SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ Chính sách phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn : Sinh viên thực hiện:
TS Dương Hoàng Anh Ngô Thị Ngọc
Mã sinh viên: 18D160182
HÀ NỘI - 2021
i
TÓM LƯỢC
Nông nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như góp một phần
không nhỏ vào GDP. Đặc biệt, hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạtđộng nông
nghiệp. Vì vậy việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp một vai trò
rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Việc nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển nông nghiệp là vô cùng cần thiết
đối với sự phát triển nền nông nghiệp cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tân Uyên
nói riêng.
Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung chính sách phát triển
nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp
trong những năm gần đây. Từ đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại
trong chính sách phát triển nông nghiệp, sự cần thiết của việc hoàn thiện chính sách phát
triển nông nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển nông nghiệp nhằm
phát triển hạ tầng thương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả
i
i
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...................................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ...........................................................1
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ......................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNNÔNG
NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG......................................................................................5
1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................5
1.1.1 Khái niệm chính sách...................................................................................................................5
1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp ...............................................................................5
1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương.....................6
1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương....................................................6
1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương...................................................7
1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp ..............................................................................7
1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp...........................................................................8
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp
của địa phương .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU 12
2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu........ 12
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.............................................................................................. 12
2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2016-2021.................................................................................... 15
2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu................................................................................................ 20
2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên,
i
ii
tỉnh Lai châu.................................................................................................................. 21
2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ...................................................................... 21
2.3.2.Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp23
2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp...................................................... 25
2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản ............................................ 26
2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân
Uyên, tỉnh Lai Châu....................................................................................................... 27
2.4.1 Thành công và tồn tại ................................................................................................................... 27
2.4.2. Nguyên nhân........................................................................................28
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 30
3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ......... 30
3.1.1. Quan điểm................................................................................................................................ 30
3.1.2. Định hướng .............................................................................................................................. 30
3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trênđịa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.......... 31
3.3 Kiến nghị................................................................................................................. 34
3.3.1. Đối với Trung ương .................................................................................................................. 34
3.3.2. Đối với Sở nông nghiệp và PTNN tỉnh Lai Châu....................................................................... 34
3.4. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 35
KẾT LUẬN................................................................................................................ 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 37
i
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1 . Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021...............7
Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021.............8
Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ...............10
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KH – KT Khoa học kỹ thuật
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của
sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp.
Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh
tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông
nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biếtvà khéo sử dụng các quy luật
kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp
ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi.Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc,
cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao
gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm...
Tân Uyên là tỉnh có vị trí địa chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an
ninh, nhưng hiện vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, phần đa là
các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém; sản xuấtnhỏ lẻ, manh mún, tự
cung, tự cấp vẫn là chủ yếu; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển
kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên đã có nhiều
cố gắng, vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản
xuất hàng năm đạt trung bình 89 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt trên 46 tỷ đồng; đời
sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các chính sách về nông nghiệp
đã được trung ương ban hành và huyện Tân Uyên cũng đã có những chính sách riêng về
phát triển sản xuất nông nghiệp; các chính sách này đã có tác động nhất định đến tình hình
kinh tế - xã hội nói chung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở huyện Tân Uyên nói riêng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn,
chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cho ngành nông nghiệp còn thấp, chiếm 9,9% tổng đầu tư xã
hội, đóng góp 37,7% tổng giá trị sản xuất. Hoạtđộng đầu tƣ còn dàn trải, thiếu trọng tâm
trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hànghóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đầu tư trong nội
bộ ngành nông nghiệp cũng có biểu hiện mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp. Vì vậy, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có sự đột phá về cơ
chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao
quy mô sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản; đẩy mạnh
2
liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học và công nghệ vào
sản xuất, tiếp cận thị trường…
Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Chính sách phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ , là đề tài mang tính cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính
sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
2.2. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây
dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến
2025.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu đã nêu, sinh viên xác định nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài khóa luận như sau
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Từ những vấn đề tồn tại trong xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021, trên quan điểm và định
hướng phát triển chính sách nông nghiệp của huyện Tân Uyên, đề xuất giải
pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân
Uyên giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- Phạm vi thời gian: Nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ
năm 2016 đến nay( thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021)
giai đoạn 2016-2021; các giải pháp áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025 và
những năm tiếp theo.
- Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số chính sách phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
3
Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong
nghiên cứu đề tài khóa luận
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa
học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước,từ
quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luậncứ
chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Các phương pháp thu
thập dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ( PTNN)
huyện Tân Uyên: Tất cả các báo cáo tình hình hình tế- xã hội, báo cáo đề án,
báo cáo quy hoạch, tài liệu từ Phòng Nông nghiệp và PTNT…
- Dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài: Thu thập số liệu qua các văn bản, sách bảo, qua
luận văn của sinh viên trường Đại học Thương mại, từ các trang Website…
b) Phương pháp phân tích
Là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng
bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng trong toàn
bộ luận văn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những thành công và hạn
chế trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử
dụng để phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên để chỉ ra những thành công và hạn chế. Phương pháp phân tích còn
đƣợc sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm thực thi tốt hơn nữa chính sách nông
nghiệp ở huyện Tân Uyên trong thời gian tới.
c) Phương pháp tổng hợp
Là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý
thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với
phương pháp phân tích. Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp đã khái quát
thành cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương1;
những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương 2 và
đề xuất các giải pháp ở chương 3.
d) Phương pháp so sánh
4
Là phương pháp xem xét quan hệ giữa các trị số của một chỉ tiêu phân tích. Các trị số
chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là số gốc . Tùy mục đích lựa chọn gốc so
sánh thích hợp. Nhờ phương pháp này, luận án làm rõđược những thay đổi cả vê chất
và lượng qua thời gian.
e) Phương pháp phân tích chi tiết
Là phương pháp mà khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp, người
phân tích thường không chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còn tiến hành phân chia nhỏ
đối tượng để nghiên cứu kỹ hơn. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, từng bộ
phận cấu thành và quá trình diễn biến, phát triển hiện tượng, sự kiện trong không gian, thời
gian khác nhau.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu,
kết luận và tài liệu tham khảo kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa
bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Định hướng và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoán đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm chính sách
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo
đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Theo
Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường
lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa,
mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên
nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.
Đinh Dũng Sỹ (2008) cho rằng chính sách có mối tương quan rất mật thiết với
chính trị và phápluật, chính sách là cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước.
Franc Ellis cho rằng "trên tầm vĩ mô, chính sách được xem như đường lối hành động
màChính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó,có thể là kinh tế, xã
hội và môi trường”.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động
về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được
và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội
– môi trường.
1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp
Chính sách phát triển nông nghiệp là chính sách bảo vệ lợi ích kinh tế của nông dân
thông qua các biện pháp như trợ giá, trợ cấp thu nhập trực tiếp và khuyến
6
khích nâng cao hiệu quả thông qua việc hỗ trợ họ trong quá trình cơ giới hóa, áp
dụng công nghệ mới và hình thức tổ chức mới.
Theo PGS. TS. Lê Đình Thắng: "Chính sách phát triển nông nghiệp được hiểu là tổng
thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên
quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mụctiêu nhất định, trong một thời hạn nhất
định"
Chính sách phát triển nông nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay
đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
Các quan niệm về chính sách, chính sách phát triển nông nghiệp trên đây đứng trên
các góc độ nghiên cứu, phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống
nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm vào mục đích phát triển nền kinh tế nói
chung và nông nghiệp nói riêng từ sự can thiệp của Chính phủ.
Chính sách phát triển nông nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất,
phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các
tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến
sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các vấn đềcó liên quan đến tổ chức phối
hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyền sản phẩm gồm thị trường
sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm,thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo
quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm
chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm...
1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương
1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương
Chính sách nông nghiệp của các quốc gia, khu vực, vùng miền đều mang những nét đặc
thù với màu sắc riêng. Chính sách nông nghiệp thường bao hàm cả chính sách kinh tế và
chính sách phi kinh tế. Ngày nay nông nghiệp không chỉ lànơi sản xuất ra của cải vật chất
mà còn là địa bàn có số lượng dân cư rất đông.Nông nghiệp, nông thôn là nơi lƣu giữ các
giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, là nơi thực hiện các quá trình bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên quốc gia. Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra của cải cho xã hội mà còn là môi trường
tự nhiên, môitrường xã hội cho phát triển bền vững. Vì vậy, chính sách phát triển của các quốc
gia đều mang những đặc trƣng riêng. Các chính sách này không chỉ nhằm pháttriển kinh
tế mà còn phải góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, truyền
thống. Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững chính là đảm bảo sự cân bằng của xã
hội. Trên thực tế nông dân luôn là lực lượng bị thiệt
7
thòi nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đất đai bị thu hẹp, do
năng suất lao động thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên... cho nên
thu nhập của ngƣời nông dân thƣờng thấp trong xã hội. Các chính sách phát triển nông
nghiệp ngoài mục đích kinh tế còn phải hƣớng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí,
lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần...
1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương
Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, chính
sách phát triển nông nghiệp của địa phương cần đạt được những mục tiêu tổng quát sau:
Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm cho nông nghiệp,nông thôn
phát triển toàn diện. Sự phát triển toàn diện của nông nghiệp được thể hiện đa dạng hoá các
sản phẩm nông nghiệp, vừa phát huy thế mạnh của việc sản xuất sản phẩm vừa tận dụng mọi
khả năng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Chính
sách phát triển nông nghiệp còn nhằm kết hợp phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn
như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, và thương mại dịch vụ.
Thứ hai, Chính sách phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp
bền vững, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Trong
lĩnh vực kinh tế một mặt vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải phát triển toàn
diện các ngành nông nghiệp phải cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng ở trong nước và phát huy lợi thế so sánh của các ngành hướng mạnh
ra xuất khẩu). Về mặt xã hội, chính sách nông nghiệp một mặt phải tạo ra môi trường sản
xuất - kinh doanh thuận lợi, mặt khác phải hướng đến xoá đói, giảm nghèo trong nông
thôn, từng bước thực hiện sự công bằng xã hội. Chính sách nông nghiệp còn hướng đến
việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ ba, Chính sách phát triển nông nghiệp phải bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và quốc phòng.
1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp
- Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc định
hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện.
Thứ hai, định hướng điều tiết sự mất cân đối trong nông nghiệp. Trong nông
nghiệp,chính sách nông nghiệp định hướng cân bằng các lĩnh vực: sản xuất - tiêu
8
dùng, đầu vào - đầu ra, tích luỹ - đầu tư, xuất khẩu - nhập khẩu, thu - chi ngân
sách…
- Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát
triển cân đối các vùng lãnh thổ: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển.
- Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu
quả các tiềm năng trong nông nghiệp, đó là đất đai và lao động và đây cũng là hai
nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng.
- Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo
vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
- Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế. Trong thời gian dài nước ta áp dụng cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hoá tập trung đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến
phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là hiện tượng quan
liêu bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay,chính sách nông nghiệp phải có vai trò to
lớn trong việc tác động đổi mới cơ chế này, từng bước xoá bỏ hiện tượng quan liêu
bao cấp trong nền kinh tế.
1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp
a) Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp
Có hai nhóm chính sách có tác động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp
huyện. Một là, nhóm chính sách ưu đãi đầu tư của chính quyền Trung ương đối với doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chính sách này được áp dụng chung đối với tất cả các
địa phương trong cả nước. Chính quyền huyện tổ chức thực hiện các chính sách này trên
địa bàn huyện, nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp huyện.Chính sách
ưu đãi của chính quyền trung ương gồm các chính sách thuế và khuyến khích về thuế
đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi
về đất đai, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm
nông nghiệp (hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,..). Hai là, nhóm các chính sách
ưu đãi riêng của chính quyền huyện , được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp của địa phương.Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật, chính sách
của chính quyền Trung ương, điều kiện đặc thù của địa phương và chínhsách của chính
quyền huyện, chính quyền huyện có thể xây dựng một số chính sáchcủa địa phương để
thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp.
b) Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp
9
Nhà nước đã có những định hướng về mặt cơ chế cho phát triển khoa học, công
nghệ như: Cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ, cơ chế khoán, cơ chế liên kết vàcơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các chính sách hỗtrợ nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triểnkinh tế - xã hội, trong
đó có ngành nông nghiệp, được thể hiện thông qua các chương trình quốc gia về
KHKT đến năm 2020, chương Phát triển sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ phát triển tài
sản trí tuệ; Đổi mới công nghệ quốc gia; Pháttriển công nghệ cao; Nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chương trình KHKT phục
vụ phát triển nông thôn mới; Các Chương trình/đề án Phát triển và ứng dụng kỹ thuật
sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo phát triển Khoa học kỹ thuật phù hợp với phát triển sản xuất nông
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã ban hành Chiến lược phát triển Khoa học kỹ
thuật cho nông nghiệp đến năm 2020 với những nhóm chính sách cụ thể như:
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia
nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới, mua công
nghệ trong nước hoặc nước ngoài để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
- Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế theo
các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Nhà nước đảm bảo quỹ đất cho tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông
nghiệp và phát triển để nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm. Các tổ chức và cá
nhân đang sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, giữ giống gốc, giống
đầu dòng, nhân giống, mô hình trình diễn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
nghiên cứu, chuyển giao đƣợc sử dụng lâu dài, được hưởng chính sách ưu đãi
cao nhất tiền thuế sử dụng đất.
c) Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao
động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nềnnông nghiệp bền
vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấnđề đầu tiên, mang tính chất
quyết định là vốn. Liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trong những năm
gần đây Đảng ta khẳng định: Nhà nước cân đốicác nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng
cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và
1
0
điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Về chính sách huy động đầu tư vốn cho nông nghiệp, Hội nghị Trung ương 7khóa X đã
ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cụ thể hóa
chỉ đạo của Nghị quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản liên quan trực
tiếp đến chính sách đầu tư cho nông nghiệp, như : Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định
61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ
trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông
nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn)... và mới đây nhất, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 210/NĐ - CP ngày 19/12/2013 về một số chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
d) Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản
Bên cạnh Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho nông nghiệp, chính sách liên kếtsản xuất
gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn kinh
tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ chế thịtrường. Từ năm 2002, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông
qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện
như : Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg, ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích
phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản
xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông
nghiệp của địa phương
Một là, nhân tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách nông nghiệp làthể chế
chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Đó chính là chế độ chính trị - xã hội của các quốc gia được
hiến pháp qui định với bản chất và hình thức tổ chức của nhà nước. Mỗi chế độ chính trị - xã
hội khác nhau có bản chất và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và cũng có những khác
biệt nhất định khi xây dựng và thực thi hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, trong đó có chính
sách phát triển nông nghiệp.
Hai là, chính sách nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối của việc định hướng,
chiến lược phát triển của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chiến
1
1
lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thể nhằm thực hiện thành công
chủ trương lớn đó.
Ba là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến chính sách phát triển
nông nghiệp. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nói chung và khu vực
kinh tế nông nghiệp nói riêng của các quốc gia không thể không hòa nhập vào khu vực và toàn
cầu, các sản phẩm từ nông nghiệp đang đƣợc toàn cầu hóa. Nó chi phối mạnh mẽ các chính
sách nông nghiệp; chẳng hạn nhƣ chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành nông sản... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền nông
nghiệp nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế nông nghiệp thế giới.
Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính sách nông
nghiệp. Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp chịu tácđộng
của những thành tựu khoa học, công nghệ của quốc gia đó và của thế giới. Khoa học kỹ
thuật ngày nay đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành động lực
cho sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Chính mức độ và quy mô áp dụng trình độ
khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của một quốc gia sẽ quy định việc xây dựng
và thực hiện chính sách nông nghiệp. Khoa họckỹ thuật phát triển sẽ tạo ra động lực và
mục tiêu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp cho mỗi quốc gia.
Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, môi trường, địa hình, thổ nhưỡng,
nguồn nước... có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sách nông nghiệp. Chính sách nông
nghiệp ở một quốc gia mà hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sẽ
khác với các nƣớc có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính
sách nông nghiệp của một quốc gia. Một quốc gia mà có quy mô dân số lớn, có tốc độ gia tăng
dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực,thực phẩm là rất lớn,do đó sẽ có cách quan tâm tương
đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm.
Bảy là, chính sách nông nghiệp còn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản thân
chính sách. Chính sách nông nghiệp được xây dựng phải dựa trên điềukiện kinh tế, trình độ
phát triển của một quốc gia cụ thể. Các mục tiêu và giải pháp của chính sách nông nghiệp
không thể vượt quá các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền.
Nếu thoát ly điều kiện thực thi chính sách nông nghiệp sẽ khó có cơ hội thành công.
1
2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU.
2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnhLai
Châu.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2009 theo Nghị
định số 04/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ. Là một huyện thuộc vùng
sâu, vùng xa của cả nước, Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách
thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách Sa Pa, điểm du lịch lớn của quốc gia
43 km. Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và cách thị
trấn huyện lỵ Tam Đường 25 km.
- Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến
103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu;
+ Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu;
+ Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai;
+ Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Huyện Tân Uyên được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha diện tích tự
nhiên và 42.221 nhân khẩu của huyện Than Uyên (bao gồm toàn bộ diện tích tựnhiên và
nhân khẩu của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc,
Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên).
1
3
b) Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp. Có thể chia thành 2 khu vực
chính:
- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa
hình hiểm trở, có độ dốc lớn.
- Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m.
Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của
huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25ovà bị chia
cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có
độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông,nhiều khe, suối; có những
dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600m so với mực nước biển. Xen kẽ
núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp.
c) Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2mùa
khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng3 năm sau, thường
xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Tổng tích ôn cả năm trung bình
là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng
1
4
cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu
mát, lạnh và ẩm quanh năm.
Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập
trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6,7, 8 và thường chiếm tới80% lượng mưa cả năm.
Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm
nghiệp cũng như việc thi công cáccông trình xây dựng trên địa bàn huyện.
d) Thủy văn
Huyện thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ
thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không
đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất;
ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếunước, dòng chảy thường bị cạn kiệt nên có nguy cơ bị
hạn hán.
e) Tài nguyên
Tân Uyên có 7.298 ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.516 ha ruộng nước, 1.902 ha
màu, 1.232 ha chè…
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tiềm năng kinh tế
Tân Uyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp vàchăn
nuôi đại gia súc.
b) Văn hoá, xã hội
Tân Uyên là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Thái, Kinh, Mông,Khơ
Mú, Dao, Lào, Giáy và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đông với gần 52%. Dự kiến
khi 2 công trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hoàn thành, dân số Tân Uyên sẽ có
sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư.
Người Thái (còn có tên gọi khác là Táy, Hàng Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc)ở Tân Uyên
gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn
tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh
đầu) còn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của
phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc;
chiếc váy màu đendài chấm gót, đầu đội khăn piêu.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào
mương... lúa nước là nguồn lương thực chính, ngoài lúa nước, dân tộc Thái còn nổi
tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ,đệm ngủ
làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ30 – 80 nóc nhà
kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước.
1
5
Dân tộc Giáy (tên gọi khác là Pú Giáy hoặc Hún Giáy hay Nhắng, Dẳng, Xạ...) chủ yếu
sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm rẫy, chăn nuôi và nghề thủ công đan lát các
sản phẩm phục vụ nghề chài lưới. Người Giáy rất thích màu đỏ, theo quan niệm của dân tộc
Giáy, màu đỏ là biểu tượng của may mắn và hưng phát, người Giáy có hình thức hát giao
duyên rất sôi nổi và hấp dẫn.
c) Tiềm năng du lịch
Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu
số như lễ hội Lồng tồng, cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy; lễ Mừng mưa rơi
(Om đim, Om đang); lễ Cầu mưa (Pa sưm); lễ xin lửa Thần bếp; lễ hội Mah grợ và điệu
múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú.
Vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, người Khơ Mú thường đốt nương gieo trồng, trỉa
hạt xuống đất. Họ làm lễ Palr Hmal Phlưa (lễ xin lửa với hồn bếp), đồng thời tổ chức Lễ
Pa Sưm (cầu mùa, cầu mưa), đây là lễ cầu khấn trời đất, tổtiên và các thần linh cho
nương rẫy được bội thu.
Tháng 3, tháng 4 âm lịch những năm hạn hán, người già trong bản thường bày trò
cho trẻ em múa sạp, múa mắc chân ba người để trời làm sét cho mưa. Trai gái mặc áo
mưa, đội nón giữa trời nắng, đi đến từng nhà trong bản, đếnnhà nào thì nhà đó lấy
chậu nước vo gạo hay nước trong ống dội vào họ. Người Khơ Mú tin rằng làm như vậy
thì trời sẽ đổ mưa giúp cây lúa lên xanh tốt.
Vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, khi cây lúa đã trổ bông. Những bà chủ nướng sẽ đóng
vai “Mẹ lúa” (Ma ngọ) lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bông vàng đem về
luộc chín, khơi khô làm cốm để làm lễ Mah Quai, dâng cơm,lúa non cho tổ tiên.
2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2016-2021
Giai đoạn 2016-2021, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với
không ít thách thức; trong tỉnh, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế cùng với những
thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện,
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong huyện,
tình hình kinh tế của huyện cơ bản ổn định và đạt được những kết quả tích cực.
a) Lĩnh vực trồng trọt
1
6
Bảng 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021
(Đơn vị: Tấn)
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tân Uyên năm2016-
2021)
Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện 6 tháng đầu năm 2021 đạt
2.683/2.650 ha, đạt 101,2% KH, giảm 95 ha so với năm 2020; Sản lượng lương thực 6
tháng đầu năm ước đạt 14.031,7/13.780 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 371,5 tấn so với năm
2020. Tổng diện tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè
1
7
kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp tươi toàn huyện tính đến ngày 25/5/2021
đạt 7.319 tấn, đạt 38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó: Công ty
Cổ phần trà Than Uyên là 1.983 tấn, Công ty Chè Hồng Đức 655 tấn, Hợp tác xã Phúc
Khoa 900 tấn, Hợp tác xã Mường Khoa 930 tấn, HTX Tân Tiến 500 tấn, HTX Vinh Tâm
650 tấn, các đơn vị chế biến khác và nhân dân thu hái, chế biến 1.701 tấn). Dự kiến đến
hết tháng 5, sản lượng Chè búp tươi trên địa bànhuyện ước đạt 8.500 tấn. Qua bảng số
liệu ta thấy nhìn chung sản lượng các loại cây trồng giai đoạn 2016-2021 tăng đều qua các
năm. Cụ thể là :
Đối với cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2017 là
6.973,4/6.840 ha, đạt 102% KH, tăng 23,4 ha so với năm 2016. Tổng sản lượng lương thực
ước đạt 31.885,6 tấn, đạt 102,3% KH, tăng 913,6 tấn so với năm 2016. Tổng diện tích gieo
trồng cây lương thực năm 2018 là 6.947,2/6.950 ha, đạt 99,9% KH, giảm 26,2 ha so với năm
2017; Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.551,3/32.000 tấn, đạt 101,7% KH, tăng
665,8 tấn so với năm 2017. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2019 là
6.915,8/6.870 ha, đạt 100,7% KH, giảm31,4 ha so với năm 2018; Tổng sản lượng lương thực
cả năm ước đạt 32.269,4/32.200 tấn, đạt 100,2% KH, giảm 281,7 tấn so với năm 2018.Tổng
diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2020 là đạt 6.762/6.733 ha, đạt 100,4% KH, giảm
153,8 ha so với năm 2019; Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 31.850/32.200 tấn, đạt
98,9% KH, giảm 390 tấn so với năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2021: Lúa vụ Đông Xuân có tổng diện tích gieo cấy
1.777/1.750 ha đạt 101,5% KH, giảm 18 ha so với cùng kỳ năm 2020, năng suất trung
bình ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 9.773,5/9.600 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 572,3 tấn so
với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng ngô có xu hướng bị thu hẹp dần theo các năm
: 6 tháng đầu năm 2021 thực hiện trồng 906/900 ha đạt 100,5% KH, giảm 77 ha so với
cùng kỳ năm trước (trong đó trồng trên ruộng 1 vụ 415,9 ha, ngô bán ngập 36 ha, trồng
trên đất bãi 454,1 ha), năng suất ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.258,2/4.180 tấn đạt
101,9% KH, giảm so với cùng kỳ năm trước 361,9 tấn.
Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp vấn đề bảo đảm an ninh lương thực là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhất là trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp. Do đó, cùng với việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, thời gian
qua, bà con nông dân trong huyện đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao
năng suất, bảo đảm mục tiêu về sản lượng.
Đối với cây công nghiệp và cây trồng trồng khác: Theo như số liệu thống kê tổng diện
tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp
tươi toàn huyện tính đến ngày 25/5/2021 đạt 7.319 tấn, đạt
1
8
38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng chè tăng đều qua các
năm từ 12.500 tấn năm 2016 lên 20.050 tấn năm 2020. Theo đó, cùng với việc hoàn thành mục
tiêu về diện tích gieo trồng cây hàng năm trong vụ đông xuân 2020-2021, huyện đã đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế. Năm nay, thực hiện theo định
hướng của ngành nông nghiệp, các địa phương tập trung mở rộng diện tích lúa sản xuất theo
chuỗi giá trị và các cây trồng hàng hóa gắn với tiêu thụ, chế biến. Ưu tiên trồng các loại cây có
thể thực hiện sơ chế thủ công, thời gian bảo quản dài, như: ngô, khoai tây, hành, tỏi, bí đỏ, cây
gai xanh...
Hiện nay, hầu hết cây trồng được gieo trồng trong vụ đông xuân đang bước vàogiai
đoạn cuối vụ, chuẩn bị thu hoạch. Đây là thời điểm quyết định đến năng suấtvà sản lượng
của toàn vụ. Vì vậy, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và bà con nông dân
sẽ tiếp tục thực hiện công tác phòng, trừ sâu bệnh cuối vụ. Tập trung điều tiết nước hợp lý trên
diện tích lúa đang trỗ, chín sữa, duy trì việctưới đủ ẩm cho cây trồng cạn, kết hợp việc tích
trữ, sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho sản xuất vụ thu mùa 2021.
b) Lĩnh vực chăn nuôi
Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021
(Đơn vị :
con)
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tân Uyên năm 2016-2021)
Những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện được quan tâm, chú trọng phát triển
những loài vật nuôi có tiềm năng, lợi thế hướng tới tăng năng suất, sản lượng và giá trị
sản phẩm. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự liên kết sản xuất
theo chuỗi.
Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Đối với chăn nuôi gia súc tổng đàn gia súc
năm 2016 là 45.806 con giảm xuống còn 39.506 con năm 2020. Tổng đàn
1
9
gia cầm tăng từ 180.373 con năm 2016 lên 221.000 con năm 2020. Đặc biệt là
trong chăn nuôi lợn, do bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng chăn nuôi lợn giảm đều qua các
năm. Nhưng theo số liệu thực tế sản lượng thịt hơi không ngừng tăng qua các năm, bình
quân giai đoạn 2016-2020 tăng 3,4%/năm. Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu giống
các loại vật nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gia cầm, người chăn nuôi đã sử
dụng nhiều giống vật nuôi nhập nội, giống lai có tốc độ sinh trưởng và phát triển
nhanh, kết hợp chăn nuôi theo tiêu chuẩn vớisử dụng thức ăn công nghiệp, góp phần
nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
Tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, tổng đàn gia súc,gia cầm trên
địa bàn huyện đến 10/5/2021 có 251.549/271.572 con, đạt 92,6% KH, tăng 19.685 con so
với cùng kỳ năm 2020, giảm 8.957 con so với tháng 12/2020. Đàn gia súc có 39.465/41.572
con, đạt 94,9% KH, tăng 1.986 con so với cùng kỳ năm 2020, giảm 41 con so với tháng
12/2020. Tổng đàn gia cầm có212.84/230.000 con, đạt 92,2% KH, tăng 17.699 con so với
cùng kỳ năm 2020, giảm 8.916 con so với tháng 12/2020.
Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển được thực hiện chặt chẽ, từ
01/1/2021 đến 12/5/2021 đã tổ chức kiểm soát giết mổ 1.344 con gia súc (Trong đó Lợn
1.116 con, Trâu bò 228 con). Phun tiêu độc khử trùng năm2021: Chỉ đạo các xã, thị trấn
tổ chức phun định kỳ đợt I, đến nay thực hiện cấpphát 597 lít cho 07 xã, thị trấn, tiến hành
phun khử trùng được 55 lít (trong đó riêng phun xã Phúc Khoa phun được 32 lít tại khu vực
xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục). Hiện các xã, thị trấn đang tiếp tục triển khai phun khử
trùng.Triển khaiđăng vắc xin tiêm phòng đợt 1 năm 2021, đến nay đã có 10/10 xã, thị trấn
đăng ký với số lượng 6.490 liều, thực hiện tiêm được 2.328 liều (trong đó riêng vắc xin
Viêm da nổi cục tiêm được 375/375 liều). Tiêm phòng dại chó mèo: Các xã,thị trấn đăng ký
3.250 liều, hiện đã triển khai tiêm phòng được 2.236 liều.
c) Thủy sản
Công tác phát triển diện tích nuôi trồng được đẩy mạnh, tổng diện tích nuôi trồng đạt
132 ha. Nhân dân thực hiện công tác cải tạo ao nuôi, vệ sinh môi trường nuôi, thực hiện thả
cá cho mùa vụ mới. Tổng sản lượng thu hoạch cả năm đạt 500 tấn, trong đó sản lượng từ
ao nuôi là 440 tấn, sản lượng từ đánhbắt ở lòng hồ là 60 tấn.
Triển khai nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, tổng số lồng trên địa bàn toàn
huyện là 209 lồng (thể tích khoảng 25.080 m3) tăng 62 lồng so với năm 2020, trong đó
có 180 lồng hiện đang nuôi các giống cá như cá Trắm, cá Rô phi đơn tính, cá Chép và
một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng, Cá Bống.
2
0
d) Lâm nghiệp
Diện tích đất có rừng 41.787,8 ha (Trong đó: rừng tự nhiên 34.734,98 ha, rừng trồng
2.576,59 ha; diện tích cây trồng chưa thành rừng 4.476,23 ha); tỷ lệ che phủ rừng đạt
41,59%.
Công tác bảo vệ rừng : Tổ chức tuyên truyền, học tập Luật Bảo vệ & phát triển rừng
và các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới
toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, đã tổ chức 56 buổihọp thôn bản với 1.909 lượt
người tham gia, ký cam kết bảo vệ rừng với 3.325 hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng,
phối hợp với 04 điểm trường tuyên truyền tới 880 lượt học sinh tham gia.
Công tác tuần tra rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn huyện được tăng
cường. Trong năm, đã xử lý 22 vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản
trái phép và 01 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoangdã, tịch thu 16,737 m3
gỗ các loại, 17 cá thể Don trọng lượng 47,8 kg, thu nộp ngân sách 123.250.000 đồng
Thường xuyên kiểm tra các xã, thị trấn về công tác tuần tra canh gác phòng cháy chữa
cháy rừng. Tuy nhiên, do thời tiết hanh khô, nên từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 07 vụ
cháy (trong đó: 04 vụ cháy rừng, 01 vụ cháy cây trồng chưathành rừng, 02 vụ cháy thảm cỏ.
Diện tích cháy là 133,43 ha, trong đó: cháy thảm cỏ là 95,78 ha, cháy rừng trồng sản xuất
21,43 ha và cháy cây trồng chưa thành rừng là 16,22 ha).
Công tác trồng rừng: Phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ phối hợp với UBND các
xã rà soát, quy hoạch vùng dự án, chủ động tập kết cây giống đảm bảo chất
2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệptrên địa
bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
- Trung ương chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu
nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính, hạn
chế sự phụ thuộc vào nông sản từ Trung Quốc. Chính phủ đã ban hành Nghị
định 210/NĐ-CP về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, đây là một trong những chính sách hỗ trợ bằng tiền để thu hút doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
- Cùng với quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng được mở
rộng, diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, lợi nhuận thu
được từ nông nghiệp thấp nên tình trạng nông dân vùng đồng bằng bỏ ruộng
2
1
đồng, bỏ chăn nuôi có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi phải có những chính sách mới
của nhà nước để sản xuất nông nghiệp hiện đại, mang lại lợi nhuận cao hơncho nông
dân từ nông nghiệp.
- Định hướng các mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025:
+ Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng với cơ cấu hợp lý.
+ Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông
qua việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ sạch
để tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị
kinh tế cao.
+ Chuyển nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hướng đến xóa bỏ thuần
nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bước cơ
cấu lao động trong nông nghiệp.
+ Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn
hiện đại theo hướng văn hóa sinh thái nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp
sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lượng cao vừa bảo vệ
được môi trường tự nhiên.
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất
nông nghiệp trong huyện, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp
với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển lao động sang hoạt
động phi nông nghiệp.
2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai châu
2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp
Chính sách của Nhà nước trong việc ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với sản xuất nông nghiệp
và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được thể hiện ở các chínhsách ưu đãi về thuế thu
nhập (doanh nghiệp và cá nhân), thuế giá trị gia tăng,...Chẳng hạn, Nhà nước miễn thuế đối
với thu nhập từ hoạt động trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành
lập theo Luật Hợp tácxã; miễn thuế đối với thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp
sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập
khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây
trồng và giống vật nuôi thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc
2
2
biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu.Các chính sách này của Nhà nước đã
được thực hiện khá tốt ở huyện Tân Uyên. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với đầu tư vào
nông nghiệp ở huyên Tân Uyên dựa vào Quyết định số72/2009/QĐ-UBND, cơ chế hỗ trợ
cho các hợp tác xã dựa vào Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND. Theo các quyết định này,
có 3 nhóm chươngtrình lớnđược hưởng ưu đãi, hỗ trợ về tài chính. Một là, chương trình
sản xuất giống câytrồng có năng suất, chất lượng cao theo quy mô sản xuất tập trung; Dự án
xây dựng kho lạnh bảo quản giống cây trồng và nông sản; Dự án giết mổ gia súc,gia cầm
tập trung; Các hoạt động tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Hai là,các chương trình phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động. Ba là, các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng
cấp các công trình kết cấu hạ tầng. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính tập trung vào hỗ trợ lãi
suất, giá giống, đầu tư phát triển hạ tầng cho sản xuất.
Trên tinh thần đó, nhiều chính sách lớn được Đảng, Nhà nước ban hànhnhằm tạo
“cú huých” thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó,phải kể đến Nghị định
57/2018/NĐ-CP quy định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016
đến năm 2025 và Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Để khai thác tiềm năng, lợi thế, huyện đã triển khai 6 dự án liên quan đến phát triển nông
nghiệp trên địa bàn nhằm mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư và liên kết với người dân thực
hiện. Ngoài việc hỗ trợ đào tạo lao động, trợ giúp nhà đầu tư thực hiện đền bù giải phóng
mặt bằng, thủ tục hành chính. Hỗ trợ các nhà đầu tư các ưu đãi theo quy định của Trung
ương, tỉnh về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê đất, thuê mặt nước; chính sách
đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chính sách hỗ trợ liên kết và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách về phát triển hàng hóa tập trung...
Điển hình phải kể đến dự án chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn tập trung tạibản
Sam Sẩu, xã Phúc Than và bản Sen Đông, xã Hố Mít. Dự án có tổng diện tích 202ha;
trong đó vùng trung tâm kêu gọi đầu tư 120ha ở bản Sam Sẩu, vùngliên kết với người
dân 82ha ở bản Sen Đông. Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung, đầu tư sản
xuất chăn nuôi theo hướng trang trại với việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm cung
ứng thịt, con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh.
Khai thác gần vùng lòng hồ Thủy điện Bản Chát thuận lợi nguồn nước, có nguồn
thức ăn bổ sung cho chăn nuôi, huyện triển khai Dự án chăn nuôi gia súc
2
3
tập trung tại khu vực Nà Phạ xã Mường Khoa với 150ha nhằm giảm tình trạng
chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tiến tới chăn nuôi tập trung theo hướng hiện đại. Từ đó,
cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Anh Lò Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Khoa chia sẻ: “Xã vận động
người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Liên kết với nhà đầu tư để phối hợp với bà con trong triển khai cung ứng giống, kỹ
thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm. Từ đó, mang lại lợi ích chocả doanh nghiệp và Nhân
dân”.
Với mục tiêu khai thác tiềm năng mặt nước trên hồ Thủy điện Bản Chát, huyện triển
khai Dự án nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ. Tổng số lồng
hiện có 428 lồng (Mường Kim 168 lồng, Mường Cang 217 lồng, Mường Mít 13 lồng,
thị trấn 30 lồng). Đồng thời, xây dựng nhà máy chế biến cá và sản xuất thức ăn thuỷ sản
với diện tích đất 5ha; xây dựng vùng nuôi dưỡng và sản xuất giống thủy sản với diện
tích mặt nước 5ha. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các
sản phẩm sạch có sức cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ.
Dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao (séng cù, tan pỏm, tẻ tròn...). Toàn huyện có
1.731ha đất trồng lúa, trong đó 1.486ha cho phép sản xuất lúa 2 vụ/năm; diện tích lúa hàng
hóa 860ha tập trung, liền thửa, thuận tiện tưới tiêu, áp dụng cơ giới hóa. Sản lượng lúa hàng
năm đạt trên 9.310 tấn, trong đó có 4.600 tấn lúa hàng hóa. Dự án mở rộng và nâng cao hiệu
quả sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng có hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm
lúa hàng hóa; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Ngoài ra, huyện triển khai dự án rau, củ, quả như: dứa, rau cải chân vịt... từng bước
nâng cao hiệu quả sản xuất rau củ quả theo hướng hàng hóa. Theođó, huyện thực
hiện 1.500ha trồng rau củ, quả tại xã Phúc Khoa (500ha),Mường Khoa (50ha); khu vực
xã Mường Cang, Hua Nà, thị trấn là 150ha; khu vực xã Hố Mít, Tà Mung, Ta Gia,
Khoen On là 500ha; riêng xã Pắc Ta vàTrung Đồng là 300ha. Phát triển dự án rau,
củ, quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; từng bước nâng cao hiệu quả
sản xuất rau, củ, quả theo hướng hàng hóa.
2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông
nghiệp
Những năm qua, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông
nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Từ
phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi
2
4
sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống cây trồng, vật nuôi
có giá trị kinh tế vào sản xuất,... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị
diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân.
Các dự án, nhiệm vụ KHKT đã tập trung vào ứng dụng công nghệ mới đểsản xuất
giống lúa, cây, con chất lượng cao, sản xuất một số loại rau theo chuỗi giá trị liên kết. Cụ
thể, trong hoạt động khảo nghiệm đã tuyển chọn, xác định được những cây, con có năng
suất, chất lượng, khả năng chống chọi sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận bổ sung
vào cơ cấu cây trồng của huyện như: giống lúa DT80, QJ4, Đài thơm 8, Lộc trời 15, khoai
tây Rosagold, Esmee, cà chua đen, lạc CNC1, giống cá nheo Mỹ; giống bò F1 hướng thịt...
Theo số 07/2021/NĐ-HĐND tỉnh Lai Châu quy định về việc áp dụng khoa học và kỹ
thuật trong phát triển nông nghiệp với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước thay
đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân, thời gian qua hoạt động KHKT đã tập trung hơn
trong việc xây dựng các mô hình cụthể trong sản xuất nông nghiệp. Đây được coi là con
đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến đồng ruộng, vườn, ao,
chuồng. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hàng năm,
huyện Tân Uyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: tổ chức các buổi hội thảo, tập
huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên
cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn phối hợp với Trung
tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các hợp tác xãdịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều lớp
tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông
nghiệp của huyện đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các
lĩnh vực, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Trong lĩnh
vực trồng trọt, người dân đã sử dụng giống lúa có chất lượng cao, thực hiện đồng bộ các biện
pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp; có 25% diện tíchsản xuất lúa được cơ giới hóa đồng bộ từ
làm đất, sử dụng mạ khay, cấy và thu hoạch bằng máy... Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm
sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả
trong nhà màng, nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động... Trong
chăn nuôi, toàn huyện có 9 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã áp dụng KHKT, như: đầu
tư xây dựng hệ thống chuồng khép kín; ứng dụng hệ thống làm mát chuồng trại; sử dụng
máng ăn, uống nước tự động; sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải; nhất là các loại
máy móc hiện đại để phối trộn thức ăn với men vi sinh... Các trang trại chăn nuôi áp dụng
KHKT đã giảm được chi phí sản
2
5
xuất, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế tăng từ 15
đến 20% so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Đi đôi với đó, KHKT còn được ứng
dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, như: nuôi tôm trong bể xi măng, ao lót bạt, sử
dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước, hệthống quạt khí, nuôi tôm trong nhà màng...
Tại huyện Tân Uyên, việc ứng dụng KHKT đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất cho
người dân. Nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đã được đưa vào sản xuất,
như: TBR279, Bắc Thịnh, TBR225, TBR45, Nhị Ưu 986, GS9, GS55... Thực hiện có hiệu
quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Tân Uyên đã khuyến khích người dân chuyển
đổi các cây trồng hiệu quả kinh tếthấp sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao,
như: cam Xã Đoài, cam Đường Canh, cam V2, bưởi Diễn, bưởi da xanh... Áp dụng công
nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân qua nước theo công nghệ
NETTAFIM, cải tạo vườn vải, nhãn kém hiệu quả bằng phương pháp cắt ghép... Trong chăn
nuôi, huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo,
sử dụng tinh bò đực giống Zebu, thụ tinh nhân tạo với bò cái vàng địa phương, đưa giống
mới thuần ngoại Landrace...; ứng dụng công nghệ sinh học, như: làm hầm biogas, đệm lót
sinh học, chế phẩm balasa... Đồng thời, đã chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống
gia cầm có năng suất, chất lượng cao, như: gà Lương Phượng, gà lai chọi, gà mía, gà Lạc
Thủy, khôi phục vịt bầu Thanh Quân, vịt Cổ Lũng... Các mô hình này góp phần thay đổi
phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; nhất
là, chủ động được nguồn giống có chất lượng cho các hộ chăn nuôi.
2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Bên cạnh việc triển khai các chính sách vốn đầu tư cho phát triển nôngnghiệp
Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết 47/NQ-HĐND nhằm
có được một hệ thống chính sách về vốn đủ mạnh chophát triển kinh tế - xã hội, trong
đó trọng tâm là nông nghiệp. Như vậy, quátrình thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp của huyện Tân Uyên có cả sự đan xen giữa chính sách của trung ương và
chính sách riêng của tỉnh. Trong quá trình thực thi chính sách, huyện Tân Uyên đã tập trung
vào các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì đây là nguồn
vốn chủ yếu cho phát triển nông nghiệp của huyện, theo số liệu thống kê,năm 2020 tổng số
vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện đạt 73.186 tỷ đồng, chiếm 13,54% trong tổng vốn
đầu tư toàn tỉnh, tăng gấp gần 2,6 lần so với năm 2019.
2
6
Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng thực hiện các chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ
trợ lãi suất tiền vay cho các dự án phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, đặc sản, đầu
tư hạ tầng nông nghiệp từ các ngân hàng thương mại; tăng cường ngoại giao, kêu gọi và
đã thu hút các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ADB, WB, IMF, UNICEF…; Từ năm
2016 đến 2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã giải ngân cho vay 2.490 tỷ
đồng, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được 413 tỷ
đồng, chiếm 19% tổng dư nợ. Xét về tỷ trọng cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho nông
nghiệp năm 2019, Tân Uyên có 89 ngàn hộ sản xuất thì có 26.696 hộ được vay vốn
(chiếm 39,2%).Với tổng dư nợ cho vay là 2.705 tỷ đồng, bình quân dư nợ một hộ là 8,8
triệu đồng. Bên cạnh đó, tín dụng cho kinh tế hợp tác cũng có nhiều khởi sắc, tổng số
hợp tác xã, tổ hộ tác được vay vốn là 1.401 đơn vị; với tổng doanh số cho vaylà
23,016 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 12,642 tỷ đồng, số dư nợ là 35,746 tỷ đồng. Tính hết
năm 2019 ngân hàng chính sách xã hội đã cho 23.903 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ
được cho vay 2,4 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay nhiều
hộ nông dân trong huyện đã có điều kiện đầu tưvào các trang trại có quy mô lớn, cũng
như nhiều ngành nghề mới trong nông nghiệp được hình thành và phát triển. Bên cạnh
đó, các Quỹ tín dụng ưu đãi như : Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản
xuất; quỹ khuyến nông, ngân hàng chính sách xã hội... đang có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên. Các chính sách của Nghị
định 41/NĐ-CP, Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 47/NQ- HĐND của
Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu được triển khai bước đầu hiệuquả, nhiều doanh
nghiệp lớn đã sử dụng chính sách để mở rộng đầu tư vào nôngnghiệp. Hình thành liên
kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị, như : Chănnuôi lợn, chè, cao su, gỗ nguyên liệu
rừng trồng; trồng và chế biến dược liệu; trồng chanh leo, gấc; cơ sở chế biến rượu… Tỷ
lệ vốn đầu tư doanh nghiệp nông nghiệp từ 0,89% năm 2016 lên 3,5% năm 2020 trong
tổng vốn đầu tư các doanh nghiệp.
2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản
Huyện Tân Uyên đã chủ động triển khai, quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng trồng các
loại đặc sản của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ký
hợp động sản xuất, tiêu thụ. Trong quá trình thực hiện có sự vào cuộc quyết liệt, thường
xuyên của cấp ủy, chính quyền trong huyện. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp chủ động triển khai các hình thức đầu tư trong huyện như: Thu mua gắn với đầu tư
hoặc ứng
2
7
trước vốn, vật tư, giống; Thu mua nông sản không gắn với đầu tư ; Thuê đất
của nông dân có thời hạn để trực tiếp đầu tư…
Một số các chương trình hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bước đầu mang lại hiệu
quả với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có sự thamgia liên kết của 4 nhà (nhà
nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) như : Công ty Cổ phần thực phẩm Quỳnh
Trang liên kết với người dân trồng cây cải xalat, chanh leo (60 ha), cây gấc (trên 125 ha);
Công ty Bình Minh 3 thực hiện chương trình phát triển cây dược liệu trên cở sở thuê đất của
nông dânvà thuê nông dân vào làm công nhân trong công ty; Công ty Cổ phần Hoàng Liên
xây dựng nhà máy sản xuất chè. Bên cạnh việc áp dụng chính sách cho doanh nghiệp, huyện
Tân Uyên cũng đã có chủ trương thành lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nhằm liên
kết sản xuất, thu mua sản phẩm cho người dân,thực hiện các hoạt động dịch vụ nông nghiệp
tại nông thôn; cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ
thương mại, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp
đặc thù của địa phương, một số mô hình liên kết đã đạt được thành công như: Mô hình HTX
chế biến rượu ngô men lá truyền thống xã Pắc Ta với sản phẩm rượu đạt tiêu chuẩn do
HABECO hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ; mô hình HTX chế biến chè Phìn Hồ xã
Mường Khoa với Thương hiệu Phìn Hồ trà đạt giải thưởng Sao vàng đất việt và lọt vào TOP
100 sản phẩm cạnh tranh trong nước; mô hình HTX trồng và thu mua rau hoa trái vụ tại xã
Phúc Khoa.
2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
2.4.1 Thành công và tồn tại
a) Thành công
- Do tác động của các chính sách kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của
huyện Tân Uyên đạt được kết quả khá toàn diện cả về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Kết quả nổi bật
phải kể đến đầu tiên đó là việc đạt giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất
canh tác vượt và về đích trước hai năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XV, đạt xấp xỉ 35 triệu đồng/ha đất canh tác.
- Ngành trồng trọt đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích, mùa vụ, cơ
cấu cây trồng, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, giá trị hàng hóa nông sản.
Ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn trâu, bảo tồn và
2
8
phát triển giống bò đặc sản cao nguyên đá, khôi phục đàn ngựa và du nhập giống
gia cầm có năng suất cao.
- Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Tân Uyên bước đầu đã có sự chuyển
biến, các mô hình nuôi cá hồi, cá nước ngọt, nước lạnh dần xuất hiện nhiều, đáp
ứng nhu cầu của nhân dân.
- Ngành lâm nghiệp đang có nhiều chuyển biến mới, xã hội hóa trong các khâu
trồng, bảo vệ chăm sóc, khai thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.Đây là những
xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện phát triển lâm nghiệp của huyện
Tân Uyên. Sự phát triển của nông nghiệp ở huyện Tân Uyên đã góp phần quan
trọng trong việc xóa đói giảm nghèo; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông
dân.
b) Tồn tại
Các chính sách phát triển nông nghiệp đã có tác động to lớn đến sự phát triển của
nông nghiệp, nhưng vẫn còn những giới hạn và bất cập như :
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn còn chậm
so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra.
- Tốc độ phát triển nông nghiệp không đồng đều giữa các xã trong huyện ;
năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một số vùng có
điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến nhưng tốc độ phát triển
chậm.
- Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với chính quyền và nông dân còn nhiều vướng
mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ,
chưa đồng đều, nhất là xã vùng cao.
- Việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp theo Luật định tuy bước đầu đã đạt
được một số kết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ
chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển
kinh tế hợp tác xã chưa được quan tâm, quản lý hợp tác xã còn bị buông
lỏng,nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng
túng do chưa xử lý tồn đọng...
2.4.2. Nguyên nhân
- Các chính sách đã và đang thực thi ở huyện Tân Uyên chưa đủ để đáp ứng
được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển
2
9
nông nghiệp bền vững- nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông
nghiệp thuần nông và nông nghiệp công nghiệp hóa.
- Trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của Trung ương
ban hành về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên còn chậm, như
chính sách liên kết, khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách
chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp...
- Có khá nhiều chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai
trong tỉnh chƣa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc thực thi các chính
sách liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ; chính sách đầu tư ứng dụng khoa
học công nghệ nông nghiệp; chính sách bảo trợ nông sản, chính sách bảo hiểm
cho sản xuất nông nghiệp... chưa thực sự tạo ra động lực cho phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng khó khăn
như: Chậm ra văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện; sự phối hợp giữa các
ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra,
điều chỉnh bổ sung chính sách chưa thực sự được coi trọng. Các dự án đầu tư
cho phát triển nông nghiệp trong huyện còn ít và chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế
còn chưa cao.
- Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các
cộng đồng hƣởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh
chính sách chƣa đƣợc phát huy và coi trọng đúng mức...
3
0
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những
năm tiếp theo.
3.1.1. Quan điểm
- Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước.
- Các vấn đề nông nghiệp phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phát triển nông nghiệp phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải
phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất
đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế
quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp; phát huy cao nội
lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các
thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân
chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho
phát triển nông nghiệp.
3.1.2. Định hướng
a) Tận dụng tối đa các chính sách của trung ương hỗ trợ cho tỉnh
- Với điều kiện nội lực hạn chế, tỉnh cần tăng cường làm việc với trung ương,
đề nghị trung ương tăng mức vốn hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 30a hàng năm
cho các huyện nghèo gồm: Tăng vốn đầu tư các công trình thủy lợi, tăng mức
3
1
hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân; tăng kinh phí để tập huấn, đào tạo nâng
cao trình độ sản xuất; tăng kinh phí để mua công cụ, máy móc phát triển sản xuất cho
nông dân các huyện nghèo...
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân theo Nghị định
41/2010/NĐ-CP, ngày 14/10/2010 của Chính phủ về tín dụng nông thôn.
- Tuyên truyền, quan tâm thực hiện tốt Nghị định 210/2013/NĐ – CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Chính
phủ về các chính sách chung, chính sách riêng cho phát triển nông nghiệp.
b) Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nông nghiệp
- Huyện cần có quan điểm: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp; việc
đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của tất cả các
ngành, từ các cơ quan đảng đến cơ quan kinh tế, xã hội.
- Cần có định hướng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hợp lý cho từng
xã trong huyện.
- Quan tâm đến việc hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó
trọng tâm là hoạch định các chính sách về kinh tế cho phát triển nông nghiệp
gồm: Chính sách về đất đai trong nông nghiệp; chính sách đầu tư, chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp; chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ
thị trường tiêu thụ nông sản; chính sách vốn đầy tư cho nông nghiệp; chính sách
về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp…
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực thi tất cả các chính sách phát triển
nông nghiệp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm
tiếp theo
a) Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp
- UBND huyện cần tiếp tục đẩy mạnh thực thi các chính sách nhằm định hướng
hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp và các
lĩnh vực phát triển nông nghiệp ... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực.
3
2
- Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, đầu tư, nâng cấp huy động nhiều
nguồn vốn thông qua xã hội hóa để phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn, như:
giao thông, điện nước, viễn thông, thủy lợi.
- Huyện cần có những chính sách ưu đãi đặc thù, tạo niềm tin cho doanh nghiệp
khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, cần lưu ý sửa đổi chính sách đất
đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản
xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, chuyển đổi cây, con từ năng suất, chất lượng thấp sang cao.
b) Hoàn thiện chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông
nghiệp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
- Huyện tiếp tục thực hiện chính sách thu hút theo Nghị quyết HĐND đã ban
hành để thu hút các nhà khoa học nông nghiệp đến làm việc; đồng thời đầu tư
kinh phí đủ mạnh để nâng cấp các trung tâm giống hiện nay về trang thiết bị
phục vụ cho nghiên cứu, ứng công nghệ sinh học, công nghệ Gen vào sản xuất
nông nghiệp; có cơ chế phối hợp giữa trung tâm giống của huyện (do Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) với trung tâm ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao (do phòng Khoa học Công nghệ quản lý) để tránh chồng
chéo về nhiệm vụ.
- Cần đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu đồng thời với chính sách đi tắt, đón
đầu kỹ thuât, công nghệ sản xuất nông nghiệp.
- Đối với định hướng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện trong
nông nghiệp như Dược liệu, Mật ong bạc hà, Bò vàng cao nguyên đá…huyện
cần nghiên cứu cụ thể cơ chế đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu nâng cao năng
xuất, chất lượng - đặt hàng doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hiện đại và
thị trường tiêu thụ.
- Trong quá trình duyệt các đề tài, dự án về ứng dụng khoa học công nghệ trong
nông nghiệp nhất thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp và nông dân, để
đảm bảo tính khả thi.
- Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ trong ngành
nông nghiệp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đội ngũ khuyến nông viên
cơ sở.
c) Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý đất đai đô thị tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
 
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠDỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Dự án đầu tư hệ thống sản xuất kem, thức ăn liên và phát triển hệ thống phân...
 Dự án đầu tư hệ thống sản xuất kem, thức ăn liên và phát triển hệ thống phân... Dự án đầu tư hệ thống sản xuất kem, thức ăn liên và phát triển hệ thống phân...
Dự án đầu tư hệ thống sản xuất kem, thức ăn liên và phát triển hệ thống phân...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trà Vinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf

Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf (20)

Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai ChâuChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
 
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.docChính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.doc
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 203...
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
 
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAYLuận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và MỹChính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “ Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn : Sinh viên thực hiện: TS Dương Hoàng Anh Ngô Thị Ngọc Mã sinh viên: 18D160182 HÀ NỘI - 2021
  • 2. i TÓM LƯỢC Nông nghiệp Việt Nam là một ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như góp một phần không nhỏ vào GDP. Đặc biệt, hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạtđộng nông nghiệp. Vì vậy việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp một vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển nông nghiệp là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển nền nông nghiệp cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tân Uyên nói riêng. Bằng các phương pháp nghiên cứu, đề tài chỉ ra nội dung chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trong những năm gần đây. Từ đó thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong chính sách phát triển nông nghiệp, sự cần thiết của việc hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển nông nghiệp nhằm phát triển hạ tầng thương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả
  • 3. i i MỤC LỤC TÓM LƯỢC...................................................................................................................i MỤC LỤC.................................................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận ...........................................................1 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................2 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ......................................................................................4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG......................................................................................5 1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................5 1.1.1 Khái niệm chính sách...................................................................................................................5 1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp ...............................................................................5 1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương.....................6 1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương....................................................6 1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương...................................................7 1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp ..............................................................................7 1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp...........................................................................8 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương .............................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU 12 2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu........ 12 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.............................................................................................. 12 2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2021.................................................................................... 15 2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu................................................................................................ 20 2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên,
  • 4. i ii tỉnh Lai châu.................................................................................................................. 21 2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ...................................................................... 21 2.3.2.Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp23 2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp...................................................... 25 2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản ............................................ 26 2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu....................................................................................................... 27 2.4.1 Thành công và tồn tại ................................................................................................................... 27 2.4.2. Nguyên nhân........................................................................................28 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 30 3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo ......... 30 3.1.1. Quan điểm................................................................................................................................ 30 3.1.2. Định hướng .............................................................................................................................. 30 3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trênđịa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.......... 31 3.3 Kiến nghị................................................................................................................. 34 3.3.1. Đối với Trung ương .................................................................................................................. 34 3.3.2. Đối với Sở nông nghiệp và PTNN tỉnh Lai Châu....................................................................... 34 3.4. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 35 KẾT LUẬN................................................................................................................ 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 37
  • 5. i v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1 . Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021...............7 Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021.............8 Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 ...............10
  • 6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KH – KT Khoa học kỹ thuật
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biếtvà khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi.Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm... Tân Uyên là tỉnh có vị trí địa chính trị, chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nhưng hiện vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, phần đa là các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội còn yếu kém; sản xuấtnhỏ lẻ, manh mún, tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu; chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên đã có nhiều cố gắng, vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, giá trị sản xuất hàng năm đạt trung bình 89 tỷ đồng, lợi nhuận trung bình đạt trên 46 tỷ đồng; đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các chính sách về nông nghiệp đã được trung ương ban hành và huyện Tân Uyên cũng đã có những chính sách riêng về phát triển sản xuất nông nghiệp; các chính sách này đã có tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở huyện Tân Uyên nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cho ngành nông nghiệp còn thấp, chiếm 9,9% tổng đầu tư xã hội, đóng góp 37,7% tổng giá trị sản xuất. Hoạtđộng đầu tƣ còn dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm, chưa tạo ra sản phẩm hànghóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có biểu hiện mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Vì vậy, nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để có sự đột phá về cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao quy mô sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản; đẩy mạnh
  • 8. 2 liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, tiếp cận thị trường… Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu “ , là đề tài mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 2.2. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến 2025. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu đã nêu, sinh viên xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khóa luận như sau - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Từ những vấn đề tồn tại trong xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021, trên quan điểm và định hướng phát triển chính sách nông nghiệp của huyện Tân Uyên, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn đến 2025 và những năm tiếp theo. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - Phạm vi thời gian: Nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2016 đến nay( thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021) giai đoạn 2016-2021; các giải pháp áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. - Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
  • 9. 3 Tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu đề tài khóa luận 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể a) Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước,từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luậncứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra. Các phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ( PTNN) huyện Tân Uyên: Tất cả các báo cáo tình hình hình tế- xã hội, báo cáo đề án, báo cáo quy hoạch, tài liệu từ Phòng Nông nghiệp và PTNT… - Dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài: Thu thập số liệu qua các văn bản, sách bảo, qua luận văn của sinh viên trường Đại học Thương mại, từ các trang Website… b) Phương pháp phân tích Là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích những thành công và hạn chế trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên để chỉ ra những thành công và hạn chế. Phương pháp phân tích còn đƣợc sử dụng để đề xuất các giải pháp nhằm thực thi tốt hơn nữa chính sách nông nghiệp ở huyện Tân Uyên trong thời gian tới. c) Phương pháp tổng hợp Là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp đã khái quát thành cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương1; những thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở chương 2 và đề xuất các giải pháp ở chương 3. d) Phương pháp so sánh
  • 10. 4 Là phương pháp xem xét quan hệ giữa các trị số của một chỉ tiêu phân tích. Các trị số chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là số gốc . Tùy mục đích lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Nhờ phương pháp này, luận án làm rõđược những thay đổi cả vê chất và lượng qua thời gian. e) Phương pháp phân tích chi tiết Là phương pháp mà khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp, người phân tích thường không chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còn tiến hành phân chia nhỏ đối tượng để nghiên cứu kỹ hơn. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, từng bộ phận cấu thành và quá trình diễn biến, phát triển hiện tượng, sự kiện trong không gian, thời gian khác nhau. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Chương 3: Định hướng và hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoán đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
  • 11. 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm chính sách Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Đinh Dũng Sỹ (2008) cho rằng chính sách có mối tương quan rất mật thiết với chính trị và phápluật, chính sách là cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước. Franc Ellis cho rằng "trên tầm vĩ mô, chính sách được xem như đường lối hành động màChính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó,có thể là kinh tế, xã hội và môi trường”. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. 1.1.2 Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp Chính sách phát triển nông nghiệp là chính sách bảo vệ lợi ích kinh tế của nông dân thông qua các biện pháp như trợ giá, trợ cấp thu nhập trực tiếp và khuyến
  • 12. 6 khích nâng cao hiệu quả thông qua việc hỗ trợ họ trong quá trình cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới và hình thức tổ chức mới. Theo PGS. TS. Lê Đình Thắng: "Chính sách phát triển nông nghiệp được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mụctiêu nhất định, trong một thời hạn nhất định" Chính sách phát triển nông nghiệp thể hiện hành động của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Các quan niệm về chính sách, chính sách phát triển nông nghiệp trên đây đứng trên các góc độ nghiên cứu, phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất ở những nội dung cơ bản và cùng nhằm vào mục đích phát triển nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng từ sự can thiệp của Chính phủ. Chính sách phát triển nông nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các vấn đềcó liên quan đến tổ chức phối hợp các nguồn lực. Các vấn đề có liên quan đến lưu chuyền sản phẩm gồm thị trường sản phẩm của nông nghiệp, giá bán sản phẩm,thuế tiêu thụ sản phẩm, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến tiêu dùng sản phẩm gồm chế độ phân phối sản phẩm, giá mua sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm... 1.2 Nguyên lý cơ bản về chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương 1.2.1 Yêu cầu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Chính sách nông nghiệp của các quốc gia, khu vực, vùng miền đều mang những nét đặc thù với màu sắc riêng. Chính sách nông nghiệp thường bao hàm cả chính sách kinh tế và chính sách phi kinh tế. Ngày nay nông nghiệp không chỉ lànơi sản xuất ra của cải vật chất mà còn là địa bàn có số lượng dân cư rất đông.Nông nghiệp, nông thôn là nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, là nơi thực hiện các quá trình bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên quốc gia. Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra của cải cho xã hội mà còn là môi trường tự nhiên, môitrường xã hội cho phát triển bền vững. Vì vậy, chính sách phát triển của các quốc gia đều mang những đặc trƣng riêng. Các chính sách này không chỉ nhằm pháttriển kinh tế mà còn phải góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, truyền thống. Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững chính là đảm bảo sự cân bằng của xã hội. Trên thực tế nông dân luôn là lực lượng bị thiệt
  • 13. 7 thòi nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đất đai bị thu hẹp, do năng suất lao động thấp, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên... cho nên thu nhập của ngƣời nông dân thƣờng thấp trong xã hội. Các chính sách phát triển nông nghiệp ngoài mục đích kinh tế còn phải hƣớng vào xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, lưu giữ và bảo vệ các giá trị văn hóa tinh thần... 1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương cần đạt được những mục tiêu tổng quát sau: Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm cho nông nghiệp,nông thôn phát triển toàn diện. Sự phát triển toàn diện của nông nghiệp được thể hiện đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, vừa phát huy thế mạnh của việc sản xuất sản phẩm vừa tận dụng mọi khả năng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Chính sách phát triển nông nghiệp còn nhằm kết hợp phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, và thương mại dịch vụ. Thứ hai, Chính sách phát triển nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế một mặt vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phải phát triển toàn diện các ngành nông nghiệp phải cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng ở trong nước và phát huy lợi thế so sánh của các ngành hướng mạnh ra xuất khẩu). Về mặt xã hội, chính sách nông nghiệp một mặt phải tạo ra môi trường sản xuất - kinh doanh thuận lợi, mặt khác phải hướng đến xoá đói, giảm nghèo trong nông thôn, từng bước thực hiện sự công bằng xã hội. Chính sách nông nghiệp còn hướng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thứ ba, Chính sách phát triển nông nghiệp phải bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và quốc phòng. 1.2.3 Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp - Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ nhất, định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện. Thứ hai, định hướng điều tiết sự mất cân đối trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp,chính sách nông nghiệp định hướng cân bằng các lĩnh vực: sản xuất - tiêu
  • 14. 8 dùng, đầu vào - đầu ra, tích luỹ - đầu tư, xuất khẩu - nhập khẩu, thu - chi ngân sách… - Chính sách phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cân đối các vùng lãnh thổ: gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp, đó là đất đai và lao động và đây cũng là hai nguồn lực quan trọng của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. - Chính sách nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong thời gian dài nước ta áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phát sinh ra nhiều tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là hiện tượng quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay,chính sách nông nghiệp phải có vai trò to lớn trong việc tác động đổi mới cơ chế này, từng bước xoá bỏ hiện tượng quan liêu bao cấp trong nền kinh tế. 1.2.4 Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp a) Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp Có hai nhóm chính sách có tác động thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp huyện. Một là, nhóm chính sách ưu đãi đầu tư của chính quyền Trung ương đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các chính sách này được áp dụng chung đối với tất cả các địa phương trong cả nước. Chính quyền huyện tổ chức thực hiện các chính sách này trên địa bàn huyện, nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp huyện.Chính sách ưu đãi của chính quyền trung ương gồm các chính sách thuế và khuyến khích về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chính sách ưu đãi tín dụng, ưu đãi về đất đai, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách bảo hiểm nông nghiệp (hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,..). Hai là, nhóm các chính sách ưu đãi riêng của chính quyền huyện , được áp dụng riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp của địa phương.Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật, chính sách của chính quyền Trung ương, điều kiện đặc thù của địa phương và chínhsách của chính quyền huyện, chính quyền huyện có thể xây dựng một số chính sáchcủa địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp. b) Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp
  • 15. 9 Nhà nước đã có những định hướng về mặt cơ chế cho phát triển khoa học, công nghệ như: Cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ, cơ chế khoán, cơ chế liên kết vàcơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các chính sách hỗtrợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triểnkinh tế - xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp, được thể hiện thông qua các chương trình quốc gia về KHKT đến năm 2020, chương Phát triển sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Đổi mới công nghệ quốc gia; Pháttriển công nghệ cao; Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chương trình KHKT phục vụ phát triển nông thôn mới; Các Chương trình/đề án Phát triển và ứng dụng kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Để đảm bảo phát triển Khoa học kỹ thuật phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã ban hành Chiến lược phát triển Khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp đến năm 2020 với những nhóm chính sách cụ thể như: - Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới, mua công nghệ trong nước hoặc nước ngoài để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế theo các quy định hiện hành của Nhà nước. - Nhà nước đảm bảo quỹ đất cho tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển để nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm. Các tổ chức và cá nhân đang sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, giữ giống gốc, giống đầu dòng, nhân giống, mô hình trình diễn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, chuyển giao đƣợc sử dụng lâu dài, được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất tiền thuế sử dụng đất. c) Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Vốn trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Để phát triển một nềnnông nghiệp bền vững, nhằm bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng nông sản xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá nông nghiệp thì vấnđề đầu tiên, mang tính chất quyết định là vốn. Liên quan đến vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, trong những năm gần đây Đảng ta khẳng định: Nhà nước cân đốicác nguồn vốn để ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và
  • 16. 1 0 điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Về chính sách huy động đầu tư vốn cho nông nghiệp, Hội nghị Trung ương 7khóa X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị quyết 26, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản liên quan trực tiếp đến chính sách đầu tư cho nông nghiệp, như : Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn)... và mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/NĐ - CP ngày 19/12/2013 về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. d) Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản Bên cạnh Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho nông nghiệp, chính sách liên kếtsản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn kinh tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ chế thịtrường. Từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ- TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như : Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg, ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. 1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ban hành và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương Một là, nhân tố quan trọng và chi phối trước tiên đến chính sách nông nghiệp làthể chế chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Đó chính là chế độ chính trị - xã hội của các quốc gia được hiến pháp qui định với bản chất và hình thức tổ chức của nhà nước. Mỗi chế độ chính trị - xã hội khác nhau có bản chất và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và cũng có những khác biệt nhất định khi xây dựng và thực thi hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách phát triển nông nghiệp. Hai là, chính sách nông nghiệp chịu sự tác động và chi phối của việc định hướng, chiến lược phát triển của nhà nước. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chiến
  • 17. 1 1 lược phát triển của Đảng thành những chính sách cụ thể nhằm thực hiện thành công chủ trương lớn đó. Ba là, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tác động mạnh đến chính sách phát triển nông nghiệp. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng của các quốc gia không thể không hòa nhập vào khu vực và toàn cầu, các sản phẩm từ nông nghiệp đang đƣợc toàn cầu hóa. Nó chi phối mạnh mẽ các chính sách nông nghiệp; chẳng hạn nhƣ chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông sản... Do vậy, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền nông nghiệp nước ta không thể không hòa nhập vào nền kinh tế nông nghiệp thế giới. Bốn là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đến chính sách nông nghiệp. Quá trình hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp chịu tácđộng của những thành tựu khoa học, công nghệ của quốc gia đó và của thế giới. Khoa học kỹ thuật ngày nay đã thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành động lực cho sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Chính mức độ và quy mô áp dụng trình độ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của một quốc gia sẽ quy định việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp. Khoa họckỹ thuật phát triển sẽ tạo ra động lực và mục tiêu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp cho mỗi quốc gia. Năm là, điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, môi trường, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước... có ảnh hưởng rất quan trọng đến chính sách nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp ở một quốc gia mà hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp sẽ khác với các nƣớc có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sáu là, quy mô, tốc độ gia tăng dân số có tác động đến việc xây dựng và thực hiện chính sách nông nghiệp của một quốc gia. Một quốc gia mà có quy mô dân số lớn, có tốc độ gia tăng dân số nhanh thì nhu cầu về lương thực,thực phẩm là rất lớn,do đó sẽ có cách quan tâm tương đối đặc thù so với một quốc gia quy mô dân số nhỏ, tốc độ gia tăng chậm. Bảy là, chính sách nông nghiệp còn chịu sự tác động của điều kiện thực hiện bản thân chính sách. Chính sách nông nghiệp được xây dựng phải dựa trên điềukiện kinh tế, trình độ phát triển của một quốc gia cụ thể. Các mục tiêu và giải pháp của chính sách nông nghiệp không thể vượt quá các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng khu vực, vùng miền. Nếu thoát ly điều kiện thực thi chính sách nông nghiệp sẽ khó có cơ hội thành công.
  • 18. 1 2 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU. 2.1 Khái quát phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnhLai Châu. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý - Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2009 theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ. Là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của cả nước, Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách Sa Pa, điểm du lịch lớn của quốc gia 43 km. Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và cách thị trấn huyện lỵ Tam Đường 25 km. - Huyện có tọa độ địa lý từ 22o07’ đến 22o17’ vĩ độ Bắc và 103o33’ đến 103o53’ kinh độ Đông với vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; + Phía Nam giáp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; + Phía Đông giáp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Huyện Tân Uyên được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha diện tích tự nhiên và 42.221 nhân khẩu của huyện Than Uyên (bao gồm toàn bộ diện tích tựnhiên và nhân khẩu của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên).
  • 19. 1 3 b) Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện Tân Uyên chia cắt khá phức tạp. Có thể chia thành 2 khu vực chính: - Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở, có độ dốc lớn. - Phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600-1.800m. Địa hình huyện thuộc vùng núi cao, có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao trên 800 m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20-25ovà bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; có nhiều dãy núi có độ cao từ 1.500-2.000 m so với mực nước biển. Có sông,nhiều khe, suối; có những dải đồng bằng ở độ cao trung bình khoảng 500-600m so với mực nước biển. Xen kẽ núi đồi có nhiều thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp. c) Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng3 năm sau, thường xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 19,6oC. Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8.121oC. Do có cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng
  • 20. 1 4 cao và vùng thấp cũng rất khác nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm. Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6,7, 8 và thường chiếm tới80% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như việc thi công cáccông trình xây dựng trên địa bàn huyện. d) Thủy văn Huyện thuộc lưu vực sông Nậm Mu có mật độ sông suối khá dày (1,5- 1,7km/km2). Hệ thống sông, suối nhiều nhưng đa số nhỏ, hẹp và có độ dốc lớn. Lượng mưa phân phối không đều trong năm nên vào mùa mưa thường thừa nước, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; ngược lại vào mùa khô, mưa ít, thiếunước, dòng chảy thường bị cạn kiệt nên có nguy cơ bị hạn hán. e) Tài nguyên Tân Uyên có 7.298 ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.516 ha ruộng nước, 1.902 ha màu, 1.232 ha chè… 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Tiềm năng kinh tế Tân Uyên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp vàchăn nuôi đại gia súc. b) Văn hoá, xã hội Tân Uyên là nơi sinh sống của bà con 8 dân tộc gồm: Thái, Kinh, Mông,Khơ Mú, Dao, Lào, Giáy và Tày. Trong đó, người Thái chiếm số đông với gần 52%. Dự kiến khi 2 công trình thủy điện Huội Quảng và Bản Chát hoàn thành, dân số Tân Uyên sẽ có sự biến động lớn vì phải tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ dân tái định cư. Người Thái (còn có tên gọi khác là Táy, Hàng Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc)ở Tân Uyên gồm 2 nhóm là Thái đen và Thái trắng, 2 nhóm được phân biệt qua trang phục và cách vấn tóc của phụ nữ có chồng. Phụ nữ Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh đầu) còn với phụ nữ Thái trắng thì vấn tóc bình thường như các thiếu nữ. Trang phục của phụ nữ Thái rất độc đáo với chiếc áo cóm bó sát người đính hàng cúc bướm bằng bạc; chiếc váy màu đendài chấm gót, đầu đội khăn piêu. Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật tưới nước, đắp phai, đào mương... lúa nước là nguồn lương thực chính, ngoài lúa nước, dân tộc Thái còn nổi tiếng với các sản phẩm như vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ,đệm ngủ làm từ bông lau bền, đẹp. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản thường có từ30 – 80 nóc nhà kề nhau, sinh sống dọc theo các con suối, nguồn nước.
  • 21. 1 5 Dân tộc Giáy (tên gọi khác là Pú Giáy hoặc Hún Giáy hay Nhắng, Dẳng, Xạ...) chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra còn làm rẫy, chăn nuôi và nghề thủ công đan lát các sản phẩm phục vụ nghề chài lưới. Người Giáy rất thích màu đỏ, theo quan niệm của dân tộc Giáy, màu đỏ là biểu tượng của may mắn và hưng phát, người Giáy có hình thức hát giao duyên rất sôi nổi và hấp dẫn. c) Tiềm năng du lịch Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu số như lễ hội Lồng tồng, cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy; lễ Mừng mưa rơi (Om đim, Om đang); lễ Cầu mưa (Pa sưm); lễ xin lửa Thần bếp; lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú. Vào dịp tháng 3, tháng 4 âm lịch, người Khơ Mú thường đốt nương gieo trồng, trỉa hạt xuống đất. Họ làm lễ Palr Hmal Phlưa (lễ xin lửa với hồn bếp), đồng thời tổ chức Lễ Pa Sưm (cầu mùa, cầu mưa), đây là lễ cầu khấn trời đất, tổtiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu. Tháng 3, tháng 4 âm lịch những năm hạn hán, người già trong bản thường bày trò cho trẻ em múa sạp, múa mắc chân ba người để trời làm sét cho mưa. Trai gái mặc áo mưa, đội nón giữa trời nắng, đi đến từng nhà trong bản, đếnnhà nào thì nhà đó lấy chậu nước vo gạo hay nước trong ống dội vào họ. Người Khơ Mú tin rằng làm như vậy thì trời sẽ đổ mưa giúp cây lúa lên xanh tốt. Vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, khi cây lúa đã trổ bông. Những bà chủ nướng sẽ đóng vai “Mẹ lúa” (Ma ngọ) lên nương cắt những bông lúa xanh làm cốm, bông vàng đem về luộc chín, khơi khô làm cốm để làm lễ Mah Quai, dâng cơm,lúa non cho tổ tiên. 2.1.2 . Thực trang phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2021 Giai đoạn 2016-2021, bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với không ít thách thức; trong tỉnh, những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế cùng với những thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế của huyện cơ bản ổn định và đạt được những kết quả tích cực. a) Lĩnh vực trồng trọt
  • 22. 1 6 Bảng 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 (Đơn vị: Tấn) (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tân Uyên năm2016- 2021) Biểu đồ 1. Sản lượng ngành trồng trọt huyện Tân uyên giai đoạn 2016-2021 Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn huyện 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.683/2.650 ha, đạt 101,2% KH, giảm 95 ha so với năm 2020; Sản lượng lương thực 6 tháng đầu năm ước đạt 14.031,7/13.780 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 371,5 tấn so với năm 2020. Tổng diện tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè
  • 23. 1 7 kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp tươi toàn huyện tính đến ngày 25/5/2021 đạt 7.319 tấn, đạt 38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó: Công ty Cổ phần trà Than Uyên là 1.983 tấn, Công ty Chè Hồng Đức 655 tấn, Hợp tác xã Phúc Khoa 900 tấn, Hợp tác xã Mường Khoa 930 tấn, HTX Tân Tiến 500 tấn, HTX Vinh Tâm 650 tấn, các đơn vị chế biến khác và nhân dân thu hái, chế biến 1.701 tấn). Dự kiến đến hết tháng 5, sản lượng Chè búp tươi trên địa bànhuyện ước đạt 8.500 tấn. Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung sản lượng các loại cây trồng giai đoạn 2016-2021 tăng đều qua các năm. Cụ thể là : Đối với cây lương thực: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2017 là 6.973,4/6.840 ha, đạt 102% KH, tăng 23,4 ha so với năm 2016. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 31.885,6 tấn, đạt 102,3% KH, tăng 913,6 tấn so với năm 2016. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2018 là 6.947,2/6.950 ha, đạt 99,9% KH, giảm 26,2 ha so với năm 2017; Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.551,3/32.000 tấn, đạt 101,7% KH, tăng 665,8 tấn so với năm 2017. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2019 là 6.915,8/6.870 ha, đạt 100,7% KH, giảm31,4 ha so với năm 2018; Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 32.269,4/32.200 tấn, đạt 100,2% KH, giảm 281,7 tấn so với năm 2018.Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2020 là đạt 6.762/6.733 ha, đạt 100,4% KH, giảm 153,8 ha so với năm 2019; Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 31.850/32.200 tấn, đạt 98,9% KH, giảm 390 tấn so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021: Lúa vụ Đông Xuân có tổng diện tích gieo cấy 1.777/1.750 ha đạt 101,5% KH, giảm 18 ha so với cùng kỳ năm 2020, năng suất trung bình ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 9.773,5/9.600 tấn, đạt 101,8% KH, tăng 572,3 tấn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng ngô có xu hướng bị thu hẹp dần theo các năm : 6 tháng đầu năm 2021 thực hiện trồng 906/900 ha đạt 100,5% KH, giảm 77 ha so với cùng kỳ năm trước (trong đó trồng trên ruộng 1 vụ 415,9 ha, ngô bán ngập 36 ha, trồng trên đất bãi 454,1 ha), năng suất ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4.258,2/4.180 tấn đạt 101,9% KH, giảm so với cùng kỳ năm trước 361,9 tấn. Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp vấn đề bảo đảm an ninh lương thực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhất là trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, cùng với việc chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, thời gian qua, bà con nông dân trong huyện đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất, bảo đảm mục tiêu về sản lượng. Đối với cây công nghiệp và cây trồng trồng khác: Theo như số liệu thống kê tổng diện tích chè trên địa bàn huyện 3.152,4 ha, trong đó chè kinh doanh 2.441,5 ha. Sản lượng chè búp tươi toàn huyện tính đến ngày 25/5/2021 đạt 7.319 tấn, đạt
  • 24. 1 8 38,5% KH, tăng 1.868 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng chè tăng đều qua các năm từ 12.500 tấn năm 2016 lên 20.050 tấn năm 2020. Theo đó, cùng với việc hoàn thành mục tiêu về diện tích gieo trồng cây hàng năm trong vụ đông xuân 2020-2021, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế. Năm nay, thực hiện theo định hướng của ngành nông nghiệp, các địa phương tập trung mở rộng diện tích lúa sản xuất theo chuỗi giá trị và các cây trồng hàng hóa gắn với tiêu thụ, chế biến. Ưu tiên trồng các loại cây có thể thực hiện sơ chế thủ công, thời gian bảo quản dài, như: ngô, khoai tây, hành, tỏi, bí đỏ, cây gai xanh... Hiện nay, hầu hết cây trồng được gieo trồng trong vụ đông xuân đang bước vàogiai đoạn cuối vụ, chuẩn bị thu hoạch. Đây là thời điểm quyết định đến năng suấtvà sản lượng của toàn vụ. Vì vậy, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và bà con nông dân sẽ tiếp tục thực hiện công tác phòng, trừ sâu bệnh cuối vụ. Tập trung điều tiết nước hợp lý trên diện tích lúa đang trỗ, chín sữa, duy trì việctưới đủ ẩm cho cây trồng cạn, kết hợp việc tích trữ, sử dụng tiết kiệm nước để chuẩn bị cho sản xuất vụ thu mùa 2021. b) Lĩnh vực chăn nuôi Bảng 2. Tình hình ngành chăn nuôi huyện Tân Uyên giai đoạn 2016-2021 (Đơn vị : con) (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Tân Uyên năm 2016-2021) Những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện được quan tâm, chú trọng phát triển những loài vật nuôi có tiềm năng, lợi thế hướng tới tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sự liên kết sản xuất theo chuỗi. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Đối với chăn nuôi gia súc tổng đàn gia súc năm 2016 là 45.806 con giảm xuống còn 39.506 con năm 2020. Tổng đàn
  • 25. 1 9 gia cầm tăng từ 180.373 con năm 2016 lên 221.000 con năm 2020. Đặc biệt là trong chăn nuôi lợn, do bệnh dịch tả lợn châu Phi, tổng chăn nuôi lợn giảm đều qua các năm. Nhưng theo số liệu thực tế sản lượng thịt hơi không ngừng tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 3,4%/năm. Có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu giống các loại vật nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gia cầm, người chăn nuôi đã sử dụng nhiều giống vật nuôi nhập nội, giống lai có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, kết hợp chăn nuôi theo tiêu chuẩn vớisử dụng thức ăn công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi. Tình hình chăn nuôi 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, tổng đàn gia súc,gia cầm trên địa bàn huyện đến 10/5/2021 có 251.549/271.572 con, đạt 92,6% KH, tăng 19.685 con so với cùng kỳ năm 2020, giảm 8.957 con so với tháng 12/2020. Đàn gia súc có 39.465/41.572 con, đạt 94,9% KH, tăng 1.986 con so với cùng kỳ năm 2020, giảm 41 con so với tháng 12/2020. Tổng đàn gia cầm có212.84/230.000 con, đạt 92,2% KH, tăng 17.699 con so với cùng kỳ năm 2020, giảm 8.916 con so với tháng 12/2020. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển được thực hiện chặt chẽ, từ 01/1/2021 đến 12/5/2021 đã tổ chức kiểm soát giết mổ 1.344 con gia súc (Trong đó Lợn 1.116 con, Trâu bò 228 con). Phun tiêu độc khử trùng năm2021: Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức phun định kỳ đợt I, đến nay thực hiện cấpphát 597 lít cho 07 xã, thị trấn, tiến hành phun khử trùng được 55 lít (trong đó riêng phun xã Phúc Khoa phun được 32 lít tại khu vực xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục). Hiện các xã, thị trấn đang tiếp tục triển khai phun khử trùng.Triển khaiđăng vắc xin tiêm phòng đợt 1 năm 2021, đến nay đã có 10/10 xã, thị trấn đăng ký với số lượng 6.490 liều, thực hiện tiêm được 2.328 liều (trong đó riêng vắc xin Viêm da nổi cục tiêm được 375/375 liều). Tiêm phòng dại chó mèo: Các xã,thị trấn đăng ký 3.250 liều, hiện đã triển khai tiêm phòng được 2.236 liều. c) Thủy sản Công tác phát triển diện tích nuôi trồng được đẩy mạnh, tổng diện tích nuôi trồng đạt 132 ha. Nhân dân thực hiện công tác cải tạo ao nuôi, vệ sinh môi trường nuôi, thực hiện thả cá cho mùa vụ mới. Tổng sản lượng thu hoạch cả năm đạt 500 tấn, trong đó sản lượng từ ao nuôi là 440 tấn, sản lượng từ đánhbắt ở lòng hồ là 60 tấn. Triển khai nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, tổng số lồng trên địa bàn toàn huyện là 209 lồng (thể tích khoảng 25.080 m3) tăng 62 lồng so với năm 2020, trong đó có 180 lồng hiện đang nuôi các giống cá như cá Trắm, cá Rô phi đơn tính, cá Chép và một số loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng, Cá Bống.
  • 26. 2 0 d) Lâm nghiệp Diện tích đất có rừng 41.787,8 ha (Trong đó: rừng tự nhiên 34.734,98 ha, rừng trồng 2.576,59 ha; diện tích cây trồng chưa thành rừng 4.476,23 ha); tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,59%. Công tác bảo vệ rừng : Tổ chức tuyên truyền, học tập Luật Bảo vệ & phát triển rừng và các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tới toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, đã tổ chức 56 buổihọp thôn bản với 1.909 lượt người tham gia, ký cam kết bảo vệ rừng với 3.325 hộ gia đình, cá nhân sống gần rừng, phối hợp với 04 điểm trường tuyên truyền tới 880 lượt học sinh tham gia. Công tác tuần tra rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn huyện được tăng cường. Trong năm, đã xử lý 22 vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và 01 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoangdã, tịch thu 16,737 m3 gỗ các loại, 17 cá thể Don trọng lượng 47,8 kg, thu nộp ngân sách 123.250.000 đồng Thường xuyên kiểm tra các xã, thị trấn về công tác tuần tra canh gác phòng cháy chữa cháy rừng. Tuy nhiên, do thời tiết hanh khô, nên từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 07 vụ cháy (trong đó: 04 vụ cháy rừng, 01 vụ cháy cây trồng chưathành rừng, 02 vụ cháy thảm cỏ. Diện tích cháy là 133,43 ha, trong đó: cháy thảm cỏ là 95,78 ha, cháy rừng trồng sản xuất 21,43 ha và cháy cây trồng chưa thành rừng là 16,22 ha). Công tác trồng rừng: Phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ phối hợp với UBND các xã rà soát, quy hoạch vùng dự án, chủ động tập kết cây giống đảm bảo chất 2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nông nghiệptrên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. - Trung ương chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính, hạn chế sự phụ thuộc vào nông sản từ Trung Quốc. Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/NĐ-CP về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đây là một trong những chính sách hỗ trợ bằng tiền để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. - Cùng với quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng được mở rộng, diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, lợi nhuận thu được từ nông nghiệp thấp nên tình trạng nông dân vùng đồng bằng bỏ ruộng
  • 27. 2 1 đồng, bỏ chăn nuôi có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi phải có những chính sách mới của nhà nước để sản xuất nông nghiệp hiện đại, mang lại lợi nhuận cao hơncho nông dân từ nông nghiệp. - Định hướng các mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025: + Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng với cơ cấu hợp lý. + Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. + Chuyển nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hướng đến xóa bỏ thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bước cơ cấu lao động trong nông nghiệp. + Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại theo hướng văn hóa sinh thái nhằm hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường tự nhiên. + Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp trong huyện, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cao; từng bước chuyển lao động sang hoạt động phi nông nghiệp. 2.3. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai châu 2.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp Chính sách của Nhà nước trong việc ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được thể hiện ở các chínhsách ưu đãi về thuế thu nhập (doanh nghiệp và cá nhân), thuế giá trị gia tăng,...Chẳng hạn, Nhà nước miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động trồng trọt,chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tácxã; miễn thuế đối với thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi thuộc dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc
  • 28. 2 2 biệt ưu đãi đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu.Các chính sách này của Nhà nước đã được thực hiện khá tốt ở huyện Tân Uyên. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với đầu tư vào nông nghiệp ở huyên Tân Uyên dựa vào Quyết định số72/2009/QĐ-UBND, cơ chế hỗ trợ cho các hợp tác xã dựa vào Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND. Theo các quyết định này, có 3 nhóm chươngtrình lớnđược hưởng ưu đãi, hỗ trợ về tài chính. Một là, chương trình sản xuất giống câytrồng có năng suất, chất lượng cao theo quy mô sản xuất tập trung; Dự án xây dựng kho lạnh bảo quản giống cây trồng và nông sản; Dự án giết mổ gia súc,gia cầm tập trung; Các hoạt động tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Hai là,các chương trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ba là, các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng. Các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính tập trung vào hỗ trợ lãi suất, giá giống, đầu tư phát triển hạ tầng cho sản xuất. Trên tinh thần đó, nhiều chính sách lớn được Đảng, Nhà nước ban hànhnhằm tạo “cú huých” thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó,phải kể đến Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 và Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, huyện đã triển khai 6 dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn nhằm mời gọi các nhà đầu tư vào đầu tư và liên kết với người dân thực hiện. Ngoài việc hỗ trợ đào tạo lao động, trợ giúp nhà đầu tư thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính. Hỗ trợ các nhà đầu tư các ưu đãi theo quy định của Trung ương, tỉnh về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê đất, thuê mặt nước; chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách về phát triển hàng hóa tập trung... Điển hình phải kể đến dự án chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn tập trung tạibản Sam Sẩu, xã Phúc Than và bản Sen Đông, xã Hố Mít. Dự án có tổng diện tích 202ha; trong đó vùng trung tâm kêu gọi đầu tư 120ha ở bản Sam Sẩu, vùngliên kết với người dân 82ha ở bản Sen Đông. Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung, đầu tư sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại với việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm cung ứng thịt, con giống cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Khai thác gần vùng lòng hồ Thủy điện Bản Chát thuận lợi nguồn nước, có nguồn thức ăn bổ sung cho chăn nuôi, huyện triển khai Dự án chăn nuôi gia súc
  • 29. 2 3 tập trung tại khu vực Nà Phạ xã Mường Khoa với 150ha nhằm giảm tình trạng chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tiến tới chăn nuôi tập trung theo hướng hiện đại. Từ đó, cung cấp sản phẩm thịt cho thị trường nội tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Anh Lò Quyết Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Khoa chia sẻ: “Xã vận động người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Liên kết với nhà đầu tư để phối hợp với bà con trong triển khai cung ứng giống, kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm. Từ đó, mang lại lợi ích chocả doanh nghiệp và Nhân dân”. Với mục tiêu khai thác tiềm năng mặt nước trên hồ Thủy điện Bản Chát, huyện triển khai Dự án nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ. Tổng số lồng hiện có 428 lồng (Mường Kim 168 lồng, Mường Cang 217 lồng, Mường Mít 13 lồng, thị trấn 30 lồng). Đồng thời, xây dựng nhà máy chế biến cá và sản xuất thức ăn thuỷ sản với diện tích đất 5ha; xây dựng vùng nuôi dưỡng và sản xuất giống thủy sản với diện tích mặt nước 5ha. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm sạch có sức cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ. Dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao (séng cù, tan pỏm, tẻ tròn...). Toàn huyện có 1.731ha đất trồng lúa, trong đó 1.486ha cho phép sản xuất lúa 2 vụ/năm; diện tích lúa hàng hóa 860ha tập trung, liền thửa, thuận tiện tưới tiêu, áp dụng cơ giới hóa. Sản lượng lúa hàng năm đạt trên 9.310 tấn, trong đó có 4.600 tấn lúa hàng hóa. Dự án mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng có hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm lúa hàng hóa; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, huyện triển khai dự án rau, củ, quả như: dứa, rau cải chân vịt... từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rau củ quả theo hướng hàng hóa. Theođó, huyện thực hiện 1.500ha trồng rau củ, quả tại xã Phúc Khoa (500ha),Mường Khoa (50ha); khu vực xã Mường Cang, Hua Nà, thị trấn là 150ha; khu vực xã Hố Mít, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On là 500ha; riêng xã Pắc Ta vàTrung Đồng là 300ha. Phát triển dự án rau, củ, quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất rau, củ, quả theo hướng hàng hóa. 2.3.2. Chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp Những năm qua, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân. Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi
  • 30. 2 4 sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất,... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân. Các dự án, nhiệm vụ KHKT đã tập trung vào ứng dụng công nghệ mới đểsản xuất giống lúa, cây, con chất lượng cao, sản xuất một số loại rau theo chuỗi giá trị liên kết. Cụ thể, trong hoạt động khảo nghiệm đã tuyển chọn, xác định được những cây, con có năng suất, chất lượng, khả năng chống chọi sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận bổ sung vào cơ cấu cây trồng của huyện như: giống lúa DT80, QJ4, Đài thơm 8, Lộc trời 15, khoai tây Rosagold, Esmee, cà chua đen, lạc CNC1, giống cá nheo Mỹ; giống bò F1 hướng thịt... Theo số 07/2021/NĐ-HĐND tỉnh Lai Châu quy định về việc áp dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp với mục tiêu đưa nhanh các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân, thời gian qua hoạt động KHKT đã tập trung hơn trong việc xây dựng các mô hình cụthể trong sản xuất nông nghiệp. Đây được coi là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến đồng ruộng, vườn, ao, chuồng. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hàng năm, huyện Tân Uyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các hợp tác xãdịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Trong lĩnh vực trồng trọt, người dân đã sử dụng giống lúa có chất lượng cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp; có 25% diện tíchsản xuất lúa được cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, sử dụng mạ khay, cấy và thu hoạch bằng máy... Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả trong nhà màng, nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động... Trong chăn nuôi, toàn huyện có 9 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đã áp dụng KHKT, như: đầu tư xây dựng hệ thống chuồng khép kín; ứng dụng hệ thống làm mát chuồng trại; sử dụng máng ăn, uống nước tự động; sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải; nhất là các loại máy móc hiện đại để phối trộn thức ăn với men vi sinh... Các trang trại chăn nuôi áp dụng KHKT đã giảm được chi phí sản
  • 31. 2 5 xuất, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 đến 20% so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Đi đôi với đó, KHKT còn được ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, như: nuôi tôm trong bể xi măng, ao lót bạt, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước, hệthống quạt khí, nuôi tôm trong nhà màng... Tại huyện Tân Uyên, việc ứng dụng KHKT đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất cho người dân. Nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đã được đưa vào sản xuất, như: TBR279, Bắc Thịnh, TBR225, TBR45, Nhị Ưu 986, GS9, GS55... Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Tân Uyên đã khuyến khích người dân chuyển đổi các cây trồng hiệu quả kinh tếthấp sang trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, như: cam Xã Đoài, cam Đường Canh, cam V2, bưởi Diễn, bưởi da xanh... Áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân qua nước theo công nghệ NETTAFIM, cải tạo vườn vải, nhãn kém hiệu quả bằng phương pháp cắt ghép... Trong chăn nuôi, huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò đực giống Zebu, thụ tinh nhân tạo với bò cái vàng địa phương, đưa giống mới thuần ngoại Landrace...; ứng dụng công nghệ sinh học, như: làm hầm biogas, đệm lót sinh học, chế phẩm balasa... Đồng thời, đã chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao, như: gà Lương Phượng, gà lai chọi, gà mía, gà Lạc Thủy, khôi phục vịt bầu Thanh Quân, vịt Cổ Lũng... Các mô hình này góp phần thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; nhất là, chủ động được nguồn giống có chất lượng cho các hộ chăn nuôi. 2.3.3. Chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Bên cạnh việc triển khai các chính sách vốn đầu tư cho phát triển nôngnghiệp Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết 47/NQ-HĐND nhằm có được một hệ thống chính sách về vốn đủ mạnh chophát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là nông nghiệp. Như vậy, quátrình thực thi chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của huyện Tân Uyên có cả sự đan xen giữa chính sách của trung ương và chính sách riêng của tỉnh. Trong quá trình thực thi chính sách, huyện Tân Uyên đã tập trung vào các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho phát triển nông nghiệp của huyện, theo số liệu thống kê,năm 2020 tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện đạt 73.186 tỷ đồng, chiếm 13,54% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, tăng gấp gần 2,6 lần so với năm 2019.
  • 32. 2 6 Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng thực hiện các chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án phát triển sản xuất sản phẩm thế mạnh, đặc sản, đầu tư hạ tầng nông nghiệp từ các ngân hàng thương mại; tăng cường ngoại giao, kêu gọi và đã thu hút các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ADB, WB, IMF, UNICEF…; Từ năm 2016 đến 2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã giải ngân cho vay 2.490 tỷ đồng, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản được 413 tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ. Xét về tỷ trọng cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp năm 2019, Tân Uyên có 89 ngàn hộ sản xuất thì có 26.696 hộ được vay vốn (chiếm 39,2%).Với tổng dư nợ cho vay là 2.705 tỷ đồng, bình quân dư nợ một hộ là 8,8 triệu đồng. Bên cạnh đó, tín dụng cho kinh tế hợp tác cũng có nhiều khởi sắc, tổng số hợp tác xã, tổ hộ tác được vay vốn là 1.401 đơn vị; với tổng doanh số cho vaylà 23,016 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 12,642 tỷ đồng, số dư nợ là 35,746 tỷ đồng. Tính hết năm 2019 ngân hàng chính sách xã hội đã cho 23.903 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được cho vay 2,4 triệu đồng để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đến nay nhiều hộ nông dân trong huyện đã có điều kiện đầu tưvào các trang trại có quy mô lớn, cũng như nhiều ngành nghề mới trong nông nghiệp được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, các Quỹ tín dụng ưu đãi như : Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất; quỹ khuyến nông, ngân hàng chính sách xã hội... đang có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên. Các chính sách của Nghị định 41/NĐ-CP, Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 47/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu được triển khai bước đầu hiệuquả, nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng chính sách để mở rộng đầu tư vào nôngnghiệp. Hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chuỗi giá trị, như : Chănnuôi lợn, chè, cao su, gỗ nguyên liệu rừng trồng; trồng và chế biến dược liệu; trồng chanh leo, gấc; cơ sở chế biến rượu… Tỷ lệ vốn đầu tư doanh nghiệp nông nghiệp từ 0,89% năm 2016 lên 3,5% năm 2020 trong tổng vốn đầu tư các doanh nghiệp. 2.3.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản Huyện Tân Uyên đã chủ động triển khai, quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng trồng các loại đặc sản của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ký hợp động sản xuất, tiêu thụ. Trong quá trình thực hiện có sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền trong huyện. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động triển khai các hình thức đầu tư trong huyện như: Thu mua gắn với đầu tư hoặc ứng
  • 33. 2 7 trước vốn, vật tư, giống; Thu mua nông sản không gắn với đầu tư ; Thuê đất của nông dân có thời hạn để trực tiếp đầu tư… Một số các chương trình hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bước đầu mang lại hiệu quả với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có sự thamgia liên kết của 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) như : Công ty Cổ phần thực phẩm Quỳnh Trang liên kết với người dân trồng cây cải xalat, chanh leo (60 ha), cây gấc (trên 125 ha); Công ty Bình Minh 3 thực hiện chương trình phát triển cây dược liệu trên cở sở thuê đất của nông dânvà thuê nông dân vào làm công nhân trong công ty; Công ty Cổ phần Hoàng Liên xây dựng nhà máy sản xuất chè. Bên cạnh việc áp dụng chính sách cho doanh nghiệp, huyện Tân Uyên cũng đã có chủ trương thành lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nhằm liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm cho người dân,thực hiện các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tại nông thôn; cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ thương mại, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương, một số mô hình liên kết đã đạt được thành công như: Mô hình HTX chế biến rượu ngô men lá truyền thống xã Pắc Ta với sản phẩm rượu đạt tiêu chuẩn do HABECO hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ; mô hình HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Mường Khoa với Thương hiệu Phìn Hồ trà đạt giải thưởng Sao vàng đất việt và lọt vào TOP 100 sản phẩm cạnh tranh trong nước; mô hình HTX trồng và thu mua rau hoa trái vụ tại xã Phúc Khoa. 2.4. Đánh giá thực trạng các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu 2.4.1 Thành công và tồn tại a) Thành công - Do tác động của các chính sách kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Uyên đạt được kết quả khá toàn diện cả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn. Kết quả nổi bật phải kể đến đầu tiên đó là việc đạt giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác vượt và về đích trước hai năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đạt xấp xỉ 35 triệu đồng/ha đất canh tác. - Ngành trồng trọt đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích, mùa vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, giá trị hàng hóa nông sản. Ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Giang cũng đã có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn trâu, bảo tồn và
  • 34. 2 8 phát triển giống bò đặc sản cao nguyên đá, khôi phục đàn ngựa và du nhập giống gia cầm có năng suất cao. - Ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Tân Uyên bước đầu đã có sự chuyển biến, các mô hình nuôi cá hồi, cá nước ngọt, nước lạnh dần xuất hiện nhiều, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. - Ngành lâm nghiệp đang có nhiều chuyển biến mới, xã hội hóa trong các khâu trồng, bảo vệ chăm sóc, khai thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.Đây là những xu hướng chuyển dịch phù hợp với điều kiện phát triển lâm nghiệp của huyện Tân Uyên. Sự phát triển của nông nghiệp ở huyện Tân Uyên đã góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. b) Tồn tại Các chính sách phát triển nông nghiệp đã có tác động to lớn đến sự phát triển của nông nghiệp, nhưng vẫn còn những giới hạn và bất cập như : - Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn còn chậm so với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra. - Tốc độ phát triển nông nghiệp không đồng đều giữa các xã trong huyện ; năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến nhưng tốc độ phát triển chậm. - Mối quan hệ giữa chủ đầu tư với chính quyền và nông dân còn nhiều vướng mắc. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều, nhất là xã vùng cao. - Việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp theo Luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế hợp tác xã chưa được quan tâm, quản lý hợp tác xã còn bị buông lỏng,nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng... 2.4.2. Nguyên nhân - Các chính sách đã và đang thực thi ở huyện Tân Uyên chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa, cũng như yêu cầu phát triển
  • 35. 2 9 nông nghiệp bền vững- nền nông nghiệp dựa trên cơ sở kết hợp của nông nghiệp thuần nông và nông nghiệp công nghiệp hóa. - Trong công tác triển khai cụ thể hóa các chính sách kinh tế của Trung ương ban hành về phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Uyên còn chậm, như chính sách liên kết, khuyến khích phát triển trang trại gia đình, chính sách chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp... - Có khá nhiều chính sách mà Trung ương ban hành trong quá trình triển khai trong tỉnh chƣa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc thực thi các chính sách liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ; chính sách đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp; chính sách bảo trợ nông sản, chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp... chưa thực sự tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. - Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng khó khăn như: Chậm ra văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách chưa chặt chẽ; quá trình kiểm tra, điều chỉnh bổ sung chính sách chưa thực sự được coi trọng. Các dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong huyện còn ít và chưa đồng bộ, hiệu quả kinh tế còn chưa cao. - Vai trò của các tổ chức phát triển xã hội, sự tham gia của người dân trong các cộng đồng hƣởng lợi trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chính sách chƣa đƣợc phát huy và coi trọng đúng mức...
  • 36. 3 0 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNHLAI CHÂU GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 3.1.1. Quan điểm - Nông nghiệp có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. - Các vấn đề nông nghiệp phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phát triển nông nghiệp phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. - Giải quyết vấn đề nông nghiệp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp. 3.1.2. Định hướng a) Tận dụng tối đa các chính sách của trung ương hỗ trợ cho tỉnh - Với điều kiện nội lực hạn chế, tỉnh cần tăng cường làm việc với trung ương, đề nghị trung ương tăng mức vốn hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 30a hàng năm cho các huyện nghèo gồm: Tăng vốn đầu tư các công trình thủy lợi, tăng mức
  • 37. 3 1 hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân; tăng kinh phí để tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ sản xuất; tăng kinh phí để mua công cụ, máy móc phát triển sản xuất cho nông dân các huyện nghèo... - Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 14/10/2010 của Chính phủ về tín dụng nông thôn. - Tuyên truyền, quan tâm thực hiện tốt Nghị định 210/2013/NĐ – CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Chính phủ về các chính sách chung, chính sách riêng cho phát triển nông nghiệp. b) Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nông nghiệp - Huyện cần có quan điểm: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp; việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của tất cả các ngành, từ các cơ quan đảng đến cơ quan kinh tế, xã hội. - Cần có định hướng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hợp lý cho từng xã trong huyện. - Quan tâm đến việc hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó trọng tâm là hoạch định các chính sách về kinh tế cho phát triển nông nghiệp gồm: Chính sách về đất đai trong nông nghiệp; chính sách đầu tư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp; chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thị trường tiêu thụ nông sản; chính sách vốn đầy tư cho nông nghiệp; chính sách về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp… - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực thi tất cả các chính sách phát triển nông nghiệp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. 3.2. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo a) Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp - UBND huyện cần tiếp tục đẩy mạnh thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực phát triển nông nghiệp ... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực.
  • 38. 3 2 - Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, đầu tư, nâng cấp huy động nhiều nguồn vốn thông qua xã hội hóa để phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn, như: giao thông, điện nước, viễn thông, thủy lợi. - Huyện cần có những chính sách ưu đãi đặc thù, tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, cần lưu ý sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi cây, con từ năng suất, chất lượng thấp sang cao. b) Hoàn thiện chính sách ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu - Huyện tiếp tục thực hiện chính sách thu hút theo Nghị quyết HĐND đã ban hành để thu hút các nhà khoa học nông nghiệp đến làm việc; đồng thời đầu tư kinh phí đủ mạnh để nâng cấp các trung tâm giống hiện nay về trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, ứng công nghệ sinh học, công nghệ Gen vào sản xuất nông nghiệp; có cơ chế phối hợp giữa trung tâm giống của huyện (do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) với trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (do phòng Khoa học Công nghệ quản lý) để tránh chồng chéo về nhiệm vụ. - Cần đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu đồng thời với chính sách đi tắt, đón đầu kỹ thuât, công nghệ sản xuất nông nghiệp. - Đối với định hướng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện trong nông nghiệp như Dược liệu, Mật ong bạc hà, Bò vàng cao nguyên đá…huyện cần nghiên cứu cụ thể cơ chế đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu nâng cao năng xuất, chất lượng - đặt hàng doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất hiện đại và thị trường tiêu thụ. - Trong quá trình duyệt các đề tài, dự án về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhất thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp và nông dân, để đảm bảo tính khả thi. - Tăng cường đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ trong ngành nông nghiệp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. c) Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu