SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TỐNG THỊ KHÁNH HẰNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN MỔ LẤY THAI CON SO ĐỦ THÁNG
TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Thái Nguyên – Năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TỐNG THỊ KHÁNH HẰNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN MỔ LẤY THAI CON SO ĐỦ THÁNG
TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: NT 62.72.13.01
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
Hướng dẫn khoa học: BSCKII PHẠM MỸ HOÀI
Thái Nguyên 2020
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AH, AD : Âm hộ, âm đạo
BVBMTSS : Bệnh viện bà mẹ trẻ sơ sinh
BVPSTW : Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
BVTƯTN : Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
CTC : Cổ tử cung
MLT : Mổ lấy thai
OVN, OVS : Ối vỡ non, ối vỡ sớm
TC : Tử cung
TSG, SG : Tiền sản giật, sản giật
TSSKNN : Tiền sử sản khoa nặng nề
RDS : Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh
WHO : Tổ chức y tế thế giới
IUI : (intrauterine insemination) Thụ tinh nhân tạo
IVF : (in vitro fertilization) Thụ tinh trong ống nghiệm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Tống Thị Khánh Hằng, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện khóa
11, trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Sản phụ
khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của BSCKII. Phạm Mỹ Hoài.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tiến hành
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Học viên
Tống Thị Khánh Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi luôn nhận được sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ môn Phụ Sản, Phòng Đào Tạo Sau
Đại Học và Quý Thầy cô Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã cho phép
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BSCKII Phạm Mỹ Hoài là người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.Người cô đã dành nhiều thời
gian quí báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận văn cũng
như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp
đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học tập và nghiên cứu này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tống Thị Khánh Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Định Nghĩa................................................................................................. 3
1.2. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai.................................................................... 3
1.3. Nghiên cứu về mổ lấy thai trên thế giới và ở Việt Nam............................ 4
1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai....................................... 8
1.5. Các chỉ định mổ lấy thai...........................................................................10
1.6. Vai trò của mổ lấy thai.............................................................................15
1.7. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai..................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........20
2.1. Đối tượng .................................................................................................20
2.2. Thời gian nghiên cứu: ..............................................................................20
2.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu ...........................................22
2.6. Phân tích xử lý số liệu..............................................................................27
2.7. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................28
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................28
3.2. Xác định tỷ lệ một số chỉ định MLT con so đủ tháng .............................32
3.3. Một số yếu tố liên quan tới mổ lấy thai ở sản phụ...................................36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................42
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................42
4.2. Tỷ lệ một số chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên..........................................................................................50
4.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng........71
KẾT LUẬN....................................................................................................78
KIẾN NGHỊ...................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU.......................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỉ lệ mổ lấy thai trên thế giới ........................................................... 4
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu mổ lấy thai ở Việt Nam ..................................... 5
Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam.............................................. 6
Bảng 2.1. Bảng điểm Apgar đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau sinh.....................27
Bảng 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi .........................................28
Bảng 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao ................................30
Bảng 3.3. Bệnh lý mẹ khi mang thai...............................................................30
Bảng 3.4. Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ ..............................................31
Bảng 3.5. Đặc điểm sản khoa của thai nhi......................................................31
Bảng 3.6. Đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh...................................................32
Bảng 3.7. Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo ...........................................32
Bảng 3.8. Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ.................................................33
Bảng 3.9. Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong chỉ định mổ lấy thai....................33
Bảng 3.10. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục ......................................34
Bảng 3.11. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ.......................................34
Bảng 3.12. Chỉ định mổ lấy thai do thai .........................................................35
Bảng 3.13. Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai .........................................35
Bảng 3.14. Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội ..........................................36
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai..........................36
Bảng 3.16. Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai ..........37
Bảng 3.17. Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai............37
Bảng 3.18. Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai....................38
Bảng 3.19. Liên quan giữa chiều cao của thai phụ với mổ lấy thai................38
Bảng 3.20. Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai .................39
Bảng 3.21. Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai.........................39
Bảng 3.22. Liên quan giữa trọng lượng của trẻ sơ sinh với mổ lấy thai.........40
Bảng 3.23. Liên quan giữa ối vỡ non, ối vỡ sớm với mổ lấy thai ..................40
Bảng 3.24. Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai ......................41
Bảng 4.1. Tuổi trung bình đẻ con so của các tác giả khác..............................42
Bảng 4.2. Chiều cao trung bình thai phụ của các tác giả khác .......................45
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ tiền sản giật với những tác giả khác..........................46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc...............................29
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư .................................29
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp........................29
Biểu đồ 3.4. Các nhóm chỉ định MLT ............................................................34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ nhằm duy trì nòi
giống con người[45]. Đối với nhiều phụ nữ, quá trình mang thai và sinh đẻ có
không ít khó khăn cũng như lo lắng, nhất là ở lần đẻ đầu tiên.
Từ 1985, Cộng đồng sức khỏe thế giới (The international healthcare
community) đã cho rằng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) lý tưởng là trong khoảng 10-
15%[78]. Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20
năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Tỷ lệ MLT tại Mỹ tăng nhanh
từ 20,7% năm 1996 lên 31,1% năm 2006 [61]. Theo nghiên cứu của Jong Heon
Park tỷ lệ MLT Hàn quốc tăng từ 4% (1980) lên 40% (2000)[59]. Nghiên cứu
của Quinlan J.D. và cs (2015) thống kê thấy tỉ lệ mổ lấy thai tại các nước phát
triển: Italy 38,2%, Mexico 37,8%, Australia 30,3%, Hoa Kỳ 30,3%, Đức
27,8%, Canada 26,3%, Tây Ban Nha 25,9% và Vương Quốc Anh 22,0% [68].
Nghiên cứu của Begum T. và cs (2017) tại Bangladesh cho tỉ lệ mổ lấy thai là
35,0% [51]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về mổ lấy thai, mỗi nghiên
cứu cho tỉ lệ mổ lấy thai tương đối khác nhau. Nghiên cứu của Phạm Bá Nha
(2009) tại Bệnh viện Bạch Mai cho tỉ lệ mổ lấy thai là 36,7% [32]. Nghiên cứu
của Đặng Thị Hà (2010) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh cơ sở 2 cho tỉ lệ mổ lấy thai 43,2% [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Bình (2013) cho tỉ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm
2012 là 46,3% [2]. Tỉ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu của Ninh Văn Minh
(2013) tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là 23,1%[30] .
Trong những năm gần đây nhiều chỉ định MLT cả ở con so và con dạ đang
được các nhà sản khoa quan tâm, đặc biệt ở nhóm con so. Vì nếu tỷ lệ MLT,
đặc biệt là MLT ở con so tăng sẽ làm tăng tỷ lệ MLT nói chung. Tại bệnh viện
PSTW tỷ lệ MLT trong 6 tháng cuối năm 2009 là 14,1% [46], tỷ lệ mổ lấy thai
ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện PSTW năm 2016 là 83,6% [18]. Do
2
đó kiểm soát và đưa ra những chỉ định MLT hợp lý ở thai phụ con so là việc
làm cần thiết góp phần làm giảm tỷ lệ MLT nói chung và tỷ lệ MLT ở người
có sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau.
Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao,
theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình tỷ lệ mổ lấy thai năm 2002 là 25,6 %
đến năm 2012 tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên 46,3 % [2]. Tỷ lệ mổ lấy thai con so
cũng tăng lên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và cộng sự tỷ lệ mổ lấy
thai con so năm 2013 là 48,1% đến năm 2018 là 58,2%[1]. Do đó, kiểm soát và
đưa ra những chỉ định xử trí hợp lý ở sản phụ con so là việc làm cần thiết, góp
phần làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai nói chung và tỷ lệ mổ lấy thai ở người đã có
sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau đó. Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu
về tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai con so cũng như các yếu tố liên quan tới tỷ lệ này
tại BVTƯTN. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:“ Nghiên cứu một số yếu tố
liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng tại khoa Phụ sản Bệnh Viện Trung
Ương Thái Nguyên từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại khoa Phụ sản
Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên từ 01/06/2019 đến 31/5/2020
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng tại
khoa Phụ sản Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian trên
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 . Định Nghĩa
Mổ lấy thai là một phương pháp rạch qua thành bụng và thành tử cung để
lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi buồng tử cung
Định nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa
trong ổ bụng và vỡ tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [19].
1.2. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai
Theo sử sách của người Ai Cập, MLT đã được đề cập vào những năm
3000 năm trước công nguyên. Khi ấy MLT chỉ được thực hiện trên người mẹ
mới chết hoặc đang hấp hối để cứu con. Năm 1500, Jacob Nufer (Thụy Sỹ) làm
nghề thiến lợn và người đầu tiên thực hiện MLT cho vợ của ông ta vì đẻ khó
sau khi 12 bà đỡ đã bó tay và được coi là trường hợp phẫu thuật lấy thai đầu
tiên [12]. Năm 1610, Jaremiah Trautmanm (Đức) ủng hộ việc phẫu thuật lấy
thai và đã báo cáo 15 trường hợp thành công. [12]
Năm 1882, Max Sanger (Đức) giới thiệu phương pháp mổ dọc thân tử cung
để lấy thai có khâu phục hồi cơ tử cung 2 lớp và ông đã xuất bản một cuốn sách
dày 200 trang với tên "Kỹ thuật mổ lấy thai" gọi là kỹ thuật Sanger. [12]
Năm 1904, Williams đã xuất bản cuốn sách giáo khoa nổi tiếng về phương
pháp phẫu thuật lấy thai chuẩn mực trong thực hành sản khoa. Vào những năm
1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trong việc áp dụng các phương tiện
gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫu thuật MLT thực hiện an toàn
hơn, đảm bảo hơn cho mẹ và con. [12]
Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở Việt Nam MLT lần đầu tiên được áp
dụng tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là theo phương pháp cổ điển.
Sau đó giáo sư Đinh Văn Thắng thực hiện mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai
4
tại bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi
tại các địa phương trong cả nước.[18]
1.3. Nghiên cứu về mổ lấy thai trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai trên thế giới
Tỉ lệ MLT ở các nước trên thế giới có xu hướng tăng nhanh, liên quan đến
sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phương tiện vô cảm cũng như các lý do
xã hội khác. Tỉ lệ MLT cũng khác nhau, dao động tùy từng nghiên cứu và vùng
miền. Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ MLT thông qua các nghiên cứu đã công bố
trên thế giới:
Bảng 1.1. Tỉ lệ mổ lấy thai trên thế giới
Tác giả
Năm
XB
Địa điểm Tỉ lệ (%)
Wanyonyi và CS[79] 2006 Nairobi, Ai Cập 38,1%
Hsu C.Y. và CS [58] 2007 Đài Loan 33,1%
Rebelo F và CS [69] 2010 Brazil 43,9%
Mikolajczyk R. T. và CS[63] 2013 Đức 29%
Azami-Aghdash S. và cs[49] 2014 Iran 48%
Quinlan J.D và CS[68] 2015 Canda 26,3%
Mylonas và CS [65] 2015 Đức 31,7%
Quinlan J.D và CS[68] 2015 Trung Quốc 25,9%
Quinlan J.D và CS[68] 2015 Ireland 26,2%
Begum T. và CS [51] 2017 Matlab, Bangladesh 35,0%
Batieha AM và CS[50] 2017 Jordan 29,1%
Nghiên cứu của Hsu C.Y. và cs (2007) tại Đài Loan cho kết quả: tỉ lệ đẻ đường
âm đạo sau MLT năm 1998 là 4,7%, năm 1999 là 4,7% và năm 2000 là 4,3%. Chỉ
định MLT chủ yếu là do có tiền sử MLT cũ (dao động 43,3 - 45,5%), tiếp theo
là do ngôi thai bất thường (19,6 - 23,4%) [58]. Nghiên cứu của Wanyonyi S. và
cs (2006) tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Nairobi cho chỉ định chính của
MLT cấp cứu là suy thai, nguyên nhân chính của MLT chủ động là do tử cung
5
có sẹo mổ cũ [79].
Nghiên cứu của Quinlan J.D. và cs (2015) thống kê cho thấy tỉ lệ MLT tại
các nước phát triển: tỉ lệ MLT ở Brazil là 45,9%, tại Italy là 38,2%, tại Mexico
là 37,8%, tại Australia và Hoa Kỳ đều là 30,3%, tại Đức là 27,8%, tại Canada
là 26,3%, tại Ireland là 26,2%, tại Trung Quốc là 25,9%, Tây Ban Nha 25,9%,
Vương Quốc Anh 22,0% [68].
Nghiên cứu tổng quan của Betrán Ana Pilar và cs (2016) cho tỉ lệ MLT
khác nhau giữa các quốc gia và có xu hướng tăng lên. Tỉ lệ MLT trung bình là
18,6% ở 150 nước nghiên cứu, dao động từ 6 - 27,2% [52]. Nghiên cứu của
Begum T. và cs (2017) tại Bangladesh cho thấy tỉ lệ MLT là 35,0%, trong đó
chỉ định MLT do tiền sử MLT cũ 24,0%, suy thai cấp 21,0%, thời gian chuyển
dạ kéo dài 16,0%, thiểu ối 14,0% và thai quá ngày sinh 13,0% [51].
1.3.2. Nghiên cứu về mổ lấy thai ở Việt Nam
Tỉ lệ MLT ở Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Tỉ lệ MLT ở
Việt Nam sau năm 2000 thông qua một số nghiên cứu:
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu mổ lấy thai ở Việt Nam
Tác giả
Năm
XB
Địa điểm nghiên
cứu
Tỉ lệ (%)
Phạm Bá Nha [32] 2009 Bệnh viện Bạch Mai 36,7
Đặng Thị Hà [15] 2010 Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh
43,2
Nguyễn Thị Bình [2] 2013 Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên
46,3
Ninh Văn Minh [30] 2013 Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình 23,1
Nguyễn Thị Hiền[18] 2016 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 41,1
Lê Hoài Chương[11] 2017 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 54,4
Vũ Trọng Tấn [38] 2018 Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh 46,4
Phạm Thị Bé Lan[26] 2018 Bệnh Viện Trà Vinh 53,6
6
Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam
Năm Tác giả Địa điểm nghiên cứu
Tỷ lệ
(%)
2013 Ninh Văn Minh [30] Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình 51,94
2014 Nguyễn Thị Lan Hương [23] Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 42,9
2015 Nguyễn Thị Kim Tiến [44] BVTƯTN 51,4
2016 Thân Thị Thắng [41] Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang 27
2017 Phùng Ngọc Hân [17] Bệnh Viện Đại học Y Dược Huế 58,8
2018 Nguyễn Thị Anh [1] BVTƯTN 58,2
2018 Võ Thị Thu Hà [16] Bệnh Viện Tiền Giang 39,6
2019 Vi Thị Nho [33] Bệnh Viện Quan Hóa 58,6
Nghiên cứu của Phạm Bá Nha (2009) về chỉ định MLT tại khoa Sản, Bệnh
viện Bạch Mai thấy: Tỉ lệ MLT là 36,7%. Tỉ lệ mổ ở thai phụ con so là 52,1%.
Nhóm chỉ định MLT do đường sinh dục: Tỉ lệ mổ cao nhất trong nhóm là do
sẹo mổ cũ ở tử cung 66,7%; do dọa vỡ tử cung và cơn co tử cung cường tính là
13,2%; do cổ tử cung không tiến triển là 12,3%. Nhóm chỉ định MLT do bệnh
của người mẹ: Tỉ lệ mổ do tiền sản giật, sản giật cao nhất, chiếm 50,3%; do
bệnh tim mạch 19,7%; do tiểu đường và Basedow là 15%. Nhóm chỉ định MLT
do thai nhi: Tỉ lệ MLT do thai suy 28,8%; do thai to 28,6%; do ngôi mông
18,2%. Nhóm chỉ định MLT do phần phụ của thai: Tỉ lệ mổ do ối vỡ non, ối vỡ
sớm cao nhất 77,2%; do cạn ối 14,6%. Nhóm nguyên nhân khác: con so lớn
tuổi 42,3%; do tiền sử sản khoa nặng nề 33,1% và do vô sinh 16,1% [32].
Nghiên cứu của Đặng Thị Hà (2010) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 cho kết quả: trong số 3018 sản phụ vào viện trong
thời gian nghiên cứu có 1303 sản phụ được chỉ định MLT, chiếm 43,2%. Trong
các chỉ định MLT, chỉ định MLT chủ động chiếm 36,5%, MLT cấp cứu là
63,5%. Chỉ định MLT cấp cứu (tổng 828 trường hợp): do suy thai chiếm 4,2%,
7
bất xứng đầu chậu chiếm 26,6%, gây chuyển dạ thất bại 52,4%, vết mổ cũ đau
16,3%, sa dây rốn 0,5%. Chỉ định MLT chủ động (tổng 475 trường hợp): do
thai to 13,3%, ngôi bất thường 7,9%, vết mổ cũ 50,0%, thiểu ối 9,8%, khung
chậu hẹp 10,9%, con so lớn tuổi/con quí 8,1% [15].
Nghiên cứu của Bùi Quang Trung (2010) về MLT con so 6 tháng cuối năm
2004 và 2009 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy: Chỉ định MLT con so 6 tháng
cuối năm 2004: do đường sinh dục 144 trường hợp (10,9%), do thai 924 trường hợp
(69,8%), do phần phụ của thai 563 trường hợp (42,6%), do bệnh của mẹ 127 trường
hợp (9,6%) và do nguyên nhân xã hội 141 trường hợp (10,7%). Chỉ định MLT con
so 6 tháng cuối năm 2009: do đường sinh dục 143 trường hợp (8,0%), do thai 1252
trường hợp (70,0%), do phần phụ của thai 645 trường hợp (36,1%), do bệnh của mẹ
227 trường hợp (12,7%) và do nguyên nhân xã hội 224 trường hợp (12,5%). Tỉ lệ
MLT 6 tháng cuối năm 2004 có 01 chỉ định là 52,5% (695 trường hợp) và nhiều chỉ
định là 47,5%. Tỉ lệ MLT 6 tháng cuối năm 2009 có 01 chỉ định là 58,2% (1040
trường hợp) và nhiều chỉ định là 41,8% [46].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) về MLT tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên thấy: tỉ lệ MLT tại khoa sản bệnh viện năm 2002 là 25,6%
và năm 2012 là 46,3%. Như vậy, sau 10 năm (kể từ năm 2002) tỉ lệ MLT tăng
rõ rệt, gần gấp 2 lần [1]. Kết quả nghiên cứu MLT 6 tháng đầu năm 2012 như
sau: MLT trong ngôi chỏm 89,7%, thai đủ tháng 90,5%. Trọng lượng sơ sinh
từ 2.800 gram trở lên chiếm 82,9%. Tỉ lệ MLT là 45,1%. MLT trên sẹo cũ là
26,7%. Chỉ định vì 1 yếu tố đẻ khó là 63,4%, chuyển dạ chiếm 96,4%. Mổ
đường ngang trên vệ là 84,3%, ngang đoạn dưới chiếm 98,4%. Khâu tử cung 1
lớp là 88,38%. Phủ phúc mạc đoạn dưới 97,1%. Thời gian mổ từ 40 - 60 phút
chiếm 81,5%. Tai biến MLT phía mẹ là 0,2%, phía con là 0,4%. Phương pháp
vô cảm gây tê tủy sống chiếm 96,5% [3].
8
Nghiên cứu của Ninh Văn Minh (2013) tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình
cho kết quả: Tỉ lệ MLT/ tổng số đẻ năm 2012 là 23,1%, tỉ lệ mổ con so 51,94%.
Các chỉ định về phía mẹ 31,49% (sẹo mổ cũ 54,6%, CTC không tiến triển
21,32%, bệnh toàn thân 18,46%), về phía thai 44,08% (ngôi không lọt 51,1%,
thai quá ngày sinh 3,38%, suy thai 18,76%, ngôi bất thường 24,88%), về phía
phần phụ của thai 14,81% (rau tiền đạo 15,89%, ối vỡ non, sớm 61,92% ối
giảm, hết 18%) nguyên nhân khác 9,62% [30].
Nghiên cứu của Thân Thị Thắng (2016) về MLT ở sản phụ con so tại Bệnh
viện Sản Nhi Bắc Giang cho kết quả: Tỷ lệ MLT con so 6 tháng đầu năm 2016 là
27%, chỉ định MLT do nguyên nhân về phía thai chiếm tỉ lệ 33%, do phần phụ của
thai 50,8 %, do đường sinh dục 7,6%, do bệnh lý của mẹ 5,4 [41].
Nghiên cứu của Vi Thị Nho (2019) tại Bệnh viện Quan Hóa 6 tháng năm
2016 có 123/210 ca MLT chiếm tỷ lệ 58,6%, tăng so với các năm trước. MLT
nguyên nhân do đường sinh dục 42,3%. MLT nguyên nhân do bệnh lý của mẹ
9,8%. MLT nguyên nhân do thai 41,5%. MLT nguyên nhân do phần phụ của
thai 4,1%. MLT nguyên nhân do yếu tố xã hội 2,4% [33].
1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai
1.4.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai
Tử cung còn gọi là dạ con, nơi hàng tháng sinh ra kinh nguyệt và là nơi
nương náu, phát triển của thai nhi [22].
* Vị trí và chiều hướng
- Tử cung nằm chính giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng,
trên âm đạo và dưới các quai ruột.
- Hướng của tử cung: Bình thường tử cung nằm ngả và gấp ra trước. Thân tử
cung gấp với cổ tử cung 1 góc 120 độ, thân tử cung hợp với âm đạo 1 góc 90 độ.
Trong 1 số truờng hợp tử cung có thể lật ra sau hoặc sang bên [9].
9
* Hình thể ngoài và kích thước [9]
Tử cung giống hình nón cụt, dẹt và rộng ở trên, tròn và hẹp ở dưới. Gồm 3 phần:
- Thân tử cung: Rộng ở trên gọi là đáy tử cung, có 2 sừng liên tiếp với 2
vòi trứng. Thân dài 4cm, rộng 4cm khi chưa chửa đẻ lần nào.
- Eo tử cung: Là phần thắt nhỏ giữa thân và cổ, dài 0,5 cm.
- Cổ tử cung: Dài và rộng 2,5 cm, khi đẻ nhiều lần cổ tử cung ngắn lại
* Liên quan [9]
- Mặt trước dưới: Liên quan với túi cùng bàng quang - tử cung.
- Mặt sau trên: Liên quan với túi cùng Douglas (Túi cùng tử cung -
trực tràng).
* Hình thể trong [9], [31]
Tử cung là 1 khối cơ trơn, rỗng ở giữa gọi là buồng tử cung, dài khoảng
6,5cm, thông với cổ tử cung. Tử cung được cấu tạo bởi 4 lớp từ ngoài vào trong:
- Lớp thanh mạc.
- Lớp dưới thanh mạc: Dính vào tử cung.
- Lớp cơ: Là lớp dày nhất của tử cung. Gồm 3 lớp cơ: Các sợi cơ dọc ở
ngoài, sợi cơ đan chéo ở giữa và các sợi cơ vòng phía trong.
- Lớp niêm mạc: Lớp trong cùng của tử cung, lớp này phát triển và biến
đổi theo các giai đoạn sinh dục của người phụ nữ. Hàng tháng khi niêm mạc
bong ra gây hiện tượng kinh nguyệt.
* Phương tiện giữ tử cung tại chỗ [9], [31]
- Dây chằng rộng:
Là 1 nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở cả mặt trước và mặt sau và 2 bên tử
cung.
- Dây chằng tròn tử cung:
Là 1 thừng sợi mô liên kết, đi từ sừng tử cung tới lỗ bẹn sâu, qua lỗ bẹn
nông rồi vào các tổ chức liên kết dưới da mu.
10
- Dây chằng tử cung cùng:
Là dải mô liên kết và cơ trơn dính tử cung vào xương cùng.
- Dây chằng ngang cổ tử cung:
Là 1 dải mô liên kết bám cổ tử cung vào thành bên chậu hông.
1.4.2. Giải phẫu tử cung khi có thai
Khi chưa có thai tử cung nặng 50 - 60gram. Sau khi sổ rau tử cung nặng
trung bình 1000gram, sự gia tăng về trọng lượng tử cung chủ yếu xảy ra vào
nửa đầu thời kỳ thai nghén [22].
Phúc mạc ở thân tử cung phì đại theo lớp cơ tử cung. Ở phần trên của tử
cung, phúc mạc dính vào lớp cơ. Ở đoạn eo tử cung, phúc mạc có thể bóc tách
được dễ dàng ra khỏi lớp cơ vì giữa phúc mạc và lớp cơ có tổ chức liên kết dày,
ranh giới giữa hai vùng là đường bám chặt phúc mạc. Đó chính là ranh giới giữa
thân tử cung và đoạn dưới tử cung, nhờ tính chất bóc tách được phúc mạc ra khỏi
lớp cơ ở đoạn dưới tử cung, người ta tiến hành mổ tử cung qua đoạn dưới để có
thể phủ được phúc mạc sau khi khâu mép rạch của cổ tử cung.
Eo tử cung khi chưa có thai là một vòng nhỏ 0,5 – 1cm khi có thai eo tử
cung trải rộng và dài thành đoạn dưới tử cung và dài tới 10cm. Đoạn dưới tử
cung không có lớp cơ đan ở giữa nên dễ vỡ, dễ chảy máu khi có rau tiền đạo [31].
1.5. Các chỉ định mổ lấy thai
Có thể phân thành hai nhóm chỉ định [2], [12].
- Những chỉ định MLT chủ động khi chưa chuyển dạ
- Những chỉ định MLT trong chuyển dạ
1.5.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động
*Nguyên nhân từ người mẹ [2]
 Khung chậu bất thường
+ Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm
cả eo trên và eo dưới. Đặc biệt đường kính nhô – hậu vệ nhỏ hơn 8,5cm.
11
+ Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis không cân đối. Bình thường
hình trám Michaelis có đường chéo góc trên – dưới (gai sau đốt sống thắt lưng V
đến đỉnh liên mông) dài 11 cm và đường chéo góc ngang (liên gai chậu sau trên)
dài 10cm, hai đường chéo này vuông góc với nhau. Đường chéo góc trên – dưới
chia đường chéo góc ngang thành hai phần bằng nhau mỗi bên 5cm, đường chéo
góc ngang chia đường chéo góc trên dưới thành hai phần: phía trên 4cm, phía dưới
7cm. Nếu khung chậu méo thì 2 đường chéo này cắt nhau không cân đối, không
vuông góc và hình trám được hợp thành bởi 2 tam giác không cân.
+ Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới. Chẩn đoán dựa vào
đường kính lưỡng ụ ngồi. Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi < 9cm thai sẽ không
sổ được, nên có chỉ định mổ lấy thai chủ động [20].
 Tử cung có sẹo mổ cũ [2]
+ Sẹo mổ ở thân tử cung trước có thai như: sẹo mổ bóc nhân xơ tử cung,
sẹo mổ tạo hình tử cung,…
+ Sẹo mổ 2 lần;
+ Sẹo mổ dưới 24 tháng;
+ Sẹo mổ cũ và ngôi thai bất thường.
 Bệnh lý âm đạo – sinh dục:
+ Âm đạo chít hẹp bẩm sinh hoặc bị rách không được khâu phục hồi tốt
hoặc sau những trường hợp phẫu thuật có liên quan đến âm đạo như mổ rò bàng
quang – âm đạo, mổ rò trực tràng – âm đạo đã có kết quả tốt.
+ Dị dạng sinh dục: tử cung đôi, tử cung hai sừng hoặc đáy tử cung có
vách giữa làm cho ngôi bất thường.
+ Bảo tồn kết quả chỉnh hình phụ khoa sau mổ treo tử cung bị sa, mổ sa
sinh dục, sa bàng quang, làm lại âm đạo – tầng sinh môn.
+ Ung thư cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn, ung thư buồng trứng tiến triển
nhanh.
12
+ U tiền đạo làm cho ngôi không lọt hoặc không xuống được.
 Bệnh lý toàn thân:
+ Các bệnh tim ở giai đoạn mất bù trừ.
+ Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, tiền sản giật và sản giật.
+ Các bệnh lây qua đẻ thường: HIV, Herpes sinh dục tiến triển,…
* Nguyên nhân từ thai [2]
-Thai to đều không tương xứng với khung chậu, không có khả năng lọt
qua eo trên.
-Thai suy mạn tính.
- Ngôi thai không thuận lợi: ngôi chỏm kiểu thế sau hoặc cúi kém, ngôi
trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi mông kèm theo trọng
lượng thai trên 3000gram đối với con so và 3200gram với con dạ…
- Đa thai: song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho ngôi đầu thứ nhất
không lọt được, song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu
có thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất, chửa từ ba thai trở lên hoặc khi
có thêm một nguyên nhân đẻ khó.
-Thai già tháng: khi đã chẩn đoán chắc chắn thai già tháng, phải đình chỉ
thai nghén. Nếu lượng nước ối còn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng cách truyền
nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyển dạ bằng máy monitoring, nếu
có bất thường phải mổ lấy thai.
*Nguyên nhân từ phần phụ của thai [2]
- Nước ối: cạn ối.
- Màng ối: ối vỡ non.
- Bánh rau: rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, rau bong non thể nặng
và trung bình.
- Dây rau: quấn cổ, ngắn tương đối hoặc tuyệt đối.
13
1.5.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ [18]
1.5.2.1. Chỉ định mổ vì nguyên nhân người mẹ
Con so lớn tuổi là thai phụ con so có tuổi từ 35 trở lên. Có thể kèm theo
hay không lý do vô sinh. Thường là những người con so ≥ 35 tuổi trong quá
trình chuyển dạ có thêm 1 vài dấu hiệu bất thường cần phải MLT. Nghiên cứu
của Trương Thị Linh Giang (2017) trên sản phụ ≥ 35 tuổi thấy: Tỉ lệ MLT chủ
động ở sản phụ là 41,7 %, tăng dần theo tuổi sản phụ, 92,3% sản phụ ≥ 40 tuổi
được MLT. Chỉ định MLT thường do suy thai (35,7%) [13]. Nghiên cứu của
Timofeev J và cs (2013) thấy tỉ lệ MLT chủ động ở nhóm phụ nữ ≥ 45 tuổi cao
gấp 1,85 lần so với nhóm tuổi 25 - 29,9 [77].Theo nghiên cứu của Eva Rydahl,
phụ nữ sinh con trong độ tuổi 35-39 có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp đôi, trong
khi phụ nữ 40 tuổi hoặc cao hơn nguy cơ tăng gấp ba lần [70].
- Tiền sử điều trị vô sinh, con hiếm, con quí.
- Các bệnh lý của người mẹ vẫn có thể cho phép theo dõi chuyển dạ sẽ
được mổ lấy thai nếu xuất hiện thêm một yếu tố đẻ khó khác.
1.5.2.2. Chỉ định mổ vì nguyên nhân của thai
- Thai to không phải do thai bất thường. Nghiên cứu tại khoa sản, Bệnh
viện Cần Thơ năm 2015 của Lâm Đức Tâm (2016) cho kết quả: thai to từ
3500gram - 3999gram là 349 trường hợp (chiếm 23,25%), thai to ≥ 4000gram
là 58 trường hợp (chiếm 3,86%). Tỷ lệ mổ lấy thai ở thai to cao gấp 2,64 lần so
với sinh ngả âm đạo [37].
- Các ngôi bất thường: ngôi vai (không có chỉ định nội xoay thai hoặc
không đủ điều kiện nội xoay thai), ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm
sau. Ngôi mông nếu có thêm một yếu tố đẻ khó khác. Nghiên cứu của Hsu C.Y.
và cs (2007) tại Đài Loan cho kết quả: Chỉ định MLT chủ yếu là do có tiền sử
MLT cũ (dao động 43,3 - 45,5%), tiếp theo là do ngôi thai bất thường (19,6 -
23,4%) [58].
14
- Thai quá ngày sinh thường phải mổ vì thai không đủ sức chịu đựng cuộc
chuyển dạ.
- Chửa đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho ngôi đầu thứ nhất
không lọt được. Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ 2 là ngôi đầu có
thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất. Song thai dính nhau. Chửa từ 3 thai trở
lên. Khi có thêm 1 nguyên nhân đẻ khó. Nghiên cứu của Ninh Văn Minh và cs
(2013) trên sản phụ song thai: Tỉ lệ MLT trong song thai 56,5%. Song thai làm
tăng nguy cơ MLT lên 1,56 lần so với nhóm không song thai [30].
- Suy thai cấp tính trong chuyển dạ khi chưa đủ điều kiện đẻ đường âm
đạo. Hiện tượng thai suy cấp tính càng dễ xảy ra trên cơ sở thai suy mạn tính,
cơn co tử cung mau, mạnh.
1.5.3. Chỉ định mổ vì những bất thường trong chuyển dạ
- Cơn co tử cung bất thường sau khi đã dùng các thứ thuốc tăng co hay
giảm co để điều chỉnh mà không thành công. Do rối loạn cơn co tử cung không
điều chỉnh được bằng thuốc mặc dù đã chờ đợi đúng thời gian của biểu đồ
chuyển dạ. Nghiên cứu của Trần Sơn Thạch và cs (2011) thấy sử dụng oxytocin
không kết quả là một trong 4 yếu tố liên quan độc lập với chỉ định MLT (OR =
7,1, 95%CI: 2,3 - 22,1) [40].
- Cổ tử cung không xóa hay mở mặc dù cơn cơ tử cung đồng bộ, phù hợp
với độ mở cổ tử cung. Có thể cổ tử cung có các tổn thương thực thể như: sẹo
xơ, phù nề. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và cộng sự 2013 tại
BVTƯTN tỷ lệ MLT do CTC không tiến triển là 7% [1].
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm làm cuộc chuyển dạ ngừng tiến triển, có nguy cơ gây
nhiễm khuẩn ối, sau khi đã tích cực điều chỉnh cơn co tử cung. Hậu quả của ối vỡ
non, ối vỡ sớm thường làm cho cổ tử cung khó mở, nhiễm khuẩn hậu sản. Theo
Đỗ Quang Mai năm 1996 tỷ lệ MLT do OVN, OVS là 45,07%, năm 2006 là
45,83% [28].Theo Touch Bunlong chiếm tỷ lệ rất cao 70,27% [5].
15
- Đầu không lọt khi cổ tử cung đã mở hết mặc dù cơn co đủ mạnh có thể
vì lý do bất tương xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu khá kín đáo mà chưa
biết hoặc do đầu cúi không tốt ở các kiểu thế sau.
- Chỉ định mổ lấy thai vì các tai biến trong chuyển dạ như:
+ Chảy máu vì rau tiền đạo, rau bong non. Trong nhiều trường hợp phải
tiến hành mổ lấy thai ngay cả khi thai đã chết.
+ Doạ vỡ và vỡ tử cung.
+ Sa dây rau khi thai còn sống.
+ Sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành công.
1.6. Vai trò của mổ lấy thai
Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong đa số trường hợp, việc
sinh đẻ sẽ được thực hiện qua đường âm đạo. Khi có một lý do nào đó khiến
cho việc sinh con qua đường âm đạo gặp khó khăn, để đảm bảo an toàn cho mẹ
và con, bác sỹ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai.
Vai trò của mổ lấy thai:
- Giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh gọn. Bác sỹ, nữ hộ sinh không phải theo
dõi thường xuyên.
- Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con trong các trường hợp bất
khả kháng không thể sinh được bằng đường âm đạo do khung chậu người mẹ
giới hạn hay hẹp, sức khỏe quá yếu không ổn định,... hay thai quá to, ngôi
không thuận lợi,...
- Giảm sự đau đớn trong chuyển dạ
- Tránh được các nguy cơ bị tổn thương đường sinh dục như vỡ tử cung,
rách phức tạp âm đạo, tầng sinh môn,...
- Giữ được sự rắn chắc của tầng sinh môn
- Tránh được một số nguy cơ khó tiên lượng khi sinh và sau khi sinh như
thuyên tắc ối, suy thai cấp, băng huyết sau sinh,...
16
- Đề phòng và kiểm soát nguy cơ tăng cao huyết áp ở những sản phụ nhiễm
độc thai nghén và mắc các bệnh cao huyết áp
- Bảo vệ thai nhi trước nguy cơ bị cạn nước ối hoặc thai quá già tháng...
- Chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn
1.7. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai
1.7.1. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai
Những nghiên cứu gần đây trên thế giới liên quan đến mổ lấy thai đã khẳng
định một lần nữa sự đúng đắn của khuyến cáo về tỉ lệ MLT của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) năm 1985 là tốt nhất chỉ nên từ 5 - 10%. Khi tỉ lệ này trên
15% thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho mẹ và thai. Mặc dù MLT có thể cứu
được tính mạng mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng trong
khi có sự gia tăng tỉ lệ MLT mà không có bằng cớ cho thấy có sự giảm bệnh
suất và tỉ suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Trong khi đó lại có sự tăng tỉ lệ của những
biến chứng liên quan đến MLT. Vì vậy, nhân viên y tế đặc biệt là bác sĩ phải
hiểu rõ về những biến chứng gần và xa của MLT để phòng ngừa sự lạm dụng
MLT nhất là trên sản phụ sinh con so.
1.7.1.1. Về phía người bệnh [35]
- Mẹ lớn tuổi mới mang thai.
Khi xã hội càng phát triển, áp lực công việc càng lớn thì tuổi kết hôn của
phụ nữ càng muộn, khoảng cách giữa các lần sinh càng xa nên tuổi mang thai
của mẹ càng cao
- Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm những trường hợp suy thai và
vì vậy phải MLT để cứu thai nhi.
- Những can thiệp sớm vào quá trình chuyển dạ dễ dẫn đến phải MLT:
tăng co khi cổ tử cung không thuận lợi…
- Ngôi thai bất thường đặc biệt là ngôi mông
- MLT thay cho thủ thuật forcep đầu cao và trung bình.
17
- MLT trong trường hợp có vết mổ lấy thai cũ. Khi đã có MLT cũ thì người
ta có xu hướng mổ lấy thai lặp lại trong những lần mang thai kế tiếp.
- Càng ngày càng có nhiều người muốn MLT mà không có lý do y khoa
nào như sợ đau đẻ, muốn giữ sự rắn chắc của TSM như khi chưa sinh, sinh theo
lá số tử vi – chọn giờ, chọn ngày sinh.
Vấn đề quan trọng là sản phụ và thân nhân chưa hiểu rõ về lợi và hại của
MLT, trong tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng MLT là an toàn nhất cho mẹ và con.
1.7.1.2. Về phía bác sĩ
Chi phí trả công cho bác sĩ MLT cao hơn chi phí trả công đỡ sinh thường.
- MLT không mất nhiều thời gian như khi theo dõi để sinh thường: trung bình
một ca MLT kéo dài 20 – 30 phút thì một ca sinh thường có thể lên tới 12 giờ.
- Bác sĩ có xu hướng mổ sinh vì sợ kiện tụng không theo dõi để xảy ra tai
biến. Do đó, ca mổ thường diễn ra ban ngày và trong những ngày làm việc.
- Mổ theo yêu cầu ở các bệnh viện tư và tâm lý bác sỹ cũng thích mổ vì
đỡ mất thời gian theo dõi cuộc chuyển dạ dài mà lại thu viện phí nhiều hơn.
1.7.2. So sánh lợi ích và nguy cơ giữa MLT và sinh đường âm đạo
Sinh đẻ tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn những
nguy cơ cho mẹ và thai nhi dù là sinh thường hay MLT. Ngoại trừ một số trường
hợp chắc chắn phải mổ lấy thai như rau tiền đạo trung tâm, rau bong non thể
nặng, còn các thai kì nguy cơ thấp thì MLT có thể làm tăng bệnh suất và tử suất
cho mẹ nhiều hơn sinh thường. Người ta thường lầm tưởng MLT là an toàn
tuyệt đối nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh ở các
trường hợp MLT cao hơn so với sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ trong MLT tăng
gấp 4 lần so với sinh thường, ngay cả mổ chủ động tỷ lệ tử vong mẹ tăng 2,84
lần. Nguyên nhân của những nguy cơ trong MLT là do tai biến gây tê, gây mê,
do chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu, do thuyên tắc mạch [34].
Ngoài ra, sẹo mổ trên tử cung có thể bị nứt trong các thai kì sau, nếu không xử
18
trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong cả mẹ lẫn con – nhất là khoảng cách giữa hai
lần mang thai quá gần. Tai biến xa còn phải kể đến như bệnh lạc nội mạc tử
cung, dính ruột, tắc ruột, rau tiền đạo, rau cài răng lược, rau bong non, thai
ngoài tử cung, đặc biệt thai làm tổ ở eo tử cung ngay vết mổ cũ ngang đoạn
dưới tử cung. Khả năng có thể có thai lần sau của người đã sinh mổ một lần
thấp hơn so với người sinh thường. Và phải can thiệp vào quá trình sinh trong
các lần sinh sau.
Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là so với các trường hợp sinh
thường, thời gian nằm viện của sản phụ MLT sẽ dài hơn, tốn kém hơn, đau đớn
hơn, sự chăm sóc và cho con bú cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi chỉ định MLT để tạo sự an toàn tối
đa cho mẹ và con. MLT theo đúng chỉ định sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi.
Tuy nhiên, MLT cũng là nguyên nhân của những tai biến khác đối với trẻ như:
- Dao mổ phạm vào thai nhi (1-2%) [57].
- Tăng số trẻ sinh non do muốn mổ sinh theo ngày mà ngay cả siêu âm
cũng có thể chẩn đoán sai tuổi thai khi quyết định ngày giờ mổ sinh chủ động.
- Tỷ lệ tử vong sơ sinh của MLT là 1,77/1.000 trường hợp sinh, nhiều gấp
2,9 lần so với sinh đường âm đạo (0,62/1.000). Tỷ lệ tử cong sơ sinh của MLT
nhiều hơn sinh đường âm đạo 2,2 lần khi thai phụ sinh con so và 3,7 lần khi
thai phụ sinh con dạ [27].
- Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh (RDS) xảy ra đối với trẻ sinh sớm
và ngay cả trẻ đủ trưởng thành. Nguy cơ RDS trong MLT chủ động không qua
chuyển dạ cao 2,6 lần, có chuyển dạ rồi mới MLT thì nguy cơ tăng 1,9 lần [55].
Điều cần quan tâm là RDS và sinh non là nguyên nhân chính của tử vong thai
nhi.
- Một vấn đề cũng khá quan trọng mới được phát hiện gần đây: trẻ sinh
mổ suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường, nguyên nhân là khi sinh
19
mổ, trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu sau sinh vì điều kiện
vệ sinh vô trùng chặt chẽ khi mổ (sử dụng các dung dịch kháng khuẩn, điều trị
kháng sinh), trẻ không có cơ hội tiếp xúc vi khuẩn trên cơ thể mẹ và vi khuẩn
trẻ bị nhiễm chủ yếu từ môi trường bệnh viện (khi bé nằm trong bệnh viện).
Các vi khuẩn này thường là các chủng kháng thuốc rất cao. Trong khi đó trẻ
sinh thường có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể người mẹ khi đi qua
đường âm đạo (vi khuẩn có sẵn trong môi trường âm đạo, phân) và môi trường
xung quanh [53].
- Trước khi ra đời đường tiêu hóa của trẻ vô khuẩn. Đối với trẻ sinh
thường, chỉ vài giờ sau sinh loại vi khuẩn mà trẻ tiếp xúc ở đường âm đạo đã
đến bám vào bộ máy tiêu hóa của trẻ sơ sinh tạo nên một hàng rào bảo vệ không
để những vi khuẩn gây bệnh đến sau có thể bám vào những chỗ này. Sự có mặt
của các vi khuẩn “thân thiện” này giúp thành lập hệ thống miễn dịch tạo sự đề
kháng tốt cho trẻ và rất cần thiết cho sự phát triển cũng như điều hòa hệ thống
miễn dịch của trẻ. Đối với trẻ sinh mổ thì phải mất thời gian 6 tháng mới có
được hệ vi khuẩn đường ruột giống như trẻ sinh thường. Sự chậm trễ này dễ
khiến cho trẻ mắc một số bệnh như tiêu chảy, dị ứng…[60]
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Tất cả hồ sơ bệnh án các sản phụ con so đủ tháng đẻ tại BVTƯTN từ ngày
01/06/2019 đến hết 31/05/2020
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Các sản phụ con so có tuổi thai từ 37 tuần đến 41 tuần đẻ tại BVTƯTN
từ ngày 01/06/2019 đến hết 31/05/2020.
- Thai sống
- Các hồ sơ phải bảo đảm đầy đủ các thông tin cần thiết về phía mẹ, trẻ sơ
sinh theo yêu cầu của nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu
- Bệnh án thai dị dạng, thai bất thường
- Các trường hợp hồ sơ bệnh án ghi chép không đầy đủ thông tin nghiên
cứu hoặc sản phụ đẻ ở nơi khác chuyển đến trong thời gian nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ 01/06/2019 đến 31/05/2020
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành tại Khoa Phụ sản BVTƯTN. BVTƯTN là
một bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế nằm tại trung tâm thành phố Thái
Nguyên, là nơi tiếp nhận các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số
tỉnh lân cận. Bệnh viện bao gồm đội ngũ cán bộ y tế có năng lực về chuyên môn,
trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nghiên cứu. Đây cũng chính
là nơi tiếp nhân các trường hợp đẻ khó ở các tuyến dưới chuyển đến, góp phần
làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
21
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
2.4.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu
* Kỹ thuật chọn mẫu: áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện có chủ đích
* Cỡ mẫu: Toàn bộ hồ sơ, bệnh án của đối tượng phù hợp tiêu chuẩn
nghiên cứu từ 01/06/2019 đến 31/05/2020
2.4.4. Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin
- Xây dựng phiếu thu thập thông tin theo mục tiêu nghiên cứu.
- Thu thập thông tin theo mẫu nghiên cứu đã thống nhất dựa vào: hồ sơ
bệnh án và thu thập số liệu có trong sổ đẻ và sổ phẫu thuật của Khoa Phụ sản
BVTƯTN từ ngày 01/06/2019 đến ngày 31/05/2020
Chỉ số nghiên cứu:
*Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi
* Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc
* Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư
* Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp
* Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao
* Tỷ lệ bệnh lý mẹ khi mang thai
* Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ
* Đặc điểm sản khoa của thai và trẻ sơ sinh
* Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo
* Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ
* Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong mổ lấy thai
* Tỷ lệ các nhóm chỉ định mổ lấy thai
22
* Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục
* Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ
* Chỉ định mổ lấy thai do thai
* Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai
* Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội
* Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa chiều cao của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai
* Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai
* Liên quan giữa trọng lượng thai nhi với mổ lấy thai
* Liên quan giữa OVN, OVS với mổ lấy thai
* Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu
* Tuổi thai phụ: (tính theo năm dương lịch), phân theo các mốc
- ≤ 19 tuổi
- 20-24 tuổi
- 25 – 29 tuổi
- 30 -34 tuổi
- ≥ 35 tuổi
* Chiều cao: (tính bằng cm), phân theo các mốc
- < 145 cm
- 145 -150 cm
- > 150 cm
23
* Cân nặng sản phụ: (tính bằng kg), cân nặng trước khi đẻ
- < 70kg
- ≥ 70 kg
* Dân tộc:
- Kinh
- Khác
* Khu vực sinh sống: nơi sản phụ sinh sống
- Thành thị
- Nông thôn
* Nghề nghiệp (nghề nghiệp đem lại thu nhập chính cho sản phụ)
- Cán bộ
- Công nhân
- Nông dân
- Nội trợ
- Khác
* Bệnh lý của thai phụ khi mang thai
- Tiền sản giật
- Bệnh tim
- Basedow
- Đái tháo đường
- Bệnh khác
* Tình trạng phần phụ thai:
- Rau tiền đạo
- Rau bong non
- Thiểu ối
- Ối vỡ sớm, ối vỡ non
- Đa ối, dư ối
24
* Phương pháp đẻ
- Đẻ đường âm đạo
- MLT
* Thời điểm MLT
- Chủ động (chưa có chuyển dạ)
- Có chuyển dạ
* Sự kết hợp các lý do trong chỉ định MLT:
- 1 lý do
- 2 lý do trở lên
* Chỉ định MLT do đường sinh dục:
- CTC không tiến triển
- Khung chậu hẹp: đường kính nhô hậu vệ < 8,5cm.
- TC có sẹo mổ cũ: sẹo MLT cũ dưới 24 tháng, sẹo MLT cũ 2 lần trở lên,
sẹo mổ bóc nhân xơ tử cung...
- TC dị dạng: TC hai sừng, TC có vách ngăn...
- Dọa vỡ TC: sản phụ đau nhiều, cơn co TC cường tính, TC co thắt quả
nậm bầu, có vòng Bandl, thai suy..[4]
- Do âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn
- Khối u tiền đạo: khối u cản trở đường ra của thai nhi như: u buồng trứng
nằm sâu trong tiểu khung, u xơ ở eo tử cung, u xơ ở cổ tử cung, u ở âm đạo
* Chỉ định mổ do thai
- Thai suy: có thể là thai suy mãn hoặc suy cấp trong chuyển dạ.
- Thai to toàn bộ: trọng lượng của thai ≥ 3800 gram đối với con so và ≥
4000 gram đối với con rạ.
- Ngôi bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt, ngôi mông, ngôi thóp trước.
- Cổ tử cung mở hết đầu không lọt
- Đa thai: chửa 2 thai, ba thai...
25
* Chỉ định MLT do phần phụ của thai
- Ối vỡ non, Ối vỡ sớm: Ối vỡ sớm là ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với
chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết. Ối vỡ non là ối vỡ tự nhiên của
màng ối và màng đệm tại bất kỳ thời điểm nào trước khi có chuyển dạ.[4]
- Thiểu ối: tình trạng nước ối ít hơn bình thường, khi chỉ số ối (AFI) < 5
cm và màng ối còn nguyên vẹn. [4]
- Đa ối: chỉ số ối (AFI) lớn hơn 24 – 25 cm; hay khi lớn hơn bách phân vị
thứ 95 hay 97 của tuổi thai[4].
- Sa dây rốn
- Rau bong non: là rau bám đúng vị trí nhưng bong một phần hay toàn bộ
bánh rau trước khi sổ thai.[4]
- Rau tiền đạo: là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung
gây chảy máu vào ba tháng cuối của thai kỳ trong chuyển dạ và sau đẻ.[4]
* Chỉ định MLT do bệnh lý của mẹ:
- Tiền sản giật: TSG, SG là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ
nữ mang thai với tỉ lệ từ 2% - 8%. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp
tăng và protein niệu. Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ
và thai.[4]
- Bệnh tim: Bệnh tim ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và
con trong khi mang thai, sau khi đẻ và đặc biệt trong chuyển dạ. Tần suất mắc
bệnh ở Việt nam khoảng 1-2% phụ nữ mang thai. Theo dõi, tiên lượng, xử trí
bệnh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa sản và tim mạch[4]
- Basedow: Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp do thiếu Iot do thai nghén
hoặc do thay đổi miễn dịch do thai nghén[4]
- Đái tháo đường thai kỳ: sự giảm dung nạp glucose hoặc đái tháo đường được
phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ người bệnh đã có giảm dung
nạp glucose hoặc đái tháo đường từ trước nhưng chưa được phát hiện).[4]
26
- Khác
* Chỉ định MLT do nguyên nhân khác:
- Con so lớn tuổi: tuối mẹ ≥ 35 tuổi có sinh con lần đầu
- Tiền sử sản khoa nặng nề
- Xin mổ
- Vô sinh
* Ngôi thai: là phần thai nhi trình diện trước eo trên khi có thai và khi chuyển dạ
+ Ngôi chỏm: là ngôi dọc đầu ở dưới, chỏm thai nhi trình diện trước eo
trên, mốc của ngôi là xương chẩm.
+ Ngôi trán: là ngôi dọc, đầu ở dưới, trán thai nhi trình diện trước eo trên,
mốc của ngôi là gốc mũi.
+ Ngôi mặt: là ngôi dọc, đầu ở dưới, mặt thai nhi trình diện trước eo trên,
mốc của ngôi là mỏm cằm.
+ Ngôi vai (ngôi ngang): là ngôi bất thường, vai thai nhi trình diện trước
eo trên, mốc của ngôi là mỏm vai.
+ Ngôi mông: là ngôi dọc, mông ở dưới, mông thai nhi trình diện trước eo
trên, mốc của ngôi là mỏm xương cùng cụt [20].
* Giới tính trẻ
- Trai
- Gái
* Cân nặng trẻ: tính bằng gram, cân trẻ ngay sau khi mổ. Trọng lượng trẻ sơ
sinh trong nghiên cứu được xác định cho những trường hợp đơn thai và đa thai.
Đối với trẻ đơn thai (thai A) thì được xác định trọng lượng trẻ sơ sinh qua siêu
âm và cân lại sau mổ. Đối với trẻ đa thai (thai thứ 2 được coi là thai B) cũng sẽ
được xác định trọng lượng qua siêu âm và cân sau mổ.
- < 3500gram
- ≥ 3500gram
27
* Chỉ số Apgar sơ sinh sau đẻ
Bảng 2.1. Bảng điểm Apgar đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau sinh
Dấu hiệu 2 1 0
Hô hấp Khóc to, thở bình thường Khóc yếu, rên Không thở
Tim mạch ≥ 100l/p < 100l/p Không có
Màu da Hồng Tím Tái nhợt
Trương
lực
Tốt Yếu Nhẽo
Phản xạ Cử động tốt Nhăn mặt Không
Đánh giá ở phút thứ 1 và 5 và phút thứ 10 sau khi sinh.
8-10: bình thường, 6-7: ngạt nhẹ, 4-5: ngạt nặng, ≤ 3: ngạt rất nặng [4].
2.6. Phân tích xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0.
Tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình.
Kiểm định bằng thuật toán thống kê: sử dụng test x² so sánh hai tỷ lệ, có
ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Bệnh Viện Trung
Ương Thái Nguyên và được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên trước khi tiến hành.
- Đây là nghiên cứu sử dụng các thông tin trên bệnh án, không can thiệp
trực tiếp đến đối tượng.
- Mọi thông tin nghiên cứu đều được đảm bảo giữ bí mật nên không có
vấn đề vi phạm về đạo đức trong nghiên cứu này.
28
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
< 19 80 8,4
20 – 24 392 41,1
25 – 29 388 40,7
30 – 34 72 7,5
≥ 35 22 2,3
Tổng 954 100
Tuổi trung bình 24,62 ± 3,98
Tuổi cao nhất, tuổi thấp nhất Max: 43; Min: 14
Nhận xét: Sản phụ thuộc nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1 %,
tiếp đến nhóm 25 -29 chiếm tỷ lệ 40,7 %, nhóm sản phụ có nhóm tuổi ≥ 35 tuổi
chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3 % tổng số thai phụ.
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,62 ± 3,98. Thai phụ tuổi cao
nhất là 43, tuổi nhỏ nhất là 14
63%
14.5%
8.4%
14.2%
0
10
20
30
40
50
60
70
Kinh Tày Nùng Khác
29
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc
Nhận xét: Sản phụ thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 63%. Tỷ lệ
sản phụ thuộc dân tộc Tày và Nùng là: 14,5% và 8,4%, tỷ lệ sản phụ thuộc dân
tộc khác chiếm tỷ lệ: 14,2%.
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư
Nhận xét: Nhóm sản phụ ở nông thôn chiếm 66,5%, ở thành thị chiếm
33,5% .
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp
33.5%
66.5%
Thành Thị
Nông Thôn
25.9%
30%
24.2%
19.9%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
35.0%
Cán bộ Công Nhân Nông Dân Nghề khác
30
Nhận xét: Nghề nghiệp sản phụ là công nhân chiếm tỷ lệ 30%. Tỷ lệ sản
phụ làm Cán bộ và Nông dân là 25,9% và 24,2%, tỷ lệ nghề nghiệp nhóm khác
chiếm: 19,9%.
Bảng 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao
Đặc điểm chiều cao Số lượng Tỷ lệ (%)
< 145 cm 4 0,4
145 - 150 cm 125 13,1
>150 cm 825 86,5
Tổng 954 100
Nhận xét: Nhóm sản phụ có chiều cao > 150 cm chiếm tỷ lệ cao nhất:
86,5%, nhóm sản phụ có chiều cao 145-150 cm có tỷ lệ là 13,1%. Nhóm sản
phụ có chiều cao dưới 145cm có tỷ lệ 0,4%.
Bảng 3.3. Bệnh lý mẹ khi mang thai
Bệnh lý mẹ Số lượng Tỷ lệ (%)
TSG, SG 24 2,5
Bệnh tim 7 0,7
Basedow 4 0,4
Tiểu đường 1 0,1
Sùi mào gà AH –AD 39 4,1
Không mắc bệnh 879 92,1
Tổng số 954 100
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ mắc bệnh sùi mào gà AH-AD cao nhất chiếm:
4,1%, TSG, SG là 2,5% , bệnh tim: 0,7%, basedow là 0,4%, tiểu đường: 0,1%
31
Bảng 3.4. Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ
Đặc điểm phần phụ của thai Số lượng Tỷ lệ (%)
Rau tiền đạo 4 0,4
Thiểu ối 118 12,3
Rau bong non 3 0,3
Ối vỡ non, ối vỡ sớm 209 21,9
Đa ối, dư ối 10 1,0
Bình thường 610 64,1
Tổng sô 954 100
Nhận xét: Sản phụ con so có tình trạng phần phụ bình thường chiếm tỷ lệ
64,1%. Tỷ lệ OVN, OVS chiếm tỷ lệ 21,9% , tỷ lệ thiểu ối chiếm 12,3%, tỷ lệ đa
ối, dư ối chiếm 1%, tỷ lệ rau tiền đạo 0,4%, tỷ lệ rau bong non chiếm 0,3%.
Bảng 3.5. Đặc điểm sản khoa của thai nhi
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Hình thức thụ thai
Thai tự nhiên 941 98,6
IUI 3 0,3
IVF 10 1,1
Ngôi thai
Ngôi chỏm 918 96,2
Ngôi trán 1 0,1
Ngôi mông 35 3,7
Tổng 954 100
Nhận xét:
32
- Đặc điểm hình thức thụ thai: Tỷ lệ sản phụ con so có thai tự nhiên chiếm
tỷ lệ cao nhất: 98,6%, tỷ lệ thai IVF: 1%, tỷ lệ thai IUI: 0,3%
- Đặc điểm ngôi thai lúc đẻ: Tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ lệ cao nhất: 96,2%,
tỷ lệ ngôi mông 3,7%, tỷ lệ ngôi trán chiếm tỷ lệ 0,1%
Bảng 3.6. Đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính
Trai 501 52
Gái 459 48
Trọng lượng
< 3500gram 721 75,1
≥ 3500gram 239 24,9
Chỉ số Apgar
Không ngạt 955 99,5
Ngạt nhẹ 4 0,4
Ngạt nặng 1 0,1
Tổng số 960 100
Nhận xét:
- Đặc điểm giới tính của thai: Tỷ lệ trai chiếm tỷ lệ 52%, tỷ lệ gái chiếm
tỷ lệ 48% .
- Đặc điểm trọng lượng thai: Tỷ lệ có thai có trọng lượng dưới 3500gram
chiếm tỷ lệ 75,1% cao hơn so với thai có trọng lượng ≥3500gram chiếm tỷ lệ
24,9%.
- Đặc điểm về chỉ số Apgar trẻ sơ sinh: tỷ lệ trẻ không ngạt chiếm tỷ lệ
cao nhất 99,5%, ngạt nhẹ có 4 ca chiếm tỷ lệ 0,4%, ngạt nặng có 1 ca chiếm tỷ
lệ 0,1%.
3.2. Xác định tỷ lệ một số chỉ định MLT con so đủ tháng
Bảng 3.7. Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo
Cách đẻ Số lượng Tỷ lệ (%)
Mổ lấy thai 548 57,4
Đẻ đường AD 406 42,6
Tổng số 954 100
33
Nhận xét: Trong thời gian nghiên cứu từ 01/06/2019 – 31/05/2020 có 954
sản phụ con so đủ tháng vào BV Trung Ương Thái Nguyên đẻ, trong đó có 548
sản phụ con so đủ tháng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 57,4% trong tổng số đẻ con so đủ
tháng.
Bảng 3.8. Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ
Thời điểm mổ Số lượng Tỷ lệ (%)
Mổ khi có chuyển dạ 518 94,5
Mổ chủ động 30 5,5
Tổng số 548 100
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ con so mổ lấy thai khi có chuyển dạ chiếm tỷ lệ
94,5%. Tỷ lệ sản phụ con so MLT chủ động chiếm 5,5%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định Số lượng Tỷ lệ (%)
Có một lý do 311 56,8
Có ≥ 2 lý do 237 43,2
Tổng 548 100
Nhận xét: Tỷ lệ mổ lấy thai do có một lý do có 311 trường hợp chiếm tỷ lệ:
56,8%. Tỷ lệ mổ lấy thai có nhiều lý do có 237 trường hợp chiếm tỷ lệ: 43,2%
61%
11.9%
15.9%
48.5%
9.9%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
MLT do thai MLT do bệnh
lý mẹ
MLTdo
đường sinh
dục
MLT do phần
phụ thai
MLT do
nguyên nhân
khác
34
Biểu đồ 3.4. Các nhóm chỉ định MLT
Nhận xét: Nhóm MLT do thai chiếm tỷ lệ cao nhất 61%, tiếp đó là MLT
do phần phụ thai chiếm 48,5 %, MLT do đường sinh dục chiếm 15,9%, MLT
do bệnh lý mẹ 11,9%, MLT do nguyên nhân khác chiếm 9,9%.
Bảng 3.10. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Do khung chậu hẹp 41 7,5
TC có sẹo mổ cũ 1 0,2
Cổ tử cung không tiến triển 40 7,3
Cơn co tử cung cường tính, dọa vỡ tử cung 5 0,9
Không có chỉ định 461 84,1
Tổng số 548 100
Nhận xét: Trong số 548 trường hợp chỉ định MLT thì có 41 trường hợp
chỉ định do khung chậu chiếm tỷ lệ 7,5%, 40 trường hợp do CTC không tiến
triển chiếm 7,3%. Tỷ lệ MLT do TC có sẹo mổ cũ và cơn co TC cường tính,
dọa vỡ tử cung chiếm tỷ lệ 0,2% và 0,9 %.
Bảng 3.11. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ
Chẩn đoán Số lượng Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp, tiền sản giật 20 3,6
Mẹ bệnh tim 7 1,3
Basedow 4 0,7
Bệnh khác 33 6
Bình Thường 484 88,4
Tổng số 548 100
35
Nhận xét: Trong tổng số: 548 trường hợp con so MLT thì có 20 trường
hợp mổ lấy thai do TSG chiếm 3,6%; mẹ bệnh tim chiếm 1,3%; Basedow chiếm
tỷ lệ 0,7% còn lại các bệnh khác ( sùi mào gà,thalasemia...) chiếm tỷ lệ
6%.
Bảng 3.12. Chỉ định mổ lấy thai do thai
Đặc điểm thai Số lượng Tỷ lệ (%)
Thai suy 141 25,7
Thai to 126 23
Ngôi bất thường 36 6,6
Cổ tử cung mở hết, đầu không lọt 25 4,6
Đa thai 6 1,1
Không có chỉ định 214 39
Tổng số 548 100
Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp con so MLT thì có 141 trường
hợp MLT do thai suy chiếm tỷ lệ 25,7%, MLT do thai to chiếm tỷ lệ 23%, MLT
do ngôi bất thường chiếm tỷ lệ 6,6%, MLT do CTC mở hết đầu không lọt chiếm
tỷ lệ 4,6%, MLT do đa thai chiếm tỷ lệ 1,1%.
Bảng 3.13. Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai
Tình trạng phần phụ của thai Số lượng Tỷ lệ (%)
Thiểu ối 118 21,5
Đa ối 3 0,5
Ối vỡ non, ối vỡ sớm 138 25,2
Rau bong non 3 0,5
Rau tiền đạo 4 0,7
Không có chỉ định 282 51,6
36
Tổng số 548 100
Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp MLT thì có 138 trường hợp MLT
do OVN, OVS chiếm 25,2%, thiểu ối chiếm tỷ lệ 21,5%, đa ối và rau bong non
chiếm tỷ lệ 0,5%, rau tiền đạo chiếm 0,7%.
Bảng 3.14. Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội Số lượng Tỷ lệ (%)
Mổ lấy thai do vô sinh 11 2,0
Mổ lấy thai do mẹ lớn tuổi 20 3,6
Mổ lấy thai do tiền sử sản khoa nặng nề 12 2,2
Xin mổ 14 2,6
Không có chỉ định 491 89,6
Tổng số 548 100
Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp MLT con so thì có 20 trường hợp
MLT do mẹ lớn tuổi chiếm tỷ lệ 3,6%, MLT do vô sinh chiếm tỷ lệ 2%, MLT
do tiền sử sản khoa nặng nề chiếm 2,2%, tỷ lệ MLT do xin mổ chiếm tỷ lệ
2,6%.
3.3. Một số yếu tố liên quan tới mổ lấy thai ở sản phụ
3.3.1. Một số yếu tố liên quan về phía sản phụ với mổ lấy thai
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai
Tuổi
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%0
≥ 35 20 90,9 2 9,1
0,001
< 35 528 56,7 404 43,3
Tổng số 548 57,4 406 42,6
OR = 1,31 – 95% Cl (0,30 - 0,562)
37
Nhận xét: Có sự khác nhau giữa tuổi của sản phụ con so với mổ lấy thai
.Tỷ lệ MLT ở nhóm sản phụ có tuổi ≥ 35 chiếm 90,9%. Nhóm tuổi < 35 chiếm
tỷ lệ 56,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,001.
Bảng 3.16. Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai
Nơi ở
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Thành thị 193 60,3 127 39,7
0,203
Nông thôn 355 56 279 44
Tổng số 548 57,9 406 42,6
Nhận xét: Nhóm sản phụ có nơi sinh sống là thành thị có tỷ lệ MLT 60,3
% cao hơn nhóm nông thôn có tỷ lệ MLT 56 %. Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p= 0,203.
Bảng 3.17. Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai
Nghề
nghiệp
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông dân 131 56,7 100 43,3
0,868
Công nhân 170 59,4 116 40,6
Cán bộ 138 55,9 109 44,1
Khác 109 57,4 81 42,6
Tổng số 548 57,4 406 42,6
Nhận xét: Nhóm sản phụ có nghề nghiệp công nhân có tỷ lệ MLT cao nhất
là 59,4%. Nhóm sản phụ có nghề nghiệp khác, nông dân và cán bộ chiếm tỷ lệ
38
thấp hơn lần lượt là: 57,4%; 56,7%; 55,9%. Tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê với p= 0,868.
Bảng 3.18. Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai
Dân tộc
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Kinh 348 57,9 253 42,1
0,707
Khác 200 56,7 153 43,3
Tổng số 548 57,4 406 42,6
Nhận xét: Nhóm sản phụ có dân tộc kinh có tỷ lệ MLT là 57,9% cao hơn
các nhóm sản phụ có dân tộc khác có tỷ lệ: 56,7%. Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p= 0,707.
Bảng 3.19. Liên quan giữa chiều cao của thai phụ với mổ lấy thai
Chiều cao
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
≤ 150cm 115 89,1 14 10,9
0,000
>150cm 433 52,5 392 47,5
Tổng số 548 57,4 406 42,6
OR = 7,436 – 95% CI (4,200 - 13,168)
Nhận xét: Nhóm sản phụ có chiều cao ≤ 150cm có tỷ lệ MLT là 89,1%
cao hơn nhóm sản phụ có chiều cao > 150cm có tỷ lệ: 52,5%. Tuy nhiên sự
khác biệt này cóý nghĩa thống kê với p= 0,000.
39
Bảng 3.20. Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai
Đặc điểm Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
≥70kg 160 65,31 85 34,69 0,000
<70 kg 388 54,72 321 45,28
Tổng số 548 57,44 406 42,56
Nhận xét: Nhóm sản phụ có cân nặng ≥70kg tỷ lệ MLT là 65,31% cao
hơn nhóm sản phụ có cân nặng <70kg là 54,72%. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p= 0,000.
3.3.2. Một số yếu tố liên quan thuộc về thai nhi với mổ lấy thai
Bảng 3.21. Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai
Giới tính
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Trai 300 59,88 201 40,12
0,202
Gái 254 55,34 205 44,66
Tổng số 554 57,71 406 42,29
Nhận xét: Nhóm sản phụ MLT có giới tính thai nhi là trai chiếm tỷ lệ
59,88% cao hơn nhóm sản phụ MLT có giới tính thai nhi là gái chiêm tỷ lệ
55,34%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,202.
40
Bảng 3.22. Liên quan giữa trọng lượng của trẻ sơ sinh với mổ lấy thai
Cân nặng trẻ
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo
p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
≥3500gram 182 76,2 57 23,8
0,000
<3500gram 360 50,8 349 49,2
Tổng số 542 57,2 406 42,8
OR = 3,23 – 95% CI (0,232 - 0,450)
* 6 ca sinh đôi ko tính
Nhận xét: Nhóm sản phụ MLT có trọng lượng thai ≥3500gram chiếm tỷ
lệ 76,2% cao hơn nhóm sản phụ MLT có trọng lượng thai <3500gram có tỷ lệ
là 50,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,000.
Bảng 3.23. Liên quan giữa ối vỡ non, ối vỡ sớm với mổ lấy thai
Đặc điểm ối Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
OVN, OVS 138 66 71 34 0,003
Bình thường 410 55 335 45
Tổng số 548 57,4 406 42,6
OR = 2,910 - 95% CI (2,053 - 4,125)
Nhận xét: Nhóm phụ nữ MLT có OVN, OVS chiếm tỷ lệ 66% nhiều
hơn nhóm phụ nữ MLT không có OVN, OVS chiếm lệ tỷ lệ 55%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống lê với p = 0,003.
41
Bảng 3.24. Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai
Hình thức thụ thai
Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
0,0046
Thai hỗ trợ sinh sản
(IUI, IVF)
11 84,6 2 15,4
Thai tự nhiên 537 57,1 404 42,9
Tổng số 548 57,4 406 42,6
OR = 4,138 – 95% CI (9,12 - 18,771)
Nhận xét: Nhóm phụ nữ MLT có hỗ trợ sinh sản chiếm tỷ lệ 84,6% nhiều
hơn nhóm phụ nữa MLT có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ 57,1%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p = 0,0046.
42
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.Tuổi của thai phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi của thai phụ được phân bố từ 14 đến
43 tuổi.
Tuổi sinh đẻ của bà mẹ luôn là một vấn đề được các nhà sản khoa quan
tâm. Tuổi mẹ có liên quan đến sự hoàn thiện hay suy giảm chức năng các cơ
quan của cơ thể mẹ, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai và tác động lớn
đến sự phát triển của thai. Chúng tôi phân chia tuổi của thai phụ thành 5 nhóm
tuổi với khoảng cách 5 năm giữa các nhóm tuổi.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy tuổi mẹ ở thai phụ đẻ con so đủ
tháng nhiều nhất là 20 – 29 tuổi (81,8%). Điều này phù hợp vì đây là lứa tuổi
sinh đẻ tốt nhất. Thai phụ con so tuổi cao nhất là 43 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 14
tuổi. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,62 ± 3,98. Nhóm tuổi 20-24
chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1%, tuổi trên 35 chiếm tỷ lệ ít nhất 2,3%.
Bảng 4.1. Tuổi trung bình đẻ con so của các tác giả khác
Tác Giả Năm XB Tuổi trung bình
Bùi Quang Trung [46] 2009 27,6 ± 5,2
Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 24,73 ± 3,89
Bùi Thị Thu Hà [14] 2018 24,77 ± 5,09
Tống Thị Khánh Hằng 2020 24,62 ± 3,98
So với nghiên cứu của Bùi Quang Trung tại BVPSTƯ năm 2009 là
27,6 ± 5,2 [46] thì tuổi trung bình của thai phụ con so theo kết quả của chúng
tôi là thấp hơn vì nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Trung nghiên cứu tại tuyến
43
trung ương nơi tập trung nhiều trường hợp nặng, nguy cơ cao nên tuổi sản phụ
cao hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2015 tại BVTƯ Thái
Nguyên tuổi trung bình của thai phụ con so 24,73 ± 3,89 [44]. Nghiên cứu của
Bùi Thị Thu Hà năm 2018 tại Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hà Giang tuổi trung bình
của thai phụ con so 24,77 ± 5,09 [14] so với kết quả của chúng tôi là tương
đương nhau. Điều này cho thấy tuổi thai phụ đẻ con so ngày càng trẻ, có thể
giải thích là do phần lớn thai phụ ở nhóm tuổi này sinh sống khu vực nông thôn,
miền núi nơi mà điều kiện kinh tế xã hội, hiểu biết của người dân còn hạn chế.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn có những thai phụ sinh
con ở tuổi dưới 20 hoặc trên 35 tuổi. Đây là những độ tuổi không nên mang
thai và sinh con do những nguy cơ có thể xảy đến với bà mẹ và thai nhi. Những
phụ nữ tuổi quá trẻ khi mang thai, do sự phát triển chưa thật trưởng thành của
cơ thể, kèm theo đó là sự thiếu kiến thức hiểu biết về việc mang thai, sinh đẻ
và chăm sóc sơ sinh nên thường có nguy cơ đẻ non, đẻ khó, tỷ lệ tử vong chu
sinh cao. Những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai thường nặng nguy cơ mắc
các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, dị
dạng sơ sinh, khi chuyển dạ dễ bị đẻ khó, băng huyết sau sinh. Tất cả các yếu
tố trên góp phần làm tăng tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai ở những người con so.
4.1.2. Dân tộc của thai phụ
Biểu đồ 3.1 cho thấy thai phụ con so chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 63,0%,
các thai phụ là dân tộc khác như: Tày (14,5%), Nùng (8,4%),... thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến tại BVTƯTN năm 2015 dân tộc kinh
chiếm 67,7% [44].
Có thể thấy rằng tỷ lệ các thai phụ người dân tộc sinh sống trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đến đẻ tại viện tỷ lệ ngày càng tăng lên từ
32,3% năm 2015 theo nguyên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến [44] nay tăng lên
37,1% vì Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên là trung tâm khám chữa bệnh
44
lớn nhất ở khu vực trung du miền núi phía bắc, nơi có tỷ lệ người dân tộc sinh
sống khá cao. Điều này cho thấy người dân tộc ngày càng quan tâm đến quá
trình thai sản của mình, đến đẻ tại các bệnh viện chứ không chủ quan đẻ tại nhà
theo tập tục trước kia.
4.1.3. Địa dư của sản phụ
Theo biểu đồ 3.2 thì tỷ lệ thai phụ đẻ con so sống ở khu vực thành thị là
33,5%, sống khu vực nông thôn 66,5%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim
Tiến năm 2014 thì tỷ lệ sản phụ sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 50,6%,
sống ở khu vực nông thôn là 49,6% [44]. Nghiên cứu của chúng tôi không có
sự tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến .
Điều này dễ hiểu vì đối tượng phục vụ của bệnh viện trung ương Thái
Nguyên ngoài những người sống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì còn
những người dân sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc, một bộ phận
không nhỏ là người dân sống ở các huyện trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận về
đây làm việc hay học tập.
4.1.4. Nghề nghiệp của thai phụ con so
Đặc điểm nghề nghiệp của thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi khá đa
dạng. Chúng tôi chia ra làm 4 nhóm nghề nghiệp chính: cán bộ viên chức, công
nhân, nông dân, nghề khác.
Qua biểu đồ 3.3 chúng tôi thấy nhóm thai phụ là công nhân chiếm tỷ lệ
cao nhất 30%, sau đó đến cán bộ viên chức chiếm 25,9%, nông nhân chiếm tỷ
lệ 24,2%, còn lại các nghề khác chiếm tỷ lệ 19,9%. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Bình (2013) cho kết quả: năm 2012 nhóm sản phụ có nghề nghiệp là cán
bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 39,8%, tiếp theo là nông dân 21%, công nhân chiếm tỷ
lệ 11,2% [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến 2015 cho kết quả cán bộ
viên chức chiếm tỷ lệ 36%, tiếp theo là công nhân chiếm 24,3% [44]. Nghiên
cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu trước. Nhóm sản phụ có
45
nghề nghiệp là công nhân và cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ cao. Điều này cũng
phù hợp sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, Thái Nguyên là thành phố
công nghiệp, ngày càng tập trung nhiều khu công nghiệp và nhà máy trên địa
bàn tỉnh nên tỷ lệ sản phụ là công nhân tăng cao hơn so với các năm trước.
4.1.5. Chiều cao của thai phụ
Bảng 4.2. Chiều cao trung bình thai phụ của các tác giả khác
Tác Giả Năm XB Chiều cao trung
bình(cm)
Mai Ngọc Lam [25] 2002 155,4 ± 4,8
Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 155,1 ± 4,56
Tống Thị Khánh Hằng 2020 156,2 ± 4,94
Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.2 nhóm thai phụ cao trên 150cm chiếm
tỷ lệ cao nhất 86,5%. Có 4 thai phụ cao dưới 145cm. Chiều cao trung bình của
thai phụ là 156,2 ± 4,94cm (bảng 4.2). Thai phụ cao nhất là 173cm, thấp nhất
là 140cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Nguyễn Thị
Kim Tiến. Điều này phù hợp với thực tế sự phát triển xã hội chất lượng cuộc
sống được nâng cao, con người chú trọng đến vấn đề sức khỏe, ăn uống đầy đủ
chất dinh dưỡng, chiều cao trung bình được tăng lên.
4.1.6. Các bệnh lý của thai phụ khi mang thai
Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy trong số các thai phụ có bệnh
lý khi mang thai, tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà AH – AD và tiền sản giật chiếm
tỷ lệ cao nhất 4,1% và 2,5% trong các bệnh lý của thai phụ trong khi mang thai.
Thấp nhất là tỷ lệ sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ chiếm tỷ lệ 0,1%.
So sánh với các nghiên cứu khác trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Kim Tiến năm 2015 tỷ lệ sản phụ mắc bệnh sùi mào gà là 4,5% [44], tỷ lệ thai
phụ mắc sùi mào gà của chúng tôi thấp hơn .
46
So sánh với kết quả của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản năm 2016 là
0,225 [74] tỷ lệ của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì
nghiên cứu của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản là một nước có nền y học
rất phát triển, trình độ dân trí cao, trình độ hiểu biết cung cấp kiến thức, phòng
ngừa và phát hiện sớm các bệnh lây truyền tình dục của người dân nhật bản tốt
hơn.
Tại Việt Nam so sánh với các nghiên cứu trước thì tỷ lệ thai phụ mắc sùi
mào gà có giảm hơn điều này do quá trình phát triển xã hội nên người dân có
thể tìm hiểu các kiến thức, tiếp cận phương pháp phòng tránh điều trị các bệnh
lây truyền qua đường tình dục tốt hơn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh lý tiền sản
giật đứng thứ 2 trong tổng số các bệnh lý khi mang thai chiếm tỷ lệ 2,5%.
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ tiền sản giật với những tác giả khác
Tác giả Năm Tỷ lệ (%)
Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 3,1
Bùi Thị Thu Hà [14] 2016 2,5
Thân Thị Thắng [41] 2016 3,2
Tống Thị Khánh Hằng 2020 2,5
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của các tác giả
Bùi Thị Hà năm 2016. Những nghiên cứu về tỷ lệ tiền sản giật dường như tăng
rồi lại giảm tùy theo nghiên cứu của từng tác giả. Điều này có thể được giải
thích như sau:
Trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trên đà phát triển, đời sống kinh
tế xã hội được cải thiện, trình độ nhận thức của con người dân được nâng lên
rõ rệt. Các bệnh viện được chọn để tiến hành nghiên cứu đều là các bệnh viện
tuyến tỉnh, tuyến trung ương, tập trung nhiều thầy thuốc có trình độ chuyên
môn giỏi giải quyết được nhiều ca bệnh khó. Chính vì vậy một bộ phận không
47
nhỏ bệnh nhân ở địa phương khác có nhu cầu chuyển về điều trị, trong số đó
có bệnh nhân tiền sản giật, làm tỷ lệ bệnh tăng lên.
Cùng với sự lớn mạnh của mạng lưới y tế cơ sở, chủ trương của Bộ Y Tế
là tăng cường công tác khám chữa bệnh tại tuyến dưới để giảm quá tải ở tuyến
trung ương. Cán bộ y tế tuyến dưới được tập huấn liên tục để nâng cao nghiệp
vụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh dần được cải thiện.
Những thai phụ tiền sản giật được phát hiện và điều trị kịp thời tại tuyến dưới,
nên mặc dù tỷ lệ tiền sản giật có thời điểm tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng
kể.
Tỷ lệ thai phụ bị bệnh tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,7%, cao
hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Trâm năm 2015 là 0,25% [45] và
Thân Thị Thắng năm 2016 là 0,3% [41]. Bệnh tim với những diễn biến của nó
nhất là trong quá trình thai nghén đã trở thành một nhân tố quan trọng gây nên
những biến chứng nặng nề cho thai phụ. Do đó việc kiểm soát bệnh trên các
thai phụ là điều hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các sản
khoa, tim mạch và ngoại khoa trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và
phòng biến chứng của bệnh. Khám toàn diện trước khi có thai và khám định kỳ
trong thời gian mang thai là rất cần thiết.
Các bệnh lý khác như basedow, đái tháo đường.... chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong nghiên cứu. Các bệnh lý này không phải là nguyên nhân chính của những
can thiệp khi thai phụ chuyển dạ đẻ, nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết
định xử trí sản khoa của thầy thuốc. Đây là yếu tố phụ thêm vào trong chỉ định
mổ lấy thai cho thai phụ.
4.1.7. Đặc điểm về thai nhi
Về đặc điểm hình thức thụ thai: Thai phụ có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ cao
nhất 98,6%, tiếp theo IVF chiếm tỷ lệ 1,1%, IUI chiếm tỷ lệ 0,3%. So với
48
nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương năm 2014 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung
Ương số sản phụ con so IVF chiếm tỷ lệ 24,6% [23]. Nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn bởi vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung và sản phụ con so đủ
tháng, tâm lý của sản phụ muốn đến tuyến trung ương để yên tâm chuyển dạ.
Về ngôi thai: Tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ cao nhất 96,2% tiếp đến ngôi mông
chiếm tỷ lệ 3,7%, ngôi trán chiếm 0,1%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với
nhiều nghiên cứu trước cho tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ lệ cao, trong đó có nghiên
cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến (2015) với tỷ lệ ngôi chỏm 95,7% [44]. Điều
này cũng phù hợp với cơ chế sinh nở tự nhiên của quá trình thụ thai, mang thai
và sinh đẻ với phần lớn thai có ngôi thai là ngôi chỏm.
4.1.8. Đặc điểm phần phụ của thai
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các bất thường về phần phụ của thai, tỷ lệ
ối vỡ non, ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ cao nhất 21,9%, tiếp theo là thiểu ối 12,3%. Tỷ
lệ đa ối, dư ối chiếm tỷ lệ 1%, rau tiền đạo chiếm tỷ lệ 0,4%, thấp nhất là rau
bong non chiếm 0,3%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu trước cho tỷ lệ ối
vỡ non, ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó nghiên cứu Nguyễn Thị Kim
Tiến với tỷ lệ ối vỡ non, ối vỡ sớm cao nhất 26,5% [44] và nghiên cứu của Ninh
Văn Minh tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2012 tỷ lệ MLT do ối vỡ non, ối
vỡ sớm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 61,92% [30].
4.1.9. Đặc điểm trẻ sơ sinh sau sinh
*Trọng lượng trẻ sơ sinh:
Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ trẻ có cân nặng <3500gram chiếm tỷ lệ cao
75,1% còn tỷ lệ trẻ có cân nặng ≥3500gram chiếm tỷ lệ 24,9%.
Cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sự phát triển
của thai trong quá trình mang thai. Trẻ quá thừa cân hay quá nhẹ cân đều ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần về sau, do đó, dinh dưỡng có vai
trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, thai phụ cần
49
ăn uống đầy đủ để bào thai đủ chất dinh dưỡng. Trọng lượng trung bình của trẻ
sơ sinh Việt Nam là 3000 ± 200gram. Thai to là thai có trọng lượng trên
4000gram (ở châu âu), hay trên 3500gram (ở Việt Nam) [29].
Theo nghiên cứu của Lâm Đức Tâm năm 2015 tại Bệnh Viện Phụ Sản Cần
Thơ thì tỷ lệ MLT cao gấp 2,64 lần so với sinh ngả âm đạo khi thai ≥3500gram.
Kết quả này tương tự kết quả của chúng tôi trẻ có cân nặng ≥3500gram có tỷ lệ
MLT 76,2% cao hơn tỷ lệ đẻ đường âm đạo là 23,8%.
*Giới tính của trẻ
Theo nghiên cứu của chúng tôi trẻ trai có tỷ lệ 52%, tỷ lệ trẻ gái 48%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình tỷ lệ của trẻ trai là 55,9% và trẻ gái là 44,1%
[2]. Về phương diện sản khoa, giới tính của thai không liên quan đến chỉ định
MLT, tuy nhiên về dân số và xã hội tỷ lệ này là số liệu cảnh báo về sự mất cân
bằng về giới trong MLT (tỷ lệ trẻ trai cao hơn trẻ gái). Mặc dù đã có những quy
định cấm thông báo giới tính thai nhi khi siêu âm thai, nhưng có những gia đình
vẫn được thầy thuốc thông báo về giới tính thai. Đặc biệt những sản phụ sinh
con thứ 3, mà lần trước đã có 2 con gái thì tâm lý chung của sản phụ và gia đình
muốn được MLT. Đó chính là lý do xã hội góp phần làm tăng chỉ định MLT.
* Chỉ số Apgar:
Tỷ lệ trẻ sơ sinh sau đẻ bằng đường âm đạo và mổ lấy thai có điểm Apgar
lớn hơn 8 có tỷ lệ 99,5%. Có 4 trường hợp ngạt nhẹ chiếm 0,4%, có 1 trường
hợp ngạt nặng chiếm 0,1%. Điều này chứng tỏ hồi sức sơ sinh tốt.
Như vậy tình trạng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai ở phút thứ nhất và phút thứ
năm đã được cải thiện đáng kể, lý giải cho vấn đề này theo chúng tôi có thể là
kỹ thuật mổ lấy thai ngày càng tiến bộ, trình độ hồi sức sơ sinh ngày càng tốt,
tỷ lệ vô cảm trong mổ lấy thai bằng gây tê tủy sốn ngày càng nhiều do vậy trẻ
sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê, phát hiện tim thai suy nhờ
50
Monitoring sản khoa hoặc chủ động mổ lấy thai những sản phụ có nguy cơ cao
đã làm giảm số trẻ có chỉ số Apgar thấp.
4.2. Tỷ lệ một số chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên
4.2.1. Tỷ lệ mổ lấy thai con so đủ tháng
Trong tổng số 954 sản phụ con so đủ tháng vào khoa Phụ Sản Bệnh Viện
Trung Ương Thái Nguyên từ 01/06/2019 đến hết ngày 31/05/2020 có 548
trường hợp mổ lấy thai chiếm 57,4% trong tổng số đẻ con so đủ tháng, đẻ đường
âm đạo 42,6%. Trong nghiên cứu không gặp thai phụ nào phải can thiệp
forceps, giác hút sản khoa.
Bảng 4.4. Tỷ lệ mổ lấy thai con so của một số tác giả
Tác giả Năm Tỷ lệ (%)
Bùi Quang Trung [46] 2009 39,6
Nguyễn Thị Lan Hương
[23]
2014 42,9
Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 51,4
Vi Thị Nho [33] 2019 58,6
Tống Thị Khánh Hằng 2020 57,4
Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai con so tăng nhanh trong những
năm gần đây. Một số nước trên thế giới tỷ lệ con so ngày một tăng cao, trong
đó có Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mổ lấy thai con so năm 1996 là 14,6% thì
năm 2004 là 20,6% [64].
Theo Cungningham [54] lý do tăng lên của mổ lấy thai được giải thích
như sau:
- Càng ngày tuổi của bà mẹ sinh đẻ ngày càng cao mà tỷ lệ mổ lấy thai lại
tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của tuổi đẻ.
51
- Các thủ thuật đường dưới ngày càng ít được áp dụng hơn.
- Yếu tố kinh tế xã hội: nhóm người có thu nhập cao tỷ lệ thai to nhiều
hơn, do vậy tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn những người có thu nhập thấp.
- Việc sử dụng rộng rãi máy theo dõi liên tục tim thai, cơn co tử cung nhằm
phát hiện sớm các thai có nguy cơ cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
- Tỷ lệ mổ lấy thai ngôi mông góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai tăng
lên, nhất là những trường hợp con so ngôi mông xu hướng hiện nay trên thế
giới là mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp con so. Điều này cũng góp phần
làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
4.2.2. Sự kết hợp lý do trong chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định MLT vì một lý do là 56,8%, gặp nhiều hơn là chỉ định MLT vì
kết hợp nhiều lý do trên cùng một sản phụ chiếm 43,2%. Kết quả này của chúng
tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) [3] với chỉ định
một lý do 67%, trong khi chỉ định MLT do nhiều lý do chiếm 33%. Tuy chỉ
định MLT do nhiều lý do tăng lên so với năm 2012 nhưng tỷ lệ MLT do một lý
do vẫn cao hơn hơn với nhiều lý do.
Vậy tại sao có sản phụ chỉ cần một lý do đã phải MLT ngay, có sản phụ
phải kết hợp nhiều lý do khác nhau mới có chỉ định mổ. Trên thực tế thì có
những chỉ định MLT là tuyệt đối như: khung chậu hẹp, rau tiền đạo trung tâm,
hết ối.. .thì đương nhiên chỉ cần một lý do là đủ để chỉ định MLT. Còn với các
chỉ định MLT tương đối: mẹ cao tuổi, vô sinh, tiền sử sản khoa nặng nề...thì
các thầy thuốc thường đưa thêm vào một số các lý do khác để chỉ định MLT
cho hợp lý. Hầu hết các tác giả trong nước từ trước tới nay phân nhóm chỉ định
dựa trên một chỉ định chính. Nhưng trên thực tế, một chỉ định tuyệt đối như
khung chậu hẹp toàn diện, rau tiền đạo trung tâm, rau bong non, vỡ tử cung...
không phải thường xuyên gặp mà chỉ định mổ được đóng góp bởi rất nhiều lý
do mang tính chất tương đối. Đôi khi một bệnh nhân được chỉ định MLT bởi
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng

More Related Content

What's hot

U NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNGU NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNGSoM
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGSoM
 
THAI KY NGUY CƠ CAO
THAI KY NGUY CƠ CAOTHAI KY NGUY CƠ CAO
THAI KY NGUY CƠ CAOSoM
 
DỌA SANH NON
DỌA SANH NONDỌA SANH NON
DỌA SANH NONSoM
 
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TEST
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TESTCTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TEST
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TESTSoM
 
Đẻ khó do kẹt vai
Đẻ khó do kẹt vaiĐẻ khó do kẹt vai
Đẻ khó do kẹt vaiSoM
 
SUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSoM
 
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNG
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNGKHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNG
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNGSoM
 
CHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONCHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONSoM
 
NHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠONHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠOSoM
 
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲSoM
 
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN SoM
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSoM
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐISoM
 
Ối vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ nonỐi vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ nonVõ Tá Sơn
 
Di tat than nieu quan
Di tat than nieu quanDi tat than nieu quan
Di tat than nieu quannguyenngat88
 
ĐA ỐI
ĐA ỐIĐA ỐI
ĐA ỐISoM
 

What's hot (20)

U NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNGU NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNG
 
VỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNGVỠ TỬ CUNG
VỠ TỬ CUNG
 
THAI KY NGUY CƠ CAO
THAI KY NGUY CƠ CAOTHAI KY NGUY CƠ CAO
THAI KY NGUY CƠ CAO
 
DỌA SANH NON
DỌA SANH NONDỌA SANH NON
DỌA SANH NON
 
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TEST
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TESTCTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TEST
CTG ( EFM ), STRESS TEST & NON STRESS TEST
 
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
 
Đẻ khó do kẹt vai
Đẻ khó do kẹt vaiĐẻ khó do kẹt vai
Đẻ khó do kẹt vai
 
SUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSUY THAI CẤP
SUY THAI CẤP
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNG
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNGKHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNG
KHỐI U NGUYÊN BÀO NUÔI - THAI TRỨNG
 
CHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONCHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NON
 
NHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠONHAU TIỀN ĐẠO
NHAU TIỀN ĐẠO
 
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲ
ĐÁI THAO ĐƯỜNG THAI KỲ
 
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐN
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
 
Ối vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ nonỐi vỡ sớm, ối vỡ non
Ối vỡ sớm, ối vỡ non
 
Di tat than nieu quan
Di tat than nieu quanDi tat than nieu quan
Di tat than nieu quan
 
ĐA ỐI
ĐA ỐIĐA ỐI
ĐA ỐI
 
San do
San doSan do
San do
 

Similar to Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 

Similar to Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹnLuận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
 
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tếNhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
Luận văn: Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ng...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TỐNG THỊ KHÁNH HẰNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỔ LẤY THAI CON SO ĐỦ THÁNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Thái Nguyên – Năm 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TỐNG THỊ KHÁNH HẰNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỔ LẤY THAI CON SO ĐỦ THÁNG TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: NT 62.72.13.01 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ Hướng dẫn khoa học: BSCKII PHẠM MỸ HOÀI Thái Nguyên 2020
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AH, AD : Âm hộ, âm đạo BVBMTSS : Bệnh viện bà mẹ trẻ sơ sinh BVPSTW : Bệnh viện Phụ sản Trung Ương BVTƯTN : Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên CTC : Cổ tử cung MLT : Mổ lấy thai OVN, OVS : Ối vỡ non, ối vỡ sớm TC : Tử cung TSG, SG : Tiền sản giật, sản giật TSSKNN : Tiền sử sản khoa nặng nề RDS : Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh WHO : Tổ chức y tế thế giới IUI : (intrauterine insemination) Thụ tinh nhân tạo IVF : (in vitro fertilization) Thụ tinh trong ống nghiệm
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Tống Thị Khánh Hằng, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện khóa 11, trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của BSCKII. Phạm Mỹ Hoài. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Học viên Tống Thị Khánh Hằng
  • 5. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi luôn nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các bạn đồng nghiệp. Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ môn Phụ Sản, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học và Quý Thầy cô Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BSCKII Phạm Mỹ Hoài là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.Người cô đã dành nhiều thời gian quí báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận văn cũng như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tống Thị Khánh Hằng
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................... 3 1.1. Định Nghĩa................................................................................................. 3 1.2. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai.................................................................... 3 1.3. Nghiên cứu về mổ lấy thai trên thế giới và ở Việt Nam............................ 4 1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai....................................... 8 1.5. Các chỉ định mổ lấy thai...........................................................................10 1.6. Vai trò của mổ lấy thai.............................................................................15 1.7. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai..................................................16 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........20 2.1. Đối tượng .................................................................................................20 2.2. Thời gian nghiên cứu: ..............................................................................20 2.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu ...........................................22 2.6. Phân tích xử lý số liệu..............................................................................27 2.7. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................28 3.2. Xác định tỷ lệ một số chỉ định MLT con so đủ tháng .............................32 3.3. Một số yếu tố liên quan tới mổ lấy thai ở sản phụ...................................36 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................42 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................42 4.2. Tỷ lệ một số chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên..........................................................................................50 4.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng........71
  • 7. KẾT LUẬN....................................................................................................78 KIẾN NGHỊ...................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ... PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU.......................................
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỉ lệ mổ lấy thai trên thế giới ........................................................... 4 Bảng 1.2. Một số nghiên cứu mổ lấy thai ở Việt Nam ..................................... 5 Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam.............................................. 6 Bảng 2.1. Bảng điểm Apgar đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau sinh.....................27 Bảng 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi .........................................28 Bảng 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao ................................30 Bảng 3.3. Bệnh lý mẹ khi mang thai...............................................................30 Bảng 3.4. Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ ..............................................31 Bảng 3.5. Đặc điểm sản khoa của thai nhi......................................................31 Bảng 3.6. Đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh...................................................32 Bảng 3.7. Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo ...........................................32 Bảng 3.8. Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ.................................................33 Bảng 3.9. Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong chỉ định mổ lấy thai....................33 Bảng 3.10. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục ......................................34 Bảng 3.11. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ.......................................34 Bảng 3.12. Chỉ định mổ lấy thai do thai .........................................................35 Bảng 3.13. Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai .........................................35 Bảng 3.14. Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội ..........................................36 Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai..........................36 Bảng 3.16. Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai ..........37 Bảng 3.17. Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai............37 Bảng 3.18. Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai....................38 Bảng 3.19. Liên quan giữa chiều cao của thai phụ với mổ lấy thai................38 Bảng 3.20. Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai .................39 Bảng 3.21. Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai.........................39 Bảng 3.22. Liên quan giữa trọng lượng của trẻ sơ sinh với mổ lấy thai.........40
  • 9. Bảng 3.23. Liên quan giữa ối vỡ non, ối vỡ sớm với mổ lấy thai ..................40 Bảng 3.24. Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai ......................41 Bảng 4.1. Tuổi trung bình đẻ con so của các tác giả khác..............................42 Bảng 4.2. Chiều cao trung bình thai phụ của các tác giả khác .......................45 Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ tiền sản giật với những tác giả khác..........................46
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc...............................29 Biểu đồ 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư .................................29 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp........................29 Biểu đồ 3.4. Các nhóm chỉ định MLT ............................................................34
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thai nghén và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ nhằm duy trì nòi giống con người[45]. Đối với nhiều phụ nữ, quá trình mang thai và sinh đẻ có không ít khó khăn cũng như lo lắng, nhất là ở lần đẻ đầu tiên. Từ 1985, Cộng đồng sức khỏe thế giới (The international healthcare community) đã cho rằng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) lý tưởng là trong khoảng 10- 15%[78]. Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Tỷ lệ MLT tại Mỹ tăng nhanh từ 20,7% năm 1996 lên 31,1% năm 2006 [61]. Theo nghiên cứu của Jong Heon Park tỷ lệ MLT Hàn quốc tăng từ 4% (1980) lên 40% (2000)[59]. Nghiên cứu của Quinlan J.D. và cs (2015) thống kê thấy tỉ lệ mổ lấy thai tại các nước phát triển: Italy 38,2%, Mexico 37,8%, Australia 30,3%, Hoa Kỳ 30,3%, Đức 27,8%, Canada 26,3%, Tây Ban Nha 25,9% và Vương Quốc Anh 22,0% [68]. Nghiên cứu của Begum T. và cs (2017) tại Bangladesh cho tỉ lệ mổ lấy thai là 35,0% [51]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về mổ lấy thai, mỗi nghiên cứu cho tỉ lệ mổ lấy thai tương đối khác nhau. Nghiên cứu của Phạm Bá Nha (2009) tại Bệnh viện Bạch Mai cho tỉ lệ mổ lấy thai là 36,7% [32]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hà (2010) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 cho tỉ lệ mổ lấy thai 43,2% [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) cho tỉ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2012 là 46,3% [2]. Tỉ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu của Ninh Văn Minh (2013) tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là 23,1%[30] . Trong những năm gần đây nhiều chỉ định MLT cả ở con so và con dạ đang được các nhà sản khoa quan tâm, đặc biệt ở nhóm con so. Vì nếu tỷ lệ MLT, đặc biệt là MLT ở con so tăng sẽ làm tăng tỷ lệ MLT nói chung. Tại bệnh viện PSTW tỷ lệ MLT trong 6 tháng cuối năm 2009 là 14,1% [46], tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện PSTW năm 2016 là 83,6% [18]. Do
  • 12. 2 đó kiểm soát và đưa ra những chỉ định MLT hợp lý ở thai phụ con so là việc làm cần thiết góp phần làm giảm tỷ lệ MLT nói chung và tỷ lệ MLT ở người có sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau. Tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình tỷ lệ mổ lấy thai năm 2002 là 25,6 % đến năm 2012 tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên 46,3 % [2]. Tỷ lệ mổ lấy thai con so cũng tăng lên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và cộng sự tỷ lệ mổ lấy thai con so năm 2013 là 48,1% đến năm 2018 là 58,2%[1]. Do đó, kiểm soát và đưa ra những chỉ định xử trí hợp lý ở sản phụ con so là việc làm cần thiết, góp phần làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai nói chung và tỷ lệ mổ lấy thai ở người đã có sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau đó. Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai con so cũng như các yếu tố liên quan tới tỷ lệ này tại BVTƯTN. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:“ Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng tại khoa Phụ sản Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020” nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại khoa Phụ sản Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên từ 01/06/2019 đến 31/5/2020 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng tại khoa Phụ sản Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian trên
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 . Định Nghĩa Mổ lấy thai là một phương pháp rạch qua thành bụng và thành tử cung để lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi buồng tử cung Định nghĩa này không bao hàm mở bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng và vỡ tử cung khi thai đã nằm trong ổ bụng [19]. 1.2. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai Theo sử sách của người Ai Cập, MLT đã được đề cập vào những năm 3000 năm trước công nguyên. Khi ấy MLT chỉ được thực hiện trên người mẹ mới chết hoặc đang hấp hối để cứu con. Năm 1500, Jacob Nufer (Thụy Sỹ) làm nghề thiến lợn và người đầu tiên thực hiện MLT cho vợ của ông ta vì đẻ khó sau khi 12 bà đỡ đã bó tay và được coi là trường hợp phẫu thuật lấy thai đầu tiên [12]. Năm 1610, Jaremiah Trautmanm (Đức) ủng hộ việc phẫu thuật lấy thai và đã báo cáo 15 trường hợp thành công. [12] Năm 1882, Max Sanger (Đức) giới thiệu phương pháp mổ dọc thân tử cung để lấy thai có khâu phục hồi cơ tử cung 2 lớp và ông đã xuất bản một cuốn sách dày 200 trang với tên "Kỹ thuật mổ lấy thai" gọi là kỹ thuật Sanger. [12] Năm 1904, Williams đã xuất bản cuốn sách giáo khoa nổi tiếng về phương pháp phẫu thuật lấy thai chuẩn mực trong thực hành sản khoa. Vào những năm 1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trong việc áp dụng các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫu thuật MLT thực hiện an toàn hơn, đảm bảo hơn cho mẹ và con. [12] Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở Việt Nam MLT lần đầu tiên được áp dụng tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là theo phương pháp cổ điển. Sau đó giáo sư Đinh Văn Thắng thực hiện mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai
  • 14. 4 tại bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các địa phương trong cả nước.[18] 1.3. Nghiên cứu về mổ lấy thai trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai trên thế giới Tỉ lệ MLT ở các nước trên thế giới có xu hướng tăng nhanh, liên quan đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phương tiện vô cảm cũng như các lý do xã hội khác. Tỉ lệ MLT cũng khác nhau, dao động tùy từng nghiên cứu và vùng miền. Bảng dưới đây cho thấy tỉ lệ MLT thông qua các nghiên cứu đã công bố trên thế giới: Bảng 1.1. Tỉ lệ mổ lấy thai trên thế giới Tác giả Năm XB Địa điểm Tỉ lệ (%) Wanyonyi và CS[79] 2006 Nairobi, Ai Cập 38,1% Hsu C.Y. và CS [58] 2007 Đài Loan 33,1% Rebelo F và CS [69] 2010 Brazil 43,9% Mikolajczyk R. T. và CS[63] 2013 Đức 29% Azami-Aghdash S. và cs[49] 2014 Iran 48% Quinlan J.D và CS[68] 2015 Canda 26,3% Mylonas và CS [65] 2015 Đức 31,7% Quinlan J.D và CS[68] 2015 Trung Quốc 25,9% Quinlan J.D và CS[68] 2015 Ireland 26,2% Begum T. và CS [51] 2017 Matlab, Bangladesh 35,0% Batieha AM và CS[50] 2017 Jordan 29,1% Nghiên cứu của Hsu C.Y. và cs (2007) tại Đài Loan cho kết quả: tỉ lệ đẻ đường âm đạo sau MLT năm 1998 là 4,7%, năm 1999 là 4,7% và năm 2000 là 4,3%. Chỉ định MLT chủ yếu là do có tiền sử MLT cũ (dao động 43,3 - 45,5%), tiếp theo là do ngôi thai bất thường (19,6 - 23,4%) [58]. Nghiên cứu của Wanyonyi S. và cs (2006) tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Nairobi cho chỉ định chính của MLT cấp cứu là suy thai, nguyên nhân chính của MLT chủ động là do tử cung
  • 15. 5 có sẹo mổ cũ [79]. Nghiên cứu của Quinlan J.D. và cs (2015) thống kê cho thấy tỉ lệ MLT tại các nước phát triển: tỉ lệ MLT ở Brazil là 45,9%, tại Italy là 38,2%, tại Mexico là 37,8%, tại Australia và Hoa Kỳ đều là 30,3%, tại Đức là 27,8%, tại Canada là 26,3%, tại Ireland là 26,2%, tại Trung Quốc là 25,9%, Tây Ban Nha 25,9%, Vương Quốc Anh 22,0% [68]. Nghiên cứu tổng quan của Betrán Ana Pilar và cs (2016) cho tỉ lệ MLT khác nhau giữa các quốc gia và có xu hướng tăng lên. Tỉ lệ MLT trung bình là 18,6% ở 150 nước nghiên cứu, dao động từ 6 - 27,2% [52]. Nghiên cứu của Begum T. và cs (2017) tại Bangladesh cho thấy tỉ lệ MLT là 35,0%, trong đó chỉ định MLT do tiền sử MLT cũ 24,0%, suy thai cấp 21,0%, thời gian chuyển dạ kéo dài 16,0%, thiểu ối 14,0% và thai quá ngày sinh 13,0% [51]. 1.3.2. Nghiên cứu về mổ lấy thai ở Việt Nam Tỉ lệ MLT ở Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh. Tỉ lệ MLT ở Việt Nam sau năm 2000 thông qua một số nghiên cứu: Bảng 1.2. Một số nghiên cứu mổ lấy thai ở Việt Nam Tác giả Năm XB Địa điểm nghiên cứu Tỉ lệ (%) Phạm Bá Nha [32] 2009 Bệnh viện Bạch Mai 36,7 Đặng Thị Hà [15] 2010 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 43,2 Nguyễn Thị Bình [2] 2013 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 46,3 Ninh Văn Minh [30] 2013 Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình 23,1 Nguyễn Thị Hiền[18] 2016 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 41,1 Lê Hoài Chương[11] 2017 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 54,4 Vũ Trọng Tấn [38] 2018 Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh 46,4 Phạm Thị Bé Lan[26] 2018 Bệnh Viện Trà Vinh 53,6
  • 16. 6 Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam Năm Tác giả Địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ (%) 2013 Ninh Văn Minh [30] Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình 51,94 2014 Nguyễn Thị Lan Hương [23] Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương 42,9 2015 Nguyễn Thị Kim Tiến [44] BVTƯTN 51,4 2016 Thân Thị Thắng [41] Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang 27 2017 Phùng Ngọc Hân [17] Bệnh Viện Đại học Y Dược Huế 58,8 2018 Nguyễn Thị Anh [1] BVTƯTN 58,2 2018 Võ Thị Thu Hà [16] Bệnh Viện Tiền Giang 39,6 2019 Vi Thị Nho [33] Bệnh Viện Quan Hóa 58,6 Nghiên cứu của Phạm Bá Nha (2009) về chỉ định MLT tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai thấy: Tỉ lệ MLT là 36,7%. Tỉ lệ mổ ở thai phụ con so là 52,1%. Nhóm chỉ định MLT do đường sinh dục: Tỉ lệ mổ cao nhất trong nhóm là do sẹo mổ cũ ở tử cung 66,7%; do dọa vỡ tử cung và cơn co tử cung cường tính là 13,2%; do cổ tử cung không tiến triển là 12,3%. Nhóm chỉ định MLT do bệnh của người mẹ: Tỉ lệ mổ do tiền sản giật, sản giật cao nhất, chiếm 50,3%; do bệnh tim mạch 19,7%; do tiểu đường và Basedow là 15%. Nhóm chỉ định MLT do thai nhi: Tỉ lệ MLT do thai suy 28,8%; do thai to 28,6%; do ngôi mông 18,2%. Nhóm chỉ định MLT do phần phụ của thai: Tỉ lệ mổ do ối vỡ non, ối vỡ sớm cao nhất 77,2%; do cạn ối 14,6%. Nhóm nguyên nhân khác: con so lớn tuổi 42,3%; do tiền sử sản khoa nặng nề 33,1% và do vô sinh 16,1% [32]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hà (2010) tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 cho kết quả: trong số 3018 sản phụ vào viện trong thời gian nghiên cứu có 1303 sản phụ được chỉ định MLT, chiếm 43,2%. Trong các chỉ định MLT, chỉ định MLT chủ động chiếm 36,5%, MLT cấp cứu là 63,5%. Chỉ định MLT cấp cứu (tổng 828 trường hợp): do suy thai chiếm 4,2%,
  • 17. 7 bất xứng đầu chậu chiếm 26,6%, gây chuyển dạ thất bại 52,4%, vết mổ cũ đau 16,3%, sa dây rốn 0,5%. Chỉ định MLT chủ động (tổng 475 trường hợp): do thai to 13,3%, ngôi bất thường 7,9%, vết mổ cũ 50,0%, thiểu ối 9,8%, khung chậu hẹp 10,9%, con so lớn tuổi/con quí 8,1% [15]. Nghiên cứu của Bùi Quang Trung (2010) về MLT con so 6 tháng cuối năm 2004 và 2009 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy: Chỉ định MLT con so 6 tháng cuối năm 2004: do đường sinh dục 144 trường hợp (10,9%), do thai 924 trường hợp (69,8%), do phần phụ của thai 563 trường hợp (42,6%), do bệnh của mẹ 127 trường hợp (9,6%) và do nguyên nhân xã hội 141 trường hợp (10,7%). Chỉ định MLT con so 6 tháng cuối năm 2009: do đường sinh dục 143 trường hợp (8,0%), do thai 1252 trường hợp (70,0%), do phần phụ của thai 645 trường hợp (36,1%), do bệnh của mẹ 227 trường hợp (12,7%) và do nguyên nhân xã hội 224 trường hợp (12,5%). Tỉ lệ MLT 6 tháng cuối năm 2004 có 01 chỉ định là 52,5% (695 trường hợp) và nhiều chỉ định là 47,5%. Tỉ lệ MLT 6 tháng cuối năm 2009 có 01 chỉ định là 58,2% (1040 trường hợp) và nhiều chỉ định là 41,8% [46]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) về MLT tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thấy: tỉ lệ MLT tại khoa sản bệnh viện năm 2002 là 25,6% và năm 2012 là 46,3%. Như vậy, sau 10 năm (kể từ năm 2002) tỉ lệ MLT tăng rõ rệt, gần gấp 2 lần [1]. Kết quả nghiên cứu MLT 6 tháng đầu năm 2012 như sau: MLT trong ngôi chỏm 89,7%, thai đủ tháng 90,5%. Trọng lượng sơ sinh từ 2.800 gram trở lên chiếm 82,9%. Tỉ lệ MLT là 45,1%. MLT trên sẹo cũ là 26,7%. Chỉ định vì 1 yếu tố đẻ khó là 63,4%, chuyển dạ chiếm 96,4%. Mổ đường ngang trên vệ là 84,3%, ngang đoạn dưới chiếm 98,4%. Khâu tử cung 1 lớp là 88,38%. Phủ phúc mạc đoạn dưới 97,1%. Thời gian mổ từ 40 - 60 phút chiếm 81,5%. Tai biến MLT phía mẹ là 0,2%, phía con là 0,4%. Phương pháp vô cảm gây tê tủy sống chiếm 96,5% [3].
  • 18. 8 Nghiên cứu của Ninh Văn Minh (2013) tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình cho kết quả: Tỉ lệ MLT/ tổng số đẻ năm 2012 là 23,1%, tỉ lệ mổ con so 51,94%. Các chỉ định về phía mẹ 31,49% (sẹo mổ cũ 54,6%, CTC không tiến triển 21,32%, bệnh toàn thân 18,46%), về phía thai 44,08% (ngôi không lọt 51,1%, thai quá ngày sinh 3,38%, suy thai 18,76%, ngôi bất thường 24,88%), về phía phần phụ của thai 14,81% (rau tiền đạo 15,89%, ối vỡ non, sớm 61,92% ối giảm, hết 18%) nguyên nhân khác 9,62% [30]. Nghiên cứu của Thân Thị Thắng (2016) về MLT ở sản phụ con so tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho kết quả: Tỷ lệ MLT con so 6 tháng đầu năm 2016 là 27%, chỉ định MLT do nguyên nhân về phía thai chiếm tỉ lệ 33%, do phần phụ của thai 50,8 %, do đường sinh dục 7,6%, do bệnh lý của mẹ 5,4 [41]. Nghiên cứu của Vi Thị Nho (2019) tại Bệnh viện Quan Hóa 6 tháng năm 2016 có 123/210 ca MLT chiếm tỷ lệ 58,6%, tăng so với các năm trước. MLT nguyên nhân do đường sinh dục 42,3%. MLT nguyên nhân do bệnh lý của mẹ 9,8%. MLT nguyên nhân do thai 41,5%. MLT nguyên nhân do phần phụ của thai 4,1%. MLT nguyên nhân do yếu tố xã hội 2,4% [33]. 1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai 1.4.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai Tử cung còn gọi là dạ con, nơi hàng tháng sinh ra kinh nguyệt và là nơi nương náu, phát triển của thai nhi [22]. * Vị trí và chiều hướng - Tử cung nằm chính giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các quai ruột. - Hướng của tử cung: Bình thường tử cung nằm ngả và gấp ra trước. Thân tử cung gấp với cổ tử cung 1 góc 120 độ, thân tử cung hợp với âm đạo 1 góc 90 độ. Trong 1 số truờng hợp tử cung có thể lật ra sau hoặc sang bên [9].
  • 19. 9 * Hình thể ngoài và kích thước [9] Tử cung giống hình nón cụt, dẹt và rộng ở trên, tròn và hẹp ở dưới. Gồm 3 phần: - Thân tử cung: Rộng ở trên gọi là đáy tử cung, có 2 sừng liên tiếp với 2 vòi trứng. Thân dài 4cm, rộng 4cm khi chưa chửa đẻ lần nào. - Eo tử cung: Là phần thắt nhỏ giữa thân và cổ, dài 0,5 cm. - Cổ tử cung: Dài và rộng 2,5 cm, khi đẻ nhiều lần cổ tử cung ngắn lại * Liên quan [9] - Mặt trước dưới: Liên quan với túi cùng bàng quang - tử cung. - Mặt sau trên: Liên quan với túi cùng Douglas (Túi cùng tử cung - trực tràng). * Hình thể trong [9], [31] Tử cung là 1 khối cơ trơn, rỗng ở giữa gọi là buồng tử cung, dài khoảng 6,5cm, thông với cổ tử cung. Tử cung được cấu tạo bởi 4 lớp từ ngoài vào trong: - Lớp thanh mạc. - Lớp dưới thanh mạc: Dính vào tử cung. - Lớp cơ: Là lớp dày nhất của tử cung. Gồm 3 lớp cơ: Các sợi cơ dọc ở ngoài, sợi cơ đan chéo ở giữa và các sợi cơ vòng phía trong. - Lớp niêm mạc: Lớp trong cùng của tử cung, lớp này phát triển và biến đổi theo các giai đoạn sinh dục của người phụ nữ. Hàng tháng khi niêm mạc bong ra gây hiện tượng kinh nguyệt. * Phương tiện giữ tử cung tại chỗ [9], [31] - Dây chằng rộng: Là 1 nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở cả mặt trước và mặt sau và 2 bên tử cung. - Dây chằng tròn tử cung: Là 1 thừng sợi mô liên kết, đi từ sừng tử cung tới lỗ bẹn sâu, qua lỗ bẹn nông rồi vào các tổ chức liên kết dưới da mu.
  • 20. 10 - Dây chằng tử cung cùng: Là dải mô liên kết và cơ trơn dính tử cung vào xương cùng. - Dây chằng ngang cổ tử cung: Là 1 dải mô liên kết bám cổ tử cung vào thành bên chậu hông. 1.4.2. Giải phẫu tử cung khi có thai Khi chưa có thai tử cung nặng 50 - 60gram. Sau khi sổ rau tử cung nặng trung bình 1000gram, sự gia tăng về trọng lượng tử cung chủ yếu xảy ra vào nửa đầu thời kỳ thai nghén [22]. Phúc mạc ở thân tử cung phì đại theo lớp cơ tử cung. Ở phần trên của tử cung, phúc mạc dính vào lớp cơ. Ở đoạn eo tử cung, phúc mạc có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ vì giữa phúc mạc và lớp cơ có tổ chức liên kết dày, ranh giới giữa hai vùng là đường bám chặt phúc mạc. Đó chính là ranh giới giữa thân tử cung và đoạn dưới tử cung, nhờ tính chất bóc tách được phúc mạc ra khỏi lớp cơ ở đoạn dưới tử cung, người ta tiến hành mổ tử cung qua đoạn dưới để có thể phủ được phúc mạc sau khi khâu mép rạch của cổ tử cung. Eo tử cung khi chưa có thai là một vòng nhỏ 0,5 – 1cm khi có thai eo tử cung trải rộng và dài thành đoạn dưới tử cung và dài tới 10cm. Đoạn dưới tử cung không có lớp cơ đan ở giữa nên dễ vỡ, dễ chảy máu khi có rau tiền đạo [31]. 1.5. Các chỉ định mổ lấy thai Có thể phân thành hai nhóm chỉ định [2], [12]. - Những chỉ định MLT chủ động khi chưa chuyển dạ - Những chỉ định MLT trong chuyển dạ 1.5.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động *Nguyên nhân từ người mẹ [2]  Khung chậu bất thường + Khung chậu hẹp toàn diện là khung chậu có tất cả các đường kính giảm cả eo trên và eo dưới. Đặc biệt đường kính nhô – hậu vệ nhỏ hơn 8,5cm.
  • 21. 11 + Khung chậu méo khi đo hình trám Michaelis không cân đối. Bình thường hình trám Michaelis có đường chéo góc trên – dưới (gai sau đốt sống thắt lưng V đến đỉnh liên mông) dài 11 cm và đường chéo góc ngang (liên gai chậu sau trên) dài 10cm, hai đường chéo này vuông góc với nhau. Đường chéo góc trên – dưới chia đường chéo góc ngang thành hai phần bằng nhau mỗi bên 5cm, đường chéo góc ngang chia đường chéo góc trên dưới thành hai phần: phía trên 4cm, phía dưới 7cm. Nếu khung chậu méo thì 2 đường chéo này cắt nhau không cân đối, không vuông góc và hình trám được hợp thành bởi 2 tam giác không cân. + Khung chậu hình phễu là rộng eo trên, hẹp eo dưới. Chẩn đoán dựa vào đường kính lưỡng ụ ngồi. Nếu đường kính lưỡng ụ ngồi < 9cm thai sẽ không sổ được, nên có chỉ định mổ lấy thai chủ động [20].  Tử cung có sẹo mổ cũ [2] + Sẹo mổ ở thân tử cung trước có thai như: sẹo mổ bóc nhân xơ tử cung, sẹo mổ tạo hình tử cung,… + Sẹo mổ 2 lần; + Sẹo mổ dưới 24 tháng; + Sẹo mổ cũ và ngôi thai bất thường.  Bệnh lý âm đạo – sinh dục: + Âm đạo chít hẹp bẩm sinh hoặc bị rách không được khâu phục hồi tốt hoặc sau những trường hợp phẫu thuật có liên quan đến âm đạo như mổ rò bàng quang – âm đạo, mổ rò trực tràng – âm đạo đã có kết quả tốt. + Dị dạng sinh dục: tử cung đôi, tử cung hai sừng hoặc đáy tử cung có vách giữa làm cho ngôi bất thường. + Bảo tồn kết quả chỉnh hình phụ khoa sau mổ treo tử cung bị sa, mổ sa sinh dục, sa bàng quang, làm lại âm đạo – tầng sinh môn. + Ung thư cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn, ung thư buồng trứng tiến triển nhanh.
  • 22. 12 + U tiền đạo làm cho ngôi không lọt hoặc không xuống được.  Bệnh lý toàn thân: + Các bệnh tim ở giai đoạn mất bù trừ. + Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, tiền sản giật và sản giật. + Các bệnh lây qua đẻ thường: HIV, Herpes sinh dục tiến triển,… * Nguyên nhân từ thai [2] -Thai to đều không tương xứng với khung chậu, không có khả năng lọt qua eo trên. -Thai suy mạn tính. - Ngôi thai không thuận lợi: ngôi chỏm kiểu thế sau hoặc cúi kém, ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi ngang, ngôi mặt cằm sau, ngôi mông kèm theo trọng lượng thai trên 3000gram đối với con so và 3200gram với con dạ… - Đa thai: song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho ngôi đầu thứ nhất không lọt được, song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ hai là ngôi đầu có thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất, chửa từ ba thai trở lên hoặc khi có thêm một nguyên nhân đẻ khó. -Thai già tháng: khi đã chẩn đoán chắc chắn thai già tháng, phải đình chỉ thai nghén. Nếu lượng nước ối còn nhiều thì gây chuyển dạ đẻ bằng cách truyền nhỏ giọt tĩnh mạch oxytocin và theo dõi chuyển dạ bằng máy monitoring, nếu có bất thường phải mổ lấy thai. *Nguyên nhân từ phần phụ của thai [2] - Nước ối: cạn ối. - Màng ối: ối vỡ non. - Bánh rau: rau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm, rau bong non thể nặng và trung bình. - Dây rau: quấn cổ, ngắn tương đối hoặc tuyệt đối.
  • 23. 13 1.5.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ [18] 1.5.2.1. Chỉ định mổ vì nguyên nhân người mẹ Con so lớn tuổi là thai phụ con so có tuổi từ 35 trở lên. Có thể kèm theo hay không lý do vô sinh. Thường là những người con so ≥ 35 tuổi trong quá trình chuyển dạ có thêm 1 vài dấu hiệu bất thường cần phải MLT. Nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017) trên sản phụ ≥ 35 tuổi thấy: Tỉ lệ MLT chủ động ở sản phụ là 41,7 %, tăng dần theo tuổi sản phụ, 92,3% sản phụ ≥ 40 tuổi được MLT. Chỉ định MLT thường do suy thai (35,7%) [13]. Nghiên cứu của Timofeev J và cs (2013) thấy tỉ lệ MLT chủ động ở nhóm phụ nữ ≥ 45 tuổi cao gấp 1,85 lần so với nhóm tuổi 25 - 29,9 [77].Theo nghiên cứu của Eva Rydahl, phụ nữ sinh con trong độ tuổi 35-39 có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp đôi, trong khi phụ nữ 40 tuổi hoặc cao hơn nguy cơ tăng gấp ba lần [70]. - Tiền sử điều trị vô sinh, con hiếm, con quí. - Các bệnh lý của người mẹ vẫn có thể cho phép theo dõi chuyển dạ sẽ được mổ lấy thai nếu xuất hiện thêm một yếu tố đẻ khó khác. 1.5.2.2. Chỉ định mổ vì nguyên nhân của thai - Thai to không phải do thai bất thường. Nghiên cứu tại khoa sản, Bệnh viện Cần Thơ năm 2015 của Lâm Đức Tâm (2016) cho kết quả: thai to từ 3500gram - 3999gram là 349 trường hợp (chiếm 23,25%), thai to ≥ 4000gram là 58 trường hợp (chiếm 3,86%). Tỷ lệ mổ lấy thai ở thai to cao gấp 2,64 lần so với sinh ngả âm đạo [37]. - Các ngôi bất thường: ngôi vai (không có chỉ định nội xoay thai hoặc không đủ điều kiện nội xoay thai), ngôi trán, ngôi thóp trước, ngôi mặt cằm sau. Ngôi mông nếu có thêm một yếu tố đẻ khó khác. Nghiên cứu của Hsu C.Y. và cs (2007) tại Đài Loan cho kết quả: Chỉ định MLT chủ yếu là do có tiền sử MLT cũ (dao động 43,3 - 45,5%), tiếp theo là do ngôi thai bất thường (19,6 - 23,4%) [58].
  • 24. 14 - Thai quá ngày sinh thường phải mổ vì thai không đủ sức chịu đựng cuộc chuyển dạ. - Chửa đa thai: Song thai hai ngôi đầu chèn nhau làm cho ngôi đầu thứ nhất không lọt được. Song thai, thai thứ nhất là ngôi mông, thai thứ 2 là ngôi đầu có thể mắc đầu vào nhau khi đẻ thai thứ nhất. Song thai dính nhau. Chửa từ 3 thai trở lên. Khi có thêm 1 nguyên nhân đẻ khó. Nghiên cứu của Ninh Văn Minh và cs (2013) trên sản phụ song thai: Tỉ lệ MLT trong song thai 56,5%. Song thai làm tăng nguy cơ MLT lên 1,56 lần so với nhóm không song thai [30]. - Suy thai cấp tính trong chuyển dạ khi chưa đủ điều kiện đẻ đường âm đạo. Hiện tượng thai suy cấp tính càng dễ xảy ra trên cơ sở thai suy mạn tính, cơn co tử cung mau, mạnh. 1.5.3. Chỉ định mổ vì những bất thường trong chuyển dạ - Cơn co tử cung bất thường sau khi đã dùng các thứ thuốc tăng co hay giảm co để điều chỉnh mà không thành công. Do rối loạn cơn co tử cung không điều chỉnh được bằng thuốc mặc dù đã chờ đợi đúng thời gian của biểu đồ chuyển dạ. Nghiên cứu của Trần Sơn Thạch và cs (2011) thấy sử dụng oxytocin không kết quả là một trong 4 yếu tố liên quan độc lập với chỉ định MLT (OR = 7,1, 95%CI: 2,3 - 22,1) [40]. - Cổ tử cung không xóa hay mở mặc dù cơn cơ tử cung đồng bộ, phù hợp với độ mở cổ tử cung. Có thể cổ tử cung có các tổn thương thực thể như: sẹo xơ, phù nề. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh và cộng sự 2013 tại BVTƯTN tỷ lệ MLT do CTC không tiến triển là 7% [1]. - Ối vỡ non, ối vỡ sớm làm cuộc chuyển dạ ngừng tiến triển, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn ối, sau khi đã tích cực điều chỉnh cơn co tử cung. Hậu quả của ối vỡ non, ối vỡ sớm thường làm cho cổ tử cung khó mở, nhiễm khuẩn hậu sản. Theo Đỗ Quang Mai năm 1996 tỷ lệ MLT do OVN, OVS là 45,07%, năm 2006 là 45,83% [28].Theo Touch Bunlong chiếm tỷ lệ rất cao 70,27% [5].
  • 25. 15 - Đầu không lọt khi cổ tử cung đã mở hết mặc dù cơn co đủ mạnh có thể vì lý do bất tương xứng giữa đầu thai nhi và khung chậu khá kín đáo mà chưa biết hoặc do đầu cúi không tốt ở các kiểu thế sau. - Chỉ định mổ lấy thai vì các tai biến trong chuyển dạ như: + Chảy máu vì rau tiền đạo, rau bong non. Trong nhiều trường hợp phải tiến hành mổ lấy thai ngay cả khi thai đã chết. + Doạ vỡ và vỡ tử cung. + Sa dây rau khi thai còn sống. + Sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành công. 1.6. Vai trò của mổ lấy thai Sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong đa số trường hợp, việc sinh đẻ sẽ được thực hiện qua đường âm đạo. Khi có một lý do nào đó khiến cho việc sinh con qua đường âm đạo gặp khó khăn, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, bác sỹ mới phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai. Vai trò của mổ lấy thai: - Giúp cuộc sinh nở diễn ra nhanh gọn. Bác sỹ, nữ hộ sinh không phải theo dõi thường xuyên. - Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con trong các trường hợp bất khả kháng không thể sinh được bằng đường âm đạo do khung chậu người mẹ giới hạn hay hẹp, sức khỏe quá yếu không ổn định,... hay thai quá to, ngôi không thuận lợi,... - Giảm sự đau đớn trong chuyển dạ - Tránh được các nguy cơ bị tổn thương đường sinh dục như vỡ tử cung, rách phức tạp âm đạo, tầng sinh môn,... - Giữ được sự rắn chắc của tầng sinh môn - Tránh được một số nguy cơ khó tiên lượng khi sinh và sau khi sinh như thuyên tắc ối, suy thai cấp, băng huyết sau sinh,...
  • 26. 16 - Đề phòng và kiểm soát nguy cơ tăng cao huyết áp ở những sản phụ nhiễm độc thai nghén và mắc các bệnh cao huyết áp - Bảo vệ thai nhi trước nguy cơ bị cạn nước ối hoặc thai quá già tháng... - Chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn 1.7. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai 1.7.1. Một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai Những nghiên cứu gần đây trên thế giới liên quan đến mổ lấy thai đã khẳng định một lần nữa sự đúng đắn của khuyến cáo về tỉ lệ MLT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985 là tốt nhất chỉ nên từ 5 - 10%. Khi tỉ lệ này trên 15% thì tai biến sẽ xảy ra nhiều hơn cho mẹ và thai. Mặc dù MLT có thể cứu được tính mạng mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng trong khi có sự gia tăng tỉ lệ MLT mà không có bằng cớ cho thấy có sự giảm bệnh suất và tỉ suất cho mẹ và trẻ sơ sinh. Trong khi đó lại có sự tăng tỉ lệ của những biến chứng liên quan đến MLT. Vì vậy, nhân viên y tế đặc biệt là bác sĩ phải hiểu rõ về những biến chứng gần và xa của MLT để phòng ngừa sự lạm dụng MLT nhất là trên sản phụ sinh con so. 1.7.1.1. Về phía người bệnh [35] - Mẹ lớn tuổi mới mang thai. Khi xã hội càng phát triển, áp lực công việc càng lớn thì tuổi kết hôn của phụ nữ càng muộn, khoảng cách giữa các lần sinh càng xa nên tuổi mang thai của mẹ càng cao - Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm những trường hợp suy thai và vì vậy phải MLT để cứu thai nhi. - Những can thiệp sớm vào quá trình chuyển dạ dễ dẫn đến phải MLT: tăng co khi cổ tử cung không thuận lợi… - Ngôi thai bất thường đặc biệt là ngôi mông - MLT thay cho thủ thuật forcep đầu cao và trung bình.
  • 27. 17 - MLT trong trường hợp có vết mổ lấy thai cũ. Khi đã có MLT cũ thì người ta có xu hướng mổ lấy thai lặp lại trong những lần mang thai kế tiếp. - Càng ngày càng có nhiều người muốn MLT mà không có lý do y khoa nào như sợ đau đẻ, muốn giữ sự rắn chắc của TSM như khi chưa sinh, sinh theo lá số tử vi – chọn giờ, chọn ngày sinh. Vấn đề quan trọng là sản phụ và thân nhân chưa hiểu rõ về lợi và hại của MLT, trong tư tưởng của họ luôn nghĩ rằng MLT là an toàn nhất cho mẹ và con. 1.7.1.2. Về phía bác sĩ Chi phí trả công cho bác sĩ MLT cao hơn chi phí trả công đỡ sinh thường. - MLT không mất nhiều thời gian như khi theo dõi để sinh thường: trung bình một ca MLT kéo dài 20 – 30 phút thì một ca sinh thường có thể lên tới 12 giờ. - Bác sĩ có xu hướng mổ sinh vì sợ kiện tụng không theo dõi để xảy ra tai biến. Do đó, ca mổ thường diễn ra ban ngày và trong những ngày làm việc. - Mổ theo yêu cầu ở các bệnh viện tư và tâm lý bác sỹ cũng thích mổ vì đỡ mất thời gian theo dõi cuộc chuyển dạ dài mà lại thu viện phí nhiều hơn. 1.7.2. So sánh lợi ích và nguy cơ giữa MLT và sinh đường âm đạo Sinh đẻ tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và thai nhi dù là sinh thường hay MLT. Ngoại trừ một số trường hợp chắc chắn phải mổ lấy thai như rau tiền đạo trung tâm, rau bong non thể nặng, còn các thai kì nguy cơ thấp thì MLT có thể làm tăng bệnh suất và tử suất cho mẹ nhiều hơn sinh thường. Người ta thường lầm tưởng MLT là an toàn tuyệt đối nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh ở các trường hợp MLT cao hơn so với sinh thường. Tỉ lệ tử vong mẹ trong MLT tăng gấp 4 lần so với sinh thường, ngay cả mổ chủ động tỷ lệ tử vong mẹ tăng 2,84 lần. Nguyên nhân của những nguy cơ trong MLT là do tai biến gây tê, gây mê, do chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu, do thuyên tắc mạch [34]. Ngoài ra, sẹo mổ trên tử cung có thể bị nứt trong các thai kì sau, nếu không xử
  • 28. 18 trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong cả mẹ lẫn con – nhất là khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần. Tai biến xa còn phải kể đến như bệnh lạc nội mạc tử cung, dính ruột, tắc ruột, rau tiền đạo, rau cài răng lược, rau bong non, thai ngoài tử cung, đặc biệt thai làm tổ ở eo tử cung ngay vết mổ cũ ngang đoạn dưới tử cung. Khả năng có thể có thai lần sau của người đã sinh mổ một lần thấp hơn so với người sinh thường. Và phải can thiệp vào quá trình sinh trong các lần sinh sau. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là so với các trường hợp sinh thường, thời gian nằm viện của sản phụ MLT sẽ dài hơn, tốn kém hơn, đau đớn hơn, sự chăm sóc và cho con bú cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi chỉ định MLT để tạo sự an toàn tối đa cho mẹ và con. MLT theo đúng chỉ định sẽ giúp giảm tỉ lệ tai biến cho thai nhi. Tuy nhiên, MLT cũng là nguyên nhân của những tai biến khác đối với trẻ như: - Dao mổ phạm vào thai nhi (1-2%) [57]. - Tăng số trẻ sinh non do muốn mổ sinh theo ngày mà ngay cả siêu âm cũng có thể chẩn đoán sai tuổi thai khi quyết định ngày giờ mổ sinh chủ động. - Tỷ lệ tử vong sơ sinh của MLT là 1,77/1.000 trường hợp sinh, nhiều gấp 2,9 lần so với sinh đường âm đạo (0,62/1.000). Tỷ lệ tử cong sơ sinh của MLT nhiều hơn sinh đường âm đạo 2,2 lần khi thai phụ sinh con so và 3,7 lần khi thai phụ sinh con dạ [27]. - Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh (RDS) xảy ra đối với trẻ sinh sớm và ngay cả trẻ đủ trưởng thành. Nguy cơ RDS trong MLT chủ động không qua chuyển dạ cao 2,6 lần, có chuyển dạ rồi mới MLT thì nguy cơ tăng 1,9 lần [55]. Điều cần quan tâm là RDS và sinh non là nguyên nhân chính của tử vong thai nhi. - Một vấn đề cũng khá quan trọng mới được phát hiện gần đây: trẻ sinh mổ suy giảm khả năng miễn dịch hơn trẻ sinh thường, nguyên nhân là khi sinh
  • 29. 19 mổ, trẻ giảm tiếp xúc với vi khuẩn trong những ngày đầu sau sinh vì điều kiện vệ sinh vô trùng chặt chẽ khi mổ (sử dụng các dung dịch kháng khuẩn, điều trị kháng sinh), trẻ không có cơ hội tiếp xúc vi khuẩn trên cơ thể mẹ và vi khuẩn trẻ bị nhiễm chủ yếu từ môi trường bệnh viện (khi bé nằm trong bệnh viện). Các vi khuẩn này thường là các chủng kháng thuốc rất cao. Trong khi đó trẻ sinh thường có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn cơ thể người mẹ khi đi qua đường âm đạo (vi khuẩn có sẵn trong môi trường âm đạo, phân) và môi trường xung quanh [53]. - Trước khi ra đời đường tiêu hóa của trẻ vô khuẩn. Đối với trẻ sinh thường, chỉ vài giờ sau sinh loại vi khuẩn mà trẻ tiếp xúc ở đường âm đạo đã đến bám vào bộ máy tiêu hóa của trẻ sơ sinh tạo nên một hàng rào bảo vệ không để những vi khuẩn gây bệnh đến sau có thể bám vào những chỗ này. Sự có mặt của các vi khuẩn “thân thiện” này giúp thành lập hệ thống miễn dịch tạo sự đề kháng tốt cho trẻ và rất cần thiết cho sự phát triển cũng như điều hòa hệ thống miễn dịch của trẻ. Đối với trẻ sinh mổ thì phải mất thời gian 6 tháng mới có được hệ vi khuẩn đường ruột giống như trẻ sinh thường. Sự chậm trễ này dễ khiến cho trẻ mắc một số bệnh như tiêu chảy, dị ứng…[60]
  • 30. 20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Tất cả hồ sơ bệnh án các sản phụ con so đủ tháng đẻ tại BVTƯTN từ ngày 01/06/2019 đến hết 31/05/2020 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Các sản phụ con so có tuổi thai từ 37 tuần đến 41 tuần đẻ tại BVTƯTN từ ngày 01/06/2019 đến hết 31/05/2020. - Thai sống - Các hồ sơ phải bảo đảm đầy đủ các thông tin cần thiết về phía mẹ, trẻ sơ sinh theo yêu cầu của nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu - Bệnh án thai dị dạng, thai bất thường - Các trường hợp hồ sơ bệnh án ghi chép không đầy đủ thông tin nghiên cứu hoặc sản phụ đẻ ở nơi khác chuyển đến trong thời gian nghiên cứu. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/06/2019 đến 31/05/2020 2.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành tại Khoa Phụ sản BVTƯTN. BVTƯTN là một bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế nằm tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, là nơi tiếp nhận các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Bệnh viện bao gồm đội ngũ cán bộ y tế có năng lực về chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nghiên cứu. Đây cũng chính là nơi tiếp nhân các trường hợp đẻ khó ở các tuyến dưới chuyển đến, góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
  • 31. 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu cắt ngang 2.4.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu * Kỹ thuật chọn mẫu: áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện có chủ đích * Cỡ mẫu: Toàn bộ hồ sơ, bệnh án của đối tượng phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu từ 01/06/2019 đến 31/05/2020 2.4.4. Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin - Xây dựng phiếu thu thập thông tin theo mục tiêu nghiên cứu. - Thu thập thông tin theo mẫu nghiên cứu đã thống nhất dựa vào: hồ sơ bệnh án và thu thập số liệu có trong sổ đẻ và sổ phẫu thuật của Khoa Phụ sản BVTƯTN từ ngày 01/06/2019 đến ngày 31/05/2020 Chỉ số nghiên cứu: *Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi * Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc * Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư * Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp * Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao * Tỷ lệ bệnh lý mẹ khi mang thai * Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ * Đặc điểm sản khoa của thai và trẻ sơ sinh * Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo * Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ * Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong mổ lấy thai * Tỷ lệ các nhóm chỉ định mổ lấy thai
  • 32. 22 * Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục * Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ * Chỉ định mổ lấy thai do thai * Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai * Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội * Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa chiều cao của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai * Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai * Liên quan giữa trọng lượng thai nhi với mổ lấy thai * Liên quan giữa OVN, OVS với mổ lấy thai * Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá các biến số nghiên cứu * Tuổi thai phụ: (tính theo năm dương lịch), phân theo các mốc - ≤ 19 tuổi - 20-24 tuổi - 25 – 29 tuổi - 30 -34 tuổi - ≥ 35 tuổi * Chiều cao: (tính bằng cm), phân theo các mốc - < 145 cm - 145 -150 cm - > 150 cm
  • 33. 23 * Cân nặng sản phụ: (tính bằng kg), cân nặng trước khi đẻ - < 70kg - ≥ 70 kg * Dân tộc: - Kinh - Khác * Khu vực sinh sống: nơi sản phụ sinh sống - Thành thị - Nông thôn * Nghề nghiệp (nghề nghiệp đem lại thu nhập chính cho sản phụ) - Cán bộ - Công nhân - Nông dân - Nội trợ - Khác * Bệnh lý của thai phụ khi mang thai - Tiền sản giật - Bệnh tim - Basedow - Đái tháo đường - Bệnh khác * Tình trạng phần phụ thai: - Rau tiền đạo - Rau bong non - Thiểu ối - Ối vỡ sớm, ối vỡ non - Đa ối, dư ối
  • 34. 24 * Phương pháp đẻ - Đẻ đường âm đạo - MLT * Thời điểm MLT - Chủ động (chưa có chuyển dạ) - Có chuyển dạ * Sự kết hợp các lý do trong chỉ định MLT: - 1 lý do - 2 lý do trở lên * Chỉ định MLT do đường sinh dục: - CTC không tiến triển - Khung chậu hẹp: đường kính nhô hậu vệ < 8,5cm. - TC có sẹo mổ cũ: sẹo MLT cũ dưới 24 tháng, sẹo MLT cũ 2 lần trở lên, sẹo mổ bóc nhân xơ tử cung... - TC dị dạng: TC hai sừng, TC có vách ngăn... - Dọa vỡ TC: sản phụ đau nhiều, cơn co TC cường tính, TC co thắt quả nậm bầu, có vòng Bandl, thai suy..[4] - Do âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn - Khối u tiền đạo: khối u cản trở đường ra của thai nhi như: u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung, u xơ ở eo tử cung, u xơ ở cổ tử cung, u ở âm đạo * Chỉ định mổ do thai - Thai suy: có thể là thai suy mãn hoặc suy cấp trong chuyển dạ. - Thai to toàn bộ: trọng lượng của thai ≥ 3800 gram đối với con so và ≥ 4000 gram đối với con rạ. - Ngôi bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt, ngôi mông, ngôi thóp trước. - Cổ tử cung mở hết đầu không lọt - Đa thai: chửa 2 thai, ba thai...
  • 35. 25 * Chỉ định MLT do phần phụ của thai - Ối vỡ non, Ối vỡ sớm: Ối vỡ sớm là ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi cổ tử cung mở hết. Ối vỡ non là ối vỡ tự nhiên của màng ối và màng đệm tại bất kỳ thời điểm nào trước khi có chuyển dạ.[4] - Thiểu ối: tình trạng nước ối ít hơn bình thường, khi chỉ số ối (AFI) < 5 cm và màng ối còn nguyên vẹn. [4] - Đa ối: chỉ số ối (AFI) lớn hơn 24 – 25 cm; hay khi lớn hơn bách phân vị thứ 95 hay 97 của tuổi thai[4]. - Sa dây rốn - Rau bong non: là rau bám đúng vị trí nhưng bong một phần hay toàn bộ bánh rau trước khi sổ thai.[4] - Rau tiền đạo: là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu vào ba tháng cuối của thai kỳ trong chuyển dạ và sau đẻ.[4] * Chỉ định MLT do bệnh lý của mẹ: - Tiền sản giật: TSG, SG là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai với tỉ lệ từ 2% - 8%. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và protein niệu. Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai.[4] - Bệnh tim: Bệnh tim ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ và con trong khi mang thai, sau khi đẻ và đặc biệt trong chuyển dạ. Tần suất mắc bệnh ở Việt nam khoảng 1-2% phụ nữ mang thai. Theo dõi, tiên lượng, xử trí bệnh đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa sản và tim mạch[4] - Basedow: Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp do thiếu Iot do thai nghén hoặc do thay đổi miễn dịch do thai nghén[4] - Đái tháo đường thai kỳ: sự giảm dung nạp glucose hoặc đái tháo đường được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai (không loại trừ người bệnh đã có giảm dung nạp glucose hoặc đái tháo đường từ trước nhưng chưa được phát hiện).[4]
  • 36. 26 - Khác * Chỉ định MLT do nguyên nhân khác: - Con so lớn tuổi: tuối mẹ ≥ 35 tuổi có sinh con lần đầu - Tiền sử sản khoa nặng nề - Xin mổ - Vô sinh * Ngôi thai: là phần thai nhi trình diện trước eo trên khi có thai và khi chuyển dạ + Ngôi chỏm: là ngôi dọc đầu ở dưới, chỏm thai nhi trình diện trước eo trên, mốc của ngôi là xương chẩm. + Ngôi trán: là ngôi dọc, đầu ở dưới, trán thai nhi trình diện trước eo trên, mốc của ngôi là gốc mũi. + Ngôi mặt: là ngôi dọc, đầu ở dưới, mặt thai nhi trình diện trước eo trên, mốc của ngôi là mỏm cằm. + Ngôi vai (ngôi ngang): là ngôi bất thường, vai thai nhi trình diện trước eo trên, mốc của ngôi là mỏm vai. + Ngôi mông: là ngôi dọc, mông ở dưới, mông thai nhi trình diện trước eo trên, mốc của ngôi là mỏm xương cùng cụt [20]. * Giới tính trẻ - Trai - Gái * Cân nặng trẻ: tính bằng gram, cân trẻ ngay sau khi mổ. Trọng lượng trẻ sơ sinh trong nghiên cứu được xác định cho những trường hợp đơn thai và đa thai. Đối với trẻ đơn thai (thai A) thì được xác định trọng lượng trẻ sơ sinh qua siêu âm và cân lại sau mổ. Đối với trẻ đa thai (thai thứ 2 được coi là thai B) cũng sẽ được xác định trọng lượng qua siêu âm và cân sau mổ. - < 3500gram - ≥ 3500gram
  • 37. 27 * Chỉ số Apgar sơ sinh sau đẻ Bảng 2.1. Bảng điểm Apgar đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau sinh Dấu hiệu 2 1 0 Hô hấp Khóc to, thở bình thường Khóc yếu, rên Không thở Tim mạch ≥ 100l/p < 100l/p Không có Màu da Hồng Tím Tái nhợt Trương lực Tốt Yếu Nhẽo Phản xạ Cử động tốt Nhăn mặt Không Đánh giá ở phút thứ 1 và 5 và phút thứ 10 sau khi sinh. 8-10: bình thường, 6-7: ngạt nhẹ, 4-5: ngạt nặng, ≤ 3: ngạt rất nặng [4]. 2.6. Phân tích xử lý số liệu Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0. Tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình. Kiểm định bằng thuật toán thống kê: sử dụng test x² so sánh hai tỷ lệ, có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. 2.7. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên và được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trước khi tiến hành. - Đây là nghiên cứu sử dụng các thông tin trên bệnh án, không can thiệp trực tiếp đến đối tượng. - Mọi thông tin nghiên cứu đều được đảm bảo giữ bí mật nên không có vấn đề vi phạm về đạo đức trong nghiên cứu này.
  • 38. 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo tuổi Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) < 19 80 8,4 20 – 24 392 41,1 25 – 29 388 40,7 30 – 34 72 7,5 ≥ 35 22 2,3 Tổng 954 100 Tuổi trung bình 24,62 ± 3,98 Tuổi cao nhất, tuổi thấp nhất Max: 43; Min: 14 Nhận xét: Sản phụ thuộc nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1 %, tiếp đến nhóm 25 -29 chiếm tỷ lệ 40,7 %, nhóm sản phụ có nhóm tuổi ≥ 35 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3 % tổng số thai phụ. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,62 ± 3,98. Thai phụ tuổi cao nhất là 43, tuổi nhỏ nhất là 14 63% 14.5% 8.4% 14.2% 0 10 20 30 40 50 60 70 Kinh Tày Nùng Khác
  • 39. 29 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo dân tộc Nhận xét: Sản phụ thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 63%. Tỷ lệ sản phụ thuộc dân tộc Tày và Nùng là: 14,5% và 8,4%, tỷ lệ sản phụ thuộc dân tộc khác chiếm tỷ lệ: 14,2%. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo địa dư Nhận xét: Nhóm sản phụ ở nông thôn chiếm 66,5%, ở thành thị chiếm 33,5% . Biểu đồ 3.3. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo nghề nghiệp 33.5% 66.5% Thành Thị Nông Thôn 25.9% 30% 24.2% 19.9% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% Cán bộ Công Nhân Nông Dân Nghề khác
  • 40. 30 Nhận xét: Nghề nghiệp sản phụ là công nhân chiếm tỷ lệ 30%. Tỷ lệ sản phụ làm Cán bộ và Nông dân là 25,9% và 24,2%, tỷ lệ nghề nghiệp nhóm khác chiếm: 19,9%. Bảng 3.2. Đặc điểm sản phụ nghiên cứu theo chiều cao Đặc điểm chiều cao Số lượng Tỷ lệ (%) < 145 cm 4 0,4 145 - 150 cm 125 13,1 >150 cm 825 86,5 Tổng 954 100 Nhận xét: Nhóm sản phụ có chiều cao > 150 cm chiếm tỷ lệ cao nhất: 86,5%, nhóm sản phụ có chiều cao 145-150 cm có tỷ lệ là 13,1%. Nhóm sản phụ có chiều cao dưới 145cm có tỷ lệ 0,4%. Bảng 3.3. Bệnh lý mẹ khi mang thai Bệnh lý mẹ Số lượng Tỷ lệ (%) TSG, SG 24 2,5 Bệnh tim 7 0,7 Basedow 4 0,4 Tiểu đường 1 0,1 Sùi mào gà AH –AD 39 4,1 Không mắc bệnh 879 92,1 Tổng số 954 100 Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ mắc bệnh sùi mào gà AH-AD cao nhất chiếm: 4,1%, TSG, SG là 2,5% , bệnh tim: 0,7%, basedow là 0,4%, tiểu đường: 0,1%
  • 41. 31 Bảng 3.4. Đặc điểm phần phụ trong chuyển dạ Đặc điểm phần phụ của thai Số lượng Tỷ lệ (%) Rau tiền đạo 4 0,4 Thiểu ối 118 12,3 Rau bong non 3 0,3 Ối vỡ non, ối vỡ sớm 209 21,9 Đa ối, dư ối 10 1,0 Bình thường 610 64,1 Tổng sô 954 100 Nhận xét: Sản phụ con so có tình trạng phần phụ bình thường chiếm tỷ lệ 64,1%. Tỷ lệ OVN, OVS chiếm tỷ lệ 21,9% , tỷ lệ thiểu ối chiếm 12,3%, tỷ lệ đa ối, dư ối chiếm 1%, tỷ lệ rau tiền đạo 0,4%, tỷ lệ rau bong non chiếm 0,3%. Bảng 3.5. Đặc điểm sản khoa của thai nhi Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Hình thức thụ thai Thai tự nhiên 941 98,6 IUI 3 0,3 IVF 10 1,1 Ngôi thai Ngôi chỏm 918 96,2 Ngôi trán 1 0,1 Ngôi mông 35 3,7 Tổng 954 100 Nhận xét:
  • 42. 32 - Đặc điểm hình thức thụ thai: Tỷ lệ sản phụ con so có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất: 98,6%, tỷ lệ thai IVF: 1%, tỷ lệ thai IUI: 0,3% - Đặc điểm ngôi thai lúc đẻ: Tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ lệ cao nhất: 96,2%, tỷ lệ ngôi mông 3,7%, tỷ lệ ngôi trán chiếm tỷ lệ 0,1% Bảng 3.6. Đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới tính Trai 501 52 Gái 459 48 Trọng lượng < 3500gram 721 75,1 ≥ 3500gram 239 24,9 Chỉ số Apgar Không ngạt 955 99,5 Ngạt nhẹ 4 0,4 Ngạt nặng 1 0,1 Tổng số 960 100 Nhận xét: - Đặc điểm giới tính của thai: Tỷ lệ trai chiếm tỷ lệ 52%, tỷ lệ gái chiếm tỷ lệ 48% . - Đặc điểm trọng lượng thai: Tỷ lệ có thai có trọng lượng dưới 3500gram chiếm tỷ lệ 75,1% cao hơn so với thai có trọng lượng ≥3500gram chiếm tỷ lệ 24,9%. - Đặc điểm về chỉ số Apgar trẻ sơ sinh: tỷ lệ trẻ không ngạt chiếm tỷ lệ cao nhất 99,5%, ngạt nhẹ có 4 ca chiếm tỷ lệ 0,4%, ngạt nặng có 1 ca chiếm tỷ lệ 0,1%. 3.2. Xác định tỷ lệ một số chỉ định MLT con so đủ tháng Bảng 3.7. Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường âm đạo Cách đẻ Số lượng Tỷ lệ (%) Mổ lấy thai 548 57,4 Đẻ đường AD 406 42,6 Tổng số 954 100
  • 43. 33 Nhận xét: Trong thời gian nghiên cứu từ 01/06/2019 – 31/05/2020 có 954 sản phụ con so đủ tháng vào BV Trung Ương Thái Nguyên đẻ, trong đó có 548 sản phụ con so đủ tháng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 57,4% trong tổng số đẻ con so đủ tháng. Bảng 3.8. Thời điểm mổ lấy thai của sản phụ Thời điểm mổ Số lượng Tỷ lệ (%) Mổ khi có chuyển dạ 518 94,5 Mổ chủ động 30 5,5 Tổng số 548 100 Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ con so mổ lấy thai khi có chuyển dạ chiếm tỷ lệ 94,5%. Tỷ lệ sản phụ con so MLT chủ động chiếm 5,5%. Bảng 3.9. Tỷ lệ sự kết hợp các lý do trong chỉ định mổ lấy thai Chỉ định Số lượng Tỷ lệ (%) Có một lý do 311 56,8 Có ≥ 2 lý do 237 43,2 Tổng 548 100 Nhận xét: Tỷ lệ mổ lấy thai do có một lý do có 311 trường hợp chiếm tỷ lệ: 56,8%. Tỷ lệ mổ lấy thai có nhiều lý do có 237 trường hợp chiếm tỷ lệ: 43,2% 61% 11.9% 15.9% 48.5% 9.9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% MLT do thai MLT do bệnh lý mẹ MLTdo đường sinh dục MLT do phần phụ thai MLT do nguyên nhân khác
  • 44. 34 Biểu đồ 3.4. Các nhóm chỉ định MLT Nhận xét: Nhóm MLT do thai chiếm tỷ lệ cao nhất 61%, tiếp đó là MLT do phần phụ thai chiếm 48,5 %, MLT do đường sinh dục chiếm 15,9%, MLT do bệnh lý mẹ 11,9%, MLT do nguyên nhân khác chiếm 9,9%. Bảng 3.10. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Do khung chậu hẹp 41 7,5 TC có sẹo mổ cũ 1 0,2 Cổ tử cung không tiến triển 40 7,3 Cơn co tử cung cường tính, dọa vỡ tử cung 5 0,9 Không có chỉ định 461 84,1 Tổng số 548 100 Nhận xét: Trong số 548 trường hợp chỉ định MLT thì có 41 trường hợp chỉ định do khung chậu chiếm tỷ lệ 7,5%, 40 trường hợp do CTC không tiến triển chiếm 7,3%. Tỷ lệ MLT do TC có sẹo mổ cũ và cơn co TC cường tính, dọa vỡ tử cung chiếm tỷ lệ 0,2% và 0,9 %. Bảng 3.11. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ Chẩn đoán Số lượng Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp, tiền sản giật 20 3,6 Mẹ bệnh tim 7 1,3 Basedow 4 0,7 Bệnh khác 33 6 Bình Thường 484 88,4 Tổng số 548 100
  • 45. 35 Nhận xét: Trong tổng số: 548 trường hợp con so MLT thì có 20 trường hợp mổ lấy thai do TSG chiếm 3,6%; mẹ bệnh tim chiếm 1,3%; Basedow chiếm tỷ lệ 0,7% còn lại các bệnh khác ( sùi mào gà,thalasemia...) chiếm tỷ lệ 6%. Bảng 3.12. Chỉ định mổ lấy thai do thai Đặc điểm thai Số lượng Tỷ lệ (%) Thai suy 141 25,7 Thai to 126 23 Ngôi bất thường 36 6,6 Cổ tử cung mở hết, đầu không lọt 25 4,6 Đa thai 6 1,1 Không có chỉ định 214 39 Tổng số 548 100 Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp con so MLT thì có 141 trường hợp MLT do thai suy chiếm tỷ lệ 25,7%, MLT do thai to chiếm tỷ lệ 23%, MLT do ngôi bất thường chiếm tỷ lệ 6,6%, MLT do CTC mở hết đầu không lọt chiếm tỷ lệ 4,6%, MLT do đa thai chiếm tỷ lệ 1,1%. Bảng 3.13. Chỉ định mổ lấy thai do phần phụ thai Tình trạng phần phụ của thai Số lượng Tỷ lệ (%) Thiểu ối 118 21,5 Đa ối 3 0,5 Ối vỡ non, ối vỡ sớm 138 25,2 Rau bong non 3 0,5 Rau tiền đạo 4 0,7 Không có chỉ định 282 51,6
  • 46. 36 Tổng số 548 100 Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp MLT thì có 138 trường hợp MLT do OVN, OVS chiếm 25,2%, thiểu ối chiếm tỷ lệ 21,5%, đa ối và rau bong non chiếm tỷ lệ 0,5%, rau tiền đạo chiếm 0,7%. Bảng 3.14. Chỉ định mổ lấy thai do yếu tố xã hội Yếu tố xã hội Số lượng Tỷ lệ (%) Mổ lấy thai do vô sinh 11 2,0 Mổ lấy thai do mẹ lớn tuổi 20 3,6 Mổ lấy thai do tiền sử sản khoa nặng nề 12 2,2 Xin mổ 14 2,6 Không có chỉ định 491 89,6 Tổng số 548 100 Nhận xét: Trong tổng số 548 trường hợp MLT con so thì có 20 trường hợp MLT do mẹ lớn tuổi chiếm tỷ lệ 3,6%, MLT do vô sinh chiếm tỷ lệ 2%, MLT do tiền sử sản khoa nặng nề chiếm 2,2%, tỷ lệ MLT do xin mổ chiếm tỷ lệ 2,6%. 3.3. Một số yếu tố liên quan tới mổ lấy thai ở sản phụ 3.3.1. Một số yếu tố liên quan về phía sản phụ với mổ lấy thai Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi của sản phụ với mổ lấy thai Tuổi Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%0 ≥ 35 20 90,9 2 9,1 0,001 < 35 528 56,7 404 43,3 Tổng số 548 57,4 406 42,6 OR = 1,31 – 95% Cl (0,30 - 0,562)
  • 47. 37 Nhận xét: Có sự khác nhau giữa tuổi của sản phụ con so với mổ lấy thai .Tỷ lệ MLT ở nhóm sản phụ có tuổi ≥ 35 chiếm 90,9%. Nhóm tuổi < 35 chiếm tỷ lệ 56,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,001. Bảng 3.16. Liên quan giữa nơi sinh sống của sản phụ với mổ lấy thai Nơi ở Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thành thị 193 60,3 127 39,7 0,203 Nông thôn 355 56 279 44 Tổng số 548 57,9 406 42,6 Nhận xét: Nhóm sản phụ có nơi sinh sống là thành thị có tỷ lệ MLT 60,3 % cao hơn nhóm nông thôn có tỷ lệ MLT 56 %. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,203. Bảng 3.17. Liên quan giữa nghề nghiệp của sản phụ với mổ lấy thai Nghề nghiệp Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nông dân 131 56,7 100 43,3 0,868 Công nhân 170 59,4 116 40,6 Cán bộ 138 55,9 109 44,1 Khác 109 57,4 81 42,6 Tổng số 548 57,4 406 42,6 Nhận xét: Nhóm sản phụ có nghề nghiệp công nhân có tỷ lệ MLT cao nhất là 59,4%. Nhóm sản phụ có nghề nghiệp khác, nông dân và cán bộ chiếm tỷ lệ
  • 48. 38 thấp hơn lần lượt là: 57,4%; 56,7%; 55,9%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,868. Bảng 3.18. Liên quan giữa dân tộc của sản phụ với mổ lấy thai Dân tộc Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Kinh 348 57,9 253 42,1 0,707 Khác 200 56,7 153 43,3 Tổng số 548 57,4 406 42,6 Nhận xét: Nhóm sản phụ có dân tộc kinh có tỷ lệ MLT là 57,9% cao hơn các nhóm sản phụ có dân tộc khác có tỷ lệ: 56,7%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,707. Bảng 3.19. Liên quan giữa chiều cao của thai phụ với mổ lấy thai Chiều cao Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) ≤ 150cm 115 89,1 14 10,9 0,000 >150cm 433 52,5 392 47,5 Tổng số 548 57,4 406 42,6 OR = 7,436 – 95% CI (4,200 - 13,168) Nhận xét: Nhóm sản phụ có chiều cao ≤ 150cm có tỷ lệ MLT là 89,1% cao hơn nhóm sản phụ có chiều cao > 150cm có tỷ lệ: 52,5%. Tuy nhiên sự khác biệt này cóý nghĩa thống kê với p= 0,000.
  • 49. 39 Bảng 3.20. Liên quan giữa cân nặng của sản phụ với mổ lấy thai Đặc điểm Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) ≥70kg 160 65,31 85 34,69 0,000 <70 kg 388 54,72 321 45,28 Tổng số 548 57,44 406 42,56 Nhận xét: Nhóm sản phụ có cân nặng ≥70kg tỷ lệ MLT là 65,31% cao hơn nhóm sản phụ có cân nặng <70kg là 54,72%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. 3.3.2. Một số yếu tố liên quan thuộc về thai nhi với mổ lấy thai Bảng 3.21. Liên quan giữa giới tính thai nhi với mổ lấy thai Giới tính Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trai 300 59,88 201 40,12 0,202 Gái 254 55,34 205 44,66 Tổng số 554 57,71 406 42,29 Nhận xét: Nhóm sản phụ MLT có giới tính thai nhi là trai chiếm tỷ lệ 59,88% cao hơn nhóm sản phụ MLT có giới tính thai nhi là gái chiêm tỷ lệ 55,34%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,202.
  • 50. 40 Bảng 3.22. Liên quan giữa trọng lượng của trẻ sơ sinh với mổ lấy thai Cân nặng trẻ Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) ≥3500gram 182 76,2 57 23,8 0,000 <3500gram 360 50,8 349 49,2 Tổng số 542 57,2 406 42,8 OR = 3,23 – 95% CI (0,232 - 0,450) * 6 ca sinh đôi ko tính Nhận xét: Nhóm sản phụ MLT có trọng lượng thai ≥3500gram chiếm tỷ lệ 76,2% cao hơn nhóm sản phụ MLT có trọng lượng thai <3500gram có tỷ lệ là 50,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Bảng 3.23. Liên quan giữa ối vỡ non, ối vỡ sớm với mổ lấy thai Đặc điểm ối Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) OVN, OVS 138 66 71 34 0,003 Bình thường 410 55 335 45 Tổng số 548 57,4 406 42,6 OR = 2,910 - 95% CI (2,053 - 4,125) Nhận xét: Nhóm phụ nữ MLT có OVN, OVS chiếm tỷ lệ 66% nhiều hơn nhóm phụ nữ MLT không có OVN, OVS chiếm lệ tỷ lệ 55%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống lê với p = 0,003.
  • 51. 41 Bảng 3.24. Liên quan giữa hình thức thụ thai với mổ lấy thai Hình thức thụ thai Mổ lấy thai Đẻ đường âm đạo p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 0,0046 Thai hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF) 11 84,6 2 15,4 Thai tự nhiên 537 57,1 404 42,9 Tổng số 548 57,4 406 42,6 OR = 4,138 – 95% CI (9,12 - 18,771) Nhận xét: Nhóm phụ nữ MLT có hỗ trợ sinh sản chiếm tỷ lệ 84,6% nhiều hơn nhóm phụ nữa MLT có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ 57,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,0046.
  • 52. 42 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1.Tuổi của thai phụ Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi của thai phụ được phân bố từ 14 đến 43 tuổi. Tuổi sinh đẻ của bà mẹ luôn là một vấn đề được các nhà sản khoa quan tâm. Tuổi mẹ có liên quan đến sự hoàn thiện hay suy giảm chức năng các cơ quan của cơ thể mẹ, nó ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai và tác động lớn đến sự phát triển của thai. Chúng tôi phân chia tuổi của thai phụ thành 5 nhóm tuổi với khoảng cách 5 năm giữa các nhóm tuổi. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy tuổi mẹ ở thai phụ đẻ con so đủ tháng nhiều nhất là 20 – 29 tuổi (81,8%). Điều này phù hợp vì đây là lứa tuổi sinh đẻ tốt nhất. Thai phụ con so tuổi cao nhất là 43 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 14 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,62 ± 3,98. Nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1%, tuổi trên 35 chiếm tỷ lệ ít nhất 2,3%. Bảng 4.1. Tuổi trung bình đẻ con so của các tác giả khác Tác Giả Năm XB Tuổi trung bình Bùi Quang Trung [46] 2009 27,6 ± 5,2 Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 24,73 ± 3,89 Bùi Thị Thu Hà [14] 2018 24,77 ± 5,09 Tống Thị Khánh Hằng 2020 24,62 ± 3,98 So với nghiên cứu của Bùi Quang Trung tại BVPSTƯ năm 2009 là 27,6 ± 5,2 [46] thì tuổi trung bình của thai phụ con so theo kết quả của chúng tôi là thấp hơn vì nghiên cứu của tác giả Bùi Quang Trung nghiên cứu tại tuyến
  • 53. 43 trung ương nơi tập trung nhiều trường hợp nặng, nguy cơ cao nên tuổi sản phụ cao hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2015 tại BVTƯ Thái Nguyên tuổi trung bình của thai phụ con so 24,73 ± 3,89 [44]. Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà năm 2018 tại Bệnh Viện đa khoa tỉnh Hà Giang tuổi trung bình của thai phụ con so 24,77 ± 5,09 [14] so với kết quả của chúng tôi là tương đương nhau. Điều này cho thấy tuổi thai phụ đẻ con so ngày càng trẻ, có thể giải thích là do phần lớn thai phụ ở nhóm tuổi này sinh sống khu vực nông thôn, miền núi nơi mà điều kiện kinh tế xã hội, hiểu biết của người dân còn hạn chế. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vẫn có những thai phụ sinh con ở tuổi dưới 20 hoặc trên 35 tuổi. Đây là những độ tuổi không nên mang thai và sinh con do những nguy cơ có thể xảy đến với bà mẹ và thai nhi. Những phụ nữ tuổi quá trẻ khi mang thai, do sự phát triển chưa thật trưởng thành của cơ thể, kèm theo đó là sự thiếu kiến thức hiểu biết về việc mang thai, sinh đẻ và chăm sóc sơ sinh nên thường có nguy cơ đẻ non, đẻ khó, tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai thường nặng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, dị dạng sơ sinh, khi chuyển dạ dễ bị đẻ khó, băng huyết sau sinh. Tất cả các yếu tố trên góp phần làm tăng tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai ở những người con so. 4.1.2. Dân tộc của thai phụ Biểu đồ 3.1 cho thấy thai phụ con so chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 63,0%, các thai phụ là dân tộc khác như: Tày (14,5%), Nùng (8,4%),... thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến tại BVTƯTN năm 2015 dân tộc kinh chiếm 67,7% [44]. Có thể thấy rằng tỷ lệ các thai phụ người dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đến đẻ tại viện tỷ lệ ngày càng tăng lên từ 32,3% năm 2015 theo nguyên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến [44] nay tăng lên 37,1% vì Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên là trung tâm khám chữa bệnh
  • 54. 44 lớn nhất ở khu vực trung du miền núi phía bắc, nơi có tỷ lệ người dân tộc sinh sống khá cao. Điều này cho thấy người dân tộc ngày càng quan tâm đến quá trình thai sản của mình, đến đẻ tại các bệnh viện chứ không chủ quan đẻ tại nhà theo tập tục trước kia. 4.1.3. Địa dư của sản phụ Theo biểu đồ 3.2 thì tỷ lệ thai phụ đẻ con so sống ở khu vực thành thị là 33,5%, sống khu vực nông thôn 66,5%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2014 thì tỷ lệ sản phụ sống ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 50,6%, sống ở khu vực nông thôn là 49,6% [44]. Nghiên cứu của chúng tôi không có sự tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến . Điều này dễ hiểu vì đối tượng phục vụ của bệnh viện trung ương Thái Nguyên ngoài những người sống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì còn những người dân sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc, một bộ phận không nhỏ là người dân sống ở các huyện trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận về đây làm việc hay học tập. 4.1.4. Nghề nghiệp của thai phụ con so Đặc điểm nghề nghiệp của thai phụ trong nghiên cứu của chúng tôi khá đa dạng. Chúng tôi chia ra làm 4 nhóm nghề nghiệp chính: cán bộ viên chức, công nhân, nông dân, nghề khác. Qua biểu đồ 3.3 chúng tôi thấy nhóm thai phụ là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, sau đó đến cán bộ viên chức chiếm 25,9%, nông nhân chiếm tỷ lệ 24,2%, còn lại các nghề khác chiếm tỷ lệ 19,9%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) cho kết quả: năm 2012 nhóm sản phụ có nghề nghiệp là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 39,8%, tiếp theo là nông dân 21%, công nhân chiếm tỷ lệ 11,2% [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến 2015 cho kết quả cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ 36%, tiếp theo là công nhân chiếm 24,3% [44]. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu trước. Nhóm sản phụ có
  • 55. 45 nghề nghiệp là công nhân và cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ cao. Điều này cũng phù hợp sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, ngày càng tập trung nhiều khu công nghiệp và nhà máy trên địa bàn tỉnh nên tỷ lệ sản phụ là công nhân tăng cao hơn so với các năm trước. 4.1.5. Chiều cao của thai phụ Bảng 4.2. Chiều cao trung bình thai phụ của các tác giả khác Tác Giả Năm XB Chiều cao trung bình(cm) Mai Ngọc Lam [25] 2002 155,4 ± 4,8 Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 155,1 ± 4,56 Tống Thị Khánh Hằng 2020 156,2 ± 4,94 Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.2 nhóm thai phụ cao trên 150cm chiếm tỷ lệ cao nhất 86,5%. Có 4 thai phụ cao dưới 145cm. Chiều cao trung bình của thai phụ là 156,2 ± 4,94cm (bảng 4.2). Thai phụ cao nhất là 173cm, thấp nhất là 140cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến. Điều này phù hợp với thực tế sự phát triển xã hội chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người chú trọng đến vấn đề sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chiều cao trung bình được tăng lên. 4.1.6. Các bệnh lý của thai phụ khi mang thai Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy trong số các thai phụ có bệnh lý khi mang thai, tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà AH – AD và tiền sản giật chiếm tỷ lệ cao nhất 4,1% và 2,5% trong các bệnh lý của thai phụ trong khi mang thai. Thấp nhất là tỷ lệ sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ chiếm tỷ lệ 0,1%. So sánh với các nghiên cứu khác trong nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến năm 2015 tỷ lệ sản phụ mắc bệnh sùi mào gà là 4,5% [44], tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà của chúng tôi thấp hơn .
  • 56. 46 So sánh với kết quả của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản năm 2016 là 0,225 [74] tỷ lệ của chúng tôi cao hơn rất nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì nghiên cứu của tác giả Shunji Suzuki tại Nhật Bản là một nước có nền y học rất phát triển, trình độ dân trí cao, trình độ hiểu biết cung cấp kiến thức, phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh lây truyền tình dục của người dân nhật bản tốt hơn. Tại Việt Nam so sánh với các nghiên cứu trước thì tỷ lệ thai phụ mắc sùi mào gà có giảm hơn điều này do quá trình phát triển xã hội nên người dân có thể tìm hiểu các kiến thức, tiếp cận phương pháp phòng tránh điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục tốt hơn. Cũng theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thai phụ mắc bệnh lý tiền sản giật đứng thứ 2 trong tổng số các bệnh lý khi mang thai chiếm tỷ lệ 2,5%. Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ tiền sản giật với những tác giả khác Tác giả Năm Tỷ lệ (%) Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 3,1 Bùi Thị Thu Hà [14] 2016 2,5 Thân Thị Thắng [41] 2016 3,2 Tống Thị Khánh Hằng 2020 2,5 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Hà năm 2016. Những nghiên cứu về tỷ lệ tiền sản giật dường như tăng rồi lại giảm tùy theo nghiên cứu của từng tác giả. Điều này có thể được giải thích như sau: Trong giai đoạn hiện nay đất nước đang trên đà phát triển, đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, trình độ nhận thức của con người dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh viện được chọn để tiến hành nghiên cứu đều là các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, tập trung nhiều thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi giải quyết được nhiều ca bệnh khó. Chính vì vậy một bộ phận không
  • 57. 47 nhỏ bệnh nhân ở địa phương khác có nhu cầu chuyển về điều trị, trong số đó có bệnh nhân tiền sản giật, làm tỷ lệ bệnh tăng lên. Cùng với sự lớn mạnh của mạng lưới y tế cơ sở, chủ trương của Bộ Y Tế là tăng cường công tác khám chữa bệnh tại tuyến dưới để giảm quá tải ở tuyến trung ương. Cán bộ y tế tuyến dưới được tập huấn liên tục để nâng cao nghiệp vụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh dần được cải thiện. Những thai phụ tiền sản giật được phát hiện và điều trị kịp thời tại tuyến dưới, nên mặc dù tỷ lệ tiền sản giật có thời điểm tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Tỷ lệ thai phụ bị bệnh tim trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,7%, cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Ngọc Trâm năm 2015 là 0,25% [45] và Thân Thị Thắng năm 2016 là 0,3% [41]. Bệnh tim với những diễn biến của nó nhất là trong quá trình thai nghén đã trở thành một nhân tố quan trọng gây nên những biến chứng nặng nề cho thai phụ. Do đó việc kiểm soát bệnh trên các thai phụ là điều hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các sản khoa, tim mạch và ngoại khoa trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và phòng biến chứng của bệnh. Khám toàn diện trước khi có thai và khám định kỳ trong thời gian mang thai là rất cần thiết. Các bệnh lý khác như basedow, đái tháo đường.... chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nghiên cứu. Các bệnh lý này không phải là nguyên nhân chính của những can thiệp khi thai phụ chuyển dạ đẻ, nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định xử trí sản khoa của thầy thuốc. Đây là yếu tố phụ thêm vào trong chỉ định mổ lấy thai cho thai phụ. 4.1.7. Đặc điểm về thai nhi Về đặc điểm hình thức thụ thai: Thai phụ có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất 98,6%, tiếp theo IVF chiếm tỷ lệ 1,1%, IUI chiếm tỷ lệ 0,3%. So với
  • 58. 48 nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương năm 2014 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương số sản phụ con so IVF chiếm tỷ lệ 24,6% [23]. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn bởi vì nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung và sản phụ con so đủ tháng, tâm lý của sản phụ muốn đến tuyến trung ương để yên tâm chuyển dạ. Về ngôi thai: Tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ cao nhất 96,2% tiếp đến ngôi mông chiếm tỷ lệ 3,7%, ngôi trán chiếm 0,1%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu trước cho tỷ lệ ngôi chỏm chiếm tỷ lệ cao, trong đó có nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến (2015) với tỷ lệ ngôi chỏm 95,7% [44]. Điều này cũng phù hợp với cơ chế sinh nở tự nhiên của quá trình thụ thai, mang thai và sinh đẻ với phần lớn thai có ngôi thai là ngôi chỏm. 4.1.8. Đặc điểm phần phụ của thai Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các bất thường về phần phụ của thai, tỷ lệ ối vỡ non, ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ cao nhất 21,9%, tiếp theo là thiểu ối 12,3%. Tỷ lệ đa ối, dư ối chiếm tỷ lệ 1%, rau tiền đạo chiếm tỷ lệ 0,4%, thấp nhất là rau bong non chiếm 0,3%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu trước cho tỷ lệ ối vỡ non, ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Tiến với tỷ lệ ối vỡ non, ối vỡ sớm cao nhất 26,5% [44] và nghiên cứu của Ninh Văn Minh tại Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2012 tỷ lệ MLT do ối vỡ non, ối vỡ sớm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 61,92% [30]. 4.1.9. Đặc điểm trẻ sơ sinh sau sinh *Trọng lượng trẻ sơ sinh: Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ trẻ có cân nặng <3500gram chiếm tỷ lệ cao 75,1% còn tỷ lệ trẻ có cân nặng ≥3500gram chiếm tỷ lệ 24,9%. Cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sự phát triển của thai trong quá trình mang thai. Trẻ quá thừa cân hay quá nhẹ cân đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần về sau, do đó, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, thai phụ cần
  • 59. 49 ăn uống đầy đủ để bào thai đủ chất dinh dưỡng. Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh Việt Nam là 3000 ± 200gram. Thai to là thai có trọng lượng trên 4000gram (ở châu âu), hay trên 3500gram (ở Việt Nam) [29]. Theo nghiên cứu của Lâm Đức Tâm năm 2015 tại Bệnh Viện Phụ Sản Cần Thơ thì tỷ lệ MLT cao gấp 2,64 lần so với sinh ngả âm đạo khi thai ≥3500gram. Kết quả này tương tự kết quả của chúng tôi trẻ có cân nặng ≥3500gram có tỷ lệ MLT 76,2% cao hơn tỷ lệ đẻ đường âm đạo là 23,8%. *Giới tính của trẻ Theo nghiên cứu của chúng tôi trẻ trai có tỷ lệ 52%, tỷ lệ trẻ gái 48%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình tỷ lệ của trẻ trai là 55,9% và trẻ gái là 44,1% [2]. Về phương diện sản khoa, giới tính của thai không liên quan đến chỉ định MLT, tuy nhiên về dân số và xã hội tỷ lệ này là số liệu cảnh báo về sự mất cân bằng về giới trong MLT (tỷ lệ trẻ trai cao hơn trẻ gái). Mặc dù đã có những quy định cấm thông báo giới tính thai nhi khi siêu âm thai, nhưng có những gia đình vẫn được thầy thuốc thông báo về giới tính thai. Đặc biệt những sản phụ sinh con thứ 3, mà lần trước đã có 2 con gái thì tâm lý chung của sản phụ và gia đình muốn được MLT. Đó chính là lý do xã hội góp phần làm tăng chỉ định MLT. * Chỉ số Apgar: Tỷ lệ trẻ sơ sinh sau đẻ bằng đường âm đạo và mổ lấy thai có điểm Apgar lớn hơn 8 có tỷ lệ 99,5%. Có 4 trường hợp ngạt nhẹ chiếm 0,4%, có 1 trường hợp ngạt nặng chiếm 0,1%. Điều này chứng tỏ hồi sức sơ sinh tốt. Như vậy tình trạng trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai ở phút thứ nhất và phút thứ năm đã được cải thiện đáng kể, lý giải cho vấn đề này theo chúng tôi có thể là kỹ thuật mổ lấy thai ngày càng tiến bộ, trình độ hồi sức sơ sinh ngày càng tốt, tỷ lệ vô cảm trong mổ lấy thai bằng gây tê tủy sốn ngày càng nhiều do vậy trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc gây mê, phát hiện tim thai suy nhờ
  • 60. 50 Monitoring sản khoa hoặc chủ động mổ lấy thai những sản phụ có nguy cơ cao đã làm giảm số trẻ có chỉ số Apgar thấp. 4.2. Tỷ lệ một số chỉ định mổ lấy thai con so đủ tháng tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên 4.2.1. Tỷ lệ mổ lấy thai con so đủ tháng Trong tổng số 954 sản phụ con so đủ tháng vào khoa Phụ Sản Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên từ 01/06/2019 đến hết ngày 31/05/2020 có 548 trường hợp mổ lấy thai chiếm 57,4% trong tổng số đẻ con so đủ tháng, đẻ đường âm đạo 42,6%. Trong nghiên cứu không gặp thai phụ nào phải can thiệp forceps, giác hút sản khoa. Bảng 4.4. Tỷ lệ mổ lấy thai con so của một số tác giả Tác giả Năm Tỷ lệ (%) Bùi Quang Trung [46] 2009 39,6 Nguyễn Thị Lan Hương [23] 2014 42,9 Nguyễn Thị Kim Tiến [44] 2015 51,4 Vi Thị Nho [33] 2019 58,6 Tống Thị Khánh Hằng 2020 57,4 Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai con so tăng nhanh trong những năm gần đây. Một số nước trên thế giới tỷ lệ con so ngày một tăng cao, trong đó có Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mổ lấy thai con so năm 1996 là 14,6% thì năm 2004 là 20,6% [64]. Theo Cungningham [54] lý do tăng lên của mổ lấy thai được giải thích như sau: - Càng ngày tuổi của bà mẹ sinh đẻ ngày càng cao mà tỷ lệ mổ lấy thai lại tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của tuổi đẻ.
  • 61. 51 - Các thủ thuật đường dưới ngày càng ít được áp dụng hơn. - Yếu tố kinh tế xã hội: nhóm người có thu nhập cao tỷ lệ thai to nhiều hơn, do vậy tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn những người có thu nhập thấp. - Việc sử dụng rộng rãi máy theo dõi liên tục tim thai, cơn co tử cung nhằm phát hiện sớm các thai có nguy cơ cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. - Tỷ lệ mổ lấy thai ngôi mông góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên, nhất là những trường hợp con so ngôi mông xu hướng hiện nay trên thế giới là mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp con so. Điều này cũng góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai. 4.2.2. Sự kết hợp lý do trong chỉ định mổ lấy thai Chỉ định MLT vì một lý do là 56,8%, gặp nhiều hơn là chỉ định MLT vì kết hợp nhiều lý do trên cùng một sản phụ chiếm 43,2%. Kết quả này của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2013) [3] với chỉ định một lý do 67%, trong khi chỉ định MLT do nhiều lý do chiếm 33%. Tuy chỉ định MLT do nhiều lý do tăng lên so với năm 2012 nhưng tỷ lệ MLT do một lý do vẫn cao hơn hơn với nhiều lý do. Vậy tại sao có sản phụ chỉ cần một lý do đã phải MLT ngay, có sản phụ phải kết hợp nhiều lý do khác nhau mới có chỉ định mổ. Trên thực tế thì có những chỉ định MLT là tuyệt đối như: khung chậu hẹp, rau tiền đạo trung tâm, hết ối.. .thì đương nhiên chỉ cần một lý do là đủ để chỉ định MLT. Còn với các chỉ định MLT tương đối: mẹ cao tuổi, vô sinh, tiền sử sản khoa nặng nề...thì các thầy thuốc thường đưa thêm vào một số các lý do khác để chỉ định MLT cho hợp lý. Hầu hết các tác giả trong nước từ trước tới nay phân nhóm chỉ định dựa trên một chỉ định chính. Nhưng trên thực tế, một chỉ định tuyệt đối như khung chậu hẹp toàn diện, rau tiền đạo trung tâm, rau bong non, vỡ tử cung... không phải thường xuyên gặp mà chỉ định mổ được đóng góp bởi rất nhiều lý do mang tính chất tương đối. Đôi khi một bệnh nhân được chỉ định MLT bởi