SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
®¹i häc quèc gia hµ néi
tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh¨n v¨n
PHAN CHÍ THÀNH
Dßng hä vµ ®êi sèng lµng x· ë ®ång
b»ng b¾c bé qua t- liÖu ë mét sè x·
thuéc huyÖn th¹ch thÊt - hµ t©y
LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö
Hà nội, 2006
Hµ Néi, 2006
2
Môc lôc
Trang
më ®Çu 5
Ch-¬ng I: Thùc tr¹ng dßng hä ë ®ång b»ng b¾c bé. 18
1.1. Kh¸i l-îc vÒ ®Þa bµn nghiªn cøu. 18
1.2. Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung. 26
1.3. C¸c quan hÖ dßng hä ë Th¹ch ThÊt - Hµ T©y. 37
1.3.1 - Quan hÖ h«n nh©n cña dßng hä. 37
1.3.2 - Quan hÖ x· héi trong dßng hä. 43
1.3.3 - Quan hÖ kinh tÕ trong dßng hä. 54
TiÓu kÕt ch-¬ng I 61
Ch-¬ng II: Thùc chÊt cña kÕt cÊu dßng hä ë ®ång b»ng
b¾c bé
63
2.1 KÕt cÊu dßng hä. 63
2.2. Sinh ho¹t tinh thÇn trong dßng hä. 74
2.3. Thùc chÊt cña kÕt cÊu dßng hä ë ng-êi ViÖt thuéc §ång
b»ng B¾c bé.
85
TiÓu kÕt ch-¬ng II 96
Ch-¬ng III: Vai trß cña dßng hä trong lµng x· ë §ång
b»ng B¾c bé.
97
3.1. Tr¹ng th¸i d-íi chÕ ®é cò. 97
3
3.2. ¶nh h-ëng cña dßng hä trong ®êi sèng lµng x· hiÖn nay. 111
3.3. Nh÷ng kiÕn nghÞ vÒ øng xö chÝnh trÞ - x· héi ®èi víi dßng hä ë
n«ng th«n.
124
TiÓu kÕt ch-¬ng III 129
KÕt luËn 131
Tµi liÖu tham kh¶o
136
C¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu cña t¸c gi¶
146
Phô lôc
147
4
MỞ ĐẦU
I. Lý do chän ®Ò tµi
Trong đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay, dòng họ và quan hệ dòng
họ vẫn còn là một đặc trưng thể hiện ở gần như khắp nơi, và cũng có thể nói
là trên mọi khía cạnh của đời sống. Họ hàng - làng - nước vẫn được coi là các
khuôn khổ quen thuộc đối với mọi người. Các giá trị văn hóa của mỗi làng
nói riêng, của mỗi vùng nếu nói rộng hơn, thậm chí của cả dân tộc, đều mang
dấu ấn của văn hóa dòng họ. Những ảnh hưởng tích cực của dòng họ và văn
hóa dòng họ đang đóng góp vào việc gìn giữ và phát triển văn hóa của dân
tộc. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực cũng thường xuyên tác động tới quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đặc biệt là tới công cuộc xây dựng nhà
nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xây
dựng đời sống văn minh, dân chủ và hiện đại ở khu vực nông thôn.
Trong mỗi làng người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc Bộ, quan hệ dòng
họ (và quan hệ thân tộc nói chung) là một trong hai quan hệ cổ truyền cơ bản
cố kết các thành viên của làng. Quan hệ còn lại là quan hệ lân cư, tức quan hệ
giữa các thành viên của làng với nhau. Tất nhiên, quan hệ lân cư là quan hệ cơ
bản hơn, bởi nó được chính thống hóa, thậm chí là pháp chế hóa. Nhưng quan
hệ dòng họ không vì thế mà bị thu hẹp dần. Nó vẫn tồn tại rất dai dẳng, và có thể
nói là biến đổi ít hơn quan hệ lân cư, là loại quan hệ mà tính chất của nó có thể
được định hướng bởi chế độ chính trị từng thời kỳ. Do đó, để hiểu biết đầy đủ về
thực chất của đời sống nông thôn Việt Nam thì không thể thiếu những hiểu biết
về dòng họ và sinh hoạt dòng họ.
Có một hiện tượng rất đáng suy nghĩ, đó là sự phục hồi của hàng loạt
những hoạt động có liên quan đến dòng họ kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực
hiện chiến lược đổi mới đất nước. Trước đó, có thể nói là trong vòng ba, bốn
5
thập kỷ, sinh hoạt dòng họ hầu như bị lắng chìm. Có nhiều lý do của sự lắng
chìm đó, nhưng trong đó chắc phải có lý do là tư tưởng về dòng họ mặc nhiên
bị coi là tư tưởng phong kiến, không phù hợp với tư tưởng xã hội chủ nghĩa
chính thống. Sự phục hưng có chiều rầm rộ của vấn đề dòng họ có tính chất tự
phát, nhưng cũng có tính khách quan, và được xã hội chấp nhận. Hàng chục
dòng họ đầu tư công sức, tiền của để xác minh quan hệ, nhận họ, nhận ngành,
nhiều họ còn lập ban liên lạc dòng họ để liên lạc trong cả nước, tổ chức giỗ họ
(có khi được coi là có quy mô toàn họ trong cả nước), khôi phục và tiếp nối
tộc phả, xuất bản sách về dòng họ, như các họ Ngô, họ Trịnh, họ Phạm, họ
Phan, họ Mạc, họ Hồ, họ Đỗ, họ Trần... Một số tỉnh như Nghệ An, Thái Bình,
Vĩnh Phúc, Hải Phòng... và nhiều tỉnh khác đã tổ chức những Hội thảo khoa
học về các dòng họ trong tỉnh, về văn hóa dòng họ... với sự quan tâm của lãnh
đạo các tỉnh và sự tham gia của nhiều nhà khoa học ở Trung ương và địa
phương. Và nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 27 - 4 - 1996, tại Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam đã khai mạc hội thảo khoa học Dòng họ với truyền
thống văn hóa dân tộc, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học và đại
biểu các dòng họ. Có lẽ trong lịch sử, chưa có thời nào chuyện dòng họ được
đặt ra một cách quan phương mà lại có quy mô rộng lớn đến thế. Một câu lạc
bộ thông tin về dòng họ cũng được hình thành trong khuôn khổ chương trình
hợp tác của UNESCO.
Những hiện tượng trên chứng tỏ rằng dòng họ cho đến hôm nay vẫn còn
là vấn đề rất cần quan tâm. Nếu nói làng xã là hằng số trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, thì quan hệ dòng họ, nếu không được coi là hằng số, chí ít cũng
phải được coi là một nhân tố đóng góp vào sự trường tồn của làng xã.
Vùng Sơn Tây cũ, trong đó có Thạch Thất, là một vùng đất cổ khá điển
hình ở Đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, sinh hoạt dòng họ rất đậm nét. Đồng thời
đây cũng là một vùng đất mà con người rất năng động, thích ứng khá nhanh
6
với những biến đổi của xã hội. Về phía cá nhân, quê tổ của tôi là xã Hữu Bằng
thuộc huyện Thạch Thất. Tôi thường xuyên đi về, và cũng được chứng kiến
những đổi thay ở quê hương, trong đó có vấn đề dòng họ, một vấn đề mà tôi
đã quan tâm từ khi còn là sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội. Vì thế tôi đã lựa chọn một số xã ở huyện Thạch Thất để làm địa bàn
nghiên cứu.
Đó là những lý do để tôi lựa chọn đề tài “Dòng họ và đời sống làng xã ở
Đồng bằng Bắc bộ qua tƣ liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà
Tây” làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử của mình.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Mục tiêu đầu tiên của đề tài là đặt dòng họ trong bối cảnh đời sống xã
hội nông thôn để khảo sát và nghiên cứu hiện trạng của các dòng họ và sinh
hoạt dòng họ trong một số xã của huyện Thạch Thất, Hà Tây, trước hết là các
xã Lại Thượng, Hương Ngải, Hữu Bằng và Đại Đồng chứ không nghiên cứu
bản thân các làng xã. Trong số bốn xã này thì có ba xã sau là các xã có nhiều
dòng họ, có những dòng họ lớn với văn hóa dòng họ khá phong phú, và ảnh
hưởng dòng họ rất rõ rệt, theo cả hai ý nghĩa tích cực và tiêu cực tới đời sống
làng xã. Trên một ý nghĩa nào đó, sinh hoạt dòng họ ở ba xã sau là khá điển
hình, nếu so sánh với hiểu biết của tôi về dòng họ ở những nơi khác trong
vùng Đồng bằng Bắc Bộ và qua những gì mà các nhà nghiên cứu về dòng họ
đã nêu.
Mục tiêu thứ hai của đề tài là từ các tài liệu thực tế, chúng tôi nêu ra
quan niệm của mình về thực chất của dòng họ ở vùng này, tìm cách trả lời hai
câu hỏi cơ bản nảy sinh ra ngay trong quá trình nghiên cứu các tài liệu thực tế.
Thứ nhất: Kết cấu dòng họ thực ra là kết cấu con người theo cung cách nào
xét về mặt hiện thực? Và thứ hai: Nó có giá trị nhân học ra sao, tức là nó có
7
bản chất như thế nào, cái bản chất mà nhờ đó nó có thể tồn tại lâu dài trong
đời sống xã hội Việt Nam ở nông thôn? Vấn đề thứ hai này từ lâu đã là mối
quan tâm của nhiều người nghiên cứu về dòng họ, trong đó có tôi, và những
kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực này nếu có giá trị khoa học thì có thể trở
thành những căn cứ cần thiết cho việc ứng xử chính trị - xã hội đối với vấn đề
dòng họ. Những ứng xử như thế ở nông thôn nước ta gần như vẫn chỉ có tính
chất kinh nghiệm, chứ chưa dựa trên những khuyến cáo khoa học, càng chưa
bao giờ được đặt ra một cách hệ thống, bài bản, chỉ làm theo lối xử lý điểm
nóng, “nước đến chân mới nhảy”.
Mục tiêu thứ ba là khảo sát và nghiên cứu những tác động của dòng họ
đối với đời sống xã hội ở địa bàn được nghiên cứu. Có thể nói đây là một
mục tiêu khó khăn, bởi vấn đề này rất phức tạp. Quan hệ dòng họ là quan
hệ riêng tư, và nó luôn luôn lẩn vào các quan hệ chính thống, lặng lẽ tác
động vào các quan hệ chính thống này, làm cho chúng bị “uốn” đi ở các xu
hướng khác nhau và ở các mức độ khác nhau, khó mà định lượng được,
mặc dù luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải định lượng chúng. Tuy
nhiên, sự tồn tại thực sự của những ảnh hưởng dòng họ ở nông thôn lại
luôn là chuyện có thật. Hiểu biết được về các ảnh hưởng này là rất cần thiết
đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, một bộ phận thiết yếu của quá
trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên đất nước Việt Nam nói chung.
Cho nên mục tiêu này làm cho đề tài có tính chất thực tiễn, thiết thực và
không thể lảng tránh được.
Mục tiêu thứ tư là qua so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu của mình với
kết quả nghiên cứu của những người đi trước, bước đầu chúng tôi đưa ra
những nét chung về dòng họ của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ cũng như
ảnh hưởng của kết cấu này tới đời sống chính trị, kinh tế xã hội ở nông thôn.
Những nhận xét này nằm rải rác trong luận án mỗi khi chúng tôi thực hiện các
8
thao tác so sánh.
Cuối cùng, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất những khuyến cáo về ứng
xử với vấn đề dòng họ ở nông thôn nói chung, dù chỉ là trên cơ sở những kết
quả nghiên cứu ở một vùng khá hạn chế về quy mô.
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Bởi dòng họ là một đặc trưng phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam,
nên nó đã được chú ý rất sớm. Ngay từ thời thuộc Pháp, các tác giả người
Pháp đã nghiên cứu nó, tất nhiên là chỉ để phục vụ cho công cuộc thực dân
hóa của Pháp mà thôi. Tuy nhiên, những nghiên cứu của họ lại là những
nghiên cứu khoa học đầu tiên, với tư cách là nghiên cứu có phương pháp xác
định. Các nhà nghiên cứu của Pháp thời kỳ này đã đề cập đến vấn đề dòng họ
như Bonifacy, Ory... nhưng rõ nhất là hai tác giả P. Gourou và L. Cadière, P.
Gourou đã đưa ra con số 202 tộc danh ở Đồng bằng Bắc bộ, trong đó tỉnh Bắc
Ninh có 93 dòng họ, với 54% số hộ là họ Nguyễn. Đáng chú ý là ông phát
hiện ra ở Bắc Ninh có nhiều làng chỉ có một họ Nguyễn, con số này lên tới 48
làng, với quy mô trung bình 120 hộ và 730 nhân khẩu (36: 248). Số liệu này
được đưa ra từ năm 1938 trong sách của ông, và ngày nay chúng tôi không
còn đủ cơ sở để xác minh tính chính xác của nó. P. Gourou không quan tâm
tới bản chất và các mối quan hệ dòng họ, và toàn bộ phần viết về dòng họ của
ông cũng chỉ được thể hiện trên 5 trang sách. L. Cadière, tuy cũng không
khảo sát kỹ các quan hệ có tính chất dòng họ, nhưng đã cảm nhận được vai trò
của yếu tố tâm linh trong kết cấu dòng họ với trụ cột là “Đạo thờ tổ tiên”. [
trích theo 107, tr. 14].
Trước năm 1945, nghiên cứu về dòng họ người Việt (Kinh) chỉ xuất hiện
ở một số nhà nghiên cứu văn hóa như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, và rõ
nhất là Phan Kế Bính trong cuốn Việt Nam phong tục và Đào Duy Anh với
9
Việt Nam văn hóa sử cương. Trong Việt Nam phong tục, qua các mục Thân
thuộc, Phụng sự tổ tiên, trong đó có tiểu mục Gia phả, Thượng thọ, Tang ma,
Phan Kế Bính đã trình bày một số nét trong sinh hoạt dòng họ, dựa trên tập
tục mà ông kinh nghiệm được, và cũng dựa trên Thọ Mai gia lễ do tiến sỹ
Nho học Hồ Sĩ Tân (1690 - 1760) biên soạn. Cũng tương tự như vậy, học giả
Đào Duy Anh trình bày một số nét trong sinh hoạt gia đình truyền thống và
dòng họ nhưng đôi chỗ có so sánh sự khác biệt ở cùng một vấn đề giữa tập tục
dân gian và quy định của pháp luật, chủ yếu là pháp luật thời Gia Long. Dưới
dạng trình bày khái lược đặc trưng văn hóa, cả hai ông đều không đưa ra các
tài liệu thực địa để chứng minh cho các đặc trưng dòng họ.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, các ngành Khoa
học xã hội ở Việt Nam được thiết lập chính thống và triển khai nghiên cứu
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có Dân tộc học. Có lẽ
trong xu thế mới của sinh hoạt tư tưởng, dòng họ được coi là tàn dư của xã
hội cũ, có tính chất phong kiến - hay ít nhất là không còn phù hợp với chủ
nghĩa xã hội, do đó nó cũng ít được quan tâm. Chỉ có vấn đề dòng họ của một
số dân tộc ít người được giới thiệu trong các công trình dân tộc học của các
nhà khoa học như Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lô, Vương Hoàng Tuyên,
Trương Hữu Quýnh..., tiếp đó là Mạc Đường, Nguyễn Dương Bình. Thậm
chí, hồi 1976, có cả một trào lưu tập trung nghiên cứu về nông thôn, được tập
hợp trong bộ sách hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, vấn đề dòng họ
của người Việt (Kinh) vẫn hầu như không được đề cập tới, lại càng không có
những chuyên khảo về vấn đề này.
Rốt cuộc, trước thời kỳ đổi mới, dòng họ người Việt (Kinh) chỉ được đề
cập đến rõ nhất trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ
của nhà nghiên cứu nổi tiếng Trần Từ, mặc dù cũng chỉ chiếm 6 trang sách
trên tổng số 166 trang sách của tác phẩm này. Ông xác định được vai trò của
10
dòng họ là tạo ra niềm cộng cảm, lại chịu “ảnh hưởng kéo dài qua hàng thế kỷ
của nền giáo dục nhà Nho, một nền giáo dục được củng cố trên bình diện tình
cảm bởi hình thái thờ cúng tổ tiên mà người Việt tiến hành, không những
trong từng hộ, từng gia đình nhỏ mà cả trong phạm vi toàn thể tông tộc, tại
nhà thờ họ” [102]. Về mặc thực tiễn, nó còn là chỗ dựa cho các thành viên
dòng họ giữa ngổn ngang những mâu thuẫn thường nhật trong đời sống xã hội
nông thôn, đặc biệt là với các dòng họ lớn.
Sau mở đầu thời kỳ đổi mới vài ba năm, sinh hoạt dòng họ trong nông
thôn cả nước bỗng dưng được khôi phục và phát triển ngày càng rộng khắp
như chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Các cuốn sách của từng dòng họ tự soạn
thảo ít nhất cũng cung cấp vô cùng nhiều tư liệu mới về các dòng họ, nhất là
các dòng họ nổi tiếng ở nước ta, như các họ Ngô, Hồ, Phạm, Mạc, Trịnh, Lê,
Nguyễn, Phan..., mặc dù tính chính xác của tư liệu trong rất nhiều trường hợp
còn phải xem xét thêm. Những thông báo của các Hội thảo khoa học về dòng
họ ở từng tỉnh có chú ý hơn tới vấn đề phương pháp, đề xuất việc cảnh giác
với hai khuynh hướng cực đoan hoặc quá đề cao, hoặc quá xem nhẹ vấn đề
dòng họ, kêu gọi việc bảo tồn và phát huy văn hóa dòng họ, và cung cấp thêm
nhiều tài liệu quan trọng, rất có giá trị về một số họ nổi tiếng trong các tỉnh.
Các nhà khoa học cũng phải vào cuộc. Tuy chưa có một công trình lớn nào
chuyên nghiên cứu về vấn đề dòng họ người Việt (Kinh) một cách có hệ
thống, nhưng các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều vấn đề về lý luận và
phương pháp với nội dung khá phong phú, trong đó đáng lưu tâm nhất là các
luận điểm của các nhà nghiên cứu Phan Văn Các [15], Phan Đại Doãn [27],
Đặng Nghiêm Vạn [107], Trần Quốc Vượng [116]...
GS. Phan Văn Các tóm lược lịch sử hình thành khái niệm Tính, Thị (tức
là Họ) trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, với tư tưởng “Kính tông pháp tổ”
của Nho gia, một số cấu trúc họ đơn, họ kép ở Trung Quốc và truyền thống
11
ghi chép tộc phả của người Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Âu - Mỹ.
Ông cũng nêu ra các giá trị truyền thống quý báu cần phải quan tâm khi
nghiên cứu các dòng họ Việt Nam và sự cần thiết phải có phương pháp liên
ngành trong việc nghiên cứu về dòng họ [15].
GS. Trần Quốc Vượng trong một bài tham luận rất súc tích, đã đặt ra
những vấn đề phương pháp luận rất quan trọng trong nghiên cứu dòng họ, đề
phòng phương pháp tiến hóa luận cực đoan, đặc biệt quan tâm tới những
hiện tượng của dòng họ trái với lối suy nghĩ giản đơn thông thường như
tuyệt đối hóa tính chất phụ hệ, vai trò hoàn toàn lệ thuộc của phụ nữ trong
dòng họ, các họ nội hôn... và nhấn mạnh Họ là một đơn vị cộng cảm mà
đỉnh cao là văn hóa tâm linh với tục thờ cúng tổ tiên [116, tr. 73-75].
GS. Phan Đại Doãn cho rằng thể chế dòng họ người Việt chịu ảnh hưởng
của văn hóa Hán, mà đã được tái cấu trúc cho phù hợp với thực tế Việt Nam,
với thành phần phổ biến là các gia đình nhỏ và đây đó còn tàn dư song hệ
(phụ hệ - mẫu hệ) với vai trò của phụ nữ trong kinh tế còn khá cao. Ngoài ra,
chính chế độ kế thừa gia sản theo kiểu đa tử, được thừa nhận trong luật pháp,
đã góp phần làm cho quan hệ dòng họ còn đậm nét và lâu dài [29]
Trong bài “Bàn về dòng họ người Việt” [107], giáo sư Đặng Nghiêm
Vạn phân biệt ba ý nghĩa của khái niệm họ: Tộc danh; tập hợp tất cả những
người cùng huyết thống; và cũng là tập hợp ấy nhưng hạn chế từ ông tổ 5 đời,
tức chi họ. Sự phân biệt này rất gần gũi với các tài liệu thực tế ở nhiều nơi qua
tài liệu của các nhà nghiên cứu, nhưng không phù hợp lắm với tài liệu ở địa
bàn mà chúng tôi nghiên cứu. Ông cũng đưa ra khái niệm ba họ trong sinh
hoạt dòng họ ở người Việt (Kinh) và phân biệt với quan hệ ải noọng - lúng ta
- nhính xao ở người Thái.
Tất nhiên là còn nhiều nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến vấn đề
12
dòng họ, như PGS - TSKH Nguyễn Hải Kế [55], TS. Bùi Xuân Đính [38],
Ngô Thị Chính [20], TS. Vũ Hồng Quân [75]... Đặc biệt là cuốn sách của
Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng
[48] qua tư liệu so sánh ở hai làng Tứ Kỳ (Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội)
và Đào xá (An Bình - Nam Sách - Hải Dương) trong khuôn khổ đề tài khoa
học cấp bộ “Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế - xã hội ở châu thổ
sông Hồng” với tư liệu phong phú và phương pháp nghiên cứu liên ngành,
mang lại những quan điểm mới về vai trò dòng họ trong hai điển hình của
làng Đồng bằng Bắc bộ: một làng ven đô với kinh tế nông nghiệp và vai trò
ngày càng quan trọng của thương nghiệp ven đô, và một làng là làng thuần
nông ở một tỉnh ngoài tứ trấn.
Ở khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, vấn đề
dòng họ cũng được các thầy giáo và sinh viên lưu tâm. Đã có những luận văn
thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp cử nhân về vấn đề dòng họ của người Việt ở
Đồng bằng Bắc bộ. Bản thân tác giả luận án này cũng có một đề tài cấp đại
học quốc gia, ký hiệu QX - 11: Dòng họ và chính quyền các xã qua tư liệu
một số xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây.
Như vậy có thể nói, vấn đề dòng họ người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc
bộ nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ vài chục năm nay,
nhưng chủ yếu là từ mười, mười lăm năm nay. Tư liệu đã khá dồi dào, tuy
chưa được hệ thống. Nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là sự tiếp nối
công việc của những người đi trước.
IV. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.
Luận án của chúng tôi có thể góp được vào công việc nghiên cứu chung
trên ba vấn đề sau đây:
Thứ nhất là thực trạng dòng họ và sinh hoạt dòng họ ở bốn xã thuộc
huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, một vùng đất cổ của người Việt, nơi đối
13
tượng mà chúng tôi nghiên cứu còn khá đậm nét. Thực trạng này được phản
ánh thông qua một mặt là những nguồn tài liệu của những người nghiên cứu
trước, của các cơ quan chính quyền địa phương, nhưng chủ yếu là từ các tài
liệu điền dã trực tiếp của chúng tôi tại các xã Hương Ngải, Lại Thượng, Hữu
Bằng, Đại Đồng và một số xã khác trong hơn ba năm, tuy không liên tục,
nhưng cũng khá tỷ mỷ. Ngoài những nét chung với đời sống dòng họ ở nhiều
khu vực khác của Đồng bằng Bắc bộ, đời sống dòng họ ở vùng này cũng có
nhiều sắc thái biểu hiện riêng biệt, đóng góp vào sự phong phú của sinh hoạt
dòng họ của cả nước nói chung và của Đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
Thứ hai là, trên cơ sở nắm bắt được thực trạng sinh hoạt dòng họ ở
địa bàn mà chúng tôi lựa chọn và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của
những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan niệm của mình về
thực chất thiết chế dòng họ của người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc bộ.
Chúng tôi không dám đưa ra một định nghĩa cho khái niệm “dòng họ”,
thậm chí chỉ là cho khái niệm “dòng họ người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ”,
mà chỉ nêu lên những nội dung căn bản của khái niệm đó, phản ánh phần
nào thực chất của một trong những thiết chế tồn tài lâu đời nhất trong đời
sống làng xã người Việt ở vùng nghiên cứu, tất nhiên là mang ý nghĩa đại
diện ở một mức độ nào đó cho Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Chúng tôi
nghĩ rằng, ở một luận án tiến sĩ, công việc này không những là cần thiết,
mà còn có ý nghĩa bắt buộc. Dĩ nhiên không bao giờ chúng tôi coi những
gì hàm chứa trong quan niệm khái quát này là hoàn toàn đúng đắn. Nó sẽ
phải chịu sự cọ sát với thực tế của công việc nghiên cứu tiếp sau, và trước
hết là với hội đồng đánh giá luận án. Dẫu sao đó cũng là một bước đi, hay
ít nhất cũng là một công cụ tạm thời, theo ý nghĩa một khái niệm công
tác, và nếu đắc dụng, nó có thể góp phần giải mã lịch sử cư dân ở vùng
14
này.
Thứ ba là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và quan niệm về
thực chất của dòng họ, và tác động của dòng họ tới đời sống nông thôn
trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi mạnh đề xuất một số kiến nghị khoa
học. Những kiến nghị này có nguyện vọng được gửi tới những cơ quan
có trách nhiệm hoạch định những chính sách kinh tế - xã hội ở nông thôn
Đồng bằng Bắc bộ, khuyến cáo về phương châm ứng xử với thiết chế
dòng họ ở nông thôn, trên tinh thần chung là bảo vệ và phát huy những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dòng họ và văn hóa dòng họ, đồng thời
hạn chế được các tác động tiêu cực của nó trong quá trình Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa nông thôn.
V. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP CỦA LUẬN ÁN.
Để thực hiện luận án này, tôi dựa trên nhiều nguồn tư liệu. Trước hết là
những bài đăng trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là tạp chí Dân tộc học và
tạp chí Nghiên cứu lịch sử, và chú trọng hơn tới những bài viết có liên quan
tới dòng họ. Thuộc vào loại này có tới trên 20 bài đăng rải rác trong nhiều
năm, đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tiếp đó là những tài liệu
trong bộ phận tư liệu của Khoa Sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Dân tộc học. Những nghiên cứu về
dòng họ còn có ở nhiều cuốn sách hiện có ở Thư việc Quốc gia, Thư viện Đại
học Quốc gia, Thư viện Viện Dân tộc học và các Viện Khoa học xã hội khác,
trong đó có cả các cuốn sách của các tác giả Pháp viết từ cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX. Một trong các cuốn sách đó là của P. Ory, mà tôi đã dịch ra
tiếng Việt từ năm 1992. Những tài liệu kể trên tôi đã liệt kê lại ở phần Tài liệu
tham khảo của luận án này, cùng với các tài liệu về nông thôn và dòng họ ở
Hà Tây nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng.
Tuy nhiên, nguồn tư liệu chủ yếu mà tôi dựa vào là các thông tin tôi có
15
được trong nhiều lần nghiên cứu trực tiếp trên địa bàn các xã thuộc huyện
Thạch Thất, bao gồm các gia phả chữ Nho và chữ Quốc ngữ, những sắc
phong, thần phả, bia ký… và đặc biệt là những tài liệu do các thành viên (trên
50 người) thuộc các dòng họ sinh sống trên địa bàn trực tiếp cung cấp. Và
cuối cùng là những gì tôi được biết như những trải nghiệm cá nhân tôi và các
bậc tiền bối của họ Phan Văn 3, dòng họ của tôi thuộc xã Hữu Bằng, huyện
Thạch Thất - Hà Tây có được và kể lại
Về phương pháp, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật,
chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu thực địa, sắp xếp,
xử lý tư liệu, hình thành các quan điểm khoa học trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận án.
Trước hết là các phương pháp và thao tác trong quá trình nghiên cứu
thực địa, đó là các phương pháp mô tả, phương pháp phỏng vấn, cả phỏng vấn
cá nhân và phỏng vấn nhóm, điều tra theo phiếu hỏi soạn trước... Việc xử lý
tư liệu được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu thống kê xã hội học,
hình thành nên các số liệu giúp cho việc lượng hóa, nhất là đối với quan hệ có
tính thực tiễn của sinh hoạt dòng họ.
Đối với đề tài mà chúng tôi lựa chọn, sự kết hợp giữa phương pháp phân
tích và tổng hợp có vai trò rất lớn, trước hết bởi đặc trưng của bản thân đối
tượng nghiên cứu. Các biểu hiện trong quan hệ dòng họ luôn phải được xem
xét vừa như một biểu hiện cụ thể, vừa là biểu hiện của một khía cạnh trong
sinh hoạt dòng họ, lại vừa như một biểu hiện chung của ý thức dòng họ. Do
đó, sử dụng kết hợp giữa phân tích và tổng hợp được coi như phương pháp
chủ yếu của chương I và chương II.
Để có được những quan niệm về bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống
dòng họ, tất nghiên là phải sử dụng phương pháp khái quát hóa và trừu tượng
hóa. Đặc biệt, mục tiêu khoa học chủ yếu của luận án này, tức thực chất của
dòng họ, tất nhiên phải là kết quả của phương pháp khái quát hóa, trừu tượng
16
hóa.
Ngoài ra, chúng tôi phải sử dụng các phương pháp khác như so sánh, đối
chiếu, phương pháp văn bản học khi tiếp xúc với các bản gia phả... và những
tài liệu có liên quan.
VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án có kết cấu gồm ba chương.
Chương I: Thực trạng dòng họ ở Đồng bằng Bắc bộ.
Trong chương này, sau phần giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu
và các vấn đề lý luận chung, chúng tôi trình bày kết cấu của dòng họ ở địa bàn
nghiên cứu và những khía cạnh của sinh hoạt dòng họ chủ yếu trên bốn xã mà
chúng tôi lựa chọn. Các quan hệ này được gọi theo tính chất của chúng, gồm
quan hệ dòng họ về hôn nhân, quan hệ dòng họ về xã hội, quan hệ dòng họ về
kinh tế, tức đều là các quan hệ có tính thực tiễn, theo ý nghĩa là các quan hệ
dòng họ có tính lợi ích xã hội, chứ không phải chỉ mang ý nghĩa tinh thần.
Những luận điểm phần lớn được hình thành bằng phương pháp lượng hóa
được dẫn chứng đôi khi bằng các bảng biểu thống kê trong trường hợp có thể
thống kê được, tất nghiên là trên một số lượng chỉ có thể là hạn chế mà thôi.
Chương II: Thực chất của kết cấu dòng họ.
Chương này được chia thành ba tiết. Trước hết, là phần Kết cấu dòng họ.
Tiếp đó, chúng tôi dành một tiết riêng để trình bày và phân tích thực chất tinh
thần trong các quan hệ dòng họ, mà theo chúng tôi, đó là nội dung trực tiếp
chuyển tải ý nghĩa sâu sắc nhất của kết cấu dòng họ, và khi được thực tiễn hóa
trong đời sống hiện thực, tức là khi phải tìm cách thể hiện ra trong đời sống
nhờ tông pháp, nó trở thành các quan hệ mang tính thực tiễn đã được trình
bày trong chương I, đồng thời trực tiếp thể hiện ra trong sinh hoạt tinh thần
như giỗ tổ, lập gia phả, chăm sóc mộ tổ, tìm họ hàng và tinh thần dòng họ. Ở
tiết thứ ba, chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về thực chất của kết cấu
dòng họ, kèm theo những lập luận cốt để trình bày cho rõ quan niệm của
17
mình.
Chương III: Dòng họ trong đời sống làng xã ở Đồng bằng Bắc bộ.
Những gì trình bày ở chương III này chỉ là bước đầu của một công việc
nghiên cứu công phu và dài hơi hơn nhiều, bởi đó là một lĩnh vực rất phong
phú, phức tạp và tình hình rất khác nhau ở những làng xã khác nhau. Trong
phạm vi địa bàn nghiên cứu, dựa trên các tư liệu thực tế, chúng tôi nêu lên
thực trạng,và có khi đối chiếu, tham khảo với các tư liệu của những nhà nghiên
cứu khác, và đưa ra những nhận định sơ bộ. Vì dòng họ chắc chắn là còn tồn tại
rất lâu dài, cho nên sự biến đổi của mối quan hệ giữa dòng họ với các quan hệ
khác ở nông thôn tất nhiên cũng biến đổi.
Cuối cùng là những đề xuất về ứng xử đối với vấn đề dòng họ ở nông thôn.
Cả vấn đề này nữa cũng chỉ là những ý kiến ban đầu, chủ yếu là có tính chất tham
khảo, bởi đây là một đề tài Dân tộc học chứ không phải một đề tài Chính trị học.
18
Chương I
THỰC TRẠNG DÕNG HỌ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1. KHÁI LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thạch Thất là một vùng đất Việt cổ, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây,
cách Hà Nội chừng 40 km. Về mặt địa lý tự nhiên, Thạch Thất là vùng bán
sơn địa, nơi chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây Bắc (Hòa Bình) với Đồng
bằng Bắc bộ. Sông Tích chảy qua huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
chia huyện thành hai vùng có cấu tạo địa chất, địa tầng khác nhau. Theo
các nhà địa chất, có hai quá trình địa chất xảy ra mạnh mẽ và gần đây nhất,
quyết định tới địa hình, địa chất hiện nay của huyện Thạch Thất: Lần thứ
nhất thuộc hệ trầm tích Meogen cách đây 30 triệu năm, và lần thứ hai là Kỷ
Tân sinh, cách đây chừng hai triệu năm. Tài nguyên Thạch Thất nghèo, chỉ
có đá ong, than bùn và vàng cám ở phía Tây huyện với phẩm vị thấp. Hai
vùng địa chất được phân chia ra khá rõ rệt là vùng gò đồi ở phía tây huyện
gồm các xã: Cẩm Yên, Lại Thượng, Bình Yên, Tân Xã, Cần Kiệm, Kim
Quan, Hạ Bằng, Đông Trúc, Thạch Hòa và vùng đồng bằng phù sa chiếm
36% diện tích huyện, gồm các xã Phùng Xá, Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch
Xá, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải, Liên Quan, Phú Kim, Đại
Đồng (Xin xem bảng 1).
Căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định
rằng, trên địa bàn huyện Thạch Thất từ cách đây 4 nghìn năm đã có những
cộng đồng người Việt cổ sinh sống, trước hết là ở những vùng cao như dãy
núi Vua Bà, Đồng Bãi và vùng gò cao ở Thạch Hòa ngày nay. Có thể họ là
những cư dân của nền văn hóa Hòa Bình tràn xuống vùng này, chủ nhân của
nền văn hóa trước núi, theo khái niệm công tác của GS. Trần Quốc Vượng.
19
Các kết quả nghiên cứu về thời đại Hùng Vương cũng có những kết luận phù
hợp với nhận định này: “Vào thiên niên kỷ thứ II Tr. CN (cách chúng ta 4
nghìn năm) có những nhóm tộc người cư trú ở vùng trung du và những vùng
đất cao ven rìa phía Bắc của Đồng bằng Bắc bộ, đó là các vùng đất thuộc các
tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Bắc... [111, tr. 15].
Bảng số 1: Phân bố đất từng xã ở huyện Thạch Thất - Hà Tây (2004)
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thạch Thất - Số liệu năm 2004)
Tên xã
DT
tự nhiên
DT
N/nghiệp
DT
Thổ cƣ
DT
L/nghiệp
DT nƣớc
thủy sản
Đất chƣa
sử dụng
Chàng Sơn 259,88 196,05 19,75 4,85 413
Lại Thượng 813,31 504,81 83,13 25,29 11,59
Hữu Bằng 178,40 124,96 30,82 7,83
Bình Phú 471,53 335,63 27,00 3,7 38,07
Cần Kiệm 624,97 403,16 67,03 57,07 0,89 66,32
Thạch Xá 321,92 220,77 27,38 5,73 15,24
Hạ Bằng 571,25 397,24 39,88 5,40 50,02
Phú Kim 597,99 377,70 57,45 5,00 15,48 92,45
Tân Xá 704,50 348,07 26,21 125,90 19,43 24,06
Đồng Trúc 568,68 378,06 29,78 2,84 11,28 60,39
Đại Đồng 502,95 390,57 45,58 10,13
Dị Nậu 306,82 227,13 22,53 2,95
Liên Quan 291,10 182,99 27,25 9,24 19,12
Bình Yên 1067,28 494,81 46,95 272,82 11,27 166,38
Cẩm Yên 392,48 224,93 25,39 7,72 5,93 76,54
20
Hương Ngải 446,31 350,24 37,69 13,80 12,92
Theo bản thảo địa chí Thạch Thất do Ban tuyên giáo huyện đang biên
soạn, khoảng 500 năm Tr. CN, địa bàn cư trú của cư dân Thạch Thất vẫn chủ
yếu là những vùng đất cao, và bắt đầu phát triển ra khu vực các xã Hạ Bằng,
Đồng Trúc, Lại Thượng… rồi sau đó mới tụ cư ở vùng đồng bằng, mà gọi
theo người Thạch Thất là vùng nông giang. Ở khu vực này đất đai phì nhiêu,
màu mỡ, rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Cho đến đầu thế kỷ thứ VI thì
cư dân ở Thạch Thất đã khá đông đúc.
Theo thống kê của huyện năm 1999, Thạch Thất có 140.529 nhân
khẩu, với 31.851 hộ gia đình được phân bố ở 20 xã, thị trấn như sau (Xin
xem bảng số 2)
Rõ ràng là Thạch Thất là một trong những vùng đất cổ của người Việt, là
một vùng đất văn vật với di tích văn hóa nổi tiếng cả nước là chùa Tây Phương,
và cũng giáp giới với chùa Thầy. Do đó, chắc chắn việc tụ cư ở vùng này đã có
từ trước Công nguyên. Tuy nhiên, do nhiều biến cố lịch sử, các làng xã ở vùng
này chỉ ghi nhận được lịch sử của mình muộn hơn, và chủ yếu là qua thần tích
của đình chùa. Ví dụ thần tích làng Hương Ngải nhận rằng lập làng là ba anh
em họ Chu, được Hán Hiếu đế phong quan chức và Hương Ngải là một trong
năm hành cung của họ (cùng với Đại Đồng, Đình Vồi, Kim Quan (Liên Quan).
Làng Hữu Bằng qua thần phả đình làng có lịch sử trên dưới 900 năm, từ Trại
Ba nhà đến Trại Bông, Nủa Chợ đến Hữu Bằng trang. Các làng Chàng Sơn,
Bùng (Nủa bừa) cũng chỉ ghi nhận được lịch sử làng mình từ thời Lý.
Từ xưa đến nay, phần lớn các làng xã của Thạch Thất vẫn chủ yếu sống
bằng nghề làm ruộng nước. Đồng đất vùng này rất phì nhiêu, người dân nổi
tiếng là cần cù, ham việc, có gan làm giàu, có chí khí và có bản lĩnh, sẵn sàng
đi làm ăn ở bất cứ nơi nào. Cũng từ lâu đời, nhiều nghề thủ công đã ra đời và
phát triển, như nghề rèn ở Phùng Xá, nghề dệt vải, nhuộm vải, kéo sợi ở Hữu
Bằng, nghề mộc và đan lát ở Chàng Sơn... trong đó nổi tiếng nhất là làng Hữu
Bằng với cái chợ khá to, được coi như trung tâm thương mại của cả vùng, đến
21
mức chính làng này có cái tên là Nủa Chợ. Truyền thống này của Hữu Bằng
ngày càng được phát huy.
Bảng số 2: Số nhân khẩu và số hộ các xã của huyện Thạch Thất - Hà Tây (2005)
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2005)
TT
Tên xã,
thị trấn
Số hộ
Nhân
khẩu
Mật độ
DS/km2
Tỷ lệ
tăng DS
Lao động
Tổng
số
NN
TTCN
D.vụ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Liên Quan 1086 5376 1827 139 1810 1681 129
2 Đại Đồng 1965 8809 1589 174 424 3768 256
3 Cẩm Yên 843 4236 1007 154 1610 1580 30
4 Lại Thượng 1687 8068 457 178 3567 3485 82
5 Phú Kim 1855 8620 1381 167 3702 3591 111
6 Hương Ngải 1861 7390 1632 169 3655 3585 70
7 Canh Nậu 2266 11854 2310 221 4625 4499 126
8 Dị Nậu 1208 6273 1857 221 2399 2352 47
9 Bình Yên 1797 8454 685 139 3404 3064 340
10 Kim Quan 1452 6626 1358 151 2894 2806 88
11 Chàng Sơn 1591 8018 2692 226 1719 2583 1866
12 Thạch Xá 1211 5717 1666 177 2570 2476 94
13 Hữu Bằng 2564 13481 6749 206 3614 1682 1932
14 Phùng Xá 2075 9814 182 197 1817 318 3499
15 Tân Xá 730 3892 552 129 1727 1712 15
16 Cần Kiệm 1591 7813 1118 158 3414 3170 244
17 Bình Phú 1734 8621 1620 205 4060 3282 778
18 Hạ Bằng 1161 5697 920 187 2611 2537 74
22
19 Đồng Trúc 1006 5573 956 125 2065 2008 57
20 Thạch Hòa 1834 7978 422 236 2169 2049 120
Tổng cộng 31851 152230 1143 1,43 63486 52528 10958
Kể từ thời kỳ đổi mới, bộ mặt nông thôn Thạch Thất có những đổi thay
rất quan trọng. Giao thông nông thôn khá phát triển, nhà ở của dân được xây
cất khá tốt, ở những xã phát triển như Hữu Bằng, Phùng Xá, nhà cửa gia đình
không kém gì thành phố, với công trình phụ khép kín, thậm chí hiện đại.
Nhưng quan trọng hơn là cơ cấu kinh tế bắt đầu có thay đổi, dù là rất không
đều, tức là nổi bật vẫn là các làng xã có truyền thống tiếp cận thị trường (Xin
xem bảng số 3).
Nhìn vào bảng số 3, chúng ta nhận thấy trừ xã Phú Kim, còn lại một thị
trấn huyện (Liên Quan) và 18 xã khác đất nông nghiệp trồng lúa trong một
năm đã giảm từ thấp nhất là 1ha (Hương Ngải) đến cao nhất là 36 ha (Hữu
Bằng). Có hai lý do cơ bản giải thích hiện tượng này. Thứ nhất là quá trình
tăng dân số và tách hộ, và thứ hai là chuyển đất nông nghiệp sang làm đất
công nghiệp, điển hình lại vẫn là xã Hữu Bằng. Tình hình này phù hợp với sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tư nhân tới công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Hai bảng 3 và 4 phản ánh phần nào những biến đổi về cơ cấu kinh tế ở
các xã trong huyện Thạch Thất. Trong khi phần lớn các xã trong huyện vẫn
còn được coi là xã thuần nông như Hương Ngải, Đại Đồng, Phú Kim, Dị Nậu,
Hạ Bằng, Đồng Trúc, Lại Thượng... thì một số xã đã phát triển các ngành
nghề thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại
nhiều, điển hình là Chàng Sơn, Phùng Xá, và nhất là Hữu Bằng. Năm 2003,
trong khi diện tích cấy lúa của Đại Đồng là 730 ha, đạt sản lượng 4. 600 tấn
thóc với số dân là 8.643... thì Hữu Bằng chỉ còn 181 ha đất cấy lúa, sản lượng
chỉ còn 963 tấn, thấp nhất huyện, mà dân số thì đông nhất huyện với 13.191
người. Tuy nhiên, trong khi Hữu Bằng có 35 công ty trách nhiệm hữu hạn thì
Đại Đồng chỉ có 3. Về mặt ngành nghề, các làng tiểu thủ công nghiệp vừa
23
phát huy nghề truyền thống, vừa hình thành khuynh hướng tập trung vào một
số ngành nghề. Ở xã Phùng Xá, tỷ lệ cơ sở kinh doanh ngành nghề có liên
quan đến kim khí là 15 trên 35, tức 43% trong tổng số cơ sở kinh doanh, ở
Chàng Sơn, các cơ sở kinh doanh chế biến sản xuất đồ mộc là 13 trên tổng số
15 doanh nghiệp, tức 86%. Hữu Bằng vốn rất linh hoạt trong làm ăn, vừa có
số cơ sở kinh doanh đông nhất, vừa phong phú nhất về ngành nghề, vừa rất
linh hoạt trong chuyển đổi nghề kinh doanh. Hiện Hữu Bằng có 19 cơ sở kinh
doanh chế biến gỗ, 3 cơ sở kinh doanh may mặc và các ngành nghề khác như
xây dựng, điện tử, trang trí nội thất, phụ tùng ô tô...
Bảng số 3: Diện tích - năng xuất - sản lƣợng lúa cả năm 2003 của các xã
thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây.
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2004)
Số
TT
Tên xã, thị trấn
Diện tích
Năng suất
(tạ/ha)
Sản xuất (tấn)
Năm.
2002
Năm
2003
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2002
Năm
2003
1 T.T Liên Quan 274,4 259,5 50,8 54,91 1.484 1425
2 Đại Đồng 737 730 63 63,01 4.645 4.600
3 Phú Kim 680 706 55,3 53,87 3.757 3.803
4 Hương Ngải 634 633 55,3 50,98 3.508 3.227
5 Canh Nậu 715 709 60,96 61,57 4.358 4.365
6 Dị Nậu 348 430 62,3 62,4 2.727 2.683
7 Chàng Sơn 362 349,2 56,6 54,75 2.015 1.912
8 Thạch Xá 413 412 57,36 55,24 2.369 2.276
9 Bình Phú 611 610 56,12 54,41 3.429 3.319
10 Hữu Bằng 217 181 52,02 53,2 1.129 963
11 Phùng Xá 597 593 58,42 54,76 3.383 3.247
12 Cần Kiệm 568 556 53,9 53,02 3.063 2.948
13 Kim Quan 395 395 56 54,15 2.213 2.139
14 Lại Thượng 716 711 52,47 49,04 3.757 3.487
15 Cẩm Yên 370 378 53,32 52,25 2.047 1.975
24
16 Bình Yên 494,5 460 46,37 51,48 2.293 2.368
17 Tân Xã 251 243,5 47,53 47,56 1.193 1.158
18 Hạ Bằng 395,2 367,3 56,98 53,77 2.253 1.975
19 Đồng Trúc 354 352 51,36 51,7 1.818 1.820
20 Thạch Hoà 198 192 48,03 50,63 951 972
Bảng số 4: Các cơ sở kinh doanh của một số xã
ở huyện Thạch Thất - Hà Tây (2005)
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2004)
Tên xã
Cty
TNHH
Cty
Cổ phần
Doanh
nghiệp
tƣ nhân
HTX
thủ công
Doanh thu 2004
(triệu đồng)
Liên quan 7 1 2 1 5.622,5
Thạch Xá 5 0 3 0 23.129
Chàng Sơn 15 0 1 6 48.345
Hữu Bằng 35 0 1 0 150.487
Phùng Xá 14 2 25 3 333.695
Phú Kim 0 0 0 0 0
Đại Đồng 3 0 0 0 3.261
Canh Nậu 13 0 0 2 13.378
Bình Yên 7 1 1 2 33.104
Hương Ngải 0 0 0 2 787
Những biến đổi về cơ cấu kinh tế, ngành nghề tất nhiên cũng sẽ ghi dấu
ấn lên sinh hoạt dòng họ.
Việc xác định nguồn gốc các dòng họ ở Thạch Thất là một việc rất phức
tạp, giống như tình hình ở mọi nơi. Lý do đầu tiên và căn bản là tư liệu gốc,
tức gia phả, đã trở nên rất hiếm hoi, do bị thất thoát bởi rất nhiều biến cố lịch
sử của đất nước và của dòng họ. Chúng tôi tạm chia thành ba trường hợp.
25
Thứ nhất là trường hợp các họ còn giữ được gia phả gốc, trong đó ghi rõ
sự kiện tối quan trọng đối với các dòng họ, sự kiện ông thủy tổ về Thạch Thất
lập nghiệp. Đó là các trường hợp họ Nguyễn Văn ở Hữu Bằng với sự kiện ông
Nguyễn Ngung, con trai cụ Tổ từ Hà Nam lên lập nghiệp ở đây, cụ Ngung đỗ
Tiến sĩ khoa Đinh Mùi 1487, và là người khai khoa cho Hữu Bằng, họ Kiều
Bá ở xã Đại Đồng với sự kiện cụ Tổ Kiều Phi Diên do có loạn lớn ở Lạng Sơn
đem hai con trai chạy về Thạch Thất năm 1547; họ Đỗ ở Hương Ngải với sự
kiện vua Lê Thánh Tông ban cho cụ Tổ của họ này tên hiệu Vô vi Tiên sinh,
họ Phan Lạc ở Hữu Bằng với sự kiện con trai cụ Tổ Phan Tế là cụ Phan Bảng
đỗ Tiễn sĩ vào năm 1623... Thuộc vào trường hợp một này chỉ có 11 dòng họ.
Phần lớn các họ ở vùng Thạch Thất thuộc vào trường hợp thứ hai, đó là
những họ mà thông tin về nguồn gốc dòng họ được ghi lại trong các gia phả
mới được khôi phục từ những người trong dòng họ. Các gia phả loại này lại
thường được chép từ những nguồn tin do nhiều người trong họ cung cấp, khi
thì là một phần gia phả cũ, khi thì là những ký ức do tiền nhân để lại, cũng khi
là những việc được ghi lại gắn liền với một sự kiện trong làng... Kết quả là
một hình thức gia phả mới được ra đời thuần túy viết bằng chữ quốc ngữ, ghi
chép được từ 10 tới 15, 16 đời kể từ thế hệ hôm nay. Căn cứ vào các tài liệu
này, thì phần lớn các dòng họ ở vùng này có lịch sử từ đời Lê Trung Hưng trở
lại, tức là có lịch sử từ 200 đến 300 năm.
Trường hợp thứ ba là loại họ có gia phả được xây dựng trên cơ sở những
thông tin từ những người đang còn sống kết hợp lại với nhau, tức là từ dòng
họ hiện đang tồn tại kết hợp với ký ức xác thực về quan hệ huyết thống giữa
họ với nhau, rồi từ đó mà ngược lên tới chừng nào mà họ còn nhớ được. Loại
này khá giống với trường hợp thứ hai, chỉ có điều số thế hệ trong dòng họ
được ghi lại không quá 10 đời, như hai họ Phan Văn ở Hữu Bằng, một họ
Nguyễn ở Phú Kim, họ Lê ở Kim Quan...
26
Thực ra trong lĩnh vực nghiên cứu về dòng họ, vấn đề nguồn gốc dòng
họ bao giờ cũng là lĩnh vực hóc búa nhất, và có lẽ không bao giờ được giải
quyết triệt để. Nó cũng không phải là mục tiêu mà chúng tôi đặt ra trong luận
án này. Tuy nhiên, nó lại là một lĩnh vực rất quan trọng, nhất là khi chúng ta
muốn nghiên cứu sâu về văn hóa dòng họ. Là một hiện tượng xã hội - lịch sử,
dòng họ cũng trải qua các bước thăng trầm. Có những dòng họ phát triển khá
mạnh mẽ, số thành viên tăng lên qua mỗi giai đoạn, kể từ khi về Thạch Thất
lập nghiệp như các họ Đỗ, Cấn, Nguyễn ở Kim Quan, các họ Kiều, Vương,
Nguyễn Hữu, Phí ở Đại Đồng, các họ Cấn, Phí, Đỗ ở Canh Nậu, các họ
Nguyễn Văn, Nguyễn Đình, Phan Lạc, Phan Văn 1, Phan Văn 2, Phan Văn 5,
Vũ Hữu, Vũ Đình ở Hữu Bằng... Ở các họ này, với lịch sử 300 - 400 năm, từ
một ông thủy tổ, trải từ 15 - 20 đời, nay đã đạt tới 300 đến trên 700 thành viên
nam giới (đinh)... Cũng có những dòng họ trải qua số thế hệ tương đương với
các họ trên nhưng số lượng thành viên tăng lên không đáng kể, cho đến nay
vẫn dừng ở con số hàng chục thành viên như họ Phan Văn 3, họ Lê... ở Hữu
Bằng, họ Nguyễn Văn 1, Nguyễn Văn 2 ở Thạch Xá, họ Ngô, họ Giang và họ
Lương ở Hương Ngải... Thậm chí có những dòng họ đã hoàn toàn biến mất:
Cách đây hơn 40 năm, vào năm 1963, UB hành chính xã Hương Ngải tập họp
được tới 30 dòng họ ở xã trong một hội nghị hiếm hoi về dòng tộc, trong đó
còn những thành viên cuối cùng của họ Ngô, họ Giang, họ Lương. Nhưng đến
nay, ba họ này không còn thành viên nào. Cũng có những dòng họ đang phục
hồi, điển hình là trường hợp họ Phan Văn 4 ở Hữu Bằng, sau 7 đời độc đinh,
từ thế hệ 14 đến nay (thế hệ 17), số thành viên đã tăng lên đến hơn 40 người.
Hoặc trường hợp họ Nguyễn ở Lại Thượng (họ nhà ông Nhang, hiện là phó Bí
thư huyện ủy Thạch Thất), sau tai họa bị giặc Pháp tàn sát vào năm 1947, vì
là một họ cách mạng, chỉ còn lại một thành viên duy nhất, nay đã phục hồi với
25 thành viên.
27
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
Quan hệ huyết thống là một trong những quan hệ đầu tiên xuất hiện cùng
với sự xuất hiện của xã hội. Có thể nói đó là quan hệ không chỉ xuất hiện sớm
nhất, mà còn là quan hệ tồn tại lâu dài nhất trong tất cả các quan hệ xã hội đã
có trong lịch sử.
Chúng tôi bị thuyết phục bởi quan niệm của Giáo sư Viện sĩ Pháp Jean
Poirier thể hiện trong Ethnie et Culture Encyclopédia de la Pléiade (Bách
khoa toàn thư về Tộc người và văn hóa), mà GS. Trần Quốc Vượng đã dẫn
trong báo cáo khoa học của mình, rằng huyết thống (hay nguyên lý cùng dòng
dõi - CO - descendance) là một trong ba nguyên lý lớn, mà với nó loài người
“đã trải nghiệm các văn hóa - xã hội” [116, tr. 72], song song với nguyên lý
cùng - nơi cư trú và cùng - lợi ích.
Quan hệ huyết thống có thể coi là quan hệ gốc của xã hội loài người thời
nguyên thủy, theo ý nghĩa là các quan hệ khác đều lấy nó làm cơ sở để định
lượng bản thân mình: quy mô của cộng đồng người, thực trạng của sự trao đổi
sản phẩm, hoạt động và trao đổi hôn nhân, phạm vi hiện diện của loại hình tín
ngưỡng, phong tục tập quán... Tương ứng với thời kỳ đó cũng là các hiện
tượng mà sau này con người không còn thấy trong các xã hội có giai cấp: sở
hữu công cộng về tư liệu sản xuất là hình thức sở hữu duy nhất, sự bình đẳng
giữa các thành viên trong xã hội, sự vắng bóng của chế độ người bóc lột
người và các bi kịch con người khác nảy sinh từ hiện tượng đó.
Trong cuốn Xã hội cổ đại, dựa trên các nguồn tư liệu vô cùng phong phú
của các cư dân còn tồn tại trong những quan hệ nguyên thủy, Morgan đã khảo
sát rất kỹ lưỡng về vai trò của quan hệ huyết thống và các hiện tượng xã hội
nảy sinh từ quan hệ huyết thống. Morgan xác định rằng chính chế độ ngoại
hôn đóng vai trò cơ chế tự nhiên của sự hình thành dòng họ: Việc cấm những
28
cuộc hôn nhân giữa những anh em trai và chị em gái trong các bàng hệ, tức
con, cháu, chắt của anh chị em ruột là “minh họa rất tốt về tác động của
nguyên tắc đào thải tự nhiên” [66, tr. 70]. Claude de Lévi Strauss thì cho rằng
“việc cấm loạn luân là bước ngoặt lịch sử từ động vật đến con người. Cấm
loạn luân là một quy tắc sinh ra xã hội với loại hình trao đổi phụ nữ, của cải,
thông điệp” [116, tr. 72]. Những thành tựu khoa học của Morgan, chủ yếu là
cuốn Xã hội cổ đại, cùng với cuốn Lược khảo về sự phát sinh và phát triển
của gia đình và của chế độ sở hữu của Mắc - xim Cô - va - lép - xky và nhiều
tác phẩm của các nhà nghiên cứu khác như Bacophen, Lennano đã trở thành
nguồn tư liệu quý giá cho C. Mác và F. Ăng - ghen hoàn thiện quan niệm duy
vật lịch sử của mình. C. Mác và F. Ăng - ghen có đầy đủ cơ sở hơn để đi tới
kết luận vừa có tính khoa học, vừa có tính cách mạng, rằng tình trạng phân
chia con người thành những giai cấp đối kháng và tất cả các hiện tượng xã hội
khác phái sinh từ nó như nhà nước, chính trị, pháp quyền, quân đội thường
trực, cảnh sát… đều chỉ là những hiện tượng xã hội có tính lịch sử, tức là chỉ
nảy sinh trong các điều kiện xã hội nhất định, và sẽ mất đi khi các điều kiện
lịch sử sinh ra nó mất đi.
Dòng họ và quan hệ dòng họ còn tồn tại lâu dài trong xã hội có giai cấp,
không chỉ ở những vùng có trình độ phát triển chưa cao, mà còn ở cả các xã
hội có hàng ngàn năm lịch sử chính trị, không chỉ ở châu Á, mà còn ở châu
Âu, châu Mỹ. Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà
nước, Ăng - ghen đã dẫn Cô - va - lép - xki, miêu tả lại một hình thái tông tộc
của người Xéc - bi còn tồn tại cho tới thế kỷ XIX: “Nó bao gồm nhiều thế hệ
con cháu của cùng một người cha và tất cả vợ con của họ; tất cả đều sống
chung trong cùng một nhà, cùng canh tác ruộng đất, ăn và mặc nhờ vào những
dự trữ chung và cùng sở hữu chung phần sản phẩm thừa ra của họ. Cộng đồng
đặt dưới quyền quản lý tối cao của người chủ nhà (domacin), là người đại
29
diện đối ngoại cho cộng đồng, có quyền bán các đồ vật ít có giá trị, quản lý tài
chính, chịu trách nhiệm về cộng đồng đó cũng như về việc tiến hành toàn bộ
công việc làm ăn sao cho tốt. Anh ta được bầu ra, nhưng không nhất thiết cứ
phải là người nhiều tuổi nhất. Phụ nữ và các công việc của phụ nữ đều đặt
dưới quyền của bà chủ nhà (domacica), thường thường là vợ của domacin. Bà
ta có tiếng nói quan trọng, thường là quyết định trong việc lựa chọn chồng
cho các cô thiếu nữ trong cộng đồng. Nhưng quyền tối cao là thuộc về hội
đồng gia đình, về hội nghị toàn thể các thành viên, cả nam lẫn nữ. Chính
trước hội nghị đó mà chủ nhà phải báo cáo công việc của mình; chính hội
nghị đó sẽ quyết định cuối cùng, cũng chính hội nghị đó xét xử các thành viên
trong cộng đồng, quyết định những việc mua bán có tầm quan trọng nhất
định, nhất là mua bán ruộng đất” [66, tr. 97- 98]. Qua nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học ở Việt Nam và của cả chúng tôi trong luận án này, kết cấu dòng
họ ở Việt Nam cũng còn mang nhiều nét tương đồng như hình thức tông tộc
mà Cô - va - lép - xki đã mô tả. Chỉ có điều các quan hệ trong dòng họ ở ta đã
nhạt đi nhiều, nhất là quan hệ kinh tế, và họ chỉ còn là tàn dư của một dạng
tông tộc đại loại như thế mà thôi.
Ở các xã hội phương Đông, trong đó có xã hội Việt Nam, vai trò của
dòng họ trong đời sống xã hội rất quan trọng, ngay cả khi tỷ lệ gia đình cơ
bản đã đạt mức độ phổ biến [116, 75]. Gia đình - Họ hàng - Làng - Nước
là các quy mô mở rộng dần của đời sống thực tiễn mà người Việt Nam
được sinh ra, lớn lên, trưởng thành. Các cấu trúc đó gắn bó với nhau
không phải theo ý nghĩa chủ quan, mà như một kết quả khách quan của
lịch sử dân tộc vài ngàn năm. Dân tộc Việt Nam đã nhiều lần bị bọn ngoại
xâm cướp mất đi nền độc lập dân tộc, nhưng chưa có kẻ xâm lăng nào, kể
cả các triều đại phong kiến phương Bắc và bọn đế quốc, thực dân phương
Tây, xóa bỏ được kết cấu làng xã của người Việt, trong đó có sự tồn tại
30
của dòng họ và văn hóa dòng họ. Hiện thực này rõ ràng đã làm cho xã hội
Việt Nam, ngoài những quy luật chung, còn vận động bằng cả những quy
luật đặc thù không thể trộn lẫn được với các xã hội khác. Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế Cộng
sản năm 1924 cũng đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quan tâm tới
các đặc điểm này khi nghiên cứu đường lối cách mạng của Việt Nam:
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch
sử, nhưng sử lịch nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải
là toàn thể nhân loại.
Mác cho ta biết rằng, sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: Chế
độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn, đấu tranh giai
cấp có khác nhau, chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải
qua hai giai đoạn đầu không? […] Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử
của nó, tổng kết nó bằng dân tộc học phương Đông, đó chính là nhiệm vụ mà
các xô viết đảm nhiệm” [67, tr. 465].
Theo GS. Trần Quốc Vượng, trong thời kỳ chống thực dân phong kiến,
các tổ chức yêu nước ở Việt Nam thường bắt đầu hình thành từ anh chị em
trong nhà, trong họ, đến người làng, rồi sau đó mới mở rộng ra “đồng hương,
đồng châu, huyện” [116, tr. 78].
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có đủ cơ sở để khẳng định về nguồn gốc
các dòng họ ở Việt Nam. Gần như tất cả các nhà nghiên cứu khi đề cập đến
vấn đề này đều cho rằng trước khi thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam không
có tên gọi họ, mặt dù tổ chức họ chắc chắn là phải có. GS. Đặng Nghiêm Vạn
cho rằng: “Giống như một số cư dân Môn - Khme ngành Banaic, Kơtric,
người Việt Nam (vốn) không có thuật ngữ chỉ họ… rất có thể trong trường
hợp người Việt qua ngàn năm Bắc thuộc, do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa,
31
thuật ngữ chỉ các họ ở người Việt mới ra đời” [107, tr. 7]. Các tác giả Nguyễn
Dương Bình [11, tr. 18], Phan Đại Doãn [27, tr. 3], Lê Nguyễn Lưu [64, tr. 7]
đều có những ý kiến tương tự. Thậm chí, cả các nhà nghiên cứu trước đây của
Pháp như Piere Gourou [43, tr. 248], P. Ory [121, tr. 39]… cũng có quan
niệm về cơ bản là giống như trên.
GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, khái niệm họ thường mang ba ý nghĩa.
Thứ nhất, đó là “những người cùng mang một tên họ, mà không chắc gì hay
có một chứng cớ gì có chung một nguồn gốc cho dù là rất xa xưa” [107, tr. 7].
Nói cách khác, trong nghĩa này, ngoài ý nghĩa là chữ (hay hai chữ đầu) trong
tên một người, nó chưa chỉ đích xác một điều gì về quan hệ huyết thống với
một người khác cũng mang “chữ” đó ở đầu toàn bộ “họ tên” của mình. Chúng
tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm này. Ở ý nghĩa thứ hai, khái niệm họ
chỉ “những thành viên mang cùng tên họ, được biết chắc chắn là có cùng một
nguồn gốc từ một thủy tổ chung” [107, tr. 8]. Những nhóm này có thể nhỏ,
gồm vài chục người, cũng có thể lớn, thậm chí rất lớn, gồm cả chục ngàn
người. Tuy nhiên, chuyện “được biết chắc chắn” thì không phải là hoàn toàn
đúng, vì cũng chưa có gì để đảm bảo là các tư liệu mà nhóm có được là hoàn
toàn chính xác. Cho nên theo chúng tôi, ý nghĩa thứ hai của khái niệm họ là
để chỉ một nhóm người mà, dựa trên các thông tin có mức độ chính xác và
đáng tin cậy nhiều hay ít (thậm chí có thể là hoàn toàn không chính xác), tự
nhận là có cùng một thủy tổ, cùng với những người biết rõ là không cùng thủy
tổ với những người còn lại trong nhóm, nhưng vì những lý do khác nhau mà
được nhóm nhận làm con nuôi, và tham dự gần như đầy đủ vào các hoạt động
của nhóm, xét cả về mặt quyền lợi và nghĩa vụ. Ý nghĩa thứ ba là để chỉ một
chi họ (có nơi như xã Đại Đồng - Thạch Thất còn gọi là một ngành, một
bếp…), biết rất chính xác ông tổ chung, cách một số đời chính xác (từ 5 trở
lên). Tính cố kết giữa các thành viên của nhóm này có nơi bền vững hơn, và
32
quan trọng là thường xuyên hơn so với nhóm lớn theo ý nghĩa thứ hai. GS.
Đặng Nghiêm Vạn gọi đây là một tông tộc (Patremonie). Gọi như vậy, theo
thiển ý của chúng tôi thì không hoàn toàn chính xác, bởi nhiều lẽ, nhưng cơ
bản là vĩ lẽ nhóm này không còn là một đơn vị sản xuất tiêu dùng giống như
kết cấu mà Cô - va - lép - xki đã mô tả. Nó chỉ còn là dấu vết của tông tộc mà
thôi. Nhưng dẫu sao chi họ cũng là kết cấu điển hình nhất của dòng họ về tất
cả các khía cạnh và là một bộ phận của họ theo ý nghĩa thứ hai.
Điều cần nhấn mạnh là trong thực tế, việc phân chia khái niệm họ ở hai ý
nghĩa sau phong phú và phức tạp hơn nhiều. Một họ bước đầu được phân ra
làm các chi họ. Đến đây thì hình tượng vẫn còn rất rõ ràng. Nhưng rồi bản
thân chi họ lại phát triển lên rất đông, và lại phân chia ra tiếp. Khi đó, chi họ
ban đầu là chi họ đối với họ bao chứa mình, nhưng đã lại là họ đối với các chi
mới phân chia ra. Và cứ như thế tiếp diễn mãi. Do đó, cách gọi mỗi nhóm
trong thực tế là rất phức tạp, thậm chí lộn xộn và tùy tiện.
Quan tâm tới vấn đề thực chất của dòng họ là một mối quan tâm khó
được thỏa mãn. Nhưng đó lại là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất
quan trọng. Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề dòng họ cũng đã có nhiều nhà
khoa học lưu tâm tới chuyện này, và các ý kiến mà họ đưa ra rất đáng lưu tâm
và trân trọng. Ngay từ đầu thế kỷ, L. Cadière đã có quan niệm rằng: “Họ theo
nghĩa rộng mang tính tôn giáo là chủ yếu, vì bao gồm cả những thành viên
diêu linh… Ở người An - nam, (cả) đến những nông dân nghèo nhất, những
người cu ly khốn khổ nhất cũng nói như vậy. Lại thêm, người ta quan niệm tổ
tiên của người ta như những người đã thoát khỏi trần thế, và có ý thức là một
ngày nào đó, sau khi mất, họ cũng lại được con cháu coi họ có những quyền
lực siêu nhiên. Dòng họ được coi như một cái đền lớn. Những thành viên còn
sống đương ở gian ngoài, phía trong cổng vào cửa. Người này tiếp theo người
khác lần lượt sẽ bước qua cái ngưỡng cửa đáng sợ tức là bước qua cửa tử, vào
33
trong bộ phận khác của đền, nơi chính điện. Nhưng người sống và người chết
vẫn ở chung dưới một mái nhà. Những mối liên hệ đã thắt chặt họ trong cuộc
sống không được cởi ra bởi cái chết; ngược lại, được thừa nhận bằng tôn giáo,
lại trở nên mạnh mẽ hơn và vĩnh viễn tồn tại nhờ Đạo thờ tổ tiên. Phải thú
nhận rằng dòng họ như trên đã nói, đã mang một phẩm giá cao quý đầy ấn
tượng” [Trích theo 107, tr. 12]. Qua nhận xét này, L. Cadière đã nhấn mạnh
được một trong những nét quan trọng nhất của dòng họ, đấy là yếu tố cố kết
con người bằng mối liên hệ với cội nguồn huyết thống, nằm sâu trong tầng
cấp có tính chất tôn giáo của người Việt. Tất nhiên, nếu đẩy quá nhận thức
này, cấp cho nó vai trò chủ đạo chi phối hoạt động của người Việt thì lại là
một sai lầm trong nhận thức chung về tính cách người Việt. Có lẽ người Pháp
đã mắc sai lầm đó, nên đã có cuộc cải lương hương chính ở Việt Nam vào
năm 1921, đem hội đồng tộc biểu thay thế cho hội đồng kỳ mục, và đã thất
bại.
Nhà văn hóa Phan Kế Bính nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa gia đình - họ
hàng - nước, “Góp gia tộc này gia tộc khác mới thành ra nước, thành ra xã
hội. Vậy thì hợp lại mà nói thì là một nước, phân ra mà nói thì là từng gia tộc
một. Gia tộc tức là một đoàn thể nhỏ trong một đoàn thể lớn vậy. Người ta đối
với xã hội có cái nghĩa vụ chung, thì đối với gia tộc cũng phải có cái nghĩa vụ
riêng… người ta mới biết quý trọng cái thân mình để phụng sự tổ tôn và khiến
cho người ta phải lo lắng để di truyền cho con cháu khá thì ai cũng phải tận
cái nghĩa vụ của mình, đem mồ hôi nước mắt ra mà gây dựng cho kẻ mai
sau…” [14, tr. 24-25]. Ở đây, Phan Kế Bính đã mặc nhiên coi gia tộc, tức họ
hàng, là một bộ phận cấu thành xã hội và được xếp chung vào một hệ cấu trúc
với các tập hợp khác, chỉ phân loại lớn bé, mà không phân loại tính chất của
quan hệ. Như vậy, ông không chỉ công nhận tính chất hữu thức của kết cấu
dòng họ, mà còn thừa nhận nó có tính chính thống đầy đủ, không cần phân
34
biệt đặc trưng khác hẳn của kết cấu này với các kết cấu xã hội khác, ngay cả
khi ông nhấn mạnh đến “nghĩa vụ riêng” của con người trong dòng họ để
phân biệt với nghĩa vụ chung của một thành viên cộng đồng quốc gia dân tộc.
Sự khác nhau ở đây chỉ là quy mô của các kết cấu mà thôi. Do đó có thể nói
ông đã không bận tâm đến vấn đề thực chất của kết cấu dòng họ. Cách suy
nghĩ này, theo chúng tôi là kết quả ảnh hưởng của đạo Khổng ở nước ta.
Khổng giáo cho rằng quốc gia chẳng qua chỉ là gia đình mở rộng, nhà có cha
mà con phải hiếu, có anh mà em phải thuận, nước thì có vua là chủ tể mà bề
tôi phải trung thành và phụng sự, có quan là người thay mặt vua cai quản ở
địa phương mà dân phải nghe theo lệnh.
Học giả Đào Duy Anh vẫn coi dòng họ là một đại gia đình tuy ông
không nhắc tới vấn đề đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Ông nhấn mạnh đến
tính chất gia trưởng của kết cấu dòng họ. Tuy nhiên, với thái độ khoa học
nghiêm túc, ông hay so sánh sự khác biệt giữa quan niệm truyền thống có
tính chất pháp quy (mà ông gọi là “theo nguyên lý”) với thực tế đời sống
xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Quan niệm về thực chất dòng họ của Đào
Duy Anh cũng cụ thể hơn, đó là một tập hợp người “gồm cả đàn ông và
đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống. Thực vậy,
trong gia tộc nước ta, người chết dẫu ở cảnh giới cao siêu, song vẫn thường
dự đến cuộc sinh hoạt của gia đình, và những ngày lễ tết thảy đều tựu tập
từ đường để cho người sống tế tự” [2, tr. 125]. Như vậy, học giả Đào Duy
Anh cũng nhấn mạnh tới bản chất tín ngưỡng trong sinh hoạt dòng họ, tức
là tới thực chất tinh thần của kết cấu dòng họ.
Trong những năm 1980 trở về sau, khi đề cập đến vấn đề thực chất
dòng họ, những nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều nhận xét sâu sắc. GS.
Phan Đại Doãn nhấn mạnh tới vai trò của dòng họ trong cả đời sống tâm lý,
và trong cả đời sống thực tiễn: “Quan hệ dòng họ đối với người Việt thật
35
sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày. Ở nước ta trước đây,
kinh tế hàng hóa - tiền tệ chưa cao, đồng tiền chưa phải là lực lượng đảm
bảo an toàn cho con người trước sự rủi ro thường xuyên xảy ra. Trong điều
kiện này, quan hệ dòng họ với các thể chế của nó lại góp phần tích cực tạo
nên sự an toàn cho cuộc sống… Quan hệ dòng họ với ý nghĩa đó là điểm
tựa thường xuyên của cuộc sống con người. Hẳn vì vậy mà các thể chế
trong Thọ mai gia lễ được duy trì trong một thời gian dài” [27, tr. 6]. Như
vậy, GS. Phan Đại Doãn nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò của thiết chế
trong sự tồn tại lâu dài của dòng họ. Chính thiết chế đã tạo ra những nghĩa
vụ phù hợp với vị trí trong thiết chế của các thành viên dòng họ: “Sự phân
biệt tôn - ti, trưởng ấu, nam - nữ là nguyên tắc của quan hệ huyết thống,
không phải nhằm tạo ra sự đối lập giữa những người trong họ mà là giúp
cho con người thấy được trách nhiệm của mình trong dòng họ theo phận vị
của bản thân. Các bậc tôn trưởng phải có nhiệm vụ giúp đỡ người ti ấu,
người ti ấu phải biết vâng lời các tôn trưởng” [27, tr. 4]. Ý nghĩa tinh thần
của dòng họ được GS. Phan Đại Doãn nhắc đến như là “điểm tựa thường
xuyên” và trạng thái “Thể chế không mang tính bắt buộc, nhưng đều được
các thành viên dòng họ thi hành nghiêm chỉnh, tự nguyện” [27, tr. 4].
Nhà nghiên cứu Trần Từ khẳng định dòng họ không còn là đại gia đình
nữa, “Họ, quá lắm, cũng chỉ có thể được xem là một dạng đặc biệt của gia
đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành phần của nó (tức các gia
đình nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống”
[102, tr. 41].
Để làm được việc này, họ đã phải “Viện đến nhiều “chất đốt”: một
“cương lĩnh” về quan hệ đồng huyết (“gia phả”); những “thủ lĩnh” (“tộc
trưởng”, thêm các “chi trưởng”, nếu là trường hợp họ lớn); một hệ thống tôn
giáo (hình thái thờ phụng tổ tiên và nhà thờ họ) một cơ sở kinh tế để nuôi
36
dưỡng hình thái thờ phụng ấy (“ruộng họ”) [102, tr. 39-40]. Tác giả Trần Từ
có khuynh hướng chỉ nhấn mạnh tới lý do tồn tại lâu dài của dòng họ là
những mâu thuẫn mà người nông dân phải thường xuyên đối mặt trong đời
sống nông thôn Việt Nam đã quân chủ hóa, trước sức ép của cuộc sống đầy
mâu thuẫn vụn vặt hàng ngày, người ta phải “nhen lên ngọn lửa đã hầu tàn”
bằng việc duy trì một niềm cộng cảm về đồng huyết đã rất cũ kỹ. Nói cách
khác, ông chỉ quan tâm tới khía cạnh thực tiễn của vấn đề dòng họ, tức bản
chất thực tiễn của kết cấu dòng họ mà thôi.
GS. Đặng Nghiêm Vạn gần như đối lập với tác giả Trần Từ, khi thông
qua cấu trúc và quan hệ hôn nhân, tang ma là chủ yếu (mà ít trình bày về quan
hệ xã hội và kinh tế) để nhấn mạnh tới ý nghĩa tinh thần, hướng về cội nguồn
của dòng họ. “Tại sao lại quan hệ đến việc để tang? Đó là một điều đặc trưng
của người Việt nói riêng, của vùng Viễn Đông của các cư dân theo đạo Khổng
và còn giữ Đạo tổ tiên một cách bền vững nói chung. Trong một cộng đồng
ngoại hôn nói chung hay một tông tộc nói riêng, các thành viên dù xa hay gần
đều tính cả người sống lẫn người đã khuất. Về phương diện đạo đức mà nói,
việc trọng ngày giỗ mà không chú ý đến ngày sinh (trừ trường hợp lễ thượng
thọ) là việc tỏ lòng biết ơn những người có công sinh dưỡng, gây dựng nên sự
nghiệp cho nhà - làng nước đến ngày nay để con cháu tiếp nối công việc đó và
chuyển giao cho thế hệ sau. Đứng về phương diện tôn giáo, điều đó biểu hiện
một thực tế là người đã khuất vẫn ở bên cạnh người đang sống, đương che
chở, an ủi, có khi quở mắng con cháu như khi còn sống [107, tr. 12] “… Xét
về quan niệm họ hàng, ba họ chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội không
chỉ ở thế lực trần tục, mà là bắt nguồn sâu sắc ở nguồn gốc tôn giáo ở đấy nổi
lên là đạo tổ tiên do tính chất dòng họ bao gồm cả người đã khuất, người
đương sống và cũng có thể nói cả hai loại người này tác động đến cả lớp
người sắp gia nhập dòng họ” [107, tr. 13].
37
GS. Trần Quốc Vượng tuy không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên
biệt về dòng họ, nhưng khi đề cập đến thực chất của dòng họ, ông cũng có
những ý kiến rất sâu sắc và bổ ích. Ông không quá coi nhẹ vấn đề dòng họ
như nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi, nhưng cũng không quá nhấn mạnh vai
trò của dòng họ như là sức mạnh chi phối phủ yếu của đời sống nông thôn.
Ông cho “Họ là một đơn vị cộng cảm mà đỉnh cao “bản sắc văn hóa tâm linh”
là tục thờ cúng tổ tiên…”[116, tr. 76]. Đồng thời, ông cũng thừa nhận vai trò
của dòng họ trong đời sống hiện thực.
Còn nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đề cập đến thực chất dòng họ
người Việt, dù là không chuyên biệt, tuy nhiên cũng không ngoài những ý
kiến trên. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thống nhất hoàn toàn với nhau về
một trong những thực chất của kết cấu dòng họ, đó là một kết cấu huyết thống
theo quy tắc phụ hệ, gắn kết với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, và có
một số vai trò kinh tế, xã hội, văn hóa đối với đời sống của mỗi thành viên
trong đời sống, nhất là đời sống nông thôn. Những quan niệm này đã gợi mở
cho chúng tôi rất nhiều khi phải tìm tới thực chất của dòng họ, một trong ba
nhiệm vụ mà chúng tôi lựa chọn cho luận án.
Tóm lại, cũng như ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, sinh hoạt dòng
họ ở Việt Nam còn rất đậm nét. Dòng họ tồn tại ở khắp nơi, và hoạt động
của nó khi thì sôi động, khi thì tạm lắng, nhưng sức sống của nó thật là dai
dẳng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong tư tưởng về
việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, tuy
không trực tiếp nói đến vấn đề dòng họ, cũng đã nhấn mạnh đến việc “Nêu
cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành
viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế
bào lành mạnh của xã hội” [34, tr. 105]. Do đó, việc xác định được các ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của dòng họ và văn hóa dòng họ là nhiệm vụ có
38
ý nghĩa thực tiễn, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng và phát triển nông
thôn theo hướng hiện đại, dân chủ, văn minh, đồng thời vẫn bảo tồn được
các giá trị tốt đẹp trong truyền thống Việt Nam.
1.3. CÁC QUAN HỆ DÕNG HỌ Ở THẠCH THẤT - HÀ TÂY.
1.3.1. Quan hệ hôn nhân của dòng họ.
Trong thực tế, dòng họ là tập hợp toàn bộ những người có một ông tổ
chung, với nòng cốt là tất cả những người đàn ông cùng vợ con của những
người này, và các chị em gái của những người đàn ông đó chưa hoặc không đi
lấy chồng. Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản nhất, bởi chính
quan hệ này là cơ chế tạo ra dòng họ, và từ đó, chi phối các quan hệ khác trong
dòng họ xét về mặt hiện thực.
Quy tắc hôn nhân của dòng họ là quy tắc ngoại hôn, tức là những người
đàn ông trong một họ chỉ được phép kết hôn với người ngoài dòng họ với
mình. Khái niệm “ngoài dòng họ” ở đây được hiểu theo ý nghĩa phụ hệ. Có
nghĩa là, người đàn ông không được lấy một phụ nữ có chung ông tổ với
mình, dù là cách xa bao nhiêu đời cũng vậy. Trong thực tế, quy tắc này được
tuân thủ một cách nghiêm ngặt và tự giác. Nó chỉ bị xâm phạm trong trường
hợp nhầm lẫn do cách xa quá nhiều đời nên đôi bên không còn nhận ra nhau
là có cùng chung một ông tổ. Vi phạm quy tắc này thì bị coi là mắc tội loạn
luân, nhất là với những đôi mà quan hệ huyết thống mới chỉ cách 3 đến 5 đời.
Trong tất cả các gia phả mà chúng tôi được biết tại địa bàn nghiên cứu đều
không thấy ghi nhận một trường hợp nào phạm tôi loạn luân, mặt dù cũng
không có quy ước thành văn nào cả. Trong thực tế và cả trong điều tra hồi cố,
chúng tôi cũng không thấy có một trường hợp nào ở tất cả hơn 100 dòng họ
mà chúng tôi được biết, chỉ trừ một trường hợp ở họ Vũ Hữu ở Hữu Bằng mà
thực ra người đàn ông chỉ là con nuôi của dòng họ.
Quy tắc ngoại hôn của dòng họ tất yếu dẫn đến quan niệm ba họ. Thoạt
đầu người ta có thể cảm nhận rằng quan niệm ba họ là không xác định, nhưng
39
thực ra quy tắc của nó rất đơn giản và rõ ràng. Đối với mỗi một thành viên
nam giới của một dòng họ bao giờ cũng có ba nhóm họ: Họ bố của anh ta (Họ
nội), họ mẹ của anh ta (Họ ngoại) và họ vợ của anh ta, tức họ mà anh ta đã lấy
một người con gái ở đấy và trở thành chàng rể. Con anh ta cũng coi đây là ba
họ của nó, chừng nào nó chưa lấy vợ. Gần như tất cả các nhà nghiên cứu về
dòng họ người Việt đều chia xẻ quan niệm này.
Sự rắc rối chỉ bắt đầu khi chúng ta dịch chuyển Ego, như dịch chuyển
điểm xuất phát, tỷ như từ Ego xuống con Ego. Lúc này, họ vợ của Ego trở
thành họ ngoại của con Ego, và mối quan hệ giữa con Ego với họ ngoại của
Ego cũng có thay đổi. Nếu con Ego là cháu đích tôn của bố Ego, thì họ đằng
mẹ của Ego được coi là họ ngoại của chi họ đang trên đường hình thành (với
bố Ego là tổ chung) và các quan hệ được duy trì theo tập quán. Ngày giỗ của
bố mẹ vợ của bố Ego thì con Ego, nếu là con trưởng, phải gửi lễ đến cúng và
tham dự buổi giỗ nếu Ego đã qua đời. Các anh em của con Ego, cả anh em
trực hệ và anh em bàng hệ (anh em họ) không có nghĩa vụ gì, hay đúng hơn là
tùy tâm, muốn tham dự ngày giỗ hay không đều được, và không phải gửi lễ
sang.
Ví dụ: Cụ Phan Văn Nhân thuộc họ Phan Văn ở xã Hữu Bằng - Thạch
Thất, lấy cụ bà Nguyễn Thị Tý thuộc họ Nguyễn Văn ở trong làng, sinh ra
ông Phan Văn Khang. Ông Khang là con trưởng của cụ Nhân (Ego). Ông lấy
bà Vũ Thị Thoan thuộc họ Vũ trong làng, đẻ ra con trai đầu là Phan Văn Tài.
Như thế, họ Nguyễn Văn trở thành họ Ngoại của ông Khang, họ Vũ là họ vợ
của ông Khang, và là họ Ngoại của anh Tài. Vì anh Tài là con trưởng, nên sau
này khi ông Khang mất đi, anh Tài phải gửi giỗ sang họ Nguyễn là họ ngoại
của bố, và tất nhiên là cả cho họ Vũ, nếu bố mẹ vợ của anh đã qua đời, nhưng
không gửi giỗ cúng ông bà của vợ mình.
Đối với ông Khang, ba họ là: họ Phan Văn 1 (họ nội), họ Nguyễn Văn 2
40
(họ ngoại), họ Vũ (họ vợ).
Đối với anh Tài, ba họ là: họ Phan Văn 1 (họ nội), họ Vũ (họ ngoại), họ
Nguyễn Khắc (họ vợ).
Cấu trúc 3 họ
Ba họ của ông Khang: 1 - 2 - 3
Ba họ của anh Tài: 1 - 3 - 4
Việc cháu đích tôn của cụ Nhân là anh Tài phải gửi giỗ cúng bố mẹ cụ
Nguyễn Thị Tý chứng tỏ chi họ lấy cụ Nhân làm Tổ chung đã coi chi họ sinh
ra vợ cụ Nhân (tức cụ Nguyễn Thị Tý) là họ ngoại. Tuy nhiên, đến đời tiếp
theo, tức thế hệ con anh Tài, thì quan hệ nhạt dần, do cả hai bên đều không
còn để ý tới nữa. Có lẽ do mỗi người chỉ còn đủ ký ức và khả năng duy trì
quan hệ ấy trong ba đời mà thôi.
Những nhầm lẫn về quan niệm ba họ xảy ra chỉ trong trường hợp Ego là
trai trưởng và không phải là trai trưởng, và cũng chỉ duy trì được ý niệm về ba
họ thêm một đời nữa. Như vậy, quan niệm ba họ của người Việt ở vùng này
rõ ràng là được hình thành trên cơ sở cá nhân Ego, chứ không phải trên cơ sở
dòng họ. Trong thực tế, Ego và anh em trai của Ego mỗi người có cấu trúc ba
Họ Phan Văn (1)
Cụ Phan Văn Nhân
Họ Nguyễn Văn (2)
Cụ bà: Ng. Thị Tý
Họ Phan Văn (1)
Ông Phan Văn Khang
Họ Phan Văn (1)
Phan Văn Tài
Họ Vũ (3)
Bà Vũ Thị Thoan
Họ Nguyễn Khắc
Chị: Ng. Thị Hà (4)
41
họ khác nhau, nếu mỗi người làm rể một họ khác nhau. Trong cấu trúc ba họ
của những người này phần chung là hai họ: Họ nội (họ của bố) và Họ ngoại
(họ của mẹ).
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau trong quan niệm về ba họ,
giống như chúng tôi vừa trình bày ở trên, từ học giả Đào Duy Anh [2, tr. 118-
119], đến các học giả sau này như Phan Đại Doãn, Trần Quốc Vượng, Phan
Văn Các, Đặng Nghiêm Vạn. So sánh với quan niệm về ba họ của người Việt
và người Thái, tức quan hệ giữa ba họ ải noọng - lúng ta - nhính xao, rõ ràng
là khác nhau. Ở người Thái, ba họ không dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân của
một mình Ego, mà phức tạp hơn nhiều. Ego ở đây còn là “đại diện cho cả một
nhóm gọi là ải noọng được coi là gốc của một tông tộc”, việc lấy đổi giữa hai
nhóm hôn nhân bị cấm. Nguyên tắc hôn nhân là theo chế độ thuận chiều.
Người Thái quan niệm một người anh em ruột đã làm rể một nhà nào, thì nhà
đó được coi là thuộc họ ngoại (lúng ta) với tất cả thành viên của dòng họ, hay
đúng hơn là với tất cả thành viên trai trong dòng họ (ải noọng); nên không thể
nào con trai (họ lúng ta)lại có thể lấy con gái của ải noọng.... Tục này không
những cấm với thế hệ Ego mà còn đến hai thế hệ tiếp sau - I và - II và chỉ thu
gọn trong một đại gia đình ba thế hệ mà thôi” [107, tr. 11].
Quan niệm ba họ của người Việt vừa là kết quả của quy tắc cấm nội hôn
mở rộng, vừa tham dự vào việc duy trì quy tắc đó, tức là tác động trở lại quy
tắc đó. Nó xác lập trên thực tế các vòng cấm hôn nhân trong ba họ theo xu
hướng tháo dỡ dần các quy định cấm song song với quan hệ huyết thống nhạt
(loãng) dần:
a. Vòng trong cùng, với tính chất cấm tuyệt đối, đó là khu vực họ nội.
Trong khu vực này, những người có nguồn gốc từ một ông tổ chung không
được lấy nhau. Luật pháp từ xưa tới nay đều chỉ cấm nội hôn trong vòng 5
42
đời. Tuy nhiên trong thực tế, hễ cứ còn xác định được quan hệ cùng ông tổ thì
không lấy nhau, dù có cách xa bao nhiêu đời. Quy định này còn được áp dụng
với cả con nuôi. Một trường hợp hãn hữu ở họ Vũ Hữu thuộc Hữu Bằng, một
người họ Nguyễn từ nơi khác đến được họ Vũ này nhận làm con nuôi, được
coi là thế hệ thứ 9 trong dòng họ, đổi họ Nguyễn thành họ Vũ. Sau này người
này cố tình lấy một người con gái trong họ. Họ đã ra sức ngăn cấm nhưng
không được. Kết cục người này bị đuổi ra khỏi họ cùng với vợ mình.
b. Vòng thứ hai là hôn nhân giữa con cô và con cậu. Hôn nhân kiểu này
thậm chí không dính dáng gì tới họ, nhưng vẫn bị cấm tuyệt đối, như đã trình
bày ở trên. Hôn nhân đôi con dì cũng vậy. Theo chúng tôi, đây chính là một
trong những dấu hiệu về vai trò của mẫu hệ trong dòng họ người Việt. Đặc
điểm này rất khác với xu hướng ưu tiên hôn nhân con cô con cậu nếu căn cứ
vào tài liệu của M. Freedman [40, tr. 89]. Ở Trung Quốc, việc không cấm hôn
nhân con cô con cậu chứng tỏ tính chất phụ hệ của dòng họ ở đây tuyệt đối
hơn, họ bố là độc tôn và tuyệt đối, họ mẹ không còn ý nghĩa gì. Trái lại, người
Việt coi quan hệ cô cậu ruột vẫn là máu mủ ruột thịt, tức là chị em gái dẫu đi
lấy chồng, trở thành người họ khác, nhưng dù sao đi nữa và một cách thực
chất vẫn là người của họ, vì trong người phụ nữ ấy vẫn mang dòng máu của
họ. Do đó, nếu thực hiện việc hỗn huyết thì không khác gì sự hỗn huyết giữa
con của hai anh em trai ruột. Chúng tôi cho rằng, chỉ có lý do này mới giải
thích được tính tuyệt đối của tục cấm hôn nhân con cô con cậu ruột và đôi con
dì ruột. Ở đây, nếu xét theo quan điểm ba họ thì điểm xuất phát lại nằm ở phía
con của bên cô, khi đó, họ nội mà ta vừa xem xét ở điểm (a) lại trở thành họ
mẹ (họ ngoại). Hiện tượng này rất phù hợp với quy luật mà Ăng - ghen đã
nhận ra: Hình thức dòng họ hiện tại thường là mô hình gia đình trong quá khứ
[66, tr. 57-58]. Ngày nay, vai trò ông cậu không còn gì đáng kể trong dòng họ
người Việt, nhưng việc cấm hôn nhân con cô con cậu ruột lại phản ánh vai trò
43
quan trọng của ông này ở một thời quá khứ xa xôi. Tương tự như vậy, việc
cấm hôn nhân đôi con dì cũng gợi lên rằng, có lẽ ở những giai đoạn lịch sử nào
đó trong quá khứ, quan hệ ruột thịt vẫn được tính theo bên mẹ, hoặc hơn thế nữa,
những người con gái có thể là nòng cốt của dòng họ, mà ở đó, quy tắc ngoại hôn
cũng vẫn là quy tắc tuyệt đối.
c. Trở lại với điểm xuất phát từ họ nội ở điểm (a), hôn nhân với họ ngoại
chỉ là hôn nhân con cô con cậu, do đó quy tắc cấm vẫn được áp dụng như
điểm (b). Ở đây, quy tắc họ ngoại chỉ là họ ngoại của cá nhân Ego được
khẳng định một lần nữa bằng việc tháo dỡ dần những rào cản hôn nhân vượt
ra khỏi phạm vi con cô con cậu ruột:
- Hôn nhân giữa nhóm (1) và (2) cấm tuyệt đối.
- Hôn nhân giữa nhóm (1) và (3) cấm tuyệt đối.
- Hôn nhân giữa nhóm (2) và (3) không bị cấm.
- Hôn nhân giữa nhóm (1) và (4) không bị cấm.
- Hôn nhân giữa nhóm (2) và (4) được coi là ngoại hôn hoàn toàn.
Việc không cấm hôn nhân giữa nhóm (2) và nhóm (3), giữa nhóm (1) và
nhóm (4) được áp dụng mà không tính tới thế hệ, và đó là nguồn gốc của quan
hệ nhiều bề mà chúng ta gặp nhiều ở nông thôn. Ví dụ: Một người là anh họ
Họ nội
Anh em ruột
của bố Ego
Bố mẹ Ego
(2) (1)
Họ ngoại
Anh chị em
ruột của mẹ
Ego
Anh chị em
họ của mẹ
Ego
(3) (4)
Ego
44
của Ego, lấy một người phụ nữ gọi mẹ của Ego là bà dì, thế là người đó vừa là
anh họ, vừa trở thành cháu rể của Ego. Các cuộc hôn nhân loại này cứ tự do
đan chéo giữa các dòng họ trong làng, tạo nên hiện trạng “phi nội, tắc ngoại”
ở nông thôn rất phức tạp.
d. Vòng cuối cùng của hôn nhân giữa ba họ là quan hệ hôn nhân giữa họ
nội (họ của Ego) và họ vợ của Ego. Ở khu vực này gần như không có quy
định cấm đoán nào, nhưng trong thực tế, người ta không khuyến khích những
cuộc hôn nhân khác thế hệ tính từ Ego và vợ Ego. Nếu anh em trai của bên
này lấy chị em gái của bên kia, thì hôn nhân được coi là hoàn toàn ngoại hôn.
Ngạn ngữ có khí chất vui vẻ, hả hê “Hoa thơm ta đánh cả chùm, mía ngọt ta
bứng cả khum về trồng” diễn tả điều này, đồng thời cũng phản ánh hiện tượng
không hiếm hoi lắm, không bị cấm đoán ở xã hội cũ mà hoàn toàn phụ thuộc
vào các hoàn cảnh ngẫu nhiên như người đàn ông rất tài giỏi hay chị chết sớm
hoặc không có con nên em vợ lấy anh rể… Nhưng hai dì cháu hay hai cô cháu
lấy một người đàn ông hay anh em ruột của người đàn ông đó thì đã trở nên
rất hiếm, nửa thế kỷ trở lại đây ở Hữu Bằng chỉ có một trường hợp ở họ Phan
Văn 3, trong khi mỗi họ ở làng này thường có từ 4 đến 7 cuộc hôn nhân thuộc
trường hợp trên.
1.3.2. Quan hệ xã hội trong dòng họ.
Nói đến quan hệ xã hội là nói đến các quan hệ mà qua đó con người trao
đổi hoạt động và thông tin với nhau. Dòng họ là một kết cấu dựa trên huyết
thống, ở đây, khác với quan hệ hôn nhân, chúng ta chỉ xét quan hệ về mặt xã
hội giữa các thành viên ở họ nội, tức dòng họ, khách thể nghiên cứu mà chúng
tôi lựa chọn.
Quan trọng nhất của quan hệ xã hội biểu hiện trong dòng họ là sinh hoạt
chung của dòng họ, được thể hiện qua các hoạt động chủ yếu gồm các ngày
45
giỗ chung (trong đó có giỗ tổ), những buổi sinh hoạt họ, hay những dịp họ tập
trung lại vì các lý do hôn nhân, tang ma, làm nhà, ăn mừng của các thành
viên… trong đó, thành viên ở các thế hệ khác nhau thường có những vai trò
và vị trí khác nhau. Ngoài những dịp đó ra, quan hệ xã hội trong dòng họ
cũng được thể hiện trong đời sống thường nhật ở làng xã, ở đó, các thành viên
trong dòng họ vừa là những người họ hàng, vừa là những thành viên cùng
làng xã. Hai tính chất này đan cài trong mỗi ứng xử của mỗi thành viên, và
trong rất nhiều trường hợp, chúng ta khó mà nhận ra được đâu là quan hệ láng
giềng, đâu là quan hệ họ hàng trong ứng xử với nhau giữa các thành viên của
cùng một họ.
Các dòng họ ở vùng này thường có từ hai đến ba ngày giỗ chung, tất
nhiên trong đó quan trọng nhất là ngày giỗ cụ thủy tổ. Họ Phí ở Hương Ngải
có ba ngày giỗ chung, đó là ngày giỗ cụ tổ ông, ngày giỗ cụ tổ bà và ngày
chạp mả, tức là một ngày cuối tháng chạp âm lịch. Họ Phan Văn 3 ở Hữu
Bằng thì chỉ có hai ngày, ngày giỗ cụ tổ và ngày chạp mả. Trong khi đó họ Vũ
Hữu cùng làng cũng có ba ngày, nhưng ngoài ngày giỗ cụ tổ và ngày chạp
mả, thì ngày thứ ba lại là ngày giỗ cụ Hiền, là người vô tự ở đời thứ 5, và đã di
chúc lại toàn bộ số ruộng cụ có được khoảng hơn một mẫu và cái ao cúng hậu
vào họ. Chưa thấy họ nào có tới bốn ngày giỗ chung của dòng họ trong một năm.
Để lo thu xếp tổ chức các công việc chung của họ trong một năm, tất cả
các họ lớn đều tạo ra thiết chế thường trực, gọi là câu đương, tuy nhiên lại có
hai cách tạo ra thiết chế này. Cách thứ nhất là quy định tất cả những thành
viên nam giới nào của họ trong năm đó bước vào tuổi 50 (lão trẻ) thì họp
thành nhóm câu đương này, do một người thạo việc và nhiệt tình nhất, hoặc
do người vai vế nhất cầm đầu. Bộ phận này có trách nhiệm thường xuyên lui
tới chăm nom săn sóc ở nhà thờ họ, đi báo cho tất cả các gia đình trong họ tập
trung, tham dự, đóng góp tiền của hay nhân lực cho hoạt động chung của
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất   hà tây - luận án ts lịch sử 6793666

More Related Content

Similar to Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất hà tây - luận án ts lịch sử 6793666

Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdfNghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
TunHunhAnh5
 

Similar to Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất hà tây - luận án ts lịch sử 6793666 (20)

Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền ThốngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
 
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền ThốngLuận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
Luận Văn Những Yếu Tố Tác Động Đến Sự Biến Đổi Văn Hoá Gia Đình Truyền Thống
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAYLuận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
Luận văn: Nghi lễ hôn nhân của người Tu Dí ở tỉnh Lào Cai, HAY
 
Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdfNghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
Nghi-lễ-vòng-đời-của-người-Hoa-Quảng-Đông-ở-Quận-5-thành-phố-Hồ-Chí-Minh-tt.pdf
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAYBài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về nền văn hóa Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
 
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAYLuận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đLuận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc huyện thạch thất hà tây - luận án ts lịch sử 6793666

  • 1. ®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh¨n v¨n PHAN CHÍ THÀNH Dßng hä vµ ®êi sèng lµng x· ë ®ång b»ng b¾c bé qua t- liÖu ë mét sè x· thuéc huyÖn th¹ch thÊt - hµ t©y LuËn ¸n tiÕn sÜ lÞch sö Hà nội, 2006 Hµ Néi, 2006
  • 2. 2 Môc lôc Trang më ®Çu 5 Ch-¬ng I: Thùc tr¹ng dßng hä ë ®ång b»ng b¾c bé. 18 1.1. Kh¸i l-îc vÒ ®Þa bµn nghiªn cøu. 18 1.2. Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung. 26 1.3. C¸c quan hÖ dßng hä ë Th¹ch ThÊt - Hµ T©y. 37 1.3.1 - Quan hÖ h«n nh©n cña dßng hä. 37 1.3.2 - Quan hÖ x· héi trong dßng hä. 43 1.3.3 - Quan hÖ kinh tÕ trong dßng hä. 54 TiÓu kÕt ch-¬ng I 61 Ch-¬ng II: Thùc chÊt cña kÕt cÊu dßng hä ë ®ång b»ng b¾c bé 63 2.1 KÕt cÊu dßng hä. 63 2.2. Sinh ho¹t tinh thÇn trong dßng hä. 74 2.3. Thùc chÊt cña kÕt cÊu dßng hä ë ng-êi ViÖt thuéc §ång b»ng B¾c bé. 85 TiÓu kÕt ch-¬ng II 96 Ch-¬ng III: Vai trß cña dßng hä trong lµng x· ë §ång b»ng B¾c bé. 97 3.1. Tr¹ng th¸i d-íi chÕ ®é cò. 97
  • 3. 3 3.2. ¶nh h-ëng cña dßng hä trong ®êi sèng lµng x· hiÖn nay. 111 3.3. Nh÷ng kiÕn nghÞ vÒ øng xö chÝnh trÞ - x· héi ®èi víi dßng hä ë n«ng th«n. 124 TiÓu kÕt ch-¬ng III 129 KÕt luËn 131 Tµi liÖu tham kh¶o 136 C¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu cña t¸c gi¶ 146 Phô lôc 147
  • 4. 4 MỞ ĐẦU I. Lý do chän ®Ò tµi Trong đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay, dòng họ và quan hệ dòng họ vẫn còn là một đặc trưng thể hiện ở gần như khắp nơi, và cũng có thể nói là trên mọi khía cạnh của đời sống. Họ hàng - làng - nước vẫn được coi là các khuôn khổ quen thuộc đối với mọi người. Các giá trị văn hóa của mỗi làng nói riêng, của mỗi vùng nếu nói rộng hơn, thậm chí của cả dân tộc, đều mang dấu ấn của văn hóa dòng họ. Những ảnh hưởng tích cực của dòng họ và văn hóa dòng họ đang đóng góp vào việc gìn giữ và phát triển văn hóa của dân tộc. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực cũng thường xuyên tác động tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đặc biệt là tới công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xây dựng đời sống văn minh, dân chủ và hiện đại ở khu vực nông thôn. Trong mỗi làng người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc Bộ, quan hệ dòng họ (và quan hệ thân tộc nói chung) là một trong hai quan hệ cổ truyền cơ bản cố kết các thành viên của làng. Quan hệ còn lại là quan hệ lân cư, tức quan hệ giữa các thành viên của làng với nhau. Tất nhiên, quan hệ lân cư là quan hệ cơ bản hơn, bởi nó được chính thống hóa, thậm chí là pháp chế hóa. Nhưng quan hệ dòng họ không vì thế mà bị thu hẹp dần. Nó vẫn tồn tại rất dai dẳng, và có thể nói là biến đổi ít hơn quan hệ lân cư, là loại quan hệ mà tính chất của nó có thể được định hướng bởi chế độ chính trị từng thời kỳ. Do đó, để hiểu biết đầy đủ về thực chất của đời sống nông thôn Việt Nam thì không thể thiếu những hiểu biết về dòng họ và sinh hoạt dòng họ. Có một hiện tượng rất đáng suy nghĩ, đó là sự phục hồi của hàng loạt những hoạt động có liên quan đến dòng họ kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chiến lược đổi mới đất nước. Trước đó, có thể nói là trong vòng ba, bốn
  • 5. 5 thập kỷ, sinh hoạt dòng họ hầu như bị lắng chìm. Có nhiều lý do của sự lắng chìm đó, nhưng trong đó chắc phải có lý do là tư tưởng về dòng họ mặc nhiên bị coi là tư tưởng phong kiến, không phù hợp với tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính thống. Sự phục hưng có chiều rầm rộ của vấn đề dòng họ có tính chất tự phát, nhưng cũng có tính khách quan, và được xã hội chấp nhận. Hàng chục dòng họ đầu tư công sức, tiền của để xác minh quan hệ, nhận họ, nhận ngành, nhiều họ còn lập ban liên lạc dòng họ để liên lạc trong cả nước, tổ chức giỗ họ (có khi được coi là có quy mô toàn họ trong cả nước), khôi phục và tiếp nối tộc phả, xuất bản sách về dòng họ, như các họ Ngô, họ Trịnh, họ Phạm, họ Phan, họ Mạc, họ Hồ, họ Đỗ, họ Trần... Một số tỉnh như Nghệ An, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... và nhiều tỉnh khác đã tổ chức những Hội thảo khoa học về các dòng họ trong tỉnh, về văn hóa dòng họ... với sự quan tâm của lãnh đạo các tỉnh và sự tham gia của nhiều nhà khoa học ở Trung ương và địa phương. Và nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 27 - 4 - 1996, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã khai mạc hội thảo khoa học Dòng họ với truyền thống văn hóa dân tộc, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học và đại biểu các dòng họ. Có lẽ trong lịch sử, chưa có thời nào chuyện dòng họ được đặt ra một cách quan phương mà lại có quy mô rộng lớn đến thế. Một câu lạc bộ thông tin về dòng họ cũng được hình thành trong khuôn khổ chương trình hợp tác của UNESCO. Những hiện tượng trên chứng tỏ rằng dòng họ cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề rất cần quan tâm. Nếu nói làng xã là hằng số trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thì quan hệ dòng họ, nếu không được coi là hằng số, chí ít cũng phải được coi là một nhân tố đóng góp vào sự trường tồn của làng xã. Vùng Sơn Tây cũ, trong đó có Thạch Thất, là một vùng đất cổ khá điển hình ở Đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, sinh hoạt dòng họ rất đậm nét. Đồng thời đây cũng là một vùng đất mà con người rất năng động, thích ứng khá nhanh
  • 6. 6 với những biến đổi của xã hội. Về phía cá nhân, quê tổ của tôi là xã Hữu Bằng thuộc huyện Thạch Thất. Tôi thường xuyên đi về, và cũng được chứng kiến những đổi thay ở quê hương, trong đó có vấn đề dòng họ, một vấn đề mà tôi đã quan tâm từ khi còn là sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vì thế tôi đã lựa chọn một số xã ở huyện Thạch Thất để làm địa bàn nghiên cứu. Đó là những lý do để tôi lựa chọn đề tài “Dòng họ và đời sống làng xã ở Đồng bằng Bắc bộ qua tƣ liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây” làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử của mình. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. Mục tiêu đầu tiên của đề tài là đặt dòng họ trong bối cảnh đời sống xã hội nông thôn để khảo sát và nghiên cứu hiện trạng của các dòng họ và sinh hoạt dòng họ trong một số xã của huyện Thạch Thất, Hà Tây, trước hết là các xã Lại Thượng, Hương Ngải, Hữu Bằng và Đại Đồng chứ không nghiên cứu bản thân các làng xã. Trong số bốn xã này thì có ba xã sau là các xã có nhiều dòng họ, có những dòng họ lớn với văn hóa dòng họ khá phong phú, và ảnh hưởng dòng họ rất rõ rệt, theo cả hai ý nghĩa tích cực và tiêu cực tới đời sống làng xã. Trên một ý nghĩa nào đó, sinh hoạt dòng họ ở ba xã sau là khá điển hình, nếu so sánh với hiểu biết của tôi về dòng họ ở những nơi khác trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ và qua những gì mà các nhà nghiên cứu về dòng họ đã nêu. Mục tiêu thứ hai của đề tài là từ các tài liệu thực tế, chúng tôi nêu ra quan niệm của mình về thực chất của dòng họ ở vùng này, tìm cách trả lời hai câu hỏi cơ bản nảy sinh ra ngay trong quá trình nghiên cứu các tài liệu thực tế. Thứ nhất: Kết cấu dòng họ thực ra là kết cấu con người theo cung cách nào xét về mặt hiện thực? Và thứ hai: Nó có giá trị nhân học ra sao, tức là nó có
  • 7. 7 bản chất như thế nào, cái bản chất mà nhờ đó nó có thể tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội Việt Nam ở nông thôn? Vấn đề thứ hai này từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều người nghiên cứu về dòng họ, trong đó có tôi, và những kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực này nếu có giá trị khoa học thì có thể trở thành những căn cứ cần thiết cho việc ứng xử chính trị - xã hội đối với vấn đề dòng họ. Những ứng xử như thế ở nông thôn nước ta gần như vẫn chỉ có tính chất kinh nghiệm, chứ chưa dựa trên những khuyến cáo khoa học, càng chưa bao giờ được đặt ra một cách hệ thống, bài bản, chỉ làm theo lối xử lý điểm nóng, “nước đến chân mới nhảy”. Mục tiêu thứ ba là khảo sát và nghiên cứu những tác động của dòng họ đối với đời sống xã hội ở địa bàn được nghiên cứu. Có thể nói đây là một mục tiêu khó khăn, bởi vấn đề này rất phức tạp. Quan hệ dòng họ là quan hệ riêng tư, và nó luôn luôn lẩn vào các quan hệ chính thống, lặng lẽ tác động vào các quan hệ chính thống này, làm cho chúng bị “uốn” đi ở các xu hướng khác nhau và ở các mức độ khác nhau, khó mà định lượng được, mặc dù luôn luôn có nhu cầu khách quan là phải định lượng chúng. Tuy nhiên, sự tồn tại thực sự của những ảnh hưởng dòng họ ở nông thôn lại luôn là chuyện có thật. Hiểu biết được về các ảnh hưởng này là rất cần thiết đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, một bộ phận thiết yếu của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên đất nước Việt Nam nói chung. Cho nên mục tiêu này làm cho đề tài có tính chất thực tiễn, thiết thực và không thể lảng tránh được. Mục tiêu thứ tư là qua so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu của mình với kết quả nghiên cứu của những người đi trước, bước đầu chúng tôi đưa ra những nét chung về dòng họ của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ cũng như ảnh hưởng của kết cấu này tới đời sống chính trị, kinh tế xã hội ở nông thôn. Những nhận xét này nằm rải rác trong luận án mỗi khi chúng tôi thực hiện các
  • 8. 8 thao tác so sánh. Cuối cùng, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất những khuyến cáo về ứng xử với vấn đề dòng họ ở nông thôn nói chung, dù chỉ là trên cơ sở những kết quả nghiên cứu ở một vùng khá hạn chế về quy mô. III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Bởi dòng họ là một đặc trưng phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam, nên nó đã được chú ý rất sớm. Ngay từ thời thuộc Pháp, các tác giả người Pháp đã nghiên cứu nó, tất nhiên là chỉ để phục vụ cho công cuộc thực dân hóa của Pháp mà thôi. Tuy nhiên, những nghiên cứu của họ lại là những nghiên cứu khoa học đầu tiên, với tư cách là nghiên cứu có phương pháp xác định. Các nhà nghiên cứu của Pháp thời kỳ này đã đề cập đến vấn đề dòng họ như Bonifacy, Ory... nhưng rõ nhất là hai tác giả P. Gourou và L. Cadière, P. Gourou đã đưa ra con số 202 tộc danh ở Đồng bằng Bắc bộ, trong đó tỉnh Bắc Ninh có 93 dòng họ, với 54% số hộ là họ Nguyễn. Đáng chú ý là ông phát hiện ra ở Bắc Ninh có nhiều làng chỉ có một họ Nguyễn, con số này lên tới 48 làng, với quy mô trung bình 120 hộ và 730 nhân khẩu (36: 248). Số liệu này được đưa ra từ năm 1938 trong sách của ông, và ngày nay chúng tôi không còn đủ cơ sở để xác minh tính chính xác của nó. P. Gourou không quan tâm tới bản chất và các mối quan hệ dòng họ, và toàn bộ phần viết về dòng họ của ông cũng chỉ được thể hiện trên 5 trang sách. L. Cadière, tuy cũng không khảo sát kỹ các quan hệ có tính chất dòng họ, nhưng đã cảm nhận được vai trò của yếu tố tâm linh trong kết cấu dòng họ với trụ cột là “Đạo thờ tổ tiên”. [ trích theo 107, tr. 14]. Trước năm 1945, nghiên cứu về dòng họ người Việt (Kinh) chỉ xuất hiện ở một số nhà nghiên cứu văn hóa như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, và rõ nhất là Phan Kế Bính trong cuốn Việt Nam phong tục và Đào Duy Anh với
  • 9. 9 Việt Nam văn hóa sử cương. Trong Việt Nam phong tục, qua các mục Thân thuộc, Phụng sự tổ tiên, trong đó có tiểu mục Gia phả, Thượng thọ, Tang ma, Phan Kế Bính đã trình bày một số nét trong sinh hoạt dòng họ, dựa trên tập tục mà ông kinh nghiệm được, và cũng dựa trên Thọ Mai gia lễ do tiến sỹ Nho học Hồ Sĩ Tân (1690 - 1760) biên soạn. Cũng tương tự như vậy, học giả Đào Duy Anh trình bày một số nét trong sinh hoạt gia đình truyền thống và dòng họ nhưng đôi chỗ có so sánh sự khác biệt ở cùng một vấn đề giữa tập tục dân gian và quy định của pháp luật, chủ yếu là pháp luật thời Gia Long. Dưới dạng trình bày khái lược đặc trưng văn hóa, cả hai ông đều không đưa ra các tài liệu thực địa để chứng minh cho các đặc trưng dòng họ. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, các ngành Khoa học xã hội ở Việt Nam được thiết lập chính thống và triển khai nghiên cứu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có Dân tộc học. Có lẽ trong xu thế mới của sinh hoạt tư tưởng, dòng họ được coi là tàn dư của xã hội cũ, có tính chất phong kiến - hay ít nhất là không còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, do đó nó cũng ít được quan tâm. Chỉ có vấn đề dòng họ của một số dân tộc ít người được giới thiệu trong các công trình dân tộc học của các nhà khoa học như Đặng Nghiêm Vạn, Lã Văn Lô, Vương Hoàng Tuyên, Trương Hữu Quýnh..., tiếp đó là Mạc Đường, Nguyễn Dương Bình. Thậm chí, hồi 1976, có cả một trào lưu tập trung nghiên cứu về nông thôn, được tập hợp trong bộ sách hai tập Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, vấn đề dòng họ của người Việt (Kinh) vẫn hầu như không được đề cập tới, lại càng không có những chuyên khảo về vấn đề này. Rốt cuộc, trước thời kỳ đổi mới, dòng họ người Việt (Kinh) chỉ được đề cập đến rõ nhất trong cuốn Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ của nhà nghiên cứu nổi tiếng Trần Từ, mặc dù cũng chỉ chiếm 6 trang sách trên tổng số 166 trang sách của tác phẩm này. Ông xác định được vai trò của
  • 10. 10 dòng họ là tạo ra niềm cộng cảm, lại chịu “ảnh hưởng kéo dài qua hàng thế kỷ của nền giáo dục nhà Nho, một nền giáo dục được củng cố trên bình diện tình cảm bởi hình thái thờ cúng tổ tiên mà người Việt tiến hành, không những trong từng hộ, từng gia đình nhỏ mà cả trong phạm vi toàn thể tông tộc, tại nhà thờ họ” [102]. Về mặc thực tiễn, nó còn là chỗ dựa cho các thành viên dòng họ giữa ngổn ngang những mâu thuẫn thường nhật trong đời sống xã hội nông thôn, đặc biệt là với các dòng họ lớn. Sau mở đầu thời kỳ đổi mới vài ba năm, sinh hoạt dòng họ trong nông thôn cả nước bỗng dưng được khôi phục và phát triển ngày càng rộng khắp như chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Các cuốn sách của từng dòng họ tự soạn thảo ít nhất cũng cung cấp vô cùng nhiều tư liệu mới về các dòng họ, nhất là các dòng họ nổi tiếng ở nước ta, như các họ Ngô, Hồ, Phạm, Mạc, Trịnh, Lê, Nguyễn, Phan..., mặc dù tính chính xác của tư liệu trong rất nhiều trường hợp còn phải xem xét thêm. Những thông báo của các Hội thảo khoa học về dòng họ ở từng tỉnh có chú ý hơn tới vấn đề phương pháp, đề xuất việc cảnh giác với hai khuynh hướng cực đoan hoặc quá đề cao, hoặc quá xem nhẹ vấn đề dòng họ, kêu gọi việc bảo tồn và phát huy văn hóa dòng họ, và cung cấp thêm nhiều tài liệu quan trọng, rất có giá trị về một số họ nổi tiếng trong các tỉnh. Các nhà khoa học cũng phải vào cuộc. Tuy chưa có một công trình lớn nào chuyên nghiên cứu về vấn đề dòng họ người Việt (Kinh) một cách có hệ thống, nhưng các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều vấn đề về lý luận và phương pháp với nội dung khá phong phú, trong đó đáng lưu tâm nhất là các luận điểm của các nhà nghiên cứu Phan Văn Các [15], Phan Đại Doãn [27], Đặng Nghiêm Vạn [107], Trần Quốc Vượng [116]... GS. Phan Văn Các tóm lược lịch sử hình thành khái niệm Tính, Thị (tức là Họ) trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, với tư tưởng “Kính tông pháp tổ” của Nho gia, một số cấu trúc họ đơn, họ kép ở Trung Quốc và truyền thống
  • 11. 11 ghi chép tộc phả của người Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Âu - Mỹ. Ông cũng nêu ra các giá trị truyền thống quý báu cần phải quan tâm khi nghiên cứu các dòng họ Việt Nam và sự cần thiết phải có phương pháp liên ngành trong việc nghiên cứu về dòng họ [15]. GS. Trần Quốc Vượng trong một bài tham luận rất súc tích, đã đặt ra những vấn đề phương pháp luận rất quan trọng trong nghiên cứu dòng họ, đề phòng phương pháp tiến hóa luận cực đoan, đặc biệt quan tâm tới những hiện tượng của dòng họ trái với lối suy nghĩ giản đơn thông thường như tuyệt đối hóa tính chất phụ hệ, vai trò hoàn toàn lệ thuộc của phụ nữ trong dòng họ, các họ nội hôn... và nhấn mạnh Họ là một đơn vị cộng cảm mà đỉnh cao là văn hóa tâm linh với tục thờ cúng tổ tiên [116, tr. 73-75]. GS. Phan Đại Doãn cho rằng thể chế dòng họ người Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, mà đã được tái cấu trúc cho phù hợp với thực tế Việt Nam, với thành phần phổ biến là các gia đình nhỏ và đây đó còn tàn dư song hệ (phụ hệ - mẫu hệ) với vai trò của phụ nữ trong kinh tế còn khá cao. Ngoài ra, chính chế độ kế thừa gia sản theo kiểu đa tử, được thừa nhận trong luật pháp, đã góp phần làm cho quan hệ dòng họ còn đậm nét và lâu dài [29] Trong bài “Bàn về dòng họ người Việt” [107], giáo sư Đặng Nghiêm Vạn phân biệt ba ý nghĩa của khái niệm họ: Tộc danh; tập hợp tất cả những người cùng huyết thống; và cũng là tập hợp ấy nhưng hạn chế từ ông tổ 5 đời, tức chi họ. Sự phân biệt này rất gần gũi với các tài liệu thực tế ở nhiều nơi qua tài liệu của các nhà nghiên cứu, nhưng không phù hợp lắm với tài liệu ở địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu. Ông cũng đưa ra khái niệm ba họ trong sinh hoạt dòng họ ở người Việt (Kinh) và phân biệt với quan hệ ải noọng - lúng ta - nhính xao ở người Thái. Tất nhiên là còn nhiều nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm đến vấn đề
  • 12. 12 dòng họ, như PGS - TSKH Nguyễn Hải Kế [55], TS. Bùi Xuân Đính [38], Ngô Thị Chính [20], TS. Vũ Hồng Quân [75]... Đặc biệt là cuốn sách của Mai Văn Hai và Phan Đại Doãn Quan hệ dòng họ ở châu thổ sông Hồng [48] qua tư liệu so sánh ở hai làng Tứ Kỳ (Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội) và Đào xá (An Bình - Nam Sách - Hải Dương) trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp bộ “Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Hồng” với tư liệu phong phú và phương pháp nghiên cứu liên ngành, mang lại những quan điểm mới về vai trò dòng họ trong hai điển hình của làng Đồng bằng Bắc bộ: một làng ven đô với kinh tế nông nghiệp và vai trò ngày càng quan trọng của thương nghiệp ven đô, và một làng là làng thuần nông ở một tỉnh ngoài tứ trấn. Ở khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, vấn đề dòng họ cũng được các thầy giáo và sinh viên lưu tâm. Đã có những luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp cử nhân về vấn đề dòng họ của người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ. Bản thân tác giả luận án này cũng có một đề tài cấp đại học quốc gia, ký hiệu QX - 11: Dòng họ và chính quyền các xã qua tư liệu một số xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây. Như vậy có thể nói, vấn đề dòng họ người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc bộ nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ vài chục năm nay, nhưng chủ yếu là từ mười, mười lăm năm nay. Tư liệu đã khá dồi dào, tuy chưa được hệ thống. Nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là sự tiếp nối công việc của những người đi trước. IV. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. Luận án của chúng tôi có thể góp được vào công việc nghiên cứu chung trên ba vấn đề sau đây: Thứ nhất là thực trạng dòng họ và sinh hoạt dòng họ ở bốn xã thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, một vùng đất cổ của người Việt, nơi đối
  • 13. 13 tượng mà chúng tôi nghiên cứu còn khá đậm nét. Thực trạng này được phản ánh thông qua một mặt là những nguồn tài liệu của những người nghiên cứu trước, của các cơ quan chính quyền địa phương, nhưng chủ yếu là từ các tài liệu điền dã trực tiếp của chúng tôi tại các xã Hương Ngải, Lại Thượng, Hữu Bằng, Đại Đồng và một số xã khác trong hơn ba năm, tuy không liên tục, nhưng cũng khá tỷ mỷ. Ngoài những nét chung với đời sống dòng họ ở nhiều khu vực khác của Đồng bằng Bắc bộ, đời sống dòng họ ở vùng này cũng có nhiều sắc thái biểu hiện riêng biệt, đóng góp vào sự phong phú của sinh hoạt dòng họ của cả nước nói chung và của Đồng bằng Bắc bộ nói riêng. Thứ hai là, trên cơ sở nắm bắt được thực trạng sinh hoạt dòng họ ở địa bàn mà chúng tôi lựa chọn và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan niệm của mình về thực chất thiết chế dòng họ của người Việt (Kinh) ở Đồng bằng Bắc bộ. Chúng tôi không dám đưa ra một định nghĩa cho khái niệm “dòng họ”, thậm chí chỉ là cho khái niệm “dòng họ người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ”, mà chỉ nêu lên những nội dung căn bản của khái niệm đó, phản ánh phần nào thực chất của một trong những thiết chế tồn tài lâu đời nhất trong đời sống làng xã người Việt ở vùng nghiên cứu, tất nhiên là mang ý nghĩa đại diện ở một mức độ nào đó cho Đồng bằng Bắc bộ nói chung. Chúng tôi nghĩ rằng, ở một luận án tiến sĩ, công việc này không những là cần thiết, mà còn có ý nghĩa bắt buộc. Dĩ nhiên không bao giờ chúng tôi coi những gì hàm chứa trong quan niệm khái quát này là hoàn toàn đúng đắn. Nó sẽ phải chịu sự cọ sát với thực tế của công việc nghiên cứu tiếp sau, và trước hết là với hội đồng đánh giá luận án. Dẫu sao đó cũng là một bước đi, hay ít nhất cũng là một công cụ tạm thời, theo ý nghĩa một khái niệm công tác, và nếu đắc dụng, nó có thể góp phần giải mã lịch sử cư dân ở vùng
  • 14. 14 này. Thứ ba là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và quan niệm về thực chất của dòng họ, và tác động của dòng họ tới đời sống nông thôn trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi mạnh đề xuất một số kiến nghị khoa học. Những kiến nghị này có nguyện vọng được gửi tới những cơ quan có trách nhiệm hoạch định những chính sách kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng bằng Bắc bộ, khuyến cáo về phương châm ứng xử với thiết chế dòng họ ở nông thôn, trên tinh thần chung là bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dòng họ và văn hóa dòng họ, đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực của nó trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông thôn. V. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP CỦA LUẬN ÁN. Để thực hiện luận án này, tôi dựa trên nhiều nguồn tư liệu. Trước hết là những bài đăng trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là tạp chí Dân tộc học và tạp chí Nghiên cứu lịch sử, và chú trọng hơn tới những bài viết có liên quan tới dòng họ. Thuộc vào loại này có tới trên 20 bài đăng rải rác trong nhiều năm, đặc biệt là từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tiếp đó là những tài liệu trong bộ phận tư liệu của Khoa Sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Dân tộc học. Những nghiên cứu về dòng họ còn có ở nhiều cuốn sách hiện có ở Thư việc Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia, Thư viện Viện Dân tộc học và các Viện Khoa học xã hội khác, trong đó có cả các cuốn sách của các tác giả Pháp viết từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Một trong các cuốn sách đó là của P. Ory, mà tôi đã dịch ra tiếng Việt từ năm 1992. Những tài liệu kể trên tôi đã liệt kê lại ở phần Tài liệu tham khảo của luận án này, cùng với các tài liệu về nông thôn và dòng họ ở Hà Tây nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng. Tuy nhiên, nguồn tư liệu chủ yếu mà tôi dựa vào là các thông tin tôi có
  • 15. 15 được trong nhiều lần nghiên cứu trực tiếp trên địa bàn các xã thuộc huyện Thạch Thất, bao gồm các gia phả chữ Nho và chữ Quốc ngữ, những sắc phong, thần phả, bia ký… và đặc biệt là những tài liệu do các thành viên (trên 50 người) thuộc các dòng họ sinh sống trên địa bàn trực tiếp cung cấp. Và cuối cùng là những gì tôi được biết như những trải nghiệm cá nhân tôi và các bậc tiền bối của họ Phan Văn 3, dòng họ của tôi thuộc xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất - Hà Tây có được và kể lại Về phương pháp, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu thực địa, sắp xếp, xử lý tư liệu, hình thành các quan điểm khoa học trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Trước hết là các phương pháp và thao tác trong quá trình nghiên cứu thực địa, đó là các phương pháp mô tả, phương pháp phỏng vấn, cả phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, điều tra theo phiếu hỏi soạn trước... Việc xử lý tư liệu được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu thống kê xã hội học, hình thành nên các số liệu giúp cho việc lượng hóa, nhất là đối với quan hệ có tính thực tiễn của sinh hoạt dòng họ. Đối với đề tài mà chúng tôi lựa chọn, sự kết hợp giữa phương pháp phân tích và tổng hợp có vai trò rất lớn, trước hết bởi đặc trưng của bản thân đối tượng nghiên cứu. Các biểu hiện trong quan hệ dòng họ luôn phải được xem xét vừa như một biểu hiện cụ thể, vừa là biểu hiện của một khía cạnh trong sinh hoạt dòng họ, lại vừa như một biểu hiện chung của ý thức dòng họ. Do đó, sử dụng kết hợp giữa phân tích và tổng hợp được coi như phương pháp chủ yếu của chương I và chương II. Để có được những quan niệm về bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống dòng họ, tất nghiên là phải sử dụng phương pháp khái quát hóa và trừu tượng hóa. Đặc biệt, mục tiêu khoa học chủ yếu của luận án này, tức thực chất của dòng họ, tất nhiên phải là kết quả của phương pháp khái quát hóa, trừu tượng
  • 16. 16 hóa. Ngoài ra, chúng tôi phải sử dụng các phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, phương pháp văn bản học khi tiếp xúc với các bản gia phả... và những tài liệu có liên quan. VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án có kết cấu gồm ba chương. Chương I: Thực trạng dòng họ ở Đồng bằng Bắc bộ. Trong chương này, sau phần giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu và các vấn đề lý luận chung, chúng tôi trình bày kết cấu của dòng họ ở địa bàn nghiên cứu và những khía cạnh của sinh hoạt dòng họ chủ yếu trên bốn xã mà chúng tôi lựa chọn. Các quan hệ này được gọi theo tính chất của chúng, gồm quan hệ dòng họ về hôn nhân, quan hệ dòng họ về xã hội, quan hệ dòng họ về kinh tế, tức đều là các quan hệ có tính thực tiễn, theo ý nghĩa là các quan hệ dòng họ có tính lợi ích xã hội, chứ không phải chỉ mang ý nghĩa tinh thần. Những luận điểm phần lớn được hình thành bằng phương pháp lượng hóa được dẫn chứng đôi khi bằng các bảng biểu thống kê trong trường hợp có thể thống kê được, tất nghiên là trên một số lượng chỉ có thể là hạn chế mà thôi. Chương II: Thực chất của kết cấu dòng họ. Chương này được chia thành ba tiết. Trước hết, là phần Kết cấu dòng họ. Tiếp đó, chúng tôi dành một tiết riêng để trình bày và phân tích thực chất tinh thần trong các quan hệ dòng họ, mà theo chúng tôi, đó là nội dung trực tiếp chuyển tải ý nghĩa sâu sắc nhất của kết cấu dòng họ, và khi được thực tiễn hóa trong đời sống hiện thực, tức là khi phải tìm cách thể hiện ra trong đời sống nhờ tông pháp, nó trở thành các quan hệ mang tính thực tiễn đã được trình bày trong chương I, đồng thời trực tiếp thể hiện ra trong sinh hoạt tinh thần như giỗ tổ, lập gia phả, chăm sóc mộ tổ, tìm họ hàng và tinh thần dòng họ. Ở tiết thứ ba, chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về thực chất của kết cấu dòng họ, kèm theo những lập luận cốt để trình bày cho rõ quan niệm của
  • 17. 17 mình. Chương III: Dòng họ trong đời sống làng xã ở Đồng bằng Bắc bộ. Những gì trình bày ở chương III này chỉ là bước đầu của một công việc nghiên cứu công phu và dài hơi hơn nhiều, bởi đó là một lĩnh vực rất phong phú, phức tạp và tình hình rất khác nhau ở những làng xã khác nhau. Trong phạm vi địa bàn nghiên cứu, dựa trên các tư liệu thực tế, chúng tôi nêu lên thực trạng,và có khi đối chiếu, tham khảo với các tư liệu của những nhà nghiên cứu khác, và đưa ra những nhận định sơ bộ. Vì dòng họ chắc chắn là còn tồn tại rất lâu dài, cho nên sự biến đổi của mối quan hệ giữa dòng họ với các quan hệ khác ở nông thôn tất nhiên cũng biến đổi. Cuối cùng là những đề xuất về ứng xử đối với vấn đề dòng họ ở nông thôn. Cả vấn đề này nữa cũng chỉ là những ý kiến ban đầu, chủ yếu là có tính chất tham khảo, bởi đây là một đề tài Dân tộc học chứ không phải một đề tài Chính trị học.
  • 18. 18 Chương I THỰC TRẠNG DÕNG HỌ Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1. KHÁI LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Thạch Thất là một vùng đất Việt cổ, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 40 km. Về mặt địa lý tự nhiên, Thạch Thất là vùng bán sơn địa, nơi chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây Bắc (Hòa Bình) với Đồng bằng Bắc bộ. Sông Tích chảy qua huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia huyện thành hai vùng có cấu tạo địa chất, địa tầng khác nhau. Theo các nhà địa chất, có hai quá trình địa chất xảy ra mạnh mẽ và gần đây nhất, quyết định tới địa hình, địa chất hiện nay của huyện Thạch Thất: Lần thứ nhất thuộc hệ trầm tích Meogen cách đây 30 triệu năm, và lần thứ hai là Kỷ Tân sinh, cách đây chừng hai triệu năm. Tài nguyên Thạch Thất nghèo, chỉ có đá ong, than bùn và vàng cám ở phía Tây huyện với phẩm vị thấp. Hai vùng địa chất được phân chia ra khá rõ rệt là vùng gò đồi ở phía tây huyện gồm các xã: Cẩm Yên, Lại Thượng, Bình Yên, Tân Xã, Cần Kiệm, Kim Quan, Hạ Bằng, Đông Trúc, Thạch Hòa và vùng đồng bằng phù sa chiếm 36% diện tích huyện, gồm các xã Phùng Xá, Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải, Liên Quan, Phú Kim, Đại Đồng (Xin xem bảng 1). Căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa học khẳng định rằng, trên địa bàn huyện Thạch Thất từ cách đây 4 nghìn năm đã có những cộng đồng người Việt cổ sinh sống, trước hết là ở những vùng cao như dãy núi Vua Bà, Đồng Bãi và vùng gò cao ở Thạch Hòa ngày nay. Có thể họ là những cư dân của nền văn hóa Hòa Bình tràn xuống vùng này, chủ nhân của nền văn hóa trước núi, theo khái niệm công tác của GS. Trần Quốc Vượng.
  • 19. 19 Các kết quả nghiên cứu về thời đại Hùng Vương cũng có những kết luận phù hợp với nhận định này: “Vào thiên niên kỷ thứ II Tr. CN (cách chúng ta 4 nghìn năm) có những nhóm tộc người cư trú ở vùng trung du và những vùng đất cao ven rìa phía Bắc của Đồng bằng Bắc bộ, đó là các vùng đất thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Bắc... [111, tr. 15]. Bảng số 1: Phân bố đất từng xã ở huyện Thạch Thất - Hà Tây (2004) (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thạch Thất - Số liệu năm 2004) Tên xã DT tự nhiên DT N/nghiệp DT Thổ cƣ DT L/nghiệp DT nƣớc thủy sản Đất chƣa sử dụng Chàng Sơn 259,88 196,05 19,75 4,85 413 Lại Thượng 813,31 504,81 83,13 25,29 11,59 Hữu Bằng 178,40 124,96 30,82 7,83 Bình Phú 471,53 335,63 27,00 3,7 38,07 Cần Kiệm 624,97 403,16 67,03 57,07 0,89 66,32 Thạch Xá 321,92 220,77 27,38 5,73 15,24 Hạ Bằng 571,25 397,24 39,88 5,40 50,02 Phú Kim 597,99 377,70 57,45 5,00 15,48 92,45 Tân Xá 704,50 348,07 26,21 125,90 19,43 24,06 Đồng Trúc 568,68 378,06 29,78 2,84 11,28 60,39 Đại Đồng 502,95 390,57 45,58 10,13 Dị Nậu 306,82 227,13 22,53 2,95 Liên Quan 291,10 182,99 27,25 9,24 19,12 Bình Yên 1067,28 494,81 46,95 272,82 11,27 166,38 Cẩm Yên 392,48 224,93 25,39 7,72 5,93 76,54
  • 20. 20 Hương Ngải 446,31 350,24 37,69 13,80 12,92 Theo bản thảo địa chí Thạch Thất do Ban tuyên giáo huyện đang biên soạn, khoảng 500 năm Tr. CN, địa bàn cư trú của cư dân Thạch Thất vẫn chủ yếu là những vùng đất cao, và bắt đầu phát triển ra khu vực các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Lại Thượng… rồi sau đó mới tụ cư ở vùng đồng bằng, mà gọi theo người Thạch Thất là vùng nông giang. Ở khu vực này đất đai phì nhiêu, màu mỡ, rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Cho đến đầu thế kỷ thứ VI thì cư dân ở Thạch Thất đã khá đông đúc. Theo thống kê của huyện năm 1999, Thạch Thất có 140.529 nhân khẩu, với 31.851 hộ gia đình được phân bố ở 20 xã, thị trấn như sau (Xin xem bảng số 2) Rõ ràng là Thạch Thất là một trong những vùng đất cổ của người Việt, là một vùng đất văn vật với di tích văn hóa nổi tiếng cả nước là chùa Tây Phương, và cũng giáp giới với chùa Thầy. Do đó, chắc chắn việc tụ cư ở vùng này đã có từ trước Công nguyên. Tuy nhiên, do nhiều biến cố lịch sử, các làng xã ở vùng này chỉ ghi nhận được lịch sử của mình muộn hơn, và chủ yếu là qua thần tích của đình chùa. Ví dụ thần tích làng Hương Ngải nhận rằng lập làng là ba anh em họ Chu, được Hán Hiếu đế phong quan chức và Hương Ngải là một trong năm hành cung của họ (cùng với Đại Đồng, Đình Vồi, Kim Quan (Liên Quan). Làng Hữu Bằng qua thần phả đình làng có lịch sử trên dưới 900 năm, từ Trại Ba nhà đến Trại Bông, Nủa Chợ đến Hữu Bằng trang. Các làng Chàng Sơn, Bùng (Nủa bừa) cũng chỉ ghi nhận được lịch sử làng mình từ thời Lý. Từ xưa đến nay, phần lớn các làng xã của Thạch Thất vẫn chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nước. Đồng đất vùng này rất phì nhiêu, người dân nổi tiếng là cần cù, ham việc, có gan làm giàu, có chí khí và có bản lĩnh, sẵn sàng đi làm ăn ở bất cứ nơi nào. Cũng từ lâu đời, nhiều nghề thủ công đã ra đời và phát triển, như nghề rèn ở Phùng Xá, nghề dệt vải, nhuộm vải, kéo sợi ở Hữu Bằng, nghề mộc và đan lát ở Chàng Sơn... trong đó nổi tiếng nhất là làng Hữu Bằng với cái chợ khá to, được coi như trung tâm thương mại của cả vùng, đến
  • 21. 21 mức chính làng này có cái tên là Nủa Chợ. Truyền thống này của Hữu Bằng ngày càng được phát huy. Bảng số 2: Số nhân khẩu và số hộ các xã của huyện Thạch Thất - Hà Tây (2005) (Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2005) TT Tên xã, thị trấn Số hộ Nhân khẩu Mật độ DS/km2 Tỷ lệ tăng DS Lao động Tổng số NN TTCN D.vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Liên Quan 1086 5376 1827 139 1810 1681 129 2 Đại Đồng 1965 8809 1589 174 424 3768 256 3 Cẩm Yên 843 4236 1007 154 1610 1580 30 4 Lại Thượng 1687 8068 457 178 3567 3485 82 5 Phú Kim 1855 8620 1381 167 3702 3591 111 6 Hương Ngải 1861 7390 1632 169 3655 3585 70 7 Canh Nậu 2266 11854 2310 221 4625 4499 126 8 Dị Nậu 1208 6273 1857 221 2399 2352 47 9 Bình Yên 1797 8454 685 139 3404 3064 340 10 Kim Quan 1452 6626 1358 151 2894 2806 88 11 Chàng Sơn 1591 8018 2692 226 1719 2583 1866 12 Thạch Xá 1211 5717 1666 177 2570 2476 94 13 Hữu Bằng 2564 13481 6749 206 3614 1682 1932 14 Phùng Xá 2075 9814 182 197 1817 318 3499 15 Tân Xá 730 3892 552 129 1727 1712 15 16 Cần Kiệm 1591 7813 1118 158 3414 3170 244 17 Bình Phú 1734 8621 1620 205 4060 3282 778 18 Hạ Bằng 1161 5697 920 187 2611 2537 74
  • 22. 22 19 Đồng Trúc 1006 5573 956 125 2065 2008 57 20 Thạch Hòa 1834 7978 422 236 2169 2049 120 Tổng cộng 31851 152230 1143 1,43 63486 52528 10958 Kể từ thời kỳ đổi mới, bộ mặt nông thôn Thạch Thất có những đổi thay rất quan trọng. Giao thông nông thôn khá phát triển, nhà ở của dân được xây cất khá tốt, ở những xã phát triển như Hữu Bằng, Phùng Xá, nhà cửa gia đình không kém gì thành phố, với công trình phụ khép kín, thậm chí hiện đại. Nhưng quan trọng hơn là cơ cấu kinh tế bắt đầu có thay đổi, dù là rất không đều, tức là nổi bật vẫn là các làng xã có truyền thống tiếp cận thị trường (Xin xem bảng số 3). Nhìn vào bảng số 3, chúng ta nhận thấy trừ xã Phú Kim, còn lại một thị trấn huyện (Liên Quan) và 18 xã khác đất nông nghiệp trồng lúa trong một năm đã giảm từ thấp nhất là 1ha (Hương Ngải) đến cao nhất là 36 ha (Hữu Bằng). Có hai lý do cơ bản giải thích hiện tượng này. Thứ nhất là quá trình tăng dân số và tách hộ, và thứ hai là chuyển đất nông nghiệp sang làm đất công nghiệp, điển hình lại vẫn là xã Hữu Bằng. Tình hình này phù hợp với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tư nhân tới công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Hai bảng 3 và 4 phản ánh phần nào những biến đổi về cơ cấu kinh tế ở các xã trong huyện Thạch Thất. Trong khi phần lớn các xã trong huyện vẫn còn được coi là xã thuần nông như Hương Ngải, Đại Đồng, Phú Kim, Dị Nậu, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Lại Thượng... thì một số xã đã phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp, đất nông nghiệp bị thu hẹp lại nhiều, điển hình là Chàng Sơn, Phùng Xá, và nhất là Hữu Bằng. Năm 2003, trong khi diện tích cấy lúa của Đại Đồng là 730 ha, đạt sản lượng 4. 600 tấn thóc với số dân là 8.643... thì Hữu Bằng chỉ còn 181 ha đất cấy lúa, sản lượng chỉ còn 963 tấn, thấp nhất huyện, mà dân số thì đông nhất huyện với 13.191 người. Tuy nhiên, trong khi Hữu Bằng có 35 công ty trách nhiệm hữu hạn thì Đại Đồng chỉ có 3. Về mặt ngành nghề, các làng tiểu thủ công nghiệp vừa
  • 23. 23 phát huy nghề truyền thống, vừa hình thành khuynh hướng tập trung vào một số ngành nghề. Ở xã Phùng Xá, tỷ lệ cơ sở kinh doanh ngành nghề có liên quan đến kim khí là 15 trên 35, tức 43% trong tổng số cơ sở kinh doanh, ở Chàng Sơn, các cơ sở kinh doanh chế biến sản xuất đồ mộc là 13 trên tổng số 15 doanh nghiệp, tức 86%. Hữu Bằng vốn rất linh hoạt trong làm ăn, vừa có số cơ sở kinh doanh đông nhất, vừa phong phú nhất về ngành nghề, vừa rất linh hoạt trong chuyển đổi nghề kinh doanh. Hiện Hữu Bằng có 19 cơ sở kinh doanh chế biến gỗ, 3 cơ sở kinh doanh may mặc và các ngành nghề khác như xây dựng, điện tử, trang trí nội thất, phụ tùng ô tô... Bảng số 3: Diện tích - năng xuất - sản lƣợng lúa cả năm 2003 của các xã thuộc huyện Thạch Thất - Hà Tây. (Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2004) Số TT Tên xã, thị trấn Diện tích Năng suất (tạ/ha) Sản xuất (tấn) Năm. 2002 Năm 2003 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2002 Năm 2003 1 T.T Liên Quan 274,4 259,5 50,8 54,91 1.484 1425 2 Đại Đồng 737 730 63 63,01 4.645 4.600 3 Phú Kim 680 706 55,3 53,87 3.757 3.803 4 Hương Ngải 634 633 55,3 50,98 3.508 3.227 5 Canh Nậu 715 709 60,96 61,57 4.358 4.365 6 Dị Nậu 348 430 62,3 62,4 2.727 2.683 7 Chàng Sơn 362 349,2 56,6 54,75 2.015 1.912 8 Thạch Xá 413 412 57,36 55,24 2.369 2.276 9 Bình Phú 611 610 56,12 54,41 3.429 3.319 10 Hữu Bằng 217 181 52,02 53,2 1.129 963 11 Phùng Xá 597 593 58,42 54,76 3.383 3.247 12 Cần Kiệm 568 556 53,9 53,02 3.063 2.948 13 Kim Quan 395 395 56 54,15 2.213 2.139 14 Lại Thượng 716 711 52,47 49,04 3.757 3.487 15 Cẩm Yên 370 378 53,32 52,25 2.047 1.975
  • 24. 24 16 Bình Yên 494,5 460 46,37 51,48 2.293 2.368 17 Tân Xã 251 243,5 47,53 47,56 1.193 1.158 18 Hạ Bằng 395,2 367,3 56,98 53,77 2.253 1.975 19 Đồng Trúc 354 352 51,36 51,7 1.818 1.820 20 Thạch Hoà 198 192 48,03 50,63 951 972 Bảng số 4: Các cơ sở kinh doanh của một số xã ở huyện Thạch Thất - Hà Tây (2005) (Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất - Hà Tây số liệu năm 2004) Tên xã Cty TNHH Cty Cổ phần Doanh nghiệp tƣ nhân HTX thủ công Doanh thu 2004 (triệu đồng) Liên quan 7 1 2 1 5.622,5 Thạch Xá 5 0 3 0 23.129 Chàng Sơn 15 0 1 6 48.345 Hữu Bằng 35 0 1 0 150.487 Phùng Xá 14 2 25 3 333.695 Phú Kim 0 0 0 0 0 Đại Đồng 3 0 0 0 3.261 Canh Nậu 13 0 0 2 13.378 Bình Yên 7 1 1 2 33.104 Hương Ngải 0 0 0 2 787 Những biến đổi về cơ cấu kinh tế, ngành nghề tất nhiên cũng sẽ ghi dấu ấn lên sinh hoạt dòng họ. Việc xác định nguồn gốc các dòng họ ở Thạch Thất là một việc rất phức tạp, giống như tình hình ở mọi nơi. Lý do đầu tiên và căn bản là tư liệu gốc, tức gia phả, đã trở nên rất hiếm hoi, do bị thất thoát bởi rất nhiều biến cố lịch sử của đất nước và của dòng họ. Chúng tôi tạm chia thành ba trường hợp.
  • 25. 25 Thứ nhất là trường hợp các họ còn giữ được gia phả gốc, trong đó ghi rõ sự kiện tối quan trọng đối với các dòng họ, sự kiện ông thủy tổ về Thạch Thất lập nghiệp. Đó là các trường hợp họ Nguyễn Văn ở Hữu Bằng với sự kiện ông Nguyễn Ngung, con trai cụ Tổ từ Hà Nam lên lập nghiệp ở đây, cụ Ngung đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi 1487, và là người khai khoa cho Hữu Bằng, họ Kiều Bá ở xã Đại Đồng với sự kiện cụ Tổ Kiều Phi Diên do có loạn lớn ở Lạng Sơn đem hai con trai chạy về Thạch Thất năm 1547; họ Đỗ ở Hương Ngải với sự kiện vua Lê Thánh Tông ban cho cụ Tổ của họ này tên hiệu Vô vi Tiên sinh, họ Phan Lạc ở Hữu Bằng với sự kiện con trai cụ Tổ Phan Tế là cụ Phan Bảng đỗ Tiễn sĩ vào năm 1623... Thuộc vào trường hợp một này chỉ có 11 dòng họ. Phần lớn các họ ở vùng Thạch Thất thuộc vào trường hợp thứ hai, đó là những họ mà thông tin về nguồn gốc dòng họ được ghi lại trong các gia phả mới được khôi phục từ những người trong dòng họ. Các gia phả loại này lại thường được chép từ những nguồn tin do nhiều người trong họ cung cấp, khi thì là một phần gia phả cũ, khi thì là những ký ức do tiền nhân để lại, cũng khi là những việc được ghi lại gắn liền với một sự kiện trong làng... Kết quả là một hình thức gia phả mới được ra đời thuần túy viết bằng chữ quốc ngữ, ghi chép được từ 10 tới 15, 16 đời kể từ thế hệ hôm nay. Căn cứ vào các tài liệu này, thì phần lớn các dòng họ ở vùng này có lịch sử từ đời Lê Trung Hưng trở lại, tức là có lịch sử từ 200 đến 300 năm. Trường hợp thứ ba là loại họ có gia phả được xây dựng trên cơ sở những thông tin từ những người đang còn sống kết hợp lại với nhau, tức là từ dòng họ hiện đang tồn tại kết hợp với ký ức xác thực về quan hệ huyết thống giữa họ với nhau, rồi từ đó mà ngược lên tới chừng nào mà họ còn nhớ được. Loại này khá giống với trường hợp thứ hai, chỉ có điều số thế hệ trong dòng họ được ghi lại không quá 10 đời, như hai họ Phan Văn ở Hữu Bằng, một họ Nguyễn ở Phú Kim, họ Lê ở Kim Quan...
  • 26. 26 Thực ra trong lĩnh vực nghiên cứu về dòng họ, vấn đề nguồn gốc dòng họ bao giờ cũng là lĩnh vực hóc búa nhất, và có lẽ không bao giờ được giải quyết triệt để. Nó cũng không phải là mục tiêu mà chúng tôi đặt ra trong luận án này. Tuy nhiên, nó lại là một lĩnh vực rất quan trọng, nhất là khi chúng ta muốn nghiên cứu sâu về văn hóa dòng họ. Là một hiện tượng xã hội - lịch sử, dòng họ cũng trải qua các bước thăng trầm. Có những dòng họ phát triển khá mạnh mẽ, số thành viên tăng lên qua mỗi giai đoạn, kể từ khi về Thạch Thất lập nghiệp như các họ Đỗ, Cấn, Nguyễn ở Kim Quan, các họ Kiều, Vương, Nguyễn Hữu, Phí ở Đại Đồng, các họ Cấn, Phí, Đỗ ở Canh Nậu, các họ Nguyễn Văn, Nguyễn Đình, Phan Lạc, Phan Văn 1, Phan Văn 2, Phan Văn 5, Vũ Hữu, Vũ Đình ở Hữu Bằng... Ở các họ này, với lịch sử 300 - 400 năm, từ một ông thủy tổ, trải từ 15 - 20 đời, nay đã đạt tới 300 đến trên 700 thành viên nam giới (đinh)... Cũng có những dòng họ trải qua số thế hệ tương đương với các họ trên nhưng số lượng thành viên tăng lên không đáng kể, cho đến nay vẫn dừng ở con số hàng chục thành viên như họ Phan Văn 3, họ Lê... ở Hữu Bằng, họ Nguyễn Văn 1, Nguyễn Văn 2 ở Thạch Xá, họ Ngô, họ Giang và họ Lương ở Hương Ngải... Thậm chí có những dòng họ đã hoàn toàn biến mất: Cách đây hơn 40 năm, vào năm 1963, UB hành chính xã Hương Ngải tập họp được tới 30 dòng họ ở xã trong một hội nghị hiếm hoi về dòng tộc, trong đó còn những thành viên cuối cùng của họ Ngô, họ Giang, họ Lương. Nhưng đến nay, ba họ này không còn thành viên nào. Cũng có những dòng họ đang phục hồi, điển hình là trường hợp họ Phan Văn 4 ở Hữu Bằng, sau 7 đời độc đinh, từ thế hệ 14 đến nay (thế hệ 17), số thành viên đã tăng lên đến hơn 40 người. Hoặc trường hợp họ Nguyễn ở Lại Thượng (họ nhà ông Nhang, hiện là phó Bí thư huyện ủy Thạch Thất), sau tai họa bị giặc Pháp tàn sát vào năm 1947, vì là một họ cách mạng, chỉ còn lại một thành viên duy nhất, nay đã phục hồi với 25 thành viên.
  • 27. 27 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. Quan hệ huyết thống là một trong những quan hệ đầu tiên xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội. Có thể nói đó là quan hệ không chỉ xuất hiện sớm nhất, mà còn là quan hệ tồn tại lâu dài nhất trong tất cả các quan hệ xã hội đã có trong lịch sử. Chúng tôi bị thuyết phục bởi quan niệm của Giáo sư Viện sĩ Pháp Jean Poirier thể hiện trong Ethnie et Culture Encyclopédia de la Pléiade (Bách khoa toàn thư về Tộc người và văn hóa), mà GS. Trần Quốc Vượng đã dẫn trong báo cáo khoa học của mình, rằng huyết thống (hay nguyên lý cùng dòng dõi - CO - descendance) là một trong ba nguyên lý lớn, mà với nó loài người “đã trải nghiệm các văn hóa - xã hội” [116, tr. 72], song song với nguyên lý cùng - nơi cư trú và cùng - lợi ích. Quan hệ huyết thống có thể coi là quan hệ gốc của xã hội loài người thời nguyên thủy, theo ý nghĩa là các quan hệ khác đều lấy nó làm cơ sở để định lượng bản thân mình: quy mô của cộng đồng người, thực trạng của sự trao đổi sản phẩm, hoạt động và trao đổi hôn nhân, phạm vi hiện diện của loại hình tín ngưỡng, phong tục tập quán... Tương ứng với thời kỳ đó cũng là các hiện tượng mà sau này con người không còn thấy trong các xã hội có giai cấp: sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là hình thức sở hữu duy nhất, sự bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội, sự vắng bóng của chế độ người bóc lột người và các bi kịch con người khác nảy sinh từ hiện tượng đó. Trong cuốn Xã hội cổ đại, dựa trên các nguồn tư liệu vô cùng phong phú của các cư dân còn tồn tại trong những quan hệ nguyên thủy, Morgan đã khảo sát rất kỹ lưỡng về vai trò của quan hệ huyết thống và các hiện tượng xã hội nảy sinh từ quan hệ huyết thống. Morgan xác định rằng chính chế độ ngoại hôn đóng vai trò cơ chế tự nhiên của sự hình thành dòng họ: Việc cấm những
  • 28. 28 cuộc hôn nhân giữa những anh em trai và chị em gái trong các bàng hệ, tức con, cháu, chắt của anh chị em ruột là “minh họa rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải tự nhiên” [66, tr. 70]. Claude de Lévi Strauss thì cho rằng “việc cấm loạn luân là bước ngoặt lịch sử từ động vật đến con người. Cấm loạn luân là một quy tắc sinh ra xã hội với loại hình trao đổi phụ nữ, của cải, thông điệp” [116, tr. 72]. Những thành tựu khoa học của Morgan, chủ yếu là cuốn Xã hội cổ đại, cùng với cuốn Lược khảo về sự phát sinh và phát triển của gia đình và của chế độ sở hữu của Mắc - xim Cô - va - lép - xky và nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu khác như Bacophen, Lennano đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho C. Mác và F. Ăng - ghen hoàn thiện quan niệm duy vật lịch sử của mình. C. Mác và F. Ăng - ghen có đầy đủ cơ sở hơn để đi tới kết luận vừa có tính khoa học, vừa có tính cách mạng, rằng tình trạng phân chia con người thành những giai cấp đối kháng và tất cả các hiện tượng xã hội khác phái sinh từ nó như nhà nước, chính trị, pháp quyền, quân đội thường trực, cảnh sát… đều chỉ là những hiện tượng xã hội có tính lịch sử, tức là chỉ nảy sinh trong các điều kiện xã hội nhất định, và sẽ mất đi khi các điều kiện lịch sử sinh ra nó mất đi. Dòng họ và quan hệ dòng họ còn tồn tại lâu dài trong xã hội có giai cấp, không chỉ ở những vùng có trình độ phát triển chưa cao, mà còn ở cả các xã hội có hàng ngàn năm lịch sử chính trị, không chỉ ở châu Á, mà còn ở châu Âu, châu Mỹ. Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước, Ăng - ghen đã dẫn Cô - va - lép - xki, miêu tả lại một hình thái tông tộc của người Xéc - bi còn tồn tại cho tới thế kỷ XIX: “Nó bao gồm nhiều thế hệ con cháu của cùng một người cha và tất cả vợ con của họ; tất cả đều sống chung trong cùng một nhà, cùng canh tác ruộng đất, ăn và mặc nhờ vào những dự trữ chung và cùng sở hữu chung phần sản phẩm thừa ra của họ. Cộng đồng đặt dưới quyền quản lý tối cao của người chủ nhà (domacin), là người đại
  • 29. 29 diện đối ngoại cho cộng đồng, có quyền bán các đồ vật ít có giá trị, quản lý tài chính, chịu trách nhiệm về cộng đồng đó cũng như về việc tiến hành toàn bộ công việc làm ăn sao cho tốt. Anh ta được bầu ra, nhưng không nhất thiết cứ phải là người nhiều tuổi nhất. Phụ nữ và các công việc của phụ nữ đều đặt dưới quyền của bà chủ nhà (domacica), thường thường là vợ của domacin. Bà ta có tiếng nói quan trọng, thường là quyết định trong việc lựa chọn chồng cho các cô thiếu nữ trong cộng đồng. Nhưng quyền tối cao là thuộc về hội đồng gia đình, về hội nghị toàn thể các thành viên, cả nam lẫn nữ. Chính trước hội nghị đó mà chủ nhà phải báo cáo công việc của mình; chính hội nghị đó sẽ quyết định cuối cùng, cũng chính hội nghị đó xét xử các thành viên trong cộng đồng, quyết định những việc mua bán có tầm quan trọng nhất định, nhất là mua bán ruộng đất” [66, tr. 97- 98]. Qua nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và của cả chúng tôi trong luận án này, kết cấu dòng họ ở Việt Nam cũng còn mang nhiều nét tương đồng như hình thức tông tộc mà Cô - va - lép - xki đã mô tả. Chỉ có điều các quan hệ trong dòng họ ở ta đã nhạt đi nhiều, nhất là quan hệ kinh tế, và họ chỉ còn là tàn dư của một dạng tông tộc đại loại như thế mà thôi. Ở các xã hội phương Đông, trong đó có xã hội Việt Nam, vai trò của dòng họ trong đời sống xã hội rất quan trọng, ngay cả khi tỷ lệ gia đình cơ bản đã đạt mức độ phổ biến [116, 75]. Gia đình - Họ hàng - Làng - Nước là các quy mô mở rộng dần của đời sống thực tiễn mà người Việt Nam được sinh ra, lớn lên, trưởng thành. Các cấu trúc đó gắn bó với nhau không phải theo ý nghĩa chủ quan, mà như một kết quả khách quan của lịch sử dân tộc vài ngàn năm. Dân tộc Việt Nam đã nhiều lần bị bọn ngoại xâm cướp mất đi nền độc lập dân tộc, nhưng chưa có kẻ xâm lăng nào, kể cả các triều đại phong kiến phương Bắc và bọn đế quốc, thực dân phương Tây, xóa bỏ được kết cấu làng xã của người Việt, trong đó có sự tồn tại
  • 30. 30 của dòng họ và văn hóa dòng họ. Hiện thực này rõ ràng đã làm cho xã hội Việt Nam, ngoài những quy luật chung, còn vận động bằng cả những quy luật đặc thù không thể trộn lẫn được với các xã hội khác. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế Cộng sản năm 1924 cũng đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quan tâm tới các đặc điểm này khi nghiên cứu đường lối cách mạng của Việt Nam: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng sử lịch nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Mác cho ta biết rằng, sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: Chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn, đấu tranh giai cấp có khác nhau, chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không? […] Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, tổng kết nó bằng dân tộc học phương Đông, đó chính là nhiệm vụ mà các xô viết đảm nhiệm” [67, tr. 465]. Theo GS. Trần Quốc Vượng, trong thời kỳ chống thực dân phong kiến, các tổ chức yêu nước ở Việt Nam thường bắt đầu hình thành từ anh chị em trong nhà, trong họ, đến người làng, rồi sau đó mới mở rộng ra “đồng hương, đồng châu, huyện” [116, tr. 78]. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có đủ cơ sở để khẳng định về nguồn gốc các dòng họ ở Việt Nam. Gần như tất cả các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vấn đề này đều cho rằng trước khi thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam không có tên gọi họ, mặt dù tổ chức họ chắc chắn là phải có. GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Giống như một số cư dân Môn - Khme ngành Banaic, Kơtric, người Việt Nam (vốn) không có thuật ngữ chỉ họ… rất có thể trong trường hợp người Việt qua ngàn năm Bắc thuộc, do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa,
  • 31. 31 thuật ngữ chỉ các họ ở người Việt mới ra đời” [107, tr. 7]. Các tác giả Nguyễn Dương Bình [11, tr. 18], Phan Đại Doãn [27, tr. 3], Lê Nguyễn Lưu [64, tr. 7] đều có những ý kiến tương tự. Thậm chí, cả các nhà nghiên cứu trước đây của Pháp như Piere Gourou [43, tr. 248], P. Ory [121, tr. 39]… cũng có quan niệm về cơ bản là giống như trên. GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, khái niệm họ thường mang ba ý nghĩa. Thứ nhất, đó là “những người cùng mang một tên họ, mà không chắc gì hay có một chứng cớ gì có chung một nguồn gốc cho dù là rất xa xưa” [107, tr. 7]. Nói cách khác, trong nghĩa này, ngoài ý nghĩa là chữ (hay hai chữ đầu) trong tên một người, nó chưa chỉ đích xác một điều gì về quan hệ huyết thống với một người khác cũng mang “chữ” đó ở đầu toàn bộ “họ tên” của mình. Chúng tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm này. Ở ý nghĩa thứ hai, khái niệm họ chỉ “những thành viên mang cùng tên họ, được biết chắc chắn là có cùng một nguồn gốc từ một thủy tổ chung” [107, tr. 8]. Những nhóm này có thể nhỏ, gồm vài chục người, cũng có thể lớn, thậm chí rất lớn, gồm cả chục ngàn người. Tuy nhiên, chuyện “được biết chắc chắn” thì không phải là hoàn toàn đúng, vì cũng chưa có gì để đảm bảo là các tư liệu mà nhóm có được là hoàn toàn chính xác. Cho nên theo chúng tôi, ý nghĩa thứ hai của khái niệm họ là để chỉ một nhóm người mà, dựa trên các thông tin có mức độ chính xác và đáng tin cậy nhiều hay ít (thậm chí có thể là hoàn toàn không chính xác), tự nhận là có cùng một thủy tổ, cùng với những người biết rõ là không cùng thủy tổ với những người còn lại trong nhóm, nhưng vì những lý do khác nhau mà được nhóm nhận làm con nuôi, và tham dự gần như đầy đủ vào các hoạt động của nhóm, xét cả về mặt quyền lợi và nghĩa vụ. Ý nghĩa thứ ba là để chỉ một chi họ (có nơi như xã Đại Đồng - Thạch Thất còn gọi là một ngành, một bếp…), biết rất chính xác ông tổ chung, cách một số đời chính xác (từ 5 trở lên). Tính cố kết giữa các thành viên của nhóm này có nơi bền vững hơn, và
  • 32. 32 quan trọng là thường xuyên hơn so với nhóm lớn theo ý nghĩa thứ hai. GS. Đặng Nghiêm Vạn gọi đây là một tông tộc (Patremonie). Gọi như vậy, theo thiển ý của chúng tôi thì không hoàn toàn chính xác, bởi nhiều lẽ, nhưng cơ bản là vĩ lẽ nhóm này không còn là một đơn vị sản xuất tiêu dùng giống như kết cấu mà Cô - va - lép - xki đã mô tả. Nó chỉ còn là dấu vết của tông tộc mà thôi. Nhưng dẫu sao chi họ cũng là kết cấu điển hình nhất của dòng họ về tất cả các khía cạnh và là một bộ phận của họ theo ý nghĩa thứ hai. Điều cần nhấn mạnh là trong thực tế, việc phân chia khái niệm họ ở hai ý nghĩa sau phong phú và phức tạp hơn nhiều. Một họ bước đầu được phân ra làm các chi họ. Đến đây thì hình tượng vẫn còn rất rõ ràng. Nhưng rồi bản thân chi họ lại phát triển lên rất đông, và lại phân chia ra tiếp. Khi đó, chi họ ban đầu là chi họ đối với họ bao chứa mình, nhưng đã lại là họ đối với các chi mới phân chia ra. Và cứ như thế tiếp diễn mãi. Do đó, cách gọi mỗi nhóm trong thực tế là rất phức tạp, thậm chí lộn xộn và tùy tiện. Quan tâm tới vấn đề thực chất của dòng họ là một mối quan tâm khó được thỏa mãn. Nhưng đó lại là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Trong lịch sử nghiên cứu vấn đề dòng họ cũng đã có nhiều nhà khoa học lưu tâm tới chuyện này, và các ý kiến mà họ đưa ra rất đáng lưu tâm và trân trọng. Ngay từ đầu thế kỷ, L. Cadière đã có quan niệm rằng: “Họ theo nghĩa rộng mang tính tôn giáo là chủ yếu, vì bao gồm cả những thành viên diêu linh… Ở người An - nam, (cả) đến những nông dân nghèo nhất, những người cu ly khốn khổ nhất cũng nói như vậy. Lại thêm, người ta quan niệm tổ tiên của người ta như những người đã thoát khỏi trần thế, và có ý thức là một ngày nào đó, sau khi mất, họ cũng lại được con cháu coi họ có những quyền lực siêu nhiên. Dòng họ được coi như một cái đền lớn. Những thành viên còn sống đương ở gian ngoài, phía trong cổng vào cửa. Người này tiếp theo người khác lần lượt sẽ bước qua cái ngưỡng cửa đáng sợ tức là bước qua cửa tử, vào
  • 33. 33 trong bộ phận khác của đền, nơi chính điện. Nhưng người sống và người chết vẫn ở chung dưới một mái nhà. Những mối liên hệ đã thắt chặt họ trong cuộc sống không được cởi ra bởi cái chết; ngược lại, được thừa nhận bằng tôn giáo, lại trở nên mạnh mẽ hơn và vĩnh viễn tồn tại nhờ Đạo thờ tổ tiên. Phải thú nhận rằng dòng họ như trên đã nói, đã mang một phẩm giá cao quý đầy ấn tượng” [Trích theo 107, tr. 12]. Qua nhận xét này, L. Cadière đã nhấn mạnh được một trong những nét quan trọng nhất của dòng họ, đấy là yếu tố cố kết con người bằng mối liên hệ với cội nguồn huyết thống, nằm sâu trong tầng cấp có tính chất tôn giáo của người Việt. Tất nhiên, nếu đẩy quá nhận thức này, cấp cho nó vai trò chủ đạo chi phối hoạt động của người Việt thì lại là một sai lầm trong nhận thức chung về tính cách người Việt. Có lẽ người Pháp đã mắc sai lầm đó, nên đã có cuộc cải lương hương chính ở Việt Nam vào năm 1921, đem hội đồng tộc biểu thay thế cho hội đồng kỳ mục, và đã thất bại. Nhà văn hóa Phan Kế Bính nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa gia đình - họ hàng - nước, “Góp gia tộc này gia tộc khác mới thành ra nước, thành ra xã hội. Vậy thì hợp lại mà nói thì là một nước, phân ra mà nói thì là từng gia tộc một. Gia tộc tức là một đoàn thể nhỏ trong một đoàn thể lớn vậy. Người ta đối với xã hội có cái nghĩa vụ chung, thì đối với gia tộc cũng phải có cái nghĩa vụ riêng… người ta mới biết quý trọng cái thân mình để phụng sự tổ tôn và khiến cho người ta phải lo lắng để di truyền cho con cháu khá thì ai cũng phải tận cái nghĩa vụ của mình, đem mồ hôi nước mắt ra mà gây dựng cho kẻ mai sau…” [14, tr. 24-25]. Ở đây, Phan Kế Bính đã mặc nhiên coi gia tộc, tức họ hàng, là một bộ phận cấu thành xã hội và được xếp chung vào một hệ cấu trúc với các tập hợp khác, chỉ phân loại lớn bé, mà không phân loại tính chất của quan hệ. Như vậy, ông không chỉ công nhận tính chất hữu thức của kết cấu dòng họ, mà còn thừa nhận nó có tính chính thống đầy đủ, không cần phân
  • 34. 34 biệt đặc trưng khác hẳn của kết cấu này với các kết cấu xã hội khác, ngay cả khi ông nhấn mạnh đến “nghĩa vụ riêng” của con người trong dòng họ để phân biệt với nghĩa vụ chung của một thành viên cộng đồng quốc gia dân tộc. Sự khác nhau ở đây chỉ là quy mô của các kết cấu mà thôi. Do đó có thể nói ông đã không bận tâm đến vấn đề thực chất của kết cấu dòng họ. Cách suy nghĩ này, theo chúng tôi là kết quả ảnh hưởng của đạo Khổng ở nước ta. Khổng giáo cho rằng quốc gia chẳng qua chỉ là gia đình mở rộng, nhà có cha mà con phải hiếu, có anh mà em phải thuận, nước thì có vua là chủ tể mà bề tôi phải trung thành và phụng sự, có quan là người thay mặt vua cai quản ở địa phương mà dân phải nghe theo lệnh. Học giả Đào Duy Anh vẫn coi dòng họ là một đại gia đình tuy ông không nhắc tới vấn đề đơn vị sản xuất và tiêu dùng. Ông nhấn mạnh đến tính chất gia trưởng của kết cấu dòng họ. Tuy nhiên, với thái độ khoa học nghiêm túc, ông hay so sánh sự khác biệt giữa quan niệm truyền thống có tính chất pháp quy (mà ông gọi là “theo nguyên lý”) với thực tế đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Quan niệm về thực chất dòng họ của Đào Duy Anh cũng cụ thể hơn, đó là một tập hợp người “gồm cả đàn ông và đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống. Thực vậy, trong gia tộc nước ta, người chết dẫu ở cảnh giới cao siêu, song vẫn thường dự đến cuộc sinh hoạt của gia đình, và những ngày lễ tết thảy đều tựu tập từ đường để cho người sống tế tự” [2, tr. 125]. Như vậy, học giả Đào Duy Anh cũng nhấn mạnh tới bản chất tín ngưỡng trong sinh hoạt dòng họ, tức là tới thực chất tinh thần của kết cấu dòng họ. Trong những năm 1980 trở về sau, khi đề cập đến vấn đề thực chất dòng họ, những nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều nhận xét sâu sắc. GS. Phan Đại Doãn nhấn mạnh tới vai trò của dòng họ trong cả đời sống tâm lý, và trong cả đời sống thực tiễn: “Quan hệ dòng họ đối với người Việt thật
  • 35. 35 sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày. Ở nước ta trước đây, kinh tế hàng hóa - tiền tệ chưa cao, đồng tiền chưa phải là lực lượng đảm bảo an toàn cho con người trước sự rủi ro thường xuyên xảy ra. Trong điều kiện này, quan hệ dòng họ với các thể chế của nó lại góp phần tích cực tạo nên sự an toàn cho cuộc sống… Quan hệ dòng họ với ý nghĩa đó là điểm tựa thường xuyên của cuộc sống con người. Hẳn vì vậy mà các thể chế trong Thọ mai gia lễ được duy trì trong một thời gian dài” [27, tr. 6]. Như vậy, GS. Phan Đại Doãn nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò của thiết chế trong sự tồn tại lâu dài của dòng họ. Chính thiết chế đã tạo ra những nghĩa vụ phù hợp với vị trí trong thiết chế của các thành viên dòng họ: “Sự phân biệt tôn - ti, trưởng ấu, nam - nữ là nguyên tắc của quan hệ huyết thống, không phải nhằm tạo ra sự đối lập giữa những người trong họ mà là giúp cho con người thấy được trách nhiệm của mình trong dòng họ theo phận vị của bản thân. Các bậc tôn trưởng phải có nhiệm vụ giúp đỡ người ti ấu, người ti ấu phải biết vâng lời các tôn trưởng” [27, tr. 4]. Ý nghĩa tinh thần của dòng họ được GS. Phan Đại Doãn nhắc đến như là “điểm tựa thường xuyên” và trạng thái “Thể chế không mang tính bắt buộc, nhưng đều được các thành viên dòng họ thi hành nghiêm chỉnh, tự nguyện” [27, tr. 4]. Nhà nghiên cứu Trần Từ khẳng định dòng họ không còn là đại gia đình nữa, “Họ, quá lắm, cũng chỉ có thể được xem là một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành phần của nó (tức các gia đình nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng cảm dựa trên huyết thống” [102, tr. 41]. Để làm được việc này, họ đã phải “Viện đến nhiều “chất đốt”: một “cương lĩnh” về quan hệ đồng huyết (“gia phả”); những “thủ lĩnh” (“tộc trưởng”, thêm các “chi trưởng”, nếu là trường hợp họ lớn); một hệ thống tôn giáo (hình thái thờ phụng tổ tiên và nhà thờ họ) một cơ sở kinh tế để nuôi
  • 36. 36 dưỡng hình thái thờ phụng ấy (“ruộng họ”) [102, tr. 39-40]. Tác giả Trần Từ có khuynh hướng chỉ nhấn mạnh tới lý do tồn tại lâu dài của dòng họ là những mâu thuẫn mà người nông dân phải thường xuyên đối mặt trong đời sống nông thôn Việt Nam đã quân chủ hóa, trước sức ép của cuộc sống đầy mâu thuẫn vụn vặt hàng ngày, người ta phải “nhen lên ngọn lửa đã hầu tàn” bằng việc duy trì một niềm cộng cảm về đồng huyết đã rất cũ kỹ. Nói cách khác, ông chỉ quan tâm tới khía cạnh thực tiễn của vấn đề dòng họ, tức bản chất thực tiễn của kết cấu dòng họ mà thôi. GS. Đặng Nghiêm Vạn gần như đối lập với tác giả Trần Từ, khi thông qua cấu trúc và quan hệ hôn nhân, tang ma là chủ yếu (mà ít trình bày về quan hệ xã hội và kinh tế) để nhấn mạnh tới ý nghĩa tinh thần, hướng về cội nguồn của dòng họ. “Tại sao lại quan hệ đến việc để tang? Đó là một điều đặc trưng của người Việt nói riêng, của vùng Viễn Đông của các cư dân theo đạo Khổng và còn giữ Đạo tổ tiên một cách bền vững nói chung. Trong một cộng đồng ngoại hôn nói chung hay một tông tộc nói riêng, các thành viên dù xa hay gần đều tính cả người sống lẫn người đã khuất. Về phương diện đạo đức mà nói, việc trọng ngày giỗ mà không chú ý đến ngày sinh (trừ trường hợp lễ thượng thọ) là việc tỏ lòng biết ơn những người có công sinh dưỡng, gây dựng nên sự nghiệp cho nhà - làng nước đến ngày nay để con cháu tiếp nối công việc đó và chuyển giao cho thế hệ sau. Đứng về phương diện tôn giáo, điều đó biểu hiện một thực tế là người đã khuất vẫn ở bên cạnh người đang sống, đương che chở, an ủi, có khi quở mắng con cháu như khi còn sống [107, tr. 12] “… Xét về quan niệm họ hàng, ba họ chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội không chỉ ở thế lực trần tục, mà là bắt nguồn sâu sắc ở nguồn gốc tôn giáo ở đấy nổi lên là đạo tổ tiên do tính chất dòng họ bao gồm cả người đã khuất, người đương sống và cũng có thể nói cả hai loại người này tác động đến cả lớp người sắp gia nhập dòng họ” [107, tr. 13].
  • 37. 37 GS. Trần Quốc Vượng tuy không có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về dòng họ, nhưng khi đề cập đến thực chất của dòng họ, ông cũng có những ý kiến rất sâu sắc và bổ ích. Ông không quá coi nhẹ vấn đề dòng họ như nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi, nhưng cũng không quá nhấn mạnh vai trò của dòng họ như là sức mạnh chi phối phủ yếu của đời sống nông thôn. Ông cho “Họ là một đơn vị cộng cảm mà đỉnh cao “bản sắc văn hóa tâm linh” là tục thờ cúng tổ tiên…”[116, tr. 76]. Đồng thời, ông cũng thừa nhận vai trò của dòng họ trong đời sống hiện thực. Còn nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đề cập đến thực chất dòng họ người Việt, dù là không chuyên biệt, tuy nhiên cũng không ngoài những ý kiến trên. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thống nhất hoàn toàn với nhau về một trong những thực chất của kết cấu dòng họ, đó là một kết cấu huyết thống theo quy tắc phụ hệ, gắn kết với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, và có một số vai trò kinh tế, xã hội, văn hóa đối với đời sống của mỗi thành viên trong đời sống, nhất là đời sống nông thôn. Những quan niệm này đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều khi phải tìm tới thực chất của dòng họ, một trong ba nhiệm vụ mà chúng tôi lựa chọn cho luận án. Tóm lại, cũng như ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, sinh hoạt dòng họ ở Việt Nam còn rất đậm nét. Dòng họ tồn tại ở khắp nơi, và hoạt động của nó khi thì sôi động, khi thì tạm lắng, nhưng sức sống của nó thật là dai dẳng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong tư tưởng về việc giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, tuy không trực tiếp nói đến vấn đề dòng họ, cũng đã nhấn mạnh đến việc “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội” [34, tr. 105]. Do đó, việc xác định được các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của dòng họ và văn hóa dòng họ là nhiệm vụ có
  • 38. 38 ý nghĩa thực tiễn, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, dân chủ, văn minh, đồng thời vẫn bảo tồn được các giá trị tốt đẹp trong truyền thống Việt Nam. 1.3. CÁC QUAN HỆ DÕNG HỌ Ở THẠCH THẤT - HÀ TÂY. 1.3.1. Quan hệ hôn nhân của dòng họ. Trong thực tế, dòng họ là tập hợp toàn bộ những người có một ông tổ chung, với nòng cốt là tất cả những người đàn ông cùng vợ con của những người này, và các chị em gái của những người đàn ông đó chưa hoặc không đi lấy chồng. Quan hệ hôn nhân là một trong những quan hệ cơ bản nhất, bởi chính quan hệ này là cơ chế tạo ra dòng họ, và từ đó, chi phối các quan hệ khác trong dòng họ xét về mặt hiện thực. Quy tắc hôn nhân của dòng họ là quy tắc ngoại hôn, tức là những người đàn ông trong một họ chỉ được phép kết hôn với người ngoài dòng họ với mình. Khái niệm “ngoài dòng họ” ở đây được hiểu theo ý nghĩa phụ hệ. Có nghĩa là, người đàn ông không được lấy một phụ nữ có chung ông tổ với mình, dù là cách xa bao nhiêu đời cũng vậy. Trong thực tế, quy tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt và tự giác. Nó chỉ bị xâm phạm trong trường hợp nhầm lẫn do cách xa quá nhiều đời nên đôi bên không còn nhận ra nhau là có cùng chung một ông tổ. Vi phạm quy tắc này thì bị coi là mắc tội loạn luân, nhất là với những đôi mà quan hệ huyết thống mới chỉ cách 3 đến 5 đời. Trong tất cả các gia phả mà chúng tôi được biết tại địa bàn nghiên cứu đều không thấy ghi nhận một trường hợp nào phạm tôi loạn luân, mặt dù cũng không có quy ước thành văn nào cả. Trong thực tế và cả trong điều tra hồi cố, chúng tôi cũng không thấy có một trường hợp nào ở tất cả hơn 100 dòng họ mà chúng tôi được biết, chỉ trừ một trường hợp ở họ Vũ Hữu ở Hữu Bằng mà thực ra người đàn ông chỉ là con nuôi của dòng họ. Quy tắc ngoại hôn của dòng họ tất yếu dẫn đến quan niệm ba họ. Thoạt đầu người ta có thể cảm nhận rằng quan niệm ba họ là không xác định, nhưng
  • 39. 39 thực ra quy tắc của nó rất đơn giản và rõ ràng. Đối với mỗi một thành viên nam giới của một dòng họ bao giờ cũng có ba nhóm họ: Họ bố của anh ta (Họ nội), họ mẹ của anh ta (Họ ngoại) và họ vợ của anh ta, tức họ mà anh ta đã lấy một người con gái ở đấy và trở thành chàng rể. Con anh ta cũng coi đây là ba họ của nó, chừng nào nó chưa lấy vợ. Gần như tất cả các nhà nghiên cứu về dòng họ người Việt đều chia xẻ quan niệm này. Sự rắc rối chỉ bắt đầu khi chúng ta dịch chuyển Ego, như dịch chuyển điểm xuất phát, tỷ như từ Ego xuống con Ego. Lúc này, họ vợ của Ego trở thành họ ngoại của con Ego, và mối quan hệ giữa con Ego với họ ngoại của Ego cũng có thay đổi. Nếu con Ego là cháu đích tôn của bố Ego, thì họ đằng mẹ của Ego được coi là họ ngoại của chi họ đang trên đường hình thành (với bố Ego là tổ chung) và các quan hệ được duy trì theo tập quán. Ngày giỗ của bố mẹ vợ của bố Ego thì con Ego, nếu là con trưởng, phải gửi lễ đến cúng và tham dự buổi giỗ nếu Ego đã qua đời. Các anh em của con Ego, cả anh em trực hệ và anh em bàng hệ (anh em họ) không có nghĩa vụ gì, hay đúng hơn là tùy tâm, muốn tham dự ngày giỗ hay không đều được, và không phải gửi lễ sang. Ví dụ: Cụ Phan Văn Nhân thuộc họ Phan Văn ở xã Hữu Bằng - Thạch Thất, lấy cụ bà Nguyễn Thị Tý thuộc họ Nguyễn Văn ở trong làng, sinh ra ông Phan Văn Khang. Ông Khang là con trưởng của cụ Nhân (Ego). Ông lấy bà Vũ Thị Thoan thuộc họ Vũ trong làng, đẻ ra con trai đầu là Phan Văn Tài. Như thế, họ Nguyễn Văn trở thành họ Ngoại của ông Khang, họ Vũ là họ vợ của ông Khang, và là họ Ngoại của anh Tài. Vì anh Tài là con trưởng, nên sau này khi ông Khang mất đi, anh Tài phải gửi giỗ sang họ Nguyễn là họ ngoại của bố, và tất nhiên là cả cho họ Vũ, nếu bố mẹ vợ của anh đã qua đời, nhưng không gửi giỗ cúng ông bà của vợ mình. Đối với ông Khang, ba họ là: họ Phan Văn 1 (họ nội), họ Nguyễn Văn 2
  • 40. 40 (họ ngoại), họ Vũ (họ vợ). Đối với anh Tài, ba họ là: họ Phan Văn 1 (họ nội), họ Vũ (họ ngoại), họ Nguyễn Khắc (họ vợ). Cấu trúc 3 họ Ba họ của ông Khang: 1 - 2 - 3 Ba họ của anh Tài: 1 - 3 - 4 Việc cháu đích tôn của cụ Nhân là anh Tài phải gửi giỗ cúng bố mẹ cụ Nguyễn Thị Tý chứng tỏ chi họ lấy cụ Nhân làm Tổ chung đã coi chi họ sinh ra vợ cụ Nhân (tức cụ Nguyễn Thị Tý) là họ ngoại. Tuy nhiên, đến đời tiếp theo, tức thế hệ con anh Tài, thì quan hệ nhạt dần, do cả hai bên đều không còn để ý tới nữa. Có lẽ do mỗi người chỉ còn đủ ký ức và khả năng duy trì quan hệ ấy trong ba đời mà thôi. Những nhầm lẫn về quan niệm ba họ xảy ra chỉ trong trường hợp Ego là trai trưởng và không phải là trai trưởng, và cũng chỉ duy trì được ý niệm về ba họ thêm một đời nữa. Như vậy, quan niệm ba họ của người Việt ở vùng này rõ ràng là được hình thành trên cơ sở cá nhân Ego, chứ không phải trên cơ sở dòng họ. Trong thực tế, Ego và anh em trai của Ego mỗi người có cấu trúc ba Họ Phan Văn (1) Cụ Phan Văn Nhân Họ Nguyễn Văn (2) Cụ bà: Ng. Thị Tý Họ Phan Văn (1) Ông Phan Văn Khang Họ Phan Văn (1) Phan Văn Tài Họ Vũ (3) Bà Vũ Thị Thoan Họ Nguyễn Khắc Chị: Ng. Thị Hà (4)
  • 41. 41 họ khác nhau, nếu mỗi người làm rể một họ khác nhau. Trong cấu trúc ba họ của những người này phần chung là hai họ: Họ nội (họ của bố) và Họ ngoại (họ của mẹ). Các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau trong quan niệm về ba họ, giống như chúng tôi vừa trình bày ở trên, từ học giả Đào Duy Anh [2, tr. 118- 119], đến các học giả sau này như Phan Đại Doãn, Trần Quốc Vượng, Phan Văn Các, Đặng Nghiêm Vạn. So sánh với quan niệm về ba họ của người Việt và người Thái, tức quan hệ giữa ba họ ải noọng - lúng ta - nhính xao, rõ ràng là khác nhau. Ở người Thái, ba họ không dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân của một mình Ego, mà phức tạp hơn nhiều. Ego ở đây còn là “đại diện cho cả một nhóm gọi là ải noọng được coi là gốc của một tông tộc”, việc lấy đổi giữa hai nhóm hôn nhân bị cấm. Nguyên tắc hôn nhân là theo chế độ thuận chiều. Người Thái quan niệm một người anh em ruột đã làm rể một nhà nào, thì nhà đó được coi là thuộc họ ngoại (lúng ta) với tất cả thành viên của dòng họ, hay đúng hơn là với tất cả thành viên trai trong dòng họ (ải noọng); nên không thể nào con trai (họ lúng ta)lại có thể lấy con gái của ải noọng.... Tục này không những cấm với thế hệ Ego mà còn đến hai thế hệ tiếp sau - I và - II và chỉ thu gọn trong một đại gia đình ba thế hệ mà thôi” [107, tr. 11]. Quan niệm ba họ của người Việt vừa là kết quả của quy tắc cấm nội hôn mở rộng, vừa tham dự vào việc duy trì quy tắc đó, tức là tác động trở lại quy tắc đó. Nó xác lập trên thực tế các vòng cấm hôn nhân trong ba họ theo xu hướng tháo dỡ dần các quy định cấm song song với quan hệ huyết thống nhạt (loãng) dần: a. Vòng trong cùng, với tính chất cấm tuyệt đối, đó là khu vực họ nội. Trong khu vực này, những người có nguồn gốc từ một ông tổ chung không được lấy nhau. Luật pháp từ xưa tới nay đều chỉ cấm nội hôn trong vòng 5
  • 42. 42 đời. Tuy nhiên trong thực tế, hễ cứ còn xác định được quan hệ cùng ông tổ thì không lấy nhau, dù có cách xa bao nhiêu đời. Quy định này còn được áp dụng với cả con nuôi. Một trường hợp hãn hữu ở họ Vũ Hữu thuộc Hữu Bằng, một người họ Nguyễn từ nơi khác đến được họ Vũ này nhận làm con nuôi, được coi là thế hệ thứ 9 trong dòng họ, đổi họ Nguyễn thành họ Vũ. Sau này người này cố tình lấy một người con gái trong họ. Họ đã ra sức ngăn cấm nhưng không được. Kết cục người này bị đuổi ra khỏi họ cùng với vợ mình. b. Vòng thứ hai là hôn nhân giữa con cô và con cậu. Hôn nhân kiểu này thậm chí không dính dáng gì tới họ, nhưng vẫn bị cấm tuyệt đối, như đã trình bày ở trên. Hôn nhân đôi con dì cũng vậy. Theo chúng tôi, đây chính là một trong những dấu hiệu về vai trò của mẫu hệ trong dòng họ người Việt. Đặc điểm này rất khác với xu hướng ưu tiên hôn nhân con cô con cậu nếu căn cứ vào tài liệu của M. Freedman [40, tr. 89]. Ở Trung Quốc, việc không cấm hôn nhân con cô con cậu chứng tỏ tính chất phụ hệ của dòng họ ở đây tuyệt đối hơn, họ bố là độc tôn và tuyệt đối, họ mẹ không còn ý nghĩa gì. Trái lại, người Việt coi quan hệ cô cậu ruột vẫn là máu mủ ruột thịt, tức là chị em gái dẫu đi lấy chồng, trở thành người họ khác, nhưng dù sao đi nữa và một cách thực chất vẫn là người của họ, vì trong người phụ nữ ấy vẫn mang dòng máu của họ. Do đó, nếu thực hiện việc hỗn huyết thì không khác gì sự hỗn huyết giữa con của hai anh em trai ruột. Chúng tôi cho rằng, chỉ có lý do này mới giải thích được tính tuyệt đối của tục cấm hôn nhân con cô con cậu ruột và đôi con dì ruột. Ở đây, nếu xét theo quan điểm ba họ thì điểm xuất phát lại nằm ở phía con của bên cô, khi đó, họ nội mà ta vừa xem xét ở điểm (a) lại trở thành họ mẹ (họ ngoại). Hiện tượng này rất phù hợp với quy luật mà Ăng - ghen đã nhận ra: Hình thức dòng họ hiện tại thường là mô hình gia đình trong quá khứ [66, tr. 57-58]. Ngày nay, vai trò ông cậu không còn gì đáng kể trong dòng họ người Việt, nhưng việc cấm hôn nhân con cô con cậu ruột lại phản ánh vai trò
  • 43. 43 quan trọng của ông này ở một thời quá khứ xa xôi. Tương tự như vậy, việc cấm hôn nhân đôi con dì cũng gợi lên rằng, có lẽ ở những giai đoạn lịch sử nào đó trong quá khứ, quan hệ ruột thịt vẫn được tính theo bên mẹ, hoặc hơn thế nữa, những người con gái có thể là nòng cốt của dòng họ, mà ở đó, quy tắc ngoại hôn cũng vẫn là quy tắc tuyệt đối. c. Trở lại với điểm xuất phát từ họ nội ở điểm (a), hôn nhân với họ ngoại chỉ là hôn nhân con cô con cậu, do đó quy tắc cấm vẫn được áp dụng như điểm (b). Ở đây, quy tắc họ ngoại chỉ là họ ngoại của cá nhân Ego được khẳng định một lần nữa bằng việc tháo dỡ dần những rào cản hôn nhân vượt ra khỏi phạm vi con cô con cậu ruột: - Hôn nhân giữa nhóm (1) và (2) cấm tuyệt đối. - Hôn nhân giữa nhóm (1) và (3) cấm tuyệt đối. - Hôn nhân giữa nhóm (2) và (3) không bị cấm. - Hôn nhân giữa nhóm (1) và (4) không bị cấm. - Hôn nhân giữa nhóm (2) và (4) được coi là ngoại hôn hoàn toàn. Việc không cấm hôn nhân giữa nhóm (2) và nhóm (3), giữa nhóm (1) và nhóm (4) được áp dụng mà không tính tới thế hệ, và đó là nguồn gốc của quan hệ nhiều bề mà chúng ta gặp nhiều ở nông thôn. Ví dụ: Một người là anh họ Họ nội Anh em ruột của bố Ego Bố mẹ Ego (2) (1) Họ ngoại Anh chị em ruột của mẹ Ego Anh chị em họ của mẹ Ego (3) (4) Ego
  • 44. 44 của Ego, lấy một người phụ nữ gọi mẹ của Ego là bà dì, thế là người đó vừa là anh họ, vừa trở thành cháu rể của Ego. Các cuộc hôn nhân loại này cứ tự do đan chéo giữa các dòng họ trong làng, tạo nên hiện trạng “phi nội, tắc ngoại” ở nông thôn rất phức tạp. d. Vòng cuối cùng của hôn nhân giữa ba họ là quan hệ hôn nhân giữa họ nội (họ của Ego) và họ vợ của Ego. Ở khu vực này gần như không có quy định cấm đoán nào, nhưng trong thực tế, người ta không khuyến khích những cuộc hôn nhân khác thế hệ tính từ Ego và vợ Ego. Nếu anh em trai của bên này lấy chị em gái của bên kia, thì hôn nhân được coi là hoàn toàn ngoại hôn. Ngạn ngữ có khí chất vui vẻ, hả hê “Hoa thơm ta đánh cả chùm, mía ngọt ta bứng cả khum về trồng” diễn tả điều này, đồng thời cũng phản ánh hiện tượng không hiếm hoi lắm, không bị cấm đoán ở xã hội cũ mà hoàn toàn phụ thuộc vào các hoàn cảnh ngẫu nhiên như người đàn ông rất tài giỏi hay chị chết sớm hoặc không có con nên em vợ lấy anh rể… Nhưng hai dì cháu hay hai cô cháu lấy một người đàn ông hay anh em ruột của người đàn ông đó thì đã trở nên rất hiếm, nửa thế kỷ trở lại đây ở Hữu Bằng chỉ có một trường hợp ở họ Phan Văn 3, trong khi mỗi họ ở làng này thường có từ 4 đến 7 cuộc hôn nhân thuộc trường hợp trên. 1.3.2. Quan hệ xã hội trong dòng họ. Nói đến quan hệ xã hội là nói đến các quan hệ mà qua đó con người trao đổi hoạt động và thông tin với nhau. Dòng họ là một kết cấu dựa trên huyết thống, ở đây, khác với quan hệ hôn nhân, chúng ta chỉ xét quan hệ về mặt xã hội giữa các thành viên ở họ nội, tức dòng họ, khách thể nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn. Quan trọng nhất của quan hệ xã hội biểu hiện trong dòng họ là sinh hoạt chung của dòng họ, được thể hiện qua các hoạt động chủ yếu gồm các ngày
  • 45. 45 giỗ chung (trong đó có giỗ tổ), những buổi sinh hoạt họ, hay những dịp họ tập trung lại vì các lý do hôn nhân, tang ma, làm nhà, ăn mừng của các thành viên… trong đó, thành viên ở các thế hệ khác nhau thường có những vai trò và vị trí khác nhau. Ngoài những dịp đó ra, quan hệ xã hội trong dòng họ cũng được thể hiện trong đời sống thường nhật ở làng xã, ở đó, các thành viên trong dòng họ vừa là những người họ hàng, vừa là những thành viên cùng làng xã. Hai tính chất này đan cài trong mỗi ứng xử của mỗi thành viên, và trong rất nhiều trường hợp, chúng ta khó mà nhận ra được đâu là quan hệ láng giềng, đâu là quan hệ họ hàng trong ứng xử với nhau giữa các thành viên của cùng một họ. Các dòng họ ở vùng này thường có từ hai đến ba ngày giỗ chung, tất nhiên trong đó quan trọng nhất là ngày giỗ cụ thủy tổ. Họ Phí ở Hương Ngải có ba ngày giỗ chung, đó là ngày giỗ cụ tổ ông, ngày giỗ cụ tổ bà và ngày chạp mả, tức là một ngày cuối tháng chạp âm lịch. Họ Phan Văn 3 ở Hữu Bằng thì chỉ có hai ngày, ngày giỗ cụ tổ và ngày chạp mả. Trong khi đó họ Vũ Hữu cùng làng cũng có ba ngày, nhưng ngoài ngày giỗ cụ tổ và ngày chạp mả, thì ngày thứ ba lại là ngày giỗ cụ Hiền, là người vô tự ở đời thứ 5, và đã di chúc lại toàn bộ số ruộng cụ có được khoảng hơn một mẫu và cái ao cúng hậu vào họ. Chưa thấy họ nào có tới bốn ngày giỗ chung của dòng họ trong một năm. Để lo thu xếp tổ chức các công việc chung của họ trong một năm, tất cả các họ lớn đều tạo ra thiết chế thường trực, gọi là câu đương, tuy nhiên lại có hai cách tạo ra thiết chế này. Cách thứ nhất là quy định tất cả những thành viên nam giới nào của họ trong năm đó bước vào tuổi 50 (lão trẻ) thì họp thành nhóm câu đương này, do một người thạo việc và nhiệt tình nhất, hoặc do người vai vế nhất cầm đầu. Bộ phận này có trách nhiệm thường xuyên lui tới chăm nom săn sóc ở nhà thờ họ, đi báo cho tất cả các gia đình trong họ tập trung, tham dự, đóng góp tiền của hay nhân lực cho hoạt động chung của