SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HUYỀN
HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN
Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HUYỀN
HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN
Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA
Ngành: Dân tộc học
Mã số: 8 31 03 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VI VĂN AN
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Nếu sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học tại Học viện Khoa
học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Hoàn thành luận văn thạc sĩ
này, tôi đã nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo thuộc Khoa Dân tộc học và
Nhân học - Học viện Khoa học xã hội, các thầy, cô giáo thuộc Viện Dân tộc học,
Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Trường Ðại học
Tây Bắc nơi tôi công tác. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ
quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vi Văn An - Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN
CỨU..........................................................................................................................14
1.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................14
1.2. Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu...................................................17
1.3. Khát quát về người H’mông Đen.......................................................................21
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ
XÙA ..........................................................................................................................32
2.1. Những vấn đề chung về hôn nhân......................................................................32
2.2. Chu trình của một đám cưới...............................................................................40
Chương 3. BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN TỪ NĂM
1998 ĐẾN NAY........................................................................................................56
3.1. Các khía cạnh biến đổi.......................................................................................56
3.2. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của hôn nhân .......................................66
3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân...............................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................81
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT THƯỜNG
1 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
2 PVS Phỏng vấn sâu
3 THCS Trung học cơ sở
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 Tr Trang
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê nhân khẩu, dân tộc xã Tà Xùa năm 2017........................... 19
Bảng 3.1. Số liệu thống kê tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Tà Xùa từ 2009 -
2018 ................................................................................................................. 60
Bảng 3.2. Số liệu đăng kí kết hôn của xã Tà Xùa từ 2008 - 2018 ............................60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi dân tộc. Nó không chỉ
là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong chu kì đời người đối với cá
nhân, đối với gia đình và dòng họ; mà còn phản ánh rõ đặc trưng văn hóa tộc người.
Hôn nhân gắn liền với nhiều nghi lễ, phong tục và chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá
của mỗi dân tộc. Ngoài nhằm duy trì nòi giống, đánh dấu sự chuyển đổi và trưởng
thành của thành viên trong gia đình, hôn nhân chính là nền tảng để duy trì, củng cố
và phát triển gia đình. Chính vì thế việc nghiên cứu hôn nhân có một tầm quan
trọng đặc biệt, giúp chúng ta nhận thức được tính đa dạng của vấn đề. Bởi vậy, tập
quán hôn nhân đã trở thành như một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt
giữa tộc người này với tộc người khác.
Trong các công trình nghiên cứu về người H’mông, hôn nhân cũng là lĩnh
vực luôn được đề cập tới một cách khái quát hoặc khá chi tiết bằng các miêu tả về
các khía cạnh nội hàm. Các công trình mang tính tổng hợp thường đề cập tới tất cả
các lĩnh vực truyền thống, nhất là lĩnh vực thiết chế xã hội, trong đó có dòng họ,
hôn nhân và cưới xin. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống chuyên sâu
riêng về hôn nhân của người người H’mông thì còn khiêm tốn, mà thường liên quan
đến cả lĩnh vực cưới xin hay gia đình.
Ở tỉnh Sơn La, dân tộc H’mông đứng thứ 3 về dân số, chiếm 13% tổng dân
số toàn tỉnh (sau người Thái và người Kinh). Họ cư trú tập trung ở các huyện Mộc
Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Bắc Yên. Cho đến nay, các nghiên cứu về người
H’mông ở tỉnh này cũng chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
hay lễ hội nói chung. Tại xã Tà Xùa - một xã vùng cao của huyện Bắc Yên, người
H’mông chiếm tới 99,57% dân số, gồm hai nhóm H’mông Đen và H’mông Hoa cư
trú. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hai nhóm H’mông này đến nay vẫn còn rất khiêm
tốn. Vì thế, thông qua nghiên cứu về hôn nhân và cưới xin, chúng ta hiểu rõ hơn sự
đa dạng văn hóa, sắc thái địa phương của người H’mông nói chung; đồng thời nhận
diện được sự tương đồng và nét khác biệt giữa hai nhóm H’mông ở địa phương này.
2
Ngày nay dưới tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và hội
nhập hóa đang diễn ra mạnh mẽ, để thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh mới,
người H’mông xã Tà Xùa đã có những chuyển biến mới trong đời sống kinh tế -
văn hóa - xã hội, trong đó vấn đề hôn nhân cũng có những thay đổi rõ nét. Nhiều lễ
nghi, thủ tục rườm rà, tốn kém trong đám cưới được lược bỏ, các quan niệm về hôn
nhân, độ tuổi kết hôn, thủ tục đám cưới cũng có nhiều khác biệt so với trước kia.
Những thay đổi này một mặt làm phong phú thêm đời sống văn hóa tộc người, mặt
khác đó cũng chính là những nhân tố làm thay đổi các giá trị văn hóa vốn có của
người H’mông. Bởi vậy, nghiên cứu hôn nhân của nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa
còn nhằm góp phần làm sáng rõ thêm vấn đề văn hóa tộc người hiện nay. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu cũng làm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý có những chủ
trương, chính sách cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc tộc người,
góp phần thực hiện hiệu quả Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước. Theo đó,
nghiên cứu này còn là hướng đi phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ
IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về: xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thuộc Trường
Đại học Tây Bắc, tôi có điều kiện tiếp xúc với đồng bào người H’mông xã Tà Xùa,
huyện Bắc Yên trong những chuyến thực tế chuyên môn. Bản thân tôi đã được tham
dự và tham gia nhiều nghi lễ thực hành phong tục tập quán độc đáo, trong đó có hôn
nhân và cưới xin của họ. Mỗi lần như thế, các nghi thức, nghi lễ này luôn lôi cuốn
và thôi thúc tôi tìm hiểu về chúng với mong muốn góp phần nhỏ, giới thiệu với bạn
bè, đồng nghiệp. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Hôn nhân hiện nay của người
H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” làm nội dung nghiên cứu
luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số nghiên cứu về người H’mông Việt Nam
Là một trong 53 tộc người thiểu số ở Việt Nam, từ lâu người H’mông cũng là
một trong những tộc người dành được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của các nghiên
3
cứu khoa học xã hội và Nhân văn, nhất là các nhà Dân tộc học/Nhân học. Vì thế,
bên cạnh các nghiên cứu liên quan tới các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa,
ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, loại hình diễn xướng, dân ca, văn học nghệ
thuật..., thì các nghiên cứu về mảng đề tài hôn nhân và cưới xin của người H’mông
cũng đã được công bố khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, bài viết, các đề tài
luận văn, luận án. Đây là những tài liệu quý giá giúp cho tôi tham khảo và kế thừa
trong quá trình hoàn thành luận văn.
Có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu về người H’mông như cuốn
“Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của tập thể tác giả Viện Dân
tộc học [37] đã giới thiệu những nét khái quát nhất về lịch sử tộc người người
H’mông. Tìm hiểu một cách toàn diện về đời sống kinh tế, quan hệ xã hội, tôn giáo
tín ngưỡng, quan hệ dòng họ và hôn nhân, gia đình.... của người H’mông. Nhìn
chung, tác giả đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan và khái quát nhất trên tất
cả các mặt của đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của tộc người H’mông.
Cuốn “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của hai tác giả Cư Hòa Vần, Hoàng Nam
[36]. Trong cuốn sách này, hai tác giả đã khảo tả tương đối toàn diện về dân tộc
H’mông, như: địa vực cư trú, nguồn gốc lịch sử, tên gọi, những nhóm người, các
đặc điểm kinh tế, đời sống, quan hệ xã hội và các phong tục tập quán như ma chay,
cưới xin, tập quán sinh đẻ và nuôi con. Cuốn sách này không chỉ cung cấp những
thông tin khái quát về người H’mông ở Việt Nam mà còn là nguồn tài liệu tham
khảo có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho chúng tôi nghiên cứu về hôn nhân của
người H’mông.
Cuốn “Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện
tại”, tác giả Vương Duy Quang [27] đã khái quát về lịch sử tộc người, hoạt động kinh
tế và một phần quan trọng về quan hệ xã hội của người H’mông. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh về gia đình, dòng họ và quan hệ giữa làng và dòng họ trong cộng đồng
người H’mông. Có thể nói, quan hệ dòng họ chính là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng lớn đến vấn đề hôn nhân của người H’mông kể cả trong quá khứ và hiện nay.
4
Trong cuốn “Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở
Kỳ Sơn Nghệ An” của tập thể tác giả Trần Tất Chủng, Phạm Quang Hoan, Cầm
Trọng, Nguyễn Ngọc Thanh [7] tập trung nghiên cứu về 3 dân tộc chính ở huyện Kì
Sơn, tỉnh Nghệ An gồm người Thái, người Khơ-mú và người H’mông. Nội dung về
đặc trưng văn hóa các dân tộc chiếm ½ dung lượng cuốn sách, đã đề cập đến các
mặt về kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình.
Trong đó nghi lễ hôn nhân của người H’mông ở Kì Sơn Nghệ An cũng được mô tả
một cách chi tiết về các bước trong tiến trình hôn nhân.
Cuốn “Văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang” của Trường Lưu và Hùng Đình
Quý [22] và cuốn “Văn hóa người Mông ở Nghệ An” của tác giả Hoàng Xuân
Lương [21] là một trong những khảo tả khá đầy đủ về văn hóa của các nhóm
H’mông Trắng và H’mông Hoa nơi đây. Tuy nhiên, phần hôn nhân và cưới xin
cũng chỉ được trình bày khái quát.
Tương tự, cuốn“Tiếp cận văn hóa Hmông” của hai tác giả Mã A Lềnh, Từ
Ngọc Vụ [19] cũng cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát, toàn diện về lịch sử
cư trú, tổ chức xã hội - dòng họ và mối quan hệ thân tộc, huyết thống, văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần với những giá trị biểu hiện đặc trưng... trong đó vấn đề
hôn nhân cũng được đề cập đến là được xem là một trong những bước ngoặt trong
chu kì đời người của cộng đồng người H’mông.
Cuốn sách ảnh “Người Hmông ở Việt Nam” của Vũ Quốc Khánh và cộng sự
[18]. Với dung lượng gồm 8 phần đã giới thiệu một cách khái quát về người
H’mông ở Việt Nam với các nội dung cụ thể: Nguồn gốc - lịch sử và sự phân bố
dân cư; Bản làng; Trang phục; Nhà; Ẩm thực; Chợ; Lễ hội. Hiện nay đây được coi
là công trình sách ảnh duy nhất cung cấp cho chúng ta những hiểu biết và cái nhìn
sơ lược nhất về đời sống thực tế người H’mông ở Việt Nam.
Cuốn “Phong tục tập quán một số dân tộc thiểu số” của tập thể các tác giả
Ninh Văn Hiệp, Tuấn Dũng, Hoàng Quyết, Trương Thị Xứng, Bùi Ngọc Quang
[13]. Cuốn sách là tập hợp sưu tầm và giới thiệu về phong tục tập quán của một số
dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có nội dung về đám
5
cưới và tục sinh đẻ của người H’mông ở Cao Bằng. Nội dung này đã cung cấp cho
tác giả những hiểu biết về các nghi lễ trong đám cưới của người H’mông ở Cao
Bằng, đó sẽ là cơ sở để tác giá có cái nhìn so sánh, đối chiếu với hôn nhân của
người H’mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong cuốn “Bạo lực trong gia đình người Mông tại vùng núi phía Bắc Việt
Nam”, tác giả Nguyễn Thế Huệ [16] qua nghiên cứu tại 9 thôn/bản thuộc 4 xã của
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã phân tích, làm rõ
thực trạng và các nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình trong cộng đồng người
H’mông. Từ đó đề xuất một số giải pháp về phòng, chống bạo lực gia đình. Qua
phân tích, tác giả cũng chỉ rõ một trong các nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình
đó là trình độ nhận thức kém và tình trạng tảo hôn hiện vẫn đang diễn ra trong cộng
đồng tộc người H’mông.
Tác giả Bùi Xuân Trường với “Tác dụng của luật tục với việc quản lí xã hội
ở các dân tộc Thái, Hmông - Tây Bắc Việt Nam” [34]. Cuốn sách đã hệ thống hoá
các tư liệu về luật tục, xác định ảnh hưởng của luật tục đối với xã hội đương thời
của người Thái và H’mông, trong đó có các ảnh hưởng của luật tục đến vấn đề hôn nhân.
Nghiên cứu “Giữ “lí cũ” hay theo “lí mới”? Bản chất của những cách phản
ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành” của
tác giả Nguyễn Văn Thắng [32] đã góp phần làm rõ bản chất của vấn đề giữ “lí cũ”
và theo “lí mới” của người H’mông cũng như ảnh hưởng của những cách phản ứng
khác nhau này của người H’mông tới văn hóa và xã hội của họ, trong đó có những
ảnh hưởng về hôn nhân, gia đình, dòng họ. Đặc biệt với tình hình cải đạo của người
H’mông ở xã Tà Xùa diễn ra ngày càng phổ biến, cuốn sách đã góp phần làm rõ
thêm về sự lựa chọn biến đổi này.
Cuốn “Dân số kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa Bình” của tập thể
các tác giả Viện Dân tộc học gồm PGS.PTS Khổng Diễn và các cộng sự [9] là cuốn
sách song ngữ Việt - H’mông đầu tiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách dân
số kế hoạch hóa gia đình tới đồng bào dân tộc H’mông ở tỉnh Hòa Bình. Dựa trên số
liệu điều tra điền dã thu được tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, cuốn
6
sách đã khái lược về thực trạng kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ
trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất việc sử dụng kết hợp các
biện pháp phòng tránh thai theo y học hiện đại cùng với các bài thuốc dân gian đã
được người H’mông áp dụng từ xa xưa nhằm đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sinh trong cộng
đồng tộc người vốn còn tồn tại nhiều hạn chế về nhận thức và bất bình đẳng xã hội.
Chuyên khảo “Người Hmông ở Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” của
tác giả Khổng Diễn [8] đã cho chúng ta thấy được bức tranh tổng quát nhất về tình
hình dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người H’mông ở Pà Cò,
huyện Mai Châu. Từ đó chỉ ra những khó khăn cơ bản nhất của người H’mông nơi
đây nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc nói chung và với người
H’mông tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Tác giả Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự với công trình nghiên cứu “Hôn nhân gia
đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng” [31] đã đi sâu
phân tích, làm rõ những đặc điểm, thực trạng trong hôn nhân và gia đình của hai
dân tộc H’mông và Dao căn cứ vào số liệu điều tra cụ thể. Tuy nhiên cuốn sách
không nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm H’mông nào và cũng chưa phân tích
các nghi lễ diễn ra trong hôn nhân của người H’mông.
Cuốn “Đám cưới của người Hmông Lềnh (Hmông Hoa) ở Lào Cai” của tác
giả Trần Hữu Sơn [29] đã giới thiệu nhiều nghi lễ độc đáo, đặc trưng của tộc người
với các lễ xem tuổi, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Cuốn sách đã
nghiên cứu về một nhóm địa phương cụ thể là nhóm H’mông Lềnh ở Lào Cai. Đây
là nguồn tư liệu quan trọng cho độc giả khi nghiên cứu về người H’mông ở Lào Cai
nói chung và nhóm tộc người H’mông Lềnh (H’mông Hoa) nói riêng.
Luận văn Thạc sĩ “Hôn nhân của người Hmông Hoa ở xã Pú Luông, huyện
Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc [24] đã tập trung
nghiên cứu, làm rõ sự biến đổi hôn nhân giữa truyền thống và hiện đại của người
H’mông Hoa ở xã Pú Luông, huyện Mù Cang Chải. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên
những vấn đề đang đặt ra trong hôn nhân của người H’mông Hoa hiện nay và kiến
nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người.
7
2.2. Một số nghiên cứu về người H’mông ở tỉnh Sơn La
Nghiên cứu về người H’mông ở tỉnh Sơn La cũng được nhiều nhà nghiên
cứu, học giả trong nước quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu trên các lĩnh vực
khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến “Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề
tín ngưỡng tôn giáo hiện nay” của tác giả Thào Xuân Sùng (chủ biên) [30]; Chuyên
khảo“Một số vấn đề về tổ chức xã hội của người Hmông ở Sơn La trước cách mạng
tháng Tám năm 1945” của tác giả Trần Bình [4]; “Tín ngưỡng, tôn giáo người
Hmông ở tỉnh Sơn La” của tác giả Hoàng Bé [5]; “Dòng họ người Hmông Trắng
(quan nghiên cứu ở bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La)”
tác giả Hồ Ly Giang [11]; “Văn hóa lễ hội của người Mông: Truyền thống và biến
đổi” tác giả Nguyễn Hoàng Yến và các cộng sự [40]... trong đó nghiên cứu về hôn
nhân của người H’mông có các nghiên cứu “Truyền thống biến đổi trong quan hệ
dòng họ, hôn nhân của người Hmông Hoa ở Tây Bắc hiện nay” (Nghiên cứu bản
Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) của tác giả Nguyễn Thị Oanh
[26]; “Tục cưới xin của người Hmông Trắng ở Thuận Châu, Sơn La (Qua nghiên
cứu tại bản Nậm Giắt, xã Phỏng Lái)” tác giả Dương Hà Hiếu [14],... những công
trình này tuy đã bàn đến hôn nhân của người H’mông nhưng chỉ dừng lại ở việc
miêu tả sơ lược về hôn nhân của người H’mông Hoa và người H’mông Trắng ở một
bản cụ thể của tỉnh Sơn La. Hôn nhân của người H’mông Đen ở huyện Bắc Yên nói
chung và xã Tà Xùa nói riêng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu nào.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta còn có thể kể đến
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác, là những bài nghiên cứu đăng trên
các Tạp chí chuyên ngành như: “Trẻ em và phụ nữ người Hmông, thực trạng và nhu
cầu trợ giúp (Nghiên cứu tại bản Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)” của
tác giả Lâm Bá Nam - Phạm Văn Thành [23]; “Ảnh hưởng của du lịch đến một số
thiết chế xã hội của người Hmông ở Sapa” của Trần Hữu Sơn [28]; “Tri thức địa
phương về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em người Hmông ở xã Văn Lăng, huyện
Đồng Văn, tỉnh Thái Nguyên” của Vũ Thị Hồng - Nguyễn Thị Minh Nguyệt [15];
8
“Di dân tự do của người Hmông ở miền núi Thanh Hóa từ 1990 đến nay” của Vũ
Trường Giang [12]; “Lễ lên đồng của người Hmông Trắng ở Tây Bắc” của Khổng
Kim Anh - Đặng Thị Hoa [1]; “Lễ cưới của người Hmông Trắng ở Lào Cai” của
Nguyễn An Châu [6]... cùng hệ thống các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, khoá
luận tốt nghiệp của cử nhân hiện đang được lưu trữ tại Viện Dân tộc học, thư viện
các trường đại học... Những công trình nghiên cứu này một mặt giúp chúng tôi có
cái nhìn toàn diện và sinh động về dân tộc H’mông - một dân tộc thiểu số với nhiều
nét văn hóa đặc sắc, đa dạng, bên cạnh đó cũng có dịp tìm hiểu sâu hơn về một số
nhóm nhỏ trong dân tộc H’mông từ đó thấy được cái riêng biệt nằm trong cái chung
của cộng đồng người H’mông ; Mặt khác những nghiên cứu trên còn góp phần cung
cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất những giải
pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa nói riêng
nhằm xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới lành mạnh, văn minh
nhưng vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa truyền thống tộc người.
Tổng quan tài liệu cũng cho thấy mặc dù các công trình nghiên cứu về văn
hóa H’mông tuy đa dạng nhưng nghiên cứu về hôn nhân vẫn là lĩnh vực còn nhiều
khoảng trống, đặc biệt là nghiên cứu về hôn nhân của người H’mông Đen. Các công
trình nghiên cứu chuyên sâu về sự giống và khác nhau giữa các nhóm địa phương
trong tộc người H’mông cũng chưa có. Bởi vậy việc nghiên cứu, tìm ra những đặc
điểm riêng và các xu hướng biến đổi của từng nhóm là cần thiết nhằm đưa ra những
định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người theo
định hướng của Đảng và Nhà nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thông qua nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống các đặc điểm hôn
nhân truyền thống của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, luận văn phác họa bức
tranh văn hóa của người H’mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nói chung, nhóm
H’mông Đen nói riêng.
9
- Trong bối cảnh tác động của các điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu và
hội nhập ngày càng sâu rộng, luận văn cũng chỉ ra thực trạng của những khía cạnh
biến đổi, nguyên nhân hay nói cách khác là những tác động dẫn đến sự biến đổi
trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen nơi đây.
- Một số vấn đề đặt ra và một số đề xuất khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ các mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu thành văn liên quan đến người H’mông nói
chung và hôn nhân người H’mông nói riêng.
- Triển khai các đợt điền dã Dân tộc học để thu thập tài liệu...
- Luận văn tập trung phân tích, lý giải các khía cạnh nội hàm liên quan đến
hôn nhân và lễ cưới gồm: quan niệm, nguyên tắc, tính chất, hình thức...; các bước
thực hành trước và trong lễ cưới của nhóm H’mông Đen nơi đây.
- Chỉ rõ các khía cạnh biến đổi và phân tích, lý giải nguyên nhân của sự biến
đổi trong hôn nhân hiện nay của nhóm H’mông Đen tại điểm nghiên cứu. Trong
chừng mực nào đó, luận văn cũng sẽ cố gắng so sánh với hôn nhân của nhóm
H’mông Hoa tại địa bàn nghiên cứu.
- Thảo luận một số vấn đề đặt ra và các khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát
huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện
Bắc Yên, tỉnh Sơn La nêu trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người H’mông Đen ở xã Tà Xùa,
huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong đó, nội dung luận văn tập trung phân tích, lý
giải sâu về các đặc điểm trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa và
thực trạng trong hôn nhân của người H’mông Đen hiện nay. Cách thực hiện này sẽ
10
làm rõ những biến đổi trong hôn nhân và các yếu tố tác động và cả những vấn đề
đặt ra trong hôn nhân hiện nay ở nhóm H’mông này. Ngoài ra, luận văn có một số
so sánh với hôn nhân của nhóm H’mông Hoa đồng tộc của họ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu hôn nhân của người H’mông, nhóm H’mông Đen ở
xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn được xác định là bản
Tà Xùa A, Tà Xùa C của xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nơi người
H’mông Đen tập trung sinh sống đông nhất và lâu đời nhất. Ngoài ra, luận văn còn
khảo sát thêm một số bản khác trên địa bàn xã là nơi sinh sống chủ yếu của người
H’mông Hoa để thấy được những điểm khác biệt trong tập quán hôn nhân của hai
nhóm người H’mông cùng sinh sống trên địa bàn xã.
Về thời gian: Trên phạm vi cả nước, sau khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước (1986), tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội
đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên do Tà Xùa là một xã vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, giao thông đi lại rất khó khăn, đồng bào người H’mông sống khép kín, ít
giao lưu với bên ngoài, cho nên cho đến trước năm 1998, diện mạo nông thôn của
người H’mông nơi đây chưa thay đổi mạnh mẽ, đời sống người dân tại địa bàn vẫn
hết sức khó khăn. Phải kể từ năm 1998 trở đi, khi Chương trình phát triển kinh tế xã
hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương
trình 135) được triển khai tại địa phương, thì kinh tế - xã hội của địa phương mới có
sự chuyển biến, đời sống đồng bào H’mông ở xã Tà Xùa mới bắt đầu có những thay
đổi. Giai đoạn 2 của Chương trình 135 (2005 - 2010) đã thực sự tác động mạnh mẽ
đến đời sống người dân. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông được đầu tư xây
dựng, việc đi lại thuận tiện hơn từ đó mở ra các cơ hội về làm ăn kinh tế, giao lưu
trao đổi văn hóa, lớp trẻ được đi học, đi làm ở những thành phố lớn và phát triển...
từ đó nhận thức của người dân có sự thay đổi đáng kể so với trước đây. Chính
những yếu tố này là cơ sở và là nguyên nhân dẫn tới nhiều thay đổi sâu rộng trong
đời sống xã hội của người H’mông nơi đây, trong đó có sự thay đổi của hôn nhân.
11
Đây là lý do tác giả lấy mốc trước và sau năm 1998 để phân định giữa truyền thống
và biến đổi về hôn nhân trong luận văn. Đặc biệt, sự thay đổi sâu sắc về nhiều mặt
của đời sống xã hội của H’mông nơi đây, trong đó có hôn nhân bắt đầu từ sau năm
2005 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng
của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc
Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn
Để tổng hợp và phân tích các tài liệu có sẵn, chúng tôi tiến hành tìm tòi và
đọc các công trình nghiên cứu về người H’mông đã công bố nói chung, nhất là các
công trình, bài viết liên quan đến trực tiếp đến nội dung của đề tài luận văn. Theo
đó, tác giả cũng tiếp cận với một số luận án, luận văn của những người đi trước,
trong đó có đề cập đến hôn nhân và cưới xin của người H’mông. Các tài liệu như
báo cáo, số liệu về dân số, dân tộc, số liệu thống kê liên quan đến dân tộc H’mông ở
huyện, xã cũng được tham khảo, cập nhật.
- Phương pháp điền dã dân tộc học
Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn. Theo đó, tác giả đã thực hiện 4 đợt điền dã tại địa bàn
xã Tà Xùa từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018, mỗi đợt điền dã kéo dài ít nhất 5
ngày, dài nhất 10 ngày. Tác giả đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân từ đó
hòa nhập và có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa và phong tục tập quán của
đồng bào nơi đây. Các thao tác cơ bản trong phương pháp này bao gồm (i). Quan
sát tham dự được tác giả sử dụng trong suốt quá trình điền dã tại địa phương và đã
12
tham dự tham dự một số đám cưới của người H’mông Đen ở bản Tà Xùa A và C
vào dịp tháng 5/2017 và tháng 12/2018; (ii). Thao tác phỏng vấn sâu với nhiều đối
tượng khác nhau gồm nông dân, giáo viên, cán bộ xã, hưu trí, người buôn bán nhỏ,
chủ homestay... với các độ tuổi, giới tính khác nhau. Trong đó, tác giả tập trung
phỏng vấn với các đối tượng là người cao tuổi, người am hiểu phong tục tập quán,
các ông mối, cô dâu chú rể và bố mẹ chồng cô dâu chú rể và (iii). Ngoài ra, để biết
được ý kiến của họ về những biến đổi trong hôn nhân và cưới xin hiện nay, tác giả
còn tiến hành một số buổi thảo luận nhóm nhỏ với các bạn trẻ gồm những người
được học hành và những người ở nhà lao động sản xuất.
Trong quá trình thu thập tư liệu và tham dự, tác giả cũng sử dụng công cụ bổ
trợ chủ yếu là chụp ảnh và quay video clip nhằm ghi lại những tư liệu thực tế sinh
động về đám cưới của nhóm H’mông Đen tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp hồi cố
Đây là phương pháp rất cần thiết và hết sức quan trọng đối với tác giả, bởi
kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế. Theo đó, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi, lắng
nghe và ghi chép lời kể từ những người lớn tuổi, trưởng họ người H’mông Đen...
căn cứ vào tư liệu hồi cố để thiết lập lại lịch sử di cư, lập bản của người H’mông
Đen ở xã Tà Xùa, cũng như ý kiến đánh giá của họ về các khía cạnh biến đổi và
nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân của họ.
Ngoài ra, các phương pháp bổ trợ khác như thống kê, phân tích, so sánh đối
chiếu các nguồn thông tin, tư liệu, các số liệu thu thập được cũng được áp dụng
nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hôn nhân của
người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Luận văn cung cấp
một cách đầy đủ và có hệ thống về quan niệm, nguyên tắc, phong tục tập quán và
nghi lễ trong hôn nhân của nhóm H’mông này từ truyền thống đến hiện tại, góp
phần bổ sung tý liệu mới cho ngành Dân tộc học/Nhân học.
13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cùng với việc trình bày và phân tích những đặc điểm của hôn nhân truyền
thống, luận văn cung cấp tư liệu mới về những thay đổi trong hôn nhân cũng như lễ
cưới, lý giải những nguyên nhân tác động dẫn tới thay đổi của các khía cạnh trong
hôn nhân hiện nay của nhóm H’mông Đen tại địa phương.
Nguồn tư liệu của luận văn góp phần làm cơ sở khoa học trong việc định
hướng và gợi ý cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng chính sách về văn
hóa - xã hội bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người H’mông nói chung và
người H’mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nói riêng. Đồng thời góp
phần xây dựng đời sống văn hóa mới của cộng đồng tộc người H’mông trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng Nông thôn
mới của Nhà nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và khái quát về tộc người nghiên cứu
Chương 2. Đặc điểm hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa
Chương 3. Biến đổi trong hôn nhân của người H’mông Đen từ năm 1998
đến nay.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xác định cần làm rõ những
khái niệm cơ bản liên quan đến hôn nhân gồm: hôn nhân, ngoại hôn dòng họ, hôn
nhân hỗn hợp, nghi lễ, truyền thống, biến đổi...
Khái niệm Hôn nhân có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển
Tiếng Việt, hôn nhân được định nghĩa là việc kết hôn giữa nam và nữ… [33,
tr.712]. Còn trong Từ điển Nhân học thì “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được
thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục
đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo
ra hộ gia đình mới” [35, tr.519].
Trong cuốn “Nhân học - Một quan điểm về tình trạng nhân sinh” của hai tác
giả Emily A. Schulzt và Robert H. Lavenda, khái niệm hôn nhân được giải thích:
“Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của nó là sự kết hợp giữa một
người đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện làm biến đổi những thành viên
của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của mỗi bên và những
khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi
kèm” [10, tr.342]. Theo hai tác giả này thì, hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp
của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và
họ hàng bên chồng [10].
Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kết hôn” [20]. Đồng thời tại điều 3, mục 4,5 Luật này cũng nêu rõ:
“Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền,
nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong
một thời kì dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng…
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
15
này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”
.
Nội hàm hôn nhân bao gồm nhiều yếu tố/khía cạnh như quan niệm, nguyên
tắc, tính chất và hình thức hôn nhân, cư trú sau hôn nhân... vì vậy trong quá trình
thực hiện luận văn, tác giả cũng phải nghiên cứu một số khái niệm khác có liên
quan đến hôn nhân nhằm thể hiện được đặc trưng và bản sắc văn hóa tộc người
H’mông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng.
Nội hôn tộc người: là việc chỉ kết hôn với người trong cùng một dân tộc,
hoặc cùng một nhóm tộc người với mình. Đây là tập quán/xu thế phổ biến của nhiều
tộc người thiểu số trong việc kết hôn trước kia.
Ngoại hôn dòng họ: là khái niệm chỉ được kết hôn với những người ngoài
dòng họ của mình và được quy định bởi tập quán pháp của tộc người. Ở người
H’mông cũng vậy, thông thường, việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ bất
kể ở xa hay gần đều bị nghiêm cấm.
Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: Khái niệm này dùng để chỉ việc kết hôn giữa hai
người không cùng một tộc người/dân tộc với nhau mà không trái với quy định của
pháp luật. Hôn nhân hỗn hợp là một hiện tượng phổ biến diễn ra trong nền kinh tế
thị trường hiện nay. Bởi vì quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá không chỉ bó hẹp
trong phạm vi một cộng đồng tộc người mà xu hướng sẽ phát triển ra bên ngoài.
Không những thuộc phạm vi quốc gia mà còn giữa quốc gia này với quốc gia khác
trong xu thế toàn cầu hoá như ngày nay.
Nghi lễ hôn nhân: được hiểu là những nghi lễ phải thực hành và tuân theo
trong hôn nhân theo quy định của phong tục, tập quán của mỗi tộc người. Để hợp
thức hóa về hôn nhân, đôi trai gái và gia đình hai bên bắt buộc phải thực hiện một
số nghi lễ theo tập quán tộc người quy định. Nghi lễ hôn nhân được thực hiện nhằm
đảm bảo sự chứng kiến và công nhận của cộng đồng về việc kết hôn của đôi trai gái,
đồng thời bên trong các nghi lễ đều chứa đựng yếu tố tâm linh, liên quan đến đời
sống tín ngưỡng của mỗi tộc người.
Truyền thống: theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, truyền thống là thói
quen được hình thành đã lâu trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ
16
này qua thế hệ khác [33, tr.1055].
Biến đổi là khái niệm chỉ sự thay đổi thành khác trước hoặc sự thay đổi, điều
thay đổi khác với trước [33, tr.64]. Văn hóa nói chung và hôn nhân nói riêng luôn
luôn có sự vận động và biến đổi dưới tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa để
phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận
Luận văn vận dụng lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử gồm: (i). Đảm bảo tính khách quan, có nghĩa là
nghiên cứu sự vật hiện tượng như chúng đang tồn tại thực tế, các kết luận phải xuất
phát từ thực tế, không phán đoán chủ quan; để có hiểu biết đúng đắn về sự vật, hiện
tượng phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên, không ổn định;
(ii). Nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự phát triển. Theo đó, mỗi sự vật, hiện
tượng đều có quá trình nảy sinh, vận động (biến đổi) và phát triển; đều tồn tại trong
một không gian và thời gian xác định. Khi nghiên cứu, cần nhìn nhận sự vật, hiện
tượng trong những giai đoạn cụ thể và trong toàn bộ tiến trình phát triển; cần chú ý
đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm nảy sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực khách
quan và chủ quan. Có như vậy sẽ giúp ta thấy được sự vận động, biến đổi cũng như
lý giải được quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó và (iii). Nghiên
cứu sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn, nghĩa là khi xem xét sự vật,
hiện tượng cần phải đặt trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời, phải xem xét sự
vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
- Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người
Việc áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người giúp tác giả luận văn nhận
diện được rõ những sắc thái riêng trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen ở xã Tà
Xùa. Lý thuyết này chỉ rõ rằng: Bản sắc tộc người là tổng thể những yếu tố vật chất
và tinh thần mang tính đặc trưng và đặc thù của một tộc người, giúp phân biệt tộc
người này và tộc người khác, và giữa các nhóm khác nhau của cùng một tộc người.
Bản sắc tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử, gắn liền với hoàn cảnh
17
kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của tộc người, được bảo lưu lâu dài.
- Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa
Lý thuyết này chỉ ra rằng: sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn
hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay biến đổi của một số
loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo đó, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá
trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng bởi một nền văn hóa khác
bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa
nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Tiếp biến văn hóa còn
được hiểu là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn
hóa riêng rẽ mà kết quả làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn. Lý
thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là quá trình tất yếu của mọi
sự vật và hiện tượng, trong đó bao gồm cả văn hóa tộc người nói chung và hôn nhân
nói riêng.
Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình phát triển, toàn cầu hóa và xu
hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu, biến đổi văn hóa của các tộc
người, trong đó có hôn nhân của nhóm H’mông Đen là không tránh khỏi. Do đó,
khi nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm
và các nghi lễ trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen nơi đây, tác giả luận văn
không thể chỉ xem xét vấn đề này một cách biệt lập hay trong trạng thái tĩnh, mà
luôn đặt chúng trong trạng thái động, trong quá trình biến đổi, tiếp biến.
1.2. Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu
1.2.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
- Huyện Bắc Yên: Bắc Yên là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của
tỉnh Sơn La, cách Thành phố Sơn La 100 km về phía Đông Bắc, tọa độ địa lý điểm
trung tâm là 210
13’
23” độ vĩ bắc và 1040
22’
09” độ kinh đông, có độ cao trung bình
từ 1.000m -1.400m so với mặt nước biển, diện tích tự nhiên là 1.103,71 km2
, phía
Bắc và Tây Bắc giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và huyện Mường La tỉnh Sơn
La; phía Đông giáp huyện Phù Yên; phía Nam và Đông Nam giáp huyện Mộc Châu
và Yên Châu; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mai Sơn [38].
18
Trước khi thành lập huyện (1964), phần lớn đất đai và cư dân Bắc Yên thuộc
huyện Phù Yên và một số xã thuộc huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) [2, tr.11]. Ngày
27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (khóa V), kì họp thứ hai
quyết định bỏ cấp khu (khu tự trị) trong hệ thống đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh
Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, chuyển huyện Bắc Yên,
Phù Yên (thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ) về tỉnh Sơn La [2, tr.13].
Đến ngày 16/1/1979, theo Quyết định số 18-CP của Hội đồng Chính phủ, xã
Phiêng Ban của huyện Bắc Yên chia thành 2 xã: xã Hồng Ngài và xã Phiêng Ban.
Ngày 13/3/1979, theo Quyết định số 105-CP của Hội đồng Chính phủ, chuyển tăng
cường các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Mường Sại, Phiêng Côn của huyện Yên Châu
về huyện Bắc Yên. Ngày 7/9/1999, thành lập thị trấn huyện Bắc Yên [2, tr.14]. Đến
nay, trải qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính, huyện Bắc Yên gồm có 16 xã, thị
trấn, 152 bản, tiểu khu, trong đó có 111 bản đặc biệt khó khăn. Dân số trên 65.000
người với 7 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mường, H’mông, Dao, Kinh,
Tày, Khơ-mú), trong đó đông nhất là dân tộc H’mông chiếm 42,7% [38]. Người
H’mông huyện Bắc Yên gồm các ngành H’mông trắng (H’mông Đơ), H’mông Hoa
(H’mông Lềnh), H’mông đen (H’mông Đu) và H’mông đỏ (H’mông Si), phân bố
rộng rãi ở 13 xã, 63 bản trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đông nhất ở khu vực
vùng cao gồm các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú,
Chim Vàn.
- Xã Tà Xùa: Tà Xùa là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Yên,
cách trung tâm huyện 14,5 km. Phía Bắc giáp xã Bản Mù huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên
Bái; phía Nam giáp xã Phiêng Ban; phía Đông giáp xã Suối Tọ và xã Suối Bau
huyện Phù Yên; phía Tây giáp xã Làng Chếu và xã Xím Vàng [3]. Tổng diện tích tự
nhiên của xã là 4.138,61 ha, trong đó đất nông nghiệp có 2.457,71 ha, chiếm 59,4%.
Địa hình phức tạp chủ yếu là đồi, núi... Hiện nay, xã Tà Xùa có 8 bản gồm: Bản Tà
Xùa A, Bản Tà Xùa C, Bản Khe Cải, Bản Mống Vàng, Bản Chung Trinh, Bản Bẹ,
Bản Trò A và Bản Trò B.
19
Năm 2017, toàn xã có 501 hộ, 3.049 nhân khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu
là dân tộc H’mông chiếm 99,57% (trong đó người H’mông Đen chiếm 48,4%), còn
lại người Kinh chiếm 0,43%.
Xã Tà Xùa hiện có duy nhất trục đường tỉnh lộ 112 chạy qua. Tỉnh lộ 112
được nối với quốc lộ 37 từ thị trấn Bắc Yên qua các xã Phiêng Ban - Tà Xùa - Làng
Chếu - Xím Vàng - Hang Chú (huyện Bắc Yên), đồng thời mở đến thị trấn Trạm
Tấu và thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Bởi vậy, đây là đầu mối giao thông quan
trọng giữa xã Tà Xùa với các địa phương trong và ngoài huyện, tỉnh.
Bảng 1.1. Thống kê nhân khẩu, dân tộc xã Tà Xùa năm 2017
STT Tên bản
Tổng số DT Hmông DT Kinh DT khác
Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu
1 Tà Xùa A 108 656 104 643 4 13 0 0
2 Tà Xùa C 73 448 73 448 0 0 0 0
3 Mống Vàng 24 137 24 137 0 0 0 0
4 Chung Trinh 47 254 47 254 0 0 0 0
5 Trò A 120 766 120 766 0 0 0 0
6 Trò B 51 356 51 356 0 0 0 0
7 Bản Bẹ 54 372 54 372 0 0 0 0
8 Bản Khe Cải 24 156 24 156 0 0 0 0
Tổng số 501 3,049 497 3,036 4 13 0 0
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu thống kê dân số của công an xã Tà Xùa năm 2017
+ Giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Năm học
2017 - 2018 xã có 3 trường, gồm 3 cấp học: với 78 cán bộ, giáo viên và 948 học
sinh, trong đó: Trường THCS xã có 202 học sinh, 21 cán bộ, giáo viên; trường Tiểu
học bán trú có 455 học sinh, 35 cán bộ, giáo viên; trường Mầm non có 291 cháu, 22
cán bộ, giáo viên. Trong năm học 2017 - 2018 tỷ lệ học sinh chuyển lớp Tiểu học
đạt 100%; THCS đạt 100 %. Số học sinh không huy động được ra lớp theo kế hoạch
là 22 em trong đó: Trường THCS là 12 em, trường Tiểu học là 9 em, trường Mầm
20
Non là 01 em.
Các chế độ chính sách đối với học sinh như hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền
ăn cho học sinh bán trú được thực thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Về việc nấu ăn
cho học sinh bán trú đã được các đơn vị trường tổ chức thực hiện nghiêm túc theo
quy định, đảm bảo khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Y tế, Dân số - KHHGĐ
UBND xã Tà Xùa đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám, cấp phát thuốc cho
nhân dân. Đến nay cơ sở vật chất và cán bộ làm công tác y tế xã đã cơ bản đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng. Hiện nay trạm y tế xã đã có 07 cán bộ, nhân viên,
trong đó có: 01 Bác sĩ, 02 Y sĩ, 01 nữ hộ sinh, 03 điều dưỡng.
Tổng số khám cấp phát thuốc năm 2017 là 1.223 lượt người. Trong đó điều
trị nội trú 04, ngoại trú là 1.190 người, chuyển tuyến là 36 người, tiêm chủng trẻ em
là 100 trẻ, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ là 78 người.
Công tác Dân số - KHHGĐ được quan tâm thực hiện góp phần vào việc làm
giảm tỷ lệ sinh đẻ trong năm 2017. Tuy nhiên tình trạng sinh đẻ quá kế hoạch vẫn
còn xảy ra ở hầu hết các bản trên địa bàn xã.
+ Văn hóa - Thể thao và du lịch
Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước được tăng cường. Các cấp chính quyền cũng chú trọng tổ chức các hoạt
động chào mừng các ngày lễ như: Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tiếp tục duy
trì phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Hmông...
và tiếp tục triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại hạn chế đó là một bộ
phận nhân dân chưa chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước như:
vi phạm hương ước, quy ước của xã, bản đề ra, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình,
chính sách dân số...
Các hoạt động du lịch trên địa bàn xã cũng đang được xúc tiến để thu hút
khách du lịch đến tham quan, khám phá. Năm 2017, trên địa bàn xã đã tiếp nhận
21
2.729 lượt khách du lịch với các hoạt động chủ yếu là “săn mây” và thăm cây chè
cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Về cơ bản, các hoạt động du lịch, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán đã được
triển khai, tuy nhiên thu nhập chính của người dân xã Tà Xùa chủ yếu vẫn từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn rất cao. Năm 2017,
theo rà sát của UBND xã, số hộ cận nghèo trong toàn xã là 118 hộ (chiếm 23,6%)
và hộ nghèo là 252 hộ (chiếm 50,3%). Trong những năm gần đây, thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, hệ thống điện - đường -
trường - trạm của xã đã từng bước được xây dựng theo hướng kiên cố hóa nhưng
kết quả đạt được chưa cao. Tính đến cuối năm 2017, xã đã thực hiện và hoàn thành
được 6/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Mặc dù vậy, đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội còn
tồn tại như: Chất lượng giáo dục trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực
nhưng tỷ lệ học sinh không ra lớp ở các cấp học vẫn còn cao, tỷ lệ học sinh nữ bỏ
học vẫn còn nhiều; số lượng lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề vẫn
còn hạn chế; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn
những yếu tố gây mất ổn định; tình hình học truyền đạo trái phép, tệ nạn ma tuý,
trộm cắp, tranh chấp đất đai vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
1.3. Khát quát về người H’mông Đen
1.3.1. Tên gọi và lịch sử cư trú
Người H’mông ở Việt Nam có nhiều nhóm khác nhau, trong đó nhóm
H’mông Đen là một bộ phận quan trọng. Về tộc danh của tộc người này hiện vẫn
tồn tạin nhiều ý kiến khác nhau. Phía các cơ quan nghiên cứu như Học viện Khoa
học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thường sử dụng tên gọi
Hmông trong các công trình nghiên cứu. Phía Ủy ban dân tộc và một số phương
tiện thông tin truyền thông thường sử dụng tộc danh Mông. Ngoài ra, H’mông cũng
là tộc danh được sử dụng. Bởi vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sử
dụng tộc danh H’mông là tên gọi thống nhất.
22
Nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa có tên tự gọi là người H’mông Đu. Nhóm
H’mông Đen chuyển cư đến xã Tà Xùa tương đối muộn, nên trước đây chủ yếu
quần tụ thành từng bản nhỏ. Hiện nay, họ sống xen lẫn với nhóm H’mông Hoa, quy
mô bản cũng lớn hơn nhiều so với trước. Từ năm 2016, khi các hoạt động du lịch
được xúc tiến, ban đầu từ một số hộ người Kinh từ các địa phương lân cận chuyển
đến sinh sống và buôn bán dọc theo tỉnh lộ 112, chủ yếu là địa bàn thuộc bản Tà
Xùa A, dần dần một số hộ gia đình người Hmông Đen cũng bắt đầu tham gia hoạt
động du lịch như mở nhà nghỉ homestay, dịch vụ ăn uống, may và cho thuê trang
phục dân tộc... từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, vào giai đoạn thứ ba cách
ngày nay chừng 150 năm (khoảng 6 - 7 đời người), người H’mông tiếp tục vào Việt
Nam qua Phong Thổ (Lai Châu), Xi Ma Cai và Mường Khương (Lào Cai), sau đó
một bộ phận đi sâu vào vùng Tây Bắc, đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu) và
Thuận Châu, Sông Mã (Sơn La). Một bộ phận khác từ Mù Cang Chải di chuyển
sang Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La) [27, tr.28].
Kết quả nghiên cứu điền dã tại địa phương của tác giả cũng cho thấy người
H’mông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng chủ yếu di cư từ
các huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đến vào khoảng cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX. Cho đến nay, người H’mông Đen nơi đây vẫn giữ mối liên
hệ mật thiết với cộng đồng người H’mông ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải
(Yên Bái) qua hôn nhân, quan hệ dòng họ... vốn đã có từ lâu đời.
Ban đầu, khi mới di cư đến Tà Xùa, họ sống quần cư theo từng dòng họ hoặc
một vài dòng họ thuộc cùng ngành H’mông Đen tại các bản: Tà Xùa A, Tà Xùa B,
Tà Xùa C tương đối độc lập, khép kín. Về sau, khi dân số ngày càng tăng lên, họ bắt
đầu khai phá thêm các vùng đất mới và hình thành thêm các bản Chung Trinh,
Mống Vàng, đồng thời sống xen kẽ với các ngành H’mông khác, hình thành các bản
có nhiều dòng họ của nhiều ngành H’mông sống quần cư. Trong quá trình đó, vào
những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, một bộ phận người H’mông Đen vốn
định cư tại bản Tà Xùa B do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã di cư đi tìm vùng đất
23
mới để sinh sống. Trong đó, một phần dân cư di đến xã Phiêng Côn, huyện Bắc
Yên, một nửa còn lại di đến ba xã Tân Xuân, Xuân Nha và Chiềng Xuân, huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và
chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực nông thôn miền núi
của nhà nước, điều kiện kinh tế và mức sống của người H’mông Đen từng bước
được nâng cao, phần lớn các hộ gia đình đều mua được xe máy làm phương tiện đi
lại và vận chuyển hàng hóa, nông sản. Nhờ thế, họ có cơ hội đi xa hơn phạm vi
huyện Bắc Yên, tiếp xúc và học hỏi được nhiều điều mới lạ từ những cộng đồng dân
tộc khác nhau. Một số thanh niên còn có cơ hội sinh sống, học tập và làm việc ở các
đô thị lớn như thành phố Sơn La, thủ đô Hà Nội… Cuộc sống đô thị hiện đại bắt
đầu ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và thói quen của họ, từ đó tác động không nhỏ
đến đời sống cộng đồng, cũng như kết cấu xã hội, văn hóa truyền thống của người
H’mông Đen trong đó có yếu tố hôn nhân.
1.3.2. Đời sống kinh tế
Sinh kế truyền thống của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa chủ yếu là trồng
trọt, chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên. Trước đây, người H’mông
Đen thường trồng lúa, ngô, sắn trên nương. Giống lúa họ thường sử dụng là các
giống địa phương, năng suất thấp, chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu ăn
uống hàng ngày và các dịp lễ lớn của gia đình, dòng họ như cưới hỏi, tang ma, lễ
tết... Ruộng nước cũng được sử dụng trong lao động sản xuất nhưng diện tích không
nhiều. Đặc biệt thời kì trước Đổi mới, đối với vùng đồng bào người H’mông ở Bắc
Yên nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng, việc trồng thuốc phiện
vẫn diễn ra phổ biến. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều trồng thuốc phiện. Thuốc
phiện cho nguồn lợi lớn, do vậy có thể nói trước đây, thu nhập chính của người dân
là từ việc trồng và bán thuốc phiện. Cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ
XX, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước phá bỏ cây thuốc phiện
chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng. Ở Tà Xùa, đồng bào H’mông từng bước chặt
bỏ cây thuốc phiện và chuyển sang trồng chè có sự hỗ trợ giống và kỹ thuật của nhà
24
nước. Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng được đẩy
mạnh. Các giống cây trồng địa phương cho năng suất thấp được thay thế bằng các
giống lai do nhà nước cung cấp cho năng suất cao. Từ đó, tình trạng đói ăn lúc giáp
hạt của đồng bào đã giảm đáng kể. Cho đến nay, người dân địa phương chỉ canh tác
ruộng nước 1 vụ trong năm (từ tháng 4 đến tháng 10) nhưng vẫn đủ ăn thậm chí có
những hộ còn có dư để bán. Theo lời ông Mùa A Dao - nguyên Chủ tịch Hội nông
dân xã Tà Xùa cho biết: Hiện nay khoảng 80% số hộ nông dân trong xã chỉ làm
ruộng nước là đã đủ thóc để ăn trong một năm, còn lại 20% thì vẫn phải làm thêm
lúa nương do diện tích ruộng nước ít. Ngô, sắn vẫn được trồng trên nương chủ yếu
để phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm.
Bên cạnh việc chuyển đổi các giống lúa, ngô, sắn,... hiện nay người dân địa
phương còn trồng thêm cây dong giềng ở trên nương và vườn quanh nhà. Dong
giềng phần lớn được bán cho lái buôn nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân, mặt
khác người ta cũng giữ lại một phần để dùng làm thức ăn trong chăn nuôi thay thế
cho ngô, sắn những khi cần thiết.
Hình thức khai thác các nguồn lợi tự nhiên hiện nay vẫn được người dân địa
phương duy trì. Người H’mông Đen rất ít trồng rau. Nếu có cũng chỉ trồng xung
quanh nhà với diện tích không đang kể, chủ yếu trồng rau su su và rau cải mèo. Bởi
vậy, khi rảnh rỗi họ thường tranh thủ vào rừng hái măng và một số loại rau dại phục
vụ nhu cầu gia đình. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trường giao đất giao rừng của nhà
nước, mỗi hộ gia đình người H’mông Đen ở xã Tà Xùa đều được giao quản lí một
phần đất rừng. Trên phần đất đó, người ta có quyền khai thác gỗ, củi cũng như trồng
các loại cây thân gỗ như cây sa mu, pơ mu... tùy điều kiện gia đình. Chính sách này
một phần giúp địa phương giữ được rừng tránh tình trạng đất trống đồi trọc, mặt
khác mỗi hộ gia đình đều có được quyền và nghĩa vụ trên phần đất rừng được giao
vì vậy ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng tăng lên. Trong những năm gần đây
tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cũng không còn diễn ra.
Đối với cây công nghiệp, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa chủ yếu trồng
trồng chè. Chè Tà Xùa đã trở thành một loại đặc sản hiện đang mang lại nguồn thu
25
nhập chính cho người dân địa phương nói chung và người H’mông Đen nói riêng.
Từ lâu Tà Xùa đã nổi tiếng với chè cổ thụ được trồng cách đây trên dưới 200 năm.
Trên cơ sở đó, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phá bỏ thuốc phiện thay
vào đó cây chè được chọn làm cây công nghiệp mũi nhọn để phát triển nông nghiệp
của địa phương. Hiện nay, toàn xã Tà Xùa có tổng diện tích 138,2 ha chè đang cho
thu hoạch. Hầu hết mỗi hộ gia đình đều trồng chè. Hộ ít cũng có khoảng 1 ha, hộ
nhiều có thể trồng được 5-7 ha. Trước đây người ta sao chè thủ công bằng những
chiếc chảo to trên bếp lửa. Giờ đây, hầu hết các hộ dân làm chè đều đã mua máy sao
chè. Việc đưa máy móc vào chế biến chè đã góp phần giảm tải sức lao động của
người phụ nữ, đồng thời chè sao chín đều hơn, được nước hơn... Từ đó giá chè cũng
tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào. Hiện nay,
người H’mông không chỉ bán chè ở chợ huyện hay đợi lái buôn lên bản thu mua,
với sự phát triển của kinh tế, việc giao lưu được mở rộng, một số người dân đã biết
liên lạc và tạo mối làm ăn với các thương lái ở dưới xuôi đưa đặc sản chè Tà Xùa
đến gần hơn với mọi miền của tổ quốc chứ không còn bó hẹp tiêu thụ trong địa bản
huyện Bắc Yên hoặc tỉnh Sơn La như trước.
Chăn nuôi là hoạt động kinh tế nông nghiệp quan trọng đối với người
H’mông Đen. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân còn
khép kín theo lối tự cấp tự túc, do đó, ở Tà Xùa, người ta thường nuôi trâu, bò làm
sức khéo, nuôi lợn, gà để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của từng hộ gia
đình, đồng thời cũng là nguồn thực phẩm dự trữ cho những dịp lễ tết của gia đình,
dòng họ. Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, người H’mông Đen vẫn chủ yếu sức
kéo của trâu bò. Việc sử dụng máy móc trong cày bừa, làm đất vẫn còn rất ít. Nếu
có cũng chỉ sử dụng để cày đất trồng chè với diện tích lớn.
Trước đây, hầu hết các hộ người H’mông đều dành một phần đất nương tốt
nhất của gia đình để trồng lanh làm trang phục. Người H’mông quan niệm rằng, khi
chết phải mặc váy áo được làm từ vải lanh thì ông bà tổ tiên mới nhận ra họ vì vậy
trồng lanh dệt vải đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người H’mông không
chỉ có giá trị về mặt thực tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh. Tuy
26
nhiên, dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, cho đến vụ mùa năm 2017 ở
các bản của người H’mông Đen xã Tà Xùa đã không còn hộ gia đình nào duy trì
việc trồng lanh dệt vải. Người phụ nữ H’mông Đen mặc dù vẫn có thói quen tự thêu
và may trang phục cho bản thân và cho các thành viên trong gia đình nhưng giờ đây
nguyên liệu mà họ sử dụng là vải sợi công nghiệp được bán sẵn ở chợ huyện hoặc
các cửa hàng tạp hóa. Các nghề thủ công như nghề rèn, chế tác bạc, làm khèn... đã
từng huy hoàng trong lịch sử thì nay cũng đã biến mất.
Năm 2016, hoạt động du lịch ở xã Tà Xùa bắt đầu được xúc tiến. Sau hơn 2
năm, hiện nay ở bản Tà Xùa A, trung tâm xã Tà Xùa, cũng là bản người H’mông
Đen sinh sống đông nhất, một số hộ dân đã mở homestay phục vụ khách du lịch,
bên cạnh đó cũng có thêm 2 hộ gia đình mở cửa hàng may thêu trang phục dân tộc
phục vụ khách du lịch và người dân địa phương khi có nhu cầu.
1.3.3. Đời sống văn hóa
+ Văn hóa vật chất
Người H’mông Đen ở xã Tà Xùa sử dụng lương thực chính là gạo tẻ. Gạo
nếp chỉ được sử dụng trong các dịp lễ tết. Ngô, sắn được trồng chủ yếu phục vụ
trong chăn nuôi. Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của họ rất đơn giản, ngoài cơm
tẻ người ta chỉ cần một chút thức ăn theo kiểu “có gì ăn đấy”, đôi khi không có thức
ăn cũng chỉ cần một chút nước canh cũng xong bữa. Ngược lại trong những dịp lễ
tết họ thường mổ lợn, gà và trong bữa ăn phần lớn sẽ là các món từ thịt. Người ta
kiêng ăn rau trong những dịp này. Các món ăn của người H’mông Đen thường được
chế biến theo kiểu luộc hoặc nấu canh. Dịp tết hoặc đám cưới có thêm bánh dày
được làm từ gạo nếp nương do gia đình trồng. Vì Tà Xùa nằm trên địa hình núi cao,
quanh năm mây mù bao phủ, thời tiết luôn ẩm thấp do đó người dân nơi đây có tập
quán uống rượu thóc được ủ bằng men lá. Mỗi hộ gia đình đều nấu rượu. Rượu
dùng trong cuộc sống hàng ngày, trong lễ tết, mỗi năm người ta đều phải dành ra
một phần thóc thu hoạch được để nấu rượu. Nhìn chung có thể thấy, tập quán ăn
uống của người H’mông Đen tương đối đơn giản. Do điều kiện kinh tế khó khăn lại
ít có điều kiện giao lưu với bên ngoài do vậy tập tục ăn uống của người H’mông
27
vẫn không có nhiều thay đổi.
Nhà ở truyền thống của đồng bào người H’mông xã Tà Xùa thường là kiểu
nhà trệt nền đất vách được dựng bằng các tấm gỗ lớn. Nhà thường được làm 3 gian,
2 chái với ưu điểm đông ấm, hè mát. Trong nhà người ta đặt 2 bếp lửa ở hai bên đầu
nhà, gian giữa đặt bàn thờ ma. Cột ma được dựng ở gian giữa của ngôi nhà gần đầu
bếp chính. Xung quanh nhà người ta thường trồng một ít rau để phục vụ gia đình.
Hiện nay ở Tà Xùa hình thức nhà này vẫn chủ yếu, bên cạnh đó ở các bản cũng dần
xuất hiện một số ngôi nhà xây được lợp tôn. Tuy nhiên những ngôi nhà kiểu mới
này chủ yếu được sử dụng để làm nơi buôn bán còn hầu hết người H’mông Đen vẫn
sống trong những ngôi nhà nền đất ván gỗ như trước.
Trang phục truyền thống của người H’mông nói chung và người H’mông
Đen ở xã Tà Xùa nói riêng được làm từ vải lanh nhuộm chàm. Hiện nay phụ nữ và
trẻ em gái chủ yếu vẫn mặc váy được trang trí sặc sỡ màu sắc, nam giới mặc quần
ống rộng của người H’mông kết hợp với áo sơ mi hoặc áo thun như của người Kinh.
Nguyên liệu để làm váy áo được thay đổi từ vải lanh nhuộm chàm thành vải sợi
công nghiệp. Vải lanh chỉ còn được sử dụng trong tang ma, khi đưa tiễn người chết
về thế giới bên kia.
+ Văn hóa xã hội
Người H’mông thường sống tập trung thành các bản nhỏ, được bố trí theo lối
mật tập. Hiện này, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa sống tập trung ở 4 bản/8 bản
của xã. Trong đó có 2 bản chỉ duy nhất một dòng họ sinh sống là bản Tà Xùa C với
dòng họ Lù và bản Mống Vàng với dòng họ Mùa; 2 bản có quy mô lớn hơn là bản
Tà Xùa A và bản Chung Trinh với nhiều các dòng họ cùng nhau sinh sống như:
Mùa, Phàng, Giàng… Trước đây, quy mô các bản của người H’mông Đen thường
từ 10 - 20 hộ. Ngày nay, cùng với sự gia tăng về dân số và sự phát triển của kinh tế
- xã hội, số hộ trong các bản ngày càng tăng lên. Bản có số hộ ít nhất là Mống Vàng
24 hộ và đông nhất là bản Tà Xùa A 108 hộ. Người H’mông Đen cư trú theo dòng
họ. Với quan điểm “cùng họ đều là anh em”, trong cuộc sống hàng ngày các gia
đình thường tương trợ giúp đỡ nhau về mọi mặt. Bởi vậy khi gia đình có việc trọng
28
đại như cưới xin, ma chay thì đó được coi là việc lớn của cả dòng họ và sẽ do anh
em trong họ tổ chức giúp đỡ.
Gia đình của người H’mông Đen phổ biến là gia đình phụ hệ, thường có từ 2
đến 3 thế hệ cùng chung sống. Người đàn ông lớn tuổi nhất đóng vai trò trụ cột,
đứng ra quản lý tài sản chung của gia đình, như: nương rẫy, trâu bò, công cụ lao
động và phân chia tài sản cho các con ra ở riêng, đồng thời đứng ra tổ chức, phân
công lao động cho các thành viên còn lại và trực tiếp đảm nhiệm những công việc
nặng nhọc nhất, nguy hiểm nhất trong sản xuất như chặt cây, đánh đá, khai phá
nương rẫy, và đốn gỗ, vận chuyển từ rừng về nhà khi làm nhà mới… Họ còn là
người lo toan việc tổ chức hôn lễ cho con cái, thờ cúng tổ tiên, các ma nhằm cầu
mong sự phù hộ cho gia đình mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt. Không chỉ quán xuyến
các công việc trong gia đình, họ còn thay mặt các thành viên trong gia đình giải
quyết mọi quan hệ với dòng họ và xã hội. Khi trong gia đình có khách, thì dù là
khách lạ, hay khách quen chỉ có chủ gia đình mới được đứng ra để tiếp chuyện,
thông thường các ông chủ gia đình người H’mông tiếp đãi khách rất chu đáo. Nếu
thành viên trong gia đình vi phạm luật tục, thì chủ gia đình sẽ đứng ra xin lỗi cộng
đồng và lo toan lễ phạt. Có thể nói người đàn ông là chủ gia đình có vị trí cao trong
gia đình và cả ngoài cộng đồng, mọi ý kiến của họ đều được các thành viên trong
gia đình cho là sáng suốt và nghe theo.
Người vợ, người mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng và gia đình nhà
chồng. Trong cuộc sống hàng ngày, họ thường làm việc luôn chân luôn tay, ban
ngày lên nương, rẫy cùng chồng trồng cấy, chăm sóc cây trồng, đồng thời tranh thủ
bắt cá, hái rau rừng bổ sung thức ăn cho bữa ăn hàng ngày. Về tới nhà, họ lại lo dọn
dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăm sóc người già, dạy
dỗ con nhỏ… Họ còn tranh thủ mọi thời gian rỗi để tước vỏ lanh, thêu thùa, dệt vải,
may vá quần áo cho cả gia đình. Trước kia, ngoài những dịp rất hiếm hoi như tang
ma của những người rất thân thiết với gia đình mà người chồng bận không tới dự
được, người vợ sẽ thay mặt người chồng tới chia buồn, còn lại người phụ nữ
H’mông Đen gần như không ra khỏi nhà, không tham gia vào các hoạt động xã hội.
Hiện nay, nhờ sự quan tâm của chính quyền và sự phát triển của kinh tế thị trường,
29
phụ nữ người H’mông Đen bắt đầu có cơ hội tham gia một số hoạt động của Hội
phụ nữ, tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ của bản... Đặc biệt, một vài năm trở
lại đây, đã có một số phụ nữ người H’mông Đen có cơ hội được học tập và làm việc
ở các cơ quan nhà nước, hoặc tham gia hoạt động buôn bán ở chợ thị trấn hoặc mở
cửa hàng ngay ở bản... Tuy số lượng này không nhiều nhưng những thay đổi trên đã
thổi một luồng gió mới vào cuộc sống khép kín bao đời nay của người phụ nữ
H’mông Đen ở Tà Xùa, giúp họ thay đổi nhận thức, nâng cao vị thế trong gia đình
và ngoài xã hội, giúp cuộc sống của họ đỡ vất vả và trở nên đa sắc hơn.
+ Văn hóa tinh thần
Người Hmông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng có
đời sống văn hoá tinh thần phong phú và đa dạng. Trong một năm, người H’mông
Đen tổ chức rất nhiều nghi lễ mang đặc trưng văn hoá tộc người như lễ cúng cơm
mới, lễ cúng tu su … được coi là dịp sinh hoạt văn hoá chung của anh em gia đình,
dòng họ, tăng tính cố kết của cộng đồng. Đặc biệt vào dịp tết cổ truyền họ thường tổ
chức nhiều hoạt động vui chơi mang tính cộng đồng như như ném pao, kéo co, thi
thổi khèn… Người H’mông Đen ở Tà Xùa hiện nay vẫn giữ tập quán ăn tết cổ
truyền vào đầu tháng 12 âm lịch. Khi mùa màng trên nương đã xong, thóc ngô đã
được phơi khô và cất trên gác bếp, lúc này người ta bắt đầu tổ chức ăn tết. Tết cổ
truyền của người H’mông thường ăn trong 3 ngày. Vào ngày 30 tết, họ dọn dẹp
sạch các dụng cụ cuốc, cày, liềm… dán giấy trắng và cho dụng cụ “nghỉ tết”. Với
người H’mông, tết là dịp để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả vì thế trong 3
ngày này họ kiêng không làm việc nặng, cả ngày sẽ uống rượu ăn thịt, hát ca và
thăm hỏi anh em họ hàng. Hết 3 ngày tết họ lại tiếp tục các cuộc chơi xuân khắp các
bản làng, tham gia vào các hoạt động văn hoá cộng đồng do bản tổ chức. Đây chính
là dịp để các chàng trai cô gái làm quen, tìm hiểu lẫn nhau. Phần lớn các cặp đôi
người H’mông Đen đều xuất phát từ những đám chơi hội này vì vậy họ quan niệm
đây cũng chính là “mùa cưới” của đồng bào H’mông.
Về mặt tín ngưỡng, người H’mông Đen cũng có quan điểm vạn vật hữu linh.
Họ thờ cúng ma nhà, ma cửa, ma bếp, ma buồng, ma núi, ma rừng… đây là hệ
thống các ma lành được người H’mông Đen thờ cúng để bảo vệ sức khoẻ và bình an
30
của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng tin là có một loại ma dữ
chuyên làm hại con người có thể sẽ gặp phải khi đi đường xa. Vì thế trước kia, khi
gia đình có người chuẩn bị vào rừng hoặc đi làm ăn, học tập xa… người ta vẫn
thường tổ chức lễ cúng cầu sức khoẻ, cầu mong nhận được sự bảo vệ của ma lành
để mọi người tránh bị ma dữ quấy phá.
Khoảng chục năm trở lại đây, ở Tà Xùa bắt đầu xuất hiện tình trạng người
H’mông từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo truyền thống cải đạo theo Tin Lành. Số lượng
này ngày càng tăng lên. Theo thống kê của UBND xã Tà Xùa, tính đến thời điểm
ngày 31/11/2017 toàn xã đã có 21 hộ với 125 nhân khẩu học truyền đạo trái phép.
Việc người H’mông theo đạo đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và tín ngưỡng
của họ về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Họ xóa bỏ các nghi lễ, tập
tục truyền thống, bỏ bàn thờ xử ca, bỏ thờ cúng ma nhà, ma cửa... thay vào đó họ
thờ Đức Chúa Jesu với những nghi lễ hoàn toàn mới theo văn hóa phương Tây. Coi
Chúa Jesu thành vạn năng, chỉ cần thờ Chúa Jesu thì đời sống con người sẽ no ấm
và may mắn. Theo phỏng vấn đối tượng người H’mông Đen theo Tin Lành họ cho
rằng: theo đạo là tốt và tiện lợi, họ thích theo đạo vì theo đạo không phải thờ cúng
nhiều, không tốn kém, các nghi lễ cũng không phức tạp như các nghi lễ truyền
thống của người H’mông... Từ đó có thể nhận thấy, một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến việc người H’mông từ bỏ tôn giáo tín ngưỡng hàng trăm năm
của mình để theo Tin Lành là do gánh nặng về mặt kinh tế bởi các tập tục, các nghi
lễ rườm rà, tốn kém. Trong khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn thì chính
những thủ tục, nghi lễ đó đã tạo nên sự ngột ngạt, đè nén trong tâm lí và trong đời
sống kinh tế của người dân. Trong số đó, một bộ phận người H’mông khát khao
được giải phóng và họ tìm đến với Tin Lành như một sự giải thoát. Tuy nhiên, trên
con đường cải đạo đó phần lớn người dân đều tin theo một cách mù quáng. Họ xóa
bỏ hoàn toàn văn hóa truyền thống mà cha ông đã gây dựng hàng trăm năm qua, từ
đó cũng xóa đi những đặc trưng của văn hóa tộc người. Biến người H’mông từ một
tộc người có nhiều nét riêng, độc đáo thành tộc người bị đồng hóa về văn hóa cũng
như mọi mặt của đời sống xã hội.
31
Tiểu kết chương 1
Tà Xùa là một xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Bắc Yên với dân
số chủ yếu là người H’mông, trong đó người H’mông Đen chiếm 48,4% tổng số
người H’mông trên địa bàn toàn xã. Về nguồn gốc, người H’mông Đen ở Tà Xùa có
xuất phát điểm từ Mù Cang Chải và Trạm Tấu (Yên Bái). Cho đến nay mối quan hệ
giữa người H’mông Đen ở Tà Xùa và người H’mông ở hai huyện trên vẫn còn rất
khăng khít và bền chặt. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên đến nay kinh tế chính
của người H’mông Đen vẫn là kinh tế nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp, thương
mại còn chậm phát triển. Du lịch đã có những phát triển bước đầu góp phần mang
lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân tham gia. Trải qua nhiều thế hệ sinh
sống và lập nghiệp tại vùng đất Tà Xùa, người H’mông đã xây dựng cho mình được
một nền văn hóa độc đáo với nhiều nét riêng biệt được thể hiện trong các mặt của
đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có phong tục về hôn nhân.
Trong quá trình phát triển đi lên, đặc biệt trong những năm gần đây khi hệ
thống đường giao thông xã, liên huyện được đầu tư phát triển, việc đi lại của người
dân trở nên thuận tiện hơn từ đó các mối quan hệ giao lưu giữa đồng bào H’mông ở
xã Tà Xùa với các dân tộc khác ở xung quanh ngày càng được mở rộng. Từ đó họ
có điều kiện tiếp thu nhiều nét văn hóa mới, chọn lọc và bổ sung làm phong phú
thêm kho tàng văn hóa truyền thống của họ đồng thời từng bước xóa bỏ các hủ tục
lạc hậu gây khó khăn cho đồng bào, trong đó phong tục, tập quán hôn nhân cũng đã
có những thay đổi đáng kể.
Cho đến nay hầu như còn rất ít các công trình nghiên cứu về người H’mông
ở huyện Bắc Yên nói chung và người H’mông xã Tà Xùa nói riêng, đặc biệt là về
lĩnh vực hôn nhân của người H’mông Đen. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nhằm mục đích
góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hóa trong cưới xin của người H’mông
Đen, đồng thời phần nào thấy được những điểm khác biệt trong phong tục hôn nhân
của nhóm ngành này so với các ngành H’mông khác trên địa bàn cả nước.
32
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA
2.1. Những vấn đề chung về hôn nhân
2.1.1. Quan niệm
Hôn nhân là một dấu mốc quan trọng trong chu kì vòng đời con người, bước
đầu đánh dấu sự trưởng thành của một cá nhân trong một cộng đồng tộc người.
Cũng như nhiều tộc người khác, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa quan niệm rằng
trai lớn phải lấy vợ, gái lớn phải gả chồng. Tiến tới hôn nhân đồng nghĩa với việc từ
nay họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với cộng đồng của mình.
Với người H’mông, hôn nhân trước hết là nhằm duy trì nòi giống, đảm bảo
sự phát triển của gia đình, dòng tộc. Hôn nhân của người H’mông còn nhằm mục
đích bổ sung sức lao động và tái sản xuất sức lao động cho gia đình. Điều này cũng
giải thích vì sao, trước đây độ tuổi kết hôn của người H’mông thường rất sớm.
Trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa trước đây tồn tại hình thức ở
rể đời khi gia đình bố mẹ vợ không có con trai nối dõi hoặc chỉ có duy nhất một cô
con gái, theo đó hôn nhân còn là chỗ dựa, là nơi nương tựa lúc tuổi già. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của xã hội và sự tự do hôn nhân, các cặp đôi người H’mông
Đen đến với nhau đều dựa trên tình yêu và sự hòa hợp của hai người.
2.1.2. Nguyên tắc
Trong hôn nhân truyền thống, người H’mông Đen tuân theo nguyên tắc nhất
quán là “ngoại hôn dòng họ, nội hôn tộc người”. Người H’mông Đen ở đây vẫn tin
rằng cứ hễ cùng họ với nhau thì tất cả đều là anh em một nhà. Bởi vậy, đã là cùng
họ thì người H’mông nghiêm cấm không được phép lấy nhau, không phân biệt vùng
cao hay vùng thấp. Đây được xem là nguyên tắc “bất di bất dịch”, được họ tuân thủ
nghiêm ngặt. Theo khảo sát điền dã của chúng tôi, cho đến nay tại xã Tà Xùa vẫn
chưa có bất kì cặp vợ chồng nào cùng họ với nhau. Bên cạnh đó,“nội hôn tộc
người” cũng là một nguyên tắc quan trọng. Người H’mông Đen chỉ lấy những
người cùng dân tộc bởi theo họ những người cùng dân tộc sẽ có sự thấu hiểu về
phong tục tập quán, dễ cảm thông và hiểu nhau, gia đình sẽ yên ấm, hạnh phúc hơn.
33
Đặc biệt trường hợp hôn nhân con cô lấy con cậu hoặc con dì con già kết hôn
với nhau được người H’mông Đen khuyến khích ủng hộ. Họ cho rằng “lấy như vậy
mới là lấy tốt... tốt ở cái chỗ gần gũi. Con của chị gái hay em gái của mình thì nó là
gần rồi, mình có thể tạo điều kiện cho nó ăn học hay là gia đình nó có khó khăn gì
thì mình đứng ra để mà giúp đỡ được. Lấy về thì mình cũng yêu thương nó hơn, cần
cái gì thì mình còn giúp được còn lấy người khác thì mình không giúp được” (Thào
A Sáy, 1980, bản Tà Xùa A). Chính vì “cái lý” đó nên ở người H’mông thường xảy
ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Ở xã Tà Xùa, cho đến giữa những năm 1990
tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến. Hiện nay, đa số người được phỏng vấn ở độ
tuổi từ 30 tuổi trở lên vẫn khẳng định rằng ủng hộ cho con, cháu mình lấy con của
em gái hoặc chị gái, chỉ cần khác họ thì có thể lấy được nhau và vì lấy như vậy thì
anh chị em sẽ thân thiết và yêu thương nhau hơn, khi gia đình xảy ra mâu thuẫn
cũng dễ giải quyết hơn.
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, giao thông đi lại thuận lợi,
sự giao lưu văn hóa giữa đồng bào H’mông ở Tà Xùa với các dân tộc khác cũng
diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, lớp trẻ hiện nay được học hành, đi làm ăn xa
ở các địa phương phát triển khác như thành phố Sơn La, Hà Nội, Quảng Ninh... và
được tiếp xúc với nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, có cơ hội gặp gỡ, quen biết, tìm
hiểu với những dân tộc khác, từ đó làm xuất hiện xu hướng kết hôn hỗn hợp dân
tộc. Tuy tỉ lệ này chưa nhiều nhưng nó đã thể hiện mối quan hệ mở của người
H’mông với các dân tộc khác trong quá trình phát triển hiện nay. Đây chính là nhân
tố mới dẫn đến sự biến đổi trong tập quán hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà
Xùa và có xu hướng ngày càng phát triển.
2.1.3. Tính chất và hình thức
Hôn nhân của người H’mông Đen mang tính chất mua bán. Trong đó bên
mua là nhà trai còn bên bán là nhà gái. Sự mua bán này được thể hiện rõ ở số tiền
thách cưới. Trước đây, người H’mông thường thách cưới bằng bạc trắng. Nhà trai
trước khi sang nhà gái làm lễ thông báo đã phải chuẩn bị sẵn một số bạc trắng và
giao cho ông mối đưa đi theo. Số tiền được thách cưới do nhà gái đề xuất, sau đó
34
hai bên cùng thảo luận, thống nhất. Nếu là nhà nghèo có thể thách 30 - 40 đồng bạc
trắng, nhà trung bình thì 60 đồng, nhà giàu có thể đến 120 đồng. Ngày nay, tiền
thách cưới khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng, ngoài ra những vật phẩm khác như: gạo,
rượu, thịt lợn... dùng trong đám cưới sẽ do mỗi gia đình tự chuẩn bị mà không đi
kèm với lễ vật thách cưới.
Hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa về cơ bản là sự thỏa thuận
của hai bên bố mẹ và con cái. Con trai từ 12, 13 tuổi đã được bố mẹ nhắm trước cô
dâu tương lai. Tuy nhiên, thông thường các chàng trai cô gái thích nhau, tự tìm hiểu
đến khi có dự định “kéo vợ” thì thông báo cho bố mẹ để chuẩn bị mọi thứ cho mình.
Trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, bố mẹ không có quyền chỉ
định bạn đời cho con trai, mà chỉ có quyền gợi ý, tạo điều kiện cho hai người gặp
nhau. Việc ép gả trong hôn nhân hầu như rất ít xảy ra, nếu có cũng chỉ là sự phản
đối từ phía gia đình nhà gái, nhất là khi nhà trai nghèo, không tương xứng.
Về hình thức hôn nhân, trong xã hội truyền thống người H’mông Đen tuân
thủ nghiêm túc theo chế độ một vợ một chồng. Theo luật tục, người đàn ông chỉ
được phép lấy và chung sống với một người vợ duy nhất. Chỉ trong trường hợp
người vợ mất hoặc hai vợ chồng đã bỏ nhau thì người đàn ông đó mới được lấy vợ
hai. Đồng thời với người phụ nữ, nguyên tắc ngày cũng không được phép vi phạm.
Hiện nay, trong cộng đồng người H’mông Đen ở xã Tà Xùa cũng đã xuất
hiện một vài trường hợp người đàn ông đồng thời lấy 2 vợ. Nguyên nhân thường là
do người phụ nữ không sinh được con hoặc không có con trai. “Bây giờ có đấy
nhưng mà chỉ lâu lâu vợ cả nó không có con, nó sợ lúc già không có con thì mới đi
lấy cái vợ thứ 2 xong là đẻ con nuôi thôi” (Lù A Chua, 1974, bản Tà Xùa C).
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
Người H’mông Đen ở Tà Xùa thường được đánh giá cao về sự thủy chung
trong hôn nhân. Vì vậy, việc lựa chọn bạn đời được thực hiện rất kỹ lưỡng. Trước
khi muốn lấy vợ, chàng trai phải tìm hiểu thật kỹ về cô gái mình để ý. Người ta
không đặt tiêu chí hình thức lên hàng đầu, mà cái họ thực sự quan tâm là những tiêu
chí về phẩm chất đạo đức: sự siêng năng, chăm chỉ, tính tình nhẫn nại, biết quan
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La
Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La

More Related Content

What's hot

Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (18)

Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAYLuận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
Luận văn: Chùa Ông của người Hoa thành phố Cần Thơ, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào CaiLuận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đĐề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
Đề tài: Bảo tồn phát huy dân ca Ba-na ở huyện Kbang, Gia Lai, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đChính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Hồng Hải, HAY
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải PhòngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở quận Hải An, Hải Phòng
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 

Similar to Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdfNGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdfHanaTiti
 
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...jackjohn45
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...jackjohn45
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La (20)

Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đTập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
Tập quán trong sinh đẻ và nuôi dạy trẻ nhỏ của người Hmông, 9đ
 
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộcLuận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
Luận án: Tiếp biến văn hóa trong bối cảnh gia đình hỗn hợp dân tộc
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hôn Nhân Của Người Tày Ở Vùng Biên Giới Huyện Phục Hòa, ...
 
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdfNGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
NGHIÊN CỨU SO SÁNH DỊNG HỌ CỦA NHĨM HMƠNG TRẮNG VÀ HMƠNG HOA Ở XÃ BẠCH NGỌC.pdf
 
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
Luận án: So sánh dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAYLuận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
Luận văn: Hôn nhân xuyên biên giới của tộc người Hmông, HAY
 
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đTập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
Tập quán chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình hỗn hợp dân tộc, 9đ
 
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào...
 
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Sinh kế hiện nay của người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk LắkLuận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đLuận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
Luận văn: Ứng xử của người Cơ Lao với tài nguyên thiên nhiên, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen tỉnh Sơn La

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA Ngành: Dân tộc học Mã số: 8 31 03 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VI VĂN AN HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Huyền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo thuộc Khoa Dân tộc học và Nhân học - Học viện Khoa học xã hội, các thầy, cô giáo thuộc Viện Dân tộc học, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Trường Ðại học Tây Bắc nơi tôi công tác. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Vi Văn An - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Huyền
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU..........................................................................................................................14 1.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................14 1.2. Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu...................................................17 1.3. Khát quát về người H’mông Đen.......................................................................21 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA ..........................................................................................................................32 2.1. Những vấn đề chung về hôn nhân......................................................................32 2.2. Chu trình của một đám cưới...............................................................................40 Chương 3. BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY........................................................................................................56 3.1. Các khía cạnh biến đổi.......................................................................................56 3.2. Những yếu tố tác động đến sự biến đổi của hôn nhân .......................................66 3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân...............................................71 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................81 PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT THƯỜNG 1 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 2 PVS Phỏng vấn sâu 3 THCS Trung học cơ sở 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 Tr Trang
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thống kê nhân khẩu, dân tộc xã Tà Xùa năm 2017........................... 19 Bảng 3.1. Số liệu thống kê tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Tà Xùa từ 2009 - 2018 ................................................................................................................. 60 Bảng 3.2. Số liệu đăng kí kết hôn của xã Tà Xùa từ 2008 - 2018 ............................60
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi dân tộc. Nó không chỉ là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong chu kì đời người đối với cá nhân, đối với gia đình và dòng họ; mà còn phản ánh rõ đặc trưng văn hóa tộc người. Hôn nhân gắn liền với nhiều nghi lễ, phong tục và chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá của mỗi dân tộc. Ngoài nhằm duy trì nòi giống, đánh dấu sự chuyển đổi và trưởng thành của thành viên trong gia đình, hôn nhân chính là nền tảng để duy trì, củng cố và phát triển gia đình. Chính vì thế việc nghiên cứu hôn nhân có một tầm quan trọng đặc biệt, giúp chúng ta nhận thức được tính đa dạng của vấn đề. Bởi vậy, tập quán hôn nhân đã trở thành như một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Trong các công trình nghiên cứu về người H’mông, hôn nhân cũng là lĩnh vực luôn được đề cập tới một cách khái quát hoặc khá chi tiết bằng các miêu tả về các khía cạnh nội hàm. Các công trình mang tính tổng hợp thường đề cập tới tất cả các lĩnh vực truyền thống, nhất là lĩnh vực thiết chế xã hội, trong đó có dòng họ, hôn nhân và cưới xin. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống chuyên sâu riêng về hôn nhân của người người H’mông thì còn khiêm tốn, mà thường liên quan đến cả lĩnh vực cưới xin hay gia đình. Ở tỉnh Sơn La, dân tộc H’mông đứng thứ 3 về dân số, chiếm 13% tổng dân số toàn tỉnh (sau người Thái và người Kinh). Họ cư trú tập trung ở các huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Yên Châu, Bắc Yên. Cho đến nay, các nghiên cứu về người H’mông ở tỉnh này cũng chủ yếu liên quan đến lĩnh vực xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo hay lễ hội nói chung. Tại xã Tà Xùa - một xã vùng cao của huyện Bắc Yên, người H’mông chiếm tới 99,57% dân số, gồm hai nhóm H’mông Đen và H’mông Hoa cư trú. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hai nhóm H’mông này đến nay vẫn còn rất khiêm tốn. Vì thế, thông qua nghiên cứu về hôn nhân và cưới xin, chúng ta hiểu rõ hơn sự đa dạng văn hóa, sắc thái địa phương của người H’mông nói chung; đồng thời nhận diện được sự tương đồng và nét khác biệt giữa hai nhóm H’mông ở địa phương này.
  • 9. 2 Ngày nay dưới tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và hội nhập hóa đang diễn ra mạnh mẽ, để thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh mới, người H’mông xã Tà Xùa đã có những chuyển biến mới trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó vấn đề hôn nhân cũng có những thay đổi rõ nét. Nhiều lễ nghi, thủ tục rườm rà, tốn kém trong đám cưới được lược bỏ, các quan niệm về hôn nhân, độ tuổi kết hôn, thủ tục đám cưới cũng có nhiều khác biệt so với trước kia. Những thay đổi này một mặt làm phong phú thêm đời sống văn hóa tộc người, mặt khác đó cũng chính là những nhân tố làm thay đổi các giá trị văn hóa vốn có của người H’mông. Bởi vậy, nghiên cứu hôn nhân của nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa còn nhằm góp phần làm sáng rõ thêm vấn đề văn hóa tộc người hiện nay. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng làm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý có những chủ trương, chính sách cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc tộc người, góp phần thực hiện hiệu quả Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước. Theo đó, nghiên cứu này còn là hướng đi phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là một cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thuộc Trường Đại học Tây Bắc, tôi có điều kiện tiếp xúc với đồng bào người H’mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên trong những chuyến thực tế chuyên môn. Bản thân tôi đã được tham dự và tham gia nhiều nghi lễ thực hành phong tục tập quán độc đáo, trong đó có hôn nhân và cưới xin của họ. Mỗi lần như thế, các nghi thức, nghi lễ này luôn lôi cuốn và thôi thúc tôi tìm hiểu về chúng với mong muốn góp phần nhỏ, giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Hôn nhân hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” làm nội dung nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Một số nghiên cứu về người H’mông Việt Nam Là một trong 53 tộc người thiểu số ở Việt Nam, từ lâu người H’mông cũng là một trong những tộc người dành được sự quan tâm, chú ý đặc biệt của các nghiên
  • 10. 3 cứu khoa học xã hội và Nhân văn, nhất là các nhà Dân tộc học/Nhân học. Vì thế, bên cạnh các nghiên cứu liên quan tới các lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, loại hình diễn xướng, dân ca, văn học nghệ thuật..., thì các nghiên cứu về mảng đề tài hôn nhân và cưới xin của người H’mông cũng đã được công bố khá nhiều trong các công trình nghiên cứu, bài viết, các đề tài luận văn, luận án. Đây là những tài liệu quý giá giúp cho tôi tham khảo và kế thừa trong quá trình hoàn thành luận văn. Có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu về người H’mông như cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của tập thể tác giả Viện Dân tộc học [37] đã giới thiệu những nét khái quát nhất về lịch sử tộc người người H’mông. Tìm hiểu một cách toàn diện về đời sống kinh tế, quan hệ xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, quan hệ dòng họ và hôn nhân, gia đình.... của người H’mông. Nhìn chung, tác giả đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan và khái quát nhất trên tất cả các mặt của đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của tộc người H’mông. Cuốn “Dân tộc Mông ở Việt Nam” của hai tác giả Cư Hòa Vần, Hoàng Nam [36]. Trong cuốn sách này, hai tác giả đã khảo tả tương đối toàn diện về dân tộc H’mông, như: địa vực cư trú, nguồn gốc lịch sử, tên gọi, những nhóm người, các đặc điểm kinh tế, đời sống, quan hệ xã hội và các phong tục tập quán như ma chay, cưới xin, tập quán sinh đẻ và nuôi con. Cuốn sách này không chỉ cung cấp những thông tin khái quát về người H’mông ở Việt Nam mà còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho chúng tôi nghiên cứu về hôn nhân của người H’mông. Cuốn “Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại”, tác giả Vương Duy Quang [27] đã khái quát về lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế và một phần quan trọng về quan hệ xã hội của người H’mông. Trong đó, tác giả nhấn mạnh về gia đình, dòng họ và quan hệ giữa làng và dòng họ trong cộng đồng người H’mông. Có thể nói, quan hệ dòng họ chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến vấn đề hôn nhân của người H’mông kể cả trong quá khứ và hiện nay.
  • 11. 4 Trong cuốn “Đặc trưng văn hoá và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn Nghệ An” của tập thể tác giả Trần Tất Chủng, Phạm Quang Hoan, Cầm Trọng, Nguyễn Ngọc Thanh [7] tập trung nghiên cứu về 3 dân tộc chính ở huyện Kì Sơn, tỉnh Nghệ An gồm người Thái, người Khơ-mú và người H’mông. Nội dung về đặc trưng văn hóa các dân tộc chiếm ½ dung lượng cuốn sách, đã đề cập đến các mặt về kinh tế truyền thống, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, hôn nhân và gia đình. Trong đó nghi lễ hôn nhân của người H’mông ở Kì Sơn Nghệ An cũng được mô tả một cách chi tiết về các bước trong tiến trình hôn nhân. Cuốn “Văn hóa dân tộc Mông ở Hà Giang” của Trường Lưu và Hùng Đình Quý [22] và cuốn “Văn hóa người Mông ở Nghệ An” của tác giả Hoàng Xuân Lương [21] là một trong những khảo tả khá đầy đủ về văn hóa của các nhóm H’mông Trắng và H’mông Hoa nơi đây. Tuy nhiên, phần hôn nhân và cưới xin cũng chỉ được trình bày khái quát. Tương tự, cuốn“Tiếp cận văn hóa Hmông” của hai tác giả Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ [19] cũng cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát, toàn diện về lịch sử cư trú, tổ chức xã hội - dòng họ và mối quan hệ thân tộc, huyết thống, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần với những giá trị biểu hiện đặc trưng... trong đó vấn đề hôn nhân cũng được đề cập đến là được xem là một trong những bước ngoặt trong chu kì đời người của cộng đồng người H’mông. Cuốn sách ảnh “Người Hmông ở Việt Nam” của Vũ Quốc Khánh và cộng sự [18]. Với dung lượng gồm 8 phần đã giới thiệu một cách khái quát về người H’mông ở Việt Nam với các nội dung cụ thể: Nguồn gốc - lịch sử và sự phân bố dân cư; Bản làng; Trang phục; Nhà; Ẩm thực; Chợ; Lễ hội. Hiện nay đây được coi là công trình sách ảnh duy nhất cung cấp cho chúng ta những hiểu biết và cái nhìn sơ lược nhất về đời sống thực tế người H’mông ở Việt Nam. Cuốn “Phong tục tập quán một số dân tộc thiểu số” của tập thể các tác giả Ninh Văn Hiệp, Tuấn Dũng, Hoàng Quyết, Trương Thị Xứng, Bùi Ngọc Quang [13]. Cuốn sách là tập hợp sưu tầm và giới thiệu về phong tục tập quán của một số dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó có nội dung về đám
  • 12. 5 cưới và tục sinh đẻ của người H’mông ở Cao Bằng. Nội dung này đã cung cấp cho tác giả những hiểu biết về các nghi lễ trong đám cưới của người H’mông ở Cao Bằng, đó sẽ là cơ sở để tác giá có cái nhìn so sánh, đối chiếu với hôn nhân của người H’mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên trong quá trình thực hiện luận văn. Trong cuốn “Bạo lực trong gia đình người Mông tại vùng núi phía Bắc Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thế Huệ [16] qua nghiên cứu tại 9 thôn/bản thuộc 4 xã của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã phân tích, làm rõ thực trạng và các nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình trong cộng đồng người H’mông. Từ đó đề xuất một số giải pháp về phòng, chống bạo lực gia đình. Qua phân tích, tác giả cũng chỉ rõ một trong các nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình đó là trình độ nhận thức kém và tình trạng tảo hôn hiện vẫn đang diễn ra trong cộng đồng tộc người H’mông. Tác giả Bùi Xuân Trường với “Tác dụng của luật tục với việc quản lí xã hội ở các dân tộc Thái, Hmông - Tây Bắc Việt Nam” [34]. Cuốn sách đã hệ thống hoá các tư liệu về luật tục, xác định ảnh hưởng của luật tục đối với xã hội đương thời của người Thái và H’mông, trong đó có các ảnh hưởng của luật tục đến vấn đề hôn nhân. Nghiên cứu “Giữ “lí cũ” hay theo “lí mới”? Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành” của tác giả Nguyễn Văn Thắng [32] đã góp phần làm rõ bản chất của vấn đề giữ “lí cũ” và theo “lí mới” của người H’mông cũng như ảnh hưởng của những cách phản ứng khác nhau này của người H’mông tới văn hóa và xã hội của họ, trong đó có những ảnh hưởng về hôn nhân, gia đình, dòng họ. Đặc biệt với tình hình cải đạo của người H’mông ở xã Tà Xùa diễn ra ngày càng phổ biến, cuốn sách đã góp phần làm rõ thêm về sự lựa chọn biến đổi này. Cuốn “Dân số kế hoạch hóa gia đình người Hmông ở Hòa Bình” của tập thể các tác giả Viện Dân tộc học gồm PGS.PTS Khổng Diễn và các cộng sự [9] là cuốn sách song ngữ Việt - H’mông đầu tiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tới đồng bào dân tộc H’mông ở tỉnh Hòa Bình. Dựa trên số liệu điều tra điền dã thu được tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, cuốn
  • 13. 6 sách đã khái lược về thực trạng kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất việc sử dụng kết hợp các biện pháp phòng tránh thai theo y học hiện đại cùng với các bài thuốc dân gian đã được người H’mông áp dụng từ xa xưa nhằm đạt mục tiêu giảm tỉ lệ sinh trong cộng đồng tộc người vốn còn tồn tại nhiều hạn chế về nhận thức và bất bình đẳng xã hội. Chuyên khảo “Người Hmông ở Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình” của tác giả Khổng Diễn [8] đã cho chúng ta thấy được bức tranh tổng quát nhất về tình hình dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người H’mông ở Pà Cò, huyện Mai Châu. Từ đó chỉ ra những khó khăn cơ bản nhất của người H’mông nơi đây nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc nói chung và với người H’mông tỉnh Hòa Bình nói riêng. Tác giả Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự với công trình nghiên cứu “Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng” [31] đã đi sâu phân tích, làm rõ những đặc điểm, thực trạng trong hôn nhân và gia đình của hai dân tộc H’mông và Dao căn cứ vào số liệu điều tra cụ thể. Tuy nhiên cuốn sách không nghiên cứu chuyên sâu về một nhóm H’mông nào và cũng chưa phân tích các nghi lễ diễn ra trong hôn nhân của người H’mông. Cuốn “Đám cưới của người Hmông Lềnh (Hmông Hoa) ở Lào Cai” của tác giả Trần Hữu Sơn [29] đã giới thiệu nhiều nghi lễ độc đáo, đặc trưng của tộc người với các lễ xem tuổi, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Cuốn sách đã nghiên cứu về một nhóm địa phương cụ thể là nhóm H’mông Lềnh ở Lào Cai. Đây là nguồn tư liệu quan trọng cho độc giả khi nghiên cứu về người H’mông ở Lào Cai nói chung và nhóm tộc người H’mông Lềnh (H’mông Hoa) nói riêng. Luận văn Thạc sĩ “Hôn nhân của người Hmông Hoa ở xã Pú Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc [24] đã tập trung nghiên cứu, làm rõ sự biến đổi hôn nhân giữa truyền thống và hiện đại của người H’mông Hoa ở xã Pú Luông, huyện Mù Cang Chải. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên những vấn đề đang đặt ra trong hôn nhân của người H’mông Hoa hiện nay và kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người.
  • 14. 7 2.2. Một số nghiên cứu về người H’mông ở tỉnh Sơn La Nghiên cứu về người H’mông ở tỉnh Sơn La cũng được nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong nước quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu có thể kể đến “Dân tộc Mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay” của tác giả Thào Xuân Sùng (chủ biên) [30]; Chuyên khảo“Một số vấn đề về tổ chức xã hội của người Hmông ở Sơn La trước cách mạng tháng Tám năm 1945” của tác giả Trần Bình [4]; “Tín ngưỡng, tôn giáo người Hmông ở tỉnh Sơn La” của tác giả Hoàng Bé [5]; “Dòng họ người Hmông Trắng (quan nghiên cứu ở bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La)” tác giả Hồ Ly Giang [11]; “Văn hóa lễ hội của người Mông: Truyền thống và biến đổi” tác giả Nguyễn Hoàng Yến và các cộng sự [40]... trong đó nghiên cứu về hôn nhân của người H’mông có các nghiên cứu “Truyền thống biến đổi trong quan hệ dòng họ, hôn nhân của người Hmông Hoa ở Tây Bắc hiện nay” (Nghiên cứu bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) của tác giả Nguyễn Thị Oanh [26]; “Tục cưới xin của người Hmông Trắng ở Thuận Châu, Sơn La (Qua nghiên cứu tại bản Nậm Giắt, xã Phỏng Lái)” tác giả Dương Hà Hiếu [14],... những công trình này tuy đã bàn đến hôn nhân của người H’mông nhưng chỉ dừng lại ở việc miêu tả sơ lược về hôn nhân của người H’mông Hoa và người H’mông Trắng ở một bản cụ thể của tỉnh Sơn La. Hôn nhân của người H’mông Đen ở huyện Bắc Yên nói chung và xã Tà Xùa nói riêng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta còn có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác, là những bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: “Trẻ em và phụ nữ người Hmông, thực trạng và nhu cầu trợ giúp (Nghiên cứu tại bản Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)” của tác giả Lâm Bá Nam - Phạm Văn Thành [23]; “Ảnh hưởng của du lịch đến một số thiết chế xã hội của người Hmông ở Sapa” của Trần Hữu Sơn [28]; “Tri thức địa phương về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em người Hmông ở xã Văn Lăng, huyện Đồng Văn, tỉnh Thái Nguyên” của Vũ Thị Hồng - Nguyễn Thị Minh Nguyệt [15];
  • 15. 8 “Di dân tự do của người Hmông ở miền núi Thanh Hóa từ 1990 đến nay” của Vũ Trường Giang [12]; “Lễ lên đồng của người Hmông Trắng ở Tây Bắc” của Khổng Kim Anh - Đặng Thị Hoa [1]; “Lễ cưới của người Hmông Trắng ở Lào Cai” của Nguyễn An Châu [6]... cùng hệ thống các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, khoá luận tốt nghiệp của cử nhân hiện đang được lưu trữ tại Viện Dân tộc học, thư viện các trường đại học... Những công trình nghiên cứu này một mặt giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện và sinh động về dân tộc H’mông - một dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng, bên cạnh đó cũng có dịp tìm hiểu sâu hơn về một số nhóm nhỏ trong dân tộc H’mông từ đó thấy được cái riêng biệt nằm trong cái chung của cộng đồng người H’mông ; Mặt khác những nghiên cứu trên còn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất những giải pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa nói riêng nhằm xóa bỏ các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới lành mạnh, văn minh nhưng vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa truyền thống tộc người. Tổng quan tài liệu cũng cho thấy mặc dù các công trình nghiên cứu về văn hóa H’mông tuy đa dạng nhưng nghiên cứu về hôn nhân vẫn là lĩnh vực còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là nghiên cứu về hôn nhân của người H’mông Đen. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự giống và khác nhau giữa các nhóm địa phương trong tộc người H’mông cũng chưa có. Bởi vậy việc nghiên cứu, tìm ra những đặc điểm riêng và các xu hướng biến đổi của từng nhóm là cần thiết nhằm đưa ra những định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Thông qua nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống các đặc điểm hôn nhân truyền thống của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, luận văn phác họa bức tranh văn hóa của người H’mông ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nói chung, nhóm H’mông Đen nói riêng.
  • 16. 9 - Trong bối cảnh tác động của các điều kiện kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập ngày càng sâu rộng, luận văn cũng chỉ ra thực trạng của những khía cạnh biến đổi, nguyên nhân hay nói cách khác là những tác động dẫn đến sự biến đổi trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen nơi đây. - Một số vấn đề đặt ra và một số đề xuất khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ các mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tổng hợp, phân tích các tài liệu thành văn liên quan đến người H’mông nói chung và hôn nhân người H’mông nói riêng. - Triển khai các đợt điền dã Dân tộc học để thu thập tài liệu... - Luận văn tập trung phân tích, lý giải các khía cạnh nội hàm liên quan đến hôn nhân và lễ cưới gồm: quan niệm, nguyên tắc, tính chất, hình thức...; các bước thực hành trước và trong lễ cưới của nhóm H’mông Đen nơi đây. - Chỉ rõ các khía cạnh biến đổi và phân tích, lý giải nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân hiện nay của nhóm H’mông Đen tại điểm nghiên cứu. Trong chừng mực nào đó, luận văn cũng sẽ cố gắng so sánh với hôn nhân của nhóm H’mông Hoa tại địa bàn nghiên cứu. - Thảo luận một số vấn đề đặt ra và các khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nêu trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong đó, nội dung luận văn tập trung phân tích, lý giải sâu về các đặc điểm trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa và thực trạng trong hôn nhân của người H’mông Đen hiện nay. Cách thực hiện này sẽ
  • 17. 10 làm rõ những biến đổi trong hôn nhân và các yếu tố tác động và cả những vấn đề đặt ra trong hôn nhân hiện nay ở nhóm H’mông này. Ngoài ra, luận văn có một số so sánh với hôn nhân của nhóm H’mông Hoa đồng tộc của họ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu hôn nhân của người H’mông, nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận văn được xác định là bản Tà Xùa A, Tà Xùa C của xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nơi người H’mông Đen tập trung sinh sống đông nhất và lâu đời nhất. Ngoài ra, luận văn còn khảo sát thêm một số bản khác trên địa bàn xã là nơi sinh sống chủ yếu của người H’mông Hoa để thấy được những điểm khác biệt trong tập quán hôn nhân của hai nhóm người H’mông cùng sinh sống trên địa bàn xã. Về thời gian: Trên phạm vi cả nước, sau khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986), tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên do Tà Xùa là một xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại rất khó khăn, đồng bào người H’mông sống khép kín, ít giao lưu với bên ngoài, cho nên cho đến trước năm 1998, diện mạo nông thôn của người H’mông nơi đây chưa thay đổi mạnh mẽ, đời sống người dân tại địa bàn vẫn hết sức khó khăn. Phải kể từ năm 1998 trở đi, khi Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135) được triển khai tại địa phương, thì kinh tế - xã hội của địa phương mới có sự chuyển biến, đời sống đồng bào H’mông ở xã Tà Xùa mới bắt đầu có những thay đổi. Giai đoạn 2 của Chương trình 135 (2005 - 2010) đã thực sự tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông được đầu tư xây dựng, việc đi lại thuận tiện hơn từ đó mở ra các cơ hội về làm ăn kinh tế, giao lưu trao đổi văn hóa, lớp trẻ được đi học, đi làm ở những thành phố lớn và phát triển... từ đó nhận thức của người dân có sự thay đổi đáng kể so với trước đây. Chính những yếu tố này là cơ sở và là nguyên nhân dẫn tới nhiều thay đổi sâu rộng trong đời sống xã hội của người H’mông nơi đây, trong đó có sự thay đổi của hôn nhân.
  • 18. 11 Đây là lý do tác giả lấy mốc trước và sau năm 1998 để phân định giữa truyền thống và biến đổi về hôn nhân trong luận văn. Đặc biệt, sự thay đổi sâu sắc về nhiều mặt của đời sống xã hội của H’mông nơi đây, trong đó có hôn nhân bắt đầu từ sau năm 2005 trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn thực hiện dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn Để tổng hợp và phân tích các tài liệu có sẵn, chúng tôi tiến hành tìm tòi và đọc các công trình nghiên cứu về người H’mông đã công bố nói chung, nhất là các công trình, bài viết liên quan đến trực tiếp đến nội dung của đề tài luận văn. Theo đó, tác giả cũng tiếp cận với một số luận án, luận văn của những người đi trước, trong đó có đề cập đến hôn nhân và cưới xin của người H’mông. Các tài liệu như báo cáo, số liệu về dân số, dân tộc, số liệu thống kê liên quan đến dân tộc H’mông ở huyện, xã cũng được tham khảo, cập nhật. - Phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Theo đó, tác giả đã thực hiện 4 đợt điền dã tại địa bàn xã Tà Xùa từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018, mỗi đợt điền dã kéo dài ít nhất 5 ngày, dài nhất 10 ngày. Tác giả đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân từ đó hòa nhập và có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào nơi đây. Các thao tác cơ bản trong phương pháp này bao gồm (i). Quan sát tham dự được tác giả sử dụng trong suốt quá trình điền dã tại địa phương và đã
  • 19. 12 tham dự tham dự một số đám cưới của người H’mông Đen ở bản Tà Xùa A và C vào dịp tháng 5/2017 và tháng 12/2018; (ii). Thao tác phỏng vấn sâu với nhiều đối tượng khác nhau gồm nông dân, giáo viên, cán bộ xã, hưu trí, người buôn bán nhỏ, chủ homestay... với các độ tuổi, giới tính khác nhau. Trong đó, tác giả tập trung phỏng vấn với các đối tượng là người cao tuổi, người am hiểu phong tục tập quán, các ông mối, cô dâu chú rể và bố mẹ chồng cô dâu chú rể và (iii). Ngoài ra, để biết được ý kiến của họ về những biến đổi trong hôn nhân và cưới xin hiện nay, tác giả còn tiến hành một số buổi thảo luận nhóm nhỏ với các bạn trẻ gồm những người được học hành và những người ở nhà lao động sản xuất. Trong quá trình thu thập tư liệu và tham dự, tác giả cũng sử dụng công cụ bổ trợ chủ yếu là chụp ảnh và quay video clip nhằm ghi lại những tư liệu thực tế sinh động về đám cưới của nhóm H’mông Đen tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp hồi cố Đây là phương pháp rất cần thiết và hết sức quan trọng đối với tác giả, bởi kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế. Theo đó, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe và ghi chép lời kể từ những người lớn tuổi, trưởng họ người H’mông Đen... căn cứ vào tư liệu hồi cố để thiết lập lại lịch sử di cư, lập bản của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, cũng như ý kiến đánh giá của họ về các khía cạnh biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi trong hôn nhân của họ. Ngoài ra, các phương pháp bổ trợ khác như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu các nguồn thông tin, tư liệu, các số liệu thu thập được cũng được áp dụng nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất trong quá trình thực hiện luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Luận văn cung cấp một cách đầy đủ và có hệ thống về quan niệm, nguyên tắc, phong tục tập quán và nghi lễ trong hôn nhân của nhóm H’mông này từ truyền thống đến hiện tại, góp phần bổ sung tý liệu mới cho ngành Dân tộc học/Nhân học.
  • 20. 13 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cùng với việc trình bày và phân tích những đặc điểm của hôn nhân truyền thống, luận văn cung cấp tư liệu mới về những thay đổi trong hôn nhân cũng như lễ cưới, lý giải những nguyên nhân tác động dẫn tới thay đổi của các khía cạnh trong hôn nhân hiện nay của nhóm H’mông Đen tại địa phương. Nguồn tư liệu của luận văn góp phần làm cơ sở khoa học trong việc định hướng và gợi ý cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng chính sách về văn hóa - xã hội bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người H’mông nói chung và người H’mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nói riêng. Đồng thời góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới của cộng đồng tộc người H’mông trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Nhà nước ta hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết và khái quát về tộc người nghiên cứu Chương 2. Đặc điểm hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa Chương 3. Biến đổi trong hôn nhân của người H’mông Đen từ năm 1998 đến nay.
  • 21. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xác định cần làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến hôn nhân gồm: hôn nhân, ngoại hôn dòng họ, hôn nhân hỗn hợp, nghi lễ, truyền thống, biến đổi... Khái niệm Hôn nhân có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, hôn nhân được định nghĩa là việc kết hôn giữa nam và nữ… [33, tr.712]. Còn trong Từ điển Nhân học thì “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ gia đình mới” [35, tr.519]. Trong cuốn “Nhân học - Một quan điểm về tình trạng nhân sinh” của hai tác giả Emily A. Schulzt và Robert H. Lavenda, khái niệm hôn nhân được giải thích: “Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của nó là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện làm biến đổi những thành viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của mỗi bên và những khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm” [10, tr.342]. Theo hai tác giả này thì, hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng [10]. Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [20]. Đồng thời tại điều 3, mục 4,5 Luật này cũng nêu rõ: “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong một thời kì dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng… Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
  • 22. 15 này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn” . Nội hàm hôn nhân bao gồm nhiều yếu tố/khía cạnh như quan niệm, nguyên tắc, tính chất và hình thức hôn nhân, cư trú sau hôn nhân... vì vậy trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng phải nghiên cứu một số khái niệm khác có liên quan đến hôn nhân nhằm thể hiện được đặc trưng và bản sắc văn hóa tộc người H’mông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng. Nội hôn tộc người: là việc chỉ kết hôn với người trong cùng một dân tộc, hoặc cùng một nhóm tộc người với mình. Đây là tập quán/xu thế phổ biến của nhiều tộc người thiểu số trong việc kết hôn trước kia. Ngoại hôn dòng họ: là khái niệm chỉ được kết hôn với những người ngoài dòng họ của mình và được quy định bởi tập quán pháp của tộc người. Ở người H’mông cũng vậy, thông thường, việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ bất kể ở xa hay gần đều bị nghiêm cấm. Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: Khái niệm này dùng để chỉ việc kết hôn giữa hai người không cùng một tộc người/dân tộc với nhau mà không trái với quy định của pháp luật. Hôn nhân hỗn hợp là một hiện tượng phổ biến diễn ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi vì quá trình tiếp xúc giao lưu văn hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi một cộng đồng tộc người mà xu hướng sẽ phát triển ra bên ngoài. Không những thuộc phạm vi quốc gia mà còn giữa quốc gia này với quốc gia khác trong xu thế toàn cầu hoá như ngày nay. Nghi lễ hôn nhân: được hiểu là những nghi lễ phải thực hành và tuân theo trong hôn nhân theo quy định của phong tục, tập quán của mỗi tộc người. Để hợp thức hóa về hôn nhân, đôi trai gái và gia đình hai bên bắt buộc phải thực hiện một số nghi lễ theo tập quán tộc người quy định. Nghi lễ hôn nhân được thực hiện nhằm đảm bảo sự chứng kiến và công nhận của cộng đồng về việc kết hôn của đôi trai gái, đồng thời bên trong các nghi lễ đều chứa đựng yếu tố tâm linh, liên quan đến đời sống tín ngưỡng của mỗi tộc người. Truyền thống: theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, truyền thống là thói quen được hình thành đã lâu trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ
  • 23. 16 này qua thế hệ khác [33, tr.1055]. Biến đổi là khái niệm chỉ sự thay đổi thành khác trước hoặc sự thay đổi, điều thay đổi khác với trước [33, tr.64]. Văn hóa nói chung và hôn nhân nói riêng luôn luôn có sự vận động và biến đổi dưới tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa để phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. 1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận Luận văn vận dụng lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử gồm: (i). Đảm bảo tính khách quan, có nghĩa là nghiên cứu sự vật hiện tượng như chúng đang tồn tại thực tế, các kết luận phải xuất phát từ thực tế, không phán đoán chủ quan; để có hiểu biết đúng đắn về sự vật, hiện tượng phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫu nhiên, không ổn định; (ii). Nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự phát triển. Theo đó, mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình nảy sinh, vận động (biến đổi) và phát triển; đều tồn tại trong một không gian và thời gian xác định. Khi nghiên cứu, cần nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong những giai đoạn cụ thể và trong toàn bộ tiến trình phát triển; cần chú ý đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm nảy sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện thực khách quan và chủ quan. Có như vậy sẽ giúp ta thấy được sự vận động, biến đổi cũng như lý giải được quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó và (iii). Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn, nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải đặt trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. - Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người Việc áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người giúp tác giả luận văn nhận diện được rõ những sắc thái riêng trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa. Lý thuyết này chỉ rõ rằng: Bản sắc tộc người là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần mang tính đặc trưng và đặc thù của một tộc người, giúp phân biệt tộc người này và tộc người khác, và giữa các nhóm khác nhau của cùng một tộc người. Bản sắc tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử, gắn liền với hoàn cảnh
  • 24. 17 kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của tộc người, được bảo lưu lâu dài. - Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa Lý thuyết này chỉ ra rằng: sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo đó, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng bởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Tiếp biến văn hóa còn được hiểu là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn. Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là quá trình tất yếu của mọi sự vật và hiện tượng, trong đó bao gồm cả văn hóa tộc người nói chung và hôn nhân nói riêng. Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình phát triển, toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu, biến đổi văn hóa của các tộc người, trong đó có hôn nhân của nhóm H’mông Đen là không tránh khỏi. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm và các nghi lễ trong hôn nhân của nhóm H’mông Đen nơi đây, tác giả luận văn không thể chỉ xem xét vấn đề này một cách biệt lập hay trong trạng thái tĩnh, mà luôn đặt chúng trong trạng thái động, trong quá trình biến đổi, tiếp biến. 1.2. Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu 1.2.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu - Huyện Bắc Yên: Bắc Yên là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, cách Thành phố Sơn La 100 km về phía Đông Bắc, tọa độ địa lý điểm trung tâm là 210 13’ 23” độ vĩ bắc và 1040 22’ 09” độ kinh đông, có độ cao trung bình từ 1.000m -1.400m so với mặt nước biển, diện tích tự nhiên là 1.103,71 km2 , phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và huyện Mường La tỉnh Sơn La; phía Đông giáp huyện Phù Yên; phía Nam và Đông Nam giáp huyện Mộc Châu và Yên Châu; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mai Sơn [38].
  • 25. 18 Trước khi thành lập huyện (1964), phần lớn đất đai và cư dân Bắc Yên thuộc huyện Phù Yên và một số xã thuộc huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) [2, tr.11]. Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (khóa V), kì họp thứ hai quyết định bỏ cấp khu (khu tự trị) trong hệ thống đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, chuyển huyện Bắc Yên, Phù Yên (thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ) về tỉnh Sơn La [2, tr.13]. Đến ngày 16/1/1979, theo Quyết định số 18-CP của Hội đồng Chính phủ, xã Phiêng Ban của huyện Bắc Yên chia thành 2 xã: xã Hồng Ngài và xã Phiêng Ban. Ngày 13/3/1979, theo Quyết định số 105-CP của Hội đồng Chính phủ, chuyển tăng cường các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Mường Sại, Phiêng Côn của huyện Yên Châu về huyện Bắc Yên. Ngày 7/9/1999, thành lập thị trấn huyện Bắc Yên [2, tr.14]. Đến nay, trải qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính, huyện Bắc Yên gồm có 16 xã, thị trấn, 152 bản, tiểu khu, trong đó có 111 bản đặc biệt khó khăn. Dân số trên 65.000 người với 7 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mường, H’mông, Dao, Kinh, Tày, Khơ-mú), trong đó đông nhất là dân tộc H’mông chiếm 42,7% [38]. Người H’mông huyện Bắc Yên gồm các ngành H’mông trắng (H’mông Đơ), H’mông Hoa (H’mông Lềnh), H’mông đen (H’mông Đu) và H’mông đỏ (H’mông Si), phân bố rộng rãi ở 13 xã, 63 bản trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đông nhất ở khu vực vùng cao gồm các xã Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Chim Vàn. - Xã Tà Xùa: Tà Xùa là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Yên, cách trung tâm huyện 14,5 km. Phía Bắc giáp xã Bản Mù huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp xã Phiêng Ban; phía Đông giáp xã Suối Tọ và xã Suối Bau huyện Phù Yên; phía Tây giáp xã Làng Chếu và xã Xím Vàng [3]. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.138,61 ha, trong đó đất nông nghiệp có 2.457,71 ha, chiếm 59,4%. Địa hình phức tạp chủ yếu là đồi, núi... Hiện nay, xã Tà Xùa có 8 bản gồm: Bản Tà Xùa A, Bản Tà Xùa C, Bản Khe Cải, Bản Mống Vàng, Bản Chung Trinh, Bản Bẹ, Bản Trò A và Bản Trò B.
  • 26. 19 Năm 2017, toàn xã có 501 hộ, 3.049 nhân khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc H’mông chiếm 99,57% (trong đó người H’mông Đen chiếm 48,4%), còn lại người Kinh chiếm 0,43%. Xã Tà Xùa hiện có duy nhất trục đường tỉnh lộ 112 chạy qua. Tỉnh lộ 112 được nối với quốc lộ 37 từ thị trấn Bắc Yên qua các xã Phiêng Ban - Tà Xùa - Làng Chếu - Xím Vàng - Hang Chú (huyện Bắc Yên), đồng thời mở đến thị trấn Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Bởi vậy, đây là đầu mối giao thông quan trọng giữa xã Tà Xùa với các địa phương trong và ngoài huyện, tỉnh. Bảng 1.1. Thống kê nhân khẩu, dân tộc xã Tà Xùa năm 2017 STT Tên bản Tổng số DT Hmông DT Kinh DT khác Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu 1 Tà Xùa A 108 656 104 643 4 13 0 0 2 Tà Xùa C 73 448 73 448 0 0 0 0 3 Mống Vàng 24 137 24 137 0 0 0 0 4 Chung Trinh 47 254 47 254 0 0 0 0 5 Trò A 120 766 120 766 0 0 0 0 6 Trò B 51 356 51 356 0 0 0 0 7 Bản Bẹ 54 372 54 372 0 0 0 0 8 Bản Khe Cải 24 156 24 156 0 0 0 0 Tổng số 501 3,049 497 3,036 4 13 0 0 Nguồn: Tổng hợp theo số liệu thống kê dân số của công an xã Tà Xùa năm 2017 + Giáo dục và đào tạo Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Năm học 2017 - 2018 xã có 3 trường, gồm 3 cấp học: với 78 cán bộ, giáo viên và 948 học sinh, trong đó: Trường THCS xã có 202 học sinh, 21 cán bộ, giáo viên; trường Tiểu học bán trú có 455 học sinh, 35 cán bộ, giáo viên; trường Mầm non có 291 cháu, 22 cán bộ, giáo viên. Trong năm học 2017 - 2018 tỷ lệ học sinh chuyển lớp Tiểu học đạt 100%; THCS đạt 100 %. Số học sinh không huy động được ra lớp theo kế hoạch là 22 em trong đó: Trường THCS là 12 em, trường Tiểu học là 9 em, trường Mầm
  • 27. 20 Non là 01 em. Các chế độ chính sách đối với học sinh như hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú được thực thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Về việc nấu ăn cho học sinh bán trú đã được các đơn vị trường tổ chức thực hiện nghiêm túc theo quy định, đảm bảo khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. + Y tế, Dân số - KHHGĐ UBND xã Tà Xùa đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám, cấp phát thuốc cho nhân dân. Đến nay cơ sở vật chất và cán bộ làm công tác y tế xã đã cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Hiện nay trạm y tế xã đã có 07 cán bộ, nhân viên, trong đó có: 01 Bác sĩ, 02 Y sĩ, 01 nữ hộ sinh, 03 điều dưỡng. Tổng số khám cấp phát thuốc năm 2017 là 1.223 lượt người. Trong đó điều trị nội trú 04, ngoại trú là 1.190 người, chuyển tuyến là 36 người, tiêm chủng trẻ em là 100 trẻ, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ là 78 người. Công tác Dân số - KHHGĐ được quan tâm thực hiện góp phần vào việc làm giảm tỷ lệ sinh đẻ trong năm 2017. Tuy nhiên tình trạng sinh đẻ quá kế hoạch vẫn còn xảy ra ở hầu hết các bản trên địa bàn xã. + Văn hóa - Thể thao và du lịch Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được tăng cường. Các cấp chính quyền cũng chú trọng tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ như: Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tiếp tục duy trì phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Hmông... và tiếp tục triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại hạn chế đó là một bộ phận nhân dân chưa chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước như: vi phạm hương ước, quy ước của xã, bản đề ra, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, chính sách dân số... Các hoạt động du lịch trên địa bàn xã cũng đang được xúc tiến để thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá. Năm 2017, trên địa bàn xã đã tiếp nhận
  • 28. 21 2.729 lượt khách du lịch với các hoạt động chủ yếu là “săn mây” và thăm cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Về cơ bản, các hoạt động du lịch, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán đã được triển khai, tuy nhiên thu nhập chính của người dân xã Tà Xùa chủ yếu vẫn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn rất cao. Năm 2017, theo rà sát của UBND xã, số hộ cận nghèo trong toàn xã là 118 hộ (chiếm 23,6%) và hộ nghèo là 252 hộ (chiếm 50,3%). Trong những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, hệ thống điện - đường - trường - trạm của xã đã từng bước được xây dựng theo hướng kiên cố hóa nhưng kết quả đạt được chưa cao. Tính đến cuối năm 2017, xã đã thực hiện và hoàn thành được 6/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Mặc dù vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội còn tồn tại như: Chất lượng giáo dục trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tỷ lệ học sinh không ra lớp ở các cấp học vẫn còn cao, tỷ lệ học sinh nữ bỏ học vẫn còn nhiều; số lượng lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo nghề vẫn còn hạn chế; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định; tình hình học truyền đạo trái phép, tệ nạn ma tuý, trộm cắp, tranh chấp đất đai vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. 1.3. Khát quát về người H’mông Đen 1.3.1. Tên gọi và lịch sử cư trú Người H’mông ở Việt Nam có nhiều nhóm khác nhau, trong đó nhóm H’mông Đen là một bộ phận quan trọng. Về tộc danh của tộc người này hiện vẫn tồn tạin nhiều ý kiến khác nhau. Phía các cơ quan nghiên cứu như Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thường sử dụng tên gọi Hmông trong các công trình nghiên cứu. Phía Ủy ban dân tộc và một số phương tiện thông tin truyền thông thường sử dụng tộc danh Mông. Ngoài ra, H’mông cũng là tộc danh được sử dụng. Bởi vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sử dụng tộc danh H’mông là tên gọi thống nhất.
  • 29. 22 Nhóm H’mông Đen ở xã Tà Xùa có tên tự gọi là người H’mông Đu. Nhóm H’mông Đen chuyển cư đến xã Tà Xùa tương đối muộn, nên trước đây chủ yếu quần tụ thành từng bản nhỏ. Hiện nay, họ sống xen lẫn với nhóm H’mông Hoa, quy mô bản cũng lớn hơn nhiều so với trước. Từ năm 2016, khi các hoạt động du lịch được xúc tiến, ban đầu từ một số hộ người Kinh từ các địa phương lân cận chuyển đến sinh sống và buôn bán dọc theo tỉnh lộ 112, chủ yếu là địa bàn thuộc bản Tà Xùa A, dần dần một số hộ gia đình người Hmông Đen cũng bắt đầu tham gia hoạt động du lịch như mở nhà nghỉ homestay, dịch vụ ăn uống, may và cho thuê trang phục dân tộc... từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, vào giai đoạn thứ ba cách ngày nay chừng 150 năm (khoảng 6 - 7 đời người), người H’mông tiếp tục vào Việt Nam qua Phong Thổ (Lai Châu), Xi Ma Cai và Mường Khương (Lào Cai), sau đó một bộ phận đi sâu vào vùng Tây Bắc, đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu) và Thuận Châu, Sông Mã (Sơn La). Một bộ phận khác từ Mù Cang Chải di chuyển sang Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La) [27, tr.28]. Kết quả nghiên cứu điền dã tại địa phương của tác giả cũng cho thấy người H’mông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng chủ yếu di cư từ các huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đến vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Cho đến nay, người H’mông Đen nơi đây vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với cộng đồng người H’mông ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái) qua hôn nhân, quan hệ dòng họ... vốn đã có từ lâu đời. Ban đầu, khi mới di cư đến Tà Xùa, họ sống quần cư theo từng dòng họ hoặc một vài dòng họ thuộc cùng ngành H’mông Đen tại các bản: Tà Xùa A, Tà Xùa B, Tà Xùa C tương đối độc lập, khép kín. Về sau, khi dân số ngày càng tăng lên, họ bắt đầu khai phá thêm các vùng đất mới và hình thành thêm các bản Chung Trinh, Mống Vàng, đồng thời sống xen kẽ với các ngành H’mông khác, hình thành các bản có nhiều dòng họ của nhiều ngành H’mông sống quần cư. Trong quá trình đó, vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, một bộ phận người H’mông Đen vốn định cư tại bản Tà Xùa B do hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã di cư đi tìm vùng đất
  • 30. 23 mới để sinh sống. Trong đó, một phần dân cư di đến xã Phiêng Côn, huyện Bắc Yên, một nửa còn lại di đến ba xã Tân Xuân, Xuân Nha và Chiềng Xuân, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực nông thôn miền núi của nhà nước, điều kiện kinh tế và mức sống của người H’mông Đen từng bước được nâng cao, phần lớn các hộ gia đình đều mua được xe máy làm phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa, nông sản. Nhờ thế, họ có cơ hội đi xa hơn phạm vi huyện Bắc Yên, tiếp xúc và học hỏi được nhiều điều mới lạ từ những cộng đồng dân tộc khác nhau. Một số thanh niên còn có cơ hội sinh sống, học tập và làm việc ở các đô thị lớn như thành phố Sơn La, thủ đô Hà Nội… Cuộc sống đô thị hiện đại bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức và thói quen của họ, từ đó tác động không nhỏ đến đời sống cộng đồng, cũng như kết cấu xã hội, văn hóa truyền thống của người H’mông Đen trong đó có yếu tố hôn nhân. 1.3.2. Đời sống kinh tế Sinh kế truyền thống của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên. Trước đây, người H’mông Đen thường trồng lúa, ngô, sắn trên nương. Giống lúa họ thường sử dụng là các giống địa phương, năng suất thấp, chủ yếu được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày và các dịp lễ lớn của gia đình, dòng họ như cưới hỏi, tang ma, lễ tết... Ruộng nước cũng được sử dụng trong lao động sản xuất nhưng diện tích không nhiều. Đặc biệt thời kì trước Đổi mới, đối với vùng đồng bào người H’mông ở Bắc Yên nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng, việc trồng thuốc phiện vẫn diễn ra phổ biến. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều trồng thuốc phiện. Thuốc phiện cho nguồn lợi lớn, do vậy có thể nói trước đây, thu nhập chính của người dân là từ việc trồng và bán thuốc phiện. Cho đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước phá bỏ cây thuốc phiện chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng. Ở Tà Xùa, đồng bào H’mông từng bước chặt bỏ cây thuốc phiện và chuyển sang trồng chè có sự hỗ trợ giống và kỹ thuật của nhà
  • 31. 24 nước. Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng được đẩy mạnh. Các giống cây trồng địa phương cho năng suất thấp được thay thế bằng các giống lai do nhà nước cung cấp cho năng suất cao. Từ đó, tình trạng đói ăn lúc giáp hạt của đồng bào đã giảm đáng kể. Cho đến nay, người dân địa phương chỉ canh tác ruộng nước 1 vụ trong năm (từ tháng 4 đến tháng 10) nhưng vẫn đủ ăn thậm chí có những hộ còn có dư để bán. Theo lời ông Mùa A Dao - nguyên Chủ tịch Hội nông dân xã Tà Xùa cho biết: Hiện nay khoảng 80% số hộ nông dân trong xã chỉ làm ruộng nước là đã đủ thóc để ăn trong một năm, còn lại 20% thì vẫn phải làm thêm lúa nương do diện tích ruộng nước ít. Ngô, sắn vẫn được trồng trên nương chủ yếu để phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm. Bên cạnh việc chuyển đổi các giống lúa, ngô, sắn,... hiện nay người dân địa phương còn trồng thêm cây dong giềng ở trên nương và vườn quanh nhà. Dong giềng phần lớn được bán cho lái buôn nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân, mặt khác người ta cũng giữ lại một phần để dùng làm thức ăn trong chăn nuôi thay thế cho ngô, sắn những khi cần thiết. Hình thức khai thác các nguồn lợi tự nhiên hiện nay vẫn được người dân địa phương duy trì. Người H’mông Đen rất ít trồng rau. Nếu có cũng chỉ trồng xung quanh nhà với diện tích không đang kể, chủ yếu trồng rau su su và rau cải mèo. Bởi vậy, khi rảnh rỗi họ thường tranh thủ vào rừng hái măng và một số loại rau dại phục vụ nhu cầu gia đình. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trường giao đất giao rừng của nhà nước, mỗi hộ gia đình người H’mông Đen ở xã Tà Xùa đều được giao quản lí một phần đất rừng. Trên phần đất đó, người ta có quyền khai thác gỗ, củi cũng như trồng các loại cây thân gỗ như cây sa mu, pơ mu... tùy điều kiện gia đình. Chính sách này một phần giúp địa phương giữ được rừng tránh tình trạng đất trống đồi trọc, mặt khác mỗi hộ gia đình đều có được quyền và nghĩa vụ trên phần đất rừng được giao vì vậy ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng tăng lên. Trong những năm gần đây tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cũng không còn diễn ra. Đối với cây công nghiệp, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa chủ yếu trồng trồng chè. Chè Tà Xùa đã trở thành một loại đặc sản hiện đang mang lại nguồn thu
  • 32. 25 nhập chính cho người dân địa phương nói chung và người H’mông Đen nói riêng. Từ lâu Tà Xùa đã nổi tiếng với chè cổ thụ được trồng cách đây trên dưới 200 năm. Trên cơ sở đó, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phá bỏ thuốc phiện thay vào đó cây chè được chọn làm cây công nghiệp mũi nhọn để phát triển nông nghiệp của địa phương. Hiện nay, toàn xã Tà Xùa có tổng diện tích 138,2 ha chè đang cho thu hoạch. Hầu hết mỗi hộ gia đình đều trồng chè. Hộ ít cũng có khoảng 1 ha, hộ nhiều có thể trồng được 5-7 ha. Trước đây người ta sao chè thủ công bằng những chiếc chảo to trên bếp lửa. Giờ đây, hầu hết các hộ dân làm chè đều đã mua máy sao chè. Việc đưa máy móc vào chế biến chè đã góp phần giảm tải sức lao động của người phụ nữ, đồng thời chè sao chín đều hơn, được nước hơn... Từ đó giá chè cũng tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào. Hiện nay, người H’mông không chỉ bán chè ở chợ huyện hay đợi lái buôn lên bản thu mua, với sự phát triển của kinh tế, việc giao lưu được mở rộng, một số người dân đã biết liên lạc và tạo mối làm ăn với các thương lái ở dưới xuôi đưa đặc sản chè Tà Xùa đến gần hơn với mọi miền của tổ quốc chứ không còn bó hẹp tiêu thụ trong địa bản huyện Bắc Yên hoặc tỉnh Sơn La như trước. Chăn nuôi là hoạt động kinh tế nông nghiệp quan trọng đối với người H’mông Đen. Do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân còn khép kín theo lối tự cấp tự túc, do đó, ở Tà Xùa, người ta thường nuôi trâu, bò làm sức khéo, nuôi lợn, gà để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của từng hộ gia đình, đồng thời cũng là nguồn thực phẩm dự trữ cho những dịp lễ tết của gia đình, dòng họ. Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp, người H’mông Đen vẫn chủ yếu sức kéo của trâu bò. Việc sử dụng máy móc trong cày bừa, làm đất vẫn còn rất ít. Nếu có cũng chỉ sử dụng để cày đất trồng chè với diện tích lớn. Trước đây, hầu hết các hộ người H’mông đều dành một phần đất nương tốt nhất của gia đình để trồng lanh làm trang phục. Người H’mông quan niệm rằng, khi chết phải mặc váy áo được làm từ vải lanh thì ông bà tổ tiên mới nhận ra họ vì vậy trồng lanh dệt vải đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người H’mông không chỉ có giá trị về mặt thực tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tâm linh. Tuy
  • 33. 26 nhiên, dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, cho đến vụ mùa năm 2017 ở các bản của người H’mông Đen xã Tà Xùa đã không còn hộ gia đình nào duy trì việc trồng lanh dệt vải. Người phụ nữ H’mông Đen mặc dù vẫn có thói quen tự thêu và may trang phục cho bản thân và cho các thành viên trong gia đình nhưng giờ đây nguyên liệu mà họ sử dụng là vải sợi công nghiệp được bán sẵn ở chợ huyện hoặc các cửa hàng tạp hóa. Các nghề thủ công như nghề rèn, chế tác bạc, làm khèn... đã từng huy hoàng trong lịch sử thì nay cũng đã biến mất. Năm 2016, hoạt động du lịch ở xã Tà Xùa bắt đầu được xúc tiến. Sau hơn 2 năm, hiện nay ở bản Tà Xùa A, trung tâm xã Tà Xùa, cũng là bản người H’mông Đen sinh sống đông nhất, một số hộ dân đã mở homestay phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó cũng có thêm 2 hộ gia đình mở cửa hàng may thêu trang phục dân tộc phục vụ khách du lịch và người dân địa phương khi có nhu cầu. 1.3.3. Đời sống văn hóa + Văn hóa vật chất Người H’mông Đen ở xã Tà Xùa sử dụng lương thực chính là gạo tẻ. Gạo nếp chỉ được sử dụng trong các dịp lễ tết. Ngô, sắn được trồng chủ yếu phục vụ trong chăn nuôi. Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của họ rất đơn giản, ngoài cơm tẻ người ta chỉ cần một chút thức ăn theo kiểu “có gì ăn đấy”, đôi khi không có thức ăn cũng chỉ cần một chút nước canh cũng xong bữa. Ngược lại trong những dịp lễ tết họ thường mổ lợn, gà và trong bữa ăn phần lớn sẽ là các món từ thịt. Người ta kiêng ăn rau trong những dịp này. Các món ăn của người H’mông Đen thường được chế biến theo kiểu luộc hoặc nấu canh. Dịp tết hoặc đám cưới có thêm bánh dày được làm từ gạo nếp nương do gia đình trồng. Vì Tà Xùa nằm trên địa hình núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, thời tiết luôn ẩm thấp do đó người dân nơi đây có tập quán uống rượu thóc được ủ bằng men lá. Mỗi hộ gia đình đều nấu rượu. Rượu dùng trong cuộc sống hàng ngày, trong lễ tết, mỗi năm người ta đều phải dành ra một phần thóc thu hoạch được để nấu rượu. Nhìn chung có thể thấy, tập quán ăn uống của người H’mông Đen tương đối đơn giản. Do điều kiện kinh tế khó khăn lại ít có điều kiện giao lưu với bên ngoài do vậy tập tục ăn uống của người H’mông
  • 34. 27 vẫn không có nhiều thay đổi. Nhà ở truyền thống của đồng bào người H’mông xã Tà Xùa thường là kiểu nhà trệt nền đất vách được dựng bằng các tấm gỗ lớn. Nhà thường được làm 3 gian, 2 chái với ưu điểm đông ấm, hè mát. Trong nhà người ta đặt 2 bếp lửa ở hai bên đầu nhà, gian giữa đặt bàn thờ ma. Cột ma được dựng ở gian giữa của ngôi nhà gần đầu bếp chính. Xung quanh nhà người ta thường trồng một ít rau để phục vụ gia đình. Hiện nay ở Tà Xùa hình thức nhà này vẫn chủ yếu, bên cạnh đó ở các bản cũng dần xuất hiện một số ngôi nhà xây được lợp tôn. Tuy nhiên những ngôi nhà kiểu mới này chủ yếu được sử dụng để làm nơi buôn bán còn hầu hết người H’mông Đen vẫn sống trong những ngôi nhà nền đất ván gỗ như trước. Trang phục truyền thống của người H’mông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng được làm từ vải lanh nhuộm chàm. Hiện nay phụ nữ và trẻ em gái chủ yếu vẫn mặc váy được trang trí sặc sỡ màu sắc, nam giới mặc quần ống rộng của người H’mông kết hợp với áo sơ mi hoặc áo thun như của người Kinh. Nguyên liệu để làm váy áo được thay đổi từ vải lanh nhuộm chàm thành vải sợi công nghiệp. Vải lanh chỉ còn được sử dụng trong tang ma, khi đưa tiễn người chết về thế giới bên kia. + Văn hóa xã hội Người H’mông thường sống tập trung thành các bản nhỏ, được bố trí theo lối mật tập. Hiện này, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa sống tập trung ở 4 bản/8 bản của xã. Trong đó có 2 bản chỉ duy nhất một dòng họ sinh sống là bản Tà Xùa C với dòng họ Lù và bản Mống Vàng với dòng họ Mùa; 2 bản có quy mô lớn hơn là bản Tà Xùa A và bản Chung Trinh với nhiều các dòng họ cùng nhau sinh sống như: Mùa, Phàng, Giàng… Trước đây, quy mô các bản của người H’mông Đen thường từ 10 - 20 hộ. Ngày nay, cùng với sự gia tăng về dân số và sự phát triển của kinh tế - xã hội, số hộ trong các bản ngày càng tăng lên. Bản có số hộ ít nhất là Mống Vàng 24 hộ và đông nhất là bản Tà Xùa A 108 hộ. Người H’mông Đen cư trú theo dòng họ. Với quan điểm “cùng họ đều là anh em”, trong cuộc sống hàng ngày các gia đình thường tương trợ giúp đỡ nhau về mọi mặt. Bởi vậy khi gia đình có việc trọng
  • 35. 28 đại như cưới xin, ma chay thì đó được coi là việc lớn của cả dòng họ và sẽ do anh em trong họ tổ chức giúp đỡ. Gia đình của người H’mông Đen phổ biến là gia đình phụ hệ, thường có từ 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống. Người đàn ông lớn tuổi nhất đóng vai trò trụ cột, đứng ra quản lý tài sản chung của gia đình, như: nương rẫy, trâu bò, công cụ lao động và phân chia tài sản cho các con ra ở riêng, đồng thời đứng ra tổ chức, phân công lao động cho các thành viên còn lại và trực tiếp đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất, nguy hiểm nhất trong sản xuất như chặt cây, đánh đá, khai phá nương rẫy, và đốn gỗ, vận chuyển từ rừng về nhà khi làm nhà mới… Họ còn là người lo toan việc tổ chức hôn lễ cho con cái, thờ cúng tổ tiên, các ma nhằm cầu mong sự phù hộ cho gia đình mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt. Không chỉ quán xuyến các công việc trong gia đình, họ còn thay mặt các thành viên trong gia đình giải quyết mọi quan hệ với dòng họ và xã hội. Khi trong gia đình có khách, thì dù là khách lạ, hay khách quen chỉ có chủ gia đình mới được đứng ra để tiếp chuyện, thông thường các ông chủ gia đình người H’mông tiếp đãi khách rất chu đáo. Nếu thành viên trong gia đình vi phạm luật tục, thì chủ gia đình sẽ đứng ra xin lỗi cộng đồng và lo toan lễ phạt. Có thể nói người đàn ông là chủ gia đình có vị trí cao trong gia đình và cả ngoài cộng đồng, mọi ý kiến của họ đều được các thành viên trong gia đình cho là sáng suốt và nghe theo. Người vợ, người mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng và gia đình nhà chồng. Trong cuộc sống hàng ngày, họ thường làm việc luôn chân luôn tay, ban ngày lên nương, rẫy cùng chồng trồng cấy, chăm sóc cây trồng, đồng thời tranh thủ bắt cá, hái rau rừng bổ sung thức ăn cho bữa ăn hàng ngày. Về tới nhà, họ lại lo dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăm sóc người già, dạy dỗ con nhỏ… Họ còn tranh thủ mọi thời gian rỗi để tước vỏ lanh, thêu thùa, dệt vải, may vá quần áo cho cả gia đình. Trước kia, ngoài những dịp rất hiếm hoi như tang ma của những người rất thân thiết với gia đình mà người chồng bận không tới dự được, người vợ sẽ thay mặt người chồng tới chia buồn, còn lại người phụ nữ H’mông Đen gần như không ra khỏi nhà, không tham gia vào các hoạt động xã hội. Hiện nay, nhờ sự quan tâm của chính quyền và sự phát triển của kinh tế thị trường,
  • 36. 29 phụ nữ người H’mông Đen bắt đầu có cơ hội tham gia một số hoạt động của Hội phụ nữ, tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ của bản... Đặc biệt, một vài năm trở lại đây, đã có một số phụ nữ người H’mông Đen có cơ hội được học tập và làm việc ở các cơ quan nhà nước, hoặc tham gia hoạt động buôn bán ở chợ thị trấn hoặc mở cửa hàng ngay ở bản... Tuy số lượng này không nhiều nhưng những thay đổi trên đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống khép kín bao đời nay của người phụ nữ H’mông Đen ở Tà Xùa, giúp họ thay đổi nhận thức, nâng cao vị thế trong gia đình và ngoài xã hội, giúp cuộc sống của họ đỡ vất vả và trở nên đa sắc hơn. + Văn hóa tinh thần Người Hmông nói chung và người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nói riêng có đời sống văn hoá tinh thần phong phú và đa dạng. Trong một năm, người H’mông Đen tổ chức rất nhiều nghi lễ mang đặc trưng văn hoá tộc người như lễ cúng cơm mới, lễ cúng tu su … được coi là dịp sinh hoạt văn hoá chung của anh em gia đình, dòng họ, tăng tính cố kết của cộng đồng. Đặc biệt vào dịp tết cổ truyền họ thường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi mang tính cộng đồng như như ném pao, kéo co, thi thổi khèn… Người H’mông Đen ở Tà Xùa hiện nay vẫn giữ tập quán ăn tết cổ truyền vào đầu tháng 12 âm lịch. Khi mùa màng trên nương đã xong, thóc ngô đã được phơi khô và cất trên gác bếp, lúc này người ta bắt đầu tổ chức ăn tết. Tết cổ truyền của người H’mông thường ăn trong 3 ngày. Vào ngày 30 tết, họ dọn dẹp sạch các dụng cụ cuốc, cày, liềm… dán giấy trắng và cho dụng cụ “nghỉ tết”. Với người H’mông, tết là dịp để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả vì thế trong 3 ngày này họ kiêng không làm việc nặng, cả ngày sẽ uống rượu ăn thịt, hát ca và thăm hỏi anh em họ hàng. Hết 3 ngày tết họ lại tiếp tục các cuộc chơi xuân khắp các bản làng, tham gia vào các hoạt động văn hoá cộng đồng do bản tổ chức. Đây chính là dịp để các chàng trai cô gái làm quen, tìm hiểu lẫn nhau. Phần lớn các cặp đôi người H’mông Đen đều xuất phát từ những đám chơi hội này vì vậy họ quan niệm đây cũng chính là “mùa cưới” của đồng bào H’mông. Về mặt tín ngưỡng, người H’mông Đen cũng có quan điểm vạn vật hữu linh. Họ thờ cúng ma nhà, ma cửa, ma bếp, ma buồng, ma núi, ma rừng… đây là hệ thống các ma lành được người H’mông Đen thờ cúng để bảo vệ sức khoẻ và bình an
  • 37. 30 của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng tin là có một loại ma dữ chuyên làm hại con người có thể sẽ gặp phải khi đi đường xa. Vì thế trước kia, khi gia đình có người chuẩn bị vào rừng hoặc đi làm ăn, học tập xa… người ta vẫn thường tổ chức lễ cúng cầu sức khoẻ, cầu mong nhận được sự bảo vệ của ma lành để mọi người tránh bị ma dữ quấy phá. Khoảng chục năm trở lại đây, ở Tà Xùa bắt đầu xuất hiện tình trạng người H’mông từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo truyền thống cải đạo theo Tin Lành. Số lượng này ngày càng tăng lên. Theo thống kê của UBND xã Tà Xùa, tính đến thời điểm ngày 31/11/2017 toàn xã đã có 21 hộ với 125 nhân khẩu học truyền đạo trái phép. Việc người H’mông theo đạo đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và tín ngưỡng của họ về các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Họ xóa bỏ các nghi lễ, tập tục truyền thống, bỏ bàn thờ xử ca, bỏ thờ cúng ma nhà, ma cửa... thay vào đó họ thờ Đức Chúa Jesu với những nghi lễ hoàn toàn mới theo văn hóa phương Tây. Coi Chúa Jesu thành vạn năng, chỉ cần thờ Chúa Jesu thì đời sống con người sẽ no ấm và may mắn. Theo phỏng vấn đối tượng người H’mông Đen theo Tin Lành họ cho rằng: theo đạo là tốt và tiện lợi, họ thích theo đạo vì theo đạo không phải thờ cúng nhiều, không tốn kém, các nghi lễ cũng không phức tạp như các nghi lễ truyền thống của người H’mông... Từ đó có thể nhận thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc người H’mông từ bỏ tôn giáo tín ngưỡng hàng trăm năm của mình để theo Tin Lành là do gánh nặng về mặt kinh tế bởi các tập tục, các nghi lễ rườm rà, tốn kém. Trong khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn thì chính những thủ tục, nghi lễ đó đã tạo nên sự ngột ngạt, đè nén trong tâm lí và trong đời sống kinh tế của người dân. Trong số đó, một bộ phận người H’mông khát khao được giải phóng và họ tìm đến với Tin Lành như một sự giải thoát. Tuy nhiên, trên con đường cải đạo đó phần lớn người dân đều tin theo một cách mù quáng. Họ xóa bỏ hoàn toàn văn hóa truyền thống mà cha ông đã gây dựng hàng trăm năm qua, từ đó cũng xóa đi những đặc trưng của văn hóa tộc người. Biến người H’mông từ một tộc người có nhiều nét riêng, độc đáo thành tộc người bị đồng hóa về văn hóa cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.
  • 38. 31 Tiểu kết chương 1 Tà Xùa là một xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Bắc Yên với dân số chủ yếu là người H’mông, trong đó người H’mông Đen chiếm 48,4% tổng số người H’mông trên địa bàn toàn xã. Về nguồn gốc, người H’mông Đen ở Tà Xùa có xuất phát điểm từ Mù Cang Chải và Trạm Tấu (Yên Bái). Cho đến nay mối quan hệ giữa người H’mông Đen ở Tà Xùa và người H’mông ở hai huyện trên vẫn còn rất khăng khít và bền chặt. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên đến nay kinh tế chính của người H’mông Đen vẫn là kinh tế nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại còn chậm phát triển. Du lịch đã có những phát triển bước đầu góp phần mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân tham gia. Trải qua nhiều thế hệ sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất Tà Xùa, người H’mông đã xây dựng cho mình được một nền văn hóa độc đáo với nhiều nét riêng biệt được thể hiện trong các mặt của đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có phong tục về hôn nhân. Trong quá trình phát triển đi lên, đặc biệt trong những năm gần đây khi hệ thống đường giao thông xã, liên huyện được đầu tư phát triển, việc đi lại của người dân trở nên thuận tiện hơn từ đó các mối quan hệ giao lưu giữa đồng bào H’mông ở xã Tà Xùa với các dân tộc khác ở xung quanh ngày càng được mở rộng. Từ đó họ có điều kiện tiếp thu nhiều nét văn hóa mới, chọn lọc và bổ sung làm phong phú thêm kho tàng văn hóa truyền thống của họ đồng thời từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây khó khăn cho đồng bào, trong đó phong tục, tập quán hôn nhân cũng đã có những thay đổi đáng kể. Cho đến nay hầu như còn rất ít các công trình nghiên cứu về người H’mông ở huyện Bắc Yên nói chung và người H’mông xã Tà Xùa nói riêng, đặc biệt là về lĩnh vực hôn nhân của người H’mông Đen. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa nhằm mục đích góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hóa trong cưới xin của người H’mông Đen, đồng thời phần nào thấy được những điểm khác biệt trong phong tục hôn nhân của nhóm ngành này so với các ngành H’mông khác trên địa bàn cả nước.
  • 39. 32 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA 2.1. Những vấn đề chung về hôn nhân 2.1.1. Quan niệm Hôn nhân là một dấu mốc quan trọng trong chu kì vòng đời con người, bước đầu đánh dấu sự trưởng thành của một cá nhân trong một cộng đồng tộc người. Cũng như nhiều tộc người khác, người H’mông Đen ở xã Tà Xùa quan niệm rằng trai lớn phải lấy vợ, gái lớn phải gả chồng. Tiến tới hôn nhân đồng nghĩa với việc từ nay họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với cộng đồng của mình. Với người H’mông, hôn nhân trước hết là nhằm duy trì nòi giống, đảm bảo sự phát triển của gia đình, dòng tộc. Hôn nhân của người H’mông còn nhằm mục đích bổ sung sức lao động và tái sản xuất sức lao động cho gia đình. Điều này cũng giải thích vì sao, trước đây độ tuổi kết hôn của người H’mông thường rất sớm. Trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa trước đây tồn tại hình thức ở rể đời khi gia đình bố mẹ vợ không có con trai nối dõi hoặc chỉ có duy nhất một cô con gái, theo đó hôn nhân còn là chỗ dựa, là nơi nương tựa lúc tuổi già. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự tự do hôn nhân, các cặp đôi người H’mông Đen đến với nhau đều dựa trên tình yêu và sự hòa hợp của hai người. 2.1.2. Nguyên tắc Trong hôn nhân truyền thống, người H’mông Đen tuân theo nguyên tắc nhất quán là “ngoại hôn dòng họ, nội hôn tộc người”. Người H’mông Đen ở đây vẫn tin rằng cứ hễ cùng họ với nhau thì tất cả đều là anh em một nhà. Bởi vậy, đã là cùng họ thì người H’mông nghiêm cấm không được phép lấy nhau, không phân biệt vùng cao hay vùng thấp. Đây được xem là nguyên tắc “bất di bất dịch”, được họ tuân thủ nghiêm ngặt. Theo khảo sát điền dã của chúng tôi, cho đến nay tại xã Tà Xùa vẫn chưa có bất kì cặp vợ chồng nào cùng họ với nhau. Bên cạnh đó,“nội hôn tộc người” cũng là một nguyên tắc quan trọng. Người H’mông Đen chỉ lấy những người cùng dân tộc bởi theo họ những người cùng dân tộc sẽ có sự thấu hiểu về phong tục tập quán, dễ cảm thông và hiểu nhau, gia đình sẽ yên ấm, hạnh phúc hơn.
  • 40. 33 Đặc biệt trường hợp hôn nhân con cô lấy con cậu hoặc con dì con già kết hôn với nhau được người H’mông Đen khuyến khích ủng hộ. Họ cho rằng “lấy như vậy mới là lấy tốt... tốt ở cái chỗ gần gũi. Con của chị gái hay em gái của mình thì nó là gần rồi, mình có thể tạo điều kiện cho nó ăn học hay là gia đình nó có khó khăn gì thì mình đứng ra để mà giúp đỡ được. Lấy về thì mình cũng yêu thương nó hơn, cần cái gì thì mình còn giúp được còn lấy người khác thì mình không giúp được” (Thào A Sáy, 1980, bản Tà Xùa A). Chính vì “cái lý” đó nên ở người H’mông thường xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Ở xã Tà Xùa, cho đến giữa những năm 1990 tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến. Hiện nay, đa số người được phỏng vấn ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên vẫn khẳng định rằng ủng hộ cho con, cháu mình lấy con của em gái hoặc chị gái, chỉ cần khác họ thì có thể lấy được nhau và vì lấy như vậy thì anh chị em sẽ thân thiết và yêu thương nhau hơn, khi gia đình xảy ra mâu thuẫn cũng dễ giải quyết hơn. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, giao thông đi lại thuận lợi, sự giao lưu văn hóa giữa đồng bào H’mông ở Tà Xùa với các dân tộc khác cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, lớp trẻ hiện nay được học hành, đi làm ăn xa ở các địa phương phát triển khác như thành phố Sơn La, Hà Nội, Quảng Ninh... và được tiếp xúc với nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, có cơ hội gặp gỡ, quen biết, tìm hiểu với những dân tộc khác, từ đó làm xuất hiện xu hướng kết hôn hỗn hợp dân tộc. Tuy tỉ lệ này chưa nhiều nhưng nó đã thể hiện mối quan hệ mở của người H’mông với các dân tộc khác trong quá trình phát triển hiện nay. Đây chính là nhân tố mới dẫn đến sự biến đổi trong tập quán hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa và có xu hướng ngày càng phát triển. 2.1.3. Tính chất và hình thức Hôn nhân của người H’mông Đen mang tính chất mua bán. Trong đó bên mua là nhà trai còn bên bán là nhà gái. Sự mua bán này được thể hiện rõ ở số tiền thách cưới. Trước đây, người H’mông thường thách cưới bằng bạc trắng. Nhà trai trước khi sang nhà gái làm lễ thông báo đã phải chuẩn bị sẵn một số bạc trắng và giao cho ông mối đưa đi theo. Số tiền được thách cưới do nhà gái đề xuất, sau đó
  • 41. 34 hai bên cùng thảo luận, thống nhất. Nếu là nhà nghèo có thể thách 30 - 40 đồng bạc trắng, nhà trung bình thì 60 đồng, nhà giàu có thể đến 120 đồng. Ngày nay, tiền thách cưới khoảng từ 25 đến 30 triệu đồng, ngoài ra những vật phẩm khác như: gạo, rượu, thịt lợn... dùng trong đám cưới sẽ do mỗi gia đình tự chuẩn bị mà không đi kèm với lễ vật thách cưới. Hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa về cơ bản là sự thỏa thuận của hai bên bố mẹ và con cái. Con trai từ 12, 13 tuổi đã được bố mẹ nhắm trước cô dâu tương lai. Tuy nhiên, thông thường các chàng trai cô gái thích nhau, tự tìm hiểu đến khi có dự định “kéo vợ” thì thông báo cho bố mẹ để chuẩn bị mọi thứ cho mình. Trong hôn nhân của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, bố mẹ không có quyền chỉ định bạn đời cho con trai, mà chỉ có quyền gợi ý, tạo điều kiện cho hai người gặp nhau. Việc ép gả trong hôn nhân hầu như rất ít xảy ra, nếu có cũng chỉ là sự phản đối từ phía gia đình nhà gái, nhất là khi nhà trai nghèo, không tương xứng. Về hình thức hôn nhân, trong xã hội truyền thống người H’mông Đen tuân thủ nghiêm túc theo chế độ một vợ một chồng. Theo luật tục, người đàn ông chỉ được phép lấy và chung sống với một người vợ duy nhất. Chỉ trong trường hợp người vợ mất hoặc hai vợ chồng đã bỏ nhau thì người đàn ông đó mới được lấy vợ hai. Đồng thời với người phụ nữ, nguyên tắc ngày cũng không được phép vi phạm. Hiện nay, trong cộng đồng người H’mông Đen ở xã Tà Xùa cũng đã xuất hiện một vài trường hợp người đàn ông đồng thời lấy 2 vợ. Nguyên nhân thường là do người phụ nữ không sinh được con hoặc không có con trai. “Bây giờ có đấy nhưng mà chỉ lâu lâu vợ cả nó không có con, nó sợ lúc già không có con thì mới đi lấy cái vợ thứ 2 xong là đẻ con nuôi thôi” (Lù A Chua, 1974, bản Tà Xùa C). 2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời Người H’mông Đen ở Tà Xùa thường được đánh giá cao về sự thủy chung trong hôn nhân. Vì vậy, việc lựa chọn bạn đời được thực hiện rất kỹ lưỡng. Trước khi muốn lấy vợ, chàng trai phải tìm hiểu thật kỹ về cô gái mình để ý. Người ta không đặt tiêu chí hình thức lên hàng đầu, mà cái họ thực sự quan tâm là những tiêu chí về phẩm chất đạo đức: sự siêng năng, chăm chỉ, tính tình nhẫn nại, biết quan