SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Văn Mệnh
QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Ngô Văn Mệnh
QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG
MÃ SỐ: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
ii
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”
do chính tôi thực hiện.
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung số liệu, dữ liệu luận văn trình bày dƣới
đây ngoài những phần có trích nguồn thì đều do chính tôi thực hiện. Trên cơ sở các
lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo
từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, các báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong
luận văn sử dụng nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp. Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích do chính tôi thực hiện. Kết quả này chƣa
đƣợc trình bày hay công bố tại bất cứ nghiên cứu nào trƣớc đây.
TP.HCM, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Ngô Văn Mệnh
iii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp”, là kết quả quá trình học tập và rèn luyện của tác giả trong suốt thời
gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại học của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh. Để đạt đƣợc kết quả này, đó là nhờ Quý Thầy, Cô của Trƣờng Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm vô cùng quý báu.
Tôi xin đặc biệt gửi lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên hƣớng dẫn luận
văn, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý cho tác giả trong
suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý đồng nghiệp đã tham gia khảo sát, cung
cấp cho tác giả nhiều tài liệu giá trị và có nhiều góp ý giúp tác giả hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn học
viên cao học cùng khóa đã chia sẻ cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thiện
luận văn, thƣờng xuyên trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy,
Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý
Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn.
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................III
MỤC LỤC................................................................................................................ IV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................VIII
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu, câu hỏi giải pháp cần trả lời ................................................................3
2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài...................................................................................3
2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời .............................................................................3
3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài ...................................................3
4. Dự kiến kết cấu luận văn.....................................................................................4
CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................5
1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO ...............................................................5
1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế...................................................................................5
1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro.............................................................................7
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ....................................................................9
1.3. LƢỢC KHẢO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................11
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ...15
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội .....................................15
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang...........................................16
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ..................................18
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................21
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP....................................21
2.1.1. Sự ra đời và phát triển..................................................................................21
2.1.2. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2013-2018................................................23
v
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 24
2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn ....................................24
2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp
làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn ...................................................25
2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát
hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp................................................28
2.2.4. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình lập kế hoạch và thực
hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại doanh nghiệp.......................................34
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA
ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG
THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018........................................................................45
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..............................................................................45
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................47
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................54
3.1. QUAN ĐIỂM................................................................................................... 54
3.2. ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HÓA ĐƠN TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................54
3.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.................................................................................. 56
3.3.1. Nhóm giải pháp đề xuất về chính sách ........................................................56
3.3.2. Nhóm giải pháp đề xuất đối với đơn vị quản lý hóa đơn.............................57
3.3.3. Nhóm giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp..................................58
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................59
3.4.1. Đối với Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ....................................................59
3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế .............60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
PHỤ LỤC.................................................................................................................68
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Cụm từ
CQT Cơ quan Thuế
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
NNT Ngƣời nộp thuế
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
CBT Cán bộ thuế
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018 ......42
Bảng 2.2: Số DN vi phạm về hóa đơn qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-201855
Bảng 2.3: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-
2018......................................................................................................... 57
Bảng 2.4: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra
hóa đơn giai đoạn 2016-2018 ..................................................................59
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình quản lý rủi ro hóa đơn..........................................................13
Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và
thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp........................................45
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về số lƣợng DN lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn hàng
năm......................................................................................................51
Biểu đồ 2.3: Mức độ khác biệt về số liệu giữa đánh giá rủi ro ban đầu so với mức độ
gian lận thực tế đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn ........52
Biểu đồ 2.4: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý
rủi ro hóa đơn giai đoạn 2016 – 2018 .................................................55
Biểu đồ 2.5: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý
rủi ro khác, giai đoạn 2016 – 2018......................................................56
Biểu đồ 2.6: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-
2018.....................................................................................................57
Biểu đồ 2.7: Kết quả truy thu thuế bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai
đoạn 2016-2018...................................................................................58
Biểu đồ 2.8: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm
tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018.........................................................59
Biểu đồ 2.9: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ bình quân qua thanh
tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018..........................................60
Biểu đồ 2.10: Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh
tra, kiểm tra hóa đơn............................................................................62
Biểu đồ 2.11: Mức độ ảnh hƣởng của phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đến kết quả
thanh tra, kiểm tra hóa đơn..................................................................63
Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về DN ..........................71
ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của doanh nghiệp là cần thiết khách quan
cả về lý luận và thực tiễn.
Mục đích của luận văn này là đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro hóa
đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Luận văn sử dụng phƣơng
pháp thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số
bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về
quản lý rủi ro hóa đơn đối với các doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ những cố gắng trong việc áp dụng quản lý
rủi ro hóa đơn và những biện pháp nghiệp vụ khác mà công tác thanh tra, kiểm tra
hóa đơn thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện trên các phƣơng diện
chủ yếu sau: tăng thu cho NSNN; giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh
tra, kiểm tra hóa đơn; giảm thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân. Tuy đạt đƣợc
những kết quả nhất định nhƣng việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế
tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhƣ hệ thống thông tin về DN
phục vụ cho áp dụng quản lý rủi ro còn chƣa đầy đủ, chƣa toàn diện, chƣa cập nhật;
số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp dụng quản lý
rủi ro còn chƣa phù hợp, bởi vậy, vẫn có khả năng để thất thu do không lựa chọn để
thanh tra, kiểm tra; việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn nhiều hạn chế;
chất lƣợng công tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến hành thanh tra,
kiểm tra tại trụ sở DN chƣa cao, chƣa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra hóa
đơn và có những khi chƣa chính xác.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản trị tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp xem xét các mặt đạt đƣợc, cũng nhƣ hạn chế của việc áp dụng
quản lý rủi ro hóa đơn. Và cũng đƣa ra những đề xuất, kiến nghị cơ bản đối với nhà
nƣớc, cơ quan thuế và doanh nghiệp để làm sao tối ƣu hóa chi phí quản lý hóa đơn
và đồng thời tăng cƣờng tuân thủ thuế.
x
Từ khóa: Quản lý hóa đơn; Rủi ro hóa đơn; Tuân thủ thuế; Kiểm tra hóa
đơn.
xi
ABSTRACT
Title: Managing invoice risks at Dong Thap Tax Department.
Research on managing invoice risks of enterprises is an objective need both
in theory and practice.
The purpose of this dissertation is to assess the overall situation of invoice
risk management for enterprises at Dong Thap Tax Department. The thesis uses
statistical methods and descriptions to synthesize relative, absolute and average
indexes. On that basis, the thesis describes the scale and change of data on
managing risk risks for businesses.
The research results show that, from the efforts in applying invoice risk
management and other professional measures that the inspection and checking bills
have achieved many good results recently. on the following main aspects:
increasing revenue for the state budget; reduce the amount of VAT to be deducted
through inspection, check invoices; reduce the average time for inspection and
examination. Although achieving certain results, the application of invoice risk
management at the Tax Department of Dong Thap province in recent years still has
some limitations such as data of information about businesses serving the
application of risk management incomplete, not comprehensive, not yet updated;
The number of enterprises selected to inspect and check invoices on the basis of
applying risk management is not appropriate, therefore, it is still possible to lose
revenue due to not selecting for inspection and examination; The detection of frauds
of enterprises is still limited; The quality of analyzing records at the tax authorities
before conducting inspection and checking at the head office is not high, it does not
help speed up the inspection, check invoices and sometimes not exactly.In practical
terms, the research results provided to administrators at Dong Thap Tax Department
to consider the aspects achieved, as well as the limitations of applying invoice risk
management. And also make suggestions, basic recommendations for the state, tax
authorities and businesses to optimize the cost of managing invoices and at the same
time enhance tax compliance.
xii
Subject terms: Invoice management; Invoice risk; Taxpayer compliance;
Check the invoice.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hóa đơn không chỉ là chứng từ phản ảnh giá trị của một nghiệp vụ kinh tế đã
phát sinh mà còn có thể bị lợi dụng thành một công cụ gian lận thuế. Do không giới
hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn,
không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ
phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò
của công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà
nƣớc ta tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tƣ vốn vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, do đó số lƣợng các DN ngày càng gia tăng. Phƣơng thức quản lý
thuế, cũng nhƣ quản lý hóa đơn đối với các DN theo kiểu truyền thống là theo dõi,
quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn lần lƣợt từng DN thì sẽ không
đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế. Tình hình này
đòi hỏi phải có cơ chế, phƣơng pháp quản lý mới hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bƣớc áp dụng quản lý rủi ro
vào hoạt động quản lý thuế, cũng nhƣ là quản lý hóa đơn. Qua một số năm áp dụng
đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả và đƣợc xác định là hƣớng đi đúng đắn trong quá
trình hiện đại hóa ngành Thuế. Để triển khai có hiệu quả quản lý rủi ro hóa đơn, Bộ
trƣởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 253/QĐ-BTC ngày 20/03/2017 về việc ban
hành Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá ngƣời nộp thuế (NNT) có
dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn, đồng thời, Tổng
cục trƣởng Tổng cục Thuế đã ra Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017 về
việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá
NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Theo đó,
các nội dung và các bƣớc công việc, hƣớng dẫn thống nhất cơ quan thuế các cấp
thực hiện thu thập, phân tích thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại hóa trong công
tác quản lý và sử dụng hóa đơn.
2
Cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã đƣợc áp dụng trong thời gian qua và
cũng có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành. Những vấn đề lý luận căn bản về quản
lý rủi ro hóa đơn cũng đã đƣợc nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy
nhiên, với mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng
trong quản lý rủi ro hóa đơn. Và khoa học là con đƣờng không có giới hạn cuối
cùng. Khi thực tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát
triển cơ sở lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung
và hoàn thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động quản
lý hóa đơn của DN mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục
nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này hƣớng đến mục tiêu rút ra những giá
trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận
dụng.
Quản lý rủi ro hóa đơn đã đƣợc áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong
nhiều năm qua. Việc áp dụng cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã giúp Cục Thuế
phân luồng DN theo các hành vi để có cơ chế kiểm soát, giám sát và phƣơng án xử
lý phù hợp, từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong việc thực thi nhiệm vụ
quản lý, tập trung nguồn lực vào những DN tuân thủ thấp, lĩnh vực rủi ro. Đồng
thời, giúp NNT đã tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế, không có sai phạm sẽ
tránh đƣợc việc bị kiểm tra, thanh tra không cần thiết từ Cục Thuế, góp phần giảm
chi chí tuân thủ của NNT. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc những thành
công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua vẫn còn
những hạn chế nhất định cần khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp
dụng phƣơng thức quản lý này.
Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã
kiểm tra và phát hiện nhiều trƣờng hợp sai sót trong quá trình báo cáo và sử dụng
hóa đơn của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm chủ yếu nhƣ làm mất hóa đơn; sử
dụng hóa đơn trƣớc ngày thông báo phát hành, ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
báo cáo sai số liệu; không kê số hóa đơn đã xóa; kê khai thiếu hóa đơn nhận, sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp…
3
Vì vậy, nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của DN là cần thiết khách quan cả
về lý luận và thực tiễn. Đây chính là động cơ cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
“Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”.
2. Mục ti u, c u hỏi giải pháp cần trả lời
2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài
Nghiên cứu này hƣớng đến mục tiêu đƣa ra những giải pháp cơ bản quản lý
rủi ro hóa đơn nhằm tăng cƣờng tuân thủ thuế.
2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi chủ
yếu sau đây:
- Nhận định đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm quản lý rủi ro hóa đơn ở Cục Thuế
tỉnh Đồng Tháp nhƣ thế nào?
- Nguyên nhân của ƣu điểm, nhƣợc điểm là gì?
3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài
Sau khi thu thập số liệu, luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, mô tả để tiến
hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ sở đó,
luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro hóa đơn đối
với các DN do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc
sử dụng trong chƣơng 2 của luận văn.
Với những tài liệu đƣợc thống kê, luận văn sử dụng kỹ thuật so sánh để phân
tích các hiện tƣợng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với
hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác.
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng chủ yếu ở chƣơng 2 trong Luận văn. Với phƣơng
pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng ở chƣơng 1, tác giả sẽ tổng hợp các công
trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn về những mặt đã nghiên cứu
và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để tổng hợp phân tích thực trạng quản lý rủi
ro. Đồng thời, tại chƣơng 2 phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích, tổng hợp
thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn, từ đó khái quát các kết quả đạt đƣợc và những tồn
tại, hạn chế của quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua. Phƣơng pháp còn đƣợc tái sử
4
dụng khi tác giả đƣa ra các yêu cầu, định hƣớng đối với quản lý rủi ro hóa đơn trong
thời gian tới ở chƣơng 3.
Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế
là Lãnh đạo Chi cục Thuế, Lãnh đạo Phòng và công chức thực hiện công tác quản lý
hóa đơn, thanh tra, kiểm tra hóa đơn.
Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của quản lý rủi ro hóa đơn trong quản lý
thuế.
Cách thiết kế câu hỏi theo dạng đóng (chọn một phƣơng án đúng).
Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi đƣợc thu thập theo kênh gửi
qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý ấn
chỉ, cán bộ kiểm tra, thanh tra. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm excel đƣợc
thiết lập các công thức.
Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thuế thuộc bộ phận quản lý
hóa đơn, thanh tra, kiểm tra thuế, là những ngƣời trực tiếp tham gia vào quản lý rủi
ro hóa đơn.
4. Dự kiến kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 3
Chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018.
- Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh
nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO
1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế
Trong cuộc sống cũng nhƣ trong bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng
xảy ra những sự việc mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn,
ngƣời ta gọi đó là rủi ro. Rủi ro có thể đƣợc hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ
những biến cố bất thƣờng có khả năng xảy ra với hậu quả thiệt hại và mang lại kết
quả không mong đợi.
Con ngƣời không thể biết chắc chắn rủi ro có xảy ra hay không, không định
lƣợng đƣợc rủi ro, bởi rủi ro là sự kiện có thể xảy ra trong tƣơng lai, không chắc
chắn, không thể đoán trƣớc đƣợc và không xác định trƣớc đƣợc thiệt hại. Chỉ khi
nào rủi ro xảy ra ngƣời ta mới tính toán đƣợc mức độ thiệt hại do nó gây ra, đôi khi
con số thống kê chỉ mang tính chất tƣơng đối vì rủi ro không chỉ là thiệt hại về vật
chất, những thứ mà con ngƣời có thể đo đếm đƣợc, mà còn gây ra thiệt hại về tinh
thần… Hiểu theo nghĩa thông thƣờng thì rủi ro là hậu quả hoặc tổn thất có thể xảy
ra trong tƣơng lai đối với các chủ thể có liên quan mà nguyên nhân là những sự kiện
phát sinh trong thực tế. Sự kiện phát sinh (nguyên nhân của hậu quả, tổn thất) có thể
do ý chí chủ quan của những ngƣời tham gia, cũng có thể từ khách quan.
Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hƣớng dẫn
về quản lý rủi ro) thì “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả
của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Ở các lĩnh vực hoạt động đặt ra mức
độ an toàn thì hệ quả rủi ro gây ra chỉ là mặt bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro gây ra
trong lĩnh vực này thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà
rủi ro có thể gây ra. Rủi ro về thuế thuộc nhóm này. Có thể thấy rủi ro là một phạm
trù trừu tƣợng và không biết chắc đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nó tới cuộc sống của
con ngƣời. Vì vậy, các nhà quản lý cần nghiên cứu nội dung cũng nhƣ tác động của
rủi ro trong các lĩnh vực cụ thể để có các biện pháp xử lý phù hợp. Mỗi lĩnh vực
6
khác nhau đều có những rủi ro khác nhau, do đó cách thức nghiên cứu cũng khác
nhau. Các nhà quản lý phải nghiên cứu cụ thể từng loại rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh
vực hoạt động của mình để có thể đánh giá đúng mức độ ảnh hƣởng đến từng hoạt
động.
Từ những phân tích trên có thể khái quát khái niệm rủi ro nhƣ sau: Rủi ro là
một sự kiện hoặc một điều kiện không chắc chắn nếu xảy ra sẽ làm ảnh hƣởng tiêu
cực (hoặc tích cực) đến mục tiêu hoạt động.
Rủi ro thuế là những sự cố có thể xảy ra ảnh hƣởng tiêu cực đến mục tiêu của
cơ quan thuế. Rủi ro thuế đƣợc hiểu một cách chung nhất là những sự kiện hoặc
hành vi không tuân thủ cơ chế, chính sách và pháp luật về thuế xảy ra trong thực tế
(trong môi trƣờng, hoàn cảnh nhất định nào đó) nhƣ không kê khai thuế, không nộp
thuế, mua bán hoá đơn chứng từ, hoặc cán bộ thuế không làm đúng quy định... làm
ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý thuế và số thu vào NSNN. Nhƣ vậy, hiểu đầy đủ rủi
ro về thuế phải hiểu bao quát hai nội dung: (i) Sự kiện, hành vi của các chủ thể
trong xã hội liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra
trong tƣơng lai; và (ii) hệ quả của sự kiện, hành vi có thể là hậu quả không mong
muốn: sự không đầy đủ của pháp luật thuế; hành vi vi phạm pháp luật thuế, thất thu
thuế…. Trong quá trình xây dựng và chấp hành pháp luật thuế, các sự kiện hoặc
hành vi có thể xảy ra làm ảnh hƣởng tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế và số thu vào
NSNN có thể phát sinh ở tất cả các hoạt động từ xây dựng chính sách, pháp luật
thuế, quản lý thu thuế của CQT đến việc chấp hành thuế của NNT. Cụ thể là:
- Trong xây dựng chính sách, pháp luật thuế: có những yếu tố không mong
muốn phát sinh làm ảnh hƣởng tới chính sách thuế, có thể làm sai lệch mục tiêu
chính sách, các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế… làm ảnh hƣởng
tới kết quả thu thuế vào NSNN và hành vi chấp hành pháp luật thuế của NNT.
Những yếu tố không mong muốn đó là nguyên nhân của rủi ro về thuế. Nếu chính
sách thuế không bao quát hết các nguồn thu, có quá nhiều ƣu đãi thuế do phải giải
quyết các vấn đề chính sách xã hội, nội dung quy định của pháp luật thuế không
7
chặt chẽ sẽ dẫn đến khó thực hiện, thực hiện tuỳ tiện, không kiểm soát đƣợc hết các
đối tƣợng, gây thất thu cho NSNN.
- Trong thực hiện pháp luật thuế: quản lý thuế là một hoạt động quản lý, bản
thân nó cũng chứa đựng những rủi ro hoạt động ở từng khâu quản lý thuế do NNT
không hiểu hoặc cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế và việc
quản lý thuế kém hiệu quả. Cụ thể là:
+ Về quản lý đăng ký thông tin NNT: Rủi ro xảy ra khi CQT không xác định
đƣợc các đối tƣợng không đăng ký thuế; hệ thống thông tin quản lý về NNT không
kịp thời.
+ Về quản lý kê khai: CQT xử lý tờ khai không chính xác, không kịp thời;
NNT không nộp tờ khai thuế, hoặc nộp chậm tờ khai, hoặc khai sai các tiêu chí trên
tờ khai...
+ Về đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế: CQT không thu đƣợc đầy đủ, kịp
thời tiền thuế vào NSNN, số tiền thuế nợ và số lƣợng NNT nợ ngày càng tăng, việc
áp dụng các biện pháp cƣỡng chế không hiệu quả.
+ Về thanh tra, kiểm tra thuế: Do tiêu chí lựa chọn chƣa hợp lý nên không
xác định đúng NNT gian lận, các khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thƣờng
phát sinh các gian lận về thuế để tập trung thanh tra. Do không xác định đƣợc đúng
mục tiêu, phạm vi, nội dung khi phân tích hồ sơ trƣớc thanh tra, kiểm tra nên sẽ
lãng phí nguồn lực, không kiểm soát đƣợc gian lận, không nâng cao đƣợc tính tuân
thủ của NNT, không thực hiện đúng quy trình thanh tra. Mặt khác, nếu quy trình
quản lý thuế không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ và
nảy sinh tiêu cực trong bộ máy của CQT.
1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro
Rủi ro thuế chủ yếu là mặt bất lợi, hệ quả của nó là Nhà nƣớc bị thất thu về
thuế và NNT không tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, quản lý rủi ro trong lĩnh vực
thuế thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể
gây ra với trọng tâm là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, bảo đảm thu đủ,
thu đúng số thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Khi tìm hiểu về lĩnh vực thuế, chúng ta
8
thƣờng gặp thuật ngữ “gian lận”. Gian lận trong lĩnh vực thuế đƣợc hiểu là hành vi
vi phạm pháp luật thuế. Do đó, cần phần biệt giữa rủi ro về thuế và gian lận trong
lĩnh vực thuế. Điểm khác nhau cơ bản nhất thể hiện ở chỗ rủi ro chỉ là hành vi ở
dạng tiềm năng có khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuế, còn gian lận là hành vi
vi phạm pháp luật đã xảy ra trên thực tế, vi phạm đã xảy ra (trốn thuế, buôn bán hóa
đơn, khai sai làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế đƣợc hoàn, hoàn khống…).
Nhƣng gian lận và rủi ro trong lĩnh vực này lại có mối quan hệ biện chứng với
nhau: gian lận là hình thức biểu hiện khi xảy ra rủi ro, rủi ro là những khả năng xảy
ra hành vi gian lận.
Quản lý thuế theo cơ chế rủi ro là việc phân loại, đánh giá ngƣời nộp thuế
dựa trên hệ thống tiêu thức rủi ro về thuế từ đó xác định NNT có mức độ tuân thủ
thấp và khả năng gian lận về thuế cao để tập trung nguồn lực xử lý nhằm nâng cao
tính tuân thủ tự nguyện của NNT theo nguyên tắc ƣu tiên nguồn lực quản lý gian
lận có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra
nhất.
Quản lý rủi ro đƣợc áp dụng ở hầu hết các khâu trong công tác quản lý thuế:
đăng ký thuế; khai thuế, nộp thuế; hoàn thuế; xác định, lựa chọn NNT để thực hiện
đƣa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế; quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thi hành
quyết định hành chính thuế; phân loại NNT để áp dụng các biện pháp quản lý trong
việc tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thu thập, phân tích thông tin,
xác định trọng điểm giám sát đối với NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; cung
cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
Trên cơ sở thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý
thuế, hệ thống tiêu thức và phƣơng pháp đánh giá rủi ro, cơ quan thuế tiến hành
đánh giá, phân loại, xác định các nhóm NNT có mức độ rủi ro cao về thuế để lập kế
hoạch xử lý rủi ro mà trọng tâm là áp dụng các biện pháp về tuyên truyền hỗ trợ,
thanh tra và quản lý nợ thuế với mục tiêu tăng cƣờng tính tuân thủ tự nguyện của
NNT.
9
Hiện nay, Nhà nƣớc đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện
điều kiện kinh doanh, môi trƣờng pháp lý dẫn đến số lƣợng DN tăng nhanh, tuy
nhiên nguồn lực của Ngành thuế là hữu hạn nên phải ƣu tiên các nguồn lực quản lý
những đối tƣợng có nguy cơ rủi ro cao về thuế nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc mục tiêu
của cơ quan thuế.
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN
Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: hóa đơn (invoice) đƣợc hiểu
là “A commercial document issued by a seller to a buyer, relating to a sale
transaction and indicating the products, quantities, and agreed prices for products or
services the seller had provided the buyer”. Tức là, “chứng từ thƣơng mại do ngƣời
bán phát hành cho ngƣời mua, liên quan đến giao dịch bán hàng và cho biết sản
phẩm, số lƣợng và giá thỏa thuận cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà ngƣời bán đã cung
cấp cho ngƣời mua”.
Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 có giải
thích “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán” và tại điều 20
quy định “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch
vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
Quy định trên cũng có nghĩa: Hoá đơn là chứng từ kế toán do ngƣời bán lập, xác
nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh toán, là căn cứ ghi sổ kế
toán, kê khai thuế, quyết toán tài chính, và các vấn đề khác theo quy định của pháp
luật.
Trong nền kinh tế hiện đại, hóa đơn là yếu tố xuất hiện thƣờng xuyên, không
thể thiếu trong các giao dịch. Nhìn chung hóa đơn đƣợc hiểu là một chứng từ
thƣơng mại đƣợc phát hành bởi ngƣời bán cho ngƣời mua để nhận đƣợc một số tiền
nào đó mà ngƣời mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho ngƣời
bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
Quản lý hóa đơn là một phần trong công tác quản lý thuế của nhà nƣớc.
Quản lý hóa đơn là hoạt động quản lý nhà nƣớc về việc in, phát hành, sử dụng,
10
quyết toán hóa đơn theo quy định của pháp luật và xác minh, thanh tra, kiểm tra
việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
Quản lý hóa đơn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế của nhà
nƣớc, cụ thể:
- Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán đặc biệt. Do không giới hạn về
mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không
chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán
bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò của công
tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết.
- Hóa đơn là chứng từ kế toán do ngƣời bán lập để ghi nhận thông tin bán
hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên
phƣơng diện quản lý tài chính doanh nghiệp (DN) và trên phƣơng diện quản lý thuế
của cơ quan nhà nƣớc.
- Về phía ngƣời bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định
doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN nhƣ: thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài
nguyên, thuế xuất khẩu. Nhƣ vậy, nếu ngƣời bán không lập hóa đơn mà cơ quan
quản lý thuế không phát hiện đƣợc thì họ có thể trốn nhiều sắc thuế cùng lúc. Nếu
ngƣời bán ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực giao dịch thì cũng dẫn đến
giảm nghĩa vụ thuế của ngƣời bán nhƣng thất thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN).
Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ cũng là một cách
thức trì hoãn nộp thuế cho nhà nƣớc.
- Về phía ngƣời mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác
định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN. Những hành vi sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả…) dẫn đến tăng
thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, tăng chi phí đƣợc trừ, và do vậy, làm giảm thuế
GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT đƣợc hoàn và giảm thuế TNDN phải nộp.
Trong trƣờng hợp tăng số thuế đƣợc hoàn thì không những thất thu thuế mà còn
chiếm đoạt bất hợp pháp tiền NSNN.
11
Từ các khái niệm về rủi ro về thuế và quản lý rủi ro, có thể hiểu về quản lý
rủi ro hóa đơn nhƣ sau: Quản lý rủi ro hóa đơn là việc CQT nhận diện, đánh giá rủi
ro hóa đơn trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về NNT, từ đó xây dựng quy
trình và tiến hành quản lý hóa đơn theo hƣớng ƣu tiên nguồn lực cho việc quản lý
những đối tƣợng có rủi ro cao về hóa đơn để nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Từ
khái niệm trên cho thấy, quản lý rủi ro hóa đơn có những khía cạnh chủ yếu sau:
- Quản lý rủi ro hóa đơn gắn với việc đánh giá rủi ro về thuế của NNT trên
cơ sở thông tin về NNT.
- Trên bình diện tổng thể, quản lý rủi ro đƣợc áp dụng xuyên suốt toàn bộ
hoạt động quản lý hóa đơn, ở mọi khâu của quá trình sử dụng hóa đơn của doanh
nghiệp, từ thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo sử dụng hóa đơn, lựa chọn đối
tƣợng quản lý, xác định phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra hóa đơn, đến việc áp dụng
các kỹ thuật thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.
- Quản lý rủi ro hóa đơn phải dựa trên dữ liệu cơ sở thông tin đầy đủ, chính
xác, kịp thời về NNT để từ đó đánh giá chính xác rủi ro về hóa đơn làm cơ sở tiến
hành rà soát, kiểm tra và đƣa ra biện pháp quản lý phù hợp. Thông tin về NNT có từ
cơ sở dữ liệu ngành thuế và các nguồn thông tin bên ngoài.
- Mục tiêu của áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn là nhằm nâng cao hiệu quả của
quản lý hóa đơn trên phƣơng diện tập trung nguồn lực vào quản lý những đối tƣợng
có rủi ro cao, qua đó, nâng cao khả năng phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá
nhân có hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp
hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
1.3. LƢỢC KHẢO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chƣa có công trình khoa học cấp Bộ,
luận văn Thạc sĩ nghiên cứu trực tiếp về quản lý rủi ro hóa đơn. Đã có một số công
trình khoa học của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao
học nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan với vấn đề này. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc, các công trình khoa học này cũng vẫn có những nội
12
dung liên quan đến quản lý rủi ro hóa đơn nhƣng chƣa đƣợc đề cập hoặc phân tích
kỹ. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đó, tác giả tiếp tục phát
triển, bổ sung, cập nhật và có hƣớng nghiên cứu mới trong Luận văn của mình. Tiêu
biểu là các công trình nghiên cứu sau đây:
(1) Ủy ban châu Âu (EC) (2006), Hƣớng dẫn về quản lý rủi ro trong quản lý
thuế (Nguyên bản tiếng Anh: Risk management guide for tax administration). Tài
liệu này giới thiệu khuôn khổ lý thuyết và thực tiễn về quản lý thuế rủi ro trong
quản lý thuế với những vấn đề cơ bản nhƣ: Giới thiệu chung về rủi ro và quản lý
thuế rủi ro; quy trình quản lý rủi ro; các nguyên tắc quản lý rủi ro; phân tích rủi ro;
xếp hạng rủi ro; đánh giá rủi ro; sử dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật tính
toán trong quản lý rủi ro; thực tiễn quản lý rủi ro trong quản lý thuế ở một số nƣớc
châu Âu nhƣ Anh, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Hy Lạp, Ba Lan.
(2) Ủy ban châu Âu (EC) (2010), Hƣớng dẫn về quản lý rủi ro tuân thủ trong
quản lý thuế (nguyên bản tiếng Anh: Compliance risk management guide for tax
adimistration). Tài liệu này giới thiệu khuôn khổ lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro
tuân thủ trong quản lý thuế với những vấn đề cơ bản nhƣ: môi trƣờng quản lý rủi ro
tuân thủ của NNT; các vấn đề cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro nhƣ: nhận diện
rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro... Đặc biệt, tài liệu này đã giới
thiệu kinh nghiệm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế ở trên 20 nƣớc
trên thế giới với những mô tả kỹ lƣỡng về cách thức áp dụng, những kết quả đạt
đƣợc và những vấn đề cốt yếu rút ra từ những trƣờng hợp thực tiễn đó.
(3) Nguyễn Thu Thủy (2010), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm tra thuế trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro tại Chi cục thuế Cầu Giấy,
Học viện Tài chính, Hà Nội. Tác giả đã phân tích rõ sự cần thiết phải áp dụng kỹ
thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế để nâng cao hiệu quả của kiểm tra thuế.
Các lý luận về rủi ro của tác giả tƣơng đối đầy đủ, đã đƣa ra đƣợc một số tiêu chí
đánh giá rủi ro và xếp hạng rủi ro theo chấm điểm DN.
Thực trạng quản lý rủi ro đƣợc tác giả trình bày qua việc tổ chức bộ máy, xây
dựng hệ thống thông tin về DN, quy trình kiểm tra. Điểm thành công của tác giả ở
13
phần này thể hiện ở chỗ luận văn đã nêu lên đƣợc một hệ thống các tiêu chí phân
loại rủi ro về thuế của DN, có lấy ví dụ tại một DN cụ thể để minh chứng cho kết
quả phân tích rủi ro từ khi lập kế hoạch đến khi tổ chức thực hiện và so sánh kết quả
thực hiện với dấu hiệu rủi ro nghi ngờ trƣớc đó. Các giải pháp trực tiếp liên quan
đến quản lý rủi ro: Tác giả nhấn mạnh việc hoàn thiện kỹ thuật phân tích rủi ro là
một giải pháp quan trọng để công tác kiểm tra thuế có hiệu quả, đồng thời cần tiếp
tục xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về DN. Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ
sung, phát triển thêm:
- Về đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào phân tích rủi ro
trong kiểm tra thuế, rủi ro trong quản lý hóa đơn chƣa đƣợc đề cập, phân tích.
- Về phạm vi nghiên cứu: không gian số liệu thu thập, nghiên cứu trong
phạm vi Chi cục Thuế quận Cầu Giấy thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội nên chƣa
cho ngƣời đọc cái nhìn toàn cảnh về bức tranh quản lý rủi ro của toàn Cục Thuế
thành phố Hà Nội cũng nhƣ toàn hệ thống thuế. Số liệu của thời kỳ phân tích là các
năm 2008-2009.
- Luận văn chƣa tập trung làm rõ là việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả
quản lý hóa đơn: tác giả chƣa nêu đƣợc cách tính, ý nghĩa, điều kiện áp dụng của
các tiêu chí rủi ro đề xuất.
(4) Nguyễn Bá Lộc (2014), Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của Chi
cục Thuế Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Luận
văn đã góp phần làm rõ lý luận về quản lý hóa đơn và các quy định liên quan đến
công tác quản lý hóa đơn ở Việt Nam. Luận văn đã làm nổi bật sự cần thiết phải
tăng cƣờng công tác quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Luận văn đã nêu đƣợc một số kinh nghiệm phong phú về biện pháp quản lý hóa đơn
tại một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan để rút ra bài học cho CQT Việt Nam.
Luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc khi triển khai các biện pháp quản lý hóa
đơn từ năm 2011 - 2013 trên các mặt: Cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền
chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ
sung, phát triển thêm:
14
- Nhìn chung các giải pháp nêu trong luận văn chƣa mới, chƣa có nhiều sự
khác biệt mang tính đột phá để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hóa đơn. Trong
các giải pháp đề xuất, tác giả chƣa có giải pháp rõ ràng nhằm hoàn thiện công tác
quản lý hóa đơn: Làm sao để lựa chọn đúng DN cần thanh tra, kiểm tra hóa đơn,
hạn chế đƣợc các DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là mục tiêu quan trọng nhất.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ giới hạn ở chi cục thuế Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc nên chƣa cho ngƣời đọc sự so sánh trong tƣơng quan với các CQT
khác.
- Tại thời điểm nghiên cứu luận văn, cơ quan thuế chƣa quy định cụ thể về
bộ tiêu chí, quy trình áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn do vậy cần nghiên cứu, phân
tích bổ sung thêm đối với việc áp dụng giải pháp quản lý rủi ro hóa đơn nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý thuế.
(5) Nguyễn Duy Thành (2015), Hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn đối với
doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in tại Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang,
Trƣờng Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Các lý luận về quản lý hóa đơn trình bày trong luận văn của tác giả Nguyễn
Duy Thành là gần tƣơng đồng với các luận văn nghiên cứu trƣớc đó. Thực trạng
quản lý hóa đơn đƣợc tác giả trình bày qua việc áp dụng quy trình quản lý hóa đơn
đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in, công tác giải quyết hồ sơ đề nghị
sử dụng hóa đơn đặt in, công tác quản lý phát hành và sử dụng hóa đơn, công tác
quản lý hóa đơn đối cới các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, công tác kiểm tra
và xử lý vi phạm về hóa đơn. Các giải pháp về quản lý hóa đơn: Tác giả nhấn mạnh
việc áp dụng quản lý rủi ro là một giải pháp quan trọng để công tác kiểm tra hóa
đơn có hiệu quả, đồng thời cần tiếp tục xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về DN.
Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ sung, phát triển thêm:
- Về đối tƣợng nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích về công tác quản
lý đối với hóa đơn đặt in, chƣa đề cập đến các loại hóa đơn khác nhƣ tự in hay điện
tử, và quản lý rủi ro hóa đơn chƣa đƣợc phân tích.
15
- Về phạm vi nghiên cứu: không gian số liệu thu thập, nghiên cứu trong
phạm vi Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nên
chƣa cho ngƣời đọc cái nhìn toàn cảnh về bức tranh quản lý hóa đơn của toàn Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng nhƣ toàn hệ thống thuế. Số liệu của thời kỳ phân tích là
các năm 2012-2014.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội
Trƣớc tình hình vi phạm gian lận hoá đơn, trốn thuế nhức nhối, Cục Thuế TP
Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, trong đó đẩy
mạnh sử dụng hoá đơn điện tử.
Ngày 18/10/2016, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số
65034/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện hoá đơn điện tử, chống
các hành vi vi phạm hoá đơn (gọi tắt là Ban chỉ đạo).
Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, lợi dụng sự
thông thoáng của chính sách, một số doanh nghiệp đã gian lận hoá đơn nhằm trục
lợi bất chính, nhƣ: trốn thuế, gian lận thuế, thành lập doanh nghiệp “ma” để mua
bán hoá đơn bất hợp pháp… Điều này đã gây thất thu ngân sách, tạo sự bất bình
đẳng và bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp.
Điển hình nhƣ, vào tháng 8/2016, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà
Nội đã triệt phá thành công đƣờng dây buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng với tổng
giá trị xuất hóa đơn lên đến khoảng 780 tỷ đồng. Hành vi sai phạm này đƣợc xác
định gây thiệt hại cho Nhà nƣớc 78 tỷ đồng tiền thuế GTGT.
Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 3 bị can chính của vụ án, gồm Hoàng
Lệ Hằng (45 tuổi), Vũ Kim Oanh (60 tuổi), Nguyễn Anh Tuấn (48 tuổi) đều trú tại
Hà Nội. Các đối tƣợng này đã có hành vi in ấn, phát hành, mua bán trái phép hoá
đơn, chứng từ thu nộp NSNN… nhằm trục lợi rất lớn.
Trƣớc tình hình đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng
bộ để quản lý hoá đơn, ngăn chặn hành vi gian lận, mua bán hoá đơn bất hợp pháp.
16
Cụ thể, thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn nhằm nghiên cứu các hành vi
vi phạm và giải pháp quản lý; tăng cƣờng kiểm soát phát hiện sớm vi phạm, siết
chặt quy trình xử lý hóa đơn…
Công tác thanh tra, kiểm tra, ứng dụng “đối chiếu chéo hoá đơn”, sàng lọc,
kiểm tra chéo dữ liệu doanh nghiệp… đƣợc đẩy mạnh cùng với kiểm soát hoá đơn
của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh. Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã dừng
hoạt động, hoặc chuyển địa chỉ kinh doanh, thành lập công ty “ma”… nhằm mua
bán hoá đơn bất chính…
Nhờ đó, cơ quan thuế đã phát hiện và thông tin cảnh báo đến khoảng 23.000
nghìn lƣợt doanh nghiệp với hàng trăm nghìn số hóa hơn đƣợc xác định là có dấu
hiệu bất hợp pháp. Trong đó, có nhiều vụ mua bán hoá đơn bị xử lý nhƣ: vụ Nguyễn
Trƣờng cầm đầu đã thành lập 16 doanh nghiệp, vụ Lê Văn La và Nguyễn Thị Dậu
thành lập 8 công ty để mua bán hóa đơn trái phép, vụ CTCP công nghệ Việt Hoá
(do Nguyễn Văn Cử làm chủ) ở Hoàng Mai bị khởi tố vì sử dụng 51 số hoá đơn trái
phép…
Với định hƣớng đổi mới, cải cách ngành thuế, thời gian qua, Cục Thuế TP
Hà Nội đẩy mạnh việc sử dụng hoá đơn điện tử để thay thế cho hoá đơn giấy. Đây
là phƣơng thức tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho
ngƣời sử dụng nhƣ: giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lƣu trữ… chỉ bằng 1/3 chi phí
dùng hoá đơn giấy. Hoá đơn điện tử cũng giúp các doanh nghiệp thuận tiện cho việc
hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh, và hỗ trợ việc quản lý thuế
chặt chẽ hơn.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang
Mặc dù Cục Thuế tỉnh An Giang rất chú trọng công tác quản lý hóa đơn,
nhƣng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh có nhiều DN mới đƣợc thành lập để kinh
doanh khai thác cát sỏi có đại diện pháp lý không phải ngƣời ở địa phƣơng, không
có kho bãi, phƣơng tiện, trụ sở thuê mƣớn. Chứng từ đầu vào của các DN này chủ
yếu là của DN ngoại tỉnh kể cả Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai; nguồn gốc hàng hóa
xuất xứ bất thƣờng, trong khi An Giang cũng có mỏ cát trên sông lớn. Chỉ tính riêng
17
năm 2017, qua kiểm tra hồ sơ DN tại trụ sở, cơ quan thuế đã sàng lọc đƣợc 189 hồ
sơ có dấu hiệu rủi ro cao. Tiếp tục kiểm tra 110 trƣờng hợp tại trụ sở DN, cơ quan
thuế đã phát hiện 49 DN có vi phạm về hóa đơn, trong đó sai phạm phổ biến là DN
sử dụng hóa đơn có chênh lệch về giá trị hàng hóa. Cụ thể là, sản lƣợng khai thác
rất hạn chế, nhƣng sản lƣợng bán ra lại rất lớn, nhằm hợp thức hóa sản lƣợng cát đã
khai thác vƣợt định mức. Một số DN có giấy phép đăng ký kinh doanh nhƣng
không có trụ sở làm việc, không đăng ký kê khai nộp thuế; tự ý sửa thông báo của
cơ quan thuế về việc không đủ điều kiện sử dụng hóa đơn đặt in thành đủ điều kiện
để in và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Không ít DN sử dụng hóa đơn của tổ chức,
cá nhân khác để bán hàng hóa dịch vụ, nhƣng không kê khai nộp thuế. Không chỉ có
vậy, các DN mua bán hóa đơn còn liên kết dƣới hình thức bên bán có kê khai thuế,
có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và có thực hiện thanh toán qua ngân hàng
trƣớc khi bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa cho bên mua đƣợc khấu trừ thuế
GTGT và đƣợc tính vào chi phí hợp lý. Cá biệt, có một số DN sử dụng cả hóa đơn
hết giá trị sử dụng hoặc chƣa có thông báo phát hành sử dụng.
Theo đánh giá của Cục Thuế An Giang, nhờ công tác thu thập, khai thác
thông tin, nhận dạng hồ sơ, báo cáo có dấu hiệu rủi ro đƣợc thực hiện thƣờng xuyên
liên tục hàng quý, nên việc nhận diện DN gian lận đƣa vào danh sách kiểm tra là
khá chính xác, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tại trụ sở
DN đƣợc thực hiện đúng quy trình và có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan
nên không xảy ra tình trạng khiếu kiện. Quan trọng hơn là, việc kiểm tra và kịp thời
xử lý nghiêm các sai phạm bƣớc đầu đã nâng cao ý thức chấp hành và chấn chỉnh
những sai sót của NNT trong việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.
Để ngăn chặn có hiệu quả hành vi mua bán hóa đơn trái phép, Cục Thuế An
Giang đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, điều
hành về công tác quản lý hóa đơn; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng có liên
quan, đặc biệt là Công an tỉnh An Giang để có biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu
hiệu. Các phòng kiểm tra, đội kiểm tra thuế, bộ phận ấn chỉ của Cục Thuế và các chi
cục thuế cần tăng cƣờng kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm về hóa đơn.
18
Đối với các cơ sở nhận in hóa đơn, Cục Thuế An Giang yêu cầu phải có thông báo
của cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn đặt in của DN. Để tránh rủi ro in hóa đơn
bất hợp pháp, hóa đơn giả, Cục Thuế đã cảnh báo các DN in hoá đơn trƣớc khi nhận
in cần thu thập kỹ thông tin về tổ chức, DN đặt in hóa đơn thông qua website của
Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn để biết trạng thái mã số thuế còn
hoạt động hay đã bị đóng mã. Đồng thời thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn theo
địa chỉ http://tracuuhoadon.tct.vn để biết đƣợc các lần đơn vị đặt in hóa đơn.
Cục Thuế An Giang cho rằng, các đối tƣợng mua bán hóa đơn đã lợi dụng
sự thông thoáng trong thủ tục thành lập DN mới để tiến hành in, phát hành và sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp. Do đó, đề nghị cơ quan cấp phép thành lập DN có biện
pháp nhận diện và xử lý các đối tƣợng rủi ro ngay từ khâu đăng ký thành lập DN.
Đồng thời, Cục Thuế kiến nghị Tổng cục Thuế cho phép chỉ bán hóa đơn với số
lƣợng bán 1 tờ/lần đối với các DN mới thành lập hoạt động trong các lĩnh vực rủi ro
cao về thuế, nhằm hạn chế tình trạng gian lận. Tổng cục Thuế cũng cần xây dựng
các ứng dụng tự động rà soát DN theo định kỳ, dựa theo các tiêu chí rủi ro, trên cơ
sở đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra thực tế, lập danh sách DN đƣa vào diện
mua hóa đơn của cơ quan thuế, hoặc thực hiện hóa đơn điện tử có mã xác thực, từ
đó từng bƣớc đẩy lùi việc buôn bán hóa đơn bất hợp pháp.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Một là, cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong
công tác quản lý hóa đơn: các bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận Thanh tra - Kiểm tra
thuế thực hiện phối hợp thực hiện kiểm tra thuế kết hợp kiểm tra quản lý, sử dụng
hóa đơn tại trụ sở NNT.
Hai là, kiểm tra, giám sát chặt chẽ kê khai thuế và báo cáo tình hình quản lý,
sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mới đăng ký, mới thông báo phát hành hóa
đơn. Nếu trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn nhƣng báo
cáo không sử dụng hoặc có sử dụng nhƣng có dấu hiệu bất thƣờng (doanh thu cao
bất thƣờng so với quy mô, xóa nhiều số hóa đơn…) thì tiến hành kiểm tra tại doanh
nghiệp.
19
Ba là, thƣờng xuyên rà soát, phân tính đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
hóa đơn và kiểm tra thực tế tại trụ sở NNT; lập danh sách doanh nghiệp đang sử
dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hóa
đơn của cơ quan thuế.
Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy định của
Tổng cục Thuế, Cục Thuế; báo cáo phải đảm bảo đúng, đầy đủ mẫu biểu và kịp
thời, đồng thời phản ánh kết quả triển khai các biện pháp kiểm tra quản lý, sử dụng
hóa đơn tại trụ sở NNT.”
Tóm lại, chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ cơ sở lý luận của quản lý
rủi ro hóa đơn. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro hóa
đơn có những đặc điểm riêng, khác với các khâu khác trong quy trình quản lý thuế.
Quản lý rủi ro là một phƣơng pháp quản lý quan trọng trong quản lý hóa đơn, giúp
CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí quản lý, tăng khả năng phát hiện đúng đối tƣợng
nộp thuế có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu
thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro hóa đơn
đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhƣ: cơ sở dữ liệu về DN cần
đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin đạt ở mức cao, và phải có một đội ngũ cán bộ
quản lý hóa đơn có kỹ năng phân tích giàu kinh nghiệm.
Trong quá trình cải cách và hiện đại hóa quy trình quản lý thuế ở Việt Nam
hiện nay, việc chú trọng nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả quản
lý hóa đơn là một nội dung hết sức quan trọng. Trong chƣơng này, luận văn đã phân
tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về hóa đơn theo các tiêu chí động và tĩnh. Đồng
thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro hóa đơn cho thấy CQT
cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực
để quản lý hóa đơn ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao đƣợc vị thế ảnh
hƣởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật
thuế nói chung.
Ngoài ra, lƣợc khảo các công trình đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro
hóa đơn là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, đến nay có khá
20
nhiều công trình đề cập đến rủi ro trong quản lý thuế ở phạm vi địa phƣơng và ở
phạm vi toàn ngành Thuế. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên
cứu chuyên sâu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các DN trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp. Bởi vậy, đề tài Luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu
trƣớc đó. Luận văn sẽ kế thừa những vấn đề lý luận, ƣu điểm đã đạt đƣợc của các
công trình nghiên cứu trƣớc đó, khai thác các vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu, đồng
thời sẽ đi theo hƣớng riêng, hƣớng mới với những phân tích, lý luận chặt chẽ để giải
quyết vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, có tính kế thừa, liên kết và đạt đƣợc
mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. Đồng thời, việc tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm
tổ chức hoạt động, quản lý hóa đơn từ các nƣớc tiên tiến và một số địa phƣơng, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp là vấn đề hết sức cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
21
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1.1. Sự ra đời và phát triển
- Tên cơ quan: Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
- Địa chỉ: Số 93 Nguyễn Huệ, phƣờng 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Website: http://dongthap.gdt.gov.vn
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đất nƣớc thống nhất.
Ngành tài chính Đồng Tháp đƣợc thành lập và các bộ phận trực thuộc nhƣ: Chi cục
Thuế Công thƣơng nghiệp, Ban thuế nông nghiệp, Phòng Thu quốc doanh đƣợc
hình thành.
Vào đầu những năm 1990, trong không khí cả nƣớc ta bƣớc vào công cuộc
đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VI. Để đáp ứng yêu
cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới, ngày 07/8/1990 Hội đồng Bộ trƣởng đã ký
Nghị định số 281-HĐBT thành lập hệ thống Thuế Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài
Chính. Kể từ đó, ngành Thuế hoạt động với một bộ máy tổ chức thống nhất từ trung
ƣơng đến địa phƣơng, trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan: Cục Thu quốc doanh, Cục
Thuế công thƣơng nghiệp và Vụ Thuế nông nghiệp ở Trung ƣơng là Tổng Cục thuế,
ở địa phƣơng là các Cục thuế.
Với bộ máy tổ chức mới ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, hệ thống thuế
hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý thuế
trong thời kỳ đổi mới. Số thu từ thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.
Thực hiện Quyết định số 314-TC/QĐ –TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trƣởng
Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Đồng Tháp trên cơ sở sáp nhập Chi cục
thuế Công thƣơng nghiệp; Ban thuế nông nghiệp và Phòng Thu quốc doanh thuộc
công ty Tài chính. Tháng 10/1990 cùng với hệ thống thuế cả nƣớc, ngành Thuế tỉnh
Đồng Tháp chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức:
Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp và thuế nông nghiệp. Cục Thuế tỉnh
22
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Thá
TỔNG CỤC THUẾ
Đồng Tháp nằm trong hệ thống thu thuế nhà nƣớc trực thuộc Tổng Cục Thuế, đồng
thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp.
Phòng Văn Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
Tổ phòng Tuyên Kê Thanh Thanh Công Nghiệp Kiểm Quản
chức Cục truyền khai tra - tra - nghệ vụ - tra nội lý nợ
cán bộ Thuế và hỗ và kế Kiểm Kiểm thông Dự bộ và
trợ
ngƣời
nộp
thuế
toán
thuế
tra 1 tra 2 tin toán -
Pháp
chế
cƣỡng
chế nợ
thuế
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp p
Hiện nay, tổng số CBCC tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là 528 ngƣời, trong
đó, 474 CBCC và 54 cán bộ hợp đồng lao động giúp việc cho 39 ngƣời lãnh đạo
đơn vị (gồm có 01 Cục trƣởng và 03 Phó Cục trƣởng, 12 Chi cục trƣởng và 23 Phó
Chi cục trƣởng). Cơ cấu tổ chức hiện nay có 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng
Cục và 12 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế.
CÁC CHI CỤC THUẾ HUYỆN,
THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
VĂN PHÕNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
23
2.1.2. Kết quả thu ng n sách giai đoạn 2013-2018
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Năm Dự toán Thực hiện
% so với dự
toán
% so với
năm trƣớc
1 2013 3.607.000 3.254.740 90,23 100,87
2 2014 3.290.000 3.008.746 91,45 92,44
3 2015 2.845.000 3.669.573 128,98 121,96
4 2016 5.200.000 6.187.074 118,98 168,60
5 2017 6.480.000 6.720.100 103,71 108,62
6 2018 6.585.000 6.907.719 104,90 102,79
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Qua Bảng 2.1, kết quả thu NSNN trong những năm gần đây đều tăng so với
cùng kỳ và hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách (năm 2015 vƣợt 28,98%,
năm 2016 vƣợt 18,98%, năm 2017 vƣợt 3,71%, năm 2018 vƣợt 4,90%), thể hiện sự
nỗ lực quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cơ quan thuế
các cấp, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác thu ngân sách...,
vì lẽ đó, công tác thuế hàng năm của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đạt những kết
quả tích cực. Tuy nhiên, công tác thu trong 2 năm 2013-2014 chƣa hoàn thành mức
dự toán của Bộ Tài Chính. Tổng số thực hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2013 so với
dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 90,23%. Yếu tố làm giảm thu trong năm 2013 là do
tiếp tục thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số
02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về việc một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doang, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu. Tổng số thực
hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2014 so với dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 91,45%.
Yếu tố làm giảm thu trong năm 2014 là do chính sách thuế thay đổi chuyển một số
mặt hàng từ chịu thuế sang không chịu thuế, không kê khai tính thuế.
24
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018
2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn
Nhìn chung, từ khi triển khai thực hiện quy định về áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế, Cục Thuế Đồng Tháp đã chú trọng công tác phân tích, xác định,
đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; quản lý hồ sơ rủi ro
đối với các đối tƣợng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời, căn cứ kết quả
đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT để áp dụng các biện
pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh
tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế; phân loại đối tƣợng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và
các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với NNT.
Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế với
nhiều hình thức phong phú đa dạng, nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu giúp ngƣời
dân hiểu về ý nghĩa của việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phƣơng pháp kê khai, tính
thuế, nộp thuế, quyết toán thuế.
Đối với quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công
văn số 2989/CT-HCTV-AC ngày 21/12/2017 tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ
công chức thực hiện nội dung Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân
tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử
dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12 tháng 12
năm 2017 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Ngoài ra, Cục trƣởng Cục Thuế đã
chủ động ban hành Quyết định số 1129/QĐ-CT ngày 27/12/2017 về việc thành lập
bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo tăng
cƣờng công tác quản lý hóa đơn, cảnh báo và hƣớng dẫn xử lý các trƣờng hợp sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Những cải cách đó đã đem lại lợi ích cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế,
nhƣ: đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi kinh doanh với kiểm soát chặt chẽ quá
trình tuân thủ pháp luật; giúp cho công tác quản lý không bị dàn trải, giảm bớt áp
25
lực về khối lƣợng công việc thông qua việc xác định đối tƣợng có rủi ro cao, ƣu tiên
tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tƣợng này; giảm thiểu các thủ tục
hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ thuế trong quá trình quản lý hóa
đơn…
Nhờ đó, trên địa bàn Đồng Tháp, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc
quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc từ Cục Thuế đến các Chi cục
Thuế trực thuộc, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả. Áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn,
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện và kiểm soát trƣớc đối với những nguy cơ vi
phạm pháp luật về hóa đơn; tạo lập môi trƣờng tuân thủ, tăng cƣờng sức cạnh tranh
của nền kinh tế địa phƣơng.
2.2.2. Thực trạng x y dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh
nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn
Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1 của luận văn, cơ sở dữ liệu về DN là nền
tảng không thể thiếu để áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng này, Tổng cục Thuế đã từng bƣớc xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tập trung về
DN sử dụng chung cho toàn ngành, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, đánh
giá để lựa chọn đối tƣợng quản lý, giảm bớt tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan
gây khó khăn cho DN.
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đƣợc Tổng cục Thuế triển khai đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ xử lý ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung và sử dụng chính thức
vào ngày 16/11/2015. Để thống nhất trong việc thực hiện và khai thác tốt ứng dụng,
Cục Thuế đã phân công trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong việc xử lý dữ
liệu trên hệ thống quản lý thuế tập trung tại Công văn số 1925/CT-KK&KTT ngày
09/12/2015 về việc phân công nhiệm vụ nhập dữ liệu trên hệ thống QLT tập trung
(TMS).
Cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng theo hƣớng tập trung, đầy đủ, chính xác, thống
nhất trên phạm vi cả nƣớc. Ngành Thuế đã nâng cấp và triển khai hệ thống cơ sở dữ
liệu tập trung cho toàn ngành; hoàn thành việc phân tích, thiết kế các chức năng
quản lý thuế để thực hiện dự án nâng cấp kiến trúc hệ thống ứng dụng hiện hành từ
26
phân tán lên mô hình tập trung. Để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, ngoài
các thông tin thu thập từ hồ sơ khai thuế của DN, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đẩy
mạnh việc thu thập thông tin từ bên thứ 3 thông qua việc triển khai thực hiện cơ chế
trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: Hải quan, Công an, Công thƣơng,
Kế hoạch đầu tƣ, Tài nguyên và môi trƣờng… Mặc dù vậy, công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu về DN vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là:
Thứ nhất, thông tin thu thập còn chƣa thực sự đáng tin cậy, do vậy, việc xác
định đối tƣợng, phạm vi và trọng tâm thanh tra, kiểm tra hóa đơn bị giảm tính chính
xác. Điều này thể hiện ở kết quả khảo sát của tác giả luận văn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan
thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.1 cho thấy, 52,7% số cán bộ thuế đƣợc hỏi cho rằng có sự sai lệch
thông tin về nhân thân chủ doanh nghiệp, vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài
chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và các thông tin khác để
xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và
thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Điều này cho thấy cần phải xem lại chất
lƣợng phân tích rủi ro tại bàn của các đoàn thanh tra, kiểm tra thời gian qua là chƣa
tốt.
27
Thứ hai, hệ thống thông tin về DN còn chƣa đầy đủ, chƣa hoàn thiện, chƣa
cập nhật. Các thông tin đầy đủ chủ yếu là lịch sử chấp hành pháp luật thuế của DN.
Thông tin về mối quan hệ hay các giao dịch có liên quan đến đối tác kinh doanh của
DN còn rất ít. Thông tin từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng còn rất nghèo
nàn. Mặc khác, mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp đƣợc
một số thông tin cơ bản theo từng doanh nghiệp, chƣa tích hợp đƣợc các thông tin
của bên liên kết với DN trên hệ thống tin học ngành thuế. Do hạn chế về trình độ
máy tính của CBT và do chƣa ý thức hết đƣợc vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu
về DN nên có tình trạng thông tin dữ liệu không đƣợc cập nhật đầy đủ và thƣờng
xuyên vào hệ thống khi có sự thay đổi từ phía DN nên thiếu thông tin để khai thác
khi cần thiết.
Thứ ba, mức độ sai lệch thông tin về doanh nghiệp (vốn, ngành nghề kinh
doanh, tình hình tài chính) là khá lớn. Khi thực tế thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN
tiếp cận hồ sơ tại DN so với tài liệu lƣu trữ tại cơ quan thuế cho thấy sự khác biệt
thông tin là thƣờng xuyên xảy ra và có mức độ sai lệch đáng kể. Kết quả khảo sát
cho thấy (biểu đồ 2.1), có 7/207 ngƣời đƣợc hỏi (3,4%) cho là có sự sai lệch thông
tin lớn, 109/207 ngƣời (52,7%) cho là có sai lệch, 88/207 ngƣời (42,5%) cho là có
sai lệch nhỏ và chỉ 1,4% cho là không có sai lệch. Kết quả khảo sát này cho thấy,
cần thiết phải có sự thay đổi phƣơng pháp, cách thức thu thập thông tin về NNT để
đảm bảo dữ liệu, thông tin đƣợc đầy đủ, chính xác hơn. Độ tin cậy của thông tin
cung cấp cho thanh tra, kiểm tra hóa đơn chƣa cao: Trên thực tế, việc lựa chọn DN
quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc thực hiện qua việc phân tích thông tin về DN đã đăng
ký và các thông tin liên quan khác. Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thông tin
liên quan khác mà CQT có, độ tin cậy của những thông tin này đƣợc đảm bảo đến
đâu, từ nguồn nào, chính thức hay không chính thức. Hiệu quả và độ chính xác của
việc phân tích thông tin này vẫn chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của các CBT.
28
2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in,
phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
Để thực hiện quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế đã thực hiện nhƣ sau: Trên cơ
sở dữ liệu đã tập hợp đƣợc về DN và hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế theo Quy trình
kiểm tra hóa đơn (ban hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT ngày
28/07/2015) và Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá
ngƣời nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn
(ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017) , Cục Thuế đã
tổ chức đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo hóa đơn của doanh nghiệp. Qua
đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm
về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác thanh tra,
kiểm tra hóa đơn tại trụ sở doanh nghiệp.
Theo đó, Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện thu thập, khai thác và phân tích
các thông tin từ các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
trên địa bàn. Nhận dạng, phát hiện các hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn về tạo, in, phát
hành quản lý và sử dụng hóa đơn để chuyển cho bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn
(Phòng kiểm tra thuế/Đội kiểm tra thuế).
Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn thực hiện sử dụng dữ liệu của ngành và
những dữ liệu thông tin khác (nếu có) về doanh nghiệp để đối chiếu, kiểm tra với
các hồ sơ, báo cáo do bộ phận quản lý ấn chỉ chuyển sang. Qua đó, đánh giá lựa
chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát
hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác kiểm tra.
Đối với các doanh nghiệp có rủi ro thuộc tiết đ, Khoản 1 và Khoản 2, Điều
11 Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa
đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế chuyển hồ
sơ cho bộ phận Kiểm tra (hoặc bộ phận Thanh tra) Cục Thuế để đƣa vào kế hoạch
kiểm tra hoặc thanh tra chấp hành pháp luật thuế, kết hợp với nội dung kiểm tra,
thanh tra hóa đơn tại trụ sở Ngƣời nộp thuế, cụ thể các doanh nghiệp sau:
29
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa
đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
- Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dƣới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu
hiệu sau:
+ Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau:
nhà máy; xƣởng sản xuất; kho hàng; phƣơng tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật
chất khác.
+ Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
+ Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của
pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
+ Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các
doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng,
anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên
tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
+ Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuê theo quy định: Không nộp hồ
sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ
khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký
kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ
quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh
nhƣng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký
kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không
xác định đƣợc nơi đăng ký thƣờng trú, tạm trú của ngƣời đại diện theo pháp luật,
chủ doanh nghiệp.
+ Ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế,
tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN.
+ Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ
kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định
hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
30
+ Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thƣờng khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về
thuế của cơ quan thuế.
Đối với các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn phát hiện thấy có sai sót chƣa đúng,
không chính xác thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan
Thuế ban hành thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình hoặc bổ sung thông tin,
tài liệu trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện. Doanh nghiệp
giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu không đầy đủ, không đúng quy định hoặc
hết thời hạn quy định mà không giải trình thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình
Thủ trƣởng Cơ quan Thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở của Doanh nghiệp về
tình hình tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Đối với những hồ sơ có
dấu hiệu tạo và in hóa đơn giả, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp
pháp hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế
chuyển cho thanh tra Cục Thuế tiến hành công tác thanh tra chấp hành pháp luật
thuế (kết hợp với nội dung thanh tra hóa đơn) tại trụ sở NNT.
Công tác quản lý hóa đơn hàng năm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro bảo
đảm đƣợc tính khách quan và tiết kiệm đƣợc thời gian lập kế hoạch thanh tra, kiểm
tra hóa đơn. Công tác xây dựng kế hoạch đã dần dần trở thành một công cụ hữu
hiệu trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn có hiệu quả. Cùng với việc lựa
chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí đánh giá rủi ro, hàng năm còn
hƣớng trọng tâm vào một số đối tƣợng có khả năng rủi ro cao trong các ngành nghề
kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau:
Năm 2016: Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chƣơng trình hành
động của Bộ Tài chính về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi
trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016,
Chƣơng trình, kế hoạch cải cách quản lý thuế với yêu cầu đẩy mạnh việc áp dụng
quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đặc biệt là sau khi
Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 quy định
chi tiết việc áp dụng quản lý rủi ro trong ngành Thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã
triển khai áp dụng quản lý rủi ro đối với các nội dung công tác quản lý thuế trọng
31
tâm gồm: lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT, phân loại hoàn thuế, thanh tra và
quản lý hóa đơn. Ngoài ra, đối với quản lý hóa đơn, Cục trƣởng Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp đã thành lập Ban chỉ đạo ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành,
mua bán hóa đơn bất hợp pháp theo Quyết định số 944/QĐ-CT ngày 26/10/2016,
đồng thời tổ chức rà soát, phân tích, lựa chọn 26 doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa
đơn để thực hiện kiểm tra.
Năm 2017: Nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp chủ động phân tích các đối tƣợng trọng tâm là các DN có đặc điểm sau đây để
đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra: (1) Các DN đã đƣợc hoàn thuế GTGT lớn; (2)
Các DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc có số
thu nộp ngân sách lớn bao gồm: lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, kinh doanh xăng dầu,
mua bán cát, đá, sỏi...; Có thể thấy trong năm 2017, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã
tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các DN có nguy cơ rủi ro cao trong việc in, phát
hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Đây là năm đầu tiên việc quản lý rủi ro hóa
đơn đƣợc áp dụng dựa trên bộ tiêu chí phân tích rủi ro và quy trình cụ thể.
Năm 2018: Ngay từ đầu năm, trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ thanh tra, kiểm
tra thuế Tổng cục Thuế giao (Thanh tra 30; kiểm tra 479), Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp đã giao chỉ tiêu và chỉ đạo phòng Thanh tra (hiện nay là phòng Thanh tra –
Kiểm tra 1), phòng Kiểm tra thuế (hiện nay là phòng Thanh tra – Kiểm tra 2), Chi
cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố phân tích, đánh giá tình hình thuận lợi, khó
khăn, xây dựng kế hoạch chống thất thu trong từng lĩnh vực… Đồng thời, đề ra giải
pháp, bố trí nguồn nhân lực, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho từng công chức,
bộ phận hàng tháng, quý nhằm tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ
đƣợc giao.
Đối tƣợng phân tích, đánh giá tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi
ro cao về thuế nhƣ xây dựng, mua bán qua biên giới đất liền, hoạt động dịch vụ vận
tải hàng hóa, hành khách. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn
ngừa các DN cố tình kinh doanh trái phép nhằm trốn thuế, mua bán hóa đơn bất hợp
pháp, tăng cƣờng giám sát hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra.
32
Mặc dù có nhiều nỗ lực nhƣ trên, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn vẫn
còn một số hạn chế thể hiện trên các phƣơng diện cụ thể sau:
Một là, số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở
phân tích rủi ro còn chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý, bởi vậy khả năng để thất thu do
không lựa chọn để thanh tra, kiểm tra hóa đơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả
khảo sát của tác giả luận văn thể hiện ở biểu đồ 2.2 dƣới đây minh chứng thêm cho
nhận định này.
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về số lƣợng DN lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa
đơn hàng năm
Nguồn: Tác giả khảo sát
Biểu đồ 2.2 cho thấy, có 26% cán bộ thuế đề xuất cần tăng thêm số lƣợng
DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn, đều đó chứng tỏ thực tế cơ quan thuế có khả
năng và nguồn lực để tăng số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn theo rủi
ro, nhằm đạt đƣợc số lƣợng DN đủ lớn đƣợc kiểm tra để có tác dụng răn đe, phòng
ngừa hành vi gian lận về hóa đơn của những DN có ý đồ không tuân thủ pháp luật
thuế.
Hai là, việc lựa chọn đối tƣợng, nội dung và phạm vi thanh tra, kiểm tra hóa
đơn còn chƣa thực sự chính xác. Điều này thể hiện ở chổ, mặc dù 100% số doanh
nghiệp đƣợc lựa chọn để thực hiện do xác định có rủi ro cao về hóa đơn đều đƣợc
33
phát hiện có gian lận nhƣng ở một số doanh nghiệp mức độ sai sót hoặc gian lận
không lớn, đều này thể hiện ở số thuế truy thu bình quân trên một DN tƣơng đối
thấp sẽ đƣợc chỉ ra ở mục 2.2.4 dƣới đây.
Hơn nữa, một số doanh nghiệp theo tiêu chí chấm điểm rủi ro thấp nhƣng
thực tế tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn lại cho thấy có nhiều sai sót, thậm chí
có gian lận lớn về hóa đơn. Theo thống kê tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, chỉ có
10,48% số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn thuộc diện rủi ro thấp là
không phát sinh hành vi vi phạm về hóa đơn. Điều này phần nào phản ánh mức độ
sai phạm về hóa đơn khá phổ biến ở Đồng Tháp, nhƣng cũng phần nào phản ánh sự
lựa chọn chƣa chính xác đối tƣợng khi ứng dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Kết quả
khảo xác của tác giả luận văn tại biểu đồ 2.3 cũng minh chứng thêm cho nhận định
này.
Biểu đồ 2.3: Mức độ khác biệt về số liệu giữa đánh giá rủi ro ban đầu so
với mức độ gian lận thực tế đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn
Theo đó, những ngƣời đƣợc khảo sát đã đƣợc đề nghị đánh giá sự chênh lệch
về hành vi vi phạm về hóa đơn giữa lập kế hoạch và thực tế thanh tra, kiểm tra hóa
đơn tại DN. Nếu không có chênh lệch thuộc nhóm đó: 0 điểm, nếu 100% các cuộc
thanh tra, kiểm tra hóa đơn đều có chênh lệch thuộc nhóm đó: cho đến 10 điểm, còn
lại trong khung từ 2-9 điểm. Điểm số cao tƣơng ứng với tỷ lệ số cuộc thanh tra,
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...Đề tài: Quy  trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
Đề tài: Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty k...
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Công tác kế toán thu ngân sách xã tại xã Đồng Tâm, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Nam
 
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đYếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
Yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Quế Phòng, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Quế Phòng, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Quế Phòng, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Quế Phòng, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểĐề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
Đề tài: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
 
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAYLuận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
Luận văn: Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty  (TẢI FREE ZALO 0934 57...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY -TẢI FREE ZAL...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY -TẢI FREE ZAL...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY -TẢI FREE ZAL...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY -TẢI FREE ZAL...
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục ...
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-sanPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-kinh-doanh-bat-dong-san
 
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhKhóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 

Similar to Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp

Similar to Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp (20)

Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm ...
Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm ...Đề tài Khóa luận 2024  Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm ...
Đề tài Khóa luận 2024 Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm ...
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE QUA...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH  - TẢI FREE ZAL...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
 
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ PHƢỜNG QUA KHO BẠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ PHƢỜNG QUA KHO BẠ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ PHƢỜNG QUA KHO BẠ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ PHƢỜNG QUA KHO BẠ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Văn Mệnh QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Văn Mệnh QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” do chính tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung số liệu, dữ liệu luận văn trình bày dƣới đây ngoài những phần có trích nguồn thì đều do chính tôi thực hiện. Trên cơ sở các lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, các báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong luận văn sử dụng nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích do chính tôi thực hiện. Kết quả này chƣa đƣợc trình bày hay công bố tại bất cứ nghiên cứu nào trƣớc đây. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả Ngô Văn Mệnh
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”, là kết quả quá trình học tập và rèn luyện của tác giả trong suốt thời gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại học của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Để đạt đƣợc kết quả này, đó là nhờ Quý Thầy, Cô của Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu. Tôi xin đặc biệt gửi lòng biết ơn chân thành đến Giảng viên hƣớng dẫn luận văn, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý đồng nghiệp đã tham gia khảo sát, cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu giá trị và có nhiều góp ý giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn học viên cao học cùng khóa đã chia sẻ cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn, thƣờng xuyên trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn.
  • 5. iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... II LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................III MỤC LỤC................................................................................................................ IV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................VII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................VIII MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục tiêu, câu hỏi giải pháp cần trả lời ................................................................3 2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài...................................................................................3 2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời .............................................................................3 3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài ...................................................3 4. Dự kiến kết cấu luận văn.....................................................................................4 CHƢƠNG 1 ..............................................................................................................5 1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO ...............................................................5 1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế...................................................................................5 1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro.............................................................................7 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ....................................................................9 1.3. LƢỢC KHẢO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................11 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ...15 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội .....................................15 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang...........................................16 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ..................................18 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................21 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP....................................21 2.1.1. Sự ra đời và phát triển..................................................................................21 2.1.2. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2013-2018................................................23
  • 6. v 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 24 2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn ....................................24 2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn ...................................................25 2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp................................................28 2.2.4. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại doanh nghiệp.......................................34 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018........................................................................45 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..............................................................................45 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................47 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................54 3.1. QUAN ĐIỂM................................................................................................... 54 3.2. ĐỊNH HƢỚNG CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................54 3.3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.................................................................................. 56 3.3.1. Nhóm giải pháp đề xuất về chính sách ........................................................56 3.3.2. Nhóm giải pháp đề xuất đối với đơn vị quản lý hóa đơn.............................57 3.3.3. Nhóm giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp..................................58 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................59 3.4.1. Đối với Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp ....................................................59 3.4.2. Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế .............60 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66 PHỤ LỤC.................................................................................................................68
  • 7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Cụm từ CQT Cơ quan Thuế DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nƣớc CBT Cán bộ thuế
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018 ......42 Bảng 2.2: Số DN vi phạm về hóa đơn qua thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2016-201855 Bảng 2.3: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016- 2018......................................................................................................... 57 Bảng 2.4: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018 ..................................................................59
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Quy trình quản lý rủi ro hóa đơn..........................................................13 Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp........................................45 Biểu đồ 2.2: Đánh giá về số lƣợng DN lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn hàng năm......................................................................................................51 Biểu đồ 2.3: Mức độ khác biệt về số liệu giữa đánh giá rủi ro ban đầu so với mức độ gian lận thực tế đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn ........52 Biểu đồ 2.4: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro hóa đơn giai đoạn 2016 – 2018 .................................................55 Biểu đồ 2.5: Số DN vi phạm về hóa đơn trong tổng số DN đƣợc lựa chọn quản lý rủi ro khác, giai đoạn 2016 – 2018......................................................56 Biểu đồ 2.6: Kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016- 2018.....................................................................................................57 Biểu đồ 2.7: Kết quả truy thu thuế bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018...................................................................................58 Biểu đồ 2.8: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018.........................................................59 Biểu đồ 2.9: Tình hình giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ bình quân qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn giai đoạn 2016-2018..........................................60 Biểu đồ 2.10: Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn............................................................................62 Biểu đồ 2.11: Mức độ ảnh hƣởng của phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra đến kết quả thanh tra, kiểm tra hóa đơn..................................................................63 Biểu đồ 2.12: Mức độ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin về DN ..........................71
  • 10. ix TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của doanh nghiệp là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Mục đích của luận văn này là đánh giá chung về thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ những cố gắng trong việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn và những biện pháp nghiệp vụ khác mà công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện trên các phƣơng diện chủ yếu sau: tăng thu cho NSNN; giảm số thuế GTGT còn đƣợc khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn; giảm thời gian thanh tra, kiểm tra bình quân. Tuy đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhƣ hệ thống thông tin về DN phục vụ cho áp dụng quản lý rủi ro còn chƣa đầy đủ, chƣa toàn diện, chƣa cập nhật; số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro còn chƣa phù hợp, bởi vậy, vẫn có khả năng để thất thu do không lựa chọn để thanh tra, kiểm tra; việc phát hiện các thủ đoạn gian lận của DN còn nhiều hạn chế; chất lƣợng công tác phân tích hồ sơ tại cơ quan thuế trƣớc khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN chƣa cao, chƣa giúp đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra hóa đơn và có những khi chƣa chính xác. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản trị tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp xem xét các mặt đạt đƣợc, cũng nhƣ hạn chế của việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Và cũng đƣa ra những đề xuất, kiến nghị cơ bản đối với nhà nƣớc, cơ quan thuế và doanh nghiệp để làm sao tối ƣu hóa chi phí quản lý hóa đơn và đồng thời tăng cƣờng tuân thủ thuế.
  • 11. x Từ khóa: Quản lý hóa đơn; Rủi ro hóa đơn; Tuân thủ thuế; Kiểm tra hóa đơn.
  • 12. xi ABSTRACT Title: Managing invoice risks at Dong Thap Tax Department. Research on managing invoice risks of enterprises is an objective need both in theory and practice. The purpose of this dissertation is to assess the overall situation of invoice risk management for enterprises at Dong Thap Tax Department. The thesis uses statistical methods and descriptions to synthesize relative, absolute and average indexes. On that basis, the thesis describes the scale and change of data on managing risk risks for businesses. The research results show that, from the efforts in applying invoice risk management and other professional measures that the inspection and checking bills have achieved many good results recently. on the following main aspects: increasing revenue for the state budget; reduce the amount of VAT to be deducted through inspection, check invoices; reduce the average time for inspection and examination. Although achieving certain results, the application of invoice risk management at the Tax Department of Dong Thap province in recent years still has some limitations such as data of information about businesses serving the application of risk management incomplete, not comprehensive, not yet updated; The number of enterprises selected to inspect and check invoices on the basis of applying risk management is not appropriate, therefore, it is still possible to lose revenue due to not selecting for inspection and examination; The detection of frauds of enterprises is still limited; The quality of analyzing records at the tax authorities before conducting inspection and checking at the head office is not high, it does not help speed up the inspection, check invoices and sometimes not exactly.In practical terms, the research results provided to administrators at Dong Thap Tax Department to consider the aspects achieved, as well as the limitations of applying invoice risk management. And also make suggestions, basic recommendations for the state, tax authorities and businesses to optimize the cost of managing invoices and at the same time enhance tax compliance.
  • 13. xii Subject terms: Invoice management; Invoice risk; Taxpayer compliance; Check the invoice.
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hóa đơn không chỉ là chứng từ phản ảnh giá trị của một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh mà còn có thể bị lợi dụng thành một công cụ gian lận thuế. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò của công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc ta tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tƣ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó số lƣợng các DN ngày càng gia tăng. Phƣơng thức quản lý thuế, cũng nhƣ quản lý hóa đơn đối với các DN theo kiểu truyền thống là theo dõi, quản lý quá trình phát hành, in ấn và sử dụng hóa đơn lần lƣợt từng DN thì sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế. Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phƣơng pháp quản lý mới hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bƣớc áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế, cũng nhƣ là quản lý hóa đơn. Qua một số năm áp dụng đã bƣớc đầu phát huy hiệu quả và đƣợc xác định là hƣớng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế. Để triển khai có hiệu quả quản lý rủi ro hóa đơn, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 253/QĐ-BTC ngày 20/03/2017 về việc ban hành Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá ngƣời nộp thuế (NNT) có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn, đồng thời, Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế đã ra Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017 về việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn. Theo đó, các nội dung và các bƣớc công việc, hƣớng dẫn thống nhất cơ quan thuế các cấp thực hiện thu thập, phân tích thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại hóa trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn.
  • 15. 2 Cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã đƣợc áp dụng trong thời gian qua và cũng có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành. Những vấn đề lý luận căn bản về quản lý rủi ro hóa đơn cũng đã đƣợc nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng trong quản lý rủi ro hóa đơn. Và khoa học là con đƣờng không có giới hạn cuối cùng. Khi thực tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát triển cơ sở lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý hóa đơn của DN mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này hƣớng đến mục tiêu rút ra những giá trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn và những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận dụng. Quản lý rủi ro hóa đơn đã đƣợc áp dụng tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp trong nhiều năm qua. Việc áp dụng cơ chế quản lý hóa đơn theo rủi ro đã giúp Cục Thuế phân luồng DN theo các hành vi để có cơ chế kiểm soát, giám sát và phƣơng án xử lý phù hợp, từ đó phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý, tập trung nguồn lực vào những DN tuân thủ thấp, lĩnh vực rủi ro. Đồng thời, giúp NNT đã tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế, không có sai phạm sẽ tránh đƣợc việc bị kiểm tra, thanh tra không cần thiết từ Cục Thuế, góp phần giảm chi chí tuân thủ của NNT. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc những thành công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp dụng phƣơng thức quản lý này. Theo báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã kiểm tra và phát hiện nhiều trƣờng hợp sai sót trong quá trình báo cáo và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm chủ yếu nhƣ làm mất hóa đơn; sử dụng hóa đơn trƣớc ngày thông báo phát hành, ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế; báo cáo sai số liệu; không kê số hóa đơn đã xóa; kê khai thiếu hóa đơn nhận, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp…
  • 16. 3 Vì vậy, nghiên cứu quản lý rủi ro hóa đơn của DN là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Đây chính là động cơ cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ “Quản lý rủi ro hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”. 2. Mục ti u, c u hỏi giải pháp cần trả lời 2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài Nghiên cứu này hƣớng đến mục tiêu đƣa ra những giải pháp cơ bản quản lý rủi ro hóa đơn nhằm tăng cƣờng tuân thủ thuế. 2.2. Câu hỏi giải pháp cần trả lời Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi chủ yếu sau đây: - Nhận định đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm quản lý rủi ro hóa đơn ở Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nhƣ thế nào? - Nguyên nhân của ƣu điểm, nhƣợc điểm là gì? 3. Cách tiếp cận để thực hiện mục tiêu của đề tài Sau khi thu thập số liệu, luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tƣơng đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các DN do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 của luận văn. Với những tài liệu đƣợc thống kê, luận văn sử dụng kỹ thuật so sánh để phân tích các hiện tƣợng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tƣợng này với hiện tƣợng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng chủ yếu ở chƣơng 2 trong Luận văn. Với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng ở chƣơng 1, tác giả sẽ tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn về những mặt đã nghiên cứu và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để tổng hợp phân tích thực trạng quản lý rủi ro. Đồng thời, tại chƣơng 2 phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích, tổng hợp thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn, từ đó khái quát các kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế của quản lý rủi ro hóa đơn thời gian qua. Phƣơng pháp còn đƣợc tái sử
  • 17. 4 dụng khi tác giả đƣa ra các yêu cầu, định hƣớng đối với quản lý rủi ro hóa đơn trong thời gian tới ở chƣơng 3. Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế là Lãnh đạo Chi cục Thuế, Lãnh đạo Phòng và công chức thực hiện công tác quản lý hóa đơn, thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của quản lý rủi ro hóa đơn trong quản lý thuế. Cách thiết kế câu hỏi theo dạng đóng (chọn một phƣơng án đúng). Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi đƣợc thu thập theo kênh gửi qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý ấn chỉ, cán bộ kiểm tra, thanh tra. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm excel đƣợc thiết lập các công thức. Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thuế thuộc bộ phận quản lý hóa đơn, thanh tra, kiểm tra thuế, là những ngƣời trực tiếp tham gia vào quản lý rủi ro hóa đơn. 4. Dự kiến kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 3 Chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2018. - Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hóa đơn đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
  • 18. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1. QUẢN LÝ THUẾ THEO RỦI RO 1.1.1. Rủi ro và rủi ro thuế Trong cuộc sống cũng nhƣ trong bất kỳ lĩnh vực nào đều tiềm ẩn khả năng xảy ra những sự việc mà chúng ta không mong đợi, không thể tránh khỏi hoàn toàn, ngƣời ta gọi đó là rủi ro. Rủi ro có thể đƣợc hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ những biến cố bất thƣờng có khả năng xảy ra với hậu quả thiệt hại và mang lại kết quả không mong đợi. Con ngƣời không thể biết chắc chắn rủi ro có xảy ra hay không, không định lƣợng đƣợc rủi ro, bởi rủi ro là sự kiện có thể xảy ra trong tƣơng lai, không chắc chắn, không thể đoán trƣớc đƣợc và không xác định trƣớc đƣợc thiệt hại. Chỉ khi nào rủi ro xảy ra ngƣời ta mới tính toán đƣợc mức độ thiệt hại do nó gây ra, đôi khi con số thống kê chỉ mang tính chất tƣơng đối vì rủi ro không chỉ là thiệt hại về vật chất, những thứ mà con ngƣời có thể đo đếm đƣợc, mà còn gây ra thiệt hại về tinh thần… Hiểu theo nghĩa thông thƣờng thì rủi ro là hậu quả hoặc tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai đối với các chủ thể có liên quan mà nguyên nhân là những sự kiện phát sinh trong thực tế. Sự kiện phát sinh (nguyên nhân của hậu quả, tổn thất) có thể do ý chí chủ quan của những ngƣời tham gia, cũng có thể từ khách quan. Theo quan điểm hiện đại (Chuẩn mực quốc tế ISO/IEC Guide 73 hƣớng dẫn về quản lý rủi ro) thì “Rủi ro là sự kết hợp của một sự kiện có thể xảy ra mà hệ quả của nó mang lại lợi ích hoặc gây ra tổn thất”. Ở các lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn thì hệ quả rủi ro gây ra chỉ là mặt bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro gây ra trong lĩnh vực này thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra. Rủi ro về thuế thuộc nhóm này. Có thể thấy rủi ro là một phạm trù trừu tƣợng và không biết chắc đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nó tới cuộc sống của con ngƣời. Vì vậy, các nhà quản lý cần nghiên cứu nội dung cũng nhƣ tác động của rủi ro trong các lĩnh vực cụ thể để có các biện pháp xử lý phù hợp. Mỗi lĩnh vực
  • 19. 6 khác nhau đều có những rủi ro khác nhau, do đó cách thức nghiên cứu cũng khác nhau. Các nhà quản lý phải nghiên cứu cụ thể từng loại rủi ro tiềm ẩn trong các lĩnh vực hoạt động của mình để có thể đánh giá đúng mức độ ảnh hƣởng đến từng hoạt động. Từ những phân tích trên có thể khái quát khái niệm rủi ro nhƣ sau: Rủi ro là một sự kiện hoặc một điều kiện không chắc chắn nếu xảy ra sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực (hoặc tích cực) đến mục tiêu hoạt động. Rủi ro thuế là những sự cố có thể xảy ra ảnh hƣởng tiêu cực đến mục tiêu của cơ quan thuế. Rủi ro thuế đƣợc hiểu một cách chung nhất là những sự kiện hoặc hành vi không tuân thủ cơ chế, chính sách và pháp luật về thuế xảy ra trong thực tế (trong môi trƣờng, hoàn cảnh nhất định nào đó) nhƣ không kê khai thuế, không nộp thuế, mua bán hoá đơn chứng từ, hoặc cán bộ thuế không làm đúng quy định... làm ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý thuế và số thu vào NSNN. Nhƣ vậy, hiểu đầy đủ rủi ro về thuế phải hiểu bao quát hai nội dung: (i) Sự kiện, hành vi của các chủ thể trong xã hội liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra trong tƣơng lai; và (ii) hệ quả của sự kiện, hành vi có thể là hậu quả không mong muốn: sự không đầy đủ của pháp luật thuế; hành vi vi phạm pháp luật thuế, thất thu thuế…. Trong quá trình xây dựng và chấp hành pháp luật thuế, các sự kiện hoặc hành vi có thể xảy ra làm ảnh hƣởng tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế và số thu vào NSNN có thể phát sinh ở tất cả các hoạt động từ xây dựng chính sách, pháp luật thuế, quản lý thu thuế của CQT đến việc chấp hành thuế của NNT. Cụ thể là: - Trong xây dựng chính sách, pháp luật thuế: có những yếu tố không mong muốn phát sinh làm ảnh hƣởng tới chính sách thuế, có thể làm sai lệch mục tiêu chính sách, các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế… làm ảnh hƣởng tới kết quả thu thuế vào NSNN và hành vi chấp hành pháp luật thuế của NNT. Những yếu tố không mong muốn đó là nguyên nhân của rủi ro về thuế. Nếu chính sách thuế không bao quát hết các nguồn thu, có quá nhiều ƣu đãi thuế do phải giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, nội dung quy định của pháp luật thuế không
  • 20. 7 chặt chẽ sẽ dẫn đến khó thực hiện, thực hiện tuỳ tiện, không kiểm soát đƣợc hết các đối tƣợng, gây thất thu cho NSNN. - Trong thực hiện pháp luật thuế: quản lý thuế là một hoạt động quản lý, bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro hoạt động ở từng khâu quản lý thuế do NNT không hiểu hoặc cố tình không tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế và việc quản lý thuế kém hiệu quả. Cụ thể là: + Về quản lý đăng ký thông tin NNT: Rủi ro xảy ra khi CQT không xác định đƣợc các đối tƣợng không đăng ký thuế; hệ thống thông tin quản lý về NNT không kịp thời. + Về quản lý kê khai: CQT xử lý tờ khai không chính xác, không kịp thời; NNT không nộp tờ khai thuế, hoặc nộp chậm tờ khai, hoặc khai sai các tiêu chí trên tờ khai... + Về đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế: CQT không thu đƣợc đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN, số tiền thuế nợ và số lƣợng NNT nợ ngày càng tăng, việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế không hiệu quả. + Về thanh tra, kiểm tra thuế: Do tiêu chí lựa chọn chƣa hợp lý nên không xác định đúng NNT gian lận, các khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thƣờng phát sinh các gian lận về thuế để tập trung thanh tra. Do không xác định đƣợc đúng mục tiêu, phạm vi, nội dung khi phân tích hồ sơ trƣớc thanh tra, kiểm tra nên sẽ lãng phí nguồn lực, không kiểm soát đƣợc gian lận, không nâng cao đƣợc tính tuân thủ của NNT, không thực hiện đúng quy trình thanh tra. Mặt khác, nếu quy trình quản lý thuế không chặt chẽ sẽ làm giảm hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ và nảy sinh tiêu cực trong bộ máy của CQT. 1.1.2. Quản lý thuế theo rủi ro Rủi ro thuế chủ yếu là mặt bất lợi, hệ quả của nó là Nhà nƣớc bị thất thu về thuế và NNT không tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế thƣờng tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra với trọng tâm là nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, bảo đảm thu đủ, thu đúng số thuế phải nộp cho Nhà nƣớc. Khi tìm hiểu về lĩnh vực thuế, chúng ta
  • 21. 8 thƣờng gặp thuật ngữ “gian lận”. Gian lận trong lĩnh vực thuế đƣợc hiểu là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Do đó, cần phần biệt giữa rủi ro về thuế và gian lận trong lĩnh vực thuế. Điểm khác nhau cơ bản nhất thể hiện ở chỗ rủi ro chỉ là hành vi ở dạng tiềm năng có khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuế, còn gian lận là hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra trên thực tế, vi phạm đã xảy ra (trốn thuế, buôn bán hóa đơn, khai sai làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế đƣợc hoàn, hoàn khống…). Nhƣng gian lận và rủi ro trong lĩnh vực này lại có mối quan hệ biện chứng với nhau: gian lận là hình thức biểu hiện khi xảy ra rủi ro, rủi ro là những khả năng xảy ra hành vi gian lận. Quản lý thuế theo cơ chế rủi ro là việc phân loại, đánh giá ngƣời nộp thuế dựa trên hệ thống tiêu thức rủi ro về thuế từ đó xác định NNT có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận về thuế cao để tập trung nguồn lực xử lý nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT theo nguyên tắc ƣu tiên nguồn lực quản lý gian lận có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất. Quản lý rủi ro đƣợc áp dụng ở hầu hết các khâu trong công tác quản lý thuế: đăng ký thuế; khai thuế, nộp thuế; hoàn thuế; xác định, lựa chọn NNT để thực hiện đƣa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế; quản lý nợ thuế và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại NNT để áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát đối với NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế. Trên cơ sở thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế, hệ thống tiêu thức và phƣơng pháp đánh giá rủi ro, cơ quan thuế tiến hành đánh giá, phân loại, xác định các nhóm NNT có mức độ rủi ro cao về thuế để lập kế hoạch xử lý rủi ro mà trọng tâm là áp dụng các biện pháp về tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra và quản lý nợ thuế với mục tiêu tăng cƣờng tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
  • 22. 9 Hiện nay, Nhà nƣớc đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện điều kiện kinh doanh, môi trƣờng pháp lý dẫn đến số lƣợng DN tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của Ngành thuế là hữu hạn nên phải ƣu tiên các nguồn lực quản lý những đối tƣợng có nguy cơ rủi ro cao về thuế nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc mục tiêu của cơ quan thuế. 1.2. QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: hóa đơn (invoice) đƣợc hiểu là “A commercial document issued by a seller to a buyer, relating to a sale transaction and indicating the products, quantities, and agreed prices for products or services the seller had provided the buyer”. Tức là, “chứng từ thƣơng mại do ngƣời bán phát hành cho ngƣời mua, liên quan đến giao dịch bán hàng và cho biết sản phẩm, số lƣợng và giá thỏa thuận cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà ngƣời bán đã cung cấp cho ngƣời mua”. Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 có giải thích “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán” và tại điều 20 quy định “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật”. Quy định trên cũng có nghĩa: Hoá đơn là chứng từ kế toán do ngƣời bán lập, xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh toán, là căn cứ ghi sổ kế toán, kê khai thuế, quyết toán tài chính, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Trong nền kinh tế hiện đại, hóa đơn là yếu tố xuất hiện thƣờng xuyên, không thể thiếu trong các giao dịch. Nhìn chung hóa đơn đƣợc hiểu là một chứng từ thƣơng mại đƣợc phát hành bởi ngƣời bán cho ngƣời mua để nhận đƣợc một số tiền nào đó mà ngƣời mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho ngƣời bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Quản lý hóa đơn là một phần trong công tác quản lý thuế của nhà nƣớc. Quản lý hóa đơn là hoạt động quản lý nhà nƣớc về việc in, phát hành, sử dụng,
  • 23. 10 quyết toán hóa đơn theo quy định của pháp luật và xác minh, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Quản lý hóa đơn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế của nhà nƣớc, cụ thể: - Hóa đơn là một loại chứng từ kế toán đặc biệt. Do không giới hạn về mệnh giá nên những tổn thất gian lận hoặc sai sót về hóa đơn gây ra rất lớn, không chỉ gây thất thu thuế mà còn tiếp tay cho hành vi tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, tìm giải pháp phát huy vai trò của công tác quản lý hóa đơn trong quản lý thuế là rất cần thiết. - Hóa đơn là chứng từ kế toán do ngƣời bán lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phƣơng diện quản lý tài chính doanh nghiệp (DN) và trên phƣơng diện quản lý thuế của cơ quan nhà nƣớc. - Về phía ngƣời bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu. Nhƣ vậy, nếu ngƣời bán không lập hóa đơn mà cơ quan quản lý thuế không phát hiện đƣợc thì họ có thể trốn nhiều sắc thuế cùng lúc. Nếu ngƣời bán ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực giao dịch thì cũng dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế của ngƣời bán nhƣng thất thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Việc lập hóa đơn chậm so với thời điểm bán hàng hóa, dịch vụ cũng là một cách thức trì hoãn nộp thuế cho nhà nƣớc. - Về phía ngƣời mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác định thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN. Những hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả…) dẫn đến tăng thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ, tăng chi phí đƣợc trừ, và do vậy, làm giảm thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT đƣợc hoàn và giảm thuế TNDN phải nộp. Trong trƣờng hợp tăng số thuế đƣợc hoàn thì không những thất thu thuế mà còn chiếm đoạt bất hợp pháp tiền NSNN.
  • 24. 11 Từ các khái niệm về rủi ro về thuế và quản lý rủi ro, có thể hiểu về quản lý rủi ro hóa đơn nhƣ sau: Quản lý rủi ro hóa đơn là việc CQT nhận diện, đánh giá rủi ro hóa đơn trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về NNT, từ đó xây dựng quy trình và tiến hành quản lý hóa đơn theo hƣớng ƣu tiên nguồn lực cho việc quản lý những đối tƣợng có rủi ro cao về hóa đơn để nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Từ khái niệm trên cho thấy, quản lý rủi ro hóa đơn có những khía cạnh chủ yếu sau: - Quản lý rủi ro hóa đơn gắn với việc đánh giá rủi ro về thuế của NNT trên cơ sở thông tin về NNT. - Trên bình diện tổng thể, quản lý rủi ro đƣợc áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động quản lý hóa đơn, ở mọi khâu của quá trình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, từ thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo sử dụng hóa đơn, lựa chọn đối tƣợng quản lý, xác định phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra hóa đơn, đến việc áp dụng các kỹ thuật thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. - Quản lý rủi ro hóa đơn phải dựa trên dữ liệu cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về NNT để từ đó đánh giá chính xác rủi ro về hóa đơn làm cơ sở tiến hành rà soát, kiểm tra và đƣa ra biện pháp quản lý phù hợp. Thông tin về NNT có từ cơ sở dữ liệu ngành thuế và các nguồn thông tin bên ngoài. - Mục tiêu của áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn là nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý hóa đơn trên phƣơng diện tập trung nguồn lực vào quản lý những đối tƣợng có rủi ro cao, qua đó, nâng cao khả năng phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. 1.3. LƢỢC KHẢO CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chƣa có công trình khoa học cấp Bộ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu trực tiếp về quản lý rủi ro hóa đơn. Đã có một số công trình khoa học của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan với vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, các công trình khoa học này cũng vẫn có những nội
  • 25. 12 dung liên quan đến quản lý rủi ro hóa đơn nhƣng chƣa đƣợc đề cập hoặc phân tích kỹ. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đó, tác giả tiếp tục phát triển, bổ sung, cập nhật và có hƣớng nghiên cứu mới trong Luận văn của mình. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây: (1) Ủy ban châu Âu (EC) (2006), Hƣớng dẫn về quản lý rủi ro trong quản lý thuế (Nguyên bản tiếng Anh: Risk management guide for tax administration). Tài liệu này giới thiệu khuôn khổ lý thuyết và thực tiễn về quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế với những vấn đề cơ bản nhƣ: Giới thiệu chung về rủi ro và quản lý thuế rủi ro; quy trình quản lý rủi ro; các nguyên tắc quản lý rủi ro; phân tích rủi ro; xếp hạng rủi ro; đánh giá rủi ro; sử dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật tính toán trong quản lý rủi ro; thực tiễn quản lý rủi ro trong quản lý thuế ở một số nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Hy Lạp, Ba Lan. (2) Ủy ban châu Âu (EC) (2010), Hƣớng dẫn về quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế (nguyên bản tiếng Anh: Compliance risk management guide for tax adimistration). Tài liệu này giới thiệu khuôn khổ lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế với những vấn đề cơ bản nhƣ: môi trƣờng quản lý rủi ro tuân thủ của NNT; các vấn đề cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro nhƣ: nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro... Đặc biệt, tài liệu này đã giới thiệu kinh nghiệm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế ở trên 20 nƣớc trên thế giới với những mô tả kỹ lƣỡng về cách thức áp dụng, những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề cốt yếu rút ra từ những trƣờng hợp thực tiễn đó. (3) Nguyễn Thu Thủy (2010), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro tại Chi cục thuế Cầu Giấy, Học viện Tài chính, Hà Nội. Tác giả đã phân tích rõ sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế để nâng cao hiệu quả của kiểm tra thuế. Các lý luận về rủi ro của tác giả tƣơng đối đầy đủ, đã đƣa ra đƣợc một số tiêu chí đánh giá rủi ro và xếp hạng rủi ro theo chấm điểm DN. Thực trạng quản lý rủi ro đƣợc tác giả trình bày qua việc tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống thông tin về DN, quy trình kiểm tra. Điểm thành công của tác giả ở
  • 26. 13 phần này thể hiện ở chỗ luận văn đã nêu lên đƣợc một hệ thống các tiêu chí phân loại rủi ro về thuế của DN, có lấy ví dụ tại một DN cụ thể để minh chứng cho kết quả phân tích rủi ro từ khi lập kế hoạch đến khi tổ chức thực hiện và so sánh kết quả thực hiện với dấu hiệu rủi ro nghi ngờ trƣớc đó. Các giải pháp trực tiếp liên quan đến quản lý rủi ro: Tác giả nhấn mạnh việc hoàn thiện kỹ thuật phân tích rủi ro là một giải pháp quan trọng để công tác kiểm tra thuế có hiệu quả, đồng thời cần tiếp tục xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về DN. Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ sung, phát triển thêm: - Về đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế, rủi ro trong quản lý hóa đơn chƣa đƣợc đề cập, phân tích. - Về phạm vi nghiên cứu: không gian số liệu thu thập, nghiên cứu trong phạm vi Chi cục Thuế quận Cầu Giấy thuộc Cục Thuế thành phố Hà Nội nên chƣa cho ngƣời đọc cái nhìn toàn cảnh về bức tranh quản lý rủi ro của toàn Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng nhƣ toàn hệ thống thuế. Số liệu của thời kỳ phân tích là các năm 2008-2009. - Luận văn chƣa tập trung làm rõ là việc xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hóa đơn: tác giả chƣa nêu đƣợc cách tính, ý nghĩa, điều kiện áp dụng của các tiêu chí rủi ro đề xuất. (4) Nguyễn Bá Lộc (2014), Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn của Chi cục Thuế Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đã góp phần làm rõ lý luận về quản lý hóa đơn và các quy định liên quan đến công tác quản lý hóa đơn ở Việt Nam. Luận văn đã làm nổi bật sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Luận văn đã nêu đƣợc một số kinh nghiệm phong phú về biện pháp quản lý hóa đơn tại một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan để rút ra bài học cho CQT Việt Nam. Luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc khi triển khai các biện pháp quản lý hóa đơn từ năm 2011 - 2013 trên các mặt: Cải cách thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ sung, phát triển thêm:
  • 27. 14 - Nhìn chung các giải pháp nêu trong luận văn chƣa mới, chƣa có nhiều sự khác biệt mang tính đột phá để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý hóa đơn. Trong các giải pháp đề xuất, tác giả chƣa có giải pháp rõ ràng nhằm hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn: Làm sao để lựa chọn đúng DN cần thanh tra, kiểm tra hóa đơn, hạn chế đƣợc các DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là mục tiêu quan trọng nhất. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ giới hạn ở chi cục thuế Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nên chƣa cho ngƣời đọc sự so sánh trong tƣơng quan với các CQT khác. - Tại thời điểm nghiên cứu luận văn, cơ quan thuế chƣa quy định cụ thể về bộ tiêu chí, quy trình áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn do vậy cần nghiên cứu, phân tích bổ sung thêm đối với việc áp dụng giải pháp quản lý rủi ro hóa đơn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thuế. (5) Nguyễn Duy Thành (2015), Hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in tại Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang, Trƣờng Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các lý luận về quản lý hóa đơn trình bày trong luận văn của tác giả Nguyễn Duy Thành là gần tƣơng đồng với các luận văn nghiên cứu trƣớc đó. Thực trạng quản lý hóa đơn đƣợc tác giả trình bày qua việc áp dụng quy trình quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in, công tác giải quyết hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in, công tác quản lý phát hành và sử dụng hóa đơn, công tác quản lý hóa đơn đối cới các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về hóa đơn. Các giải pháp về quản lý hóa đơn: Tác giả nhấn mạnh việc áp dụng quản lý rủi ro là một giải pháp quan trọng để công tác kiểm tra hóa đơn có hiệu quả, đồng thời cần tiếp tục xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về DN. Những nội dung sẽ đƣợc cập nhật, bổ sung, phát triển thêm: - Về đối tƣợng nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích về công tác quản lý đối với hóa đơn đặt in, chƣa đề cập đến các loại hóa đơn khác nhƣ tự in hay điện tử, và quản lý rủi ro hóa đơn chƣa đƣợc phân tích.
  • 28. 15 - Về phạm vi nghiên cứu: không gian số liệu thu thập, nghiên cứu trong phạm vi Chi Cục Thuế thành phố Nha Trang thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nên chƣa cho ngƣời đọc cái nhìn toàn cảnh về bức tranh quản lý hóa đơn của toàn Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng nhƣ toàn hệ thống thuế. Số liệu của thời kỳ phân tích là các năm 2012-2014. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở thành phố Hà Nội Trƣớc tình hình vi phạm gian lận hoá đơn, trốn thuế nhức nhối, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, trong đó đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử. Ngày 18/10/2016, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 65034/QĐ-CT thành lập Ban chỉ đạo và triển khai thực hiện hoá đơn điện tử, chống các hành vi vi phạm hoá đơn (gọi tắt là Ban chỉ đạo). Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, lợi dụng sự thông thoáng của chính sách, một số doanh nghiệp đã gian lận hoá đơn nhằm trục lợi bất chính, nhƣ: trốn thuế, gian lận thuế, thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hoá đơn bất hợp pháp… Điều này đã gây thất thu ngân sách, tạo sự bất bình đẳng và bức xúc trong cộng đồng doanh nghiệp. Điển hình nhƣ, vào tháng 8/2016, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã triệt phá thành công đƣờng dây buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị xuất hóa đơn lên đến khoảng 780 tỷ đồng. Hành vi sai phạm này đƣợc xác định gây thiệt hại cho Nhà nƣớc 78 tỷ đồng tiền thuế GTGT. Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam 3 bị can chính của vụ án, gồm Hoàng Lệ Hằng (45 tuổi), Vũ Kim Oanh (60 tuổi), Nguyễn Anh Tuấn (48 tuổi) đều trú tại Hà Nội. Các đối tƣợng này đã có hành vi in ấn, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp NSNN… nhằm trục lợi rất lớn. Trƣớc tình hình đó, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý hoá đơn, ngăn chặn hành vi gian lận, mua bán hoá đơn bất hợp pháp.
  • 29. 16 Cụ thể, thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn nhằm nghiên cứu các hành vi vi phạm và giải pháp quản lý; tăng cƣờng kiểm soát phát hiện sớm vi phạm, siết chặt quy trình xử lý hóa đơn… Công tác thanh tra, kiểm tra, ứng dụng “đối chiếu chéo hoá đơn”, sàng lọc, kiểm tra chéo dữ liệu doanh nghiệp… đƣợc đẩy mạnh cùng với kiểm soát hoá đơn của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh. Bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động, hoặc chuyển địa chỉ kinh doanh, thành lập công ty “ma”… nhằm mua bán hoá đơn bất chính… Nhờ đó, cơ quan thuế đã phát hiện và thông tin cảnh báo đến khoảng 23.000 nghìn lƣợt doanh nghiệp với hàng trăm nghìn số hóa hơn đƣợc xác định là có dấu hiệu bất hợp pháp. Trong đó, có nhiều vụ mua bán hoá đơn bị xử lý nhƣ: vụ Nguyễn Trƣờng cầm đầu đã thành lập 16 doanh nghiệp, vụ Lê Văn La và Nguyễn Thị Dậu thành lập 8 công ty để mua bán hóa đơn trái phép, vụ CTCP công nghệ Việt Hoá (do Nguyễn Văn Cử làm chủ) ở Hoàng Mai bị khởi tố vì sử dụng 51 số hoá đơn trái phép… Với định hƣớng đổi mới, cải cách ngành thuế, thời gian qua, Cục Thuế TP Hà Nội đẩy mạnh việc sử dụng hoá đơn điện tử để thay thế cho hoá đơn giấy. Đây là phƣơng thức tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời sử dụng nhƣ: giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lƣu trữ… chỉ bằng 1/3 chi phí dùng hoá đơn giấy. Hoá đơn điện tử cũng giúp các doanh nghiệp thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh, và hỗ trợ việc quản lý thuế chặt chẽ hơn. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn ở tỉnh An Giang Mặc dù Cục Thuế tỉnh An Giang rất chú trọng công tác quản lý hóa đơn, nhƣng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh có nhiều DN mới đƣợc thành lập để kinh doanh khai thác cát sỏi có đại diện pháp lý không phải ngƣời ở địa phƣơng, không có kho bãi, phƣơng tiện, trụ sở thuê mƣớn. Chứng từ đầu vào của các DN này chủ yếu là của DN ngoại tỉnh kể cả Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai; nguồn gốc hàng hóa xuất xứ bất thƣờng, trong khi An Giang cũng có mỏ cát trên sông lớn. Chỉ tính riêng
  • 30. 17 năm 2017, qua kiểm tra hồ sơ DN tại trụ sở, cơ quan thuế đã sàng lọc đƣợc 189 hồ sơ có dấu hiệu rủi ro cao. Tiếp tục kiểm tra 110 trƣờng hợp tại trụ sở DN, cơ quan thuế đã phát hiện 49 DN có vi phạm về hóa đơn, trong đó sai phạm phổ biến là DN sử dụng hóa đơn có chênh lệch về giá trị hàng hóa. Cụ thể là, sản lƣợng khai thác rất hạn chế, nhƣng sản lƣợng bán ra lại rất lớn, nhằm hợp thức hóa sản lƣợng cát đã khai thác vƣợt định mức. Một số DN có giấy phép đăng ký kinh doanh nhƣng không có trụ sở làm việc, không đăng ký kê khai nộp thuế; tự ý sửa thông báo của cơ quan thuế về việc không đủ điều kiện sử dụng hóa đơn đặt in thành đủ điều kiện để in và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Không ít DN sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa dịch vụ, nhƣng không kê khai nộp thuế. Không chỉ có vậy, các DN mua bán hóa đơn còn liên kết dƣới hình thức bên bán có kê khai thuế, có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và có thực hiện thanh toán qua ngân hàng trƣớc khi bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa cho bên mua đƣợc khấu trừ thuế GTGT và đƣợc tính vào chi phí hợp lý. Cá biệt, có một số DN sử dụng cả hóa đơn hết giá trị sử dụng hoặc chƣa có thông báo phát hành sử dụng. Theo đánh giá của Cục Thuế An Giang, nhờ công tác thu thập, khai thác thông tin, nhận dạng hồ sơ, báo cáo có dấu hiệu rủi ro đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục hàng quý, nên việc nhận diện DN gian lận đƣa vào danh sách kiểm tra là khá chính xác, không mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra tại trụ sở DN đƣợc thực hiện đúng quy trình và có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan nên không xảy ra tình trạng khiếu kiện. Quan trọng hơn là, việc kiểm tra và kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm bƣớc đầu đã nâng cao ý thức chấp hành và chấn chỉnh những sai sót của NNT trong việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Để ngăn chặn có hiệu quả hành vi mua bán hóa đơn trái phép, Cục Thuế An Giang đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc cần quan tâm hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý hóa đơn; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng có liên quan, đặc biệt là Công an tỉnh An Giang để có biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu hiệu. Các phòng kiểm tra, đội kiểm tra thuế, bộ phận ấn chỉ của Cục Thuế và các chi cục thuế cần tăng cƣờng kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm về hóa đơn.
  • 31. 18 Đối với các cơ sở nhận in hóa đơn, Cục Thuế An Giang yêu cầu phải có thông báo của cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn đặt in của DN. Để tránh rủi ro in hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, Cục Thuế đã cảnh báo các DN in hoá đơn trƣớc khi nhận in cần thu thập kỹ thông tin về tổ chức, DN đặt in hóa đơn thông qua website của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn để biết trạng thái mã số thuế còn hoạt động hay đã bị đóng mã. Đồng thời thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn theo địa chỉ http://tracuuhoadon.tct.vn để biết đƣợc các lần đơn vị đặt in hóa đơn. Cục Thuế An Giang cho rằng, các đối tƣợng mua bán hóa đơn đã lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục thành lập DN mới để tiến hành in, phát hành và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Do đó, đề nghị cơ quan cấp phép thành lập DN có biện pháp nhận diện và xử lý các đối tƣợng rủi ro ngay từ khâu đăng ký thành lập DN. Đồng thời, Cục Thuế kiến nghị Tổng cục Thuế cho phép chỉ bán hóa đơn với số lƣợng bán 1 tờ/lần đối với các DN mới thành lập hoạt động trong các lĩnh vực rủi ro cao về thuế, nhằm hạn chế tình trạng gian lận. Tổng cục Thuế cũng cần xây dựng các ứng dụng tự động rà soát DN theo định kỳ, dựa theo các tiêu chí rủi ro, trên cơ sở đó, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra thực tế, lập danh sách DN đƣa vào diện mua hóa đơn của cơ quan thuế, hoặc thực hiện hóa đơn điện tử có mã xác thực, từ đó từng bƣớc đẩy lùi việc buôn bán hóa đơn bất hợp pháp. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Một là, cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong công tác quản lý hóa đơn: các bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận Thanh tra - Kiểm tra thuế thực hiện phối hợp thực hiện kiểm tra thuế kết hợp kiểm tra quản lý, sử dụng hóa đơn tại trụ sở NNT. Hai là, kiểm tra, giám sát chặt chẽ kê khai thuế và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mới đăng ký, mới thông báo phát hành hóa đơn. Nếu trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn nhƣng báo cáo không sử dụng hoặc có sử dụng nhƣng có dấu hiệu bất thƣờng (doanh thu cao bất thƣờng so với quy mô, xóa nhiều số hóa đơn…) thì tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp.
  • 32. 19 Ba là, thƣờng xuyên rà soát, phân tính đánh giá tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn và kiểm tra thực tế tại trụ sở NNT; lập danh sách doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế. Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy định của Tổng cục Thuế, Cục Thuế; báo cáo phải đảm bảo đúng, đầy đủ mẫu biểu và kịp thời, đồng thời phản ánh kết quả triển khai các biện pháp kiểm tra quản lý, sử dụng hóa đơn tại trụ sở NNT.” Tóm lại, chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ cơ sở lý luận của quản lý rủi ro hóa đơn. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy quản lý rủi ro hóa đơn có những đặc điểm riêng, khác với các khâu khác trong quy trình quản lý thuế. Quản lý rủi ro là một phƣơng pháp quản lý quan trọng trong quản lý hóa đơn, giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí quản lý, tăng khả năng phát hiện đúng đối tƣợng nộp thuế có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu thuế, nâng cao tính tuân thủ của DN. Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro hóa đơn đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhƣ: cơ sở dữ liệu về DN cần đầy đủ, ứng dụng công nghệ thông tin đạt ở mức cao, và phải có một đội ngũ cán bộ quản lý hóa đơn có kỹ năng phân tích giàu kinh nghiệm. Trong quá trình cải cách và hiện đại hóa quy trình quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay, việc chú trọng nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn là một nội dung hết sức quan trọng. Trong chƣơng này, luận văn đã phân tích rõ các nhóm tiêu chí rủi ro về hóa đơn theo các tiêu chí động và tĩnh. Đồng thời, qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro hóa đơn cho thấy CQT cần phải tác động nâng cao những yếu tố tích cực, giảm thiểu những yếu tố tiêu cực để quản lý hóa đơn ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao đƣợc vị thế ảnh hƣởng của mình trong công tác quản lý thuế nói riêng và trong hệ thống pháp luật thuế nói chung. Ngoài ra, lƣợc khảo các công trình đã công bố liên quan đến quản lý rủi ro hóa đơn là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, đến nay có khá
  • 33. 20 nhiều công trình đề cập đến rủi ro trong quản lý thuế ở phạm vi địa phƣơng và ở phạm vi toàn ngành Thuế. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý rủi ro hóa đơn đối với các DN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bởi vậy, đề tài Luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Luận văn sẽ kế thừa những vấn đề lý luận, ƣu điểm đã đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu trƣớc đó, khai thác các vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu, đồng thời sẽ đi theo hƣớng riêng, hƣớng mới với những phân tích, lý luận chặt chẽ để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, có tính kế thừa, liên kết và đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. Đồng thời, việc tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động, quản lý hóa đơn từ các nƣớc tiên tiến và một số địa phƣơng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
  • 34. 21 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1.1. Sự ra đời và phát triển - Tên cơ quan: Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp - Địa chỉ: Số 93 Nguyễn Huệ, phƣờng 1, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Website: http://dongthap.gdt.gov.vn Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đất nƣớc thống nhất. Ngành tài chính Đồng Tháp đƣợc thành lập và các bộ phận trực thuộc nhƣ: Chi cục Thuế Công thƣơng nghiệp, Ban thuế nông nghiệp, Phòng Thu quốc doanh đƣợc hình thành. Vào đầu những năm 1990, trong không khí cả nƣớc ta bƣớc vào công cuộc đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VI. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới, ngày 07/8/1990 Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Nghị định số 281-HĐBT thành lập hệ thống Thuế Nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài Chính. Kể từ đó, ngành Thuế hoạt động với một bộ máy tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trên cơ sở sáp nhập 3 cơ quan: Cục Thu quốc doanh, Cục Thuế công thƣơng nghiệp và Vụ Thuế nông nghiệp ở Trung ƣơng là Tổng Cục thuế, ở địa phƣơng là các Cục thuế. Với bộ máy tổ chức mới ngày càng đƣợc củng cố và phát triển, hệ thống thuế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới. Số thu từ thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thực hiện Quyết định số 314-TC/QĐ –TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Đồng Tháp trên cơ sở sáp nhập Chi cục thuế Công thƣơng nghiệp; Ban thuế nông nghiệp và Phòng Thu quốc doanh thuộc công ty Tài chính. Tháng 10/1990 cùng với hệ thống thuế cả nƣớc, ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 3 hệ thống tổ chức: Thu quốc doanh, thuế công thƣơng nghiệp và thuế nông nghiệp. Cục Thuế tỉnh
  • 35. 22 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Thá TỔNG CỤC THUẾ Đồng Tháp nằm trong hệ thống thu thuế nhà nƣớc trực thuộc Tổng Cục Thuế, đồng thời chịu sự chỉ đạo song trùng của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp. Phòng Văn Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổ phòng Tuyên Kê Thanh Thanh Công Nghiệp Kiểm Quản chức Cục truyền khai tra - tra - nghệ vụ - tra nội lý nợ cán bộ Thuế và hỗ và kế Kiểm Kiểm thông Dự bộ và trợ ngƣời nộp thuế toán thuế tra 1 tra 2 tin toán - Pháp chế cƣỡng chế nợ thuế Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp p Hiện nay, tổng số CBCC tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp là 528 ngƣời, trong đó, 474 CBCC và 54 cán bộ hợp đồng lao động giúp việc cho 39 ngƣời lãnh đạo đơn vị (gồm có 01 Cục trƣởng và 03 Phó Cục trƣởng, 12 Chi cục trƣởng và 23 Phó Chi cục trƣởng). Cơ cấu tổ chức hiện nay có 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục và 12 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế. CÁC CHI CỤC THUẾ HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ VĂN PHÕNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
  • 36. 23 2.1.2. Kết quả thu ng n sách giai đoạn 2013-2018 Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2013-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng. STT Năm Dự toán Thực hiện % so với dự toán % so với năm trƣớc 1 2013 3.607.000 3.254.740 90,23 100,87 2 2014 3.290.000 3.008.746 91,45 92,44 3 2015 2.845.000 3.669.573 128,98 121,96 4 2016 5.200.000 6.187.074 118,98 168,60 5 2017 6.480.000 6.720.100 103,71 108,62 6 2018 6.585.000 6.907.719 104,90 102,79 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Qua Bảng 2.1, kết quả thu NSNN trong những năm gần đây đều tăng so với cùng kỳ và hoàn thành vƣợt mức dự toán thu ngân sách (năm 2015 vƣợt 28,98%, năm 2016 vƣợt 18,98%, năm 2017 vƣợt 3,71%, năm 2018 vƣợt 4,90%), thể hiện sự nỗ lực quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác thu ngân sách..., vì lẽ đó, công tác thuế hàng năm của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác thu trong 2 năm 2013-2014 chƣa hoàn thành mức dự toán của Bộ Tài Chính. Tổng số thực hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2013 so với dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 90,23%. Yếu tố làm giảm thu trong năm 2013 là do tiếp tục thực hiện gia hạn, giảm một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 của Chính phủ về việc một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doang, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu. Tổng số thực hiện thu NSNN toàn tỉnh năm 2014 so với dự toán Bộ Tài Chính giao đạt 91,45%. Yếu tố làm giảm thu trong năm 2014 là do chính sách thuế thay đổi chuyển một số mặt hàng từ chịu thuế sang không chịu thuế, không kê khai tính thuế.
  • 37. 24 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016-2018 2.2.1. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý rủi ro hóa đơn Nhìn chung, từ khi triển khai thực hiện quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, Cục Thuế Đồng Tháp đã chú trọng công tác phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tƣợng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế. Đồng thời, căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tƣợng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với NNT. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế với nhiều hình thức phong phú đa dạng, nội dung cụ thể, thiết thực, dễ hiểu giúp ngƣời dân hiểu về ý nghĩa của việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phƣơng pháp kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế. Đối với quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn số 2989/CT-HCTV-AC ngày 21/12/2017 tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thực hiện nội dung Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Ngoài ra, Cục trƣởng Cục Thuế đã chủ động ban hành Quyết định số 1129/QĐ-CT ngày 27/12/2017 về việc thành lập bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý hóa đơn, cảnh báo và hƣớng dẫn xử lý các trƣờng hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Những cải cách đó đã đem lại lợi ích cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế, nhƣ: đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi kinh doanh với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật; giúp cho công tác quản lý không bị dàn trải, giảm bớt áp
  • 38. 25 lực về khối lƣợng công việc thông qua việc xác định đối tƣợng có rủi ro cao, ƣu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tƣợng này; giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ thuế trong quá trình quản lý hóa đơn… Nhờ đó, trên địa bàn Đồng Tháp, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế trực thuộc, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả. Áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện và kiểm soát trƣớc đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật về hóa đơn; tạo lập môi trƣờng tuân thủ, tăng cƣờng sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phƣơng. 2.2.2. Thực trạng x y dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về doanh nghiệp làm cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn Nhƣ đã phân tích trong chƣơng 1 của luận văn, cơ sở dữ liệu về DN là nền tảng không thể thiếu để áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, Tổng cục Thuế đã từng bƣớc xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tập trung về DN sử dụng chung cho toàn ngành, phục vụ đắc lực cho công tác phân tích, đánh giá để lựa chọn đối tƣợng quản lý, giảm bớt tình trạng thanh tra, kiểm tra tràn lan gây khó khăn cho DN. Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đƣợc Tổng cục Thuế triển khai đào tạo, tập huấn nghiệp vụ xử lý ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung và sử dụng chính thức vào ngày 16/11/2015. Để thống nhất trong việc thực hiện và khai thác tốt ứng dụng, Cục Thuế đã phân công trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong việc xử lý dữ liệu trên hệ thống quản lý thuế tập trung tại Công văn số 1925/CT-KK&KTT ngày 09/12/2015 về việc phân công nhiệm vụ nhập dữ liệu trên hệ thống QLT tập trung (TMS). Cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng theo hƣớng tập trung, đầy đủ, chính xác, thống nhất trên phạm vi cả nƣớc. Ngành Thuế đã nâng cấp và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung cho toàn ngành; hoàn thành việc phân tích, thiết kế các chức năng quản lý thuế để thực hiện dự án nâng cấp kiến trúc hệ thống ứng dụng hiện hành từ
  • 39. 26 phân tán lên mô hình tập trung. Để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về DN, ngoài các thông tin thu thập từ hồ sơ khai thuế của DN, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc thu thập thông tin từ bên thứ 3 thông qua việc triển khai thực hiện cơ chế trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ: Hải quan, Công an, Công thƣơng, Kế hoạch đầu tƣ, Tài nguyên và môi trƣờng… Mặc dù vậy, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về DN vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đó là: Thứ nhất, thông tin thu thập còn chƣa thực sự đáng tin cậy, do vậy, việc xác định đối tƣợng, phạm vi và trọng tâm thanh tra, kiểm tra hóa đơn bị giảm tính chính xác. Điều này thể hiện ở kết quả khảo sát của tác giả luận văn qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Mức độ sai lệch thông tin giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Nguồn: Tác giả khảo sát Biểu đồ 2.1 cho thấy, 52,7% số cán bộ thuế đƣợc hỏi cho rằng có sự sai lệch thông tin về nhân thân chủ doanh nghiệp, vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và các thông tin khác để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp giữa hệ thống lƣu trữ của cơ quan thuế và thực tế thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Điều này cho thấy cần phải xem lại chất lƣợng phân tích rủi ro tại bàn của các đoàn thanh tra, kiểm tra thời gian qua là chƣa tốt.
  • 40. 27 Thứ hai, hệ thống thông tin về DN còn chƣa đầy đủ, chƣa hoàn thiện, chƣa cập nhật. Các thông tin đầy đủ chủ yếu là lịch sử chấp hành pháp luật thuế của DN. Thông tin về mối quan hệ hay các giao dịch có liên quan đến đối tác kinh doanh của DN còn rất ít. Thông tin từ các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng còn rất nghèo nàn. Mặc khác, mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp đƣợc một số thông tin cơ bản theo từng doanh nghiệp, chƣa tích hợp đƣợc các thông tin của bên liên kết với DN trên hệ thống tin học ngành thuế. Do hạn chế về trình độ máy tính của CBT và do chƣa ý thức hết đƣợc vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về DN nên có tình trạng thông tin dữ liệu không đƣợc cập nhật đầy đủ và thƣờng xuyên vào hệ thống khi có sự thay đổi từ phía DN nên thiếu thông tin để khai thác khi cần thiết. Thứ ba, mức độ sai lệch thông tin về doanh nghiệp (vốn, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính) là khá lớn. Khi thực tế thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN tiếp cận hồ sơ tại DN so với tài liệu lƣu trữ tại cơ quan thuế cho thấy sự khác biệt thông tin là thƣờng xuyên xảy ra và có mức độ sai lệch đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy (biểu đồ 2.1), có 7/207 ngƣời đƣợc hỏi (3,4%) cho là có sự sai lệch thông tin lớn, 109/207 ngƣời (52,7%) cho là có sai lệch, 88/207 ngƣời (42,5%) cho là có sai lệch nhỏ và chỉ 1,4% cho là không có sai lệch. Kết quả khảo sát này cho thấy, cần thiết phải có sự thay đổi phƣơng pháp, cách thức thu thập thông tin về NNT để đảm bảo dữ liệu, thông tin đƣợc đầy đủ, chính xác hơn. Độ tin cậy của thông tin cung cấp cho thanh tra, kiểm tra hóa đơn chƣa cao: Trên thực tế, việc lựa chọn DN quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc thực hiện qua việc phân tích thông tin về DN đã đăng ký và các thông tin liên quan khác. Vấn đề đặt ra là độ chính xác của các thông tin liên quan khác mà CQT có, độ tin cậy của những thông tin này đƣợc đảm bảo đến đâu, từ nguồn nào, chính thức hay không chính thức. Hiệu quả và độ chính xác của việc phân tích thông tin này vẫn chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm của các CBT.
  • 41. 28 2.2.3. Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp Để thực hiện quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế đã thực hiện nhƣ sau: Trên cơ sở dữ liệu đã tập hợp đƣợc về DN và hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế theo Quy trình kiểm tra hóa đơn (ban hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT ngày 28/07/2015) và Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác phân tích đánh giá ngƣời nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn (ban hành kèm theo Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017) , Cục Thuế đã tổ chức đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo hóa đơn của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại trụ sở doanh nghiệp. Theo đó, Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện thu thập, khai thác và phân tích các thông tin từ các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Nhận dạng, phát hiện các hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn về tạo, in, phát hành quản lý và sử dụng hóa đơn để chuyển cho bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn (Phòng kiểm tra thuế/Đội kiểm tra thuế). Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn thực hiện sử dụng dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin khác (nếu có) về doanh nghiệp để đối chiếu, kiểm tra với các hồ sơ, báo cáo do bộ phận quản lý ấn chỉ chuyển sang. Qua đó, đánh giá lựa chọn hồ sơ, báo cáo về hóa đơn của doanh nghiệp có rủi ro vi phạm về tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để phục vụ cho công tác kiểm tra. Đối với các doanh nghiệp có rủi ro thuộc tiết đ, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 11 Thông tƣ số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế chuyển hồ sơ cho bộ phận Kiểm tra (hoặc bộ phận Thanh tra) Cục Thuế để đƣa vào kế hoạch kiểm tra hoặc thanh tra chấp hành pháp luật thuế, kết hợp với nội dung kiểm tra, thanh tra hóa đơn tại trụ sở Ngƣời nộp thuế, cụ thể các doanh nghiệp sau:
  • 42. 29 - Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế. - Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dƣới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau: + Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xƣởng sản xuất; kho hàng; phƣơng tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác. + Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi. + Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. + Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán. + Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuê theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhƣng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định đƣợc nơi đăng ký thƣờng trú, tạm trú của ngƣời đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp. + Ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. + Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
  • 43. 30 + Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thƣờng khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế. Đối với các hồ sơ, báo cáo về hóa đơn phát hiện thấy có sai sót chƣa đúng, không chính xác thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế ban hành thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày phát hiện. Doanh nghiệp giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu không đầy đủ, không đúng quy định hoặc hết thời hạn quy định mà không giải trình thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở của Doanh nghiệp về tình hình tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn. Đối với những hồ sơ có dấu hiệu tạo và in hóa đơn giả, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn trình Thủ trƣởng Cơ quan Thuế chuyển cho thanh tra Cục Thuế tiến hành công tác thanh tra chấp hành pháp luật thuế (kết hợp với nội dung thanh tra hóa đơn) tại trụ sở NNT. Công tác quản lý hóa đơn hàng năm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro bảo đảm đƣợc tính khách quan và tiết kiệm đƣợc thời gian lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hóa đơn. Công tác xây dựng kế hoạch đã dần dần trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra hóa đơn có hiệu quả. Cùng với việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí đánh giá rủi ro, hàng năm còn hƣớng trọng tâm vào một số đối tƣợng có khả năng rủi ro cao trong các ngành nghề kinh doanh. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2016: Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chƣơng trình hành động của Bộ Tài chính về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016, Chƣơng trình, kế hoạch cải cách quản lý thuế với yêu cầu đẩy mạnh việc áp dụng quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đặc biệt là sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 quy định chi tiết việc áp dụng quản lý rủi ro trong ngành Thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã triển khai áp dụng quản lý rủi ro đối với các nội dung công tác quản lý thuế trọng
  • 44. 31 tâm gồm: lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở NNT, phân loại hoàn thuế, thanh tra và quản lý hóa đơn. Ngoài ra, đối với quản lý hóa đơn, Cục trƣởng Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã thành lập Ban chỉ đạo ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp theo Quyết định số 944/QĐ-CT ngày 26/10/2016, đồng thời tổ chức rà soát, phân tích, lựa chọn 26 doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn để thực hiện kiểm tra. Năm 2017: Nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro hóa đơn, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp chủ động phân tích các đối tƣợng trọng tâm là các DN có đặc điểm sau đây để đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra: (1) Các DN đã đƣợc hoàn thuế GTGT lớn; (2) Các DN có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc có số thu nộp ngân sách lớn bao gồm: lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, kinh doanh xăng dầu, mua bán cát, đá, sỏi...; Có thể thấy trong năm 2017, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các DN có nguy cơ rủi ro cao trong việc in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Đây là năm đầu tiên việc quản lý rủi ro hóa đơn đƣợc áp dụng dựa trên bộ tiêu chí phân tích rủi ro và quy trình cụ thể. Năm 2018: Ngay từ đầu năm, trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế Tổng cục Thuế giao (Thanh tra 30; kiểm tra 479), Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã giao chỉ tiêu và chỉ đạo phòng Thanh tra (hiện nay là phòng Thanh tra – Kiểm tra 1), phòng Kiểm tra thuế (hiện nay là phòng Thanh tra – Kiểm tra 2), Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố phân tích, đánh giá tình hình thuận lợi, khó khăn, xây dựng kế hoạch chống thất thu trong từng lĩnh vực… Đồng thời, đề ra giải pháp, bố trí nguồn nhân lực, phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho từng công chức, bộ phận hàng tháng, quý nhằm tổ chức thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Đối tƣợng phân tích, đánh giá tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế nhƣ xây dựng, mua bán qua biên giới đất liền, hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa các DN cố tình kinh doanh trái phép nhằm trốn thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, tăng cƣờng giám sát hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra.
  • 45. 32 Mặc dù có nhiều nỗ lực nhƣ trên, việc áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn vẫn còn một số hạn chế thể hiện trên các phƣơng diện cụ thể sau: Một là, số lƣợng DN đƣợc lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn trên cơ sở phân tích rủi ro còn chƣa đáp ứng nhu cầu quản lý, bởi vậy khả năng để thất thu do không lựa chọn để thanh tra, kiểm tra hóa đơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả khảo sát của tác giả luận văn thể hiện ở biểu đồ 2.2 dƣới đây minh chứng thêm cho nhận định này. Biểu đồ 2.2: Đánh giá về số lƣợng DN lựa chọn thanh tra, kiểm tra hóa đơn hàng năm Nguồn: Tác giả khảo sát Biểu đồ 2.2 cho thấy, có 26% cán bộ thuế đề xuất cần tăng thêm số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn, đều đó chứng tỏ thực tế cơ quan thuế có khả năng và nguồn lực để tăng số lƣợng DN đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn theo rủi ro, nhằm đạt đƣợc số lƣợng DN đủ lớn đƣợc kiểm tra để có tác dụng răn đe, phòng ngừa hành vi gian lận về hóa đơn của những DN có ý đồ không tuân thủ pháp luật thuế. Hai là, việc lựa chọn đối tƣợng, nội dung và phạm vi thanh tra, kiểm tra hóa đơn còn chƣa thực sự chính xác. Điều này thể hiện ở chổ, mặc dù 100% số doanh nghiệp đƣợc lựa chọn để thực hiện do xác định có rủi ro cao về hóa đơn đều đƣợc
  • 46. 33 phát hiện có gian lận nhƣng ở một số doanh nghiệp mức độ sai sót hoặc gian lận không lớn, đều này thể hiện ở số thuế truy thu bình quân trên một DN tƣơng đối thấp sẽ đƣợc chỉ ra ở mục 2.2.4 dƣới đây. Hơn nữa, một số doanh nghiệp theo tiêu chí chấm điểm rủi ro thấp nhƣng thực tế tiến hành thanh tra, kiểm tra hóa đơn lại cho thấy có nhiều sai sót, thậm chí có gian lận lớn về hóa đơn. Theo thống kê tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, chỉ có 10,48% số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra hóa đơn thuộc diện rủi ro thấp là không phát sinh hành vi vi phạm về hóa đơn. Điều này phần nào phản ánh mức độ sai phạm về hóa đơn khá phổ biến ở Đồng Tháp, nhƣng cũng phần nào phản ánh sự lựa chọn chƣa chính xác đối tƣợng khi ứng dụng quản lý rủi ro hóa đơn. Kết quả khảo xác của tác giả luận văn tại biểu đồ 2.3 cũng minh chứng thêm cho nhận định này. Biểu đồ 2.3: Mức độ khác biệt về số liệu giữa đánh giá rủi ro ban đầu so với mức độ gian lận thực tế đƣợc phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hóa đơn Theo đó, những ngƣời đƣợc khảo sát đã đƣợc đề nghị đánh giá sự chênh lệch về hành vi vi phạm về hóa đơn giữa lập kế hoạch và thực tế thanh tra, kiểm tra hóa đơn tại DN. Nếu không có chênh lệch thuộc nhóm đó: 0 điểm, nếu 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra hóa đơn đều có chênh lệch thuộc nhóm đó: cho đến 10 điểm, còn lại trong khung từ 2-9 điểm. Điểm số cao tƣơng ứng với tỷ lệ số cuộc thanh tra,