy học nêu vấn đề 15 50 13 43,33 2 6,67
8
Dạy học có sử dụng
phiếu học tập
15 50 14 46,67 1 3,33
9 Dạy học theo nhóm 16 53,33 14 46,67 0 0
10
Cho học sinh tự học
với sách giáo khoa
6 20 19 63,33 5 16,67
16
Qua kết quả ở bảng trên kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổi với
một số GV, chúng tôi thấy phương pháp dạy học của GV đã có những bước đổi
mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, số lượng
GV áp dụng những phương pháp này còn ít, chưa thường xuyên. Đặc biệt là phương
pháp dạy học có sử dụng hoạt động khám phá như: bài tập tình huống, câu hỏi tìm
tòi... Thậm chí có một số giáo viên chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này
(bảng 1.2). Điều đó đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thú học tập bộ môn
của học sinh.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng hoạt động
khám phá trong dạy học Sinh học
Thường xuyên
Không thường
xuyên
Ít thiết kế Chưa từng thiết kế
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
5 16,67 14 46,67 9 30 2 6,66
Riêng đối với phần Sinh thái lớp 12 THPT, qua kết quả thăm dò cho thấy đa
số các GV dạy học theo phương pháp diễn giảng, ít có giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực . Đặc biệt việc thiết kế và giảng dạy bằng các hoạt
động khám phá chưa được giáo viên quan tâm . Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng
việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy – học phần Sinh thái ở
phổ thông là rất cần thiết. Điều đó thể hiện qua kết quả điều tra ở bảng sau đây:
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc
thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
13 43,34 16 53,33 1 3,33
1.2.1.2. Ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên:
Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi đã điều tra 527 học sinh tại 2
trường: Trường THPT Nguyễn Huệ , Trường THPT Lê Quí Đôn thuộc tỉnh Tây
Ninh và có được số liệu như sau:
17
Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học
của giáo viên Sinh học
TT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Giảng giải, đọc chép 118 22,39
2 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh hoạ 38 7,21
3 Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời 201 38,14
4 Đặt câu hỏi, HS tư duy trả lời 67 12,71
5 Dạy học theo nhóm 34 6,45
6 Dạy học khám phá 22 4,17
7 Phương pháp khác 21 6.12
Qua bảng trên, một lần nữa cho thấy giáo viên Sinh học ở tỉnh Tây Ninh vẫn
còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học có sử dụng
hoạt động khám phá chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu,
xây dựng hệ thống hoạt động khám phá để dạy học Sinh học là rất cần thiết.
Kết quả điều tra chứng tỏ đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết của
việc thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh
học chưa được giáo viên chú ý, quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng
này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực hoạt động của học
sinh không đồng đều, đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách thường xuyên,
có chất lượng về kĩ năng thiết kế hoạt động khám phá cho học sinh nói riêng và các
phương pháp dạy học mới nói chung.
Thực tiễn nêu trên một lần nữa khẳng định việc thiết kế, bổ sung các hoạt
động khám phá để vận dụng vào dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông là
điều rất cần thiết.
1.2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Sinh thái” bậc THPT
Phần Sinh thái thuộc chương trình Sinh học 12 (cơ bản) được biên soạn theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Cụ thể là ở mỗi bài đều có các lệnh để
GV tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giúp HS có thể tự mình tìm ra được nội dung
kiến thức của bài học. Đây là điểm mới, tích cực hơn so với chương trình SGK cũ -
chỉ biên soạn theo hướng cung cấp kiến thức cho HS. Các hoạt động trong phần
Sinh thái - chương trình SGK Sinh học 12 (cơ bản) được thống kê trong bảng sau:
18
Bảng 1.5. Các hoạt động khám phá kiến thức phần Sinh thái có trong SGK
Sinh học 12 cơ bản
Tên chương Tên bài Nội dung có hoạt động Dạng hoạt
động
Chương I:
Cá thể và
quần thể sinh
vật
Môi trường sống và
các nhân tố sinh thái
Sự thích nghi của sinh vật
với môi trường sống
TLCH
Quần thể sinh vật và
mối quan hệ giữa các
cá thể trong quần thể
Quần thể sinh vật và quá
trình hình thành quần thể
TLCH
Quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể
TLCH
Các đặc trưng cơ bản
của quần thể
Tỉ lệ giới tính Điền bảng
& TLCH
Nhóm tuổi TLCH
Mật độ cá thể của quần thể TLCH
Tăng trưởng của quần thể
sinh vật
TLCH
Tăng trưởng của quần thể
người
TLCH
Biến động số lượng
cá thể của quần thể
Biến động số lượng cá thể TLCH
Nguyên nhân gây biến
động và sự điều chỉnh số
lượng cá thể của quần thể
TLCH
Chương II:
Quần xã sinh
vật
Diễn thế sinh thái
Khái niệm về diễn thế sinh
thái
TLCH
Nguyên nhân của diễn thế
sinh thái
Điền bảng
& TLCH
Tầm quan trọng của việc
nghiên cứu diễn thế sinh
thái
TLCH
Hệ sinh thái
Các thành phần cấu trúc
của hệ sinh thái
TLCH
Các kiểu hệ sinh thái chủ
yếu trên trái đất
TLCH
19
Chương III:
Hệ sinh thái ,
sinh quyển và
bảo vệ môi
trường
Trao đổi vật chất
trong hệ sinh thái
Trao đổi vật chất trong
quần xã sinh vật
Điền từ &
TLCH
Chu trình sinh địa
hóa và sinh quyển
Trao đổi vật chất qua chu
trình sinh địa hóa
TLCH
Một số chu trình sinh địa
hóa
TLCH
Sinh quyển TLCH
Dòng năng lượng
trong hệ sinh thái và
hiệu suất sinh thái
Dòng năng lượng trong hệ
sinh thái
TLCH
Với các hoạt động trên đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học
sinh, đưa học sinh đến vị trí là chủ thể của hoạt động nhận thức. Tuy nhiên các hoạt
động khám phá ở phần Sinh thái có trong SGK Sinh học 12 chưa nhiều. Chủ yếu là
các hoạt động trả lời câu hỏi . Tính đa dạng của các hoạt động chưa có , một số bài
và nội dung còn chưa có hoạt động, chưa có nhiều hình ảnh để kích thích sự tìm tòi ,
khám phá của học sinh, chưa phù hợp với đa số các đối tượng học sinh. Các hoạt
động còn đơn giản, chưa phát huy được hết năng lực tự nhận thức của học sinh. Do
đó việc chỉnh sửa, thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá phần Sinh thái thuộc
chương trình Sinh học 12 (cơ bản) là rất cần thiết.
Kết luận chương 1
Tóm lại, dạy học khám phá là hình thức dạy học đáp ứng được yêu cầu, định
hướng đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước trong những năm gần
đây, đó là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên,
việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học hiện nay chưa được
GV chú ý và quan tâm đúng mức do đã quen với phương pháp dạy học truyền thống
theo lối truyền thụ kiến thức một chiều; trong khi đó, việc thiết kế và sử dụng các
hoạt động khám phá trong dạy học đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều công sức và
thời gian.
20
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12
2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHẦN SINH THÁI HỌC BẬC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông
Chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông có cấu trúc như sau:
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT
Lớp Nội dung
Thời lượng (Số tiết)
Chuẩn Nâng cao
10
- Khái quát chung về thế giới sống.
- Sinh học tế bào.
- Sinh học vi sinh vật.
2
20
13
4
30
18
11 - Sinh học cơ thể.
- Thực vật
- Động vật, người
24
24
24
24
12
- Sinh học các hệ lớn
- Tổng kết toàn cấp
- Di truyền học.
- Tiến hóa.
- Sinh thái học.
25
12
16
2
32
17
21
2
Nhìn vào bảng phân phối chương trình toàn cấp có thể thấy nội dung chương
trình sách giáo khoa sắp xếp theo trật tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao.
Sinh học 10 nghiên cứu các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học ở cấp tế bào và
sinh học vi sinh vật (tương đương với cấp tế bào). Sinh học 11 nghiên cứu các cơ
chế, quá trình sinh học xảy ra ở cấp độ cơ thể. Chương trình sinh học 12 với các
phần như di truyền, tiến hóa, sinh thái học lại nghiên cứu các quá trình đó ở cấp độ
quần thể và trên quần thể.
Phần Sinh thái trong chương trình Sinh học phổ thông tuy được bố trí với
thời lượng không nhiều nhưng có một vị trí rất quan trọng . Nó phản ánh sự mối
quan hệ biện chứng giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi
trường. Giúp HS thấy được sự đa dạng của sinh vật ngày nay là kết quả của quá
trình tương tác lâu dài, phức tạp giữa sinh vật với môi trường, giữa thế giới vô sinh
21
với thế giới hữu sinh, tương tác nội bộ của giới hữu sinh. Từ đó có thể vận dụng vào
việc giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc Trung học phổ thông
Phần Sinh thái trong chương trình Sinh học 12 (cơ bản) gồm 3 chương, có
nội dung cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc THPT
TÊN
CHƯƠNG
TÊN BÀI SỐ
TIẾT
NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA BÀI
ĐỒ DÙNG DẠY
HỌC
Chương I.
Cá thể và
quần thể
sinh vật
Môi trường sống
và các nhân tố
sinh thái
1 - Nêu khái niệm về môi
trường sống của sinh vật,
các loại môi trường sống.
- Phân tích ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái
vô sinh và hữu sinh tác
động tới đời sống của
SV.
- Nêu khái niệm giới hạn
sinh thái, cho ví dụ minh
họa.
- Nêu khái niệm ổ sinh
thái, phân biệt được nơi
ở và ổ sinh thái lấy ví dụ
minh họa.
- Sơ đồ mô tả: giới
hạn sinh thái của
sinh vật, ổ sinh thái
về kích thước thức
ăn của 2 loài chim
A và B.
- Bảng: phân biệt
nhóm cây ưa sáng
và nhóm cây ưa
bóng.
Quần thể sinh vật
và mối quan hệ
giữa các cá thể
trong quần thể
1 -Nêu khái niệm quần thể
sinh vật, lấy ví dụ về
quần thể.
-Giải thích quá trình hình
thành quần thể.
- Trình bà y các quan hệ
hỗ trợ và cạnh tranh
trong quần thể, nguyên
nhân, ý nghĩa sinh thái
của các quan hệ đó.
- Hình SGK phóng
to.
- Bảng 36 SGK.
22
Các đặc trưng cơ
bản của quần thể
sinh vật
1 -Trình bày khái niệm của
các đặc trưng cơ bản về
cấu trúc dân số: tỉ lệ giới
tính, thành phần nhóm
tuổi, sự phân bố cá thể và
mật độ cá thể của quần
thể.
- Phân tích một số nhân
tố sinh thái chủ yếu ảnh
hưởng tới các đặc trưng
đó.
- Hình SGK phóng
to.
- Bảng: 37.1, 37.2
SGK
Các đặc trưng cơ
bản của quần thể
sinh vật (tiếp
theo)
1 - Trình bày khái niệm và
nêu các ví dụ về kích
thước quần thể, kích
thước tối thiểu và kích
thước tối đa cũng như ý
nghĩa của những giá trị
đó.
- Nêu những nguyên
nhân làm thay đổi kích
thước quần thể
- Phân biệt 2 dạng tăng
trưởng số lượng của
quần thể : trong môi
trường không bị giới hạn
và môi trường bị giới
hạn.
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: hai
giá trị kích thước
tối thiểu và tối đa
của quần thể sinh
vật, các nhân tố ảnh
hưởng tới kích
thước quần thể
Biến động số
lượng cá thể của
quần thể sinh vật
1 - Phân biệt các hình thức
biến động số lượng của
quần thể và cho ví dụ
minh họa.
-Nêu nguyên nhân gây
biến động số lượng và
nguyên nhân quần thể tự
điều chỉnh về trạng thái
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: điều
chỉnh số lượng cá
thể của quần thể trở
lại mức cân bằng.
- Bảng: 39 SGK
23
cân bằng.
-Nêu cách quần thể điều
chỉnh số lượng cá thể.
Chương II.
Quần xã
sinh vật
Quần xã sinh vật
và một số đặc
trưng cơ bản của
quần xã
1 - Nêu định nghĩa và lấy
ví dụ về quần xã sinh
vật.
- Mô tả các đặc trưng cơ
bản của quần xã, lấy ví
dụ minh hoạ cho các đặc
trưng đó.
- Phân tích các mối quan
hệ đối kháng và quan hệ
hỗ trợ giữa các loài trong
quấn xã. Lấy các ví dụ
minh họa các mối quan
hệ đó.
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: thành
phần cấu trúc của
quần xã.
- Bảng: 40 SGK
Diễn thế sinh thái 1 - Khái niệm về diễn thế
sinh thái .
- Phân biệt các loại diễn
thế sinh thái.Cho ví dụ
minh họa các giai đoạn
của từng loại diễn thế.
-Trình bày các nguyên
nhân gây ra các loại diễn
thế sinh thái.
- Nêu tầm quan trọng của
việc nghiên cứu diễn thế
sinh thái.
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: diễn
thế ở đầm nước
nông, quá trình diễn
thế thứ sinh dẫn đến
quần xã bị suy thoái
tại rừng lim Hữu
Lũng, Tỉnh Lạng
Sơn.
- Bảng: 41 SGK
Chương
III. Hệ sinh
thái, sinh
quyển và
bảo vệ môi
trường
Hệ sinh thái 1 -Trình bày khái niệm hệ
sinh thái.
-Nêu một số ví dụ về các
hệ sinh thái chính của
Trái Đất.
-Phân tích thành phần
cấu trúc của một số hệ
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: mối
quan hệ giữa các
thành phần chủ yếu
của một hệ sinh
thái.
24
sinh thái.
- Phân biệt được điểm
giống và khác nhau giữa
hệ sinh thái tự nhiên và
HST nhân tạo.
Trao đổi vật chất
trong hệ sinh thái
1 - Nêu khái niệm về
chuỗi, lưới thức ăn và
bậc dinh dưỡng, lấy ví
dụ minh họa.
- Nêu nguyên tắc thiết
lập các bậc dinh dưỡng,
lấy ví dụ minh họa.
- Phân biệt các loại tháp
sinh thái.
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: một
lưới thức ăn trong
hệ sinh thái rừng,
các bậc dinh dưỡng
của một quần xã và
ví dụ về bậc dinh
dưỡng của một
quần xã sinh vật ở
biển.
- Bảng: phân biệt 3
loại tháp sinh thái
Chu trình sinh địa
hóa và sinh quyển
1 - Nêu khái niệm khái
quát về chu trình sinh địa
hoá.
- Trình bày các nội dung
chủ yếu của chu trình
cacbon, nitơ, nước.
- Nêu khái niệm sinh
quyển, các khu sinh học
trong sinh quyển và lấy
ví dụ minh hoạ các khu
sinh học đó.
- Giải thích nguyên nhân
của một số hoạt động
gây ô nhiễm môi trường.
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: tổng
quát về chu trình
trao đổi vật chất
trong tự nhiên.
Dòng năng lượng
trong hệ sinh thái
và hiệu suất sinh
1 - Trình bày sự phân bố
năng lượng trên trái đất.
- Mô tả dòng năng lượng
- Hình SGK phóng
to.
- Sơ đồ mô tả: khái
25
thái trong HST.
- Nêu khái niệm về hiệu
suất sinh thái.
- Giải thích sự tiêu hao
năng lượng ở mỗi bậc
dinh dưỡng.
quát năng lượng
truyền qua các bậc
dinh dưỡng trong hệ
sinh thái, khái quát
về dòng năng lượng
trong hệ sinh thái,
hiệu suất sinh thái ở
một bậc dinh
dưỡng.
Thực hành: Quản
lí và sử dụng bền
vững tài nguyên
thiên nhiên
1 - Nêu khái niệm về các
dạng tài nguyên thiên
nhiên đang được sử dụng
chủ yếu hiện nay , lấy ví
dụ minh họa.
- Phân tích tác động của
việc sử dụng tài nguyên
không khoa học.
- Chỉ ra những biện pháp
chính để sử dụng tài
nguyên một cách bền
vững.
-Băng ghi hình/đĩa
CD về các dạng tài
nguyên thiên nhiên,
các trường hợp gây
ô nhiễm môi
trường, hậu quả của
ô nhiễm môi
trường.
- Giấy, bút dùng ghi
nội dung thảo luận
và viết báo cáo.
- Bảng: 46.1, 46.2,
46.3 SGK
2.1.3. Nhận xét về cấu trúc nội dung chung của các bài trong phần Sinh
thái lớp 12 Trung học phổ thông
Hầu hết các bài trong phần Sinh thái lớp 12 Trung học phổ thông đều được
trình bày cả kênh chữ và kênh hình.
* Kênh chữ bao gồm các nội dung:
- Tên bài học.
- Nội dung bài học được trình bày theo các đề mục.
- Đầu, giữa hoặc cuối mỗi mục thường có các lệnh, là các hoạt động cho học
sinh làm việc được kí hiệu bởi ∇ .
- Phần tóm tắt những nội dung chính của bài học là những kiến thức học sinh
phải ghi nhớ, lĩnh hội được trình bày trong khung chữ in nghiêng.
26
- Phần củng cố và vận dụng kiến thức toàn bài được trình bày dưới dạng câu
hỏi, bài tập ở cuối bài có phân hóa trình độ học sinh.
- Hầu hết các bài đều có phần kiến thức bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục
"Em có biết" giúp học sinh mở rộng kiến thức.
* Kênh hình:
Kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến thức bài học, vừa là nguồn tư
liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- Một số hình đóng vai trò là minh họa cho kênh chữ: Hình 35.1, 35.2, 36.1,
36.2, 37.3, 38.1, 38.2, 38.3, 39.2, 39.3, 40.1, 40.2, 40.3, 40.4, 41.1, 41.3, 42.2, 43.1,
43.3, 44.4, 45.3 (Sinh học 12 cơ bản).
- Một số hình đóng vai trò phát huy tính tích cực tìm tòi kiến thức của học
sinh: Hình 36.3, 36.4, 36.5, 37.1, 37.2, 38.4, 39.1, 41.2, 42.1, 42.3, 43.2, 44.1, 44.2,
44.3, 45.1, 45.2, 45.4 (Sinh học 12 cơ bản).
2.1.4. Đánh giá về cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Sinh thái
bậc Trung học phổ thông
Hệ thống kiến thức các chương I, II, III của phần Sinh thái được sắp xếp theo
một trình tự nhất định từ cấp tổ chức sống thấp đến cấp tổ chức sống cao (bắt đầu là
cấp cá thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển), từ đơn giản đến
phức tạp, từ tổng hợp sơ bộ qua quá trình so sánh để cuối cùng khái quát ở mức cao
hơn. Các sự vật, hiện tượng, quá trình được đặt trong mối liên hệ với nhau, đi từ
kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Các khái niệm và đặc điểm của từng
cấp tổ chức sống được đặt ở góc độ mới, đó là cấp độ tổ chức cao hơn so với tổ
chức sống trước đó đã khơi dậy tính tò mò, hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện
để HS nắm vững và hiểu rõ hơn về nguyên tắc thứ bậc của các cấp tổ chức sống
trong tự nhiên cũng như mối tương quan giữa các cấp tổ chức sống đó với môi
trường sinh thái.
Ví dụ: Ở lớp 10, HS đã được tìm hiểu sơ lược về đặc điểm chung của các cấp
tổ chức trong thế giới sống và còn đi sâu tìm hiểu về các đặc trưng của tổ chức sống
ở cấp độ tế bào. Tiếp đến ở lớp 11, HS được tìm hiểu về các đặc trưng của tổ chức
sống ở cấp độ cơ thể. Đến lớp 12, trong phần Sinh thái học, HS được tìm hiểu về
các đặc trưng của tổ chức sống ở các cấp độ lớn hơn, đó là: cấp quần thể, quần xã,
hệ sinh thái và sinh quyển. Tuy nhiên, nội dung của phần Sinh thái lớp 12 còn giúp
HS đi sâu khai thác kiến thức về mối tương quan và sự tác động qua lại giữa các cấp
tổ chức sống với nhau và giữa các cấp tổ chức sống với môi trường sinh thái [50].
27
Thành phần kiến thức của phần Sinh thái sinh học 12 được trình bày theo trình
tự như sau:
- Kiến thức khái niệm Sinh học:
+ Khái niệm về: môi trường sống, nhân tố sinh thái, nhân tố vô sinh, nhân
tố hữu sinh, giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu, nơi ở, giới hạn
sinh thái, quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ trong quần thể, quan hệ cạnh tranh trong
quần thể, tỉ lệ giới tính, tuổi sinh lý, tuổi sinh thái, tuổi quần thể, mật độ cá thể của
quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tố đa, mức sinh sản, mức tử vong, xuất cư,
nhập cư.
+ Khái niệm về: quần xã sinh vật, loài ưu thế, loài đặc trưng; cộng sinh,
hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt-con mồi, ký sinh;
khống chế sinh học; diễn thế sinh thái; diễn thế nguyên sinh; diễn thế thứ sinh; hệ
sinh thái, chuỗi thức ăn; lưới thức ăn; bậc dinh dưõng; tháp sinh thái; chu trình sinh
địa hóa; sinh quyển; hiệu suất sinh thái.
- Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học
+ Quá trình: hình thành quần thể sinh vật; tăng trưởng của quần thể sinh
vật; tăng trưởng của quần thể người; diễn thế sinh thái ở đầm nước nông; diễn thế
nguyên sinh hình thành rừng cây gỗ lớn; diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng
(Lạng Sơn); chu trình sinh địa hóa; chu trình: cacbon, nitơ, nước; con đường vận
chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
+ Cơ chế: thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ; các nhân tố ảnh
hưởng tới kích thước quần thể; tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học;
tăng trưởng thực tế; sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể; phân bố năng lượng
trên Trái Đất.
- Kiến thức về quy luật sinh học: Quy luật về giới hạn sinh thái, hai qui tắc
thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ môi trường: qui tắc
về kích thước cơ thể (qui tắc Becman), qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi,
chi...của cơ thể (qui tắc Anlen).
- Những kiến thức ứng dụng: Ứng dụng các kiến thức về các cơ chế, quá
trình và các qui luật như: giới hạn sinh thái, ổ sinh thái, mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, tăng trưởng của quần thể, biến động số
lượng cá thể của quần thể, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, khống chế sinh
học, chu trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, hiệu
suất sinh thái... vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng và xử lý kịp thời đối với vật nuôi,
28
cây trồng. Đồng thời, có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai
thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các biện pháp khắc phục những
biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
Trong từng bài cụ thể logíc kiến thức thể hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy một cách sâu sắc. Mục bài là các câu lệnh yêu cầu HS phải giải quyết. Đặt HS
vào tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải tư duy. Đặc biệt ở các bài có sự tăng
cường kênh hình, tranh, ảnh minh hoạ giúp HS dễ hiểu kiến thức hơn là tập trung
vào việc mô tả, diễn giải các khái niệm. Logíc kiến thức còn thể hiện sự kết hợp
giữa hệ thống hàng ngang và hệ thống hàng dọc giúp HS dễ tiếp nhận kiến thức và
dễ nghiên cứu hơn.
2.2. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY – HỌC PHẦN
SINH THÁI
2.2.1.Qui trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình, đồng thời dựa trên yêu cầu
thiết kế hoạt động khám phá và nguyên tắc của việc lập quy trình (có 3 nguyên tắc là:
đảm bảo mục tiêu kiến thức, đảm bảo tính giáo dục và đảm bảo tính thực tiễn) kết hợp
với thực nghiệm sư phạm và nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học sinh học, chúng
tôi đề xuất qui trình thiết kế hoạt động khám phá trong dạy học phần Sinh thái THPT
như sau:
Bảng 2.3. Qui trình thiết kế các HĐKP
Bước 1 Xác định các mục tiêu HS cần đạt được khi khám phá ra nội dung kiến
thức và các phương tiện phù hợp với nội dung kiến thức để phục vụ cho
HĐKP của HS.
Bước 2
Phân tích logic nội dung kiến thức và xác định các nội dung kiến thức có
thể thiết kế thành các HĐKP.
Bước 3 Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành các HĐKP
dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập.
Bước 4
Sắp xếp các các HĐKP dưới dạng câu hỏi, bài tập thành hệ thống.
Bước 5
Vận dụng các HĐKP đã được thiết kế dưới dạng câu hỏi, bài tập đưa vào
trong tổ chức khâu dạy bài mới để đánh giá hiệu quả của các hoạt động.
29
Vận dụng qui trình đã đề ra, chúng tôi đã thiết kế các dạng hoạt động sau đây:
• Hoạt động dạng trả lời câu hỏi
• Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm
• Hoạt động dạng phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị
• Hoạt động dạng tranh luận một vấn đề
• Hoạt động dạng xử lí tình huống
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ đưa ra mỗi dạng 5 hoạt động.
2.2.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái:
2.2.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi
1. Hoạt động 1 (Để dạy bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về mật độ cá thể của quần thể: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa .
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục IV SGK trang 164 .
- Hình ảnh về mật độ cá thể của các quần thể: cây thông, cá chép, chim sẻ, sâu
rau, tảo xoắn.
c. Hoạt động
Hãy quan sát hình ảnh và số liệu về mật độ cá thể của các quần thể dưới đây:
Hình 2.1. Mật độ cá thể của một số quần thể sinh vật
Mật độ cây thông là 1000 cây/ha
diện tích đồi
Mật độ cây thông là 1000 cây/ha
diện tích đồi
MMậật đt độộ chim schim sẻẻ: 1: 10 c0 con/haon/ha đđồồng lng lúúaaMMậật đt độộ chim schim sẻẻ: 1: 10 c0 con/haon/ha đđồồng lng lúúaa
Cá chép: 1.500 - 2.000 con/100m2Cá chép: 1.500 - 2.000 con/100m2
Mật độ tảo xoắn: 0,5 gam/m3 nước aoMật độ tảo xoắn: 0,5 gam/m3 nước aoMật độ của sâu rau 2 con/m2 ruộng rauMật độ của sâu rau 2 con/m2 ruộng rau
30
Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
- Mật độ cá thể của quần thể là gì ?
- Theo em, mật độ cá thể của quần thể có mối quan hệ mật thiết với những
nhân tố nào ? Cho VD minh họa ?
- Em hãy cho biết việc điều chỉnh hợp lý mật độ cá thể trong quần thể có ý
nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và trồng trọt ?
2. Hoạt động 2 (Để dạy bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về chuỗi thức ăn: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục I.1 SGK trang 191.
- Hình ảnh về 1 số loài sinh vật trong một quần xã rừng: cỏ, hổ, nai, vi sinh vật.
c. Hoạt động
Một QXSV rừng có các loài sau:
Hình 2.2. Một số loài sinh vật trong một quần xã rừng
- Hãy dùng mũi tên thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trên ?
Sau đó, hãy cho biết thế nào là chuỗi thức ăn ?
Cho 2 chuỗi thức ăn sau :
a) Cỏ→ Châu chấu→ Ếch → Rắn.
b) Giun (ăn mùn) → Tôm → Vịt → Người.
- Em hãy nêu sự khác nhau giữa 2 chuỗi thức ăn trên ? Từ đó, hãy cho biết có mấy
loại chuỗi thức ăn? Đó là những loại nào?
3. Hoạt động 3 (Để dạy bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về tháp sinh thái: khái niệm, đặc điểm, phân loại.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II SGK trang 193.
- Hình ảnh về các loại tháp sinh thái.
31
c. Hoạt động
Em hãy quan sát 1 số hình ảnh tháp sinh thái dưới đây :
- Hãy mô tả đặc điểm chung về hình dạng của các dạng tháp sinh thái mà em vừa
quan sát. Từ đó, hãy cho biết thế nào là tháp sinh thái? Theo em, người ta xây dựng
tháp sinh thái để làm gì?
- Có những loại tháp sinh thái nào? Em hãy phân biệt các loại tháp sinh thái đó và
cho biết ưu , nhược điểm của từng loại ? Từ đó rút ra kết luận loại tháp sinh thái nào
là hoàn thiện nhất và luôn có dạng chuẩn (đỉnh hẹp, đáy rộng) ?
4. Hoạt động 4 (Để dạy bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về chu trình nitơ.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II.2 SGK trang 196-197.
- Băng ghi hình/đĩa CD có đoạn phim về chu trình nitơ.
c. Hoạt động
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về nitơ đã học ở Sinh học 11 kết hợp theo dõi
đoạn phim về chu trình nitơ :
Hình 2.4. Phim: Chu trình Nitơ
Hình 2.3. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)
32
Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Nitơ trong khí quyển tồn tại ở dạng nào và chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? Thực vật có thể
hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
- Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên? Em hãy nêu một số biện pháp sinh
học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất?
5. Hoạt động 5 (Để dạy bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về chu trình nước.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II.3 SGK trang 197-198.
- Băng ghi hình/đĩa CD có đoạn phim về vòng tuần hoàn của nước.
c. Hoạt động
Hãy quan sát đoạn phim vòng tuần hoàn của nước dưới đây và kết hợp với các kiến
thức sinh học đã học, trả lời các câu hỏi:
Hình 2.5. Phim: Vòng tuần hoàn của nước
- Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào, cơ thể sống và hệ sinh thái? Nước
trong thiên nhiên thường tồn tại ở những dạng nào ?
- Hãy mô tả ngắn gọn sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nguồn nước tự nhiên
ngày nay đã bị ảnh hưởng như thế nào? Nguyên nhân?
- Vài dẫn chứng về ô nhiễm nguồn nước? Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần phải
làm gì ?
2.2.2.2. Dạng hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm
1. Hoạt động 1 (Để dạy bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp
theo) )
a. Mục tiêu
33
- Tìm hiểu về kích thước quần thể sinh vật và các giá trị của kích thước quần
thể.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II SGK trang 142-143.
- Hình: Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước của quần thể
c. Hoạt động
Quan sát sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần
thể sinh vật, kết hợp nghiên cứu mục V - SGK trang 166 hoàn thành bảng sau:
Bảng 2.4. Bảng so sánh hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
của quần thể sinh vật
Khái niệm
chung về kích
thước quần thể
Ví dụ
Các giá trị của
kích thước
quần thể
Kích thước tối thiểu Kích thước tối đa
Khái niệm
Đặc điểm
Kích thước tối đa
Kích thước tối thiểu
Kích thước tối đa
Kích thước tối thiểu
Kích thước tối đa
Kích thước tối thiểu
Hình 2.6. Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu
và kích thước tối đa của quần thể sinh vật
34
2. Hoạt động 2 (Để dạy bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì: đặc
điểm chung, khái niệm, nguyên nhân, cho ví dụ.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục I SGK trang 171 - 172 .
- Hình ảnh và đồ thị mô tả biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo
chu kì 9 - 10 năm; đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo
chu kì 5 năm; đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia;
đồ thị biến động số lượng khoâng theo chu kì của quần thể diệt xám ở Anh.
A
B
Hình 2.7. A - Mèo rừng săn bắt thỏ; B - Đồ thị biến động số lượng
thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm.
Hình 2.8. Đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ
theo chu kì 5 năm.
35
c. Hoạt động
Dựa vào thông tin mục I SGK trang 171 - 172 kết hợp với hình ảnh và đồ thị
mô tả biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm, đồ thị
biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu kì 5 năm, đồ thị biến
động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia, đồ thị biến động số lượng
không theo chu kì của quần thể diệt xám ôû Anh, hãy điền các thông tin thích hợp
vào PHT dưới đây:
Bảng 2.5. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì
Tiêu chí so
sánh
Biến động theo chu kì
Biến động không theo chu
kì
Đặc điểm
chung
Các ví dụ
Tính chất
Nguyên nhân
3. Hoạt động 3 (Để dạy bài 42: Hệ sinh thái)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về các thành phần cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần
cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát.
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II SGK trang 187.
- Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái .
Ñoà thò bieán ñoäng soá
löôïng khoâng theo chu kì của
quần thể diệt xám ôû Anh
Hình 2.9. Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ
không theo chu kì ở Ôxtrâylia
Hình 2.10. Đồ thị biến động số lượng
không theo chu kì của quần thể diệt xám ở Anh
36
c. Hoạt động
Dựa vào thông tin SGK trang 187 kết hợp với sơ đồ mối quan hệ giữa các thành
phần chủ yếu của một hệ sinh thái chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau:
quần xã sinh vật; sinh cảnh; sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải;
chế độ khí hậu, ánh sáng; các chất vô cơ, các chất hữu cơ thay vào các số 1, 2, 3,
5, 6, 7, 8 trong sơ đồ dưới đây:
Hình 2.12. Sơ đồ các thành phần cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái
4. Hoạt động 4 (Để dạy bài 42: Hệ sinh thái)
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
2
6
7
8
Hệ sinh thái
1
3
4
5
2
6
7
8
6
7
8
Hệ sinh thái
1
3
4
5
3
4
5
Hình 2.11. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu
của một hệ sinh thái
37
b. Phương tiện hoạt động
- Thông tin mục II SGK trang 193.
- Một số hình ảnh về các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất .
c. Hoạt động
Em hãy quan sát một số hình ảnh về các hệ sinh thái sau đây:
Hình 2. 13. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất
- Hãy sắp xếp tên của các hệ sinh thái trong các hình ảnh trên vào các ô của
phần ví dụ tương ứng với các kiểu hệ sinh thái trong bảng dưới đây sao cho phù
hợp. Sau đó, em hãy đề xuất biện pháp giúp nâng cao hiệu suất sử dụng các kiểu hệ
sinh thái :
Bảng 2.6. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất
Các kiểu hệ
sinh thái
chủ yếu
Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước
Ví dụ
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
Biện pháp
giúp nâng
cao hiệu
suất sử dụng
hệ sinh thái
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
………………….
Đồng rêu hàn đới Thành phố Suối Ruộng ngô
Đồi trà Hồ Ba Bể Thảo nguyên Sa mạc
Hồ Dầu Tiếng
Rừng ngập mặn
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học

More Related Content

What's hot

HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...nataliej4
 
Giao viec uy quyen
Giao viec uy quyenGiao viec uy quyen
Giao viec uy quyenNghiem Long
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng tieuhocvn .info
 
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nang
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nangDoko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nang
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nangKhánh Goby
 
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...nataliej4
 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myss
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myssSacred contracts-why-were-here-caroline-myss
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myssAraceliUribe5
 
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTPhân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptBai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptTuyetHa9
 
Phongmath pp khu dang vo dinh
Phongmath   pp khu dang vo dinhPhongmath   pp khu dang vo dinh
Phongmath pp khu dang vo dinhphongmathbmt
 
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226Phan Ngọc Anh Việt
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchjackjohn45
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 

What's hot (20)

HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG...
 
Giao viec uy quyen
Giao viec uy quyenGiao viec uy quyen
Giao viec uy quyen
 
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Giải một số bài toán Lớp 4 bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
 
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nang
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nangDoko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nang
Doko.vn 229014-thiet-ke-nha-may-san-xuat-nuoc-mam-nang
 
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...
Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại (Các Quy Trình Vận Hành, Tài Liệu...
 
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạ...
 
Dl logic hdgd
Dl logic hdgdDl logic hdgd
Dl logic hdgd
 
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myss
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myssSacred contracts-why-were-here-caroline-myss
Sacred contracts-why-were-here-caroline-myss
 
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PTPhân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
Phân tích nội dung và cấu trúc chương trình - SGK Hóa PT
 
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptBai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Phongmath pp khu dang vo dinh
Phongmath   pp khu dang vo dinhPhongmath   pp khu dang vo dinh
Phongmath pp khu dang vo dinh
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
 
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống Nhà Hàng Hoàng Anh.docx
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống Nhà Hàng Hoàng Anh.docxĐề Tài Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống Nhà Hàng Hoàng Anh.docx
Đề Tài Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống Nhà Hàng Hoàng Anh.docx
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226
Hướng dẫn sử dụng Máy Photocopy Konica minolta - Bizhub 226
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9 ĐIỂM
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 

Similar to Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học

Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học (20)

Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
 
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh họcPhát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chấtSử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá dạy học phần Sinh thái học

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------  -------- PHẠM THỊ MINH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ MINH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 THPT Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số : 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐÌNH LUẬN Nghệ An – 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Phạm Thị Minh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN -------------- Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Đình Luận đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tiến hành và hoàn thành đề tài. Cảm ơn ban lãnh đạo Trường Đại Học Vinh, khoa Sau Đại học, khoa Sinh học và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Sinh học trường THPT Lê Quí Đôn, THPT Nguyễn Huệ … đã cộng tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả tiến hành điều tra, thực nghiệm thành công. Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Tây Ninh, tháng 06 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Minh
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................vi Danh mục bảng................................................................................................vii Danh mục các hình, sơ đồ, biểu đồ.................................................................vii MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 7. Giả thuyết khoa học ..................................................................................5 8. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................5 9. Cấu trúc của luận văn................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............. 6 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài..........................................................................6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................6 1.1.1.1. Trên thế giới.............................................................................6 1.1.1.2. Trong nước...............................................................................8 1.1.2. Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập .......... 9 1.1.2.1. Hoạt động là gì? .......................................................................9 1.1.2.2. Hoạt động khám phá trong học tập........................................10 1.1.3. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá ..................11 1.1.4. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá .......11 1.1.4.1. Ưu điểm..................................................................................11 1.1.4.2. Nhược điểm............................................................................12 1.1.5. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá.12 1.1.6. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá .................................................................................................................13
  • 6. iv 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.....................................................................15 1.2.1. Thực trạng dạy - học Sinh học của giáo viên và học sinh ở một số trường Trung học phổ thông trong tỉnh Tây Ninh........................15 1.2.1.1. Phương pháp dạy học của giáo viên. .....................................15 1.2.1.2. Ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên.16 1.2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Sinh thái” bậc THPT...........17 Kết luận chương 1...........................................................................................19 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 ..........20 2.1. Đặc điểm cấu trúc, nội dung phần sinh thái học b ậc trung học phổ thông.....................................................................................................20 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông ......................................................................................20 2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thá i lớp 12 bậc Trung học phổ thông ......................................................................................21 2.1.3. Nhận xét về cấu trúc nội dung chung của các bài trong phần Sinh thái lớp 12 Trung học phổ thông ..................................................25 2.1.4. Đánh giá về cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Sinh tháibậc Trung học phổ thông ........................................................26 2.2. Thiết kế các hoạt động khám phá để dạy – học phần sinh thái............28 2.2.1.Qui trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học.............28 2.2.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái:....29 2.2.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi...............................................29 2.2.2.2. Dạng hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm.......32 2.2.2.3. Dạng hoạt động phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị................39 2.2.2.4. Dạng hoạt động tranh luận về một vấn đề...............................43 2.2.2.5. Dạng hoạt động xử lí tình huống ...........................................46 2.3. Quy trình sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học phần sinh thái bậc trung học phổ thông ....................................................................................51 2.3.1. Quy trình chung.............................................................................51 2.3.2. Sử dụng hoạt động khám phá để dạy - học phần Sinh thái bậc THPT......................................................................................52
  • 7. v 2.3.2.1. Hoạt động dạng trả lời câu hỏi...............................................52 2.3.2.2. Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm..............54 2.3.2.3. Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, đồ thị...............56 2.3.2.4. Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề...............................57 2.3.2.5. Hoạt động dạng xử lí tình huống ...........................................58 Kết luận chương 2...........................................................................................59 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................60 3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................60 3.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................60 3.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................60 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm .............................................................60 3.3.2. Các bước thực nghiệm ..................................................................60 3.3.2.1. Thực nghiệm thăm dò ............................................................60 3.3.2.2. Thực nghiệm chính thức ........................................................60 3.3.3. Kiểm tra.........................................................................................61 3.3.4. Xử lý số liệu..................................................................................63 3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................63 3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Lê Quí Đôn.....................63 3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ....................65 3.5. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần sinh thái sinh học 12 trung học phổ thông............................67 3.5.1. Phân tích định lượng .....................................................................67 3.5.2. Về mặt định tính............................................................................68 Kết luận chương 3...........................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................71 1. Kết luận ...................................................................................................71 2. Khuyến nghị............................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................73 PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT -------------- Viết tắt Đọc là ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh HSTT Học sinh trung tâm STH Sinh thái học SVSX Sinh vật sản xuất SVTT Sinh vật tiêu thụ KT Kiểm tra PPDH Phương pháp dạy học DHKP Dạy học khám phá HĐKP Hoạt động khám phá CH Câu hỏi BT Bài tập PHT Phiếu học tập TLCH Trả lời câu hỏi SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên STT Số thứ tự THPT Trung học phổ thông TB Trung bình TW Trung Ương VD Ví dụ
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên.......................15 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh học..........................................................................16 Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập.....................16 Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên Sinh học .................................................................................17 Bảng 1.5. Các hoạt động khám phá kiến thức phần Sinh thái có trong SGK Sinh học 12 cơ bản ................................................................................18 Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT..................................................20 Bảng 2.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc THPT ........................21 Bảng 2.3. Qui trình thiết kế các HĐKP .................................................................28 Bảng 2.4. Bảng so sánh hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần thể sinh vật....................................................................................33 Bảng 2.5. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..35 Bảng 2.6. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất ..........................................37 Bảng 2.7. Bảng phân biệt các loại tháp sinh thái...................................................38 Bảng 2.8. Số liệu về tình trạng đánh bắt theo nhóm tuổi của quần thể cá ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau...................................................................39 Bảng 2.9. Các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.......................44 Bảng 2.10. Bảng phân biệt tăng trưởng theo tiềm năng sinh học với tăng trưởng thực tế ....................................................................................................48 Bảng 2.11. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..54 Bảng 2.12. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì ..55 Bảng 3.1. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất ..........................................61 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra.....................................63 Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Lê Quí Đôn..........64 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ...................................................65 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra.....................................65 Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ở trường THPT Nguyễn Huệ ........66 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng ...................................................67
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1. Mật độ cá thể của một số quần thể sinh vật...........................................29 Hình 2.2. Một số loài sinh vật trong một quần xã rừng ........................................30 Hình 2.3. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)....31 Hình 2.4. Phim: Chu trình Nitơ.............................................................................31 Hình 2.5. Phim: Vòng tuần hoàn của nước ...........................................................32 Hình 2.6. Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần thể sinh vật....................................................................................33 Hình 2.7. A - Mèo rừng săn bắt thỏ; B - Đồ thị biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm......................................................34 Hình 2.8. Đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu kì 5 năm. ................................................................................................34 Hình 2.9. Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia ..35 Hình 2.10. Đồ thị biến động số lượng không theo chu kì của quần thể diệt xám ở Anh .....................................................................................................35 Hình 2.11. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái 36 Hình 2.12. Sơ đồ các thành phần cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái .......................36 Hình 2. 13. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất........................................................37 Hình 2.14. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)....38 Hình 2.15. Đồ thị tăng trưởng dân số thế giới.........................................................40 Hình 2.16. Sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái.............................................................41 Hình 2.17. Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên...............41 Hình 2.18. Khu sinh học (biôm) trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các vùng trên Trái Đất.....................................................................42 Hình 2.19. Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật.....................................47 Hình 2.20. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................49 Hình 2.21. Chu trình Cacbon...................................................................................49 Hình 2.22. Chu trình nitơ.........................................................................................50 Hình 2.23. Sơ đồ quy trình sử dụng HĐKP.............................................................51 Hình 2.24. Sơ đồ khái niệm về hệ sinh thái.............................................................56 Hình 2.25. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................58 Hình 2.26. Sơ đồ cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể..........................59
  • 11. ix Hình 3.1. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)......................................................................62 Hình 3.2. Sơ đồ hình tháp năng lượng của một chuỗi thức ăn..............................62 Hình 3.3. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ .......63 Hình 3.4. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm......................64 Hình 3.5. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT Lê Quí Đôn .................................................................................................64 Hình 3.6. Đồ thị tần suất điểm các lần kiểm tra trong thực nghiệm......................66 Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiến của các lần kiểm tra - Trường THPT Nguyễn Huệ...........................................................................................66
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu đào tạo của bậc học phổ thông trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong đời sống và sản xuất [33]. Để thực hiện được mục tiêu này, trong quá trình dạy học, người thầy giáo phải biết cách kích thích được tư duy tích cực, tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập và khơi dậy tiềm năng học của học sinh bằng cách tổ chức bài học trên cơ sở một chuỗi hoạt động phù hợp với năng lực của từng loại học sinh, trong đó, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, gợi mở, trọng tài cho các hoạt động tranh luận, tìm tòi, phát hiện của học sinh để học sinh có thể tự giành lấy kiến thức, tự đánh giá kết quả học tập của mình [33]. Muốn làm được như vậy, việc lựa chọn phương pháp thích hợp với từng nội dung và phù hợp với từng đối tượng học sinh rất quan trọng. Dạy học khám phá là phương pháp dạy học mới, có nhiều ưu điểm, đang được nghiên cứu và áp dụng trong dạy học ở trường trung học phổ thông. Phương pháp dạy học khám phá thích hợp đưa vào áp dụng trong giảng dạy nhiều môn học, đặc biệt là các môn học có nội dung kiến thức gần gũi với tự nhiên và có mối liên hệ thiết thực đến đời sống và sản xuất của con người. Phần Sinh thái học thuộc chương trình Sinh học 12 bậc THPT là một trong những nội dung rất thích hợp để thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng khám phá để giúp học sinh phát huy tính tích cực, niềm say mê và sự hứng thú trong học tập. Bởi vì, nội dung kiến thức phần Sinh thái học gần gũi với tự nhiên ở chỗ phản ánh mối quan hệ sinh thái giữa các cấp tổ chức sống (cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái), mối quan hệ trong nội bộ tổ chức sống và tác động của con người với môi trường xung quanh. Do đó, nội dung của phần sinh thái học còn giúp cho học sinh hiểu được cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và định hướng xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và thế giới tự nhiên. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao của phần kiến thức này thì việc thiết kế các hoạt động khám phá đủ tiêu chuẩn phục vụ cho các mục tiêu hình thành kiế n thức mới ở các bài của phần Sinh thái học rất cần thiết để góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức , rèn luyện các kỹ năng tư duy như : phân tích, tổng hợp, khái
  • 13. 2 quát hóa, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống sản xuất. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT và sử dụng các hoạt động đó trong dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động khám phá trong dạy học sinh học nói chung và phần Sinh thái Sinh học 12 THPT nói riêng. 3.2. Điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học ở một số trường THPT tỉnh Tây Ninh. 3.3. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái Sinh học 12 THPT làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động khám phá. 3.4. Xác định quy trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các hoạt động khám phá theo nội dung các bài trong phần kiến thức: Sinh thái học - Sinh học 12. Phân tích các nội dung có thể tiến hành các hoạt động khám phá. 3.5. Xác định và xây dựng quy trình sử dụng các hoạt động khám phá vào khâu hình thành kiến thức mới trong dạy học Sinh thái học ở trường THPT. 3.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng hình thức dạy học khám phá vào khâu hình thành kiến thức mới trong các bài thuộc phần phần Sinh thái học - Sinh học 12. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Qui trình thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học các bài thuộc phần Sinh thái học - Sinh học lớp 12. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Sinh học 12 Khách thể khảo sát: GV và HS khối 12 ở một số trường THPT trong tỉnh Tây Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12.
  • 14. 3 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 6.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các loại tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục. Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận dạy học, các giáo trình về Sinh thái học, đặc biệt là các tài liệu về sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học làm cơ sở cho việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá vào việc dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT. Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình Sinh thái học bậc THPT. Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra Điều tra thực trạng sử dụng hình thức dạy học khám phá trong dạy học các bài thuộc phần Sinh thái học qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với GV ở các trường THPT trong tỉnh Tây Ninh để thu thập thông tin về tình hình dạy học các bài thuộc phần kiến thức Sinh thái học. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm ở một số trường phổ thông để đánh giá tính khả thi của việc sử dụng hình thức dạy học khám phá vào khâu hình thành kiến thức mới trong các bài thuộc phần phần Sinh thái học - chương trình Chuẩn - Sinh học 12 THPT. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép thống kê để xử lí số liệu thu được trong các khảo sát và thực nghiệm. Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học dưới đây để xử lý số liệu nghiên cứu: + Trung bình cộng ( X ) : Đo độ trung bình (TB) của một tập hợp X = n 1 ∑= k i 1 xi ni Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định ni: số bài có điểm số đạt xi n: tổng số bài làm + Độ lệch chuẩn (s): Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ kết luận hai kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại
  • 15. 4 lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau: s = ± ∑ −= k i inXxin 1 2 . 1 )( + Sai số trung bình cộng (m): m = n s + Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau. Cv (%) = X s .100(%) Trong đó: Cv từ 0 - 9% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao Cv từ 10 - 29% : dao động trung bình Cv từ 30 - 100% : dao động lớn độ tin cậy nhỏ + Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp TN và ĐC trong các lần kiểm tra. DTN-ĐC = X TN - X ĐC Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm X ĐC: X của lớp đối chứng + Độ tin cậy (Tđ): Kiểm chứng độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị TB cộng của TN và ĐC theo công thức: DC DC TN TN DCTN n S n S XX Td 22 + − = Trong đó: S2 TN: Phương sai của lớp TN S2 ĐC: Phương sai của lớp đối chứng nTN: Số bài KT của lớp TN nĐC: Số bài KT của lớp ĐC Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0.05, bậc tự do là f = n1+ n2 – 2. + Nếu Tđ < Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là không có nghĩa hay X TN không sai khác với X ĐC .
  • 16. 5 + Nếu Tđ >Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là có nghĩa hay X TN sai khác với X ĐC Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10. 6.5. Phương pháp chuyên gia Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã trao đổi xin ý kiến với thầy hướng dẫn, các chuyên gia cùng các đồng nghiệp có kinh nghiệm. 7. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được hệ thống các hoạt động khám phá cho các bài thuộc phần Sinh thái học ở lớp 12 đủ tiêu chuẩn và sử dụng hợp lý vào khâu hình thành kiến thức mới của quá trình dạy học thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh thái học. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Vận dụng quy trình thiết kế các hoạt động khám phá trên cơ sở câu hỏi và bài tập tự luận để xây dựng được một hệ thống các hoạt động khám phá có thể sử dụng trong dạy học các bài thuộc phần kiến thức Sinh thái học - Sinh học 12 THPT. - Đề xuất quy trình sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy bài mới trong dạy học các bài thuộc phần Sinh thái học ở trường THPT. - Bước đầu điều tra thực trạng sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học Sinh thái học ở một số trường THPT tỉnh Tây Ninh và thực trạng sự dụng các HĐKP trong dạy học. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Thiết kế và sử dụng hình thức dạy học khám phá trong dạy học các bài thuộc phần Sinh thái học trong chương trình sinh học 12 THPT. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Tài liệu tham khảo. Phần Phụ lục.
  • 17. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1.1. Trên thế giới Có thể nói “phát hiện ra, tìm ra” là những từ ngữ được xuất hiện cùng với thời vua Hiero II, Archimedes đã reo lên “Eureca! Eureca!- tìm ra rồi!” khi ông phát hiện ra cách kiểm tra xem chiếc vương miện của nhà vua có phải là vàng nguyên chất hay không (theo yêu cầu của nhà vua). Bằng kinh nghiệm của bản thân, khả năng tìm tòi, sáng tạo ông đã đưa nhân loại đến với những phát kiến vĩ đại [4]. Thế kỷ XII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”[4]. J.J.Rousseau (thế kỉ XVIII) là một nhà cải cách giáo dục người Pháp, ông cho rằng: “Đối với phương pháp dạy học phải tìm hiểu đứa trẻ và tôn trọng khả năng tự nhận thức của nó. Trẻ em phải tự khám phá ra kiến thức và được khêu gợi tính tò mò tự nhiên”[4]. Năm 1903, lí thuyết hoạt động của A.N Leonchiev - nhà tâm lý học người Nga - ra đời đặt nền móng cho quan niệm dạy học bằng các hoạt động khám phá. Lí thuyết hoạt động đã được vận dụng để giải quyết hàng loạt vấn đề lí luận và thực tiễn dạy học, trong đó chủ yếu là việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập cho người học. Vận dụng lí thuyết hoạt động vào dạy học được nhiều nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu [4]. Quan điểm của Ferriere Jerome Bruner (Mỹ - 1915) là: phương pháp “bánh đúc bày sàng” sẽ làm cho học sinh mất đi cơ hội tự mình suy nghĩ. Theo ông, ch- ương trình hiện đại cần loại bỏ toàn bộ trừ những sự kiện cốt lõi và nên dành thời gian cho việc dạy kỹ năng tư duy. Ông nghĩ rằng trí thông minh là “sự hoạt động của các công cụ tư duy”. Nổi bật hơn là mô hình dạy học bằng các hoạt động khám phá của ông. Mô hình này được đặc trưng bởi 4 yếu tố chủ yếu: hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh; cấu trúc tối ưu của nhận thức; cấu trúc của chương trình dạy học và bản chất của sự thưởng phạt. Trong đó nêu bật vai trò của hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh [4].
  • 18. 7 Ferriere Jerome Bruner rất có ảnh hưởng trong việc nghiên cứu học tập khám phá. Ông cho rằng học tập khám phá là “lối tiếp cận dạy học mà qua đó, học sinh tương tác với môi trường của họ, bằng cách khảo sát và sử dụng các đối tượng, giải đáp những thắc mắc và tranh luận hoặc là biểu diễn thí nghiệm”[4]. Saymour Papert cũng đã nói: “Bạn không thể dạy hoc sinh mọi thứ mà chúng cần. Cách tốt nhất bạn có thể làm là đặt chúng vào nơi chúng có thể tìm ra những thứ đó; giúp chúng xác định được cái mình cần biết là gì và khi nào thì cần đến nó” [4]. Lí thuyết kiến tạo nhận thức của J. Piaget (1896-1980) cho rằng: Học tập là quá trình cá nhân tự hình thành tri thức cho mình, đó là quá trình cá nhân tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu tạo lại chúng dưới dạng sơ đồ nhận thức [4]. Lí thuyết kiến tạo nhận thức cùng với lí thuyết hoạt động tiếp tục làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. B. Skinner (1904-1990) trong hai tác phẩm chính của mình: “Hành vi của sinh vật” (1938) và “Công nghệ dạy học” (1968) đã cho rằng: Học là quá trình tự điều chỉnh hành vi để dẫn tới hành vi mong muốn, dạy là tạo thuận lợi cho học. Như vậy, học theo Skinner là quá trình tự khám phá [4]. S. Rassekh (1987) cho rằng: “Người thầy tồi là người đem kiến thức đến cho học sinh; nguời thầy giỏi làm cho học sinh tự tìm ra kiến thức”[4]. R.R.Singh lại chỉ ra rằng: “Trong quá trình dạy học, người dạy và người học là những người bạn cùng làm việc, cùng nhau tìm hiểu và khám phá”[4]. Lí thuyết dạy học bằng các hoạt động khám phá đã được vận dụng vào quá trình dạy học ở các nước trên thế giới từ rất sớm, bắt đầu từ những năm 1920 và phát triển rầm rộ ở những năm 70 của thế kỉ này. Ở Anh, năm 1920 đã hình thành những nhà trường mới nhằm phát huy năng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động tự lực, tích cực của học sinh. Ở Pháp, sau đại chiến thế giới thứ hai đã hình thành một số trường thí điểm lấy hoạt động sáng kiến, hứng thú nhận thức của học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người giúp đỡ, phối hợp các hoạt động của học sinh hướng vào việc hình thành nhân cách của các em [4]. Trong những năm 1970-1980, Bộ Giáo dục - Đào tạo Pháp đã khuyến khích tăng cường vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập [4]. Ở Mĩ, phương pháp dạy học cá nhân hóa bằng cách giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp phiếu hướng dẫn để học sinh tiến hành công việc độc lập theo nhịp độ phù hợp với năng lực đã được tiến hành tại một số trường thực nghiệm những năm 1970 [4].
  • 19. 8 Như vậy, trên thế giới quan niệm dạy học tự phát hiện đã được nhắc đến từ lâu. Cũng từ lâu trong giáo dục đã xuất hiện các thuật ngữ “sự tự giáo dục”, “người tự giáo dục”. 1.1.1.2. Trong nước Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 1960 và được quan tâm từ những năm 70-80 của thế kỉ XX, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi Đảng và nhà nước thấy được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực như: Nguyễn Ngọc Quang[35], Đinh Quang Báo[5], Nguyễn Đức Thành[5], Nguyễn Bá Kim[27], Trần Kiều[25], Thái Duy Tuyên[46], Đỗ Đình Hoan[13]... Các phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu, áp dụng nhiều trong đó phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá là một hướng dạy học thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học này như: Tác giả Nguyễn Thị Dung- Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội có bài viết: Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học khám phá (Tạp chí phát triển giáo dục, số 6 - Tháng 6 năm 2005), theo tác giả, dạy học khám phá sẽ giúp nâng cao các năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy logic và tư duy sáng tạo ; tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam - Đại học Cần Thơ có bài: Vận dụng hình thức dạy học khám phá vào dạy học Văn ở trường Đại học (Tạp chí dạy và học ngày nay, số 9, tháng 7/2003), tác giả cho rằng dạy học khám phá là một trong những phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, là con đường nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh....Trong số đó nổi bật là những bài viết của tác giả Trần Bá Hoành trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Học bằng các hoạt động khám phá (Tạp chí Thế giới trong ta, số 35 + 36, tháng 1 + 2 năm 2005); Đổi mới cách viết sách giáo khoa bậc trung học (Tạp chí giáo dục, số 89, năm 2004)... Những bài viết này đã được tác giả tập hợp lại trong cuốn sách: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, năm 2006. Trong các bài viết đó, tác giả nêu bật bản chất của dạy học khám phá, phương pháp tổ chức các hoạt động khám phá, ưu nhược điểm và những điều kiện áp dụng phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá. Năm 2004, tác giả Nguyễn Bá Hùng học viên trường Đại học sư phạm Huế có đề tài : "Cải tiến bổ sung các hoạt động để tổ chức dạy - học Sinh học 10 ban KHTN"[22]. Năm 2006, tác giả Đặng Thị Bé Trang với đề tài: "Thiết kế các hoạt
  • 20. 9 động để tổ chức học sinh học tập phần Cơ sở di truyền học bậc trung học phổ thông"[40]; năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Đại học sư phạm Huế với đề tài “Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy – học phần Sinh học Tế bào bậc THPT”[12] ; năm 2013, tác giả Huỳnh Thị Nguyên Anh – Trường Đại học Vinh với đề tài “Sử dụng các hoạt động khám phá để dạy – học chương III, IV Sinh học 11 bậc THPT”[4] đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các hoạt động nói chung, hoạt động khám phá nói riêng trong dạy học Sinh học. Nhìn chung, các tác giả đều cho rằng thông qua hoạt động khám phá kiến thức, học sinh phát triển được tính tự lực, tăng cường hành vi tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, làm cho người học thích ứng với cuộc sống, áp dụng đựơc kiến thức và kỹ năng học ở nhà trường vào cuộc sống. Tuy nhiên, việc đề ra một qui trình cụ thể cho việc thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học thì chưa thấy có tác giả nào đề cập đến. Như vậy, việc nghiên cứu và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học đã được chú ý từ rất sớm , nhưng hệ thống hoạt động khám phá ở các bộ môn nói chung, môn Sinh học nói riêng đặc biệt là phần Sinh thái còn nhiều hạn chế . Vì vậy, việc thiết kế một hệ thống các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập phần Sinh thái là hết sức cần thiết. 1.1.2. Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập 1.1.2.1. Hoạt động là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động: Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người [6]. Về phương diện triết học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và con người [6]. Về mặt tâm lí học, hoạt động là tính tích cực bên trong (trí lực) và bên ngoài (thể lực) của con người. Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Hoạt động gắn liền với nhận thức và ý chí, dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng.
  • 21. 10 1.1.2.2. Hoạt động khám phá trong học tập - Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định của bài học[6]. - Nét bản chất của dạy học khám phá trong học tập là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành. Trong dạy học khám phá, đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm: định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung vấn đề đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp; chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. Đó là việc làm không dễ dàng đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công phu vào nội dung bài giảng [6]. Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nội dung vấn đề làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại [6]. Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. - Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải "khám phá" ra những điều mới đối với bản thân [6]. Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như trong nghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đó giáo viên khéo léo đặt người học vào vị trí người khám phá lại những tri thức trong di sản văn hóa của loài người, của dân tộc. Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới thông qua phương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức hoạt động khám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.
  • 22. 11 1.1.3. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá [6] Dạy học bằng các hoạt động khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung tiết học. Trong đó giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá là một hướng tiếp cận mới của dạy học giải quyết vấn đề mà chúng ta đã được làm quen trước đây với những đặc điểm nổi bật như sau [6]: - Đặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ và hoạt động tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề. - Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài. Dạy học giải quyết vấn đề chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, có liên quan logic với nội dung kiến thức cũ. - Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh, chưa hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoa học như trong cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề. - Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học khám phá có thể được sử dụng lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học giải quyết vấn đề. - Mục đích cuối cùng của các hoạt động khám phá là hình thành kiến thức, kĩ năng mới, xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở học sinh. 1.1.4. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá [6] 1.1.4.1. Ưu điểm So với dạy học bằng phương pháp thông báo, giải thích, minh họa thì phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá có một số ưu điểm nổi bật sau: - Học sinh coi việc học là của mình từ đó phát huy được tính tích cực - độc lập - chủ động - sáng tạo trong quá trình học tập. - Hoạt động khám phá tạo ra hứng thú, đem lại nguồn vui, kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học. - Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi của bài học qua các hoạt động khám phá. Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn có phương pháp tìm kiếm ra kiến thức, phát triển được năng lực tư duy. - Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học.
  • 23. 12 - Giải quyết vấn đề nhỏ, vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn. - Đối thoại thầy trò, trò trò tạo ra bầu không khí sôi nổi, tích cực góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng. 1.1.4.2. Nhược điểm - Dạy-học bằng các hoạt động khám phá nếu thực hiện không hợp lí sẽ đem lại những hậu quả xấu như học sinh lúng túng không thực hiện được các hoạt động – nhất là học sinh yếu kém, gây lãng phí thời gian, giảm sút hứng thú, một số học sinh đâm ra lười biếng. - Nếu hướng dẫn không tốt học sinh có thể đi tới những khám phá sai lầm. Đôi khi học sinh có thể học được nhiều qua hậu quả sai lầm của mình nhưng khám phá sai lầm có thể gây phản tác dụng. - Hoạt động khám phá cần nhiều thời gian, nếu học sinh chưa quen sẽ làm chậm tiến độ, phá vỡ kế hoạch dự kiến của giáo viên. - Có những nội dung không thích hợp với dạy học bằng các hoạt động khám phá, nếu áp dụng máy móc sẽ không hiệu quả. 1.1.5. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá [6] - Thiết kế các hoạt động khám phá phải đảm bảo tính logic, đặt trong mối quan hệ với bài trước, bài sau và mang tính vừa sức, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết mới lôi cuốn được học sinh. - Giáo viên phải giám sát các hoạt động của học sinh, biết gần gũi học sinh, phát hiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế hoạch thời gian. Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm cộng, bằng những lời nhận xét, khen ngợi. - Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo cáo kết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất kì thành viên nào của nhóm lên trình bày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến. - Trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá cần tránh hai xu hướng, thứ nhất là xu hướng hình thức (tức là chỗ nào dễ để học sinh khám phá mới tổ chức hoạt động), thứ hai là xu hướng cực đoan (tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài học thành các hoạt động khám phá)
  • 24. 13 1.1.6. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá [6] Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định. Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấp lên trình độ cao tùy theo năng lực của người học và được tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề cần khám phá. Có thể trình bày tóm tắt như sau [6]: Dạng hoạt động - Trả lời câu hỏi - Điền từ, điền bảng, điền tranh câm. - Lập bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, đọc và phân tích. - Làm thí nghiệm, đề xuất giả thuyết, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả. - Thảo luận, tranh cãi về một vấn đề. - Giải bài toán nhận thức, xử lí tình huống. - Nghiên cứu ca điển hình, điều tra thực trạng, đề xuất và thực nghiệm phương pháp mới. - Làm bài tập lớn, đề án, luận văn, luận án. Hình thức tổ chức hoạt động - Hoạt động độc lập (cá nhân). - Nhóm rì rầm (cặp hai người). - Hợp tác trong nhóm nhỏ (nhóm 4-6 người). - "Kim tự tháp" (hợp 2 nhóm 2 người thành nhóm 4 người, hợp 2 nhóm 4 người thành nhóm 8 người). - "Bể cá" (nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát, rút kinh nghiệm sau đó đổi vai). - Làm việc chung cả lớp. - Trò chơi. - Mô phỏng. - Sắm vai... Mục tiêu hoạt động - Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Xây dựng giá trị, thái độ, niềm tin. - Rèn luyện tư duy, năng lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
  • 25. 14 Trong khuôn khổ đề tài luận văn, các hoạt động khám phá được tiến hành xây dựng ở 5 dạng: • Hoạt động dạng trả lời câu hỏi • Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm • Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ • Hoạt động dạng tranh luận về một vấn đề • Hoạt động dạng xử lí tình huống Đây là những dạng hoạt động theo chúng tôi sẽ được sử dụng nhiều trong dạy - học phần Sinh thái bậc Trung học phổ thông. * Câu hỏi (CH) biểu thị sự cần biết hoặc không rõ, với những đặc trưng ngữ điệu và từ hỏi, còn gọi là câu nghi vấn. (Đại từ điển Tiếng Việt - 1998): CH là dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một mệnh đề cần được giải quyết, được sử dụng vào những mục đích khác nhau của quá trình dạy học. Theo Từ điển giáo dục học, Bùi Hiển - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quýnh - Vũ Văn Tảo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001: CH là câu nói nêu lên vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ, cân nhắc, rồi đưa ra câu trả lời tương ứng. Tuỳ theo mục đích cụ thể trong dạy học, CH được chia ra làm nhiều loại: CH gợi ý, CH kiểm tra, CH thi ... Câu hỏi mã hoá nội dung giáo trình giáo khoa, việc hỏi và trả lời CH mang lại kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS. Câu hỏi có vấn đề là câu hỏi có chứa đựng mâu thuẫn giữa kiến thức, kĩ năng đã biết với cái chưa biết, mâu thuẫn này kích thích học sinh tìm tòi giải quyết. * Tình huống dạy học: là bài toán chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực nhận thức của học sinh, học sinh chấp nhận nó như là một nhu cầu và có khả năng tự giải quyết được hoặc giải quyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ M-N-P (Mục đích -Nội dung - Phương pháp) theo chiều ngang, tại một thời điểm, với nội dung là một đơn vị kiến thức. Tình huống dạy học là đơn vị nhỏ nhất của logic quá trình dạy học [7].
  • 26. 15 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Thực trạng dạy - học Sinh học của giáo viên và học sinh ở một số trường Trung học phổ thông trong tỉnh Tây Ninh Để nắm được thực trạng dạy và học Sinh học, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường Trung học phổ thông của tỉnh Tây Ninh. 1.2.1.1. Phương pháp dạy học của giáo viên. Chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 30 giáo viên Sinh học thuộc tỉnh Tây Ninh về phương pháp dạy học và có kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên TT Phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giảng giải, đọc chép 14 46.67 15 50 1 3,33 2 Hỏi đáp tái hiện, thông báo 27 90 3 10 0 0 3 Hỏi đáp tìm tòi 20 66,67 10 33,33 0 0 4 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống 7 23,33 20 66,67 3 10 5 Dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm 3 10 17 56,67 10 33,33 6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu. 17 56,67 13 43,33 0 0 7 Dạy học nêu vấn đề 15 50 13 43,33 2 6,67 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 15 50 14 46,67 1 3,33 9 Dạy học theo nhóm 16 53,33 14 46,67 0 0 10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa 6 20 19 63,33 5 16,67
  • 27. 16 Qua kết quả ở bảng trên kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổi với một số GV, chúng tôi thấy phương pháp dạy học của GV đã có những bước đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, số lượng GV áp dụng những phương pháp này còn ít, chưa thường xuyên. Đặc biệt là phương pháp dạy học có sử dụng hoạt động khám phá như: bài tập tình huống, câu hỏi tìm tòi... Thậm chí có một số giáo viên chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này (bảng 1.2). Điều đó đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thú học tập bộ môn của học sinh. Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh học Thường xuyên Không thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5 16,67 14 46,67 9 30 2 6,66 Riêng đối với phần Sinh thái lớp 12 THPT, qua kết quả thăm dò cho thấy đa số các GV dạy học theo phương pháp diễn giảng, ít có giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực . Đặc biệt việc thiết kế và giảng dạy bằng các hoạt động khám phá chưa được giáo viên quan tâm . Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy – học phần Sinh thái ở phổ thông là rất cần thiết. Điều đó thể hiện qua kết quả điều tra ở bảng sau đây: Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 13 43,34 16 53,33 1 3,33 1.2.1.2. Ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên: Để có sự đánh giá khách quan, chúng tôi đã điều tra 527 học sinh tại 2 trường: Trường THPT Nguyễn Huệ , Trường THPT Lê Quí Đôn thuộc tỉnh Tây Ninh và có được số liệu như sau:
  • 28. 17 Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên Sinh học TT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giảng giải, đọc chép 118 22,39 2 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh hoạ 38 7,21 3 Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời 201 38,14 4 Đặt câu hỏi, HS tư duy trả lời 67 12,71 5 Dạy học theo nhóm 34 6,45 6 Dạy học khám phá 22 4,17 7 Phương pháp khác 21 6.12 Qua bảng trên, một lần nữa cho thấy giáo viên Sinh học ở tỉnh Tây Ninh vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp dạy học có sử dụng hoạt động khám phá chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống hoạt động khám phá để dạy học Sinh học là rất cần thiết. Kết quả điều tra chứng tỏ đa số giáo viên nhận thức được sự cần thiết của việc thiết kế hoạt động khám phá để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên, thực tế việc thiết kế và sử dụng hoạt động khám phá trong dạy học Sinh học chưa được giáo viên chú ý, quan tâm đúng mức. Nguyên nhân của thực trạng này là do cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu, năng lực hoạt động của học sinh không đồng đều, đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách thường xuyên, có chất lượng về kĩ năng thiết kế hoạt động khám phá cho học sinh nói riêng và các phương pháp dạy học mới nói chung. Thực tiễn nêu trên một lần nữa khẳng định việc thiết kế, bổ sung các hoạt động khám phá để vận dụng vào dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông là điều rất cần thiết. 1.2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Sinh thái” bậc THPT Phần Sinh thái thuộc chương trình Sinh học 12 (cơ bản) được biên soạn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Cụ thể là ở mỗi bài đều có các lệnh để GV tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giúp HS có thể tự mình tìm ra được nội dung kiến thức của bài học. Đây là điểm mới, tích cực hơn so với chương trình SGK cũ - chỉ biên soạn theo hướng cung cấp kiến thức cho HS. Các hoạt động trong phần Sinh thái - chương trình SGK Sinh học 12 (cơ bản) được thống kê trong bảng sau:
  • 29. 18 Bảng 1.5. Các hoạt động khám phá kiến thức phần Sinh thái có trong SGK Sinh học 12 cơ bản Tên chương Tên bài Nội dung có hoạt động Dạng hoạt động Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Môi trường sống và các nhân tố sinh thái Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống TLCH Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể TLCH Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể TLCH Các đặc trưng cơ bản của quần thể Tỉ lệ giới tính Điền bảng & TLCH Nhóm tuổi TLCH Mật độ cá thể của quần thể TLCH Tăng trưởng của quần thể sinh vật TLCH Tăng trưởng của quần thể người TLCH Biến động số lượng cá thể của quần thể Biến động số lượng cá thể TLCH Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể TLCH Chương II: Quần xã sinh vật Diễn thế sinh thái Khái niệm về diễn thế sinh thái TLCH Nguyên nhân của diễn thế sinh thái Điền bảng & TLCH Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái TLCH Hệ sinh thái Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái TLCH Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất TLCH
  • 30. 19 Chương III: Hệ sinh thái , sinh quyển và bảo vệ môi trường Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật Điền từ & TLCH Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa TLCH Một số chu trình sinh địa hóa TLCH Sinh quyển TLCH Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái Dòng năng lượng trong hệ sinh thái TLCH Với các hoạt động trên đã góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh, đưa học sinh đến vị trí là chủ thể của hoạt động nhận thức. Tuy nhiên các hoạt động khám phá ở phần Sinh thái có trong SGK Sinh học 12 chưa nhiều. Chủ yếu là các hoạt động trả lời câu hỏi . Tính đa dạng của các hoạt động chưa có , một số bài và nội dung còn chưa có hoạt động, chưa có nhiều hình ảnh để kích thích sự tìm tòi , khám phá của học sinh, chưa phù hợp với đa số các đối tượng học sinh. Các hoạt động còn đơn giản, chưa phát huy được hết năng lực tự nhận thức của học sinh. Do đó việc chỉnh sửa, thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá phần Sinh thái thuộc chương trình Sinh học 12 (cơ bản) là rất cần thiết. Kết luận chương 1 Tóm lại, dạy học khám phá là hình thức dạy học đáp ứng được yêu cầu, định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, đó là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học hiện nay chưa được GV chú ý và quan tâm đúng mức do đã quen với phương pháp dạy học truyền thống theo lối truyền thụ kiến thức một chiều; trong khi đó, việc thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học đòi hỏi người GV phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.
  • 31. 20 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 2.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NỘI DUNG PHẦN SINH THÁI HỌC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông Chương trình Sinh học bậc Trung học phổ thông có cấu trúc như sau: Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học THPT Lớp Nội dung Thời lượng (Số tiết) Chuẩn Nâng cao 10 - Khái quát chung về thế giới sống. - Sinh học tế bào. - Sinh học vi sinh vật. 2 20 13 4 30 18 11 - Sinh học cơ thể. - Thực vật - Động vật, người 24 24 24 24 12 - Sinh học các hệ lớn - Tổng kết toàn cấp - Di truyền học. - Tiến hóa. - Sinh thái học. 25 12 16 2 32 17 21 2 Nhìn vào bảng phân phối chương trình toàn cấp có thể thấy nội dung chương trình sách giáo khoa sắp xếp theo trật tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao. Sinh học 10 nghiên cứu các khái niệm, cơ chế, quá trình sinh học ở cấp tế bào và sinh học vi sinh vật (tương đương với cấp tế bào). Sinh học 11 nghiên cứu các cơ chế, quá trình sinh học xảy ra ở cấp độ cơ thể. Chương trình sinh học 12 với các phần như di truyền, tiến hóa, sinh thái học lại nghiên cứu các quá trình đó ở cấp độ quần thể và trên quần thể. Phần Sinh thái trong chương trình Sinh học phổ thông tuy được bố trí với thời lượng không nhiều nhưng có một vị trí rất quan trọng . Nó phản ánh sự mối quan hệ biện chứng giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường. Giúp HS thấy được sự đa dạng của sinh vật ngày nay là kết quả của quá trình tương tác lâu dài, phức tạp giữa sinh vật với môi trường, giữa thế giới vô sinh
  • 32. 21 với thế giới hữu sinh, tương tác nội bộ của giới hữu sinh. Từ đó có thể vận dụng vào việc giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 2.1.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc Trung học phổ thông Phần Sinh thái trong chương trình Sinh học 12 (cơ bản) gồm 3 chương, có nội dung cụ thể như sau: Bảng 2.2. Cấu trúc và nội dung phần Sinh thái lớp 12 bậc THPT TÊN CHƯƠNG TÊN BÀI SỐ TIẾT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÀI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1 - Nêu khái niệm về môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường sống. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh tác động tới đời sống của SV. - Nêu khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa. - Nêu khái niệm ổ sinh thái, phân biệt được nơi ở và ổ sinh thái lấy ví dụ minh họa. - Sơ đồ mô tả: giới hạn sinh thái của sinh vật, ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài chim A và B. - Bảng: phân biệt nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1 -Nêu khái niệm quần thể sinh vật, lấy ví dụ về quần thể. -Giải thích quá trình hình thành quần thể. - Trình bà y các quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó. - Hình SGK phóng to. - Bảng 36 SGK.
  • 33. 22 Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 1 -Trình bày khái niệm của các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể. - Phân tích một số nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các đặc trưng đó. - Hình SGK phóng to. - Bảng: 37.1, 37.2 SGK Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) 1 - Trình bày khái niệm và nêu các ví dụ về kích thước quần thể, kích thước tối thiểu và kích thước tối đa cũng như ý nghĩa của những giá trị đó. - Nêu những nguyên nhân làm thay đổi kích thước quần thể - Phân biệt 2 dạng tăng trưởng số lượng của quần thể : trong môi trường không bị giới hạn và môi trường bị giới hạn. - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: hai giá trị kích thước tối thiểu và tối đa của quần thể sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 1 - Phân biệt các hình thức biến động số lượng của quần thể và cho ví dụ minh họa. -Nêu nguyên nhân gây biến động số lượng và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trở lại mức cân bằng. - Bảng: 39 SGK
  • 34. 23 cân bằng. -Nêu cách quần thể điều chỉnh số lượng cá thể. Chương II. Quần xã sinh vật Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1 - Nêu định nghĩa và lấy ví dụ về quần xã sinh vật. - Mô tả các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng đó. - Phân tích các mối quan hệ đối kháng và quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quấn xã. Lấy các ví dụ minh họa các mối quan hệ đó. - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: thành phần cấu trúc của quần xã. - Bảng: 40 SGK Diễn thế sinh thái 1 - Khái niệm về diễn thế sinh thái . - Phân biệt các loại diễn thế sinh thái.Cho ví dụ minh họa các giai đoạn của từng loại diễn thế. -Trình bày các nguyên nhân gây ra các loại diễn thế sinh thái. - Nêu tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: diễn thế ở đầm nước nông, quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. - Bảng: 41 SGK Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Hệ sinh thái 1 -Trình bày khái niệm hệ sinh thái. -Nêu một số ví dụ về các hệ sinh thái chính của Trái Đất. -Phân tích thành phần cấu trúc của một số hệ - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái.
  • 35. 24 sinh thái. - Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và HST nhân tạo. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái 1 - Nêu khái niệm về chuỗi, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. - Nêu nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. - Phân biệt các loại tháp sinh thái. - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng, các bậc dinh dưỡng của một quần xã và ví dụ về bậc dinh dưỡng của một quần xã sinh vật ở biển. - Bảng: phân biệt 3 loại tháp sinh thái Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển 1 - Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. - Trình bày các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước. - Nêu khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh hoạ các khu sinh học đó. - Giải thích nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường. - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh 1 - Trình bày sự phân bố năng lượng trên trái đất. - Mô tả dòng năng lượng - Hình SGK phóng to. - Sơ đồ mô tả: khái
  • 36. 25 thái trong HST. - Nêu khái niệm về hiệu suất sinh thái. - Giải thích sự tiêu hao năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. quát năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái ở một bậc dinh dưỡng. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên 1 - Nêu khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử dụng chủ yếu hiện nay , lấy ví dụ minh họa. - Phân tích tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học. - Chỉ ra những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền vững. -Băng ghi hình/đĩa CD về các dạng tài nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường. - Giấy, bút dùng ghi nội dung thảo luận và viết báo cáo. - Bảng: 46.1, 46.2, 46.3 SGK 2.1.3. Nhận xét về cấu trúc nội dung chung của các bài trong phần Sinh thái lớp 12 Trung học phổ thông Hầu hết các bài trong phần Sinh thái lớp 12 Trung học phổ thông đều được trình bày cả kênh chữ và kênh hình. * Kênh chữ bao gồm các nội dung: - Tên bài học. - Nội dung bài học được trình bày theo các đề mục. - Đầu, giữa hoặc cuối mỗi mục thường có các lệnh, là các hoạt động cho học sinh làm việc được kí hiệu bởi ∇ . - Phần tóm tắt những nội dung chính của bài học là những kiến thức học sinh phải ghi nhớ, lĩnh hội được trình bày trong khung chữ in nghiêng.
  • 37. 26 - Phần củng cố và vận dụng kiến thức toàn bài được trình bày dưới dạng câu hỏi, bài tập ở cuối bài có phân hóa trình độ học sinh. - Hầu hết các bài đều có phần kiến thức bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục "Em có biết" giúp học sinh mở rộng kiến thức. * Kênh hình: Kênh hình vừa là công cụ minh họa cho kiến thức bài học, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp học sinh tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức. - Một số hình đóng vai trò là minh họa cho kênh chữ: Hình 35.1, 35.2, 36.1, 36.2, 37.3, 38.1, 38.2, 38.3, 39.2, 39.3, 40.1, 40.2, 40.3, 40.4, 41.1, 41.3, 42.2, 43.1, 43.3, 44.4, 45.3 (Sinh học 12 cơ bản). - Một số hình đóng vai trò phát huy tính tích cực tìm tòi kiến thức của học sinh: Hình 36.3, 36.4, 36.5, 37.1, 37.2, 38.4, 39.1, 41.2, 42.1, 42.3, 43.2, 44.1, 44.2, 44.3, 45.1, 45.2, 45.4 (Sinh học 12 cơ bản). 2.1.4. Đánh giá về cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức phần Sinh thái bậc Trung học phổ thông Hệ thống kiến thức các chương I, II, III của phần Sinh thái được sắp xếp theo một trình tự nhất định từ cấp tổ chức sống thấp đến cấp tổ chức sống cao (bắt đầu là cấp cá thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển), từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng hợp sơ bộ qua quá trình so sánh để cuối cùng khái quát ở mức cao hơn. Các sự vật, hiện tượng, quá trình được đặt trong mối liên hệ với nhau, đi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Các khái niệm và đặc điểm của từng cấp tổ chức sống được đặt ở góc độ mới, đó là cấp độ tổ chức cao hơn so với tổ chức sống trước đó đã khơi dậy tính tò mò, hứng thú học tập của HS, tạo điều kiện để HS nắm vững và hiểu rõ hơn về nguyên tắc thứ bậc của các cấp tổ chức sống trong tự nhiên cũng như mối tương quan giữa các cấp tổ chức sống đó với môi trường sinh thái. Ví dụ: Ở lớp 10, HS đã được tìm hiểu sơ lược về đặc điểm chung của các cấp tổ chức trong thế giới sống và còn đi sâu tìm hiểu về các đặc trưng của tổ chức sống ở cấp độ tế bào. Tiếp đến ở lớp 11, HS được tìm hiểu về các đặc trưng của tổ chức sống ở cấp độ cơ thể. Đến lớp 12, trong phần Sinh thái học, HS được tìm hiểu về các đặc trưng của tổ chức sống ở các cấp độ lớn hơn, đó là: cấp quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. Tuy nhiên, nội dung của phần Sinh thái lớp 12 còn giúp HS đi sâu khai thác kiến thức về mối tương quan và sự tác động qua lại giữa các cấp tổ chức sống với nhau và giữa các cấp tổ chức sống với môi trường sinh thái [50].
  • 38. 27 Thành phần kiến thức của phần Sinh thái sinh học 12 được trình bày theo trình tự như sau: - Kiến thức khái niệm Sinh học: + Khái niệm về: môi trường sống, nhân tố sinh thái, nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, giới hạn sinh thái, khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu, nơi ở, giới hạn sinh thái, quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ trong quần thể, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, tỉ lệ giới tính, tuổi sinh lý, tuổi sinh thái, tuổi quần thể, mật độ cá thể của quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tố đa, mức sinh sản, mức tử vong, xuất cư, nhập cư. + Khái niệm về: quần xã sinh vật, loài ưu thế, loài đặc trưng; cộng sinh, hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt-con mồi, ký sinh; khống chế sinh học; diễn thế sinh thái; diễn thế nguyên sinh; diễn thế thứ sinh; hệ sinh thái, chuỗi thức ăn; lưới thức ăn; bậc dinh dưõng; tháp sinh thái; chu trình sinh địa hóa; sinh quyển; hiệu suất sinh thái. - Kiến thức về cơ chế, quá trình sinh học + Quá trình: hình thành quần thể sinh vật; tăng trưởng của quần thể sinh vật; tăng trưởng của quần thể người; diễn thế sinh thái ở đầm nước nông; diễn thế nguyên sinh hình thành rừng cây gỗ lớn; diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng (Lạng Sơn); chu trình sinh địa hóa; chu trình: cacbon, nitơ, nước; con đường vận chuyển của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. + Cơ chế: thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ; các nhân tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể; tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học; tăng trưởng thực tế; sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể; phân bố năng lượng trên Trái Đất. - Kiến thức về quy luật sinh học: Quy luật về giới hạn sinh thái, hai qui tắc thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ môi trường: qui tắc về kích thước cơ thể (qui tắc Becman), qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi...của cơ thể (qui tắc Anlen). - Những kiến thức ứng dụng: Ứng dụng các kiến thức về các cơ chế, quá trình và các qui luật như: giới hạn sinh thái, ổ sinh thái, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, tăng trưởng của quần thể, biến động số lượng cá thể của quần thể, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, khống chế sinh học, chu trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, hiệu suất sinh thái... vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng và xử lý kịp thời đối với vật nuôi,
  • 39. 28 cây trồng. Đồng thời, có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. Trong từng bài cụ thể logíc kiến thức thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy một cách sâu sắc. Mục bài là các câu lệnh yêu cầu HS phải giải quyết. Đặt HS vào tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải tư duy. Đặc biệt ở các bài có sự tăng cường kênh hình, tranh, ảnh minh hoạ giúp HS dễ hiểu kiến thức hơn là tập trung vào việc mô tả, diễn giải các khái niệm. Logíc kiến thức còn thể hiện sự kết hợp giữa hệ thống hàng ngang và hệ thống hàng dọc giúp HS dễ tiếp nhận kiến thức và dễ nghiên cứu hơn. 2.2. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ DẠY – HỌC PHẦN SINH THÁI 2.2.1.Qui trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình, đồng thời dựa trên yêu cầu thiết kế hoạt động khám phá và nguyên tắc của việc lập quy trình (có 3 nguyên tắc là: đảm bảo mục tiêu kiến thức, đảm bảo tính giáo dục và đảm bảo tính thực tiễn) kết hợp với thực nghiệm sư phạm và nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học sinh học, chúng tôi đề xuất qui trình thiết kế hoạt động khám phá trong dạy học phần Sinh thái THPT như sau: Bảng 2.3. Qui trình thiết kế các HĐKP Bước 1 Xác định các mục tiêu HS cần đạt được khi khám phá ra nội dung kiến thức và các phương tiện phù hợp với nội dung kiến thức để phục vụ cho HĐKP của HS. Bước 2 Phân tích logic nội dung kiến thức và xác định các nội dung kiến thức có thể thiết kế thành các HĐKP. Bước 3 Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành các HĐKP dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập. Bước 4 Sắp xếp các các HĐKP dưới dạng câu hỏi, bài tập thành hệ thống. Bước 5 Vận dụng các HĐKP đã được thiết kế dưới dạng câu hỏi, bài tập đưa vào trong tổ chức khâu dạy bài mới để đánh giá hiệu quả của các hoạt động.
  • 40. 29 Vận dụng qui trình đã đề ra, chúng tôi đã thiết kế các dạng hoạt động sau đây: • Hoạt động dạng trả lời câu hỏi • Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm • Hoạt động dạng phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị • Hoạt động dạng tranh luận một vấn đề • Hoạt động dạng xử lí tình huống Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ đưa ra mỗi dạng 5 hoạt động. 2.2.2. Hệ thống các hoạt động khám phá để dạy học phần Sinh thái: 2.2.2.1. Dạng hoạt động trả lời câu hỏi 1. Hoạt động 1 (Để dạy bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về mật độ cá thể của quần thể: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa . - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục IV SGK trang 164 . - Hình ảnh về mật độ cá thể của các quần thể: cây thông, cá chép, chim sẻ, sâu rau, tảo xoắn. c. Hoạt động Hãy quan sát hình ảnh và số liệu về mật độ cá thể của các quần thể dưới đây: Hình 2.1. Mật độ cá thể của một số quần thể sinh vật Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi MMậật đt độộ chim schim sẻẻ: 1: 10 c0 con/haon/ha đđồồng lng lúúaaMMậật đt độộ chim schim sẻẻ: 1: 10 c0 con/haon/ha đđồồng lng lúúaa Cá chép: 1.500 - 2.000 con/100m2Cá chép: 1.500 - 2.000 con/100m2 Mật độ tảo xoắn: 0,5 gam/m3 nước aoMật độ tảo xoắn: 0,5 gam/m3 nước aoMật độ của sâu rau 2 con/m2 ruộng rauMật độ của sâu rau 2 con/m2 ruộng rau
  • 41. 30 Em hãy trả lời các câu hỏi sau đây: - Mật độ cá thể của quần thể là gì ? - Theo em, mật độ cá thể của quần thể có mối quan hệ mật thiết với những nhân tố nào ? Cho VD minh họa ? - Em hãy cho biết việc điều chỉnh hợp lý mật độ cá thể trong quần thể có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và trồng trọt ? 2. Hoạt động 2 (Để dạy bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về chuỗi thức ăn: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục I.1 SGK trang 191. - Hình ảnh về 1 số loài sinh vật trong một quần xã rừng: cỏ, hổ, nai, vi sinh vật. c. Hoạt động Một QXSV rừng có các loài sau: Hình 2.2. Một số loài sinh vật trong một quần xã rừng - Hãy dùng mũi tên thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trên ? Sau đó, hãy cho biết thế nào là chuỗi thức ăn ? Cho 2 chuỗi thức ăn sau : a) Cỏ→ Châu chấu→ Ếch → Rắn. b) Giun (ăn mùn) → Tôm → Vịt → Người. - Em hãy nêu sự khác nhau giữa 2 chuỗi thức ăn trên ? Từ đó, hãy cho biết có mấy loại chuỗi thức ăn? Đó là những loại nào? 3. Hoạt động 3 (Để dạy bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về tháp sinh thái: khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II SGK trang 193. - Hình ảnh về các loại tháp sinh thái.
  • 42. 31 c. Hoạt động Em hãy quan sát 1 số hình ảnh tháp sinh thái dưới đây : - Hãy mô tả đặc điểm chung về hình dạng của các dạng tháp sinh thái mà em vừa quan sát. Từ đó, hãy cho biết thế nào là tháp sinh thái? Theo em, người ta xây dựng tháp sinh thái để làm gì? - Có những loại tháp sinh thái nào? Em hãy phân biệt các loại tháp sinh thái đó và cho biết ưu , nhược điểm của từng loại ? Từ đó rút ra kết luận loại tháp sinh thái nào là hoàn thiện nhất và luôn có dạng chuẩn (đỉnh hẹp, đáy rộng) ? 4. Hoạt động 4 (Để dạy bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về chu trình nitơ. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II.2 SGK trang 196-197. - Băng ghi hình/đĩa CD có đoạn phim về chu trình nitơ. c. Hoạt động GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về nitơ đã học ở Sinh học 11 kết hợp theo dõi đoạn phim về chu trình nitơ : Hình 2.4. Phim: Chu trình Nitơ Hình 2.3. Tháp sinh thái: tháp số lượng (a), tháp sinh khối (b), tháp năng lượng (c)
  • 43. 32 Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Nitơ trong khí quyển tồn tại ở dạng nào và chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? Thực vật có thể hấp thụ nitơ dưới dạng nào? - Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên? Em hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất? 5. Hoạt động 5 (Để dạy bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về chu trình nước. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II.3 SGK trang 197-198. - Băng ghi hình/đĩa CD có đoạn phim về vòng tuần hoàn của nước. c. Hoạt động Hãy quan sát đoạn phim vòng tuần hoàn của nước dưới đây và kết hợp với các kiến thức sinh học đã học, trả lời các câu hỏi: Hình 2.5. Phim: Vòng tuần hoàn của nước - Nước có vai trò như thế nào đối với tế bào, cơ thể sống và hệ sinh thái? Nước trong thiên nhiên thường tồn tại ở những dạng nào ? - Hãy mô tả ngắn gọn sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nguồn nước tự nhiên ngày nay đã bị ảnh hưởng như thế nào? Nguyên nhân? - Vài dẫn chứng về ô nhiễm nguồn nước? Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần phải làm gì ? 2.2.2.2. Dạng hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm 1. Hoạt động 1 (Để dạy bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) ) a. Mục tiêu
  • 44. 33 - Tìm hiểu về kích thước quần thể sinh vật và các giá trị của kích thước quần thể. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II SGK trang 142-143. - Hình: Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước của quần thể c. Hoạt động Quan sát sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần thể sinh vật, kết hợp nghiên cứu mục V - SGK trang 166 hoàn thành bảng sau: Bảng 2.4. Bảng so sánh hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần thể sinh vật Khái niệm chung về kích thước quần thể Ví dụ Các giá trị của kích thước quần thể Kích thước tối thiểu Kích thước tối đa Khái niệm Đặc điểm Kích thước tối đa Kích thước tối thiểu Kích thước tối đa Kích thước tối thiểu Kích thước tối đa Kích thước tối thiểu Hình 2.6. Sơ đồ mô tả hai giá trị kích thước tối thiểu và kích thước tối đa của quần thể sinh vật
  • 45. 34 2. Hoạt động 2 (Để dạy bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì: đặc điểm chung, khái niệm, nguyên nhân, cho ví dụ. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục I SGK trang 171 - 172 . - Hình ảnh và đồ thị mô tả biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm; đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu kì 5 năm; đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia; đồ thị biến động số lượng khoâng theo chu kì của quần thể diệt xám ở Anh. A B Hình 2.7. A - Mèo rừng săn bắt thỏ; B - Đồ thị biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm. Hình 2.8. Đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu kì 5 năm.
  • 46. 35 c. Hoạt động Dựa vào thông tin mục I SGK trang 171 - 172 kết hợp với hình ảnh và đồ thị mô tả biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canađa theo chu kì 9 - 10 năm, đồ thị biến động số lượng chó sói và nai sừng tấm Bắc Mỹ theo chu kì 5 năm, đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia, đồ thị biến động số lượng không theo chu kì của quần thể diệt xám ôû Anh, hãy điền các thông tin thích hợp vào PHT dưới đây: Bảng 2.5. Bảng so sánh biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì Tiêu chí so sánh Biến động theo chu kì Biến động không theo chu kì Đặc điểm chung Các ví dụ Tính chất Nguyên nhân 3. Hoạt động 3 (Để dạy bài 42: Hệ sinh thái) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về các thành phần cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát. b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II SGK trang 187. - Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái . Ñoà thò bieán ñoäng soá löôïng khoâng theo chu kì của quần thể diệt xám ôû Anh Hình 2.9. Đồ thị biến động số lượng cá thể thỏ không theo chu kì ở Ôxtrâylia Hình 2.10. Đồ thị biến động số lượng không theo chu kì của quần thể diệt xám ở Anh
  • 47. 36 c. Hoạt động Dựa vào thông tin SGK trang 187 kết hợp với sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái chọn cụm từ thích hợp trong các cụm từ sau: quần xã sinh vật; sinh cảnh; sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải; chế độ khí hậu, ánh sáng; các chất vô cơ, các chất hữu cơ thay vào các số 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 trong sơ đồ dưới đây: Hình 2.12. Sơ đồ các thành phần cấu trúc chủ yếu của hệ sinh thái 4. Hoạt động 4 (Để dạy bài 42: Hệ sinh thái) a. Mục tiêu - Tìm hiểu về các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. 2 6 7 8 Hệ sinh thái 1 3 4 5 2 6 7 8 6 7 8 Hệ sinh thái 1 3 4 5 3 4 5 Hình 2.11. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái
  • 48. 37 b. Phương tiện hoạt động - Thông tin mục II SGK trang 193. - Một số hình ảnh về các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất . c. Hoạt động Em hãy quan sát một số hình ảnh về các hệ sinh thái sau đây: Hình 2. 13. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất - Hãy sắp xếp tên của các hệ sinh thái trong các hình ảnh trên vào các ô của phần ví dụ tương ứng với các kiểu hệ sinh thái trong bảng dưới đây sao cho phù hợp. Sau đó, em hãy đề xuất biện pháp giúp nâng cao hiệu suất sử dụng các kiểu hệ sinh thái : Bảng 2.6. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu Hệ sinh thái tự nhiên Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái trên cạn Hệ sinh thái dưới nước Ví dụ …………………. …………………. …………………. …………………. …………………. …………………. Biện pháp giúp nâng cao hiệu suất sử dụng hệ sinh thái …………………. …………………. …………………. …………………. …………………. …………………. Đồng rêu hàn đới Thành phố Suối Ruộng ngô Đồi trà Hồ Ba Bể Thảo nguyên Sa mạc Hồ Dầu Tiếng Rừng ngập mặn