SlideShare a Scribd company logo
1 of 191
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VŨ VĂN LỢI
ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ
CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
HÀ NỘI - 2017
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VŨ VĂN LỢI
ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ
CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 62 44 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Đỗ Minh Đức
2. PGS.TS. Doãn Đình Lâm
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Vũ Văn Lợi
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc thực hiện tại Phòng Trầm tích, Viện Địa chất; Khoa Các khoa
học trái đất, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc rất nhiều
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban lãnh đạo Học viên Khoa học và Công
nghệ, Ban lãnh đạo Viện Địa chất cùng các phòng quản lý, phòng nghiên cứu, tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó .
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Đức,
PGS.TS. Doãn Đình Lâm, những thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi
hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu các nhà khoa
học: GS.TS. Trần Nghi, GS.TSKH. Phạm Văn Tỵ, PGS.TS. Nguyễn Huy Phƣơng,
PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ, PGS.TSKH. Vũ Cao Minh, TS. Đinh Xuân Thành,
TS. Nguyễn Đình Nguyên, TS. Phạm Nguyễn Hà Vũ, TS. Nguyễn Văn Bình.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại
Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng, Công ty cổ phần
E.C.C và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU
VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG......................................................5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.............................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................7
1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết .........................................................17
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..............18
1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển...................................................................18
1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu.......................................................................20
1.2.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................22
1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn...........................................................................23
1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo....................................................................24
1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu ..................................................26
1.2.7. Đặc điểm địa chất thủy văn ....................................................................32
1.2.8. Đặc điểm kiến tạo...................................................................................33
1.2.9. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng ..........34
Chƣơng 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................36
2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU..........................................................................................36
2.1.1. Nhóm tài liệu địa chất và trầm tích ........................................................36
2.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu địa chất công trình ........................................36
2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ...............................................................................40
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................41
2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng.........................................................41
2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trầm tích..................................................41
ii
2.3.3. Phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao.............................................46
2.3.4. Phƣơng pháp khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trƣờng .......................46
2.3.5. Phƣơng pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý đất và xử lý số liệu .......51
2.3.6. Phƣơng pháp địa tin học.........................................................................53
2.3.7. Phƣơng pháp tính lún nền đất.................................................................53
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ TRẦM TÍCH HOLOCEN
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG..........................................57
3.1. KHÁI NIỆM TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA TẦNG HOLOCEN.............57
3.1.1. Khái niệm tƣớng trầm tích......................................................................57
3.1.2. Địa tầng Holocen....................................................................................57
3.1.3. Độ sâu và bề dày trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng........60
3.2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................................63
3.2.1. Các tƣớng trầm tích Holocen sớm-giữa (Q2
1-2
)......................................63
3.2.2. Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q2
2-3
).................................75
3.3. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN.................................85
3.3.1. Khái niệm đất yếu...................................................................................85
3.3.2. Tính chất cơ lý của các tƣớng trầm tích Holocen...................................87
3.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH
HOLOCEN VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG ....................................................91
3.5. TƢƠNG QUAN TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT THEO ĐỊA
CHẤT CÔNG TRÌNH..........................................................................................94
Chƣơng 4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN
VÀ CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG..................................................101
4.1. PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH HOLOCEN...................................................101
4.1.1. Tiêu chí phân vùng ...............................................................................101
4.1.2. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen..................................................101
4.2. HIỆN TRẠNG CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH DO LÚN, LÚN LỆCH........122
4.2.1. Hiện trạng các sự cố công trình xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp.....122
4.2.2. Hiện trạng các sự cố trong xây dựng bến bãi container dịch vụ cảng..124
iii
4.2.3. Nguyên nhân sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng ..................126
4.3. TƢƠNG QUAN GIỮA LÚN VỚI CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH
HOLOCEN .........................................................................................................127
4.3.1. Tính toán lún trong trầm tích Holocen .................................................128
4.3.2. Tƣơng quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen ..................136
4.3.3. Lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng ...............................139
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN NỀN
ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN................................................................142
4.4.1. Một số giải pháp chung xử lý nền đất yếu phổ biến hiện nay..............142
4.4.2. Một số giải pháp công trình cụ thể .......................................................143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...............................................................................................................151
TÀI LIỆU KHAM KHẢO....................................................................................152
PHỤ LỤC...............................................................................................................158
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CP : Cổ phần
CPXD : Cổ phần xây dựng
CPT : Thí nghiệm xuyên tĩnh (Method of cone penetration test)
MNBD : Mực nƣớc biển dâng
nnk : Nhiều ngƣời khác
SPT : Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (Standard penetration test)
TB : Trung bình
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu.....................................................................21
Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ
Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46]...............27
Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [46] .............28
Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7] ...............................31
Hình 2.1. Sơ đồ tài liệu thực tế khu vực ven biển thành phố Hải Phòng..................37
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk (1954) ............................................43
Hình 2.3. Đo địa chấn nông phân giải cao theo tuyến Đình Vũ – Bán đảo Đồ Sơn.46
Hình 2.4. Công tác khoan địa chất ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng.........................47
Hình 2.5. Công tác lấy mẫu đất và mô tả đất tại hiện trƣờng ...................................47
Hình 2.6. Công tác khoan lấy mẫu, kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT .......48
Hình 2.7. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT tại khu vực nghiên cứu (quận Hải An)........49
Hình 2.8. Sơ đồ tính lún tại các kiểu mặt cắt trầm tích và phân bố tải trọng............54
Hình 3.1. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng .....60
Hình 3.2. Sơ đồ đằng dày trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng......61
Hình 3.3. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen giữa – muộn khu vực ven biển
thành phố Hải Phòng.................................................................................................62
Hình 3.4. Trầm tích bùn đầm lầy ven biển tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan
DCV02, độ sâu 21,0 ÷ 21,4 m...................................................................................63
Hình 3.5. Sơ đồ tƣớng trầm tích khu vực ven biển thành phố Hải Phòng................64
Hình 3.6. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 1 – 1’ ...........................................................65
Hình 3.7. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 2 – 2’ ...........................................................66
Hình 3.8. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 3 – 3’ ...........................................................66
Hình 3.9. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 4 – 4’ ...........................................................66
Hình 3.10. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 5 – 5’.........................................................67
Hình 3.11. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 6 – 6’.........................................................67
Hình 3.12. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 7 – 7’.........................................................67
Hình 3.13. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 8 – 8’.........................................................68
vi
Hình 3.14. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 9 – 9’.........................................................68
Hình 3.15. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 10 – 10’.....................................................68
Hình 3.16. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao
tuyến HP4..................................................................................................................70
Hình 3.17. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao
tuyến HP9..................................................................................................................71
Hình 3.18. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao
tuyến HP12................................................................................................................72
Hình 3.19. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn tuyến HP11...........73
Hình 3.20. Trầm tích bùn estuary – vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan
HK06, độ sâu 17,0 ÷ 17,4 m .....................................................................................74
Hình 3.21. Trầm tích bùn chân châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,
độ sâu 11,0 ÷ 14,4 m .................................................................................................75
Hình 3.22. Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06,
độ sâu 7,4 ÷ 7,7 m .....................................................................................................77
Hình 3.23. Trầm tích cát bùn bãi triều. Lỗ khoan KT03, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m...........79
Hình 3.24. Trầm tích bùn bãi triều. Lỗ khoan HK06, độ sâu 0,3 ÷ 0,6 m................80
Hình 3.25. Trầm tích cát cồn cát cửa sông. Lỗ khoan TT1, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m.......81
Hình 3.26. Trầm tích bùn cửa sông estuary. Lỗ khoan DAP25, độ sâu 0,1 ÷ 0,3 m 82
Hình 3.27. Trầm tích bùn cát đầm lầy cửa sông. Lỗ khoan DT03, độ sâu 2,0 ÷ 2,3 m......83
Hình 3.28. Trầm tích bùn cát đồng bằng châu thổ. Lỗ khoan DT2, độ sâu 0,1÷ 0,4 m .....84
Hình 4.1. Sơ đồ minh họa phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.......102
Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.......................103
Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ......104
Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) (tiếp).......105
Hình 4.4. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ......113
Hình 4.5. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 3) ......117
Hình 4.6. Hình ảnh sự cố lún, lún lệch nhà số 12, 14, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng122
Hình 4.7. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng......124
Hình 4.8. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 1).......................................131
vii
Hình 4.9. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 2).......................................132
Hình P1.1. Một số hình ảnh các sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng – Công
trình nhóm 1 ............................................................................................................158
Hình P1.2. Một số hình ảnh các sự cố lún nền bãi container dịch vụ cảng – Công
trình nhóm 2 ............................................................................................................159
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu .............23
Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận......23
Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh..................24
Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận..................24
Bảng 1.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu ..........................34
Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng mẫu phân tích trong phòng và thí nghiệm hiện trƣờng ......39
Bảng 2.2. Thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk (1954) ...........................42
Bảng 2.3. Trạng thái của đất theo sức kháng xuyên tiêu chuẩn Nspt.........................48
Bảng 2.4. Độ chặt của đất xác định bằng xuyên côn ................................................50
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vật lý, cơ học và chỉ tiêu tính toán của trầm tích Holocen ...51
Bảng 2.6. Phân loại đất theo chỉ số dẻo IP ................................................................52
Bảng 2.7. Phân loại trạng thái của đất theo chỉ số sệt (B) ........................................52
Bảng 3.1. Phân loại đất yếu trầm tích Holocen.........................................................86
Bảng 3.2. Tính chất cơ lý các tƣớng trầm tích Holocen ...........................................88
Bảng 3.3. Tƣơng quan tƣớng trầm tích và phân loại đất theo địa chất công trình....94
Bảng 3.4. Loại đất và trạng thái các tƣớng trầm tích Holocen ...............................100
Bảng 4.1. Tiêu chí phân vùng trầm tích Holocen ...................................................101
Bảng 4.2. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ...106
Bảng 4.3. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ...114
Bảng 4.4. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – Địa chất công trình (Vùng 3) ..118
Bảng 4.5. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu ...................121
Bảng 4.6. Một số sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng (nhóm 1) .....................123
Bảng 4.7. Một số sự cố lún công trình xây dựng (nhóm 2) ....................................125
Bảng 4.8. Cách tiếp cận tính toán lún nền đất.........................................................128
Bảng 4.9. Các thông số và giao diện bảng tính toán lún nền đất ............................130
Bảng 4.10. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 1........................131
Bảng 4.11. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 2........................132
Bảng 4.12. Kết quả tính lún nhà số 12, Cát Bi, Hải An..........................................134
ix
Bảng 4.13. Kết quả tính lún bãi container Vinalines, Đình Vũ ..............................135
Bảng 4.14. Kịch bản nƣớc biển dâng.....................................................................140
Bảng 4.15. Kết quả tính lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng............141
Bảng 4.16. Giải pháp nâng cao xử lý nền đất yếu khu vực nghiên cứu..................145
Bảng P2.1. Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1 và cách tiếp cận 2......................160
Bảng P3.2. Kết quả tính lún cố kết và kịch bản nƣớc biển dâng ............................164
Bảng P4.3. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp
cận 1 ........................................................................................................................167
Bảng P4.4. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp
cận 2 ........................................................................................................................170
Bảng P5.5. Kết quả tính lún công trình Nhà số 12, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng ....173
Bảng P5.6. Kết quả tính lún công trình Bãi container, Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng .....176
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I cấp quốc gia và là thành phố cảng có
tầm quan trọng đặc biệt đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế theo xu hƣớng hội nhập sâu rộng với khu vực và
thế giới, nhiều dự án đầu tƣ xây dựng mở rộng đã đƣợc hình thành và triển khai
nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng tồn tại nhiều tầng
đất yếu, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng xảy ra phổ biến với các
mức độ khác nhau, đặc biệt ở các quận huyện ven biển, nhƣ Hải An, Dƣơng Kinh
và Đồ Sơn, có liên quan trực tiếp đến nền đất yếu trầm tích Holocen, gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, thiệt hại lớn về kinh tế, bức xúc trong xã hội. Hiện nay,
công tác khắc phục hậu quả đã và đang đƣợc thực hiện, nhƣng hiệu quả chƣa cao,
các giải pháp xử lý nền đất yếu chƣa thực sự phù hợp với đặc điểm các kiểu nền đất
trong khu vực, do đó, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng diễn biến
ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng.
Các nghiên cứu về trầm tích Holocen, địa chất công trình khu vực Hải Phòng
từ trƣớc đến nay đã đạt đƣợc những giá trị lớn về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên,
các kết quả nghiên cứu chƣa cụ thể, chi tiết, còn rời rạc, tính thực tiễn chƣa cao;
chƣa có công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen với địa chất công
trình, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong việc luận giải các sự cố lún, lún lệch các
công trình xây dựng có liên quan đến nền đất yếu trầm tích Holocen. Do đó, để
nhận dạng đƣợc quy luật lún nền đất yếu trầm tích Holocen, thì cần phải nhận diện
đƣợc đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven
biển thành phố Hải Phòng, nhằm giảm thiểu tối đa những sự cố công trinh xây
dựng, cũng nhƣ phục vụ một cách có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển bền
vững cơ sở hạ tầng là một nhu cầu khách quan.
2
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm và quy luật phân bố các
thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng phục vụ
phát triển cơ sở hạ tầng” là vô cùng cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen
khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.
- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố
công trình xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng trên nền
đất yếu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là khu ven biển thành phố Hải Phòng nằm trong khung
tọa độ địa lý: Kinh độ từ 106o
34’ đến 106o
56’; Vĩ độ từ 20o
34’ đến 20o
53’. Bao
gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn
và các xã thuộc các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng thành phố Hải Phòng và một phần
nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô
Quyền), xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua phần chồng lấn giữa khu vực
nghiên cứu với đảo Cát Hải.
4. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố các trầm tích Holocen khu vực
ven biển thành phố Hải Phòng.
2. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình các trầm tích Holocen khu vực
ven biển thành phố Hải Phòng.
3. Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố
công trình xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trên
nền đất yếu của trầm tích Holocen.
4. Đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu, phát triển bền vững cơ sở hạ tầng
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.
3
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng
cộng sinh tƣớng theo thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển.
Giai đoạn biển tiến Flandrian (Holocen sớm - giữa) có 4 tƣớng (bùn đầm lầy ven
biển, cát lẫn sạn bãi triều, cát sạn lạch triều và bùn estuary - vũng vịnh); Giai đoạn
biển thoái Holocen giữa - muộn có 4 tƣớng (bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu
thổ, cát cồn cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ); Thời kỳ biển dâng hiện
đại có 6 tƣớng (cát, cát bùn và bùn bãi triều, cát sạn lạch triều, bùn cát đầm lầy cửa
sông và bùn cửa sông hình phễu).
Luận điểm 2: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng
bao gồm 3 vùng, 7 phụ vùng và 18 khu, tƣơng ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích -
địa chất công trình đặc trƣng. Hiện tƣợng lún và lún lệch ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến ổn định các công trình xây dựng, xảy ra mạnh nhất ở vùng estuary (vùng 3) liên
quan đến phức hệ tƣớng bùn đầm lầy ven biển (mbQ2
1-2
), bùn estuary - vũng vịnh
(mebQ2
1-2
), bùn chân châu thổ (ampdQ2
2-3
), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2
2-3
) và
bùn cửa sông estuary (meQ2
2-3
); tiếp đến là vùng châu thổ (vùng 1), liên quan đến
phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh (mebQ2
1-2
), bùn chân châu thổ (ampdQ2
2-3
),
bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2
2-3
) và bùn bãi triều (amtfmQ2
2-3
), cuối cùng là vùng
châu thổ nhô cao (vùng 2) liên quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh
(mebQ2
1-2
), bùn chân châu thổ (ampdQ2
2-3
), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2
2-3
) và
bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ2
2-3
).
6. Những điểm mới của luận án
(1) Xác định đƣợc tổ hợp cộng sinh tƣớng trầm tích trong thời kỳ biển dâng
hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của tƣớng trầm tích bùn cửa sông hình phễu
(meQ2
2-3
) phân bố tại khu vực cửa sông Bạch Đằng.
(2) Xác định mối tƣơng quan giữa các đặc điểm tƣớng trầm tích Holocen với
các tính chất cơ lý của đất yếu khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Cụ thể, phân
chia chi tiết các loại đất yếu theo các cấp độ khác nhau, trong đó, một số loại đất
yếu bao gồm nhiều tƣớng trầm tích.
(3) Phân chia chi tiết các vùng, phụ vùng và khu phân bố các kiểu mặt cắt
4
trầm tích - địa chất công trình Holocen, phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực
ven biển thành phố Hải Phòng.
(4) Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của lún nền đất yếu phục vụ công tác thiết kế
cao độ nền trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và khả năng ứng phó của các
công trình ven biển thành phố Hải Phòng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực
nƣớc biển dâng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
(1) Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích
Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân và mối liên
quan đến tai biến lún gây mất ổn định công trình trong hoạt động phát triển xây
dựng cơ sở hạ tầng.
(2) Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở khoa học góp phần giải thích nguyên nhân,
cơ chế hình thành và phát triển tai biến lún của nền đất yếu từ đó khoanh vùng dự
báo các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất phục vụ cho việc nghiên cứu lập
quy hoạch để khai thác, sử dụng và quản lý nguồn quỹ đất phục vụ phát triển cơ sở
hạ tầng một cách hợp lý và bền vững.
8. Bố cục của Luận án
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đặc điểm khu vực ven biển
thành phố Hải Phòng
Chƣơng 2. Cở sở tài liệu và các phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven
biển thành phố Hải Phòng.
Chƣơng 4. Mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen và các sự cố công
trình xây dựng
Kết luận và kiến nghị
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực ven biển
Trầm tích Holocen và biến động vùng ven biển, đặc biệt là các vùng đồng
bằng châu thổ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu khác nhau từ những năm đầu thế kỷ 20. Các công trình tiêu biểu
nhƣ công trình nghiên cứu kinh điển có thể kể đến là Mississippy của Barrell (1912,
1914), Johnstons (1921, 1922), Trowbridge (1930), Russell (1936), Fisk (1944).
Những công trình này đã đặt nền móng cho các công trình tiếp theo của Coleman &
Gagliano (1964), Wright & Coleman (1973, 1975), Galloway (1975), David R.A
(1978), Reading H.G (1985), Elliott (1965, 1986) …
Cấu trúc châu thổ, đặc điểm tƣớng trầm tích và tiến hóa các thành tạo
Holocen các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới nhƣ: châu thổ sông Rhone, châu
thổ sông Niger, châu thổ sông Mahakam, châu thổ sông Hoàng Hà … đã đƣợc đề
cập đến trong công trình của Fisk & Mc Farlan et al., (1954), Fisk (1955, 1961),
Oomkens (1967, 1974), Weber (1971), Elliott (1974, 1986), Reading H.G (1965,
1986) … Đây là những công trình mang tính kinh điển về quá trình tiến hóa các
vùng ven biển trong Holocen.
Elliott (1986), đã phân tích quá trình dịch chuyển các thùy châu thổ liên quan
đến quá trình phát triển cửa sông ven biển châu thổ sông Mississippy và dựa vào
động lực sóng, thủy triều, dòng ven bờ phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ
khác nhau.
David R.A & Ethington R.L (1976) trong công trình “Bờ và quá trình trầm
tích ven bờ”, Elliott (1986) trong công trình “Đƣờng bờ lục nguyên” đã phân tích
chi tiết quá trình thành tạo và tiến hóa các đê cát, giồng cát ven bờ (beach sand
ridges) trong các đồng bằng cát ven bờ (chenier plain).
6
David R.A (1978) đã phân tích chi tiết điều kiện sinh thái và quá trình phát
sinh, phát triển của vùng đầm lầy ven biển cửa sông, đây là một trong các công trình
tiêu biểu về hệ thống đầm lầy cửa sông ven biển.
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích
Holocen khu vực biển ven bờ trên cơ sở đan dày mạng lƣới khảo sát địa chấn nông
phân giải cao, khoan và lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực nhằm xác định cấu trúc
đới ven biển. Trong số đó phải kể đến các công trình sau: Châu thổ ngầm hệ thống
sông Ganges-Brahmaputra của Kueh A. S và nnk (1998); Châu thổ ngầm Gargano
Holocen muộn, thềm lục địa Adriatic: thay đổi hƣớng và tốc độ cung cấp trầm tích
của Antonio Cattaneo và nnk; Phát triển châu thổ ngầm sông Hoàng Hà trong
Holocen của Lui J. P và nnk (2004), Công trình của Ciara F. Neill và Mead A.
Allison (2004 ÷ 2005) “Quá trình hình thành châu thổ ngầm trên thềm lục địa
Atchafalaya, Louisiana”,…
Dao dộng mực nƣớc biển trong Holocen – một tác nhân quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển trầm tích Holocen các vùng ven biển đƣợc đề cập đến
trong những công trình của Van Straaten (1959), C Baeteman (1984, 1992),
Pirazzoli (1987), David (1987), Tooley (1979, 1987), Morner (1984, 1985) Shennan
(1983), Jelgersma (1966, 1986), Kidson (1982), Zhao Shongling (1986), Huang
Zhenguo (1984, 1987), Youngqiang Zong (2004), Woodroffe S. A và Horton B. P,
(2005),… Trong các công trình nêu trên, tiến hóa môi trƣờng trầm tích Holocen
châu thổ đƣợc xem xét trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển.
Trong vùng Đông Nam Á các nƣớc nhƣ Indonesia, Philippin, Thái Lan,
Brunei, Đông Timor đã và đang có những dự án nghiên cứu thềm lục địa nói chung,
vùng ven biển với sự đầu tƣ lớn và bƣớc đầu đã có những kết quả nhất định trong
việc phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả nghiên cứu đã giúp các quốc gia này
có những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý dải ven biển, đặc biệt đối với
các dạng tai biến địa chất trên biển. Trong những năm cuối thế kỷ 20, Thái Lan đã
triển khai nghiên cứu biến động đƣờng bờ, sự dao động mực nƣớc biển và khảo sát
đặc điểm trầm tích đới bờ (trầm tích đáy) ở tỷ lệ lớn vùng Adang Rawi và
Tarutao,…
7
1.1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công trình ven biển
Hội nghị toàn thể Hội Địa chất công trình và Môi trƣờng quốc tế (IAEG,
SYMPOSIUM) về lập bản đồ địa chất công trình phục vụ cho quy hoạch, thiết kế và
xây dựng các công trình vùng ven biển đƣợc diễn ra vào 9/1979 đã thống nhất
những nguyên tắc chung cho lập bản đồ địa chất công trình vùng thềm lục địa và
vùng ven biển nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế đới bờ biển và vùng lân cận, xây
dựng công trình biển và dải ven bờ.
Nhiều tờ bản đồ địa chất công trình với các tỷ lệ khác nhau từ 1:10.000 đến
1:50.000 đã đƣợc lập cho nhiều vùng, nhiều thành phố ven biển nhƣ Sotri, Odetxa,
Thƣợng Hải, Ningbo; nhiều bản đồ tổng hợp phát triển kinh tế các vùng Melbourne,
New York, Philadenphi, Dsaka đã đƣợc thành lập.
Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội,
điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình đã đƣợc thực hiện tại các
nƣớc Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Úc,… nhằm phục vụ cho mục đích
khai thác kinh tế lãnh thổ và quy hoạch phát triển xây dựng các thành phố cảng, các
vùng kinh tế trọng điểm, các công trình quan trọng nhƣ đê biển, các nhà máy lọc
dầu, điện hạt nhân, năng lƣợng thủy triều …
Nhìn chung các nghiên cứu địa chất cả lục địa ven biển và biển ven bờ trong
giai đoạn này đều rất sơ lƣợc. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào cấu trúc địa
chất, các thành tạo đá cổ chứa khoáng sản phục vụ cho mục đích khai khoáng, tìm
kiếm dầu khí, phát triển kinh tế biển.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen lục địa ven biển
Trong giai đoạn này, những nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ của các nhà địa
chất ngƣời Pháp nhƣ Colari.M (1913, 1928), Patte.E (1924, 1927, 1931, 1934),
Mansuy.H (1925), Bouret.R (1925), Frontain.J (1927, 1928, 1937, 1938), Lacroix.A
(1928, 1932, 1934), Blondel.F (1929), Breton.Le (1931, 1934), Saurin.E (1935,
1937) đã đề cập những nét cơ bản nhất về địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và
Nam Đông Dƣơng. Riêng về trầm tích Đệ tứ chỉ đề cập một cách chung nhất phân
8
biệt 2 loại aluvi cổ và aluvi trẻ dựa vào dấu hiệu sự phong hoá laterit.
Năm 1957, E.Saurin công bố kết quả nghiên cứu các thành tạo trẻ dọc ven
biển, các mực thềm biển Bạch Long Vĩ. Đồng thời ông còn nêu một số nhận định về
sự dao động mực nƣớc biển trong thế Pleistocen và về chế độ tân kiến tạo. Năm
1970, ông cho rằng quan hệ giữa “phù sa cổ” với “phù sa trẻ” đồng thời là ranh giới
địa phƣơng hoặc khu vực giữa Pleistocen và Holocen. Các kết quả nghiên cứu của
E.Saurin là những đóng góp đáng kể về địa chất Đệ tứ nói riêng và địa chất nói
chung ở Việt Nam.
Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng, công cuộc nghiên cứu địa chất đƣợc đẩy
mạnh. Dovjikov A.E (1965) chủ biên tờ “Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ
1/500.000” là mốc son lịch sử đầu tiên trong đo vẽ bản đồ địa chất ở Việt Nam.
Trong công trình này, các thành tạo trƣớc Đệ tứ và những cấu trúc địa chất lớn đƣợc
làm rõ. Các tƣ liệu đó đã đƣợc bổ sung và nâng cao bởi các kết quả đo vẽ tỉ lệ
1/200.000 do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện trong những năm 1960 ÷ 1970.
Một số tác giả nhƣ: V.K Golovenok và Lê Văn Chân (1965 ÷ 1970), Nguyễn Đức
Tâm (1968), Phan Huy Quynh (1971 ÷ 1976), Lê Huy Hoàng (1971 ÷1972),
Nguyễn Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan
Cự Tiến (1969 ÷1970).
Trong công trình của Golovenoc và Lê văn Chân (1965 ÷ 1967), trong công
trình “Thạch học trầm tích Neogen – Đệ tứ trũng Hà Nội” đã phân chia trầm tích
Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng làm hai phần: Phần dƣới – Hệ tầng Hải Dƣơng gồm
cuội, sạn, sỏi nằm lót đáy đồng bằng có nguồn gốc chủ yếu là sông tuổi Pleistocen.
Phần trên – Hệ tầng Kiến Xƣơng gồm các trầm tích hạt mịn nhƣ cát, bột, sét nguồn
gốc châu thổ và ven biển, tuổi Holocen. Cơ sở phân chia nhƣ trên chủ yếu dựa vào
tài liệu thạch học, hầu nhƣ không có tài liệu cổ sinh nên tính thuyết phục chƣa cao.
Đây chỉ là những nét chấm phá đầu tiên về lịch sử hình thành và phát triển châu thổ
Sông Hồng trong Holocen. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt đƣợc, các tác
giả Nguyễn Đức Tâm, Lê Huy Hoàng, Hoàng Ngọc Kỷ (1968 ÷ 1973) đã đi sâu
nghiên cứu và khái quát hơn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chƣa thực sự giải quyết
đƣợc những vấn đề cơ bản của trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.
9
b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen vùng biển ven bờ:
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp đã tăng cƣờng điều tra địa chất – địa lý lãnh thổ
Việt Nam nhằm thiết lập đƣờng giao thông trên biển và tìm kiếm khoáng sản cho
chính phủ Pháp. Đặc biệt là từ năm 1925 đến năm 1929, Pháp đã thực hiện hàng
loạt các cuộc điều tra và thu thập mẫu trầm tích đáy vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên,
chuyến điều tra khảo sát chƣa toàn diện, chƣa sâu sắc, còn nặng về mô tả định tính.
Năm 1943, Shepard lần đầu tiên lập sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt rìa Tây Thái
Bình Dƣơng tỉ lệ 1/6.000.000 trong đó có thềm lục địa Việt Nam. Trên sơ đồ đã
khoanh diện phân bố các kiểu trầm tích mặt và đá gốc một cách sơ lƣợc. Các trƣờng
cát aluvi cổ đã đƣợc phát hiện lần đầu tiên ở đáy biển Việt Nam (độ sâu 20 ÷ 60 m).
Năm 1959 – 1961 chƣơng trình nghiên cứu “NAGA” điều tra Biển Đông của
Viện Hải dƣơng học Zcripp – California (Mỹ) kết hợp cùng Thái Lan đem lại nhiều
tài liệu giá trị. Dựa trên kết quả của chuyến khảo sát này, Niino, Emiry (1961, 1963)
đã lập sơ đồ các kiểu trầm tích và nêu tính phổ biến của trầm tích di tích aluvi vịnh
Bắc Bộ. Nhiều nơi có biểu hiện glauconit, vật liệu núi lửa. Đã phân biệt đƣợc 3
vùng có tổ hợp khoáng vật sét: ilit – clorit, ilit – kaolinit và smectit – ilit – clorit.
Ngoài ra các tác giả còn nhận thấy rằng phần vật chất vô cơ xa bờ thì thô hơn so với
gần bờ, điều đó chứng tỏ rằng nó đƣợc thành tạo trong thời gian Pleistocen.
Chƣơng trình điều tra cơ bản tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1959 ÷ 1965) do Ủy
Ban Khoa Học Nhà Nƣớc chủ trì thực hiện phối hợp với lực lƣợng nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Biển (nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển) và Viện Khoa
học Trung Quốc đã lập sơ đồ và báo cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ [9]. Trong đó
đã nêu khái quát sự phân bố các trƣờng trầm tích sạn, cát và bùn sét ở đáy vịnh Bắc
Bộ. Đặc biệt đã nêu vị trí các nơi gặp sét loang lổ trong ống phóng trọng lực. Từ đó
đã chỉ ra đƣợc các kiểu trầm tích đáy phân bố ở vịnh Bắc Bộ và các đặc điểm cơ
bản về hàm lƣợng khoáng vật nặng phân bố ở vịnh Bắc Bộ.
Nhìn chung, trƣớc năm 1975, các hoạt động điều tra khảo sát địa chất – địa
mạo chỉ tập trung nghiên cứu vùng biển vịnh Bắc Bộ nói chung, chƣa đi sâu nghiên
cứu đối với vùng ven biển Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu còn rời rạc, nặng về
mô tả hiện tƣợng, chƣa mang tính khái quát và tìm ra quy luật phân bố trầm tích khu
10
vực nghiên cứu, chƣa thực sự giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản liên quan tới đặc
điểm địa chất biển khu vực nghiên cứu.
1.1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975
a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực lục địa ven biển
Trầm tích Đệ tứ đƣợc nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ. Hoàng Ngọc Kỷ
(1973 ÷ 1978) đã thiết lập 5 phân vị địa tầng thông qua kết quả đo vẽ địa chất tờ Hà
Nội, Hải Phòng – Nam Định [16] tỉ lệ 1/200.000 đó là: Hệ tầng Thái Thụy có tuổi
Pleistocen sớm (Q1
1
), hệ tầng Hà Nội có tuổi Pleistocen giữa – muộn phần sớm (Q1
2
- Q1
3a
), hệ tầng Vĩnh Phúc có tuổi Pleistocen muộn phần muộn (Q1
3b
), hệ tầng Hải Hƣng
có tuổi Holocen sớm – giữa (Q2
1-2
), hệ tầng Thái Bình có tuổi Holocen muộn (Q2
3
).
Đây là bƣớc tiến quan trọng trong nghiên cứu trầm tích Holocen vùng lục địa
ven biển. Các trầm tích Holocen lần đầu tiên đƣợc phân chia thành 2 phân vị địa
tầng riêng biệt, trong đó hệ tầng Hải Hƣng đƣợc phân làm 2 phụ hệ tầng: Phụ hệ
tầng dƣới gồm các trầm tích sông biển và đầm lầy ven biển (am, bm) (Q2
1-2
hh1) và
phụ hệ tầng trên gồm các trầm tích hồ - đầm lầy và biển nông (bmQ2
1-2
hh2). Các
thành tạo thuộc hệ tầng Thái Bình cũng đƣợc tác giả phân chia theo các kiểu nguồn
gốc khác nhau. Đây là lần đầu tiên, trầm tích Holocen đƣợc phân chia rõ ràng. Năm
1983, tập I về địa tầng thuyết minh cho bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 ra
đời. Phần địa tầng đã đƣợc tổng hợp một bƣớc, trong đó dải đồng bằng ven biển
đƣợc mô tả theo 3 thang địa tầng cho đoạn: Móng Cái – Đèo Ngang. Các công trình
đo vẽ bản đồ địa chất với các tỉ lệ khác nhau bƣớc đầu đã làm rõ đƣợc cấu trúc địa
chất khu vực, các phân vị địa tầng, magma, kiến tạo đƣợc nghiên cứu chi tiết về
thành phần vật chất, cổ sinh, nguồn gốc thành tạo.
Vào những năm 75 ÷ 80, các công trình nghiên cứu của Nguyễn Địch Dỹ [5],
Đào Thị Miên, Đỗ Văn Tự, Nguyễn Ngọc, Đinh Văn Thuận, lần đầu tiên đã đƣa ra
các phân vị địa tầng Đệ tứ trên cơ sở cổ sinh kết hợp với những đặc điểm thành
phần vật chất. Đến những năm 80 ÷ 90, các công trình nghiên cứu về đặc điểm
thành phần vật chất và chu kỳ trong Đệ tứ đƣợc đẩy mạnh. Trong công trình nghiên
cứu “Cổ địa lý các đồng bằng ven biển Việt Nam” các đặc điểm thành phần vật
chất, cổ sinh – địa tầng, biến đổi tƣớng – trầm tích, điều kiện cổ khí hậu trong Đệ tứ
11
ở Việt Nam đã đƣợc tập thể khoa học phòng Đệ tứ - Viện Địa Chất tổng hợp, phân
tích, đánh giá tƣơng đối toàn diện và sâu sắc. Trong công trình này các tác giả chấp
nhận ranh giới địa tầng giữa Pliocen và Đệ tứ có niên đại 1,6 ÷ 1,8 triệu năm (Bp)
và ranh giới giữa Pleistocen và Holocen có niên đại 10.000 năm Bp [6]. Đây là công
trình nghiên cứu đầu tiên có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học đặc biệt về mặt
cổ sinh địa tầng tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chƣa có
đóng góp mới về các phân vị địa tầng và nguồn gốc các thành tạo Holocen. Đỗ Văn
Tự (1988) [47] trong công trình nghiên cứu của mình đã chia trầm tích Đệ tứ ở đồng
bằng Bắc Bộ thành 4 nhóm trầm tích: Sƣờn tích – lũ tích (dp), bồi tích (a), trầm tích
hồ - đầm (lb) và trầm tích biển nông (m) thành tạo trong 4 giai đoạn phát triển trầm
tích, tƣơng ứng với 3 chu kỳ: Thứ I (Pleistocen sớm – giữa), thứ II (Pleistocen
muộn), thứ III (Holocen sớm – giữa), còn các trầm tích hiện đại (giai đoạn thứ IV –
QIV
3
) đang tiếp tục hình thành và phát triển. Tác giả đã thiết lập sự chuyển tƣớng
trầm tích từ lục địa ra biển. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tính đến thời điểm
đó đƣa ra những tổng kết tƣơng đối toàn diện về đặc điểm trầm tích, thành phần vật
chất làm cơ sở xác lập một hệ thống các kiểu nguồn gốc, tƣớng, cụm tƣớng, nhóm
nguồn gốc cho các trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng bắc Bộ. Tuy nhiên cách phân chia
nguồn gốc vẫn mang dấu ấn cũ.
Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Vũ Nhật Thắng (1993 ÷ 1995) trong các công
trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 các nhóm tờ Hà Nội, Hải Phòng và Thái
Bình – Nam Định [26, 27, 42, 45] đã xác định đƣợc ranh giới giữa trầm tích Pliocen
(Hệ tầng Vĩnh Bảo – N2vb) và trầm tích Đệ tứ (Hệ tầng Lệ Chi – Q1lc) trên cơ sở so
sánh sự khác biệt về thành phần vật chất, hóa lý môi trƣờng, cổ sinh, phong hóa …
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh địa tầng, đã
thiết lập một số phân vị địa tầng mới cùng với 5 chu kỳ cơ bản trong lịch sử hình
thành và phát triển trầm tích Đệ tứ. Mở đầu mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt thô, ứng
với thời kỳ biển lùi và kết thúc mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt mịn, ứng với thời kỳ
biển tiến. Lịch sử phát triển của đồng bằng Sông Hồng đƣợc gắn với dao động mực
nƣớc đại dƣơng trong suốt thời kỳ Đệ tứ nói chung và trong Holocen nói riêng. Các
phân vị địa tầng ứng với mỗi chu kỳ phát triển là: Hệ tầng Lệ Chi (Q1
1
lc), hệ tầng
12
Hà Nội (Q1
2-3a
hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1
3b
vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q2
1-2
hh), hệ
tầng Thái Bình (Q2
3
tb). Năm chu kỳ cơ bản đó là: Pleistocen sớm (Q1
1
), Pleistocen
giữa – đầu Pleistocen muộn (Q1
2-3a
), cuối Pleistocen muộn (Q1
3b
), Holocen sớm –
giữa (Q2
1-2
), Holocen giữa – muộn (Q2
2-3
).
Cũng trong thời điểm này, các công trình của Trần Đức Thạnh, Đinh Văn
Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Ngọc, Mai Văn Lạc, Đỗ Thị Bích Thƣợc
[36,37,43,44] nghiên cứu về đặc điểm phân bố Diatomea, Foraminifera và thực vật
ngập mặn trong trầm tích Đệ tứ nói chung và Holocen nói riêng ở đồng bằng Sông
Hồng cũng nhƣ một số đồng bằng khác ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu
này có nhiều đóng góp mới về khoa học, đặt nền móng cho việc nghiên cứu chi tiết
về môi trƣờng trầm tích cũng nhƣ đặc điểm cổ sinh thái và cổ khí hậu trong Đệ tứ
nói chung và trong Holocen nói riêng.
Nghiên cứu về lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng, Doãn
Đình Lâm (2001 ÷ 2003) [18, 19] đã thiết lập 3 giai đoạn tiến hóa trầm tích Holocen
châu thổ Sông Hồng gồm: Giai đoạn estuary – vũng vịnh ứng với thời kỳ biển tiến
Flandrian trong Holocen sớm; giai đoạn châu thổ bắt đầu từ cuối Holocen sớm –
đầu Holocen giữa đƣợc hình thành và tiến ra biển, phủ lên các thành tạo estuary –
vũng vịnh đƣợc hình thành trƣớc đó; giai đoạn aluvi đƣợc hình thành sau cùng phủ
lên trên các thành tạo châu thổ. Cũng theo tác giả, đồng bằng châu thổ sông Hồng phân
dị thành 4 kiểu đồng bằng: Đồng bằng aluvi, đồng bằng châu thổ do sông thống trị,
đồng bằng châu thổ do sóng thống trị, đồng bằng châu thổ do triều thống trị.
Trong chƣơng trình hợp tác giữa Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam và
Cục Địa chất Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu các thành tạo
Holocen của châu thổ Sông Hồng, đã nêu đƣợc quá trình tiến hóa cũng nhƣ dao
động đƣờng bờ trong Holocen của châu thổ Sông Hồng [55, 57, 58, 59].
Nhìn chung, đây là những công trình nghiên cứu có tính tổng hợp cao, có giá
trị về khoa học và thực tiễn. Các tác giả đã mô tả chi tiết các phân vị địa tầng theo
tuổi, nguồn gốc thành tạo, thành phần vật chất, cổ sinh, đã luận giải về điều kiện
thành tạo và lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ.
13
b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực biển ven bờ
Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều chƣơng trình nghiên cứu biển cấp Nhà
Nƣớc đã ra đời, thúc đẩy sự phát triển ngành địa chất – địa vật lý biển ở nƣớc ta.
Chƣơng trình biển 48.06 giai đoạn 1981 ÷ 1985 tập trung nghiên cứu các vấn
đề cơ bản của vùng biển Việt Nam, trong đó có địa chất – địa mạo và khoáng sản
đới ven biển Việt Nam: Đề tài “Địa chất, khoáng sản ven biển Việt Nam” của
Nguyễn Biểu [3] đã chỉ ra những nét khái quát về sự phát hiện tectit ở ven biển Hải
Phòng – Quảng Ninh, tầng cuội thạch anh ở quần đảo Vĩnh Thực – Cái Chiên, các
lộ sa khoáng ở Quán Lạn và quy luật nguồn gốc thành tạo chúng. Đề tài “Địa mạo
động lực đới bờ biển và thềm lục địa Việt Nam” của Lƣu Tỳ (1985) [49] đã phân
chia hình thái địa hình ven biển Việt Nam thành 4 nhóm, trong đó, địa hình ven biển
Hải phòng, Quảng Ninh thuộc nhóm đồng bằng châu thổ và đồng bằng tích tụ hỗn
hợp lũ – sông – biển. Đồng thời Lƣu Tỳ trong công trình nghiên cứu cổ địa lý vịnh
Bắc Bộ đã xác định đƣợc 2 đƣờng bờ cổ trên đáy vịnh Bắc Bộ ở độ sâu 50 ÷ 60 m
và 20 ÷ 30 m, có 3 thung lũng sông cổ ở khu vực Hải phòng – Quảng Ninh.
Chƣơng trình biển 48B giai đoạn 1986 ÷ 1990 tập trung nghiên cứu tổng hợp
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế xã hội vùng biển
Việt nam phục vụ phát triển kinh tế biển. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1990) trong đề
tài “Nghiên cứu sử dụng và cải tạo vùng bãi triều cửa sông và đầm phá dải ven biển
và các đảo Việt Nam” [14] nghiên cứu các quá trình địa hóa liên quan đến nguồn
chất dinh dƣỡng của bãi triều lầy ven biển Việt Nam, đồng thời tiến hành phân loại
và phân vùng bãi triều lầy trong đới ven biển phía Bắc Việt Nam để làm sáng tỏ bãi
triều lầy ở các khu vực và vùng tự nhiên khác nhau. Cùng thời gian này, Trần Nghi
và nnk cũng đã công bố công trình nghiên cứu liên quan đến tiến hóa trầm tích các
bãi triều và các cồn chắn cửa sông ven biển vùng tiền châu thổ Sông Hồng.
Trong những năm 1990 ÷ 1993, Đoàn Địa chất Hà Nội đã tiến hành lập bản
đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 tờ Hải Phòng và phân viện Hải dƣơng học tại Hải Phòng
cũng đã tiến hành lập bản đồ môi trƣờng địa chất ven bờ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000.
Trần Đức Thạnh (1993) [35] với đề tài về tiến hóa địa chất vùng cửa sông
Bạch Đằng trong Holocen đã phân chia quá trình tiến hóa vùng cửa sông Bạch
14
Đằng trong Holocen thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ đƣợc chia thành các giai đoạn,
mỗi giai đoạn phát triển có 1 hoặc 2 kiểu môi trƣờng trầm tích đặc trƣng. Đồng thời
tác giả xác lập các đơn vị tƣớng trầm tích Holocen cho vùng cửa sông Bạch Đằng.
Nguyễn Biểu (1991 ÷ 2001) chủ biên đề án “Điều tra địa chất, tìm kiếm
khoáng sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0 ÷ 30 m nƣớc) tỉ lệ 1/500.000”. Đây là một
dự án lớn đƣợc thực hiện trong nhiều năm với nguồn tài liệu thu thập phong phú, đa
dạng, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành quy mô và hệ thống. Đến năm
2000, đã thành lập đƣợc bộ bản đồ tỉ lệ 1/500.000 cho các vùng biển ven bờ Việt
Nam trong đó có vùng Hải Phòng – Quảng Ninh, bao gồm: Bản đồ địa chất trƣớc
Đệ tứ, địa chất Đệ tứ, địa hình, địa mạo, thuỷ động lực, trầm tích tầng mặt [28], cấu
trúc kiến tạo, …
Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển (2007 ÷ 2011) đã thực hiện dự án
“Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng
và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam”. Trong đó, vùng biển ven bờ 0
÷ 30 m nƣớc Hải Phòng – Quảng Ninh đã đƣợc điều tra tỷ lệ 1/100.000; các chuyên
đề địa chất, trầm tích và thủy thạch động lực làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ,
trầm tích tầng mặt và tƣớng đá thạch động lực vùng ven biển nghiên cứu [29,30].
Chƣơng trình biển KC.09 giai đoạn 2001 ÷ 2005 tập trung điều tra cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển, trong đó có 4 đề tài liên quan đến địa chất
biển. Đề tài KC.09.22 của tác giả Trần Đức Thạnh và nnk (2005) [38] đã nghiên
cứu, đánh giá làm rõ bản chất tự nhiên của vũng vịnh ven bờ thông qua các đặc
điểm địa hình, địa mạo, địa chất trầm tích hiện đại, khí hậu, thủy văn và các hệ sinh
thái. Đề tài KC.09.17 của tác giả Nguyễn Thế Tƣởng và nnk (2005) [48] đã khái
quát đƣợc các đặc điểm địa hóa môi trƣờng trầm tích đáy và đặc điểm địa chất ở
vịnh Bắc Bộ.
Trong chƣơng trình Biển KC.09/06 -10 giai đoạn 2006 ÷ 2010, phải kể đến
đề tài KC.09-13/06-10 của tác giả Trần Đức Thạnh [39] đã thu thập rất nhiều mẫu
trầm tích đáy ở khu vực ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Dự án số 14 thuộc Đề án tổng thể
về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn
2020, Trần Đức Thạnh (2011) [40] cũng đã tiến hành điều tra và đánh giá khái quát
15
đƣợc các đặc điểm địa chất, địa mạo của vùng biển và các đảo ven bờ Việt Nam
trong đó có khu vực biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Tiểu dự án số 5
của Trần Đức Thạnh (2011) [41] với hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã nghiên cứu đƣợc lịch sử tiến hóa môi trƣờng trầm tích khu vực châu thổ
Sông Hồng (phần ngập nƣớc).
Nguyễn Ngọc Anh [2] với đề tài “Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các
thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh” đã
phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt vùng biển
nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời đã làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa
thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt trên cơ sở các phân tích về tƣớng
trầm tích và luận giải điều kiện thủy thạch động lực.
Trong những năm gần đây, các đề tài KT.03.14, KHCN.06.08 (1996 ÷
2000), KC.09.05 (2001 ÷2005) tiến hành nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở - bồi
tụ bờ biển và cửa sông Việt Nam. Đề tài cấp nhà nƣớc KHCN-06-10 nghiên cứu
“Cơ sở khoa học và các đặc trƣng đới bờ phục vụ yêu cầu xây dựng công trình biển
ven bờ” do Viện Cơ học chủ trì. Các đề tài này ngoài việc đo đạc thực địa đã xây
dựng và áp dụng các mô hình tính toán các quá trình sóng, dòng chảy, vận chuyển
trầm tích, biến đổi địa hình bãi, đƣờng bờ…
Các tác giả thuộc Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển đã ứng dụng mô hình
DELFT3D để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến trầm tích khu vực Quảng
Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Các nghiên cứu này đã giúp cho các nhà
quản lý địa phƣơng có cách nhìn một cách tổng thể về mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế - xã hội, quản lý tổng hợp dải ven bờ và bảo vệ môi trƣờng biển; tuy nhiên,
những kết quả này đƣợc đƣợc phản ánh trong phạm vi hẹp, chƣa có cách nhìn một
cách tổng quan về phạm vi không gian cũng nhƣ biến đổi theo thời gian.
c. Tình hình nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình
Các nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình khu vực ven biển Việt Nam
nói chung và khu vực ven biển Hải Phòng nói riêng đƣợc thực hiện phân tán và
muộn hơn so với những nghiên cứu chung về địa chất. Các phƣơng pháp khảo sát
địa chất công trình đƣợc áp dụng nhƣ khoan lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện
16
trƣờng để xác định thành phần và tính chất cơ lý của đất. Những kết quả này góp
phần làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu.
Năm 1996, trong báo cáo điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng do
Tác giả Nguyễn Đức Đại chủ biên [7], tiến hành thu thập tổng hợp tài liệu địa chất,
địa chất thủy văn, địa chất công trình và đo vẽ kết hợp với các dạng công tác khoan
đào, thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đất đá; từ đó, đã thành lập bản đồ
địa chất thủy văn, địa chất công trình thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 và vùng
ngoại thành, phụ cận tỷ lệ 1/25.000. Kết quả nghiên cứu làm sáng cấu trúc nền đất
của thành phố Hải Phòng, đánh giá đƣợc đặc điểm phân bố của nền đất cũng nhƣ
các tính chất cơ lý, sức chịu tải của chúng; đã có cơ sở để kết luận, cấu trúc nền đất
thành phố Hải Phòng thuộc loại phức tạp, kiểu nền nhiều lớp và đều có mặt lớp đất
yếu, là một yếu tố không thuận lợi cần đƣợc chú ý trong xây dựng công trình và quy
hoạch phát triển đô thị Hải Phòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung
ở 3 quận nội thành thành phố hải Phòng, nơi có định hƣớng quy hoạch phát triển
xây dựng kinh tế trong giai đoạn trƣớc mắt. Trong khi khu vực ngoại thành, đặc biệt
là khu vực ven biển, mức độ nghiên cứu nhìn chung còn sơ lƣợc, mật độ các điểm
khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất công trình đƣợc mô tả còn rời rạc, chƣa chi
tiết, cụ thể do đó chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ lý của chúng.
Năm 2015, trong báo cáo tổng kết chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp
bộ do Trần Đình Kiên chủ biên [15] “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa
chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh – quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng”, đã chia
vùng ven biển Bắc Bộ thành 2 vùng với các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất,
địa chất thủy văn, địa chất công trình khác nhau. Vùng 1 từ Móng Cái đến giáp ranh
Hải Phòng với đặc trƣng địa hình đồi núi ven biển; vùng 2 từ Hải Phòng đến Thái
Bình, Nam Định và Ninh Bình với đặc trƣng đồng bằng ven biển; đã xây dựng bộ
dữ liệu về điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch,
khai thác hợp lý kinh tế vùng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai; đề xuất các giải
pháp thích ứng và phòng chống các tai biến địa chất, nhất là trong điều kiện biến
đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên cứu
17
chi tiết điều kiện địa chất công trình khu vực ven biển thành phố Hải Phòng; các
giải pháp đƣa ra còn chung chung, tính ứng dụng chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.
Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, theo định hƣớng quy hoạch của thành phố
Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 đƣợc triển khai mạnh và hƣớng ra biển tại
các khu vực bãi bồi, vùng nƣớc sâu 5,0 ÷ 10,0 m, hình thành nhiều dự án đầu tƣ xây
dựng nhƣ: Dự án đầu tƣ cụm công nghiệp Nam Đình Vũ (năm 2000 ÷ 2004), Dự án
đƣờng, đê biển phía tây nam quận Hải An (năm 2009 ÷ 2010), Dự án đầu tƣ quai đê
lấn biển huyện Tiên Lãng (năm 2011), Cảng Lạch Huyện (năm 2000 ÷ 2015) và
nhiều dự án khác. Đây là các nghiên cứu Địa kỹ thuật phần lớn do chính tác giả
thực hiện và làm Chủ nhiệm khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ
cấu trúc địa chất khu vực ven biển thành phố, đặc biệt các lớp đất yếu, làm căn cứ
để lập quy hoạch sử dụng đất cho các dự án xây dựng, là cơ sở để thực hiện các giai
đoạn tiếp theo của dự án.
1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích Holocen khu vực
ven biển Việt Nam nói chung, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng nói riêng. Kết
quả nghiên cứu đã đạt đƣợc những giá trị khoa học lớn về lý luận và thực tiễn và là
nguồn tài liệu có giá trị. Những kết quả điều tra, khảo sát địa chất công trình phục
vụ xây dựng các công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau thu đƣợc ngày càng nhiều
đã góp phần làm sáng tỏ các yếu tố điều kiện địa chất công trình. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu kể trên còn tồn tại một số vấn đề cần đƣợc giải quyết:
- Các công trình nghiên cứu về các đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích
Holocen khu vực ven biển Hải Phòng còn rời rạc, với tỷ lệ nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực ven biển. Các công trình nghiên
cứu địa chất công trình với mật độ các điểm khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất
công trình chƣa đƣợc mô tả chi tiết, chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ
lý của đất, do đó, khó áp dụng trong thực tiễn cho một vùng cụ thể. Mặt khác, các
tài liệu khảo sát địa chất công trình phục vụ sản xuất chỉ tập trung ở những vị trí xây
dựng công trình, phân bố rời rạc, chƣa hệ thống.
18
- Chƣa có các công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen và địa
chất công trình nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích Holocen khu
vực ven biển thành phố Hải Phòng, do đó, chƣa xác lập mối tƣơng quan giữa đặc
điểm tƣớng trầm tích Holocen và tính chất cơ lý của đất, phục vụ phát triển bền
vững cơ sở hạ tầng.
- Việc nghiên cứu phân vùng trầm tích Holocen cũng nhƣ phân loại chi tiết
đất yếu của các thành tạo trầm tích Holocen trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn chƣa
đƣợc thực hiện. Luận giải tìm ra nguyên nhân gây tai biến địa chất nhƣ lún, lún lệch
trong xây dựng có liên quan trực tiếp đến các thành tạo đất yếu của trầm tích
Holocen dƣới tác động của tải trọng công trình chƣa đƣợc quan tâm. Các giải pháp
phòng chống tai biến địa chất phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trong bối
cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng phù hợp cho từng vùng, phụ vùng và
khu chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển
Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ khu vực đất liền ven biển
và biển ven bờ, nhƣ: Dải ven biển, vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ… và có nhiều
cách định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo Leontyev và nnk (2000), “Địa mạo bờ biển” (Biên dịch: Khoa địa lý
Trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội) vùng ven biển là một dải đất tiếp giáp đất –
biển không rộng lắm có bản chất độc đáo, tạo nên một hợp phần lớp vỏ cảnh quan
của Trái đất và là nơi xảy ra mối tác động tƣơng hỗ phức tạp và đối lập giữa thạch
quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Tại Hội thảo khoa học quốc gia
“Nghiên cứu vùng ven biển Việt Nam” tháng 12/1992, Giáo sƣ Joe Baker của Viện
khoa học biển Autralia đã dẫn ra định nghĩa về dải ven biển “Vùng ven biển là dải
đất rộng khoảng 3 km dọc đƣờng bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh
giới ảnh hƣởng của thủy triều và trong đất liền”; “Vùng ven biển là vùng đất – biển
kéo dài từ giới hạn phía trên của lƣu vực các con sông, suối … chảy vào biển, tới
giới hạn ảnh hƣởng của lục địa”. Theo Nguyễn Mộng (2009) trong “Giáo trình quản
lý tổng hợp vùng ven biển” vùng ven biển đƣợc định nghĩa: “Vùng ven bờ là nơi
19
tƣơng tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trƣờng ven bờ cũng nhƣ vùng nƣớc kế
cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển,
các vùng đất ngập nƣớc, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập
mặn, đầm phá, và các đặc trƣng ven bờ khác”.
Mặc dù, có các quan điểm khác nhau về khu vực ven biển, nhƣng các tác giả
đều có một số điểm chung, đó là:
- Là nơi diễn ra sự tƣơng tác giữa biển và lục địa, là bề mặt của thạch quyển.
- Là đới năng động nhất, đa dạng nhất về cấu trúc và thành phần.
- Ranh giới đƣợc xác định tùy theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu,
chính sách của chính phủ và quan điểm của mỗi nƣớc.
Việc xác định ranh giới của khu vực ven biển, những năm gần đây đã đƣợc
nhiều tác giả đề cập tới nhƣng chƣa thống nhất:
Theo Luật Biển Quốc tế, khu vực ven biển là vùng biển với chiều rộng 200
hải lý tính từ đƣờng bờ ra phía biển. Tại Bỉ, khu vực ven biển đƣợc mở rộng từ
đƣờng bờ về phía biển đến độ sâu 20,0 m và vào trong lục địa 2,0 km. Liên minh
Châu Âu (EU) quy định khu vực ven biển mở rộng từ đƣờng bờ về phía biển 12 hải
lý ( 22,2 km) và 10,0 km vào trong lục địa. Chƣơng trình quản lý tài nguyên và
môi trƣờng Malaysia (1996) giới hạn khu vực ven biển là vùng đất mở rộng về phía
biển cũng nhƣ lục địa 10,0 km kể từ đƣờng bờ…
Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trƣờng, tổ chức
bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho rằng: “Vùng tính sâu vào nội địa tới điểm
ảnh hƣởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nƣớc, hoặc
tính sâu vào nội địa 10,0 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn”. Trong báo cáo
khoa học của Ủy ban quốc gia về biển (IOC), GS. TSKH Đặng Ngọc Thanh (1997
÷ 2000) đã xác định “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của
đất nƣớc, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 1/4
dân số cả nƣớc”. Nhƣ vậy, việc phân định, tiêu chí xác định ranh giới khu vực ven
biển của mỗi nƣớc là khác nhau, đồng thời trong từng lĩnh vực khoa học khác nhau
có cách tiếp cận, tiêu chí khác nhau. Có thể khái quát cách xác định ranh giới khu
vực ven biển nhƣ sau:
20
- Cách xác định khoa học: Ranh giới của khu vực ven biển đƣợc xác định
dựa vào đặc điểm tự nhiên của khu vực ven biển nhƣ đặc điểm địa mạo, động lực
vùng biển, đƣợc giới hạn trong vùng biển, đới bãi và vùng đất sau bãi.
- Cách xác định theo mục đích, nhiệm vụ của chƣơng trình quản lý: Ranh
giới khu vực ven biển mang tính động, do đó, các quốc gia có chính sách, quan
điểm khác nhau có cách xác định khác nhau. Mặt khác, trong cùng một khu vực,
căn cứ vào mục đích quản lý, ranh giới đó cũng đƣợc xác định khác nhau.
Trên cơ sở đó, khu vực ven biển đƣợc hiểu nhƣ sau: Khu vực ven biển là nơi
diễn ra sự chuyển tiếp và tƣơng tác giữa biển và lục địa, bao gồm phần đất liền ven
biển và biển ven bờ. Quy mô, cƣờng độ của sự tƣơng tác đó quy định độ rộng của
khu vực và ranh giới thƣờng đƣợc xác định tùy theo mục đích sử dụng và chƣơng
trình quản lý.
Theo chính sách quản lý hành chính về quy hoạch đô thị Hải Phòng đến năm
2025 tầm nhìn 2050, ranh giới khu vực ven biển Hải Phòng bao gồm các quận,
huyện ven biển và hƣớng ra biển đến độ sâu 20,0 m nƣớc.
1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu
Vị trí khu vực nghiên cứu là khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, bao
gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ, nằm phía đông, đông nam thành phố
Hải Phòng, trong khung địa lý, kinh độ từ 106o
34’ đến 106o
56’, vĩ độ từ 20o
34’ đến
20o
53’ và đƣợc xác định bởi 06 điểm (điểm I, II, III, IV, V, VI) (Hình 1.1).
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận án, ranh giới khu vực nghiên cứu
đƣợc xác định nhƣ sau:
- Về phía đất liền ven biển: Tính theo đƣờng thẳng từ xã Thủy Triều giáp
cảng Đoạn Xá thuộc ranh giới giữa quận Hải An và huyện Thủy Nguyên đến xã
Đông Hƣng, huyện Tiên Lãng kéo dài ra phía biển (Điểm I, VI – Hình 1.1). Bao
gồm các phƣờng, xã các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn và các huyện Kiến
Thụy, Tiên Lãng, một phần nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông
Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền) và xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua
phần chồng lấn giữa khu vực nghiên cứu với đảo Cát Hải mà đƣờng ranh giới đi qua
(từ điểm I đến điểm II).
21
- Về phía biển ven bờ: Dọc theo cửa sông Cấm đến cửa sông Thái Bình
hƣớng ra biển đến độ sâu mực nƣớc 5,0 ÷ 10,0 m hoặc đến lân cận cao độ mực
nƣớc 0,0 m Hải đồ trở vào (Điểm II, III, IV, V – Hình 1.1).
Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu
22
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
1.2.3.1. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam
đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Mùa
đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lạnh, ít mƣa; nhiệt độ trung bình 17 ÷ 18o
C,
gió mùa đông bắc đi kèm với không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất trong năm (15 o
C)
vào các tháng 1, 2. Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ấm, mƣa nhiều; khí hậu
nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ không khí trung bình 28 ÷ 29o
C.
1.2.3.2. Chế độ gió
Chế độ gió khu vực Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của hai chế độ gió mùa đông
bắc và tây nam: Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hoạt
động mạnh nhất vào các tháng 12 và tháng 1 (tần suất 70 ÷ 80 %), hƣớng thịnh
hành là đông bắc, bắc và đông, trung bình mỗi tháng mùa đông có từ 3 ÷ 4 cơn lạnh
tràn về với tốc độ gió 3 ÷ 4 m/s (tần suất 80 ÷ 90 %), 8 m/s (tần suất 30 ÷ 40 %) và
có thể trên 10 m/s. Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, hoạt động
mạnh nhất vào tháng 6, 7 và 8, có hƣớng thịnh hành là nam, đông nam và đông, tốc
độ gió trung bình là 4 ÷ 5 m/s và có thể đạt 20 ÷ 25 m/s.
1.2.3.3. Chế độ mưa và bão
Tổng lƣợng mƣa hàng năm 1600 ÷ 1800 mm, mùa mƣa có tổng lƣợng mƣa
từ 1500 ÷ 1600 mm, chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông
trung bình mƣa 8 ÷ 10 ngày/tháng, mùa hè trung bình 13 ÷ 15 ngày/tháng. Mùa mƣa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lƣợng mƣa 80% so với tổng lƣợng mƣa cả
năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong năm, lƣợng mƣa cực đại vào
tháng 8, cực tiểu vào tháng 12, 1. Tháng 12, 1, 2 lƣợng mƣa ít, trung bình 20 ÷ 25%.
Khu vực nghiên cứu tập trung bão lớn nhất so với các khu vực khác ở Việt
Nam. Bão thƣờng xuất hiện vào mùa hè tùy thuộc vào sự di chuyển của dải hội tụ
nhiệt đới và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, sau đó dịch chuyển dần vào phía
nam. Tốc độ gió bão khoảng 25 ÷ 30 m/s, có thời điểm đạt tới 50 m/s. Lƣợng mƣa
trong bão có thể đạt tới 443 mm/ngày. Những năm gần đây, diễn biến bão, áp thấp
nhiệt đới rất phức tạp gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho nhân dân trong vùng.
23
1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn
1.2.4.1. Đặc điểm thủy văn
Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, các sông lớn đều bắt nguồn từ
phía tây – tây bắc, chảy theo hƣớng nam – đông nam đổ ra biển. Do gần biển nên
các sông chảy qua Hải Phòng có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co, uốn khúc, mực
nƣớc sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn
từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống sông
chính nhƣ: Sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Văn Úc, sông Thái Bình
(Bảng 1.1). Độ mặn và xâm nhập mặn vào hệ thống sông biến đổi theo thời gian,
không gian và thƣờng khá cao vào các mùa cạn (tháng 3).
Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu
STT Tên sông
Chiều dài sông Lƣu lƣợng Lƣu lƣợng phù sa
(km) (m3
/năm) (tấn/năm)
1 Cấm 37 10 ÷ 11x109
4x106
2 Văn Úc 38 1,330x109
9x106
3 Bạch Đằng 42 176,601x109
1.2.4.2. Đặc điểm hải văn
a. Độ muối: Nếu nhƣ độ muối tầng mặt ở ngoài khơi có giá trị cao và biến
động không nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và biến thiên khá
phức tạp, phụ thuộc rất rõ vào lƣợng nƣớc ngọt từ lục địa mang ra. Vào mùa mƣa,
giá trị độ muối vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc biệt ở các vùng gần cửa
sông. Ở Đồ Sơn, vào mùa khô độ muối ≥ 28‰, mùa mƣa đạt 11‰ (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận
Địa
điểm
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hòn Gai 31,5 31,8 31,7 30,8 28,7 24,8 21,0 20,8 22,0 26,0 28,9 30,8
Hòn
Dấu
28,1 28,1 28,4 26,8 22,7 17,1 11,9 10,9 12,9 18,6 22,4 26,3
b. Nhiệt độ nước biển: Các kết quả quan trắc cho thấy, nhiệt độ nƣớc biển
tầng mặt cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 27,3o
C, trong đó ngoài
khơi là 27,5o
C, còn ven bờ là 26,6o
C.
24
c. Sóng biển: Đặc trƣng của sóng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ phụ thuộc chủ
yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở
từng đoạn cụ thể (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh
Vùng Đặc trƣng Mùa đông Mùa hè
Hải Phòng – Quảng
Ninh
Hƣớng thịnh hành Đông – bắc, đông Nam, đông – nam
Độ cao trung bình (m) 0,5 ÷ 0,75 0,50 ÷ 0,75
Độ cao cực đại (m) 2,5 ÷ 3,0 3,0 ÷ 3,5
d. Thuỷ triều: Vùng biển Hải Phòng nói chung có chế độ nhật triều thuần
nhất. Độ lớn triều lớn nhất xác định đƣợc lúc 9 giờ ngày 22/10/1985 là 4,21 m
(Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận
Tên
trạm
Vĩ độ (bắc) Kinh độ (đông) Tính chất triều
Biên độ triều
(m)
Hòn Dấu 20o
40’ 106o
49’ Nhật triều 3,0 ÷ 4,21
Cửa Hội 18o
46’ 105o
45’ Nhật triều không đều 2,5
e. Dòng chảy: Từ bắc xuống nam hƣớng dòng chảy thay đổi theo địa thế
đƣờng bờ và có hƣớng thay đổi từ tây nam đến nam, đông nam. Tốc độ trung bình
20 ÷ 25cm/s. Các vũng vịnh ở phía bắc của vùng này có nhiều đảo che chắn nên
dòng chảy diễn biến rất phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình
đáy biển. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo
(≥ 100cm/s). Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn (sông Thái Bình, Bạch
Đằng) rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ.
1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo
1.2.5.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Hải Phòng có tính phân bậc rất rõ nét và có xu hƣớng
thấp dần về phía nam, gồm kiểu địa hình karst, địa hình đồi núi thấp, địa hình đồi
núi sót, địa hình đồng bằng. Trong khu vực nghiên cứu, gồm 02 kiểu địa hình:
a. Địa hình đồi núi sót: Phân bố rải rác ở đông nam thành phố Hải Phòng
(Đồ Sơn, An Lão, Kiến Thụy, Kiến An) gồm các đồi có độ cao đến trên l00,0 m
mọc lên giữa đồng bằng nhƣ núi Đồ Sơn, núi Kiến An, núi Đối. Kiểu địa hình này
25
chủ yếu phát triển trên các trầm tích lục nguyên có tuổi Devon kết cấu rắn chắc. Các
đồi có đỉnh tròn, độ dốc 20 ÷ 25°. Do quá trình bóc mòn mạnh nhiều nơi đá gốc lộ
trên mặt.
b. Địa hình đồng bằng: Trong khu vực nghiên cứu chiếm 10,0 ÷ 15,0 km2
.
Địa hình khá bằng phẳng có độ cao nhỏ 2,0 ÷ 3,0 m, thấp dần về phía nam và đƣợc
bao quanh bởi hệ thống sông Cấm và sông Thái Bình. Cấu tạo nên các đồng bằng là
các phù sa của hệ thống các sông Thái Bình và một phần thuộc hệ thống sông Hồng
bao gồm chủ yếu là các đất đá hạt mịn sét, sét bột, sét cát.
1.2.5.2. Đặc điểm địa mạo và phân vùng địa mạo
Khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa chất, địa mạo phức tạp, phát triển ở rìa
nam của phức nếp lồi Quảng Ninh và phía đông của miền võng Hà Nội, có thể phân
ra thành các đơn vị nhƣ sau:
a. Kiến trúc hình thái dương Kiến An – Đồ Sơn: Phân bố trùng với đới nâng
Kiến An – Đồ Sơn rộng khoảng 15,0 km, phần lớn diện tích của nó bị phủ bởi trầm
tích Đệ tứ, đá gốc chỉ lộ ra ở Đồ Sơn, Núi Đối, Kiến An. Biên độ nâng tân kiến tạo
và kiến tạo hiện đại yếu hơn các đới nâng khác, chỉ đạt 80,0 ÷ 120,0 m. Bề mặt
đồng bằng bao quanh đồi núi chỉ cao từ 1,0 ÷ 1,5 m đến 2,0 ÷ 3,0 m.
b. Kiến trúc hình thái âm phát triển trên đới nâng điều hòa trong kiến tạo
hiện đại: Phân bố thành dải hẹp ở phía tây Cát Bà, nam Thủy Nguyên, đông bắc
Kiến An – Đồ Sơn. Bề dày trầm tích Pleistocen ở tây nam Thủy Nguyên đạt 20,0 ÷
30,0 m, bề dày Holocen cũng chỉ đạt 2,0 ÷ 4,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến 0,8
÷ 1,2 m. Bản chất của chuyển động kiến tạo hiện đại là nâng điều hòa, nhƣng hình
thái địa hình âm đƣợc tạo ra liên quan đến biển tiến Holocen có bản chất chân tĩnh.
c. Kiến trúc hình thái âm trùng với đới sụt hạ trong kiến tạo hiện đại: Đới
này đƣợc phân định khá rõ ở vùng cửa sông Bạch Đằng, phía đông bắc bán đảo Đồ
Sơn. Bề dày trầm tích Đệ tứ đạt từ 60,0 ÷ 70,0 m đến 100,0 m. Bề mặt địa hình cao
phổ biến 0,5 ÷ 1,0 m, hệ lạch triều phát triển dày đặc. Ở trung tâm vùng cửa sông
Bạch Đằng, biên độ võng tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại đạt trên dƣới 100,0 m. Bề
dày trầm tích Holocen 11,0 ÷ 13,5 m, cực đại 17,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến
0,3 ÷ 0,5 m, bãi triều thấp mở rộng và hệ lạch triều phát triển dày đặc.
26
d. Kiến trúc hình thái âm Kiến Thụy – Tiên Lãng trùng với đới sụt Hải
Dương – Tiên Lãng: Diện tích này tƣơng ứng với đới đông bắc của trũng địa hào Hà
Nội, nằm giữa trũng Đông Quan và phức nếp lồi Kiến An – Đồ Sơn. Trầm tích
Kainozoi dày 1000 ÷ 2000 m. Bề mặt đồng bằng và các bãi ngập triều cao có độ cao
1,0 ÷ 1,5 m. Hệ lạch triều kém phát triển.
e. Kiến trúc hình thái âm Vĩnh Bảo trùng với đới trũng Đông Quan: Đây là
đới sụt không đồng nhất, bề dày trầm tích Kainozoi 4,0 ÷ 6,0 km. Trũng Đông Quan
phân cách với đới nâng Khoái Châu – Tiền Hải qua đứt gãy Vĩnh Ninh và phân cách
với đới sụt Hải Dƣơng – Tiên Lãng qua đứt gãy Sông Chảy. Đây là phần lãnh thổ Hải
Phòng thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã đƣợc bồi tụ lùi sâu vào lục địa.
f. Các kiến trúc hình thái lục địa ven bờ: Hầu hết đƣợc hình thành hoặc đƣợc
tái tạo bởi các chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Trên bản đồ địa mạo –
tân kiến tạo 1/50.000 khu vực Hải Phòng [7], các yếu tố kiến trúc hình thái đƣợc coi
là những địa hình do các chuyển động kiến tạo tạo nên trong mối tác động tƣơng hỗ
của chúng với các yếu tố bóc mòn, xâm thực và tích tụ.
1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu
Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Toàn (1993) [46] và Nguyễn Đức Đại (1996)
[7], các phân vị địa tầng từ dƣới lên trên nhƣ sau (Hình 1.2, Hình 1.3, Hình 1.4):
a. Giới Paleozoi – Hệ Devon thống trên
Hệ tầng Đồ Sơn (D3 đs) do Nguyễn Công Lƣợng (1985) xác lập. Các đá của
hệ tầng lộ ra duy nhất ở bán đảo Đồ Sơn và việc nghiên cứu cho phép xác lập tuổi
hệ tầng này là Devon muộn (D3) và phân hệ tầng này thành 3 tập:
- Tập dưới (D3 đs1): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp trung bình đến dày,
cấu tạo phân lớp xiên chéo xen cuội kết hạt thƣa và cát bột kết xám tím chứa hóa
thạch cá Vietnamaspis trii Long, Bouret và thực vật dạng vẩy Colodexylon cf.C.
deatsil (garriene). Chiều dày 100,0 m.
- Tập giữa (D3 đs2): Gồm cát kết dạng quarzit, bột kết tím đỏ, cát kết màu
xám, phân lớp xiên chéo xen lớp mỏng bột kết xám. Chiều dày 100,0 m.
- Tập trên (D3 đs3): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp xiên chéo, cát kết
27
xám trắng xen ít lớp bột kết. Chiều dày 150,0 m.
Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ
Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46]
28
Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [45]
b. Giới Kainozoi – Hệ Đệ tứ
Theo Nguyễn Đức Đại (1996) 7, hệ Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu bao
gồm 5 phân vị địa tầng: Hệ tầng Lệ Chi (Q1
1
lc), hệ tầng Hà Nội (Q1
2-3
hn), hệ tầng
Vĩnh Phúc (Q1
3
vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q2
1-2
hh), hệ tầng Thái Bình (Q2
3
tb).
- Phụ thống Pleistocen dưới – Hệ tầng Lệ Chi
Trầm tích Hệ tầng Lệ Chi có nguồn gốc sông – biển (amQ1 lc), không lộ ra
trên bề mặt, phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, lƣu vực sông Thái
Bình, Văn Úc, bề dày tăng tây bắc – đông nam 13,0 ÷ 70,0 m. Thành phần thạch
học chủ yếu là cát lẫn cuội sỏi nhỏ, độ chọn lọc kém, chuyển dần lên trên là bột sét
lẫn cát tƣớng bãi bồi châu thổ. Hệ tầng này bị phủ bởi hệ tầng Hà Nội (Q1
2-3
hn).
- Phụ thống Pleistocen giữa – trên – Hệ tầng Hà Nội
Trầm tích hệ tầng Hà Nội (a, am Q1
2-3
hn) gặp hầu hết trong khu vực nghiên
cứu và không lộ trên mặt, chỉ gặp ở những lỗ khoan sâu và đƣợc phân ra nhƣ sau:
+ Tập dưới, nguồn gốc sông (aQ1
2-3
hn1): Bao gồm cuội sỏi, cát hạt thô,
tƣớng lòng sông độ chọn lọc kém, các trầm tích đƣợc tích tụ trong môi trƣờng axit
yếu – trung tính (pH = 5,54), hệ số cation trao đổi thấp Kt= 0,06.
29
+ Tập trên, nguồn gốc sông – biển (amQ1
2-3
hn2): Trầm tích của phân hệ tầng
này có bề dày nhỏ không quá 10,0 m, bao gồm bột sét lẫn cát hạt mịn, mùn thực vật
thuộc tƣớng đồng bằng châu thổ.
Cơ sở xác định tuổi của hệ tầng Hà Nội là ngoài các quan hệ trên dƣới của hệ
tầng còn dựa vào các phức hệ bào tử phấn hoa tuổi Pleistocen giữa – muộn. Lớp
trầm tích vụn thô của hệ tầng Hà Nội là tầng chứa nƣớc ngầm dày 5,0 ÷ 10,0 m,
nƣớc có chất lƣợng tốt, nhƣng ở quận, huyện An Hải, An Lão, Kiến Thụy phía trên
không có tầng cách nƣớc nên khi khai thác nƣớc dễ bị nhiễm mặn.
- Phụ thống Pleistocen trên – Hệ tầng Vĩnh Phúc
Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn (Q1
3
vp) do Hoàng Ngọc
Kỷ và nnk xác lập năm 1973. Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này chỉ gặp trong
các lỗ khoan sâu và đƣợc chia thành hai phụ hệ tầng:
+ Tập dưới, nguồn gốc sông – biển (amQ1
3
vp1): Phụ hệ tầng dƣới bao gồm
các tập cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ, bột sét lẫn cát, ít tàn tích thực vật
thuộc tƣớng lòng sông hạ lƣu, lạch triều, đồng bằng châu thổ. Ở khu vực quận Hải
An bề dày trầm tích này rất mỏng 4,0 ÷ 6,5 m. Phụ hệ tầng này nằm phủ trực tiếp
trên trầm tích của hệ tầng Hà Nội, phụ hệ tầng trên (amQ1
2-3
hn2).
+ Tập trên, nguồn gốc biển, sông (amQ1
3
vp2): Có mặt trong hầu hết các lỗ
khoan trong khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, bột kết có màu
loang lổ, tập hạt mịn trên cùng bị laterit hóa. Chiều dày 3,0 ÷ 5,0 m. Bề mặt bị
phong hóa này chính là ranh giới giữa trầm tích Pleistocen và Holocen.
- Phụ thống Holocen giữa – dưới – Hệ tầng Hải Hưng
Trầm tích hệ tầng Hải Hƣng tuổi Holocen sớm – giữa (Q2
1-2
hh) đƣợc hình
thành vào thời kỳ biển tiến cực đại (Flandrian), phân ra làm hai phần:
+ Tập dưới, nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQ2
1-2
hh1): Trầm tích này không lộ
trên mặt, gặp trong các lỗ khoan hầu hết khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu
gồm bột cát mịn, bột sét, sét bột màu xám sậm, xám đen chứa than bùn, chiều dày
3,5 ÷ 23,0 m. Trong cát chứa nhuyễn thể, trong sét có Foraminifera, tảo nƣớc ngọt,
nƣớc lợ tuổi Holocen sớm – giữa. Trong đất có chỉ số Eh = 180 ÷ 210 mV; kt = 1,0,
chứng tỏ trầm tích đƣợc thành tạo trong môi trƣờng biển bị đầm lầy hóa.
30
+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ2
1-2
hh1): Trầm tích biển này gặp trong các
lỗ khoan ở vùng Kiến Thụy. Thành phần trầm tích gồm cát hạt mịn có ít tàn tích
thực vật màu xám sẫm có chứa Foraminifera và bào tử phấn. Độ pH = 7,0 ÷ 7,7;
cation trao đổi kt = 1,0 thể hiện nguồn gốc vũng vịnh ven bờ. Trầm tích này nằm
phủ lên sét loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc.
+ Tập trên, nguồn gốc biển (mQ2
1-2
hh2): Trầm tích này lộ ra trên diện rộng ở
vùng An Hải, rìa dãy núi Phù Liễn … Thành phần trầm tích chủ yếu là sét bột, bột
sét màu xám, có lẫn ít tàn tích thực vật. Trong sét bột chứa nhiều di tích
Foraminifera: Elphidium sp., Ammonica sp., Cibicides sp., Bolivina sp., Lagena sp.,
… sống trong môi trƣờng biển ven bờ.
- Phụ thống Holocen trên – Hệ tầng Thái Bình
Trầm tích hệ tầng Thái Bình tuổi Holocen muộn (Q2
3
tb) là các thành tạo trẻ
nhất, điển hình cho phức hệ trầm tích delta, phân bố trên diện rộng ven biển, ven
cửa sông Hải Phòng nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng và đƣợc phân thành:
+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ2
3
tb1): Trầm tích này phân bố thành dải hẹp
song song với bờ biển hiện đại khu vực nghiên cứu nhƣ ở Vĩnh Tiến, Tân Trào, Đại
Hợp (Kiến Thụy), Hùng Thắng, Tiên Thắng, Chấn Hƣng (Tiên Lãng). Thành phần
chủ yếu là cát bột màu vàng, vàng nâu hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc khá tốt và lẫn
sò ốc biển. Chiều dày 2,6 m. Trầm tích này nằm phủ lên trên hệ tầng Hải Hƣng.
+ Tập trên, nguồn gốc sông biển (amQ2
3
tb2): Trầm tích này phát triển rộng
khắp trên khu vực nghiên cứu, nhƣ: An Hải, Dƣơng Kinh, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, nội
thành thành phố Hải Phòng và nằm ở độ cao 0,5 ÷ 1,0 m. Thành phần trầm tích gồm
sét lẫn ít cát hạt mịn có ít thực vật. Chiều dày lớn nhất 17,0 m.
31
Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7]
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngXác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...jackjohn45
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (17)

Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểuLuận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
 
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngXác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Đề tài: Ứng dụng mô hình mike đánh giá mức độ xâm nhập mặn
Đề tài: Ứng dụng mô hình mike đánh giá mức độ xâm nhập mặnĐề tài: Ứng dụng mô hình mike đánh giá mức độ xâm nhập mặn
Đề tài: Ứng dụng mô hình mike đánh giá mức độ xâm nhập mặn
 
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bntc cho thị trường tài chính việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài lá kim - Gửi miễn ...
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAYLuận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
Luận án: Hiệu quả của một số hệ thống Nông lâm kết hợp, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
 
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầuGiải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
Giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả đường ống thu gom dầu
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
 
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đấtLuận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
Luận án: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
 

Similar to Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công ích
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công íchYếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công ích
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công íchDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt NamKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu Chi Tại Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công ích
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công íchYếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công ích
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Dịch vụ công ích
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên đị...
Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên đị...Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên đị...
Luận án: Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên đị...
 
Luan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoiLuan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoi
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen tại Hải Phòng, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VŨ VĂN LỢI ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI - 2017
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VŨ VĂN LỢI ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Chuyên ngành: Địa chất học Mã số: 62 44 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đỗ Minh Đức 2. PGS.TS. Doãn Đình Lâm HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Vũ Văn Lợi
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc thực hiện tại Phòng Trầm tích, Viện Địa chất; Khoa Các khoa học trái đất, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban lãnh đạo Học viên Khoa học và Công nghệ, Ban lãnh đạo Viện Địa chất cùng các phòng quản lý, phòng nghiên cứu, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó . Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Minh Đức, PGS.TS. Doãn Đình Lâm, những thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu các nhà khoa học: GS.TS. Trần Nghi, GS.TSKH. Phạm Văn Tỵ, PGS.TS. Nguyễn Huy Phƣơng, PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ, PGS.TSKH. Vũ Cao Minh, TS. Đinh Xuân Thành, TS. Nguyễn Đình Nguyên, TS. Phạm Nguyễn Hà Vũ, TS. Nguyễn Văn Bình. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng, Công ty cổ phần E.C.C và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
  • 5. i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................iv DANH MỤC HÌNH...................................................................................................v DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG......................................................5 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.............................................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................7 1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết .........................................................17 1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..............18 1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển...................................................................18 1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu.......................................................................20 1.2.3. Đặc điểm khí hậu....................................................................................22 1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn...........................................................................23 1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo....................................................................24 1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu ..................................................26 1.2.7. Đặc điểm địa chất thủy văn ....................................................................32 1.2.8. Đặc điểm kiến tạo...................................................................................33 1.2.9. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực ven biển thành phố Hải Phòng ..........34 Chƣơng 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................36 2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU..........................................................................................36 2.1.1. Nhóm tài liệu địa chất và trầm tích ........................................................36 2.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu địa chất công trình ........................................36 2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ...............................................................................40 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................41 2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng.........................................................41 2.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trầm tích..................................................41
  • 6. ii 2.3.3. Phƣơng pháp địa chấn nông phân giải cao.............................................46 2.3.4. Phƣơng pháp khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trƣờng .......................46 2.3.5. Phƣơng pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý đất và xử lý số liệu .......51 2.3.6. Phƣơng pháp địa tin học.........................................................................53 2.3.7. Phƣơng pháp tính lún nền đất.................................................................53 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG..........................................57 3.1. KHÁI NIỆM TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ ĐỊA TẦNG HOLOCEN.............57 3.1.1. Khái niệm tƣớng trầm tích......................................................................57 3.1.2. Địa tầng Holocen....................................................................................57 3.1.3. Độ sâu và bề dày trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng........60 3.2. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................................63 3.2.1. Các tƣớng trầm tích Holocen sớm-giữa (Q2 1-2 )......................................63 3.2.2. Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q2 2-3 ).................................75 3.3. TÍNH CHẤT CƠ LÝ CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN.................................85 3.3.1. Khái niệm đất yếu...................................................................................85 3.3.2. Tính chất cơ lý của các tƣớng trầm tích Holocen...................................87 3.4. QUY LUẬT PHÂN BỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH HOLOCEN VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG ....................................................91 3.5. TƢƠNG QUAN TƢỚNG TRẦM TÍCH VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT THEO ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH..........................................................................................94 Chƣơng 4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN VÀ CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG..................................................101 4.1. PHÂN VÙNG TRẦM TÍCH HOLOCEN...................................................101 4.1.1. Tiêu chí phân vùng ...............................................................................101 4.1.2. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen..................................................101 4.2. HIỆN TRẠNG CÁC SỰ CỐ CÔNG TRÌNH DO LÚN, LÚN LỆCH........122 4.2.1. Hiện trạng các sự cố công trình xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp.....122 4.2.2. Hiện trạng các sự cố trong xây dựng bến bãi container dịch vụ cảng..124
  • 7. iii 4.2.3. Nguyên nhân sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng ..................126 4.3. TƢƠNG QUAN GIỮA LÚN VỚI CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN .........................................................................................................127 4.3.1. Tính toán lún trong trầm tích Holocen .................................................128 4.3.2. Tƣơng quan giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen ..................136 4.3.3. Lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng ...............................139 4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN................................................................142 4.4.1. Một số giải pháp chung xử lý nền đất yếu phổ biến hiện nay..............142 4.4.2. Một số giải pháp công trình cụ thể .......................................................143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................................................151 TÀI LIỆU KHAM KHẢO....................................................................................152 PHỤ LỤC...............................................................................................................158
  • 8. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu CP : Cổ phần CPXD : Cổ phần xây dựng CPT : Thí nghiệm xuyên tĩnh (Method of cone penetration test) MNBD : Mực nƣớc biển dâng nnk : Nhiều ngƣời khác SPT : Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (Standard penetration test) TB : Trung bình TCN : Tiêu chuẩn ngành TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
  • 9. v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu.....................................................................21 Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46]...............27 Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [46] .............28 Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7] ...............................31 Hình 2.1. Sơ đồ tài liệu thực tế khu vực ven biển thành phố Hải Phòng..................37 Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk (1954) ............................................43 Hình 2.3. Đo địa chấn nông phân giải cao theo tuyến Đình Vũ – Bán đảo Đồ Sơn.46 Hình 2.4. Công tác khoan địa chất ở biển ven bờ huyện Tiên Lãng.........................47 Hình 2.5. Công tác lấy mẫu đất và mô tả đất tại hiện trƣờng ...................................47 Hình 2.6. Công tác khoan lấy mẫu, kết hợp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT .......48 Hình 2.7. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT tại khu vực nghiên cứu (quận Hải An)........49 Hình 2.8. Sơ đồ tính lún tại các kiểu mặt cắt trầm tích và phân bố tải trọng............54 Hình 3.1. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng .....60 Hình 3.2. Sơ đồ đằng dày trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng......61 Hình 3.3. Sơ đồ đẳng sâu đáy Holocen giữa – muộn khu vực ven biển thành phố Hải Phòng.................................................................................................62 Hình 3.4. Trầm tích bùn đầm lầy ven biển tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan DCV02, độ sâu 21,0 ÷ 21,4 m...................................................................................63 Hình 3.5. Sơ đồ tƣớng trầm tích khu vực ven biển thành phố Hải Phòng................64 Hình 3.6. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 1 – 1’ ...........................................................65 Hình 3.7. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 2 – 2’ ...........................................................66 Hình 3.8. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 3 – 3’ ...........................................................66 Hình 3.9. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 4 – 4’ ...........................................................66 Hình 3.10. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 5 – 5’.........................................................67 Hình 3.11. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 6 – 6’.........................................................67 Hình 3.12. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 7 – 7’.........................................................67 Hình 3.13. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 8 – 8’.........................................................68
  • 10. vi Hình 3.14. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 9 – 9’.........................................................68 Hình 3.15. Mặt cắt trầm tích theo tuyến 10 – 10’.....................................................68 Hình 3.16. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP4..................................................................................................................70 Hình 3.17. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP9..................................................................................................................71 Hình 3.18. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao tuyến HP12................................................................................................................72 Hình 3.19. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn tuyến HP11...........73 Hình 3.20. Trầm tích bùn estuary – vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa. Lỗ khoan HK06, độ sâu 17,0 ÷ 17,4 m .....................................................................................74 Hình 3.21. Trầm tích bùn chân châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06, độ sâu 11,0 ÷ 14,4 m .................................................................................................75 Hình 3.22. Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tuổi Holocen muộn. Lỗ khoan HK06, độ sâu 7,4 ÷ 7,7 m .....................................................................................................77 Hình 3.23. Trầm tích cát bùn bãi triều. Lỗ khoan KT03, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m...........79 Hình 3.24. Trầm tích bùn bãi triều. Lỗ khoan HK06, độ sâu 0,3 ÷ 0,6 m................80 Hình 3.25. Trầm tích cát cồn cát cửa sông. Lỗ khoan TT1, độ sâu 0,5 ÷ 0,8 m.......81 Hình 3.26. Trầm tích bùn cửa sông estuary. Lỗ khoan DAP25, độ sâu 0,1 ÷ 0,3 m 82 Hình 3.27. Trầm tích bùn cát đầm lầy cửa sông. Lỗ khoan DT03, độ sâu 2,0 ÷ 2,3 m......83 Hình 3.28. Trầm tích bùn cát đồng bằng châu thổ. Lỗ khoan DT2, độ sâu 0,1÷ 0,4 m .....84 Hình 4.1. Sơ đồ minh họa phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.......102 Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.......................103 Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ......104 Hình 4.3. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) (tiếp).......105 Hình 4.4. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ......113 Hình 4.5. Các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 3) ......117 Hình 4.6. Hình ảnh sự cố lún, lún lệch nhà số 12, 14, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng122 Hình 4.7. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng......124 Hình 4.8. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 1).......................................131
  • 11. vii Hình 4.9. Sơ đồ lún trầm tích Holocen (Cách tiếp cận 2).......................................132 Hình P1.1. Một số hình ảnh các sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng – Công trình nhóm 1 ............................................................................................................158 Hình P1.2. Một số hình ảnh các sự cố lún nền bãi container dịch vụ cảng – Công trình nhóm 2 ............................................................................................................159
  • 12. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu .............23 Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận......23 Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh..................24 Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận..................24 Bảng 1.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu ..........................34 Bảng 2.1. Tổng hợp số lƣợng mẫu phân tích trong phòng và thí nghiệm hiện trƣờng ......39 Bảng 2.2. Thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk (1954) ...........................42 Bảng 2.3. Trạng thái của đất theo sức kháng xuyên tiêu chuẩn Nspt.........................48 Bảng 2.4. Độ chặt của đất xác định bằng xuyên côn ................................................50 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vật lý, cơ học và chỉ tiêu tính toán của trầm tích Holocen ...51 Bảng 2.6. Phân loại đất theo chỉ số dẻo IP ................................................................52 Bảng 2.7. Phân loại trạng thái của đất theo chỉ số sệt (B) ........................................52 Bảng 3.1. Phân loại đất yếu trầm tích Holocen.........................................................86 Bảng 3.2. Tính chất cơ lý các tƣớng trầm tích Holocen ...........................................88 Bảng 3.3. Tƣơng quan tƣớng trầm tích và phân loại đất theo địa chất công trình....94 Bảng 3.4. Loại đất và trạng thái các tƣớng trầm tích Holocen ...............................100 Bảng 4.1. Tiêu chí phân vùng trầm tích Holocen ...................................................101 Bảng 4.2. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 1) ...106 Bảng 4.3. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – địa chất công trình (Vùng 2) ...114 Bảng 4.4. Đặc điểm các kiểu mặt cắt trầm tích Holocen – Địa chất công trình (Vùng 3) ..118 Bảng 4.5. Kết quả phân vùng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu ...................121 Bảng 4.6. Một số sự cố lún, lún lệch công trình xây dựng (nhóm 1) .....................123 Bảng 4.7. Một số sự cố lún công trình xây dựng (nhóm 2) ....................................125 Bảng 4.8. Cách tiếp cận tính toán lún nền đất.........................................................128 Bảng 4.9. Các thông số và giao diện bảng tính toán lún nền đất ............................130 Bảng 4.10. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 1........................131 Bảng 4.11. Kết quả tính lún trên cơ sở lý thuyết – Cách tiếp cận 2........................132 Bảng 4.12. Kết quả tính lún nhà số 12, Cát Bi, Hải An..........................................134
  • 13. ix Bảng 4.13. Kết quả tính lún bãi container Vinalines, Đình Vũ ..............................135 Bảng 4.14. Kịch bản nƣớc biển dâng.....................................................................140 Bảng 4.15. Kết quả tính lún cố kết theo thời gian và mực nƣớc biển dâng............141 Bảng 4.16. Giải pháp nâng cao xử lý nền đất yếu khu vực nghiên cứu..................145 Bảng P2.1. Kết quả tính lún theo cách tiếp cận 1 và cách tiếp cận 2......................160 Bảng P3.2. Kết quả tính lún cố kết và kịch bản nƣớc biển dâng ............................164 Bảng P4.3. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp cận 1 ........................................................................................................................167 Bảng P4.4. Kết quả tính lún các kiểu mặt cắt trong khu vực nghiên cứu – Cách tiếp cận 2 ........................................................................................................................170 Bảng P5.5. Kết quả tính lún công trình Nhà số 12, Cát Bi, Hải An, Hải Phòng ....173 Bảng P5.6. Kết quả tính lún công trình Bãi container, Đình Vũ, Hải An, Hải Phòng .....176
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I cấp quốc gia và là thành phố cảng có tầm quan trọng đặc biệt đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trƣớc nhu cầu phát triển kinh tế theo xu hƣớng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, nhiều dự án đầu tƣ xây dựng mở rộng đã đƣợc hình thành và triển khai nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố, đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng tồn tại nhiều tầng đất yếu, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng xảy ra phổ biến với các mức độ khác nhau, đặc biệt ở các quận huyện ven biển, nhƣ Hải An, Dƣơng Kinh và Đồ Sơn, có liên quan trực tiếp đến nền đất yếu trầm tích Holocen, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng cơ sở hạ tầng, thiệt hại lớn về kinh tế, bức xúc trong xã hội. Hiện nay, công tác khắc phục hậu quả đã và đang đƣợc thực hiện, nhƣng hiệu quả chƣa cao, các giải pháp xử lý nền đất yếu chƣa thực sự phù hợp với đặc điểm các kiểu nền đất trong khu vực, do đó, các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng. Các nghiên cứu về trầm tích Holocen, địa chất công trình khu vực Hải Phòng từ trƣớc đến nay đã đạt đƣợc những giá trị lớn về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chƣa cụ thể, chi tiết, còn rời rạc, tính thực tiễn chƣa cao; chƣa có công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen với địa chất công trình, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong việc luận giải các sự cố lún, lún lệch các công trình xây dựng có liên quan đến nền đất yếu trầm tích Holocen. Do đó, để nhận dạng đƣợc quy luật lún nền đất yếu trầm tích Holocen, thì cần phải nhận diện đƣợc đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, nhằm giảm thiểu tối đa những sự cố công trinh xây dựng, cũng nhƣ phục vụ một cách có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển bền vững cơ sở hạ tầng là một nhu cầu khách quan.
  • 15. 2 Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng” là vô cùng cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài - Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. - Xác định mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố công trình xây dựng, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng trên nền đất yếu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các thành tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu là khu ven biển thành phố Hải Phòng nằm trong khung tọa độ địa lý: Kinh độ từ 106o 34’ đến 106o 56’; Vĩ độ từ 20o 34’ đến 20o 53’. Bao gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn và các xã thuộc các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng thành phố Hải Phòng và một phần nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền), xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua phần chồng lấn giữa khu vực nghiên cứu với đảo Cát Hải. 4. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố các trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. 2. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình các trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. 3. Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen với các sự cố công trình xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trên nền đất yếu của trầm tích Holocen. 4. Đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu, phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng.
  • 16. 3 5. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng cộng sinh tƣớng theo thời gian trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển. Giai đoạn biển tiến Flandrian (Holocen sớm - giữa) có 4 tƣớng (bùn đầm lầy ven biển, cát lẫn sạn bãi triều, cát sạn lạch triều và bùn estuary - vũng vịnh); Giai đoạn biển thoái Holocen giữa - muộn có 4 tƣớng (bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu thổ, cát cồn cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ); Thời kỳ biển dâng hiện đại có 6 tƣớng (cát, cát bùn và bùn bãi triều, cát sạn lạch triều, bùn cát đầm lầy cửa sông và bùn cửa sông hình phễu). Luận điểm 2: Trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng bao gồm 3 vùng, 7 phụ vùng và 18 khu, tƣơng ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích - địa chất công trình đặc trƣng. Hiện tƣợng lún và lún lệch ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ổn định các công trình xây dựng, xảy ra mạnh nhất ở vùng estuary (vùng 3) liên quan đến phức hệ tƣớng bùn đầm lầy ven biển (mbQ2 1-2 ), bùn estuary - vũng vịnh (mebQ2 1-2 ), bùn chân châu thổ (ampdQ2 2-3 ), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2 2-3 ) và bùn cửa sông estuary (meQ2 2-3 ); tiếp đến là vùng châu thổ (vùng 1), liên quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh (mebQ2 1-2 ), bùn chân châu thổ (ampdQ2 2-3 ), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2 2-3 ) và bùn bãi triều (amtfmQ2 2-3 ), cuối cùng là vùng châu thổ nhô cao (vùng 2) liên quan đến phức hệ tƣớng bùn estuary - vũng vịnh (mebQ2 1-2 ), bùn chân châu thổ (ampdQ2 2-3 ), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2 2-3 ) và bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ2 2-3 ). 6. Những điểm mới của luận án (1) Xác định đƣợc tổ hợp cộng sinh tƣớng trầm tích trong thời kỳ biển dâng hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của tƣớng trầm tích bùn cửa sông hình phễu (meQ2 2-3 ) phân bố tại khu vực cửa sông Bạch Đằng. (2) Xác định mối tƣơng quan giữa các đặc điểm tƣớng trầm tích Holocen với các tính chất cơ lý của đất yếu khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Cụ thể, phân chia chi tiết các loại đất yếu theo các cấp độ khác nhau, trong đó, một số loại đất yếu bao gồm nhiều tƣớng trầm tích. (3) Phân chia chi tiết các vùng, phụ vùng và khu phân bố các kiểu mặt cắt
  • 17. 4 trầm tích - địa chất công trình Holocen, phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. (4) Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của lún nền đất yếu phục vụ công tác thiết kế cao độ nền trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và khả năng ứng phó của các công trình ven biển thành phố Hải Phòng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án (1) Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân và mối liên quan đến tai biến lún gây mất ổn định công trình trong hoạt động phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. (2) Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở khoa học góp phần giải thích nguyên nhân, cơ chế hình thành và phát triển tai biến lún của nền đất yếu từ đó khoanh vùng dự báo các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất phục vụ cho việc nghiên cứu lập quy hoạch để khai thác, sử dụng và quản lý nguồn quỹ đất phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng một cách hợp lý và bền vững. 8. Bố cục của Luận án Mở đầu Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và đặc điểm khu vực ven biển thành phố Hải Phòng Chƣơng 2. Cở sở tài liệu và các phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Chƣơng 4. Mối liên quan giữa đặc điểm trầm tích Holocen và các sự cố công trình xây dựng Kết luận và kiến nghị
  • 18. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực ven biển Trầm tích Holocen và biến động vùng ven biển, đặc biệt là các vùng đồng bằng châu thổ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến trong các công trình nghiên cứu khác nhau từ những năm đầu thế kỷ 20. Các công trình tiêu biểu nhƣ công trình nghiên cứu kinh điển có thể kể đến là Mississippy của Barrell (1912, 1914), Johnstons (1921, 1922), Trowbridge (1930), Russell (1936), Fisk (1944). Những công trình này đã đặt nền móng cho các công trình tiếp theo của Coleman & Gagliano (1964), Wright & Coleman (1973, 1975), Galloway (1975), David R.A (1978), Reading H.G (1985), Elliott (1965, 1986) … Cấu trúc châu thổ, đặc điểm tƣớng trầm tích và tiến hóa các thành tạo Holocen các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới nhƣ: châu thổ sông Rhone, châu thổ sông Niger, châu thổ sông Mahakam, châu thổ sông Hoàng Hà … đã đƣợc đề cập đến trong công trình của Fisk & Mc Farlan et al., (1954), Fisk (1955, 1961), Oomkens (1967, 1974), Weber (1971), Elliott (1974, 1986), Reading H.G (1965, 1986) … Đây là những công trình mang tính kinh điển về quá trình tiến hóa các vùng ven biển trong Holocen. Elliott (1986), đã phân tích quá trình dịch chuyển các thùy châu thổ liên quan đến quá trình phát triển cửa sông ven biển châu thổ sông Mississippy và dựa vào động lực sóng, thủy triều, dòng ven bờ phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ khác nhau. David R.A & Ethington R.L (1976) trong công trình “Bờ và quá trình trầm tích ven bờ”, Elliott (1986) trong công trình “Đƣờng bờ lục nguyên” đã phân tích chi tiết quá trình thành tạo và tiến hóa các đê cát, giồng cát ven bờ (beach sand ridges) trong các đồng bằng cát ven bờ (chenier plain).
  • 19. 6 David R.A (1978) đã phân tích chi tiết điều kiện sinh thái và quá trình phát sinh, phát triển của vùng đầm lầy ven biển cửa sông, đây là một trong các công trình tiêu biểu về hệ thống đầm lầy cửa sông ven biển. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích Holocen khu vực biển ven bờ trên cơ sở đan dày mạng lƣới khảo sát địa chấn nông phân giải cao, khoan và lấy mẫu bằng ống phóng trọng lực nhằm xác định cấu trúc đới ven biển. Trong số đó phải kể đến các công trình sau: Châu thổ ngầm hệ thống sông Ganges-Brahmaputra của Kueh A. S và nnk (1998); Châu thổ ngầm Gargano Holocen muộn, thềm lục địa Adriatic: thay đổi hƣớng và tốc độ cung cấp trầm tích của Antonio Cattaneo và nnk; Phát triển châu thổ ngầm sông Hoàng Hà trong Holocen của Lui J. P và nnk (2004), Công trình của Ciara F. Neill và Mead A. Allison (2004 ÷ 2005) “Quá trình hình thành châu thổ ngầm trên thềm lục địa Atchafalaya, Louisiana”,… Dao dộng mực nƣớc biển trong Holocen – một tác nhân quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển trầm tích Holocen các vùng ven biển đƣợc đề cập đến trong những công trình của Van Straaten (1959), C Baeteman (1984, 1992), Pirazzoli (1987), David (1987), Tooley (1979, 1987), Morner (1984, 1985) Shennan (1983), Jelgersma (1966, 1986), Kidson (1982), Zhao Shongling (1986), Huang Zhenguo (1984, 1987), Youngqiang Zong (2004), Woodroffe S. A và Horton B. P, (2005),… Trong các công trình nêu trên, tiến hóa môi trƣờng trầm tích Holocen châu thổ đƣợc xem xét trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển. Trong vùng Đông Nam Á các nƣớc nhƣ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Brunei, Đông Timor đã và đang có những dự án nghiên cứu thềm lục địa nói chung, vùng ven biển với sự đầu tƣ lớn và bƣớc đầu đã có những kết quả nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả nghiên cứu đã giúp các quốc gia này có những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý dải ven biển, đặc biệt đối với các dạng tai biến địa chất trên biển. Trong những năm cuối thế kỷ 20, Thái Lan đã triển khai nghiên cứu biến động đƣờng bờ, sự dao động mực nƣớc biển và khảo sát đặc điểm trầm tích đới bờ (trầm tích đáy) ở tỷ lệ lớn vùng Adang Rawi và Tarutao,…
  • 20. 7 1.1.1.2. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công trình ven biển Hội nghị toàn thể Hội Địa chất công trình và Môi trƣờng quốc tế (IAEG, SYMPOSIUM) về lập bản đồ địa chất công trình phục vụ cho quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình vùng ven biển đƣợc diễn ra vào 9/1979 đã thống nhất những nguyên tắc chung cho lập bản đồ địa chất công trình vùng thềm lục địa và vùng ven biển nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế đới bờ biển và vùng lân cận, xây dựng công trình biển và dải ven bờ. Nhiều tờ bản đồ địa chất công trình với các tỷ lệ khác nhau từ 1:10.000 đến 1:50.000 đã đƣợc lập cho nhiều vùng, nhiều thành phố ven biển nhƣ Sotri, Odetxa, Thƣợng Hải, Ningbo; nhiều bản đồ tổng hợp phát triển kinh tế các vùng Melbourne, New York, Philadenphi, Dsaka đã đƣợc thành lập. Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình đã đƣợc thực hiện tại các nƣớc Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Úc,… nhằm phục vụ cho mục đích khai thác kinh tế lãnh thổ và quy hoạch phát triển xây dựng các thành phố cảng, các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình quan trọng nhƣ đê biển, các nhà máy lọc dầu, điện hạt nhân, năng lƣợng thủy triều … Nhìn chung các nghiên cứu địa chất cả lục địa ven biển và biển ven bờ trong giai đoạn này đều rất sơ lƣợc. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào cấu trúc địa chất, các thành tạo đá cổ chứa khoáng sản phục vụ cho mục đích khai khoáng, tìm kiếm dầu khí, phát triển kinh tế biển. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen lục địa ven biển Trong giai đoạn này, những nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ của các nhà địa chất ngƣời Pháp nhƣ Colari.M (1913, 1928), Patte.E (1924, 1927, 1931, 1934), Mansuy.H (1925), Bouret.R (1925), Frontain.J (1927, 1928, 1937, 1938), Lacroix.A (1928, 1932, 1934), Blondel.F (1929), Breton.Le (1931, 1934), Saurin.E (1935, 1937) đã đề cập những nét cơ bản nhất về địa chất cấu trúc của phần Bắc, Trung và Nam Đông Dƣơng. Riêng về trầm tích Đệ tứ chỉ đề cập một cách chung nhất phân
  • 21. 8 biệt 2 loại aluvi cổ và aluvi trẻ dựa vào dấu hiệu sự phong hoá laterit. Năm 1957, E.Saurin công bố kết quả nghiên cứu các thành tạo trẻ dọc ven biển, các mực thềm biển Bạch Long Vĩ. Đồng thời ông còn nêu một số nhận định về sự dao động mực nƣớc biển trong thế Pleistocen và về chế độ tân kiến tạo. Năm 1970, ông cho rằng quan hệ giữa “phù sa cổ” với “phù sa trẻ” đồng thời là ranh giới địa phƣơng hoặc khu vực giữa Pleistocen và Holocen. Các kết quả nghiên cứu của E.Saurin là những đóng góp đáng kể về địa chất Đệ tứ nói riêng và địa chất nói chung ở Việt Nam. Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng, công cuộc nghiên cứu địa chất đƣợc đẩy mạnh. Dovjikov A.E (1965) chủ biên tờ “Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỉ lệ 1/500.000” là mốc son lịch sử đầu tiên trong đo vẽ bản đồ địa chất ở Việt Nam. Trong công trình này, các thành tạo trƣớc Đệ tứ và những cấu trúc địa chất lớn đƣợc làm rõ. Các tƣ liệu đó đã đƣợc bổ sung và nâng cao bởi các kết quả đo vẽ tỉ lệ 1/200.000 do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện trong những năm 1960 ÷ 1970. Một số tác giả nhƣ: V.K Golovenok và Lê Văn Chân (1965 ÷ 1970), Nguyễn Đức Tâm (1968), Phan Huy Quynh (1971 ÷ 1976), Lê Huy Hoàng (1971 ÷1972), Nguyễn Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan Cự Tiến (1969 ÷1970). Trong công trình của Golovenoc và Lê văn Chân (1965 ÷ 1967), trong công trình “Thạch học trầm tích Neogen – Đệ tứ trũng Hà Nội” đã phân chia trầm tích Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng làm hai phần: Phần dƣới – Hệ tầng Hải Dƣơng gồm cuội, sạn, sỏi nằm lót đáy đồng bằng có nguồn gốc chủ yếu là sông tuổi Pleistocen. Phần trên – Hệ tầng Kiến Xƣơng gồm các trầm tích hạt mịn nhƣ cát, bột, sét nguồn gốc châu thổ và ven biển, tuổi Holocen. Cơ sở phân chia nhƣ trên chủ yếu dựa vào tài liệu thạch học, hầu nhƣ không có tài liệu cổ sinh nên tính thuyết phục chƣa cao. Đây chỉ là những nét chấm phá đầu tiên về lịch sử hình thành và phát triển châu thổ Sông Hồng trong Holocen. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt đƣợc, các tác giả Nguyễn Đức Tâm, Lê Huy Hoàng, Hoàng Ngọc Kỷ (1968 ÷ 1973) đã đi sâu nghiên cứu và khái quát hơn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chƣa thực sự giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản của trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu.
  • 22. 9 b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen vùng biển ven bờ: Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp đã tăng cƣờng điều tra địa chất – địa lý lãnh thổ Việt Nam nhằm thiết lập đƣờng giao thông trên biển và tìm kiếm khoáng sản cho chính phủ Pháp. Đặc biệt là từ năm 1925 đến năm 1929, Pháp đã thực hiện hàng loạt các cuộc điều tra và thu thập mẫu trầm tích đáy vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, chuyến điều tra khảo sát chƣa toàn diện, chƣa sâu sắc, còn nặng về mô tả định tính. Năm 1943, Shepard lần đầu tiên lập sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt rìa Tây Thái Bình Dƣơng tỉ lệ 1/6.000.000 trong đó có thềm lục địa Việt Nam. Trên sơ đồ đã khoanh diện phân bố các kiểu trầm tích mặt và đá gốc một cách sơ lƣợc. Các trƣờng cát aluvi cổ đã đƣợc phát hiện lần đầu tiên ở đáy biển Việt Nam (độ sâu 20 ÷ 60 m). Năm 1959 – 1961 chƣơng trình nghiên cứu “NAGA” điều tra Biển Đông của Viện Hải dƣơng học Zcripp – California (Mỹ) kết hợp cùng Thái Lan đem lại nhiều tài liệu giá trị. Dựa trên kết quả của chuyến khảo sát này, Niino, Emiry (1961, 1963) đã lập sơ đồ các kiểu trầm tích và nêu tính phổ biến của trầm tích di tích aluvi vịnh Bắc Bộ. Nhiều nơi có biểu hiện glauconit, vật liệu núi lửa. Đã phân biệt đƣợc 3 vùng có tổ hợp khoáng vật sét: ilit – clorit, ilit – kaolinit và smectit – ilit – clorit. Ngoài ra các tác giả còn nhận thấy rằng phần vật chất vô cơ xa bờ thì thô hơn so với gần bờ, điều đó chứng tỏ rằng nó đƣợc thành tạo trong thời gian Pleistocen. Chƣơng trình điều tra cơ bản tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1959 ÷ 1965) do Ủy Ban Khoa Học Nhà Nƣớc chủ trì thực hiện phối hợp với lực lƣợng nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Biển (nay là Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển) và Viện Khoa học Trung Quốc đã lập sơ đồ và báo cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ [9]. Trong đó đã nêu khái quát sự phân bố các trƣờng trầm tích sạn, cát và bùn sét ở đáy vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt đã nêu vị trí các nơi gặp sét loang lổ trong ống phóng trọng lực. Từ đó đã chỉ ra đƣợc các kiểu trầm tích đáy phân bố ở vịnh Bắc Bộ và các đặc điểm cơ bản về hàm lƣợng khoáng vật nặng phân bố ở vịnh Bắc Bộ. Nhìn chung, trƣớc năm 1975, các hoạt động điều tra khảo sát địa chất – địa mạo chỉ tập trung nghiên cứu vùng biển vịnh Bắc Bộ nói chung, chƣa đi sâu nghiên cứu đối với vùng ven biển Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu còn rời rạc, nặng về mô tả hiện tƣợng, chƣa mang tính khái quát và tìm ra quy luật phân bố trầm tích khu
  • 23. 10 vực nghiên cứu, chƣa thực sự giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản liên quan tới đặc điểm địa chất biển khu vực nghiên cứu. 1.1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 a. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực lục địa ven biển Trầm tích Đệ tứ đƣợc nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ. Hoàng Ngọc Kỷ (1973 ÷ 1978) đã thiết lập 5 phân vị địa tầng thông qua kết quả đo vẽ địa chất tờ Hà Nội, Hải Phòng – Nam Định [16] tỉ lệ 1/200.000 đó là: Hệ tầng Thái Thụy có tuổi Pleistocen sớm (Q1 1 ), hệ tầng Hà Nội có tuổi Pleistocen giữa – muộn phần sớm (Q1 2 - Q1 3a ), hệ tầng Vĩnh Phúc có tuổi Pleistocen muộn phần muộn (Q1 3b ), hệ tầng Hải Hƣng có tuổi Holocen sớm – giữa (Q2 1-2 ), hệ tầng Thái Bình có tuổi Holocen muộn (Q2 3 ). Đây là bƣớc tiến quan trọng trong nghiên cứu trầm tích Holocen vùng lục địa ven biển. Các trầm tích Holocen lần đầu tiên đƣợc phân chia thành 2 phân vị địa tầng riêng biệt, trong đó hệ tầng Hải Hƣng đƣợc phân làm 2 phụ hệ tầng: Phụ hệ tầng dƣới gồm các trầm tích sông biển và đầm lầy ven biển (am, bm) (Q2 1-2 hh1) và phụ hệ tầng trên gồm các trầm tích hồ - đầm lầy và biển nông (bmQ2 1-2 hh2). Các thành tạo thuộc hệ tầng Thái Bình cũng đƣợc tác giả phân chia theo các kiểu nguồn gốc khác nhau. Đây là lần đầu tiên, trầm tích Holocen đƣợc phân chia rõ ràng. Năm 1983, tập I về địa tầng thuyết minh cho bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 ra đời. Phần địa tầng đã đƣợc tổng hợp một bƣớc, trong đó dải đồng bằng ven biển đƣợc mô tả theo 3 thang địa tầng cho đoạn: Móng Cái – Đèo Ngang. Các công trình đo vẽ bản đồ địa chất với các tỉ lệ khác nhau bƣớc đầu đã làm rõ đƣợc cấu trúc địa chất khu vực, các phân vị địa tầng, magma, kiến tạo đƣợc nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất, cổ sinh, nguồn gốc thành tạo. Vào những năm 75 ÷ 80, các công trình nghiên cứu của Nguyễn Địch Dỹ [5], Đào Thị Miên, Đỗ Văn Tự, Nguyễn Ngọc, Đinh Văn Thuận, lần đầu tiên đã đƣa ra các phân vị địa tầng Đệ tứ trên cơ sở cổ sinh kết hợp với những đặc điểm thành phần vật chất. Đến những năm 80 ÷ 90, các công trình nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất và chu kỳ trong Đệ tứ đƣợc đẩy mạnh. Trong công trình nghiên cứu “Cổ địa lý các đồng bằng ven biển Việt Nam” các đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh – địa tầng, biến đổi tƣớng – trầm tích, điều kiện cổ khí hậu trong Đệ tứ
  • 24. 11 ở Việt Nam đã đƣợc tập thể khoa học phòng Đệ tứ - Viện Địa Chất tổng hợp, phân tích, đánh giá tƣơng đối toàn diện và sâu sắc. Trong công trình này các tác giả chấp nhận ranh giới địa tầng giữa Pliocen và Đệ tứ có niên đại 1,6 ÷ 1,8 triệu năm (Bp) và ranh giới giữa Pleistocen và Holocen có niên đại 10.000 năm Bp [6]. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học đặc biệt về mặt cổ sinh địa tầng tính đến thời điểm đó. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chƣa có đóng góp mới về các phân vị địa tầng và nguồn gốc các thành tạo Holocen. Đỗ Văn Tự (1988) [47] trong công trình nghiên cứu của mình đã chia trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng Bắc Bộ thành 4 nhóm trầm tích: Sƣờn tích – lũ tích (dp), bồi tích (a), trầm tích hồ - đầm (lb) và trầm tích biển nông (m) thành tạo trong 4 giai đoạn phát triển trầm tích, tƣơng ứng với 3 chu kỳ: Thứ I (Pleistocen sớm – giữa), thứ II (Pleistocen muộn), thứ III (Holocen sớm – giữa), còn các trầm tích hiện đại (giai đoạn thứ IV – QIV 3 ) đang tiếp tục hình thành và phát triển. Tác giả đã thiết lập sự chuyển tƣớng trầm tích từ lục địa ra biển. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tính đến thời điểm đó đƣa ra những tổng kết tƣơng đối toàn diện về đặc điểm trầm tích, thành phần vật chất làm cơ sở xác lập một hệ thống các kiểu nguồn gốc, tƣớng, cụm tƣớng, nhóm nguồn gốc cho các trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng bắc Bộ. Tuy nhiên cách phân chia nguồn gốc vẫn mang dấu ấn cũ. Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Vũ Nhật Thắng (1993 ÷ 1995) trong các công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 các nhóm tờ Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình – Nam Định [26, 27, 42, 45] đã xác định đƣợc ranh giới giữa trầm tích Pliocen (Hệ tầng Vĩnh Bảo – N2vb) và trầm tích Đệ tứ (Hệ tầng Lệ Chi – Q1lc) trên cơ sở so sánh sự khác biệt về thành phần vật chất, hóa lý môi trƣờng, cổ sinh, phong hóa … Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh địa tầng, đã thiết lập một số phân vị địa tầng mới cùng với 5 chu kỳ cơ bản trong lịch sử hình thành và phát triển trầm tích Đệ tứ. Mở đầu mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt thô, ứng với thời kỳ biển lùi và kết thúc mỗi chu kỳ là các thành tạo hạt mịn, ứng với thời kỳ biển tiến. Lịch sử phát triển của đồng bằng Sông Hồng đƣợc gắn với dao động mực nƣớc đại dƣơng trong suốt thời kỳ Đệ tứ nói chung và trong Holocen nói riêng. Các phân vị địa tầng ứng với mỗi chu kỳ phát triển là: Hệ tầng Lệ Chi (Q1 1 lc), hệ tầng
  • 25. 12 Hà Nội (Q1 2-3a hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1 3b vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q2 1-2 hh), hệ tầng Thái Bình (Q2 3 tb). Năm chu kỳ cơ bản đó là: Pleistocen sớm (Q1 1 ), Pleistocen giữa – đầu Pleistocen muộn (Q1 2-3a ), cuối Pleistocen muộn (Q1 3b ), Holocen sớm – giữa (Q2 1-2 ), Holocen giữa – muộn (Q2 2-3 ). Cũng trong thời điểm này, các công trình của Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Ngọc, Mai Văn Lạc, Đỗ Thị Bích Thƣợc [36,37,43,44] nghiên cứu về đặc điểm phân bố Diatomea, Foraminifera và thực vật ngập mặn trong trầm tích Đệ tứ nói chung và Holocen nói riêng ở đồng bằng Sông Hồng cũng nhƣ một số đồng bằng khác ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu này có nhiều đóng góp mới về khoa học, đặt nền móng cho việc nghiên cứu chi tiết về môi trƣờng trầm tích cũng nhƣ đặc điểm cổ sinh thái và cổ khí hậu trong Đệ tứ nói chung và trong Holocen nói riêng. Nghiên cứu về lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng, Doãn Đình Lâm (2001 ÷ 2003) [18, 19] đã thiết lập 3 giai đoạn tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng gồm: Giai đoạn estuary – vũng vịnh ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian trong Holocen sớm; giai đoạn châu thổ bắt đầu từ cuối Holocen sớm – đầu Holocen giữa đƣợc hình thành và tiến ra biển, phủ lên các thành tạo estuary – vũng vịnh đƣợc hình thành trƣớc đó; giai đoạn aluvi đƣợc hình thành sau cùng phủ lên trên các thành tạo châu thổ. Cũng theo tác giả, đồng bằng châu thổ sông Hồng phân dị thành 4 kiểu đồng bằng: Đồng bằng aluvi, đồng bằng châu thổ do sông thống trị, đồng bằng châu thổ do sóng thống trị, đồng bằng châu thổ do triều thống trị. Trong chƣơng trình hợp tác giữa Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu các thành tạo Holocen của châu thổ Sông Hồng, đã nêu đƣợc quá trình tiến hóa cũng nhƣ dao động đƣờng bờ trong Holocen của châu thổ Sông Hồng [55, 57, 58, 59]. Nhìn chung, đây là những công trình nghiên cứu có tính tổng hợp cao, có giá trị về khoa học và thực tiễn. Các tác giả đã mô tả chi tiết các phân vị địa tầng theo tuổi, nguồn gốc thành tạo, thành phần vật chất, cổ sinh, đã luận giải về điều kiện thành tạo và lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ.
  • 26. 13 b. Tình hình nghiên cứu địa chất và trầm tích Holocen khu vực biển ven bờ Từ sau năm 1975 đến nay, có nhiều chƣơng trình nghiên cứu biển cấp Nhà Nƣớc đã ra đời, thúc đẩy sự phát triển ngành địa chất – địa vật lý biển ở nƣớc ta. Chƣơng trình biển 48.06 giai đoạn 1981 ÷ 1985 tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của vùng biển Việt Nam, trong đó có địa chất – địa mạo và khoáng sản đới ven biển Việt Nam: Đề tài “Địa chất, khoáng sản ven biển Việt Nam” của Nguyễn Biểu [3] đã chỉ ra những nét khái quát về sự phát hiện tectit ở ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh, tầng cuội thạch anh ở quần đảo Vĩnh Thực – Cái Chiên, các lộ sa khoáng ở Quán Lạn và quy luật nguồn gốc thành tạo chúng. Đề tài “Địa mạo động lực đới bờ biển và thềm lục địa Việt Nam” của Lƣu Tỳ (1985) [49] đã phân chia hình thái địa hình ven biển Việt Nam thành 4 nhóm, trong đó, địa hình ven biển Hải phòng, Quảng Ninh thuộc nhóm đồng bằng châu thổ và đồng bằng tích tụ hỗn hợp lũ – sông – biển. Đồng thời Lƣu Tỳ trong công trình nghiên cứu cổ địa lý vịnh Bắc Bộ đã xác định đƣợc 2 đƣờng bờ cổ trên đáy vịnh Bắc Bộ ở độ sâu 50 ÷ 60 m và 20 ÷ 30 m, có 3 thung lũng sông cổ ở khu vực Hải phòng – Quảng Ninh. Chƣơng trình biển 48B giai đoạn 1986 ÷ 1990 tập trung nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế xã hội vùng biển Việt nam phục vụ phát triển kinh tế biển. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1990) trong đề tài “Nghiên cứu sử dụng và cải tạo vùng bãi triều cửa sông và đầm phá dải ven biển và các đảo Việt Nam” [14] nghiên cứu các quá trình địa hóa liên quan đến nguồn chất dinh dƣỡng của bãi triều lầy ven biển Việt Nam, đồng thời tiến hành phân loại và phân vùng bãi triều lầy trong đới ven biển phía Bắc Việt Nam để làm sáng tỏ bãi triều lầy ở các khu vực và vùng tự nhiên khác nhau. Cùng thời gian này, Trần Nghi và nnk cũng đã công bố công trình nghiên cứu liên quan đến tiến hóa trầm tích các bãi triều và các cồn chắn cửa sông ven biển vùng tiền châu thổ Sông Hồng. Trong những năm 1990 ÷ 1993, Đoàn Địa chất Hà Nội đã tiến hành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 tờ Hải Phòng và phân viện Hải dƣơng học tại Hải Phòng cũng đã tiến hành lập bản đồ môi trƣờng địa chất ven bờ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000. Trần Đức Thạnh (1993) [35] với đề tài về tiến hóa địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen đã phân chia quá trình tiến hóa vùng cửa sông Bạch
  • 27. 14 Đằng trong Holocen thành 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ đƣợc chia thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển có 1 hoặc 2 kiểu môi trƣờng trầm tích đặc trƣng. Đồng thời tác giả xác lập các đơn vị tƣớng trầm tích Holocen cho vùng cửa sông Bạch Đằng. Nguyễn Biểu (1991 ÷ 2001) chủ biên đề án “Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ Việt Nam (0 ÷ 30 m nƣớc) tỉ lệ 1/500.000”. Đây là một dự án lớn đƣợc thực hiện trong nhiều năm với nguồn tài liệu thu thập phong phú, đa dạng, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành quy mô và hệ thống. Đến năm 2000, đã thành lập đƣợc bộ bản đồ tỉ lệ 1/500.000 cho các vùng biển ven bờ Việt Nam trong đó có vùng Hải Phòng – Quảng Ninh, bao gồm: Bản đồ địa chất trƣớc Đệ tứ, địa chất Đệ tứ, địa hình, địa mạo, thuỷ động lực, trầm tích tầng mặt [28], cấu trúc kiến tạo, … Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển (2007 ÷ 2011) đã thực hiện dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam”. Trong đó, vùng biển ven bờ 0 ÷ 30 m nƣớc Hải Phòng – Quảng Ninh đã đƣợc điều tra tỷ lệ 1/100.000; các chuyên đề địa chất, trầm tích và thủy thạch động lực làm sáng tỏ đặc điểm địa chất Đệ tứ, trầm tích tầng mặt và tƣớng đá thạch động lực vùng ven biển nghiên cứu [29,30]. Chƣơng trình biển KC.09 giai đoạn 2001 ÷ 2005 tập trung điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển, trong đó có 4 đề tài liên quan đến địa chất biển. Đề tài KC.09.22 của tác giả Trần Đức Thạnh và nnk (2005) [38] đã nghiên cứu, đánh giá làm rõ bản chất tự nhiên của vũng vịnh ven bờ thông qua các đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất trầm tích hiện đại, khí hậu, thủy văn và các hệ sinh thái. Đề tài KC.09.17 của tác giả Nguyễn Thế Tƣởng và nnk (2005) [48] đã khái quát đƣợc các đặc điểm địa hóa môi trƣờng trầm tích đáy và đặc điểm địa chất ở vịnh Bắc Bộ. Trong chƣơng trình Biển KC.09/06 -10 giai đoạn 2006 ÷ 2010, phải kể đến đề tài KC.09-13/06-10 của tác giả Trần Đức Thạnh [39] đã thu thập rất nhiều mẫu trầm tích đáy ở khu vực ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Dự án số 14 thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trƣờng biển đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Trần Đức Thạnh (2011) [40] cũng đã tiến hành điều tra và đánh giá khái quát
  • 28. 15 đƣợc các đặc điểm địa chất, địa mạo của vùng biển và các đảo ven bờ Việt Nam trong đó có khu vực biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Tiểu dự án số 5 của Trần Đức Thạnh (2011) [41] với hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã nghiên cứu đƣợc lịch sử tiến hóa môi trƣờng trầm tích khu vực châu thổ Sông Hồng (phần ngập nƣớc). Nguyễn Ngọc Anh [2] với đề tài “Đặc điểm và tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh” đã phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh. Đồng thời đã làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa thạch động lực các thành tạo trầm tích tầng mặt trên cơ sở các phân tích về tƣớng trầm tích và luận giải điều kiện thủy thạch động lực. Trong những năm gần đây, các đề tài KT.03.14, KHCN.06.08 (1996 ÷ 2000), KC.09.05 (2001 ÷2005) tiến hành nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển và cửa sông Việt Nam. Đề tài cấp nhà nƣớc KHCN-06-10 nghiên cứu “Cơ sở khoa học và các đặc trƣng đới bờ phục vụ yêu cầu xây dựng công trình biển ven bờ” do Viện Cơ học chủ trì. Các đề tài này ngoài việc đo đạc thực địa đã xây dựng và áp dụng các mô hình tính toán các quá trình sóng, dòng chảy, vận chuyển trầm tích, biến đổi địa hình bãi, đƣờng bờ… Các tác giả thuộc Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển đã ứng dụng mô hình DELFT3D để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến trầm tích khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Các nghiên cứu này đã giúp cho các nhà quản lý địa phƣơng có cách nhìn một cách tổng thể về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tổng hợp dải ven bờ và bảo vệ môi trƣờng biển; tuy nhiên, những kết quả này đƣợc đƣợc phản ánh trong phạm vi hẹp, chƣa có cách nhìn một cách tổng quan về phạm vi không gian cũng nhƣ biến đổi theo thời gian. c. Tình hình nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình Các nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình khu vực ven biển Việt Nam nói chung và khu vực ven biển Hải Phòng nói riêng đƣợc thực hiện phân tán và muộn hơn so với những nghiên cứu chung về địa chất. Các phƣơng pháp khảo sát địa chất công trình đƣợc áp dụng nhƣ khoan lấy mẫu, thí nghiệm trong phòng, hiện
  • 29. 16 trƣờng để xác định thành phần và tính chất cơ lý của đất. Những kết quả này góp phần làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực nghiên cứu. Năm 1996, trong báo cáo điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng do Tác giả Nguyễn Đức Đại chủ biên [7], tiến hành thu thập tổng hợp tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình và đo vẽ kết hợp với các dạng công tác khoan đào, thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của đất đá; từ đó, đã thành lập bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 và vùng ngoại thành, phụ cận tỷ lệ 1/25.000. Kết quả nghiên cứu làm sáng cấu trúc nền đất của thành phố Hải Phòng, đánh giá đƣợc đặc điểm phân bố của nền đất cũng nhƣ các tính chất cơ lý, sức chịu tải của chúng; đã có cơ sở để kết luận, cấu trúc nền đất thành phố Hải Phòng thuộc loại phức tạp, kiểu nền nhiều lớp và đều có mặt lớp đất yếu, là một yếu tố không thuận lợi cần đƣợc chú ý trong xây dựng công trình và quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung ở 3 quận nội thành thành phố hải Phòng, nơi có định hƣớng quy hoạch phát triển xây dựng kinh tế trong giai đoạn trƣớc mắt. Trong khi khu vực ngoại thành, đặc biệt là khu vực ven biển, mức độ nghiên cứu nhìn chung còn sơ lƣợc, mật độ các điểm khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất công trình đƣợc mô tả còn rời rạc, chƣa chi tiết, cụ thể do đó chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ lý của chúng. Năm 2015, trong báo cáo tổng kết chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp bộ do Trần Đình Kiên chủ biên [15] “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng”, đã chia vùng ven biển Bắc Bộ thành 2 vùng với các điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình khác nhau. Vùng 1 từ Móng Cái đến giáp ranh Hải Phòng với đặc trƣng địa hình đồi núi ven biển; vùng 2 từ Hải Phòng đến Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với đặc trƣng đồng bằng ven biển; đã xây dựng bộ dữ liệu về điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch, khai thác hợp lý kinh tế vùng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai; đề xuất các giải pháp thích ứng và phòng chống các tai biến địa chất, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu chƣa đi sâu nghiên cứu
  • 30. 17 chi tiết điều kiện địa chất công trình khu vực ven biển thành phố Hải Phòng; các giải pháp đƣa ra còn chung chung, tính ứng dụng chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, theo định hƣớng quy hoạch của thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050 đƣợc triển khai mạnh và hƣớng ra biển tại các khu vực bãi bồi, vùng nƣớc sâu 5,0 ÷ 10,0 m, hình thành nhiều dự án đầu tƣ xây dựng nhƣ: Dự án đầu tƣ cụm công nghiệp Nam Đình Vũ (năm 2000 ÷ 2004), Dự án đƣờng, đê biển phía tây nam quận Hải An (năm 2009 ÷ 2010), Dự án đầu tƣ quai đê lấn biển huyện Tiên Lãng (năm 2011), Cảng Lạch Huyện (năm 2000 ÷ 2015) và nhiều dự án khác. Đây là các nghiên cứu Địa kỹ thuật phần lớn do chính tác giả thực hiện và làm Chủ nhiệm khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu vực ven biển thành phố, đặc biệt các lớp đất yếu, làm căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cho các dự án xây dựng, là cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo của dự án. 1.1.3. Những tồn tại cần đƣợc giải quyết Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích Holocen khu vực ven biển Việt Nam nói chung, khu vực ven biển thành phố Hải Phòng nói riêng. Kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc những giá trị khoa học lớn về lý luận và thực tiễn và là nguồn tài liệu có giá trị. Những kết quả điều tra, khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng các công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau thu đƣợc ngày càng nhiều đã góp phần làm sáng tỏ các yếu tố điều kiện địa chất công trình. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên còn tồn tại một số vấn đề cần đƣợc giải quyết: - Các công trình nghiên cứu về các đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng còn rời rạc, với tỷ lệ nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực ven biển. Các công trình nghiên cứu địa chất công trình với mật độ các điểm khảo sát còn thƣa, các yếu tố địa chất công trình chƣa đƣợc mô tả chi tiết, chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ lý của đất, do đó, khó áp dụng trong thực tiễn cho một vùng cụ thể. Mặt khác, các tài liệu khảo sát địa chất công trình phục vụ sản xuất chỉ tập trung ở những vị trí xây dựng công trình, phân bố rời rạc, chƣa hệ thống.
  • 31. 18 - Chƣa có các công trình nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích Holocen và địa chất công trình nhằm làm sáng tỏ đặc điểm, quy luật phân bố trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, do đó, chƣa xác lập mối tƣơng quan giữa đặc điểm tƣớng trầm tích Holocen và tính chất cơ lý của đất, phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng. - Việc nghiên cứu phân vùng trầm tích Holocen cũng nhƣ phân loại chi tiết đất yếu của các thành tạo trầm tích Holocen trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn chƣa đƣợc thực hiện. Luận giải tìm ra nguyên nhân gây tai biến địa chất nhƣ lún, lún lệch trong xây dựng có liên quan trực tiếp đến các thành tạo đất yếu của trầm tích Holocen dƣới tác động của tải trọng công trình chƣa đƣợc quan tâm. Các giải pháp phòng chống tai biến địa chất phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng phù hợp cho từng vùng, phụ vùng và khu chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 1.2.1. Khái niệm khu vực ven biển Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ khu vực đất liền ven biển và biển ven bờ, nhƣ: Dải ven biển, vùng ven biển, đới bờ, dải ven bờ… và có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu: Theo Leontyev và nnk (2000), “Địa mạo bờ biển” (Biên dịch: Khoa địa lý Trƣờng ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội) vùng ven biển là một dải đất tiếp giáp đất – biển không rộng lắm có bản chất độc đáo, tạo nên một hợp phần lớp vỏ cảnh quan của Trái đất và là nơi xảy ra mối tác động tƣơng hỗ phức tạp và đối lập giữa thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu vùng ven biển Việt Nam” tháng 12/1992, Giáo sƣ Joe Baker của Viện khoa học biển Autralia đã dẫn ra định nghĩa về dải ven biển “Vùng ven biển là dải đất rộng khoảng 3 km dọc đƣờng bờ biển, bao gồm phần kéo dài của biển đến ranh giới ảnh hƣởng của thủy triều và trong đất liền”; “Vùng ven biển là vùng đất – biển kéo dài từ giới hạn phía trên của lƣu vực các con sông, suối … chảy vào biển, tới giới hạn ảnh hƣởng của lục địa”. Theo Nguyễn Mộng (2009) trong “Giáo trình quản lý tổng hợp vùng ven biển” vùng ven biển đƣợc định nghĩa: “Vùng ven bờ là nơi
  • 32. 19 tƣơng tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trƣờng ven bờ cũng nhƣ vùng nƣớc kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nƣớc, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trƣng ven bờ khác”. Mặc dù, có các quan điểm khác nhau về khu vực ven biển, nhƣng các tác giả đều có một số điểm chung, đó là: - Là nơi diễn ra sự tƣơng tác giữa biển và lục địa, là bề mặt của thạch quyển. - Là đới năng động nhất, đa dạng nhất về cấu trúc và thành phần. - Ranh giới đƣợc xác định tùy theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, chính sách của chính phủ và quan điểm của mỗi nƣớc. Việc xác định ranh giới của khu vực ven biển, những năm gần đây đã đƣợc nhiều tác giả đề cập tới nhƣng chƣa thống nhất: Theo Luật Biển Quốc tế, khu vực ven biển là vùng biển với chiều rộng 200 hải lý tính từ đƣờng bờ ra phía biển. Tại Bỉ, khu vực ven biển đƣợc mở rộng từ đƣờng bờ về phía biển đến độ sâu 20,0 m và vào trong lục địa 2,0 km. Liên minh Châu Âu (EU) quy định khu vực ven biển mở rộng từ đƣờng bờ về phía biển 12 hải lý ( 22,2 km) và 10,0 km vào trong lục địa. Chƣơng trình quản lý tài nguyên và môi trƣờng Malaysia (1996) giới hạn khu vực ven biển là vùng đất mở rộng về phía biển cũng nhƣ lục địa 10,0 km kể từ đƣờng bờ… Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu hỗ trợ cho lĩnh vực môi trƣờng, tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho rằng: “Vùng tính sâu vào nội địa tới điểm ảnh hƣởng của thủy triều lên các con sông, suối và các vùng đất ngập nƣớc, hoặc tính sâu vào nội địa 10,0 km, tùy theo khoảng cách nào lớn hơn”. Trong báo cáo khoa học của Ủy ban quốc gia về biển (IOC), GS. TSKH Đặng Ngọc Thanh (1997 ÷ 2000) đã xác định “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200 km bờ biển của đất nƣớc, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm 1/4 dân số cả nƣớc”. Nhƣ vậy, việc phân định, tiêu chí xác định ranh giới khu vực ven biển của mỗi nƣớc là khác nhau, đồng thời trong từng lĩnh vực khoa học khác nhau có cách tiếp cận, tiêu chí khác nhau. Có thể khái quát cách xác định ranh giới khu vực ven biển nhƣ sau:
  • 33. 20 - Cách xác định khoa học: Ranh giới của khu vực ven biển đƣợc xác định dựa vào đặc điểm tự nhiên của khu vực ven biển nhƣ đặc điểm địa mạo, động lực vùng biển, đƣợc giới hạn trong vùng biển, đới bãi và vùng đất sau bãi. - Cách xác định theo mục đích, nhiệm vụ của chƣơng trình quản lý: Ranh giới khu vực ven biển mang tính động, do đó, các quốc gia có chính sách, quan điểm khác nhau có cách xác định khác nhau. Mặt khác, trong cùng một khu vực, căn cứ vào mục đích quản lý, ranh giới đó cũng đƣợc xác định khác nhau. Trên cơ sở đó, khu vực ven biển đƣợc hiểu nhƣ sau: Khu vực ven biển là nơi diễn ra sự chuyển tiếp và tƣơng tác giữa biển và lục địa, bao gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ. Quy mô, cƣờng độ của sự tƣơng tác đó quy định độ rộng của khu vực và ranh giới thƣờng đƣợc xác định tùy theo mục đích sử dụng và chƣơng trình quản lý. Theo chính sách quản lý hành chính về quy hoạch đô thị Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050, ranh giới khu vực ven biển Hải Phòng bao gồm các quận, huyện ven biển và hƣớng ra biển đến độ sâu 20,0 m nƣớc. 1.2.2. Vị trí khu vực nghiên cứu Vị trí khu vực nghiên cứu là khu vực ven biển thành phố Hải Phòng, bao gồm phần đất liền ven biển và biển ven bờ, nằm phía đông, đông nam thành phố Hải Phòng, trong khung địa lý, kinh độ từ 106o 34’ đến 106o 56’, vĩ độ từ 20o 34’ đến 20o 53’ và đƣợc xác định bởi 06 điểm (điểm I, II, III, IV, V, VI) (Hình 1.1). Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của luận án, ranh giới khu vực nghiên cứu đƣợc xác định nhƣ sau: - Về phía đất liền ven biển: Tính theo đƣờng thẳng từ xã Thủy Triều giáp cảng Đoạn Xá thuộc ranh giới giữa quận Hải An và huyện Thủy Nguyên đến xã Đông Hƣng, huyện Tiên Lãng kéo dài ra phía biển (Điểm I, VI – Hình 1.1). Bao gồm các phƣờng, xã các quận Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn và các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, một phần nhỏ thuộc phƣờng Vĩnh Niệm (quận Lê Chân), Đông Khê, Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền) và xã Thủy Triều (huyện Thủy Nguyên). Bỏ qua phần chồng lấn giữa khu vực nghiên cứu với đảo Cát Hải mà đƣờng ranh giới đi qua (từ điểm I đến điểm II).
  • 34. 21 - Về phía biển ven bờ: Dọc theo cửa sông Cấm đến cửa sông Thái Bình hƣớng ra biển đến độ sâu mực nƣớc 5,0 ÷ 10,0 m hoặc đến lân cận cao độ mực nƣớc 0,0 m Hải đồ trở vào (Điểm II, III, IV, V – Hình 1.1). Hình 1.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu
  • 35. 22 1.2.3. Đặc điểm khí hậu 1.2.3.1. Khí hậu Khu vực nghiên cứu mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lạnh, ít mƣa; nhiệt độ trung bình 17 ÷ 18o C, gió mùa đông bắc đi kèm với không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất trong năm (15 o C) vào các tháng 1, 2. Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ấm, mƣa nhiều; khí hậu nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ không khí trung bình 28 ÷ 29o C. 1.2.3.2. Chế độ gió Chế độ gió khu vực Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của hai chế độ gió mùa đông bắc và tây nam: Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hoạt động mạnh nhất vào các tháng 12 và tháng 1 (tần suất 70 ÷ 80 %), hƣớng thịnh hành là đông bắc, bắc và đông, trung bình mỗi tháng mùa đông có từ 3 ÷ 4 cơn lạnh tràn về với tốc độ gió 3 ÷ 4 m/s (tần suất 80 ÷ 90 %), 8 m/s (tần suất 30 ÷ 40 %) và có thể trên 10 m/s. Gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, hoạt động mạnh nhất vào tháng 6, 7 và 8, có hƣớng thịnh hành là nam, đông nam và đông, tốc độ gió trung bình là 4 ÷ 5 m/s và có thể đạt 20 ÷ 25 m/s. 1.2.3.3. Chế độ mưa và bão Tổng lƣợng mƣa hàng năm 1600 ÷ 1800 mm, mùa mƣa có tổng lƣợng mƣa từ 1500 ÷ 1600 mm, chiếm khoảng 80 ÷ 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa đông trung bình mƣa 8 ÷ 10 ngày/tháng, mùa hè trung bình 13 ÷ 15 ngày/tháng. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lƣợng mƣa 80% so với tổng lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong năm, lƣợng mƣa cực đại vào tháng 8, cực tiểu vào tháng 12, 1. Tháng 12, 1, 2 lƣợng mƣa ít, trung bình 20 ÷ 25%. Khu vực nghiên cứu tập trung bão lớn nhất so với các khu vực khác ở Việt Nam. Bão thƣờng xuất hiện vào mùa hè tùy thuộc vào sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, sau đó dịch chuyển dần vào phía nam. Tốc độ gió bão khoảng 25 ÷ 30 m/s, có thời điểm đạt tới 50 m/s. Lƣợng mƣa trong bão có thể đạt tới 443 mm/ngày. Những năm gần đây, diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới rất phức tạp gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho nhân dân trong vùng.
  • 36. 23 1.2.4. Đặc điểm thủy, hải văn 1.2.4.1. Đặc điểm thủy văn Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, các sông lớn đều bắt nguồn từ phía tây – tây bắc, chảy theo hƣớng nam – đông nam đổ ra biển. Do gần biển nên các sông chảy qua Hải Phòng có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co, uốn khúc, mực nƣớc sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống sông chính nhƣ: Sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Văn Úc, sông Thái Bình (Bảng 1.1). Độ mặn và xâm nhập mặn vào hệ thống sông biến đổi theo thời gian, không gian và thƣờng khá cao vào các mùa cạn (tháng 3). Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu STT Tên sông Chiều dài sông Lƣu lƣợng Lƣu lƣợng phù sa (km) (m3 /năm) (tấn/năm) 1 Cấm 37 10 ÷ 11x109 4x106 2 Văn Úc 38 1,330x109 9x106 3 Bạch Đằng 42 176,601x109 1.2.4.2. Đặc điểm hải văn a. Độ muối: Nếu nhƣ độ muối tầng mặt ở ngoài khơi có giá trị cao và biến động không nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và biến thiên khá phức tạp, phụ thuộc rất rõ vào lƣợng nƣớc ngọt từ lục địa mang ra. Vào mùa mƣa, giá trị độ muối vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc biệt ở các vùng gần cửa sông. Ở Đồ Sơn, vào mùa khô độ muối ≥ 28‰, mùa mƣa đạt 11‰ (Bảng 1.2). Bảng 1.2. Độ muối trung bình tháng (‰) ở khu vực nghiên cứu và khu vực phụ cận Địa điểm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hòn Gai 31,5 31,8 31,7 30,8 28,7 24,8 21,0 20,8 22,0 26,0 28,9 30,8 Hòn Dấu 28,1 28,1 28,4 26,8 22,7 17,1 11,9 10,9 12,9 18,6 22,4 26,3 b. Nhiệt độ nước biển: Các kết quả quan trắc cho thấy, nhiệt độ nƣớc biển tầng mặt cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt 27,3o C, trong đó ngoài khơi là 27,5o C, còn ven bờ là 26,6o C.
  • 37. 24 c. Sóng biển: Đặc trƣng của sóng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ thể (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Các đặc trƣng của sóng vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh Vùng Đặc trƣng Mùa đông Mùa hè Hải Phòng – Quảng Ninh Hƣớng thịnh hành Đông – bắc, đông Nam, đông – nam Độ cao trung bình (m) 0,5 ÷ 0,75 0,50 ÷ 0,75 Độ cao cực đại (m) 2,5 ÷ 3,0 3,0 ÷ 3,5 d. Thuỷ triều: Vùng biển Hải Phòng nói chung có chế độ nhật triều thuần nhất. Độ lớn triều lớn nhất xác định đƣợc lúc 9 giờ ngày 22/10/1985 là 4,21 m (Bảng 1.4). Bảng 1.4. Đặc điểm thuỷ triều khu vực Hải Phòng và khu vực phụ cận Tên trạm Vĩ độ (bắc) Kinh độ (đông) Tính chất triều Biên độ triều (m) Hòn Dấu 20o 40’ 106o 49’ Nhật triều 3,0 ÷ 4,21 Cửa Hội 18o 46’ 105o 45’ Nhật triều không đều 2,5 e. Dòng chảy: Từ bắc xuống nam hƣớng dòng chảy thay đổi theo địa thế đƣờng bờ và có hƣớng thay đổi từ tây nam đến nam, đông nam. Tốc độ trung bình 20 ÷ 25cm/s. Các vũng vịnh ở phía bắc của vùng này có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức tạp và chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình đáy biển. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (≥ 100cm/s). Ở ven bờ khu vực các cửa hệ thống sông lớn (sông Thái Bình, Bạch Đằng) rất phức tạp do động lực của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ. 1.2.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo 1.2.5.1. Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Hải Phòng có tính phân bậc rất rõ nét và có xu hƣớng thấp dần về phía nam, gồm kiểu địa hình karst, địa hình đồi núi thấp, địa hình đồi núi sót, địa hình đồng bằng. Trong khu vực nghiên cứu, gồm 02 kiểu địa hình: a. Địa hình đồi núi sót: Phân bố rải rác ở đông nam thành phố Hải Phòng (Đồ Sơn, An Lão, Kiến Thụy, Kiến An) gồm các đồi có độ cao đến trên l00,0 m mọc lên giữa đồng bằng nhƣ núi Đồ Sơn, núi Kiến An, núi Đối. Kiểu địa hình này
  • 38. 25 chủ yếu phát triển trên các trầm tích lục nguyên có tuổi Devon kết cấu rắn chắc. Các đồi có đỉnh tròn, độ dốc 20 ÷ 25°. Do quá trình bóc mòn mạnh nhiều nơi đá gốc lộ trên mặt. b. Địa hình đồng bằng: Trong khu vực nghiên cứu chiếm 10,0 ÷ 15,0 km2 . Địa hình khá bằng phẳng có độ cao nhỏ 2,0 ÷ 3,0 m, thấp dần về phía nam và đƣợc bao quanh bởi hệ thống sông Cấm và sông Thái Bình. Cấu tạo nên các đồng bằng là các phù sa của hệ thống các sông Thái Bình và một phần thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm chủ yếu là các đất đá hạt mịn sét, sét bột, sét cát. 1.2.5.2. Đặc điểm địa mạo và phân vùng địa mạo Khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa chất, địa mạo phức tạp, phát triển ở rìa nam của phức nếp lồi Quảng Ninh và phía đông của miền võng Hà Nội, có thể phân ra thành các đơn vị nhƣ sau: a. Kiến trúc hình thái dương Kiến An – Đồ Sơn: Phân bố trùng với đới nâng Kiến An – Đồ Sơn rộng khoảng 15,0 km, phần lớn diện tích của nó bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ, đá gốc chỉ lộ ra ở Đồ Sơn, Núi Đối, Kiến An. Biên độ nâng tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại yếu hơn các đới nâng khác, chỉ đạt 80,0 ÷ 120,0 m. Bề mặt đồng bằng bao quanh đồi núi chỉ cao từ 1,0 ÷ 1,5 m đến 2,0 ÷ 3,0 m. b. Kiến trúc hình thái âm phát triển trên đới nâng điều hòa trong kiến tạo hiện đại: Phân bố thành dải hẹp ở phía tây Cát Bà, nam Thủy Nguyên, đông bắc Kiến An – Đồ Sơn. Bề dày trầm tích Pleistocen ở tây nam Thủy Nguyên đạt 20,0 ÷ 30,0 m, bề dày Holocen cũng chỉ đạt 2,0 ÷ 4,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến 0,8 ÷ 1,2 m. Bản chất của chuyển động kiến tạo hiện đại là nâng điều hòa, nhƣng hình thái địa hình âm đƣợc tạo ra liên quan đến biển tiến Holocen có bản chất chân tĩnh. c. Kiến trúc hình thái âm trùng với đới sụt hạ trong kiến tạo hiện đại: Đới này đƣợc phân định khá rõ ở vùng cửa sông Bạch Đằng, phía đông bắc bán đảo Đồ Sơn. Bề dày trầm tích Đệ tứ đạt từ 60,0 ÷ 70,0 m đến 100,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến 0,5 ÷ 1,0 m, hệ lạch triều phát triển dày đặc. Ở trung tâm vùng cửa sông Bạch Đằng, biên độ võng tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại đạt trên dƣới 100,0 m. Bề dày trầm tích Holocen 11,0 ÷ 13,5 m, cực đại 17,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến 0,3 ÷ 0,5 m, bãi triều thấp mở rộng và hệ lạch triều phát triển dày đặc.
  • 39. 26 d. Kiến trúc hình thái âm Kiến Thụy – Tiên Lãng trùng với đới sụt Hải Dương – Tiên Lãng: Diện tích này tƣơng ứng với đới đông bắc của trũng địa hào Hà Nội, nằm giữa trũng Đông Quan và phức nếp lồi Kiến An – Đồ Sơn. Trầm tích Kainozoi dày 1000 ÷ 2000 m. Bề mặt đồng bằng và các bãi ngập triều cao có độ cao 1,0 ÷ 1,5 m. Hệ lạch triều kém phát triển. e. Kiến trúc hình thái âm Vĩnh Bảo trùng với đới trũng Đông Quan: Đây là đới sụt không đồng nhất, bề dày trầm tích Kainozoi 4,0 ÷ 6,0 km. Trũng Đông Quan phân cách với đới nâng Khoái Châu – Tiền Hải qua đứt gãy Vĩnh Ninh và phân cách với đới sụt Hải Dƣơng – Tiên Lãng qua đứt gãy Sông Chảy. Đây là phần lãnh thổ Hải Phòng thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng đã đƣợc bồi tụ lùi sâu vào lục địa. f. Các kiến trúc hình thái lục địa ven bờ: Hầu hết đƣợc hình thành hoặc đƣợc tái tạo bởi các chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Trên bản đồ địa mạo – tân kiến tạo 1/50.000 khu vực Hải Phòng [7], các yếu tố kiến trúc hình thái đƣợc coi là những địa hình do các chuyển động kiến tạo tạo nên trong mối tác động tƣơng hỗ của chúng với các yếu tố bóc mòn, xâm thực và tích tụ. 1.2.6. Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Toàn (1993) [46] và Nguyễn Đức Đại (1996) [7], các phân vị địa tầng từ dƣới lên trên nhƣ sau (Hình 1.2, Hình 1.3, Hình 1.4): a. Giới Paleozoi – Hệ Devon thống trên Hệ tầng Đồ Sơn (D3 đs) do Nguyễn Công Lƣợng (1985) xác lập. Các đá của hệ tầng lộ ra duy nhất ở bán đảo Đồ Sơn và việc nghiên cứu cho phép xác lập tuổi hệ tầng này là Devon muộn (D3) và phân hệ tầng này thành 3 tập: - Tập dưới (D3 đs1): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp trung bình đến dày, cấu tạo phân lớp xiên chéo xen cuội kết hạt thƣa và cát bột kết xám tím chứa hóa thạch cá Vietnamaspis trii Long, Bouret và thực vật dạng vẩy Colodexylon cf.C. deatsil (garriene). Chiều dày 100,0 m. - Tập giữa (D3 đs2): Gồm cát kết dạng quarzit, bột kết tím đỏ, cát kết màu xám, phân lớp xiên chéo xen lớp mỏng bột kết xám. Chiều dày 100,0 m. - Tập trên (D3 đs3): Gồm cát kết dạng quarzit phân lớp xiên chéo, cát kết
  • 40. 27 xám trắng xen ít lớp bột kết. Chiều dày 150,0 m. Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ Bản đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [46]
  • 41. 28 Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [45] b. Giới Kainozoi – Hệ Đệ tứ Theo Nguyễn Đức Đại (1996) 7, hệ Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu bao gồm 5 phân vị địa tầng: Hệ tầng Lệ Chi (Q1 1 lc), hệ tầng Hà Nội (Q1 2-3 hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Q1 3 vp), hệ tầng Hải Hƣng (Q2 1-2 hh), hệ tầng Thái Bình (Q2 3 tb). - Phụ thống Pleistocen dưới – Hệ tầng Lệ Chi Trầm tích Hệ tầng Lệ Chi có nguồn gốc sông – biển (amQ1 lc), không lộ ra trên bề mặt, phân bố chủ yếu ở khu vực Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, lƣu vực sông Thái Bình, Văn Úc, bề dày tăng tây bắc – đông nam 13,0 ÷ 70,0 m. Thành phần thạch học chủ yếu là cát lẫn cuội sỏi nhỏ, độ chọn lọc kém, chuyển dần lên trên là bột sét lẫn cát tƣớng bãi bồi châu thổ. Hệ tầng này bị phủ bởi hệ tầng Hà Nội (Q1 2-3 hn). - Phụ thống Pleistocen giữa – trên – Hệ tầng Hà Nội Trầm tích hệ tầng Hà Nội (a, am Q1 2-3 hn) gặp hầu hết trong khu vực nghiên cứu và không lộ trên mặt, chỉ gặp ở những lỗ khoan sâu và đƣợc phân ra nhƣ sau: + Tập dưới, nguồn gốc sông (aQ1 2-3 hn1): Bao gồm cuội sỏi, cát hạt thô, tƣớng lòng sông độ chọn lọc kém, các trầm tích đƣợc tích tụ trong môi trƣờng axit yếu – trung tính (pH = 5,54), hệ số cation trao đổi thấp Kt= 0,06.
  • 42. 29 + Tập trên, nguồn gốc sông – biển (amQ1 2-3 hn2): Trầm tích của phân hệ tầng này có bề dày nhỏ không quá 10,0 m, bao gồm bột sét lẫn cát hạt mịn, mùn thực vật thuộc tƣớng đồng bằng châu thổ. Cơ sở xác định tuổi của hệ tầng Hà Nội là ngoài các quan hệ trên dƣới của hệ tầng còn dựa vào các phức hệ bào tử phấn hoa tuổi Pleistocen giữa – muộn. Lớp trầm tích vụn thô của hệ tầng Hà Nội là tầng chứa nƣớc ngầm dày 5,0 ÷ 10,0 m, nƣớc có chất lƣợng tốt, nhƣng ở quận, huyện An Hải, An Lão, Kiến Thụy phía trên không có tầng cách nƣớc nên khi khai thác nƣớc dễ bị nhiễm mặn. - Phụ thống Pleistocen trên – Hệ tầng Vĩnh Phúc Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn (Q1 3 vp) do Hoàng Ngọc Kỷ và nnk xác lập năm 1973. Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này chỉ gặp trong các lỗ khoan sâu và đƣợc chia thành hai phụ hệ tầng: + Tập dưới, nguồn gốc sông – biển (amQ1 3 vp1): Phụ hệ tầng dƣới bao gồm các tập cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ, bột sét lẫn cát, ít tàn tích thực vật thuộc tƣớng lòng sông hạ lƣu, lạch triều, đồng bằng châu thổ. Ở khu vực quận Hải An bề dày trầm tích này rất mỏng 4,0 ÷ 6,5 m. Phụ hệ tầng này nằm phủ trực tiếp trên trầm tích của hệ tầng Hà Nội, phụ hệ tầng trên (amQ1 2-3 hn2). + Tập trên, nguồn gốc biển, sông (amQ1 3 vp2): Có mặt trong hầu hết các lỗ khoan trong khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, bột kết có màu loang lổ, tập hạt mịn trên cùng bị laterit hóa. Chiều dày 3,0 ÷ 5,0 m. Bề mặt bị phong hóa này chính là ranh giới giữa trầm tích Pleistocen và Holocen. - Phụ thống Holocen giữa – dưới – Hệ tầng Hải Hưng Trầm tích hệ tầng Hải Hƣng tuổi Holocen sớm – giữa (Q2 1-2 hh) đƣợc hình thành vào thời kỳ biển tiến cực đại (Flandrian), phân ra làm hai phần: + Tập dưới, nguồn gốc biển – đầm lầy (mbQ2 1-2 hh1): Trầm tích này không lộ trên mặt, gặp trong các lỗ khoan hầu hết khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu gồm bột cát mịn, bột sét, sét bột màu xám sậm, xám đen chứa than bùn, chiều dày 3,5 ÷ 23,0 m. Trong cát chứa nhuyễn thể, trong sét có Foraminifera, tảo nƣớc ngọt, nƣớc lợ tuổi Holocen sớm – giữa. Trong đất có chỉ số Eh = 180 ÷ 210 mV; kt = 1,0, chứng tỏ trầm tích đƣợc thành tạo trong môi trƣờng biển bị đầm lầy hóa.
  • 43. 30 + Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ2 1-2 hh1): Trầm tích biển này gặp trong các lỗ khoan ở vùng Kiến Thụy. Thành phần trầm tích gồm cát hạt mịn có ít tàn tích thực vật màu xám sẫm có chứa Foraminifera và bào tử phấn. Độ pH = 7,0 ÷ 7,7; cation trao đổi kt = 1,0 thể hiện nguồn gốc vũng vịnh ven bờ. Trầm tích này nằm phủ lên sét loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc. + Tập trên, nguồn gốc biển (mQ2 1-2 hh2): Trầm tích này lộ ra trên diện rộng ở vùng An Hải, rìa dãy núi Phù Liễn … Thành phần trầm tích chủ yếu là sét bột, bột sét màu xám, có lẫn ít tàn tích thực vật. Trong sét bột chứa nhiều di tích Foraminifera: Elphidium sp., Ammonica sp., Cibicides sp., Bolivina sp., Lagena sp., … sống trong môi trƣờng biển ven bờ. - Phụ thống Holocen trên – Hệ tầng Thái Bình Trầm tích hệ tầng Thái Bình tuổi Holocen muộn (Q2 3 tb) là các thành tạo trẻ nhất, điển hình cho phức hệ trầm tích delta, phân bố trên diện rộng ven biển, ven cửa sông Hải Phòng nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng và đƣợc phân thành: + Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ2 3 tb1): Trầm tích này phân bố thành dải hẹp song song với bờ biển hiện đại khu vực nghiên cứu nhƣ ở Vĩnh Tiến, Tân Trào, Đại Hợp (Kiến Thụy), Hùng Thắng, Tiên Thắng, Chấn Hƣng (Tiên Lãng). Thành phần chủ yếu là cát bột màu vàng, vàng nâu hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc khá tốt và lẫn sò ốc biển. Chiều dày 2,6 m. Trầm tích này nằm phủ lên trên hệ tầng Hải Hƣng. + Tập trên, nguồn gốc sông biển (amQ2 3 tb2): Trầm tích này phát triển rộng khắp trên khu vực nghiên cứu, nhƣ: An Hải, Dƣơng Kinh, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, nội thành thành phố Hải Phòng và nằm ở độ cao 0,5 ÷ 1,0 m. Thành phần trầm tích gồm sét lẫn ít cát hạt mịn có ít thực vật. Chiều dày lớn nhất 17,0 m.
  • 44. 31 Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [7]