SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
TRẦN THỊ NGUYỆT ANH
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CẬN TAM CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 72
THÁNG TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
TRẦN THỊ NGUYỆT ANH
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CẬN TAM CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 72
THÁNG TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 8720115
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. BS. Ngô Quang Hải
2. TS. BS. Nguyễn Minh Ngọc
HÀ NỘI, NĂM 2022
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng đào tạo Sau Đại học, các Bộ môn, Khoa
phòng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và làm luận văn.
TS. BS Ngô Quang Hải người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn định hướng đề tài
và trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành, TS. BS Nguyễn Minh Ngọc đã giúp đỡ
tôi sửa chữa thiếu sót trong luận văn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Đảng ủy, Ban Giám đốc, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Phòng Kế
hoạch Tổng hợp, Khoa Điều trị và chăm sóc trẻ Tự kỷ Bệnh viện Châm cứu Trung
ương đã tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần, chuyên môn cho tôi hoàn
thành nghiên cứu.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương luận văn và hội đồng bảo vệ
luận văn đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình hoàn thiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bệnh nhân tình nguyện tham
gia nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và người thân đã
luôn bên cạnh, khuyến khích con trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được cảm ơn
tới bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi để vượt qua những khó khăn
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Học viên
Trần Thị Nguyệt Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thị Nguyệt Anh, học viên cao học khóa 12 - Học viện Y Dược học
Cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. BS. Ngô Quang Hải và TS. BS. Nguyễn Minh Ngọc.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2022
Học viên
Trần Thị Nguyệt Anh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Tổng quan về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trẻ em.................................. 3
1.1.1. Nguồn gốc......................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học........................................................................................ 3
1.2. Một số nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam....... 4
1.2.1. Nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới ..................................... 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam ...................... 5
1.3. Quan niệm của y học hiện đại về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.............. 6
1.3.1. Định nghĩa......................................................................................... 6
1.3.2. Đặc điểm........................................................................................... 7
1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ................................................. 7
1.3.4. Chẩn đoán ......................................................................................... 9
1.3.5. Điều trị và phục hồi chức năng....................................................... 11
1.3.6. Diễn biến và tiên lượng................................................................... 13
1.3.7 Theo dõi và tái khám ....................................................................... 13
1.4. Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ..........13
1.4.1. Khái niệm:....................................................................................... 13
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................. 14
1.4.3. Triệu chứng..................................................................................... 15
1.4.4. Biện chứng luận trị.......................................................................... 16
1.4.5. Chẩn đoán ....................................................................................... 16
1.4.6. Pháp điều trị.................................................................................... 16
1.4.7. Phương huyệt .................................................................................. 16
1.5. Phương pháp Cận Tam Châm................................................................17
1.5.1 Khái quát về Cận Tam Châm........................................................... 17
1.5.2. Huyệt vị của phương pháp Cận Tam Châm ................................... 18
1.5.3. Một số tổ hợp huyệt thường dùng trên lâm sàng............................ 18
1.5.4. Cơ sở lý luận chọn huyệt Cận tam châm........................................ 19
1.5.5. Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp Cận Tam Châm trong điều
trị............................................................................................................... 20
1.5.6. Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em............. 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm ................................................. 26
2.3.3. Các biến số nghiên cứu................................................................... 26
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 26
2.3.5. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 27
2.3.6. Phương pháp điều trị....................................................................... 28
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả...............................................................30
2.5. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................30
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................31
2.6.1. Tính tự nguyện................................................................................ 31
2.6.2. Tính bảo mật ................................................................................... 31
2.6.3. Đạo đức của nhóm nghiên cứu ....................................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 33
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................33
3.1.1. Đặc điểm dich tễ học ...................................................................... 33
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................................ 34
3.1.3 Đặc điểm về rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK................................ 35
3.2. Kết quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ rối loạn phổ tự kỷ....38
3.2.1. Biến đổi các triệu chứng lâm sàng của trẻ RLPTK sau liệu trình
điều trị ....................................................................................................... 38
3.2.2 So sánh kết quả điều trị của phương pháp Cận tam châm và Điện
châm.......................................................................................................... 41
3.2.3. Tác dụng không mong muốn .......................................................... 43
Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...........................................45
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ...................................................................... 45
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................................ 47
4.2. Hiệu quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ điều trị rối loạn
phổ tự kỷ trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi..............................................................51
4.2.1. Thay đổi về triệu chứng YHCT sau điều trị ................................... 51
4.2.2. Thay đổi các đặc điểm RLPTK theo DSM-IV sau điều trị ............ 51
4.2.3. Thay đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau điều trị ......... 52
4.2.4. Tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK sau điều trị ............... 52
4.2.5. Kết quả điều trị chung theo thang điểm CARD.............................. 53
4.2.7. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị ........................ 58
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABA Applied Behaviour Analysis
Ứng dụng phân tích hành vi
ADDM Autism and Developmental Disabilities Monitoring
Mạng lưới Giám sát RLPTK và Khuyết tật phát triển
APA American Psychiatric Asscociation
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ
ASD Autism Spectrum Disorder
Rối loạn phổ tự kỷ
BS Bác sĩ
BV Bệnh viện
CARS Childhood Autism Rating Scale
Thang đánh giá mức độ RLPTK
CDC Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
CN Chủ nhật
CS Cộng sự
DSM IV -TR Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders IV –tex revised
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần
ICD Inter National Classification of Disease
Bảng phân loại bệnh Quốc tế
MCHAT Modified Checklist for Autism in Toddlers
Bảng sàng lọc mức độ RLPTK ở trẻ em
NNC- NĐC Nhóm nghiên cứu – Nhóm đối chứng
RLPTK Rối loạn phổ tự kỷ
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phác đồ huyệt Cận Tam Châm ................................................... 28
Bảng 2.2. Phác đồ huyệt điện châm ............................................................ 29
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính, nơi cư trú của đối tượng tham gia
nghiên cứu................................................................................... 33
Bảng 3.2. Tuổi và giới khi trẻ nhập viện..................................................... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo DSM –IV ... 34
Bảng 3.4. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK trước can thiệp.................. 36
Bảng 3.5. Triệu chứng trẻ RLPTK theo YHCT trước can thiệp................. 37
Bảng 3.6. Biến đổi của các triệu chứng YHCT ở trẻ RLPTK sau can thiệp.....38
Bảng 3.7. Biến đổi đặc điểm lâm sàng ở trẻ RLPTK theo DSM-IV sau can
thiệp............................................................................................. 39
Bảng 3.8. Biến đổi đặc điểm suy giảm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau can
thiệp............................................................................................. 40
Bảng 3.9. Sự thay đổi tình trạng rối loạn giấc ngủ ..................................... 40
Bảng 3.10. Kết quả điều trị theo thang điểm CARS..................................... 42
Bảng 3.11. Mối liên quan phương pháp điều trị và kết quả điều trị ............. 43
Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ............................... 43
Bảng 3.13. Kết quả cận lâm sàng trước và sau điều trị RLPTK................... 44
Bảng 3.14. Dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị RLPTK ......................... 44
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời điểm phát hiện RLPTK .................................................. 34
Biểu đồ 3.2. Dấu hiệu RLPTK theo thang điểm CARS trước can thiệp..... 35
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ RLPTK trước điều trị......... 35
Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ của RLPTK theo thang điểm CARS.......... 41
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị theo thang điểm CARS................................. 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vùng Wernicke, hồi sau trên thùy thái dương, bán cầu ưu thế 22 =
Vùng Brodmann 22; 44 = Vùng Brodmann 44; 45 =Vùng
Brodmann 45................................................................................. 23
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình chẩn đoán RLPTK tại BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí
Minh............................................................................................ 9
Sơ đồ 1.2. Xử lý trong chẩn đoán RLPTK ở BV Nhi đồng 1.................... 12
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu Cận Tam Châm điều trị rối loạn phổ tự kỷ . 32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder -RLPTK) là một bệnh lý rối
loạn phát triển tâm thần – thần kinh với biểu hiện suy giảm rõ rệt và lan tỏa khả
năng tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời nói và không lời, hành vi lặp đi lặp lại [1].
Đây là một khuyết tật phát triển suốt đời của trẻ em xuất hiện trước 3 tuổi, ảnh
hưởng đến nhiều mặt của đời sống cũng như việc hòa nhập xã hội của trẻ.
Mặc dù được giới y khoa - tâm lý - giáo dục quan tâm, nhưng còn nhiều điểm
cần nguyên cứu về nguyên nhân, nguyên lý và các phương pháp can thiệp mới. Việc
tìm ra một phương pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một nhu cầu cấp bách,
mang ý nghĩa y học thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội và mang tính nhân văn cao cả.
Ở Việt Nam, RLPTK chỉ được được biết đến những năm 80 của thế kỷ XX và
những nghiên cứu về RLPTK cũng chỉ tiến hành trong hơn 10 năm trở lại đây. Hầu hết
các nghiên cứu tiến hành trên trẻ mầm non, một số ít trên trẻ tiểu học. Việc sử dụng các
chương trình và các phương pháp can thiệp đã được đề cập trong một số nghiên cứu, như
phương pháp can thiệp tâm lý, vận động và ngữ âm trị liệu, gói kỹ thuật châm cứu điều
trị RLPTK, phân tích hành vi ứng dụng (ABA), Ghép tế bào gốc…[2] Trong các
phương pháp này, châm cứu đóng góp một phần đáng kể vào phục hồi chức năng vận
động, phục hồi rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn khác trên bệnh nhân RLPTK. Nhiều
phương pháp châm cứu đã được áp dụng như dùng hào châm, mãng châm, laser
châm để châm các huyệt vị toàn cơ thể hoặc một số vùng nhất định như đầu châm,
nhĩ châm, diện châm và tỵ châm với nhiều công thức huyệt khác nhau nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống giảm bớt gánh nặng và mang lại cơ hội hòa nhập xã hội cho trẻ
RLPTK.
Hiện nay, nhiều nơi ở Trung Quốc đang áp dụng công thức huyệt Cận tam
châm vào điều trị trẻ RLPTK. Đây là phương pháp điều trị bệnh theo y học cổ truyền
(YHCT) mới hình thành trong những năm 1980 do tác giả Cận Thụy (Trường đại học
Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc) sáng lập [4]. Ông dựa trên các huyệt vị sẵn
có như Tứ Thần Thông, Thái dương, Não không, Não hộ, Bản thần… rồi từ kinh
nghiệm thực tế tổ hợp ra các nhóm 3 huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên
2
quan đến tâm – thần kinh, các bệnh về não. Phương pháp này đã được nghiên cứu, hiện
tại đã được Cục quản lý Nhà nước về Y học cổ truyền Trung Quốc áp dụng trong điều
trị lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và mang lại hiệu quả nhất định trong thực tế
lâm sàng.
Phương pháp Cận Tam Châm - bản chất là phương pháp chọn phức hợp huyệt
thuộc hệ thống kinh lạc và kích thích huyệt vị sau khi đã châm đắc khí bằng xung điện
tương tự như phương pháp điện châm. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu,
đánh giá cụ thể nào khẳng định xác thực tác dụng và hiệu qủa của phương pháp Cận
Tam Châm trong điều trị trẻ RLPTK. Để hiểu rõ hơn tác dụng của phương pháp này
và tìm ra phương pháp trị liệu hiệu quả nhất trên bệnh nhi có rối loạn phổ tự kỷ,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận
Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 18 đến 72 tháng
tuổi”, với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 18 đến 72 tháng tuổi
2. Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ điều trị rối
loạn phổ tự kỷ trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung
ương
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trẻ em
1.1.1. Nguồn gốc
Thuật ngữ “Tự kỷ” Autism có nguồn gốc từ Hy Lạp “Autos” nghĩa là “Tự
Thân”. Con người tự thu rút vào thế giới riêng của mình, tự cách ly mình với thế
giới bên ngoài. Vì vậy, còn được gọi là Tự bế: tự mình đóng cửa với bên ngoài.
Bác sĩ tâm thần Eugen Bleuler là người đầu tiên sử dụng từ này để mô tả triệu
chứng rút lui xã hội ở những bệnh nhân có xáo trộn nặng nề mà ông quan sát ở vào
khoảng đầu của thế kỷ 20, những bệnh nhân này có thể là bệnh nhân tâm thần phân
liệt hoặc trầm cảm [5].
Bác sĩ tâm thần nhi khoa Leo Kanner ở Baltimore (Mỹ) đã tiến hành nghiên
cứu đánh giá tình trạng RLPTK trên 11 trẻ em đặc biệt thông minh nhưng lại thể
hiện “Khát vọng sống một mình mạnh mẽ” và “ám ảnh về sự giống nhau dai dẳng”
[1][6] vào năm 1938 và chính thức báo cáo vào năm 1943, đồng thời đặt tên cho
chúng là “Tự kỷ tuổi ấu thơ” ông đã sử dụng thuật ngữ để mô tả một nhóm bệnh
nhân cùng có 3 đặc tính quan trọng: Một mình, mong muốn sự giống nhau, có các
vấn đề về ngôn ngữ: chậm phát triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen…[6]
1.1.2. Dịch tễ học
- Thế giới: Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
Hoa kỳ (CDC) có khoảng 1% dân số thế giới có RLPTK (2014). Tính đến tháng
4/2018, Tỉ lệ mắc chung là 16,8/1000 trẻ ở độ tuổi đến trường nghĩa là 59 trẻ sinh ra
lại có 1 trẻ mắc chứng RLPTK [1]. Theo tổng kết ngày 27/3/2020 ti lệ này là 1/57
trẻ em ở Hoa Kỳ [5][7] Trong đó tỉ lệ mắc ở trẻ Nam là 1/37 và Nữ là 1/151 [1].
Báo cáo năm 2021 tỉ lệ này là 1/44; trẻ nam là 1/27 và nữ là 1/116. Theo thống kê
không chính thức của WHO thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị tử kỷ là 4-5/10.000 so với dân số
toàn thế giới không phân biệt quốc gia và chủng tộc. [6]
Theo các báo cáo của ADDM, mặc dù chứng RLPTK ảnh hưởng đến mọi
người không phân biệt chủng tộc nhưng các nghiên cứu luôn ghi nhận rằng trẻ em
4
da trắng mắc RLPTK nhiều hơn trẻ em da đen hoặc gốc Tây Ban Nha [5]. Các
nghiên cứu khác chỉ ra rằng, sự kỳ thị, thiếu khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe do không có Quốc tịch hoặc thu nhập thấp, ngôn ngữ chính không
phải tiếng Anh là rào cản trong việc xác định trẻ mắc RLPTK, đặc biệt là trẻ em gốc
Tây Ban Nha [7] Tỉ lệ hiện nhiễm gần giống nhau đối với trẻ em da trắng:da
đen:Châu Á/Thái Bình Dương:trẻ em gốc Tây Ban Nha lần lượt là
18,5:18,3:17,9:15,4. Trong đó 33% có khuyết tật về trí tuệ (IQ ≤ 70) (trẻ gái 39%
cao hơn trẻ trai 32%) 25% ở mức giới hạn (IQ 71–85) và 44% có điểm IQ ở mức
trung bình đến trên trung bình (tức là, IQ> 85 [5]
- Việt Nam: Tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng tuổi là 7,58‰ (Tỉ lệ này
giao động giữa các tỉnh/thành từ 6,8-8,4‰); tỉ lệ mắc Nam:Nữ 2,7:1 nhóm tuổi 18-
30 tháng; tỉ lệ trẻ RLPTK mắc ở Thành thị:Nông thôn là 2.4:1 [8]
- Tỷ lệ trẻ mắc RLPTK theo giới tính: Nam/ Nữ = 4,3/1[2][5]
1.2. Một số nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới
Trong báo cáo mới nhất được xuất bản trong trên tạp chí Khoa học thần kinh
tự nhiên (2020) của dự án Autism Speaks MSSNG - một chương trình nghiên cứu
về giải trình tự hệ gen liên quan đến RLPTK lớn nhất thế giới đã xác định thêm 18
biến thể gen làm tăng nguy cơ RLPTK. Nó bao gồm những phân tích về 5206 hệ
gen ở các gia đình có người bị RLPTK, trở thành một bài nghiên cứu gen RLPTK
lớn nhất cho đến nay. [9]
Bên cạnh nghiên cứu của các nước phương Tây, Trung Quốc cũng có nhiều
nghiên cứu liên quan đến trẻ RLPTK đặc biệt là sử dụng các phương pháp YHCT
như xoa bóp, châm cứu hay cấy chỉ để điều trị và đánh giá trẻ RLPTK.
Năm 2010 Quách Hiểu Lâm đã nghiên cứu “Đánh giá thực trạng điều trị bệnh
RLPTK trong y học cổ truyền Trung Quốc” Tác giả đã bàn về góc nhìn của YHCT
về RLPTK thông qua các triệu chứng lâm sàng. [10] Hai năm sau (2012), Quách Kỳ
Trúc và Trương Hồng Lâm đã nghiên cứu “Tìm hiểu về thực trạng điều trị bệnh Rối
loạn phổ tự kỷ trong y học cổ truyền Trung Quốc”. Tác giả đã trình bày bệnh
nguyên, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biện chứng luận trị của chứng RLPTK
cũng như phương pháp điều trị RLPTK [11]
5
Năm 2014, Trần Phong Tiến, Đặng Khả Bình Cầu và Trần Hoa Minh có
nghiên cứu lâm sàng từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2014 về can thiệp giáo dục sớm
đối với trẻ [12] Với mục tiêu là đánh giá hiệu quả của việc can thiệp sớm cho trẻ
RLPTK thông qua quan sát ngẫu nhiên 60 trẻ được chia làm 2 nhóm (30 trẻ NNC
can thiệp sớm kèm điều trị lâm sàng- 30 trẻ NĐC điều trị bằng phương pháp lâm
sàng thông thường). Kết quả cho thấy can thiệp sớm kèm điều trị lâm sàng giúp
93,33% số trẻ nghiên cứu ổn định cảm xúc và hòa nhập xã hội, cao hơn so với
nhóm chỉ điều trị bằng phương pháp lâm sàng thông thường (73.3%).
Năm 2015, Ngô Thịnh và cộng sự đã “Đánh giá về tác dụng của Cận Tam
Châm” trên 80 trẻ em mắc chứng RLPTK từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm
2014. Các em được chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng và nhóm nghiên cứu,
mỗi nhóm có 40 trẻ. Nhóm đối chứng được điều trị giáo dục can thiệp toàn diện và
châm cứu thông thường, nhóm nghiên cứu được điều trị bằng "Liệu pháp Cận tam
châm" kết hợp giáo dục can thiệp toàn diện. Cả hai nhóm trẻ đều được điều trị ngày
1 lần, sáu lần một tuần và nghỉ ngơi mỗi tuần. Sau 120 lần điều trị được đánh giá
hiệu quả điều trị. Kết quả điểm của thang đo phát triển chức năng CARS của nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng đều tăng (p<0,05); so với nhóm đối chứng, nhóm
nghiên cứu tốt hơn về tri giác, khả năng nói và hiệu quả chung. Sự cải thiện ở các
khía cạnh khác có ý nghĩa hơn (p<0,05). Các tác giả đưa ra kết luận rằng Cận Tam
Châm có hiệu quả trong điều trị trẻ RLPTK. [13]
Năm 2017, Trương Lộ Nhân đã tiến hành nghiên cứu về phương pháp châm
cứu kết hợp day ấn huyệt tai trong điều trị trẻ RLPTK. Kết quả thu được cho thấy
kết hợp giữa châm cứu và day ấn huyệt tai làm giảm đáng kể điểm đánh giá CARS
của trẻ RLPTK so với phương pháp điều trị châm cứu thông thường [14]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam
Năm 2014 Nghiên cứu của Phạm Trung Kiên, Lê Thị Kim Dung và cộng sự
về tỉ lệ mắc và kết quả điều trị RLPTK ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên trên 7316 trẻ
từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013, kết quả nghiên cứu cho thấy có 33 trẻ RLPTK,
chiếm 0.45%. Tỉ lệ Nam: Nữ là 3,7:1. Tỉ lệ RLPTK ở trẻ 18- 36 tháng là 0.33%; trẻ
37-60 tháng là 0.53%. Tỉ lệ RLPTK giảm dần từ trung tâm thành phố 0,66% xuống
6
các huyện 0,23%. Đặc điểm lâm sàng 100% trẻ RLPTK có khiếm khuyết về quan
hệ xã hội, giao tiếp, sử dụng hành vi không lời; 93,9% rối loạn hành vi [15]
Từ thành quả của gói kỹ thuật điều trị RLPTK năm 2012 và 2014 tại khoa Tự
Kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, năm 2017 Ngô Thị Vân Lanh và cộng sự đã
tiến hành nghiên cứu đề tài cấp cơ sở về hiệu quả của gói kỹ thuật áp dụng: Điện
châm – thủy châm – xoa bóp bấm huyệt – cấy chỉ - Giáo duc chuyên biệt vào điều
trị trẻ RLPTK [3. Kết quả nghiên cứu cho thấy gói kỹ thuật này đã kế thừa phát huy
tính ưu việt của nền YHCT, vừa kết hợp được tính hiện đại của YHHĐ, rút ngắn
thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí điều trị cho gia đình các bệnh nhi mắc RLPTK.
Năm 2019, trong một hội nghị quốc tế tổ chức tại Nhật Bản, công bố của các
nhà khoa học ở Trường Đại học Y Hà Nội về những nghiên cứu mới trên ruồi giấm
biến đổi gen đã chứng minh được bệnh RLPTK liên quan đến gen. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, khi ruồi giấm mắc bệnh RLPTK cũng giống như người, hạn chế giao
tiếp với đồng loại. Sử dụng máy móc để đếm tần số một con ruồi giấm bình thường
giao tiếp với các con khác, các nhà khoa học phát hiện khi bị đột biến gen
RLPTK,tần số giao tiếp của ruồi giấm giảm đi rất nhiều. [16]
Năm 2020 Báo cáo nghiệm thu Nhiệm vụ cấp Quốc gia về “Nghiên cứu đặc
điểm dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán và can thiệp sớm RLPTK ở trẻ em tại
cộng đồng” do Trường đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế chủ nhiệm chủ trì được Bùi
Thị Thu Hà và cộng sự thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2019. Kết quả cho
thấy: Đặc điểm dịch tễ học Tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng là 7,58‰ (Tỉ lệ
này giao động giữa các tỉnh/thành từ 6,8-8,4‰); tỉ lệ mắc Nam:Nữ (nhóm tuổi 18-
30 tháng) là 2,7:1; tỉ lệ mắc ở Thành thị:Nông thôn =2,4:1 [17].
1.3. Quan niệm của y học hiện đại về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
1.3.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một
loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện từ thời thơ ấu và có xu hướng kéo
dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành, biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm
khuyết về tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ/phi ngôn ngữ và hành
vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
7
RLPTK là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não
bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu
nghèo hay địa vị xã hội.” [18]
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM –IV TR): RLPTK nằm trong nhóm
các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders) ảnh
hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển: nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp, quan hệ
xã hội và các hành vi bất thường [19].
Định nghĩa theo Phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10): Xếp
các rối loạn phát triển lan toả từ F84.0 đến F84.9 với các đặc tính đi kèm như sự suy
giảm tưởng tác xã hôi, giao tiếp bằng lời hoặc không lời, hành vi hạn chế và lặp đi
lặp lại.[20] Cha mẹ thường nhận thấy đấu hiệu này trong 2 năm đầu đời, những dấu
hiệu này thường phát triển dần dần. Mặc dù một số trẻ RLPTK đạt đến mốc phát
triển với tốc độ bình thường nhưng sau đó sẽ thoái lui.
1.3.2. Đặc điểm
Khởi phát trước 3 tuổi bởi hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tác
động xã hội qua lại, giao tiếp, và tác phong thu hẹp, lặp lại. Có thể chẩn đoán trẻ
RLPTK từ rất sớm vào khoảng 18 tháng từ những biểu hiện tinh tế khó phát hiện.
1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác căn nguyên của RLPTK
[21]. Tuy nhiên có thể xếp thành 3 nhóm yếu tố nguy cơ gây RLPTK:
● Tổn thương não
- Nghiên cứu trên mô bệnh học: Hoạt động bất thường của nơron thần kinh
trong và xung quanh các vùng não riêng (vùng não limbic, tại trung ương bao gồm
hồi hải mã và hạnh nhân. Bất thường thể trai, thân não và thùy trán) ảnh hưởng đến
hành vi xã hội và cảm xúc.
- Sự khác biệt trong dẫn truyền thần kinh, thông tin hóa học của hệ thần kinh:
Nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin cao hơn ở một số người RLPTK gây
ảnh hưởng đến hệ thống não và thần kinh.
- Các tổn thương não xảy ra vào các giai đoạn trước, trong và sau sinh có thể
gây RLPTK đã được chứng minh [21]
Các yếu tố nguy trước sinh: Khi mang thai mẹ bị các bệnh sau có nguy cơ có
con RLPTK:
8
+ Tiền sử thai lưu. Mang thai không tự nhiên
+ Nhiễm virút như cúm, sởi, rubella; Cytomegalovirut...
+ Mắc các bệnh: đái tháo đường, tiền sản giật, bị suy giáp lúc mang thai, suy
giáp bẩm sinh, Sang chấn tâm lý.
+ Dùng thuốc Thlidomide, axit Valproic…
+ Nghiện cocain, rượu, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất
Các yếu tố nguy cơ trong sinh: Đẻ non; Can thiệp sản khoa (mổ đẻ, foorcep,
giác hút); Ngạt sau sinh; Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g).
Các yếu tố sau sinh: Vàng da sơ sinh bất thường; Xuất huyết não; Thiếu ô xy
não; Chấn thương sọ não; Viêm não, viêm màng não; Sốt cao co giật. [1][15]
Các yếu tố về dinh dưỡng, điều kiện sống bất lợi, thiếu hiểu biết trong quá
trình chăm sóc sau sinh [2]
● Yếu tố di truyền
- Tỷ lệ RLPTK di truyền chiếm khoảng 10%. [2] Ở trẻ sinh đôi khác trứng tỷ lệ
RLPTK là 25%; ở trẻ sinh đôi cùng trứng tỷ lệ lên đến 90%. Có 2- 4% anh chị em ruột
của trẻ RLPTK cũng mắc chứng RLPTK (tỷ lệ cao gấp 50 lần so với tỷ lệ trong dân số
chung). Có thể tới 15% anh chị em của trẻ RLPTK gặp khó khăn trong học tập [1][21]
- Các nghiên cứu đã chứng minh có trên 220 loại gen gây RLPTK [9].
● Yếu tố môi trường
* Ô nhiễm môi trường: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra bằng chứng ô nhiễm
môi trường có thể liên quan đến RLPTK. Các bằng chứng đó như sau:
- Tăng nồng độ Lithi, thủy ngân, chì trong máu
- Nồng độ kim loại nặng trên tóc của trẻ RLPTK cao hơn bình thường
- Mức độ phơi nhiễm quá mức đối với chì, asen và cadmium ở trẻ RLPTK
- Bà mẹ suy dinh dưỡng và nhiễm trùng. Hội chứng rượu bào thai [5][9]
* Cách chăm sóc và giáo dục trẻ
- Thiếu giao tiếp giữa bố mẹ và con cái
- Thiếu giao tiếp xã hội
- Sang chấn tâm lý xã hội
9
* Tuổi của bố và mẹ trẻ: Bố mẹ trên 35 tuổi, đặc biệt là trên 39 tuổi thì nguy cơ mắc
RLPTK cao gấp 2,19 lần (Larsson, 2005-Đan Mạch) [6]
1.3.4. Chẩn đoán
1.3.4.1. Dấu hiệu cảnh báo sớm:
Theo Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ và Hiệp hội Thần kinh Trẻ em về
sàng lọc và chẩn đoán RLPTK đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ đỏ báo
động RLPTK như sau [19]:
- Không cười, đáp ứng vui vẻ hoặc có biểu hiện thích thú khi trẻ 6 tháng
- Không có sự tương tác qua lại bằng âm thanh, nụ cười hoặc biệu lộ bằng ánh
mắt, nét mặt khi trẻ 9 tháng tuổi
- Không nói bập bẹ khi trẻ 12 tháng
- Không tương tác qua lại bằng cử chỉ, điệu bộ như chỉ ngón trỏ, với hoặc vẫy
tay khi trẻ 12 tháng
- Chưa nói được từ đơn khi 16 tháng
- Chưa nói được câu 2 từ rõ nghĩa hoặc có dấu hiệu nhại lại lời khi trẻ 24 tháng.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ lứa tuổi nào [22]
1.3.4.2. Khám lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý
- Khám tâm thần, thần kinh và toàn thân:
+ 75% trẻ RLPTK bị chậm phát triển tâm thần: 30% mức độ nhẹ và vừa, 45%
mức độ nặng. Khoảng 4-32% có động kinh cơn lớn. [1]
+ Một số trẻ RLPTK có phối hợp với tăng động, trầm cảm, lo âu.
- Đánh giá trực tiếp trẻ bằng các test Denver II, M- CHAT 23 (Modified
Checklist for Autism in Toddlers23), CARS (Childhood Autism Rating Scale), bảng
DSM IV- TR
Sơ đồ 1.1 Mô hình chẩn đoán RLPTK tại BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh[23]
10
1.3.4.3. Chỉ định cận lâm sàng
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: 25% có giãn não thất.[1]
- Cộng hưởng từ sọ não: Teo thuỳ nhộng của tiểu não, tăng bất thường các tiểu
thuỳ võ não (Polymicrogyria).
- Chụp PET: Rối loạn chuyển hoá lan tỏa ở vỏ não.
- Giải phẫu bệnh vi thể tiểu não: Giảm sút số lượng các tế bào Purkinje [6]
- Điện não đồ: Gần 80% có các bất thường trên điện não đồ (không đặc hiệu). [1]
- Nhiễm sắc thể
- Đo thính lực, khám cơ quan phát âm
- Công thức máu, chức năng gan thận
- Vitamin D, Calci toàn phần và ion máu: giảm/ thiếu
1.3.4.4. Chẩn đoán xác định
- Theo tiêu chuẩn của DSM-IV- TR [19]
* Năm 2013 Hiệp hội chuyên gia tâm thần Hoa Kỳ (APA) công bố phiên bản thứ 5 của
cuốn Cẩm nang phân loại và chẩn đoán các bệnh tâm thần DSM [6][24]
DSM – 5 chính thức xóa tên những dạng RLPTK đã từng được chẩn đoán độc
lập trước đây, bao gồm Rối Loạn tự kỷ (Autistic Disorder), Rối Loạn Asperger
(Asperger’s Disorder), Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa – Không Phân Định Rõ
(Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Specified or PDD-NOS). [24]
Tuy nhiên, thay vì quyết định xóa sổ vĩnh viễn, Hiệp Hội Tâm Thần Học đã gom tụ
những dạng tự kỷ dưới một chiếc dù lớn, gọi chung là Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (Autism
Spectrum Disorder or RLPTK) với 3 bậc thang hỗ trợ dựa vào sự chẩn đoán bệnh
RLPTK nặng nhẹ khác nhau.[6]
1.3.4.5. Chẩn đoán mức độ:
Theo Thang CARS đánh giá mức độ RLPTK ở trẻ em [25]
Thang cho điểm RLPTK ở trẻ em gồm 15 lĩnh vực: Quan hệ với mọi người; bắt
chước; đáp ứng tình cảm; động tác cơ thể; sử dụng đồ vật; thích nghi với sự thay
đổi; phản ứng thị giác; phản ứng thính giác; phản ứng qua vị giác và khứu giác; sự
sợ hãi hoặc hồi hộp; giao tiếp bằng lời; giao tiếp không lời; mức độ hoạt động; chức
năng trí tuệ; và ấn tượng chung của người đánh giá [25].
11
Mỗi lĩnh vực được cho điểm từ 1 đến 4 điểm (1 - 1.5 – 2 - 2.5 – 3 - 3.5 - 4)
theo mức độ đánh giá từ nhẹ đến nặng. Mức độ RLPTK được tính theo tổng số điểm
của 15 lĩnh vực nói trên:
- Từ 15 đến 30,5 điểm: Không RLPTK.
- Từ 31 đến 36,5 điểm: RLPTK nhẹ và vừa.
- Từ 37 đến 60 điểm: RLPTK nặng. [26]
Trong đó: Từ 41,5-60 điểm: rất nặng [15]
1.3.5. Điều trị và phục hồi chức năng
1.3.5.1. Nguyên tắc điều trị, phục hồi chức năng
- Điều trị càng sớm càng tốt theo mô hình can thiệp chuyên biệt và hòa nhập
- Chọn mô hình can thiệp toàn diện có hệ thống, phù hợp mức độ RLPTK phối
hợp với giáo dục mẫu giáo, tiểu học theo nhu cầu và đa phương thức [26]
- Sớm đưa trẻ đến trường. Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm
non và các chương trình giáo dục tại nhà [27]
- Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô – tinh, giao tiếp – ngôn ngữ, cá
nhân – xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa/trung tâm PHCN [28]
- Lôi kéo sự tham gia của gia đình
1.3.5.2. Thuốc: Không có thuốc điều trị RLPTK [21].
Sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng để làm tăng khả năng tập trung,
giảm tăng động và điều chỉnh hành vi [29]:
- Thuốc giảm tăng động; chống loạn thần thế hệ 1; điều chỉnh cảm xúc.
- Điều trị kém tập trung; Điều trị động tác lặp lại định hình, hành vi ám ảnh.
- Các thuốc tăng cường tuần hoàn não và bổ thần kinh.
- Vi chất: Magie B6, Canxi, Neurobion, Multivitamin (nhóm A, B, C, D, Sắt...)
1.3.5.3. Các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng
● Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm:
• Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
• Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
• Đo lường hành vi bất thường (tần xuất, thời gian, mức độ, địa điểm...)
12
• Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi.
• Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập
thực hành về thay đổi hành vi.[29]
Sơ đồ 1.2. Xử lý trong chẩn đoán RLPTK ở BV Nhi đồng 1
(Phạm Ngọc Thanh, 2008) [23]
● Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp
Đa số trẻ RLPTK có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn
ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng. [30]
• Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau: Kỹ năng
tập trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh;
Kỹ năng xã hội.
• Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ
năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
13
Ngoài ra có thể lựa chọn chương trình theo mức độ tập trung vào các kỹ năng:
chú ý; bắt chước; tiếp nhận ngôn ngữ; thể hiện ngôn ngữ; kỹ năng trước khi đến
trường; tự chăm sóc; ngôn ngữ trừu tượng; kỹ năng trường học và kỹ năng xã hội.
● Hoạt động trị liệu
● Phương pháp chơi trị liệu.
● Trị liệu tại nhà (Giáo dục hòa nhập mầm non, Giáo dục đặc biệt, Hướng dẫn cho
cha mẹ nội dung can thiệp tại gia đình).
1.3.5.4. Các điều trị hỗ trợ khác
•Trị liệu tâm lý, Các câu chuyện xã hội, Thủy trị liệu, Âm nhạc trị liệu, Điều
hòa cảm giác, Máy tính và trò chơi [31]
1.3.6. Diễn biến và tiên lượng
- RLPTK là khuyết tật suốt đời có tiên lượng dè dặt [2][24]
+ Trẻ giao tiếp bằng lời lúc 5-7 tuổi, chỉ số IQ > 50 tiên lượng tốt.
+ Trẻ RLPTK điển hình và thể nặng: 75% cải thiện không tốt, 25% có tiến
triển cải thiện rõ hệt [32]
+ Trẻ RLPTK nặng: Khó có thể độc lập về chức năng và giao tiếp xã hội.
+ Đáp ứng với can thiệp giáo dục: 2/3 lớn lên vẫn tàn tật và sống lệ thuộc hoàn
toàn hoặc một phần. Chỉ có 1/3 tự lập. [1]
1.3.7 Theo dõi và tái khám
- Các chỉ số cần theo dõi: Sự tiến bộ về nhận thức, ngôn ngữ, hành vi qua các
công cụ đánh giá CARS, GARS, M- CHAT…[26]
- Thời gian tái khám: Định kỳ 1 đến 2 tháng/ lần
1.4. Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
1.4.1. Khái niệm:
Theo y học cổ truyền, RLPTK được xếp vào chứng Ngũ Trì. Chứng này được An
Kỳ Sinh, Cao Lỗ thời Thục An Dương Vương, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông hoặc Vũ
Bình Phủ nhắc đến trong tác phẩm “Châm cứu tiệp diễn ca” “Nam Dược thần hiệu” “Y
tông tâm lĩnh” “Ấu ấu tập thành”… mô tả và đưa ra phác đồ điều trị bằng châm cứu [33].
Chứng Ngũ trì là năm hiện tượng châm phát triển của trẻ nhỏ bao gồm:
Chậm đứng, chậm đi, chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết nói…[34]
14
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.4.2.1. Nguyên nhân
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tiên thiên bất túc,
hậu thiên không được nuôi dưỡng đầy đủ. Nhân tố của tiên thiên bao gồm Tinh
huyết của cha mẹ suy kém, mẹ suy nhược khi mang thai, đau ốm nhiều, sinh non,
sinh đẻ phải can thiệp, trẻ bị ngạt trong lúc sinh… Nhân tố hậu thiên bao gồm sinh
ra không được nuôi dưỡng đúng cách, ăn uống thiếu hoặc thừa chất, thể chất suy
yếu, Tỳ thận hư, đau ốm nhiều, môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên [35]
Cũng theo lý luận YHCT, chứng chậm nói do ba tạng gây ra đó là tâm, phế
và thận. Phế chủ âm thanh, tâm chủ thần mình, thận sinh tinh, tinh sinh tủy thông
với não [36]. Ngũ tạng chứa tinh thần, huyết, khí, hồn, phách; lục phủ tiêu hóa đồ
ăn uống và vận hành tân dịch, những tác dụng ấy là bản năng tiên thiên. Tinh thần
đầy đủ thì não phát triển, tâm được dưỡng thì thần mình mới sáng suốt. [37]
Hải thượng Lãn Ông (1724-1791) trong tác phẩm Y tông Tâm lĩnh đã phân
tích nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh như sau: Chứng ngũ trì là do thai yếu đuối.
Có trẻ vì tinh cha huyết mẹ kém mà sinh ra, có trẻ vì huyết người mẹ đã lạnh mà cố
dùng thuốc bổ - khi có thai người mẹ bị bệnh đa đàm, do nhiều tuổi mà sinh con,
hoặc sinh thiếu tháng hoặc uống thuốc phá thai… Nên sinh con yếu đuối, chính khí
kém, dễ bị lục dâm, bát tà xâm nhập vào cơ thể. Muốn điều tri chứng này phải bổ
ích ngũ tạng, lấy bổ huyết bổ khí dưỡng tâm làm chủ [38]
Trong cuốn “Ấu ấu tập thành” Hải thượng Lãn ông cũng chỉ ra một số chứng
bệnh trẻ em mà ông gặp như “Khi mẹ mang bầu mặc một số bệnh nặng trong đó có
“Cảm mạo lưu hành” – là một bênh truyền nhiễm thường phát sinh vào mùa đông
xuân hoặc thu đông. Khi mẹ mang thai ăn nhiều thức ăn cay nóng, khi bố mẹ đang
say rượu, khi bố mẹ đang tức giận can khí uất mà hành phòng, bố và mẹ thận âm –
thận dương kém sinh hoạt rồi mang bầu. Mẹ trong quá trình mang thai sinh hoạt
tình dục quá nhiều làm tổn thương khí huyết. Bố và mẹ lớn tuổi hoặc nam giới lớn
tuổi mà vẫn sinh em bé… thì con sinh ra cơ thể không đầy đủ hoặc bị tổn thương trí
não do thận huyết không đầy đủ, thận khí không phát triển.[38]
15
Phần bệnh năng, kinh văn số 67 của sách Nội kinh, Hoàng đế có viết: “người
mẹ quá trình mang thai nhiều lần sợ hãi, khí nghịch không xuống được, tinh khí tích
tụ mà không tán ra, ảnh hưởng đến thai nhi làm cho đứa trẻ sinh ra bị điên giản”.
Điều này cho thấy các bệnh từ trong thai thuộc tính thiên thiên, có quan hệ với tinh
thần và hoàn cảnh xung quanh người mẹ. Vì vậy, trong quá trình mang thai cần giữ
tinh thần thoải mái, tránh sợ hãi căng thẳng... đồng thời sinh hoạt phải điều độ thì sẽ
tránh được những tác hại không tốt cho thai nhi [37]
1.4.2.2 Cơ chế bệnh sinh
Thận tinh là vật chất cơ bản để duy trì sự sinh trưởng phát dục, giữ gìn nòi
giống, các hoạt động bình thường của tạng phủ, nuôi dưỡng toản thân. Thận tinh
hóa khí, sinh huyết, nên khi gặp chứng này thì thấy khí huyết đều hư.[35][26]
Chứng thận tinh bất túc đối với trẻ em thì phát dục kém, thể lực và trí lực chậm phát
triển, thể trạng kém hơn bạn cùng lứa.
Tâm là nguồn gốc của sinh mệnh, nơi biến hóa của thần. Thần là tiếng gọi
chung về hoạt động sống của con người bao gồm tinh thần, ý thức, vận động. Thần
do tinh tiên thiên phối hợp tinh hậu thiên rồi sinh ra. Thần được tạo ra rồi tàng trữ ở
Tâm. Tâm không tàng được thần thì trẻ mất tập trung, mất ngủ, trằn trọc, kích
động[38]. Can là nơi lưu trữ được huyết hữu hình, lại có thể sơ tiết được khí vô
hình. Lấy huyết là thể và lấy khí làm dụng. Can tàng thần, thần không tàng được thì
mất ngủ dễ sợ hãi. Rối loạn chức năng tạng can thì khí của can bị ngưng trệ dẫn đến
những thay đổi về mặt cảm xúc biểu hiện là trầm cảm muộn phiền, Can khí ngưng
trệ lâu ngày dẫn đến trạng thái tự phong bế [37].
1.4.3. Triệu chứng
- Thần kém linh hoạt, khí sắc bất thường, hay ngồi thu mình vào một góc hoặc
quay mặt vào tường. Da xanh niêm mạc nhợt, hình thái trung bình hoặc gầy. Chất
lưỡi nhợt, rêu lưỡi trằng dày hoặc vàng mỏng.
- Trẻ không nói, hoặc nói nhỏ hoặc độc ngữ. Chậm nói, nói ngọng, nói linh
tinh, nói câu không có nghĩa. Trả lời không đúng câu hỏi hoặc là nói chưa rõ từ, ú ớ
(một số giống người câm khi chưa từng phát ra tiếng nói). [3][39]
16
- Chậm hiểu biết. Nhận thức kém so với lứa tuổi. Khả năng tập trung kém:
không nghe lời, hay cáu giận phá phách, ném đồ đạc. Đập đầu vào tường (tự làm
thương tổn bản thân). Hay chơi một trò chơi nhất định - nhưng không được lâu.
- Không thực hiện được những động tác tinh tế của bàn tay: xâu hạt, tô màu,
viết vẽ, xúc cơm…
- Sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, đứng tách mình một góc, không thích giao tiếp với
người khác. Kén ăn, háo khát thích uống nước.
- Ngủ ít, ngủ muộn, khó ngủ đầu giác, giấc ngủ không sâu, hay nói mê sảng.
- Đạo hãn.Tự hãn. Đại tiện táo hoăc nát. Tiểu tiện ít và vàng.
- Mạch trầm sác hoặc nhược sác. Chỉ tay tía trệ. Lòng bàn tay bàn chân lạnh, ẩm.
1.4.4. Biện chứng luận trị
Trẻ nhỏ thường thuần dương vô âm. Do tiên thiên không đầy đủ hoặc hâu thiên
không nuôi dưỡng đúng khiến cho trẻ âm đã thiếu lại càng thiếu hơn [33]. Can huyết
thận âm hư, can dương vượng dẫn đến trẻ hay cáu giận, phá phách. Thận khí không
đủ, không nuôi dưỡng được não bể, không chủ được tư duy nên nhận thức kém, trẻ hay
nhút nhát sợ hại[35]. Tâm chủ huyết, tâm chủ thần minh. Tâm huyết hư, tâm hỏa
vượng, đàm mê tâm khốn nên trẻ nói năng linh tinh, thần trí không tỉnh táo [36].
Những đứa trẻ này là do cha mẹ đã già hoặc sức khỏe kém sinh con đẫn đến khí huyết
không đầy đủ, tâm huyết không sung mãn để nuôi dưỡng tâm và thần nên sinh bệnh
[37]. Lục phủ ngũ tạng nuôi dưỡng kém, lâu ngày dẫn đên bệnh.[38][41]
1.4.5. Chẩn đoán
Bát cương: Lý hư nhiệt
Tạng phủ: Tâm can tỳ thận hư
Nguyên nhân: Nội nhân, bất nội ngoại nhân
1.4.6. Pháp điều trị
Thanh nhiệt, khai thiếu tỉnh thần. Bổ ích ngũ tạng [42]
1.4.7. Phương huyệt
(Theo phác đồ điện châm hỗ trợ điều trị bệnh RLPTK trẻ em do Bộ Y tế ban hành
tại Quyết định 792/QĐ-BYT ngày 12 tháng 03 năm 2013) [40] (Xem bảng 2.2 Phác đồ
điện châm Bộ Y tế)
17
1.5. Phương pháp Cận Tam Châm
1.5.1 Khái quát về Cận Tam Châm
Người sáng lập ra phương pháp này là Cận Thụy - Chủ tịch hội châm cứu
trường đại học Trung y dược Quảng Châu, ông là thầy thuốc nổi tiếng trong lĩnh
vực Y học cổ truyền của tỉnh Quảng Châu nói riêng và của Trung Quốc nói chung
[2]. Trải qua 40 năm kinh nghiệm, dựa trên phương pháp châm cứu truyền thống,
ông tận dụng những huyệt đã có sẵn của châm cứu cổ điển và sáng tạo, phối hợp
một tổ hợp 3 huyệt châm để tăng thêm tác dụng có sẵn của các huyệt.[42]
Tại Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp Cận Tam
Châm với 40 bộ huyệt điều trị các thể bệnh lâm sàng, đặc biệt là các bệnh liên quan
đến thần kinh như tai biến mạch máu não, suy nhược thần kinh, trầm cảm hay điều
trị bại não, RLPTK ở trẻ em đạt được hiệu quả tốt. Liệu pháp này nằm trong dự án
giáo dục y tế Quốc gia liên tục của Cục Quản lý Nhà nước về Y học cổ truyền trong
nhiều năm. Năm 2004, liệu pháp được thẩm định và nghiệm thu, đồng thời được
đưa vào chương trình Nguồn Sao Quốc Gia sản xuất CD-Rom quảng bá thế giới.
[43][44]. Năm 2009, tác giả Sài Thiết Cù là học trò của Cận Thụy đã tổng hợp và
biên soạn thành sách về phương pháp này có tựa đề “Cận tam châm phương pháp
kết hợp huyệt trên lâm sàng phiên bản thứ nhất” [45] đến năm 2018 tác giả đưa ra
ấn bản thứ 2 với 40 bộ huyệt của phương pháp Cận tam châm.
Tại Việt Nam, Cận Tam Châm đã được nghiên cứu tại Viện YHCT Quân đội
và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng với tổ hợp 42 nhóm huyệt[2]. Ngoài ra,
khoa YHCT – bệnh viện quân y 121 cũng ứng dụng 42 nhóm huyệt trên trong điều
trị lâm sàng [46]. Năm 2015, 2017 và 2020 đã có 03 đề tài nghiên cứu về tác dụng
của Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến nhồi máu não [47]
xuất huyết não [48] sau giai đoạn cấp và hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống
[48] tại trường Đại học Y Hà Nội và Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
18
1.5.2. Huyệt vị của phương pháp Cận Tam Châm
TT Tên huyệt TT Tên huyệt TT Tên huyệt TT Tên huyệt
1 Nhiếp tam châm 11 Thoát tam châm 21 Túc tam châm 31
Trường tam
châm
2 Não tam châm 12 Cảnh tam châm 22 Nuy tam châm 32 Đởm tam châm
3 Trí tam châm 13 Bối tam châm 23 Diện tam châm 33 Niệu tam châm
4 Tứ thần châm 14 Kiên tam châm 24 Diện cơ châm 34
Dương tam
châm
5 Vựng thống châm 15 Thủ tam châm 25 Xoa tam châm 35 Âm tam châm
6 Định thần châm 16 Yêu tam châm 26 Thiệt tam châm 36 Chi tam châm
7 Thủ trí châm 17 Tọa cốt châm 27 Nhãn tam châm 37 Phì tam châm
8 Túc trí châm 18 Cổ tam châm 28 Tỵ tam châm 38 Đột tam châm
9 Nhàn tam châm 19 Tất tam châm 29 Nhĩ tam châm 39 Nhũ tam châm
10 Bế tam châm 20 Khỏa tam châm 30 Vị tam châm 40 Hạt tam châm
1.5.3. Một số tổ hợp huyệt thường dùng trên lâm sàng
+ Tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng đau: Cảnh tam châm, Kiên tam
châm, Tất tam châm, Yêu tam châm, Hòa tam châm, Tọa cốt châm, Thoa tam châm,
Vị tam châm, Tràng tam châm, Đởm tam châm, Niệu tam châm, Nhũ tam
châm.[49]
+ Tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng cơ thể vận động bị trở ngại: Nhiếp
tam châm, Não tam châm, Diện tam châm, Diện cơ châm, Thủ tam châm, Túc tam
châm, Ủy tam châm, Thiệt tam châm.
+ Các tổ hợp huyệt có tác dụng ích trí tỉnh thần: Trí tam châm, Tứ thần châm,
Não tam châm, Nhiếp tam châm, Huyễn thống châm, Nhãn tam châm, Thủ trí châm,
Túc tam châm, Định thần châm.[44]
+ Các tổ hợp huyệt có tác dụng cấp cứu: Bế tam châm, Thoát tam châm.
19
+ Các tổ hợp huyệt điều trị các chứng bệnh của cơ thể, tứ chi: Thủ tam châm,
Túc tam châm, Kiên tam châm, Cảnh tam châm, Tất tam châm, Hòa tam châm, Tọa
cốt châm, Diện tam châm, Diện cơ châm, Thoa tam châm.
+ Các tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các bệnh ngũ quan: Thiệt tam châm,
Nhãn tam châm, Tỵ tam châm, Nhĩ tam châm.
+ Các tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng bệnh thuộc tạng phủ: Vị tam
châm, Tràng tam châm, Đởm tam châm, Bối tam châm, Niệu tam châm, Âm tam
châm, Dương tam châm.[48]
1.5.4. Cơ sở lý luận chọn huyệt Cận tam châm
1.5.4.1. Căn cứ theo vị trí xung quanh nơi bị bệnh
Đối với một chứng trạng xuất hiện đơn độc, Cận Thụy thường chọn huyệt
xung quanh nơi bị bệnh hoặc theo nguyên lý trên, giữa, dưới nơi bị bệnh.
Khi nghiên cứu Kiên tam châm, ông phát hiện các huyệt châm cứu thông
thường hơi xa, không cải thiện được tuần hoàn cục bộ. Do đó, ông dùng ba huyệt
gồm Kiên ngung – Kiên I châm; Kiên II châm: từ Kiên ngung sang ngang ra trước 1
thốn; Kiên III châm: từ Kiên ngung sang ngang ra sau 1 thốn. Sau khi châm, ông thấy
tuần hoàn cục bộ tăng lên rõ rệt và các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.
Cũng theo cách này ông tìm ra Nhĩ tam châm là ba huyệt ở phía trước và sau
tai. Tỵ tam châm là ba huyệt trên, giữa, dưới hai bên gốc mũi. Nhiếp tam châm là ba
huyệt ở thái dương thuộc khu vực phân bố của kinh Thiếu dương...[49][50] Các tổ
hợp huyệt trên đã được chứng minh có hiệu quả cao hơn so với cách chọn đơn huyệt
hoặc song huyệt. Đây là nguyên lý chọn huyệt được ông áp dụng nhiều nhất.
1.5.4.2. Căn cứ vào biện chứng tạng phủ
Cận Thụy đã áp dụng chọn các huyệt đặc biệt của tạng phủ làm chủ nhằm
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đối với Vị tam châm, ông chọn huyệt mộ của kinh
Vị là Trung quản, huyệt hợp của kinh Vị là Túc tam lý, giao của mạch Âm duy,
Xung mạch, bát mạch giao hội huyệt là huyệt Nội quan. Đởm tam châm gồm huyệt
Nhật nguyệt là huyệt mộ của kinh Đởm, Kỳ môn là huyệt mộ của kinh Can (Can
đởm có tương quan biểu lý), huyệt hợp của kinh Đởm là huyệt Dương lăng tuyền.
20
Tràng tam châm chọn huyệt mộ của kinh Đại trường là Thiên khu, huyệt mộ của
kinh Tiểu trường là Quan nguyên, huyệt bên dưới của kinh Đại trường là Thượng
cự hư.[44][45]
1.5.4.3. Căn cứ vào tuần hoàn kinh mạch
Đối với RLPTK ở trẻ em ông áp dụng bổ thận ích khí, trấn tinh ích não. Với
quan niệm thận tàng chí, là chỉ thần chí, trí tuệ. Bệnh tuy rằng thần chí không bị hôn
mê nhưng thuộc não thần tỉnh mà bất thanh, do đó pháp điều trị khai khiếu tỉnh
thần. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể của tủy, áp dụng lý luận bệnh bên trên
lấy huyệt bên dưới, Cận Thụy đã chọn tổ hợp huyệt Túc trí châm: Dũng tuyền,
Tuyền trung, Nội tuyền trung để tăng cường tác dụng điều trị.[45]
1.5.4.4. Dựa vào công năng hiệp đồng của huyệt
Đối với các chứng bệnh khó, ông lấy các huyệt có công năng tương đồng,
tương cận để nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với Trí tam châm ông chọn Thần đình,
Bản thần trái phải tạo thành để chữa các chứng bệnh mà trí lực bị suy giảm. Hoặc
Não tam châm ông chọn 3 huyệt Não hộ, Não không trái phải để chữa các chứng
bệnh ở não.[46][50]
1.5.5. Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp Cận Tam Châm trong điều trị
1.5.5.1. Tại Trung Quốc
Nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm đối với trẻ
RLPTK ở các độ tuổi khác nhau tại trung tâm phục hồi chức năng Nhi Khoa, Bệnh
viện Cầu Nam, Đại học Quân y đệ tam Trùng Khánh của Ngô Chí Phong, Viên
Thanh và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu điều trị bằng Cận Tam Châm trên
118 trẻ, so sánh với nhóm chứng 84 trẻ áp dụng giáo dục chuyên biệt. Trẻ được điều
trị ngày 1 lần trong vòng 04 tháng, kết quả so sánh thang điểm CARS mức độ hiệu
quả điều trị và đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm
chứng, và có mối liên hện giữa kết quả điều trị bằng Cận Tam Châm với tuổi tác
của trẻ (p<0,05). [51]
Nghiên cứu tác dụng của liệu pháp Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn về
phát triển ngôn ngữ ở trẻ RLPTK của Cao Dĩnh Bình năm 2018 trên 76 bệnh nhân
rối loạn phát triển ngôn ngữ được chia làm nhóm nghiên cứu điều trị bằng Cận Tam
21
Châm và nhóm đối chứng điều trị phác đồ thông thường. Ở nhóm nghiên cứu có 32
bệnh nhân (84,21%) có hiệu quả rõ rệt và 6 bệnh nhân có hiệu quả (15,78%). Ở
nhóm chứng có 7 bệnh nhân hiệu quả rõ rệt (18,42%) 16 bệnh nhân có hiệu quả
(42,11%) và 23 bệnh nhân không hiệu quả (60,52%). Các tác giả đưa ra kết luận
rằng điều trị bằng phương pháp Cận Tam Châm có hiệu quả đáng kể so với phương
pháp thông thường, nó cải thiện triệu chứng lâm sàng và khả năng ngôn ngữ của
bệnh nhân một cách chủ đích vì thế Cận Tam Châm nên được ứng dụng nhiều hơn
trong lâm sàng [52]
An Xuân Mai và cộng sự năm 2018 có nghiên cứu lâm sàng “Đánh giá tác
dụng của Cận Tam Châm trên 50 trẻ em mắc chứng RLPTK” . Kết quả cho thấy, sau
điều trị thang điểm ABC của trẻ nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng (p<0,05).
Các tác giả cho rằng ngoài việc kết hợp các phương pháp thông thường cho trẻ
RLPTK, điều trị bằng Cận Tam Châm có thể cải thiện đáng kể tình trạng RLPTK ở
trẻ em và đáng được áp dụng lâm sàng. [53]
Trần Thuận Sâm, Bạch Học Quân và Trương Nhật Thăng đã nghiên cứu
Liệu pháp Cận Tam Châm được sử dụng để điều trị có bệnh liên quan đến não bộ
trong đó có điều trị bệnh về não cho trẻ em. Các tác giả cho rằng nhóm huyệt
“Bát Bộ Tự Kỷ” để điều trị cho trẻ RLPTK bao gồm: Tứ thần châm, trí tam
châm, não tam châm, nhiếp tam châm, nhiếp thượng tam châm, khởi bế châm,
thủ trí châm, túc trí châm. Những người chậm phát triển ngôn ngữ sẽ thêm Thiệt
tam châm, những người mắt trông nhìn thẳng và không tập trung thêm Định thần
châm, những trẻ vận động bàn tay thiếu linh hoạt có thể thêm Thủ tam châm, trẻ
đi lại kém châm Túc tam châm [54]
1.5.5.2 Tại Việt Nam
Năm 2013 Đề tài cấp khu vực của Viện YHCT Quân đội công bố đã tổ hợp
thành công 42 nhóm huyệt Cận Tam Châm. So với Trung Quốc, Việt Nam không có
huyệt Cổ tam châm, nhưng có thêm 3 huyệt là Nhiếp thượng tam châm, Khởi bế châm
và Lão ngai châm. [2]
Năm 2015 Phạm Thị Ánh Tuyết, Trần Quang Minh, Phạm Thắng đã nghiên
cứu hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt nửa
22
người do nhồi máu não sau giải đoạn cấp tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, sau điều trị các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt,
rối loạn ngôn ngữ, liệt dây VII trung ương, rối loạn cơ tròn cải thiện tốt so với trước
điều trị (p<0,05). Về PHCN liệt có 17,1% BN đạt loạt tốt, 48,6% đạt loại khá,
34,3% đạt loại trung bình, không có BN đạt loại kém [45]
Năm 2016, Khoa Y học cổ truyền bệnh viện quân y 121 đã ứng dụng 42 bộ
huyệt Cận Tam Châm để điều trị bệnh trên lâm sàng. Sử dụng Thiệt tam châm điều
trị bệnh khó nói: nói không tròn tiếng, cứng lưỡi sau di chứng viêm não Virus, di
chứng đột quỵ não, chấn thương sọ não; Não tam châm điều trị bệnh rối loạn vận
động do tiểu não; Nhiếp tam châm điều trị bệnh rối loạn vận động và cảm giác ở tứ
chi, đau đầu, ù tai, bệnh Parkinson; Diện than châm điều trị bệnh liệt dây VII ngoại
vi; Kiên tam châm điều trị bệnh viêm quanh khớp vai; Túc tam châm điều trị teo cơ
chi dưới, vận động trở ngại, tê bì, vô lực…[48]
Năm 2017 Phạm Hải Dương, Trần Quang Minh, Nguyễn Văn Nhường đã tiến
hành đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt
nửa người do Xuất huyết não sau giai đoạn cấp tại khoa YHCT– Bệnh viện Bạch Mai
[46] Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 15 và 30 ngày điều trị điểm trung bình FIM
tăng ở cả 2 nhóm ( NNC là 45,91±8,09; NĐC là 42,02±4,42), mức độ chuyển 1 độ
liệt cao nhất ở NNC là 51,4% NĐC là 62,9%. Mức độ chuyển 2 độ liệt của NNC có
xu hướng cao hơn NĐC (42,9% so với 31,4%). Các tác giả đưa ra kết luận rằng điện
châm theo công thức huyệt Cận tam châm điều trị hiệu quả hơn điện châm theo công
thức huyệt thường dùng trong phục hồi vận động cho BN liệt nửa người sau xuất
huyết não.
Năm 2020, Đỗ Văn Đình, Đoàn Quang Huy tiến hành nghiên cứu “Đánh giá
tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp Cảnh tam châm điều trị hội chứng Cổ vai
cánh tay do thoái hóa cột sống” [47] Kết quả cho thấy sử dụng bài thuốc TK1-HV
kết hợp cảnh tam châm trong 28 ngày có tác dụng cải thiện một số triệu chứng trên
bệnh nhân hội chứng cổ - vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ: Giảm 64,2% điểm
23
lượng giá cảm giác đau theo VAS; Tăng tầm vận động cột sống cổ ở cả 4 tư thế có ý
nghĩa so với thời điểm D0; Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: giảm 79,1%
điểm NDI so với D0; Hiệu quả điều trị chung: tốt là 90%; khá là 10%. Tác dụng này
tốt hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với p<0,01.
1.5.6. Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em
1.5.6.1. Cơ chế tác dụng của phương pháp châm
Như các thủ thuật châm thông thường Cận Tam Châm cũng là một kích
thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý cải thiện
lưu lượng máu cục bộ của thùy não, thùy trán và thùy đỉnh của trẻ RLPTK. Châm
cứu tác động vào các huyệt đạo cân bằng hệ kinh lạc, điều chỉnh các chức năng
của tạng phủ, làm khí huyết lưu thông mạnh mẽ [42]. Đặc biệt kích thích vào hoạt
động bất thường của nơron thần kinh trong và xung quanh các vùng não riêng
(vùng não limbic, tại trung ương bao gồm hồi hải mã và hạnh nhân) [18] [43].
Hình 1.1. Vùng Wernicke, hồi sau trên thùy thái dương, bán cầu ưu thế 22 =
Vùng Brodmann 22; 44 = Vùng Brodmann 44; 45 =Vùng Brodmann 45. [55]
Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thưc vật làm ảnh hưởng đến sự vận
mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu… làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm
xung huyết, bớt nóng, giảm đau…Vì là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
nên nếu cung cấp một kích thích đầy đủ sự ức chế và hưng phấn do hiện tượng bệnh
lý gây ra, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Nó tuân theo hiện
tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski [41][56]
24
Phản ứng tiết đoạn: Khi não có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi
cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó và ngược lại. Trở ngại của trẻ
RLPTK là rối loạn chức năng giao tiếp xã hội, việc kích thích các huyệt có thể
làm giảm độ nhạy cảm của một số vùng tai trong và não bộ, làm tăng độ tập
trung vào ngôn ngữ bình thường, giãm nhiễu, tăng khả năng nhận thức, học tập
và giao tiếp. Lưu lượng máu vùng trán và vùng thái dương của trẻ RLPTK bị
giảm đáng kể nó gây ảnh hưởng đến trí thông minh và trung tâm ngôn ngữ, việc
châm cứu sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất ở vùng này và cải thiện chức năng ngôn
ngữ [41]
Phản ứng toàn thân: Khi điều trị một số bệnh, người ta dùng một số huyệt
không ở cùng vị trí nơi đau và cũng không ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bênh,
vậy tác dụng của nó thông qua phản ứng toàn thân. Qua quá trình châm cứu và kích
thích huyệt vị gây ra các biến đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các trung gian
hóa học [56]
Theo y học cổ truyền, châm cứu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều hòa
khí huyết, cân bằng âm dương. Tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh
dày đặc dưới da tạo ra các phản xạ thân kinh đáp ứng từ đó dẫn đến tác dụng
điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần
kinh, giảm căng thẳn, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, điều hòa chức
năng nội tạng, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể. Các kích thích mạnh để
tăng độ nhạy cảm của trẻ với cơn đau và âm thanh, tăng sự giao thoa với thế giới
bên ngoài. [3][42]
1.5.6.2 Phương huyệt: Sử dụng bộ huyệt Cận Tam châm theo phác đồ của Cục quản
lý Nhà nước về Y học cổ truyền Trung Quốc [44][50](xem bảng 2.1)
25
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi từ 18 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán mắc RLPTK, vào điều trị
tại khoa Điều trị và chăm sóc trẻ tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, được lựa
chọn theo tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại: Các bệnh nhi được chẩn
đoán mắc RLPTK theo Tiêu chuẩn hiệp hội thần kinh học Mỹ (DSM-IV TR) [19]
với đặc điểm:
- Khiếm khuyết Quan hệ xã hôi: Khiếm khuyết các hành vi không lời; Thiếu
chia sẽ quan tâm thích thú; Thiếu thể hiện tình cảm; thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa.
- Khiếm khuyết Quan tâm giao tiếp: Chậm nói; Ngôn ngữ trùng lặp rập khuôn;
Ngôn ngữ kỳ lạ lập dị; Lời nói không rõ ràng, không có nội dung; Thiếu kỹ năng gia vờ
bắt chước.[58]
- Khiếm khuyết Quan tâm hành vi: Hay nổi nóng kích động; Giảm tinh tế bàn
tay; Cử động lặp lại; Bận tâm dai dẳng với chi tiết vật; Phản ứng trên hoặc dưới
ngưỡi bình thường với sự thay đổi [6][19]
- Gia đình bệnh nhi tự nguyện tham gia nghiên cứu [57]
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền: Trẻ được xếp vào chứng
Ngũ trì với các chứng trạng: Chậm nói, độc ngữ, kén ăn, tinh thần suy kém, rối loạn
giấc ngủ, khí tượng bất thường (như kém hoạt bát hoặc kích động quá mức, không
hoặc ít giao tiếp với người xung quanh), Táo bón. Đạo hãn tự hãn. Mạch trầm tế
[3][33]
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu
- Trẻ mắc RLPTK kèm theo Động kinh/ Bại não hoặc các khuyết tật khác như
khiếm thính, bệnh tim mạch, mạn tính phải dùng thuốc duy trì.
- Gia đình bệnh nhi không tham gia vào nghiên cứu.
- Gia đình bệnh nhi bỏ/dừng tham gia nghiên cứu
26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022
Khoa Điều trị và chăm sóc trẻ Tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so
sánh kết quả trước và sau điều trị, có nhóm chứng. [59]
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm
- Cỡ mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu chủ đích với cỡ mẫu tối thiểu, gồm 60 bệnh nhi từ 18 đến 72
tháng tuổi được chẩn đoán xác định là RLPTK theo tiêu chuẩn DSM- IV. [59][60]
- Phân nhóm nghiên cứu
Các bệnh nhi được chọn vào nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm sàng, làm
xét nghiệm theo 01 mẫu bệnh án thống nhất và được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm:
+ 30 bệnh nhi chia vào nhóm nghiên cứu (NNC) điều trị bằng phương pháp
Cận Tam Châm
+ 30 bệnh nhi chia vào nhóm đối chứng (NĐC) điều trị bằng phương pháp
Điện Châm
- Theo dõi quá trình điều trị được đánh giá tại 2 thời điểm
+ Trước điều trị (ngày vào viện đầu tiên D0)
+ Sau 60 ngày điều trị (D60)
2.3.3. Các biến số nghiên cứu
- Chỉ số/biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm:
tuổi/giới, thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị, nơi cư trú.[61]
+ Các triệu chứng của RLPTK theo DSM-IV
+ Các triệu chứng của RLPTK theo YHCT
+ Đánh giá mức độ RLPTK qua thang điểm CARS.
+ Chỉ số/biến số về tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị
- Cận lâm sàng: Chỉ số hồng cầu và bạch cầu
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu dựa trên các đánh giá mức độ RLPTK trong suốt liệu trình điều trị.
27
- Dựa vào các biểu mẫu tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin qua các bước:
+ Bước 1: Khám và đánh giá test CARS
+ Bước 2: Giải thích mục đích nghiên cứu
+ Bước 3: Tiến hành phỏng vấn đối tượng, thu thập số liệu
+ Bước 4: Xây dựng quy trình và thực hiện can thiệp cho từng nhóm
+ Bước 5: Thu thập và xử lý số liệu [62]
- Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu được xác định bằng phỏng vấn tại thời
điểm trước điều trị:
+ Tuổi của trẻ: được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng
năm sinh của trẻ và dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2006 [65]. Cách tính tuổi theo tháng:
Trẻ từ 18 tháng đến 18 tháng 29 ngày: 18 tháng tuổi.
Trẻ từ 72 tháng đến 72 tháng 29 ngày: 72 tháng tuổi
+ Tuổi được chẩn đoán RLPTK của trẻ: Tuổi lần đầu tiên được chẩn đoán
RLPTK: tuổi tính theo tháng.
- Giới tính của trẻ: nam, nữ
- Khu vực sống: khu vực hiện tại đối tượng nghiên cứu đang sinh sống (thành
thị, nông thôn, miền núi hải đảo…)
- Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu được xác định bằng theo dõi và
đánh giá tại 2 thời điểm trước và sau điều trị.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng
được theo dõi trong suốt liệu trình 60 ngày điều trị.
- Các chỉ số cận lâm sàng (hồng cầu, bạch cầu) được xác định tại 2 thời điểm
trước và sau điều trị bằng máy Celltac Es Model Mek -7300K tại khoa Xét nghiệm
Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2.3.5. Phương tiện nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án mẫu
Phiếu đánh giá phát âm. Phiếu đánh giá RLPTK theo DSM - IV
Thang điểm CARS là tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.
Mô hình can thiệp giáo dục chuyên biệt. Phục hồi chức năng.
Kim châm cứu dùng một lần kích thước 0,25  30 mm.
Máy điện châm M8 do BV Châm cứu trung ương sản xuất.
Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu.
28
2.3.6. Phương pháp điều trị
a. Điều trị bằng phương pháp Cận Tam Châm: 30 bệnh nhân
Phác đồ Cận Tam Châm dựa theo Cục Quản lý Nhà nước về YHCT Trung
Quốc [44]: Liệu trình 25-30 phút/ngày30 ngày/đợt (6 ngày/tuần. Nghỉ chủ nhật)
Tiến thành trong 2 đợt (tương dương 60 ngày)
Sử dụng 4 bộ huyệt thay đổi luân phiên theo ngày
Bảng 2.1. Phác đồ huyệt Cận Tam Châm [42][44]
Bộ huyệt Huyệt Đường kinh Pháp
Tứ thần châm Tứ thần thông Kỳ Huyệt Tả
Não tam châm
Não Không
Não hộ
Não hộ
Kinh Đởm
Mạch Đốc
Mạch Đốc
Tả
Định Thần châm
Định Thần I
Định thần II
Định thần II
Huyệt ngoài kinh Bổ
Nhiếp tam châm
Nhiếp bộ I
Nhiếp bộ II
Nhiếp bộ III
Huyệt ngoài kinh
Bình bổ
Bình tả
Trí tam châm
Thần Đình
Bản thần
Bản thần
Mạch Đốc
Kinh Đởm
Kinh Đởm
Tả
Thủ trí châm
Nội quan
Thần môn
Lao Cung
Kinh Tâm Bào
Kinh Tâm
Kinh Tâm Bào
Bổ
Túc trí châm
Dũng Tuyền
Tả tuyền
Hữu tuyền
Kinh Thận
Kinh Đởm
Kinh Đởm
Tả
Thiệt tam châm
Thiệt liêm tuyền I
Thiệt II
Thiệt III
Mạch Nhâm
Mạch Nhâm
Mạch Nhâm
Tả
Khởi bế châm
Nhân trung
Thính cung
Ẩn bạch
Mạch Đốc
Tiểu Trường
Kinh Tỳ
Tả
Thủ tam châm
Khúc trì
Ngoại Quan
Hợp cốc
Đại Trường
Tam Tiêu
Đại Trường
Bổ
Túc tam châm
Túc tam lý
Tam âm giao
Thái Xung
Kinh Vị
Kinh Tỳ
Kinh Can
Bổ
29
b. Điều trị bằng phương pháp Điện châm trên 30 bệnh nhân
Phác đồ huyệt điều trị dựa theo phác đồ của Bộ y tế (2013)[29] [30]: Liệu
trình 25-30 phút/ngày  6 ngày/tuần 30 ngày/đợt (Nghỉ ngày Chủ nhật).
Tiến thành trong 2 đợt (tương dương 60 ngày)
Bảng 2.2 Phác đồ huyệt điện châm[40][42]
Huyệt Đường kinh Pháp Huyệt Đường kinh Pháp
Bách Hội Mạch Đốc Tả Phong phủ Mạch Đốc Tả
Phong trì Túc thiếu dương Đởm Tả Thần môn Thủ thiếu âm Tâm Tả
Ấn Đường Kỳ huyệt Tả
Tam âm
giao
Túc thái âm Tỳ Bổ
Thượng
tinh
Mạch Đốc Tả Thận du
Túc thái dương
Bàng Quang
Bổ
Giản sứ Thủ quyết âm Tâm bào Tả Thái khê Túc thiếu âm Thận Bổ
Hợp cốc
Thủ dương minh
Đại trường
Tả Nội quan
Thủ quyết âm
Tâm bào
Bổ
Thái dương Kỳ huyệt Tả Thái xung Túc quyết âm Can Bổ
*Cả hai nhóm đều mắc máy điện châm. Tần số tả từ 5-10Hz. Tần số Bổ từ 1-
3Hz. Cường độ tăng dần từ 0 - 15µA (Tùy theo mức độ chịu đựng của bệnh nhi)
c. Các phương pháp điều trị kết hợp dùng chung cho cả hai nhóm nghiên cứu
*Phương pháp can thiệp phục hồi chức năng
- Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu: Nhằm tăng cường sự hiểu biết và giúp trẻ
khéo léo hơn trong vận động tinh, vận động thô, thông qua dạy trẻ các kỹ năng cá nhân
và xã hội: dạy trẻ ăn uống, vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi giày.
- Thời gian 20-30phút/lần/ngày với hình thức can thiệp cá nhân (1-1) [32][56]
* Mô hình can thiệp giáo dục chuyên biệt
+ Can thiệp giao tiếp- ngôn ngữ: Tăng cường sự hiểu ngôn ngữ và thể hiện
ngôn ngữ, thông qua hình thức giao tiếp không lời và có lời. Thời gian 30p/lần/x2
lần/ngày với hình thức can thiệp cá nhân (1trẻ - 1cô) và can thiệp nhóm (3trẻ-1cô).
30
+ Can thiệp hành vi: nhằm điều chỉnh để giảm tải các hành vi không phù
hợp (tự xâm hại bản thân, tăng động, rập khuôn, định hình, tập chung chú ý
kém…) và thay thế bằng các hành vi phù hợp. Thời gian 30p/lần/ x 2 lần/ngày với
hình thức can thiệp cá nhân (1 trẻ - 1 cô) và can thiệp nhóm (3 trẻ -1cô).[29]
+ Can thiệp PECS: nhằm tăng cường khả năng giao tiếp bằng sử dụng hệ thống
trao đổi tranh, chủ yếu đối với trẻ RLPTK có khiếm khuyết nặng về ngôn ngữ nói.
Thông qua kỹ năng trao đổi tranh ảnh về các đồ vật để giúp trẻ giao tiếp thể hiện nhu
cầu. Thời gian can thiệp 30 phút/ngày, với hình thức can thiệp cá nhân (1 trẻ - 1 cô)
và can thiệp nhóm (3 trẻ -1cô). [4]
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả chung: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng qua thang điểm
CARS đánh giá mức độ RLPTK trước và sau can thiệp ở 15 lĩnh vực.
Tổng điểm CARS Đánh giá thay đổi
Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển chậm
Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển vừa
Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển tốt
2.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phương pháp y sinh học [61] với sự hỗ trợ của phần
mềm SPSS 20.0. Sử dụng thuật toán χ2
(chi-2) với số liệu định tính; so sánh trước sau
bằng thuật toán so sánh từng cặp paired-sample T-test, so sánh đối chứng bằng thuật
toán kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập Anova –two factor (p –value).
- Số liệu được biểu diễn dưới dạng: X ± SD
-
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
31
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
2.6.1. Tính tự nguyện
- Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ tự nguyện cho trẻ tham gia vào
nghiên cứu can thiệp, được nghiên cứu viên thông báo và giải thích về nội dung, mục
đích thu thập thông tin quá trình, các phương pháp điều trị trong nghiên cứu. [57]
- Cha mẹ/người nuôi dưỡng của trẻ không chịu bất kỳ cứu tác động nào từ bên
ngoài hay nhóm nghiên cứu để trẻ tham gia đề tài. [62]
- Bệnh nhi sau khi tham gia có quyền ngưng/từ chối hoạt động nghiên cứu
mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào, không phải chịu trách nhiệm gì về mặt
pháp lý. [57]
2.6.2. Tính bảo mật
- Các thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật không phục vụ
bất kỳ mục đích nào khác ngoài nghiên cứu. Mọi hình thức lưu trữ như ghi chép,
ghi âm đều phải có sự đồng ý của người giám hộ và phải tiến hành công khai.
– Danh tính trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được giữu bí mật tuyệt đối. Các thông
tin cá nhân của đối tượng như họ tên, địa chí, số điện thoại, ngày tháng năm sinh
không được sử dụng trong phân tích cũng như đưa vào báo cáo. [57]
2.6.3. Đạo đức của nhóm nghiên cứu
- Đề tài được thông qua Hội Đồng khoa học đánh giá đề cương Cao học và
Hội đồng Đạo đức của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Đề tài được tiến hành tại bệnh viện Châm cứu Trung ương dưới sự cho
phép của Ban giám đốc, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, phòng kế hoạch tổng
hợp và khoa Chăm sóc điều trị trẻ Tự kỷ của bệnh viện.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam
Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ RLPTK.
- Tôn trọng quyết định tham hay không tham gia nghiên cứu của người nhà
bệnh nhi.
32
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu Cận Tam Châm điều trị rối loạn phổ tự kỷ
33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm dich tễ học
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi, giới tính, nơi cư trú của đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm chung
NNC NĐC pNNC-
NĐC
n=30 % (n= 30) %
Nơi
cư trú
Trung tâm
Tỉnh/Thành Phố
8 26,67 10 33,33
>0,05
Ngoại thành 9 30 11 36,67
Nông thôn 9 30 6 20
Vùng sâu xa 4 13,33 3 10
Giới
Nam 23 76,7 24 80
<0,05
Nữ 7 23,3 6 20
Tuổi
18-36 tháng 6 20 7 23,33
>0,05
37-72 tháng 24 80 23 76,67
(X ± SD) 48,2±15,23 47,6 ± 14,44 > 0,05
Nhận xét: Phân bố nơi cư trú giữa trung tâm nội ngoại thành và nông thôn ở
nhóm nghiên cứu lần lượt là 56,67% và 30%. Nhóm đối chứng là 70% và 30% với
p< 0,05. Giảm ở vùng sâu xa ở cả nhóm nghiên cứu và đối chứng. Tỉ lệ phân bố trẻ
nam nữ tương đồng giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tỉ lệ trẻ nam:nữ 3,3:1 ở NNC và 4:1 ở
NĐC. Tuổi trung bình của trẻ ở NNC là 48,2 ±15,23 tháng, NĐC là 47,6 ± 14,44
tháng với p > 0,05.
Bảng 3.2 Tuổi và giới khi trẻ nhập viện
Tháng
tuổi
Giới
Tổng
Tỉ lệ
(%)
p
Nam % Nữ %
18-36 7 53,85 6 46,15 13 21,7
<0,05
37-48 14 77,78 4 22,22 18 30
49-72 26 89,65 3 10,35 29 48,3
Tổng 47 78,3 13 21,7 60 100
Nhận xét: Trong nhóm 18-36 tháng tuổi tỉ lệ nam/nữ =1,2/1. Nhóm từ 37 đến
72 tháng tuổi có sự phân hóa rõ rệt giữa trẻ nam (từ 77,78% - 89,65%) và nữ (từ
10,35%-16%). Tuổi nhập viện nhiều nhất là từ 49-72 tháng. Sự khác biệt giữa
nam/nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
34
Biểu đồ 3.1. Thời điểm phát hiện RLPTK
Nhận xét: Độ tuổi trung bình phát hiện bệnh là 23,58 6,06 tháng tuổi.
Không có trường hợp nào được chẩn đoán và phát hiện trước 9 tháng. Trong đó có
72% trẻ được chẩn đoán RLPTK giai đoạn 17-24 tháng tuổi và 25% từ 25-36 tháng
tuổi. Chỉ có 3% trẻ được chuẩn đoán giai đoạn 10-16 tháng tuổi.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo DSM –IV
Dấu hiệu lâm sàng
NNC
(n, %)
NĐC
(n, %)
Tổng p
Khiếm
khuyết
quan hệ
xã hội
Giao tiếp bằng mắt kém 30 (100) 29(96,7) 59(98,3)
>0,05
Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 26(86,7) 27(90) 53(88,3)
Chơi một mình 21(70) 23(76,7) 44(73,3)
Thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa 26(86,7) 30(100) 40(66,7)
Khiếm
khuyết
về giao
tiếp
Không đáp ứng khi được gọi tên 25(83,3) 27(90) 52(86,7)
Không dùng ngón trỏ để chỉ 29(96,7) 30 (100) 59(98,3)
Lời nói trùng lặp dập khuôn, lập dị 24(80) 22(73,3) 46(76.7)
Thiếu kỹ năng giả vờ bắt chước 21 (70) 23(76,7) 44(73,3)
Lôi tay người khác khi cần 30(100) 30(100) 30(100)
Hành vi
bất
thường
Tăng động 25(83,3) 23(76,6) 47(78,3)
Lắc vẫy chân tay lặp lại rập khuôn 17(56,7) 19(63,3) 36(60)
Bận tâm dai dẳng với chi tiết đồ vật 11(36,7) 13(43,3) 24(40)
Đi nhón gót chân 26(86,7) 28(93,3) 54(90)
Ám ảnh nghi thức đặc trưng 16(53,3) 18(60) 34(56,7)
Nhạy cảm với một số cảm xúc và âm
thanh
30(100) 24(80) 54(90)
Nhận xét: Dấu hiệu quan hệ xã hội như giao tiếp mắt, thiếu quan tâm thích
thú, chơi một mình, thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa đều biểu hiện suy giảm rõ rệt,
gặp phổ biến khoảng 66-88,3%. Dấu hiệu về quan tâm giao tiếp suy giảm giao động
từ 73,3-86,7%. Mối quan tâm hành vi biểu hiện suy giảm từ 43,3 -86,7%. Sự khác
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
0% 3%
72%
25%
< 9 tháng 10-16 tháng 17-24 tháng 25-36 tháng
35
Biểu đồ 3.2. Dấu hiệu RLPTK theo thang điểm CARS trước can thiệp
Nhận xét: Trẻ có các dấu hiệu tự kỉ ở 15 lĩnh vực chiếm trên 76% ở cả hai
nhóm, dao động ở khoảng từ 86,6% đến 100%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có
ý nghĩa thống kê với p>0,05 .
3.1.3 Đặc điểm về rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ RLPTK trước điều trị
Nhận xét: Trước điều trị, trẻ RLPTK ở 2 NNC và NĐC đều khó vào đầu giấc
ngủ (100%); Ở 2 nhóm có 68,3 % không ngủ trưa, 65% thức giữa giấc, 48,3% ngủ
hay mê.
100
53.3
60
73.3
100
43.3
70
63.3
100
48.3
65 68.3
Ngủ khó vào giác Ngủ ít, hay mê Thức giữa giấc Không ngủ trưa
Rối loạn giấc ngủ trước điều trị
NNC NĐC tổng
36
Bảng 3.4 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK trước can thiệp
Đặc điểm về ngôn ngữ biểu
đạt
NNC NĐC Tổng
n % n % n %
Nói ngọng, nói nuốt từ 22 73,3 24 80 46 76,7
Nói câu có nghĩa từ 2 từ trở lên 7 23,3 5 16,7 11 18,3
Phát âm vô nghĩa (nói từ rỗng) 9 30 7 23,3 16 26,7
Nhại lời nói, bắt chước 13 43,3 12 40 25 41,7
Nói một mình 24 80 26 86,7 50 83,3
pNNC-NĐC >0,05
Đặc điểm ngôn ngữ tiếp nhận
Không thực hiện mệnh lệnh 24 80 23 76,7 47 78,3
Hiểu được câu có 2 từ trở lên 14 46,7 14 46,7 28 46,7
Hiểu được ngữ cảnh 12 40 11 36,6 23 38,3
pNNC-NĐC >0,05
Nhận xét: Trẻ RLPTK đều có suy giảm ngôn ngữ với biểu hiện chậm
nói(100%), nói ngọng nuốt từ (76,7%), nhại lời nói bắt chước (41,7%) Nói một
mình (83,3%), trẻ không thực hiện được mệnh lệnh 78,3% một số ít hiểu được ngữ
cảnh, hiểu được câu có 2 từ trở lên. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05
37
Bảng 3.5 Triệu chứng trẻ RLPTK theo YHCT trước can thiệp
Triệu chứng theo YHCT
Trước điều trị D0
(n, %) Tổng
n=60, %
pNNC-NĐC
NNC
n1=30
NĐC
n2=30
Thần kém linh hoạt 27 (90) 26 (86,6) 53 (88,3)
>0,05
Khí tượng bất thường 25(83,3) 23 (76,6) 48(80)
Chậm nói, nói ngọng 30(100) 30(100) 60 (100)
Độc ngữ (nói 1 mình) 24(80) 26 (86,6) 50 (50)
Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng 23(76,7) 22 (53,3) 45(75)
Vận động tinh bàn tay 16(53,3) 18 (60) 34(56,7)
Kén ăn 13(43,3) 10 (33,3) 23(38,3)
Không thích giao tiếp với người khác 22(73,3) 18 (60) 40 (66,7)
Rối loạn giấc ngủ 30(100) 30(100) 60(100)
Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng 22 (73,3) 23 (76,6) 45(75)
Đạo hãn 20 (66,7) 18 (60) 38 (63,3)
Tự hãn 10(33,3) 12 (40) 22(36,7)
Táo bón 21(70) 17 (56,7) 38(63,3)
Mạch trầm sác 30(100) 30(100) 60 (100)
Chỉ tay tía trệ 5(16,7) 5 (16,7) 10 (16,7)
Nhận xét: Thần kém linh hoạt, khí sắc bất thường, chậm nói, nói ngọng,
không thích giao tiếp với người khác hay rối loạn giấc ngủ, táo bón, mạch trầm sác
là những triệu chứng hay gặp của trẻ RLPTK theo YHCT ( chiếm từ 60-100% tổng
số trẻ nghiên cứu). Bên cạnh đó trẻ còn có biểu hiện nói một mình (50%); kén ăn,
đạo hãn tự hãn (chiếm khoảng 40%). Sự khác biệt của các triệu chứng YHCT giữa
NNC và NĐC không có giá trị thống kê (p≥ 0,05).
38
3.2. Kết quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ rối loạn phổ tự kỷ
3.2.1. Biến đổi các triệu chứng lâm sàng của trẻ RLPTK sau liệu trình điều trị
Bảng 3.6. Biến đổi của các triệu chứng YHCT ở trẻ RLPTK sau can thiệp
Triệu chứng theo YHCT
Trước điều trị D0
(n1=n2=30, %)
Sau điều trị D60
(n1=n2=30, %)
Pd0-
d60
NNC NĐC NNC NĐC
Thần kém linh hoạt 27 (90) 26 (86,6) 24 (80) 24(80) >0,05
Khí tượng bất thường 25(83,3) 23 (76,6) 20 (66,7) 18 (60) >0,05
Chậm nói, nói ngọng 30(100) 30(100) 12 (76,7) 14 (80) <0,05
Độc ngữ (nói 1 mình) 24(80) 26 (86,6) 13 (43,3) 12 (40) >0,05
Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng 23(76,7) 22 (53,3) 10 (50) 12(43,3) <0,05
Vận động tinh bàn tay 16(53,3) 18 (60) 13(43,3) 15(50) >0,05
Kén ăn 13(43,3) 10 (33,3) 7 (23,3) 6 (20) <0,05
Không thích giao tiếp với người khác 22(73,3) 18 (60) 18 (60) 16(53,3) >0,05
Rối loạn giấc ngủ 30(100) 30(100) 9(30) 6 (20) <0,05
Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng 22 (73,3) 23 (76,6) 8 (26,7) 9 (30) <0,05
Đạo hãn 20 (66,7) 18 (60) 5 (16,7) 6 (20) <0,05
Tự hãn 10(33,3) 12 (40) 3 (10) 5 (16,7) <0,05
Táo bón 21(70) 17 (56,7) 9 (30) 6 (20) <0,05
Mạch trầm sác 30(100) 30(100) 30(100) 30(100) >0,05
Chỉ tay tía trệ 5(16,7) 5 (16,7) 2 (6,7) 2 (6,7) >0,05
Nhận xét: Sau 60 ngày điều trị các dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ, kén ăn, táo
bón, đạo hãn tự hãn, chậm nói, nói ngọng và chất lưỡi ở cả 2 nhóm đều có sự thay
đổi rõ rệt (p <0,05). Các dấu hiệu về thần, khí tượng, giao tiếp và vận động bàn tay
thay đổi không rõ rệt (p>0,05).
39
Bảng 3.7. Biến đổi đặc điểm lâm sàng ở trẻ RLPTK theo DSM-IV sau can thiệp
Dấu hiệu lâm sàng
D0 D60
p
NNC NĐC NNC NĐC
Khiếm
khuyết
quan hệ
xã hội
Giao tiếp bằng mắt kém 30 29 18 18 0,03
Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 26 27 21 23 0,07
Chơi một mình 21 23 17 18 0,07
Thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa 26 30 13 16 0,02
Khiếm
khuyết
về giao
tiếp
Không đáp ứng khi được gọi tên 25 27 15 16 0,03
Không dùng ngón trỏ để chỉ 29 30 24 26 0,07
Lời nói trùng lặp dập khuôn, lập dị 7 9 1 2 0,05
Thiếu kỹ năng giả vờ bắt chước 24 22 20 17 0,07
Lôi tay người khác khi cần 21 23 11 12 0,03
Tăng động 30 30 21 20 0,03
Hành vi
Bất
thường
Lắc vẫy chân tay lặp lại rập khuôn 25 23 19 18 0,06
Bận tâm dai dẳng với chi tiết đồ vật 18 19 13 15 0,07
Đi nhón gót chân 17 19 13 16 0,09
Ám ảnh nghi thức đặc trưng 11 13 4 5 0,04
Nhạy cảm với một số cảm xúc và
âm thanh
26 28 23 24 0,09
Giao tiếp bằng mắt kém 16 18 15 16 0,20
Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 30 24 20 15 0,03
Nhận xét: Sau can thiệp những dấu hiệu bất thường ít cải thiện ở trẻ RLPTK
là: thiếu chia sẻ quan tâm thích thú, không dùng ngón trỏ để chỉ, lời nói kỳ lạ, đi
nhón gót chân. Dấu hiệu giao tiếp bằng mắt, quan hệ với mọi người, đáp ứng khi
được gọi tên, kỹ năng giả vờ bắt chước, lôi tay người khác khi cần, hành vi lắc vẫy
tay chân, nhạy cảm với cảm xúc âm thanh có cải thiện so với trước điều trị (p<
0,05) Không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất xuất hiện các
dấu hiệu bất thường này ở NNC và NĐC (p>0,05).
40
Bảng 3.8. Biến đổi đặc điểm suy giảm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau can thiệp
Đặc điểm về diễn
đạt ngôn ngữ
D0 (n, %) D60 (n, %)
p
NNC NĐC NNC NĐC
Chậm nói 30(100) 30(100) 12 (76,7) 14 (80) 0,04
Nói ngọng, nuốt từ 22(73,3) 24(80) 16(53,3) 19(63,3) 0,06
Phát âm vô nghĩa 9 (30) 7 (23,3) 6 (20) 5 (16,7) 0,13
Nhại lời nói bắt chước 13 (43,3) 12 (40) 20 (66,7) 18 (60) 0,05
Nói được câu có 2 từ trở lên 7 (23,3) 5 (16,7) 19 (33,3) 15 (50) 0,06
Nói một mình 24(80) 26 (86,7) 13 (43,3) 12 (40) 0,08
Đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ
Không thực hiện mệnh lệnh 24 (80) 23 (76,7) 19 (63,3) 19 (63,3) 0,07
Hiểu được câu có 2 trở lên 14 (46,7) 14 (46,7) 11 (36,7) 10 (33,3) 0,09
Hiểu được ngữ cảnh 12 (40) 11 (36,6) 10 (33,3) 10 (33,3) 0,20
Nhận xét: Sau can thiệp các đặc điểm về suy giảm ngôn ngữ đều được cải
thiện. Tỉ lệ chậm nói là 46,7%, nói ngọng nuốt từ 58,3%, phát âm vô nghĩa 18,3%.
Đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ có xu hướng cải thiện, tỉ lệ nói được câu có 2 từ trở
lên 56,7%, hiểu câu có 2 từ 35%, hiểu được ngữ cảnh 33,3%. Không nhận thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu với p>0,05
Bảng 3.9. Sự thay đổi tình trạng rối loạn giấc ngủ
Thời điểm
can thiệp
Rối loạn giấc ngủ
D0 (n, %) D60 (n, %)
p
NNC NĐC NNC NĐC
Khó vào giấc ngủ 30 (100) 30(100) 9 (30) 6(20) <0.05
Thức giữa giấc ngủ 18(60) 19(63,3) 10 (33,3) 12(40) <0.05
Không ngủ trưa 22(73,3) 21(70) 13(43,3) 14(46,6) >0.05
Ngủ ít, hay mê 16(53,3) 13(43,3) 8(26,6) 7(23,3) >0.05
Nhận xét: Sau 60 ngày điều trị các vấn đề về rối loạn giấc ngủ có xu hướng
giảm và đáp ứng tốt điều trị (p<0,05). Tình trạng thức giữa giấc, không ngủ trưa và
ngủ hay mê tốt ở NNC cải thiện tốt hơn NĐC.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ y học.

Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Man_Ebook
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn thạc sĩ y học. (20)

Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
 
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAYTình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong diều trị viêm phổi, HAY
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOTLuận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
Luận án: Giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủ...
 
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAYLuận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
Luận án: Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, HAY
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
 
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹnLuận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
Luận án: Phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc điều trị thoát vị bẹn
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em, HAY
Yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em, HAYYếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em, HAY
Yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động ...
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ emLuận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Luận văn thạc sĩ y học.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TRẦN THỊ NGUYỆT ANH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TRẦN THỊ NGUYỆT ANH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẬN TAM CHÂM TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 72 THÁNG TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành : Y học cổ truyền Mã số : 8720115 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. BS. Ngô Quang Hải 2. TS. BS. Nguyễn Minh Ngọc HÀ NỘI, NĂM 2022
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng đào tạo Sau Đại học, các Bộ môn, Khoa phòng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. TS. BS Ngô Quang Hải người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn định hướng đề tài và trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành, TS. BS Nguyễn Minh Ngọc đã giúp đỡ tôi sửa chữa thiếu sót trong luận văn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đảng ủy, Ban Giám đốc, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Điều trị và chăm sóc trẻ Tự kỷ Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần, chuyên môn cho tôi hoàn thành nghiên cứu. Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương luận văn và hội đồng bảo vệ luận văn đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và người thân đã luôn bên cạnh, khuyến khích con trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi để vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn ! Học viên Trần Thị Nguyệt Anh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thị Nguyệt Anh, học viên cao học khóa 12 - Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. BS. Ngô Quang Hải và TS. BS. Nguyễn Minh Ngọc. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2022 Học viên Trần Thị Nguyệt Anh
  • 5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1. Tổng quan về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trẻ em.................................. 3 1.1.1. Nguồn gốc......................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học........................................................................................ 3 1.2. Một số nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam....... 4 1.2.1. Nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới ..................................... 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam ...................... 5 1.3. Quan niệm của y học hiện đại về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.............. 6 1.3.1. Định nghĩa......................................................................................... 6 1.3.2. Đặc điểm........................................................................................... 7 1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ................................................. 7 1.3.4. Chẩn đoán ......................................................................................... 9 1.3.5. Điều trị và phục hồi chức năng....................................................... 11 1.3.6. Diễn biến và tiên lượng................................................................... 13 1.3.7 Theo dõi và tái khám ....................................................................... 13 1.4. Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ..........13 1.4.1. Khái niệm:....................................................................................... 13 1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................. 14 1.4.3. Triệu chứng..................................................................................... 15 1.4.4. Biện chứng luận trị.......................................................................... 16 1.4.5. Chẩn đoán ....................................................................................... 16 1.4.6. Pháp điều trị.................................................................................... 16 1.4.7. Phương huyệt .................................................................................. 16 1.5. Phương pháp Cận Tam Châm................................................................17
  • 6. 1.5.1 Khái quát về Cận Tam Châm........................................................... 17 1.5.2. Huyệt vị của phương pháp Cận Tam Châm ................................... 18 1.5.3. Một số tổ hợp huyệt thường dùng trên lâm sàng............................ 18 1.5.4. Cơ sở lý luận chọn huyệt Cận tam châm........................................ 19 1.5.5. Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp Cận Tam Châm trong điều trị............................................................................................................... 20 1.5.6. Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em............. 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................25 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm ................................................. 26 2.3.3. Các biến số nghiên cứu................................................................... 26 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 26 2.3.5. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 27 2.3.6. Phương pháp điều trị....................................................................... 28 2.4. Phương pháp đánh giá kết quả...............................................................30 2.5. Phương pháp phân tích số liệu...............................................................30 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................31 2.6.1. Tính tự nguyện................................................................................ 31 2.6.2. Tính bảo mật ................................................................................... 31 2.6.3. Đạo đức của nhóm nghiên cứu ....................................................... 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 33 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................33 3.1.1. Đặc điểm dich tễ học ...................................................................... 33 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................................ 34
  • 7. 3.1.3 Đặc điểm về rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK................................ 35 3.2. Kết quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ rối loạn phổ tự kỷ....38 3.2.1. Biến đổi các triệu chứng lâm sàng của trẻ RLPTK sau liệu trình điều trị ....................................................................................................... 38 3.2.2 So sánh kết quả điều trị của phương pháp Cận tam châm và Điện châm.......................................................................................................... 41 3.2.3. Tác dụng không mong muốn .......................................................... 43 Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 45 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...........................................45 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ...................................................................... 45 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ................................ 47 4.2. Hiệu quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ điều trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi..............................................................51 4.2.1. Thay đổi về triệu chứng YHCT sau điều trị ................................... 51 4.2.2. Thay đổi các đặc điểm RLPTK theo DSM-IV sau điều trị ............ 51 4.2.3. Thay đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau điều trị ......... 52 4.2.4. Tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK sau điều trị ............... 52 4.2.5. Kết quả điều trị chung theo thang điểm CARD.............................. 53 4.2.7. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị ........................ 58 KẾT LUẬN.................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABA Applied Behaviour Analysis Ứng dụng phân tích hành vi ADDM Autism and Developmental Disabilities Monitoring Mạng lưới Giám sát RLPTK và Khuyết tật phát triển APA American Psychiatric Asscociation Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ ASD Autism Spectrum Disorder Rối loạn phổ tự kỷ BS Bác sĩ BV Bệnh viện CARS Childhood Autism Rating Scale Thang đánh giá mức độ RLPTK CDC Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CN Chủ nhật CS Cộng sự DSM IV -TR Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders IV –tex revised Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần ICD Inter National Classification of Disease Bảng phân loại bệnh Quốc tế MCHAT Modified Checklist for Autism in Toddlers Bảng sàng lọc mức độ RLPTK ở trẻ em NNC- NĐC Nhóm nghiên cứu – Nhóm đối chứng RLPTK Rối loạn phổ tự kỷ YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phác đồ huyệt Cận Tam Châm ................................................... 28 Bảng 2.2. Phác đồ huyệt điện châm ............................................................ 29 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính, nơi cư trú của đối tượng tham gia nghiên cứu................................................................................... 33 Bảng 3.2. Tuổi và giới khi trẻ nhập viện..................................................... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo DSM –IV ... 34 Bảng 3.4. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK trước can thiệp.................. 36 Bảng 3.5. Triệu chứng trẻ RLPTK theo YHCT trước can thiệp................. 37 Bảng 3.6. Biến đổi của các triệu chứng YHCT ở trẻ RLPTK sau can thiệp.....38 Bảng 3.7. Biến đổi đặc điểm lâm sàng ở trẻ RLPTK theo DSM-IV sau can thiệp............................................................................................. 39 Bảng 3.8. Biến đổi đặc điểm suy giảm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau can thiệp............................................................................................. 40 Bảng 3.9. Sự thay đổi tình trạng rối loạn giấc ngủ ..................................... 40 Bảng 3.10. Kết quả điều trị theo thang điểm CARS..................................... 42 Bảng 3.11. Mối liên quan phương pháp điều trị và kết quả điều trị ............. 43 Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ............................... 43 Bảng 3.13. Kết quả cận lâm sàng trước và sau điều trị RLPTK................... 44 Bảng 3.14. Dấu hiệu sinh tồn trước và sau điều trị RLPTK ......................... 44
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thời điểm phát hiện RLPTK .................................................. 34 Biểu đồ 3.2. Dấu hiệu RLPTK theo thang điểm CARS trước can thiệp..... 35 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ RLPTK trước điều trị......... 35 Biểu đồ 3.4. Phân loại mức độ của RLPTK theo thang điểm CARS.......... 41 Biểu đồ 3.5. Kết quả điều trị theo thang điểm CARS................................. 41
  • 11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vùng Wernicke, hồi sau trên thùy thái dương, bán cầu ưu thế 22 = Vùng Brodmann 22; 44 = Vùng Brodmann 44; 45 =Vùng Brodmann 45................................................................................. 23 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình chẩn đoán RLPTK tại BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh............................................................................................ 9 Sơ đồ 1.2. Xử lý trong chẩn đoán RLPTK ở BV Nhi đồng 1.................... 12 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu Cận Tam Châm điều trị rối loạn phổ tự kỷ . 32
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder -RLPTK) là một bệnh lý rối loạn phát triển tâm thần – thần kinh với biểu hiện suy giảm rõ rệt và lan tỏa khả năng tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời nói và không lời, hành vi lặp đi lặp lại [1]. Đây là một khuyết tật phát triển suốt đời của trẻ em xuất hiện trước 3 tuổi, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống cũng như việc hòa nhập xã hội của trẻ. Mặc dù được giới y khoa - tâm lý - giáo dục quan tâm, nhưng còn nhiều điểm cần nguyên cứu về nguyên nhân, nguyên lý và các phương pháp can thiệp mới. Việc tìm ra một phương pháp điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một nhu cầu cấp bách, mang ý nghĩa y học thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội và mang tính nhân văn cao cả. Ở Việt Nam, RLPTK chỉ được được biết đến những năm 80 của thế kỷ XX và những nghiên cứu về RLPTK cũng chỉ tiến hành trong hơn 10 năm trở lại đây. Hầu hết các nghiên cứu tiến hành trên trẻ mầm non, một số ít trên trẻ tiểu học. Việc sử dụng các chương trình và các phương pháp can thiệp đã được đề cập trong một số nghiên cứu, như phương pháp can thiệp tâm lý, vận động và ngữ âm trị liệu, gói kỹ thuật châm cứu điều trị RLPTK, phân tích hành vi ứng dụng (ABA), Ghép tế bào gốc…[2] Trong các phương pháp này, châm cứu đóng góp một phần đáng kể vào phục hồi chức năng vận động, phục hồi rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn khác trên bệnh nhân RLPTK. Nhiều phương pháp châm cứu đã được áp dụng như dùng hào châm, mãng châm, laser châm để châm các huyệt vị toàn cơ thể hoặc một số vùng nhất định như đầu châm, nhĩ châm, diện châm và tỵ châm với nhiều công thức huyệt khác nhau nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống giảm bớt gánh nặng và mang lại cơ hội hòa nhập xã hội cho trẻ RLPTK. Hiện nay, nhiều nơi ở Trung Quốc đang áp dụng công thức huyệt Cận tam châm vào điều trị trẻ RLPTK. Đây là phương pháp điều trị bệnh theo y học cổ truyền (YHCT) mới hình thành trong những năm 1980 do tác giả Cận Thụy (Trường đại học Trung Y Dược Quảng Châu – Trung Quốc) sáng lập [4]. Ông dựa trên các huyệt vị sẵn có như Tứ Thần Thông, Thái dương, Não không, Não hộ, Bản thần… rồi từ kinh nghiệm thực tế tổ hợp ra các nhóm 3 huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên
  • 13. 2 quan đến tâm – thần kinh, các bệnh về não. Phương pháp này đã được nghiên cứu, hiện tại đã được Cục quản lý Nhà nước về Y học cổ truyền Trung Quốc áp dụng trong điều trị lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và mang lại hiệu quả nhất định trong thực tế lâm sàng. Phương pháp Cận Tam Châm - bản chất là phương pháp chọn phức hợp huyệt thuộc hệ thống kinh lạc và kích thích huyệt vị sau khi đã châm đắc khí bằng xung điện tương tự như phương pháp điện châm. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể nào khẳng định xác thực tác dụng và hiệu qủa của phương pháp Cận Tam Châm trong điều trị trẻ RLPTK. Để hiểu rõ hơn tác dụng của phương pháp này và tìm ra phương pháp trị liệu hiệu quả nhất trên bệnh nhi có rối loạn phổ tự kỷ, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 18 đến 72 tháng tuổi”, với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 18 đến 72 tháng tuổi 2. Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ điều trị rối loạn phổ tự kỷ trẻ từ 18 đến 72 tháng tuổi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ trẻ em 1.1.1. Nguồn gốc Thuật ngữ “Tự kỷ” Autism có nguồn gốc từ Hy Lạp “Autos” nghĩa là “Tự Thân”. Con người tự thu rút vào thế giới riêng của mình, tự cách ly mình với thế giới bên ngoài. Vì vậy, còn được gọi là Tự bế: tự mình đóng cửa với bên ngoài. Bác sĩ tâm thần Eugen Bleuler là người đầu tiên sử dụng từ này để mô tả triệu chứng rút lui xã hội ở những bệnh nhân có xáo trộn nặng nề mà ông quan sát ở vào khoảng đầu của thế kỷ 20, những bệnh nhân này có thể là bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm [5]. Bác sĩ tâm thần nhi khoa Leo Kanner ở Baltimore (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng RLPTK trên 11 trẻ em đặc biệt thông minh nhưng lại thể hiện “Khát vọng sống một mình mạnh mẽ” và “ám ảnh về sự giống nhau dai dẳng” [1][6] vào năm 1938 và chính thức báo cáo vào năm 1943, đồng thời đặt tên cho chúng là “Tự kỷ tuổi ấu thơ” ông đã sử dụng thuật ngữ để mô tả một nhóm bệnh nhân cùng có 3 đặc tính quan trọng: Một mình, mong muốn sự giống nhau, có các vấn đề về ngôn ngữ: chậm phát triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen…[6] 1.1.2. Dịch tễ học - Thế giới: Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (CDC) có khoảng 1% dân số thế giới có RLPTK (2014). Tính đến tháng 4/2018, Tỉ lệ mắc chung là 16,8/1000 trẻ ở độ tuổi đến trường nghĩa là 59 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ mắc chứng RLPTK [1]. Theo tổng kết ngày 27/3/2020 ti lệ này là 1/57 trẻ em ở Hoa Kỳ [5][7] Trong đó tỉ lệ mắc ở trẻ Nam là 1/37 và Nữ là 1/151 [1]. Báo cáo năm 2021 tỉ lệ này là 1/44; trẻ nam là 1/27 và nữ là 1/116. Theo thống kê không chính thức của WHO thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị tử kỷ là 4-5/10.000 so với dân số toàn thế giới không phân biệt quốc gia và chủng tộc. [6] Theo các báo cáo của ADDM, mặc dù chứng RLPTK ảnh hưởng đến mọi người không phân biệt chủng tộc nhưng các nghiên cứu luôn ghi nhận rằng trẻ em
  • 15. 4 da trắng mắc RLPTK nhiều hơn trẻ em da đen hoặc gốc Tây Ban Nha [5]. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, sự kỳ thị, thiếu khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do không có Quốc tịch hoặc thu nhập thấp, ngôn ngữ chính không phải tiếng Anh là rào cản trong việc xác định trẻ mắc RLPTK, đặc biệt là trẻ em gốc Tây Ban Nha [7] Tỉ lệ hiện nhiễm gần giống nhau đối với trẻ em da trắng:da đen:Châu Á/Thái Bình Dương:trẻ em gốc Tây Ban Nha lần lượt là 18,5:18,3:17,9:15,4. Trong đó 33% có khuyết tật về trí tuệ (IQ ≤ 70) (trẻ gái 39% cao hơn trẻ trai 32%) 25% ở mức giới hạn (IQ 71–85) và 44% có điểm IQ ở mức trung bình đến trên trung bình (tức là, IQ> 85 [5] - Việt Nam: Tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng tuổi là 7,58‰ (Tỉ lệ này giao động giữa các tỉnh/thành từ 6,8-8,4‰); tỉ lệ mắc Nam:Nữ 2,7:1 nhóm tuổi 18- 30 tháng; tỉ lệ trẻ RLPTK mắc ở Thành thị:Nông thôn là 2.4:1 [8] - Tỷ lệ trẻ mắc RLPTK theo giới tính: Nam/ Nữ = 4,3/1[2][5] 1.2. Một số nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ trên thế giới Trong báo cáo mới nhất được xuất bản trong trên tạp chí Khoa học thần kinh tự nhiên (2020) của dự án Autism Speaks MSSNG - một chương trình nghiên cứu về giải trình tự hệ gen liên quan đến RLPTK lớn nhất thế giới đã xác định thêm 18 biến thể gen làm tăng nguy cơ RLPTK. Nó bao gồm những phân tích về 5206 hệ gen ở các gia đình có người bị RLPTK, trở thành một bài nghiên cứu gen RLPTK lớn nhất cho đến nay. [9] Bên cạnh nghiên cứu của các nước phương Tây, Trung Quốc cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến trẻ RLPTK đặc biệt là sử dụng các phương pháp YHCT như xoa bóp, châm cứu hay cấy chỉ để điều trị và đánh giá trẻ RLPTK. Năm 2010 Quách Hiểu Lâm đã nghiên cứu “Đánh giá thực trạng điều trị bệnh RLPTK trong y học cổ truyền Trung Quốc” Tác giả đã bàn về góc nhìn của YHCT về RLPTK thông qua các triệu chứng lâm sàng. [10] Hai năm sau (2012), Quách Kỳ Trúc và Trương Hồng Lâm đã nghiên cứu “Tìm hiểu về thực trạng điều trị bệnh Rối loạn phổ tự kỷ trong y học cổ truyền Trung Quốc”. Tác giả đã trình bày bệnh nguyên, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biện chứng luận trị của chứng RLPTK cũng như phương pháp điều trị RLPTK [11]
  • 16. 5 Năm 2014, Trần Phong Tiến, Đặng Khả Bình Cầu và Trần Hoa Minh có nghiên cứu lâm sàng từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2014 về can thiệp giáo dục sớm đối với trẻ [12] Với mục tiêu là đánh giá hiệu quả của việc can thiệp sớm cho trẻ RLPTK thông qua quan sát ngẫu nhiên 60 trẻ được chia làm 2 nhóm (30 trẻ NNC can thiệp sớm kèm điều trị lâm sàng- 30 trẻ NĐC điều trị bằng phương pháp lâm sàng thông thường). Kết quả cho thấy can thiệp sớm kèm điều trị lâm sàng giúp 93,33% số trẻ nghiên cứu ổn định cảm xúc và hòa nhập xã hội, cao hơn so với nhóm chỉ điều trị bằng phương pháp lâm sàng thông thường (73.3%). Năm 2015, Ngô Thịnh và cộng sự đã “Đánh giá về tác dụng của Cận Tam Châm” trên 80 trẻ em mắc chứng RLPTK từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014. Các em được chia ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng và nhóm nghiên cứu, mỗi nhóm có 40 trẻ. Nhóm đối chứng được điều trị giáo dục can thiệp toàn diện và châm cứu thông thường, nhóm nghiên cứu được điều trị bằng "Liệu pháp Cận tam châm" kết hợp giáo dục can thiệp toàn diện. Cả hai nhóm trẻ đều được điều trị ngày 1 lần, sáu lần một tuần và nghỉ ngơi mỗi tuần. Sau 120 lần điều trị được đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả điểm của thang đo phát triển chức năng CARS của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng đều tăng (p<0,05); so với nhóm đối chứng, nhóm nghiên cứu tốt hơn về tri giác, khả năng nói và hiệu quả chung. Sự cải thiện ở các khía cạnh khác có ý nghĩa hơn (p<0,05). Các tác giả đưa ra kết luận rằng Cận Tam Châm có hiệu quả trong điều trị trẻ RLPTK. [13] Năm 2017, Trương Lộ Nhân đã tiến hành nghiên cứu về phương pháp châm cứu kết hợp day ấn huyệt tai trong điều trị trẻ RLPTK. Kết quả thu được cho thấy kết hợp giữa châm cứu và day ấn huyệt tai làm giảm đáng kể điểm đánh giá CARS của trẻ RLPTK so với phương pháp điều trị châm cứu thông thường [14] 1.2.2. Tình hình nghiên cứu rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam Năm 2014 Nghiên cứu của Phạm Trung Kiên, Lê Thị Kim Dung và cộng sự về tỉ lệ mắc và kết quả điều trị RLPTK ở trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên trên 7316 trẻ từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013, kết quả nghiên cứu cho thấy có 33 trẻ RLPTK, chiếm 0.45%. Tỉ lệ Nam: Nữ là 3,7:1. Tỉ lệ RLPTK ở trẻ 18- 36 tháng là 0.33%; trẻ 37-60 tháng là 0.53%. Tỉ lệ RLPTK giảm dần từ trung tâm thành phố 0,66% xuống
  • 17. 6 các huyện 0,23%. Đặc điểm lâm sàng 100% trẻ RLPTK có khiếm khuyết về quan hệ xã hội, giao tiếp, sử dụng hành vi không lời; 93,9% rối loạn hành vi [15] Từ thành quả của gói kỹ thuật điều trị RLPTK năm 2012 và 2014 tại khoa Tự Kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, năm 2017 Ngô Thị Vân Lanh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài cấp cơ sở về hiệu quả của gói kỹ thuật áp dụng: Điện châm – thủy châm – xoa bóp bấm huyệt – cấy chỉ - Giáo duc chuyên biệt vào điều trị trẻ RLPTK [3. Kết quả nghiên cứu cho thấy gói kỹ thuật này đã kế thừa phát huy tính ưu việt của nền YHCT, vừa kết hợp được tính hiện đại của YHHĐ, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí điều trị cho gia đình các bệnh nhi mắc RLPTK. Năm 2019, trong một hội nghị quốc tế tổ chức tại Nhật Bản, công bố của các nhà khoa học ở Trường Đại học Y Hà Nội về những nghiên cứu mới trên ruồi giấm biến đổi gen đã chứng minh được bệnh RLPTK liên quan đến gen. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ruồi giấm mắc bệnh RLPTK cũng giống như người, hạn chế giao tiếp với đồng loại. Sử dụng máy móc để đếm tần số một con ruồi giấm bình thường giao tiếp với các con khác, các nhà khoa học phát hiện khi bị đột biến gen RLPTK,tần số giao tiếp của ruồi giấm giảm đi rất nhiều. [16] Năm 2020 Báo cáo nghiệm thu Nhiệm vụ cấp Quốc gia về “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán và can thiệp sớm RLPTK ở trẻ em tại cộng đồng” do Trường đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế chủ nhiệm chủ trì được Bùi Thị Thu Hà và cộng sự thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2019. Kết quả cho thấy: Đặc điểm dịch tễ học Tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng là 7,58‰ (Tỉ lệ này giao động giữa các tỉnh/thành từ 6,8-8,4‰); tỉ lệ mắc Nam:Nữ (nhóm tuổi 18- 30 tháng) là 2,7:1; tỉ lệ mắc ở Thành thị:Nông thôn =2,4:1 [17]. 1.3. Quan niệm của y học hiện đại về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ 1.3.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện từ thời thơ ấu và có xu hướng kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành, biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội; khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ/phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • 18. 7 RLPTK là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội.” [18] Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM –IV TR): RLPTK nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders) ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển: nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội và các hành vi bất thường [19]. Định nghĩa theo Phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10): Xếp các rối loạn phát triển lan toả từ F84.0 đến F84.9 với các đặc tính đi kèm như sự suy giảm tưởng tác xã hôi, giao tiếp bằng lời hoặc không lời, hành vi hạn chế và lặp đi lặp lại.[20] Cha mẹ thường nhận thấy đấu hiệu này trong 2 năm đầu đời, những dấu hiệu này thường phát triển dần dần. Mặc dù một số trẻ RLPTK đạt đến mốc phát triển với tốc độ bình thường nhưng sau đó sẽ thoái lui. 1.3.2. Đặc điểm Khởi phát trước 3 tuổi bởi hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tác động xã hội qua lại, giao tiếp, và tác phong thu hẹp, lặp lại. Có thể chẩn đoán trẻ RLPTK từ rất sớm vào khoảng 18 tháng từ những biểu hiện tinh tế khó phát hiện. 1.3.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ Hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác căn nguyên của RLPTK [21]. Tuy nhiên có thể xếp thành 3 nhóm yếu tố nguy cơ gây RLPTK: ● Tổn thương não - Nghiên cứu trên mô bệnh học: Hoạt động bất thường của nơron thần kinh trong và xung quanh các vùng não riêng (vùng não limbic, tại trung ương bao gồm hồi hải mã và hạnh nhân. Bất thường thể trai, thân não và thùy trán) ảnh hưởng đến hành vi xã hội và cảm xúc. - Sự khác biệt trong dẫn truyền thần kinh, thông tin hóa học của hệ thần kinh: Nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin cao hơn ở một số người RLPTK gây ảnh hưởng đến hệ thống não và thần kinh. - Các tổn thương não xảy ra vào các giai đoạn trước, trong và sau sinh có thể gây RLPTK đã được chứng minh [21] Các yếu tố nguy trước sinh: Khi mang thai mẹ bị các bệnh sau có nguy cơ có con RLPTK:
  • 19. 8 + Tiền sử thai lưu. Mang thai không tự nhiên + Nhiễm virút như cúm, sởi, rubella; Cytomegalovirut... + Mắc các bệnh: đái tháo đường, tiền sản giật, bị suy giáp lúc mang thai, suy giáp bẩm sinh, Sang chấn tâm lý. + Dùng thuốc Thlidomide, axit Valproic… + Nghiện cocain, rượu, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất Các yếu tố nguy cơ trong sinh: Đẻ non; Can thiệp sản khoa (mổ đẻ, foorcep, giác hút); Ngạt sau sinh; Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g). Các yếu tố sau sinh: Vàng da sơ sinh bất thường; Xuất huyết não; Thiếu ô xy não; Chấn thương sọ não; Viêm não, viêm màng não; Sốt cao co giật. [1][15] Các yếu tố về dinh dưỡng, điều kiện sống bất lợi, thiếu hiểu biết trong quá trình chăm sóc sau sinh [2] ● Yếu tố di truyền - Tỷ lệ RLPTK di truyền chiếm khoảng 10%. [2] Ở trẻ sinh đôi khác trứng tỷ lệ RLPTK là 25%; ở trẻ sinh đôi cùng trứng tỷ lệ lên đến 90%. Có 2- 4% anh chị em ruột của trẻ RLPTK cũng mắc chứng RLPTK (tỷ lệ cao gấp 50 lần so với tỷ lệ trong dân số chung). Có thể tới 15% anh chị em của trẻ RLPTK gặp khó khăn trong học tập [1][21] - Các nghiên cứu đã chứng minh có trên 220 loại gen gây RLPTK [9]. ● Yếu tố môi trường * Ô nhiễm môi trường: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra bằng chứng ô nhiễm môi trường có thể liên quan đến RLPTK. Các bằng chứng đó như sau: - Tăng nồng độ Lithi, thủy ngân, chì trong máu - Nồng độ kim loại nặng trên tóc của trẻ RLPTK cao hơn bình thường - Mức độ phơi nhiễm quá mức đối với chì, asen và cadmium ở trẻ RLPTK - Bà mẹ suy dinh dưỡng và nhiễm trùng. Hội chứng rượu bào thai [5][9] * Cách chăm sóc và giáo dục trẻ - Thiếu giao tiếp giữa bố mẹ và con cái - Thiếu giao tiếp xã hội - Sang chấn tâm lý xã hội
  • 20. 9 * Tuổi của bố và mẹ trẻ: Bố mẹ trên 35 tuổi, đặc biệt là trên 39 tuổi thì nguy cơ mắc RLPTK cao gấp 2,19 lần (Larsson, 2005-Đan Mạch) [6] 1.3.4. Chẩn đoán 1.3.4.1. Dấu hiệu cảnh báo sớm: Theo Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ và Hiệp hội Thần kinh Trẻ em về sàng lọc và chẩn đoán RLPTK đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ đỏ báo động RLPTK như sau [19]: - Không cười, đáp ứng vui vẻ hoặc có biểu hiện thích thú khi trẻ 6 tháng - Không có sự tương tác qua lại bằng âm thanh, nụ cười hoặc biệu lộ bằng ánh mắt, nét mặt khi trẻ 9 tháng tuổi - Không nói bập bẹ khi trẻ 12 tháng - Không tương tác qua lại bằng cử chỉ, điệu bộ như chỉ ngón trỏ, với hoặc vẫy tay khi trẻ 12 tháng - Chưa nói được từ đơn khi 16 tháng - Chưa nói được câu 2 từ rõ nghĩa hoặc có dấu hiệu nhại lại lời khi trẻ 24 tháng. - Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ lứa tuổi nào [22] 1.3.4.2. Khám lâm sàng và trắc nghiệm tâm lý - Khám tâm thần, thần kinh và toàn thân: + 75% trẻ RLPTK bị chậm phát triển tâm thần: 30% mức độ nhẹ và vừa, 45% mức độ nặng. Khoảng 4-32% có động kinh cơn lớn. [1] + Một số trẻ RLPTK có phối hợp với tăng động, trầm cảm, lo âu. - Đánh giá trực tiếp trẻ bằng các test Denver II, M- CHAT 23 (Modified Checklist for Autism in Toddlers23), CARS (Childhood Autism Rating Scale), bảng DSM IV- TR Sơ đồ 1.1 Mô hình chẩn đoán RLPTK tại BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh[23]
  • 21. 10 1.3.4.3. Chỉ định cận lâm sàng - Chụp cắt lớp vi tính sọ não: 25% có giãn não thất.[1] - Cộng hưởng từ sọ não: Teo thuỳ nhộng của tiểu não, tăng bất thường các tiểu thuỳ võ não (Polymicrogyria). - Chụp PET: Rối loạn chuyển hoá lan tỏa ở vỏ não. - Giải phẫu bệnh vi thể tiểu não: Giảm sút số lượng các tế bào Purkinje [6] - Điện não đồ: Gần 80% có các bất thường trên điện não đồ (không đặc hiệu). [1] - Nhiễm sắc thể - Đo thính lực, khám cơ quan phát âm - Công thức máu, chức năng gan thận - Vitamin D, Calci toàn phần và ion máu: giảm/ thiếu 1.3.4.4. Chẩn đoán xác định - Theo tiêu chuẩn của DSM-IV- TR [19] * Năm 2013 Hiệp hội chuyên gia tâm thần Hoa Kỳ (APA) công bố phiên bản thứ 5 của cuốn Cẩm nang phân loại và chẩn đoán các bệnh tâm thần DSM [6][24] DSM – 5 chính thức xóa tên những dạng RLPTK đã từng được chẩn đoán độc lập trước đây, bao gồm Rối Loạn tự kỷ (Autistic Disorder), Rối Loạn Asperger (Asperger’s Disorder), Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa – Không Phân Định Rõ (Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Specified or PDD-NOS). [24] Tuy nhiên, thay vì quyết định xóa sổ vĩnh viễn, Hiệp Hội Tâm Thần Học đã gom tụ những dạng tự kỷ dưới một chiếc dù lớn, gọi chung là Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder or RLPTK) với 3 bậc thang hỗ trợ dựa vào sự chẩn đoán bệnh RLPTK nặng nhẹ khác nhau.[6] 1.3.4.5. Chẩn đoán mức độ: Theo Thang CARS đánh giá mức độ RLPTK ở trẻ em [25] Thang cho điểm RLPTK ở trẻ em gồm 15 lĩnh vực: Quan hệ với mọi người; bắt chước; đáp ứng tình cảm; động tác cơ thể; sử dụng đồ vật; thích nghi với sự thay đổi; phản ứng thị giác; phản ứng thính giác; phản ứng qua vị giác và khứu giác; sự sợ hãi hoặc hồi hộp; giao tiếp bằng lời; giao tiếp không lời; mức độ hoạt động; chức năng trí tuệ; và ấn tượng chung của người đánh giá [25].
  • 22. 11 Mỗi lĩnh vực được cho điểm từ 1 đến 4 điểm (1 - 1.5 – 2 - 2.5 – 3 - 3.5 - 4) theo mức độ đánh giá từ nhẹ đến nặng. Mức độ RLPTK được tính theo tổng số điểm của 15 lĩnh vực nói trên: - Từ 15 đến 30,5 điểm: Không RLPTK. - Từ 31 đến 36,5 điểm: RLPTK nhẹ và vừa. - Từ 37 đến 60 điểm: RLPTK nặng. [26] Trong đó: Từ 41,5-60 điểm: rất nặng [15] 1.3.5. Điều trị và phục hồi chức năng 1.3.5.1. Nguyên tắc điều trị, phục hồi chức năng - Điều trị càng sớm càng tốt theo mô hình can thiệp chuyên biệt và hòa nhập - Chọn mô hình can thiệp toàn diện có hệ thống, phù hợp mức độ RLPTK phối hợp với giáo dục mẫu giáo, tiểu học theo nhu cầu và đa phương thức [26] - Sớm đưa trẻ đến trường. Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm non và các chương trình giáo dục tại nhà [27] - Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô – tinh, giao tiếp – ngôn ngữ, cá nhân – xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa/trung tâm PHCN [28] - Lôi kéo sự tham gia của gia đình 1.3.5.2. Thuốc: Không có thuốc điều trị RLPTK [21]. Sử dụng một số loại thuốc điều trị triệu chứng để làm tăng khả năng tập trung, giảm tăng động và điều chỉnh hành vi [29]: - Thuốc giảm tăng động; chống loạn thần thế hệ 1; điều chỉnh cảm xúc. - Điều trị kém tập trung; Điều trị động tác lặp lại định hình, hành vi ám ảnh. - Các thuốc tăng cường tuần hoàn não và bổ thần kinh. - Vi chất: Magie B6, Canxi, Neurobion, Multivitamin (nhóm A, B, C, D, Sắt...) 1.3.5.3. Các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng ● Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm: • Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ. • Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi. • Đo lường hành vi bất thường (tần xuất, thời gian, mức độ, địa điểm...)
  • 23. 12 • Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi. • Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực hành về thay đổi hành vi.[29] Sơ đồ 1.2. Xử lý trong chẩn đoán RLPTK ở BV Nhi đồng 1 (Phạm Ngọc Thanh, 2008) [23] ● Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp Đa số trẻ RLPTK có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng. [30] • Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau: Kỹ năng tập trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh; Kỹ năng xã hội. • Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
  • 24. 13 Ngoài ra có thể lựa chọn chương trình theo mức độ tập trung vào các kỹ năng: chú ý; bắt chước; tiếp nhận ngôn ngữ; thể hiện ngôn ngữ; kỹ năng trước khi đến trường; tự chăm sóc; ngôn ngữ trừu tượng; kỹ năng trường học và kỹ năng xã hội. ● Hoạt động trị liệu ● Phương pháp chơi trị liệu. ● Trị liệu tại nhà (Giáo dục hòa nhập mầm non, Giáo dục đặc biệt, Hướng dẫn cho cha mẹ nội dung can thiệp tại gia đình). 1.3.5.4. Các điều trị hỗ trợ khác •Trị liệu tâm lý, Các câu chuyện xã hội, Thủy trị liệu, Âm nhạc trị liệu, Điều hòa cảm giác, Máy tính và trò chơi [31] 1.3.6. Diễn biến và tiên lượng - RLPTK là khuyết tật suốt đời có tiên lượng dè dặt [2][24] + Trẻ giao tiếp bằng lời lúc 5-7 tuổi, chỉ số IQ > 50 tiên lượng tốt. + Trẻ RLPTK điển hình và thể nặng: 75% cải thiện không tốt, 25% có tiến triển cải thiện rõ hệt [32] + Trẻ RLPTK nặng: Khó có thể độc lập về chức năng và giao tiếp xã hội. + Đáp ứng với can thiệp giáo dục: 2/3 lớn lên vẫn tàn tật và sống lệ thuộc hoàn toàn hoặc một phần. Chỉ có 1/3 tự lập. [1] 1.3.7 Theo dõi và tái khám - Các chỉ số cần theo dõi: Sự tiến bộ về nhận thức, ngôn ngữ, hành vi qua các công cụ đánh giá CARS, GARS, M- CHAT…[26] - Thời gian tái khám: Định kỳ 1 đến 2 tháng/ lần 1.4. Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ 1.4.1. Khái niệm: Theo y học cổ truyền, RLPTK được xếp vào chứng Ngũ Trì. Chứng này được An Kỳ Sinh, Cao Lỗ thời Thục An Dương Vương, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông hoặc Vũ Bình Phủ nhắc đến trong tác phẩm “Châm cứu tiệp diễn ca” “Nam Dược thần hiệu” “Y tông tâm lĩnh” “Ấu ấu tập thành”… mô tả và đưa ra phác đồ điều trị bằng châm cứu [33]. Chứng Ngũ trì là năm hiện tượng châm phát triển của trẻ nhỏ bao gồm: Chậm đứng, chậm đi, chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết nói…[34]
  • 25. 14 1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 1.4.2.1. Nguyên nhân Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tiên thiên bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng đầy đủ. Nhân tố của tiên thiên bao gồm Tinh huyết của cha mẹ suy kém, mẹ suy nhược khi mang thai, đau ốm nhiều, sinh non, sinh đẻ phải can thiệp, trẻ bị ngạt trong lúc sinh… Nhân tố hậu thiên bao gồm sinh ra không được nuôi dưỡng đúng cách, ăn uống thiếu hoặc thừa chất, thể chất suy yếu, Tỳ thận hư, đau ốm nhiều, môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên [35] Cũng theo lý luận YHCT, chứng chậm nói do ba tạng gây ra đó là tâm, phế và thận. Phế chủ âm thanh, tâm chủ thần mình, thận sinh tinh, tinh sinh tủy thông với não [36]. Ngũ tạng chứa tinh thần, huyết, khí, hồn, phách; lục phủ tiêu hóa đồ ăn uống và vận hành tân dịch, những tác dụng ấy là bản năng tiên thiên. Tinh thần đầy đủ thì não phát triển, tâm được dưỡng thì thần mình mới sáng suốt. [37] Hải thượng Lãn Ông (1724-1791) trong tác phẩm Y tông Tâm lĩnh đã phân tích nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh như sau: Chứng ngũ trì là do thai yếu đuối. Có trẻ vì tinh cha huyết mẹ kém mà sinh ra, có trẻ vì huyết người mẹ đã lạnh mà cố dùng thuốc bổ - khi có thai người mẹ bị bệnh đa đàm, do nhiều tuổi mà sinh con, hoặc sinh thiếu tháng hoặc uống thuốc phá thai… Nên sinh con yếu đuối, chính khí kém, dễ bị lục dâm, bát tà xâm nhập vào cơ thể. Muốn điều tri chứng này phải bổ ích ngũ tạng, lấy bổ huyết bổ khí dưỡng tâm làm chủ [38] Trong cuốn “Ấu ấu tập thành” Hải thượng Lãn ông cũng chỉ ra một số chứng bệnh trẻ em mà ông gặp như “Khi mẹ mang bầu mặc một số bệnh nặng trong đó có “Cảm mạo lưu hành” – là một bênh truyền nhiễm thường phát sinh vào mùa đông xuân hoặc thu đông. Khi mẹ mang thai ăn nhiều thức ăn cay nóng, khi bố mẹ đang say rượu, khi bố mẹ đang tức giận can khí uất mà hành phòng, bố và mẹ thận âm – thận dương kém sinh hoạt rồi mang bầu. Mẹ trong quá trình mang thai sinh hoạt tình dục quá nhiều làm tổn thương khí huyết. Bố và mẹ lớn tuổi hoặc nam giới lớn tuổi mà vẫn sinh em bé… thì con sinh ra cơ thể không đầy đủ hoặc bị tổn thương trí não do thận huyết không đầy đủ, thận khí không phát triển.[38]
  • 26. 15 Phần bệnh năng, kinh văn số 67 của sách Nội kinh, Hoàng đế có viết: “người mẹ quá trình mang thai nhiều lần sợ hãi, khí nghịch không xuống được, tinh khí tích tụ mà không tán ra, ảnh hưởng đến thai nhi làm cho đứa trẻ sinh ra bị điên giản”. Điều này cho thấy các bệnh từ trong thai thuộc tính thiên thiên, có quan hệ với tinh thần và hoàn cảnh xung quanh người mẹ. Vì vậy, trong quá trình mang thai cần giữ tinh thần thoải mái, tránh sợ hãi căng thẳng... đồng thời sinh hoạt phải điều độ thì sẽ tránh được những tác hại không tốt cho thai nhi [37] 1.4.2.2 Cơ chế bệnh sinh Thận tinh là vật chất cơ bản để duy trì sự sinh trưởng phát dục, giữ gìn nòi giống, các hoạt động bình thường của tạng phủ, nuôi dưỡng toản thân. Thận tinh hóa khí, sinh huyết, nên khi gặp chứng này thì thấy khí huyết đều hư.[35][26] Chứng thận tinh bất túc đối với trẻ em thì phát dục kém, thể lực và trí lực chậm phát triển, thể trạng kém hơn bạn cùng lứa. Tâm là nguồn gốc của sinh mệnh, nơi biến hóa của thần. Thần là tiếng gọi chung về hoạt động sống của con người bao gồm tinh thần, ý thức, vận động. Thần do tinh tiên thiên phối hợp tinh hậu thiên rồi sinh ra. Thần được tạo ra rồi tàng trữ ở Tâm. Tâm không tàng được thần thì trẻ mất tập trung, mất ngủ, trằn trọc, kích động[38]. Can là nơi lưu trữ được huyết hữu hình, lại có thể sơ tiết được khí vô hình. Lấy huyết là thể và lấy khí làm dụng. Can tàng thần, thần không tàng được thì mất ngủ dễ sợ hãi. Rối loạn chức năng tạng can thì khí của can bị ngưng trệ dẫn đến những thay đổi về mặt cảm xúc biểu hiện là trầm cảm muộn phiền, Can khí ngưng trệ lâu ngày dẫn đến trạng thái tự phong bế [37]. 1.4.3. Triệu chứng - Thần kém linh hoạt, khí sắc bất thường, hay ngồi thu mình vào một góc hoặc quay mặt vào tường. Da xanh niêm mạc nhợt, hình thái trung bình hoặc gầy. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trằng dày hoặc vàng mỏng. - Trẻ không nói, hoặc nói nhỏ hoặc độc ngữ. Chậm nói, nói ngọng, nói linh tinh, nói câu không có nghĩa. Trả lời không đúng câu hỏi hoặc là nói chưa rõ từ, ú ớ (một số giống người câm khi chưa từng phát ra tiếng nói). [3][39]
  • 27. 16 - Chậm hiểu biết. Nhận thức kém so với lứa tuổi. Khả năng tập trung kém: không nghe lời, hay cáu giận phá phách, ném đồ đạc. Đập đầu vào tường (tự làm thương tổn bản thân). Hay chơi một trò chơi nhất định - nhưng không được lâu. - Không thực hiện được những động tác tinh tế của bàn tay: xâu hạt, tô màu, viết vẽ, xúc cơm… - Sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, đứng tách mình một góc, không thích giao tiếp với người khác. Kén ăn, háo khát thích uống nước. - Ngủ ít, ngủ muộn, khó ngủ đầu giác, giấc ngủ không sâu, hay nói mê sảng. - Đạo hãn.Tự hãn. Đại tiện táo hoăc nát. Tiểu tiện ít và vàng. - Mạch trầm sác hoặc nhược sác. Chỉ tay tía trệ. Lòng bàn tay bàn chân lạnh, ẩm. 1.4.4. Biện chứng luận trị Trẻ nhỏ thường thuần dương vô âm. Do tiên thiên không đầy đủ hoặc hâu thiên không nuôi dưỡng đúng khiến cho trẻ âm đã thiếu lại càng thiếu hơn [33]. Can huyết thận âm hư, can dương vượng dẫn đến trẻ hay cáu giận, phá phách. Thận khí không đủ, không nuôi dưỡng được não bể, không chủ được tư duy nên nhận thức kém, trẻ hay nhút nhát sợ hại[35]. Tâm chủ huyết, tâm chủ thần minh. Tâm huyết hư, tâm hỏa vượng, đàm mê tâm khốn nên trẻ nói năng linh tinh, thần trí không tỉnh táo [36]. Những đứa trẻ này là do cha mẹ đã già hoặc sức khỏe kém sinh con đẫn đến khí huyết không đầy đủ, tâm huyết không sung mãn để nuôi dưỡng tâm và thần nên sinh bệnh [37]. Lục phủ ngũ tạng nuôi dưỡng kém, lâu ngày dẫn đên bệnh.[38][41] 1.4.5. Chẩn đoán Bát cương: Lý hư nhiệt Tạng phủ: Tâm can tỳ thận hư Nguyên nhân: Nội nhân, bất nội ngoại nhân 1.4.6. Pháp điều trị Thanh nhiệt, khai thiếu tỉnh thần. Bổ ích ngũ tạng [42] 1.4.7. Phương huyệt (Theo phác đồ điện châm hỗ trợ điều trị bệnh RLPTK trẻ em do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định 792/QĐ-BYT ngày 12 tháng 03 năm 2013) [40] (Xem bảng 2.2 Phác đồ điện châm Bộ Y tế)
  • 28. 17 1.5. Phương pháp Cận Tam Châm 1.5.1 Khái quát về Cận Tam Châm Người sáng lập ra phương pháp này là Cận Thụy - Chủ tịch hội châm cứu trường đại học Trung y dược Quảng Châu, ông là thầy thuốc nổi tiếng trong lĩnh vực Y học cổ truyền của tỉnh Quảng Châu nói riêng và của Trung Quốc nói chung [2]. Trải qua 40 năm kinh nghiệm, dựa trên phương pháp châm cứu truyền thống, ông tận dụng những huyệt đã có sẵn của châm cứu cổ điển và sáng tạo, phối hợp một tổ hợp 3 huyệt châm để tăng thêm tác dụng có sẵn của các huyệt.[42] Tại Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp Cận Tam Châm với 40 bộ huyệt điều trị các thể bệnh lâm sàng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thần kinh như tai biến mạch máu não, suy nhược thần kinh, trầm cảm hay điều trị bại não, RLPTK ở trẻ em đạt được hiệu quả tốt. Liệu pháp này nằm trong dự án giáo dục y tế Quốc gia liên tục của Cục Quản lý Nhà nước về Y học cổ truyền trong nhiều năm. Năm 2004, liệu pháp được thẩm định và nghiệm thu, đồng thời được đưa vào chương trình Nguồn Sao Quốc Gia sản xuất CD-Rom quảng bá thế giới. [43][44]. Năm 2009, tác giả Sài Thiết Cù là học trò của Cận Thụy đã tổng hợp và biên soạn thành sách về phương pháp này có tựa đề “Cận tam châm phương pháp kết hợp huyệt trên lâm sàng phiên bản thứ nhất” [45] đến năm 2018 tác giả đưa ra ấn bản thứ 2 với 40 bộ huyệt của phương pháp Cận tam châm. Tại Việt Nam, Cận Tam Châm đã được nghiên cứu tại Viện YHCT Quân đội và đã ứng dụng thành công trên lâm sàng với tổ hợp 42 nhóm huyệt[2]. Ngoài ra, khoa YHCT – bệnh viện quân y 121 cũng ứng dụng 42 nhóm huyệt trên trong điều trị lâm sàng [46]. Năm 2015, 2017 và 2020 đã có 03 đề tài nghiên cứu về tác dụng của Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến nhồi máu não [47] xuất huyết não [48] sau giai đoạn cấp và hội chứng cổ vai tay do thoái hóa cột sống [48] tại trường Đại học Y Hà Nội và Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
  • 29. 18 1.5.2. Huyệt vị của phương pháp Cận Tam Châm TT Tên huyệt TT Tên huyệt TT Tên huyệt TT Tên huyệt 1 Nhiếp tam châm 11 Thoát tam châm 21 Túc tam châm 31 Trường tam châm 2 Não tam châm 12 Cảnh tam châm 22 Nuy tam châm 32 Đởm tam châm 3 Trí tam châm 13 Bối tam châm 23 Diện tam châm 33 Niệu tam châm 4 Tứ thần châm 14 Kiên tam châm 24 Diện cơ châm 34 Dương tam châm 5 Vựng thống châm 15 Thủ tam châm 25 Xoa tam châm 35 Âm tam châm 6 Định thần châm 16 Yêu tam châm 26 Thiệt tam châm 36 Chi tam châm 7 Thủ trí châm 17 Tọa cốt châm 27 Nhãn tam châm 37 Phì tam châm 8 Túc trí châm 18 Cổ tam châm 28 Tỵ tam châm 38 Đột tam châm 9 Nhàn tam châm 19 Tất tam châm 29 Nhĩ tam châm 39 Nhũ tam châm 10 Bế tam châm 20 Khỏa tam châm 30 Vị tam châm 40 Hạt tam châm 1.5.3. Một số tổ hợp huyệt thường dùng trên lâm sàng + Tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng đau: Cảnh tam châm, Kiên tam châm, Tất tam châm, Yêu tam châm, Hòa tam châm, Tọa cốt châm, Thoa tam châm, Vị tam châm, Tràng tam châm, Đởm tam châm, Niệu tam châm, Nhũ tam châm.[49] + Tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng cơ thể vận động bị trở ngại: Nhiếp tam châm, Não tam châm, Diện tam châm, Diện cơ châm, Thủ tam châm, Túc tam châm, Ủy tam châm, Thiệt tam châm. + Các tổ hợp huyệt có tác dụng ích trí tỉnh thần: Trí tam châm, Tứ thần châm, Não tam châm, Nhiếp tam châm, Huyễn thống châm, Nhãn tam châm, Thủ trí châm, Túc tam châm, Định thần châm.[44] + Các tổ hợp huyệt có tác dụng cấp cứu: Bế tam châm, Thoát tam châm.
  • 30. 19 + Các tổ hợp huyệt điều trị các chứng bệnh của cơ thể, tứ chi: Thủ tam châm, Túc tam châm, Kiên tam châm, Cảnh tam châm, Tất tam châm, Hòa tam châm, Tọa cốt châm, Diện tam châm, Diện cơ châm, Thoa tam châm. + Các tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các bệnh ngũ quan: Thiệt tam châm, Nhãn tam châm, Tỵ tam châm, Nhĩ tam châm. + Các tổ hợp huyệt có tác dụng điều trị các chứng bệnh thuộc tạng phủ: Vị tam châm, Tràng tam châm, Đởm tam châm, Bối tam châm, Niệu tam châm, Âm tam châm, Dương tam châm.[48] 1.5.4. Cơ sở lý luận chọn huyệt Cận tam châm 1.5.4.1. Căn cứ theo vị trí xung quanh nơi bị bệnh Đối với một chứng trạng xuất hiện đơn độc, Cận Thụy thường chọn huyệt xung quanh nơi bị bệnh hoặc theo nguyên lý trên, giữa, dưới nơi bị bệnh. Khi nghiên cứu Kiên tam châm, ông phát hiện các huyệt châm cứu thông thường hơi xa, không cải thiện được tuần hoàn cục bộ. Do đó, ông dùng ba huyệt gồm Kiên ngung – Kiên I châm; Kiên II châm: từ Kiên ngung sang ngang ra trước 1 thốn; Kiên III châm: từ Kiên ngung sang ngang ra sau 1 thốn. Sau khi châm, ông thấy tuần hoàn cục bộ tăng lên rõ rệt và các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể. Cũng theo cách này ông tìm ra Nhĩ tam châm là ba huyệt ở phía trước và sau tai. Tỵ tam châm là ba huyệt trên, giữa, dưới hai bên gốc mũi. Nhiếp tam châm là ba huyệt ở thái dương thuộc khu vực phân bố của kinh Thiếu dương...[49][50] Các tổ hợp huyệt trên đã được chứng minh có hiệu quả cao hơn so với cách chọn đơn huyệt hoặc song huyệt. Đây là nguyên lý chọn huyệt được ông áp dụng nhiều nhất. 1.5.4.2. Căn cứ vào biện chứng tạng phủ Cận Thụy đã áp dụng chọn các huyệt đặc biệt của tạng phủ làm chủ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Đối với Vị tam châm, ông chọn huyệt mộ của kinh Vị là Trung quản, huyệt hợp của kinh Vị là Túc tam lý, giao của mạch Âm duy, Xung mạch, bát mạch giao hội huyệt là huyệt Nội quan. Đởm tam châm gồm huyệt Nhật nguyệt là huyệt mộ của kinh Đởm, Kỳ môn là huyệt mộ của kinh Can (Can đởm có tương quan biểu lý), huyệt hợp của kinh Đởm là huyệt Dương lăng tuyền.
  • 31. 20 Tràng tam châm chọn huyệt mộ của kinh Đại trường là Thiên khu, huyệt mộ của kinh Tiểu trường là Quan nguyên, huyệt bên dưới của kinh Đại trường là Thượng cự hư.[44][45] 1.5.4.3. Căn cứ vào tuần hoàn kinh mạch Đối với RLPTK ở trẻ em ông áp dụng bổ thận ích khí, trấn tinh ích não. Với quan niệm thận tàng chí, là chỉ thần chí, trí tuệ. Bệnh tuy rằng thần chí không bị hôn mê nhưng thuộc não thần tỉnh mà bất thanh, do đó pháp điều trị khai khiếu tỉnh thần. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể của tủy, áp dụng lý luận bệnh bên trên lấy huyệt bên dưới, Cận Thụy đã chọn tổ hợp huyệt Túc trí châm: Dũng tuyền, Tuyền trung, Nội tuyền trung để tăng cường tác dụng điều trị.[45] 1.5.4.4. Dựa vào công năng hiệp đồng của huyệt Đối với các chứng bệnh khó, ông lấy các huyệt có công năng tương đồng, tương cận để nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với Trí tam châm ông chọn Thần đình, Bản thần trái phải tạo thành để chữa các chứng bệnh mà trí lực bị suy giảm. Hoặc Não tam châm ông chọn 3 huyệt Não hộ, Não không trái phải để chữa các chứng bệnh ở não.[46][50] 1.5.5. Các nghiên cứu ứng dụng phương pháp Cận Tam Châm trong điều trị 1.5.5.1. Tại Trung Quốc Nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm đối với trẻ RLPTK ở các độ tuổi khác nhau tại trung tâm phục hồi chức năng Nhi Khoa, Bệnh viện Cầu Nam, Đại học Quân y đệ tam Trùng Khánh của Ngô Chí Phong, Viên Thanh và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu điều trị bằng Cận Tam Châm trên 118 trẻ, so sánh với nhóm chứng 84 trẻ áp dụng giáo dục chuyên biệt. Trẻ được điều trị ngày 1 lần trong vòng 04 tháng, kết quả so sánh thang điểm CARS mức độ hiệu quả điều trị và đánh giá mức độ hiệu quả của nhóm nghiên cứu tốt hơn so với nhóm chứng, và có mối liên hện giữa kết quả điều trị bằng Cận Tam Châm với tuổi tác của trẻ (p<0,05). [51] Nghiên cứu tác dụng của liệu pháp Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn về phát triển ngôn ngữ ở trẻ RLPTK của Cao Dĩnh Bình năm 2018 trên 76 bệnh nhân rối loạn phát triển ngôn ngữ được chia làm nhóm nghiên cứu điều trị bằng Cận Tam
  • 32. 21 Châm và nhóm đối chứng điều trị phác đồ thông thường. Ở nhóm nghiên cứu có 32 bệnh nhân (84,21%) có hiệu quả rõ rệt và 6 bệnh nhân có hiệu quả (15,78%). Ở nhóm chứng có 7 bệnh nhân hiệu quả rõ rệt (18,42%) 16 bệnh nhân có hiệu quả (42,11%) và 23 bệnh nhân không hiệu quả (60,52%). Các tác giả đưa ra kết luận rằng điều trị bằng phương pháp Cận Tam Châm có hiệu quả đáng kể so với phương pháp thông thường, nó cải thiện triệu chứng lâm sàng và khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân một cách chủ đích vì thế Cận Tam Châm nên được ứng dụng nhiều hơn trong lâm sàng [52] An Xuân Mai và cộng sự năm 2018 có nghiên cứu lâm sàng “Đánh giá tác dụng của Cận Tam Châm trên 50 trẻ em mắc chứng RLPTK” . Kết quả cho thấy, sau điều trị thang điểm ABC của trẻ nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng (p<0,05). Các tác giả cho rằng ngoài việc kết hợp các phương pháp thông thường cho trẻ RLPTK, điều trị bằng Cận Tam Châm có thể cải thiện đáng kể tình trạng RLPTK ở trẻ em và đáng được áp dụng lâm sàng. [53] Trần Thuận Sâm, Bạch Học Quân và Trương Nhật Thăng đã nghiên cứu Liệu pháp Cận Tam Châm được sử dụng để điều trị có bệnh liên quan đến não bộ trong đó có điều trị bệnh về não cho trẻ em. Các tác giả cho rằng nhóm huyệt “Bát Bộ Tự Kỷ” để điều trị cho trẻ RLPTK bao gồm: Tứ thần châm, trí tam châm, não tam châm, nhiếp tam châm, nhiếp thượng tam châm, khởi bế châm, thủ trí châm, túc trí châm. Những người chậm phát triển ngôn ngữ sẽ thêm Thiệt tam châm, những người mắt trông nhìn thẳng và không tập trung thêm Định thần châm, những trẻ vận động bàn tay thiếu linh hoạt có thể thêm Thủ tam châm, trẻ đi lại kém châm Túc tam châm [54] 1.5.5.2 Tại Việt Nam Năm 2013 Đề tài cấp khu vực của Viện YHCT Quân đội công bố đã tổ hợp thành công 42 nhóm huyệt Cận Tam Châm. So với Trung Quốc, Việt Nam không có huyệt Cổ tam châm, nhưng có thêm 3 huyệt là Nhiếp thượng tam châm, Khởi bế châm và Lão ngai châm. [2] Năm 2015 Phạm Thị Ánh Tuyết, Trần Quang Minh, Phạm Thắng đã nghiên cứu hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt nửa
  • 33. 22 người do nhồi máu não sau giải đoạn cấp tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau điều trị các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, liệt dây VII trung ương, rối loạn cơ tròn cải thiện tốt so với trước điều trị (p<0,05). Về PHCN liệt có 17,1% BN đạt loạt tốt, 48,6% đạt loại khá, 34,3% đạt loại trung bình, không có BN đạt loại kém [45] Năm 2016, Khoa Y học cổ truyền bệnh viện quân y 121 đã ứng dụng 42 bộ huyệt Cận Tam Châm để điều trị bệnh trên lâm sàng. Sử dụng Thiệt tam châm điều trị bệnh khó nói: nói không tròn tiếng, cứng lưỡi sau di chứng viêm não Virus, di chứng đột quỵ não, chấn thương sọ não; Não tam châm điều trị bệnh rối loạn vận động do tiểu não; Nhiếp tam châm điều trị bệnh rối loạn vận động và cảm giác ở tứ chi, đau đầu, ù tai, bệnh Parkinson; Diện than châm điều trị bệnh liệt dây VII ngoại vi; Kiên tam châm điều trị bệnh viêm quanh khớp vai; Túc tam châm điều trị teo cơ chi dưới, vận động trở ngại, tê bì, vô lực…[48] Năm 2017 Phạm Hải Dương, Trần Quang Minh, Nguyễn Văn Nhường đã tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp Cận Tam Châm trên bệnh nhân liệt nửa người do Xuất huyết não sau giai đoạn cấp tại khoa YHCT– Bệnh viện Bạch Mai [46] Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 15 và 30 ngày điều trị điểm trung bình FIM tăng ở cả 2 nhóm ( NNC là 45,91±8,09; NĐC là 42,02±4,42), mức độ chuyển 1 độ liệt cao nhất ở NNC là 51,4% NĐC là 62,9%. Mức độ chuyển 2 độ liệt của NNC có xu hướng cao hơn NĐC (42,9% so với 31,4%). Các tác giả đưa ra kết luận rằng điện châm theo công thức huyệt Cận tam châm điều trị hiệu quả hơn điện châm theo công thức huyệt thường dùng trong phục hồi vận động cho BN liệt nửa người sau xuất huyết não. Năm 2020, Đỗ Văn Đình, Đoàn Quang Huy tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp Cảnh tam châm điều trị hội chứng Cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống” [47] Kết quả cho thấy sử dụng bài thuốc TK1-HV kết hợp cảnh tam châm trong 28 ngày có tác dụng cải thiện một số triệu chứng trên bệnh nhân hội chứng cổ - vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ: Giảm 64,2% điểm
  • 34. 23 lượng giá cảm giác đau theo VAS; Tăng tầm vận động cột sống cổ ở cả 4 tư thế có ý nghĩa so với thời điểm D0; Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: giảm 79,1% điểm NDI so với D0; Hiệu quả điều trị chung: tốt là 90%; khá là 10%. Tác dụng này tốt hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với p<0,01. 1.5.6. Cận Tam Châm trong điều trị rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 1.5.6.1. Cơ chế tác dụng của phương pháp châm Như các thủ thuật châm thông thường Cận Tam Châm cũng là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý cải thiện lưu lượng máu cục bộ của thùy não, thùy trán và thùy đỉnh của trẻ RLPTK. Châm cứu tác động vào các huyệt đạo cân bằng hệ kinh lạc, điều chỉnh các chức năng của tạng phủ, làm khí huyết lưu thông mạnh mẽ [42]. Đặc biệt kích thích vào hoạt động bất thường của nơron thần kinh trong và xung quanh các vùng não riêng (vùng não limbic, tại trung ương bao gồm hồi hải mã và hạnh nhân) [18] [43]. Hình 1.1. Vùng Wernicke, hồi sau trên thùy thái dương, bán cầu ưu thế 22 = Vùng Brodmann 22; 44 = Vùng Brodmann 44; 45 =Vùng Brodmann 45. [55] Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thưc vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt, sự tập trung bạch cầu… làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau…Vì là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới nên nếu cung cấp một kích thích đầy đủ sự ức chế và hưng phấn do hiện tượng bệnh lý gây ra, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Nó tuân theo hiện tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski [41][56]
  • 35. 24 Phản ứng tiết đoạn: Khi não có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng một tiết đoạn với nó và ngược lại. Trở ngại của trẻ RLPTK là rối loạn chức năng giao tiếp xã hội, việc kích thích các huyệt có thể làm giảm độ nhạy cảm của một số vùng tai trong và não bộ, làm tăng độ tập trung vào ngôn ngữ bình thường, giãm nhiễu, tăng khả năng nhận thức, học tập và giao tiếp. Lưu lượng máu vùng trán và vùng thái dương của trẻ RLPTK bị giảm đáng kể nó gây ảnh hưởng đến trí thông minh và trung tâm ngôn ngữ, việc châm cứu sẽ thúc đẩy sự trao đổi chất ở vùng này và cải thiện chức năng ngôn ngữ [41] Phản ứng toàn thân: Khi điều trị một số bệnh, người ta dùng một số huyệt không ở cùng vị trí nơi đau và cũng không ở cùng tiết đoạn với cơ quan bị bênh, vậy tác dụng của nó thông qua phản ứng toàn thân. Qua quá trình châm cứu và kích thích huyệt vị gây ra các biến đổi về thể dịch và nội tiết, sự thay đổi các trung gian hóa học [56] Theo y học cổ truyền, châm cứu có tác dụng thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương. Tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc dưới da tạo ra các phản xạ thân kinh đáp ứng từ đó dẫn đến tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳn, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, điều hòa chức năng nội tạng, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể. Các kích thích mạnh để tăng độ nhạy cảm của trẻ với cơn đau và âm thanh, tăng sự giao thoa với thế giới bên ngoài. [3][42] 1.5.6.2 Phương huyệt: Sử dụng bộ huyệt Cận Tam châm theo phác đồ của Cục quản lý Nhà nước về Y học cổ truyền Trung Quốc [44][50](xem bảng 2.1)
  • 36. 25 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi từ 18 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán mắc RLPTK, vào điều trị tại khoa Điều trị và chăm sóc trẻ tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, được lựa chọn theo tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại: Các bệnh nhi được chẩn đoán mắc RLPTK theo Tiêu chuẩn hiệp hội thần kinh học Mỹ (DSM-IV TR) [19] với đặc điểm: - Khiếm khuyết Quan hệ xã hôi: Khiếm khuyết các hành vi không lời; Thiếu chia sẽ quan tâm thích thú; Thiếu thể hiện tình cảm; thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa. - Khiếm khuyết Quan tâm giao tiếp: Chậm nói; Ngôn ngữ trùng lặp rập khuôn; Ngôn ngữ kỳ lạ lập dị; Lời nói không rõ ràng, không có nội dung; Thiếu kỹ năng gia vờ bắt chước.[58] - Khiếm khuyết Quan tâm hành vi: Hay nổi nóng kích động; Giảm tinh tế bàn tay; Cử động lặp lại; Bận tâm dai dẳng với chi tiết vật; Phản ứng trên hoặc dưới ngưỡi bình thường với sự thay đổi [6][19] - Gia đình bệnh nhi tự nguyện tham gia nghiên cứu [57] Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền: Trẻ được xếp vào chứng Ngũ trì với các chứng trạng: Chậm nói, độc ngữ, kén ăn, tinh thần suy kém, rối loạn giấc ngủ, khí tượng bất thường (như kém hoạt bát hoặc kích động quá mức, không hoặc ít giao tiếp với người xung quanh), Táo bón. Đạo hãn tự hãn. Mạch trầm tế [3][33] Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu - Trẻ mắc RLPTK kèm theo Động kinh/ Bại não hoặc các khuyết tật khác như khiếm thính, bệnh tim mạch, mạn tính phải dùng thuốc duy trì. - Gia đình bệnh nhi không tham gia vào nghiên cứu. - Gia đình bệnh nhi bỏ/dừng tham gia nghiên cứu
  • 37. 26 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022 Khoa Điều trị và chăm sóc trẻ Tự kỷ - Bệnh viện Châm cứu Trung ương 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh kết quả trước và sau điều trị, có nhóm chứng. [59] 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm - Cỡ mẫu nghiên cứu - Chọn mẫu chủ đích với cỡ mẫu tối thiểu, gồm 60 bệnh nhi từ 18 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán xác định là RLPTK theo tiêu chuẩn DSM- IV. [59][60] - Phân nhóm nghiên cứu Các bệnh nhi được chọn vào nghiên cứu sẽ được thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm theo 01 mẫu bệnh án thống nhất và được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: + 30 bệnh nhi chia vào nhóm nghiên cứu (NNC) điều trị bằng phương pháp Cận Tam Châm + 30 bệnh nhi chia vào nhóm đối chứng (NĐC) điều trị bằng phương pháp Điện Châm - Theo dõi quá trình điều trị được đánh giá tại 2 thời điểm + Trước điều trị (ngày vào viện đầu tiên D0) + Sau 60 ngày điều trị (D60) 2.3.3. Các biến số nghiên cứu - Chỉ số/biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi/giới, thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị, nơi cư trú.[61] + Các triệu chứng của RLPTK theo DSM-IV + Các triệu chứng của RLPTK theo YHCT + Đánh giá mức độ RLPTK qua thang điểm CARS. + Chỉ số/biến số về tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị - Cận lâm sàng: Chỉ số hồng cầu và bạch cầu 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu dựa trên các đánh giá mức độ RLPTK trong suốt liệu trình điều trị.
  • 38. 27 - Dựa vào các biểu mẫu tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin qua các bước: + Bước 1: Khám và đánh giá test CARS + Bước 2: Giải thích mục đích nghiên cứu + Bước 3: Tiến hành phỏng vấn đối tượng, thu thập số liệu + Bước 4: Xây dựng quy trình và thực hiện can thiệp cho từng nhóm + Bước 5: Thu thập và xử lý số liệu [62] - Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu được xác định bằng phỏng vấn tại thời điểm trước điều trị: + Tuổi của trẻ: được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ và dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2006 [65]. Cách tính tuổi theo tháng: Trẻ từ 18 tháng đến 18 tháng 29 ngày: 18 tháng tuổi. Trẻ từ 72 tháng đến 72 tháng 29 ngày: 72 tháng tuổi + Tuổi được chẩn đoán RLPTK của trẻ: Tuổi lần đầu tiên được chẩn đoán RLPTK: tuổi tính theo tháng. - Giới tính của trẻ: nam, nữ - Khu vực sống: khu vực hiện tại đối tượng nghiên cứu đang sinh sống (thành thị, nông thôn, miền núi hải đảo…) - Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu được xác định bằng theo dõi và đánh giá tại 2 thời điểm trước và sau điều trị. - Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng được theo dõi trong suốt liệu trình 60 ngày điều trị. - Các chỉ số cận lâm sàng (hồng cầu, bạch cầu) được xác định tại 2 thời điểm trước và sau điều trị bằng máy Celltac Es Model Mek -7300K tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Châm cứu Trung ương. 2.3.5. Phương tiện nghiên cứu Hồ sơ bệnh án mẫu Phiếu đánh giá phát âm. Phiếu đánh giá RLPTK theo DSM - IV Thang điểm CARS là tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị. Mô hình can thiệp giáo dục chuyên biệt. Phục hồi chức năng. Kim châm cứu dùng một lần kích thước 0,25  30 mm. Máy điện châm M8 do BV Châm cứu trung ương sản xuất. Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu.
  • 39. 28 2.3.6. Phương pháp điều trị a. Điều trị bằng phương pháp Cận Tam Châm: 30 bệnh nhân Phác đồ Cận Tam Châm dựa theo Cục Quản lý Nhà nước về YHCT Trung Quốc [44]: Liệu trình 25-30 phút/ngày30 ngày/đợt (6 ngày/tuần. Nghỉ chủ nhật) Tiến thành trong 2 đợt (tương dương 60 ngày) Sử dụng 4 bộ huyệt thay đổi luân phiên theo ngày Bảng 2.1. Phác đồ huyệt Cận Tam Châm [42][44] Bộ huyệt Huyệt Đường kinh Pháp Tứ thần châm Tứ thần thông Kỳ Huyệt Tả Não tam châm Não Không Não hộ Não hộ Kinh Đởm Mạch Đốc Mạch Đốc Tả Định Thần châm Định Thần I Định thần II Định thần II Huyệt ngoài kinh Bổ Nhiếp tam châm Nhiếp bộ I Nhiếp bộ II Nhiếp bộ III Huyệt ngoài kinh Bình bổ Bình tả Trí tam châm Thần Đình Bản thần Bản thần Mạch Đốc Kinh Đởm Kinh Đởm Tả Thủ trí châm Nội quan Thần môn Lao Cung Kinh Tâm Bào Kinh Tâm Kinh Tâm Bào Bổ Túc trí châm Dũng Tuyền Tả tuyền Hữu tuyền Kinh Thận Kinh Đởm Kinh Đởm Tả Thiệt tam châm Thiệt liêm tuyền I Thiệt II Thiệt III Mạch Nhâm Mạch Nhâm Mạch Nhâm Tả Khởi bế châm Nhân trung Thính cung Ẩn bạch Mạch Đốc Tiểu Trường Kinh Tỳ Tả Thủ tam châm Khúc trì Ngoại Quan Hợp cốc Đại Trường Tam Tiêu Đại Trường Bổ Túc tam châm Túc tam lý Tam âm giao Thái Xung Kinh Vị Kinh Tỳ Kinh Can Bổ
  • 40. 29 b. Điều trị bằng phương pháp Điện châm trên 30 bệnh nhân Phác đồ huyệt điều trị dựa theo phác đồ của Bộ y tế (2013)[29] [30]: Liệu trình 25-30 phút/ngày  6 ngày/tuần 30 ngày/đợt (Nghỉ ngày Chủ nhật). Tiến thành trong 2 đợt (tương dương 60 ngày) Bảng 2.2 Phác đồ huyệt điện châm[40][42] Huyệt Đường kinh Pháp Huyệt Đường kinh Pháp Bách Hội Mạch Đốc Tả Phong phủ Mạch Đốc Tả Phong trì Túc thiếu dương Đởm Tả Thần môn Thủ thiếu âm Tâm Tả Ấn Đường Kỳ huyệt Tả Tam âm giao Túc thái âm Tỳ Bổ Thượng tinh Mạch Đốc Tả Thận du Túc thái dương Bàng Quang Bổ Giản sứ Thủ quyết âm Tâm bào Tả Thái khê Túc thiếu âm Thận Bổ Hợp cốc Thủ dương minh Đại trường Tả Nội quan Thủ quyết âm Tâm bào Bổ Thái dương Kỳ huyệt Tả Thái xung Túc quyết âm Can Bổ *Cả hai nhóm đều mắc máy điện châm. Tần số tả từ 5-10Hz. Tần số Bổ từ 1- 3Hz. Cường độ tăng dần từ 0 - 15µA (Tùy theo mức độ chịu đựng của bệnh nhi) c. Các phương pháp điều trị kết hợp dùng chung cho cả hai nhóm nghiên cứu *Phương pháp can thiệp phục hồi chức năng - Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu: Nhằm tăng cường sự hiểu biết và giúp trẻ khéo léo hơn trong vận động tinh, vận động thô, thông qua dạy trẻ các kỹ năng cá nhân và xã hội: dạy trẻ ăn uống, vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi giày. - Thời gian 20-30phút/lần/ngày với hình thức can thiệp cá nhân (1-1) [32][56] * Mô hình can thiệp giáo dục chuyên biệt + Can thiệp giao tiếp- ngôn ngữ: Tăng cường sự hiểu ngôn ngữ và thể hiện ngôn ngữ, thông qua hình thức giao tiếp không lời và có lời. Thời gian 30p/lần/x2 lần/ngày với hình thức can thiệp cá nhân (1trẻ - 1cô) và can thiệp nhóm (3trẻ-1cô).
  • 41. 30 + Can thiệp hành vi: nhằm điều chỉnh để giảm tải các hành vi không phù hợp (tự xâm hại bản thân, tăng động, rập khuôn, định hình, tập chung chú ý kém…) và thay thế bằng các hành vi phù hợp. Thời gian 30p/lần/ x 2 lần/ngày với hình thức can thiệp cá nhân (1 trẻ - 1 cô) và can thiệp nhóm (3 trẻ -1cô).[29] + Can thiệp PECS: nhằm tăng cường khả năng giao tiếp bằng sử dụng hệ thống trao đổi tranh, chủ yếu đối với trẻ RLPTK có khiếm khuyết nặng về ngôn ngữ nói. Thông qua kỹ năng trao đổi tranh ảnh về các đồ vật để giúp trẻ giao tiếp thể hiện nhu cầu. Thời gian can thiệp 30 phút/ngày, với hình thức can thiệp cá nhân (1 trẻ - 1 cô) và can thiệp nhóm (3 trẻ -1cô). [4] 2.4. Phương pháp đánh giá kết quả Đánh giá kết quả chung: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng qua thang điểm CARS đánh giá mức độ RLPTK trước và sau can thiệp ở 15 lĩnh vực. Tổng điểm CARS Đánh giá thay đổi Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển chậm Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển vừa Giảm từ 0-0,5 điểm Tiến triển tốt 2.5. Phương pháp phân tích số liệu - Số liệu được xử lý bằng phương pháp y sinh học [61] với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng thuật toán χ2 (chi-2) với số liệu định tính; so sánh trước sau bằng thuật toán so sánh từng cặp paired-sample T-test, so sánh đối chứng bằng thuật toán kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập Anova –two factor (p –value). - Số liệu được biểu diễn dưới dạng: X ± SD - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05.
  • 42. 31 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 2.6.1. Tính tự nguyện - Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ tự nguyện cho trẻ tham gia vào nghiên cứu can thiệp, được nghiên cứu viên thông báo và giải thích về nội dung, mục đích thu thập thông tin quá trình, các phương pháp điều trị trong nghiên cứu. [57] - Cha mẹ/người nuôi dưỡng của trẻ không chịu bất kỳ cứu tác động nào từ bên ngoài hay nhóm nghiên cứu để trẻ tham gia đề tài. [62] - Bệnh nhi sau khi tham gia có quyền ngưng/từ chối hoạt động nghiên cứu mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào, không phải chịu trách nhiệm gì về mặt pháp lý. [57] 2.6.2. Tính bảo mật - Các thông tin đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật không phục vụ bất kỳ mục đích nào khác ngoài nghiên cứu. Mọi hình thức lưu trữ như ghi chép, ghi âm đều phải có sự đồng ý của người giám hộ và phải tiến hành công khai. – Danh tính trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được giữu bí mật tuyệt đối. Các thông tin cá nhân của đối tượng như họ tên, địa chí, số điện thoại, ngày tháng năm sinh không được sử dụng trong phân tích cũng như đưa vào báo cáo. [57] 2.6.3. Đạo đức của nhóm nghiên cứu - Đề tài được thông qua Hội Đồng khoa học đánh giá đề cương Cao học và Hội đồng Đạo đức của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. - Đề tài được tiến hành tại bệnh viện Châm cứu Trung ương dưới sự cho phép của Ban giám đốc, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, phòng kế hoạch tổng hợp và khoa Chăm sóc điều trị trẻ Tự kỷ của bệnh viện. - Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ RLPTK. - Tôn trọng quyết định tham hay không tham gia nghiên cứu của người nhà bệnh nhi.
  • 43. 32 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu Cận Tam Châm điều trị rối loạn phổ tự kỷ
  • 44. 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm dich tễ học Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi, giới tính, nơi cư trú của đối tượng tham gia nghiên cứu Đặc điểm chung NNC NĐC pNNC- NĐC n=30 % (n= 30) % Nơi cư trú Trung tâm Tỉnh/Thành Phố 8 26,67 10 33,33 >0,05 Ngoại thành 9 30 11 36,67 Nông thôn 9 30 6 20 Vùng sâu xa 4 13,33 3 10 Giới Nam 23 76,7 24 80 <0,05 Nữ 7 23,3 6 20 Tuổi 18-36 tháng 6 20 7 23,33 >0,05 37-72 tháng 24 80 23 76,67 (X ± SD) 48,2±15,23 47,6 ± 14,44 > 0,05 Nhận xét: Phân bố nơi cư trú giữa trung tâm nội ngoại thành và nông thôn ở nhóm nghiên cứu lần lượt là 56,67% và 30%. Nhóm đối chứng là 70% và 30% với p< 0,05. Giảm ở vùng sâu xa ở cả nhóm nghiên cứu và đối chứng. Tỉ lệ phân bố trẻ nam nữ tương đồng giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tỉ lệ trẻ nam:nữ 3,3:1 ở NNC và 4:1 ở NĐC. Tuổi trung bình của trẻ ở NNC là 48,2 ±15,23 tháng, NĐC là 47,6 ± 14,44 tháng với p > 0,05. Bảng 3.2 Tuổi và giới khi trẻ nhập viện Tháng tuổi Giới Tổng Tỉ lệ (%) p Nam % Nữ % 18-36 7 53,85 6 46,15 13 21,7 <0,05 37-48 14 77,78 4 22,22 18 30 49-72 26 89,65 3 10,35 29 48,3 Tổng 47 78,3 13 21,7 60 100 Nhận xét: Trong nhóm 18-36 tháng tuổi tỉ lệ nam/nữ =1,2/1. Nhóm từ 37 đến 72 tháng tuổi có sự phân hóa rõ rệt giữa trẻ nam (từ 77,78% - 89,65%) và nữ (từ 10,35%-16%). Tuổi nhập viện nhiều nhất là từ 49-72 tháng. Sự khác biệt giữa nam/nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
  • 45. 34 Biểu đồ 3.1. Thời điểm phát hiện RLPTK Nhận xét: Độ tuổi trung bình phát hiện bệnh là 23,58 6,06 tháng tuổi. Không có trường hợp nào được chẩn đoán và phát hiện trước 9 tháng. Trong đó có 72% trẻ được chẩn đoán RLPTK giai đoạn 17-24 tháng tuổi và 25% từ 25-36 tháng tuổi. Chỉ có 3% trẻ được chuẩn đoán giai đoạn 10-16 tháng tuổi. 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo DSM –IV Dấu hiệu lâm sàng NNC (n, %) NĐC (n, %) Tổng p Khiếm khuyết quan hệ xã hội Giao tiếp bằng mắt kém 30 (100) 29(96,7) 59(98,3) >0,05 Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 26(86,7) 27(90) 53(88,3) Chơi một mình 21(70) 23(76,7) 44(73,3) Thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa 26(86,7) 30(100) 40(66,7) Khiếm khuyết về giao tiếp Không đáp ứng khi được gọi tên 25(83,3) 27(90) 52(86,7) Không dùng ngón trỏ để chỉ 29(96,7) 30 (100) 59(98,3) Lời nói trùng lặp dập khuôn, lập dị 24(80) 22(73,3) 46(76.7) Thiếu kỹ năng giả vờ bắt chước 21 (70) 23(76,7) 44(73,3) Lôi tay người khác khi cần 30(100) 30(100) 30(100) Hành vi bất thường Tăng động 25(83,3) 23(76,6) 47(78,3) Lắc vẫy chân tay lặp lại rập khuôn 17(56,7) 19(63,3) 36(60) Bận tâm dai dẳng với chi tiết đồ vật 11(36,7) 13(43,3) 24(40) Đi nhón gót chân 26(86,7) 28(93,3) 54(90) Ám ảnh nghi thức đặc trưng 16(53,3) 18(60) 34(56,7) Nhạy cảm với một số cảm xúc và âm thanh 30(100) 24(80) 54(90) Nhận xét: Dấu hiệu quan hệ xã hội như giao tiếp mắt, thiếu quan tâm thích thú, chơi một mình, thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa đều biểu hiện suy giảm rõ rệt, gặp phổ biến khoảng 66-88,3%. Dấu hiệu về quan tâm giao tiếp suy giảm giao động từ 73,3-86,7%. Mối quan tâm hành vi biểu hiện suy giảm từ 43,3 -86,7%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 0% 3% 72% 25% < 9 tháng 10-16 tháng 17-24 tháng 25-36 tháng
  • 46. 35 Biểu đồ 3.2. Dấu hiệu RLPTK theo thang điểm CARS trước can thiệp Nhận xét: Trẻ có các dấu hiệu tự kỉ ở 15 lĩnh vực chiếm trên 76% ở cả hai nhóm, dao động ở khoảng từ 86,6% đến 100%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 . 3.1.3 Đặc điểm về rối loạn giấc ngủ của trẻ RLPTK Biểu đồ 3.3. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở trẻ RLPTK trước điều trị Nhận xét: Trước điều trị, trẻ RLPTK ở 2 NNC và NĐC đều khó vào đầu giấc ngủ (100%); Ở 2 nhóm có 68,3 % không ngủ trưa, 65% thức giữa giấc, 48,3% ngủ hay mê. 100 53.3 60 73.3 100 43.3 70 63.3 100 48.3 65 68.3 Ngủ khó vào giác Ngủ ít, hay mê Thức giữa giấc Không ngủ trưa Rối loạn giấc ngủ trước điều trị NNC NĐC tổng
  • 47. 36 Bảng 3.4 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ RLPTK trước can thiệp Đặc điểm về ngôn ngữ biểu đạt NNC NĐC Tổng n % n % n % Nói ngọng, nói nuốt từ 22 73,3 24 80 46 76,7 Nói câu có nghĩa từ 2 từ trở lên 7 23,3 5 16,7 11 18,3 Phát âm vô nghĩa (nói từ rỗng) 9 30 7 23,3 16 26,7 Nhại lời nói, bắt chước 13 43,3 12 40 25 41,7 Nói một mình 24 80 26 86,7 50 83,3 pNNC-NĐC >0,05 Đặc điểm ngôn ngữ tiếp nhận Không thực hiện mệnh lệnh 24 80 23 76,7 47 78,3 Hiểu được câu có 2 từ trở lên 14 46,7 14 46,7 28 46,7 Hiểu được ngữ cảnh 12 40 11 36,6 23 38,3 pNNC-NĐC >0,05 Nhận xét: Trẻ RLPTK đều có suy giảm ngôn ngữ với biểu hiện chậm nói(100%), nói ngọng nuốt từ (76,7%), nhại lời nói bắt chước (41,7%) Nói một mình (83,3%), trẻ không thực hiện được mệnh lệnh 78,3% một số ít hiểu được ngữ cảnh, hiểu được câu có 2 từ trở lên. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
  • 48. 37 Bảng 3.5 Triệu chứng trẻ RLPTK theo YHCT trước can thiệp Triệu chứng theo YHCT Trước điều trị D0 (n, %) Tổng n=60, % pNNC-NĐC NNC n1=30 NĐC n2=30 Thần kém linh hoạt 27 (90) 26 (86,6) 53 (88,3) >0,05 Khí tượng bất thường 25(83,3) 23 (76,6) 48(80) Chậm nói, nói ngọng 30(100) 30(100) 60 (100) Độc ngữ (nói 1 mình) 24(80) 26 (86,6) 50 (50) Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng 23(76,7) 22 (53,3) 45(75) Vận động tinh bàn tay 16(53,3) 18 (60) 34(56,7) Kén ăn 13(43,3) 10 (33,3) 23(38,3) Không thích giao tiếp với người khác 22(73,3) 18 (60) 40 (66,7) Rối loạn giấc ngủ 30(100) 30(100) 60(100) Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng 22 (73,3) 23 (76,6) 45(75) Đạo hãn 20 (66,7) 18 (60) 38 (63,3) Tự hãn 10(33,3) 12 (40) 22(36,7) Táo bón 21(70) 17 (56,7) 38(63,3) Mạch trầm sác 30(100) 30(100) 60 (100) Chỉ tay tía trệ 5(16,7) 5 (16,7) 10 (16,7) Nhận xét: Thần kém linh hoạt, khí sắc bất thường, chậm nói, nói ngọng, không thích giao tiếp với người khác hay rối loạn giấc ngủ, táo bón, mạch trầm sác là những triệu chứng hay gặp của trẻ RLPTK theo YHCT ( chiếm từ 60-100% tổng số trẻ nghiên cứu). Bên cạnh đó trẻ còn có biểu hiện nói một mình (50%); kén ăn, đạo hãn tự hãn (chiếm khoảng 40%). Sự khác biệt của các triệu chứng YHCT giữa NNC và NĐC không có giá trị thống kê (p≥ 0,05).
  • 49. 38 3.2. Kết quả của phương pháp Cận tam châm trong hỗ trợ rối loạn phổ tự kỷ 3.2.1. Biến đổi các triệu chứng lâm sàng của trẻ RLPTK sau liệu trình điều trị Bảng 3.6. Biến đổi của các triệu chứng YHCT ở trẻ RLPTK sau can thiệp Triệu chứng theo YHCT Trước điều trị D0 (n1=n2=30, %) Sau điều trị D60 (n1=n2=30, %) Pd0- d60 NNC NĐC NNC NĐC Thần kém linh hoạt 27 (90) 26 (86,6) 24 (80) 24(80) >0,05 Khí tượng bất thường 25(83,3) 23 (76,6) 20 (66,7) 18 (60) >0,05 Chậm nói, nói ngọng 30(100) 30(100) 12 (76,7) 14 (80) <0,05 Độc ngữ (nói 1 mình) 24(80) 26 (86,6) 13 (43,3) 12 (40) >0,05 Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng 23(76,7) 22 (53,3) 10 (50) 12(43,3) <0,05 Vận động tinh bàn tay 16(53,3) 18 (60) 13(43,3) 15(50) >0,05 Kén ăn 13(43,3) 10 (33,3) 7 (23,3) 6 (20) <0,05 Không thích giao tiếp với người khác 22(73,3) 18 (60) 18 (60) 16(53,3) >0,05 Rối loạn giấc ngủ 30(100) 30(100) 9(30) 6 (20) <0,05 Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng trắng 22 (73,3) 23 (76,6) 8 (26,7) 9 (30) <0,05 Đạo hãn 20 (66,7) 18 (60) 5 (16,7) 6 (20) <0,05 Tự hãn 10(33,3) 12 (40) 3 (10) 5 (16,7) <0,05 Táo bón 21(70) 17 (56,7) 9 (30) 6 (20) <0,05 Mạch trầm sác 30(100) 30(100) 30(100) 30(100) >0,05 Chỉ tay tía trệ 5(16,7) 5 (16,7) 2 (6,7) 2 (6,7) >0,05 Nhận xét: Sau 60 ngày điều trị các dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ, kén ăn, táo bón, đạo hãn tự hãn, chậm nói, nói ngọng và chất lưỡi ở cả 2 nhóm đều có sự thay đổi rõ rệt (p <0,05). Các dấu hiệu về thần, khí tượng, giao tiếp và vận động bàn tay thay đổi không rõ rệt (p>0,05).
  • 50. 39 Bảng 3.7. Biến đổi đặc điểm lâm sàng ở trẻ RLPTK theo DSM-IV sau can thiệp Dấu hiệu lâm sàng D0 D60 p NNC NĐC NNC NĐC Khiếm khuyết quan hệ xã hội Giao tiếp bằng mắt kém 30 29 18 18 0,03 Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 26 27 21 23 0,07 Chơi một mình 21 23 17 18 0,07 Thiếu quan hệ bạn bè cùng lứa 26 30 13 16 0,02 Khiếm khuyết về giao tiếp Không đáp ứng khi được gọi tên 25 27 15 16 0,03 Không dùng ngón trỏ để chỉ 29 30 24 26 0,07 Lời nói trùng lặp dập khuôn, lập dị 7 9 1 2 0,05 Thiếu kỹ năng giả vờ bắt chước 24 22 20 17 0,07 Lôi tay người khác khi cần 21 23 11 12 0,03 Tăng động 30 30 21 20 0,03 Hành vi Bất thường Lắc vẫy chân tay lặp lại rập khuôn 25 23 19 18 0,06 Bận tâm dai dẳng với chi tiết đồ vật 18 19 13 15 0,07 Đi nhón gót chân 17 19 13 16 0,09 Ám ảnh nghi thức đặc trưng 11 13 4 5 0,04 Nhạy cảm với một số cảm xúc và âm thanh 26 28 23 24 0,09 Giao tiếp bằng mắt kém 16 18 15 16 0,20 Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú 30 24 20 15 0,03 Nhận xét: Sau can thiệp những dấu hiệu bất thường ít cải thiện ở trẻ RLPTK là: thiếu chia sẻ quan tâm thích thú, không dùng ngón trỏ để chỉ, lời nói kỳ lạ, đi nhón gót chân. Dấu hiệu giao tiếp bằng mắt, quan hệ với mọi người, đáp ứng khi được gọi tên, kỹ năng giả vờ bắt chước, lôi tay người khác khi cần, hành vi lắc vẫy tay chân, nhạy cảm với cảm xúc âm thanh có cải thiện so với trước điều trị (p< 0,05) Không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất xuất hiện các dấu hiệu bất thường này ở NNC và NĐC (p>0,05).
  • 51. 40 Bảng 3.8. Biến đổi đặc điểm suy giảm ngôn ngữ của trẻ RLPTK sau can thiệp Đặc điểm về diễn đạt ngôn ngữ D0 (n, %) D60 (n, %) p NNC NĐC NNC NĐC Chậm nói 30(100) 30(100) 12 (76,7) 14 (80) 0,04 Nói ngọng, nuốt từ 22(73,3) 24(80) 16(53,3) 19(63,3) 0,06 Phát âm vô nghĩa 9 (30) 7 (23,3) 6 (20) 5 (16,7) 0,13 Nhại lời nói bắt chước 13 (43,3) 12 (40) 20 (66,7) 18 (60) 0,05 Nói được câu có 2 từ trở lên 7 (23,3) 5 (16,7) 19 (33,3) 15 (50) 0,06 Nói một mình 24(80) 26 (86,7) 13 (43,3) 12 (40) 0,08 Đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ Không thực hiện mệnh lệnh 24 (80) 23 (76,7) 19 (63,3) 19 (63,3) 0,07 Hiểu được câu có 2 trở lên 14 (46,7) 14 (46,7) 11 (36,7) 10 (33,3) 0,09 Hiểu được ngữ cảnh 12 (40) 11 (36,6) 10 (33,3) 10 (33,3) 0,20 Nhận xét: Sau can thiệp các đặc điểm về suy giảm ngôn ngữ đều được cải thiện. Tỉ lệ chậm nói là 46,7%, nói ngọng nuốt từ 58,3%, phát âm vô nghĩa 18,3%. Đặc điểm tiếp nhận ngôn ngữ có xu hướng cải thiện, tỉ lệ nói được câu có 2 từ trở lên 56,7%, hiểu câu có 2 từ 35%, hiểu được ngữ cảnh 33,3%. Không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu với p>0,05 Bảng 3.9. Sự thay đổi tình trạng rối loạn giấc ngủ Thời điểm can thiệp Rối loạn giấc ngủ D0 (n, %) D60 (n, %) p NNC NĐC NNC NĐC Khó vào giấc ngủ 30 (100) 30(100) 9 (30) 6(20) <0.05 Thức giữa giấc ngủ 18(60) 19(63,3) 10 (33,3) 12(40) <0.05 Không ngủ trưa 22(73,3) 21(70) 13(43,3) 14(46,6) >0.05 Ngủ ít, hay mê 16(53,3) 13(43,3) 8(26,6) 7(23,3) >0.05 Nhận xét: Sau 60 ngày điều trị các vấn đề về rối loạn giấc ngủ có xu hướng giảm và đáp ứng tốt điều trị (p<0,05). Tình trạng thức giữa giấc, không ngủ trưa và ngủ hay mê tốt ở NNC cải thiện tốt hơn NĐC.